mỞ ĐẦu ấp thiết của đề thcma.vn/uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận...

30
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở bất kỳ lĩnh vực nào, chế độ nào nhân tố con người hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định để đạt được mục tiêu. Cán bộ là vốn quý báu nhất của Đảng, là người lãnh đạo nhân dân, phục vụ nhân dân, tạo ra mối quan hệ giữa đảng với quần chúng. Đảng nhân dân cách mạng Lào (NDCM Lào) luôn luôn nhấn mạnh rằng: “Cán bộ có vai trò quyết định thành công hay thất bại của việc thực hiện đường lối của Đảng”. Như vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng nhân dân cách mạng Lào nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là yêu cầu quan trọng của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) hiện nay. Xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung, công chức hành chính cấp tỉnh nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào ngay từ khi giành được chính quyền đã góp phần cung cấp thế hệ CC nối tiếp nhau gánh vác nhiệm vụ trong suốt các chặng đường cách mạng. Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng NDCM Lào đã tiếp tục quan tâm lãnh đạo công tác này. Việc quản lý và sử dụng CC ngày càng có hiệu quả, hệ thống chính sách đãi ngộ đối với CC phù hợp hơn, đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị định số 171/NĐ-CP, ngày 11/11/1993 của Chính phủ quy định về điều lệ công chức nhà nước CC của CHDCND Lào. Nội dung quan trọng của Nghị định này là quy định về quyền, nhiệm vụ, lợi ích, trách nhiệm, việc tuyển dụng, việc tập sự việc, quản lý CC v.v… Nghị định số 172/NĐ-CP, ngày 11/11/1993 của Chính phủ quy định về ngạch, bậc của CC, cùng với các quy định khác có liên quan đang dần được hoàn thiện, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đội ngũ CB, CC ngày càng có chất lượng. Tuy nhiên cũng trong những năm vừa qua, do cơ chế chính sách còn có một số bất cập cùng với một số nguyên nhân do lịch sử để lại làm cho việc quản lý, sử dụng đội ngũ CCHC chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, dẫn đến tình trạng thiếu hụt CC thông thạo về hành chính, pháp luật, CC hoạch định chính sách và CC chuyên môn nghiệp vụ giỏi, nhất là ở cấp tỉnh. Bên cạnh đó những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế hiện nay, nhất là trước những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường (KTTT); sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đã làm cho một bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về đạo đức cách mạng, coi nhẹ rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Đội ngũ CB, CC nói chung, CB chủ chốt nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Công tác cán bộ, nhất

Upload: others

Post on 09-Jan-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ở bất kỳ lĩnh vực nào, chế độ nào nhân tố con người hết sức quan trọng, đóng vaitrò quyết định để đạt được mục tiêu. Cán bộ là vốn quý báu nhất của Đảng, là ngườilãnh đạo nhân dân, phục vụ nhân dân, tạo ra mối quan hệ giữa đảng với quần chúng.

Đảng nhân dân cách mạng Lào (NDCM Lào) luôn luôn nhấn mạnh rằng: “Cán bộ cóvai trò quyết định thành công hay thất bại của việc thực hiện đường lối của Đảng”.Như vậy, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) có vai trò, vị trí đặcbiệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng nhân dân cách mạng Lào nhằmnâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là yêu cầu quan trọng của công cuộc xâydựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

(CHDCND Lào) hiện nay. Xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung, công chức hành chính

cấp tỉnh nói riêng là một chủ trương lớn của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào

ngay từ khi giành được chính quyền đã góp phần cung cấp thế hệ CC nối tiếp nhaugánh vác nhiệm vụ trong suốt các chặng đường cách mạng. Trong những năm đổi mớivừa qua, Đảng NDCM Lào đã tiếp tục quan tâm lãnh đạo công tác này. Việc quản lý và

sử dụng CC ngày càng có hiệu quả, hệ thống chính sách đãi ngộ đối với CC phù hợphơn, đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị định số 171/NĐ-CP, ngày 11/11/1993 của Chính

phủ quy định về điều lệ công chức nhà nước CC của CHDCND Lào. Nội dung quan

trọng của Nghị định này là quy định về quyền, nhiệm vụ, lợi ích, trách nhiệm, việctuyển dụng, việc tập sự việc, quản lý CC v.v… Nghị định số 172/NĐ-CP, ngày

11/11/1993 của Chính phủ quy định về ngạch, bậc của CC, cùng với các quy định kháccó liên quan đang dần được hoàn thiện, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đội ngũCB, CC ngày càng có chất lượng. Tuy nhiên cũng trong những năm vừa qua, do cơ chếchính sách còn có một số bất cập cùng với một số nguyên nhân do lịch sử để lại làm

cho việc quản lý, sử dụng đội ngũ CCHC chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, dẫn đến tình

trạng thiếu hụt CC thông thạo về hành chính, pháp luật, CC hoạch định chính sách và

CC chuyên môn nghiệp vụ giỏi, nhất là ở cấp tỉnh. Bên cạnh đó những diễn biến phứctạp của tình hình quốc tế hiện nay, nhất là trước những tác động của mặt trái nền kinhtế thị trường (KTTT); sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đã làm cho mộtbộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về đạo đứccách mạng, coi nhẹ rèn luyện, tu dưỡng bản thân. Đội ngũ CB, CC nói chung, CB chủchốt nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới. Công tác cán bộ, nhất

Page 2: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

2

là đội ngũ CCHC cấp tỉnh còn nhiều bất cập, các khâu của công tác cán bộ như tuyểndụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng CB,CC chưa phối hợp chặt chẽ với nhau. Ở mộtsố nơi chưa tổ chức quán triệt kỹ và làm đúng theo quy trình, chưa đồng bộ cả về cơcấu, số lượng và chất lượng, đồng thời còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, đội ngũCCHC vừa thừa, vừa thiếu, lực lượng thay thế trước mắt và lâu dài luôn bị hẫng hụt, dođó cần phải tiếp tục được giải quyết.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên thì việc thực hiện đề tài: "Cơ sở lýluận và thực tiễn xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêucầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào" là

yêu cầu khách quan, cấp thiết. Tác giả luận án mong muốn đề ra những quanđiểm và giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấptỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện quyền lực nhà nước của chính quyềncấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước Lào hiện nay.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

2.1. Mục đích của luận án

Luận án nhằm đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm xây dựng đội ngũCCHC cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ của luận án: Thực hiện mục đích trên, luận án có cácnhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa, phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũCCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào.

- Nghiên cứu hệ thống tư tưởng, quan điểm và đặc trưng về NNPQ, xác địnhnhững yêu cầu của NNPQ đối với công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ởCHDCND Lào.

- Phân tích quá trình hình thành và phát triển của đội ngũ CCHC cấp tỉnh ởCHDCND Lào và đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển đội ngũ CCHC cấptỉnh theo yêu cầu của NNPQ.

- Đề xuất các quan điểm giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnhtheo yêu cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực

Page 3: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

3

tiễn xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào.

- Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây

dựng NNPQ ở CHDCND Lào có phạm vi rộng, với nhiều vấn đề liên quan chặt chẽvới nhau. Về thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở Lào, luận ánchỉ đề cập thực trạng đội ngũ CCHC và xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh từ khi giảiphóng đất nước tức là từ năm 1975 đến nay và các giải pháp xây dựng đội ngũ CCHCcấp tỉnh ở CHDCND Lào đến 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng, duy vật lịch sửmácxít nghiên cứu các nội dung của luận án trên quan điểm hệ thống, toàn diện, kháchquan, lịch sử cụ thể gắn với các quan hệ khách quan - chủ quan, nguyên nhân - kết quả.

Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổnghợp, phương pháp thống kê, so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn v.v.. để nghiên cứunội dung của từng chương trong luận án.

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong tất cả các chương củaluận án khi đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu; nghiên cứu cơ sở lý luận, đánhgiá thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnhở CHDCND Lào hiện nay.

Trong chương 3 khi đánh giá thực trạng đội ngũ CCHC cấp tỉnh còn thựctrạng xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ngoài phương pháp phân tích, tổng hợp tácgiả chú ý sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tài liệu thứ cấp, thamchiếu các tài liệu thống kê, đánh giá của các cơ quan Đảng, Nhà nước Lào.

Trong chương 4 khi nghiên cứu đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng độingũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền tác giả chú trọngsử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp; lý luận gắn với thực tiễn nhằm đề xuấtđược các quan điểm, giải pháp sát với đề tài, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thivà khái quát cao về mặt lý luận.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Nghiên cứu về xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu xây dựngNNPQ ở CHDCND Lào là một vấn đề rộng lớn, phức tạp, đòi hỏi phải đặt trongtổng thể nhiều vấn đề, yêu cầu thực tiễn. Trong phạm vi nghiên cứu nhất định, luận

Page 4: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

4

án có những đóng góp mới sau đây:

- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận dưới góc độ chuyên

ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật về xây dựng đội ngũ CCHC cấptỉnh theo những yêu cầu xây dựng nhà NNPQ của dân, do dân, vì dân. (Khái

niệm, nguyên tắc, nội dung, yêu cầu xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ởCHDCND Lào theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền).

- Đánh giá thực trạng đội ngũ CCHC cấp tỉnh và xây dựng đội ngũ công chứchành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào từ đổi mới đến nay, chỉ ra những ưu điểm, hạnchế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trên cơ sở những yêu cầu của NNPQ.

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp, xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu

cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào hiện nay.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công trình

có liên quan của tác giả đã công bố, nội dung của luận án gồm có 4 chương, 11 tiết.

NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của chương 1 là nghiên cứu của công trình liên quan đến đề tài nhằmxác định những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh gắnvới xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào, từ đó chỉ ra những vấn đề cầngiải quyết và vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu.

Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng góp của luận án, luận ánchia các công trình nghiên cứu liên quan thành 3 nhóm vấn đề: các công trình

nghiên cứu về xây dựng đội ngũ CB, CC, các công trình nghiên cứu về xây dựng độingũ CCHC cấp tỉnh và các công trình nghiên cứu về xây dựng nhà nước pháp quyền.Trên cơ sở đó, luận án cho rằng các công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũCCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào còn

rất ít. Riêng ở Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu phong phú với nhiềutác giả viết liên quan trực tiếp đến chủ đề xây dựng CCHC, xây dựng NNPQ củadân, do dân, vì dân. Xây dựng đội ngũ CC nói chung, đội ngũ CCHC nói riêng, đặc

Page 5: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

5

biệt là đội ngũ CCHC cấp tỉnh, có chất lượng cao, hiện đại và chuyên nghiệp, đápứng yêu cầu NNPQ của dân, do dân, vì dân đang là vấn đề cấp thiết được Đảng và

Nhà nước Việt Nam quan tâm và cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đếnvấn đề này trên các phương diện khác nhau. Còn ở CHDCND Lào vấn đề xây dựngđội ngũ CCHC cấp tỉnh đến nay rất ít công trình nghiên cứu đến, những năm gầnđây, có một số công trình nghiên cứu đến đội ngũ CB, CC cấp tỉnh và các công trình

nghiên cứu đến đội ngũ CB, CC nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau như sau:

- Vắt tha Na CHĂN SA VANG (2007): “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứcchính quyền cấp tỉnh vùng tây bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào’’,

- Khăm Pha Phim Ma Sỏn (2010):“Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà

nước về kinh tế ở Tỉnh Bo Ly Khăm Xay, CHDCND Lào”; Bun Sợt Tham Mạ Vông(2004), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nướcCHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay;

- Đệt Tạ Kon Phi La Phan Đệt (2004), "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủchốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay".

- Bun Lư Sổm Sắc Đi (2004), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh khuvực phía Bắc của nước CHDCND Lào trong giai đoạn cách mạng hiện nay” - KhămPhăn Phôm Mạ Thắt (2005), "Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạochủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mớ"i.

Đó là những công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu. Ngoài ra còn có rấtnhiều các bài viết liên quan đến vấn đề nói trên trong các tạp chí, thông tin có giá trịkhông nhỏ. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu công tác xây dựng đội ngũ cán bộcấp tỉnh trong điều kiện đổi mới chỉ đề cập những vấn đề chung hoặc một số nộidung, khía cạnh nhất định mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diệnvà có hệ thống về xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa và tiếpthu kết quả nghiên cứu cửa các nhà khoa học đi trước, bổ sung vào khoảng trống cácvấn đề nghiên cứu còn bỏ ngỏ, hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn vềxây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ởCHDCND Lào được luận án xác định là hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨCHÀNH CHÍNH CẤP TỈNH THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

Page 6: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

6

PHÁP QUYỀN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Mục tiêu của chương 2 là nhằm hệ thống hóa những những vấn đề lý luận về xâydựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở CHDCNDLào, để đạt được mục tiêu này, chương 2 đề cập đến những vấn đề sau:

2.1. KHÁI NIỆM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤPTỈNH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công chức hành chính cấp tỉnh

2.1.1.1. Khái niệm công chức và công chức hành chính cấp tỉnh

a) Khái niệm công chức

Theo quan niệm chung về CC, thì CC được hiểu là những người thực thi côngvụ, hoạt động của công chức mang tính quyền lực nhà nước hoặc phục vụ cho việcban hành các quyết định quản lý nhà nước, của xã hội làm mục tiêu, căn cứ, tiêu

chuẩn cho hành vi của mình. Với những giai đoạn lịch sử nhất định thuật ngữ côngchức cũng mang những nội dung khác nhau. Theo kinh nghiệm của các quốc gia đã

thực hiện chế độ CC, thì CC được thực hiện chế độ CC được hiểu những công dânđược tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở củaNhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay nước ngoài, được xếpvào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Với quan niệm như thế đểtrở thành người công chức cần thỏa mãn điều kiện sau:

- Là công dân của nước đó.

- Được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển.

- Giữ một công vụ thường xuyên.

- Được xếp vào ngạch, một ngành chuyên môn.

- Làm việc trong một công sở.

- Lĩnh lương từ ngân sách nhà nước.

Sau khi phân tích quan niệm của một số nước, nghiên cứu sinh đưa ra khái

niệm công chức ở CHDCND Lào như sau: “CC là công dân Lào, được tuyển dụng,bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ hay nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quantổ chức của Đảng, nhà nước, tổ chức quần chúng ở trung ương, địa phương, các cơquan thay mặt nước CHDCND Lào ở nước ngoài, được phân loại theo chức vụ

Page 7: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

7

chuyên môn và tương ứng là trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, theo vị trí công tác,được xếp vào một ngạch công chức, mỗi ngạch có chức danh riêng, tiêu chuẩn riêng,

trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

b) Khái niệm công chức hành chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào

Theo quan niệm chung thì CCHC là người làm việc trong các cơ quan côngquyền, cơ quan quản lý HCNN, trong các bộ phận hành chính của các cơ quan, đơnvị sự nghiệp và các tổ chức khác được xếp vào một ngạch hành chính và hưởnglương từ ngân sách Nhà nước. Như vậy, có thể hiểu CCHC là một bộ phận quan

trọng của đội ngũ CC, đảm nhận chức năng quản lý hành chính nhà nước. Họ làngười trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được tuyển dụng, bổnhiệm vào một ngạch CC hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, làm việc trongcác cơ quan HCNN các cấp.

Từ quan niệm nêu trên có thể hiểu CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào là công

dân Lào, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hành chính, giữ mộtcông vụ thường xuyên trong các cơ quan chính quyền cấp tỉnh, hưởng lương từ ngânsách nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi công vụ phục vụ nhà nước,phục vụ nhân dân.

2.1.1.2. Đặc điểm của công chức hành chính cấp tỉnh

Có thể nói, CCHC là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển củamỗi quốc gia. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh và từng giai đoạn lịch sử khác nhaucó đặc điểm khác nhau. Luận án đã rút ra và phân tích 5 đặc điểm Công chức hành

chính cấp tỉnh ở CHDCND Lào như sau:

Một, Đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh là những người thực thi công vụtrong cơ quan hành chính cấp tỉnh ở cấp tỉnh.

Hai, Đội ngũ công chức hành cấp tỉnh được nhà nước đảm bảo các điều kiện cầnthiết, quyền lợi chính đáng để có khả năng và yên tâm thực thi công vụ.

Ba, CCHC là lực lượng lao động có tính chuyên nghiệp.

Bốn, Hoạt động của đội ngũ công chức hành chính diễn ra thường xuyên, liên

tục trên phạm vi rộng và mang tính linh hoạt, thích ứng với sự biến đổi.

Năm, Đội ngũ công chức hành chính tương đối ổn định, mang tính kế thừa,nhưng luôn luôn đòi hỏi, không ngừng nâng cao về chất lượng.

Page 8: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

8

2.1.1.3. Vai trò của công chức hành chính cấp tỉnh

Vai trò của đội ngũ CCHC nói riêng thể hiện qua bốn mối quan hệ.

Một là, quan hệ với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

Hai là, với bộ máy nhà nước (các cơ quan tổ chức lãnh đạo quản lý);

Ba là, với công việc;

Bốn, với quần chúng nhân dân.

Trong NNPQ của dân, do dân, vì dân, đội ngũ CC với tư cách là người thựcthi pháp luật càng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong xây dựng và hoàn thiệnhệ thống pháp luật cũng như trong việc triển khai thực hiện pháp luật đưa pháp luậtvào cuộc sống.

Xây dựng đội ngũ CCHC là một chủ trương lớn của Đảng NDCM Lào đã có

từ lâu và đã góp phần cung cấp các thế hệ cán bộ nối tiếp nhau gánh vác nhiệm vụtrong suốt các chặng đường cách mạng. Trong những năm đổi mới vừa qua, ĐảngNDCM Lào đã tiếp tục quan tâm lãnh đạo công tác xây dựng và phát huy vai trò củađội ngũ CCHC cấp tỉnh.

2.1.2. Khái niệm xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh

Xây dựng CC hành chính cấp tỉnh là quá trình tác động nhiều mặt để đội ngũcông chức có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp,kỹ năng thực hành công vụ theo những tiêu chuẩn nhất định do yêu cầu, đòi hỏi củacông việc, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của từng chức danh, công việc của CC đảmnhận trong cơ quan hành chính cấp tỉnh.

Như vậy, xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh là toàn bộ các hoạt

động nhằm hình thành được đội ngũ công chức hành chính trung thành với Đảng,nhà nước, với nhân dân; thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ; tận tụy và có trách

nhiệm với công vụ; bảo đảm thực thi quyền hành pháp và các nhiệm vụ quản lý nhà

nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội ở cấp tỉnh.

2.2. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNGCHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚCPHÁP QUYỀN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.2.1. Các nguyên tắc xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh

Page 9: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

9

Trong quá trình xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh phải quántriệt vận dụng những nguyên tắc sau đây:

Một là, Quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp trong công tác xây dựng côngchức trên cơ sở chính sách đoàn kết rộng rãi các loại công chức, trọng dụng cán bộcó tài.

Hai là, Xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh phải được tiến hành

theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Ba là, Xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh phải bảo đảm tínhtoàn diện để có đội ngũ công chức hành chính đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu

cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, Xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh chịu sự lãnh đạothống nhất của Trung ương Đảng và trực tiếp quản lý, điều hành của Chính phủ,của chính quyền địa phương, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệthống chính trị.

2.2.2. Nội dung xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Cộnghòa dân chủ nhân dân Lào

2.2.2.1. Tuyển dụng, sử dụng công chức hành chính

a) Tuyển dụng công chức hành chính

Tuyển dụng CC nói chung, CCHC nói riêng là một quá trình phức tạp nhằmtìm kiếm, bổ sung nguồn nhân lực cho cơ quan, tổ chức nhà nước nói chung, cơquan, tổ chức hành chính cấp tỉnh nói riêng.

Vì vậy, khi tuyển dụng CC cần phải làm sao tuyển dụng được những người cókhả năng đảm trách được các công việc của cơ quan, tổ chức trong hiện tại và tươnglai, chứ không chỉ thuần túy là đáp ứng ngay các công việc mà họ đảm nhiệm trướcmắt. Do đó, các nhà tổ chức, quản lý phải có một tâm nhìn chiến lược, trên cơ sởcông tác quy hoạch CC phải dự báo được khả năng phát triển của người được tuyểnvào cơ quan, tổ chức.

Thi tuyển và xét tuyển là hình thức phổ biến trong tuyển dụng CC, đóng vaitrò rất quan trọng để thiết lập đội ngũ công chức ở lào hiện nay. Theo Điều 42 củaNghị định số 82/TT-CP ngày 19/5/2003 đã quy định: việc tuyển dụng công chứcphải thông qua kỳ thi hoặc xét tuyển tùy theo trường hợp do Ủy ban tuyển dụng CC

Page 10: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

10

của cấp bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương và phải được sự đồng ý từ cơ quanquản lý CC cấp trung ương.

b) Sử dụng công chức hành chính

Việc sử dụng CCHC phải chú trọng tới việc dùng đúng người, đúng việc, đúngnăng lực, sở trường, đúng chuyên môn được đào tạo, đối với CC là lãnh đạo cần bốtrí đúng khả năng, đúng vị trí mà CC có thể đảm nhiệm để đạt được hiệu quả cao. Sựbố trí, sắp xếp, phân công công CB, CC đúng đắn sẽ đảm bảo họ hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao, giúp họ tự rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt và giúp tậpthể giải quyết những vấn đề vướng mắc.

2.2.2.2. Xây dựng quy hoạch công chức hành chính cấp tỉnh

Quy hoạch CC là việc lập dự án thiết kế xây dựng tổng hợp đội ngũ CC dựkiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ CC theo một ý đồ rõ rệt, với một trình tự hợplý, trong một thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng độingũ CC.

Để đáp ứng nhu cầu xây dựng đội ngũ CC, đặc biệt là CCHC cấp tỉnh, quyhoạch CC phải bao gồm những nội dung sau đây:

+ Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CC

+ Dự báo nhu cầu và tìm nguồn CC.

+ Thực hiện các bước quy hoạch CC.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng

+ Thực hiện quy trình điều động, luân chuyển CC theo kế hoạch, tạo điều kiệncho CC trong quy hoạch rèn luyện thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm ở các vị trí côngtác khác nhau.

+ Đưa CC dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch.

+ Kiểm tra, tổng kết, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

+ Nhận xét đánh giá CC dự nguồn.

+ Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tạo nguồn, và danh sách CC dự nguồn.

+ Điều chỉnh bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luận chuyển CC.

+ Tiếp tục đưa công chức dự nguồn vào vị trí đã quy hoạch.

Page 11: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

11

+ Việc thực hiện các quy trình, biện pháp quy hoạch, quy chế, chính sách CC.

2.2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh

Đào tạo, bồi dưỡng CCHC là hoạt động nhằm trang bị và nâng cao kiến thức,năng lực cơ bản cho đội ngũ CCHC, xây dựng một đội ngũ CC có đủ phẩm chất,trình độ năng lực để làm tốt nhất những công việc mà họ được giao, trong đó đào tạolà một quá trình truyền thụ kiến thức mới một cách cơ bản, để người CC lĩnh hội và

nắm vững những trí thức, kỹ năng một cách có hệ thống, người CC sẽ có văn bằngmới hoặc cao hơn trình độ trước khi được đào tạo.

Về nội dung, đào tạo, bồi dưỡng CCHC theo quan điểm chung bao gồm: đào tạovề lý luận chính trị; đào tạo về chuyên môn; đào tạo về năng lực quản lý hành chính và

đào tạo về phẩm chất cá nhân;

2.2.2.4. Quản lý, kiểm tra, giám sát công chức hành chính

Quản lý là quá trình theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra các công việc củacác thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp đểđạt được mục đích xác định.

Kiểm tra, giám sát CCHC để đánh giá hiệu quả, trách nhiệm thực thi côngvụ của họ, uốn nắn những sai lầm, thiếu sót những khuyết điểm của họ trong quátrình thực thi công vụ, xử lý các vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức và trách

nhiệm công vụ.

2.2.2.5. Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá công chức hành chính

a) Xây dựng tiêu chuẩn đối với công chức hành chính cấp tỉnh

Ở CHDCND Lào, theo Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 6, Khóa

VII đã xác định tiêu chuẩn công chức hiện nay và trong quy định của Bộ Chính trị số04/BCT, ngày 22-7-2003, đã quy định tiêu chuẩn chung cho CC như sau:

- Về tiêu chuẩn chung:

+ Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành vớiĐảng, với chế độ dân chủ nhân dân, kiến định lý tưởng của Đảng, tuân thủ hiếnpháp, pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và có lý lịch rõ ràng.

+ Cần kiệm, liêm chính, sáng tạo, có sự phát triển bản thân về mọi mặt.

+ Có sự đoàn kết, thống nhất trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, có tác

Page 12: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

12

phong quần chúng, tác phong người lao động một cách đúng đắn, có khả năng tựphê bình và phê bình một cách trung thực.

+ Có chuyên môn nhất định đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công việcmà mình đang đương nhiệm.

+ Có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và thực hiện nghiêm túc

Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định của Đảng và Nhà nước.

+ Có đủ sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng nhiệm vụ được giao.

- Về tiêu chuẩn đối với một số chức danh trong cơ quan hành chính cấp tỉnhnhư:giám đốc, phó giám đốc các sở cấp tỉnh như sau:

+ Một là, phải nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu biết nhiều lĩnh vực, trước hết ở lĩnh vực mình

đang phụ trách, quản lý.

+ Hai là, phải nắm vững cơ chế và tình hình hoạt động của hệ thống tổ chứcbộ máy thuộc quyền quản lý.

+ Ba là, phải có năng lực tư duy nhạy bén, có trình độ chuyên môn tốt nghiệpđại học trở lên và trình độ lý luận cao cấp, thành thạo tiếng Anh hay tiếng nướcngoài nào đó, biết sử dụng phương tiện tin học, có kiến thức pháp luật.

+ Bốn là, phải có năng lực lãnh đạo, quản lý Nhà nước, phối hợp với các cơquan hữu quan.

b) Xây dựng tiêu chí đánh giá công chức hành chính cấp tỉnh

Tiêu chí là dấu hiệu dựa vào để đánh giá; trên cơ sở tiêu chuẩn được cụ thểhóa, đánh giá quá trình hoạt động của cá nhân và đội ngũ. Tiêu chí đánh giá CC gồmcác nội dung chủ yếu sau:

Một là, tiêu chí liên quan đến phẩm chất cá nhân;

Hai là, tiêu chí liên quan đến năng lực quản lý;

Ba là, tiêu chí liên quan đến trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn;

Bốn là, các tiêu chí liên quan đến hiệu quả công việc;

Năm là, các tiêu chí liên quan đến tính cách quan hệ với quần chúng;

Sáu là, các tiêu chí liên quan đến mức độ đáp ứng nhu cầu công việc và tính

hợp lý, đồng bộ của đội ngũ CCHC đó là: cơ cấu giới tính, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu

Page 13: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

13

ngành nghề, cơ cấu dân tộc, mức độ đạt hiệu quả công việc và hệ thống các vănbằng CC nhận được qua quá trình đào tạo.

Đánh giá CC là biện pháp quản lý thông qua việc kiểm tra, kiểm định các chỉsố nói lên sự làm việc, cống hiến của công chức, đánh giá hoạt động thực thi côngviệc của CC trong cơ quan là một việc cần thiết để nhằm hoàn thiện không ngừnghoạt động của họ. Có thể đánh giá CC trên các nội dung sau đây:

- Đánh giá hiệu quả công việc của CC trong cơ quan HCNN;

- Đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CC;

- Đánh giá tiềm năng của CC;

- Đánh giá động cơ của nhân lực trong cơ quan nhà nước.

2.2.2.6. Xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức hànhchính cấp tỉnh

Đảng và Nhà nước Lào có chế độ, chính sách thích hợp bảo đảm lợi ích vậtchất và động viên tinh thần cho CC. Tinh giảm biên chế, nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả lao động, chống tham nhũng, lãng phí, mở rộng bảo hiểm xã hội,tăng tỷ lệ động viên thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước, đổi mới cơ bảnchính sách bảo đảm lợi ích vật chất cho từng loại cán bộ, trước hết là chế độ tiềnlương, nhà ở và phương tiện đi lại…

2.3. XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG

TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH Ở CỘNGHÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.3.1. Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Ở CHDCND Lào, cùng với việc tiếp thu các giá trị chung của nhân loại về NNPQ,trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, bài học lịch sử của sự nghiệp xây dựng NNPQ ởLào từ giải phóng đất nước (năm 1975) tới nay, đặc biệt là kinh nghiệm lý luận và thựctiễn của hơn 26 năm đổi mới đất nước về mọi mặt kinh tế, văn hóa xã hội, chính sáchđối nội và đối ngoại, xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ mới,trên cơ sở những quan điểm chung của Đảng và Nhà nước của Lào, có thể xác địnhđược một hệ thống các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền ở Lào.

Quan điểm chung về việc xây dựng NNPQ của CHDCND Lào đã được đề cập lầnđầu tiên trong Văn kiện Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VIII. Đó là: “Để cho việc

Page 14: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

14

quản lý nhà nước, phù hợp với định hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Đảngcó chính sách từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền, phù hợp với điều kiện thực tếcủa đất nước ta, để cho công dân có thể thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình đầy đủ,đảm bảo sự công bằng trước pháp luật, có giải pháp hiệu quả trong việc chống hành vi

vi phạm pháp luật, đồng thời phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, xâydựng ý thức tôn trọng và tuân theo pháp luật cho rộng rãi trong xã hội”. Như vậy, xây

dựng NNPQ ở CHDCND Lào là xây dựng nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân, nhà

nước thống nhất của các bộ tộc Lào, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhà

nước tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật, quản lý xã thôn bằng pháp luật;quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có phân công, phối hợp và kiểm soát việc thựchiện quyền lực nhà nước về mặt lập pháp, hành pháp, tư pháp; tôn trọng, thực hiện, bảovệ quyền con người, quyền công dân, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; do ĐảngNDCM Lào lãnh đạo; thực hiện đường lối, đối ngoại hòa bình, hữu nghị, bình đẳng và

phát triển với các nước đồng thời tôn trọng và cam kết thực hiện các Công ước, Điềuước quốc tế đã tham gia, ký kết, phê chuẩn.

Những đặc trưng nêu trên đặt ra các yêu cầu đổi mới tổ chức bộ máy, hoàn thiệnpháp luật cũng như xây dựng đội ngũ CB, CC nói chung và CCHC nói riêng.

2.3.2. Những yêu cầu của nhà nước pháp quyền đối với công tác xây dựngđội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Trong điều kiện đất nước Lào đang thời kỳ tổ chức thực hiện Nghị quyết trungương Đảng lần thứ IX, yêu cầu CC nhà nước nói chung, CCHC cấp tỉnh nói riêng

phải đáp ứng được những yêu cầu cụ thể như: 1) Yêu cầu vê phẩm chất chính trị;2) Yêu cầu về đạo đức, lối sống; 3) Yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; 3)

Yêu cầu về chuyên môn hóa, hiện đại hóa đội ngũ công chức hành chính.

2.4. KINH NGHIỆM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH

CẤP TỈNH Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CỘNG HÒA

DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.4.1. Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh của mộtsố nước

Luận án tập trung phân tích, đánh giá và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CC

HC ở một số nước như: Cộng hòa Pháp và Nhật Bản là những nước phát triển cónền hành chính và kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức hành chính phát triển;

Page 15: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

15

Trung Quốc, Việt Nam là những nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tậpquán có nhiều điểm tương đồng với CHDCND Lào, nhưng có trình độ phát triểnkinh tế tương đối cao và đi trước Lào trong việc vận dụng cơ chế thị trường và xây

dựng đội ngũ công chức. Kinh nghiệm của những nước này cần được nghiên cứu,tham khảo vận dụng phù hợp với CHDCND Lào.

2.4.1.1. Cộng hòa Pháp: Luận án tập trung nêu kinh nghiệm về chế độ tuyểndụng CC, công tác đào tạo nghiệp vụ cho CC, chế độ đãi ngộ đối với CC. Như vậy,ta thấy ở Pháp chế độ CC được hình thành từ rất sớm, đồng thời luôn được cải cáchđể không ngừng xây dựng đội ngũ CC có chất lượng cao thông qua việc ban hành

những quy định có tính pháp lý trong xây dựng, quản lý đội ngũ CC, thực hiệnnghiêm chế độ thi tuyển công khai, bình đẳng; chế độ đào tạo, đề bạt, đãi ngộ đốivới CC rất rõ ràng.

2.4.1.2. Nhật Bản: CC ở Nhật Bản là những người được xã hội rất tôn trọng,được chế độ nhà nước rất ưu ái, vì quan chức nhà nước Nhật Bản đều là nhữngngười ưu tú, được tuyển chọn qua những khí thi tuyển nghiêm túc và bằng sự đào

tạo, rèn luyện liên tục trên các cương vị khác nhau sau khi được tuyển dụng.

Việc xây dựng đội ngũ CCNN ở Nhật Bản được bảo đảm thông qua các yếutố sau:

- Thứ nhất, chế độ thi tuyển công khai, công bằng, nên chỉ những người ưu túmới được tuyển dụng làm CCNN.

- Thứ hai, đời sống CCNN ở Nhật Bản được bảo đảm suốt đời qua các chế độvề nhà ở, lương bổng, hưu trí…

- Thứ ba, sự giám sát và phê phán của xã hội đối với CCNN rất chặt chẽ,nghiêm khắc làm cho CCNN hết sức giữ gìn, thận trọng.

- Thứ tư, nhiệm kỳ của các CC lãnh đạo trong bộ thường rất ngắn, chỉ hainăm, nên cơ cấu CCNN luôn luôn được trẻ hóa và dễ tránh được những tiêu cực vềđặc quyền và đặc lợi.

- Thứ năm, đào tạo và bồi dưỡng CC luôn được chú trọng với những hình

thức và nội dung đào tạo linh hoạt.

- Thứ sáu, đạo đức CC luôn được xem là yếu tố rất quan trọng trong chấtlượng của CC.

Page 16: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

16

2.4.1.3. Trung Quốc: Luận án tập trung phân tích và nêu 2 kinh nghiệm như:

Một là; kinh nghiệm về chế độ tuyển chọn công chức: Quy trình tuyển chọnđược chia làm bốn bước: Thông báo, đăng ký ghi tên dự thi; thi viết và tham gia

phỏng vấn, đánh giá kết quả và bổ nhiệm (với tổng số điểm được quy định là 100).

Hai là; kinh nghiệm về chế độ thi kiểm tra

Trong công tác CB, CC của Trung Quốc có hai chế độ thi kiểm tra CC (thựcchất là chế độ đánh giá CC) được thực hiện theo hai hình thức định kỳ (1 năm 1 lầnvào dịp cuối năm); thường kỳ và đột xuất (do lãnh đạo, đồng nghiệp quan sát, đánhgiá) và là cơ sở cho kiểm tra định kỳ. Theo đó, chế độ thi kiểm tra CC được thựchiện trên cơ sở 5 nội dung cơ bản là đức, năng, cần, thích, liêm - thực chất là sự tổnghợp và cụ thể hóa của tiêu chuẩn “Đức - Tài kiêm toàn”, phương châm “bốn hóa”,nguyên tắc chú trọng thành tích thực tế trong công tác CB, CC của Trung Quốc.

2.4.1.4. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đối với việc xây dựng đội ngũ CC cấp tỉnh qua nghiên cứu một số tài liệu,tham khảo và học hỏi kinh nghiệm một số tỉnh tiêu biểu rút ra những bài học kinhnghiệm như sau : 1) Kinh nghiệm.Về tuyển dụng công chức; 2) Về công tác quản lý,đánh giá, sử dụng công chức; 3) Về chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với côngchức; 4) Về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức

2.4.2. Bài học kinh nghiệm của các nước vận dụng trong công tác xây dựngđội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Từ kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CC nhà nước ở một số nước nêu trên, chúng

tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho CHDCND Lào như sau:

Một là, tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, đều nhận thức rõ

tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội ngũ CC đối với việc nâng caonăng lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, trong việc thích ứng với mộtthế giới đang chuyển đổi.

Hai là, nhà nước phải ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản pháp

quy làm cơ sở pháp lý để thống nhất việc xây dựng, quản lý và sử dụng độingũ CCNN.

Ba là, tỉnh ủy, và trực tiếp là đồng chí Bí thư tỉnh ủy là người có trách nhiệmtrực tiếp đối với công tác CB, CC kể từ khâu quy hoạch, kế hoạch, tuyển dụng, sử

Page 17: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

17

dụng, bồi dưỡng, đào tạo…

Bốn là, cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho các vị trí.Tiêu chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá thực hiệncông việc của CC và là chuẩn mực để CC phấn đấu, rèn luyện.

Năm là, thi tuyển CC công khai, công bằng là một trong những biện pháp lựachọn tốt nhất đội ngũ CCHC có chất lượng, Việc thi tuyển CC nghiêm túc, chọnngười giỏi, tạo điều kiện cho người có cơ hội cạnh tranh nhau, qua thi cử chọn ngườitài, chất lượng cao.

Sáu là, coi trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị để xây dựng đội ngũ CCcó bản lĩnh chính trị vững vàng, có tài, có đức, có lòng khao khát phục vụ tổ quốc,phục vụ nhân dân, phải có quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ CC một cách hệthống và đồng bộ.

Bảy là, đánh giá, bổ nhiệm CC phải xem xét tỉ mỉ tất cả các mặt, tránh bổnhiệm, thăng cấp CC một cách vội vàng trong khi điều kiện chưa chín muồi. Bố trí,sắp xếp CC hợp lý đúng tiêu chuẩn, chuyên môn, nghề nghiệp, để người CC manghết khả năng làm việc, đảm bảo tính chuyên sâu nghề nghiệp, phát huy được sởtrưởng của mình.

Tám là, cần quan tâm đến trẻ hóa, trí thức hóa, đồng bộ hóa đội ngũ CC lãnh

đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của xây dựng đất nước.

Chín là, có chế độ đãi ngộ, trả lương thích đáng dựa trên sự cống hiến thực tếcủa mỗi người, có chính sách thích hợp trong việc bồi dưỡng đào tạo CC nữ và công

chức dân tộc thiểu số…

Mười là, xây dựng và không ngừng tổ chức, sắp xếp lại, củng cố, kiện toàn hệthống các cơ quan tham mưu, các cơ sở đào tạo, mở rộng quan hệ hợp tác với nướcngoài, tham khảo kinh nghiệm một cách chọn lọc.

Chương 3

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNHTHEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Page 18: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

18

Mục tiêu của chương 3 là phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ CCHC và xây

dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào từ năm 1975 đến nay. Qua đó chỉ ranhững ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế trong xây dựng độingũ CCHC cấp tỉnh tạo cơ sở đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng đội ngũCCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền.

3.1. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH ỞCỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến đội ngũ công chức hành chính tỉnh ởCộng hòa dân chủ nhân dân Lào

- Về vị trí địa lý, nước Cộng hòa dân chủ nhân Lào nằm ở bán đảo ĐôngDương (châu Á), sâu trong lục địa, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa ở Đông Nam Á,

có diện tích 236.800 km2, với một đường biên giới dài 4.825 km, giáp với 5 nước:Bắc giáp với Trung Quốc có đường biên giới dài 416 km, Tây bắc giáp với Myanmacó đường biên giới dài 230 km, phía tây giáp với Thái Lan có đường biên giới dài

1.730 km, phía Đông giáp với Việt Nam với đường biên giới dài 2.057 km và phía

nam giáp với Campuchia với đường biên giới dài 392 km.

- Về địa hình và khí hậu, do điều kiện tự nhiên, nước CHDCND Lào gồm có17 tỉnh, thành và được chia thành 4 vùng, mỗi vùng có điều kiện địa hình, đất đai, khíhậu, thời tiết khác nhau, có vùng 4 tháng mùa mưa, địa hình đồi núi chiếm 90% củatổng diện tích đất nước, đường giao thông kém phát triển, đi lại gặp nhiều khó khăn,điều đó đã được sự ảnh hưởng tác động mạnh đến đời sống, đi lại và điều kiện làm

việc, học tập của đội ngũ CB, CC cấp tỉnh, nói chung và đối với đội ngũ CCHC cấptỉnh nói riêng, dẫn đến chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấptỉnh, thành không cao.

- Về xã hội, cơ cấu dân cư và tộc người: theo kết quả điều tra dân số toàn

quốc lần thứ hai, công bố ngày 1/3/2005, dân số Lào có 5.609.997 người, trong đónữ 2.813.589 người (chiếm 50,2%), hiện bình quân 23 người/km2, với 49 tộc ngườithuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Việc xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh ở Lào

chịu ảnh hưởng, thậm chí là sự chi phối, rất lớn từ điều kiện tự nhiên và xã hội. Đólà sự ảnh hưởng đến cơ cấu dân tộc - tộc người, văn hóa, tín ngưỡng, truyềnthống.v.v.. của mỗi địa phương. Địa hình chia cắt,dân cư thưa thớt, đất đai rộng,thời tiết khắc nghiệt, giao thông, liên lạc hạn chế, v.v.. cũng ảnh hưởng đến tâm lý,thói quen phương pháp và phong cách của tổ chức và cán bộ, công chức. Đặc biệt,

Page 19: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

19

do điều kiện sống và làm việc ở các tỉnh, các địa phương còn nhiều khó khăn, nên phầnlớn CB, CC, nhất là CC có phẩm chất và năng lực, được đào tạo cơ bản, v.v.. có xuhướng tập trung ở Trung ương, về các vùng trung tâm. Sự thiếu hút CB, CC ở cấp tỉnhlà rất lớn và khó khắc phục, số lượng và chất lượng CB, CC còn rất nhiều hạn chế,nhưng trong việc xây đội ngũ CB, CC lại không thể không tính đến cơ cấu, thành phần,dân tộc, giới tính, v.v.

- Về kinh tế, đến nay Lào vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tếtự nhiên, tự túc, tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa dựa trên các quan hệ tiền tệ, thôngqua thị trường.

Đến nay sau hơn 26 năm đổi mới, tất cả các tỉnh và tuyệt đại đa số các huyệnđã có điện lưới quốc gia, đài phát thanh và truyền hình, mặc dù thời gian sử dụng điệnvà phát sáng còn hạn chế, đặc biệt tất cả các tỉnh đều đã có sân bay, tạo điều kiện chophát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, đến nay Lào

vẫn cơ bản là một nước có nền kinh tế lạc hậu, tự cấp, tự túc là chính, đời sống củacác bộ tộc Lào còn gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế Lào vẫn đang đứng trước nhiềukhó khăn khách quan cả về nhu cầu đầu tư vốn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chotòan bộ nền kinh tế; cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng và chuyển dịch chậm;những yếu kém trong cơ chế quản lý và năng lực trình độ của đội ngũ CB, CC còn

thấp. Việc phát triển kinh tế tuy đã có rất nhiều cố gắng nhưng kinh tế vẫn còn phát

triển chậm, thu nhập ngân sách một số tỉnh và địa phương chỉ đủ trang trải 30% cáckhoản chi; còn lại 70% ngân sách do Trung ương cung cấp.

- Về chính trị:

Hệ thống chính trị ở Lào hiện nay gồm Đảng NDCM Lào, Nhà nướcCHDCND Lào, Mặt trận xây dựng đất nước, và các tổ chức chính trị -xã hội khác.Hệ thống chính trị ở Lào hiện nay được xây dựng thành bốn cấp, trung ương, tỉnh,huyện và bản-làng; hoạt động theo nguyên tác tập trung dân chủ, bảo đảm quyềnlàm chủ của nhân dân, do Đảng NDCM Lào lãnh đạo và theo cơ chế Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Do vậy, ở Lào tỉnh là mắt xích trung gian trong mối quan hệ giữa địa phươngvà trung ương, nơi tổ chức thực hiện các chính sách và quyết định của nhà nước trungương; phối hợp hoạt động của các ngành, các cơ quan nhà nước tại địa phương. Chínhquyền cấp tỉnh là cơ quan quyền lực đại diện cho nhà nước trung ương, đồng thờicũng là cơ quan quyền lực của địa phượng.

Page 20: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

20

- Về văn hóa, người Lào có truyền thống lễ hội để làm phúc và được phúc. ỞLào quanh năm có lễ hội, các lễ hội chính năm như Tết (bunpimay), bun phạ vệt,bun bẳng phay, bun hò khẩu sa lạc, bun hò khẩu pạ đắp đin, bun khẩu phăn sà, bun

ọc phăn sa, bun xuông hưa, bun thạt luông.v.v.. Văn hóa và trình độ văn hóa, vănhóa công dân, văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật, văn hóa lãnh đạo, quản lý còn

rất nhiều hạn chế và ảnh hưởng tiêu cực đến công tác CB, CC.

3.1.2. Quá trình hình thành, phát triển công chức hành chính cấp tỉnh ởCộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Sự ra đời và phát triển của đội ngũ CC NN nước Lào gắn liền với sự ra đời và

phát triển của nền hành chính Lào qua các thời kỳ. Bên cạnh những nét chung, độingũ công chức được hình thành và phát triển do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, văn hóa,

xã hội của đất nước còn mang trong mình những nét đặc trưng riêng gắn liền với quátrình đấu tranh cách mạng giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Quá trình hình thành đội ngũ CC ở Lào có thể chia thành 3 giải đoạn gắn liềnvới từng thời kỳ phát triển của đất nước.

3.1.2.1. Giai đoạn từ năm 1975-1986

Sau khi giành được độc lập (ngày 02-12-1975), nhân dân Lào đã đập tan chếđộ cai trị cũ, xóa bỏ những gì không phù hợp với đường lối phát triển của dân tộc,đồng thời duy trì và phát huy những yếu tố tích cực lập nên một bộ máy mới để quảnlý đất nước.

Về mặt công tác CB: Trước ngày giải phóng, đội ngũ CB đã tham gia kháng

chiến cứu nước, chống thực dân cũ và mới, tổng cộng có trên 38.000 người.

Sau khi giành được chính quyền (năm 1975), có một số viên chức cũ củachính quyền Viêng Chăn tình nguyện làm việc cho chế độ mới (trên 24.000 người).Cho đến nay chỉ còn trên 4.000 người làm trong các bộ máy của Đảng và nhà nước từTrung ương tới cơ sở.

Năm 1983, đội ngũ CB, CC nhà nước đã lên tới 120.000 người, kể cả CB làm

việc trong các đơn vị quốc doanh.

Từ năm 1983-1986, là thời kỳ chấp hành Nghị quyết Đại hội lần thứ III củaĐảng NDCM Lào, đã thành lập một số Bộ, Cơ quan ngang bộ và tách một số Bộ rathành 2 hoặc 3 bộ, làm cho bộ máy HCNN được phát triển nhanh chóng và được

Page 21: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

21

tăng lên tới 32 bộ-Cơ quan ngang bộ. Còn ở địa phương bộ máy hành chính ở cấpđịa phương cũng được phát triển và tăng lên như trung ương, số Sở, ban, ngành ởđịa phương đã tăng lên, số CB, CC lúc đó đã lên tới 106.000 người.

3.1.2.2. Giai đoạn từ năm 1986-2003

- Từ 1986-1991: Chấp hành Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV củaĐảng NDCM Lào về công tác xây dựng Đảng, trong đó có công tác CB trong cảnước nhằm đáp ứng yêu cầu mới của thời kỳ đổi mới. Bộ máy HCNN đã được củngcố lại và giảm xuống từ 32 Bộ-Cơ quan ngang bộ còn 18 Bộ-Cơ quan ngang bộ và

các Sở, ban, ngành ở cấp địa phương cũng được củng cố lại cho gọn nhẹ như Trungương. Lúc bấy giờ thì CB, CC ở địa phương đã giảm xuống từ 106.000 người chỉcòn 76.000 người.

- Từ 1993-2003: Ngày 11 tháng 1 năm 1993, Thủ tướng chính phủ đã ký Nghịđịnh số 171/TT-CP về quy chế CC Nhà nước Lào. Đây là một văn bản cơ bản trongcông tác quản lý CC Nhà nước một cách thống nhất trên phạm vi toàn quốc, trong

pháp lệnh này đã được quy định rõ về vị trí, vai trò, quyền và nhiệm vụ của CC nhà

nước một cách cụ thể.

Sau khi Thủ tướng-Chính phủ ban hành Nghị định 171/TTg-CP về Điều lệCC, Nghị quyết của Bộ chính trị số 21/BCT thì các ban, ngành đã được tiến hành

quản lý một cách tập trung, thống nhất trong cả nước, công tác CB, CC đã cơ bảnđược thực hiện theo quy hoạch và thống nhất về số lượng trong toàn quốc, năm 1999số CC cả nước gồm có 83.000 người.

3.1.2.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến hiện nay

Để tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ, công chức, ngày 19/5/2003 Chính phủđã ban hành Nghị định số 82/CP về Điều lệ CC nước CHDCND Lào để thay thếNghị định số 171/CP và Nghị định số 172/CP, Nghị định sửa đổi bổ sung này là đểquy định những nguyên tắc, Điều lệ và đơn vị tổ chức phụ trách công tác CC nướcCHDCND Lào mà không phải là CB lãnh đạo (từ Thứ trưởng trở lên và tươngđương), công an, quân đội, viên chức doanh nghiệp nhà nước và CB hợp đồng; nộidung quan trọng trong Điều lệ này đã quy định quyền và nghiệm vụ, trách nhiệm và

lợi ích, kỷ luật, đánh giá và quản lý công chức và v.v. .

Trên cơ sở định hướng của các Nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp luậtcủa Nhà nước, từ năm 2003 đến 2012, đội ngũ CC ở Lào đã có sự biến đổi lớn về số

Page 22: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

22

lượng, đến năm 2006 có 99.659 người, năm 2010 có 132.442 người, và năm 2012 có142.603 người, nữ 61.760 người trong đó đội ngũ công chức nhà nước cấp tỉnh gồmcó 26.223 người, nữ 10. 489 người.

3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH

CẤP TỈNH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.2.1. Thực trạng thực hiện các nội dung xây dựng đội ngũ công chứchành chính cấp tỉnh

3.2.1.1. Về quy hoạch đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh

3.2.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá đội ngũ công chức hànhchính cấp tỉnh

- Xây dựng tiêu chuẩn đối với đội ngũ CCHC cấp tỉnh.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá đội ngũ CCHC cấp tỉnh.

3.2.1.3. Về tuyển dụng; sử dụng; đánh giá; bố trí, đề bạt; điều động, luânchuyển công chức hành chính cấp tỉnh

a) Về tuyển dụng CC HC cấp tỉnh

b) Về sử dụng CC HC cấp tỉnh

c) Việc đánh giá CC HC cấp tỉnh

d) Việc bố trí, đề bạt CC HC cấp tỉnh

đ) Việc điều động, luân chuyển CC HC cấp tỉnh

3.2.1.4. Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh

- Đến năm 2012 đội ngũ CCNN chưa được đào tạo về chuyên môn là 1.072

người, nữ 473 người, trong đó cấp tỉnh là 178 người, nữ 89 người. Đội ngũ CC đã

được đào tạo là 141.531 người, nữ 61.287 người, trong đó cấp tỉnh là 26.045 người,nữ 10.400 người.

Sau đây, là kết quả phân tích chất lượng và trình độ đội ngũ CC từ năm2006-2012:

- Về trình độ chuyên môn: năm 2012

Trình độ tiến sĩ: cả nước có 495 người, nữ 58 người, so với năm 2006 tăng lên

240 người, trong đó ở cấp tỉnh có 44 người; Trình độ thạc sĩ: cả nước có 4.212

Page 23: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

23

người, so với năm 2006 tăng lên 2.195 người, trong đó ở cấp tỉnh có 945 người;

Trình độ đại học: cả nước có 22.185 người, so với năm 2006 tăng lên 11.352 người,trong đó ở cấp tỉnh có 7.574 người; Trình độ cao đẳng: có 29.900 người, tăng lên

995 người so với năm 2006, trong đó ở cấp tỉnh có 11.787 người, nữ 3.677 người;Trình độ trung cấp: có 55.739 người, tăng lên 14.183 người so với năm 2006, trongđó ở cấp tỉnh có 18.597 người, nữ 9.834 người; Trình độ sơ cấp: có 18.706 người,giảm xuống 5.340 người so với năm 2006, công chức ở cấp tỉnh có 2.098 người, nữ1.285 người; Công chức không có trình độ chuyên môn gồm có 1.205 người, so vớinăm 2006 giảm xuống 1.479 người.

- Về trình độ lý luận chính trị:

Trình độ lý luận cao cấp: Cả nước có CC đã được đào tạo trình độ lý luậnchính trị cao cấp là 13.125 người, nữ 5.104 người, ở cấp tỉnh có 5.787 người, nữ1.212 người; Trình độ trung cấp: có 17.649 người, nữ 6.523 người, ở cấp tỉnh có7.135 người, nữ 2.256 người; Trình độ sơ cấp: có 29.253 người, nữ 10.091 người,công chức ở cấp tỉnh có 14.527 người, nữ 5.417 người; Trình độ tập huấn 45 ngày: ởCHDCND Lào các công chức trẻ, làm việc tích cực, có thành tích tốt trong côngviệc của mình thì sẽ được đào tạo trình độ lý luận chính trị 45 ngày. Công chức ởcấp tỉnh được tập huấn 45 ngày có 12.365 người, nữ 4,873 người.

- Về trình độ tin học và ngoại ngữ

+ Trình độ tin học: đã có 18.769 CC cấp tỉnh được cấp chứng chỉ tin học trongđó đạt trình độ A là 5.586 người, đạt trình độ B có 7.356 người và đạt trình độ C có5.827 người.

+ Trình độ ngoại ngữ: có 8.314 CC cấp tỉnh có các chứng chỉ ngoại ngữ chiếm31,92% tổng số công chức cấp tỉnh, có 2.914 người đạt trình độ A, 4.284 người đạttrình độ B và 1.116 đạt trình độ C.

3.2.1.5. Chế độ chính sách, trách nhiệm công chức hành chính cấp tỉnh

- Chế độ chính sách: Luận án tập trung nêu ra 2 chính sách cơ bản của CC đólà chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với CC.

- Trách nhiệm đội ngũ CC: Để đảm bảo cho CC thực thi công vụ một cách thậtsự vô tư tận tụy và ngay thẳng với mục tiêu tăng cường trách nhiệm của CC đối vớicác hoạt động công vụ của mình, theo đó cán bộ CC phải chịu trách nhiệm toàn diệnvề các hoạt động trong thực thi công vụ, bao gồm cả trách nhiệm kỷ luật, trách

Page 24: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

24

nhiệm dân sự, trách nhiệm vật chất và trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất mứcđộ của hành vi khi xảy ra vi phạm.

3.2.1.6. Về tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách đối với công chức hànhchính cấp tỉnh

Việc đề ra các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. NướcCHDCND Lào là một nước chậm phát triển, nền kinh tế còn lạc hậu, việc quản lýnhà nước theo pháp luật nói chung chưa nghiêm minh, nền công vụ còn non yếu, dovậy việc thực hiện các văn bản pháp qui, chính sách đối với CC dĩ nhiên là còn

nhiều tồn tại và bật cập, nhất là ở địa phương. Qua khảo sát thực tế ở một số tỉnh thì

Luận án đã nêu ra những bật cập và hạn chế trong việc thực hiện pháp luật, các vănbản pháp quy, chính sách đối với CC như: Một là, còn thiếu sự đồng bộ trong việcthực hiện các văn bản pháp quy giữa trung và cấp tỉnh, giữa tỉnh với tỉnh và tỉnh vớihuyện; Hai là, sự hạn chế về phạm vi điều chỉnh; Ba là, sự hạn chế về quyền lợi và

nghĩa vụ của CC; Bốn là, về chế độ, chính sách đối với CC còn nhiều điều chưa hợplý; Năm là, hạn chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng CC; Sáu là, về hệ thống tiêu

chuẩn đội ngũ CC; Bảy là, còn hạn chế về thanh tra, kiểm tra.

3.2.2. Những ưu điểm trong xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấptỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nguyên nhân

3.2.2.1. Những ưu điểm

Trên cơ sở phân tích, đánh giá và nêu thực trạng xây dựng đội ngũ CCHC cấptỉnh ở CHDCND Lào, luận án Đánh giá chung về xây dựng đội ngũ công chức hành

chính cấp tỉnh đã đạt được từ năm 1975 đến nay và nêu Kết quả thực hiện các nộidung xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh đã có những thành tựu, ưuđiểm sau đây:

+ Bước đầu đã xây dựng được quy hoạch công chức lãnh đạo, quản lý chủchốt cấp tỉnh; Công tác đào tạo, bồi dưỡng CC ngày càng được quan tâm đầu tư và cónhững chuyển biến tích cực; Về tiêu chuẩn CC hiện nay: các sở, ban, ngành, địaphương tự vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, đáp ứng được phầnnào trong công tác CB, CC; Hệ thống tổ chức bộ máy công tác cán bộ, CC ở cấptỉnh: ngày càng được củng cố, các hoạt động đang đi dần vào nền nếp; Về tuyểndụng đã bước đầu có sự đổi mới; Về quản lý đội ngũ công chức hành chính Đã ban

hành được một số chủ trương, chính sách, pháp luật các văn bản pháp quy đối với

Page 25: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

25

CC. Nhìn chung công tác xây dựng đội CCHC cấp tỉnh, đã đạt được nhiều kết quảquan trọng. Đội ngũ CC đã có bước trưởng thành cả số lượng và chất lượng; đã nỗlực tham gia vào sự phát triển KT-XH, cơ quan HCNN có nhiều chuyển biến tíchcực, hoạt động theo hệ thống và không ngừng được hoàn thiện trên cơ sở hiến phápvà pháp luật hiện hành, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, đồng đều trên các

lĩnh vực các địa phương trong cả nước.

3.2.2.2. Nguyên nhân của những ưu điểm

+ Nguyên nhân quan trọng là cấp ủy Đảng, lãnh đạo chủ chốt của các tỉnhcó sự đoàn kết, thống nhất chặt chẽ, bền vững, là truyền thống quý báu ĐảngNDCM Lào nói chung, của các tỉnh nói riêng, đây là yếu tố quyết định trong mọicông việc.

+ Đảng NDCM Lào, đã đề ra đường lối, chiến lược, sách lược, cơ chế bồidưỡng, đào tạo, quản lý và thực hiện chính sách tốt đối với CC trong từng giai đoạn

+ Đội ngũ CCHC cấp tỉnh một phần đã qua thử thách trong khói lửa cáchmạng giải phóng đất nước, qua sự rèn luyện, phấn đấu trong quá trình thực hiện hainhiệm vụ: bảo vệ và xây dựng tổ quốc là lực lượng cốt cán trong công cuộc đổi mớicủa đất nước.

3.2.3. Những hạn chế trong xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấptỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nguyên nhân

3.2.3.1. Những hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, thành tựu, luận án cũng đã phân tích những hạn chếtrong xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh, cụ thể:

+ Về đội ngũ CCHC cấp tỉnh tuy số lượng tăng nhưng chất lượng chưa đáp

ứng được yêu cầu của nhiệm vụ hiện nay của công cuộc đổi mới đất nước.

+ Đến nay ở một số tỉnh đặc biệt ở các tỉnh miền bắc chưa có đội ngũ chuyên

gia cố vấn trong lĩnh vực hành chính và thiếu công chức quản lý hành chính giỏi,nhân viên nhiệm vụ thông thạo, am hiểu pháp luật, có khả năng hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực.

+ Đội ngũ CCHC cấp tỉnh có tình trạng vừa thừa vừa thiếu, nhiều chuyên

viên chính và lãnh đạo chủ chốt chưa đảm bảo đủ tiêu chuẩn về chính độ chuyên

môn và lý luận của ngạch quy định, chưa đảm đương được yêu cầu chức trách của

Page 26: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

26

ngạch bậc

+ Cơ cấu CCHC cấp tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài,

tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ trong mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ biến, thiếu CCnòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao và chuyên gia hoạch định chính sáchcấp tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền bắc

+ Năng lực công tác, hiệu quả công việc chưa cao, cách giải quyết công việccủa một số CC chưa theo kịp với cơ chế mới, còn làm việc theo thói quen của cơ chếquản lý cũ, thiếu năng động sáng tạo, thiếu sâu sát với các đơn vị địa phương, cơ sở.

+ Một bộ phận đội ngũ CC suy giảm lòng tin vào lý tưởng cách mạng, conđường đi lên XHCN, thoái hóa, biến chất, tham nhũng, sách nhiễu dân, thiếu nănglực, thậm chí chưa quan triết đường lối, chính sách của Đảng.

Công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh chậm được thay đổi, còn yếu và

chưa đồng bộ ở các khâu: quy hoạch, sử dựng, đào tạo,… Chế độ công vụ, cơ chếquản lý CC chưa được hoàn thiện.

3.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

+ Cơ chế quản lý đội ngũ CCHC cấp tỉnh còn thiếu đồng bộ.

+ Đảng ủy và chính quyền cấp tỉnh, kể cả người làm công tác tư tưởng chínhtrị, coi nhẹ, buông lỏng, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bồi dưỡng tư tưởngchính trị một cách liên tục,

+ Chính quyền cấp tỉnh một số tỉnh chưa thật sự chăm lo bồi dưỡng, chuyên

môn, nghiệp vụ cho CC.

Cơ cấu tổ chức, đội ngũ CC chưa tương xứng với nhiệm vụ chính trị, chế độnề nếp làm việc chưa hợp lý, ngân sách và điều kiện làm việc không đáp ứng đượctheo nhu cầu cần thiết.

+ Công tác quản lý bảo vệ CC chưa nghiêm, chưa thật sự thực hiện tốtnguyên tắc tập trung thống nhất, chưa nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc bảo vệCC, ít theo dõi và kiểm tra CC, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí còn yếu ớt,việc giải quyết vấn đề tiêu cực, những sai sót trong nội bộ không triệt để, thậmchí còn kéo dài.

+ Chính sách tiền lương hiện hành tuy đã có nhiều tiến bộ so với trước nhưngcũng cần có những thây đổi lớn nhằm khắc phục những vấn đề cơ bản như: Tiền

Page 27: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

27

lương của CC còn thấp, còn nhiều bất cập.

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨCHÀNH CHÍNH CẤP TỈNH THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚCPHÁP QUYỀN Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

Mục tiêu của chương 4 là trên cơ sở những hạn chế mà luận án nêu ra và

dựa vào dự báo nhu cầu xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh, luận án đã mạnh dạn đưara các quan điểm, đề xuất giải pháp để tiếp tục xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnhtheo yêu cầu xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào thời gian tới. Chương này tập trunggiải quyết các nội dung sau:

4.1. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CẤPTỈNH THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở CỘNG HÒA

DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Luận án nêu ra 7 quan điểm như sau:

Một là, Xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh phải dựa trên quan

điểm của Đảng và Nhà nước Lào về xây dựng nhà nước pháp quyền.

Hai là, Quán triệt những quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng độingũ cán bộ, công chức.

Ba là, Xây dựng đội ngũ công chức hành chính phải gắn với công tác xây dựngtổ chức bộ máy nhà nước và đổi mới cơ chế chính sách đối với công chức.

Bốn là, Xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh cần dựa trên cơ sởxây dựng và hoàn chỉnh chiến lược phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương ởCộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Năm là, Xây dựng công chức hành chính cấp tỉnh phải được thực hiện theonhững yêu cầu về chất lượng đội ngũ công chức Nhà nước Lào trong thời kỳ đổi mới.

Sáu là, Xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh phải gắn với quyhoạch và đào tạo, bồi dưỡng công chức.

Bảy là, Xây dựng đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh phải căn cứ vào tình

hình thực tế của tỉnh, đồng thời bám sát yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương.

Page 28: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

28

4.2. GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH

CHÍNH CẤP TỈNH THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ỞCỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY

Luận án tập trung đề xuất hai nhóm giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũCCHC cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng NNPQ ở Lào như sau:

4.2.1. Các giải pháp chung

Luận án nêu ra 3 giải pháp chung như sau:

Một, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng đội ngũcông chức hành chính cấp tỉnh.

Hai, Tiếp tục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và phong

cách làm việc của đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh.

Ba, Tăng cường giáo dục pháp luật, kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dụctư tưởng, đạo đức cho đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh.

4.2.2. Các giải pháp cụ thể

Luận án đưa ra 6 giải pháp cụ thể như sau:

Một là, Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch đội ngũ công chức hành chính

cấp tỉnh.

Hai là, Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũcông chức hành chính cấp tỉnh.

Ba là, Xây dựng và hoàn thiện các quy định về đánh giá, tuyển dụng đội ngũcông chức hành chính cấp tỉnh.

Bốn là, Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quy chế về bầu cử, bổ nhiệm, đề bạtvà miễn nhiệm công chức hành chính cấp tỉnh.

Năm là, Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát công chức hành

chính cấp tỉnh.

Sáu là, Đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ công chức hành chính cấp tỉnh.

KẾT LUẬN

1. Trong quá trình đổi mới đất nước ở CHDCND Lào hiện nay, cùng với

Page 29: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

29

nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã

hội dân chủ, công bằng văn minh, thì công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ CB, CC nói

chung và xây dựng đội CCHC cấp tỉnh ở CHDCND Lào nói riêng là nhiệm vụ cấpbách. Phải xây dựng được đội ngũ CC làm việc trong cơ quan hành chính cấp tỉnh ởCHDCND Lào hiện nay ngang tầm với nhiệm vụ chính trị của công cuộc đổi mớiđất nước theo định hướng XHCN.

Qua thực tiễn cách mạng của mình, các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế(trước đây và hiện nay) đều khẳng định vai trò quan trọng của CC và công tác xây

dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh trong điều kiện xây dựng NNPQ ở CHDCND Lào.

CC và công tác xây dựng đội ngũ CC là một trong những vấn đề quan trọng,quyết định đối với mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, đối với việc nâng caochất lượng lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộmáy nhà nước.

Đảng Cộng sản chân chính chỉ làm tròn và thực sự xứng đáng với vai trò là hạtnhân chính trị lãnh đạo toàn xã hội, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân,khi Đảng có đường lối chính trị đúng và đồng thời xây dựng được một đội ngũ CCcó đủ phẩm chất, trí tuệ và năng lực sáng tạo tham gia xây dựng đường lối và tổchức thực hiện thắng lợi đường lối đó.

2. Thực tiễn cách mạng ở CHDCND Lào mấy chục năm qua đã chứng minh.Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng NDCM Lào rất coi trọng, chú ý quan tâm và

có nhiều chủ trương biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề CB, CC và công tác CB,

CC, nhất là từ sau Đại hội IV của Đảng đến nay. Do vậy, Đảng NDCM Lào đã đạtnhiều thành tựu trong công tác xây dựng đội ngũ CC, đáp ứng được yêu cầu to lớntrong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập thống nhất tổ quốc và trưởng

thành một bước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp cận một bướctrong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo địnhhướng XHCN.

Từ sau Đại hội IV của Đảng đến nay, công tác CB đã thu được một số kết quả,đã có những phát triển, trưởng thành, đổi mới. Đội ngũ CC, nhất là CC làm công tác

trong cơ quan hành chính nói chung và CClàm công tác cơ quan hành chính cấp tỉnhở CHDCND Lào nói riêng, đã được rèn luyện thử thách, có bản lĩnh chính trị vữngvàng, có tinh thần độc lập tự chủ, kiên định với lý tưởng và mục tiêu định hướngXHCN; trình độ các mặt được nâng cao. Phần lớn cán bộ đã nhạy bén học tập cái

Page 30: MỞ ĐẦU ấp thiết của đề thcma.vn/Uploads/2014/6/4/xaynhavong_vi.pdf · bộ phận CCHC, đảng viên, nhất là những người có chức quyền suy thoái về

30

mới, đã bắt đầu có sự hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm mới về KTTT, kinh tế đốingoại, về pháp luật, về quản lý vĩ mô, vi mô. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không

nhỏ năng lực yếu kém, phẩm chất chính trị, đạo đức giảm sút chưa đáp ứng đượcyêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền.

3. Thực trạng trên đây của đội ngũ CC hành chính nói chung và đội ngũ CCHCcấp tỉnh ở CHDCND Lào nói riêng chủ yếu là không thực hiện tốt các nội dung củacông tác xây dựng đội ngũ CCHC. Yêu cầu nhiệm vụ chính trị, những mục tiêu kinh tế,xã hội ở CHDCND Lào hoàn thành đến mức nào, điều đó phụ thuộc phần lớn vào kếtquả của việc tiếp tục đổi mới công tác xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh trên tất cả các

khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đánh giá, lựa chọn, bố trí, sử dụng và đề bạt đúngCC thực hiện tốt chế độ chính sách đối với CCHC.

Trách nhiệm xây dựng đội ngũ CCHC cấp tỉnh, trước hết thuộc về các tỉnhĐảng bộ - thành Đảng bộ toàn quốc, mà trực tiếp là Ban Thường vụ các tỉnh, thành,

các huyện, thị. Điều kiện để làm tốt trách nhiệm đó là: Phải có động cơ trong sáng,thực sự cầu thị đổi mới, phải khách quan, trung thực trong công tác xây dựng độingũ CCHC cấp tỉnh về việc đánh giá, lựa chọn, bố trí, sử dụng và đề bạt CC. Phảicó kiến thức và năng lực sáng tạo sử dụng đồng bộ các giải pháp để quy hoạch CC,đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đánh giá, lựa chọn, sắp xếp, đề bạt đúng người, đúngviệc, đúng CC và bố trí sử dụng CC một cách có hiệu quả cao, phẩm chất tài năngcủa cán bộ, phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của cả đội ngũ CC nói chung và

đội ngũ CC làm công tác cơ quan hành chính cấp tỉnh trong toàn quốc.