i chi/so ttttqn... · web viewtrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ...

37
I. Thông tin chỉ đạo, hướng dẫn: Hướng dẫn công tác tổ chức hội nghị cử tri để người ứng cử vận động bầu cử Ngày 04 tháng 4 năm 2011, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam vừa ban hành Công văn số 1267/ MTTW-BTT hướng dẫn công tác tổ chức hội nghị cử tri để người ứng cử vận động bầu cử. Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để những người ứng cử thực hiện quyền vận động bầu cử. Hội nghị cử tri thuộc địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) thì giao cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp huyện chủ trì phối hợp với UBND cùng cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH), những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (ĐB HĐND) cấp tỉnh. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp huyện hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) chủ trì phối hợp với UBND cùng cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử ĐB HĐND cấp huyện và những người ứng cử ĐB HĐND cấp xã. Theo Công văn hướng dẫn, trước buổi tiếp xúc, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cần phối hợp với UBND cùng cấp thực hiện các nội dung: - Chuẩn bị chu đáo về địa điểm và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở khu vực tổ chức hội nghị để đông đảo cử tri có điều kiện đến dự, tránh tình trạng chỉ mời một số "cử tri đại diện"; đồng thời phối hợp đảm bảo tốt về an ninh trật tự tại các địa điểm tiếp xúc. - Tổ chức thông báo rộng rãi trên đài phát thanh, truyền hình địa phương để nhân dân nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri hiểu rõ hơn về người ứng cử ĐBQH khóa XIII, người ứng cử ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. 1

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

I. Thông tin chỉ đạo, hướng dẫn:Hướng dẫn công tác tổ chức hội nghị cử tri để người ứng cử vận động bầu cử

Ngày 04 tháng 4 năm 2011, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam vừa ban hành Công văn số 1267/ MTTW-BTT hướng dẫn công tác tổ chức hội nghị cử tri để người ứng cử vận động bầu cử.

Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để những người ứng cử thực hiện quyền vận động bầu cử. Hội nghị cử tri thuộc địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) thì giao cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp huyện chủ trì phối hợp với UBND cùng cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH), những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (ĐB HĐND) cấp tỉnh.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp huyện hướng dẫn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) chủ trì phối hợp với UBND cùng cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho những người ứng cử ĐB HĐND cấp huyện và những người ứng cử ĐB HĐND cấp xã.

Theo Công văn hướng dẫn, trước buổi tiếp xúc, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cần phối hợp với UBND cùng cấp thực hiện các nội dung:

- Chuẩn bị chu đáo về địa điểm và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở khu vực tổ chức hội nghị để đông đảo cử tri có điều kiện đến dự, tránh tình trạng chỉ mời một số "cử tri đại diện"; đồng thời phối hợp đảm bảo tốt về an ninh trật tự tại các địa điểm tiếp xúc.

- Tổ chức thông báo rộng rãi trên đài phát thanh, truyền hình địa phương để nhân dân nơi tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri hiểu rõ hơn về người ứng cử ĐBQH khóa XIII, người ứng cử ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016.

- Thông báo sớm bằng văn bản cho những người ứng cử về thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị để người ứng cử chủ động sắp xếp thời gian, liên hệ với địa phương đến dự.

- Tổ chức hội nghị với những người ứng cử để đại diện UBND cùng cấp thông báo những nội dung cơ bản về tình hình kinh tế-xã hội ở địa phương để người ứng cử xây dựng, dự kiến chương trình hành động của mình trước khi tổ chức các hội nghị cử tri.

Về số cuộc tiếp xúc và thời gian tiếp xúc, đối với người ứng cử ĐBQH khóa XIII, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quy định tiếp xúc cử tri ít nhất là 10 cuộc. Đối với người ứng cử ĐB HĐND cấp tỉnh ít nhất là 5 cuộc. Đối với người ứng cử ĐB HĐND cấp huyện, cấp xã ít nhất là 3 cuộc. Thời gian tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử sẽ được tiến hành từ ngày 03/5/2011 đến hết ngày 18/5/2011 tới.

Hết thời gian trên, người ứng cử có thể thực hiện các hình thức vận động bầu cử khác theo quy định của pháp luật đến hết ngày 20/5/2011 theo hướng tạo điều kiện để những người ứng cử được tiếp xúc cử tri càng nhiều cuộc càng tốt. .

1

Page 2: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

Về trang trí địa điểm tiếp xúc cử tri, cần trang trọng, có cờ Tổ quốc, tượng (hoặc ảnh) Bác Hồ, có các phương tiện âm thanh cần thiết và có chỗ ngồi cho cử tri. Phông phía trên trang trí như sau:

- Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội: "Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIII ".

- Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân: “Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân... nhiệm kỳ 2011 - 2016”.

- Trường hợp ở những nơi tổ chức hội nghị chung cho cả người ứng cử đại biểu Quốc hội và người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân: “Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân… nhiệm kỳ 2011- 2016”.

(Theo sonoivu.hochiminhcity.gov.vn)

Hướng dẫn Trình tự tổ chức bỏ phiếu, nội quy, trang trí phòng bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016

Nhằm đảm bảo sự thống nhất chung và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc tổ chức bỏ phiếu trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Ngày 19 tháng 4 năm 2011, Bộ Nội vụ đã ban hành Văn bản số 1327/HD-BNV Hướng dẫn Trình tự tổ chức bỏ phiếu, nội quy, trang trí phòng bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016,  với một số nội dung về: Trình tự tổ chức bỏ phiếu (gồm: thành phần, nội dung khai mạc cuộc bầu cử; thể thức bỏ phiếu; tổ chức bỏ phiếu); Nội quy phòng bỏ phiếu; Trang trí khu vực bỏ phiếu (gồm: trang trí bên ngoài phòng bỏ phiếu; Trang trí bên trong phòng bỏ phiếu).

2

Page 3: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

(Ban biên tập)

Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cuộc bầu cửNgày 04/4/2011, UBBC ĐBQH và ĐBHĐND tỉnh Quảng Nam đã ra văn bản

chỉ đạo về “Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cuộc bầu cử”. Theo đó, UBBC tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBBC, UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các thành viên UBBC tỉnh tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm những tồn tại, hạn chế và nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt một số trọng tâm nhiệm vụ công tác.

Cụ thể:Cả hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện đến cơ sở dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy

đảng tiếp tục bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, tỉnh để chỉ

3

Page 4: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

đạo, triển khai công tác bầu cử đảm bảo theo Luật định. Thường xuyên kiểm tra, giám sát sát công tác bầu cử để cuộc bầu cử lần này được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân.

Thực hiện tốt hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và tổ chức có hiệu quả các cuộc tiếp xúc gặp gỡ giữa người ứng cử với cử tri. Chú trọng lựa chọn những người có kinh nghiệm, trung thực, chu đáo và cẩn thận để làm thành viên Ban bầu cử, Tổ bầu cử; trưng tập đội ngũ giáo viên tại địa phương tham gia giúp việc ở các Tổ bầu cử. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử. Triển khai tốt công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những khiếu nại, tố cáo của công dân. Tiến hành công bố các đơn vị bầu cử; danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử. Lập, niêm yết danh sách cử tri, danh sách và tiểu sử tóm tắt ứng cử viên ở khu vực bỏ phiếu. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo quy định. Đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông thông suốt và các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác bầu cử.

Các thành viên UBBC, các tiểu ban giúp việc tiếp tục bám sát cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai nhiệm vụ bầu cử theo kế hoạch luật định. Cơ quan thường trực UBBC tỉnh kịp thời tham mưu UBBC tỉnh chỉ đạo thực hiện. thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt trong CBCCVC các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, tỉnh về cuộc bầu cử. Thông báo cho toàn thể CBCCVC (có hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng) liên hệ địa phương nhận giấy chứng nhận “Đi bỏ phiếu nơi khác” đồng thời đăng ký tại các địa phương nơi cơ quan, đơn vị đóng trụ sở để có mặt đầy đủ, đúng giờ tham gia bỏ phiếu tại các khu vực bỏ phiếu trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.

(Ban biên tập)

Thông báo Kết luận của đồng chí Lê Phước Thanh, Chủ tịch Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016 tại phiên họp thứ tư.

Ngày 18/4/2011, tại Sở Nội vụ, Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội kháo XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam (sau đây gọi tắt là Ủy ban bầu cử tỉnh) họp phiên thứ tư để bàn tiếp tục chỉ đạo tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân theo luật định. Theo đó, đồng chí Lê Phước Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBBC tỉnh kết luận:

1. Đề nghị các thành viên UBBC tỉnh bám sát yêu cầu, lịch trình bầu cử để chỉ đạo tại các địa phương theo sự phân công. Giao Sở Nội vụ hoàn chỉnh kế hoạch, kịp thời cung cấp các nội dung, thông tin liên quan và lên lịch công tác kiểm tra cho các thành viên UBBC tỉnh và các đoàn kiểm tra, giám sát.

2. Đề nghị Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các thành viên UBBC tỉnh được phân công đứng điểm tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các cuộc tiếp xúc gặp gỡ giữa những người ứng cử với cử tri theo luật định.

3. Giao Sở Nội vụ tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên UBBC, tham khảo ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy để hoàn chỉnh dự kiến phân bổ những người ứng cử ĐBQH khóa XIII và ĐBHĐND tỉnh khóa VIII ở các đơn vị bầu cử (trên cơ sở các

4

Page 5: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

nguyên tắc về phân bổ cho phù hợp với thành , cơ cấu…) trình UBBC xem xét, quyết định.

4. Đề nghị tiểu ban thông tin, tuyên truyền tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác cổ cổ động trực quan về bầu cử. Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội tập trung chỉ đạo, tiếp tục tổ chức tốt công tác giữ gìn an ninh, trật tự, xây dựng các phương án chủ động, phòng ngừa, không để xảy ra các điểm nóng. Tiểu ban giải quyết khiếu nại, tố cáo tập trung chỉ đạo giải quyết những khiếu nại, tố cáo; Ủy quyền Trưởng Tiểu ban giải quyết khiếu nại, tố cáo thay mặt Chủ tịch UBBC tỉnh xác minh làm rõ và kịp thời trả lời kết quả giải quyết cho tổ chức, công dân khiếu nại, tố cáo.

(Ban biên tập)

Chỉ đạo tổ chức tốt bầu cử sớmNgày 25/4/2011, Ủy ban bầu cử tỉnh Quảng Nam đã ban hành văn bản số

45/UBBC-SNV v/v chỉ đạo tổ chức tốt bầu cử sớm, theo đó các khu vực bỏ phiếu của các xã thuộc các huyện dưới đây được Hội đồng bầu cử cho phép bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 sớm trước 3 ngày so với bầu cử của toàn quốc, cụ thể là thứ năm, ngày 19 tháng 5 năm 2011:

* Huyện Nam Trà My:- Các xã Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang, Trà Leng, Trà Vinh: bầu cử sớm toàn

xã;- Xã Trà Dơn: Bầu cử sớm ở khu vực bỏ phiếu số 5 (thôn 4) và khu vực bỏ

phiếu số 6 (thôn 5);- Xã Trà Vân: bầu cử sớm khu vực bỏ phiếu số 6 và số 7 (thôn 3).* Huyện Nam Giang: Các xã Chơ Chun, La Dêê, La êê, Đắc Tôi, Đắc Pre,

Đắc Pring. Zhuôi: bầu cử sớm toàn xã.* Huyện Phước Sơn: các xã Phước Lộc, Phước Thành, Phước Công, Phước

Kim, Phước Chánh: bầu cử sớm toàn xã.*Huyện Tây Giang: Các xã Ch’ơm, Ga ri, Tr’hy, A Xan: bầu cử sớm toàn xã.* Huyện Bắc Trà My:- Các xã: Trà Ka, Trà Giáp, Trà Giác, Trà Bui: bầu cử sớm toàn xã.- Xã Trà Đốc: bầu cử sớm ở khu vực bỏ phiếu số 5 (thôn 5)*Huyện Hiệp Đức: các xã Phước Gia, Hiệp Hòa: bầu cử sớm toàn xã.Về quy trình, thủ tục, thời gian bắt đầu, kết thúc; các bước tiến hành; chế độ

thông tin báo cáo; nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử và các nội dung liên quan khác về tổ chức bầu cử trong bầu cử sớm được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bầu cử đối với ngày bầu cử chung toàn quốc.

Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn luật định, Ủy ban bầu cử đại biểu HĐND các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức tập trung chỉ đạo các địa phương, đơn vị, các tổ chức phụ trách bầu cử có liên quan triển khai các hoạt động nhằm tổ chức cuộc bầu cử tại các khu vực bỏ phiếu của địa phương mình một cách dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân, để góp phần vào thành công chung của cuộc bầu cử trên địa bàn tỉnh.

(Ban biên tập)

5

Page 6: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

II. Tin tức – sự kiện:Hội nghị hiệp thương lần 3: Chốt danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh

        Sáng ngày 15/4, Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã triệu tập hội nghị hiệp thương lần thứ 3 để thỏa thuận, thống nhất lập danh sách chính thức ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Tham dự hội nghị hiệp thương có ông Nguyễn Văn Sỹ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Lê

Phước Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh, kiêm Chủ tịch Ủy ban bầu cử (UBBC) tỉnh; Trần Xuân Thọ - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy viên UBBC tỉnh; Trần Kim Hùng - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Ủy viên UBBC tỉnh; Nguyễn Hữu Sáng - Giám đốc Sở Nội vụ, Ủy viên UBBC tỉnh cùng đại diện các tổ chức thành viên của mặt trận và các địa phương.

Hội nghị đã thảo luận kỹ và thống nhất không đưa vào danh sách chính thức đối với trường hợp một người ứng cử 2 cấp Quốc hội và HĐND tỉnh có số phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú thấp và 19 người khác có đơn xin thôi ứng cử đại biểu HĐND tỉnh. Thống nhất chốt danh sách 10 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIII (chưa tính 3 người do Trung ương giới thiệu) và 102 ứng cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Những người được giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh đều được cử tri tín nhiệm, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, hòa nhã với mọi người, không quan liêu hách dịch, gần gũi với nhân dân, có tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển địa phương…

Theo ông Lê Văn Lai - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, hội nghị hiệp thương lần thứ 3 đã thực hiện trên tinh thần phát huy dân chủ, đúng pháp luật, các đại biểu đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm để lựa chọn, giới thiệu những người xứng đáng

Biểu quyết thông qua danh sách chính thức ứng cử viên.

6

Page 7: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

thay mặt cử tri toàn tỉnh tham gia vào Quốc hội khóa XIII và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016.

(Theo noivuqnam.gov.vn)

Nhiều huyện, thành phố tổ chức hội nghị Hiệp thương lần 3* Ngày 14/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Tam Kỳ tổ chức

hội nghị Hiệp thương lần 3, chốt danh sách ứng cử viên Đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Căn cứ kết quả hội nghị Hiệp thương lần thứ 2 với danh sách sơ bộ 56 đại biểu được các cơ quan tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử Đại biểu HĐND thành phố khóa X nhiệm kỳ 2011 - 2016, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Tam Kỳ đã phối hợp với các xã, phường tổ chức Hội nghị lấy ý kiến kiến cử tri nơi trú đối với người ứng cử tại 37 khu dân cư. Đa số ứng cử viên đều được cử tri thống nhất tín nhiệm 100%.

Tại hội nghị Hiệp thương lần 3 Thường trực UBMT và các tổ chức thành viên đã xem xét tổng hợp các ý kiến, kết quả, lấy phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú của ứng cử viên, xem xét các đơn xin rút không ứng cử của một số ứng cử viên và đi đến biểu quyết, chốt danh sách ứng cử viên Đại biểu HĐND thành phố nhiệm kỳ tới gồm 51 người. Danh sách này được chuyển về Ủy ban bầu cử thành phố để thực hiện các bước tiếp theo.

* Trong ngày 14/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Duy Xuyên cũng tổ chức hội nghị Hiệp thương giới thiệu danh sách ứng cử  viên Đại biểu HĐND huyện khoá X, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Hội nghị đã biểu quyết thống nhất lựa chọn 64 người ứng cử để cử tri lựa chọn bầu 34 vị đại biểu HĐND huyện khoá X. Với cơ cấu chuyên trách khối Đảng 10 ứng cử viên, khối chính quyền: 27 ứng cử viên; chuyên trách Mặt trận 3 ứng cử viên; các tổ chức thành viên Mặt trận 19 ứng cử viên; Kinh tế tư nhân có 4 ứng cử viên và chức sắc tôn giáo có 1 ứng cử viên.

* Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tiên Phước cũng vừa tổ chức hội nghị Hiệp thương lần 3, lập danh sách chính thức những người ứng cử Đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2011 - 2016. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tiên Phước đã báo cáo kết quả việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử Đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2011 - 2016. Theo đó, tổng số đại biểu được đưa ra lấy ý kiến nhận xét là 65 ứng cử viên. Đến nay 13 đơn vị xã, thị trấn và cơ quan quân sự huyện đã tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri đối với những người ứng cử Đại biểu HĐND huyện và gởi về Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đúng thời gian quy định. 

7

Page 8: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

Hội nghị đã thống nhất danh sách chính thức 65 ứng cử viên Đại biểu HĐND huyện Tiên Phước, để bầu chọn 35 vị vào HĐND huyện nhiệm kỳ 2011 - 2016.

(Đỗ Sự)* Cùng ngày 14/4, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thăng Bình đã

tổ chức hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 để thống nhất lập danh sách chính thức ứng cử viên Đại biểu HĐND huyện khoá X, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Tại hội nghị Hiệp thương lần thứ hai, huyện Thăng Bình đã giới thiệu danh sách sơ bộ gồm 67 ứng cử viên Đại biểu HĐND huyện khoá X. Tại hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 này, sau khi thảo luận, các đại biểu đã thống nhất lập danh sách chính thức gồm 62 ứng cử viên đảm bảo đúng cơ cấu, thành phần theo luật định. Trong đó có 3 ứng cử viên quần chúng, chiếm 4,92%, 19 nữ, chiếm 31,35% và người trẻ dưới 35 tuổi có 16 ứng cử viên, chiếm 26,23%. Tất cả các ứng cử viên Đại biểu HĐND huyện đã hoàn thành các thủ tục theo quy định.

Được biết, huyện Thăng Bình có 10 đơn vị bầu cử với tổng số Đại biểu HĐND huyện được bầu vào khoá X, nhiệm kỳ 2011 - 2016 là 39 người.  * Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phú Ninh cũng đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba, tập trung thảo luận, lựa chọn và thỏa thuận lập danh sách chính thức 50 người tham gia ứng cử Đại biểu HĐND huyện Phú Ninh khoá X, nhiệm kỳ 2011 - 2016. Trong đó có 19 nữ, chiếm tỷ lệ 38%; có 1 đại biểu tôn giáo; có 6 người ngoài Đảng, chiếm tỷ lệ 12%; có 18 người trẻ tuổi (dưới 35 tuổi), chiếm tỷ lệ 36%; có 14 người tái ứng cử, chiếm tỷ lệ 28%.

Đợt bầu cử này, huyện Phú Ninh sẽ bầu chọn lấy 30 Đại biểu HĐND huyện, khóa X, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

(Theo website Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Nam)Hội thảo Nữ ứng cử viên và bầu cử ĐBQH

Ngày 18 – 19/4, tại Hà Nội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã phối hợp với Nhóm Nữ nghị sỹ Việt Nam và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo Nữ ứng cử viên và bầu cử ĐBQH.

Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, Chủ tịch Nhóm Nữ nghị sỹ Việt Nam Trương Thị Mai chủ trì hội thảo.

8

Page 9: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhấn mạnh, là quốc gia đông dân thứ 14 trên thế giới, trong đó nữ giới chiếm hơn 50% dân số, một yêu cầu đặt ra đối với nước ta là cần có một tỷ lệ hợp lý nữ giới tham gia QH và HĐND. Cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011 - 2016 lần này đã đặt ra nhiệm vụ bảo đảm có tỷ lệ hợp lý đại biểu của các dân tộc thiểu số, các tôn giáo, đại biểu nữ, đại biểu trẻ tuổi… Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 cũng đặt ra mục tiêu số 1 là tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, trong đó tỷ lệ nữ ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 từ 30% trở lên. Tuy nhiên, cần rất nhiều nỗ lực để đạt được mục tiêu này vì cả 3 nhiệm kỳ gần đây tỷ lệ nữ ĐBQH đều chưa đạt 30%. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ nữ trúng cử ĐBQH chưa cao là do năng lực trình độ của các nữ ứng cử viên còn hạn chế, thiếu kỹ năng vận động và tiếp xúc cử tri…

Tại hội thảo, các nữ ứng cử viên đã được các nghe các chuyên gia, các ĐBQH có kinh nghiệm giới thiệu các chuyên đề về chức năng lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước của QH; những yêu cầu mới đặt ra đối với nữ ứng cử viên ĐBQH khóa XIII; một số vấn đề KT - XH, an sinh xã hội nữ ứng cử viên cần quan tâm trong vận động bầu cử; các kỹ năng cần thiết đối với ứng cử viên lần đầu tham gia ứng cử như kỹ năng xây dựng hình ảnh và mối quan hệ với báo chí, việc xây dựng và cách thức trình bày chương trình hành động qua các phương tiện thông tin đại chúng…

(Theo Báo điện tử Đại biểu nhân)

Ủy ban bầu cử họp phiên thứ 4: Tiếp tục kiểm tra, giám sát bầu cử tại 10 huyện, thành phốTối 18/4, Ủy ban bầu cử (UBBC) tỉnh họp phiên thứ 4 để tiếp tục triển khai

công tác chuẩn bị và bàn kế hoạch thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tham dự cuộc họp có đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Trưởng Ban chỉ đạo cuộc bầu cử tỉnh và các đồng chí là Ủy viên UBBC tỉnh.

Cuộc họp đã nghe ông Lê Văn Lai - Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh báo cáo kết quả hội nghị hiệp thương lần thứ 3 lựa chọn, lập danh sách chính thức những người ứng đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh vừa diễn ra. Giám đốc sở Nội vụ Nguyễn Hữu Sáng báo cáo việc triển khai một số nhiệm vụ công tác trọng tâm cần tiếp tục chỉ đạo bầu cử trên địa bàn tỉnh, kế hoạch kiểm tra, giám sát lần 2 và dự kiến phân bổ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh ở các đơn vị bầu cử. Theo

9

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hải - trưởng ban chỉ đạo bầu cử tỉnh phát biểu chỉ đạo tại phiên họp

Page 10: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

báo cáo của sở Nội vụ - cơ quan thường trực của UBBC tỉnh, nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến ngày tổ chức bầu cử là tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường cổ động trực quan; phân bổ và công bố danh sách những người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh, huyện và xã trước ngày 23/4 theo luật định; tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác tổ chức cuộc bầu cử ở các địa phương, tập trung kiểm tra, giám sát công tác tập huấn cho các thành viên tổ bầu cử; tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa cử tri và các ứng cử viên (công tác vận động bầu cử); triển khai các phương án đảm bảo an ninh chính trị, an toàn và trật tự xã hội để bảo vệ an toàn cho cuộc bầu cử.

Kế hoạch kiểm tra, giám sát về chuẩn bị cho cuộc bầu cử lần 2 sẽ được triển khai đến tận thôn, tổ dân phố, xã phường, thị trấn. Nội dung kiểm tra gồm: việc lập và niêm yết danh sách cử tri; niêm yết danh sách các ứng cử viên; công tác chuẩn bị địa điểm và trang trí các khu vực bỏ phiếu; việc viết cấp và phát thẻ cử tri...

Các đại biểu tham dự cuộc họp đã thảo luận các vấn đề liên quan dự kiến phân bổ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh ở các đơn vị bầu cử.

Phát biểu tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hải chỉ đạo: khẩn trương phân bổ kinh phí và cần xác định các nguyên tắc phân bổ kinh phí hợp lý để bảo đảm cho việc tổ chức cuộc bầu cử; việc phân bổ các ứng viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh về các đơn vị bầu cử phải hài hòa, đúng nguyên tắc và hợp lý, trong liên danh, các ứng cử viên với các vùng - miền của tỉnh để đảm bảo tính dân chủ cho ứng cử viên và sự lựa chọn của cử tri; tập trung mọi cố gắng để tổ chức tốt cho người ứng cử tiếp xúc cử tri.

Tin, ảnh: Doãn Hoàng

HĐND tỉnh khóa VII: Một nhiệm kỳ sôi nổi, dân chủ Ngày 20/4, HĐND tỉnh khóa VII khai mạc kỳ

họp thứ 26 - kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ 2004-2011. Chặng đường 7 năm của một nhiệm kỳ đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Trao đổi với phóng viên Báo Quảng Nam về những kết quả nổi bật của HĐND tỉnh nhiệm kỳ qua, đồng chí Nguyễn Văn Sỹ (ảnh)- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định:

- HĐND tỉnh khóa VII kéo dài thêm 2 năm hoạt động trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cơ bản: tác động của đổi mới đất nước tạo thêm thế và lực hết sức quan trọng cho sự phát triển của Quảng Nam. Tuy nhiên, cuộc

khủng hoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng nhất định đến kinh tế trong nước và của tỉnh, cạnh đó là tình hình thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra ở nhiều nơi. Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh đã đưa ra nhiều quyết sách hết sức quan trọng để Quảng Nam đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

10

Page 11: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

Nhiệm kỳ 2004-2011, HĐND tỉnh đã tiến hành 26 kỳ họp, ban hành 71 nghị quyết (NQ) trên lĩnh vực kinh tế, 36 NQ trên lĩnh vực văn hóa - xã hội và 85 NQ về xây dựng chính quyền địa phương. Trong đó, có nhiều NQ hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Nam như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch quản lý sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển hệ thống thủy điện. Cạnh đó là quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của tỉnh, quyết định dự toán ngân sách, phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước địa phương.

HĐND tỉnh cũng đưa ra nhiều quyết sách nhằm thúc đẩy các chính sách về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần NQ Trung ương 7 về nông nghiệp, nông thôn, nông dân; các chính sách về bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho nhân dân vùng giải tỏa. Ban hành các chính sách về phát triển GD-ĐT, xây dựng nguồn nhân lực cho Quảng Nam, đào tạo nghề cho lao động, các chương trình mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Những chủ trương, quyết sách lớn như vậy đã tác động tích cực đến chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy Quảng Nam phát triển công nghiệp và dịch vụ, theo đúng định hướng của NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Thực hiện chức năng giám sát, nhiệm kỳ vừa qua, HĐND tỉnh đã thực hiện 528 cuộc giám sát quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, vấn đề chấp hành pháp luật, chấp hành NQ của HĐND tỉnh. Có nhiều cuộc giám sát quy mô lớn, quan trọng như giám sát vấn đề quy hoạch quản lý, sử dụng đất; đầu tư xây dựng cơ bản, triển khai các dự án ven biển; giám sát quy hoạch phát triển thủy điện; giám sát chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở miền núi; các chính sách cho y tế - giáo dục; cải cách hành chính… Qua giám sát đã phát hiện nhiều vấn đề và đã có kiến nghị xác đáng đến diễn đàn Quốc hội, Chính phủ, UBND tỉnh trong việc thực thi chính sách, pháp luật, chấp hành NQ của HĐND tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền ở các địa phương. Hình thức chất vấn của HĐND cũng đã đổi mới, hiệu quả hơn. Trong 14 kỳ họp thường kỳ của hội đồng, đã có 116 ý kiến chất vấn, 20 ý kiến chất vấn khác giữa hai kỳ họp về các vấn đề nóng như quy hoạch quản lý đất đai, hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản, tái định cư ở vùng dự án thủy điện…

11

Page 12: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

Đánh giá chung hoạt động của HĐND tỉnh nhiệm kỳ vừa qua, có thể thấy một không khí dân chủ, thẳng thắn trên diễn đàn. Mỗi đại biểu đều thể hiện chính kiến, tinh thần trách nhiệm, chuyển tải được ý kiến cử tri đến các kỳ họp HĐND; thể hiện được quyền chất vấn, quyền giám sát, xứng đáng với lòng tin của cử tri.

- Kết quả hội nghị hiệp thương lần thứ 3 để chốt danh sách ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016 cho thấy tỷ lệ ứng cử viên có trình độ đại học và sau đại học khá cao (hơn 87%). Đồng chí suy nghĩ gì về điều này?

- Cuộc bầu cử đại biểu HĐND tỉnh lần này, chủ trương của Tỉnh ủy là phải nâng cao chất lượng đại biểu. Qua các bước hiệp thương lựa chọn, với 87,2% ứng cử viên có trình độ đại học và sau đại học, có thể tin tưởng vào hoạt động của các đại biểu nếu họ trúng cử. Tuy nhiên, trình độ đào tạo chưa phải là quyết định tuyệt đối, quan trọng là năng lực thực tiễn của đại biểu. Họ phải am hiểu nhất định về các vấn đề kinh tế - xã hội, am hiểu về hoạt động của cơ quan dân cử, có phẩm chất và năng lực thực sự; phải sát dân mới hiểu dân, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân… Như vậy mới có thể tham gia vào các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như xây dựng các NQ của HĐND.

Qua các bước hiệp thương để có được danh sách chính thức ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh như vừa qua cho thấy bước sàng lọc đầu tiên như vậy là rất tốt. Tuy nhiên, tới đây hội nghị tiếp xúc giữa ứng cử viên với cử tri cũng là một khâu rất quan trọng. Ứng cử viên sẽ thực hiện các hoạt động tranh cử, trình bày chương trình hành động, sẽ làm gì và giữ mối liên hệ với nhân dân như thế nào… để cử tri xem xét, lựa chọn người đại diện cho mình vào HĐND.

- Theo đồng chí, sắp tới cần phải làm gì để giúp cử tri lựa chọn đúng người bầu vào vị trí đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND?

- Tới đây, Mặt trận các cấp có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc tổ chức hoạt động tiếp xúc giữa ứng cử viên với cử tri, để ứng cử viên thể hiện chính kiến, trách nhiệm của mình trước cử tri. Hoạt động vận động bầu cử có thể bằng nhiều cách như qua hội nghị tiếp xúc cử tri, hoặc vận động trực tiếp ở nơi cư trú, hoặc giới thiệu hình ảnh, khả năng của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các cấp ủy đảng,

Các đại biểu HĐND tỉnh tham dự kỳ họp lần thứ 25.

12

Page 13: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

chính quyền phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức thành viên triển khai công tác bầu cử theo chức năng, quyền hạn được quy định. Nhất là các hoạt động tuyên truyền cho nhân dân nắm các luật, quy định về bầu cử; giúp nhân dân hiểu được hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan dân cử, hiểu được tầm quan trọng của cuộc bầu cử này để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, bầu ra người xứng đáng vào cơ quan đại diện cho mình.

- Xin cảm ơn đồng chí.Doãn Hoàng

Vào cuộc đồng bộ: Địa bàn rộng, dân số đông, để chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới, cả hệ

thống chính trị từ huyện đến cơ sở ở Thăng Bình đã vào cuộc với tinh thần khẩn trương, dân chủ và đúng quy trình, đúng luật.

Ngay sau Hội nghị triển khai công tác bầu cử do Tỉnh ủy tổ chức, Huyện ủy Thăng Bình đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để quán triệt Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 5/1/2011 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Đồng thời tiến hành thành lập Ban chỉ đạo bầu cử và phân công các thành viên trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị tại các địa phương trong huyện.

Bí thư Huyện ủy Thăng Bình - ông Phan Thăng An cho biết: “Huyện ủy xác định công tác chuẩn bị bầu cử là nhiệm vụ trọng tâm của những tháng đầu năm 2011 nên đã có kế hoạch chỉ đạo các ban ngành đoàn thể và các địa phương tập trung thực hiện. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân thấy rõ ý nghĩa của công tác bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, góp phần xây dựng và củng cố nhà nước thật sự là của dân, do dân, và vì dân”.

Hội nghị lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm của cử tri Hà Lam đối với ứng cử viên đại biểu Quốc hội.

13

Page 14: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

Thăng Bình thuộc đơn vị bầu cử Quốc hội số 2 của Quảng Nam, có 2 đơn vị bầu cử HĐND tỉnh, 10 đơn vị bầu cử HĐND huyện, 174 đơn vị bầu cử cấp xã trong đó có 1 đơn vị là lực lượng vũ trang. Cho đến nay, huyện đã hoàn thành công tác hiệp thương lần thứ 2 và lấy ý kiến, tín nhiệm cử tri nơi cư trú, nơi công tác. Sau hiệp thương lần thứ 2, HĐND huyện có 67 người ứng cử để bầu 39 đại biểu. Trong đó thành phần cơ cấu theo tỷ lệ người ngoài đảng chiếm 7,5%; nữ chiếm 31,3%; trẻ tuổi 19,4 %. HĐND cấp xã, thị trấn sau hiệp thương lần 2 có 1.028 ứng cử viên để bầu 587 đại biểu; trong đó có 4 người tự ứng cử và tỷ lệ người ứng cử không phải là đảng viên chiếm 30%. Ông Phan Văn Khánh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện cho biết: “Hầu hết các ứng viên qua lấy ý kiến cử tri đều được tín nhiệm cao, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu và gần gũi quần chúng”. Ông Nguyễn Công Phúc - Chủ tịch Ủy ban MTTQ thị trấn Hà Lam cho hay: “Do làm tốt các quy trình hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử tại các địa bàn thôn tổ ngay từ bước đầu nên nhân sự cho đại biểu HĐND thị trấn đảm bảo đúng cơ cấu, thành phần và số lượng. Các ứng cử viên đều được cử tri bỏ phiếu tín nhiệm cao tại nơi cư trú. Với 50 ứng cử viên đại biểu HĐND, Hà Lam có 10 đơn vị bầu cử để bầu chọn 30 đại biểu”.

Song song với công tác chuẩn bị nhân sự, Thăng Bình còn chú trọng công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Từ huyện đến cơ sở đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Đặc biệt chú ý đến những điểm mới trong công tác bầu cử đợt này để nhân dân hiểu và nắm vững; trên cơ sở đó lựa chọn được những người xứng đáng bầu vào các cơ quan quyền lực nhà nước của trung ương và ở địa phương.

Cũng như các địa phương khác, ở Thăng Bình, Đài Truyền thanh huyện và hệ thống truyền thanh cơ sở là công cụ chủ lực trong việc tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác bầu cử; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu HĐND. Ngay từ đầu năm, Đài Truyền thanh huyện đã được đầu tư gần

Thăng Bình triển khai tốt công tác bầu cử

Đó là đánh giá của ông Vũ Trọng Kim - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Hội đồng bầu cử Trung ương trong buổi làm việc với huyện Thăng Bình vào sáng qua 7/4, theo chương trình kiểm tra, giám sát công tác triển khai, chuẩn bị bầu cử tại Quảng Nam.Theo báo cáo của Ủy ban bầu cử huyện Thăng Bình, đến nay công tác triển khai và chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 tại huyện diễn ra theo đúng luật định. 22 xã, thị trấn trên địa bàn đã hoàn thành hiệp thương lần thứ hai, lập danh sách sơ bộ 67 người ứng cử đại biểu HĐND huyện; ở cấp xã, thị trấn đã thỏa thuận lập danh sách sơ bộ 1.028 người ứng cử, tổng số đại biểu HĐND xã, thị trấn nhiệm kỳ 2011 - 2016 được bầu là 587 đại biểu, có 4 người tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã, thị trấn.Cũng trong sáng qua, đoàn công tác đã làm việc tại xã Bình Tú. Ủy ban bầu cử xã Bình Tú cho biết, mọi công tác triển khai cuộc bầu cử tại xã được thực hiện theo đúng tiến độ, đúng quy trình. Xã đã hoàn thành công tác hiệp thương lần thứ hai thỏa thuận về cơ cấu thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã, thống nhất tổng số đại biểu ứng cử HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2011 - 2016 là 51 người.

(DOÃN HOÀNG)

14

Page 15: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

300 triệu đồng lắp đặt máy phát sóng mới có công suất lớn để phủ sóng khắp địa bàn huyện. Từ ngày 1/3, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, Đài Truyền thanh Thăng Bình đã mở chuyên mục “Hướng về ngày bầu cử” trong các chương trình hàng ngày. Toàn huyện có 19 đài phát sóng FM, 2 đài truyền thanh hữu tuyến tập trung xây dựng chương trình phát thanh, củng cố hệ thống máy móc, tăng thời lượng phát thanh và tiếp âm về công tác bầu cử. Ngoài ra, công tác tuyên truyền bầu cử còn được thực hiện trên trang thông tin điện tử của huyện với nhiều tin bài về bầu cử liên tục được cập nhật cũng như các văn bản hướng dẫn quy trình thực hiện, các quy định của pháp luật về công tác bầu cử... Bên cạnh đó, từ thời điểm này, Thăng Bình sẽ triển khai mạnh công tác tuyên truyền trực quan với khẩu hiệu, pa nô, áp phích... Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị các cấp, toàn dân Thăng Bình đang hướng về ngày hội bầu cử.

Hiện nay, những công việc còn lại cho công tác chuẩn bị bầu cử như tập huấn cán bộ tham gia công tác bầu cử, hiệp thương lần 3 để sàng lọc lại danh sách người ứng cử, đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình bầu cử… đang được huyện chỉ đạo khẩn trương triển khai thực hiện. Tất cả đang được Thăng Bình chuẩn bị một cách chu đáo nhất để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 thành công tốt đẹp.

(Theo Báo Quảng Nam)

Số dư bầu cử ĐBQH đạt khoảng 1,64%Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Nguyễn Ngọc Dinh cho biết, theo thống kê sơ bộ bước đầu, sau hiệp thương vòng ba, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã chọn 832/1.085 người ứng cử ĐBQH để đưa vào danh sách bầu cử chính thức, với số dư bầu cử đạt tỷ lệ khoảng 1,64%.

Các tỉnh có số dư cao nhất là Gia Lai, Thừa Thiên  Huế, Sóc Trăng và Hà Tĩnh, đạt 1,86%. Trong số 832 người ứng cử, tỷ lệ nữ đạt trên 30%, người ngoài Đảng đạt trên 15%, dân tộc thiểu số trên 15%, người trẻ tuổi đạt trên 20%... Các hội nghị hiệp thương đều được tổ chức dân chủ, thẳng thắn, đúng pháp luật và đúng tiến độ. 15 người trong số 83 người tự ứng cử trên cả nước đã vào danh sách chính thức, trong đó, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mỗi nơi có 4 người tự ứng cử, còn lại thuộc các tỉnh, thành phố khác. Theo dự kiến, ngày 27/4 sẽ là hạn cuối lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử.

Từ ngày 3 - 18/5, MTTQ các cấp sẽ tổ chức các hội nghị tiếp xúc để những người ứng cử ĐBQH gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri nơi mình ứng cử để thực hiện quyền vận động bầu cử. Cử tri sẽ được nghe chương trình hành động và tham gia đóng góp ý kiến cho người ứng cử ĐBQH, đồng thời thực hiện giám sát nếu người đó trúng cử. Đây cũng là cơ hội tạo mối liên hệ gắn bó mật thiết giữa người ứng cử với cử tri, nâng cao trách nhiệm của ĐBQH với nhân dân...

(Theo TTXVN)

Cử tri xem xét ứng cử viên

15

Page 16: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

Huyện miền núi cao Nam Trà My đang tập trung triển khai công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2011 - 2016.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ của 10/10 xã trên địa bàn đã tiến hành tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người được giới thiệu ra ứng cử đại biểu HĐND, để bà con có điều kiện “xem xét” những đại biểu tương lai.

Vừa qua, tại xã Trà Mai, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri đối với ứng cử viên đại biểu HĐND. Hội nghị đã thu hút đông đảo cử tri đến dự. Đây là một trong những bước quan trọng trong quy trình hiệp thương bầu cử đại biểu HĐND nhằm lắng nghe những ý kiến nhận xét, đóng góp và biểu quyết tín nhiệm của cử tri. Đối với đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016, huyện Nam Trà My có 4 người được giới thiệu ra ứng cử để cử tri bầu chọn 2 đại biểu. Sau khi được thông tin về tiểu sử, lý lịch của các ứng cử viên, 100% cử tri xã Trà Mai có mặt tại hội nghị đều thống nhất và biểu quyết tín nhiệm.

Đối với đại biểu HĐND huyện khóa X, đã có 55 người được giới thiệu ra ứng cử để bầu chọn 30 người có đủ tài đức thực hiện trọng trách nhân dân gửi gắm. Trong số 55 ứng cử viên này thì thành phần dân tộc thiểu số có 25 người (chiếm 45,4%), ứng cử viên nữ 12 người (21,8%), trẻ tuổi 18 người (32,7%) và ngoài đảng 3 người (5,4%). Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Trà Mai đã thông qua danh sách trích ngang từng ứng cử viên để cử tri nhận xét ưu, khuyết điểm. Hầu hết các ứng cử viên đại biểu HĐND huyện đợt này đã được các đơn vị, tổ chức lựa chọn kỹ càng mới hiệp thương giới thiệu ra ứng cử nên đều đảm bảo 5 tiêu chuẩn của người đại biểu dân cử. Cũng chính vì thế mà bà con cử tri xã Trà Mai đều biểu quyết tín nhiệm và đặt rất nhiều niềm tin vào các ứng cử viên này. Ông Đinh Văn Lai - cử tri xã Trà Mai gửi gắm: “Đời sống bà con nhân dân miền núi chúng tôi hiện vẫn còn rất nhiều khó khăn. Chúng tôi mong rằng đại biểu HĐND các cấp sau khi trúng cử sẽ phát huy hết trách nhiệm, năng lực mang lại nhiều lợi ích chính đáng cho dân làng để bà con phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mỗi đại biểu xứng đáng với vai trò là người đại biểu nhân dân để không phụ lại lòng mong đợi của chúng tôi!”.

16

Page 17: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

Thực tế cho thấy Nam Trà My là huyện thuộc diện nghèo nhất cả nước. Đời sống dân trí, kinh tế đồng bào thiểu số còn thấp. Vì thế những kỳ vọng của cử tri vào đại biểu dân cử là rất lớn. Ông Hồ Thanh Bá - Bí thư Huyện ủy Nam Trà My thay mặt ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh, HĐND huyện Nam Trà My nhiệm kỳ 2011 - 2016 cam kết: “Nếu được bà con cử tri tin tưởng tín nhiệm và giao trọng trách, chúng tôi sẽ phát huy hết vai trò trách nhiệm của người đại biểu HĐND để thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng phát triển”. Ông Bá cũng chỉ rõ, đại biểu HĐND huyện là những người thường xuyên gần dân, sát dân để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Vậy nên cử tri phải sáng suốt lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn, có trách nhiệm, có chương trình hành động cụ thể trong suốt nhiệm kỳ, tránh lựa chọn những người “e dè” trước nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Ông Nguyễn Văn Út - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Trà Mai khẳng định, hội nghị lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phát huy tinh thần dân chủ của cử tri qua việc thẳng thắn nhận xét, góp ý cho các ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp. Đồng thời cũng giúp cử tri có điều kiện tìm hiểu chọn lựa những người đủ tiêu chuẩn để đại diện cho ý chí nguyện vọng của mình. “Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người được giới thiệu ra ứng cử đại biểu HĐND theo quy trình hiệp thương đã giúp cho cử tri trong xã “xem tướng” các ứng cử viên để bà con sáng suốt lựa chọn những người mình tin tưởng” - ông Út nói.

Tại hội nghị, những cánh tay giơ cao biểu quyết tín nhiệm đối với các ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp đã thể hiện rõ sự kỳ vọng to lớn của bà con cử tri xã Trà Mai nói riêng và huyện Nam Trà My nói chung vào đại biểu HĐND. Thời điểm này, ở các làng nóc trên khắp Nam Trà My, cử tri đang háo hức chờ đợi đến ngày hội bầu cử để được cầm trên tay lá phiếu bầu chọn những người đủ tài đức có khả năng và

Cử tri Đinh Văn Lai góp ý đối với ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp tại hội nghị lấy ý kiến cử tri.

17

Page 18: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

nhiệt huyết, một lòng góp sức xây dựng quê hương; thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

(Theo Báo Quảng Nam)

Xã đảo Tân Hiệp không tổ chức bỏ phiếu sớm Qua hai lần hiệp thương, TP. Hội An có 58 người được giới thiệu ứng cử để

bầu 30 đại biểu HĐND thành phố, nhiệm kỳ 2011 - 2016, không có trường hợp tự ứng cử. 

Trong đó, ứng cử viên nữ chiếm 20,69%; trẻ dưới 35 tuổi 17,24%; ngoài đảng 6,9%; hầu hết đều có trình độ đại học trở lên. Kỳ bầu cử HĐND này, Hội An có 7 đơn vị bầu cử, riêng xã Tân Hiệp là một đơn vị bầu cử.

Theo Ủy ban bầu cử TP. Hội An, tại kỳ bầu cử này, xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm) vẫn tiến hành đúng vào ngày 22/5, không tổ chức bỏ phiếu sớm như những lần trước đây.

(Theo Báo Quảng Nam)Ngày 19/5, bầu cử sớm tại 30 xã miền núi

Tin từ Ủy ban bầu cử (UBBC) tỉnh ngày 24/4 cho biết, Hội đồng bầu cử trung ương cho phép Quảng Nam được bầu cử sớm ở 148 khu vực bỏ phiếu tại 30 xã thuộc 06 huyện miền núi.

Hiện các công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử được UBBC chuẩn bị khá chu đáo như tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia phục vụ bầu cử, lập và công bố danh sách cử tri… Theo ông Nguyễn Hữu Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ - Ủy viên UBBC tỉnh, để nhân dân các huyện núi, vùng đồng bào thiểu số hiểu rõ tính chất, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, việc trưng dụng đội ngũ cán bộ là giáo viên, dựa vào những già làng, trưởng bản có uy tín trong cộng đồng được đề cao.

(Doãn Hoàng)Tọa đàm trực tuyến: Bầu cử - Ngày hội toàn dân

Ngày 24/4, cuộc tọa đàm về bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp được đồng thời truyền hình trực tuyến trên Cổng TTĐT Chính phủ và phát trực tiếp trên kênh 9 VTV Đà Nẵng.

Tới thời điểm này, chỉ còn 1 tháng trước Ngày bầu cử, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 tại các địa phương đang được gấp rút hoàn thiện.

Với chủ đề “Bầu cử - Ngày hội toàn dân”, cuộc tọa đàm do Cổng TTĐT Chính phủ phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng tổ chức.

18

Ảnh: Chinhphu.vn/Thế Phong

Page 19: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

Tọa đàm phản ánh quá trình chuẩn bị tiến tới Ngày bầu cử 22/5- Ngày hội của toàn dân, ở một số tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên- một địa bàn chiến lược của đất nước.

Tham dự cuộc tọa đàm có:- Ông Nguyễn Văn Pha - Phó Chủ tịch UB Trung ương MTTQ Việt Nam- Ông Phạm Minh Toản - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân,

Trưởng đoàn ĐBQH, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Quảng Ngãi.- Ông Trần Phùng - Ủy viên Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQVN,

Phó Chủ tịch UBBC tỉnh Thừa Thiên - Huế.- Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử tỉnh Kon

Tum.- Ông Đặng Công Ngữ - Giám đốc Sở Nội vụ, Thư ký Ủy ban Bầu cử thành

phố Đà Nẵng.- Ông Nguyễn Hữu Sáng - Giám đốc Sở Nội vụ, Ủy viên Ủy ban Bầu cử tỉnh

Quảng Nam.Tóm lược nội dung tọa đàm:Chọn ra 832 ứng cử viên đại biểu Quốc hội

Ông Nguyễn Văn Pha cho biết, theo thống kê sơ bộ bước đầu, sau hiệp thương vòng ba, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã chọn ra 832/1.085 người ứng cử đại biểu Quốc hội để đưa vào danh sách bầu cử chính thức với số dư bầu cử đạt khoảng 1,66 lần.  

Trong số 832 ứng cử viên, có 182 người ở trung ương và 650 ở địa phương.

Tỷ lệ ứng viên nữ đạt trên 31,37%, ứng viên dân tộc thiểu số là 16,11%, ứng viên ngoài Đảng đạt14,18%, ứng viên là đại biểu tái ứng cử 21,99%, ứng viên trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) đạt trên 21,99%. Có 15

người tự ứng cử (chiếm tỷ lệ 1,8%) đã lọt vào danh sách bầu cử chính thức, thấp hơn so với khóa 12 (30 người). Tuy nhiên, so với khóa trước, tỷ lệ người tự ứng cử được giữ lại cao hơn. Khóa 12 có 238 người tự ứng cử được lập danh sách sơ bộ sau hiệp thương lần 2 và sau lần 3 còn 30 người. Đối với khóa 13 này, cả nước chỉ có 83 người tự ứng cử sau hiệp thương lần 2 và sau lần 3 thì còn 15 người.

Đối với chất lượng người tự ứng cử khóa 13, “cao hơn nhiều” so với khóa trước, ông Nguyễn Văn Pha nói. Về cơ bản, số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu sẽ đáp ứng được tiêu chí như dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bầu người xứng đáng nhất trong những người xứng đángChất lượng của ứng cử viên là vấn đề được nhiều người quan tâm, tham gia đặt

câu hỏi. Trước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”, “quân xanh, quân đỏ” hay không, ông Nguyễn Văn Pha cho rằng, tất cả ứng cử viên được lựa chọn vào danh sách chính thức là những người đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện đề ra. Ông cũng cho rằng, thành tích bầu cử không

19

Ông Nguyễn Văn Pha - Ảnh Chinhphu.vn

Page 20: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

phụ thuộc vào hoàn thành sớm mà diễn ra đúng luật, an toàn, đông đảo cử tri trực tiếp đi bầu để lựa chọn người xứng đáng nhất. Đặc biệt, lần này, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp diễn ra trong cùng 1 ngày nên việc lựa chọn càng phải hết sức thận trọng. 

Bên cạnh đó, trong quá trình tuyên truyền trước bầu cử, cử tri đều được nghe rất kỹ về tiểu sử, quá trình công tác, cống hiến của ứng viên. Đó là điều kiện cơ bản để cử tri xem xét, bầu chọn người nào đó vào cơ quan quyền lực của nhà nước.

Từ ngày  3-18/5, các hội nghị tiếp xúc cử tri sẽ được tổ chức để người ứng cử vận động bầu cử. Ông Nguyễn Văn Pha cho rằng, hội nghị cần càng đông cử tri càng tốt, tránh cử tri đại diện, hay gọi là đại cử tri. Việc sắp xếp cho người ứng cử trình bày chương trình hành động phải bình đẳng, theo thứ tự ABC, mỗi người có thời lượng như nhau. Báo đài đăng tải chương trình hành động của mỗi ứng cử viên cũng phải giống nhau về thời lượng

Bao quát địa bàn, báo cáo 2 tuần/lần về tiến độ Là 1 trong 7 địa phương trên cả nước có các đơn

vị bầu cử sớm, ông Nguyễn Hữu Sáng – Giám đốc Sở Nội vụ, Ủy viên UBBC tỉnh Quảng Nam cho biết, cho đến nay, công tác chuẩn bị diễn ra đúng tiến độ, dân chủ, đúng quy định của pháp luật. Hiện, tất cả các công việc đã sẵn sàng. Quảng Nam được Hội đồng bầu cử cho phép bầu cử sớm (ngày 19/5) tại 148 khu vực bỏ phiếu ở 30 xã thuộc 6 huyện miền núi.

Tọa đàm còn đề cập đến vấn đề: Dự phòng phương tiện đưa bà con tới nơi bầu cử, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân bỏ phiếu.

Khi đề cập đến vấn đề “Vận động giáo viên, già làng, trưởng bản tham gia công tác bầu cử”, ông Trần Phùng chia sẻ, MTTQ các cấp thực hiện giám sát theo luật định trên một số nội dung như giám sát việc thành lập và hoạt động các tổ chức bầu cử. Giám sát việc các cơ quan tổ chức đơn vị giới thiệu người ứng cử. Giám sát quá trình, trình tự diễn ra bầu cử...  

Kinh nghiệm, thực tiễn trong công tác giám sát của mình, theo ông Trần Phùng, cần “hiểu chắc các quy định pháp luật, dựa vào dân, tin vào sức mạnh của dân và hướng về cơ sở, dựa vào các tổ chức thành viên, các ban thanh tra nhân dân”. 

Từng nắm giữ cương vị lãnh đạo ở một huyện miền núi khó khăn của Quảng Nam là Tây Giang, theo ông Nguyễn Hữu Sáng, trước hết, phải chú trọng tập huấn, hướng dẫn các tổ bầu cử.

Đối với miền núi, quan tâm vận động đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, năng lực phục vụ công tác bầu cử. Tập trung công tác dân vận, chú ý phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản bởi họ là những người có uy tín, có thể tuyên truyền vận động bà con tham gia bầu cử tốt nhất.

Tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm về công tác bầu cử, ông Nguyễn Văn Pha nói, “có thể rút ra một số bài học như tuân thủ tuyệt đối sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, phối hợp chặt chẽ giữa MTTQ với các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương”.

20

Ông Nguyễn Hữu Sáng - Ảnh Chinhphu.vn

Page 21: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

Trong tất cả các quá trình, phát huy dân chủ, đảm bảo sự tham gia rộng rãi của toàn bộ nhân dân, cử tri, làm tốt tuyên truyền vận động để cử tri đi bầu, lựa chọn sáng suốt người đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực nhà nước.

Chủ động, nắm tình hình, lên phương án đối phó các tình huống khó khăn như thời tiết, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để ngày bầu cử diễn ra trọn vẹn và thực sự là ngày hội của toàn dân.

Các ứng cử viên có được vận động bầu cử trên Internet hay các phương tiện khác hay không?Ông Nguyễn Văn Pha: Theo quy định của pháp luật, được vận động bầu cử bằng 3 hình thức, thông qua tiếp xúc cử tri nơi công tác, nơi cư trú; hội nghị cử tri do MTTQ phối hợp với UBND cùng cấp  tổ chức, phương tiện thông tin đại chúng. Nếu internet được coi là phương tiện thông tin đại chúng thì đấy cũng là kênh có thể được. Tôi cho rằng, mặc dù internet hiện khá phổ biến nhưng cũng không có nhiều người đọc chương trình hành động của ứng viên trên internet so với số người dự hội nghị tiếp xúc cử tri. Tôi cho rằng, tận dụng tối đa các hội nghị cử tri do MTTQ tổ chức là tốt hơn.

(Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)

Công bố danh sách ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016

Sáng nay 25/4, Ủy ban bầu cử (UBBC) tỉnh đã chính thức công bố danh sách ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016. Danh sách này gồm 102 người, ứng cử tại 22 đơn vị bầu cử trên địa bàn tỉnh để bầu ra 58 đại biểu.

Các đơn vị bầu cử số 1, 2, 4, 14, 16 mỗi nơi có 6 ứng cử viên; các đơn vị bầu cử số 3, 5, 6, 12, 15, 17, 18, 19, 20 mỗi nơi có 5 ứng cử viên; các đơn vị bầu cử số 11, 13, 22 mỗi nơi có 4 ứng cử viên và các đơn vị bầu cử số 7, 8, 9, 10, 21 mỗi nơi có 3 ứng cử viên. Danh sách ứng cử viên có tỷ lệ cơ cấu như sau: ngoài Đảng 6,9%; trẻ tuổi 15,7%; nữ 35,3%; dân tộc thiểu số 11,8%; tôn giáo 0,98%. Trình độ chuyên môn: trung cấp, cao đẳng 9,8%; đại học 74,5%; trên đại học 12,7%; trình độ chính trị: cử nhân 78,4%, trung cấp 6,9%.

21

Page 22: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

Phát biểu tại cuộc họp công bố danh sách ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII, đồng chí Nguyễn Văn Sỹ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đánh giá cao công tác chuẩn bị của UBBC tỉnh, danh sách những người ứng cử cơ bản đảm bảo về cơ cấu, trình độ. Đồng chí cũng đã lưu ý UBBC tỉnh, HĐND và mặt trận các cấp chuẩn bị tổ chức tốt các hội nghị tiếp xúc cử tri, tạo điều kiện tốt nhất cho các ứng cử viên trình bày chương trình hành động, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

(Doãn Hoàng)

III- Hỏi đáp về bầu cử Đại biểu Quốc hội:* Nguyên tắc phổ thông trong bầu cửHỏi: Thế nào là nguyên tắc phổ thông trong bầu cử? Trả lời: Nguyên tắc phổ thông thể hiện tính toàn dân và toàn diện trong bầu

cử, bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.

Yêu cầu của nguyên tắc này là Nhà nước phải bảo đảm để cuộc bầu cử thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.

Hỏi: Thế nào là nguyên tắc bình đẳng trong bầu cử? Trả lời: Bình đẳng trong bầu cử là một nguyên tắc nhằm bảo đảm tính khách

quan, không thiên vị để mọi công dân đều có khả năng như nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Nguyên tắc bình đẳng được pháp luật quy định trong việc thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân, thể hiện ở các mặt như sau: Số lượng dân cư như nhau thì được bầu số đại biểu bằng nhau; Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú; Mỗi người

22

Page 23: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử; Mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu; Giá trị phiếu bầu của mọi cử tri như nhau mà không có sự phân biệt.

Nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng trong Quốc hội. 

(Tài liệu của Ban công tác đại biểu -  Ủy ban Thường vụ Quốc hội)* Danh sách những người ứng cửHỏi: Cơ quan nào công bố danh sách những người ứng cử? Khi nào công bố

danh sách những người ứng cử?Trả lời:  Theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội thì căn cứ vào danh sách chính

thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu, Hội đồng bầu cử gửi đến các Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hữu quan danh sách những người được giới thiệu về ứng cử tại địa phương.

Hội đồng bầu cử lập và công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước theo danh sách chính thức do Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh gửi đến chậm nhất là hai mươi lăm ngày trước ngày bầu cử.

Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bầu cử, Ban bầu cử phải niêm yết danh sách người ứng cử ở địa phương mình theo quyết định của Hội đồng bầu cử.  Hỏi: Danh sách người ứng cử gồm những thông tin gì?

Trả lời: Trong danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hoá, chuyên môn, nghề nghiệp, chức vụ, nơi làm việc của người ứng cử. Danh sách những người ứng cử được xếp theo vần chữ cái A, B, C….

Hỏi: Số lượng người ứng cử và số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị ứng cử như thế nào?

Trả lời: Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó; nếu đơn vị bầu cử được bầu ba đại biểu thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ít nhất là hai người. Trong trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng thì do Hội đồng bầu cử quyết định.

Người ứng cử chỉ được ghi tên vào danh sách ứng cử ở một đơn vị bầu cử.* Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử- Hỏi: Khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại người ứng cử như thế nào?- Trả lời: Theo Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, kể từ ngày công bố danh sách

những người ứng cử, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, khiếu nại, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử với Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng bầu cử. Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng

23

Page 24: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng bầu cử phải ghi vào sổ và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo thẩm quyền.          Trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại với Hội đồng bầu cử. Quyết định của Hội đồng bầu cử là quyết định cuối cùng.          Trong thời hạn mười ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử ngưng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.          Không xem xét, giải quyết đối với những đơn tố cáo nặc danh.          Hội đồng bầu cử chuyển toàn bộ hồ sơ về khiếu nại, tố cáo chưa được giải quyết đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá mới để giải quyết theo thẩm quyền.

(Theo Báo điện tử Đại biểu nhân dân)

24

Page 25: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

IV- Hình ảnh hoạt động:Ảnh bìa 2:

25

Cử tri Nam Trà My biểu quyết tín nhiệm đại biểu HĐND

Hội nghị Hiệp thương lần 3, biểu quyết chốt danh sách ứng cử viên đại biểu HĐND thành phố Tam Kỳ nhiệm kỳ 2011 - 2016

Page 26: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

Ảnh bìa 3:

26

Kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại huyện Bắc Trà My

Hội nghị tập huấn nghiệpvụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp tại Sở Nội vụ ngày 05/4/2011

Page 27: I chi/so TTTTQN... · Web viewTrước băn khoăn của một độc giả về việc phân bổ đại biểu về các tổ bầu cử liệu có tình trạng “đệm lót”,

Ảnh bìa 4:

27

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hải - trưởng ban chỉ đạo bầu cử tỉnh phát biểuchỉ đạo tại phiên họp thứ 4 vào tối 18/4

Đ/c Nguyễn Hữu Sáng – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ báo cáo việc triển khai một số nhiệm vụ công tác trọng tâm cần tiếp tục chỉ đạo bầu cử trên địa bàn tỉnh