ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi i h c kinh...

24
ĐẠI HC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HC KINH T--------------------- NGUYN THPHƢƠNG ANH PHÁT TRIỂN DCH VNGÂN HÀNG BÁN LẺ TI NGÂN HÀNG TMCP KTHƢƠNG VIỆT NAM LUN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRKINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015

Upload: others

Post on 31-Dec-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG ANH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI

NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2015

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG ANH

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI

NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG VĂN BẰNG

Hà Nội – 2015

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

LỜI CAM KẾT

Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng

bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam, tôi đã nghiên cứu và tập hợp

các tài liệu để hoàn thành Luận văn: “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại

ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam” dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS

Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia.

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình khoa học do chính tôi nghiên

cứu và làm ra, các số liệu trong báo cáo là hoàn toàn trung thực./.

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Hoàng Văn Bằng đã

dành nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm quý báu của mình để hƣớng dẫn tôi

một cách nhiệt tình, chu đáo.

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đối với các giảng viên của Trƣờng Đại

học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giáo tham gia giảng

dạy khoá 22 đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi, giúp cho tôi có đƣợc những kiến thức

và trải nghiệm trong quá trình học tập.

Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ Ngân hàng TMCP Kỹ

Thƣơng Việt Nam, đặc biệt chi nhánh Đông Đô đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận

lợi để tôi hoàn thành tốt việc học tập và nghiên cứu trong thời gian qua.

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... i

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... iii

LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1

1.Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2

3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2

4.Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2

5.Đóng góp khoa học của đề tài .............................................................................. 3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ ....................................................... 5

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 5

1.1.1.Các luận văn nghiên cứu ngoài nước ........................................................ 5

1.1.2.Các luận văn nghiên cứu trong nước ........................................................ 6

1.2.Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ....................................... 7

1.2.1.Khái niệm, vai trò dịch vụ ngân hàng bán lẻ ............................................ 7

1.2.2.Đặc điểm dịch vụ ngân hàng bán lẻ .......................................................... 9

1.2.3.Các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ .................................................. 10

1.2.4.Khái niệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ...................................... 14

1.2.5.Tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân

hàng bán lẻ ....................................................................................................... 15

1.2.6.Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên thế giới ............. 24

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 28

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................... 29

2.1.Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 29

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 30

2.3.Thiết kế điều tra khảo sát ................................................................................ 31

2.4. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 33

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 35

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN

HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM ......... 36

3.1. Giới thiệu tổng quan ngân hàng Techcombank ............................................. 36

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Techcombank ......... 36

3.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của ngân hàng Techcombank .............. 37

3.1.3. Thành tựu nổi bật của ngân hàng Techcombank ................................... 38

3.1.4. Cơ cấu, bộ máy tổ chức ngân hàng Techcombank ................................. 40

3.1.5. Khái quát hoạt động của ngân hàng Techcombank ............................... 42

3.2. Tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Techcombank 48

3.2.1. Quan điểm về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng

Techcombank .................................................................................................... 48

3.2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Techcombank ....... 49

3.3. Đánh giá chung về sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Techcombank...... 61

3.3.1. Về đối tượng khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng bán

lẻ tại ngân hàng Techcombank ......................................................................... 62

3.3.3. Về mức độ rộng khắp và thuận tiện của mạng lưới chi nhánh, phòng

giao dịch ........................................................................................................... 63

3.3.4. Về mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ ................ 64

3.3.5. Về thái độ, phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng .................... 64

3.3.6. Về đánh giá chung dịch vụ ngân hàn bán lẻ Techcombank ................... 65

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 66

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM ..................... 67

4.1. Định hƣớng và mục tiêu hoạt động của ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt

Nam trong thời gian tới .................................................................................. 67

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

4.1.1. Mục tiêu và định hướng chiến lược của Techcombank .......................... 67

4.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Techcombank .... 69

4.1.3. Mục tiêu kinh doanh năm 2015 .............................................................. 69

4.2. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng TMCP Kỹ

thƣơng Việt Nam ........................................................................................... 70

4.2.1. Nhóm giải pháp chung ............................................................................ 71

4.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ............ 75

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 81

PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 83

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nguyên nghĩa

1 ATM Automated teller machine – Máy rút tiền tự động

2 BKS Ban kiểm soát

3 DVNH Dịch vụ ngân hàng

4 KH Khách hàng

5 NHĐT Ngân hàng điện tử

6 POS Point of sale

7 TMCP Thƣơng mại cổ phần

8 Techcombank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam

9 NHBL Ngân hàng bán lẻ

10 NHTM Ngân hàng thƣơng mại

11 HĐQT Hội đồng quản trị

12 ROA Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

13 ROE Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

14 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

ii

DANH MỤC BẢNG

Stt Bảng Nội dung Trang

1 Bảng 3.1 Tăng trƣởng huy động vốn từ khách hàng cá nhân 42

2 Bảng 3.2 Tăng trƣởng huy động vốn từ doanh nghiệp 43

3 Bảng 3.3 Báo cáo kết quả kinh doanh 2012 -2014 47

4 Bảng 3.4 Cơ cấu lao động của ngân hàng Techcombank 47

5 Bảng 3.5 Kết quả kinh doanh dịch vụ NHĐT 2012 – 2014 61

6 Bảng 4.1 Dự kiến ngân sách thù lao của Ban Quản Trị &

Ban Kiểm Soát 70

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

iii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Stt Biểu đồ Nội dung Trang

1 Biểu đồ 3.1 Huy động khách hàng cá nhân giai đoạn 2011 –

2014 50

2 Biểu đồ 3.2 Thị phần huy động giữa các mảng giai đoạn

2011 – 2014 50

3 Biểu đồ 3.3 Cho vay theo ngành nghề kinh doanh 2012 –

2014 51

4 Biểu đồ 3.4 Biến động danh mục cho vay ô tô năm 2014 52

5 Biểu đồ 3.5 Biến động cho vay mua bất động sản năm

2014 53

6 Biểu đồ 3.6 Số dƣ tiền gửi dịch vụ khách hàng ƣu tiên

2012 – 2014 54

7 Biểu đồ 3.7 Số lƣợng chuyên viên KH ƣu tiên 2012 –

2014 55

8 Biểu đồ 3.8 Phân loại đối tƣợng khách hàng 62

9 Biểu đồ 3.9 Đánh giá kênh nhận biết thông tin khách

hàng 63

10 Biểu đồ 3.10 Đánh giá mức độ rộng khắp của mạng lƣới

chi nhánh, phòng giao dịch 63

11 Biểu đồ 3.11 Đánh giá mức độ đa dạng của dịch vụ ngân

hàng bán lẻ 64

12 Biểu đồ 3.12 Đánh giá về mức độ chuyên nghiệp của nhân

viên Techcombank 65

13 Biểu đồ 3.13 Đánh giá chung về dịch vụ bán lẻ ngân hàng

Techcombank 65

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

iv

DANH MỤC HÌNH VẼ

Stt Sơ đồ Nội dung Trang

1 Hình 1.1 Mô hình SERVQUAL 15

2 Hình 1.2

Hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch

vụ ngân hàng bán lẻ theo Asian Banking And

Finance

16

3 Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 29

4 Hình 2.2 Thiết kế điều tra khảo sát 31

5 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Techcombank 41

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, dƣới áp lực cạnh tranh gay gắt về thị trƣờng, các

ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam đã dần quan tâm đẩy mạnh phát triển đa

dạng các sản phẩm khai thác thị trƣờng bán lẻ ứng dụng trên sự tiến bộ của công

nghệ. Phát triển dịch vụ bán lẻ đã và đang là xu thế chung không chỉ của một ngân

hàng mà là của hầu hết các ngân hàng, không chỉ ở thị trƣờng Việt Nam mà còn trên

toàn thế giới. Một ngân hàng thƣơng mại cổ phần không chỉ cạnh tranh với các

ngân hàng khác trong nƣớc mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức ngân hàng nƣớc

ngoài.

Hơn nữa phát triển dịch vụ bán lẻ là xu thể tất yếu của hội nhập quốc tế,

ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển của các ngân hàng

thƣơng mại cổ phần, đặc biệt với thị trƣờng đông dân và dân số trẻ nhƣ Việt Nam,

dân số tiếp cận và sử dụng thành thạo dịch vụ ngân hàng còn rất ít.

Đây là một bƣớc đi vô cùng đúng đắn của các ngân hàng, tuy mất nhiều chi

phí để chuyển đổi chiến lƣợc, đổi mới công nghệ cũng nhƣ việc quảng bá thƣơng

hiệu… Tuy nhiên về lâu dài, việc phát triển dịch vụ bán lẻ sẽ hứa hẹn đem lại nguồn

thu lớn và bền vững cũng nhƣ giảm thiểu các rủi ro cho ngân hàng.

Xuất phát từ thực tiễn đó, ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt

Nam (Techcombank) xác định phát triển dịch vụ Ngân Hàng Bán Lẻ chính là chiến

lƣợc ngân hàng cần theo đuổi kiên quyết thực hiện để tạo lập cơ sở khách hàng bền

vững và xây dựng một thƣơng hiệu ngân hàng mạnh trong tâm trí tất cả khách hàng.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của chiến lƣợc phát triển dịch vụ ngân hàng

bán lẻ, là một cán bộ đang công tác tại ngân hàng Techcombank, với mong muốn

ngân hàng Techcombank phát triển một cách bền vững trong môi trƣờng cạnh

tranhnhƣ ngày nay, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam” làm đề tài luận văn

của mình.

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

2

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Nghiên cứu tổng hợp lý thuyết về phát triển dịch vụ bán lẻ và kết

hợp với đánh giá thực trạng dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng Techcombank, để từ đó đề

ra một số giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc phát triển dịch vụ bản lẻ tại ngân hàng.

Nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại các ngân

hàng thƣơng mại cổ phẩn.

- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân

hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam.

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn chiến lƣợc phát triển dịch vụ

Ngân hàng bán lẻ.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

- Nghiên cứu các lý luận cơ bản về ngân hàng bán lẻ và chiến lƣợc phát triển

dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam.

- Nghiên cứu về ngân hàng Techcombank, phân tích các nguồn lực hiện có,

các đặc điểm hoạt động ngân hàng, chỉ ra đƣợc những bán lẻ.

Phạm vi nghiên cứu:

- Giới hạn về mặt không gian : nghiên cứu hoạt động phát triển dịch vụ ngân

hàng bán lẻ tại ngân hàng Techcombank.

- Giới hạn về mặt thời gian : Đề tài tập trung phân tích kết quả hoạt động

của mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ từ năm 2012 – 2014 và đề xuất những giải pháp

cho giai đoạn phát triển đến 2020.

- Nội dung: những sản phẩm Ngân hàng bán lẻ thuộc Khối Khách hàng cá

nhân của Techcombank.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu luận văn nhằm trả lời cho 5 câu hỏi nhƣ sau:

Page 14: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

3

- Tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ? Sự ảnh

hƣởng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ với các ngân hàng thƣơng mại

cổ phần nói chung và ngân hàng Techcombank nói riêng ?

- Đánh giá của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng

Techcombank nhƣ thế nào? So sánh số lƣợng và chất lƣợng của dịch vụ ngân hàng

bán lẻ giữa ngân hàng Techcombank và một số ngân hàng khác.

- Đối với ngân hàng Techcombank khi phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

đã gặp khó khăn gì? Đối với khách hàng, họ có gặp khó khăn gì khi tiếp cận và sử

dụng thành thạo dịch vụ ngân hàng bán lẻ hay không?

- Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng

Techcombank?

5. Đóng góp khoa học của đề tài

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trƣớc đây, đề tài

tiếp tục nghiên cứu tình hình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng

thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng Việt Nam với những đóng góp dự kiến sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến lý thuyết dịch vụ ngân hàng bán lẻ

tại các ngân hàng thƣơng mại.

- Thông qua các phƣơng pháp nghiên cứu chi tiết có thể phân tích, đánh giá

thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Techcombank để thấy đƣợc những

kết quả, hạn chế và nguyên nhân.

- Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động và định hƣớng phát triển hoạt động

kinh doanh ngân hàng bán lẻ tại Techcombank, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy

kinh doanh dịch vụ này trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các chữ viết, danh mục bảng,

biểu đồ, tài liệu tham khảo, dự kiến luận văn sẽ kết cấu thành 4 chƣơng.

Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về dịch vụ ngân

hàng bán lẻ tại ngân hàng thƣơng mại

Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu

Page 15: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

4

Chƣơng 3: Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân

hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam

Chƣơng 4: Giải pháp và các kiến nghị phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

tại ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam

Page 16: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

5

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là đề tài nhiều nhà nghiên cứu, giới

chuyên môn và nhiều tác giả đã đề cập tới trong chiến lƣợc phát triển ngân hàng.

Tuy đây không phải là một đề tài mới nhƣng mỗi tác giả lại tiếp cận theo những

khía cạnh khác nhau, những nét nhìn mới, từ đó có những giải pháp thiết thực cho

ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể

1.1.1. Các luận văn nghiên cứu ngoài nước

Đã có những công trình nhƣ

“Retail banking in Asia” – McKinsey & Company: Nghiên cứu đƣa ra

những bằng chứng về sự phát triển của ngân hàng bán lẻ ở Châu Á. Tại sao các

ngân hàng cần phát triển theo định hƣớng này cũng nhƣ cách thức để phát triển

ngân hàng bán lẻ.

“Retail banking Vs. Corporate Banking” – Investopedia Staff, 2012: Nghiên

cứu đã phân tích cho chúng ta thấy sự phân biệt giữa ngân hàng bán lẻ và ngân hàng

bán buôn. Nghiên cứu cũng đã đƣa ra những bài học kinh nghiệm của các quốc gia

trên thế giới về việc cân bằng giữa phát triển giữa ngân hàng bán buôn và ngân hàng

bán lẻ.

“Retail Banking the wave of the future, experts say” – Bizhub.vn,

19/11/2013:

“Retail Banking and Consumer Finance” – Kurt Salmon, 2013

Những nghiên cứu trên đề cập đến quy luật của sự phát triển dịch vụ ngân

hàng bán lẻ trên thế giới nói chung, đặc biệt tại Châu Á nói riêng. Ngoài ra, dịch vụ

ngân hàng bán lẻ cũng đƣợc nhắc đến nhƣ 1 làn sóng của tƣơng lai, cũng nhƣ vai

trò quan trọng của ngân hàng bán lẻ với phong cách tiêu dùng tài chính

Page 17: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

6

1.1.2. Các luận văn nghiên cứu trong nước

“Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở các ngân hàng thương mại Việt

Nam – Các vấn đề cần quan tâm” – Phƣơng My, Tạp chí Ngân Hàng số 22, 2007

“Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Đầu tư và phát triển

Việt Nam” - Phạm Thu Hiền, Đại học Kinh Tế, Luận văn thạc sỹ, 2011;

“Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Sài Gòn” – Nguyễn Thị Ngọc Hà, Đại học Kinh Tế Thành phố

Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ, 2012

“Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Hà Thành” - Phạm Thị Hà Giang, Đại học Kinh tế quốc dân

Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, 2012;

Những luận văn trên hầu hết đều hệ thống hóa đầy đủ về lý luận ngân hàng

bán lẻ và nêu ra đƣợc tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay. Thêm vào đó, các luận văn trên cũng đã đƣa

ra đƣợc một số chiến lƣợc nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại một số chi

nhánh nhất định thuộc ngân hàng cụ thể.

“Phát triển Marketing dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội”- Đại học Kinh tế quốc dân Hà

Nội, Luận văn thạc sỹ, 2013;

“Đa dạng hóa loại hình dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương

mại” – Nguyễn Thị Hƣơng Giang, Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội, Luận

văn thạc sỹ, 2013

“Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam hiện nay” –

PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, Học viện Tài Chính

Những luận văn này đã đi sâu chi tiết hơn về cách thức phát triển dịch vụ

ngân hàng bán lẻ. Thêm vào đó, các tác giả cũng đã phân tích đƣợc những khó khan

và thuận lợi trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại thị trƣờng Việt Nam

hiện nay. Tuy nhiên những giải pháp đƣa ra chƣa thực sự chi tiết và khả thi.

Page 18: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

7

Một số luận văn, bài nghiên cứu đối tƣợng ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Kỹ Thƣơng Việt Nam nhƣ sau:

“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay mua ô tô tại ngân hàng

TMCP Kỹ Thương Việt Nam – chi nhánh Tân Sơn Nhất” – Nguyễn Du Thành Phát,

Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Thành Phố HCM, 2011;

“Mở rộng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương

Techcombank chi nhánh Đông Đô”- Hồ Anh Tuấn, 2013;

“Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank – chi nhánh Đà

Nẵng” – Nguyễn Hồng Diệu Hƣơng, Đại học Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ, 2012;

Có thể thấy rằng, đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã đƣợc nghiên

cứu ở rất nhiều các luận văn. Mỗi một đề tài nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau,

và từ đó cách giải quyết vấn đề cũng khác nhau.

Với các đề tài nghiên cứu về đối tƣợng ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Kỹ

Thƣơng Việt Nam Techcombank hầu hết chỉ tập trung nghiên cứu tại một địa điểm

chi nhánh cụ thể mà chƣa triển khai trên toàn hệ thống. Thêm vào đó, do sự đóng

góp của các chuyên gia đầu ngành kinh tế còn chƣa sâu nên chƣa nêu bật đƣợc vấn

đề cần nghiên cứu và cũng chƣa đƣa ra đƣợc những giải pháp đặc thù để giải quyết

những vƣớng mắc, khó khăn tại ngân hàng Techcombank.

Với đề tài của mình, sau khi nghiên cứu, ngoài việc tổng hợp các lý thuyết về

việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, tác giả mong muốn với những kinh

nghiệm thực tiễn đang có tại ngân hàng Techcombank, có thể đào sâu tìm hiểu kỹ

hơn về dịch vụ bán lẻ, cũng nhƣ tìm kiếm cách thức để phát triển hơn nữa dịch vụ

ngân hàng bán lẻ, từ đó tiếp cận gần hơn, sâu hơn với khách hàng cá nhân và đạt

đƣợc mục tiêu ngân hàng đề ra.

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

1.2.1. Khái niệm, vai trò dịch vụ ngân hàng bán lẻ

1.2.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Theo cách hiểu phổ biến hiện nay trên thế giới, dịch vụ ngân hàng là một bộ

phận của dịch vụ tài chính nói chung, bao gồm toàn bộ các hoạt động tiền tệ, tín

Page 19: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

8

dụng, thanh toán, ngoại hối… của hệ thống ngân hàng. Đó là những dịch vụ mà chỉ

có các ngân hàng với những ƣu thế riêng của nó mới có thể thực hiện đƣợc một

cách trọn vẹn, đầy đủ. Đồng thời nó là những dịch vụ gắn liền với hoạt động của

ngân hàng, không chỉ thuần túy đem lại hoa hồng và dịch vụ phí - yếu tố làm tăng

doanh thu và lợi nhuận cho NHTM, mà còn có tác dụng hỗ trợ các mặt hoạt động

chính của NHTM mà trƣớc hết là hoạt động tín dụng.

Dịch vụ NHBL là một bộ phận của dịch vụ ngân hàng khi phân chia dịch vụ

ngân hàng theo tiêu thức thị trƣờng. Ở đó, thị trƣờng bán lẻ là một cách nhìn hoàn

toàn mới về thị trƣờng tài chính, qua đó, phần đông những ngƣời lao động nhỏ lẻ sẽ

đƣợc tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tạo ra một thị trƣờng tiềm năng

đa dạng và năng động. Điều đó cũng có nghĩa, dịch vụ NHBL thực ra là hoạt động

bao trùm tất cả các mặt tác nghiệp của NHTM nhƣ tiền tệ, tín dụng, thanh toán,

ngoại hối… Hoạt động NHBL hiểu một cách đơn giản nhất chính là đƣa sản phẩm

dịch vụ ngân hàng đến mọi đối tƣợng, mọi tầng lớp trong xã hội với sự đa dạng,

phong phú và tiện ích.

“Bán lẻ chính là vấn đề của phân phối” (Jean Paul Votron - Ngân hàng

Foties): Cần hiểu đúng nghĩa của bán lẻ là hoạt động của phân phối, trong đó là

triển khai các hoạt động tìm hiểu, xúc tiến, nghiên cứu, thử nghiệm, phát hiện và

phát triển các kênh phân phối hiện đại - mà nổi bật là kinh doanh qua mạng. Dịch

vụ bán lẻ bao gồm ba lĩnh vực chính: thị trƣờng, các kênh phân phối, dịch vụ và đáp

ứng dịch vụ.

Đối tƣợng của dịch vụ NHBL là khách hàng cá nhân, hộ gia đình, DNNVV

nên các dịch vụ thƣờng đơn giản, dễ thực hiện và thƣờng xuyên, tập trung vào dịch

vụ tiền gửi và tài khoản, vay vốn mua xe hơi, nhà, mở thẻ tín dụng…

Nhƣ vậy, dịch vụ NHBL của NHTM là loại dịch vụ ngân hàng điển hình

đƣợc NHTM thực hiện thông qua việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ của NHTM tới

từng cá nhân riêng lẻ, các DNNVV thông qua mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch

- nơi khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và thông qua các phƣơng

tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin.

Page 20: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

9

1.2.1.2. Vai trò dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Đối với nền kinh tế: Dịch vụ NHBL trực tiếp làm biến đổi từ nền kinh tế tiền

mặt sang nền kinh tế không dùng tiền mặt, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nƣớc,

giảm chi phí xã hội của việc thanh toán và lƣu thông tiền mặt.

Đối với ngân hàng: Dịch vụ NHBL mang lại nguồn thu ổn định, chắc chắn,

hạn chế rủi ro tạo bởi các nhân tố bên ngoài vì ñây là lĩnh vực ít chịu ảnh hƣởng của

chu kỳ kinh tế.

Đối với khách hàng: Cung cấp các sản phẩm một cách đa dạng, thuận tiện và

an toàn cho khách hàng cá nhân

1.2.2. Đặc điểm dịch vụ ngân hàng bán lẻ

1.2.2.1. Khối lượng khách hàng rất lớn

Nói đến NHBL là nói đến loại hình ngân hàng phục vụ rộng rãi các đối

tƣợng trong xã hội, là ngân hàng của toàn dân. Đối tƣợng mà dịch vụ NHBL

hƣớng đến bao gồm hai nhóm là nhóm khách hàng DNNVV và nhóm khách

hàng cá nhân.

Các DNNVV là nhóm đối tƣợng rất phổ biến, đặc biệt đối với Việt Nam,

đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển, số lƣợng các DNNVV ở Việt Nam là rất

lớn và rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tài chính của hệ thống ngân hàng.

Nhóm khách hàng cá nhân không những có số lƣợng cực lớn mà còn

liên quan đến toàn bộ quá trình tiêu dùng của xã hội: cá nhân có tiền để dành,

hoặc tiết kiệm sẽ không có nơi nào an toàn tiện lợi hơn khi gửi vào hệ thống

NHTM; cá nhân cũng có quá nhiều nhu cầu tài chính xuất phát từ yêu cầu cuộc

sống của họ.

Nhƣ vậy, có thể thấy khối lƣợng khách hàng mà dịch vụ NHBL hƣớng đến là

rất lớn và tiềm năng. Nếu NHTM khai thác tốt nhóm khách hàng này trong việc

cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho họ, sẽ có tác dụng rất lớn cả trong lĩnh

vực kinh tế, đời sống mà còn làm cho hệ thống thanh toán nói riêng và lƣu thông

tiền tệ nói chung của nền kinh tế phát triển tốt và ổn định.

Page 21: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

10

1.2.2.2. Sản phẩm dịch vụ NHBL đa dạng, phong phú

Nói đến NHBL ngƣời ta liên tƣởng đến tính đa dạng, phong phú của sản

phẩm dịch vụ mà nó cung cấp cho xã hội. Với sự phong phú về sản phẩm, dịch vụ

NHBL không bị bó hẹp trong một ngành nghề, một lĩnh vực nào mà lan tỏa trong

nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau của xã hội. Lý do là dịch vụ NHBL phục

vụ rất nhiều đối tƣợng trong xã hội, với nhu cầu rất đa dạng liên quan đến mọi khâu

từ sản xuất đến lƣu thông, trao đổi, tiêu dùng trong khi nguồn lực của mọi chủ thể

đều có giới hạn.

Hoạt động bán buôn của NHTM do đối tƣợng khách hàng là các tổ chức,

doanh nghiệp lớn và giá trị giao dịch lớn nên có thể tạo ra nguồn doanh thu lớn cho

NHTM thực hiện nó. Tuy nhiên nguy cơ rủi ro cũng rất cao.

Trong khi thị trƣờng bán lẻ do phục vụ số lƣợng lớn các khách hàng cá nhân

và DNNVV trên rộng khắp các địa bàn và lĩnh vực với giá trị giao dịch nhỏ có thể

đem lại nguồn doanh thu ổn định, chắc chắn, hạn chế rủi ro tạo bởi các nhân tố bên

ngoài vì đây là lĩnh vực ít chịu ảnh hƣởng của chu kỳ kinh tế. Do bán lẻ là cung cấp

trực tiếp dịch vụ đến ngƣời sử dụng nên nó trực tiếp thiết lập mối quan hệ giữa ngân

hàng với khách hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng xây dựng uy tín, thƣơng hiệu

một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, nhu cầu về một sản phẩm của đối tƣợng này không phải lúc

nào cũng xuất hiện với tần suất cao và liên tục, đặc biệt là với khách hàng cá nhân,

ở mỗi một giai đoạn nhất định họ lại có những mong muốn, nhu cầu khác nhau và

yêu cầu về độ thỏa mãn là khác nhau. Điều đó đòi hỏi NHTM phải cung cấp những

sản phẩm phong phú, đa dạng, thƣờng xuyên cho ra đời những sản phẩm mới đáp

ứng sự thay đổi nhu cầu thƣờng xuyên của khách hàng, phù hợp với từng giai đoạn

và điều kiện nhất định.

Mặt khác, cũng chính vì đối tƣợng phục vụ của dịch vụ NHBL là khách hàng cá

nhân và DNNVV nên giá trị từng sản phẩm dịch vụ NHBL có thể không lớn. Các

khoản cho vay có giá trị đủ để thỏa mãn nhu cầu nhất định trong cuộc sống và

không làm gia tăng sức ép trả nợ, với lãi suất cho vay phù hợp với giá cả thị trƣờng,

Page 22: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Các văn bản pháp luật hiện hành về ngân hàng, NXB Thống kê, 2001.

2. Thái Bá Cẩn và Trần Nguyên Nam, 2004. Phát triển dịch vụ tài chính

Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Hà Nội: NXB Tài Chính.

3. David Cox, 1997. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: NXB Chính trị

Quốc Gia.

4. Phạm Thị Hà Giang, 2012. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành. Luận văn thạc sỹ. Đại

học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Ngọc Hà, 2012. Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân

hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. Luận văn thạc sỹ. Đại học

Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Phạm Thu Hiền, 2011. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng

Đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

7. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG ASEAN,

2013 Hội thảo The ASEAN BANKER. Hồ Chí Minh.

8. Tô Ngọc Hƣng, 2009. Giáo trình Ngân hàng Thương Mại: NXB Thống

kê.

9. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, 2013. Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân

hàng ở Việt Nam hiện nay. Học viện Tài Chính.

10. Nguyễn Thị Mùi và Trần Cảnh Toàn, 2011. Giáo trình Quản trị Ngân

hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính.

11. Phƣơng My, 2007. Phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ở các ngân hàng

thƣơng mại Việt Nam – Các vấn đề cần quan tâm. Tạp chí Ngân Hàng, số 22.

12. Ngân hàng Techcombank, 2011 – 2014. Báo cáo thường niên. Hà Nội.

13. Ngân hàng Techcombank, 2014. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

năm 2014 và định hướng 2015. Hà Nội.

Page 23: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

12

Tiếng Anh

14. Investopedia Staff, 2012. Retail banking Vs. Corporate Banking.

15. Jean Paul Votron, 2007. Distribution decide success or failure in the

retail banking. Tạp chí The Banker.

16. Kurt Salmon, 2013. Retail Banking and Consumer Finance.

17. McKinsey & Company, 2013. Retail banking in Asia.

18. Peter S. Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài

Chính.

Các website

19. Website chính thức của ngân hàng: www.techcombank.com.vn

20. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/tu-2014-ngan-hang-ban-le-la-xu-

huong-tat-yeu-cua-viet-nam

21. http://bizhub.vn/, 19/11/2013. Retail Banking the wave of the future,

experts say

22. www.citibank.com.vn

23. https://www.dbs.com.sg

24. www.economy.com.vn

25. www.mof.gov.vn

26. www.thitruongtaichinh.vn

Page 24: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI I H C KINH Trepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6868/1/...Hoàng Văn Bằng cùng các thầy cô tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại

13