mÔ tẢ chƯƠng trÌnh ĐÀo tẠo trÌnh ĐỘ thẠc sĨ chuyÊn … file- giáo trình triết...

39
- 1 - BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING ----------------------------- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do- Hạnh Phúc --------------------------- MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NĂM 2017 Khóa 10 Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Hình thức đào tạo: Không tập trung Thời gian đào tạo: 2 năm 1. Triết học: Cung cấp cho người học thế giới quan, nhân sinh quan khoa học của triết học Mác –Lênin và giúp người học biết vận dụng những kiến thức triết học vào trong công việc sản xuất kinh doanh cũng như cuộc sống của bản thân MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN - Kiến thức- Củng cố tri thức triết học cho công việc nghiên cứu thuộc lĩnh vực các kinh tế, tài chính ngân hàng và quản trị kinh doanh; - Kỹ năng Nâng cao nhận thức cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm :Hoàn thiện và nâng cao kiến thức triết học trong chương trình Lý luận chính trị ở bậc đại học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo các chuyên ngành khoa học xã hội – nhân văn ở trình độ sau đại học. CÁC CHỦ ĐỀ: Chủ đề 1: Khái luận về triết học Chủ đề 2: Bản thể luận Chủ đề 3: Phép biện chứng Chủ đề 4: Nhận thức luận Chủ đề 5: Học thuyết hình thái kinh tế xã hội Chủ đề 6: Triết học chính trị Chủ đề 7: Ý thức xã hội

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 1 -

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING

-----------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do- Hạnh Phúc

---------------------------

MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

NĂM 2017 – Khóa 10

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ

Hình thức đào tạo: Không tập trung

Thời gian đào tạo: 2 năm

1. Triết học: Cung cấp cho người học thế giới quan, nhân sinh quan khoa học của triết học

Mác –Lênin và giúp người học biết vận dụng những kiến thức triết học vào trong công

việc sản xuất kinh doanh cũng như cuộc sống của bản thân

MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN

- Kiến thức- Củng cố tri thức triết học cho công việc nghiên cứu thuộc lĩnh vực các kinh

tế, tài chính ngân hàng và quản trị kinh doanh;

- Kỹ năng Nâng cao nhận thức cơ sở lý luận triết học của đường lối cách mạng Việt Nam,

đặc biệt là đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm :Hoàn thiện và nâng cao kiến thức triết học trong chương

trình Lý luận chính trị ở bậc đại học nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo các chuyên ngành khoa học

xã hội – nhân văn ở trình độ sau đại học.

CÁC CHỦ ĐỀ:

Chủ đề 1: Khái luận về triết học

Chủ đề 2: Bản thể luận

Chủ đề 3: Phép biện chứng

Chủ đề 4: Nhận thức luận

Chủ đề 5: Học thuyết hình thái kinh tế xã hội

Chủ đề 6: Triết học chính trị

Chủ đề 7: Ý thức xã hội

Page 2: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 2 -

Chủ đề 8: Triết học con người

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Triết học cao học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2013

- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

biên soạn 2015

- Lịch sử triết học Phương Đông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1998.

- Trình Doãn Chính, Đại cương triết học Trung quốc, Nxb Chính trị quốc gia,Hà nội,

1992.

- Trình Doãn Chính, Lịch sử tư tưởng triết học Ấn độ cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia,Hà

nội, 1998.

- Những chuyên đề triết học – Dùng cho cao học và NCS – PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa,

NXBKH-XH, 2007

2. Anh văn: Học phần này nhằm cung cấp cho người học kiến thức căn bản bằng tiếng Anh

về một số chủ đề trong lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance) như Vốn mạo hiểm

(Venture capital), Cổ phần&Cổ phiếu (Stocks & Shares), Trái phiếu (Bonds), Giao dịch tương lai

(Futures), Sản phẩm phái sinh (Derivatives), Quỹ đầu tư hợp tác (Hedge funds), Sáp nhập & Tiếp

quản (Mergers & Takeovers), Lập kế hoạch tài chính (Financial planning), Thị trường chứng

khoán (Stock markets), …; Tài chính công (Public finance) như Chi công (Public expenditure),

Thu công (Public revenue), Nợ công (Public debt), Quản lý tài chính (Financial administration,)

Thuế (Taxation); và các nghiệp vụ và hoạt động Ngân hàng (Banking) như Nghiệp vụ ngân hàng

cá nhân (Personal banking), Nghiệp vụ ngân hàng Thương mại và Bán lẻ (Commercial & Retail

banking), Các định chế tài chính (Financial institutions), Nghiệp vụ ngân hàng Đầu tư (Investment

banking), Nghiệp vụ ngân hàng trung ương (Central banking), Nghiệp vụ ngân hàng Hồi giáo

(Islamic banking), Lãi suất (Interest rates), Các thị trường tiền tệ (Money markets), Cung & Kiểm

soát tiền tệ (Money supply & control), ….

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình chính:

• Ian MacKenzie (2006). Professional English in Use – Finance (PEIU-F), Cambridge University

Press.

Page 3: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 3 -

• Musgrave, R. A. (1959). The Theory of Public Finance, New York, McGrawHill. Giáo trình

tham khảo: WORLD BANK (2005). Public Financial Management: Performance Measurement

Framework. Washington DC, World Bank. International Monetary Fund. (2005). Budget

System Reform in Emerging Economies: The Challenge and the Reform Agenda. Stephen A.

Ross, Randolph W. Westerfield, Jeffrey Jaffe, “Corporate Finance”, 9 th edition, MaGrawHill

International Edition (RWJ1). Ian MacKenzie (1995) “Financial English”,

Thomson&Heinle.Ian Mackenzie (2010) “English for the Financial Sector”, Cambridge

University Press. Julie Pratten (2008). Banking English, Delta Publishing, England. Julie Pratten

(2008). Banking English, Delta Publishing, England.

3. Phương pháp nghiên cứu 1

Học phần nhằm cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về kinh tế lượng như ước lượng các

mô hình hồi quy, mô hình có biến giả, mô hình có biến trễ phân phối và mô hình tự hồi quy, và

các mô hình đồng thời. Thêm vào đó, việc phát hiện và xử lý các vi phạm giả định của hồi quy

bội bao gồm đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, tự tương quan và các lỗi khi lựa chọn mô hình

cũng được phân tích cụ thể trong học phần này.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng:

➢ Hiễu rõ các khái niệm và phương pháp luận về kinh tế lượng, và phân loại và đánh giá về

bộ dữ liệu.

➢ Ước lượng các hệ số hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.

➢ Phát hiện và xử lý các hiện tượng vi phạm các giả định hồi quy như đa cộng tuyến, phương

sai thay đổi, tự tương quan, và một số sai lỗi khi lựa chọn mô hình.

➢ Ước lượng, kiểm định biến giả và ứng dụng biến giả trong các mô hình hồi quy khác nhau.

➢ Ước lượng các mô hình kinh tế lượng động như các mô hình có biến trễ phân phối và mô

hình tự hồi quy.

➢ Ước lượng mô hình đồng thời

➢ Thực hành các bài toán kinh tế lượng căn bản sử dụng Eviews.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về kinh tế lượng căn bản

Chủ đề 2: Mô hình hồi quy đơn (simple regression)

Chủ đề 3: Mô hình hồi quy bội (multiple regression)

Chủ đề 4: Hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity)

Page 4: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 4 -

Chủ đề 5: Phương sai thay đổi (Heteroskedasticity)

Chủ đề 6: Hiện tượng tự tương quan (Autocorrelation)

Chủ đề 7: Thông số sai lệch (Misspecification): Chọn biến độc lập sai (wrong

regressors), Lỗi đo lường (measurement errors), và lỗi chức năng (wrong functional forms)

Chủ đề 8: Biến giả (Dummy variables)

Chủ đề 9: Các mô hình kinh tế lượng động (Dynamic econometric models)

Chủ đề 10: Các mô hình đồng thời (Simultaneous equation models)

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Giáo trình chính:

✓ Phạm Hữu Hồng Thái, “Kinh tế lượng căn bản – Core Econometrics)”, Lưu hành

nội bộ, 2017.

✓ Dimitrios Asteriou & Stephen G. Hall, “Applied Econometrics – A modern

approach”, Revised Edition, Palgrave macmillan.

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ Marno Verbeek, “A guide to modern econometrics”, 2th edition, John Wiley &

Sons, Ltd (MV).

✓ Chris Brooks, “Introductory Econometrics for Finance”, sixth repint 2005,

Cambridge University Press.

✓ R. Cater Hill, William E. Griffiths, George G. Judge, “Using Eviews for

Undergraduate Econometrics”, second edition, John Wiley & Sons, Inc.

✓ Dominick Salvatore, Derrick Reagle, “Statistics and Econometrics”, second

edition, Mc GrawHill

4. Phương pháp nghiên cứu 2

Học phần nhằm cung cấp cho người học kiến thức nâng cao về kinh tế lượng ứng dụng trong lãnh

vực tài chính và ngân hàng. Người học ở cấp độ sau đại học sẽ được trang bị các lý thuyết lẫn

thực hành để thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm (An Empirical Research), với sự kết hợp hài

hòa và logic giữa học phần kinh tế lượng cơ bản và nâng cao bao gồm lập mô hình và dự báo

chuỗi thời gian đơn biến và đa biến, và ước lượng các mô hình chuyển đổi cũng như mô hình dữ

liệu bảng. Bên cạnh đó, các phương pháp mô phỏng và phương pháp triển khai một nghiên cứu

thực nghiệm trong tài chính cũng được giới thiệu trong học phần này.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Page 5: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 5 -

Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng:

➢ Hiễu rõ các khái niệm và phương pháp luận về kinh tế lượng ứng dụng trong tài chính, và

phân loại được kinh tế lượng ứng dụng trong kinh tế và tài chính.

➢ Ước lượng các biến công cụ, biến nội sinh, khả năng cực đại, và mô hình có biến lệ thuộc

bị giới hạn.

➢ Lập mô hình và dự báo chuỗi thời gian đơn biến và đa biến.

➢ Lập mô hình các mối quan hệ trong tài chính và các mô hình biến động và hệ số tương

quan.

➢ Ước lượng và phân tích các mô hình chuyển đổi và mô hình dữ liệu bảng.

➢ Ứng dụng phương pháp mô phỏng trong tài chính

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về kinh tế ứng dụng trong tài chính

Chủ đề 2: Biến công cụ, biến nội sinh và GMM

Chủ đề 3: Ước lượng khả năng cực đại (MLE) và kiểm định kỷ thuật

Chủ đề 4: Mô hình có biến phụ thuộc bị giới hạn

Chủ đề 5: Lập mô hình và dự báo chuỗi thời gian đơn biến

Chủ đề 6: Mô hình chuỗi thời gian đa biến

Chủ đề 7: Lập mô hình các mối quan hệ dài hạn trong tài chính

Chủ đề 8: Lập mô hình biến độngvà hệ số tương quan

Chủ đề 9: Các mô hình chuyển đổi

Chủ đề 10: Các phương pháp mô phỏng

Chủ đề 11: Các mô hình dựa trên dữ liệu bảng

Chủ đề 12: Hướng dẫn viết một nghiên cứu thực nghiệm.

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Giáo trình chính:

✓ Phạm Hữu Hồng Thái& Nguyễn Huy Hoàng, “Kinh tế lượng ứng dụng trong tài

chính – Econometrics with financial applications)”, Lưu hành nội bộ, 2017.

✓ Chris Brooks, “Introductory Econometrics for Finance”, sixth repint 2005,

Cambridge University Press. (CB)

✓ Marno Verbeek, “A guide to modern econometrics”, 2th edition, John Wiley &

Sons, Ltd (MV)

Page 6: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 6 -

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ R. Cater Hill, William E. Griffiths, George G. Judge, “Using Eviews for

Undergraduate Econometrics”, second edition, John Wiley & Sons, Inc.

✓ Dominick Salvatore, Derrick Reagle, “Statistics and Econometrics”, second

edition, Mc GrawHill.

Dimitrios Asteriou & Stephen G. Hall, “Applied Econometrics – A modern approach”, Revised

Edition, Palgrave macmillan.

5. Thị trường tài chính và các định chế tài chính:

Học phần cung cấp những kiến thức lý thuyết liên quan trực tiếp đến hệ thống tài chính thông

qua các công cụ tài chính, các thị trường tài chính và các định chế tài chính trung gian. Học

phần cũng đồng thời kết nối lý thuyết vào thực tiễn thị trường tài chính thông qua các chủ đề

thực tiễn.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Cung cấp kiến thức về các công cụ tài chính, thị trường tài chính và các định chế tài

chính.

Cung cấp công cụ đánh giá sự phát triển của thị trường.

Tìm hiểu sự tương tác giữa các định chế tài chính trên thị trường tài chính.

Tìm hiểu mối quan hệ giữa lạm phát với các thị trường tài chính.

Tìm hiểu mối quan hệ giữa lãi suất với các thị trường tài chính.

Tìm hiểu các loại rủi ro và cơ chế quản lý rủi ro ở các định chế tài chính.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về các công cụ tài chính, thị trường tài chính và định chế tài

chính(2 buổi).

Chủ đề 2: Các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng: Lý luận và thực tiễn ở

Việt Nam (1 buổi)

Chủ đề 3: Thị trường phái sinh: sự (1buổi)

Chủ đề 4: Phân tích sự phát triển của các thị trường tài chính: phương pháp vàthực tiễn ở

Việt Nam (1 buổi)

Chủ đề 5: Thông tin bất cân xứng: sự lựa chọn nghịch và rủi ro đạo đức kinh doanh trên

các thị trường tài chính (1 buổi)

Chủ đề 6: Sự tương tác giữa các định chế tài chính trên thị trường tài chính (1 buổi).

Page 7: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 7 -

Chủ đề 7: Giám sát rủi ro của các định chế tài chính hiện hành ở Việt Nam: Quy định và

thực tiễn ở Việt Nam (1 buổi)

Chủ đề 8: Lãi suất và thị trường tài chính (1 buổi)

Chủ đề 9: Lạm phát và thị trường tài chính (1 buổi)

TÀI LIỆU HỌC TẬP

Tài liệu chính

Mishkin FS & Eakin SG 2012, Financial markets and institutions, 7th Ed., Pearson

higher Education, ISBN-13: 9780132136839

Lecture slides

Tài liệu tham khảo

Báo cáo tổng quan thị trường tài chính hằng năm do Ủy ban giám sát tài chính quốc

gia

Annual global Financial Stability Report. IMF

6. Phân tích chính sách tiền tệ và tài khóa:

MỤC TIÊU HỌC PHẦN:Học phần cung cấp những kiến thức lý thuyết và thực tiễn liên quan

đến Chính sách tiền tệ, các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế, Chính

sách tài khóa và tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế.

Những hiệu ứng nào tác động đến nền kinh tế khi phối hợp Chính sách tiền tệ và Chính sách tài

khóa trong điều hành kinh tế vĩ mô và phân tích tình huống ở Việt Nam.

CÁC CHỦ ĐỀ:

Chủ đề 1: Ngân hàng Trung ương và cung ứng tiền tệ

Chủ đề 2: Chính sách tiền tệ

Chủ đề 3: Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ

Chủ đề 4: Chính sách tài khóa

Chủ đề 5: Chính sách tài khóa và chu kỳ kinh tế

Chủ đề 6: Tổng cầu và Chính sách tài khóa

Chủ đề 7: Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ- Mô hình Mudell-Fleming.

Chủ đề 8: Phân tích chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ - điển hình Việt Nam

Chủ đề 9: Chuyên gia báo cáo thực tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu chính:

- Moneytary Policy Strategy , Frederic S.MishKin, 2007, Gooddreads

Page 8: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 8 -

- Mishkin.FS and Eakins.S (2011), Financial Markets and Institutions, Edition 7th,

Pearson.

- Fiscal policy and economic growth, Cheryl Gray Tracey Lane Aristomene Varoudakis,

(2007).

Tài liệu tham khảo:

"Monetary and Exchange Rate Policies". Handbook of Development Economics, Elsevier.

2010

7. Quản trị Tài chính hiện đại:

Học phần nhằm cung cấp cho người học kiến thức nâng cao về hoạch định ngân sách vốn, chi phí

vốn, cấu trúc vốn tối ưu, chính sách cổ tức và quản trị vốn lưu động. Thông qua đó, nhà quản trị

tài chính có thể trả lời được 3 câu hỏi sau:

1. Dự án đầu tư dài hạn nào mà doanh nghiệp nên lựa chọn?

2. Khi đã chọn được dự án khả thi, nguồn vốn nào có thể được huy động để tài trợ cho dự

án đã được lựa chọn?

3. Doanh nghiệp sẽ quản lý vốn lưu động như thế nào trong các hoạt động thường ngày?

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng:

➢ Tính hiện giá thuần (NPV), suất sinh lời nội bộ (IRR), thời gian hoàn vốn (PP) và hoàn

vốn có chiết khấu (DPP), lợi nhuận kế toán bình quân (ARR), suất sinh lời nội bộ hiệu

chỉnh (MIRR) và chỉ số sinh lợi (PI).

➢ Ra quyết định đầu tư vốn.

➢ Phân tích tình huống, phân tích hòa vốn và phân tích độ nhạy, phân tích quyền chọn thực

và mô hình cây ra quyết định.

➢ Xác định chi phí vốn bình quân có trọng số (WACC)

➢ Xác định cấu trúc vốn tối ưu

➢ Định giá và hoạch định ngân sách vốn cho công ty có nợ

➢ Phân tích chính sách cổ tức

➢ Hoạch định và Tài trợ ngắn hạn

➢ Quản trị tiền mặt và thanh khoản

➢ Quản trị tín dụng và tồn kho

CÁC CHỦ ĐỀ

Page 9: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 9 -

Chủ đề 1: Tổng quan về quản trị tài chính

Chủ đề 2: Tính NPV và các tiêu chí đầu tư khác

Chủ đề 3: Ra quyết định đầu tư vốn

Chủ đề 4: Phân tích rủi ro, quyền chọn thực & hoạch định ngân sách vốn

Chủ đề 5: Rủi ro, chi phí vốn & hoạch định ngân sách vốn

Chủ đề 6: Cấu trúc vốn cơ bản

Chủ đề 7: Cấu trúc vốn tối ưu

Chủ đề 8: Định giá và hoạch định ngân sách vốn cho công ty có nợ

Chủ đề 9: Cổ tức và chính sách chi trả cổ tức

Chủ đề 10: Hoạch định và Tài trợ ngắn hạn

Chủ đề 11: Quản trị tiền mặt và thanh khoản

Chủ đề 12: Quản trị tín dụng và tồn kho

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Giáo trình chính: Phạm Hữu Hồng Thái, “Quản trị tài chính doanh nghiệp”, Lưu hành

nội bộ, 2015.

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield, Jeffrey Jaffe, “Corporate Finance”,

9th edition, MaGrawHill International Edition (RWJ1).

✓ Ross, Westerfield, Jordan, “Fundamentals of Corporate Finance”, 10th edition,

MaGrawHill (RWJ2).

✓ Brealey, Myers, Allen, “Principles of Corporate Finance”, MaGrawHill 2014.

✓ Jonathan Berk & Peter DeMarzo, “Corporate Finance”, 2nd edition, Pearson.

8. Tài chính hành vi

Học phần cung cấp những kiến thức lý thuyết và thực tiễn liên quan đến tài chính hành vi

và các ứng dụng tâm lý học vào việc giải thích các hành vi tài chính của nhà đầu tư cá nhân và

nhà đầu tư tổ chức (doanh nghiệp). Học phần giới thiệu tổng quan về tài chính hành vi và phân

tích các hiệu ứng tâm lý học và lệch lạc hành vi. Thêm vào đó, học phần cũng giới thiệu các lý

thuyết và mô hình để giải thích các hành vi của nhà đầu tư trong việc định giá tài sản, cung cấp

các kiến thức hỗ trợ việc phân tích các hành vi của doanh nghiệp đối với các quyết định đầu tư

và tài trợ của họ cũng như nhận định ứng dụng của tài chính hành vi đối với hành vi của nhà đầu

tư cá nhân.

Page 10: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 10 -

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về tài chính hành vi

Chủ đề 2: Hiệu ứng tâm lý học và lý thuyết triển vọng

Chủ đề 3: Lệch lạc hành vi

Chủ đề 4: Thị trường hiệu quả và thị trường không hiệu quả

Chủ đề 5: Các mô hình dựa trên sở thích và niềm tin

Chủ đề 6:Quyết định tài trợ,hoạch định ngân sách vốn và quyết định đầu tư khác

Chủ đề 7: Quyết định chính sách cổ tức, mua bán và sáp nhập

Chủ đề 8: Hành vi nhà đầu tư cá nhân

Chủ đề 9: Hành vi nhà đầu tư tổ chức

Tài liệu tham khảo:

[1]H. Kent Baker & John R.Nofsinger, Tài chính hành vi-Nhà đầu tư, doanh nghiệp, và thị

trường, 2011, NXB Kinh tế TP.HCM

[2] Lucy F. Ackert & Richard Deaves, Tài chính hành vi-Tâm lý học, ra quyết định, và thị

trường, 2013, NXB Kinh tế TP.HCM

[3] Lucy F. Ackert, Richard Deaves, BEHAVIORAL FINANCE Psychology, Decision-

Making, and Markets 2010, South-Western Cengage Learning.

[4] Các bài báo theo chủ đề do giảng viên cung cấp

9. Tài chính quốc tế: Học phần tài chính quốc tế cung cấp những kiến thức nâng cao về thị

trường tài chính quốc tế mà trong đó chính sách tài chính tiền tệ của mỗi quốc gia sẽ ảnh hưởng

như thế nào đến giá trị đồng nội tệ cũng như làm thế nào phòng ngừa rủi ro từ các biến động trên

thị trường tài chính quốc tế. Vì vậy nội dung của hoc phần trang bị kiến thức nâng cao về các lý

thuyết cân bằng trên thị trường tài chính quốc tế, cách thức chính phủ mỗi quốc gia vận dụng các

chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cải thiện cán cân thanh

toán.., thúc đây tăng trưởng kinh tế cũng như để đối phó trước những cú sốc trên thị trường tài

chính quốc tế.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng:

- Hiểu và nắm được cấu trúc của thị trường tài chính quốc tế và đặc điểm của các bộ phận thị

trường tài chính quốc tế.

Page 11: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 11 -

- Am hiểu đặc điểm và cách thức vận hành thị trường ngoại hối trên thế giới

- Hiểu rõ cấu trúc của cán cân thanh toán quốc tế và các yếu tố tác động đến CCTK vãng lai và

CCTK tài chính. Kiểm định các yếu tố này lên CCTM trường hợp Việt nam và các nước

- Cách thức vận dụng các phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

- Hiểu rõ và cách thức kiểm định 3 lý thuyết quan trọng trên thị trường TCQT

- Hiểu được cách thức tác động của chính phủ đến tỷ giá và việc điều hành tỷ giá đã ảnh hưởng

đến tăng trưởng và hội nhập kinh tế và khủng hoảng tài chính tại các quốc gia.

- Hiểu và vận dụng tốt lý thuyết bất khả thi để giải thích các lựa chọn chính sách của chính phủ

trong điều hành kinh tế Việt Nam

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về tài chính quốc tế

Chủ đề 2: Thị trường ngoại hối

Chủ đề 3: Cán cân thanh toán

Chủ đề 4: Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn và giao sau

Chủ đề 5: Phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn

Chủ đề 6: Arbitrage quốc tế và Ngang giá lãi suất

Chủ đề 7: Ngang giá sức mua

Chủ đề 8: Các yếu tố tác động lên tỷ giá

Chủ đề 9: Tác động của chính phủ lên tỷ giá

Chủ đề 10: Bộ ba bất khả thi

TÀI LIỆU HỌC TẬP

- Tập bài giảng: “tài chính quốc tế”, PGS.TS Hồ Thủy Tiên, Lưu hành nội bộ, 2017.

- Giáo trình bắt buộc: Tài chính quốc tế - Jeff Madura - Cengage Learning – 2017.

- Giáo trình tham khảo: Tài chính quốc tế - GS. TS. Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định –

NXB Thống Kê - 2012

- Giáo trình tham khảo: Tài chính quốc tế - GS.TS.Nguyễn Văn Tiến - NXB Thống Kê – 2012.

10. Phân tích báo cáo tài chính và định giá doanh nghiệp: Do tầm quan trọng sâu sắc của

báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính, và định giá, và do thế giới của chúng ta thay đổi

Page 12: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 12 -

nhanh chóng trong lĩnh vực kế toán và thị trường vốn, bài giảng này cung cấp một cách tiếp cận

có nguyên tắc và kỷ luật để phân tích và định giá. Bài giảng này chứng minh và giải thích một

khung chu đáo và kỹ lưỡng cho phân tích báo cáo tài chính và định giá bao gồm 6 bước. Các phân

tích hiệu quả của một tập hợp các báo cáo tài chính bắt đầu với một đánh giá về (1) các đặc điểm

kinh tế và điều kiện hiện tại của các ngành kinh doanh cạnh tranh của một công ty, và (2) các

chiến lược cụ thể mà công ty thực hiện để cạnh tranh trong từng ngành kinh doanh. Sau đó chúng

tôi hướng đến (3) đánh giá mức độ phản ánh của báo cáo tài chính của công ty đối với hiệu quả

kinh tế của các quyết định và hành động chiến lược của công ty. Tiếp theo, các nhà phân tích (4)

đánh giá khả năng sinh lời và rủi ro của công ty bằng cách sử dụng các tỷ số tài chính và các công

cụ phân tích khác, và sau đó (5) dự báo lợi nhuận và rủi ro trong tương lai của công ty, kết hợp

với thông tin về những thay đổi dự kiến trong các ngành kinh doanh và chiến lược của công ty.

Cuối cùng, các nhà phân tích (6) xác định giá trị doanh nghiệp thông qua phương pháp định giá

khác nhau, đưa ra quyết định đầu tư bằng cách so sánh giá trị của các cổ phiếu với thị giá cổ phiếu

quan sát được trên thị trường vốn. Quá trình sáu bước này tạo khung khái niệm cho bài giảng này,

và đó là một cách tiếp cận có nguyên tắc và kỷ luật để phân tích và định giá một cách thông minh.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng:

➢ Hiểu được tổng quan báo cáo tài chính và cách tính toán các tỷ số tài chính;

➢ Phân tích các hoạt động tài chính quan trọng trong doanh nghiệp,

➢ Lập báo cáo tài chính dự báo cho tầm trung hạn và dài hạn,

➢ Định giá doanh nghiệp thông qua các tiếp cận dựa trên dòng tiền, dựa trên lợi nhuận và

dựa trên thị trường.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chương 1: Tổng quan về báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính và định giá.

Chương này giới thiệu sáu bước tuần tự có tương quan với nhau trong phân tích báo cáo tài chính,

là cấu trúc của bài giảng này

Chương 2: Định giá tài sản, nguồn vốn và nhận dạng thu nhập. Chương này bao gồm

ba chủ đề mà học viên cần ôn lại từ các khóa học trước đó, trước khi đào sâu vào những chủ đề

phức tạp hơn trong bài giảng này.

Page 13: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 13 -

Chương 3: Lưu chuyển tiền tệ. Chương 3 đánh giá các báo cáo lưu chuyển tiền mặt và

trình bày một mô hình về mối liên hệ giữa các dòng tiền từ hoạt động, đầu tư, và tài trợ với vị trí

của một công ty trong chu kỳ sống của sản phẩm.

Chương 4: Phân tích khả năng sinh lời. Chương này thảo luận về các khái niệm và các

công cụ để phân tích khả năng sinh lợi của một công ty, tích hợp các yếu tố kinh tế ngành và

chiến lược có ảnh hưởng đến việc giải thích các chỉ tiêu tài chính.

Chương 5: Hoạt động tài trợ. Chương này cùng với các chương 6 và 7 để thảo luận về

vấn đề kế toán trong trật tự nối tiếp nhau: gia tăng vốn tài trợ, sau đó đầu tư vốn vào tài sản sản

xuất, và sau đó quản lý các hoạt động tài chính ngắn hạn.

Chương 6: Hoạt động đầu tư. Chương này đã được cơ cấu triệt để và thảo luận về các

nguyên tắc kế toán và các phương pháp khác nhau theo GAAP và IFRS gắn liền với các khoản

đầu tư của một công ty trong tài sản hữu hình dài hạn, tài sản vô hình, và các khoản đầu tư tài

chính.

Chương 7: Hoạt động tài chính ngắn hạn. Chương này thảo luận về cách thức báo cáo

tài chính được chuẩn bị theo GAAP hoặc IFRS để nắm bắt và báo cáo hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

Chương 8: Dự báo báo cáo tài chính. Chương này mô tả và minh họa các thủ tục để

chuẩn bị báo cáo tài chính dự báo. Phương tiện này đóng một vai trò trung tâm trong việc định

giá doanh nghiệp, một chủ đề được thảo luận trong các chương từ 9 đến 12.

Chương 9: Tỷ suất sinh lời dự kiến điều chỉnh bởi rủi ro và phương pháp tiếp cận

định giá theo cổ tức. Chương 9 đến 12tạo thành một thể thống nhất về các cách tiếp cận khác

nhau để định giá một doanh nghiệp. Chương này tập trung vào các vấn đề cơ bản của định giá áp

dụng cho tất cả các chương về định giá. Chương này cung cấp một cuộc thảo luận sâu rộng về đo

lường chi phí của nợ và vốn chủ sở hữu, cũng như chi phí vốn bình quân gia quyền, cũng như các

phương pháp định giá dựa trên cổ tức.

Chương 10: Phương pháp định giá tiếp cận dựa trên dòng tiền. Chương này tập trung

vào định giá bằng cách sử dụng các giá trị hiện tại của dòng tiền tự do. Chương này phân biệt các

dòng tiền tự do của doanh nghiệp với các dòng tiền tự do của chủ sở hữu và các thiết lập mà từng

cách thức đo lường này phù hợp cho việc định giá.

Chương 11: Phương pháp định giá tiếp cận dựa trên lợi nhuận. Chương này nhấn

mạnh vai trò của lợi nhuận kế toán trong việc định giá, tập trung vào các phương pháp định giá

sử dụng phương pháp thu nhập còn lại. Các phương pháp thu nhập còn lại xem khả năng một

Page 14: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 14 -

doanh nghiệp tạo ra thu nhập cao hơn chi phí vốn là động lực chính để giá trị của một doanh

nghiệp vượt quá giá trị sổ sách của nó.

Chương 12: Phương pháp định giá tiếp cận dựa trên thị trường. Chương này trình bày

cách phân tích và sử dụng thông tin về giá trị thị trường. Đặc biệt, chương này mô tả và áp dụng

các bội số định giá dựa trên thị trường, bao gồm cả tỷ lệ thị giá trên giá sổ sách và bội số giá trên

thu nhập.

TÀI LIỆU HỌC TẬP

Tài liệu chính:

1. Phạm Thị Thùy (chủ biên), Nguyễn Thị Lan Anh, Báo cáo tài chính – phân tích, dự báo và

định giá, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2013

2. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên Hoa, Phân tích tài chính, NXB Lao động – Xã hội

2008

Tài liệu tham khảo:

3. Krishna P. Palepu, Paul M. Healy, Victor L. Bernard, Business Analysis and Valuation: Using

Financial Statements, second edition, American Accounting Association, 2010

4. Stephen H. Penman, Financial Statement Analysis and Security Valuation, McGraw – Hill

Irvin

5. James M. Wahlen, Stephen P. Baginski, Mark T. Bradshaw (WBB), Financial reporting,

financial statement analysis, and valuation: a strategic prespective, South-Western Cengage

Learning, 2008

11. Quản trị danh mục đầu tư

Học phần nhằm cung cấp cho người học kiến thức nâng cao về quản trị danh mục đầu tư, bao

gồm xác định lợi nhuận và rủi ro danh mục, độ e ngại rủi ro & chiến lược phân phối vốn vào tài

sản rủi ro, danh mục rủi ro tối ưu, mô hình chỉ số, mô hình định giá tài sản vốn, lý thuyết định giá

chênh lệnh và mô hình đa yếu tố về lợi nhuận và rủi ro, và giả thuyết thị trường hiệu quả. Bên

cạnh đó, học phần cũng giới thiệu về tài chính hành vi và phân tích kỷ thuật cũng như cung cấp

các bằng chứng thực nghiệm về lợi nhuận chứng khoán thông qua các mô hình chỉ số, mô hình

định giá tài sản vốn (CAPM), mô hình đa yếu tố, mô hình Fama-French 3 yếu tố,… Các chủ đề

về quản trị danh mục trái phiếu và cổ phiếu, đánh giá hiệu quả hoạt động danh mục, chiến lược

quỹ phòng vệ và lý thuyết quản trị danh mục chủ động cũng được giới thiệu trong học phần này.

Page 15: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 15 -

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng:

➢ Xác định lợi nhuận và rủi ro của danh mục.

➢ Thảo luận khái niệm độ e ngại rủi ro và chiến lược phân phối vốn vào tài sản rủi ro.

➢ Xác định danh mục rủi ro tối ưu.

➢ Phân tích mô hình chỉ số và mô hình định giá tài sản vốn.

➢ Phân tích lý thuyết định giá chênh lệch và mô hình đa yếu tố về lợi nhuận và rủi ro.

➢ Phân tích giả thuyết về thị trường hiệu quả.

➢ Giới thiệu tài chính hành vi và phân tích kỷ thuật.

➢ Phân tích và đánh giá các mô hình lợi nhuận chứng khoán trong thực tiễn.

➢ Định giá trái phiếu và suất sinh lời của trái phiếu

➢ Xác định cấu trúc kỳ hạn của trái phiếu

➢ Quản trị danh mục trái phiếu

➢ Phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích ngành và phân tích báo cáo tài chính

➢ Định giá cổ phiếu

➢ Định giá hiệu quả hoạt động danh mục

➢ Thực hành chiến lược quỹ phòng vệ

➢ Thảo luận lý thuyết quản trị danh mục chủ động

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại

Chủ đề 2: Lợi nhuận và rủi ro

Chủ đề 3: Độ e ngại rủi ro và phân phối vốn vào tài sản rủi ro

Chủ đề 4: Danh mục rủi ro tối ưu

Chủ đề 5: Mô hình định giá tài sản vốn

Chủ đề 6: Lý thuyết định giá chênh lệch và mô hình đa yếu tố về lợi nhuận và rủi ro.

Chủ đề 7: Gỉa thuyết thị trường hiệu quả

Chủ đề 8: Tài chính hành vi và phân tích kỷ thuật

Chủ đề 9: Bằng chứng thực nghiệm về lợi nhuận chứng khoán

Chủ đề 10: Quản trị danh mục trái phiếu

Chủ đề 11: Quản trị danh mục cổ phiếu

Chủ đề 12: Đánh giá hiệu quản hoạt động danh mục

Chủ đề 13: Quỹ phòng vệ và lý thuyết danh mục thụ động

Page 16: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 16 -

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Giáo trình chính: Phạm Hữu Hồng Thái, “Phân tích & Quản lý danh mục đầu tư”,

Lưu hành nội bộ, 2015.

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ Phạm Hữu Hồng Thái, Phân tích & Quản lý danh mục đầu tư”, Sách chuyên khảo,

Nhà xuất bản Tài chính, 2015.

✓ Bodie, Kane, Marcus, “Investments and Portfolio Management”, 9th edition,

MaGrawHill International Edition (BKM).

✓ Edwin J. Elton, Martin J. Gruber, Stephen J. Brown, William N. Goetzmann,

“Modern Portfolio Theory and Investment Analysis”, 8th edition, John Wiley &

Sons.

✓ Robert A. Haugen, “Modern Investment Theory”, 11th edition, Prentice Hall.

William F. Sharp, Gordon J. Alexander, Jeffery V. Bailey, “Investments”, 6th edition, Prentice

Hall.

12. Mua bán sáp nhập

Quy luật trong kinh doanh với 2 trạng thái “phát triển hay là chết”. Các công ty đang phát

triển sẽ lấy đi thị phần từ các đối thủ cạnh tranh, tạo ra lợi nhuận kinh tế và mang lại thu nhập

cho các chủ sở hữu. Ngược lại, những công ty không phát triển thường bị phá sản.Mua bán và

sáp nhập được xem là một trong những giải pháp tối ưu để doanh nghiệp khôi phục và vươn lên.

Mặt khác, mua một doanh nghiệp có sẵn là sự đầu tư ít rủi ro hơn và mang lại lợi nhuận

nhanh hơn so với việc tạo dựng một doanh nghiệp từ con số không. Nhưng nó cũng không phải

hoàn toàn không có rủi ro và sự thành công của nhà đầu tư sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn

và đánh giá khôn ngoan của họ về doanh nghiệp mà họ định mua.Bởi vì hoạt động “M&A” được

tiến hành dựa trên những quy trình phức tạp và nguyên tắc giá trị chặt chẽ. Nếu không am hiểu

sẽ khó thành công.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng:

➢ Nhận biết rõ mối quan hệ giữa mua bán và sáp nhập, những vấn đề được và mất trong

M&A.

➢ Xây dựng Qui trình M&A nhằm đảm bảo tính hiệu quả cao trong thương vụ M&A.

➢ Nắm chắc các kỹ thuật định giá và tài trợ trong thương vụ M&A

➢ Xử lý những vướng mắc sau M&A.

Page 17: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 17 -

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về M&A

Chủ đề 2: Thiết kế quá trình M&A

Chủ đề 3: Xác định mục tiêu tốt nhất

Chủ đề 4: Thẩm định chi tiết

Chủ đề 5: Đàm phán và đấu thầu

Chủ đề 6: Hội nhập sau sáp nhập

Chủ đề 7: Đánh giá sau sáp nhập

Chủ đề 8: Định giá dòng tiền M&A

Chủ đề 9: Các phương pháp định giá M&A

Chủ đề 10: Tài trợ giao dịch M&A

Chủ đề 11: Báo cáo chuyên đề về tình hình, triển vọng M&A tại Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

❖ Tập bài giảng sau đại học: “Mua bán và sáp nhập”- Tiểu ban TCNH

❖ Giáo trình chính:

1) DePamphilis, D. (2015). Mergers, acquisitions, and other restructuring activities:

An integrated approach to process, tools, cases, and solutions. Academic Press.

❖ Giáo trình tham khảo

2) Moeller, S., & Brady, C. (2014). Intelligent M & A: Navigating the mergers and

acquisitions minefield. John Wiley & Sons.

3) David, F. R. (2011). Strategic management: Concepts and cases. Peaeson/Prentice

Hall.

4) Timothy J.Galpin, Mark Herndon (2009).Cẩm nang hướng dẫn M&A. NXB Tổng

Hợp TP.HCM.

13. Tài chính khởi nghiệp:

Học phần Tài chính khởi nghiệp được xây dựng trong bối cảnh hiện đại, khi các nước trên thế

giới và gần đây ở Việt Nam chính phủ đang có những dự án hỗ trợ các ý tưởng mới, sự khuyến

khích các nhà đầu tư mạo hiểm tài trợ cho những người khởi nghiệp. Học phần sẽ giúp cho học

viên có kiến thức cơ bản về tài chính, kiến thức tổng quát về quá trình từ khi có ý tưởng, thực

hiện kế hoạch tài chính, kêu gọi đầu tư, xác định các cột mốc quan trọng trong quá trình biến ý

tưởng thành kế hoạch kinh doanh.

Page 18: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 18 -

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi học xong học phần này, học viên có thể:

• Hiểu sự khác nhau giữa tài chính khởi nghiệp và tài chính công ty cổ phần.

• Biết rằng mục tiêu tối đa hóa giá trị của người khởi nghiệp là trọng tâm để nghiên cứu tài

chính khởi nghiệp.

• Có khả năng diễn tả thể mô tả sự tiến triển trong tư duy về tinh thần khởi nghiệp.

• Có khả năng diễn tả quá trình hình thành dự án mới từ lúc có ý tưởng cho đến khi gặt hái

kết quả đầu tư.

• Nhận biết việc nghiên cứu tài chính khởi nghiệp sẽ dẫn đến việc thực hiện đầu tư và quyết

định tài chính tốt hơn và nâng cao khả năng thiết lập dự án thành công.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Giới thiệu về môn học tài chính khởi nghiệp

Chủ đề 2: Tổng quan về tài chính khởi nghiệp

Chủ đề 3: Lập kế hoạch kinh doanh

Chủ đề 4: Chiến lược dự án mới

Chủ đề 5: Phát triển chiến lược kinh doanh bằng sử dụng mô phỏng

Chủ đề 6: Những phương pháp dự báo tài chính

Chủ đề 7: Tiếp cận nhu cầu tài chính

Chủ đề 8: Khung định giá dự án mới

Chủ đề 9: Gía trị thực tiễn: Triển vọng của nhà đầu tư

Chủ đề 10: Định giá: Triển vọng của nhà khởi nghiệp

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Tài liệu giảng dạy:

✓ Janet Kiholm Smith and Richard L. Smith (2004), Entreupruneurial Finance,

second edition, Janet Kiholm Smith and richard L. Smith, 2004 John Wiley & Sons,

Inc.

✓ Bài giảng “Tài chính khởi nghiệp” Khoa Tài chính ngân hàng, lưu hành nội bộ.

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ J Chris Leach & Ronald W. Melicher (2010), Entreupruneurial Finance, Fourth

edition, South- Western Cengage Learning.

Page 19: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 19 -

✓ Steven Rogers (2009), Entreupruneurial Finance_ Finance and business strategies

for the serious Entrepreneur, second edtion, Kellog School of Management.

14. Chiến lược tài chính công ty

Học phần cung cấp kiến thức ở trình độ cao trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp

– hiểu và hoạch định chiến lược tài chính cho công ty trong mối quan hệ với chiến lược của công

ty. Trong những giai đoạn nhất định, mỗi công ty có các điểm đặc thù riêng, cần hiểu và vận

dụng, khai thác chúng như thế nào để đạt được mục tiêu của chủ công ty.

Trong quá trình quản trị tài chính công ty, ở cấp độ cao,các câu hỏi được đặt ra là: Các

chiến lược đầu tư, tài trợ như thế nào? Chiến lược phân phối ra sao? Nên mua hay bán công ty,

nên sáp nhập hay hợp nhất với công ty khác hay không? …Môn học sẽ trả lời các câu hỏi đó ở

tầm chiến lược.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng:

• Phân biệt rõ chiến lược công ty và chiến lược tài chính của công ty, mối quan hệ giữa 2

loại chiến lược này.

• Xây dựng chiến lược tài chính công ty theo từng giai đoạn tồn tại của công ty.

• Hiểu biết và hoạch định chiến lược trong mua bán và sáp nhập công ty.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1 Tổng quan về chiến lược tài chính doanh nghiệp

Chủ đề 2 Giá cổ phiếu

Chủ đề 3 Mối quan hệ giữa chiến lược công ty và chiến lược tài chính công ty

Chủ đề 4 Quản lý doanh nghiệp và chiến lược tài chính

Chủ đề 5 Chi phí đại diện

Chủ đề 6 Kinh doanh vốn mạo hiểm

Chủ đề 7 Công ty đang phát triển

Chủ đề 8 Công ty trưởng thành (phát triển)

Chủ đề 9 Công ty suy thoái – cái chết êm ái (eutharsia)

Chủ đề 10 Mua bán và sáp nhập

Page 20: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 20 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

❖ Tập bài giảng: “Chiến lược tài chính công ty”- Khoa TCNH.

❖ Giáo trình tham khảo:

[1] Corporate Finacial stratergy, Ruth Bender and Keith Ward. 3rd Edition, 2009.

[2] Stratergy Financial Management, R.A.Hill, 2009.

[3] Tài chính doanh nghiệp hiện đại, GS.TS. Trần Ngọc Thơ,

15. Quản trị tài chính công ty đa quốc gia

MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

Học viên nắm bắt được các mục tiêu của một tập đoàn đa quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa,

các mục tiêu và yêu cầu quản trị đối với những tập đoàn này trên các phương diện vi mô và chịu

sự tác động của yếu tố vĩ mô toàn cầu. Nắm bắt được các rủi ro trong quản trị tài chính công ty

đa quốc gia

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về quản trị tài chính công ty đa quốc gia

Chủ đề 2: Quản trị rủi ro tỷ giá

Chủ đề 3: Quản trị rủi ro chuyển đổi và rủi ro giao dịch

Chủ đề 4: Quản trị vốn luân chuyển công ty MNCs

Chủ đề 5: Chi phí sử dụng vốn của công ty MNC

Chủ đề 6. Quyết định đầu tư quốc tế của MNC

Chủ đề 7: Quyết định tài trợ MNCs

Chủ đề 8: Chuyển giá trong các MNC

Chủ đề 9: Quản trị hệ thống tài chính đa quốc gia

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Multinational Financial Management 10th – Alan C. Shapiro - Wiley

[2]. Tài chính quốc tế - Jeff Madura - Cengage Learning – 2012.

[3]. Tài chính quốc tế - GS.TS.Nguyễn Văn Tiến - NXB Thống Kê – 2012.

[4] Tài chính công ty đa quốc gia – TS. Phan Thị Nhi Hiếu (chủ biên) – NXB Kinh Tế

TP.HCM, 2015.

[5] International transfer pricing 2013/14 – Pricewaterhouse Coopers

Page 21: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 21 -

16. Quản trị rủi ro tài chính

Môn học này trang bị cho người học một chuỗi kiến thức có liên quan đến quản trị rủi ro

tài chính. Môn học này trang bị cho người học một chuỗi kiến thức có liên quan đến quản trị

rủi ro tài chính. Quản trị rủi ro tài chính là một môn học kỹ thuật cao nó sử dụng một số lượng

đáng kể kiến thức toán học và thống kê.Phần đầu tiên của môn học sẽ cung cấp kiến thức tổng

quan về rủi ro,về quản trị rủi ro và các vấn đề cơ bản về phái sinh. Chủ đề 2 sẽ tập trung đi vào

thị trường phái sinh – Sự xuất hiện của các công cụ quản trị rủi ro tài chính hiện đại được trình

bày trong Chủ đề này - nghiên cứu các công cụ phái sinh cơ bản chuyên dụng để quản trị rủi ro

do giá cả thay đổi. Chủ đề 3 sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến những rủi ro do sự biến động

giá tác động đến tài chính của các công ty. Chủ đề 4 vận dụng các công cụ phái sinh và các

công cụ khác để quản trị rủi ro do biến động giá. Chủ đề 5 trình bày các rủi ro trong đầu tư bao

gồm đầu tư tài chính và đầu tư thực. Chủ đề 6 giới thiệu các phương pháp quản trị rủi ro đầu

tư. Chủ đề 7 trình bày phương thức quản trị rủi ro tín dụng và Chủ đề 8 nghiên cứu về quản trị

khủng hoảng và nợ công.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tài chính

Chủ đề 2: Thị trường tài chính phái sinh

Chủ đề 3: Biến động giá cả và rủi ro của doanh nghiệp

Chủ đề 4: Quản trị rủi ro do biến động giá

Chủ đề 5: Rủi ro trong đầu tư

Chủ đề 6: Quản trị rủi ro đầu tư

Chủ đề 7: quản trị rủi ro tín dụng

Chủ đề 8: Quản trị khủng hoảng và nợ công

Chủ đề 9: Báo cáo chuyên đề (một số chủ đề thời sự về quản trị RRTC)

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] John Hull, Futures, Options, and Other Derivatives seventh edition, 2012

[2] Financial Risk Management, Dun & Bradstreet-Tata Mc Graw-Hill, 2007.

[3] Nguyễn Thị Ngọc Trang, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống kê, 2006

Page 22: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 22 -

[4] Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro tài chính, 2004

[5] Quản trị rủi ro và khủng hoảng, PGS.TS. Đoàn thị Hồng Vân, NXB Lao động- Xã hội, 2007.

[6] Value at risk, Philippe Jorion, Mc Graw Hill, 2007

[7] Elements of financial risk management, Peter Christoffersen, 2nd edition, 2012

[8] Tài chính doanh nghiệp, Bùi Hữu Phước (chủ biên), NXB Kinh Tế, 2014.

[9] Đại khủng hoảng toàn cầu 2008 dưới con mắt các nhà báo và các chuyên gia kinh tế quốc

tế, Nguyễn Văn Nhã tổng hợp và dịch, NXB Tri Thức, 2009.

Understanding market, credit, and operational risk: the Value At Risk approach, Linda Allen,

Jacob Boudoukh, and Anthony Saunders, 2004.

17. Thị trường phái sinh: Học phần nhằm cung cấp cho người học kiến thức nâng cao về thị

trường chứng khoán phái sinh và các ứng dụng của các công cụ phái sinh để giúp nhà đầu tư hiểu

về cơ chế vận hành của thị trườngtừ đó có khả năng lựa chọn các chiến lược phòng ngừa rủi ro

phù hợp với nhu cầu của mình. Do đó học phân sẽ chú trọng vào cơ chế giao dịch của thị trường

quyền chọn và thị trường tương lai được phân tích theo cơ chế giao dịch của thị trường các nước

phát triển, đi sâu vào các phương pháp định giá hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai để

NĐT có cơ sở đưa ra quyết định sử dụng các chiến lược khác nhau để phòng vệ và kiếm lời trong

lĩnh vực đầu tư chứng khoán và tiền tệ.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng:

➢ Xác định cơ chế giao dịch của thị trường tương lai và thị trường quyền chọn

➢ Định giá hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai theo các phương pháp khác nhau

➢ Phân tích các chiến lược phòng vệ khác nhau khi kinh doanh chứng khoán và tiền tệ

➢ Ứng dụng các hợp đồng phái sinh trong lãnh vực kinh doanh ngân hàng

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về thị trường tài chính phái sinh

Chủ đề 2: Cơ chế giao dịch của thị trường tương lai

Chủ đề 3: Hợp đồng tương lai và kỳ hạn

Chủ đề 4: Định giá hợp đồng tương lai và kỳ hạn

Chủ đề 5: Hợp đồng tương lai, hoán đổi và quản trị rủi ro

Page 23: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 23 -

Chủ đề 6: Cơ chế giao dịch thị trường quyền chọn

Chủ đề 7: Định giá quyền chọn

Chủ đề 8: Các chiến lược nâng cao phòng vệ rủi ro bằng quyền chọn

Chủ đề 9: Sử dụng hợp đồng quyền chọn, tương lai, hoán đổi và các công cụ khác để

quản trị tài sản – nợ

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Giáo trình chính: Chứng khoán phái sinh và quản trị rủi ro Cengate 2012, Don

Chance

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ John C. Hull, “Options, Futures, and other Derivatives”, Pearson, 8th edition

(J.Hull)

✓ Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield, Jeffrey Jaffe, “Corporate Finance”, 9th

edition, MaGrawHill International Edition (RWJ).

✓ Bodie, Kane, Marcus, “Investments and Portfolio Management”, 9th edition,

MaGrawHill International Edition (BKM).

✓ Authony Saunders, Marcia Millon Cornett, “Financial Institutions Management”,

8th edition, MaGrawHill International Edition (AM).

✓ Peter S. Rose, Sylvia C. Hudgins, “Bank management & Financial services”, 9th

edition, MaGrawHill (PS).

18. Quản trị ngân hàng thương mại nâng cao: Học phần nhằm trang bị cho người học kiến

thức cơ bản và nâng cao về quản trị ngân hàng hiện đại trong xu thế hội nhập toàn cầu. Các chủ

đề về quản trị rủi ro lãi suất bằng mô hình thời lượng, quản trị dự trữ và thanh khoản, quản trị

nguồn vốn, và quản trị tín dụng được phân tích và lượng hóa cụ thể trong học phần này. Ngoài

ra, học phần cũng giới thiệu các báo cáo tài chính cũng như các chiến lược thâu tóm và sáp nhập

trong ngân hàng.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng:

➢ Đọc hiểu các báo cáo tài chính của ngân hàng

➢ Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng

Page 24: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 24 -

➢ Quản trị rủi ro lãi suất

➢ Quản trị dự trữ và thanh khoản

➢ Quản trị nguồn vốn ngân hàng

➢ Quản trị tín dụng

➢ Phân tích và đánh giá các thương vụ mua bán và sáp nhập ngân hàng.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về quản trị ngân hàng

Chủ đề 2: Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng

Chủ đề 3: Quản trị rủi ro lãi suất

Chủ đề 4: Quản trị dự trữ và thanh khoản

Chủ đề 5: Quản trị nợ ngân hàng

Chủ đề 6: Quản trị vốn cổ phần

Chủ đề 7: Chính sách và thủ tục cho vay

Chủ đề 8: Tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Chủ đề 9: Tín dụng tiêu dùng

Chủ đề 10: Sáp nhập và thâu tóm

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Giáo trình chính: Phạm Hữu Hồng Thái, “Quản trị ngân hàng thương mại”, Lưu hành

nội bộ, 2016.

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ Peter S. Rose, Sylvia C. Hudgins, “Bank management & Financial services”, 9th

edition, MaGrawHill (PS).

✓ Jean Dermine, “Bank valuation & value-based management”, MaGrawHill 2009.

✓ Phạm Hữu Hồng Thái, “Bank problems in transition economies – caes of Vietnam’s

commercial banks”, Nhà xuất bản Tài chính, 2014.

✓ Phạm Hữu Hồng Thái, “Chiến lược kinh doanh ngân hàng – Nghiên cứu tình huống

tại các NHTMVN”, Nhà xuất bản Tài chính, 2014.

19. Quản trị rủi ro ngân hàng: Học phần nhằm cung cấp cho người học kiến thức nâng cao

về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng trong hệ thống ngân hàng toàn cầu. Học

phần tập trung phân tích và lượng hóa các loại rủi ro trong các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại như

rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro thị trường, rủi ro ngoại

Page 25: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 25 -

bảng, rủi ro công nghệ và rủi ro hoạt động. Bên cạnh đó, các chủ đề về quản trị nợ và thanh

khoản, bảo hiểm tiền gửi, hệ số an toàn vốn, bán khoản cho vay và chứng khoán hóa cũng được

phân tích trong học phần này.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng:

➢ Lượng hóa rủi ro lãi suất, tín dụng, thanh khoản, ngoại hối, thị trường, ngoại bảng, công

nghệ và hoạt động.

➢ Quản trị thanh khoản và nợ

➢ Thảo luận về bảo hiểm tiền gửi

➢ Xác định hệ số an toàn vốn

➢ Phân tích chiến lược bán khoản cho vay

➢ Phân tích chứng khoán hóa

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về quản trị rủi ro ngân hàng

Chủ đề 2: Rủi ro lãi suất

Chủ đề 3: Rủi ro tín dụng

Chủ đề 4: Rủi ro thanh khoản và ngoại hối

Chủ đề 5: Rủi ro thị trường và ngoại bảng

Chủ đề 6: Rủi ro công nghệ và hoạt động

Chủ đề 7: Quản trị nợ và thanh khoản

Chủ đề 8: Bảo hiểm tiền gửi

Chủ đề 9: Hệ số an toàn vốn

Chủ đề 10: Bán khoản cho vay

Chủ đề 11: Chứng khoán hóa

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Giáo trình chính: Phạm Hữu Hồng Thái, “Quản trị rủi ro ngân hàng”, Lưu hành nội

bộ, 2016.

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ Authony Saunders, Marcia Millon Cornett, “Financial Institutions Management”,

8th edition, MaGrawHill International Edition (AM).

Page 26: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 26 -

✓ Peter S. Rose, Sylvia C. Hudgins, “Bank management & Financial services”, 9th

edition, MaGrawHill (PS).

✓ Jean Dermine, “Bank valuation & value-based management”, MaGrawHill 2009.

20. Quản trị và giám sát khu vực công:Học phần cung cấp cho người học những kiến thức

chuyên sâu về khoa học quản lý đặc thù đối với khu vực công, cụ thể là hiểu được cách thức mà

chính phủ ban hành chính sách và nền tảng học thuật dành cho những người công tác trong khu

vực nhà nước. Một cách rộng hơn, học phần này giúp cho người học hiểu được cách thức chuyển

tải những thông điệp mang tính chính trị vào cuộc sống hàng ngày của người dân.

Học phần Quản trị và giám sát khu vực công liên quan chặt chẽ đến hoạt động của các tổ chức

hoạch định chính sách và các chương trình của chính phủ, nó cũng cấu thành như là một phần

không thể thay thế trong việc hình thành nên thái độ và hành vi của công chức ở tất cả các cấp

chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực và ở mọi cấp độ.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi hoàn thành học phần Quản trị và giám sát khu vực công, người học có thể:

➢ Hiểu được những yếu tố tác động đến chiến lược quản trị công, ở mức cụ thể như là một

tổ chức thuộc khu vực công hoặc ở mức tổng quát, trên bình diện xã hội.

➢ Nắm được các yếu tố đầu vào (inputs) cần thiết trong việc vận hành một cơ chế quản trị

công như yếu tố tài chính và yếu tố con người.

➢ Hiểu và đo lường được tiêu chí “chất lượng” trong hoạt động của tổ chức thuộc khu vực

công, cũng như các yếu tố cấu thành tiêu chí ấy.

➢ Nắm bắt được các xu thế cải cách trong quản trị công từ đó điều chỉnh hành vi cho phù

hợp với vị trí công tác.

➢ Có kiến thức về lãnh đạo khu vực công, biết cách cụ thể hóa kiến thức được trang bị vào

thực tiễn.

➢ Nắm bắt được tính chính trị của chính sách công, từ đó có thể góp phần xây dựng chính

sách phù hợp, được sự đồng thuận của xã hội.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về quản trị và giám sát khu vực công

Chủ đề 2: Chiến lược quản trị công

Page 27: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 27 -

Chủ đề 3: Quản trị tài chính khu vực công

Chủ đề 4: Quản trị nhân sự và con người

Chủ đề 5: Quản trị chất lượng hoạt động của tổ chức thuộc khu vực công

Chủ đề 6: Giám sát khu vực công – xu thế hiện đại

Chủ đề 7: Phân cấp quản trị khu vực công

Chủ đề 8: Lãnh đạo khu vực công

Chủ đề 9: Công bằng xã hội: tính chính trị và chính sách

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Tài liệu giảng dạy:

✓ Bài giảng “Quản trị và giám sát khu vực công”, khoa Thuế - Hải quan, lưu hành nội

bộ

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ Tony Bovaird và Elke Loffler (2009), Public Management and Governance,

Second Edition, Routledge, New York, NY 10016; ISBN (10): 0-415-43043-7;

ISBN (13): 978-0-415-43043-2

✓ Paul ‘t Hart and John Uhr (2008), Public Leadership Perspectives and Practices,

Australian National Univesity (ANU) press.

✓ Andrew Graham (2011), Public Sector Financial Management, School of Public

Studies, Queens’s Univesity, Canada.

✓ A.-V. Anttiroiko, S.J. Bailey and P. Valkama (2011), Innovative Trends in Public

Governance in Asia, IOS Press, ISBN-10: 1607507285; ISBN-13: 978-

1607507284.

✓ UNDP (2010), An Overview of Trends and Development in Public Management

and Local Governance, Bureau for Development Policy, New York.

21. Tài chính công nâng cao: Học phần dành cho hệ đào tạo sau đại học là sự mở rộng

kiến thức từ học “Lý thuyết tài chính công” giảng dạy ở bậc cử nhân chuyên ngành Tài

chính công. Học phần này cung cấp cho học viên những kiến thức chuyên sâu về tài chính

Page 28: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 28 -

công theo từng góc độ cụ thể của nền kinh tế, bao gồm: Ngoại tác và hàng hóa công, giáo

dục và y tế, phân phối thu nhập và phúc lợi xã hội.

Bên cạnh đó, học phần cũng đi sâu vào giảng dạy kiến thức vĩ mô về tài chính công, từ lý

thuyết về phân cấp tài khóa đến chính sách chi tiêu và quan trọng hơn là phân tích chính

sách tài khóa và các biện pháp tài trợ thâm hụt tài khóa.

Những kiến thức đạt được từ học phần này giúp cho học viên nắm vững nền tảng tài chính

công ở mức chuyên sâu và toàn diện; học viên có thể vận dụng những kiến thức này vào

công việc cụ thể tùy theo từng vị trí công tác hiện tại và tương lai.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi học xong học phần Tài chính công nâng cao (và rộng hơn là toàn bộ kiến thức về

tài chính công), học viên có thể:

➢ Hiểu được bản chất của tài chính công theo cách tiếp cận hiện đại, phù hợp với xu thế quốc

tế nhưng vẫn đảm bảo yếu tố đặc thù của Việt Nam.

➢ Nắm được quy mô và tính chất của tài chính công từ góc độ cụ thể (hành vi) đến góc độ

tổng thể (vĩ mô).

➢ Tiếp cận được với những vấn đề đương đại trong lĩnh vực tài chính công như chính sách

tài khóa, vay nợ của khu vực công …

➢ Nâng cao được kỹ năng phân tích chính sách tài chính và đánh giá được tác động của chính

sách tài chính đến những vấn đề cơ bản của nền kinh tế như hiệu quả - công bằng và ổn

định.

➢ Có đủ kiến thức và kỹ năng, công cụ để có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính

sách của ngành tài chính.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Các công cụ phân tích tài chính công

Chủ đề 2: Ngoại tác: vấn đề và giải pháp

Chủ đề 3: Hàng hóa công

Chủ đề 4: Giáo dục và y tế

Chủ đề 5: Phân phối thu nhập và phúc lợi xã hội

Page 29: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 29 -

Chủ đề 6: Phân cấp tài khóa

Chủ đề 7: Chính sách tài khóa trong nền kinh tế mở

Chủ đề 8: Phân tích chính sách chi tiêu

Chủ đề 9: Tài trợ thâm hụt ngân sách

Chủ đề 10: Chính sách tài khóa và kinh tế vĩ mô – nghiên cứu mô hình một số quốc gia

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Tài liệu giảng dạy:

✓ Bài giảng “Tài chính công – phần nâng cao”, khoa Thuế - Hải quan, lưu hành nội

bộ

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ R.A. Musgrave và P.B. Musgrave (2005), Public Finance in Theory anh Pratice –

5nd edition (part 5, 6 và 7), ISBN (10): 0-070-44127-8; ISBN (13): 978-0-070-

44127-9.

✓ Jonathan Gruber (2011), Public Finance and Public Policy – 3rd edition (part II and

III), MIT Press.

✓ Mario I. Blejer và Teresa Ter-Minassian (2007), Macroeconomic Dimensions of

Public Finance, Routledge, New York, ISBN (10): 0-415-14111-7.

22. Thẩm định đầu tư công: Học phần hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết và thực tiễn

trong lĩnh vực thẩm định đầu tư công trên cơ sở thông lệ quốc tế và chính sách, chế độ của Việt

Nam.

Học phần Thẩm định đầu tư công cung cấp cho học viên hệ đào tạo sau đại học những kiến

thức chuyên sâu về đánh giá kinh tế dự án công, thích hợp cho công tác thực tiễn của người học

trong tương lai và phù hợp với mục tiêu nâng cao năng lực đánh giá dự án công trên quan điểm

kinh tế. Với nội dung học phần được thiết kế từ những vấn đề lý thuyết cơ bản về đầu tư công

đến những kỹ thuật đánh giá dự án trên quan điểm kinh tế - xã hội, việc thẩm định kinh tế đối với

dự án đầu tư công xem xét một cách toàn diện tác động của dự án đến những nền tảng kinh tế

như tăng trưởng – việc làm – phúc lợi xã hội.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Page 30: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 30 -

Sau khi hoàn thành học phần Thẩm định đầu tư công, học viên có thể:

➢ Nắm vững kiến thức về đầu tư công, đặc biệt là những khoản đầu tư liên quan đến dự án

xây dựng cơ bản

➢ Nắm vững các nguyên lý tiếp cận và đánh giá một dự án công trên những quan điểm khác

nhau.

➢ Nhận diện được lợi ích và chi phí của dự án trên quan điểm kinh tế

➢ Sử dụng thành thạo các công cụ và kỹ năng phân tích dự án để đánh giá dự án, đặc biệt là

đánh giá trên quan điểm kinh tế - xã hội.

➢ Đánh giá được hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế, từ đó có thể mở rộng kiến thức

nhằm đánh giá những chương trình chi tiêu của chính phủ.

➢ Vận dụng được kiến thức và kỹ năng tổng hợp để đánh giá kinh tế một dự án công liên

quan đến đầu tư xây dựng cơ bản trong một lĩnh vực cụ thể như các dự án cơ sở hạ tầng

của nền kinh tế …

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về đầu tư công

Chủ đề 2: Phương pháp thẩm định dự án công

Chủ đề 3: Tổng quan về thẩm định kinh tế dự án công

Chủ đề 4: Xác định giá kinh tế hàng hóa nội địa của dự án

Chủ đề 5: Xác định giá kinh tế của hàng hóa ngoại thương

Chủ đề 6: Xác định giá kinh tế của vốn và lao động

Chủ đề 7: Đánh giá dự án trong điều kiện có rủi ro

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Tài liệu giảng dạy:

✓ Bài giảng “Thẩm định dự án đầu tư công” – hệ Cao học, khoa Thuế - Hải quan, lưu

hành nội bộ

✓ Nguyễn Hồng Thắng và Nguyễn Thị Huyền (2010), Thẩm định dự án đầu tư khu

vực công, Nxb Thống kê, TP.HCM

Page 31: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 31 -

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ Bùi Tiến Hanh và Phạm Thanh Hà (2015), Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng

thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.

✓ Kenneth Joseph Arrow và Mordecai Kurz (2011), Public Investment, the Rate of

Return, and Optimal Fiscal Policy, The Johns Hopkins University Press for

Resources for the Future ISBN: 978-1-61726-030-8

✓ Stephen A. Marglin (2014), Public Investment Criteria: Benefit-Cost Analysis for

Planned Economic Growth, Routledge Revivals, New York, NY 10017. ISBN-10:

1138830658; ISBN-13: 978-1138830653.

23. Quản lý chi tiêu công: Học phần cung cấp cho học viên kiến thức về chi tiêu công

ở mức độ chuyên sâu trên cơ sở hệ thống hóa một cách toàn diện. Kiến thức được phân bổ

trong học phần đi từ những khái niệm cơ bản đến việc mở rộng, ứng dụng vào từng lĩnh

vực cụ thể như hoạch định ngân sách, giám sát ngân sách. Đặc biệt, trong quản lý chi tiêu

công, một mảng kiến thức quan trọng được bổ sung đó là quản lý dòng tiền dành cho chi

tiêu nhằm đảm bảo sự tương thích giữa kế hoạch chi tiêu và thực hiện chi têu công.

Phần cuối của học phần đề cập đến những khái niệm, nguyên tắc và phương pháp nhằm

thiết lập khuôn khổ chi tiêu công trung hạn, đảm bảo tính toàn diện của học phần cũng như

thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.

Những kiến thức được cung cấp bởi học phần, do vậy, đảm bảo về lý thuyết và thực tiễn,

giúp cho học viên có thể có nền tảng vững vàng trong thực tế triển khai công việc ở mỗi

vị trí công tác cụ thể.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi học xong học phần quản lý chi tiêu công, học viên có thể:

➢ Nắm bắt được phạm vi, tính chất của chi tiêu công trên cơ sở phân tích vai trò của chính

phủ trong nền kinh tế đương đại.

➢ Có đủ kiến thức và kỷ năng trong việc hoạch định ngân sách, quản lý ngân sách đảm bảo

tuân thủ các tiêu chuẩn minh bạch – trách nhiệm và hiệu quả.

➢ Có kiến thức về những khía cạnh cần thiết để tham gia giám sát ngân sách theo khuôn khổ

chức năng và những quy định của pháp luật.

Page 32: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 32 -

➢ Nắm bắt được kiến thức và quy trình quản trị được dòng tiền dành cho chi tiêu công theo

xu hướng hiện đại hóa.

➢ Hoạch định và xây dựng được các kế hoạch ngân sách (3 năm) và khuôn khổ chi tiêu công

trung hạn; phù hợp với hướng cải cách ngân sách của Việt Nam.

➢ Có đủ kiến thức và kỹ năng, công cụ để có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính

sách chi tiêu của quốc gia và địa phương.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về chi tiêu công

Chủ đề 2: Chi tiêu công tổng thể

Chủ đề 3: Hoạch định ngân sách

Chủ đề 4: Giám sát ngân sách

Chủ đề 5: Hoạch định và quản trị dòng tiền

Chủ đề 6: Khuôn khổ quản lý chi tiêu công trung hạn

Chủ đề 7: Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Tài liệu giảng dạy:

✓ Bài giảng “Quản lý chi tiêu công – dùng cho hệ sau đại học”, khoa Thuế - Hải quan,

lưu hành nội bộ

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ Nguyễn Ngọc Ảnh, Nguyễn Đức Thanh và Đỗ Gioan Hảo (2015), Quản lý ngân

sách nhà nước, bài giảng hệ cao học, Khoa Thuế - Hải quan, UFM; TP.HCM, lưu

hành nội bộ.

✓ Barry H. Potter and Jack Diamond (1999), Guidelines for Public Expenditure

Management, IMF Publications. Washington D.C.

✓ World Bank (1998), Public Expenditure Management Handbook, The World

Bank, Washington, D.C.

✓ Premchand A. (2000), Public Expenditure Management, IMF Publications,

Washington D.C.

✓ ADB (2001), What is Public Expenditure Management – PEM, The Governance

Unit Strategy and Policy Department, Quarterly Publication, ADB, 1-2001.

Page 33: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 33 -

24. Phân tích chính sách công: Học phần Phân tích chính sách công được xây dựng trong bối

cảnh hiện đại, khi chính sách công trở thành công cụ quan trọng nhất của nhà nước trong

quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội theo các mục tiêu đã xác định. Học phần

này cung cấp cho học viên kiến thức chuyên sâu về chính sách công và những kỹ năng cần

thiết để phân tích một chính sách công, từ việc phác thảo một khuôn khổ phân tích chính

sách đến quy trình phân tích một chính sách.

Trong khuôn khổ phân tính chính sách công, hệ thống các phương pháp phân tích được

chú trọng giảng dạy giúp học viên có lựa chọn phù hợp khi tiến hành đánh giá một chính

sách công cụ thể; gồm phương pháp tiếp cận dựa trên việc phân tích hành vi (analycentric

approach); phương pháp phân tích quá trình chính sách (policy process approach); và

phương pháp tiếp cận hệ thống (meta-policy approach). Việc lựa chọn phương pháp phân

tích chính sách thích hợp trong khung phân tích giúp đạt được mục tiêu của việc phân tích

chính sách trên những góc độ khác nhau, theo đòi hỏi của thực tiễn.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi học xong học phần này, học viên có thể:

➢ Hiểu những khái niệm về chính sách công và vận dụng những khái niệm này vào công tác

thực tiễn

➢ Nắm bắt được những kỹ năng cần thiết trong hoạch định và thực thi một chính sách công

➢ Vận dụng kiến thức có được để xây dựng một chính sách công trong phạm vi công tác của

mình.

➢ Nắm vững kiến thức để phân tích một chính sách công.

➢ Lựa chọn được phương pháp phân tích chính sách cụ thể trên cơ sở mục tiêu định trước và

những yếu tố tác động đến chính sách và những yếu tố bị tác động bởi chính sách.

➢ Thiết kế được một quy trình để phân tích một chính sách cụ thể.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan về chính sách công

Chủ đề 2: Chính sách công trong nền kinh tế thị trường

Chủ đề 3: Hoạch định chính sách công

Chủ đề 4: Tổ chức thực thi chính sách công

Chủ đề 5: Những vấn đề cốt yếu trong phân tích chính sách công

Chủ đề 6: Xây dựng khuôn khổ phân tích chính sách công

Page 34: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 34 -

Chủ đề 7: Thiết kế quy trình phân tích chính sách công

Chủ đề 8: Xây dựng khung phân tích chính sách

Chủ đề 9: Minh họa: Phân tích một chính sách công của Việt Nam

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Tài liệu giảng dạy:

✓ Bài giảng “Phân tích chính sách công”, khoa Thuế - Hải quan, lưu hành nội bộ

✓ Vũ Sĩ Cường và Nguyễn Trọng Hòa (2014), Bài giảng Chính sách công, Học viện

Tài chính, Hà Nội. Lưu hành nội bộ

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ HM Treasury (2011), The Magenta Book: Guidance for Evaluation. United

Kingdom.

✓ Shahidur R. Khandker, Gayatri B. Koolwal and Hussain A. Samad (2010),

Handbook on impact Evaluation: Quantitative method and Practice. The World

Bank, Washington D.C.

25. Phân tích chính sách thuế: Học phần đưa ra một khuôn khổ lý thuyết cho việc phân tích

chính sách thuế gồm công cụ, mục tiêu và sự vận dụng vào từng lĩnh vực cụ thể như thuế

lương, thuế tiêu dùng, thuế đầu tư và tài sản và thuế công ty. Ở bậc Cao học, học phần này

được thiết kế như là một phần kiến thức chuyên sâu, thích hợp với các nhà hoạch định

chính sách tài khóa nói riêng và chính sách kinh tế nói chung. Ngoài ra, học phần này cũng

trang bị những kiến thức cần thiết cho các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, điều hành

doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế đang cải cách và hội nhập sâu rộng vào khu vực

và toàn cầu.

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Học phần nhằm cung cấp cho người học kiến thức nâng cao về thuế trên góc độ chính

sách, từ công cụ phân tích đến mục tiêu phân tích (thuế hiệu quả). Các chủ đề được giới

thiệu và giảng dạy giúp người học nắm được bản chất cũng như phạm vi tác động của thuế

trên những lĩnh vực khác nhau. Với kiến thức được trang bị, người học có thể tự so sánh

với thực tiễn vận hành chính sách thuế của Việt Nam nhằm (i): hiểu được căn nguyên của

việc ban hành một chính sách thuế và những thách thức xuất phát từ thực tiễn; và (ii) xác

định được định hướng nghiên cứu chính sách thuế ở những góc độ khác nhau cho luận văn

tốt nghiệp về sau.

CÁC CHỦ ĐỀ

Page 35: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 35 -

Chủ đề 1: Tổng quan về thuế

Chủ đề 2: Công cụ phân tích chính sách thuế

Chủ đề 3: Mô hình thuế tối ưu

Chủ đề 4: Phân tích chính sách thuế đánh vào lao động

Chủ đề 5: Phân tích chính sách thuế tiêu dùng

Chủ đề 6: Phân tích mô hình thuế đầu tư và tài sản

Chủ đề 7: Phân tích mô hình thuế công ty

TÀI LIỆU HỌC TẬP

❖ Tài liệu giảng dạy:

✓ Bài giảng “Phân tích chính sách thuế trong hội nhập kinh tế quốc tế”, khoa Thuế -

Hải quan, lưu hành nội bộ

✓ Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2012), Tài chính công và Phân tích chính

sách thuế, TP.HCM, Nxb. Kinh tế.

❖ Giáo trình tham khảo:

✓ Bernard Salanié (2011), The Economics of Taxation, Second edition, the MIT Press.

U.S.

26. Bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe

MỤC TIÊU HỌC PHẦN: Cung cấp cho học viên kiến thức về chuyên sâu về bảo hiểm nhân

thọ và bảo hiểm sức khỏe. Môi trường pháp lý, các quy định pháp luật liên quan. Phân tích cách

thức các công ty bảo hiểm nhân thọ hoạt động trong môi trường toàn cầu ngày nay như cách thức

tổ chức, cách quản lý và vai trò của các đơn vị chức năng và hỗ trợ phát triển, phân phối, phát

hành và quản lý các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ , hoạt động đầu tư tài chính. Cung cấp sự hiểu

biết rộng rãi về kế toán tài chính và quản lý trong các công ty bảo hiểm nhân thọ

Nâng cao kiến thức của học viên về các loại hình bảo hiểm nhân thọ, tính năng và lợi ích của sản

phẩm bảo hiểm nhân thọ cá nhân và nhóm, bảo hiểm sức khoẻ, và các sản phẩm có niên kim,

cách thức sản phẩm được xây dựng, cách chúng hoạt động và phát triển.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Thị trường bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe

Chủ đề 2: Môi trường pháp lý cho bảo hiểm nhân thọ

Chủ đề 3: Hoạt động công ty bảo hiểm nhân thọ

Chủ đề 4: Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Chủ đề 5: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Page 36: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 36 -

Chủ đề 6: Hệ thống kênh phân phối trong bảo hiểm nhân thọ

Chủ đề 7: Kế toán và Báo cáo Tài chính Công ty Bảo hiểm Nhân thọ

Chủ để 8: Quản lý rủi ro và Thiết kế sản phẩm cho các công ty bảo hiểm: mô tả thiết kế sản

phẩm kỹ thuật cho bảo hiểm nhân thọ và các khoản tiền niên kim và tình trạng quản lý rủi ro

hiện tại trong các công ty bảo hiểm.

Chủ đề 9: Phát triển Bảo hiểm sức khỏe và kinh nghiệp một số quốc gia

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu chính

Principle of risk management and insurance, Rejda-MC Namra, Pearson Education, Inc, 2008

Insurance Company Operations, Third Edition, LOMA 290, 2012

Tài liệu tham khảo

Product and Finance, Products and finance, David B. Atkinson, FSA - Published by the society

of Actuaries 2000.

Nguyên tắc và thực hành (bản song Anh - Việt), David Bland, Tài chính, 2004

Principles of Insurance, LOMA 280, 2011

27. Bảo hiểm hưu trí

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Cung cấp học viên kiến thức chuyên sâu về các sản phẩm bảo hiểm hưu trí, các mô hình

tổ chức bảo hiểm hưu trí của các nước và kinh nghiệm đối với Việt Nam. Tác động của bảo hiểm

hưu trí đối với an sinh xã hội.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Tổng quan chương trình an sinh xã hội Việt Nam và các nước

Chủ đề 2: Bảo hiểm hưu trí tự nguyện và bắt buộc

Chủ đề 3: Các mô hình tổ chức bảo hiểm hưu trí tự nguyện các nuớc (03 mô hình vận hành

bảo hiểm hưu trí bổ sung theo từng doanh nghiệp; thành lập quỹ hưu trí bổ sung, một đơn

vị độc lập, có cơ sơ pháp lý, có mục tiêu duy nhất là vận hành chế độ hưu trí bổ sung; dựa

vào các ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ quản lý quỹ hưu trí bổ sung).

Chủ đề 4: Tác động bảo hiểm hưu trí đến an sinh xã hội

Chủ đề 5: Hoạch định kế hoạch hưu trí

Chủ đề 7: Sản phẩm bảo hiểm hưu trí tại công ty bảo hiểm

Chủ đề 8: Quản lý và Giám sát của chính phủ đối với bảo hiểm hưu trí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 37: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 37 -

Tài liệu chính

Principle of risk management and insurance, Rejda-MC Namra, Pearson Education, Inc, 2008.

Risk Management and insurance, James S.Trieschman ctg, Thomson southwestern, 2005

Tài liệu tham khảo

Thông tư 115/2013/TT quy định về bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Product and Finance, Products and finance, David B. Atkinson, FSA - Published by the society

of Actuaries 2000.

28. Định phí sản phẩm bảo hiểm:

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Học phần cung cấp cho học viên các kiến thức chuyên sâu về định phí các sản phẩm bảo

hiểm bao gồm sản phẩm BH nhân thọ và sản phẩm BH phi nhân thọ bao gồm cả việc thiết kế sản

phẩm và phát triển sản phẩm, cách thức tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán

trong công ty bảo hiểm.

CÁC CHỦ ĐỀ

Chủ đề 1: Thị trường bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm

Chủ đề 2: Những vấn đề cơ bản về định phí bảo hiểm

Chủ đề3: Thiết kế sản phẩm bảo hiểm

Chủ đề 4: Mô hình rủi ro bảo hiểm

Chủ đề 5: Định phí trong bảo hiểm nhân thọ

Chủ đề 6: Định phí trong bảo hiểm phi nhân thọ

Chủ đề7: Dự phòng nghiệp vụ trong công ty bảo hiểm

Chương 8: Khả năng thanh toán trong công ty bảo hiểm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Products and finance, David B. Atkinson, FSA - Published by the society of Actuaries

2000

- Non-life Insurance Mathemtics, Thomas Mikosch, springer, 2006

- StatisticalToolsfor Financeand Insurance, Pavel Cížek • Wolfgang Härdle • Rafał

Weron, springer

- Tài chính công ty bảo hiểm, PGS.TS Hồ Thủy Tiên, 2012

28. Quản trị rủi ro định chế tài chính phi ngân hàng

MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

Page 38: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing

- 38 -

Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng:

- Nhận biết nhanh các vấn đề liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro các định chế tài chính

phi ngân hàng.

- Trực tiếp hoặc hướng dẫn các bộ phân liên quan phân tích đánh giá tổng quát và chi tiết

về rủi ro và đo lường rủi ro của các định chế tài chính phi ngân hàng.

- Đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro phù hợp với pháp luật, qui định của các cơ quan

quản lý các định chế tài chính phi ngân hàng tại Việt nam.

- Tham gia góp ý các chính sách liên quan đến quản trị rủi ro các định chế tài chính phi

ngân hàng.

CÁC CHỦ ĐỀ:

Chủ đề 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro trong các định chế tài chính phi ngân hàng

Chủ đề 2: Các phương pháp đo lường rủi ro định chế tài chính phi ngân hàng

Chủ đề 3: Quản trị rủi ro công ty bảo hiểm nhân thọ

Chủ đề 4: Quản trị rủi ro công ty bảo hiểm nhân thọ Quản trị rủi ro công ty chứng khoán

Chủ đề 5: Quản trị rủi ro công ty bảo hiểm phi nhân thọ

Chủ đề 6: Quản trị rủi ro công ty tài chính

Chủ đề 7: Quản trị rủi ro quỹ đầu tư

Chủ đề 8: Thảo luận tình huống thực tế

Chủ đề 9: Chuyên gia báo cáo chuyên đề

TÀI LIỆU HỌC TẬP

Tài liệu chính

Financial Institution Management – A risk Management Approach, Anthony Saunders and

Maria Milton Cornet, Sixth Edition, Publish by McGraw – Hill/Irwin, New York USA 2008

Tài liệu tham khảo

Stategies of Banks and Other Financial Institutions – Theories and Cases, Rajesh Kumar,

Publish by Elsevier – California USA 2014

Non-Bank Financial Institutions; Assessment of their impact on Stability of financial system,

European Commission 2012

Luật các tổ chức tín dụng. Luật chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam

29. Phân tích chính sách BHXH Việt Nam và các nước

MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Page 39: MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN … file- Giáo trình triết học – dành cho học viên cao học do trường ĐH Tài chính – Marketing