kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

22
Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà, ngoài trời và đường dây cho thuỷ điện nhỏ Cập nhật lúc 13h32' ngày 29/12/2006 Bản in Gửi cho bạn bè Phản hồi Xem thêm: ky thuat lap dat dien trong nha, ngoai troi va duong day cho thuy dien nho Thời gian qua, có nhiều trường hợp nhân dân khu vực nông thôn, miền núi tự động kéo dây điện, lắp đặt thuỷ điện nhỏ để sử dụng trong sản xuất, sinh hoạt, tưới tiêu... không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật như dùng dây dẫn không đủ tiết diện, không có cột chắc chắn mà thường mắc, quấn dây dẫn vào cây cối (tre, dừa...), không đảm bảo độ cao, đung đưa khi có mưa gió, dây bị tróc lớp cách điện, ... nên thường bị đứt dây, đổ cột và nhất là trong mùa mưa, dễ bị rò điện xuống đất rất nguy hiểm. Để góp phần hạn chế về tai nạn điện trong dân, với sự phối hợp của Ban Kỹ thuật an toàn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp xin giới thiệu những quy định cơ bản về kỹ thuật lắp đặt điện sinh hoạt trong nhà và một số biện pháp đảm bảo an toàn khi vận hành, sử dụng điện. A - Kỹ thuật lắp điện trong nhà 1. Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt. Cỡ (tiết diện) dây dẫn điện được chọn sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các dụng cụ điện mà nó cung cấp, không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hoả hoạn cháy nhà. Người sử dụng điện có thể tham khảo bảng phụ lục 1 để ước lượng dòng điện tiêu thụ của các dụng cụ dùng điện trong nhà và bảng phụ lục 2 để chọn cỡ dây dẫn điện đúng tiêu chuẩn. 2. Lắp đặt dây dẫn trong nhà thường đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa. 3. Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không nên quá lớn, đảm bảo sao cho khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc (tường, trần nhà...) không nhỏ hơn 10mm. 4. Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi).

Upload: nguyenhuuthanh

Post on 26-Jun-2015

2.492 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà, ngoài trời và đường dây cho thuỷ điện nhỏ

Cập nhật lúc 13h32' ngày 29/12/2006Bản in

Gửi cho bạn bè

Phản hồi

Xem thêm: ky thuat lap dat dien trong nha, ngoai troi va duong day cho thuy dien nhoThời gian qua, có nhiều trường hợp nhân dân khu vực nông thôn, miền núi tự động kéo dây điện, lắp đặt thuỷ điện nhỏ để sử dụng trong sản xuất, sinh hoạt, tưới tiêu... không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật như dùng dây dẫn không đủ tiết diện, không có cột chắc chắn mà thường mắc, quấn dây dẫn vào cây cối (tre, dừa...), không đảm bảo độ cao, đung đưa khi có mưa gió, dây bị tróc lớp cách điện, ... nên thường bị đứt dây, đổ cột và nhất là trong mùa mưa, dễ bị rò điện xuống đất rất nguy hiểm.

Để góp phần hạn chế về tai nạn điện trong dân, với sự phối hợp của Ban Kỹ thuật an toàn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp xin giới thiệu những quy định cơ bản về kỹ thuật lắp đặt điện sinh hoạt trong nhà và một số biện pháp đảm bảo an toàn khi vận hành, sử dụng điện.

A - Kỹ thuật lắp điện trong nhà

1. Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt. Cỡ (tiết diện) dây dẫn điện được chọn sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các dụng cụ điện mà nó cung cấp, không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hoả hoạn cháy nhà. Người sử dụng điện có thể tham khảo bảng phụ lục 1 để ước lượng dòng điện tiêu thụ của các dụng cụ dùng điện trong nhà và bảng phụ lục 2 để chọn cỡ dây dẫn điện đúng tiêu chuẩn.

2. Lắp đặt dây dẫn trong nhà thường đặt trên sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn trong ống bảo vệ, ống này thường làm bằng nhựa.

3. Khoảng cách giữa 2 sứ kẹp hoặc 2 puli sứ kề nhau không nên quá lớn, đảm bảo sao cho khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc (tường, trần nhà...) không nhỏ hơn 10mm.

4. Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi).

5. Dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà.

Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn điện vào nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2m.

6. Cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí thao tác dễ dàng, phía dưới không để vật vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng, bảo đảm khi cần thiết đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời.

Page 2: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

7. Cầu dao điện, công tắc điện thường được lắp trên bảng gỗ nhỏ, và được bắt chặt vào tường hay cột nhà, vị trí hợp lý nhất để gắn bảng gỗ là cách mặt đất khoảng chừng 1,5m.

Cầu dao điện, công tắc điện phải có nắp che an toàn. Nắp che có tác dụng đề phòng tai nạn về điện khi ta vô ý va chạm vào và tránh tia hồ quang điện phóng ra khi đóng, cắt điện.

8. Đường dây chính trong nhà và mỗi đường dây phụ cũng như mỗi đồ dùng điện trong nhà phải đặt cầu chì bảo vệ loại có nắp che.

Dây chảy của cầu chì bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng bảo đảm khi có chạm chập điện (nên nhớ rằng dây chảy không phải để bảo vệ người khỏi bị điện giật).

Dây chảy phải lắp đúng tiêu chuẩn quy định, thí dụ như trong mạch điện 1 pha (1 dây nóng và 1 dây nguội) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên dây nóng.

Nếu cả 2 dây điện đều là dây nóng (2 dây pha) thì bắt buộc phải đặt cầu chì trên cả 2 dây.

9. Ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt trong phòng tắm, không đặt ổ cắm điện, công tắc điện, không kéo dây điện qua nơi này. Đối với phòng tắm giặt, chỗ đặt công tắc điện an toàn hơn cả là ở mé ngoài cửa phòng, kề khung cửa phía không có bản lề.

10. Nếu các cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện bị hư hỏng phải thay thế ngay, vì nếu không, mọi người rất dễ chạm phải các phần dẫn điện.

11. Cần phải giải thích và giáo dục trẻ em hiểu và không được đưa các dây kim loại, đinh sắt hoặc đút ngón tay vào ổ cắm điện.

12. Không bao giờ đóng, cắt cầu dao, công tắc... khi tay còn ướt vì nước ở bàn tay có thể chảy vào những bộ phận có điện trong cầu dao, công tắc và sẽ truyền điện ra làm người bị điện giật.

13. Tuyệt đối không được dùng ngón tay để thử xem có điện hay không mà phải dùng bút thử điện hạ thế hoặc để bóng đèn để xác định.

14. Khi điện trong nhà bị hỏng, nếu phần hỏng nằm phía trên điện kế phải báo cho chi nhánh điện cử công nhân đến sửa chữa, tuyệt đối không được gọi người ngoài không phải công nhân ngành điện. Nếu phần hỏng nằm phía sau điện kế bắt buộc phải cắt cầu dao điện chính rồi mới sửa chỗ hỏng.

15. Chỉ được phép sử dụng các thiết bị điện và khí cụ điện đã được nối đất, nối không bảo vệ an toàn.

15.1. Nối đất bảo vệ, tác dụng:

- Nối đất bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện với vật nối đất bằng sắt, thép chôn dưới đất.

- Nối đất bảo vệ được áp dụng trong mạng 3 pha có trung tính cách lý, có tác dụng làm cho dòng điện khi chạm vỏ - do lớp cách điện bị hỏng (chập mạch 1 pha), sẽ truyền xuống đất nhờ dây dẫn nối liền vỏ thiết bị với vật nối đất. Khi chạm vào vỏ thiết bị như vậy, thân người sẽ coi như mắc song song với vật nối đất có điện trở rất nhỏ do đó sẽ làm giảm trị số dòng điện đi qua người nên không còn gây nguy hiểm.

15.2. Nối không bảo vệ, tác dụng:

- Nối không bảo vệ là dùng dây dẫn điện nối vỏ kim loại của thiết bị điện lúc bình thường không có điện với dây trung tính đã nối đất của lưới điện.

Page 3: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

- Nối không bảo vệ áp dụng trong mạng 3 pha 4 dây, khi có dòng điện chạm vỏ thiết bị, sẽ tạo ra dòng điện ngắn mạch 1 pha làm đứt cầu chì hay làm cho công tắc tự động ngắt điện ở đoạn mạch của mạng điện hay thiết bị hư hỏng với thời gian ngắn mạch nhỏ nhất. Để đảm bảo sự bảo vệ được liên tục ngay cả trong trường hợp dây trung tính bị đứt, cần thực hiện nối đất nhiều lần (lập lại) và nhất thiết phải nối đất ở cuối lưới điện.

Phụ lục 1: Dòng điện tiêu thụ của các dụng cụ thường dùng

TT Tên đồ dùng điện và công suất Dòng điện

  Loại 120V Loại 220V

1 Bàn là (bàn ủi): Loại lớn 800W 6,7A 3,6A

  Loại nhỏ 300W 2,5A 1,4A

2 Bếp điện: Loại lớn 1.500W 12,5A 6,8A

  Loại vừa 1.000W 8,4A 4,6A

  Loại nhỏ 300W 2,5A 1,4A

3 Nồi cơm điện: Loại 600W 5A 3A

4 Máy sấy tóc: Loại 300W 2,5A 1,4A

5 Đèn bóng có tim: Loại 100W 1A 0,5A

  Loại 75W 0,7A 0,4A

  Loại 60W 0,5A 0,3A

6 Đèn ống: Loại 1,2m - 40W 1A 0,5A

  Loại 0,6m - 20W 0,5A 0,3A

  Loại 0,3m - 10W 0,2A 0,1A

7 Quạt điện: Loại lớn 300W 3,1A 1,7A

  Loại nhỏ 100W 1A 0,6A

8 Tủ lạnh: Loại lớn 300W 3,1A 1,7A

  Loại nhỏ 100W 1A 0,6A

Page 4: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

9 Tivi: Loại 120W 1,3A 0,7A

Phụ lục 2: Dây dẫn điện bằng đồng bọc nhựa PVC

A - Dây cứng đặt trong ống bảo vệ

TT Tên gọi cỡ dây Số sợi và đường kính mỗi sợi (mm)

Tiết diện (mm2)

Dòng điện lớn nhất tải được (A)

1

 

 

 

 

 

Dây chiếc 8/10 1 sợi 0,8 0,5 4

10/10 1 sợi 1,0 0,79 6,5

12/10 1 sợi 1,2 1,13 9

16/10 1 sợi 1,6 2,01 13,5

20/10 1 sợi 2,0 3,14 18

26/10 1 sợi 2,6 5,31 252

 

 

 

 

Cáp      

3,5 7 sợi 0,8 3,52 19

5,5 7 sợi 1,0 5,50 26

8 7 sợi 1,2 7,92 33

14 7 sợi 1,6 14,07 46

B-Dây mềm cặp đôi song song

TT Tên gọi cỡ dây Số sợi và đường kính mỗi sợi (mm)

Tiết diện (mm2)

Dòng điện lớn nhất tải được (A)

1 7/10 12 sợi 0,20 0,38 6

2 0,5 hoặc 8/10 16 sợi 0,2 0,50 8

    25 sợi 0,16 0,50 8

Page 5: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

3 0,75 hoặc 10/10 24 sợi 0,20 0,75 10

    30 sợi 0,18 0,76 10

    37 sợi 0,16 0,74 10

4 1,0 hoặc 12/10 22 sợi 0,20 1,01 12

    40 sợi 0,18 1,02 12

    50 sợi 0,16 1,01 12

5 1,50 99 sợi 0,20 1,54 16

 

Những nguyên tắc lắp điện trong nhà.11/10/2005

Các hệ thống điện thường do kỹ sư điện có chuyên môn thiết kế, nhưng với tư cách là chủ nhà cũng nên tìm hiểu các vị trí lắp đặt thiết bị điện, trên bản vẽ xem có phù hợp với mục đích sử dụng và bố trí nội thất trong nhà mình hay không.

Bạn nên bàn bạc với các kỹ sư điện để chọn kiểu bóng đèn. Thông thường người ta hay căn cứ vào nhiệt độ, mầu sắc, tuổi thọ bóng đèn, hiệu suất sáng và tần suất sử dụng liên tục hay gián đoạn của những bóng đèn đó. Khi đã chọn những loại bóng đèn phù hợp với ngôi nhà, thì bạn cũng nên cân nhắc đến kiểu chiếu sáng.

Ánh sáng - chiều sâu của không gian.

Page 6: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

Kiểu chiếu sáng trực tiếp cho ánh sáng rọi thẳng từ nguồn sáng đến đối tượng cần chiếu sáng hay kiểu chiếu sáng gián tiếp cho ánh sáng chiếu lên tấm phản quang rồi mới phản xạ với đối tượng cần chiếu sáng là những phương án mà các kỹ sư điện đưa ra giới thiệu với bạn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng các phương án trên đều có mặt mạnh mặt yếu, chúng vừa có thể đem lại hiệu quả chiếu sáng nhưng cũng đồng thời hạn chế độ sáng của bóng đèn. Vì thế, bạn nên xem xét kỹ các không gian chức năng trong nhà mình để lựa chọn được các kiểu chiếu sáng phù hợp.

Chọn độ cao treo đèn cũng là một việc làm cần thiết khi lập bản thiết kế đường đến. Độ cao treo đèn liên quan trực tiếp đến độ rọi sáng của đèn và kinh tế khi sử dụng. Hãy nghiên cứu kỹ vấn đề này dựa trên các bước chọn loại đèn vị trí chiếu sáng. Điều bạn nên nhớ là mắc đèn làm sao tránh đèn rọi thẳng vào tầm mắt. Còn nếu treo đèn ở vị trí thấp nhất thiết đèn phải có chụp bảo vệ hoặc chao mờ để hạn chế hướng chiếu sáng. Xác định số lượng đèn cần thiết để lắp trong nhà cũng là cách để tránh sự lãng phí về tiền bạc cũng như đạt được độ chuẩn cho ánh sáng. Thí dụ như ở những nơi cần độ sáng điều hòa, không phải chỉ sử dụng 1 đèn có công suất lớn là đủ mà nên dùng nhiều đèn nhỏ tạo độ sáng đồng đều tránh khu vực gần đèn quá sáng, các khu vực khác lại tối.

Khi có bản thiết kế đường điện trong tay, bạn cần phải tìm hiểu các ký hiệu đến hình trên bản vẽ để biết được vị trí các thiết bị có phù hợp không. Một thiết kế chiếu sáng tốt sẽ phù hợp với công năng nhằm đảm bảo đủ sáng cho các công việc cụ thể, các chức năng nội thất, tạo ấn tượng đẹp, tôn được đường nét kiến trúc công trình và tiết kiệm tài chính. Đối với đường dây điện, tốt nhất hãy yêu cầu kỹ sư điện nên chia nhiều đường dây để hệ thống hoạt động độc lập như đường dây dành cho ổ cắm, cho các đèn và cho các thiết bị điện năng lớn như điều hòa, bình nước nóng, lò sấy.

Trong mỗi phòng có ít nhất một ổ cắm, kể cả bếp và khu vệ sinh. Công tắc đèn nên gần cửa ra vào, trong phòng ngủ phải có công tắc đèn đầu giường. Có thể sử dụng công tắc hai chiều cho một đèn chính của phòng ngủ, một bố trí gần cửa, một bố trí đầu giường. Công tắc nên đặt ở phía tay nắm của cánh cửa, nên gắn cách mặt đất 1,2 m còn ổ cắm chìm cách mặt đất 0,3 m. Bếp điện nên dùng một ổ cắm riêng, không chung với các thiết bị khác.

Phòng khách gia đình phải tạo được không khí ấm cúng gần gũi chứ không thể lạnh lẽo như công sở hay sáng rực như ở quảng trường. Đèn chính của phòng khách nên là những loại đèn mang đến sự sang trọng như đèn chùm, quạt trần gắn đèn chùm... Tường có thể dùng đèn trang trí để chiếu sáng phụ cho các phòng rộng hay nếu tường nhà bạn dùng gạch thẻ trang trí thì có thể dùng đến đèn góc chiếu hắt vào bức tường tạo chiều sâu, nổi bật các mạch vữa với nhiều cung bậc mầu sắc khác nhau. Tường có treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng hai bên bức tranh. Bộ ghế salon nên có đèn để bàn hoặc đèn sàn. Phòng khách nhỏ, hoặc trần thấp không thích hợp với đèn chùm, bạn nên thay bằng ngọn đèn treo có công tắc giật thấp gần bàn khách. Nhớ là không để ánh sáng chiếu thẳng vào mặt khách.

Đối với các loại đèn âm trần nên bố trí các loại đèn bóng tròn, halogen, neon, compact để cho một ánh sáng nền vừa phải. Còn các đèn rọi tranh, đèn nơi tủ tường nên bố trí chiếu sáng trực tiếp làm nổi bật các chi tiết trang trí. Gian phòng khách có sofa mầu ấm hay sáng nên dùng những cây đèn nhỏ chiếu sáng từng góc để tạo nên sự ấm cúng. Nếu tường sơn sáng mầu và có lắp gương lớn thì không cần mắc nhiều bóng đèn vì hệ số phản xạ cao mức hấp thụ ánh sáng.

Đối với đèn cây, bạn nên nhớ nhất thiết phải có chao vải hoặc chao kim loại hắt ngược lên trần cho ánh sáng dịu phản quang. Chỉ nên dùng một loại sợi đốt vàng, tránh dùng đèn neon cho phòng khách. Phòng khách có chiều cao khoảng 3,6 m chỉ nên dùng bộ đèn chùm một tầng từ 4 đến 6 bóng. Còn những bộ đèn chùm nhiều tầng nên dành cho các đại sảnh hoặc các kiến trúc cổ chiều cao trần từ 4 m trở lên.

Phòng làm việc nào cũng cần cường độ ánh sáng ổn định và nên là ánh sáng trắng của đèn huỳnh quang. Tất cả các đèn phải có chao để người ngồi với tư thế nhìn ngang không bị lóa mắt bởi ánh sáng trực tiếp từ bóng, đồng thời ánh đèn không chiếu vào màn hình máy vi tính. Bàn làm việc tối thiểu cũng cần có nguồn sáng trực tiếp để không bị thức căng mắt nên dùng đèn bàn bóng tròn. Nơi để ngồi viết, hay đọc sách báo tốt nhất là dùng đèn rọi từ trên cao khoảng 40 - 70 cm.

Nếu như ở phòng khách cần tạo nên những góc sáng góc tối khác nhau thì ở khu phụ lại đòi hỏi ánh sáng khuếch tán đều để tạo sự êm dịu thư giãn. Bạn nên dùng bóng quả lê mờ 60 -75W. Gương cũng cần dùng đèn chiếu sáng riêng và tốt nhất là mắc đèn phía trên treo gương để chiếu sáng vào vị trí mặt người đứng soi. Tủ treo quần áo to thiết kế kiểu âm tường cũng nên có mắc đèn để thuận tiện sử dụng. Những bóng đèn halogen nhỏ gắn trên mỗi ô tủ sẽ rất tiện cho sử dụng. Ngoài ra những ô tủ bầy đồ trang trí được chiếu đèn ngoài tác dụng chiếu sáng còn làm nổi bật đồ vật trưng bày.

Page 7: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

Phòng ngủ không cần ánh sáng rực rỡ mà nên tập trung vào những điểm chủ yếu như phía trên đầu giường hay bàn trang điểm. Nếu trong phòng ngủ bạn có kê ti-vi thì cũng đừng quên lắp một bóng đèn nhỏ phía sau hoặc gần với ti-vi để giảm sự chói mắt do cường độ sáng thay đổi liên tục phát ra từ bóng hình. Phòng ngủ nên dùng thêm rèm vải dầy vì đây sẽ là công cụ khuếch tán hữu hiệu ánh sáng, nhất là ánh sáng ban ngày. Thứ ánh sáng trong vắt tinh lọc qua lớp rèm cửa sẽ góp phần thư giãn nghỉ ngơi.

Bếp cần được tận dụng tối đa ánh sáng thiên nhiên để có cảm giác trung thực về mầu sắc của thực phẩm chế biến. Đèn nên được bố trí tại các khu vực bàn ăn và các vị trí quan trọng khác như bếp đun, tủ lạnh.

Để lấy thêm ánh sáng, phòng bếp có thể tận dụng ngay ánh sáng trực tiếp từ khu vực nấu qua hệ thống khử mùi (máy hút mùi bán trên thị trường đa số lắp bóng đèn chiếu sáng). Nếu bếp nhà bạn không dùng máy hút mùi có thể lắp thêm loại đèn neon ngắn hoặc bóng halogen nhỏ phía trên tủ bếp. Khu vực bàn ăn nên dùng đèn thả công tắc giật có thể điều chỉnh độ chiếu sáng, không những không chói mắt người ngồi mà còn tập trung làm nổi bật vẻ hấp dẫn của thức ăn.

Hướng dẫn lựa chọn dây cáp điện trong xây dựng nhà

Tính toán lựa chọn dây dẫn điện cho nhà ở là một việc cần thiết và quan trọng, thứ nhất là vấn đề an tòan cho người và tài sản, thứ hai là tiết kiệm (vì có thể tránh được việc phải tháo ra làm lại khi thấy không phù hợp).

Hướng dẫn này trình bày một cách ngắn gọn về vấn đề này, ngõ hầu giúp cho người dùng tự tin và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn dây dẫn điện cho nhà ở. Trong hướng dẫn này, cấu trúc và tên gọi của các loại dây lắp đặt trong nhà (xem 3.3) được tham khảo theo tiêu chuẩn TCVN

Page 8: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

2103; các loại cáp ngoài trời và cáp điện kế (xem 3.1 và 3.2) được tham khảo theo tiêu chuẩn của ngành Điện lực cũng như các nhà sản xuất cáp uy tín ở Việt nam hiện nay.

Hướng dẫn gồm các đề mục như sau:

- Các nguồn điện sử dụng cho nhà ở- Một số cách đi dây và loại dây tương ứng, thông dụng- Các loại dây dẫn thích hợp cho nhà ở- Công suất chịu tải của các loại dây cáp điện thường sử dụng cho nhà ở- Cách tính toán và lựa chọn dây dẫn- Các lưu ý cho hệ thống điện nhà ở- Những tác hại khi dùng dây & cáp điện kém chất lượng- Những kinh nghiệm lựa chọn dây điện cho nhà ở

1. Các nguồn điện sử dụng cho nhà ở

1.1 Nguồn điện 1pha 2dây (thông dụng nhất)Nguồn 1pha 2dây gồm có 1 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 1 dây nóng và 1 dây nguội). Đây là nguồn điện cho nhà ở thông dụng nhất tại Việt Nam hiện nay.

1.2 Nguồn điện 1pha 3dâyNguồn điện 1pha 3dây gồm có 1 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất (còn được gọi là 1 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này bắt đầu áp dụng ở các tòa nhà cao tầng, biệt thự, building, khách sạn, các nơi có sử dụng các máy móc thiết bị quan trọng hoặc các nhà ở cao cấp hơn.

1.3 Nguồn điện 3pha 4dây (ít gặp)Nguồn điện 3pha 4dây gồm có 3 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3pha.

1.4 Nguồn điện 3pha 5dây (rất ít gặp)

Nguồn điện 3pha 5dây” gồm có 3 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất bảo vệ (còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này rất ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3pha và có yêu cầu thêm về dây bảo vệ.

2. Một số cách đi dây và loại dây tương ứng, thông dụng

2.1 Đi dây nổi: Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp nhựa và được cố định trên tường, trần nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây như VCm, VCmd, VC là thích hợp cho cách đi dây nổi.

2.2 Đi dây âm tường, âm trần, âm sàn: Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa (ống trơn khi đi thẳng, ống ruột gà khi chuyển hướng) đặt âm trong tường, trần hoặc sàn nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây điện như VC, CV, CVV là thích hợp cho cách đi dây âm.

2.3 Đi dây ngầm: Đối với các công trình ngoại vi, không dính liền với nhà, dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa cứng hoặc ống thép chịu lực, không thấm nước và chôn ngầm dưới đất ở độ sâu khỏang 0,7mét. Các loại cáp có áo giáp thép hoặc được bọc kim loại thì có thể chôn trực tiếp trong đất mà không cần luồn trong ống. Cần thiết phải chọn các loại dây / cáp có khả năng chống thấm nước, chống côn trùng cho đường dây đi ngầm.

Page 9: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

3. Các loại dây dẫn thích hợp cho nhà ởTheo thông lệ của ngành Điện lực cũng như thực tế hiện nay ở Việt Nam, hướng dẫn này chọn nguồn điện “1 pha 2 dây” để trình bày cho mục đích nhà ở. Hướng dẫn này chia hệ thống dây cho nhà ở ra làm 3 phần và tương ứng với mỗi phần hướng dẫn này đưa ra các đề nghị về các loại dây dẫn có thể được dùng như sau:

3.1 Đoạn dây ngoài đường vào đầu nhà (đoạn dây ngoài trời)Đoạn dây này là dây nối từ lưới điện địa phương vào đến nhà, thông thường đoạn dây này nằm hòan tòan ngoài trời (ngoại trừ một số rất ít nhà ở sử dụng cáp ngầm thì đoạn dây này được chôn dưới đất). Đoạn dây ngoài trời này được đề nghị sử dụng một trong các loại dây/cáp sau đây:

Cáp Duplex ruột đồng, cách điện PVC (Duplex Du-CV)Cáp Duplex Du-CV có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện PVC sau đó xoắn với nhau. Cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.

Cáp Duplex ruột đồng, cách điện XLPE (Duplex Du-CX)Cáp Duplex Du-CX có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện XLPE màu đen sau đó xoắn với nhau, một trong hai lõi có gân nổi để phân biệt pha. Cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV.

3.2 Đoạn dây từ đầu nhà vào điện kế (đoạn cáp điện kế)Đoạn dây này là dây nối từ đầu cuối đoạn dây ngoài trời (được nói ở mục 3.1) đến điện kế (đồng hồ đo điện năng tiêu thụ). Thông thường đoạn dây này nằm một nửa dọc theo tường, một nửa trong nhà (vì thông thường điện kế được đặt trong nhà). Đoạn dây này được đề nghị sử dụng một trong các loại dây/cáp sau đây:

Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện PVC (ĐK-CVV)Cáp Điện kế ruột đồng cách điện PVC còn gọi là cáp Muller ruột đồng cách điện PVC, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng vật liệu PVC, một lớp bọc lót PVC, một lớp băng nhôm (để chống trộm điện) và lớp vỏ bọc PVC bảo vệ bên ngoài, cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.

Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện XLPE (ĐK-CXV)Cáp Điện kế ruột đồng cách điện XLPE còn gọi là cáp Muller ruột đồng cách điện XLPE, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng vật liệu XLPE màu trắng-trong (màu tự nhiên), một trong hai lõi có băng màu hoặc sọc màu để phân biệt pha, một lớp bọc lót PVC, một lớp băng nhôm (để chống trộm điện) và lớp vỏ bọc PVC bảo vệ bên ngoài, cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV.

Page 10: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

3.3 Dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện (dây dẫn trong nhà)Ở Việt Nam, hầu như 2 đoạn dây đã đề cập ở mục 3.1 và 3.2 đều do ngành Điện lực tự lựa chọn và lắp đặt nếu chủ nhà không có yêu cầu gì riêng. Còn các dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết là do chủ nhà tự quyết định lo liệu, đây là công việc mà hướng dẫn này cho là chủ nhà cần thiết phải quan tâm. Các dây dẫn này được đề nghị sử dụng một trong các loại sau đây.

3.3.1 Dây đơn cứng (VC)Dây đơn cứng (VC) là dây có ruột dẫn là 1 sợi đồng, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V.Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng không chì (LF-VC), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC), phù hợp quy định RoHS (Restriction of Hazardous Substances) của châu Âu.

3.3.2 Dây đơn mềm (VCm)Dây đơn mềm (VCm) là dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng được xoắn với nhau, bọc cách điện bằng vật liệu PVC. Cấp điện áp của dây là 250V.Ngoài ra, còn có Dây đơn mềm không chì (LF-VCm), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

3.3.3 Dây đôi mềm dẹt (VCmd)Dây đôi mềm dẹt (VCmd) là dây có 2 ruột dẫn, mỗi ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng xoắn lại với nhau, 2 ruột dẫn này được bọc cách điện PVC và phần cách điện của 2 ruột dẫn dính với nhau tạo ra một dây dẹt có 2 ruột dẫn cách điện song song với nhau. Cấp điện áp của dây là 250V.Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm dẹt không chì (LF-VCmd), không tác hại cho con người và môi

Page 11: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

3.3.4 Dây đôi mềm xoắn (VCmx)Dây đôi mềm xoắn (VCmx) là dây được xoắn lại từ 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt. Cấp điện áp của dây là 250V.Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm xoắn không chì (LF-VCmx), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

3.3.5 Dây đôi mềm tròn (VCmt)Dây đôi mềm xoắn tròn (VCmt) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Dây này cũng được gọi là cáp CVVm. Cấp điện áp của dây là 250V.Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm tròn không chì (LF-VCmt), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

3.3.6 Dây đôi mềm ôvan (VCmo)Dây đôi mềm ôvan (VCmo) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Dây này cũng được gọi là cáp CVVm ôvan. Cấp điện áp của dây là 250V.Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm ôvan không chì (LF-VCmo), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

3.3.7 Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA)Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA) là dây có ruột dẫn là 1 sợi nhôm, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V.Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng ruột nhôm không chì (LF-VA), không tác hại cho con người và

Page 12: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

3.3.8 Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV)Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV) là dây có ruột dẫn gồm 7 (hoặc 19) sợi đồng xoắn đồng tâm, bọc một lớp cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 450/750V hoặc 0,6/1kV.Ngoài ra, còn có Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC không chì (LF-CV), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

3.3.9 Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV)Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV) là cáp có 1 hoặc nhiều lõi cáp, mỗi lõi cáp có ruột dẫn gồm 7 (hoặc 19) sợi đồng xoắn đồng tâm và bọc một lớp cách điện PVC. Cáp CVV có một lớp vỏ bảo vệ PVC bên ngoài. Cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.Ngoài ra, còn có Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC không chì, vỏ bảo vệ PVC không chì (LF-CVV), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC) cho cách điện và vỏ bọc.

Page 13: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

4. Công suất chịu tải của các loại dây cáp điện thường sử dụng cho nhà ởMỗi cỡ dây/ cáp (tiết diện ruột dẫn) và mỗi loại dây/cáp có mức chịu tải khác nhau. Đối với mục đích nhà ở, hướng dẫn này đưa ra các bảng mô tả công suất chịu tải của các loại dây/cáp như dưới đây. Công suất chịu tải nêu trong các bảng này là phù hợp với nhiệt độ môi trường đến 40 độ C và cũng đã xem xét đến vấn đề sụt áp nhằm đảm bảo chất lượng điện sinh hoạt cho nhà ở.

 Bảng 1: Công suất chịu tải của cáp Duplex Du-CV, Duplex Du-CX

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Chiều dài đường dây

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Chiều dài đường dây

3 mm2 ≤ 5,5 kW ≤ 30 m 10 mm2 ≤ 12,1 kW ≤ 45 m

4 mm2 ≤ 6,8 kW ≤ 30 m 11 mm2 ≤ 12,9 kW ≤ 45 m

5 mm2 ≤ 7,8 kW ≤ 35 m 14 mm2 ≤ 15,0 kW ≤ 50 m

5.5 mm2 ≤ 8,3 kW ≤ 35 m 16 mm2 ≤ 16,2 kW ≤ 50 m

6 mm2 ≤ 8,7 kW ≤ 35 m 22 mm2 ≤  20,0 kW ≤ 60 m

7 mm2 ≤ 9,5 kW ≤ 40 m 25 mm2 ≤ 21,2 kW ≤ 60 m

8 mm2 ≤ 10,6 kW ≤ 40 m 35 mm2 ≤ 26,2 kW ≤ 70 m

Chiều dài đường dây đề nghị sử dụng ở bảng này được tính tóan theo độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải.

Đối với nguồn 1pha 2dây, 220V, sau khi chọn được tiết diện ruột dẫn phù hợp với công suất nhưng chưa phù hợp với chiều dài đường dây mong muốn thì chỉ việc tăng tiết diện lên một cấp (ví dụ tăng từ 3mm2 lên 4mm2) và kiểm tra lại theo công thức dưới đây (0,187 x P x L / S <= 11), nếu thỏa mãn thì tiết diện dây vừa tăng lên là đã phù hợp, nếu chưa thỏa mãn thì tăng tiết diện ruột dẫn lên một cấp nữa và kiểm tra lại như trên cho đến khi thỏa mãn.

Trong đó   P = Công suất tính tóan để chọn dây, kW               L = Chiều dài đường dây mong muốn, m               S = Tiết diện ruột dẫn của dây, mm2

Bảng 2: Công suất chịu tải của cáp Điện kế ĐK-CVV, ĐK-CXV

Tiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tảiTiết diện ruột dẫn

Công suất chịu tải

Cách điện PVC(ĐK-CVV)

Cách điện XLPE(ĐK-CXV)

Cách điện PVC(ĐK-CVV)

Cách điện XLPE(ĐK-CXV)

3 mm2 ≤ 6,4 kW ≤ 8,2 kW 10 mm2 ≤ 13,4 kW ≤ 17,0 kW

4 mm2 ≤ 7,6 kW ≤ 9,8 kW 11 mm2 ≤ 14,2 kW ≤ 18,1 kW

5 mm2 ≤ 8,8 kW ≤ 11,2 kW 14 mm2 ≤ 16,6 kW ≤ 20,7 kW

5,5 mm2 ≤ 9,4 kW ≤ 11,9 kW 16 mm2 ≤ 17,8 kW ≤ 22,0 kW

6 mm2 ≤ 9,8 kW ≤ 12,4 kW 22 mm2 ≤ 22,0 kW ≤ 27,2 kW

7 mm2 ≤ 10,8 kW ≤ 13,8 kW 25 mm2 ≤ 23,6 kW ≤ 29,2 kW

8 mm2 ≤ 11,8 kW ≤ 15,0 kW 35 mm2 ≤ 29,0 kW ≤ 36,0 kW

Thông thường chiều dài sử dụng Cáp điện kế khá ngắn nên không cần quan tâm đến độ sụt áp.

Page 14: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

Bảng 3: Công suất chịu tải của dây VC, CV, CVV

Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải

0,5 mm2 ≤ 0,8 kW 3 mm2  ≤ 5,6 kW

0,75 mm2 ≤ 1,3 kW 4 mm2 ≤ 7,3 kW

1,0 mm2 ≤ 1,8 kW 5 mm2 ≤ 8,7 kW

1,25 mm2 ≤ 2,1 kW 6 mm2  ≤ 10,3 kW

1,5 mm2 ≤ 2,6 kW 7 mm2  ≤ 11,4 kW

2,0 mm2 ≤ 3,6 kW 8 mm2 ≤ 12,5 kW

2,5 mm2 ≤ 4,4 kW 10 mm2 ≤ 14,3 kW

Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải

Bảng 4: Công suất chịu tải của dây đôi mềm VCm, VCmd, VCmx, VCmt, VCmo

Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải

0,5 mm2  ≤ 0,8 kW 2,5 mm2 ≤ 4,0 kW

0,75 mm2 ≤ 1,2 kW 3,5 mm2 ≤ 5,7 kW

1,0 mm2 ≤ 1,7 kW 4 mm2 ≤ 6,2 kW

1,25 mm2  ≤ 2,1 kW 5,5 mm2  ≤ 8,8 kW

1,5 mm2 ≤ 2,4 kW 6 mm2  ≤ 9,6 kW

2,0 mm2 ≤ 3,3 kW - -

Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải   

Bảng 5: Công suất chịu tải của dây VA

Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải

1,0 mm2 ≤ 1,0 kW 5 mm2 ≤ 5,5 kW

1,5 mm2 ≤ 1,5 kW 6 mm2 ≤ 6,2 kW

2,0 mm2 ≤ 2,1 kW 7 mm2 ≤ 7,3 kW

2,5 mm2 ≤ 2,6 kW 8 mm2 ≤ 8,5 kW

3 mm2 ≤ 3,4 kW 10 mm2  ≤ 11,4 kW

4 mm2 ≤ 4,2 kW 12 mm2 ≤ 13,2 kW

Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải

5. Cách tính toán và lựa chọn dây dẫn

Tính toán và lựa chọn dây dẫn cần phải thực hiện theo các bước sau đây.

- Xác định nguồn điện sẽ dùng- Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện- Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở, bao gồm ba bước nhỏ:+ Lựa chọn đọan dây ngoài trời+ Lựa chọn đọan cáp điện kế+ Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây đến từng thiết bị tiêu thụ điện.

Page 15: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

5.1 Xác định nguồn điện sẽ dùng

Căn cứ vào thiết bị điện trong nhà mà người dùng sẽ dùng là thiết bị 1 pha hay 3 pha, đồng thời cũng phải căn cứ vào nguồn cung cấp của điện lực ở địa phương mình ở có những loại nguồn điện nào. Hầu hết nguồn điện dùng cho nhà ở hiện nay ở Việt Nam là nguồn 1 pha 2dây.Bước này thường bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp ở từng địa phương, nếu người dùng chỉ xài thiết bị điện 1 pha và nguồn địa phương của Điện lực chỉ có 2 dây (1 nóng, 1 nguội) hoặc 4 dây (3 nóng, 1 nguội) thì chỉ có nguồn “1pha 2dây” (như đã nêu ở mục 1.1) là áp dụng được. Trong trường hợp này vẫn có thể chọn nguồn “1pha 3dây” (như đã nêu ở mục 1.2) để dùng, nhưng phải thiết kế thêm hệ thống nối đất cho hệ thống điện trong nhà, phía sau đồng hồ đo điện.

5.2 Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện

Thiết bị tiêu thụ điện là những thiết bị họat động bằng năng lượng điện. Các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà ở có thể kể ra như: Đèn điện, quạt điện, nồi cơm điện, bàn ủi, tủ lạnh, máy giặt, lò nướng vi sóng, máy điều hòa nhiệt độ, máy bơm nước… Trên mỗi thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết đều có ghi trị số công suất, có đơn vị là W (Woat) hoặc kW (Kilô-Woat) hoặc HP (Horse Power- Sức ngựa). Một cách gần đúng, có thể xem tất cả các trị số công suất ghi trên các thiết bị là công suất tiêu thụ điện. Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện là liệt kê và cộng lại tất cả trị số công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà nhằm xác định công suất tiêu thụ điện tổng của cả ngôi nhà.

Khi gặp các đơn vị công suất khác nhau thì quy đổi sang cùng một đơn vị như sau:

1kW = 1.000W1HP = 750W

5.3 Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở

Đây là buớc cuối cùng tìm ra các cỡ dây cần phải dùng. Tùy theo công suất chịu tải của từng nhánh trong sơ đồ điện, người dùng có thể chọn nhiều loại dây, cỡ dây khác nhau.

*Ví dụ: Tính toán lựa chọn dây dẫn cho một nhà cụ thể.

Đề bài:

Cần tính tóan chọn lựa dây dẫn cho hệ thống điện của một ngôi nhà 1 trệt 1 lầu, đi dây âm tường, khỏang cách từ nhà đến lưới điện địa phương là 30m, tất cả thiết bị điện trong nhà sử dụng điện 1pha 220V, và có công suất được nêu trong bảng sau. 

Tầng trệt Tầng lầu

Tên thiết bị/ Công suất

Số lượng

Tổng công suấtTên thiết bị/ Công suất

Số lượng

Tổng công suất

Bóng đèn hùynh quang 1,2m/ 40W

8 40 x 8 = 320W Bóng đèn hùynh quang 1,2m/ 40W

5 40 x5 = 200W

Đèn trang trí/ 20W 5 20 x 5 = 100W Đèn trang trí/ 20W 3 20 x 3 = 60W

Quạt điện/ 100W 4 100 x 4 = 400W Quạt điện/ 100W 3 100 x 3 = 300W

Nồi cơm điện/ 600W 1 600 x 1 = 600W Máy điều hòa/ 1,5HP 1 1,5 x 750 x 1 = 1125W

Tivi/ 150W 1 150 x 1 = 150W Tivi/ 150W 1 150 x 1 = 150W

Đầu máy + ampli/ 150W

  150 x 1 = 150W Bộ máy vi tính/ 500W1 500 x 1 = 500W

Lò nướng vi sóng/ 1000W

1 1000 x 1 = 1000W

Máy sấy tóc/ 1000W 1 1000 x 1 = 1000W

Page 16: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

Bàn ủi/ 1000W 1 1000 x 1 = 1000W

- - -

Máy điều hòa/ 1,5HP 2 1,5 x 750 x 2 = 2250W

- - -

Máy giặt 7kg/ 750W 1 750 x 2 = 1500W- - -

Mô-tơ bơm nước/ 750W

1 750 x 1 = 750W - - -

Bài giải:

Bước 1: Xác định loại nguồn điện sẽ dùng: Vì tất cả thiết bị điện trong nhà sử dụng điện 1pha, 220V nên ta chọn nguồn điện thông dụng nhất là nguồn 1pha 2 dây.

Bước 2: Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện: Cộng tất cả công suất của các thiết bị của tầng trệt, tầng lầu và công suất tổng của cả nhà ta có số liệu sau.

Tổng công suất tầng trệt: 7.470WTổng công suất tầng lầu: 3.335WTổng công suất cả nhà: 10.805W

Bước 3: Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở

• Lựa chọn đọan dây ngoài trời

Đoạn dây ngoài trời là đọan dây dẫn điện vào nhà nên nó phải chịu được tổng công suất cả nhà là 10.805W. Tuy nhiên, hầu như không có thời điểm nào mà tất cả các thiết bị điện trong nhà họat động đồng thời cùng một lúc, cho nên người ta có thể giảm công suất tính tóan xuống còn khoảng 80% công suất tính tóan rồi mới chọn lựa dây dẫn theo công suất đã được giảm. Khi giảm xuống 80% như vậy người ta có cách gọi khác là chọn ‘hệ số đồng thời’ (kđt) = 0,8. Trong ví dụ này hướng dẫn này cũng chọn kđt = 0,8 và công suất sau khi đã giảm là:

P = 10.805 x 0,8 = 8644W = 8,644kW

Đoạn dây ngoài trời thông thường được sử dụng là loại dây Duplex ruột đồng, cách điện PVC (Du-CV). Căn cứ vào công suất 8,644kW ta tra bảng để tìm cỡ (tiết diện ruột dẫn) cáp cho thích hợp. Tra bảng 1 (cáp Du-CV và Du-CX), chọn giá trí lớn hơn gần nhất ta thấy cáp tiết diện ruột dẫn 6mm2 có công suất chịu tải phù hợp. Chiều dài lắp đặt của cáp có tiết diện ruột dẫn 6mm2 cho trong bảng 1 cũng thỏa mãn với chiều dài lắp đặt mà đầu bài yêu cầu là 30m, vì vậy ta có thể chọn đoạn cáp ngoài trời là cáp Du-CV 2×6mm2 hoặc Du-CX 2×6mm2

• Lựa chọn đọan cáp điện kế

Đoạn cáp điện kế nối từ đọan dây ngoài trời vào đến nhà nên nó cũng phải có công suất chịu tải lớn hơn hoặc bằng 8,644kW. Tra bảng 2 ta thấy cáp ĐK-CVV tiết diện ruột dẫn 5mm2 hoặc cáp ĐK-CXV tiết diện ruột dẫn 4mm2 là phù hợp. Đoạn cáp điện kế thường khá ngắn (< 10m) nên không cần quan tâm đến điện áp rơi theo chiều dài. Như vậy, người dùng có thể sử dụng ĐK-CVV 2 x 5mm2 hoặc ĐK-CXV 2 x 4mm2.

• Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây dẫn đến từng thiết bị điện

Ngôi nhà có tầng trệt và 1 tầng lầu, hai tầng có công suất tiêu thụ khác nhau nhiều, do đó để tiết kiệm người dùng có thể phân làm 2 nhánh. Đường dây cho 2 nhánh này người dùng nên chọn loại dây đơn cứng (VC).

Page 17: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

Nhánh 1 cho tầng trệt:Tầng trệt có công suất tổng là 7.470W = 7,47kW. Tương tự như đã đề cập ở trên, hầu như các thiết bị không họat động đồng thời nên có thể chọn hệ số đồng thời kđt = 0,8, lúc đó công suất để chọn dây dẫn là 7,47 x 0,8 = 5,976kW. Tra bảng 3 ta thấy dây VC tiết diện ruột dẫn 4mm2 là phù hợp, như vậy người dùng có thể chọn dây VC 4mm2 cho nhánh 1 (tầng trệt).

Nhánh 2 cho tầng lầu:Tầng lầu có công suất tổng là 3.335W = 3,335kW. Tương tự như đã đề cập ở trên, hầu như các thiết bị không họat động đồng thời nên có thể chọn hệ số đồng thời kđt = 0,8, lúc đó công suất để chọn dây dẫn là 3,335 x 0,8 = 2,668kW. Tra bảng 3 ta thấy dây VC tiết diện ruột dẫn 2mm2 là phù hợp, như vậy người dùng có thể chọn dây VC 2mm2 cho nhánh 2 (tầng lầu).

Dây cho từng thiết bị:Theo lý thuyết thì mỗi thiết bị có công suất khác nhau sẽ cần một cỡ dây khác nhau. Việc chọn từng cỡ dây riêng cho từng thiết bị như vậy có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí dây dẫn, nhưng lại rất phức tạp cho việc mua dây cũng như đi dây, sự phức tạp này nhiều khi cũng rất tốn kém. Vì vậy, khi trong nhà không có thiết bị nào có công suất lớn cá biệt thì người dùng có thể chọn một cỡ dây và dùng chung cho tất cả các thiết bị.Công suất sử dụng ở các ổ cắm thường không cố định, không biết trước chắc chắn, vì đôi khi có hai hay nhiều thiết bị sử dụng chung một ổ cắm, do đó, để bảm bảo, người dùng nên chọn dây cho ổ cắm hơn một cấp so với cỡ dây dự định dùng chung cho tất cả các thiết bị.Tùy theo cách lắp đặt, người dùng có thể chọn loại dây đơn cứng hoặc dây đôi mềm, ngôi nhà trong ví dụ này có yêu cầu đi dây âm tường nên ta chọn dây đơn VC cho tất cả các thiết bị. Nhìn vào bảng công suất ta thấy công suất của máy điều hòa nhiệt độ 1,5HP (1,125kW) là lớn nhất, tra bảng 3 ta thấy cáp VC tiết diện ruột dẫn 0,75mm2 là phù hợp, tuy nhiên cần chọn dây cho ổ cắm hơn một cấp cho nên người dùng có thể chọn dây VC 1,0mm2 cho tất cả các thiết bị và ổ cắm.

Tóm lại: Các loại dây, cỡ dây đã được tính toán lựa chọn cho ngôi nhà trên như sau:

- Đoạn dây ngoài trời: cáp Duplex Du-CV 2×6mm2 hoặc Duplex Du-CX 2×6mm2- Đoạn cáp điện kế: cáp ĐK-CVV 2 x 5mm2 hoặc ĐK-CXV 2 x 4mm2- Dây cho nhánh tầng trệt: dây VC 4mm2- Dây cho nhánh tầng lầu: dây VC 2mm2- Dây cho các thiết bị điện và ổ cắm: dây VC 1,0mm2

Ghi chú: Người dùng có thể lựa chọn lắp đặt các loại dây & cáp không chì với tiết diện ruột dẫn giống như đã lựa chọn ở trên.

6. Các lưu ý cho hệ thống điện nhà ở

- Nên chia đường điện phân phối trong nhà ở thành nhiều nhánh để thuận tiện cho việc ngắt điện khi cần sửa chữa, thay thế.- Các dây pha (dây nóng) có cùng màu và tốt nhất là màu đỏ, màu cam hoặc màu vàng. Khi có nhiều nhánh đi chung một tuyến mà kích cỡ giống nhau thì màu của từng nhánh nên khác nhau để dễ phân biệt.- Dây cho hệ thống nối đất nên có màu riêng biệt với tất cả các dây khác và nên chọn dây màu xanh- sọc- vàng hoặc vàng- sọc- xanh.- Khi luồn dây trong ống hoặc trong nẹp, phải chọn kích thước ống, nẹp đủ rộng sao cho dễ luồn, dễ rút mà không hư hại đến dây dẫn.- Không nên đi dây nơi ẩm thấp hoặc quá gần các nguồn nhiệt, hóa chất.- Mối nối dây phải chặt, tiếp xúc tốt để không gây ra mô-ve nặc lửa khi mang tải.- Không được nối trực tiếp ruột dẫn đồng và nhôm với nhau.- Đoạn dây đi trong ống không nên có mối nối.- Không nên đi dây âm trong nền của tầng trệt nếu nền không đảm bảo cố định với tường khi nền bị lún.- Không nên sử dụng dây có tiết diện nhỏ hơn 0.5mm2.

7. Những tác hại khi dùng dây & cáp điện kém chất lượng

Page 18: Kỹ thuật lắp đặt điện trong nhà

Khi ruột đồng kém chất lượng hoặc không đủ tiết diện có thể gây ra các tác hại sau

- Dẫn điện kém, gây sụt áp trên đường dây làm cho thiết bị họat động không hiệu quả, tuổi thọ thiết bị giảm nhanh.- Phát nóng quá mức trên đường dây, gây hư hại lớp cách điện, gây chạm chập cháy nổ.- Ruột đồng kém chất lượng rất dễ gãy, khó nối, khó lắp vào các phụ kiện điện khác.

Khi lớp cách điện kém chất lượng có thể gây ra các tác hại sau

- Nứt cách điện, hở ruột dẫn, gây điện giật cho người.- Rạn nứt cách điện sau một thời gian ngắn, gây rò điện, tổn thất điện năng, chạm chập cháy nổ.- Không chịu được nhiệt độ cho phép của ruột dẫn, chảy nhão gây ra chạm chập cháy nổ.- Không tự tắt khi bị phát cháy bởi tác nhân bên ngoài.- Mất màu sau một thời gian ngắn, gây nhầm lẫn các dây với nhau khi sửa chữa, thay thế.

8. Những kinh nghiệm lựa chọn dây diện cho nhà ở

Những kinh nghiệm được nêu ở đây chủ yếu hướng tới các loại dây dùng trong nhà (như mục 3.1 đã đề cập).Với rất nhiều các loại dây điện trên thị trường hiện nay, tốt có, xấu có, thật có, giả có, thậm chí có khi gặp dây chẳng có nhãn mác, tên nhà sản xuất gì cả. Vì vậy, một người không chuyên thì việc lựa chọn dây nào, nhãn hiệu nào mà có thể tin cậy được là một việc không dễ dàng gì. Bằng một vài kinh nghiệm của người biên soạn, hướng dẫn này đưa ra một số khuyến nghị và những chỉ dấu để hy vọng rằng người dùng có thể tránh được các sản phẩm dây/ cáp điện kém chất lượng.

- Không nên chọn dây không có nhãn mác trên bao bì, không có tên nhà sản xuất, không địa chỉ rõ ràng.- Không nên chọn dây mà trên dây không có các thông tin cơ bản như: nhãn hiệu, tên loại dây, tiết diện, cấu trúc ruột dẫn (số sợi và đường kính mỗi sợi), tiêu chuẩn sản xuất.- Dây tốt thường có bề ngoài của vỏ nhựa bóng, láng.- Lớp nhựa cách điện của dây tốt rất dẻo, khi tuốt ra khỏi ruột dẫn, có thể kéo giãn gấp đôi, gấp ba chiều dài ban đầu mà chưa bị đứt. Dây có thể bẻ gập nhiều lần hoặc xoắn gút nhưng bề mặt cách điện không bị rạng nứt.- Có thể kiểm tra ruột dẫn, bằng cách đếm số sợi nhỏ bên trong so với số sợi được ghi bên ngoài. Đường kính của các sợi nhỏ bên trong rất khó kiểm tra, vì phải có thước chuyên dùng mới đo được. Tuy nhiên, với một thương hiệu uy tín, trên dây có ghi cụ thể cấu trúc ruột dẫn (số sợi và đường kính mỗi sợi) thì có thể tin tưởng được.- Dây tốt thì có ruột dẫn sáng, bóng, nếu là dây đồng thì ruột dẫn rất mềm dẻo. Đối với dây ruột dẫn đồng có nhiều sợi nhỏ thì có thể dùng hai ngón tay xoắn ruột dẫn dễ dàng mà các sợi nhỏ không bung, không gãy, không đâm vào tay. Đối với dây ruột dẫn có một sợi thì có thể bẻ gập ruột đồng đến vài chục lần mà không gẫy.- Thông thường, dây tốt có giá cao hơn dây dỏm với cùng cỡ loại.