mô tảcác trường hợp đồng nhiễm hiv – lao phòng khám opc...

23
Mô tả các trường hợp đồng nhiễm HIV – Lao Phòng khám OPC – BV Nhi Đồng 2 BS Vũ Thiên Ân Bệnh viện Nhi Đồng 2 Báo cáo 28/08/2014

Upload: others

Post on 30-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Mô tả các trường hợpđồng nhiễm HIV – Lao

Phòng khám OPC – BV Nhi Đồng 2

BS Vũ Thiên Ân

Bệnh viện Nhi Đồng 2

Báo cáo 28/08/2014

2

Nội dung

1. Tổng quan y văn

2. Mục tiêu nghiên cứu

3. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu

4. Kết quả và bàn luận

5. Kết luận - Đề xuất

6. Chương trình dự phòng INH

3

Ở trẻ nhiễm HIV, trẻ em nhiễm lao tiềm ẩn thường dễ phát

triển thành bệnh lao (4, 7), kèm theo nguy cơ tiến triển nhanh

của bệnh.

Nam Phi : nguy cơ lao ở trẻ nhiễm HIV tăng gấp 6 đến 8 lần

WHO:

Mỗi năm trên thế giới ước tính có

- 1 triệu (11%) là trẻ em nhiễm lao (dưới 15 tuổi) (2,3).

- 450.000 trẻ em tử vong do lao (9).

- 2,5 triệu trẻ nhiễm HIV trên thế giới (7)

1. Tổng quan y văn

4

Việt Nam

- Việt Nam là một trong những nước nằm trong vùng

dịch tễ lao cao.

- Hàng năm, luôn phát hiện những trẻ nhiễm HIV mới

cũng như các trường hợp đồng nhiễm HIV – lao mới ở

trẻ em.

Chính vì vậy vấn đề đồng nhiễm lao trên trẻ nhiễm

HIV càng đáng quan tâm.

1. Tổng quan y văn

5

Mô tả tính chất dịch tễ, lâm sàng, miễn

dịch các trường hợp đồng nhiễm HIV – lao.

Mô tả kết quả điều trị các trường hợp đồng

nhiễm HIV – lao.

So sánh sự khác biệt giữa các nhóm bệnh

lao khác nhau về tính chất và tiên lượng.

2. Mục tiêu nghiên cứu

6

3. Bệnh nhân và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu :

Nghiên cứu hồi cứu mô tả

Nơi nghiên cứu :

PK OPC – Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM.

Cỡ mẫu:

Phân tích toàn bộ các trường hợp đồng nhiễmHIV – Lao trong giai đoạn từ 1/1/2010 đến31/7/2013.

7

Tiêu chuẩn nhận vào

Thỏa 3 điều kiện:

(1) Được chẩn đoán xác định nhiễm HIV;

(2) Được chẩn đoán nhiễm lao trong giai đoạn từ

tháng 1/2010 đến tháng 7/2013,

(3) Các biến số chính được lưu trữ đầy đủ trong hồ

sơ.

8

Thu thập và xử lý số liệu :

Thu thập số liệu bằng một bảng thu thập dữ

liệu.

Xử lý : Epidata & Stata.

Nghiên cứu được hội đồng Y khoa BV Nhi Đồng 2

cho phép thực hiện.

9

4. Kết quả & Bàn luận

10

62 BN đồng nhiễm HIV - lao

Phân bố theo năm

11

Phân bố theo loại lao

So sánh sự khác biệt giữa lao hạch và lao phổi

12

13

Lao phổi

(38 ca)

Lao hạch

(13 ca)

Lao phổi và lao hạch

(6 ca)

Nhóm dinh

dưỡng khi

phát hiện

lao

< -3SD: 15 (39,47%)

< -2SD: 13 (34,21%)

< -1SD: 6 (15,79%)

BT đến +1SD: 4

(10,53%)

< -3SD: 2 (15,38%)

< -2SD: 4 (30,77%)

< -1SD: 0 (0 %)

BT đến +1SD: 7

(53,85%)

< -3SD: 0 (0%)

< -2SD: 3 (50%)

< -1SD: 1 (16,67 %)

BT đến +1SD: 2

(33,33%)

Nhóm CD4

khi phát

hiện lao

Độ 1: 7 (18,42%)

Độ 2: 3 (7,89%)

Độ 3: 4 (10,53%)

Độ 4: 24 (63.16%)

Độ 1: 6 (46,15%)

Độ 2: 2 (15,38%)

Độ 3: 1 (7,69%)

Độ 4: 4 (30,78%)

Độ 1: 1 (16,67%)

Độ 2: 0 (0%)

Độ 3: 1 (16,67%)

Độ 4: 4 (66,66%)

Tỷ lệ tử

vong

7/33 ca không mất dấu

(21,21%)

1/9 ca không mất

dấu (11,11%)

1/4 ca không mất

dấu (25%)

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng dinh

dưỡng của trẻ trong nhóm lao hạch và nhóm lao phổi

(OR = 19,1; p = 0,024).

Lao hạch thường được phát hiện ở tình trạng dinh

dưỡng tốt hợn so với lao phổi (53,8% trẻ bị lao hạch có

cân nặng bình thường theo lứa tuổi vs10,5% trong

nhóm lao phổi).

Lao hạch đơn độc thường phát hiện ở nhóm bệnh nhân

có CD4 tốt trong khi các loại lao khác thường phát hiện

ở nhóm CD4 thấp hơn.

14

Có 13 trường hợp phát hiện lao trong năm 2013

và đang được điều trị. Tỷ lệ tử vong là 16,7%

(8/48 ca không mất dấu).

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về

phân bố tỷ lệ tử vong theo các năm.

15

Phân bố tỷ lệ tử vong

16

Sống Tử vong

Giới Nam: 18 (46,15%)

Nữ: 21 (53,85%)

Nam: 6 (60%)

Nữ: 4 (40%)

SD khi phát

hiện lao

< -3SD: 13 (33,33%)

< -2SD: 13 (33,33%)

< -1SD: 6 (15,39%)

BT đến +1SD: 7 (17,95%)

< -3SD: 4 (40%)

< -2SD: 5 (50%)

< -1SD: 1(10%)

BT đến +1SD: 0 (0%)

Phân độ CD4

khi phát hiện

lao

Độ 1: 9 (23,07%)

Độ 2: 5 (12,82%)

Độ 3: 6 (15,39%)

Độ 4: 19 (48,72%)

Độ 1: 1 (10%)

Độ 2: 0 (0%)

Độ 3: 0 (0%)

Độ 4: 9 (90%)

Điều trị ARV

trước phát

hiện lao

Không ARV: 18 (46,15%)

Có ARV: 21 (53,85%)

Không ARV: 6 (60%)

Có ARV: 4 (40%)

Bàn luận

Bệnh lao được phát hiện trong tất cả các giai đoạn

lâm sàng và miễn dịch vs hầu hết các trường hợp

lao đều phát hiện trong giai đoạn miễn dịch nặng

với CD4 thấp ở các nước đã phát triển.

Ở nhóm phát hiện lao sau điều trị ARV, hầu hết các

trường hợp phát hiện lao ngay sau điều trị ARV khi

CD4 bắt đầu tăng (37,9% phát hiện lao sau 1

tháng và 34,4% trường hợp phát hiện lao sau 1-6

tháng, p = 0,005).

Với hội chứng phục hồi miễn dịch, các triệu chứng

của bệnh lao xuất hiện.17

So sánh với các nghiên cứu khác

Trung Quốc:

Tỷ lệ lao phổi, lao ngoài phổi và lao toàn thể chiếm

lần lượt chiếm 9,5%, 21,6%, và 18,7%.

76,8% trường hợp phát hiện lao có CD4 < 200/mm3

và 58,5% < 100/mm3.

Tỷ lệ tử vong là 15,8%.

Tuy nhiên, nghiên cứu này là ở người lớn. Ở trẻ em,

như trong nghiên cứu của chúng ta, diễn tiến lao

thường nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.

18

19

Nghiên cứu ở một bệnh viện kết quả chỉ phản

ánh một phần tình hình ở Việt Nam.

Nghiên cứu hồi cứu một số dữ kiện không đầy

đủ và không thể kiểm định lại tính chính xác của

các dữ liệu.

Nghiên cứu này chỉ mới tổng kết số liệu của 7

tháng đầu năm 2013. Chúng tôi đang tổng kết

số liệu trong giai đoạn 2010-2014 để có một báo

cáo toàn diện hơn.

Giới hạn của nghiên cứu

20

5. Kết luận – Đề xuất

Số trường hợp lao trên trẻ đồng nhiễm HIV-lao vẫn còn caovà chưa giảm qua các năm.

Tỷ lệ tử vong còn cao trong các trường hợp đồng nhiễmHIV-lao ở trẻ em.

Tầm quan trọng của việc tầm soát lao sớm.

Ở Việt Nam, trên trẻ em, lao gặp ở tất cả các nhóm CD4.

Cần tầm soát lao trên tất cả các trẻ nhiễm HIV trong tất cảcác lần thăm khám.

Có khuynh hướng tăng về tỷ lệ của nhóm lao hạch trongnăm 2013

Vấn đề tầm soát không chỉ lao phổi mà còn phải tầm soát

lao hạch nói riêng cũng như các loại lao ngoài phổi khác.

21

Tài liệu tham khảo Balewgizie S, Negussie D et al. Predictors of mortality among TB-HIV Co- infected patients being

treated for tuberculosis in Northwest Ethiopia: a retrospective cohort study. BMC InfectiousDiseases 2013.

Chintu C, Mudenda V, et al. Lung diseases at necropsy in African children dying from respiratoryillnesses: descriptive necropsy study. Lancet 2002 Sep;360(9338):985-990.

Harries AD, Hargreaves NJ,et al. Childhood tuberculosis in Malawi: nationwide case-finding andtreatment outcomes. Int. J. Tuberc. Lung Dis 2002 May;6(5):424-431.

Hesseling AC, Cotton MF, et al. High incidence of tuberculosis among HIV-infected infants: evidencefrom a South African population-based study highlights the need for improved tuberculosis controlstrategies. Clin. Infect. Dis 2009 Jan;48(1):108-114.

Jiang X, Lu H et al. A cross-sectional study of HIV and tuberculosis coinfection cases in mainlandChina.South Med J. 2009 Aug;102(8):854.

Madhi SA, Gray GE, et al. Correlation between CD4+ lymphocyte counts, concurrent antigen skin testand tuberculin skin test reactivity in human immunodeficiency virus type 1-infected and -uninfectedchildren with tuberculosis. Pediatr Infect Dis J 1999 Sep;18(9):800-5.

Marais BJ, Gie RP, et al. The clinical epidemiology of childhood pulmonary tuberculosis: a critical reviewof literature from the pre-chemotherapy era. Int J Tuberc Lung Dis 2004 Mar;8(3):278-85.

Nelson LJ, Wells CD et al. Global epidemiology of childhood tuberculosis. Int. J. Tuberc. Lung Dis 2004May;8(5):636-647.[cited 2011 May 24 ]1. World Health Organization. Guidance for national tuberculosisprogrammes in the management of tuberculosis in children. World Health Organization; 2006.

Starke JR. Pediatric tuberculosis: time for a new approach. Tuberculosis (Edinb) 2003;83(1-3):208-212. World Health Organization. Global tuberculosis control : surveillance, planning, financing: WHO report

2008. Geneva: World Health Organization; 2008. UNAIDS/WHO. UNAIDS/WHO:Epidemiological Fact Sheets on HIV and AIDS, 2008 Update. 2008;

Xin chân thành cảm ơn:

BS Nguyễn Thị Thu Hiệp

Nhân viên phòng khám OPC BV Nhi Đồng 2

Đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu

thực hiện nghiên cứu.

22

23