kỶ yẾu hỘi thẢo chia sẺ kinh nghiỆm kiỂm tra, ĐÁnh giÁ

104
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ – NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU Ở KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ThS. Phùng Thế Anh Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra một trong những hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo: “chất lượng, hiệu quả giáo dục v đo to còn thấp so với yêu cầu, nhất l giáo dục đi học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục v đo to thiếu liên thông giữa các trình độ v giữa các phương thức giáo dục, đo to; còn nng l thuyết, nh thc hnh. Đo to thiếu gn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh v nhu cầu của thị trường lao động; chưa ch trọng đng mức việc giáo dục đo đức, lối sống v k năng lm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra v đánh giá kết quả còn lc hậu, thiếu thc chất”[1]. Có thể thấy rằng, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy và học tập; kiểm tra và đánh giá là một hoạt động gắn bó hữu cơ, không thể tách rời với quá trình giảng dạy và học tập. Thông qua kiểm tra, đánh giá người thầy có thể thu thập được những thông tin cần thiết để điều chỉnh nội dung và

Upload: lytu

Post on 28-Jan-2017

220 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ –

NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU Ở KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ThS. Phùng Thế Anh

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra một trong những hạn

chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo: “chất lượng, hiệu quả giáo dục va đao tao

còn thấp so với yêu cầu, nhất la giáo dục đai học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống

giáo dục va đao tao thiếu liên thông giữa các trình độ va giữa các phương thức

giáo dục, đao tao; còn năng ly thuyết, nhe thưc hanh. Đao tao thiếu găn kết với

nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh va nhu cầu của thị trường lao động;

chưa chu trọng đung mức việc giáo dục đao đức, lối sống va ky năng lam việc.

Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra va đánh giá kết quả còn lac hậu, thiếu

thưc chất”[1].

Có thể thấy rằng, phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là một

trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy và học

tập; kiểm tra và đánh giá là một hoạt động gắn bó hữu cơ, không thể tách rời với

quá trình giảng dạy và học tập. Thông qua kiểm tra, đánh giá người thầy có thể thu

thập được những thông tin cần thiết để điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng

dạy, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Có thể nói kiểm tra,

đánh giá là thước đo và là động lực để thúc đẩy quá trình đổi mới công tác giảng

dạy và học tập.

Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, khắc phục những hạn

chế, yếu kém, Nghị quyết 29-NQ/TW đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp, trong

đó khẳng định: “Đôi mới căn bản hình thức va phương pháp thi, kiểm tra va đánh

giá kết quả giáo dục, đao tao, bảo đảm trung thưc, khách quan. Việc thi, kiểm tra

Page 2: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

va đánh giá kết quả giáo dục, đao tao cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến

được xã hội va cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy va công nhận. Phối hợp sử

dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học;

đánh giá của người day với tư đánh giá của người học; đánh giá của nha trường

với đánh giá của gia đình va của xã hội”[2] là một trong những nhiệm vụ hết sức

quan trọng đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo.

Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW và chủ đề năm học 2014-2015 của trường

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM về “Đôi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát

triển năng lưc người học”, khoa Lý luận chính trị đã xây dựng và triển khai các kế

hoạch cụ thể để góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với các học

phần do Khoa quản lý, trong đó quan trọng nhất là đã thay đổi phương pháp kiểm

tra, đánh giá từ hình thức thi tự luận sang hình thức thi tiểu luận.

Cần nhấn mạnh rằng, việc chuyển đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá từ

hình thức thi tự luận sang hình thức thi tiểu luận không phải là vấn đề gì quá mới

mẻ trong môi trường giáo dục và đào tạo ở Việt Nam. Từ lâu đã có rất nhiều

trường đại học, cao đẳng áp dụng hình thức này đối với việc kiểm tra, đánh giá

môn học, không chỉ đối với các môn khoa học xã hội nhân văn mà còn cả đối với

các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật. Và ngay ở trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Tp.HCM, rất nhiều giảng viên trong Trường nói chung và ở khoa Lý luận chính trị

nói riêng đã áp dụng hình thức này trong kiểm giá, đánh giá kết quả quá trình học

tập của sinh viên.

Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức này trước đây ở khoa Lý luận chính trị

thường chỉ được một số ít giảng viên giảng dạy ở khoa Đào tạo Chất lượng cao

thực hiện, còn ở các lớp đại trà thì chưa phổ biến. Do vậy, khi Khoa thực hiện việc

chuyển đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá từ hình thức tự luận sang làm bài tiểu

luận một cách toàn diện và triệt để đối với tất cả các học phần lý thuyết do Khoa

quản lý thì bước đầu cũng còn có một số ý kiến nghi ngại và chưa thật đồng tình.

Page 3: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Có ý kiến cho rằng chỉ nên thực hiện việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá

này ở một số nhóm và một số học phần nhất định để làm thí điểm, rồi sau đó rút

kinh nghiệm và tìm ra những cách thức thực hiện phù hợp trước khi thực hiện đại

trà; cũng có ý kiến cho rằng, không nên thực hiện hình thức kiểm tra, đánh giá

bằng hình thức tiểu luận cho tất cả các môn học, mà tùy vào đối tượng và nội dung

môn học để có hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp; thậm chí vẫn có ý kiến cho

rằng nên xóa bỏ hình thức thi tiểu luận để quay trở lại với hình thức thi tự luận

truyền thống như trước đây…

Sau gần 01 năm triển khai, có thể thấy rằng việc thay đổi phương pháp kiểm

tra, đánh giá từ hình thức thi tự luận, thi tập trung theo lịch của phòng Đào tạo sang

hình thức thi tiểu luận đã phát huy được hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng

giảng dạy và học tập, tăng tính chủ động, năng động, sáng tạo và ý thức của sinh

viên đối với môn học. Những kết quả bước đầu đó đã chứng tỏ rằng việc chuyển

đồi phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hình thức thi tiểu luận là phù hợp và

đúng đắn.

Và cũng cần khẳng định rằng, không có bất kỳ một phương pháp kiểm tra,

đánh giá nào là hoàn hảo, có thể đảm bảo được tất cả các tiêu chí của việc kiểm tra,

đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập. Phương pháp nào cũng có những mặt

tích cực và những nhược điểm của nó, điều quan trọng là chúng ta sử dụng và phát

huy những mặt tích cực, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những nhược điểm

của nó để đảm bảo đánh giá một cách công bằng, khách quan và trung thực kết quả

của quá trình giảng dạy và học tập.

Theo quy định của Nhà trường, mỗi học phần sẽ được đánh giá bằng hai cột

điểm với tỷ trọng là điểm quá trình 50% và điểm cuối kỳ 50%. Trong quá trình

giảng dạy, giảng viên cần phải kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác

nhau như kiểm tra viết, thuyết trình, thảo luận nhóm, làm bài tập nhỏ, điểm danh,

trả lời các câu hỏi ngắn dưới dạng hỏi – đáp, tổ chức trò chơi trên lớp…để đảm bảo

Page 4: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

đánh giá đúng quá trình học tập và tích lũy kiến thức của sinh đối với môn học

thông qua điểm quá trình. Còn với điểm cuối kỳ được đánh giá bằng bài tiểu luận

phải đảm bảo được hai yếu tố là phần kiến thức cơ bản và phần kiến thức vận

dụng, phù hợp với các chuẩn đầu ra của học phần.

Để thực hiện được việc đánh giá điểm quá trình bằng nhiều hình thức và cột

điểm khác nhau, đòi hỏi giảng viên phụ trách giảng dạy hoc phần phải mất nhiều

công sức và thời gian cho việc kiểm tra, đánh giá. Để giảm tải áp lực công việc cho

giảng viên, Nhà trường đã xây dựng và triển khai Quy chế trợ lý giảng dạy đối với

tất cả các học phần. Đây là chủ trương đúng đắn và phù hợp với xu thế đổi mới

giáo dục, đặc biệt là vấn đề đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá hiện nay. Tuy

nhiên, với đặc thù của khoa Lý luận chính trị là giảng dạy khối kiến thức đại

cương, không quản lý sinh viên và cũng không đào tạo sinh viên chuyên ngành cao

đẳng, đại học và sau đại học nên việc tìm kiếm đội ngũ làm công tác trợ giảng là

hết sức khăn. Vì vậy, việc triển khai thực hiện quy chế này trong thực tế tại Khoa

là rất hạn chế, hiện nay mới chỉ có 01 giảng viên thực hiện.

Còn đối với việc đánh giá điểm cuối kỳ thông qua bài tiểu luận, bước đầu đã

phát huy những tác dụng tích cực và mang lại những hiệu quả quan trọng, rất đáng

khích lệ. Để thực hiện việc chuyển đổi hình thức kiểm tra, đánh giá, Khoa đã xây

dựng và ban hành quyết định về việc thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá; bản

quy định chung về hình thức kiểm tra, đánh giá bằng hình thức thi tiểu luận; tiến

hành xây dựng ngân hàng đề tài và hướng dẫn thực hiện đề tài của tất cả các học

phần do Khoa quản lý.

Với việc áp dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hình thức thi tiểu

luận đã góp phần giảm tải áp lực thi cử, khắc phục cách học thuộc lòng, thụ động

của người học; giảm tải áp lực tổ chức thi, coi thi và chấm thi cho giảng viên trong

Khoa.

Page 5: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Để thực hiện được bài tiểu luận, người học buộc phải nghiên cứu giáo trình,

tài liệu, phải biết sưu tầm và nghiên cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau kết hợp

với bài giảng của thầy, thông qua đó sẽ góp phần nâng cao khả năng phân tích, giải

quyết vấn đề, kết hợp lý luận với thực tiễn trong quá trình học tập; nâng cao khả

năng làm việc nhóm; phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của sinh viên

trong quá trình học tập; góp phần chuyển từ tư duy giáo dục truyền thụ tri thức một

cách nhồi nhét sang rèn luyện kỹ năng, thái độ và sự tự giác học tập của người học,

khắc phục cách học từ chương, học vẹt, tăng tính thực tế và ứng dụng của môn

học.

Tuy nhiên, hình thức thi tiểu luận cũng có mặt hạn chế của nó đó là giảng

viên đôi khi không thể kiểm soát hết được quá trình làm bài của sinh viên, việc

phân công trách nhiệm và việc thực hiện đề tài của các thành viên trong nhóm,…

do đó việc đánh giá kết quả học tập thông qua bài tiểu luận đôi khi cũng chưa thật

sự công bằng và khách quan; việc thực hiện các đề tài cũng chỉ gói gọn trong một

vài nội dung kiến thức, mà chưa thể đánh giá một cách tổng quát tất cả nội dung

kiến thức của môn học; việc thực hiện các đề tài cũng dễ khiến sinh viên lơ là

trong quá trình học tập, sinh viên chỉ quan tâm đến các nội dung liên quan đến đề

tài mà mình thực hiện, còn các nội dung khác thì bỏ qua…Bên cạnh đó, cũng cần

phải thừa nhận một thực tế rằng sinh viên hiện nay vẫn còn mang một sức ì rất lớn,

vẫn học tập theo cách cũ là thầy đọc – trò chép, thầy chiếu – trò ghi một cách thụ

động, thiếu tính tích cực và chủ động trong quá trình học tập. Đây là hệ quả của tư

duy giáo dục cũ, là lỗi của cả hệ thống giáo dục. Ở các bậc học trước đây, sinh viên

đã quen với cách giáo dục thụ động, nhồi nhét kiến thức như vậy nên để thay đổi

được ý thức và phương pháp học tập của sinh viên là một vấn đề khó khăn, phức

tạp và không thể thực hiện trong một sớm một chiều, không thể chỉ thay đổi ở môi

trường giáo dục đại học mà còn phải thay đổi phương pháp giảng dạy ở cả các bậc

học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Những hạn chế này ít nhiều

Page 6: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

cũng ảnh hưởng đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên thông

qua hình thức tiểu luận.

Tóm lại, sau gần 1 năm triển khai việc đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá

từ thi tự luận sang thi tiểu luận có thể thấy rằng đây là chủ trương đúng và phù

hợp, tạo được sự đồng thuận trong giảng viên và sự ủng hộ của sinh viên. Tuy vẫn

còn một số ít những ý kiến trái chiều, những băn khoăn trong một bộ phận nhỏ

giảng viên; việc thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá vẫn còn chỗ

này chỗ khác chưa được bài bản và quy cũ; những hạn chế của việc làm bài tiểu

luận như đã nêu ở trên,…đó sẽ là những công việc chúng ta sẽ phải tìm cách để

giải quyết, khắc phục trong thời gian tới, để góp phần cùng với Nhà trường và

Khoa đổi mới và không ngừng hoàn thiện phương pháp kiểm tra, đánh giá, đảm

bảo chất lượng giảng dạy và học tập, tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp

ứng được nhu cầu của xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1],[2]:http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?

topic=191&subtopic=9&leader_topic=&id=BT7111340696.

Page 7: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH NHÓM GÓP PHẦN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

TS Nguyễn Đình Cả

Thực hiện việc đánh giá kết quả học tập bằng hai thang điểm: quá trình và

cuối kỳ, quá trình dạy và học đã có những thay đổi tích cực cho sinh viên. Trong

việc đánh giá kết quả điểm quá trình, hình thức thuyết trình theo nhóm từ thực tế

thực hiện đã tỏ ra có nhiều tác động tích cực đến kết quả học tập của sinh viên ở

những điểm sau:

Một la; Việc chọn lưa các vấn đề thuyết trình thưc chất la việc “ôn tập” có

trọng tậm, trọng điểm toan bộ môn học.

Với việc đưa ra các nội dung thuyết trình từ khi bắt đầu học tập, sinh viên có

thời gian để chọn lựa đề tài thuyết trình và nhóm thực hiện. Rồi qua quá trình học

tập, sinh viên củng cố sự lựa chọn của mình họặc thay đổi sự lựa chọn của mình

đối với các đề tài thuyết trình. Để từ đó, hình thành cho sinh viên những định

hướng học tập đúng đắn, người học chủ động lựa chọn, tìm kiếm tư liệu và những

người cùng cộng tác để hoàn thành một chủ đề thuyết trình với vị trí là một bài tập

lớn, chiếm đến 1/3 tổng điểm quá trình. Việc sinh viên tiến hành thuyết trình trên

lớp là một dạng ôn tập, học lại kiến thức chủ yếu của môn học rất có hiệu quả. Bởi

vì, thực chất của các chủ đề thuyết trình là những nội dung cơ bản cần học, cần

nắm vững của môn học. Sinh viên ngoài kiến thức truyền thụ của thầy, cô giáo,

cùng với giáo trình thì họ sẽ tìm hiểu thêm các nguồn tư liệu để nhằm làm cho chủ

đề thuyết trình của mình hấp dẫn nhất. Đó chính là sự bổ sung kiến thức hết sức

chủ động của sinh viên trong quá trình học tập. Sự nhắc lại, trình bày lại, tranh luận

những vấn đề cơ bản của kiến thức đã học sẽ giúp cho không chỉ nhóm thuyết

Page 8: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

trình mà cả lớp nắm vững chắc hơn, hiểu sâu hơn, rõ hơn nội dung kiến thức môn

học.

Hai la: Tiến hanh thuyết trình, người tham gia thuyết trình va nhóm thuyết

trình có điều kiện để nâng cao các ky năng mềm cho bản thân. Tao sư canh tranh

lanh manh, cần thiết trong quá trình học tập.

Thực tế của việc thuyết trình trong một số năm qua ở một số lớp đã diễn ra

hết sức sinh động. Sinh viên đã có nhiều sáng tạo khi được có điều kiện thể hiện

bản thân mình. Không công khai nhưng đã có sự thi đua, sự cạnh tranh rất lành

mạnh trong sự việc thể hiện “cái tôi” của mình, của nhóm thuyết trình khi thuyết

trình trước cả lớp. Sinh viên đã sử dụng hầu hết các phương tiện điện tử, vi tính

hiện đại, tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu và tiến hành thuyết trình với nhiều cách thức

khác nhau như độc thoại có hình ảnh, thuyết minh có hình ảnh, phân vai, phân giai

đoạn, đưa âm nhạc, trò chơi vào thuyết trình, có phần thưởng và có phần giao lưu,

trao đổi, tranh luận hết sức hấp dẫn. Buổi học thuyết trình đã tránh được sự nhàm

chán, một chiều và khơi dậy sự sáng tạo, sự nỗ lực của cá nhân người học và cả

nhóm sinh viên. Cũng từ thuyết trình, một số kỹ năng cần thiết của sinh viên được

thử thách, thể hiện, nâng cao. Đó là những kỹ năng nói, kỹ năng thu hút sự chú ý,

kỹ năng dẫn dắt vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng điều hành một chủ đề

thuyết trình có liện quan đến cả lớp. Đặc biệt là giúp sinh viên tự tin lên khi gioa

tiếp, đây là kết quả mà nhiều bạn sinh viên đã trao đổi là rất thiết thực.

Ba la: cũng từ thưc tế quá trình thưc hiện việc thuyết trình, có một số kiến

nghị cụ thể để nâng cao chất lượng thuyết trình cho sinh viên.

Đó là nguồn tài liệu, tư liệu ở thư viện còn quá ít để tham khảo. Một số nơi

trong trường hệ thống mạng rất phập phù, không thể truy cập. Đặc biệt là có những

lớp xấp xỉ gần 100 sinh viên thì rất khó để học tập có hiệu quả, nhất là đối với

phương pháp thuyết trình. Để học có chất lượng và thuyết trình có hiệu quả thì lớp

học tối đa là 50 sinh viên. Đây là số lượng tương đối đông nhưng có thể chấp nhạn

Page 9: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

được để giảng dạy và thuyết trình có hiệu quả. Nếu đông quá, rất khó để có được

thời gian cho thuyết trình và thực hiện các hoạt động học tập khác.

Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượn học tập của

sinh viên thì thuyết trình là hình thức có nhiều lợi thế, dễ thực hiện và không tốn

kém. Điều quan trọng nhất là sự quan tâm và theo dõi của giáo viên trực tiếp phụ

trách lớp. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá thì giảng viên là vất vả nhất. Vì

vậy, nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ giảng viên để đội ngũ giảng

viên tiếp tục đẩy mạnh đổi mới trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

cho nhà trường.

Page 10: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

MÔT SÔ KINH NGHIỆM VÊ TỔ CHƯC HOAT ĐÔNG TAI LỚP CHO

SINH VIÊN ĐÔI VỚI MÔN HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA

CHỦ NGHIA MÁC – LÊNIN

Th.S Trân Ngoc Chung

Cho đến nay Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghia và hội nhập quốc tế” được ban hành

vào cuối năm 2013 đã trải qua được gần 2 năm thực hiện. Những chủ trương đổi

mới về giáo dục của Đảng và Nhà nước đã và đang từng bước đi vào cuộc sống,

được cụ thể hóa trong mỗi chương trình đào tạo của các đơn vị giáo dục trên khắp

cả nước. Trong xu thế chung đó, trường ĐH SPKT Tp.HCM cũng đã có nhiều

bước đi đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc Đại học. Một trong

những hướng đi trọng tâm và được ưu tiên nhiều nhất, chính là đổi mới phương

pháp kiểm tra, đánh giá đối với sinh viên.

Trong thời gian vừa qua, Nhà trường và khoa Lý luận chính trị đã có nhiều

quyết định quan trọng thể hiện quyết tâm thực hiện hướng đi này. Hai trong số các

quyết định đó bao gồm: thứ nhất, quy định của Nhà trường về thay đổi tỉ lệ điểm

giữa điểm quá trình và điểm cuối kỳ từ 30-70 thành 50-50, và thứ hai, quy định của

Khoa lý luận chính trị về việc áp dụng hình thức kiểm tra, đánh giá học phần bằng

hình thức thi tiểu luận cho tất cả các học phần lý thuyết do Khoa quản lý. Có thể

nói, hai quyết định này đã ảnh hưởng trực tiếp nhất đến những thay đổi của các

giảng viên trong quá trình đánh giá sinh viên.

Đối với cá nhân, trong quá quá trình giảng dạy môn học Những nguyên lý

cơ bản của Chủ nghia Mác – Lênin, tôi đã thực hiện một số thay đổi như sau trong

2 học kỳ vừa qua của năm học 2014 – 2015.

Trước hết là mục tiêu đổi mới:

Page 11: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá điểm quá trình nhằm phản ánh

khách quan kết quả học tập và thái độ học tập của sinh viên đối với

môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghia Mác – Lênin.

Xây dựng các bài tập nhằm phát huy tinh thần tự học và cuốn hút sinh

viên tham gia để qua đó giúp sinh viên củng cố kiến thức cơ bản của

môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghia Mác – Lênin

Để thực hiện 2 mục tiêu trên thì cần thực hiện một số công việc cụ thể như

sau và cách thức thực hiện chúng:

Xây dựng hệ thống thang điểm đánh giá điểm quá trình.

o Chuyên cần (10% điểm quá trình)

o Tham gia các hoạt động tại lớp – theo nhóm (30% điểm quá

trình).

o Điểm kiểm tra cá nhân (20% điểm quá trình)

o Thuyết trình – theo nhóm (40% điểm quá trình)

Xây dựng hệ thống các bài tập, bài kiểm tra, câu hỏi nhằm đa dạng hóa

các hình thức hoạt động tại lớp. Các hoạt động tại lớp sẽ được tiến

thành theo nhóm hoặc theo từng cá nhân.

o Về hoạt động nhóm:

Tiến hành chia nhóm ngay sau khi có danh sách lớp. Các

nhóm sẽ được giữ ổn định trong suốt quá trình học và làm

tiểu luận sau này. Mỗi nhóm sẽ có 1 nhóm trưởng.

Qua các buổi học, các nhóm sẽ được đánh giá qua một số

hoạt động như sau:

Đánh giá bằng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm

(theo dạng: 1 lựa chọn, nhiều lựa chọn, đúng – sai,

ghép nối)

Page 12: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Đánh giá bằng hệ thống các câu hỏi mở: bằng việc

trình bày các so sánh, đánh giá, nhận xét của nhóm

về 1 chủ đề cụ thể

Đánh giá bằng hoạt động thuyết trình các đề tài của

môn học với sự hỗ trợ của các phần mềm trình chiếu

(phổ biến là Power Point)

o Về hoạt động các nhân:

Đánh giá bằng các bài kiểm tra cá nhân (dạng tự luận kết

hợp với câu hỏi trắc nghiệm)

Đánh giá bằng số lần tham gia phát biểu ý kiến tại lớp.

Đặc biệt, các ý kiến hay, các thông tin mới, thú vị sẽ được

đánh gia cao.

o Ap dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện:

Đề nghị mỗi nhóm lập 1 địa chỉ email. Mọi công tác liên

lạc, thực hiện bài tập lớn của nhóm đều được gửi qua

email.

Sử dụng các phần mềm thiết kế câu hỏi trắc nghiệm, chuẩn

bị bài kiểm tra.

Đưa 1 số nội dung, tài liệu tham khảo và bài tập lên các

trang web và cung cấp địa chỉ trang web cho sinh viên.

Sau một thời gian thực hiện công tác đổi mới, đánh giá, thì kết quả đạt được

có thể khái quát như sau:

Đánh giá đúng mức độ tham gia vào môn học của mỗi sinh viên trong

suốt quá trình học tập.

Thu hút được sự chú ý của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên tham

gia vào hoạt động thảo luận, làm việc nhóm tại lớp.

Page 13: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Củng cố được kiến thức cơ bản đã học cho sinh viên.

Tạo ra môi trường để sinh viên được trình bày quan điểm cá nhân đối

với các vấn đề liên quan đến môn học.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn xuất hiện không ít khó khăn như:

Số lượng sinh viên mỗi lớp còn đông nên không thể quản lý được hoạt

động cụ thể của từng nhóm, giảng viên chỉ có thể dừng lại ở mức độ

bao quát chung.

Khá nhiều sinh viên còn rất thờ ơ, kém nhiệt tình, thụ động trong quá

trình học tập.

Kiến thức của sinh viên trong 1 số linh vực như chính trị, kinh tế, văn

hóa,… còn nhiều hạn chế.

Điều kiện cơ sở vật chất: máy chiếu, âm thanh, bàn ghế,… chưa thực sự

phù hợp cho hoạt động nhóm tại lớp.

Mất rất nhiều thời gian chuẩn bị để lên lớp và cho công tác tổng hợp,

tổng kết, đánh giá điểm quá trình.

Chưa tìm được trợ giảng

Từ những khó khăn trên thì cá nhân đang đưa ra một số hướng khắc phục

như sau:

Tìm hướng chuyển giao 1 phần công tác đánh giá cho các nhóm.

Hoàn thiện trang giảng dạy online.

Tiếp tục tìm trợ giảng.

Trên đây là một số kinh nghiệm về những điều đã làm và chưa làm được

trong thời gian qua. Quá trình thay đổi phương pháp kiểm tra, đánh giá là một quá

trình lâu dài và phức tạp, nhưng đây là sự thay đổi cần thiết. Những kết quả bước

đầu trong quá trình thực hiện đã thể hiện những dấu hiệu tích cực. Và một điều có

Page 14: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

thể nhận thấy rất dễ dàng, những chuyển biến này chỉ có thể xuất hiện trước hết là

từ sự chủ động và tích cực của mỗi giảng viên.

Page 15: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

COI TRỌNG CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN LÀM TIỂU LUẬN ĐỂ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

ThS. Lê Quang Chung

Ngày 10 tháng 10 năm 2014, Khoa Lý luận chính trị đã ban hành Quyết định

số 01/QĐ – LLCT Về việc thay đôi hình thức kiểm tra, đánh giá học phần. Từ đó

đến nay, thực hiện tinh thần của Quyết định trên, có 7 học phần trong chương trình

giảng dạy của Khoa Lý luận chính trị đã thay đổi hình thức kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của sinh viên từ thi kết thúc học phần sang làm tiểu luận kết thúc học

phần.Trong quá trình tổ chức triển khai hình thức kiểm tra, đánh giá mới, bên cạnh

những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế, ví dụ như còn nhiều

sinh viên vẫn chưa nắm bắt được đầy đủ những yêu cầu cũng như những kiến thức

cần thiết để làm tốt bài tiểu luận kết thúc học phần. Để sinh viên làm tốt bài tiểu

luận của mình cần có nhiều yếu tố, trong đó, công tác hướng dẫn sinh viên làm tiểu

luận có ý nghia rất quan trọng. Sau đây tôi xin được phép chia sẻ một số kinh

nghiệm trong công tác hướng dẫn sinh viên làm tiểu luận nhằm nâng cao hiệu quả

trong việc kiểm tra, đánh giá kết thúc học phần bằng hình thức làm tiểu luận.

Thứ nhất, hướng dẫn sinh viên lưa chọn đề tai.

Có thể nói rằng việc lựa chọn đề tài có ý nghia quyết định đối với sự thành

công của một tiểu luận (cũng như các công trình nghiên cứu khoa học khác). Về cơ

bản, đề tài cần phải gắn với nội dung lý thuyết trong nội dung chương trình môn

học, đồng thời phải liên hệ với thực tiễn, phải có tính chất mới mẻ, cần hướng vào

những vấn đề chưa được giải quyết.

Việc lựa chọn đề tài cần phải phù hợp với yêu cầu học tập và nghiên cứu của

môn học, nhưng đồng thời cần phù hợp với trình độ và năng lực của người học,

Page 16: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

nếu có thể là cả với những hứng thú và sở trường của người học nhờ đó mà phát

huy được tính độc lập trong quá trình nghiên cứu và đề tài đạt được kết quả cao.Đề

tài cần phù hợp với thời gian cho phép và điều kiện để thực hiện, cần có giá trị

thực tiễn nhất định, góp phần giải quyết một nhiệm vụ cụ thể do cuộc sống đặt

ra.Có nhiều loại đề tài khác nhau, thông thường với người học, có thể có các loại

đề tài nghiên cứu sau: Đề tài vận dụng lý luận chung vào việc phân tích một vấn đề

cụ thể; Đề tài điều tra phát hiện tình hình, phân tích nguyên nhân, đề xuất phương

hướng giải quyết; Đề tài nhằm cải tiến cái cũ và sáng tạo cái mới.

Đề tài nghiên cứu của người học có thể phát triển theo mức độ từ thấp đến

cao. Trong số các loại đề tài đề cập ở trên thì loại đề tài thứ nhất là dễ triển khai

hơn cả vì nó giúp người học vận dụng kiến thức đã học một cách tốt hơn và không

nhất thiết phải thực hành mà chỉ cần làm việc trên nguồn tài liệu tham khảo.

Trong nhiều trường hợp, để gây hứng thú đồng thời gợi ý cho các em, có thể

không đưa tên đề tài cụ thể mà đưa ra những câu hỏi tình huống, câu hỏi nêu vấn

đề và thường những câu hỏi này có tính khái quát cao,đồng thời chứa đựng những

mâu thuẫn trong quá trình nhận thức ở một chủ đề nào đó liên quan tới nội dung

bài học hoặc chương.

Dựa vào những đề tài được đưa ra, người học sẽ phân tích để lựa chọn một

đề tài phù hợp. Nếu câu hỏi đề cập một vấn đề quá rộng thì người học có thể lựa

chọn loại đề tài giải đáp một phần của câu hỏi nhưng cần biện luận được lí do cho

sự lựa chọn đó.

Hiện nay, một số học phần đã xây dựng ngân hàng đề tài của mình, song,

bên cạnh đó thiết nghi cần có một kênh cung cấp đề tài khác là từ phía sinh viên.

Giảng viên có thể khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên suy nghi và

lựa chọn đề tài cho mình, miễn sao đề tài đó đáp ứng được yêu cầu của môn học,

nhằm tạo sự hứng thú, đam mê cho sinh viên khi làm bài tiểu luận.

Thứ hai, hướng dẫn sinh viên xây dưng đề cương nghiên cứu cho tiểu luận.

Page 17: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Đề cương nghiên cứu (dàn ý) có vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho người

học có được thế chủ động trong qúa trình nghiên cứu, định hướng cho cả quá trình

làm việc. Đó là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp nhằm tạo một bản kế

hoạch tỉ mỉ cho toàn bộ quá trình nghiên cứu. Vì vậy, một đề cương được chuẩn bị

ki lưỡng, đúng đắn là sự đảm bảo chắc chắn cho kết quả của công trình.

Thông thường bản đề cương gồm một số phần cơ bản sau: - Xác định lí do

chọn đề tài; xác định khách thể và đối tượng nghiên cứu, đề xuất giả thiết khoa

học; xác định đối tượng và cơ sở nghiên cứu; - Lựa chọn phương pháp nghiên cứu;

vạch dàn ý hay nội dung của công trình nghiên cứu; vạch kế hoạch và thời gian

nghiên cứu.

Bản đề cương cần được giảng viên hướng dẫn, sửa chữa và thông qua trước

khi tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, người thực

hiện có thể thay đổi một số nội dung của đề cương nếu cần thiết.

Để người học có thể xây dựng một đề cương tốt, từ câu hỏi để xác định tên

đề tài, giảng viên cần đưa ra những câu hỏi nhỏ hơn nhằm gợi ý cho các em trả lời

câu hỏi tổng quát. Quá trình các em tự đi tìm lời giải cho các câu hỏi nhỏ chính là

quá trình xây dựng đề cương (dàn ý)cho tiểu luận của các em.

Sau khi lập được đề cương dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các thành viên

trong nhóm sẽ phân công nhau công việc theo từng nội dung. Bên cạnh đó thì cũng

có nhóm sẽ yêu cầu tất cả cùng làm sau đó mới tập hợp lại. Việc này sẽ do bản

thân nhóm tự quyết và giảng viên không can thiệp mà chỉ yêu cầu nộp kèm theo

tiểu luận là bản phân công công việc của nhóm.

Để sinh viên không quá lúng túng, giảng viên có thể đưa ra danh mục các tài

liệu tham khảo gợi ý. Tuy nhiên, cần lưu ý các em rằng không bắt buộc phải sử

dụng nguồn tài liệu này mà có thể khai thác các nguồn khác. Đồng thời, giảng viên

có thể cung cấp cho sinh viên một số từ khóa quan trọng để các em có thể tìm kiếm

thông tin trên mạng Internet.

Page 18: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Trong quá trình xây dựng đề cương nghiên cứu sẽ giúp cho sinh viên hình

thành kỹ năng làm việc có kế hoạch, có tính khoa học, một phẩm chất rất cần

không chỉ cho công tác nghiên cứu khoa học mà còn cho cả cuộc sống của các em.

Thứ ba, hướng dẫn sinh viên tiến hanh nghiên cứu va ly xử tai liệu dưa trên

đề cương đã được duyệt.

Quá trình này bao gồm các bước: Tập hợp và trình bày tài liệu, giải thích tài

liệu đã trình bày, nhận xét, đánh giá các tài liệu đó. Đây cũng là khâu rèn luyện và

hoàn thiện ki năng tự nghiên cứu tài liệu cao nhất trong dạy học bằng tổ chức cho

sinh viên viết tiểu luận.

Để sinh viên thực hiện tốt công việc này, giảng viên cần phải trang bị trước

cho các em các ki năng tự nghiên cứu tài liệu từ làm việc trên thư viện, tìm tài liệu

trên Internet, thu thập và xử lý thông tin, v.v…

Thứ tư, hướng dẫn sinh viên viết công trình nghiên cứu.

Sau khi tập hợp và xử lý tài liệu, công việc tiếp theo của sinh viên làviết tiểu

luận. Công đoạn này đóng vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện kết quả lao động

của sinh viên trong khâu trước. Giảng viên cần lưu ý sinh viên cần viết các thông

tin thu được bằng ý hiểu của riêng mình, thể hiện khả năng tư duy của cá nhân,

tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau chứ không được chép nguyên xi từ

một tài liệu nào và cần có trích dẫn tài liệu tham khảo theo quy định.

Thứ năm, hướng dẫn sinh viên tiến hanh thuyết trình.

Đối với công đoạn này, tùy thuộc vào thời gian cho phép, giảng viên có thể

linh động lựa chọn một số phương án sau:

- Phương án 1: Giảng viên chấm bài, đánh giá và lựa chọn bài tốt nhất để đọc

trước lớp. Việc này sẽ tốn ít thời gian hơn, phù hợp với một số môn học có nội

dung chương trình dài nhưng thời gian cho việc lên lớp ít. Nhưng phương án này ít

gây được hứng thú cho sinh viên và không phát huy được vai trò đánh giá và tự

Page 19: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

đánh giá của các em, đồng thời, nó cũng không phát huy được ki năng diễn đạt

trước đám đông, khả năng lập luận và bảo vệ ý kiến của riêng mình.

- Phương án 2: Giảng viên tổ chức cho các nhóm tiến hành báo cáo trước

lớp. Nếu không có nhiều thời gian thì giảng viên có thể lấy tinh thần xung phong

hoặc bốc thăm. Nếu có đủ thời gian thì giảng viên cho lần lượt các nhóm tiến hành

thuyết trình. Giảng viên cũng cần đưa ra tiêu chí, hướng dẫn chấm điểm và tổ chức

cho sinh viên tự đánh giá và đánh giá chéo.

Cách tổ chức này sẽ tạo được hứng thú cho sinh viên, tạo quyền tự chủ cho

các em, kích thích hứng thú học tập và tăng khả năng diễn đạt, tranh luận trước

đám đông cũng như khả năng nghe và ghi chép. Giảng viên không còn là người

duy nhất đánh giá kết quả mà vai trò chính là hướng dẫn vàgóp ý cho sinh viên.

Để tăng hiệu quả của phương pháp này đồng thời tránh mất quá nhiều thời

gian, giảng có thể yêu cầu mỗi nhóm nộp thêm một số bản photo để đưa cho các

nhóm khác đọc và đánh giá trước khi lên lớp. Bên cạnh đó, giảng viên cũng cần

đưa ra tiêu chí đánh giá cho sinh viên trước khi thực hiện tiểu luận.

Thứ sáu, về kiểm tra, đánh giá kết quả.

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong quá trình dạy học, vừa có vai trò

cung cấp thông tin liên hệ để người học tự điều chỉnh việc học, vừa cung cấp thông

tin liên hệ giúp người dạy điều chỉnh quá trình giảng dạy.

Giảng viên có thể đánh giá trực tiếp sản phẩm của người học là các bài tiểu

luận. Để làm được điều này, cần xây dựng các tiêu chí đánh giá nhằm đảm bảo độ

khoa học, độ chính xác cao.Dựa trên các tiêu chí này, bên cạnh việc giảng viên

đánh giá, người học cũng có thể tự đánh giá sản phẩm của mình, và đánh giá sản

phẩm của bạn. Như vậy, xây dựng được tiêu chí đánh giá phù hợp sẽ đảm bảo

được tính khách quan, công bằng trong quá trình đánh giá.

Bên cạnh đánh giá trực tiếp qua bài tiểu luận, giảng viên có thể đánh giá

được mức độ linh hội tri thức của sinh viên trong quá trình thuyết trình thông qua

Page 20: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

các câu hỏi nhỏ liên quan đến đề tài của nhóm. Những câu hỏi đó có thể là câu hỏi

của giảng viên đưa ra, cũng có thể là câu hỏi từ phía các thành viên khác trong lớp.

Trên đây là một vài ý kiến chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của

công tác kiểm tra, đánh giá bằng hình thức làm tiểu luận kết thúc học phần của

Khoa nói riêng và của Nhà trường nói chung./.

Page 21: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

TIẾP CẬN TỪ QUAN ĐIỂM TRUYÊN THÔNG TRONG ĐÁNH GIÁ

TRÊN CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DAY

PGS.TS Đoàn Đức Hiếu

Ngày 18 tháng 9 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định

số 52/2008/QĐ-BGDĐT về chương trình các môn khoa học lý luận chính trị cho

sinh viên không chuyên nghành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong

cáctrường đại học, cao đẳng. Từ học kỳ 2 năm học 2008- 2009, các môn học lý

luận chính trị theo chương trình đổi mới được chính thức giảng dạy trong các

trường đại học, cao đẳng. Với thời gian 6 năm học đã qua để áp dụng chương trình

giáo dục lý luận chính trị mới trong nhà trường, những vấn đề về ưu điểm và hạn

chế của nội dung chương trình đã được đánh giá trên nhiều diễn đàn khác nhau:

các cuộc họp của Bộ GD&ĐT với lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng; các đợt

tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn hàng năm; các hội thảo khoa học ở các trường

đại học cao đẳng; ý kiến đóng góp của các giảng viên trực tiếp giảng dạy…

Trước hết, vấn đề đặt ra là đổi mới nội dung chương trình giảng dạy hiện

nay đang thực hiện có cần thiết hay không? Câu trả lời là hoàn toàn cần thiết và tất

yếu.

Đổi mới giáo dục để phát triển năng lực người học là thống nhất biện chứng

của sự tích hợp các yếu tố từ nội dung đến phương pháp, từ tình cảm, lý trí đến

cách thức giảng dạy của chủ thể giáo dục. Trước năm 2008, chúng ta đã thực hiện

một chương trình giảng dạy lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng

gồm có 5 môn học: Triết học Mác-Lênin:90 tiết; Kinh tế chính trị học Mác-Lênin:

75 tiết; Chủ nghia xã hội khoa học:60 tiết; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: 60

tiết; Tư tưởng Hồ Chí Minh: 45 tiết. Như vậy, tổng số thời lượng 5 môn học lý

luận chính trị là 330 tiết, chiếm 22 đơn vị học trình. Trong điều kiện và yêu cầu

Page 22: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

mới của sự phát triển giáo dục đòi hỏi phải nâng cao năng lực thực tiễn của người

học, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp và khả năng vận dụng có hiệu quả lý thuyết

vào đời sống thực tiễn của sinh viên tốt nghiệp đại học, thì đối với các môn khoa

học lý luận tất yếu phải tinh giản nội dung chương trình đào tạo. Với chương trình

đào tạo theo tín chỉ trong các trường đại học hiện nay, từ 150 đến 170 tín chỉ, thì

thời lượng các môn lý luận chính trị rút ngắn còn 3 môn học với 10 tín chỉ của

chương trình đào tạo. Đó là một sự thay đổi phù hợp với yêu cầu tất yếu của sự đổi

mới nội dung và phương pháp giáo dục hiện nay. Nếu vẫn giữ nguyên nội dung

chương trình các môn học lý luận chính trị như trước đây thì đó là sự bảo thủ và

giáo điều trong nội dung và phương pháp giáo dục.

Một điều hiển nhiên có tính mục đích và tính nguyên tắc để một môn khoa

học được triển khai giảng dạy có hiệu quả, đáp ứng được mục đích yêu cầu của

môn học là tính khoa học của hệ thống khái niệm phạm trù khoa học môn học đó.

Một sự khẳng định bản chất và giá trị khoa học của môn học thông qua hệ thống

kết cấu chặt chẽ, đối tượng nghiên cứu và hệ thống khái niệm có ý nghia khoa học

cao, thống nhất được giữa lý luận và thực tiễn, đem lại sự hứng thú và giá trị ứng

dụng cho sinh viên trong nghề nghiệp, là mục đích yêu cầu của việc đổi mới nội

dung chương trình lý luận chính trị hiện nay. Về cơ bản, kết cấu của từng môn học

cũng như của 3 môn học trong hệ thống các môn lý luận chính trị là phù hợp; hệ

thống khái niệm , phạm trù khoa học phản ánh chính xác nội dung các môn học.

Tuy nhiên, do sự thay đổi có tính chất nhảy vọt của nội dung chương trình, nên có

nhiều ý kiến khác nhau. Định hướng từ những năm học tới của Ban Tuyên giáo

Trung ương là từng bước nâng cao chất lượng của Giáo trình các môn học, đổi tên

môn học “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghia Mác- Lênin” thành môn học “

Chủ nghia Mác- Lênin”. Đồng thời thay đổi kết cấu 3 phần tương ứng trong nội

dung là “ Triết học Mác- Lênin”, “ Kinh tế chính trị học Mác- Lênin”, “ Chủ nghia

xã hội khoa học”. Đến nay, vấn đề này chưa được triển khai thực hiện. Tuy nhiên,

Page 23: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

từ góc độ suy nghi cá nhân, vẫn còn có những cách tiếp cận khác. Chẳng hạn, nếu

không thể tăng thời lượng đang giảng dạy của môn học là 5 tín chỉ, thì tên gọi môn

học này có thể là “ Triết học Mác- Lênin”, và những vấn đề của Kinh tế chính trị

học Mác- Lênin và Chủ nghia xã hội khoa học sẽ trở thành nội dung triết học thực

tiễn của môn học đó. Suy đến cùng thỉ nội dung cơ bản của môn học “Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghia Mác- Lênin” là những vấn đề triết học duy vật

biện chứng, triết học duy vật lịch sử, triết học lý luận và triết học thực tiễn, được

tiếp cận từ giác độ thế giới quan và phương pháp luận triết học Mác- Lênin. Vấn đề

nội dung , bản chất môn học vẫn là chủ nghia Mác- Lênin, đảm bảo tính đảng, tính

khoa học theo quan điểm của Đảng Cộng sản. Cần phải nhận thức rằng, thời đại

mới với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử mới sẽ đặt ra những yêu cầu mới cho sự phát

triển của giáo dục đào tạo, của tư duy biện chứng, để nhận thức vấn đề các môn

khoa học lý luận chính trị giảng dạy trong nhà trường sẽ ngày càng thống nhất với

thực tiễn cuộc sống hiện nay.

Tiếp cận từ góc độ phương pháp giảng dạy, để từng bước hiện thực hóa mục

đích, yêu cầu giảng dạy các môn khoa học lý luận chính trị trong các trường đại

học, giảng viên cần phải làm gì? Theo chúng tôi, cần phải thực hiện một số nội

dung vừa có tính chất truyền thống trong phương pháp giảng dạy, vừa phù hợp với

sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, mang tính đặc trưng của môn khoa

học lý luận chính trị trong điều kiện hiện nay.

Về tình cảm đạo đức. giảng viên lý luận chính trị cần đề cao giá trị nhân sinh

tốt đẹp trong mỗi con người, bồi đắp tư tưởng nhận thức đúng, tình cảm đạo đức

trong sáng, không ngừng vun đắp tình yêu Tổ quốc, yêu con người, bồi dưỡng lòng

nhân ái, củng cố niềm tin vào Chân lý, vào cái Thiện và cái Đẹp, hướng tới sự phát

triển và tiến bộ của cá nhân và xã hội. Nếu không có niềm tin vào chân lý khoa

học, niềm tin vào con người và sự say mê với nghề nghiệp giảng dạy thì không thể

có được sự thành công trong giảng dạy, không thể có sự truyền lửa nhiệt tình cho

Page 24: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

sinh viên để đạt được mục đích và hiệu quả trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo

dục rèn luyện con người.

Lẽ đương nhiên, yếu tố tình cảm đạo đức chỉ là điều kiện cần, chưa phải là

điều kiện đủ. Nhưng đó là yếu tố có ý nghia quan trọng nhất cho sự thành công của

một giảng viên giảng dạy các môn khoa học lý luận chính trị. Một giảng viên về

khoa học tự nhiên có thể không cần nhiều lắm yếu tố tình cảm đạo đức trong nghề

nghiệp vẫn có thể hoàn thành được công việc của mình. Nhưng đó là điều không

thể đối với người giảng viên lý luận. Vì vậy, đối với giảng viên lý luận thì yếu tố

tình cảm đạo đức là một nội dung thuộc về phương pháp, gắn liền với nội dung

giảng dạy, và cao hơn là gắn với đạo đức nhân cách của người giảng viên.

Để giảng dạy tốt các môn khoa học lý luận chính trị, người giảng viên phải

có nền tảng tri thức các linh vực khoa học và thực tiễn cuộc sống tương đối toàn

diện và phong phú. Phải thường xuyên trang bị cho mình sự hiểu biết toàn diện về

các linh vực khoa học một cách tốt nhất trong điều kiện có thể. Cần phải có ý thức

nắm bắt thường xuyên những vấn đề thực tiễn sinh động của đời sống xã hội, của

văn hóa truyền thống, của những giá trị hiện thực diễn ra phong phú, đa dạng trong

tiến trình phát triển của lịch sử xã hội. đó là điều kiện rất cần thiết cho một giảng

viên lý luận chính trị có đầy đủ tiền đề và điều kiện về kiến thức cơ bản để giảng

dạy tốt nội dung chuyên ngành của môn học. Tiếp cận với những vấn đề triết học

trong nội dung của phần Nguyên lý I, không thể giảng dạy tốt nếu chúng ta không

có tri thức khoa học tự nhiên về vật lý học, hóa học, sinh hoc, môi trường tự nhiên

và lịch sử xã hội loài người. Giảng dạỵ tri thức Kinh tế chính trị học và Chủ nghia

xã hội khoa học trong phần Nguyên lý II thì phải có hiểu biết về kinh tế chính trị,

kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, hiểu biết về văn hóa, xã hội và con người, về

những quy luật tất yếu của đời sống xã hội trong các linh vực như giai cấp, dân tộc,

tôn giáo, văn hóa truyền thống…Có một giai đoạn trước năm 1990, Nhà nước

thường lựa chọn những người đã tốt nghiệp đại học một chuyên ngành trong khoa

Page 25: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

học tự nhiên hoặc khoa học xã hội để tiếp tục học tập về lý luận các môn khoa học

Mác- Lênin, sau đó mới được tham gia giảng dạy chương trình các môn lý luận

chính trị ở bậc đại học. Đồng thời phải thường xuyên tham gia các hoạt đông trong

xã hội để nắm bắt thực tiễn cuộc sống, gắn lý luận với thực tiễn, đảm bảo cho nội

dung bài giảng sinh động, phong phú, có hơi thở và mạch nguồn của đời sống xã

hội. Trong giai đoạn hiện nay, do các cơ sở đào tạo thiếu kinh phí, nên việc tập

huấn và đi thực tế hàng năm 10 ngày theo Quyết định 494/QĐ-TTg ngày

24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã không được thực hiện đầy đủ. Có rất nhiều

trường không có tập huấn và thực tế nhiều năm liền. Vì vậy rất cần thiết phải nhấn

mạnh công tác thực tế và tập huấn chuyên môn hàng năm của Bộ GD và ĐT một

cách tự giác, có kế hoạch, thường xuyên và hiệu quả, thống nhất quan điểm và

cách thức thực hiện chính sách này từ Chính phủ, Bộ GD và ĐT đến các trường đại

học, cao đẳng. Vì vậy, cần nhấn mạnh rằng để trang bị một hành trang tri thức cho

người giảng viên lý luận có thể tham gia giảng dạy tốt môn học, thì đó là một quá

trình liên tục, bền bi để học tập, rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng tri thức lý luận và tri

thức thực tiễn, nâng cao năng lực trí tuệ và tình cảm cách mạng trong sáng, thì mới

có thể thực hiện tốt nhiệm vụ.

Tiếp cận từ góc độ phương pháp giảng dạy, tất yếu là phương pháp phải gắn

liền với sự vận động và phát triển của nội dụng, thống nhất với nội dụng. Nội dung

chương trình, giáo trình các môn khoa học lý luận chính trị đã có nhiều thay đổi,

thì tất yếu phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng phải thay đổi. Theo chúng

tôi, phải vận dụng triệt để sự tích hợp của các phương pháp trong quá trình giảng

dạy các môn lý luận chính trị. Vậy, tích hợp các phương pháp cần phải được quan

niệm như thế nào?

Các môn khoa học lý luận chính trị tồn tại với tư cách là sự tích hợp của các

linh vực khoa học khác nhau, nên phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng

đó cũng là phương pháp tích hợp. Có thể xem đó là phương pháp vận dụng đồng

Page 26: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

bộ các phương pháp khác nhau trong mối quan hệ thống nhất, để nhằm mục đích

truyền đạt nội dung có hiệu quả nhất cho sinh viên.

Thứ nhất là phương pháp thuyết trình nội dung bài học do giảng viên đóng

vai trò chủ yếu. Giảng viên cần lựa chọn những nội dung trọng tâm, cơ bản trong

chương trình để thuyết trình, nhằm đem lại lượng thông tin nhiều nhất cho người

học một cách sinh động nhất và hấp dẫn nhất. Dù phương pháp thuyết trình cũng

có nhiều quan điểm khen chê khác nhau, nhưng nó vẫn là phương pháp truyền

thống nhưng rất quan trọng đối với các môn khoa học lý luận.

Thứ hai là vận dụng các phương pháp giáo dục học như phương pháp nêu

vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm đối với một số nội dung cơ bản trong chương

trình,phương pháp trắc nghiệm, phương pháp phỏng vấn đàm thoại, phương pháp

kiểm tra đánh giá từng phần với thời lượng ngắn để nắm được chất lượng học tập

quá trình của sinh viên… Đây là nhóm các phương pháp rất phù hợp cho việc phát

huy tính tích cực sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo,

khuyến khích năng lực tự học tập, nghiên cứu của sinh viên, hướng tới mục đích là

phát huy năng lực sáng tạo của người học, biết vận dụng những tri thức lý luận vào

trong đời sống thực tiễn, rèn luyện tri thức và kỹ năng, thái độ sống đúng đắn để

lập thân lập nghiệp.

Thứ ba là sử dụng các phương pháp kỹ thuật công nghệ máy tính để biên

soạn bài giảng E-learning, Power Point, trình bày bài giảng thông qua công cụ kỹ

thuật máy tính, máy chiếu , tạo hiệu ứng tích cực của sự kết hợp ngôn ngữ, hình

ảnh, tư liệu trong bài giảng, nhằm đem lại sự hứng thú học tập cho sinh viên.

Thứ tư là các phương pháp kiểm tra, đánh giá đầu ra của quá trình học tập.

cần thiết phải vận dụng đa dạng, phong phú các hình thức đánh giá khác nhau như

kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra tự luận, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ, cuối

môn hoc, làm bài tập lớn, làm tiểu luận thay cho môn thi kết thúc môn học, đi thực

tập, thực tế có đánh giá xếp loại…Vận dụng nhiều hình thức đánh giá như vậy sẽ

Page 27: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

tạo ra kết quả đánh giá khách quan và công bằng, đem lại hiệu quả và tính sáng tạo

cho người học tốt hơn, có ý nghia hơn trong học tập. Đồng thời các hình thức đánh

giá đó cũng là thể hiện sự thống nhất của quá trình giảng day - học tập và kiểm tra

kết quả các phương pháp giảng dạy mà trong toàn bộ quá trình giảng viên đã thực

hiện.

Vấn đề kết hợp và tích hợp các phương pháp trên một cách có hiệu quả vừa

là khoa học, lại vừa là nghệ thuật. Nếu tuyệt đối hóa các phương pháp thuộc về

công nghệ thì sẽ biến bài giảng các khoa học lý luận trỏ thành máy móc, xơ cứng,

chỉ còn lại sơ đồ và mô hình, hình ảnh minh họa, không có sức sống nội tại của yếu

tố tư duy lý luận sâu sắc. Nhận thức của sinh viên có thể chỉ dừng lại ở tư duy trực

quan cảm tính, thiếu sức sống của tư duy lý luận biện chứng sâu sắc và tính chặt

chẽ logic của tư duy khoa học. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa vai trò của phương

pháp truyền thống như phương pháp thuyết trình, thì cũng sẽ hạn chế năng lực

sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Vì vậy, giảng viên các môn

khoa học lý luận phải luôn làm chủ tình huống sư phạm và vận dụng một cách phù

hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau để đạt được mục đích và yêu cầu của

hoạt động dạy - học trên lớp, nhằm đánh giá đúng chất lượng học tập của sinh viên.

Page 28: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

TRAO ĐỔI VÊ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

CÁC MÔN HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga

Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng trong quá trình dạy học nhằm xác định

mức độ đạt được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học.

Kiểm tra đánh giá vừa là khâu cuối của quá trình dạy học vừa là khởi đầu cho chu

trình kín tiếp theo với chất lượng cao hơn. Nhận thức được tầm quan trọng và ảnh

hưởng của khâu kiểm tra, đánh giá đến chất lượng dạy và học, trường ta đã lựa

chọn chủ đề năm học 2014-2015 là “ đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm

phát triển năng lực của người học”, chủ đề năm học đã đặt ra cho giảng viên nhiệm

vụ quan trọng và cấp thiết hiện nay là phải đổi mới cả hình thức, phương pháp,

phương tiện, tiêu chí để kiểm tra đánh giá người học nhằm đạt được mục tiêu cao

nhất. Qua thực tiễn giảng dạy môn học pháp luật đại cương, trong bài viết này tôi

xin trao đổi và chia sẻ các hình thức kiểm tra, đánh giá cuối kỳ và quá trình áp

dụng cho môn học pháp luật đại cương.

1. Về hình thức Kiểm tra đánh giá cuối kỳ

Vào đầu năm học 2014 – 2015, Khoa lý luận chính trị đã ban hành quyết

định số 01/QĐ_LLCT “về thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá” trong đó quy định

tất cả các học phần lý thuyết đều sử dụng hình thức thi tiểu luận để đánh giá cuối

kỳ.

Thực hiện đúng quy định của Khoa, tôi đã triển khai hình thức này cho hai

học kỳ và có một vài nhận xét như sau

Thứ nhất, về ưu điểm:

Hình thức thi tiểu luận giúp đánh giá được khả năng nghiên cứu sâu sát về

một vấn đề được học trong chương trình; đánh giá được kỹ năng viết luận: bao

Page 29: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

gồm kỹ năng phân tích, tổng hợp, khảo sát, đánh giá, kỹ năng tự học, kỹ năng làm

việc nhóm, đánh giá được thái độ của sinh viên.

Thứ hai, về hạn chế:

Một là, hình thức thi tiểu luận không đánh giá được toàn bộ các kiến thức

trong chương trình học

Hai là, tính khách quan khi đánh giá không cao, kết quả bài tiểu luận vẫn

phụ thuộc vào cảm tính chủ quan của người chấm.

Ba là, hình thức thi tiểu luận làm giảm động cơ, hứng thú học tập của một bộ

phận sinh viên trong các buổi học vì có tâm lý “đã biết đề tiểu luận rồi, đã biết

mình phải tự nghiên cứu rồi không cần phải chú tâm nghe giảng nữa”….

Bốn là, việc cho phép sinh viên làm tiểu luận theo nhóm dẫn đến tình trạng

một vài sinh viên ỷ lại các thành viên khác, thậm chí có thành viên không làm bài

mà xin với nhóm được ghi tên vào để có điểm…

Thứ ba, đề xuất:

Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng với những ưu điểm vượt trội phù hợp với

điều kiện thực tiễn của trường, tôi cho rằng vẫn nên áp dụng hình thức thi tiểu luận

nhưng phải khắc phục các hạn chế bằng các biện pháp sau:

Một là, ban hành các tiêu chí cụ thể cho việc đánh giá bài tiểu luận.

Khoa có đưa ra các tiêu chí như kiến thức cơ bản 50% , kiến thức vận dụng 50%

nhưng thật sự vẫn còn chung chung, đặc biệt không phù hợp với môn học pháp luật

đại cương. Nên xác lập hệ thống tiêu chí chẳng hạn với mức độ nào thì được 9 - 10

điểm, mức độ nào thì 7 - 8 điểm, mức độ nào là 5 - 6 điểm và mức độ nào thì dưới

trung bình, trong các tiêu chí này bên cạnh phần nội dung phải bao gồm cả tiêu chí

hình thức, bố cục trình bày…

Hai là, cập nhật đề tài mới vào mỗi kỳ để tránh trường hợp sinh viên sao

chép các đề tài trước đó.

Page 30: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Ba là, nên tổ chức báo cáo hoặc vấn đáp tiểu luận để xác định mức độ hiểu

biết về đề tài nghiên cứu.

2. Về hình thức đánh giá quá trình

- Đối với các lớp chất lượng cao với sỹ số lớp ít, phương tiện dạy học tốt,

bản thân đã sử dụng các hình thức:

+ Thuyết trình

+ Làm bài tập nhóm

+ Bài tập cá nhân

- Đối với các lớp đại trà, bản thân sử dụng hình thức làm bài tập nhóm và

kiểm tra cá nhân dưới dạng trắc nghiệm

Nhận xét chung về hiệu quả : Với việc sử dụng nhiều hình thức như trên đã

đánh giá đúng năng lực của người học, đảm bảo đạt mục tiêu của môn học.

Ưu điểm:

Với hình thức thuyết trình và làm bài tập nhóm, Người học có thể phát huy

được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình đồng thời nhận thức sâu sắc về

bài học. Đối với các Bài tập cá nhân phản ánh mức độ hiểu biết của từng người, về

khả năng nhận thức của từng cá nhân đối với mỗi bài học tại lớp.

Hạn chế:

Với hình thức thuyết trình, nếu nhóm thuyết trình không hiệu quả dễ gây

nhàm chán cho các nhóm khác, không tiếp thu được nhiều kiến thức.

Với bài tập chung của nhóm xảy ra tình trạng một vài cá nhân ỷ lại các thành

viên khác

Về hình thức làm bài trắc nghiệm cá nhân, vẫn có một số cá nhân trao đổi

lẫn nhau vì lớp quá đông nên chưa phát huy hết ý nghia của phương pháp này.

3. Đề xuất kiến nghị

Với môn học pháp luật đại cương, đề nghị khoa cho phép thay đổi tỷ lệ điểm

quá trình và điểm thi cuối kỳ là: 60 : 40

Page 31: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Vì: Môn học pháp luật đại cương là môn học đặc thù, có nội dung chương

trình học rất nhiều mà thời lượng lại ngắn, một số bài học trong chương trình độc

lập với bài khác, mỗi một bài học có một mục tiêu khác nhau về kiến thức, kỹ năng

và thái độ do đó cách thức tổ chức lớp học có nhiều điểm khác biệt. Chẳng hạn, đối

với các bài học về các ngành luật cụ thể, giáo viên không thể đọc các quy định của

pháp luật đã có sẵn trong sách mà giáo viên sẽ yêu cầu các nhóm vận dụng quy

định để giải quyết một tình huống cụ thể hoặc yêu cầu các nhóm tranh luận một

vấn đề có liên quan, hoặc tổ chức trò chơi liên quan đến các thuật ngữ pháp lý

….để khuyến khích người học tham gia các hoạt động này một cách tích cực

không có cách nào hiệu quả hơn bằng cách cho điểm. Như vậy, song song với quá

trình học giáo viên có thể kiểm tra đánh giá năng lực của người học trong mỗi

buổi học . Chính vì quá trình học và kiểm tra đánh giá được thực hiện thường

xuyên và liên tục trong suốt học kỳ nên tỷ lệ điểm quá trình cần nhiều hơn (chiếm

60%) còn điểm cuối kỳ chỉ đánh giá được việc tổng kết lại các kiến thức hoặc

nghiên cứu sâu về một vấn đề trong chương trình học không thể đánh giá được

toàn bộ mức độ hiểu biết, kỹ năng và thái độ của sinh viên trong suốt quá trình học

nên tỷ lệ điểm chỉ cần 40% là hợp lý.

Page 32: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SEMINAR TRONG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM QUÁ

TRÌNH MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ThS. Nguyễn Thị Phượng

Đặt vấn đề

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đôi mới phương pháp

day va học, phát huy tư duy sáng tao va năng lưc tư đao tao của người học, coi trọng

thưc hanh, thưc nghiệm, ngoai khoá, lam chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vet, học

chay”.

Chúng ta cần vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp dạy học hiện đại

theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức, tính chủ động, sáng tạo của sinh viên,

tăng cường tự học, tự nghiên cứu; từng bước áp dụng những thành tựu của công

nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học.

Một trong những phương pháp hiện đại đang được áp dụng nhiều trong công

tác dạy và học hiện nay đó là phương pháp seminar. Với phương pháp này, đòi hỏi

sinh viên phải phát huy cao nhất phương pháp tự học, trau dồi phương pháp nghiên

cứu khoa học.

1. Thực trạng việc sử dụng phương pháp seminar trong công tác giảng

dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.

Đối với học phần tư tưởng Hồ Chí Minh, việc sử dụng phương pháp seminar

giúp cho sinh viên chủ động trong nghiên cứu và tiếp thu kiến thức môn học. Là

dịp để mỗi sinh viên thể hiện phương pháp tư duy khoa học và tập làm quen với

cách thuyết trình một vấn đề khoa học. Là dịp tốt nhất để giảng viên và sinh viên,

giữa các sinh viên có thể đối thoại với nhau trên linh vực kiến thức khoa học, là dịp

để họ cùng trai đổi với nhau về học thuật và giải quyết những thắc mắc trong quá

trình học tập. Qua các tiết seminar ý thức học tập của sinh viên tăng lên, sinh viên

Page 33: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

đi học chuyên cần và tích cực phát biểu - các hoạt động này được tính vào điểm

tích lũy của học phần.

Việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá góp phần làm cho công tác thi

cử nhẹ nhàng hơn, đánh giá đúng năng lực và sự phấn đấu quá trình của người học,

đồng thời không còn hiện tượng sinh viên vi phạm quy chế thi. Việc đánh giá điểm

thi bằng các tiết seminar với những quy định về nội dung được duyệt trước đề

cương, powerpoint và phương pháp thuyết trình giúp cho người học tập dượt với

cách thức trình bày một chủ đề, cách thức nghiên cứu và tập hợp tài liệu để hình

thành một phần kỹ năng mềm của bản thân; gắn quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh

với trách nhiệm của bản thân trong học tập và rèn luyện, trong công tác xã hội từ

thiện; phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng lý luận để giải thích các vấn đề

của thực tiễn. Việc đánh giá kết quả học phần bằng hình thức thuyết trình và thảo

luận nhóm (đánh giá quá trình), khuyến khích người học thường xuyên tự học,

đánh giá đúng năng lực của người học.

Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, việc học tập, vận dụng phương pháp

seminar trong học tập bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thật sự hiệu quả. Nhiều

giáo viên vẫn chưa vận dụng đúng phương pháp, chưa hướng dẫn cho sinh viên các

kỹ năng cần thiết để thực hiện một bài thuyết trình, giáo viên thường cho sinh viên

một nội dung thuyết trình chuẩn bị trước ở nhà rồi buổi sau lên lớp báo cáo, mà

chưa hướng dẫn phương pháp trình bày nội dung đó, hoặc không kiểm tra trước nội

dung mà sinh viên báo cáo có đạt hay không. Do đó, nhiều khi bài thuyết trình

không đem lại hiệu quả như mong muốn. Còn sinh viênthì chưa chủ động, tự giác

học tập, chưa tích cực chuẩn bị và thảo luận trước các nội dung giáo viên đã cho,

một số sinh viên thì chưa có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tin học, chưa tự tin ...

Một số sinh viên chưa hứng thú với việc học tập, học chỉ để lấy điểm, học cho qua

môn học.

Page 34: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Những nhược điểm trên chủ yếu do áp lực thời gian, thời lượng dành cho

môn học chỉ có 30 tiết, với khối lượng kiến thức trong giáo trình quá lớn, số lượng

sinh viên trong mỗi lớp rất đông nên rất khó khăn trong việc triển khai phương

pháp thuyết trình cho từng sinh viên mà chỉ dừng lại ở các nhóm sinh viên và giáo

viên thường không có thời gian hướng dẫn riêng cho sinh viên.Khó khăn nữa

làsinh viên chủ yếu năm nhất, năm hai vẫn chưa làm quen được với phương pháp

mới, phần lớn vẫn thụ động, quen với lối học truyền thống thời phổ thông. Các

nhóm chưa biết cách phân bổ thời gian và trình bày hết quan điểm chính của nhóm

mình. Một số nội dung mang tính lý luận, nên các nhóm khó lấy ví dụ từ thực tiễn

sinh động của cuộc sống dẫn tới một số chủ đề thuyết trình trở nên khô khan không

gây sự hứng thú ở người nghe. Một số sinh viên chưa chú tâm đến học tập do đây

là các môn chung, nhiều kiến thức mang tính lý luận ít gắn với ngành nghề mà họ

đang học.Tư tưởng Hồ Chí Minh thường được xem là những môn thuộc lí luận

chính trị khô khan, không hấp dẫn như những môn khoa học khác. Chính vì lẽ đó

mà người học cảm thấy chán khi nghe, đồng thời cảm thấy khó hiểu vì quá trừu

tượng.

2. Giải pháp cho việc sử dụng phương pháp seminar trong công tác

kiểm tra, đánh giá điểm quá trình môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ nhất: Tăng nội dung thảo luận, thời gian tự nghiên cứu cho sinh viên,

giảm giờ lí thuyết. Môn tư tưởng Hồ Chí Minh là môn khoa học đã có giáo trình

chuẩn của Bộ và nhiều tài liệu tham khảo khác. Vì vậy, khi lên lớp giáo viên cần

tránh nói lại những điều  đã có trong giáo trình mà nên tập trung giải thích, chứng

minh những vấn đề giáo trình đặt ra cũng như giải thích những khái niệm, thuật

ngữ khó hiểu. Cần dành thời gian để trao đổi, giải trình những ý kiến mà sinh viên

đặt ra trong quá trình tự nghiên cứu. Muốn làm được điều này, giáo viên phải giao

bài tập để sinh viên về nhà nghiên cứu, chuẩn bị nội dung để trao đổi. Giáo viên

phải hướng dẫn cách đọc tài liệu, hướng dẫn cách tra cứu các thông tin, xử lí các

Page 35: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

kiến thức từ giáo trình. Lên lớp giáo viên chỉ trao đổi với sinh viên những vấn đề

mà sinh viên ý kiến  cũng như giải đáp những câu hỏi, những thắc mắc của sinh

viên. Và ngược lại, giáo viên cũng sẽ đưa ra những tình huống, những vấn đề xoay

quanh các kiến thức của giáo trình để sinh viên  suy nghi trả lời. Hiện nay, chúng

ta đang thực hiện chủ trương của Bộ là dành một thời gian nhất định cho sinh viên

tự nghiên cứu và thảo luận. Vì vậy, giáo viên cần tận dụng tối đa các tiết tự nghiên

cứu để sinh viên phát huy khả năng của mình thông qua những bài tập mà giáo

viên giao cho sinh viên về nhà nghiên cứu, tìm hiểu.

Thứ hai: Giảng viên nêu ra các trường hợp có thực hoặc mô phỏng một

trường hợp cụ thể để sinh viên nghiên cứu, trao đổi ngắn trong nhiều nhóm với

nhau và cùng để ra hướng giải pháp hiệu quả. Không nên vận dụng một hình thức

thảo luận duy nhất từ đầu cho đến cuối môn học. Thảo luận có thể bằng những chủ

đề cho trước, sau đó sinh viên về nhà nghiên cứu, viết tham luận  trình bày trước

lớp, các sinh viên còn lại trao đổi góp ý  làm sáng tỏ vấn đề. Hay thảo luận thông

qua một vấn đề mà trong quá trình dạy nảy sinh, giáo viên thấy cần dừng lại cho

sinh viên thảo luận. Cũng có thể thảo luận một tình huống do sinh viên đặt ra

nhưng giáo viên thấy có vấn đề  thì cũng nên dừng lại cho sinh viên thảo luận.

Thảo luận cũng có thể là một nội dung của  bài học mới, giáo viên giao cho sinh

viên về nhà nghiên cứu trước nội dung của bài học, sau đó lên lớp, mỗi nhóm phải

nêu lên một vấn đề mà nhóm thắc mắc để cả lớp cùng trao đổi, thảo luận.

Thứ ba: các nhóm nhỏ sử dụng các phương tiện hiện đại để minh hoạ, giải

thích thêm cho  kiến thức chủ để thuyết trình của nhóm. Hình thức này tạo điều kiện

cho sinh viên trình bày chủ đề của mình theo nhóm dưới sự giám sát im lặng của các

nhóm còn lại dưới lớp. Saukhi nhóm thuyết trình trình bày chủ đề xong các nhóm

còn lại có thể phản biện với nhóm thuyết trình hoặc trao đổi vai giữa các nhóm.

Thông qua đó giúp sinh viên đào sâu và nắm vững kiến thức hơn, đồng thời cũng

gây được cảm hứng cho sinh viên trong quá trình học. Tuy nhiên chúng ta cũng

Page 36: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

không nên lạm dụng các phương tiện dạy học hiện đại mà nên áp dụng nhiều

phương pháp khác nhau cho phù hợp.

Một vấn đề cũng hết sức lưu y để có thể loai bỏ tính khô khantruyền thống

của môn tư tưởng Hồ Chí Minh thì giáo viên phải thay đôi trong cách giảng day va

kiểm tra đánh giá.

Thứ nhất: giảng viên đưa ra những chủ đề có tính mở gắn với việc vận dụng

các quan điểm của Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề phát sinh của thực tiễn.

Cách ra đề  này sẽ tạo tâm lí thoả mái cho sinh viên khi học bài thi, giúp sinh viên

có thể vận dụng những kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, những vấn

đề xảy ra trong thực tế tốt hơn. Cách ra đề này đòi hỏi sinh viên tìm tòi, học hỏi,

suy nghi và đặc biệt là phải biết cách liên hệ, vận dụng thực tiễn.

Thứ hai, để tiết kiệm thời gian giáo viên cần sử dụng tốt hệ thống trợ giảng.

Chọn trợ giảng có năng lực để có thể giúp giảng viên sửa trước bài thuyết

trình cho nhóm, hướng dẫn phương pháp thuyết trình để nhóm thuyết trình không

bị lạc đề hay làm không đúng về mặt nội dung hình thức. (Trực tiếp trên lớp hoặc

qua email). Điều này giúp các nhóm tạo ra những buổi thuyết trình hiệu quả, hứng

thú, tránh mất thời gian làm lại khi không đạt yêu cầu.

Họ sẽ giúp chúng ta điểm danh mà không mất thời gian của lớp, theo kinh

nghiệm của bản thân tôi thì tôi không điểm danh bằng cách đọc tên sinh viên theo

danh sách mà sử dụng cách thức điểm danh riêng đó là. Ngay tuần đầu tiên lên lớp

tôi đã soạn sẵn mẫu đăng kí nhóm cho sinh viên đăng kí và phân đề tài semina sẵn

cho sinh viên lựa chọn. Sau đó những tuần sau tôi sẽ cho các nhóm đó ngồi chung

với nhau để tiện làm việc và điểm danh. Nhóm trưởng có trách nhiệm điểm danh

nhóm mình, rồi đưa danh sách đó cho trợ giảng ký, trợ giảng nhận danh sách nhóm

và đếm người của nhóm đủ với số người nhóm trưởng báo cáo mới ký tên, phần

này tôi đã lưu ý trước lớp, phần điểm danh không được tẩy xóa hay bỏ ghi lại, nếu

có hiện tượng trên sẽ không được tính lần điểm danh.

Page 37: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Ví dụ: BẢNG THEO DÕI QUA TRÌNH HỌC TẬP NHÓM 1.

N

1

Họ và tên MSSV 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

GV KÍ TÊN

Tên đề tài thuyết trình:

Điểm GV chấm:

Nhóm2

cho đến

nhóm 10

Tên đề tài:

Phần đặt câu hỏi:

Nhận xét: (của nhóm 1 dành cho nhóm 2)

Ưu điểm: Nội dung + phương pháp thuyết trình(powerpoint + cách

trình bày bài thuyết trình)

Hạn chế:Nội dung và phương pháp thuyết trình

Chấm điểm: (theo thang điểm GV đưa ra)

Xác nhận của GV:

Page 38: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Qua bảng trên chúng ta sẽ theo dõi được các nhóm có làm việc hay không trong

từng buổi học từ đó tạo nên sự tích cực của sinh viên làm cho buổi học thêm hứng

thú.

Thay lời kết

Việc áp dụng phương pháp seminar trong quá trình dạy và học tập môn Tư

tưởng Hồ Chí Minh cũng như các môn chính trị khác đã mang lại một “luồng gió

mới” cho giới sinh viên. Mỗi giảng viên giảng dạy các môn Lý luận chính trị nói

chung và môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng phải không ngừng đổi mới phương

pháp giảng dạy, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá để nhằm phát huy năng lực

người học, tạo động lực và sự hứng thú cho sinh viên góp phần tạo dựng niềm tin,

lý tưởng, nhiệt huyết cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay.

Page 39: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

HÌNH THƯC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CDIO

ThS. Nguyễn Văn Quận

1. Đặt vấn đề:

Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục và đào tạo, là một

mặt của mục tiêu giáo dục toàn diện. Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW của

Ban chấp hành Trung ương khóa XI năm 2013 về Đổi mới căn bản toàn diện giáo

dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh

tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghia và hội nhập quốc tế. Cùng với chủ

trương của nhà trường đang được triển khai việc xây dựng các chương trình đào

tạo theo hướng tiếp cận CDIO, thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá

nhằm nâng cao năng lực người học, nâng cao chất lượng đào tạo là chủ đề của năm

học. Trong thời gian qua, đối với môn học giáo dục thể chất cũng đã có một số

thay đổi trong kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận CDIO, gắn liền với đổi mới

phương pháp giảng dạy, thiết kế khung chương trình, xây dựng chuẩn đầu ra của

các môn học nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất.

Muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì công tác kiểm tra, đánh giá cần phải

được coi trọng. Kết quả của kiểm tra, đánh giá là cơ sở cho quá trình điều chỉnh

hoạt động giảng dạy của giảng viên, hoạt động của người học và quản lý giáo dục.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giảng dạy môn học Giáo dục thể chất

nhằm tăng cường kỷ cương, nề nếp giảng dạy và học tập, đưa công tác giảng dạy đi

vào thực chất, tạo động lực cho người học có thái độ học tập đúng đắn, tích cực

góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

tổ quốc.

Page 40: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

2. Cơ sở thực tiễn của kiểm tra, đánh giá môn học giáo dục thể chất theo

CDIO

Để thực hiện quy trình kiểm tra đánh giá cần phải xác định mục tiêu cụ thể

của môn học, từ đó xây dựng chuẩn đầu ra theo đề cương chi tiết của môn học và

phải được thống nhất, thông qua các giảng viên trong bộ môn. Về nội dung chương

trình môn học, kế hoạch giảng dạy, phương pháp, hình thức đánh giá quá trình và

đánh giá cuối kỳ phải được thông báo cho người học biết vào đầu học kỳ.

Kiểm tra đánh giá quá trình, đánh giá cuối kỳ năng lực học tập của người

học bao gồm về kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ. Kiểm tra đánh giá là một

khâu quan trọng của quá trình dạy học, kết quả của kiểm tra đánh giá giúp cho các

nhà quản lý giáo dục, bản thân người giảng viên có được những thông tin xác thực

nhằm điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hoạt động giảng dạy của mình, đồng thời

giúp cho sinh viên dễ dàng đạt được mục tiêu, yêu cầu chuẩn đầu ra của môn học.

Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá phải đáng tin cậy, công bằng, khách quan và

khoa học, phù hợp với trình độ sức khỏe, điều kiện đặc điểm của người học, cơ sở

vật chất hiện có của nhà trường, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình

giáo dục đào tạo. Đối với môn học giáo dục thể chất chủ yếu là giảng dạy và đánh

giá các kỹ năng thực hành, do đó để thực hiện việc đánh giá lấy việc học làm nền

tảng, giảng viên cần tìm hiểu tình trạng sức khỏe, cách tiếp cận và quan niệm của

sinh viên, nhận diện tính cách cũng như thói quen tình cảm của sinh viên, và lợi

ích của môn học cung cấp, để giúp họ học tập và rèn luyện nâng cao sức

khỏe.Trong kiểm tra, đánh giá cần chú ý đến những trường hợp sinh viên có tình

trạng sức khỏe yếu, cá biệt, phải có hình thức kiểm tra đánh giá cho phù hợp.

3. Hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá

Do đặc thù của môn học GDTC chủ yếu hoạt động giảng dạy và học tập

ngoài sân bãi, phần giảng dạy thực hành đóng vai trò chính. Do đó hình thức và

phương pháp kiểm tra đánh giá được sử dụng hầu hết là các bài tập thực hành đánh

Page 41: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

giá về các tố chất thể lực và kỹ thuật các môn thể thao. Các bài tập kiểm tra đánh

giá về thể lực trong môn GDTC 1 được thực hiện theo Tiêu chuẩn rèn luyện thân

thể của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định.

Phần kiểm tra, đánh giá về kiến thức của môn học có thể sử dụng bằng

phương pháp đặt câu hỏi và thảo luận kết hợp với sinh hoạt nhóm. Phương pháp

này giúp cho sinh viên có khả năng tìm kiếm tài liệu có liên quan, nâng cao hiểu

biết về kiến thức, kỹ năng, ý nghia, tầm quan trọng của môn học. Từ đó sẽ tạo

được sự hứng thú đối với môn học, người học có thái độ học tập tích cực, làm tăng

tính chủ động sáng tạo trong quá trình học.

3.1. Đánh giá quá trình: 50% trong đó:

- Chuyên cần, tham gia thảo luận, hoạt động nhóm: 10%- 20%- Kiểm tra các bài tập thực hành: 30%- 40%

Hình thức kiểm tra Nội dung Công cụ kiểm tra

Thực hành Test đánh giá thể lực, test

đánh giá kỹ thuật các môn

thể thao

3-4 bài tập

Điểm danh, đánh giá

hoạt động

Điểm danh các buổi học,

kiến thức bao quát chuẩn

đầu ra của môn học

Thảo luận, hoạt động

nhóm

Kiểm tra đánh giá quá trình là nhằm đánh giá mức độ năng lực người học về

kiến thức, kỹ năng, thái độ cần tích lũy ở học phần, để phản hồi giúp người học tự

điều chỉnh và hoàn thiện cho việc học tập đạt được yêu cầu của chuẩn đầu ra của

môn học.3.2. Đánh giá cuối kỳ: 50%

Hình thức kiểm tra Nội dung Công cụ kiểm tra

Thực hành Test kỹ thuật các môn thể 2-3 bài tập

Page 42: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

thao, bao quát tất cả các

chuẩn đầu ra quan trọng của

môn học

Trong đánh giá cuối kỳ, tất cả các bài tập kiểm tra phải đảm bảo tính toàn

diện của các chuẩn đầu ra cốt lõi. Đánh giá, kiểm tra phải công bằng, khách quan,

căn cứ vào cả quá trình từ tinh thần, đến thái độ học tập, tinh thần cộng tác, ý thức

tập thể. Có thể sử dụng hình thức khen thưởng cho những sinh viên có đóng góp

cho các đội tuyển của trường cả trong đánh giá quá trình và đánh giá cuối kỳ.

4. Thuận lợi và khó khăn

4.1. Thuận lợi:

- Các bài tập thực hành trong quá trình đánh giá các môn học GDTC đã

được nghiên cứu và thực hiện trong nhiều năm qua. Đối với môn học GDTC 1,

thực hiện theo quyết định số 53/2008 của Bộ GD- ĐT về việc ban hành Quy định

việc đánh giá xếp loại thể lực của HSSV. Chúng tôi đã có những công trình nghiên

cứu đánh giá thực trạng và xác định tiêu chuẩn đánh giá trình độ thể lực SV

Trường ĐHSPKT TP.HCM, do đó việc vận dụng các bài tập trong kiểm tra đánh

giá môn học có nhiều thuận lợi.

- Tất cả giảng viên tham gia giảng dạy các môn học bắt buộc trong phần

cứng của chương trình đào tạo môn GDTC1 và GDTC2 , đều có sự đồng thuận và

thực hiện các quy trình kiểm tra, đánh giá theo đúng kế hoạch và yêu cầu đặt ra của

các chuẩn đầu ra cốt lõi của môn học.

4.2. Khó khăn:

- Trang thiết bị, điều kiện về sân bãi nhà tập chưa đáp ứng tốt cho công tác

giảng dạy và các hoạt động TDTT.

Page 43: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

- Khối lượng giảng dạy khá nhiều, sỉ số lớp môn GDTC 1 khá đông, vì có

nhiều nội dung trong kiểm tra, đánh giá môn học nên việc thực hiện công tác giảng

dạy cỏn gặp nhiều khó khăn.

- Phân phối chương trình giảng dạy chưa đều, do các khoa quản ngành xây

dựng kế hoạch giảng dạy riêng, dẫn đến tình trạng dồn lớp ở học kỳ 1 quá nhiều,

làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy, vì thiếu sân bãi và giảng viên.

- Để đạt được mục tiêu đã đề ra, cần có những biện pháp thúc đẩy hoạt động

kiểm tra, đánh giá và xử lý trường hợp giảng viên không thực hiện nghiêm túc việc

kiểm tra đánh giá theo quy định.

5. Kết luận

Thể dục thể thao ngày nay là bộ phận của nền văn hóa xã hội, là nhu cầu

thiết yếu của mỗi người dân, nhất là thế hệ trẻ . Trong lời kêu gọi toàn dân tập thể

dục tháng 3-1946 Bác Hồ khẳng định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây

đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi người dân yếu ớt,

tức làm cho cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏe tức làm cả nước mạnh

khỏe”. Vì thế “ luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân

yêu nước”. Vì vậy, để công tác công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đạt

được hiệu quả thì việc đổi mới cải tiến phương pháp giảng dạy, nội dung chương

trình giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục

quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh sinh viên là nhiệm vụ

rất cần thiết. Là những người làm công tác giáo dục thể chất, cần nêu cao tinh thần

trách nhiệm, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, góp phần đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Page 44: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DAY CÁC MÔN KHOA

HỌC MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TRƯỜNG ĐAI

HỌC SƯ PHAM KỸ THUẬT TP. HCM

TS. Thái Ngoc Tăng

Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tọc,

danh nhân văn hóa Thế giới. Người là nhà tư tưởng lớn của cách mạng Việt nam,

tư tưởng của người đã soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, đưa lại đọc lập tư

do cho dân tộc Việt Nam. Hiện nay tư tưởng của người tiếp tục soi sáng công cuộc

đổi mới của Đảng ta, dân tộc ta đưa lại đời sống cho toàn dân tộc ngày càng ấm no,

hạnh phúc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành

thắng lợi, là tài sản tinh thân vô cùng to lớn của Đảng của dân tộc. Đảng ta đã

khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lam nên

tảng tư tưởng kim chỉ nam cho mọi hanh động cách mang dân tộc ta”. Ngày

27/3/2003 ban Bí Thu Trung Ương Đảng ban hành chỉ thị số 23-CT/TW về đẩy

mạnh nghiên cứu tuyên truyền tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh trong giai đoạn

mới. Việc học tập nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy mạnh hơn và trở

thành một môn học trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

Việc giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin nói chung, môn tư tưởng Hồ

Chí Minh nói riêng trong các trường Đại học, cao đẳng có vị trí rất quan trọng

trong việc thực hiện các mục tiêu đào tạo toàn diện cho sinh viên, với chức năng

trang bị kiến thức cơ bản làm cơ sở phương pháp luận để tiếp thu các môn khoa

học chuyên ngành, đồng thời có nhiệm vụ giúp cho người học hình thành thế giới

quan khoa học nhân sinh quan cách mạng, lòng yêu nước yêu chủ nghia xã hội rèn

luyện tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp cho sinh viên. Ban lãnh đạo Trường

Page 45: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc giảng

dạy và học tập môn Khoa học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tinh thần

trách nhiệm cao, trường luôn quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy.

Đặc biệt là từ 2014 - 2015 toàn trường đã phát động phong trào: “Đôi mới kiểm tra,

đánh giá nhằm phát triển năng lưc người học”. Phong trào này đã có ý nghia tích

cực trong việc phát huy tư duy sáng tạo cho sinh viên trong học tập và nghiên cứu

khoa học.

Trước đây, phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu nghe giảng thuyết trình trên lớp, với phương pháp này

đã có nhiều ý kiến phê phán. Tuy vậy, đối với các môn lý luận sử dụng tư duy trừu

tượng để giải quyết những vấn đề thực tế đặt ra thì phương pháp truyền thống vẫn

là cần thiết. Do vậy, trong giảng dạy phải biết kết hợp phương pháp truyền thống

và sử dụng các phương pháp bổ trợ như phương pháp giảng dạy nếu vấn đề, bài tập

tình huống, cho xem băng ghi hình, xem phìm tài liệu, nhằm nâng cao nhận thức

thực tiễn cho sinh viên có ý nghia thiết thực.

Từ năm học 2014 – 2015 Khoa Lý luận chính trị đã triển khai đổi mới toàn

diện phương pháp giảng dạy, đánh giá các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh theo hướng tích cực, hiện đại, gắn với yêu cầu cuộc sống, nâng cao

hiệu quả dạy và học của thầy giáo và sinh viên bằng nhiều phương pháp và các

hình thức hoạt động linh hoạt, gắn với thực tiễn để rèn luyện kỹ năng tiếp nhận tri

thức và kỹ năng hoạt động thực tiễn cho sinh viên, để sau này ra trường sinh viên

đủ khả năng giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Để đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy năng lực cho sinh viên, hoạt

động của giảng viên trong bài giảng cần tăng cường các hoạt động như sau:

1. Giảng viên hướng dẫn cho sinh viên nghiên cứu tất cả các tài liệu học tập

một cách có hệ thống, tuần tự từ đầu đến cuối môn học. Nhiệm vụ thường xuyên

của giảng viên là:

Page 46: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

- Cung cấp những thông tin mà sinh viên khó có thể thu nhận, giải thích cho

sinh viên những kiến thức khó. Từ đó sinh viên có thể vận dụng nắm được các tri

thức khác của bài học, của học phần.

- Hướng dẫn sinh viên các phương pháp đọc nghiên cứu giáo trình, tài liệu

tham khảo, khai quát hóa các tri thức cần nắm.

2. Về hoạt động của sinh viên: giảng viên đại học không thể và không có

nhiệm vụ trình bày hết những điều mà sinh viên cần học, trong quá trình nghe

giảng sinh viên phải chủ động trong học tập. Họ có thể hợp tác với giảng viên

trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề. Vận dụng tri thức hiểu biết của mình để

đóng góp vào phần thông tin của giảng viên truyền đạt, các hoạt động đó tùy thuộc

và kế hoạch và phương pháp giảng dạy của giảng viên.

3. Hướng dẫn sinh viên học tập theo nhóm để sinh viên tiếp thu các nguồn

tri thức mà thông qua các cá nhân đã thu nhận được từ đó hoàn thiện tri thức thông

qua các hoạt động đó.

Tóm lai: Trong giai đoạn hiện nay việc đổi mới phương pháp giảng dạy và

học tập của giảng viên và sinh viên đối với các môn Khoa học Mác – Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh trong trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí

Minh có ý nghia vô cùng quan trọng nhằm phát huy tư duy học tập tích cực cho

sinh viên, giúp họ nhận thức đúng đắn nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng ta và

cách mạng nước ta. Đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, dân giàu nước

mạnh, dân chủ công bằng, văn minh. Đưa nước ta sánh vai với cường quốc nam

châu.

Page 47: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN PHÁP LUẬT ĐAI CƯƠNG Ở

TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHAM KỸ THUẬT

ThS. Nguyễn Minh Thu*

ThS. Nguyễn Thị Phượng

Pháp luật là một trong những môn học quan trọng thuộc chương trình đại

cương, việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng

giảng dạy và học tập. Điều nàycó ý nghia quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết

và nhận thức của sinh viên về pháp luật đáp ứng tốt chuẩn đầu ra của nhà trường

và nhu cầu của xã hội.

Từng năm học, Bộ môn đã xác định cụ thể nội dung và xây dựng chỉ tiêu

kế hoạch tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phương thức kiểm tra

đánh giá. Trong thực hiện, chúng tôi đã có sự vận dụng linh hoạt và kết hợp nhiều

phương pháp dạy học và đánh giá khác nhau. Tăng cường cập nhật kiến thức thực

tiễn, kinh nghiệm áp dụng pháp luật vào bài giảng. Giảm số tiết giảng lý thuyết,

tăng các khâu tự học, lấy các khâu xêmina, thảo luận, bài tập,thực hành để chấm

điểm quá trình cho sinh viên.

Theo tôi, để thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá có hiệu quả môn Pháp luật

đại cương cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp:

Thứ nhất,để đôi mới kiểm tra đánh giá cần kết hợp giữa đôi mới phương

pháp day của giảng viên với đôi mới phương pháp học của sinh viên.

Trong dạy học phải coi trọng sử dụng tổng hợp các phương pháp dạy học

theo hướng phát huy ưu điểm, thế mạnh của từng phương pháp. Cần chú ý sử dụng

phương pháp dạy học tích cực, hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt

* Trường Đại học cảnh sát nhân dân Tp.HCM

Page 48: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

động nhận thức của người học, phù hợp với đặc thù nội dung các môn khoa học

pháp lý và hoạt động dạy học các môn pháp luật.

Cần thiết kết hợp lý hơn các khâu của quá trình dạy học, đồng thời đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng kết quả các công trình, sáng kiến trong

giảng dạy. Việc thiết kế các khâu dạy học, đi đôi với hướng giảm lý thuyết, tăng

thời lượng cho các hình thức thực hành, báo cáo thực tế, thảo luận nhóm và thuyết

trình theo chủ đề lớn. Cần bố trí hợp lý giữa các khâu theo trình tự lôgic hơn, hợp

lý hơn theo từng bài học. Có thể sắp xếp xen kẽ các khâu, hoặc cao hơn nữa phải

hòa trộn các khâu dạy học một cách mềm dẻo, sinh động. Ngoài ra, việc thiết kế

các khâu dạy học còn phải tính đến những đặc điểm của sinh viên để phát huy

được những thuận lợi, khắc phục những khó khăn trong quá trình tổ chức giảng

dạy.

Giảng viên cần đầu tư việc nghiên cứu, chuẩn bị dạy học một cách chủ

động và nghiêm túc; thường xuyên biên soạn, chỉnh lý giáo án, cập nhật nội dung

kiến thức và phương pháp dạy học vào giáo án. Xây dựng, sử dụng giáo án điện

tử trong tất cả các bài học, tích cực áp dụng công nghệ thông tin phục vụ cho

công tác giảng dạy.

Khi lên lớp, cần lựa chọn phương pháp diễn giảng kết hợp với nêu vấn đề,

dạy học theo tình huống… để giải quyết những vấn đề cơ bản của bài học, phải

trình bày làm rõ cơ sở lý luận, nội dung khoa học, những vấn đề cần chú ý về mặt

thực tiễn và hướng phát triển của vấn đề khoa học đó.

Trong giảng dạy, bên cạnh trình bày những vấn đề trọng tâm, giảng viên cần

chú ý cách gợi mở vấn đề, hướng sinh viên nghiên cứu, suy nghi cách giải quyết tất

cả các vấn đề của bài học. Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên về phương pháp

học, trong đó, phải đặc biệt chú ý nâng cao hiệu quả hoạt động hướng dẫn nghiên

cứu tự học. Phải làm cho sinh viên ý thức được về tầm quan trọng của tự học và

chú trọng bồi dưỡng về phương pháp tự học cho sinh viên. Cần xây dựng hệ thống

Page 49: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

câu hỏi tự học có nội dung khoa học, hợp lý, phù hợp với quỹ thời gian của môn

học và tài liệu mà sinh viên có thể tự nghiên cứu. Mỗi câu hỏi trong hệ thống đó,

cần mang tính tổng hợp cao, đòi hỏi sinh viên phải tìm tòi, nghiên cứu ở nhiều loại,

nhiều nguồn tài liệu khác nhau, phải vận dụng những kỹ năng tư duy như phân

tích, tổng hợp, so sánh mới giải quyết được.

Hai la, đôi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các môn pháp luật.

Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập các môn pháp

luật đại cương cần phải gắn chặt với đổi mới phương pháp dạy học. Cần sử dụng

nhiều hình thức kiểm tra đánh giá thích hợp, có khả năng đánh giá một cách khách

quan, đầy đủ kết quả tích lũy của cả quá trình học tập, phản ánh đúng động cơ phấn

đấu của từng sinh viên và khuyến khích tính sáng tạo của sinh viên.

Nâng cao chất lượng hệ thống ngân hàng câu hỏi, thường xuyên bổ sung

câu hỏi mới, chú trọng câu hỏi mang tính tư duy cao và có yêu cầu vận dụng thực

tiễn.Giảng viên cần kịp thời chấm bài kiểm tra học trình, trả bài kiểm tra cho sinh

viên, trong đó ghi rõ nhận xét đúng, sai và giải đáp câu hỏi kiểm tra cho sinh viên

trong quá trình lên lớp giảng dạy.

Cần đa dạng và phối hợp các hình thức thi hết học phần, trong đó chú ý tăng

cường cho sinh viên viên làm bài tập nhóm, trắc nghiệm khách quan, thi vấn đáp,

viết tiểu luận môn học.Với những bài làm đạt điểm tốt cần được Scan và đưa lên

mạng nội bộ của khoa cho những sinh viên khác tham khảo, học tập.

Khoa cần triển khai nội dung và thực hiện đảm nhận phụ trách “Diễn đàn

trao đổi tư vấn pháp luật” trên trang Web của Khoa, làm cho diễn đàn tồn tại và

có tác dụng thiết thực trong việc đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và nâng cao kiến thức

pháp luật. Từ diễn đàn này sinh viên có thể trao đổi với giảng viên những vấn đề

thắc mắc mà trên lớp chưa có thời gian giải quyết hết.

Trên đây là một vài ý kiến chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả

giảng dạy và học tập môn Pháp luật đại cương ở trường ta.

Page 50: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG CÔNG TÁC

GIẢNG DAY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ThS. Tạ Thị Thùy

Với nền kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay đòi hỏi nền giáo dục của

Việt Nam nói chung và giáo dục ở các trường đại học nói riêng phải không ngừng

được cải tiến, đổi mới phù hợp với các quốc gia trong khu vực và thế giới , trong

sự nghiệp đổi mới giáo dục đó trường Đại học Sư phạm ki thuật Thánh phố Hồ Chí

Minh không là một ngoại lệ. Với tinh thần đổi mới như vậy những năm gần đây

trường đại học Sư phạm Ki thuật thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng thay đổi

phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực người học.

Trong bối cảnh hiện nay của giáo dục còn tồn tại những bát cập về chất

lượng giáo dục, còn những giáo viên sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu dã gây

nên tình trạng thụ động trong học tập của người học dẫn đến hiệu quả dạy học chưa

cao. Người học ít được lôi cuốn động viên, khích lệ để hứng thú, tự giác học tập,

gây nền tình trạng chán nản cho người học. Nhằm nâng cao chất lương dạy và học

trong tình hình hiện nay là một khoa đào tạo chương trình đại cương với những

môn lý luận chính trị cho sinh viên trường đại học Sư phạm Kỹ thuật, Khoa Lý

luận chính trị cũng đã và đang có những bước thay đổi trong việc đổi mới phương

pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá với chủ trương lấy người học là trung tâm.

Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo kiểu truyền thống còn tồn

tại những hạn chế nhất định:

Trong phương pháp dạy học đó là sự truyền thụ kiến thức theo hướng một

chiều từ giảng viên, nặng lý thuyết chuyên môn và thiếu gợi mở, không phát huy

những trải nghiệm của người học liên kết với đời sống xã hội. Phương pháp dạy

học truyền thống còn hạn chế sự sáng tạo của người học.

Page 51: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Trong kiểm tra đánh giá của giảng dạy truyền thống vẫn còn chú trọng đến

bài kiểm tra hay đánh giá định kỳ, chưa quan tâm nhận xét đánh giá thường xuyên

nhằm phát triển học tập của người học; giáo viên độc quyền trong kiểm tra đánh

giá đối với người học, kết quả của kiểm tra đánh giá về cơ bản có tính phân loại

người học nhưng lại chưa động viên được người học trong quá tình học tập; mục

đích và nội dung kiểm tra đánh giá chưa quan tâm đến thái độ hành vi và tình cảm

thẩm mỹ cũng như chưa định hướng được năng lực người học.

Về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm ta đánh giá với chủ trương lấy

người học là trung tâm phải được tiến hành ở những khâu quan trọng như: thứ

nhất, đổi mới các yếu tố cơ bản của chương trình học theo định hướng năng lực và

định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chươn trình giáo dục; thứ

hai, đổi mới phương pháp dạy học bao gồm việc phải cải tiến các phương pháp dạy

học truyền thống thay thế bằng các phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát

triển năng lực người học, kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học, vận dụng dạy

học giải quyết vấn đề theo tình huống và định hướng hành động đặc biệt là việc

tăng cường sử dụng phương tiện dạy học công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ giảng

dạy…; thứ ba, đồng thời với đổi mới phương pháp dạy học đó là đổi mới kiểm tra

đánh giá kết quả học tập của người học, chuyển từ một hình thức đánh giá sang

nhiều hình thức đánh giá khác nhau kết hợp đánh giá hết môn với các hình thức

đánh giá quá trình, chuyển từ đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức… sang

đánh giá năng lực vận dụng, liên hệ với những vấn đề của thực tiễn, giải quyết

những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc

cao như tư duy sáng tạo; xem đánh giá như là một phương pháp dạy học (tích hợp

đánh giá vào quá trình dạy học); tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong

kiểm tra, đánh giá.

Đặc biệt là kiểm tra đánh giá trong đổi mới phương pháp giảng dạy cũng

phải phát triển năng lực người học, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc

Page 52: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh

giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri

thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau trong đời sống thực tiễn. Đánh

giá kết quả học tập đối với các môn học lý luận chính trị là biện pháp chủ yếu

nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu môn học, có vai trò quan trọng trong

việc cải thiện kết quả học tập của người học. Hay nói cách khác, đánh giá theo

năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong từng bối cảnh cụ thể, việc

kiểm tra, đánh giá cũng phải chú trọng năng lực của người học, nhất là tư duy sáng

tạo, vận dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

Về hình thức kiểm tra đánh giá theo phương pháp truyền thống thì thường

chủ yếu áp dụng các hình thức như: viết, vấn đáp, trắc nghiệm: Đề thi viết thời

gian có thể từ 60 phút đến 180 phút, các vấn đề nêu ra trong đề nhiều nhất cũng chỉ

là 3 câu hỏi; Thi vấn đáp thì số câu hỏi nhiều hơn, nhưng thời lượng kiến thức và

thời gian kiểm tra cho sinh viên càng eo hẹp hơn, mỗi sinh viên được hỏi một vấn

đề nhỏ trong thời gian từ 5 đến 10 phút; Trắc nghiệm có thể có từ vài chục đến

trăm câu hỏi với nhiều cách khác nhau như: lựa chọn, đúng sai, sóng đôi, tự luận...

Tất cả các hình thức và nội dung đề thi, kiểm tra trên đều nhằm mục đích

kiểm tra mức độ ghi nhớ các sự kiện, thuật ngữ, khái niệm, các nguyên lí mà sinh

viên đã được học. Cao hơn nữa là hiểu các tư liệu đã được học, có khả năng mô tả

tóm tắt, diễn giảng, phân tích các thông tin thu nhận được. Việc đánh giá về ki

năng cũng chỉ là việc bắt chước lập lại một ki năng nào đó, hoặc hoàn thành một ki

năng theo chỉ dẫn mà thôi. Về thời lượng và thời gian: mỗi một học phần có từ 2

đến 5 đơn vị học trình, theo quy định mỗi học trình có một bài kiểm tra quá trình

và kết thúc học trình có một bài thi hết môn. Kết quả các bài kiểm tra học trình

được tính 30% vào kết quả thi, nên sinh viên thường không quan tâm chú trọng.

Bài thi được tiến hành vào cuối học kì nên trong suốt quá trình học tập sinh viên

Page 53: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

không có động lực thúc đẩy quá trình tự học, đến cuối học kì chỉ cần dành một thời

gian ngắn trong 2- 3 tuần ôn và thi để tu luyện, việc tự học và tự nghiên cứu trong

đại đa số sinh viên rất hạn chế. Không những thế để đối phó với đề thi nhiều sinh

viên còn học tủ, học lệch, nên việc đánh giá chưa khách quan. Thực tế việc kiểm

tra đánh giá như trên đã phản ánh rõ nét việc dạy và học, điều đó chưa thể nói được

chất lượng đào tạo đại học.

Trên cơ sở đổi mới toàn diện từ phương pháp dạy học cho đến kiểm tra đánh

giá và căn cứ Mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm

học 2014-2015 của Nhà trường và của Khoa Lý luận chính trị, Khoa Lý luận chính

trị đã có sự thay đổi trong phương pháp kiểm tra đánh giá và áp dụng hình thức

kiếm tra đánh giá học phần bằng hình thức thi tiểu luận cho tất cả các học phần lý

thuyết do Khoa quản lý kể từ năm học 2014-2015.

Hình thức kiểm tra đánh giá làm tiểu luận có rất nhiều ưu thế trong việc phát

triển tư duy độc lập sáng tạo, phản ánh khả năng thao tác của người học một cách

cụ thể và rõ ràng. Bởi vì các hình thức trên đều đòi hỏi khả năng tự học, tự tìm

kiếm thông tin, tự lựa chọn phương pháp để giải quyết một vấn đề nào đó của sinh

viên, và nó phải trải qua một thời gian cần thiết. Thực chất của các dạng kiểm tra

này chính là kiểm tra khả năng tự nghiên cứu và khả năng thao tác tư duy của sinh

viên.

Khi tiến hành làm một hoạt động nghiên cứu để làm bài tiểu luận theo nhóm

thì người thực hiện phải vận dụng một cách tối đa nhất những năng lực tư duy và

năng lực thao tác của bản thân như: quan sát, mô tả, tìm tòi, phân tích, so sánh, đối

chiếu, tổng hợp, đánh giá, khái quát và đề xuất giải pháp... nhờ đó mà năng lực độc

lập, sáng tạo cũng như khả năng làm việc nhóm được thể hiện và phát triển. Hơn

nữa để tiến hành một bài tiểu luận đòi hỏi người học phải tập trung thời gian để

tìm, tra cứu, đọc tài liệu, thu thập thông tin và xử lí, sắp xếp thông tin, giúp cho

Page 54: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

sinh viên tận dụng thời gian vào học tập, tránh được thời gian nhàn rỗi, mùa vụ

như các hình thức kiểm tra khác. Kết quả của bài tiểu luận môn học cho phép giáo

viên có thể đánh giá được mức độ nhận thức về kiến thức, về ki năng, đặc biệt là

đánh giá được khả năng thao tác tư duy độc lập cũng như khả năng làm việc nhóm

và khả năng sáng tạo trong học tập và nghiên cứu của sinh viên, đó cũng chính là

mục tiêu cao nhất của giáo dục đại học. Để tiến hành các loại hình kiểm tra này

một cách có hiệu quả, cần phải có sự hướng dẫn cụ thể với các yêu cầu rõ ràng của

giáo viên, kết hợp tư vấn và giúp đỡ sinh viên kịp thời lúc cần thiết.

Với cách đánh giá theo phương pháp mới này lớp học được chia thành từng

nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định,

được duy trì ổn định trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ.

Nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư kí. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một

phần việc, trong nhóm mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại

vào một vài người hiểu bết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ

nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả

làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình

bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện

hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần trong chủ đề được giao.

Phương pháp hoạt động nhóm được tiến hành:

Lam việc chung cả lớp :

- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ

- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm

Lam việc theo nhóm

- Phân công trong nhóm

- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm

- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm

Page 55: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Tông kết trước lớp

- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả

- Thảo luận chung

- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong

bài.

Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các

băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng

cách nói ra những điều đang nghi, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của

mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài tiểu luận trở

thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo

viên. Thành công của bài tiểu luận phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi

thành viên.

Tuy nhiên, phương pháp đánh giá theo kiểu mới này hiện tại ít nhiều cũng

có những hạn chế nhất định như:

Một la, đối với chương trình những môn lý luận chính trị ở trường đại học

dành cho sinh viên không chuyên là môn học trong chương trình đại cương, đối

tượng chủ yếu là những sinh viên năm nhất bước đầu làm quen với cách học tập

của giảng đường đại học chính vì vậy không tránh khỏi bỡ ngỡ đối với phương

pháp đánh giá kết quả học tập kiểu mới này dẫn đến khó khan cho người học trong

việc làm bài tiểu luận.

Hai la, phương pháp này rất thích hợp làm cho người học tích cực hơn trong

việc nghiên cứu tìm hiểu tài liệu để có thể làm rõ vấn đề của mình đối với bài tiểu

luận, tuy nhiên về đối tượng người học có nhiều sinh viên chăm chỉ trong học tập

những cũng không ít những sinh viên vẫn còn bản tính chây lười, trong khi đó làm

việc nhóm từ 4-6 người sẽ khó khăn cho giảng viên kiểm soát sự ỷ lại của một vài

thành viên không làm nhưng lại hưởng thành quả của các thành viên khác trong

nhóm.

Page 56: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Ba la, sau khi nhận chủ đề cho bài tiểu luận để lấy điểm hết môn sẽ có

không ít sinh viên nảy sinh tâm lý chán đối với nội dung học phần còn lại của môn

học, lên lớp không tập trung trong nghe giảng, lo ra hoặc làm việc riêng trên lớp,

khi này người học đa phần đi học chỉ với tinh thần đối phó vì lo sợ giảng viên điểm

danh.

Mục đích của giáo dục đại học hiện nay là đào tạo ra lớp sinh viên có trình

độ chuyên môn và ki năng thực hành về một ngành nghề, có khả năng phát hiện và

giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên môn đào tạo. Do đó đòi hỏi

sinh viên phải có các năng lực chủ động, sáng tạo, có óc phê phán, có tính nhạy

cảm với thực tiễn. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo dục đại học phải tập trung vào 3 linh

vực: Thứ nhất là dạy nghề: giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và ki

năng thực hành về một ngành nghề nhất định. Thứ hai là dạy phương pháp: giúp

sinh viên phát triển năng lực trí tuệ (tư duy, nhận xét, di chuyển các hành động trí

tuệ, tổ chức lao động trí óc một cách khoa học...), năng lực phát hiện và giải quyết

vấn đề, phương pháp tự học và tự nghiên cứu. Thứ ba là dạy thái độ: bồi dưỡng

cho sinh viên trở thành người có phẩm chất chính trị, có đạo đức, có ý thức phục

vụ nhân dân.

Với những thay đổi về mục đích như trên, nhất thiết đòi hỏi phải thay đổi về

nội dung và phương pháp dạy học, và vì thế trong hệ thống các thành tố của quá

trình dạy học, với sự tương quan nhất định cần phải có cách kiểm tra, đánh giá phù

hợp với sự thay đổi của mục đích, nội dung và phương pháp dạy học. Việc kiểm tra

đánh giá ở đại học cũng phải nhằm vào các hướng trên, để các thành tố của quá

trình dạy học mới có thể tác động tương hỗ và thúc đẩy cả hệ thống phát triển, có

như thế chất lượng giáo dục mới được nâng cao.

Page 57: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DAY, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

PHÁP LUẬT ĐAI CƯƠNG - KINH NGHIỆM VÀ TRAO ĐỔI

ThS Trân Minh Toàn

ĐẶT VẤN ĐÊ

Đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá luôn là yêu cầu cấp thiết

đối với mỗi giảng viên. Từ những kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy và tổ chức kiểm

tra đánh giá đối với sinh viên cho học phần môn học pháp luật đại cương (2 tín chỉ)

dành cho sinh viên tất cả các ngành. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong hoạt

động dạy học và tổ chức kiểm tra đánh giá như sau:

1. Đối với hoạt động giảng dạy

Việc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, theo

hướng phát huy tính tích cực của người học nhằm để người học chủ động tiếp thu

kiến thức sâu hơn và có khả năng ứng dụng vào trong nghề nghiệp và cuộc sống.

Trong phương pháp dạy học cải tiến, người học - đối tượng của hoạt động dạy học

đồng thời là chủ thể của hoạt động học tập - được cuốn hút vào các hoạt động học

tập một cách chủ động do giảng viên tổ chức và hướng dẫn, thông qua đó người

học tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu

những tri thức đã được giảng viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời

sống thực tế, người học được trải nghiệm, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm

thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghi của mình, vừa thông qua

làm việc cá nhân, vừa phải làm việc theo nhóm, từ đó đạt được kiến thức mới, kỹ

năng mới, phát huy tiềm năng sáng tạo.

Thứ nhất, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học về nguyên tắc phải có

chiến lược đồng bộ từ những vấn đề ở tầm vi mô đến những vấn đề cụ thể như mục

tiêu, phương pháp, phương tiên dạy và học.

Page 58: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Thứ hai,cần phải chú trọng thường xuyên rèn luyện phương pháp học tập

cho người học không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là

một mục tiêu dạy học. Nhằm phát huy tồi đa sự năng động và tích cực, khả năng tự

nghiên cứu, tư duy khoa học và tích lũy kiến thức trong quá trình phát hiện và giải

quyết vấn đề của cả người dạy và người học.Trong xã hội hiện đại đang biến đổi

nhanh - với sự bùng nổ thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão -

thì bản thân người thầy cũng không thể thu thập được đầy đủ thông tin và không

thể nhồi nhét vào đầu óc người học khối lượng kiến thức ngày càng nhiều.Đặc biệt

trong linh vực khoa học pháp lý khi sự thay đổi của các quan hệ xã hội và các quan

hệ kinh tế thay đổi thì một điều tất yếu là pháp luật phải thay đổi theo.Đặc biệt

trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nếu không có sự theo dõi và cập nhật những

thông tin về văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước một cách thường xuyên và

liên tục thì sẽ rất nguy hiểm khi sử dụng vì những nội dung của văn bản đã hết hiệu

lực.

Vai trò của người thầy không còn là “người truyền đạt thông tin” nữa. Trái

lại, phải quan tâm dạy cho người học phương pháp tự học từ những môn học đầu

tiên của chương trình. Cụ thể như khi có một vụ việc dân sự xảy ra thì người thầy

phải định hướng cho người học biết là những công cụ, cách thức để tìm kiếm thông

tin, tra cứu thông tin để giải quyết tình huống cụ thể trên. Ví dụ: một vụ việc dân

sự cụ thể như ông A vay tiền của ông B trong thời hạn 1 tháng, khi hết thời hạn

vay tiền trong hợp đồng, ông B đã đòi lại tiền từ ông A.Tuy nhiên, ông A không

chịu trả, trong trường hợp trên ông B sẽ làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của mình. Với tình huống cụ thể này giảng viên sẽ định hướng cho người học

tìm kiếm các tài liệu nào có thể giúp người học giải quyết được tình huống trên,

điển hình trong trường hợp này giảng viên sẽ gợi ý là để giải quyết được tình

huống cụ thể này các em phải tìm kiếm và đọc Bộ Luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng

Dân sự, từ những công cụ đó các em sẽ cùng nhau làm việc và trực tiếp tham gia

Page 59: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

vào tình huống đó với vai trò là người trực tiếp giải quyết, điều đó mang lại cho

người học niềm say mê hơn vì chính các em đã làm được những việc đó, và tích

luỹ cho mình những kinh nghiệm, sau mỗi bài tập hay tình huống thực tế thì các

em sẽ được trải nghiệm vào công việc cụ thể và rút ra những kinh nghiệm cho bản

thân nếu các em gặp phải trong tương lai.Nói như vậy không có nghia vai trò của

người Thầy không còn quan trọng mà giờ đây người Thầy sẽ là người hướng dẫn

cho người học đi tìm tri thức. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương

pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói

quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong

mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.

Thứ ba,để đảm bảo các yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy và học,

cần phải đưa ra các yêu cầu đối với đối tượng dạy và học như sau:

Đối với sinh viên: Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của

người học không thể đồng đều tuyệt đối thì khi đổi mới phương pháp dạy học buộc

phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập,

nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Tuy nhiên,

trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng

những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giảng viên –

người học, người học – người học, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân

trên con đường chiếm linh kiến thức. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể,

ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng

mình lên một trình độ mới. Điều này phù hợp với môi trường thực tế sau này khi

người học đã tốt nghiệp và đi làm, buộc mọi người phải học tập suốt đời, phối hợp

giữa học tập cá nhân và học tập hợp tác.

Đối với giảng viên: Giảng viên phải có trình độ chuyên môn chuyên ngành

Luật cần phải thường xuyên nâng cao trình độ và cập nhật những kiến thức pháp lý

mới. Mỗi giảng viên phải có bộ hồ sơ giảng dạy hoàn chỉnh có nội dung đảm bảo

Page 60: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

tính khoa học, tinh phong phú của thông tin và đã được kiểm duyệt bởi Hội đồng

khoa học có chuyên môn.

Thứ tư, để đổi mới phương pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao, tôi cho rằng

nên kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống kết hợp với sự hỗ trợ của thiết bị

công nghệ để tang hiệu quả của việc truyền đạt và giảng giải thông tin cho sinh

viên. Các ví dụ minh họa, các sơ đồ tư duy sẽ tác động mạnh mẽ đến ý thức của

sinh viên thức đầy quá trình tiếp nhận, hiểu và ghi nhớ nội dung bài học. Để phát

huy sự năng động và tích cực của sinh viên, tôi chú trọng đến việc đưa ra những

tình huống, vấn đề chứa đựng nhiều mâu thuẫn và có thể có nhiều hướng giải quyết

khác nhautrong bài học trên lớp. Từ đó sinh viên sẽ tìm cách giải quyết vấn đề trên

dựa trên những quan điểm của chính các bạn sinh viên sau đó tôi sẽ củng cố và kết

luận lại nội dung cần phải giải quyết vấn đề trên là như thế nào.

Thứ năm, giảng viên cần tạo điều kiện thuận lợi để người học được tham gia

đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực

rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho người

học. Một điểm cần chú ý trong việc đánh giá đó là phải đánh giá dựa trên quá trình,

tránh tập trung đánh giá vào cuối học kỳ và đa dạng các hoạt động đánh giá để

người học có cơ hội thể hiện sự tiến bộ của mình trong quá trình học.

2. Đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá giữa kỳ

Vào buổi học đầu tiên của khóa học, tôi luôn luôn phổ biến rất đầy đủ và chi

tiết các quá trình tổ chức phương pháp dạy, phương pháp học (chuẩn đầu ra môn

học, lịch trình môn học, tài liệu tham khảo và các nội dung khác có liên quan) và

cách thức kiểm tra đánh giá để cho sinh viên nắm được những nhiệm vụ học tập và

nắm vững về quy trình, cách thức cho việc giảng dạy, học tập, tổ chức kiểm tra

đánh giá cho môn học.

Page 61: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

Trong quá trình dạy học tôi thường chia các quá trình đánh giá sinh viên như

sau:

Thứ nhất, các sinh viên trong suốt quá trình học sẽ làm việc nhóm và sẽ có

một nội dung thuyết trình trước lớp và chủ đề mà giảng viên đã giao cho trước.

Các sinh viên phải chuẩn bị ở nhà và đầu mỗi buổi học thì lên báo cáo thuyết trình

trong khoảng thời gian 10 phút, sau đó các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi phản biện

và giảng viên đánh giá kèm theo đó là các câu hỏi dành cho nhóm chuân bị với

từng cấp độ từ cơ bản đến nâng cao. Yêu cầu bắt buộc là các em phải trình bày trên

sơ đổ tư duy (mindmap) trên tờ giấy A0 hoặc trên phần mềm máy tính. Sau khi

tranh luận và phản biện thì giảng viên sẽ chấm điểm cho nhóm thuyết trình đó. Sau

mỗi nội dung thuyết trình giảng viên giảng lại những nội dung kiến thức mà các

em chưa trình bày đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện hoặc những nội dung các em trình

bày có vấn đề chưa chuẩn xác.

Thứ hai, sinh viên sẽ có một bài làm kiểm tra cá nhân giũa học kỳ với những

câu hỏi trắc nghiệm (để tăng phần đánh giá nhằm phát huy năng lực tự học của

sinh viên trong các câu hỏi trắc nghiệm có 2 dạng câu hỏi như sau: câu hỏi trắc

nghiệm 1 lựa chọn đúng và câu hỏi trắc nghiệm nhiều sự lựa chọn đúng).

Thứ ba, sinh viên sẽ làm những bài tập nhỏ trên lớp mà giảng viên đã cho

(có thể giảng viên cho bài tập ngay tại lớp hoặc cho bài tập về nhà) khi đó những

em sinh viên tích cực giải những bài tập đó sẽ có những điểm thưởng trong quá

trình học.

Thứ tư, đối với những sinh viên tích cực trong lớp trong quá trình dạy và học

trả lời những câu hỏi của giảng viên đưa ra rất chính xác và có tính sáng tạo, am

hiểu thì sẽ được những điểm thưởng trong quá trình học.

Thứ năm, trong suốt quá trình học sẽ có cột điểm chuyên cần cho những sinh

viên đi học đúng giờ và đi học đầy đủ. Cuối mỗi khóa học tôi thường công bố điểm

Page 62: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

cho các em biết và giải đáp các thắc mắc liên quan đến điểm số và nội dung cho

toàn bộ khóa học.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ

Theo quyết định của Khoa thống nhất phương pháp kiểm tra đánh giá cuối

học kỳ là theo hình thức tiểu luận. Do vậy, đến tuần thứ 10 giảng viên sẽ giao đề

tài tiểu luận cho nhóm sinh viên dựa trên ngân hàng đề tài đã được thông qua và

cho các em bốc thăm để lựa chọn. Sau khi các em chọn xong đề tài thì giảng viên

hướng dẫn cho các em hoàn thiện đề tài theo hai hình thức sau: Hướng dẫn chung

trên lớp cho tất cả các nhóm sinh viên về hình thức và cách thức trính bày tiểu

luận. Sau đó các em sẽ sưu tầm tài liệu cho từng chủ đề và giảng viên sẽ hướng

dẫn định hướng nghiên cứu cho từng đề tài bằng việc hướng dẫn trực tiếp tại văn

phòng bộ môn hoặc qua email (tôi thường hướng dẫn qua email là chủ yếu nhất).

Sau đó các em trong nhóm sẽ hoàn thiện đề tài và nộp lại theo đúng kế hoạch đề ra.

KẾT LUẬN

Trên đây là một vài ý kiến chia sẻ, đóng góp của tôi với mong muốn góp

phần tích cực đồi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao

chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo và tôi thiết nghi rằng. Để làm được

điều này, đòi hỏi ngành giáo dục phải có tư duy mới phù hợp với xu hướng của

thời đại. Trong đó, một yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của giáo

dục, đào tạo là phương pháp giảng dạy của giảng viên sao cho người học sau khi ra

trường phải thích ứng ngay với môi trường làm việc, chấp nhận vượt qua mọi khó

khăn thử thách.Đó là xu hướng toàn cầu hoá giáo dục trong môi trường hội nhập

quốc tế ngày nay để tạo ra được một nguồn nhân lực có năng lực toàn diện./.

Page 63: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

VÀI Ý KIẾN VÊ ĐÁNH GIÁ CUÔI KỲ BẰNG HÌNH THƯC TIỂU LUẬN

ThS. Đặng Thị Minh Tuấn

Từ học kỳ I năm học 2014 – 2015, Khoa Lý luận chính trị đã thực hiện thay

đổi hình thức đánh giá cuối kỳ từ thi tự luận sang làm bài tiểu luận. Qua hai học kỳ

thực hiện, bản thân tôi nhận thấy những vấn đề như sau:

1. Phương pháp thực hiện:

- Giao đề tài và hướng dẫn thực hiện cho các nhóm qua email.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện biên bản phân công làm việc nhóm.

- Các câu hỏi, vướng mắc được trao đổi qua nhiều kênh thông tin: email,

facebook, điện thoại và gặp trực tiếp.

2. Kết quả thực hiện:

Nhìn chung, đánh giá bằng hình thức tiểu luận giảm được áp lực thi cử cho

sinh viên, góp phần rèn luyện một số kỹ năng cho sinh viên như tìm và xử lý tài

liệu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ

năng viết báo cáo khoa học ...

Ưu điểm: hình thức đánh giá này mang lại tính chủ động trong học tập cho

sinh viên, kích thích tinh thần tự học của sinh viên.

Han chế:

- Sinh viên còn quá thụ động, làm việc nhóm chỉ là việc của nhóm trưởng

và một vài bạn chứ không phải tất cả các thành viên trong nhóm, không có phân

công cụ thể, nhiều sinh viên còn rụt rè, ngại nói trước đám đông, tâm lý sợ sai, sức

ỳ lớn.

- Trong bài tiểu luận, sinh viên thường chép nguyên văn các tài liệu từ

internet, không biết xử lý tài liệu, không biết liên hệ bài học, trình bày tuỳ tiện về

hình thức, chưa có ý thức tuân thủ quy định về trình bày văn bản khoa học.

Page 64: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

- Không bao quát nội dung môn học, dễ tạo tâm lý chủ quan, không cần học

bài, ôn bài trong sinh viên.

Page 65: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHAP KIỂM TRA, ĐANH GIA – NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU Ở KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ......................................................................................................1

ThS. Phùng Thế Anh..................................................................................................................1

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHAP THUYẾT TRÌNH NHÓM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN...........................................................................................7

TS Nguyễn Đình Cả....................................................................................................................7

MÔT SÔ KINH NGHIÊM VÊ TỔ CHƯC HOAT ĐÔNG TAI LỚP CHO SINH VIÊN ĐÔI VỚI MÔN HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHIA MAC – LÊNIN..................10

Th.S Trân Ngoc Chung............................................................................................................10

COI TRỌNG CÔNG TAC HƯỚNG DẪN LÀM TIỂU LUẬN ĐỂ NÂNG CAO HIÊU QUẢ TRONG VIÊC KIỂM TRA, ĐANH GIA KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN...................15

ThS. Lê Quang Chung..............................................................................................................15

TIẾP CẬN TỪ QUAN ĐIỂM TRUYÊN THÔNG TRONG ĐANH GIA TRÊN CƠ SỞ PHƯƠNG PHAP GIẢNG DAY....................................................................................................21

PGS.TS Đoàn Đức Hiếu...........................................................................................................21

TRAO ĐỔI VÊ PHƯƠNG PHAP KIỂM TRA ĐANH GIA CAC MÔN HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ...................................................................................................................................28

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga.....................................................................................................28

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHAP SEMINAR TRONG ĐANH GIA ĐIỂM QUA TRÌNH MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH........................................................................................................32

ThS. Nguyễn Thị Phượng.........................................................................................................32

HÌNH THƯC, PHƯƠNG PHAP KIỂM TRA ĐANH GIA MÔN GIAO DỤC THỂ CHẤT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CDIO................................................................................................39

ThS. Nguyễn Văn Quận...........................................................................................................39

GÓP PHẦN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHAP GIẢNG DAY CAC MÔN KHOA HỌC MAC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHAM KỸ THUẬT TP. HCM........................................................................................................................................44

TS. Thái Ngoc Tăng..................................................................................................................44

ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐANH GIA MÔN PHAP LUẬT ĐAI CƯƠNG Ở TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHAM KỸ THUẬT................................................................................................................47

ThS. Nguyễn Minh Thu - ThS. Nguyễn Thị Phượng.............................................................47

Page 66: KỶ YẾU HỘI THẢO CHIA SẺ KINH NGHIỆM KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHAP KIỂM TRA ĐANH GIA TRONG CÔNG TAC GIẢNG DAY CAC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ.......................................................................................................50

ThS. Tạ Thị Thùy......................................................................................................................50

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHAP DAY, KIỂM TRA ĐANH GIA MÔN HỌC PHAP LUẬT ĐAI CƯƠNG - KINH NGHIÊM VÀ TRAO ĐỔI................................................................................57

ThS Trân Minh Toàn................................................................................................................57

VÀI Ý KIẾN VÊ ĐANH GIA CUÔI KỲ BẰNG HÌNH THƯC TIỂU LUẬN............................63ThS. Đặng Thị Minh Tuấn......................................................................................................63