lao dong-tien luong

17
 Li mđầu Tchc lao động khoa hc và tin lương là mt bphn không thtách ri ca tchc sn xut ca các doanh nghip. Trong các chế độ kinh tế xã hi khác nhau thì trình độ tchc lao động và tchc tin lương cũng khác nhau. Hơn na, mi ngành nghkhác nhau thì vic tchc lao động và tin lương cũng khác nhau. Có skhác bit như vy là do đặc đim lao động ca mi ngành, mi nghvà ca mi hình thái kinh tế không ging nhau. Bt kmt doanh nghip nào mun tiến hành hot động sn xut kinh doanh cũng cn phi kết hp 3 yếu t: đối tượng lao động, sc lao động và công clao động. Trong đó, sc lao động được xem như là mt yếu tquan trng nht, có tác động mnh mvà lâu dài đến st n t i và phát tri n ca doanh nghi p. Tuy nhiên, vi c sdng sc lao động ca doanh nghi p, cthđây là vi c btrí nhân lc trong các khâu sn xut cn phi có được shp lý, tránh tình trng tha hoc thiếu lao động stác động xu đến quá trình sn xut kinh doanh. Thông qua bài tp ln môn Tchc lao động và tin lương , em mun đưa ra  phương án xác định slượng công nhân trc tiếp xếp dvà nhân viên giao nhn ca xí nghip xếp dda trên kế hoch sn lượng ca xí nghip. 1

Upload: anh-truong

Post on 16-Jul-2015

110 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 1/17

Lời mở đầu

Tổ chức lao động khoa học và tiền lương là một bộ phận không thể tách rời củatổ chức sản xuất của các doanh nghiệp. Trong các chế độ kinh tế xã hội khác nhau

thì trình độ tổ chức lao động và tổ chức tiền lương cũng khác nhau. Hơn nữa, mỗingành nghề khác nhau thì việc tổ chức lao động và tiền lương cũng khác nhau. Cósự khác biệt như vậy là do đặc điểm lao động của mỗi ngành, mỗi nghề và củamỗi hình thái kinh tế không giống nhau.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhcũng cần phải kết hợp 3 yếu tố: đối tượng lao động, sức lao động và công cụ laođộng. Trong đó, sức lao động được xem như là một yếu tố quan trọng nhất, có tácđộng mạnh mẽ và lâu dài đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy

nhiên, việc sử dụng sức lao động của doanh nghiệp, cụ thể ở đây là việc bố trínhân lực trong các khâu sản xuất cần phải có được sự hợp lý, tránh tình trạng thừahoặc thiếu lao động sẽ tác động xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh.

Thông qua bài tập lớn môn Tổ chức lao động và tiền lương , em muốn đưa ra phương án xác định số lượng công nhân trực tiếp xếp dỡ và nhân viên giao nhậncủa xí nghiệp xếp dỡ dựa trên kế hoạch sản lượng của xí nghiệp.

1

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 2/17

Phần I. Lý luận chung về kế hoạch hoá số lượng cán bộ, công nhân, viên chức

Chương 1. Những vấn đề chung của tổ chức lao động khoa học

 I) Một số khái niệm:1) Lao động:

Lao động là hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu về đời sống củamình. Nó là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển xã hội loài người.

2) Quá trình lao động:Quá trình lao động là tổng thể những hành động, hoạt động, lao động của con

người để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất nhất định. 

Quá trình lao động là việc kết hợp tác dụng giữa 3 yếu tố cơ bản của quá trìnhsản xuất: sức lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động và được thể hiệnở sự phát sinh mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau, hìnhthành nên một tập thê lao động hoặc một tổ chức xã hội của lao động. Tổ chức đógọi là tổ chức lao động.

3) Tổ chức lao động:

Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động, lao động của con người trongsự kết hợp giữa 3 yếu tố của quá trình sản xuất và mối quan hệ qua lại giữa nhữngngười lao động với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình đó.

4) Tổ chức lao động khoa học:Trong thực tế, tổ chức lao động được coi là khoa học khi nó được dựa trên cơ sở 

những thành tựu đạt được của khoa học kĩ thuật, những kinh nghiệm sản xuất tiêntiến được áp dụng một cách có hệ thống nhằm sử dụng có hiệu quả nhất nguồn laođộng, vật tư và tiền vốn để không ngừng tăng năng suất lao động, đảm bảo sức

khoẻ và an toàn cho người lao động trong sản xuất.

Tổ chức lao động khoa học là tổ chức lao động được dựa trên cơ sở phân tíchkhoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng. Thông qua việc ápdụng vào thực tế các biện pháp được thiết kế dựa trên những thànhg tựu đạt đượccủa khoa học kĩ thuật và những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến.

 II) Mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học:1) Mục đích:

Tổ chức lao động khoa học nhằm đạt được kết quả lao động cao, đồng thời đảm

 bảo sức khoẻ, an toàn lao động và phát triển toàn diện cho người lao động, góp

2

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 3/17

 phần củng cố các mối quan hệ giữa những người lao động với nhau nhằm pháttriển các tập thể XHCN.

2) ý nghĩa:

ý nghĩa kinh tế: tổ chức lao động khoa học cho phép nâng cao năng suất laođộng, nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất như sử dụng hợp lý các nguồn laođộng sống và các tư liệu sản xuất.

ý nghĩa xã hội: tổ chức lao động khoa học có tác dụng thúc đẩy sự phát triển,hoàn thiện của kỹ thuật và công nghệ sản xuất, đảm bảo sức khoẻ và an toàn laođộng cho người lao đông.

3) Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ kinh tế: tổ chức lao động khoa học phải đạt được năng suất lao độngcao nhờ sử dụng tiết kiệm, hợp lý các nguồn vật tư lao động và tiền vốn. 

 Nhiệm vụ tâm sinh lý: tổ chức lao động khoa học phải tạo ra những điều kiệnlao động thuận lợi nhất để tái sản xuất sức lao động và tạo hứng thú cho người laođộng trong quá trình sản xuất.

Nhiệm vụ xã hội: tổ chức lao động khoa học phải đảm bảo thường xuyên nângcao trình độ lành nghề cho công nhân để họ phát triển toàn diện và cân đối.

 III) Nội dung của tổ chức lao động khoa học:Nghiên cứu các biện pháp phân công và hợp tác lao động hợp lý, phù hợp với

các thành tựu đạt được của khoa học và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,tạo điều kiện không ngừng nâng cao năng suất của người lao động.

Nghiên cứu và phổ biến những thao tác, phương pháp lao động hợp lý nhằm đạtnăng suất lao động cao, giảm nhẹ lao động đồng thời đảm bảo an toàn lao độngcho người lao động trong sản xuất.

Tổ chức và phục vụ hợp lý nơi làm việc.

Cải thiện điều kiện lao động, xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Không ngừng đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động, tăngcường tổ chức kỉ luật và tổ chức thi đua để phổ biến rộng rãi những kinh nghiệmsản xuất tiên tiến.

Tổ chức trả lương phù hợp lao động và chất lượng lao động để không ngừng

nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

3

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 4/17

Chương 2. Kế hoạch hoá số lượng cán bộ, công nhân, viên chức

 I) ý nghĩa, nhiệm vụ và yêu cầu của kế hoạch hoá sức lao động:1) ý nghĩa:

Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng phải sử dụng đầy đủ 3 yếu tố: laođộng, công cụ lao động và đối tượng lao động. Trong đó, sức lao động là yếu tốquyết định của quá trình sản xuất. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải quyđịnh một tỷ lệ cân đối giữa số lượng cán bộ công nhân viên thích ứng với trình độ

 phân công lao động đã đạt được. Việc phân phối và sử dụng sức lao động trongcác doanh nghiệp đều phải có kế hoạch. Việc kế hoạch hoá số lượng cán bộ công

nhân viên đảm bảo phân phối hợp lý sức lao động và đảm bảo sử dụng sức laođộng có hiệu quả cao.

Kế hoạch hoá số lượng cán bộ công nhân viên còn có mối quan hệ chặt chẽ vớikế hoạch sản lượng, kế hoạch năng suất, kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính vàkế hoạch tiền lương. Nhờ có kế hoạch hoá sức lao động mà kết cấu sức lao độngtrong doanh nghiệp được hoàn thiện hơn. Trong mối quan hệ với các kế hoạchkhác thì có thể coi kế hoạch sức lao động là cơ sở. Kế hoạch sức lao động nhằmđảm bảo đầy đủ lao động cho sản xuất, đảm bảo sự hợp lý giữa trình độ chuyên

môn với mức độ phức tạp của công việc, đảm bảo tiết kiệm quỹ lương và hạ giáthành sản phẩm.

2) Nhiệm vụ:Dựa vào khối lượng sản xuất của kỳ kế hoạch và các mức lao động để xác định

số lượng cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp với tinh thần hết sức tiết kiệmsức lao động và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng đề ra.

Đảm bảo kết cầu hợp lý về sức lao động của doanh nghiệp phhù hợp với đặc

điểm sản xuất của doanh nghiệp trên cơ sở cân đối nhu cầu sức lao động, nguồn bổ sung cho từng loại cán bộ công nhân viên để đảm bảo đầy đủ sức lao độngtrong sản xuất.

3) Yêu cầu:Sử dụng hợp lý nhất sức lao động của doanh nghiệp về các mặt: thời gian lao

động, trình độ lành nghề, số lượng lao động và kết cấu sức lao động.

Chú ý hạ thấp mức lao động cho 1 đơn vị sản phẩm.

4

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 5/17

Giảm bớt số lượng công nhân viên ngoài kinh doanh cơ bản và cán bộ trong bộmáy quản lý. Nâng cao tỷ trọng công nhân trực tiếp sản xuất.

 II) Phân loại cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp:

Để xác định số lượng một cách chính xác thì phải phân loại cán bộ công nhânviên của doanh nghiệp. Việc phân loại nhằm không ngừng hợp lý hoá tổ chức laođộng, có phương pháp tính toán khoa học để xác định từng loại cán bộ công nhânviên. Do số lao động của doanh nghiệp thường xuyên biến động nên phải quy ướcmột số điểm trước khi tính toán:

- Số lượng cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch bao gồmtất cả cán bộ công nhân viên trong danh sách hạch toán của doanh nghiệp màdoanh nghiệp trực tiếp quản lý và trả lương, không kể họ ở bộ phận sản xuất cơ 

 bản hay ở bộ phận sản xuất khác.

- Số lượng cán bộ, công nhân viên trong danh sách hạch toán thường xuyên biếnđộng cho nên khi lập kế hoạch phải tính toán số lượng cán bộ công nhân viên bìnhquân trong danh sách, số này bao gồm những người được tuyể dụng chính thứchoặc theo hợp đồng tạm tuyển mà không kể họ có mặt hay vắng mặt.

- Số lao động bình quân trong danh sách này là khác nhau nên phải tính toántheo số lượng cán bộ công nhân viên bình quân trong danh sách theo một thời kỳ.Thời kỳ đó có thể là tháng, quý, năm:

+ Số lao động bình quân theo tháng:

n

 N  N  ing 

th

∑= (người)

Trong đó: 

ing  N  : số lao động trong doanh nghiệp ở ngày thứ i.

n : số ngày trong tháng.+ Số lao động bình quân theo tháng:

3

∑= th

q

 N  N  (người)

+ Số lao động bình quân theo tháng:

4

∑=

q

n

 N  N  (người)

Phương pháp phân loại quan trọng nhất để phân loại số lượng cán bộ, công nhânviên của doanh nghiệp là phân loại theo chức năng lao động, theo phương phápnày toàn bộ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp được chia thành các loạisau:

1) Lao động trong sản xuất cơ bản:Trong các doanh nghiệp vận tải, lao động trong sản xuất cơ bản là lao động

trong xếp dỡ hoặc lao động trong vận chuyển hàng hoá. Số này bao gồm tất cảcán bộ, công nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm chính cho

5

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 6/17

doanh nghiệp. Số này do quỹ lương của doanh nghiệp đài thọ và được hạch toánvào giá thành sản phẩm. Số lao động này được chia thành các loại sau:1.1) Công nhân xếp dỡ trực tiếp:

Là những người trực tiếp tham gia vào quá trình xếp dỡ và vận chuyển hàng

hoá:- Đối với doanh nghiệp vận chuyển là các thuỷ thủ, thuyền viên trên các tàu.- Đối với doanh nghiệp xếp dỡ là những công nhân xếp dỡ thủ công, cơ giới.

1.2) Công nhân viên phục vụ:Là những người phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm chính của doanh

nghiệp:- Đối với doanh nghiệp vận chuyển là các thuyền viên dự trữ, các thuyền viên

trên các tàu phục vụ, các công nhân sửa chữa tàu thường xuyên.

- Đối với doanh nghiệp xếp dỡ là số lao động phục vụ cho quá trình xếp dỡ nhưnhân viên kho hàng, công nhân sửa chữa thiết bị xếp dỡ, công cụ mang hàng vàthuyền viên trên các tàu phục vụ.

1.3) Nhân viên gián tiếp:Là những người thực hiện chức năng tổ chức và quản lý sản xuất của doanh

nghiệp như nhân viên kinh tế, nhân viên kỹ thuật, nhân viên hành chính và cácnhân viên khác.

2) Lao động ngoài sản xuất cơ bản:Bao gồm những người không tham gia hoặc không trực tiếp phục vụ cho quá

trình sản xuất chính. Số này bao gồm:- Những người làm công tác xây dựng cơ bản.- Những người làm công tác chuyên trách Đảng, Đoàn.- Những người làm công tác giáo dục, đào tạo, bệnh viện ở doanh nghiệp.

 III) Nguyên lý cơ bản của kế hoạch hoá số lượng cán bộ công nhân viên:Việc phân phối hợp lý và sử dụng có hiệu quả sức lao động, đảm bảo đầy đủ lao

động cho doanh nghiệp phải được thể hiện ở kế hoạch số lượng cán bộ, công nhân

viên.

Công tác kế hoạch hoá số lượng cán bộ, công nhân viên trong các doanh nghiệpcủa các ngành khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng, phụ thuộc vào đặc điểm tổchức sản xuất và tổ chức lao động trong doanh nghiệp.

Công tác kế hoạch hoá số lượng cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp phải hướng vào việc cải tiến kết cấu đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Kết cấu nàyđược xây dựng trên cơ sở nghiên cứu và phân tích tỉ mỉ những nhu cầu thực tế và

khả năng đáp ứng của doanh nghiệp có tính đến tiết kiệm tối đa sức lao động.

6

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 7/17

Lập kế hoạch số lượng cán bộ công nhân viên phải căn cứ vào khối lượng sảnxuất kỳ kế hoạch và năng suất lao động.

 IV) Trình tự và nội dung lập kế hoạch hoá số lượng cán bộ, công nhân viên cho

doanh nghiệp vận tải:Trong phần này, việc lập kế hoạch cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp phảitrải qua 3 bước sau:1) Phân tích tình hình thực hiên chỉ tiêu số lượng cán bộ công nhân viên kì báocáo:

Việc phân tích được thực hiện ở các mặt sau:- Phân tích tình hình thừa hoặc thiếu tuyệt đối, tương đối số lượng cán bộ công

nhân viên kì báo cáo:+ Thừa hoặc thiếu tuyệt đối:

Ttuyệt đối = N1 – N0 (người)Trong đó:  N 1 , N 0 số lượng cán bộ công nhân viên hoặc số công nhân trực tiếpkì thực hiện và kì kế hoạch năm báo cáo.  + Thừa hoặc thiếu tương đối:

Ttương đối = N1 – N0.k sl (người)Trong đó: k  sl  là hệ số hoàn thành kế hoạch sản lượng của xí nghiệp năm báo

cáo

- Phân tích ảnh hưởng kết cấu sức lao động nhất là ảnh hưởng của công nhânchính giữa kì thực hiện so với kì báo cáo. Việc phân tích được tiến hành bằngcách lập bảng biểu so sánh tỉ trọng giữa cán bộ công nhân viên kì thực hiện so vớikì kế hoạch.

- Phân tích ảnh hưởng kết cấu nghề nghiệp của công nhân:Tức là phân tích mức độ đảm bảo nhu cầu số lượng công nhân theo từng nghề,

đảm bảo tính đồng bộ công nhân giữa các ngành nghề trong dây chuyền sản xuất bằng cách so sánh giữa số lượng nhu cầu và số lượng hiện có, sẽ phát hiện sốthừa thiếu công nhân ở một nghề nào đó. Việc thừa hoặc thiếu công nhân ở mộtnghề nào đó đều đem lại kết quả không tốt cho doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao đông:Phân tích bằng cách so sánh thời gian làm việc kì thực hiện so với kì kế hoạch

 bằng cách lập biểu so sánh và đề xuất biện pháp khắc phục.

2) Xác định số lượng cán bộ công nhân viên kì kế hoạch:Việc xác định số lượng cán bộ công nhân viên kì kế hoạch căn cứ vào kế hoạch

sản lượng, các mức lao động. Năng suất lao động và các tiêu chuẩn định biên do Nhà nước quy định và dựa vào đặc điểm lao động của từng ngành để lựa chọn

 phương pháp tình toán thích hợp.* Phương pháp tính:

7

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 8/17

- Xác định theo lượng lao động hao phí:Phương pháp này được áp dụng để xác định số lượng cán bộ công nhân viên

trong doanh nghiệp mà kế hoạch sản lượng tính bằng hiện vật hoặc hiện vật quyđổi.

  Công thức tính:CNtt = SSPi.tCNi / k m.Tn (người)

Trong đó:SSPi : số lượng sản phẩm loại iTCNi : hao phí lao động công nghệ để sản xuất ra sản phẩm ik m : hệ số hoàn thành mức sản lượng trong năm kế hoạch bằng cách so sánh

khả năng hoàn thành định mức của công nhân dự tính kì kế hoạch so với mức đãquy định.

Tn : thời gian làm việc bình quân của một công nhân trong một năm.CN p = SSPi . t pvi / Tn

 NVGTi = SSPi . tqli / Tn

- Xác định theo nơi làm việc hoặc đơn vị thiết bị:Phương pháp này áp dụng để xác định số lượng công nhân phụ và số lượng

công nhân cơ giới trong Doanh nghiệp.+ Nếu một nơi làm việc hoặc một đơn vị thiết bị do một công nhân phục vụ

thì số công nhân phụ:CN p = NV . C . k (người)

Trong đó:NV : số lượng nơi làm việc hoặc thiết bị.C : số ca làm việc thực tế kì kế hoạch.k : hệ số giữa thời gian làm việc bình quân của một công nhân phụ trong

một năm so với thời gian làm việc theo chế độ:k = T n / T chế độ

+ Nếu nơi làm việc do một nhóm công nhân phục vụ thì số công nhân:CN p = S Ni . Si . C . k (người)

Trong đó: Ni: số nơi làm việc thứ i.

Si: số người định biên cho nơi làm việc i.

- Xác định theo năng suất lao động:Cách này thường áp dụng cho nhiều doanh nghiệp mà kế hoạch sản lượng

tính bằng hiện vật hoặc giá trị. Nhưng chỉ áp dụng cho những Doanh nghiệp mớithành lập hoặc những Doanh nghiệp có nền sản xuất ổn định.

Số lượng cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp được xác định theocông thức sau:

 NCN(CNV) = TSL / PCN(CNV) (người)

- Xác định theo tiêu chuẩn chi phí lao động cho một đơn vị sản lượng:

8

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 9/17

Phương pháp này áp dụng đối với những Doanh nghiệp mà kế hoạch sảnlượng tính bằng giá trị.

Công thức tính như sau: NCN(CNV) = TSL . tlđ (người)

 NCN(CNV) = TSL . tlđ / Tn (người)Trong đó:TSL: tổng sản lượng kì kế hoạch tính theo giá trị.tlđ: tiêu chuẩn chi phí lao động để làm ra một đơn vị sản lượngNếu tính bằng người thì theo công thức 1 nếu tính bằng thời gian thì theo

công thức 2.- Dựa vào tiêu chuẩn thuyền viên do Nhà nước quy định và kết cấu bộ máy

quản lí của Nhà nướcPhương pháp này thường áp dụng để xác định số lượng nhân viên gián tiếp

trong Doanh nghiệp.* Xác định số lượng cán bộ công nhân viên trong các Doanh nghiệp vận tải 

2.1) Doanh nghiệp xếp dỡ:  Số lượng cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp xếp dỡ được xác định theocông thức sau:

 N = NT + N N (người)2.1.1) Số lao động trong xếp dỡ:

 NT = NC + NKh + NSC + NTV + Ngt (người)

- NC số công nhân trực tiếp xếp dỡ bao gồm công nhân bốc xếp và công nhân cơ giới:

 NC = TSL / P1 (người)+ Theo lượng lao động hao phí:

 NC = 1/T   .SGij Tij .k dtr  (người)Trong đó:T   : thời gian làm việc bình quân của một công nhân trong năm.

Gịj:  khối lượng loại hàng i xếp dỡ theo phương án j.

Tij: hao phí lao động công nghệ để xếp dỡ loại hàng i theo phương án j.k dtr : hệ số xét đến sự mất ổn định trong QTSX và k dtr  = k đh (20 -25%).

+ Theo mức sản lượng: NC = 1/T . G ij /Msij .k dtr  (người)

Trong đó:Msij: mức sản lượng của một công nhân đội tổng hợp khi xếp dỡ loại hàng i

theo phương án j.+ Hoặc:

Số công nhân trực tiếp: NC = NC1 + NC2 (người)

. NC1 số lượng công nhân bốc xếp: NC1 = 1/T   .SGij /Msij .k dtr  (người)

9

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 10/17

. NC2 số lượng công nhân cơ giới: NC2 = SNi.Si.C.k (người)

Trong đó: Ni: số lượng thiết bị loại i.

Si: số người định biên cho 1 thiết bị loại i.C: số ca làm việc thực tế kì kế hoạch.k: hệ số thời gain làm việc của một công nhân phụ trong 1 năm so với thời

gian làm việc theo chế độ( = TCL - TLễ,phép, CN ).

- NKn số nhân viên kho hàng, giao nhận: NKn = NKH + NGn (người)

+ NKH số nhân viên kho hàng: được xác định căn cứ vào tiêu chuẩn định biênvà mỗi kho hàng được định biên như sau:

. 1 Trưởng kho phụ trách chung. 4 phó kho đi 4 ca

. 1 cho đến 2 nhân viên kết toán kho

. 1 nhân viên văn phòng kho+ NGn số nhân viên giao nhận:

 NGn = SMij Nij.k dtr  / T   (người)Trong đó:Mij: số máng mở khi xếp dỡ loại hàng i theo phương án j.Nij: số người định biên trong 1 máng.

- NSC số công nhân ở các xưởng sửa chữa: NSC = STđm / T   hoặc NSC = SniTđmi / T   (người)

STđm: là tổng số giờ công định mức sửa chữa các thiết bị công cụ trong 1 năm bao gồm: bảo dưỡng cấp 1, bảo dưỡng cấp 2, sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn đốivới từng loại thiết bị công cụ.

- NTV số thuyền viên trên các tàu phục vụ: NTV = SNini / k TV (người)

Ni : số lượng tàu phục vụ loại i tính theo công suất của ngày.

ni : số người định biên cho tàu loại i.k TV hệ số biên chế thuyền viên, hệ số này xét đến số thuyền viên thay thế khi

nghỉ phép, ốm đau, lễ tết và k TV = 0,74 – 0,77.

- Ngt số lượng nhân viên gián tiếp: Ngt = k gt . (NC + N pv) (người)

k gt : tỉ lệ nhân viên gián tiếp so với số lao động trực tiếp và k gt = 10 – 15%

2.1.2) Số lao động ngoài sản xuất cơ bản:

Số lao động này tùy thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpvà thường được xác định trong khoảng 15 – 20% NT.

10

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 11/17

2.2) Xí nghiệp vận chuyển:Số lượng cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp được xác định như sau:

 N = NT + Nn (người)

2.2.1) N T  lao động trong vận doanh (trong sản xuất cơ bản): NT = NTV + Ngt (người)

- NTV số lượng thuyền viên bao gồm số lượng thuyền viên trên các tàu NTV = NVt + NPV + Ndtr  + NSC (người)

+ NVt số thuyền viên trên các tàu vận chuyển hàng hóa: NVt = Sni.Nđbi (người)

Trong đó:ni: số lượng tàu theo cấp trọng tải i.

Nđbi: số người định biên trên tàu theo cấp trọng tải i.+ NPV số thuyền viên trên các tàu phục vụ: NPV = S nPvi. NPvi (người)

Trong đó:nPvi: số lượng tàu phục vụ tình theo công suất máy.NPvi: số người định biên trên tàu phục vụ loại i.+ Ndtr : số thuyền viên dự trữ căn cứ vào các chức danh trên tàu về kế hoạch

nghỉ để xác định số lượng thuyền viên dự trữ, thông thường số lượng này lấy từ15 – 20% số thuyền viên trên các tàu vận chuyển hàng hóa.

+ NSc số thuyền viên sửa chữa tàu thường xuyên dựa vào kế hoạch sửa chữa,hạng mục sửa chữa và thời gian làm việc bình quân của một công nhân sửa chữađể xác định số lao động này.

- Ngt số cán bộ công nhân viên gián tiếp trong doanh nghiệp: số lao động nàyđược xác định căn cứ vào mô hình cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp, tiêu chuẩnđịnh biên do Nhà nước quy định hoặc số lao động gián tiếp.

 Ngt = k gt . NTV (người)k gt: tỉ lệ giữa lao động gián tiếp so với công nhân viên trực tiếp, lấy trong

khoảng 18 – 20%

2.2.2) Số lao động ngoài vận doanh:

3) Lập bảng tổng hợp cân đối số lượng cán bộ công nhân viên trong doanhnghiệp:

Bảng này thể hiện sự cân đối giữa nhu cầu sức lao động với nguồn bổ sung, từđó đề xuất các biện pháp đào tạo, tuyển dụng và điều động nguồn nhân lực trongDoanh nghiệp một cách hợp lí nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kếhoạch sản xuất tài chính, kĩ thuật do Nhà nước đề ra.

- Xác định nhu cầu bổ sung:

11

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 12/17

+ Nhu cầu thay thế sức lao động: gồm thay thế cho những người về hư, ngữngngười mất sức lao động, những người chuyển công tác, đi học dài hạn hoặc buộcthôi việc.

 Ntt = k tt . Nđk  (người)

Trong đó:k tt: tỉ lệ số lao động thay thế so với số lao động đầu kì, k tt được xác định trêncơ sở số lao động thay thế của các năm trước và kế hoạch nghỉ hưu, kế hoạch đihọc dài hạn ở công tác của năm kế hoạch để xác định tỉ lệ này song không vượtquá 15% số lao động đầu kì.

 Nđk : số lao động đầu kì tính toán được.+ Nhu cầu phát triển sức lao động: Nhằm nâng cao trình độ lành nghề, xây

dựng đội ngũ quản lí có trình độ chuyên môn cao phù hợp với sức phát triển củasản xuất.

- Xây dựng nguồn bổ sung:+ Từ các trường lớp do doanh nghiệp đào tạo.+ Điều động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.+ Tuyển dụng từ các trường đại học, cao đẳng.+ Tuyển dụng từ các trường lớp hoặc các doanh nghiệp khác cử về.+ Tuyển dụng từ địa phương.

- Lập bảng tổng hợp cân đối.

- Biện pháp giải quyết số lao động thừa thiếu.

12

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 13/17

Phần I. xác định số lượng công nhân trực tiếp xếp dỡ và nhân viên

 giao nhận

Chương 1. Xác định khối lượng hàng hoá xếp dỡ và lập phương án xếp dỡ 

 I) Xác định khối lượng hàng hoá xếp dỡ:Kế hoạch sản lượng của xí nghiệp được cho trong bảng sau:

Bảng 1

TT Loại hàngSản

lượng(1.000 T)

Đi thẳng Vào kho

Cần đế Cần tàu Cần đế Cần tàu

A  Nhập cảng 1 Sắt thép 100 1002 Quặng kẽm 220 180 403 Phân bón 95 35 15 20 25

4 Xi măng 85 25 20 15 255 Nhựa đường 45 30 15

B  Xuất cảng 1 Container 1150 350 275 250 2752 Quặng Apatit 165 110 20 353 Thạch cao 180 130 504 Lương thực 90 15 15 605 Bách hoá 70 25 15 30

6 Đá 30 10 20

13

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 14/17

C  Nội địa1 Clanke 200 2002 Sắt thép 35 353 Lương thực 50 20 10 20

4 Muối 25 5 205 Xi măng 130 70 35 25

 II) Lập phương án xếp dỡ:Từ số liệu bài cho, ta có các nhóm lược đồ chính như sau:- Nhóm lược đồ 1: Hàng container 

 

 Đặc trưng cho chiều nhập (chiều xuất tương tự)

-  Nhóm lược đồ 2: Nhóm hàng bảo quản trong kho kín, và có dùng thiết bị

 phụ như xe nâng và bao gồm các loại hàng sau: phân bón, xi măng, báchhóa, lương thực, muối...

 

 Đặc trưng cho chiều nhập (chiều xuất tương tự)

- Nhóm lược đồ 3: Nhóm hàng bảo quản ngoài bãi và không dùng thiết bị phụ và bao gồm các loại hàng sau: sắt thép, quặng kẽm, nhựa đường, quặngapatit, thạch cao, đá…

14

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 15/17

   Đặc trưng cho chiều nhập (chiều xuất tương 

tự)

Từ ba lược đồ trên ta có các phương án xếp dỡ:- Phương án 1: Tàu – phương tiện vận tải bộ- Phương án 2: Tàu – Kho (bãi)- Phương án 3: Kho (bãi) – xe

Chương 2. Xác định số lượng công nhân trực tiếp vànhân viên giao nhận

 I) Xác định số lượng công nhân trực tiếp:Theo mức sản lượng, số lượng công nhân trực tiếp được xác định theo công

thức sau;

∑=dtr 

i

i

C k 

G

T  N 

 Þ

 Þ..

1

Trong đó:  T   : thời gian làm việc bình quân của một công nhân trong năm được xácđịnh.

T   = Tcl – (T p + Tlt,cn + Tvr  + Thh + Ttt)Tcl: thời gian công lịch, Tcl = 365 ngày.

T p: thời gian nghỉ phép trong năm. Giả thiết công nhân làm việc trong

môi trường bình thường, T p = 14 ngày.Tlt,cn: thời gian nghỉ lễ, Tết, chủ nhật trong năm gồm:+ Nghỉ Tết dương lịch: 1 ngày.+ Nghỉ Tết âm lịch : 4 ngày.+ Nghỉ 30/4 : 1 ngày.+ Nghỉ 1/5 : 1 ngày.+ Nghỉ chủ nhật : 52 ngày.

→ Tlt,cn = 60 ngày.Tvr : thời gian nghỉ vì việc riêng như hiếu hỉ, ốm đau, thai sản, Tvr  = 3

ngày.Thh: thời gian hội họp, học tập, Thh = 6 ngày.

15

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 16/17

Ttt: thời gian ngừng việc do thời tiết, Ttt = 25 ngày.→ T   = 365 – (14 + 60 + 3 + 6 + 25) = 257 (ngày).

Gij: khối lượng hàng loại i xếp dỡ theo phương án j (T).Mij: mức sản lượng của công nhân đội tổng hợp khi xếp dỡ loại hàng i theo

 phương án j và được xác định theo công thức sau:

 Þ

ii

 Þ

i

ca

i

 N 

 P M  ¹= (T/người – ca)

Pcaij: năng suất máng ca của loại hàng i xếp dỡ theo phương án j.Nij: số người định biên trong một máng của loại hành i xếp dỡ theo phương

án j.k dtr : hệ số xét đến sự bất ổn định trong sản xuất kinh doanh, k dtr  = 1,3.

 2) Xác định số lượng công nhân trực tiếp của từng loại hàng theo từng phương 

án:Số lượng công nhân trực tiếp của từng loại hàng theo từng phương án được xác

định trong các bảng tính sau đây:

  Vậy số công nhân trực tiếp là:NC = (231+100) + (190 + 100) + 82 = 703 (người)

 II) Xác định số nhân viên giao nhận:Số nhân viên giao nhận được xác định theo công thức sau:

dt 

ij

m

ij

 gn k T 

 N M  N  ..∑= (người)

Trong đó:T   : thời gian làm việc bình quân của một nhân viên giao nhận và T   =

257(ngày)k dt : hệ số xét đến sự bất ổn định trong kinh doanh và lấy k dt = 1,3.Mij

m: số máng xếp dỡ loại hàng i xếp dỡ theo phương án j.Mij

m = Gij / Pcaij (máng)

Vậy số nhân viên giao nhận là:Ngn = (28 + 8) + (33 + 7) + 35 = 111 (người)

16

5/13/2018 Lao Dong-tien Luong - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/lao-dong-tien-luong 17/17

Kết luận

Việc xác định số lượng công nhân xếp dỡ và nhân viên giao nhận cho từng phương án xếp dỡ và cho từng mặt hàng cụ thể là rất quan trọng. Đưa ra đượccông tác bố trí công nhân hợp lý không những tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệpmà còn có thể nâng cao năng suất lao động, từ đó tăng hiệu quả sản xuất kinhdoanh.

Ngoài ra, việc tính toán số lượng công nhân cho công tác xếp dỡ còn là cơ sở đểxí nghiệp lập bảng tổng hợp cân đối phản ánh số lượng công nhân thừa – thiếu vàđưa ra các biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề tồn tại.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Nguyên đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài tập lớn này!

17