mã số: t2019-06-144

62
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KTHUT BÁO CÁO TNG KT ĐỀ TÀI KHOA HC VÀ CÔNG NGHCẤP TRƯỜNG XÂY DNG BÀI GING TRC TUYN CHO HC PHN PHƯƠNG PHÁP HỌC TP VÀ NGHIÊN CU KHOA HC Mã s: T2019-06-144 Chnhiệm đề tài: TS. Trn Lê Nht Hoàng Đà Nẵng, 07/2020

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mã số: T2019-06-144

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN CHO HỌC PHẦN

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Mã số: T2019-06-144

Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Lê Nhật Hoàng

Đà Nẵng, 07/2020

Page 2: Mã số: T2019-06-144

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN

CHO HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Mã số: T2019-06-144

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

Page 3: Mã số: T2019-06-144

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Phương pháp học tập và

Nghiên cứu khoa học

- Mã số: T2019-06-144

- Chủ nhiệm: Trần Lê Nhật Hoàng

- Thành viên tham gia:

- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng

- Thời gian thực hiện: 8/2019 – 8/2020

2. Mục tiêu: Hướng đến dạy và học trực tuyến thông qua công nghệ số và các

công cụ hỗ trợ.

3. Tính mới và sáng tạo: Dạy trực tuyến qua hệ thống LMS của trường, slide trực

quan sinh động, câu hỏi thảo luận nâng cao khả năng thuyết trình và phản biện cho sinh

viên.

4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Toàn bộ danh mục bài giảng được đưa lên hệ

thống LMS của trường.

5. Tên sản phẩm: Bài giảng Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học.

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp

dụng: Áp dụng hiệu quả cho giảng dạy trực tuyến.

7. Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính:

Page 4: Mã số: T2019-06-144

Chỉnh sửa khóahọc

Chỉnh sửa khóahọc

Hội đồng KH&ĐT đơn vị

Ngày 02 tháng 7 năm 2020

Chủ nhiệm đề tài

XÁC NHẬN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

Page 5: Mã số: T2019-06-144

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:

Project title: Build online lectures for the subject Learning methods and Scientific

research

Code number: T2019-06-144

Coordinator:

Implementing institution: University of Technology and Education - The

University of Danang

Duration: from 8/2019 to 8/2020

2. Objective(s): Towards online teaching and learning through digital technology

and support tools.

3. Creativeness and innovativeness: Teaching online through the UTE's LMS

system and improving discussion and presentation for students.

4. Research results: The entire lecture list is posted on the UTE's LMS system.

5. Products: Subject Learning method and Scientific research.

6. Effects, transfer alternatives of research results and applicability: Effective

application for online teaching.

Page 6: Mã số: T2019-06-144
Page 7: Mã số: T2019-06-144

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC ....................................................................................................................... i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... iii

1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài ......................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2

3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu .................................................... 2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ............................................................... 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4

1.1. Khái niệm E-Learning .............................................................................................. 4

1.2. Đặc điểm chung của E-Learning [5] ........................................................................ 5

1.3. Hệ thống E-Learning bao gồm [5]: .......................................................................... 5

1.4. Ưu điểm của E-Learning .......................................................................................... 6

1.5. Một số hình thức E-Learning ................................................................................... 8

1.6. Nhược điểm của học trực tuyến................................................................................ 8

1.7. Tiềm năng phát triển đào tạo theo mô hình E-Learning tại Việt Nam ................... 10

1.8. Giải pháp phát triển mô hình E-Learning trong đào tạo đại học [9] ...................... 10

CHƯƠNG 2. HỌC PHẦN SOẠN THẢO VÀ PHẦM MỀM HỖ TRỢ ................. 14

2.1 Đề cương chi tiết học phần Phương pháp học tập và Nghiên cứu khoa học ........ 14

2.2 Phần mềm MS PowerPoint ................................................................................... 19

2.3 Phần mềm quay video Bandicam ......................................................................... 20

2.4 Phần mềm zoom meeting [13] .............................................................................. 22

2.5 Moodle LMS [16] ................................................................................................. 24

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN ................... 27

3.1 Tạo tài khoản LMS cho sinh viên ......................................................................... 27

Page 8: Mã số: T2019-06-144

3.2 Tài nguyên cho bài giảng ...................................................................................... 27

3.3 Hướng dẫn sử dụng và đưa bài giảng lên hệ thống LMS lên của Trường Đại học

Sư phạm kỹ thuật ........................................................................................................... 29

3.4 Thực hiện mở lớp học và giảng dạy trên LMS ..................................................... 39

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 49

1. Kết luận ................................................................................................................. 49

2. Kiến nghị ............................................................................................................... 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 51

Page 9: Mã số: T2019-06-144

iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Nội dung chi tiết học phần .................................................................. 16

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Học online và offline [7] ....................................................................... 8

Hình 2.1: Phần mềm Microsoft PowerPoint ....................................................... 20

Hình 2.2: Phần mềm quay video Bandicam ........................................................ 21

Hình 2.3: Phần mềm zoom .................................................................................. 23

Hình 2.4: Hệ thống LMS của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật ...................... 26

Hình 2.5: Soạn bài giảng ..................................................................................... 27

Hình 3.1: Soạn bài giảng trên MS Power Point .................................................. 28

Hình 3.2: Soạn câu hỏi thảo luận ........................................................................ 28

Hình 3. 3: Đăng nhập vào hệ thống..................................................................... 29

Hình 3.4: Nhập tài khoản vào hệ thống............................................................... 30

Hình 3.5: Giao diện chính sau khi đăng nhập ..................................................... 30

Hình 3.6: Lựa chọn khoa và học kì ..................................................................... 31

Hình 3.7: Thêm khóa học mới ............................................................................ 31

Hình 3.8: Nhập thông tin khóa học ..................................................................... 32

Hình 3.9: Mô tả về khóa học ............................................................................... 32

Hình 3.10: Các học phần đã khởi tạo .................................................................. 33

Hình 3.11: Chỉnh sửa học phần ........................................................................... 33

Hình 3.12: Sửa chữa, đặt tên chủ đề cho phù hợp với học phần ........................ 34

Hình 3.13: Thêm nội dung trong chủ đề ............................................................. 35

Hình 3.14: Các kiểu nội dung có thể thêm vào trong chủ đề của học phần ........ 36

Hình 3.15: Thêm file vào chủ đề của học phần .................................................. 36

Hình 3.16: Chọn đưa bài tập lên hệ thống .......................................................... 37

Page 10: Mã số: T2019-06-144

Hình 3. 17: Thời gian nộp bài và kiểu file được chấp nhận ................................ 37

Hình 3.18: Nội dung học phần trên hệ thống LMS (1) ...................................... 38

Hình 3. 19: Nội dung khóa học lên hệ thống LMS (2) ....................................... 38

Hình 3.21: Nội dung khóa học trên hệ thống LMS (3) ....................................... 39

Hình 3.22: Nội dung khóa học trên hệ thống LMS (4) ....................................... 39

Hình 3.23: Danh sách học viên đăng kí học phần ............................................... 40

Hình 3.24: Thêm sinh viên vào khóa học đã khởi tạo ........................................ 41

Hình 3.25: Giảng dạy online (1) ......................................................................... 42

Hình 3.26: Giảng dạy online (2) ......................................................................... 42

Hình 3.27: Giảng dạy online (3) ......................................................................... 43

Hình 3.28: Theo dõi trạng thái nộp bài của sinh viên ......................................... 44

Hình 3.29: Tải bài tập sinh viên đã nộp .............................................................. 44

Hình 3.30: Cho điểm từng bài kiểm tra .............................................................. 45

Hình 3.31: Xem báo cáo toàn học phần .............................................................. 45

Hình 3.32: Xem kết quả toàn khóa học của mỗi sinh viên ................................. 46

Hình 3.33: Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học (1) ..................................... 46

Hình 3.34: Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học (2) ..................................... 47

Hình 3.35: Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học (3) ..................................... 48

Hình 3.36: Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học (4) ..................................... 48

Page 11: Mã số: T2019-06-144

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài

Trong khoảng mười năm trở lại đây, cùng với sự phát triển vượt bậc về khoa

học và công nghệ, Internet đã được phổ biến gần như khắp nơi, từ đồng bằng đến

miền núi. Việc sử dụng internet gần như không thể thiếu hằng ngày với 94% là tỷ

lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày, và 6% là số người

sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần.[1]. Hơn nữa các thiết bị có kết nối

mạng ngày càng phổ biến và giá thành phù hợp với mọi tầng lớp ở nước ta. Vì

vậy, việc áp dụng những thành tựu này vào các lĩnh vực trong cuộc sống con

người ngày càng trở nên phổ biến, giúp các hoạt động trong cuộc sống trở nên dễ

dàng và thuận tiện hơn. Internet thực sự là môi trường thông tin liên kết mọi

người trên toàn thế giới, để cùng chia sẻ những vấn đề mang tính xã hội. Tận dụng

môi trường internet đã được phủ rộng khắp này, các phần mềm chia sẻ hiện nay

cả về hình ảnh và thông tin không phụ thuộc vị trí địa lý được các công ty hoạt

động trong lĩnh vực công nghệ thông tin xây dựng lên và phát hành ra thị trường

rất nhiều, trong đó có những phiên bản miễn phí. Nhờ vào đó, mọi người có thể

trao đổi, tìm kiếm thông tin, học tập một cách dễ dàng, thuận lợi. Do đó, trong

lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các hình thức đào tạo E-Learning (Electronic

Learning - đào tạo trực tuyến) dần dần hình thanh và phát triển và được xem như

một phương thức đào tạo theo xu hướng, hỗ trợ đổi mới nội dung cũng như

phương pháp dạy và học. Hình thức học này không chỉ dành cho học sinh, sinh

viên ở các trường học truyền thống mà dành cho tất cả mọi người, không có giới

hạn về tuổi tác và hoàn cảnh sống. E-Learning đã được thử nghiệm thành công và

sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. E-Learning hoạt động sôi động nhất

tại Mỹ, quốc gia có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Theo thống kê của Cyber

Universities năm 2018, có hơn 80% trường đại học nước này sử dụng phương

thức đào tạo E-Learning. E-Learning còn được coi như là một kênh đào tạo nhân

viên hiệu quả khi có tới 77% công ty ở Mỹ đưa các khóa học E-Learning vào

chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân viên của mình [2]. Không nằm ngoài xu thế

Page 12: Mã số: T2019-06-144

đó, tại Việt Nam, việc học E-Learning được bắt đầu bằng các khóa học ngoại ngữ

và các khóa kỹ năng. Từ năm 2018, đầu tư vào hình thức dạy học này tại nước ta

ngày càng tăng vượt bậc.

Với tình hình thực tế hiện nay, khi mà học sinh, sinh viên phải nghỉ học do

dịch Covid-19 gây ra, nhiều trường đại học và phổ thông đã lựa chọn hình thức

học trực tuyến E-Learning để giúp các em học sinh, sinh viên theo kịp chương

trình học. Các trường thành viên trong Đại học Đà Nẵng đang tích cực triển khai

hình thức học tập này và khuyến khích giảng viên – sinh viên tích cực tham gia

để hạn chế ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến tình hình dạy và học. Trong đó,

trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật cũng tích cực hưởng ứng và triển khai hình

thức dạy và học này đến Giảng viên và Sinh viên của mình.

Vì vậy việc thực hiện xây dựng các tài nguyên, xây dựng các bài giảng trực

tuyến là cấp bách và cần thiết trong điều kiện xã hội hiện này. Trong lĩnh vực

giảng dạy của mình, tác giả cho rằng việc chọn đề tài “Xây dựng bài giảng trực

tuyến cho học phần Phương pháp học tập và Nghiên cứu khoa học” là quan

trọng, cần thiết, có ý nghĩa trong việc lan tỏa cho các đồng nghiệp khác và giúp

cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với hình thức học tập mới này.

2. Mục đích nghiên cứu

Xây dựng bài giảng trực tuyến cho học phần Phương pháp học tập và Nghiên

cứu khoa học và đăng tải lên hệ thống LMS được xây dựng bởi đội ngũ kỹ thuật

của trường, triển khai thử nghiệm việc dạy và học, và lan tỏa đến toàn thể giảng

viên, sinh viên.

3. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Xây dựng bài giảng trong phạm vi đề cương chi tiết của học phần Phương

pháp học tập và Nghiên cứu khoa học.

Sử dụng các công cụ để thiết kế bài giảng, tìm hiểu và thực hiện hoàn chỉnh.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Ý nghĩa khoa học: phổ biến các công cụ tin học mới đến các giảng viên.

Page 13: Mã số: T2019-06-144

3

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Thực hiện giảng dạy trực tuyến, giảm thời gian

lên lớp của giảng viên và sinh viên.

Page 14: Mã số: T2019-06-144

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Với cuộc cách mạng 4.0 vạn vật kết nối internet, thông tin bùng nổ, vì vậy

quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con người cũng cần

có sự thay đổi cho phù hợp. Sự ra đời và phát triển của các thiết bị thông minh

khiến con người được tận hưởng những tiện ích của kỷ nguyên Internet giúp cho

việc tiếp nhận tri thức nhanh chóng hơn, rút ngắn khoảng cách.

Trong phần quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước trong phát triển

giáo dục - đào tạo thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập

quốc tế, giảng viên vận dụng làm rõ những quan điểm của Đảng về giáo dục trong

thời gian tới, đặc biệt hiểu rõ những Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục - đào tạo ở nước ta. Việc học tập trong thời đại công nghệ số và mạng Internet

vượt qua sự giới hạn về không gian, thời gian: những kiến thức, thông tin cơ bản

ở hầu khắp các lĩnh vực từ xưa đến nay hầu như có thể tìm trên Internet mà chỉ

cần một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng người học dễ dàng tìm

được. Hơn thế nữa, người học có thể trao đổi trực tiếp với người giảng bài. Điều

này đặc biệt thuận lợi cho việc xây dựng một xã hội học tập với nhu cầu học tập

suốt đời của mọi người, đáp ứng những yêu cầu của con người trong thời đại 4.0

[3]. Do đó, việc học E-Learning hay học trực tuyến sẽ là hình thức đào tạo trong

tương lai.

1.1. Khái niệm E-Learning

E-Learning là một thuật ngữ có nhiều quan điểm và cách hiểu khác nhau.

Elearning là một hình tức học ảo thông qua mạng internet kết nối với các trung

tâm đào tạo có lưu trữ sẵn các bài giảng điện tử và một số phần mềm cần thiết cho

phép học viên và người giảng dạy có thể trao đổi thông tin bài học với nhau và

học viên có thể nhận yêu cầu cũng như các bài tập từ giảng viên. Ngoài ra, giáo

viên còn có thể truyền tải âm thanh và hình ảnh minh họa nội dung qua các băng

thông rộng hoặc kết nối mạng Lan, mạng Wifi, WiMax,…[4] Chính vì thế, các cá

nhân hay tổ chức đào tạo đều có thể thiết kế website trường học. Tại đây, cho

Page 15: Mã số: T2019-06-144

5

phép học viên đăng ký khóa đào tạo, tham gia khóa học, nhận bài kiểm tra và tích

hợp thêm tính năng thanh toán online.

E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc

quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau

và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục.

Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền

tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng

dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính.

E-Learning là cách thức học mới qua mạng Internet, qua đó học viên có thể

học mọi lúc, mọi nơi, học theo sở thích và học suốt đời.

1.2. Đặc điểm chung của E-Learning [5]

Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng,

kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán.

Hiệu quả của E-Learning cao hơn so với phương pháp học truyền thống do

E-Learning có tính tương tác cao dựa trên đa phương tiện (multimedia), tạo điều

kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học

tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.

E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay,

E-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới.

Rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-Learning đã ra đời.

1.3. Hệ thống E-Learning bao gồm [5]:

- Đầu tiên, e-Learning có hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management

System) giúp xây dựng các lớp học trực tuyến hiệu quả.

- Một thành phần quan trọng nữa của hệ thống e-Learning là hệ thống quản lí nội

dung học tập (LCMS - Learning Content Management System) cho phép tạo và

quản lý nội dung học tập.

Page 16: Mã số: T2019-06-144

- Ngoài ra e-Learning còn cung cấp các công cụ làm bài giảng (authoring tools)

một cách sinh động, dễ sử dụng, và đầy đủ multimedia.

- Quan trọng hơn là E-Learning đã được thế giới chuẩn hoá nên các bài giảng có

thể trao đổi với nhau trên toàn thế giới cũng như giữa các trường học ở Việt Nam.

1.4. Ưu điểm của E-Learning

Ưu điểm của lớp học trực tuyến là khả năng giảm thiểu chi phí đi lại, tiết

kiệm được thời gian và không gian học tập. Hơn thế nữa, việc xây dựng thiết kế

web trường học không tốn nhiều chi phí bằng việc xây dựng một trường học và

cũng không cần giấy phép xây dựng phức tạp. Ngoài ra, khóa học online còn có

các ưu diểm khác:

- Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức nhanh chóng, thông tin theo

yêu cầu của học viên. Người học có thể truy cập vào các khóa học trực tuyến tại

bất kỳ nơi đâu: ở nhà, nơi làm việc hay các địa diểm mạng internet công cộng và

vào bất ký thời gian nào thích hợp khi người học muốn.

- Khả năng cập nhật: Khi áp dụng hệ thống E - learning, các doanh nghiệp,

trường học sẽ dễ dàng cập nhật các bài học mới chỉ trong một khoảng thời gian

ngắn, nhờ đó học viên có thể tiếp cận tài liệu nhanh hơn. Mặt khác, doanh nghiệp

không phải chi một khoản lớn thuê địa điểm, giảng viên, tài liệu in ấn để đào tạo

cho nhân viên mới, mà có thể đơn giản hóa việc này nhờ có hệ thống E - learning.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh các tính năng và các bài giảng

mới khi cần [6].

- Tiết kiệm chi phí học tập: Giúp học viên giảm tới khoảng 60% chi phí đi

lại, địa điểm tổ chức học tập. Mỗi học viên đều có thể đăng ký nhiều khóa học và

thanh toán trực tuyến chi phí học tập.

- Tiết kiệm thời gian học tập: So với phương pháp đào tạo truyền thống thì

các khóa học qua mạng giúp học viên tiết kiệm khoảng từ 20 đến 40 % thời gian

đo giảm được thời gian đi lại và sự phân tán.

Page 17: Mã số: T2019-06-144

7

- Linh động và uyển chuyển: Học viên có thể chủ động và linh hoạt trong

việc lựa chọn website học qua mạng với sự chỉ dẫn của giáo viên hay những khóa

học trực tuyến qua mạng với hình thức tương tác. Ngoài ra, học viên còn có thể

tự động điều chỉnh tốc độ học tập theo khả năng, và còn có thể nâng cao thêm

kiến tức thông qua những tài liệu của thư viện trực tuyến.

- Tối ưu nội dung: Các cá nhân hay tổ chức đều có thể thiết kế làm web dạy

học qua mạng nhưng cấp độ đào tạo lại khác nhau giúp học viên dễ dàng lựa chọn.

Đồng thời nội dung truyền đạt phải tối ưu và nhất quán.

- Hệ thống hóa: Học trực tuyến cho phép học viên dễ dàng tham gia khóa

học, và có thể theo dõi kết quả cũng như tiến độ học tập. Với khả năng thiết kế

website quản lý học sinh sinh viên, giáo viên có thể biết được những học viên nào

tham gia khóa học, khi nào họ hoán tất quá trình học tập và đưa ra giải pháp thực

hiện giúp họ phát triển trong quá trình học. Nói chung, ưu điểm của đào tạo qua

mạng mang lại sự tiện ích cho cả người học và giảng viên.

- Đối với giảng viên: sẽ tạo ra các bài giảng có tính hấp dẫn. Với sự phát

triển không ngừng của công nghệ, sự kết hợp hình ảnh minh họa, âm thanh hoặc

những tình huống được xây dựng bằng các nhân vật hoạt hình trong bài giảng đã

giúp cho các bài giảng trở nên sống động và thú vị hơn. E - learning giúp người

học không chỉ nghe giảng mà còn được xem những ví dụ trực quan. Thậm chí,

học viên còn có thể tương tác với bài học để nắm bắt được nhiều kiến thức hơn.

Ngoài ra, giảng viên còn có thể quản lý học viên thông qua tính năng thiết kế

website quản lý trường học.

- Đối với học viên: Tiết kiệm được nhiều chi phí học tập cũng như chi phí đi

lại và địa điểm. Ngoài ra, hình thức trả học phí cũng đơn giản thông qua tính năng

thiết kế website thanh toán online.

Page 18: Mã số: T2019-06-144

Hình 1.1: Học online và offline [7]

1.5. Một số hình thức E-Learning

Có một số hình thức đào tạo bằng E-learning, cụ thể như sau [5]:

- Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT- Technology -Based Training).

- Đào tạo dựa trên máy tính (CBT -Computer- Based Training).

- Đào tạo dưạ trên Web (WBT – Web-Based Training).

- Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training).

- Đào tạo từ xa (Distance Learning).

1.6. Nhược điểm của học trực tuyến

Ngoài những ưu điểm ở trên về những tiện ích, thì hình thức đào tạo trực

tuyến cũng xuất hiện những nhược điểm như sau:

- Học viên không có nhiều cơ hội học hỏi, tiếp xúc và trao đổi thông tin với

bạn bè.

- Để giúp học viên tham gia học tập trực tuyến hiệu quả thì nhà trường phải

xây dựng đội ngũ giáo viên, kỹ thuật có thể hướng dẫn rõ ràng, chi tiết cho người

học.

Page 19: Mã số: T2019-06-144

9

- Học trực tuyến online không phù hợp với các thành phần học viên lớn tuổi

nếu tham gia khóa học kéo dài do yếu tố sức khỏe, hơn nữa phần lớn không thành

thạo máy vi tính.

- Các tổ chức đào tạo qua mạng thiết kế website cổng thanh toán điện tử

không có tính năng cho học viên vay tiền, hoặc hỗ trợ học phí và các chính sách

giúp đỡ người học có điều kiện kinh tế khó khăn như các trường Đại học đào tạo

truyền thống.

- Môi trường học thiếu sự tương tác sẽ không kích thích được sự chủ động

và sáng tạo của sinh viên.

- Học trực tuyến qua mạng làm giảm khả năng truyền đạt với lòng say mê

nhiệt huyết của giảng viên đến sinh viên do thiếu sự tương tác cùng xây dựng bài

học.

- Một số giảng viên không quen với việc sự dụng mạng internet lâu, hoặc

không thể tập trung lâu trước màn hình máy tính nên làm tăng khối lượng công

việc cũng như áp lực cho giảng viên.

- Có thể làm nảy sinh ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng như

các vấn đề về sở hữu trí tuệ.

Nhược điểm chính của hình thức học online đó chính là sự tương tác của học

viên với giảng viên một cách trực tiếp. Với phương pháp học truyền thống, học

viên có thể đặt câu hỏi trực tiếp và được giảng viên giải đáp thắc mắc ngay lập

tức. Còn đối với phương pháp học trực tuyến E - learning, học viên cần phải thực

hiện các thao tác bên lề như: gọi điện thoại, gửi tin nhắn hoặc gửi mail… để được

hướng dẫn. Tuy một số trang web khóa học online có cung cấp tính năng trao đổi

trực tiếp giữa giảng viên và học viên thông qua các phần mềm trò chuyện trực

tuyến nhưng cũng không đầy đủ và sinh động bằng việc trao đổi như hình thức

đào tạo truyền thống. Chính vì sự bất cập này mà đôi khi học viên sẽ ngại hỏi,

ngại thắc mắc. Từ đó, những lỗ hổng kiến thức sẽ không được lấp đầy, người học

sẽ khó có thể hiểu được hết những gì mà bài học truyền tải. Một trong những

nhược điểm khác của phương pháp này đó chính là sự hạn chế về tính bảo mật.

Page 20: Mã số: T2019-06-144

Bởi nhiều người có thể đăng nhập vào hệ thống cùng một lúc, tạo ra nguy cơ bị

đánh cắp tài liệu đào tạo nội bộ [6].

1.7. Tiềm năng phát triển đào tạo theo mô hình E-Learning tại Việt Nam

Mô hình E-Learning giờ đây đã không còn xa lạ trên thế giới. Theo Cyber

Universities, gần 90% trường đại học tại Singapore sử dụng phương pháp đào tạo

trực tuyến, ở Mỹ con số này là hơn 80%. Ở Hàn Quốc, người ta sử dụng E-

Learning với mục đích làm cho giáo dục linh hoạt hơn và công bằng hơn với tất

cả mọi người, đồng thời cắt giảm chi phí dạy kèm tại các trung tâm luyện thi. Việt

Nam có đến 65,9% dân số sử dụng internet, điều này cho thấy Việt Nam bắt nhịp

với xu hướng công nghệ toàn cầu rất nhanh, vì thế triển vọng trong lĩnh vực đào

tạo trực tuyến là rất tươi sáng [8]. Hơn nữa, tại Việt Nam, giáo dục là một trong

những ngành được ưu tiên cao nhất và được hưởng các nguồn đầu tư cao nhất

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới. Với định hướng đó, Việt

Nam đã quyết định đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp độ giáo dục nhằm

đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập trong tất cả các môn

học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ các công cụ và kỹ năng cho kỷ nguyên thông

tin. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các doanh nghiệp triển khai E-

Learning và thi trực tuyến.

1.8. Giải pháp phát triển mô hình E-Learning trong đào tạo đại học [9]

Thứ nhất, đổi mới cơ chế, chính sách đối với trường đại học. Tăng cường

tình tự chủ trong hoạt động đào tạo và quản trị nhà trường nhằm tạo sự linh hoạt

thích ứng với xu thế CMCN 4.0. Bộ GD&ĐT, các trường đại học cần xác định E-

learning là một chiến lược quan trọng trong giáo dục hướng tới xã hội học tập.

cần triển khai, tuyên truyền, nhân rộng E-learning không chỉ trong ngành giáo dục

mà còn với toàn xã hội.

Thứ hai, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về E-

learning phù hợp với thực tiễn đối vởi đội ngũ giáo viên, sinh viên, trường đại

Page 21: Mã số: T2019-06-144

11

học, người lao động, doanh nghiệp tham gia đào tạo; hoàn thiện các cơ chế chính

sách về phân bổ và sử dụng tài chính trong lĩnh vực giáo dục.

Cần hoàn thiện văn bản quản lý, hướng dẫn khai thác, sử dụng hệ thống E-

learning. Tổ chức các buổi tập huấn cụ thể cho từng loại đối tượng: cán bộ quản

lý giáo dục, quản trị hệ thống, giảng viên, sinh viên để hiểu rõ về hệ thống E-

learning.

Vai trò của giảng viên là rất quan trọng trong việc triển khai E-learning.

Giảng viên không chỉ cần nắm bắt được phương pháp học tập mới mà còn phải là

người chủ động tham gia soạn bài giảng điện tử, case study, bài tập phục vụ cho

giảng dạy, phục vụ cho tự học của người học.

Do đó phải có hình thức đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí, đào tạo, tập

huấn, trao đổi kinh nghiệm sử dụng công nghệ mới cho đội ngũ giảng viên đáp

ứng yêu cầu dạy học hiện đại nhất như có phương pháp, kỹ năng, khả năng ứng

dụng CNTT vào dạy học, thiết kế bài giảng điện tò đạt chất lượng tốt, có khả năng

sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và quan trọng hơn cả là có năng lực tự

học, tự nghiên cứu khoa học.

Cần tăng cường đội ngũ quản trị E-learning về số lượng và chất lượng, đặc

biệt cần bồi dưỡng trình độ cho quản trị viên để không những vận hành tốt, xử lý

kịp thời mỗi khi xảy ra sự cố mà còn phải có những chiến lược lâu dài nhằm phát

triển, mở rộng quy mô, phạm vi ứng dụng của hệ thống E-learning trong giảng

dạy, học tập và quản lý giáo dục.

Trong môi trường 4.0, phương pháp đào tạo cần phải thay đổi căn bản trên

cơ sở lấy người học làm trung tâm, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong

thiết kế bài giảng và truyền đạt bài giảng. Cùng với đó là sự đổi mới căn bản hình

thức và phương pháp thi, kiểm tra theo hướng đáp ứng năng lực làm việc và tính

sáng tạo của sinh viên.

Page 22: Mã số: T2019-06-144

Thứ ba, về kỹ thuật, Nhà nước và các trường đại học cần đầu tư cơ sở kỹ

thuật hiện đại, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu của CMCN 4.0 như: đường truyền

Internet tốc độ cao, điện toán đám mây, máy tính, mạng nội bộ, phần mềm trí tuệ

nhân tạo, phần mềm phục vụ E-learning, website, thư viện điện tử, hệ thống đào

tạo trực tuyến, phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hoá, hệ thống thiết

bị ảo mô phỏng, thiết bị thực tế ảo, thiết bị dạy học thuật và các phần mềm ảo mô

phỏng thiết bị dạy học thực tế.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ,

phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý

đào tạo. Hướng dẫn Online hóa nhà trường học bao gồm cả Online về dạy học và

Online về quản lý, điều hành tác nghiệp và hỗ trợ kỹ thuật cho đội ngũ giảng viên,

sinh viên.

Thứ tư, về học liệu, các đơn vị giảng dạy cần tập trung dành nhiều thời

gian, tâm huyết xây dựng hệ thống bài giảng điện tử có chất lượng tốt bằng những

việc làm cụ thể như: tạo điều kiện tối ưu cho đội ngũ giảng viên biên soạn học

liệu, cung câp bài giàng mẫu chất lượng cao của các giáo sư, tiến sỹ, báo cáo thực

tế của các chuyên gia đầu ngành; tổ chức các cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử,

trao đổi kinh nghiệm về phương pháp học tập sử dụng E-learning tại các cơ sở

đào tạo có uy tín trong và ngoài nước, lắng nghe phản hồi của người học một cách

liên tục để kịp thời hoàn thiện bài giảng nhằm tích cực nâng cao chất lượng giảng

dạy .

Thứ năm, giải pháp kết hợp là sử dụng E-learning (online) và giảng dạy

truyền thống trên giảng đường (offline) cần được phối hợp song song. Người học

có thể thực hiện mọi hoạt động học tập trên E-learning, tham gia như đang học

trên một khóa học thực sự.

Trừ giờ thực hành, thí nghiệm sẽ phải lên phòng thí nghiệm để tiếp cận thực

sự với công việc, ngoài ra có thể gặp giảng viên trong một số buổi để thảo luận,

Page 23: Mã số: T2019-06-144

13

trao đổi và giải quyết một số vấn đề nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng giao tiếp

xã hội.

Thứ sáu, xây dựng quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa trường đại học với doanh

nghiệp; đồng thời cần đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh

nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung: cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, quan

trọng hơn là rủt ngắn thời gian chuyển giao từ kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

cuộc sống.

Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lỷ và xã hội để các nhà đầu tư

nước ngoài mở trường đại học (truyền thống và trực tuyến) chất lượng cao tại Vỉệt

Nam.

Thứ bảy, các trường đại học không muốn hay không tự tổ chức vận hành

E-learning thì có thể hợp tác, thuê ngoài dịch vụ (outsourcing) với các đơn vị công

nghệ E-learning chuyên nghiệp (trong nước, ví dụ như TOPICA hay nước ngoài)

cũng là mô hình khả thành công hiện nay.

Page 24: Mã số: T2019-06-144

CHƯƠNG 2. HỌC PHẦN SOẠN THẢO VÀ PHẦM MỀM HỖ TRỢ

Tác giả lựa chọn học phần Phương pháp học tập và Nghiên cứu khoa học, để

xây dựng bài giảng trực tuyến, nhằm nâng cao hiệu quả học tập học phần này cho

sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật.

2.1 Đề cương chi tiết học phần Phương pháp học tập và Nghiên cứu khoa

học

• Tên học phần : Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học

• Mã học phần : 5502006

• Số tín chỉ : 2

• Các học phần tiên quyết: Không có

• Các học phần kế tiếp: Không có

• Nội dung tóm tắt

Môn học cung cấp kiến thức và hình thành năng lực, kỹ năng tự học và lập

được kế hoạch tự học sinh viên suốt đời. Với kiến thức được cung cấp một cách

cơ bản và có hệ thống, sinh viên biết được cách thức làm thế nào để tổ chức việc

học, tự học có hiệu quả nhất. Hình thành kỹ năng và nâng cao nhận thức về việc

tìm ra phương pháp học tập phù hợp với bản thân. Gắng học tập với nghiên cứu

khoa học và hình thành niềm say mê nghiên cứu khoa học khi còn đang học và cả

lúc đã đi làm.

• Mục tiêu giảng dạy:

+ Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và có hệ thống về

phương pháp học tập để học tập có hiệu quả nhất ở bậc đại học và bước đầu có

những nhận thức cơ bản về nghiên cứu khoa học.

+ Kỹ năng: học phần giúp người học trang bị một số kỹ năng:

* Hình thành kỹ năng học có hiệu quả và tự học suốt đời;

* Kết hợp học tập với nghiên cứu khoa học;

Page 25: Mã số: T2019-06-144

15

* Trang bị năng lực tự nghiên cứu khoa học khi đang học và sau khi tốt

nghiệp đại học.

+ Thái độ:

* Hình thành thói quen học tập tích cực, chủ động, có kế hoạch và nhu

cầu tự học suốt đời;

* Hình thành lòng say mê, ham muốn nghiên cứu khoa học.

• Kết quả sau khi hoàn thành học phần:

Sau khi học xong phần, người học có khả năng:

+ Có được phương pháp học tập hiệu quả ở bậc đại học và khả năng tự học

sau khi tốt nghiệp;

+ Viết được đề cương nghiên cứu khoa học cơ bản và tham gia các hoạt động

nghiên cứu khoa học.

• Tài liệu học tập:

+ Sách, giáo trình chính:

o Học và dạy cách học, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khách

Bằng, Vũ Văn Tảo, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, 2004. Sách có

tại thư viện Đại học Sư phạm, Trung Tâm TTTL Đại học Đà Nẵng;

o Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Vũ Cao Đàm, Nhà xuất bản

giáo dục, 1997.

+ Sách, giáo trình tham khảo

o Quá trình dạy - tự học, Nguyễn Cảnh Toàn, Nhà xuất bản Giáo dục,

1997;

o Học khôn ngoan để dẫn đầu, Olav Schewe, Nhà xuất bản Thế giới,

2017.

• Kiểm tra đánh giá học phần:

+ Tham gia học tập trên lớp 10%

Page 26: Mã số: T2019-06-144

+ Kiểm tra giữa kỳ 30%

+ Thi kết thúc học phần 50%

+ Các điểm thành phần khác 10%

• Thang điểm: 10

Bảng 2.1. Nội dung chi tiết học phần

Chương Nôi dung giảng dạy

Số tiết

LT-

BT-

TL

Số

tiết

TH-

TN

Ghi

chú

1

Chương 1: Lý thuyết về học tập

1.1 Khái niệm

1.2 Lĩnh vực học

1.3 Cơ chế học

1.4 Khái niệm về hoạt động học

1.5 Mục tiêu học

1.6 Chu trình học

4-0-0

2

Chương 2: Học cách học

2.1 Đại cương về cách học

2.1.1 Khái niệm về cách học

2.1.2 Vài nét về cách học qua các thời đại

2.1.3 Phân loại cách học

2.2 Các phương pháp học

2.2.1 Phương pháp đọc sách và ghi chép

2.2.2 Phương pháp hỏi

2.2.3 Phương pháp nghe giảng

2.2.4 Phương pháp nhớ

2.2.5 Học trong sự tập trung tư tưởng cao độ

2.2.6 Phương pháp sử dụng từ điển

2.2.7. Kỹ năng học ở nhà

4-0-1

Page 27: Mã số: T2019-06-144

17

3

Chương 3: Học một cách hiệu quả

3.1 Học tập ở bậc đại học

3.2 Chuẩn bị cho kỳ thi

3.3 Sau kỳ thi

3.4 Tinh thần và thái độ

4-0-2

4

Chương 4: Cơ sở lý luận về khoa học và

nghiên cứu khoa học

4.1 Khái niệm

4.1.1 Khái niệm

4.1.2 Ý nghĩa của khoa học

4.1.3 Sự hình thành và phát triển của bộ môn

khoa học

4.2 Nghiên cứu khoa học

4.2.1 Khái niệm

4.2.2 Các đặc trưng của nghiên cứu khoa

học

4.2.3 Những yêu cầu đối với người nghiên

cứu khoa học

4.2.4 Các loại hình nghiên cứu khoa học

3-0-0

5

Chương 5: Qui trình nghiên cứu khoa học

5.1 Logic của nghiên cứu khoa học

5.1.1 Logic của nghiên cứu khoa học

5.1.2 Cấu trúc lôgic của nghiên cứu khoa

học

5.2 Trình tự của logic của nghiên cứu khoa học

5.2.1 Phát hiện vấn đề

5.2.2 Xây dựng giả thuyết

5.2.3 Kiểm chứng giả thuyết

5.2.4 Lựa chọn giải pháp tối ưu

5.3 Trình tự thực hiện đề tài khoa học

5.3.1 Giai đoạn chuẩn bị

3-0-0

Page 28: Mã số: T2019-06-144

5.3.2 Giai đoạn triển khai nghiên cứu

5.3.3 Giai đoạn viết công trình nghiên cứu

5.3.4 Nghiệm thu bảo vệ

6

Chương 6: Đề tài nghiên cứu và soạn đề

cương nghiên cứu

6.1 Đề tài nghiên cứu khoa học

6.1.1 Khái niệm về đề tài nghiên cứu khoa

học

6.1.2 Phương pháp phát hiện đề tài nghiên

cứu khoa học

6.1.3 Đặc điểm của đề tài nghiên cứu khoa

học

6.1.4 Tựa đề tài nghiên cứu

6.2 Đề cương nghiên cứu khoa học

6.2.1 Lý do chọn đề tài

6.2.2 Mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu

6.2.3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

6.2.4 Giả thuyết nghiên cứu

6.2.5 Phương pháp

6.2.6 Dàn ý nội dung nghiên cứu

6.2.7 Tài liệu tham khảo

6.2.8 Kế hoạch nghiên cứu

4-0-2

7

Chương 7: Công bố và trình bày các kết quả

nghiên cứu khoa học

7.1 Khái niệm chung

7.2 Các loại kết quả nghiên cứu

3-0-0

Page 29: Mã số: T2019-06-144

19

2.2 Phần mềm MS PowerPoint

Microsoft PowerPoint (gọi tắt là PowerPoint) là một phần mềm trình

chiếu do hãng Microsoft phát triển. PowerPoint là một phần của gói ứng dụng văn

phòng Microsoft Office. Nó có thể cài đặt và sử dụng được trên cả máy tính

dùng hệ điều hành Windows lẫn Mac OS X. Bản dùng cho hệ điều hành Windows

còn có thể dùng cho cả các máy tính với hệ điều hành Linux [10]. Phần mềm này

cho phép người dùng tạo bất kỳ thứ gì từ các trình chiếu cơ bản đến các bản trình

bày phức tạp.

Vài nét đặc trưng của PowerPoint:

- Kết quả hiển thị theo cấu trúc màn hình trình chiều

- Giao diện và công cụ rất thân thiện, dễ dùng và linh hoạt

- Các công cụ cơ bản về MS PowerPoint, như: Text, Drawing, Picture, Char,

định dạng đối tượng... hoàn toàn như trong Word, Excel.

- Các tài nguyên dùng chung của nhóm MS Office.

- Việc Chuyển đổi từ Văn bản của Word sang MS PowerPoint rất dễ dàng.

Do vậy, việc nắm vững Word sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều, giúp bạn dễ dàng tiếp

cận với PP chỉ trong thời gian ngắn

- Hệ thống hiệu ứng phong phú, có thể được khai thác tạo nên khá nhiều cấu

trúc, thậm chi có thể lập trình được để tạo các đối tượng. Khả năng nhúng

ứng dụng và Link khá mạnh, nhờ đó dễ dàng tạo được files đa dang, linh

hoạt...

- Thủ tục lưu cất thông minh, hỗ trợ chuyển đổi đuôi file, và đóng gói sản

phẩm lên một thư mục hoặc trên đĩa CD [11].

Với việc biên soạn bài giảng trực tuyến thì không thể thiếu phần mền MS

PowerPoint, đặc biết với học phần Phương pháp học tập và Nghiên cứu khoa học

là học phần cần có sự tương tác, trao đổi, thảo luận giữa người dạy và người học

và giữa các nhóm sinh viên để nâng cao khả năng học tập của học phần này.

Page 30: Mã số: T2019-06-144

Hình 2.1: Phần mềm Microsoft PowerPoint

2.3 Phần mềm quay video Bandicam

Bandicam là một ứng dụng ghi hình cho Windows, có thể chụp bất kỳ đối

tượng trên màn hình máy tính của bạn tương tự như một video chất lượng cao.

Ngoài ra, nó có thể ghi hình một khu vực nhất định trên màn hình, hoặc ghi lại

quá trình chơi game thông qua việc sử dụng công nghệ đồ họa

DirectX/OpenGL/Vulkan [12]. Nó là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho những ai

thích làm video hướng dẫn, chụp hình ảnh hay ghi âm đàm thoại trên máy tính vô

cùng tiện lợi.

Page 31: Mã số: T2019-06-144

21

Hình 2.2: Phần mềm quay video Bandicam

Sử dụng codec H.264 của Nvidia trong khả năng ghi âm của mình, Bandicam

có khả năng nén một tệp đến kích thước nhỏ hơn nhưng vẫn có thể duy trì chất

lượng của tác phẩm hoặc video gốc. Chức năng ghi trò chơi của phần mềm ghi

cho phép người dùng ghi video trò chơi và phiên trò chơi mà bối cảnh hoặc

chương trình đang sử dụng công nghệ đồ họa DirectX / OpenGL, ghi lại chúng ở

chế độ HD toàn màn hình mà không bao gồm viền cửa sổ một cách mượt mà và

hoàn hảo. Được thiết kế với giao diện dễ sử dụng, tính năng chụp màn hình, ghi

video và âm thanh của Bandicam và các tính năng ghi âm thiết bị nhằm giúp các

nhà làm phim tự do và biên tập video cũng như Youtuber ghi lại cảnh quay của

họ theo những cách đơn giản nhưng chất lượng cao [12].

Đây là phần mềm ghi màn hình rất phù hợp để quay lại các hướng dẫn trên

màn hình máy tính, áp dụng cho việc thực hiện quay video cho các bài học trực

tuyến.

Page 32: Mã số: T2019-06-144

2.4 Phần mềm zoom meeting [13]

Zoom Video Communications là một công ty dịch vụ hội nghị từ xa

của Mỹ có trụ sở tại San Jose, California. Công ty cung cấp dịch vụ hội nghị từ

xa kết hợp với hội nghị video, hội họp trực tuyến, trò chuyện và công tác trên thiết

bị di động. Phần mềm có tên Zoom là một trong những giải pháp họp từ xa phổ

biến nhất ở nhiều quốc gia. Nó được ghi nhận về độ tin cậy và dễ sử dụng, đặc

biệt là khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác [14].

Phần mềm zoom meeting là giải pháp cung cấp dịch vụ hội nghị truyền hình

dựa trên đám mây giúp các doanh nghiệp và tổ chức dễ dàng triển khai các cuộc

họp trực tuyến từ bất cứ đâu, thậm chí ngay từ các thiết bị di động như smartphone,

tablet [13].

Zoom là một giải pháp hội nghị truyền hình, các buổi học trực tuyến, thảo

luận nhóm trên một nền tảng rất đơn giản và dễ dàng. Hệ thống hỗ trợ hình ảnh,

âm thanh và chia sẻ màn hình chất lượng tốt nhất trên các hệ điều hành Windows,

Mac, iOS, Android.

Các ưu điểm của phần mềm Zoom [15]:

- Chất lượng cuộc hội thoại tốt, ổn định.

- Hỗ trợ các cuộc họp video trực tuyến, tin nhắn nhanh hoặc chia sẻ màn

hình.

- Phần mềm họp trực tuyến Zoom Cloud Meetings có thể kết bạn, mời bạn

bè sử dụng thông qua Email.

- Phần mềm họp trực tuyến Zoom Cloud Meetings có thể làm việc thông qua

WiFi, 4G / LTE, và mạng 3G.

- Hỗ trợ đa nền tảng, giao diện đơn giản, dễ sử dụng.

Tình hình sử dụng Zoom cho các cuộc họp và học tập trực tuyến tăng cao,

nhất là trong đại dịch Covid 19 vừa qua. Vào năm 2020, tỉ lệ sử dụng Zoom đã

tăng 67% từ đầu năm đến giữa tháng 3 khi các trường học và công ty áp dụng nền

tảng cho công việc từ xa để đối phó với đại dịch virus corona 2019-20. Kể từ khi

Page 33: Mã số: T2019-06-144

23

đại dịch gia tăng, hàng ngàn tổ chức giáo dục đã chuyển sang các lớp học trực

tuyến bằng cách sử dụng Zoom. Nhiều công ty đã cung cấp dịch vụ của mình cho

các trường K-12 miễn phí ở nhiều quốc gia. Trong một ngày, ứng dụng Zoom đã

được tải xuống 343.000 lần với khoảng 18% số lượt tải xuống có nguồn gốc từ

Hoa Kỳ. Zoom đã đạt được hơn 2,22 triệu người dùng trong những tháng đầu năm

2020 nhiều người dùng hơn so với tổng số năm 2019. Đến tháng 3 năm 2020, cổ

phiếu Zoom đã tăng lên 160,98 USD mỗi cổ phiếu, tăng 263% so với giá cổ phiếu

ban đầu khi công khai lần đầu tiên. Công ty báo cáo người dùng trung bình hàng

ngày đã tăng từ khoảng 10 triệu vào tháng 12 năm 2019 lên khoảng 200 triệu vào

tháng 3 năm 2020. Tại Việt Nam, vào năm 2020 trong kì nghỉ học phòng đại dịch

COVID-19 hiện tượng zoombombing đã xuất hiện, nhiều giáo viên và trường học

sử dụng Zoom để dạy học trực tuyến [14].

Hình 2.3: Phần mềm zoom

Page 34: Mã số: T2019-06-144

2.5 Moodle LMS [16]

Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System

– LMS hoặc người ta còn gọi là Course Management System hoặc VLE – Virtual

Learning Environment) mã nguồn mở (do đó miễn phí và có thể chỉnh sửa được

mã nguồn), cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập

trực tuyến. Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning

Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều

hành và phát triển chính của dự án [17].

Moodle LMS là hệ thống được xây dựng nhằm giúp quản lý việc học tập một

cách hiệu quả, được sử dụng phổ biến và thông dụng bậc nhất hiện nay trên toàn

thế giới. Với bản chất là một mã nguồn mở, linh hoạt và hoàn toàn miễn phí thì

việc tải xuống, sử dụng Moodle trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Đặc

biệt, với sự thân thiện của mình thì bất kỳ người dùng nào cũng có thể sử dụng từ

cá nhân cho tới tổ chức một cách tiện lợi và hiệu quả nhất. Ngày nay, Moodle

còn được sử dụng bởi các tổ chức thuộc mọi đối tượng trong các lĩnh vực ngoài

giáo dục. Moodle được sử dụng bởi các doanh nghiệp, tập đoàn, bệnh viện và cả

tổ chức phi lợi nhuận để học tập trực tuyến, đào tạo, thậm chí trong một số trường

hợp mở rộng quy trình kinh doanh.

Mã nguồn mở PHP Moodle được phát triển từ năm 2002 và cung cấp tới

người dùng cho tới nay. Nó được bắt nguồn từ nền tảng cung cấp cho các nhà giáo

dục một công nghệ giúp hỗ trợ tốt cho việc học tập trực tuyến cá nhân, đồng thời

đảm bảo giúp thúc đẩy thêm nữa sự tương tác, cộng tác. Thông qua Moodle việc

tạo ra các khóa học trực tuyến cho học viên đa dạng, phù hợp với mục tiêu học

tập của mỗi người, các tổ chức cũng có thể tận dụng Moodle để thiết kế web học

trực tuyến cho trung tâm, giúp quản lý học tập hiệu quả hơn so với thủ công.

Moodle được xây dựng theo phân đoạn, và nó dễ dàng được mở rộng bằng cách

thêm các thành phần phụ. Cấu trúc cơ bản của Moodle hỗ trợ các thành phần phụ

sau [16]:

Page 35: Mã số: T2019-06-144

25

• Các hoạt động

• Các nguồn tài nguyên

• Các kiểu câu hỏi

• Các trường dữ liệu (dùng cho các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu)

• Giao diện đồ họa

• Phương thức chứng thực

• Phương thức ghi danh

Mã nguồn mở được cung cấp trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng và

phong phú. Mỗi loại có những đặc trưng riêng, phục vụ cho những nhu cầu, những

mục đích khác nhau. Trong đó, mã nguồn mở Moodle sở hữu nhiều ưu điểm nổi

bật, thu hút được lượng lớn người dùng sử dụng. Với hơn hơn 68 triệu người dùng

trên toàn thế giới có thể thấy được chất lượng, khả năng đáp ứng tốt của Moodle

theo đòi hỏi thực tế của người dùng với các ưu điểm [17]:

- Mang tới giao diện thân thiện, đơn giản và dễ dàng sử dụng. Bởi vậy, mã

nguồn mở Moodle có thể phù hợp với nhu cầu sử dụng của mọi đối tượng người

dùng. Thông qua đó quá trình sử dụng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn theo đòi

hỏi thực tế của mỗi người.

- Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm

trong lĩnh vực giáo dục. Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên

chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo

viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle. Moodle phù hợp với nhiều cấp học và

hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ

chức/công ty.

- Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép bạn chỉnh sửa giao diện

bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng

mình

- Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã

nguồn mở khác

Page 36: Mã số: T2019-06-144

- Moodle là mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí nên việc sử dụng đảm bảo tiết

kiệm chi phí. Vì vậy mà sử dụng Moodle có thể phù hợp với bất kỳ ai.

Từ những ưu điểm cơ bản nhưng quan trọng kể trên có thể lý giải vì sao mã

nguồn mở Moodle ngày càng được tin dùng. Khả năng phục vụ tốt nhu cầu của

người dùng, với sự tiện lợi tới mức tối đa và khả năng tiết kiệm chi phí hiệu quả

giúp Moodle trở thành sự lựa chọn hàng đầu.

Trên cơ sở đó, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng đã xây

dựng ra môi trường riêng http://lms.ute.udn.vn/ [18] để phục vụ việc dạy và học

trực tuyến cho giảng viên và sinh viên của nhà trường.

Hình 2.4: Hệ thống LMS của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

Page 37: Mã số: T2019-06-144

27

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN BÀI GIẢNG TRỰC TUYẾN

3.1 Tạo tài khoản LMS cho sinh viên

Do tình hình dịch bệnh Covid -19, toàn bộ sinh viên không đến trường sau kì nghỉ

tết, nên việc thu thập thông tin và thông báo cho sinh viên thông qua trang đào tạo của

nhà trường. Giảng viên thông báo và thu thập thông tin của sinh viên theo mẫu của đội

ngũ kỹ thuật. Sau đó, đội ngũ kỹ thuật sẽ tạo tài khoản cho sinh viên để sinh viên có thể

vào trang lms lấy tài liệu, trao đổi, lấy bài tập về thực hiện tại nhà.

3.2 Tài nguyên cho bài giảng

Để thực hiện việc giảng dạy một cách hiệu quả, đầu tiên phải soạn bài giảng trong

MS Power Point. Đối với học phần Phương pháp học tập và Nghiên cứu khoa học này,

bài giảng được biên soạn gồm có 7 chương. Ngoài ra còn có các câu hỏi thảo luận cho

từng chương.

Hình 2.5: Soạn bài giảng

Page 38: Mã số: T2019-06-144

Hình 3.1: Soạn bài giảng trên MS Power Point

Hình 3.2: Soạn câu hỏi thảo luận

Page 39: Mã số: T2019-06-144

29

3.3 Hướng dẫn sử dụng và đưa bài giảng lên hệ thống LMS lên của Trường Đại

học Sư phạm kỹ thuật

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật đã xây dựng hệ thống LMS để phục vụ giảng

dạy online cho sinh viên của trường. Để đăng nhập vào hệ thống, đầu tiên truy cập vào

địa chỉ: http://lms.ute.udn.vn/.

Tiếp theo kích vào log in (góc trên bên phải trong vòng tròn đỏ) để đăng nhập

vào hệ thống sử dụng tài khoản đã được khởi tạo bởi đội ngũ kỹ thuật cho từng giảng

viên.

Hình 3. 3: Đăng nhập vào hệ thống

Nhập tài khoản đã được cung cấp để vào hệ thống để thực hiện các thao tác

(vòng tròn xanh).

Page 40: Mã số: T2019-06-144

Hình 3.4: Nhập tài khoản vào hệ thống

Sau khi đăng nhập vào hệ thống, chúng ta sẽ vào trang giao diện chính như

Hình 3.5.

Hình 3.5: Giao diện chính sau khi đăng nhập

Tiếp theo lựa chọn khoa và học kì mình muốn mở khóa học để khởi tạo khóa học

mới.

Page 41: Mã số: T2019-06-144

31

Hình 3.6: Lựa chọn khoa và học kì

Hình 3.7: Thêm khóa học mới

Sau đó nhập thông tin môn học:

- Tên đầy đủ: tên học phần giảng dạy online

- Tên rút gọn: Thường mã lớp học phần

- Ngày bắt đầu khóa học: Ngày môn học bắt đầu diễn ra

Page 42: Mã số: T2019-06-144

- Mã số ID Khóa học: trùng mã lớp học phần

Khốiquản lý

Các khóahọc

Hình 3.8: Nhập thông tin khóa học

Tại đây có thể giới thiệu khóa học hoặc đưa file mô tả tổng quan môn học

lên để khi sinh viên vào khóa học có thể nắm rõ nội dung học phần.

Khốiquản lý

Các khóahọc

Hình 3.9: Mô tả về khóa học

Page 43: Mã số: T2019-06-144

33

Sau khi tạo các học phần của mình, mỗi lần đăng nhập vào tài khoản của

mình sẽ xuất hiện các khóa học mình đã khởi tạo.

Khốiquản lý

Các khóahọc

Hình 3.10: Các học phần đã khởi tạo

Sau khi đã khởi tạo các học phần, trong quá trình làm việc có thể thay đổi

thêm vào hoặc xóa các nội dung không còn phù hợp.

Chỉnh sửa khóahọc

Hình 3.11: Chỉnh sửa học phần

Page 44: Mã số: T2019-06-144

Khi khởi tạo học phần, các chủ đề thường theo định dạng sẵn, vì vậy cần

sửa chửa lại cho phù hợp với nội dung của học phần.

Chỉnh sửa chủ đề

Hình 3.12: Sửa chữa, đặt tên chủ đề cho phù hợp với học phần

Ngoài ra, một chủ đề trong khóa học có thể gồm nhiều nội dung, mọi người

có thể thêm một nội dung trong chủ đề một cách dễ dàng như Hình 3.13.

Page 45: Mã số: T2019-06-144

35

Thêm nội dung

Hình 3.13: Thêm nội dung trong chủ đề

Để có thể giảng dạy, tiếp theo là đưa tài nguyên khóa học lên hệ thống để

sinh viên có thể tiếp cận và sử dụng trong khóa học. Sao khi kích vào thêm hoạt

động tài nguyên, sẽ có một danh sách các kiểu nội dung chúng ta có thể thêm vào

trong khóa học.

Page 46: Mã số: T2019-06-144

Hình 3.14: Các kiểu nội dung có thể thêm vào trong chủ đề của học phần

Thường chọn thêm vào 1 file là bài giảng hoặc giáo trình phù hợp với chủ

đề của học phần. Sau khi lựa chọn file, chúng ta vào giao diện như sau:

Thêm tập tin

Tên file thêm vào

Mô tả sơ lược

Hình 3.15: Thêm file vào chủ đề của học phần

Bài tập cũng được đưa lên hệ thống một cách tương tự nhưng sau khi clic

vào “ thêm hoạt động hoặc tài nguyên”, ta chọn “Assignment”.

Page 47: Mã số: T2019-06-144

37

Hình 3.16: Chọn đưa bài tập lên hệ thống

Tại đây, giảng viên có thể giới hạn thời gian nộp bài và lựa chọn kiểu file

nộp bài bắt buộc cho sinh viên thực hiện.

Hình 3. 17: Thời gian nộp bài và kiểu file được chấp nhận

Lưu ý là mỗi file nội dung đưa lên trên hệ thống không được vượt quá

40MB cho một file, tuy nhiên có thể được định dạng dưới nhiều dạng file.

Page 48: Mã số: T2019-06-144

Chỉnh sửa khóahọc

Hình 3.18: Nội dung học phần trên hệ thống LMS (1)

Chỉnh sửa khóahọc

Hình 3. 19: Nội dung khóa học lên hệ thống LMS (2)

Page 49: Mã số: T2019-06-144

39

Chỉnh sửa khóahọc

Hình 3.20: Nội dung khóa học trên hệ thống LMS (3)

Chỉnh sửa khóahọc

Hình 3.21: Nội dung khóa học trên hệ thống LMS (4)

3.4 Thực hiện mở lớp học và giảng dạy trên LMS

Sau khi khởi tạo học phần trên hệ thống LMS và sinh viên đã có tài khoản vào hệ

thống LMS, giảng viên có thể thêm sinh viên vào trong khóa học của mình hoặc đội ngũ

Page 50: Mã số: T2019-06-144

kỹ thuật có thể làm việc này. Tại đây có thể bổ nhiệm vai trò cho người học, hoặc có thể

rút người học ra khỏi lớp học phần.

Khốiquản lý

Các khóahọc

Hình 3.22: Danh sách học viên đăng kí học phần

Page 51: Mã số: T2019-06-144

41

Khốiquản lý

Các khóahọc

Hình 3.23: Thêm sinh viên vào khóa học đã khởi tạo

Sau khi được đưa vào khóa học, sinh viên có thể lấy tài liệu, bài tập và tham gia

trao đổi với giảng viên và các người học khác.

Để tiện cho việc giảng dạy, liên lạc và trao đổi, giảng viên khởi tạo một nhóm gồm

các học viên trong zalo và một nhóm email. Việc giảng dạy được thực hiện thông qua

phần mềm Zoom. Trước giờ học, giảng viên khởi tạo lớp học trong nền tảng zoom và

cung cấp mã lớp và mật khẩu vào nhóm zalo và nhóm email cho tất cả học viên trong

lớp học phần để các em có thể tham gia lớp học.

Page 52: Mã số: T2019-06-144

Hình 3.24: Giảng dạy online (1)

Hình 3.25: Giảng dạy online (2)

Page 53: Mã số: T2019-06-144

43

Hình 3.26: Giảng dạy online (3)

Sau khi học xong các chương, chương nào có câu hỏi thảo luận, sinh viên

lên hệ thống tải các câu hỏi thảo luận của chương đã học xong về làm và nộp bài

cho giảng viên thông qua hệ thống. Giảng viên có thể xem sinh viên nào đã nộp

bài hay chưa.

Page 54: Mã số: T2019-06-144

Khốiquản lý

Các khóahọc

Hình 3.27: Theo dõi trạng thái nộp bài của sinh viên

Giảng viên có thể tải các bài tập sinh viên đã nộp trên hệ thống về máy tính

để chấm và cho điểm.

Tải bàitập

Hình 3.28: Tải bài tập sinh viên đã nộp

Sau khi chấm bài tập xong, giảng viên cho điểm trực tiếp trên hệ thống theo

từng bài kiểm tra và điểm toàn phần. Từ đó, giảng viên có thể truy xuất báo cáo

tổng kết của toàn bộ học phần.

Page 55: Mã số: T2019-06-144

45

Khốiquản lý

Các khóahọc

Hình 3.29: Cho điểm từng bài kiểm tra

Khốiquản lý

Các khóahọc

Hình 3.30: Xem báo cáo toàn học phần

Page 56: Mã số: T2019-06-144

Khốiquản lý

Các khóahọc

Hình 3.31: Xem kết quả toàn khóa học của mỗi sinh viên

Để nâng cao hiệu quả giảng dạy trực tuyến và tạo điều kiện để sinh viên có thể trao

đổi học hỏi lẫn nhau, giảng viên tổ chức thuyết trình tại lớp cho phần Nghiên cứu khoa

học.

Khốiquản lý

Các khóahọc

Hình 3.32: Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học (1)

Page 57: Mã số: T2019-06-144

47

Khốiquản lý

Các khóahọc

Hình 3.33: Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học (2)

Khốiquản lý

Các khóahọc

Page 58: Mã số: T2019-06-144

Hình 3.34: Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học (3)

Khốiquản lý

Các khóahọc

Hình 3.35: Thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học (4)

Tác giả đã trình bày đầy đủ phần tạo và đưa bài giảng lên hệ thống LMS và

thực hành giảng dạy cho sinh viên. Ngoài ra tác giả đã thực hiện kết hợp giảng

dạy online với thuyết trình thực tế nhằm tăng khả năng hiểu bài và trao đổi trong

sinh viên, khuyến khích tinh thần học tập trong sinh viên và nâng cao chất lượng

dạy và học.

Page 59: Mã số: T2019-06-144

49

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau quá trình thực hiện bài giảng và giảng dạy trong thời gian nghỉ dịch

Covid 19, tác giả rút ra một số kết luận như sau:

- Hoàn toàn có thể triển khai dạy trực tuyến học phần Phương pháp học tập

và Nghiên cứu khoa học trên hệ thống http://lms.ute.udn.vn của trường Đại học

Sư phạm Kỹ thuật;

- Có thể lan tỏa đến toàn thể giảng viên để thực hiện bài giảng trực tuyến,

nhằm nâng cao công tác dạy và học, giúp sinh viên có thể tiếp cận bài học một

cách nhanh chóng;

- Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, có thể dùng nhiều công

cụ hỗ trợ khác nhau để thực hiện việc giảng dạy online và nâng cao tương tác

online với người học.

2. Kiến nghị

Tuy nhiên, nhờ vào quá trình dạy online và tương tác với sinh viên vừa qua,

tác giả rút ra một số điểm cần khắc phục để nâng cao chất lượng của việc dạy học

trực tuyến như sau:

- Việc đăng kí học trực tuyến của sinh viên chưa hoàn toàn đồng bộ, do sinh

viên không đọc thông báo của người dạy, chỉ biết học phần được dạy trực tuyến

thông qua các sinh viên cùng học phần, dẫn đến số lượng sinh viên tham gia lớp

học đạt tỉ lệ chưa cao. Vì vậy, tất cả sinh viên trong trường cần được thống nhất

hệ thống mail chung và mọi thông báo từ trường đều gởi qua mail này, nhằm nâng

cao khả năng nắm bắt thông tin của sinh viên, không chỉ cho việc dạy học trực

tuyến mà còn cho các thông báo quan trọng từ trường;

- Sinh viên khi truy cập vào hệ thống LMS của nhà trường nhiều khi bị gián

đoạn do số lượng sinh viên truy cập cùng lúc khá đông và nhiều học phần tổ chức

Page 60: Mã số: T2019-06-144

dạy trực tuyến cùng giờ. Dung lượng file đưa lên hệ thống còn hạn chế ở mức

thấp. Vì vậy, cần có đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều hơn nữa;

- Sinh viên còn thờ ơ với hình thức dạy học trực tuyến, học không chăm chỉ,

lên ngồi học chỉ mang tính đối phó với giảng viên, vì vậy cần sớm hoàn thiện cơ

sở pháp lý để công nhận việc giảng dạy trực tuyến, giúp sinh viên yên tâm khi

tham gia các học phần dạy trực tuyến.

Page 61: Mã số: T2019-06-144

51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “Các số liệu thống kê Internet Việt Nam 2019 | Vnetwork JSC.”

https://vnetwork.vn/news/cac-so-lieu-thong-ke-internet-viet-nam-2019

(accessed Jun. 12, 2020).

[2] “Giáo dục trực tuyến ở Việt Nam - Thị trường tiềm năng,” Sở Khoa học và

Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. https://doimoisangtao.vn/news/gio-dc-

trc-tuyn-vit-nam (accessed Jun. 12, 2020).

[3] C. 2019 Acomm(http://www.acomm.com.vn), “Giáo dục trong thời đại cách

mạng công nghệ 4.0 - Một số vận dụng trong giảng bài ‘Quan điểm, chính

sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục - đào tạo, khoa học - công

nghệ’ | Học viện Cảnh sát nhân dân.” http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-

doi/dai-hoc-40/giao-duc-trong-thoi-dai-cach-mang-cong-nghe-4-0-mot-so-

van-dung-trong-giang-bai-quan-diem-chinh-sach-cua-dang-va-4629

(accessed Jul. 01, 2020).

[4] “Ưu và nhược điểm của việc học trực tuyến,” Gia Sư Tại Hà Nội, Jun. 27,

2017. http://giasutaihanoi.edu.vn/uu-va-nhuoc-diem-cua-viec-hoc-truc-

tuyen/ (accessed Jun. 22, 2020).

[5] HUBT, “Tổng quan về E-Learning,” HUBT. http://hubt.edu.vn/tin-tuc/25-12-

2014/tong-quan-ve-elearning/32/157 (accessed Jun. 30, 2020).

[6] acabiz.vn, “E - learning là gì? Ưu và nhược điểm E - learning,” Acabiz.vn.

https://acabiz.vn/ (accessed Jun. 30, 2020).

[7] T. tâm Đ. tạo E.-L. – T. Đ. học M. H. Nội, “Trung tâm Đào tạo E-Learning –

Trường Đại học Mở Hà Nội.” http://elc.ehou.edu.vn/hoc-e-learning-nhu-the-

nao/ (accessed Jul. 06, 2020).

[8] Hanoiedu and S. giáo dục và Đ. tạo T. H. Nội, “Báo Giáo Dục và Thời Đại

phát động chương trình ‘Tìm kiếm Đại Sứ E-Learning Việt Nam.’”

http://sogd.hanoi.gov.vn/tin-tuc-su-kien/bao-giao-duc-va-thoi-dai-phat-

dong-chuong-trinh-tim-kiem-dai-su-e-learning-viet-c525-7541.aspx

(accessed Jun. 30, 2020).

[9] GD&TĐ, “7 giải pháp phát triển E-learning trong đào tạo đại học,” GD&TĐ,

Jan. 14, 2018. https://giaoducthoidai.vn/news-3728698.html (accessed Jun.

30, 2020).

[10] “Microsoft PowerPoint,” Wikipedia tiếng Việt. Apr. 16, 2020, Accessed: Jun.

22, 2020. [Online]. Available:

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Microsoft_PowerPoint&oldid=6

0612814.

[11] “MS PowerPoint - Giới thiệu nhanh về MS PowerPoint,” VLOS.

https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/MS_PowerPoint_-

_Gi%E1%BB%9Bi_thi%E1%BB%87u_nhanh_v%E1%BB%81_MS_Powe

rPoint (accessed Jun. 22, 2020).

Page 62: Mã số: T2019-06-144

[12] Company B., “Bandicam - Recording Software for screen, game and webcam

capture.” https://www.bandicam.com/vn/ (accessed Jun. 22, 2020).

[13] “Video Conferencing, Web Conferencing, Webinars, Screen Sharing,” Zoom

Video. https://zoom.us/ (accessed Jun. 22, 2020).

[14] “Zoom Video Communications,” Wikipedia tiếng Việt. Jun. 05, 2020,

Accessed: Jun. 22, 2020. [Online]. Available:

https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Zoom_Video_Communications&

oldid=62128279.

[15] “Zoom cloud meeting là gì? Lợi ích khi họp qua phần mềm Zoom,”

NgọcThiên Supply, Jul. 27, 2019. https://vnsup.com/zoom-cloud-meeting-la-

gi-loi-ich-khi-hop-qua-phan-mem-zoom/ (accessed Jun. 22, 2020).

[16] Chris, “Moodle: Online Learning with the World’s Most Popular LMS,”

Moodle. https://moodle.com/ (accessed Jun. 22, 2020).

[17] “Moodle là gì?Hướng dẫn triển khai E-Learning,” Nguyen Manh Dung, Nov.

02, 2018. https://mdungblog.wordpress.com/2018/11/02/moodle-la-

gihuong-dan-trien-khai-e-learning/ (accessed Jun. 22, 2020).

[18] “Hệ thống dạy học trực tuyến - Đại học Sư phạm Kỹ thuật.”

http://lms.ute.udn.vn/ (accessed Jun. 22, 2020).