khbd_kim phượng

9
1 Hvà tên người son: Trn Thiện Kim Phượng MSSV: K37.106.079 Điện thoi liên h: 0925599787 Email: [email protected] KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tên bài son: Hp cht có oxi của lưu huỳnh (Lp 10 , Ban nâng cao) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thc a. Mức độ biết: - Nêu được cu to, soxi hóa ca nguyên tS trong hp cht SO2, SO3. - Trình bày được trng thái tnhiên, tính cht vt lí, tính oxit axit, ng dụng và điều chế SO2, SO3. - Lit kê được tác hi ca SO2 b. Mức độ hiu: - Giải thích được tính oxi hóa và tính khca SO2 2. Kĩ năng - Dự đoán được tính chất hóa học của SO2, SO3. - Quan sát và giải thích các hiện tượng thí nghiệm trong các clip, mô hình nghiên cứu tính chất của SO2 - Giải được các dạng bài tập liên quan đến SO2 3. Thái độ - Qua việc thực hiện bài học giúp giáo dục các em có ý thức bảo vệ môi trường, thấy được ưu nhược điểm của việc sử dụng SO2, SO3 từ đó có những biện pháp hợp lý để bảo vệ môi trường. - Rèn luyện cho học sinh ý thức vận dụng kiến thưc hóa học vào cuộc sống II. Trọng tâm - Tính chất hoá học của SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Giáo án điện tử. - Phiếu học tập. KHOA HÓA HC

Upload: kp0207

Post on 11-Apr-2017

135 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: KHBD_Kim Phượng

1

Họ và tên người soạn: Trần Thiện Kim Phượng

MSSV: K37.106.079

Điện thoại liên hệ: 0925599787 Email: [email protected]

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Tên bài soạn: Hợp chất có oxi của lưu huỳnh (Lớp 10 , Ban nâng cao)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

a. Mức độ biết:

- Nêu được cấu tạo, số oxi hóa của nguyên tố S trong hợp chất SO2, SO3.

- Trình bày được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí, tính oxit axit, ứng dụng và điều chế

SO2, SO3.

- Liệt kê được tác hại của SO2

b. Mức độ hiểu:

- Giải thích được tính oxi hóa và tính khử của SO2

2. Kĩ năng

- Dự đoán được tính chất hóa học của SO2, SO3.

- Quan sát và giải thích các hiện tượng thí nghiệm trong các clip, mô hình nghiên cứu tính chất

của SO2

- Giải được các dạng bài tập liên quan đến SO2

3. Thái độ

- Qua việc thực hiện bài học giúp giáo dục các em có ý thức bảo vệ môi trường, thấy được ưu

nhược điểm của việc sử dụng SO2, SO3 từ đó có những biện pháp hợp lý để bảo vệ môi trường.

- Rèn luyện cho học sinh ý thức vận dụng kiến thưc hóa học vào cuộc sống

II. Trọng tâm

- Tính chất hoá học của SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử).

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Giáo án điện tử.

- Phiếu học tập.

KHOA HÓA HỌC

Page 2: KHBD_Kim Phượng

2

2. Học sinh:

- Học bài cũ

- Đọc trước bài tại nhà

- Chuẩn bị 4 đáp án A, B, C, D để chơi trò chơi

IV. Phương pháp – Phương tiện

1. Phương pháp: : đàm thoại, thuyết trình, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề.

2. Phương tiện: máy chiếu, bảng, mô phỏng thí nghiệm.

V. Tổ chức hoạt động dạy học

Hình ảnh slide Gợi ý hoạt động

GV và HS

Lưu ý kĩ thuật

Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ (7ph)

- GV: Gọi 2 học sinh trả bài cũ:

+ HS1:hoàn thành câu 1

+ HS2: hoàn thành câu 2

- GV: sửa và cho điểm

Hoạt động 2. CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA SO2 (7ph)

1

- GV: Cho HS xem đoạn clip về

quá trình “hô biến” thịt ôi thành

thịt tươi.

- GV: Chất bột màu trắng trong

clip các em trên là natri sunfit

(Na2SO3) đây là hợp chất chứa oxi

của lưu huỳnh. Trong thời gian gần

đây, natri sunfit gây ra nhiều hoang

mang cho người tiêu dùng. Vì một

số loại thực phẩm như nhãn, táo

hay thậm chí là thịt được tẩm natri

sunfit hay một số hợp chất khác

chứa oxi của lưu huỳnh như natri

hidrosunfit, khí sunfurơ,…

Nguyên nhân tẩm các chất này là

để thực phẩm được tươi và bảo

quản lâu hơn. Vậy các hợp chất

chứa oxi của lưu huỳnh có gì đặc

biệt, chúng có được bộ y tế chấp

nhận làm chất bảo quản thực phẩm

không? Chúng ta hãy đến với bài

học ngày hôm nay.

Page 3: KHBD_Kim Phượng

3

Hình ảnh slide Gợi ý hoạt động

GV và HS

Lưu ý kĩ thuật

- GV: Yêu cầu cả lớp làm câu hỏi

1 trong phiếu học tập và gọi một

HS lên bảng viết cấu hình electron

của nguyên tố O và S.

- HS:

+ S: 1s22s2sp63s23p4

+ O: 1s22s22p4

- GV: Đưa ra nhận xét và kết luận:

Khi cô phân bố các electron ở lớp

ngoài cùng vào các obitan và đưa

S lên trạng thái kích thích thì cô có

sự phân bố electron như trên hình.

Nguyên tử S ở trạng thái kích thích

có 4 electron độc thân. Những

electron độc thân của nguyên tử S

sẽ liên kết với 4 electron độc thân

của 2 nguyên tử O tạo thành 4 liên

kết cộng hóa trị có cực.

Hoạt động 3. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA SO2 (3ph)

2

- GV: Yêu cầu HS đọc sách giáo

khoa phần tính chất vật lí và hoàn

thành câu hỏi 2 trong phiếu học tập

HS: Lưu huỳnh đioxit là một chất

khí không màu, nặng hơn không

khí, rất độc và tan nhiều trong nước

- GV: Nhận xét và đưa ra kết luận:

Ở điều kiện thường lưu huỳnh

đioxit là một chất khí không màu,

nặng hơn không khí và rất độc

ngoài ra SO2 tan nhiều trong nước,

tạo ra dung dịch H2SO3 (Chiếu

phương trình). Dung dịch H2SO3

có tên là axit sunfuarơ.

2 2 2 3SO H O H SO

Page 4: KHBD_Kim Phượng

4

Hoạt động 4. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SO2 (15ph)

3

a. Lưu huỳnh đioxit là oxit axit

- GV: Theo các em để tạo được axit

thì SO2 phải là oxit axit hay oxit

bazơ?

- HS: Oxit axit

- GV: Nhận xét và đưa ra kết luận.

Nhấn mạnh với HS H2SO3 có tính

axit yếu, yếu hơn cả H2CO3 nên

trong phản ứng với H2O phải viết

mũi tên hai chiều.

- GV: Yêu cầu cả lớp hoàn thành

câu hỏi 3 trong phiếu học tập và

gọi 2 HS lên bảng làm

- HS:

SO2 + CaO CaSO3

SO2 + Na2O Na2SO3

SO2 + NaOH NaHSO3

SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O

- GV: Vậy oxit axit tác dụng được

với những chất nào?

- HS: nước, oxit bazơ, bazơ.

- SO2 tác dụng với NaOH cũng tạo

2 muối tương tự H2S. Nên trong

dạng bài tập SO2 tác dụng với

NaOH ta cũng sẽ xét T:

2

NaOH

SO

nT =

n

- GV: Yêu cầu HS xác định số oxi

hóa của nguyên tố S trong hợp chất

SO2.

Page 5: KHBD_Kim Phượng

5

- HS: +4

2S O

- GV: Vậy SO2 thể hiện tính gì?

- HS: Tính oxi hóa và tính khử.

- GV kết luận: Nguyên tố S có các

số oxi hóa: -2, 0, +4, +6. SO2 có số

oxi hóa trung gian nên nó vừa thể

hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính

khử

b. Lưu huỳnh đioxit là chất khử

- GV: Dựa vào trục số oxi hóa ta

thấy khi SO2 tác dụng với chất có

tính oxi hóa thì hóa trị của nguyên

tố S trong SO2 sẽ được đẩy lên hóa

trị cao nhất là +6.

- GV: Yêu cầu HS dự đoán hiện

tượng và sản phẩm tạo thành khi

SO2 tác dụng với dung dịch Brom.

- HS: Hiện tượng, dung dịch brom

bị mất màu. Sản phẩm tạo thành:

HBr, H2SO4.

- GV: Yêu cầu HS xác định số oxi

hóa và cân bằng phương trình trên.

- HS:

- GV: Yêu cầu HS dự đoán hiện

tượng, sản phẩm tạo thành và cân

bằng phương trình khi cho SO2 tác

dụng với dung dịch KMnO4.

- HS:

c. Lưu huỳnh đioxit là chất oxi

hóa

- GV: Dựa vào trục số oxi hóa ta

thấy khi SO2 tác dụng với chất có

tính khử thì hóa trị của nguyên tố S

Page 6: KHBD_Kim Phượng

6

trong SO2 sẽ bị đẩy xuống hóa trị

thấp hơn là 0 hoặc -2. Ở đây cô sử

dụng chất khử là H2S, nó có tính

khử trung bình nên chỉ đẩy được

SO2 về hóa trị 0. Vậy bạn nào có

thể dự đoán sản phẩm tạo thành và

hiện tượng?

- HS: S, hiện tượng tạo kết tủa

vàng.

- GV: Gọi 1 HS lên viết phương

trình phản ứng.

- HS: SO2 + H2S S + H2O

- GV: Kim loại Mg có tính khử

trung bình nên khi cho khí SO2 tác

dụng với Mg cũng thu được lưu

huỳnh. Gọi HS lên viết phương

trình.

- HS: SO2 + Mg MgO + S

Hoạt động 4. TÁC HẠI CỦA SO2 (3ph)

4

- GV: Cuộc sống của con người

càng phát triển thì nhà máy và xe

cộ mộc lên càng nhiều. Đây chính

là nguồn sinh ra khí SO2. Khí SO2

được tích tụ trong các đám mây

cùng với một số khí khác gây ra

hiện tượng mưa axit.

Mưa axit ảnh hưởng rất lớn lên

thực vật và đất. Khi có mưa axit,

các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa

trôi ảnh hưởng nghiêm trọng đến

quá trình quang hợp của cây.

Chính do mưa axit, Hà Nội mỗi

năm tổn thất mất 4,5 triệu m3 gỗ,

trong khi đó diện tích rừng bị mưa

axit phá hủy ở Hà Lan là 40%.

- Mưa axit ảnh hưởng trực tiếp

hoặc gián tiếp đến các ao hồ và hệ

thủy sinh vật. Mưa axit rơi trên mặt

Page 7: KHBD_Kim Phượng

7

đất sẽ rửa trôi các kim loại độc

xuống ao hồ. Ngoài ra vào mùa

xuân khi băng tan, axit (trong

tuyết) và kim loại nặng trong băng

theo nước vào các ao hồ và làm

thay đổi đột ngột pH trong ao hồ,

hiện tượng này gọi là hiện tượng

"sốc" axit vào mùa xuân. Các thủy

sinh vật không đủ thời gian để

thích ứng với sự thay đổi này nên

sẽ bị chết đi. Thực tế vào năm

1978, ở Na – uy số cá hồi trong các

dòng sông giảm đi một nửa, Thụy

Điển 4000 hồ không có cá, 9000 hồ

bị mất một phần lớn các loài cá

đang sinh sống và 20000 hồ khác

cũng bị ảnh hưởng.

- Khi mưa axit đi vào các thành

phố, nó sẽ phá hủy các công trình

kiến trúc. Ví dụ như tòa nhà

Capitol ở Ottawa đã bị tan rã bởi

hàm lượng SO2 trong không khí

quá cao. Vào năm 1967, cây cầu

bắc ngang sông Ohio đã sập làm

chết 46 người; nguyên nhân cũng

là do mưa axit.

- Mưa axit gây ra nhiều bệnh cho

con bao gồm các bệnh về đường hô

hấp như ho gà, suyển, viêm

phổi,…

Hoạt động 5. ỨNG DỤNG CỦA SO2 (2ph)

- GV: Tuy có nhiều tác hại nhưng

SO2 cũng có ích trong đời sống

chúng ta. Ví dụ như người ta

thường dùng SO2 để sản xuất axit

sunfuric trong công nghiệp, làm

chất tẩy trắng giấy, bột giấy hay

chất chống nấm mốc lương thực

thực phẩm.

- GV: Đầu giờ cô có một câu hỏi là

SO2 và các muối họ sunfit có được

Page 8: KHBD_Kim Phượng

8

sử dụng làm chất bảo quản thực

phẩm không? Bây giờ cô sẽ giải

đáp câu hỏi này. Thực tế SO2 nằm

trong danh sách những chất bảo

quản thực phẩm và nó thường được

sử dụng trong việc chống nấm

mốc, kháng khuẩn và ngăn chặn sự

biến đổi màu của thực phẩm. Tuy

nhiên khi sử dụng chúng ta cần

dùng liều lượng trong mức cho

phép và phải sử dụng đúng với loại

thực phẩm cho phép có như thế

mới giúp bảo vệ sức khỏe của

chúng ta. Vậy qua đây ta thấy mỗi

hóa chất đều có hai mặt, quan trọng

là chúng ta hãy tận dụng mặt tốt

của nó và khắc phục những mặt

còn hạn chế.

Hoạt động 6. ĐIỀU CHẾ SO2 (3ph)

- GV: Trong phòng thí nghiệm SO2

được điều chế bằng cách đun nóng

dung dịch H2SO4 và Na2SO3. Yêu

cầu HS viết phương trình.

- GV: Trong công nghiệp, SO2

được điều chế từ lưu huỳnh hoặc

quặng pirit sắt. GV hướng dẫn HS

viết phương trình.

Hoạt động 7. CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA SO3 (2ph)

- GV: Ở trạng thái kích thích

nguyên tử S có thể có 6 electron

độc thân. Những electron độc thân

của nguyên tử S sẽ liên kết với 6

electron độc thân của 3 nguyên tử

O tạo thành 6 liên kết cộng hóa trị

có cực.

Hoạt động 8. TÍNH CHẤT VÀ ĐIỀU CHẾ SO3 (3ph)

- GV: Ở điều kiện thường, SO3 là

chất lỏng không màu, tan vô hạn

trong nước và trong axit sunfuric.

Page 9: KHBD_Kim Phượng

9

Yêu cầu HS viết PT SO3 tan trong

nước và trong axit sunfuric.

- HS:

3 2 2 4

3 2 4 2 4 3

SO + H O H SO

nSO + H SO H SO .nSO

- GV: Giống SO2, SO3 cũng là một

oxit axit. Vậy SO3 tác dụng được

với những chất nào?

- HS: nước, oxit bazơ, bazơ,

- GV: Yêu cầu HS xác định số oxi

hóa của nguyên tố S trong SO3 và

nhận xét.

- HS: Nguyên tố S trong SO3 có

hóa trị cao nhất nên chỉ thể hiện

tính oxi hóa.

- GV: Nhận xét và đưa ra kết luận

về tính chất hóa học của SO3

- GV: SO3 có ít ứng dụng trong

thực tiễn, tuy nhiên nó là sản phẩm

trung gian để sản xuất axit

sunfuric. Trong công nghiệp, SO3

được điều chế bằng cách oxi hóa

SO2 ở nhiệt độ cao, sử dụng xúc tác

V2O5. Yêu cầu HS viết phương

trình