luẬn vĂn thẠc sĨ tÀi chÍnh ngÂn hÀng - thư...

22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN KIM THANH HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015

Upload: others

Post on 20-Sep-2019

4 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN KIM THANH

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội - 2015

Page 2: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN KIM THANH

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNG

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng

Mã số : 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ BẤT

XÁC NHẬN CỦA

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

PGS.TS NGUYỄN THỊ BẤT

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CHẤM LUẬN VĂN

PSG.TS Trịnh Thị Hoa Mai

Hà Nội – 2015

Page 3: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của

đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn

Trần Kim Thanh

Page 4: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 BHXH Bảo hiểm xã hội

2 BHYT Bảo hiểm y tế

3 CĐBV Công đoàn bệnh viện

4 ĐVSN Đơn vị sự nghiệp

5 ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập

6 ĐVSNCT Đơn vị sự nghiệp có thu

7 KHTH - VT-

TBYT

Kế hoạch tổng hợp - vật tư - thiết bị y tế

8 LTTC Lương tối thiểu chung

9 NSNN Ngân sách Nhà nước

10 TCTC Tự chủ tài chính

11 TSCĐ Tài sản cố định

12 XDCB Xây dựng cơ bản

Page 5: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................

DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................

DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: ...................................................... 1

2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu: .......................................... 1

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ......................................................... 2

3.1. Mục tiêu: ........................................................................................................... 2

3.2. Nhiệm vụ: .......................................................................................................... 2

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................... 2

5. Phƣơng pháp nghiên cứu: ....................................................................... 3

6. Kết cấu luận văn: ..................................................................................... 3

Chƣơng 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ

CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU .............. 4

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 4

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU ................... 6

1.2.1. Đơn vị sự nghiệp ........................................................................................... 6

1.2.2. Đơn vị sự nghiệp có thu ............................................................................... 9

1.3. CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ

THU ............................................................. Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Khái niệm về cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thuError! Bookmark not defined.

1.3.2. Sự cần thiết của tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thuError! Bookmark not defined.

1.3.3. Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thuError! Bookmark not defined.

Page 6: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

iv

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CƠ

CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU

...................................................................... Error! Bookmark not defined.

1.4.1. Các nhân tố khách quan .......................... Error! Bookmark not defined.

1.4.2. Các nhân tố chủ quan .............................. Error! Bookmark not defined.

1.5 KINH NGHIệM THựC HIệN CƠ CHế Tự CHủ TạI BệNH VIệN

BạCH MAI .................................................. Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI

CHÍNH CỦA BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNGError! Bookmark

not defined.

2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. Error! Bookmark not defined.

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Nghiên cứu tài liệu ................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Thu thập dữ liệu ....................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.3. Xử lý dữ liệu ............................................. Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 3 ........................................................ Error! Bookmark not defined.

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠIError! Bookmark

not defined.

BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNG .... Error! Bookmark not defined.

3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN DA

LIỄU TRUNG ƢƠNG CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CƠ CHẾ TỰ CHỦ

TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIỆN ............... Error! Bookmark not defined.

3.1.1. Đặc điểm về quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Da liễu

Trung ương ................................................................ Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Đặc điểm về chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện Da liễu Trung

ương ................................................................. Error! Bookmark not defined.

3.1.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của bệnh việnError! Bookmark not defined.

Page 7: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

v

3.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN

DA LIỄU TRUNG ƢƠNG ........................ Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Cơ sở pháp lý về tự chủ tài chính của Bệnh viện Da liễu Trung ươngError! Bookmark not defined.

3.2.2. Cơ chế tự chủ trong quản lý nguồn thu của Bệnh viện Da liễu Trung

ương ............................................................................ Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Cơ chế tự chủ trong quản lý chi tiêu của Bệnh viện Da liễu Trung

ương ................................................................. Error! Bookmark not defined.

3.2.4. Thực trạng cơ chế quản lý vật tư, tài sản của bệnh việnError! Bookmark not defined.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI

BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNG . Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Kết quả đạt được ...................................... Error! Bookmark not defined.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNGError! Bookmark not

defined.

4.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNGError! Bookmark

not defined.

4.1.1. Định hướng chung của ngành y tế ......... Error! Bookmark not defined.

4.1.2. Định hướng phát triển của Bệnh viện Da liễu Trung ươngError! Bookmark not defined.

4.1.3. Mục tiêu tự chủ tài chính của Bệnh viện Da liễu Trung ươngError! Bookmark not defined.

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI

BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNG . Error! Bookmark not defined.

4.2.1. Đa dạng hóa nguồn thu ........................... Error! Bookmark not defined.

4.2.2. Nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại bệnh việnError! Bookmark not defined.

4.2.3. Tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản tại bệnh việnError! Bookmark not defined.

4.2.4. Một số giải pháp khác ............................. Error! Bookmark not defined.

Page 8: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

vi

4.3. KIẾN NGHỊ ......................................... Error! Bookmark not defined.

4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ................... Error! Bookmark not defined.

4.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan chủ quản ...... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11

Page 9: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

vii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp cơ cấu nguồn thu của Bệnh viện Da liễu Trung ương

......................................................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.2: Tổng hợp kinh phí NSNN cấp cho Bệnh viện Da liễu Trung ương

......................................................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp y tếError! Bookmark

not defined.

của Bệnh viện Da liễu Trung ương ................. Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.4: Cơ cấu chi từ các nguồn của Bệnh viện Da liễu Trung ương . Error!

Bookmark not defined.

Bảng 2.5: Các khoản chi thường xuyên của Bệnh viện Da liễu Trung ương

......................................................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.6: Mức khoán cước phí điện thoại cố định hàng tháng ............... Error!

Bookmark not defined.

Bảng 2.7: Mức khoán điện thoại di động và điện thoại công vụ nhà riêng

......................................................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.8: Các khoản chi không thường xuyên của Bệnh viện Da liễu Trung

ương ................................................................. Error! Bookmark not defined.

Page 10: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình quy trình nghiên cứu luận văn ......... Error! Bookmark not

defined.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Da liễu Trung ương ................. Error!

Bookmark not defined.

Page 11: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

1

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Với chức năng bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ, ngành y tế giữ vai trò quan

trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hoạt động y

tế chỉ được duy trì khi có một cơ chế tài chính hợp lý.

Chính vì thế, hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách lớn

liên quan đến hệ thống y tế, tạo cơ chế tài chính hợp lý cho ngành y tế, góp

phần tạo nên sự thay đổi sâu sắc trong cơ cấu tài chính y tế của Việt Nam.

Trong đó có chính sách về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự

bảo đảm chi phí hoạt động hoặc tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động đối

với các đơn vị y tế công lập được quy định tại Nghị định 10/2002/NĐ-CP và

được bổ sung trong Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP.

Đây là một động lực mới của ngành y tế, góp phần làm cho một số đơn vị y tế

đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, chính sách này lại chưa được thực hiện

một cách hiệu quả đối với các bệnh viện tuyến Trung ương.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

của Bệnh viện Da liễu Trung ương thấy còn một số bất cập. Chính vì thế, với

mục đích tìm kiếm những giải pháp nâng cao khả năng tự chủ tài chính tại

bệnh viện Da liễu Trung ương, học viên đã thực hiện thông qua bài nghiên

cứu khoa học với đề tài:

“Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Da liễu Trung

ƣơng”

2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu:

Để nghiên cứu đề tài:“Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện

Da liễu Trung ương” luận văn lần lượt đi vào giải quyết các câu hỏi sau:

- Thế nào là cơ chế tự chủ tài chính?

- Nội dung cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự ngiệp có thu?

Page 12: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

2

- Thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện da liễu

Trung ương?

- Những bất cập trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh

viện Da liễu Trung ương?

- Các giải pháp nào hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Da

liễu Trung ương?

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

3.1. Mục tiêu:

Dựa trên Nguyên lý về cơ chế tự chủ tài chính của Đơn vị sự nghiệp có

thu, luận văn phân tích thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh

viện da liễu Trung ương. Chỉ rõ những bất cập trong việc thực hiện cơ chế

này của Bệnh viện. Từ đó đề xuất những giải pháp giúp Bệnh viện thực hiện

tốt hơn cơ chế tự chủ tài chính.

3.2. Nhiệm vụ:

- Một là, thu thập các nguồn dữ liệu, tiến hành khảo sát thực tế để đánh

giá đúng hiện trạng của Bệnh viện.

- Hai là, chỉ rõ cho Bệnh viện thấy được vì sao và bằng cách nào để

Bệnh viện thực hiện tốt nhất.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

- Khung lý thuyết và các vấn đề thực tiễn đi sâu vào cơ chế quản tài

chính của đơn vị sự nghiệp có thu.

- Luận văn nghiên cứu trong phạm vi hoạt động tài chính của Bệnh viện

Da liễu Trung ương với tư cách là một đơn vị sự nghiệp có thu.

- Về thời gian: Các tài liệu và số liệu thực tế sử dụng trong giai đoạn

2011 - 2014.

Page 13: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

3

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Để tìm hiểu về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện

Da liễu Trung ương luận văn sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

- Phương pháp liên hệ đối chiếu

6. Kết cấu luận văn:

Ngoài lời mở đầu , kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu sơ

đồ, luận văn được kết cấu thành 4 chương.

Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính của

đơn vị sự nghiệp có thu

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Da liễu

Trung ương

Chương 4:Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện

Da liễu Trung ương

Page 14: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

4

Chƣơng 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ

CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Trước năm 2000, hầu hết các bệnh viện hoạt động theo cơ chế đơn vị

hưởng Ngân sách Nhà nước với một phần ngân sách thu từ viện phí. Theo cơ

chế bao cấp, NSNN cấp cho bệnh viện được chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng,

trang thiết bị (chi phát triển) và các khoản chi phí trực tiếp cho dịch vụ khám

chữa bệnh (chi thường xuyên). Các bệnh viện có vai trò vừa là người cung

cấp dịch vụ khám, chữa bệnh vừa là người hoàn trả chi phí dịch vụ đã cung

cấp.

Từ năm 2000 trở lại đây,các bệnh viện công lập đang có sự chuyển đổi

mạnh mẽ về cơ chế tài chính qua việc triển khai thực hiện các chủ trương “xã

hội hóa” và giao quyền tự chủ tài chính. Quá trình chuyển đổi này vẫn chưa

chấm dứt, song đã bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ. Thực hiện cơ chế

tự chủ đã góp phần nâng cao tính năng động của các đơn vị, huy động nguồn

lực và mở rộng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng. Tới nay, gần 100% bệnh

viện trung ương và 70% bệnh viện tỉnh, huyện thực hiện tự chủ, trong đó có 4

đơn vị trung ương thực hiện tự chủ toàn bộ chi phí thường xuyên, số còn lại

tự chủ một phần.

“Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc

Ninh”. Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh viết năm 2013.

Tác giả bài viết đã phân tích và đánh giá cơ chế quản lý trong ngành y tế nói

riêng, cụ thể là Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh trong xu huớng chuyển sang

nền kinh tế thị truờng xã hội chủ nghĩa và chủ truơng xã hội hoá dịch vụ

công, các đơn vị sự nghiệp công ở Việt Nam không còn đơn thuần là thực

hiện chỉ tiêu kế hoạch Nhà nứoc giao cho mà còn tự tổ chức cung ứng dịch vụ

Page 15: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

5

cho xã hội. Nguồn tài chính của các đơn vị này không chỉ do Ngân sách Nhà

nứoc cấp mà từng đơn vị khai thác thêm từ các dịch vụ cung ứng cho xã hội.

Từ thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/Nđ-

Cp của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, tác giả đưa ra một số giải pháp cụ

thể nhằm hoàn thiện như sau: (1) Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quản lý

tài chính cũng như ý thức trách nhiệm trong cơ chế tự chủ, tự chịu trách

nhiệm cho nhân viên. (2) Nhóm giải pháp mở rộng các loại hình dịch vụ, dịch

vụ yêu cầu đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngưòi dân. (3) Mở rộng hợp tác quốc

tế.

“Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ”

Luận văn thạc sỹ của tác giả Đinh Thị Kim Oanh viết năm 2014. Từ vịêc

phân tích và đánh giá tình tình thực hiện tự chủ tài chính trong giai đoạn

2009-2013, tác giả đề xuất một số nhóm giải phảp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài

chính như sau: (1) Nâng cao nhận thức về tự chủ tài chính. (2) Đa dạng hoá

nguồn thu cho bệnh viện. (3) Tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả các

khoản chi. (4) Hoàn thiện cơ chế trả luơng và phân phối thu nhập. (5) Giải

pháp về công tác kiểm tra, giám sát tài chính. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra

một số kiến nghị đối với Nhà nuớc, đơn vị chủ quản và Bệnh viện.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đã đóng góp rất lớn trong việc hoàn

thiện lý luận cơ bản về hoàn thiện cơ chế tài chính tại đơn vị sự nghiệp y tế có

thu. Nội dung các công trình nghiên cứu, nghiên cứu các đối tuợng khác nhau,

tuy nhiên đều đưa ra các vấn đề lý luận cơ bản nhất về tự chủ tài chính, thực

trạng và giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các các bệnh viện

tuyến tỉnh mà chưa đề tài nào nghiên cứu về tự chủ tài chính tại bệnh viện

tuyến Trung uơng.

Page 16: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

6

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU

1.2.1. Đơn vị sự nghiệp

1.2.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp

Đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà

nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp

dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước. Các đơn vị này hoạt động trong các

lĩnh vực: Giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và du lịch, thông

tin truyền thông và báo chí, khoa học và công nghệ, sự nghiệp kinh tế và sự

nghiệp khác.

Theo Quy định và Nghị định của Nhà nước về quyền tự chủ, tự chịu

trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối

với các đơn vị sự nghiệp công lập thì ĐVSN được xác định bởi các tiêu thức

cơ bản sau:

- Có văn bản quyết định thành lập ĐVSN của cơ quan có thẩm quyền ở

Trung ương hoặc địa phương.

- Hoạt động cung cấp các dịch vụ công trong các lĩnh vực giáo dục, y tế,

khoa học, công nghệ, văn hóa thể dục thể thao...

- Được Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, chi phí hoạt

động thường xuyên để thực hiện các nhiệm vụ, chuyên môn được giao.

- Có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng.

1.2.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp

Thứ nhất: ĐVSN là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã

hội, không vì mục đích kiếm lời.

Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự

nghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho mọi thành phần

trong xã hội. Việc cung ứng các hàng hóa này cho thị trường chủ yếu không

vì mục tiêu lợi nhuận như hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tổ chức,

Page 17: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

7

duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp các sản phẩm, dịch

vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc

phân phối lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng khi can

thiệp vào thị trường, nhờ đó sẽ hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt

động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nguồn nhân

lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ hai: Sản phẩm của các ĐVSN mang tính lợi ích chung có tính bền

vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần.

Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những giá trị

về tri thức, văn hóa, phát minh, sức khỏe, đạo đức, các giá trị về xã hội…Đây

là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều

đối tượng trên phạm vi rộng. Nhìn chung, đại bộ phận các sản phẩm của

ĐVSN có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành, một lĩnh vực nhất

định mà những sản phẩm đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa, truyền

tiếp.

Thứ ba: Hoạt động sự nghiệp của các ĐVSN luôn gắn liền và bị chi phối

bởi các chương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.

Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức, duy trì và đảm bảo

hoạt động sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Để

thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thực

hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia như: Chương trình xóa mù chữ,

chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chương trình xóa đói giảm

nghèo, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình,…Những chương trình,

mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước - với vai trò của mình mới có thể thực

hiện một cách triệt để và có hiệu quả. Thông qua việc duy trì và phát triển các

hoạt động sự nghiệp gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương

trình phát triển kinh tế xã hội nhằm mang lại lợi ích cho người dân.

Page 18: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

8

1.2.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp

Hoạt động của ĐVSN trong xã hội rất đa dạng, phong phú và có thể

phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.

* Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động

- ĐVSN trong lĩnh vực giáo dục đào tạo

- ĐVSN trong lĩnh vực y tế (bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân)

- ĐVSN văn hóa, thông tin

- ĐVSN phát thanh truyền hình

- ĐVSN dân số - trẻ em, kế hoạch hóa gia đình

- ĐVSN thể dục, thể thao

- ĐVSN khoa học công nghệ, môi trường

- ĐVSN kinh tế (duy tư, sửa chữa đê điều, trạm trại)

- ĐVSN khác

* Căn cứ vào cấp quản lý

- ĐVSNCL ở trung ương như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình

Việt Nam, các bệnh viện, trường học do các Bộ ngành, cơ quan ở Trung ương

quản lý.

- ĐVSNCL ở địa phương như Đài phát thanh truyền hình ở các địa

phương, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý.

* Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp

- Đơn vị sự nghiệp có thu:

+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm toàn bộ chi phí cho hoạt động

thường xuyên và hoạt động đầu tư (gọi là ĐVSN tự bảo đảm chi thường

xuyên và chi đầu tư): ĐVSN có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường

xuyên và hoạt động đầu tư bằng hoặc lớn hơn 100%.

Page 19: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

9

+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm toàn bộ chi phí cho hoạt động

thường xuyên (gọi là ĐVSN tự bảo đảm chi thường xuyên): ĐVSN có mức tự

bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%.

+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm một phần chi phí cho hoạt

động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi là ĐVSN tự bảo đảm

một phần chi thường xuyên): ĐVSN có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động

thường xuyên từ trên 10% đến dưới 100%.

- Đơn vị sự nghiệp không có thu:

+ Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, ĐVSN không có nguồn thu, kinh

phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm

toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi là ĐVSN do NSNN bảo đảm chi thường

xuyên): ĐVSN có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ 10%

trở xuống.

Cách xác định mức đảm bảo kinh phí hoạt động để phân loại ĐVSN:

Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động

thường xuyên của ĐVSN =

Tổng số nguồn thu sự nghiệp x 100%

Tổng số chi hoạt động thường xuyên

1.2.2. Đơn vị sự nghiệp có thu

1.2.2.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu

Đơn vị sự nghiệp có thu (ĐVSNCT) là một loại đơn vị sự nghiệp công

lập có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, là

đơn vị dự toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu riêng,

tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán.

1.2.2.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu

Thứ nhất: Những hoạt động của đơn vị này có tính chất xã hội, khác với

những loại hình dịch vụ thông thường, nó phục vụ các lợi ích tối cần thiết của

xã hội để đảm bảo cho cuộc sống được bình thường. Những loại dịch vụ

thông thường được hiểu là những hoạt động phục vụ không tạo ra sản phẩm

Page 20: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

10

mang hình thái hiện vật, còn dịch vụ mà các ĐVSN cung cấp là những hoạt

động phục vụ nhu cầu cần thiết của xã hội, bất kể các sản phẩm được tạo ra có

hình thái hiện vật hay phi hiện vật.

Thứ hai: Do khả năng hạn hẹp của NSNN, không thể đảm bảo tất cả các

khoản chi cho hoạt động dịch vụ của các ĐVSN đáp ứng nhu cầu xã hội nên

Nhà nước cho phép các ĐVSNCT được thu một số loại phí, lệ phí từ hoạt

động của mình như: học phí, viện phí, phí kiểm dịch,…từ cá nhân, tập thể sử

dụng các dịch vụ do đơn vị cung cấp để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí

hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và bổ sung tái tạo chi phí

hoạt động thường xuyên của đơn vị.

Thứ ba: Các ĐVSNCT được tổ chức sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch

vụ phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên môn của mình. Do vậy, nguồn tài

chính của các ĐVSNCT không chỉ có kinh phí từ NSNN cấp mà còn có

nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp khác.

Thứ tư: ĐVSNCT chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản (Bộ,

ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố). Đồng thời, chịu sự quản lý về mặt

chuyên môn của các Bộ, ngành chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực hoạt

động sự nghiệp và chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở và hoạt

động. Như vậy, hoạt động của các ĐVSNCT chịu sự quản lý của nhiều cấp

quản lý với mối quan hệ đạn xen, phức tạp ảnh hưởng đến cơ chế quản lý của

đơn vị.

1.2.2.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu

Về phân loại ĐVSNCT được dựa trên mức độ tự chủ tài chính của các

đơn vị về cả chi thường xuyên và chi đầu tư. Theo đó, tại Nghị định số

16/2015/NĐ-CP quy định 03 loại ĐVSNCT như sau:

- ĐVSNCT tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Là đơn vị có

nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên và

Page 21: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh viện Da liễu Trung ương, 2011. Báo cáo quyết toán tài chính

năm 2011. Hà Nội: Tháng 12 năm 2011.

2. Bệnh viện Da liễu Trung ương, 2012. Báo cáo quyết toán tài chính

năm 2012. Hà Nội: Tháng 12 năm 2012.

3. Bệnh viện Da liễu Trung ương, 2013. Báo cáo quyết toán tài chính

năm 2013. Hà Nội: Tháng 12 năm 2013.

4. Bệnh viện Da liễu Trung ương, 2014. Báo cáo quyết toán tài chính

năm 2014. Hà Nội: Tháng 12 năm 2014.

5. Bệnh viện Da liễu Trung ương, 2011. Quy chế chi tiêu nội bộ. Hà Nội:

Tháng 10 năm 2011.

6. Bộ Tài chính, 2002. Hỏi đáp về cơ chế quản lý tài chính đối với cơ

quan hành chính và đơn vị sự nghiệp có thu. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

7. Chủ tịch Quốc hội, 2002. Luật số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 quy

định về Ngân sách nhà nước. Hà Nội: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam.

8. Nguyễn Thị Kim Chúc, 2011. Kinh tế y tế và bảo hiểm y tế. Hà Nội:

Nhà xuất bản thống kê.

9. Phan Thị Cúc, 2002. Đổi mới quản lý tài chính ở đơn vị hành chính,

sự nghiệp có thu. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

10. Thanh tra Bộ Tài chính, 2011. Báo cáo tổng kết thanh tra về thực

hiện tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp thời kỳ 2006-2010. Hà Nội: Bộ

Tài chính.

11. Thủ tướng Chính phủ, 2006. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày

25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,

Page 22: LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG - Thư việnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/6872/1/00050006599.pdf · ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nỘi trƢỜng ĐẠi hỌc

12

tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hà

Nội: Chính phủ.

12. Thủ tướng Chính phủ, 2006. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày

09/08/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày

25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,

tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ

Tài chính. Hà Nội: Chính phủ.

13. Thủ tướng Chính phủ, 2015. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày

14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội:

Chính phủ.