khỦng hoẢng kinh tẾ tÀi chÍnh thẾ giỚi 2007-2010 - tuongnguyen

13
ẠI HỌC HUẾ TRỜNG ẠI HỌC KINH TẾ BÁO CÁO THỰC HÀNH KINH TẾ HỌC V MÔ Ề TÀI: CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 HUẾ 25/11/2010

Upload: choi-eun-mi

Post on 28-Jul-2015

134 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 - tuongnguyen

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC HÀNH KINH TẾ HỌC VĨ MÔĐỀ TÀI: CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH

THẾ GIỚI 2007-2010

HUẾ 25/11/2010

Page 2: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 - tuongnguyen

2

ĐẠI HỌC HUẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC HÀNH KINH TẾ HỌC VĨ MÔĐỀ TÀI: CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH

THẾ GIỚI 2007-2010

NHÓM 11. Nguyễn Tấn Tường2. Nguyễn Duy Tài3. Hồ Văn Tình4. Phạm Dũng5. Trần Đức Phú6. Hồ Phi Định7. Đinh Văn Trung8. Hoàng Gia Trung9. Nguyễn Đăng Hoàng

Page 3: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 - tuongnguyen

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010

NHÓM 1 3

ĐỀ TÀI: CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNHTHẾ GIỚI 2007-2010

GIỚI THIỆU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................41. Lí do chọn đề tài......................................................................................42. Mục đích nghiên cứu...............................................................................43. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................44. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4

II. NỘI DUNG ................................................................................................51. Một số khái niệm cơ bản .........................................................................52. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng trên quy mô toàn cầu.............53. Những tác động mà cuộc khủng hoảng gây ra cho các nước trên thế giớinói chung và Việt Nam nói riêng ................................................................5

3.1 Đối với Hoa Kỳ .................................................................................53.2 Đối với thế giới .................................................................................73.3 Tác động của cuộc khủng hoảng đến Việt Nam................................8

4. Những giải pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng của các nước và ViệtNam ...........................................................................................................10

4.1 Các nước..........................................................................................104.2 Việt Nam .........................................................................................11

III. KẾT LUẬN.............................................................................................11TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................12DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1......................................................13

Page 4: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 - tuongnguyen

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010

NHÓM 1 4

CHI TIẾT

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:1. Lí do chọn đề tài:

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu dù đã đi qua nhưng hậuquả mà nó để lại cho nền kinh tế của nhiều nước là rất nặng nề, thậm chí đếnlúc này nhiều nước vẫn còn đang vật lộn trong những khó khăn mà cuộckhủng hoảng qua đi vẫn còn để lại. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắnCuộc khủng hoảng xuất phát từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thếgiới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăngtrưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.

Vậy do đâu mà cuộc khủng hoảng tài chính này lại có sức phá hoạighê gớm như vậy? Nguyên nhân của nó là gì? Những hậu quả mà nó gây rađối với các nền kinh tế thế giới và Việt Nam ra sao? Và các nước nói chungcũng như Việt Nam nói riêng đã có những giải pháp gì để ứng phó với cuộckhủng hoảng này?

Xuất phát từ những thắc mắc trên, nhóm sinh viên chúng tôi đã tiếnhành tìm hiểu để từ đó có được những hiểu biết một cách khái quát nhất vềcuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2007-2010.

2. Mục đích nghiên cứu:Tìm hiểu:- Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng trên quy mô toàn cầu- Những tác động mà cuộc khủng hoảng gây ra cho các nước trên thế

giới nói chung và Việt Nam nói riêng- Những giải pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng của các nước và

Việt Nam- Sự phục hồi kinh tế thế giới hậu khủng hoảng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:- Đối tượng: Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2007-2010- Phạm vi nghiên cứu: Các khu vực kinh tế lớn của thế giới như: Mỹ,

EU, Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) và khu vực ĐôngNam Á trong đó có Việt Nam.

Page 5: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 - tuongnguyen

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010

NHÓM 1 5

4. Phương pháp nghiên cứu:- Tìm kiếm thông tin về đối tượng nghiên cứu từ nhiều nguồn: sách,

báo, tạp chí, Internet. Tổng hợp và phân tích các thông tin có được để đi đếnnhận định.

II. NỘI DUNG:1. Một số khái niệm cơ bản:

- Khủng hoảng tài chính: là sự thất bại của một hay một số nhân tốcủa nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính củamình. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là:

+ Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửitiền.

+ Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng xếp loại A cũng khôngthể hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng.

+ Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.- Khủng hoảng tài chính 2007-2010 là một cuộc khủng hoảng bao

gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tìnhtrạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trênthế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.

2. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng trên quy mô toàn cầu:- Bong bóng tài chính và bất động sản cùng với giám sát tài chính

thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ởnước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quanhệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiềunước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới,dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởngkinh tế ở nhiều nước trên thế giới.

- Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2010 xuất phát từ Mỹ cónguồn gốc từ sự tập trung thái quá đầu tư với lãi suất rẻ và cho vay thế chấpdưới chuẩn vào thị trường bất động sản đồng thời có sự bùng nổ các công cụnợ phát sinh trên thị trường này nhằm thu các khoản lợi nhuận cơ hội. Khithị trường bất động sản đảo chiều, trì trệ, bất động sản xuống giá các khoảnnợ đáo hạn mất khả năng thanh toán dẫn đến những đổ vở tín dụng và dẩnđến khủng hoảng kinh tế - tài chính

3. Những tác động mà cuộc khủng hoảng gây ra cho các nước trên thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng:3.1 Đối với Hoa Kỳ:

Page 6: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 - tuongnguyen

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010

NHÓM 1 6

Hoa Kỳ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng.Ngay khi bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăngtrưởng chậm lại. Bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi củangười đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này. Giữa năm2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụngnhà ở thứ cấp bị phá sản. Giá chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần. Sự đổvỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả nhữngngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảngtài chính và kinh tế trước đây như Lehman Brothers, Morgan Stanley,Citigroup, AIG… cũng lâm nạn. Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm chokhu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hìnhlà cuộc Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010.

Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳrơi vào suy thoái từ tháng 12 năm 2007. Cơ quan quốc gia về nghiên cứukinh tế Mỹ (NBER) dự đoán đây sẽ là đợt suy thoái nghiêm trọng nhất ởHoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bình quân mỗi tháng từ tháng1 tới tháng 9 năm 2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việclàm.

Hàng loạt tổ chức tài chính trong đó có những tổ chức tài chính khổnglồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng đói tín dụng.Đến lượt nó, tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuấtkhiến doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợpđồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhậpvà qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại làm cho các doanh nghiệpkhó bán được hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc có nguy cơ bịphá sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là GeneralMotors, Ford Motor và Chrysler LLC. Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đãnỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng không thành công. Hôm12 tháng 12 năm 2008, GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa 20 nhà máycủa hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tớimức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguycơ có thể bị giảm phát.

Cuộc khủng hoảng còn làm cho dollar Mỹ lên giá. Do dollar Mỹ làphương tiện thanh toán phổ biến nhất thế giới hiện nay, nên các nhà đầu tưtoàn cầu đã mua dollar để nâng cao khả năng thanh khoản của mình, đẩydollar Mỹ lên giá. Điều này làm cho xuất khẩu của Hoa Kỳ bị thiệt hại.

Page 7: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 - tuongnguyen

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010

NHÓM 1 7

Chỉ số bình quân công nghiệp Dow-Jones giảm liên tục từ cuối quý III năm 2007

3.2 Đối với thế giớiHoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi

kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nướctheo hướng xuất khẩu ở Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản,Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào suy thoái. Các nền kinh tế khácđều tăng trưởng chậm lại.

Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Hoa Kỳ chịu tác độngnghiêm trọng cả về tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bịphá sản đến mức trở thành khủng hoảng tài chính ở một số nước nhưIceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suythoái. Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng. Khu vực đồngEuro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập.

Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế HoaKỳ, nên cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khuvực và khi giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủnghoảng nợ.

Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu vềdầu mỏ cho sản xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều nàylại làm cho các nước xuất khẩu dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại vềbất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tớigiá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạothành một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu. Nhiều thị trườngchứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng.Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn vị tiền tệmạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, franc Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiềnnày lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất khẩu củaMỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ phải

Page 8: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 - tuongnguyen

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010

NHÓM 1 8

xin trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng tiền tệkhi won liên tục mất giá từ đầu năm 2008.

Giá dầu (USD/thùng) giảm mạnh từ giữa năm 2008 do lượng cầu giảm khi kinh tế thếgiới xấu đi

3.3 Tác động của cuộc khủng hoảng đến Việt Nam:Mở cửa kinh tế và hội nhập đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam

nhưng đồng thời cũng khiến chúng ta phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơnkhi xảy ra biến động. Tác động của cuộc khủng hoảng này có tính hai mặt,song chủ yếu là tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu cũng như của ViệtNam. Do hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới nên ViệtNam cũng chịu những tác động nhất định, tuy không trực tiếp.

- Tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế:Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố ngày 8/10/2008

của IMF, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm lại và thất nghiệp giatăng. Dự kiến lúc đầu tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2008 sẽ đạt khoảng6,7%, thấp hơn chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua là 7%. Tuy nhiên, thựctế năm 2008, tốc độ này chỉ đạt 6,23%, mức thấp nhât trong 9 năm qua.Khủng hoảng tác động tới mọi tầng lớp dân cư của Việt Nam, trong đó tầnglớp công nhân lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp. Sản xuất bị thu hẹp, sốngười thất nghiệp gia tăng, thu nhập bị giảm sút.

- Tác động đến FDI:Những quan điểm ban đầu về tác động của khủng hoảng đến FDI vào

Việt Nam: Nghiên cứu tình hình FDI vào Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng,về ngắn hạn, khủng hoảng ở Mỹ chưa có tác động lớn đến Việt Nam, dodòng vốn đầu tư vào đây đa số đều bắt nguồn từ các nước và vùng lãnh thổtrong khu vực như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... Các nướcchâu Á chiếm tới 80% dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Mỹ chỉ đứng thứ 11

Page 9: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 - tuongnguyen

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010

NHÓM 1 9

trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại ViệtNam với 419 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký 4,1 tỉ USD. Mặt khác,dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam thường mang tínhdài hạn nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Mặc dù vậy, về dài hạn,khủng hoảng tài chính thế giới có thể khiến dòng đầu tư nước ngoài cả trựctiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm vì những lo ngại về bất ổn kinh tếvà sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến to ra lo ngại hơn về nguồn vốn FDI vàoViệt Nam. Thứ nhất, do nguồn tín dụng của thế giới đang dần trở nên cạnkiệt, nên các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp sẽ suy giảm trên phạm vitoàn cầu và Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Hơn nữa, do nhu cầu tiêu thụ giảmsút, nên việc giải ngân FDI sẽ chậm lại đáng kể.Theo ý kiến một số chuyêngia, trong 2 năm 2006 và 2007 nguồn FDI vào Việt Nam đã tăng bất thường,không có cơ sở chắc chắn: Việt Nam không thể tiêu thụ quá 5 tỷ đôla/nămvới hạ tầng, môi trường kinh doanh như hiện nay. Bởi vậy trong tương lai,chính Việt Nam sẽ không thể tiếp nhận nhiều vốn FDI hơn những gì đã diễnra.

Trái với tất cả nhiều dự đoán ban đầu, nếu nhìn trên các con số, tìnhhình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2008 đãtăng cao kỷ lục trong hơn 20 năm kể từ khi Việt Nam bắt đầu nỗ lực thu hútFDI. Kết thúc năm 2008, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kếhoạch và Đầu tư) thì tổng số vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tính đến ngày19/12/2008 đạt hơn 64 tỷ USD, tăng 199,9% so với năm 2007. Vốn giảingân trong năm 2008 của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam lên con số11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007.

- Tác động tới xuất khẩu của Việt Nam:Xuất khẩu của Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nhiều từ cuộc khủng

hoảng. Kinh tế Mỹ suy thoái đã có tác động tới xuất khẩu của Việt Nam, doMỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Suy thoái hay tăngtrưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập vàsức mua của người dân Mỹ. Yếu tố này kết hợp chính sách đồng Đô la yếunhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại của chính phủ Mỹ đã khiến xuấtkhẩu của nhiều nước vào Mỹ giảm.

Ngay từ những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hướng giảm tốcđộ xuất khẩu sang Mỹ. Trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạchxuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% củanăm 2007. Tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam đã giảm từ 24% của năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 thángđầu năm 2008.

Page 10: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 - tuongnguyen

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010

NHÓM 1 10

Cũng cần phải đặt tình hình thương mại của Việt Nam trong mối quanhệ Trung Quốc - Mỹ: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.Sức tiêu dùng của người dân Mỹ giảm sẽ tác động tiêu cực đối với hàngTrung Quốc xuất sang Mỹ. Tiêu dùng tại Mỹ giảm, khiến hàng Trung Quốcrẻ hơn và cạnh tranh hơn với hàng Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đồng thời,khi hàng Trung Quốc tiêu thụ ở Mỹ giảm đi, nó chuyển hướng sang các thịtrường khác tìm đầu ra mới, có thể đưa vào tiêu thụ tại Việt Nam nhiều hơn,gây áp lực lớn cho nền kinh tế Việt Nam.

Đồng thời, cuộc khủng hoảng đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuấtkhẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và châu Âu. Đây là những thịtrường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Do bị tác động mạnh từ cuộckhủng hoảng, người tiêu dùng của các thị trường này cũng phải cắt giảm chitiêu, nên nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng có xuhướng giảm. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16,5%, trong khi năm 2007 là 18%.

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế cũng đã gây ranhững biến động chưa từng có về giá cả xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến kếhoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Trong nửa đầu năm 2008, giáhàng hóa trên thị trường thế giới leo thang, gây áp lực tăng chi phí nhậpkhẩu và đẩy nhập siêu lên cao. Từ cuối tháng 7/2008, giá hàng trên thịtrường thế giới bắt đầu bước vào một đợt thoái trào mạnh, đặc biệt từ tháng9/2008. Theo đó, xuất khẩu chịu ảnh hưởng nặng. Những biến động của giácả trên đã đánh đổ hầu hết các dự báo và tính toán của doanh nghiệp, cũngnhư hoạch định, dự kiến của nhà điều hành chính sách. Điều này càng gâythêm khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam.

Tình hình trên đã đưa đến kết quả là xuất khẩu cả năm 2008 chỉ đạtkhoảng 64 tỉ USD, tăng 31,8% so với năm 2007. Xuất khẩu đã giảm khôngchỉ về số lượng các đơn hàng, mà cả về giá bán của hàng hóa xuất khẩu.Nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặpkhó khăn do tiêu thụ hàng hóa giảm và thiếu vốn đầu tư.

4. Những giải pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng của các nước và ViệtNam:4.1 Các nước:

Để ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, nhiềubiện pháp đã được chính phủ các nước thực thi. Nhìn lại những biện phápấy, ta thấy được chúng gồm những nhóm chính sau:

Page 11: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 - tuongnguyen

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010

NHÓM 1 11

STT

Các biện pháp ứng phó của Chính phủ các nước

01 Quốc hữu hóa toàn bộ hoặc một phần ngân hàng và quỹ tư nhân

02 Kiểm soát các quỹ đầu tư

03 Mua cổ phần hoặc tài sản từ các tổ chức tài chính

04 Bãi bỏ thuế đối với các khoản đầu tư nước ngoài

05 Hạ lãi suất cơ bản

06 Vay tiền từ tổ chức tài chính quốc tế

07 Bảo lãnh tất cả các khoản tiền gửi, trái phiếu và nợ của một số ngânhàng lớn trong 02 năm.

08 Khuyến khích sáp nhập ngân hàng yếu kém

09 Cho phép một số ngân hàng tuyên bố phá sản

10 Mua lại các khoản nợ của các ngân hàng đang có vấn đề hoặc bị phásản

11 Cấp tiền cho ngân hàng để trả các khoản nợ nước ngoài

12 Huy động tiền từ các nhà đầu tư toàn cầu để chống đỡ cơn khủnghoảng

13 Nới lỏng quy định cho phép các công ty mua cổ phiếu của chính họ

4.2 Việt Nam:Chính phủ Việt Nam đã đề ra 05 nhóm giải pháp cơ bản như sau:- Giải pháp thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu- Giải pháp đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng- Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt- Thực hiện sâu rộng chính sách an sinh và xã hội- Phối hợp tốt trong tổ chức chỉ đạo, điều hành

III. KẾT LUẬN:Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2007-2010 đã tác động

sâu rộng vào mọi mặt của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Nhiều quốc gia đãvà vẫn đang gánh chịu những tổn thất nặng nề do cuộc khủng hoảng này gây

Page 12: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 - tuongnguyen

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010

NHÓM 1 12

ra: đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế,lạm phát, thất nghiệp. Tuy nhiên, cùng với những nổ lực đối phó mang tínhtoàn cầu của các nước, vào cuối năm 2009 đầu năm 2010, Kinh tế thế giới đãbước đầu có những dấu hiệu phục hồi: từ mức tăng trưởng âm năm 2008,năm 2009 kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức 1.1% và Theo dự báo của QuỹTiền tệ Quốc tế (IMF) thì kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%.Mặc dù vậy vẫn là thấp hơn nhiều so với mức trên 5% của hai năm 2006,2007 và các mức 4,9% và 4,5% của năm 2004, 2005 (là giai đoạn trước khicuộc khủng hoảng nổ ra). Tuy nhiên đây cũng là một dấu hiệu khả quan chothấy kinh tế thế giới đang ở vào giai đoạn phục hồi. Cùng với sự phát triểnnăng động của các nước Châu Á (đặc biệt là Trung Quốc) cũng như sự ấmdần lên của thị trường chứng khoán, dầu mỏ toàn cầu, các chuyên gia dựđoán kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phục hồi nhanh trong những năm tới.

the end

TÀI LIỆU THAM KHẢO:- Khủng hoảng kinh tế - tài chính 2007-2010 ..............Wikipedia Tiếng Việt

- Hiệu quả của những biện pháp ứng phó khủng hoảng kinh tế tài chính toàncầu của các nước và những vấn đề cần quan tâm đối với Việt Nam và thànhphố Hồ Chí Minh ..................................................................... Hồ Hữu Hạnh

- Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính đến Việt Nam: Được và mất ..................................................................Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 16/10/2008

- Nguyên nhân và bản chất của khủng hoảng kinh tế tài chính hiện nay –những giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn...................................................................................................................... NGND,PGS.TS Ngô Hướng

(Cùng nhiều nguồn tham khảo khác)

Page 13: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010 - tuongnguyen

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI 2007-2010

NHÓM 1 13

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 11. Nguyễn Tấn Tường2. Nguyễn Duy Tài3. Hồ Văn Tình4. Phạm Dũng5. Trần Đức Phú6. Hồ Phi Định7. Đinh Văn Trung8. Hoàng Gia Trung9. Nguyễn Đăng Hoàng