Ểm soÁt chi phÍ bẰng chi phÍ ĐỊnh mỨceldata11.topica.edu.vn/hoclieu/acc304/giao...

20
Bài 5: Kim soát chi phí bng chi phí định mc ACC304_Bai 5_v2.0013107209 101 Gii thiu Kim soát và tiết kim chi phí là mt yêu cu cn thiết đối vi mi doanh nghip. Tiết kim chi phí làm gim giá thành, tăng li nhun và nâng cao hiu qusn xut kinh doanh. Thông qua phân tích tình hình biến động ca chi phí có thxác định được các khnăng tim tàng, các nguyên nhân chquan, khách quan tác động đến stăng, gim chi phí thc tế so vi kế hoch đặt ra trước đó. Trong bài này chúng ta snghiên cu các công cđược sdng bi các nhân viên kế toán để trgiúp các nhà qun lý trong vic kim soát chi phí và biến động gia chi phí thc tế và chi phí định mc. Ni dung Mc tiêu Ni dung chi phí định mc. Phân tích biến động chi phí. Kim soát biến động chi phí. Phân bit hthng chi phí định mc vi hthng chi phí thc tế. Thi lượng hc 9 tiết Sau khi hc xong bài này, hc viên s: Hiu khái nim chi phí định mc, mc đích xây dng chi phí định mc, phân bit chi phí định mc và dtoán. Biết áp dng để xác định mt sloi chi phí định mc (định mc chi phí nguyên vt liu trc tiếp, định mc chi phí nhân công trc tiếp...). Nm được các công thc xác định biến động chi phí để phân tích biến động. Nm được các yếu ttác động đến vic kim soát chi phí, phân tích nguyên nhân và xác định trách nhim đối vi biến động chi phí. BÀI 5: KIM SOÁT CHI PHÍ BNG CHI PHÍ ĐỊNH MC

Upload: others

Post on 03-Aug-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

ACC304_Bai 5_v2.0013107209 101

Giới thiệu

Kiểm soát và tiết kiệm chi phí là một yêu cầu cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích tình hình biến động của chi phí có thể xác định được các khả năng tiềm tàng, các nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến sự tăng, giảm chi phí thực tế so với kế hoạch đặt ra trước đó.

Trong bài này chúng ta sẽ nghiên cứu các công cụ được sử dụng bởi các nhân viên kế toán để trợ giúp các nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí và biến động giữa chi phí thực tế và chi phí định mức.

Nội dung Mục tiêu

Nội dung chi phí định mức.

Phân tích biến động chi phí.

Kiểm soát biến động chi phí.

Phân biệt hệ thống chi phí định mức với hệ thống chi phí thực tế.

Thời lượng học

9 tiết

Sau khi học xong bài này, học viên sẽ:

Hiểu khái niệm chi phí định mức, mục đích xây dựng chi phí định mức, phân biệt chi phí định mức và dự toán.

Biết áp dụng để xác định một số loại chi phí định mức (định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức chi phí nhân công trực tiếp...).

Nắm được các công thức xác định biến động chi phí để phân tích biến động.

Nắm được các yếu tố tác động đến việc kiểm soát chi phí, phân tích nguyên nhân và xác định trách nhiệm đối với biến động chi phí.

BÀI 5: KIỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨC

Page 2: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

102 ACC304_Bai 5_v2.0013107209

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Tình huống dẫn nhập

Bạn là nhân viên phòng hành chính của Công ty Hưng Thịnh. Nhân dịp cuối năm, Ban giám đốc quyết định tổ chức liên hoan cuối năm cho toàn thể nhân viên trong công ty. Bạn được giao mua đồ uống cho bữa tiệc kết thúc cuối năm của công ty. Ngân sách của bạn dự kiến là 3 triệu, nhưng bạn đã mua hết 3,5 triệu. Bạn cần phải đảm bảo chi theo đúng dự kiến của bạn.

Câu hỏi

Là kế toán quản trị của công ty, bạn cần phải giải thích tại sao lại chi hơn 3 triệu cho việc mua đồ uống này và bạn sẽ phải làm gì?

Page 3: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

ACC304_Bai 5_v2.0013107209 103

5.1. Chi phí định mức

5.1.1. Khái niệm

Chi phí định mức hay còn gọi là chi phí tiêu chuẩn (standard cost) là sự ước lượng chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Chi phí định mức được thiết lập cho từng khoản mục chi phí sản xuất (chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp, và chi phí sản xuất chung) dựa trên lượng định mức (ví dụ như số giờ lao động, số lượng nguyên liệu,… cần để sản xuất một đơn vị sản phẩm) và giá định mức của mỗi nhân tố đầu vào (ví dụ: Giá ước tính cho 1kg nguyên liệu, mức lương ước tính cho 1 giờ lao động, v.v…). Ví dụ: một sản phẩm A cần 0,5 kg nguyên liệu trực tiếp để sản xuất và giá mua 1 kg nguyên liệu là 10.000 đồng. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 5.000 đồng/sản phẩm (0,5 × 10.000). Dựa vào chi phí định mức, nhân viên kế toán quản trị sẽ xác định dự toán chi phí sản xuất (dựa trên mức hoạt động dự kiến) và sử dụng nó làm “chuẩn mực” để đối chiếu

với chi phí thực tế.

Chi phí thực tế (actual cost) là chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất, được nhân viên kế toán quản trị thu thập từ hệ thống kế toán của tổ chức.

Biến động chi phí (cost variance) là chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức (dự toán chi phí). Biến động chi phí được sử dụng để kiểm soát chi phí.

Các lợi ích của hệ thống chi phí định mức:

Chi phí định mức là chuẩn mực để nhà quản lý so sánh với chi phí thực tế.

Chi phí định mức và biến động chi phí giúp nhà quản lý thực hiện quản lý theo

ngoại lệ.

Là căn cứ để định giá việc thực hiện.

Thúc đẩy người lao động hướng đến việc tiết kiệm chi phí.

Số liệu giá thành thường ổn định hơn.

Hệ thống kế toán đơn giản hơn so với hệ thống chi phí thực tế.

Phân biệt định mức và dự toán

Dự toán được lập trên cơ sở dự toán tương lai, giúp cho nhà quản lý lên kế hoạch giá thành và chi phí cho kỳ tương lai. Ví dụ: dự toán quỹ lương trong tháng, dự

toán nguyên vật liệu…

Định mức là mức tiêu chuẩn cần thiết cho hoạt động thực tế (như số kg nguyên vật liệu cho một sản phẩm, giờ công lao động cho một sản phẩm). Trong sản xuất kinh doanh doanh nghiệp sẽ xây dựng hệ thống chi phí định mức để làm cơ sở so sánh với các khoản chi phí thực tế như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công ... Khi đó chi phí định mức thể hiện giá trị của nguyên vật liệu và nhân công cần sử dụng cho các mức độ sản xuất thực tế. Ví dụ để may một áo sơ mi cần 2m vải, và 1 giờ công lao

động cắt may.

Page 4: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

104 ACC304_Bai 5_v2.0013107209

5.1.2. Phân loại

Định mức chi phí được chia làm hai loại là định mức lý tưởng (perfection standards) và định mức thực tế (practical standards).

Định mức lý tưởng

Định mức lý tưởng hay còn gọi là định mức hoàn hảo là định mức chỉ có thể đạt được trong những điều kiện sản xuất lý tưởng: Người lao động làm việc với năng suất cao nhất, nguyên liệu không bị hỏng, không có sự hư hỏng của máy móc, hoặc sự gián đoạn sản xuất,… Trong thực tế, định mức lý tưởng ít khi được áp dụng vì nó không có tính thực tiễn.

Định mức thực tế

Định mức thực tế có thể được định nghĩa là định mức “chặt nhưng có thể thực hiện được”, là loại định mức được xây dựng một cách chặt chẽ, có cơ sở khoa học, dựa trên điều kiện sản xuất thực tế: cho phép có thời gian hợp lý máy ngừng và thời gian nghỉ ngơi của người lao động và do đó định mức sẽ đạt được thông qua sự nhận thức và sự cố gắng cao của người lao động trong công việc. Do vậy, định mức thực tế nếu xây dựng đúng đắn và hợp lý sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích người lao động làm việc có năng suất.

Biến động giữa số liệu thực tế với định mức (thực tế) sẽ có nhiều ý nghĩa đối với nhà quản lý trong việc kiểm soát.

5.1.3. Phương pháp xác định chi phí định mức

Thiết lập định mức có lẽ là công việc khó khăn nhất trong quá trình xây dựng một hệ thống chi phí định mức (Edmonds et al., 2003). Các nhà quản lý thường sử dụng hai phương pháp chủ yếu sau đây để xây dựng định mức chi phí: Phương pháp thống kê kinh nghiệm và phương pháp phân tích công việc.

Phương pháp thống kê kinh nghiệm (Historical Data Analysis)

Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định. Để xây dựng các định mức chi phí, người ta dựa vào số liệu trong quá khứ, tiến hành phân tích và từ đó xây dựng định mức về lượng (lượng nguyên liệu tiêu hao, thời gian làm việc,…). Đồng thời, căn cứ vào tình hình thị trường, các quyết định tồn kho để xây dựng định mức về giá.

Phương pháp phân tích công việc

Để thực hiện phương pháp này, các kế toán viên phải phối hợp với các nhân viên kỹ thuật để phân tích công suất thiết kế của máy móc thiết bị, phân tích quy trình công nghệ, phân tích hành vi sản xuất, v.v… để xây dựng các định mức chi phí.

Trong thực tiễn, các nhà quản lý thường sử dụng phối hợp hai phương pháp này để xây dựng các định mức chi phí. Phương pháp thống kê kinh nghiệm được sử dụng ở những phần/giai đoạn của quy trình sản xuất ổn định (không có sự thay đổi), và phương pháp phân tích công việc được sử dụng trong những phần/giai đoạn của quy trình sản xuất có sự thay đổi về công nghệ hoặc phương pháp sản xuất.

Page 5: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

ACC304_Bai 5_v2.0013107209 105

5.1.4. Xây dựng định mức chi phí sản xuất

Xây dựng các định mức chi phí sản xuất kinh doanh là công việc phức tạp và khó khăn, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải chú ý đến đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý cụ thể, loại sản phẩm, dịch vụ, địa điểm kinh doanh, nguồn hàng cung cấp, đơn giá vật tư, đơn giá lao động.

5.1.4.1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng dựa vào định mức lượng nguyên vật liệu tiêu hao và định mức giá của nguyên vật liệu.

Định mức lượng nguyên liệu trực tiếp: phản ánh lượng nguyên liệu tiêu hao ước tính để sản xuất một sản phẩm, bao gồm cả lượng hao hụt cho phép trong quá trình sản xuất.

Định mức về giá nguyên liệu trực tiếp: phản ánh giá phí cuối cùng của một đơn vị nguyên liệu trực tiếp, bao gồm giá mua cộng với chi phí thu mua trừ đi chiết khấu mua hàng được hưởng.

Nguyên tắc chung: khi xác định số lượng nguyên vật liệu chính tiêu hao định mức cho một đơn vị sản phẩm (ĐVSP) phải căn cứ vào loại sản phẩm, khả năng thay thế nguyên vật liệu, trình độ sử dụng NVL của công nhân hay máy móc thiết bị, số NVL hao hụt định mức (nếu có).

Khi xác định đơn giá NVL tiêu dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm, căn cứ vào việc nghiên cứu giá thị trường, nguồn cung cấp nguyên, vật liệu và một số điều kiện khác như giá cước phí vận chuyển, phương tiện vận chuyển… để dự tính đơn giá mua thực tế và chi phí mua của một số vật liệu xuất dùng.

Sau khi xác định được đơn giá mua thực tế của NVL chính, kế toán sử dụng công thức dưới đây để tính định mức chi phí NVL chính tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm.

Định mức chi phí NVL chính tiêu hao cho 1 ĐVSP

= Số lượng NVL chính tiêu hao cho 1 ĐVSP

Đơn giá NVL chính tiêu hao cho 1 ĐVSP

(1)

Đối với vật liệu phụ, căn cứ vào đặc tính của sản phẩm, dịch vụ để có thể định mức theo một tỷ lệ phù hợp, sau đó, dựa vào đơn giá của vật liệu để định mức chi phí vật liệu phụ theo công thức:

Định mức chi phí vật liệu phụ tính

cho 1 ĐVSP =

Số lượng vật liệu phụ tiêu hao tính cho 1 ĐVSP

Đơn giá vật liệu phụ tiêu hao

tính cho 1 ĐVSP

(2)

Cuối cùng, tổng hợp định mức chi phí NVL chính và vật liệu phụ trực tiếp sử dụng cho sản xuất 1 ĐVSP sẽ có được định mức chi phí NVL trực tiếp tính cho 1 ĐVSP.

Ví dụ: Định mức lượng và giá nguyên liệu trực tiếp để sản xuất một sản phẩm tại

Công ty may Hưng Thịnh như sau:

Page 6: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

106 ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Định mức lượng:

Lượng nguyên liệu cần để sản xuất 1 áo sơ mi: 1,85m vải

Lượng nguyên liệu hao hụt cho phép: 0,15m

Định mức nguyên liệu phụ cho một áo sơ mi: 10.000 đồng

Định mức giá:

Giá mua 1m vải: 34.500 đồng

Cộng: Chi phí vận chuyển 500 đồng

Định mức giá 1 mét nguyên liệu vải 35.000 đồng

Định mức chi phí nguyên vật liệu = Định mức lượng Định mức giá

= 2m 35.000 + 10.000 = 80.000 đồng/sản phẩm

5.1.4.2. Định mức chi phí nhân công trực tiếp

Định mức chi phí nhân công trực tiếp được biểu thị thông qua định mức giá của một giờ lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian lao động trực tiếp để sản xuất một

đơn vị sản phẩm.

Định mức về thời gian lao động: lượng thời gian tiêu chuẩn cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Một điều cần lưu ý là định mức thời gian lao động phải bao gồm cả thời gian để nghỉ ngơi, giải quyết các nhu cầu cá nhân, lau chùi máy và

thời gian chết máy.

Về lý luận cũng như thực tế, định mức thời gian lao động trực tiếp được thực hiện

bằng một trong hai phương pháp:

o Bấm giờ để xác định thời gian cần thiết hoàn

thành một đơn vị sản phẩm;

o Chia công việc hoàn thành theo từng thao thác kỹ thuật, xác định thời gian của từng thao tác kỹ thuật để hoàn thành sản phẩm và tổng hợp lại nhằm xác định thời gian hoàn thành của một

đơn vị sản phẩm.

Định mức giá lao động trực tiếp: Chi phí tiền lương ước tính cho một giờ lao động trực tiếp, bao gồm tiền lương, tiền công của người lao động và các khoản phụ cấp

và những chi phí khác liên quan đến lao động.

Ví dụ: Định mức lượng thời gian và giá lao động trực tiếp để sản xuất một áo sơ mi

tại Công ty may Hưng Thịnh như sau:

Định mức lượng thời gian lao động trực tiếp:

Thời gian căn bản cần để sản xuất 1 áo sơ mi: 1 giờ

Thời gian giải lao và giải quyết nhu cầu cá nhân: 0,1 giờ

Thời gian lau chùi máy và chết máy: 0,1 giờ

Định mức thời gian cho 1 đơn vị sản phẩm: 1,2 giờ

Định mức đơn giá lao động trực tiếp:

Mức lương căn bản 1 giờ: 50.000 đồng

Page 7: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

ACC304_Bai 5_v2.0013107209 107

Phụ cấp lương (25% mức lương căn bản): 12.500 đồng

Định mức giá 1 giờ lao động trực tiếp: 62.500 đồng

Định mức chi phí lao động trực tiếp = Định mức lượng Định mức giá

= 1,2 62.500 = 75.000 đồng/áo

5.1.4.3. Định mức chi phí sản xuất chung

Định mức chi phí sản xuất chung được xây dựng theo chi phí sản xuất chung biến đổi và cố định, nhằm phục vụ cho việc phân tích biến động chi phí sản xuất chung. Định mức chi phí sản xuất chung được xây dựng dựa trên đơn giá phân bổ sản xuất chung và tiêu thức được chọn để phân bổ chi phí sản xuất (ví dụ như số giờ lao động hoặc số giờ máy). Để thuận lợi cho việc thảo luận trong bài này, chúng ta giả sử rằng Công ty

may Hưng Thịnh chọn căn cứ để phân bổ chi phí sản xuất chung là số giờ lao động.

Định mức chi phí sản xuất chung biến đổi:

Định mức lượng: Số giờ lao động cho cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

Định mức giá: Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung biến đổi (phản ánh đơn giá

sản xuất chung biến đổi tính cho một giờ lao động).

Phương pháp xác định định mức chi phí biến đổi và chi phí cố định thuộc chi phí sản xuất chung đều giống nhau và được tính theo công thức sau:

Định mức chi phí sản xuất chung cho 1 ĐVSP

=

Đơn giá chi phí sản xuất chung

phân bổ

Đơn vị tiêu chuẩn phân bổ cho

1 ĐVSP (3)

Ví dụ: Định mức sản xuất chung biến đổi để sản xuất một áo sơ mi tại công ty may Hưng Thịnh như sau:

Định mức lượng (Số giờ công cho phép để sản xuất 1 áo sơ mi): 0,2 giờ

Định mức giá (Đơn giá sản xuất chung biến đổi ước tính/1 giờ công): 50.000 đồng/giờ

Định mức sản xuất chung biến đổi: 0,2 giờ 50.000 = 10.000 đồng

Định mức chi phí sản xuất chung cố định:

Định mức chi phí sản xuất chung cố định được xây dựng tương tự như định mức chi phí sản xuất chung biến đổi.

Ví dụ: Định mức sản xuất chung cố định để sản xuất áo sơ mi tại công ty may Hưng Thịnh như sau:

Định mức lượng (Số giờ máy cho phép để sản xuất 1 áo sơ mi): 1,2 giờ

Định mức giá (Đơn giá sản xuất chung cố định ước tính/1 giờ máy): 30.000đồng/giờ

Định mức sản xuất chung cố định: 1,2 giờ × 30.000 = 36.000 đồng

5.1.4.4. Tổng hợp các định mức chi phí sản xuất

Sau khi xây dựng định mức cho từng yếu tố chi phí sản xuất, ta lập bảng tổng hợp các

định mức chi phí, gọi là thẻ tính giá thành định mức.

Page 8: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

108 ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bảng 5.1: Bảng tính giá thành định mức Công ty may Hưng Thịnh Thẻ tính giá thành định mức sản phẩm:….

Khoản mục chi phí Định mức lượng Định mức giá Định mức chi phí

NVL chính trực tiếp 2 m 35.000 70.000

NVL phụ trực tiếp 10.000 10.000

Nhân công trực tiếp 1,2 giờ 62.500 75.000

Chi phí sản xuất chung

Chi phí biến đổi 0,2 giờ 62.500 13.000

Chi phí cố định 1,2 giờ 30.000 36.000

Giá thành định mức 204.000

5.2. Phân tích biến động chi phí

5.2.1. Khái niệm biến động chi phí

Biến động chi phí là chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí định mức (định mức chi phí). Biến động chi phí được tách thành hai thành phần là biến động về giá và biến động về lượng nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí.

Khi đó công thức chung sẽ là:

Biến động chung = Tổng chi phí thực tế – Tổng chi phí định mức (4)

Nếu biến động chung > 0 (dương) tức là chi phí thực tế lớn hơn chi phí định mức – biến động bất lợi, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không hiệu quả, chi phí lớn hơn so với định mức được lập. Ngược lại biến động chung < 0 – biến động thuận lợi - chi phí thực tế nhỏ hơn chi phí định mức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn so với định mức đề ra.

Sự biến động này do biến động về giá và biến động về lượng tạo ra. Khi đó biến động về giá và biến động về lượng sẽ được xác định như sau:

Biến động về giá = (Đơn giá thực tế – Đơn giá định mức) Lượng thực tế (5)

Biến động về lượng = (Lượng thực tế – Lượng định mức) Đơn giá định mức (6)

Mục đích phân tích biến động chi phí

Biến động xảy ra do nhiều nguyên nhân, vừa chủ quan vừa khách quan. Các nhà quản lý xác định đúng các nguyên nhân gây ra biến động thì mới đưa ra được các biện pháp đúng đắn và kịp thời để chấn chỉnh hoặc phát huy các biến động đó theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Để làm được điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích biến động chi phí giữa thực tế và tiêu chuẩn (định mức, ngân sách dự toán…) cho phép doanh nghiệp kiểm soát được chi phí.

5.2.2. Phân tích biến động doanh thu

Công thức

Biến động doanh thu được xác định từ công thức như sau:

Biến động tổng quát: Doanh thu thực tế – Doanh thu định mức

Page 9: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

ACC304_Bai 5_v2.0013107209 109

Trong đó: Doanh thu thực tế là mức doanh thu tương ứng với số lượng sản phẩm tiêu

thụ thực tế.

Doanh thu định mức là mức doanh thu dự kiến ứng với số lượng sản phẩm tiêu thụ

thực tế (còn gọi là doanh thu linh hoạt) và giá bán định mức.

∆g = (gbtt – gbđm) SLtt

∆sl = (SLtt – SLđm) gbđm

Trong đó:

∆g: Biến động về giá ∆sl: Biến động về lượng gbtt: Giá bán thực tế đơn vị

gbđm: Giá bán định mức/tiêu chuẩn đơn vị SLtt: Số lượng thực tế

SLđm: Số lượng định mức/tiêu chuẩn

Ví dụ:

Giả sử trong tháng, công ty may Hưng Thịnh thực tế bán được 1.020 áo TH 14 với giá

250.000 đồng/áo.

Nhân viên kế toán quản trị phân tích các biến động liên quan tới doanh thu như sau:

Biến động về giá: ∆g = (gbtt – gbđm) SLtt

∆g = (250.000 – 220.000) 1.020 = 30.600.000 > 0 (thuận lợi)

Biến động về số lượng sản phẩm ∆sl = (SLtt – SLđm) gbđm

∆sl = (1.020 – 1.000) 220.000 = 4.400.000 > 0 (thuận lợi)

Biến động doanh thu = 30.600.000 + 4.400.000 = 35.000.000 đồng (thuận lợi).

Nhận xét

Biến động về doanh thu là biến động thuận lợi, mức doanh thu thực tế mà doanh nghiệp thu về cao hơn so với mức doanh thu định mức. Mức thuận lợi này có được nhờ vào giá bán thực tế cao hơn giá bán định mức 250 (nđ) thay vì 220 (nđ) góp phần làm tăng doanh thu 30.600 (nđ). Bên cạnh đó số lượng bán thực tế cao hơn so với số lượng định mức (1.020 sản phẩm thay vì 1.000 sản phẩm) góp phần làm doanh thu tăng thêm 4.400 (nđ). Biến động này có thể doanh nghiệp đã làm tốt công tác giới thiệu sản phẩm, khâu phân phối sản phẩm cũng như sản phẩm của công ty đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.

5.2.3. Phân tích biến động nguyên vật liệu trực tiếp

Công thức tính

Biến động chi phí nguyên liệu trực tiếp được xác định bằng các công thức sau:

Biến động tổng quát: chi phí NVL trực tiếp thực tế - chi phí NVL trực tiếp định mức.

Trong đó:

∆g = (gtt – gđm) SLtt

∆sl= (SLtt – Slđm) Gđm

Page 10: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

110 ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Trong đó:

∆g: Biến động về giá ∆sl: Biến động về lượng gtt: Đơn giá NVL thực tế gđm: Đơn giá nguyên vật liệu định mức Sltt: Số lượng NVL thực tế Slđm: Số lượng NVL định mức/tiêu chuẩn

Ví dụ

Để minh họa cho việc tính toán biến động chi phí nguyên liệu trực tiếp, chúng ta sử dụng số liệu chi phí nguyên liệu trực tiếp của công ty may Hưng Thịnh. Giả sử rằng, trong một tháng, công ty đã mua 2.050 mét vải nguyên liệu với giá 45.000đ/m (bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc vác và đã trừ chiết khấu). Tất cả nguyên liệu trên đã

được sử dụng để sản xuất 1.000 áo sơ mi.

Biến động chi phí nguyên liệu trực tiếp trong tháng của công ty Hưng Thịnh được

nhân viên kế toán quản trị tính toán như sau:

∆g = (gtt – gđm) SLtt

∆sl = (SLtt – Slđm) gđm

Biến động về giá = (45.000 – 40.000) 2.050 = 10.250.000 > 0 (không thuận lợi)

Biến động về lượng = (2.050 – 2.000) 40.000 = 2.000.000 > 0 (không thuận lợi)

Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = 10.250.000 + 2.000.000 = 12.250.000

đồng (không thuận lợi).

Nhận xét:

Biến động về giá nguyên liệu trực tiếp là không thuận lợi, nguyên nhân dẫn đến biến động về giá này là do công ty mua nguyên liệu với giá thực tế cao hơn mức giá định mức 45 (nđ) so với 40 (nđ). Biến động về lượng nguyên liệu trực tiếp cũng là một biến động không thuận lợi vì lượng nguyên liệu thực tế sử dụng cao hơn lượng nguyên liệu định mức cho phép (2.050 mét vải so với 2.000 mét). Biến động này có thể do các nguyên nhân như: máy móc hoạt động không tốt, chất lượng của nguyên liệu, công

nhân không lành nghề, v.v…

5.2.4. Phân tích biến động nhân công trực tiếp

Biến động chi phí nhân công trực tiếp được cấu tạo bởi biến động về đơn giá lao động

và về lượng lao động và xác định trên cơ sở công thức tổng quát (4), (5), (6) như sau:

∆g = (gtt – gđm) SLtt

∆sl= (SLtt – Slđm) Gđm

Trong đó:

∆g: Biến động về giá ∆sl: Biến động về lượng gtt: Đơn giá nhân công thực tế

Page 11: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

ACC304_Bai 5_v2.0013107209 111

gđm: Đơn giá nhân công định mức Sltt: Số giờ công thực tế Slđm: Số giờ công định mức/tiêu chuẩn

Ví dụ: Để minh họa cho việc phân tích biến động của chi phí nhân công trực tiếp, chúng ta sử dụng số liệu về chi phí nhân công trực tiếp của công ty may Hưng Thịnh. Trong tháng công ty may Hưng Thịnh sản xuất 1.000 áo sơ mi với lượng thời gian lao động trực tiếp sử dụng là 1.300 giờ, với đơn giá nhân công thực tế là 56.250 đồng/giờ

lao động trực tiếp.

Nhân viên kế toán quản trị phân tích biến động chi phí lao động trực tiếp bằng cách

tính toán các biến động sau đây:

Biến động giá lao động: ∆g = (gtt – gđm) SLtt

∆g = (56.250 – 62.500) 1.300 = (8.125.000) (tốt)

Biến động hiệu suất lao động: ∆sl = (SLtt – SLđm) gđm

∆sl = (1.300 – 1.200) 62.500 = 6.250.000 đồng (không tốt)

Biến động chi phí nhân công trực tiếp = (8.125.000) + 6.250.000 = (1.875.000) (tốt)

Nhận xét: Biến động giá lao động âm 1.875.000 là biến động thuận lợi, nguyên nhân là do đơn giá tiền lương lao động thực tế (56.250 đồng/giờ lao động) thấp hơn đơn giá lao động định mức (62.500 đồng/giờ lao động) góp phần làm biến động chi phí biến đổi thuận lợi 8.125.000 đồng. Nhưng do biến động hiệu suất lao động 6.250.000 đồng là biến động không thuận lợi, bởi vì số giờ lao động thực tế để sản xuất 1.000 áo sơ mi (1.300 giờ), cao hơn số giờ lao động định mức cho phép để sản xuất khối lượng sản phẩm này (1.200 giờ), điều này có thể do trình độ công nhân lao động (công nhân mới vào nghề, hoặc chưa lành nghề)…

5.2.5. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

Dự toán linh hoạt là công cụ chủ yếu của nhân viên kế

toán quản trị để kiểm soát chi phí sản xuất chung.

Dự toán linh hoạt là mức dự toán được lập cho nhiều mức hoạt động khác trong phạm vi hoạt động của công ty. Ví dụ: Chi phí điện phục vụ sản xuất là một chi phí biến đổi ước tính 10.000đ/giờ. Nhân viên kế toán sẽ

thiết lập dự toán chi phí điện tại mức hoạt động 7.500 giờ, 6.000 giờ và 9.000 giờ.

Vào cuối kỳ, nhân viên kế toán quản trị so sánh chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung dự toán tại mức hoạt động thực tế tương ứng để phân tích biến động. Biến động chi phí sản xuất chung được phân tích theo hai thành phần: biến động

chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định.

Để minh họa cho việc phân tích, chúng ta sử dụng số liệu chi phí sản xuất chung của công ty may Hưng Thịnh. Giả sử rằng, trong một tháng công ty may Hưng Thịnh sản xuất 1.000 áo sơ mi. Số giờ máy định mức để sản xuất một áo là 1,2 giờ (tính theo giờ công lao động trực tiếp). Như vậy, tổng số giờ máy định mức cho phép để sản xuất

1.000 áo là 1.200 giờ (1.000 1,2).

Page 12: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

112 ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bên cạnh đó, giả sử chi phí điện phục vụ sản xuất là một chi phí biến đổi, phát sinh với mức 50.000 đồng cho một giờ máy hoạt động và công ty phải dành 0,2 giờ/ áo để

hoàn thiện áo:

Dự toán chi phí sản xuất chung biến đổi: 0,2 giờ 50.000 đồng/giờ = 10.000

đồng/áo.

Dự toán chi phí sản xuất chung cố định: 1,2 giờ 30.000 đồng/giờ = 36.000

đồng/áo.

Dự toán chi phí sản xuất chung: 46.000 đồng/áo.

Từ các ghi chép của hệ thống kế toán chi phí, nhân viên kế toán xác định được chi

phí sản xuất chung thực tế phát sinh như sau:

Chi phí sản xuất chung biến đổi thực tế: 11.275 (nđ)

Chi phí sản xuất chung cố định thực tế: 37.000 (nđ)

Tổng chi phí sản xuất chung thực tế: 48.000 (nđ)

Các ghi chép của nhà quản lý sản xuất cho thấy rằng số giờ máy thực tế sử dụng để

sản xuất 1.000 áo trong tháng là 1.300 giờ.

Với những thông tin trên, chúng ta tiến hành phân tích biến động chi phí sản xuất

chung trong tháng của công ty may Hưng Thịnh.

a. Biến động chi phí sản xuất chung biến đổi

Việc tính toán biến động chi phí sản xuất chung biến đổi, về cơ bản, giống với việc

tính toán biến động chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp.

Biến động giá lao động:

∆g = (gtt – gđm) × SLtt

= (55.000 – 50.000) × 205 = 1.025.000 (không thuận lợi)

Biến động hiệu suất lao động:

∆sl = (SLtt – Slđm) × Gđm

= (205 – 200) × 50.000 = 250.000 (không thuận lợi)

Biến động hiệu suất sản xuất chung = 1.025.000 + 250.000 = 1.275.000 đồng

(không thuận lợi).

Trong đó: Giá thực tế: 55.000 đồng/giờ, số giờ công thực tế là 205 giờ.

Nhận xét:

So sánh chi phí sản xuất chung thực tế với chi phí sản xuất chung dự toán (trong dự toán linh hoạt ở mức hoạt động 2,00 giờ công) chúng ta nhận thấy chi phí sản xuất chung thực tế của công ty may Hưng Thịnh cao hơn chi phí sản xuất chung dự toán 1.275.000 đồng (1.025.000 + 250.000). Biến động này được tổng hợp từ biến động giá sản xuất chung 1.025.000 đồng và biến động hiệu suất 250.000 đồng. Cả hai biến động này đều không thuận lợi. Nguyên nhân của sự biến động này là do chi phí sản xuất chung biến đổi thực tế vượt mức chi phí sản xuất chung biến đổi cho phép (tạo ra biến động giá), đồng thời số giờ máy thực tế cũng cao hơn số giờ định mức cho phép

(tạo ra biến động hiệu suất).

Page 13: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

ACC304_Bai 5_v2.0013107209 113

b. Biến động chi phí sản xuất chung cố định

Phân tích biến động chi phí sản xuất chung cố định hoàn toàn khác với phân tích các chi phí biến đổi. Biến động chi phí sản xuất chung cố định được phân tích thành hai thành phần là biến động dự toán sản xuất chung cố định (fixed-overhead budget variance) và biến động hiệu suất sản xuất chung cố định (fixed-overhead volume variance).

Biến động dự toán

sản xuất chung cố định =

Chi phí sản xuất chung

thực tế –

Chi phí sản xuất

chung dự toán

Biến động hiệu suất sản xuất chung cố định

= Chi phí sản xuất chung

dự toán –

Chi phí sản xuất chung phân bổ

Chi phí sản xuất chung phân bổ

= Đơn giá sản xuất cố định ước tính

Số giờ tiêu chuẩn cho phép

Với số liệu của công ty may Hưng Thịnh, biến động chi phí sản xuất chung cố định của công ty được tính toán như sau:

Biến động dự toán sản xuất chung cố định

= Chi phí sản xuất

chung thực tế –

Chi phí sản xuất chung dự toán

= 37.000.000 – 36.000.000

= 1.000.000

Biến động hiệu suất sản xuất chung cố định

=Chi phí sản xuất chung dự toán

–Chi phí sản xuất chung

phân bổ

= 36.000.000 – 30.000 1.150 giờ

(= 34.500.000)

= 1.500.000 đồng

Nhận xét:

Cả biến động dự toán chi phí sản xuất chung cố định và biến động hiệu suất chi phí sản xuất chung cố định đều không thuận lợi. Biến động dự toán sản xuất chung không thuận lợi bởi vì chi phí cố định sản xuất chung thực tế lớn hơn dự toán chi phí sản xuất chung cố định. Biến động này có ý nghĩa thực sự trong kiểm soát chi phí sản xuất

chung cố định vì nó so sánh các chi phí thực tế phát sinh so với số liệu dự toán.

Biến động hiệu suất sản xuất chung cố định không có ý nghĩa nhiều trong việc kiểm soát chi phí sản xuất chung cố định. Nguyên nhân xảy ra biến động hiệu suất sản xuất chung cố định là do mức hoạt động kế hoạch (số giờ theo kế hoạch) và số giờ tiêu

chuẩn cho phép khác nhau.

Trên thực tế, việc phân tích biến động chi phí sản xuất chung thường được các doanh nghiệp phân tích cho dự toán linh hoạt với các mức sản xuất khác nhau. Và khi đó

doanh nghiệp thường phải lập bảng dự toán linh hoạt.

Page 14: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

114 ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Ví dụ:

1.200

Dự toán tĩnh (cố định)

Số giờ máy

Dự toán chi phí khấu hao cố định 36.000.000 đ

Dự toán linh hoạt

1.000 1.200 1.500Số giờ máy

Dự toán chi phí khấu hao cố định 30.000.000 36.000.000 45.000.000

Mức linh hoạt được lập cho 3 mức hoạt động 1.000, 1.200 và 1.500 sản phẩm

5.3. Kiểm soát biến động chi phí

5.3.1. Mức ý nghĩa của biến động

Các nhà quản lý không có nhiều thời gian để kiểm tra và xác định nguyên nhân của tất cả các biến động. Phương pháp quản lý theo ngoại lệ (management by exception) sẽ giúp nhà quản lý tập trung thời gian và nỗ lực vào việc kiểm soát các biến động có ý

nghĩa. Khi nào một biến động cần được kiểm soát, khi nào thì bỏ qua?

Độ lớn của biến động:

Nhà quản lý thường quan tâm đến những biến động có giá trị lớn về cả số tuyệt đối và số tương đối. Số tương đối của biến động cung cấp thông tin tốt hơn cho nhà

quản lý trong việc kiểm soát.

Tần suất xuất hiện:

Những biến động lặp đi lặp lại liên tục cần được kiểm soát chặt chẽ hơn những

biến động thỉnh thoảng mới phát sinh.

Xu hướng của biến động:

Những biến động có xu hướng tăng dần theo thời gian là những biến động cần xác

định nguyên nhân và kiểm soát.

Khả năng kiểm soát được biến động:

Những biến động mà những người bên trong tổ chức có khả năng kiểm soát được thì cần tiến hành kiểm soát hơn những biến động mà tổ chức không có khả năng kiểm soát. Ví dụ, khi mức giá nguyên liệu tăng do sự biến động giá của thị

trường thì nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà quản lý.

Lợi ích và chi phí của việc kiểm soát:

Quyết định nên kiểm soát một biến động hay không cần phải xem xét sự đánh đổi

giữa lợi ích và chi phí để thực hiện việc kiểm soát.

Các biến động thuận lợi:

Những biến động thuận lợi cũng cần được xem xét để phát huy và cải tiến.

Page 15: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

ACC304_Bai 5_v2.0013107209 115

5.3.2. Nguyên nhân của biến động

Biến động chi phí sản xuất được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ, biến động hiệu suất nhân công trực tiếp có thể do công nhân thiếu kinh nghiệm, công nhân làm việc kém hiệu quả, chất lượng nguyên liệu không tốt, máy móc thiết bị bảo trì kém, công nhân lơ đễnh trong quá trình sản xuất, hoặc nhiều nguyên nhân khác. Ngoài những nguyên nhân chủ quan kể trên, biến động chi phí có thể do những nguyên nhân ngẫu nhiên. Ví dụ: biến động hiệu suất lao động có thể do tinh thần của công nhân không được tốt, công nhân bị mệt mỏi, hoặc bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thời tiết,…

Biểu đồ kiểm tra thống kê (statistical chart) có thể giúp nhà quản lý xác định biến động nào được gây ra bởi những nguyên nhân ngẫu nhiên, biến động nào được gây ra bởi nguyên nhân chủ quan cần được kiểm soát.

Một biểu đồ kiểm tra thống kê biểu diễn biến động chi phí theo thời gian và so sánh những biến động này với một giá trị tới hạn (critical value). Nhà quản lý giả thiết rằng biến động chi phí tuân theo một phân phối xác suất chuẩn, với số trung bình là μ = 0 và độ lệch chuẩn là σ. Giá trị tới hạn được chọn có thể là “μ ± σ” hoặc “μ ± 2σ” hoặc “μ ± 3σ”. Khi một biến động vượt qua giá trị này, biến động đó cần được kiểm soát. Sơ đồ 5.1 là một dạng biểu đồ kiểm tra, với giá trị tới hạn được xác định là “μ ± σ”. Biểu đồ này cho thấy, biến động trong tháng 4 là một biến động cần kiểm soát vì giá trị biến động này vượt quá giá trị tới hạn.

Hình 5.1: Biểu đồ kiểm soát

5.3.3. Trách nhiệm

Việc kiểm soát biến động có thể thực hiện được bằng nỗ lực của các nhà quản lý trong tổ chức. Việc xác định nhà quản lý nào ở vào vị trí tốt nhất để kiểm soát một loại biến động chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát biến động chi phí.

Biến động giá nguyên vật liệu: Thông thường nhà quản lý bộ phận cung ứng sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát biến động giá. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, nhà quản lý này không hoàn toàn kiểm soát được biến động này. Chẳng hạn, mức giá cao có thể do sự biến động giá của thị trường hoặc nguyên liệu mua vào đòi hỏi có chất lượng tốt thì mức giá sẽ cao hơn bình thường.

Page 16: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

116 ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Biến động lượng nguyên liệu: Nhà quản lý sản xuất thường chịu trách nhiệm chính trong kiểm soát biến động này. Tuy nhiên, nếu lượng nguyên liệu sử dụng thực tế cao hơn lượng tiêu chuẩn cho phép có thể do nguyên liệu mua vào có chất lượng kém, dẫn đến sự lãng phí nguyên liệu. Trong trường hợp này, người quản lý sản xuất không có khả năng kiểm soát được.

Biến động giá lao động: Biến động này thường phát sinh do việc bố trí lao động không hợp lý. Chẳng hạn như việc phân công một công nhân có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm làm một công việc đòi hỏi ít kỹ năng. Thông thường, người quản lý sản xuất đóng vai trò chính trong việc kiểm soát biến động này.

Biến động hiệu suất lao động: Việc sử dụng thời gian lao động không hiệu quả sẽ tạo ra biến động về hiệu suất lao động. Một lần nữa, người quản lý sản xuất sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát biến động hiệu suất lao động.

Một điều cần lưu ý là việc phân tích biến động phải được sử dụng như một phương tiện để hỗ trợ và giúp đỡ những người quản lý trực tiếp để đạt được các mục tiêu mà họ đã góp phần đề ra trong doanh nghiệp. Việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến các biến động không có lợi cho doanh nghiệp là để tìm các biện pháp nhằm khắc phục và cải thiện chúng chứ không phải là quy trách nhiệm cho một người nào đó, vì việc làm này thường chỉ phá hoại các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt.

Page 17: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

ACC304_Bai 5_v2.0013107209 117

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Hệ thống chi phí định mức có hai mục đích: kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Nhân viên kế toán quản trị phối hợp với các nhà quản lý trong tổ chức để thiết lập các định mức chi phí sản xuất, bao gồm định mức nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, và sản xuất chung bằng cách sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm hoặc phân tích công việc. Định mức chi phí được nhân viên kế toán sử dụng làm “chuẩn mực” để so sánh với các chi phí thực tế phát sinh. Để phục vụ cho việc phân tích và kiểm soát biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, nhân viên kế toán quản trị sẽ tính toán các biến động giá và biến động lượng nguyên vật liệu, biến động giá và biến động hiệu suất lao động.

Trong việc kiểm soát chi phí sản xuất chung, nhân viên kế toán quản trị dựa vào dự toán linh hoạt, là dự toán sản xuất chung được lập theo nhiều mức hoạt động khác nhau trong phạm vi hoạt động của tổ chức. Chi phí sản xuất chung thực tế sẽ được so sánh với chi phí sản xuất chung dự toán tại mức hoạt động thực tế. Các biến động sau đây sẽ được tính toán và phân tích: biến động giá và biến động hiệu suất chi phí sản xuất chung biến đổi, biến động dự toán và biến động hiệu suất chi phí sản xuất chung cố định.

Các biến động chi phí sẽ được xác định và phân tích nguyên nhân biến động bằng phương pháp quản lý theo ngoại lệ, tức là chỉ tập trung xác định nguyên nhân của các biến động có ý nghĩa. Các nhà quản lý xác định mức ý nghĩa của các biến động dựa vào kinh nghiệm và sự phán đoán chủ quan. Biến động có giá trị lớn (về cả số tương đối và tuyệt đối), biến động lặp lại thường xuyên, biến động có xu hướng tăng dần, và biến động mà tổ chức có khả năng kiểm soát là những biến động cần phân tích xác định nguyên nhân để kiểm soát.

Các biến động chi phí khác nhau trong một tổ chức do nhiều người quản lý khác nhau chịu trách nhiệm xác định nguyên nhân biến động và kiểm soát. Việc kiểm soát biến động có thể thực hiện được bằng nỗ lực và sự phối hợp của các nhà quản lý trong tổ chức. Việc xác định nhà quản lý nào ở vào vị trí tốt nhất để kiểm soát một loại biến động chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát biến động chi phí.

Page 18: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

118 ACC304_Bai 5_v2.0013107209

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy liệt kê ba thành phần của một hệ thống kiểm soát chi phí. Giải thích cơ chế hoạt động của hệ thống này.

2. Trình bày hai phương pháp xây dựng chi phí định mức (chi phí tiêu chuẩn).

3. Phân biệt định mức lý tưởng và định mức thực tế. Theo bạn, loại định mức nào có tác dụng

tốt trong việc thúc đẩy người lao động làm việc tốt?

4. Định mức giá và định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng như thế nào?

5. Biến động giá nguyên vật liệu được diễn giải như thế nào? Nhà quản lý nào đóng vai trò

chính trong việc kiểm soát biến động này?

6. Nguyên nhân biến động lượng nguyên vật liệu trực tiếp là gì? Nhà quản lý nào đóng vai trò chính trong việc kiểm soát biến động này?

7. Định mức giá và định mức lượng thời gian nhân công trực tiếp được xác định như thế nào?

8. Biến động giá lao động trực tiếp là gì? Liệt kê một số nguyên nhân gây ra biến động giá lao động trực tiếp? Nhà quản lý nào đóng vai trò chính trong việc phân tích nguyên nhân và kiểm

soát biến động này?

9. Biến động hiệu suất nhân công trực tiếp là gì? Các nguyên nhân gây ra biến động này là gì? Nhà

quản lý nào đóng vai trò chính trong việc phân tích nguyên nhân và kiểm soát biến động này?

10. Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến việc phân bổ chi phí sản xuất chung?

11. Khi dự toán chi phí sản xuất chung linh hoạt, nhân viên kế toán quản trị phải lựa chọn một đại lượng đo lường mức hoạt động phù hợp? Hãy cho biết, những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn đại lượng đo lường mức hoạt động này?

12. Giải thích biến động giá chi phí sản xuất chung biến đổi.

13. Giải thích biến động hiệu suất chi phí sản xuất chung biến đổi. Biến động này khác với biến

động hiệu suất nhân công trực tiếp ở chỗ nào?

14. Giữa biến động dự toán và biến động hiệu suất sản xuất chung cố định, biến động nào có ý

nghĩa trong việc kiểm soát chi phí sản xuất chung cố định?

15. Liệt kê năm nhân tố mà nhà quản lý thường xem xét khi xác định các biến động cần được

xác định nguyên nhân và kiểm soát.

Page 19: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

ACC304_Bai 5_v2.0013107209 119

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài 5.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn C chuyên sản xuất pho mát. Trong tháng 1 năm 200N, công ty lập dự toán sẽ sản xuất 60.000 bánh pho mát, với lượng nguyên liệu dự toán tiêu hao là 15.000 kg. Giá mua ước tính mỗi kg nguyên liệu là 50.000 đồng. Số liệu chi phí thực tế được ghi nhận trong tháng 1 năm 200N như sau:

Số lượng bánh pho mát sản xuất: 60.800 bánh pho mát

Lượng nguyên liệu sử dụng: 16.000 kg

Giá mua nguyên liệu: 48.000 đồng/kg

Yêu cầu: Tính biến động giá và biến động lượng nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng 1 năm 200N.

Bài 5.2: Công ty H thiết lập định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm của công ty như sau:

Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp

2kg/sản phẩm 3 giờ/sản phẩm

Đơn giá: 7.000 đồng/kg Đơn giá: 18.000 đồng/giờ

Lượng nguyên vật liệu mua vào trong tháng là 5.000 kg, với giá mua 7.300 đồng/kg. Chi phí thực tế phát sinh trong tháng để sản xuất 2.000 đơn vị sản phẩm được ghi nhận như sau:

Nguyên liệu trực tiếp: 4.200kg.

Nhân công trực tiếp: 6.450 giờ và chi phí nhân công trực tiếp là 109.650.000 đồng. 

Yêu cầu:

1. Tính biến động giá và biến động lượng nguyên vật liệu trực tiếp. Những biến động này là thuận lợi hay không thuận lợi?

2. Tính biến động giá và biến động hiệu suất nhân công trực tiếp. Những biến động này là thuận lợi hay không thuận lợi?

Bài 5.3: Công ty ABC sản xuất lon đựng nước giải khát. Chi phí định mức để sản xuất một thùng (gồm 144 lon) được nhân viên kế toán quản trị, nhà quản lý sản xuất, và các kỹ sư phụ trách công nghệ thiết lập như sau:

Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp

4kg/sản phẩm 0,25 giờ/sản phẩm

Đơn giá: 800 đồng/kg Đơn giá: 16.000 đồng/giờ

Lượng nguyên vật liệu trực tiếp mua vào là 240.000kg, với giá mua 810 đồng/kg. Chi phí thực tế phát sinh để sản xuất 50.000 thùng lon được ghi nhận như sau:

Nguyên liệu trực tiếp: Lượng sử dụng là 210.000kg

Nhân công trực tiếp: 13.000 giờ và chi phí nhân công trực tiếp là 221.000.000 đồng

Yêu cầu:

1. Sử dụng công thức tính toán biến động để xác định biến động giá và biến động lượng nguyên vật liệu. Những biến động này là thuận lợi hay không thuận lợi?

Page 20: ỂM SOÁT CHI PHÍ BẰNG CHI PHÍ ĐỊNH MỨCeldata11.topica.edu.vn/HocLieu/ACC304/Giao trinh/07...Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức ACC304_Bai 5_v2.0013107209

Bài 5: Kiểm soát chi phí bằng chi phí định mức

120 ACC304_Bai 5_v2.0013107209

2. Tính biến động giá và biến động hiệu suất nhân công trực tiếp. Những biến động này là thuận

lợi hay không thuận lợi?

Bài 5.4: Số liệu về chi phí dự toán và chi phí thực tế được thu thập từ Công ty điện tử ABC trong

tháng 5 năm 2010 như sau:

Số liệu dự toán:

Đơn giá sản xuất chung biến đổi ước tính: 7.000 đồng/giờ lao động

Số giờ lao động định mức: 2 giờ/1 sản phẩm

Chi phí sản xuất chung cố định dự toán: 100.000.000 đồng

Sản lượng dự toán: 25.000 sản phẩm

Số liệu thực tế:

Chi phí sản xuất chung biến đổi thực tế: 320.000.000 đồng

Số giờ lao động thực tế: 50.000 giờ

Chi phí sản xuất chung cố định thực tế: 98.000.000 đồng

Sản lượng thực tế: 20.000 sản phẩm

Yêu cầu: Sử dụng công thức để tính toán các biến động sau đây và cho biết mỗi biến động tính toán được là thuận lợi hay không thuận lợi? Nguyên nhân có thể của từng biến động là gì?

1. Biến động giá sản xuất chung biến đổi.

2. Biến động hiệu suất sản xuất chung biến đổi.

3. Biến động dự toán sản xuất chung cố định.

4. Biến động hiệu suất (biến động khối lượng) sản xuất chung cố định.