lÂm thanh bÌnh...ngành học: chăn nuôi thú y tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt...

95
BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐẠI HC CN THƠ Niên khóa : 2006 - 2008 LÂM THANH BÌNH NH HƯỞNG CA SBSUNG BÃ ĐẬU NÀNH VÀ CÁC NGUN THC ĂN NĂNG LƯỢNG TRONG KHU PHN TRÊN TĂNG TRNG, TIÊU HÓA DƯỠNG CHT VÀ HIU QUKINH TCA THLAI LUN VĂN THC SĨ KHOA HC NÔNG NGHIP CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI 60-62-40 Cán bhướng dn TS. NGUYN THKIM ĐÔNG

Upload: others

Post on 22-Sep-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Niên khóa : 2006 - 2008

LÂM THANH BÌNH

ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG BÃ ĐẬU NÀNH VÀ CÁC NGUỒN THỨC ĂN NĂNG LƯỢNG TRONG KHẨU PHẦN TRÊN TĂNG TRỌNG,

TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH CHĂN NUÔI 60-62-40

Cán bộ hướng dẫn

TS. NGUYỄN THỊ KIM ĐÔNG

Page 2: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

ii

LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:

Họ và tên: LÂM THANH BÌNH Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 30/08/1982

Quê quán: Sóc Trăng Dân tộc: Kinh

Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu:

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: ấp Phú Giao, xã Thạnh Quới, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.

Điện thoại cơ quan: Điện thoại nhà riêng: 0944994606

Fax: E-mail: [email protected]

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Trung học chuyên nghiệp:

Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ / đến /

Nơi học (trường, thành phố):

Ngành học:

2. Đại học: Hệ đào tạo: Chính qui Thời gian đào tạo từ: 10/2001 đến 3/2005

Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại Học Cần Thơ-Thành Phố Cần Thơ

Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y

Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:

Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Trường Đại Học Cần Thơ

Người hướng dẫn:

3. Thạc sĩ:

Hệ đào tạo: Chính qui Thời gian đào tạo từ 10/2005 đến 10/2008

Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại Học Cần Thơ- Thành Phố Cần Thơ

Ngành học: Chăn nuôi

Tên luận văn: Ảnh hưởng của sự bổ sung bã đậu nành và các nguồn thức ăn năng lượng trong khẩu phần trên tăng trọng, tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ lai.

Page 3: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

iii

Ngày và nơi bảo vệ luận văn: 15/08/2009. Trường Đại Học Cần Thơ.

Người hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thị Kim Đông.

4. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Anh văn (tương đương C) 5. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày và nơi cấp: Học vị: Kỹ sư Chăn nuôi Thú y

Số bằng: C639392-0935/CQ.05

Ngày và nơi cấp: Cần Thơ, ngày 15 tháng 8 năm 2005

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:

Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm

07/2009 Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Sóc Trăng Giảng viên

Ngày tháng năm 200

Người khai ký tên

Page 4: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

iv

Luận án kèm theo đây, với tựa là “ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG BÃ ĐẬU NÀNH VÀ CÁC NGUỒN THỨC ĂN NĂNG LƯỢNG TRONG KHẨU PHẦN TRÊN TĂNG TRỌNG, TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA THỎ LAI” do LÂM THANH BÌNH thực hiện và báo cáo, và đã được Hội đồng chấm luận án thông qua.

PGS.Ts LÊ ĐĂNG ĐẢNH Ts. LÊ THỊ MẾN Ủy viên Thư ký Ts. DƯƠNG NGUYÊN KHANG Ts. HỒ QUẢNG ĐỒ Phản biện 1 Phản biện 2

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009

PGS.Ts NGUYỄN VĂN THU Chủ tịch hội đồng

Page 5: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

v

LỜI CẢM ƠN Con luôn khắc ghi ơn sinh thành dưỡng dục của ba mẹ! Cảm ơn thầy cô TS. Nguyễn Thị Kim Đông và PGS. TS. Nguyễn Văn Thu đã tận tình giúp đỡ, động viên và hướng dẫn trong quá trình thực hiện đề tài. Chân thành ghi nhớ công ơn quý Thầy Cô đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn cho tôi có được ngày hôm nay. Cảm ơn đến vợ tôi, người lo lắng giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài được chu toàn. Cảm ơn đến các Cậu, Dì, Dượng, em gái tôi đã lo lắng, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập. Gởi lời cảm ơn đến Trương Thanh Trung, Lâm Phước Thành, Nguyễn Trường Giang, Đặng Hùng Cường, Nguyễn Thụy Lan Anh, Phạm Văn Nhi, và tập thể cán bộ phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm bộ môn chăn nuôi đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn các anh chị lớp Cao học Chăn nuôi K12 và các bạn lớp CNTY K26 đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!

Page 6: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

vi

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ chương trình luận văn nào trước đây. Cán bộ hướng dẫn Người thực hiện TS. NGUYỄN THỊ KIM ĐÔNG LÂM THANH BÌNH

Page 7: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

vii

ABSTRACT A study of effect of using soya waste and energy feed sources in diets on growing crossbred rabbits was conducted at household and laboratory of Animal Science Department of Can Tho University with three experiments (Exp.). Three experiments were completely randomized design with five treatments and 3 replications, with sixty crossbred rabbits for each Exp.1 and 3 but thirty crossbred rabbits for Exp.2. Two males and two females were allocated in an experimental unit. The treatments of Exp.1 and Epx.2 were supplementation of soya waste at different levels of 0, 80, 160, 240 and 320 g in the sweet potato basal diets. While the treatments of Exp. 3 were supplementation of 29g broken rice (T29), 35g paddy rice (L35), 26g maize (B26), 35g molasses (MD35), 27g dried cassava root slices (KM27) in the diets based on soya waste and sweet potato. Exp.1 was done on crossbred-rabbits at 7 weeks of age to evaluate feed intake, and growth performance. Exp.2 was conducted on crossbred-rabbits at 11 weeks of age to determine nutrient digestibility and nitrogen retention. The third Exp. used growing rabbits at 9 weeks of age.

The results of Exp.1 showed that the DM and CP intakes, growth rate (g/rabbit/day) were improved with increasing levels of soya waste in diets, and the highest results in BDN240 and BDN320 diets (P<0.05). The weights of carcass and lean meat were significantly higher in the soya waste diets (P<0.05). Profit per rabbit was the highest for the treatment of BDN320 (22,100 VND/rabbit).

Exp.2 indicated that the digestibility values of DM, OM, CP, NDF, ADF, N intake and N retention increased with increasing levels of soya waste in the diets and the highest results were found in the BDN320 diet (P<0.05).

The results of third Exp. showed that the DM and OM intakes were higher in the L35 diet and lower in the KM27 diet but being not significantly different (P>0.05). Weight gain were not significantly different among treatments (P>0.05).

It was concluded that could be supplementation of soya waste in diets at level of 240 g/day for growing rabbits gave high growth performance and better economic returns.

There was efficient of using energy feed sources such as broken rice, paddy rice, maize, molasses, dried cassava root slices in the diets for growing rabbits.

Key words: crossbred rabbit, sweet potato, soya waste, cassava hay slices, broken rice, paddy rice, maize, molasses growth rate, nutrient digestibility.

Page 8: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

viii

TÓM LƯỢC Một nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bã đậu nành và các nguồn thức ăn năng lượng trong khẩu phần thỏ tăng trưởng, được thực hiện tại nông hộ và phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn Nuôi, Trường Đại học Cần Thơ với 3 thí nghiệm. Ba thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại với 60 thỏ lai trong thí nghiệm 1 và 3. Thí nghiệm 2 được thực hiện trên 30 thỏ lai. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 2 thỏ đực và 2 thỏ cái. Các nghiệm thức của thí nghiệm 1 và 2 là bã đậu nành (BĐN) bổ sung vào khẩu phần rau lang (RL) ở các mức độ 0, 80, 160, 240, 320g (BĐN0, BĐN80, BĐN160, BĐN240, BĐN320). Trong khi các nghiệm thức của thí nghiệm 3 là tấm 29g (T29), lúa 35g (L35), bắp 26g (B26), mật đường 35g (MĐ35) và khoai mì lát khô 27g (KM27) bổ sung vào khẩu phần cơ bản gồm rau lang (RL) và bã đậu nành (BĐN). Thí nghiệm 1 được thực hiện trên thỏ lai 7 tuần tuổi để nghiên cứu khả năng tận dụng thức ăn và tăng trọng. Thí nghiệm 2 được thực hiện trên thỏ 11 tuần tuổi để đánh giá tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và Nitơ tích lũy. Trong khi thí nghiệm 3 thực hiện trên thỏ lai 9 tuần tuổi để nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn thức ăn năng lượng vào khẩu phần nuôi thỏ vỗ béo.

Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy tổng DM, CP ăn vào, tăng trọng (g/con/ngày) tăng dần khi tăng bã đậu nành trong khẩu phần và đạt giá trị cao ở nghiệm thức BĐN240 và BĐN320 (P<0,05). Trọng lượng thân thịt và trọng lượng thịt tuộc ở các khẩu phần có bổ sung bã đậu nành cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bổ sung bã đậu nành (P<0,05). Nghiệm thức bổ sung BĐN240 cho hiệu quả kinh tế cao nhất (22.100 đồng/con).

Kết quả thí nghiệm 2 chỉ ra rằng giá trị tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất DM, CP, NDF, ADF và Nitơ tích lũy tăng dần khi tăng bã đậu nành trong khẩu phần và giá trị đạt cao hơn ở nghiệm thức BĐN320 (P<0,05).

Kết quả thí nghiệm 3 cho thấy lượng DM, OM ăn vào cao nhất ở nghiệm thức L35 và thấp nhất ở nghiệm thức KM27, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả tăng trọng giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Kết luận bã đậu nành có thể bổ sung trong khẩu phần ở mức 240 g/con/ngày cho tăng trọng và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Có thể sử dụng các nguồn thức ăn bổ sung năng lượng như tấm, lúa, bắp, mật đường, khoai mì lát khô vào khẩu phần nuôi thỏ.

Từ khoá: Thỏ lai, rau lang, bã đậu nành, khoai mì lát khô, tấm, lúa, bắp, mật đường, tăng trọng, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất.

Page 9: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

ix

MỤC LỤC LÝ LỊCH KHOA HỌC .........................................................................................................ii

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... v

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................vi

ABSTRACT .......................................................................................................................vii

TÓM LƯỢC ......................................................................................................................viii

MỤC LỤC ........................................................................................................................... ix

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................................xiii

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ.................................................................................................... xiv

DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................................... xv

DANH SÁCH HÌNH.........................................................................................................xvii

Chương 1 ............................................................................................................................ 19

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 19

Chương 2 ............................................................................................................................ 21

CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................... 21

2.1. Sơ lược về các giống thỏ trên thế giới........................................................................... 21

2.1.1 Giống NewZeland White ............................................................................................. 21

2.1.2 Giống thỏ California .................................................................................................. 21

2.1.3 Thỏ Chinchilla............................................................................................................ 22

2.1.4 Thỏ Angora ................................................................................................................ 22

2.1.4 Thỏ Beveren ............................................................................................................... 22

2.2. Những giống thỏ phổ biến ở Việt Nam ......................................................................... 23

2.2.1. Thỏ nội thuần chủng .................................................................................................. 23

2.2.2. Giống thỏ nhập ngoại ................................................................................................ 23

2.2.3. Các giống thỏ lai ....................................................................................................... 23

2.3 Vài nét về tiêu hóa thỏ................................................................................................... 25

2.3.1 Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa............................................................................. 25

2.3.2 Sự phát triển đường tiêu hóa của thỏ theo lứa tuổi ..................................................... 26

2.3.3 Đặc điểm sinh lí tiêu hóa ............................................................................................ 27

2.3.4 Hiện tượng ăn phân của thỏ (Caecotrophia)............................................................... 27

2.4 Mức độ tiêu hóa dưỡng chất thỏ .................................................................................... 29

Page 10: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

x

2.4.1 Sự tiêu hóa protein ..................................................................................................... 29

2.4.2 Xơ và sự biến dưỡng ở manh tràng ............................................................................. 31

2.4.3 Sự tiêu hóa tinh bột..................................................................................................... 32

2.4.4 Sự tiêu hóa chất béo. .................................................................................................. 32

2.5 Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ .......................................................................................... 33

2.5.1 Nhu cầu năng lượng cho sự sinh trưởng và phát triển của thỏ .................................... 33

2.5.2 Nhu cầu protein của thỏ ............................................................................................. 35

2.5.3 Nhu cầu chất xơ của thỏ ............................................................................................. 35

2.6 Nhu cầu vitamin và khoáng chất .................................................................................... 36

2.7 Nhu cầu nước ................................................................................................................ 38

2.8 Các loại thức ăn của thỏ ................................................................................................ 39

2.8.1 Rau lang (Ipomoea batatas)........................................................................................ 39

2.8.2 Lúa (Oryza sativa )..................................................................................................... 40

2.8.3 Bã đậu nành ............................................................................................................... 40

2.8.4 Tấm ............................................................................................................................ 40

2.8.5 Bắp............................................................................................................................. 41

2.8.7 Khoai mì lát khô ......................................................................................................... 42

2.8.8 Mật đường.................................................................................................................. 43

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 44

3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm................................................................................... 44

3.2 Chuồng trại thí nghiệm.................................................................................................. 44

3.3 Động vật thí nghiệm..................................................................................................... 44

3.4 Thức ăn thí nghiệm........................................................................................................ 44

3.5 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của bổ sung bã đậu nành vào khẩu phần rau lang lên khả năng tận dụng thức ăn và tăng trọng của thỏ lai............................................................................ 45

3.5.1 Mục đích thí nghiệm ................................................................................................... 45

3.5.2 Bố trí thí nghiệm......................................................................................................... 45

3.5.3 Chăm sóc nuôi dưỡng................................................................................................. 45

3.5.4 Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................................... 46

3.6 Thí nghiệm 2: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy ở thỏ được nuôi bằng khẩu phần rau lang có bổ sung bã đậu nành.......................................................................................... 46

Page 11: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

xi

3.6.1 Mục đích thí nghiệm ................................................................................................... 46

3.6.2 Bố trí thí nghiệm......................................................................................................... 47

3.6.3 Cách lấy mẫu ............................................................................................................. 47

3.6.4 Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................................... 47

3.7 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc bổ sung các nguồn thức ăn năng lượng vào khẩu phần rau lang nuôi vỗ béo thỏ lai ................................................................................................. 47

3.7 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc bổ sung các nguồn thức ăn năng lượng vào khẩu phần rau lang nuôi vỗ béo thỏ lai ................................................................................................. 48

3.7.1 Mục đích thí nghiệm ................................................................................................... 48

3.7.2 Bố trí thí nghiệm......................................................................................................... 48

3.7.3 Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................................... 49

3.8 Xử lý số liệu.................................................................................................................. 49

Chương 4 ............................................................................................................................ 50

KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................................................... 50

4.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của bổ sung bã đậu nành vào khẩu phần rau lang lên khả năng tận dụng thức ăn và tăng trọng thỏ lai.................................................................................. 50

4.1.1 Thành phần hóa học của thực liệu thức ăn trong thí nghiệm ....................................... 50

4.1.2 Kết quả lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm nuôi dưỡng .... 52

4.1.5 Kết quả thành phần dưỡng chất thịt thỏ ...................................................................... 60

4.2 Thí nghiệm 2: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy ở thỏ được nuôi bằng khẩu phần rau lang có bổ sung bã đậu nành.......................................................................................... 61

4.2.1 Thành phần hóa học thực liệu thức ăn trong thí nghiệm ............................................. 61

4.2.2 Kết quả dưỡng chất ăn vào của thí nghiệm tiêu hóa.................................................... 62

4.2.3 Kết quả tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất .............................................................................. 65

4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của sự bổ sung các nguồn thức ăn năng lượng vào khẩu phần rau lang nuôi vỗ béo thỏ lai ................................................................................................. 69

4.3.1 Thành phần hóa học thực liệu thức ăn trong thí nghiệm ............................................. 69

4.3.2 Kết quả lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm vỗ béo........... 70

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 74

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM ................................................................................. 75

PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 87

Page 12: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

xii

Page 13: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

xiii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ADF: Xơ acid Ash: Khoáng tổng số B: Bắp BĐN: Bã đậu nành CP: Protein thô DE: Năng lượng tiêu hóa DM: Vật chất khô DP: Protein tiêu hóa EE: Béo thô FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn KM: Khoai mì lát khô L: Lúa ME: Năng lượng trao đổi MĐ: Mật đường N: Nitơ NDF: Xơ trung tính NFE: Chiết chất không đạm NT: Nghiệm thức OM: Vật chất hữu cơ RL: Rau lang T: Tấm TN: Thí nghiệm TP: Thành phần VFA: Acid béo bay hơi

Page 14: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

xiv

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

Biểu đồ Tên biểu đồ Trang

1 Lượng DM và CP ăn vào khi tăng hàm lượng BĐN trong khẩu phần 53

2 Lượng NDF và ADF tiêu thụ khi tăng hàm lượng BĐN trong khẩu phần

54

3 Mối quan hệ giữa lượng CP ăn vào và tăng trọng của thỏ thí nghiệm 56

4 Tăng trọng và trọng lượng cuối của thỏ thí nghiệm 57

5 Lượng DM và CP ăn vào khi tăng BĐN trong khẩu phần thí nghiệm 63

6 Lượng NDF và ADF tiêu thụ khi tăng BĐN trong khẩu phần thí nghiệm

64

7 Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất CP và DM 67

8 Lượng Nitơ ăn vào và Nitơ tích lũy 67

9 Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất NDF và ADF 68

10 Lượng DM và CP ăn vào trong thí nghiệm vỗ béo 71

11 Tăng trọng và trọng lượng cuối thí nghiệm vỗ béo 73

Page 15: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

xv

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1: Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của thỏ địa phương........................................ 25

Bảng 2: Khối lượng cơ thể thông qua các mốc tuổi thỏ địa phương .................................... 25

Bảng 3: So sánh tỷ lệ dung tích các thành phần đường tiêu hóa của các gia súc (%) ............ 26

Bảng 4: Độ dài các đoạn ruột thỏ trưởng thành.................................................................... 26

Bảng 5: Thành phần hóa học trong phân thỏ (%DM)........................................................... 28

Bảng 6: Nhu cầu protein và acid amin theo một vài tác giả .................................................. 34

Bảng 7: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo thể trọng ............................................................ 35

Bảng 8: Nhu cầu vitamin của thỏ......................................................................................... 37

Bảng 9: Nhu cầu khoáng của thỏ ......................................................................................... 38

Bảng 10: Thành phần hóa học của rau lang (%DM)............................................................. 39

Bảng 11: Thành phần hóa học của lúa (%DM) .................................................................... 40

Bảng 12: Thành phần hóa học của bã đậu nành (%DM) ...................................................... 40

Bảng 13: Thành phần hóa học của tấm (%DM) ................................................................... 41

Bảng 14: Thành phần hóa học của bắp (%DM) ................................................................... 42

Bảng 15: Thành phần hóa học của khoai mì (%DM) ........................................................... 43

Bảng 16: Thành phần hóa học của mật đường (%DM) ........................................................ 43

Bảng 17: Thành phần thực liệu thức ăn trong khẩu phần thí nghiệm (g/con/ngày) ............... 45

Bảng 18: Thành phần thực liệu thức ăn trong khẩu phần thí nghiệm nuôi vỗ béo................. 48

Bảng 19: Thành phần hóa học của các thực liệu thức ăn (% DM) trong thí nghiệm nuôi dưỡng........................................................................................................................................... 50

Bảng 20: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ thí nghiệm nuôi dưỡng.................... 52

Bảng 21: Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung bã đậu nành vào khẩu phần rau lang trên tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) và hiệu quả kinh tế của thỏ thí nghiệm.................... 55

Bảng 22: Ảnh hưởng của các mức độ bã đậu nành bổ sung vào rau lang trên các chỉ tiêu năng suất thịt và nội tạng ............................................................................................................. 58

Bảng 23: Kết quả thành phần dưỡng chất của thịt thỏ (%) ................................................... 60

Bảng 24: Thành phần hóa học (%DM) của thức ăn trong thí nghiệm tiêu hóa...................... 61

Bảng 25: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa................ 62

Bảng 26: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất (%) của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa .......................... 65

Bảng 27: Thành phần hóa học của thức ăn trong thí nghiệm vỗ béo (%DM)........................ 69

Page 16: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

xvi

Bảng 28: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ thí nghiệm vỗ béo .......................... 70

Bảng 29: Ảnh hưởng của các loại thực liệu cung cấp năng lượng bổ sung vào khẩu phần trên tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) và hiệu quả kinh tế .......................................... 72

Page 17: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

xvii

DANH SÁCH HÌNH

Hình Tên hình Trang

1 Bã đậu nành 75

2 Rau lang 75

3 Tấm 75

4 Khoai mì lát 75

5 Lúa 75

6 Bắp 75

7 Thỏ ăn rau lang 75

8 Thỏ ăn rau lang 75

9 Thỏ ăn khoai mì lát 76

10 Thỏ ăn rau lang 76

11 Máng đựng rau 76

12 Máng đựng rau 76

13 Thỏ ăn bã đậu nành 76

14 Lấy nước tiểu thí nghiệm tiêu hóa 76

15 Chăm sóc thỏ thí nghiệm 76

16 Thỏ ăn rau lang 77

17 Thỏ ăn bã đậu nành 77

18 Thỏ ăn lúa 77

19 Thỏ ăn bắp 77

20 Thỏ ăn mật đường 77

21 Thỏ ăn khoai mì lát 77

22 Thỏ ăn tấm 77

23 Chuồng trại thí nghiệm 77

Page 18: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:
Page 19: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

19

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành chăn nuôi thỏ trên thế giới khá phát triển ở châu Âu và châu Mỹ, các nước Nga, Hungary, Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Đan Mạch sản xuất, mua bán thịt thỏ và thỏ giống nhiều nhất. Ở Việt Nam, mặc dù nghề nuôi thỏ còn rất mới nhưng rải rác người dân cũng phát triển từ thành thị đến nông thôn để tự cung cấp thịt, bán cho các nhà hàng, quán ăn... Tại Ninh Bình, cùng với việc đầu tư vào xây dựng trại nhân giống thỏ trên địa bàn xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, công ty Nipon Zoki Ltd (Nhật Bản) tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thịt thỏ và sản xuất thuốc tuần hoàn não bộ từ da và huyết thanh thỏ, với công suất 1 triệu con thỏ/năm. Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, số trại thỏ đang tăng lên rất nhanh nguyên nhân từ sự chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, do đặc tính dễ nuôi, dễ chăm sóc, tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, đầu tư ban đầu ít hơn so với nuôi các loại gia súc khác. Ngoài ra, sản phẩm thịt thỏ đang dần chiếm lĩnh thị phần, và có chỗ đứng trong tâm lý người tiêu dùng. Những đặc điểm nổi bật của thỏ so với các loại vật nuôi khác. Thỏ là loài ăn cỏ có khả năng chuyển hóa hiệu quả từ rau cỏ thành thực phẩm cho con người, thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein (21g/100g) so với heo 17g và gà 19,5g, ít mỡ 8g/100g so với 21g ở heo và 12g ở gà và ít cholesterol (Adrian et al.,1981). Thỏ có thể chuyển hóa 20% protein chúng ăn thành thịt cơ thể (Lebas et al.,1997) so với 16-18% ở heo và 8-12% ở bò. Thỏ có khả năng đặc biệt để tận dụng nguồn protein và năng lượng từ thực vật để tạo ra thực phẩm, những nguồn thức ăn này từ các loại cây cỏ có hiệu quả kinh tế thấp (Telek et al., 1983) không cạnh tranh với con người như heo hoặc gà. Thỏ có thể ăn được nhiều loại thức ăn phong phú từ các loại cỏ trong tự nhiên như cỏ lông tây (Brachiaria mutica), cúc dại (Wedelia trilobata) (Nguyễn Thị Vĩnh Châu, 2008), cỏ Stylo 184 (Stylosanthes guianensis), cỏ Guinea (Panicum maximum) (Hongthong et al., 2005), thân cây họ đậu, dây bìm bìm (Ipomoea pulchella) đến các loại rau lang (Ipomoea batatas), rau muống (Ipomoea aquatica) (Nguyen Thi Kim Dong, 2008), các phụ phẩm trong công nghiệp bã bia, bã đậu nành (Dương Hồng Duyên, 2008). Trong đó bã đậu nành, sản phẩm trong chế biến sữa đậu nành, tàu hủ, chao là nguồn thức ăn dễ tìm tại địa phương, giá thành hạ, nhưng có hàm lượng đạm cao 27% và có nhiều nguồn dưỡng chất khác (Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang, 2008) Mục đích tìm được nguồn phụ phẩm, giá thành hạ, bổ sung vào khẩu phần rau để cải thiện năng suất, chất lượng thịt tốt nhất, giảm chi phí nuôi, chúng tôi tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của bổ sung bã đậu nành và các nguồn thức ăn năng lượng trong khẩu phần trên tăng trọng, tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ lai” nhằm mục đích:

Xác định mức bổ sung bã đậu nành tối ưu vào khẩu phần rau lang. Xác định tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy ở các khẩu phần thí nghiệm.

Page 20: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

20

Tìm hiểu được nguồn thức ăn bổ sung năng lượng để nuôi vỗ béo thỏ đạt hiệu quả năng suất và kinh tế cao.

Xác định các chỉ tiêu về quầy thịt và chất lượng thịt thỏ. Tính hiệu quả kinh tế theo từng nghiệm thức.

Từ những kết quả đạt được, có thể khuyến cáo đến hộ chăn nuôi thỏ đạt hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống.

Page 21: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

21

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Sơ lược về các giống thỏ trên thế giới

Theo phân loại động vật thỏ (Oryctotagus cuniculus) thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ gặm nhấm (Rodentia), họ Leporidae. Thỏ rừng có nhiều loại khác nhau, hiện nay chỉ có loài Oryctolagus Cuniculus được thuần hóa thành thỏ nhà.

Hiện nay có gần 90 giống thỏ được nuôi trên thế giới (Nguyễn Chu Chương, 2003) với các mục đích khác nhau như giống lấy thịt, lấy lông, giống kiêm dụng và cả nuôi làm thú kiểng.

Thỏ hướng thịt trọng lượng trưởng thành đạt 4,5 – 5 kg. Các có giống thỏ lớn hơn trưởng thành đạt 10 -11 kg nhưng xương to, khối lượng thịt xẻ nhỏ (Đinh Văn Bình & Nguyễn Quang Sức, 1999)

Phân loại thỏ thường dựa vào tầm vóc: nhóm giống nặng ký (trọng lượng trưởng thành hơn 5 Kg) như Bouscat Giant White, Frecnh Lop, Flemish Giant và French Giant Pabillon, nhóm giống trung bình (trọng lượng trưởng thành 3,5 – 4,5 kg) như Californian, New Zealand White, Grand Chinchilla..., nhóm giống nhẹ cân (trọng lượng trưởng thành 2,5 - 3 kg) như Small Chinchilla, Duch, French Havana, Himalayan... và giống thỏ nhỏ con trọng lượng trưởng thành nhỏ hơn 1 Kg.

2.1.1 Giống NewZeland White

Giống thỏ NewZeland nhập nội vào nước ta từ năm 1978, được nuôi ở trung tâm giống dê thỏ Sơn Tây (Viện Chăn Nuôi quốc gia) đã qua hàng chục đời và đã thích nghi với môi trường khí hậu của Việt Nam. Có đặc điểm: lông toàn thân màu trắng, lông dày, độ dài lông trung bình 7 - 10 mm, mắt đỏ màu ngọc, tầm vóc trung bình. Lúc trưởng thành có khối lượng đạt 4,5 - 5 kg (Đinh Văn Bình & Nguyễn Quang Sức, 1999).

Mỗi năm thỏ đẻ trung bình 5 - 6 lứa, mỗi lứa bình quân 6 - 7 con. Như vậy đối với giống thỏ này một thỏ cái cho trung bình 20 - 30 con/năm. Thỏ con cai sữa thường được nuôi vỗ béo đến 90 ngày tuổi thì giết thịt. Như vậy một con mẹ có thể cho trung bình 50kg thịt tươi (30 – 90 kg/1 thỏ cái) và 20 - 30 tấm lông da (Đinh Văn Bình & Nguyễn Quang Sức, 1999).

2.1.2 Giống thỏ California

Giống thỏ này được tạo ra và phát triển từ Mỹ (khoảng năm 1920) từ hai giống NewZeland White với Himalyan và sau đó có sự tham gia của giống Chinchilla với

Page 22: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

22

mục tiêu tạo ra giống thỏ có thịt và lông chất lượng cao. Chúng được nhập vào nước Anh lần đầu tiên vào năm 1958. Tuy nhiên, đến năm 1960 mới được công bố nhập chính thức với số lượng 400 con. Đây là giống thỏ tạo ra được lợi tức cao cho những người nuôi thỏ thương phẩm. Đặc điểm của giống thỏ này là có bộ lông màu trắng tuyết. Riêng hai tai, mũi, đuôi và bốn bàn chân có màu tro hoặc đen, trong chăn nuôi công nghiệp rất được ưa chuộng. Thỏ trưởng thành có trọng lượng 4 - 4,5 kg, con đực nặng từ 3,6 - 4,5 kg, con cái nặng 3,8 - 4,7 kg. Mỗi năm đẻ khoảng 5 lứa, mỗi lứa khoảng 5 - 6 con (Nguyễn Ngọc Nam, 2002).

Thỏ này được nhập vào nước ta ở Sơn Tây (năm 1977) và đã thích nghi với điều kiện khí hậu và nuôi dưỡng chăm sóc. Hai giống thỏ trên có tỷ lệ thịt xẻ từ 55 - 58% (Kathy, 1996), một tấm lông da đạt khoảng 300 - 400 g (Nguyễn Ngọc Nam, 2002).

2.1.3 Thỏ Chinchilla

Lần đầu tiên được trình diễn tại Pháp năm 1913 bởi Dybowski. Được tạo ra từ thỏ rừng và hai giống thỏ Blue Beverens và Himalyans. Chinchilla được xem là giống thỏ cho len, nuôi nhiều ở một số nước Châu Âu. Giống thỏ này có hai dòng, một có trọng lượng 4,5 - 5 kg (Chinchilla giganta) và dòng kia đạt 2 - 2,5 kg lúc trưởng thành (Nguyễn Ngọc Nam, 2002).

Trung bình mỗi lứa đẻ từ 6 - 8 con, có khả năng thích nghi với điều kiện chăn nuôi khác nhau. Thỏ có lông màu xanh, lông đuôi trắng pha lẫn xanh đen, bụng nàu trắng xám đen (Nguyễn Ngọc Nam, 2002).

2.1.4 Thỏ Angora

Có nguồn gốc từ vùng Angora thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, nay là Ankara. Năm 1723 các thủy thủ thấy được tiềm năng sử dụng lông giống thỏ này làm áo choàng nên đã du nhập giống thỏ này về Pháp, sau đó được nuôi phổ biến khắp Châu Âu. Màu lông của thỏ Angora không đồng nhất, hiện nay giống này có tới 12 màu khác nhau nhưng màu trắng là phổ biến nhất. Giống Angora Anh trưởng thành cân nặng 2,75 kg và có thể cho 350 g lông tơ rất mịn trong năm, trong khi Angora Pháp nặng trung bình 3,6 kg và Angora Đức là 4kg (Kathy, 1990).

2.1.4 Thỏ Beveren

Giống thỏ này có nguồn gốc từ vùng Waas, miền tây nước Bỉ. có hai giống tiêu biểu là Beveren Standard và Beveren Giant. Beveren du nhập vào Anh quốc và được triển lãm lần đầu vào năm 1905. Năm 1915 được du nhập vào Mỹ và phát triển thành các giống như American Blue, Blue Beveren, Giant Blue Beveren, Barbancon Blue, Blue Imperial, Blue Vienna và Blue Flemish Giants. Ngày nay giống thỏ này có ba màu chính là lông xanh, lông đen, và lông trắng mắt xanh. Là giống thỏ kiêm dụng, thỏ

Page 23: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

23

trưởng thành bộ lông có chiều dài từ 4 đến 5 cm, có trọng lượng trưởng thành của con đực 3 đến 5 kg và con cái 4 đến 5,5 kg.

2.2. Những giống thỏ phổ biến ở Việt Nam

Quần thể thỏ ở Việt Nam được du nhập từ Pháp khoảng 70 - 80 năm trước đây. Chúng đã bị lai tạp nhiều giữa các giống khác nhau nên cũng có những biến hóa khác nhau về ngoại hình (Lê Viết Ly, 2006).

2.2.1. Thỏ nội thuần chủng

Bộ lông của thỏ nội không còn thuần nhất về màu sắc. Có con màu trắng tuyền, có con màu đen tuyền, có con pha tạp giữa hai màu đó. Nhiều con thỏ nội lại có màu xám tro nhạt hoặc sẫm. Màu vàng hoặc đốm trắng. Màu mắt của thỏ ta cũng không đồng nhất. Có con mắt đỏ, có con mắt đen, có một số con lại màu xám. Khi hai con thỏ cùng màu lông, màu mắt giao phối với nhau sẽ cho ra một đàn con với nhiều màu lông, màu mắt khác bố mẹ chúng. Biểu hiện này chứng tỏ sự phân ly và tính pha tạp về giống (Nguyễn Ngọc Nam, 2002).

Giống thỏ nội hiện nay ở nước ta có đặc điểm là đầu to vừa phải, tai thẳng hơi nhếch hình chữ V, thân hình chắc chắn nhưng cổ không vạm vỡ, lưng hơi cong hoặc tròn, bụng to. Trọng lượng trung bình khoảng 2,5-3,5 kg. Ưu điểm là nuôi con rất khéo, khả năng sinh sản tốt. Mỗi năm đẻ 5–6 lứa, trung bình 6 con/lứa. Ở điều kiện khí hậu nước ta chúng có khả năng chịu đựng rất tốt (Nguyễn Ngọc Nam, 2002).

2.2.2. Giống thỏ nhập ngoại

Để cải tiến giống và năng suất nuôi thỏ, từ năm 1978 nước ta đã tiến hành nhập một số giống thỏ ngoại. Giống thỏ trắng Tân Tây Lan Việt Nam (NewZeland White Việt Nam) được nhập nhiều nhất. Giống này nguồn gốc từ Hungary. Trong quá trình nuôi dưỡng chọn lọc đàn thỏ đã thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi, khí hậu ở nước ta. Là giống thỏ có nhiều ưu điểm, chúng được sử dụng để nuôi lấy thịt và cả lấy da. Thỏ Tân Tây Lan Việt Nam có màu lông trắng tuyền, mắt đỏ. Trọng lượng trung bình thỏ trưởng thành từ 4-4,5 kg, mỗi năm đẻ từ 5-6 lứa, mỗi lứa 5-6 con. Thỏ sơ sinh có trọng lượng 55-60 g, thỏ con cai sữa nặng khoảng 550-600g, đến 3 tháng tuổi thỏ nặng 1,8-2 kg. Tỷ lệ thịt xẻ của giống này đạt 54-56%. Nhân dân ta rất ưa chuộng giống thỏ Tân Tây Lan Việt Nam. Ngoài việc nuôi thuần chủng người ta còn để lai kinh tế với thỏ nội tạo ra giống mới có năng suất cao trong chăn nuôi (Nguyễn Chu Chương, 2003).

2.2.3. Các giống thỏ lai

Năm 1978 cùng với việc nhập ngoại một số giống thỏ, nước ta cũng tiến hành thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Thỏ Sơn Tây–Hà Nội. Sau nhiều năm nghiên cứu lai tạo, trung tâm đã tạo ra một số giống thỏ đem lại giá trị kinh tế cao.

Page 24: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

24

- Giống thỏ xám Việt Nam

Giống thỏ này được gây tạo từ trung tâm giống thỏ thịt Sơn Tây-Hà Nội. Phương pháp lai tạo là lai phân tích và chọn lọc nhiều thế hệ. Đặc điểm của giống thỏ này là màu lông xám tro hoặc xám ghi, riêng màu lông ở vùng dưới bụng, ngực, đuôi có màu xám nhạt hơn hoặc màu xám trắng. Đầu thỏ xám to vừa phải, màu mắt đen, lưng khum (hơi cong). Trọng lượng trưởng thành 2,5 – 3 kg. Khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mỗi năm đẻ khoảng 6 - 7 lứa, mỗi lứa đẻ khoảng 6 –7 con (Đinh Văn Bình & Nguyễn Quang Sức, 1999).

Trong điều kiện khí hậu và nuôi dưỡng ở nước ta thỏ lai xám thích nghi khá tốt. Nhiều hộ gia đình rất ưa chuộng giống thỏ này, chúng được đưa vào với qui mô nhỏ trên nhiều vùng nước ta. Ngoài ra thỏ xám Việt Nam còn được sử dụng để lai kinh tế với thỏ ngoại để nâng cao năng suất lấy thịt và lông da (Đinh Văn Bình & Nguyễn Quang Sức, 1999).

- Giống thỏ đen Việt Nam

Cũng từ trung tâm giống thỏ Sơn Tây–Hà Nội, các nhà khoa học đã lai tạo nên giống thỏ đen. Đặc điểm của giống thỏ này là có màu lông đen tuyền, mắt đen, đầu nhỏ, miệng nhỏ, bụng thon, bốn chân dài thô, xương thô, cổ không vạm vỡ. Giống thỏ này có ưu điểm lớn nhất là thân hình rắn chắc, thịt ngon. Trọng lượng trưởng thành từ 2,6 - 3,2 kg (Đinh Văn Bình & Nguyễn Quang Sức, 1999).

Thỏ đen Việt Nam rất mắn đẻ, trung bình mỗi con đẻ 7 lứa một năm, mỗi lứa đẻ 6 - 7 con. So với giống thỏ xám giống thỏ này có khả năng thích nghi với điều kiện nuôi dưỡng, khí hậu nước ta tốt hơn. Khả năng kháng bệnh của thỏ đen cũng rất khá. Đây chính là những lợi thế của thỏ đen được đưa vào sản xuất trong khu vực gia đình ngày càng nhiều. Người ta cũng sử dụng chúng để lai với thỏ ngoại. Dùng giống thỏ này để chăn nuôi đạt hiệu quả cao về thịt lẫn lông da (Nguyễn Chu Chương, 2003).

Đặc điểm sinh sản của hai giống thỏ xám và thỏ đen Việt Nam có khác so với thỏ mới nhập nội và thỏ lai thương phẩm. Chúng vẫn còn bảo tồn tính năng sản xuất của thỏ rừng xa xưa như động dục sớm lúc 4,5 - 5 tháng tuổi, mắn đẻ. Sau khi đẻ 1 - 3 ngày đã chịu đực phối giống lại. Thỏ vừa tiết sữa vừa nuôi con và mang thai. Nên nếu gia đình có điều kiện tốt thì thỏ sẽ đẻ liên tục mỗi năm từ 7 - 8 lứa và dao động từ 1 - 11 con/lứa (Nguyễn Chu Chương, 2003).

Page 25: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

25

Bảng 1: Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của thỏ địa phương

Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình

Tuổi động dục và phối giống lần đầu Tháng 4-5

Chu kỳ động dục Ngày 10-16

Thời gian kéo dài động dục Ngày 3-5

Thời gian mang thai Ngày 28-34

Số con đẻ ra/lứa Ngày 6-9

Số lứa đẻ/năm con 6-7

Nguồn: Lê Viết Ly, 2006

Bảng 2: Khối lượng cơ thể thông qua các mốc tuổi thỏ địa phương

Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình

Khối lượng sơ sinh g 50-55 Khối lượng 21 ngày tuổi g 200-220 Khối lượng 30 ngày tuổi g 270-300 Khối lượng trưởng thành kg 3-3,5

Nguồn: Lê Viết Ly, 2006

2.3 Vài nét về tiêu hóa thỏ

2.3.1 Đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hóa

Thỏ là dạ dày đơn, thỏ trưởng thành ống tiêu hóa dài 4-5m, dạ dày có thể chứa 90-100g hỗn hợp thức ăn nhão, ruột non có chiều dài gần 3m, đường kính từ 0,8-1cm. Manh tràng lớn hơn dạ dày dài 40-45 cm, đường kính 3-4cm và có khả năng tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật, kết tràng được chia thành hai phần: phần trên có nhiều lớp vân cuộn sóng, phần dưới nhăn trơn (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình , 2000)

Tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của thỏ cũng khác so với các gia súc khác. Dạ dày của bò lớn nhất (71%) so với tổng dung tích đường tiêu hóa. Còn thỏ có manh tràng lớn nhất (49%) (Nguyễn Ngọc Nam, 2003). Cụ thể:

Page 26: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

26

Bảng 3: So sánh tỷ lệ dung tích các thành phần đường tiêu hóa của các gia súc (%)

Động vật Tên đoạn đường tiêu hóa

Ngựa Bò Lợn Thỏ

Dạ dày 9 71 29 34

Ruột non 30 19 33 11

Manh tràng 16 3 6 49

Ruột già 45 7 32 6

Tổng số 100 100 100 100

Nguồn: Nguyễn Ngọc Nam, 2002

Độ pH của các phần đường tiêu hóa ở thỏ cũng khác nhau: dạ dày rất chua, pH trung bình là 2,2. Vật chất khô của chất chứa dạ dày phụ thuộc vào dạng thức ăn, trung bình 17%. Chất chứa ruột non có pH=7,2-7,9. Manh tràng có pH=6, vật chất khô là 23%. Kết tràng có pH=6,6. Dịch mật và tuyến tụy có tác dụng cân bằng độ pH của ruột non. Tổng số vi khuẩn trong manh tràng là cao nhất. Hoạt động lên men của vi khuẩn trong môi trường hơi chua sẽ tạo nên được nhiều acid béo bay hơi từ chất celluloza (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 2000). 2.3.2 Sự phát triển đường tiêu hóa của thỏ theo lứa tuổi

Cơ thể thỏ sinh trưởng đều đặn cho đến tuần tuổi thứ 11-12. Nhưng đường tiêu hóa (trừ gan) thì dừng phát triển ở tuần tuổi thứ 9. Từ tuần 3-9 khối lượng của từng đoạn ruột cũng thay đổi khác nhau. Vào tuần thứ 3 ruột non nặng gấp đôi ruột già. Đến tuần thứ 9 thì khối lượng hai phần ruột đó đã tương đương nhau. Sự phát triển của đoạn ruột già chỉ hoàn chỉnh khi có sự lên men vi khuẩn, khi thỏ chuyển sang thức ăn cứng. Phát triển về độ dài của các đoạn ruột thỏ cũng tương tự như phát triển khối lượng (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 2000). Độ dài các đoạn ruột thỏ trưởng thành như sau:

Bảng 4: Độ dài các đoạn ruột thỏ trưởng thành

Đoạn ruột Độ dài ( cm )

Ruột non 327

Manh tràng 38

Phần phụ manh tràng 13

Kết tràng 128

Nguồn: Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 2000

Page 27: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

27

2.3.3 Đặc điểm sinh lí tiêu hóa

Cấu tạo dạ dày thỏ không thích ứng với việc tiêu hóa chất xơ. Ở thỏ chất xơ được tiêu hóa ở manh tràng (ruột già). Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được phân huỷ, tiêu hóa hấp thu phần lớn là ở tá tràng. Dạ dày thỏ đơn ngăn, co giãn tốt nhưng co bóp rất yếu. Thức ăn được đưa vào tới dạ dày là nhờ sự nhu động của hầu và thực quản. Thức ăn không được trộn đảo lẫn lộn ở dạ dày mà được xếp thành tầng lớp trước sau rồi cứ thế chuyển dần xuống ruột non, ruột già. Nếu thức ăn cứng khó tiêu thì dễ gây viêm dạ dày, viêm ruột. Thức ăn trong dạ dày được phân hóa chất đạm nhờ dịch dạ dày. Nếu thiếu muối trong khẩu phần ăn thì dịch dạ dày tiết ra ít dẫn đến cơ thể không sử dụng hết nguồn đạm trong thức ăn.

Dạ dày thỏ khoẻ không bao giờ hết thức ăn. Nếu dạ dày lép xẹp hoặc chứa tạp chất ở thể lỏng là thỏ bị bệnh và phân thải ra sẽ nhão không thành viên. Thỏ khoẻ mạnh phân thải ra thành viên. Ở ruột non các chất đạm, đường, mỡ được phân giải nhờ các men tiêu hóa ở dịch ruột. Các chất dinh dưỡng cũng được hấp thụ chủ yếu ở đây. Nếu ruột non bị viêm do vi trùng, cầu trùng thì không hấp thụ được hết dinh dưỡng từ thức ăn, thỏ sẽ gầy yếu (Đinh Văn Bình & Nguyễn Quang Sức, 1999).

Thức ăn từ lúc vào miệng chuyển đến tá tràng, mất thời gian từ 8-10 giờ. Thức ăn sau khi tiêu hóa ở ruột non, những phần còn lại đẩy tiếp xuống ruột già được tiếp tục tiêu hóa do hệ thống vi sinh vật cư trú ở đây tác động, phân huỷ. Ở ruột già chủ yếu hấp thụ muối và nước. Manh tràng là nơi dự trữ và tiêu hóa chất xơ nhờ hệ vi sinh vật. Các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết được tổng hợp ở manh tràng nhưng không hấp thụ hết ở đây mà được tồn tại ở dạng các viên phân mềm, nhỏ, mịn dính kết vào nhau được thải ra ban đêm gọi là “phân vitamin” (Đinh Văn Bình & Nguyễn Quang Sức, 1999).

Do ruột già nhu động yếu, thời gian thức ăn lưu ở ruột già lâu. Từ khi thức ăn vào miệng đến khi chuyển hóa thành phân thải ra ngoài cơ thể, ở thỏ lớn cần 72 giờ, ở thỏ con cần 60 giờ mới hoàn thành. Thức ăn dừng lại ở ruột già lâu, trong ruột già lại có nhiều loại vi sinh vật giúp cho quá trình tiêu hóa. Khi vi sinh vật ở ruột già tham gia phân huỷ chất xơ đồng thời các quá trình gây thối rửa cũng xảy ra và có chất độc hình thành. Vì vậy nếu cho thỏ ăn thức ăn nghèo xơ khó tiêu hóa, thức ăn rau xanh củ quả chứa nhiều nước, mẫu nát dễ phân huỷ, thức ăn có hàm lượng bột đường nhiều hoặc thiu dễ lên men thì làm thỏ rối loạn tiêu hóa như: tạo khí nhiều, phân không tạo viên cứng gây tiêu chảy, đường ruột căng khí đầy bụng, bệnh do cầu trùng, trực trùng (Nguyễn Chu Chương, 2003).

2.3.4 Hiện tượng ăn phân của thỏ (Caecotrophia)

Động vật ăn cỏ chỉ có thể tiêu hóa chất xơ từ thức ăn thực vật bằng quá trình lên men vi khuẩn. Quá trình này ở động vật nhai lại xảy ra ở dạ dày và phần đầu ruột non, ở

Page 28: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

28

thỏ và ngựa thì xảy ra ở manh tràng và ruột già. Trong các trường hợp trên, sự tiêu hóa tinh bột tạo thành acid béo và hấp thụ vào đường máu thì đều giống nhau. Nhưng riêng sự hấp thụ acid amin thì có khác nhau: ở động vật nhai lại acid amin phân huỷ và hấp thụ ngay ở dạ múi khế và ruột non. Đến phần ruột già, từ manh tràng acid amin không có khả năng hấp thụ được. Thỏ đã bổ sung sự khiếm khuyết đó bằng hiện tượng sinh lý ăn phân mềm (Caecotrophia) (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 2000).

Đặc điểm tiêu hóa của thỏ là ăn phân (Caecotrophia). Trong đường ruột của thỏ tạo thành 2 loại phân: một loại mềm, luôn được thỏ ăn lại gọi là phân mềm hoặc do xuất phát từ manh tràng (Caecum) nên gọi là phân manh tràng (Caecotroph). Còn loại phân viên tròn, cứng, thỏ không ăn thì gọi là phân cứng. Phân mềm chứa rất nhiều vitamin B (B1, B12, B3…) nên còn gọi là phân vitamin (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 2000).

Phân mềm ở dạng chùm 5-10 viên nhỏ bao bởi một màng mỏng. Khi phân mềm được tạo ra vào ban đêm, khi đến cửa hậu môn thì thỏ ăn ngay, nuốt vào dạ dày và đẩy dần xuống ruột non nơi hấp thu chất dinh dưỡng. Thỏ con còn bú mẹ không có hiện tượng ăn phân, hiện tượng này chỉ bắt đầu hình thành khi thỏ đến 3 tuần tuổi, bắt đầu ăn thức ăn cứng. Phân cứng còn gọi là phân ban ngày, phân mềm còn gọi là phân đêm. Đối với thỏ rừng thì ngược lại. Như vậy chứng tỏ rằng thỏ ăn phân mềm trong môi trường yên tĩnh (Nguyễn Ngọc Nam, 2002).

Thành phần hóa học của 2 loại phân này có khác nhau rõ rệt:

Bảng 5: Thành phần hóa học trong phân thỏ (%DM)

Chỉ tiêu Phân cứng Phân mềm NewZeland Thỏ lai NewZeland Thỏ lai

DM 44,5 44,2 21,1 19,6 OM 90,4 90,7 89,2 89,5 CP 9,9 9,0 19,5 20,8 Ash 9,6 9,3 10,8 10,5

Nguồn: Nguyễn Thụy Lan Anh, 2008

DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: đạm thô; Ash: khoáng.

Theo Nguyễn Thụy Lan Anh (2008) cho rằng phân mềm của giống thỏ NewZeland có vật chất khô thấp hơn phân cứng 21,1 so với 44,5%. Hàm lượng DM của phân mềm trong báo cáo của Phiny & Kaensombath (2006) là 27,6%. Theo Hoàng Thị Xuân Mai (2005) DM trong phân cứng giá trị đạt 40%. Báo cáo của Samkol et al. (2006) có hàm lượng ) OM từ 87,2-90,8%.

Phiny & Kaensombath (2006) trong báo cáo của mình thì cho rằng hàm lượng CP trong phân mềm của thỏ là 21%. Theo Nguyễn Thụy Lan Anh(2008) hàm lượng

Page 29: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

29

protein thô trong phân mềm (19,5%) của thỏ NewZeland cao hơn rất nhiều so với trong phân cứng 9,9%. Báo cáo trước đó của Carabano et al.(1988) thì hàm lượng CP trong khoảng từ 10-37%.

Sự đóng góp của phân mềm trong vật chất khô ăn vào ở khẩu phần thực tế thường là một hằng số (khoảng 14%). Chỉ khi có mức độ cao của cỏ hoặc những phụ phẩm trồng trọt khó tiêu trong khẩu phần thì có thể dẫn đến tiêu thụ khoảng 20–23% phân mềm trong tổng vật chất khô ăn vào (Carabano et al.,1988).

2.4 Mức độ tiêu hóa dưỡng chất thỏ

2.4.1 Sự tiêu hóa protein

Theo Henschell (1973) những enzym phân giải protein của thỏ được hoàn thiện vào khảng 4 tuần tuổi và sự phát triển của nó lệ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của tuyến nội tiết và ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi khẩu phần.

Tỷ lệ tiêu hóa của thỏ trưởng thành có mối liên hệ với nguồn protein (Maertens & De Groote, 1984). Theo cách này protein đến từ thức ăn hỗn hợp và hạt ngũ cốc thì tiêu hóa tốt (cao hơn 70%) trong khi đó protein ít nhiều có liên kết với xơ thì có giá trị thấp hơn (55-70%) nhưng cao hơn những loài dạ dày đơn khác (tỷ lệ tiêu hóa protein của cỏ linh lăng và bột cỏ ở heo và gia cầm lần lượt là 30 và 50%; Just, Jorgensen, 1985; Green, 1987).

Sự biến dưỡng Nitơ trong manh tràng

NH3 là sản phẩm chính cuối cùng của sự biến đổi Nitơ trong manh tràng, NH3 là nguồn Nitơ chính cho sự tổng hợp protein của vi sinh vật. Giống như những động vật nhai lại, NH3 trong manh tràng đến từ sự biến dưỡng của urê máu, khoảng 25% NH3 trong manh tràng (Forsythe & Parker, 1985) và đến từ sự phân hủy thức ăn của khẩu phần. Ngoài ra Nitơ còn có nguồn gốc từ sự nội sinh của những vi sinh vật manh tràng, làm gia tăng sự hoạt động phân giải protein (Makkar & Singh, 1987).

Nồng độ NH3 trong manh tràng từ 6–8,5 mg/100 ml chất chứa manh tràng trong khẩu phần thực tế (Carabano et al., 1988), lượng này dường như đủ cho sự tổng hợp protein của vi sinh vật khi so sánh với động vật nhai lại (Satter & Slyter, 1974) và có ý kiến chứng minh rằng năng lượng thì giới hạn hơn cho sự tăng trưởng tối ưu của vi sinh vật trong manh tràng (Just, 1983). Trong các trường hợp này mặc dù NH3 trong manh tràng có thể là yếu tố giới hạn cho sự tăng trưởng của vi sinh vật thì nguồn urê cung cấp không đáp ứng được nhu cầu (King, 1971 và sau đó được xác định bởi những tác giả khác) bởi vì urê được thủy phân và hấp thu như NH3 trước khi đến manh tràng dẫn đến gia tăng Nitơ trong nước tiểu. Hơn thế nữa sự gia tăng NH3 trong manh tràng làm pH cao hơn mức tối ưu và vì thế làm tăng nhanh sự xáo trộn tiêu hóa sơ đồ (Canabaro et al., 2008)

Page 30: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

30

Nguồn: Carabaño et al. (2008)

HỒI TRÀNG

Nitơ ( Nội sinh và thức ăn)

Vi sinh vật

thủy phân

MÁU Urê

MANH TRÀNG

Acid béo bay hơi NH3 Acid amin

Khuếch tán Hấp thu

VSV tổng hợp

Sơ đồ 1 Biến dưỡng Nitơ manh tràng

Page 31: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

31

Phân mềm và sự tiêu hóa protein

Sự đóng góp chủ yếu của hiện tượng ăn phân mềm là một nguồn dưỡng chất cung cấp protein quan trọng. Thỏ ăn phân mềm sau khi thải ra, phân mềm được giữ lại trong bao tử từ 6-8 giờ phụ thuộc vào màng bao bảo vệ chúng thoát khỏi sự phá vỡ của quá trình tiêu hóa. Trong khi đó vi sinh vật thì tiếp tục quá trình lên men của chúng sản xuất ra một lượng đáng kể acid lactic. Cuối cùng màng bao bị huỷ đi và phân mềm đi vào sự tiêu hóa bình thường (Griffiths & Davies, 1963).

Protein cung cấp từ phân mềm thay đổi từ 10% (Spreadbury, 1978) đến 55% (Haresigs, 1989) của tổng protein ăn vào tuỳ thuộc vào thực liệu được sử dụng. Trong khẩu phần thực tế nguồn protein cung cấp từ phân mềm khoảng 18% trong tổng protein ăn vào (Haresigs, 1989). Một trong những thuận lợi chính của hiện tượng ăn phân là ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ tiêu hóa trong khẩu phần. Theo Stephens (1977) tỷ lệ tiêu hóa protein tăng từ 5-20% là kết quả của hiện tượng ăn phân, sự gia tăng đến giá trị cao nhất khi protein trong thức ăn hỗn hợp thấp. Mặc dù có một vài số liệu về thành phần của acid amin và sự đóng góp của phân mềm, nó rõ ràng là một nguồn tốt về lysine và methionin là những acid amin thường giới hạn trong khẩu phần thỏ. Phân mềm cũng là một nguồn quan trọng cung cấp vitamin B, K... và có thể tận dụng một số khoáng chất như sắt. Mặc dù vitamin B cung cấp có thể đủ cho sự sản xuất của thỏ theo cách nuôi truyền thống nhưng cần thiết cung cấp thêm vitamin tổng hợp và khoáng cho thỏ nuôi tập trung (Harris, Cheeke & Patton, 1983).

2.4.2 Xơ và sự biến dưỡng ở manh tràng

Nguồn năng lượng cung cấp từ xơ thường thấp trong khẩu phần (ít hơn 5% tổng năng lượng tiêu hóa của khẩu phần). Nơi đây trung bình xơ tiêu hóa khoảng 17% (De Blas et al., 1986).

Tuy nhiên, loại xơ đặc biệt và hoà tan trong manh tràng được lên men chủ yếu bằng vi sinh vật tạo ra acid béo bay hơi (VFA). Theo Carabano et al. (1988) thì năng lượng là một yếu tố giới hạn cho sự tăng trưởng của vi sinh vật manh tràng. Acid propionic được sản xuất thì rất thấp (8% trong tổng số). Với acid acetic chiếm số lượng lớn (73%) và cao hơn mức độ của acid butyric (17%). Thành phần của VFA trong manh tràng thay đổi rất lớn từ 34,5 µmol/g DM đến 351 µmol/g DM. Tuy nhiên cũng có thể kết luận rằng các yếu tố được đề cập ở trên thích hợp làm gia tăng thời gian lưu giữ thức ăn trong ruột cũng làm gia tăng thành phần của VFA trong manh tràng, đặc biệt là acid acetic khi tiêu hóa nhiều xơ, và acid butyric khi tiêu hóa nguồn xơ ít trong khẩu phần (nhỏ hơn 14% CF/DM) làm pH trong manh tràng giảm.

Một vài tác giả khác (Borriello & Carman, 1983; Rolfe, 1984; Toofanian & Hammen, 1986) cũng chỉ ra sự biến đổi trong manh tràng và sự tăng trưởng của những vi sinh

Page 32: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

32

vật gây bệnh khác tạo cơ hội cho sự xáo trộn tiêu hóa. Tuy nhiên những nghiên cứu khác rất cần thiết để hiểu được ảnh hưởng của khẩu phần về sự biến dưỡng của năng lượng trong manh tràng. Thành phần hóa học của những thức ăn tiêu hóa nhiều hơn xơ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất VFA. Từ những đạt được đầu tiên chỉ ra rằng có một vài sự khác nhau giữa nguồn năng lượng được cung cấp từ xơ (khoảng 5% năng lượng tiêu hóa của khẩu phần) và năng lượng cung cấp từ VFA thì khoảng 12-40% của nhu cầu năng lượng cho duy trì ở thỏ trưởng thành (Hoover & Heitmann, 1972; Marty & Vernay, 1984)

2.4.3 Sự tiêu hóa tinh bột

Theo Cheek & Patton (1980), ở những thỏ được nuôi tập trung với khẩu phần giàu dinh dưỡng có mức độ tinh bột và hạt ngũ cốc cao, sẽ làm tăng nhanh sự thuỷ phân tinh bột và quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn. Đây là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng cho hoạt động lên men của vi sinh vật manh tràng là nguyên nhân tăng rối loạn tiêu hóa.

Wolter, Nouwakpo & Durix (1980) chỉ ra rằng khoảng 70% tinh bột khẩu phần đến ruột non không được phân rã. Làm cho pH của dạ dày thấp, enzym hoạt động không ổn định. Ngoài ra có khoảng 85% tinh bột được tiêu hóa trước manh tràng trong khẩu phần có 35% hạt ngũ cốc. Thỏ cai sữa nhạy cảm với tinh bột thoát qua ruột sau bởi do hệ thống enzym tuyến tụy vẫn còn non nớt và chỉ phát triển nhanh từ 3-4 tuần tuổi. Theo đó Blas (1986) đã chỉ ra rằng ở thỏ 28 ngày tuổi thì tinh bột ở hồi tràng khoảng 4% với khẩu phần có 30% tinh bột. Trong khi đó ở thỏ trưởng thành, giá trị này thấp hơn 0,5%. Những quan sát thực tế này quan trọng trong tìm hiểu về rối loạn tiêu hóa ở tuần lễ đầu sau khi cai sữa (28-40 ngày tuổi).

Lee et al. (1985) đã chỉ ra rằng tỷ lệ tiêu hóa của tinh bột phụ thuộc vào nguồn cung cấp và cách nuôi dưỡng. Tuy nhiên Santoma et al. (1987) cho biết không có sự khác nhau về tỷ lệ chết, tăng trọng, tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, vật chất hữu cơ và tiêu hóa protein khi sử dụng khẩu phần nhiều hơn 33% các loại hạt ngũ cốc khác nhau (lúa mì, ngô, lúa mạch).

2.4.4 Sự tiêu hóa chất béo.

Khẩu phần của thỏ bình thường có chứa xơ, chất béo thì thiết yếu cho sự gia tăng nguồn năng lượng. Có rất ít số liệu về tỷ lệ tiêu hóa chất béo ở thỏ. Nhưng kết quả tỷ lệ tiêu hóa cũng xác định rằng thỏ cũng giống như những động vật dạ dày đơn khác. Theo cách này Maertens & De Groote (1984) và Santoma et al. (1987) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa mức độ của acid béo chưa bão hoà. Và tỷ lệ tiêu hóa của chúng cũng giống như ở heo và gia cầm. Những tác giả này cũng chỉ ra rằng có sự đối lập giữa mức độ chất béo của khẩu phần và tỷ lệ tiêu hóa chất béo bão hoà.

Page 33: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

33

Bởi vì chất béo có hiệu quả cao trong chuyển đổi năng lượng trao đổi và bổ sung các acid béo thiết yếu, do đó các chất béo thường được sủ dụng trong sản xuất thỏ thịt thương mại.

NRC (1977) đã đề nghị rằng nhu cầu chất béo cho thỏ tăng trưởng là 2-5%. Bổ sung chất béo vào trong khẩu phần nuôi thỏ làm tăng mức độ tiêu hóa năng lượng và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) ( Santoma et al., 1987)

Theo Chen et al. (2008) khi gia tăng chất béo trong khẩu phần sẽ làm giảm mức ăn vào và tăng hệ số chuyển hóa thức ăn.

Santoma (1987) đã phát hiện hiệu quả đặc biệt của chất béo, điều này giống như ở gia cầm (Mateos & Sell, 1981) và điều này được giải thích là tỷ lệ tiêu hóa của những thành phần không phải là béo tăng 5,8% khi chất béo được thêm vào trên 3%.

2.5 Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ

Thỏ là loài động vật ăn thực vật, có khả năng tiêu hóa nhiều chất xơ, cho nên có thể nuôi thỏ được bằng các loại rau, cỏ, củ quả và các phế phụ phẩm gia đình. Nhưng muốn tăng năng suất trong chăn nuôi thỏ thì cần phải bổ sung thêm thức ăn tinh bột, đạm, khoáng, vitamin… Điều quan trọng là phải biết bổ sung các chất dinh dưỡng đó ở lứa tuổi và thời kỳ nào để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của chúng (Nguyễn Văn Thu, 2003).

2.5.1 Nhu cầu năng lượng cho sự sinh trưởng và phát triển của thỏ

Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu năng lượng cần thiết cho 1kg tăng trọng thay đổi từ 16-40 MJ. Lúc 3 tuần tuổi là 16 MJ, 20 tuần tuổi cần 40 MJ. Nhu cầu năng lượng của 1kg thỏ hậu bị là 600-700 KJ (140-170 Kcal) tương đương với 25-35 g tinh bột (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 2000).

Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: khí hậu, tỷ lệ dinh dưỡng (năng lượng, protein, acid min), xơ, trạng thái sức khỏe…Chất bột đường có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn…Những chất này trong quá trình tiêu hóa sẽ được phân giải thành đường cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đối với thỏ con sau cai sữa trong thời kì vỗ béo thì cần tăng dần lượng tinh bột. Đối với thỏ hậu bị (4-6 tháng tuổi) và con cái giống không sinh đẻ thì phải khống chế lượng tinh bột để tránh sự vô sinh do quá béo. Đến khi thỏ đẻ và nuôi con trong vòng 20 ngày đầu thì phải tăng lượng tinh bột gấp 2-3 lần so khi có chửa bởi vì con mẹ vừa phải phục hồi sức khỏe, vừa phải sản xuất sữa nuôi con. Đến khi sức tiết sữa giảm (sau khi đẻ 20 ngày) thì nhu cầu tinh bột cũng cần ít hơn (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 2000).

Page 34: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

34

Theo Robert (2001) thì thỏ có khả năng điều chỉnh mức ăn vào cho phù hợp với nhu cầu năng lượng nhưng cũng đáp ứng đủ nhu cầu protein của chúng. Nếu protein dư thừa quá mức thì thỏ giảm hoạt động ăn vào trong giai đoạn này.

Theo Lebas et al.(1986) nhu cầu năng lượng tiêu hóa DE cho thỏ thịt khoảng 2500 Kcal/kg, duy trì là 2200 Kcal/kg, mang thai là 2500 Kcal/kg và nuôi con là 2500 Kcal/kg.

Bảng 6: Nhu cầu protein và acid amin theo một vài tác giả

NRC (1977) INRA (1984) de Blas & Mateos (1998)

Thỏ thịt Thỏ sinh sản Thỏ thịt Thỏ sinh

sản Thỏ thịt Thỏ sinh sản

Năng lượng (MJ/kg) 10,5 10,5 10,5 11,0 10,5 11,1

CP (%) 16,0 17,0 16,0 18,0 15,3 18,4

Digestible protein (%) 10,7 12,9

Lysine Total(%) Digestible (%)

0,65

0,65

0,75

0,75 0,59

0,84 0,66

Sulphur aa Total(%) Digestible (%)

0,60

0,60

0,60

0,54 0,41

0,65 0,50

Threonine Total(%) Digestible (%)

0,60 0,55 0,70

0,68 0,47

0,70 0,48

Arginine (%) 0,60 0,90 0,90

Histidine (%) 0,30 0,35 0,43

Leucine (%) 1,10 1,05 1,25

Isoleucine (%) 0,60 0,60 0,70

Phenylalanine and Tyrosine (%)

1,10 1,20 1,40

Tryptophan (%) 0,20 0,18 0,22

Valine (%) 0,70 0,70 0,85

Nguồn: Carabaño et al. (2008)

Page 35: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

35

2.5.2 Nhu cầu protein của thỏ

Tất cả những đặc tính: lông, sinh trưởng, sản xuất và cho sữa của thỏ đều đòi hỏi hàm lượng cao của protein chất lượng tốt (Ensminger & Olentine, 1980)

Khả năng tăng trọng của thỏ đang sinh trưởng phụ thuộc rất nhiều vào protein. Vì vậy việc đáp ứng nhu cầu protein cho thỏ sinh trưởng là rất quan trọng. Thỏ nuôi thâm canh tăng trọng cần 4-5 g protein/kg thể trọng/ngày. Nhu cầu protein tiêu hóa của thỏ 6-7 tuần tuổi là 7-9,5 g/kg thể trọng. Sau 8 tuần tuổi giảm xuống còn 4,5-7 g/kg thể trọng/ngày (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 1999).

Bảng 7: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo thể trọng

Thể trọng (g)

Protein tiêu hóa (g/ngày)

Đương lượng tinh bột (g/ngày)

Năng lượng (KJ)

Dưới 500 1,5-3,0 8-14 176-308

500 2,5-4,5 15-22 330-484

1000 4,9-9,5 25-35 550-770

2000 7-14 50-80 1100-1760

3000 13-17 80-110 1760-2420

4000 12-16 80-120 2420-2640

5000 15-17 90-140 1980-3080

Nguồn: Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình (2000)

Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và sinh trưởng của cơ thể. Nếu thỏ mẹ trong thời kì có chửa và nuôi con mà thiếu đạm thì thỏ con sơ sinh nhỏ, sức đề kháng kém. Sữa mẹ ít dẫn đến tỷ lệ nuôi sống đàn con thấp. Sau cai sữa cơ thể thỏ chưa phát triển hoàn hảo, nếu thiếu đạm thì thỏ con sẽ còi cọc, dễ sinh bệnh tật trong giai đoạn vỗ béo (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 1999).

2.5.3 Nhu cầu chất xơ của thỏ

Việc xác định mức độ xơ tối ưu trong khẩu phần thỏ là một trong những mục tiêu chính của việc nghiên cứu về dinh dưỡng thỏ. Thỏ được cho ăn khẩu phần xơ thấp thì có những biểu hiện xáo trộn trong hệ thống tiêu hóa với những biểu hiện như tiêu chảy kèm với tỷ lệ chết cao. Điều này có thể giải thích là do khẩu phần có mức độ xơ thấp sẽ kéo dài thời gian lưu giữ của thức ăn trong hệ thống tiêu hóa (Hoover & Heitmann, 1972). Hơn thế nữa, ở khẩu phần xơ thấp hơn 12% sự thay thế chất chứa trong manh tràng sẽ thấp hơn. Tình trạng này dẫn đến hai trường hợp: sự lên men không mong muốn trong manh tràng và sự gia tăng của những vi sinh vật gây bệnh (Carabano et al., 1988).

Page 36: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

36

Từ đặc điểm sinh lí tiêu hóa của thỏ ta thấy thức ăn xơ thô vừa là chất chứa đầy dạ dày và manh tràng vừa có tác dụng chống đói đảm bảo sinh lí tiêu hóa bình thường. Chất xơ như là nguồn cung cấp năng lượng, tác động tốt đến quá trình lên men của vi khuẩn manh tràng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: nếu cho thỏ ăn thức ăn nghèo xơ (dưới 8%) thì thỏ sẽ bị tiêu chảy. Nhu cầu tối thiểu về xơ thô là 12% trong khẩu phần ăn của thỏ. Hàm lượng xơ phù hợp nhất là 13-15%. Thức ăn này sẽ kích thích sự hoạt động của đường tiêu hóa và nhu động ruột bình thường. Nhưng nếu tăng tỷ lệ xơ thô trên 16% thì sẽ gây cản trở tăng trọng và khả năng sử dụng thức ăn của thỏ. Riêng thỏ giống trưởng thành có thể sử dụng được khẩu phần ăn chứa thành phần xơ thô cao hơn (16-18%). Cung cấp xơ thô có thể theo dạng cỏ, lá xanh, khô hoặc dạng bột nghiền nhỏ 2-5 mm trộn vào thức ăn hỗn hợp để đóng viên hoặc dạng bột (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 2000).

2.6 Nhu cầu vitamin và khoáng chất

Dù thỏ là loài ăn cỏ nhưng thỏ con sau cai sữa chưa tổng hợp được vitamin và thỏ sinh sản vẫn thiếu một số vitamin quan trọng như A, B, D, E. Nếu thiếu vitamin A, thỏ sinh sản kém hoặc rối loạn sinh sản, thỏ con sinh trưởng chậm dễ bị viêm da, viêm kết mạc, niêm mạc và đường hô hấp. Nếu thiếu vitamin E, thai kém phát triển, số con sơ sinh chết cao, thỏ đực không hăng, tinh trùng kém hoạt lực, do đó tỷ lệ thụ thai kém. Nếu thiếu vitamin B, thỏ dễ bị thần kinh bại liệt, nghiêng đầu, chậm lớn, kém ăn, thiếu máu. Nếu thiếu vitamin D, thỏ còi cọc, mềm xương (Nguyễn Văn Thu, 2003). Thỏ có thể tự tổng hợp vitamin nhóm B trong hệ tiêu hóa. Ta có thể cung cấp vitamin cho thỏ trong thức ăn hỗn hợp. Theo Nguyễn Văn Thu (2003) trong 1 kg hỗn hợp có thể cung cấp 9500 IU vitamin A, 2mg vitamin B1, 4 mg vitamin B2, 20 mg vitamin B3, vitamin D2, D3 950 IU.

Page 37: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

37

Bảng 8: Nhu cầu vitamin của thỏ

Tên vitamin Đơn vị Thỏ mẹ Thỏ hậu bị Mang thai nuôi con

A UI/kg 1.500 2.500 1.000

D UI/kg 150 250 100

B1 mg 0,5 1,0 0,5

B2 mg 1,0 2,0 1,0

B3 mg 4,5 8,0 0,8

B6 mg 0,5 1,0 0,5

B12 mg 0,003 0,005 0,003

Nguồn:Nguyễn Văn Thu ( 2003)

Khoáng rất cần thiết cho sự phát triển ở thỏ, trong đó calci, phospho chiếm 65-70% toàn bộ chất khoáng trong cơ thể, thiếu calci, phospho thỏ cái sẽ bị ảnh hưởng về sự phát triển của bào thai, thỏ con bị còi xương. Sữa thỏ có lượng calci gấp 2 lần sữa bò, dê. Các loại thức ăn giàu calci, phospho như: cây họ đậu, củ cà rốt, bột cá, bột thịt xương. Ngoài ra thỏ còn cần một lượng muối nhất định (thỏ con mỗi ngày cần 0,5 g, thỏ lớn từ 1-2 g).

Page 38: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

38

Bảng 9: Nhu cầu khoáng của thỏ

Thành phần khoáng 18-42 ngày tuổi 42-80 ngày tuổi Sinh sản

Calcium, g/kg 7,0 8,0 12,0

Phosphorus,g/kg 4,0 4,5 6,0

Sodium, g/kg 2,2 2,2 2,5

Potassium, g/kg <15 <20 <18

Chloride, g/kg 2,8 2,8 3,5

Magnesium, g/kg 3,0 3,0 4,0

Sulphur, g/kg 2,5 2,5 2,5

Iron (ppm) 50 50 100

Copper (ppm) 6 6 10

Manganese(ppm) 8 8 12

Nguồn: Lebas (2004)

2.7 Nhu cầu nước

Tỷ lệ thành phần hóa học lớn nhất trong cơ thể thỏ là nước: 85-92% ở bào thai, 79% ở thỏ sơ sinh, 65-71% ở thỏ hậu bị 6-8 tháng tuổi, 50-58% ở thỏ trưởng thành. Thỏ chửa có 8-10 con cần lượng nước rất lớn để tăng trưởng thai. Thời kì tiết sữa thỏ sử dụng 70-75% nước để sản xuất sữa. Đối với thỏ hậu bị 58-68% tổng tăng trọng là nước tạo thành. Các số liệu đó thể hiện tầm quan trọng của việc cung cấp nước cho thỏ (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 2000).

Cơ thể thỏ thải nước qua đường nước tiểu, phân, hô hấp và sản phẩm như sữa. Lượng nước lớn nhất trong cơ thể được lọc qua thận và thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Phụ thuộc vào tuổi, nhiệt độ môi trường, thời kì sản xuất mà lượng nước tiểu thải ra từ 50-100 ml/ngày. Hàm lượng nước trong phân là 68-72% trong tổng số phân thải ra từ 65-75 g/kg thể trọng/ngày (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 2000).

Thỏ không có tuyến mồ hôi, nên việc thoát hơi nước qua da không đáng kể. Khi nhiệt độ môi trường lên cao sự thải nhiệt qua đường hô hấp sẽ thoát được hơi nước với lượng 2-6 g/kg thể trọng/giờ. Thỏ được cung cấp nước trong quá trình trao đổi chất, nước thực vật và nước uống. Nước trao đổi chất trong quá trình phân giải đáp ứng 5-15% nhu cầu. Khi cho ăn có thể cung cấp được 5-10 g/kg thể trọng/ngày. Nước thực

Page 39: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

39

vật phụ thuộc vào loại thức ăn. Có thể cung cấp được 30-80% nhu cầu. Hai loại nước trên không thể thay thế cho nước uống được (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 2000).

Trong thức ăn xanh, củ quả thường có nhiều nước (75-93%). Nhu cầu nước của thỏ phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và các giai đoạn sinh trưởng, phát dục. Thỏ hậu bị giống: 0,2-0,5 lít/ngày. Thỏ mang thai: 0,5-0,6 lít/ngày. Sau khi đẻ: 0,6-0,8 lít/ngày. Khi tiết sữa tối đa: 0,8-1,5 lít/ngày. Thỏ thiếu nước nguy hiểm hơn thiếu thức ăn, chúng nhịn khát 2 ngày, sau đó bỏ ăn và chết (Nguyễn Văn Thu, 2003). Nhu cầu nước uống còn phụ thuộc vào thời kì sản xuất (Ensminger & Olentine, 1980). Thỏ sẽ bị tiêu chảy, chướng hơi khi không cho uống đều đặn, cho thỏ uống nước nhiều sau thời gian nhịn khát, cho uống nước nhiễm bẩn (Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình, 2000).

Lượng nước uống hàng ngày cũng phụ thuộc vào loại thức ăn cho ăn và nhiệt độ môi trường (Ensminger & Olentine, 1980). Thông thường thỏ cần lượng nước uống gấp 1,5-2 lần lượng vật chất khô ăn được. Mùa nóng cần 2,5-3,5 lần lượng nước bình thường.

2.8 Các loại thức ăn của thỏ

2.8.1 Rau lang (Ipomoea batatas)

Khoai lang được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Các tác giả khác nhau đều đánh giá khoai lang là cây lương thực quan trọng của nhiều nước Á, Phi và Mỹ La tin. Phế phẩm đều có thể dùng cho thỏ ăn, đọt chứa 23.62% protein (Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang, 2008). Đọt và lá là phần dễ tiêu hóa nhất, nhiều thí nghiệm ở các nước nhiệt đới đã khẳng định đọt lang giá trị dinh dưỡng rất tốt cho thỏ.

Ở Việt Nam khoai lang làm lương thực cho con người giảm dần mà chủ yếu dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc làm rau xanh, sạch.

Bảng 10: Thành phần hóa học của rau lang (%DM)

Khoai lang DM OM CP NFE ADF EE Ash

Dây lá tươi 8,56 87,6 18,8 41,4 29,6 3,4 12,4

Nguồn: Nguyen Thi Kim Dong (2008)

NFE: chiết chất không đạm. DM: vật chất khô, CP: đạm thô, EE: béo thô, CF: Xơ thô , Ash: khoáng tổng số.

Dây lá rau lang là nguồn thức ăn tốt sử dụng để nuôi thỏ, cung cấp nguồn protein cần thiết cho sự tăng trưởng của thỏ. Khoai lang dễ trồng, nhân giống dễ và có thể phát triển quanh năm. Trong 100 g phần ăn được của lá rau lang cung cấp 22 Kcal, 245 μg vitamin A, 11 mg vitamin C và B1… (Trần Thế Tục et al., 2002).

Page 40: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

40

2.8.2 Lúa (Oryza sativa )

Lúa là nguồn lương thực chủ yếu cho con người ở vùng nhiệt đới nhưng cũng được sử dụng một phần nhất là các phụ phẩm chế biến của nó làm thức ăn gia súc. Là nguồn thức ăn bổ sung tinh bột cho thỏ. Lượng protein, chất béo, giá trị năng lượng trao đổi của lúa thấp hơn bắp nhưng xơ lại cao hơn. Tỷ lệ protein trung bình của thóc là 78 – 87 g/ kg và xơ từ 90 – 120 g/ kg hạt thóc.

Bảng 11: Thành phần hóa học của lúa (%DM)

Thực liệu DM OM CP NDF ADF Ash ME MJ/kgDM

Hạt lúa 87,4 93,6 6,68 29,1 15,8 6,37 11,8

Nguồn: Nguyễn Văn Thu (2008). DM:Vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: Đạm thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Ash: Khoáng tổng số, ME: năng lượng trao đổi.

2.8.3 Bã đậu nành

Bã đậu nành sản phẩm được tách ra sau khi ly trích. Phần nước được sử dụng trong chế biến sữa đậu nành, tàu hũ, chao. Phần bã tươi còn chứa các chất dinh dưỡng, thường được tận dụng để nuôi heo, vịt, cá. Bã đậu nành là loại thức ăn chứa nhiều nước, có mùi thơm và vị nhạt. Hàm lượng đạm trong bã đậu nành cao, bên cạnh đó hàm lượng xơ dễ tiêu hóa cũng khá cao có tác dụng kích thích các vi sinh vật phân giải xơ phát triển tốt. Ngoài ra do có mùi thơm nên tạo cảm giác ngon miệng cho con vật. Thành phần và giá trị dinh dưỡng của bã đậu nành phụ thuộc vào tỷ lệ nước, nguồn gốc sản xuất, thời gian và cách bảo quản. Bã đậu nành sau khi nấu chín chỉ có thể bảo quản trong vòng 24h trong điều kiện yếm khí. Với những đặc điểm như trên bã đậu nành là nguồn thức ăn tốt bổ sung vào khẩu phần nuôi thỏ, với giá thành hạ hơn các loại thức ăn khác và dễ kiếm tại địa phương.

Bảng 12: Thành phần hóa học của bã đậu nành (%DM)

Thực liệu DM OM CP EE NDF ADF Ash

Bã đậu nành 10,4 94,4 20,5 10,0 47,6 27,1 5,50

Nguồn: Dương Hồng Duyên (2008). DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Ash: khóang tổng số.

2.8.4 Tấm

Tấm được tách ra trong quy trình xay xát lúa. Tấm được dùng làm lương thực, làm nguyên liệu trong sản xuất bột gạo và làm thức ăn gia súc. Trong xay xát lúa khoảng 20% là vỏ trấu, 10% cám, 3% cám mịn, 1-17% là tấm và 50-60% là gạo (Gohl, 1975). Tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vào giống lúa, máy xay được sử dụng. Tấm là thực liệu

Page 41: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

41

giàu năng lượng, được sử dụng trong khẩu phần của nhiều loại vật nuôi. Đặc biệt là trong khẩu phần của gà thịt vì năng lượng cao và hàm lượng xơ thấp (Gohl, 1975). Thành phần dinh dưỡng của một mẫu tấm tốt tương đương với gạo (Farrell & Hutton,1988). Tấm có năng lượng tiêu hóa (DE) vào khoảng 14,5 MJ/kg (Warren, 1982). Hàm lượng protein thấp nhưng cân bằng về acid amin tốt.

Bảng 13: Thành phần hóa học của tấm (%DM)

Thực liệu DM CP EE CF Ash ME (Kcal/kg)

Tấm 88,5 7,04 0,28 1,45 0,47 3542

Nguồn: Le Thi Men (2005)

2.8.5 Bắp

Bắp vàng được coi là thực liệu chủ yếu trong thức ăn gia cầm, đặc biệt là gà công nghiệp. Về mặt kỹ thuật nông học thì bắp là cây trồng phổ biến trên thế giới, nó cho năng suất rất cao. Với giống bắp lai hybird như DK888, DK999, LVN, Bioseed, Cargill… trong điều kiện canh tác của Việt Nam có thể cho năng suất đại trà từ 5-8 tấn/ha. Trên thế giới có thể đạt từ 8-10 tấn/ha. Là cây lương thực dễ trồng, dễ cơ giới hóa nên có thể sản xuất với quy mô lớn để phục vụ chăn nuôi.

Về giá trị sử dụng: bắp là hạt cốc có năng lượng cao khoảng 3300 Kcal ME/kg (Đinh Văn Cải, 2005) và không phải chế biến phức tạp. Chỉ cần sấy khô nghiền thành bột là có thể sử dụng cho gia cầm. Chất béo trong bắp cũng khá cao (4%) chứa nhiều acid béo thiết yếu như acid linoleic (khoảng 2% trong hạt hoặc khoảng 50% trong dầu bắp). Một đặc điểm hết sức quan trọng là chỉ có bắp mới có hàm lượng cao sắc tố vàng, caroten vừa là chất tiền vitamin A, vừa là chất sơn màu lòng đỏ da gà thích hợp thị hiếu người tiêu dùng. Theo Tinus (1970), đơn vị Vitamin A tính trên caroten có thể đạt tới 5000 UI/kg.

Tuy nhiên bắp cũng có các nhược điểm sau đây: nghèo lysine và tryptophan. Mặc dù với công nghệ sinh học, người ta có thể tạo ra giống bắp giàu lysine (Opaque-2), song sức đề kháng bệnh của giống bắp này rất yếu, nên không được trồng phổ biến.

Nếu thu hoạch không đúng quy cách, bắp bị nhiễm nấm Fusarium ngoài đồng sinh ra độc tố Fusarium toxin (F2, T2), hoặc bắp còn ẩm dễ bị mốc Aspergillus flavus tấn công sinh ra độc tố Aflatoxin rất có hại cho gia cầm. Theo kết quả điều tra của phân viện công nghệ sau thu hoạch thì lượng Aflatoxin trong bắp ở miền Đông Nam Bộ, thu hoạch vào vụ mưa trung bình 225 ppb trong khi đó mức độ chịu đựng của gà là 100 ppb.

Page 42: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

42

Bảng 14: Thành phần hóa học của bắp (%DM)

Thực liệu DM OM CP NDF CF Ash

Bắp 85 97,9 8,4 28,4 2,4 2,1

Nguồn: Lê Viết Ly, 2006

2.8.7 Khoai mì lát khô

Là củ khoai mì đã gọt bỏ vỏ đất và phần lớn vỏ củ, xắt lát và phơi khô. Khi dùng trong khẩu phần khoai mì lát được nghiền thành bột khoai mì. Khoai mì lát rất giàu năng lượng 3097 Kcal ME/kg ở heo, 3200 ở gia cầm và 2800 ở trâu bò nhưng nghèo protêin 2,9%CP, nghèo acid amin 0,2% lysine, 0,06% methionin, 0,03% trytophan nên khó sử dụng. Những nghiên cứu để có thể sử dụng các sản phẩm từ cây khoai mì trong thức ăn chăn nuôi cần được thực hiện để có thể hạ giá thành sản phẩm. Điều này còn rất quan trọng cho đánh giá việc sử dụng khoai mì như là nguồn thức ăn năng lượng và thức ăn thô khô (Oliveira et al., 2008).

Khoai mì được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, Abdel Baki et al. (1993) đánh giá rằng thức ăn hỗn hợp dạng viên cho thỏ tốt nhất nên bao gồm 45% sản phẩm từ khoai mì. Abdel Baki kết luận rằng các sản phẩm từ khoai mì (bao gồm củ và lá) có thể sử dụng như nguồn năng lượng truyền thống và protein cho thỏ thịt.

Theo Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang (2008) thì trong lá khoai mì khô (DM 89,6%) có hàm lượng CP đạt 24,9%, giá trị NDF (46,5%), ADF (39,9%) và Ash là 6,2%.

Tuy nhiên với điều kiện cân đối về vitamin, khoáng vi lượng, khoai mì vẫn có thể sử dụng trong khẩu phần của heo và gia cầm. Đương nhiên ở trâu bò thì không có vấn đề. Ở Tây Âu khoai mì lát được sử dụng trong khẩu phần từ 7-45% ở heo và 10-25% ở gà (Lưu Hữu Mãnh, 2002).

Page 43: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

43

Bảng 15: Thành phần hóa học của khoai mì (%DM)

Thực liệu DM OM CP EE NFE CF Ash Ca P Ghi chú

Khoai mì củ 83,5 90,2 2,2 0,6 66,9 6,9 3,4 0,68 0,05 *

Khoai mì khô 90,9 2,6 0,7 4,5 2,1 **

Bột khoai mì 88,3 2,3 0,4 2,5 2,1 **

Bã khoai mì 86,8 0,9 0,7 4,6 1,8 **

Nguồn: *Bo Gohl (1981), ** Lý Thị Thu Lan ( 2000)

Theo Lý Thị Thu Lan (2000) năng suất của khoai mì là 20-25 tấn củ tươi/ha. Trung bình 100kg khoai mì có 33-35 kg vỏ,13-17kg bột trắng (nếu khoai mì tốt); 10-13kg nếu khoai mì xấu, 5-7 kg bột múc và còn lại 17-20kg xác (cân ướt). Bột mì và bột múc được dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm như các loại súp, bánh mì, hoặc làm bia. Xác khoai mì đem ủ chua hoặc làm thức ăn cho gia súc.

2.8.8 Mật đường

Bảng 16: Thành phần hóa học của mật đường (%DM)

Thực liệu DM CP NDF ADF Ash

Mật đường 71,5 3,35 0,05 0,06 7,5

Nguồn: Nguyen Thi Hong Nhan et al. (2005)

Mật đường là phụ phẩm của ngành chế biến mía đường. Mật đường của Việt Nam có hàm lượng vật chất khô 68,5-76,7%, protein xấp xỉ 1,8%. Mật đường có thể làm nguồn thức ăn bổ sung năng lượng cho gia súc. Có thể bổ sung bằng cách cho ăn trực tiếp cùng với thức ăn thô hay bổ sung dưới dạng bánh đa dưỡng chất tổng hợp cùng với urê và khoáng (Nguyễn Xuân Trạch, 2003).

Page 44: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

44

Chương 3

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành tại hộ chăn nuôi ở xã Đại Thành, Thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang.

Thời gian thực hiện từ tháng 05/2008 - 12/2008.

3.2 Chuồng trại thí nghiệm

Thí nghiệm sử dụng chuồng lồng, khung gỗ bao lưới được chia thành 15 đơn vị thí nghiệm. Mỗi ô chuồng có kích thước 120cm x 50cm x 50cm

Máng ăn, máng uống được đặt vào mỗi ô chuồng. Dưới đáy chuồng đặt lớp lưới và nylon để thu phân và hứng lấy nước tiểu.

Sát trùng chuồng trại: phun xịt sát trùng khu vực trại, lồng nuôi, máng ăn uống và các dụng cụ sử dụng trước thí nghiệm một tuần, sau đó phun định kỳ hai tuần một lần

3.3 Động vật thí nghiệm

Sử dụng giống thỏ lai được sản xuất từ thỏ địa phương lai với thỏ lai NewZeland tại trại Chăn Nuôi thực nghiệm thuộc Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Thỏ thí nghiệm được tiêm phòng các bệnh như cầu trùng, bại huyết và ký sinh trùng.

3.4 Thức ăn thí nghiệm

Gồm rau lang, bã đậu nành, khoai mì lát khô, lúa, tấm, bắp, mật đường.

Rau lang tự trồng và được cắt vào mỗi buổi sáng hàng ngày để đảm bảo chất lượng và số lượng theo nhu cầu thỏ. Rau lang được rửa sạch, sau đó dàn mỏng trong bóng mát để ráo nước trước khi cân cho thỏ ăn.

Bã đậu nành là phụ phẩm trong cơ sở sản xuất sữa đậu nành, tàu hủ, chao được mua tại địa phương.

Khoai mì lát khô, tấm, bắp, lúa mua tại các cửa hàng thức ăn gia súc cho thỏ ăn đủ trong suốt thí nghiệm.

Tất cả các thực liệu trong thí nghiệm đều được phân tích các thành phần dưỡng chất như DM, CP, OM, EE, NDF, ADF, Ash trước khi tiến hành thí nghiệm.

Page 45: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

45

3.5 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của bổ sung bã đậu nành vào khẩu phần rau lang lên khả năng tận dụng thức ăn và tăng trọng của thỏ lai

3.5.1 Mục đích thí nghiệm

Thí nghiệm nhằm mục đích xác định mức độ tối ưu của bã đậu nành có thể bổ sung vào khẩu phần rau lang thể hiện qua khả năng tăng trọng và hiệu quả kinh tế của thỏ lai.

3.5.2 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức tương ứng với 5 khẩu phần và 3 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 2 thỏ đực và 2 thỏ cái được bố trí vào các ngăn chuồng lồng. Năm nghiệm thức của thí nghiệm được trình bày qua bảng sau:

Bảng 17: Thành phần thực liệu thức ăn trong khẩu phần thí nghiệm (g/con/ngày)

Thực liệu BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320

Bã đậu nành 0 80 160 240 320

Khoai mì lát khô 10-30 10-30 10-30 10-30 10-30

Rau lang tự do tự do tự do tự do tự do

Ghi chú: BĐN: bã đậu nành ,BĐN0, BĐN80, BĐN160, BĐN240, BĐN320: các nghiệm thức được bổ sung bã đậu nành ở các mức độ 0, 80, 160, 240, 320g.

3.5.3 Chăm sóc nuôi dưỡng

Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng được thực hiện đồng đều trên các đơn vị thí nghiệm. Chuồng trại được thực hiện vệ sinh hàng ngày.

Cách cho thỏ thí nghiệm ăn:

Bã đậu nành cho ăn 4 lần/ngày gồm sáng (7giờ), buổi trưa (lúc 11giờ), chiều (17 giờ) và tối 21 giờ. Rau lang cho ăn tự do xen kẽ giữa các bữa ăn. Khoai mì lát cho ăn xen kẽ giữa các bữa ăn, được bẻ nhỏ và bỏ riêng trong 1 máng thức ăn.

Thỏ thí nghiệm được cung cấp nước uống đầy đủ và liên tục suốt ngày và đêm.

Thức ăn cho ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân trọng lượng thức ăn trước mỗi lần cho ăn trong ngày. Sáng hôm sau cân lượng thức ăn thừa và thức ăn rơi. Từ đó tính được lượng ăn thực sự mỗi ngày.

Page 46: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

46

Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được thu thập một lần/tuần và được sấy khô ở nhiệt độ 55oC, sau đó mẫu được đem nghiền mịn chuẩn bị cho sự phân tích các dưỡng chất như vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ (OM), đạm thô (CP), khoáng tổng số (Ash), béo thô (EE), xơ trung tính (NDF), xơ acid (ADF).

Vật chất khô (DM) được xác định bằng cách sấy ở 105oC trong 12 giờ. Vật chất hữu cơ (OM) và khoáng (Ash) được xác định bằng cách nung ở 550oC trong 3 giờ. Đạm thô (CP) được xác định bằng phương pháp Kjeldahl và béo được xác định bằng cách dùng ethyl ether chiết xuất trong hệ thống Soxhlet (AOAC, 1990). Phân tích NDF và ADF được thực hiện theo phương pháp Van Soet et al. (1991).

NFE = OM- CP- EE- CF.

ME và DCP được ước lượng theo Maertens et al. (2002).

ME (MJ/kgDM) = DE (0,995- 0,048 DCP/DE) với

DE (MJ/kgDM) = 14,2- 0,205 ADF + 0,218 EE + 0,057 CP

DCP (%/DM) = -1,15 + 0,82 CP – 0,06 ADF

Trong đó: ME: năng lượng trao đổi, DE: năng lượng tiêu hoá, DCP: protein thô tiêu hóa.

Thỏ thí nghiệm được cân vào đầu mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn.

Khi chấm dứt thí nghiệm, thỏ được mổ khảo sát 2 con ở mỗi đơn vị thí nghiệm để khảo sát các chỉ tiêu quầy thịt.

3.5.4 Các chỉ tiêu theo dõi

Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào.

Tăng trọng bình quân/con/ngày.

Hệ số chuyển hóa thức ăn.

Các chỉ tiêu quầy thịt và chất lượng thịt.

Hiệu quả kinh tế.

3.6 Thí nghiệm 2: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy ở thỏ được nuôi bằng khẩu phần rau lang có bổ sung bã đậu nành.

3.6.1 Mục đích thí nghiệm

Nhằm mục đích xác định tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và sự tích lũy nitơ ở thỏ được nuôi với khẩu phần rau lang có bổ sung bã đậu nành.

Page 47: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

47

3.6.2 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 2 thỏ: 1 đực và 1 cái, ở 11 tuần tuổi.

Thời gian: thí nghiệm tiến hành trong 4 tuần. Bao gồm 2 tuần nuôi thích nghi khẩu phần thí nghiệm, 1 tuần theo dõi mức ăn, 1 tuần thí nghiệm chính thức lấy mẫu thức ăn, mẫu phân và nước tiểu.

3.6.3 Cách lấy mẫu

Thu thập mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa, nước tiểu và phân theo từng đơn vị thí nghiệm liên tục trong 1 tuần, mẫu được sấy khô ở 55oC, nghiền mịn và trộn đều theo từng đơn vị thí nghiệm chuẩn bị cho phân tích dưỡng chất DM, OM, CP, EE, NDF, ADF.

Phân được thu thập và cân chính xác ở từng đơn vị thí nghiệm. Phân được sấy khô ở 55oC, nghiền mịn.

Sau 1 tuần lấy mẫu, phân được trộn đều theo từng đơn vị thí nghiệm và phân tích các chỉ tiêu DM, OM, CP, EE, NDF, ADF.

Nước tiểu bảo quản bằng H2SO4 0,1%. Mẫu được cân và phân tích Nitơ ngay trong ngày.

3.6.4 Các chỉ tiêu theo dõi

Thành phần dưỡng chất của thực liệu trong khẩu phần.

Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào theo từng nghiệm thức.

Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất thức ăn như DM, OM, CP, EE, NDF và ADF (McDonald et al., 2002).

Lượng nitơ ăn vào và nitơ tích lũy g/kgW0,75.

Lượng dưỡng chất ăn vào – Lượng dưỡng chất trong

Lượng dưỡng chất ăn vào

x 100 Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, % =

Mc Donald et al. (2002)

phân

Page 48: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

48

3.7 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của việc bổ sung các nguồn thức ăn năng lượng vào khẩu phần rau lang nuôi vỗ béo thỏ lai

3.7.1 Mục đích thí nghiệm

Nhằm mục đích xác định được nguồn thực liệu thức ăn bổ sung năng lượng tốt nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao trong khẩu phần nuôi thỏ giai đoạn vỗ béo.

3.7.2 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. 5 nghiệm thức tương ứng 5 khẩu phần với các thực liệu khác nhau, bổ sung vào khẩu phần cơ bản là rau lang và bã đậu nành. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 4 thỏ: 2 đực và 2 cái, ở 9 tuần tuổi. Thời gian nuôi từ 4 - 6 tuần.

Bảng 18: Thành phần thực liệu thức ăn trong khẩu phần thí nghiệm nuôi vỗ béo

Nghiệm thức Thực liệu (g/con/ngày) T29 L35 B26 MĐ35 KM27

Bã đậu nành 300 300 300 300 300

Rau lang 300 300 300 300 300

Tấm 29 - - - -

Lúa - 35 - - -

Bắp - - 26 - -

Mật đường - - - 35 -

Khoai mì lát khô - - - - 27

Ghi chú: T29: bổ sung 29g tấm, L35: bổ sung 35g lúa, B26: bổ sung 26g bắp, MĐ35: bổ sung 35g mật đường, KM27: bổ sung 27g khoai mì lát khô.

Thức ăn cho ăn hàng ngày được xác định bằng cách cân trọng lượng thức ăn mỗi lần ăn trong ngày. Sáng hôm sau cân lượng thức ăn thừa và thức ăn rơi. Từ đó tính được mức ăn thực sự mỗi ngày.

Mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được thu thập 1 lần/tuần và được sấy khô, nghiền mịn chuẩn bị phân tích các dưỡng chất DM, OM, CP, EE, NDF, ADF, Ash.

Thỏ thí nghiệm được cân vào đầu mỗi tuần trong suốt thời gian thí nghiệm, cân vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn.

Page 49: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

49

3.7.3 Các chỉ tiêu theo dõi

Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào.

Tăng trọng bình quân/con/ngày.

Hệ số chuyển hóa thức ăn.

Hiệu quả kinh tế.

3.8 Xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trên bảng tính Excel và phân tích phương sai theo mô hình General Linear Model của Minitab 13.21 (2000). So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bởi phương pháp Tukey của chương trình Minitab 13.21 (2000).

Page 50: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

50

Chương 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của bổ sung bã đậu nành vào khẩu phần rau lang lên khả năng tận dụng thức ăn và tăng trọng thỏ lai

4.1.1 Thành phần hóa học của thực liệu thức ăn trong thí nghiệm

Bảng 19: Thành phần hóa học của các thực liệu thức ăn (% DM) trong thí nghiệm nuôi dưỡng

Thức ăn DM OM CP EE NDF ADF Ash ME* (MJ/kgDM)

Bã đậu nành 14,6 95,9 20,3 9,48 38,6 27,4 4,10 11,8

Rau lang 10,2 88,6 19,0 7,54 43,2 25,5 11,4 11,0

Khoai mì 78,3 96,6 3,99 1,19 27,4 5,85 3,40 13,3

Ghi chú: DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số, (*) năng lượng trao đổi theo Maertens et al. (2002), xem trang 46.

Bảng 19 trình bày thành phần hóa học trung bình của bã đậu nành (BDN), rau lang (RL) và khoai mì lát khô (KM) dùng trong thí nghiệm. Qua bảng cho thấy BĐN có hàm lượng DM là 14,6%, kết quả này cao hơn với kết quả báo cáo của Nguyen Thi Kim Đong et al. (2008) với DM là 10,4%, tuy nhiên thấp hơn nghiên cứu của Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang (2008) có DM là 18,2% và kết quả của Nguyen Van Hiep & Ngo Van Man (2008) có DM là 27,6%. Sự khác biệt này có thể là do nguồn cung cấp bã đậu nành, cách chế biến và ly trích đậu nành khác nhau.

Hàm lượng DM của RL trong thí nghiệm là 10,2% tương đương với báo cáo Nguyen Thi Kim Dong et al. (2008) với DM của RL là 10,4% nhưng thấp hơn báo cáo Le Thi Lan Phuong et al. (2008) là 12,5% DM. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi cao hơn báo cáo của Nguyen Van Thu & Danh Mo (2008) với DM là 9,10%.

Khoai mì lát khô có hàm lượng DM là 78,3% thấp hơn so với nghiên cứu của Tran Quoc Viet & Dao Duc Kien (2005) là 87,2%.

Kết quả hàm lượng CP của RL (19,0%) cũng gần tương đương so với CP của BĐN (20,3%) là nguồn protein tốt cho thỏ trong giai đoạn tăng trưởng.

Kết quả hàm lượng CP của RL là 19,0% tương đương kết quả nghiên cứu của Nguyen Van Thu & Danh Mo (2008) là 19,7% CP, tuy nhiên thấp hơn báo cáo Le Thi Lan Phuong (2008) là 26,7%. Có sự khác biệt này có thể do khác giống rau lang, do thổ

Page 51: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

51

nhưỡng nơi canh tác khác nhau. Ngoài ra còn do sự khác nhau về mức độ già hay non của RL khi thu hoạch cho thỏ ăn và khác nhau về thời điểm thu mẫu trong năm.

Kết quả phân tích hàm lượng CP của BĐN là 20,3%, tương đương các kết quả trong báo cáo của Nguyen Thi Kim Dong et al. (2008) là 20,5%. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi thấp hơn trong nghiên cứu của Nguyen Van Hiep & Ngo Van Man (2008) là 25,0%, Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang (2008) là 27,0%.

Trong khi đó hàm lượng CP trong khoai mì (KM) khá thấp là 3,99% kết quả phù hợp với báo cáo của Tran Quoc Viet & Dao Duc Kien (2005) với CP là 3,3%.

Kết quả hàm lượng NDF của RL là 43,2% tương đương với kết quả trong nghiên cứu của Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang (2008) là 43,1%. Kết quả này cao hơn các báo cáo trong nghiên cứu của Le Thi Lan Phuong (2008) là 39,9%, của Nguyen Van Thu & Danh Mo (2008) là 32,1%.

Kết quả hàm lượng ADF của RL là 25,5%. Kết quả này thấp hơn trong báo cáo của Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang (2008) cho kết quả ADF có trong RL là 32,9%.

Kết quả phân tích hàm lượng NDF của BDN là 38,6%. So với báo cáo của Nguyen Thi Kim Dong (2008) là 45,5% thì kết quả của chúng tôi thấp hơn.

Kết quả phân tích hàm lượng ADF của BDN là 27,4 %. So sánh với các báo cáo của Nguyen Van Thu & Lam Phuoc Thanh (2008) là 33,4% và báo cáo của Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang (2008) là 35,7% thì kết quả của chúng tôi thấp hơn.

Hàm lượng ADF của khoai mì lát khô trong thí nghiệm là 5,85% thấp so với kết quả của Tran Quoc Viet & Dao Duc Kien (2005) với ADF là 6,6%.

Năng lượng trao đổi (MJ/kgDM) của khoai mì là cao nhất 13,3, BĐN và RL có năng lượng trao đổi tương đương nhau lần lượt là 11,8 và 11,0 (MJ/KgDM). Năng lượng trao đổi của RL thấp hơn trong nghiên cứu của Nguyen Van Thu & Danh Mo (2008), theo đó RL có năng lượng trao đổi là 12,5 (MJ/kgDM).

Page 52: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

52

4.1.2 Kết quả lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm nuôi dưỡng

Bảng 20: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ thí nghiệm nuôi dưỡng

Nghiệm thức Lượng ăn vào (g/con/ngày) BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320

±SE/P

DM Bã đậu nành 0,00a 20,2b 37,1c 44,8d 47,0e 0,350/0,001

DM Rau lang 42,7a 32,1b 19,7c 15,2d 13,7d 0,490/0,001

DM Khoai mì lát khô 13,6 12,5 11,9 12,0 12,2 0,581/0,305

DM 56,3a 64,8b 68,6c 72,0d 73,0d 0,594/0,001

OM 51,0a 59,8b 64,5c 68,1d 69,1d 0,535/0,001

CP 8,67a 10,7b 11,7c 12,5d 12,6d 0,114/0,001

EE 3,38a 4,48b 5,14c 5,54d 5,64d 0,049/0,001

NDF 22,2a 25,1b 26,1b 27,2c 27,4c 0,223/0,001

ADF 11,7a 14,5b 15,9c 16,9d 17,1d 0,151/0,001

Ash 5,32a 4,90b 4,15c 3,96cd 3,89d 0,058/0,001

ME* (MJ/con/ngày) 0,72a 0,81b 0,84c 0,88d 0,89d 0,006/0,001

Ghi chú: BĐN:bã đậu nành, BĐN0, BĐN80, BĐN160, BĐN240, BĐN320: bã đậu nành bổ sung ở các mức độ 0, 80, 160, 240, 320g.DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, (*) năng lượng trao đổi (Maertens et al. (2002), xem trang 46. Các giá trị trung bình mang các chữa,b,c,d,e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 20 nhận thấy rằng lượng RL ăn vào giảm dần có ý nghĩa thống kê (P<0,01) khi tăng lượng BĐN trong khẩu phần. Giá trị đạt 42,7g ở NT BĐN0 giảm xuống còn 13,7g ở NT BĐN320. Ngược lại, khối lượng BĐN ăn vào tăng dần qua các NT có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Sự khác biệt về lượng DM ăn vào của BĐN giữa các nghiệm thức là do sự bố trí của khẩu phần thí nghiệm. Khoai mì lát là nguồn thức ăn năng lượng được bổ sung đồng đều ở các NT (P>0,05).

Kết quả tổng lượng DM và OM ăn vào tăng dần có ý nghĩa (P<0,01) từ NT BĐN0 đến NT BĐN320 đạt giá trị từ 56,3-73,0 g/con/ngày. Kết quả này tương đương với báo cáo của Phimmasan et al. (2005) trong nghiên cứu nuôi thỏ cho ăn khầu phần gồm bắp, cám và khoai mì với giá trị thay đổi từ 66,9-79,5 g/con/ngày. Và cũng tương đương với báo cáo của Hue & Preston (2006) là 49,7-74,6 gDM.

Page 53: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

53

Hàm lượng CP ăn vào thấp nhất ở NT BĐN0 và tăng lên có ý nghĩa thống kê (P<0,01) khi tăng mức độ BĐN trong khầu phần. Giá trị CP ăn vào từ 8,67 - 12,6 g/con/ngày. Kết quả này tương tự với các báo cáo của Phimmasan et al. (2005) cho kết quả là 9,5 -3,7g; Nguyễn Thị Xuân Linh (2008) là 8,06 -15,2 g/con/ngày. Nhưng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Doan Thi Gang et al. (2006) là 20,1 - 25,4 g. Lượng DM và CP ăn vào khi tăng BĐN trong khẩu phần thể hiện trong biểu đồ sau.

Biểu đồ 1 Lượng DM và CP ăn vào khi tăng hàm lượng BĐN trong khẩu phần

73,072,068,6

64,8

56,3

12,612,510,7 11,78,67

0

10

20

30

40

50

60

70

80

BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320Nghiệm thức

Lượng ăn vào (g\ngày) DM CP

Lượng EE ăn vào tăng lên có ý nghĩa thống kê (P<0,01), giá trị đạt được từ 3,38 -5,64g. Giá trị này cũng phù hợp với nghiên cứu của Phùng Thị Thúy Liễu (2008) theo tác giả này thì lượng EE ăn vào của thỏ đạt từ 5,07 - 6,33g. Theo Nguyễn Thị Vĩnh Châu (2007) thì giá trị EE đạt từ 3,65 - 5,33 g/con/ngày.

Tương tự giá trị về lượng NDF, ADF ăn vào cũng tăng có ý nghĩa thống kê (P<0,001) khi tăng BĐN trong khẩu phần.

Năng lượng tiêu thụ cao nhất ở khẩu phần BĐN320 là 0,89 MJ/con/ngày, thấp nhất ở khẩu phần BĐN0 và BĐN80 là 0,72 và 0,81 MJ/con/ngày. Kết quả này hơi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyen Thi Kim Dong et al. (2005) với ME tiêu thụ là 0,79 - 0,99 MJ/con/ngày.

a

b c

d d

a b c d d

Page 54: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

54

Biểu đồ 2 Lượng NDF và ADF tiêu thụ khi tăng hàm lượng BDN trong khẩu phần

27,427,226,125,1

22,2

11,714,5

15,9 16,9 17,1

0

5

10

15

20

25

30

35

BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320 Nghiệm thức

Lượng ăn vào (g/ngày)

NDF ADF

c c b b

a

d d c b

a

Page 55: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

55

4.1.3 Kết quả tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, hiệu quả kinh tế của thỏ thí nghiệm

Bảng 21: Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung bã đậu nành vào khẩu phần rau lang trên tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) và hiệu quả kinh tế của thỏ thí nghiệm

Nghiệm thức

Chỉ tiêu BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320 ± SE/P

TL đầu (g) 733 733 733 739 738 4,634/0,751

TL cuối (g) 1919a 2055ab 2073ab 2148b 2122b 33,72/0,010

Tăng trọng (g/ngày) 16,9a 18,9ab 19,2ab 20,1b 19,8b 0,522/0,019

FCR 3,32 3,44 3,59 3,59 3,69 0,099/0,164

Chi phí TA/thỏ (đồng) 77.238 75.297 72.084 72.586 76.957 -

Tổng chi/thỏ (đồng) 79.188 77.247 74.035 74.536 78.907 -

Tổng thu/thỏ (đồng) 86.369 92.480 93.279 96.651 99.618 -

Chênh lệch/thỏ (đồng) 7.182 15.233 19.245 22.115 20.711 -

Ghi chú: TL: trọng lượng, FCR: hệ số chuyển hóa thức ăn, TA: thức ăn.

Các giá trị trung bình mang các chữa,b, khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức độ 5%.

Qua bảng 21 cho thấy trọng lượng thỏ bắt đầu thí nghiệm tương đương nhau. Trọng lượng thỏ kết thúc thí nghiệm khác nhau có ý nghĩa (P<0,01) cao nhất ở NT BĐN240 (2148 g) và thấp nhất ở NT BĐN0 (1919 g). Sự khác biệt này do tăng trọng của thỏ ở NT BĐN240 và BĐN320 đạt cao hơn các nghiệm thức còn lại.

Về tăng trọng hàng ngày của thỏ TN qua bảng 21 cho thấy kết quả tăng trọng tăng dần có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tăng trọng hàng ngày đạt mức cao nhất ở NT BĐN240 và BĐN320 lần lượt là 20,1 và 19,8 g/ngày là do lượng DM, CP và ME ăn vào cao hơn các NT còn lại.

Kết quả tăng trọng ở các khẩu phần bổ sung BĐN vào RL trong thí nghiệm này tương đương với kết quả của Nguyễn Thị Vĩnh Châu (2008) trong thí nghiệm nuôi thỏ với khẩu phần cỏ lông tây bổ sung cúc dại là 16,7-20,7 g/ngày; Tăng trọng của thỏ trong thí nghiệm cũng phù hợp với kết quả của Le Thu Ha et al. (1996) khi cho thỏ ăn khẩu phần gồm cỏ, lá cây họ đậu và thức ăn hỗn hợp từ 15,5-20,6 g/con/ngày.

Kết quả chỉ tiêu FCR gần tương đương nhau giữa các nghiệm thức, giá trị đạt được từ 3,32-3,69. Kết quả này đạt được thấp hơn báo cáo của Supharoek (2007) có giá trị

Page 56: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

56

FCR biến động từ 3,6-4,7 và cũng thấp hơn so với báo cáo của Doan Thi Gang et al. (2006) cho ăn rau muống có hoặc không có bổ sung cỏ guinea, rau lang với FCR thay đổi từ 6,26-10,7.

Phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy khi tăng bã đậu nành trong khẩu phần làm giảm chi phí thức ăn và trọng lượng cuối tăng do đó lợi nhuận thu từ bán thỏ tăng dần ở khẩu phần có bổ sung BĐN và cao nhất ở NT BĐN240 và BĐN320.

Mối quan hệ tuyến tính giữa CP ăn vào (g/kgW0,75) và tăng trọng trong thí nghiệm thể hiện qua biểu đồ dưới đây.

Mối quan hệ giữa CP ăn vào và tăng trọng thể hiện trên biểu đồ 3. Qua biểu đồ cho thấy lượng CP ăn vào có quan hệ tuyến tính khá chặt chẽ với tăng trọng.

Biểu đồ 3 Mối quan hệ giữa lượng CP ăn vào và tăng trọng của thỏ thí nghiệm

y = 0,7602x + 10,44R2 = 0,9661

16

17

18

19

20

21

8 9 10 11 12 13

Tăng trọng (g/ngày)

CP ăn vào (g/kgW0,75)

Page 57: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

57

Biểu đồ 4 Tăng trọng và trọng lượng cuối của thỏ thí nghiệm

1919

20552073

21482122

16.9

19.2

19.820.1

18.9

1800

1850

1900

1950

2000

2050

2100

2150

2200

BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320Nghiệm thức

Trọng lượng (g)

15

16

17

18

19

20

21

Tăng trọng (g/con/ngày)Trọng lượng cuối Tăng trọng

a

ab

b b

ab

Page 58: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

58

4.1.4 Kết quả các chỉ tiêu quầy thịt và cơ quan nội tạng của thỏ thí nghiệm

Bảng 22: Ảnh hưởng của các mức độ bã đậu nành bổ sung vào rau lang trên các chỉ tiêu năng suất thịt và nội tạng

Nghiệm thức Chỉ tiêu

BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320 ± SE/P

Trọng lượng sống (g) 1868a 2052b 2115b 2133b 2123b 56,84/0,050

Trọng lượng thân thịt (g) 899a 1036b 1022b 1093b 1088b 24,91/0,003

Trọng lượng thịt tuộc (g) 676a 794b 767ab 851b 795b 21,36/0,005

Trọng lượng đùi sau (g) 324a 365ab 358ab 385b 376b 8,927/0,011

Thân thịt (%) 50,0 52,2 50,2 53,2 53,4 0,938/0,088

Thịt tuộc (%) 75,1 76,7 75,1 77,9 73,1 1,304/0,200

Tỷ lệ thịt tuộc/xương (%) 3,54 3,96 3,35 3,72 3,47 0,246/0,490

Trọng lượng đùi sau/thân thịt (%) 36,1 35,3 35,0 35,3 34,5 0,605/0,485

TL ống tiêu hóa/TL sống (%) 22,1 19,1 21,7 18,3 17,8 1,080/0,070

TL dạ dày/TL sống (%) 5,67 5,14 6,13 5,04 5,44 0,407/0,394

Chiều dài manh tràng (cm) 61,4 57,2 61,3 61,2 58,3 5,609/0,435

Ghi chú: TL: trọng lượng, các giá trị trung bình mang các chữa,b khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 22 trình bày các chỉ tiêu về quầy thịt và nội tạng qua kết quả mổ khảo sát thỏ trong thí nghiệm. Chúng tôi nhận thấy trọng lượng thân thịt, thịt tuộc và đùi sau tăng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) qua các NT. Trọng lượng thân thịt cao ở NT BĐN240 (1093 g), BĐN320 (1088 g) và thấp ở NT BĐN0 (899 g). Kết quả này phù hợp với báo cáo Olivera et al. (2008) trọng lượng thân thịt đạt 1.111-1.242g. Trọng lượng thịt tuộc đạt 676 - 851 g, cao nhất ở NT BĐN240 (851 g), BĐN320 (795 g). Kết quả này phù hợp với báo cáo của Phùng Thị Thúy Liễu (2008) trong thí nghiệm nuôi thỏ với

Page 59: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

59

khẩu phần cỏ lông tây và rau lang có bổ sung thức ăn hỗn hợp đạt trọng lượng thịt tuộc là 645-871g. Trọng lượng đùi sau giữa các NT khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05), cao ở NT BĐN240 (385 g) và BĐN320 (376 g). Tỷ lệ trọng lượng đùi sau/thân thịt có xu hướng giảm dần từ 34,5 - 36,1% nhưng không có khác biệt giữa các NT (P>0,05).

Tỷ lệ % thân thịt của thỏ trong thí nghiệm biến động từ 50,0-53,4%, thấp nhất ở NT BĐN0 và cao nhất ở NT BĐN320 và giữa các NT có bổ sung BĐN thì không có khác biệt. Kết quả này tương đương với các kết quả Nguyễn Thị Xuân Linh (2008) với tỷ lệ thân thịt thay đổi từ 43,2-51,6% và báo cáo của Olivera et al. (2008) đạt giá trị từ 52,6-53,8%. So với kết quả của Nguyen Thi Kim Dong et al. (2005) nuôi bằng khẩu phần rau lang, cỏ lông tây và lúa với tỷ lệ thân thịt thay đổi từ 41,6-47,4%, kết quả trong thí nghiệm nuôi thỏ bằng bã đậu nành của chúng tôi đạt cao hơn.

Tỷ lệ thịt tuộc có giá trị thay đổi từ 73,1-77,9%. Kết quả này cao hơn so với báo cáo của Nguyen Thi Kim Dong et al. (2005) với giá trị biến động từ 67,8 – 79,2%.

Tỷ lệ thịt/xương giữa các NT khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) và giá trị đạt được từ 3,35 - 3,96. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quang Sức & Đinh Văn Bình (2000) cho rằng tỷ lệ thịt/xương phù hợp là 4 - 5. Kết quả của chúng tôi tương đối cao hơn so với báo cáo của Ramchurn et al. (2000) là 3,2.

Tỷ lệ trọng lượng ống tiêu hóa so với trọng lượng sống có khuynh hướng giảm dần khi tăng BĐN trong khẩu phần. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Ống tiêu hóa chiếm từ 17,8-22,1% trọng lượng cơ thể theo kết quả thí nghiệm của chúng tôi, trong đó dạ dày chiếm 5,04-6,13%. Kết quả này phù hợp với báo cáo của Olivera et al. (2008) cho rằng ống tiêu hóa chiếm từ 20,9-21,8% trọng lượng cơ thể.

Giá trị về chiều dài manh tràng giữa các NT không khác nhau (P>0,05), có giá trị dao động từ 57,2-61,4cm. Kết quả này tương đối cao hơn so với kết luận của Eshiett et al. (1980) là thỏ trưởng thành có độ dài manh tràng khoảng 33cm.

Page 60: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

60

4.1.5 Kết quả thành phần dưỡng chất thịt thỏ

Bảng 23: Kết quả thành phần dưỡng chất của thịt thỏ (%)

Nghiệm thức Chỉ tiêu

BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320 ± SE/P

DM 26,3 26,6 26,5 26,8 26,5 0,246/0,732

OM 98,4 98,5 98,4 98,5 98,4 0,088/0,919

CP 20,5 21,1 20,8 20,9 20,6 0,315/0,693

EE 4,42 4,39 4,30 4,49 4,37 0,058/0,311

Ash 1,63 1,55 1,57 1,55 1,64 0,088/0,919

Ghi chú: DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, EE: béo thô, Ash: khoáng tổng số.

Bảng 23 trình bày giá trị dinh dưỡng của thịt thỏ trong thí nghiệm. Qua bảng kết quả thành phần dưỡng chất của thịt thỏ như DM, OM, CP, EE, Ash không khác biệt giữa các nghiệm thức. Hàm lượng DM của thịt thỏ khá cao, thay đổi từ 26,3 - 26,8%. Kết quả này cao hơn so với báo cáo của Hiep (2007) khi cho thỏ ăn rau muống có hoặc không có cỏ mồm hay cúc dại có DM từ 24-24,3%.

Lượng OM trong thịt thỏ cao có giá trị dao động trong khoảng 98,4-98,5%, giữa các NT sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Giá trị OM này cao hơn so với báo cáo của Nguyễn Thị Xuân Linh (2008) là 97,3–98,0%.

Hàm lượng CP trong thịt thỏ đạt từ 20,5-21,1%. Kết quả này phù hợp so với báo cáo của Agustín et al. (2004) có CP trong thịt thỏ từ 21,2-22,1% và báo cáo của Nguyễn Thị Xuân Linh (2008) 19,9-20,9%. Nhưng khi so với Nguyễn Chu Chương (2003) với lượng CP của thịt thỏ là 22,5% thì kết quả của chúng tôi thấp hơn.

Thành phần EE và Ash trong thịt thỏ giữa các nghiệm thức rất ít biến động (P>0,05). Chất béo trong thịt thỏ có giá trị từ 4,30-4,49%, cao hơn báo cáo của Agustín et al. (2004) với hàm lượng EE có trong thịt ở chân sau là 3,03%.

Hàm lượng Ash của thịt thỏ trong TN dao động từ 1,55-1,64%, tương đối thấp hơn so với báo cáo của Nguyễn Thị Xuân Linh (2008) là 2-2,7%.

Page 61: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

61

4.2 Thí nghiệm 2: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy ở thỏ được nuôi bằng khẩu phần rau lang có bổ sung bã đậu nành

4.2.1 Thành phần hóa học thực liệu thức ăn trong thí nghiệm

Bảng 24: Thành phần hóa học (%DM) của thức ăn trong thí nghiệm tiêu hóa

Thức ăn DM OM CP EE NDF ADF Ash ME* (MJ/kgDM)

Bã đậu nành 14,2 95,8 22,5 9,72 39,1 28,7 4,45 10,9

Rau lang 8,80 89,6 17,3 7,32 40,5 27,5 11,0 10,6

Khoai mì 85,0 98,1 3,08 0,99 29,0 5,60 1,98 13,3

Ghi chú: DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, EE: béo thô, NFE: chiết chất không đạm, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số.(*) năng lượng trao đổi (Maertens et al. (2002), xem trang 46.

Thành phần dưỡng chất các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm tiêu hóa được trình bày trong bảng 24. BĐN có hàm lượng DM và CP lần lượt là 14,2% và 22,5%. Kết quả này cho thấy DM và CP của BĐN tương đối cao hơn báo cáo của Dương Hồng Duyên (2008) với bã đậu nành có DM là 10,3% và CP là 20,5%.

RL có giá trị CP khá thấp (17,3%), so với kết quả của Nguyễn Thụy Lan Anh (2008) có CP của RL là 19,9%.

Giá trị NDF của RL là 40,5% cao hơn so với BĐN là 39,1% và KM là 29,0%.

Hàm lượng EE của BĐN là 9,72%, RL là 7,32% và KM là 0,99%.

Năng lượng trao đổi của BĐN là 10,9MJ/kgDM, của RL là 10,6 và KM là 13,3 MJ/kg DM.

Page 62: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

62

4.2.2 Kết quả dưỡng chất ăn vào của thí nghiệm tiêu hóa

Bảng 25: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa

Nghiệm thức Chỉ tiêu

BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320 ± SE/P

Lượng ăn vào (g/con/ngày)

DM 63,0a 76,7b 80,1b 98,4c 107c 2,316/0,001

OM 57,9a 72,3b 76,1b 94,0c 102c 2,243/0,001

CP 9,17a 11,2b 13,7c 16,8d 18,3e 0,098/0,001

NDF 23,4a 27,7b 29,6b 36,0c 38,5c 0,685/0,001

ADF 14,0a 15,8b 18,6c 22,5d 24,3e 0,191/0,001

EE 3,94a 4,75b 5,82c 7,19d 8,04e 0,035/0,001

Ash 5,35a 4,60bc 4,20b 4,59bc 4,78c 0,101/0,001

ME (MJ/con/ngày) 0,78a 0,94b 0,96b 1,13c 1,22c 0,025/0,001

Ghi chú: các giá trị trung bình mang các chữa,b,c,d,e khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, ME: năng lượng trao đổi

Qua bảng trên chúng tôi thấy rằng tổng DM ăn vào (g/con/ngày) tăng dần khi tăng mức độ bổ sung BĐN trong khẩu phần (P<0,01), cao nhất là NT BĐN320 (107g), thấp nhất là NT BĐN0 (63g).

Tương tự DM, lượng OM cũng tăng dần qua các NT (P<0,01) giá trị cao ở NT BĐN240 (94g) và BĐN320 (102g), thấp nhất là ở NT BĐN0 (57,9g). Kết quả này tương đối cao hơn so với nghiên cứu của Samkol et al. (2006) ở thỏ nuôi bằng khẩu phần rau muống bổ sung tấm với các mức độ 0, 4, 8, 12 g/con/ngày với kết quả lần lượt là 62,5; 54,1; 65,2; 60,6 g/con/ngày.

Hàm lượng CP ăn vào tăng dần có ý nghĩa thống kê (P<0,01) khi tăng BĐN trong khẩu phần. Giá trị cao ở khẩu phần BĐN240 (16,8g) và BĐN320 (18,3g). Kết quả này tương tự báo cáo của Phimmasan et al.(2005) với khả năng ăn vào của thỏ là 9,5-13,7 g/con/ngày.

Lượng EE ăn vào tăng có ý nghĩa thống kê (P<0,001), giá trị thay đổi từ 3,94-8,04 g/con/ngày. Giá trị này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Linh (2008) trong thí nghiệm khẩu phần cỏ lông tây bổ sung rau muống có giá trị EE ăn vào là 6,02-7,47 g/con/ngày.

Page 63: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

63

Năng lượng trao đổi (ME) của các NT tăng dần khi tăng BĐN (P<0,01). Năng lượng trao đổi đạt cao nhất ở NT BĐN320 là 1,22 MJ/con/ngày và thấp nhất là ở NT BĐN0 là 0,78 MJ/con/ngày.

Mức độ DM, CP và NDF, ADF ăn vào (g/con/ngày) được thể hiện qua biểu đồ sau

Biểu đồ 5 Lượng DM và CP ăn vào khi tăng BĐN trong khẩu phần thí nghiệm

10798,4

80,176,7

63,0

9,17 11,2 13,7 16,8 18,3

0

20

40

60

80

100

120

BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320 Nghiệm thức

Lượng ăn vào (g/con/ngày) DM CP

a

b b

c

c

a b c d e

Page 64: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

64

Biểu đồ 6 Lượng NDF và ADF tiêu thụ khi tăng BĐN trong khẩu phần thí nghiệm

36.0

23,4

27,729,6

38,5

14,015,8

18,6

22,524,3

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320Nghiệm thức

Lượng ăn vào (g/con/ngày)

NDF ADF

a

a

b

b

b

c

c

d e

c

Page 65: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

65

4.2.3 Kết quả tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất

Bảng 26: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất (%) của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa

Nghiệm thức Tỷ lệ tiêu hóa (%) BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320

± SE/P

DMD 76,7a 78,7ab 79,2ab 85,3ab 86,7b 1,879/0,020

OMD 78,1a 79,3ab 79,7ab 85,6ab 87,1b 1,868/0,029

CPD 77,6a 79,9ab 81,9abc 86,6bc 88,4c 1,552/0,005

EED 82,6a 82,5a 88,3ab 91,8b 92,4b 1,512/0,003

NDFD 62,5a 65,7ab 66,1ab 75,5ab 77,7b 3,069/0,029

ADFD 46,9a 48,0ab 51,0ab 66,6ab 68,1b 4,825/0,032

Cân bằng N (g/kg W0,75 )

N ăn vào 1,14a 1,25a 1,48b 1,76c 1,95d 0,039/0,001

N tích lũy 0,44a 0,61a 0,84b 1,18c 1,38c 0,057/0,001

Ghi chú: DMD, OMD, CPD, EED, NDFD, ADFD:: Tỷ lệ tiêu hóa DM, OM, CP,EE, NDF và ADF, N: nitơ, Các giá trị trung bình mang các chữa,b,c,d khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Bảng 26 cho thấy hiệu quả sử dụng dưỡng chất thức ăn của thỏ thí nghiệm. Qua bảng chúng tôi thấy tỷ lệ tiêu hóa DM, OM, CP, EE, NDF, ADF tăng dần khi tăng mức độ bổ sung bã đậu nành trong khẩu phần.

Tỷ lệ tiêu hóa DM tăng dần khi tăng mức độ bổ sung BĐN trong khẩu phần (P<0,05). Giá trị đạt cao nhất là 86,7% ở NT BĐN320 và thấp nhất ở NT BĐN0 với 76,7%. Kết quả tiêu hóa DM tương đương với báo cáo của Samkol et al. (2006) nuôi thỏ bằng lá rau muống cho tỷ lệ tiêu hóa DM từ 73,5-78,3%; Hue & Preston (2006) trong nghiên cứu thỏ ăn khẩu phần rau muống có hoặc không có kết hợp với stylo, cỏ guinea, cám gạo cho tỷ lệ tiêu hóa DM lần lượt là 80,1-85,8%; Báo cáo của Phimmasan et al. (2005) cho thấy khả năng tiêu hóa DM của thỏ từ 75,4-82,8% khi nuôi thỏ bằng khẩu phần riêng lẻ khoai mì khô, cỏ guinea, stylo. Khả năng tiêu hóa DM của thỏ trong thí nghiệm bổ sung BĐN này cao kết quả của Akinfala et al.(2003) trong thí nghiệm nuôi thỏ bằng khẩu phần bắp thay thế khoai mì khô có tỷ lệ tiêu hóa DM từ 65,4-75% và cũng cao hơn nghiên cứu của Le Thi Lan Phuong (2008) cho tỷ lệ tiêu hóa DM là 45,8-73,3%.

Tương tự DMD, tỷ lệ tiêu hóa OM trong thí nghiệm tăng dần khi tăng mức độ bổ sung BĐN trong khẩu phần (P<0,05) từ 78,1 đến 87,1% .

Page 66: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

66

Khả năng tiêu hóa OM của thỏ trong nghiên cứu này tương đối cao hơn so với báo cáo của Samkol et al.(2006) nuôi thỏ bằng rau muống với tỷ lệ tiêu hóa OM từ 74-78,4%; Giá trị này cũng cao hơn khi so với Nguyễn Thị Xuân Linh (2005) thí nghiệm trên thỏ ăn rau lang với các mức độ thay thế CLT trong khẩu phần cho tỷ lệ tiêu hóa OM thay đổi từ 56,9-73,6%. Kết quả này cao hơn so với báo cáo của Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang (2008) với khẩu phần rau lang, lá khoai mì khô, bã đậu nành cho tỷ lệ tiêu hóa OM lần từ 56,3-78,8%.

Tỷ lệ tiêu hóa CP tăng khi gia tăng mức độ BĐN trong khẩu phần (P<0,05), cao ở NT BĐN320 (88,4%), NT BĐN240 (86,6%) và thấp nhất là ở NT BĐN0 (77,6%). Mức độ tiêu hóa CP trong thí nghiệm này tương đương với báo cáo của Doan Thi Gang et al. (2006) với thí nghiệm nuôi thỏ bằng rau muống có hoặc không có kết hợp với rau lang có tỷ lệ tiêu hóa CP là 73,3-85,7%. Kết quả này hơi cao hơn so với các báo cáo của Phimmasan et al. (2005) có tỷ lệ tiêu hóa CP đạt 40,6-75,1%. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi thấp hơn báo cáo của Nguyen Thi Kim Dong et al. (2008) có tỷ lệ tiêu hóa CP là 82-84,5% và thấp hơn báo cáo của Hue & Preston (2006) trong nghiên cứu nuôi thỏ với khẩu phần rau muống có hay không có bổ sung cỏ guinea, stylo với tỷ lệ tiêu hóa CP từ 83,9-90,8%.

Tỷ lệ tiêu hóa EE có xu hướng tăng dần (P<0,05) khi tăng mức độ bổ sung BĐN trong khẩu phần, giá trị thay đổi từ 82,5-92,4%. Kết quả này cũng cao hơn nghiên cứu của Akinfala et al. (2003) trên khẩu phần thỏ ăn bột khoai mì thay thế bột bắp ở các mức độ: 0, 50 và 100% có tỷ lệ tiêu hóa EE lần lượt là 72,5; 78,2; 81,7%.

Tỷ lệ tiêu hóa NDF tăng dần qua các nghiệm thức (P<0,05), cao nhất ở NT BĐN320 (77,7%) và thấp nhất ở NT BĐN0 (62,5%). Kết quả của chúng tôi tương đương với báo cáo của Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang (2008) có tỷ lệ tiêu hóa NDF từ 33,7-78,8%. Kết quả này cao hơn các kết quả của Phimmasan et al.(2005) là 37,1% trong thí nghiệm nuôi thỏ bằng cỏ Guinea và báo cáo của Le Thi Lan Phuong (2008) cho kết quả tiêu tỷ lệ tiêu hóa NDF từ 44,5-63%.

Kết quả tỷ lệ tiêu hóa ADF tăng dần qua các NT (P<0,05) cao nhất ở NT BĐN320 (68,1%) và thấp nhất ở NT BĐN80 (46,9%). Mức độ tiêu hóa ADF trong thí nghiệm này cũng tương tự kết luận của Nguyễn Thị Xuân Linh (2005) là 44,2-49,1% với các khẩu phần rau lang thay thế cỏ lông tây. Kết quả này cũng tương đương với báo cáo của Nguyen Thi Kim Dong et al. (2006) với tỷ lệ tiêu hóa ADF từ 33-51,1%. Kết quả này cao hơn báo cáo của Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang (2008) có tỷ lệ tiêu hóa ADF có tỷ lệ tiêu hóa là 21,7-66,9%.

Lượng Nitơ ăn vào và Nitơ tích lũy tăng một các tương ứng (P<0,001) với sự gia tăng mức độ bổ sung BĐN trong khẩu phần. Giá trị Nitơ tích lũy đạt cao nhất ở NT BĐN320 (1,38 g/kgW0,75) và thấp nhất ở NT BĐN0 (0,44g/kgW0,75).

Page 67: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

67

Biểu đồ 7 Tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất CP và DM

81.979.9

77.6

86.688.4

50

55

60

65

70

75

80

85

90

95

BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320

Tỉ lệ tiêu hóa (%)

Nghiệm thức

DMD CPD

Biểu đồ 8 Lượng Nitơ ăn vào và Nitơ tích lũy

1,951,76

1,48

1,251,14

0,440,61

0,84

1,181,38

0

0.5

1

1.5

2

2.5

BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320 Nghiệm thức

Nitơ ăn vào Nitơ tích lũy

a ab

abc

bc c

a a

a a

b

b

c

c c

d

g Nitơ/W0,75

Page 68: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

68

Biểu đồ 9 Tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất NDF, ADF

77,775,5

66,165,762,5

51,046,948,0

68,166,6

20

30

40

50

60

70

80

90

BĐN0 BĐN80 BĐN160 BĐN240 BĐN320

Tỉ lệ tiêu hóa (%)

Nghiệm thức

NDF ADF

a

a ab

ab ab

ab

ab

ab

b

b

Page 69: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

69

4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của sự bổ sung các nguồn thức ăn năng lượng vào khẩu phần rau lang nuôi vỗ béo thỏ lai

4.3.1 Thành phần hóa học thực liệu thức ăn trong thí nghiệm

Bảng 27: Thành phần hóa học của thức ăn trong thí nghiệm vỗ béo (%DM)

Thực liệu DM OM CP NDF ADF EE Ash ME*

(MJ/KgDM)

Rau lang 9,88 88,7 19,9 40,2 20,5 8,52 11,3 11,0

Bã đậu nành 13,4 95,2 22,0 31,6 23,2 10,2 4,91 11,8

Tấm 85,2 99,2 9,11 4,02 0,74 1,73 0,78 12,5

Lúa 79,3 94,9 6,12 27,9 17,2 3,23 7,02 10,8

Bắp 84,2 97,7 8,88 11,1 2,81 3,84 2,32 13,5

Mật đường 68,5 88,6 1,75 - - - 11,4 11,4

Khoai mì khô

80,2 98,7 2,50 12,5 4,56 0,63 1,28 13,3

Ghi chú: DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, EE: béo thô, NFE: chiết chất không đạm, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số.(*) năng lượng trao đổi (Maertens et al. (2002), xem trang 46.

Thành phần dưỡng chất các loại thức ăn sử dụng trong thí nghiệm vỗ béo được trình bày trong bảng 26. BĐN có hàm lượng DM và CP lần lượt là 13,4% và 22,0%. Kết quả này cho thấy DM và CP của BĐN tương đối cao hơn kết quả báo cáo của Dương Hồng Duyên (2008) DM là 10,3% và CP là 20,5%.

RL có hàm lượng CP (19,9%), thấp hơn so với kết quả trong báo cáo của Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang (2008) có hàm lượng CP của RL là 23,6%.

Tấm và bắp có hàm lượng CP tương đương nhau, lần lượt là 9,11 và 8,88%, hàm lượng CP của lúa thấp hơn tấm và bắp đạt 6,12%. Trong khi đó hàm lượng CP của mật đường và khoai mì là thấp nhất trong các loại thực liệu. CP của mật đường là 1,75% và của khoai mì là 2,5%. Hàm lượng CP của tấm trong thí nghiệm này cao hơn trong báo cáo của Samkol et al. (2005) có hàm lượng CP là 6,37%.

Bắp có năng lượng trao đổi cao nhất là 13,5 MJ/KgDM. Khoai mì cũng có mức năng lượng tương đương đạt 13,3 MJ/KgDM. Mức năng lượng của RL, BĐN và mật đường tương đương nhau lần lượt là RL 11,0 , BĐN là 11,8 và mật đường là 11,4 MJ/KgDM. Trong khi đó tấm có mức năng lượng cao hơn đạt giá trị là 12,5 MJ/KgDM.

Page 70: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

70

4.3.2 Kết quả lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm vỗ béo

Bảng 28: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào của thỏ thí nghiệm vỗ béo

Nghiệm thức Chỉ tiêu

T29 L35 B26 MĐ35 KM27 ±SE/P

Lượng ăn vào (g/con/ngày)

DM Bã đậu nành 25,4 25,1 27,5 27,8 28,2 0,831/0,071

DM Rau lang 23,1 23,8 23,8 22,4 23,0 0,419/0,174

DM Tấm 24,8 - - - - 0,409/0,001

DM Lúa - 27,6 - - - 0,172/0,001

DM Bắp - - 22,1 - - 0,287/0,001

DM Mật đường - - - 23,8 - 0,409/0,001

DM Khoai mì khô - - - - 21,2 0,108/0,001

DM 73,4 76,5 73,4 74,0 72,5 1,377/0,375

OM 69,4 71,2 68,8 67,4 68,3 1,312/0,391

CP 12,4a 11,9ac 12,7a 11,0c 11,3c 0,212/0,001

NDF 18,3a 25,2b 20,7c 17,8a 20,8c 0,283/0,001

ADF 10,8a 15,4b 11,9cd 11,0ac 12,2d 0,186/0,001

EE 4,99a 5,48b 5,68b 4,75a 4,98a 0,088/0,001

Ash 4,06a 5,86b 4,56c 6.61d 4,26ac 0,079/0,001

ME (MJ/con/ngày) 0,87 0,86 0,88 0,84 0,87 0,016/0,550

Ghi chú:T29: bổ sung 29g tấm, L35: bổ sung 35g lúa, B26: bổ sung 26g bắp, MĐ35: bổ sung 35g mật đường, KM27: bổ sung 27g khoai mì khô. Các giá trị trung bình mang các chữa,b,c,d khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua bảng 27 cho thấy tổng lượng DM, OM ăn vào giữa các NT khá gần nhau (P>0,05), DM có giá trị từ 73,37-76,45 g/con/ngày, OM có giá trị từ 68,08-71,16 g/con/ngày. Kết quả này tương đương với báo cáo của Nguyen Van Hiep & Ngo Van Man (2008) với lượng DM ăn vào từ 61,3-75,4 g/con/ngày. Thấp hơn báo cáo của

Page 71: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

71

Phùng Thị Thúy Liễu (2008) là 76,9-92,5 g/con/ngày. Tuy nhiên kết quả này cao hơn báo cáo của Hue & Preston (2006) có mức DM ăn vào từ 49,7-74,6 g/con/ngày.

Lượng CP ăn vào của thỏ ở NT T29, L35, B26 cao hơn (P<0,05) so với MĐ35 và KM27. Sự khác biệt này được giải thích là do hàm lượng CP của mật đường và khoai mì thấp, đạt giá trị lần lượt là 1,75% và 2,5%.

Kết quả CP ăn vào trong thí nghiệm này cao hơn các báo cáo của Phimmasan et al. (2004) là từ 8,8-11,3 g/con/ngày. Tuy nhiên kết quả này thấp hơn báo cáo của Le Thi Lan Phuong có kết quả CP ăn vào đạt từ 12,2-14,1 g/con/ngày. Thấp hơn báo cáo của Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang (2008) trong thí nghiệm nuôi dưỡng với khẩu phần rau lang và bã đậu nành được thay thế bằng lá khoai mì cho mức CP ăn vào từ 27,7-31,4 g/con/ngày.

Năng lượng trao đổi giữa các NT tương đương nhau (P>0,05), kết quả này phù hợp với mục đích của bố trí thí nghiệm, giá trị dao động trong khoảng từ 0,84-0,88 MJ/con/ngày. Kết quả này phù hợp với báo cáo của Nguyen Thi Kim Dong et al. (2008) là 0,79-0,99 MJ/con/ngày, thấp hơn báo cáo Phùng Thị Thúy Liễu (2008) là 0,88-1,15 MJ/con/ngày và Nguyễn Thị Xuân Linh (2008) là 0,7-1,06 MJ/con/ngày.

Biểu đồ 10 Lượng DM, CP ăn vào trong thí nghiệm vỗ béo

72,574,073,476,573,4

11,9 12,7 11,0 11,312,4

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

T29 L35 B26 MĐ35 KM27Nghiệm thức

Lượng ăn vào g/con/ngày

DM CP

c c a ac a

Page 72: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

72

4.3.3 Kết quả tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, hiệu quả kinh tế của thỏ thí nghiệm

Bảng 29: Ảnh hưởng của các loại thực liệu cung cấp năng lượng bổ sung vào khẩu phần trên tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) và hiệu quả kinh tế

Ghi chú: NT: nghiệm thức,BĐN: bã đậu nành, RL: rau lang, T29: bổ sung 29g tấm, L35: bổ sung 35g lúa, B26: bổ sung 26g bắp, MĐ35: bổ sung 35g mật đường, KM27: bổ sung 27g khoai mì khô.

Qua bảng 29 cho thấy trọng lượng thỏ lúc kết thúc thí nghiệm khá gần nhau, cao hơn ở NT T29 (2198 g), L35 (2189 g) và thấp ở NT MĐ35 (2122 g).

Tăng trọng hàng ngày của thỏ giữa các NT khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Tăng trọng đạt mức cao ở NT T29 và L35 lần lượt là 20,5 và 20,4 g/ngày. Mức tăng trọng thấp nhất là ở NT BĐN0 (18,8 g/ngày). Kết quả tăng trọng này tương đương với báo cáo của Olivera et al. (2008) từ 20,7 - 23,3 g/ngày; báo cáo của Le Thu Ha et al. (1996) thì tăng trọng của thỏ New Zealand thuần cho ăn cỏ, thức ăn hỗn hợp và lá cây họ đậu thay đổi từ 15,5 - 20,6 g/ngày. Tương đương với báo cáo của Nguyen Van Hiep & Ngo Van Man (2008) với mức tăng trọng 11,2 - 21,6 g/ngày. Nhưng cao hơn so với báo cáo của Chiv & Kaensombath (2006) với tăng trọng đạt từ 16,2-21,4 g/ngày.

Nghiệm thức Chỉ tiêu

T29 L35 B26 MĐ35 KM27 ± SE/P

TL đầu (g) 1338 1336 1341 1336 1345 6,135/0,807

TL cuối (g) 2198 2189 2151 2122 2149 27,56/0,338

Tăng trọng (g/ngày)

20,5 20,4 19,4 18,8 19,2 0,687/0,353

FCR 3,60 3,75 3,79 4,01 3,86 0,115/0,215

Chi phí TA/thỏ (đồng)

19.530 18.732 18.690 17.262 18.900 -

Tổng chi/thỏ (đồng)

71.530 70.732 70.690 69.262 70.900 -

Tổng thu/thỏ (đồng)

92.305 91.938 90.354 89.107 90.273 -

Chênh lệch/thỏ (đồng)

20.775 21.206 19.664 19.845 19.373 -

Page 73: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

73

Trọng lượng thỏ cuối TN cao hơn ở NT T29 và L35, kế tiếp là NT B26 và thấp nhất ở NT MĐ35. Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

FCR giữa các NT tương đương nhau (P>0,05). FCR thấp nhất là NT T29 (3,6) và cao nhất là NT MĐ35 (4,0). Kết quả này cũng tương đương báo cáo của Nguyễn Thị Xuân Linh (2006) có giá trị biến động từ 3,78 - 4,65. Kết quả thấp hơn so với báo cáo của Nguyen Kien Cuong & Duong Nguyen Khang (2008) có FCR từ 4,03 - 5,29. Tương tự FCR trong thí nghiệm này cũng thấp hơn kết quả của Ranchurn et al. (2000) có giá trị biến động từ 6,1 - 10,9.

Khi phân tích hiệu quả kinh tế thu nhập từ bán thỏ khá tương đương nhau, cao hơn ở NT L35 là 21.206 đồng/con, và thấp hơn ở KM27 là 19.373 đồng/con. Có sự chênh lệch này là tổng thu từ bán thỏ NT KM27 (90.273 đồng) thấp hơn của L35 (91.938 đồng).

Biểu đồ 11 Tăng trọng và trọng lượng cuối thí nghiệm vỗ béo

20,520,4

19,4

18,8

19,2

2000

2050

2100

2150

2200

2250

T29 L35 B26 MĐ35 KM27 Nghiệm thức

Trọng lượng (g)

18.5

19

19.5

20

20.5

21

Tăng trọng (g/ngày)

TL cuối (g) Tăng trọng

Page 74: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

74

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

KẾT LUẬN Từ những kết quả đã đạt được, chúng tôi rút ra kết luận

Tăng trọng của thỏ tăng theo sự gia tăng BĐN trong khẩu phần, đạt cao nhất ở khẩu phần BĐN240. Các chỉ tiêu về trọng lượng thân thịt, trọng lượng thịt tuộc đạt cao nhất ở NT BĐN240.

Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất, Nitơ tích lũy tăng dần khi tăng mức độ bổ sung BĐN trong khẩu phần và đạt cao nhất ở BĐN240.

Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở NT BĐN240.

Tăng trọng của thỏ tương đương nhau giữa các NT bổ sung tấm, lúa, bắp, mật đường, khoai mì.

ĐỀ NGHỊ Có thể nuôi thỏ tăng trưởng với khẩu phần gồm bã đậu nành 62%, rau lang 21% và bổ sung khoai mì 17%.

Nguồn thức ăn năng lượng tấm, lúa, bắp, mật đường, khoai mì có thể sử dụng để bổ sung trong khẩu phần làm thức ăn cho thỏ. Tỷ lệ bổ sung của tấm là 34%, lúa 36%, bắp 30%, mật đường là 32%, khoai mì lát khô là 29%.

Nghiên cứu những nguồn phụ phẩm khác làm thức ăn đạm và năng lượng trong khẩu phần nuôi thỏ.

Page 75: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

75

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM

Hình 7 Thỏ ăn rau lang Hình 8 Thỏ ăn rau lang

Hình 1 Bã đậu nành Hình 2 Rau lang

Hình 4 Khoai mì lát

Hình 6 Bắp Hình 5 Lúa

Hình 3 Tấm

Page 76: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

76

Hình 10 Thỏ ăn rau lang Hình 9 Thỏ ăn khoai mì lát

Hình 15 Chăm sóc thỏ thí nghiệm

Hình 13 Ăn bã đậu nành

Hình 11 Máng đựng rau

Hình 12 Máng đựng rau

Hình 14 Lấy nước tiểu TN tiêu hóa

Hình 13 Thỏ ăn bã đậu nành

Page 77: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

77

Hình 21 Thỏ ăn khoai mì lát

Hình 18 Thỏ ăn lúa Hình 19 Thỏ ăn bắp

Hình 17 Thỏ ăn bã đậu nành Hình 16 Thỏ ăn rau lang

Hình 20 Thỏ ăn mật đường

Hình 23 Chuồng trại thí nghiệm Hình 22 Thỏ ăn tấm

Page 78: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Dương Hồng Duyên (2008), Ảnh hưởng của các mức độ bã đậu nành lên tăng trọng, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ lai. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi thú y, Thư viện khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Cần Thơ.

Đặng Hùng Cường (2008), Ảnh hưởng của cỏ đậu thay thế cỏ lông tây lên khả năng sử dụng thức ăn, tăng trọng và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của thỏ lai, Luận văn tốt nghiệp kĩ sư Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức (1999), Nuôi thỏ và chế biến sản phẩm ở gia đình, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Hoàng Thị Xuân Mai (2005), Thỏ- kỹ thuật chăm sóc, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

Lê Nguyễn Huyền Trang (2006), Ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn đạm từ rau lang, rau muống trên khả năng sản xuất thịt và tiêu hóa của thỏ lai, Luận văn tốt nghiệp ngành Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Cần Thơ.

Lê Quốc Cường (2006), Ảnh hưởng của hàm lượng xơ thô trung tính trong khẩu phần Phùng Thị Thúy Liễu (2008), Ảnh hưởng các mức độ đạm thô lên sự tăng trưởng, tiêu hóa dưỡng chất và năng suất sinh sản của thỏ lai, Luận văn cao học ngành Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Lưu Hữu Mãnh (2002), Giáo trình thức ăn gia súc, Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Lê Viết Ly (2006), Bảo tồn gen vật nuôi Việt Nam, tập 1, Phần Gia súc, http://sinh.hnue.edu.vn/mo d.php?mod=publisher&op=viewarticle&artid=496.

Lý Thị Thu Lan (2000), Điều tra tình hình sản xuất và sử dụng sản phẩm của cây khoai mì ở huyện Tri Tôn, An Giang và tiến tiến hành ủ chua bã khoai mì để dự trữ trong mùa mưa. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi thú y, trường ĐH Cần Thơ.

Nguyễn Chu Chương (2003), Hỏi đáp về nuôi thỏ, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Nam (2002), Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thỏ, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.

Nguyễn Thị Vĩnh Châu (2008), Nghiên cứu việc sử dụng cúc dại trong khẩu phần làm nguồn thức ăn cho thỏ ở giai đoạn tăng trưởng và sinh sản, Luận văn cao học ngành Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Xuân Linh (2008), Ảnh hưởng của rau muống (Ipomoea aquatica) trong khẩu phần cơ bản cỏ lông tây (Brachiaria mutica) trên năng suất thịt và sinh sản của thỏ lai tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, Luận văn cao học ngành Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Page 79: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

79

Nguyễn Thị Xuân Linh (2005), “Ảnh hưởng của rau lang thay thế cỏ lông tây trên tỷ lệ tiêu hóa và tích luỹ đạm của thỏ tăng trưởng”, luận văn tốt nghiệp kỹ sư Chăn nuôi Thú y khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình (2000), Cẩm nang chăn nuôi thỏ, Thông tin trang wed-Viện Chăn Nuôi Việt Nam, http://www.vcn.vnn.vn/vcn.

Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình (2000), Nuôi thỏ ở gia đình, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Trường Giang (2008), Ảnh hưởng các mức độ xơ trung tính trên khả năng sử dụng thức ăn, tăng trọng và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của thỏ thịt lai, Luận văn tốt nghiệp kĩ sư Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Xuân Trạch, (2003), Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại, nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Văn Thu (2004), Giáo trình chăn nuôi thỏ, Tủ sách Đại học Cần Thơ.

trên tăng trưởng và tỷ lệ tiêu hóa ở thỏ thịt, Luận văn tốt nghiệp ngành Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Thụy Lan Anh (2008), Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và khảo sát phân mềm của thỏ lai và thỏ Newzeland thuần được nuôi với ba mức độ đạm, ba mức độ xơ trung tính khác nhau, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi thú y, Thư viện khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Cần Thơ.

Trần Thế Tục và Nguyễn Ngọc Kính (2002), Kỹ thuật trồng một số cây rau quả giàu vitamin, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Trương Thanh Trung (2006), Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng hàm lượng đạm thô lên năng suất thỏ lai sinh sản, Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi thú y, Thư viện khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại Học Cần Thơ.

Viện Chăn Nuôi (1995), Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc gia cầm Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Page 80: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

80

Tiếng Anh

AOAC (1990), Official methods of analysis (15th edition), Washington, DC. Volume 1, pp. 69-90.

Abdel Baki S.M., Nowar M.S., Bassuny S.M., Hassona E.M., Soliman E.S. (1993), Cassava as new animal feed in Egypt. 3. Pelleted complete cassava feed for growing rabbits. World Rabbit Sci., 1, pp. 139-145.

Agustín Blasco, Pilar Hernández (2004), Rabbit meat quality, Departamento de Cencia Animal, Universidad Politécnia de Valencia, Valencia, Espanã.

Atkins L. & S. Smith (1997), Rabbit Nutrition, Department of Nutritional Sciences University of Wisconsin, Madison. http://www.carrotcafe.com/n/carbohyd.html.

Akinfala E. O., O. Matanmi and A. O. Aderbigbe (2003), Preliminary studies on the response of weaner rabbits to whole cassava plant meal basal diets in the humid tropics, Livestock Research for Rurak Development, from http://www.lrrd.ord/lrrd15/4/akin.htm.

American Beveren Rabbit Club, c/o Meg Whitehouse, 480 Colts Neck Road, Farmingdale, NJ 07727, or visit www.beverens.8m.com.

American Rabbit Breeders Association, Inc., PO Box 426, Bloomington, IL 61702, (309) 664-7500, Fax (309) 664-0941, email [email protected], or visit www.arba.net.

Borriello Peter S. and robert J. Carman (1983), Association of Iota-Like Toxin and Clostridium spiroforme with Both Spontaneous and Antibiotic-Associated Diarrhea and Colitis in Rabbits, Journal of clinical microbiology, pp. 414-418.

Göhl B.(1975), Tropical feeds, Feed Information Summaries and Nutritive Value, FAO Feeds Information Centre Animal Production and Health Division, pp. 341-342.

Göhl, B. (1981), Tropical feeds, FAO Animal Production and Health Series No.12, pp. 254.

Blas E. (1986), Doctoral Thesis, Faculty of Veterinary, Zaragoza.

Carabano, R., Fraga, M. J., Santoma, G and De Blas, J.C. (1988), Effect of Diet on Composition of Cecal Contents and on Excretion and Composition of Soft and Hard Feces of Rabbits, Journal of Animal Science, 66, pp. 901-910.

Carabaño R., Villamide MJ., García J., Nicodemus N., Llorente A., Chamorro S.,Menoyo D., García-Rebollar P., García-Ruiz A.I., de Blas J.C. (2008), New concepts and objectives for protein-amino acid nutrition in rabbits, 9th World Rabbit Congress – June 10-13, 2008 – Verona – Italy, pp. 477-490.

Chen P., Li F.C. (2008), Effect of diet fat additon on growth performance, nutrient digestion and caecum fermentaion in 2-3 months old meat rabbits, Nutrition and Digestive Physiology, 9 World Rabbit Congress – June 10-13, 2008 – Verona – Italy, pp. 589-593.

Page 81: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

81

Chiv Phiny, Lampheuy Kaensombath (2006), Effect on feed intake and growth of depriving rabbits access to caecotropes, Workshop-seminar, 21-24 August 2006, MEKARN-CelAgrid.

Cheeke P. R, N. M Patton (1980), Journal of Applied Rabbit Research, (3), pp. 20-23.

Cheeke P. R. (1994), Nutriton and nutritional Diseases, In: P. J. Manning, D. H. Ringler & C. E. Newcomer (ed.), The biology of the Laboratory Rabbit, Academic Press, New York,(2), pp. 321.

De Blas J.C., J. Méndez, G. Santoma, R. Carabano & M.J. Fraga (1986), The Effects of Diet and Remating Interval after Parturition on the Reproductive Performance of the Commercial Doe Rabbit, Journal of animal science, (62), pp.1624 – 1634.

De Blas J. C., María J. Fraga and J. M. Rodríguez (1985), Units for Feed Evaluation and Requirements for Commercially Grown Rabbits, Journal of Animal Science, (60), pp. 1021 – 1028.

Doan Thi Gang, Khuc Thi Hue, Dinh Van Binh & Nguyen Thi Mui (2006), Effect of Guinea grass on feed intake, digestibility and growth performance of rabbits fed a molasses block and either water spinach (Ipomoea aquatica) or sweet potato (Ipomoea batatus L) vines, Goat and Rabbit Research Center, Son Tay, Ha Tay provine, from http://www.mekan.org/proprf/kimd3.htm.

Ensminger, M.E and C.G. Olentine (1980), Feed and nutrition complet, The Esminger Publishing Company, pp. 973-997.

Eshiett, N. O., A. A. Ademosun, T.A. Omole (1980), Effect of feeding cassava root meal on reproduction and growth of rabbit, Department of animal science, University of Ife, Ile-Ife, Nigeria, The Journal of nutrition, pp. 697-702.

Farrell, D. J., B. E. Warren (1982), The energy concentration of the rice by-products for sheep, pigs and poultry, Anim. Prod. 16 pp. 676.

Farrell, D. J., K. Hutton, (1988), Rice and rice milling by-products, pp. 344-345.

Forsythe S.J., D.S. Parker (1985), Ammonia-nitrogen turnover in the rabbit caecum and exchange with plasma urea-N, British Journal of Nutrition, 54, pp. 285-292.

Griffiths M & Davies D. (1963), Journal of Nutrition,(80), pp. 171-180.

Green S (1987), In Digestibilities of amino acids in foodstuffs for poultry and pig, AEC Rhone Poulenc Ntr., Las, Commentry, France.

Gohl B (1975), Tropical feeds, FAO Animal Production and Health,(12), pp. 254.

Hoover W. H & R. N. Heitmann (1972), Journal of nutrition, (102), pp. 375-380.

Haresign W & D. J. A. Cole (1989), Recent advances in animal nutrition, pp. 109-138.

Page 82: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

82

Hongthong Phimmansan, Siton Kongvongxay, Chhay Ty and Preston, T.R. (2004), Water spinach (Ipomoea aquatica) and Stylo 184 (Stylosanthes guianensis CIAT 184) as basal diets for growing rabbits, Livestock Research for Rural Development, Vol.16.

Hongthong Phimmansan, Inger Ledin, Effect of supplementing a diet based on maize, rice bran and cassava chip with three different improved forages on feed intake, digestibility and growth in rabbits (2005), Swedish university of agrycultural sciences, MekarnHoover, W. H and Heitmann.R. N. (1972), Journal of nutrition, 102, pp 375-380.

Harris D. J, P. R. Cheeke and N. M. Patton (1983), Journal of Applied Rabbit Research, (6), pp. 15-17.

Henschell M. J (1973), British Journal of Nutrition, (30), pp. 351-359.

Just A. (1983), International Symposium of Protein Metabolism and nutrition, (4), 289-309.

Just A, Jorgensen H & J. A. Fernandenz (1985), Livestock production Science, (12), pp.145-159.

Khuc Thi Hue & T. R. Preston (2006), Effect of different sources of supplementary fibre on growth of rabbits fed a basal diet of fresh water spinach (Impomoea aqutica), Livestock Research for Rural Development, 18(4), pp. 39-43.

King J. O. L. (1971), British Veterinary Journal, (127), pp. 523-528.

Kathy Spalding, Chris McLelland (1990), Angora Handbook, Second edition, Northern California Angora Guild.

Le Thu Ha, Nguyen Quang Suc, N.Q., Binh, D.V., Bien, L. T & Preston, T. R. (1996), Replacing concentrates with molasses blocks and protein rich tree leaves for production and growth of rabbits, Livestock Research for Rural Development, Vol. 8, pp. 39-43.

Le Thi Men, T R Preston, Truong Van Hieu, Duong T Ngan and Huynh Thu Loan (2005), Evaluation of Tra catfish (Pangasius hypophthalmus) residue meal to replace fish meal in diets for fattening pigs in the Mekong Delta of Vietnam, Making Better Use of Local Feed Resources, Workshop-seminar, 23-25 May, 2005, MEKARN-CTU.

Lee P. C, S. P. Brooks, O. Kim, L. A. Heitlinger & E. Lebenthal (1985), Comparison of biodigester effluent and urea as fertilizer for water spinach vegetable, Journal of nutrition, (115), Kean Sophea & T. R. Preston (2001), , Livestock Research for Rural Development, 13(6), Retrieved , pp. 93-103.

Maertent L. & G. Degroote (1984), Procesding of the III World rabbit Science Association Congress, Budapest, (3), 42-52.

Maertent L, R. Moermans & G. Degroote (1988), Journal of Applied Rabbit Research , (11), pp. 60-67.

Page 83: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

83

McDonald P., R. A. Edwards, J. F. D. Greehalgh, C. A Morgan (2002), Digestibility evaluation of foods, In Animal Nutrition, 6th Edition, Longman Scientific and Technical, New York, pp 245-255.

Makkar H. P. S., & B. Singh (1987), Journal of Applied Rabbit Research, (10), pp.172-174.

Marty J & M. Vernay (1984), Bristish Journal of Nutrition, (51), pp.265-277.

Nguyen Thi Kim Dong (2008), Improvement of performance and economic return of rabbit production based on forages at Can Tho University, International workshop, Organic rabbit farming based on forages, from Mekarn Workshop 2008, Cantho University, Vietnam.

Nguyen Thi Kim Dong, Nguyen Van Thu (2005), Effect of different proportions of para grass (Branchiaria mutica) and sweet patato vines on feed utilization, growth rate and carcass quality of crossred rabbit in the Mekong Delta, Viet Nam. Workshop-seminar, Meka-CelAgrid.

Mateos G. G., J. L. Sell (1981), Poultry Science, (60), pp.1925-1930.

Maertents L., G. Degroote (1984), Procesding of the III World rabbit Science Association Congress, Budapest, (3), pp. 42-52.

Maertent L, R. Moermans & G. Degroote (1988), Journal of Applied Rabbit Research, (11), pp.60-67.

National academy of sciences (1977), Nutrient Requirements of Rabbits, Second revised edition , Washington, D.C.

Nguyen Kien Cuong, Duong Nguyen Khang (2008), Digestibility and growth in growing rabbits fed a basal diet of sweet potato vines replaced with cassava hay, Nong Lam University, Ho Chi Minh City, Viet Nam, international workshop, Organic rabbit farming based on forages, from Mekarn Workshop 2008.

Nguyen Van Thu, Nguyen Thi Kim Dong (2008), Effect of psophocarpus scandens replacing para grass in the diets on feed utilization, growth rate and economic return of growing crossbred rabbits in the mekong delta in vietnam , Department of Animal Sciences, Faculty of Agriculture and Applied Biology, Can Tho University, Vietnam, Nutrition and Digestive Physiology, 9 World Rabbit Congress – June 10-13, 2008 – Verona – Italy, pp. 759-762.

Nguyen Huu Tam, Vo Thanh Tuan, Vo Lam, Bui Phan Thu Hang and T R Preston (2008), Effect of supplementing a basal diet of water spinach ( ipomoea aquatica) with vegetable wastes on rabbit performance, Faculty of Agricultutre and Natural Resources, An Giang University, Viet Nam, International workshop, Organic rabbit farming based on forages, from Mekarn Workshop 2008.

Nguyen Thi Hoa Ly and Le Duc Ngoan (2005), Evaluation of the economical efficiency of using cassava leaves (variety KM 94) in diets for pigs in Central Vietnam, Making

Page 84: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

84

Better Use of Local Feed Resources, Workshop-seminar, 23-25 May, 2005, MEKARN-CTU.

Nguyen Thi Hong Nhan, Nguyen Trong Ngu, Vo Van Son , T R Preston and R A Leng (2005), Effect of an oil drench on the growth rate of cattle fattened on grass, supplemented with molasses, rice bran or rice straw, Workshop-seminar, 23-25 May 2005, MEKARN-CTU, Cantho University, Cantho, Vietnam.

Nguyen Van Hiep, Ngo Van Man (2008), Utilization of tropical kudzu leaves (Pueraria phaseoloides) as a protein source for growing rabbits, Faculty of Animal Science and Veterinary Medicine, Nong Lam University, Vietnam, Mekarn workshop 2008, Organic rabbit production from forages.

Nguyen Van Thu, Lam Phuoc Thanh (2008), Effect of Mucana pruriens as replacement for para grass on growth rate and economic benefits of growing crossbred rabbits , Mekarn workshop 2008, Organic rabbit production from forages.

Northern California Angora Guild Angora Handbook (1990), Second Edition.

Omoikhoje S.O. , A.M. Bamgbose , M.B. Aruna and R.A. Animashahun (2006), Response of Weaner Rabbits to Concentrate Supplemented with Varying Levels of Syndrella nodiflora Forage, Pakistan Journal of Nutrition 5 (6), pp. 577-579.

Oliveira A.F.G., C.Scapinello, B.G. Maria, C.C.Jobim, A.C.Monteiro, L.Furuta, W.M. Ferreira, Use of simplify diet with cassava by products for rabbits (2008), Nutrition and Digestive Physiology,World Rabbit Congress – June 10-13, 2008 – Verona – Italy, pp. 775-780.

Pok Samkol (2005), Water spinach (Ipomoea Aquatica) as a feed resource for growing rabbit.

Pok Samkol, T. R. Preston & J. Ly (2006), Effect of increasing offer level of water spinach (Ipomoea aqutica) on intake, growth and digestibility coefficients of rabbits, Livestock Research for Rural Development, Volume 18, Article 22. Retrieved, from, http://www.cipav.org.co/lrrd/lrrd18/02/samkl 18022.htm.

Proto V. (1980), Alimentazione del coniglio da carne. Coniglicoltura, 17(7), pp.17-32. Phuong, Le Thi Lan (2008), Evaluation of local forages for rabbits in the Central of Vietnam,

Faculty of animal sciences, Hue University of Agriculture and Forestry, 102 Phung Hung street, Hue City, Vietnam, Mekarn workshop 2008, Organic rabbit production from forages.

Phimmasan H., S. Kongvongxay, Chhay Ty & T.R. Preston (2004), Water spinach (Ipomoea aquatica) and Stylo 184 (Stylosanrhes guianensis) as basal diets for growing rabbits, Live. Re. Rural Develop 16.

Ramchurn R., Z. B. Dullull, A. Ruggoo & J. Roggoo (2000), Effects of feeding star grass (Cynodon plectostachyus) on growth and digestibility of nutrients in the domestic rabbits, University of Mauritius, Reduit, Mauritius.

Page 85: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

85

Rolfe R. D (1984), Infective Immunity, (45), pp.185-191.

Robert Mc Croskey (2001),. Integration of rabbit production into populated areas, especially in hot climates. Volume 6 (1), 18-20, from http://pan.am.uniserve.com [email protected] (previously published in Pan-American Rabbit Science Newsletter).

Retore M., L.P. da Silva, G.S.P. de Toledo, I.G. Araújo, Jr J.S. Aramburú, C.C.B. Araújo (2008), Fiber quality to growing rabbits, Nutrition and digestive physiology.

Satter L.D. & L. L. Slyter (1974), Slyter Effect ofammonia concentration on rumen microbial protein production in vitro, Nutrition institution. Agricultural Research Service, US Department of Agriculture. Beltsville, MDI, 32, pp.199-208

Stephen A. G. (1977), Procesdings of the Nutrition Society, (36), 4A.

Spreadbury D. (1978), Bristish Journal of Nutrition, (39), 601-613.

Spreadbury D & J. Davidson (1978), Journal of the Scence of Food and Agriculture, (29), pp. 640-648.

Santoma G, J. C. De Blas, R. Carabano and M. J. Fraga (1987), Animal Production, (45), pp. 291-300.

Supharoek Nakkitset (2007), Evaluation of head lettuce (Lactuca sativa) residues and Mimosa pigra as feed resources for growing rabbits, SLU, Swedish university of agricultural sciences.

Silva Benedito Borges da, Raimundo Gerônimo da Silva JÚnior , Umbelina Soares Borges, Marcos Antônio Guedes da Silveira Filho, Igor Clausius Carvalho Pimentel, Luiz Henrique Gebrim, Manuel de Jesus Simões, Edmund Chada Baracat (2000)., Quantification of angiogenesis induced in rabbit cornea by breast carcinoma of women treated with tamoxifen, Journal of Surgical Oncology, Volume 90, Issue 2, pp. 77-80.

Tran Quoc Viet, Dao Duc Kien (2005), Effects of supplementation of cassava hay as a high protein feed source to the rice straw ration and Vong nem (Erythrina senegalensis), leaves as herbal medicine against helminths on growth rate and feed utilization efficiency of local beef cattle under household conditions, Mekarn Workshop serminar 2005.

Tran Hoang Chat, Ngo Tien Dung, Dinh Van Binh and T. R. Preston (2005), Water spinach (Ipomoea aquatica) as replacement for guinea grass for growing and lactating rabbits, Livestock Research for Rural Development, Volume 17, Article #109. Retrieved November 23, 2005.

Toofanian F & D. W. Hammen (1986), American Journal of Veterinary Research, (47), pp. 2423-2425.

Vo Thi Tuyet Nga (2004), Water spinach as the basal diet of growing rabbits, Retrieved September 17, 105, from MEKARN Research Reports, http://www.mekarn.org/Research/rabbitag.htm.

Page 86: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

86

Van Soest P. J., J. B. Robertson & B. A. Lewis (1991), Symposium: Carbohydrate methodology, metabolism and nutritional implications in dairy cattle: methods for dietary fiber, and nonstarch polysaccharides in relation to animal nutrition, J. Dairy Sci. 74, pp.3585-3597.

Wolter R, F. Nouwkpo, A. Durix (1980), Reproduction, Nutrition Development, (20), pp.1723-1730.

Page 87: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

87

PHỤ LỤC

General Linear Model: DM RL versus Nt, LL Analysis of Variance for DM RL, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1841.17 1841.17 460.29 637.99 0.000 LL 2 5.87 5.87 2.94 4.07 0.060 Error 8 5.77 5.77 0.72 Total 14 1852.81 General Linear Model: DM BĐN versus NT, ll Analysis of Variance for DM BĐN, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 4668.17 4668.17 1167.04 3171.61 0.000 LL 2 1.16 1.16 0.58 1.58 0.264 Error 8 2.94 2.94 0.37 Total 14 4672.28 General Linear Model: DM Kmi versus NT, LL Analysis of Variance for DM Kmi, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 5.843 5.843 1.461 1.44 0.305 LL 2 3.419 3.419 1.709 1.69 0.245 Error 8 8.110 8.110 1.014 Total 14 17.371 General Linear Model: gDM ăn vào/con/ngày thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for DM, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 550.525 550.525 137.631 142.94 0.000 LL 2 2.897 2.897 1.448 1.50 0.279 Error 8 7.703 7.703 0.963 Total 14 561.125 General Linear Model: gOM ăn vào/con/ngày thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for OM, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 655.38 655.38 163.85 190.48 0.000 LL 2 2.70 2.70 1.35 1.57 0.266 Error 8 6.88 6.88 0.86 Total 14 664.96 General Linear Model: gCP ăn vào/con/ngày thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for CP, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 31.8221 31.8221 7.9555 220.06 0.000 LL 2 0.0972 0.0972 0.0486 1.34 0.314 Error 8 0.2892 0.2892 0.0362 Total 14 32.2085 General Linear Model: gNDF ăn vào/con/ngày thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for NDF, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 53.9953 53.9953 13.4988 98.95 0.000 LL 2 0.4061 0.4061 0.2031 1.49 0.282 Error 8 1.0914 1.0914 0.1364 Total 14 55.4928

Page 88: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

88

General Linear Model: gADF ăn vào/con/ngày thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for ADF, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 59.5928 59.5928 14.8982 231.26 0.000 LL 2 0.1716 0.1716 0.0858 1.33 0.317 Error 8 0.5154 0.5154 0.0644 Total 14 60.2797 General Linear Model: gEE ăn vào/con/ngày thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for EE, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 10.4231 10.4231 2.6058 378.13 0.000 LL 2 0.0156 0.0156 0.0078 1.13 0.369 Error 8 0.0551 0.0551 0.0069 Total 14 10.4939 General Linear Model: gAsh ăn vào/con/ngày thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for Ash, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 4.82590 4.82590 1.20647 164.48 0.000 LL 2 0.04075 0.04075 0.02038 2.78 0.121 Error 8 0.05868 0.05868 0.00734 Total 14 4.92533 General Linear Model: ME (MJ/con/ngày) thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for ME (MJ/con/ngay), using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.0592706 0.0592706 0.0148177 126.56 0.000 LL 2 0.0003649 0.0003649 0.0001824 1.56 0.268 Error 8 0.0009367 0.0009367 0.0001171 Total 14 0.0605721 General Linear Model: tăng trọng g/con/ngày thí nghiệm nuôi dưỡng versus K, NT Analysis of Variance for WG10, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P k 2 4.9784 4.9784 2.4892 3.05 0.104 NT 4 18.3538 18.3538 4.5885 5.62 0.019 Error 8 6.5369 6.5369 0.8171 Total 14 29.8691 General Linear Model: trọng lượng đấu thí nghiệm nuôi dưỡng versus K, NT Analysis of Variance for Pdau, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P k 2 145488 145488 72744 1129.09 0.000 NT 4 123 123 31 0.48 0.751 Error 8 515 515 64 Total 14 146126 Least Squares Means General Linear Model: trọng lượng cuối thí nghiệm nuôi dưỡng versus K, NT Analysis of Variance for Pcuoi, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P k 2 56432 56432 28216 8.27 0.011 NT 4 94366 94366 23591 6.91 0.010 Error 8 27294 27294 3412 Total 14 178092 General Linear Model: FCR thí nghiệm nuôi dưỡng versus K, NT Analysis of Variance for FCR, using Adjusted SS for Tests

Page 89: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

89

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P k 2 0.23348 0.23348 0.11674 3.93 0.065 NT 4 0.25716 0.25716 0.06429 2.17 0.164 Error 8 0.23750 0.23750 0.02969 Total 14 0.72814 General Linear Model: Trọng lượng sống thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for TL sống, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 147617 147617 36904 3.81 0.051 LL 2 112523 112523 56262 5.80 0.028 Error 8 77543 77543 9693 Total 14 337683 General Linear Model: Trọng lượng thân thịt thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for TLthân thịt, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 73496 73496 18374 9.87 0.003 LL 2 26268 26268 13134 7.06 0.017 Error 8 14887 14887 1861 Total 14 114650 General Linear Model: Trọng lượng thịt tuộc thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for TLthịt tuộc, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 49395 49395 12349 9.02 0.005 LL 2 18547 18547 9274 6.77 0.019 Error 8 10953 10953 1369 Total 14 78895 General Linear Model: Trọng lượng 2 đùi sau thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for TL2đùi sau, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 6535.7 6535.7 1633.9 6.83 0.011 LL 2 2548.0 2548.0 1274.0 5.33 0.034 Error 8 1912.5 1912.5 239.1 Total 14 10996.2 General Linear Model: % thân thịt thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for than thit %, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 31.586 31.586 7.896 2.99 0.088 LL 2 1.215 1.215 0.608 0.23 0.800 Error 8 21.127 21.127 2.641 Total 14 53.928 General Linear Model: thịt tuộc % thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for thit tuoc %, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 39.184 39.184 9.796 1.92 0.200 LL 2 6.309 6.309 3.154 0.62 0.563 Error 8 40.784 40.784 5.098 Total 14 86.277 General Linear Model: tỷ lệ thịt tuộc/xương thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for ty le tuoc/xuong, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.6784 0.6784 0.1696 0.94 0.490

Page 90: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

90

LL 2 0.9033 0.9033 0.4517 2.49 0.144 Error 8 1.4497 1.4497 0.1812 Total 14 3.0315 General Linear Model: trọng lượng đùi sau/ thân thịt thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for trong luong dui sau/than thit%, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 4.157 4.157 1.039 0.95 0.485 LL 2 2.317 2.317 1.158 1.06 0.392 Error 8 8.775 8.775 1.097 Total 14 15.249 General Linear Model: trọng lượng ống tiêu hóa/trọng lượng sống versus NT, LL Analysis of Variance for tl ogn tieu hoa/tl song, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 46.401 46.401 11.600 3.31 0.070 LL 2 31.442 31.442 15.721 4.49 0.049 Error 8 28.003 28.003 3.500 Total 14 105.846 General Linear Model: trọng lượng dạ dày/ trọng lượng sống versus NT, LL Analysis of Variance for tl da day/tl song, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 2.3126 2.3126 0.5781 1.17 0.394 LL 2 21.1844 21.1844 10.5922 21.36 0.001 Error 8 3.9670 3.9670 0.4959 Total 14 27.4640 General Linear Model: Dài manh tràng thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for Dài m-tràng, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 400.02 400.02 100.00 1.06 0.435 LL 2 14.06 14.06 7.03 0.07 0.929 Error 8 754.98 754.98 94.37 Total 14 1169.06 General Linear Model: %DM thịt thỏ thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for DM, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.3698 0.3698 0.0924 0.51 0.732 LL 2 0.6537 0.6537 0.3269 1.80 0.227 Error 8 1.4560 1.4560 0.1820 Total 14 2.4795 General Linear Model: %OM thịt thỏ thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for OM, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.02079 0.02079 0.00520 0.22 0.919 LL 2 0.03425 0.03425 0.01712 0.73 0.511 Error 8 0.18736 0.18736 0.02342 Total 14 0.24240 General Linear Model: %CP thịt thỏ thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for CP, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.6788 0.6788 0.1697 0.57 0.693 LL 2 0.2985 0.2985 0.1493 0.50 0.624

Page 91: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

91

Error 8 2.3850 2.3850 0.2981 Total 14 3.3623 General Linear Model: %EE thịt thỏ thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for EE, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.05830 0.05830 0.01458 1.42 0.311 LL 2 0.04073 0.04073 0.02036 1.99 0.199 Error 8 0.08206 0.08206 0.01026 Total 14 0.18109 General Linear Model: %Ash thịt thỏ thí nghiệm nuôi dưỡng versus NT, LL Analysis of Variance for Ash, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.02079 0.02079 0.00520 0.22 0.919 LL 2 0.03425 0.03425 0.01712 0.73 0.511 Error 8 0.18736 0.18736 0.02342 Total 14 0.24240 General Linear Model: gDM ăn vào/con/ngày thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for DM, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 3724.98 3724.98 931.24 57.88 0.000 LL 2 70.22 70.22 35.11 2.18 0.175 Error 8 128.71 128.71 16.09 Total 14 3923.91 General Linear Model: gOM ăn vào/con/ngày thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for OM, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 3784.11 3784.11 946.03 62.65 0.000 LL 2 69.06 69.06 34.53 2.29 0.164 Error 8 120.80 120.80 15.10 Total 14 3973.96 General Linear Model: gCP ăn vào/con/ngày thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for CP, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 173.238 173.238 43.310 1493.75 0.000 LL 2 0.113 0.113 0.057 1.96 0.203 Error 8 0.232 0.232 0.029 Total 14 173.583 General Linear Model: gNDFăn vào/con/ngày thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for NDF, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 452.808 452.808 113.202 80.43 0.000 LL 2 6.362 6.362 3.181 2.26 0.167 Error 8 11.259 11.259 1.407 Total 14 470.429 General Linear Model: gADFăn vào/con/ngày thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for ADF, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 226.901 226.901 56.725 520.13 0.000 LL 2 0.543 0.543 0.271 2.49 0.145 Error 8 0.872 0.872 0.109 Total 14 228.316 General Linear Model: gEE ăn vào/con/ngày thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for EE, using Adjusted SS for Tests

Page 92: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

92

Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 34.3469 34.3469 8.5867 2370.52 0.000 LL 2 0.0919 0.0919 0.0459 12.68 0.003 Error 8 0.0290 0.0290 0.0036 Total 14 34.4678 General Linear Model: gAsh ăn vào/con/ngày thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for Ash, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 2.08189 2.08189 0.52047 17.05 0.001 LL 2 0.01002 0.01002 0.00501 0.16 0.851 Error 8 0.24425 0.24425 0.03053 Total 14 2.33616 General Linear Model: ME (MJ/con/ngày) thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for ME (MJ/con/ngay), using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P nt 4 0.354926 0.354926 0.088731 46.19 0.000 ll 2 0.008672 0.008672 0.004336 2.26 0.167 Error 8 0.015369 0.015369 0.001921 Total 14 0.378966 General Linear Model: tỷ lệ tiêu hóa DM thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for DMD, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 234.18 234.18 58.54 5.53 0.020 LL 2 1.69 1.69 0.85 0.08 0.924 Error 8 84.74 84.74 10.59 Total 14 320.61 General Linear Model: tỷ lệ tiêu hóa OM thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for OMD, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 198.59 198.59 49.65 4.74 0.029 LL 2 0.35 0.35 0.17 0.02 0.984 Error 8 83.72 83.72 10.46 Total 14 282.65 General Linear Model: tỷ lệ tiêu hóa CP thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for CPD, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 260.807 260.807 65.202 9.03 0.005 LL 2 40.123 40.123 20.061 2.78 0.121 Error 8 57.779 57.779 7.222 Total 14 358.709 General Linear Model: tỷ lệ tiêu hóa NDF thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for NDFD, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 536.30 536.30 134.08 4.74 0.029 LL 2 1.58 1.58 0.79 0.03 0.973 Error 8 226.07 226.07 28.26 Total 14 763.95 General Linear Model: tỷ lệ tiêu hóa ADF thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for ADFD using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1285.58 1285.58 321.39 4.60 0.032 LL 2 26.47 26.47 13.24 0.19 0.831 Error 8 558.79 558.79 69.85 Total 14 1870.84

Page 93: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

93

General Linear Model: cân bằng Nitơ ăn vào g/kgW0.75 thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for N an vao g/kgW0.75, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1.38847 1.38847 0.34712 72.91 0.000 LL 2 0.01941 0.01941 0.00971 2.04 0.193 Error 8 0.03809 0.03809 0.00476 Total 14 1.44597 General Linear Model: cân bằng Nitơ tích lũy g/kgW0.75 thí nghiệm tiêu hóa versus NT, LL Analysis of Variance for N tich luy g/kgW0.75, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1.80923 1.80923 0.45231 52.64 0.000 LL 2 0.05450 0.05450 0.02725 3.17 0.097 Error 8 0.06874 0.06874 0.00859 Total 14 1.93246 General Linear Model: DMBDN thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for DMBDN, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 25.014 25.014 6.253 3.02 0.071 Error 10 20.700 20.700 2.070 Total 14 45.713 General Linear Model: DMRL thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for DMRL, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 4.1651 4.1651 1.0413 1.98 0.174 Error 10 5.2678 5.2678 0.5268 Total 14 9.4329 General Linear Model: DM Tấm thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for DMTam, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1479.49 1479.49 369.87 734.40 0.000 Error 10 5.04 5.04 0.50 Total 14 1484.53 General Linear Model: DM Lúa thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for DMLua, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1827.85 1827.85 456.96 5172.93 0.000 Error 10 0.88 0.88 0.09 Total 14 1828.74 General Linear Model: DM Bắp thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for DMBap, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1166.66 1166.66 291.67 1182.33 0.000 Error 10 2.47 2.47 0.25 Total 14 1169.13 General Linear Model: DM Mật đường thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for DMMat, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1355.01 1355.01 338.75 675.25 0.000 Error 10 5.02 5.02 0.50

Page 94: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

94

Total 14 1360.03 General Linear Model: DM Khoai mì thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for DM Kmi, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1082.45 1082.45 270.61 7672.35 0.000 Error 10 0.35 0.35 0.04 Total 14 1082.80 General Linear Model: tổng DM ăn vào thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for DM, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 26.949 26.949 6.737 1.18 0.375 Error 10 56.863 56.863 5.686 Total 14 83.812 General Linear Model: tổng OM ăn vào thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for OM, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 23.630 23.630 5.907 2.54 0.122 LL 2 33.058 33.058 16.529 7.11 0.017 Error 8 18.592 18.592 2.324 Total 14 75.279 Least Squares Means for OM General Linear Model: tổng CP ăn vào thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for CP, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 6.5457 6.5457 1.6364 19.05 0.000 LL 2 0.6656 0.6656 0.3328 3.87 0.067 Error 8 0.6871 0.6871 0.0859 Total 14 7.8984 General Linear Model: tổng NDF ăn vào thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for NDF, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 102.580 102.580 25.645 217.41 0.000 LL 2 1.468 1.468 0.734 6.22 0.023 Error 8 0.944 0.944 0.118 Total 14 104.992 General Linear Model: tổng ADF ăn vào thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for ADF, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 41.3042 41.3042 10.3260 175.98 0.000 LL 2 0.5725 0.5725 0.2863 4.88 0.041 Error 8 0.4694 0.4694 0.0587 Total 14 42.3461 General Linear Model: tổng EE ăn vào thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for EE, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 1.80359 1.80359 0.45090 30.93 0.000 LL 2 0.11652 0.11652 0.05826 4.00 0.063 Error 8 0.11663 0.11663 0.01458 Total 14 2.03674 General Linear Model: tổng Ash ăn vào thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for Ash, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 14.7520 14.7520 3.6880 427.24 0.000 LL 2 0.1219 0.1219 0.0610 7.06 0.017

Page 95: LÂM THANH BÌNH...Ngành học: Chăn Nuôi Thú Y Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:

95

Error 8 0.0691 0.0691 0.0086 Total 14 14.9430 General Linear Model: ME MJ/KgDM thí nghiệm vỗ béo versus NT, LL Analysis of Variance for ME MJ/KgDM, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.0026321 0.0026321 0.0006580 1.81 0.220 LL 2 0.0052770 0.0052770 0.0026385 7.25 0.016 Error 8 0.0029098 0.0029098 0.0003637 Total 14 0.0108189 General Linear Model: trọng lượng đầu thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for Pdau, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 179.2 179.2 44.8 0.40 0.807 Error 10 1129.2 1129.2 112.9 Total 14 1308.3 General Linear Model: trọng lượng cuối thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for P6, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 11740 11740 2935 1.29 0.338 Error 10 22779 22779 2278 Total 14 34519 General Linear Model: tăng trọng thí nghiệm vổ béo versus NT Analysis of Variance for DG6, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 7.055 7.055 1.764 1.25 0.353 Error 10 14.165 14.165 1.416 Total 14 21.220 General Linear Model: FCR thí nghiệm vỗ béo versus NT Analysis of Variance for FCRvobeo, using Adjusted SS for Tests Source DF Seq SS Adj SS Adj MS F P NT 4 0.27651 0.27651 0.06913 1.75 0.215 Error 10 0.39446 0.39446 0.03945 Total 14 0.67097