lỜi cẢm Ơn - trường thpt nguyễn...

113
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ - HÀ ĐÔNG ************** ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC (NĂM HỌC 2014 - 2015). Tên đề tài : GÓP PHẦN BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT QUA VIỆC XỬ LÝ ĐỘC TỐ MICROCYSTINS TRONG NGUỒN NƯỚC BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC Lĩnh vực : Sinh học môi trường. NGƯỜI HƯỚNG DẪN - TS Nguyễn Thị Hoài Hà - Đơn vị công tác: Viện Vi sinh và Công nghệ Sinh học - ĐHQG Hà Nội. - ThS. Trịnh Việt Văn TÁC GIẢ: 1. Nguyễn Hữu Hải Trung, Lớp: 11 Sinh, Trường: THPT Chuyên Nguyễn Huệ. 2.Huỳnh Đức Anh, Lớp: 11 Sinh, Trường: THPT Chuyên Nguyễn Huệ. 1

Upload: lyxuyen

Post on 21-Apr-2018

221 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ - HÀ ĐÔNG

**************

ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT

DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

(NĂM HỌC 2014 - 2015).

Tên đề tài:

GÓP PHẦN BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT QUA VIỆC

XỬ LÝ ĐỘC TỐ MICROCYSTINS TRONG NGUỒN NƯỚC

BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC

Lĩnh vực: Sinh học môi trường.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

- TS Nguyễn Thị Hoài Hà

- Đơn vị công tác: Viện Vi sinh và

Công nghệ Sinh học - ĐHQG Hà Nội.

- ThS. Trịnh Việt Văn

- Đơn vị công tác: Trường THPT

Chuyên Nguyễn Huệ.

TÁC GIẢ:

1. Nguyễn Hữu Hải Trung, Lớp: 11 Sinh,

Trường: THPT Chuyên Nguyễn Huệ.

2.Huỳnh Đức Anh, Lớp: 11 Sinh, Trường: THPT

Chuyên Nguyễn Huệ.

Hà Nội, tháng 1 năm 2015

1

Page 2: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................5

PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................6

1. Lý do chọn đề tài:...................................................................................................6

2. Mục tiêu của đề tài:................................................................................................7

3. Điểm mới và tính sáng tạo của đề tài:....................................................................7

4. Lợi ích của đề tài....................................................................................................7

PHẦN II. TỔNG QUAN..............................................................................................8

2.1. Tổng quan............................................................................................................8

2.1.1. Tình hình tảo độc M. aeruginosa trên thế giới và ở Việt Nam:...................8

2.1.2. Hồ Hoàn Kiếm:............................................................................................8

2.1.3. Các hồ và thủy vực khác:.............................................................................9

2.1.4. Các công trình nghiên cứu về MCs trước đây:............................................9

PHẦN III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............11

3.1. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT..........................................................................11

3.1.1. Vi tảo lam Microcystis aeruginosa và độc tố microcystins.......................11

3.1.2. Vi khuẩn dị dưỡng Pseudomonas và khả năng phân hủy độc tố MCs

..............................................................................................................................16

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................19

3.2.1. Phân lập vi khuẩn dị dưỡng từ nước hồ nở hoa.........................................19

3.2.3. Phân tích giải trình tự 16S rADN...............................................................21

3.2.4. Nghiên cứu xây dựng mô hình phân hủy độc tố microcystins...................21

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................23

4.1. Sàng lọc vi tảo lam thuộc chi Microcystis aeruginosa trong mẫu tự nhiên...........23

4.2. Phân loại VKDD Pseudomonas SP8.................................................................26

4.2.1. Đặc điểm hình thái học:.............................................................................26

4.2.2. Phân tích giải trình tự 16S rADN:..............................................................27

2

Page 3: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

4.2.3. Thu sinh khối VKDD P. fluorescens SP8:.................................................29

4.3. Mô hình xử lý độc tố microcystins trong phòng thí nghiệm.............................30

4.3.1. Xử lý trực tiếp (vi khuẩn dạng tự do).........................................................30

4.3.2. Xử lý bằng bể có gắn màng sinh học.........................................................31

4.4. Thử nghiệm chế phẩm VKDD P. fluorescens SP8 và đánh giá khả năng

phân hủy độc tố trong điều kiện nhân tạo................................................................34

4.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phân hủy microcystins.............................34

4.4.2. Ảnh hưởng của số lượng tế bào VKDD:...................................................36

4.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ microcystin.........................................................37

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................39

1. Kết luận:...............................................................................................................39

2. Kiến nghị..............................................................................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................41

3

Page 4: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Các chữ viết tắt Tên đầy đủ

ADN Acid Deoxyribo Nucleotide

ARN Acid Ribonucleotide

C Carbon

MCs Microcystins

N Nitrogen

PBS Phosphate Buffer Saline

P Phosphorus

PCR Polymerase chain reaction

SEM Scanning electron micrograph

TE Tris Ethylene Diamine Tetraacetic Acid

TNT Trinitrotoluene

VKDD Vi khuẩn dị dưỡng

WHO World Health Organization

4

Page 5: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LỜI CẢM ƠN

Nhóm đề tài: GÓP PHẦN BẢO VỆ SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ

ĐỘNG VẬT QUA VIỆC XỬ LÝ ĐỘC TỐ MICROCYSTINS TRONG

NGUỒN NƯỚC BẰNG BIỆN PHÁP SINH HỌC xin bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc tới BGH trường THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ đã tạo điều kiện thuận lợi

giúp đỡ chúng em trong thời gian thực hiện đề tài.

Nhóm chúng em xin cảm ơn cố vấn khoa học TS. Nguyễn Thị Hoài Hà, ThS.

Phạm Thị Bích Đào, cử nhân Nguyễn Đình Tuấn, Đại học Quốc gia Hà Nội và

thầy giáo - ThS. Trịnh Việt Văn, trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ đã hướng

dẫn tận tình, tạo điều kiện để nhóm tác giả hoàn thành tốt đề tài.

Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các anh chị sinh

viên thuộc Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã

đưa ra những lời khuyên cũng như giúp nhóm thực hiện tốt đề tài.

Cuối cùng nhóm tác giả xin gửi lòng biết ơn đến Cha, Mẹ, Anh, Chị cùng gia

đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên nhóm trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

NHÓM TÁC GIẢ

Nguyễn Hữu Hải Trung

Huỳnh Đức Anh

5

Page 6: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Lý do chọn đề tài:

- Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng em được biết trong nước

cung cấp cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông Đà có nhiễm vi tảo lam

Microcystis aeruginosa, loài tảo tiết độc tố Microcystins (MCs) có ảnh hưởng

đến sức khỏe của con người và các sinh vật thủy sinh. Bên cạnh đó, các hồ lớn

như hồ Ba bể, hồ Dầu Tiếng... cũng đang trong tình trạng tương tự.

- Từ những quan sát thực tế trong chuyến tham quan hồ Hoàn Kiếm, một địa

danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội, chúng em nhận thấy hồ đang chịu tác động lớn

từ việc phát triển nhanh của vi tảo lam này do tình trạng ô nhiễm nặng nề bởi rác

thải hữu cơ, gây hiện tượng “phú dưỡng” trong hồ.

- Trong chuyến đi điều tra thực tế tại các hồ nuôi trồng thủy sản ở ngoại

thành Hà Nội, chúng em cũng thấy sự nhiễm vi tảo lam gây độc tại các hồ này.

- Sự nở hoa của vi tảo lam M. aeruginosa làm tăng lượng độc tố MCs, độc tố

này, đặc biệt là MCs-LR, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh vật sống

trong hồ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng nguồn nước nhiễm MCs.

- Từ các nguồn thông tin như báo đài và internet, chúng em được biết có

nhiều vi sinh vật có khả năng sử dụng độc tố MCs của vi tảo lam M. aeruginosa

làm nguồn cơ chất cho sinh trưởng, đảm bảo cơ chế tự làm sạch của thủy vực

trong tự nhiên. Đặc biệt là vi khuẩn Pseudomonas fluorescens, chủng vi khuẩn dị

dưỡng có sẵn trong hồ Hòa Kiếm được quan tâm nghiên cứu.

- Dựa vào các dẫn liệu trên, chúng em tiến hành nghiên cứu mối quan hệ

giữa vi tảo lam M. aeruginosa và vi khuẩn dị dưỡng P. fluorescens ở hồ Hoàn

Kiếm. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu ứng dụng xử

lý độc tố MCs trong những nguồn nước bị nhiễm độc tố MCs ở các hồ, ao nuôi

trồng... Do đó, chúng em thực hiện đề tài:

“Góp phần làm bảo vệ sức khỏe con người và động vật qua việc xử lý độc

tố microcystins trong nguồn nước bằng biện pháp sinh học. ”

6

Page 7: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

2. Mục tiêu của đề tài:

- Xác định và nâng cao hiệu quả xử lý độc tố MCs trong môi trường nước hồ

Hoàn Kiếm của vi khuẩn P. fluorescens;

- Tạo chế phẩm sinh học có thể sử dụng để xử lý MCs ở hồ Hoàn Kiếm và áp

dụng với nguồn nước khác, bao gồm nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và nước

trong các ao, hồ nuôi thủy sản.

- Tìm hướng xử lý độc tố MCs trong nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho

thành phố Hà Nội và các ao, hồ nuôi thủy sản bằng phương pháp sinh học.

3. Điểm mới và tính sáng tạo của đề tài:

- Đây là đề tài đầu tiên sử dụng đối tượng là vi khuẩn P. fluorescens trong

việc xử lý độc tố MCs do M. aeroginosa gây ra trong nước hồ Hoàn Kiếm cũng

như các nguồn nước khác bị nhiễm MCs.

- Đề xuất tạo màng sinh học từ P. fluorescens để xử lý độc tố MCs, vừa tăng

hiệu quả xử lý độc tố, vừa kiểm soát được số lượng vi khuẩn P. fluorescens,

không để chúng tăng số lượng quá mức.

- Lần đầu tiên đề xuất biện pháp làm sạch nguồn nước sinh hoạt thông qua

việc áp dụng việc sử dụng vi khuẩn P. fluorescens vào việc xử lý độc tố tảo lam -

MCs.

- Từ công trình nghiên cứu có thể áp dụng trên các khu vực có điều kiện

tương tự, như các hồ, ao nuôi có nhiễm MCs.

4. Lợi ích của đề tài

- Bảo vệ môi trường và cảnh quan các hồ, thủy vực ở Hà Nội bị nhiễm M.

aeuroginosa, qua đó bảo vệ các loài động vật thủy sinh được nuôi trong các ao,

hồ có nhiễm MCs.

- Áp dụng xử lý với mọi khu vực bị nhiễm MCs bởi M. aeruginosa .

7

Page 8: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

PHẦN II. TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan

2.1.1. Tình hình tảo độc M. aeruginosa trên thế giới và ở Việt Nam:

- Điều kiện môi trường thuận lợi đã làm cho vi tảo lam phát triển mạnh trong các

thủy vực nước ngọt, gây ra mối nguy hại trực tiếp tới các thủy sinh vật, đồng thời

gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người.

- Trên thế giới, vi tảo lam M. aeruginosa xuất hiện phổ biến ở các thủy vực giàu

dinh dưỡng ở Australia, đặc biệt vào mùa hè (Mc.Barron và May, 1966). Những

năm 60 của thế kỷ XX, tảo độc cũng phổ biến ở vùng Địa Trung Hải và vùng có

khí hậu ôn đới ở cả 2 bán cầu (Carmichael và Falconer, 1993). Tại Nam Phi, hàu

hết động vật nuôi bị chết do vi tảo lam M. aeruginosa tại các thủy vực phì

dưỡng... [2].

- Ở Việt Nam, tình trạng nhiễm tảo độc M. aeruginosa ở các thủy vực cũng rất

phổ biến. M. aeruginosa có trong tất cả các mẫu nước khảo sát lấy từ hồ Trị An,

Đức An, Biển Hồ, Hoàn Kiếm, Cửa Ngăn, Hồ Mưng, Như Ý, Đập Đá với mật độ

từ 0,11×105 - 2,793×105 tế bào/L [2].

2.1.2. Hồ Hoàn Kiếm:

- Tại các cuộc hội thảo khoa học về hồ Hoàn Kiếm, nhiều ý kiến của các nhà

khoa học đều khẳng định môi trường nước hồ Hoàn Kiếm đang bị ô nhiễm nặng,

chất lượng nước hồ ngày một suy giảm, trong số 51 loài vi tảo thì có gần 90% là

vi tảo lam độc hại. [2]

- Đáng chú ý, sự xuất hiện thường xuyên và dày đặc của vi tảo lam M.

aeruginosa đã tạo nên sự đặc trưng của hồ Hoàn Kiếm. Vi tảo lam này sinh độc

tố MCs, là các peptid mạch vòng gây ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh và có

nguy cơ gây ung thư gan ở người nếu sử dụng nguồn nước bị nhiễm MCs thường

xuyên.

8

Page 9: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

2.1.3. Các hồ và thủy vực khác:

- Điều kiện môi trường thuận lợi đã làm cho vi tảo lam phát triển mạnh trong các

thủy vực nước ngọt, gây ra mối nguy hại trực tiếp tới các thủy sinh vật, đồng thời

gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người.

- Trong số 36 mẫu nước thu từ các ao nuôi và hồ thuộc địa bàn Hà Nội từ tháng

4/2014 thì tất cả các mẫu đều có chứa M. aeruginosa với mật độ trung bình là

0,12×105 tế bào/lít.

2.1.4. Các công trình nghiên cứu về MCs trước đây:

MCs là các hợp chất có tính chất vật lý và hóa học bền vững đối với các yếu

tố pH, nhiệt độ và sự chiếu xạ. Hợp chất này có thể tồn tại một vài giờ trong

nước đun sôi và khá bền vững trong nhiều năm tại điều kiện không khí khô ở

nhiệt độ phòng.

MCs có thể bị oxy hóa bằng ôzon và một số tác nhân oxy hóa mạnh khác,

hoặc bị phân hủy bằng tia cực tím cường độ cao hoặc bị phân hủy chậm trong

điều kiện đủ ánh sáng mặt trời, đặc biệt khi có mặt các sắc tố hòa tan trong nước.

Đây có thể là lý do hiện nay đã có nhiều phương pháp xử lý độc tố như: phương

pháp vật lý (ví dụ lắng và lọc), phương pháp hóa học (ví dụ như kết tủa, keo tụ

và clo hóa) và ứng dụng bức xạ điện từ (ví dụ như tia cực tím)...

Tuy nhiên, MCs là các nội độc tố trong tế bào vi khuẩn lam khỏe mạnh, sẽ

được thải vào môi trường khi các tế bào bị ly giải hoặc chết đi. Bên cạnh đó hiệu

quả xử lý của các phương pháp đó cũng không cao và việc sử dụng các phương

pháp làm giết chết tế bào đồng loạt như trên sẽ làm tế bào bị phân hủy với số

lượng lớn gây ô nhiễm môi trường, do đó các phương pháp ở trên hiện nay

không còn được khuyến cáo sử dụng [7].

Các độc tố đi vào hệ thống xử lý nước như các hợp chất hòa tan trong nước

thô và trong các tế bào vi khuẩn lam. Vì vậy, hệ thống xử lý nước phải loại bỏ

các tế bào vi khuẩn lam sống mà không làm ly giải tế bào cũng như loại bỏ độc

tố của chúng từ nước thô. Như vậy, phương pháp sử dụng quần thể các vi sinh

9

Page 10: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

vật bản địa để phân hủy độc tố MCS với ưu điểm hiệu quả và bền vững đang là

phương pháp nghiên cứu mới đầy hứa hẹn cho việc loại bỏ độc tố MCs mà

không ảnh hưởng môi trường.

Bằng cách sử dụng độc tố MCs như là nguồn N và C cho sinh trưởng, đã có

nhiều báo cáo công bố về việc tìm ra được các chủng vi khuẩn có khả năng phân

hủy độc tố MCs, như các chủng thuộc chi Sphingomonas, Pseudomonas,

Sphingosinicella, Sphingopyxis, Paucibacter và Burkholderia. Trong đó thì các

chủng thuộc chi Pseudomonas và Sphingomonas đã được chứng minh là chứa

phức hệ đa enzyme có khả năng mở vòng độc tố MCs, do đó chúng có tiềm năng

ứng dụng lớn trong việc phân hủy độc tố MCs [17].

10

Page 11: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

PHẦN III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

3.1.1. Vi tảo lam Microcystis aeruginosa và độc tố microcystins

3.1.1.1. Vi tảo lam Microcystis

Thuộc bộ Chroococcales với các đặc điểm là các tế bào nhỏ, màu xanh lam

sống thành tập đoàn gồm hàng nghìn tế bào kích thước 2-3µm và ở mỗi tế bào

đều có chứa không bào khí giúp chúng nổi trên mặt nước để có thể thu nhận ánh

sáng tốt trong quá trình quang hợp. Microcystis phân bố khắp mọi nơi, gây ra

hiện tượng “nở hoa” và sinh các độc tố MCs. Trong các loại vi tảo lam sinh độc

tố thì Microcystis xuất hiện thường xuyên và phổ biến nhất, chúng dễ “nở hoa”

khi môi trường có đầy đủ các yếu tố: dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, tốc độ gió

(gió nhẹ hoặc không có gió) và một số yếu tố khác, tổ hợp các yếu tố này dễ tồn

tại ở hồ thủy điện Hòa Bình, các hồ, ao nuôi cá cũng như điều kiện Hoàn Kiếm

vào thời điểm đầu mùa hè (tháng 3,4,5), nên đó là thời điểm hồ xảy ra “nở hoa”

tảo lam dữ dội nhất.

Microcystis “nở hoa” không chỉ sinh ra độc tố có hại mà ảnh hưởng từ hiện

tượng “nở hoa” cũng rất lớn như: làm giảm đa dạng loài (trong đó ở hồ Hoàn

Kiếm có nhiều loài vi tảo quý hiếm); tăng độ đục; tỷ lệ bồi lắng tăng gây giảm

tuổi thọ của hồ và làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước hồ cũng như nguồn

nước bị nhiễm Microcystis.

11

Page 12: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Hình 3.1.1. Hình dạng tế bào Microcystisaeruginosa quan sát

dưới kính hiển vi (x40) [3]

Hình 3.1.2. Tế bào Microcystis dưới kính hiển vi điện tử [3]

3.1.1.2. Độc tố microcystins

Độc tố MCs thuộc nhóm độc tố gan (hepatotoxin), đã được phân lập từ nhiều

chi vi khuẩn lam, bao gồm Microcystis, Anabaena, Oscillatoria, Planktothrix,

Chroococcus và Nostoc. Trong đó phổ biến nhất là loài tảo lam Microcystis

aeruginosa do chúng có khả năng phân bố rộng và phát triển tốt triên nhiều kiểu

khí hậu khác nhau, do đó chúng trở thành mối đe dọa toàn cầu cho sức khỏe con

người [11]. Tên gọi microcystins xuất phát từ việc hợp chất này được tách ra lần

đầu tiên từ loài tảo lam M. aeruginosa .

Cấu trúc phân tử

Microcystins là peptide đơn vòng nhỏ với trọng lượng phân tử khoảng 1000

Daltons, bao gồm 7 amino acid trong cấu trúc. Cấu trúc hóa học là vòng (-D-

Ala1-X2-D-MeAsp3-Z4-Adda5-D-Glu6-Mdha7) trong đó X và Z là các L-amino

acid, D-MeAsp là axit D-erytho-β-methylaspartic và Mdha là N-

methyldehydroalanin. Adda là axit (2S,3S,8S,9S)-3-amino-9-methoxy-2,6,8-

trimethyl-10-phenyldeca-4,6-dienoic, đây là cấu trúc duy nhất chỉ có trong nhóm

12

Page 13: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

các độc tố peptide dạng vòng của tảo lam và cực kỳ quan trọng trong việc biểu

hiện các hoạt tính sinh học của MCs [18].

Các độc tố MCs khác nhau tạo thành thường do sự thay đổi các gốc amino

acid ở các vị trí 2; 3; 4 và 7 như hình dưới. Trong khi ở các vị trí số 3 là D-

erythro-β-methylaspartic acid (D-MeAsp) và số 7 là N-methyldehydroalanine

(Mdha) sự thay đổi thường là có hay không sự methyl hóa, còn sự thay thế các

L-acid amin ở vị trí 2(X) và 4(Z) là sự thay đổi chính và thường tạo ra các biến

thể độc tố MCs phổ biến nhất như trong bảng dưới 3.1[12].

Hình 3.1.3. Cấu trúc phân tử độc tố MCs-LR [8]

1. D - Alanine

2. Leucine (X - có thể thay thế bởi các amino acid)

3. D - Methyl aspartic acid

4. Arginine (Z - có thể thay thế bởi các amino acid)

5. Adda

6. D - Glutamic acid

7. N- Methyl-dehydro-alanineVà dựa vào thành phần các amino acid cấu thành nên độc tố MCs thì chúng

được chia thành hai loại kỵ nước và không kỵ nước, các độc tố MCs kỵ nước là

13

Page 14: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

dạng thường. Cho đến nay đã có hơn 90 biến thể khác nhau của MCs được biết

đến.

Bảng 3.1. Các amino acid cơ bản xuất hiện trong cấu trúc của microcystin

TênAmino acid vị

trí X

Amino acid vị trí

Z

Khối lượng phân

tử

Microcystins

LALeucine (L) Alanine (A) 910. 06

Microcystins

YRTyrosine (Y) Arginine (R) 1045. 19

Microcystins

RRArginine (R) Arginine (R) 1038. 2

Microcystins

LRLeucine (L) Arginine (R) 995. 17

Độc tính của microcystins :

Ở cấp độ phân tử các độc tố MCs đã được chứng minh là có khả năng ức chế

protein photphatase nhóm 1 và 2A (PP1 và PP2A). Protein photphatase là

enzyme xúc tác cho việc loại các gốc photphoryl của serine hoặc threonine, sự

ức chế các protein phosphate có thể dẫn tới sự phosphoryl hóa quá mức các vi

sợi, vi ống, sợi liên bào, dẫn đến làm phân hủy bộ khung tế bào và phá hủy cấu

trúc siêu vi gan. Sự co rút của các tế bào gan so với các tế bào liền kề và các mao

mạch dẫn đến chảy máu trong các mô gan. Điều này dẫn đến kết quả cuối cùng

là sự tổn thương cục bộ, mất chức năng của các cơ quan và xuất huyết [18; 19].

14

Page 15: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Hình 3.1.4. Quá trình ức chế photphatases P1 và 2A [19]

Sự tiếp xúc lâu dài với nồng độ MCs thấp trong nước uống là nhân tố gây ra

ung thư gan ở người. Các nghiên cứu cơ chế động học tế bào đã cho biết MCs

ảnh hưởng lớn đến cấu trúc tế bào và quá trình nguyên phân, điều này giúp giải

thích khả năng kích thích gây ung thư của chúng. Các độc tố này gây ảnh hưởng

xấu đến hai loại enzyme là serin - photphatase và threonin - photphatase liên

quan tới sự điều hòa phát triển các tế bào nhân thật (Eukaryote), điều khiển sự

hoạt động của tế bào động thực vật trong quá trình phân chia, sinh trưởng, trao

đổi chất, sao chép ADN và sự biểu hiện các tính trạng có liên quan. Điều đó cho

thấy microcystins có thể ảnh hưởng đến các chức năng của tế bào nhân thật ở

mức độ phân tử và từ đó có thể ảnh hưởng tới các động vật thủy sinh sống trong

môi trường có sự tiếp xúc với độc tố này [3].

Mặc dù chưa có báo cáo về trường hợp tử vong do uống phải MCs nhưng đã

có báo cáo về một loạt ảnh hưởng sức khỏe sau khi tiếp xúc với độc tố trong

nước uống hoặc tiếp xúc do bơi lội. Tổn thương gan là dấu hiệu phổ biến nhất

của con người khi tiếp xúc với MCs. Năm 1999, Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO)

đã nghiên cứu và xem xét toàn diện về lĩnh vực này.

15

Page 16: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Vào tháng 2 năm 1996, 116 trong 131 bệnh nhân ở Cauruaru-Brazil xảy ra

tình trạng rối loạn thị giác, buồn nôn, nôn mửa, yếu cơ và phải lọc máu thường

xuyên. 100 người trong số những người đó đã bị suy gan cấp tính và 52 người

cuối cùng đã chết do các triệu chứng mà giờ ta gọi là “Hội chứng Caruaru” .

Nguyên nhân của hội chứng này được xác định là do MCs từ các hồ chứa không

được xử lý lọc, khử trùng. MCs được tìm thấy trong máu và gan bệnh nhân .

Các nghiên cứu đã đưa ra giá trị LD50 đối với loại độc tố MCs phổ biến

MCs-LR là 50µg trên một kg cơ thể chuột, giá trị này đối với độc tố MCs-RR là

600µg. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra nồng độ chấp nhận được tối đa

của độc tố MCs-LR trong nước uống là 1µg/l [16].

3.1.2. Vi khuẩn dị dưỡng Pseudomonas và khả năng phân hủy độc tố MCs

3.1.2.1. Vi khuẩn dị dưỡng Pseudomonas

Là vi khuẩn Gram âm, hiếu khí, hình que, không sinh bào tử và có khả năng

di động nhờ các tiên mao. Chúng có khả năng tiết các sắc tố ra ngoài môi trường

ví dụ như sắc tố huỳnh quang màu vàng-xanh pyoverdine, sắc tố lục pyocyanin,

sắc tố thioquinolobactin.

Hình 3.1.5. Hình dạng tế bào Pseudomonas [12]

Các loài thuộc chi Pseudomonas có sự phân bố rộng rãi ở đất, nước, trong

mô động vật và thực vật, vì vậy chi Pseudomonas có lịch sử nghiên cứu từ rất

sớm và cho đến nay chúng ta đã có rất nhiều thông tin về đặc điểm loài này cũng

16

Page 17: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

như về hệ gen của chúng. Các loài thuộc chi Pseudomonas đã được tập trung

nghiên cứu nhiều bao gồm: nhóm gây bệnh ở người, ví dụ như P. aeruginosa là

trực khuẩn mủ xanh nổi tiếng; gây bệnh thực vật như P. syringae; nhóm vi khuẩn

đất như P. putida và nhóm thúc đẩy sinh trưởng ở thực vật, P. fluorescens [25].

Một số loài thuộc chi Pseudomonas là những sinh vật hiếu khí chịu khí,

trong điều kiện không có O2 chúng có thể sử dụng NO3- là chất nhận điện tử, vì

vậy chúng có thể sống ở dưới đáy ao hồ nơi có nồng độ O2 thấp và lượng chất

mùn hữu cơ cao. Nhiều loài trong đó cũng được chứng minh là có nhu cầu dinh

dưỡng đơn giản, chúng có thể sinh trưởng tốt trong môi trường muối khoáng có

bổ sung thêm đa dạng nguồn cacbon. Đã có nhiều nghiên cứu khai thác được khả

năng phân hủy hoàn toàn hoặc một phần của loài P. fluorescens đối với các chất

ô nhiễm như styrene, và polycyclic aromatic hydrocarbons [27].

3.1.2.2. Tính an toàn của P. fluorescens

a) Đối với người

Nhiều tài liệu khoa học trên thế giới đã khẳng định P. fluorescens là vi khuẩn

rất có giá trị trong công nghệ nông nghiệp. Chúng phân giải một số chất độc và

các chất ô nhiễm trong đó có styrene, polycyclic aromatic hydrocarbons và TNT.

Chúng cũng bảo vệ cây khỏi bị nhiễm trùng do các mầm bệnh bằng cách tiết ra

các chất để chuyển hóa thành thuốc kháng sinh và hydrogen cyanide để tiêu diệt

vi khuẩn và nấm khác. Chúng cũng tiêu diệt các mầm bệnh bằng cách loại trừ

cạnh tranh (do sự phát triển nhanh chóng của chúng). Nhiều nhà khoa học đã đưa

ra giả thuyết rằng P. fluorescens có thể là một lựa chọn tốt để dung làm thuốc trừ

sâu tổng hợp vì độc tính của chúng ức chế ấu trùng và nhộng của muỗi, hai mối

quan tâm chính trong kinh doanh nông nghiệp. [28]

Chúng cũng rất hữu ích cho con người. Các loại kháng sinh giúp bảo vệ rễ

cây cũng được sử dụng để điều trị nhiễm trùng ở người. Tác dụng của mupirocin

được sử dụng trong việc điều trị một căn bệnh nguy hiểm do Methicillin-

resistant Staphylococcus aureus gây ra,điều mà số ít kháng sinh có thể làm được.

17

Page 18: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Bên cạnh đó chúng được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm. Chúng phân giải

protein và tạo hương vị chua. Điều mà tạo nên thương hiệu. của nhiều hãng sữa.

Chúng chỉ được biết đến là tác nhân của sự suy giảm miễn dịch như bệnh

nhân ung thư và những người có bệnh suy giảm miễn dịch như lupus. Tất cả chỉ

là một tỉ lệ nhỏ và cả trong sự hư hỏng thực phẩm. Chúng có thể phát triển thuận

lợi ở nhiệt độ 25-35oC và cũng có thể duy trì ở 4oC. Vậy vi khuẩn này cũng

thuộc trong số những tác nhân gây hỏng thức ăn trong tủ lạnh.

b) Đối với động vật thủy sinh (cá)

Các tài liệu chuyên ngành về vi khuẩn P. fluorescens cũng đã khẳng định sự

an toàn của vi khuẩn này đối với động vật thủy sinh (cá) [28]. Điều này có ý

nghĩa lớn trong việc ứng dụng khả năng phân hủy độc tố MCs của chủng SP8.

c) Con đường phân hủy MCs

Chủng vi khuẩn có khả năng phân hủy độc tố MCs đầu tiên được công bố là

phân lập từ nước ở Murrumbidgee River, Australia bởi Jones và cộng sự, đó là

chủng Pseudomonas sp. đã được xác định là có khả năng phân hủy hoàn toàn

MCs-LR và MCs-RR trong 3 ngày.

Sau đó, tại Nhật Bản, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và đưa ra báo

cáo về khả năng phân hủy MCs của vi khuẩn thuộc chi Pseudomonas. Năm

1996, Bourne và cộng sự đã phân loại lại chủng Psedomonas sp.

Jones và cộng sự cũng đã xác định được sự phân hủy MCs bởi phức hệ đa

enzyme và được chia ra thành 3 giai đoạn. Sau đó vào năm 2001 Bourne và cộng

sự đã mô tả cụ thể con đường phân hủy đó [6].

Phức hợp đa enzyme phân hủy MCs bao gồm 4 enzyme chính:

Microcystinase: một metalloprotease (MlrA)

Một serine peptidase 2 (MlrB)

Một metalloprotease 3 (MlrC)

MlrD - một protein vận chuyển

18

Page 19: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Hình 3.1.6. Con đường phân hủy MCs-LR của vi khuẩn dị dưỡng Pseudomonas

Các enzyme trên được mã hóa bởi đoạn trình tự gen kích thước 5,8 Kb, bao

gồm các đoạn gen mlrA, mlrB, mlrC vàmlrD. Trong đó enzyme MlrA được mã

hóa bởi gen mlrA, xúc tác cho việc thủy phân và mở vòng độc tố ở vị trí mạch

peptide Adda-Arg, việc mở vòng này làm giảm đến 160 lần độc tính của độc tố

MCs nên đây là enzyme có vai trò chủ đạo trong phức hệ đa enzyme. Sản phẩm

phân cắt của enzyme này đối với độc tố MCs-LR là hợp chất mạch thẳng (NH2-

Adda-Glu-Mdha-Ala-Leu-MeAsp-Arg-OH). Enzyme MlrB mã hóa bởi gen mlrB

xúc tác cho việc thủy phân liên kết peptide Ala-Leu của MCs-LR mạch thẳng để

tạo ra các tetrapeptide (NH2-Adda-Glu-Mdha-Ala-OH) và tripeptide (NH2-Leu-

MeAsp-Arg-OH). Sự phân cắt thành công khi enzyme MlrC mã hóa bởi gen

mlrC xúc tác thủy phân thành các peptide nhỏ hơn và các amino acid [6].

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phân lập vi khuẩn dị dưỡng từ nước hồ nở hoa

Các mẫu nuôi được thực hiện trong phòng thí nghiệm: nước mẫu từ hồ Hoàn

Kiếm thu được trong vùng “nở hoa” của vi tảo lam Microcystis ngay lập tức

19

Page 20: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

được lọc qua lưới 20µm, sau đó tiếp tục được lọc qua phin lọc. Tiến trình lọc

nhằm loại bỏ phần lớn động vật nguyên sinh.

Lấy 1ml nước hồ pha loãng ở các nồng độ pha loãng thích hợp. Nhỏ 1ml

dịch pha loãng trên môi trường dịch thể NA có bổ sung 10g/l microcystins. Sau

24 giờ nhỏ 100µl dịch cấy trang đều trên mặt thạch. Sau 20-24giờ, quan sát các

khuẩn lạc riêng rẽ. Tách khuẩn lạc, quá trình lặp lại nhiều lần cho đến khi thu

được các khuẩn lạc thuần khiết.

Nuôi giữ chủng VKDD này trên môi trường thạch nghiêng, bảo quản ở nhiệt

độ 4°C dùng cho các nghiên cứu tiếp theo.

3.2.2. Đếm số lượng tế bào (số khuẩn lạc trên đĩa thạch)

Tế bào vi sinh vật sống là tế bào có khả năng sinh trưởng để tạo thành một

quần thể. Trên bề mặt môi trường đặc, quần thể này tạo những đám có hình

dạng, màu sắc riêng biệt được gọi là khuẩn lạc. Từ số khuẩn lạc mọc trên đĩa

thạch suy ra số tế bào sống có trong mẫu đã cấy trên mặt thạch.

Cách tiến hành: Để tách rời các tế bào, cần pha loãng mẫu kèm theo lắc

mạnh dịch đã pha loãng. Cấy trải dịch pha loãng trên đĩa thạch LB. Sau đó đem

nuôi cấy ở nhiệt độ 28oC trong 24 - 48 giờ và đếm số khuẩn lạc mọc trên đĩa.

Chú ý cần phân biệt các khuẩn lạc lạ hình thành do tạp nhiễm và không tính

chúng.

Số lượng tế bào được tính theo công thức:

Số lượng tế bào được tính theo công thức:

S ố lư ợ ng t ế b à o=

a∗1k

∗1

v

a: số khuẩn lạc trung bình xuất hiện trên các đĩa cấy có cùng độ pha loãng.

v: thể tích dịch pha loãng được cấy trên mặt đĩa thạch.

k: độ pha loãng của dịch cấy.

Ở đây đơn vị tính là CFU/ml hoặc CFU/g, nghĩa là số đơn vị hình thành

khuẩn lạc trong 1 ml đơn vị thể tích hoặc gam chế phẩm. .

20

Page 21: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

3.2.3. Phân tích giải trình tự 16S rADN

Ở công đoạn này, chúng em đã liên hệ với phòng thí nghiệm “First base of

Singapore” để nhờ phân tích giải trình tự 16S rADN của vi khuẩn, từ đó có thể

xác định chính xác loài vi khuẩn được sử dụng là P. fluorescens.

Tách chiết ADN

Nhân đoạn gen bằng phản ứng PCR

Xác định trình tự gen bằng máy tự động(ABI Prism 3100 Avant)

Xây dựng cây phát sinh loài: của loài nghiên cứu với các loài tương ứng

được công bố trong ngân hàng genbank NCBI, bằng chương trình

ClustalW và Mega 5.10.

3.2.4. Nghiên cứu xây dựng mô hình phân hủy độc tố microcystins

Mục đích của thí nghiệm: Xác định tốc độ phân hủy độc tố MCs của các

VKDD trong chế phẩm trong bể chứa vi khuẩn dạng tự do và bể có gắn màng

sinh học.

3.2.4.1. Xử lý trực tiếp (vi khuẩn dạng tự do):

Nguồn nước sử dụng trong nghiên cứu: nước hồ Hoàn Kiếm

Bể nghiên cứu bằng nhựa kích thước: dài×rộng×cao = 60×20×20 cm. Lấy 20

lít nước hồ có nồng độ MCs là 20µg/l. Bổ sung dịch thể chế phẩm sinh học đã

được hoạt hóa để được nồng độ 108 FCU/ml.

Theo dõi hàm lượng MCs trong bể vào các thời gian: 0; 1; 3; 5 và 6 ngày thí

nghiệm. Nhiệt độ thí nghiệm: 30oC. Sử dụng chế độ sục khí tạo sự đồng đều

trong suốt thời gian thí nghiệm.

3.2.4.2. Xử lý bằng bể có gắn màng sinh học:

Sự hình thành màng sinh học trên vật liệu dính bám

Để lựa chọn vật liệu tốt cho xử lý bể gắn màng sinh học, các bề mặt phi sinh

vật được sử dụng từ vật liệu PS (polystyrene), PVC và thủy tinh (nhóm chọn PS

do vật liệu này dễ tạo màng hơn và an toàn hơn PVC) cho xác định sự hình thành

màng sinh học. Tấm nhựa PS được cắt thành các bản có kích thước 1 × 2 cm.

21

Page 22: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Bản nhựa PS được làm sạch bằng ethanol 70%, sau đó rửa lại bằng nước cất vô

trùng. Đặt các bản này vào đĩa Petri vô trùng và sấy ở 40°C cho đến khô. Dịch

nuôi VKDD bổ sung vào các các đĩa, nuôi cấy tĩnh ở 28-30oC, trong 24, 48 và 72

giờ. Sự hình thành màng sinh học trên các bản vật liệu được kiểm tra bằng cách

sử dụng dung dịch tinh thể tím 1%. Thu các tế bào nhuộm màu trên bề mặt các

bản vật liệu và đo quang phổ ở bước sóng 600nm. Cách tính như sau:

A=Am−Ac

Trong đó: Am là giá trị OD600 mẫu bản vật liệu thu được sau nhuộm.

Ac là giá trị OD600 của mẫu dịch VKDD trên đĩa Petri cùng thời điểm nuôi

cấy

Khả năng hình thành màng sinh học được phân lớp bằng cách sử dụng tiêu

chuẩn của Stepanovic, Cirkovic, Ranin và Svabic-Vlahovic (2004) [21] như sau:

A ≤ Ac - không hình thành màng sinh học

Ac < A ≤ (2×Ac) - hình thành màng sinh học yếu

(2×Ac) < A ≤ (4×Ac) - hình thành màng sinh học vừa phải

(4×Ac) < A - hình thành màng sinh học mạnh

Xử lý bằng bể có gắn màng sinh học

Nguồn nước sử dụng trong nghiên cứu: nước hồ Hoàn Kiếm. Bể nghiên cứu

bằng nhựa kích thước: dài×rộng×cao = 60×20×20 cm. Lấy 20 lít nước hồ có

nồng độ microcystins là 20µg/l.

Màng sinh học được cố định trên vật liệu dính bám loại sợi polystyrene (PS)

Theo dõi hàm lượng MCs trong bể theo thời gian: 0; 1; 3; 5 và 6 ngày thí

nghiệm. Nhiệt độ thí nghiệm 30oC. Sử dụng chế độ sục khí tạo sự đồng đều trong

suốt thời gian thí nghiệm.

22

Page 23: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Sàng lọc vi tảo lam thuộc chi Microcystis aeruginosa trong mẫu tự nhiên

Trong nghiên cứu này chúng em dựa trên đặc điểm đặc trưng của M.

aeruginosa có không bào khí (gas vacuoles) nên chúng thường nổi trên bề mặt.

Do vậy, chúng em tiến hành thu thập mẫu từ tự nhiên, ly tâm ở 9 000 vòng/15

phút. Sau đó mẫu được quan sát trên kính Zeiss độ phóng đại 400 lần.

Kết quả thể hiện hình 4. 1. 1 và 4. 1. 2

Hình 4.1.1. Hình dạng tế bào chủng

Microcystis sp

Dạng tập đoàn, tế bào hình cầu màu

xanh lam với nhiều không bào khí,

đường kính tế bào 3 - 6μm, bao nhầy

dày không màu.

Hình 4.1.2.Hình dạng tế bào chủng

Microcystis sp

Tập đoàn với tế bào hình cầu, tế bào có

màu xanh nhạt, đường kính tế bào 3-

7μm, tập hợp thành từng tập đoàn nhỏ có

bao nhầy rõ rệt.

Ở hình 4.1.1 và 4.1.2 chúng em nhận thấy những đặc điểm hình thái của các

mẫu thu thập được có nhiều điểm tương đồng với lý thuyết mô tả về chúng, như

tế bào đều dạng hình cầu, tập đoàn với bao nhầy rõ rệt, tế bào hình cầu với

đường kính 2 - 5μm, với nhiều không bào khí bên trong, đường kính tế bào 3 -

7µm. Miêu tả trên của chúng em cũng phù hợp với những miêu tả của Watanabe.

Các mẫu chúng em ký hiệu lần lượt là MCs01 và MCs02.

Tiếp theo, để định danh mẫu thu được có phải M. aeruginosa không. Chúng

emtiến hành phân tích kết quả giải trình tự 16S rADN.

23

Page 24: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Nghiên cứu thu nhận sinh khối và quy trình đông khô sinh khối vi tảo

lam độc Microcystis aeruginosa từ hồ Hoàn Kiếm với lượng lớn:

Trong nghiên cứu này, chúng em nhằm mục đích, thu thập một lượng lớn

sinh khối từ tự nhiên, đồng nghĩa nó cung cấp lượng lớn hỗn hợp các MCs tự

nhiên có mặt trong sinh khối. Chúng em tiến hành các bước nghiên cứu sau:

Mẫu vi tảo lam được thu vào những ngày nắng, nóng của mùa hè trong năm

Hình 4.1.3. Thu thập mẫu tại Hồ Hoàn Kiếm

Quy trình đông khô:

Dựa trên quy trình đông khô sinh khối xây dựng (hình 4.1.4). Trong tháng 4

và tháng 5 thu được một lượng lớn 200 gam sinh khối khô vi tảo lam Microcystis

aeruginosa . Lượng sinh khối này chúng em sẽ dùng làm cơ chất cho tất cả các

nghiên cứu tiếp theo.

24

Page 25: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Thu mẫu bằng lưới No 75

Ly tâm (7000/20 phút)

Thu sinh khối vi tảo lam nổi (Microcystis aeruginosa chiếm >90%)

Kiểm tra hình thái ở vật kính (×40) của kính hiển vi phản pha Zeiss

Sơ bộ xác định vi tảo lam Microcystis aeruginosa

Rửa sinh khối (muối sinh lý 1‰)

Đông khô chân không sinh khối vi tảo lam ở -83oC tới khi khô

Bảo quản trong túi nilon

Hình 4.1.4. Quy trình đông khô sinh khối vi tảo lam độc M. aeruginosa

Hình 4.1.5. Sinh khối vi tảo lam M. aeruginosa đông khô

25

Page 26: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

4.2. Phân loại VKDD Pseudomonas SP8

4.2.1. Đặc điểm hình thái học:

Trong nghiên cứu này, chúng em quan sát hình thái khuẩn lạc trên đĩa thạch,

có bổ sung MCs thô, nhuộm Gram. Mô tả hình dạng tế bào được quan sát dưới

kính hiển vi điện điện tử quét ở độ phóng đại 1500 lần. Chúng em nhận thấy

VKDD SP8 Gram-âm, có tiên mao, có khả năng tiết sắc tố ra ngoài môi trường

nuôi và phát quang dưới tia cực tím

Hình 4.2.1a. Hình thái khuẩn lạc

VKDD SP8 (24h nuôi cấy)Hình 4.2.1b. Tế bào VKDD SP8 quan sát dưới

kính hiển vi điện tử quét (SEM) (x15000)

Ở hình 4.2.1b chụp dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM) với độ phóng đại

15000 lần cho thấy VKDD SP8 có tế bào hình trụ, kích thước khoảng 1-2 µm,

các tế bào nằm trong lớp màng nhày. Do vậy, khó quan sát được tiên mao.

Kết luận: Dựa trên các đặc điểm hình tháivà đồng thời dựa vào các khóa

phân loại khác chúng em sơ bộ phân loại VKDD SP8 thuộc chi Pseudomonas

được ký hiệu là Pseudomonas SP8. Kết quả này chưa đủ thông tin để định danh

chính xác chủng VKDD SP8 thuộc loài nào của chi Pseudomonas. Thí nghiệm

tiếp theo chúng em cùng các cán bộ hướng dẫn tiến hành phân tích giải trình tự

16S rADN.

4.2.2. Phân tích giải trình tự 16S rADN:

26

Page 27: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Nhờ sự giúp đỡ của phòng thí nghiệm “First base of Singapore” trong việc

phân tích ADN, chúng em đã thu được kết quả giải trình tự 16S rADN của

VKDD SP8.

VKDD Pseudomonas SP8 có mối

quan hệ gần gũi, có độ tương đồng

đến 99% với trình tự gen của loài

P. fluorescens KC773765.

Và 14 loài khác đã được đăng ký

trong ngân hàng gen quốc tế.Hình 4.2.2. Sản phẩm PCR của

VKDD Pseudomonas SP8

Khoảng cách tiến hóa được tính toán để thiết lập cơ sở dữ liệu bao gồm trình

tự của VKDD Pseudomonas SP8 và các trình tự khác của nhóm Pseudomonas,

thuộc phân lớp gamma của Proteobacteria. Cây phả hệ đã được xây dựng lại trên

cơ sở các số liệu ma trận về khoảng cách thu được như hình 3.4, neighbour

joining thước đo = 0,0005 Knor trong trình tự nucleotid. Các giá trị hiển thị tại

các nhánh cây là kết quả phân tích boostrap với độ lặp lại 1000 lần. Giá trị

bootstrap cao trên nhánh giữa VKDD và P. fluorescens KC773765 (96%) dùng

hỗ trợ đánh giá cao mối quan hệ gần gũi giữa chúng.

Kết luận: chúng em dựa vào các kết quả hình thái học và phân tích giải trình tự

rADN 16S và đồng dựa vào các khóa phân loại khác. Định danh VKDD SP8

thuộc loài P. fluorescens, với vị trí phân loại khoa học như sau:

Giới: Bacteria

Ngành: Proteobacteria

Lớp: Gammaproteobacteria

Bộ: Pseudomonadales

Họ: Pseudomonadaceae

27

Page 28: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Chi: Pseudomonas

Loài: P. fluorescens

Trong quá trình tìm hiểu và tham khảo các nguồn tài liệu, các kết quả nghiên

cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Chúng em nhận thấy các loài

thuộc chi Pseudomonas thường biết đến là các loài gây bệnh cho con người,

động vật và thực vật như: Pseudomonas aeruginosa trực khuẩn gây mủ xanh ở

người. Pseudomonas syringae gây bệnh đốm dầu ở thực vật. Tuy nhiên, loài P.

fluorescens được chứng minh là không độc, loài này còn được biết đến với khả

năng kháng lại một số loài nấm gây bệnh ở lá và rễ cây và thúc đẩy sinh trưởng

thực vật. Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu về P. fluorescens có khả năng phân

hủy các hợp chất mạch vòng thơm khó phân hủy như naphthalene [24] và phân

hủy độc tố MCs của vi tảo lam M. aeruginosa.

4.2.3. Thu sinh khối VKDD P. fluorescens SP8:

Chúng em tiến hành lên men thu sinh khối P. fluorescens SP8 trong thiết bị

lên men 10 lít.

VKDD P. fluorescens SP8được nuôi cấy lắc trong bình tam giác trongmôi

trường LB, sau 24 giờ ở pha sinh trưởng, giống được cấy vào thiết bị lên men 10

lít với tỷ lệ cấy giống khác nhau (2, 5, 7, 10 và 15%) được nuôi cấy trong điều

kiện thích hợp, thay đổi tốc độ khuấy trộn (50, 100, 150, 200 và 250 vòng/phút),

lượng khí cung cấp khác nhau (0,6; 0,8; 1; 1,2 và 1,4 lít khí/lít dịch/phút) và các

thời gian khác nhau (12, 24, 36, 48, 60 và 72 giờ). Kết quả thể hiện ở hình 4.2.3.

Chúng em nhận thấy VKDD P. fluorescens SP8, sinh trưởng tăng dần theo

các thời gian lên men, đạt cao nhất tại 36 giờ với OD là 1,89 và giảm dần ở các

giờ nuôi cấy tiếp theo, đến 72 giờ OD giảm chỉ còn 1,55 (hình 3.2.3). Tốc độ

khuấy có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của vi khuẩn P. fluorescens SP8, với

tốc độ khuấy 200 vòng/phút OD sinh trưởng đạt cao nhất 1,87.

28

Page 29: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

2 5 7 10 150

0.20.40.60.8

11.21.41.61.8

2

Tỷ lệ giống (%)

OD

600n

m

0.6000000000000

01

0.8 1 1.2 1.40

0.5

1

1.5

2

2.5

Tốc độ sục khí (lít khí/lít dịch/phút)

OD

600n

m

Hình 4.2.3. Điều kiện lên men thích hợp của VKDD P. fluorescens SP8

trong thiết bị lên men 10 lít

Sinh trưởng cũng gia tăng cùng với lưu lượng khí đưa vào, OD sinh trưởng

đạt 1,92 tại lưu lượng khí đưa vào là 1 lít khi/lít dịch/phút và bắt đầu giảm khi

lưu lượng khí tăng tới 1,4 lít khi/lít dịch/phút còn 1,72. Như vậy, tốc độ khuấy

giúp cho môi trường được đảo trộn và khí phân tán đều vào môi trường tăng tiếp

xúc bề mặt của vi khuẩn và làm tăng khả năng hấp thụ oxy. Tỷ lệ cấy giống thích

hợp là 5-7% với OD đạt 1,81 đến 1,83.

Dịch lên men chúng em ly tâm thu sinh khối, đông khô tạo thành một “bánh”

dạng rắn chứa 2-4% nước. Sau đó nghiền, bột VKDD được trộn với chất mang là

cám đã khử trùng, đóng gói và bảo quản ở nhiệt độ 4oC và độ ẩm kiểm soát chặt

chẽ để có được nồng độ vi sinh vật mong muốn (108) và sử dụng cho các nghiên

cứu tiếp theo.

4.3. Mô hình xử lý độc tố microcystins trong phòng thí nghiệm

4.3.1. Xử lý trực tiếp (vi khuẩn dạng tự do)

Chế phẩm P. fluorescens SP8 được hoạt hóa trong môi trường 1/10 LB, nhiệt

độ 28-30oC, trong 36 giờ. Giống VKDD ban đầu được bổ sung (1×108 tế bào/m2)

vào bể dung tích 25 lít chứa 20 lít nước hồ Hoàn Kiếm với nồng độ microcystins

20µg/l. Sự phân hủy sinh học MCs ở nhiệt độ 30oC. Sau 2 ngày, thu mẫu một lần

và xác định nồng độ microcystins còn lại trong bể. Kết quả thu được hình 4.3.1.

29

Page 30: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Từ hình 4.3.1 cho thấy, VKDD P. fluorescens SP8 bổ sung vào bể ở dạng tự

do trong môi trường, tốc độ phân hủy sinh học của chúng trong 5 ngày làm giảm

lượng microcystins từ 20 µg/l xuống còn dưới 1 µg/l. Ở ngày thứ 3, hàm lượng

MCs trong mẫu nghiên cứu còn 6,54 µg/l.

Hình 4.3.1. Thời

gian phân hủy

sinh học MCs

của VKDD

P. fluorescens

SP8 ở dạng tự do0 1 3 5

-20

0

20

40

60

80

100

120

% Microcystin

Hàm lượng microcystin

Thời gian (ngày)

% M

icro

cyst

inHà

m lư

ợng

mic

rocy

stin

s (µ

g/l)

VKDD P. fluorescens SP8 là loài có chùm tiên mao, nên sự hình thành màng

có thể giúp cho vi khuẩn di chuyển tốt hơn đồng thời tạo nên các tương tác giữa

bề mặt và tế bào. Đồng thời việc hình thành màng giúp cho VKDD trao đổi dinh

dưỡng và chuyển hóa chất hiệu quả hơn trong môi trường thể tích lớn hoặc đáp

ứng với những tác động của môi trường sống như nguồn dinh dưỡng và oxy.

Trong nghiên cứu tiếp theo, ứng dụng màng sinh học trong xử lý nước nhiễm

độc tố MCs.

Khả năng phân hủy của VKDD P. fluorescens SP8 trong bể khi xử lý trực

tiếp có sự tương đồng với VKDD Sphingomonas S1 theo nghiên cứu của

Nguyễn Thị Hoài Hà và cộng sự [3].

30

Page 31: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

4.3.2. Xử lý bằng bể có gắn màng sinh học

Các chủng vi sinh vật trong tự nhiên ít khi tồn tại riêng rẽ mà thường hình

thành tập hợp quần xã vi sinh vật với một loạt các hoạt động chức năng sinh lý

và sinh hóa. Sự tạo thành màng sinh vật diễn ra tại bề mặt rắn tiếp xúc với môi

trường chất lỏng. Trong nghiên cứu xây dựng mô hình, nhóm nghiên cứu sử

dụng vật liệu PS cho cố định màng sinh học của VKDD.

Mô tả chi tiết bể xử lý:

Bể xử lý màng sinh học bao gồm máy sục khí, phin lọc khí kích thước màng

0,22 µm, một bể chứa nhựa có kích thước 60×20×20 cm. Khi hoạt động, màng

sinh học hình trụ/hộp chữ nhật đã được đặt tại trung tâm của bể chứa và một hệ

thống màng PS đặt theo chiều thẳng đứng xung quang bể, một đế tản khí bên

dưới (hình 4.3,2a, 4.3.2b). Màng sinh học trong đó các tế bào VKDD được cố

định, có chiều dài 20-30 cm và chiều cao 10 cm. Theo mặt cắt ngang, có nhiều

màng xếp song song khoảng cách 3 mm tạo diện tích bề mặt lớn cho thành màng

sinh học. Không khí được cung cấp liên tục qua đường ống dẫn khí đến đế tản

khí/quả sục khí ở dưới bể thông qua một phin lọc vô trùng có kích thước 0,22

µm.

Hình 4.3.2a. Mô hình bể xử lý gắn màng sinh học

31

Page 32: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Hình 4.3.2b. Mô hình thực tế

Chú thích:

1- Lỗ thông khí 2- Phin lọc khí 3- Máy sục khí

4- Đế tản khí/quả sủi 5- Màng sinh học PS trụ/hộp chữ nhật

6- Màng sinh học PS 7- Bể chứa nhựa

Cố định màng sinh học:

Chế phẩm P. fluorescens SP8 được hoạt hóa trong môi trường dịch thể 1/10

LB, lắc 200 vòng/phút, và 30°C. Sau 24 giờ, dịch nuôi cấy VKDD được đổ/phun

vào trong và lên xung quanh màng trong bể chứa, các tế bào bắt đầu hình thành

màng sinh học trên bề mặt của màng PS ở 30°C trong 24 giờ.

Sau khi màng sinh học được hình thành, màng được rửa bằng 10 lít nước hồ

để loại bỏ các tế bào bám dính lỏng lẻo và mở rộng ra môi trường nuôi cấy.

Nước hồ Hoàn Kiếm với nồng độ microcystins 20 µg/l được bổ sung vào bể xử

lý.

Bể xử lý đặt ở nhiệt độ 28-30oC cho quá trình phân hủy sinh học được diễn

ra. Không khí sạch được cung cấp liên tục thông qua phin lọc kích thước 0,22

µm vào trong thùng chứa VKDD.

Sự tuần hoàn không khí qua đế tản khí/quả sục khí. Sau 1 ngày, mẫu được

lấy ra và xác định hàm lượng MCs.

32

Page 33: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Kết quả thể hiện trên hình 4.3.4.

Ở hình 4.3.4 chúng em nhận thấy cùng nồng độ MCs 20 µg/l, điều kiện nhiệt

độ xử lý như nhau nhưng xử lý bằng màng sinh học VKDD P. fluorescens SP8

cho thấy hiệu quả cao hơn so với xử lý bằng VKDD dạng tự do.

Chỉ sau 3 ngày nồng độ MCs đã giảm xuống chỉ còn 5,2% tương ứng với

1,04 µg/l MCS. Đến ngày thứ 4 không thấy sự có mặt của MCs trong mẫu nước

nghiên cứu.

0 1 2 3 4-20

0

20

40

60

80

100

120

% Microcystin

Hàm lượng microcystin

Thời gian (ngày)

% M

icro

cyst

inHà

m lư

ợng

mic

rocy

stin

s (µ

g/l) Hình 4.3.4.

Thời gian

phân hủy sinh

học MCs bằng

màng sinh học

VKDD

P. fluorescens

SP8

Tốc độ xử lý của hệ thống màng sinh học nhanh hơn so với xử lý trực tiếp

bằng VKDD dạng tự do 1-2 ngày. So với việc sử dụng các VKDD trôi nổi trong

nước để xử lý nước thì việc xử lý nước bằng màng VKDD mang lại nhiều lợi ích

đáng kể. Một là, số lượng các VKDD trong màng cao hơn nhiều, tạo điều kiện

xử lý tối đa nguồn nước. Thứ 2, chúng ta bỏ qua được giai đoạn loại bỏ VKDD

khỏi môi trường sau khi xử lý nước.

4.4. Thử nghiệm chế phẩm VKDD P. fluorescens SP8 và đánh giá khả năng

phân hủy độc tố trong điều kiện nhân tạo

4.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phân hủy microcystins

Tốc độ của quá trình phân hủy MCs bởi bất kỳ VKDD nào, bao gồm P.

fluorescens SP8 phụ thuộc chính vào nhiệt độ. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả

năng phân hủy của VKDD (1,0×108CFU/ml) để phân hủy microcystins với nồng

33

Page 34: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

độ 20 µg/ml. Sự phân hủy sinh học các MCs bởi VKDD trong khoảng nhiệt độ

giữa 10 và 35°C. Sự phân hủy microcystins diễn ra ngay trong ngày đầu tiên ở

tất cả các nhiệt độ thí nghiệm (hình 4.4.1).

Tốc độ phân hủy cao nhất đạt được ở nhiệt độ 30°C, tuy nhiên tốc độ phân

hủy trong suốt pha suy giảm nhanh ban đầu là tương đối giống nhau giữa các

nhiệt độ 25, 30 và 35°C và trong khoảng 6,32 µg/108CFU/ngày.

0 1 3 5 7 10 15 200

20

40

60

80

100

Thời gian (ngày)

Đ/c 3010 C15 C20 C25 C

% m

icro

cyst

in

Hình 4.4.1. Sự phân hủy microcystins bởi VKDD P.

fluorescens SP8 ở nhiệt độ 10, 15, 20, 25, 30 và 35°C

Nồng độ

microcystins giảm

nhanh ở các nhiệt

độ từ 20 đến 35°C,

sự phân hủy hoàn

toàn xảy ra trong 5

ngày. Tại những

nhiệt độ này, dễ

dàng nhận thấy độ

dốc thẳng đứng

của đồ thị trong

tốc độ phân hủy

xuất hiện sau giai

đoạn suy giảm

nhanh ban đầu.

Tốc độ phân hủy thấp nhất ở 10°C và tăng nhanh theo nhiệt độ đến 35°C

tương ứng 1,08; 3,18; 4,76; 5,92; 6,32 và 4,19 µg/108CFU/ngày. Ở 10°C, sự

phân hủy sinh học xảy ra rất chậm và giống với VKDD Sphingomonas S1 phân

hủy MCs theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Hà và cộng sự, điều này thể

hiện sự tương đồng khi không thể phân hủy MCs ở 4°C [1,3].

Khả năng phân hủy các chất độc của VKDD ở nhiệt độ thấp có liên quan

tới sự phân hủy các độc chất trong mùa đông khi nhiệt độ nước thấp.

34

Page 35: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Kết quả cho thấy nhiệt độ tối ưu cho phân hủy sinh học của chế phẩm P.

fluorescens SP8 là 30°C, điều này phù hợp với nhiệt độ tự nhiên. Ở nhiệt độ tối

ưu cho sự sinh trưởng của VKDD, sự chuyển hóa của VKDD rất nhanh, tạo ra

nhiều enzyme cho quá trình phân hủy MCs. Ngược lại, ở nhiệt độ thấp hoặc cao

hơn nhiệt độ tối ưu, chuyển hóa VKDD và quá trình sản sinh ra các enzyme cho

sự phân hủy sinh học có thể chậm, đồng thời tốc độ phân hủy MCs cũng chậm

theo.

4.4.2. Ảnh hưởng của số lượng tế bào VKDD:

Quá trình phân hủy sinh học độc tố cũng phụ thuộc vào số lượng VKDD.

Số lượng tối ưu của VKDD P. fluorescens SP8 phân hủy 20 µg/ml microcystins

được đánh giá ở 30°C (là nhiệt độ tối ưu để phân hủy microcystins ). Số lượng tế

bào vi khuẩn tương đối của cả ba VKDD bổ sung vào là OD600 = 0,1 (6,5×106

CFU/ml); OD600 = 0,3 (2,1×107 CFU/ml); OD600 = 0,5 (4,0×107 CFU/ml); OD600

= 1 (1,0×108 CFU/ml); OD600 = 1,5 (1,32 ×108 CFU/ml).

Tốc độ phân hủy chậm với số lượng tế bào VKDD bổ sung thấp (6,5×106

và 2,1×107 CFU/ml). Sau 1 ngày nuôi cấy với số lượng 6,5×106 và 2,1×107

CFU/ml, nồng độ MCs còn lại tương ứng là 88,9% và 45,3%.

Tốc độ phân hủy tăng theo sự gia tăng của số lượng VKDD. Với số lượng

VKDD là 4,0×107; 1,0×108 và 1,32×108 CFU/ml, tốc độ phân hủy không có sự

khác nhau đáng kể với tốc độ phân hủy như nhau là 6,32 µg/108CFU/ngày.

35

Page 36: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Sự phân hủy hoàn

toàn các MCs của

VKDD P.

fluorescens SP8 chỉ

trong 3 ngày ở tất cả

các số lượng tế bào

bổ sung (hình 4.4.2).

Khi số lượng VKDD

bổ sung vào nuôi cấy

cao hơn là 4,2×107,

1,0×108 và 1,40×108

CFU/ml, nồng độ

MCs chỉ còn lại

trong khoảng 12,9-

25,1%.

0 1 2 30

20

40

60

80

100

Thời gian (ngày)

Đ/cOD = 0.1OD = 0.3OD = 0.5OD=1OD = 1.5

% m

icro

cyst

in

Hình 4.4.2. Ảnh hưởng của số lượng tế bào VKDD P.

fluorescens SP8 đến tốc độ phân hủy microcystin

4.4.3. Ảnh hưởng của nồng độ microcystin

Ảnh hưởng của nồng độ cơ chất MCs cũng đã được nghiên cứu. Tùy vào

từng loài VKDD khác nhau thì khả năng phân hủy MCs là khác nhau. Ở các thời

điểm khác nhau ở các thủy vực chứa Microcystis thì nồng độ độc tố MCs cũng

khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nở hoa của tảo lam Microcystis ở từng giai

đoạn. Vì vậy, nghiên cứu khả năng phân hủy MCs của chúng sẽ giúp tính toán

được thời điểm bổ sung các vi khuẩn nhằm xử lý độc tố MCs vào thời điểm thích

hợp nhất. Trong nghiên cứu này cơ chất MCs được sử dụng với nồng độ 1, 10,

20 và 50 µg/l đây là dải nồng độ có thể tồn tại trong thủy vực hồ Hoàn Kiếm

theo các nghiên cứu trước của Nguyễn Thị Hoài Hà và cộng sự, mật độ VKDD

đưa vào ban đầu là 1×108 CFU [1,3].

36

Page 37: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ MCs khác nhau lên sự phân

hủy sinh học trong hình 4.4.3. Tốc độ phân hủy của chế phẩm P. fluorescens SP8

tăng lên khi các nồng độ MCs tăng.

Ở nồng độ microcystins thấp (1 và 10 µg/ml), MCs bị phân hủy toàn bộ

trong 1 ngày. Khi nồng độ độc tố microcystins tăng cao (20 và 50 µg/ml), sự

phân hủy diễn ra từ từ.

0 1 3 5 60

20

40

60

80

100

Thời gian (ngày)

Đ/c

MCs = 1 µg/ml

MCs = 10 µg/ml

MCs = 20 µg/ml

MCs = 50 µg/ml

% m

icro

cyst

in

Hình 4.4.3. Phân hủy

sinh học microcystins bởi

VKDD P. fluorescens

SP8 với nồng độ MCs

khác nhau (1, 10, 25 và

50 µg/ml)

VKDD có thể sử dụng microcystins như nguồn C và N cho sự sinh trưởng

của chúng, nên hàm lượng các MCs cao là có ích đối với sự sinh trưởng của

VKDD. Tuy nhiên, những tác động hạn chế được nhận thấy rõ ràng của các nồng

độ độc chất cao (> 50 µl/ml) và giới hạn nồng độ các MCs mà P. fluorescens

SP8 có thể phân hủy, cần được đánh giá sâu hơn nữa, do những ảnh hưởng lên

sự sinh trưởng và chuyển hóa của VKDD vẫn chưa xác định được.

37

Page 38: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

- Đã chứng minh được khả năng xử lý độc tố MCs của vi khuẩn P.

fluorescens.

- Bước đầu xây dựng được quy trình sử dụng màng sinh học từ P.

fluorescens để xử lý độc tố MCs trong các môi trường có nhiễm độc tố ở hồ

Hoàn Kiếm.

- Đã so sánh đối chiếu hiệu quả sử dụng của hai phương pháp sử dụng trong

nghiên cứu.

- Đề tài đã phân tích được những ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sự

phân hủy độc tố MCs. Từ đó có thể tạo điều kiện tối ưu để tăng hiệu quả xử lý

độc tố.

- Đồng thời, đề tài cũng đã đưa ra hướng nghiên cứu, xử lý tiếp theo đối với

các hồ có tình trạng tương tự áp dụng phương pháp sử dụng trong việc xử lý độc

tố trong hồ Hoàn Kiếm.

- Bên cạnh đó, đề tài đã chứng minh được tính an toàn đối với động vật thủy

sinh của chế phẩm bằng thực nghiệm và với động vật, con người nói chung qua

tài liệu tham khảo. Từ đó có thể sử dụng trực tiếp phương pháp xử lý của đề tài

để áp dụng vào thực tế.

2. Kiến nghị

- Do điều kiện thời gian còn hạn chế nên đề tài mới chỉ dừng lại ở một loài vi

khuẩn P. fluorescens trong việc xử lý độc tố MCs có trong nước hồ Hoàn Kiếm.

Vì vậy, chúng em kiến nghị cần mở rộng nghiên cứu các đối tượng khác sử dụng

để xử lý độc tố MCS trong nước.

- Tiếp tục nghiên cứu về độ an toàn của chất thải tạo ra khi xử lý.

- Nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài về hệ sinh thái của môi trường sau khi

được xử lý độc tố.

38

Page 39: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

- Đề tài có thể được mở rộng để xử lý các nguồn nước có nhiễm độc tố MCs

do M. aeruginosa gây ra, như nước sông Đà cung cấp cho dân cư thủ đô Hà Nội

hiện nay hay các thủy vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

- Để xử lý làm sạch MCs có nhiễm trong nước sông Đà cấp cho thủ đô Hà

Nội và các vùng khác, chúng em mong muốn các ban ngành có ý kiến chỉ đạo

việc xây dựng một hồ chứa nước sông Đà để xử lý độc tố MCs trước khi cung

cấp cho các nhà máy nước để nước sinh hoạt đưa đến từng hộ dân không còn

nhiễm microcystins , đảm bảo sức khỏe cộng đồng và giảm nguy cơ gây ung thư

đối với người sử dụng.

39

Page 40: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Đức Tiến và cộng sự (2002), Bảo vệ nguồn gen vi tảo (microalgae)

đặc hữu quý hiếm ở hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội, Báo cáo khoa học trong

chương trình tài trợ bảo vệ môi trường và gìn giữ di sản văn hoá - Công ty

Ford Motor.

2. Đặng Đình Kim, Dương Thị Thủy (2014), Vi khuẩn lam độc nước ngọt, NXB

Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

3. Nguyễn Thị Hoài Hà (2008), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò khả

năng phân hủy độc tố của một số chủng Microcystis phân lập ở hồ Hoàn

Kiếm, Hà Nội, Viện Vi sinh và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà

Nội.

4. Nguyễn Lân Dũng và cộng sự (2010); Giáo trình vi sinh vật học- Tập 1-Thế

giới vi sinh vật, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

Tài liệu Tiếng Anh

5. Bourne D.G., Jones G.J., Blakeley R.L., Jones A., Negri A. P. and Riddles P.

(1996). “Enzymatic pathway for the bacterial degradation of the

cyanobacterial cyclic peptide toxin microcystin LR”,Appl. Environ.

Microbiol, 62(11): 4086.

6. Bourne D.G., Riddles P., Jones G.J., Smith W and Blakeley R.L (2001).

“Characterization of a gene cluster involved in bacterial degradation of the

cyanobacterial toxin microcystin LR”,Environ. Toxicol. 16(6): 523.

7. Crittenden J. C., Trussell R. R., Hand, D. W., Howe, K. J and Tchobanoglous

G. (2005). Water Treatment: Principles and Design, (2nd ed.). New Jersey:

John Wiley and Sons.

8. Ilona G., Joanna M. B.(2012). “The Natural Degradation of Microcystins

(Cyanobacterial Hepatotoxins) in Fresh Water –the Future of Modern

Treatment Systems and Water Quality Improvement”,Pol. J. Environ. Stud,

21(5): 1125-1139.

40

Page 41: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

9. Jones G.J., Bourne D.G., Blakeley R.L and Doelle H. (1994),“Degradation of

the cyanobacterial hepatotoxin microcystin by aquatic bacteria”,Nat. Toxins,

2(4): 228.

10. Krieg N. R. and Holt J.G. (1984-1989). Bergey's manual of systematic

bacteriology. Williams and Wilkins, Baltimore and London.

11. Luděk B., Pavel B. and Blahoslav M. (2009),“Toxins produced in

cyanobacterial water blooms – toxicity and risks”, Interdisc Toxicol., 2(2):

36–41.

12. Michelle B., Rick G. W., Conor M. and Ifor R. B.(2000),“Temperature

regulation of protease in Pseudomonas fluorescens LS107d2 by an ECF

sigma factor and a transmembrane activator”,Microbiology, (146): 3149–

3155.

13. Namikoshi M., Yuan M., Sivonen K., Carmichael W.W., Rinehart K.L.,

Rouhiainen L., Sun F., Brittain S. and Otsuki A (1998),“Seven new

microcystins possessing two L-glutamic acid units, isolated from Anabaena

sp. strain 186”,Chem. Res. Toxicol,(11): 143–149.

14. Pearson L., Mihali T., Moffitt M., Kellmann R. and Neilan B. (2010),“On the

chemistry, toxicology and genetics of the cyanobacterial toxins, microcystin,

nodularin, saxitoxin and cylindrospermopsin”,Mar. Drugs. 8(5): 1650.

15. Robertson P. K. J., Lawton L. A., CornishB. J. P. A., and Jaspars M. (1998).

“Processes influencing the destruction of microcystin LR by TiO2

photocatalysis”,Journal of Photochemistry and Photobiology: A Chemistry,

(116): 215-219.

16. Sahin A.; Tencalla F. G.; Dietrich D. R.; Mez K. and Naegeli H.

(1995),“Enzymatic analysis of liver samples from rainbow trout for diagnosis

of blue-green algae-induced toxicosis”,Am. J. Vet. Res. (56): 1110–1115.

17. T. Somdee (2010), Biodegradation of cyanobacterial hepatotoxins [Dha7]

MCS-LR and MCS-LR by natural aquatic bacteria [Ph.D.thesis], Massey

University,Wellington, New Zealand.

41

Page 42: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

18. Van A., M. E., Egmond H. P., Speijers G. J. A., & Bakker G. J. I. (2007).

“Toxins of cyanobacteria”,Molecular Nutrition and Food Research, 51(7):

60.

19. WHO (1998a), Guidelines for drinking water quality, World Health

Organisation, Geneva.

20. Xu Z. Y. and Chen W.L. (2013) “Preliminary study of degradation pathways

and isolation identification of PAHs-naphthalene phenanthrene degrading

bacteria”,Biological Science and Technology Department, Huazhong

Agricultural University.

Tài liệu qua website

21. http://en.wikipedia.org/wiki/Pseudomonas

22. http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Ho-Hoan-Kiem-Thap-Rua-den-Ngoc-

Son/200910/213.vnplus

23. http://www.iucnredlist.org/details/full/39621/0

24. http://www.lenntech.com/scientific-books/eutrophication/biology-freshwater-

pollution.htm#ixzz3051vcNe9

25. http://microbiologyglossary.wikispaces.com/Pseudomonas+fluorescens

26. https://microbewiki.kenyon.edu/index.php/Pseudomonas

27. http://microbewiki.kenyon.edu/index.php/Pseudomonas_fluorescens

28. http://vi.wikipedia.org/wiki/Pseudomonas_fluorescens

42

Page 43: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

DEPARTMENT OF EDUCATION AND TRAINING HANOI

NGUYEN HUE SPECIALIZED HIGH SCHOOL-HADONG

**************

TOPIC FOR CONTEST OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

FOR HIGH SCHOOL STUDENTS

(ACADEMIC YEAR 2014-2015)

Topic:

Contributing to protect human health and animals

through the treatment of microcystins in water by biological method

Field: Environmental Biology

ADVISER

Dr.Nguyen Thi Hoai Ha

Institute of Microbiology and

Biotechnology, Vietnam National

University, Hanoi

M.Sc. Trinh Viet Van

Nguyen Hue Specialized High School

HIGH SCHOOL STUDENTS

Grade11Students, Nguyen Hue Specialized High

School

Nguyen Huu Hai Trung

Huynh Duc Anh

Hanoi, January, 2015

43

Page 44: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

TABLE OF CONTENTS

PART 1. WHY CHOOSE THIS TOPICS....................................................................5

1.1. Reason...................................................................................................................5

1.2. Objectives.............................................................................................................5

1.3. The new and creative points of the topic..............................................................6

1.4. Benefits of the topic..............................................................................................6

PART 2. INTRODUCTION..........................................................................................7

2.1. Hoan Kiem Lake...................................................................................................7

2.2. Cyanobacteria - Microcystis aeruginosa and microcystins..................................7

2.2.1. Microcystis....................................................................................................7

2.2.2. Mcirocystins (MCs).......................................................................................8

2.3. Heterotrophic bacteria Pseudomonas and degrade MCs....................................10

2.3.1. Pseudomonas...............................................................................................10

2.3.2. MCs decomposition mechanism..................................................................10

2.4. Research on toxin MCs in the world and Vietnam.............................................11

PART III. MATERIAL AND METHODS.................................................................13

3.1. Research subjects................................................................................................13

3.2. Chemicals...........................................................................................................13

3.3. Media..................................................................................................................13

3.4. Machineryandexperiment apparatus...................................................................13

3.5. Methods..............................................................................................................13

3.5.1. Isolate heterotrophic bacteria from Hoan Kiem lake..................................13

3.5.2. Count bacteria..............................................................................................14

3.5.3. Sequencing 16S rDNA analysis...................................................................14

3.5.4. Study on building microcystin toxin decomposition model........................14

PART IV. RESULTS AND DISCUSSION.................................................................17

4.1. Screening cyanobacteria Microcystis aeruginosa in natural samples...............17

4.2. Taxonomy of heterotrophic bacteria Pseudomonas SP8....................................19

4.2.1. Morphological characteristics.....................................................................19

4.2.2. Phylogenetic 16S rDNA analysis................................................................19

44

Page 45: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

4.2.3. Biomass Pseudomonas fluorescens SP8.....................................................22

4.3. Model to treat microcystin toxins in labotory.....................................................23

4.3.1. Treating directly (free bacteria)..................................................................23

4.3.2. Treating using attached biofilm...................................................................24

4.4. Test bioproduct heterotrophic bacteria Pseudomonas fluorescens SP8 and evaluate

toxins degrade ability in artificial conditions............................................................26

4.4.1. Effect of temperature on degradation of microcystin..................................26

4.4.2. Effect of the concentration of heterotrophic bacteria cells..........................27

4.4.3. Effect of microcystin concentration............................................................28

PART V. CONCLUSION AND PETITION...............................................................30

REFERENCES.............................................................................................................31

45

Page 46: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LIST OF ABBREVIATIONS

ADN Acid Deoxyribo Nucleotide

C Carbon

MCs Microcystins

N Nitrogen

P Phosphorus

PCR Polymerase chain reaction

SEM Scanning electron micrograph

TE Tris Ethylene Diamine Tetraacetic Acid

46

Page 47: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ACKNOWLEDGMENT

Authors of topic Contributing to protect human health and animals through the

treatment of microcystins in water by biological method would like to express deep

gratitude to Administrator Department of Nguyen Hue Specialized High School for helping

us in the time of implementing the topic.

We would like to thanks scientific adviser Dr. Nguyen Thi Hoai Ha, M.Sc. Pham Thi

Bich Dao, Bachelor Nguyen Dinh Tuan, Vietnam National University, Hanoi and our

teacher-MSc. TrinhVietVan, Nguyen Hue Specialized High School has instructed and

facilitated us to fulfill this topic.

We also would like to thank the teachers, students of Institute of Microbiology and

Biotechnology, Vietnam National University, Hanoi has given advices and helped us in

implementing this topic.

Finally,we would like to send our gratitude to Father, Mother, Brother, Sister and family

and friends who helped and encouragedus during the implementation of the topic.

The authorss

Nguyen Huu Hai Trung

Huynh Duc Anh

47

Page 48: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

PART 1. PURPOSE OF THIS TOPICS

1.1. Purpose

Through mass media, we know that water supply for Hanoi city from Da river, which

has Microcystis aeruginosa, cyanobacteria produce toxins microcystins (MCs) that affect

human health and aquatic animals. Besides, other large lakes such as Ba Be, Dau Tieng, ...

are in a similar situation.

From the field trip in Hoan Kiem Lake, a famous landmark in the capital Hanoi, we

found that the lake is strongly influenced from the rapid development of microalgae because

it isheavily polluted by organic waste, causing the phenomenon of "eutrophication" in the

lake. Through field trip to aquaculture ponds in the outskirts of Hanoi, we also saw the

appearance of toxic cyanobacteria in these ponds.

M. aeruginosa blooms increased MCs concentration, especially MC-LR, severely affects

organisms living in lakes, adversely affecting human health if use water contaminated with

MCs.

Through newspapers, article, radio and internet, we know that there are many

microorganisms capable of using cyanobacteria toxin MCs of M. aeruginosa as carbon

sources for growth, ensure theself-cleaning mechanisms of natural water bodies. Especially

Pseudomonas fluorescens, a heterotrophic bacteria present in Hoan Kiem Lake is of

interested study.

Based on the resulting data above, we studied the relationship between cyanobacteria M.

aeruginosa and heterotrophic bacteria P. fluorescens in Hoan Kiem Lake. Results of this

study will be a prerequisite for studies of MCs toxins treatment in MCs contaminated water

in lakes, ponds, etc. Therefore, we implement the topic:

"Contributing to protect human health and animals through the treatment of

microcystins in water by biological method."

1.2. Objectives

Identify and improve treatment efficiency of MCs toxins in Hoan Kiem lake by

bacteria P. fluorescens

Produce bioproduct that can be used to treat MCs in Hoan Kiem Lake and applied

to other water bodies such as in aquaculture ponds.

48

Page 49: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Find way to treat toxins MCs in the ponds for aquaculture by biological methods.

1.3. The new and creative points of the topic

This is the first topic that using bacteria P. fluorescens in treating toxin MCs

produced by M. aeroginosa in Hoan Kiem Lake and other water sources

contaminated with MCs.

Proposal produce biofilms from P. fluorescens to treat toxin MCs, increased

both treating efficiency and controlling by the amount of bacteria P. fluorescens,

so they do not excess.

The first time proposed method to clean drinking water through the application

of bacteria P. fluorescens to treat cyanobacteria toxins - MCs.

From the research can be applied in areas with similar conditions, such as lakes,

ponds contaminated with MCs, especially to reduce the amount of MCs in

drinking water supply from the Da River to Hanoi in order to protect human

health.

1.4. Benefits of the topic

Foster knowledge for research team about classification, cyanobacteria toxin

extraction and taxonomy of heterotrophic bacteria, contributing to the knowledge of

Biotechnology in environmental protection.

Foster and improve scientific research for staffs participating in the topic about

building plan, applying technology.

Exchange and engaged in research with scientists. Raise awareness of environmental

protection.

Provide tools and solutions for agency management to apply and transfer to treat

water eutrophication.

49

Page 50: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

PART 2. INTRODUCTION

2.1. Hoan Kiem Lake

Hoan Kiem Lake has an area of 10.6ha, the average width of 200m, 600m in length, and

1.5 - 2.0m in depth. Appearance of the lake is blue due to the endemic algae species. The

composition of phytoplankton in Hoan Kiem Lake is richness [15,20].

In current 10 years, the surveys shows that cyanobacteria thrive, they dominated in the

phytoplankton community, especially cyanobacteria species such as Microcystis aeruginosa,

M. wesenbergii, M. viridis, M. botrys, Anabaena aphanizomoides, A. smithii,

Cylindrospermopsis raborskii.

2.2. Cyanobacteria - Microcystis aeruginosa and microcystins

2.2.1. Microcystis

Among cyanobacteria that generate MCs, Microcystis is the most common genus in

water bodies. Different from other cyanobacteria genera, Microcystis is characterize by

colonies consisted of many similar cells, enclosed in a mucilage, naked eye can see colonies

as caviar suspending in water. Colonies are 40 - 250μm in size, and composed of many

spherical cells [18].

Figure 2.1. Thick scums Microcystis on

water surface [13]

Figure 2.2. Colonies of Microcystis (×40)

Microcystis cells suspend in water as plankton. Microcystis belong to the

cyanobacteria genus that is incapable of fixing nitrogen. When blooms it forms scums

floating on the water surface that are spread by wind, sustained over a certain area and

prevailed throughout the year. The cells of Microcystis are very simple and can change

50

Page 51: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

during different stages of growth. The ultrastructure seem quite similar for all types of

morphology [13].

The gas vacuoles are a characteristic of genus Microcystis, the main function of the

vacuoles is to make cells emerge, adapt to environmental conditions changes in the water

column.

The favorable conditions for the growth and development of cyanobacteria

Microcystis that lead to blooms in water is a combination of factors: adequate lighting

conditions, suitable water temperature (15 - 30ºC ), pH from neutral to alkaline (pH 6-9),

stagnant water bodies, hypoxic water, high levels of nutrients, high concentration of N and

P, light winds or no wind. Water contains toxic Microcystisand dried biomass of Microcystis

often smells fishy.

2.2.2. Microcystins (MCs)

Microcystins (MCs) are cyclic peptides, containing 7 amino acid, the chemical structure

(Figure 2.3) is the ring (D-Ala1-X2-D-MeAsp3-Y4-Adda5-D-Glu6-Mdha7). In particular, X

and Z are L-amino acids (such as Leucine (L), arginine (R), Tyrosine (T), alanine (A) or

methionine (M)), D-MeAsp acid D-erytho- methylaspartic and β-N-methyldehydroalanin

Mdha, Adda denote 3-amino-9-methoxy-2,6,8-trimethyl-10-4,6-dienoic acid-phenyldeca

[8,9].

Figure 2.3. Chemical structure of microcystin [9]

51

Page 52: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Change in structure is changes in location of all seven amino acids, but major change

is the replacement of L-amino acid corresponding in position 2 and 4, and the separation of

methyl in D-MeAsp and Mdha corresponding in position 3 and 7 [8,16]. The position is

replaced to produce different variants of MCs. There are more than 80 variations of MCs.

Molecular weight of MCs is from 900 to 1100 Daltons.

Table 2.1. Amino acids in microcystins’ structure [9]

MCs Amino acid-X Amino acid-Z Molecular weight

Microcystin LA Leucine (L) Alanine (A) 910.06

Microcystin YR Tyrosine (Y) Arginine (R) 1045.19

Microcystin RR Arginine (R) Arginine (R) 1038.2

Microcystin LR Leucine (L) Arginine (R) 995.17

Four major considered MCs are different in amino acids at position X and Z. MCs is

named after the letter abbreviation of the amino acid at position X and Z respectively. The

most popular MCs are MC - LR, MC - RR and MC -YR. In particular, MC - LR is the most

studied substances and have high toxicity.

Figure 2.4. Chemical structure of MC-LR [9]

Most MCs contain hydrophobic L-amino acid. The replacement of hydrophobic L-

amino acid in the X position by others hydrophobic L-amino acid (such as alanine,

phenylanine or tryptophan) maintain toxicity, but replacement by hydrophilic amino acids

(such as arginine) will significantly reduce toxicity. MCs have polarized component

52

Page 53: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

(hydrophilic) in the position of the amino acid substitutions, such as MC-RR (arginine-

arginine) and MC-M(O)R (methionine sulfoxyde, arginine), have the lowest toxicity.

Changes in the rest may or may not affect toxicity [8,16,18].

2.3. Heterotrophic bacteria Pseudomonas and degrade MCs

2.3.1. Pseudomonas

Pseudomonas is Gram-negative, aerobic, rod-shaped, non-spore and mobility by the

flagellum. They have the ability to release pigments into environment, such as yellow-green

fluorescence pyoverdine, green pyocyanin, thioquinolobactin.

Figure 2.5. Pseudomonas

cell [14]

The species of the genus Pseudomonas is widely

distributed in soil, water, plant and animal tissues,

therefore Pseudomonas have been studied very early and

so far we have had a lot of information about the

characteristics this species, as well as their genomes.

Species of the genus Pseudomonas of focused research

include: human pathogens species, e.g. P. aeruginosa is

the famous blue pus bacillus; plant pathogen P. syringae;

soil bacteria such as P. putida and groups that promote

growth in plants, e.g.P. fluorescens [19,21,24].

Some species of the genus Pseudomonas are optional aerobic organisms, in the absence

of O2 they can use NO3- as electron acceptors, hence they can live in the bottom of the pond

where O2 concentration is low and amounts of organic humus is high. Many species are also

proven to have simple nutritional needs, they can grow well in mineral medium

supplemented with various carbon sources. There have been many studies exploited fully or

part ofbiodegrade ability of P. fluorescens for pollutants such as styrene, and polycyclic

aromatic hydrocarbons [24].

2.3.2. MCs decomposition mechanism

In 2001, Bourne and et al. described the specific MCs decomposition mechanism by

multi-enzyme complexes [7] consists of 4 major enzymes:

Microcystinase: a metalloprotease (MlrA)

A serine peptidase 2 (MlrB)

53

Page 54: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

A metalloprotease 3 (MlrC)

MlrD - a transport protein

Figure 2.6. Degradation pathway of MC-LR [9]

2.4. Research on toxin MCs in the world and Vietnam

Studies of the existence of cyanobacteria toxin and toxin decomposition are

developing and has demonstrated that MC-LR exist in water for 2 weeks prior to be

degraded by native bacteria, however a small concentration of toxin is detected more than

one month later. Only when the process of biodegradation begins, the removal of MCs can

reach 90% in 2-20 days. It depends on water bodies, initial concentration of MCs and water

temperature [11]. Typically, bacteria degrade cyanobacteriain two ways: direct and indirect.

Indirect way is to degrade microalgae cells by producing extracellular substances that kill

cyanobacteria, while the direct way is to killcyanobacteria cells by direct effects on the cells

[12].

Solutions that many scientists around the world interested in treating toxic

cyanobacteria and their toxins are physical method (filtered by soil, charcoal) or by

biological methods (competition for survival) to limit the development of cyanobacteria.

Then the study about the stability of MCs under UV radiation has been carried out, it has

54

Page 55: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

been shown that the toxin rapidly decomposed by UV at shorter wavelengths. These

methods are cost effective but efficiency is not high and is not widely available.

David G. Bourne when study the bacterium capable of degrade MCs had discovered

that it was a new species belong to the genus Sphingomonas (formerly Pseudomonas), it

contains enzyme complex that are capable of degrade MC-LR,commoncyclic peptide toxins

from cyanobacteria [6,7,10]. Sphingomonasis bacteria that use MC-LR as only carbon and

nitrogen source for growth. Cell extracts of this strain have enzyme activity, involving

microcystinase activity indegrading MC-LR, but not related to nodularin - another

toxicpentapeptide. Enzyme activity was shown continuously in condition of bacteria

growing on the environment containing peptone - yeast extract or yeast extract - glucose.

In the year 2007 -2012 team of Microalgae Biology Lab, Institute of Microbiology

and Biotechnology has made remarkable achievements in research to explore the possibility

of degrading toxins MCsof cyanobacteriaMicrocystis aeruginosa in Hoan Kiem Lake,

Hanoi. The authors had isolated, preserved heterotrophic bacteria strains that are capable of

degrade MCs in a short time [4].

The resulting data showed that studies of water blooms in water bodies have shown

signs of the relationship between bloomsand the outbreak of biomass of cyanobacteria

species and the risk due to the effects of toxins from cyanobacteria.

The outbreak of cyanobacteria in Hoan Kiem Lake also been identified in many

surveys, this is also the risk of negative impacts on water quality in the lake that change

ecological imbalance in the lake, and further is the risks arising from toxins affect the fauna

of the lake as fishes, turtles, etc.

55

Page 56: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

PART III. MATERIAL AND METHODS

3.1. Research subjects

Cyanobacteria Microcystisa eruginosa.

Heterotrophic bacteria Pseudomonas sp. SP8 isolated from Hoan Kiem lake, Hanoi.

3.2. Chemicals

Chemical used for analysis and experiment that had high pure from Sigma, Merk,…

3.3. Media

Medium for heterontrophic bacteria :

LB Medium (g/l): NaCl-10; Peptone-10; Yeats extract-5,0; pH 7.

NA Medium (g/l): Pepton -10 ; Meat extract-1, NaCl-1,5; pH 7

3.4. Machinery and experiment apparatus

Use machineryandexperiment apparatus of Microalgae Biology Lab., the laboratory

of the Institute of Microbiology and Biotechnology, Vietnam National University, Hanoi.

Physical and Nano Technology Department, Technology University, Vietnam

National University, Hanoi.

3.5. Methods

3.5.1. Isolate heterotrophic bacteria from Hoan Kiem lake

2. Water sample collected in Hoan Kiem lake at cyanobacteria bloom area. Then, the samples

were filted by 20µm net filter.

3. One militer was diluted with suitable concentration. Heterotrophic bacteria were isolated from

the water sample collected in Hoan Kiem lake by an enrichment culture approach using NA

medium containing 10µg/l microcystin-LR. At 24h in the liquid medium, take 100µl and the

obtained colonies were streaked onto a NA agar plate. After 20-24 hours, heterotrophic bacteria

were selected as pigment producing bacterial strains that formed a clear zone around the colonies

on agar plate. Then, the colonies were cultured in LB medium and preseve at 4°C.

3.5.2. Count bacteria

Microgramins are cells that have ability growth to formed microbial communities. On

agar plate, communities have form, colour that called colony. From colony on agar plate,

estimate live cells in the samples.

56

Page 57: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

To seperate cells, the samples diluted and vortex. Then streaked onto agar plate. The

cultures were incubated at 28oC for 24-48h and count colonies. Note: colonies have strange

and not caculate.

Bacteria concentration was caculated follow:

Bacteria concentration=

a∗1k

∗1

v

a: Colonies average on agar plate (same dillution)

v: Dilution volumes contaminat on agar plate

k: Dilution concentration

Units are CFU/ml or CFU/g, its means unit colonies in 1 ml (volumes) or gram (weight).

3.5.3. Sequencing 16S rDNA analysis

In this study, we were helped from “First base of Singapore” for 16S rDNA sequence of

bacteria.

Extract DNA

Amplification PCR products

Sequencing

Contributing phylogentic tree: sequence alignments were performed with program

CLUSTAL W. Gaps and ambiguous bases were eliminated from calculation. A

phylogenetic tree was constructed by the neighbor-joining method with the program

MEGA 5.10

3.5.4. Study on building microcystin toxin decomposition model

The purpose of the experiment: Identify the decomposition rate of microcystin toxins by

heterotrophic bacteria in bioproducts in tanks contain free bacteria compare with biofilm.

3.5.4.1. Treating directly (freebacteria)

Water sourcesusedin thestudy: lake water

Experiment tank made of plastic with dimensions: length× width× height=60×20×20cm.

Add microcystin to20 liters of water to get concentration of20μg/l. Additional services

probiotics may have been activated to concentrations of 108CFU/ml.

57

Page 58: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Subscribe microcystin concentration in the tank at the time: 0; 1; 3; 5 and 6 days of the

experiment. Experimental temperature: 30°C. Use aeration create uniformity throughout the

experimental period.

3.5.4.2. Treating using biofilm

The formation of biofilms on materials tack

To choose the best material for treating with attached biofilm, non-living surfaces used

material from PS(polystyrene) to determine the formation of biofilms. PS sheets are cut into

sheets with size of 1×2cm. The PS was cleaned with ethanol 70%, then rinse with sterile

distilled water. Put these sheets into sterile Petri dishes and dried at 40°C. Cultured medium

of heterotrophic bacteriawas add to these dishes, static incubate at 28-30°C, in 24, 48 and 72

hours. The formation of biofilm on the material sheets is checked by using a solution of 1%

crystal violet. Collect stained cells on the surface of the material and measuringthe

spectrumat a wavelength of 600nm. The calculationis as follows::

A=Am−Ac

Where in: Am is OD600 value of material sheet samples obtained after staining.

Ac is the OD600 values of heterotrophic bacteria medium on Petri dishes at the

same culture time

The abilityto form biofilm was estimated using the criteria of Stepanovic, Cirkovic, Ranin và

Svabic-Vlahovic (2004) [17] as follows:

A ≤ Ac - no biofilm formation

Ac < A ≤ (2×Ac) - weak biofilm formation

(2×Ac) < A ≤ (4×Ac) - moderate biofilm formation

(4×Ac) < A – high level biofilm formation

Treating using attached biofilm

Water sources used in the study: lake water. Experiment plastic tank with dimensions:

length× width× height=60×20×20cm. Add microcystin to 20liters of water to get

concentration of 20μg/l.

Biofilms are fixed on the sticky material fiberous polystyrene (PS)

58

Page 59: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Observe microcystin concentration in the tank over time: 0; 1; 3; 5 and 6 days of the

experiment. Experimental temperature is 30°C. Use aeration to creat uniformity throughout

the experimental period.

59

Page 60: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

PART IV. RESULTS AND DISCUSSION

4.1. Screening cyanobacteria Microcystis aeruginosa in natural samples

The purpose of this study is characteristics about cyanobacteria M.aeruginosa. Based on

the unique of M.aeruginosa cells with gas vacuoles, they often float on the water surface.

Therefore, we collected samples from nature, centrifuged at 9000 rpm /15minutes. Then the

samples were observed on Zeissmicroscope at 400 magnification.

Results are shown in Figure 4.1 and 4.2

Figure 4.1. Microcystis sp.MC01

Colonies, cells are spherical and blue-green

with gas vacuoles, cell diameter of 3-6 µm,

colorless mucilage.

Figure 4.2. Microcystis sp. MC02

Colonies with spherical cells, cell are pale

blue, 3-7 µm in diameter, small colonies with

visible mucilage.

In Figure 4.1 and 4.2, we observed the morphological characteristics of the samples

collected have many similarities with the theoretical description, such as the cells are

spherical, the colonies withvisible mucilage, withgas vacuoles inside the cell, the cells

diameter are 3-7μm. Our description above consistent with those described by Watanabe.

The samples were named MC01 and MC02 respectively.

Next study, we analyzed 16S rADN sequences. Results show that collected

cyanobacteria belong to M.aeruginosa (90-97%).

Study on collecting large amount biomass and ophilized procedure of cyanobacteria

Microcystis aeruginosa fromHoan Kiem lake

Inthis study, we aimed to collected large amount of biomass, for extraction MCs. We

conduct the following steps:

Cyanobacteria sampleswere collected on hot sunny days of summer in the year.

60

Page 61: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Figure 4.3. Collected samples at Hoan Kiem lake

Lyophilize procedure:

Collect samples with filter net No. 75

Centrifuge (7000rpm/20mins)

Collect submerge cyanobacteria biomass (Microcystis aeruginosa accounts> 90%)

Check morphology with Zeiss phase contrast microscope (×40)

Preliminary identify cyanobacteria Microcystis aeruginosa

Wash the biomass (1‰ NaCl)

Vacuum lyophilize cyanobacteria biomass at -83oC until dry

Preserve in plastic bag

61

Page 62: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Figure 4.4. Lyophilize biomass Microcystis aeruginosa

4.2. Taxonomy of heterotrophic bacteria Pseudomonas SP8

4.2.1. Morphological characteristics

In this study, we observed colonies on agar plate. Cells characteristics under scanning

electron microscope (SEM) with 15000 magnification. Heterotrophic bacteria SP8 are

Gram-negative, have flagella, capable of secrete pigments to culture medium and

fluorescence under ultraviolet.

Figure 4.5. Colonies of heterotrophic

bacteria SP8 (24 hours)

Figure 4.6. SEM image of heterotrophic bacteria

SP8 (x15000)

Fig 4.6 was taken under scanning electron microscope(SEM) with a magnification of

15000 showed that heterotrophic bacteria SP8 have cylindrical cells, the size of about1-2μm.

We were not observed flagella because the cell have mucilage.

Conclude: Base on morphological characteristics and other taxonomy data, we

preliminary classify heterotrophic bacteria SP8 belong to genus Pseudomonas, denoted

Pseudomonas SP8. The next study, we analyzed 16S rDNA sequence.

4.2.2. Phylogenetic 16S rDNA analysis

62

Page 63: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

By helped of labotory “First base of Singapore” for 16S rDNA analysis, we had the

results of Pseudomonas SP8 sequence.

Heterotrophic bacteria

Pseudomonas SP8 strains

closely related to the strains

of the genus Pseudomonas.

The gene sequences was

similar 99% with species P.

fluorescens KC773765 và

14 other species that

published in GenBank.

Figure 4.7. PCR products of Pseudomonas SP8

Evolutionary distances were calculated to establish the database consists of

Pseudomonas SP8 sequences and some other related taxa of Pseudomonas, belong to

gamma-Proteobacteria. Phylogenetic tree (Figure 4.8) was drawn by neighbor-joining

method Knor measure = 0.005 nucleotide sequences. Các giá trị hiển thị tại các nhánh cây là

kết quả phân tích boostrap với độ lặp lại 1000 lần. Bootstrap values expressed as percentages

of 1000 replicates. High bootstrap values at branch points of Pseudomonas SP8 và P.

fluorescens KC773765 (96%) showed close relationship.

Conclude: Based on morphology, phylogenetic 16S rDNA analysis and other taxonomy

data, heterotrophic bacteria Pseudomonas SP8 isolated from Hoan Kiem lake were classified

in Pseudomonas genus and named Pseudomonas fluorescens SP8 Classification of

Pseudomonas fluorescens SP8 as follows:

Kingdom: Bacteria

Phylum: Proteobacteria

Class: Gammaproteobacteria

Oder: Pseudomonadales

Family: Pseudomonadaceae

Genus: Pseudomonas

Species: P. fluorescens

63

1500 bp

Page 64: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

.

Figure 4.8. Neighbor-joining phylogenetic tree based on the 16S rDNA sequence indicating

the position of strain SP8 in relation to other related species

Species of genus Pseudomonas are usually species that cause disease inhumans, animal

sand plants, such as Pseudomonas aeruginosa is blue pus bacillus, Pseudomonas syringaeis

plant pathogen. However, the species Pseudomonas fluorescensare defined as non-toxic and

does not cause diseasein humans, this speciesis also known for resistance to several

speciesof plant pathogenic fungi and promote plant growth. This is of great significance in

the application of MCs degradation by heterotrophic bacteria SP8 intreating waters

contaminated with MCs and the outbreak of Microcystis including Hoan Kiem Lake.

4.2.3. Biomass Pseudomonas fluorescens SP8

P. fluorescens SP8 is incubated inshaking flasks on LB medium, after 24 hours in the

growth phase, strain is inoculated into10-liter fermenter with different inoculation rate (2, 5,

64

Page 65: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

7, 10 and 15%) and incubated in appropriate conditions, variable stiring speed (50, 100, 150,

200 and 250rpm), different oxy supply (0.6; 0.8; 1; 1.2 and 1.4 liter oxy/liter medium/min)

and different times (12, 24, 36, 48, 60 and 72 hours). Results are shown in Figure 4.9.

P.fluorescens SP8 growth increases with fermentation time, peaked at 48 hours with

OD600 is 1.89 and decreases in the next hour incubation, til 72 hours OD600 reduced to 1.55

(Figure 4.9). Stirring speed had a great influence on the growth of P.fluorescens SP8, with a

stirring speed of 200 rpm/minute, OD600 is highest at 1.87..

12 24 36 48 60 720

0.5

1

1.5

2

2.5

Time (hours)

OD

600n

m

50 100 150 200 2500

0.20.40.60.8

11.21.41.61.8

2

Stiring speed (rpm/min)

OD

600n

m

2 5 7 10 150

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

1.6

1.8

2

Ratio culture (%)

OD

600n

m

0.6000000000000

01

0.8 1 1.2 1.40

0.5

1

1.5

2

2.5

Oxy (liter/medium liter/min)

OD

600n

m

Figure 4.9. Fermentation condition of heterotrophic bacteria P. fluorescens SP8 in 10

liter fermenter

Growth also increased along with the flow of oxy, OD reached 1.92 in the flow of oxy at

1 liter oxy/liter medium/min and start to reduce when the oxy flow increased to1.4 liters

oxy/liter medium/min to 1.72. Thus, stirring speed help the environment to be mixed and

oxy dispersed into the environment increased contact surface of bacteria and increase the

ability to absorb oxygen. The appropriate inoculaterate is 5-7% with OD reach1.81 to 1.83.

65

Page 66: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

After fermention, biomass were collected by centrifuge and lyophilize until dry (about 2-

4% water). Then, biomass dry mixed with bran-rice sterile, preserve at 4ºC and controlled

wet, with bacteria concentration 108 used for the next study.

4.3. Model to treat microcystin toxins in labotory

4.3.1. Treating directly (free bacteria)

Bioproduct P.fluorescens SP8 is activated in LB 1/10 medium, temperature 28-30°C, in

36 hours. Initial heterotrophic bacteria strain was added (1 ×108cells/m2) in 25-liter tank with

20 liters water containing the microcystin concentration of 20μg/l. The biodegrade of MCs

occurs at30°C. After two days, sample donce and determine the concentration of microcystin

left in the tank.The result are shown infigure 4.10.

Figure 4.10 shows that free P.fluorescens SP8 was add to the medium,

biodegradationrate in 5 days reduce the amount of microcystin from 20µg/l to less than

1µg/l. At day 3, microcystin concentrations in the sample treated with bioproduct

P.fluorescens SP8 was 6.54µg/l.

Figure 4.10

Biodegradation of

MCs by free P.

fluorescens SP8

0 1 3 5-20

0

20

40

60

80

100

120

% MicrocystinHàm lượng microcystin

Time(days)

% M

icro

cyst

inC

once

ntra

tion

mic

rocy

stin

s (µ

g/l)

P.fluorescens SP8 was ciliated species, so the formation of membrane can help the

bacteria to move better and produce interactions between the surface and the cell . Also,the

formation of membrane makes heterotrophic bacteria exchange nutrients and metabolyse

more effectively in large volumes or to respond to the effects of the environment such as

nutrients and oxygen source. In subsequent studies, the application of biofilm in degradation

of microcystint oxins.

Degradation ability of P.fluorescens SP8 in the tank when treating directly have the

66

Page 67: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

similarity with heterotrophic bacteria Sphingomonas S1 according to a study by Nguyen Thi

Hoai Ha and et al [4].

4.3.2. Treating using attached biofilm

Microorganism strains in naturerarely exist alone but often forming microbial

communities with a variety of physiological function and biochemistry. The membrane

forming occur in solid surface exposed to liquid environment. In this study, membrane

materials PS was used.

Detailed description of treatment tank:

Biofilms treatment tank in clude aeration, air filter with membrane size 0.22μm, a plastic

tank size of 60×20×20cm. When working, the cylindrical/rectangular paralle lepiped biofilm

has been placed at the center of the tank and a membrane system PS is placed vertically

around the tank, a aerator stone beneath (figure 4.11, 4.12).

Figure 4.11. Diagram of treatment tank

with biofilms

Figure 4.12. Models treatment tank with

biofilms

(1- Round; 2- Filter; 3- Air pump; 4- Aerator stone; 5- Cylindrical/rectangular paralle

lepiped biofilm; 6- PS menbrane; 7- Plastic tank)

Biofilms in which heterotrophic bacteria cells are fixed, are 20-30cm in length and 10cm in

height. Undercross-section, there are many films aligned parallel distance of 3 mmto create a

large surface are a for biofilm. Air is supplied continuously to an aerator stone beneath PS

menbrane via a sterile filter size 0.22μm.

Fixed biofilm:

67

Page 68: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Bioproduct P.fluorescens SP8 were activated in LB 1/10 medium, shaking 200rpm, at

30°C. After 24 hours, incubation liquid was poured/spray in and around the membrane into

the tank, the cells began to form biofilms on the surface of the PS membrane at 30°C in 24

hours.

After biofilm is formed, the membrane is washed with 10 liter lake water to remove the

loose adhesion cell and extend the culture medium. The lake water with microcystin

concentration of 20µg/l was added to the treatment tank.

Treatment tank temperature is set at 28-30°C for biodegradation process to take place.

Clean air is supplied continuously through the filter with size 0.22μm into the microbiology

container.

The air circulating through the air sinks. After 1 day, sample is taken to determine the

amount of microcystin. The results are shown in Figure 4.13.

Figure 4.13 shows the microcystin concentration (20 µg/l), same temperatures treatment

but treatment with biofilms of bacteria P.fluorescens SP8 shows better effect than treatment

with free heterotrophic bacteria.

0 1 2 3 4-20

0

20

40

60

80

100

120

% MicrocystinHàm lượng microcystin

Time (days)

% M

icro

cyst

inC

once

ntra

tion

mic

rocy

stin

s (µ

g/l)

Figure 4.13.

Biodegradation of

MCs by biofilm of

bacteria P.

fluorescens SP8

After only 3 days, microcystin concentration reduced to 5.2% corresponding to 1.04µg/l

microcystin. Til day 4 there was no microcystin in water samples.

Treating rate of biofilm system is faster than direct treating by free heterotrophic

bacteria about1-2days. Compared with the use of heterotrophic bacteria floating in the

water,water treatment heterotrophic bacteria membrane is significant benefits. Firstly, the

number of heterotrophic bacteria in membrane is much higher, facilitate optimal condition to

68

Page 69: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

treat water. Secondly, apart from removing substance in water, the process is not followed

by the removal of heterotrophic bacteria from the environment.

4.4. Test bioproduct heterotrophic bacteria Pseudomonas fluorescens SP8 and evaluate

toxins degrade ability in artificial conditions

4.4.1. Effect of temperature on degradation of microcystin

The speed of MC degrade process by any heterotrophic bacteria, including P.fluorescens

SP8 depends mainly on temperature. Effect oftemperature on the degrad ability of

heterotrophic bacteria (1.0 ×108CFU/ml) to degrade microcystin with concentrations of

20µg/ml. The biodegradation of MCs byheterotrophic bacteria in the temperature range

between 10 and 35°C. Microcystin degradation takes place on the first day at all

experimental temperatures (Figure 4.14).

The highest decomposition rate reached at 30°C, however, the degrade rate during the

initial rapid decline phase was similar between the temperatures of 25, 30 and 35°C and

about 6.32µg/108CFU/day.

0 1 3 5 7 10 15 200

20

40

60

80

100

Time (days)

Đ/c 3010 C15 C20 C

% m

icro

cyst

in

Figure 4.14. MCs degradation by heterotrophic bacteria P.

fluorescens SP8 at 10, 15, 20, 25, 30 and 35°C

Microcystin

concentrations

decreased rapidly at

temperatures between

20 and 35°C, the

complete degradation

occurs in 5 days. At

these temperatures,

easily observe

vertical slope of the

graph of the

degradatio no ccurs

after an initial rapid

decline.

Degradation rate is lowest at 10°C and increased corresponding the temperature to

35°C with 1.08; 3.18; 4.76; 5.92; 6.32 and 4.19 µg/108CFU/day. At 10°C, the biodegradation

69

Page 70: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

occurs very slowly and similar to heterotrophic bacteria Sphingomonas S1 degradation under

study by Nguyen Thi Hoai Ha and et al., this presents similarity when can not degrade MC

at 4°C [4].

Ability to degrade toxins by heterotrophic bacteriaatlow temperature related to the

breakdown of toxins in the winter when the water temperature is low.

The results showed thatthe optimal temperature for the biodegradation of bioproduct

P.fluorescens SP8 is 30°C, this is consistent with the natural temperature. At the optimal

temperature for growth of heterotrophic bacteria, the metabolism of heterotrophic bacteria is

rapid, produce many enzymes for the degradation of MCs. In contrast, at lower temperatures

or higher than the optimal temperature, metabolic heterotrophic bacteria and the production

of enzymes for biodegradation can be slow, and MCs degradationrate is slow as well.

4.4.2. Effect of the concentration of heterotrophic bacteria cells

The process of toxinbiodegradationalsodependson the numberof heterotrophic

bacteria. Optimal number of P.fluorescens SP8 to degrade 20μg/ml microcystinis evaluated

to be at 30°C (optimum temperature for degrading microcystin). Concentration

P.fluorescens SP8 added: OD600 = 0,1 (6,5×106 CFU/ml); OD600 = 0,3 (2,1×107 CFU/mL);

OD600 = 0,5 (4,0×107 CFU/mL); OD600 = 1 (1,0×108 CFU/mL); OD600 = 1,5 (1,32 ×108

CFU/mL).

The complete degradation of

MCs by P.fluorescensSP8 in

3 days in all the additional

concentration bacteria

(Figure 4.15) When the

amount added to the

incubated heterotrophic

bacteria higher than 4.2×107,

1.0×108 and

1.40×108CFU/ml, the

concentration of MCs only

remaining within 12.9 to

0 1 2 30

20

40

60

80

100

Time (days)

Đ/cOD = 0.1OD = 0.3OD = 0.5%

mic

rocy

stin

Figure 4.15. Influence of heterotrophic bacteria P.

fluorescens SP8 concentration on MCs degradation rate

70

Page 71: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

25.1%.

Slow decomposition rate with low concentration of bacteria added (6.5 ×2.1×106 and

107CFU/ml). After 1 day of incubation with 6.5×106 and of 2.1×107CFU/ml, the

concentrations of MCs remaining are 88.9% and 45.3% respectively.

Degradation rate increases with the increase in the number of heterotrophic bacteria.

With the amount of heterotrophic bacteria are 4.0×107; 1.0×108 and 1.32×108CFU/ml, the

degradation rate does notdiffer significantly from the same degradation rate of

6.32µg/108CFU/day.

4.4.3. Effect of microcystin concentration

Effect of MCs concentration has also been studied. Depending on different heterotrophic

bacteria species, MCs degradation is different. At various times in water bodies containing

toxic Microcystis,MCs concentration varies, depending on the bloom level of cyanobacteria

Microcystis at different stages. Therefore, the study of ability to degrade MCs will help to

calculate the time to add bacteria to treat MCs toxin. In this study, MCs substrates are used

at concentration of 1, 10, 20 and 50μg/l is the concentration range may exist in Hoan Kiem

Lake according to previous studies of Nguyen Thi Hoai Ha and et al., initial bacteria density

was1×108CFU [4].

0 1 3 5 60

20

40

60

80

100

Time (days)

Đ/cMCs = 1 µg/mlMCs = 10 µg/mlMCs = 20 µg/mlMCs = 50 µg/ml%

mic

rocy

stin

Figure 4.16. Biodegradation of MCs by heterotrophic

bacteria P.fluorescens SP8 with different MCs

concentration (1, 10, 25 and 50 µg/ml)

Heterotrophic bacteria can use

microcystin as C and Nsource

for their growth, so high levels

of MCs is useful for the

growth of heterotrophic

bacteria. However, the

limiting impact of higher toxin

concentrations (>50µl/ml) and

limit the concentration of MCs

that P.fluorescens SP8 can

degrade, need further

evaluation, due to its impact

on the growth and metabolism

71

Page 72: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

of heterotrophic bacteria not

yet to be determined.

Results of the study about effects of different concentrations of MCs on the

biodegradation are shown in Figure 4.16. Degradation rate by P.fluorescens SP8 increases as

the concentration of microcystin increase.

At low concentrations of microcystin (1 and 10µg/ml), MCs are whole degraded in one

day. When the toxin microcystin concentrations increased (20 and 50µg/ml), the degradation

takes places lowly.

72

Page 73: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

PART V. CONCLUSION AND PETITION

Coclusion

1. Based on morphology and phylogenetic 16S rDNA analysis, heterontrophic bacteria

SP8 isolated form Hoan Kiem lake belonging to species Pseudomonas fluorescens,

growth well at 28-30oC; pH 7-8.

2. Suitable conditions for fermention of Pseudomonas fluorescens SP8 into10 liter

fermenter, reached OD>1,8, culture rate 5-7%, stiring speed 200 rpm/min, oxygen 1

liter air/liter volume/minute/ 48 hours.

3. MCs degradation by heterotrophic bacteria Pseudomonas fluorescens SP8 was ở 30oC,

bacteria concentration 108/ml, MC concentration 20µg/ml. Treating rate of biofilm

system is faster than direct treating by free heterotrophic bacteria about1-2days. Free

P.fluorescens SP8 treatment, biodegradationrate in 5 days At day 3, microcystin

concentrations in the sample treated with bioproduct P.fluorescens SP8 was 6.54µg/l.

After only 3 days, microcystin concentration reduced to 1.04µg/l microcystin.

Recommendations

o Because limited study time, the topic only studied on P. Fluorescens SP8 for MCs

degradation in water of Hoan Kiem lake.

o Continues to study about safety after treatmention

o Study on ecology after treating microcystin toxins.

73

Page 74: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

REFERENCES

Vietnamese

1. Đặng Đình Kim, Dương Thị Thủy (2014), Vi khuẩn lam độc nước ngọt, NXB Khoa

học tự nhiên và Công nghệ.

2. Dương Đức Tiến và cộng sự (2002), Bảo vệ nguồn gen vi tảo (microalgae) đặc hữu

quý hiếm ở hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội, Báo cáo khoa học trong chương trình tài trợ bảo

vệ môi trường và gìn giữ di sản văn hoá - Công ty Ford Motor.

3. Nguyễn Lân Dũng và cộng sự (2010); Giáo trình vi sinh vật học- Tập 1-Thế giới vi

sinh vật, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Hoài Hà (2008), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò khả năng

phân hủy độc tố của một số chủng Microcystis phân lập ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội,

Viện Vi sinh và Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Thu Liên (2008 – 2010), “Nghiên cứu sử dụng chỉ thị phân tử

(molecular marker) trong việc thăm dò và xác định sự hiện diện của một số loài tảo

lam độc hại trong một số thuỷ vực nước ngọt ở Việt Nam” Đề tài cấp- Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

English

6. Bourne D.G., Jones G.J., Blakeley R.L., Jones A., Negri A. P. and Riddles P. (1996).

“Enzymatic pathway for the bacterial degradation of the cyanobacterial cyclic peptide

toxin microcystin LR”, Appl. Environ. Microbiol, 62(11): 4086.

7. Bourne D.G., Riddles P., Jones G.J., Smith W and Blakeley R.L (2001).

“Characterization of a gene cluster involved in bacterial degradation of the

cyanobacterial toxin microcystin LR”, Environ. Toxicol. 16(6): 523.

8. Carmichael, W. W., Beasley, V., Bunner, D. L., Eloff, J. N., Falconer, I., Gorham, P.,

et al. (1988). Naming of cyclic heptapeptide toxins of cyanobacteria (blue- green

algae). Toxicon,26, 971-973.

9. Dittmann, E., & Wiegand, C. (2006). Cyanobacterial toxins--Occurrence, biosynthesis

and impact on human affairs. Molecular Nutrition and FoodResearch, 50, 7-17.

74

Page 75: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

10. Hai-Dong Huang, Wei Wang, Ting Ma, Guo-Qiang Li, Feng-Lai Liang and Ru-Lin

Liu, (2009), Sphingomonas sanxanigenen ssp. nov., isolated from soil. International

Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology 59.pp.719–723.

11. Heussen, C. and Dowdle, E. (1980) Electrophoretic analysis of plasminogen

activators in polyacrylamide gels containing sodium dodecyl sulfate and

copolymerized substrates. Analytical Biochemistry, 102, 196-202.

12. Hitzfeld, B. C., Höger, S. J., & Dietrich, D. R. (2000). Cyanobacterial toxins:

Removal during drinking water treatment, and human risk assessment.

Environmental Health Perspectives, 108, 113–122.

13. Lenka Šejnohová, (2008), Microcystis, New findings in peptide production, taxonomy

and autecology by cyanobacterium Microcystis, Masaryk University in Czech

Republic, Faculty of Science Department of Botany and Zoology & Institute of

Botany Czech Academy of Sciences.pp.16-38.

14. Luděk B., Pavel B. and Blahoslav M. (2009),“Toxins produced in cyanobacterial

water blooms – toxicity and risks”, Interdisc Toxicol., 2(2): 36–41.

15. Sakane T, Takeuchi M, De Bruyn A, Kereters K, Yokota A (1995), Distribution of

3-katolectose formation among Sphingomonas spp. and other members of alpha

subclass of Proteobacteria. Int J Syst Bacteriol 45.pp.342-347.

16. Sivonen, K., & Jones, G. (1999). Cyanobacterial toxins. In: I. Chorus & J. Bartram

(Eds), Toxic Cyanobacteria in water: A guide to their public health consequences,

monitoring and management (pp. 41-111).

17. Stepanovic, S., Cirkovic, I., Ranin, L., & Svabic-Vlahovic, M. (2004). Biofilm

formation by Salmonella spp. and Listeria monocytogenes on plastic surface. Letters

in Applied Microbiology, 38, 428–432.

18. Zurawell, R. W., Chen, H., Burke, J. M., & Prepas, E. E. (2005). Hepatotoxic

cyanobacteria: A review of the biological importance of microcystins in freshwater

environments. Journal of Toxicology and Environmental Health part B: Critical

Reviews, 8, 1-37.

Website

19. http://en.wikipedia.org/wiki/Pseudomonas

75

Page 76: LỜI CẢM ƠN - Trường THPT Nguyễn Trãinguyentraikt.edu.vn/hn-dangtep/news/2015_11/gop-phan-bao... · Web viewSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN

20. http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Ho-Hoan-Kiem-Thap-Rua-den-Ngoc-Son/

200910/213.vnplus

21. http://microbiologyglossary.wikispaces.com/Pseudomonas+fluorescens

22. http://www.iucnredlist.org/details/full/39621/0

23. http://www.lenntech.com/scientific-books/eutrophication/biology-freshwater-

pollution.htm#ixzz3051vcNe9

24. https://microbewiki.kenyon.edu/index.php/Pseudomonas

76