lÝ luẬn vỀ thỂ loẠi tiỂu thuyẾt trong nghiÊn cỨu,...

40
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ KIỀU ANH LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2005

Upload: hoangkien

Post on 29-Aug-2019

235 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KIỀU ANH

LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT

TRONG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HỌC

VIỆT NAM

NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2005

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KIỀU ANH

LÝ LUẬN VỀ THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT

TRONG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HỌC

VIỆT NAM

NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Chuyên ngành: Lý thuyết và lịch sử văn học

Mã số: 50401

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGỜI HỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Phạm Quang Long

HÀ NỘI - 2005

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

luận điểm, kết quả nêu trong luận án là trung thực và cha từng đợc ai

công bố trong bất cứ một công trình nào.

Tác giả luận án

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU……………………………………….…………………. 7

1. Lý do chọn đề tài

……………………………….……………….…

7

2. Lịch sử vấn đề

………………………………….…………..……

8

3. Giới thuyết về khái niệm tiểu thuyết…………..……………… 20

4. Đối tượng nghiên

cứu……………………………………………

20

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

………………………………….……..…

21

6. Phương pháp nghiên cứu

…………………………….…………

22

7. Những đóng góp mới của luận

án………………………………

23

8. Cấu trúc của luận án……………………………….………… 23

Chương 1

NHỮNG TIỀN ĐỀ XÃ HỘI - VĂN HOÁ ẢNH HỞNG ĐẾN

SỰ RA ĐỜI CỦA TIỂU THUYẾT VIẾT BẰNG CHỮ QUỐC

NGỮ

24

1.1. Sự phát triển của môi trờng đô thị và đời sống đô thị ….. 26

1.2. Chữ quốc ngữ và vai trò của nó trong đời sống xã hội

….….

30

1.3. Sự ra đời và phát triển của báo

chí……………………..……

33

1.4. Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa với sự hình thành

và phát triển tiểu thuyết viết bằng văn xuôi chữ quốc ngữ nửa đầu

thế kỷ XX

37

1.4.1. Tình hình dịch thuật truyện Tàu

…………..…….…………

37

1.4.2. Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa đến sự

hình thành và vận động của tiểu thuyết văn xuôi quốc

ngữ………………

39

1.5. Ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây đến sự hình thành

và phát triển tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ nửa đầu thế kỷ XX

43

1.5.1. Tình hình dịch thuật và những sáng tạo ban đầu trong việc

phỏng tác các tác phẩm tiểu thuyết phương

Tây………………..…………

43

1.5.2. Ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây đối với tiểu thuyết

văn xuôi quốc ngữ nhìn từ đặc trưng thể

loại……………………..……………

46

1.6. Đội ngũ tác

giả………………………….……..………………

54

1.6.1. Các nhà nho chí

sĩ……………………………..…..………………

54

1.6.2. Nhà nho tài tử……………………………………….…………… 56

1.6.3. Các nhà nho sáng tác văn chơng ở buổi giao

thời……………

57

1.6.4. Những nhà văn - trí thức tân học……………………………… 59

Tiểu kết chương

1…………………………………….……………

62

Chương 2

QUAN NIỆM CHUNG VỀ TIỂU THUYẾTTRONG NGHIÊN

CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAMNỬA ĐẦU THẾ KỶ XX 63

2.1. Khái niệm về tiểu thuyết…………………………………… 63

2.2. Phân loại tiểu thuyết …………………………...…………… 75

2.2.1. Phân loại theo Phạm Quỳnh……………………………………

2.2.2. Phân loại theo Thạch Lam………….……..…………………

2.2.3. Phân loại theo Vũ Bằng ………………..………………………

2.2.4. Phân loại theo Vũ Ngọc Phan………………………………

76

78

78

80

2.3. Quan niệm về nhà văn và nhà tiểu thuyết ………..……… 81

2.3.1. Tài năng và nhân cách………………………….…….………

2.3.2. Dấu ấn tác giả trong quá trình sáng tạo……………...……

2.3.3. Một số khâu cơ bản trong quá trình sáng tác của nhà

văn…

83

91

93

Tiểu kết chương 2………………………………………….…… 97

Chương 3

VẤN ĐỀ HIỆN THỰC VÀ NGHỆ THUẬT

VIẾT TIỂU THUYẾT

99

3.1. Mối quan hệ giữa tiểu thuyết và hiện thực đời sống ……… 100

3.1.1. Khuynh hướng tiểu thuyết tả thực và tả thực xã hội…….…

3.1.2. Khuynh hướng tiểu thuyết tả chân…………………….……

108

115

3.2. Nghệ thuật tiểu thuyết…………………………………...… 121

3.2.1. Xây dựng nhân vật tiểu thuyết …………………………………

3.2.2. Tổ chức cốt truyện của tiểu thuyết ……………………………

3.2.3. Kết cấu tiểu thuyết ………………………………………………

3.2.4. Ngôn ngữ tiểu thuyết……………………………………………

121

139

141

147

Tiểu kết chương 3……………………………………………… 156

Chương 4

VẤN ĐỀ BẠN ĐỌC TIỂU THUYẾT

VÀ PHÊ BÌNH TIỂU THUYẾT

158

4.1. Bạn đọc tiểu thuyết …………………………………..…… 158

4.1.1. Nhà văn và bạn đọc……………………………………….……

4.1.2. Bạn đọc – chủ thể của hoạt động tiếp nhận…………….……

159

156

4.2. Phê bình tiểu thuyết……………………………………..… 166

4.2.1. Cơ sở của phê bình tiểu thuyết…………………………………

4.2.2. Các khuynh hớng phê bình tiểu thuyết……………….………

4.2.3. Đội ngũ các nhà phê bình tiểu thuyết…………………………

166

170

186

Tiểu kết chương 4………………………….…………………… 196

KẾT LUẬN………………………………………………..……….. 197

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………...………

202

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong công cuộc cách tân và hiện đại hoá văn học dân tộc nửa đầu thế

kỷ XX, bên cạnh những thành tựu về sáng tác, các hoạt động lý luận cũng có

những thành tựu cụ thể, tập trung chủ yếu vào hai thể loại quan trọng là thơ và

tiểu thuyết. Trong đó tiểu thuyết là một thể loại mới mẻ, xuất hiện ở nước ta

đầu thế kỷ XX (Trước đó, trong văn học quá khứ đã có tiểu thuyết, nhưng đó

là loại tiểu thuyết theo quan niệm của văn học trung cận đại, chịu ảnh hưởng rõ

rệt của Trung Quốc) nhưng đã nhanh chóng tỏ rõ sức sống của mình và được

giới nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ giành cho sự

quan tâm thích đáng, bước đầu đưa ra được một số luận điểm quan trọng về

thể loại. Theo thống kê của chúng tôi, trong số 199 bài viết, đầu sách được

sưu tầm trong bộ Tuyển tập nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam từ

1900-1945, có 47 bài viết về thể loại tiểu thuyết. Đây là một con số không

nhỏ đối với một thể loại mới được hình thành trong những năm đầu thế kỷ XX.

Và trong số đó có thể xem bài báo nhiều kỳ Bàn về tiểu thuyết (1921) của học

giả Phạm Quỳnh là một công trình nghiên cứu quy mô và hệ thống đầu tiên về

tiểu thuyết trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tiếp sau phải kể đến công

trình nghiên cứu khá công phu Theo giòng của Thạch Lam và Khảo về tiểu

thuyết (1941) của Vũ Bằng. Đây là những cuốn sách tập hợp các bài báo bàn

về một số vấn đề của tiểu thuyết. Ngoài ra, cùng với những công trình trên còn

có những đóng góp của các tác gia khác như Ngô Đức Kế, Đặng Trần Phất,

Bùi Xuân Học, Trọng Khiêm, D.C, Vũ Đình Long, Thiếu Sơn, Trúc Hà, Lệ

Xuân, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều, Vũ Trọng Phụng, Trương Chính, Trương

Tửu… Họ cũng lưu tâm bàn về những phương diện khác nhau của tiểu thuyết.

Với những thành tựu đáng kể như vậy, việc nhìn nhận đánh giá lại những

vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết giai đoạn nửa đầu thế kỷ thiết tưởng là việc

làm cần thiết.

Thực hiện đề tài Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu, phê

bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, chúng tôi hy vọng có thể dựng

được bộ khung lý thuyết về thể loại tiểu thuyết qua những ý kiến bàn về thể

loại này của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam. Từ đó thấy rõ

được sự vận động của tư duy lý luận về thể loại tiểu thuyết và khẳng định

những đóng góp về mặt lý luận trong nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam

giai đoạn này.

Hơn nữa, hiện nay nhiều người đang quan tâm tới giai đoạn văn học đầu

thế kỷ XX, việc nghiên cứu di sản lý luận văn học giai đoạn này sẽ góp phần

đánh giá lại di sản văn học quá khứ, cụ thể là của giai đoạn 1900-1945 trên tinh

thần đổi mới và cũng góp phần vào việc kế thừa, phát triển của bản thân

chuyên ngành lý luận văn học. Xét rộng ra, công việc giảng dạy lý luận văn

học trong nhà trường, công việc sáng tác của các nhà văn cũng không thể tách

khỏi di sản lý luận văn học quá khứ, bởi nó vẫn hiện diện trong đời sống văn

học hôm nay.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Là một thể loại văn học quan trọng song bản thân sự vận động của nó

cũng như lý thuyết về thể loại rất phong phú nên mấy chục năm vừa qua đã có

rất nhiều công trình chuyên biệt mang tính lý luận viết về thể loại tiểu thuyết.

Tuy nhiên chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện

và hệ thống các vấn đề lý luận của tiểu thuyết thể hiện qua những tập sách,

những bài nghiên cứu, phê bình xuất hiện trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.

Hầu hết ở các công trình hoặc chỉ tập trung vào đánh giá một trào lưu, một

hiện tượng, một tác giả hay nhóm tác giả tiêu biểu, hoặc nhận diện chung về

tiểu thuyết thể hiện qua một số công trình mang tính chất văn học sử hay

mang tính chất sưu tầm tư liệu. Dưới đây chúng tôi xin điểm qua những công

trình có liên quan đến đề tài luận án. Và để tiện cho việc theo dõi, chúng tôi sẽ

tiến hành chia những công trình này thành hai nhóm:

Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu, khảo luận

Nhóm 2: Các bộ sách sưu tầm, biên soạn

a. Các công trình nghiên cứu, khảo luận

Theo dõi tình hình nghiên cứu văn học ở nước ta suốt từ năm 1945 trở lại

đây, chúng tôi thấy rằng:

Từ năm 1945-1954 do những điều kiện đặc biệt của chiến tranh, nên

nghiên cứu văn học ít có điều kiện phát triển.

Nhưng từ sau năm 1954, việc nghiên cứu văn học, trong đó đặc biệt là

giai đoạn văn học đầu thế kỷ XX ngày càng được chú ý nhiều hơn. Song trước

những năm 80 của thế kỷ XX, trong các công trình nghiên cứu, các vấn đề lý

thuyết của thể loại tiểu thuyết được bàn đến mới chỉ ở dạng khái lược, bàn

qua, phần nhiều được khai thác ở khía cạnh mang tính chất tư liệu văn học sử

như cuốn: Việt Nam văn học giản ước tân biên (Phạm Thế Ngũ, 1963) Bảng

lược đồ văn học Việt Nam (Thanh Lãng, 1967), Những bước đầu của báo

chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ mới (Bùi Đức Tịnh, 1972), hoặc trực tiếp

bàn đến những vấn đề mang tính lý luận của thể loại tiểu thuyết như: Viết và

đọc tiểu thuyết (Nhất Linh, 1960), Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết (Nguyễn

Văn Trung, 1961), Công việc của người viết tiểu thuyết (Nguyễn Đình Thi,

1964), Văn học và tiểu thuyết (Doãn Quốc Sĩ, 1972), Tiểu thuyết Việt Nam

hiện đại (Phan Cự Đệ, 1975)… hoặc đánh giá về một tác gia như: Nam Cao-

Nhà văn hiện thực xuất sắc (Hà Minh Đức, 1961) chứ chưa có chuyên đề đi

sâu nghiên cứu vấn đề lý luận tiểu thuyết từ góc độ lịch sử hình thành, phát

triển, các vấn đề lý luận thể loại… trên cơ sở khảo sát các công trình nghiên

cứu phê bình văn học nửa đầu thế kỷ XX.

Trong Việt Nam văn học giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ (1963)

và Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng (1967) có đề cập đến thể

loại tiểu thuyết. Ở đó, tác giả đã có ý thức chỉ ra con đường phát triển liên tục

từ truyện Nôm đến tiểu thuyết đồng thời chỉ ra những nguồn ảnh hưởng từ văn

học nước ngoài.

Với Bảng lược đồ văn học Việt Nam [71], Thanh Lãng được coi là nhà

nghiên cứu đầu tiên cấu trúc hoá được mô hình của những dạng tiểu thuyết

dịch đương thời và chỉ ra những ảnh hưởng của chúng đến những tiểu thuyết

do nhà văn Việt Nam sáng tác. Ông cho rằng: “Đối với thế hệ 1932-1945, tiểu

thuyết giữ địa vị quan trọng đến nỗi ta có thể coi lịch sử văn học Việt Nam của

thời kỳ này là lịch sử tiểu thuyết”. Qua việc các nhà tiểu thuyết ta hồi đó chú ý

đến vấn đề miêu tả tâm lý, theo ông, tiểu thuyết Việt Nam đã tiến về bề sâu.

Còn trong công trình Việt Nam văn học giản ước tân biên[102], Phạm

Thế Ngũ đã chỉ ra những quan hệ đa dạng giữa tiểu thuyết và những thể ký

trong thời kỳ đầu của văn học mới.

Tuy nhiên, tất cả những vấn đề nêu trên chỉ được trình bày sơ lược mang

tính chất tư liệu văn học sử nhiều hơn.

Cũng với tính chất như vậy, công trình Những bước đầu của báo chí,

truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ mới (1972)[153], thông qua việc khảo cứu,

sưu tầm tư liệu, tác giả Bùi Đức Tịnh đã phục hồi địa vị cho những tác phẩm

đầu tiên bị quên lãng (ông gọi đó là những hòn máu bị bỏ rơi) của nền văn

học nước nhà. Riêng với thể loại tiểu thuyết, tác giả đã khẳng định, tiểu thuyết

xuất hiện trước nhất ở miền Nam từ năm 1887 với truyện Thày Lazaro Phiền

của Nguyễn Trọng Quản và tiếp sau đó là hàng loạt truyện của Trương Duy

Toản, Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu. Hơn nữa, ở công trình này, tác giả

còn chỉ ra quá trình hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết. Ông cho

rằng:

Hình thức phôi thai xuất hiện sớm nhất của tiểu thuyết ở miền Nam

là thơ, tức loại truyện của văn chương cổ điển đội lốt bằng cách lấy cuộc

đời của một nhân vật đương thời làm đề tài. Kế đến là những truyện,

không được gọi thẳng như thế mà thường được đặt nhan đề với những

danh từ ngoại sử hay dị sử lấy đề tài trong lịch sử Việt Nam hay xã hội

Việt Nam đương thời và sau cùng nói đến các tác phẩm được mệnh danh

là tiểu thuyết theo thể thức của tiểu thuyết phương Tây [153, tr.158].

Rất tiếc là trong công trình này, Bùi Đức Tịnh chỉ trình bày nội dung tóm

tắt một số tác phẩm chứ chưa thực sự khảo sát một cách tỉ mỉ sự thay đổi về

hình thức thể loại. Cho nên giá trị của nó cũng chỉ dừng lại ở việc chỉ ra được

sự hình thành và phát triển của thể loại trong những năm đầu thế kỷ XX.

Ngoài những công trình mang tính chất tư liệu văn học sử nói trên, cũng

trong thời gian này, đã có một số công trình trực tiếp bàn đến những vấn đề

mang tính lý luận của thể loại tiểu thuyết. Đó là:

a, Trong Viết và đọc tiểu thuyết, tác giả Nhất Linh có khẳng định lại một

số vấn đề của Thạch Lam trong Theo giòng như:

1. Thành thực là yếu tố quan trọng đầu tiên đối với người cầm bút.

2. Tiểu thuyết cũng phức tạp, lộn xộn, linh động như cuộc đời cả bề rộng

lẫn bề sâu.

3. Cốt truyện không cần lắm, không nên xếp đặt câu truyện quá, việc xảy

ra còn tuỳ theo tâm trạng của nhân vật. Nếu xếp đặt cần phải viết có nghệ

thuật để việc ấy được tự nhiên, nhưng sự thực, đời người có xếp đặt được

đâu. Mà tiểu thuyết lại là thứ sách để tả cuộc đời.

b, Ở cuốn Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết [161], tác giả Nguyễn Văn

Trung thông qua sự phân tích cụ thể một số tác phẩm tiêu biểu của một số tác

giả trong và ngoài nước cũng đưa ra được khá tỉ mỉ những quan niệm và kĩ

thuật viết tiểu thuyết. Song những vấn đề được đưa ra và lý giải ở đây hoàn

toàn mang tính chất chủ quan của tác giả. Trong đó, khi nhận xét về cách

phân loại tiểu thuyết của Vũ Ngọc Phan ở bộ Nhà văn hiện đại, ông cho rằng

cách phân chia này là “chỉ xét về nội dung” và “không xác thực lắm”.

c, Trong cuốn Mấy vấn đề nguyên lý văn học [99], Nguyễn Lương Ngọc

đã dành một chương bàn về tiểu thuyết. Đặc biệt khi đề cập đến sự phát triển

cùng quan niệm và tính chất của thể loại tiểu thuyết, tác giả đã dẫn ra một một

vài ý kiến của hai học giả Phạm Quỳnh và Vũ Ngọc Phan để chứng minh cho

những quan điểm của mình về thể loại này.

d, Trong cuốn Những nguyên lý về lý luận văn học (tập 3) – Loại thể

văn học [34] của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức có một chương bàn về tiểu

thuyết. Trong đó ở mục Bàn về sự phát triển của tiểu thuyết trong văn học

Việt Nam, từ việc khảo sát sự phát triển của thực tiễn sáng tác tiểu thuyết

những năm đầu thế kỷ đến năm 1960, tác giả đã rút ra những vấn đề về thể loại

như: Xây dựng nhân vật, vấn đề hiện thực, kết cấu, ngôn ngữ và khẳng định sự

vận động của thể loại này theo từng giai đoạn phát triển.

e, Cuốn Công việc của người viết tiểu thuyết [139] của Nguyễn Đình

Thi. Với tư cách là nhà tiểu thuyết, ông đã trình bày khá đầy đủ những vấn đề

cốt lõi của tiểu thuyết (quan niệm, mối quan hệ giữa tiểu thuyết và hiện thực

cuộc sống, nghệ thuật viết tiểu thuyết…). Đây là một cuốn sách của người làm

nghề nói về nghề của mình.

g, Cuốn Văn học và tiểu thuyết [123] của Doãn Quốc Sĩ có ưu điểm là

đã khảo sát kỹ nhiều quan niệm về tiểu thuyết của các nhà nghiên cứu phê bình

tiểu thuyết giai đoạn đầu thế kỷ như: Phạm Quỳnh, Thạch Lam, Vũ Bằng, Vũ

Ngọc Phan…, song điều đáng tiếc những quan niệm này mới chỉ được coi là

chỗ dựa cho những ý kiến riêng của chính tác giả chứ không được nhận xét,

đánh giá một cách khách quan. Nói rõ hơn là ông chỉ viện dẫn những gì phù

hợp với quan niệm của mình mà chưa chú ý đúng mức tới tính khách quan

khoa học của chúng. Ngoài ra ông còn “bỏ qua” không ít luận điểm khác.

h, Công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại [27] của tác giả Phan Cự

Đệ là một công trình dày dặn nhất chuyên biệt về lý luận thể loại trên cơ sở

thực tiễn 70 năm của tiểu thuyết Việt Nam. Với một cách nhìn bao quát, sâu

sắc, tác giả đã khái quát được quá trình hình thành và phát triển của tiểu thuyết

Việt Nam hiện đại và những vấn đề mang tính chất lý luận như: điển hình hoá

trong tiểu thuyết hiện đại, những vấn đề thể loại của tiểu thuyết, lao động của

người viết tiểu thuyết. Có thể nói đây là bức tranh toàn cảnh về nền tiểu thuyết

Việt Nam hiện đại, từ thời kỳ sơ khai đến năm 1975. Song như lời nói đầu tác

giả viết, công trình này có tính chất một chuyên đề lý luận về thể loại dựa trên

cơ sở thực tiễn của tiểu thuyết Việt Nam nên chưa có điều kiện nghiên cứu một

cách đầy đủ và cụ thể từng trào lưu, từng tác giả, từng tác phẩm... trong những

thời kỳ lịch sử nhất định, do vậy những thành tựu nghiên cứu, phê bình thời kỳ

1900-1945 được tác giả quan tâm tới một cách hạn chế.

Đặc biệt, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), trên đà đổi mới nhiều

mặt của xã hội Việt Nam, tình hình nghiên cứu văn học thực sự bước vào thời

kỳ mới. Giới nghiên cứu văn học đương đại đã coi việc đánh giá lại di sản văn

học quá khứ, nhất là văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX, là một trong những

mục tiêu soi sáng quá trình đổi mới tư duy nghiên cứu văn học. Trên thực tế

đã diễn ra nhiều hoạt động khá sôi nổi như tổ chức hàng loạt cuộc hội thảo

khoa học với chủ đề “Giải toả những nghi án văn học” nhằm trả lại giá trị đích

thực cho một số tác giả, tác phẩm và trào lưu văn học quá khứ. Chính vì vậy,

nhiều tác phẩm thuộc loại “có vấn đề” của thời kỳ trước đã được in lại. Nhiều

bài viết, nhiều công trình mới ra đời. Trong đó có một số công trình đề cập

tới thể loại tiểu thuyết giai đoạn đầu thế kỷ XX thông qua việc đánh giá một

trào lưu, một hiện tượng văn học tiêu biểu.

Gần gũi với đề tài của luận án, có thể kể đến công trình Sự hình thành

và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn

cuối thế kỷ 19 đến năm 1932 của Tôn Thất Dụng (1993)[19]. Đây là công

trình nghiên cứu về lịch sử văn học, nhưng trong đó, người viết có nhắc tới

quan niệm về thể loại tiểu thuyết của một số tác giả cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ

XX như: Nguyễn Trọng Quản, Trương Duy Toản, Trần Thiên Trung… Nhìn

chung, công trình này đã đề cập tới một số luận điểm về lý thuyết thể loại tiểu

thuyết trong phê bình, lý luận đầu thế kỷ XX. Nhưng nội dung này chưa phải là

mục tiêu nghiên cứu chính của luận án, do đó các vấn đề lý thuyết thể loại

chưa phải là trọng tâm của công việc khảo sát.

Công trình Quá trình hình thành và phát triển của phê bình văn học

Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ 20 đến năm 1945 [163] của Trần Việt Trung

(1994) là công trình đề cập tới vai trò của hoạt động báo chí, đội ngũ những

nhà văn tham gia hoạt động phê bình văn học. Tuy nhiên, người viết mới chỉ

chủ yếu thiên về hoạt động phê bình giai đoạn 1930-1945 với các tác giả Thiếu

Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều…, còn giai đoạn trước đó chỉ

được đề cập sơ lược. Các vấn đề về lý thuyết thể loại hầu như chưa được chú

ý.

Công trình Lí luận phê bình văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế

kỷ XX của Trần Mạnh Tiến (1996) [151] là công trình đầu tiên đề cập tới

những hoạt động lý luận và phê bình văn học Việt Nam từ năm 1900-1930,

trong đó vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết qua những công trình nghiên cứu

của các nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX

đã được chú ý đề cập tới nhưng còn khái lược và chưa mang tính chất hệ

thống toàn diện. Tác giả chỉ mới bắt đầu chú ý tới vấn đề tiểu thuyết qua quan

niệm, các thành phần, phân loại tiểu thuyết trong một số công trình của các

nhà nghiên cứu phê bình giai đoạn này như: Phạm Quỳnh, Trúc Hà, Thiếu

Sơn, D.C, Lệ Xuân.

Công trình Những vấn đề lý luận văn học giai đoạn 1930-1945 của

Ngô Văn Giá (1996) [141] là công trình đề cập tới những hoạt động lý luận và

phê bình văn học Việt Nam. Trong đó, vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết

trong nghiên cứu, phê bình thời kỳ này là một trong những vấn đề được đề

cập tới như: quan niệm chung về tiểu thuyết, một số đơn vị nghệ thuật của tiểu

thuyết (nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ )… Song chúng chỉ được trình bày sơ

lược chưa mang tính hệ thống bởi vì như tên gọi của đề tài, tác giả dành sự

quan tâm tới toàn cảnh những vấn đề lý luận của văn học giai đoạn này. Hơn

nữa, tác giả chỉ chú ý đến những quan niệm của những nhà nghiên cứu phê

bình ngoài Mác xít như: Thạch Lam, Vũ Bằng, Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan.

Bài khảo luận Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ thuật 1935-1939 của

Nguyễn Ngọc Thiện (in lần đầu trong cuốn Nhìn lại cuộc tranh luận nghệ

thuật 1935-1939, 1996) đã cố gắng dựng lại toàn cảnh diễn biến cuộc tranh

luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “Nghệ thuật vị nhân sinh”, kết hợp sự

phân tích những quan niệm, những ý kiến thuộc các quan điểm nghệ thuật

khác nhau trong không khí sôi nổi, quyết liệt tranh biện với cái nhìn khoa học,

khách quan và bình tĩnh. Từ đó, người viết đưa ra những đánh giá về ý nghĩa

cuộc tranh luận lớn này, trong sự liên hệ và so sánh các vấn đề lý luận văn học

đã và đang đặt ra đối với văn học Việt Nam hiện đại, nhịp với những chặng

đường đấu tranh của dân tộc Việt Nam.

Bài Khải luận của tác giả Mã Giang Lân (được in lần đầu vào năm 1997,

trong cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, tập 24A) là bài viết đề cập tới sự ra

đời và phát triển của thể loại lý luận phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam.

Trong đó, tác giả đã dựng lên bức tranh về hoạt động nghiên cứu, lý luận phê

bình văn học trong những thập niên đầu của thế kỷ XX. Ở bài viết này, vấn đề

thể loại tiểu thuyết đã được đề cập tới qua một số lời bàn của các tác giả tiêu

biểu như Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn, Hoàng Ngọc Phách, Thạch Lam, Vũ Bằng,

Trương Chính, Hải Triều, Đặng Thai Mai trên một số phương diện (khái niệm,

phân loại, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ ). Tuy nhiên, những vấn đề này được

lướt nhanh để đi tới kết luận chứ không dừng lại để nhận xét, minh chứng một

cách cụ thể.

Trong bài viết Chuyển biến của thể loại tiểu thuyết trong văn học Việt

Nam đầu thế kỷ XX (2001) [74], qua khảo sát ý kiến về tiểu thuyết của 10 nhà

văn, nhà biên khảo từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX như Nguyễn Trọng

Quản, Hồ Biểu Chánh, Phạm Quỳnh, Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách,Thiếu Sơn,

Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Đinh Gia Trinh về một số vấn đề hiện

trạng, xu thế, kỹ thuật và nhìn nhận lại một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu; tác

giả Bùi Việt Thắng đã đưa ra một số ý kiến đáng tin cậy (tuy còn ít ỏi) để

khẳng định “tiểu thuyết là một thể loại văn học mới rất cần thiết cho sự đổi mới

văn học theo hướng hiện đại hoá”.

Năm 2003, trong lời giới thiệu cho bộ sách Tranh luận văn nghệ thế kỷ

XX [142], nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã phân tích những ý kiến xung quanh

những cuộc tranh luận nghệ thuật 1900-1945. Nhiều ý kiến bàn về thể loại tiểu

thuyết tập trung ở hai cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “Nghệ

thuật vị nhân sinh” và “Dâm hay không Dâm” thời kỳ 1935-1939 đã được tác

giả nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan.

Trong bài viết Các nhà văn Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX nói về văn tự

sự (2001) [160], thông qua việc khảo sát một số ý kiến của nhà văn nước ta

bàn về văn tự sự (tập trung ở tiểu thuyết), tác giả Nguyễn Nghĩa Trọng khẳng

định: tuy mới còn ở mức độ sơ khai nhưng những ý kiến về văn tự sự và tiểu

thuyết nói riêng nửa đầu thế kỷ XX đã đánh dấu một bước phát triển của lý

luận văn học nước nhà. Nó góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh của văn xuôi hiện

đại với sự góp sức của những nhà văn tả thực tài năng như: Nguyễn Công

Hoan, Ngô tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam, Tô Hoài, Vũ Bằng, Nam

Cao, Nguyên Hồng…Tuy nhiên, phần lớn các ý kiến được đưa ra chủ yếu mang

tính chất điểm qua chứ không chú mục nhận xét đánh giá về kỹ thuật, phân tích

kiến giải lý luận về mặt thể loại trên cái nền đổi mới của tư duy văn học.

Bài viết Sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết hiện đại và lý luận

tiểu thuyết hiện đại ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trong quan hệ với tiểu

thuyết và thi pháp tiểu thuyết nước ngoài (Báo cáo khoa học tại Hội thảo

khoa học về văn học so sánh do trường ĐHSP Hà Nội tổ chức tháng 5/2004)

của tác giả Nguyễn Ngọc Thiện đã bàn tới sự hình thành và phát triển của tiểu

thuyết và lý luận tiểu thuyết hiện đại ở nước ta qua thực tiễn sáng tác và tập

trung trong công trình: Bàn về tiểu thuyết (Phạm Quỳnh), Theo giòng (Thạch

Lam), Khảo về tiểu thuyết (Vũ Bằng). Ở những công trình này, mọi vấn đề lý

luận của thể loại tiểu thuyết đã được người viết xem xét và lý giải trong sự so

sánh với những quan niệm của nhà lý luận tiểu thuyết Nga M.Bakhtin. Qua đó

người viết phần nào đã cho thấy sự phát triển của tiểu thuyết cũng như sự vận

động về tư duy lý luận tiểu thuyết trong những thập niên đầu của thế kỷ XX.

Tuy nhiên trên thực tế, ngoài ba học giả được đưa ra, còn có rất nhiều nhà

văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình cũng có những đóng góp đáng kể cho sự

phát triển của khoa nghiên cứu, phê bình văn học nói chung và thể loại tiểu

thuyết nói riêng mà có lẽ do giới hạn về khuôn khổ một tiểu luận chưa thấy tác

giả đề cập tới.

Công trình: Lý luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX –

1945 của nhóm nghiên cứu Viện Văn học do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên là

tập hợp những bài viết đề cập đến sự hình thành, các giai đoạn phát triển, các

khuynh hướng lý luận phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Công

trình đã ghi nhận sự nỗ lực tư duy về văn học thời kỳ hiện đại xung quanh việc

xây dựng lý luận, phê bình trở thành bộ môn khoa học về văn học có lý thuyết

và phương pháp chuyên biệt, phát triển đồng bộ, hoà nhịp với sáng tác, hỗ trợ

yêu cầu thẩm định của công chúng về chất lượng tác phẩm văn chương.

Trong đó, những ý kiến về thể loại tiểu thuyết cũng đã được lưu ý nghiên

cứu, chủ yếu qua một số tác giả thời kỳ này như Phạm Quỳnh, Thạch Lam,

Vũ Ngọc Phan, qua các cuộc tranh luận nghệ thuật, qua 10 gương mặt phê

bình tiêu biểu.

Năm 2004, chuyên luận Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

(1900-1945)[167] của Nguyễn Thị Thanh Xuân được ấn hành. Trên cơ sở kết

quả nghiên cứu của một luận án Phó tiến sĩ mà tác giả đã bảo vệ thành công

10 năm trước, công trình này đã khảo sát một cách khá hệ thống, toàn diện

hoạt động phê bình thời kỳ này. Tác giả cũng dành sự chú ý cho phê bình tiểu

thuyết, nhưng do giới hạn của đề tài, vấn đề này không được bàn tới một cách

tập trung, độc lập mà chỉ được nói đến rải rác qua một vài cuộc tranh luận

nghệ thuật, một số bài phê bình tác phẩm tiểu thuyết đương thời và các tác gia

phê bình tiêu biểu.

Cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX – Những vấn đề lịch sử và lý luận

(do Phan Cự Đệ chủ biên) [30] là một công trình tổng kết văn học Việt Nam

thế kỷ XX dưới ánh sáng của tư duy lý luận Mác xít. Trong đó, ở chương bảy,

với phần viết về hoạt động lý luận phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ

XX, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã đưa ra những nhận xét về một số nét nổi

bật thuộc quá trình hình thành và phát triển của lý luận phê bình, về tranh luận

văn học, về thế hệ các nhà phê bình. Từ đó, ông khẳng định: “Tuy chất lượng

không đồng đều nhưng các tác giả và công trình phê bình văn học đã đánh

dấu sự trưởng thành mọi mặt từ ý thức tự chủ đến phương pháp và thể loại,

cũng như phong cách cá nhân”[30, tr.117]. Trong đó, lý luận phê bình tiểu

thuyết mới chỉ được đề cập tới thông qua những nhận xét rải rác trong cái nền

và diện mạo chung của lý luận phê bình.

Cũng trong thời kỳ này, ở một số công trình đi sâu vào từng tác gia, tác

phẩm, các gương mặt tiêu biểu trên văn đàn những năm đầu thế kỷ XX như

Phạm Quỳnh, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Hải Triều, Nam Cao, Vũ Ngọc

Phan, Nhất Linh, Khái Hưng, Lan Khai…, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận và

đánh giá lại một cách khách quan, chỉ rõ những đóng góp (cũng như hạn chế)

của họ đối với nền văn học nước nhà nói chung và sự phát triển của lý luận

tiểu thuyết nói riêng. Có thể kể đến một số bài viết, công trình cá nhân hoặc

tập thể sau: Học tập nhà văn Vũ Ngọc Phan của Vũ Ngọc Khánh (1992),

Thạch Lam văn chương và cái đẹp của nhiều tác giả (1995), Văn chương và

tác giả của Nguyễn Ngọc Thiện (1996), Hải Triều - nhà lý luận tiên phong

do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên (1996), Văn học trên hành trình thế kỷ XX

của Phong Lê (1997), Nam Cao qua nửa thế kỷ của Hà Bình Trị (2001), Chủ

nghĩa hiện thực Nam Cao của Trần Đăng Suyền (2001), Văn chương tài

năng và phong cách của Hà Minh Đức (2001), Những vấn đề lý luận và lịch

sử văn học do Hà Minh Đức chủ biên (2001), Lan Khai- Tác phẩm nghiên

cứu lý luận và phê bình văn học của Trần Mạnh Tiến (2002)…

b. Các sách sưu tầm, biên soạn

Cũng nhằm mục đích khôi phục lại nền văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX,

thời kỳ này xuất hiện nhiều công trình mang tính chất tư liệu đã được biên

soạn rất công phu. Trong đó, các nhà biên soạn, sưu tầm đã tập hợp được

khá nhiều bài nghiên cứu, phê bình về thể loại tiểu thuyết của các tác giả đầu

thế kỷ XX. Đó là:

1, Khảo về tiểu thuyết (1996) của Vương Trí Nhàn [104] là công trình

biên soạn, tập hợp những ý kiến bàn về tiểu thuyết của các nhà văn, nhà nghiên

cứu, phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến 1945.

2, Tuyển tập phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam (1900-1945), 5

tập (1997) [141] là bộ tuyển tập bao gồm các tác phẩm lý luận, phê bình và

nghiên cứu văn học của các tác giả giai đoạn đầu thế kỷ. Trong đó có nhiều bài

viết về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Thiếu

Sơn…

3, Công trình Tổng tập văn học Việt Nam (1997) tập 24A, 24B

[108,109] tuyển những công trình lý luận nửa đầu thế kỷ XX của 37 tác giả

không thuộc nhóm Mác xít như Dương Quảng Hàm, Hoài Thanh, Vũ Ngọc

Phan, Thiếu Sơn, Thạch Lam, Lê Thanh, Trương Chính, Lan Khai, Phạm

Quỳnh…

4, Tổng tập văn học Việt Nam (1997) tập 34 [110] tập hợp những công

trình lý luận nửa đầu thế kỷ XX của các tác giả thuộc nhóm Mác xít như: Hải

Triều, Trần Đình Long, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai…

5, Bàn về tiểu thuyết (2000) của Bùi Việt Thắng [138] biên soạn tập hợp

những ý kiến bàn về tiểu thuyết từ đầu thế kỷ XX đến nay. Trong đó có những

bài viết của ba tác giả tiêu biểu giai đoạn đầu thế kỷ là Phạm Quỳnh, Thạch

Lam, Vũ Bằng.

6, Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX, 2 tập (2003) do Nguyễn Ngọc Thiện

chủ biên [142] tập hợp những bài lý luận phê bình trong 6 cuộc tranh luận nửa

đầu thế kỷ XX, trong đó có nhiều bài phê bình về tiểu thuyết không phải từ góc

độ “đọc sách”, cảm nhận mà từ góc độ lý thuyết phân loại khoa học.

Điểm qua một số công trình nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến các vấn

đề lý thuyết thể loại tiểu thuyết trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX có

thể thấy rằng: hầu hết các công trình đều chưa có điều kiện tập trung đánh giá

một cách khái quát, toàn diện về các ý kiến hàm chứa sự khai mở của tư duy

lý luận về thể loại tiểu thuyết trong hoạt động nghiên cứu phê bình nửa đầu thế

kỷ XX (1900-1945). Nhìn chung, các công trình này thường chỉ tập trung vào

đánh giá một trào lưu, một hiện tượng, một số tác gia và tác phẩm tiêu biểu

của họ, hoặc nhận diện chung về sáng tác tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Đa

phần là công trình mang tính chất văn học sử, hay mang tính chất tư liệu tập

hợp những lời bạt, lời nói đầu, những bài báo, tiểu luận phê bình bàn về tiểu

thuyết. Cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề lý luận văn

học vài ba thập niên đầu thế kỷ nhưng chỉ dừng lại ở mức độ lược khảo, vẽ lên

diện mạo chung ghi nhận những thành tựu lý luận văn học trong từng giai đoạn

đó, chứ chưa tập trung đi sâu vào nghiên cứu sự diễn tiến của tư duy lý luận về

thể loại tiểu thuyết xuyên suốt cả một giai đoạn ngót nửa thế kỷ.

Do vậy, từ việc tiếp thu những thành tựu của những người đi trước, tiếp

tục mở rộng và đi sâu trên cơ sở Luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ năm 2000,

luận án của chúng tôi với đề tài Lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên

cứu phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX cố gắng tập trung tập

hợp và khảo sát một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản của thể

loại tiểu thuyết qua những ý kiến bàn về thể loại này từ các công trình của các

nhà văn và nhà nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam được công bố trong

nửa đầu thế kỷ XX.

3. GIỚI THUYẾT VỀ KHÁI NIỆM TIỂU THUYẾT

Là một thể loại mới được hình thành nên khái niệm “Tiểu thuyết” thời kỳ

này còn chưa được các nhà nghiên cứu, phê bình xác định rõ ràng, mà thường

sử dụng để chỉ tất cả các tác phẩm truyện có dung lượng dài ngắn khác nhau

(được gọi là Đoản thiên tiểu thuyết, Trung thiên tiểu thuyết, hay Trường

thiên tiểu thuyết). Ví dụ như truyện Thày Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn

Trọng Quản chỉ dày 32 trang nhưng nhiều nhà văn thời kỳ này đều xem là tiểu

thuyết. Những tác phẩm của Trần Chánh Chiếu, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn

Chánh Sắt, Hồ Biểu Chánh… dung lượng chỉ đủ sức một truyện vừa nhưng

vẫn được gọi là tiểu thuyết. Ngay cả tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm

Duy Tốn, chỉ vẹn vẹn có vài ba trang in, nhưng Nam Phong tạp chí năm 1919

khi đăng tải vẫn giới thiệu là tiểu thuyết tả chân. Do vậy khi tiến hành khảo sát,

phân tích những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình đầu thế kỷ, chúng tôi

chủ yếu vẫn dựa vào những quan niệm của họ để đảm bảo tính lịch sử của

thuật ngữ và tư duy học thuật.

4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong luận án này là những “văn bản” bàn

đến thể loại tiểu thuyết của các nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình, văn học

giai đoạn đầu thế kỷ XX. Những văn bản đó được khai thác từ những nguồn tư

liệu, từ các ấn phẩm đầu thế kỷ trên các báo như Nông cổ mín đàm, Đông

Dương tạp chí, Đông Pháp thời báo, Nam Phong tạp chí, Hữu Thanh tạp

chí, An Nam tạp chí, Phụ nữ Tân văn và một số sách chuyên khảo của các

nhà văn, nhà nghiên cứu thời đó như Bàn về tiểu thuyết (Phạm Quỳnh), Theo

giòng (Thạch Lam), Khảo về tiểu thuyết (Vũ Bằng)...

Đặc biệt, trước khi nhận đề tài này, chúng tôi đã tham gia biên soạn bộ

Tuyển tập phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam (1900-1945) (xuất bản

năm 1997) nên mọi tài liệu, văn bản giai đoạn này, trong đó có nhiều ý kiến về

tiểu thuyết, chúng tôi đã được tiếp xúc. Ngoài ra, phần lớn những ý kiến bàn

về tiểu thuyết còn được tuyển trong một số bộ sưu tầm, tuyển chọn khác như:

Khảo về tiểu thuyết (Vương Trí Nhàn) và Bàn về tiểu thuyết (Bùi Việt

Thắng)...

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở tình hình nghiên cứu nêu trên, với khả năng tư liệu cho phép,

chúng tôi xác định nhiệm vụ của luận án là:

- Tìm hiểu những điều kiện xã hội-văn hoá đã tác động trực tiếp hoặc

gián tiếp đến sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết viết bằng chữ quốc

ngữ trong vài thập niên nửa đầu của thế kỷ XX cũng như việc nghiên cứu phê

bình tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

- Tập trung khảo sát và phân tích các ý kiến bàn về tiểu thuyết từ những

quan niệm chung (khái niệm, phân loại, nhà viết tiểu thuyết với tư cách là một

nghệ sĩ kiểu mới thuộc về một quan niệm văn học mới, một nhân cách văn hoá

mới khi cầm bút) đến những vấn đề của thể loại văn học (vấn đề hiện thực,

nghệ thuật viết tiểu thuyết, bạn đọc tiểu thuyết, phê bình tiểu thuyết). Từ đó,

làm rõ sự phát triển về tư duy lý luận thể loại trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ

của công cuộc hiện đại hoá nền văn học dân tộc. Nói chính xác hơn, người

viết đặt mục đích phân tích công việc của các nhà nghiên cứu, phê bình, các

học giả, các nhà văn Việt Nam nửa đầu thế kỷ xung quanh việc bàn về chủ đề:

làm thế nào để có thể phát triển một thể loại mới của văn học cần cho quá

trình hiện đại hoá văn học dân tộc trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài,

vừa “là của ta”, “cho dân ta đọc”, góp phần tích cực vào đời sống xã hội lúc

đó. Đây là vấn đề lớn, rất có ý nghĩa không chỉ đối với văn học đương thời

mà còn đối với tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam hiện đại.

- Khẳng định và ghi nhận những đóng góp của các nhà văn, nhà nghiên

cứu, phê bình văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX đối với quá trình hiện đại

hoá nền tiểu thuyết nước nhà thông qua việc liên hệ với thực tiễn sáng tác,

đương thời đồng thời việc nhìn nhận lại những vấn đề lý luận của thể loại mà

các thế hệ đàn anh đã làm trên tinh thần đổi mới và phát triển của chuyên

ngành lý luận hôm nay.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Với một đề tài thuộc loại hình lý thuyết- lịch sử văn học, trong quá trình

thực hiện luận án, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu

sau:

- Phương pháp thống kê, phân loại: Các ý kiến bàn về vấn đề tiểu

thuyết được công bố trên sách, báo, tạp chí... đã được chúng tôi thống kê

một cách có hệ thống, trong đó ưu tiên xem xét đánh giá những ý kiến nổi bật,

cơ bản.

- Phương pháp lịch sử cụ thể: Vì những tri thức lý luận văn học giai

đoạn này đang trong quá trình khai mở, chủ yếu được nêu lên qua những lời

bạt, tựa, các tác phẩm phê bình, nghiên cứu văn học, cho nên luận án quán

triệt phương pháp lịch sử cụ thể trong quá trình nhận diện và đánh giá chung.

Các tri thức lý luận văn học được cố gắng “giải mã” như nó vốn có, tránh suy

diễn, gán ghép, hiện đại hoá những điều mà nó không hàm chứa.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như

phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ

thêm các vấn đề lý luận.

Tất cả những phương pháp trên được vận dụng phối hợp với nhau một

cách linh hoạt để làm bật lên những vấn đề cần nghiên cứu.

7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

a. Về mặt lý luận

Đây là công trình đầu tiên khảo sát, hệ thống hoá và đánh giá sâu các vấn

đề lý luận của thể loại tiểu thuyết trong mảng nghiên cứu phê bình văn học giai

đoạn nửa đầu thế kỷ (1900-1945). Kết quả nghiên cứu của luận án ít nhiều có

tác dụng làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết trong

giai đoạn văn học này và cho thấy rõ, ngay trong mấy thập kỷ đầu xây dựng

nền văn học quốc ngữ mang tính chất cận hiện đại, các văn nhân và học giả

nước ta đã có nhiều kiến giải về đặc trưng của thể loại và những ý kiến này đã

tạo tiền đề cho sự đổi mới và hiện đại hoá của thể loại ở những giai đoạn sau

của thế kỷ.

b. Về mặt thực tiễn

Chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là một tài liệu tham

khảo hữu ích và thiết thực đối với hoạt động nghiên cứu, học tập và giảng dạy

về lý luận văn học và văn học Việt Nam hiện đại.

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận án được triển khai

thành bốn chương.

Chương 1. Những tiền đề xã hội- văn hoá ảnh hưởng đến sự ra đời

của tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ.

Chương 2. Quan niệm chung về tiểu thuyết trong nghiên cứu phê bình

văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Chương 3. Vấn đề hiện thực và nghệ thuật viết tiểu thuyết.

Chương 4. Vấn đề bạn đọc tiểu thuyết và phê bình tiểu thuyết.

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Kiều Anh (2000), “ Thạch Lam với quan niệm tiểu

thuyết là sự sống”, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam (7+8), tr. 34-42.

2. Nguyễn Thị Kiều Anh (2001), “ Nhân vật tiểu thuyết trong quan

niệm của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam ở giai

đoạn đầu thế kỷ XX”, Thông báo khoa học, Đại học Sư phạm Hà

Nội 2 (2), tr. 104-113.

3. Nguyễn Thị Kiều Anh (2003), “Vấn đề ngôn ngữ tiểu thuyết trong

quan niệm của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam

nửa đầu thế kỷ XX (1900-1945)”, Thông báo khoa học, Đại học

Sư phạm Hà Nội 2 (1), tr. 60-63.

4. Nguyễn Thị Kiều Anh (2004), “ Vũ Bằng qua những quan niệm về

tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”, Tạp chí khoa học, Đại học Sư

phạm Hà Nội ISSN 0868-3719 (2), tr. 50-55.

5. Nguyễn Thị Kiều Anh (2004), “ Phê bình tiểu thuyết Việt Nam nửa

đầu thế kỷ XX ”, Tạp chí khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội

ISSN 0868-3719 (5), tr. 52-58.

6. Nguyễn Thị Kiều Anh (2004), “ Các nhà văn Việt Nam nửa đầu

thế kỷ XX nói về cách đọc tiểu thuyết”, Xuất bản Việt Nam (8),

tr. 31-32 và tr. 41.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hoá sử cương, Quan hải tùng thư,

Huế.

2. Quốc Anh (1978), “Nông cổ mín đàm và cuộc thi tiểu thuyết lịch sử văn

học”. Tạp chí Văn học (3), tr.141.

3. Vũ Tuấn Anh - Bích Thu (chủ biên) (2001), Từ điển tác phẩm văn học

Việt Nam (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

4. Aristốt - Lưu Hiệp (1999), Nghệ thuật thơ ca - Văn tâm điêu long, Nhà

xuất bản Văn học, Hà Nội.

5. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nhà xuất bản Tác phẩm mới,

Hà Nội.

6. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

7. Vũ Bằng (1955), Khảo về tiểu thuyết, Phạm Văn Tươi xuất bản, SG.

8. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch,

Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.

9. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đoxtôiepxki, Trần Đình Sử-

Lại Nguyên Ân -Vương Trí Nhàn dịch, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

10. D.Brewster và J.A.Burrell (1971), Tiểu thuyết hiện đại, Dương Thanh

Bình dịch, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hoá xuất bản, Sài Gòn.

11. Phan Kế Bính (1930), Việt Hán văn khảo, Nhà in Trung Bắc Tân văn, Hà

Nội.

12. Nguyễn Huệ Chi (1996), Hoàng Ngọc Phách - Đường đời và đường văn,

Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

13. Trương Chính (1939), Dưới mắt tôi, Tân Việt, Hà Nội.

14. Trương Chính (1997), Tuyển tập Trương Chính, tập 1, Nhà xuất bản Văn

học, Hà Nội.

15. Trương Chính (1997), Tuyển tập Trương Chính, tập 2, Nhà xuất bản Văn

học, Hà Nội.

16. Hồng Chương (1982), Phương pháp sáng tác văn học nghệ thuật, Nhà

xuất bản Sự Thật, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng, Nhà

xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

18. Trương Đăng Dung (1991), “Văn học dịch và những vấn đề lý luận của

văn học so sánh”, Tạp chí Văn học (1), tr71.

19. Tôn Thất Dụng (1993), Sự hình thành và vận động của Thể loại tiểu

thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến 1932 , Luận

án Phó tiến sĩ, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

20. Tôn Thất Dụng (1993), “Thể loại tiểu thuyết trong quan niệm của các nhà

văn Nam Bộ đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học (2), tr 36 - 39.

21. Nguyễn Đức Đàn (1968), Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt

Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội

22. Đặng Anh Đào (1992), “Nguồn gốc và tiền đồ của tiểu thuyết”, Tạp chí

Văn học (6), tr 52-54.

23. Đặng Anh Đào (1994), “Văn học Pháp và sự gặp gỡ với văn học Việt

Nam 1930-1945”, Tạp chí Văn học (7), tr1.

24. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật viết tiểu thuyết phương Tây

hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

25. Hoàng Đạo (1939), Mười điều tâm niệm, Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội.

26. Trần Xuân Đề (2000), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc (tái bản lần thứ 2),

Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

27. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Đại học

và Trung học chuyên nghiệp, (Nhà xuất bản Giáo dục tái bản lần thứ 2, Hà

Nội, 2000).

28. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn, con người và văn chương , Nhà

xuất bản Văn học, Hà Nội.

29. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn 1930-1945, Nhà xuất bản Giáo

dục, Hà Nội.

30. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội.

31. Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức (1982), Nhà văn Việt Nam, Nhà xuất bản Đại

học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

32. Trịnh Bá Đĩnh - Nguyễn Hữu Sơn (Sưu tầm, biên soạn) (1999 ), Tạp chí

Tri Tân (1941-1945), Phê bình văn học, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà

Nội.

33. Hà Minh Đức (1961), Nam Cao-nhà văn hiện thực xuất sắc, Nhà xuất

bản Văn hoá, Hà Nội.

34. Hà Minh Đức (1962), Những nguyên lý về lý luận văn học (Tập 3) Loại

thể văn học , Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

35. Hà Minh Đức (1997), Khảo luận văn chương, Nhà xuất bản Khoa học xã

hội, Hà Nội.

36. Hà Minh Đức (2001), Văn chương tài năng và phong cách, Nhà xuất bản

Khoa học xã hội, Hà Nội.

37. Hà Minh Đức (chủ biên) (1993), Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục,

Hà Nội.

38. Hà Minh Đức (chủ biên) (2000), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn

học, Viện Văn học, Hà Nội.

39. Hà Minh Đức (chủ biên) (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX ,

Nhà xuất Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

40. Jose Ortega y Gasset (1996), “Những ý nghĩ về tiểu thuyết”, Ngân Xuyên

dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài (số 2)

41. Ngô Văn Giá (1996), Những vấn đề lý luận văn học giai đoạn 1930-

1945, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

42. Bằng Giang (1993), “Truyện Tàu với một số tiểu thuyết gia đầu tiên ở Việt

Nam”, Kiến thức Ngày nay (106), tr 11-16.

43. M.Gorki (1970), Bàn về văn học (2 tập), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

44. A.R. Grillet (1986), Vì một tiểu thuyết mới, Lê Phong Tuyết dịch, Nhà

xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội.

45. N. A. Gulaiep (1982) Lý luận văn học, Nhà xuất bản Đại học và Trung

học chuyên nghiệp, Hà Nội.

46. Trúc Hà (1932), “Lược khảo về sự tiến hoá của quốc văn trong lối viết tiểu

thuyết”, Nam Phong (7).

47. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

48. Vũ Hân (1975), Văn học Việt Nam thế kỷ XIX tiền bán thế kỷ XX (1800-

1945), Nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn.

49. Dương Quảng Hàm (1942), Việt Nam văn học sử yếu, Nhà xuất bản Tổng

hợp Đồng Tháp, tái bản 1993.

50. Nguyễn Văn Hạnh (1971), Ý kiến của Lê nin, Văn học - vấn đề và suy

nghĩ, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

51. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học - vấn đề

và suy nghĩ, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

52. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn

Nguyễn Du.

53. Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học, Nhà xuất bản KHXH và

Mũi Cà Mau.

54. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội.

55. Nguyễn Xuân Hoà (1998), Ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ Trung Quốc đến

tiểu thuyết cổ Việt Nam, Nhà xuất bản Thuận Hoá.

56. Tô Hoài (1960), Một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Nhà xuất bản Văn

học, Hà Nội.

57. Tô Hoài (1977), Nghệ thuật và phương pháp viết văn, Nhà xuất bản Văn

học, Hà Nội.

58. Nguyễn Công Hoan (1970), Đời viết văn của tôi, Nhà xuất bản Văn học,

Hà Nội.

59. Nguyễn Công Hoan (1977), Hỏi chuyện các nhà văn, Nhà xuất bản Tác

phẩm mới, Hà Nội.

60. Nguyễn Công Hoan (2003), Với nghề văn, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà

Nội.

61. Nguyên Hồng (1970), Bước đường viết văn, Nhà xuất bản Văn học, Hà

Nội.

62. Nguyên Hồng (1978), Những nhân vật ấy đã sống với tôi, Nhà xuất bản

Tác phẩm mới, Hà Nội.

63. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại,

Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Hà Nội.

64. Trần Đình Hượu - Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn

giao thời 1900-1930, Nhà xuất bản Đại học & Trung học chuyên nghiệp,

Hà Nội.

65. M. B. Kharapchencô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát

triển văn học, Lê Sơn -Nguyễn Minh dịch, Nhà xuất bản Tác phẩm mới,

Hà Nội.

66. Nguyễn Khuê (1974), Chân dung Hồ Biểu Chánh, Lửa thiêng xuất bản,

Sài Gòn.

67. V.Kôginôp (1963), Các loại hình nghệ thuật, Bùi Thế Khánh dịch, Nhà

xuất bản Văn hoá nghệ thuật.

68. V.Kôginôp (1981), “Giá trị thẩm mỹ của tiểu thuyết”, Nguyên Ngọc dịch,

Văn học nước ngoài (10), tr 36-53.

69. M. Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, Nhà xuất

bản Đà Nẵng.

70. Thạch Lam (1942), Theo giòng, Đời nay tái bản , 8/1962, Sài Gòn.

71. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Ba thế hệ của nền

văn học mới (1862-1945)(quyển hạ), Nxb Trình bày, Sài Gòn.

72. Thanh Lãng (1972), Phê bình văn học thế hệ 1932-1945 (tập 1,2 ),

phong trào văn hoá, Nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn .

73. Thanh Lãng (1995), 13 năm tranh luận văn học, Nhà xuất bản văn học -

Hội nghiên cứu giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh.

74. Mã Giang Lân (Chủ biên) (2000), Quá trình hiện đại hoá văn học Việt

Nam 1900-1945, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội

75. Nguyễn Hiến Lê (1975), Mười câu chuyện văn chương, Trí Đăng xuất

bản, Sài Gòn.

76. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia, Hà Nội

77. Phong Lê (Sưu tầm, giới thiệu) (1998), Tuyển tập Thạch Lam, Nhà xuất

bản Văn học, Hà Nội.

78. V.I.Lênin (1960), Bàn về văn học nghệ thuật, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà

Nội.

79. Mai Quốc Liên - Nguyễn Văn Lưu (chủ biên) (2001), Văn học Việt Nam

thế kỷ XX (quyển 1, tập 1-văn xuôi đầu thế kỷ), Nhà xuất bản Văn học, Hà

Nội.

80. Mai Quốc Liên (chủ biên) (2001), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (quyển 1,

tập 2- Văn xuôi đầu thế kỷ), Nxb Văn học, Hà Nội.

81. Mai Quốc Liên (chủ biên) (2001), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (quyển 1,

tập 3 - Văn xuôi đầu thế kỷ), Nxb Văn học, Hà Nội

82. Mai Quốc Liên (chủ biên) (2001), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (quyển 1,

tập 4 - Văn xuôi đầu thế kỷ), Nxb Văn học, Hà Nội

83. Nhất Linh (1960), Viết và đọc tiểu thuyết, Đời Nay xuất bản, Sài Gòn.

84. Phạm Quang Long (1990), “Tự lực văn đoàn - một kiểu tư duy văn học”,

Tạp chí Khoa học, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (2).

85. Phạm Quang Long (1994), “Một đặc điểm của thi pháp truyện Nam Cao”,

Tạp chí Văn học (6), tr20.

86. Phương Lựu (Chủ biên) (1988), Lý luận văn học (Tái bản lần thứ 4 năm

2004), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

87. Phương Lựu (1985), Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam, Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội.

88. Phương Lựu (1989), Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Nhà

xuất bản Giáo dục, Hà Nội

89. Phương Lựu (1999), Nhìn lại nửa thế kỷ lý luận hiện thực xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam (1936-1986), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

90. C. Mác - Ăng ghen - Lênin (1977), Về văn học nghệ thuật, Nhà xuất bản

Sự thật, Hà Nội

91. Đặng Thai Mai (1984), Tuyển tập, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

92. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nhà xuất

bản Tác phẩm mới, Hà Nội.

93. Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Vài suy nghĩ về phê bình văn học (in trong

Các vấn đề của khoa văn học), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

94. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), “Quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam

nửa đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học (5), tr16.

95. Hà Mật (2000), “Tiểu thuyết, đặc trưng và khuynh hướng”, Nhà văn (4)

96. Nguyễn Đức Nam (1978), “Mấy vấn đề của lý luận hiện thực xã hội chủ

nghĩa, từ truyện và ký của Nguyễn Ái Quốc những năm 20”, Tạp chí văn

học (3), tr 48.

97. Phương Ngân (tuyển chọn và biên soạn) (2000), Khái Hưng-nhà tiểu

thuyết xuất sắc của Tự lực văn đoàn, Nhà xuất bản Văn hoá-Thông tin, Hà

Nội.

98. Nguyên Ngọc (1991), “Vai trò của văn học dịch trong sự phát triển của

văn học dân tộc”, Tạp chí Văn học (2), tr1.

99. Nguyễn Lương Ngọc (1962), Mấy vấn đề nguyên lý văn học (Tập 2),

Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

100. Phan Ngọc (1992), “Ảnh hưởng của văn học Pháp tới văn học Việt

Nam trong giai đoạn 1932-1940”, Sông Hương, (2), tr 69-72.

101. Phạm Xuân Nguyên (1991), “Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết”, Tạp

chí Văn học (2), tr 69-73.

102. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3),

Nhà xuất bản Trình bày, Sài Gòn.

103. Nguyễn Tôn Nhan (sưu tầm và biên soạn) (1999), Từ điển văn học cổ

điển Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

104. Vương Trí Nhàn (sưu tầm và biên soạn) (1996), Khảo về tiểu thuyết,

Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội.

105. Nhiều tác giả (1983), Số phận tiểu thuyết, Nhà xuất bản Tác phẩm mới,

Hà Nội.

106. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo

dục, Hà Nội.

107. Nhiều tác giả (1995), Những bậc thầy văn chương thế giới-tư tưởng và

quan niệm, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

108. Nhiều tác giả (1997), Tổng tập văn học Việt Nam (Tập 24A) , Nhà xuất

bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

109. Nhiều tác giả (1997), Tổng tập văn học Việt Nam (Tập 24B) , Nhà xuất

bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

110. Nhiều tác giả (1997), Tổng tập văn học Việt Nam (Tập 34) , Nhà xuất

bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

111. Nhiều tác giả (2002), Đổi mới tư duy tiểu thuyết, Nhà xuất bản Hội Nhà

văn, Hà Nội.

112. Vũ Ngọc Phan (1940), Trên đường nghệ thuật, Nhà xuất bản Hà Nội,

in lần 2, 1943.

113. Vũ Ngọc Phan (1942), Nhà văn hiện đại (tập 1), Nhà xuất bản Khoa

học xã hội, tái bản, 1998.

114. Vũ Ngọc Phan (1942), Nhà văn hiện đại (tập 2), Nhà xuất bản Khoa

học xã hội, tái bản, 1998.

115. Vũ Ngọc Phan (1969), “Mấy ý kiến về phê bình tiểu thuyết”, Tạp chí

Văn học (3).

116. Hoàng Phê (chủ biên) (1991), Từ điển tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.

117. Vũ Đức Phúc (1971), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong

lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930-1945), Nhà xuất bản Khoa học

xã hội, Hà Nội.

118. Như Phong (1977), Bình luận văn học, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

119. Thế Phong (1959), Lược sử văn nghệ Việt Nam - nhà văn tiền chiến

1930-1945, Nhà xuất bản Vàng Son, Sài Gòn.

120. G.N.Pospelop (Chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học (2

tập), Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Lê Ngọc Trà dịch, Nhà xuất bản Giáo

dục, Hà Nội.

121. Kiều Thanh Quế (1942), Phê bình văn học, Tân Việt xuất bản.

122. Phạm Quỳnh (1943), Thượng chi văn tập, 5 tập, Bộ quốc gia giáo dục,

tái bản lần 1, Sài Gòn 1962.

123. Doãn Quốc Sĩ (1975), Văn học và tiểu thuyết, Sáng tạo xuất bản, Sài

Gòn.

124. Trần Đăng Suyền (2001), Chủ nghĩa hiện thực Nam Cao, Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội.

125. Trần Đình Sử (1987), Con người trong văn học Việt Nam hiện đại,

một thời văn học mới, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

126. Trần Đình Sử (1996), Lý luận phê bình văn học, Nhà xuất bản Hội

Nhà văn, Hà Nội.

127. Thiếu Sơn (1935), “Hai cái quan niệm về nghệ thuật”, Tiểu thuyết Thứ

Bảy (30).

128. Thiếu Sơn (1935),“Nghệ thuật với đời người”, Tiểu thuyết Thứ Bảy (41)

129. Thiếu Sơn (1938), Phê bình và cảo luận, Nam ký.

130. Thiếu Sơn (1943), Đời sống tinh thần, Đời mới.

131. Thiếu Sơn (2001), Nghệ thuật và nhân sinh, Lê Quang Hưng- sưu tầm

và chỉnh lý, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

132. Mộng Sơn (1944), Văn học và triết luận, Đại học thư xã.

133. Mộng Bình Sơn, Đào Đức Chương (1996), Nhà văn phê bình, khảo

cứu văn học Việt Nam 1932-1945, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

134. Nguyễn Minh Tấn (chủ biên) (1981), Từ trong di sản… Nhà xuất bản

Tác phẩm mới, Hà Nội.

135. Lê Thanh (2002), Nghiên cứu và phê bình văn học, Lại Nguyên Ân sưu

tầm và biên soạn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ

Đông Tây, Hà Nội.

136. Hoài Thanh (1998), Bình luận văn chương, Nguyễn Ngọc Thiện - Từ

Sơn sưu tầm và biên soạn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

137. Lỗ Tấn (1996), Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc, Lương Duy

Tâm dịch, Nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội.

138. Bùi Việt Thắng (2000), Bàn về tiểu thuyết, Nhà xuất bản Văn hoá-

Thông tin

139. Nguyễn Đình Thi (1964), Công việc của người viết tiểu thuyết, Nhà

xuất bản Văn hoá, Hà Nội.

140. Nguyễn Ngọc Thiện (1995), Văn chương và tác giả, Nhà xuất bản

Thanh Niên, Hà Nội.

141. Nguyễn Ngọc Thiện (Chủ biên) (1997), Tuyển tập phê bình, nghiên

cứu văn học Việt Nam (1900-1945), 5 tập, Nhà xuất bản Văn học, Hà

Nội.

142. Nguyễn Ngọc Thiện (Chủ biên), (2001), Tranh luận nghệ thuật thế kỷ

XX, 2 tập, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

143. Nguyễn Ngọc Thiện (Chủ biên), (2005), Lý luận phê bình văn học

Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội

144. Lương Đức Thiệp (1944), Văn chương và xã hội, Đại học thư xã.

145. Bích Thu (Biên soạn và tuyển chọn), (1998), Nam Cao tác gia và tác

phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

146. Nguyễn Đức Thuận (2005), “Về thuật ngữ tiểu thuyết trên Nam phong

tạp chí”, Nghiên cứu văn học (2), tr117.

147. Phan Trọng Thưởng (1993), “Sự phát triển của tư tưởng lý luận Mác xít

từ thời kỳ mặt trận dân chủ đến đề cương văn hoá 1943”, Tạp chí Văn học

(6).

148. Phan Trọng Thưởng (2000), “Cuối thế kỷ nhìn lại việc nghiên cứu đánh

giá văn chương Tự lực văn đoàn”, Tạp chí Văn học (2)

149. L.Timôfêep (1962), Nguyên lý lý luận văn học, Nhà xuất bản Văn hoá,

Viện Văn học.

150. Hoàng Tiến (2003), Chữ quốc ngữ và cuộc cách mạng chữ viết đầu

thế kỷ XX, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.

151. Trần Mạnh Tiến (1996), Lý luận phê bình văn học Việt Nam ba mươi

năm đầu thế kỷ XX, Luận án Phó tiến sĩ ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội 1

152. Trần Mạnh Tiến (2002), Lan Khai - tác phẩm nghiên cứu lý luận và

phê bình văn học, Nhà xuất bản Văn hoá-Thông tin, Hà Nội.

153. Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự

lực văn đoàn, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội.

154. Bùi Đức Tịnh (1975), Những bước đầu của báo chí,tiểu thuyết và thơ

mới (1865-1932), Tái bản lần thứ 2, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí

Minh, S 2001

155. Phùng Văn Tửu (1982), “Mấy vấn đề lý luận về chủ nghĩa hiện thực”,

Tạp chí Văn học (6), tr.55.

156. Phùng Văn Tửu (1990), Tiểu thuyết pháp hiện đại những tìm tòi đổi

mới, Nxb KHXH, Hà Nội.

157. Đinh Gia Trinh (1996), Hoài vọng của lý trí, (Đinh Phương Anh, Phạm

Vĩnh Cư tuyển chọn và chú thích), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

158. Hoàng Trinh (1976), Ký hiệu nghĩa và phê bình văn học, Nhà xuất bản

Văn học, Hà Nội.

159. Hoàng Trinh (1986),“Giao tiếp trong văn học”, Tạp chí Văn học (4), tr.

9.

160. Nguyễn Nghĩa Trọng (2001), Các nhà văn Việt Nam nửa đầu thế kỷ

XX, nói về tự sự, Báo cáo khoa học tại hội thảo khoa học về Tự sự học

Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức 5/2001.

161. Nguyễn Văn Trung (1965), Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết, Nhà xuất

bản Nam Sơn, Sài Gòn.

162. Nguyễn Văn Trung (1987), Những áng văn chương quốc ngữ đầu

tiên, thầy Phiền, Trường đại học sư phạm, Thành phố Hồ Chí Minh.

163. Trần Thị Việt Trung (1994), Quá trình hình thành và phát triển của

phê bình văn học Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ 20 đến năm 1945 , Luận án

tiến sĩ, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

164. Trần Ngọc Vương (1998), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn

chung, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

165. Hồ Sĩ Vịnh (1992), “Nhà văn và cá tính sáng tạo”, Báo Văn nghệ, Số

41 (10/1992).

166. Lê Trí Viễn (1987), Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam, Nhà xuất bản

Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

167. A. Xâytlin (1968), Lao động nhà văn, Tập 1 năm 1967, Tập 2 năm

1968, Nhà xuất bản Văn học , Hà Nội.

168. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2004), Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu

thế kỷ XX (1900-1945), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh.

TiÕng n­íc ngoµi

169. М.Вахтин (1975), Вопросы литературы и эстетики,

Художественная литература, Москва.

170. В. Днепров (1989), С единой точки зрения, Советский писатель,

Ленинградское отделение.