Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng sơn Điền ĐƠn...

8
KINH TẾ Rau hợp đồng với cơ chế giá linh hoạt ở Hiệp An TRANG 3 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5320 - THỨ TƯ NGÀY 29/5/2019 NHỚ LỜI BÁC DẠY Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, 10/1947, T. 5, TR. 252-253 Sơ kết thực hiện chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 Chia sẻ với bệnh nhân chạy thận nhân tạo TRANG 5 TRANG 2 Sau 10 năm thực hiện Kết luận số 57 tháng 3/2009 của Bộ Chính trị về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đơn Dương đã có nhiều đổi mới trong nội dung và cách thức hoạt động, từ đó mang lại nhiều hiệu quả, góp phần tạo sức bật mới trong quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương. BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. TRANG 4 Một góc trung tâm xã Sơn Điền. Ảnh: N.Brừm Cẩn thận với ná bắn chim TRANG 7 TRANG 6 Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Sơn Điền ĐƠN DƯƠNG: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng nông thôn mới Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 629/QĐ-TTg về Kế hoạch sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Mục đích của Kế hoạch nhằm đánh giá toàn diện về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Phân tích, đánh giá rõ những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, yếu kém và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020 và định hướng cho giai đoạn 2021-2030. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong quá trình sơ kết cần đánh giá các mặt: quán triệt, triển khai thực hiện, cơ chế, biện pháp tổ chức; nêu bật thành tựu đạt được; nhận rõ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm. Xuất phát từ thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, tập trung làm rõ những nội dung nào/mục tiêu nào chưa phù hợp, thậm chí không đạt được; cần tập trung nhận diện các vấn đề mới xuất hiện chưa được đưa vào nội dung Nghị quyết; đề xuất phương hướng và giải pháp cho năm 2020 và giai đoạn 2021-2030. Một trong những nội dung của Kế hoạch là công tác tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch và chỉ đạo triển khai nghị quyết, trong đó đánh giá việc triển khai phổ biến, quán triệt Nghị quyết; những kết quả chuyển biến về nhận thức và hành động; cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết vào kế hoạch,... VĂN HÓA - XÃ HỘI Đem nụ cười đến với trẻ em vùng sâu, vùng xa TRANG 4 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Lâm tặc ở Lâm Hà phải chăng đã “lờn thuốc”? TRANG 7 Chuyển biến ở làng Mông Gần 15 năm kể từ ngày thành lập, việc ổn định và phát triển đời sống cho bà con dân tộc Mông di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Đam Rông là một trong những nhiệm vụ được lãnh đạo huyện đặc biệt quan tâm. Qua15 năm, đã có những chuyển biến rõ rệt trong vùng đồng bào người Mông. Song, so với mặt bằng xã hội chung, khu vực này vẫn gặp nhiều khó khăn. Đây vẫn luôn là nỗi trăn trở của Đam Rông khi mà dòng người Mông di cư tự do vào mảnh đất này vẫn chưa dứt. XEM TIẾP TRANG 2

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

KINH TẾRau hợp đồng với cơ chế giá linh hoạt ở Hiệp An

TRANG 3

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5320 - THỨ TƯ NGÀY 29/5/2019

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.

SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC, 10/1947, T. 5, TR. 252-253

Sơ kết thực hiện chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020

Chia sẻ với bệnh nhân chạy thận nhân tạo

TRANG 5

TRANG 2

Sau 10 năm thực hiện Kết luận số 57 tháng 3/2009 của Bộ Chính trị về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đơn Dương đã có nhiều đổi mới trong nội dung và cách thức hoạt động, từ đó mang lại nhiều hiệu quả, góp phần tạo sức bật mới trong quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

TRANG 4Một góc trung tâm xã Sơn Điền. Ảnh: N.Brừm

Cẩn thận với ná bắn chimTRANG 7

TRANG 6

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Sơn Điền ĐƠN DƯƠNG: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 629/QĐ-TTg về Kế hoạch sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Mục đích của Kế hoạch nhằm đánh giá toàn diện về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Phân tích, đánh giá rõ những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, yếu kém và nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị

những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 và định hướng cho giai đoạn 2021-2030.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong quá trình sơ kết cần đánh giá các mặt: quán triệt, triển khai thực hiện, cơ chế, biện pháp tổ chức; nêu bật thành tựu đạt được; nhận rõ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm.

Xuất phát từ thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, tập

trung làm rõ những nội dung nào/mục tiêu nào chưa phù hợp, thậm chí không đạt được; cần tập trung nhận diện các vấn đề mới xuất hiện chưa được đưa vào nội dung Nghị quyết; đề xuất phương hướng và giải pháp cho năm 2020 và giai đoạn 2021-2030.

Một trong những nội dung của Kế hoạch là công tác tổ chức quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch và chỉ đạo triển khai nghị quyết, trong đó đánh giá việc triển khai phổ biến, quán triệt Nghị quyết; những kết quả chuyển biến về nhận thức và hành động; cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết vào kế hoạch,...

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐem nụ cười đến với trẻ em

vùng sâu, vùng xa TRANG 4

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCLâm tặc ở Lâm Hà

phải chăng đã “lờn thuốc”?TRANG 7

Chuyển biến ở làng MôngGần 15 năm kể từ ngày thành lập, việc ổn định và phát triển đời sống cho bà con dân

tộc Mông di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Đam Rông là một trong những nhiệm vụ được lãnh đạo huyện đặc biệt quan tâm. Qua15 năm, đã có những chuyển biến rõ rệt trong vùng đồng bào người Mông. Song, so với mặt bằng xã hội chung, khu vực này vẫn gặp nhiều khó khăn. Đây vẫn luôn là nỗi trăn trở của Đam Rông khi mà dòng người Mông di cư tự do vào mảnh đất này vẫn chưa dứt.

XEM TIẾP TRANG 2

2 THỨ TƯ 29 - 5 - 2019 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

ĐƠN DƯƠNG: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng nông thôn mới

Sau 10 năm thực hiện Kết luận số 57 tháng 3/2009 của Bộ Chính trị về phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam huyện Đơn Dương đã có nhiều đổi mới trong nội dung và cách thức hoạt động, từ đó mang lại nhiều hiệu quả, góp phần tạo sức bật mới trong quá trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt độngXác định rõ đại đoàn kết là truyền

thống quý báu của dân tộc và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBMTTQ Việt Nam huyện Đơn Dương và các tổ chức thành viên đã đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động. Qua đó, hướng tới chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân, phát huy vai trò tham gia xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của Nhân dân; đồng thời có biện pháp cụ thể để Nhân dân bày tỏ ý kiến và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân.

Ông Nguyễn Văn Anh - Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Đơn Dương cho biết: Công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới của huyện gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đô thị văn minh”. 10 năm qua, những nội dung hoạt động phong phú, thiết thực hơn đã lôi cuốn được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước tại cơ sở.

Hàng năm, cán bộ Mặt trận cơ sở được tập huấn, đổi mới phong cách làm việc theo hướng trọng dân, gần dân, sát dân và có trách nhiệm với dân. Tăng cường phương pháp hội ý, trao đổi, bàn bạc, dân chủ, lắng nghe những vấn đề bức xúc trong Nhân dân; chủ động đề xuất với cấp ủy, chính quyền, giải quyết những vướng mắc trong đời sống xã hội, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội của Nhân dân, từ năm 2014 đến nay, UBMTTQ Việt Nam huyện Đơn Dương đã phối hợp cùng với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, ban ngành tổ chức 24 nội dung giám sát theo Quyết định 217 của Bộ Chính trị. Qua các cuộc

Những ngôi nhà “Đại đoàn kết” ở xã Lạc Xuân được xây dựng từ sự ủng hộ của các tổ chức tôn giáo. Ảnh: V.Quỳnh

giám sát đã tạo được sự đồng thuận của các cấp ủy, chính quyền và Nhân dân với các nội dung giám sát.

Công tác dân chủ ở cơ sở được chú trọng để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng ở các xã, thị trấn và Tổ giám sát đầu tư cộng đồng ở thôn, tổ dân phố đã chủ động thực hiện “Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” đối với các hoạt động của Nhà nước, các lĩnh vực đóng góp của Nhân dân trong xây dựng những công trình phúc lợi tại địa phương, từ đó phát huy chế độ dân chủ đại diện.

Trong 10 năm qua, Ban giám sát đầu tư cộng đồng các xã, thị trấn đã tham gia thanh tra, giám sát trên 600 vụ việc liên quan đến các vấn đề như Chương trình 30 a, Chương

trình 135, chương trình nông thôn mới, công trình đường giao thông nông thôn, kinh phí hoạt động của tổ dân phố, việc thu kinh phí vận động trong Nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý đất đai, nạo vét kênh mương, làm cầu,... Từ đó, các sai sót đã được kiến nghị, chấn chỉnh kịp thời.

Phát huy vai trò của tổ chức tôn giáo, người có uy tínĐơn Dương có số dân là người

đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30% dân số toàn huyện, với 4 tôn giáo chính, chiếm 80% dân số địa phương. Chính vì vậy, hằng năm, UBND và UBMTTQ Việt Nam huyện đều chú trọng tổ chức gặp mặt chức sắc các tôn giáo,

nhân sỹ, trí thức vùng đồng bào dân tộc thiểu số và người Hoa tiêu biểu. Qua đó, trao đổi, nắm bắt tâm tư tình cảm, động viên, lắng nghe kịp thời, phối hợp giải quyết nhiều đề xuất, nguyện vọng chính đáng của bà con đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.

Nhờ vậy mà đồng bào các dân tộc, tôn giáo ngày càng hiểu rõ những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa của các dân tộc; gương mẫu, động viên nhau phát huy tinh thần tự lực, tự cường, cải thiện đời sống, ngày càng gắn bó trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời phát huy vai trò của mình trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội tại địa phương phát triển.

Ở xã Lạc Xuân, rất nhiều những ngôi nhà mới, những con đường

sáng đèn điện được xây dựng nhờ vào sự đóng góp của các cơ sở tôn giáo tại địa phương. Toàn xã có 2 chùa, 3 giáo xứ, 2 dòng nữ tu, 1 dòng tu Đan viện Châu Sơn, có 1 chi hội và 4 điểm nhóm đạo Tin lành. Ông Mai Linh Sơn, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Lạc Xuân cho biết: Ngay từ đầu năm, chính quyền xã tổ chức gặp mặt, làm việc với các vị linh mục, các chức sắc tôn giáo để tuyên truyền, vận động về chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ đó, các tổ chức đã đóng góp một phần rất quan trọng cho sự phát triển của địa phương và nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Đơn Dương chỉ còn 441 hộ, tương ứng với 1,83%, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong 10 năm qua, các cấp MTTQ trong huyện đã vận động được số tiền trên 9 tỷ đồng, đóng góp hỗ trợ xây dựng 298 căn nhà đại đoàn kết và sửa chữa 911 căn nhà để người dân có chỗ ở đảm bảo theo tiêu chuẩn “3 cứng” của Bộ Xây dựng. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ cho một số người dân chữa bệnh, hỗ trợ học sinh nghèo vươn lên vượt khó.

Ông Lê Đình Thủy - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Đơn Dương khẳng định: Qua 10 năm, Mặt trận và tổ chức thành viên các cấp đã có nhiều cố gắng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân bằng nhiều hình thức, biện pháp sinh động, phù hợp với từng đối tượng. Từ đó, phát huy được vai trò của các cá nhân tiêu biểu, thu hút người có uy tín, trí thức, chức sắc tôn giáo, thương nhân đồng hành với phong trào, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc hiệu quả. Từ đó, các tiềm lực, tiềm năng từ nhân dân được tập hợp, đẩy lùi những khó khăn, chung tay góp sức nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới của huyện.

VIỆT QUỲNH

ĐẠ TẺH: Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mớiChiều 27/5, UBND huyện Đạ Tẻh

đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010 - 2020. Tham dự hội nghị có ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cùng lãnh đạo các sở, ngành và lãnh đạo các huyện, thành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Theo báo cáo tại hội nghị, nếu như năm 2010 Đạ Tẻh chưa có xã đạt chuẩn xã NTM thì đến năm 2019 số xã đạt tiêu chuẩn này là 10/10 xã. 10 năm qua, bộ mặt nông thôn huyện Đạ Tẻh thay đổi rõ rệt theo hướng ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh. Cũng trong giai đoạn 2010 - 2020, cảnh quan, môi trường được cải thiện, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân ngày một được nâng cao, quốc phòng - an ninh luôn được giữ vững, kết cấu hạ

tầng ngày càng đồng bộ... tạo điều kiện giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng dần hộ khá, hộ giàu. Hiện, huyện Đạ Tẻh chỉ còn 430 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,49%.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch

UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Đạ Tẻh đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời, nêu một số

nội dung công việc để huyện Đạ Tẻh tập trung triển khai trong thời gian tới. Đó là, cần chủ động đối phó với việc biến đổi khí hậu, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp theo hướng ứng dụng công nghệ cao và hội nhập quốc tế, cũng như củng cố, nâng cao các tiêu chí NTM đã đạt để đưa huyện Đạ Tẻh cán đích huyện NTM trong năm 2019.

Tại hội nghị, 10 xã và 1 thị trấn của huyện Đạ Tẻh còn tham gia trưng bày các sản phẩm đặc trưng của địa phương...

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã tặng Bằng khen cho 4 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong chương trình xây dựng NTM; Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh cũng tặng Giấy khen cho 11 tập thể và 21 cá nhân có thành tích xuất sắc trong chương trình xây dựng NTM. THÀNH ĐỒNG

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S trao Bằng khen UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc.

... chương trình hành động của bộ, ngành và địa phương; công

tác chỉ đạo, đôn đốc; chế độ kiểm tra, giám sát; chế độ báo cáo kết

quả thực hiện nghị quyết của các bộ, ngành và địa phương.

Về kết quả thực hiện Nghị quyết, cần tập trung làm rõ nhận

thức, trách nhiệm và kết quả thực hiện ở các bộ, ngành và địa phương đối với các nhiệm vụ đã được xác định trong Nghị quyết, công tác xây dựng và triển khai

các văn bản, chính sách pháp luật, kết quả thực hiện.

Theo Kế hoạch, các bộ, ngành và địa phương tiến hành tổng

kết đến ngày 30/6/2019. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương cuối tháng 9/2019.

TS tổng hợp (theo chinhphu.vn)

Sơ kết... TIẾP TRANG 1

3 3 THỨ TƯ 29 - 5 - 2019KINH TẾ

Liên kết sản xuất, tiêu thụ theo hợp đồng 7.000 tấn rau/nămCuối tháng 5/2019, phóng

viên đến HTX Nông nghiệp An Phú ở xã Hiệp An, Đức Trọng khi đang khởi động dự án mở rộng liên kết sản xuất, sơ chế và tiêu thụ các loại theo hợp đồng trên địa bàn 3 huyện Đức Trọng, Đơn Dương và Lâm Hà. Dự án được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt triển khai giai đoạn đến cuối năm 2020 với tổng kinh phí hơn 8,3 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 3 tỷ đồng, vốn đối ứng của HTX và hộ dân liên kết 5,3 tỷ đồng. Cụ thể, ngân sách Nhà nước tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ HTX từ 30% đến 100% kinh phí thực hiện các nội dung xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển hợp đồng; xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy rửa rau, đóng gói tự động, bảo quản sản phẩm; đào tạo tập huấn về sản xuất liên kết đối với nông hộ và nhân viên HTX; chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất theo quy trình VietGAP…

“Mục tiêu dự án của HTX Nông nghiệp An Phú đến cuối năm 2019 liên kết 29 nông hộ sản xuất trên 25 ha rau các loại, đạt tổng sản lượng 3.500 tấn rau tiêu thụ theo hợp đồng. Kết quả này đến cuối năm 2020 tiếp tục tăng lên 60 nông hộ sản xuất 40 ha, thu hoạch 7.000 tấn rau, đạt 100% sản phẩm được đóng gói, dán nhãn và tem truy xuất nguồn gốc trước khi cung ứng ra thị

Rau hợp đồng với cơ chế giá linh hoạt ở Hiệp AnTriển khai hình thức sản xuất rau VietGAP theo hợp đồng với cơ chế giá linh hoạt, HTX Nông nghiệp An Phú ở xã Hiệp An, Đức Trọng đã phát huy quyền tự chủ lựa chọn của nông hộ trong và ngoài thành viên, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, bao tiêu, nâng cao giá trị nông sản trên địa bàn.

trường…”, ông Lê Văn Ba, Giám đốc HTX Nông nghiệp An Phú cho biết thêm.

Mở rộng diện tích rau hợp đồng “giá trước” và “giá sau”Thực tế đến nay, HTX Nông

nghiệp An Phú đã liên kết với khoảng 30 nông hộ trong và ngoài thành viên HTX ổn định sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm với hơn 17 ha các loại rau VietGAP ở huyện Đức Trọng và các địa bàn lân cận. Hình thức liên kết ở đây với cơ chế giá linh hoạt ấn định từ đầu năm sản xuất hoặc theo mức giá cao nhất của thị trường từng thời điểm. Chẳng hạn bước vào đầu năm kế hoạch 2019, HTX Nông nghiệp An Phú ký hợp đồng với các đối tác tiêu thụ với khoảng 300 tấn rau/tháng, để phân bố kế hoạch sản xuất đến từng nông hộ liên kết. Trong đó, ưu tiên cho nông hộ thành viên HTX đăng ký trước, tiếp theo triển khai đến nông hộ sản xuất cá thể bên ngoài HTX. Sau đó HTX tổ chức đàm phán ký hợp đồng trực tiếp sản xuất và bao tiêu sản phẩm phù hợp với điều kiện, năng lực sản xuất từng nông hộ. Điển hình

như hợp đồng giữa HTX Nông nghiệp An Phú do Giám đốc Lê Văn Ba (bên A) ký với nông hộ Lê Quốc Huy (bên B) ở xã Hiệp An, Đức Trọng đã thể hiện: Bên B cam kết bán nông sản cho bên A theo quy cách và số lượng đã thỏa thuận, thời hạn thanh toán mỗi tháng 2 lần vào ngày 5 và ngày 20. Giá bao tiêu ổn định cả năm 2019 với 29.000 đồng/kg ớt chuông baby, 16.000 đồng/kg cà chua beef, 6.000 đồng/kg bí ngòi xanh mùa mưa và 8.000 đồng/kg bí ngòi xanh mùa khô… Hoặc hình thức bao tiêu sản phẩm theo hợp đồng giữa HTX Nông nghiệp với các nông hộ theo cơ chế giá thị trường cao hơn mức giá bình quân chung “lập đỉnh” đến 30%, nhưng bắt buộc phải đảm bảo sản lượng theo thời gian quy định, đồng thời chất lượng sản phẩm phải đạt theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ kết quả sản xuất liên kết trong 5 tháng đầu năm 2019 với các hình thức bao tiêu sản phẩm theo giá linh hoạt như vậy, HTX Nông nghiệp An Phú ước tính lợi nhuận của nông hộ liên kết trong và ngoài thành viên từ 100-120 triệu đồng/1.000 m2 nhà kính/8 tháng…

Đặc biệt, đối với toàn bộ diện tích đất sản xuất của nông hộ liên kết ở HTX Nông nghiệp An Phú, Đức Trọng đến nay đều thực hành theo quy trình VietGAP dưới sự hướng dẫn, chuyển giao trực tiếp của một chuyên gia nông nghiệp đến từ Israel. Chuyên gia làm việc và hưởng lương tại HTX Nông nghiệp An Phú, Đức Trọng trong thời gian một năm, sau đó trở về nước Israel vẫn giữ kết nối thường xuyên qua internet để tư vấn miễn phí về những kỹ thuật sản xuất mới theo xu hướng chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, tiếp tục nâng cao giá trị gia tăng. “Để phát triển hơn nữa sản xuất rau liên kết theo nhu cầu thị trường cạnh tranh, HTX Nông nghiệp An Phú luôn chú trọng đến giải pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật mới gắn với cơ chế giá đầu ra linh hoạt, hướng đến mục tiêu đạt tỷ lệ ngày càng cao sản lượng rau thu hoạch theo hợp đồng, lợi nhuận ổn định trên từng đơn vị diện tích đất của nông hộ trong và ngoài thành viên HTX ở các vùng nông nghiệp phụ cận Đà Lạt…”, Giám đốc Lê Văn Ba chia sẻ. VĂN VIỆT

Sản xuất rau liên kết với HTX Nông nghiệp An Phú theo cơ chế thỏa thuận “giá trước” và “giá sau” vẫn đảm bảo mức lợi nhuận hơn 100 triệu đồng/1.000m2/8 tháng. Ảnh: V.Việt

LÂM HÀ: Gần 80 lượt doanh nghiệp đưa hàng Việt về nông thôn

Thống kê 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng

hàng Việt Nam”, huyện Lâm Hà đã tổ chức 2 hội chợ đưa hàng Việt về nông

thôn, thu hút gần 80 lượt doanh nghiệp tham gia.

Trong đó, riêng Hội chợ diễn ra vào tháng 4/2016 tại Ngã ba Sơn Hà, huyện Lâm Hà, thu hút 45 doanh nghiệp trưng

bày 45 gian hàng với đa dạng các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Doanh thu bán ra trong 3 ngày diễn ra Hội chợ đạt hơn 1 tỷ đồng. Bên cạnh

đó, Hội chợ còn kết hợp tư vấn cho 100 nông hộ về quy trình sản xuất cà phê

bền vững ở huyện Lâm Hà. Cùng thời gian trên, huyện Lâm Hà

đã triển khai gần 10 đề án khuyến công giúp doanh nghiệp địa phương mở rộng

đầu tư công nghệ sản xuất mới, nâng cao giá trị các sản phẩm đặc trưng như cà phê nhân, kén tằm, chè…, góp phần

thu hút ngày càng nhiều việc làm cho lao động địa phương. Qua đó, Lâm Hà đã được bình chọn 36 sản phẩm công

nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, cấp tỉnh và cấp huyện.

MẠC KHẢI

Bảo Lộc có thêm khu du lịch sinh thái

Thành phố Bảo Lộc có thêm khu du lịch sinh thái tại xã Lộc Nga vừa được

phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích gần 48.000 m2, chủ đầu tư là Công ty

Cổ phần Sandals. Quy hoạch được chia thành 2 phân khu A và B, diện tích lần lượt gần

21.000 m2 và 27.000 m2. Trong đó, phân khu A với các hạng mục công

trình xây dựng như khu hồ nước tắm cho người lớn, trẻ con, hồ tắm tròn, hồ

tắm khu vực núi thác nhân tạo, khu nhà bếp, nhà ăn, nhà nghỉ chân, nhà vệ sinh,

trạm biến áp… Phân khu B gồm các công trình nhà nghỉ dưỡng, lễ tân, trưng bày, bán vé, trạm bơm… Đáng kể trong công trình không có mái che, nhà đầu tư

được phép xây dựng 1 hồ tắm VIP trên diện tích gần 380 m2.

Khu du lịch sinh thái bố trí quy hoạch hơn 6.540 m2 xây dựng mới hệ thống giao thông nội bộ (lộ giới 4 m) và bãi đậu xe; hạ tầng giao thông đối ngoại

đấu nối với đường Cao Thắng (lộ giới 20 m) đi Quốc lộ 20…

VŨ VĂN

70 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới

Thông tin từ Văn phòng Ban điều phối Chương trình xây dựng Nông

thôn mới (NTM) tỉnh Lâm Đồng cho biết, UBND tỉnh Lâm Đồng đã dành 70 tỷ đồng từ ngân sách địa phương

cho chương trình. Nguồn kinh phí trên được phân bổ về các xã nhằm thực

hiện các đề án, công trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp

phần vào xây dựng NTM. Trong tổng kinh phí 70 tỷ đồng có 10 tỷ đồng dành

cho thực hiện đề án ao, hồ nhỏ, kiện toàn hệ thống ao, hồ cấp nước cho

vùng cây công nghiệp. Hiện, nguồn kinh phí đang được phân bổ để thực

hiện tại các địa phương trong toàn tỉnh.D.Q

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S vừa có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và chính quyền 12 huyện, thành trên địa bàn tập trung kiểm soát, kịp thời khoanh vùng, cô lập và tiêu diệt loài tôm càng đỏ phát tán trong môi trường tự nhiên.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dân cư Lâm Đồng về tác hại của loài tôm càng đỏ đối với môi trường sản xuất nông

nghiệp. Những hành vi kinh doanh, tiêu thụ loài tôm càng đỏ trên địa bàn Lâm Đồng phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian gần đây, tôm càng đỏ còn gọi là tôm hùm đất (Cherax quadricarinatus) đã đưa vào Việt Nam làm thực phẩm tiêu dùng. Đây là loài thủy sinh không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam. Đặc tính của tôm càng đỏ thuộc loài ngoại lai ăn tạp, sống bò dưới đáy, hoạt động

Ngăn chặn loài tôm càng đỏ xâm hại môi trường

đào hang về đêm, có sức chống chịu và thích nghi cao, xâm hại đến môi trường sản xuất nông

nghiệp, bởi vậy cần phải có biện pháp cấp thiết ngăn chặn nói trên… M.KHẢI

Tôm càng đỏ là loài thủy sinh có nguồn gốc ngoại lai xâm hại. Ảnh: internet

4 THỨ TƯ 29 - 5 - 2019 VĂN HÓA - XÃ HỘI

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỘI LHTN VIỆT NAM TP BẢO LỘC LẦN THỨ V (NHIỆM KỲ 2019 - 2024)

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Sơn ĐiềnLà xã vùng sâu, vùng xa của huyện Di Linh, trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Sơn Điền là một căn cứ địa cách mạng. Đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây luôn đoàn kết, sát cánh cùng bộ đội đánh đuổi kẻ thù xâm lược. 44 năm sau ngày giải phóng, vùng căn cứ cách  mạng Sơn Điền heo hút ngày nào nay đang từng ngày được khởi sắc.

tế - xã hội ở địa phương. Cùng với các chương trình dự

án đầu tư của Nhà nước, việc tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bà con xây dựng đời sống văn hóa; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất… đã tác động tích cực làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa dần các tập quán canh tác lạc hậu đã tồn tại nhiều năm.

“Cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là đường giao thông đã tác động tích cực đến đời sống, phát triển kinh tế của người dân trong xã. Hiện xã Sơn Điền đang thi công hai công trình thủy lợi, trong đó công trình thủy lợi liên hoàn tại thôn Ka Liêng đã hoàn thành. Thời gian tới, ngoài đầu tư xây dựng trường trung học cơ sở, địa phương cũng sẽ được đầu tư kinh phí khoảng 10 tỷ đồng để nâng cấp tuyến đường vào trung tâm xã từ kilômét 70 Quốc lộ 28 vào tới thôn Kon Sỏ, với chiều dài trên 17 km…”, ông K’Vít - Chủ tịch UBND xã Sơn Điền chia sẻ.

Cùng với các công trình cơ sở hạ

tầng phục vụ dân sinh, tuyến đường giao thông vào trung tâm xã là một điểm nhấn quan trọng, xóa đi sự tách biệt khiến trước đây người dân Sơn Điền gần như sinh sống khép kín với các vùng lân cận. Có tuyến đường, việc sinh hoạt đi lại, lưu thông các mặt hàng nông sản của người dân được thuận lợi hơn.

Ý thức người dân được nâng lênVề với vùng căn cứ cách mạng

Sơn Điền hôm nay, chứng kiến được sự đổi thay từng ngày ở khắp các buôn, chúng tôi cảm nhận được sự

anh K’Hồng, hộ ông K’Tới, ông K’Dũng…, tạo phong trào thi đua khá sôi nổi trong lao động sản xuất giữa các hộ dân trong xã. Người dân thôn Bờ Nơm, nhất là chị em phụ nữ rất trân trọng và tự hào về chị Ka Thuyền. Bởi chị Thuyền không những là tấm gương phụ nữ vượt khó, năng nổ đi đầu trong lao động sản xuất, mà còn rất nhiệt tình chia sẻ về kiến thức, kinh nghiệm sản xuất với các chị em phụ nữ trong thôn. Năm 2015, gia đình chị Ka Thuyền đã xây dựng ngôi nhà hai tầng khá khang trang.

Xuôi về thôn Kon Sỏ chừng 2 km, chúng tôi vào thăm gia đình anh K’Hồng. Anh K’Hồng chia sẻ, là đảng viên mình phải nỗ lực đi đầu trong lao động sản xuất để bà con noi theo. Ngoài chú trọng áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, anh Hồng đã chuyển đổi hơn 3 ha cà phê kém năng suất sang trồng cà phê giống mới. Vài năm trở lại đây, kinh tế gia đình anh K’Hồng phát triển ổn định, anh đã đầu tư mua sắm các loại máy nông cụ phục vụ sản xuất và đã đầu tư trên một tỷ đồng xây dựng ngôi nhà mới…

Nhờ chính sách đầu tư nhiều mặt của Nhà nước cùng sự nỗ lực vượt khó vươn lên của người dân, nên đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng căn cứ cách mạng Sơn Điền đã có sự chuyển mình rõ nét. Thực hiện các Chương trình 30a về giảm nghèo nhanh và bền vững, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới cùng với việc xóa bỏ các tập quán lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số... đã từng bước mang lại hiệu quả tích cực. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15,9% và xã Sơn Điền đã đạt được 13/19 tiêu chí về nông thôn mới.

NDONG BRỪM

Hạ tầng nông thôn dần hoàn thiệnSơn Điền là một trong những xã

vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 97% dân số trong toàn xã. Những năm qua, từ các chương trình dự án của Chính phủ, xã Sơn Điền được Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện, đường, trường, trạm, công trình nước sinh hoạt cùng với các chương trình khuyến nông hỗ trợ phát triển sản xuất…

Ông K’Hoa - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Điền cho biết: Trước đây, điều mà cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Sơn Điền nói riêng và huyện Di Linh nói chung luôn trăn trở mỗi khi vào Sơn Điền đó là tuyến đường giao thông đi lại rất khó khăn, dốc cao, khúc khuỷu, lầy lội… Năm 2006, xã Sơn Điền được Nhà nước đầu tư 12,6 tỷ đồng để thi công 12 km đoạn đường còn lại từ đầu dốc cây số 70 vào thôn Ka Liêng, giúp bà con thuận lợi hơn trong việc đi lại cũng như phát kinh

nỗ lực, ý thức vượt khó vươn lên của người dân nơi đây. Bà con đã chủ động và mạnh dạn sử dụng giống lúa lai cho năng suất cao vào gieo sạ, ghép cải tạo và trồng tái canh cà phê giống mới, chú trọng xen canh các loại cây có giá trị kinh tế cao, nhận trồng và quản lý bảo vệ rừng, phát triển chăn nuôi đàn bò thịt và duy trì việc nuôi lợn bản địa theo hướng hàng hóa…

Theo thống kê của UBND xã Sơn Điền, hầu hết ở các thôn trên địa bàn xã đều đã xuất hiện những tấm gương làm kinh tế giỏi, điển hình như: chị Ka Thuyền, anh K’Ngả,

Tuy vẫn còn những khó khăn, nhưng về với Sơn Điền trong những ngày này, chúng ta sẽ cảm nhận được những đổi thay ở khắp buôn làng. Bà con đã duy trì sản xuất lúa nước hai vụ, đảm bảo an ninh lương thực. Những vùng đất rẫy triền đồi quanh các cánh rừng mà trước đây bà con chỉ gieo tỉa lúa nương năng suất kém, nay đã được phủ kín cây cà phê; nhiều ngôi nhà xây đã “mọc” lên ở khắp các thôn thay thế dần những căn nhà tranh tre, nứa lá, lụp xụp, tạo cho bức tranh ở vùng “ốc đảo” này thêm sự tươi mới…

Một góc trung tâm xã Sơn Điền. Ảnh: N.Brừm

Với thông điệp “Trao yêu thương - nhận nụ cười”, Huyện đoàn Cát Tiên vừa phối hợp với UBND xã Đồng Nai Thượng và Nhóm Bụi Kết Nối (một nhóm liên kết qua mạng xã hội quy tụ những bạn trẻ có tấm lòng thiện nguyện) tổ chức chương trình “Nụ cười cho em” tại xã Đồng Nai Thượng,

huyện Cát Tiên. Với mong muốn được góp

sức làm những việc thiện nguyện cho người dân, nhất là các em nhỏ ở những vùng khó khăn, các bạn trẻ trong Nhóm Bụi Kết Nối đã tổ chức nhiều trò chơi lôi cuốn như: bịt mắt bắt vịt, nhảy bao bố, nhảy dây, đập heo, tô tượng... Ngoài ra, Nhóm

Đem nụ cười đến với trẻ em vùng sâu, vùng xa

Tổ chức các trò chơi cho các em nhỏ ở xã Đồng Nai Thượng.

Ngày 28/5, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bưu điện tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành trao Giải Cây bút Triển

Học sinh duy nhất của Lâm Đồng đoạt giải trong Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48

vọng trong Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 (năm 2019) cho cá nhân em Võ Thị Anh Tú - lớp 9A1 và tập thể Trường THCS Hiệp Thạnh (huyện Đức Trọng).

Cuộc thi Viết thư Quốc tế là một hoạt động được tổ chức thường niên, nhận được sự tham gia đông đảo của học sinh trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Bộ TT&TT được Chính phủ giao nhiệm vụ đứng ra tổ chức cuộc thi trong nước, sau đó có trách nhiệm dịch sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh và gửi các bài đoạt giải của Việt Nam cho Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) để tham gia cuộc thi Quốc tế.

Theo Ban Giám hiệu Trường THCS Hiệp Thạnh, Võ Thị Anh Tú là học sinh giỏi của trường trong nhiều năm liền và đặc biệt em rất xuất sắc cũng như dành nhiều sự yêu thích cho môn văn.

THCS Hiệp Thạnh cũng là ngôi trường trong 3 năm vừa qua có hai em học sinh đoạt giải trong cuộc thi viết thư danh giá mang tầm quốc tế nói trên.

LINH ĐAN

Lãnh đạo Sở TT&TT và Bưu điện tỉnh trao giải cho cá nhân em Võ Thị Anh Tú và tập thể Trường THCS

Hiệp Thạnh, Đức Trọng.

còn tổ chức các chương trình truyền thông giáo dục giới tính, chống xâm hại tình dục trẻ em, giáo dục bảo vệ môi trường, thi tài hiểu biết…

Tại chương trình, Nhóm đã trao tặng 500 suất quà cho các em nhỏ ở xã Đồng Nai Thượng; trao tặng 10 suất quà, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng cho các em học sinh giỏi; tổ chức hỗ trợ ngày công và kinh phí xây dựng trên 80 triệu đồng giúp cho 3 hộ nghèo xây dựng nhà ở và phối hợp với Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí cho 500 lượt người ở xã Đồng Nai Thượng.

Chương trình đã đem lại rất nhiều niềm vui và nụ cười cho các em nhỏ.

NGÂN HẬU

5 THỨ TƯ 29 - 5 - 2019VĂN HÓA - XÃ HỘI

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI HỘI LHTN VIỆT NAM TP BẢO LỘC LẦN THỨ V (NHIỆM KỲ 2019 - 2024)

Nghị định số 06/ 2018/ NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; trẻ không có nguồn nuôi dưỡng; là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện Nghị định này, huyện Đam

Rông đã lập danh sách trên 2.000 trẻ thuộc các trường mầm non trên địa bàn huyện để hỗ trợ tiền ăn trưa cho các cháu theo quy định. Theo đó, mỗi trẻ sẽ nhận được tiền hỗ trợ ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/ tháng và thời gian hỗ trợ được tính bằng tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/ năm học. Sự hỗ trợ này đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với sự phát triển giáo dục mầm non, qua đó góp phần tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường và tỷ lệ chuyên cần, cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. LÊ TUẤN

UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch Triển khai Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện của trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng, giai đoạn 2018 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Mục tiêu đảm bảo cho trẻ em đến 8 tuổi được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần; được bình đẳng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo độ tuổi, nhằm thực hiện các Quyền Trẻ em, góp phần phát triển nguồn

nhân lực quốc gia.Cụ thể, đến năm 2020: Phấn

đấu 70% trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện theo nhu cầu và phù hợp với độ tuổi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội. Đạt 70% cán bộ làm công tác liên quan đến trẻ em, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cán bộ tại cộng đồng, cha mẹ, người

chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan để hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em.

Phấn đấu 50% các huyện, thành phố xây dựng mạng lưới kết nối và chuyển tuyến các dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em; triển khai theo dõi, đánh giá nhu cầu trẻ em đến 8 tuổi và thí điểm mô hình chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em tại gia đình và cộng đồng.

D.HIỀN

Tại Khoa Tiết niệu - Lọc máu - Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Lâm Đồng lúc nào bệnh

nhân cũng nằm kín các giường bệnh. Nhiều tình nguyện viên đến thăm bệnh nhân ở đây đều dành thời gian trò chuyện với một bệnh nhân chạy thận từ năm 17 tuổi đến giờ đã 29 tuổi. Cô gái xanh xao yếu ớt, chỉ có ánh mắt bày tỏ niềm vui vì nhận được sự quan tâm của mọi người. Chị Đinh Thị Lệ T. là mẹ của bệnh nhân Trần Thị Vân A. cho biết: “Con gái tôi bắt đầu chạy thận nhân tạo từ năm 2007, đến nay đã 12 năm, nó là con thứ 2 trong nhà. Gia đình tôi ở xã Liên Hiệp - Đức Trọng, hai mẹ con lên đây chạy thận 1 tuần 3 lần, nhờ có thẻ BHYT cũng đỡ một ít chi phí chạy thận, chủ yếu là tiền thuốc. Cứ 1 người chạy thận phải có thêm 1 người đưa đi, nhà tôi làm nông, chăn nuôi là chính, phần lớn tự lo chi phí chữa bệnh cho con, bình quân cứ đóng 2 - 3 triệu đồng/tháng, thời gian này giảm mức đóng, có một số bệnh nhân 1 tháng đóng, 1 tháng nghỉ. Khi đã chạy thận rồi thì bệnh nhân về nhà mệt lắm, không làm gì được. 12 năm đi viện, tôi thấy các bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc rất tốt, nhiệt tình, hết mình vì người bệnh ở Khoa Tiết niệu - Lọc máu”.

Ông Nguyễn Văn Lực - Chủ tịch Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo - Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh cho biết: Hội đến với bệnh nhân chạy thận lọc máu, giúp cho bệnh nhân liên tục nhiều năm. Cứ mỗi năm Hội giúp cho 20 lượt bệnh nhân, có những bệnh nhân Hội giúp suốt năm, mỗi tháng 2 -3 triệu đồng thì đóng luôn cả 1 năm cho bệnh nhân; có lúc đóng 6 tháng, có những trường hợp giúp 3 tháng và có những trường hợp ngoài giúp hỗ trợ đóng viện phí thì Hội còn giúp cho gia đình bệnh nhân. Cụ thể như trường hợp cháu bé Nhã ở Lữ Gia (Đà Lạt) được Hội giúp có đợt 27 triệu đồng, rồi Hội cứ thường xuyên lên BVĐK tỉnh đóng 15 triệu đồng cho bé chạy thận và rất nhiều bệnh nhân khác đã được Hội hỗ trợ chi phí, bởi chi phí chạy thận suốt đời nên BHYT cũng thanh toán chừng mực, bệnh nhân phải đóng thêm 2 -2,5 triệu đồng, ít nhất cũng trên 1

Chia sẻ với bệnh nhân chạy thận nhân tạo“Ở đây, có những người bệnh con cái đã trưởng thành, lập gia đình, họ mắc bệnh phải chạy thận đã đành mà còn có những người dành cả tuổi thơ và trải qua thời thanh xuân chạy thận, lọc máu, không lập gia đình, không thể có con, đó là nỗi đau! Tôi rất cảm thông vì tôi đã nằm chạy thận, tôi đã hiểu được cái nỗi đau của người chạy thận cho nên cố gắng làm được tất cả những gì có thể làm được để giúp họ thì tôi cố gắng hết sức” - ông Nguyễn Văn Lực - Chủ tịch Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo - Người tàn tật và Trẻ mồ côi Lâm Đồng chia sẻ.

triệu đồng/tháng. Nhiều bệnh nhân không còn tiền, khi đã chạy thận rồi thì kinh tế kiệt quệ. Cứ mỗi tuần 3 lần đi lên đi xuống giữa nhà và Khoa Tiết niệu - Lọc máu, thêm ít nhất 1 người thân đi cùng, bỏ công ăn việc làm. Vì vậy, Hội cố gắng hỗ trợ và nhiều trường hợp Hội hỗ trợ thẻ BHYT vì người bệnh không có tiền mua thẻ BHYT, trừ những bệnh nhân nghèo có BHYT cấp miễn phí.

Hiện nay, Hội có rất nhiều chương trình hoạt động, nên chương trình hỗ trợ cho bệnh nhân chạy thận đã được Hội giao cho Chi hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo - Người tàn tật - Trẻ mồ côi Nhân Tâm Đà Lạt thực hiện. Có những trường hợp bệnh nhân chạy thận lọc máu nào cần giúp thì các y bác sĩ BVĐK tỉnh gọi điện thẳng cho Chi hội và các chị trong Chi hội lên tận Khoa Tiết niệu - Lọc máu giúp cho bệnh nhân, sau đó báo cáo lại với Hội.

Thường khi bệnh nhân chạy thận nhân tạo có hoàn cảnh khó khăn, được Hội giúp đỡ từ nguồn tiền do chính các hội viên đóng góp, khác với mổ tim thì có các nhà tài trợ hỗ trợ cho Hội. Có người góp 500 ngàn đồng, người hỗ trợ 1 triệu đồng, tùy tấm lòng của các hội viên và theo yêu cầu kêu gọi nhờ giúp đỡ của các BS Khoa Tiết niệu - Lọc máu.

Khi mới thành lập, Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo - Người tàn tật và Trẻ mồ côi Lâm Đồng có 70 hội viên sáng lập, đến nay Hội tập hợp 1.200 hội viên. Không giống như các hội khác, hội viên Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo - Người tàn tật và Trẻ mồ côi Lâm Đồng phải tham gia các chương trình, hoạt động của Hội, đóng góp nguồn lực, tạo ra sức lan tỏa và thu hút thêm rất nhiều người tình nguyện vào Hội. Trong số hội viên của Hội, nhiều người kiêm luôn là Mạnh

thường quân, sẵn sàng vận động đóng góp kịp thời giúp cho các bệnh nhân đột xuất. Đặc biệt, hội viên nữ chiếm đa số, các chị hết lòng vì hoạt động Hội, túc trực bên bệnh nhân trong các chương trình khám bệnh chăm sóc sức khỏe, mổ mắt, mổ tim, nấu bữa ăn miễn phí... Có mặt trong các hoạt động Hội từ Đà Lạt cho đến vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS và ngoài tỉnh, các chị tình nguyện phục vụ bệnh nhân như người nhà của mình.

Là một người nhiều năm sống chung với bệnh thận, ông Lực chia sẻ: “Bệnh nào cũng có cái khổ của bệnh đó nhưng đặc biệt là bệnh thận, nếu như không có điều kiện để ghép thận thì bệnh nhân phải chạy thận suốt đời, mà có điều kiện ghép thận thì bây giờ không đơn giản, chi phí phải trên 1 tỷ đồng, phải có người thân trong gia đình cho thận, nếu không thì việc nhận thận hiến cũng không đơn giản.

Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo - Người tàn tật và Trẻ mồ côi Lâm Đồng thăm bệnh nhân Trần Thị Vân A. đã 12 năm chạy thận nhân tạo. Ảnh: An Nhiên

Khi đã ghép thận rồi phải giữ gìn sức khỏe suốt đời, không được lơ là. Một khi đã phải chạy thận là tất cả cặn bã trong máu không lọc được nên phải đưa qua máy lọc cho máu trở lại và cách 1 ngày sau lại phải lọc máu, cứ lặp lại chu kỳ như vậy suốt cả cuộc đời. Tôi trải qua 5 lần phẫu thuật trị liệu về bệnh thận kéo dài nên tôi rất đồng cảm và có lời khuyên bệnh nhân không được bi quan, vì khi bi quan trong quá trình chạy thận dễ bị suy sụp. Người bệnh cứ bình tĩnh, vững tin vượt qua, nếu có cơ may có người cho thận thì được ghép, vì tôi may mắn đã 8 năm ghép thận rồi”.

Cử nhân điều dưỡng Lê Quốc Việt - Điều dưỡng trưởng của Khoa Tiết niệu - Lọc máu - BVĐK tỉnh cho biết: Hiện nay số bệnh nhân nằm tại khoa khoảng 240 - 250 bệnh nhân. Ở đây ngày nào cũng chạy thận nhưng thứ ba và thứ sáu phải chạy thêm ca đêm để tải hết số lượng bệnh. Cứ 1 ca chạy thận là 4 tiếng đồng hồ, bắt đầu buổi sáng chạy từ 7 giờ - 11 giờ; sau đó chuẩn bị cho ca mới khoảng 1 tiếng đồng hồ; từ 12 giờ thì chạy lại ca thứ hai cho đến 4 giờ chiều; ca thứ ba trong ngày chạy từ 4 giờ - 8 giờ tối và ca thứ tư chạy ca đêm để giải quyết cho lượng bệnh nhiều, nên 1 tuần chạy 2 ca đêm như vậy từ 9 giờ tối cho đến 2 giờ sáng. Qua hôm sau lại tiếp tục lặp lại chu trình đó.

BVĐK tỉnh đã 15 năm triển khai chạy thận nhân tạo. Đồng hành với bệnh nhân, nhiều năm qua, các tổ chức từ thiện như Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo - Người tàn tật và Trẻ mồ côi Lâm Đồng, Hội Chữ thập đỏ, các nhóm từ thiện thuộc các cơ sở tôn giáo đã đến hỗ trợ cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Đối với bệnh nhân khó khăn thì hỗ trợ về tiền viện phí cho mỗi ca chạy thận; nếu bệnh nhân nào quá khó khăn sẽ được Mạnh thường quân hỗ trợ viện phí hàng tháng nhưng số này không nhiều, vì số lượng bệnh nhân tăng nhiều hơn so với số bệnh nhân cần giúp đỡ. Hiện tại, Khoa có 30 máy, chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho số lượng bệnh nhân quá lớn. Với số bệnh nhân hiện tại, Khoa cần thêm từ 13 - 15 máy chạy thận nhân tạo mới đủ đáp ứng cho bệnh nhân chạy thận.

AN NHIÊN

ĐAM RÔNG: Trên 2.000 trẻ mẫu giáo được hỗ trợ tiền ăn trưa

Triển khai Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện của trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng

6 THỨ TƯ 29 - 5 - 2019 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Chuyển biến ở làng MôngGần 15 năm kể từ ngày thành lập, việc ổn định và phát triển đời sống cho bà con dân tộc Mông di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Đam Rông là một trong những nhiệm vụ được lãnh đạo huyện đặc biệt quan tâm. Qua15 năm, đã có những chuyển biến rõ rệt trong vùng đồng bào người Mông. Song, so với mặt bằng xã hội chung, khu vực này vẫn gặp nhiều khó khăn. Đây vẫn luôn là nỗi trăn trở của Đam Rông khi mà dòng người Mông di cư tự do vào mảnh đất này vẫn chưa dứt.

Nước sạch trong vùng đồng bào người Mông. Ảnh: H.MyDân số Đam Rông đến thời điểm hiện tại có trên 12 ngàn hộ với trên 51 ngàn khẩu, trong đó

có trên 74% là bà con DTTS. Đồng bào Mông có 827 hộ/trên 4,5 ngàn khẩu, chủ yếu là người Mông đỏ từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư tự do vào.

Xác định công tác dân tộc nói chung và đối với bà con người Mông nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, thời gian qua, Huyện ủy Đam Rông đã quán triệt nội dung này đến toàn thể cán bộ, đảng viên. Đồng thời, ban hành nhiều văn bản để có những chỉ đạo sát với tình hình thực tế. Theo đó, Đam Rông đã tập trung thực hiện một số nội dung trọng yếu như: quy hoạch ổn định dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng…

Sau khi có chủ trương của tỉnh, Đam Rông đã xây dựng các khu vực định canh, định cư cho bà con tại 3 điểm tập trung và 1 điểm xen ghép trên địa bàn 3 xã: Phi Liêng, Liêng Srônh và Rô Men. Sắp xếp ổn định cho 538 hộ/2.753 khẩu dân di cư tự do. Đến nay, đường sá vào các khu vực này đã thuận lợi hơn; hệ thống điện lưới, nước sạch, điểm bưu điện văn hóa đã có để phục vụ nhu cầu đời sống bà con; 100% bà con người Mông được cấp thẻ BHYT; 80% phòng, lớp học được kiên cố, 20% còn lại là bán kiên cố, đảm bảo cho trên 1 ngàn con em người Mông ở cả 3 cấp học được đến trường…

Ông Mùa Pừ Sử, một người Mông sống ở thôn Đưng Glê, xã Phi Liêng nói: “Từ khi vào trong này trồng cà phê, trồng lúa, bà con mình không lo đói nữa. Ngoài Mù Cang Chải đất đai canh tác khan hiếm, bà con mình phải làm ruộng bậc thang, trồng bắp nên đói quanh năm”.

Liệt kê các tuyến đường đang được bê tông hóa trong khu vực làng Mông Đưng Glê, ông Đinh Văn Dũng - Phó Chủ tịch xã Phi Liêng nhấn mạnh: “Để có được cơ sở hạ tầng điện, đường, trường như hiện nay ở khu vực làng Mông là có sự đầu tư rất lớn của Nhà nước cũng như việc

sử dụng linh hoạt các nguồn vốn của địa phương. Ngoài ra, xã Phi Liêng còn tranh thủ các nguồn hỗ trợ để có thể đào giếng khoan, xây dựng sân thể thao… phục vụ nhu cầu đời sống bà con”.

Về phát triển kinh tế, những năm qua, Đam Rông chú trọng việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho những hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất. Cùng với đó là chính sách hỗ trợ vay vốn sản xuất kinh doanh đã giúp bà con có điều kiện đầu tư vào nông nghiệp, một số hộ đầu tư kinh doanh nhỏ. Tuy chưa thực sự lớn song đó đã là “điểm tựa” trong hành trình thoát nghèo của người dân. Đến thời điểm hiện tại, đã có 10 hộ người Mông ở Đưng Glê, xã Phi Liêng và 32 hộ ở khu Đạ M’Pô, xã Liêng Srônh được nhận giao khoán và bảo vệ rừng với diện tích 830 ha… Từ đó, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào người Mông đã được cải thiện rõ rệt, đời sống bà con dần được nâng lên, giảm dần các hủ tục.

Song song với những nhiệm vụ trên, việc xây dựng hệ thống chính trị tại các khu vực có nhiều bà con người Mông cũng được Đam Rông chú trọng. Điều này nhằm xây dựng và củng cố bộ máy chính quyền cơ sở - cánh tay nối dài của lãnh đạo huyện trong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội trong vùng đồng bào người Mông. Từ thực tiễn những năm đầu mới thành lập huyện, tỷ lệ thôn “trắng” đảng viên trong khu vực bà con người Mông rất cao. Nhằm “xóa” thôn “trắng” đảng viên, các địa phương đã đẩy mạnh công tác phát triển đảng. Theo đó, từ năm 2005 đến nay đã kết nạp được 6 đảng viên người Mông. Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện ủy đã phân công các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ theo dõi, trực tiếp phụ trách cơ sở, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Nhờ vậy mà từ 30 thôn không đủ điều kiện thành lập chi bộ, thông qua giải pháp phát triển

đảng viên tại chỗ, đến năm 2014, Đam Rông đã xóa được tình trạng “trắng đảng viên”, “trắng chi bộ”.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện ủy, các tổ chức đoàn thể trong huyện cũng đã thường xuyên phát động các phong trào thi đua để tập hợp đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; đồng thời, phát huy vai trò của người uy tín làm trung tâm đoàn kết, nhịp cầu nối ý Đảng, lòng dân, đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong vùng đồng bào người Mông. Hiện nay còn hơn 500 hộ với trên 2,7 ngàn khẩu đang sống ở những nơi hẻo lánh, đường sá đi lại khó khăn, gần như tách biệt với bên ngoài. Họ chủ yếu phát nương làm rẫy, sống tự cung tự cấp. Phần lớn bà con người Mông hiện nay đang sinh sống trên đất lâm nghiệp thuộc rừng phòng hộ nên không được công nhận nơi cư trú hợp pháp. Mặt khác, việc sinh sống này gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý nhân khẩu, công tác quản lý, bảo vệ rừng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định TTATXH. Đặc biệt, việc dòng người Mông di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào vẫn chưa dừng lại nên việc bố trí, ổn định và phát triển vùng dân cư này gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó đồng nghĩa với việc áp lực đặt lên huyện nghèo vẫn còn nặng nề.

Những nhiệm vụ cụ thể nhằm ổn định và phát triển đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người Mông tại địa phương đã được lãnh đạo huyện Đam Rông xác định cụ thể. Với những nhiệm vụ cụ thể được xác định, cả hệ thống chính trị sẽ vào cuộc quyết liệt để tiếp tục hỗ trợ việc ổn định và phát triển vùng bà con người Mông.

HOÀNG MY

Thúc đẩy du lịch tiếp cận cho người khuyết tật

ĐAM RÔNG: Gần 400 triệu đồng hỗ trợ dụng cụ nuôi tằm cho đồng bào DTTS nghèo

Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người khuyết tật, Hội Người khuyết tật Lâm Đồng (NKT) đã phối hợp cùng Hội NKT Hà Nội, Nhóm Vì tương lai tươi sáng tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy du lịch tiếp cận cho người khuyết tật tại Việt Nam” với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Lâm Đồng, tổ chức cộng đồng doanh nhân trẻ cùng hơn 30 người khuyết tật.

Bà Lê Thị Thêu - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, Lâm Đồng hiện nay có khoảng trên 84.000 người khuyết tật từ nặng đến nhẹ trên tổng dân số 1,3 triệu người (chiếm 6,5% dân số); trong đó, trên 13.000 người được hưởng trợ cấp xã hội. Việc quan tâm đến người khuyết tật mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vật chất, dạy nghề và tạo việc làm phù hợp...

Hội thảo đã thảo luận, trao đổi các vấn đề: Quyền của NKT trong du lịch tiếp cận và các văn bản pháp luật có liên quan; đánh giá công trình đảm bảo cho NKT sử dụng; đi du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng có những trở ngại gì với người khuyết tật; các văn bản quy định về tiếp cận và du lịch tiếp cận như: các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các quy chuẩn đường sắt, ô tô, xếp hạng khách sạn...

Tại buổi hội thảo, người khuyết tật đã chia sẻ những nhu cầu và khó khăn của mình khi đi du lịch trong việc tiếp cận nhà nghỉ, giao thông, khách sạn, khó khăn trong sinh hoạt, tiếp cận các dịch vụ công cộng và mong muốn được xã hội quan tâm sẻ chia, tạo điều kiện tiếp cận du lịch. � QUỲNH�UYỂN

Nhiều ý kiến của người khuyết tật chia sẻ khó khăn khi đi du lịch và mong muốn

được tạo điều kiện tiếp cận.

Từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp, năm 2019, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đam Rông đã tiến hành hỗ trợ dụng cụ nuôi tằm cho 24 hộ dân đồng bào DTTS là hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã Liêng Srônh, Đạ Rsal, Đạ Tông, Đạ Long và Đạ M’rông. Trong đó, mỗi hộ được hỗ trợ 16 triệu đồng để mua dụng cụ nuôi tằm như: nong, né gỗ, bàn dập kén, khung treo né, lưới cước. Đối tượng được hỗ trợ là những hộ đã có diện tích trồng dâu, nhưng không có điều kiện đầu tư mua dụng cụ nuôi tằm. Qua đó, nhằm giúp các hộ có điều kiện thuận lợi để đầu tư mở rộng diện tích trồng dâu nuôi tằm, góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống gia đình theo hướng bền vững.

LÊ�TUẤN

Thông báo về việc mất giấy CNQSD đấtTôi tên là: Đinh Việt PhươngSinh ngày: 28/12/1981Nghề nghiệp: Bộ độiCMND số: 250483147, ngày cấp 25/4/2011 tại Công an Lâm ĐồngThường trú tại số: 105 Phan Bội Châu, Phường 1, TP Đà LạtVào ngày 21/5/2019, trên đường từ địa chỉ Hẻm 11 đường Khe Sanh, Phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng về địa chỉ

105 Phan Bội Châu, Phường 1, TP Đà Lạt, tôi có làm mất một túi xách trong đó có giấy tờ tùy thân và đặc biệt là giấy chứng nhận QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đứng tên Đinh Việt Phương số hiệu GCN CH 472767 cấp ngày 12/3/2019 cho thửa đất số 532, tờ bản đồ số 8 (D94-II).

Sau thời gian đăng thông báo này, ai nhặt được xin liên hệ số điện thoại: 0919397592.Tôi xin chân thành cảm ơn.

7 THỨ TƯ 29 - 5 - 2019TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Cẩn thận với ná bắn chimNhiều tháng nay, trên địa bàn TP Đà Lạt, các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, TP Bảo Lộc, Di Linh... xuất hiện nhiều điểm bán ná bắn chim. Ná bắn được làm bằng khung sắt, khung gỗ, bắn với bi sắt được bán công khai, mua khá dễ dàng, có thể gây thương tích ở cự ly hàng chục mét.

Một xe di động bán ná, có chạc bằng gỗ với giá 120.000 đồng/chiếc tại thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà. Ảnh: C.Phong

Một học sinh dùng ná bắn chim trong nội ô thành phố Đà Lạt. Ảnh: C.Phong

Việc dùng ná chơi thể thao không hề xấu, nhất là tại các vùng quê nhà cửa

thưa thớt. Tuy nhiên, trong không gian thành phố, thị trấn vô tình trở thành trò chơi tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là với trẻ nhỏ, đối tượng ưa thích tìm tòi, khám phá.

Bán�khắp�nơiChiều 26/5, dạo một vòng đường

Hùng Vương, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hoàng Văn Thụ (TP Đà Lạt) chúng tôi ghi nhận một số thanh niên sử dụng xe máy chạy di động bán ná thun tại nhiều vị trí, tập trung nhiều nhất là gần khu vực các trường học, ngã ba, ngã tư.

Đặc điểm của các loại ná trên là nhỏ, gọn, nhẹ, độ bền vật liệu tốt hơn với ná bằng chạng ba của cành cây mà các thiếu niên tại các vùng quê hay tự làm để chơi. Thay vì thân làm từ thân cây cứng, ná bán có thân bằng nhựa cứng nhẹ và ná bằng kim loại.

Với giá bán từ 120.000 - 250.000 đồng/cái tùy loại, ná bắn chim hiện nay được chế tạo khá hiện đại, có thêm bộ phận chứa chất lỏng dưới tay cầm giúp người bắn điều chỉnh độ cân bằng, tránh nghiêng ná. Ngắm nghía kỹ lưỡng 5-10 phút, chúng tôi ghi nhận một số học sinh cấp 2 Trường Phan Chu Trinh (đường Hùng Vương, Phường 10) đã mua 3 chiếc ná với giá 100.000 đồng/chiếc. Để quảng cáo sản phẩm, người bán còn dùng bi sắt, dương ná bắn thử vào một thân cây ven đường. Ở cự ly lên tới khoảng 10 m, xác suất bắn trúng mục tiêu rất cao.

Ngoài bán ná, họ còn bán kèm “bi sắt” trong bịch nilong khoảng 100 viên/bịch. Dây cao su đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng... dùng cho chiếc ná cũng được người bán quảng cáo có hai loại, của Mỹ và Trung Quốc với giá bán chênh nhau khoảng 30.000 đồng, cả hai loại đều có lực đàn hồi rất mạnh. Anh Quốc, một thanh niên bán ná bắn chim khoảng 1 năm nay còn khoe

với chúng tôi, mỗi ngày bán được 6-7 chiếc ná, chủ yếu là cho thiếu niên, học sinh nam các trường học trên địa bàn TP Đà Lạt. Ngoài bán ở đây, anh này còn chạy bán di động, chủ yếu dưới khu vực thị trấn các huyện lân cận Đà Lạt. Khi khách mua ít dần, anh lại chạy xuống trung tâm các xã.

Trước đó, ngày 15/5, chúng tôi ghi nhận tại thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng), thị trấn Đinh Văn (huyện Lâm Hà) cũng có nhiều người bán ná các loại. Có một số điểm bán ná cố định trước quán tạp hóa. Còn ở trên mạng Facebook, Youtobe, chỉ cần đánh chữ “ná bắn chim” sẽ có hàng chục kênh quảng cáo các loại ná hiện đại 3 chạng, 7 chạng bằng kim loại bán kèm “đạn” sắt cùng cách thức sử dụng, số điện thoại liên hệ. Người mua dễ dàng đặt hàng nhanh chóng chỉ mất 2-4 ngày, có thể kiểm tra hàng và trả tiền qua người chuyển phát nhanh.

Anh Ngô Hoài Anh (34 tuổi, ngụ tại Phường 9, TP Đà Lạt) chia sẻ,

mới đây con anh học lớp 6 đã xin tiền ba mẹ mua một chiếc ná bằng gỗ, nghĩ là trò chơi con nít nên anh cũng không cấm cản. Thậm chí, nhà có 2 anh em nên anh buộc phải mua cho mỗi cháu 1 chiếc. “Thi thoảng 2 anh em bắn chim thì không trúng lại trúng vào kính cửa sổ của gia đình. Mình cũng sợ lúc không có nhà, con hiếu động mang ná bắn lung tung nếu lỡ trúng

người, xe cộ của bà con hàng xóm cũng khá nguy hiểm, nên gần đây mình đã không cho con sử dụng và hướng dẫn cho các cháu các trò chơi khác lành mạnh hơn” - anh Hoài Anh kể.

Dễ�lạc�“đạn”,�tiềm�ẩn�nguy�hiểmNhiều bậc phụ huynh có con nhỏ

chơi ná cao su thừa nhận, việc trẻ

nhỏ dùng ná bắn chim, cây cối... giải trí, song bắn trật mục tiêu, “đạn lạc” trúng vào xe cộ, thậm chí trúng người không phải hiếm gặp. Bởi khác các vùng quê đất rộng người thưa, việc bắn ná rất ít khi gây hư hại đồ đạc, thương tích cho người hoặc vật nuôi, thì nay trò chơi này đối với học sinh, bạn trẻ thành phố không còn đơn giản như vậy.

Do không gian sống chật hẹp nên những tai nạn do chơi ná cao su cũng ngày càng tăng; xảy ra chuyện bắn chim bắn nhầm phải cửa kính, rồi không may trúng cả người qua đường.

Tại địa bàn huyện Đức Trọng, chúng tôi còn được nghe câu chuyện đau lòng, một anh trai lúc chơi ná lỡ tay lạc “đạn”, bắn… mù mắt luôn em trai mình cách đây khoảng một năm. Nhưng câu chuyện “lỡ” tay của trẻ em khi chơi ná đâu đó vẫn còn diễn ra thường xuyên, nhất là dịp nghỉ hè này.

Nguy hiểm hơn, chuyện các em trai ngỗ nghịch rất dễ “giải quyết mâu thuẫn” bằng… ná sẽ mang lại nguy cơ lớn hơn. Một thầy hiệu trưởng của 1 trường THPT trên địa bàn huyện Lâm Hà xác nhận với chúng tôi, đã có trường hợp học sinh trường mình đả thương nhau bằng ná bắn chim trên đường đi học về.

Với một đồ chơi tiềm ẩn nguy cơ như vậy, thiết nghĩ, vì sự an toàn của mọi người, đặc biệt là của các em học sinh, nên chăng các bậc cha mẹ cũng như các trường học, cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh cần xem xét khuyến cáo, thậm chí có xử phạt đối với hành vi làm và sử dụng ná. Không thể vì pháp luật chưa có chế tài cấm bán ná cao su mà xem nhẹ nguy cơ của loại đồ chơi này và những hậu quả mà nó gây ra trong thực tế nhiều lúc thật sự khôn lường.

C.PHONG

Lâm tặc ở Lâm Hà phải chăng đã “lờn thuốc”?

Theo ông Trần Quang Sáng - Trưởng Ban quản lý rừng (BQLR) nguyên liệu

giấy Lâm Hà (Xí nghiệp nguyên liệu giấy (NLG) Lâm Đồng - Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai), đơn vị chủ rừng cho biết: “TK 292 với diện tích hơn 55 hecta rừng trồng luôn là địa bàn hết sức phức tạp. Từ đầu năm 2018 đến nay liên tiếp xảy ra nhiều vụ vi phạm phá rừng với mục đích chiếm và giành đất. Nhiều lần, khi phát hiện đơn vị đã kịp thời lập biên bản chuyển các ngành chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường, lập hồ sơ khởi tố điều tra vụ án, nhưng vẫn chưa

bắt được các đối tượng vi phạm”.Để chủ động, đơn vị đã tiến hành

một số biện pháp phòng ngừa như: tiến hành múc mương bao lô toàn bộ diện tích rừng; lắp đặt container làm trạm canh gác thường trực; hợp đồng với UBND xã Tân Thanh 1 công an viên trực đêm để hỗ trợ khi tình huống khẩn cấp xảy ra; thực hiện quy chế phối hợp với Công an huyện Lâm Hà lên kế hoạch tuần tra những điểm nóng...

Tuy nhiên, theo ông Sáng, phần lớn diện tích rừng bị lấn chiếm đơn vị đã giải tỏa trồng lại rừng, nhưng rễ cây chưa bén đất thì đã bị kẻ xấu nhổ bỏ trồng lại cà phê. Riêng hệ

thống mương múc, nhiều vị trí đã bị các đối tượng vận chuyển cả phương tiện xe cơ giới vào san lấp, di chuyển lằn ranh.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đa số các đối tượng chủ mưu phá rừng thường không xuất đầu lộ diện, đứng sau thuê các đối tượng có thành tích bất hảo, nghiện ma túy lợi dụng đêm tối, thời tiết mưa bão trực tiếp hành động. Tinh vi hơn, chúng còn cho người cảnh giới, để kịp thời báo cho đồng bọn tẩu thoát khi phát hiện thấy lực lượng tuần tra. Khi BQLR NLG Lâm Hà tăng cường canh gác, đặt trạm thường trực thì các đối tượng phá rừng chuyển từ cưa xăng sang

Cánh rừng thông hơn 10 hecta ở xã Tân Thanh (huyện Lâm Hà) bị kẻ xấu khoan đục, bơm thuốc độc hủy hoại có thể khiến nhiều người bàng hoàng, nhưng người dân địa phương thì chẳng mấy ngạc nhiên. Bởi trước đó, từ rất lâu cũng ở ngay tại cánh rừng này và nhiều cánh rừng ở các địa bàn khác cũng đã bị lâm tặc phá hoại với nhiều hình thức và hành vi táo tợn, ngang nhiên coi thường pháp luật. Đáng bàn cãi là ở chỗ, hầu như chưa có đối tượng nào bị bắt hoặc bị truy xét, dư luận xã hội đặt ra câu hỏi: Phải chăng “lâm tặc” ở Lâm Hà đã “lờn thuốc”?

dùng cưa điện để không gây tiếng động, nên rất khó phát hiện.

“Rất nhiều vụ vi phạm phá rừng đã được phát hiện, tiến hành khám nghiệm hiện trường lập hồ sơ điều tra khởi tố. Nhưng trong một thời gian dài không truy tìm được đối tượng, nên “lâm tặc” coi thường pháp luật, tiếp tục tổ chức phá rừng bằng nhiều hình thức tinh vi và táo tợn hơn”, ông Sáng cho biết thêm.

Không chỉ ở Tân Thanh, trước đó ở các xã Gia Lâm, Phúc Thọ, thị trấn Nam Ban, “lâm tặc” cũng đã ngang nhiên dùng các phương tiện cơ giới san ủi, lấn chiếm đất rừng hoặc trắng trợn chặt hạ cây ngay trước các trụ sở, cơ quan nhà nước. Nhưng gần như các sự vụ đều bị “chìm xuồng” hoặc rơi vào quên lãng.

Đã không ít lần, trong các cuộc họp của Thường vụ Tỉnh ủy với Lâm Hà, vấn đề phá rừng, vi phạm đất lâm nghiệp trở thành tiêu điểm trên bàn nghị sự. Đặc biệt, chính

đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã trực tiếp phê bình lãnh đạo huyện Lâm Hà trong vấn đề buông lỏng quản lý, để lâm tặc hoành hành, tạo ra dư luận xấu trong xã hội, gây bất an đến đời sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh tại địa phương.

Đau xót, bàng hoàng, là tâm trạng của những ai chứng kiến, hoặc nghe nhìn trên các phương tiện truyền thông về những cánh rừng ở Lâm Hà bị đốn hạ trong thời gian qua, đặc biệt là mới đây có hơn 10 hecta rừng đã bị hủy hoại vì lợi ích của những đối tượng xấu. Liệu có những khuất tất nào phía sau những cánh rừng ở Lâm Hà bị “lâm tặc” ngang nhiên chặt hạ (?!). Người dân thật sự cần một câu trả lời minh bạch, rõ ràng từ tiếng nói của ngành chức năng, những người có trách nhiệm.

LINH�ĐAN

8 THỨ TƯ 29 - 5 - 2019

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Thông báo v/v giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất

THÔNG BÁO MỜI THẦU CUNG CẤP HÀNG HÓA

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoÔng Lý Nhộc Ốn được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận số Q 598996,

ngày cấp 15/11/2000, vào sổ theo dõi số 4141QSDĐ (đăng ký biến động lần cuối ngày 17/1/2019) chi tiết như sau:

- Thửa đất 700, tờ bản đồ 30, xã Liên Đầm, diện tích: 66 m2 ONT + 108 m2 CLN;- Thời hạn sử dụng: Lâu dài với đất ở; đến ngày 15/10/2043 với đất CLN;Ông Lương Minh Hoàng nhận chuyển nhượng QSD đất nhưng chưa lập thủ tục theo

quy định của pháp luật, cụ thể: Ngày 20/4/2013, ông Lý Nhộc Ốn viết giấy mua bán chuyển nhượng cho ông Lương Minh Hoàng CMND số 250287588, thường trú tại Thôn 3, xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Lý Nhộc Ốn đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Lương Minh Hoàng.

Hiện nay ông Lý Nhộc Ốn ở đâu liên hệ với UBND xã Liên Đầm hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để được hướng dẫn lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông Lương Minh Hoàng CMND số 250287588 thường trú tại Thôn 3, xã Liên Đầm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Bà Trần Thị Mai Liên được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận số M 777305 ngày 14/9/1998 (đăng ký biến động lần cuối ngày 30/12/1998), chi tiết như sau:

- Thửa đất số 397, tờ bản đồ 28, xã Liên Đầm, diện tích: 1.210 m2 CLNNgày 16/11/2002, bà Trần Thị Mai Liên sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Phạm

Hữu Lập nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định cho ông Phạm Hữu Lập và bà Trần Thị Mai Liên đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Phạm Hữu Lập.

Hiện nay, bà Trần Thị Mai Liên ở đâu liên hệ với UBND xã Liên Đầm hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để được hướng dẫn lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại liên quan đến thửa đất trên, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Phạm Hữu Lập tại thửa đất nêu trên.

Hộ ông Dương Văn Thụy được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T 399949 ngày 26/6/2001. Vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 2429, có tên trong sổ địa chính tại trang 45, quyển 145, thuộc thửa đất số 696, tờ bản đồ số 3, diện tích 110 m2 đất ở tại nông thôn (ONT), xã Hòa Ninh;

Năm 2003, ông Dương Văn Thụy chuyển nhượng QSDĐ thửa đất 696 (3), diện tích 110 m2 đất ở tại nông thôn (ONT) cho ông Nguyễn Văn Cường và bà Hoàng Thị Thanh Bình, địa chỉ thường trú tại Thôn 1, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông Dương Văn Thụy đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nguyễn Văn Cường và bà Hoàng Thị Thanh Bình;

Hiện nay ông Dương Văn Thụy và gia đình ông Dương Văn Thụy ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Ninh hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật;

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, lập thủ tục nhận chuyển nhượng cho ông Nguyễn Văn Cường và bà Hoàng Thị Thanh Bình theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO V/V GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHẬN QSD ĐẤT

Cảng Hàng không Liên Khương - CN TCT Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP tổ chức chào hàng rộng rãi các gói thầu:

Gói 1: “Cung cấp hàng hóa, bánh kẹo, nước các loại…”Gói 2: “Cung cấp vật tư vệ sinh”Gói 3: “Cung cấp văn phòng phẩm” theo thời gian và địa điểm như sau:- Phát hành hồ sơ thông báo mời chào giá: Từ 08h00 ngày 27/05/2019 đến 16h30

ngày 29/05/2019- Địa điểm phát hành hồ sơ: Văn phòng - Cảng Hàng không Liên Khương, Quốc

lộ 20, TT. Liên Nghĩa, H. Đức Trọng, T. Lâm Đồng- Số điện thoại: 02633.843.802Chỉ dẫn đối với nhà thầu:- Hình thức đấu thầu: Chào hàng rộng rãi.- Thời gian tiếp nhận hồ sơ chào giá: từ 8h00 ngày 28/05/2019 đến 16h30 ngày

30/05/2019- Thời gian mở thầu: 9h00 ngày 31/05/2019- Thời gian thực hiện hợp đồng: Đến hết ngày 31/12/2020

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Bảo Lâm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký nhận QSD đất của ông Hà Văn Hiện cùng vợ là bà Phạm Thị Dâng sử dụng đất tại xã Tân Lạc, huyện Bảo Lâm. Với các thông tin cụ thể như sau:

+ Thửa đất số 268, diện tích 10.740 m2

+ Mục đích sử dụng đất: Đất trồng cây lâu năm (CLN)+ Tờ bản đồ số: 36, xã Tân Lạc+ Thời hạn sử dụng đất: 10/2043Giấy CNQSD đất số hiệu P 760548 được UBND huyện Bảo Lâm cấp cho hộ ông

Nguyễn Văn Đạo ngày 23/12/1999, số vào sổ theo dõi cấp giấy: 00419/QSDĐ.Năm 2003, hộ ông Nguyễn Văn Đạo sang nhượng bằng giấy viết tay cho ông Hà

Văn Hiện cùng vợ là bà Phạm Thị Dâng nhưng chưa lập thủ tục sang nhượng theo quy định; đồng thời giao Giấy chứng nhận bản gốc số hiệu: P 760548 cho ông Hà Văn Hiện cùng vợ là bà Phạm Thị Dâng quản lý và sử dụng.

Vậy Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm thông báo:Hộ ông Nguyễn Văn Đạo ở đâu đề nghị ông (bà) liên hệ với Chi nhánh Văn phòng

Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền

thông, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Bảo Lâm sẽ lập thủ tục đăng ký nhận QSD đất cho ông Hà Văn Hiện cùng vợ là bà Phạm Thị Dâng tại thửa đất nêu trên theo quy định.