i. ĐỀ bÀi tham khẢoi.vietnamdoc.net/data/file/2015/thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... ·...

16
VnDoc - Ti tài liu, vănbn pháp lut, biumu min phí BÀI VITS2LP7VĂN BIUCM Đề bài: Hãy viết 1 bài văn biucmca em v1 loài cây nào đó mà em yêu thích Dàn ý chi tiết: I. ĐỀ BÀI THAM KHO Loài cây em yêu (Chnbtccây gì làng quê Vit Nam: tre, da, chui, go đa,). II. GI Ý DÀN BÀI A. Mbài: Gii thiuvloài cây em yêu. B. Thân bài: 1. Biucmvcác đặc đimca cây: - Em thích màu ca lá cây,- Cây đơm hoa vào thángvà hoa đẹp như… - Nhng trái cây lúc nhỏ… lúc lnvà khi chín gi nim say xưa hng thú ra sao? - Miêu tli nim thích thú khi được hái nhng trái cây và thưởng thc nó. -Mi khi mùa ququa đi, trong em li nhóm lên mtcm giác đợi mong mùa qumi như thế nào? -Vi riêng em, em thích nht đặc đim gì loài cây đó? 2. Có thkmtknim sâu sccabn thân vi loài cây trên (ví d:knim đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,). C. Kết bài: Khng định li tình cm yêu quý ca em vi loài cây.

Upload: trannhi

Post on 02-Feb-2018

221 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

BÀI VIẾT SỐ 2 LỚP 7 VĂN BIỂU CẢM

Đề bài: Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về 1 loài cây nào đó mà emyêu thích

Dàn ý chi tiết:

I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO

Loài cây em yêu (Chọn bất cứ cây gì ở làng quê Việt Nam: tre, dừa, chuối,gạo đa,…).

II. GỢI Ý DÀN BÀI

A.Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

- Em thích màu của lá cây,…

- Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

- Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưahứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thứcnó.

- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mongmùa quả mới như thế nào?

- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉniệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Page 2: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Cây hoa sưa

Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay… Cứ mỗi độ xuânsang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầymộng mơ cùa Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bôngtuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốttinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sưa ngủ vùigiữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồimột ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiênmùa xuân xinh đẹp.

Chẳng có một tâm hồn nào lại không một lần rung lên khi bắt gặpvòm hoa lặng lẽ kiêu sa ấy. Cũng chẳng có vần thơ, tranh nào diễn tả hếtcái hồn của sữa, giống như tâm hồn người con gái Hà Nội. Một chiềulang thang trên những con đường quen thuộc, tôi chợt giật mình vì mớichỉ mấy hôm trước đây thôi, hoa sưa còn e ấp điểm vài sắc trắng trênnhững thân cành khẳng khiu mà giờ lại nồng nàn bung lên sức sống mãnhliệt. Bỗng nhiên cảm thấy lòng rưng rưng, như gặp lại một người bạn cũ.Chẳng có loài hoa nào lại cùng thay lá, đâm chồi, ra hoa và lụi tàn trongmột mùa duy nhất như hoa sưa.

Cũng thật chẳng sai khi ai đó nói rằng: “hoa sưa có mùa và mùa ngắnnhất năm”. Nhanh lắm, cái khoảnh khắc hoa rộ lên để rồi lại vụt qua chỉnhư trong chớp mắt. Vẻ đẹp tươi tắn nhưng cũng thấm đẫm những u hoài,hoa mang trong mình quy luật vĩnh hằng của tạo hoá, cái đẹp thế gianchẳng thể được cho riêng ai, rồi sẽ đến một lúc lụi tàn. Nếu như Hà Nộimùa thu làm say lòng người bởi hương hoa sữa thơm nồng từng con phố,nếu như mùa đông làm hiu hắt không gian với những cây sấu già trơ trụi,nếu như mùa hè cháy lên sắc tím bằng lăng, thì tạo hoá cũng thật côngbằng khi ban cho mùa xuân một nét riêng của mình – hoa sưa. Dưới cáinắng nhẹ nhàng của mùa xuân, sắc hoa sưa thật chan hoà, dịu dàng,nhưng nếu đứng dưới tán hoa sưa sau cơn mưa, mới cảm nhận hết sựkhác biệt kỳ lạ của nó.

Giống như một thứ ánh sáng mát mẻ, vừa làm tâm hồn người ta thanhtĩnh, có thể xua tan hết muộn phiền… hoa sưa gắn với tôi “cả một trời” kỉniệm của thời sinh viên. Đó là những ngày đi học qua con đường HoàngHoa Thám xanh mướt bốn mùa với những tán cây rợp lá. Đó là nhữngchiều lang thang trong vườn Bách thảo để nhớ tên của các loài cây. Vàđặc biệt hơn, đó là vào mùa xuân, khi những chùm sưa đầu tiên hé nở, rồirộ lên như say, như mê trong một sắc màu tinh khiết.

Page 3: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Năm nay, hoa sưa nở vẫn nhiều, vẫn đẹp đến lạ, nhưng tôi chợt thấybuồn vì không phải ai cũng hiểu và trân trọng vẻ đẹp một thành phố, nhờcó những chùm hoa sưa tinh khiết thanh tao. Tiền bạc, lợi lộc đã làm conngười ta mờ mắt và ích kỷ phạm tội, để chẳng ngại ngần giữa đêm trộmđốn ngã từng thân cây gỗ sưa, để những dòng nhựa chảy ra âm thầm, xaxót. Khách du lịch đến Hà Nội cũng yêu sắc trắng thuần khiết của nhữngchùm hoa li ti kia lắm. Thế nhưng họ đâu hiểu rằng loài hoa bé nhỏ nàygiờ không còn được sống cuộc sống bình yên.

Giữa lòng phố cổ yên ả, cây sữa vẫn từng ngày từng giờ lo lắng bởikhông biết sẽ bị đốn ngã lúc nào.. Năm nay, hoa sưa vẫn đẹp dịu dàng,vẫn say men hương nồng trời đất… Nhưng hoa có cảm hoá được chăngnhững tâm hồn cằn cỗi để một ngày biết rung động trước vẻ đẹp của cuộcsống? Biết hoa có lòng người? Biết người có hiểu lòng hoa......?

Cây phượng

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi điđâu…”.

Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôithấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý.Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lạixuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hếtnhững người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mìnhvẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư những như mấy bông hồng kiềudiễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo nhữngđường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắpquay.

Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa.vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được nhữngcảm giác thư thái, an lành. Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thếmà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấumốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôidù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đãtrưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉvậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đãthành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giác hồi hồi xao xuyến ấy.

Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vàokì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho nhữngngày hè sôi động. Tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng

Page 4: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậymà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn cònphát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tấtnhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũhọc trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cáchthủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, khôngphải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôilần lượt trưởng thành.

Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nnhớnhững bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệmcủa năm học lớp 5. Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mớitrồng chưa kịp trổ hoa. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dànhtrọn cho 1 thời học trò đầy cảm xúc.

Cây bàng

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ýnghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùngthân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhâncho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy câybàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa,cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, nhữngcục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào tronglòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượngđể đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của nhữngmầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệucủa ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Nhữngtán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổitrưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọntrẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênhđôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Nhữngđêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanhgốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dànhhết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái.Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc

Page 5: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng củanhững chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêulích chích của chung rộ lên thật vui tai.

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánhnắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sangmàu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần,đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũtrẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Vớichúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vịngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trêntay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏvàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ănthơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiumàu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon,ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏsẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người,cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vàokhông gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đãđến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đôngbuốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vôcùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lábàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình khôngsao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạnạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mìnhnhững đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần,lớn dần,… Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Vàkì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác vớitấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cànhvẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nôđùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo vàmong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thờigian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng chenắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ vềcây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như cótiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó làtiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?...

Page 6: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Cây đa

Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trởthành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thểkhông có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đalàng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca.Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội.Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sânđình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếuđược của làng quê?

Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc vớilàng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba,trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cảmột góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó.Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cộilừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánhtay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoàinhững cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửnglưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náutrong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi vềlàm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét.Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũchim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơmnhư mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ cótấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát.Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường.Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả củalàng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làmnơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đàtrước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oinồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồngra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗnghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời.Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóngđa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh.Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đichợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoàiniệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nàođể anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê tavới gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Page 7: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treocờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chốngMĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trongta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cholũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ýnghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.

Bác Hồ - người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thếgiới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuânđến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chúng ta.Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời,trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người,Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những câyđa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theochân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồngthêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bếnnước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làngquê văn hóa Việt Nam.

Cây hoa hồng

Loài hoa các bạn thích là hoa gì? Chắc chắn có nhiều câu trả lời. ChịHuệ trắng muốt duyên dáng hay là chị phong lan tim tím yểu điệu? Cònvới em, loài hoa em yêu thích và đẹp nhất là hoa hồng.

Trước hiên nhà em có trồng một chậu hồng nho nhỏ. Hoa hồng quảkhông hổ danh là nữ hoàng các hoa. Đó là cây hồng nhung. Hoa khoáclên mình bộ váy áo màu đỏ thắm, một màu đỏ thật sang. Nhưng bộ dạ hộiđó còn lộng lẫy hơn vào buổi sáng, những hạt sương đọng trên cánh hoanhư những viên kim cương lấp lánh trong nắng, điểm xuyến cho tà áothắm đỏ rực rỡ. Cây hoa chỉ ra ba bông nhưng bông nào bông nấy đềuđẹp mê hồn. Ba hông hoa như ba nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm.Những cánh hoa chắc là đẹp nhất. Lớp lớp cánh hoa như những bậc thang.Cánh hoa thật mịn màng, mượt mà như tơ lụa đỏ thắm, chúng kết vàonhau tạo nên bông hồng duyên dáng. Đường nét từng cánh hoa thật uyểnchuyển, đó là tuyệt tác của bông hồng, là một sự kì ảo vô hình thu hútngười ngắm. Nhị hoa màu vàng thật hợp với dáng vẻ sang trọng của hồngnhung. Đầu nhị có đôi chút phấn trắng như hạt cát vàng nhấp nhánh.Thân cây chắc chỉ to và dài bằng cái đũa. Thân hoa có gai, những cái gaibé nhưng nhọn bảo vệ cho ba nàng công chúa Hồng trẻ đẹp. Mờy chiếc lánhỏ nhỏ, xanh đậm, sờ cưng cứng, ram ráp.

Page 8: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Chà, thế mà nhanh thật! Mới ngày nào, các bông hoa chỉ là nụ hồng eấp, nhỏ xíu, thế mà bây giờ những cánh hoa đã xòe ra giỡn với gió. Mỗikhi đi học về, em thường ra chỗ cây hồng để thưởng thức hương thơmngọt ngào đó. Em nhắm mắt lại và thả mình theo những cánh hoa. Nó dắtem đến một thế giới kỳ diệu. Ở đó, có ba nàng tiên đi cùng em vào khuvườn đầy hoa đó. Đó là vương quốc kỳ ảo với muôn vàn điều mới mẻ.Một thảm hoa rực rỡ hiện ra trước mắt em. Trên bầu trời là những đámmây bồng bềnh trôi, trong ánh mặt trời rực rỡ và muôn màu muôn vẻ củabảy sắc cầu vồng. Một làn gió nhẹ thoảng qua làm rung cánh hoa… Tấtcả đều hấp dẫn vô cùng. Tiếng xe máy nổ ròn ngoài cổng, làm êm quaylại với hiện tại, xua tan đi nỗi mệt nhọc, lấy lại tinh thần. Đâu chỉ có emthích hồng nhung, còn mấy chú bướm nữa. Chúng suốt ngày đến thămhoa. Và ba tiểu thư cũng vui với chúng. Có chú bướm vàng điểm đen trêncánh lúc nào cũng bay vòng quanh bông hoa rồi lại đậu xuống. Thật làbuồn cười!

Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó.Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: vẻ đẹpluôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốtđẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.

Cây sấu

Hà Nội có nhiều con đường đẹp trồng sấu: Trần Phú, Hai Bà Trưng,Trần Hưng Đạo… nhưng nhiều và đẹp nhất vẫn là phố Phan Đình Phùng.Phố rộng, hai bên đường và chia đôi một bên vỉa hè, là ba dãy cây sấugần trăm năm tuổi. Cao hai mươi, hai nhăm mét, gốc sần sùi những bạnh,những vè... ba dãy cây sấu đứng vững chãi, tỏa bóng mát bốn mùa. Trưahè dù nắng đến mấy, nhìn từ đầu hay cuối phố cũng thấy những tàng câyxanh mát giao nhau, rợp tối cả con đường, khiến ai đi qua cũng muốnchầm chậm lại, để kéo dài thêm khoảng khắc mát mẻ, trong lành dướinhững hàng cây.

Sấu là loài cây rất lạ, lá rất nhiều và xanh suốt bốn mùa. Cuối xuân,đầu hạ, cây sấu đồng thời vừa trút bỏ lá già, vừa thay lá non. Cứ mỗi trậngió, hàng ngàn chiếc lá vàng tươi lại lìa cành, bay phơi phới, đậu trên vaitrên tóc người qua, dát vàng rực rỡ những vỉa hè phố cũ. Những năm cuốicấp phổ thông, đi học về trên con đường này, trò chơi ưa thích của chúngtôi là đuổi bắt những chiếc lá vàng bay. Có nhiều chiếc lá đã được cất vàothơ, ép vào trang lưu niệm. Con đường rắc đầy lá vàng ấy, khi xa Hà Nội,tôi nhớ đến nao lòng.

Page 9: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Rồi những chùm hoa sấu trăng trắng, nhỏ xinh hình cái chuông đã bậtra cùng với màu lá mới xanh non. Không thơm nồng nàn như hoa sữa,mùi hoa sấu thơm nhẹ, man mác mà thanh tao. Bây giờ, trẻ con không lấychỉ xâu hoa rụng thành chuỗi đeo cổ nữa. Những bông hoa sấu rụng thànhlớp mỏng, trắng cả gốc cây sau những trận mưa đầu hạ. Và một hôm nàođó, như theo lệnh chỉ huy của một nhạc trưởng, từ những vòm cây xanh,dàn nhạc ve bỗng đồng loạt cất lên bản giao hưởng mùa hè. Ấy là lúc HàNội bước vào mùa quả sấu.

Trước sấu rẻ lắm, một cân sấu chỉ dăm bảy ngàn đồng, câu “bọn trèome, trèo sấu” có thời dùng mang tính miệt thị để chỉ những người vô giacư trên đường Hà Nội. Một ngàn rưởi gốc sấu già trồng trên các đườngphố, công viên của Hà Nội do công ty Công viên và cây xanh quản lý chỉmang lại món thu nhập thêm không đáng kể cho công nhân. Dăm năm trởlại đây, sấu bỗng trở thành loại quả được giá, làm cho anh bạn tôi chợtnảy ra ý định trồng sấu để làm giàu.

Thiên nhiên thật kì diệu, cũng đất ấy, nắng ấy, gió ấy, sao có cây choquả ngọt ngào, có cây lại cho vị chua như sấu. Cây sấu chua, chua cả từcái lá, từ bông hoa bé xíu. Còn quả thì… Trời ơi, chỉ vừa nghĩ đến, nướcmiếng đã tứa ra khắp chân răng, vừa sợ, lại vừa thích. Chả thế mà cóngười lí giải cái tên quả sấu rằng: vì quả ăn chua quá, nhăn hết mặt mũilại, xấu lắm, nên mới gọi là quả sấu.

Mùa này quả sấu còn non, chỉ nhỏ xinh như đầu ngón tay, cùi mỏng,vị chua nhè nhẹ, làm món sấu dầm đường tuyệt ngon. Ra chợ, một cânsấu giá mấy chục ngàn, nếu yêu cầu gọt vỏ, trả thêm tiền thì ngang giámột cân thịt lợn ngon. Đắt, nhưng người bán cũng không gọt xuể. Quảsấu bé, gọt xong một cân thì hỏng hết móng tay còn gì. Các mợ, các côbây giờ thà mất thêm ít tiền, chứ không thích hỏng búp sen đâu. Mangsấu về, rửa sạch nhựa, lấy dao chích nhẹ một hình chữ thập vào quả, nôngthôi, kẻo khi làm xong, quả sấu vỡ ra, không đẹp. Ngâm nước vôi khoảngmột giờ cho bớt chua. Nước đường thắng lên, thả chút gừng cạo vỏ, đậpdập cho thơm, đổ ào tất cả sấu vào, đảo lên rồi bắc ra ngay. Để lâu, quảsấu chín nhũn, coi như hỏng. Cứ ngâm sấu trong nước đường cho ngấm.Khi nào ăn, múc ra bát sứ trắng nhỏ, dùng đoạn cật tre cắt vát đầu xiêntừng quả, ngậm hờ trên môi, khẽ mút lấy vị ngọt của đường, vị chuathanh của sấu, vị thơm của gừng, để cảm nhận hết nét thanh tao của mónquà, bỗng thấy cái nóng nực của mùa hè giảm hẳn.

Công dụng chính của quả sấu là để nấu canh chua. Dù cái nắng hè cólàm cho mệt mỏi, biếng ăn, nhưng bữa cơm có bát canh chua thịt nạc haycanh hến nấu với sấu, vẫn ngon miệng như thường. Rau muống luộc vớt

Page 10: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ra, thả tiếp vào nồi dăm bảy quả sấu, nửa dầm làm canh, nửa cho vào bátnước mắm ớt thay chanh. Miếng cùi sấu dầm trong nước mắm, vừa cay,vừa mặn, vừa chua, ngon hơn cà pháo. Nhiều nhà nghiện sấu, lúc mùa rộmua cả chục cân, giữ trong ngăn đá tủ lạnh, ăn dần.

Vãn mùa, trái sấu chín vàng thơm, vỏ lốm đốm nâu. Người ta tuyểnchọn những trái to, ngon nhất để bán rong. Trên các con phố cổ, nhữnglúc lang thang dạo xem quần áo, giày dép, thế nào cũng gặp các cô gáibưng những khay sấu vàng ươm, cắt xoáy trôn ốc rất khéo. Trông quả sấuvẫn tròn, nhưng cầm lên, lại giãn ra như cái lò so. Trái sấu vàng, ruột sấuhồng hồng, trong đính cái hạt nâu, điểm chút muối ớt đỏ; ngọt, chua, cay,mặn quyện vào nhau, mời gọi dịch vị ứa ra. Chẳng có mợ nào, cô nàocầm lòng được, lại bị ăn dỗ khối tiền.

Còn nữa, ai chẳng có một thời học sinh vô tư lự, đi xem phim cùngbạn bè, chia nhau những quả ô mai sấu màu nâu, phủ lớp áo cam thảovàng. Món quà rẻ tiền đó, rưng rưng bao chua ngọt, mặn mà, thơm thảo.Giờ đây, bạn ở phương trời nào, có còn nhớ hay không?

Nhà văn Băng Sơn đã từng viết: “Máu người Hà Nội có vị sấu chua”.Vâng, có lẽ thế. Đã là người Hà Nội, ai chẳng mang trong mình tình yêuvới vòm xanh cây sấu, da diết tiếng ve gọi về một trời nhớ thương, mộttrời kỉ niệm, xao xuyến lòng kẻ ở người đi…

Hà Nội của tôi đang vào mùa sấu.

Cây tre

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nướcvà gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trongtâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả - đượcxem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt. Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớbài “Cây tre Việt Nam: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là trenứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mần xanhmọc thẳng..."

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc và nhiều loại tre khác là loại cây thuộchọ Lúa. Tre có thân rễ ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng.Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 - 18m, ít phân nhánh. Mỗi cây có

Page 11: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

khoảng 30 đốt. Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽkhép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình - một hinh ảnh quen thuộc, thânthương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn nămđã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mátcho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làmnón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà.

“...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...”.Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn vớitruyền thuyết về Thánh Gióng - hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằngngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnhchiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâmlược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vaihóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinhtrưởng rất nhanh của cây tre (theo các nhà Thực vật học, thì cây tre pháttriển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 - 20cm mỗi ngày).

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đàixanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Trethật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khítấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng,Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phầnrất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành Độc lập Tự do choTổ Quốc.

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảmhứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích(Nàng Út ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặtcủa tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre: “Cây tre Việt Nam”của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,...

Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biếnhầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọngtrong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như: đàn tơ tưng, sáo, kèn,...

Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn ngườiViệt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũytre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm. Hình ảnh của tre luôngợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanhcao, giản dị mà chí khí.

Page 12: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lạitrở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiềukhách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ởnhững nơi sang trọng: đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre. Có thể thấyrằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tươngđồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽmà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưngcho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất,sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là conngười Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng: “Rễ sinh khôngngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người ViệtNam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữnước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuấtcủa người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Cây tre (tiếp)

Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quênông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc:mái đình cây đa, cánh cò, sáo diều, con trâu, luỹ tre... Dù đi đâu về đâuthì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam.

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”...

Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôimãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước inbóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâuđời của người nông dân và nhân dân Việt Nam, với nhiều phẩm chất caoquý, nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam.

“Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” khôngbiết tre có từ đâu, nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyềnthuyết lịch sử chống giặc cứu nước. Tre tượng trưng cho người quân tửbởi thân hình gầy guộc thẳng đứng, cao vút, bất khuất vươn lên bầu trờicao. Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng,như người mẹ hiền âu yếm, hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng. Dù gầyguộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoànkết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi. Những cây con thì nhọn hoắt, đâmthẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống, như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước.Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khôhạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà. Tre mộc mạc,

Page 13: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thânấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.

Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếcnôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi: tán hưng, ống thụt, làmdiều, làm lồng đèn trung thu... Trưởng thành lao động dưới bóng trenhững đêm trăng:

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng.

Tre non đủ lá đan sàng được chăng?”

Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre ,giường tre....Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn, ở, làm việc,trong phong tục, tập quán, dựng nhà dựng cửa... từ lúc sinh ra cho đến lúcmất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ. “Dưới bóngtre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp,những nhọc nhằn, giần sàng, xay, giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánhchưng khi xuân về, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉnon dưới bóng tre xanh. Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoankhoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá. Từ những câu hát,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lờitâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vảquanh năm”, hay một khúc hát giao duyên “Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạcđồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng,xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sốngthanh bình.

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiếtngay thẳng: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước,giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”.Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để giữ gìn non sôngđất nước, con người. Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạthay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bềnbỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm vông vớisức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

Mai này, dù khoa học kỹ thuật có phát triển đến đâu, cũng không thểthay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam. Nó trở

Page 14: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

thành cây tre tinh thần là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là biểutượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam.

Hoa sen

(…) Hồ sen nho nhỏ, tròn như con mắt, rải rác đó đây trên mặt đồngthênh thang, đầm sen to rộng, ào ạt gió trăng trải đến chân trời một màuxanh bênh biếc. Nếu một lúc nào đó, những cơn gió nổi tình cao hứng,nồng lên thì những tàu sen hình cái ô dựng ngược cũng theo gió mànghiêng hồn mình, khô ánh bạc của mặt lá phía dưới và mặt trên thìnghiêng như cúi rạp, đổ hết những hạt nước đã ngọc – hoá xuống lòng hồ,hẳn con cá cái tôm dưới hồ kia được uống cả loài hương cho thơm đầy dathịt.

Tháng Ba, sen nở tiên tròn, dập dềnh mặt nước lăn tăn gió sớm. Hìnhnhư những tràng ngó sen còn lơ mơ ngái ngủ dưới tầng sâu bùn ngấu nêncái cuống tàu sen chưa ngoi lên không trung vì “ngó ấy tờ mây”còn ẻo lảmỏng manh, chưa vương vấn nỗi trần thế oi nồng đầy đoạ.

Mùa hè chín mọng trái mận trái đào, trùm vải, chín mọng cả mồ hôiđường trường… như tình ái chờ trao gửi, búp sen mới nhô lên chiếc búp,như ngọn bút nông vừa xuất xưởng để chấm vào nghiêng mực để viếtthành bất hủ câu thơ có hương hoa thầm kín, màu sắc khiêm nhường ai cótiền duyên mới được hưởng.

Chưa hè mênh mông cao vợ trời quên, ta mỏi chân dặm dài được ngảlưng trên thảo cỏ gốc che ven đường, tháo đôi dép cho tan bàn chân buồnbuồn đê mê sắc cỏ, hương sen hào phóng ùa đầy cái lồng lan ngực thịthành… thì con chim bị giam cầm lâu ngày trong đó cũng thêm thắm đỏ,phải hát lên một lời gì như nhịp sơn ca vút tầng không, như một sợi tơ senbay lên, níu vào trời, ta mới chợt nhận ra thứ hoa đồng nội trắng sen hồngquý giá ấy, từ đầm hoang mà nên, từ bùn quê mà tịnh khiết… cho ta niềmthanh sạch với quê hương đất nước trường tồn là thế nào (…)

(Băng Sơn, trời đang mưa,

NXB Văn hoá – thông tin, 1999)

Cây gạo

(…) Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu nhữnghoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Lũ chim lo mồi chạm vào đầu cũng

Page 15: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

chiếm được những con sâu sám béo nhũn hoặc những anh chị bọ gạomình cũng đỏ như hoa.

Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến, là có ngay mấybông gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúixuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm rứt những ngàytưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư; cây đứng im caolớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa convề thăm quê mẹ.

Ngày tháng đi thật chậm chạp mà cũng thật nhanh. Những bông hoađỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon múp nhưcon thoi. Sợ bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách racho những múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười,trắng loá. Cây gạo như treo dung dinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

Đã sẵn sàng cả rồi. Cơn rông như được báo trước ào ào kéo đến.Ngàn vạn lá gạo reo lên, múa lên. Chúng trào anh em của chúng lênđường: Từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió,trắng xoá như tuyết nhị, tới tấp bay đi khắp hướng.

Cây gạo rất thạo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, đóng gópvới 4 phương kết quả dòng nhựa quý của mình.

Cơn giông tan. Gió lặng. Cây gạo sơ xác hẳn đi, non thương nắm.Nhưng chẳng có điều gì đáng no cả; cây gạo bền bỉ và làm việc đêm ngày,chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận.Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ chụi, nom nhưng cằn cỗi. Nhưngkhông, dòng nhựa trẻ đang dạo rực khắp thân cây. Xuân đến lập tức câygạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành đầy tiếng hót vàmầu đỏ thắm rồi đến ngày, đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắpchốn những múi bông trắng nuột nà …

(Vũ Tú Nam, Văn miêu tả và kể chuyện,

NXB Giáo dục, 1996)

Cây sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền nam. Hương vị nó hếtsức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Cònhàng trục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt sông vào

Page 16: I. ĐỀ BÀI THAM KHẢOi.vietnamdoc.net/data/file/2015/Thang09/11/bai-viet-van-lop-7-so-2... · ... Hãy viết 1 bài văn biểu cảm của em về1 ... tôi đãcó những

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

cánh mũi. Sầu riêng thơm, mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi,béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn. Hương vịquyến rũ đến kỳ lạ.

Hoa Sầu Riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát nhưhương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng trùm, màu tímngát. Cánh hoa như vẩy cá, hao hao như cánh sen con, lác đác vài nhị li tinhư giữa cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủnglẳng dưới cành trông giống như tổ kiến mùa trái rộ vào khoảng tháng 4tháng 5 ta.

Đứng ngắm cây Sầu Riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống câykỳ lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cáidáng cong, dáng nghiêng, chiều lượn của cây soài, cây nhãn. Lá nhỏ xanhvàng hơi khép lại, tưởng như lá héo .

Vậy mà khi trán chín, hương toả ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê.

(Mai Văn Tạo, Góp phần phát triển năng lực cảm thụ văn,

NXB Giáo dục)