kẾt quẢ ĐiỀu tra Đa dẠng bƯỚm ngÀy tẠi rỪng phÒng h...

7
HI NGHKHOA HC TOÀN QUC VSINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VT LN TH6 268 KT QUĐIỀU TRA ĐA DẠNG BƯỚM NGÀY TI RNG PHÒNG HTHẤT SƠN, TỈNH AN GIANG TÔ VĂN QUANG, TRẦN VĂN BẰNG, HOÀNG MINH ĐỨC Viện Sinh thái học Miền Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Bướm ngày là nhóm côn trùng có sđa dạng cao và có giá trvthm mđối vi môi trường, chúng luôn được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Bướm ngày được nghiên cu khá nhiều nơi ở Việt Nam nhưng còn ít công trình nghiên cu cho riêng vùng Tây Nam Bộ. Đặc điểm địa lý ca Tây Nam Bbng phẳng đặc trưng cho vùng đồng bng vi thm thc vt ít phong phú ca kiểu sinh thái đất ngập nước, vì vy thành phần loài bướm vùng này có thkhông phong phú. Tuy nhiên, trong vùng vn còn t n ti nhiu diện tích đồi núi vi thm thc vật phong phú như rng phòng hthuc huyn Tnh Biên và Tri Tôn, tnh An Giang (vùng Thất Sơn), Ở đây còn nhng cm đồi, núi sót ni bt gia nền địa hình bằng phẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với hệ sinh thái đất ngập nước phèn đặc trưng, Thất Sơn còn có thêm hệ sinh thái rừng kín thường xanh nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới, là nét độc đáo và khác biệt ca khu vc này so vi các khu vc khác ở vùng hạ lưu sông Mê Kông. Phn ln din tích khu vc Thất Sơn trước đây được che phbi rng tnhiên, nhưng dưới tác động ca chiến tranh và quá trình phát trin kinh t ế xã hi, din tích rng tnhiên bsuy gim mnh, chcòn phân bri rác mt snúi ln trong vùng. Tnăm 1992 đến năm 2010, thc hin có hiu qucông tác trng rng (Chương trình 327 và Dán 661) và nhng thành công ca mô hình “sn xut nông – lâm kết hp”, rng tnhiên vùng Thất Sơn từng bước được phc hồi, đến nay độ che phrừng đã đạt hơn 70% [1]. Ngoài vẻ đẹp núi non hùng vĩ, di tích lịch svà danh thng tâm linh ni tiếng, khu vc Thất Sơn ít nhận được squan tâm ca các nhà sinh thái hc. Tuy nhiên, vic phát hin bn loài thn ln mới và đặc hữu vào năm 2007 tại khu vực này, đã thu hút nhiu squan tâm ca các nhà khoa hc. Bài viết này trình bày kết quả điều tra về khu hệ bướm trong khu vực Thất Sơn nhằm tìm hiểu sự khác biệt về thành phần loài bướm so với các khu vực đồng bằng xung quanh. I. VT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là nhóm bướm ngày, địa điểm kho sát nghiên cứu được tp trung gm 5 núi ln nht trong vùng Thất Sơn bao gồm núi Tô, Cấm, Dài, Dài Năm Giếng và núi Phú Cường (Hình 1). Các núi này có độ cao khác nhau, cao nht là núi Cm, với độ cao 710 m so vi mặt nước bin, thp nht là núi Phú Cường với độ cao 250 m so vi mặt nước biển. Địa hình núi có bmặt sườn bchia ct mnh, nhiu khe dốc. Đây cũng là nhng núi có quá trình phc hi hsinh thái rng tnhiên t t nht trong vùng. Thời gian tiến hành khảo sát vào giữa tháng 5 và giữa tháng 12 năm 2014. Sdụng phương pháp điều tra theo tuyến để kho sát thành phần loài bướm tại các địa điểm nghiên cu. ng vi mi tuyến điều tra, chúng tôi tiến hành quan sát, chp nh, ghi nhn và thu mu bng cách sdng vợt tay. Định danh tên loài da theo các tài liu ca Ek-Amnuay (2012) [5] và Inayoshi (2014) [6]. Các loài quý hiếm Việt Nam được xác định theo Sách Đỏ Vit Nam (2007) [2]. Ngoài ra, chstương đồng Sorensen (SSI) cũng được tính toán để đánh giá mức độ tương đồng thành phn loài gia các khu vc kho sát.

Upload: others

Post on 23-Jun-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

268

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐA DẠNG BƯỚM NGÀY TẠI RỪNG PHÒNG HỘ THẤT SƠN, TỈNH AN GIANG

TÔ VĂN QUANG, TRẦN VĂN BẰNG, HOÀNG MINH ĐỨC Viện Sinh thái học Miền Nam,

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bướm ngày là nhóm côn trùng có sự đa dạng cao và có giá trị về thẩm mỹ đối với môi trường, chúng luôn được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Bướm ngày được nghiên cứu khá nhiều nơi ở Việt Nam nhưng còn ít công trình nghiên cứu cho riêng vùng Tây Nam Bộ. Đặc điểm địa lý của Tây Nam Bộ bằng phẳng đặc trưng cho vùng đồng bằng với thảm thực vật ít phong phú của kiểu sinh thái đất ngập nước, vì vậy thành phần loài bướm ở vùng này có thể không phong phú. Tuy nhiên, trong vùng vẫn còn tồn tại nhiều diện tích đồi núi với thảm thực vật phong phú như rừng phòng hộ thuộc huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang (vùng Thất Sơn), Ở đây còn những cụm đồi, núi sót nổi bật giữa nền địa hình bằng phẳng vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng với hệ sinh thái đất ngập nước phèn đặc trưng, Thất Sơn còn có thêm hệ sinh thái rừng kín thường xanh nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới, là nét độc đáo và khác biệt của khu vực này so với các khu vực khác ở vùng hạ lưu sông Mê Kông. Phần lớn diện tích khu vực Thất Sơn trước đây được che phủ bởi rừng tự nhiên, nhưng dưới tác động của chiến tranh và quá trình phát triển kinh tế xã hội, diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm mạnh, chỉ còn phân bố rải rác ở một số núi lớn trong vùng. Từ năm 1992 đến năm 2010, thực hiện có hiệu quả công tác trồng rừng (Chương trình 327 và Dự án 661) và những thành công của mô hình “sản xuất nông – lâm kết hợp”, rừng tự nhiên vùng Thất Sơn từng bước được phục hồi, đến nay độ che phủ rừng đã đạt hơn 70% [1]. Ngoài vẻ đẹp núi non hùng vĩ, di tích lịch sử và danh thắng tâm linh nổi tiếng, khu vực Thất Sơn ít nhận được sự quan tâm của các nhà sinh thái học. Tuy nhiên, việc phát hiện bốn loài thằn lằn mới và đặc hữu vào năm 2007 tại khu vực này, đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Bài viết này trình bày kết quả điều tra về khu hệ bướm trong khu vực Thất Sơn nhằm tìm hiểu sự khác biệt về thành phần loài bướm so với các khu vực đồng bằng xung quanh.

I. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là nhóm bướm ngày, địa điểm khảo sát nghiên cứu được tập trung gồm 5 núi lớn nhất trong vùng Thất Sơn bao gồm núi Tô, Cấm, Dài, Dài Năm Giếng và núi Phú Cường (Hình 1). Các núi này có độ cao khác nhau, cao nhất là núi Cấm, với độ cao 710 m so với mặt nước biển, thấp nhất là núi Phú Cường với độ cao 250 m so với mặt nước biển. Địa hình núi có bề mặt sườn bị chia cắt mạnh, nhiều khe dốc. Đây cũng là những núi có quá trình phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên tốt nhất trong vùng. Thời gian tiến hành khảo sát vào giữa tháng 5 và giữa tháng 12 năm 2014.

Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến để khảo sát thành phần loài bướm tại các địa điểm nghiên cứu. Ứng với mỗi tuyến điều tra, chúng tôi tiến hành quan sát, chụp ảnh, ghi nhận và thu mẫu bằng cách sử dụng vợt tay. Định danh tên loài dựa theo các tài liệu của Ek-Amnuay (2012) [5] và Inayoshi (2014) [6]. Các loài quý hiếm ở Việt Nam được xác định theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) [2]. Ngoài ra, chỉ số tương đồng Sorensen (SSI) cũng được tính toán để đánh giá mức độ tương đồng thành phần loài giữa các khu vực khảo sát.

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

269

Hình 1: Bản đồ vị trí các địa điểm nghiên cứu thuộc khu vực Thất Sơn, tỉnh An Giang

(ảnh: Google Earth)

II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả khảo sát tại năm điểm nghiên cứu trong khu vực Thất Sơn đã ghi nhận được 84 loài bướm thuộc 8 họ (Bảng 1). Trong số đó Lycaenidae là họ có số lượng loài nhiều nhất (21 loài), chiếm 25% tổng số loài. Các họ còn lại có số lượng loài ít hơn, dao động từ 6 đến 12 loài, và ít nhất là họ Amathusiidae, chỉ có 1 loài, chiếm 1,2% (Hình 2).

Bảng 1 Thành phần loài bướm ghi nhận được ở các địa điểm khảo sát thuộc

khu vực Thất Sơn, tỉnh An Giang

STT Họ Loài 1 2 3 4 5 1 Amathusiidae Discophora sondaica x 2 Danaidae Danaus genutia x x x 3 Danaidae Euploea core x x x x x 4 Danaidae Euploea mulciber x x x 5 Danaidae Ideopsis similis x 6 Danaidae Parantica aglea x x x x x 7 Danaidae Tirumala septentrionis x 8 Hesperiidae Badamia exclamationis x 9 Hesperiidae Baoris farri x

10 Hesperiidae Halpe porus x 11 Hesperiidae Halpe zola x 12 Hesperiidae Hasora malayana x 13 Hesperiidae Hyarotis adrastus x 14 Hesperiidae Iambrix salsala x x 15 Hesperiidae Parnara bada x

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

270

STT Họ Loài 1 2 3 4 5 16 Hesperiidae Pelopidas agna x 17 Hesperiidae Potanthus trachala x 18 Hesperiidae Psolos fuligo x 19 Hesperiidae Tagiades japetus x 20 Lycaenidae Amblypodia anita x x x 21 Lycaenidae Anthene emolus x x 22 Lycaenidae Arhopala aurelia x 23 Lycaenidae Arhopala pseudocentaurus x 24 Lycaenidae Castalius rosimon x 25 Lycaenidae Catochrysops strabo x 26 Lycaenidae Chilades lajus x x x 27 Lycaenidae Chilades pandava x x x x 28 Lycaenidae Cigaritis syama x x x 29 Lycaenidae Hypolycaena amasa x 30 Lycaenidae Hypolycaena erylus x x 31 Lycaenidae Jamides bochus x 32 Lycaenidae Jamides celeno x x 33 Lycaenidae Loxura atymnus x x x 34 Lycaenidae Miletus chinensis x x 35 Lycaenidae Nacaduba kurava x 36 Lycaenidae Neopithecops zalmora x 37 Lycaenidae Prosotas dubiosa x x 38 Lycaenidae Prosotas nora x x 39 Lycaenidae Tajuria cippus x 40 Lycaenidae Zizeeria maha x x 41 Nymphalidae Cethosia cyane x x 42 Nymphalidae Cirrochroa tyche x x 43 Nymphalidae Cupha erymanthis x x 44 Nymphalidae Hypolimnas bolina x x x 45 Nymphalidae Junonia almana x x x 46 Nymphalidae Junonia atlites x x 47 Nymphalidae Junonia hierta x 48 Nymphalidae Junonia lemonias x x 49 Nymphalidae Neptis hylas x x x x x 50 Nymphalidae Pantoporia hordonia x 51 Nymphalidae Parthenos sylvia x x 52 Nymphalidae Phalanta phalantha x x x x 53 Papilionidae Chilasa clytia x x x x 54 Papilionidae Graphium agamemnon x x 55 Papilionidae Pachliopta aristolochiae x x x x x 56 Papilionidae Papilio demoleus x x x x x 57 Papilionidae Papilio helenus x

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

271

STT Họ Loài 1 2 3 4 5 58 Papilionidae Papilio memnon x x x x 59 Papilionidae Papilio polytes x x x x 60 Papilionidae Troides aeacus x x 61 Papilionidae Troides helena x 62 Pieridae Appias olferna x x x x 63 Pieridae Catopsilia pomona x x x x x 64 Pieridae Catopsilia scylla x 65 Pieridae Delias descombesi x x 66 Pieridae Delias hyparete x x x 67 Pieridae Eurema blanda x x 68 Pieridae Eurema hecabe x x x x x 69 Pieridae Eurema laeta x 70 Pieridae Hebomoia glaucippe x 71 Pieridae Ixias pyrene x x 72 Pieridae Leptosia nina x x x x x 73 Pieridae Pareronia anais x x x 74 Satyridae Elymnias hypermnestra x x 75 Satyridae Lethe europa x 76 Satyridae Melanitis leda x x x 77 Satyridae Mycalesis intermedia x 78 Satyridae Mycalesis mineus x x 79 Satyridae Mycalesis perseoides x 80 Satyridae Mycalesis perseus x x x 81 Satyridae Orsotriaena medus x 82 Satyridae Ypthima baldus x x x x 83 Satyridae Ypthima fasciata x 84 Satyridae Ypthima huebneri x

Tổng 38 30 59 24 31 Ghi chú: (1): Núi Tô, (2): Núi Cấm, (3): Núi Dài, (4): Núi Phú Cường, (5): Núi Dài Năm Giếng

Hình 2: Tỉ lệ % và số lượng loài ghi nhận được ở các họ bướm khác nhau

1.2

7.1

10.7

13.1

14.3

14.3

14.3

25.0

1

6

9

11

12

12

12

21

0 10 20 30

Amathusiidae

Danaidae

Papilionidae

Satyridae

Pieridae

Nymphalidae

Hesperiidae

Lycaenidae

Số loài

%

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

272

So sánh với kết quả điều tra đánh giá nhanh tại một số khu vực khác ở miền Tây Nam Bộ như VQG U Minh Hạ, VQG Tràm Chim, Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen và Khu Bảo tồn đồng cỏ bàng Phú Mỹ với thành phần loài ghi nhận được khá thấp, dao động khoảng 18-26 loài. Có thể thấy, so với 48 loài bướm điều tra thu thập được ở VQG U Minh Thượng [3] và dữ liệu thu thập được tại các khu vực đồng bằng lân cận, thành phần loài bướm tại khu vực Thất Sơn đa dạng hơn. Sự phong phú về hệ thực vật và sự khác biệt về địa hình tại vùng núi Thất Sơn có thể là yếu tố chính giúp cho khu hệ bướm ngày ở vùng này đa dạng hơn so với các khu vực khác ở miền Tây Nam Bộ. Vì vậy, những kiểu sinh cảnh ở vùng Thất Sơn chính là môi trường quan trọng cần được tiếp tục khôi phục và bảo tồn nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo điều kiện sống cho các loài bướm ngày tồn tại và phát triển quần thể.

Mặc dù là hai khu vực cách xa nhau nhất, song Núi Tô và Núi Dài Năm Giếng lại có thành phần loài tương đồng cao nhất (SSI = 0,667). Các kết quả SSI còn lại dao động từ 0,410 đến 0,516 cho thấy thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu vừa có sự tương đồng, vừa có sự khác biệt nhất định (Bảng 2).

Bảng 2

Chỉ số tương đồng Sorensen giữa các khu vực khảo sát

Núi Cấm Núi Dài Núi Phú Cường Núi Dài Năm Giếng Núi Tô 0,471 0,495 0,516 0,667 Núi Cấm 0,449 0,444 0,459 Núi Dài 0,410 0,511 Núi Phú Cường 0,509

Trong số 84 loài ghi nhận được ở vùng Thất Sơn, ở 5 khu vực núi kể trên được khảo sát, có 38 loài xuất hiện đơn độc, tức là chỉ gặp ở một điểm mà không gặp ở điểm khác, riêng Núi Dài có số lượng nhiều nhất, với 20 loài đơn độc. Bướm ngày là nhóm côn trùng có đời sống gắn liền với một hay nhiều loài cây chủ. Sự khác biệt nhất định về thành phần loài bướm giữa các khu vực núi được khảo sát cho thấy thành phần loài thực vật giữa khu vực này cũng có sự khác nhau.

Đáng lưu ý nhất trong nghiên cứu này, chính là việc ghi nhận được hai loài bướm phượng cánh chim quí hiếm là Troides aeacus (Hình 3) và Troides helena (Hình 4). Đây là hai loài nằm trong Phụ lục II của CITES (1991) [7] và xếp bậc VU (sắp nguy cấp) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) [2]. Ngoài ra, loài Troides helena còn thuộc nhóm IIB theo Nghị định 32/2006 [4] về việc hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Hình 3: Troides aeacus

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

273

Hình 4: Troides helena

III. KẾT LUẬN Bước đầu đã ghi nhận được 84 loài bướm ngày thuộc 8 họ tại vùng năm khu vực núi thấp

của vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang. Trong số đó hai loài Troides aeacus và Troides helena có giá trị đặc biệt cần được bảo tồn.

Kết quả điều tra khảo sát bước đầu cũng mới chỉ ra giữa các địa điểm nghiên cứu, sự tương đồng và sự khác biệt mang tính tương đối, một số loài có phân bố đơn độc chỉ gặp ở một khu vực nhất định thuộc vùng núi Thất Sơn, trong đó, Núi Dài có số lượng loài ghi nhận và số lượng loài đơn độc nhiều nhất.

Việc khôi phục được tốt rừng tự nhiên và bảo tồn hệ sinh thái rừng kín thường xanh nửa rụng lá ẩm nhiệt đới trên địa hình đồi núi có thể tạo được một môi trường sống ổn định cho các loài bướm ngày tồn tại và phát triển.

Lời cảm ơn: Chúng tôi xin cảm ơn Trung tâm nghiên cứu Rừng và Đất ngập nước đã phối hợp cùng thực hiện nghiên cứu này. Đồng thời lời cảm ơn xin gửi tới Hạt Kiểm lâm và Ủy ban nhân dân huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên đã cho phép thực hiện nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn lực lượng kiểm lâm địa bàn và người dân đã hỗ trợ thực địa trong quá trình khảo sát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo An Giang Online. http://www.baoangiang.com.vn.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ. 2007. Sách Đỏ Việt Nam - Phần I. Động vật. Nxb. KHTN & CN, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2013. Hệ sinh thái đất than bùn Vườn Quốc gia U Minh Thượng: Hiện trạng về đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên đất than bùn Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Quản lí bền vững đất than bùn Đông Nam Á.

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. 2006. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

5. Ek-Amnuay, P. 2012. Butterflies of Thailand. 2nd Edition. Baan Lae Suan Amarin Printing and Publishing, Bangkok.

6. Inayoshi, Y. 2014. A Check List of Butterflies in Indo-China – Chiefly from Thailand, Laos and Vietnam. http://yutaka.it-n.jp/papi.html.

7. New, T. R. and Collins, N. M. 1991. Swallowtail Butterflies: An action plan for their conservation. IUCN, Gland, Switzerland.

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6

274

A SURVEY ON BUTTERFLY DIVERSITY IN THAT SON AREA, AN GIANG PROVINCE

TO VAN QUANG, TRAN VAN BANG, HOANG MINH DUC

SUMMARY

This paper presented results of the survey on butterflies in That Son, a mountainous forest area located in Tinh Bien and Tri Ton districts of An Giang province. The survey was conducted in five large mountains of the research area, viz. Nui Cam, Nui Dai, Nui To, Nui Phu Cuong and Nui Dai Nam Gieng. The total 84 butterfly species of 8 families recorded in That Son area are more diverse than that recorded from any protected area in the Mekong Delta. The slightly similarity in species composition among study sites may related to the similarity of floral composition among these mountains. Two species Troides aeacus and Troides helena listed in the Red Data Book of Vietnam and CITES were also revealed in That Son area.