liluan3 cau1

9
Câu 1: Trí nh và h c tp 1. Trí nh có vai trò như thế nào trong quá trình hc tp của con người? -> Trí nhđóng vai rèo quan trọng trong đời sng của con người. Không có bt cai mà l i không cn có trí nh. Trí nhphthuc vào rt nhi u yếu t, song có mt yếu thết sc quan trọng là “phương pháp nhớ”. Để có được trí nhtt, chúng ta phi có cách rèn luyn trí nhtt và phù hp, trong hc tp thì vi c rèn luyn trí nhcàng quan trọng hơn nữa. Bnão là mt thhữu cơ phức tp, trí nhlà nguồn động l c giúp thhữu cơ này hoạt động di dào. Do đó tiến hành rèn luyn khnăng ghi nhớ và thao tác, thì bnão mi ngày càng linh hot , ti ềm năng của con người mới được khai thác và tn dng. Có thnói, trí nhca một người trc ti ếp quyết đị nh cht lượng làm vi c và hc tp của người đó. 2. Trí nh dài h n và ngn h ạn được hình thành như thế nào? Trí nhớ ngắn hạn hoạt động như "một xấp giấy rời" dùng để nhớ lại tạm thời thông tin đã được xử lý. Nó có khả năng nhớ và xử lý thông tin cùng một lúc. Trí nhớ ngắn hạn có thể lưu giữ một lượng thông tin nhỏ (từ 5 đến 9 thông tin) Tuy nhiên, khả năng nhớ thông tin có thể được tăng cường thông qua một quá trình gọi chunking (tạm dịch là "tập luyện" trí nhớ.trong tâm trí ở tình trạng hoạt động, sẵn sàng có thể sử dụng trong một thời gian ngắn (thường khoảng từ 10 đến 15 giây, đôi khi có thể lên đến 1 phút). Ví dụ, để hiểu được một câu, phần mở đầu của câu cần được lưu giữ trong đầu, và phần còn lại của câu cần được tiếp tục đọc, đây là việc được thực hiện bởi trí nhớ ngắn hạn. Một ví dụ khác về hoạt động của trí nhớ ngắn hạn là nó có thể giữ một thông tin tạm thời để làm việc (ví dụ: thông dịch viên phải vừa nhớ thông tin bằng 1 ngôn ngữ và dịch nó ra thành một ngôn ngữ khác). Tuy nhiên, thông tin này sẽ nhanh chóng biến mất trừ khi chúng ta cố gắng lưu giữ lại một cách có ý thức. Trí nhớ ngắn hạn là bước cần thiết đi đến giai đoạn tiếp theo, trí nhớ dài hạn. Sự chuyển thông tin đến vùng trí nhớ dài hạn để nhớ được lâu hơn có thể được kích hoạt và cải thiện bằng cách lặp lại thông tin đó, hoặc hiệu quả hơn nữa, bằng cách gắn thông tin đó với một ý nghĩa hoặc những kiến thức có sẵn. Động lực cũng là một điều quan trọng, khi thông tin liên quan đến một điều quan trọng của chúng ta, nó sẽ dễ được lưu vào bộ nhớ dài hạn hơn. Thuật ngữ "trí nhớ làm việc" (working memory) thường được dùng như trí nhớ ngắn hạn, mặc dù về mặt kỹ thuật, trí nhớ làm việc thường ám chỉ toàn bộ cấu trúc và quá trình được sử dụng cho bộ nhớ tạm thời và xử lý thông tin. Trong đó, trí nhớ ngắn hạn chỉ là một yếu tố. "Trí nhớ làm việc" (Working memory) được định nghĩa như sau: Trí nhớ làm việc là một hệ thống chứa đựng giới hạn dành cho việc lưu trữ tạm thời và điều khiển thông tin dành cho những nhiệm vụ phức tạp như hiểu, học và lập luận (Baddeley, 2000) Trí nhớ dài hạn được dùng để lưu trữ thông tin trong thời gian dài. Mặc dù có vẻ chúng ta quên đi mỗi ngày, dường như trí nhớ dài hạn bị mai một rất ít qua thời gian và có thể lưu trữ lượng thông tin không giới hạn trong thời gian vô hạn. Có một số tranh luận về việc chúng ta có thực sự "quên" hoàn toàn hay chúng ta chỉ ngày càng khó khan để truy cập hoặc lấy lại các thông tin lưu trong bộ nhớ.

Upload: linhhuynhk37sptin

Post on 19-Jul-2015

64 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Liluan3 cau1

Câu 1: Trí nhớ và học tập

1. Trí nhớ có vai trò như thế nào trong quá trình học tập của con người? ->

Trí nhớ đóng vai rèo quan trọng trong đời sống của con người. Không có bất cứ ai mà lại không cần có trí

nhớ. Trí nhớ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song có một yếu tố hết sức quan trọng là “phương pháp

nhớ”. Để có được trí nhớ tốt, chúng ta phải có cách rèn luyện trí nhớ tốt và phù hợp, trong học tập thì việc

rèn luyện trí nhớ càng quan trọng hơn nữa.

Bộ não là một thể hữu cơ phức tạp, trí nhớ là nguồn động lực giúp thể hữu cơ này hoạt động dồi dào. Do

đó tiến hành rèn luyện khả năng ghi nhớ và thao tác, thì bộ não mới ngày càng linh hoạt , tiềm năng của

con người mới được khai thác và tận dụng. Có thể nói, trí nhớ của một người trực tiếp quyết định chất

lượng làm việc và học tập của người đó.

2. Trí nhớ dài hạn và ngắn hạn được hình thành như thế nào?

Trí nhớ ngắn hạn hoạt động như "một xấp giấy rời" dùng để nhớ lại tạm thời thông tin đã được xử lý. Nó có

khả năng nhớ và xử lý thông tin cùng một lúc. Trí nhớ ngắn hạn có thể lưu giữ một lượng thông tin nhỏ (từ 5

đến 9 thông tin) Tuy nhiên, khả năng nhớ thông tin có thể được tăng cường thông qua một quá trình gọi

là chunking (tạm dịch là "tập luyện" trí nhớ.trong tâm trí ở tình trạng hoạt động, sẵn sàng có thể sử dụng trong

một thời gian ngắn (thường khoảng từ 10 đến 15 giây, đôi khi có thể lên đến 1 phút). Ví dụ, để hiểu được một

câu, phần mở đầu của câu cần được lưu giữ trong đầu, và phần còn lại của câu cần được tiếp tục đọc, đây là

việc được thực hiện bởi trí nhớ ngắn hạn.

Một ví dụ khác về hoạt động của trí nhớ ngắn hạn là nó có thể giữ một thông tin tạm thời để làm việc (ví dụ:

thông dịch viên phải vừa nhớ thông tin bằng 1 ngôn ngữ và dịch nó ra thành một ngôn ngữ khác).

Tuy nhiên, thông tin này sẽ nhanh chóng biến mất trừ khi chúng ta cố gắng lưu giữ lại một cách có ý thức. Trí

nhớ ngắn hạn là bước cần thiết đi đến giai đoạn tiếp theo, trí nhớ dài hạn. Sự chuyển thông tin đến vùng trí nhớ

dài hạn để nhớ được lâu hơn có thể được kích hoạt và cải thiện bằng cách lặp lại thông tin đó, hoặc hiệu quả

hơn nữa, bằng cách gắn thông tin đó với một ý nghĩa hoặc những kiến thức có sẵn. Động lực cũng là một điều

quan trọng, khi thông tin liên quan đến một điều quan trọng của chúng ta, nó sẽ dễ được lưu vào bộ nhớ dài

hạn hơn.

Thuật ngữ "trí nhớ làm việc" (working memory) thường được dùng như trí nhớ ngắn hạn, mặc dù về mặt kỹ

thuật, trí nhớ làm việc thường ám chỉ toàn bộ cấu trúc và quá trình được sử dụng cho bộ nhớ tạm thời và xử lý

thông tin. Trong đó, trí nhớ ngắn hạn chỉ là một yếu tố. "Trí nhớ làm việc" (Working memory) được định

nghĩa như sau: Trí nhớ làm việc là một hệ thống chứa đựng giới hạn dành cho việc lưu trữ tạm thời và điều

khiển thông tin dành cho những nhiệm vụ phức tạp như hiểu, học và lập luận (Baddeley, 2000)

Trí nhớ dài hạn được dùng để lưu trữ thông tin trong thời gian dài. Mặc dù có vẻ chúng ta quên đi mỗi ngày,

dường như trí nhớ dài hạn bị mai một rất ít qua thời gian và có thể lưu trữ lượng thông tin không giới hạn trong

thời gian vô hạn. Có một số tranh luận về việc chúng ta có thực sự "quên" hoàn toàn hay chúng ta chỉ ngày

càng khó khan để truy cập hoặc lấy lại các thông tin lưu trong bộ nhớ.

Page 2: Liluan3 cau1

Trí nhớ ngắn hạn có thể trở thành trí nhớ dài hạn qua quá trình hợp nhất, gồm việc nhắc lại nhiều lần và kết

hợp với ý nghĩa. Không giống như trí nhớ ngắn hạn (chủ yếu dựa vào âm thanh, ít hình ảnh để lưu trữ thông

tin), trí nhớ dài hạn mã hóa thông tin để lưu trữ (dựa trên ý nghĩa và sự liên tưởng). Tuy nhiên, có bằng chứng

cho thấy rằng bộ nhớ dài hạn cũng được mã hóa bằng âm thanh.

Trí nhớ dài hạn có hai dạng chính: trí nhớ bạn có thể tường thuật lại (ví dụ: bạn nhớ được thủ đô của Việt

Nam là Hà Nội, hay bạn nhớ được những sự kiện đã từng xảy ra…) và trí nhớ tiềm ẩn (như khả năng chơi

piano, chơi golf…).

Có những cách nào để học sinh nhớ lâu (đưa thông tin vào vùng nhớ dài hạn)?

Sau đây là một số cách rèn luyện trí nhớ:

1. Tập trung chú ý cao độ kh ghi nhớ, có ý chí, nghị lực và tạo niềm say mê trong công việc

học tập

2. Phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ, cần vận dụng sự hiểu biết, vốn kinh nghiệm vào

quá trình ghi nhớ.

3. Sử dụng các nguyên tắc hình dung, lien tưởng làm nổi bật sự việc, tưởng tượng, màu sắc,

âm điệu, đề tạo ra trong đầu óc những hình ảnh sống động nhiều màu sắc tác động mạnh

đến các giác quan nhờ ậy mà không thể quên được

4. Thời gian học tập làm việc và nghỉ ngơi hợp lí sẽ làm cho tang khả năng trí nhớ. Các

nghiên cứu cho rằng trong bất cứ một khoảng thời gian học tập nào cũng có 2 đỉnh điểm

ghi nhớ thong tin tốt nhất đó là thời gian lúc bắt đầu và thời gian sắp kết thúc viedcj học

tập. Trong khi đó khoảng thời gian giữa 2 điểm này (thời gian giữa lúc học) thì trí nhớ

của chúng ta giảm sút một cách roc rệt. Vì vậy thời gian học tập lí tưởng nhất trong quá

trình học tập không nên kéo dài quá 2 tiếng. Mỗi lần học nên chia làm 4 giai đoạn, mỗi

giai đoạn 25p. Giữa các phần nên nghỉ ngơi khoảng 5p, trong lúc ngỉ ngời chúng ta nên

đứng dậy, làm một vài động tác thể dục đơn giản,…sẽ đem lại sức sống mới cho các tế

bào não, qua đó chúng ta có thể đương đầu với những căng thẳng tiếp theo. Sau 2 tiêng

nên nghi ngơi nữa tiếng để học tiếp

5. Việc học tập diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể sau mỗi lần học. Lần ôn tập đầu

tiên nên bắt đầu sau khi học 10p, những lần ôn tiếp theo nên diễn ra sau 24h

6. Phải ôn tập thường xuyên, rải rác phân tán thành nhiều đợt, không nên ôn tập trung một

loại tài liệu trong một thời gian dài

7. Cần ôn tập một cách tích cực. Khi ôn tập nên tập trung nhớ lại, tư duy, vận dụng nhiều

giác quan vào ôn tập

Trong những cách đó cách nào là khoa học và hiệu quả nhất?

Page 3: Liluan3 cau1

Cách 3, 4, 5, 6, 7 3. Từ kiến thức về trí nhớ, giáo viên cần có những lưu ý gì trong quá trình truyền thụ kiến

thức (thông tin) cho học sinh. Nguyên tắc 1:

Liên tục nhấn mạnh những khái niệm then chốt. Hãy lặp lại những khái niệm này trong các bài giảng và bài tập

về nhà trong suốt khóa học.

Qua việc đưa ra các câu hỏi liên quan đến các chủ đề chính này trong mỗi kì thi, giáo viên có thể khuyến khích

học sinh học, nhắc lại và có thể ứng dụng những kiến thức đó vào các trường hợp cụ thể khác nhau.

Nguyên tắc 2:

Sử dụng các phương tiện nghe nhìn (visual aids) khi cần thiết để giúp học sinh hiểu được các khái niệm khó và

trừu tượng bởi vì một điều rất đáng chú ý là hiện nay học sinh có xu hướng nghe nhìn rất nhiều.Với những học

sinh này thì một giản đồ hoặc sơ đồ sẽ có tác dụng hơn hàng ngàn chữ viết hoặc bài giảng bằng lời.

Nguyên tắc 3:

Sử dụng tư duy logic khi cần thiết. Hãy chỉ rõ cho học sinh thấy rằng thông tin nào là số liệu chính xác (fact)

cần ghi nhớ máy móc, thông tin nào có thể được suy luận nhờ tư duy logic.

Hãy dạy học sinh cách suy luận và cách tiếp nhận kiến thức mới bằng phương pháp tư duy. Ví dụ như khi dạy

học sinh về vị trí của trạng từ trong câu “She is very beautiful”, trạng từ “very” đứng trước tính từ“beautiful”.

Đó là fact.

Một khi học sinh đã sử dụng tư duy trong học tập thì chúng có thể mở rộng kiến thức đến không ngờ. Trở lại ví

dụ trên, học sinh có thể suy ra cách sắp xếp trật tự trong câu sau: “She is much more beautiful than her

sister” bởi vì theo nguyên tắc trạng ngữ đứng trước tính từ.

Nguyên tắc 4:

Sử dụng các hoạt động trên lớp để củng cố kiến thức mới học. Sau khi dạy học sinh những khái niệm cơ bản,

giáo viên nên cho học sinh làm bài tập ngay dựa vào những kiến thức mới.

Những bài tập này có thể ngắn nhưng miễn là làm học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm mới. Học sinh nên

được làm việc theo nhóm, làm bài tập dựa vào bài text, có thể hỏi giáo viên khi làm bài.

Cách này có tác dụng rất lớn giúp học sinh hiểu thấu đáo bài mới. Ngoài ra nó sẽ giúp việc có mặt của học sinh

có tác dụng tích cực và khuyến khích học sinh đi học đều đặn.

Nguyên tắc 5:

Giúp học sinh tạo đường dẫn giữa kiến thức mới với kiến thức đã học. Nếu học sinh có thể liên hệ những kiến

thức cũ thì việc học kiến thức mới sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn.

Chẳng hạn, khi dạy học sinh về thì tương lai tiếp diễn ”will be +Ving”, giáo viên có thể nhắc lại thì hiện tại

tiếp diễn mà học sinh đã biết “to be + Ving”. Điều này sẽ giúp học sinh dễ hiểu hơn.

Nguyên tắc 6:

Nhận biết tầm quan trọng của việc học từ vựng. Học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn với những bài có

nhiều từ mới, đặc biệt là những từ chuyên ngành.

Để học sinh dễ tiếp thu những từ chuyên ngành, giáo viên nên làm cho chúng dễ hiểu bằng cách gắn chúng với

cuộc sống hàng ngày của học sinh. Một cách hiệu quả là học sinh nên tạo cho mình những quyển ghi chú nhỏ

chứa những chú thích của giáo viên về những từ khó.

Nguyên tắc 7:

Page 4: Liluan3 cau1

Hãy tôn trọng học sinh. Học sinh nên được tôn trọng ngay từ khi học tiểu học. Giáo viên có thể kích thích tinh

thần trách nhiệm của học sinh bằng cách trao cho họ một số chức vụ. Đây là cách khá hiệu quả với sinh viên

các trường đại học, cao đẳng vì họ sẽ gắng hết sức để khẳng định mình.

Nguyên tắc 8:

Giữ cho học sinh luôn ở trình độ cao. Nếu học sinh không bị yêu cầu học tập với mức tiêu c huẩn nhất định, thì

chỉ có những học sinh có ý thức rất cao mới tự học hành chăm chỉ mà thôi.

Mặt khác yêu cầu cao trong giảng dạy không chỉ tạo động lực cho học sinh mà nó còn tạo ra được những tinh

thần phấn khởi cho học sinh khi đạt được những yêu cầu đó.

Mỗi nguyên tắc trên đều có những tác dụng rất khác nhau. Tuy nhiên nguyên tắc 7 và 8 là quan trọng hơn cả.

Nếu học sinh không được tôn trọng và không được giữ ở trình độ cao thì những nguyên tắc trên sẽ bị giảm tác

dụng.

Câu 2: Learning Thoery

1. Có những cách nào để giải thích quá trình học tập của con người? Bạn chấp nhận cách

giải thích nào? Tại sao?

2. Theo thuyết kiến tạo thì quá trình học tập của con người được diễn ra như thế nào? Cho

một ví dụ về dạy học theo kiểu kiến tạo.

Dạy học theo quan điểm của thuyết kiến tạo nghĩa là giáo viên (GV) hướng dẫn để học sinh (HS)

tự khám phá ra tri thức, thực hiện những nhiệm vụ học tập, từ đó kiến tạo tri thức cho bản thân. Vì vậy,

các kiểu dạy học như: dạy học khám phá, dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề… đều được coi là

các PPDH vận dụng quan điểm của lý thuyết kiến tạo. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu vận dụng TKT

trong dạy học một số môn học ở trường phổ thông. Nhưng ở Việt Nam vẫn còn ít tác giả nghiên cứu vận

dụng TKT trong dạy học Sinh học.

Trong dạy học, HS được khuyến khích sử dụng các phương pháp riêng của họ để kiến tạo tri thức

chứ không phải chấp nhận lối tư duy của người khác. Như vậy, tri thức được kiến tạo một cách tích cực

bởi chủ thể nhận thức chứ không phải được tiếp nhận một cách thụ động từ môi trường bên ngoài. Trong

môi trường học tập kiến tạo, HS được học nhiều hơn khi thực sự được cuốn hút vào việc học, thay vì chỉ

lắng nghe thụ động, nghĩa là TKT coi trọng vai trò chủ động và tích cực của HS trong quá trình học tập để

tạo nên tri thức cho bản thân, đặc biệt tư duy của HS dần trở nên trừu tượng và phát triển hơn, HS được

thúc giục để hoạt động trong tiến trình học tập. Vai trò trung tâm của quá trình dạy học được chuyển từ

GV sang HS, GV đóng vai trò là người cố vấn, dàn xếp, nhắc nhở và giúp HS phát triển, đánh giá những

hiểu biết và việc học của mình. Cả GV và HS không chỉ xem kiến thức là một thứ để nhớ mà còn xem

kiến thức là một cấu trúc động. Quy trình dạy học theo TKT có cấu trúc như sau:

Khám phá

Câu hỏi của HS

Khảo sát cụ thể

Phản ánh Kiến tạo tri thức mới

Page 5: Liluan3 cau1

Theo quy trình này, việc dạy một kiến thức mới không phải bắt đầu từ việc GV thông báo kiến

thức đó mà phải bắt đầu từ việc khám phá của HS về kiến thức cần lĩnh hội. HS có cơ hội bộc lộ những

quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của bạn, được tranh luận, thống nhất ý kiến. Qua lắng nghe,

theo dõi những quan điểm của HS, GV sẽ phát hiện ra nhiều yếu tố bất ngờ hoặc khác thường, GV tôn

trọng những ý kiến của HS, khuyến khích HS lựa chọn con đường đi đúng để tiếp cận được tri thức. Kết

quả của hoạt động đó, HS có được một hệ thống kiến thức phù hợp với yêu cầu, đồng thời các em tìm ra

được con đường chiếm lĩnh tri thức.

Dạy học theo mô hình trên đã chứa đựng sự thay đổi quan điểm là dạy học phải luôn chú ý tới

những tri thức và kỹ năng đã có của HS, đó là một trong những tiền đề để tổ chức dạy học những kiến

thức mới.

Kiến thức quá trình là loại kiến thức khái niệm phản ánh một chuỗi các sự kiện, hiện tượng liên

tiếp xảy ra theo một trình tự chặt chẽ, có tính định hướng rõ rệt. Nói tới một quá trình Sinh học là nói tới

các cấu trúc (thành phần), sự vận động và tương tác của các thành phần theo một trình tự, trong điều kiện

xác định. Tính định hướng, tính tự điều chỉnh, tính thống nhất là những đặc điểm nổi bật của các quá trình

Sinh học. Các bước để dạy một quá trình Sinh học gồm:

Bước 1. Mô tả diễn biến của quá trình

Bước 2. Phân tích cơ chế của quá trình

Bước 3. Nêu ý nghĩa của quá trình

Khi mô tả diễn biến của quá trình, GV cần chú ý trình bày các sự kiện theo đúng trình tự từ lúc

khởi đầu đến lúc kết thúc, trong đó nêu rõ tính định hướng, tính liên tục, thống nhất của quá trình xảy ra,

tập trung sự chú ý của HS vào những sự kiện cơ bản nhất, tức là những mốc quan trọng. GV nên sử dụng

loại mô hình động (mô hình thể hiện được các thành phần tham gia vào từng khâu trong quá trình và

Page 6: Liluan3 cau1

chúng có thể biến đổi được về vị trí và hình thái) kết hợp với việc mô tả bằng lời với sự biểu diễn bằng sơ

đồ, hoặc thông qua sự biểu diễn rồi cho HS mô tả lại bằng lời.

Với cách thức như trên, bài học diễn ra như sau: Giới thiệu khái niệm Giảng giải Áp dụng

Khám phá xa hơn.

Khi dạy kiến thức quá trình theo quan điểm kiến tạo, GV tổ chức HS tự vẽ sơ đồ diễn biến quá

trình. Qua hoạt động của HS, GV sẽ phát hiện ra những sai lầm mà HS gặp phải, từ đó định hướng để HS

khắc phục được những sai lầm đó, HS sẽ tự khám phá được tri thức và biết được con đường để chiếm lĩnh

tri thức.

Ví dụ:

4. Dạy học quá trình sinh học ở cấp độ phân tử (SH 12) theo quan điểm kiến tạo

Trong chương trình Sinh học 12, chương “Cơ chế di truyền và biến dị” (chương I) có những khái

niệm về cấu trúc, hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào (gen, mã di truyền,

điều hoà hoạt động của gen, đột biến gen, nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể...); những khái niệm về

cơ chế, quá trình của hiện tượng di truyền và biến dị (cơ chế tự nhân đôi của ADN, cơ chế phiên mã, cơ

chế dịch mã, cơ chế phát sinh đột biến gen, cơ chế phát sinh đột biến nhiễm sắc thể...).

Khi tìm hiểu các cơ chế tự sao, phiên mã và dịch mã, HS sẽ nắm được cơ chế của hiện tượng di

truyền ở cấp phân tử là sự kết hợp của cả 3 quá trình đó. ADN tự sao về cơ bản là đúng nguyên mẫu,

nhưng do nhiều nguyên nhân, trong quá trình tự sao cũng có những sai sót, đó là cơ sở phân tử của hiện

tượng biến dị. Bởi vậy, HS nắm được diễn biến của các quá trình trên sẽ có điều kiện để hiểu rõ được các

hiện tượng di truyền, biến dị khác.

Chúng tôi đã nghiên cứu vận dụng thuyết kiến tạo để dạy các quá trình sinh học ở cấp độ phân tử.

Sau đây xin giới thiệu một số ví dụ về quy trình dạy một số tổ hợp kiến thức quá trình ở cấp độ phân tử

trong chương trình sinh học 12.

4.1. Dạy học diễn biến quá trình nhân đôi ADN

- Khám phá: Sau khi GV yêu cầu HS giải thích quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở bộ phận nào của

tế bào, vào kì nào của chu kì tế bào, HS sẽ tìm hiểu về các giai đoạn chủ yếu của quá trình này. GV vẽ

một đoạn phân tử ADN (đã tháo xoắn) lên bảng, HS phải tự hoàn thiện sơ đồ về cơ chế tự nhân đôi của

ADN.

Page 7: Liluan3 cau1

- Câu hỏi của HS: Những thành phần nào tham gia vào cơ chế tổng hợp ADN? Các thành phần đó

vận động như thế nào trong quá trình này?

- Khảo sát cụ thể: HS tìm hiểu thông tin, hình vẽ trong SGK, vẽ sơ đồ cơ chế tự sao.

- Phản ánh: Khi vẽ sơ đồ, ở HS nảy sinh một số vấn đề sau:

+ Không thể hiện chiều đi của enzim.

+ Vẽ đoạn phân tử ADN mẹ tách hẳn 2 mạch rồi mới lắp bổ sung các nuclêôtit (từ đầu 3' của mạch

mẹ).

+ Lắp các nuclêôtit bổ sung nhầm, chẳng hạn A với G hoặc X,…

+ Ở đoạn mạch được tổng hợp từ mạch ADN mẹ có chiều 5' 3', thể hiện sự tổng hợp mạch là liên

tục.

- Kiến tạo tri thức mới: GV tổ chức thảo luận những vấn đề có liên quan tới những tồn tại trên,

HS sẽ đối chiếu với sơ đồ của mình và tự hoàn thiện sơ đồ. Qua đó, HS không chỉ nắm vững được kiến

thức về cơ chế tổng hợp ADN mà còn hình thành được phương pháp tiếp cận được với kiến thức đó.

3. Thuyết hành vi có thể được áp dụng như thế nào trong dạy học?

Đặc điểm chung của cơ chế học tập theo thuyết hành vi:

- Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trung có thể quan sát được

- Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học tập đơn giản, trong đó

bao gồm các hành vi cụ thể với trình tự được quy định sẵn. Những hành vi phức tạp được xây

dựng thông qua sự kết hợp các bước học tập đơn giản

- Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn của người học, tức là sắp xếp việc học tập sao

cho người học đạt được những hành vi mong muốn và sẽ được phản hồi trực tiếp (khen thưởng và

công nhận)

- Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát tiến bộ học tập và

điều chỉnh kiệp thời những sai lầm

- Thuyết hành vi được ứng dụng đặc biệt trong dạy học chương trình hóa, dạy học bằng máy vi

tính, trong dạy học thông báo tri thức và huấn luyện thao tác. Trong đó nguyên tắc quan trọng là

phân chia nội dung học tập thành những đơn vị kiến thức nhỏ, tổ chức cho người học lĩnh hội tri

thức, kĩ năng theo một trình tự và thường xuyên kiểm tra kết quả đầu ra để điều chỉnh quá trình

học tập

Page 8: Liluan3 cau1

Câu 3: Mục tiêu – chuẩn kiến thức – mô hình Bloom 1. Tác dụng của mô hình Bloom là gì? Nó được sử dụng như thế nào trong dạy học? Lịch sử ra

đời và các phiên bản cho đến nay? Mỗi liện hệ giữa mục tiêu – chuẩn kiến thức và mô hình Bloom.

2. Với mỗi mức độ nhận thức trong mô hình Bloom hay giải thích và cho ví dụ cụ thể trong môn tin học? 3. Mô hình Bloom mới (phiên bản do Anderson – 1999) khác như thế nào với mô hình ban đầu?

Thế nào là định lượng kiến thức? Thế nào là định lượng quá trình nhận thức? Hãy định lượng kiến thức và quá trình nhận thức cho 3 mức nhận thức sau:

Hiểu khái niệm mảng một chiều và vai trò của nó trong lập trình Vận dụng cấu trúc rẽ nhánh Hiểu khái niệm cơ sở dữ liệu

Mô hình Bloom mới khác ở chỗ: 1.Có phân loại cụ thể trong từng mức trong Bloom gồm có những loại nhỏ trong loại

lớn,chẳng hạn như trong mức nhớ thì gồm nhớ và biết

2.Ông có đưa từng vi dụ cụ thể để cho người đọc dễ phân biệt

3. Phiên bản phân loại tưduy phân biệt “biết cái gì” - nội dung của tư duy, và “biết như

thế nào” - tiến trình được sử dụng để giải quyết vấn đề.

Định lượng kiến thức : Định lượng kiến thức được tính bằng “biết điều gì”. Có bốn phạm trù: thực tế, khái

niệm, tiến trình, và siêu nhận thức. Kiến thức thực tế gồm những mảnh kiến thức

riêng biệt, như định nghĩa từ vựng và kiến thức về những chi tiết cụ thể. Kiến thức

thuộc về khái niệm bao hàm hệ thống thông tin, như những sự phân lọai và những

phạm trù.

Định lượng quá trình nhận thức:

Nhớ - Lấy những thông tin chính xác từ bộ nhớ

Hiểu – Tìm ra ý nghĩa từ những tài liệu giảng dạy hoặc kinh nghiệm giáo dục

Vận dụng - Sử dụng tiến trình

Phân tích – Chia khái niệm thành những phần nhỏ và chỉ ra mối liên hệ của chúng tới

tổng thể

Đánh giá – Phán xét dựa trên các tiêu chí và các chuẩn

Sáng tạo – Tạo ra cái mới từ những thông tin cũ, hoặc nhận biết những yếu tố cấu thành

của một cấu trúc mới.

Page 9: Liluan3 cau1