ii. Đặt vấn đề - sở khoa học và công nghệ ... · 3 - giúp nông dân canh tác...

36

Upload: others

Post on 25-Sep-2019

10 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm
Page 2: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

2

II. Đặt vấn đề: Cỏ dại là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với

sâu bệnh và chuột. Thiệt hại do cỏ dại gây ra đối với lúa là rất lớn. Theo thống kê ở các

nước trồng lúa châu Á, cỏ dại có thể làm giảm tới 60% năng suất lúa, trong đó nhóm cỏ

chác lác chiếm trên 50% thiệt hại (Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng, 1999). Ở

nước ta, nhiều yếu tố làm ảnh hưởng năng suất lúa trong đó thiệt hại do cỏ dại là một

trong những nhân tố chính. Trung bình giảm năng suất do cỏ trên lúa sạ khoảng 46%

(Dương Văn Chín, 2000).

Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước với cây lúa, là nơi lưu tồn

và lan truyền nhiều loại sâu, bệnh hại. Cỏ dại cũng là nơi trú ẩn của chuột phá hại lúa.

Hạt cỏ lẫn trong lúa sau thu hoạch làm giảm chất lượng và giá trị của lúa gạo.

Quản lý cỏ dại trên ruộng lúa đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu nhằm

góp phần khắc phục thiệt hại về năng suất cho nhiều vùng trồng lúa.

Những năm gần đây cỏ dại trở thành một trong những dịch hại quan trọng nhất tại

Đồng Bằng Sông Cửu Long, nói chung và Thành phố Cần Thơ nói riêng.

Với diện tích lúa ổn định khoảng 240.000 ha, hệ số sử dụng đất 2.5, (Sở Nông

Nghiệp Cần Thơ, 2007) thành phố Cần Thơ có những điều kiện thuận lợi về đất đai, con

người, khí hậu, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, đê bao khép kín đã tạo điều kiện

cho nông dân thâm canh tăng vụ. Việc xuống giống liên tục, tranh thủ thời vụ nên khâu

chuẩn bị đất, giống, vệ sinh đồng ruộng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cộng với sự

tích lũy mật số cỏ dại qua nhiều vụ liên tục đã làm cỏ dại ngày càng phát triển mạnh làm

thiệt hại đáng kể đến năng suất lúa từ 20-30% (Chi Cục BVTV Cần Thơ, 2003).

Đặc biệt trong vụ Hè Thu cỏ dại phát triển mạnh do mặt ruộng không bằng phẳng,

thiếu nước đầu vụ, việc giữ mực nước ruộng hạn chế cỏ dại không đảm bảo nên nông

dân chủ yếu sử dụng thuốc trừ cỏ. Kết quả điều tra tại thành phố Cần Thơ vụ Hè Thu

năm 2003 cho thấy nông dân sử dụng thuốc cỏ từ 2 - 3 lần/vụ làm tăng chi phí phòng

trừ cỏ dại từ 300.000 – 450.000 đ. Sự hiểu biết của nông dân về biện pháp quản lý cỏ

dại còn nặng về sử dụng hóa chất… Đó chính là một trong những nguyên nhân làm tăng

chi phí sản xuất, tăng giá thành nông sản và gây ô nhiễm môi trường sinh thái (Chi cục

BVTV Cần Thơ, 2003).

Vì vậy để quản lý cỏ dại một cách có hiệu quả, giảm chi phí thuốc trừ cỏ, góp

phần giảm ô nhiễm môi trường, bổ sung qui trình thực hành sản xuất lúa chất lượng cao

của thành phố Cần Thơ theo hướng ứng dụng 3 giảm 3 tăng tại thành phố Cần Thơ.

Chi cục Bảo vệ thực vật Cần Thơ thực hiện dự án “Xây dựng mô hình phòng trừ

cỏ dại trên ruộng lúa cao sản”.

III. Nội dung khoa học và công nghệ của dự án:

9. Mục tiêu của dự án:

A. Mục tiêu chung: Xây dựng quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp phù hợp với điều kiện địa phương và chuyển

giao cho nông dân ứng dụng trên địa bàn TP Cần Thơ.

B. Mục tiêu cụ thể: - Xây dựng quy trình quản lý cỏ dại phù hợp với điều kiện canh tác tại địa phương trên

cơ sở mở rộng chương trình 3 giảm 3 tăng.

- Chuyển giao quy trình quản lý cỏ dại dưới dạng mô hình tại ba huyện Vĩnh Thạnh,

Thốt Nốt và Cờ Đỏ thành phố Cần Thơ.

- Tập huấn nông dân trong vùng chung quanh mô hình để có thể ứng dụng quy trình

quản lý cỏ dại tổng hợp, phù hợp với điều kiện của địa phương.

Page 3: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

3

- Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

số lần sử dụng thuốc trừ cỏ, giảm chi phí sản xuất lúa, tăng chất lượng sản phẩm.

- 100% Nông dân tham gia dự án thực hiện mô hình ứng dụng quy trình trên diện

tích canh tác của gia đình.

- Có ít nhất 15.000 hộ nông dân/10.000 ha trong vùng triển khai dự án học tập ứng

dụng quy trình.

Tình trạng dự án: Mới

Từ kết quả của đề tài NCKH&PT đã được nghiệm thu và kiến nghị áp dụng. (Tên

đề tài, ngày tháng năm đánh giá nghiệm thu, biên bản đánh giá nghiệm thu).

Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của dự án

10. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: + Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Cỏ dại là một yếu tố quan trọng làm giảm khả năng tăng năng suất lúa. Klaus Lampe

(1990) cho rằng cỏ dại là nguyên nhân làm giảm năng suất trên đồng ruộng hơn các loại

dịch hại khác. Theo Holm L.G (1977), cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli và E. colona

đứng hàng thứ ba, thứ tư trong số các loài cỏ gây hại lớn nhất trên thế giới. Cỏ dại mọc

không theo qui luật nào trong những vùng trồng lúa liên tục. Hạt cỏ không nảy mầm trong

điều kiện ngập nước, nhưng sinh trưởng được trong những vùng lúa thiếu nước tưới và

được tìm thấy từ những vùng đất nhẹ, đầm lầy, ngập lụt dọc theo mương rảnh, và hiện

diện trên tất cả các cánh đồng lúa.

Nhiều thí nghiệm cho thấy sự giảm năng suất lúa tỷ lệ thuận với mật độ cỏ dại, cứ

100 cây cỏ/m2 làm giảm 17% năng suất, từ 100 – 200 cây cỏ/m

2 thì năng suất giảm thêm

10%. Cỏ dại được xem là yếu tố làm giảm năng suất và chất lượng hạt lúa nương.

Nguyên nhân mất năng suất của lúa nương do không quản lý cỏ dại là 96% (Sankaran và

De Datta, 1985).

Năng suất lúa phụ thuộc lớn vào mùa vụ, các loài cỏ, mật độ cỏ, chế độ canh tác lúa,

tốc độ sinh trưởng và mật độ lúa. Lúa cỏ chiếm 35% có thể làm mất 65% năng suất

(Watanabe et al, 1997). Ở mức độ gây hại nghiêm trọng được ghi nhận mất đến 75% năng

suất trên lúa sạ (Azmi, 1998)

Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, nước, dinh dưỡng với lúa. Nhiều nghiên cứu cho thấy

thời gian cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng và nước mạnh nhất của cỏ dại đối với lúa từ 10-

20 ngày sau khi sạ và từ 28-42 ngày sau cấy (Sharma, 1977).

Những nghiên cứu về cỏ dại của M. Azmi, DV Chin, P. Vongsaroj , D.E. Johnson đã

nhận định những nguy cơ trong quản lý cỏ trên lúa sạ tại Việt Nam, Malaysia và Thái lan:

- Việc sử dụng lập lại thuốc trừ cỏ nhiều lần và cung cấp nước tưới hạn chế là

những nhân tố làm thay đổi quần thể các loài cỏ trên lúa sạ. Các loài cỏ như Echinochloa

crus-galli, Echinochloa spp. (E. colona, E. stagnina, and E. picta), Leptochloa chinensis,

và Ischaemum rugosum là những loài không thường gặp và không có ưu thế trong ruộng

lúa tại Malaysia vào những năm 1970 (Azmi et al, 1993) đã trở nên phổ biến trong những

năm 1990.

- Qua nghiên cứu tại những vùng lúa sạ từ 1989 - 1993 cho thấy: Năm 1989, khi

phương pháp cấy là chủ lực thì Monochoria vaginalis, Sphenoclea guyanensis,

Fimbristylis miliacea và Limnocharis flava có ưu thế. Năm 1993, những loài này đã

Page 4: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

4

được thay thế bởi L. chinensis, E. crus-galli, M. vaginalis và E. colona trong những vùng

lúa sạ. Từ 1981- 1994, những vùng bị gây hại bởi L. chinensis được đánh giá khoảng 4%,

nhưng đến năm 1992 thì toàn bộ những vùng tại Muda đều bị thiệt hại do L. chinensis. Tại

Thái Lan, Sphenoclea zeylanica, Monochoria vaginalis, và Marsilea minuta chiếm ưu thế

trong hệ thống lúa cấy, trong khi E. crus-galli, L. chinensis, Cyperus iria và C. diffomis

thì chủ lực ở vùng lúa sạ ướt (Vongsaroj, 1997). Tương tự tại Việt Nam, cỏ E. crus-galli,

L. chinensis, Cyperus iria và C. difformis, lúa cỏ là có ưu thế trên vùng lúa sạ (Chin,

2001).

- Lúa cỏ rất khó quản lý bởi vì nó tương tự như lúa trồng. Những nghiên cứu về lúa

cỏ gần đây cho thấy lúa cỏ trở thành vấn đề khó khăn ở Malaysia và được xem là một đe

dọa nghiêm trọng sản lượng lúa gạo (Azmi et al, 2003). Lúa cỏ được tìm thấy ở Malaysia

năm 1998 (Azmi và Abdillah, 1998), Việt Nam năm 1994 (Chin, 2001) và xâm nhiễm

nhanh chóng trên lúa sạ tại khu vực miền Trung Thái Lan trong những năm gần đây.

Đối với việc quản lý cỏ dại, Kwesi Ampong-Nyarko và S. K. De Datta (1991) cho

rằng nhận dạng hình thái, cấu tạo bên ngoài và phương pháp làm giống thì quan trọng hơn

những yếu tố khác để xác định biện pháp quản lý tối ưu đối với từng nhóm cỏ, đồng thời

thực hiện tốt quá trình khử lẫn đảm bảo tiêu chuẩn giống, tránh lẫn hạt cỏ dại.

Các chuyên gia cỏ dại Việt Nam và Nhật Bản đã thu thập, nhận dạng mẫu, ghi hình

ảnh và xuất bản sách về cỏ dại vùng đất trũng ở Việt Nam. Ghi nhận được 60 loài:

Poaceae 11 loài, Cyperaceae 19 và 30 loài khác được phân bố từ vùng Nam, Đông Nam,

và Đông Bắc Châu Á đến Úc. Trên lúa cấy, Echinochloa crus-galli đã giảm năng suất từ

7-13% ( 5-10 cây /m2), từ 23-27% (15-37 cây/m

2) (Trung et al., 1995).

Thuốc trừ cỏ đóng một vai trò quan trọng để quản lý cỏ trong canh tác lúa. Đầu vụ sự

cạnh tranh quan trọng của cây cỏ làm giảm năng suất lúa và thuốc trừ cỏ được sử dụng

rộng rãi. Tuy nhiên, hầu như hạt cỏ nẩy mầm liên tục, thời gian nảy mầm kéo dài trong

ruộng lúa so với thời gian tác động của thuốc trừ cỏ nên thuốc không đủ khả năng quản lý

cỏ. Năm 1991, Nhật Bản đã chi 530 triệu đô la Mỹ cho thuốc trừ cỏ lúa, bình quân 265 đô

la/ha (Kwesi Ampong-Nyarko and S.K. De Datta, 1991).

Những nghiên cứu về tác động lâu dài của việc sử dụng thuốc trừ cỏ trên lúa sạ đã

nhận định rằng: Sự thiếu hụt lao động đã dẫn đến sự gia tăng diện tích lúa sạ và gia tăng

một cách nhanh chóng việc sử dụng và phụ thuộc vào thuốc trừ cỏ. Sự phụ thuộc này dẫn

đến sự thay đổi các loài cỏ không mong muốn và liên quan đến sự ô nhiễm môi trường.

Tính kháng thuốc trừ cỏ xuất hiện và có bằng chứng là các loài cỏ như S. zeylanica,

Marsilea minuta, F. miliacea đã phát triển tính kháng nhóm thuốc trừ cỏ Phenoxy

(Watanabe et al, 1997). Các hợp chất Phenoxy và Sulfonylurea được sử dụng rộng rãi ở

Malaysia, Việt Nam và Thái lan để phòng trừ cỏ lá rộng và cỏ chác lác trên lúa sạ. Gần

đây, các dòng kháng ức chế acetolactate-synthase (ALS) trên nhiều loài cỏ đã được báo

cáo tại nhiều nước bao gồm cả Malaysia (Azmi và Baki, 2003). Thuốc trừ cỏ ức chế ALS

bao gồm Sulfonylurea được sử dụng rộng rãi trên thế giới gây độc với động vật và làm tổn

hại đến nhiều loại cây trồng.

Tại Philippine, thuốc trừ cỏ sử dụng trên lúa đột ngột gia tăng từ 54% (1981) lên

82% (1987) (Agnes C.Rola,1993) trong tổng lượng thuốc trừ cỏ được bán ra. Thuốc trừ cỏ

gia tăng là do việc sử dụng thuốc trừ cỏ thay thế cho việc làm cỏ bằng tay ở những vùng

đủ nước tưới, thích hợp cho việc sạ thẳng hoặc cấy.

Tóm lại, quản lý cỏ hiệu quả là điều kiện tiên quyết, quan trọng trong canh tác lúa.

Việc áp dụng thuốc trừ cỏ tưởng chừng như thật cần thiết, tuy nhiên việc sử dụng bừa bãi

thuốc trừ cỏ tại Malaysia, Việt Nam, Thái Lan đã xuất hiện các dòng cỏ kháng thuốc và sự

ô nhiễm môi trường tiếp theo sau đó. Các yêu cầu kỹ thuật quản lý cỏ dại tổng hợp đã

Page 5: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

5

được chứng minh là cần phải phát triển. Điều này có thể thông qua sự hiểu biết một cách

hoàn hảo về sinh học, sinh thái, về kinh tế xã hội các loại cỏ chính trong hệ sinh thái

ruộng lúa. IWM (Integrated Weed Management) đẩy mạnh kiểm soát về kỹ thuật canh tác

và sinh học, giảm sử dụng thuốc trừ cỏ như chìa khóa để giữ vững hệ thống canh tác lúa

trong vùng.

+ Tình hình nghiên cứu trong nước:

Lúa là cây trồng quan trọng ở Việt Nam với 7,655 triệu ha (năm 2000) và 32,554

triệu tấn. Năng suất trung bình 4,25 T/ha vẫn ở mức thấp so với các nước trồng lúa trên

thế giới. Nhiều yếu tố làm ảnh hưởng năng suất lúa ở Việt Nam trong đó thiệt hại do cỏ

dại là một trong những nhân tố chính. Trung bình giảm năng suất do cỏ trên lúa sạ thẳng

khoảng 46% (Dương Văn Chín và ctv, 2000).

Cỏ dại là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu

bệnh và chuột. Thiệt hại do cỏ dại gây ra đối với lúa là rất lớn. Theo thống kê ở các nước

trồng lúa châu Á, cỏ dại có thể làm giảm tới 60% năng suất lúa, trong đó nhóm cỏ cói lác

chiếm trên 50% thiệt hại. Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước của cây

lúa, là nơi tồn tại và lan truyền nhiều loại sâu, bệnh và chuột chuyển sang phá hại lúa, làm

giảm chất lượng và giá trị của lúa gạo (Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng, 1999)

Kết quả điều tra tại Cần Thơ năm 2003 cho thấy việc quản lý cỏ dại phụ thuộc nhiều

vào điều kiện đất đai, mùa vụ. Trong vụ Xuân Hè và Hè Thu cỏ dại phát triển mạnh, giai

đoạn đầu khi mới xuống giống ruộng thường khô hạn, khó đưa nước vào ruộng, nông dân

sử dụng biện pháp hóa học là chủ yếu. Thuốc trừ cỏ được sử dụng trung bình từ 2 - 3

lần/vụ làm tăng chi phí phòng trừ cỏ dại trung bình từ 300.000 – 450.000đ (Chi cục Bảo

vệ thực vật thành phố Cần Thơ, 2003)

Ghi nhận tại các khảo nghiệm thuốc trừ cỏ cho thấy trong vụ Hè Thu 2007 tại thành

phố Cần Thơ, nhóm cỏ chác lác chiếm ưu thế (40%), nhóm cỏ hòa bản và cỏ lá rộng

tương đương nhau (30%). Trong vụ ĐX 07-08 nhóm cỏ họ hòa bản chiếm ưu thế (45%),

tiếp theo là nhóm chác lác và cỏ lá rộng tương tương nhau (27,5%). Mật độ cỏ vụ Hè Thu

2007 là 44 c/m2

và vụ Đông Xuân 07-08 là 48 c/m2 (Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố

Cần Thơ, 2008).

Đối với ĐBSCL, vụ lúa Đông Xuân quan trọng nhất trong năm. Đây là vụ lúa cho

năng suất và sản lượng cao nhất. Tuy nhiên, trong số các yếu tố tác động mang tính chất di

truyền của giống; điều kiện thời tiết, môi trường, sâu bệnh,... thì nếu có biện pháp khống

chế tốt cỏ dại sẽ góp phần làm tăng năng suất lúa một cách trọn vẹn. Vì cỏ dại cạnh tranh

với lúa về nước, ánh sáng và chất dinh dưỡng làm giảm năng suất lúa trồng. Trong trường

hợp mật số cỏ dại quá dày, chúng còn cạnh tranh với lúa về lượng CO2 trong không khí,

làm giảm khả năng quang hợp tạo chất khô của lúa. Ngoài ra cỏ dại còn là nơi trú ẩn, sinh

sản của chuột. Đặc biệt một số loài cỏ dại là ký chủ phụ của rầy nâu truyền bệnh vàng lùn,

lùn xoắn lá như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng (Dương Văn Chín, 2007).

Trong những năm gần đây, cỏ đuôi phụng đã nổi lên là một loài cỏ khó trị trong

ruộng lúa sạ thẳng. Lý do là nhiều cánh đồng đã không đủ nước để ém cỏ trong giai đoạn

đầu. Vả lại nhiều loại thuốc diệt cỏ phổ rộng đã không diệt được loài cỏ này. Năm 2004,

Viện Lúa Đồng Bằng sông Cửu Long tiến hành nghiên cứu về nấm Setosphaeria rostrata

diệt cỏ. Đây là một loài nấm rất có triển vọng để diệt cỏ đuôi phụng trong ruộng lúa. Nấm

S. rostrata rất dễ nhân lên một khối lượng lớn bào tử trên nhiều loại giá thể khác nhau,

đặc biệt là trên giá thể bột bắp trộn với cám gạo. Năm 2004, thử nghiệm thành công nhân

nấm trên giá thể mang bởi vỏ trấu. Giá thể này mang bào tử và được rãi cho nổi trên mặt

nước trong ruộng lúa và giá thể giúp lây lan nấm bệnh cho các cây cỏ đuôi phụng trong

Page 6: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

6

ruộng. Mật độ bào tử từ 1012

đến 1013

/ha cho kết quả diệt cỏ đuôi phụng rất tốt trong điều

kiện thí nghiệm trong nhà lưới cũng như ngoài đồng ruộng.

Nghiên cứu về hiện tượng allelopathy cũng đã được tiến hành trong năm 2002. Xác

bả thực vật phân hủy có thể tạo ra các chất hữu cơ mà những chất này ảnh hưởng đến quá

trình nẩy mầm và phát triển của cỏ dại. Một nghiên cứu được tiến hành tại Viện lúa

ĐBSCL và đi đến kết luận là chất trích từ dây dưa leo có khả năng ức chế tốt sự sinh

trưởng và phát triển của cỏ lồng vực.

Trong những năm gần đây, lúa cỏ là một loại dịch hại nguy hiểm trên ruộng lúa. Lúa

cỏ cùng tên khoa học với lúa trồng (Oryza sativa) nhưng chúng có những đặc tính của cỏ

dại. Các đặc tính điển hình của lúa cỏ như cao cây hơn lúa trồng, chín sớm, hạt thường có

râu, vỏ trấu có màu nâu sậm, màu đen hoặc màu vàng sậm. Hạt rất dễ rụng và tích lũy từ

năm này sang năm khác trong quỹ hạt cỏ trong đất. Lúa cỏ rất nguy hiểm vì không có loại

thuốc diệt cỏ biệt tính nào có thể diệt triệt để được lúa cỏ. Một đề án hợp tác giữa Viện,

Đại học Louisiana của Mỹ và tập đoàn BASF đã và đang tiến hành. Giống lúa CL161, một

giống lúa Japonica có gen kháng thuốc diệt cỏ Imidazolinone. Gen này đang được truyền

vào các giống lúa Indica triển vọng tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu trong 2 năm tại Việt

Nam cho thấy thuốc thuộc nhóm Imidazolinone diệt toàn bộ một cách triệt để cỏ dại và

lúa cỏ trong ruộng lúa trồng giống CL161. Triển vọng ứng dụng kỹ thuật này để diệt được

lúa cỏ trong ruộng lúa là rất khả quan sau khi lai tạo thành công để chuyển gen kháng

thuốc diệt cỏ vào trong các giống lúa trồng Indica phổ biến tại Việt Nam (Viện Nghiên

cứu lúa ĐBSCL, 2002).

Các phương pháp để cây trồng biến đổi gen chịu được thuốc diệt cỏ là: (i) Tạo ra

một loại protein mới giải độc thuốc diệt cỏ; (ii) Thay đổi protein mục tiêu của thuốc diệt

cỏ do vậy mà protein này sẽ không bị tác động bởi thuốc diệt cỏ; (iii) Tạo ra các rào cản

về mặt tự nhiên và sinh lý học để ngăn chặn sự thâm nhập của thuốc diệt cỏ vào thực vật.

Hai cách đầu tiên là những cách phổ biến nhất mà các nhà khoa học dùng để phát triển

loại cây trồng chịu được thuốc diệt cỏ (http://www.cast-science.org).

Theo Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL hóa chất diệt cỏ là một hợp phần không thể thiếu

trong quản lý cỏ dại tổng hợp. Nên luân phiên sử dụng thuốc diệt cỏ có cơ chế tác động

khác nhau để giảm nguy cơ tạo ra các dòng cỏ kháng thuốc. Các cơ chế tác động khác

nhau bao gồm:

+ Nhóm ức chế sự phân chia tế bào (Pretilachlor, Butachlor, Anilofos,

Pendimethalin,...).

+ Nhóm ức chế sự tổng hợp chất đạm (Pyrazosulfuron ethyl, Bisbyribac sodium,

Pyribenzoxim,...).

+ Nhóm ức chế sự tổng hợp chất béo (Thibencarb, Fenoxaprop ethyl, Cyhalofop

Butyl,...).

+ Nhóm phân hủy màng tế bào.

+ Nhóm ức chế quang hợp.

+ Nhóm ảnh hưởng đến điều hòa sinh trưởng.

Hiểu rõ về đặc tính cơ bản của mỗi loại hóa chất để sử dụng cho đúng, đạt hiệu quả

cao. Thuốc được phân chia ra: thuốc biệt tính và thuốc triệt sinh; thuốc lưu dẫn và thuốc

xúc tác; thuốc phun trên lá và thuốc áp dụng vào đất; thuốc phổ hẹp và thuốc phổ rộng.

Cần lưu ý chọn lựa các loại thuốc phổ rộng có thể diệt được nhiều loài cỏ thuộc cả ba

nhóm để sử dụng. Thuốc phổ hẹp chỉ nên sử dụng để diệt những loài cỏ đặc thù hoặc diệt

cỏ theo chòm. Những hóa chất này được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp 2 đến 3 chất khác

nhau. Cần đọc kỹ và áp dụng thật đúng theo hướng dẫn thông tin tên nhãn thuốc trước khi

sử dụng.

Page 7: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

7

Tóm lại, quản lý cỏ dại trên lúa bằng biện pháp tổng hợp là biện pháp cần được phát

triển để tăng cường hiệu quả quản lý cỏ trong hệ thống nông nghiệp bền vững. Riêng về

hóa chất diệt cỏ, cần sử dụng luân phiên các thuốc diệt cỏ có cơ chế tác động khác nhau.

Luân canh cây trồng cạn trên đất lúa sẽ tạo điều kiện sử dụng một số hóa chất diệt cỏ

chuyên dùng cho cây màu trên ruộng lúa góp phần tăng khả năng luân phiên sử dụng

thuốc diệt cỏ sẽ làm giảm áp lực tạo ra các dòng cỏ kháng thuốc và giảm ô nhiễm môi

trường. Sự kết hợp giữa các biện pháp không dùng hóa chất luân phiên với việc dùng hóa

chất cho kết quả cao trong kiểm soát cỏ dại và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tài liệu tham khảo:

1. Abdullah MZ, Vaughan DA, Watanabe H, Okuno K. 1997. The origin of weedy

rice in Muda and Tg. Karang areas in Peninsular Malaysia. MARDI Res. J. 24(2):

169-174.

2. Agnes C. Rola and Prabhu L. Pingali, International Rice Research Institute (IRRI)

and World Resources Institute (WRI), 1993.

3. Azmi M, Abdullah MZ. 1988. A manual for the identification and control of padi

angin (weedy rice) in Malaysia. Serdang (Malaysia): MARDI Publication. 18 p.

4. Azmi M, Baki BB. Mashhor M. 1993. Weed communities in principal rice-growing

areas in Peninsular Malaysia. MARDI Report No. 165. 15 p.

5. Azmi M, Baki BB. 2003. Weed species diversity and management practices in tho

Sekinchan Farm Block, Selangor’s South West Project – a highly productive rice

area in Malaysia. Proceedings 1, 19th

Asian-Pacific Weed Science Society

Conference, 17-21 March 2003, Philippines. P 174-184.

6. Azmi M, Sivapragasam A, Abdullah MZ, Muhamad H. 2003. Weedy rice

management through integration of cultural, phýical and chemical international

Rice Conference 2003, 13-16 Oct. 2003, Alor Setar, Kedah, Malaysia.

7. Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Cần Thơ, 2003. Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra đánh giá

tác động giữa kỳ hoạt động IPM cộng đồng tỉnh Cần Thơ năm 2003.

8. Chi cục Bảo Vệ Thực Vật Cần Thơ, 2008. Tóm tắt sơ lược các khảo nghiệm cỏ dại

từ 2005-2008.

9. Chin DV, Hien TV, Hien TV. 2000. Weedy rice in Vietnam. In: Baki BB, Chin

DV, Mortimer M, editors. Wild and weedy rice in rice ecosystems in Asia: a

review. Limited Proceedings No. 2. Los Banos (Philippines): International Rice

Research Institute. P 45-50.

10. Chin D.V. and Sadohara H. 1994. Weed problem and weed control in direct seeded

rice in Mekong delta, Vietnam. Weed Research, Japan, Vol.39, p: 18-19.

11. Công ty vật tư bảo vệ thực vật II, 1998. Phòng trừ cỏ dại, sâu, bệnh hại dưa hấu

bằng thuốc hóa học.

12. http://www.cast-science.org. Cập nhật ngày 17/03/2006. Công nghệ chịu được

thuốc diệt cỏ: Glyphosate và Glufosinate- Pocket10.

13. Kwesi Ampong-Nyarko and S.K. De Datta, IRRI, 1991. Ahandbook For Weed

control in rice.

14. Mortimer M, Pandey S, Piggin C. 2000. Weedy rice: approaches to ecological

appraisal and implications for research priorities. In: Baki BB, Chin DV, Mortimer

M, editors. Wild and weedy rice in rice ecosystems in Asia: a review. Limited

Proceedings No. 2. Los Banos (Philippines): International Rice Research Institute.

P 97-105.

15. Nguyễn Mạnh Chinh và Mai Thành Phụng, 1999. Cỏ dại trong ruộng lúa và biện

Page 8: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

8

pháp phòng trừ.

16. Statistical Publishing House. 2001. Statistical yearbook 2000. Statistical Publishing

House, Hanoi.

17. Trung H.M. Tan N.T. and Cung H.A. 1995. Present status and prospect of weed

control in rice in Vietnam. In: Proceedings of the 15 th

Asian-Pacific Weed Science

Society, Tsukuba, 601-606.

18. Viện lúa ĐBSCL, 2002. Nghiên cứu khoa học về cỏ dại.

19. Viện lúa ĐBSCL, 2007. Quản lý cỏ dại trên lúa Đông Xuân vùng Đồng bằng sông

Cửu Long.

20. Vongsaroj P. 1997. Weed management in paddyfields. Botany and Weed Science

Division, Department of Agriculture, Bangkok. Bangkok (Thailand): Amarin

Printing Company. 175 p.

21. Watanabe H. Azmi M, Md Zuki I. 1997. Emergence of major weeds and their

population change in wet-seeded rice fields in the Muda area, Peninsular Malaysia.

Proceedings of 16th

Asian Pacific Weed Science Society. P 246-250.

11. Nội dung nghiên cứu: 1/ Điều tra nông dân trước và sau khi thực hiện dự án tại 3 huyện: Vĩnh Thạnh, Thốt

Nốt, Cờ Đỏ.

- Điều tra hiện trạng canh tác về các biện pháp làm đất, xử lý giống, mật độ sạ, chế độ

nước, sử dụng phân bón, tình hình dịch hại, tình hình sử dụng thuốc BVTV,… và các biện

pháp quản lý cỏ dại trên lúa cao sản của nông dân.

- Điều tra cuối kỳ, đánh giá tác động thay đổi tập quán quản lý cỏ dại trong sản xuất,

hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng qui trình quản lý tổng hợp cỏ dại.

2/ Nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện quy trình quản lý tổng hợp cỏ dại trên lúa: do Bộ

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành, để quy trình phù hợp với điều kiện của

địa phương hơn. Bao gồm các nghiên cứu sau:

- Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sự phát triển của cỏ dại.

Nhằm mục đích:

+ Xác định ảnh hưởng của mật độ sạ đến khả năng phát sinh phát triển của cỏ dại.

+ Xác định tác động của mật độ sạ đến biện pháp quản lý cỏ dại tổng hợp.

+ So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mật độ sạ đến biện pháp quản lý cỏ.

- Ảnh hưởng của biện pháp làm đất đến sự phát sinh và phát triển của cỏ dại.

Nhằm mục đích:

+ Xác định hiệu quả của các biện pháp làm đất đến khả năng nẩy mầm của hạt cỏ

trong đất.

+ So sánh hiệu quả kinh tế giữa các biện pháp làm đất.

- Ảnh hưởng của thời gian đưa nước vào ruộng đến mật độ cỏ dại.

Nhằm mục đích:

+ Xác định thời gian đưa nước vào ruộng ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển

của cỏ dại.

+ So sánh hiệu quả kinh tế giữa các thời điểm đưa nước vào ruộng.

- Đánh giá hiệu lực của thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm.

Nhằm mục đích:

+ Xác định hiệu lực của một số loại thuốc trừ cỏ.

+ So sánh hiệu quả kinh tế.

* Các loại thuốc trừ cỏ sẽ sử dụng trên ruộng mô hình và ruộng nghiên cứu (tuỳ tình hình

thực tế tại địa phương):

Page 9: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

9

- Thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm: Sofit 300 EC, Dietmam 300 EC,…

- Thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm: Nominee 10SC, Meco 60 EC, Sirius 10WP,…

3/ Xây dựng mô hình trình diễn:

* Xây dựng nhóm nông dân: Hình thành 06 nhóm nông dân tại 3 huyện trồng lúa

trọng điểm của thành phố Cần Thơ: Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và Cờ Đỏ.

* Tập huấn kỹ thuật đầu vụ: Quy trình quản lý tổng hợp cỏ dại trên lúa cao sản và

thực hiện các mô hình trình diễn.

* Xây dựng mô hình: Mỗi vụ thực hiện 06 mô hình tại 3 huyện trồng lúa trọng điểm

của thành phố Cần Thơ: Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và Cờ Đỏ.

- Tổng hợp, đánh giá mức độ cỏ dại, hiệu quả kinh tế ứng dụng mô hình so với ruộng

không áp dụng theo quy trình.

4/ Xây dựng quy trình quản lý cỏ dại phù hợp với điều kiện canh tác tại thành phố Cần

Thơ, dựa trên kết quả các thí nghiệm và các kinh nghiệm trong các mô hình.

5/ Đánh giá hiệu quả của quy trình và mô hình.

6/ Chuyển giao quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp.

Tập huấn chuyển giao quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp cho nông dân tại các quận,

huyện của thành phố Cần Thơ với 25 cuộc. Mỗi cuộc 50 nông dân tham dự.

12. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

12.1. Điều tra đánh giá thực trạng canh tác lúa và các biện pháp quản lý cỏ dại hại

lúa của nông dân TP. Cần Thơ.

Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo biểu mẫu điều tra được soạn

sẳn tại các huyện triển khai dự án.

Số phiếu điều tra: 50 phiếu/ huyện x 3 huyện x 2 lần = 300 phiếu.

Thời gian tiến hành:

- Đầu vụ Đông Xuân 08-09, trước khi triển khai dự án: 150 phiếu.

- Cuối dự án, vào cuối vụ ĐX 2009-2010: 150 phiếu.

12.2. Triển khai thực hiện các nghiên cứu:

- Tuỳ theo nhu cầu của nông dân ở từng huyện mà thực hiện các nghiên cứu theo

các chủ đề khác nhau.

- Dự án thực hiện 03 nghiên cứu trong vụ Đông Xuân 08-09 và 01 nghiên cứu

trong vụ Hè Thu 2009.

- Xác định thành phần các nhóm cỏ và loài cỏ phổ biến, mật độ của từng nhóm cỏ

trên ruộng vào các thời gian 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau sạ và giai đoạn lúa làm đòng, trổ

đều và trước thu hoạch 7 ngày.

- Theo dõi các đối tượng dịch hại, thiên địch có liên quan định kỳ hàng tuần.

- Thu hoạch năng suất khi lúa chín 85% bông.

- Nghiên cứu được thực hiện để bổ sung cải tiến quy trình quản lý cỏ dại từ khâu

chọn giống, làm đất đến khi thu hoạch, theo phương pháp mời nông dân tham gia thực

hiện.

- Mỗi cán bộ kỹ thuật phụ trách huyện hàng tuần đến thăm đồng điều tra, hướng

dẫn nông dân các biện pháp quản lý đồng ruộng.

* Phương pháp thực hiện các nghiên cứu:

1: Ảnh hưởng của mật độ gieo sạ đến sự phát sinh, phát triển của cỏ dại:

Page 10: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

10

+ Bố trí thí nghiệm theo thể thức khối hoàn toàn ngẩu nhiên, gồm: 3 nghiệm thức

với 3 lần lặp lại:

Nghiệm thức 1: 100 kg/ha

Nghiệm thức 2: 150 kg/ha

Nghiệm thức 3: 200 kg/ha

Diện tích mỗi ô từ 100 m2. Có đắp bờ chắc chắn.

Thực hiện theo qui trình quản lý tổng hợp cỏ dại, chỉ thay đổi yếu tố mật độ sạ.

+ Chỉ tiêu và phương pháp điều tra:

- Chỉ tiêu theo dõi:

Thành phần các nhóm cỏ và loài cỏ phổ biến, mật độ của từng nhóm cỏ trên

ruộng vào các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau sạ và giai đoạn lúa làm đòng, trổ đều

và trước thu hoạch 7 ngày.

Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa định kỳ hàng tuần.

Điều tra các đối tượng dịch hại, thiên địch có liên quan định kỳ hàng tuần.

Thu hoạch năng suất khi lúa chín 85% bông.

- Phương pháp theo dõi:

Trên mỗi nghiệm thức điều tra 5 điểm cố định theo hai đường chéo góc, diện

tích mỗi điểm điều tra là khung 0,5m x 0,4m = 0,20 m2 qui ra mật độ cỏ/m

2.

Điều tra sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trên mỗi nghiệm thức 2

khung cố định 0,5m x 0,4m = 0,20 m2 qui ra mật độ cây/m

2.

Trên mỗi nghiệm thức điều tra dịch hại và thiên địch 5 điểm di động ngẩu

nhiên theo hai đường chéo góc, diện tích mỗi điểm điều tra là khung 0,2m x 0,25m = 0,05

m2 qui ra mật số/m

2.

Thu năng suất thực tế: gặt 1 điểm cách xa bờ ít nhất 5 m2 trên 1 ô thí nghiệm.

Theo phương pháp lấy chỉ tiêu của Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV

Phía Nam.

2: Ảnh hưởng của thời gian đưa nước vào ruộng đến mật độ cỏ dại:

+ Bố trí thí nghiệm theo thể thức khối hoàn toàn ngẩu nhiên gồm: 3 nghiệm thức

với 3 lần lặp lại:

Nghiệm thức 1: Đưa nước vào ruộng để khống chế cỏ dại ở 3 ngày sau sạ.

Nghiệm thức 2: Đưa nước vào ruộng để khống chế cỏ dại ở 7 ngày sau sạ.

Nghiệm thức 3: Đưa nước vào ruộng để khống chế cỏ dại ở 10 ngày sau sạ.

Diện tích mỗi ô từ 100 m2. Có đắp bờ chắc chắn.

Thực hiện theo qui trình quản lý tổng hợp cỏ dại, chỉ thay đổi yếu tố là thời gian

đưa nước vào ruộng.

+ Chỉ tiêu và phương pháp điều tra:

- Chỉ tiêu theo dõi:

Thành phần các nhóm cỏ và loài cỏ phổ biến, mật độ của từng nhóm cỏ trên

ruộng vào các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau sạ và giai đoạn lúa làm đòng, trổ đều

và trước thu hoạch 7 ngày.

Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa định kỳ hàng tuần.

Điều tra các đối tượng dịch hại, thiên địch có liên quan định kỳ hàng tuần.

Thu hoạch năng suất khi lúa chín 85% bông.

+ Phương pháp theo dõi:

Trên mỗi nghiệm thức lấy 5 điểm cố định theo hai đường chéo góc, diện tích

mỗi điểm điều tra là khung 0,5m x 0,4m = 0,2 m2.

Điều tra sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trên mỗi nghiệm thức 2

khung cố định 0,5m x 0,4m = 0,20 m2 qui ra mật độ cây/m

2.

Page 11: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

11

Trên mỗi nghiệm thức điều tra dịch hại và thiên địch 5 điểm di động ngẩu

nhiên theo hai đường chéo góc, diện tích mỗi điểm điều tra là khung 0,2m x 0,25m = 0,05

m2 qui ra mật số/m

2.

Thu năng suất thực tế: gặt 1 điểm cách xa bờ ít nhất 5 m2 trên 1 ô thí nghiệm.

Theo phương pháp lấy chỉ tiêu của Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV

Phía Nam.

3: Đánh giá hiệu lực của một số thuốc trừ cỏ:

+ Bố trí thí nghiệm theo thể thức khối hoàn toàn ngẩu nhiên gồm: 3 nghiệm thức

với 3 lần lặp lại:

Nghiệm thức 1: Xử lý thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm.

Nghiệm thức 2: Xử lý thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm.

Nghiệm thức 3: Đối chứng - không phun thuốc trừ cỏ

Diện tích mỗi ô từ 100 m2. Có đắp bờ chắc chắn.

Thực hiện theo qui trình quản lý tổng hợp cỏ dại, chỉ thay đổi yếu tố xử lý thuốc

trừ cỏ.

+ Chỉ tiêu và phương pháp điều tra:

- Chỉ tiêu theo dõi:

Thành phần các nhóm cỏ và loài cỏ phổ biến, mật độ của từng nhóm cỏ trên

ruộng vào các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau sạ và giai đoạn lúa làm đòng, trổ đều

và trước thu hoạch 7 ngày.

Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa định kỳ hàng tuần.

Điều tra các đối tượng dịch hại, thiên địch có liên quan định kỳ hàng tuần.

Thu hoạch năng suất khi lúa chín 85% bông.

+ Phương pháp theo dõi:

Trên mỗi nghiệm thức lấy 5 điểm cố định theo hai đường chéo góc, diện tích

mỗi điểm điều tra là khung 0,5m x 0,4m = 0,2 m2.

Điều tra sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trên mỗi nghiệm thức 2

khung cố định 0,5m x 0,4m = 0,20 m2 qui ra mật độ cây/m

2.

Trên mỗi nghiệm thức điều tra dịch hại và thiên địch 5 điểm di động ngẩu

nhiên theo hai đường chéo góc, diện tích mỗi điểm điều tra là khung 0,2m x 0,25m = 0,05

m2 qui ra mật số/m

2.

Thu năng suất thực tế: gặt 1 điểm cách xa bờ ít nhất 5 m2 trên 1 ô thí nghiệm.

Theo phương pháp lấy chỉ tiêu của Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV

Phía Nam.

4: Ảnh hưởng của biện pháp làm đất đến sự phát sinh phát triển của cỏ dại:

(Thực hiện vụ Hè Thu 2009).

+ Bố trí thí nghiệm gồm: 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại trên diện rộng.

Nghiệm thức 1: Làm đất kỹ

Nghiệm thức 2: Xới sạ, không bừa, trục.

Nghiệm thức 3: Không làm đất, đốt đồng rồi sạ.

Qui mô 500 m2/lô.

Thực hiện theo qui trình quản lý tổng hợp cỏ dại, chỉ thay đổi yếu tố làm đất.

+ Chỉ tiêu và phương pháp điều tra:

- Chỉ tiêu theo dõi:

Thành phần các nhóm cỏ và loài cỏ phổ biến, mật độ của từng nhóm cỏ trên

ruộng vào các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau sạ và giai đoạn lúa làm đòng, trổ đều

và trước thu hoạch 7 ngày.

Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa định kỳ hàng tuần.

Page 12: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

12

Điều tra các đối tượng dịch hại, thiên địch có liên quan định kỳ hàng tuần.

Thu hoạch năng suất khi lúa chín 85% bông.

+ Phương pháp theo dõi:

Trên mỗi nghiệm thức lấy 5 điểm cố định theo hai đường chéo góc, diện tích

mỗi điểm điều tra là khung 0,5m x 0,4m = 0,20 m2 qui ra mật độ cỏ/m

2.

Điều tra sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trên mỗi nghiệm thức 2

khung cố định 0,5m x 0,4m = 0,20 m2 qui ra mật độ cây/m

2.

Trên mỗi nghiệm thức điều tra dịch hại và thiên địch 5 điểm di động ngẩu

nhiên theo hai đường chéo góc, diện tích mỗi điểm điều tra là khung 0,2m x 0,25m = 0,05

m2 qui ra mật số/m

2.

Thu năng suất thực tế: gặt 1 điểm cách xa bờ ít nhất 5 m2 trên 1 ô thí nghiệm.

Theo phương pháp lấy chỉ tiêu của Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV

Phía Nam.

3/ Xây dựng nhóm nông dân thực hiện mô hình trình diễn:

- Kết hợp với chính quyền địa phương tiến hành xây dựng nhóm nông dân tham gia

dự án.

- Tại mỗi huyện chọn 02 nhóm nông dân, mỗi nhóm gồm 25 nông dân trồng lúa,

tham gia thực hiện dự án trong suốt 3 vụ lúa.

- Tập huấn quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp cho các nhóm nông dân vào mỗi đầu

vụ lúa. Quy trình sẽ được đánh giá và cải tiến bổ sung sau mỗi vụ để hoàn thiện và phù

hợp với điều kiện canh tác tại thành phố Cần Thơ.

Qui mô: * 25 nông dân/điểm

* 6 điểm/ 3 huyện/ vụ

* Tiến hành liên tục trong 3 vụ, tổng cộng: 18 điểm

- Mỗi nhóm thực hiện 01 mô hình trình diễn (quy mô: 1.000 m2) ứng dụng biện

pháp tổng hợp quản lý cỏ dại hại lúa và so sánh với ruộng áp dụng theo tập quán nông dân

(quy mô: 1000m2). Trên ruộng nông dân cần thực hiện ô đối chứng không phun thuốc trừ

cỏ khoảng 20 m2 để so sánh hiệu quả của quy trình.

- Thực hiện 2 mô hình trình diễn/huyện, tiến hành liên tục trong 03 vụ.

- Quy trình được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trực tiếp và giám sát thực hiện trong

suốt quá trình sản xuất từ gieo sạ đến thu hoạch.

- Tại mỗi nhóm cán bộ kỹ thuật kết hợp với nông dân trong nhóm theo dõi, thăm

đồng thường xuyên, hướng dẫn nông dân thực hiện quy trình quản lý cỏ dại bằng biện

pháp tổng hợp.

- Mỗi nhóm nông dân sẽ tiến hành họp định kỳ hàng tuần, với nội dung:

+ Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển của cây lúa (chiều cao, số chồi...)

và các đối tượng dịch hại, thiên địch có liên quan, đề xuất biện pháp quản lý ruộng mô

hình.

+ Thành phần các nhóm cỏ và loài cỏ phổ biến, mật độ của từng nhóm cỏ trên

ruộng vào các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau sạ và giai đoạn lúa làm đòng, trổ đều

và trước thu hoạch 7 ngày.

+ So sánh năng suất lúa, hiệu quả kinh tế giữa mô hình trình diễn và ruộng sản xuất

của nông dân không thực hiện theo mô hình.

+ Phân tích, thảo luận và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình sản

xuất lúa của các thành viên trong nhóm.

+ Tập huấn các chuyên đề liên quan đến quá trình sản xuất lúa của nông dân.

c. Tổ chức hội thảo đầu bờ:

Page 13: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

13

Phổ biến kết quả điểm trình diễn cho nhiều nông dân quanh vùng ứng dụng, được

tiến hành vào mỗi cuối vụ.

d. Tổ chức hội thảo trao đổi kỹ thuật:

Phổ biến kết quả nghiên cứu và điểm trình diễn của nông dân giữa các huyện cho

nhiều nông dân ứng dụng, được tiến hành 02 cuộc vào cuối vụ Đông Xuân 08-09 và Hè

Thu 2009.

MỘT SỐ QUI CÁCH ĐẾM CÁC LOÀI CỎ

- Cỏ lồng vực (Echinochloa spp.): đếm chồi, mỗi nhánh là 1 cây.

- Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis): đếm chồi, mỗi nhánh là 1 cây.

- Rau bợ (Marsilea quadrifolia): đếm chồi, mỗi nhánh lá là 1 cây.

- Rau mác bao (Monochoria viginalis): đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

- Cỏ chác (Fimbristylis miliacea):đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

- Cỏ lác (Fimbristylis miliacea): đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

13 Tiến độ thực hiện dự án

Thứ

tự

Các nội dung, công việc

thực hiện chủ yếu

(Các mốc đánh giá chủ yếu)

Sản phẩm

phải đạt

Thời gian

(BĐ-KT)

Người, cơ

quan thực

hiện

1 2 3 4 5

VỤ ĐÔNG XUÂN 08-09

1

Chọn điểm, vận động nông

dân thành lập nhóm nông

dân và chọn nông dân thực

hiện nghiên cứu.

06 nhóm mỗi nhóm có

25 nông dân

Tháng

10/2008

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV.

2

Điều tra nông dân đầu dự án Báo cáo về hiện trạng

tập quán sản xuất của

nông dân: biện pháp làm

đất, xử lý giống, mật độ

sạ, chế độ nước, tình

hình sử dụng phân bón,

tình hình dịch hại và sử

dụng thuốc BVTV, các

biện pháp quản lý cỏ

của nông dân, …

Tháng

10/2008

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV

3

Tập huấn quy trình quản lý

tổng hợp cỏ dại và các

nghiên cứu.

06 cuộc tập huấn tại ba

huyện (mỗi huyện 02

cuộc).

Tháng

11/2008

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV.

Page 14: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

14

4

Hướng dẫn nông dân thực

hiện mô hình trình diễn và

các nghiên cứu có sự hổ trợ

của chương trình.

06 mô hình trình diễn

và thực hiện 03 nghiên

cứu. Các số liệu và kết

quả thu thập được từ mô

hình trình diễn làm cơ

sở tuyên truyền cho

nông dân về mật độ sạ,

thời gian đưa nước vào

ruộng khống chế cỏ hợp

lý và hiệu lực của một

số thuốc trừ cỏ.

T.11/08-

03/09

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV.

5

Tổ chức hội thảo đầu bờ:

6 mô hình trình diễn và 3

nghiên cứu về mật độ sạ,

hiệu lực của một số loại

thuốc trừ cỏ, thời gian đưa

nước vào ruộng đến sự phát

sinh phát triển của cỏ dại.

Đánh giá, bổ sung cải

tiến quy trình từ các

nghiên cứu và kết quả

tại các mô hình. Nông

dân học tập, trao đổi

kinh nghiệm và ứng

dụng kết quả.

Tháng

03/09

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV

6

Tổ chức hội thảo trao đổi kỹ

thuật.

Các nhà khoa học cùng

với nông dân giữa các

huyện tham quan học

tập, trao đổi kinh

nghiệm và ứng dụng kết

quả.

Tháng

04/09

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV

7 Nghiệm thu trung gian

Báo cáo tổng kết về điều

tra hiện trạng sản xuất

của nông dân, kết quả

thí nghiệm mật độ sạ,

thời gian đưa nước vào

ruộng, hiệu lực của một

số loại thuốc trừ cỏ đến

sự phát sinh phát triển

của cỏ dại và các mô

hình trình diễn. Quy

trình quản lý cỏ dại tổng

hợp đã được bổ sung,

cải tiến phù hợp với

thực tế địa phương.

Tháng

04/09

Chi Cục

BVTV

VỤ HÈ THU 09

Page 15: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

15

8

Tập huấn quy trình quản lý

cỏ dại tổng hợp, có bổ sung

dựa trên kết quả đạt được

của vụ trước.

Mỗi nhóm nông dân đều

hiểu quy trình và nghiên

cứu.

Tháng

05/2009

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV.

9

Hướng dẫn nông dân thực

hiện mô hình trình diễn và

nghiên cứu có sự hổ trợ của

chương trình.

06 mô hình trình diễn

mỗi vụ và thực hiện

nghiên cứu làm đất diện

rộng . Các số liệu và kết

quả thu thập được sẽ

làm cơ sở tuyên truyền

cho nông dân.

Tháng

05/09-

09/09

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV.

10

Tổ chức hội thảo đầu bờ để

nông dân học tập, trao đổi

kinh nghiệm.

06 cuộc hội thảo đầu bờ

tại 03 huyện.

Tháng

09/09

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV

11

Tổ chức hội thảo trao đổi kỹ

thuật.

Các nhà khoa học cùng

với nông dân giữa các

huyện tham quan học

tập, trao đổi kinh

nghiệm và ứng dụng kết

quả.

Tháng

10/09

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV

VỤ ĐÔNG XUÂN 09-10

12

Tập huấn quy trình quản lý

tổng hợp cỏ dại, có bổ sung

dựa trên kết quả đạt được

của vụ trước.

06 cuộc tập huấn tại ba

huyện.

Tháng

11/2009

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV.

13

Hướng dẫn nông dân thực

hiện mô hình trình diễn có

sự hổ trợ của chương trình.

06 mô hình trình diễn

mỗi vụ.

Tháng

11/09-

03/2010

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV.

14

Tổ chức hội thảo đầu bờ để

nông dân học tập, trao đổi

kinh nghiệm

06 cuộc hội thảo đầu bờ

ở ba huyện.

Tháng

03/2010

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV

Page 16: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

16

15

Điều tra cuối dự án để đánh

giá sự thay đổi tập quán của

nông dân trong quản lý cỏ.

Phỏng vấn tất cả nông

dân tham gia và một số

nông dân chung quanh

mô hình chưa tham gia

về biện pháp làm đất, xử

lý giống, mật độ sạ, chế

độ nước, tình hình sử

dụng phân bón, tình

hình dịch hại và sử dụng

thuốc BVTV, các biện

pháp quản lý cỏ của

nông dân, …

Tháng

04/2010

Chi Cục

BVTV-

Trạm

BVTV

16

Xử lý số liệu điều tra

Tổng hợp và viết báo cáo

kết quả dự án

Bài báo cáo kết quả điều

tra, kết quả dự án

Tháng

05-07/2010 Chi Cục

BVTV

17 Tổ chức hội thảo khoa học Bài báo cáo kết quả dự

án.

Tháng

08/2010

Chi Cục

BVTV

18 Tổ chức tổng kết nghiệm

thu cơ sở

Bài báo cáo Tháng

09/2010

Chi Cục

BVTV

IV. Kết quả thực hiện dự án

15 Dạng kết quả dự kiến của đề tài

Dạng kết quả I Dạng kết quả II Dạng kết quả III

Dây chuyền công nghệ Quy trình công nghệ Phần mềm máy tính.

Sản phẩm (có thể trở

thành hàng hoá, để thương

mại hoá)

Phương pháp Số liệu, Cơ sở dữ liệu

Thiết bị, máy móc Tiêu chuẩn Báo cáo phân tích

Vật liệu Quy phạm Tài liệu dự báo (phương

pháp, quy trình, mô hình,...)

Giống cây trồng Nguyên lý ứng dụng Đề án, qui hoạch triển khai

Giống vật nuôi Bản vẽ thiết kế Luận chứng kinh tế - kỹ thuật,

báo cáo nghiên cứu khả thi

Khác Khác Khác

16. Yêu cầu khoa học, kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm tạo ra

16.1 Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm tạo ra (dạng kết quả II, III)

TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học Chú

thích

1 2 3 4

Page 17: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

17

1

Qui trình quản lý cỏ dại

tổng hợp trên lúa cao sản tại

thành phố Cần Thơ

- Quy trình phù hợp với điều kiện canh

tác của thành phố Cần Thơ.

- Giảm sử dụng thuốc trừ cỏ ít nhất từ

1- 2 lần/vụ.

- Tăng năng suất lúa so với ruộng đối

chứng.

2 Báo cáo kết quả thực hiện

mô hình trình diễn

Số liệu kết quả được phân tích thống kê

chi tiết (SPSS) dự án.

3

Kết quả điều tra đánh giá tác

động về thay đổi tập quán

của nông dân sau khi thực

hiện dự án.

Số liệu kết quả được phân tích thống kê

chi tiết (SPSS) so sánh trước và sau dự

án

4 Báo cáo tổng kết đề tài Đảm bảo tính chính xác, khách quan,

đạt yêu cầu khoa học.

16.2 Yêu cầu khoa học, kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm tạo ra

(dạng kết quả I)

Thứ

tự

Tên sản phẩm và chỉ tiêu

chất lượng chủ yếu

Đơn vị

đo

Mức chất lượng Dự kiến

số lượng

sản

phẩm tạo

ra

Cần đạt

Mẫu tương tự

Trong

nước Thế giới

1 2 3 4 5 6 7

1

2

3

17 Hiệu quả của Dự án KHCN

Hiệu quả về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ: - Bổ sung hoàn thiện quy trình quản lý cỏ dại bằng biện pháp tổng hợp.

- Hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển cỏ dại hại lúa và

kinh nghiệm quản lý cỏ dại (mặt tích cực và hạn chế).

- Hiểu rõ cơ chế tác động và tính năng diệt cỏ của một số loại thuốc trừ cỏ.

- Nâng cao kỹ năng huấn luyện và tiếp cận nông dân cho cán bộ kỹ thuật.

- Nâng cao năng lực quản lý nhóm nông dân của cán bộ tham gia chương trình.

- Hổ trợ đào tạo từ 1-3 kỹ sư khoa học.

Hiệu quả về kinh tế - Giảm sự lưu tồn cỏ dại trong đất, giảm áp lực cỏ dại hại lúa và giảm chi phí sử

dụng thuốc trừ cỏ hại lúa.

- Góp phần giúp nông dân nâng cao năng suất lúa, tăng chất lượng gạo, hạ giá thành

sản xuất.

- Tăng hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa

trung bình từ 700.000 - 1.500.000 đồng/ha.

Hiệu quả về xã hội - Bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường và sức khỏe con người do hạn chế được số

lần phun xịt thuốc hóa học.

Page 18: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

18

- Thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản

- Tạo sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đảm bảo an toàn cho người tiêu

dùng.

- Thắt chặt tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng nông thôn.

18. Liên kết với sản xuất và đời sống

-Nâng cao nhận thức về phương pháp quản lý cỏ dại và sử dụng thuốc trừ cỏ cho

nông dân.

-Giúp nông dân hạn chế phun xịt thuốc, bảo vệ sức khỏe, giảm chi phí y tế và tăng

chất lượng cuộc sống.

- Giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, giúp nông dân cải thiện đời sống và cải

thiện sức khỏe để tái sản xuất.

- Hình thành vùng liên kết sản xuất, và phục vụ cho yêu cầu tổ chức sản xuất gắn

kết với tiêu thụ hàng hóa.

19. Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án Phân tích tính khả thi của

phương án chuyển giao công nghệ hoặc mở rộng sản xuất:

Đề xuất:

- Chuyển giao quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp do dự án đề xuất cho Hội nông

dân và CB Khuyến nông địa phương và của TP. Cần Thơ.

- Chuyển giao quy trình quản lý cỏ dại tổng hợp cho Trung Tâm Khuyến Nông

TP. Cần Thơ và các Phòng Nông Nghiệp để tiếp tục triển khai rộng ra cho nông dân

khắp TP Cần Thơ với kinh phí của hệ thống khuyến nông TP. Cần Thơ.

- Đề nghị Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật TP. Cần Thơ công nhận quy trình quản lý

cỏ dại tổng hợp do dự án đề xuất và ban hành sử dụng trong địa bàn TP. Cần Thơ.

- Đề nghị Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật TP. Cần Thơ in ấn quy trình quản lý cỏ dại

tổng hợp do dự án đề xuất để phổ biến rộng ra cho nông dân.

V. Các tổ chức/ cá nhân tham gia thực hiện dự án

20. Hoạt động của các tổ chức phối hợp tham gia thực hiện dự án (Ghi tất cả các tổ

chức phối hợp thực hiện dự án và phần nội dung công việc tham gia trong dự án)

Thứ

tự

Tên tổ chức Địa chỉ Nội dung hoạt động

/đóng góp cho dự án

Dự kiến

kinh phí

1 Viện Lúa ĐBSCL Thới Thạnh, Cờ

Đỏ, Cần Thơ

Cơ quan phối hợp

2 TS Dương Văn Chín Thới Thạnh, Cờ

Đỏ, Cần Thơ

Tư vấn đề tài

3 TS Lương Minh Châu Thới Thạnh, Cờ

Đỏ, Cần Thơ Tư vấn đề tài

21. Đội ngũ cán bộ thực hiện dự án

TT Họ và tên Cơ quan công tác

Page 19: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm
Page 20: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

20

PHỤ LỤC DỰ TOÁN CHI PHÍ

KHOẢN I

THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN

ĐVT: 1000 đồng

STT Nội dung thuê khoán ĐVT Số

lượng Đơn giá

Thành

tiền

(đồng)

Ghi chú

I THUÊ KHOÁN CHUYÊN MÔN 18,000

1 Xây dựng thuyết minh chi tiết dự

án Dự án 1 1,800 1,800

2 Tổng thuật tài liệu Tài

Liệu 1 2,700 2,700

3 Thuê khoán cán bộ kỹ thuật Người 3 300.000/tháng

x 15 tháng 13,500

III TẬP HUẤN TRÌNH DIỄN 96,930

1 Tập huấn kỹ thuật đầu vụ (phụ

lục 1) Lớp 18 1,385 24,930

3

Chi phí lao động thực hiện điểm

trình diễn (1000m2/điểm) (phụ

lục 5)

Điểm 18 4,000 72,000

IV CHI PHÍ NGHIÊN CỨU 28,740

1 Chi phí lao động thực hiện điểm

nghiên cứu diện hẹp (phụ lục 6) Điểm 3 4,940 14,820

2 Chi phí lao động thực hiện điểm

nghiên cứu diện rộng (phụ lục 7) Điểm 3 4,640 13,920

IV ĐIỀU TRA NÔNG DÂN (phụ lục

8) Đợt 2 8,610 17,220

V XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA 3,600

VI KINH PHÍ ĐIỀU TRA ĐỒNG

RUỘNG HÀNG TUẦN

44,400

1 Chi phí nước uống Tuần 216 25 người x

7.000/ngày

37,800

12 tuần x 3 vụ x

6 điểm trình diễn

2 Vật liệu Điểm 22 300 6,600

18 điểm trình

diễn + 4 điểm

nghiên cứu

VII

TỔNG HỢP SỐ LIỆU, VIẾT

BÁO

CÁO NGHIÊN CỨU

Bài

viết 4 300 1,200

Tổng cộng kinh phí 210,090

Page 21: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

21

KHOẢN 2

CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

ĐVT: 1.000 đ

STT Chi phí nguyên vật liệu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

(đồng)

1 Chi phí nguyên vật liệu điểm

trình diễn (1.000 m2) (phụ lục 2) điểm 18 1,553 27,954

2

Chi phí nguyên vật liệu điểm

nghiên cứu diện hẹp (1.000 m2)

(phụ lục 3)

điểm 3 1,653 4,959

3

Chi phí nguyên vật liệu điểm

nghiên cứu diện rộng (1.500 m2)

(phụ lục 4)

điểm 3 2,068 6,204

Tổng cộng chi phí 39,117

KHOẢN 5

CHI KHÁC

ĐVT: 1000 đồng

TT Nội dung Đvt

Số

lượng

Thành

viên

Đơn

giá

Thành

tiền Ghi chú

1 Chi phí chọn điểm triển

khai dự án Ngày 6 250 1,500

2 Công tác phí 21,600

2.1 Phụ cấp công tác phí Chuyến 30 6 40 7,200

2.2 Tiền tàu xe Chuyến 30 6 80 14,400

Đi và về

tại các

huyện xa

như:

Vĩnh

Thạnh,

Thốt Nốt,

Cờ Đỏ

3

Chi phí quản lý (Phụ cấp

CB

phối hợp, họp BCN)

Năm 2 14,000 28,000

4 Phụ cấp chủ nhiệm đề tài Tháng 24 1 900 21,600

5 Hội thảo đầu bờ (phụ lục

9) Cuộc 18 3,700 66,600

6 Hội thảo trao đổi kỹ

thuật (phụ lục 10) Cuộc 2 150 14,550 29,100

7 Nghiệm thu cơ sở 7,360

Page 22: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

22

a Nhận xét đánh giá 2,750

Bài nhận xét của phản

biện Bài viết 2 2 700 1,400

Bài nhận xét ủy viên Bài viết 3 3 450 1,350

b Chuyên gia phân tích,

đánh giá Bài viết 2 2 720 1,440

c Họp hội đồng nghiệm

thu Ngày 3,170

Chủ tịch hội đồng Ngày 1 1 180 180

Thành viên, thư ký khoa

học Ngày 1 6 140 840

Thư ký hành chính Ngày 1 1 90 90

Khách mời Ngày 1 10 60 600

Tài liệu Bản 25 30 750

Nước uống 30 7 210

Thuê hội trường Ngày 1 500 500

8 Hội thảo khoa học 9,850

8.1 Chủ trì hội thảo Ngày 1 2 180 360

8.2 Thư ký Ngày 1 1 90 90

8.3 Thành viên tham dự Ngày 1 50 60 3,000

8.4 Người báo cáo tham luận Bài viết 6 6 450 2,700

8.5 In tài liệu Bộ 60 30 1,800

8.6 Hội trường (bao gồm thiết

bị) Cuộc 1 500 500

8.7 Thuê máy chiếu ngày 1 600 600

8.8 Nước uống Cuộc 1 60 10 600

8.9 Băng rol m2 1 200 200

9 Viết báo cáo Báo cáo 1 11,000 11,000

10 Đóng in cuốn bài báo cáo cuốn 7 200 1,400

11 Văn phòng phẩm: 10,000

Giấy A4,

mực in,

viết bíc,

viết chì,

thước,

Page 23: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

23

băng keo,

kéo, kẹp

bướm, kẹp

bấm giấy,

kim bấm,

Sơ mi, bìa

hồ sơ, …

TỔNG CỘNG 198,010

PHỤ LỤC 1

TẬP HUẤN KỸ THUẬT ĐẦU VỤ

ĐVT: 1000 đồng

TT Đề mục Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 In ấn tài liệu Bộ 25 5 125

2 Dụng cụ hỗ trợ tập huấn lớp 1 50 50

3 Chi ND không hưởng lương ngân sách Người/ngày 25 20 500

4 Giảng viên Người 1 200 200

5 Phòng học/hội trường Ngày 1 200 200

6 Nước uống Ngày 30 7 210

7 Văn phòng phẩm 100

Tổng cộng 1.385

Page 24: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

24

PHỤ LỤC 2

CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

THỰC HIỆN 01 ĐIỂM TRÌNH DIỄN

ĐVT: 1000 đồng

TT Đề mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Giống lúa xác nhận kg 10 10 100

2 Hổ trợ thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc trừ cỏ: Sofit… chai 2 150 300

Hổ trợ thuốc bảo vệ thực vật (tùy

tình hình dịch hại trên điểm trình

diễn)

chai 3 140 420

3 Vật liệu điều tra dịch hại điểm 1 100 100

4 Phân bón:

Ure kg 20 12 240

Super lân kg 30 8 240

Kali kg 9 17 153

Tổng 1,553

PHỤ LỤC 3

CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

THỰC HIỆN 01 ĐIỂM NGHIÊN CỨU DIỆN HẸP

ĐVT: 1000 đồng TT Đề mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Giống lúa xác nhận kg 20 10 200

2 Hổ trợ thuốc trừ cỏ

Thuốc trừ cỏ: Sofit… chai 2 150 300

Hổ trợ thuốc bảo vệ thực vật (tùy

tình hình dịch hại trên điểm trình

diễn)

chai 3 140 420

3 Vật liệu điều tra điểm 1 100 100

4 Phân bón:

Ure kg 20 12 240

Super lân kg 30 8 240

Kali kg 9 17 153

Tổng 1,653

Page 25: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

25

PHỤ LỤC 4

CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

THỰC HIỆN 01 ĐIỂM NGHIÊN CỨU DIỆN RỘNG

ĐVT: 1000 đồng

TT Đề mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Lúa giống kg 15 10 150

2 Hổ trợ thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc trừ cỏ chai 2 150 300

Hổ trợ thuốc bảo vệ thực vật (tùy

tình hình dịch hại trên điểm trình

diễn)

chai 4 140 560

3 Vật liệu điều tra dịch hại điểm 1 100 100

4 Phân bón:

Ure kg 30 12 360

Super lân kg 45 8 360

Kali kg 14 17 238

Tổng 2,068

PHỤ LỤC 5

CHI PHÍ LAO ĐỘNG

THỰC HIỆN 01 ĐIỂM TRÌNH DIỄN

ĐVT: 1000 đồng

TT Đề mục ĐVT Số

lượng

Đơn

giá

Thành

tiền Ghi chú

1 Công làm đất điểm 1 500 500

2 Công đắp bờ điểm 1 300 300

3 Công phun thuốc bình 8 5 40

4 Công lấy chỉ tiêu ngày 28 70 1,960 14 ngày x 2

người

5 Công thu hoạch năng suất người 4 100 400

6 Hổ trợ ruộng trình diễn điểm 2 400 800

Tổng 4,000

Page 26: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

26

PHỤ LỤC 6

CHI PHÍ LAO ĐỘNG

THỰC HIỆN 01 ĐIỂM NGHIÊN CỨU DIỆN HẸP

ĐVT: 1000 đồng

TT Đề mục ĐVT Số

lượng Đơn giá

Thành

tiền Ghi chú

1 Công làm đất điểm 1 500 500

2 Công đắp bờ điểm 1 600 600

3 Công phun thuốc bình 8 5 40

4 Công lấy chỉ tiêu ngày 28 100 2,800 14 ngày x 2

người

5 Công thu hoạch năng suất người 4 100 400

6 Hổ trợ ruộng nghiên cứu điểm 1 600 600

Tổng 4,940

PHỤ LỤC 7

CHI PHÍ LAO ĐỘNG

THỰC HIỆN 01 ĐIỂM NGHIÊN CỨU DIỆN RỘNG

ĐVT: 1000 đồng

TT Đề mục ĐVT Số lượng Đơn giá Thành

tiền Ghi chú

1 Công làm đất điểm 1 500 500

2 Công đắp bờ điểm 1 300 300

3 Công phun thuốc bình 8 5 40

4 Công lấy chỉ tiêu ngày 28 100 2,800 14 ngày x 2

người

5 Công thu hoạch năng suất người 4 100 400

6 Hổ trợ ruộng nghiên cứu điểm 1 600 600

Tổng 4,640

PHỤ LỤC 8

CHI PHÍ 01 CUỘC ĐIỀU TRA NÔNG DÂN

ĐVT: 1000 đồng

TT Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1 Lập mẫu điều tra Phiếu 1 450 450

2 Cung cấp thông tin Phiếu 150 45 6,750

3 Điều tra viên Ngày 12 45 540 6 người x 2 ngày

4 Thuê người dẫn đường Ngày 9 30 270

3 Nhập số liệu điều tra Phiếu 150 2 300

6 Pho to phiếu điều tra Phiếu 150 2 300

Tổng 8,610

Page 27: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

27

PHỤ LỤC 9

HỘI THẢO ĐẦU BỜ

ĐVT: 1000 đồng

TT Đề mục Đvt Số

lượng

Đơn

giá

Thành

tiền Ghi chú

1 In ấn tài liệu Bộ 100 10 1,000

2 Chi ND không hưởng lương ngân sách Người/ngày 100 20 2,000

3 Nước uống Người/ngày 100 7 700

Tổng cộng 3,700

PHỤ LỤC 10

HỘI THẢO TRAO ĐỔI KỸ THUẬT

ĐVT: 1000 đồng

TT Đề mục Đvt Số

lượng

Đơn

giá

Thành

tiền Ghi chú

1 In ấn tài liệu Bộ 150 10 1,500

2 Chi ND không hưởng lương

ngân sách Người/ngày 150 20 3,000

3 Chi tàu xe cho nông dân Người/chuyến 150 50 7,500

4 Nhà Khoa học Người/ngày 2 500 1,000

5 Thuê hội trường Ngày 1 500 500

6 Nước uống Người/ngày 150 7 1,050

Tổng cộng 14,550

Page 28: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

28

QUY TRÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP CỎ DẠI

TRONG RUỘNG LÚA

(Quy trình tham khảo – Chi cục BVTV thành phố Cần Thơ, 2007)

Cỏ dại là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với

sâu bệnh và chuột. Thiệt hại do cỏ dại gây ra là rất lớn. Cỏ dại có thể làm giảm tới 60%

năng suất lúa ở các nước trồng lúa châu Á. Vì thế, để quản lý cỏ dại trong ruộng lúa tốt

cần thực hiện theo các biện pháp quản lý tổng hợp sau:

1. Trước khi gieo sạ:

a. Chuẩn bị đất:

- Làm đất kỹ trước khi gieo trồng để tiêu diệt cỏ đã có trong ruộng hoặc làm chậm

lại sự phát triển của cỏ hạn chế cạnh tranh với cây trồng. Có thể sử dụng cách nhữ cỏ,

tức là làm đất xong để một thời gian cho hạt cỏ mọc lên rồi làm đất lại để diệt.

- Vụ Đông Xuân: Cần trục, đánh bùn thật kỹ, trang bằng mặt ruộng tạo điều kiện

thuận tiện cho khâu điều tiết nước góp phần hạn chế cỏ dại và đáp ứng theo yêu cầu sinh

trưởng của lúa.

- Vụ Hè Thu: nên tiến hành cày hoặc xới, phơi đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

các vi sinh vật trong đất hoạt động, tạo điều kiện để khoáng hóa tốt, tăng cường các chất

dinh dưỡng để cung cấp cho cây lúa phát triển thuận lợi ngay từ những ngày đầu và giảm

bớt được lượng phân bón đầu tư, giảm bớt nguồn cỏ dại tồn tại trong đất. Sau khi phơi

đất, cho nước vào ruộng bừa, trục, trang bằng mặt ruộng.

- Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại và tàn dư sâu bệnh trên ruộng trước khi làm

đất lần cuối.

- Đắp và gia cố bờ thật kỹ, trang mặt đất bằng phẳng, đánh đường nước kỹ, tạo

điều kiện cho hạt giống mọc tốt ngay từ đầu, thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ,

khống chế cỏ bằng nước

- Đất chủ động được nước để tiện lợi cho việc đưa nước vào ruộng, bón phân

đúng vào giai đoạn cần thiết của cây lúa.

b.Chuẩn bị giống:

Giống cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- Giống có độ thuần cao, cỡ hạt đồng nhất, không lẫn hạt cỏ dại và lúa cỏ..

- Giống phải sạch bệnh.

- Giống có tỷ lệ nẩy mầm trên 90%.

- Có thể quạt, sàng, sảy và lọc qua nước muối trước khi ngâm ủ.

- Lưu ý chọn các giống lúa có mức độ chống chịu Rầy nâu ở mức chấp nhận

được: Jasmine 85, OM 2514, OM 6561, OM 1490, IR 50404, OM 2517, OM 2717,

OM 4498, VD 20,...

Ngâm ủ giống: - Xử lý hạt giống bằng hóa chất để phá miên trạng và tiêu diệt mầm bệnh trên hạt

giống.

- Trước khi ngâm ủ, cần sàng sảy lại để loại bỏ hạt cỏ hoặc xử lý nước muối 15

% trong 10 phút để loại bỏ hạt cỏ, hạt lép lững (hạt lép lững là hạt chứa nhiều mầm

bệnh), và có thể diệt được một số mầm bệnh trên hạt lúa.

Page 29: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

29

Mật độ sạ:

- 100 – 120 kg / ha giống đối với ruộng sạ thẳng.

- 70 – 100 kg / ha giống đối với ruộng sạ hàng.

2. Sau khi gieo sạ:

a. Chăm sóc: Điều tiết nước hợp lý

- Giữ mực nước ruộng thích hợp để khống chế sự nẩy mầm của hạt cỏ và làm cỏ

chậm phát triển. Cỏ đuôi phụng thường không mọc được trong ruộng lúa có nước

thường xuyên.

- Sau khi sạ từ 3 - 5 ngày nên đưa nước vào ruộng với độ sâu khoảng 5cm giữ cho

nước liên tục tại ruộng sẽ hạn chế được nhiều loài cỏ dại.

- Không nên để ruộng lúa bị khô ngập xen kẽ, vì như vậy sẽ mất đi một lượng lớn

dinh dưỡng đặc biệt là dinh dưỡng đạm và khó điều tiết nước để quản lý cỏ, chổ gò cỏ

dại sẽ phát triển mạnh

- Tuy nhiên, ở những ruộng bị ngập liên tục, cần phải tháo nước phơi ruộng

khoảng từ 7 - 10 ngày vào thời kỳ làm đòng, hoặc ít nhất một lần vào thời kỳ phân hóa

đòng.

Việc điều tiết nước hợp lý trong giai đoạn đầu là biện pháp khống chế cỏ rất hữu

hiệu.

b. Sử dụng thuốc trừ cỏ:

- Sau khi làm đất, san phẳng mặt ruộng xong, có thể phun các loại thuốc trừ cỏ

tiền nẩy mầm. chú ý, nếu dùng thuốc đợt này tốt thì sau khi gieo sạ có thể không cần

dùng loại thuốc trừ cỏ nào nữa.

- Khi sử dụng thuốc diệt cỏ cần chú ý 3 đặc tính quan trọng của thuốc trừ cỏ để

đạt hiệu quả cao và không hại cây trồng là:

+ Phổ tác dụng trừ cỏ của thuốc: Xem thuốc có thể diệt được những loại cỏ gì để

chọn loại thuốc phù hợp với thành phần cỏ trong ruộng cần diệt.

+ Tính chọn lọc của thuốc: Thuốc chọn lọc thì an toàn với cây trồng, có thể phun

lên ruộng đã gieo trồng cây. Còn thuốc không chọn lọc thì hại cả cây nên chỉ phun lên

cỏ, không phun hoặc để bụi thuốc bay lên cây.

+ Thời gian tác động của thuốc đối với cỏ là tiền nẩy mầm hay hậu nẩy mầm.

Thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm tác động chủ yếu khi hạt cỏ chưa mọc thành cây, nên

phải dùng sớm như: Echo 60EC, Sofit 300EC…

Thuốc hậu nẩy mầm chủ yếu tác động lên cây cỏ đã mọc nên thường dùng muộn

như: Sirius 10 WP, Catanil, Clipper 25 OD…

- Khử cỏ lẫn trong ruộng trước khi cỏ ra hoa để hạn chế sự lưu tồn của hạt cỏ

trong đất và không để lẫn hạt cỏ vào giống.

- Làm cỏ bằng tay hoặc công cụ xới xáo.

c. Bón phân:

+ Đợt 1: 7 - 10 ngày sau sạ:

- Nên bón phân đợt 1 sớm nhằm giúp cây lúa phát triển tốt ngay từ đầu.

- Bón Urea + Lân, nếu cần thiết bón thêm Kali.

Page 30: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

30

+ Đợt 2: 18 - 22 ngày sau sạ: - Bón Urea + Lân

- Giai đoạn cây ra chồi hữu hiệu (điều chỉnh mật độ chồi hữu hiệu để đảm bảo số

bông trên m2 sau này)

- Giúp cây lúa phát triển tốt bộ rễ, rễ ăn sâu hơn, hút nhiều dinh dưỡng nuôi bông,

cây lúa cứng cáp hơn tránh đỗ ngã ở giai đoạn sau.

+ Đợt 3: - Bón Urea + Kali

Áp dụng theo nguyên tắc không ngày không số. Sau khi rút nước giữa vụ, để lúa

vàng 2/3 miếng ruộng, cho nước vào và bón phân đợt 3. Tùy theo ngày chuyển vàng mà

lượng phân bón sẽ thay đổi khác nhau (chú ý lúa còn xanh không nên bón phân chờ lúa

chuyển vàng ta mới bón vì lúa còn xanh ta bón phân vào tỷ lệ hạt lép trên bông sẽ gia

tăng). Sau đó giữ nước đến lúa chín vì ở giai đoạn này nếu để ruộng khô thiếu nước lúa

bị lép.

Sử dụng bảng so màu lá lúa để bón phân đạm cho lúa

Lưu ý: Khi ruộng khô nước không nên bón phân

3. Sau khi thu hoạch:

- Luân canh với cây trồng cạn (nếu có điều kiện).

- Cày lật đất sớm và ngâm nước nếu ruộng có thời gian nghỉ dài. Nếu gieo sạ

ngay thì đốt rơm hoặc trục đất kỹ trước khi gieo sạ.

Nguyên tắc quan trọng của việc sử dụng thuốc trừ cỏ là theo 4 đúng, tuân thủ nghiêm

ngặt các hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất mới có hiệu quả cao.

Page 31: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

31

QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ

ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CỎ DẠI

1. Mục đích:

- Xác định ảnh hưởng của mật độ sạ đến khả năng phát sinh phát triển của cỏ dại.

- Xác định tác động của mật độ sạ đến biện pháp quản lý cỏ dại tổng hợp.

- So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mật độ sạ đến biện pháp quản lý cỏ.

2. Điều kiện:

- Chọn ruộng thí nghiệm tại vùng trồng lúa có cỏ dại.

- Ruộng bằng phẳng.

- Vệ sinh đồng ruộng. Làm đất kỹ.

- Đắp bờ chắc chắn, đánh đường nước thật kỹ.

- Các biện pháp canh tác khác phải như nhau.

3. Phương pháp:

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm diện hẹp, bố trí theo thể thức khối đầy đủ hoàn

toàn ngẩu nhiên, 3 lần lặp lại, diện tích mỗi ô tối thiểu 50 m2.

- Nghiệm thức: 3 nghiệm thức:

+ Nghiệm thức 1: 80 kg/ha.

+ Nghiệm thức 2: 150kg/ha

+ Nghiệm thức 3: 220kg/ha.

Thực hiện theo qui trình quản lý cỏ dại tổng hợp.

4. Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá định kỳ hàng tuần:

+ Chỉ tiêu theo dõi:

Thành phần các nhóm cỏ và loài cỏ phổ biến, mật độ của từng nhóm cỏ trên

ruộng vào các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau sạ và giai đoạn lúa làm đòng, trổ đều

và trước thu hoạch 7 ngày.

Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa định kỳ hàng tuần.

Điều tra các đối tượng dịch hại, thiên địch có liên quan định kỳ hàng tuần.

Thu hoạch năng suất khi lúa chín 85% bông.

+ Phương pháp theo dõi:

Trên mỗi nghiệm thức lấy 5 điểm cố định theo hai đường chéo góc, diện tích

mỗi điểm điều tra là khung 0,5m x 0,4m = 0,2 m2.

Điều tra sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trên mỗi nghiệm thức 2 khung

cố định 0,5m x 0,4m = 0,20 m2 qui ra mật độ cây/m

2.

Trên mỗi nghiệm thức điều tra dịch hại và thiên địch 5 điểm di động ngẩu

nhiên theo hai đường chéo góc, diện tích mỗi điểm điều tra là khung 0,2m x 0,25m =

0,05 m2 qui ra mật số/m

2.

Thu năng suất thực tế: gặt 1 điểm 5 m2 trên 1 ô thí nghiệm.

MỘT SỐ QUI CÁCH ĐẾM CÁC LOÀI CỎ

- Cỏ lồng vực (Echinochloa spp.): đếm chồi, mỗi nhánh là 1 cây.

- Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis): đếm chồi, mỗi nhánh là 1 cây.

- Rau bợ (Marsilea quadrifolia): đếm chồi, mỗi nhánh lá là 1 cây.

- Rau mác bao (Monochoria viginalis): đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

- Cỏ chác (Fimbristylis miliacea):đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

- Cỏ lác (Fimbristylis miliacea): đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

Page 32: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

32

QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP LÀM ĐẤT

ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỎ DẠI

1. Mục đích:

- Xác định hiệu quả của các biện pháp làm đất đến khả năng nẩy mầm của hạt cỏ

trong đất.

- So sánh hiệu quả kinh tế giữa các biện pháp làm đất.

2. Điều kiện:

- Thực hiện vụ Hè Thu 2009.

- Chọn ruộng thí nghiệm tại vùng trồng lúa có cỏ dại.

- Ruộng bằng phẳng.

- Đắp bờ chắc chắn, đánh đường nước thật kỹ.

- Các biện pháp canh tác khác phải như nhau.

3. Phương pháp:

- Bố trí thí nghiệm: Gồm 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại trên diện rộng

Nghiệm thức 1: Làm đất kỹ

Nghiệm thức 2: Xới sạ, không bừa, trục.

Nghiệm thức 3: Không làm đất, đốt đồng rồi sạ.

Qui mô 500 m2/lô.

Thực hiện theo qui trình quản lý cỏ dại tổng hợp trừ yếu tố làm đất.

4. Qui trình làm đất chuẩn bị sạ vụ Hè Thu:

- Nghiệm thức 1: + Tiến hành cày hoặc xới 2 lần.

+ Nếu có điều kiện nên phơi đất 10-15 ngày tạo điều kiện thuận lợi cho các vi

sinh vật trong đất hoạt động, tạo điều kiện để khoáng hóa tốt, tăng cường các chất dinh

dưỡng để cung cấp cho cây lúa phát triển thuận lợi ngay từ những ngày đầu và giảm bớt

được lượng phân bón đầu tư, giảm bớt nguồn cỏ dại tồn tại trong đất.

+ Sau khi phơi đất, cho nước vào vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại và tàn

dư sâu bệnh trên ruộng trước khi làm đất lần cuối.

+ Bừa, trục, trang bằng mặt ruộng.

+ Đắp và gia cố bờ thật kỹ, trang mặt ruộng bằng phẳng, đánh đường nước kỹ.

- Nghiệm thức 2:

+ Sau khi vệ sinh đồng ruộng xong, xới qua 1 lần rồi sạ, không bừa hay trục nhận.

- Nghiệm thức 3: + Sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân 08-09 thì rải rơm đều, đốt đồng, rồi sạ.

5. Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá định kỳ hàng tuần:

+ Chỉ tiêu theo dõi:

Thành phần các nhóm cỏ và loài cỏ phổ biến, mật độ của từng nhóm cỏ trên

ruộng vào các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau sạ và giai đoạn lúa làm đòng, trổ đều

và trước thu hoạch 7 ngày.

Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa định kỳ hàng tuần.

Điều tra các đối tượng dịch hại, thiên địch có liên quan định kỳ hàng tuần.

Thu hoạch năng suất khi lúa chín 85% bông.

+ Phương pháp theo dõi:

Trên mỗi nghiệm thức lấy 5 điểm cố định theo hai đường chéo góc, diện tích

mỗi điểm điều tra là khung 0,5m x 0,4m = 0,2 m2.

Page 33: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

33

Điều tra sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trên mỗi nghiệm thức 2 khung

cố định 0,5m x 0,4m = 0,20 m2 qui ra mật độ cây/m

2.

Trên mỗi nghiệm thức điều tra dịch hại và thiên địch 5 điểm di động ngẩu

nhiên theo hai đường chéo góc, diện tích mỗi điểm điều tra là khung 0,2m x 0,25m =

0,05 m2 qui ra mật số/m

2.

Thu năng suất thực tế: gặt 1 điểm 5 m2 trên 1 ô thí nghiệm.

MỘT SỐ QUI CÁCH ĐẾM CÁC LOÀI CỎ

- Cỏ lồng vực (Echinochloa spp.): đếm chồi, mỗi nhánh là 1 cây.

- Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis): đếm chồi, mỗi nhánh là 1 cây.

- Rau bợ (Marsilea quadrifolia): đếm chồi, mỗi nhánh lá là 1 cây.

- Rau mác bao (Monochoria viginalis): đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

- Cỏ chác (Fimbristylis miliacea):đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

- Cỏ lác (Fimbristylis miliacea): đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN ĐƯA NƯỚC VÀO RUỘNG

ĐẾN MẬT ĐỘ CỎ DẠI

Page 34: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

34

1. Mục đích:

- Xác định thời gian đưa nước vào ruộng ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển

của cỏ dại.

- So sánh hiệu quả kinh tế giữa các thời điểm đưa nước vào ruộng.

2. Điều kiện:

- Chọn ruộng thí nghiệm tại vùng trồng lúa có cỏ dại.

- Ruộng bằng phẳng, chủ động được nước, giữ được nước.

- Vệ sinh đồng ruộng. Làm đất kỹ.

- Đắp bờ chắc chắn, đánh đường nước thật kỹ.

- Các biện pháp canh tác khác phải như nhau.

3. Phương pháp:

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm diện hẹp, bố trí kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẩu

nhiên, 3 lần lặp lại, diện tích ô tối thiểu 50 m2.

- Nghiệm thức: 3 nghiệm thức gồm:

+ Nghiệm thức 1: Đưa nước vào ruộng để khống chế cỏ dại ở 3 ngày sau sạ.

+ Nghiệm thức 2: Đưa nước vào ruộng để khống chế cỏ dại ở 7 ngày sau sạ.

+ Nghiệm thức 3: Đưa nước vào ruộng để khống chế cỏ dại ở 10 ngày sau sạ.

- Thực hiện theo qui trình quản lý cỏ dại tổng hợp.

4. Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá định kỳ hàng tuần: + Chỉ tiêu theo dõi:

Thành phần các nhóm cỏ và loài cỏ phổ biến, mật độ của từng nhóm cỏ trên

ruộng vào các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau sạ và giai đoạn lúa làm đòng, trổ đều

và trước thu hoạch 7 ngày.

Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa định kỳ hàng tuần.

Điều tra các đối tượng dịch hại, thiên địch có liên quan định kỳ hàng tuần.

Thu hoạch năng suất khi lúa chín 85% bông.

+ Phương pháp theo dõi:

Trên mỗi nghiệm thức lấy 5 điểm cố định theo hai đường chéo góc, diện tích

mỗi điểm điều tra là khung 0,5m x 0,4m = 0,2 m2.

Điều tra sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trên mỗi nghiệm thức 2 khung

cố định 0,5m x 0,4m = 0,20 m2 qui ra mật độ cây/m

2.

Trên mỗi nghiệm thức điều tra dịch hại và thiên địch 5 điểm di động ngẩu

nhiên theo hai đường chéo góc, diện tích mỗi điểm điều tra là khung 0,2m x 0,25m =

0,05 m2 qui ra mật số/m

2.

Thu năng suất thực tế: gặt 1 điểm 5 m2 trên 1 ô thí nghiệm.

MỘT SỐ QUI CÁCH ĐẾM CÁC LOÀI CỎ

- Cỏ lồng vực (Echinochloa spp.): đếm chồi, mỗi nhánh là 1 cây.

- Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis): đếm chồi, mỗi nhánh là 1 cây.

- Rau bợ (Marsilea quadrifolia): đếm chồi, mỗi nhánh lá là 1 cây.

- Rau mác bao (Monochoria viginalis): đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

- Cỏ chác (Fimbristylis miliacea):đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

- Cỏ lác (Fimbristylis miliacea): đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA THUỐC TRỪ CỎ

ĐẾN MẬT ĐỘ CỎ DẠI

Page 35: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

35

1. Mục đích:

- Xác định hiệu lực của một số loại thuốc trừ cỏ.

- So sánh hiệu quả kinh tế.

2. Điều kiện:

- Chọn ruộng thí nghiệm tại vùng trồng lúa có cỏ dại.

- Làm đất thật kỹ.

- Trang bằng mặt ruộng.

- Ruộng phải chủ động được nước.

- Đắp mẫu bờ chắc chắn để giữ nước tốt.

- Các biện pháp canh tác khác phải như nhau.

3. Phương pháp:

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm diện hẹp, bố trí kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẩu

nhiên, 3 lần lặp lại, diện tích ô tối thiểu 50 m2.

- Nghiệm thức: 3 nghiệm thức gồm:

+ Nghiệm thức 1: Xử lý thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm

+ Nghiệm thức 2: Xử lý thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm

+ Nghiệm thức 3: Đối chứng - không phun thuốc trừ cỏ.

- Chọn loại thuốc trừ cỏ mà nông dân trong khu vực thường sử dụng.

- Chú ý:

* Gieo sạ sớm ngay sau khi bừa trục lần cuối, không được để đất trống, cỏ sẽ mọc

sớm, khi phun thuốc tiền nảy mầm sẽ không có hiệu quả.

* Trước khi phun thuốc trừ cỏ nên cho nước vào thấm ướt đều mặt đất, rút nước

ra, phun thuốc trừ cỏ ngay khi mặt đất còn ẩm.

* Nếu trên ruộng còn vùng trũng nước thì cây lúa sẽ bị chết, cần sang bằng mặt

ruộng trước khi sạ. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của loại thuốc trừ cỏ cần sử dụng.

- Sau khi phun thuốc 2-3 ngày, cho nước vào ruộng. Đất cần giữ ẩm tốt trong

vòng 10-15 ngày sau khi phun thuốc. Không để ruộng bị khô, nứt nẻ.

Thực hiện theo qui trình quản lý tổng hợp cỏ dại.

4. Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá định kỳ hàng tuần:

+ Chỉ tiêu theo dõi:

Thành phần các nhóm cỏ và loài cỏ phổ biến, mật độ của từng nhóm cỏ trên

ruộng vào các thời điểm 7, 14, 21, 28, 35 ngày sau sạ và giai đoạn lúa làm đòng, trổ đều

và trước thu hoạch 7 ngày.

Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa định kỳ hàng tuần.

Điều tra các đối tượng dịch hại, thiên địch có liên quan định kỳ hàng tuần.

Thu hoạch năng suất khi lúa chín 85% bông.

+ Phương pháp theo dõi:

Trên mỗi nghiệm thức lấy 5 điểm cố định theo hai đường chéo góc, diện tích

mỗi điểm điều tra là khung 0,5m x 0,4m = 0,2 m2.

Điều tra sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trên mỗi nghiệm thức 2 khung

cố định 0,5m x 0,4m = 0,20 m2 qui ra mật độ cây/m

2.

Trên mỗi nghiệm thức điều tra dịch hại và thiên địch 5 điểm di động ngẩu

nhiên theo hai đường chéo góc, diện tích mỗi điểm điều tra là khung 0,2m x 0,25m =

0,05 m2 qui ra mật số/m

2.

Thu năng suất thực tế: gặt 1 điểm 5 m2 trên 1 ô thí nghiệm.

MỘT SỐ QUI CÁCH ĐẾM CÁC LOÀI CỎ

- Cỏ lồng vực (Echinochloa spp.): đếm chồi, mỗi nhánh là 1 cây.

Page 36: II. Đặt vấn đề - Sở Khoa học và Công nghệ ... · 3 - Giúp nông dân canh tác lúa có thể quản lý tốt cỏ dại, giữ vững năng suất lúa. Giảm

36

- Cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis): đếm chồi, mỗi nhánh là 1 cây.

- Rau bợ (Marsilea quadrifolia): đếm chồi, mỗi nhánh lá là 1 cây.

- Rau mác bao (Monochoria viginalis): đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

- Cỏ chác (Fimbristylis miliacea):đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây.

- Cỏ lác (Fimbristylis miliacea): đếm gốc, mỗi gốc là 1 cây