kẾ hoẠch chiẾn lƯỢc childfund tẠi viỆt nam 2016 -...

44
CHILDFUND AUSTRALIA STRATEGIC PLAN 2015 – 2020 | 1 KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CHILDFUND AUSTRALIA STRATEGIC PLAN 2015 – 2020 | 1

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢCCHILDFUND TẠI VIỆT NAM

2016 - 2020

ChildFund tại Việt Nam là văn phòng đại diện của ChildFund Australia (sau đây gọi tắt là ChildFund tại Việt Nam) - một tổ chức phát triển quốc tế độc lập và phi tôn giáo, hoạt động vì mục tiêu giảm nghèo cho trẻ em tại các quốc gia đang phát triển.

ChildFund Australia là thành viên của Liên minh ChildFund – một mạng lưới toàn cầu gồm 11 tổ chức đang hỗ trợ cho hơn 14 triệu trẻ em và gia đình tại hơn 63 quốc gia trên thế giới. ChildFund Australia đã đăng kí hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo và được chính thức công nhận bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại - cơ quan quản lý các chương trình viện trợ nước ngoài của chính phủ Australia.

ChildFund bắt đầu làm việc tại Việt Nam từ năm 1995 và triển khai các chương trình phát triển cộng đồng tập trung vào các lĩnh vực chính là giáo dục, nước sạch vệ sinh môi trường, sinh kế bền vững, quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, an ninh lương thực, chăm sóc y tế cho bà mẹ và trẻ em, bao gồm hoạt động phòng chống HIV. Tập trung vào việc xây dựng khả năng tự thích ứng của thanh thiếu niên, ChildFund tạo cơ hội cho các em tham gia các hoạt động thể thao, đào tạo nghề và kỹ năng sống và hỗ trợ các em tham gia vào các quá trình ra quyết định tại địa phương.

Các chương trình của ChildFund được thực hiện tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam bao gồm Bắc Kạn, Cao Bằng và Hòa Bình, nơi người dân đa số thuộc các dân tộc thiểu số, thường là những đối tượng dễ bị tổn thương và sao lãng trong xã hội.

Thiết kế và In ấn: Công ty Cổ phần Truyền thông Thương mại XanhHình ảnh minh họa: thuộc bản quyền của ChildFund tại Việt NamBìa trước: Hảo, 10 tuổi, đang chăm sóc đàn dê của gia đìnhBìa sau: Vậy, 27 tuổi, cùng với hai con ở Cao Bằng

ChildFund Australia là thành viên của Hội đồng Phát triển Quốc tế của Australia (ACFID) và đã ký bộ Quy tắc Ứng xử ACFID. Bộ Quy

tắc Ứng xử này yêu cầu các thành viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao về quản trị tổ chức, trách nhiệm giải trình và quản lý tài chính.

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 3

MỤC LỤC

TỔNG QUAN……………………………………………………........................................................... 5

GIỚI THIỆU……………………………………………………………................................................... 6

PHƯƠNG PHÁP LUẬN……………………………………………………...........................................7

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC……………............................................ 8

SỰ PHÁT TRIỂN Ở CÁC KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC…….................................................. 9

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH………………………………................................. 10

TÀI SẢN…………………………………………....…………............................................................. 12

QUYỀN LỰC………………………………………..………………………......................................... 17

BẢO VỆ…………………………………………………………..........………...................................... 18

TIẾNG NÓI VÀ TÍNH ĐẠI DIỆN…………………………............................................................... 20

CHƯƠNG TRÌNH…………………................................................................................................ 22

CHƯƠNG TRÌNH 1: TIẾP CẬN GIÁO DỤC CÓ CHẤT LƯỢNG…………………................. 23

CHƯƠNG TRÌNH 2: SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀ BẢO VỆ TRẺ EM…........................ 24

CHƯƠNG TRÌNH 3: KHẢ NĂNG TỰ THÍCH ỨNG VÀ LÃNH ĐẠO

CỦA THANH THIẾU NIÊN…................................................................ 25

CHƯƠNG TRÌNH 4: CÔNG DÂN TÍCH CỰC………………………...................................... 26

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN 2011-2015..................... 28

CAM KẾT TỔ CHỨC CỦA CHÚNG TÔI……………................................................................... 32

CAM KẾT 1: KHUẾCH ĐẠI TIẾNG NÓI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN

Ở VIỆT NAM ................................................................................................... 33

CAM KẾT 2: TÁI TẬP TRUNG VÀO VẤN ĐỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ VẬN ĐỘNG

THU HÚT HỖ TRỢ CÔNG TỐT HƠN............................................................ 34

CAM KẾT 3: XÂY DỰNG KHẢ NĂNG TỰ THÍCH ỨNG CỦA TRẺ EM

VÀ THANH THIẾU NIÊN................................................................................. 36

CAM KẾT 4: QUẢN TRỊ CÔNG TỐT…………………………................................................ 37

CAM KẾT 5: TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TỔ CHỨC……….................………..................... 38

HỢP TÁC CÁC CẤP - ĐỊA PHƯƠNG, QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ……………………….............. 40

HỆ THỐNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC……………....…………………........................................ 42

4 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND VIỆT TẠI NAM 2016 - 2020

TỔNG QUAN

Tài liệu Chiến lược Quốc gia của ChildFund Việt Nam (CLQG) 2016-2020 mô tả định hướng chiến lược cho các chương trình của ChildFund Việt Nam và hướng tới năm mục tiêu sau đây:

Khuếch đại tiếng nói của trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt NamTái tập trung vào vấn đề bảo vệ trẻ em và vận động thu hút hỗ trợ công tốt hơnXây dựng khả năng tự thích ứng của trẻ em và thanh thiếu niênQuản trị công tốtTăng cường hiệu quả tổ chức

CLQG được xây dựng thông qua một quá trình làm việc nhóm toàn diện. Quá trình này bao gồm phân tích bối cảnh tình hình ở Việt Nam qua lăng kính của bốn chủ đề chương trình của ChildFund là Tài sản, Quyền lực, Bảo vệ và Tiếng nói và Tính đại diện. Dựa trên kết quả phân tích này, trọng tâm các hoạt động Chương trình của chúng tôi đã thay đổi nhằm phản ánh một môi trường phát triển và năng động hơn, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp hơn trong cuộc sống.

Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch chiến lược này bốn Chương trình của ChildFund Việt Nam sẽ là:

Tiếp cận Giáo dục có Chất lượngSự Tham gia của Trẻ em và Bảo vệ Trẻ emKhả năng Tự thích ứng và Lãnh đạo của Thanh thiếu niênCông dân Tích cực

ChildFund Việt Nam đã tính đến những thay đổi nhanh chóng và những thách thức liên quan mà Việt Nam đang trải qua. Những thay đổi này đặc biệt liên quan đến 40% dân số ở độ tuổi dưới 25 và củng cố niềm tin của chúng tôi về sự cần thiết phải tập trung các hoạt động phát triển vào trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam. Với dân số khoảng 91 triệu, tỉ lệ này cho thấy đây là một con số rất đáng kể những người sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai của đất nước.

Trong khi nền kinh tế của Việt Nam vẫn đang trên đà tiếp tục phát triển, ChildFund Việt Nam sẽ nỗ lực hơn nữa để làm việc với xã hội dân sự và chính quyền nhằm củng cố các hệ thống hỗ trợ các thế hệ đang lớn lên cũng như truyền thông vận động về các vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ em ở Việt Nam. Tài liệu này định hình phương pháp tiếp cận của chúng tôi và xác định các lĩnh vực trọng tâm trong hoạt động của ChildFund tại Việt Nam trong năm năm 2016 - 2020 và sẽ giúp ChildFund Việt Nam thực hiện sự thay đổi lâu dài và đáng kể trong cuộc sống của trẻ em ở Việt Nam và của cả cộng đồng.

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 5

GIỚI THIỆU

Từ những năm 1990, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể với tỉ lệ những người sống trong nghèo đói cùng cực giảm từ 50% xuống khoảng 3% như hiện nay. Mặc dù đạt được thành tích này, nghèo đói và nhiều thách thức vẫn còn là những vấn đề nổi cộm với sự chênh lệch đang gia tăng giữa phần đông dân số người Kinh và 54 dân tộc thiểu số khác. Các nhóm dân tộc thiểu số chiếm 15% tổng số dân nhưng đại diện cho gần một nửa số người nghèo và 2/3 số người nghèo cùng cực của cả nước.

Để hoạt động hiệu quả, ChildFund tại Việt Nam đã cùng làm việc và thực hiện các hoạt động thông qua các cấp chính quyền trong 20 năm qua. Trong giai đoạn thực hiện CLQG này, ChildFund sẽ tiếp tục sử dụng các hệ thống và cơ cấu của nhà nước để hỗ trợ tốt hơn cho việc thực hiện các hoạt động của chúng tôi cũng như tăng cường năng lực của các cấp chính quyền và nâng cao tác động và tính hiệu quả của chính quyền trong việc cung cấp dịch vụ. Xây dựng và củng cố các mối quan hệ của chúng tôi với chính quyền các cấp sẽ đặt ChildFund tại Việt Nam vào vị thế vững mạnh hơn để vận động chính sách trong các lĩnh vực liên quan đến các cam kết tổ chức và các chương trình ưu tiên của chúng tôi.

Trong những năm gần đây, xã hội dân sự ở Việt Nam đã tiến triển đáng kể. Dù vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, ChildFund tại Việt Nam đã bắt đầu làm việc với các tổ chức cơ sở tại địa phương cũng như các tổ chức hoạt động theo nhóm vấn đề và sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội để phát triển các mối quan hệ này. Trong giai đoạn kế hoạch chiến lược này, ChildFund tại Việt Nam sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ với nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) và các nhóm xã hội dân sự địa phương để phát triển năng lực của xã hội dân sự trong nước và củng cố các NGO địa phương.

Tài liệu CLQG này trình bày chi tiết định hướng và liên kết chiến lược của ChildFund tại Việt Nam với các lĩnh vực ưu tiên của các Chương trình như giáo dục, bảo vệ trẻ em và khả năng tự thích ứng của trẻ và công dân tích cực. CLQG này cũng gắn liền với các nguyên tắc và mục tiêu chiến lược của Kế hoạch Chiến lược tổng thể của ChildFund Australia giai đoạn 2015-2020

6 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 7

PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Để có thể xây dựng một chiến lược truyền cảm hứng như vậy cho năm năm tới, ChildFund tại Việt Nam đã bắt tay vào một quá trình bao hàm toàn diện, gồm cả việc tổ chức một hội thảo về Quản trị Sự thay đổi cho tất cả các trưởng phòng ban, các cán bộ quản lý và chuyên viên cấp cao. Khóa tập huấn này đã hun đúc sự nhiệt tình của cán bộ trong việc tham gia xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện, bền vững và thống nhất hơn, theo cách có trách nhiệm và minh bạch hơn, cũng như tăng sự tập trung vào hoạt động trong lĩnh vực truyền thông vận động và vận động chính sách. Mỗi phòng ban và văn phòng cấp tỉnh đã thảo luận định hướng và các sáng kiến cho năm năm tới. Giám đốc Quốc gia và trưởng các phòng ban đã làm việc với nhiều mạng lưới và tiến hành tham vấn các bên liên quan như chính phủ, nhà tài trợ, NGO quốc tế và xã hội dân sự. Nhóm Điều phối Quản lý đã xem xét những thách thức và thành tựu của kế hoạch chiến lược gần đây nhất, thảo luận về bối cảnh hiện nay của lĩnh vực phát triển, chính trị, động lực xã hội và nghèo ở trẻ em tại Việt Nam. Quá trình này giúp ChildFund tại Việt Nam truyền đạt rõ những cảm hứng và mong muốn của chúng tôi cho tương lai của trẻ em Việt Nam và cộng đồng đối tác của chúng tôi. Các thành viên Nhóm Điều phối Quản lý đã cùng nhau viết chiến lược với sự hỗ trợ của một tư vấn độc lập và bản dự thảo CLQG đã được chia sẻ và giới thiệu tới các cán bộ để lấy thêm ý kiến. Bản CLQG đã được Nhóm Chương trình Quốc tế, Giám đốc Chương trình Quốc tế và Giám đốc Điều hành của ChildFund Australia góp ý trước khi được Hội đồng Quản trị ChildFund Australia thông qua.

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC

8 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

Từ những chính sách Đổi Mới kinh tế được ban hành vào những năm 1980, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế mạnh mẽ. Đất nước đã chuyển mình từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới thành một quốc gia thu nhập trung bình vào năm 2010 và vẫn tiếp tục đà phát triển trong năm 20151.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được chính phủ Việt Nam thông qua, chú trọng đặc biệt tới cải cách cơ cấu, bền vững môi trường, công bằng xã hội, và các vấn đề mới nổi về sự ổn định kinh tế vĩ mô. Kế hoạch này xác định ba “lĩnh vực đột phá”: (i) thúc đẩy nguồn nhân lực/ phát triển kỹ năng (đặc biệt là các kỹ năng cho ngành công nghiệp hiện đại và đổi mới), (ii) cải thiện thể chế thị trường, và (iii) phát triển cơ sở hạ tầng.

Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), công tác giảm nghèo và đạt được MDGs trong các cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn bị tụt hậu rất xa so với đà tiến triển chung của đất nước. Bản mô tả đặc điểm đói nghèo gần đây nhất cho thấy rằng rất nhiều yếu tố đặc trưng của người nghèo của Việt Nam trong năm những năm 1990 vẫn là đặc điểm nổi bật của người nghèo ngày hôm nay: trình độ học vấn thấp và kỹ năng làm việc hạn chế, phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp tự cung tự cấp, cô lập về tự nhiên và xã hội, những thiệt thòi đặc thù liên quan đến đặc điểm dân tộc cũng như việc phải đối mặt với thiên tai và rủi ro. Trong thập kỷ qua, nâng cao trình độ học vấn và đa dạng hóa các hoạt động phi nông nghiệp là thế mạnh để giảm nghèo. Người nghèo hiện nay vẫn chủ yếu sống ở khu vực nông thôn với sinh kế phụ thuộc vào nông nghiệp và các hoạt động liên quan.

Mặc dù thuộc nhóm dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo của người dân tộc thiểu số chiếm gần một nửa số hộ nghèo của cả nước. Họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản như y tế, nước sạch và giáo dục. Tỷ lệ tử vong trẻ em trong các nhóm dân tộc thiểu số cao gấp đôi so với người Kinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dân tộc thiểu số (33%) cao hơn gấp đôi mức trung bình của cả nước (15%)

1. 15 năm đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ của Việt Nam, Báo cáo của World Bank

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 9

SỰ PHÁT TRIỂN Ở CÁC KHU VỰC MIỀN NÚI

PHÍA BẮC

ChildFund đã chọn làm việc ở các khu vực miền núi phía Bắc vì các khu vực này đang tiếp tục ngày càng tụt hậu trên các thống kê quốc gia về phát triển. Tại các tỉnh nơi ChildFund tại Việt Nam đang làm việc, phần lớn dân số là người dân tộc thiểu số, đặc biệt là Cao Bằng (95% người dân tộc thiểu số và 5% là người Kinh); Bắc Kạn (86% người dân tộc thiểu số và 14% là người Kinh); Hòa Bình (72,3% người dân tộc thiểu số và 27,7% là người Kinh).

Ở các khu vực ChildFund tại Việt Nam đang làm việc, triển vọng kinh tế chủ yếu phụ thuộc

vào sản xuất nông nghiệp. Thu nhập từ nông nghiệp rất thấp và nông dân thường phải đến các tỉnh thành khác để kiếm thêm thu nhập. Đa số người dân tộc thiểu số nghèo tiếp tục sống ở các vùng miền núi bị cô lập với đất đai kém màu mỡ hơn, và ba phần tư tổng thu nhập của họ là từ nông nghiệp và các hoạt động liên quan. Ngược lại, người nghèo thuộc dân tộc Kinh có danh mục việc làm và thu nhập đa dạng hơn và sinh sống ở các vùng ven biển và đồng bằng. So với các nhóm dân tộc thiểu số, chiều sâu và mức độ nghiêm trọng của nghèo ở nhóm người Kinh đứng ở mức thấp hơn.

ChildFund định nghĩa nghèo là không có khả năng và tự do mà con người cần để sống cuộc sống mà họ trân trọng. Cụ thể hơn, chúng tôi tin rằng trẻ em chịu cảnh nghèo khi các em không có các tài sản (về con người, tự nhiên, xã hội và vốn); các em bị loại trừ khỏi xã hội của mình, và trở thành vô hình (tiếng nói và tính đại diện) và có sự phân biệt về quyền lực trong gia đình, cộng đồng, xã hội và trên khắp các quốc gia.

Vì đây là những nguyên nhân của tình trạng nghèo ở trẻ em, ChildFund tại Việt Nam hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo tương lai của trẻ em bằng cách tập trung vào các lĩnh vực sau:

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH

Tài sản: xây dựng nguồn lực con người, vốn, tự nhiên và xã hội xung quanh trẻ em, bao gồm cả

người chăm sóc trẻ

Quyền lực: xây dựng quyền lực của người nghèo và trẻ em nghèo để truyền thông vận động và vận động

chính sách liên quan đến quyền của họ

Bảo vệ: làm việc để đảm bảo rằng trẻ em và thanh thiếu niên được bảo vệ trước các rủi ro trong môi

trường của các em, bao gồm cả HIV và AIDS và bạo lực giới

Tiếng nói và Tính đại diện: xây dựng tiếng nói và tính đại diện của trẻ em để các em nói lên quan điểm

của chính mình trong những quyết định liên quan tới các em

10 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

1

2

3

4

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 11

Khả năng tiếp cận được các nguồn lực về con người, vốn, tự nhiên và xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ em và trong việc thực hiện các quyền của một cá nhân. Trẻ em trở nên dễ bị tổn thương nhất khi không được tiếp cận đầy đủ các tài sản này.

Trẻ em ở vùng sâu vùng xa bị hạn chế tiếp cận với kiến thức, thông tin và các dịch vụ cơ bảnPhần lớn người dân trong cộng đồng là những nông dân nghèo, sống ở vùng sâu vùng xa, có trình độ học vấn thấp, và ít được tiếp cận với các yếu tố sản xuất như đất đai, vốn, công nghệ, thông tin và các dịch vụ cơ bản.

Sự chênh lệch về chất lượng giáo dục còn tồn tạiKết quả học tập của trẻ em sống ở các khu vực miền núi và dân tộc thiểu số thường thấp hơn so với trẻ em thuộc các nhóm dân tộc đa số hoặc sống ở các đồng bằng. Gần 40% trẻ em dân tộc thiểu số không đạt các tiêu chuẩn quốc gia về tiếng Việt và Toán ở bậc tiểu học. Trẻ khuyết tật phải đối mặt với sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Tình trạng này tồn tại do sự bất bình đẳng trong đầu tư vào giáo dục giữa miền núi và đồng bằng. Các cơ sở học tập tại vùng đồng bằng thường tốt hơn nhiều so với ở vùng núi. Giáo viên ở các vùng đồng bằng cũng có kỹ năng tốt hơn vì họ được tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực và đào tạo.Tại các vùng ChildFund làm việc, trẻ em không được tiếp cận giáo dục có chất lượng do cơ sở hạ tầng giáo dục, phương pháp giảng dạy và các nguồn lực không đầy đủ. Ở trường, học sinh học tập với các chương trình giảng dạy đã lỗi thời và kiến thức vẫn được truyền đạt theo phương pháp giảng dạy kiểu học thuộc lòng và thuyết giáo. Trẻ khuyết tật và trẻ em gặp khó khăn trong học tập thường bị từ chối cơ hội được đi học và có rất ít lựa chọn khác ngoài việc ở nhà2. Phòng học tạm bợ phổ biến ở các tỉnh nông thôn và miền núi. Cơ sở hạ tầng trường học không đầy đủ là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới kết quả giáo dục thấp. Theo một đánh giá nhu cầu của ChildFund tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình vào năm 2013, chỉ có 5,5% các điểm trường vệ tinh có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất đầy đủ. 81% số trường học không có nhà vệ sinh hợp vệ sinh và cần bổ sung thêm 43 lớp học cố định ở sáu xã được khảo sát.

Nhiều điểm trường lẻ không có sân chơi hoặc nhà bếp. Phòng học thường không có cửa sổ, xây dựng không vững chắc, lạnh và tối vào mùa đông. Chính quyền địa phương ưu tiên đầu tư cho các trường trung tâm dẫn đến tình trạng cơ sở hạ tầng ở các điểm trường vùng sâu vùng xa càng thiếu thốn hơn.

Giáo dục chất lượng thấpNội dung và phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp đã lỗi thời, cứng nhắc và thiếu sự liên quan đến cuộc sống của trẻ em. Phương pháp sư phạm hiện hành không tập trung vào các kỹ năng sống và áp dụng cách thức giảng dạy ưu tiên việc học thuộc lòng. Chưa đến 20% giáo viên các lớp 4 - 5 nắm vững kiến thức môn Toán và tiếng Việt3. Ở cấp mầm non, giáo viên thường không có nhiều kiến thức về phát triển trẻ em và nội dung môn học.Nội dung giảng dạy lỗi thời và phương pháp học thuộc lòng kết hợp với giáo viên kém chất lượng góp phần tạo ra lớp học sinh thụ động, khó thích ứng với môi trường bên ngoài hệ thống giáo dục chính quy. Thanh thiếu niên thường thiếu kỹ năng sống và không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường việc làm ngày càng coi trọng các kỹ năng hỗ trợ cho việc tự định hướng và sáng tạo.

Nước sạch và Vệ sinhTrong năm 2015, các khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và các vùng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận với hệ thống vệ sinh ít hơn các tỉnh khác. Tại khu vực miền núi phía Bắc, chỉ có 50% số hộ gia đình tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh, và đại tiện lộ thiên vẫn còn phổ biến. Điều này là hệ quả của việc khối doanh nghiệp tư nhân ít tham gia và thị trường cải thiện điều kiện vệ sinh còn kém phát triển4. ChildFund là một trong năm tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) thực hiện các chương trình “Không đại tiện lộ thiên” ở các khu vực nông thôn.Tại các vùng chương trình của ChildFund tại Việt Nam, tình trạng tiếp cận với nước sạch và vệ sinh cơ bản đều tương đối thấp. Các số liệu về tiếp cận nước sạch và vệ sinh cơ bản của Na Rì (2013) lần lượt là 65% và 58%, Quảng Uyên (2014): 78% và 43%, Kim Bôi (2014): 51% và 24% và Trà Lĩnh (2015): 57% và 39%5. Như vậy, nước sạch và vệ sinh vẫn là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết.

12 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

TÀI SẢN

2 Đánh giá nhu cầu ở Kim Bôi của ChildFund, tháng 5 năm 20133 Khảo sát tại Na Rì, Bắc Kạn của ChildFund tại Việt Nam, 2012

4 (Nguồn: VIHEMA, tháng 10 năm 2015 Cục quản lý môi trường Y tế)5 Các khảo sát Chỉ số Kết quả Chương trình của ChildFund tại Việt Nam

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 13

Y tếTrong những năm gần đây, tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với sự chênh lệch lớn giữa các khu vực về một số chỉ số y tế, bao gồm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và suy dinh dưỡng trẻ em. Các tỷ lệ này vẫn còn khá cao ở Tây Nguyên và các khu vực miền núi phía Bắc - hai vùng khó khăn nhất. Trong năm 2013, tỷ lệ thấp còi (trẻ có chiều cao dưới mức trung bình so với độ tuổi) ở trẻ em dưới năm tuổi vẫn còn ở mức cao (25,9%). Tỷ lệ tử vong bà mẹ ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng, nơi ChildFund tại Việt Nam đang làm việc,

cao gấp 10 lần so với các tỉnh châu thổ sông Hồng. Mặc dù tỷ lệ các ca sinh nở được nhân viên y tế có kỹ năng chuyên môn trợ giúp và tỷ lệ sinh tại các cơ sở y tế nói chung là cao, chênh lệch giữa các khu vực vẫn còn lớn. Trong khi hơn 99% phụ nữ mang thai ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được nhân viên y tế có kỹ năng chuyên môn hỗ trợ khi sinh con, các số liệu ở khu vực miền núi phía Bắc là 78,3%. Chỉ có 63,4% phụ nữ dân tộc thiểu số được nhân viên y tế có kỹ năng chuyên môn hỗ trợ khi sinh con. Tỷ lệ phụ nữ sinh con ở nhà vẫn còn rất cao ở các khu vực miền núi phía Bắc (22%)6. Theo khảo sát Chỉ số Kết quả

6 Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam

14 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

Chương trình của ChildFund tại Việt Nam gần đây ở Trà Lĩnh (2015), ít nhất 14% các bà mẹ sinh con ở Trà Lĩnh không được nhân viên y tế có kỹ năng chuyên môn đỡ đẻ. Trong hội thảo xác minh kết quả khảo sát, cộng đồng cho biết một số bà mẹ mang thai con thứ ba đã không tới các trung tâm y tế để sinh con vì sinh nhiều hơn hai con là trái chính sách của nhà nước. Ngay cả khi các ca sinh có thể được các nhân viên y tế có kỹ năng chuyên môn đỡ đẻ, nhiều cơ sở y tế, bao gồm cả các khoa sơ sinh tại bệnh viện huyện, vẫn còn thiếu trang thiết bị, vật tư, thuốc hoặc nhân viên y tế thiếu các kỹ năng cần thiết để có thể can thiệp thích hợp nhằm cứu sống trẻ sơ sinh.

Tăng trưởng kinh tếKhoảng 67% dân số Việt Nam sống ở nông thôn trong khi 33% dân số sống ở các đô thị. Nếu tính theo mức sống tối thiểu ở 1,9 đô la Mỹ trên đầu người (so sánh ngang giá sức mua năm 2011) thì tỷ lệ người nghèo cùng cực đã giảm từ trên 50% vào đầu năm 1990 xuống còn 3% như hiện nay. Những lo ngại về nghèo đói đang ngày càng tập trung vào các nhóm dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15% dân số. Các nhóm này chiếm hơn một nửa số người nghèo và những tiến bộ về giảm nghèo cho dân tộc thiểu số đã ngày càng chậm lại.

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 15

16 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

Trong Phương pháp Tiếp cận Chương trình của mình, ChildFund Australia định nghĩa “quyền lực” là năng lực tập thể của mọi người để thực hiện và thúc đẩy các quyền của trẻ em7. Định nghĩa này liên quan chặt chẽ với các khái niệm về trao quyền cho cộng đồng, hộ gia đình và trẻ em để họ có thể lên tiếng và phấn đấu có mục đích hướng tới cải thiện khả năng tiếp cận và thực hành các quyền của trẻ em. Khái niệm về trao quyền cho trẻ em và công dân để thực hiện và thúc đẩy các quyền của trẻ em liên kết chặt chẽ với việc huy động xã hội dân sự.

ChildFund tại Việt Nam đã và đang hỗ trợ cho việc thành lập và hoạt động các nhóm đồng sở thích trong cộng đồng như Câu lạc bộ Trẻ em, Câu lạc bộ Phóng viên Nhỏ, Nhóm người sử dụng nước, Hội phụ huynh, Câu lạc bộ Những người cùng chia sẻ, Nhóm HIV tự lực, Nhóm tiết kiệm và tín dụng. Kết quả từ các dự án khác nhau cho thấy các nhóm này có những đóng góp tích cực vào việc cải thiện an sinh trẻ em và thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em nhưng vẫn còn nhiều vấn đề có thể cải thiện tốt hơn nữa. Các cuộc khảo sát Chỉ số Kết quả Chương trình8 do ChildFund tại Việt Nam thực hiện trong các năm

2013, 2014, và 2015 cho thấy “hành động tập thể” theo hình thức vận động chính sách và vận động hành lang những người có trách nhiệm ở địa phương, do phụ nữ/ thanh thiếu niên/ trẻ em, các đối tác ở cấp cộng đồng và các nhóm cộng đồng vẫn còn hạn chế. Ở một huyện trong vùng khảo sát, chỉ có 2% phụ nữ, 10% thanh thiếu niên và 5% trẻ em được phỏng vấn cho biết họ đã từng bày tỏ ý kiến vận động hành lang hoặc vận động chính sách tới những người có trách nhiệm ở địa phương. Tại một huyện khác, 23% phụ nữ được hỏi cho biết họ đã yêu cầu giúp đỡ hoặc đề xuất những thay đổi với chính quyền địa phương hoặc những người có trách nhiệm. Con số này ở trẻ em là 8% và ở thanh thiếu niên là 22%. Các cấp chính quyền địa phương ở các khu vực này cũng xác nhận rằng cộng đồng địa phương và người dân hiếm khi đến gặp chính quyền để thảo luận về vấn đề gì đó hoặc đề xuất thay đổi. Hầu hết các trường hợp cộng đồng và người dân đến gặp chính quyền chỉ là để báo cáo về các vấn đề và chủ yếu là xin phép để tiến hành một hoạt động nào đó. Các cấp chính quyền địa phương cũng khẳng định họ chưa bao giờ nhận được yêu cầu hỗ trợ từ cộng đồng.

QUYỀN LỰC

7 Phương pháp tiếp cận Quyền lực ChildFund Australia, 20158 Số đối tác cấp cộng đồng tại địa phương của ChildFund

Australia và/hoặc các nhóm cộng đồng được ChildFund hỗ trợ đã vận động hoặc vận động hành lang những người có trách nhiệm để thay đổi việc cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện quyền trẻ em

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 17

18 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

Bảo vệ trẻ em là nòng cốt của hoạt động của ChildFund. Các bậc cha mẹ, các thành viên cộng đồng và chính quyền địa phương thường không có nhiều kiến thức, năng lực và/ hoặc nguồn lực rất hạn chế để bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. ChildFund tại Việt Nam nhận thấy các vấn đề quan trọng sau đây trong công tác bảo vệ trẻ em cần được giải quyết:

Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng

Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng đang ở trong giai đoạn bắt đầu phát triển ở Việt Nam. Năng lực của chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho việc đáp ứng ngay cả những yêu cầu cơ bản để thực hiện một mô hình thí điểm hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng.

Ngân sách sẵn có cho các ủy ban hạn chế càng gây thêm khó khăn cho việc thực hiện bất kỳ hoạt động bảo vệ trẻ em nào bởi ngân sách cho các hoạt động đã được phê duyệt thường không được giải ngân sau nhiều năm tính từ thời điểm phê duyệt ban đầu. Năng lực địa phương vì thế càng yếu dẫn đến công tác bảo vệ trẻ em còn rất kém và hạn chế khả năng ứng phó trong các vụ lạm dụng hoặc bóc lột.

Cộng đồng cần được nâng cao nhận thức, tiếp cận thêm thông tin về cơ chế, dịch vụ và những hỗ trợ bảo vệ trẻ em sẵn có. Số liệu khảo sát cho thấy 19% số người lớn ở Quảng Uyên và 23% cả người lớn và trẻ em ở Kim Bôi được hỏi cho biết họ không biết làm thế nào để có được sự hỗ trợ cần thiết trong trường hợp chứng kiến những cảnh trẻ em bị ngược đãi hoặc bị bạo lực.

BẢO VỆ

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 19

9 Nghiên cứu trực tuyến về thanh thiếu niên ở các khu vực dự án, 2015.

Ngược đãi và sao nhãng trẻ em do bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình có tác động nghiêm trọng tới an sinh và sự phát triển của trẻ em. Cơ quan Phụ nữ Liên hợp quốc - UN Women đã cảnh báo các chi phí kinh tế và xã hội của bạo lực gia đình khi phụ nữ phải chi những khoản chi phí cho việc điều trị y tế, nhờ cảnh sát can thiệp, hỗ trợ pháp lý, tư vấn và hỗ trợ tư pháp. Trẻ em phải chịu bạo lực gia đình có nhiều khả năng phải nghỉ học và kết quả học tập thường ở dưới mức trung bình.

Ngoài ra, do thiếu sự giám sát chặt chẽ của cha mẹ, thiếu tiếp cận với thông tin, và thiếu kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ, trẻ em có nguy cơ cao chịu bắt nạt và quấy rối trên mạng và tiếp xúc với nội dung hoặc các quan hệ có hại cho trẻ9.

Biến đổi khí hậu và thiên tai

Do vị trí địa lý và điều kiện địa hình, Việt Nam hay phải chịu các loại thiên tai nghiêm trọng và đa dạng như: lũ, bão, bão lốc, nước dâng do bão, ngập lụt, lốc xoáy, lũ quét, xói mòn bờ sông và bờ biển, mưa đá, hạn hán, sạt lở đất và cháy rừng. Như một hệ quả của biến đổi khí hậu, Việt Nam đang phải chịu đựng điều kiện thời tiết cực đoan ngày càng thường xuyên, ngày càng bất ổn và ngày càng khắc nghiệt hơn.

Tại các tỉnh nơi ChildFund đang làm việc, các tác động của biến đổi khí hậu ít nghiêm trọng và trực tiếp hơn so với nhiều tỉnh khác của Việt Nam. Tuy vậy, các cộng đồng vẫn đang bị đe dọa đến an ninh lương thực do cả hạn hán và lũ lụt. Chính phủ Việt Nam đã có cơ cấu ứng phó thiên tai quốc gia hoạt động từ cấp trung ương đến cấp xã và đây chính là cơ chế ứng phó đầu tiên hành động trong trường hợp thiên tai xảy ra.

20 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

TIẾNG NÓI VÀ TÍNH ĐẠI DIỆN

ChildFund tại Việt Nam tin rằng sự phát triển toàn diện của một trẻ em đòi hỏi không chỉ là sự tiếp cận các tài sản hữu hình, mà còn cả sự tăng cường về tiếng nói và tính đại diện của mỗi em. Theo cách này, chúng tôi muốn nói tới khả năng tự nói lên quan điểm, chính kiến của mỗi trẻ em về những quyết định liên quan tới các em, và nếu cần thiết, có khả năng hành động để tạo ra sự thay đổi.

ChildFund đặt mục tiêu thúc đẩy và tăng cường tiếng nói và quyền tự quyết của các bậc cha mẹ và trẻ em ở những nơi mà trẻ em phải đối mặt với những rào cản lớn đối với sự phát triển của các em, có thể kể đến như:

Trẻ em, thanh thiếu niên và các thành viên cộng đồng có ít cơ hội để nói lên quan điểm của mình

Khảo sát từ các vùng dự án cho thấy cơ hội để trẻ em và thanh thiếu niên nói lên quan điểm của mình trong các quyết định liên quan đến các em còn rất hạn chế. Theo một cuộc khảo sát Chỉ số Kết quả Chương trình gần đây ở Trà Lĩnh, chỉ có 24% các em trai và 35% các em gái trong độ tuổi từ 6 - 14 cho biết các em có cơ hội để bày tỏ quan điểm của mình ở ít nhất hai trong ba bối cảnh gồm ở nhà, ở trường học và tại cộng đồng10. Việc bị loại trừ ảnh hưởng đến cơ hội tham gia vào việc ra quyết định liên quan đến cuộc sống của các em bao gồm dịch vụ y tế, trường học và các dịch vụ công khác.

Sự tham gia và can thiệp của cha mẹ, trẻ em và các thành viên cộng đồng trong các quyết định và hoạt động còn rất hạn chế. Trẻ em trong các cộng đồng nơi ChildFund tại Việt Nam làm việc thường bị loại trừ khỏi việc tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến các em. Trẻ em thường được coi là quá nhỏ và chưa đủ chín chắn để có thể đóng góp cho bất kỳ quyết định nào ở nhà, ở trường học và tại cộng đồng của các em11.

Sự tham gia của cha mẹ, trẻ em và các thành viên cộng đồng trong các quyết định và các hoạt động định hình những trải nghiệm và kết quả học tập còn rất hạn chế

Năng lực để hành động tập thể, và sự tham gia của cha mẹ và trẻ em trong các sáng kiến giáo dục liên quan đến nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, giám sát trường học, và giới thiệu những phương pháp sáng tạo cho nội dung và cách thức giáo dục còn rất hạn chế.

Trong lĩnh vực giáo dục, người lớn ra quyết định thay cho trẻ em trong các vấn đề như trang trí lớp học, sắp xếp chỗ ngồi, tổ chức sự kiện trường học, và trẻ em thường “tham gia” như những diễn viên hoặc người dẫn chương trình. Ở nhà, cha mẹ quyết định các con nên ghi danh vào trường nào, mặc quần áo gì và chơi môn thể thao hoặc trò chơi nào. Ở trường, học sinh học tập với chương trình giảng dạy đã lỗi thời và phải chấp nhận phương pháp giảng dạy theo phong cách học thuộc lòng và thuyết giáo.

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 21

10 Khảo sát Chỉ số Kết quả của ChildFund tại Trà Lĩnh (2015)11 Bản mô tả Khung chương trình Tiếp cận Giáo dục có Chất lượng 2014 - 2017

CHƯƠNG TRÌNH

22 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

ChildFund sẽ thực hiện bốn chương trình trong giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm:

Tiếp cận Giáo dục có Chất lượng

Sự Tham gia của Trẻ em và Bảo vệ Trẻ em

Khả năng Tự thích ứng và Lãnh đạo của Thanh thiếu niên

Công dân Tích cực

Thông qua bốn chương trình này, ChildFund tại Việt Nam sẽ hỗ trợ thực hiện các hoạt động nằm trong bốn chủ đề xuyên suốt

gồm Tiếp cận Tài sản, Quyền lực, Bảo vệ và Tiếng nói và Tính đại diện.

1

2

3

4

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 23

CHƯƠNG TRÌNH 1:TIẾP CẬN GIÁO DỤC

CÓ CHẤT LƯỢNG

Mục đích: Trẻ em nhận thức được quyền được hưởng giáo dục chất lượng trong một môi trường học tập an toàn và thúc đấy.

Mục tiêu và hoạt động:

1: Học tập tại nhà và thúc đẩy tính sở hữu và sự tham gia. - Chúng tôi sẽ nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ về việc chăm sóc và phát triển trẻ em, vấn đề nghèo trẻ em, sự tham gia, giáo dục hoà nhập và các vấn đề xuyên suốt khác. Chúng tôi sẽ thiết lập các câu lạc bộ cha mẹ và con cái, tổ chức các hoạt động vui chơi thể thao, văn hóa và xã hội;

2: Vận động chính sách ở các cấp quốc gia, tỉnh và huyện: - Các hoạt động trong mục tiêu này được thiết kế để hỗ trợ việc vận động nhằm thể chế hóa các quy trình và hệ thống quản lý, phương pháp và công nghệ giảng dạy mà ChildFund giới thiệu trong các hệ thống và chính sách ở cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia;

3: Tạo một môi trường an toàn và thúc đẩy - Can thiệp này được thiết kế để hỗ trợ các trường thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn (dựa trên các mô hình mà ChildFund giới thiệu) về sự an toàn, thực hành giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm, lập kế hoạch và truyền thông.

Mục đích: Để giúp xây dựng các cộng đồng mà ở đó trẻ em và thanh thiếu niên được bảo vệ và các em có thể tham gia, phát biểu ý kiến của mình cũng như hành động về các vấn đề liên quan đến mình.

Mục tiêu và hoạt động:

1. Cải thiện sự tham gia của trẻ em, tiếng nói và quyền đại diện của các em - Chúng tôi sẽ thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa, bảo vệ trẻ em, thực hiện quyền trẻ em cơ bản, tiếng nói và sự đại diện của các em;

2. Tăng cường khả năng tự thích ứng của trẻ, đặc biệt là trong bảo vệ trẻ em - Chúng tôi sẽ nâng cao năng lực cho trẻ em trong việc xác định rủi ro, phát triển kỹ năng sống và tham gia vào các hoạt động hỗ trợ cũng như nâng cao năng lực cho nhóm đồng đẳng; chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ cộng đồng xây dựng môi trường sống trong đó cha mẹ, họ hàng, thầy cô giáo và các thành viên khác của cộng đồng có hiểu biết đúng đắn và kỹ năng thích hợp để hỗ trợ trẻ em;

3. Xây dựng năng lực và các mối liên kết giữa các cộng đồng và chính quyền địa phương trong việc bảo vệ trẻ em - Mục tiêu này bao gồm các dự án được thiết kế nhằm nâng cao năng lực của cộng đồng và chính quyền địa phương để cải thiện các cơ chế hiện hành nhằm bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng, bạo hành, bóc lột và rủi ro xã hội.

CHƯƠNG TRÌNH 2:SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM

VÀ BẢO VỆ TRẺ EM

24 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

CHƯƠNG TRÌNH 3: KHẢ NĂNG TỰ THÍCH ỨNG VÀ

LÃNH ĐẠO CỦA THANH THIẾU NIÊN

Mục đích: Xây dựng khả năng và năng lực của thanh thiếu niên để kiến tạo và thúc đẩy cộng đồng vững mạnh.

Mục tiêu và hoạt động:

1. Thanh thiếu niên có được các kỹ năng và kiến thức cần thiết để xây dựng khả năng lãnh đạo và kỹ năng sống của các em

Lập kế hoạch và định hướng cho cá nhân và đào tạo nghề: chúng tôi sẽ làm việc với thanh thiếu niên để các em có thể hiểu và tiếp cận được các cơ hội đào tạo nghề nhằm giúp các em hoạch định tương lai;Tiếp cận thông tin: chúng tôi sẽ hỗ trợ thanh thiếu niên tiếp cận, tìm hiểu và hành động dựa trên hiểu biết pháp luật và chính sách liên quan tới các em.

2. Xây dựng năng lực cho thanh thiếu niên để hướng dẫn và gây ảnh hưởng với người khác

Thực hiện các dự án phát triển cộng đồng do thanh thiếu niên thiết kế, dẫn dắt và/hoặc giám sát;

Xây dựng sự tự tin cho thanh thiếu niên để hành động như những thủ lĩnh trong cộng đồng; phát kiển kỹ năng trình bày, làm việc nhóm, phân tích và lập kế hoạch;Xây dựng cho thanh thiếu niên kiến thức, kỹ năng và hiểu biết kỹ thuật về các vấn đề liên quan tới nước sạch và vệ sinh và y tế công cộng.

3. Xây dựng một môi trường ủng hộ các sáng kiến do thanh thiếu niên khởi xướng và giúp cho các thành viên cộng đồng tiếp cận đầy đủ các nguồn lực

Xây dựng các hệ thống trong các gia đình và cộng đồng để tiếp cận các nguồn lực (nước sạch và vệ sinh môi trường, dịch vụ y tế);Thúc đẩy thực hiện các dự án do thanh thiếu niên khởi xướng để huy động các nguồn lực nhằm xây dựng cộng đồng vững mạnh/ phát triển kinh tế xã hội;Thúc đẩy các cấp chính quyền địa phương và xã hội dân sự tham gia vào việc chia sẻ chính sách/ kế hoạch công tác/ chương trình nghị sự hỗ trợ thanh thiếu niên, đưa ra các ý tưởng và sáng kiến mới để hành động.

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 25

CHƯƠNG TRÌNH 4:CÔNG DÂN TÍCH CỰC

Mục đích: Xây dựng năng lực và cải tiến quá trình ra quyết định ở cộng đồng để khuyến khích sự tham gia và hành động tập thể.

Mục tiêu và hoạt động:

1. Tăng cường và thúc đẩy sự phát triển xã hội dân sự vì sự thay đổi tích cực

Xây dựng năng lực cho xã hội dân sự;Hỗ trợ các hành động và sáng kiến của cộng đồng.

2. Thúc đẩy khả năng lãnh đạo của phụ nữ trong quá trình ra quyết định tại gia đình và cộng đồng

Cung cấp kiến thức và nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới trong cộng đồng;Hỗ trợ việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ thông qua việc cân bằng khối lượng công việc và tạo các cơ hội phát triển kinh tế thông qua việc thành lập mạng lưới tiếp cận thị trường và kinh doanh.

3. Hỗ trợ người khuyết tật hiện diện trong cộng đồng nhiều hơn

Nâng cao nhận thức về khuyết tật, sự tham gia, hòa nhập và năng lực độc lập;Ủng hộ sự tham gia của người khuyết tật trong việc xây dựng các chính sách và kế hoạch của địa phương.

26 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 27

LEARNING FROM THE PREVIOUS CSP

28 | CHILDFUND VIET NAM STRATEGIC PLAN 2016 - 2020

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC TRƯỚC

28 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

Khi đánh giá CLQG gần đây nhất, chúng tôi nhận thấy đã đạt được những thành tựu lớn trong việc hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao tính hiệu quả tổ chức cũng như những thành tựu trong tăng trưởng, phát triển mạng lưới và có ảnh hưởng ở tầm quốc tế. Chúng tôi cũng đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng năng lực cho các đối tác và cộng đồng địa phương nơi ChildFund làm việc thông qua đào tạo và tổ chức các hội thảo liên quan đến các hoạt động dự án. Vẫn còn nhiều việc cần phải làm, đặc biệt là trong các lĩnh vực sự tham gia của trẻ em, tiếng nói và tính đại diện.

Đảm bảo tác động, vì trẻ em

Trẻ em và cộng đồng đã nhận thức tốt hơn về quyền và bảo vệ trẻ em thông qua các hoạt động dự án của chúng tôi. Việc thực hiện Khung Hiệu quả Phát triển (DEF) đã hỗ trợ cho việc xây dựng các dự án và các chương trình thiết thực và bền vững hơn để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng nghèo ở trẻ em. Từ kết quả của các việc thực hiện đánh giá nhu cầu, chúng tôi biết được rằng ChildFund đã thành công trong việc nâng cao năng lực cùng đối tác và năng lực của chính họ.

Tiến hành các nghiên cứu và tham gia vào công tác truyền thông vận động chính sách vẫn còn là một thách thức đối với ChildFund tại Việt Nam. Chúng tôi chủ yếu chỉ được biết đến trong mạng lưới bảo vệ trẻ em, với các đối tác làm việc trực tiếp với chúng tôi và các thành viên cộng đồng mà chúng tôi làm việc cùng.

Trong giai đoạn sắp tới, chúng tôi sẽ xác định các vấn đề cốt lõi của việc hỗ trợ trẻ em ở các cộng đồng mà ChildFund đang hỗ trợ và sẽ tiến hành nghiên cứu, xây dựng một nền tảng kiến thức và bằng chứng, sử dụng những nền tảng này để

truyền thông, huy động sự hỗ trợ của xã hội dân sự và các bên liên quan cũng như các đối tác của chúng tôi, bao gồm chính quyền địa phương và trung ương.

Khuếch đại tiếng nói của trẻ em ở Việt Nam

Cho đến cuối giai đoạn chiến lược trước, trẻ em đã được tham gia thực hiện dự án của chúng tôi dưới nhiều hình thức hơn so với giai đoạn trước đó, bao gồm cả việc thiết kế, giám sát và đánh giá dự án. Sự tham gia này đã mang lại kết quả tích cực khi các dự án đang được thiết kế tốt hơn và giải quyết các vấn đề quan trọng mà trẻ em đang phải đối mặt.

Chúng tôi cũng đã bắt đầu gia tăng sự tham gia của trẻ em và người khuyết tật trong các dự án mà chúng tôi hỗ trợ. ChildFund tại Việt Nam đã tham gia vào một số nhóm công tác kỹ thuật ở cấp quốc gia về quyền trẻ em và đã tham gia vào nhiều chiến dịch vận động khác nhau, nhưng rất khó có thể đánh giá được tác động của các chiến dịch này. Mục tiêu khuếch đại tiếng nói của trẻ em tại Việt Nam sẽ được chuyển tiếp sang giai đoạn thực hiện kế hoạch chiến lược tiếp theo của chúng tôi.

Tăng trưởng hoạt động, số người ủng hộ và nguồn quỹ chính

Trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch Chiến lược gần đây nhất, ChildFund đã triển khai một số sáng kiến truyền thông mới giữa nhà tài trợ và trẻ em mà qua đó đã huy động được thêm sự ủng hộ và cam kết hơn nữa của nhà tài trợ cho tất cả các vùng hoạt động mở rộng của chúng tôi. Tuy tình hình kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, công tác tìm kiếm các nhà tài trợ và tiếp cận các nguồn vốn viện trợ đã cải thiện đáng kể vào cuối giai đoạn chiến lược trước.

CHILDFUND VIET NAM STRATEGIC PLAN 2016 - 2020 | 29KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 29

30 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

Nâng cao tính hiệu quả của tổ chức

ChildFund đã làm việc với toàn thể nhân viên và đối tác để cải thiện hiệu quả, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chúng tôi trong hoạt động của mình. Các chủ đề về trách nhiệm giải trình và tính minh bạch đã được lồng ghép vào các cuộc tập huấn cho nhân viên và đối tác cũng như trong hệ thống quản lý hiệu quả công việc và các quyết định về nhân sự của chúng tôi. Khung năng lực cốt lõi và thang bảng lương đã được xây dựng, thực hiện trong toàn

tổ chức, kết nối với hệ thống đánh giá hiệu quả công việc. Tổ chức cũng đã xác định được nhóm nhân sự tài năng đưa vào quy hoạch phát triển và đào tạo.

Trong giai đoạn tiếp theo, mục tiêu này tiếp tục là một trong những lĩnh vực trọng điểm của chúng tôi, bên cạnh việc nâng cao chuyên môn sâu của nhân viên về các vấn đề về trẻ em và các hoạt động cốt lõi của tổ chức, hướng đến trách nhiệm giải trình và tính minh bạch cao hơn từ tất cả các bên liên quan.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC TRƯỚC

Xây dựng mạng lưới và ảnh hưởng trong nước và quốc tế

Trong thời gian qua, ChildFund tại Việt Nam cũng đã cải thiện và phát triển mối quan hệ đối tác với các thành viên trong Liên minh ChildFund, đặc biệt là với ChildFund New Zealand và ChildFund Hàn Quốc và duy trì mối quan hệ tốt với ChildFund Mỹ và các thành viên khác trong Liên minh. ChildFund tại Việt Nam tiếp tục cam kết thực hiện các kỳ vọng trong vai trò thực hiện, thiết kế và triển khai các dự án phát triển cộng đồng và quản lý tài trợ với các thành viên này.

Mối quan hệ hợp tác giữa ChildFund Australia và văn phòng Việt Nam đặc biệt ghi dấu ấn trong các hoạt động Quản lý Nhân sự, Tài chính và Công nghệ thông tin, dẫn tới mối hợp tác và liên kết giữa các văn phòng ChildFund tốt đẹp hơn.

Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược gần đây nhất, ChildFund tại Việt Nam sẽ xây dựng các chỉ số đánh giá hoạt động rõ ràng hơn nhằm tạo điều kiện theo dõi và theo đuổi các mục đích và mục tiêu đã đề ra.

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 31

32 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

ChildFund tại Việt Nam, trong năm năm tới, cam kết làm việc theo phương thức thể hiện trọng tâm hoạt động của chúng tôi và mang lại kết quả đáp ứng nhu cầu của trẻ em. Chúng tôi sẽ tiếp tục cam kết hợp tác với các bên liên quan khác nhau trong xã hội, các cấp đối tác chính quyền từ trung ướng tới địa phương, các tổ chức xã hội dân sự và các cơ quan của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ tạo ra những tác động theo hướng đảm bảo cơ hội tương lai tươi sáng cho trẻ em. Chúng tôi tái khẳng định mục tiêu quản trị và quan hệ đối tác tốt trong cả hoạt động tổ chức và các

chương trình, nhằm đảm bảo hỗ trợ bền vững và hướng tới những thay đổi tích cực. Các cam kết này đã được xây dựng để giúp chúng tôi đạt được sứ mệnh một cách tốt nhất, đồng thời cũng gắn kết chặt chẽ với mục tiêu tổng thể của ChildFund Australia “ChildFund Australia sẽ giúp trẻ em và thanh thiếu niên được an toàn, tự tin và có khả năng tự thích ứng cao, có thể đóng vai trò tích cực, mang tính xây dựng trong một thế giới ngày càng nhiều biến động”12, một thế giới nơi tất cả trẻ em mà chúng tôi làm việc cùng có thể nói:

12 Chiến lược của ChildFund Australia 2016-2020

CAM KẾT TỔ CHỨC CỦA CHÚNG TÔI

Năm cam kết của ChildFund tại Việt Nam là:

Khuếch đại tiếng nói của trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt Nam

Tái tập trung vào vấn đề bảo vệ trẻ em và vận động thu hút hỗ trợ công tốt hơn

Xây dựng khả năng tự thích ứng của trẻ em và thanh thiếu niên

Quản trị công tốt

Tăng cường hiệu quả tổ chức

Tôi an toànTôi được giáo dụcTôi được lắng ngheTôi có thể tạo khác biệtTôi có tương lai

1

2

3

4

5

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 33

CAM KẾT 1: KHUẾCH ĐẠI TIẾNG NÓI CỦA

TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN TẠI VIỆT NAM

Chìa khóa để ChildFund đạt được cam kết khuếch đại tiếng nói của trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt Nam là thông qua giáo dục và thúc đẩy các kênh truyền thông khác nhau của trẻ em, cả chính thức và không chính thức.

Để có thể khuếch đại tiếng nói của trẻ em và thanh thiếu niên và thấy được bằng chứng là tiếng nói của các em được các bậc cha mẹ, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm lắng nghe, chúng tôi sẽ:

Bảo đảm rằng trẻ em tiếp cận với giáo dục có chất lượng trong một môi trường an toàn và thúc đẩy bằng cách:

Làm việc với chính quyền địa phương, phòng giáo dục và giáo viên trong việc thiết kế các hoạt động dự án để cung cấp cho học sinh kiến thức về pháp luật, các vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em và thanh thiếu niên, cung cấp thêm các kỹ năng xã hội và kỹ năng sống giúp các em nói lên ý kiến của mình và đại diện cho chính mình;Tiếp tục tăng cường năng lực quản lý nhà trường và năng lực giáo viên, với cam kết của chính quyền và lãnh đạo nhà trường về việc áp dụng các kiến thức mới và phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm để tăng cường tiếng nói của học sinh trong lớp và trường học;Thúc đẩy các phương pháp giảng dạy chuyên biệt dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật để giúp tăng cường sự tham gia của các em trong cộng đồng.

Thúc đẩy hơn nữa sự tham gia và tiếng nói của trẻ em và thanh thiếu niên trong các hoạt động và các dự án của ChildFund bằng cách:

Đánh giá hiện trạng về tiếng nói và tác động của trẻ em và thanh thiếu niên trong gia đình, tại trường học và ở cộng đồng;

Tăng cường sự tham gia của trẻ em và thanh thiếu niên trong các dự án của ChildFund cũng như trong quá trình lập kế hoạch tại cộng đồng và ra quyết định, ghi nhận bằng chứng về sự đóng góp của các em trong các quá trình khác nhau;Đảm bảo có đại diện của trẻ em và thanh thiếu niên trong cộng đồng và những đại diện này đại diện cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên trong cộng đồng;Hỗ trợ cộng đồng đưa trẻ em và thanh thiếu niên tham gia vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định trong các lĩnh vực liên quan đến quyền, lợi ích của các em và những quyết định có ảnh hưởng đến các em.

Nâng cao tính hiệu quả của các diễn đàn trẻ em và thanh thiếu niên và các kênh truyền thông khác bằng cách:

Tăng quy mô và phạm vi của các diễn đàn trẻ em và thanh thiếu niên trong cộng đồng nơi ChildFund đang hoạt động;Làm việc với chính quyền địa phương và chính quyền cấp tỉnh để hỗ trợ trẻ em thực hiện truyền thông vận động ở các cấp cao hơn và huy động ngân sách địa phương để vận hành các diễn đàn;Sử dụng các công nghệ khác nhau trong các các dự án về trẻ em và thanh thiếu niên để kết nối và thảo luận về các vấn đề liên quan đến các em;Tăng cường vai trò của ChildFund trong việc kết nối trẻ em và thanh thiếu niên với chính quyền địa phương và chính phủ: bắt đầu với việc nghiên cứu, hành động phản hồi, ghi chép và báo cáo để đánh giá thay đổi ở tất cả các cấp.

CAM KẾT 2:TÁI TẬP TRUNG VÀO VẤN ĐỀ

BẢO VỆ TRẺ EM VÀ VẬN ĐỘNG THU HÚT HỖ TRỢ CÔNG TỐT HƠN

34 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

Trong năm năm tới, bảo vệ trẻ em tiếp tục là hợp phần cốt lõi trong các cam kết của ChildFund. Chúng tôi sẽ nâng cao các kỹ năng thực hành và nền tảng lý thuyết của nhân viên và cán bộ đối tác của chúng tôi. Chúng tôi sẽ thu hút thêm sự chú ý và hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các nhà lãnh đạo trung ương đối với những vấn đề bảo vệ trẻ em có tính cấp thiết tại cộng đồng nơi ChildFund đang hỗ trợ và chúng tôi sẽ thiết kế các hoạt động dựa trên kết quả nghiên cứu và tham vấn. Để làm được những điều này, ChildFund sẽ:

Hỗ trợ các hệ thống bảo vệ trẻ em chính thức và không chính thức hoạt động hiệu quả và có hiệu lực ở tất cả các cấp của cộng đồng bằng cách:

Hỗ trợ các hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng để đảm bảo hệ thống có thể tiếp cận được, sẵn sàng ứng phó và vận hành hiệu quả;Thực hiện cơ chế giám sát và báo cáo bao gồm các kênh báo cáo thuận tiện, hồ sơ ghi chép đầy đủ và ứng phó phù hợp để kiểm soát tốt các vấn đề bảo vệ trẻ em;Góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng của các bên liên quan tại địa phương về Bảo vệ Trẻ em và các vấn đề liên quan giúp hệ thống vận hành hiệu quả và có trách nhiệm.

Nghiên cứu và phá vỡ sự im lặng các về vấn đề bảo vệ trẻ em thông qua việc:

Phá vỡ sự im lặng về các vấn đề bảo vệ trẻ em bằng cách xây dựng niềm tin trong cộng đồng và tiến hành các nghiên cứu điển hình có ý nghĩa bằng các câu hỏi, cuộc trò chuyện, quan sát và điều tra hiệu quả;Tiến hành nghiên cứu về các vấn đề nóng tại cộng đồng để có thể hiểu biết sâu sắc và có bằng chứng về tình trạng hiện tại của trẻ em, có hành động ứng phó với các vấn đề tìm được, bao gồm cả truyền thông vận động ở cấp quốc gia;Giải quyết các vấn đề về bảo vệ trẻ em cụ thể tại từng địa phương.

Nâng cao năng lực và chuyên môn của nhân viên và tổ chức về Bảo vệ Trẻ em bằng cách:

Nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên ChildFund để có thể triển khai những hoạt động và nghiên cứu có nhiều ý nghĩa và ảnh hưởng hơn nhằm giải quyết những vấn đề bảo vệ trẻ em khác nhau cũng như nâng cao năng lực của nhân viên về đánh giá và phân tích các vấn đề bảo vệ trẻ em;

Xây dựng quan hệ đối tác với các cơ quan địa phương và xã hội dân sự để tiếp cận và nâng cao trình độ chuyên môn của họ về bảo vệ trẻ em.

Đẩy mạnh công tác phòng ngừa để ngăn chặn một vấn đề nhỏ trở thành một vấn nạn lớn thông qua việc:

Tập trung xây dựng khả năng tự thích ứng cho trẻ em bằng cách nâng cao kỹ năng sống, kiến thức và sự tham gia của trẻ em, ví như:

cung cấp cho trẻ em thông tin và kiến thức về tự bảo vệ;cung cấp cho trẻ và người chăm sóc các em kiến thức và thông tin về luật bảo vệ trẻ em và các dịch vụ công và chế độ phúc lợi cho trẻ em;tạo các kênh an toàn và bảo vệ sự tham gia và thể hiện bản thân của trẻ em, giúp cho các em cởi mở trong cuộc thảo luận về, và tham gia vào các vấn đề bảo vệ trẻ em.

Phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro về lạm dụng bằng cách hoàn thiện hơn nữa các chính sách, chiến lược và quy trình bảo vệ trẻ em của chúng tôi; củng cố các chính sách, thủ tục và hỗ trợ các đối tác có liên quan trong cộng đồng thiết lập các hệ thống và thực hành tốt công tác bảo vệ trẻ em;Cung cấp nguồn lực để nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo những người chăm sóc cho, sinh sống và làm việc với trẻ em, kể cả cha mẹ, thầy cô giáo và những người chăm sóc khác của trẻ - những người sống quanh và chăm sóc cho trẻ em.

Tăng cường các mối quan hệ đối tác và hợp tác then chốt ở cấp quốc gia và quốc tế để có thể gây ảnh hưởng tốt hơn tới lĩnh vực bảo vệ trẻ em:

Tiến tới trở thành một tổ chức dẫn đầu, có hoạt động mạnh mẽ hơn và trở thành trung tâm kiến thức về các vấn đề bảo vệ trẻ em;Tham gia mạnh mẽ hơn vào các nỗ lực vận động cấp quốc gia và khởi xướng đối thoại ở tất cả các cấp, từ các cơ quan chính phủ cấp quốc gia, đến các tác nhân cấp tỉnh, huyện và cộng đồng, gia đình và trẻ em;Đẩy lùi những quan điểm và truyền thống có thể cản trở việc bảo vệ trẻ em và hỗ trợ những quan điểm, truyền thống mang tính bảo vệ trẻ em tại cộng đồng.

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 35

36 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

CAM KẾT 3: XÂY DỰNG KHẢ NĂNG TỰ THÍCH ỨNG CHO TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN

Bồi dưỡng và nâng cao khả năng thích nghi và ứng phó với môi trường thay đổi của trẻ em bằng cách:

Cải thiện chất lượng dịch vụ giáo dục và giúp các em sẵn sàng đi học thông qua các hoạt động phát triển dành cho trẻ mầm non;Hỗ trợ thực hiện chương trình giảng dạy áp dụng các mô hình học tập chú trọng tới các yếu tố xã hội và cảm xúc của người học;Giới thiệu các phương pháp giảng dạy và đánh giá thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng nhận thức và hành vi;Giúp trẻ em và thanh thiếu niên phát triển các kỹ năng thiết yếu về phát huy năng lực cá nhân và xã hội để có cuộc sống hiệu quả13.

Tạo cơ hội cho trẻ em và thanh thiếu niên học hỏi và thực hành các kỹ năng xã hội và làm việc bằng cách:

Thúc đẩy phương thức giáo dục giúp tăng cường sự kết nối giữa học sinh, phụ huynh và toàn xã hội;Triển khai các khoá tập huấn kỹ năng chuyên ngành và kỹ năng xã hội đa chiều;Phát triển kỹ năng chuyên ngành theo yêu cầu của công việc bằng cách thúc đẩy sự liên kết chặt chẽ hơn giữa nhà tuyển dụng, học viên và trường dạy nghề;Tổ chức các buổi định hướng kỹ năng làm việc và tiếp cận thông tin về cơ hội việc làm.

Tạo cơ hội cho trẻ em và thanh thiếu niên tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa thông qua:

Hỗ trợ phát triển kỹ năng sống cho trẻ em và thanh thiếu niên để các em có thể tự tin tham gia vào cộng đồng của mình;Truyền thông vận động chính quyền địa phương về sự tham gia có ý nghĩa của trẻ em ở cấp cộng đồng;Khuyến khích các cơ quan chính phủ có liên quan và cộng đồng địa phương đảm bảo tiếng nói của trẻ em được lắng nghe và các ý tưởng của các em được xem xét một cách nghiêm túc;Thiết lập quy trình đánh giá tác động của sự tham gia của trẻ em và thanh thiếu niên vào kết quả của những quyết định có ảnh hưởng đến các em.

Thúc đẩy an sinh của trẻ em và thanh thiếu niên bằng cách:

Xây dựng năng lực cho các cán bộ y tế địa phương để họ có thể cung cấp dịch vụ tốt cho trẻ em và các gia đình có nhu cầu;Khuyến khích các hoạt động tạo thu nhập bền vững của hộ gia đình thông qua việc giới thiệu mô hình canh tác hiệu quả và định hướng thị trường;Xây dựng năng lực của cha mẹ và người chăm sóc để ứng phó với các tình huống khó khăn một cách hiệu quả.

13 Khung học tập SEL http://www.dignityinschools.org/files/ESR.SEL.Handout.pdf

Trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam thường không biết quyền của mình, không được đào tạo nghề hoặc kỹ năng sống chắc chắn, và có rất ít cơ hội để tìm hiểu về thế giới bên ngoài. Điều này đặt các em vào vị trí rất khó để có thể xử lý những thách thức bên ngoài môi trường giáo dục tiểu học và trung học. Để xây dựng khả năng tự thích ứng cho trẻ em và thanh niên, ChildFund tại Việt Nam sẽ:

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 37

CAM KẾT 4:QUẢN TRỊ CÔNG TỐT

Hỗ trợ cộng đồng tiếp cận thông tin về pháp luật, chính sách, dịch vụ và phúc lợi công liên quan đến quyền và an sinh của người dân thông qua việc:

Tiến hành nghiên cứu về các chính sách phúc lợi xã hội và bảo hiểm khác nhau cho người nghèo để hỗ trợ họ tiếp cận các quyền lợi hợp pháp;Làm việc với chính quyền địa phương để tạo ra các kênh thông tin và truyền thông cho cộng đồng tiếp cận và nhận thức rõ về pháp luật và chính sách mới nhất;Hỗ trợ, đảm bảo rằng các thành viên của cộng đồng, đặc biệt là người nghèo nhận biết rõ về quyền lợi của mình;Tổ chức các cuộc đối thoại chính sách và các diễn đàn cho các đối tượng đích, các nhà hoạch định chính sách và chính quyền để chia sẻ và cập nhật các chính sách mới, cũng như nhận được phản hồi từ người dân chịu ảnh hưởng của các chính sách này trên thực tế.

Tăng cường trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong tất cả các hoạt động phát triển cộng đồng của ChildFund bằng cách:

Làm việc với chính quyền địa phương về việc xây dựng và lập kế hoạch lồng ghép ngân sách công của cộng đồng với các nguồn lực của ChildFund;Làm việc để đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương được xây dựng có sự tham vấn với các cộng đồng và phản ánh các ưu tiên của cộng đồng;

Củng cố kiến thức và năng lực quản lý tài chính của cả đội ngũ nhân viên và đối tác của ChildFund trong việc quản lý các nguồn lực.

Tăng cường trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong chi tiêu ngân sách của chính quyền địa phương bao gồm cả chương trình giảm nghèo và các dịch vụ xã hội khác thông qua:

Hỗ trợ nâng cao năng lực và cam kết của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ và hội nông dân trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân tộc thiểu số và trẻ em;Làm việc với chính quyền địa phương để thiết lập một diễn đàn chia sẻ và công bố khoản chi ngân sách và tiến độ của các hoạt động phát triển và giảm nghèo tại cộng đồng.

Thúc đẩy mô hình quản lý dựa vào cộng đồng thông qua việc thiết kế và thực hiện các dự án của ChildFund bằng cách:

Giúp cộng đồng tiếp cận thông tin về các hoạt động phát triển đã được ChildFund thông qua ngân sách thực hiện tại cộng đồng;Đảm bảo sự phối hợp của chính quyền địa phương với các thành viên cộng đồng trong việc lập kế hoạch và thiết kế các hoạt động do ChildFund hỗ trợ;Tăng cường công tác giám sát dựa vào cộng đồng bằng cách xây dựng năng lực cho người dân để giúp họ hiểu biết và triển khai các hoạt động giám sát.

ChildFund sẽ góp phần nâng cao sự hiểu biết về các quyền công dân - liên quan đến đầu tư, chi tiêu công và các dịch vụ xã hội cho người dân; chúng tôi sẽ thúc đẩy tiếng nói và sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định của cộng đồng với chính quyền địa phương. Để thực hiện những điều đó, ChildFund tại Việt Nam sẽ:

CAM KẾT 5: TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ

TỔ CHỨC

Để thực hiện được bốn cam kết trên, ChildFund cần thể hiện tính hiệu quả và độ tin cậy cao trong hoạt động của tổ chức. Với cương vị là một tổ chức, chúng tôi cần phân bổ các nguồn lực và truyền thông về các ưu tiên của tổ chức trong nội bộ hiệu quả hơn để thúc đẩy một môi trường hỗ trợ sự đổi mới và thay đổi. Để trở nên hiệu quả và nhạy bén hơn, chúng tôi sẽ:

Thúc đẩy văn hóa và môi trường làm việc tin cậy và năng động thông qua:

Ghi nhận và gắn kết đóng góp của mỗi nhân viên với những thành tích và địa vị của tổ chức để nâng cao niềm tự hào và cảm giác sở hữu của nhân viên;Cởi mở với sự thay đổi và chấp nhận sự khác biệt để mỗi thành viên và toàn thể nhân viên đều được hoan nghênh và tích cực đưa ra quan điểm, ý tưởng và sáng kiến;Tạo không gian và cơ hội cho việc áp dụng thí điểm, thử nghiệm những ý tưởng mới và khoan dung với những sai lầm;Bồi dưỡng tinh thần đồng đội thông qua việc cải thiện các kênh truyền thông và cơ chế phản hồi nội bộ.

Cải thiện trách nhiệm giải trình, năng lực và khả năng lãnh đạo của nhân viên bằng cách:

Chú trọng phong cách lãnh đạo có tính đổi mới và có sự tham gia;Giải thích và ưu tiên các mục tiêu, triển khai các ưu tiên và thực hiện thay đổi, bao gồm cả quản lý sự mong đợi của nhân viên;Hiểu biết, nắm vững và thực hành tốt các chính sách, hướng dẫn và cẩm nang hoạt động của tổ chức;Rèn luyện tốt kỹ năng quản lý con người, bao gồm ủy quyền, trao quyền và khả năng tạo cơ hội cho nhân viên sử dụng chuyên môn và suy xét một cách độc lập;

Truyền cảm hứng cho quản lý và lãnh đạo, những người có thể thúc đẩy và truyền năng lượng cho toàn thể nhân viên hướng tới đổi mới, giúp nhân viên thực hiện được các ý tưởng bằng cách nghiên cứu và tham vấn thông qua đối thoại.

Đơn giản hóa và củng cố các các chính sách, quy trình và hệ thống của chúng tôi bằng cách:

Xem xét lại các quy trình làm việc, thể chế hóa và làm cho các thủ tục trở nên đơn giản, rõ ràng, dễ tiếp cận đối với nhân viên nhằm giảm thiểu rủi ro tái hiện và tái phát minh, cải thiện tính nhất quán và nâng cao chất lượng công việc;Đảm bảo các chính sách, quy trình và thủ tục hợp lý, công bằng, thực tế và hỗ trợ những ý tưởng mới và sự đổi mới;Áp dụng công nghệ và xây dựng các công cụ giúp nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc;Xây dựng và củng cố hệ thống quản lý kiến thức và thông tin.

Thúc đẩy tinh thần học tập và đầu tư vào con người thông qua:

Tăng cường các hoạt động chia sẻ và chuyển giao kiến thức nội bộ để cải thiện văn hóa và môi trường học tập, chia sẻ và tự học trong toàn tổ chức;Đầu tư vào việc đảm bảo nhân viên của chúng tôi cảm nhận và thấu hiểu sự liên kết giữa các mục tiêu cá nhân và các ưu tiên của tổ chức thông qua tham vấn trao đổi thường xuyên giữa cán bộ và người quản lý trực tiếp cũng như thông các qua quy trình đánh giá công việc và xây dựng mục tiêu;Phân bổ nhân sự và các nguồn lực một cách phù hợp để thực hiện các cam kết và ưu tiên của tổ chức..

38 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 39

40 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

Quan hệ đối tác đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chúng tôi triển khai hoạt động có chất lượng tại Việt Nam. Để tăng chỉ số tín nhiệm và sự hiện diện của tổ chức như một nguồn lực quan trọng về kiến thức, triển khai dịch vụ và tư vấn kỹ thuật, ChildFund tại Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào việc hợp tác với các đối tác của chúng tôi.

Năm nhóm đối tác chính mà ChildFund tại Việt Nam sẽ làm việc cùng là xã hội dân sự, chính quyền, các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGO) và các tổ chức đa phương, các thành viên của Liên minh ChildFund và khối doanh nghiệp tư nhân.

Xã hội dân sự tại địa phươngChildFund tại Việt Nam coi xã hội dân sự là các cá nhân và các nhóm phi chính phủ và phi lợi nhuận đang hoạt động trong đời sống xã hội, thể hiện sự quan tâm và các giá trị của các thành viên trong nhóm hoặc những người khác, dựa trên sự cân nhắc tới các khía cạnh về đạo đức, văn hóa, sự quan tâm, khoa học hoặc lòng bác ái. Đây có thể là các nhóm cộng đồng không chính thức, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức từ thiện, các hội hoặc tổ chức nghề nghiệp.Trong khi không gian hoạt động xã hội dân sự còn hạn chế và các tổ chức xã hội dân sự thường được nhìn nhận như là các nhà cung cấp dịch vụ xã hội và dịch vụ công, thực tế cho thấy số lượng các phong trào dựa trên nhóm vấn đề ngày càng gia tăng, giúp cho xã hội dân sự dần phát triển. ChildFund tại Việt Nam sẽ tìm kiếm các cơ hội để làm việc với xã hội dân sự địa phương bằng cách hỗ trợ các nhóm này về mặt tài chính và/ hoặc kỹ thuật để họ thực hiện các hoạt động có thể mang lại những thay đổi tích cực cho các cộng đồng và xã hội ở Việt Nam.ChildFund tại Việt Nam sẽ tìm kiếm cơ hội làm việc với những công dân tích cực - những người quan tâm đến cộng đồng địa phương và nơi họ sinh sống. Những công dân tích cực này muốn tạo sự khác biệt tích cực hoặc thúc đẩy một sự việc nào đó diễn ra bằng cách nói lên quan điểm của mình. Để tạo điều kiện cho quá trình này, ChildFund sẽ

giới thiệu các chương trình tập huấn kỹ năng lãnh đạo xã hội giúp thúc đẩy đối thoại và phát triển xã hội do cộng đồng làm chủ.

Chính quyềnỞ cấp quốc gia, ChildFund sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ Việt Nam trong quá trình xây dựng và triển khai các cơ cấu trọng yếu. ChildFund tại Việt Nam sẽ vận động để hệ thống chính sách được cải thiện và việc lập kế hoạch chiến lược quốc gia hướng tới đảm bảo rằng các quyền của trẻ em và việc bảo vệ trẻ em được thể chế hoá và hiện thực hoá thông qua việc hợp tác với các mạng lưới quốc gia, xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) và các nhóm công tác.Ở cấp huyện ChildFund tại Việt Nam sẽ làm việc với chính quyền địa phương trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế cấp huyện để huy động tối đa các nguồn lực vì lợi ích của trẻ em, thanh thiếu niên và cộng đồng của các em.ChildFund sẽ tiếp tục giới thiệu với các cơ quan chính phủ về cơ chế hoạt động của tổ chức để chứng minh tính hiệu quả và sức mạnh của cơ chế này trong việc mang lại những thay đổi ở cấp cơ sở và cộng đồng.

Các tổ chức Phi chính phủ Quốc tế (INGO)Có gần 500 tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Phần lớn trong số này đang làm việc trong các lĩnh vực phát triển cộng đồng và nhiều tổ chức có các hoạt động hỗ trợ lấy trẻ em làm trọng tâm.ChildFund tại Việt Nam là một tổ chức năng động và được ghi nhận trong số các INGO hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em và các lĩnh vực khác như nước sạch và vệ sinh, y tế, sinh kế và giáo dục. Khi chuyển sang tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực bảo vệ, giáo dục và xây dựng khả năng tự thích ứng cho trẻ em, ChildFund tại Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với mạng lưới các đối tác INGO lấy trẻ em làm trọng tâm hiện có đồng thời sẽ mở rộng để liên kết một cách có chiến lược với nhiều INGO khác hoạt động dựa theo nhóm vấn đề để thực hiện các sáng kiến truyền thông vận động và vận động chính sách.

HỢP TÁC CÁC CẤP - ĐỊA PHƯƠNG, QUỐC GIA,

QUỐC TẾ

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 41

Các thành viên Liên minh ChildFund

ChildFund tại Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với các thành viên của Liên minh ChildFund để thực hiện các dự án tại Việt Nam. Bằng cách phối hợp các nguồn quỹ và xây dựng các sáng kiến cho phù hợp với nhu cầu của cộng đồng cũng như định hướng hoạt động của các thành viên trong Liên minh, ChildFund tại Việt Nam sẽ cân nhắc sử dụng các kiến thức và mối quan hệ tại địa phương của chúng tôi làm nền tảng cho mỗi và mọi quyết định mà chúng tôi sẽ thực hiện thay mặt cho Liên minh ChildFund.

Khối doanh nghiệp tư nhân

Khi kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển, khối doanh nghiệp tư nhân đang gia tăng ảnh hưởng và vươn tới các cộng đồng vùng sâu vùng xa. Nhiều công ty quốc tế đã bắt đầu triển khai các chương trình trách nhiệm xã hội bền vững của doanh nghiệp và việc phối hợp chặt chẽ với các thành viên của Liên minh ChildFund để nâng tầm các mối quan hệ cả ở Việt Nam và ở các nước có trụ sở chính như Hàn Quốc và Hoa Kỳ là rất quan trọng. Ngoài việc tài trợ, ChildFund tại Việt Nam đã bắt đầu tìm cách tiếp cận các kỹ năng chuyên ngành và các mối quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi trong khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Việc đảm bảo hoàn thành công tác đánh giá quan hệ đối tác có chất lượng cùng sự cam kết lâu dài đóng vai trò rất quan trọng giúp tổ chức tuân thủ tốt các nghĩa vụ bảo vệ trẻ em và chú ý tới yếu tố môi trường phức tạp và tác động tới cộng đồng địa phương.

Tăng trưởng

Năm 2015 đánh dấu 20 năm làm việc của ChildFund tại Việt Nam trong công tác giảm nghèo ở Việt Nam. Những thay đổi quan trọng và có ý nghĩa cho trẻ em đã đạt được thông qua chương trình phát triển cộng đồng lồng ghép của chúng tôi. Trong năm 2015 và 2016, chúng tôi từng bước rút khỏi tám xã thuộc các tỉnh Hòa Bình và Bắc Kạn và trong năm năm tiếp theo, ChildFund có kế hoạch rút khỏi tám xã nữa ở hai tỉnh này. Đồng thời, chúng tôi tiếp tục mở rộng hỗ trợ tới các cộng đồng ở các huyện hiện có và huyện mới. Đến giai đoạn cuối của chiến lược này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu và đánh giá tính khả thi về khả năng mở rộng hoạt động của chúng tôi tại Việt Nam trong tương lai.

Nguồn quỹ chính hiện tại của chúng tôi đến từ chương trình tài trợ trẻ, tuy nhiên trong những năm tới, chúng tôi sẽ triển khai thí điểm nhiều sáng kiến khác nhau giúp tổ chức đáp ứng được các nhu cầu và yêu cầu đang thay đổi của nhà tài trợ, trẻ em và cộng đồng. Mô hình Cộng đồng Toàn cầu của ChildFund Australia sẽ được cân nhắc cho các khu vực dự án mới và các khu vực đô thị. Chúng tôi cũng sẽ tập trung vào việc áp dụng sáng tạo các phương pháp tiếp cận bằng công nghệ và truyền thông với các nhà tài trợ và trẻ em và cộng đồng và tăng số lượng các nhà tài trợ và những người ủng hộ ở Việt Nam.

Thu nhập từ các nguồn quỹ viện trợ đã tăng trong năm năm qua nhưng chủ yếu tập trung vào một số ít các nhà tài trợ tổ chức; những nguồn này có khả năng giảm khi việc tài trợ cho Việt Nam chuyển hướng nhiều hơn sang hỗ trợ dựa trên thương mại. Dự tính sẽ có các khoản tài trợ mới từ các thành viên khác trong Liên minh song rất khó tiên đoán chính xác về nguồn quỹ này. Chúng tôi sẽ xem xét và đầu tư thêm cho việc tiếp cận các nguồn tài trợ và các nhà tài trợ thay thế khác trong lĩnh vực và mạng lưới phát triển cũng như khả năng gây quỹ trong nước.

HỆ THỐNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

42 | KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC - CHILDFUND TẠI VIỆT NAM 2016 - 2020 | 43

Quốc gia hoá

ChildFund đã hoạt động hơn 20 năm tại Việt Nam với tư cách pháp nhân là một tổ chức phi chính phủ quốc tế. Chúng tôi là một đội ngũ mạnh với các cán bộ có năng lực. Là một tổ chức phát triển hỗ trợ cộng đồng xây dựng khả năng tự thích ứng một cách bền vững, chúng tôi cũng nhìn nhận hoạt động và sự phát triển của tổ chức theo cách đó. Khi Việt Nam phát triển, điều quan trọng đối với các tổ chức phi chính phủ quốc tế là xác định vai trò của mình trong bối cảnh đang thay đổi, điều này bao gồm cả việc tự đặt câu hỏi liệu chúng tôi tiếp tục vận hành như một tổ chức phi chính phủ quốc tế hay nên tiếp tục thực hiện hoạt động như là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch chiến lược này, chúng tôi sẽ tiến hành một nghiên cứu khả thi về khả năng ChildFund tại Việt Nam được quốc gia hóa và tác động tiềm tàng của sự chuyển đổi này tới công việc của chúng tôi.

Cơ cấu và năng lực

Chúng tôi sẽ đầu tư vào việc nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn của nhân viên, sử dụng nguồn nhân lực hiện có của chúng tôi một cách năng động hơn để có thể hỗ trợ cộng đồng và đối tác một cách hiệu quả nhất. Mục đích của chúng tôi bao gồm việc đa dạng hóa các cơ hội học tập và phát triển vì sự phát triển lâu dài của nhân viên và giúp cho mỗi nhân viên trở thành một đại sứ cho sứ mệnh của tổ chức. Chúng tôi sẽ xây dựng đội ngũ nhân viên trở thành những người lao động chuyên nghiệp với nhiều kỹ năng toàn diện, tư duy chiến lược tốt hơn cũng như xây dựng đội ngũ lãnh đạo trong tổ chức. Phương thức tiếp cận của chúng tôi sẽ giúp xây dựng một cơ chế quản lý tri thức, đào tạo và luân chuyển chéo giữa các văn phòng nhằm mở rộng kinh nghiệm làm việc cũng như phát triển nhân viên có tiềm năng trong tổ chức; và chú trọng đầu tư vào nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý con người cho các cán bộ quản lý.