lu t thu giÁ tr (b n s i)

16
LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (BẢN SỬA ĐỔI) CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Mục đích Luật này đưa ra nguyên tắc,quy định ,phương pháp và biện pháp về việc quản lý ,theo dõi và kiểm tra công tác thuế giá trị gia tăng để đạt được hiệu quả ,khuyến khích sản xuất ,hoạt động kinh doanh,hoạt động đầu tư,xuất khẩu ,cung cấp hàng hóa và dịch vụ với mục đích tăng doanh thu vào ngân sách nhà nước,tạo điều kiện để hội nhập khu vực và quốc tế ,góp phần phát triển kinh-tế xã hội của nhà nước . Điều 2 (Sửa đổi) Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng là loại thuế thu theo giá trị hàng hóa và dịch vụ tăng thêm từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa ,cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong nước trong đó người tiêu dùng cuối cùng là người chịu. Điều 3 (Sửa đổi) Giải thích thuật ngữ Thuật ngữ áp dụng tại luật này được định nghĩa như sau: 1. Hàng hóa được định nghĩa là những thứ vô hình hoặc hữu hình có thể di chuyển được hoặc không thể di chuyển được và tài sản khác phục vụ sản xuất, cung cấp ,trao đổi và dịch vụ; 2. Xuất khẩu được định nghĩa là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ nước CHDCND Lào đi nước ngoài bao gồm cả xuất khẩu đi vùng kinh tế đặc biệt; 3. Nhập khẩu được định nghĩa là hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào nước CHDCND Lào bao gồm cả nhập khẩu từ vùng kinh tế đặc biệt; 4. Cung cấp hàng hóa được định nghĩa là hoạt động chuyển giao ,chuyển quyền tiêu dùng hàng hóa,hàng hóa cho người khác và nhận được giá trị cung cấp bằng tiền hoặc lợi ích khác bao gồm cả tặng cho và tiêu dùng nội bộ ; 5. Cung cấp dịch vụ được định nghĩa là hoạt động kinh doanh cung cấp lao động cho người khác hoặc bản thân không đi kèm với hàng hóa và nhận được giá trị cung cấp dịch vụ bằng tiền hoặc lợi ích khác có thể bao gồm cả trang thiết bị và phương tiện phục vụ; 6. Đối tượng chịu thuế GTGT được định nghĩa là cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức nhập khẩu hàng hóa hoặc mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng tại nước CHDCND Lào; 7. Đối tượng thanh toán thuế GTGT được định nghĩa là cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức trong hệ thống thuế GTGT đã thanh toán thuế GTGT từ nhập khẩu hàng hóa ,mua hàng hóa và dịch vụ để cung cấp cho người khác hoặc tự tiêu dùng; 8. Thuế GTGT đầu ra được định nghĩa là số thuế GTGT tính thu từ cung cấp hàng hóa và dịch vụ và được thanh toán với người mua hàng hóa và người tiêu dùng dịch vụ 9. Thuế GTGT đầu vào được định nghĩa là số thuế GTGT trong đó đối tượng nộp thuế GTGT đã thanh toán tại khâu nhập khẩu hoặc mua hàng hóa và dịch vụ tại Lào để sử dụng vào hoạt động kinh doanh ; 10. Thời điểm kê khai và nộp thuế GTGT được định nghĩa là thời gian đối tượng nộp thuế GTGT phải kê khai và nộp tổng số thuế GTGT liên quan với hoạt động kinh doanh thời gian đó; 11. Đối tượng không cư trú được định nghĩa là đối tượng không định cư sinh sống,làm ăn và hoạt động kinh doanh tại nước CHDCND Lào ; CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa Bình -Độc lập -Dân chủ -Thống Nhất -Thịnh Vượng QUỐC HỘI Số : 48/QH Thủ đô Viêng Chăn ,ngày 20/06/2018

Upload: others

Post on 22-Nov-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

(BẢN SỬA ĐỔI)

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Mục đích

Luật này đưa ra nguyên tắc,quy định ,phương pháp và biện pháp về việc quản lý ,theo dõi và kiểm tra

công tác thuế giá trị gia tăng để đạt được hiệu quả ,khuyến khích sản xuất ,hoạt động kinh doanh,hoạt động

đầu tư,xuất khẩu ,cung cấp hàng hóa và dịch vụ với mục đích tăng doanh thu vào ngân sách nhà nước,tạo điều

kiện để hội nhập khu vực và quốc tế ,góp phần phát triển kinh-tế xã hội của nhà nước .

Điều 2 (Sửa đổi) Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế thu theo giá trị hàng hóa và dịch vụ tăng thêm từ hoạt động nhập khẩu

hàng hóa ,cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong nước trong đó người tiêu dùng cuối cùng là người chịu.

Điều 3 (Sửa đổi) Giải thích thuật ngữ

Thuật ngữ áp dụng tại luật này được định nghĩa như sau:

1. Hàng hóa được định nghĩa là những thứ vô hình hoặc hữu hình có thể di chuyển được hoặc không thể

di chuyển được và tài sản khác phục vụ sản xuất, cung cấp ,trao đổi và dịch vụ;

2. Xuất khẩu được định nghĩa là hoạt động vận chuyển hàng hóa từ nước CHDCND Lào đi nước ngoài

bao gồm cả xuất khẩu đi vùng kinh tế đặc biệt;

3. Nhập khẩu được định nghĩa là hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào nước CHDCND Lào

bao gồm cả nhập khẩu từ vùng kinh tế đặc biệt;

4. Cung cấp hàng hóa được định nghĩa là hoạt động chuyển giao ,chuyển quyền tiêu dùng hàng hóa,hàng

hóa cho người khác và nhận được giá trị cung cấp bằng tiền hoặc lợi ích khác bao gồm cả tặng cho và

tiêu dùng nội bộ ;

5. Cung cấp dịch vụ được định nghĩa là hoạt động kinh doanh cung cấp lao động cho người khác hoặc bản

thân không đi kèm với hàng hóa và nhận được giá trị cung cấp dịch vụ bằng tiền hoặc lợi ích khác có

thể bao gồm cả trang thiết bị và phương tiện phục vụ;

6. Đối tượng chịu thuế GTGT được định nghĩa là cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức nhập khẩu hàng hóa

hoặc mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng tại nước CHDCND Lào;

7. Đối tượng thanh toán thuế GTGT được định nghĩa là cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức trong hệ thống

thuế GTGT đã thanh toán thuế GTGT từ nhập khẩu hàng hóa ,mua hàng hóa và dịch vụ để cung cấp cho

người khác hoặc tự tiêu dùng;

8. Thuế GTGT đầu ra được định nghĩa là số thuế GTGT tính thu từ cung cấp hàng hóa và dịch vụ và được

thanh toán với người mua hàng hóa và người tiêu dùng dịch vụ

9. Thuế GTGT đầu vào được định nghĩa là số thuế GTGT trong đó đối tượng nộp thuế GTGT đã thanh

toán tại khâu nhập khẩu hoặc mua hàng hóa và dịch vụ tại Lào để sử dụng vào hoạt động kinh doanh ;

10. Thời điểm kê khai và nộp thuế GTGT được định nghĩa là thời gian đối tượng nộp thuế GTGT phải kê

khai và nộp tổng số thuế GTGT liên quan với hoạt động kinh doanh thời gian đó;

11. Đối tượng không cư trú được định nghĩa là đối tượng không định cư sinh sống,làm ăn và hoạt động kinh

doanh tại nước CHDCND Lào ;

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Hòa Bình -Độc lập -Dân chủ -Thống Nhất -Thịnh Vượng

QUỐC HỘI Số : 48/QH

Thủ đô Viêng Chăn ,ngày 20/06/2018

12. Máu con người được định nghĩa là sản phẩm từ máu con người và nước máu đã được chứng nhận về

mặt ý tế;

13. Vận tải qua cửa khấu được định nghĩa là hoạt động dịch vụ vận tải hành khách ,hàng hóa và hàng qua

cửa khấu;

14. Chính quyền thuế được định nghĩa là Tổng cục thuế ,cơ quan thuế trực thuộc tỉnh ,thủ đô và cơ quan

thuế huyện ,đô thị ,thành phố;

15. Văn phòng thuế được định nghĩa là nơi làm việc của cán bộ -công chức thuế các bậc;

16. Cán bộ cơ quan thuế được định nghĩa là cán bộ thuế được bổ nhiệm hoạt động và thực hiện nhiệm vụ

tại một địa điểm nhất định hoặc một công việc nào đó.

Điều 4 Chính sách của nhà nước về thuế giá trị gia tăng

Nhà nước đặt ra chính sách về thuế giá trị gia tăng để khuyến khích hoạt động sản xuất hàng hóa và

thương mại,hoạt động đầu tư không ngừng phát triển ,phát triển hệ thống thu thuế và kê khai nộp thuế giá trị

gia tăng cho thuận lợi,hiện đại ,đảm bảo công bằng ,trong sạch và có thể kiểm tra được.

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế giá trị gia tăng cho các bộ phận của nhà nước

bao gồm nguồn nhân lực,ngân sách, cơ cấu,phương tiện và trang thiết bị phục vụ cần thiết theo từng thời điểm.

Nhà nước tạo môi trường tốt ,điều kiện và cơ sở thuận lợi cho doanh nhân trong việc kê khai và nộp thuế

giá trị gia tăng.

Điều 5 (Sửa đổi) Nguyên tắc về thuế giá trị gia tăng

Trong công tác hoạt động thuế giá trị gia tăng phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

1. Quản lý tập trung hệ thống cơ bản của thuế giá trị gia tăng một cách thống nhất trên phạm vi cả nước;

2. Khuyến khích hoạt động sản xuất hàng hóa ,dịch vụ ,đầu tư không ngừng phát triển;

3. Đảm bảo hiện đại, dịch vụ thuận lợi,nhánh chóng,công bằng,trong sạch và kiểm tra được;

4. Kết hợp với các bộ phận liên quan;

5. Thực hiện theo hiệp định và hợp đồng quốc tế do nước CHDCND Lào đã ký kết.

Điều 6 Nghĩa vụ của cá nhân ,pháp nhân hoặc tổ chức

Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tại nước CHDCND Lào đều có nghĩa vụ

nộp thuế GTGT như đã quy định tại luật này,

Điều 7 Phạm vi áp dụng

Luật này áp dụng đối với cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức tại trong nước và nước ngoài hoạt động kinh

doanh ,tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tại nước CHDCND Lào.

Điều 8 Hợp tác quốc tế

Nhà nước mở rộng và xúc tiến hợp tác với nước ngoài,khu vực và quốc tế về công tác thuế giá trị gia

tăng bằng cách trao đổi thông tin ,tin tức,kinh nghiệm, kỹ thuật ,chuyên môn ,áp dụng công nghệ hiện đại,phát

triển nhân lực,nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện hiệp định và hợp đồng quốc tế do nước CHDCND Lào

đã ký kết.

CHƯƠNG II

HỆ THỐNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Điều 9 (Mới) Hệ thống cơ bản của thuế giá trị gia tăng

Hệ thống cơ bản của thuế GTGT quy định như sau :

1. Thu thuế giá trị gia tăng;

2. Tính thuế gia trị gia tăng;

3. Khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng;

4. Kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng;

5. Quy trình vào – ra hệ thống thuế giá trị gia tăng;

6. Chế độ kế toán và xuất hóa đơn;

7. Công tác kiểm tra và quản lý thuế giá trị gia tăng còn nợ.

PHẦN 1

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Điều 10 (Sửa đổi) Đối tượng thu thuế giá trị gia tăng

Đối tượng thu thuế GTGT bao gồm cá nhân ,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ

thống thuế GTGT,cán bộ hải quan và người mua cung cấp hàng hóa và dịch vụ từ đối tượng không cư trú hoặc

cư trú nhưng chưa đăng ký thành lập doanh nghiệp theo luật của nước CHDCND Lào.

Điều 11 (Sửa đổi) Hoạt động kinh doanh chịu thuế giá trị gia tăng

Hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT quy định như sau:

1. Nhập khẩu hàng hóa;

2. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ tại nước CHDCND Lào do cá nhân ,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt

động kinh doanh trong hệ thống thuế giá trị gia tăng;

3. Cung cấp dịch vụ tại nước CHDCND Lào do đối tượng không cư trú và chưa đăng ký thành lập

doanh nghiệp theo pháp luật nước CHDCND Lào;

4. Cung cấp dịch vụ ngoài vùng kinh tế đặc biệt tại nước CHDCND Lào của các doanh nghiệp đă

đăng ký thành lập doanh nghiệp tại vùng kinh tế đặc biệt;

5. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ thông qua hệ thống điện tử.

Điều 12 (Sửa đổi) Hoạt động kinh doanh được miễn thuế giá trị gia tăng

Hoạt động kinh doanh được miễn thuế GTGT quy định như sau:

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu:

1.1 Giống cây trồng ,giống vật nuôi,tinh dịch động vật,vắc xin phòng ngừa bệnh và dung môi (Ni tơ) để bảo quản vắc xin phòng bệnh và tinh dịch,thức ăn chăn nuôi,nguyên vật liệu phục vụ sản xuất

thức ăn chăn nuôi và sản xuất vắc xin;

1.2 Nguyên liệu trong sản xuất phân bón, công nghiệp chế biến sản xuất nông sản,phân bón sinh

học,phân bón khoa học,thuốc trừ sâu không gây hại cho hệ sinh thái ,sức khỏe và tính mạng của

con người và động vật;

1.3 Trang thiết bị và máy móc phục vụ nông nghiệp;

1.4 Nguyên liệu ,khoáng chất,vật liệu và linh kiện dùng trong sản xuất để xuất khẩu;

1.5 Trang thiết bị không thể cung cấp hoặc sản xuất tại nước CHDCND Lào và phương tiện máy móc

là tài sản cổ định và sử dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất;

1.6 Hóa học để nghiên cứu,thí nghiệm, phân tích tích khoa học của tổ chức nhà nước;

1.7 Tem thuế hoặc tem bưu chính;

1.8 Máy bay và trang thiết bị phục vụ vận tải hàng không nội địa và nước ngoài;

1.9 Nhiên liệu và các nhiên liệu khác cho dịch vụ vận tài hàng không;

1.10 Hàng hóa sử dụng trong công việc chính thức của Đại sứ quán

1.11 Tổ chức quốc tế thường trực tại nước CHDCND Lào theo quyết định,hợp đồng quốc tế và theo

sự cấp phép của các Bộ liên quan;

1.12 Vàng thanh để đảm bảo in tiền giấy ,nhập khẩu tiển giấy và nhập khẩu giấy hoặc kim khí để in

tiền giấy do ngân hàng nhà nước Lào hoặc đối tượng nhận ủy quyền từ ngân hàng nhà nước Lào;

1.13 Thuốc thú y,bộ phận nhân tạo để cấp ghép cơ thể động vật;

1.14 Thuốc đông y ,sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của con người ,máu con

người ,dụng cụ hỗ trợ,xe lăn bệnh nhân ,người tàn tật và người cao tuổi;

1.15 Công cụ,thiết bị y tế, các máy phân tích phục vụ dịch vụ xã hội của các bệnh viện và trạm y tế;

1.16 Các phương tiện phục vụ công tác chuyên môn, hoạt động phục vụ công cộng chẳng hạn như xe

cứu hỏa,xe cứu thương,xe sửa chữa,xe phát truyền hình,radio và các loại xe chuyên dụng khác

của cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội.

1.17 Xe phục vụ công tác quốc phòng –an ninh ,ngoại trừ phục vụ công tác quản lý;

1.18 Một số đồ dùng và quà tặng của sinh viên ,cán bộ -công chức,nhà ngoại giao đã hoàn thành công

tác ở nước ngoài và người nước ngoài có ý định sang định cư lâu dài tại nước CHDCND như đã

quy định tại luật hải quan;

1.19 Hàng hóa để cung cấp cho dự án phi lợi nhuận như đã quy định tại hợp đồng ,bản cam kết do

chính phủ đã ký kết với nước ngoài.

2. Đối với cung cấp hàng hóa và dịch vụ nội địa:

2.1 Các loại cây nông nghiệp chưa qua chế biến hoặc sơ chế như cắt lát, xay, tách vỏ, bỏ hạt;

2.2 Tất cả các động vật sống hoặc không sống, ở dạng cá thể hoặc các bộ phận chưa được chế biến

hoặc sơ chế, chẳng hạn như các bộ phận ở tình trạng tươi sống hoặc đã được bảo quản;

2.3 Dịch vụ trồng lại rừng, cây công nghiệp, cây cho quả, cây dược liệu;

2.4 Các loại giống cây trồng, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, vắc xin, nguyên liệu sản xuất thức

ăn chăn nuôi và sản xuất vắc xin;

2.5 Nguyên liệu dùng để sản xuất phân bón, chế biến nông sản, phân bón hữu cơ, phân bón khoa học,

thuốc trừ sâu không gây hại cho hệ sinh thái, sức khỏe, tính mạng của con người và động vật;

2.6 Hàng hóa trong máy bay vận tải quốc tế đường hàng không;

2.7 Máy móc và thiết bị phục vụ nông nghiệp;

2.8 Nguyên liệu,trang thiết bị và linh kiện phục vụ sản xuất để xuất khẩu ;

2.9 Tem thuế và tem bưu chính;

2.10 Vận tải qua cửa khẩu;

2.11 Sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy, trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy và học, phục vụ trong các

phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm đã được các Bộ liên quan phê duyệt;

2.12 Các tờ báo, tạp chí chính trị, chương trình truyền hình và chương trình phát thanh phổ biến chủ

trương, chính sách và phục vụ các chức năng chính trị phi thương mại của nhà nước;

2.13 Các dịch vụ giáo dục như trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học , dạy nghề, cao đẳng,

đại học,trường dạy thể dục và thể thao;

2.14 Lãi suất tiền gửi,lãi tiền vay ,doanh thu từ hoạt động chuyển tiền,lãi quy đổi tỷ giá và các giao

dịch về mặt tài chính khác từ hoạt động của ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tài chính khác

đã được cấp phép từ ngân hàng nhà nước Lào;

2.15 Kết quả nhận được từ hoạt động đầu tư chứng khoán đã đăng ký trên sàn chứng khoán ,dịch vụ

của sàn chứng khoán,dịch vụ lưu ký chứng khoán ,dịch vụ trung gian chứng khoán cung cấp các

dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán và các dịch vụ khác trong lĩnh vực chứng khoán;

2.16 Hoạt động bảo hiểm sức khỏe ,nhân thọ ,vật nuôi và cây cối;

2.17 Dịch vụ khám,điều trị và phân tích bệnh của con người và động vật;

2.18 Thuốc chữa bệnh,bộ phận nhân tạo để cấp ghép cơ thể của động vật;

2.19 Thuốc đông y , bộ phận nhân tạo để cấp ghép cơ thể của con người ,máu con người ,dụng cụ hỗ

trợ,xe lăn bệnh nhân ,người khuyết tật và người cao tuổi;

2.20 Công cụ,thiết bị y tế, các máy phân tích cho các bệnh viện và trạm y tế phục vụ dịch vụ xã hội;

2.21 Hàng hóa để cung cấp cho dự án phi lợi nhuận như đã quy định tại hợp đồng ,bản cam kết do

chính phủ đã ký kết với nước ngoài.

Bộ tài chính kết hơp với các bộ phận liên quan quy định về danh mục các mặt hàng và dịch vụ được miễn

thuế giá trị gia tăng.

Điều 13 (Mới) Nơi cung cấp hàng hóa và dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng

Nơi cung cấp hàng hóa và dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng là nơi cung cấp hàng hóa và dịch vụ phát

sinh tại lãnh thổ của nước CHDCND Lào quy định như sau :

1. Nơi cung cấp hàng hóa:

1.1 Tại điểm hàng hóa có thực tế trong thời gian cung cấp đối với cung cấp hàng hóa không đi kèm

vận chuyển;

1.2 Tại điểm hoạt động vận chuyển bắt đầu đối với cung cấp hàng hóa đi kèm với vận chuyển do nhà

cung cấp tự vận chuyển hoặc dưới danh nhà cung cấp ,người mua hoặc dưới danh người mua;

1.3 Tại điểm hàng hóa được lắp đặt đối với cung cấp hàng hóa gắn với dịch vụ lắp đặt do chính nhà

cung cấp hoặc dưới danh nhà cung cấp;

1.4 Tại nước CHDCND Lào đối với hàng hóa được bán ở nước ngoài do chính đối tượng nộp thuế

GTGT trước khi vận chuyển và nhập khẩu vào nước CHDCND Lào với đối tượng nộp thuế hoặc

dưới danh đối tượng nộp thuế cho cho đối tượng mua cư trú hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp

theo pháp luật của nước CHDCND Lào;

1.5 Tại nước CHDCND Lào đối với cung cấp hàng hóa thực tế tại nước CHDCND Lào nhưng được

vận chuyển đi nước ngoài hoặc đi vùng kinh tế đặc biệt do nhà cung cấp hoặc người mua;

1.6 Tại nước CHDCND Lào đối với cung cấp hàng hóa trước khi kê khai thuế nhập khẩu do đối tượng

nhập khẩu.

2. Nơi cung cấp dịch vụ:

2.1 Tại nơi đối tượng nhận cung cấp dịch vụ cư trú và đăng ký thành lập doanh theo pháp luật nước

CHDCND Lào ;

2.2 Tại nơi dịch vụ tư vấn liên quan đến thông tin tại nước CHDCND Lào và không phân biệt đối

tượng nhận cung cấp dịch vụ có cư trú và đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật nước

CHDCND Lào hay không;

2.3 Tại nơi dịch vụ liên quan trực tiếp với bất động sản tại nước CHDCND Lào như : thiết kế,xây

dựng,bảo trì,sửa chữa ,dịch vụ và hoạt động khác;

2.4 Tại nơi dịch vụ cho thuê hàng hóa hoặc tài sản của doanh nghiệp có thể di chuyển được như : xe

,thuyền ,máy bay của đối tượng nộp thuế GTGT trong trường hợp hàng hóa đó được sử dụng thực

tế tại nước CHDCND Lào;

2.5 Tại nơi dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa nếu hoạt động đó thực tế phát sinh tại nước

CHDCND Lào;

2.6 Tại nơi dịch vụ hoạt động về văn hóa,nghệ thuật,thể thao,khoa học,giáo dục,giải trí hoặc hoạt

động khác có tính chất tương tự bao gồm cả cung cấp dịch vụ việc làm liên quan đến hoạt động

này;

2.7 Tại nơi hoạt động dịch vụ về mặt bưu chính và viễn thông nếu nơi cung cấp dịch vụ này đăng ký

thành lập doanh nghiệp tại nước CHDCND Lào và không phân biệt đối tượng nhận cung cấp dịch

vụ ở trong nước hay nước ngoài;

2.8 Tại nơi hoạt động dịch vụ du lịch được bán với giá gộp nhiều dịch vụ;

PHẦN 2

CĂN CỨ TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Điều 14 (Sửa đổi) Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng

Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là thu nhập tính thuế GTGT nhân thuế suất thuế GTGT.

Điều 15 (Sửa đổi) Thu nhập tính thuế giá trị gia tăng

Thu nhập tính thuế GTGT quy định như sau:

1. Giá mua-bán thực tế tại cửa khẩu cộng thuế nhập khẩu cộng thuế tiêu thụ (nếu có) đối với hoạt động

nhập khẩu hàng hóa;

2. Giá trị cung cung cấp hàng hóa và dịch vụ cộng thuế tiêu thụ (nếu có) nhưng chưa bao gồm thuế

GTGT đối với hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong nước;

3. Giá trị mua dịch vụ thực tế chưa bao gồm thuế GTGT đối với cung cấp dịch vụ từ đối tượng không

cư trú và không đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật nước CHDCND Lào;

4. Giá trị mua hàng hóa và dịch vụ thực tế chưa bao gồm thuế GTGT đối với cung cấp hàng hóa và dịch

vụ từ đối tượng cư trú và không đăng ký thành lập doanh nghiệp theo pháp luật nước CHDCND Lào;

5. Giá mua-bán thực tế tại cửa khẩu cộng thuế nhập khẩu cộng thuế tiêu thụ (nếu có) cộng lợi nhuận

trực tiếp đối với đối tượng không nằm trong hệ thống thuế GTGT;

6. Giá trị cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo thực tế hoặc thị trường cộng thuế tiêu thụ (nếu có) đối với

tiêu dùng nội bộ ,trao đổi hoặc tặng cho;

7. Giá trị cung cấp hàng hóa và dịch vụ thực tế cộng thuế tiêu thụ (nếu có) đối với cung cấp hàng hóa

và dịch vụ thông qua hệ thống điện tử;

Trong trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh thu phụ cũng phải gộp chung lại thành một thu nhập tính

thuế GTGT.

Nếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh là tiền ngoại tệ phải tính theo tiền kíp theo tỷ giá quy đổi của

ngân hàng nhà nước Lào thời điểm đó.

Điều 16 Điều chỉnh thu nhập tính thuế giá trị gia tăng

Thu nhập tính thuế giá trị gia tăng sẽ được điều chỉnh theo các trường hợp sau đây:

1. Khách hàng trả lại hàng hóa hoặc dịch vụ một phần hoặc tất cả;

2. Đối tượng nộp thuế GTGT hủy bỏ mua hàng hóa hoặc dịch vụ sau đó;

3. Đối tượng nộp thuế GTGT đã giảm hoặc tăng giá hàng hóa hoặc dịch vụ sau đó;

Việc điều chỉnh thu nhập tính thuế GTGT theo từng trường hợp nêu trên sẽ thực hiện được khi và chỉ khi

nhà cung cấp đã xuất hóa đơn thuế GTGT và đã kê khai nộp thuế GTGT theo pháp luật.

Điều 17 (Sửa đổi) Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Thuế suất thuế GTGT quy định như sau :

1. Thuế suất 10% đối với nhập khẩu hàng hóa ,cung cấp hàng hóa và dịch vụ chịu thuế GTGT tại nước

CHDCND Lào;

2. Thuế suất 0% đối với xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài.

Điều 18 Cách tính và thu thuế giá trị gia tăng

Cách tính và thu thuế GTGT phải thực hiện theo từng trường hợp như sau:

1. Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài phải tính và thu tại thời điểm kê khai nộp thuế nhập khẩu;

2. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong nước phải tính và thu thuế thời điểm có cung cấp hàng hóa và

dịch vụ;

3. Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nội bộ hoặc tặng cho phải tính và thu thuế thời điểm sử dụng thực tế

hoặc vào thời điểm chuyển giao hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu;

4. Mua dịch vụ từ cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức không cư trú hoặc cư trú nhưng không thành lập

doanh nghiệp theo pháp luật nước CHDCND Lào phải khấu trừ và thu thuế GTGT lại thời điểm thanh

toán tiền cho cá nhân ,pháp nhân hoặc tổ chức này.

Điều 19 Xác định thời điểm tính thu lại thuế giá trị gia tăng

Cán bộ cơ quan thuế có thể tính thu hồi tố lại thuế GTGT trong vòng 3 năm kể từ ngày cung cấp hàng

hóa và dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh nếu cho rằng bằng chứng chứng nhận rõ ràng và có đầy đủ thông tin.

Thuế GTGT tính thu lại đó phải nộp trong vòng 15 ngày kể từ ngày chính quyền thuế đã phát hành hồ

sơ chính thức.

PHẦN 3

KHẤU TRỪ VÀ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Điều 20 (Mới) Khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Khấu trừ thuế GTGT là khấu trừ lại thuế GTGT đầu vào cho đối tượng nộp thuế GTGT.

Điều 21 Đối tượng có quyền khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

Đối tượng có quyền khấu trừ thuế GTGT đầu vào là đối tượng nộp thuế GTGT thực hiện đúng và đầy

đủ như đã quy định tại điều 22 và 23 của luật này.

Điều 22 Thuế giá trị gia tăng đầu vào được phép khấu trừ

Thuế GTGT đầu vào được phép khấu trừ là thuế GTGT đàu vào liên quan trực tiếp đến hàng hóa và dịch

vụ sử dụng vào hoạt động sản xuất ,hoạt động kinh doanh hoặc dịch vụ chịu thuế GTGT.

Điều 23 (Sửa đổi) Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Điều kiện khấu trừ thuế GTGT quy định như sau :

1. Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT thực hiện kê khai

thuế GTGT thường xuyên hàng tháng;

2. Chứng từ chứng nhận xin khấu trừ đúng và đầy đủ chẳng hạn hóa đơn,phiếu thu,giấy báo có và các

chứng từ khác;

3. Thuế GTGT đầu vào phải bắt đầu tính khấu trừ trong tháng phát sinh thuế GTGT đầu vào nếu khấu

trừ không hết trong vòng 3 tháng có thể xin hoàn thuế được;

Cá nhân ,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT có doanh thu trong

năm tính thuế không quá 400.000.000 kíp phải tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng phương pháp trực tiếp

do Bộ tài chính quy định.

Đối với thuế GTGT đầu vào của hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên và năng lượng

điện đã được nêu trong quy định riêng khác.

Điều 24 (Sửa đổi) Thuế giá trị gia tăng đầu vào không được phép khấu trừ

Thuế GTGT đầu vào không được phép khấu trừ là số thuế GTGT đã chi trả thời điểm nhập khẩu hàng

hóa,mua hàng hóa và dịch vụ theo từng trường hợp như sau:

1. Thuế GTGT đầu vào liên quan đến việc cung cấp được miễn thuế GTGT;

2. Thuế GTGT đã được khấu trừ hoặc đã hoàn lại;

3. Thuế GTGT đầu vào thực hiện không đúng và không đầy đủ như đã quy định tại điều 22 và điều 23

của luật này;

4. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa và dịch vụ không sử dụng trực tiếp vào hoạt động kinh doanh

nhưng liên quan đến chi phí của đối tượng nộp thuế như sau :

- Chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa và dịch vụ không cần thiết đối với hoạt động kinh doanh

trực tiếp chẳng hạn như tổ chức tiệc, sự kiện, lễ truyền thống, tôn giáo, Sang trọng, Xa hoa, thư

giãn, khiêu vũ hoặc giải trí ,đánh côn và môn thể thao khác ,quà tặng,thưởng;

- Chi phí ngoài hoạt động kinh doanh và chi phí cá nhân của chủ doanh nghiệp,cổ đông,thành viên

và nhân viên của mình;

- Chi phí hoạt động kinh doanh không có chứng từ chứng nhận hoặc có chứng từ chứng nhận nhưng

không đúng và không đầy đủ;

- Chi phí liên quan đến chi phí không được trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp chẳng

hạn như công tác phí ,tiếp khách ,điện thoại và phí quảng cáo;

- Chi phí liên quan đến tài sản cổ định chưa được ghi tăng hoặc đã ghi tăng tài sản của doanh nghiệp

nhưng không sử dụng vào hoạt động kinh doanh toàn bộ hoặc một phần như chuyển giao cho cổ

đông,giám đốc, người quản lý hoặc nhân viên sử dụng với tư cách cá nhân hoặc có nhiều hơn sự

cần thiết trong hoạt động kinh doanh;

- Chi phí liên quan đến tiền điện,tiền nước,nhiên liệu,khí dốt riêng phần tỷ lệ không sử dụng trực

tiếp vào hoạt động kinh doanh;

- Chi phí liên quan đến máy tính,laptop,Ipad,điện thoại di động đã ghi hoặc chưa ghi tăng vào tài

sản của đối tượng nộp thuế GTGT;

- Hàng hóa sử dụng cá nhân như thuốc lá,đồ uống có cồn,thức ăn và các loại đồ uống và sản phẩm

khác.

Điều 25 (Sửa đổi) Đối tượng có quyền xin hoàn thuế giá trị gia tăng

Đối tượng có quyền xin hoàn thuế GTGT chi tiết như sau:

1. Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT xuất khẩu hàng

hóa theo các hoạt động như đã quy định tại điều 11 của luật này đi nước ngoài hoặc vùng kinh tế đặc

biệt;

2. Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT sáp nhập hoạt

đông kinh doanh ,chia tách ,ngừng hoặc phá sản theo pháp luật;

3. Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT đã quyết toán theo

từng tháng nhưng khấu trừ thuế GTGT không hết trong vòng 3 tháng kể từ tháng phát sinh thuế

GTGT;

4. Tổ chức quốc tế,Đại sứ quan,Lãnh sự quán và nhà ngoại giao theo Bộ ngoại giao phê duyệt;

5. Hành khách và khách du lịch nước ngoài mua hàng hóa tại nước CHDCND Lào và di chuyển hàng

hóa này đi tiêu dùng ở nước ngoài thông qua cửa khẩu sân bay quốc tế của nước CHDCND Lào;

6. Cá nhân, pháp nhân đã nộp thuế GTGT thừa như đã quy định tại pháp luật.

Điều 26 (Sửa đổi) Thuế giá trị gia tăng được phép hoàn lại

Thuế GTGT được phép hoàn lại quy định như sau :

1. Thuế GTGT đầu vào của hoạt động kinh doanh đã quy định tại điều 11 của luật này đối với hàng hóa

xuất khẩu đi nước ngoài ;

2. Số thuế GTGT đầu vào còn lại trong thời gian sáp nhập công ty , chia tách hoạt động kinh

doanh,ngừng hoạt động hoặc phá sản theo pháp luật;

3. Thuế GTGT đã tính khấu trừ hàng tháng nhưng không khấu trừ hết trong vòng 3 tháng kể từ ngày

phát sinh thuế GTGT;

4. Thuế GTGT nộp thừa;

5. Thuế GTGT liên quan đến việc mua hàng hóa nội địa của Tổ chức quốc tế,Đại sứ quán ,Lãnh sự quán

và nhà ngoại giao;

6. Thuế GTGT đầu vào liên quan đến việc mua hàng hóa tại nước CHDCND Lào của khách du lịch và

hành khách nước ngoài để đi tiêu dùng ở nước ngoài;

Điều 27 (Sửa đổi) Điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng

Quy trình hoàn thuế GTGT phải thực hiện theo các điều kiện sau :

1. Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT xuất khẩu hàng

hóa đi nước ngoài phải :

- Áp dụng chế độ kế toán theo luật kế toán;

- Sử dụng hóa đơn đúng theo quy định về hóa đơn;

- Có hợp đồng mua-bán liên quan ,chứng từ chứng nhận xuất khẩu đúng và đầy đủ;

- Thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng;

- Kê khai và nộp thuế GTGT đúng và đầy đủ theo pháp luật;

2. Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT có sáp nhập hoặc

chia tách hoạt động ,ngừng hoạt động phải :

- Có hợp đồng liên doanh kèm theo hồ sơ chứng nhận sáp nhập,chia tách hoạt động từ bộ phận liên

quan;

- Có chứng từ chứng nhận nộp thuế đúng và đầy đủ kèm theo hồ sơ chứng nhận ngừng hoạt động

từ các bộ phận liên quan;

3. Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT phá sản phải có

hồ sơ và quyết định của Tòa án liên quan đến việc phá sản của doanh nghiệp mình;

Quy trình nghiên cứu và xem xét hoàn thuế GTGT phải thực hiện theo sự phân cấp quản lý của cơ quan

thuế .

Điều 28 (Sửa đổi) Quy trình xin hoàn thuế giá trị gia tăng

Quy trình xin hoàn thuế GTGT phải thực hiện hàng tháng và không quá 3 tháng kể từ ngày phát sinh

thuế GTGT đầu vào:

1. Xin hoàn hàng tháng kể từ tháng phát sinh thuế GTGT đầu vào đối với đối tượng nộp thuế GTGT

hoạt động xuất khẩu hàng hóa,cung cấp hàng hóa và dịch vụ nội địa thông thường và liên tiếp;

2. Xin hoàn thuế GTGT trường hợp có sáp nhập công ty,chia tách hoạt động,ngừng hoạt động hoặc phá

sản nhưng không quá 3 tháng sau khi có quyết định bằng văn bản từ các bộ phận liên quan;

Điều 29 (Sửa đổi) Thuế giá trị gia tăng không được phép hoàn

Thuế GTGT không được phép hoàn quy định như sau:

1. Thuế GTGT đầu vào không được phép khấu trừ như đã quy định tại điều 24 của luật này;

2. Thuế GTGT được phép khấu trừ hoặc hoàn lại nhưng thực hiện điều kiện không đúng và không đầy

đủ như đã quy định tại điều 27 của luật này.

PHẦN 4

QUY TRÌNH KÊ KHAI VÀ NỘP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Điều 30 (Sửa đổi) Quy trình kê khai thuế giá trị gia tăng

Quy trình kê khai thuế GTGT phải thực hiện như sau:

1. Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT phải kê khai thuế

GTGT không quá ngày 15 của tháng tiếp theo với chính quyền thuế nơi trực thuộc;

2. Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức nhập khẩu hàng hóa phải kê khai thuế GTGT thời gian nhập khẩu

hàng hóa kèm theo việc kê khai thuế nhập khẩu tại cửa khẩu;

Quy định,các bước ,mẫu tờ khai và mẫu bảng báo cáo sử dụng hóa đơn bao gồm cả việc kê khai thông

qua hệ thống điện tử đã nêu tại quy định riêng khác.

Điều 31 (Sửa đổi) Quy trình nộp thuế giá trị gia tăng

Quy trình nộp thuế GTGT phải thực hiện như sau:

1. Đối tượng nhập khẩu hàng hóa phải nộp tại cửa khẩu nơi nhập khẩu hàng hóa hoặc kho bạc nhà nước

hoặc tại ngân hàng có tài khoản của kho bạc nhà nước;

2. Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT phải nộp hàng

tháng không quá ngày 15 của tháng tiếp theo tại kho bạc nhà nước hoặc tại ngân hàng có tài khoản

của kho bạc nhà nước;

3. Đối tượng mua dịch vụ từ đối tượng không cư trú và không đăng ký thành lập doanh nghiệp theo

pháp luật nước CHDCND Lào hoặc đối tượng mua dịch vụ từ đối tượng cư trú không đăng ký thành

lập doanh nghiệp tại nước CHDCND Lào phải thực hiện như sau :

3.1 Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT phải nộp hàng

tháng không quá ngày 15 của tháng tiếp cùng nhau với việc kê khai nộp hàng tháng ;

3.2 Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức không là cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh

trong hệ thống thuế GTGT phải nộp trong vòng 15 ngày kể từ ngày thanh toán tiền cho nhà cung

cấp này.

Điều 32 (Sửa đổi) Thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng không cư trú và không đăng ký thành lập doanh

nghiệp tại nước CHDCND Lào và đối tượng cư trú nhưng đi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại vùng

kinh tế đặc biệt

Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT nếu mua dịch vụ từ

đối tượng không cư trú và không thành lập doanh nghiệp theo pháp luật nước CHDCND Lào và đối tượng cư

trú nhưng đí đăng ký thành lập doanh nghiệp tại vùng kinh tế đặc biệt phải tính thuế GTGT thời điểm thanh

toán tiền cho đối tượng cung cấp dịch vụ này và phải nộp thuế GTGT trong thời gian kê khai nộp thuế thông

thường như đã quy định tại điều 31 mục 2 của luật này.

Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức không là cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong

hệ thống thuế GTGT nếu đã mua dịch vụ từ đối tượng không cư trú và không đăng ký thành lập doanh nghiệp

tại nước CHDCND Lào thì cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức không là cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt

động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT phải tính và nộp thuế GTGT trong vòng 15 ngày làm việc kể từ

ngày thanh toán tiền cho nhà cung cấp.

Trong trường hợp cung cấp dịch vụ nếu có sử dụng hàng hóa vào nhưng chưa tính thu thuế GTGT thì

phải tính thu lại.

Điều 33 (Sửa đổi) Thuế giá trị gia tăng phải nộp hoặc khấu trừ tiếp

Thuế GTGT phải nộp hoặc khấu trừ trong tháng tiếp theo là phần trừ giữa thuế GTGT đầu ra và thuế

GTGT đầu vào được phép khấu trừ ,trong trường hợp số thuế GTGT đầu ra cao hơn số thuế GTGT đầu vào sẽ

được xem là có số thuế GTGT phải nộp thêm ,ngược lại trong trường hợp số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số

thuế GTGT đầu vào thì sẽ được xem là có số thuế GTGT được phép khấu trừ trong tháng tiếp theo.

PHẦN 5

QUY TRÌNH VAO,RA HỆ THỐNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Điều 34 (Sửa đổi) Quy trình vào trong hệ thống thuế giá trị gia tăng

Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh đã đăng ký doanh nghiệp ,được phép đầu tư từ

bộ phận liên quan và nhận được mã số thuế phải vào trong hệ thống thuế GTGT ngoại trừ doanh nghiệp nhỏ

nhất.

Điều 35 ( Mới) Quy trình ra Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT sẽ bị xóa khỏi hệ

thống trong trường hợp giải thể,phá sản hoặc ngừng hoạt động vĩnh viễn.

PHẦN 6

ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VÀ XUẤT HÓA ĐƠN

Điều 36 (Sửa đổi) Áp dụng chế độ kế toán và xuất hóa đơn

Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT phải áp dụng chế độ

kế toán theo luật kế toán.

Thông tin chứng nhận hạch toán kế toán, chứng từ kế toán phải lưu giữ trong vòng 10 năm và phải cung

cấp được bất cứ lúc nào nếu có sự kiểm tra của cán bộ cơ quan thuế hoặc cán bộ khác liên quan.

Điều 37 Xuất hóa đơn

Việc xuất hóa đơn là xuất chứng từ chứng nhận hạch toán kế toán,cung cấp hàng hóa và dịch vụ ,thanh

toán thuế GTGT thời điểm mua,thu thuế GTGT thời điểm cung cấp,khấu trừ và xin hoàn thuế GTGT.

Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT mọi lần có cung cấp

hàng hóa và dịch vụ phải xuất hóa đơn đúng theo quy định về hóa đơn.

Việc xuất hóa đơn đã nêu tại quy định riêng khác.

Điều 38 (Sửa đổi) Chuẩn mực báo cáo tài chính và sử dụng hóa đơn

Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT phải áp dụng chế độ

kế toán theo chuẩn mực kế toán như đã quy định tại luật kế toán và sử dụng hóa đơn đúng theo quy định về

hóa đơn đã ban hành theo từng thời kỳ.

PHẦN 7

CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CÒN NỢ

Điều 39 (Sửa đổi) Công tác kiểm tra

Công tác kiểm tra là nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của cá nhân,pháp nhân hoặc tổ

chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT cho đúng và đầy đủ.

Công tác kiểm tra có thể thực hiện như sau:

1. Kiểm tra chứng từ kế toán của cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống

thuế GTGT tại văn phòng thuế;

2. Kiểm tra kế toán tại chỗ của cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống

thuế GTGT tại trụ sở ,chi nhánh hoặc đại lý bao gồm cả nhà kho hàng hóa,nơi sản xuất cung cấp hàng

hóa và dịch vụ;

3. Kiểm tra hàng hóa thực tế của cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống

thuế GTGT tại nơi liên quan như : nhà kho ,nơi di chuyển hàng hóa nội địa.

Công tác kiểm tra có thể thực hiện được theo hình thức thông thường ,thông báo trước hoặc đột xuất.

Đối tượng bị kiểm tra phải có tinh thần hợp tác trong việc kiểm tra của cán bộ ,sau khi hoàn thành việc

kiểm tra mọi lần ,cán bộ kiểm tra phải làm biên bản kiểm tra bằng văn bản trước mặt đối tượng hoạt động kinh

doanh bị kiểm tra ,sau đó phải đọc hoặc cho đối tượng này tự đọc biên bản và ký vào để làm bằng chứng.

Trong quy trình kiểm tra đó cán bộ kiểm tra phải thực hiện nghiêm khắc theo pháp luật.

Điều 40 Công tác quản lý thuế thuế giá trị gia tăng còn nợ

Thuế GTGT còn nợ định như sau :

1. Thuế GTGT từ việc kê khai nộp nhưng chưa nộp;

2. Thuế GTGT từ việc kiểm tra hoặc các trường hợp khác do đối tượng nộp thuế còn nợ;

Công tác quản lý thuế GTGT còn nợ được thực hiện thông qua bám sát chính các đối tượng ,số thuế

GTGT còn nợ ,yêu cầu nộp và thu vào ngân sách nhà nước đầy đủ.

CHƯƠNG III

QUYỀN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁ NHÂN ,PHÁP NHÂN HOẶC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH

TRONG HỆ THỐNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ CÁC BỘ PHẬN KHÁC LIÊN QUAN

Điều 41 (Sửa đổi) Quyền và nhiệm vụ của cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong

hệ thống thuế GTGT

Quyền và nhiệm vụ của cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế

GTGT quy định như sau :

1. Quyền của cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT:

1.1 Được nhận thông tin, giải trình,giải thích và có ý kiến về công tác thuế GTGT;

1.2 Được giữ bí mật về thông tin của đối tượng nộp thuế GTGT;

1.3 Được nhận thuế GTGT đã nộp thừa theo pháp luật;

1.4 Tổ cáo về hành vi của cán bộ cơ quan thuế hoặc tổ chức liên quan cho rằng không đúng và không

đi theo hướng pháp luật;

1.5 Sử dụng quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ của cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT:

2.1 Tính ,kê khai và nộp thuế GTGT đúng đầy đủ và kịp thời ;

2.2 Chịu trách nhiệm với việc kê khai ,tính ,thu,khấu trừ và xin hoàn thuế GTGT cho rõ rang và đúng

theo thực tế;

2.3 Báo cáo tài khoản tiền gửi của mình tại kho bạc nhà nước ,ngân hàng và tổ chức tài chính khác

cho cơ quan thuế;

2.4 Báo cáo thuế GTGT được miễn và thuế suất 0% theo pháp luật và theo quyết định của chính phủ;

2.5 Áp dụng chế độ kế toán và sử dụng hóa đơn theo pháp luật và quy định;

2.6 Cung cấp chứng từ kế toán ,hóa đơn,giấy chứng nhận tình hình tài chính và hồ sơ khác liên quan

đến việc tính và kiểm tra kế toán cho cơ quan thuế theo quy định;

2.7 Thực hiện quy định,chỉ thị ,thông tư và thông báo của cơ quan thuế trong việc nộp thuế GTGT

còn nợ và tiền phạt ,nếu không chú ý và không hợp tác phải đồng ý cho thu giữ hoặc chiếm đoạt

tài sản thuộc quyền sở hữu có giá trị bằng số thuế GTGT còn nợ;

2.8 Giữ gìn và lưu giữ chứng từ kế toán theo quy định;

2.9 Thực hiện nhiệm vụ khác như đã quy định tại pháp luật .

Điều 42 Quyền và nhiệm vụ của cá nhân ,pháp nhân hoặc tổ chức liên quan

Cá nhân ,pháp nhân hoặc tổ chức liên quan có quyền và nhiệm vụ như sau :

1. Theo dõi ,kiểm tra cách tính ,thu ,khấu trừ ,nộp và hoàn thuế GTGT của chính quyền thuế;

2. Được nhận bảo vệ và giữ bí mật về thuế GTGT theo pháp luật;

3. Cung cấp thông tin về cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế

GTGT;

4. Thông báo và báo cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuế GTGT với cơ quan thuế;

5. Giữ gìn và lưu giữ chứng từ về thuế GTGT theo pháp luật;

6. Có tinh thần hợp tác và giúp đở cơ quan thuế theo trách nhiệm của mình;

7. Sử dùng quyền và nhiệm vụ khác như đã quy định tại pháp luật.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU CẤM

Điều 43 Điều cấm đối với cán bộ và cán bộ cơ quan thuế

Cấm cán bộ và cán bộ cơ quan thuế có hành vi sau:

1. Tiết lộ bí mật của nhà nước ,chính quyên và thông tin bí mật của đối tượng chịu thuế;

2. Gây khó khăn ,làm chậm ,kéo dài thời gian nghiên cứu ,giải quyết và sửa soạn chứng từ về thuế

GTGT;

3. Buông bỏ nhiệm vụ và thiếu trách nhiệm với công việc được giao;

4. Lợi dụng chức quyền,sử dụng bạo lực,ép đòi ,xin hoặc nhận hối lộ với mục đích lợi ích cá nhân

,gia đình,họ hàng ,bà con ,phe phái hoặc nhóm gây thiệt hại cho lợi ích cá nhân ,pháp nhân hoặc

tổ chức;

5. Thu thuế GTGT không thuộc diện trách nhiệm của mình hoặc không được phép từ tổ chức liên

quan;

6. Sử dụng tiền thuế GTGT với mục đích cá nhân không nộp vào ngân sách nhà nước;

7. Có hành vi khác vi phạm pháp luật.

Điều 44 Điều cấm đối với đối tượng chịu thuế và cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh

trong hệ thống thuế GTGT

Cấm đối tượng chịu thuế và cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế

GTGT có hành vi sau:

1. Tiêu hủy bằng chứng ,sửa soạn hồ sơ ,che giấu doanh thu hoặc vi phạm pháp luật liên quan đến

công tác nộp thuế ;

2. Sử dụng hóa đơn không đúng theo mẫu do Bộ tài chính quy định,sử dụng mẫu hóa đơn không

được cấp phép;

3. Cho hối lộ hoặc tiền thuê thưởng ,nảy sinh âm mưu chiếm đoạt tiền của nhà nước;

4. Sửa soạn chứng từ về thuế GTGT;

5. Báng bổ , ép ,xâm phạm cơ thể cán bộ -công chức và cán bộ cơ quan thuế;

6. Có hành vi khác vi phạm pháp luật.

Điều 45 Điều cấm đối với cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức khác

Cấm cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức khác có hành vi như sau :

1. Từ chối cung cấp thông tin ,tin tức về hành vi sai phạm hoặc vi phạm pháp luật và quy định về

công tác thuế GTGT;

2. Hợp tác chống tội phạm,bao che và trốn tránh về công tác thuế GTGT;

3. Cho hoặc nhận hối lộ,tiền thuê thưởng ,nảy sinh âm mưu chiếm đoạt tiền của nhà nước ;

4. Báng bổ, ép,xâm phạm cơ thể cán bộ -công chức và cán bộ cơ quan thuế hoặc đối tượng chịu

thuế;

5. Có hành vi khác vi phạm pháp luật.

CHƯƠNG V

GIẢI QUYẾT ĐỀ NGHỊ VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Điều 46 Quy trình nộp đơn đề nghị của cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ

thống thuế GTGT

Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT có quyền nộp đơn đề

nghị về công tác thực hiện thuế GTGT đã cho rằng không đúng theo pháp luật .Đơn đề nghị phải nộp trực tiếp

với chính quyền thuế nơi trực thuộc trong vòng 30 ngày kể từ ngày lập tờ khai nộp thuế hoặc thông báo của

chính quyền thuế hoặc ngày phát hiện tình huống cho rằng không đúng.

Chính quyền thuế nhận đơn đề nghị có quyền yêu cầu đối tượng nộp đơn đề nghị cung cấp các chứng

từ,thông tin liên quan đến đơn đề nghị của mình.

Điều 47 Công tác xem xét giải quyết đơn đề nghị

Chính quyền thuế phải xem xét giải quyết trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị ,ngoại

trừ trường hợp phức tạo và khó khăn có thể gia hạn thêm thời gian nhưng không quá 60 ngày.

Quyết định giải quyết của chính quyền thuế có hiệu lực thực hiện đối với đối tượng hoạt động kinh doanh

,ngoài trừ chưa thống nhất được theo quyết định đó cũng có quyền đề nghị với chính quyền thuế cấp trên trong

vòng 20 ngày để xem xét giải quyết là bước cuối cùng.

Trong trường hợp đối tượng nộp thuế GTGT chưa đồng ý với việc giải quyết đơn đề nghị của chính

quyền thuế cấp trên cùng cũng có quyền đề nghị theo luật giải quyết khiếu nại.

Chính quyền thuế phải hoàn số thuế GTGT và tiền phạt đã nộp thừa trong vòng 15 ngày kể từ ngày có

quyết định của chính quyền thuế cấp trên đó.

CHƯƠNG VII

CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KIỂM TRA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

PHẦN 1

CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Điều 48 Tổ chức quản lý thuế giá trị gia tăng

Chính phủ là bên quản lý công tác thuế GTGT tập trung và thống nhất trên phạm vi cả nước và giao cho

bộ tài chính là bên chịu trách nhiệm trực tiếp và tự chủ động trong việc kết hợp với các bộ ,ban ngành và chính

quyền địa phương liên quan.

Tổ chức quản lý công tác thuế GTGT bao gồm :

1. Bộ tài chính;

2. Tổng cục thuế;

3. Cơ quan thuế trực thuộc tỉnh,thủ đô;

4. Cơ quan thuế trực thuộc huyện,đô thị ,thành phố.

Điều 49 Quyền và nhiệm vụ của Bộ tài chính

Trong công tác quản lý thuế GTGT Bộ tài chính có quyền và nhiệm vụ như sau:

1. Nghiên cứu lập,sửa đổi , chính sách ,chiến lược ,luật và các quy định về công tác thuế GTGT trình chính

phủ xem xét;

2. Triển khai chính sách ,chiên lược luật và các quy định về công tác thuế GTGT ;

3. Quảng cáo triển khai và đào tạo chính sách,chiến lược,luật và các quy định liên quan đến công tác thuế

GTGT;

4. Đào tạo ,hướng dẫn cho đơn vị kinh doanh liên quan đến công tác thuế GTGT;

5. Chỉ đạo,theo dõi kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật,văn bản pháp lý khác liên quan đến công tác

thuế GTGT và thực hiện nhiệm vụ của cán bộ hoặc cán bộ cơ quan thuế;

6. Chỉ đạo công tác chuyên môn, quản lý,xây dựng,nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực

,cung cấp ngân sách , phương tiện ,trang thiết bị công nghệ phục vụ công tác thuế GTGT;

7. Kết hợp với tỉnh trưởng ,đô trưởng trong công tác bổ nhiệm, di chuyển ,miễn nhiệm ,thực hiện chính

sách hoặc kỷ luật với cán bộ hoặc cán bộ cơ quan thuế;

8. Kết hợp với tổ chức nhà nước và các tổ chức khác liên quan đến công tác thuế GTGT;

9. Giải quyết đơn đề nghị của đối tượng nộp thuế trên phạm vi cả nước;

10. Chịu trách nhiệm với chính phủ trong việc quản lý tổ chức thực hiện công tác thuế GTGT trên phạm vi

cả nước;

11. Quan hệ hợp tác với nước ngoài,khu vực và quốc tế về công tác thuế GTGT;

12. Tổng kết ,báo cáo việc tổ chức thực hiện công tác thuế GTGT cho chính phủ một cách thường xuyên;

13. Sử dụng quyền và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 50 (Sửa đổi ) Quyền và nhiệm vụ của Tổng cục thuế

Trong công tác quản lý thuế GTGT Tổng cục thuế chịu trách nhiệm trước Bộ tài chính trong việc sử

dụng quyền và thực hiện nhiệm vụ của Bộ tài chính như đã quy định tại điều 49 của luật thuế này.

Điều 51 Quyền và nhiệm vụ của cơ quan thuế trực thuộc tỉnh ,thủ đô

Trong công tác quản lý thuế GTGT cơ quan thuế trực thuộc tỉnh ,thủ đô có quyền và nhiệm vụ theo phạm

vi trách nhiệm của mình như sau:

1. Nghiên cứu và cho ý kiến trong bản dự thảo chính sách,chiến lược,kế hoạch,luật và quy định liên quan

đến công tác thuế GTGT;

2. Quảng cáo triển khai và đào tạo bôi dưỡng, tổ chức thực hiện chính sách ,pháp luật và các quy định

khác liên quan đến công tác thuế GTGT;

3. Đào tạo ,hướng dẫn cho đơn vị kinh doanh liên quan đến công tác thuế GTGT;

4. Lập kế hoạch doanh thu từ thuế GTGT trong năm của tỉnh ,thủ đô;

5. Chịu trách nhiệm với Bộ tài chính trong công tác tổ chức thực hiện thu thuế GTGT đầy đủ đúng theo

quy định của pháp luật;

6. Chỉ đạo quản lý,theo dõi kiểm tra công tác thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thuế trực thuộc huyện,đô thị

,thành phố và cán bộ hoặc cán bộ cơ quan thuế;

7. Đề nghị Bộ trưởng bộ tài chính bổ nhiệm,di chuyển, miễn nhiệm cán bộ hoặc cán bộ cơ quan thuế kết

hợp với tỉnh trưởng và đô trưởng;

8. Đề nghị Bộ tài chính xem xét khen ngợi người có công và kỷ luật đối với người vi phạm kết hợp với

tỉnh trưởng và đô trưởng;

9. Giải quyết đơn đề nghị của đối tượng nộp thuế trên phạm vi cả nước;

10. Quan hệ hợp tác với nước ngoài về công tác thuế GTGT theo chỉ định của cấp trên;

11. Tổng kết và báo cáo việc tổ chức thực hiện công tác thuế GTGT cho Bộ tài chính và tổ chức quản lý

tỉnh ,thủ đô một cách thường xuyên;

12. Sử dụng quyền và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 52 Quyền và nhiệm vụ của cơ quan thuế trực thuộc huyện ,đô thị ,thành phố

Trong công tác quản lý thuế GTGT cơ quan thuế trực thuộc huyện ,đô thị ,thành phố có quyền và nhiệm

vụ theo phạm vi chịu trách nhiệm của mình như sau:

1. Nghiên cứu và cho ý kiến trong bản dự thảo chính sách,chiến lược,kế hoạch,luật và quy định liên quan

đến công tác thuế GTGT;

2. Quảng cáo triển khai và đào tạo bồi dưỡng, tổ chức thực hiện chính sách ,pháp luật và các quy định

khác liên quan đến công tác thuế GTGT;

3. Đào tạo ,hướng dẫn cho đơn vị kinh doanh liên quan đến công tác thuế GTGT;

4. Tự chủ trong công tác tổ chức thực hiện ,quản lý và thu thuế GTGT;

5. Chỉ đạo quản lý,theo dõi kiểm tra công tác thực hiện nhiệm vụ của cán bộ hoặc cán bộ cơ quan thuế;

6. Giải quyết đơn đề nghị của đối tượng nộp thuế theo pháp luạt;

7. Tổng kết và báo cáo việc tổ chức thực hiện công tác thuế GTGT cho cơ quan thuế trực thuộc tỉnh,thủ

đô và tổ chức quản lý huyện ,đô thị,thành phố một cách thường xuyên;

8. Sử dụng quyền và thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

PHẦN 2

CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Điều 53 (Sửa đổi ) Tổ chức kiểm tra công tác thuế giá trị gia tăng

Tổ chức kiểm tra công tác thuế giá trị gia tăng quy định như sau :

1. Tổ chức kiểm tra nội bộ là cùng một tổ chức với tổ chức quản lý công tác thuế GTGT như đã quy định

tại điều 48 của luật này;

2. Tổ chức kiểm tra bên ngoài là quốc hội,hội đồng nhân dân tỉnh ,tổ chức kiểm tra nhà nước các bậc,mặt

trận tổ quốc,liên minh cựu chiến bình ,tổ chức quần chúng,tổ chức đoàn thể ,tổ chức xã hội,truyền

thông,người dân và bộ phận khác có liên quan;

Điều 54 Quyền và nhiệm vụ của tổ chức nội bộ

Tổ chức kiểm tra nội bộ có quyền và nhiệm vụ kiểm tra một cách thương xuyên trong công tác tổ chức

thực hiện pháp luật và quy định , sử dụng quyền và thực hiện nhiệm vụ của cán bộ hoặc cán bộ cơ quan thuế

các bậc bao gồm cả công tác sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của đối tượng thu thuế GTGT.

Điều 55 Quyền và nhiệm vụ của tổ chức kiểm tra bên ngoài

Tổ chức kiểm tra bên ngoài có quyền và nhiệm vụ kiểm tra công tác thực hiện nhiệm vụ của cán bộ hoặc

cán bộ cơ quan thuế bao gồm cả kiểm tra việc thực hiện thuế GTGT để cho công tác thuế GTGT đạt hiệu quả

,trong sạch ,công bằng và kiểm tra được.

Điều 56 Hình thức công tác kiểm tra

Công tác kiểm tra thuế GTGT có 3 hình thức như sau:

1. Kiểm tra thông thường là kiểm tra thực hiện theo kế hoạch định kỳ và có quy định chính xác về thời

gian;

2. Kiểm tra bằng cách thông báo trước là kiểm tra ngoài kế hoạch và cho rằng cần thiết thì phải thông

báo cho đối tượng bị kiểm tra biết trước.

3. Kiểm tra đột xuất là kiểm tra khẩn cấp và không bao trước cho đối tượng bị kiểm tra.

Trong công tác kiểm tra thuế GTGT phải thực hiện đúng theo pháp luật và quy định nghiêm khắc.

CHƯƠNG VII

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI VI PHẠM

PHẦN 1

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG

Điều 57 Chính sách đối với người có công

Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức có công trong công tác thực hiện luật này hiệu quả sẽ được khen ngợi

,tạo điều kiện thuận lợi hoặc chính sách khác theo quy định.

Điều 58 Chính sách đối với đối tượng nộp thuế GTGT

Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT thực hiện nghĩa vụ

của mình đúng ,đầy đủ và kịp thời sẽ được khen ngợi và tạo điều kiện thuận lợi hợp lý trong hoạt động kinh

doanh của mình theo pháp luật.

PHẦN 2

BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI NGƯỜI VI PHẠM

Điều 59 Biện pháp đối với người vi phạm

Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức vi phạm pháp luật và các quy định về thuế GTGT sẽ bị thực hiện biện

pháp giáo dục,cảnh báo,kỷ luật ,phạt ,chi trả chi phí thiệt hại dân sự hoặc xử phạt hình sự theo từng trường hợp

nhẹ hoặc nặng.

Đối tượng hoạt động kinh doanh chưa vào trong hệ thống thuế GTGT chính quyền thuế phải thông báo

nhắc nhở và ghi vào hệ thống thuế GTGT.

Điều 60 Biện pháp đối với cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế giá

trị gia tăng

Cá nhân,pháp nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh trong hệ thống thuế GTGT vi phạm pháp luật và

quy định về công tác thuế GTGT sẽ bị thực hiện biện pháp phạt theo từng trường hợp cụ thể như sau :

1. Phạt 500.000 kíp/tháng đối với việc kê khai nộp thuế GTGT chậm;

2. Phạt 100.000 kíp/lần đối với việc không ghi mã số thuế đối tượng chịu thuế vào tờ khai nộp thuế GTGT;

3. Phạt 3.000.000 kíp/lần đối với việc không thông báo về việc thay đổi thông tin như : Địa chỉ doanh

nghiệp,số điện thoại và thông tin khác vào tờ khai nộp thuế GTGT;

4. Phạt 0.1%/ngày của số thuế GTGT chưa nộp đối với việc không nộp thuế GTGT phải nộp trong tờ khai

nộp thuế GTGT;

5. Phạt theo quy định về mặt kế toán đối với việc không thực hiện theo chuẩn mực kế toán;

6. Thực hiện biện pháp theo quy định về hóa đơn đối với việc không sử dụng hóa đơn hoặc sử dụng hóa

đơn không đúng hoặc viết nội dung trong hóa đơn không đầy đủ;

7. Phạt 1.500.000 kíp/tháng đối với việc không kê khai nộp thuế GTGT;

8. Phạt 50% của số thuế GTGT gây thiệt hại cho nhà nước phát sinh từ việc không kê khai hoặc kê khai

nộp không đúng theo thực tế như không kê khai về hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ chịu thuế

GTGT hoặc kê khai thấp hơn thực tế ,tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào không được phép khấu trừ hoặc

tính khấu trừ cao hơn thực tế , chuyển số thuế GTGT được khấu trừ tiếp cao hơn thực tế,kê khai về việc

nộp trước hoặc nộp hơn pháp luật quy định và không phát sinh thực tế, không kê khai về thuế GTGT đã

tính hoặc kê khai thấp hơn pháp luật quy định;

9. Phạt 1.000.000 kíp cho việc yêu cầu nộp 1 lần đối với việc không cung cấp chứng từ kế toán hoặc cung

cấp chứng từ kế toán không đúng và/hoặc không đầy đủ , cung cấp thông tin không rõ ràng và/hoặc

không đúng;

10. Phạt 1.000.000 kíp với việc vi phạm 1 lần đối với việc không hợp tác hoặc làm gián đoạn thực hiện

nhiệm vụ của cán bộ hoặc cán bộ cơ quan thuế .

Điều 61 (Sửa đổi) Biện pháp đối với đối tượng còn nợ thuế giá trị gia tăng

1. Phạt 30% của số thuế GTGT phải nộp đối với việc yêu cầu nộp lần thứ nhất;

2. Phạt 60% của số thuế GTGT phải nộp đối với việc yêu cầu nộp lần thứ hai;

3. Phạt 100% của số thuế GTGT phải nộp đối với việc yêu cầu nộp lần thứ ba;

Trong trường hợp đối tượng còn nợ thuế GTGT không tuân thủ các biện pháp nêu trên sẽ phải ngừng

hoạt động kinh doanh,hủy bỏ giấy đăng ký doanh nghiệp ,hủy bỏ giấy phép đầu tư ,giấy bỏ phép khác hoặc sẽ

bị xử phạt theo pháp luật theo từng trường hợp nhẹ hoặc nặng.

Quy định thời gian yêu cầu nộp mỗi lần là 15 ngày kể từ ngày phát hành thông báo yêu cầu nộp và gửi

cho đối tượng nộp thuế GTGT còn nợ thuế GTGT .

Điều 62 (Sửa đỏi) Biện pháp đối với cán bộ và cán bộ cơ quan thuế

Cán bộ và cán bộ cơ quan thuế đã vi phạm điều cấm như đã quy định tại điều 43 của luật này sẽ bị kỷ

luật như đã quy định tại luật cán bộ-công chức hoặc bị xử phạt theo pháp luật.

CHƯƠNG IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 63 Tổ chức thực hiện

Chính phủ nước CHDCND Lào là bên tổ chức thực hiện luật này.

Điều 64 Hiệu lực

Luật này có hiệu lực kể từ ngày chủ tịch nước CHDCND Lào ban hành quyết định chính thức và sau khi

ghi lại sự kiện chính thức 15 ngày.

Luật này dùng thay thế luật thuế GTGT số 52/QH,ngày 23 tháng 07 năm 2014

Các điều khoản ,quy định nào trái với luật này đều bị hủy bỏ.

Chủ tịch quốc hội

(Đã ký và đóng dấu)

Pany Yathotu