mÔ hÌnh tÁi hÒa nhẬp cỘng ĐỒng cho trẺ khuyẾt tẬt … nctd_05.pdf · câu lạc...

5
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 10/2016 [35] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 1. Mô hình hoạt động hỗ trợ TKT hòa nhập cộng đồng tại Trung tâm Dạy nghề người tàn tật Nghệ An Trung tâm Dạy nghề người tàn tật Nghệ An là cơ sở xã hội dành cho người tàn tật lớn nhất của tỉnh, hàng năm đã tiếp nhận các trường hợp khuyết MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NGƯỜI TÀN TẬT NGHỆ AN n Ths. Phan Thị Thúy Hà Trường Đại học Vinh tật theo quy định được tham gia và giáo dục văn hóa, dạy nghề, tạo điều kiện cho người khuyết tật nói chung và TKT nói riêng cơ hội được làm việc, hòa nhập cộng đồng sau khi rời khỏi trung tâm, giúp họ có thể tự lập trong sinh hoạt và có khả năng tự nuôi sống bản thân với ngành nghề đã được đào tạo. Hầu hết đối tượng tham gia mô hình đều là TKT. Năm 2015, trung tâm đã thực hiện công tác khám tuyển, tiếp nhận 62 học sinh đúng đối tượng, đảm bảo các thủ tục hồ sơ, đưa số lượng quản lý là 245 em. Trong đó nam: 124 em, nữ 121 em. Có 120 em là tật khiếm thính, 41 em tật vận động, các loại khuyết tật khác là 84 em. Độ tuổi của trẻ khuyết tật từ 12-15 tuổi là 69 em, từ 16-18 tuổi là 112 em và từ 19 tuổi trở lên là 64 em. Mô hình hoạt động hỗ trợ TKT hòa nhập cộng đồng của trung tâm gồm có bốn hoạt động chính: Hoạt động quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng TKT; Hoạt động giáo dục văn hóa - phục hồi chức năng; Hoạt động hướng nghiệp - dạy nghề; Hoạt động tư vấn việc làm. Bốn hoạt động này có sự kết nối chặt chẽ trong việc theo dõi sự tiến bộ và phát triển của từng cá nhân TKT trong Đ ể trẻ khuyết tật (TKT) có thể hòa nhập với xã hội một cách tốt hơn, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành, triển khai nhiều hoạt động nhằm trợ giúp cho người khuyết tật. Ngoài việc giáo dục, dạy nghề, cần phải chú trọng đến vấn đề đảm bảo các kỹ năng sống cho TKT giúp các em có tâm thế vững vàng để có thể hòa nhập cộng đồng một cách tốt hơn.

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ KHUYẾT TẬT … NCTD_05.pdf · câu lạc bộ tình nguyện viên các trường đại học. Phòng y tế trung tâm thường

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [35]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

1. Mô hình hoạt động hỗ trợ TKT hòa nhậpcộng đồng tại Trung tâm Dạy nghề người tàn tậtNghệ An

Trung tâm Dạy nghề người tàn tật Nghệ An làcơ sở xã hội dành cho người tàn tật lớn nhất củatỉnh, hàng năm đã tiếp nhận các trường hợp khuyết

MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ KHUYẾT TẬTTẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NGƯỜI TÀN TẬT NGHỆ AN

n Ths. Phan Thị Thúy HàTrường Đại học Vinh

tật theo quy định được tham gia và giáo dục vănhóa, dạy nghề, tạo điều kiện cho người khuyết tậtnói chung và TKT nói riêng cơ hội được làmviệc, hòa nhập cộng đồng sau khi rời khỏi trungtâm, giúp họ có thể tự lập trong sinh hoạt và cókhả năng tự nuôi sống bản thân với ngành nghềđã được đào tạo.

Hầu hết đối tượng tham gia mô hình đều làTKT. Năm 2015, trung tâm đã thực hiện công táckhám tuyển, tiếp nhận 62 học sinh đúng đối tượng,đảm bảo các thủ tục hồ sơ, đưa số lượng quản lýlà 245 em. Trong đó nam: 124 em, nữ 121 em. Có120 em là tật khiếm thính, 41 em tật vận động, cácloại khuyết tật khác là 84 em. Độ tuổi của trẻkhuyết tật từ 12-15 tuổi là 69 em, từ 16-18 tuổi là112 em và từ 19 tuổi trở lên là 64 em.

Mô hình hoạt động hỗ trợ TKT hòa nhập cộngđồng của trung tâm gồm có bốn hoạt động chính:Hoạt động quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡngTKT; Hoạt động giáo dục văn hóa - phục hồichức năng; Hoạt động hướng nghiệp - dạy nghề;Hoạt động tư vấn việc làm. Bốn hoạt động nàycó sự kết nối chặt chẽ trong việc theo dõi sự tiếnbộ và phát triển của từng cá nhân TKT trong

Để trẻ khuyết tật (TKT) cóthể hòa nhập với xã hội mộtcách tốt hơn, Đảng và Nhà

nước ta đã ban hành, triển khai nhiều hoạtđộng nhằm trợ giúp cho người khuyết tật.Ngoài việc giáo dục, dạy nghề, cần phảichú trọng đến vấn đề đảm bảo các kỹ năngsống cho TKT giúp các em có tâm thế vữngvàng để có thể hòa nhập cộng đồng mộtcách tốt hơn.

Page 2: MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ KHUYẾT TẬT … NCTD_05.pdf · câu lạc bộ tình nguyện viên các trường đại học. Phòng y tế trung tâm thường

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [36]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

trung tâm để từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất chonhững bước tiến cụ thể của trẻ. Mô hình hoạtđộng này có sự ứng dụng rõ nét của quản trịtheo hướng công tác xã hội, được thể hiện trongcác hoạt động trợ giúp TKT, cụ thể như trongviệc chăm sóc, quản lý tài chính, nuôi dưỡng,giáo dục và dạy nghề.

2. Những kết quả đạt được từ việc triểnkhai mô hình hoạt động hỗ trợ TKT hòanhập cộng đồng tại Trung tâm dạy nghềngười tàn tật Nghệ An

2.1. Hoạt động quản lý, chăm sóc và nuôidưỡng TKT

Hiện tại, trung tâm đang quản lý 151 em nộitrú và 94 em ngoại trú, công tác rèn luyện nềnếp ăn ở, sinh hoạt học tập được thực hiệntương đối tốt. Việc quản lý sinh hoạt trong trungtâm được thực hiện với các hình thức như quảnsinh làm nhiệm vụ giám sát trực tiếp, nắm chắcdiễn biến sinh hoạt hàng ngày để có những biệnpháp ngăn ngừa những biểu hiện xấu nảy sinh,lập các đội tự quản trong học sinh, bảo vệ đônđốc duy trì học sinh ăn ở đi vào nề nếp.

Công tác chăm sóc về dinh dưỡng cho cácem cũng được chú trọng. Với chế độ được Nhànước trợ cấp 360.000 đồng/học sinh/tháng vàgia đình đóng góp 140.000 đồng/tháng, tổng là500.000 đồng/học sinh/tháng cho tất cả các chiphí, trung tâm đã cố gắng căn chỉnh để phù hợpvới sự biến động của giá cả thị trường mà vẫncung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trongkhẩu phần ăn ngày ba bữa của các em, đảm bảochất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm. Ngoàichi phí được trợ cấp, để cải thiện bữa ăn và tiếtkiệm chi phí, trung tâm cũng đã tận dụng nhữngkhoảng đất trống trong trung tâm để trồng rau.

Công tác y tế học đường được duy trì thườngxuyên như công tác vệ sinh và phòng chữa bệnh.Công tác y tế được thực hiện dưới các hình thứcnhư thường xuyên vệ sinh môi trường theo địnhkỳ. Hoạt động này thường có sự trợ giúp của cáccâu lạc bộ tình nguyện viên các trường đại học.Phòng y tế trung tâm thường xuyên quan tâmđến việc điều trị và cấp thuốc cho các em khi cácem có vấn đề về sức khỏe. Trong năm vừa qua,y tế trung tâm đã đưa 68 lượt học sinh đi khámở bệnh viện, học sinh điều trị tại bệnh viện là 7em, số em được điều trị tại trung tâm là 1026lượt, cấp thuốc phát giun là 245 em và 100% emđược cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Nhìn chung, hoạt động quản lý, chăm sóc và nuôidưỡng TKT của trung tâm thực hiện khá bài bản vàlinh động. Điển hình cho vấn đề đó là việc kiêmnhiệm công việc giữa các cán bộ, nhân viên vớinhau. Trong công tác quản lý thì có lập ra các đội tựquản nhỏ để dễ dàng nắm bắt tình hình nhằm canthiệp kịp thời khi có vấn đề. Công tác nuôi dưỡngvà y tế được thực hiện nghiêm túc, các quản sinhdành nhiều thời gian, công sức trong việc chăm locho sức khỏe của TKT.

2.2. Hoạt động giáo dục văn hóa - phục hồichức năng

Nội dung hoạt động của giáo dục văn hóa - phụchồi chức năng cho TKT được xây dựng kỹ lưỡngvà tính đến đặc điểm riêng của từng loại khuyết tật.Kế hoạch hoạt động được soạn thảo cho từng ngày,từng tuần, từng tháng và tổng kết. Các hoạt độngchính trong nội dung gồm có: học theo chươngtrình soạn thảo như tập viết, tập đọc (đọc, kểchuyện), toán, chương trình chuyên biệt xen kẽcùng chương trình giáo dục phổ thông, trong đócũng bao gồm những hoạt động như phục hồi phátâm cho trẻ khiếm thính, phát âm cho trẻ tự kỷ…Mỗi hoạt động cụ thể trong chương trình đều cónhững tác dụng cụ thể tới sự học tập và phát triểncủa các em. Mục đích của hoạt động nhằm dạy cácem kỹ năng cơ bản nhất để tự phục vụ bản thân,tiếp đó là có những kiến thức cơ bản giúp các emtrong việc học nghề.

Hiện tại, trung tâm đang có 158 em đang theohọc trong 11 lớp văn hóa - phục hồi chức năng. Từlớp 1 đến lớp 5, học theo chương trình bổ túc vănhóa. Lớp học được phân theo lứa tuổi và trình độnhận thức của các em. Trong đó, có những lớpchuyên biệt và những lớp học sẽ xen kẽ cả giáodục chuyên biệt và chương trình bậc tiểu học cósự điều chỉnh. Lớp giáo dục chuyên biệt dạy trẻkhuyết tật trí tuệ, chủ yếu là dạy các em nhận thứccơ bản về hình khối, màu sắc, giáo dục các kỹnăng hàng ngày, những lớp này thì thời gian họcsẽ dài hơn và giáo trình cơ bản hơn rất nhiều. Đốivới những trẻ tự kỷ nhẹ, có nhận thức tốt hơn sẽđược theo học chương trình giáo dục chuyên biệtxen kẽ chương trình tiểu học cùng những trẻ códạng khuyết tật khác phù hợp với sự phát triểnnhận thức của trẻ. Sau khi số học sinh đang họcvăn hóa tại trung tâm đến hết bậc tiểu học thì sẽchuyển các em sang đào tạo nghề theo đúng kếhoạch, tùy một số đối tượng chưa thể chuyển đổithì sẽ ở lại lớp.

Page 3: MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ KHUYẾT TẬT … NCTD_05.pdf · câu lạc bộ tình nguyện viên các trường đại học. Phòng y tế trung tâm thường

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [37]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

2.3. Hoạt động hướng nghiệp và dạy nghềHoạt động dạy nghề của trung tâm gồm có các

chương trình lớp học may cơ bản, lớp hướngnghiệp nghề, lớp mộc dân dụng và mộc mỹ nghệ,thêu và vi tính. Bên cạnh đó, trung tâm còn tổ chứchai lớp nghề ngắn hạn là may và điện dân dụng.Hiện tại, tổng số học sinh học nghề trong trungtâm là 146 em. Sản phẩm do các em làm ra rất đẹpvà được chú ý đến từng chi tiết, sản phẩm của cácem nhiều khi được các cơ sở đặt hàng và được đưađi dự triển lãm trong và ngoài nước.

Công tác hướng nghiệp dạy nghề nhằm mụcđích phát huy khả năng của từng em, tạo tiền đềđể các em có thể hòa nhập được cộng đồng mộtcách tự tin hơn với những kỹ năng mà mình đượchọc tại trung tâm. Lớp Tin học văn phòng đượcmở với yêu cầu biết sử dụng thành thạo máy vitính, soạn thảo văn bản thuần thục. Mục đíchhướng nghiệp là để các em có được những kỹ năngcăn bản để có thể tự mở một cửa hàng liên quanđến máy tính hoặc được nhận vào một số cơ sở cầnsử dụng người biết về tin học. Lớp cắt may vớiyêu cầu biết cắt may quần âu, áo sơ mi cho chínhbản thân, may được những mẫu mã theo yêu cầucủa bên đặt hàng để tăng khả năng việc làm củacác em khi các em tốt nghiệp. Lớp mộc dân dụngvà mộc mỹ nghệ thì biết gọt đục các con vật vànhững sản phẩm có kỹ thuật và hình tượng theoyêu cầu. Lớp thêu với yêu cầu biết thêu tay theonhững hình vẽ trên vải tạo ra các bức tranh thêuđể lại ấn tượng. Tuy nhiên, hiện nay trung tâmđang dần hạn chế lại số trẻ học thêu khi thấy nhucầu về lĩnh vực này không còn phổ biến ở địaphương và ít có cơ hội đầu ra cho các em.

Công tác hướng nghiệp dạy nghề thường xuyênphối hợp với các phòng chuyên môn tổ chức thựchiện công tác tuyển sinh, tiếp nhận học sinhkhuyết tật. Tại đây trung tâm tổ chức các lớp học

Kết quả đạt được trong năm học 2014-2015 và2015-2016 của khối văn hóa:

nghề, hướng nghiệp theo khả năng và nhu cầu củađối tượng.

Một điều đặc biệt là khi đã đánh giá khả năngtiếp thu của các em đã có thể học nghề thì các thầy,cô sẽ tạo điều kiện cho các em học song song giữahọc văn hóa và dạy nghề sau khi các em đã quagiai đoạn hướng nghiệp.

Kết quả học nghề trong năm học 2014-2016 đạtđược như sau:

2.4. Hoạt động tư vấn việc làmTrong năm 2015, trung tâm cho ra trường 52

em đã học chương trình nghề, được tư vấn việclàm, trong đó có khoảng 60% có việc làm tươngđối ổn định. Vấn đề tư vấn việc làm cho các em làkhâu quan trọng trong vấn đề hỗ trợ việc làm chotrẻ. Tại đây, các em sẽ được giải đáp các thắc mắccủa mình về nghề nghiệp, định hướng tương lai,tư vấn ngành nghề phù hợp với các em sau khi cácem đã được tìm hiểu và tiềm năng phát triển họcnghề của các em.

Phòng tư vấn việc làm chủ động trong việc tìmhiểu việc làm và nhu cầu thị trường lao động hiệntại nhằm tìm kiếm các cơ hội giới thiệu việc làmcho các em trong các doanh nghiệp, công ty. Phòngtư vấn việc làm còn phối hợp với các phòng dạynghề để tổ chức sản xuất làm ra sản phẩm, dịch vụtiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, phòng còn kết hợpvới phòng dạy nghề nhằm mở rộng liên kết đào tạonghề ngắn hạn.

2.5. Một số hoạt động khácMột số hoạt động khác được tổ chức tại trung

tâm như hoạt động kỹ năng sống, các hoạt động vềtinh thần như văn nghệ, giao lưu cộng đồng đượctrung tâm thường xuyên tổ chức. TKT được học cácbài học về kỹ năng tự phục vụ bản thân mình nhưđánh răng, rửa mặt, rửa tay, chải đầu, tắm, gội, tựgiặt quần áo…; học các hoạt động giao tiếp cơ bảnnhư khi gặp người khác phải biết chào hỏi, chàotạm biệt khi chia tay; học các kỹ năng giao tiếp

Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016Xếp loại Số HS (em) Tỷ lệ % Số HS (em) Tỷ lệ %

Giỏi 19 12 17 9.9Khá 61 38.6 67 38.95

Trung bình 45 28.5 51 29.65Yếu 20 12.7 24 13.95Kém 13 8.2 13 7.55Tổng 158 172

Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016

Xếp loại Số HS (em) Tỷ lệ % Số HS (em) Tỷ lệ %Giỏi 24 16.44 20 11.43Khá 52 35.62 59 33.71

Trung bình 45 30.82 65 37.14Yếu 18 12.33 26 14.86Kém 7 4.79 5 2.86Tổng 146 175

Page 4: MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ KHUYẾT TẬT … NCTD_05.pdf · câu lạc bộ tình nguyện viên các trường đại học. Phòng y tế trung tâm thường

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [38]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

trong lớp học như nói chuyện với các bạn nhưthế nào, nói chuyện, xin phép ý kiến cô giáokhi muốn ra ngoài hay muốn cô giáo lấy chođồ vật nào đó…

Không chỉ như vậy, các em còn tham giahoạt động làm vườn trong trung tâm với sựhướng dẫn của các cán bộ, nhân viên trongtrường. Các cán bộ, nhân viên luôn nhờ các emlàm một số việc vặt và khen các em khi các emlàm được, dù đã tốt hay chưa. Điều này đã tạoniềm vui cho các em, cảm thấy bản thân mìnhcó ích nhiều hơn.

Ngoài ra, trung tâm còn thường xuyên tổchức các hoạt động giao lưu văn nghệ, tròchuyện giữa các em với các tổ chức hoạtđộng tình nguyện của các trường hay tổ chứckhi có dịp và nó đã trở thành sinh hoạt ngoạikhóa theo định kỳ ở trung tâm. Khi tham giacác hoạt động văn nghệ, các em sẽ học đượcnhững bài học về sự tương tác nhóm, tìnhđoàn kết, sự tương trợ, giúp đỡ bạn bè…Đồng thời giúp các em có thêm phần tự tinhơn vào bản thân mình, vào những năng lựccủa mình đang có.

3. Đề xuất nâng cao mô hình tái hòanhập của TKT tại Trung tâm Dạy nghềngười tàn tật Nghệ An

Quá trình nghiên cứu cho thấy các hoạtđộng hỗ trợ TKT hòa nhập cộng đồng tạitrung tâm khá phong phú và hoàn thiện mặcdù vẫn còn một số hạn chế nhất định. Kỹnăng sống đã được lồng ghép trong cácchương trình dạy và học tại trung tâm, tuynhiên chưa có các hình thức hoạt động nângcao kỹ năng sống cho TKT một cách chính

thức. Trước nhu cầu thực tiễn, hoạt động nâng cao kỹnăng sống cho TKT được đề cập và cân nhắc thực hiệnvới sự tham gia điều phối hoạt động có sự tham giacủa nhân viên xã hội. Trong đó, vai trò của nhân viênxã hội được phát huy, phối hợp với các hoạt động kháctrung tâm, kết nối TKT với các nguồn lực nhằm hướngtới mục tiêu nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồngcho TKT.

3.1. Mục đích và mục tiêu của hoạt động nâng caoMục đích: nâng cao hoạt động hỗ trợ kỹ năng sống

cho TKT, giúp trẻ có những kỹ năng ứng phó với một sốtrường hợp sẽ xảy ra khi trẻ bước vào xã hội.

Mục tiêu đặt ra bao gồm: Trẻ có những kỹ năng xửlý hồi đáp tích cực trong các tình huống được đưa ratrong môi trường làm việc. Phát huy nội lực của các emtrong công việc và trong cách xử lý mối quan hệ nếumôi trường làm việc không thiện chí để trẻ không bịsốc tâm lý và tin tưởng hơn vào bản thân. Tăng khảnăng thể hiện cảm xúc ở trẻ. Hỗ trợ gia đình trongnhững kiến thức cần biết để nâng các hiệu quả học tậpvà khả năng hòa nhập cho con của mình. Phát huy vàlàm rõ tính chất công việc của nhân viên xã hội trongcác hoạt động tại trung tâm. Kết hợp với hoạt độngtruyền thông nâng cao hiểu biết và hạn chế sự kỳ thịcủa cộng đồng với TKT.

3.2. Cách thức thực hiện- Địa điểm: Phòng tư vấn việc làm.- Thời gian: Chiều thứ 6 hàng tuần.- Người thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm lớp và cán

bộ tập huấn (các nhân viên xã hội).- Nội dung: Dạy các kỹ năng sống theo từng chủ đề:

Kỹ năng tự lập trong các sinh hoạt cá nhân; Giáo dụcđạo đức và giá trị đạo đức trong cuộc sống qua các câuca dao, thành ngữ, tục ngữ; Phòng chống tệ nạn xã hội;Các vấn đề của cuộc sống và cách giải quyết vấn đề;

Xưởng may gia côngtại Trung tâm Dạy nghề người tàn tật Nghệ An

Các học viên Trung tâm Dạy nghề người tàn tật thực hành nghề mộc

Page 5: MÔ HÌNH TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ KHUYẾT TẬT … NCTD_05.pdf · câu lạc bộ tình nguyện viên các trường đại học. Phòng y tế trung tâm thường

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 10/2016 [39]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Kỹ năng giao tiếp để an toàn, kỹ năng ứng xửvăn hoá; Kỹ năng nhận biết và sống với chínhmình, sống với mọi người; Các hình thứcxâm hại trẻ em; Phòng tránh đuối nước,phòng tránh cháy nổ, an toàn giao thông.

- Tài liệu: hướng dẫn dạy kỹ năng sốngcho trẻ.

- Hình thức: diễn thuyết, thông qua cáctình huống được kể, đóng kịch hay được môtả một cách ẩn dụ được đưa ra cho trẻ thảoluận và ý kiến xử lý tình huống đó của trẻ. Từđó giáo viên và nhân viên xã hội phân tíchtình huống, chỉ ra những khía cạnh cần quantâm, chú ý trong các tình huống đó cho trẻbiết. Thông qua hoạt động, tạo một sân chơilành mạnh giúp TKT có điều kiện bộc lộ nănglực, học kỹ năng sống, trở thành nơi thư giãncho TKT khi cần có người lắng nghe các vấnđề của các em. Hỗ trợ các em về mặt tâm lý,giải đáp thắc mắc của các em và hỗ trợ trẻtrong cách tự đưa ra quyết định với các ýmuốn của bản thân trong các buổi tham vấn.

3.3. Vai trò của nhân viên xã hội tronghoạt động

Nhân viên xã hội có vai trò quan trọngtrong việc hỗ trợ các cán bộ, nhân viên kháctrong hoạt động hỗ trợ TKT hòa nhập cộngđồng. Nhiệm vụ của nhân viên xã hội đangđược các cán bộ, nhân viên tại trung tâm thựchiện nhưng cách thức xử lý chưa phù hợp dohọ chưa được đào tạo chuyên về công tác xãhội. Nhân viên xã hội kết hợp cùng các cánbộ, nhân viên trong các hoạt động hỗ trợ kháccùng thảo luận và xây dựng kế hoạch hoạtđộng kỹ năng sống cho trẻ.

Bên cạnh việc dạy kỹ năng sống cho TKT,để đạt được mục đích giúp trẻ hòa nhập trongcộng đồng, thì cần có các hoạt động hỗ trợ

khác liên quan đến việc huy động nguồn lực và tạo môitrường hòa nhập tốt nhất cho TKT. Những nhiệm vụnày thuộc vai trò của nhân viên xã hội - phân biệt vớivai trò của các thành viên khác trong các hoạt động hỗtrợ. Bao gồm:

- Tham vấn, huy động nguồn lực hỗ trợ cho trẻ từphía cộng đồng. Liên kết mạng lưới các nguồn lực đểđạt hiệu quả trợ giúp tối ưu nhất.

- Đánh giá, chẩn đoán (có sự kết hợp với các giáoviên) và hỗ trợ gia đình trẻ về những tài liệu hay cácvấn đề cần quan tâm, lưu ý khi trẻ ở nhà. Các gia đìnhcó nhu cầu không chỉ về kiến thức chăm sóc trẻ tự kỷnhẹ, mà bên cạnh đó họ cũng có nhu cầu được thấu cảmvà chia sẻ.

- Rào cản đối với hòa nhập cộng đồng của trẻ tự kỷchính là từ phía cộng đồng. Vì vậy, nhân viên xã hội làngười đóng vai trò truyền thông với cộng đồng để mọingười có cái nhìn đúng và đầy đủ hơn về khuyết tật vàTKT. Hạn chế sự kỳ thị và gán nhãn cho trẻ.

- Rào cản đối với sự hòa nhập của TKT cũng đến từphía gia đình, do có một số gia đình thiếu sự hiểu biết,bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu mà xa lánh con mình.Một rào cản cũng rất ảnh hưởng tới trẻ tự kỷ nhẹ hoànhập cùng cộng đồng đó là yếu tố văn hoá - phong tụctập quán của địa bàn mà trẻ sinh sống. TKT sau khi cóthể hòa nhập cộng đồng, mặc dù đã được đào tạo nghề,có năng lực nuôi sống bản thân nhưng trẻ vẫn gặp khôngít rào cản khi tham gia các hoạt động trong tập thể, cộngđồng và cũng khó khăn trong việc được thuận tiện đi lại.Do đó, nhân viên xã hội cũng đảm nhiệm vai trò biện hộcho các thân chủ trong bước đầu hòa nhập.

Tất cả những vai trò này nhìn chung nhằm mục tiêutạo môi trường thuận lợi để TKT sau khi học tập tạitrung tâm có thể hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhấtcó thể. Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhân viên xã hộilàm việc trong mô hình này. Các vai trò của công tácxã hội đều do các cán bộ, nhân viên trong trung tâmkiêm nhiệm./.

Tài liệu tham khảo

1. Ban điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam, Báo cáo năm 2010. 2. Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Phó trưởng ban thường trực BCĐ GD TKT và TECHCKK - Bộ

GD&ĐT, Chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển giáo dục hòa nhập ở Việt Nam, Báo cáo giáo dục hòa nhập tại hộinghị Saemoel, 10/2011.

3. UNFPA (Quỹ dân số liên hợp quốc) biên soạn cho UNICEF, Người khuyết tật ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếutừ tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, tháng 12/2011.

4. USAID & CRS, Chương trình hòa nhập cộng đồng cho người khuyết tật, 2013.5. Viện nghiên cứu phát triển xã hội, 2009, Người khuyết tật ở Việt Nam, kết quả điều tra xã hội tại Thái Bình, Quảng

Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai, NXB Chính trị Quốc gia, tr.118.