huyỆn Ủy ĐƠn dƯƠng · web viewcỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt...

29
ĐẢNG BỘ TỈNH LÂM ĐỒNG HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG * Số: 07 -BC/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đơn Dương, ngày 25 tháng 9 năm 2015 BÁO CÁO Tổng kết thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 PHẦN THỨ NHẤT Tình hình triển khai, kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015 I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH 1. Điều kiện tự nhiên: Huyện Đơn Dương nằm ở phía Đông của tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 30 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km có ranh giới phía Tây và phía Tây Bắc giáp với Thành phố Đà Lạt; phía Nam và Tây Nam giáp với huyện Đức Trọng; phía Bắc giáp huyện Lạc Dương; phía Đông giáp huyện Ninh Sơn – tỉnh Ninh Thuận. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 61.032ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 17.510 ha, diện tích gieo trồng 32.000 ha/năm; diện tích đất lâm nghiệp 38.967 ha. Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính gồm 08 xã và 02 thị trấn; trong đó có 03 xã và 14 thôn đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135, 01 xã nghèo và 16 thôn nghèo theo Nghị quyết 30a. Dân số toàn huyện là 99.796 người, đồng bào dân tộc thiểu số 30.220 người chiếm 30% dân số toàn huyện. 2. Về Kinh tế - Xã hội, An ninh quốc phòng, Xây dựng Đảng giai đoạn 2010-2015: a) Kết quả thực hiện các tiêu chí về kinh tế:

Upload: others

Post on 01-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

ĐẢNG BỘ TỈNH LÂM ĐỒNG HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG * Số: 07 -BC/HU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐơn Dương, ngày 25 tháng 9 năm 2015

BÁO CÁOTổng kết thực hiện chương trình xây dựng

nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015

PHẦN THỨ NHẤTTình hình triển khai, kết quả thực hiện chương trình xây dựng

nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2015

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH1. Điều kiện tự nhiên:Huyện Đơn Dương nằm ở phía Đông của tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố

Đà Lạt 30 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 300 km có ranh giới phía Tây và phía Tây Bắc giáp với Thành phố Đà Lạt; phía Nam và Tây Nam giáp với huyện Đức Trọng; phía Bắc giáp huyện Lạc Dương; phía Đông giáp huyện Ninh Sơn – tỉnh Ninh Thuận.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 61.032ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 17.510 ha, diện tích gieo trồng 32.000 ha/năm; diện tích đất lâm nghiệp 38.967 ha. Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính gồm 08 xã và 02 thị trấn; trong đó có 03 xã và 14 thôn đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135, 01 xã nghèo và 16 thôn nghèo theo Nghị quyết 30a. Dân số toàn huyện là 99.796 người, đồng bào dân tộc thiểu số là 30.220 người chiếm 30% dân số toàn huyện.

2. Về Kinh tế - Xã hội, An ninh quốc phòng, Xây dựng Đảng giai đoạn 2010-2015:

a) Kết quả thực hiện các tiêu chí về kinh tế:- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 15,1%

( kế hoạch 15 – 16%), trong đó lĩnh vực nông – lâm – thủy sản tăng 9,5% (KH 8%), công nghiệp – xây dựng tăng 20,2% (KH 27%), dịch vụ tăng 22,2% (KH 22%).

- GRDP bình quân/người đến năm 2015 đạt 48 triệu đồng, gấp 2,8 lần so với năm 2010, bằng 114,2% chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (42 triệu đồng).

- Cơ cấu kinh tế : Tỷ trọng ngành nông – lâm - thủy sản 55,1% ( kế hoạch 56%), công nghiệp – xây dựng 13,9% ( kế hoạch 15%), dịch vụ 31% ( kế hoạch 29%).

- Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, bình quân hàng năm vượt trên 10% kế hoạch.

Page 2: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

2

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đến năm 2015 đạt 1.522 tỷ đồng, tăng bình quân 19,9%/năm và so với GRDP bình quân hàng năm đạt 37% (kế hoạch 23%).

b) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về xã hội:- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,28% giảm 0,18% so với năm 2010

(1,46%); tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 13,2 % giảm 4,3% so với năm 2010 (17,5%).

- Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,24% (2014) so với năm 2011 là 11,47 %; trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số còn 4,96% (2014) so với năm 2011 là 29,29%.

- Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 81,4%, thôn, khu phố văn hoá đạt 94,28%, cơ quan đạt danh hiệu văn hóa đạt 90%.

- Hàng năm đã thực hiện giải quyết việc làm mới cho gần 700 lao động (kế hoạch 500 lao động); tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 32,3%.

- Duy trì phổ cập mầm non 5 tuổi, Tiểu học, THCS đối với 10/10 xã, thị trấn; đến năm 2015, toàn huyện có 30 trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 63,8 %, tăng 16 trường so với 2010.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt ở mức 56,8%.- Tỷ lệ dân số được dùng nước sạch hợp vệ sinh đạt 95% so với 2010 là

87%.c) Chỉ tiêu về quốc phòng, an ninh: giữ vững ổn định an ninh chính trị,

trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra “điểm nóng” về an ninh, trật tự.d) Chỉ tiêu Xây dựng Đảng: hàng năm phát triển trên 100 đảng viên; có

trên 60% số tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh, không có tổ chức cơ sở Đảng yếu kém; 100% thôn, tổ dân phố và các trường học có chi bộ.

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI:1. Công tác tuyên truyền vận động:a) Kết quả thực hiện:Xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới có tính toàn diện trên

nhiều lĩnh vực, cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của toàn dân nên Huyện ủy đã chỉ đạo triển khai đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, chú trọng lồng ghép với các buổi họp dân bằng nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin, từ đó huy động được sức mạnh của toàn dân cùng hệ thống chính trị nhằm thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Để kết quả thực hiện đi vào chiều sâu, có tính toàn diện UBND huyện đã ban hành Kế hoạch phát động phong trào “Đơn Dương chung tay xây dựng nông thôn mới”, UBMTTQVN huyện và các đoàn thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tổ chức phát động nhiều phong trào hưởng ứng phong trào thi đua “Dân

Page 3: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

3

vận khéo trong xây dựng nông thôn mới”; "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với xây dựng nông thôn mới"; “Lực lượng vũ trang chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; "Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới"; phụ nữ với phong trào "Gia đình 5 không 3 sạch" được duy trì và đẩy mạnh. Nhiều hội thi gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới được tổ chức sâu rộng, thiết thực và có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội.

Qua các phong trào thi đua có 2 xã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó xã Quảng Lập là 01 trong 27 xã trên toàn quốc được khen thưởng công trình phúc lợi trị giá 1 tỷ đồng. Có 57 tập thể, cá nhân được tỉnh, huyện tặng Bằng khen, Giấy khen và nhiều Bằng khen, Giấy khen về công tác dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

b) Thuận lợi, khó khăn- Thuận lợi: Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền từ huyện đến cơ sở

luôn năng động, nhiệt tình, sáng tạo với những hoạt động tuyên truyền đa dạng, phong phú, có tính thời sự cao. Từ đó các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương được tuyên truyền kịp thời, giúp cho cán  bộ, đảng viên và nhân dân có nhận thức cao thống nhất về tư tưởng và hành động, góp phần hoàn thành tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Khó khăn: Đội ngũ tuyền truyền tại cơ sở chưa thực sự được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ công tác tuyên truyền, vận động từ đó việc truyền tải thông tin đến người dân có thời điểm còn chậm so với yêu cầu. Công tác tuyên truyền cổ động trực quan những năm đầu thực hiện chương trình còn hạn chế và chưa thật sự đều khắp trên địa bàn huyện nên kết quả thực hiện chưa thực sự toàn diện.

2. Công tác chỉ đạo, điều hànha) Về tổ chức bộ máyNgày 03/11/2009 Huyện ủy Đơn Dương thành lập Ban chỉ đạo chương

trình xây dựng nông thôn mới gồm 29 thành viên do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban, UBND huyện thành lập Tổ công tác do đồng chí Phó chủ tịch – Phó ban chỉ đạo làm Tổ trưởng. Đối với các xã đã chủ động triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương với 78/78 thôn đều thành lập ban phát triển thôn và hoạt động có hiệu quả. Ban chỉ đạo cấp huyện, xã thường xuyên được củng cố và kiện toàn đảm bảo sự hoạt động thông suốt, ngày càng hiệu quả trong thực hiện.

Trên cơ sở Quy chế làm việc, ban chỉ đạo huyện tiến hành phân công các thành viên phụ trách trực tiếp các xã, nhóm các tiêu chí và từng tiêu chí cụ thể; đã chỉ đạo các cấp ủy xây dựng chương trình, kế hoạch với nội dung, lộ trình

Page 4: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

4

thực hiện, kịp thời phân bổ nguồn lực hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng giai đoạn ở các xã 1.

b) Công tác chỉ đạo điều hànhQuán triệt Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của

Trung ương và Chương trình số 68/TU ngày 24/10/2008 của Tỉnh ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp – nông dân – nông thôn. Ngày 03/11/2008 Huyện ủy Đơn Dương ban hành Kế hoạch số 30-KH/HU để lãnh đạo thực hiện với quan điểm: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt với huyện Đơn Dương có cơ cấu kinh tế Nông, Lâm nghiệp – Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Thương mại, Dịch vụ. Đồng thời xác định hoàn thành 19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cũng là gắn liền với việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của huyện trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh – quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Đồng thời tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X nhiệm kỳ 2010-2015 cũng xác định chương trình xây dựng nông thôn mới là 1 trong 5 chương trình trọng tâm của huyện.

Quá trình chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện tại huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ và kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự giúp đỡ, hướng dẫn của các cơ quan, sở, ban ngành ở tỉnh, cùng với sự vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tế của địa phương nên kết quả thực hiện luôn đảm bảo quy trình, lộ trình và tiến độ 2. Đã chỉ đạo tất cả các xã tiến hành xây dựng đề án thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và được huyện thẩm định, phê duyệt trong năm 2010 và năm 2011. Trên cơ sở rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, năm 2012 Huyện ủy, HĐND, UBND huyện khẳng định chương trình xây dựng nông thôn mới đã phát triển và trở thành phong trào sâu rộng, với sự tham gia tích cực của toàn hệ thống chính trị, của toàn dân và đã xác định quyết tâm chính trị cao nhất nhằm xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 20153. Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 31/5/2013 về tăng cường lãnh đạo, phát huy lợi thế, huy động mọi nguồn lực xây dựng huyện Đơn

1 Để đáp ứng yêu cầu công việc và tham mưu giúp việc cho Ban chỉ đạo cấp huyện, UBND huyện đã thành lập 04 tổ công tác. Tổ phụ trách nhóm hệ thống chính trị, an ninh trật tự xã hội do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm tổ trưởng; Tổ phụ trách nhóm Quy hoạch, hạ tầng kinh tế -xã hội, kinh tế và sản xuất, môi trường và Tổ phụ trách nhóm văn hóa – xã hội do các đồng chí Phó Chủ tịch làm tổ trưởng; Tổ phụ trách công tác tổng hợp do đồng chí Phó trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT làm tổ trưởng. Để phục vụ cho công tác thẩm tra, đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các xã, UBND huyện đã thành lập Tổ thẩm tra, đánh giá các tiêu chí xây dựng nông thôn mới do đồng chí Phó chủ tịch kinh tế làm tổ trưởng.

2 Ngày 27/10/2010, xã Ka Đô được chọn làm xã điểm trong tổng số 11 xã điểm của tỉnh. Ban chỉ đạo chương trình nông thôn mới đã chỉ đạo xã Ka Đô thành lập Ban chỉ đạo cấp xã và xây dựng Đề án thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Ngày 05/11/2010, huyện Đơn Dương có thêm 04 xã là Lạc Lâm, Quảng Lập, Ka Đơn và Lạc Xuân được ưu tiên để thực hiện chương trình và theo kế hoạch, huyện Đơn Dương có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015 và 04 xã đạt vào năm 2020.

3 Theo đó, huyện tiến hành lập đề án xây dựng huyện Đơn Dương đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015. Theo đề án đến năm 2015 có 6/8 đạt chuẩn xã nông thôn mới, 2 xã còn lại đạt chuẩn xã nông thôn mới vào năm 2016 và năm 2017.

Page 5: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

5

Dương đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới vào năm 2015, ngày 04/6/2013 HĐND huyện ban hành Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐND về xây dựng huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới vào năm 2015 4. Hàng tháng, UBND huyện đều tổ chức giao ban giữa các tổ giúp việc của Ban chỉ đạo và UBND các xã. Hàng quý và định kỳ 6 tháng Ban chỉ đạo cấp huyện tiến hành sơ kết đánh giá kết quả thực hiện và đề ra kế hoạch cho thời gian tới. Qua triển khai thực hiện, đến tháng 6 năm 2015 huyện Đơn Dương đã có 7/8 xã đạt chuẩn nông thôn mới, riêng xã Pró đã đạt 17/19 tiêu chí.

c) Đánh giá chung về công tác chỉ đạo điều hànhHuyện ủy đã lãnh đạo tổ chức bộ máy từ huyện đến xã với sự tham gia

tích cực của cả hệ thống chính trị, có sự phối hợp chặt chẽ, phân công và làm rõ trách nhiệm của từng đơn vị và cá nhân tham gia nên vận hành thông suốt, giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách, nảy sinh trong quá trình thực hiện từng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ủy ban nhân dân huyện đã kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai, cụ thể hóa các chính sách của Trung ương và tỉnh; phân công các thành viên theo dõi từng xã thực hiện đề án, phân bổ vốn kịp thời có trọng điểm ngay sau khi đề án được phê duyệt. Công tác luân chuyển và bố trí cán bộ có đủ năng lực và trình độ đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới, phát huy được tính sáng tạo và thực hiện tốt kế hoạch, đề ra những giải pháp, tiến hành công tác kiểm tra giám sát, đánh giá hiệu quả các công trình đầu tư trên địa bàn.

Tại cơ sở, cán bộ, đảng viên thể hiện rõ vai trò gương mẫu, nòng cốt trong công tác vận động quần chúng cùng tham gia đóng góp, chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia bàn bạc, thực hiện những nội dung trong phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới.

3) Công tác đào tạo, tập huấn cán bộ thực hiện chương trìnhHàng năm cán bộ cấp huyện, xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn

mới được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức do Trung ương, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh tổ chức. Trong giai đoạn 2010 – 2015, huyện đã tổ chức được 15 lớp cho 933 lượt cán bộ xã và thôn của 8 xã trên địa bàn huyện. Ngoài ra, còn bố trí cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng nông thôn mới đi nghiên cứu học tập các mô hình tại các địa phương trong và ngoài tỉnh về xây dựng nông thôn mới để rút kinh nghiệm và vận dụng tại địa phương.

Qua các lớp tập huấn, tham quan các học viên đã được chia sẻ kinh nghiệm trong công tác triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ các địa phương, trao đổi, đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm để thực hiện

4 Được sự nhất trí của Tỉnh ủy, UBND tỉnh tại Quyết định số 907/QĐ-UBND ngày 15/5/2013 về chọn huyện Đơn Dương làm điểm xây dựng huyện nông thôn mới, Ngày 06/6/2013 UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định 1180/QĐ-UBND về phê duyệt đề án xây dựng huyện Đơn Dương đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015.

Page 6: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

6

tốt tại đơn vị mình; nắm bắt kịp thời một số văn bản mới trong xây dựng nông thôn mới để vận dụng trong quá trình tổ chức thực hiện.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:1. Công tác quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mớia) Công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch- Đối với huyện: đã hoàn thành và triển khai thực hiện các quy hoạch về phát

triển kinh tế xã hội, quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch thương mại dịch vụ du lịch, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch mạng lưới trường lớp, quy hoạch về thủy lợi.

- Đối với các xã: đã hoàn thành quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết; tiến hành xây dựng Quy chế quản lý theo quy hoạch, tổ chức công khai quy hoạch, cắm mốc quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

Trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt, hàng năm xem xét điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển đối với quy hoạch đã được phê duyệt ở các xã và tiến hành lập đồ án phân loại đô thị đối với 02 thị trấn Thạnh Mỹ và Dran.

b) Đề án xây dựng nông thôn mớiHuyện đã xây dựng Đề án “xây dựng huyện Đơn Dương đạt chuẩn quốc

gia nông thôn mới vào năm 2015” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1108/QĐ-UBND ngày 06/6/2013. 8/8 xã đã có Đề án xây dựng nông thôn mới được UBND huyện phê duyệt và được thực hiện đúng theo đề án đã được phê duyệt.

2. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dâna) Đánh giá chung về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp Đảng bộ huyện Đơn Dương xác định chương trình nông nghiệp ứng dụng

công nghệ cao là một trong năm chương trình trọng tâm của huyện giai đoạn 2010 -2015. Trên cơ sở đó UBND huyện đã ban hành Kế hoạch 123/KH-UBND ngày 27/9/2010 về thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011-2015; tất cả 8 xã đã lập Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được UBND huyện phê duyệt và triển khai thực hiện; hàng năm, đều tiến hành sơ kết và xây dựng kế hoạch cụ thể về chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho năm tiếp theo.

Toàn huyện đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh về khí hậu, thổ nhưỡng chú trọng phát triển cây trồng có liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Trong 5 năm đã chuyển dịch trên 2.000ha các loại cây hiệu quả thấp chuyển sang trồng cây có giá trị kinh tế cao; nâng tổng diện tích rau, hoa ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ trên 73% đất canh tác rau; hiệu quả đạt được cả về nhận thức, giá trị sản xuất và nhân rộng mô hình. Đàn bò sữa toàn huyện có 10.567 con tăng 4 lần so với năm 2010, trong đó bò sữa trong nhân dân 7.347 con, chiếm tỷ lệ 70 % tổng đàn bò sữa. Năng suất sữa bình quân trên 6 tấn/chu kỳ; có trên 90% hộ chăn nuôi đã ứng dụng máy vắt sữa, 100% chuồng trại đảm bảo yêu cầu. Đàn bò sữa phát triển trên 3 lĩnh vực: tăng quy mô đàn, mở rộng địa bàn và đối tượng chăn nuôi.

Page 7: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

7

* Công tác trồng rừng, trồng cây phân tán được triển khai hàng năm với số lượng 215.293 cây các loại, đạt 97,6% kế hoạch; độ che phủ rừng năm 2014 đạt 56,8%. Toàn huyện có 22 đơn vị chủ rừng, trong đó có 02 đơn vị chủ rừng được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp, 20 đơn vị được Nhà nước cho thuê rừng và đất lâm nghiệp để trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, kinh doanh du lịch dưới tán rừng với diện tích 5.005 ha; có trên 27.000 ha rừng được giao khoán cho 926 hộ quản lý bảo vệ, trong đó có 816 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

b) Về kết quả rà soát quy hoạch, xây dựng đề án, dự án phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn

Huyện đã xây dựng Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát huy lợi thế, ứng dụng công nghệ cao áp dụng chính sách quản lý đất lúa, hỗ trợ chuyển đổi từ lúa sang trồng các loại rau, hoa; tái canh cây cà phê; chính sách tín dụng, thuế với nhiều ưu đãi cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn… hằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị các sản phẩm. Tiến hành quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ; quy hoạch 3 loại rừng, bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quy hoạch thủy lợi gắn với các yêu cầu về phát triển nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư trên địa bàn, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng phát triển các mô hình cánh đồng lớn, chuỗi cung ứng thực phẩm, nâng tỷ trọng công nghiệp và thương mại dịch vụ.

c) Các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết sản xuấtTrên địa bàn huyện có 25 tổ chức kinh tế tập thể, gồm 11 hợp tác xã trong

đó có 07 hợp tác xã nông nghiệp, 4 hợp tác xã chăn nuôi bò sữa và 14 tổ hợp tác đang hoạt động trên các lĩnh vực, cơ bản đáp ứng các nhu cầu cung ứng các sản phẩm đầu vào và thu mua nông sản cho xã viên. Có 65 trang trại chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và tổng hợp.

d) Công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tỷ lệ lao động trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật, chính sách hỗ trợ cho người lao động được quan tâm đúng mức, tăng cường đầu tư nhằm từng bước xã hội hóa công tác đào tạo nghề cùng các chính sách hỗ trợ tham gia xuất khẩu lao động. Đến nay có 93% số người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, có 32,3 % tỷ lệ người có việc làm thường xuyên đã qua đào tạo. Ngoài ra, còn thu hút hàng ngàn lao động từ các địa phương khác đến tham gia quá trình sản xuất kinh doanh tại huyện. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp khoảng 70%.

e) Thu nhập, giá trị sản xuất và hộ nghèoQua thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất đã giúp thu nhập

của người dân tăng lên. Trước khi xây dựng đề án nông thôn mới thu nhập bình quân đầu người đạt 16,4 triệu đồng/năm, đến nay là 48 triệu đồng/năm tăng 3 lần; Giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp tăng 76 triệu

Page 8: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

8

đồng/ha/năm lên 170 triệu đồng tăng 2,2 lần so với năm 2010; đặc biệt những mô hình rau hoa công nghệ cao đạt 500 triệu đồng đến 01 tỷ đồng/ha.

Các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững được chú trọng quan tâm triển khai thực hiện theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện từ 11,47% năm 2011, còn 2,24% (2014); trong đó đồng bào dân tộc giảm từ 29,29% còn 4,96% (2014).

3. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếua) Giao thôngToàn huyện có 575 km đường bộ, trong đó: Quốc lộ 20 dài 5 km, quốc lộ

27 dài 30km; đường tỉnh: 55km; đường đô thị: 51km; đường giao thông nông thôn - giao thông nội đồng dài 434 km. Qua 5 năm thực hiện đến nay hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đi lại và vận chuyển hàng hóa; với những kết quả cụ thể: 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải với 94,46km; Đường trục thôn xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải là 67,82km chiếm 72%; Đường ngõ, xóm 87,63 km cứng hóa chiếm 81% và 100% không lầy lội vào mùa mưa; Đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận lợi là 89,49 km chiếm 71%; có 03 cầu cầu được xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp 05 cầu.

b) Thủy LợiTrên địa bàn huyện có tổng số 47 công trình để cung cấp nguồn nước tưới

phục vụ sản xuất; kết quả thực hiện qua 5 năm: đã kiên cố hóa 12.7 km kênh mương và nâng cấp một số công trình đầu mối, nâng tổng số kênh kiên cố hóa là 77,4 km (chiếm 68,74%). Bên cạnh các công trình nhân dân còn chủ động sử dụng đào ao hồ, nước từ sông suối, nước ngầm để chủ động cho sản xuất và nhu cầu sinh hoạt; diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ động được nước tưới trên 95 %.

c) ĐiệnToàn huyện đã có 100% các thôn có điện lưới Quốc gia với tỉ lệ hộ sử

dụng điện an toàn, thường xuyên đạt trên 98%, gồm 22.251 hộ trong đó ở 2 thị trấn 6.615 hộ và nông thôn 15.636 hộ. Việc đầu tư xây dựng lưới điện trong những năm qua đã đáp ứng được nhu cầu phụ tải trên địa bàn huyện, ngoài ra, nhân dân còn chủ động đầu tư kinh phí để hạ thế 106 km điện để phục vụ sản xuất và lắp đặt 64,1 km điện chiếu sáng.

d) Trường họcToàn huyện có 14 trường mầm non, 21 trường tiểu học, 12 trường Trung

học cơ sở, 01 trường Dân tộc Nội trú, 05 trường Trung học phổ thông và 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Đến nay toàn huyện có 41 trường đạt chuẩn cơ sở vật chất, trong đó có 30 trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đạt 63%.

e) Cơ sở vật chất văn hóa

Page 9: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

9

Trong những năm qua cùng với các tiêu chí của chương trình nông thôn mới, cấp ủy và chính quyền từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa của xã, thôn với 69 công trình gồm: 01 trung tâm Văn hóa thể thao huyện, 02 Đình di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, 08 sân bóng đá xã, 12 sân bóng đá mi ni, 45 sân bóng chuyền…tạo môi trường và điều kiện tốt nhất tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng và các hoạt động khác của địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và đóng góp của người dân, cùng với việc thực hiện xã hội hóa đã xây dựng được nhiều công trình văn hóa như sân bóng đá mini, sân thể thao đa năng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa thể thao của người dân.

f) Chợ nông thônCùng với sự phát huy thế mạnh của huyện về sản xuất nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao, trong những năm qua đã tập trung chỉnh trang, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các chợ nông thôn; toàn huyện có 09 chợ, gồm 02 chợ thị trấn, 3 chợ hạng 2 và 4 chợ hạng 3 ở 7 xã, gắn với hệ thống các cửa hàng, tạp hoá trải rộng khắp các khu dân cư tập trung góp phần phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân; 100% chợ có ban quản lý, nội quy, quy chế hoạt động đúng theo quy định.

g) Bưu điệnThực hiện đa dạng hóa hoạt động phát huy tốt hiệu quả của các điểm Bưu

điện công cộng, mạng lưới điện thoại và internet đã phủ kín trên địa bàn huyện đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu truy cập thông tin và thông tin liên lạc của người dân; toàn huyện có 3.576 điểm truy cập internet, 100% số xã và thôn trên địa bàn huyện có đường truyền Internet băng thông rộng (ADSL).

h)Nhà ở dân cưThực hiện chủ trương hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa từ

chương trình chung sức do tỉnh và huyện phát động, có sự phối hợp giữa UBMTTQ Việt Nam huyện và các đoàn thể để vận động nhân dân sửa chữa, chỉnh trang nhà cửa đảm bảo tiêu chí 3 cứng, đã xóa được trên 500 căn nhà tạm, dột nát; tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng là 98%.

4. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trườnga) Giáo dục Sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí được quy hoạch,

đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập; triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng ở vùng còn khó khăn và dân tộc thiểu số. Tỷ lệ phổ cập giáo dục THCS trên 82,2%; 80% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học bậc trung học phổ thông, bổ túc, dạy nghề.

Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng gắn liền với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của

Page 10: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

10

địa phương, là giải pháp quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp, hiện đại. Từ đó đã tăng cường tuyên truyền về vị trí, vai trò và hiệu quả thiết thực của công tác đào tạo nghề, chú trọng triển khai lồng ghép chương trình dạy nghề trong các hoạt động tại cộng đồng dân cư nhất là trong vùng dân tộc thiểu số.

b) Y tếToàn huyện có 01 Trung tâm y tế đã cơ bản đạt tiêu chuẩn Bệnh viện huyện

hạng II, 3 phòng khám đa khoa khu vực; tỷ lệ số giường bệnh đạt 12,29 giường/10.000 dân và số bác sĩ đạt 3,96 bác sĩ/10.000 dân, có 72 cơ sở hành nghề y dược5. Các xã, thị trấn đều có Trạm y tế, có bác sĩ trực tiếp khám điều trị, bố trí đủ các phòng chức năng đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn ở tuyến cơ sở. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 43,95% năm 2010 lên 70% năm 2014.

c) Văn HóaCác chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

luôn được chuyển tải kịp thời đến người dân. Các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao diễn ra sôi nổi; đời sống văn hóa tinh thần ở cơ sở và trong nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống được phát huy. Công nghệ thông tin, nhất là thông tin đại chúng có bước phát triển phục vụ sản xuất và đời sống. Nhiều phong trào văn hóa có giá trị thiết thực, phát huy được truyền thống văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng. Có 99/105 (94,28%) thôn, tổ dân phố, 19.091/23.443 (81,4%) hộ gia đình và 93/103 (90%) cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa.

d) Môi trườngTỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%; công tác thu gom, xử lý

rác thải được chú trọng, thực hiện trồng cây xanh ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn 6. Thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh, phát quang các tuyến đường, ra quân nạo vét, tu bổ các tuyến kênh; có 1.237/1.375 (90%) cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường

5. Xây dựng hệ thống chính trị và đảm bảo quốc phòng, an ninha) Xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnhBên cạnh phát triển kinh tế và đầu tư xây dựng nông thôn mới cấp ủy,

chính quyền cũng luôn quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở hoạt động đồng bộ, hiệu quả; công tác đánh giá, phân loại hàng năm tiến hành chặt chẽ, đúng thực chất 7. Đội ngũ cán bộ cơ sở được chú trọng tuyển dụng bố trí theo hướng chuẩn hóa ngày càng tăng, lựa chọn số cán bộ trải

5 Máy siêu âm, máy đo điện tim, máy phân tích nước tiểu, máy thử đường huyết … ,tỷ lệ cán bộ viên chức trạm y tế xã, thị trấn có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên là 100%.

6 Toàn huyện có 02 xe thu gom rác thải, nhiều tuyến thu gom rác được mở thêm trong các khu dân cư. Tỷ lệ hộ dân thu gom rác đạt 92% so với tổng số dân. Trên địa bàn toàn huyện có trên 25 nghĩa trang. Nghĩa trang liên xã Ka Đô-Pró-Quảng Lập, nghĩa trang xã Lạc Lâm, Lạc Xuân có quy hoạch và tường bao quanh có quản lý. Còn 22 nghĩa trang ở các xã đã hình thành từ trước đáp ứng nhu cầu trong nhân dân cũng đã xây dựng quy chế và quản lý có hiệu quả.

Page 11: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

11

nghiệm qua thực tiễn, phát huy tốt năng lực để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đúng yêu cầu nhiệm vụ 8.

b) Về nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trật tựCông tác bảo đảm quốc phòng, an ninh luôn được quan tâm, hàng năm tổ

chức từ 2 đến 3 đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, tuyên truyền phòng chống tội phạm ở 100% thôn, tổ dân phố và các cơ quan, đơn vị, trường học; chú trọng chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo, các tranh chấp, khiếu kiện trong nhân dân, an ninh nông thôn được giữ vững, không để xảy ra bị động bất ngờ trong mọi tình huống.

Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đảm bảo kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông 9. Tội phạm về TTXH luôn được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Tỷ lệ điều tra khám phá án hàng năm đều vượt chỉ tiêu đề ra 10.

6. Kết quả huy động sử dụng nguồn lựcTổng vốn nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

huyện giai đoạn 2010 - 2015 là 5.962.257 triệu đồng, trong đó: Ngân sách nhà nước chiếm 7,93%; Doanh nghiệp chiếm 0,31 %; Nhân dân đóng góp chiếm 1,36%; Vốn vay tín dụng chiếm 90,1 %; vốn khác chiếm 0,3%.

7. Kết quả thực hiện về Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mớiĐơn vị: tiêu chí

XãNăm

Lạc Xuân

Lạc Lâm

Đạ Ròn

Ka Đô Quảng Lập

Pró Ka Đơn

Tu Tra

2010 4 9 3 5 7 2 5 22011 7 11 3 9 11 3 8 52012 9 14 7 11 15 6 12 62013 15 19 12 16 19 10 16 102014 19 19 14 19 19 15 19 142015 19 19 19 19 19 17 19 19

7 Tuy nhiên việc xét tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh năm 2014 theo quy định với tỷ lệ không quá 50% nên chỉ có 22/29 tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh đạt 56,4%.

8 Công chức cấp xã là 114 người; trong đó 103 có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên tỷ lệ 90,35 % và có 49 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị đạt tỷ lệ 43%; tỷ lệ cán bộ không chuyên trách đạt trình độ chuyên môn trung cấp trở lên là 67%.

9 Ban chỉ đạo cấp huyện luôn tăng cường chỉ đạo và Công an các xã, thị trấn tích cực tham gia tuần tra đảm bảo an toàn giao thông, tai nạn giao thông được kiềm chế và đẩy lùi, so với 5 năm trước giảm cả trên 3 mặt: số vụ giảm 37/63 (41,3%), số người chết giảm 40/61 (34,4%), số người bị thương giảm 34/60 (43,3%).

10 Từ năm 2010 đến nay tình hình ANTT ở các xã luôn được giữ vững ổn định, phong trào toàn dân BVANTQ có 100% xã, thị trấn, cơ quan đạt khá về ANTT trở lên và được công nhận đạt chuẩn về ANTT (theo Thông tư 23/BCA).

Page 12: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

12

8. Công tác chỉ đạo điểmNgày 27/10/2010 tỉnh triển khai 11 xã điểm trong đó có xã Ka Đô, ngày

05/11/2010, UBND tỉnh quyết định phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 huyện Đơn Dương có thêm 4 xã là Lạc Lâm, Quảng lập, Ka Đơn, Lạc Xuân.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện thí điểm xây dựng nông thôn mới tại xã Ka Đô, UBND huyện đã thành lập tổ công tác giúp xã Ka Đô thực hiện công tác xây dựng đề án, lập quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo các thành viên, các cơ quan chuyên môn liên tục bám sát, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho xã điểm trong quá trình triển khai thực hiện chương trình. Đồng thời tập trung các nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên các nguồn vốn lồng ghép để phát triển sản xuất tại xã ưu tiên và các xã điểm lập quy hoạch, xây dựng đề án đặc biệt là xây dựng đề án phát triển sản xuất. Phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy và thành viên Ban chỉ đạo phụ trách trực tiếp các xã chỉ xây dựng nội dung, lộ trình thực hiện cùng chung sức xây dựng nông thôn mới; phân bổ nguồn lực hỗ trợ trực tiếp đến các xã. Đến năm 2014, cả 05 xã đều đạt chuẩn xã nông thôn mới, đạt và vượt kế hoạch đề ra.

9. Quá trình lãnh đạo triển khai và tổ chức thực hiện trong những năm qua đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu, cách làm hay, sáng tạo

- Công tác huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trong cộng đồng dân cư xã Lạc lâm, Lạc xuân đã có nhiều kết quả nổi bật như xây dựng được 02 cây cầu dân sinh qua sông Đa Nhim với 100% vốn của nhân dân, nhiều tuyến đường cụm dân cư với 100% vốn đóng góp của nhân dân.

- Công tác xã hội hóa trong xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, khu thể thao đa năng tại xã Ka Đô với mức đầu tư trên 10 tỷ đồng, 100% vốn tư nhân.

- Xã hội hóa trong xây dựng chợ nông thôn tại xã Quảng Lập với mức đầu tư trên 11 tỷ đồng trong đó trên 70% vốn huy động từ nhân dân mà chủ yếu là bà con tiểu thương trên địa bàn xã.

- Hệ thống điện chiếu sáng các trục đường thôn, xóm trên địa bàn huyện do nhân dân tự đầu tư đạt trên 70%, góp phần đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông nông thôn.

- Để chủ động trong sản xuất, nông dân tại các xã Ka Đô, Ka Đơn, Lạc Lâm đã chủ động cùng góp vốn kéo điện ra đồng ruộng để phục vụ sản xuất.

- Tổ hợp tác trồng rau an toàn thôn Suối Thông B2 xã Đạ Ròn là một trong những mô hình liên kết hiệu quả, các thành viên Tổ hợp tác luôn sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng, đúng quy trình VietGAP, sản phẩm được hợp đồng cung cấp cho siêu thị Metro, tạo thu nhập cao, ổn định cho bà con xã viên, chất lượng nông sản đạt tiêu chuẩn nên Tổ hợp tác được nhiều đơn vị đến đặt hàng cung cấp sản phẩm.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG1. Ưu điểm

Page 13: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

13

Quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong những năm qua, đã được tập trung lãnh đạo phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở và sự tham gia vào cuộc của toàn xã hội nên đã đạt nhiều kết quả tích cực. Chương trình được tuyên truyền phổ biến, rộng rãi và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân. Công tác tập trung phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân đã được chú trọng, diện tích canh tác nông nghiệp theo hướng công nghệ cao ngày càng được mở rộng, việc chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi đang được thực hiện tích cực; an ninh chính trị được ổn định và giữ vững. Tập trung nhiều nguồn lực và lồng ghép tốt các chương trình, dự án để thưc hiện công tác giảm nghèo nhanh bền vững. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, diện mạo nông nghiệp nông thôn có nhiều khởi sắc đổi mới. Đến nay, toàn huyện đã có 7/8 đạt xã chuẩn nông thôn mới, 01 xã còn lại trong lộ trình phấn đấu sẽ đạt vào năm 2017; 2 thị trấn được định hướng phát triển theo hướng đạt chuẩn văn minh đô thị.

Qua chương trình đã ghi nhận các điển hình tập thể và cá nhân tiêu biểu trong hiến đất làm đường, trong phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, vượt khó vươn lên làm giàu, hiếu học ... qua tổng kết sẽ xác định rõ hơn về nội dung, cách làm, cơ chế và chính sách hỗ trợ cho giai đoạn mới, giai đoạn nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt.

2. Hạn chế, khuyết điểmCơ sở hạ tầng tuy đạt chuẩn so với tiêu chí của nông thôn mới nhưng cần

tiếp tục đầu tư để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. Công tác bảo vệ môi trường tuy đã được chú trọng, tuy nhiên môi trường trong khu dân cư và khu vực sản xuất ở một số nơi chưa bảo đảm theo quy định. Diện mạo nông thôn tuy có nhiều đổi mới tiến bộ, khang trang, sạch đẹp nhưng chưa đều khắp cần tiếp tục được quan tâm thực hiện.

3. Nguyên nhân3.1. Nguyên nhân đạt được Có sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và hướng dẫn giúp

đỡ của các sở, ban ngành ở tỉnh. Huyện ủy, UBND huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát có trọng tâm, trọng điểm, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; luôn chủ động, linh hoạt và động viên khích lệ kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích, những mô hình mới.

Công tác tuyên truyền, vận động tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân; phát huy cao nội lực trong xây dựng nông thôn mới phải luôn gắn với phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Phát huy được tiềm năng lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội. Nhân dân đã mạnh dạn đầu tư vốn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

Page 14: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

14

3.1. Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm Năng lực lãnh đạo của cấp ủy, công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền ở

một số địa phương, cơ quan đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chương trình nông thôn mới nói riêng còn hạn chế, chưa có những giải pháp quyết liệt, mang tính đột phá, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Công tác tham mưu, phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ nông thôn mới của một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự tích cực, thiếu đồng bộ.

Chưa thực sự tạo ra được sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” một cách toàn diện, giá một số sản phẩm sản xuất nông nghiệp có thời điểm không ổn định đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của nhân dân cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

4. Bài học kinh nghiệm Vai trò lãnh đạo của cấp ủy và Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông

thôn mới, sự điều hành của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, sự đồng thuận của nhân dân là nền tảng của phong trào xây dựng NTM.

Trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện phải toàn diện, đồng bộ, chỉ đạo chặt chẽ giữa xây dựng đề án, quy hoạch gắn với tuyên truyền, vận động, giữa phát động với tổ chức các phong trào thi đua…có chương trình kế hoạch và bước đi cụ thể, phân công nhiệm vụ và chịu trách nhiệm cụ thể rõ ràng.

Phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế gắn với huy động nguồn lực rộng rãi và phù hợp. Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân gắn với phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và toàn xã hội.

Trong công tác chỉ đạo, điều hành, Ban Chỉ đạo huyện có phân công nhiệm vụ từng tập thể, cá nhân trực tiếp giúp xã triển khai thực hiện và kịp thời báo cáo, giúp xã tháo gỡ khó khăn; việc hoàn thành tiêu chí do từng đơn vị phụ trách cũng xem như hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Đẩy mạnh việc lồng ghép các chương trình, công trình để phát huy hệ thống cơ chế, chính sách trong thực hiện để huy động tốt tất cả các nguồn lực. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành.

PHẦN THỨ HAIPhương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020

I. MỤC TIÊU1. Mục tiêu chung

Giữ vững và nâng cao chất lượng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, tiếp tục tạo ra sự phát triển đồng bộ, toàn diện nâng cao cuộc sống cho nhân dân.

Page 15: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

15

Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chú trọng cải thiện cảnh quan, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể- Giữ vững và nâng cao chất lượng các xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã Pró

đạt xã chuẩn nông thôn mới.- Tăng cường công tác tuyên truyền, đưa phong trào xây dựng nông thôn

mới ngày càng phát triển và bền vững trên toàn huyện.- Củng cố hệ thống tổ chức của chương trình từ huyện đến xã và từng thôn

xóm hoạt động đồng bộ, hiệu quả. - Tập trung phát triển sản xuất trên mọi lĩnh vực để thu nhập bình quân

năm sau cao hơn năm trước 17%, năm 2020 thu nhập bình quân đạt 71 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dưới 0,5 %.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.1. Các nhiệm vụ trọng tâm1.1. Công tác quản lý, chỉ đạo Chương trìnhTiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình theo hướng duy trì và nâng cao về

chất lượng, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X.

Thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo, tổ công tác phù hợp với yêu cầu phát triển, trở thành nhiệm vụ có tính toàn diện, lâu dài, liên tục.

1.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chía. Công tác quy hoạchQuản lý và thực hiện tốt các quy hoạch đã có, rà soát, bổ sung quy hoạch

phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phù hợp của địa phương với quy hoạch thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận.

b. Xây dựng cơ sở hạ tầngTiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, chú trọng triển khai

xây dựng phát triển hệ thống lưới điện, hệ thống thủy lợi, nước sinh hoạt.Hoàn thiện đường giao thông nông thôn, xây dựng khu xử lý nước thải tập

trung hạ tầng cụm công nghiệp Ka Đô. Nâng cấp, cải tạo các chợ nông thôn, xây dựng điểm trung chuyển hàng nông sản ở khu vực Nam và Bắc sông Đa Nhim.

Tiếp tục xây dựng Trung tâm Y tế huyện đạt bệnh viện hạng 2, đầu tư thiết bị y tế, hoàn thiện khuôn viên các trạm y tế xã và thị trấn sạch đẹp, văn minh, trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh.

Hoàn thành và đưa vào sử dụng khu liên hiệp thể thao huyện; nhà văn hóa và các thiết chế văn hóa ở cơ sở.

c. Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

Page 16: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

16

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; mở rộng các hình thức liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường; đẩy mạnh gắn kết chặt chẽ “4 nhà” và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung theo quy hoạch, gắn công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tập trung thực hiện cải tạo giống và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.

Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, triển khai có hiệu quả kế hoạch trồng cây, trồng rừng phân tán. Triển khai thực hiện đề án bảo vệ và phát triển lâm nghiệp theo hướng trồng rừng kinh tế, kết hợp với đầu tư sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu.

Phát triển dịch vụ và du lịch nông thôn đặc biệt các dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái, giao lưu văn hóa Cồng Chiêng với người dân tộc bản địa, du lịch canh nông.

Phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm phục vụ nông nghiệp và kinh tế nông thôn, hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác. Xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ để phát triển nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản; sử dụng nguyên liệu tại chỗ để có đủ năng lực cạnh tranh.

d. Phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trườngTriển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn và công tác quản lý theo

chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Duy trì 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, đảm bảo có bác sĩ, y sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng hoạt động có hiệu quả. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế xã; đến năm 2020 có 80% số dân tham gia bảo hiểm y tế.

Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong cộng đồng thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình; phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong xây dựng, phát triển môi trường văn hóa. 

Xây dựng đề án bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng để chủ động ứng phó và phòng chống thiên tai. Thực hiện tốt công tác thu gom xử lý rác thải, cải tạo môi trường nông thôn, đường làng, ngõ xóm, khuôn viên hộ, xây dựng các mô hình khu dân cư kiểu mới khang trang, xanh sạch đẹp.

e. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội

Page 17: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

17

Tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; nâng cao cảnh giác, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ chính trị nội bộ. Thực hiện đồng bộ các biện pháp đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, không để hình thành tội phạm có tổ chức. Thường xuyên lãnh đạo công tác thực hành tiết kiệm phòng, chống tham nhũng; giải quyết kịp thời, dứt điểm các mâu thuẫn, khiếu kiện trong nhân dân, tăng cường đoàn kết và tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính Trị, gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI.

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, công chức có phong cách làm việc khoa học, năng động, hiệu quả. Tiếp tục điều động, luân chuyển, tăng cường cán bộ có năng lực cho cơ sở, gắn với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chú trọng tuyển chọn, bồi dưỡng, bố trí cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, trẻ.

2. Giải phápThấu suốt quan điểm giữ vững và nâng cao chất lượng huyện nông thôn

mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó nhân dân là chủ thể trực tiếp tham gia xây dựng nông thôn mới; cấp ủy Đảng các cấp trực tiếp lãnh đạo; chính quyền chỉ đạo, điều hành chặt chẽ, đồng bộ; Mặt trận và các đoàn thể thực hiện công tác vận động tuyên truyền trong toàn xã hội.

Xây dựng kế hoạch để tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, tiếp tục đầu tư nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, tăng cường vai trò của cấp xã trong phát triển nông thôn.

Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới để người dân cùng chung tay tham gia, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, biểu dương, khen thưởng các đơn vị, cá nhân xuất sắc trong việc thực hiện.

Rà soát các quy hoạch cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020, khai thác các tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững theo thế mạnh của huyện; chú trọng bảo đảm môi trường, nâng cao thu nhập của người dân nhất là số hộ cận nghèo, bảo đảm các chính sách an sinh xã hội.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ tạo đà cho ngành nông nghiệp phát triển.

Cỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn an ninh nông thôn để nhân dân yên tâm sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng.

III. HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI VÀ CÂN ĐỐI ĐỦ NGUỒN LỰC, ĐẢM BẢO THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ RA

1. Căn cứ:

Page 18: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

18

Huy động mọi nguồn lực, chủ yếu là nguồn lực xã hội cùng với phát huy nội lực ở từng địa phương và trong nhân dân để thực hiện theo các mục tiêu, nhiệm vụ; quá trình triển khai phải đảm bảo đúng các văn bản quy định của trung ương, của tỉnh và phù hợp với sức dân 11.

2. Các phương án huy động: Theo 02 phương án cơ cấu vốn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Phương án 1: Ngân sách Nhà nước 33% bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương các cấp (hỗ trợ trực tiếp và lồng ghép thông qua các chương trình, dự án); trong đó: Tín dụng: 42%; Doanh nghiệp 15%; Huy động người dân và cộng đồng 10%.

b) Phương án 2: Ngân sách Nhà nước 35%, bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương các cấp (hỗ trợ trực tiếp và lồng ghép thông qua các chương trình, dự án); Tín dụng: 45%; Doanh nghiệp 10%; Huy động người dân và cộng đồng 10%.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: Huyện Đơn Dương đã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới, phát triển sản

xuất đã nâng lên một bước, do vậy yêu cầu của hệ thống hạ tầng để phục vụ sản xuất hiện nay chưa tương xứng, cần phải tiếp tục đầu tư để đáp ứng được nhu cầu thực tế. Kính đề nghị Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm lãnh đạo, giúp đỡ để huyện tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới (giai đoạn 2016 - 2020).

 Nơi nhận:- Thường trực TU, UBND tỉnh (b/c);- BCĐ CT XDNTM tỉnh Lâm Đồng (b/c);- Văn phòng điều phối NTM tỉnh Lâm Đồng;- TT. Huyện ủy; HĐND, UBND huyện;- Các TCCS đảng;- MTTQ, các đoàn thể huyện;- Các cơ quan, ban ngành liên quan;- Ban biên tập Website huyện;- Lưu VPHU.

T/M BAN THƯỜNG VỤ BÍ THƯ

KIÊM TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO

Lưu Tấn Huệ

11 Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020, trong đó quy định Ngân sách nhà nước bố trí thực hiện Chương trình trong các năm tiếp theo bình quân tăng từ 7-10%/năm;Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 30/5/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2575/QĐ-UBND ngày 05/11/2010 của UBND tỉnh Lâm Đồng;

Page 19: HUYỆN ỦY ĐƠN DƯƠNG · Web viewCỏng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp, giữ gìn

19