issn 1859-0144 12/2014 khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ tỈnh … · 2015-01-16 · 4. hiệu quả...

60
1. Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm 2014 2. 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 3. Khoa học và công nghệ năm 2014: Nhiều điểm sáng nổi bật 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế 5. Những tác động tích cực của hệ thống ISO trong hoạt động cải cách hành chính năm 2014 6. 10 sự kiện khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2014 7. Ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước và phương tiện vận chuyển rác thải 8. Hiệu quả từ “Xây dựng mô hình quản lý, nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế bằng lồng của Đan Mạch ở vùng cửa biển tỉnh Thừa Thiên Huế” 9. Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng năm 2014 10. 10 đột phá khoa học năm 2014 11. Ứng dụng công nghệ để dự báo chế độ thủy văn và môi trường nước vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai 12. Sẽ cơ bản khắc phục tình trạng lạm phát đề tài 13. Hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam sau 7 năm gia nhập WTO 2 10 16 19 26 30 33 36 39 42 45 48 54 ISSN 1859-0144 12/2014 Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS TRẦN NGỌC NAM Ban biên tập TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày THANH TRÀ Địa chỉ tòa soạn: 24 Lê Lợi, thành phố Huế Điện thoại: 054.3825453-3849266 Fax: 054.3838038 Email: [email protected] Website:http://skhcn.hue.gov.vn Giấy phép xuất bản số: 01-10/GP- XBBT ngày 01/12/2010 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. In tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế, nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2015 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG SỐ NÀY

Upload: others

Post on 02-Aug-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

1. Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm 2014

2. 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014

3. Khoa học và công nghệ năm 2014: Nhiều điểm sáng nổi bật

4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

5. Những tác động tích cực của hệ thống ISO trong hoạt động cải cách hành chính năm 2014

6. 10 sự kiện khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2014

7. Ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước và phương tiện vận chuyển rác thải

8. Hiệu quả từ “Xây dựng mô hình quản lý, nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế bằng lồng của Đan Mạch ở vùng cửa biển tỉnh Thừa Thiên Huế”

9. Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng năm 2014

10. 10 đột phá khoa học năm 201411. Ứng dụng công nghệ để dự báo chế độ thủy

văn và môi trường nước vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai

12. Sẽ cơ bản khắc phục tình trạng lạm phát đề tài

13. Hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam sau 7 năm gia nhập WTO

2

10

16

19

26

30

33

36

3942

45

48

54

ISSN 1859-014412/2014

Chịu trách nhiệm xuất bản:PGS.TS TRẦN NGỌC NAM

Ban biên tậpTRẦN NGỌC NAM

NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bàyTHANH TRÀ

Địa chỉ tòa soạn: 24 Lê Lợi, thành phố Huế

Điện thoại: 054.3825453-3849266

Fax: 054.3838038Email: [email protected]

Website:http://skhcn.hue.gov.vn

Giấy phép xuất bản số: 01-10/GP-XBBT ngày 01/12/2010 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. In tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế, nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2015

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

TRONG SỐ NÀY

Page 2: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2014

Thay lời tòa soạn: “Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh trong việc quản lý nhà nước về lĩnh vực KH&CN”,

đó là khẳng định của ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tại buổi làm việc với Sở KH&CN vào tháng 11 vừa qua.

Ông Phan Ngọc Thọ nhận xét: “Trước đây khi nhắc đến Sở KH&CN thì người ta cứ tưởng đây là một tổ chức đặc thù, hoạt động chủ yếu chỉ là nghiên cứu

khoa học, nhưng 5 năm trở lại đây hoạt động KH&CN đã có những bước chuyển biến rõ nét, đi đúng “quỹ đạo” của một cơ quan chuyên môn giúp

UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực KH&CN trên địa bàn”. Những kết quả hoạt động năm 2014 của Sở KH&CN mà chúng tôi ghi

sau đây phần nào thuyết minh thêm cho nhận xét này.

Ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH&CN Năm 2014 là năm thành công của Sở KH&CN trong việc thực hiện, triển khai các nhiệm vụ

của ngành KH&CN, kết quả này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nguồn lực phát triển của Sở ngày càng được nâng cao, trình độ nghiệp vụ và năng lực quản lý được nâng lên rõ rệt. Tinh thần chủ động, phối hợp giữa các đơn vị, cá nhân ngày càng chặt chẽ, đồng bộ. Các đơn vị đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch được giao đạt chất lượng, hiệu quả cao.

Công tác tham mưu, tư vấn của ngành ngày càng được đẩy mạnh và hoàn thiện, trong năm 2014, đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 14 văn bản của ngành KH&CN, trong đó có nhiều văn bản quan trọng như: ban hành Quy định quản lý an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Kế hoạch phát triển thương hiệu các đặc sản tỉnh TT Huế giai đoạn 2014-2020; Quyết định “Xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 cho xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”; Thành lập Ban Điều phối thực hiện Thỏa thuận hợp tác KH&CN giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại học Huế, Viện hàn lâm KH&CN giai đoạn 2014-2020; Tổ chức Hội thảo KH&CN các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ lần thứ XI năm 2014 tại Thừa Thiên Huế…

Page 3: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

3BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đã triển khai đúng kế hoạch, trong năm Sở đã cử

23 lượt cán bộ tham gia các lớp chính trị, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, 52 lượt

cán bộ tham gia các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý nhà nước về KH&CN và các

nghiệp vụ chuyên ngành khác. Công tác cải cách hành chính đã được triển khai đồng bộ,

đúng quy trình, trong năm bộ phận 1 cửa đã tiếp nhận và giải quyết 41 hồ sơ, đảm bảo 100%

hồ sơ được giải quyết đúng hẹn. Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO

9001:2008 tại Sở đã bước đầu vận hành có hiệu quả, tạo tiền đề thuận lợi cho công tác cải

cách hành chính thời gian tới.

Hoạt động tăng cường nguồn lực KH&CN được chú trọng đầu tư, triển khai có hiệu

quả, theo đó các dự án đầu tư của 02 Trung tâm được thực hiện đúng tiến độ, bảo đảm chất

lượng của yêu cầu đặt ra. Dự án “Đầu tư xây dựng Bảo tàng thiên nhiên Duyên hải miền

Trung tại Huế giai đoạn I Dự án ”Đầu tư rừng mưa nhiệt đới” đã được UBND tỉnh thống nhất

quy mô dự án với tổng mức đầu tư 4.950 triệu đồng. Đề án “Xây dựng, áp dụng hệ thống

quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong các cơ quan hành chính nhà

nước” đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng trong hoạt động quản

lý nhà nước của các đơn vị.

Công tác quản lý khoa học cấp cơ sở luôn được quan tâm, trong năm các sở ban ngành,

các huyện/thị xã/thành phố đã kiện toàn 15 Hội đồng khoa học cấp cơ sở. Hàng quý, Sở tổ

chức các đợt giao ban ngành KH&CN tại các địa phương. Hoạt động này đã gắn kết, thúc đẩy

việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ KH&CN giữa Sở với các ban, ngành, địa phương một cách

có hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế mà Sở cần phải khắc phục, tháo gỡ

trong năm 2015 cũng như các năm tiếp theo. Đó là một số nhiệm vụ trong kế hoạch năm 2014

chưa triển khai hoặc triển khai chậm. Mặc dù đã tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông

tin, cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công tác và quản lý các hoạt

động chuyên môn của Sở, tuy nhiên, trong năm 2014, Sở KH&CN vẫn đang xếp thứ 11/19 về Chỉ

số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hoạt động nghiên cứu-triển khai đã có những kết quả đáng ghi nhận, nhưng vẫn chưa đáp ứng

được nhu cầu đòi hỏi của xã hội; việc đề xuất các nhiệm vụ KH&CN của các ngành, địa phương

còn ít, chưa thật sát với định hướng ưu tiên phát triển KH&CN của tỉnh hoặc chưa xuất phát từ

nhu cầu thực tiễn để được phê duyệt triển khai thực hiện…

Page 4: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

4 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Ông Lê Văn Tỵ, Trưởng phòng Quản lý Khoa họcNăm 2014, Phòng Quản lý Khoa học đã chủ trì triển khai thực hiện 13 nhiệm vụ chính,

trong đó có 09 nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ và 04 nhiệm vụ do UBND tỉnh giao Sở KHCN chủ trì. Nhìn chung, đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các nhiệm vụ đột xuất như: trình UBND tỉnh đề nghị Bộ KH&CN xem xét cho triển khai đề tài KH&CN cấp thiết mới phát sinh ở địa phương thực hiện trong năm 2014: “Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm động đất tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ, vận hành an toàn công trình thủy điện, thủy lợi và bảo tồn di tích văn hóa”; Dự thảo văn bản cho UBND tỉnh góp ý dự thảo Quyết định và Tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới và tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất của các viện, trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm công nghệ sinh học của Việt Nam đến năm 2025”, trong đó lưu ý thành lập Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Trung tại thành phố Huế; Trình UBND tỉnh phương án Quy hoạch mạng lưới các tổ chức KH&CN công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Công tác quản lý các đề tài/dự án đạt trên 90% so với kế hoạch, cụ thể: đã tổ chức 17 hội nghị xét duyệt, tuyển chọn nhiệm vụ; thẩm định nội dung 17 nhiệm vụ; tổ chức 19 cuộc kiểm tra tiến độ các nhiệm vụ KH&CN; tổ chức 14 hội đồng đánh giá nghiệm thu. Các đề tài, dự án bị dừng giữa chừng trong nhiều năm đã được xử lý, quyết toán xong.

Ông Ngô Thuần, Phụ trách Phòng Quản lý Công nghệSau một năm nỗ lực phấn đấu, đơn vị đã cơ bản hoàn thành các kế hoạch nhiệm vụ

được giao trong năm 2014. Kết quả của hoạt động đã đưa công tác quản lý công nghệ đi vào nề nếp, góp phần nâng cao vị thế của Sở KH&CN trong việc quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghệ nói chung và đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Theo đó, Phòng đã tham mưu cho Sở trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND, ngày 02/07/2014 về việc ban hành Quy định quản lý an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Tổ chức thẩm tra công nghệ 18 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh theo phân cấp và đúng thẩm quyền; Cấp giấy xác nhận khai báo 06 thiết bị bức xạ; Cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế) 39 thiết bị và gia hạn giấy phép 7 thiết bị; Cấp 05 chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn bức xạ…

Page 5: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

5BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Ông Nguyễn Hùng, Trưởng phòng Sở hữu trí tuệHoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2014 đã được triển khai khá toàn diện và đã đạt

được những kết quả quan trọng, trong đó nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến pháp luật về SHTT được thường xuyên thực hiện; “Chiến lược phát triển thương hiệu các đặc sản Thừa Thiên Huế” đã bước đầu thúc đẩy việc xây dựng và phát triển các đặc sản địa phương thông qua khai thác giá trị tài sản trí tuệ; đã phối hợp với Sở Công thương trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 82/KH-UB ngày 28/7/2014 về “Kế hoạch phát triển thương hiệu các đặc sản Thừa Thiên Huế năm 2014-2015”. Qua đó, năm 2014 một số đặc sản được hỗ trợ hoặc tiếp tục hỗ trợ để triển khai hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển tài sản trí tuệ như: chỉ dẫn địa lý Nón lá Huế, nhãn hiệu tập thể Tôm chua Huế, nhãn hiệu tập thể Đúc đồng Huế, nhãn hiệu công nghiệp Bún bò Huế. Ngoài ra, một số sản phẩm của các địa phương cũng được hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể như Gạo thơm Thủy Thanh, Dưa hấu Vinh Lộc… Một nội dung về hoạt động SHTT cũng đã được quan tâm trong năm 2014 là thực hiện việc phản đối 4 đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến “Bún bò Huế” được nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ và đề nghị hủy bỏ hiệu lực của 1 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “Trà Cung đình” đã được Cục SHTT cấp cho một doanh nghiệp. Trong 9 tháng năm 2014, các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế đã nộp 50 đơn đăng ký xác lập quyền cho các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sang chế/giải pháp hữu ích và đã được Cục SHTT cấp 42 văn bằng bảo hộ cho các đối tượng.

Ông Trịnh Ngọc Bình, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

Năm 2014, công tác quản lý nhà nước về TĐC đã có những chuyển biến tích cực, đảm bảo được lợi ích, quyền lợi của người tiêu dùng và an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, Chi cục đã tổ chức, phối hợp thực hiện nhiều đợt thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực TĐC trên địa bàn, như kiểm tra chất lượng hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán; kiểm tra chuyên đề về đo lường, chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường; kiểm tra đo lường và chất lượng trong kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ; kiểm tra 10 cơ sở kinh doanh xe đạp điện; phối hợp với Thanh tra Tổng cục TĐC thanh tra chuyên ngành về đo lường; phối hợp với Thanh tra Sở thanh tra chuyên đề diện rộng “phương tiện đo nhóm 2 và an toàn bức xạ đối với các cơ sở sử dụng thiết bị X - quang y tế”...

Ngoài ra, Chi cục đã làm tốt vài trò tham mưu cho Ban chỉ đạo 19 của tỉnh về việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh; đã làm tốt vai trò tham mưu cho việc triển khai dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”.

Page 6: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

6 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Ông Dương Quốc Tuấn, Chánh Thanh tra SởTrong năm 2014, Thanh tra Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số

77/KH-UBND ngày 17/7/2014 về Thanh tra chuyên đề “phương tiện đo nhóm 2 và an toàn bức xạ đối với các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang y tế”.

Trên cơ sở Kế hoạch thanh tra ngành KHCN 2014 được lãnh đạo Sở phê duyệt và Kế hoạch số 77/KH-UBND tỉnh, Thanh tra Sở đã tổ chức thực hiện và hoàn thành 100% nội dung theo kế hoạch, đáp ứng với các mục tiêu đề ra. Cụ thể, trong năm 2014, Thanh tra Sở đã chủ trì, phối hợp với Chi cục TĐC và các đơn vị liên quan kiểm tra, thanh tra trên 100 cơ sở thuộc lĩnh vực TĐC và An toàn bức xạ trong sử dụng thiết bị X-quang y tế, trong đó nổi bật là cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng đã thanh tra tại 41 cơ sở, kết thúc đúng hạn và đúng quy trình. Đoàn thanh tra chuyên đề diện rộng năm 2014 đã được Chánh Thanh tra tỉnh khen thưởng đột xuất theo Quyết định số 953/QĐ-TTr ngày 28/11/2014.

Thanh tra Sở cũng đã tham mưu triển khai sớm Luật tiếp công dân và đưa hoạt động này đi vào nề nếp. Trong năm, có 02 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở về lĩnh vực, đã được Thanh tra Sở tham mưu giải quyết đúng quy định của Luật Tố cáo. Công tác pháp chế, kiểm soát, rà soát thủ tục hành chính (TTHC) cũng đã được thực hiện đúng quy trình, thủ tục: Thanh tra Sở đã chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đạt 100% Kế hoạch về phổ biến văn bản pháp luật, kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật (18 văn bản các loại do UBND tỉnh ban hành đến 31/12/2014, trong đó đề nghị thay thế, sửa đổi, bổ sung 07 văn bản, công bố hết hiệu lực 06 văn bản); kiểm soát, rà soát TTHC (35 TTHC), kế hoạch tổ chức ngày pháp luật năm 2014....

Ông Nguyễn Đình Thuận, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển

Ban biên tập Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (NC&PT) luôn phát huy tinh thần làm việc nghiêm túc, đầy trách nhiệm, xuất bản đúng định kỳ, nội dung, chất lượng phong phú, được các cơ quan quản lý báo chí từ trung ương đến địa phương, độc giả trên khắp mọi miền đất nước đánh giá cao, uy tín của Tạp chí ngày càng tăng. Năm 2014, Tạp chí đã xuất bản 09 số (bao gồm cả xuất bản trực tuyến), trong đó các ấn phẩm nổi bật như: Chuyên đề sử liệu Việt Nam; Chuyên mục biển đảo Việt Nam, văn hóa-lịch sử, môi trường và sinh thái, khoa học và đời sống.

Ngoài ra, năm 2014, xuất phát từ kết quả của đề tài cùng tên (900 trang), tạp chí đã dày công biên tập, thẩm định, bổ chú, hệ thống hóa thành cuốn Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Kinh tế, 520 trang, bao gồm 12 chương.

Page 7: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

7BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Ông Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Tiếp tục phát huy những thành quả trong các năm trước, năm 2014, Trung tâm đã

chủ động, tích cực khai thác và triển khai thành công kế hoạch các công việc theo chức năng, nhiệm vụ.

Triển khai dự án “Nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN” đúng tiến độ. Đến nay, phần xây dựng cơ bản đã gần như hoàn thành, dự kiến sẽ bàn giao và đưa công trình vào sử dụng trước Tết âm lịch. Đồng thời triển khai thực hiện 02 dự án cấp nhà nước, 01 dự án cấp tỉnh và 06 dự án cấp cơ sở,… đặc biệt là tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị và nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho cộng đồng xã hội. Hoạt động tư vấn và chuyển giao công nghệ, dịch vụ bảo vệ môi trường… cũng đã được đẩy mạnh: tư vấn 07 dự án đối với các huyện, thị xã/thành phố và chuyển giao công nghệ 03 quy trình xử lý nước ngầm nhiễm phèn, hệ thống xử lý, cung cấp nước sạch, ký kết 94 hợp đồng tư vấn dịch vụ bảo vệ môi trường (vượt 156,66% kế hoạch) và tiếp tục hoàn thành 19 hợp đồng còn lại của năm 2013. Tổng giá trị của 113 hợp đồng là 2,177 tỷ đồng (doanh thu cuối năm đạt 120,66% kế hoạch).

Ông Nguyễn Đức Phú, Giám đốc Trung tâm Thông tin KH&CNĐược Giám đốc Sở giao 02 nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước, đó là

nhiệm vụ “Đăng ký, lưu giữ, sử dụng kết quả các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách địa phương” và nhiệm vụ “thống kê KH&CN”, Trung tâm đã thực hiện tốt vai trò tham mưu cho lãnh đạo Sở về hoạt động này. Trong năm, Trung tâm đã trình cho Giám đốc Sở cấp 22 Giấy chứng nhận đăng ký hoàn thành nhiệm vụ KH&CN; thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ hàng năm gửi Cục Thông tin KH&CN quốc gia theo đúng tiến độ; tổ chức 02 đợt điều tra về thống kê KH&CN.

Ngoài ra, Trung tâm còn triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin KH&CN trên các phương tiện thông tin đại chúng (xuất bản Bản tin KH&CN; xây dựng 12 chuyên đề KH&CN phát trên sóng của Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế; cập nhật thông tin trên website của Sở); Tổ chức “Triển lãm sản phẩm KH&CN khu vực Bắc Trung Bộ”; tham gia Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành công nghệ sinh học do Bộ KH&CN tổ chức…

Page 8: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

8 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Bà Nguyễn Thị Kiều, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật TĐCNăm 2014, Trung tâm đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch được giao, các nhiệm

vụ được triển khai nề nếp hơn, năng động và hiệu quả hơn. Cụ thể như, đã triển khai thực hiện dự án “Đầu tư, tăng cường khả năng kiểm định, thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa”. Trong đó công trình gói thầu thi công xây lắp đảm bảo đúng tiến độ theo hồ sơ dự thầu và hợp đồng đã ký kết; Tham gia phối hợp tốt các đoàn kiểm tra về lĩnh vực TĐC, như đoàn kiểm tra về chất lượng hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán; đoàn kiểm tra chuyên đề về đo lường xăng dầu lưu thông trên thị trường; đoàn kiểm tra về đo lường trong kinh doanh vàng. Thực hiện kiểm định không thu phí các cân đồng hồ lò xo tại các chợ của thành phố và các huyện, thị xã đối với các hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Nhờ được đầu tư, đảm bảo cơ sở vật chất và nhân lực nên hoạt động dịch vụ của Trung tâm ngày càng phát triển, qua đó năm 2014, Trung tâm đã thu dịch vụ: 1.080.326.000 đồng.

Ông Phan Mãn, Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (Bảo tàng)

Năm 2014, Bảo tàng đã tổ chức 09 đợt trưng bày, triển lãm lưu động về đa dạng sinh học và giáo dục môi trường tại các trường THCS tại huyện A Lưới; xuất bản sách chuyên khảo về “Thống kê thành phần loài động, thực vật của tỉnh Thừa Thiên Huế”; tiếp nhận bộ sưu tập mẫu vật về khoáng sản và địa chất từ đề tài khoa học cấp tỉnh do Bảo tàng Địa chất triển khai thực hiện gồm khoảng 150 mẫu vật khoáng sản của cả nước (trong đó Thừa Thiên Huế có khoảng 40 mẫu); xây dựng dự án “Sưu tầm mẫu vật gỗ rừng quý hiếm, đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế”...

Đặc biệt là dự án đầu tư “Rừng mưa nhiệt đới” đã được UBND tỉnh thống nhất về quy mô đầu tư và đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bố trí vốn trong năm 2015. Mục tiêu của dự án là lưu giữ, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen các loài thực vật rừng đặc trưng và tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới của các tỉnh duyên hải miền Trung, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và du lịch sinh thái trên địa bàn. Theo đó, dự án sẽ đầu tư trồng và chăm sóc khu rừng (các loại cây bản địa, đặc hữu, quý hiếm, đặc trưng của khu hệ rừng mưa nhiệt đới có các ưu hợp thực vật rừng của các tỉnh duyên hải miền Trung với cấu trúc nhiều tầng tán, dễ gây trồng) có diện tích 70ha tại thôn Ngũ Tây, phường An Tây, thành phố Huế. Kinh phí thực hiện là 4.950 triệu đồng.

Page 9: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

9BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG NĂM 2015

1. Tham mưu UBND tỉnh Quyết định kiện toàn, hoàn thiện tổ chức bộ máy theo đề án chuyển đổi hoạt động theo Khoản 3, Điều IV của Nghị định 115/NĐ-CP đối với các đơn vị trực thuộc Sở: (1) Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN; (2) Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; (3) Trung tâm Thông tin KH&CN; (4) Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung

2. Triển khai đề án “Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 cho các xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

3. Xuất bản công trình Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Văn hóa.4. Triển khai dự án đầu tư “Rừng mưa nhiệt đới” 5. Xây dựng Quy hoạch ngành KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 6. Xây dựng, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước

thuộc các lĩnh vực về KH&CN theo điều chỉnh của Luật KH&CN 2013 để trình UBND tỉnh ban hành.

7. Hoàn thành và đưa vào sử dụng 02 dự án: (1) Dự án Nâng cao năng lực của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thừa Thiên Huế; (2) Dự án Đầu tư, tăng cường khả năng kiểm định, thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2013-2015

ĐỨC THIỆN

Page 10: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

10 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

1. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 có hiệu lực; nhiều Nghị định, Thông tư được ban hành

Sự kiện khoa học và công nghệnổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014

Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) năm 2013 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2014. Luật bao gồm 11 Chương, 81 Điều. So với Luật KH&CN năm 2000 thì Luật KH&CN năm 2013 có nhiều nội dung mới, quy định rõ hơn, hợp lý hơn, phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết TW6 về nhiệm vụ, nguyên tắc của hoạt động KH&CN, chính sách của nhà nước về phát triển KH&CN. Đây là một cơ hội, bước ngoặt quan trọng mở đường và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc đẩy mạnh các hoạt động KH&CN trong thời gian tới.

Nhằm cụ thể hóa Luật KH&CN năm 2013, Chính phủ ban hành 6 Nghị định hướng dẫn Luật nhằm đưa nhanh các cơ chế chính sách vào cuộc sống. Các Thông tư quy định chi tiết nội dung của các nghị định cũng đã được hoàn thiện theo tinh thần đổi mới của Luật KH&CN.

Để phù hợp với tinh thần đổi mới của Luật KH&CN, Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang điều chỉnh, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực về KH&CN để trình UBND tỉnh ban hành, như dự thảo quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 21/2012/QĐ-UBND ngày 26/7/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu và triển khai có sử dụng ngân sách nhà nước địa phương; dự thảo quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 07/2010/QĐ-UBND ngày 10/2/2010 về Quy chế Đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Xây dựng Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 38/2014/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý an toàn, bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế…

Page 11: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

11BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Lần đầu tiên Bộ KH&CN tổ chức Ngày KH&CN Việt Nam (18/5) và tuần lễ truyền thông KH&CN với chủ đề “KH&CN-Động lực phát triển nhanh và bền vững” với sự tham gia của các bộ ngành, địa phương, trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức KH&CN trong cả nước.

Sự kiện này là dịp để các cấp, các ngành cùng với đội ngũ trí thức thể hiện quyết tâm hiện thực hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về KH&CN đã được ghi trong Hiến pháp (năm 2013) và trong các văn kiện của Đảng… Đồng thời nhắc nhở những người làm KH&CN nhớ lại lời căn dặn của Bác Hồ: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân”.

Chào mừng sự kiện này, Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng như tổ chức lễ công bố Ngày KH&CN Việt Nam; gặp mặt các cán bộ, công chức ngành KH&CN qua các thời kỳ; tổ chức Hội thảo “Truyền thông KH&CN phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội”; Hội thảo “Xây dựng và phát triển thương hiệu”; phối hợp với Đại học Huế tổ chức Triển lãm sản phẩm KH&CN; Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Hội thảo quốc tế về ung thư vú; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tổ chức 02 cuộc tọa đàm với chủ đề “Đội ngũ trí thức làm gì để góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm KH&CN”, “Trí thức trẻ Thừa Thiên Huế với nghiên cứu khoa học”...

Sở Khoa học và Công nghệ gặp mặt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5)

2. Ngày KH&CN Việt Nam (18/5) lần đầu tiên được tổ chức

Page 12: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

12 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Hội nghị đã diễn ra vào ngày 15/8/2014 với sự tham gia của hơn 200 đại biểu đến từ các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Bộ KH&CN và các bộ, ngành liên quan. Kết luận về hội nghị, Bộ KH&CN đã đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo các tỉnh đến hoạt động KH&CN của địa phương, ghi nhận những cố gắng, nỗ lực và kết quả mà ngành KH&CN của các tỉnh trong vùng đã đạt được trong thời gian qua đã góp phần tính cực vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương trong vùng. Đồng thời, Bộ KH&CN đã đề ra 11 nhiệm vụ cần ưu tiên tập trung trong năm 2015 và những năm tiếp theo của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

Trước đó, chiều ngày 14/8, Triển lãm Sản phẩm KH&CN các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cũng đã được khai mạc. Với 20 gian hàng của các Sở KH&CN, các tổ chức, doanh nghiệp trong vùng, triển lãm đã trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm đã và đang chuyển giao, ứng dụng cho phát triển kinh tế-xã hội trên các lĩnh vực khác nhau; nhiều sản phẩm đạt được giải cao trong các hội thi, giải thưởng cấp địa phương, khu vực và quốc gia.

Hội nghị giao ban ngành KH&CN là hoạt động được Bộ KH&CN và UBND các tỉnh trong vùng (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế) tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần và đây là lần thứ XI hội nghị được tổ chức.

3. Hội nghị giao ban ngành KH&CN và Triển lãm sản phẩm KH&CN các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

4. Lần đầu tiên điều trị thành công ung thư cổ tử cung bằng phương pháp ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Trung ương Huế

Bằng phương pháp hóa trị liều cao, điều trị đích, kết hợp với ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho phép tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư, sau một quá trình điều trị, đến tháng 7/2014, Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công ca điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối cho bệnh nhân Lê Thị S. (52 tuổi, trú tại thị xã Hương Thủy). Đây là kết quả đầu tiên của việc ứng dụng đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư cổ tử cung” do PGS.TS Nguyễn Duy Thăng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế

làm chủ nhiệm đề tài. Thành công của đề tài mở ra phương pháp mới trong điều trị ung thư ở Việt Nam nói chung và ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung nói riêng.

Như vậy, tiếp sau thành công ca ghép tim trên người đầu tiên (tháng 3/2011), ca mổ cấy tim nhân tạo bán phần Heartware cho bệnh nhân (tháng 6/2014), trường hợp đầu tiên sử dụng tế bào gốc điều trị ung thư cổ tử cung lần này thành công đã mở ra một hướng mới cho những bệnh nhân không may mắc bệnh hiểm nghèo được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Page 13: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

13BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Đây là kết quả của đề tài KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu hàm lượng, chất lượng, tác dụng dược lý và xây dựng quy trình sản xuất glucomannan trong củ nưa trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” do Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế chủ trì thực hiện. Đề tài đã được nghiệm thu đánh giá xếp loại xuất sắc và được UBND tỉnh cho phép tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2.

Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho phát triển, sử dụng hợp lý lợi ích từ nguồn cây nưa trồng tại địa phương trong việc sản xuất và ứng dụng glucomannan để làm gia

vị, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn hoặc thực phẩm chức năng có tác dụng giảm nguy cơ gây béo phì, đái tháo đường, tăng lipid máu và tăng cholesterol máu.

Trên cơ sở kết quả của đề tài, nhóm thực hiện sẽ tiếp tục nghiên cứu, thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm glucomannan ở quy mô công nghiệp và xây dựng phát triển vùng nguyên liệu; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ thử nghiệm dược lý lâm sàng trong định hướng chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các công ty sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng nhằm ứng dụng kết quả vào thực tiễn đời sống.

5. Thành công bước đầu trong việc nghiên cứu các thành phần trong củ nưa để sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng

6. Doanh nghiệp nghiên cứu và hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu khoa học

Đây là hướng đi mới của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể là, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Huế đã chủ trì thực hiện đề tài KH&CN “Ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước và phương tiện vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố Huế”. Đề tài này được Hội đồng KH&CN nghiệm thu đánh giá loại xuất sắc vào trung tuần tháng 12 vừa qua.

Kết quả của đề tài đã thay đổi phương thức quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước, quản lý hệ thống thu gom rác thải đô thị trước đây trên giấy và họa đồ sang một phương thức mới bằng công nghệ GIS. Đặc biệt, đề tài đã xây

dựng phần mềm tích hợp công nghệ GIS, GPS và GPRS hỗ trợ cho công tác quản lý và giám sát phương tiện vận chuyển rác thải đô thị một cách trực quan, dễ dàng, hiệu quả. Với kết quả này, hiện nay Công ty đang đầu tư kinh phí để hoàn thiện và nhân rộng kết quả trên địa bàn cũng như các địa phương khác trong cả nước.

Theo ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH&CN thì điểm mới, nổi bật ở đây là doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN và hưởng lợi từ chính kết quả đó. Kinh phí sự nghiệp khoa học chỉ là phần hỗ trợ ban đầu, là “mồi nhen” cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Page 14: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

14 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Trong thời gian qua, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương thực hiện sớm, đồng nhất và hiệu quả việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước. Hiện nay đã có 100% sở, ban ngành, huyện, thị xã và thành phố Huế đã áp dụng ISO 9001:2008 trong hoạt động hành chính của đơn vị mình.

Tiếp tục hoàn thiện và đồng nhất việc áp dụng ISO 9001:2008 đến tận cơ sở, ngày 24/11/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2485/QĐ-UBND về việc phê duyệt

đề án “Xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 cho xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục tiêu của đề án là xây dựng và áp dụng thành công ISO 9001:2008 vào hoạt động quản lý tại UBND xã, phường, thị trấn theo mô hình khung toàn tỉnh đối với cấp xã và được công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

Việc triển khai đồng nhất hoạt động này đã góp phần thực hiện chủ trương của tỉnh về việc xây dựng một nền hành chính thống nhất, hiện đại của tỉnh nhà.

7. Triển khai đồng nhất và hiệu quả ISO 9001:2008 trong các cơ quan hành chính nhà nước

8. Thành lập Ban điều phối thực hiện thỏa thuận hợp tác về KH&CN với Đại học Huế và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Từ năm 2004, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký kết thỏa thuận hợp tác về KH&CN với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Đại học Huế (năm 2008). Kết quả của hoạt động này là một nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cũng như hoạt động KH&CN địa phương trong thời gian qua.

Nhằm tăng cường hiệu quả trong việc triển khai các hoạt động hợp tác, năm 2014, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Ban điều phối thực hiện thỏa thuận hợp tác về KH&CN với Đại học Huế (theo Quyết định 553/QĐ-UBND ngày 24/3/2014 của UBND

tỉnh Thừa Thiên Huế) và với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (theo Quyết định 1121/QĐ-UBND ngày 5/6/2014).

Việc thành lập Ban điều phối nhằm tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn trong việc triển khai các nhiệm vụ, đồng thời giúp Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Đại học Huế, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam quản lý, giám sát chặt chẽ, hiệu quả các hoạt động triển khai, từ đó phát huy được các tiềm năng, thế mạnh sẵn có đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương ngày càng bền chặt, hiệu quả.

Page 15: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

15BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có ý kiến thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư dự án “Khu nghiên cứu thử nghiệm KH&CN tại huyện Phong Điền” do Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam làm chủ đầu tư, tại thôn Tân Mỹ, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền với diện tích 17,5ha.

Hiện nay, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đang tiến hành lập và phê duyệt dự án đầu tư để triển khai các bước tiếp theo của dự án. Theo đó, tại khu thử nghiệm

Viện sẽ triển khai các dự án thành phần như thử nghiệm công nghệ (rutin nhân tạo, titan…), khu cứu hộ bảo tồn hoang dã; khu nuôi côn trùng; khu nghiên cứu dược liệu, thuốc; khu xây dựng ô tiêu chuẩn nghiên cứu chống xói mòn…

Việc triển khai dự án sẽ góp phần hình thành và phát triển hệ thống thiết chế về KH&CN tại địa phương trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm KH&CN của cả nước.

9. Thống nhất chủ trương đầu tư dự án “Khu nghiên cứu thử nghiệm KH&CN tại huyện Phong Điền”

10. Dự án đầu tư “Rừng mưa nhiệt đới”

Dự án này đã được UBND tỉnh thống nhất về quy mô đầu tư (Công văn số 4496/UBND-XDKH, ngày 13/8/2014) và đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bố trí vốn trong năm 2015 từ nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý (Thông báo số 2730/TB-SKHĐT ngày 19/12/2014). Đây là tin vui, mở đầu cho một năm mới trong hoạt động của Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung.

Mục tiêu của dự án là lưu giữ, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen các loài thực vật rừng đặc trưng và tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới của các tỉnh duyên hải miền Trung, phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và du lịch sinh thái trên địa bàn. Theo đó, dự án sẽ đầu tư trồng và chăm sóc khu rừng (các loại cây bản địa, đặc hữu, quý hiếm, đặc trưng của khu hệ rừng mưa nhiệt đới có các ưu hợp thực vật rừng của các tỉnh duyên hải miền Trung với cấu trúc nhiều tầng tán, dễ gây trồng) có diện tích 70ha tại thôn Ngũ Tây, phường An Tây, thành phố Huế. Kinh phí thực hiện là 4.950 triệu đồng; thời gian thực hiện: 05 năm (2015-2019); Chủ đầu tư dự án là Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế.

BBT

Page 16: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

16 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Dấu ấn trong đời sốngNói về những dấu ấn của ngành

KH&CN trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho biết: mặc dù đầu tư cho KH&CN còn rất thấp, chủ yếu dựa vào NSNN, trong khi NSNN của chúng ta còn rất khó khăn. Hơn 72% dành cho chi thường xuyên, ngay cả 2% tổng chi NSNN dành cho KH&CN, cũng chỉ có hơn 10% dành cho hoạt động nghiên cứu triển khai thực sự, còn lại gần 90% chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên, tức là để duy trì bộ máy các cơ quan nghiên cứu từ trung ương đến địa phương. Chỉ có khoảng hơn 2 phần nghìn tổng chi NSNN được sử dụng cho các nhà khoa học để tiến hành các hoạt động nghiên cứu.

Nhưng chúng ta đã có cơ sở vật chất cho KH&CN của Việt Nam hiện đã đạt

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2014:

Nhiều điểm sáng nổi bật

được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện nghiên cứu và trung tâm nghiên cứu của nhà nước được hình thành, hơn 1 nghìn tổ chức KH&CN của các thành phần kinh tế khác, kể cả các tổ chức nghiên cứu của tư nhân, 03 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có các hoạt động đem đến nhiều kết quả tốt.

Về nguồn nhân lực, ngành KH&CN Việt Nam hiện nay có đội ngũ cán bộ khoa học tương đối đông đảo khoảng trên 62 nghìn người làm nghiên cứu chuyên nghiệp, hơn 3 triệu người trình độ đại học và cao đẳng có thể tham gia vào các hoạt động KH&CN của cả nước. Hiện Việt Nam có gần 10 nghìn giáo sư và phó giáo sư, 24 nghìn tiến sĩ, trên 100 nghìn thạc sĩ. Tuy chất lượng nguồn nhân lực KH&CN chưa

Sau nhiều năm khoa học và công nghệ (KH&CN) hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế kế hoạch hóa, khi Việt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, KH&CN đã có sự thay đổi rất quan trọng. Vị thế của ngành

KH&CN tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho KH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua,

nhưng giá trị tuyệt đối tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1 tỷ USD/năm.

Page 17: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

17BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

cao nhưng đã hình thành một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ nhất định được giới khoa học trong khu vực và thế giới biết đến. Bộ trưởng Nguyễn Quân chia sẻ thêm.

Đặc biệt, trong xếp hạng đổi mới sáng tạo, năm 2013 theo bảng xếp hạng của WIPO Việt Nam đứng thứ 76/142. So với thứ hạng về kinh tế thì thứ hạng về KH&CN của Việt Nam cao hơn rất nhiều. Đặc biệt trong khu vực ASEAN, Việt Nam được xếp hạng thứ 4 về đổi mới sáng tạo. Như vậy, có thể đánh giá trình độ KH&CN Việt Nam có những tiến bộ nhất định.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Quân, trong vài năm gần đây chúng ta đã hoàn thiện được nền tảng pháp lý cho hoạt động KH&CN thông qua việc xây dựng các văn bản rất quan trọng cả về mặt chính trị và pháp luật, đó là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 khóa XI

của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KH&CN và Luật KH&CN 2013. Xây dựng hàng loạt các văn bản dưới Luật, như các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ. Trong năm 2014, khi hoàn thành xong toàn bộ các văn bản pháp quy sẽ có được hệ thống các cơ chế chính sách hoàn chỉnh để phát triển KH&CN toàn diện, kể cả chính sách đầu tư, cơ chế tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ KH&CN. Đó là những chính sách đột phá mang tính chất của nền kinh tế thị trường và đặc thù của hoạt động KH&CN.

Thúc đẩy KH&CN phát triểnBộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, ngoài

những kết quả đạt được, vẫn còn một số yếu tố làm giảm hiệu quả hoạt động KH&CN cũng như hạn chế đóng góp của KH&CN vào sự phát triển của đất nước như: chưa

Bộ KH&CN tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành sinh học

Page 18: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

18 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

thu hút được xã hội và doanh nghiệp đầu tư nhiều cho KH&CN. Đầu tư của nhà nước cho KH&CN còn ít, không đủ nguồn lực để thực hiện được những mục tiêu quan trọng của chiến lược. Đội ngũ đông về số lượng, nhưng chất lượng còn bị hạn chế, đặc biệt hiện nay rất thiếu các nhà khoa học đầu ngành, thiếu các tổng công trình sư.

Một khi doanh nghiệp biết quan tâm, một khi xã hội biết quan tâm đến đầu tư cho KH&CN, chắc chắn chúng ta có một nguồn lực lớn để chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề. Bởi vì chỉ riêng tập đoàn Samsung của Hàn Quốc một năm đã dành tiền cho hoạt động nghiên cứu nhiều hơn toàn bộ tiền của NSNN Việt Nam dành cho KH&CN. Đấy là chỉ nói riêng về tập đoàn lớn của Hàn Quốc, còn rất nhiều tập đoàn khác trên thế giới cũng làm như vậy. Hàn Quốc đầu tư cho KH&CN từ khối doanh nghiệp nhiều gấp 10 lần đầu tư từ NSNN, có tổng đầu tư xã hội chiếm 4,5% GDP quốc gia. Trong khi chúng ta đang phấn đấu để đạt 1,5 GDP quốc gia. GDP quốc gia chúng ta chỉ mới bằng 1/6 của Hàn Quốc.

Nói về các biện pháp đẩy mạnh hoạt động KH&CN để cạnh tranh được trong khu vực và quốc tế, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết: Bộ KH&CN đang tập trung cho các sản phẩm quốc gia, tức là những sản phẩm có hàm lượng KH&CN cao, có giá trị gia tăng cao, là những sản phẩm Việt Nam có thế mạnh (lúa gạo, vắc-xin, cá da trơn, nấm ăn, nấm dược liệu, phần mềm an

ninh mạng...). Nếu chúng ta thành công với những sản phẩm này sẽ đẩy mạnh xuất khẩu và có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Để nâng cao sức cạnh tranh, bên cạnh việc đầu tư để có các sản phẩm như trên, việc đưa KH&CN đến tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống là vấn đề cần quan tâm để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh việc đẩy mạnh các chương trình quốc gia về KH&CN vẫn cần duy trì một số chương trình trọng điểm cấp nhà nước về khoa học quản lý, chương trình trọng điểm cấp nhà nước mang tính đặc thù như chương trình năng lượng. Trong chương trình năng lượng tập trung phát triển năng lượng nguyên tử, năng lượng mới và năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng. Chương trình về y tế và dược để nghiên cứu và đưa vào những công nghệ mới, những kỹ thuật hiện đại nhất trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân: sản xuất vắc xin, thuốc chống bệnh hiểm nghèo, nâng cao trình độ về phẫu thuật (phẫu thuật nội soi, ghép tạng), chữa bỏng, sử dụng tế bào gốc trong tái tạo các bộ phận cơ thể...

Làm được tất cả những điều này được kỳ vọng sẽ là điểm đột phá nâng cao chất lượng hoạt động KH&CN của nước nhà. Đặc biệt, với sự nỗ lực của những người làm khoa học cùng với sự quan tâm của xã hội, doanh nghiệp, trong thời gian không xa, chúng ta có thể nằm trong top 3 của khu vực ASEAN.

HT (Theo truyenthongkhoahoc.vn)

Page 19: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

19BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Hợp tác với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Trong Thỏa thuận hợp tác KH&CN với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (Viện), tỉnh Thừa Thiên Huế đã cam kết “Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách, cơ sở vật chất và các nguồn lực của địa phương... để Viện triển khai có hiệu quả các hoạt động KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh”, và về phía Viện “xem hợp tác KH&CN với tỉnh là một trong những nhiệm vụ trọng điểm, nhằm khai thác, phát huy nguồn lực KH&CN của Viện. Viện chỉ

Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ

ở Thừa Thiên Huế

đạo và khuyến khích, hỗ trợ các viện, phân viện, trung tâm trực thuộc tích cực tham gia triển khai các hoạt động KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh”.

Tăng cường hợp tác về khoa học và công nghệ (KH&CN) với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học của trung ương và các đơn vị đóng trên địa bàn là một yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cũng như KH&CN địa

phương, đó là phương châm mà ngành KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đang áp dụng. Bài viết dưới đây giới thiệu các kết quả đạt được và rút ra một số vấn

đề từ mô hình hợp tác về KH&CN giữa tỉnh với 2 đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn là Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Đại học Huế.

Lễ ký kết hợp tác khoa học và công nghệ

Page 20: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

20 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Cụ thể như: Thừa Thiên Huế đã tổ chức các đoàn công tác tham quan Viện và các đơn vị nghiên cứu trực thuộc Viện, tìm hiểu cụ thể về cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng hợp tác. Viện cung cấp tư vấn về KH&CN cho tỉnh như: Viện Công nghệ Thông tin làm đơn vị tư vấn giám sát dự án “Xây dựng hệ thống thông tin địa lý Thừa Thiên Huế - GISHue” và thông qua hỗ trợ, tư vấn của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Bảo tàng Thiên thiên Duyên hải miền Trung tại Thừa Thiên Huế đã được thành lập và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp Viện liên quan đến địa phương, Viện đã chủ động mời đại diện địa phương tham gia các hội đồng như: tư vấn, đánh giá, nghiệm thu..., đồng thời hàng năm, các đơn vị thuộc Viện gửi đề xuất các nhiệm vụ KH&CN cho tỉnh.

Hai bên đã hợp tác trong các lĩnh vực tư vấn, đầu tư, nghiên cứu-triển khai và hợp

tác ứng dụng phát triển công nghệ, hoạt động thông tin KH&CN. Thông qua các hội nghị, trao đổi các chuyên khảo và ấn phẩm về KH&CN, các nhà khoa học của Viện đã tích cực gửi các kết quả nghiên cứu khoa học liên quan

đến tỉnh và khu vực miền Trung đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển của địa phương. Bên cạnh đó, bước đầu đã có một số công trình nghiên cứu khoa học do hai bên thực hiện cùng đứng tên đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành.

Theo chỉ đạo của Viện, các đơn vị ở Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực tham gia đăng ký tuyển chọn đơn vị chủ trì các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, qua đó giúp địa phương chọn các đơn vị chủ trì tốt nhất có thể, nhờ đó chất lượng các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh đã tăng lên rõ rệt. Mặt khác, trong các nhiệm vụ KH&CN các cấp, Viện đã chủ động đưa Thừa Thiên Huế vào danh sách các địa phương triển khai hoặc tiếp nhận công nghệ khi có điều kiện thuận lợi. Ví dụ, khi Viện Công nghệ Môi trường triển khai các hệ thống xử lý nước cho các vùng khó khăn về nước sạch đã chuyển giao cho các địa phương thuộc Thừa Thiên Huế như:

Hội nghị tổng kết dự án GISHUE

Page 21: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

21BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

thôn Ma Nê (xã Phong Chương, huyện Phong Điền); thôn Hà Châu (xã Lộc An, huyện Phú Lộc); xã Vinh Phú (huyện Phú Vang)...

Một hoạt động hợp tác khác là thành lập Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển bền vững tại thành phố Huế (nay là Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung) vào ngày 16/3/2009. Đến nay, Viện này đã trở thành một đơn vị nghiên cứu và triển khai trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội của địa phương và trở thành đầu mối thông tin giữa Viện và tỉnh.

Một số kết quả hợp tác về KH&CN nổi bật giữa Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế có thể kể đến là đề tài “Điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai

vùng cát ven biển Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm ngư nghiệp” do Viện Địa lý Tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh chủ trì đã cung cấp các cơ sở khoa học trong sử dụng hợp lý và hiệu quả vùng đất cát ven biển và chuyển giao kết quả cho ngành nông nghiệp và các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền phục vụ công tác quy hoạch, quy hoạch lại, nhằm khai thác tối đa tiềm năng vùng cát ven biển phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đề tài “Điều tra đánh giá tiềm năng đất đai vùng cát nội đồng Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm ngư nghiệp” do Viện Địa lý Tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh chủ trì đã xây dựng được các bản đồ chuyên đề và các bản đồ tổng hợp (bản đồ số hóa) để làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý

Phát triển kinh tế trên vùng cát nội đồng ở huyện Quảng Điền

Page 22: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

22 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

đất cát trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, xác định được các yếu tố hạn chế cần khắc phục và đề xuất được các loại cây/con thích hợp, có hiệu quả kinh tế cho từng tiểu vùng; phát hiện và xác định phân bố không gian của lớp “kè”, một lớp cách nước nằm dưới sâu, có ý nghĩa quan trọng trong chi phối mối quan hệ giữa nước mặt và nước ngầm, đặc điểm thổ nhưỡng và thực vật…, từ đó giúp các nhà quy hoạch bố trí sản xuất của vùng cát nội đồng hợp lý căn cứ vào đặc điểm phân bố độ sâu lớp kè so với bề mặt đất. Đề tài “Khảo nghiệm một số loại phân nhả chậm và chất siêu hấp thụ nước cho cây trồng vùng đất cát và đất bạc màu tại Thừa Thiên Huế” do Viện Hóa học chủ trì thực hiện đã xây dựng thành công quy trình kỹ thuật sử dụng chất siêu hấp thụ nước dễ tiêu, thích hợp với vùng đất cát nội đồng, cát ven biển và gò đồi ở Thừa Thiên Huế áp dụng cho các đối tượng cây trồng ngắn ngày như sắn, lạc, dưa hấu. Với kết quả khả quan là tăng khả năng giữ ẩm, tăng năng suất cây trồng tại các vùng đã thử nghiệm, UBND huyện Phong Điền đã cho triển khai sử dụng chất siêu hấp thụ nước cho cây lạc, là cây trồng có quy mô và sản lượng lớn của địa phương. Đề tài “Điều tra, đánh giá các loại phụ gia có trên địa bàn Thừa Thiên Huế phục vụ sản xuất xi măng” do Viện Địa chất chủ trì đã đánh giá được chất lượng, dự báo trữ lượng các loại phụ gia có trên địa bàn và đề xuất được các giải pháp khai thác sử dụng hợp lý, đưa ra cơ sở khoa

học để một số doanh nghiệp tại địa phương xây dựng dự án khai thác nguồn nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy sản xuất xi măng như: Đồng Lâm, Luks. Dự án “Ứng dụng công nghệ sấy bằng bơm nhiệt sấy lạnh dược liệu, thực phẩm ở Thừa Thiên Huế” do Viện Công nghệ Hóa học thành phố Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện đã áp dụng thành công kỹ thuật sấy lạnh trong bảo quản, chế biến nấm có giá trị kinh tế cao tại huyện Phú Vang và sản phẩm kiệu truyền thống của thị xã Hương Trà. Các sản phẩm áp dụng công nghệ này đã giúp giữ được nguyên màu sắc và giá trị dinh dưỡng của nấm, tiết kiệm đáng kể nhiên liệu, mở rộng thành làng nghề làm nấm để tăng thu nhập cho bà con nông dân, đồng thời đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu. Đề tài “Đánh giá sức tải môi trường vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững” do Viện Tài nguyên và Môi trường Biển chủ trì đã giúp tỉnh đánh giá sức tải môi trường vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai cũng như đưa ra các giải pháp phục vụ phát triển bền vững cho khu vực này...

Các nhiệm vụ KH&CN đều đã được nghiệm thu với kết quả tốt, nhiều kết quả được chuyển giao cho địa phương sử dụng và đặc biệt, 2 đơn vị là: Viện Địa lý Tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh và Viện Công nghệ Hóa học thông qua thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh trao Giải thưởng Cố đô về KH&CN.

Page 23: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

23BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Hợp tác với Đại học HuếThỏa thuận hợp tác KH&CN giữa Thừa

Thiên Huế với Đại học Huế đã mở ra cơ hội cho địa phương và các tổ chức KH&CN thuộc Đại học Huế gắn kết hoạt động nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu và triển khai cũng như đóng góp thúc đẩy hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Trong giai đoạn từ 2009 đến 2013, trong tổng số 87 đề tài/dự án được UBND tỉnh phê duyệt, có 22 đề tài/dự án do các đơn vị thành viên của Đại học Huế chủ trì thực hiện (chiếm 25,29%).

Qua thực hiện các đề tài/dự án hợp tác với tỉnh, các nhà khoa học thuộc Đại học Huế đã xác định được trữ lượng và phân bố hàu vôi ở đầm Lập An và đề xuất các giải pháp khai thác cụ thể bảo đảm sử dụng hợp lý, bảo vệ cảnh quan môi trường, đồng thời giải quyết các vấn đề bức xúc của địa phương;

đánh giá nguồn gốc và mức độ tồn lưu nước mặn ở nước ngầm tầng trên trong dải cát ven biển khu vực Phú Diên, huyện Phú Vang; xác định các nguyên nhân gây nhiễm mặn nước ở Phú Diên là do hoạt động của việc khai thác titan bằng nước biển; xác định được 65 loài nấm dược liệu thuộc 13 họ trong tổng số 404 loài nấm lớn đã được ghi nhận ở Thừa Thiên Huế, xây dựng

quy trình sản xuất giống và quy trình công nghệ trồng nấm Hoàng chi và Xích chi; lựa chọn vùng sản xuất rau an toàn có đủ tiêu chuẩn được chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở để xã hội công nhận rộng rãi, kiểm soát được quy trình sản xuất rau an toàn khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thành công quy trình định lượng triterpenoid (hiện chưa có trong Dược điển Việt Nam); cung cấp các thông tin về hàm lượng hai nhóm hợp chất chính có hoạt tính sinh học trong nấm Linh chi nuôi trồng tại một số địa phương và quy trình đánh giá nhanh chất lượng các loài Linh chi về thành phần hoạt chất, các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và giá trị dinh dưỡng; cung cấp thông tin về tác dụng dược lý của polysaccharide trong cao nước và trit-erpenoid trong cao ethanol tách chiết từ nấm Linh chi Thừa Thiên Huế.

Page 24: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

24 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Bên cạnh các nhiệm vụ nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Đại học Huế còn tham gia các hội đồng KH&CN (chiếm khoảng 95% các hội đồng, trừ các hội đồng tuyển chọn có thành viên thuộc Đại học Huế tham gia). Các công việc gồm: tư vấn xác định danh mục; xét duyệt, tuyển chọn đơn vị/cá nhân chủ trì/chủ nhiệm các nhiệm vụ. Thông qua các hoạt động đã giúp địa phương tìm được các đơn vị/cá nhân đủ năng lực thực hiện tốt các nhiệm vụ tỉnh đưa ra. Ngoài ra, các đơn vị liên quan của tỉnh đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Đại học Huế trong triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học Quốc gia miền Trung” để trình Bộ KH&CN, Văn phòng Chính phủ thẩm định đưa vào quy hoạch. Thông qua hợp tác, việc trao đổi thông tin và xuất bản phẩm, tổ chức tọa đàm, hội thảo, hội nghị và thường xuyên tham gia các Techmart cùng với ngành KH&CN của tỉnh, các đơn vị thành viên cùng các nhà khoa học thuộc Đại học Huế đã góp phần vào việc giới thiệu, quảng bá các kết quả cũng như các thế mạnh KH&CN của Thừa Thiên Huế.

Một số tồn tại và đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động hợp tác

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động hợp tác KH&CN của Thừa Thiên Huế với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Đại học Huế còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế, đó là hoạt động hợp tác giữa các bên còn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có cũng như chưa đáp ứng được đòi hỏi từ thực tiễn. Tỉnh và Viện chưa có cơ chế phối hợp trong đề xuất và tổ chức thực hiện

các nhiệm vụ thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước hoặc đề tài độc lập cấp nhà nước. Việc trao đổi thông tin giữa tỉnh và Viện chưa toàn diện, hiệu quả chưa cao; các đơn vị nghiên cứu và các nhà khoa học của Viện chưa đầu tư đủ thời gian cho việc khảo sát kỹ lưỡng thực tế và nắm bắt trúng các vấn đề về KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, do vậy số bài toán đáp ứng đúng nhu cầu cấp thiết của thực tiễn đời sống trên địa bàn vẫn còn hạn chế. Nhiều công nghệ do Viện nghiên cứu, phát triển đã được khẳng định trong thực tiễn nhưng chưa được chuyển giao cho tỉnh. Đặc biệt, không ít đề xuất của Viện còn xa rời với thực tế của địa phương nên tỷ lệ được đưa vào ứng dụng còn thấp. Trong một số trường hợp, nhiệm vụ KH&CN hợp tác được Viện giao trực tiếp cho đơn vị chủ trì thực hiện chưa thực sự thích hợp, vẫn còn tình trạng số cán bộ khoa học được Viện giao làm chủ nhiệm nhiệm vụ hợp tác nhưng chưa đáp ứng được cả về năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và khả năng tập hợp đội ngũ. Điều này dẫn đến tâm lý quan ngại, thiếu tin tưởng của địa phương về kết quả, chất lượng, giá trị ứng dụng sản phẩm của nhiệm vụ KH&CN mang lại; đồng thời chưa có hình thức gắn việc nghiên cứu và triển khai của Viện với đào tạo nhân lực cho địa phương.

Đối với Đại học Huế, nội dung các đề xuất nhiệm vụ KH&CN của các đơn vị thành viên thường chưa thật sát với định hướng ưu tiên phát triển KH&CN của tỉnh hoặc chưa xuất phát từ nhu cầu thực tiễn để cùng triển

Page 25: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

25BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

khai thực hiện. Thực tế cho thấy, các nhiệm vụ KH&CN hàng năm được tỉnh phê duyệt đưa vào kế hoạch còn phụ thuộc nhiều vào cá nhân nhà khoa học, nhóm nghiên cứu và các trường đại học/trung tâm nghiên cứu thành viên mà chưa có sự điều phối chung hiệu quả từ phía Đại học Huế. Các nhiệm vụ KH&CN chủ yếu dựa vào khả năng hiện có hoặc các nhà khoa học tự nêu ra mà không biết địa phương có cần hay không. Thiếu sự tập hợp, gắn kết để hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh nhằm giải quyết những nhiệm vụ KH&CN có tính đa ngành của tỉnh và vẫn còn một số nhiệm vụ KH&CN triển khai thực hiện nhưng chưa gắn với nơi tiếp nhận và chưa xuất phát từ nhu cầu đặt ra của thực tiễn. Tâm lý e ngại của một số cán bộ khoa học khi tham gia các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, đặc biệt là về các thủ tục tài chính hoặc coi nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh không phải là nhiệm vụ của đội ngũ nghiên cứu thuộc Đại học Huế cũng đã ảnh hưởng tới sự quan tâm đối với các nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, đối với các nhiệm vụ KH&CN hợp tác giữa tỉnh với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam hay Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam áp dụng theo cơ chế hai bên cùng cấp kinh phí để thực hiện, còn các đề tài/dự án giao trực tiếp cho Đại học Huế chưa thực hiện theo nguyên tắc vốn đối ứng và điều này dẫn đến một số hạn chế khi triển khai hợp tác.

Từ những hạn chế, khó khăn trên, trong thời gian tới, việc hợp tác KH&CN với hai đơn vị lớn là Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Đại học Huế cần được tiếp tục đẩy

mạnh hơn nữa trong giai đoạn 2015-2020 theo hướng: Thứ nhất, tăng cường nghĩa vụ đóng góp kinh phí của mỗi bên cho các nhiệm vụ hợp tác, cụ thể là tăng kinh phí đóng góp của hai bên với tỷ lệ 50/50, ưu tiên tập trung kinh phí hỗ trợ cho các nhiệm vụ KH&CN thiết thực, phù hợp với nhu cầu của địa phương. Thứ hai, phối hợp tìm kiếm và huy động các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ cho phần tiếp nhận và ứng dụng các kết quả nghiên cứu thành công vào thực tiễn đời sống. Thứ ba, tăng cường việc hỗ trợ cho các nhiệm vụ hợp tác có tính ứng dụng cao. Thứ tư, nghiên cứu đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhất là thủ tục xét duyệt thuyết minh, thẩm định kinh phí nhiệm vụ hợp tác KH&CN có đối ứng kinh phí từ hai bên. Thứ năm, cần cung cấp thông tin và hợp tác chặt chẽ, thường xuyên hơn nữa trong phối hợp phổ biến ứng dụng các kết quả KH&CN.

Về lâu dài, với sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, ngành KH&CN cùng các ngành có liên quan cần tập trung tìm ra một số vấn đề lớn có thể triển khai trong một giai đoạn dài để chủ động “đặt hàng” các nhà khoa học của hai đơn vị trên, từ đó từng bước xây dựng một số sản phẩm mang “thương hiệu” Thừa Thiên Huế. Với hướng đi trên, tin tưởng rằng mô hình hợp tác về KH&CN giữa Thừa Thiên Huế với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Đại học Huế sẽ phát huy được các tiềm năng, thế mạnh sẵn có đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của địa phương ngày càng bền chặt, hiệu quả hơn.

TRẦN NGỌC NAM, LÊ VĂN TỴ

Page 26: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

26 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Phóng viên (PV): Thưa ông Trần Quốc Thắng, ông có thể cho biết những kết quả đạt được trong việc triển khai áp dụng ISO trên địa bàn tỉnh năm 2014 là gì?

Ông Trần Quốc Thắng: Năm 2014, Ban chỉ đạo ISO đã phân công cho các thành viên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn cho các CQHCNN của tỉnh xây dựng, áp dụng, công bố, duy trì và cải tiến ISO; đồng thời hàng tháng tổ chức kiểm tra đánh giá tình hình áp dụng ISO trong các đơn vị theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg và Kế hoạch số 04/KH-UBND để tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời giải quyết vướng mắc của các cơ quan trong quá trình triển khai.

Đến nay, đã có 48 CQHCNN xây dựng và áp dụng, duy trì và cải tiến ISO, đó là

Những tác động tích cực của hệ thống ISO trong hoạt động cải cách hành chính năm 2014

Trong thời gian qua, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương thực hiện sớm, đồng nhất và hiệu quả Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/ 2014 của Thủ tướng

Chính phủ về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 (ISO) vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính

nhà nước. Hiện nay đã có 100% sở, ban ngành, huyện, thị xã và thành phố Huế đã áp dụng ISO 9001:2008 trong hoạt động hành chính của đơn vị mình.

Để có cái nhìn rõ hơn trong việc triển khai áp dụng ISO, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Thắng, Phó Giám đốc Sở KH&CN về những thành công trong việc

triển khai thực hiện nhiệm vụ này.

UBND tỉnh; Văn phòng HĐND và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; 19 cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc UBND tỉnh; 09 UBND cấp huyện; 15 đơn vị trực thuộc các sở, ngành; 03 cơ quan ngành dọc. Trong đó có 43 cơ quan đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Tuy nhiên, mới chỉ có 08 cơ quan đã công bố ISO theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2014 cũng đã phối hợp với Công ty TNHH Chứng nhận DAS Việt Nam tổ chức đánh giá chứng nhận việc xây dựng và áp dụng ISO cho UBND các huyện Quảng Điền, Phú Vang và thị xã Hương Trà và đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy chứng nhận phù hợp ISO;

Page 27: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

27BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

các CQQLNN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”; Tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo ISO, thư ký ISO của cơ quan; Tổ chức tập huấn các sở, ngành, UBND các huyện về việc xây dựng hệ thống văn bản để đáp ứng việc xây dựng mở rộng ISO theo nhu cầu thực tế của các cơ quan...

PV: Ông có thể cho biết cụ thể hơn công tác triển khai việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO trong các CQHCNN của tỉnh Thừa Thiên Huế?

Ông Trần Quốc Thắng: Qua công tác triển khai, hoạt động này đã đạt được một số kết quả nhất định, đặc biệt là tác động tích cực của hệ thống ISO đối với công tác cải cách hành chính. Việc áp dụng các quy trình đã mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với

Xây dựng Đề án “Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 cho xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” và được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 24/11/2014; Xây dựng dự thảo Quy định về việc xây dựng, áp dụng, công bố, duy trì, cải tiến ISO và hoạt động kiểm tra tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay đang gửi Sở Tư pháp thẩm định để trình UBND tỉnh ban hành; Tổ chức thẩm định Đề án “Xây dựng và áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008” cho 02 đơn vị và đã được UBND tỉnh phê duyệt; Xây dựng dự thảo đề tài “Nghiên cứu đồng nhất ISO và hệ thống quản lý hành chính nhà nước tại

Lớp tập huấn nghiệp vụ về ISO

Page 28: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

28 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

xu thế xây dựng nền hành chính hiện đại theo hướng công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính của tỉnh; góp phần tích cực trong giải quyết các công việc chuyên môn của cơ quan; các quy trình được cụ thể hoá, xác định rõ trách nhiệm của các phòng, ban, cơ quan; từng bước nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức. Hệ thống ISO đã xác định khi giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân phải công khai các yêu cầu về hồ sơ, tài liệu phải nộp, thời gian hoàn thành, từ đó đưa ra biện pháp giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” có hiệu quả hơn, đó là khi giải quyết công việc, tiêu chuẩn ISO yêu cầu các khâu phối hợp phải được kết nối với nhau hợp lý, từ đó có thể thấy rõ khâu nào bị chồng chéo, bất hợp lý để cải tiến cho phù hợp, phục vụ các tổ chức và người dân tốt hơn.

Đối với các phòng, ban, cơ quan và cán bộ, công chức, hệ thống ISO đã từng bước cải tiến phương pháp làm việc, tạo điều kiện cho từng phòng, ban và CBCC giải quyết công việc thông suốt, kịp thời, hiệu quả; hạn chế tác động tiêu cực trong thực thi công vụ. Các phòng, ban, cơ quan có ý thức hơn trong tổ chức thu thập, sắp xếp, lưu trữ các loại văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền làm căn cứ xử lý công việc và để tham chiếu khi cần; hồ sơ tài liệu được sắp xếp ngăn nắp và có hệ thống theo từng lĩnh vực, tránh được tình trạng để lộn xộn, dễ bị thất lạc. Vận hành ISO còn là

phương pháp để kiểm tra, giám sát trên thực tế việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Vì với quy định về thời gian, các biểu mẫu… trong quá trình áp dụng thực tế sẽ phát hiện các bất cập, từ đó sẽ giúp cho việc nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với thực tế địa phương. Một số quy trình đã kết hợp khá tốt với ứng dụng công nghệ thông tin nên việc cập nhật tiến độ về quá trình giải quyết công việc luôn nhanh chóng.

Đối với các tổ chức, công dân, hệ thống ISO của các CQHCNN chủ yếu tác động đến các tổ chức, công dân; việc áp dụng ISO đối với công tác liên quan trực tiếp đến giải quyết thủ tục hành chính đã thực sự đem lại hiệu quả; các thủ tục hành chính đều có quy trình xử lý công khai; quy định rõ các loại giấy tờ cần có trong hồ sơ; thời gian trả kết quả, làm cho tổ chức, công dân không phải mất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi, sự hài lòng ngày càng cao hơn.

PV: Trong quá trình triển khai thực hiện có những khó khăn, vướng mắc gì không, thưa ông?

Ông Trần Quốc Thắng: Cùng với những thuận lợi trong công tác triển khai thì hoạt động này cũng đã gặp phải những khó khăn, đó là các văn bản quy phạm pháp luật thay đổi, bổ sung, điều chỉnh nhiều nên dẫn tới việc các cơ quan hành chính phải thường xuyên soát xét các quy trình tác nghiệp để ban hành, áp dụng; các biểu mẫu tại các quy trình ISO của các sở, ban, ngành chưa thống nhất theo quy định hướng dẫn, tiếp nhận,

Page 29: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

29BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

giải quyết và giao trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa (do việc triển khai, áp dụng ISO trước khi có Quy định này). Ngoài ra, nhân sự cho công tác tham mưu, tổ chức thực hiện và theo dõi, kiểm soát ISO của các cơ quan hành chính là cán bộ, chuyên viên kiêm nhiệm nhưng lại có sự thay đổi, luân chuyển nhiều trong quá trình công tác nên có ảnh hưởng đến công tác áp dụng, duy trì, cải tiến ISO. Quá trình triển khai mở rộng ISO đáp ứng, phụ thuộc nhiều vào việc phê duyệt, ban hành, sửa đổi, bổ sung Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nên dẫn đến việc tiến độ triển khai chậm và hiệu quả chưa cao.

Hiện nay, tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực của lãnh đạo các cơ quan hành chính trong công tác chỉ đạo tổ chức áp dụng và duy trì, cải tiến thường xuyên hệ thống ISO, nhưng vẫn còn một số ít các cơ quan chưa chỉ đạo kịp thời nên công tác cập nhập, sửa đổi, soát xét hệ thống tài liệu, tiến độ triển khai còn chậm và hiệu quả chưa cao. Một số hồ sơ thuộc cấp xã, cấp huyện vẫn còn chậm do một số thủ tục hành chính liên thông nhưng hiện nay chưa xây dựng quy trình liên thông để phân định rõ thời gian và phân công trách nhiệm giải quyết cụ thể để hạn chế việc giải quyết hồ sơ trễ hẹn cho tổ chức, công dân...

PV: Ông có thể cho biết công tác trọng tâm năm 2015 của hoạt động này là gì?

Ông Trần Quốc Thắng: Trong năm 2015, chúng tôi sẽ tập trung thực hiện các công việc trọng tâm, đó là xây dựng Kế hoạch

triển khai xây dựng và áp dụng, duy trì cải tiến ISO năm 2015; Hướng dẫn các cơ quan thực hiện Quy định về việc xây dựng, áp dụng, công bố, duy trì, cải tiến ISO và hoạt động kiểm tra tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Xây dựng Kế hoạch kiểm tra về việc xây dựng, áp dụng, công bố, duy trì, cải tiến ISO tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trình UBND tỉnh phê duyệt; Tổ chức kiểm tra tại các cơ quan theo kế hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hoặc đột xuất khi có yêu cầu...

Đặc biệt chúng tôi tập trung tiếp tục triển khai đề án “Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 cho xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đề án này đã được UBND tỉnh phê duyệt vào cuối tháng 11 vừa qua.

Xin thông tin thêm rằng là đến nay, một số nội dung của đề án đã được xây dựng mô hình khung, hệ thống tài liệu, 79 quy trình mẫu giải quyết 174 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; trình UBND tỉnh ban hành quyết định để tất cả UBND các xã, phường và thị trấn trên địa bàn tỉnh thống nhất áp dụng... Năm 2015 chúng tôi sẽ triển khai áp dụng ISO tại 75 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh và năm 2016 sẽ triển khai ISO với các xã, phường, thị trấn còn lại.

PV: Xin cám ơn ông về buổi nói chuyện này.

VỸ KHANG (thực hiện)

Page 30: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

30 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

1. Một loạt Nghị định, Thông tư được ban hành để đưa nhanh Luật KH&CN vào đời sống

Để cụ thể hóa Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển KH&CN và Luật KH&CN (sửa đổi Luật KH&CN năm 2000), Bộ KH&CN đã trình Chính phủ ban hành 6 Nghị định hướng dẫn Luật nhằm đưa nhanh các cơ chế chính sách vào cuộc sống. Các thông tư quy định chi tiết nội dung của các nghị định cũng đã được hoàn thiện theo tinh thần đổi mới của Luật KH&CN.2. Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5)

Lần đầu tiên Bộ KH&CN tổ chức Ngày KH&CN Việt Nam (18/5) và tuần lễ truyền thông KH&CN với chủ đề “KH&CN-Động lực phát triển nhanh và bền vững” với sự tham

10 sự kiện khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2014

Ngày 24/12, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã công bố

10 sự kiện KH&CN nổi bật trong năm 2014. Các sự kiện này được bình chọn theo

6 lĩnh vực: cơ chế chính sách, khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu cơ bản,

nghiên cứu ứng dụng, hợp tác quốc tế và tôn vinh các nhà khoa học. Bản tin

KH&CN xin giới thiệu 10 sự kiện được bình chọn.

gia của các bộ ngành, địa phương, trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức KH&CN trong cả nước.3. Tổ chức thành công Hội thảo khoa học quốc tế: “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á- hợp tác để phát triển”

Trung tuần tháng 10, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Khảo cổ học dưới nước ở Việt Nam và Đông Nam Á-Hợp tác để phát triển”.

Các nhà khoa học đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia giàu tiềm năng về di sản văn hóa dưới nước, song đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc trong nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở lĩnh vực này.

Page 31: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

31BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

4. Sản xuất thép và vật liệu không nung từ bùn đỏ

Nằm trong khuôn khổ các nhiệm vụ của Chương trình Tây Nguyên 3, giai đoạn 2011-2015, Viện Hóa học (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã triển khai đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thép và vật liêu không nung từ bùn đỏ trong quá trình sản xuất alumin tại Tây Nguyên”.

Thành công của đề tài là khâu “đột phá” đáng ghi nhận của các nhà khoa học trong việc sản xuất thép và vật liệu không nung từ bùn đỏ, bảo vệ môi trường.5. Nghiên cứu thành công vắc-xin Rotavin-M1

Việt Nam vừa sản xuất và đưa vào thử nghiệm thành công vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em có tên Rotavin-M1, qua đó trở thành quốc gia thứ hai của châu Á, nước thứ tư trên thế giới nghiên cứu và sản xuất thành công loại vắc-xin này. Thành công này thuộc về các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế do PGS.TS Lê Thị Luân làm chủ nhiệm đề tài.6. Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam nhận Giải thưởng “Thành tựu xuất sắc”

Trong năm 2014, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trao giải thưởng cho các cá nhân và tổ chức của các nước thành viên có nhiều thành tựu trong lĩnh vực đột biến tạo giống, đóng góp hiệu quả vào bảo đảm an ninh lương thực và phát triển bền vững.

Việt Nam đã giành được ba trong số 23 giải thưởng, trong đó có một giải thưởng “Thành tựu xuất sắc” cho Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam.7. Ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong điều trị ung thư tại Bệnh viện Trung ương Huế

Nhóm bác sĩ, y tá Bệnh viện Trung ương Huế đã thực hiện thành công đề tài cấp nhà

nước độc lập đầu tiên “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng”.

Chị Lê Thị S. là người bệnh đã thoát khỏi căn bệnh ung thư sau khi được chữa bằng phương pháp điều trị ung thư bằng hóa trị liều cao, điều trị đích, kết hợp với ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho phép tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư. Thành công của đề tài mở ra phương pháp mới trong điều trị ung thư ở Việt Nam nói chung và ung thư vú, ung thư buồng trứng nói riêng.

PGS.TS.BS Nguyễn Duy Thăng, PGĐ BV Trung ương Huế vui mừng cho biết phương pháp mới dùng tế bào gốc

để chữa trị ung thư sẽ đem lại triển vọng mới trong việc cứu chữa bệnh nhân giai đoạn cuối

Page 32: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

32 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

8. Hiệp định hợp tác Việt Nam và Hoa Kỳ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân

Ngày 6/5, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân và Ðại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear chính thức ký kết Hiệp định hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về sử dụng hòa bình năng lượng hạt nhân.

Hiệp định này được ký kết nhằm điều chỉnh các giao dịch thương mại trong lĩnh vực hạt nhân và tạo khung pháp lý để tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác Hoa Kỳ trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử, nhất là trong phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam...9. GS. Châu Văn Minh được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Belarus

Năm 2014, vượt qua 20 ứng viên, GS. Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cùng hai nhà khoa học khác trên thế giới đã được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Belarus.

Kể từ tháng 3/2000, đến nay Viện Hàn lâm khoa học Belarus mới có thêm 3 viện sĩ nước ngoài, nâng tổng số viện sĩ người nước ngoài của Viện Hàn lâm Belarus lên 13 người.

10. Ba nhà khoa học Việt Nam được Thomson Reuters tôn vinh là những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014

Ba nhà khoa học của Việt Nam vừa được tổ chức Thomson Reuters (tổ chức theo dõi và công bố thông tin tri thức về chuyên gia nghề nghiệp toàn cầu) xếp vào danh sách những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014.

Ba nhà khoa học đó là: GS Đàm Thanh Sơn (giảng dạy ngành Vật lý tại Đại học Chicago, Mỹ), GS.TS Nguyễn Sơn Bình (nghiên cứu giảng dạy ngành Hóa học tại Đại học Northwestern, Mỹ) và PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng (nghiên cứu giảng dạy về ngành tính toán cơ học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Việt-Đức).

PV

GS. Châu Văn Minh phát biểu tại một cuộc hội thảo

Page 33: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

33BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Từ kết quả của đề tàiTừ các nguồn dữ liệu, số liệu hiện trạng

tại HEPCO, trên nhiều định dạng khác nhau, nhóm nghiên cứu đã thiết kế và thống nhất vào trong một cơ sở dữ liệu địa lý theo mô hình Geodatabase. Cơ sở dữ liệu địa lý này vừa phục vụ trong ba phần mềm GIS khác nhau: Phần mềm GIS quản lý hạ tầng hệ

Ứng dụng GIS trong quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước và

phương tiện vận chuyển rác thải

thống thoát nước, Phần mềm GIS quản lý hệ thống thu gom rác thải và Phần mềm tích hợp công nghệ GIS, GPS & GPRS quản lý phương tiện vận chuyển rác thải, trong phạm vi thành phố Huế.

Giải pháp thiết kế và xây dựng ba phân hệ phần mềm GIS hoàn toàn sử dụng công nghệ miễn phí, tiết kiệm được chi phí đầu tư

Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ngày nay được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội. Công nghệ GIS từ lâu đã được định hướng phát triển như

là nhu cầu tất yếu trong ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý điều hành và hỗ trợ ra quyết định cho hầu hết các ngành cũng như một số tỉnh, thành

phố nước ta. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn thành phố nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung ngày càng diễn ra một cách nhanh chóng

và ổn định qua từng năm. Điều này đặt ra cho đơn vị quản lý hạ tầng đô thị bài toán quản lý linh động và chính xác, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh

và bảo vệ cảnh quang môi trường. Đứng trước yêu cầu đó, một đề tài khoa học và công nghệ đã được thực hiện, nghiệm thu và được đánh giá xuất sắc vì đã tìm ra những giải pháp và phương án tối ưu trong việc quản lý hệ thống thoát nước phù hợp với thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Đó là đề tài “Ứng dụng

GIS trong quản lý hạ tầng hệ thống thoát nước và phương tiện vận chuyển rác thải trên địa bàn thành phố Huế”, do Công ty TNHH NN MTV Môi trường và Công

trình Đô thị Huế (HEPCO) chủ trì thực hiện. Đề tài này vừa được Sở KH&CN tổ chức nghiệm thu vào cuối tháng 11 vừa qua.

Page 34: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

34 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

phần mềm nền GIS bản quyền cho các đơn vị triển khai ứng dụng hệ thống này. Giải pháp ứng dụng tích hợp công nghệ GIS, GPS & GPRS và tham chiếu trực tiếp trên nền dữ liệu GISHue, hệ tọa độ VN-2000 là một định hướng công nghệ mới. Hướng đến giải pháp tích hợp với hệ thống thông tin địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế, cung cấp và chia sẻ thông tin, dữ liệu liên ngành nói chung, đặc biệt trong công tác quản lý hạ tầng đô thị nói riêng.

Theo KS Nguyễn Hồng Sơn, chủ nhiệm đề tài thì đề tài này mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi thành phố Huế, thành phố có những đặc trưng riêng trong việc bảo vệ cảnh quan đô thị gắn liền với các di tích lịch sử. Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp nghiên cứu

của đề tài này là có hướng nghiên cứu tổng quát, sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ GIS, công nghệ GPS và công nghệ GPRS để tính toán và xử lý, kết quả được mô phỏng trực quan trên máy tính bằng hình ảnh. Việc mở rộng đề tài này để áp dụng cho phạm vi toàn tỉnh là cần thiết, từ đó có thể nghiên cứu thêm các đặc tính như: khu vực đầm phá, bình đồ của các khu vực đồi núi, các khu công nghiệp, hải cảng, khu vực nông thôn… Theo đó, nhóm thực hiện đề tài cũng đã đề xuất thêm phương pháp nghiên cứu tích hợp công nghệ và xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ trong công tác quản lý hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom và vận chuyển rác thải đô thị, không tính đến việc quy hoạch và

Mô hình tổng thể hệ thống tích hợp GIS, GPS & GPRS quản lý hệ thống thoát nước và phương tiện vận chuyển rác thải thành phố Huế

Page 35: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

35BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

mô hình hóa thủy lực, bố trí vị trí thu gom rác, tối ưu lộ trình thu gom và vận chuyển rác thải, tuy nhiên đó là hướng phát triển cần thiết của đề tài để hướng đến hoàn thiện hệ thống GIS quản lý toàn diện hạ tầng hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom và phương tiện vận chuyển rác thải đô thị thành phố Huế và mở rộng trên toàn tỉnh trong tương lai. Đây cũng là cơ sở để hướng đến xây dựng cơ sở dữ liệu GIS hạ tầng đô thị Huế, tích hợp, chia sẻ và dùng chung.

Đến hiệu quả kinh tế-xã hộiTheo các thành viên hội đồng khoa học

và công nghệ nghiệm thu đề tài thì đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp đề xuất và được giao chủ trì thực hiện đề tài. Qua kết quả của đề tài, có thể nhận xét rằng đề tài đã được Công ty TNHH NN MTV Môi trường và Công trình Đô thị Huế thực hiện một cách bài bản, khoa học và mang tính khả thi cao. Đề tài đã góp phần xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin địa lý về hạ tầng ngầm dùng chung cho các ban ngành, các dự án trong tỉnh, góp phần quản lý, giám sát tốt việc vận chuyển chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với đơn vị chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu đã có được bộ số hóa dữ liệu hạ tầng hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Huế; tích hợp hệ thống GIS dùng chung, từ đó giám sát, quy hoạch phương tiện vận chuyển, quản lý nhiên liệu, quản lý lái xe, tuyến vận chuyển rác thải đô thị.

Ngoài ra, đề tài đã có tác động lớn đối với hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường, đó là quản lý, giám sát phương tiện vận chuyển rác từ đó quản lý được nguy cơ ô nhiễm môi trường. Khi nhân rộng mô hình cho các phương tiện vận chuyển chất thải khác, có thể quản lý chặt chẽ nguồn chất thải, điểm tập kết chất thải một cách chặt chẽ. Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin địa lý về hạ tầng ngầm dùng chung cho các ban ngành, từ đó giảm chi phí trong việc khảo sát hệ thống công trình ngầm khi thực hiện các dự án hạ tầng trong tỉnh.

Các cơ sở dữ liệu của đề tài là căn cứ cho việc quản lý và giám sát hạ tầng hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom rác thải và phương tiện vận chuyển rác thải, cũng là cơ sở cho việc tích hợp dữ liệu dùng chung quản lý hạ tầng đô thị. Tiến tới đồng bộ cơ sở dữ liệu GISHue về hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố Huế tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành liên quan có cơ sở quản lý, lập kế hoạch và hỗ trợ ra quyết định quản lý.

Theo ông Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thì điểm mới, nổi bật ở đây là doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN và hưởng lợi từ chính kết quả đó. Kinh phí sự nghiệp khoa học chỉ là phần hỗ trợ ban đầu, cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Đây là hướng đi mới mà các doanh nghiệp trên địa bàn cần học tập, nhân rộng.

VÕ MINH

Page 36: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

36 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn phục vụ công tác

quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản, trong những năm qua, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Thừa Thiên Huế cũng đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm mô hình sản xuất, quản lý phù hợp trên địa bàn. Năm 2014, được sự hỗ trợ của các sở ban ngành, Chi cục đã chủ trì thực hiện dự án “Xây dựng mô hình quản lý, nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế bằng lồng của Đan Mạch ở vùng cửa biển tinh Thừa Thiên Huế”. Dự án được thực hiện từ tháng 4/2014 và do Ths. Nguyễn Minh Đức làm chủ nhiệm.

Qua 8 tháng triển khai dự án, mô hình quản lý, nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế bằng lồng của Đan Mạch tại hai xã Hải Dương (Hương Trà) và xã Lộc Bình (Phú Lộc) đã có những thành công bước đầu được người dân và chính quyền địa phương đánh giá cao. Theo đó, dự án đã thành lập hai tổ cộng đồng sản xuất của hai Chi Hội nghề cá

là tổ nuôi cá lồng Đan Mạch xã Hải Dương và tổ nuôi cá lồng Đan Mạch xã Lộc Bình); xây dựng và thực hiện quy chế áp dụng vào thực tế sản xuất có hiệu quả. Đã nâng cao tính cộng đồng, cùng hỗ trợ nhau trong sản xuất, phát huy được vai trò của mỗi cá nhân tham gia. Đây là tiền đề để hình thành các tổ cùng hỗ trợ sản xuất ở những lĩnh vực khác, là mô hình cần được học tập và nhân rộng.

Song song với việc hình thành tổ hỗ trợ sản xuất, dự án triển khai mô hình nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế bằng lồng của Đan Mạch ở vùng cửa biển Thừa Thiên Huế tại các điểm có đầy đủ điều kiện cơ bản đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đề ra tại hai xã. Qua đó, đã xây dựng quy trình nuôi ghép cá Hồng Mỹ, cá Chim trắng vây vàng và cá Dìa trong cùng một lồng, nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn, tạo môi trường thông thoáng cho lồng nuôi. Bên cạnh đó sử dụng 50% công nghiệp và 50% thức ăn tươi (cá tạp) để giảm bớt sự phụ thuộc vào thức ăn

Hiệu quả từ “Xây dựng mô hình quản lý, nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế bằng

lồng của Đan Mạch ở vùng cửa biển tỉnh Thừa Thiên Huế”

Page 37: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

37BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

tươi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cục bộ vùng nuôi do sử dụng thức ăn tươi gây ra.

Kết quả thu hoạch được sau 8 tháng nuôi, cá Hồng Mỹ có trọng lượng trung bình 1-1,2kg/con, tỷ lệ sống 80%, tốc độ tăng trưởng bình quân 120-135g/con/tháng; cá Chim trắng vây vàng có trọng lượng trung bình 0,5kg/con,

tỷ lệ sống 72%, cá Dìa có trọng lượng trung bình 0,42kg/con. Với giá bán 95.000đ/kg cá Hồng Mỹ, 130.000-140.000đ/kg cá Chim trắng, 165.000 đ/kg cá Dìa. Sau khi trừ các khoảng chi phí hai tổ sản xuất đã thu lãi khá cao: tổ nuôi cá lồng Đan Mạch tại xã Hải Dương lãi 179 triệu, tổ nuôi tại xã Lộc Bình lãi 161 triệu.

Cá Hồng My

Hình ảnh cá đạt kich cơ thu hoạch

Qua đánh giá bước đầu cho thấy, nhóm thực hiện dự án đã chuyên giao quy trình kỹ thuật nuôi mới, đối tượng nuôi mới cho các hộ thực

hiện cũng như người dân trong vùng. Kết quả này đã được chính quyền địa phương cũng như người dân đánh giá cao, mô hình đã góp phần

Cá Chim trăng vây vàng Cá Dìa

Page 38: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

38 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

đa dạng đối tượng nuôi, hình thức nuôi và một thành công quan trọng là thông qua thực hiện nội dung của dự án đã giúp nhóm hộ nuôi xây dựng được Quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm của các thành viên một cách hiệu quả, nâng cao tính cộng đồng.

Qua quá trình nuôi cho thấy cá Hồng Mỹ thích nghi tốt với điều kiện nuôi của vùng, không xảy ra dịch bệnh, tốc độ phát triển nhanh hơn các đối tượng khác nuôi tại địa phương (cá Mú, cá Hồng bạc, cá Vẫu…). Là đối tượng bước đầu nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, người dân trong vùng rất quan tâm và có hướng phát triển trong những năm đến. Đối với cá Chim trắng và cá Dìa được xem là hai đối tượng nuôi phụ nhằm sử dụng thức ăn cỡ nhỏ của cá Hồng Mỹ và vệ sinh lồng nuôi thông thoáng, nhưng với kết quả trên cho thấy đây là những đối tượng có khả năng nuôi ghép tốt. Thay đổi tập quán sản xuất của người dân trong vùng, từ việc nuôi chuyên một

đối tượng sang nuôi nhiều đối tượng trong cùng một lồng, sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn, nhân công, thay đổi thiết kế lồng từ kết cấu đơn giản (thủ công, thể tích nhỏ) sang hướng chắc chắn, lớn hơn có khả năng chống chịu với gió bão.

Với những thành công mô hình mang lại đã giúp cho việc định hướng ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, được chính quyền địa phương cũng như người dân quan tâm phát triển. Đây là mô hình có khả năng nhân rộng cao ở những vùng có phong trào nuôi cá lồng nước lợ mặn phát triển, sử dụng lồng nuôi có kết cấu tương tự lồng Đan Mạch nhưng thể tích có thể nhỏ hơn (60-100m3/lồng) để dễ thao tác các kỹ thuật nuôi.

NGUYÊN MINH ĐỨC (Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Thừa Thiên Huế)

* Đây là kết quả của dự án KH&CN cấp tỉnh được ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư.

Vệ sinh lồng cá

Page 39: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

39BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

PV: Trước hết, xin chúc mừng ông và cán bộ công chức, người lao động một năm mới sức khỏe và thành công. Xin ông cho biết hoạt động của Chi cục TĐC trong năm diễn ra như thế nào?

Ông Trịnh Ngọc Bình: Năm 2014, được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, sự hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn của Tổng cục TĐC, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị chuyên môn của Sở, đặc biệt là sự năng động, nhiệt tình và tâm huyết của đội ngũ cán bộ và nhân viên Chi cục nên đơn vị đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý nhà nước về TĐC đã có những chuyển biến tích cực, đảm bảo được lợi ích, quyền lợi của người tiêu dùng và an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong năm qua, công tác quản lý nhà nước về TĐC ở địa phương luôn được chú

HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN, ĐO LƯỜNG, CHẤT LƯỢNG NĂM 2014

Năm 2014 được xem là năm thành công đối với hoạt động của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC). Nhân kết thúc một năm

hoạt động với nhiều thắng lợi, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Trịnh Ngọc Bình, Chi cục trưởng Chi cục TĐC về những thành tích

đạt được trong năm vừa qua.

trọng, các nội dung kiểm tra nhà nước về lĩnh vực này được cụ thể hóa thành các chuyên đề có trọng tâm cụ thể, do đó đã tác động tích cực đến việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, chống gian lận thương mại trong kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế xã hội ở địa phương. Ngoài ra, Chi cục đã làm tốt vai trò tham mưu cho Ban chỉ đạo 19 của tỉnh về việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh; đã làm tốt vai trò tham mưu cho việc triển khai dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”...

PV: Ông có thể cho biết rõ hơn về những kết quả cũng như những con số cụ thể trong lĩnh vực TĐC?

Ông Trịnh Ngọc Bình: Trong năm 2014, Chi cục đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra TĐC tại

Page 40: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

40 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

các cơ sở, doanh nghiệp. Cụ thể như tổ chức đoàn kiểm tra trong dịp Tết Nguyên đán tại 02 siêu thị, 08 chợ và 52 cơ sở kinh doanh hàng hóa. Qua kiểm tra đã phát hiện 04 cơ sở vi phạm về giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo; kiểm tra hàng đóng gói sẵn theo định lượng tại 15 cơ sở sản xuất, kinh doanh, đa số các cơ sở đã tuân thủ quy trình định lượng hàng đóng gói sẵn trong sản xuất, khối lượng của các lô hàng được kiểm tra đảm bảo yêu cầu về đo lường; nhãn hàng hóa trên các sản phẩm thể hiện được khối lượng tịnh và có đơn vị đo lường phù hợp.

Kiểm tra chuyên đề về đo lường, chất lượng xăng dầu lưu thông trên thị trường tại 32 cơ sở kinh doanh xăng, dầu với tổng số cột đo nhiên liệu là 144 và 01 kho xăng dầu thuộc Công ty Xăng dầu Dầu khí miền Trung. Qua kiểm tra cho thấy hầu hết các

cơ sở đã thực hiện tốt các quy định của nhà nước trong kinh doanh xăng dầu. Bên cạnh đó, để ngăn chặn các hành vi gian lận trong đo lường, Chi cục đã đề nghị Trung tâm Kỹ thuật TĐC khi thực hiện việc kiểm định các cột đo xăng dầu thì dán tem kiểm định tại các IC chương trình của bo mạch điện tử.

Trong năm, Chi cục cũng đã kiểm tra đo lường và chất lượng trong kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ tại 32 cơ sở, qua kiểm tra đã phát hiện 18/32 cơ sở chưa trang bị cân phân tích có cấp chính xác I; có 05/32 cơ sở chưa công bố lại tiêu chuẩn cơ sở cho từng sản phẩm phù hợp Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN. Theo đó, đoàn kiểm tra đã lập biên bản đề nghị các cơ sở khắc phục và cam kết thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Kiểm tra mũ bảo hiểm tại các cơ sở kinh doanh

Page 41: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

41BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Ngoài ra Chi cục cũng đã phối hợp tham gia kiểm tra chất lượng vật tư nông-lâm-thủy sản tại 53 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh; kiểm tra 10 cơ sở kinh doanh xe đạp điện; phối hợp với Chi cục Quản lý Chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Trung kiểm tra 05 cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với UBND huyện Phú Vang, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an huyện kiểm tra đo lường và chất lượng xăng dầu theo phản ánh của người dân địa phương; phối hợp với Thanh tra Tổng cục TĐC (02 đợt) thanh tra chuyên ngành về đo lường đối với Công ty Điện lực và Thanh tra việc đảm bảo TĐC trong kinh doanh đối với Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế; phối hợp Thanh tra Sở, tiến hành kiểm tra chuyên đề đối với phương tiện đo nhóm 2 tại 36 cơ sở, kết quả: có 10/12 cơ sở kinh doanh vàng chưa trang bị cân có phạm vi đo phù hợp với mục đích sử dụng theo Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN; 02 cân chưa thực hiện việc kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng; 06/10 cơ sở (các chợ) chưa thực hiện việc kiểm định định kỳ PTĐ trong quá trình sử dụng; 01/05 cơ sở y tế chưa kiểm định ban đầu và định kỳ đối với PTĐ huyết áp kế, điện não, điện tim trong quá trình sử dụng.

PV: Xin ông cho biết nhiệm vụ trọng tâm 2015 của đơn vị?

Ông Trịnh Ngọc Bình: Năm 2015, Chi

cục TĐC sẽ tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu cho Sở và Ban chỉ đạo 19 của tỉnh về việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh; triển khai có hiệu quả dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh”.

Đặc biệt, để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động TĐC trên địa bàn, Chi cục sẽ tổ chức 08 đợt kiểm tra chuyên đề tại 320 cơ sở: (1) kiểm tra đo lường và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán; (2) Mũ bảo hiểm; (3) Thiết bị điện và điện tử; (4) Kiểm tra đo lường hàng đóng gói sẵn; (5) xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng; (6) Kiểm tra chất lượng đồ chơi trẻ em dịp Tết Trung thu; (7) kiểm tra các PTĐ nhóm 2 đang được sử dụng tại các doanh nghiệp; (8) kiểm tra các PTĐ trong lĩnh vực y tế.

Ngoài ra, Chi cục tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của nhà nước về TĐC; hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng và công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn, đăng ký mã số, mã vạch; hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công bố sử dụng dấu định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; tổ chức thực hiện sử dụng cân đối chứng tại các huyện/thị xã/thành phố...

PV: Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này.

VÕ MINH

Page 42: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

42 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

1. Robot đáp lên sao chổi tìm hiểu sự sống

Tàu vũ trụ châu Âu Rosetta của Cơ quan không gian châu Âu (ESA) đã làm nên lịch sử khi phóng thành công robot Philae lên bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. Đây là thiết bị vũ trụ đầu tiên trên thế giới đáp thành công xuống một sao chổi.

Các nhà khoa học xác nhận Philae đã phát hiện các “phân tử hữu cơ” có chứa carbon - cơ sở của sự sống trên Trái Đất trên sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko.

10 đột phá khoa học năm 2014

2. Chứng minh “nguồn gốc” thực sự của chim là khủng long

Các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh (Scotland) và Đại học Oxford (Anh) đã xây dựng thành công cây gia phả toàn diện nhất từ trước đến nay về quá trình tiến hóa từ loài khủng long đến loài chim hiện đại sau khi họ nghiên cứu, so sánh những đặc điểm hình thái của 850 bộ phận trên cơ thể của 150 loài khủng long và các loài chim đã tuyệt chủng.

Phi thuyền từ Trái Đất hạ cánh an toàn xuống sao chổi, gỡ rối gia phả họ nhà chim, dùng “máu trẻ” để chống lại tuổi già… là những phát hiện khoa

học mang tính đột phá trong năm 2014. Tạp chí Science của Hiệp hội Mỹ vì sự nghiệp phát triển khoa học đã bình chọn ra top 10 thành tựu đột phá trong lĩnh vực khoa học trong năm 2014 này. Dưới đây là danh sách những khám phá tiêu

biểu mà con người đạt được trong năm nay.

Page 43: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

43BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

3. Liệu pháp “thay máu” để chống lão hóa

Công trình nghiên cứu của nhà khoa học Mỹ cho thấy có thể “đảo ngược” tuổi già ở chuột bằng cách thay máu - tiêm máu của chuột trẻ cho chuột già.

Kết quả cho thấy chức năng não của chuột tiếp nhận nguồn máu trẻ được cải thiện đáng kể qua các trắc nghiệm về nhận biết và ghi nhớ, “mở đường” cho những nghiên cứu ở con người về cải thiện quá trình lão hóa tuổi già.4. Robot “hợp tác”

Các nhà khoa học Đại học Harvard (Mỹ) chế tạo thành công một đội quân 1.000 robot tí hon biết tổ chức hợp tác, làm việc theo nhóm tựa như đàn kiến hay ong để thực hiện những màn tạo hình hoặc di chuyển đồng bộ. Đội quân robot này có tên gọi Kilobots, được cho là lớn nhất từ trước đến nay.

Mỗi robot có 3 chân và có kích cỡ tương đương một đồng xu, với khả năng làm việc hợp tác mở ra hi vọng giúp con người thực hiện các nhiệm vụ khó khăn trong tương lai, chẳng hạn “chui” vào đống đổ nát tìm kiếm nạn nhân sau một trận động đất.5. Chip “bắt chước” bộ não người

Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM có trụ sở tại Mỹ đã phát triển bộ vi xử lý mới, được gọi là chip TrueNorth có khả năng “bắt chước” bộ não con người.

Chip TrueNorth kết hợp 5,4 tỷ bóng bán dẫn, có 1 triệu tế bào thần kinh và 256 triệu khớp thần kinh có thể lập trình với mục đích điều khiển các thiết bị như chủ động đưa ra cảnh báo sóng thần, giám sát dầu tràn hoặc thi hành qui tắc luồng tàu. 6. “Nghệ thuật” hang động lâu đời nhất thế giới ở châu Á

Các nhà khoa học Úc và Indonesia đã “vén màn bí ẩn” những bức tranh vẽ trên hang động được tạo ra bởi người tiền sử ở đảo Sulawesi, Indonesia, được cho là cách đây ít nhất 40.000 năm, điều này cho thấy châu Âu không phải là nơi sản sinh ra khả năng sáng tạo nghệ thuật trừu tượng của con người như vẫn nghĩ trước đó.

Tác phẩm hội họa cổ xưa này bao gồm những hình vẽ về động vật và các mẫu bàn tay trên vách các hang động đá vôi ở Sulawesi, được phát hiện cách đây 50 năm nhưng đến ngày nay mới xác định được niên đại của chúng.

Page 44: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

44 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

7. “Tế bào gốc” điều trị tiểu đường

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Tế bào gốc của Đại học Harvard (Mỹ) công bố bước đột phá quan trọng việc phát hiện những yếu tố mà khi cho vào môi trường nuôi cấy tế bào gốc sẽ chuyển chúng thành những tế bào β tụy thực hiện được chức năng trong vài tuần, mở ra hi vọng vào tế bào gốc để điều trị bệnh tiểu đường.8. “Xóa ký ức” ở chuột

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh họ có thể biến những bộ phim khoa học viễn tưởng thành sự thật, ít nhất ở thí nghiệm “xóa ký ức” loài chuột bằng kỹ thuật quang - di truyền optogenetics, mở ra kì vọng mới về nghiên cứu trí nhớ của con người.9. “Bùng nổ” vệ tinh mini CubeSat

Vệ tinh mini CubeSat, tương đương chiếc hộp nhỏ có kích thước 10cm x 10cm và nặng khoảng 1,3kg - được ứng dụng cách đây hơn 1 thập kỷ và nhanh chóng được ưa chuộng bởi tính năng hiện đại và chất lượng.

Trong năm 2014, có hơn 75 vệ tinh CubeSat được phóng lên không gian thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như chụp ảnh Trái đất hay giám sát hoạt động phá rừng.10. Mở rộng bảng mã di truyền

Các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu The Scripps, bang California (Mỹ) công bố bổ sung 2 chữ cái vào mã di truyền, dựa trên thử nghiệm thay đổi cấu trúc vi khuẩn Escherichia coli khiến nó hợp nhất và tái tạo hai thành phần ADN không có trong tự nhiên (gọi là X và Y).

BBT (Tổng hợp giới thiệu)

Page 45: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

45BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai nằm ở phía Đông tỉnh Thừa Thiên

Huế, bao gồm: 45 xã thuộc 5 huyện, thị xã (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc). Tổng diện tích tự nhiên 101.070 ha, bằng 20% diện tích tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân số trung bình năm 2008 gần 415 nghìn người, bằng 36% dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế có vai trò rất quan trọng đối với phát triển dân sinh, kinh tế xã hội của tỉnh

Ứng dụng công nghệ để dự báo chế độ thủy văn và môi trường nước

vùng đầm phá Tam Giang-Cầu HaiThừa Thiên Huế, khu vực miền Trung và cả nước. Đây là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á, thuộc vào cỡ lớn của thế giới và có tính đa dạng sinh học cao ở cả ba cấp độ sinh thái, loài và nguồn gien. Đối với phát triển kinh tế xã hội, vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai là một không gian lớn chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh học, đất đai, mặt nước và là môi trường sống của 1/3 dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, nó có tầm quan trọng trong khu vực và quốc tế, giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát

triển kinh tế-xã hội không chỉ của tỉnh Thừa Thiên Huế và của cả khu vực miền Trung và cả nước, nhất là đối với các ngành du lịch, nông nghiệp và thuỷ sản, có ý nghĩa lớn trong việc dự trữ sinh quyển, duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời là vùng xung yếu về môi trường, nhạy cảm về

Người dân tham gia đợt phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm phá Tam Giang

Page 46: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

46 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

sinh thái, cần được đặc biệt quan tâm. Những năm qua, cùng với sự

phát triển của nền kinh tế, chế độ dòng chảy và chất lượng nước hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai chịu tác động của sự biến đổi về điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế, công trình của con người. Vấn đề dự báo dòng chảy, chất lượng nước trong một hệ thống chịu tác động của nhiều yếu tố của sông-biển-con người cần có sự trợ giúp của các công cụ mô hình toán.

Trường Đại học Khoa học Huế đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng bộ mô hình MIKE dự báo theo thời gian thực biến đổi của chế độ thủy văn và môi trường nước phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế-xã hội vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai”.

Mục tiêu của đề tài là có được công cụ dự báo theo thời gian trước về sự thay đổi môi trường nước và chế độ thủy văn-thủy lực vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, trong điều kiện có sự biến đổi về điều kiện tự nhiên do hoạt động kinh tế, công trình của con người.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, đầm phá Tam Giang-Cầu Hai nằm trong một hệ thống thống nhất, đó là lục địa-biển nên dòng chảy, môi trường nước luôn bị tác động bởi các yếu tố có tác động bởi các yếu tố có nguồn gốc từ lục địa và từ biển. Chính vì vậy,

nội dung đề tài không chỉ tập trung ở đầm phá mà còn bao trùm lên vùng hạ lưu của lưu vực sông Hương.

Trong quá trình nghiên cứu, bằng phương pháp tiếp cận đa mục tiêu (thủy văn-sinh thái-kinh tế-xã hội-môi trường), đề tài đã xây dựng được mô hình dự báo chất lượng nước trên nền mô hình MIKE, mở ra hướng mới trong việc nghiên cứu dự

Bộ mô hình MIKE do Viện Thủy lực Đan Mạch phát triển và thương mại hóa. So sánh các mô hình khác, MIKE được tích hợp nhiều nhất trong các modun thủy lực, sóng gió, vận chuyển trầm tích và chất lượng nước, bao gồm thủy lực, truyền tải-khuếch tán, chất lượng nước phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như tính toán thủy lực mạng sông và vùng ngập lũ 1 hoặc 2 chiều, tính toán cho vùng ven biển và cửa sông, vùng ven bờ, tính toán hồ chứa, mạng sông, hệ thống thoát tiêu nước đô thị. Có nhiều tính năng mạnh, bộ mô hình MIKE được ứng dụng cho nhiều dạng thủy vực khác nhau và sử dụng rộng rãi cho các dự án quy hoạch, quản lý tài nguyên nước và phòng chống thiên tai ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Bangladet... cũng như ở Việt Nam. Trong đề tài, chúng tôi đã sử dụng mô hình MIKE FLOOD là mô hình kết hợp một chiều MIKE 11 và hai chiều MIKE 12 cộng với modun ECOLAB để mô phỏng chất lượng nước trên hệ thống sông Hương và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.

TRẦN HỮU TUYÊN

Page 47: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

47BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

báo sự thay đổi dòng chảy và chất lượng nước trên lưu vực sông Hương và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, đồng thời làm cơ sở cho các nhà quản lý, nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược lâu dài trong công tác quy hoạch đối với các lưu vực sông Hương và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.

Theo TS Trần Hữu Tuyên, chủ nhiệm đề tài, trong quá trình thực hiện, với phương pháp nghiên cứu tiếp cận tổng hợp đa mục tiêu, nhóm tác giả đã đánh giá được mô hình chất lượng nước một chiều, hai chiều trên đầm phá và các sông thuộc hệ thống sông Hương. Ngoài ra, cùng với việc thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu trong khu vực là nền tảng, cơ sở thực tiễn trong việc sử dụng mô hình dự báo trên nền MIKE và phục vụ cho nuôi trồng thủy sản trên khu vực nghiên cứu nói riêng và các lưu lực sông khác ở Việt Nam nói chung.

Trên cơ sở kế thừa số liệu của nhiều đề tài, dự án đã thực hiện trên lưu vực, đề tài đã xây dựng được chương trình dự báo dòng chảy và chất lượng nước theo thời gian thực trên bộ mô hình MIKE cho đầm phá Tam Giang-Cầu Hai phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội vùng đầm phá. Chương trình dự báo thử nghiệm do đề tài

xây dựng vừa đảm bảo được tính khoa học, vừa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, phù hợp với nguồn số liệu hiện có của các cơ quan quản lý trên địa bàn và dễ sử dụng. Ngoài chương trình dự báo, đề tài xây dựng được cơ sở dữ liệu GIS về địa hình. Số liệu mực nước, lưu lượng và số liệu chất lượng nước, tải lượng các chất ô nhiễm. Các sản phẩm dự báo từ mô hình rất phong phú bao gồm bản đồ, đồ thị và biểu bảng tích hợp được trên nền GISHue.

Có thể nói, kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược lâu dài, xây dựng chiến lược phát triển bền vững, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, nuôi trồng thủy sản, bảo vệ môi trường và hệ thống quan trắc môi trường nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững lưu vực sông và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai.

NGUYÊN MINH

Khai thác thủy sản trên phá Tam Giang

Page 48: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

48 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Đây là nội dung trao đổi của phóng viên Tạp chí Tia Sáng với ông

Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Bản tin KH&CN xin trích đăng nội dung của bài phỏng vấn này.

Thưa Bộ trưởng, vì sao tỉ lệ cơ cấu chi 2% ngân sách nhà nước cho KH&CN cần phải điều chỉnh?

Những năm trước đây, Bộ KH&CN hầu như không có vai trò trong việc phân bổ cơ cấu chi 2% ngân sách nhà nước dành cho KH&CN, mọi việc đều do Bộ Kế hoạch-Đầu tư và Bộ Tài chính quyết định. Vì vậy, việc phân bổ và sử dụng ngân sách đã có nhiều điều không thật phù hợp:

Chi phí dự phòng và an ninh quốc phòng trong ngân sách dành cho KH&CN mấy năm gần đây tăng một cách đột ngột từ khoảng 11-15% các năm trước năm 2010 lên đến 32% vào năm 2014 (bằng gần 1/3 ngân sách thực chi cho KH&CN) khiến ngân sách thực chi cho nghiên cứu và phát triển ngày càng hạn hẹp.

Vốn đầu tư phát triển để xây dựng hạ tầng cơ sở cho KH&CN chiếm khoảng

Sẽ cơ bản khắc phục tình trạng lạm phát đề tài

36% ngân sách cho KH&CN, quá nhiều so với vốn sự nghiệp khoa học.

Tỉ lệ vốn đầu tư phát triển chi cho trung ương và địa phương là 50/50. Trong khi các viện nghiên cứu ở trung ương rất thiếu vốn để xây dựng các phòng thí nghiệm và các cơ sở nghiên cứu trọng điểm thì ở hầu hết các địa phương, hiệu quả sử dụng nguồn vốn này rất thấp, thậm chí có nơi còn sử dụng tùy tiện, sai mục đích như dùng vốn này để làm đường, xây dựng trường học… Chẳng hạn, Hà Nội đã lấy gần 300 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN để phục vụ cho việc xây dựng đường vành đai 3. Cũng theo các số liệu từ quyết toán ngân sách địa phương, trước năm 2010, tỉ lệ chi ngân sách cho KH&CN đúng mục đích ở các địa phương trên cả nước chỉ hơn 20%. Gần đây, qua chỉ đạo và kiểm tra của Bộ KH&CN, tỉ lệ này đã nâng lên được hơn 60% vào năm 2013.

Thực trạng đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả hoạt động khoa học thấp, nên cần thiết phải điều chỉnh lại tỉ lệ cơ cấu phân bổ ngân sách KH&CN hiện nay.

Page 49: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

49BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Vậy xin Bộ trưởng cho biết, việc điều chỉnh sẽ dựa trên những căn cứ nào?

Hiện nay, theo Luật KH&CN 2013, Bộ KH&CN được quyền đề xuất tỉ lệ cơ cấu chi ngân sách dành cho KH&CN gồm cả vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp khoa học để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp bộ, ngành và các quỹ quốc gia. Căn cứ vào những số liệu thống kê về hiệu quả sử dụng ngân sách KH&CN của các Bộ, ngành, địa phương từ năm 2010 đến nay do Tổng cục Thống kê và cơ quan chức năng Bộ KH&CN khảo sát điều tra; tiềm lực KH&CN và nhiệm vụ KH&CN trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội từ nay đến 2020, Bộ KH&CN đã thống nhất với Bộ Kế hoạch-Đầu tư và Bộ Tài chính xác định lại tỉ lệ cơ cấu chi 2% ngân sách nhà nước cho KH&CN. Theo

đó, tỉ lệ chi cho dự phòng và an ninh quốc phòng sẽ giảm dần để đến năm 2020 chỉ còn dưới 15%; giảm tỉ trọng vốn đầu tư phát triển xuống còn 30% và tăng vốn sự nghiệp khoa học lên 55% tổng chi ngân sách dành cho KH&CN. Tăng vốn đầu tư phát triển của Trung ương và giảm của địa phương theo tỉ lệ 60/40 để tăng kinh phí đầu tư cho các phòng thí nghiệm trọng điểm và các cơ sở nghiên cứu ở Trung ương. Tỉ lệ cơ cấu phân bổ trên sẽ được thực hiện từng bước và cố gắng đạt được vào năm 2020. Riêng trong năm 2015, sẽ giảm tỉ lệ ngân sách cho dự phòng an ninh quốc phòng từ 32% xuống khoảng 25%, tỉ lệ giữa vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp vào khoảng 35/40. Còn tỉ lệ vốn đầu tư và phát triển giữa trung ương và địa phương tạm thời vẫn giữ nguyên là 50/50.

Sở KH&CN kiểm tra tình hình thực hiện đề tài

Page 50: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

50 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Theo Bộ trưởng, cần có những giải pháp gì để việc sử dụng ngân sách sự nghiệp khoa học có hiệu quả trước một hiện trạng số lượng đề tài nghiên cứu ở các cấp ngày càng tăng. Chẳng hạn như một cơ quan cấp Bộ trong 5 năm đã thực hiện tới 2.525 nhiệm vụ khoa học, trong đó có trên 50 đề tài, khoa học cấp Nhà nước?

Trước đây, hàng năm, khi Bộ KH&CN thông báo hướng dẫn làm kế hoạch thì các viện, trường, doanh nghiệp ở Trung ương, địa phương đề xuất với Bộ KH&CN rất nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu mà chỉ căn cứ vào năng lực của viện, trường hay nhà khoa học chứ không xuất phát từ nhu cầu của đời sống hay đặt hàng của doanh nghiệp, chúng tôi vẫn gọi đó là kiểu “rải bươm bướm”.

Nhưng nay, với những quy định của Luật KH&CN 2013, việc xét duyệt các chương trình, đề tài nghiên cứu được thực hiện chặt chẽ hơn. Như với các chương trình, nhiệm vụ cấp Quốc gia và cấp Bộ thì các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền (bộ, ngành, địa phương…) phải đề xuất với Bộ KH&CN và sẽ được thực hiện theo cơ chế đặt hàng, đồng thời cơ quan nào đề xuất đặt hàng sẽ phải có trách nhiệm tiếp nhận lại kết quả nghiên cứu để ứng dụng vào sản xuất. Điều đó có nghĩa là nếu

trước đây, một viện, trường, thậm chí một cá nhân cũng có quyền đề xuất đặt hàng, thì giờ đây, họ chỉ được đề xuất, còn việc chọn lựa các đề xuất đặt hàng phải là các cơ quan có thẩm quyền, nghĩa là cơ quan quản lý vừa có quyền lực vừa có nguồn kinh phí đảm bảo.

Sở KH&CN tổ chức hội nghị nghiệm thu đề tài KH&CN

Vậy hai Viện Hàn lâm và hai Đại học Quốc gia có được quyền đề xuất đặt hàng các chương trình, đề tài cấp quốc gia không?

Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cũng không đủ điều kiện đề xuất đặt hàng vì dù là một cơ quan thuộc chính phủ nhưng họ cũng chỉ là một đơn vị sự nghiệp khoa học. Ngân sách nhà nước dành cho các tổ chức đó chỉ để chi thường xuyên và lương cho đội ngũ cán bộ, triển khai các đề tài dự án KH&CN sau khi được tuyển chọn hoặc giao trực tiếp. Các trường đại học, kể cả hai Đại học Quốc gia cũng vậy. Các đề xuất nhiệm vụ của các viện nếu thuộc lĩnh vực

Page 51: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

51BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

quản lý của Bộ nào thì phải gửi qua các Bộ đó và được xem xét để đề xuất đặt hàng với Bộ KH&CN.

Xin Bộ trưởng cho biết cụ thể hơn về quy trình và thủ tục xét duyệt đề tài đặt hàng?

Quy trình này bao gồm bốn công đoạn: công đoạn đầu tiên là đề xuất nhiệm vụ, mọi tổ chức, cá nhân thấy có vấn đề KH&CN gì cần làm thì đề xuất để các cơ quan quản lí có thẩm quyền xét duyệt. Công đoạn thứ hai là đề xuất đặt hàng: trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương và nhiệm vụ, khả năng cân đối ngân sách các cơ quan quản lý (bộ, tỉnh, thành phố) sẽ xác định danh mục nhiệm vụ phù hợp. Với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có tác động lớn đến sự phát triển chung, cần có sự liên kết giữa các bộ, ngành, viện nghiên cứu mới thực hiện được, thì các Bộ, ngành đề xuất đặt hàng nhiệm vụ cấp quốc gia với Bộ KH&CN. Công đoạn thứ ba là đặt hàng: Bộ KH&CN sẽ tổ chức hội đồng tư vấn để đánh giá, nếu đề xuất đặt hàng đó thực sự ở tầm quốc gia và phù hợp với chiến lược quốc gia, quy hoạch phát triển KH&CN thì Bộ sẽ tiến hành việc công khai tuyển chọn các tổ chức/nhà khoa học đủ năng lực nhận nhiệm vụ thực hiện. Công đoạn thứ tư là nhận đặt hàng:

Bộ KH&CN, các Bộ và UBND địa phương sẽ ký hợp đồng với các tổ chức KH&CN trúng tuyển hoặc được giao trực tiếp để tổ chức thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Khi chương trình, đề tài nghiên cứu đã được đánh giá, nghiệm thu, Bộ KH&CN sẽ bàn giao kết quả nghiên cứu cho cơ quan đề xuất đặt hàng và họ phải chịu trách nhiệm tiếp nhận và ứng dụng vào sản xuất. Do vậy buộc các Bộ, ngành khi đề xuất đặt hàng, phải cân nhắc rất kĩ việc kết quả nghiên cứu sẽ được giao cho công ty, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nào và liệu các đơn vị đó thực sự có khả năng đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng không, và phải có nguồn kinh phí hỗ trợ họ thương mại hóa kết quả nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ.

Thưa Bộ trưởng, hẳn là cùng với một quy trình xét duyệt chặt chẽ như vậy, chúng ta phải đổi mới việc thành lập các hội đồng xét duyệt và nghiệm thu đề tài đặt hàng?

Để tổ chức xét duyệt, nghiệm thu một đề tài nghiên cứu phải thành lập ba hội đồng: Hội đồng tư vấn để xác định nhiệm vụ, Hội đồng tuyển chọn, xét giao trực tiếp và Hội đồng đánh giá nghiệm thu. Và điều quan trọng hơn là, nếu như trước đây việc thành lập hội đồng khoa học có nhiều bất cập như: không có quy định tiêu chí nhà khoa học được mời tham gia làm thành viên các hội đồng; số lượng thành viên hội đồng không thống nhất (lúc có 15 người,

Page 52: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

52 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

chưa kịp mua sắm vật tư, thậm chí chưa triển khai được đề tài đã phải quyết toán. Với cơ chế khoán, nhất là cơ chế khoán đến sản phẩm cuối cùng, các nhà khoa học sẽ chủ động hơn, được toàn quyền quyết định các định mức và nội dung chi, không phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Ví dụ, Nhà nước quy định mức chi bồi dưỡng nhà khoa học tham dự các hội thảo khoa học là 70.000 đồng/buổi/người nhưng đề tài được khoán đến sản phẩm cuối cùng có thể

lúc chỉ có bảy người)… Nay, Bộ KH&CN quy định, thành viên của các hội đồng phải là những người đủ điều kiện quy định thuộc cơ sở dữ liệu chuyên gia của Bộ KH&CN, ví dụ phải có trình độ TS, PGS, GS; có kết quả khoa học (phát minh, sáng chế, công bố quốc tế, giải thưởng khoa học, đã từng chủ trì đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước trong những năm gần đây; có phẩm chất đạo đức, không vi phạm quy định của Nhà nước…

Việc thực hiện cơ chế quỹ và cơ chế khoán được coi là đổi mới có tinh đột phá trong quản lý khoa học, xin Bộ trưởng cho biết những nội dung chinh của hai cơ chế này?

Đúng vậy, bởi việc thực hiện tốt hai cơ chế đó thì hiệu quả nghiên cứu KH&CN sẽ được nâng cao. Với cơ chế quỹ, khi ký được hợp đồng nhận đề tài, nhà khoa học sẽ được cấp tiền ngay, không phải chờ đợi. Nếu hết năm chưa sử dụng hết số tiền được cấp thì được chuyển sang năm sau và chỉ quyết toán một lần khi kết thúc hợp đồng, không như trước đây quyết toán theo năm tài chính nên có trường hợp gần cuối năm mới được cấp tiền, không ít trường hợp

Lựa chọn các thành viên của Hội đồng

Hiện nay, cơ sở dữ liệu của Bộ KH&CN đã có hơn 2.000 chuyên gia. Đó là cơ sở để lựa chọn các thành viên của hội đồng xét duyệt và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu theo đặt hàng. Khác với trước đây, thành viên của các hội đồng từ tư vấn ban đầu đến tuyển chọn, nghiệm thu thường do một chuyên viên của Bộ đề xuất mà hầu như không dựa trên một tiêu chi, chuẩn mực nào. Do vậy sẽ tránh được những hiện tượng không lành mạnh như: nhà khoa học nào trung thực, thẳng thắn thì có thể không được mời tham gia hội đồng, còn những người năng lực hạn chế, thậm chi có trường hợp chưa làm nghiên cứu bao giờ nhưng “dễ dãi, thân quen” thì có thể lại được mời…

Những quy định mới trong việc thành lập hội đồng bắt đầu được thực hiện từ khi Luật KHCN bắt đầu có hiệu lực.

Page 53: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

53BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Hai hình thức khoán: Theo quy định của Luật KH&CN có hai hình

thức khoán, đó là khoán một phần đối với những đề tài nghiên cứu mà nhà khoa học không xác định được sản phẩm cuối cùng. Trường hợp này, các chi phi cho con người (nghiên cứu, tiền công lao động, đi công tác, hội nghị, hội thảo…) sẽ được khoán, còn việc mua sắm các thiết bị, vật tư, đoàn đi công tác nước ngoài thì các hóa đơn chứng từ, định mức, nội dung chi vẫn theo quy định của Nhà nước. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ (không nghiệm thu được) thì chủ nhiệm đề tài phải hoàn trả lại ngân sách nhà nước it nhất là 10% (tối đa là 100% nếu “không làm gì”). Đối với những đề tài mà nhà khoa học xác định rõ sản phẩm cuối cùng thì hội đồng khoa học sẽ thẩm định và khuyến cáo nên sử dụng hình thức khoán đến sản phẩm cuối cùng. Khi thực hiện hình thức khoán đó thì việc nghiệm thu và quyết toán chỉ căn cứ vào sản phẩm cuối cùng của đề tài, không yêu cầu hóa đơn chứng từ trung gian. Tuy vậy, khi nhận hình thức khoán này thì chủ nhiệm đề tài không được phép điều chỉnh tổng kinh phi và nếu không có được sản phẩm cuối cùng theo yêu cầu của hợp đồng đã ki với Bộ KH&CN sẽ phải hoàn trả cho ngân sách nhà nước tối thiểu là 30%, tối đa là 100% tùy theo mức độ sai phạm do chủ quan của chủ nhiệm đề tài.

chi đến 500.000đ/buổi/người và chứng từ thực chi là 500.000đ chứ không phải như bây giờ là phải ký nhiều chứng từ để hợp thức hóa. Các hóa đơn, chứng từ khoán là thực chi và chỉ có giá trị trong nội bộ cơ quan chủ trì đề tài để thanh tra, kiểm toán có căn cứ để xem xét khi xảy ra thắc mắc, kiện cáo chứ Bộ Tài chính, Bộ KH&CN không quan tâm đến chứng từ đó khi quyết toán đề tài. Do vậy họ không phải quá mệt mỏi và “dối trá” trong việc hợp lí hóa các chứng từ, hóa đơn.

Tôi tin rằng nếu thực hiện tốt những giải pháp kể trên, về cơ bản sẽ khắc phục được tình trạng “lạm phát” chương trình, đề tài nghiên cứu KH&CN. Từ đó, ngân sách nhà nước chi cho KH&CN sẽ được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả cao hơn hiện nay.

ĐT(Theo Tia sáng)

Xin cảm ơn Bộ trưởng !

Page 54: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

54 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Nội dung “Hệ thống pháp luật sở hữu tri tuệ (SHTT)” của bài viết “Hệ thống pháp luật sở hữu tri tuệ Việt Nam trong những năm đầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)” chúng tôi đã đăng ở Bản tin Khoa học và Công nghệ số 11, tiếp theo kỳ trước, chúng tôi tiếp tục giới thiệu nội dung “Kết quả thực hiện hệ thống pháp luật SHTT sau 7 năm gia nhập WTO” của bài viết này.

4. Kết quả thực hiện cam kết về SHTT sau 7 năm gia nhập WTO

Trong suốt 7 năm qua kể từ khi là thành viên của WTO Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để đưa hệ thống sở hữu trí tuệ đến chỗ hoàn toàn phù hợp chuẩn mực quốc tế và cũng là nhằm thực hiện những cam kết về nghĩa vụ nước thành viên, thể hiện cụ thể ở các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật.

a. Hoàn thiện hệ thống pháp luậtNgày 22/02/2007 Thủ tướng Chính phủ

đã ban hành Chỉ thị số 04/200/CT-TTg về

Hệ thống Sở hữu Trí tuệ Việt NamSAU 7 NĂM GIA NHẬP WTO

“Tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với các chương trình máy tính”. Thủ tướng chỉ thị hàng năm các cơ quan/tổ chức phải dành ra một khoản ngân sách nhất định để mua phần mềm máy tính hợp pháp, cũng như chỉ thị cho các cơ quan liên quan tăng cường đấu tranh chống lại các hành vi liên quan đến việc sử dụng, sản xuất và bán các chương trình máy tính bất hợp pháp. Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan Chính phủ từng bước đã chủ động chỉ sử dụng phần mềm hợp pháp và nhiều Bộ, ngành đã ký hợp đồng mua phần mềm của Microsoft nhân chuyến thăm Việt Nam của Bill Gate. Tiếp theo một loạt ngân hàng và các công ty lớn của Việt Nam cũng thực hiện việc mua phần mềm hợp pháp trực tiếp của Microsoft.

Cũng liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan, ngày 01/03/2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước Rome về “Bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng”. Để thực hiện nghiêm chỉnh

Page 55: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

55BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Công ước, các đài truyền hình của Việt Nam sẽ chỉ phát sóng các chương trình hợp pháp. Đi đầu trong việc này là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài truyền hình kỹ thuật số VTC vào đầu năm 2008 đã đàm phán đạt được thỏa thuận với các nhà cung cấp chương trình truyền hình qua vệ tinh để mua bản quyền, nhằm bảo đảm chỉ phát sóng các chương trình hợp pháp.

Đáng lưu ý là, Luật SHTT năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009, có hiệu lực từ 01/01/2010. Sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 sửa đổi Nghị định 103/2006/NĐ-CP năm 2006 và Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP năm 2006.

Nhằm tăng cường các biện pháp thực thi theo thủ tục tố tụng hình sự và dân sự, đồng thời nâng cao vai trò của tòa án nhân dân trong việc bảo đảm thực thi quyền SHTT, đầu năm 2008, có 2 Thông tư liên tịch giữa Tòa án nhân dân Tối cao và các Bộ, ngành liên quan được ban hành, là Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VK-SNDTC-BTP ngày 19/02/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm SHTT và Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VK-SNDTC-BVHTTDL-BKHCN-BTP ngày

03/04/2008 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại tòa án nhân dân. Đây là một nỗ lực lớn và thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong việc bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ và cũng là thực hiện nội dung cam kết cụ thể của Việt Nam với TRIPS/WTO.

Liên quan đến việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính 2002 đã được sửa đổi lần thứ 2 ngày 02/04/2008 và đến ngày 02/7/2012, Luật xử lý vi phạm hành chính đã được ban hành. Theo đó, Pháp lệnh sửa đổi và sau đó là Luật đã nâng cao mức phạt tiền và mở rộng thẩm quyền xử phạt hành chính cho các cơ quan có thẩm quyền. Về mức phạt tiền, cao nhất đối với các hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ tối đa đến 250 triệu đồng đối với cá nhân và đến 500 triệu đồng đối với tổ chức (gấp 5 lần so với trước đây là 100 triệu đồng). Pháp lệnh sửa đổi và Luật cũng tăng thẩm quyền xử phạt cho một số người có thẩm quyền thuộc các cơ quan thực thi tương ứng với khung phạt tiền mới. Đồng thời quy định thêm biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hàng hóa xâm phạm, như buộc đưa ra lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất vật phẩm, phương tiện vi phạm.

Page 56: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

56 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Thực hiện Pháp lệnh và Luật nêu trên, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định việc xử phạt hành chính trong các lĩnh vực liên quan, như: Về sở hữu công nghiệp, Nghị định số 106/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (được thay thế bởi Nghị định 97/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 và Nghị định này cũng đã được thay thế bởi Nghị định 99/2013/NĐ-CP); về lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan (đã thay thế cho Nghị định 109/2011/NĐ-CP ngày 13/5/2009 và Nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13/5/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và một số điều của Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin trước đây. Trong lĩnh vực giống cây trồng, Nghị định 114/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật hiện nay đã thay thế cho các Nghị định số 172/2007/NĐ-CP ngày 28/11/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2005/NĐ-CP 27/4/2005 về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực giống cây trồng, Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/4/2005 của quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng.

Bên cạnh các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật SHTT đã nêu, các bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn khác để vận hành hệ thống SHTT và một số văn bản pháp luật liên quan đến thực hiện và thực thi quyền SHTT trong một số lĩnh vực quan trọng như quản lý đĩa quang; đăng ký dược phẩm; đăng ký và quản lý tên doanh nghiệp.

b. Về đăng ký xác lập quyền SHTT Sau 7 năm gia nhập WTO, nhu cầu

đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp của người Việt Nam và người nước ngoài đều tăng mạnh, cá biệt có năm tăng 20%. Tuy vài năm gần đây do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, số đơn đăng ký có giảm nhưng vẫn giữ ở mức tăng cao so với một số nước trong khu vực. Đáng lưu ý là, đơn đăng ký của người Việt Nam so với người nước ngoài đã thay đổi đáng kể về tỷ lệ. Đơn đăng ký sáng chế từ chỗ chủ yếu là của người nước ngoài (chiếm đến hơn 95%) thì hiện nay đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam đã tăng nhanh (chiếm từ 7%-10%). Đơn đăng ký giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp lại chủ yếu là của người Việt Nam (chiếm gần 70%).

Page 57: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

57BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Đơn đăng ký nhãn hiệu cũng theo xu hướng tăng dần của người Việt Nam, từ chỗ gần 70% là của người nước ngoài và hơn 30% của người Việt Nam thì nay tỉ lệ này là hơn 60% của người Việt Nam và hơn 30% của người nước ngoài.

Theo thống kê, năm 2008, Cục SHTT đã tiếp nhận 33.662 đơn đăng ký sở hữu công nghiệp các loại, tăng gần 11% so với năm 2007; Năm 2009 có 40.118 đơn đăng ký SHCN các loại (tăng 9%), bao gồm: 2.890 đơn sáng chế, 253 đơn giải pháp hữu ích, 1.899 đơn kiểu dáng công nghiệp, 28.677 đơn nhãn hiệu quốc gia, 6.324 đơn nhãn hiệu quốc tế, 6 đơn chỉ dẫn địa lý, 3 đơn thiết kế bố trí, cùng 4 đơn sáng chế và 62 đơn nhãn hiệu đăng ký quốc tế nguồn gốc Việt Nam; Đến năm 2013, Cục SHTT đã tiếp nhận 42.998 đơn đăng ký quyền SHCN, trong đó có 4.500 đơn SC/GPHI, 2.129 đơn KDCN, 31.184 đơn nhãn hiệu quốc gia, 5.064 đơn quốc tế; 4 đơn chỉ dẫn địa lý, 2 đơn thiết kế bố trí mạch tích hợp, cùng 115 đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam.

c. Hoạt động thực thi quyền SHTT Các cơ quan thực thi quyền gồm các

bộ: KH&CN, Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thương mại (nay là Bộ Công thương), Công an, Bưu chính-Viễn thông (nay là Bộ Thông tin

và Truyền thông) đã ký kết Chương trình hành động số 168/CTHĐ/VHTT-KHCN-NN&PTNN-TC-TM-CA về hợp tác phòng và chống xâm phạm quyền SHTT giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là Chương trình hành động 168) do vậy, hoạt động thực thi quyền SHTT đã đạt được một số kết quả đáng kể. Các cơ quan thực thi bằng biện pháp hành chính đã có những chuyển biến tích cực trong việc phát hiện và xử lý xâm phạm quyền. Theo thống kê của Bộ KH&CN (tại Tại Hội nghị tổng kết chương trình hành động 168), các lực lượng thanh tra, kiểm tra ở các Bộ và các địa phương đã xử lý 4.577 vụ vi phạm về quyền SHTT, với tổng số tiền phạt trên 19,7 tỷ đồng và giá trị hàng hóa, phương tiện vi phạm hàng chục tỷ đồng. Trong đó Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiểm tra 118 cơ sở trong việc chấp hành quy định về bảo vệ phần mềm máy tính, tác quyền âm nhạc và mỹ thuật ứng dụng. Thanh tra Bộ KH&CN đã tiến hành thanh tra 159 cơ sở, phát hiện và xử lý 153 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, xử phạt cảnh cáo 9 trường hợp, phạt tiền 144 trường hợp với số tiền trên 2,3 tỷ đồng, buộc tiêu hủy, loại bỏ yếu tố vi phạm ra khỏi nhiều loại sản phẩm, hàng hóa. Thanh tra ngành Thông tin & Truyền thông đã thanh tra 1.000 cơ sở, trong đó phát hiện 180 cơ sở vi phạm các quy định

Page 58: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

58 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

về bản quyền trong hoạt động xuất bản, đã xử phạt cảnh cáo 30 cơ sở, phạt tiền 150 cơ sở với tổng số tiền phạt 1,5 tỷ đồng, tịch thu và tiêu hủy 100 tấn sách, 100.000 bản sách vi phạm bản quyền…

Nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả thực thi quyền SHTT, đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT, ngày 06/8/2012, 09 bộ, ngành gồm: KH&CN; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Công Thương; Công an, Thông tin và Truyền thông, Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ký kết Chương trình phối hợp hành động về phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2 (2012-2015).

5. Kết luậnVới sự nỗ lực của các cấp, các ngành

và các địa phương trong cả nước, 7 năm qua Việt Nam đã quyết tâm cao trong việc thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO. Đáng chú ý là: Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình hoàn thiện pháp luật thông qua việc sửa đổi Luật SHTT và Bộ luật Hình sự, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Bộ Luật sửa đổi; hoàn thiện hệ thống quản lý và thực thi quyền SHTT để tiếp tục nâng cao năng lực và hiện đại hoá hoạt động nghiệp vụ của cơ quan xác lập quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực của các

cơ quan quản lý nhà nước về SHTT tại địa phương. Đặc biệt Chương trình hành phối hợp hành động phòng, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2 (2012-2015) và Chương trình chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được tiếp tục ký kết một lần nữa khẳng định ý chí, sự quyết tâm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện các hành động cụ thể, thiết thực nhằm đẩy mạnh công tác thực thi quyền SHTT; tuyên truyền, phổ biến về các vấn đề SHTT trong WTO thông qua phương tiện truyền thông, xuất bản ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo cho cán bộ quản lý, các nhà sản xuất, kinh doanh của các Bộ, ngành và địa phương; quan tâm phát triển nguồn nhân lực để thúc đẩy việc sáng tạo tài sản trí tuệ trong các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và đẩy mạnh việc khai thác thương mại có hiệu quả tài sản trí tuệ góp phần phát triển kinh tế xã hội và hội nhập.

Có thể nói, Việt Nam đã thực hiện các hành động cụ thể, thiết thực để có một hệ thống pháp luật đạt tiêu chuẩn “đầy đủ” và “hiệu quả” theo các chuẩn mực của TRIPS/WTO phù hợp hoàn cảnh của Việt Nam nhằm thể hiện rõ cam kết của Việt Nam sau 7 năm gia nhập WTO.

LÊ TẤT CHIẾN, NGUYÊN HÙNG

Page 59: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

59BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Ngày 28/11/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành

văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BKHCN năm 2014 hợp nhất Thông tư quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước, bao gồm: đề tài KH&CN cấp quốc gia; dự án sản xuất thử nghiệm cấp quốc gia; đề án khoa học cấp quốc gia.

Việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được quy định tại Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KH&CN nhiệm vụ được xét tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay từ các Quỹ trong lĩnh vực KH&CN, nhiệm vụ liên kết giữa các tổ chức KH&CN, nhà khoa học với các doanh nghiệp và tổ chức khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và áp dụng đối với tổ chức KH&CN, cá nhân hoạt động KH&CN, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Nguyên tắc chung của việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN là việc tuyển chọn, giao trực tiếp phải bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; kết quả tuyển chọn,

giao trực tiếp phải được công bố công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc các phương tiện thông tin đại chúng, trừ các nhiệm vụ thuộc bí mật quốc gia và đặc thù phục vụ an ninh, quốc phòng; tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ KH&CN được thực hiện thông qua Hội đồng KH&CN do Bộ trưởng Bộ chủ trì nhiệm vụ quyết định thành lập;

Đối với các nhiệm vụ được giao trực tiếp phải đáp ứng một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Luật KH&CN và đảm bảo các nguyên tắc chung quy định tại Khoản 1 Điều này. Giao trực tiếp được thực hiện bằng hình thức gửi văn bản đến tổ chức, cá nhân được chỉ định để yêu cầu chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN sau khi đã có ý kiến của hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể áp dụng Thông tư này hoặc ban hành văn bản riêng phù hợp với điều kiện của bộ, ngành, địa phương nhưng không trái với các nguyên tắc cơ bản quy định tại Thông tư này để tổ chức tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc phạm vi và thẩm quyền quản lý.

Ý AN

QUY ĐỊNH TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA

Page 60: ISSN 1859-0144 12/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH … · 2015-01-16 · 4. Hiệu quả của mô hình hợp tác về khoa học và công nghệ ở Thừa Thiên Huế

60 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 12/2014

Chúc Mừng Năm Mới - 2015

Đó là quy định của Thông tư số 35/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa

học và Công nghệ (KH&CN) vừa được ban hành ngày 11/12/2014.

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; thực hiện giám định tư pháp trong hoạt động KH&CN. Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức thuộc Bộ KH&CN, Sở KH&CN; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Lĩnh vực giám định tư pháp được quy định tại Thông tư này bao gồm giám định tư pháp thuộc các lĩnh vực: tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa; công nghệ, thiết bị, máy móc; năng lượng nguyên tử ; các vấn đề liên quan đến giám định tư pháp về sở hữu công nghiệp. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hoạt động KH&CN: có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc, năng lượng nguyên tử phải có bằng tốt nghiệp đại học

hoặc sau đại học thuộc các ngành sau: ngành kỹ thuật đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực công nghệ, thiết bị, máy móc; một trong các ngành vật lý hạt nhân, công nghệ hạt nhân, hóa phóng xạ đối với giám định tư pháp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Hội đồng giám định tư pháp trong hoạt động KH&CN do Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định thành lập trong trường hợp quy định tại Điều 30 Luật giám định tư pháp. Tổ chức, cá nhân được phân công giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có). Trường hợp nhận thấy không đủ khả năng giám định các nội dung được giao, tổ chức, cá nhân được phân công giám định tư pháp phải từ chối bằng văn bản. Văn bản từ chối được gửi cho người giao nhiệm vụ và cơ quan trưng cầu giám định.

Giám định tư pháp trong hoạt động KH&CN được thực hiện căn cứ vào tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương trong lĩnh vực KH&CN, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung cần giám định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2015, trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật mới.

PV

GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ