luẬn vĂn thẠc sĨ xà hỘi hỌc -...

23
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC LÊ THỊ LUYÊN THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƢỜI DÂN XÃ HUA LA, THÀNH PHỐ SƠN LA Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60.31.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhƣ Trang Hà Nội – 2014

Upload: others

Post on 11-Oct-2019

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA XÃ HỘI HỌC

LÊ THỊ LUYÊN

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG

ĐẾN VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƢỜI DÂN

XÃ HUA LA, THÀNH PHỐ SƠN LA

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhƣ Trang

Hà Nội – 2014

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên xin cho phép cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới

sự giúp đỡ và hướng dẫn rất nhiệt tình từ quý các Thầy Cô Khoa xã hội học, đặc

biệt xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Như Trang trực tiếp và gián tiếp đã gợi ý tên đề tài

và hướng dẫn những bước đầu tiên cũng như trong suốt quá trình hoàn thành luận

văn này. Đồng thời cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị

Kim Hoa đã định hướng đề tài và có những góp ý để luận văn này hoàn thiện hơn.

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, bà con xã

Hua La, thành phố Sơn La và người dân đã nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ tôi hoàn

thành việc thu thập thông tin tại thực địa.

Cuối cùng tôi cũng gửi lời cảm ơn người thân đã giúp tôi cả về vật chất và

tinh thần trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.

Luận văn thể hiện sự tâm huyết, sự đầu tư, sự nghiêm túc của bản thân mặc

dù học viên đã cố gắng nghiên cứu, phân tích, lý giải thực trạng và các yếu tố tác

động đến việc tham gia bảo hiểm y tế của người dân dưới góc nhìn xã hội học.

Đồng thời một phần cũng do hạn chế về thời gian nên đề tài không thể phân tích

một cách toàn diện và không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi đặc biệt rất mong nhận

sự giúp đỡ, góp ý của các Thầy Cô và các bạn để luận văn này được hoàn thiện tốt

hơn nữa.

Xin chân thành cảm ơn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASXH An sinh xã hội

BHXH Bảo hiểm xã hội

BH Bảo hiểm

BHYT Bảo hiểm y tế

CSSK Chăm sóc sức khỏe

KCB Khám chữa bệnh

TTN Thanh thiếu niên

CBYT Cán bộ y tế

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 3

2.1. Nghiên cứu nước ngoài ........................................................................................ 3

2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................................... 4

2.3. Quá trình ra đời và phát triển của BHYT Việt Nam ........ Error! Bookmark not

defined.

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................. Error! Bookmark not defined.

3.1. Ý nghĩa lý luận ................................................... Error! Bookmark not defined.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................ Error! Bookmark not defined.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................ Error! Bookmark not defined.

5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ........... Error! Bookmark not defined.

5.1. Đối tượng nghiên cứu......................................... Error! Bookmark not defined.

5.2. Khách thể nghiên cứu ......................................... Error! Bookmark not defined.

5.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................ Error! Bookmark not defined.

6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................... Error! Bookmark not defined.

7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................... Error! Bookmark not defined.

8. Phương pháp nghiên cứu ....................................... Error! Bookmark not defined.

8.1. Phương pháp phân tích tài liệu ........................... Error! Bookmark not defined.

8.2. Phương pháp phỏng vấn sâu .............................. Error! Bookmark not defined.

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH .............................. Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............. Error!

Bookmark not defined.

1.1. Các khái niệm công cụ ....................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm ................................... Error! Bookmark not defined.

1.1.2. Bảo hiểm y tế .................................................. Error! Bookmark not defined.

1.1.3. Khái niệm: Thẻ bảo hiểm y tế ......................... Error! Bookmark not defined.

1.1.4. Khái niệm cơ sở khám chữa bệnh ................... Error! Bookmark not defined.

1.2. Lý thuyết áp dụng ............................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Lý thuyết lựa chọn hợp lý ............................... Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Lý thuyết về thứ bậc nhu cầu Maslow ............ Error! Bookmark not defined.

1.3. Địa bàn nghiên cứu ............................................ Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƢỜI DÂN

XÃ HUA LA ............................................................. Error! Bookmark not defined.

2.1. Nhu cầu tham gia BHYT của người dân xã Hua La ........ Error! Bookmark not

defined.

2.2. Tỷ lệ tham gia BHYT của người dân xã Hua La ............. Error! Bookmark not

defined.

2.3. Đối tượng tham gia BHYT tại xã Hua La .......... Error! Bookmark not defined.

2.4. Nguồn thông tin tiếp cận BHYT của người dân xã Hua La .... Error! Bookmark

not defined.

2.5. Mức độ sử dụng thẻ BHYT của người dân Hua La. ........ Error! Bookmark not

defined.

Tiểu kết chương 2...................................................... Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 3. CÁC YẾU TỐ TÁC DỘNG ĐẾN VIỆC THAM GIA BHYT CỦA

NGƢỜI DÂN XÃ HUA LA .................................... Error! Bookmark not defined.

3.1. Mức phí tham gia Bảo hiểm y tế ........................ Error! Bookmark not defined.

3.2. Chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ................. Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Đánh giá của người tham gia BHYT về trình độ/tay nghề bác sỹ .......... Error!

Bookmark not defined.

3.2.2. Chất lượng thuốc được cấp theo thẻ BHYT.... Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Đánh giá về chất lượng kỹ thuật khám chữa bệnh bằng BHYT ............. Error!

Bookmark not defined.

3.2.4. Thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT ...... Error! Bookmark not defined.

3.2.5. Mức hưởng phí BHYT khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT ................ Error!

Bookmark not defined.

3.3. Điều kiện địa lý, dân tộc tác động đến việc tham gia BHYT của người dân xã

Hua La ....................................................................... Error! Bookmark not defined.

3.4. Các yếu tố khác như: nguồn nước ...................... Error! Bookmark not defined.

3.5. Cơ sở vật chất tại các cơ sở y tế hiện nay tại xã Hua La. Error! Bookmark not

defined.

Tiểu kết chương 3...................................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................... Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Điểm giống nhau giữa BHYT tự nguyện và BHYT bắt buộc ............. Error!

Bookmark not defined.

Bảng 2: Điểm khác nhau giữa BHYT tự nguyện và BHYT bắt buộc .............. Error!

Bookmark not defined.

Bảng 3: Tỷ lệ tham gia BHYT .................................. Error! Bookmark not defined.

Bảng 4: Dự định tham gia BHYT của người dân Hua La (%) ..... Error! Bookmark

not defined.

Bảng 5: Mối liên hệ giữa tình trạng sức khỏe với thẻ BHYT (%) . Error! Bookmark

not defined.

Bảng 6: Sự giống và khác nhau giữa khám chữa bệnh bằng BHYT và dịch vụ qua

phỏng vấn sâu: ........................................................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 7: Sự giống và khác nhau giữa khám bẳng BHYT và dịch vụ ................ Error!

Bookmark not defined.

Bảng 8: Thành phần dân tộc tại xã Hua La .............. Error! Bookmark not defined.

Bảng 9: Tỷ lệ tham gia BHYT của nam và nữ (%) ... Error! Bookmark not defined.

Bảng 10: Nguồn nước sinh hoạt (%) ......................... Error! Bookmark not defined.

Bảng 11 : Nghề nghiệp của người dân xã Hua La .... Error! Bookmark not defined.

Bảng 12: Đánh giá của người dân về chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế

Hua La (%) ................................................................ Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biều đồ 1: Mức độ cần thiết của BHYT đối với người dân (%) .... Error! Bookmark

not defined.

Biểu đồ 2: Nguyên nhân người dân không tham gia BHYT (%)... Error! Bookmark

not defined.

Biểu đồ 3: Tỷ lệ tham gia BHYT của người dân Hua La vào các nhóm đối tượng

BHYT khác nhau. ...................................................... Error! Bookmark not defined.

Biều đổ 4: Các nguồn thông tin người dân nghe nói về BHYT (%) ................. Error!

Bookmark not defined.

Biểu đồ 5: Mức độ người dân sử dụng thẻ BHYT (%) ........... Error! Bookmark not

defined.

Biểu đồ 6: Đánh giá mức phí tham gia BHYT ......... Error! Bookmark not defined.

Biểu đồ 7: Đánh giá của người tham gia BHYT về trình độ/tay nghề bác sỹ tuyến

tỉnh (%) ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

Biểu đồ 8: Đánh giá về chất lượng thuốc được cấp theo BHYT (%) ............... Error!

Bookmark not defined.

Biều đồ 9: Chất lượng dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh theo thẻ BHYT (%) Error!

Bookmark not defined.

Biểu đồ 10: Thủ tục khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT (%) .... Error! Bookmark not

defined.

Biểu đồ 11: Mức hưởng phí BHYT khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT (%)

................................................................................... Error! Bookmark not defined.

Biểu đồ 12: Đánh giá của người dân về cơ sở vật chất tại trạm y tế xã Hua La hiện

nay (%) ...................................................................... Error! Bookmark not defined.

Biểu đồ 13: Đánh giá của người dân về cơ sở vật chất tại tuyến tỉnh (%) ...... Error!

Bookmark not defined.

Biểu đồ 14: Việc lựa chọn nơi khám chữa bệnh của người dân (%) ................ Error!

Bookmark not defined.

Biểu đồ 15: Nguyên nhân người dân chọn tuyến tỉnh để khám chữa bệnh (%) Error!

Bookmark not defined.

Biều đồ 16: Tỷ lệ người dân hiểu biết về lợi ích của người tham gia

BHYT (%) ................................................................. Error! Bookmark not defined.

Biểu đồ 17: Một số chính sách cải thiện tình trạng BHYT hiện nay (%) ......... Error!

Bookmark not defined.

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện nhằm

huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, các tổ chức, cá nhân để thanh

toán chi phí khám chữa bệnh cho những người gặp rủi ro ốm đau bệnh tật. Bảo

hiểm y tế (BHYT) là một hình thức trong toàn bộ hệ thống an sinh xã hội. BHYT đã

và đang có những chuyển biến tích cực trong việc đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ

và chăm sóc sức khỏe nhân dân và thực sự là cột trụ của an sinh xã hội quốc gia.

Trong quá trình hội nhập và phát triển bên cạnh những thành tựu nước ta còn

gặp nhiều thách thức và khó khăn bởi nước ta chủ yếu là nông nghiệp đồng thời lại

gánh chịu nhiều thiên tai, dịch họa nên vấn đề về tham gia bảo hiểm y tế cần được

quan tâm hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn đó,

Đảng ta tại đại hội toàn quốc lần thứ X, hiến pháp 1992 cũng nhấn mạnh “Phát triển

và nâng cao chất lượng bảo hiểm y tế, xây dựng và thực hiện tốt lộ trình tiến tới bảo

hiểm y tế toàn dân, phát triển mạnh các loại hình Bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo

hiểm y tế cộng đồng đồng thời mở rộng các hình thức khám, chữa bệnh trong và

ngoài nhà nước”.

Trong quá trình hội nhập và phát triển xã hội cùng với biến đổi về kinh tế,

văn hóa, xã hội kéo theo nhu cầu tham gia BHYT của người dân ngày càng tăng.

Điều này thể hiện rõ:“2008 tỷ lệ dân số Việt Nam tham gia BHYT đạt 47,1%; năm

2009 là 58,2%; diện bao phủ BHYT ở nước ta năm 2010 là 58.5%. Năm 2012 có

59,4% và năm 2013 tỷ lệ tham gia BHYT nước ta là 63,6%” [2]

Sự gia tăng về nhu cầu tham gia BHYT của người dân là cơ sở để BHYT

ngày càng hoàn thiện và phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy Luật BHYT số

25/2008/QH12 ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam và luật sửa đổi bổ sung năm 2014 nhằm phù hợp với tình hình mới.

Phúc lợi xã hội và hoạt động của mạng lưới an sinh xã hội được coi là một

trong những tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ phát triển, tiến bộ của các quốc

2

gia. Nói cách khác, đây chính là một trong những hình thức cơ bản thể hiện sự quan

tâm và chăm lo của Nhà nước đối với công dân của mình.

Những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội của nước ta trong những năm gần

đây cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức và nhu cầu tham gia bảo hiểm của

nhân dân. Điều đó đặt ra cho lĩnh vực bảo hiểm y tế phải có những hình thức,

phương thức hoạt động phù hợp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân cũng

như độ rộng lẫn chiều sâu.

Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta cũng đã chỉ rõ quan điểm xã hội hóa y tế nhằm chia

sẻ trách nhiệm tới tất cả các ban, ngành, tổ chức xã hội và cá nhân. Một số chính

sách đã được ban hành nhằm huy động nguồn tài chính cho CSSK nhân dân.

Xã Hua La là một xã thuộc tỉnh Sơn La, một xã nông thôn, với 88% người

dân làm nghề nông, trình độ dân trí thấp, phương tiện đi lại khó khăn. Tình hình

kinh tế, văn hóa, xã hội còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. 90% người dân là

dân tộc Thái, lại là vùng nằm trong vùng thường xuyên bị lũ lụt, rửa trôi, kaste hóa

mạnh, khi chất này thấm sâu vào lòng đất sẽ tạo ra nguồn nước độc hại nếu người

dân dùng nguồn nước này để sinh hoạt thì nguy cơ bị bệnh sỏi thận và ảnh hưởng

đến sức khỏe của người dân.

Vậy, khi có những chính sách khuyến khích mở rộng của Luật bảo hiểm y tế

cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc kêu gọi sự tham gia BHYT

đặc biệt đối với người dân nghèo thì cộng đồng tham gia BHYT như thế nào? Họ

hiểu chính sách BHYT ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia BHYT

của người dân?

Nhằm góp phần trả lời những câu hỏi trên, chúng tôi chọn nghiên cứu “thực

trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia BHYT của người dân xã Hua La,

thành phố Sơn La”. Trong bối cảnh này, việc tham gia BHYT của người dân ở đây

như thế nào là một điều cần khám phá. Với việc thực hiện nghiên cứu này, tác giả

của luận văn hy vọng không chỉ góp thêm về sự hiểu biết đối với việc thực hiện

chính sách BHYT mà con còn cung cấp những góc nhìn xã hội học đối với một

3

trong những khía cạnh an sinh xã hội quan trọng. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần

làm sáng tỏ hơn bức tranh về thực trạng BHYT của người dân nông thôn dưới góc

nhìn của xã hội học.

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

2.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài

Liên quan đến vấn đề BHYT đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới bàn về

vấnđề này ở nhiều khía cạnh. Qua một số nghiên cứu cũng thấy rõ mô hình tài chính

từ thuế, mô hình tài chính y tế cũng liên quan đến BHYT. Những khó khăn về tài

chính cho hoạt động y tế là một vấn đề mang tính toàn cầu. Bất cứ quốc gia nào

cũng đang phải giải quyết vấn đề huy động nguồn lực tài chính để đáp nhu cầu sử

dụng dịch vụ y tế ngày càng tăng của người dân. Ở Anh vấn đề chăm sóc sức khỏe

cho toàn bộ công dân ở Liên hiệp Vương quốc Anh được thực hiện chủ yeus thông

qua cơ quan BHYT quốc gia. Người Anh được phân chia theo các quỹ ủy thác chăm

sóc sức khỏe ban đầu, các cơ sở này nhận được 75% trong tổng kinh phí hoạt động

thường xuyên nhờ nguồn ngân sách Nhà nước, mức cấp theo đầu người và được

điều chỉnh hằng năm.[40] Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác nhau giữa chính sách

BHYT giữa Anh và Việt Nam nói riêng và các nước nói chung.

BHYT không phải là một chính sách mới trên thế giới, đã có trên 50%

các nước công nghiệp thực hiện BHYT xã hội cho toàn dân dưới nhiều hình thức

khác nhau. Ngày nay, BHYT xã hội toàn dân đã trở thành nguồn lực tài chính chủ

yếu chi trả cho các dịch vụ y tế của các nước đang phát triển như Kenia, Brasil, Ai

Cập. [35].

Ở Mỹ các công ty Bảo hiểm tư nhân không chấp nhận bảo hiểm cho

người gia từ 65 tuổi trở lên. Hiện nay, nước Mỹ chuyể mạnh sang hệ thống chăm

sóc có điều kiện là một hệ thống kiểm soát thông qua viêc hạn chế lựa chịn cơ sở

khám, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm đồng thời kiểm soát các cơ sở

khám, chữa bệnh thông qua giảm giá cho các bệnh nhân bảo hiểm. BHYT có ở Mỹ

từ lâu nhưng vẫn tồn tại những bất hợp lý và nhiều đời tổng thống đã từng có dự

4

định sửa đổi. Chính phủ đã đề nghị thành lập hệ thống BHYT công để cạnh tranh

với bảo hiểm tư nhân và tăng tiền thuế đối với các công ty bảo hiểm tư nhân. [39]

Nhiều nghiên cứu cũng đã tìm hiểu khía cạnh bảo hiểm y tế nằm trong mối

quan hệ với phúc lợi và an sinh xã hội. Nghiên cứu đã cung cấp những kiến thức và

phát hiện về các vấn đề liên quan đến phúc lợi xã hội và khung phân tích chính sách

cùng các nhân tố cơ bản để hoàn thiện và đổi mới hệ thống phúc lợi xã hội. Howard

Jocob Karger, David Soesz (2006) đã trình bày kết quả nghiên cứu về chính sách

phúc lợi xã hội Mỹ với khung lý thuyết cho phân tích chính sách này được xem xét

trong khu vực tự nguyện và hỗ trợ xã hội. Đặc biệt, trong nghiên cứu còn chú trọng

tới khu vực Nhà nước với sự hình thành và triển khai các chính sách khác nhau

trong nhiều vấn đề như nhà ở, chăm sóc trẻ em. Tất cả những phân tích, đánh giá

này nhìn nhận trên quan điểm chung của thế giới về phúc lợi xã hội.

Qua các nghiên cứu đã cho thấy, không những ở Việt Nam mà các nước

trên thế giới cũng có những bất cập nhất định trong chính sách BHYT.

Quan nghiên cứu của các nước trên thế giới, đã để lại nhiều khía cạnh nghiên

cứu về an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm y tế nói riêng, việc xây dựng đề tài

nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về chính sách phúc lợi xã hội và an sinh

xã hội ở Việt Nam là một việc làm thật sự cần thiết.

Nghiên cứu này tiến hành tại xã Hua La hướng tới tập trung nghiên cứu tỷ lệ

tham gia BHYT và những yếu tố tác động tới việc tham gia BHYT của người dân.

Liệu những chính sách về BHYT có phù hợp với điều kiện thực tế ở địa bàn Hua La

hay không? Những chính sách BHYT có đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe cộng

đồng, tiến bộ xã hội ở xã Hua La không? Nghiên cứu này hướng tới làm rõ những

vấn đề trên.

2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Hiện nay, các quốc gia nhìn nhận, đánh giá đúng hơn với vai trò của BHYT

bởi lẽ đây vừa là một mô hình, kiểu tổ chức nhóm có tính cộng đồng, tương tế và

nhân văn cao, đồng thời lại là mô hình tài chính y tế phát triển theo định hướng

công bằng và hiệu quả. Khi xã hội còn tồn tại những vấn nạn như nghèo đói, bất

5

bình đẳng trong thu nhập và chăm sóc y tế thì BHYT như một yếu tố để hỗ trợ cho

một nhóm nào đó trong xã hội đặc biệt nhóm có hoàn cảnh khó khăn.

“Về đặc điểm của BHYT ở nước ta, điều lệ BHYT Việt Nam hiện hành quy

định, có hai loại hình BHYT, đó là BHYT tự nguyện và BHYT bắt buộc”. [1]

Mỗi loại hình BHYT khác nhau có những những đối tượng tham gia khác

nhau. Ví dụ BHYT bắt buộc đa số áp dụng cho nhân viên chức, còn BHYT tự

nguyện đa số áp dụng cho đối tượng người khác như học sinh, người không có công

việc ổn định và một số đối tượng khác.

Đảng và Nhà nước ta nhận định rằng con người là nguồn tài nguyên quý báu

của đất nước, vì vậy cần phải đầu tư cho sức khỏe của nhân dân. Tại Đại hội Đảng

lần thứ X, Đảng ta nhận định: “thực hiện đồng bộ các chính sách BHYT nhằm giảm

tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tuổi thọ và phát triển giống nòi. Củng cố và hoàn

thiện mạng lưới y tế đặc biệt là y tế cơ sở, xây dựng một số trung tâm y tế chuyên

sâu, đẩy mạnh sản xuất dược phẩm”.

Qua các nghiên cứu đã tiến hành ở Việt Nam với việc sử dụng phương pháp

định lượng và định tính về cơ bản giúp chúng ta có cách nhìn rõ hơn về thực tế,

đánh giá của người dân về chính sách bảo hiểm y tế nói riêng và chính sách phúc lợi

xã hội cũng như an sinh xã hội nói chung.

Năm 2003, đề tài cấp Nhà nước về nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô

hình huy động xã hội thực hiện xã hội hóa y tế đảm bảo công bằng và hiệu quả

trong chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm mục tiêu: Xây dựng mô hình chăm sóc sức

khỏe nhân dân phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam và huy động xã hội

thực hiện xã hội hóa y tế, đảm bảo công bằng và hiệu quả trong CSSK. Nghiên cứu

cũng đề cập đến các chính sách như khám miễn phí, phòng khám từ thiện. Tuy

nhiên nghiên cứu chưa mang lại hiệu quả như mong muốn và người nghèo vẫn còn

gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh.

Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, trường đại học y tế công cộng của Nguyễn

Minh Thảo (2004) về “nhu cầu tham gia BHYT của người dân quận Tây Hồ chưa

có BHYT và một số yếu tố liên quan” nghiên cứu này đã đưa ra một số thông tin về

6

nhu cầu tham gia BHYT của người dân: “có 69,7% người dân đồng tình về tham gia

BHYT, lý do chính để người dân tham không tham gia BHYT là thủ tục hành

chính.”[18]. Kết quả nghiên cứu cũng đã kết luận: sự hiểu biết về BHYT và điều

kiện kinh tế của người dân có liên quan đến nhu cầu tham gia BHYT, những người

có điều kiện kinh tế cao thì họ tham gia BHYT cao hơn nhóm người còn lại.

Khi xã hội còn tồn tại những vấn nạn xã hội như nghèo đói, bệnh tật, dịch họa

thì chính sách bảo hiểm y tế cần được quan tâm và chú ý hơn bao giờ hết. Không chỉ

vậy, bảo hiểm y tế còn hướng tới tất cả đối tượng khác là cá nhân trong xã hội nhằm

mục đích hỗ trợ trong chăm sóc sức khỏe trên nguyên tắc “lấy số đông bù số ít”.

Đề án “Tổ chức thực chính sách BHYT ở Việt Nam trong tình hình mới” chủ

nhiệm đề án Hoàng Kiến Thiết, Trưởng ban BHXH tự nguyện. Đề án đã phân tích

theo từng giai đoạn khác nhau có liên quan đến việc thay đổi chế độ, chính sách,

đến hệ thống tổ chức và các quy chế quản lý tài chính có liên quan nhằm thấy rõ

được quá trình phát triển toàn hệ thống và dự báo các quỹ BHXH, BHYT trong thời

gian tới. Trên cơ sở các dự báo cân đối quỹ, đề án cũng như đề xuất các kiến nghị

mang tính tổng hợp nhằm thực hiện được mục tiêu cân đối quỹ đề ra theo chiến

lược lâu dài.

Đề án cũng cho biết, sau 10 năm thực hiện các chính sách BHXH, BHYT

bên cạnh những thành tựu đạt được, tác giả đã không đưa ra được những hạn chế về

chính sách, về tổ chức thực hiện, nhất là các khâu đầu tư, bảo tồn và phát triển quỹ

BHXH và khâu quản lý quỹ BHYT, hạn chế tình trạng nợ đọng hoặc lạm dụng quỹ

BHYT gây ra thất thoát và kém hiệu quả trong việc sử dụng quỹ. Đó là những bài

học thiết thực giúp cho công tác quản lý trong thời gian tới.

Báo cáo “bảo hiểm y tế - nhu cầu và khả năng mở rộng ở nông thôn” do

Trưởng phòng Sức khỏe – Viện xã hội học – TS Trịnh Hòa Bình và các cộng sự

thực hiện vào năm 2006. Báo cáo trình bày kết quả khảo sát tại xã Yên Thường –

Gia Lâm với quy mô 500 mẫu phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi, 3 thảo luận nhóm và

17 phỏng vấn sâu.

7

Báo cáo đã nêu rõ được những vấn đề về thực trạng tham gia cũng như khả

năng mở rộng BHYT ở nông thôn. Báo cáo đã đi sâu tìm hiểu và phân tích khả năng

của người dân tham gia trong việc chăm sóc sức khỏe thông qua việc tìm kiếm các

dịch vụ và tham gia BHYT và sử dụng BHYT trong việc khám chữa bệnh. Đồng

thời, báo cáo cũng chỉ rõ nhận thức của người dân về BHYT và nhu cầu tham gia,

khả năng mở rộng BHYT ở vùng nông thôn là rất lớn. Tuy nhiên báo cáo chưa so

sánh được nhu cầu, thực trạng tham gia và khả năng mở rộng BHYT ở các nhóm có

điều kiện kinh tế, thu nhập khác nhau, các nhóm được hưởng chế độ BHYT của nhà

nước và nhóm tự nguyện tham gia BHYT. Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra các yếu tố

có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc tiếp cận BHYT của người dân để từ đó

đề xuất các kiến nghị, giải pháp cho phù hợp, sát tình hình thực tế của địa phương.

Báo cáo “những yếu tố quyết định khả năng tiếp cận BHYT ở Việt Nam” của

tác giả Đặng Nguyên Anh và các cộng sự (2006) đã sử dụng kỹ thuật phân tích các

số liệu định lượng, sử dụng các bộ số liệu từ các cuộc điều tra quốc gia để thống kê

số lượng người tham gia BHYT đồng thời xem xét các yếu tố tác động đến khả

năng tham gia và mở rộng BHYT ở các nhóm có điều kiện kinh tế, thu nhập khác

nhau, các nhóm được hưởng chế độ BHYT. Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra các yếu

tố có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc tiếp cận BHYT của người dân để từ

đó đề xuất các khuyến nghị, giải pháp cho phù hợp, sát với tình hình thực tế của địa

phương.

Nhìn chung, báo cáo này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chung về tiếp cận

BHYT của các nhóm đối tượng khác nhau thông qua các nguồn số liệu điều tra mức

sống, điều tra y tế quốc gia. Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng

đến việc tham gia BHYT trong từng nhóm. Báo cáo dựa trên các nguồn số liệu điều

tra sẵn có nên không đánh giá được đúng nhu cầu tham gia BHYT của người dân ở

từng nhóm đối tượng và thái độ của họ đối với BHYT cũng như chính sách về

BHYT của nhà nước.

Để đáp ứng với nhu cầu thực tiễn về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã chỉ rõ quan điểm xã hội hóa y tế nhằm chia sẻ

8

trách nhiệm tới tất cả các ban, ngành, tổ chức xã hội và cá nhân. Cũng chính vì vậy,

trong suốt thời gian qua có khá nhiều các nghiên cứu về vấn đề này.

Năm 2006, viện chiến lược và chính sách y tế tiến hành cuộc điều tra tình

hình sử dụng BHYT, sử dụng dịch vụ y tế và chỉ tiêu y tế tại hai tỉnh Hải Dương và

Bắc Giang với tổng số 2.394 hộ gia đình được phỏng vấn. Bên cạnh điều tra hộ gia

đình khám chữa bệnh bằng BHYT. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Độ bảo phủ của

BHYT tại các huyện nghiên cứu dao động từ 40 – 50%. Học sinh, sinh viên là thành

phần chủ yếu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, có khoảng 70% nông dân chưa có

BHYT, người nghèo chiếm tỷ trọng cao trong tổng số người tham gia BHYT tuy

nhiên vẫn còn 20 – 30% hộ nghèo vẫn chưa có điều kiện tham gia bảo hiểm y tế.

Đây là một khó khăn đặt ra nhiều thách thức cho các ngành y tế trong công cuộc

chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân đặc biệt là người dân nghèo nông thôn.

Tuy nhiên, cũng thừa nhận kết quả đạt được so với năm 2005, mức độ tham gia bảo

hiểm y tế của người dân cao hơn, dịch vụ khám chữa bệnh bằng BHYT cao hơn.

Tuy nhiên vấn đề về sơ sở vật chất, thái độ của nhân viên y tế vẫn còn là vấn đề cần

phải nâng cao hơn.

Báo cáo kết quả nghiên cứu định tính của Viện chiến lược và chính sách y tế

năm 2007 và phát triển BHYT ở nông thôn công bằng và bền vững nhằm nâng cao

chăm sóc sức khỏe người dân: Mục tiêu nghiên cứu là nhằm tìm hiểu nhận thức của

các nhóm đối tượng khác nhau về BHYT, tìm hiểu kiến thức của người dân và nêu

lên một số khuyến nghị phục vụ xây dựng can thiệp hợp lý.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: hầu hết các đối tượng tham gia BHYT đã

nhận thức được mục tiêu cũng như ý nghĩa của việc tham gia BHYT. Các nhóm đối

tượng khác nhau nhận thức về chính sách BHYT khác nhau vì vậy nhu cầu tham gia

BHYT cũng phụ thuộc vào nhận thức cũng như độ tuổi của đối tượng. Đối tượng

nghiên cứu đa số không hài lòng với chính sách BHYT trừ BHYT bắt buộc. Một

thực tế mà nghiên cứu đã làm rõ: việc phát thẻ BHYT cho những đối tượng tham

gia chậm trễ làm giảm tỷ lệ tham gia BHYT. Đây cũng là một điều rất bức xúc đối

với đa số các đối tượng tham gia BHYT.

9

Qua báo cáo cho thấy việc khai thác các chính sách BHYT trên thực tế đang

phải đối mặt với nhiều khó khăn về phía cả cơ quan BHYT và các cơ sở cung ứng

dịch vụ bảo hiểm y tế. Về phía cơ quan bảo hiểm y tế, đội ngũ tuyên truyền cung

cấp thông tin về BHYT không được tập huấn/đào tạo nâng cao kỹ năng truyền

thông, kinh phí cho truyền thông còn hạn chế.

Luận văn thạc sỹ của Nghiêm Xuân Nam về “thực trạng và nhu cầu tham gia

bảo hiểm y tế của người dân nông thôn hiện nay”. Nghiên cứu tiến hành tại xã Yên

Thường – Gia Lâm – Hà Nội đã phần nào đó nêu lên thực trạng tham gia bảo hiểm

y tế. Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính đã chỉ

rõ nhu cầu và thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của người dân nông thôn hiện nay.

Tuy nhiên, tác giả không làm rõ các loại hình BHYT cụ thể của người dân trong quá

trình tham gia BHYT. Đây cũng là một phần đôi lúc khiến đối tượng nghiên cứu

không phân biệt được sự khác biệt cũng như so sánh giữa những đối tượng tham gia

BHYTTN và BHYT bắt buộc. Trong quá trình phân tích tỷ lệ tham gia BHYT của

người dân, tác giả Nghiêm Xuân Nam chưa so sánh, đối chiếu tỷ lệ tham gia BHYT

với một số nghiên cứu khác và chưa so sánh tỷ lệ tham gia BHYT chung của cả

nước vì vậy luận văn chưa đủ thuyết phục và sâu để kết luận tỷ lệ tham gia BHYT

của Yên Thường là cao hay thấp. Vì vậy, nghiên cứu này của chúng tôi một phần

làm rõ những thiếu sót của luận văn trên.

Như vậy, quan các nghiên cứu trên có thể thấy rằng, có nhiều nghiên cứu về

thực trạng tham gia BHYT của người dân nhưng ít có nghiên cứu nào được tiến

hành cụ thể, chi tiết đến từng yếu tố tác động đến việc tham gia BHYT của người

dân Hua La, những rào cản chính nào tác động đến việc tham gia BHYT của người

dân Hua La hay không? Chính vì vậy, thực hiện đề tài này, tác giả tìm hiểu, làm rõ

và phân tích những khía cạnh trên tại xã Hua La.

Nghiên cứu trong những năm gần đây, các đề tài nghiên cứu về chính sách

xã hội và an sinh xã hội ngày càng được chú trọng hơn bao giờ hết, nổi bật có đề tài

“Hệ thống phúc lợi ở thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu công tiến bộ và công

bằng xã hội (Phúc trình tổng kết đề tài nghiên cứu cấp thành phố do Trần Hữu

10

Quang chủ nhiệm đề tài) (2009). Đề tài đã chỉ ra ưu điểm của hệ thống an sinh xã

hội tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên đề tài chưa có cái nhìn tổng quát,

chỉ dừng lại quy mô hạn hẹp.

Ta thấy, nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây phong phú, đa dạng từ

khía cạnh lý luận cho tới thực tiễn. Trước hết, các tác giả đề cập đến vấn đề an sinh

xã hội, phúc lợi xã hội. Nhóm tác giả Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn

Huyền, Nguyễn Anh Dũng (2009) đã công bố công trình nghiên cứu về “lý thuyết

và mô hình an sinh xã hội – Phân tích thực tiễn ở Đồng Nai nhưng nó có tính bao

quát và giá trị tham khảo cao khi đối chiếu với đánh giá, phân tích hệ thống an sinh

xã hội của cả nước. Đặc biệt, các vấn đề an sinh xã hội mới được đặt ra trong bối

cảnh nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Qua nghiên

cứu đó, cũng đã đề cập đến vấn đề bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội ở

Việt Nam nói chung.

Điểm qua các nội dung và chủ đề liên quan chính sách bảo hiểm y tế nói

riêng cũng như phúc lợi xã hội nói chung, ta có thể thấy các nghiên cứu tập trung

vào các nội dung chính như:

- Khung lý thuyết và nhóm chủ để về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

- Nghiên cứu thực nghiệm đối với các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế và

các chính sách xã hội khác

- Nhóm chủ đề nghiên cứu về các phương thức thay đổi chính sách xã hội

với mục tiêu công bằng xã hội

Năm 2013, đề tài cấp nhà nước về nghiên cứu thực trạng và xây dựng mô

hình huy động xã hội thực hiện hóa y tế đảm bảo công bằng và hiệu quả trong chăm

sóc sức khỏe nhân dân nhằm mục tiêu: Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe nhân

dân phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam và huy động xã hội thực hiện

xã hội hóa y tế, đảm bảo công bằng và hiệu quả trong CSSK. Nghiên cứu đã tập

trung mô tả và phân tích các chính sách về khám chữa bệnh cho người nghèo.

Cũng nghiên cứu về Bảo hiểm y tế nhưng đề tài tập trung về bảo hiểm y tế tự

nguyện của tác giả Lương Quỳnh Trang với đề tài thạc sỹ xã hội học “Bảo hiểm y tế

11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÁC TÁC GIẢ VIỆT NAM

1. Báo cáo chuyên đề “Tình hình Bảo hiểm y tế ở Việt Nam”, điều tra y tế quốc gia

2001 – 2002, NXB Y học, Hà Nội, 2003

2. Báo cáo quyết toán hằng năm của BHXH Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2013

3. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại hội nghị tư vấn cho nhà tài trợ Việt Nam,

báo cáo phát triển Việt Nam 2004, Nghèo, Hà Nội 12/2003

4. Bộ y tế, điều lệ bảo hiểm y tế số 58/1998/NĐ – CP ngày 13/08/1998

5. Bộ y tế và tổng cục thống kê, tình hình Bảo hiểm y tế Việt Nam, NXb y học, Hà

Nội, 2003

6. Báo cáo tổng kết nghiệp vụ BHYT HS- SV từ năm 1998 đến năm 2004 của Ban

Tự nguyện – Bảo hiểm xã hội Việt Nam

7. Bùi Thế Cường, viện XHH, Hà Nội, 2003, phúc lợi xã hội ở Việt Nam – Hiện

trạng, vấn đề và điều chỉnh, đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

8. Đàm Viết Cương, Trần Văn Tiến, Nguyễn Khánh Phương, Trần Thị Mai Oanh,

Hoàng Thị Phượng, Dương Duy Lương và cộng sự (2007) phát triển BHYT ở

nông thôn công bằng và bền vững nhằm nâng cao chăm sóc sức khỏe người dân – báo

cáo kết quả nghiên cứu định tính – Viện chiến lược và chính sách Y tế, 2007

9. Đặng Thảo (2008), Bảo hiểm y tế ở Pháp – Kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí

Bảo hiểm xã hội số 7 (155)

10. Hoàng Kiến Thiết, BHYT tự nguyện – không phải là giải pháp tiến tới BHYT

toàn dân, tạp chí BHXH, số 6/2007

11. Hoàng Kiến Thiết và các cộng sự (2008), “ Tổ chức thực hiện chính sách BHYT

ở Việt Nam trong tình hình mới” đề tài nghiên cứu khoa học, bỏa hiểm xã hội

Việt Nam

12. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học quốc gia

Hà Nội, tr 353 – 354.

13. Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH 12 ban hành ngày 14/11/2008

12

14. Lưu Viết Tĩnh, Tính nhân đạo cộng đồng trong BHYT tự nguyện, tạp chí

BHXH, số 5/2007

15. Lương Quỳnh Trang (2012), Bảo hiểm y tế tự nguyện – Những phân tích xã hội

học (Nghiên cứu trường hợp thị trấn Hoà Bình và xã Tam Quang, huyện Tương

Dương, tỉnh Nghệ An), luận văn thạc sỹ Xã hội học, trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân Văn Hà Nội.

16. Nghiêm Xuân Nam (2009) , Thực trạng và nhu cầu tham gia BHYT của người

dân nông thôn hiện nay ( nghiên cứu tại Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội) luận

văn thạc sỹ xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Thanh, Trần Thị Mai Oanh, Khương Anh Tuấn và Nguyễn Phương

Hạnh, nghiên cứu thực trạng BHYT nông dân tại Hải Phòng và Thái Bình, Viện

chiến lược xã chính sách y tế, Hà Nội, 2002

18. Nguyễn Minh Thảo (2008), “Nhu cầu tham gia BHYT của người dân quận Tây

Hồ chưa có BHYT và một số yếu tố liên quan” Luận văn thạc sỹ y tế công cộng,

Đại học y tế công cộng.

19. Nguyễn Khang, kinh nghiệm BHYT một số nước trên thế giới, tạp chí Bảo

hiểm xã hội.

20. Phạm Đình Thành và cộng sự (2004), các giải pháp cơ bản để tiến tới thực hiện

Bảo hiểm y tế toàn dân, đề tài nghiên cứu khoa học, Bảo hiểm xã hội Việt Nam

21. Trịnh Hòa Bình và cộng sự (2005), bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội

Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn ( Đề tài cấp viện), phòng xã hội

học sức khỏe, viện xã hội học.

22. Tạp chí Bảo hiểm y tế Việt Nam từ năm 2001 – 2002

23. Tô Duy Hợp, An sinh xã hội tam nông – một số vấn đề lý luận cơ bản, tạp chí xã

hội học, số 1/2006

24. Trần Văn Tiến, Tình hình tài chính và xu hướng cải cách BHYT của một số

nước trên thế giời, thông tin BHYT Việt Nam, số 32, tháng 10/1999

25. Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội (2005), Giáo trình Bảo hiểm, Nhà xuất

bản thống kê.

13

26. Trần Ngọc Duyến và cộng sự (2004), mở rộng Bảo hiểm y tế tự nguyện tiến tới

Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đề tài nghiên cứu Khoa học,

Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

27. Thủ tướng Chính Phủ (2006), Quyết định số 153/2006/QĐ – TTg ngày

30/06/2006 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam

giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

28. Uỷ ban nhân dân xã Tam Quang (2012), Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã

hội, quốc phòng – an ninh năm 2012 và phương phướng nhiệm vụ năm 2013 của

xã Tam Quang

29. Uỷ ban nhân dân thị trấn Hòa Bình (2012), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển

kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2012 phương hướng, nhiệm vụ phát

triển KT – XH, QP – An ninh năm 2013 của thị trấn Hòa Bình.

30. Uỷ ban nhân dân huyện Tương Dương (2012), báo cáo kết quả thực hiện nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm và ước thực hiện năm 2012, kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của huyện Tam Dương

TÀI LIỆU THAM KHẢO CỦA CÁC TÁC GIẢ NƢỚC NGOÀI

31. Annets J. et al (2009) Understanding Social Movemetns and Social Welfare

Bistol UK. Policy Press.

32. Aviva Ron, Brian Abel – Smith, Giovani Tamburi, Health insurance in

devoloping country: The social security Approach, ILO, Genenva.1990

33. A. H. Maslow (1943), "A Theory of Human Motivation", Originally Published

in Psychological Review: p. 50, 370-396.

34. Benner, M. (1997) The Politics of Growth. Econnomic Regulation in Sweden

1930 – 1994. Lund: Arkiv

35. Ben Bennett. Using value chin analysis to understand power and governace in

the Southern African Devils Claw Industry. Fair trade or Foul, 2006

36. Deacon et al (1997) Global Social Policy & Governance. London: Sage.

37. Eván Lindskog (2010) Hòa nhập người khuyết tật ở Việt Nam. Đánh giá cuối kỳ

USAID, công ty cổ phần in La Bàn, Hà Nội.

14

38. ILO.Social health insurance, Geneva,2002

39. United Nation (2010), Millennium Development Goal 8: The Global Partnership

for Development at a Critical Juncture, MDG Gap Task Force Report, New

York 2010,pp 57- 66