icmp / cccep pha i: bÁo cÁo tỔng kẾt

25
ICMP/ CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT Chương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm thích nghi với Biến đổi khí hậu/Biến đổi khí hậu và các Hệ sinh thái ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Upload: others

Post on 17-Oct-2021

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾTChương trình Quản lý tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm thích nghi với Biến đổi khí hậu/Biến đổi khí hậu và các Hệ sinh thái ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Page 2: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

3

MỤC LỤC

1. Mô tả tóm tắt 4

Sơ lược về chương trình 5

Các tác động chính 8

2. Thông tin khái quát 8

Các đối tác và nhà tài trợ chương trình 11

Bối cảnh: Đồng bằng sông Cửu Long 12

Các mục tiêu của chương trình 12

Thiết lập chương trình 14

3. Các lĩnh vực hoạt động 16

Quản lý các giải pháp kỹ thuật 17

Sinh kế bền vững 25

Nhận thức môi trường 29

Quản trị vùng ven biển 31

Các hoạt động khác 36

4. Các chỉ số 38

5. Các bài học kinh nghiệm từ Pha I 42

6. Triển vọng 44

Page 3: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

4 5

ICMP/CCCEP Pha I MÔ TẢ TÓM TẮT

1. MÔ TẢ TÓM TẮT

Sơ lược về chương trình Các tác động chính

Sơ lược về chương trìnhĐồng bằng sông Cửu Long là nơi cư trú của 17 triệu người và là vùng canh tác nông nghiệp quan trọng nhất của cả nước. Sản lượng lúa gạo của vùng chiếm 52% tổng sản lượng của cả nước, cung cấp lương thực cho hơn 145 triệu dân sinh sống ở khu vực Châu Á - gần bằng tổng dân số của cả Đức và Pháp cộng lại. Nhờ có Đồng bằng sông Cửu Long mà Việt Nam, từ nước trải qua nạn thiếu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Tuy nhiên, hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với các mối đe dọa. Biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng nước biển dâng. Theo các nghiên cứu chính thức, 38% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị nước biển nhấn chìm vào năm 2100. Một số khu vực ven bờ đang bị xâm thực khoảng 30 m mỗi năm. Rừng ngập mặn dọc theo bờ biển bảo vệ đất liền khỏi ảnh hưởng của bão, lũ hiện đang bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bão lũ cũng có thể gia tăng đáng kể trong tương lai. Ngoài ra, tình trạng xâm nhập mặn gia tăng dẫn đến đất nhiễm mặn, gây khó khăn đáng kể cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài biến đổi khí hậu, các hệ sinh thái tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long cũng cho thấy có sự thay đổi trên quy mô lớn. Điều này xảy ra do mất rừng ven biển, thay đổi dòng chảy tự nhiên, các hoạt động nuôi trồng thủy sản và thâm canh nông nghiệp. Các thách thức này đe dọa đến tương lai của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái quan trọng mà cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương và hàng triệu người dân trên toàn cầu phụ thuộc vào đó.

Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và các thách thức này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, rừng ngập mặn là một phần không thể thiếu trong bảo vệ vùng ven biển; bảo vệ vùng ven biển đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát độ mặn của đất; độ mặn của đất có tác động đến sản xuất nông nghiệp; quản lý nước mặn cho các nhu cầu sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thường phức tạp và dẫn đến mâu thuẫn giữa những người dân …

Đây là lý do tại sao Chính phủ Úc, Đức và Việt Nam cùng nhau khởi động thực hiện chương trình phát triển tổng hợp ICMP/CCCEP1 vào năm 2011 nhằm giúp vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu. Mục tiêu trong Pha I (2011-2014) của ICMP/CCCEP là quản lý và bảo vệ có hiệu quả các hệ sinh thái ven biển nhằm giảm thiểu và thích ứng

Các số liệu tổng quát

Tên chương Trình Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển (ICMP)

cơ quan chủ quản Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD)

nhà Tài Trợ Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ)

Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) – Cơ quan Hỗ trợ Phát triển của Úc

cơ quan Thực hiện Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ

Phạm vi Thực hiện Cấp trung ương, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau

1 ICMP: Bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long; CCCEP: Chương trình Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển

Page 4: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

6 7

ICMP/CCCEP Pha I MÔ TẢ TÓM TẮT

với các rủi ro về môi trường có liên quan đến biến đổi khí hậu. Các hoạt động được thực hiện ở cấp trung ương và 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và An Giang.

Các lĩnh vực hoạt động chính của Chương trình gồm quản lý các giải pháp kỹ thuật, sinh kế bền vững, nhận thức về môi trường và quản lý vùng ven biển. Trong các lĩnh vực này, chương trình cũng đã đạt được một số thành công giúp vùng ven biển có khả năng chống chịu tốt hơn với sự thay đổi của môi trường.

Quản lý các giải pháp kỹ thuật Ngăn chặn tình trạng mất đất và mất rừng

• Hàng rào chắn sóng: Chương trình đã xây dựng giải pháp mới, hiệu quả về mặt kinh tế và thân thiện với môi trường nhằm ngăn chặn việc mất đến 30 m đất ra biển mỗi năm; và thậm chí còn giành lại được đến 180m đất từ biển trong vòng 2 năm với giải pháp này, từ đó giúp 40.000 người dân an toàn trước các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão và lũ2 .

• Phục hồi rừng ngập mặn: Chương trình đã thành công trong việc phục hồi rừng ngập mặn, cả trên khu vực đất trống mà trước đó không thể trồng cây. Kỹ thuật này hiện đang được những người làm nghề rừng Việt Nam áp dụng.

• Đồng quản lý rừng: Chương trình đi tiên phong trong việc xây dựng mô hình trong đó người dân địa phương chia sẻ trách nhiệm quản lý rừng ngập mặn với các cơ quan chính quyền, trao quyền sử dụng rừng cho người dân vì sinh kế của họ.

• Hệ thống Hỗ trợ ra quyết định về bảo vệ vùng ven biển: Đã thực hiện các bước đầu tiên giới thiệu các phương pháp đánh giá sự thay đổi dọc theo đường bờ biển nhằm đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả hơn cho các giải pháp bảo vệ vùng ven biển.

Sinh kế bền vững Kỹ thuật canh tác thích ứng với sự thay đổi của môi trường• Sinh kế: Chương trình đã giới thiệu một số giải pháp

sinh kế thích ứng với sự thay đổi của môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hơn 8.500 nông dân đã trực tiếp tham gia và tiếp tục nhân rộng các biện pháp sinh kế này với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương.

• Tưới tiết kiệm nước (AWD): Ví dụ như, việc giới thiệu phương pháp canh tác lúa cải tiến áp dụng kỹ

Cánh đồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long

thuật Tưới ướt khô xen kẽ (AWD) đã giúp giảm tới 30% lượng nước và thuốc bảo vệ thực vật, trong khi lại giúp nông dân tăng 40% lợi nhuận.

• Nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn: Cải tiến kỹ thuật cho nông dân, trong đó có 40% là nữ giới3 , trồng rừng ngập mặn tại các đầm tôm giúp tăng 27% lợi nhuận, giảm khả năng bị tổn thương trước dịch bệnh của tôm và góp phần bảo vệ rừng ngập mặn vùng ven biển.

• Đánh giá chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản: Đã đánh giá chuỗi giá trị đối với tôm sinh thái thân thiện với môi trường được cấp chứng chỉ và không được cấp chứng chỉ nhằm đưa ra tư vấn tốt hơn trong quá trình xây dựng chiến lược tiếp thị trong Pha II của Chương trình.

Nhận thức môi trường Hiểu được tầm quan trọng của môi trường tự nhiên

• Nhận thức: Chương trình đã khởi xướng một loạt các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức môi trường tại Đồng bằng sông Cửu Long, đặt nền móng cho công tác bảo vệ hệ sinh thái trong tương lai.

• Sách và tài liệu giảng dạy: Đáng kể nhất, các vấn đề có liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu được lồng ghép vào kế hoạch giảng dạy ở các trường cấp 1, 2 và cấp 3 tại một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và đã biên soạn một số quyển sách giáo khoa về nhận

* Đất liền hay không phải là đất liền?

Tại vùng ven bờ của Đồng bằng sông Cửu Long, thường rất khó xác định xem đất liền kết thúc tại đâu và biển bắt đầu từ đâu. “Đất liền” được đề cập trong báo cáo này tương đương với “nơi rừng ngập mặn có thể sinh trưởng”, đó là phần đất liền đủ cao so với mực nước biển và do đó có cơ cấu đủ chắc để cát không bị nước biển rửa trôi. Xói lở được xác định là sự mất đất và bồi lắng chính là giành lại phần đất mất đi đó.

2 Tất cả các số liệu về đầu ra và tác động của Chương trình có được từ số liệu giám sát chương trình.

3 Để biết thêm chi tiết các vấn đề về giới trong bối cảnh quản lý vùng ven biển, tham khảo báo cáo của ICMP/CCCEP „Đánh giá vai trò của nữ giới trong Bảo vệ môi trường Vùng ven biển“ (2013).

thức môi trường.• Giáo viên: Tổng số hơn 25.000 giáo viên cam kết tham

gia, hơn một nửa trong số này tham gia các khóa tập huấn về cách thức chuyển tải các vấn đề môi trường vào bài giảng – đây là một sáng kiến mới ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Quản lý vùng ven biển Đưa các giải pháp được xây dựng ở địa phương thành chính sách quốc gia

• Chính sách: Chương trình đã thành công trong việc đưa các kinh nghiệm thực tế thành các chính sách và tiêu chuẩn hiện đang được dự thảo tại cấp trung ương, đây là cơ sở để giới thiệu các giải pháp kỹ thuật mới trên toàn quốc. Sự ủng hộ từ Chính phủ Việt Nam là một trong các yếu tố thành công chính của chương trình.

• Quản lý rừng: Một gói gồm 4 chính sách sẽ cho phép quản lý hiệu quả rừng ven biển (ngoài các sáng kiến khác) thông qua sự tham gia chặt chẽ của người dân địa phương và thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng hơn về phục hồi rừng ngập mặn – có được từ kinh nghiệm thực hiện của chương trình tại các tỉnh.

• Quản lý nước: Một số biện pháp được áp dụng hỗ trợ chính quyền đưa ra các quyết định đúng đắn hơn về quy hoạch và quản lý nguồn nước ngọt, nước lợ và nước mặn cũng như các công trình phụ trợ tại Đồng bằng sông Cửu Long, phục vụ sản xuất nông nghiệp bền

vững và năng suất hơn.• Lập kế hoạch và ngân sách: Chương trình đã bắt

đầu hỗ trợ xây dựng cấu trúc tài chính công về biến đổi khí hậu thông qua phân tích các lỗ hổng giữa chiến lược của quốc gia và tỉnh với ngân sách thực chi có liên quan đến biến đổi khí hậu tại địa phương.

Nhờ các biện pháp này, Chương trình đã có thể cải thiện điều kiện sống cho những người yếu thế và các cộng đồng địa phương, những người chịu tác động nhiều nhất từ sự thay đổi của môi trường. Đặc biệt, các hoạt động tập trung vào đồng quản lý rừng và sinh kế đều hướng đến nhóm người nghèo và đã giúp họ nâng cao khả năng chống chịu trước sự thay đổi của môi trường cũng như tăng thu nhập.

Hướng tiếp cận thể chế hóa các giải pháp kỹ thuật do Chương trình xây dựng sẽ là một trong các nhân tố định hướng trong pha II, từ 2014-2017. Trong Pha II, Chương trình sẽ tập trung nhân rộng các giải pháp kỹ thuật nhằm đạt được tác động toàn diện trên phạm vi lớn hơn. Việc này bao gồm biến các sáng kiến thành chính sách và quy định, thiết lập các mối quan hệ đối tác mới giúp tạo ra sức mạnh tổng hợp, và tăng khả năng về tài chính và kỹ thuật của các cơ quan chính quyền khi đưa ra các thay đổi cần thiết, giúp Đồng bằng sông Cửu Long chống chịu tốt hơn với sự thay đổi của môi trường, duy trì sinh kế và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Page 5: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

8 9

Các tác động chính

Quản lý các giải pháp kỹ thuật:

→ Giành lại 10 ha đất từ biển (tương đương với diện tích 20 sân bóng đá)

→ 99% đê biển của Sóc Trăng và Bạc Liêu hiện không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sóng biển

→ 603 ha rừng ngập mặn được phục hồi

→ Mô hình đồng quản lý được giới thiệu thành công tại Việt Nam

→ 40.000 người dân an toàn hơn trước các hiện tượng thời tiết cực đoan

Ngăn ngừa thiên tai và giảm thiểu rủi ro:

→ Hơn 27.000 người ít có nguy cơ bị tổn thương hơn trước các hiện tượng thời tiết cực đoan

→ 17 trường học, 9 cây cầu, 5 đường giao thông nông thôn và 2 phòng khám đã được xây dựng lại sau trận lũ lớn xảy ra tại Kiên Giang năm 2011

Nhận thức môi trường: → Nâng cao nhận thức cho hơn 25.000 giáo viên

→ Các vấn đề về môi trường được đưa vào kế hoạch giảng dạy chính thức tại các trường học và đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua

→ 93% học sinh tiểu học tại Kiên Giang tham gia khảo sát cho rằng đã thay đổi hành vi của mình đối với môi trường

Quản trị vùng ven biển: → Gói chính sách về quản lý rừng dự kiến

mang lại tác động tích cực cho khoảng 3.200 km đường bờ biển của Việt Nam và mang lại lợi ích cho 8,7 triệu người

→ Gói chính sách về quản lý tưới dự kiến được sử dụng bởi 11.000 hiệp hội quản lý nước và mang lại lợi ích cho hơn 300.000 ha diện tích canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Ngân sách bổ sung: → Chương trình đã hỗ trợ các cơ quan

của Việt Nam tiếp cận khoản vay trị giá 32,5 triệu USD cho các dự án bổ sung liên quan đến các lĩnh vực chủ chốt của chương trình (xem trang 37 để biết thêm chi tiết)

Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng chống chịu cao hơn với biến đổi khí hậu thông qua:

ICMP/CCCEP Pha I MÔ TẢ TÓM TẮT

Sinh kế bền vững: → 22 mô hình sinh kế phục vụ 8.500 hộ gia đình

giúp làm giảm áp lực lên môi trường và tăng thu

nhập cho các hộ gia đình khoảng 20-80%

→ Kỹ thuật sản xuất lúa áp dụng phương pháp tưới

ướt khô xen kẽ (AWD): giảm 30% lượng nước và

thuốc bảo vệ thực vật sử dụng, tăng 40% thu

nhập

→ Các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản trong rừng

ngập mặn: không sử dụng thuốc bảo vệ thực

vật, tăng 27% thu nhập

Page 6: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

10 11

ICMP/CCCEP Pha I THÔNG TIN KHÁI QUÁT

2. THÔNG TIN KHÁI QUÁT

Các đối tác và nhà tài trợ chương trìnhBối cảnh: Đồng bằng sông Cửu LongCác mục tiêu của Chương trìnhThiết lập Chương trình

BỘ nÔng nghiệP và PhÁT TriỂn nÔng ThÔn (nn & PTnT)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi / các dịch vụ quản lý nước, phát triển nông thôn và các lĩnh vực khác. Bộ NN & PTNT là cơ quan chủ quản của chương trình ICMP / CCCEP; theo đó Bộ NN & PTNT và các cơ quan trực thuộc Bộ ở cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là các đối tác thực hiện quan trọng nhất. Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp thuộc Bộ NN & PTNT là cơ quan phối hợp thực hiện Chương trình.

BỘ ngOại giaO và Thương mại Úc (DFaT) – cơ quan hỖ Trợ PhÁT TriỂn Úc

Chương trình hỗ trợ nước ngoài của chính phủ Úc là một chương trình do chính phủ liên bang cấp vốn nhằm giúp giảm nghèo tại các nước đang phát triển. Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc – Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc chịu trách nhiệm quản lý chương trình. Chính phủ Úc phối hợp với chính phủ các nước, Liên hợp quốc, các công ty của Úc và các tổ chức phi chính phủ thiết kế và xây dựng các dự án, khắc phục các nguyên nhân và hậu quả của đói nghèo tại các nước đang phát triển thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại – Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Úc.

Chương trình cho quốc gia Việt Nam tập trung vào thúc đẩy hội nhập kinh tế hơn nữa trong khu vực của Việt Nam thông qua hỗ trợ cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và cải cách kinh tế; tăng cường nguồn nhân lực của Việt Nam và nâng cao tính bền vững môi trường.

BỘ hợP TÁc Kinh TẾ và PhÁT TriỂn Liên Bang ĐỨc (BmZ)

Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên bang Đức xây dựng các hướng dẫn và quan điểm làm cơ sở cho chính sách phát triển của Đức. Đây là cơ sở để xây dựng các dự án hợp tác với các nước đối tác và các tổ chức phát triển quốc tế.

Kể từ năm 1990, Đức đã cấp hơn 1,8 tỉ Euro cho Việt Nam, hầu hết dưới hình thức vốn vay đối với các chương trình hợp tác chung. Các lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác song phương với Việt Nam là môi trường (quản lý vùng ven biển và đa dạng sinh học), năng lượng và đào tạo nghề.

TỔ chỨc hợP TÁc PhÁT TriỂn ĐỨc giZ

Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ là một doanh nghiệp thuộc chính phủ liên bang Đức chuyên hỗ trợ kỹ thuật cho các quá trình chuyển đổi kinh tế, chính trị, xã hội dưới hình thức hợp tác quốc tế và hợp tác phát triển. GIZ hoạt động tại 130 quốc gia trên khắp thế giới thay mặt cho chính phủ Đức, các nhà tài trợ khác và các bên liên quan được lựa chọn thuộc khối tư nhân.

Theo đó, GIZ là cơ quan thực hiện ICMP / CCCEP. Trong hơn 20 năm hoạt động tại Việt Nam, GIZ hiện có khoảng 250 chuyên gia làm việc trên khắp cả nước, bao gồm nhân sự trong nước và quốc tế, chuyên gia phát triển và các chuyên gia quốc tế khác.

Các đối tác và nhà tài trợ chương trình

Page 7: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

12 13

ICMP/CCCEP Pha I THÔNG TIN KHÁI QUÁT

Bối cảnh: Đồng bằng sông Cửu LongĐồng bằng sông Cửu Long là nơi cư trú của 17 triệu người và là vùng canh tác nông nghiệp quan trọng nhất của cả nước. Sản lượng lúa gạo của vùng chiếm 52% tổng sản lượng của cả nước, nhờ có Đồng bằng sông Cửu Long mà Việt Nam – quốc gia đã từng trải qua nạn thiếu lương thực hiện trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng công nghiệp lớn thứ ba cả nước, chỉ đứng sau thủ đô Hà Nội và TP.HCM.

Tuy nhiên, hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với các mối đe dọa. Biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng nước biển dâng. Theo các nghiên cứu chính thức, 38% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị nước biển nhấn chìm vào năm 2100. Một số khu vực ven bờ đang bị xâm thực khoảng 30 m mỗi năm. Rừng ngập mặn dọc theo bờ biển bảo vệ đất liền khỏi ảnh hưởng của bão, lũ hiện đang bị suy giảm nghiêm trọng. Mức độ gia tăng xâm nhập mặn dẫn đến tình trạng đất nhiễm mặn, gây khó khăn đáng kể cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài biến đổi khí hậu, thực tiễn sản xuất nông nghiệp bất hợp lý, như sử dụng không đúng mức thuốc trừ sâu cũng gây ra sự mất cân bằng các hệ sinh thái ven biển. Tương lai của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang bị đe dọa.

Tuy nhiên, các cơ quan trong nước chưa đủ năng lực để ngăn chặn các xu hướng này. Các cơ quan chức năng ở cấp trung ương và địa phương cũng chưa tìm ra được các giải pháp kỹ thuật mang tính chiến lược cũng như là các phương tiện tài chính để chuẩn bị cho vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng chống chịu với môi trường đầy biến động. Hơn nữa, các cơ quan thực hiện ở cấp trung ương và địa phương cần phải hợp tác chặt chẽ

hơn nữa để thực hiện các giải pháp đã được xác định là phù hợp. “Thiếu liên kết trong thực hiện” giữa các chiến lược quốc gia và hành động ở cấp địa phương là thách thức chính tại Việt Nam.

Tất cả những thách thức này không chỉ đặt ra viễn cảnh khó khăn đối với môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn gây ra các hậu quả tức thời về kinh tế. Trong một vùng mà nền kinh tế phụ thuộc đáng kể vào nông nghiệp (đặc biệt là trồng lúa và cây ăn quả) và nuôi trồng thủy sản (nuôi cá và tôm), điều hết sức quan trọng

là đất và các hệ sinh thái có thể giúp duy trì các hoạt động này, nếu không hàng triệu nông dân nghèo sẽ phải đối mặt với nguy cơ thu nhập thấp hoặc không có thu nhập.

Tại những vùng nơi mà cánh đồng lúa và ao nuôi tôm tiếp giáp nhau, việc mất đất do xâm thực có nghĩa rằng các áp lực về kinh tế và xã hội nhân lên gấp bội. Việt Nam đang ở giữa thời kỳ chuyển đổi từ một nước đang phát triển sang một nước mới nổi nên sẽ cần phải giữ vững được tốc độ tăng trưởng để giữ đà kinh tế ở mức cao.

Trong bối cảnh này, sự suy thoái liên tục của các hệ sinh thái chỉ là một vấn đề. Mối đe dọa nghiêm trọng khác đối với Đồng bằng sông Cửu Long là các hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là lũ

và bão lớn. Trong trường hợp có lũ, bão lớn, một lượng lớn nước có thể tràn qua đê tại các điểm khác nhau và có thể khiến nước xâm nhập vào sâu trong nội địa từ 20 – 30 km mà không thể tiêu thoát được. Điều này sẽ gia tăng đáng kể hiện tượng đất bị mặn hóa và phá hủy diện tích lớn hoa màu, đặt sinh kế của hàng vạn nông dân trong tình trạng bị đe dọa.

Các mục tiêu của chương trìnhMục đích của chương trình là củng cố bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng cách tăng khả năng chống chịu trước các biến đổi của khí hậu và môi trường. Mục tiêu của giai đoạn I (2011- 2014) là quản lý và bảo vệ hiệu quả các hệ sinh thái ven biển nhằm giảm nhẹ và thích ứng với các hiểm họa môi trường có liên quan đến biến đổi khí hậu. Trong đó có bảo vệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành một vùng kinh tế đảm bảo sinh kế cho người dân nơi đây.

Việc quản lý các mối đe dọa đối với bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo phương pháp tiếp cận ngành một chiều là không khả thi. Bản chất của vấn đề là nhiều

vấn đề xâu chuỗi với nhau, như quản lý nước, lâm ng-hiệp, đê điều, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp. Các vấn đề này thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan chức năng khác nhau tại Việt Nam nhưng mức độ phối hợp lại thấp.

Đây là lí do tại sao cần có một phương pháp tiếp cận liên ngành và theo chiều dọc cho ICMP / CCCEP, bao quát 4 lĩnh vực trọng tâm là: quản lý các giải pháp kỹ thuật, sinh kế bền vững, nâng cao nhận thức môi trường và quản trị vùng ven biển ở cả cấp trung ương và địa phương. Chỉ bằng cách kết hợp các lĩnh vực này – ví dụ bằng cách đưa các kinh nghiệm trong quản lý các giải pháp kỹ thuật cấp tỉnh thành quy định pháp lý về vùng ven biển ở cấp quốc gia, hoặc nâng cao nhận thức về các biến động môi trường để khuyến khích người nông dân thay đổi kỹ thuật của họ cho phù hợp – chương trình đã có thể đạt được các mục tiêu đề ra.

Theo khung thể chế, pháp lý và chiến lược của Chính phủ Việt Nam, tất cả các hoạt động của chương trình đều nhằm hỗ trợ các cơ quan chức năng cấp trung ương và địa phương trong 4 lĩnh vực có liên quan chặt chẽ đến các thách thức mà khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt.

Quản lý các giải pháp kỹ thuật• Ngăn chặn xói lở dọc bờ biển• Phục hồi rừng ngập mặn làm hàng rào bảo vệ tự nhiên

cho đất • Xây dựng và áp dụng các phương pháp mới để hỗ trợ

quá trình ra quyết định nhằm bảo vệ vùng ven biển hiệu quả và hiệu lực hơn.

Sinh kế bền vững• Hỗ trợ các hộ nông dân trồng lúa và nuôi tôm sử dụng

các kỹ thuật bền vững và hiệu quả hơn nhằm thích ứng với một môi trường biến động và có thu nhập cao hơn

Nâng cao nhận thức môi trường• Hình thành sự hiểu biết về các liên kết môi trường và

lợi ích của các hành vi bền vững

Quản trị vùng ven biển• Biến các giải pháp ở địa phương thành các hướng dẫn,

quy chuẩn và tiêu chuẩn quốc gia mà có thể áp dụng được khi thích hợp

Cửa cống này 10 năm trước ở sát một con đê trước khi bức ảnh này được chụp nhưng bây giờ nó đã cách bờ biển 300m, chứng tỏ rằng mỗi năm bị xói lở 30m

Page 8: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

14 15

ICMP/CCCEP Pha I THÔNG TIN KHÁI QUÁT

Thiết lập chương trìnhICMP / CCCEP là một chương trình của chính phủ Việt Nam do chính phủ các nước Úc, Đức và Việt Nam đồng tài trợ và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ triển khai thực hiện.

Trong Giai đoạn I, chương trình có một hợp phần trung ương thực hiện tại Hà Nội và 5 hợp phần cấp tỉnh tại 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và An Giang. Các dự án thành phần tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau được cấp vốn độc lập từ Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Đức (BMZ), và Bộ Môi trường Đức (BMU).

Bộ NN & PTNT là cơ quan chủ quản của chương trình và là đối tác thực hiện quan trọng nhất bên cạnh các cơ quan trực thuộc Bộ ở cấp tỉnh (Sở NN & PTNT) và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh. Các UBND tỉnh đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng và triển khai các hướng dẫn và pháp lệnh về thực hiện các biện pháp bền vững và có khả năng chống chịu với khí hậu.

Chương trình hiện đang làm việc với nhiều cơ quan trực thuộc Bộ NN & PTNT.

• Chương trình phối hợp với Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp trực thuộc Bộ NN & PTNT về mặt thể chế. Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình và hợp tác tài chính.

• Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ NN & PTNT là đối tác thực hiện cấp trung ương. Tổng cục Thủy lợi chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các chính sách quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý và hệ thống thủy lợi, quy hoạch và quản lý đê điều, phòng chống lũ lụt và thiên tai.

• Tổng cục Lâm nghiệp cũng là một đối tác thực hiện cấp trung ương. Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách quốc gia, trong đó có các chính sách về quản lý lâm nghiệp, bao gồm đồng quản lý, quản lý và bảo vệ rừng ven biển.

• Ban chỉ đạo gồm 20 thành viên do Thứ trưởng Bộ NN & PTNT làm trưởng ban quản lý tổng thể Chương trình.

Ngoài ra, chương trình đang hợp tác với các bộ khác như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ. Các Bộ này và cơ quan trực thuộc ở cấp tỉnh đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các chính sách có liên quan, các kế hoạch

phát triển và hướng dẫn cũng như triển khai thực hiện các hoạt động cơ sở.

0 10 20 30 40 km

Kien Giang

Ca Mau

Bac Lieu

Soc Trang

Can Tho

HauGiang

An Giang

Dong Thap

Long An

TP. Ho Chi Minh

Tien Giang

Ben TreVinh Long

Tra Vinh

N0 10 20 30 40 km

Kien Giang

Ca Mau

Bac Lieu

Soc Trang

Can Tho

HauGiang

An Giang

Dong Thap

Long An

TP. Ho Chi Minh

Tien Giang

Ben TreVinh Long

Tra Vinh

Page 9: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

16 17

ICMP/CCCEP Pha I Lĩnh vực hoạt động

Ngăn chặn sự mất đất và mất rừng

Khái quátQuản lý các giải pháp kỹ thuật là một lĩnh vực hoạt động trọng tâm của chương trình và nhận được sự quan tâm lớn, do đó đón nhận rất nhiều chuyến tham quan của các chính trị gia, giới chuyên môn, truyền thông trong nước và quốc tế. Lí do là: chương trình đi tiên phong trong việc xây dựng các giải pháp chi phí thấp mà bền vững cho một số vấn đề quan trọng nhất của vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long – mất đất do biển xâm thực và suy giảm nhanh chóng các khu rừng ngập mặn.

Vấn đềCách đây 100 năm, khi các thủy thủ lái tàu dọc bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long, tất cả những gì họ nhìn thấy là cây cối. Một dải rừng ngập mặn dày khoảng 800 đến 1.200 m, nằm giữa biển và đất liền và đóng vai trò là vùng đệm tự nhiên chống lại bão lũ.

Ngày nay, đai rừng ngập mặn giữa vùng nước và đất liền đang thu hẹp lại từ cả hai phía. Từ phía đất liền, những người nông dân muốn chiếm các phần rừng có giá trị làm đất trồng lúa và ao nuôi tôm, và người dân địa phương hoặc những người không có đất chặt phá rừng lấy gỗ để bán kiếm tiền hoặc dùng làm củi đốt. Áp lực khác đến từ các kênh thủy lợi tạo ra dòng chảy theo 2 hướng: từ sông Cửu Long đổ ra biển và từ biển đổ vào các ao nuôi tôm, cá. Khi các kênh dẫn nước đổ ra biển, thường xảy ra hiện tượng xói lở.

Hiện tượng xói lở này – mất đất do biển xâm thực – là mối đe dọa lớn đối với rừng ngập mặn ở phía biển, và là một thách thức lớn đối với người dân vùng ven biển: xâm thực đến 30 m mỗi năm nghĩa là nếu không có biện pháp can thiệp, các ngôi nhà mà hiện đang nằm cách bờ biển 300 m sẽ nằm sát ngay trên bờ biển trong 10 năm nữa.

Một biện pháp can thiệp là đê. Các con đập nhân tạo giúp ngăn nước biển không tràn vào đất liền trong trường hợp có lũ. Về mặt lý thuyết, các tuyến đê là đủ để bảo vệ vùng nội địa không bị ngập lụt nếu không có điểm yếu là: các tuyến đê không chỉ làm xáo trộn hệ sinh thái ven biển tự nhiên mà còn rất tốn kém và phức tạp khi xây cũng như duy tu, sửa chữa.

Do đó sự kết hợp giữa các tuyến đê được thiết kế tốt với các khu rừng ngập mặn được bảo vệ và các kỹ thuật chống xói lở cải tiến là giải pháp thích hợp nhất để bảo vệ đất

không bị biển lấn tại các vùng như Đồng bằng sông Cửu Long. Cách thức hoạt động: các hàng rào chắn sóng (xem hình dưới) làm suy giảm năng lượng sóng, tạo điều kiện bồi lắng và khôi phục các bãi bồi bị mất để có thể trồng rừng ngập mặn trên đó. Rừng ngập mặn là tuyến phòng hộ đầu tiên trước lũ và bão bằng cách suy giảm hiệu quả năng lượng sóng cồn; các tuyến đê có chức năng là hàng rào bảo vệ cuối cùng mà chỉ các trận lũ lớn mới có thể vượt qua.

Lợi thế này của rừng ngập mặn so với đê là có thể định lượng được. Ở miền Bắc Việt Nam, nơi mà đặc điểm vùng ven biển khác với Đồng bằng sông Cửu Long nhưng vẫn có thể sử dụng để tham khảo, rừng ngập mặn đã được phục hồi ở phía trước đê, do đó giảm áp lực lên đê và giảm chi phí cho việc tu sửa đê. Theo một nghiên cứu của Hội chữ thập đỏ, “với khoản đầu tư ban đầu là 1,1 triệu USD cho phục hồi rừng ngập mặn ở miền Bắc Việt Nam đã tiết kiệm 7,3 triệu USD tu sửa đê hàng năm” (Nguồn: Báo cáo đánh giá của chương trình trồng rừng ngập mặn / phòng ngừa thảm họa 2005 do hội chữ thập đỏ Đan Mạch và Nhật Bản tài trợ). Một phân tích chi phí – lợi ích có tính khoa học, định lượng đã đánh giá các hoạt động của ICMP / CCCEP tại tỉnh Sóc Trăng và thấy rằng phương pháp tiếp cận quản lý các giải pháp kỹ thuật ven biển dựa vào hệ sinh thái rẻ hơn gấp 5 lần so với việc nâng cấp và tu sửa một tuyến đê mà không áp dụng thêm các phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái, như là rừng ngập mặn ở phía trước đê.

Bên cạnh các lợi ích về bảo vệ vùng ven biển, rừng ngập mặn cũng đóng góp đáng kể cho tính đa dạng sinh học và nền kinh tế, cụ thể 70 – 80% sản lượng cá được đánh bắt xa bờ trải qua nửa vòng đời của chúng trong rừng ngập mặn. Theo đó, mỗi ha rừng ngập mặn bị chặt phá tương ứng với việc mất đi hơn một tấn sản lượng đánh bắt ở vùng ven biển, tương đương 37.500 USD (nguồn: Viện Hải dương học Scripps).

Giải pháp

hàng rào chắn sóng: ngăn chặn xói lở và phục hồi rừng ngập mặnViệc áp dụng hàng rào chắn sóng (còn được gọi là hàng rào chữ T do có cấu trúc giống chữ T) là một trong số các thành quả chính của ICMP / CCCEP. Trong khi các công trình tương tự đã được sử dụng tại châu Âu hơn 400 năm nay, thì nay chương trình mới chỉ là đơn vị tiên phong sử dụng hàng rào chắn sóng tại Việt Nam. Do đó, mô hình này

3. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Quản lý các giải pháp kỹ thuậtSinh kế bền vữngNâng cao nhận thức môi trường Quản trị vùng ven biểnCác hoạt động khác

Quản lý các giải pháp kỹ

thuật

Page 10: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

180m

110m18 19

ICMP/CCCEP Pha I Lĩnh vực hoạt động

1

2

1

2

Rừng và đất trống

Đất trống được Chương trình khôi phục

Phục hồi rừng ngập mặn trên bãi lầy (đã trồng rừng)

Tái sinh tự nhiên rừng ngập mặn sau khi trồng

Quản lý nước

chú thích:

TRƯỚCĐất trống không thể trồng cây

SaU 20 ThÁNGĐất trống đã được phục hồi

TRƯỚCHiện trường xói lở đã được bồi lắng do có hàng rào chắn sóng và trồng một số cây con ngập mặn

SaU 23 ThÁNGĐã giành lại được 180 m đất từ biển với thảm thực vật phong phú vươn xa hơn nhiều so với điểm trồng rừng và hàng rào chắn sóng

N

Page 11: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

20 21

ICMP/CCCEP Pha I Lĩnh vực hoạt động

đã được nhân rộng ở cả trong nước và nước ngoài và đã nhận được sự quan tâm lớn từ các chuyên gia, giới chuyên môn và truyền thông. Chìa khóa thành công của mô hình là sự kết hợp giữa mô hình hóa thủy văn phức tạp và các hàng rào tre đơn giản, kết quả là giảm xói lở và phục hồi rừng ngập mặn.

Thực tế ở Đồng bằng sông Cửu Long biển đang nuốt nhiều đất hơn là do một vài yếu tố. Thứ nhất, nước biển dâng tạo nên các con sóng mạnh hơn gây xói lở. Thứ hai, các nỗ lực phục hồi rừng ngập mặn trong quá khứ sử dụng các loại cây không phù hợp và không có khả năng bảo vệ đất khỏi xói lở; ví dụ loại cây rừng ngập mặn thường được trồng là đước không phù hợp ở rìa phía biển và do đó không phải là phương án tốt nhất để chống xói lở. Nguyên nhân tiềm tàng thứ ba là sự thay đổi của lưu lượng phù sa dọc sông Cửu Long.

Các hàng rào chắn sóng thường là các hàng rào tre chữ T. Dựa trên các nghiên cứu thủy văn phức tạp về dòng

thủy triều, phép đo sâu và chiều cao sóng, các hàng rào chắn sóng được thiết kế và bố trí tại các địa điểm bị xói lở nghiêm trọng ở phía trước tuyến đê. Các hàng rào nằm ở phía biển và làm giảm lực của sóng vỗ vào bờ bằng cách biến đổi sóng, nghĩa là bằng cách nhiễu xạ, dội lại, khúc xạ và biến dạng sóng. Quá trình biến đổi sóng này giúp cho cát và bùn lắng xuống: khi các con sóng giảm bớt năng lượng, các hạt cát và bùn theo các con sóng sẽ lắng xuống đáy và tạo ra quá trình bồi tụ.

Trên các bãi bồi mới hình thành này, rừng ngập mặn có thể phát triển một cách tự nhiên trong vài tháng. Việc phục hồi rừng ngập mặn cũng có thể được hỗ trợ bằng cách trồng

Hàng rào chắn sóng đã được nhân rộng bởi các tổ chức khác trong đó có Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, tổ chức này đang xây dựng các hàng rào tương tự tại Việt Nam và Indonesia.

Phục hồi rừng ngập mặn: mang rừng trở lại bằng cách mô phỏng tự nhiên Trong khi hàng rào chắn sóng là công cụ chính để phục hồi rừng ngập mặn, thì một lĩnh vực hoạt động quan trọng khác là củng cố các khu vực có rừng ngập mặn bị chặt phá hoặc chưa phát huy hết sức mạnh tự nhiên của nó. Trong cả hai trường hợp này, chương trình đã xây dựng thành công các giải pháp để trả lại các khu rừng ngập mặn tươi tốt và đa dạng loài bằng cách mô phỏng tự nhiên.

Trong tự nhiên, rừng là các hệ sinh thái đa dạng loài, có nhiều cây và các loài thực vật khác nhau thuộc các độ tuổi, kích thước và loài khác nhau. Đây là điều làm cho rừng có sức chống chịu: nếu gặp phải các thiên tai như lũ, bão hoặc các thảm họa, tính đa dạng của rừng bảo đảm rằng trong khi một số cây có thể chết, thì các cây khác vẫn sẽ sống sót.

Trái ngược lại, rừng ngập mặn được trồng bởi các cơ quan chức năng của Việt Nam không đa dạng loài mà thuần loài. Điều này là do các tiêu chuẩn và định mức kinh tế nghiêm ngặt chỉ cho phép trồng chuẩn hóa một loài cây theo các hàng dài. Phương pháp này hữu ích trong việc trồng một số lượng lớn cây với số tiền khá ít ỏi trong một khoảng thời gian khá ngắn, nhưng nó lại không áp dụng được trong trồng rừng ngập mặn. Theo đó, các cây rừng thường yếu, không mọc cao lắm và không có khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt.

Chương trình đã xây dựng một số phương pháp tiếp cận nhằm biến các khu rừng thuần loài, nhân tạo và yếu ớt thành các khu rừng đa dạng loài, khỏe mạnh và tự nhiên giúp bảo vệ bờ biển tốt hơn. Phương pháp tiếp cận này là mô phỏng quá trình trẻ hóa tự nhiên của rừng: thông thường, một số cây rất lớn trong một khu rừng có xu hướng đổ bất cứ lúc nào, tạo ra các khoảng trống trong tán rừng và phá hủy các cây nhỏ hơn và các loài thực vật mọc gần đó, tạo điều kiện cho các cây mới sinh trưởng trong phạm vi các khoảng trống đó.

Chương trình đã mô phỏng quá trình tự nhiên này bằng cách tạo các khoảng trống rộng 80 – 100 m2 trong các khu

rừng thuần loài và trồng các loài cây và thực vật khác vào các khoảng trống đó. Kết quả là dần chuyển đổi và củng cố rừng. Phương pháp này thậm chí còn thành công hơn khi tuân theo xu hướng tự nhiên khác của rừng, đó là cây thường không mọc theo các khoảng cách đều nhau như là trong các khu rừng trồng, mà những cây mới thường mọc gần các cây và thân cây đã có trước. Bằng cách áp dụng mô hình này khi trồng cây mới, các khu rừng có khả năng chống chịu hơn và đa dạng loài hơn.

Nhưng rốt cuộc, các nỗ lực phục hồi rừng ngập mặn của ICMP / CCCEP chỉ có thể là bước đi đầu tiên giúp thay đổi hệ thống của Việt Nam. Đó là lí do tại sao các kỹ thuật áp dụng cần được các cơ quan lâm nghiệp thông qua. Ngoài ra, chương trình đã phối hợp thay đổi các định mức kinh tế hiện nay cho trồng rừng ngập mặn nhằm cho phép định mức cao hơn cho mỗi hecta rừng trồng, phản ánh nhu cầu không chỉ trồng nhiều rừng hơn mà còn đa dạng hơn.

Thổi sức sống mới vào đất cằn cỗiTrong khi việc chuyển đổi khu rừng hiện có mang tính tham vọng, thách thức lớn nhất đối với cán bộ lâm nghiệp là hồi sinh đất cằn cỗi không thể trồng cây. Các tỉnh có ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh mẽ có rất nhiều đất trống: nếu các ao nuôi trồng thủy sản không được quản lý một cách bền vững, chúng sẽ làm cho đất cằn cỗi và sẽ bị lấp đi sau khi sử dụng. Đất ở trên các ao nuôi trồng thủy sản cũ có rất ít chất dinh dưỡng cho cây, dẫn đến đất cằn cỗi. Tệ hơn nữa, các diện tích đất cằn cỗi này thường nằm ở giữa các khu rừng ngập mặn, làm suy giảm khả năng bảo vệ của các khu rừng này.

Chương trình đã xây dựng kỹ thuật để hồi sinh các diện tích đất cằn cỗi này bằng cách phục hồi chế độ thủy văn ở đây. Bằng cách đào kênh, theo đó nước có thể chảy vào các cánh đồng, mang theo phù sa. Việc này làm giảm hàm

“đúng” các loại cây (có khả năng chống chịu) tại vị trí phù hợp. Trong vài tháng hoặc vài năm, tùy theo từng khu vực, các khu vực hoàn toàn thay đổi, với đất (bãi lầy hoặc bãi bồi) lấn xa ra biến và có thảm thực vật dày bao phủ.

Chương trình đã thiết lập và duy trì các hàng rào chắn sóng trên tổng chiều dài 10,85 km, bao gồm các công trình bảo vệ sông được thực hiện tại An Giang, là tỉnh duy nhất của chương trình không nằm trên đường bờ biển. Các hàng rào này được xây dựng tại các vị trí dễ bị tổn thương nhất thuộc các tỉnh ven biển, đặc biệt ở nơi xói lở đã ăn sâu vào đê mà không có rừng ngập mặn phía trước để giảm nhẹ tác động của biển lên đê. Tại tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng, 99% đường bờ biển hiện không còn bị đe dọa trực tiếp bởi nước tại tuyến đê – ngoại trừ một số vị trí do kết cấu đất hoặc hình thái dòng chảy mà không thể xây dựng hàng rào chắn sóng.

Hàng rào chắn sóng không chỉ ngăn chặn tình trạng biến lấn vào sâu 30 mét mỗi năm mà còn hoàn toàn đảo ngược

khuynh hướng này bằng cách thu hồi lại đất: đã lấn được 180 mét đất ra biển trong vòng 2 năm tại mỗi hiện trường. Tổng cộng, chương trình đã lấn ra biển 10 ha đất, tương đương với 20 sân bóng đá. Đất mới hình thành này bao gồm các bãi bồi mà rừng ngập mặn và các loài cây khác có thể sinh trưởng được.

Về mặt kỹ thuật, thành công này đạt được nhờ vào lớp bồi tích dày đến 120 cm, điều này có nghĩa

là đất cao hơn 120 cm so với trước đây và do đó cao trên mực nước biển ngoại trừ lúc triều lên. Bãi bồi cao hơn này giúp bảo vệ chân đê và phục hồi rừng ngập mặn. Thời gian ngập của các khu vực gần đê giảm đi đáng kể, và chiều cao sóng tối đa tại chân đê cũng giảm đi.

Phía sau các công trình bảo vệ thường diễn ra quá trình tái sinh tự nhiên, trong khi đó ở một số tỉnh, quá trình này được tăng cường thông qua trồng rừng ngập mặn. Kết quả giám sát cho thấy tính đa dạng sinh học tự nhiên đã được khôi phục đến 70% sau 4 năm. Tại một tỉnh, tính đa dạng loài có thể so sánh với một khu rừng tự nhiên sau 18 tháng.

hàng rào chắn sóng hình chữ T

Page 12: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

22 23

ICMP/CCCEP Pha I Lĩnh vực hoạt động

lượng muối trong đất từ 60 phần triệu xuống dưới 20 phần triệu.

Trên đất được cải tạo này, chương trình trồng cây mới theo các kỹ thuật “mô phỏng tự nhiên” như trình bày ở trên, kết quả là tỉ lệ cây sống sót khá cao 60 – 70% trên tổng diện tích 25 ha. Chi cục Lâm nghiệp Bạc Liêu đã không thành công trong việc cải tạo đất cằn cỗi bằng các kỹ thuật khác trước đó, nhưng hiện đã áp dụng phương pháp này và sử dụng nguồn ngân sách của mình để thực hiện phương pháp này tại các địa điểm thích hợp.

Các phương pháp tương tự tại tỉnh Kiên Giang cho kết quả là 17 ha rừng ngập mặn đa dạng loài trên vùng đất cằn cỗi được nâng cao và 7 ha đồn điền trồng loài thí điểm trên các bãi bồi, trồng cây lấp các khoảng trống trong phạm vi 170 ha rừng phòng hộ ven biển của tỉnh.

Bảo đảm đa dạng sinh học bằng cách tạo ra ngân hàng gen tự nhiênĐa dạng sinh học đang ngày càng suy giảm nhanh tại Đồng bằng sông Cửu Long, khi các khu rừng tự nhiên được sử dụng làm đất canh tác và các khu rừng mới trồng thường là rừng thuần loài. Đó là lí do tại sao chương trình đã có một số bước đi để bảo tồn phần nào tính đa dạng sinh học tại các tỉnh thuộc chương trình, trong đó có thiết lập một “ngân hàng gen” tự nhiên.

Một ngân hàng gen như thế tồn tại trong một diện tích 5 ha tại tỉnh Bạc Liêu, diện tích này đã được phát triển thành vườn thực vật, khu bảo tồn trong đó 16 loài ngập mặn khác nhau đang phát triển, tất cả đều là các loài đặc hữu của tỉnh nhưng một vài loài trong đó đã bị tuyệt

Đồng quản lýCác nỗ lực của ICMP / CCCEP trong việc khôi phục rừng ngập mặn thông qua hàng rào chữ T và các biện pháp khác là không bền vững nếu người dân địa phương không lưu tâm đến các khu vực cần phải bảo vệ các cây đước non mới trồng.

Công tác đồng quản lý hay cùng quản trị là một thỏa thuận hợp tác trong đó người dân địa phương có quyền sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên như rừng, cá, tôm, cùng với trách nhiệm phải quản lý và bảo vệ bền vững các nguồn tài nguyên này. Nó giải quyết vấn đề về sử dụng tài nguyên không bền vững là chặt phá rừng ngập mặn. Nó phục vụ cho những người dân sống dọc bờ biển và phụ thuộc vào việc thu hoạch tài nguyên thiên nhiên từ rừng ngập mặn để sinh sống. Chương trình đến nay đã thành lập được 3 khu vực đồng quản lý, và khu vực đồng quản lý thứ tư đang được tiến hành xây dựng.

Vấn đề mà công tác đồng quản lý đang giải quyết là dễ hiểu nhưng khó xử lý. Các cộng đồng dân cư địa phương vào rừng ngập mặn để lấy gỗ, đánh bắt cá, tôm cua, sò và các loài thủy sản khác. Sự can thiệp này của con người phá vỡ quá trình trẻ hóa tự nhiên của rừng ngập mặn, ví dụ giăng lưới bắt cá lấy đi các hạt giống đước. Để khôi phục rừng ngập mặn thành công, phải ngăn chặn tình trạng này – và việc khôi phục rừng ngập mặn phải có lợi cho cộng đồng địa phương vì diện tích rừng ngập mặn càng lớn thì càng có thêm nhiều cá, các loài thủy sản và cả gỗ.

Đây là lúc để áp dụng phương pháp tiếp cận đồng quản lý. Ý tưởng là cho phép các cộng đồng địa phương sử dụng rừng ngập mặn thuộc sở hữu nhà nước để tạo sinh kế. Đổi lại, các cộng đồng này phải chịu một phần trách nhiệm

trong việc bảo vệ rừng. Thay vì tranh chấp giữa cán bộ kiểm lâm với người dân địa phương như trước đây, công tác đồng quản lý thiết lập một hệ thống quản trị chia sẻ giữa nhà nước và người dân. Trong đó, người dân địa phương tôn trọng thực hiện điều này tại các thời điểm nhất định, họ không được vào các khu bảo vệ nhất định.

Các kết quả của phương pháp tiếp cận này là đáng kể. Người dân địa phương hiểu rõ về lợi ích khi bảo vệ rừng. Quan trọng hơn cả, họ trực tiếp hưởng lợi từ việc bảo vệ rừng trong đó có nâng cao thu nhập.

Phương pháp đồng quản lý đã được áp dụng rộng rãi và đã được chuyển giao cho một số khu vực khác. Trong đó, Ngân hàng thế giới đã đưa nội dung đồng quản lý vào trong một dự án tại Đồng bằng sông Cửu Long, và chính phủ Việt Nam đã ban hành hướng dẫn về đồng quản lý khuyến nghị sử dụng biện pháp kỹ thuật.

Chi trả các dịch vụ môi trườngMột trong các yếu tố thành công của công tác đồng quản lý là sự lồng ghép hợp phần chi trả dịch vụ môi trường. Điều này là cần thiết vì các hệ sinh thái có một giá trị nhất định, nhưng không phải lúc nào người hưởng lợi cũng là người tham gia bảo vệ môi trường. Để bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái và các dịch vụ của hệ sinh thái, Chương trình xác định các đối tượng hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái, cụ thể là các hợp tác xã nuôi nghêu cần rừng ngập mặn để có thể nuôi và thu hoạch nghêu. Mặt khác, chính người dân địa phương sẽ bảo vệ và quản lý các vùng đất ngập nước ven biển. Đó là lí do tại sao chương trình khởi xướng đề án chia sẻ lợi ích trong đó các hợp tác xã nuôi nghêu phải chi trả cho các lợi ích họ được hưởng từ khu rừng ngập mặn được quản lý và bảo vệ tốt. Tiền đó sẽ

được trả cho các thành viên của nhóm đồng quản lý.

Nhưng ngoài việc chi trả trực tiếp này ra, việc sử dụng tài nguyên bền vững cũng có lợi cho người dân địa phương và môi trường. Chỉ khi mọi người nhìn thấy điều đó trong lợi ích của mình để bảo vệ rừng, họ mới từ bỏ các hoạt động gây hại. Đây là lí do tại sao giáo dục và đào tạo có tầm quan trọng rất lớn trong việc phổ biến kiến thức về các quy trình môi trường và tại sao tính bền vững cuối cùng lại có lợi cho tất cả mọi người.

chủng. Khu vực hiện đang được quản lý bởi các cán bộ kiểm lâm và trong tương lai có thể sử dụng để trồng cây tại các địa điểm khác nhau trong tỉnh và nhằm bổ sung cấu trúc và tính đa dạng sinh học cho rừng.

Các nỗ lực tương tự đã được thực hiện tại tỉnh Kiên Giang, bao gồm hỗ trợ một vùng 50 ha để bảo tồn các loài thực vật ngập mặn quý hiếm (loài cóc đỏ) thuộc vườn quốc gia Phú Quốc. Một thành công lớn trong việc nâng cao tính đa dạng sinh học tại Kiên Giang là sự hỗ trợ vườn quốc gia U Minh Thượng. Vườn quốc gia này đang bị suy giảm số lượng chim do thiếu nước. Một hệ thống quản lý nước mới đã làm gia tăng quần thể chim lên 33% từ năm 2011 đến năm 2013. Dưới sự hỗ trợ của chương trình, vườn đã được quốc tế công nhận là Vườn di sản ASEAN thứ năm của Việt Nam.

Rừng tràmNgoài các rừng đước gần bờ biển, Chương trình cũng hỗ trợ việc quản lý các khu rừng tràm và đất than bùn với số lượng lớn ở Kiên Giang. Thông qua các nỗ lực của chương trình, UBND tỉnh Kiên Giang đã công nhận tầm quan trọng môi trường của rừng tràm đối với hệ sinh thái. Một số báo cáo và luận chứng, trong đó có một báo cáo về chuỗi giá trị rừng tràm, đã được sử dụng làm cơ sở để cấp vốn và xây dựng một nhà máy chế biến gỗ tràm. Nhà máy này sẽ được xây dựng với kinh phí 57 tỉ đồng, và tỉnh Kiên Giang đã cam kết trồng thêm 30.000 ha rừng để cung ứng cho nhà máy.

Người dân địa phương mò cua bắt ốc tại một khu vực đồng quản lý

Page 13: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

24 25

ICMP/CCCEP Pha I Lĩnh vực hoạt động

Bộ công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết địnhĐể hỗ trợ những người ra quyết định trong công tác lập kế hoạch và xác định mức độ ưu tiên cho các biện pháp bảo vệ bờ biển dựa trên bằng chứng mới nhất, một số phương pháp đã được xây dựng và thử nghiệm tại một số tỉnh. Dọc theo 400 km đường bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ‘mô hình số hóa bờ biển’ và một vài khảo sát gần đây về dòng chảy, sóng và thủy triều đã chỉ ra nơi nào thích hợp dùng hàng rào chắn sóng để chống xói lở và nơi nào thích hợp với các giải pháp bảo vệ khác.

‘Đánh giá hiện trạng bờ biển bằng video’ là một phương pháp giúp cập nhật thông tin về các điểm nóng có nguy cơ xói lở và hiện trạng bờ biển. Với công cụ này, hơn 470 km đường bờ biển tại Kiên Giang và Cà Mau đã được đánh giá và phân loại là đang ở giai đoạn ổn định hay các mức độ xói lở khác nhau. ‘Lập bản đồ lịch sử’ nhìn lại quá trình biến đổi của đường bờ biển 130 năm về trước và được

Các kỹ thuật canh tác đối với môi trường hay thay đổi

Khái quátDo môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sự thay đổi, nên các kỹ thuật canh tác phải tùy chỉnh cho phù hợp, điều này có nghĩa là sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn và chấm dứt các biện pháp có hại. Ý tưởng của chương trình: gắn các kỹ thuật bền vững với thu nhập cao hơn cho người nông dân.

Trong bối cảnh lúa là yếu tố kinh tế chủ đạo tại Đồng bằng sông Cửu Long, một số sáng kiến của Chương trình được xây dựng dựa trên lúa và các cây trồng được chọn khác. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản - ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là nuôi tôm và cá trong các ao nuôi – là một ngành đang lớn mạnh và thường có tỉ suất hoàn vốn đầu tư cao hơn so với nông nghiệp, nhưng cũng đồng thời đe dọa đến hệ sinh thái của vùng. Tổng cộng, có hơn 8.500 hộ tham gia chương trình, kết quả là thu nhập tăng lên 20 – 80%, tùy theo biện pháp sinh kế.

Vấn đềMôi trường đang biến đổi ở Đồng bằng sông Cửu Long là một thách thức đối với sự phát triển kinh tế. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có sản lượng nông nghiệp cao nhất ở Việt Nam, nhưng chịu tác động của biến đổi khí hậu và các áp lực khác về môi trường, các kỹ thuật truyền thống thường không còn mang lại sản lượng mong muốn. Đồng thời, người nông dân thường góp phần làm suy thoái hệ sinh thái bởi các biện pháp có hại của họ, ví dụ sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc làm thoái hóa đất.

Trong sản xuất lúa, thiếu tính hiệu quả dẫn đến chi phí sản xuất cao và tạo gánh nặng cho môi trường, đặc biệt do việc sử dụng nước tràn lan. Áp lực hơn nữa là sự mặn hóa của đất ngày càng gia tăng – chủ yếu do quá trình xâm nhập mặn – gây khó khăn hơn trong việc trồng các giống lúa truyền thống.

Trong nuôi trồng thủy sản, một trong các thách thức chính là cải tiến các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn, một kỹ thuật mà trong đó cho phép áp dụng các biện pháp nuôi tôm và các loài thủy sản khác trong các khu rừng ngập mặn để đạt được sự cân bằng giữa bảo tồn cây và triển khai hoạt động kinh tế. Ngoài ra, các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ đang áp dụng các mô hình sản xuất “sinh thái” được kết nối với chuỗi giá trị để bảo đảm các cơ hội thu

nhập ổn định và duy trì động cơ để không chuyển sang nuôi tôm thâm canh.

Các giải pháp

Tiết kiệm nước bằng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ (aWD) Tưới ướt khô xen kẽ (AWD) là một kỹ thuật canh tác lúa được chương trình thực hiện thí điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long và hiện là một phần của chương trình Cánh đồng mẫu lớn của chính phủ, điều này có nghĩa là trong tương lai nó sẽ được áp dụng bởi rất nhiều hộ nông dân.

Kỹ thuật AWD là một phương pháp dựa trên bằng chứng, có cơ sở khoa học đã được áp dụng bởi dự án CLUES (Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất tại Đồng bằng sông Cửu Long) của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), một dự án do Chính phủ Úc tài trợ, giống như ICMP /CCCEP. ICMP / CCCEP là đối tác chính của IRRI trong việc phổ biến kỹ thuật này và bảo đảm rằng nó được áp dụng rộng rãi tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Kỹ thuật AWD được xây dựng dựa trên kết quả quan sát nhiều hộ nông dân trồng lúa sử dụng nhiều nước hơn mức cần thiết, điều này là bất lợi vì một số lí do. Thứ nhất, tài nguyên nước kể cả ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị khan hiếm trong một số thời điểm, việc sử dụng nhiều nước cho trồng lúa làm gia tăng các xung đột về nước với các nhóm sử dụng khác – đặc biệt là do biến đổi khí hậu và sự phát triển của vùng thượng lưu (ví dụ ở Trung Quốc hay Lào) có thể làm thay đổi các dòng chảy ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ hai, sử dụng nhiều nước rất tốn kém cho người nông dân vì họ phải bơm nước từ các kênh vào

thực hiện thí điểm tại tỉnh Sóc Trăng. Công cụ này giúp những người ra quyết định hiểu được quá trình biến đổi tự nhiên của đường bờ biển và quá trình thu về mạnh mẽ của nó trong giai đoạn này. ‘Đánh giá nhanh tuyến đê biển’ là một ví dụ khác về cách thức mà các thông tin cập nhật về hiện trạng các tuyến đê biển (trong trường hợp này là ở tỉnh Cà Mau) có thể hỗ trợ các cơ quan chức năng địa phương và các bộ ngành trung ương để xác định mức ưu tiên công trình xây dựng đê biển một cách bền vững và linh hoạt.

Kết quả của tất cả các công cụ hỗ trợ ra quyết định này là điều kiện tiên quyết thiết yếu trong việc quy hoạch hệ thống bảo vệ bờ biển, trong đó có các yếu tố như ổn định bãi biển, rừng ngập mặn và đê biển. Các bước đầu tiên thực hiện là làm cho bộ công cụ này dễ dàng tiếp cận được bằng cách tạo ra một cơ sở dữ liệu bờ biển với hệ thống GIS và theo đó bắt đầu mở rộng dần quy mô và thể chế hóa.

Quản lý các giải pháp kỹ thuật: Các tác động chính

vẤn ĐỀ giải PhÁP KẾT quả TÁc ĐỘng

Xâm thực 30 mét mỗi năm

Hàng rào chắn sóng

Ngăn chặn quá trình xâm thực

Bồi lắng được 180 m

10 ha đất lấn ra biển

99% đê dọc theo đường bờ biển tại Sóc Trăng và Bạc Liêu hiện không chịu tác động trực tiếp của sóng cồn

40.000 người an toàn hơn trước các hiện tượng thời tiết cực đoan

Các giải pháp được thể chế thành các chính sách quốc gia

Tiết kiệm được 80% chi phí tu sửa các tuyến đê biển

Rừng ven biển bị suy giảm

Các kỹ thuật phục hồi rừng ngập mặn mới

Đã phục hồi được 603 ha rừng ngập mặn

Đã cải tạo được 42 ha đất cằn cỗi

Các giải pháp được xây dựng được các cơ quan chức năng Việt Nam và các bên tham gia quốc tế triển khai thực hiện

Người dân địa phương gây hại cho hệ sinh thái ven biển

Đồng quản lý Đã thiết lập 3 khu vực đồng quản lý

Tăng cường phối hợp giữa người dân địa phương và các cơ quan chức năng

Sản lượng cá và tôm, cua, sò tăng lên

Thu nhập của các hộ dân địa phương tăng, đạt 85 USD mỗi tháng

Diện tích phục hồi rừng ngập mặn tăng

Việc đưa người dân tham gia vào công tác quản lý rừng được lồng ghép vào một số chính sách quốc gia

Phương pháp được xây dựng là cơ sở cho quyết định của Thủ tướng Chính phủ và được Ngân hàng thế giới triển khai thực hiện

Ống nhựa này dùng để đo mực nước trong một ruộng lúa áp dụng kỹ thuật aWD

Sinh kế bền vững

Page 14: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

26 27

ICMP/CCCEP Pha I Lĩnh vực hoạt động

ao, với chi phí lớn cho máy bơm chạy bằng dầu diesel và gây ra các tác hại cho môi trường.

Sử dụng kỹ thuật AWD, người nông dân sau khi bơm ngập ruộng mới xuống giống và sau đó rút nước ra thật cạn, cho đến khi nước thấp hơn 15 cm so với bề mặt đất. Sau đó, bơm nước cao hơn 5 cm so với mặt đất, quy trình cứ lặp lại tương tự. Việc đo lường được thực hiện bằng một ống nhựa đóng tại ruộng và tài liệu hướng dẫn của chương trình.

1.100 nông dân, trong đó có 94 phụ nữ đã hưởng lợi từ phương pháp tiếp cận này không chỉ thông qua việc giảm chi phí bơm nước mà còn dùng ít thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm hơn, cùng với các tác động tích cực đối với túi tiền của họ cũng như môi trường. Theo đó, người nông dân thu được 20 – 40% lợi nhuận trên mỗi vụ lúa, tương đương ít nhất 200 USD mỗi ha và vụ lúa.

Nhờ các kinh nghiệm tích cực trong phạm vi ICMP / CCCEP, kỹ thuật AWD hiện đã được áp dụng trong chương trình Cánh đồng mẫu lớn của Bộ NN & PTNT với 440 ha. Kỹ thuật này rất phù hợp với người nông dân trồng lúa ở trong và ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Các giống lúa chịu mặnMột trong các hậu quả nghiêm trọng nhất của sự biến đổi môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long là tình trạng đất nhiễm mặn gia tăng. Khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều diện tích không thể trồng lúa được nữa do mức độ muối trong đất cao. Với sự gia tăng xâm nhập mặn, nuôi trồng thủy sản và một số biện pháp sản xuất nông nghiệp làm thoái hóa đất, dự đoán tình trạng đất nhiễm mặn sẽ tiếp tục là vấn đề trọng tâm của Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai.

Chương trình đã ứng phó với thách thức này bằng cách giới thiệu các giống lúa chịu mặn cho 240 hộ nông dân. Các giống lúa này – cũng đã được thử nghiệm bởi dự án CLUES – bảo đảm cho sản lượng cao kể cả trong các môi trường sống mặn hóa. Sau khi thử nghiệm rộng rãi các giống lúa khác nhau, Bộ NN & PTNT hiện đã phê duyệt một giống lúa là đặc biệt phù hợp với Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến sẽ nhân rộng hơn nữa giống lúa này.

Lúa nổiLúa nổi là một biện pháp canh tác truyền thống mà hầu như đã bị mai một ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trước năm 1975, phần lớn sản lượng lúa ở đồng bằng đến từ lúa nổi (500.000 ha). Ngày nay, gần như tất cả các giống

Vấn đề là hầu hết người nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long thiếu kinh nghiệm về môi trường nuôi phức tạp này và thực hiện trên cơ sở phương pháp thử và sai với sản lượng và lợi nhuận thấp. Đây là lí do tại sao chương trình đã phối hợp với Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản xây dựng các biện pháp quản lý tốt nhất và các hướng dẫn định hướng rõ hơn cho người nông dân – ví dụ bằng cách chỉ ra rằng tôm, cua và cá đều có thể kết hợp nuôi trong cùng một ao với tỉ lệ hợp lý, hoặc bằng cách tư vấn về các kỹ thuật nuôi không làm giảm chất lượng nước. Một yếu tố quan trọng khác là việc trồng thêm các cây ăn quả quanh trang trại nuôi nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập cho người nông dân.

Các kỹ thuật này đã cải thiện đáng kể thu nhập của 442 nông dân trong đó có 180 người là nữ - trong khi dự kiến có thể mở rộng đáng kể quy mô nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm lợi ích nuôi. Chương trình đã đã đạt được mức tăng thu nhập bình quân là 250 USD mỗi hộ nuôi, đồng thời người nuôi phải sử dụng ít hóa chất và thuốc kháng sinh hơn.

Các kỹ thuật này cũng làm tăng khả năng chống chịu của nuôi trồng thủy sản trước các thảm họa: vào năm 2012, bệnh đốm trắng đã lây nhiễm cho nhiều ao nuôi tôm ở Bạc Liêu, không một trang trại nuôi tôm thâm canh nào có thể

thu lợi nhuận, trong khi mọi trang trại nuôi trồng thủy sản kết hợp rừng ngập mặn lại gặp may, vì kỹ thuật nuôi cân bằng hơn của họ đã giúp ngăn chặn sự lây lan chóng mặt của dịch bệnh này. Ngày nay, các trang trại nuôi tôm thâm canh cũng áp dụng phương pháp nuôi kết hợp rừng ngập mặn trên một phần diện tích nuôi của họ - như một sự bảo hiểm trong trường hợp phương pháp sản xuất đại trà của họ bị thất bát do dịch bệnh.

Nuôi tôm sinh thái, lồng ghép chuỗi giá trị và tiếp thị ở Cà Mau Các hộ nuôi quy mô nhỏ thuộc các huyện phía nam tỉnh Cà Mau chủ yếu nuôi tôm sú dưới tán rừng ngập mặn mà không sử dụng thức ăn bổ sung và các loại thuốc trừ sâu hoặc thuốc kháng sinh khác. Các phương pháp tiếp cận trong việc cấp chứng nhận cho người nuôi ví dụ như chứng nhận “sinh thái” chưa mang lại nhu cầu cao hơn và thu nhập cao hơn. Do đó, Chương trình đã hỗ trợ phân tích chuỗi giá trị và hỗ trợ thêm quy trình cấp chứng nhận. Mục đích là quảng bá tốt hơn về tỉnh và các sản phẩm của tỉnh với các nhà bán buôn và bán lẻ quốc tế nhằm giữ vững mô hình sản xuất thân thiện với môi trường này, kết quả là các hộ nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long gia nhập vào thị trường thế giới tốt hơn.

lúa nổi đã bị mất đi, chỉ còn lại một giống lúa, và diện tích sản xuất lúa nổi đã giảm xuống chỉ còn 40 – 60 ha ở tỉnh An Giang.

Lúa nổi là một giống lúa thích ứng được với ngập lụt và do đó thích hợp hơn với các điều kiện ngập tự nhiên của vùng. Người ta gieo mạ trên nền đất khô ngay trước mùa lũ, và khi nước lũ dâng lên, cây lúa có thể tăng trưởng rất nhanh (10 cm một ngày) để đạt đến chiều dài 7 m, khiến cho cây lúa có thể sống được trong mực nước ngập 4 m và giữ trên mực nước lũ, do đó nó có tên là lúa nổi.

Lúa nổi được xem như là một sản phẩm tốt cho sức khỏe vì có ít hoặc không cần đến hóa chất nông nghiệp, các dòng nước lũ mang theo chất dinh dưỡng vào ruộng lúa và kiềm chế sâu bệnh. Người nông dân trồng lúa nổi cũng có thể bắt cá đồng bơi vào trong ruộng theo dòng nước lũ. Cá là một nguồn cung cấp protein quan trọng cho người dân địa phương.

Chính quyền tỉnh An Giang đã công nhận tầm quan trọng của việc bảo tồn biện pháp canh tác lúa nổi. Cùng với các bên hữu quan đến từ Hà Lan, IUCN và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, chương trình đã khởi xướng một kế hoạch hành động về bảo tồn và mở rộng diện tích lúa nổi trong tương lai.

Nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặnNgoài cây lúa, nuôi tôm là một động lực chính cho sự phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long. Vì đất cho nuôi trồng thủy sản không nhiều và các khu rừng ngập mặn cần được bảo vệ, các cơ quan chức năng Việt Nam tại các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đã áp dụng một hệ thống trong đó nhà nước cho phép người dân sử dụng rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản sao cho 60% - ở một số nơi là 70% cây rừng ngập mặn vẫn sống sót (quy tắc gọi là 60/40 hoặc 70/30).

Kết quả là ngành nuôi trồng thủy sản quảng canh trong rừng ngập mặn đang ngày càng phát triển, trong đó cây rừng ngập mặn hình thành nên một phần ao nuôi tôm. Các lợi ích tiềm năng là rất lớn: rừng ngập mặn lọc nước và tỏa bóng mát, có nghĩa là quá trình nước nóng lên chậm đi, vì thế ao nuôi không cần sâu lắm, giúp tiết kiệm chi phí bơm nước. Điều quan trọng nhất là nuôi trồng thủy sản quảng canh trong rừng ngập mặn về bản chất là nuôi quảng canh, với số lượng tôm ít hơn đáng kể trên mỗi m3. Điều này khiến cho phương pháp nuôi trồng thủy sản quảng canh trong rừng ngập mặn trở thành một biện pháp tốt cho môi trường hơn nhiều so với kỹ thuật nuôi tôm truyền thống.

Nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn

Page 15: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

28 29

ICMP/CCCEP Pha I Lĩnh vực hoạt động

Hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên

Khái quátBiến đổi khí hậu là một yếu tố đe dọa các hệ sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên nhiều vấn đề là do con người gây ra – đó là các biện pháp canh tác nông nghiệp không hợp lý, chặt phá cây rừng ngập mặn để bán kiếm tiền hoặc các hành vi bất lợi khác.

Lí do đằng sau các hành động này thường là do sự thiếu hiểu biết về sinh thái học vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Các vấn đề môi trường hiếm khi được thảo luận ở trường học, đặc biệt về các tác động do con người gây ra cho môi trường. Trong số những người dân địa phương, có rất ít người nhận thức được sự phức tạp của các tương tác môi trường và các mối liên hệ với phúc lợi của con người.

Chương trình đã giải quyết vấn đề này bằng phương pháp tiếp cận 2 bước. Bước thứ nhất, Chương trình lồng ghép các vấn đề môi trường vào trong các kế hoạch giảng dạy của các trường tại một số tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Bước thứ hai, Chương trình nâng cao nhận thức môi trường ở quy mô rộng hơn cho nhân dân và cán bộ công chức địa phương.

Giáo dục môi trườngTrong năm 2011, chương trình đã bắt đầu tập hợp các nhóm gồm giáo viên địa phương để xây dựng tài liệu về môi trường cho các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Các giáo viên đã lồng ghép các nội dung có liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu vào trong các giáo án môn địa lý, sinh học và giáo dục công dân và xây dựng các tài liệu giảng dạy phù hợp với đặc điểm địa phương để củng cố nội dung. Sau khi thử nghiệm các tài liệu tại các trường được chọn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt và thông qua tài liệu, mở đường cho việc sử dụng rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, đã biên soạn sách giáo khoa và sách bài tập cho các trường tiểu học. Tất cả các tài liệu đều được thiết kế theo hướng tổng hợp thành “Bộ công cụ giảng dạy”. Bộ công cụ cho phép mỗi giáo viên, trường học hoặc tỉnh có thể mở rộng và chỉnh sửa tài liệu

Các hoạt động sinh kế khácQuỹ quay vòng: tín dụng vi mô cho phụ nữCùng với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Chương trình đã xây dựng đề án tín dụng vi mô cho phụ nữ ở Bạc Liêu và Sóc Trăng. Chương trình cấp khoảng 100 USD tín dụng giúp phụ nữ có vốn làm vườn rau quy mô nhỏ và bán hàng rong bằng xe đẩy. Với tỉ lệ hoàn vốn 99%, chương trình tín dụng này đã rất thành công; chỉ một người không trả lại được ngay vốn tín dụng đã vay.

Chương trình tín dụng bắt đầu với 120 phụ nữ, và khi những người phụ nữ này trả lại được vốn vay cùng lãi

cho phù hợp với các nhu cầu cụ thể mang tính địa phương của họ.

Chương trình đã tổ chức các hội thảo cho giáo viên tại 5 tỉnh Chương trình để phổ biến sách giáo khoa và các tài liệu được xây dựng trong những năm vừa qua. Tổng cộng, hơn 25.000 giáo viên đã tham gia; trong đó 14.100 giáo viên tham gia qua chương trình tập huấn và 9.000 giáo viên tham gia thông qua quá trình phân phối các sách giáo khoa đã biên soạn.

Điểm nổi bật của lĩnh vực hoạt động này là khi xây dựng tài liệu, các giáo viên địa phương đã vượt ra ngoài phương thức dạy học truyền thống ở Việt Nam, trong đó chủ yếu là kiểu giáo viên giảng bài. Đối với giáo dục môi trường, các giáo viên đã thử nghiệm các kỹ thuật dạy mới, trong đó có phương pháp tiếp cận có sự tương tác hơn và tập trung vào thảo luận nhiều hơn và sử dụng các tài liệu sáng tạo như các áp phích hoặc chụp ảnh môi trường xung quanh trường học và thảo luận về các bức ảnh này trên lớp.

Tại tỉnh Kiên Giang, giáo dục môi trường đã được lồng ghép vào 4 môn học của trường Cao đẳng nghề Kiên Giang. Phỏng vấn 40 giáo viên và 240 sinh viên cho thấy 92% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý với phương pháp tiếp cận, nội dung và tính hữu ích của chương trình trong việc nâng cao nhận thức môi trường cho cả giáo viên và sinh viên của trường.

suất, quỹ tăng lên và hiện đáp ứng được vốn vay cho 180 phụ nữ. Chương trình “vốn quay vòng” này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem là mô hình cần được nhân rộng.

Các biện pháp sinh kế mục tiêu được nhân rộng tại Kiên GiangỞ tỉnh Kiên Giang, phương pháp tiếp cận tăng cường sinh kế được hướng dẫn thông qua nỗ lực khởi xướng các can thiệp nhỏ nhưng có thể được tỉnh tự nhân rộng. Phương pháp tiếp cận thúc đẩy các nguồn lực bên ngoài này đã phát huy hiệu quả đặc biệt trong 3 lĩnh vực:

• Chương trình đã hỗ trợ nuôi giống nghêu chất lượng cao trong rừng ngập mặn. Ban đầu được thành lập với 20 hộ nuôi vào năm 2011, đến năm 2013 đã có hơn 200 hộ nuôi tham gia hệ thống này.

• Tương tự, một mô hình sinh kế được xây dựng cho nuôi cá Sặc Rằn trong rừng tràm đã mở rộng từ 25 hộ nuôi trong năm 2012 lên 100 hộ nuôi trong năm 2013.

• Cuối cùng, một hệ thống trồng hoa màu và lúa kết hợp đã được giới thiệu cho 39 phụ nữ nghèo, tăng thu nhập của họ lên 80%. Sau đó, thành lập thêm hai cụm thuộc các làng khác.

Sinh kế: Các tác động chính

vẤn ĐỀ giải PhÁP KêT quả TÁc ĐỘng

Người nông dân không thích ứng được với một môi trường hay thay đổi

22 mô hình sinh kế (xem các ví dụ dưới đây)

8.500 hộ thực hiện các kỹ thuật canh tác mới

Ít thiệt hại về môi trường hơn

Thu nhập tăng 20 – 80% mỗi hộ

Sử dụng nhiều nước và thuốc trừ sâu trong trồng lúa

Kỹ thuật tưới nước ngập cạn xen kẽ (AWD)

Tập huấn cho 1.110 nông dân (trong đó có 94 phụ nữ)

Sử dụng nước giảm 30%

Thu nhập tăng 40%

Kỹ thuật được chương trình Cánh đồng mẫu lớn của Bộ NN & PTNT điều chỉnh cho phù hợp

Thiếu các kỹ thuật chuyên môn về nuôi trồng thủy sản kết hợp rừng ngập mặn

Các thực hành tốt nhất cho nuôi trồng thủy sản kết hợp rùng ngập mặn

Tập huấn cho 442 nông dân (trong đó có 180 phụ nữ)

Thu nhập tăng 27%

Không sử dụng thuốc trừ sâu

Ít dịch bệnh hơn

Kỹ thuật được nhân rộng cho các nhóm người nuôi mới

Các giáo viên đang đóng góp biên soạn sách giáo khoa về

môi trường

Nhận thức môi trường

Page 16: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

30 31

ICMP/CCCEP Pha I Lĩnh vực hoạt động

Nhận thức môi trườngBên cạnh việc lồng ghép các vấn đề môi trường vào trong các hoạt động giáo dục chính khóa, chương trình cũng tổ chức các hoạt động ngoại khóa như cuộc thi vẽ tranh giành cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông với chủ đề về bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững. Các bức vẽ đẹp nhất được dùng để làm lịch để bàn – trong đó có một bức vẽ của một học sinh vẽ các mối liên kết giữa biển, rừng ngập mặn, sinh kế và việc bảo vệ người dân địa phương, điều này chứng tỏ em học sinh này có sự hiểu biết sâu sắc về một vài trong số các mắt xích mà dự án nhắm đến giải quyết.

Ngoài ra, công tác nâng cao nhận thức môi trường còn được thực hiện thông qua một chương trình tuyên truyền lưu động (roadshow). Chương trình roadshow diễn ra tại nhiều làng khác nhau để tuyên truyền với mọi người về biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của rừng ngập mặn.

Các hoạt động của chương trình roadshow tập trung vào các phần chơi đố vui, các trò chơi tương tác, các bài thuyết trình và chiếu các phim khoa học - giáo dục.

Biến các giải pháp địa phương thành các chính sách quốc gia

Khái quátBên cạnh các hoạt động cơ sở của Chương trình, lĩnh vực hoạt động quản trị vùng ven biển nhằm mục đích kiện toàn cơ sở pháp lý về quản lý vùng ven biển. Bằng cách giúp triển khai áp dụng các chính sách và quy định mới, Chương trình bảo đảm rằng các kết quả hoạt động tại các tỉnh được chính thức hóa và nhân rộng để có thể áp dụng khắp cả nước nếu thích hợp.

Phần này đặc biệt tập trung vào hai lĩnh vực chính: quản lý rừng ven biển và quản lý thủy lợi. Trong khi nhiều quy định vẫn chưa được phê duyệt chính thức, các tác động dự kiến đã có mức ảnh hưởng sâu rộng. Theo các tài liệu chính thức của chính phủ, hơn 8,7 triệu dân sẽ hưởng lợi từ các chính sách được trình bày dưới đây.

Một điểm mạnh đặc biệt của lĩnh vực hoạt động quản trị vùng ven biển là nó tập trung vào sự phối hợp liên tỉnh – một yếu tố cần nhưng vẫn còn thiếu đối với phát triển có khả năng chống chịu với khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Vấn đềLĩnh vực hoạt động quản trị vùng ven biển giải quyết 3 vấn đề chính: quản lý rừng ven biển, quản lý nước và thủy lợi và phối hợp liên tỉnh.

Suy thoái rừng ven biểnRừng ven biển ở Việt Nam đang suy thoái dần, nhưng chính phủ đang ngày càng nhận thức được các lợi ích của rừng ven biển, đặc biệt là đối với bảo vệ vùng ven biển. Một trong các quan điểm then chốt của ICMP / CCCEP, đó là hệ sinh thái khỏe là biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất, kinh tế nhất và thân thiện với môi trường nhất trước các trận bão và lũ, quan điểm này đang ngày càng có sức ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách ở Hà Nội.

Một trong các thách thức chính trong công tác bảo tồn rừng ven biển là câu hỏi: ai quản lý rừng, và quản lý như thế

nào? Ở Việt Nam, rừng ven biển trải dài gần 3.200 km, và rất khó cho nhà nước quản lý và giám sát một diện tích lớn như thế. Đồng thời, các cộng đồng dân cư địa phương sinh sống ở trong hoặc gần rừng có sự quan tâm thực chất đến việc bảo vệ rừng, vì thế một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thu hút tốt hơn các bên tham gia không phải nhà nước trong việc bảo đảm rằng họ không gây hại cho rừng, ví dụ bằng cách ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ trái phép. Thách thức đặt ra là người dân phải tự bố trí vốn cho các nhiệm vụ hỗ trợ này. Về mặt này, ICMP / CCCEP đã thí điểm phương pháp đồng quản lý, trong đó những người hưởng lợi từ rừng, đặc biệt là các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản, phải chịu phí.

Một thách thức khác mà Chương trình gặp phải tại các tỉnh là các quy định nghiêm ngặt về trồng mới rừng ngập mặn. Số tiền mà chính phủ dành riêng cho việc trồng rừng ven biển quá ít để có thể trồng các khu rừng dày và đa dạng loài. Mặt khác, một số kỹ thuật truyền thống được sử dụng tốn kém hơn so với cần thiết, ví dụ sử dụng máy đào để làm tơi đất.

Quản lý thủy lợi ở Đồng bắng sông Cửu Long tại khu vực ngã tưCác thách thức trong lĩnh vực thủy lợi có bản chất khác nhau. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng nông nghiệp với hàng ngàn các kênh lớn và nhỏ chằng chịt nhau, tất cả đều tiếp nhận nước từ sông Cửu Long, và nhiều kênh cũng mang theo nước mặn hoặc nước lợ, tùy theo điều kiện thủy triều, thời điểm trong năm, khoảng cách đến bờ biển và nhu cầu của người sử dụng nước. Các kênh này cung cấp nước cho hàng trăm ngàn trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Nhưng quản lý thủy lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu sức ép. Trước hết, các nghiên cứu dự báo rằng lượng nước chảy về hạ nguồn sông Cửu Long sẽ giảm dần trong tương lai do sự phát triển của các nước ở thượng nguồn, trong đó có sự gia tăng sử dụng nước và các dự án công trình mới như đập nước. Câu hỏi làm thế nào để nuôi sống vùng Đồng bằng sông Cửu Long với ít nước hơn là rất quan trọng. Ngoài ra, các kịch bản biến đổi khí hậu gần đây chỉ ra có hai khả năng có thể xảy ra hoặc là dòng chảy tăng lên hoặc dòng chảy giảm xuống do các thay đổi trong lượng mưa theo mùa ở vùng thượng lưu. Các yếu tố này làm tăng thêm thách thức trong việc quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh môi trường hay thay đổi.

Nhận thức môi trường: Các tác động chính

vẤn ĐỀ giải PhÁP KêT quả TÁc ĐỘng

Các vấn đề môi trường không được thảo luận trên lớp

Sách giáo khoa do giáo viên địa phương và các chuyên gia quốc tế biên soạn

Giáo án được sửa đổi phù hợp

In gần 100.000 cuốn sách phục vụ công tác giáo dục môi trường

Hơn 25.000 giáo viên được chương trình tiếp cận

Các vấn đề môi trường được lồng ghép trong các môn sinh học, địa lý và giáo dục công dân

Giáo án và các tài liệu dạy học chỉnh sửa phù hợp được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức phê duyệt

Các tài liệu được 1.300 giáo viên ở Kiên Giang, An Giang, Long An và Đồng Tháp và toàn bộ 90 trường THCS và THPT ở Bạc Liêu đưa vào sử dụng

Nghiên cứu tại tỉnh Kiên Giang cho thấy: 96% giáo viên tiểu học tham gia phỏng vấn có thêm kiến thức về môi trường, 93% học sinh tiểu học tham gia phỏng vấn đã thay đổi hành vi của mình hướng tới môi trường

Các vấn đề môi trường được lồng ghép chính thức vào chương trình giảng dạy trong năm 2015/2016

Người dân thiếu nhận thức về các vấn đề môi trường

Các phương pháp nâng cao nhận thức

Tổ chức 24 sự kiện ở cấp địa phương

9 cuộc thi vẽ tranh

9 kênh truyền hình phát sóng các chuyên mục

Nhận thức về các vấn đề môi trường được nâng cao tại 5 tỉnh chương trình

Quản trị vùng ven biển

Page 17: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

32 33

ICMP/CCCEP Pha I Lĩnh vực hoạt động

Quản lý thủy lợi chịu thách thức bởi yếu tố thứ hai, đó là: xâm nhập mặn do nước biển dâng và sự gia tăng hoạt động nuôi trồng thủy sản. Các xung đột giữa người nông dân cần nước ngọt để trồng trọt và người nuôi thủy sản cần nước mặn hơn cho ao nuôi hiện nay dẫn đến một hệ thống phức tạp trong đó các loại nước khác nhau chảy theo các kênh vào các thời điểm khác nhau, vừa là do các quyết định về quản lý thủy lợi vừa là do các sức mạnh của tự nhiên. Các thách thức này là cơ sở cho các quy định về quản lý thủy lợi của chương trình.

Phối hợp liên tỉnh: chìa khóa cho quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên và hệ sinh tháiDưới cấp trung ương, Việt Nam có 63 tỉnh thành, hầu hết đều có dân số dưới 2 triệu người. So sánh với Đức, một quốc gia với diện tích và dân số tương đương, có 16 tỉnh, dân số trung bình đạt gần 6 triệu người mỗi tỉnh. Mặc dù phạm vi ảnh hưởng của mỗi tỉnh ở Việt Nam là có giới hạn, nhưng sự phối hợp giữa các tỉnh là rất thấp, các tỉnh có xu hướng đặt các lợi ích riêng của tỉnh mình lên trên lợi ích chung của toàn vùng như Đồng bằng sông Cửu Long.

Sự phân mảnh này làm cản trở quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác, trong khi các hoạt động tỉnh này thường có ảnh hưởng đến các tỉnh khác, nhưng các ảnh hưởng này thường không được tính đến - như là quản lý thủy lợi, các biện pháp bảo vệ bờ biển hoặc quy hoạch không gian vùng. Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn nếu sự phát triển của vùng được điều phối hơn, vì quy hoạch cơ sở hạ tầng liên tỉnh sẽ tạo điều kiện cho thương mại và các nhà đầu tư nước ngoài có thể bố trí kế hoạch của mình phù hợp hơn với quy hoạch không gian vùng để đảm bảo rằng họ đang đầu tư đúng chỗ.

Các giải pháp

Gói chính sách về quản lý rừngGói chính sách về quản lý rừng ven biển ứng phó với tình trạng suy giảm diện tích rừng ven biển do sự quản lý không hiệu quả. Gói gồm 4 chính sách và quy định liên kết chặt chẽ với nhau. Các ý tưởng then chốt là nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý rừng hiện nay và thu hút nhiều hơn các bên tham gia vào công tác quản lý rừng trong đó có người dân địa phương.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và sử dụng rừng ven biển

định của Thủ tướng Chính phủ về đồng quản lý rừng ngập mặn quy định từng bước cách thức thiết lập, vận hành và giám sát các khu vực đồng quản lý trên khắp Việt Nam. Do đó, quy định là một ví dụ điển hình về việc nhân rộng các hoạt động thành công của Chương trình.

Khía cạnh đổi mới của công tác đồng quản lý là giao cho người dân một vai trò quan trọng trong quản lý rừng, trong đó người dân có trách nhiệm rõ ràng và được đền bù tài chính. Sự phù hợp về mặt thể chế của phương pháp tiếp cận này được thể hiện qua thực tế rằng quy định này được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp ký, có nghĩa Việt Nam nhận thức được sự cần thiết của phương pháp tiếp cận đổi mới trong quản lý rừng.

Quyết định của Bộ NN & PTNT về thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng trong nuôi trồng thủy sản Liên quan chặt chẽ với đồng quản lý là Quy định của Bộ NN & PTNT về chi trả các dịch vụ môi trường trong nuôi

trồng thủy sản – một quy định khác nữa có được từ các kinh nghiệm thực hiện của ICMP / CCCEP tại các tỉnh, đặc biệt với phương án chi trả có sự tham gia của các hợp tác xã nuôi nghêu ở tỉnh Sóc Trăng (xem trang 23).

Ý tưởng là nhiều hộ nuôi trồng thủy sản hưởng lợi từ rừng, đặc biệt khi các khu rừng này bảo đảm nước chất lượng cao nhờ có chức năng lọc nước của cây. Các lợi ích của dịch vụ do rừng cung cấp nên được chuyển sang hình thức chi trả bởi các hộ nuôi trồng cho những người bảo đảm rằng rừng được duy trì và sẽ tiếp tục cung cấp các lợi ích của rừng. Đặc biệt đối với người dân địa phương, đây có thể là một ý tưởng thú vị, làm tăng thêm thu nhập cho họ, nhưng đồng thời cũng tăng thêm phần trách nhiệm của họ. Cuối cùng, chi trả cho các tài nguyên mà trước đây là miễn phí sẽ thúc đẩy các hộ nuôi trồng thủy sản hành động theo hướng sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, đặc biệt là tiết kiệm nước. Dự kiến hàng triệu hộ gia đình sinh sống gần hoặc bên trong rừng sẽ được hưởng lợi từ chính sách này thông qua cơ chế chia sẻ lợi ích.

Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ, hiện vẫn đang được xem xét tính đến tháng 9 năm 2014, nhằm hoàn thiện các cơ chế quản lý rừng ven biển. Quy định là nền tảng cho các hướng dẫn cụ thể hơn và giải quyết một loạt các vấn đề khác nhau, bao gồm:

• Hướng dẫn cho cán bộ lâm nghiệp về cách xử lý rừng bị suy thoái, ngăn chặn khai thác gỗ trái phép và triển khai kịp thời các biện pháp ổn định trong trường hợp có xói lở;

• Hướng dẫn về sự tương tác giữa các bên thực hiện thuộc nhà nước (như cán bộ quản lý rừng) và các bên tham gia không phải nhà nước (như người dân địa phương) trong việc chăm sóc rừng, trong đó có các phương án đền bù tài chính.

Theo các tài liệu chính thức của chính phủ Việt Nam, quyết định này sẽ tác động đến 8,7 triệu dân sống ở các khu vực ven biển, trong đó có ổn định hoặc tăng thu nhập cho gần 1 triệu dân. Quyết định sẽ tác động đến 3.200 km đường bờ biển của Việt Nam, tăng diện tích rừng ven biển hiện có lên 13% tương đương 406.000 ha từ năm 2014 đến năm 2020, gấp gần hai lần diện tích của Luxembourg.

Quy định về các hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng ven biển và các định mức kinh tếQuy định về trồng rừng ven biển được kết nối trực tiếp với các kết quả và giải pháp của ICMP / CCCEP ở cấp tỉnh. Kết quả làm việc với các cán bộ kiểm lâm ở cấp địa phương cho thấy nhu cầu về cải cách trong trồng và phục hồi rừng ngập mặn đã trở nên rõ ràng, và quy định này khắc phục nhiều bất cập mà các tỉnh gặp phải và các giải pháp do ICMP / CCCEP xây dựng (xem trang 21).

Quan trọng hơn, quy định xem xét lại các định mức đối với trồng rừng ngập mặn, có nghĩa là có thể trồng các loài cây ngập mặn không những rẻ nhất mà còn thích hợp nhất trong tương lai. Ngoài ra, quy định cụ thể hóa các kỹ thuật và các đặc điểm trồng rừng ngập mặn ở những khu vực khác nhau và ở các vùng khác nhau, ví dụ có tính đến các đặc trưng của các khu vực xói lở nghiêm trọng hoặc được bồi lắng. Nhìn chung, quy định mong đợi sẽ làm tăng tỉ lệ sống của các khu rừng ngập mặn mới trồng từ 50% lên hơn 80%.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đồng quản lý rừng ngập mặn Trên cơ sở thành công của các khu vực đồng quản lý do ICMP / CCCEP thực hiện thí điểm (xem trang 23), Quyết

Page 18: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

34 35

ICMP/CCCEP Pha I Lĩnh vực hoạt động

Gói chính sách về quản lý nước và thủy lợiGói chính sách về quản lý nước và thủy lợi giải quyết vấn đề có lẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với tương lai của Đồng bằng sông Cửu Long: nước. Không nơi nào trên thế giới có một hệ thống thủy lợi rộng khắp và phức tạp hơn hệ thống thủy lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Một vấn đề là nước ngày càng bị nhiễm mặn, nhìn chung điều này có lợi cho nuôi trồng thủy sản nhưng lại đặt ra một thách thức to lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Các xung đột này phát sinh giữa những người sử dụng nước trong một tỉnh và giữa các tỉnh với nhau. Do đó, rất cần có một cơ chế phối hợp giữa các tỉnh có liên quan nhằm có được sự thỏa hiệp trong công tác quản lý nước và thủy lợi - một vấn đề thậm chí còn cấp thiết hơn dưới sức ép của các trận lũ cực đoan theo mùa.

Đối mặt với viễn cảnh có ít nước ngọt hơn chảy vào sông Cửu Long và nhiều nước mặn hơn chảy từ biển vào, một phần do nước biển dâng, các cơ quan chức năng ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải tìm ra các phương pháp tiếp cận mới trong quản lý cách sử dụng và phân phối nước. Gói chính sách này hỗ trợ các cơ quan chức năng cùng nhau đưa ra các quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, việc áp dụng đầy đủ tất cả các biện pháp trình bày dưới đây có thể mất tới vài năm và nhiều hoạt động bị kéo dài sang Giai đoạn II của Chương trình.

hệ thống thông tin ngành thủy lợi Hệ thống thông tin ngành thủy lợi là một hệ thống thông tin toàn diện giúp những người ra quyết định có cái nhìn tổng quát về hiện trạng và tình hình hoạt động của tất cả các công trình thủy lợi hiện có ở Việt Nam. Hệ thống sẽ đưa ra cái nhìn sâu sắc về các nhu cầu nước của các đối tượng sử dụng khác nhau, mức độ sẵn có của nước và cách thức cấp nước cho người sử dụng. Các thông tin này về sau có thể sẽ là cơ sở cho quy hoạch và quản lý tổng thể tài nguyên nước, thủy lợi và nông nghiệp ở Việt Nam.

Trong giai đoạn I, ICMP / CCCEP đã bắt đầu hỗ trợ thiết lập hệ thống thông tin ngành thủy lợi và sẽ tiếp tục hỗ trợ trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, quy mô của hệ thống thông tin ngành thủy lợi là rất lớn, do đó đóng góp tài chính đáng kể từ các bên thứ ba – ví dụ từ hợp tác tài chính – là rất cần thiết để giúp hệ thống vận hành đầy đủ, đặc biệt là trong công tác thu thập dữ liệu và xây lắp cơ sở hạ tầng cần thiết như mạng lưới quan trắc nước cho 110 hệ thống thủy lợi lớn ở Việt Nam.

Cơ chế phối hợp giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongMột Biên bản ghi nhớ về phối hợp liên tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được xây dựng và sẽ được ký trong giai đoạn tiếp theo của Chương trình. Cơ chế phối hợp liên tỉnh này sẽ là một trong các thành tựu lớn nhất của chương trình, vì sự thiếu phối hợp liên tỉnh là một trong các rào cản rõ nhất trong việc xây dựng khả năng chống chịu với khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long.

Cơ chế phối hợp trước hết sẽ tập trung vào công tác quản lý tổng hợp vùng ven biển tại 5 tỉnh chương trình. Các tỉnh ven biển khác của Đồng bằng sông Cửu Long có thể tham gia chương trình trong giai đoạn sau. Trung tâm của cơ chế phối hợp là Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ - cơ quan cấp vùng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thỏa thuận hợp tác về quản lý nước ở vùng tứ giác Long Xuyên giữa an Giang và Kiên GiangLiên quan chặt chẽ đến gói chính sách về quản lý nước và thủy lợi, thỏa thuận hợp tác về quản lý nước ở vùng tứ giác Long Xuyên là một bước đi quan trọng hướng tới một phương pháp tiếp cận chung trong quản lý nước giữa hai tỉnh lân cận là An Giang và Kiên Giang. Tiếp theo thỏa thuận này, trong giai đoạn sắp tới Chương trình sẽ hỗ trợ xây dựng các quy chế vận hành mới để quản lý hệ thống thủy lợi ở vùng tứ giác Long Xuyên.

Ở vùng tứ giác Long Xuyên, Chương trình sẽ giải quyết thách thức về tối đa hóa hiệu quả thủy lợi trong khi quản lý các vấn đề về lũ lớn và theo mùa, xâm nhập mặn và các nhu cầu cạnh tranh về nước, trong đó có các yêu cầu của vùng đất ngập nước.

Chương trình đã gắn kết thành công hai tỉnh thông qua thỏa thuận quản lý nước có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý với các mục tiêu nhằm cải thiện công tác quản lý tài nguyên nước ở vùng tứ giác và thúc đẩy phương pháp tiếp cận bền vững hơn và tổng hợp hơn trong phát triển tài nguyên đất và nước.

Một mối lo ngại lớn của tỉnh ven biển Kiên Giang là sự gia tăng xâm nhập mặn từ phía biển. Hiện tượng này có thể được chặn lại nếu có nhiều nước ngọt hơn chảy vào các kênh từ An Giang, theo đó lượng nước ngọt này có thể đẩy nước mặn trở lại và tràn vào các kênh. Ngoài ra, Kiên Giang cần có thêm thông tin về thời điểm và lượng nước chảy đến từ An Giang để theo đó điều chỉnh lịch gieo trồng tại địa phương. Phần lớn các thông tin này sẽ được cung cấp thông qua một mô hình thủy văn, phiên bản đầu tiên đã được ICMP / CCCEP xây dựng.

Các kế hoạch quản lý tổng hợp vùng ven biển ở Sóc Trăng và Kiên GiangChương trình đã hỗ trợ xây dựng một chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven biển cho tỉnh Sóc Trăng. Dự thảo chiến lược lần thứ nhất đã được trình bày vào tháng 7 năm 2014, và dự kiến bản dự thảo cuối cùng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014.

Là một trong các tỉnh thí điểm được nhà nước lựa chọn, lần đầu tiên Sóc Trăng sử dụng chiến lược để thực hiện quản lý tổng hợp vùng ven biển, bao gồm một loạt các chủ đề khác nhau (như lâm nghiệp, bảo vệ bờ biển, quản lý nước, v.v…) với sự tham gia của một số sở, ngành khác nhau. Phương pháp tiếp cận này còn có thể được sử dụng làm mô hình cho các tỉnh khác.

Tương tự, sự hỗ trợ của kế hoạch quản lý tổng hợp vùng ven biển ở tỉnh Kiên Giang đã mang lại các lợi thế đáng kể, khi kế hoạch này được sử dụng để biện minh cho khoản vay 5 triệu USD từ Ngân hàng phát triển châu Á đầu tư cho hệ thống cảnh báo sớm ở Kiên Giang. Kế hoạch và các hỗ trợ khác của Chương trình cũng đã giúp bảo đảm khoản vay 2 triệu USD của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) để xây dựng chiến lược quy hoạch tổng hợp đô thị, biến Rạch Giá thành một thành phố xanh. Các khoản trợ cấp đã được phê duyệt.

Quy hoạch đầm Đông hồ, tỉnh Kiên Giang Chương trình đã hỗ trợ xây dựng các hướng dẫn cho một kế hoạch quản lý tổng hợp Đầm Đông Hồ, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải quản lý toàn diện địa danh này của tỉnh Kiên Giang. Kế hoạch gồm có các hướng dẫn về quản lý hệ sinh thái và phát triển tiềm năng du lịch của đầm. Tài liệu này đã được sử dụng để tiếp nhận một khoản vay 8,2 triệu USD từ Ngân hàng phát triển châu Á cho dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng” (2014 - 2019).

Thỏa thuận quản lý đánh bắt thủy sản xuyên biển giới giữa Kiên Giang và Kampot ( Campuchia)Từ nhu cầu cấp thiết của việc tăng cường phối hợp liên tỉnh và cả liên quốc gia, hai tỉnh láng giềng của Kiên Giang ( Việt nam) và Kampot (Campuchia) đã ký cam kết về quản lý đánh bắt thủy sản xuyên biển giới với sự hỗ trợ của ICMP/CCCEP. Thỏa thuận nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với các quy định của hai tỉnh và sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thủy sản khỏi nguy cơ khai

Quy trình vận hành đối với hệ thống thủy lợi Quản Lộ - Phụng hiệpBước tiếp theo trong quản lý tổng thể ngành thủy lợi ở Việt Nam là quản lý các hệ thống thủy lợi vùng lớn như hệ thống thủy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp giữa Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Đó là lí do tại sao Chương trình hỗ trợ xây dựng quy chế vận hành cho hệ thống thủy lợi này. Dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật, quy chế hướng dẫn các đơn vị quản lý nước vận hành các công trình thủy lợi (như đập, cửa cống, trạm bơm, v.v…) sao cho tối đa hóa các lợi ích và tối thiểu hóa các chi phí cho tất cả các đối tượng sử dụng nước có liên quan. Giải pháp cấp vùng này đòi hỏi sự hợp tác mạnh mẽ và chặt chẽ giữa các tỉnh có liên quan. Dự kiến can thiệp chính sách sẽ có lợi cho hơn 300.000 ha diện tích đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Sổ tay hướng dẫn quản lý tưới có sự tham gia Một bước khác trong lĩnh vực quản lý thủy lợi là các hướng dẫn về quản lý tưới có sự tham gia trong đó hướng dẫn cách quản lý nước ở cấp cơ sở. Hướng dẫn này (dưới dạng sổ tay hướng dẫn) giới thiệu với các bên hữu quan các quy trình chuẩn và các công cụ hỗ trợ cách thúc đẩy và thực hiện hiệu quả biện pháp tưới có sự tham gia. Điều này góp phần nâng cao tính hiệu quả và bền vững của biện pháp tưới có sự tham gia ở Việt Nam. Hiện nay, có gần 11.000 hiệp hội sử dụng nước trên khắp cả nước sẽ hưởng lợi từ sổ tay hướng dẫn này, bao gồm các đại diện của các cộng đồng hưởng lợi và đội ngũ cán bộ của các cơ quan nông nghiệp và thủy lợi.

Thông tư về bảo trì thường xuyên các công trình thủy lợiPhần duy nhất của gói chính sách về quản lý nước và thủy lợi đã được hoàn thành trong giai đoạn I của ICMP / CCCEP là thông tư về bảo trì thường xuyên các công trình thủy lợi. Thông tư liệt kê các biện pháp cần thiết trong bảo trì hệ thống thủy lợi, cũng như chi phí cho các biện pháp này.

Quản trị vùng ven biển ở cấp địa phươngQuản trị vùng ven biển ở cấp địa phương là trọng tâm của Chương trình thông qua các hoạt động được thực hiện tại 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi một số hoạt động cần sự phối hợp liên tỉnh chặt chẽ, các hoạt động khác nghiên cứu kỹ việc các tỉnh có thể làm gì để gia cố đường bờ biển của mình.

Page 19: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

36 37

ICMP/CCCEP Pha I Lĩnh vực hoạt động

Giám đốc chương trình GIZ, ông Christian henckes trong chương trình phỏng vấn TV talk show cùng với Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và MT

thác quá mức cũng như là phát triển và chia sẻ các kinh nghiệm trong công tác quản lý biển.

Các hoạt động khácNâng cao năng lựcMột hoạt động chính của chương trình xuyên suốt tất cả các lĩnh vực chuyên đề đó là xây dựng năng lực cho các cán bộ ra quyết định của Việt Nam. Các cán bộ Việt Nam được hỗ trợ cải thiện các kỹ năng chuyên môn, quản lý và lãnh đạo. Chương trình đã tổ chức các chuyến tham quan học tập đến Úc, Đức, Brazil và Hà Lan để trang bị kiến thức sâu hơn về các cách quản lý vùng ven biển cho những người tham gia.

Một hoạt động quan trọng nữa nhằm tăng cường năng lực cho các cán bộ ra quyết định của VIệt Nam là tổ chức khóa tập huấn về khả năng quản lý và lãnh đạo, gồm một số mô đun riêng và do các giảng viên hàng đầu của châu Âu phụ trách.

Đến nay, hoạt động xây dựng năng lực đã tiến xa hơn nữa. Một số lượng lớn các hội thảo, hội nghị quốc gia và quốc tế, các lớp tập huấn, các đợt công tác của chuyên gia ngắn hạn cũng như các dịch vụ tư vấn liên tục của các chuyên gia dài hạn trong Chương trình đã góp phần tăng cường năng lực cho các cơ quan của Việt Nam - ở cấp cá nhân, tổ

Điểm nhấn truyền thôngChương trình đã thu hút sự quan tâm đáng kể của giới truyền thông, với 10 phim tài liệu phóng sự trong và ngoài nước về các thành công của chương trình. Nổi bật nhất là các phóng sự được chiếu trên đài BBC, đài SWR của Đức và đài SRF2 của Thụy Sĩ.

Với phóng sự “Trồng cây giữ đất” của đài VTV Cần Thơ về mô hình phục hồi rừng ngập mặn ở Hòn Đất đã dành huy chương vàng Liên hoan Phim toàn quốc năm 2012. Ngoài ra, Chương trình còn được phát sóng trên các đài Bloomberg, VTV2, VTC16, HTV7 và VTV Sóc Trăng.

chức và hệ thống. Dù rất khó để đánh giám sát và báo cáo cụ thể các tác động của hoạt động này, nhưng xây dựng năng lực là một trong các đóng góp quan trọng nhất của ICMP/CCCEP trong Pha I.

Phòng tránh thiên tai và tái thiết sau thiên taiNhờ sự hỗ trợ từ Quỹ Phát triển châu Âu, ICMP/CCCEP đã có thể giảm nhẹ đáng kể sự tổn thương của cộng đồng trước các hiện tượng thời tiết cực đoan. Đặc biệt, ở An Giang, Chương trình đã tái thiết 17 trường học, 9 cây cầu, 5 đường nông thôn và 2 trạm xá bị phá hoại bởi lũ lớn năm 2011, giúp tỉnh có khả năng chống chịu với các thiên tai trong tương lai. Tổng cộng, các hoạt động của Chương trình đã giúp làm giảm khả năng bị tổn thương cho hơn 27.000 người.

hỗ trợ tiếp cận thêm các nguồn vốnBên cạnh các hoạt động chính, Chương trình còn giúp chính phủ Việt Nam tiếp cận với 32,5 triệu đô la vốn vay và vốn tài trợ không hoàn lại cho các dự án liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Chương trình, thông qua làm việc trực tiếp với các nhà tài trợ. ICMP/CCCEP và các hoạt động của Chương trình đã đóng góp vào việc hình thành các dự án sau:

Quản trị vùng ven biển: Các tác động chính

vẤn ĐỀ giải PhÁP KẾT quả mOng Đợi (Dựa vàO cÁc vĂn Bản nhà nưỚc)

Rừng ven biển bị giảm sút mạnh

Gói chính sách về quản lý rừng

Tác động tích cực đến 3.200 km bờ biển của Việt Nam.

Làm tăng 13% diện tích rừng ven biển lên đến 406.000 ha trong khoảng 2014 đến 2020.

8,7 triệu dân sống ở vùng ven biển là người thụ hưởng

Tăng tỷ lệ sống của cây con rừng ngập mặn từ 50 -80%

Quản lý thủy lợi ở vùng ĐBSCL bị nhiều áp lực

Gói chính sách về quản lý nước

11.000 hiệp hội sử dụng nước được thụ hưởng

Mang lại lợi ích cho hơn 300.000 ha diện tích canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

Thiếu sự phối hợp liên tỉnh Một số thỏa thuận giữa các bên, bao gồm cả Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ

Tăng cường sự phối hợp liên tỉnh

hỗ trợ tiếp cận thêm các nguồn khác

Dự Án nhà Tài Trợ TrỊ giÁ ( uSD) hOạT ĐỘng Liên quan của icmP/cccEP

Thiết lập mạng lưới quan trắc tài nguyên nước tại Hạ lưu sông Mê Kông và Hệ thống thông tin tài nguyên nước cho phần hạ lưu sông Mê Kông thuộc Việt Nam

Ngân hàng thế giới

17,3 triệu Thỏa thuận hợp tác về quản lý nước giữa An Giang và Kiên Giang.

Hệ thống thông tin ngành thủy lợi

Hệ thống cảnh báo sớm ở Kiên Giang Ngân hàng phát triển Châu Á

5 triệu Quản lý tổng hợp vùng ven biển Kiên Giang

Dự án xây dựng hạ tầng du lịch để phát triển toàn diện cho Tiểu vùng sông Mê Kong (Hợp phần Kiên Giang)

Ngân hàng phát triển Châu Á

8,2 triệu Hướng dẫn quản lý tổng hợp đầm Đông Hồ Hướng dẫn quản lý tổng hợp du lịch tỉnh Kiên Giang

Quy hoạch tổng thể cho thành phố Rạch Giá trở thành một Thành phố Xanh

Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

2 triệu Quy hoạch tổng hợp bờ biển tỉnh Kiên Giang

Hướng dẫn quản lý tổng hợp đầm Đông Hồ

Hướng dẫn quản lý tổng hợp du lịch tỉnh Kiên Giang

Page 20: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

38 39

ICMP/CCCEP Pha I CáC Chỉ số

Các chỉ số mục tiêu của Chương trình ban đầu được thiết kế cho cả chương trình từ tháng 9 – 2011 đến tháng 8 – 2017 với các mục tiêu trung gian cho giai đoạn kết thúc vào tháng 8 – 2014. Hầu hết các mục tiêu được xem xét lại khi chuyển từ Pha 1 sang Pha 2 phù hợp với các nhận xét và đánh giá Chương trình, báo cáo giai đoạn 1 này chỉ trình bày các kết quả đạt được của Chương trình đối với một số chỉ số.

Chỉ số 1Chỉ số (cho giai đoạn Tháng 8 – 2017):Bộ NN và PTNT đã thông qua và thực thi khung chính sách quốc gia về các hệ sinh thái ven biển liên quan đến phục hồi rừng ngập mặn, quản lý xói lở, quản lý các vùng đất ngập nước, quản lý nước và sinh kế bền vững. Ngoài ra, Chương trình còn góp phần hình thành các khung chính sách về giáo dục môi trường, quản lý tổng hợp vùng ven biển và quy hoạch phát triển thông qua bộ NN và PTNT, các tỉnh cùng với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Khoa học Công nghệ.

hiện trạng (tính đến Tháng 8 – 2014): đúng tiến độTheo mục tiêu trung gian, đã xây dựng dự thảo hai gói chính sách tổng thể dưới sự lãnh đạo của Bộ NN và PTNT: một chính sách phối hợp với Tổng cục lâm nghiệp về quản lý rừng ven biển, chính sách còn lại được phối hợp cùng Tổng Cục Thủy Lợi ( xem trang 32- 34).

Chỉ số 2Chỉ số (cho giai đoạn tháng 8- 2017):Khả năng bị tổn thương được phân loại theo giới được xem xét trong bối cảnh hướng tiếp cận dựa vào hệ sinh thái nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và được lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

hiện trạng (tính đến Tháng 8 – 2014): đúng tiến độTheo mục tiêu trung gian, tổ chức các diễn đàn đối thoại liên tỉnh và quốc gia về giới và biến đổi khí hậu, và về khả năng lồng ghép trong các chính sách khung quan trọng về lập kế hoạch và quản lý các hệ sinh thái ven biển. Trên cơ sở đó, thúc đẩy lồng ghép giới vào các kế hoạch hành động với các sở ban ngành có liên quan (Bộ NN và PTNT, Sở NN và PTNT, Bộ TNMT, Sở TNMT, Bộ KHĐT, Sở KHĐT, Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại giao, BCĐ TNB, các UBND).

Chỉ số 3Chỉ số (cho giai đoạn tháng 8- 2017):Tổng diện tích rừng phòng hộ (bao gồm rừng ngập mặn, rừng tràm…) ở các tỉnh thí điểm không bị suy giảm so với kết quả cuộc điều tra năm 2011.

4. CÁC CHỈ SỐ

Chỉ số 3: Diện tích rừng phòng hộ năm 2011 và 2014

Diện TÍch rỪng PhÒng hỘ nĂm 2011 ( ha)

Diện TÍch rỪng PhÒng hỘ nĂm 2014 ( ha)

chênh Lệch (ha)

Sóc Trăng 4.341 4.657 316

An Giang 12.207 - -

Bạc Liêu 2.660 2.805 145

Cà Mau 26.977 26.075 -902

Kiên Giang 4.830 4.782 -48

Tổng số -489

Page 21: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

40 41

ICMP/CCCEP Pha I CáC Chỉ số

hiện trạng (tính đến Tháng 8 – 2014): hoàn thành một phầnBảng biểu cho thấy ở Sóc Trăng và Bạc Liêu, diện tích rừng phòng hộ tăng vào năm 2014 so với 2011, nhưng ở Kiên Giang lại có sự suy giảm nhẹ nhưng ở Cà Mau bị suy giảm nhiều. Điều này cho thấy một số hoạt động dự án đã kết thúc trước khi chương trình bắt đầu năm 2011, mô hình bảo vệ bờ biển và khôi phục rừng ngập mặn ở Sóc Trăng ( từ năm 2007), Kiên Giang ( từ năm 2008) và Bạc Liêu ( từ năm 2009). Do hợp phần Cà Mau bắt đầu trễ nên các hoạt động về bảo vệ bờ biển và khôi phục rừng ngập mặn chưa được thực thi. Với việc tiếp tục thực thi các hoạt động của chương trình ở các tỉnh, tới năm 2017 sẽ đạt được đúng mục tiêu. Tuy nhiên, chỉ số đánh giá này lại không nằm trong kế hoạch chương trình cho Pha 2.

Chỉ số 4

Chỉ số đánh giá (tính đến Tháng 8 – 2017):Cơ chế phối hợp và hợp tác liên tỉnh cho các sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu được thiết lập và thể chế hóa.

hiện trạng (tính đến Tháng 8 – 2014): đúng tiến độTheo mục tiêu trung gian, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐ TNB) phối hợp với Bộ NN và PTNT và các tỉnh xây dựng Biên bản ghi nhớ phối hợp liên tỉnh về quản lý tổng hợp vùng ven biển giữa các tỉnh thuộc Chương trình. Ngoài ra, liên quan đến quản lý thủy lợi liên tỉnh, đã ký kết thỏa thuận hợp tác giữa An Giang và Kiên Giang và xây dựng quy chế vận hành hệ thống thủy lợi giữa Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Chỉ số 5Chỉ số (tính đến Tháng 8 – 2017):Các hoạt động tạo thu nhập thay thế, thích ứng với biến đổi khí hậu, giúp tăng 7,5% thu nhập của nhóm đối tượng mục tiêu.

hiện trạng (tính đến Tháng 8 – 2014): hoàn thành một phầnĐã phần nào hoàn thành mục tiêu đặt ra tính đến cuối Pha 1. Mặc dù các biện pháp riêng lẻ đã được giới thiệu thành công, nhưng vẫn thiếu sự áp dụng sâu rộng trong phạm vi tỉnh, hoặc chuyển giao cho các tỉnh khác. Phương pháp tiếp cận hứa hẹn nhất theo hướng đi này đó là áp dụng kỹ thuật canh tác lúa tưới ướt khô xen kẽ (AWD) theo chương trình Cánh đồng mẫu lớn của Bộ NN và PTNT, trong đó có các vựa lúa lớn ở ĐBSCL.

Chỉ số 6

Chỉ số (tính đến Tháng 8 – 2017):Các sáng kiến về thích ứng với biến đổi khí hậu được đưa vào kế hoạch hàng năm của tỉnh với ngân sách hàng năm tăng 10% và được phản ánh và phân bổ ngân sách trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016-2020.

hiện trạng (tính đến Tháng 8 – 2014): đúng tiến độĐạt được mục tiêu đặt ra cho Pha 1. Để chuẩn bị cho báo cáo và lập kế hoạch ngân sách có liên quan tới biến đổi khí hậu, Chương trình đã đạt được thỏa thuận về các bước thủ tục chi tiết với đối tác, đặc biệt là ở tỉnh Cà Mau, biến đổi khí hậu cũng như bình đẳng giới đã được lồng ghép vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội như là một loại hình đánh giá. Bắt đầu từ 2014, chính quyền các tỉnh được hỗ trợ trong việc giới thiệu hệ thống đánh giá nhằm xác định phần trăm đầu tư cho các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trong tổng chi ngân sách.

Page 22: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

42 43

ICMP/CCCEP Pha I BÀi học kinh nghiỆm từ Pha i

Tác động trên diện rộng cần thiết lập thể chếChương trình đã xây dựng được các giải pháp hiệu quả trong pha 1, nhưng để có thể thực thi những giải pháp này trên diện rộng thì những giải pháp này phải nằm trong hệ thống chính sách của Việt Nam. Tính tới thời điểm hiện nay, nhiều giải pháp có thể được áp dụng trong khuôn khổ chương trình phát triển, do các quy định hiện tại của chính quyền Việt Nam chưa cho phép thực hiện các biện pháp này – ví dụ liên quan tới việc phục hồi rừng ngập mặn, định mức trồng rừng ngập mặn hiện tại khuyến khích những người làm trong ngành lâm nghiệp trồng các loài cây ngập mặn chi phí thấp nhất trong khi đây thường là những loài không phù hợp với những khu vực cần trồng.

Đó là lí do tại sao trong pha 2, chương trình sẽ tập trung nhiều hơn vào vấn đề làm thế nào để chính quyền Việt Nam có thể áp dụng những giải pháp này vào thực tiễn. Có thể áp dụng cơ chế tập trung cho vấn đề này đó là là đúc rút kinh nghiệm thực tế từ cấp địa phương và đưa chúng vào các chính sách ở cấp quốc gia, khi đó có thể áp dụng chính sách này ở những nơi phù hợp. Phương pháp tiếp cận này đã được áp dụng trong việc xây dựng định mức trồng rừng ngập mặn hiện đang được hoàn thiện, cùng với quyết định của Thủ tướng chính phủ về hàng rào chắn sóng, và quyết định của Thủ tướng chính phủ về đồng quản lý rừng ngập mặn.

Tác động trên diện rộng cần phối hợp liên tỉnhMặc dù ICMP/CCCEP được thực thi ở năm tỉnh ở vùng ĐBSCL, nhưng việc thiết lập đối thoại giữa các tỉnh vẫn là điều khó khăn, mặc dù có nhiều vấn đề cấp bách – rõ ràng nhất là về quản lý nước – không thể giải quyết được nếu không có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tỉnh. Trong khi Chương trình đã đưa ra một số giải pháp liên quan đến khía cạnh này, hợp tác liên tỉnh vẫn cần được quan tâm hơn trong pha tiếp theo. Tương tự, bản thân cơ chế quản lý của ICMP/CCCEP cũng sẽ tập trung ít hơn theo từng tỉnh mà sẽ áp dụng hướng tiếp cận toàn diện hơn, mang lại lợi ích cho tất cả các tỉnh.

Tác động trên diện rộng cần nhiều bên tham gia hơnKinh nghiệm thực hiện Pha I cho thấy rằng để có thể đạt được tác động trên diện rộng, cần mở rộng phối hợp với các viện của nhà nước khi thực hiện các can thiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt khối tư nhân cũng đóng một vai trò

quan trọng cho sự phát triển của ĐBSCL, và đó là lí do tại sao trong thời gian tới Chương trình sẽ tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp tư nhân.

Một ví dụ nữa cho cách tiếp cận này là lên kế hoạch hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là phối hợp với Sáng kiến sản xuất lúa hiệu quả hơn ở Châu Á (BRIA) hay là các sáng kiến về hội thảo bàn tròn về nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL. Một đối tác tiềm năng nữa là các công ty năng lượng đang hoạt động ở vùng ven biển.

Các tổ chức xã hội dân sự cũng là một đối tác tiềm năng ở ĐBSCL. Vì vậy chương trình hỗ trợ các tổ chức và mạng lưới phi chính phủ (NGO) nhằm nâng cao tiếng nói của họ trong các thảo luận về thích ứng với biến đổi khí hậu và kêu gọi nhiều bên tham gia hơn nữa để giảm thiểu khả năng bị tổn thương của dân nghèo trước tác động của biến đổi khí hậu

Tác động trên diện rộng cần có sự hợp tác quốc tếĐBSCL ngày càng nhận được sự quan tâm từ các tổ chức quốc tế trong thời gian gần đây. Cộng đồng quốc tế có tiềm năng rất lớn đối với phát triển có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL, đặc biệt, các nỗ lực của các tổ chức quốc tế không chỉ phối hợp với chính phủ Việt Nam mà còn phối hợp với nhau trong cộng đồng quốc tế.

Hội thảo bàn tròn ĐBSCL, khởi xướng bởi chính phủ Hà Lan và Ngân hàng thế giới, là một diễn đàn phù hợp đối với sự hợp tác này và đã có đóng góp đáng kể vào việc kết nối các chiến lược khác nhau bằng cách hỗ trợ Quy hoạch ĐBSCL, một chiến lược được trông đợi đối với ĐBSCL. Ngoài ra, quá trình thực hiện pha 1 cũng cho thấy rằng cần một cơ chế phối hợp có hệ thống hơn trong các hội thảo bàn tròn và các diễn đàn phối hợp khác, bằng cách kết nối chặt hơn giữa hỗ trợ kỹ thuật song phương với hỗ trợ vốn vay đa phương.

Điều này có ý nghĩa trực tiếp đối với ICMP/CCCEP. Ảnh hưởng diện rộng không chỉ phụ thuộc vào việc thực thi các chính sách và quy định có sẵn, mà còn là thực thi những cách tiếp cận mới. Với một ngân sách hạn chế cho Chương trình hợp tác kỹ thuật, ICMP/CCCEP không đủ nguồn lực để thực thi các biện pháp đã được xây dựng ở những nơi cần thiết. Điều này cũng có nghĩa là Chương trình sẽ tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ chính quyền Việt Nam phân bổ và tiếp cận các nguồn ngân sách cần thiết cho phát triển có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở vùng ven biển ĐBSCL.

5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ PHA 1

Tác động trên diện rộng cần… … thể chế hóa

… hợp tác liên tỉnh

… nhiều bên tham gia hơn

… hợp tác quốc tế

Page 23: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

44 45

ICMP / CCCEP PhasE I TRIỂN VỌNG

Triển vọngỞ giai đoạn 1 (2011-2014), ICMP/CCCEP đã đạt được một số thành công, bao gồm xây dựng các giải pháp và kỹ thuật cho một vấn đề nổi cộm nhất ở ĐBSCL. Các giải pháp này nên được nhân rộng để có thể có được tác động trên diện rộng. Đây là mục tiêu trong Pha II của Chương trình (2014-2017), phát triển dựa trên các kinh nghiệm và thành công của giai đoạn 1.

Từ giai đoạn 1 qua Pha II sẽ có hai thay đổi chính:

• Từ cách tiếp cận định hướng địa lý đến định hướng tác động: Ở giai đoạn 1, các hoạt động của Chương trình được tổ chức thực hiện theo từng tỉnh (và cấp trung ương) nhưng ở Pha II, Chương trình được cơ cấu theo các tác động và lĩnh vực chuyên đề, nhằm đảm bảo các giải pháp của một lĩnh vực chuyên đề ( ví dụ như nông nghiệp) có thể được áp dụng ở tất cả các tỉnh phù hợp.

• Từ phát triển các giải pháp kỹ thuật đến thể chế hóa và nhân rộng: ở giai đoạn 1, Chương trình tập trung vào việc phát triển các giải pháp kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu và sự thay đổi của môi trường ở ĐBSCL. Các giải pháp này đã được ứng dụng thành công ở một số địa điểm, và trong Pha II, Chương trình sẽ tập trung nhiều hơn vào việc thể chế hóa và nhân

rộng các công nghệ này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thay đổi có hệ thống (không chỉ là chọn lựa) theo hướng phát triển có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long.

Đó là lí do tại sao ở Pha II, Chương trình sẽ chuyển từ việc tập trung xây dựng các giải pháp kỹ thuật mới sang thể chế hóa các giải pháp đó, ví dụ như giới thiệu các chính sách, hợp tác liên tỉnh, các mối quan hệ đối tác chiến lược và xây dựng các giải pháp mới bằng cách dự thảo các kế hoạch đầu tư và nghiên cứu khả thi. Điều này sẽ dẫn đến việc nhân rộng các kỹ thuật đã được xây dựng trong giai đoạn 1.

Việc thể chế hóa và nhân rộng các thành công của giai đoạn 1 là trọng tâm thực hiện của Pha II (xem biểu đồ): Để có được khả năng chống chịu cao hơn, các sáng kiến (giai đoạn 1) cần được thể chế hóa thành công thành các chính sách mang tính bắt buộc (Kết quả A). Mặt khác, việc thực thi các sáng kiến thông qua chính sách cần có sự hỗ trợ về mặt thể chế, điều này không chỉ tạo ra các quy trình thủ tục phù hợp mà còn thúc đẩy và thiết lập các mối quan hệ đối tác giúp tạo ra sự hiệp lực cần thiết (Kết quả C). Cuối cùng, cả hai hình thức thể chế hóa chỉ có thể thực hiện được nếu năng lực về kỹ thuật, tài chính và quản lý được tăng cường (Kếu quả B).

6. TRIỂN VỌNG

Chuyển tiếp đến Pha 2 (2014-2017) - với sự điều chỉnh một chút về tên của Chương trình: Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển

Thực thi thông qua KHPTKTXH, Ngân sách và Đầu tư của các nhà tài trợ

Giới thiệu các cải tiến kỹ thuật và quản lý

Đánh giá khả thi

Kế hoạch đầu tư có khả năng thu hút vốn

Kết quả B

Các giải pháp kỹ thuật và đầu tư

Kết quả c

Các cơ quan/tổ chức & mối quan hệ đối tác

Cơ chế phối hợp

Mối quan hệ đối tác chiến lược

Kết quả a

Chính sách và tiêu chuẩn

Thẩm định và chuẩn hóa các giải pháp kỹ thuật

Khả năng chống chịu cao hơn

Giai đoạn I Giai đoạn II

Page 24: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT
Page 25: ICMP / CCCEP PHA I: BÁO CÁO TỔNG KẾT

Đơn vị xuất bản Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH

cơ quan đăng ký Bonn và Eschborn, Đức

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng ven biển (ICMP)

Phòng K1A, Số 14, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

www.giz.de/viet-nam; http://daln.gov.vn/icmp-cccep.html

[email protected]

Xuất bản ngày Tháng 9/2014

Thiết kế Schumacher. Visuelle Kommunikation www.schumacher-visuell.de

in ấn Công ty Golden Sky Co., Ltd

ảnh © GIZ

Biên soạn Severin Peters

GIZ chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung ấn phẩm này.

Thay mặt cho Bộ Ngoại giao và Thương Mại Úc (DFAT) Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ)