mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/mua...

357
1 Mùa xuân trong thơ thiền Nguyn Ngc Linh Thơ thin là mt dng thơ chngn gn trong vòng mt vài đon rt ngn nhưng hàm xúc ý nghĩa và mang đậm màu sc ca triết lý. Sân trước đêm qua mt nhành mai Thơ thin là mt dng thơ chngn gn trong vòng mt vài đon rt ngn nhưng hàm xúc ý nghĩa và mang đậm màu sc ca triết lý nhà thin. Thơ thin không phi là nhng bài thơ dùng nhng tngPht hc phthông đa phn là nhng bài thơ dĩ cnh ti đạo như bài thơ nói vmùa xuân và cành mai ca Sư Mãn Giác, mt vthin sư li lc ca dòng thin Vô Ngôn Thông sng vào đầu thế kthX ca triu đại nhà Lý tc khong năm 1009. Mãn Giác Thiến sư sinh năm 1052 và mt năm 1096 tui 46. Trước khi nhm mt lìa đời, sư gi đệ tđến bên giường và khuyến hóa bng bài thơ thin vô cùng thâm thúy có tên là " Cáo tt thchúng" mà vsau đã được vinh danh là bài thơ thin li lc đại din cho dòng thi văn ca hai triu đại Lý- Trn ti Vit Nam. Bài thơ chvn vn có 34 chnhưng hàm xúc và cha đựng ý nghĩa bao la vô tn ca triết lý nhà thin. Đặc bit nó còn được xem là

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

 

Mùa xuân trong thơ thiền Nguyễn Ngọc Linh

Thơ thiền là một dạng thơ chỉ ngắn gọn trong vòng một vài đoạn rất ngắn nhưng hàm xúc ý nghĩa và mang đậm màu sắc của triết lý.

Sân trước đêm qua một nhành mai

Thơ thiền là một dạng thơ chỉ ngắn gọn trong vòng một vài đoạn rất ngắn nhưng hàm xúc ý nghĩa và mang đậm màu sắc của triết lý nhà thiền. Thơ thiền không phải là những bài thơ dùng những từ ngữ Phật học phổ thông mà đa phần là những bài thơ dĩ cảnh tải đạo như bài thơ nói về mùa xuân và cành mai của Sư Mãn Giác, một vị thiền sư lỗi lạc của dòng thiền Vô Ngôn Thông sống vào đầu thế kỷ thứ X của triều đại nhà Lý tức khoảng năm 1009. Mãn Giác Thiến sư sinh năm 1052 và mất năm 1096 ở tuổi 46. Trước khi nhắm mắt lìa đời, sư gọi đệ tử đến bên giường và khuyến hóa bằng bài thơ thiền vô cùng thâm thúy có tên là " Cáo tật thị chúng" mà về sau đã được vinh danh là bài thơ thiền lỗi lạc đại diện cho dòng thi văn của hai triều đại Lý-Trần tại Việt Nam.

Bài thơ chỉ vỏn vẹn có 34 chữ nhưng hàm xúc và chứa đựng ý nghĩa bao la vô tận của triết lý nhà thiền. Đặc biệt nó còn được xem là

Page 2: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

 

một bài thiền thi chuyển tải và nói lên triết lý cuộc sống cũng như nhân sinh quan và vũ trụ quan một cách vô cùng sống động, thâm sâu và ý nhị. Bài thơ rất mộc mạc, thoạt đầu chúng ta đọc vào chỉ thoáng nghĩ đến sự việc tự nhiên của mùa xuân, của hoa cỏ, nhưng khi phân tích kỹ thì chúng ta sẽ thấy một bài học vô ngôn về cuộc sống được ẩn tàng trong hình ảnh của mùa xuân, của cành mai mà thiền sư muốn gửi gấm qua bài thơ này.

Nguyên văn của bài thơ là:

春去百花落 Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đi trăm hoa rụng

春到百花開 Xuân đáo bách hoa khai Xuân đến trăm hoa cười

事逐眼前過 Sự trục nhãn tiền quá Việc đời qua trước mắt

老從頭上來 Lão tùng đầu thượng lai Trên đầu già đến rồi

莫謂春殘花落盡 Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

庭前昨夜一枝梅 Đình tiền tạc dạ nhất chi mai Sân trước đêm qua một nhành mai

Bản Hán Nôm đọc theo hàng ngang từ trên xuống

Hai khổ thơ đầu là: "Xuân khứ bách hoa lạc. Xuân đóa bách hoa khai" Xuân đi trăm hoa

Page 3: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

 

rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một sự việc rất hiển nhiên mà không ai chối cãi hay bác bỏ được, vì đó là điều tất yếu của vạn vật. Xuân đến thì hoa nở, xuân đi thì hoa rụng, đó là một hình ảnh, một định luật hiển nhiên của cuộc sống. Nhưng tại sao thiền sư lại đưa hình ảnh này vào hai khổ đầu của bài thơ này? Nếu chúng ta không nắm được không gian và thời gian hay diển biến của hoàn cảnh ra đời của bài thơ thì chắc không ai hiểu được ý tứ vô cùng thâm sâu của hai đoạn thơ đầu tiên này.

Lúc thiền sư đọc thơ là lúc ông biết mình sắp mất, thời khắc của cái chết đã gần kề nên ông gọi đồ chúng đến để khuyến hóa bằng bài thơ này. Và qua hai khổ thơ đầu, thiền sư không chỉ muốn nói đến cái định luật diệt sanh hay vô thường bất biến của cuộc sống qua hình ảnh xuân đến, xuân đi, hoa nở, hoa rụng mà ý ông muốn nhắc đệ tử mình là dù ông có mất đi thì cũng không nên đau buồn, thương tiếc vì đó là định luật diệt sanh của vạn pháp thế gian. "Sanh ký, tử qui" Sinh thì ở, chết thì về không có gì đáng phải đau buồn thương tiếc cả. Cũng giống như mùa xuân đến thì trăm hoa đua nở, mùa xuân đi thì trăm hoa rụng rơi, đó là lẽ tất nhiên của cuộc sống, không có gì đáng phải vui, buồn, thương, ghét cả. Ý thiền sư muốn đệ tử nên hiểu rõ về định luật diệt sanh của thế gian và

Page 4: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

 

giữ tâm ý thật bình tĩnh, không dao động trước sự ra đi của thiền sư.

Hai đoạn thơ tiếp theo là: "Sự trục nhãn tiền quá. Lão tòng đầu thượng lai" Việc đời qua trước mắt. Trên đầu già đến rồi hay "Việc đời qua trước mắt. Trên đầu tóc điểm sương", cũng giống như hai khổ thơ trên, thiền sư lại dùng một hình ảnh rất hiển nhiên để mô tả và ngụ ý về một sự việc mang tính triết lý nhân sinh là việc đời và sự già nua của con người. Việc đời hay thế sự là dòng chảy miên man của cuộc sống. Chữ "sự" có nghĩa là việc, việc trôi qua trước mắt có nghĩa là việc đời hay sự đời trôi qua trước mắt mà thiền sư muốn nói là gì? Trôi qua trước mắt thì tất nhiên con người ta phải thấy rõ, việc đời là việc gì? Có phải chăng chính là cái được và mất của danh lợi, quyền tước, khen, chê cùng với những vui, buồn, thương, ghét trong cuộc sống mà con người từng nếm trải? Trôi qua trước mắt, là hình ảnh một con người khách quan ngồi đó và ngắm nhìn sự đời trôi qua trước mắt họ, cái nhìn của thiền gia khách quan chứ không phải cái nhìn của người trong cuộc chủ quan. Vì tác già là một bậc xuất gia nên ông không tham gia vào việc đời nên đối với sự đời ông chỉ ngắm nhìn nó trôi qua trước mắt và nhận định nó. "Trên đầu già đến rồi" ngẫm nghĩ sự đời mà bạc tóc hay lăn trôi vào dòng đời để tranh giành, hơn thua, ghanh ghét nhau đến bạc đầu. Cả hai câu thơ

Page 5: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

 

trên ý thiền sư muốn nói là người đời tuy thấy rõ và hiểu rõ sự phù du, giả tạo của cuộc đời, của thế sự thăng trầm, thịnh suy, được mất nhưng vẫn lao vào nó như thiêu thân gặp lửa cho đến khi mái đầu điểm sương mà vẫn còn vui thích và tham đắm với thế sự mà không nhận chân được sự vô thường, sanh diệt của vạn pháp.

Nhưng nếu hiểu cả bốn đoạn thơ trên qua con mắt của một thiền gia thì có thể hiểu một cách ngắn gọn là: Cuộc đời vốn là vô thường cũng như mùa xuân đến rồi mùa xuân lại đi, hoa nở rồi hoa lại tàn, việc đời cứ miên man xuôi chảy không ngừng, một ngày nào đó con người cũng bước dần đến ngưỡng cửa của sự già nua và chết chóc. Ý thiền sư muốn nhắc nhở chúng ta hãy nhìn thấy sự vô thường biến hoại của cuộc sống, của dòng đời trong chính bản chất của cuộc sống và trong chính thân xác của chúng ta để đừng quá tham đắm và quay cuồng với nó vì vốn dĩ bản chất của cuộc đời là vô thường, là đau khổ là không có gì thuộc về chúng ta và chúng ta cũng không sở hữu bất cứ thứ gì trong cuộc sống này. Chỉ trong bốn khổ thơ gồm 20 chữ rất ngắn gọn nhưng đã bao hàm cả bốn nỗi khổ lớn nhất của thế gian hay bốn hiện tượng tất yếu của đời người là sanh, già, bệnh và chết. Bốn sự thật hay bốn tiến trình của đời người mà không ai tránh khỏi.

Page 6: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

 

Nhưng có phải chết là sẽ chấm dứt tất cả đâu, sau đời sống này sẽ là một đời sống khác, qua ngày hôm qua là ngày hôm nay và qua ngày hôm nay sẽ là ngày mai. Thế sự luôn xuôi chảy không ngừng, dòng đời sẽ chuyển lưu vô tận không bao giờ ngừng lại. Bánh xe thời gian cứ quay đều trong từng giây, từng phút không bao giờ ngừng lại. "Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận" Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, xuân dù có tàn nhưng hoa đâu đã rụng hết. Hoa vẫn nở, nở trong cả bốn mùa như cây mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông) chẳng hạn. Đâu phải chết là sẽ chấm dứt tất cả! Một kiếp sống khác sẽ lại hình thành, một mùa xuân đi rồi sẽ quay trở lại. "Đình tiền tạc dạ nhất chi mai" Sân trước đêm qua một cành mai. Một cành mai đã âm thầm nở trong đêm, dù chỉ là một cành mai nở trước sân vào ban đêm nhưng đó cũng chính là biểu hiện cho sự trở lại và không bao giờ chấm dứt.

Hai khổ thơ cuối chỉ vỏn vẹn có 14 chữ nhưng đã nói lên được cái chân lý của cuộc sống. Sự chết không phải là điểm cuối cùng, sau khi chết đi ta sẽ còn trở lại. Có phải chăng ý thiền sư muốn gợi nhắc cho đệ tử của ông biết là ông sẽ trở lại thế gian này để tiếp tục cái sứ mệnh độ sanh mà ông chưa hoàn thành ở cái tuổi bốn mươi sáu? Và có phải chăng ông cũng muốn nhắc rằng cái chết không phải là điểm tận cùng, là sự kết thúc

Page 7: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

 

tất cả mà cái cái chết chỉ là tạm thời hay chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp giữa hai thời kỳ, hai khoảng không gian và thời gian được qui ước bằng sự bắt đầu và kết thúc và kết thúc để lại bắt đầu cho một cuộc sống mới, một khởi đầu mới của kiếp sống nhân sinh, của dòng đời triền miên vô tận.

Dù sao đi nữa thì nói theo triết lý Phật giáo hay nói theo quan niệm cuộc đời thì chúng ta cũng có thể chấp nhận được những điều hiển nhiên đó của cuộc sống. Cuộc sống vốn dĩ luôn luôn biến đổi không ngừng, sự đời chỉ mang đến cho con người những gánh nặng và sự mệt mỏi, cuối cùng rồi thì tất cả cũng kết thúc và điểm kết thúc cũng chính là điểm khởi đầu do sự tham đắm và mê luyến của chúng ta vào cuộc sống này. Cũng như câu nói " Biết đời là khổ yêu đời vẫn yêu", chúng ta biết cuộc đời là đau khổ chứ, chúng ta hiểu rất rõ nhưng chúng ta không thể từ khướt hay chối bỏ những cám dỗ của cuộc sống được đó chính là điểm then chốt làm nên cuộc sống trầm luân của kiếp người. Nếu chúng ta nhìn thấy, hiểu rõ và dừng lại thì cuộc dời sẽ chấm dứt, vòng quay sẽ ngừng lại và thế gian đầy đau khổ sẽ diệt vong. Nhưng sự thật là hiếm người làm được như vậy nên thế gian vẫn luôn luôn tiếp diễn và quay đều theo năm tháng.Hạnh phúc và đau khổ cứ liên tiếp chồng chéo lên nhau, đan

Page 8: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

 

xen và trộn lẫn vào nhau để mơn trớn và xoa dịu con người trong vòng tay của cuộc sống.

Nguồn từ blog.yume.vn

Page 9: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

 

Ý xuân trong thơ thiền

Thơ tức họa và họa tức thơ, có nghĩa thơ là bức tranh, bức họa mà tác giả muốn vẽ ra, ngược lại tranh hay họa là những

vần thơ không lời. Những vần thơ tuyệt tác cũng là bức tranh tuyệt hảo không thể dùng bút giấy để vẽ lên được.

Xuân, hạ, thu, đông trong bốn mùa, mùa xuân cũng là một trong bốn mùa tạo một niềm cảm hứng cho thi nhân nhiều nhất. Có lẽ mùa xuân biểu tượng cho sự đổi mới, một chu kỳ mới bắt đầu cũng biểu tượng cho niềm tin, sức sống bừng lên, khởi sắc, hy vọng, một cái gì ấm áp của đất trời trở về sau những cái lạnh cắt da, vạn vật cuộn thu nhỏ lại của mùa đông.

Trong không khí xuân biểu tượng sự trong sáng thanh tịnh, chúng ta hãy thử tìm

Page 10: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

10 

 

hiểu ý nghĩa những vần thơ xuân mang hương thiền và tâm tình tác giả.

Từ xa xưa những vị Thiền Sư thường hay dùng câu kệ hay bài thơ về thiên nhiên để diễn đạt ý thiền. Chúng ta thấy tư tưởng Thiền thẩm thấu vào toàn thể nền văn hoá viễn đông qua các bộ môn nghệ thuật như hoa đạo, trà đạo, thư đạo v.v, và tập quán đời sống. Thiền không chỉ đến với đời sống qua nghệ thuật, với khái niệm đơn sơ, giản dị, ngay thẳng và hùng tráng của Thiền có sức quyến rũ mạnh đến thành phần võ sĩ Nhật Bản. Tu tập Thiền giúp cho họ không chỉ sống hòa nhịp với trời đất, giác ngộ tinh thần vô ngã mà còn khắc phục tinh thần sợ chết. Có nhiều bài thơ đã nói lên tinh thần này của người võ sĩ, chẳng hạn như bài thơ sau trích dẫn từ “Phật Quang Quốc Sự Ngữ Lục” như sau:

“Càn khôn vô địa trác cô trúc.

Thả hỉ nhân không pháp diệc không.

Trân trọng đại Nguyên tam xích kiếm.

Ðiện quang ảnh lý trảm xuân phong.

Phỏng dịch:

Page 11: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

11 

 

“Sừng sững một mình giữa càn khôn.

Vui thay pháp không ngã cũng không.

Hào hùng Hiệp sĩ vung thanh kiếm.

Nhanh như chớp cắt cả gió xuân.

Vào thế kỷ thứ 11 ở Việt Nam, Thiền Sư Mãn Giác (1052-1096) thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông đời nhà Lý, được vua Lý Nhân Tông phong tước hiệu Hoài Tín Đại Sư. Theo Thiền Uyển Tập Anh, Thiền Sư đã làm bài thơ tựa “Cáo Tật thị chúng” có nghĩa thông báo với mọi người có bệnh,và đã viên tịch sau đó thọ được 45 tuổi. Bài thơ tuy chỉ có sáu câu, trải hơn ngàn năm vẫn còn được mọi người ựa thích và truyền tụng cho đến ngày hôm nay.

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

春去百花落

春到百花開

Page 12: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

12 

 

事逐眼前過

老從頭上來

莫謂春殘花落盡

庭前昨夜一枝梅

Phỏng dịch

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa nở

Dòng đời trước mặt trôi

Cái già đến đầu rồi

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai.

Hai câu đầu tác giả diễn tả trạng thái tự nhiên của tạo hóa, vận chuyển thay đổi vạn vật đất trời, như gió thổi mây bay, như trăng tròn rồi lại khuyết, đông qua xuân đến rồi hoa nở, xuân đi thì hoa rụng cứ như thế liên tục đổi thay không ngừng, cũng như trái đất cùng hệ thống thái dương hệ liên tục di động vào không gian vô tận.

Hai câu tiếp Thiền sư cũng vẽ lên cho chúng ta thấy hình ảnh tự nhiên vô thường của xã hội loài người và ngay cả chính cái kiếp nhân sinh mỏng manh như hạt sương

Page 13: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

13 

 

trong buổi ban mai, sinh ra rồi già, bệnh và chết. Một quy luật bất di bất dịch của tạo hóa, cho dù có sống ở dưới bất cứ thời đại nào hay không gian nào.

Đối với thế gian con nguời bình thường cảm thấy thương tiếc, buồn cho hoa xuân tan tác, rơi rụng sẽ không còn nữa khi mùa xuân đã qua đi. Nhưng hai câu cuối của bài thơ cho thấy với tâm thiền định,tác giả đã nhìn hoa xuân dưới con mắt hoàn toàn khác. Đó là “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hêt” mà ngược lại “Đêm qua sân trước một cành mai”. Tác giả đã hòa nhập bản ngã cùng vũ trụ, cảm nhận một mùa xuân bất tận, vĩnh cửu vượt thời gian và không gian. Một mùa xuân không bị câu thúc giới hạn bởi tuổi tác, bởi thể xác hữu hạn bởi ngũ uẩn, mà là một mùa xuân bất diệt, đầy ngát hương thơm của hoa mai sống mãi trong tâm hồn, yêu đời yêu người. Mùa Xuân không ở bên ngoài, không phải là đối tượng của sự tìm cầu, mà chính là chúng ta – dòng sinh mệnh bất sanh bất diệt từ vô thủy cho đến vô chung. Bừng tỉnh xoay trở về chính mình, trân trọng từng khoẳng khắc, ta mới nhận ra, quả thật xuân hiện diện khắp mọi nơi, và hoa mai đang tỏa ngát hương thơm.! Đó chính là tâm thiền định, là cảnh giới cao nhất của tự do tự tại.

Bức tranh Thiền Sư Mãn Giác đời Lý vẽ thật là tuyệt bao gồm cảnh sắc thiên nhiên, xã hội con người và cả tâm đạo trong đó.

Page 14: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

14 

 

Không biết có nhà họa sĩ nào có thể vẽ được bức họa như thế không nhỉ?

Tuệ Phong

Ngày đầu Xuân Canh Dần 2010

Page 15: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

15 

 

NGUYỆT MAI

Tặng các Bác thuộc trường phái thích đủ thứ một bài thơ trên đĩa trà sứ (TK19) đây là bài thơ viết theo lối Đường luật - Thất ngôn bát cú, chữ viết đẹp và có hồn.

Nguyệt mai Mai hoa đắc Nguyệt cánh thiêm thần Nguyệt lý Mai hoa sắc dũ chân Quế điện lung linh hoa lộng ảnh Hoa chi diêu duệ Nguyệt xâm nhân Mê ly Nguyệt để hoa sinh ngọc Tịch mịch hoa gian Nguyệt tuyệt trần

Page 16: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

16 

 

Ngã ái Mai hoa kiêm ái Nguyệt Nhất Mai nhất Nguyệt lưỡng giai xuân dịch Hoa Mai thêm đẹp dưới trăng Trong Trăng hoa đẹp tuyệt trần sắc tươi Lung linh điện quế sáng ngời Cành hoa, Trăng sáng rọi người ngắm hoa Dưới Trăng hoa như ngọc ngà Ánh trăng tịch mịch soi hoa tuyệt trần Mai, Nguyệt mãi mãi là xuân Yêu hoa ta lại thêm phần yêu trăng Và đây là lời bình của người đã dịch dùm tôi, Anh học chữ hán từ nhỏ nên rất cảm bài thơ này: Bài thơ này là sự lãng mạn của lãng mạn, chúng ta thường biết rằng "Hàn xuân mai tín tảo", Mai thường nở vào cuối tháng chạp và sang đầu xuân, thời tiết lúc này còn lạnh và âm u. Nếu có trăng thì ánh trăng cũng là bàng bạc (không thể có ánh trăng thanh). Trong không gian lạnh lẽo, mờ ảo và tịch mịch ra ngắm hoa thì thực sự thanh thoát đến dường nào ? lãng mạn biết nhường nào ?

Dịch và bình luận NVH

Page 17: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

17 

 

CÀNH MAI ĐÊM TRƯỚC

Ngọc Bảo

Cành mai đêm trước

“Cáo tật thị chúng” là một bài kệ nổi tiếng nhất của một thiền sư đời Lý, thiền sư Mãn Giác. Sư xuất thân từ một gia đình hoàng tộc, cha làm chức cao trong triều. Khi còn trẻ đã có tài cao học rộng nên được vào cung thân cận với vua, sau này xuất gia sư trở thành bậc thầy của vua Lý Nhân Tông và Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan.

Một ngày mùa đông, vào tháng 11 năm 1096, lúc ấy Sư được 44 tuổi, thấy trong người yếu mệt và lâm bịnh. Biết duyên trần đã dứt, Sư gọi các đệ tử đến, nói một bài kệ rồi an nhiên thị tịch:

Page 18: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

18 

 

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

Xuân qua trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai

Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu giấy mực viết về bài kệ này, nhất là trong những ngày cuối năm, khi trời đất đang giao mùa để đón chào một vòng vận hành mới. Viết thêm về bài thơ này có dư thừa không? Theo thiển ý, một bài thơ Thiền, một câu kệ hay câu kinh dù có nói đến ngàn lần cũng vẫn là mới mẻ, vì mỗi người đều có những cảm nhận riêng biệt , có nhắc lại cũng không trùng hợp- cũng như một cảnh đẹp có thể được nhìn qua nhiều lăng kính khác nhau, dù có được ghi

Page 19: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

19 

 

lại bằng hình ảnh hay tranh vẽ tới bao nhiêu lần cũng vẫn đem đến một cái nhìn mới lạ cho người thưởng ngoạn.

Thơ thiền thường diễn tả thiên nhiên, nhưng tuy nói đến cảnh mà thật ra là không phải tả cảnh bên ngoài, mà nói lên cảnh giới “Tâm Cảnh Nhất Như” của sự thấy biết vô tâm vô sự, không có niệm khởi phân biệt, tâm cảnh hòa đồng với nhau, như Thiền Lão Thiền Sư đã nói trong câu thơ:

Thuý trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh

Bạch vân minh nguyệt hiện toàn chân

Trúc biếc hoa vàng chẳng cảnh ngoài

Trăng trong mây bạc hiện toàn chân

Xuân là nguồn cảm hứng vô tận. Bài “Cáo tật thị chúng” tuy mang nhiều nét xuân nhưng lại là một bài kệ thị tịch, chứng tỏ thiền sư đã đạt đến mức tự tại tuyệt đỉnh ngay cả trước cái chết. Thiền sư đứng bên bờ sinh tử, phía sau là quá khứ mịt mù, phía trước là cõi không vô tận, hành trang đem theo là gì, để lại là gì? Gói ghém trong vài câu thơ kệ vắn tắt là tinh tuý của tri kiến một

Page 20: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

20 

 

đời mà thiền sư muốn trao truyền lại cho kẻ hậu học. Kẻ hậu học viết bài này chỉ mong cảm nhận được phần nào tâm ý của thiền sư để rút tỉa từ đó những điều ích lợi ứng dụng vào cuộc sống thế gian này.

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Mùa xuân đến cây cối đâm chồi nẩy lộc, trăm hoa đều đua nở, xuân qua rồi thì cành trơ trụi lá, trăm hoa cũng đều tàn rụng theo. Hoa không tự đến tự đi được, mà chỉ khi xuân đến hoa mới kết nụ mãn khai được, và xuân đi là hoa phải tàn úa. Đó là cảnh trí của thiên nhiên theo quy luật luân hồi biến dịch, trùng trùng duyên khởi. Cuộc đời của con người cũng có khác gì cảnh sắc xuân hạ thu đông, sinh ra, phát triển và trưởng thành rồi chết đi theo quy luật “thành trụ hoại không” hay “sinh lão bệnh tử”. Tất cả đều từ nhân duyên khởi và cũng tan hoại theo nhân duyên. Tất cả mọi việc đến đi đều theo quy trình và thời điểm của nó. Nếu biết chấp nhận và sống tuỳ thuận theo duyên thì mọi hoàn cảnh trước mắt đều xem như nước chẩy mây trôi, không vướng mắc vào những thăng trầm mà chìm đắm trong vui mừng hay đau khổ. Tổ Đạt Ma đã nói như sau về Tuỳ Duyên Hạnh:

Page 21: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

21 

 

“Tất cả những sự đau khổ và vui sướng mà ta kinh nghiệm đều tùy thuộc vào nhân duyên. Nếu chúng ta được một phước báu, như được hưởng sự vinh quang, phú quý, thì đó là quả của nhân lành ta đã gieo từ trước. Khi duyên hết, mọi sự sẽ chấm dứt. Cần gì phải vui mừng khi nó đến? “

Những gì đến rồi sẽ đi như một giòng nước chẩy qua không bao giờ trở lại. Con người bị cuốn hút theo những hoàn cảnh trước mắt, quên đi giòng thời gian vô tình trôi qua mang theo tất cả vào dĩ vãng nhanh như gió thổi, để rồi một lúc chợt nhận ra tuổi già đã đến lúc nào.

Tuổi già là một trong những cái khổ căn bản của con người trong tiến trình sinh lão bệnh tử. Tất cả đều mất mát, tàn hoại, để cuối cùng không còn lại gì. Một con người sinh ra rồi lớn lên với bao nhiêu diễn biến trong cuộc đời, bỗng chốc mọi sự đều xóa sạch, con người ấy cũng biến mất trên thế gian này. Đối với phàm nhân như chúng ta, đây là cả một viễn tượng hãi hùng không ai muốn nghĩ đến. Tuổi đời càng chồng chất, người ta càng bám víu vào những gì đã qua, có khi chỉ còn muốn sống trong quá khứ của thời vàng son xa xưa.

Page 22: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

22 

 

Còn thiền sư thì sao?

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi

Thiền sư sống giữa thế gian vẫn phải đối phó với những vấn đề của một con người nhưng không vướng mắc vào đó. Những việc đến rồi đi mãi sẽ không bao giờ trở lại, quá khứ không nắm bắt được, tương lai cũng không thể biết được, chỉ có hiện tại là lúc để sống thực và làm những gì có thể làm. “Trên đầu già đến rồi”, đó là điều tự nhiên như thời tiết bốn mùa, như ngày đêm sáng tối, có gì phải sợ hãi, buồn phiền – trong mọi lúc, thiền sư vẫn “sống bất biến trong giòng đời vạn biến”, bởi vì đã nhận ra được cái thường hằng ngay trong cái thường biến, đã thấy được chân lý của đời sống để có được cái nhìn Như Thị đối với vạn pháp.

Nhưng đến một lúc nào đó, ngay cả tuổi già cũng chấm dứt, và người ta đối diện với một viễn ảnh đáng sợ nhất, đó là cái chết của chính bản thân mình. Con người chết đi có phải là mất hết tất cả không? Có gì còn lại khi thân xác này đã trở về cát bụi, khi tâm trí này đã tan vào hư vô? Câu hỏi đặt ra khẩn

Page 23: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

23 

 

thiết nhất cho mỗi người, dù bất cứ ở giai đoạn nào của cuộc đời, là “làm sao đối phó với sự sống chết của mình”? Đó cũng là cỗi rễ, là nguyên nhân khiến Thái Tử Tất Đạt Đa xưa kia đã từ bỏ hết cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan để đi tìm một con đường giải thoát vượt ngoài sinh tử.

Thiền sư đã biết được bộ mặt thật của sinh tử nên khi thị tịch rời bỏ báo thân cũng nhẹ nhàng và tự nhiên như chiếc lá rụng, như cánh hoa rơi. Nhưng khác với cánh hoa tàn úa vô tình rơi trở về lòng đất, thiền sư vượt ra ngoài cái hữu hạn của mọi duyên hợp giả tạm để trở về với cái vô hạn của bản tánh bất sinh bất diệt.

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai

Trong cảnh héo úa của xuân tàn hoa rụng, nổi bật lên hình ảnh một cành mai tươi mát không nhuốm mầu thời gian, tượng trưng cho một cái gì vững chãi, thường hằng và bất sinh bất diệt. Cái vô sinh diệt ấy ở đâu? Những gì làm nên sắc thân ngày nay không phải ngẫu nhiên hay tự nhiên có được, mà do những yếu tố, những nhân duyên từ quá khứ vô cùng vô tận hợp thành. Cái gì đã hiện hữu trước khi con người ngày nay có mặt sẽ vẫn còn đó khi con người ấy mất đi. Cái không hình không tướng, không sinh không diệt ấy được gọi là Bộ Mặt Thực Nguyên Thủy, hay

Page 24: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

24 

 

Bản Lai Diện Mục trong Thiền môn. Bản lai diện mục chỉ được nhận ra nơi chính tự thân mình, không thể tìm ở đâu thấy được. Xưa kia, Tổ Huệ Năng khi bị Tuệ Minh đuổi theo sát nút để dành lấy y bát, đã thức tỉnh Tuệ Minh với câu nói như sau:

“Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là Bản Lai Diện Mục của Thượng Tọa Minh?”

Cành mai của bản tính vô sinh vô diệt bao giờ cũng có sẵn trên đất tâm từ nguyên thuỷ. Tâm thường được ví như đất, nơi gieo trồng đủ mọi hạt giống thiện hay ác - nếu nuôi dưỡng hạt giống thiện sẽ trở thành thánh, thành Phật, còn nuôi dưỡng hạt giống ác sẽ trở thành ma thành quỷ - vì thế, sự đau khổ hay an lạc là do chính chúng ta tạo ra cho mình vậy. Như Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã nói trong Ngộ Tánh Luận: “Khi tam độc có trong tâm, đó gọi là quốc độ (đất) ô uế bất tịnh. Khi tam độc không có trong tâm, đó gọi là quốc độ thanh tịnh. Kinh nói: "Nếu quốc độ tràn ngập những ô uế bất tịnh thì không thể có chư phật thế tôn xuất ra từ đó được." Ô uế bất tịnh đó là vô minh và tam độc. Chư phật thế tôn đó là tâm giác ngộ thanh tịnh vậy.”

Sân trước tượng trưng cho tâm đối cảnh của con người – ngay trong tâm đối cảnh đầy

Page 25: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

25 

 

vọng động đó vẫn có tâm giác ngộ như một cành mai bất sinh bất diệt hiện diện – vì thế, tìm Phật là ở ngay nơi tâm bình thường của chúng ta chứ không phải ở đâu khác, như Tổ Đạt Ma đã nói: “Trực chỉ Nhân Tâm, kiến tánh thành Phật”.

Nhưng cành mai đã ở đó từ đêm qua - tại sao là đêm qua? Đêm qua là quá khứ, một quá khứ từ vô thủy, cho nên cũng kéo dài đến vô chung. Từ quá khứ vô thủy, bóng tối dầy đặc của vô minh đã che khuất tâm ta, nhưng tánh giác ngộ vẫn luôn ở đó, không bao giờ mất đi - tựa như núi bị mây che khuất bao phủ, nhưng núi vẫn có ở đó, không mất đi.

Nói đến hoa mai ở đây, chữ “Mai” theo Hán tự không phải là loại mai vàng thường nở vào dịp Tết ở miền Nam Việt Nam, mà thuộc về giống cây “mơ” hay “mận” – hoa thường kết nụ trong những điều kiện khắc nghiệt của những ngày cuối đông, nên ngay trong vẻ đẹp mong manh của hoa đã hàm chứa một sức sống mạnh mẽ và kiên cố. Vì thế, tuy cành mai của bản chất bất sinh bất diệt bao giờ cũng thường trú nơi chúng ta, nhưng bởi vì những vọng tưởng sâu dầy từ muôn đời muôn kiếp đã che lấp nên nhận ra được bản chất ấy không phải là điều tự nhiên dễ dàng, nếu không có một quá trình công phu điều

Page 26: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

26 

 

ngự tâm thức. Tổ Hoàng Bá nói trong câu thơ sau:

Bất thụ nhất phiên hàn triệt cốt

Chẩm đắc mai hoa phát tị hương

Nếu không một bận thấu sương lạnh

Sao được trước mũi ngát hương mai

Nếu không năng ra sân trước, làm sao thấy được mai nở cuối đông? Không thường quán chiếu thân tâm, làm sao thấy được bản lai diện mục? Chỉ cần phát tâm Bồ Đề kiên cố, quyết đi theo con đường giải thoát, một lúc nào đó tuệ giác được khai mở, bừng ngộ bản tính vô sinh vô diệt nơi tự thân, là như hoa mai kia hé nhụy, nụ sen kia tỏa ngát hương thơm, vạn pháp đều hiển lộ chân lý rõ ràng trong ánh sáng thường chiếu của Tánh Giác như nắng ban mai. Đó là sự bừng nở đóa hoa chân thường của tâm giác ngộ - khi nở ra sẽ mở một con đường thoát ly khỏi mê hồn trận của những kiếp đời trầm luân trong nghiệp báo vay trả. Và đột nhiên, chuyện sinh tử bỗng trở thành giấc mộng hôm qua. Hoa nở thấy Phật, chẳng phải chúng ta vẫn thường nói đến điều đó trong câu kinh tụng thường nhật này hay sao?

HOA KHAI KIẾN PHẬT NGỘ VÔ SANH.

Ngọc Bảo

Mùa đông, cuối tháng 12 năm 2010

Page 27: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

27 

 

NHẤT CHI MAI

Nguyễn Như Hải

Hàng năm cứ độ xuân về, các giai phẩm xuân, báo xuân đều trình làng những bài thơ mới . Tuy nhiên có một bài thơ cũ cách đây gần ngàn năm vẫn thường được nhắc đi nhắc lại nhiều lần hàng năm mà không làm ai chán cả. Ðó là bài thơ của Thiền Sư Mãn Giác. Nó được nhiều học giả và các nhà sư lý giải qua nhiều lăng kính khác. Nhân dịp xuân về tôi cũng mạo muội trình bày nó qua lăng kính của một người Thông Thiên Học.

Bản Hán Việt như sau:

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tùng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai

Bài thơ này được Cụ Ngô tất

Page 28: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

28 

 

Tố dịch như sau:

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi

Ðừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Ðêm qua sân trước một cành mai

Về phương diện văn chương, bản dịch của cụ rất hay. Nó được thi nhân lồng vào đó cảm xúc của mình và thi vị hóa thêm (hoa cười- việc đi mãi- già đến rồi). Cái đẹp thi văn chú trọng nhiều vào nét thẩm mỹ hơn.. Ðể cho phù hợp với góc nhìn của mình, mang tính khoa học quy luât hơn. Ðồng thời giữ được nét thản nhiên của thiền và hai cặp đối đại nhị nguyên (bốn chữ cuối của bốn câu đầu) mà thiền sư rất chú trọng. (Tôi xin mở ngoặc ở đây một chút . Mỗi góc nhìn đều có một sắc thái riêng và giới hạn của nó. Ở đây tôi chỉ nêu ra sắc thái chứ không có ý phê bình.) Tôi xin được dịch như sau:

Page 29: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

29 

 

Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa khai

Dòng đời qua trước mắt

Tuổi già đến sau lưng

Ðừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Ðêm qua sân trước một cành mai “Hoa rụng”, “Hoa khai”, “qua trước mắt” , “đến sau lưng” đó là những chữ tôi dùng để mô tả cuộc đời bằng sự quan sát khách quan , một đặc tính của khoa học. Ðồng thời vẫn giữ được âm điệu thản nhiên, một hương vị của thiền . Ngoài ra tôi dùng hai cặp “hoa rụng/hoa khai” và “trước mặt/sau lưng” để đối hai cặp “hoa lạc/ hoa khai” và “quá/lai”. Tuy rằng không chỉnh về lời, nhưng chỉnh về ý vì nó tạo được hai cặp đối đãi mà Thiền Sư Mãn Giác đã dụng công đưa vào mà đa số những bài dịch khác từ trước tới nay ít chú ý đến điểm này, một điểm then chốt khi bàn luận về thiền.

Trở lại bài thơ trên với hai câu đầu, Thiền Sư Mãn Giác trình bày một quy luật bất di bất dich của thế giới sắc tướng này: đó là lẽ sinh diệt, diệt sinh, thành, trụ, hoại, diệt, xuân ,hạ, thu, đông, v…v , quy luật tuần

Page 30: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

30 

 

hoàn của vũ trụ, nét đặc thù của thế giới sắc tướng - ẩn hiện, biến ảo và quy luật này chi phối tất cả mọi phần tử trong vũ trụ . Câu ba và câu bốn thiền sư đem quy luật này ứng dụng cụ thể vào con người. Theo dòng đời con người sẽ già và mất . Cái hay của bốn câu thơ trên là chổ một quy luật khoa học đã được thiền sư trình bày bằng một tiết điệu của thi ca mà không làm mất đi tính chầt khách quan của định luật khoa học. Ðọc bốn câu thơ trên ta thấy thiền sư không dùng bất cứ một tĩnh từ hay trạng từ nào (thường thì những tĩnh từ hay trạng từ hay được thi nhân dùng dể diển tả những cảm xúc của thi nhân cùng tăng phần thẩm mỹ. Tuy nhiên, đôi khi chúng làm mất đi cái tính khách quan).Thay vào đó thiền sư dùng toàn động từ để mô tả tánh cách vận hành của một quy luật khoa học một cách rất chính xác, nhưng khi đọc lên lại vẫn có giai điệu thi ca mới hay (thường trong thơ mà dùng toàn động từ đơn điệu thì nó dễ thành văn xuôi ). Ngoài ra thiền sư đã khéo léo trong khi gieo vần, đặt bốn chữ cuối cùng của bốn câu thơ đầu thành ra hai cặp, lạc/khai ( diệt/sinh), quá/lai (đi/đến) để tạo thành ấn tượng cho người đọc. Bằng lối điệp ý, Thiền Sư đã xử dụng hai cặp đối đãi nhị nguyên liên tục trong bốn câu đầu. Ðiều này cho chúng ta thấy thiền sư muốn nhấn mạnh đến quy luật tất yếu này, quy luật của thế giới nhị

Page 31: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

31 

 

nguyên đầy sắc tướng này. Nhìn thấy việc dụng công trong việc dùng chữ của tác giả, nên tôi cũng theo ấy mà dịch.

Trong câu ba thiền sư dùng chữ “nhãn tiền”, hẳn là thiền sư muốn nói cái quy luật này quá rõ ràng ai cũng nhìn thấy, nó quá hiển nhiên, lồ lộ giữa ban ngày. Quả thật, quá rõ ràng. Hoa nở rồi hoa tàn, rụng - MẤT. Con người sinh ra, trưởng thành, bịnh tật rồi chết, hình hài tan biến - MẤT. Quả thật,không còn trật vào đâu KHI NÓ BIẾN MẤT trong thế giới sắc tướng này, và rồi ai cũng đinh ninh là như vậy. Nhưng vừa dứt câu bốn qua câu năm thiền sư liền cảnh giác : “Ðừng bảo xuân tàn hoa rụng hết”. Bây giờ chúng ta lần lượt xem xét từng chữ trong câu trên xem thiền sư muốn truyền đạt điều gì. Xuân tàn ý nói đến quy luật. Còn hoa ở đây biểu tượng cho Sự Sống là Chơn Nhơn là Bản Ngã, là Bản Lai Diện Mục , là cái gì cũng được tùy bạn gọi. Hoa lạc tận là hoa rụng hết, không còn hoa nữa -biến mất. Tóm lại ý của câu thơ thứ năm là đừng lầm lẫn khi nghĩ rằng sự hủy diệt hình hài, sắc tướng cũng hủy diệt luôn sự sống ẩn tàng ở bên trong mà Thông Thiên Học gọi là gọi là Chơn Nhơn, con người thực thụ của mình- bất tử, không bao giờ chết. Chỉ có Phàm Nhơn ẩn hiện theo quy luật. Sự hiển rồi ẩn của Phàm Nhơn

Page 32: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

32 

 

cho chúng ta cái cảm giác mất mát. Theo Thông Thiên Học, Phàm nhơn không chỉ là Thể Xác này mà nó còn có hai thể khác nữa; đó là Thể Vía và Thể trí. Theo chu kỳ tiến hóa ( luân hồi),con người thể hiện qua các thể để tiến hóa nên cái định luật xuân tàn này chỉ ứng dụng cho thế giới sắc tướng của các thể mà thôi. Hình tướng biến thiên, còn mất, ẩn hiện, đôi khi người ta còn gọi nó là thế giới mộng ảo nhưng Sự Sống, Chơn Nhơn, con người thực, linh hồn vẫn trường tồn bất diệt.

Câu sáu thiền sư sẽ cho chúng ta thấy cái trường tồn bất diệt ấy, một câu thơ thật thần kỳ. Chúng ta hãy xem câu sáu nói gì.

“Ðêm qua” nói về ngày tháng, biểu tượng cho thời gian.

“Sân trước” nói về nơi chốn, biểu tượng cho không gian.

Một cặp nhị nguyên : không gian/ thời gian.

Thường thì chúng ta thấy cặp nhị nguyên xuất hiện dưới dạng có/không, trắng/đen, phải /trái, trước /sau, sinh/tử như một dạng hình học phẳng. Nhưng ở câu kết thiền sư cho

Page 33: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

33 

 

chúng ta thấy thêm một dạng thức khác đó là cặp thời gian và không gian như dạng hình học không gian đa chiều. Nó biến ảo khôn lường rất khó mà nhận dạng được chúng. Hải ở Việt Nam, Hải ở Hoa Kỳ, Hải 1960,Hải 2000 Hải nào là Hải đây? Cặp nhị nguyên này cũng rất quen thuộc với người Thông Thiên Học.

Ngoài ra thiền sư cũng cho chúng ta thấy chúng trong dạng thức nhị nguyên khác: âm /dương.

“Ðình tiền”- sân trước ý là lồ lộ công khai biểu tượng cho dương tính .

“Tạc dạ” - đêm tối ý là ẩn kín biểu tượng cho âm tính.

Quả thật là tài tình khi dụng ngữ. Cùng một chữ mà Thiền sư làm cho người đọc nhận ra được tính đa dạng biến hóa của một cặp nhị nguyên như một viên kim cương lấp lánh nhiều mặt.

Theo tôi câu sáu này có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất thiền sư muốn truyền đạt là Sự Sống Duy Nhất (nhất chi mai) hay Chơn Nhơn nó thường hằng. Nó lồ lộ giữa ban ngày(đình

Page 34: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

34 

 

tiền) vì vô minh (tạc dạ) nên chúng ta không nhận ra được . Chúng ta chỉ thấy cái sắc tướng bề ngoài mà thôi.

Muốn hiểu được nghĩa thứ hai mà thiền sư muốn truyền đạt, chúng ta phải để ý đến cách hành văn trong câu sáu. Nó không phải là một câu mà là ba nhóm chữ kết hợp mà không có động từ_: “Ðình tiền_ tạc dạ _nhất chi mai”. Những khoảng hở không động từ này chính là hành động mà hành gỉa phải tự điền vào. Thật vậy, qua một khoảng cách thì chúng ta phải làm thế nào? Chỉ có một cách duy nhất là phải vượt qua. Phải vượt qua thế giới nhị nguyên đầy sắc tướng này để đến bờ nhất thể _nhất chi mai . Nếu thiền sư dùng động từ vượt ở trong câu thì nó là cái vượt của nhị nguyên mất rồi. Không thể nói được, chỉ có sống thôi, chỉ có hành động thôi. Thiền sư đã dẫn dắt hành gỉa một đoạn đường rồi để hành gỉa phải tự mình tìm lấy cho mình một hành động thích hợp mà sống-sống thiền.

Như thế mới quả thật là thiền. Không nói mà là nói. Không dùng động từ mà đầy cả hành động. Khi sự sống được người ta trình bày, được nói, đươc chuyển thành khái niệm hay được định nghĩa thì nó đã chết tức thì cho nên thiền sư không nói mà để dành cho hành gỉa tự điền vào chỗ trống- tự hành. Quả thật là đầy tính thiền.

Page 35: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

35 

 

Nói tóm lại bài thơ trên thiền sư Mãn Giác đã dẫn dắt hành giả từ thế giới nhị nguyên đến thế giới trường tồn bất diệt một cách mạch lạc và đầy hương vị của thiền học. Thiền sư ân cần nhắc nhở dù cho sắc tướng có biến thiên thế nào cũng đừng lầm lẫn. Hình tướng bị hủy diệt, tan biến đó chỉ là những biến ảo của thế giới nhị nguyên đầy sắc tướng mà thôi. Hành gỉa phải hiểu rằng còn có "một cành mai " một Sự Sống Duy Nhất vẫn trường tồn, một Bản Ngã duy nhất vẫn bất diệt đang ẩn tàng trong đó. Theo chu kỳ tiến hóa, Phàm Nhơn ẩn, hiện - chết, sống nhiều kiếp làm cho chúng ta có cảm giác mất mát. Sự mất mát, sự ẩn rồi hiện chỉ là sắc thái của những chu kỳ tiến hóa mà thôi .Nên dẫu Phàm Nhơn có ẩn,hiện ,biến mất nhưng Chơn Nhơn vẫn còn đó bất diệt.

Ðừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Ðêm qua_ sân trước_một cành mai.

Nguyễn như Hải

Page 36: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

36 

 

MÃN GIÁC VÀ BÀI THƠ THIỀN

NỔI TIẾNG CỦA ÔNG

Nguyễn Huệ Chi

Hoa mai vàng Yên Tử

Mãn Giác vốn tên là Lý Trường, người đất Lũng Triền, hương An Cách. Chưa rõ cái tên An Cách đến lúc nào thì mất đi, nhưng cái tên Lũng Triền thì mãi thế kỷ XVIII vẫn còn. Đó là một phần đất thuộc huyện Siêu Loại, trấn Kinh Bắc. Theo các nhà địa lý học lịch s]r Hà Bắc thì ngày nay đó chính là xã Lũng Khê, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (1). Thật ra, căn cứ vào sự trọng đãi của các vua nhà Lý đối với Mãn Giác cũng có thể đoán vị Thiền sư này là một người thuộc dòng hoàng tộc, nghĩa là phải sinh trưởng trong vùng đất quanh miền Từ Sơn - Đình Bảng, nơi phát tích của nhà Lý, chứ không thể ở đâu khác. Thân phụ Mãn giác là Lý Hoài Tố, từng làm đến chức Trung thư ngoại lang dưới hai triều Lý Thánh Tông (1051-1072) và Lý Nhân Tông (1072-1128), và chắc là rất thông hiểu chữ

Page 37: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

37 

 

nghĩa, vì đã được Triều đình cử làm Chánh sứ trong đoàn sứ bộ Việt Nam đi sang Trung Quốc vào năm 1073 để báo tin Lý Thánh Tông mất. Thế nhưng, mặc dù xuất thân trong một gia đình như vậy, và mặc dù cậu bé Lý Trường được vua Lý Nhân Tông rất mực sủng ái, cho vào cung học tập từ nhỏ, lại đặt tên cho là Hoài Tín, Lý Trường vẫn không đi theo con đường của cha. Ông không trở thành một người cận thần của nhà vua mà tự chọn lấy con đường mình thích: rèn luyện kiến thức Phật giáo và Nho giáo đến mức uyên bác, rồi kế thừa tâm ấn của Thiền sư Quảng Trí ở chùa quán Đính, núi Không Lộ, đi vân du khắp nơi, trở thành một vị Thiền sư tên tuổi, có rất đông học trò, được tôn là người tiêu biểu cho thế hệ thứ tám, dòng Thiền Quan bích.

Trong suốt cuộc đời tu hành của mình, Mãn Giác chỉ để lại một tác phẩm duy nhất, nhưng cũng là một tác phẩm độc đáo của nền văn học thời Lý còn lại đến nay. Đó là bài kệ có tính cách di chúc viết dặn lại học trò trước lúc mất, một bài thơ đã gây cho rất nhiều thế hệ bạn đọc trong gần chín thế kỷ qua những cảm xúc trái ngược, và cho đến nay, sự tranh luận vẫn chưa phải đã ngã ngũ.

Bài kệ như sau:

Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai. Sự trục nhãn tiền quá, Lão tòng đầu thượng lai.

Page 38: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

38 

 

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai!

Sau đây là phần dịch nghĩa của chúng tôi:

Mỗi năm khi mùa xuân qua đi, trăm hoa đều rơi rụng, Nhưng mỗi năm mùa xuân lại tới và trăm hoa lại nở. Sự việc đuổi nhau qua trước mắt, Cái già sồng sộc tới trên đầu, Tuy nhiên, chớ bảo rằng xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua đây thôi, trước sân, một cành mai lại nở.

Có thể nói, không ai là không có một ấn tượng mạnh mẽ, một sự xao xuyến với tất cả tâm linh, khi đọc bài thơ. Nhưng cắt nghĩa sự xao xuyến đó như thế nào thì mỗi người một khác. Bảo rằng người đọc bị bài thơ của Mãn Giác chinh phục là vì bằng tâm thức nghiệm sinh mà mỗi người vẫn có, chúng ta lĩnh hội được trong bài thơ đó những phát hiện tinh vi của tác giả về cái quy luật tiến hóa của sự sống vẫn diễn ra không ngừng, nghe cũng thật có lý. Nhưng bảo rằng người đọc rung động chỉ vì bị cấu trúc nghệ thuật của bài thơ đánh lừa, vì tác giả khéo hình tượng hóa thời gian và đời người bằng hai đại lượng rất giàu thi hứng là xuân và hoa, lại khéo đặt chúng trong mối quan hệ vừa thuận chiều, vừa có vẻ như tương phản, chứ bản thân cách lý giải sự tiến hóa của sự sống trong bài thơ chưa có gì vượt khỏi quan điểm tuần hoàn, hình như cũng không phải là sai.

Page 39: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

39 

 

Vậy thực chất bài thơ là như thế nào?

* * *

Chắc chắn chúng ta đều nhất trí với nhau: đây là một tác phẩm giải thích về cái sinh cái tử. Cái sinh cái tử là thông thường, đời người có sinh ra, có già đi, và có chết, cũng là chuyện thông thường. Bốn câu đầu rõ ràng nói lên ý đó, cũng tức là làm cho người đọc hiểu và cảm thông một cách thanh thản với tác giả, khi tác giả đang trên giường bệnh, đang ở điểm mút cuối của cái hiện kiếp của mình. Sự cảm thông này dĩ nhiên buộc phải dựa trên triết lý tuần hoàn của nhà Phật. Vũ trụ này là tuần hoàn, là vĩnh viễn sinh sinh hóa theo luật nhân quả, và người đời - sắc thân mà mỗi con người mang lấy, do nghiệp của kiếp trước chuyển hóa mà có, cũng chỉ là một trong những hình thức biểu hiện lẽ tuần hoàn của vũ trụ, nó là sự biến diệt không tránh khỏi và không trừ một vật gì ở trên đời này:

Xuân ruổi, trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa cười. Trước mắt, việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi... (2)

Chấp nhận lẽ tuần hoàn, để đừng có những cuồng vọng về sự trường sinh bất tử của cá nhân, đừng bị lục tặc hành hạ, làm cho tâm trở nên rối loạn - âu đó cũng là một biện pháp khai phóng tâm lý rất hay của người theo đạo Thiền, nó giúp người ta dẹp bớt đi bao nhiêu tham, sân, si, ái, ố dục vô ích, không những làm khổ mình còn làm khổ lây

Page 40: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

40 

 

rất nhiều đồng loại khác nữa. Chỉ xét ở bình diện đầu tiên ấy, bài thơ cũng đã có một tác dụng cảnh tỉnh không nhỏ, nhất là nếu ta mở rộng phạm vi tiếp nhận đối với nó, nhìn tới cả những lực lượng đang nắm quyền lực trong một xã hội, những lực lượng bao giờ cũng có thói quen sinh hoạt phi Thiền cực đoan nhất, và luôn luôn có ảo tưởng về sự tồn tại trần tục của chính mình, của phe nhóm, bầu đoàn thê tử của mình, của cả những tư tưởng mà mình muốn đóng khung lên mọi người xung quanh, như một thứ ánh sáng dẫn đạo không bao giờ mờ, phai, nhợt nhạt.

Tuy nhiên, chủ ý của bài thơ có lẽ lại không phải chỉ có chừng đó. Vấn đề là nếu vũ trụ này chỉ là tuần hoàn, mọi hiện tượng, sự vật đều phải qua quá trình vận động luẩn quẩn, lặp đi lặp lại, thì liệu kiếp người có trở nên vô nghĩa, và không còn chỗ nào để ta bám lấy mà tin vào sự trường tồn và phát triển của sự sống nhân loại nữa chăng? Đó chính là một điều băn khoăn thường có của thế nhân, không thể phút chốc dùng lý trí mà dẹp đi được. Và nếu bài thơ chỉ giải đáp được những điều vừa nói ở trên thì chắc chắn nó cũng chỉ mới như một sự áp đặt, bắt người đọc phải trượt trên một đường rãnh đã mòn trong tư duy - một thứ giả thuyết tuần hoàn có tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa - chứ không thể gây được một xúc động bất ngờ, hứng thú, một đột biến thẩm mỹ có giá trị bền vững lâu dài trong nhiều thế kỷ nay, như chúng ta đã biết qua lịch sử bài thơ.

May thay, bài thơ còn có hai câu cuối. Và hai

Page 41: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

41 

 

câu cuối như một phản đề, đã lật ngược lại, làm cho vấn đề tưởng chừng đã trọn vẹn theo lô-gich từ đầu của nó, thì lại bỗng bật ra những tia sáng không ngờ. Người làm thơ khuyên giải đồ đệ chấp nhận lẽ tuần hoàn. Nhưng biết rằng trong tâm hồn ưa chuộng sự hiện hữu của người đời, và có lẽ ngay trong chiều sâu của tâm tưởng ông, giải thích tuần hoàn vẫn chưa đủ để hoàn toàn thuyết phục. Người ta ghi nhận nó bằng lý trí, bằng niềm tin ở Đạo, bằng tâm thế chịu đựng là cùng lắm, chứ không phải bằng tất cả bản năng và xúc cảm sống. Và chính là từ trong các mối mâu thuẫn giằng xé, không tự ý thức được ấy, một ánh sáng của trực giác đã đột ngột bật ra trong tâm linh của vị Thiền sư họ Lý khiến cho trong phút chốc ông như được đốn ngộ. Ông vụt nói to lên cái chân lý vừa lóe hiện rực rỡ trong lòng:

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua, sân trước, một cành mai (2).

Không! Tuần hoàn không phải là quy luật chi phối thế giới hiện hữu này! Mà thế giới này thực chất là sinh sôi nẩy nở. Ngay khi mà rất nhiều hiện tượng tưởng chừng như đều châu tuần vào cái vòng quay của tuần hoàn thì cũng vẫn có những hiện tượng nào đấy chống lại nó. Và đó mới là thực chất của sự sống, cái đặc thù đôi khi lại là biểu hiện của một cấp độ cao hơn của cái phổ biến.

Nghiêm túc mà xét, điều Mãn Giác nói với ta không có gì vượt khỏi nguyên lý của cái Đạo mà ông đeo đuổi. Bởi vì theo Phật giáo thì vũ

Page 42: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

42 

 

trụ này dù hiển hiện ra dưới những sắc tướng mong manh đến thế nào, bản thể của nó vẫn là như như, là cái tâm thường trụ. Sắc tướng thì vô thường, biến diệt trong chớp mắt, nhưng bản thể vĩnh hằng của vũ trụ không bao giờ thay đổi. Vậy, nếu như người tu hành ngộ được điều đó, biết đồng nhất tâm thức của mình với cái Tâm bản thể, cái chân như bất sinh bất diệt của vũ trụ, thì có cái gì nằm trong thế giới lục trần - những thanh, sắc, hương, vị, xúc, pháp - mà có thể làm xao xuyến được tâm thức anh ta, làm cho anh ta rơi vào vòng luẩn quẩn của chúng sinh, mê muội trong mọi nỗi khổ trần thế và bị sự tuần hoàn câu thúc nữa? Anh ta sẽ đạt đến trạng thái tĩnh lặng của cái Tâm, sẽ hồn nhiên như cây cỏ, sẽ tự mình hòa làm một với cái Tâm của vũ trụ, và sẽ cùng với vũ trụ cùng trường tồn... Đối với Thiền, giác ngộ ra được chân lý về sự trường sinh bất tử đó không bắt buộc phải trải qua một quá trình dài tu hành, trì giới, mà chỉ cần có một bước nhảy vọt trong chiều sâu của tri giác, nhờ vào một hiện tượng bên ngoài (một động tác giơ tay, một tiếng quát v.v...) mà lý trí thông thường không sao hiểu nổi. Có thể nói đó là một cuộc đảo lộn về trực giác, ở đó yếu tố cảm hứng, trạng thái xuất thần, đóng vai trò quan trọng. Cho nên, con người thấm nhuần Thiền đến độ như Mãn Giác đã không dài dòng lý giải mà chỉ dùng hình ảnh một cành mai đột ngột nở bung ra sau một đêm cuối xuân - khi trăm hoa đã hoàn toàn rơi rụng - để làm biểu tượng cho sự ngộ đạo kỳ diệu này. Và đó không còn là tuần hoàn nữa. Tuần hoàn dừng lại trước

Page 43: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

43 

 

ngưỡng cửa của hiện tượng nở bừng đó. Người tu hành đã đạt đến chân lý - anh ta đã trở thành Phật, tức là trường tồn cùng với bản thể của vũ trụ, trong một tâm thế hân hoan, lâng lâng, xuất thần:

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết, Đêm qua, sân trước, nở cành mai

* * *

Đó là đứng về góc độ triết lý Thiền mà tiếp cận bài thơ. Song lại còn phải tiếp cận bài thơ ở một góc độ khác: góc độ của cảm xúc thực tiễn. Phần lớn người đọc xưa nay đều đến với bài thơ từ góc độ này. Cành mai nở bung ra chỉ trong một đêm cuối xuân chứng tỏ điều gì - nếu không là chứng tỏ cái ý nghĩa tiến hóa sâu xa vượt lên khỏi phạm vi tuần hoàn của sự sống? Và điều Mãn Giác khuyên học trò của mình là gì - nếu không là một lời khuyên ý nhị và tinh tế: hãy phát hiện cho được sự sống ở cái khía cạnh tiến hóa sâu xa và quan trọng ấy, chứ không phải là ở những biểu hiện thông tục lặp đi lặp lại, của lẽ tuần hoàn? Có lẽ có người cho chúng tôi đã gán cho Mãn giác những điều nằm ngoài phạm vi hiểu biết và suy tưởng của nhà thơ. Mãn Giác, như chúng ta biết, trong cuộc đời là một người rất thực tiễn. Đặc biệt con người thực tiễn ấy chịu ảnh hưởng của vua Lý Nhân Tông - một nhân vật tiêu biểu cho võ công văn trị cutra nhà Lý - từ thuở nhỏ. Mà Lý Nhân Tông thì từng khuyên vị Thiền sư dòng dõi hoàng tộc này một câu chí lý, được Thiền uyển tập anh

Page 44: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

44 

 

trân trọng ghi lại, mà chính Mãn Giác cũng ghi nhớ như một phương châm hành động trong suốt cuộc đời mình: Bậc chí nhân hiện thân giữa cõi đời này tất phải tế độ chúng sinh. Không hanïh nào không đầy đủ, không việc gì không chăm lo. Chẳng những đắc lực về Thiền định mà cũng còn có công phò tá nước nhà nữa. Hãy nên kính cẩn gánh vác trách nhiệm đó (3).

Đủ thấy, con người Mãn Giác không hề xa lạ với hoạt động thực tiễn, cũng là người có con mắt tinh tường đáng kể, không bỏ qua dù chỉ là một hiện tượng nhỏ nhặt của cái đẹp của sự sống, vốn từ trong thực tiễn mà nẩy nở, kết tinh. Cho nên, hai câu cuối bài thơ không thể là cái gì khác, ngoài cái chân lý hiển nhiên về sức mạnh của sự sống, sự vận động biến hóa không ngừng của thế gian này, mà từ trong hoạt động thực tế của chính mình, Mãn Giác đã ngày càng hiểu dần ra và một lúc nào đó, chân lý sống kia đã hoàn toàn chiếm lĩnh cảm thức của ông, làm lay đảo quan điểm tuần hoàn của nhà Thiền học trong ông, và làm cho ông đốn ngộ.

* * *

Để soi sáng thệm cho vấn đề mà chúng ta đang bàn luận, ta hãy nhìn sâu vào nhịp điệu, tiết tấu, vào thi pháp của bài thơ. Một điều rất lạ là bài thơ này không kết cấu một lèo theo thể thơ cùng kiểu câu 4 chữ, 5 chữ hay 7 chữ mà các bài kệ thời Lý - Trần thường dùng đến. Mà đây là sự kết hợp giữa thể thơ 5 chữ với thể thơ 7 chữ. Ở phần trên,

Page 45: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

45 

 

phải diễn đạt sự tuần tự trôi chảy của thời gian, một chiều hướng tiến triển ngỡ như tuần hoàn, thì tác giả dùng thể thơ 5 chữ. Nhưng khi nhà thơ lật lại triết lý tuần hoàn, xác nhận sự sống không đều đều tiệm tiến như thường tục vẫn nghĩ, thì câu thơ 5 chữ đột nhiên kéo dài ra, chuyển sang thơ 7 chữ. Không phải chỉ có vậy. Nhịp điệu và tiết tấu của từng câu thơ còn đóng một vai trò quan trọng hơn. Bốn câu đầu, ngắt nhịp 2/3 đều đặn, phù hợp với nội dung nói đến lẽ tuần hoàn:

Xuân ruổi / trăm hoa rụng, Xuân tới / trăm hoa cười. Trước mắt / việc đi mãi, Trên đầu / già đến rồi.

Nhưng chuyển sang hai câu kết thúc thì khác. Đây là một mệnh đề đảo ngược, một mệnh đề cần có lượng thông báo mới, do đó tác giả đã cấu tạo hai cách ngắt nhịp khác nhau, khiến chúng biến hóa sinh động. Câu 7 thứ nhất là cả một mệnh đề y nguyên, không ngắt một nhịp nào cả, gây cho người ta cái cảm giác mạnh mẽ, lôi cuốn, về điều mà nhà thơ sắp thông báo:

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Bao nhiêu dấu hỏi tại sao sẽ gợi lên trong trí chúng ta trước một mệnh đề chuyển chiết sừng sững như vậy. Và đó sẽ là một dấu nối để chuyển xuống câu 7 thứ hai cũng là câu thơ cuối cùng, là một thông điệp mới mẻ, với một sự ngắt nhịp trang trọng: hai nhịp hai mở đầu để tạo cảm giác chậm rãi, giúp người

Page 46: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

46 

 

đọc tiếp cận từ từ với chân lý. Và một nhịp ba kết thúc, là sự hé mở đột ngột của chân lý, có tác dụng nói với người ta rằng: sự sống là vĩnh cửu, quy luật tiến hóa của sự sống là vĩnh cửu:

Đêm qua / sân trước / một cành mai

Tưởng không cần luận giải kỹ càng hơn nữa cũng đủ thấy, hình tượng cành mai nở trong đêm cuối cùng của mùa xuân trong bài kệ tuyệt bút của Mãn Giác là một hình tượng bất hủ của thơ ca Thiền đời Lý. Lượng thông báo của hình tượng này quả là phong phú, đa nghĩa. Và Mãn Giác, nhà Thiền học, người sùng đạo, cũng đồng thời là một nhà thơ biết phát hiện cái ý vị đẹp đẽ, cái ý nghĩa thẩm mý quý giá của sự sống dài lâu của con người trên trái đất này.

____ (1) Việc đối chiếu địa danh cụ thể này do nhà nghiên cứu Khổng Đức Thiêm giúp cho. Nhân đây xin cám ơn ông.

(2) Ngô Tất Tố dịch.

(3) Thiền uyển tập anh. Quyển thượng; Đệ bát thế lục nhân, Mãn Giác đại sư. Nguyên văn: Chí nhân thị hiện tất vụ tế sinh, vô hành bất cụ, vô sự bất tu; phi duy định tuệ chi lực, diệc hữu tán tương chi công, nghi kính nhậm chi.

© http://vietsciences.free.fr và http://vietsciences.org Nguyễn Huệ Chi

Page 47: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

47 

 

VấnThiềnÔngNụCườiXuân

ThíchTâmMãn 

Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phúc giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai, Đạo của xóa tan bao khổ buồn quá khứ, nên đức Di Đà luôn tiếp dẫn kẻ trầm luân, Đạo là đường đến Niết Bàn tịch tịnh trong hiện tại, nên Đức Thích Tôn Bạc Già Phạm ứng thế độ sanh, Đạo của tương lai không bao giờ mất được, làm niềm hy vọng cho bao người duyên chưa đủ, nên xuân về đức Đương Lai Di Lặc lại tươi cười chờ những lộc chồi của Phật Pháp ngày mai.

Người học Phật đón xuân cũng có niềm vui không kém gì trần thế, cũng bánh, cũng trà và mứt tết ngọt thơm. Thế nhưng Xuân của người học Phật có thêm giọt mật của an lạc và giải thoát, đôi khi cũng cộng vào chút ít hương vị đắng cay. Vui cùng xuân là ý thức sống tỉnh giác trong từng phút giây hiện tại, hương vị cay đắng của cuộc đời là niệm sống cảnh tỉnh ở tương lai, nên gọi là xuân thiền.

Lão Thiền Ông ngồi nhìn những chiếc lá thu cuối cùng rơi trong khoảng chiều vàng nghe man mát, gió nhẹ gọi đông về từng giọt khô lạnh, buốt giá đến rồi ư? Đông đến cho mọi ý nguyện như ngưng nghĩ, để khoảng thời gian chậm lại, rồi tính từng ngày để đón xuân

Page 48: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

48 

 

sang. Xuân là thế, là nỗi chờ háo hức, là ấm nồng, là mật ngọt của ước mơ, là hy vọng của tương lai cho những điều tốt đẹp, là an lạc trong phút giây đầu không một niệm âu lo.

Thiền thất chiều hạ từng giọt mưa, mưa không ngừng rơi gõ đều trên mái, tí tách từng giọt đều nghe như tiếng mõ niệm Kinh. ánh tà dương cuối trời yếu ớt như lặng im dần để bóng tối tràn qua. Bổng ầm một tiếng sấm rồi ánh chớp giăng qua ngang trời làm sáng cả một khoảng trời không, Thiền Ông im lặng ghi nhớ.

Chiều lại một chiều nữa, bên tách trà xông hương hỏi đạo, gió ngoài hiên xào xạt, ao sen trước chùa chỉ còn trơ lại những cành lá vàng khô khắc, từng bước chầm chậm con cò già ngơ ngác tìm lại những gì còn sót lại của hạ vừa sang, sơ xác từng chiếc lá vàng cố níu lại thời gian. Rơi rơi thời gian của thu như không ngừng lại. Thiền Ông im lặng ghi nhớ.

Rồi Đông sang như hiu hắt, cành mai trước sân chùa chỉ còn trơ lại những cành già da dẽ sần sùi im đậm nét hình hài cát bụi thời gian. Thiền Ông đứng trước hoa rồi nhìn mình chẳng khác gốc mai già là mấy, tóc dã điểm sương chân chùn gối mõi, trên thân thêm một chiếc áo lạnh dày để chống chọi cùng khí lạnh chiều đông. Một lần nữa Thiền Ông im lặng ghi nhớ.

Tiếng chuông khuya vang lên, Lão Thiền Ông đã ngồi trước bàn Phật, lò trầm hương một nén, khói nhẹ nhàng bay bay, ánh sáng của

Page 49: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

49 

 

ngọn đèn khuya lập loè phá tan bóng đêm cô lạnh, Thiền Ông nhìn Phật tượng, Phật tượng nhìn Thiền Ông, cả hai bỗng nhiên như là một, tượng hay là ông, ông hay là tượng có gì đâu sai khác, miên mang với niềm diệu chợt Thiền Ông bỗng giật mình, nắng váng từng vệt nhỏ, soi sáng cả Thiền đường, làng gió xuân âm ấm, thổi ngang trước cửa chùa, lòng nghe từng giọt nhẹ làm ấm áp cõi lòng, nhìn ra trước sân mai vàng đả nở rộ, giọt sương cuối cùng đọng trên lá sen đã bắt đầu khô lại, ngộ rồi. Vạn Hạnh Thiền Ông đáp xuân một lời Thiền:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn một xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thạnh suy vô bố úy

Thạnh suy như lộ thảo đầu phô

“Thân người ánh chớp, có không hạ mưa chiều.

Cỏ cây xuân tươi tốt, thu qua lại rụng rời,

Cuộc đời thạnh suy đến, có gì sợ ai ơi,

Chẳng khác chi giọt nước, khô trên ngọn cỏ thôi.”

Không biết từ bao giờ xuân trong cửa Thiền luôn là niềm háo hức, đón xuân, chúc xuân, xuân thiền, xuân an lạc, xuân Di Lặc.v.v… vô số các cụm từ chỉ cho xuân, như làm cho xuân thêm niềm vui mới, như ấm lại cảnh thiền qua một khoảng trời đông. Ánh xuân rơi

Page 50: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

50 

 

nhẹ trước sân chùa làm cho biết bao Thiền Lâm lão nạp phải thốt lời tán thán.

Gốc mai trước sân Phương Trượng theo từng đợt gió đông về cây cành gần như trụi lá, tiểu đồng quét những chiếc lá cuối mùa để chuẩn bị đón xuân sang, bâng quơ rồi lại bâng quơ tiểu nghĩ hoài không thấu, hoa Mai đâu hết rồi? bao giờ hoa nở lại, quét tới rồi lại lui, lá cũng như tiểu không biết ngày nào lại đâm chồi trở lại, Tiểu lại bạch thầy hoa Mai bao giờ nở? Để chén trà xuống, Thiền Ông im lặng mĩm cười.

Sáng nay sân chùa lại vang tiếng chổi, tiếng sạo xạc cũng như thường ngày, trong Trượng thất Thiền Ông nghe được tiếng quét đều như nhẹ và nhanh hơn, bổng có tiếng reo: “hoa Mai đã nở” tiểu lại chạy đến bạch thầy nụ mai vàng đã hé nở sáng nay. Thiền Ông vấn tiểu: “sao không mặc áo ấm” chợt Thiền Ông im lặng mĩm cười, xuân đã đến rồi đây.

Tết này Thiền Ông không nghe tiếng chú tiểu reo mừng khi thấy mai vàng nở nữa, gió xuân từng đợt thổi vào sân chùa làm lay động những cánh mai xuân, nắng xuân vàng ươm soi sáng cả một góc thiền đường, ngoài ô cửa sổ con chim họa mi đang líu lo ca hát, tiếng con cá dưới ao sen quẩy đuôi chào buổi sáng, Thiền Ông chợt thấy bóng dáng của mình ẩn hiện trong làng nước trong xanh. Đã lâu không còn bận tâm với bóng hình mình nữa, nay nó bổng ẩn hiện, nếp thời gian in hình trên diện mục, tóc đã điểm màu trắng xóa bản lai, Thiền Ông ngắm nhìn bổn lai

Page 51: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

51 

 

diện mục của một cuộc đời “Vân Thủy Tam Thiên” .

Thiền tư, Tức niệm: “Bạch Thầy” tiếng ai nghe như thân quen, kéo những niệm đầu quay về với hiện tại, quỳ trước mặt Thiền Ông một Tăng tướng trang nghiêm, chăm chú nhìn một lần nữa người nhận ra rồi “chú tiểu mừng Mai nở” thoát đã bao nhiêu tuế nguyệt mà con đã lớn chừng này, chả trách ta đã là Lão Tăng bạch phát. Tăng vấn Thiền Ông “Sanh tử sự đại” Ông đáp Tăng rằng: “tứ tướng giai không” .Mãn Giác Thiền Ông như nhận được quà tết, Người cảm ơn xuân bằng mấy vận thiền thơ:

Xuân khứ bách hoa lạc,

Xuân đáo bách hoa khai.

Sự trục nhãn tiền quá ,

Lão tùng đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

“ Xuân bỏ đi hoa còn đâu nữa,

Nay xuân về từng đóa nở vàng tươi.

Việc đời qua trước mắt,

thoáng chốc tóc bạc rồi.

Đừng lo xuân tàn hoa rụng hết

sân chùa đêm vắng, cành mai nở vàng.”

Page 52: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

52 

 

MƯỜI BÀI THƠ MÙA XUÂN

CỦA TRẦN NHÂN TÔNG

Nguyễn Lương Vỵ chuyển dịch thơ Việt

I. LỜI GIỚI THIỆU:

Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm.

Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3.

Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu Đà Hoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN.)

“… Theo sử sách còn ghi được, Trần Nhân Tông là tác giả các tập thơ sau đây: Trần Nhân Tông Thi Tập, Đại Hương Hải Ấn Thi Tập, Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ Ngữ. Tuy vậy, sau bao nhiêu phen dâu bể của chiến tranh, loạn lạc, số tác phẩm trên đều đã mất. Hiện thơ ông chỉ còn giữ được 31 bài, hai cặp câu thơ lẻ, một bài minh và một bài tán, chép trong các tuyển tập. So với nhiều nhà thơ khác thời Lý – Trần, số lượng ấy kể

Page 53: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

53 

 

cũng đã không phải là nhỏ.” (Trích từ bài viết của Nguyễn Huệ Chi và Trần Thị Băng Thanh, ngày 27.08.2012,“Sự thống nhất giữa hoàng đế, thi nhân và thiền gia trong một nhân cách - Trần Nhân Tông” trên trang trannhantong.net)

II. PHẦN DỊCH THƠ:

10 bài thơ có nội dung mùa Xuân được tuyển dịch dưới đây, trích từ bản PDF của sách Thơ Văn Lý-Trần, tập 2, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1977. Phần dịch nghĩa, ghi chú, có hiệu đính thêm một vài ý chưa rõ nghĩa, hoặc thiếu phần Hán văn.

Mỗi bài thơ được trình bày theo thứ tự:

. Nguyên văn bài thơ chữ Hán

. Phiên âm

. Dịch nghĩa

. Ghi chú

. Phỏng dịch thơ Việt

***

1.春 曉

睡起啟窗扉, 不知春已歸。 一雙白蝴蝶, 拍拍趁花飛。

Phiên Âm:

Page 54: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

54 

 

XUÂN HIỂU

Thụy khởi khải song phi, Bất tri xuân dĩ quy. Nhất song bạch hồ điệp, Phách phách sấn hoa phi.

Dịch Nghĩa:

SỚM XUÂN

Ngủ dậy mở cánh cửa sổ, Không biết mùa xuân đã về. Có một đôi bướm trắng, Vỗ vỗ cánh, bay đến gần với hoa.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

SỚM XUÂN

Ngủ dậy, mở cửa trông

Nào hay Xuân mênh mông

Kìa một đôi bướm trắng

Vỗ vỗ cánh vờn bông!

2. 春 日 謁 昭 陵

貔虎千門肅, 衣冠七品通。 白頭軍士在, 往往說元豐。

Phiên Âm:

XUÂN NHẬT YẾT CHIÊU LĂNG

Page 55: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

55 

 

Tì hổ thiên môn túc, Y quan thất phẩm thông. Bạch đầu quân sĩ tại, Vãng vãng thuyết Nguyên Phong.

Dịch Nghĩa:

NGÀY XUÂN THĂM CHIÊU LĂNG

Lính thị vệ như cọp, đứng nghiêm túc trước ngàn cửa, Áo mũ các quan đủ cả bảy phẩm. Người lính già đầu bạc còn đến ngày nay, Thường nhắc lại chuyện Nguyên Phong đã qua rồi.

Ghi Chú:

. Chiêu lăng [昭 陵]: Lăng vua Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗; 10 tháng 7, 1218 – 5 tháng 5, 1277), tên thật là Trần Bồ [陳蒲,] sau đổi thành Trần Cảnh [陳煚,]

là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Thái Tông là cha của Trần Thánh Tông và là ông nội của Trần Nhân Tông.

. Chuyện Nguyên Phong [元豐]: Trần Thái Tông, nguyên tên thật là Trần Cảnh, là vua thứ nhất của nhà Trần. Ông sinh ngày 17.07.1218, mất ngày 04.05.1277. Ông làm vua 33 năm, nhường ngôi 19 năm, thọ 59 tuổi. Khi lên làm vua năm 1226, Trần Cảnh đổi niên hiệu là Kiến Trung; năm 1232, đổi là

Page 56: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

56 

 

Thiên Ứng Chính Bình; năm 1251, lại đổi là Nguyên Phong.

Ngày 17.01.1258, (niên hiệu Nguyên Phong thứ 7) quân Nguyên tràn tới cánh đồng Bình Lệ (phía nam Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ). Trần Thái Tông chỉ huy cuộc chiến đấu chống giặc. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư tả: "Vua tự làm tướng đốc chiến đi trước, xông pha tên đạn…".

Ngày 29.01.1258, Trần Thái Tông cùng thái tử Hoảng (sau là vua Trần Thánh Tông) đã phá tan quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu, chiếm lại Thăng Long, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Trần Thái Tông đã đi vào lịch sử như một vị vua anh hùng cứu nước. Chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần đánh tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên Mông được sử sách đời đời ghi nhớ như một điểm son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm đầy oanh liệt của của dân tộc ta.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

NGÀY XUÂN THĂM CHIÊU LĂNG

Ngàn cửa, uy nghiêm lính

Bảy phẩm, chỉnh tề quan

Sĩ tốt bạc đầu nhắc

Chuyện Nguyên Phong còn vang.

3. 洞 天 湖 上

Page 57: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

57 

 

洞天湖上景, 花草減春容。 上帝憐岑寂, 太清時一鐘。

Phiên Âm:

ĐỘNG THIÊN HỒ THƯỢNG

Động thiên hồ thượng cảnh, Hoa thảo giảm xuân dung. Thượng đế liên sầm tịch, Thái thanh thì nhất chung.

Dịch Nghĩa:

TRÊN HỒ ĐỘNG THIÊN

Quang cảnh hồ Động Thiên, Hoa cỏ [có vẻ] giảm sút nét xuân tươi. Trời thương xót nỗi hiu quạnh [nơi nầy], Thỉnh thoảng điểm một hồi chuông giữa tầng biếc.

Ghi Chú:

Hồ Động Thiên: Tra cứu các từ điển không tìm thấy. Trong sách Thơ Văn Lý Trần (NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1977,) phần chú thích cũng ghi: “chưa rõ ở đâu.”

Phỏng Dịch Thơ Việt:

TRÊN HỒ ĐỘNG THIÊN

Cảnh trên hồ Động Thiên

Dáng xuân gầy hoa cỏ

Page 58: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

58 

 

Trời thương xót niềm riêng

Một hồi chuông xanh tỏ.

4. 春 景

楊柳花深鳥語遲, 畫堂簷影暮雲飛。 客來不問人間事, 共倚欄杆看翠微。

Phiên Âm:

XUÂN CẢNH

Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì, Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi. Khách lai bất vấn nhân gian sự, Cộng ỷ lan can khán thúy vi.

Dịch Nghĩa:

CẢNH XUÂN

Trong khóm hoa dương liễu rậm rạp, tiếng chim hót lời chậm rãi, Dưới bóng hiên nhà trưng bày tranh vẽ, bóng mây chiều lướt bay. Khách đến chơi không hỏi việc đời, Cùng đứng tựa lan can ngắm màu xanh biếc trên trời.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

CẢNH XUÂN

Chim chậm lời ca, liễu nở đầy

Hiên tràn bóng lộng, mây chiều bay

Page 59: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

59 

 

Khách đến, chuyện đời không hỏi nữa

Cùng tựa lan can ngắm biếc ngày.

5. 春 晚

年少何曾了色空, 一春心在百花中。 如今勘破東皇面, 禪板蒲團看墜紅。 Phiên Âm:

XUÂN VÃN

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, Nhất xuân tâm sự bách hoa trung. Như kim khám phá đông hoàng diện, Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.

Dịch Nghĩa:

CHIỀU XUÂN

Thuở nhỏ chưa từng hiểu thấu lẽ Sắc Không, Mỗi khi xuân đến vẫn gửi chuyện lòng trong trăm hoa. Ngày nay đã thấy rõ được bộ mặt chúa Xuân [đông hoàng], Ngồi trên nệm cỏ giữa tấm phản nhà chùa ngắm cánh hoa hồng rơi rụng.

Ghi Ghú:

. Đông Hoàng [東皇]: cũng gọi là Đông Quân [東君,] (ông vua của mùa Xuân.) Trong bài thơ Lập Xuân Hậu Thi [立春後詩] của Vương Sơ [王初] có câu: 東君坷佩嚮珊珊 - 青馭多時下九關 (Đông quân kha bội hưởng san

Page 60: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

60 

 

san / Thanh ngự đa thì hạ cửu quan. Dịch nghĩa: Chúa Xuân đeo ngọc kêu leng keng / Cưỡi ngựa xanh nhiều lúc đi xuống chín cửa quan).

. Bồ đoàn [蒲團]: Tấm lót để ngồi bằng cỏ bồ, hình tròn. Ngày xưa, các vị sư thường dùng trong lúc ngồi thiền hay lễ bái.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

CHIỀU XUÂN

Thuở nhỏ chưa thấu lẽ Sắc Không

Xuân phơi trăm đóa gửi chuyện lòng

Gương mặt chúa Xuân nay đã tỏ

Nệm cỏ ngồi xem rụng cánh hồng.

6. 饋 張 顯 卿 春 餅

柘枝舞罷試春衫, 況值今朝三月三。 紅玉堆盤春菜餅, 從來風俗舊安南。

Phiên Âm:

QUỸ TRƯƠNG HIỂN KHANH XUÂN BÍNH

Giá chi vũ bãi, thí xuân sam, Huống trị kim triêu tam nguyệt tam. Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính, Tòng lai phong tục cựu An Nam.

Dịch Nghĩa:

Page 61: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

61 

 

TẶNG BÁNH NGÀY XUÂN CHO TRƯƠNG HIỂN KHANH

Múa bài múa giá chi xong rồi, [mặc] thử tấm áo ngày xuân, Huống nữa hôm nay lại gặp tiết [hàn thực] mồng ba tháng ba. Bánh rau mùa xuân, như ngọc hồng bày biện đầy mâm, Đó là phong tục của nước An Nam [ta] từ xưa.

Ghi chú:

. Trương Hiển Khanh: Tức Trương Lập Đạo [張立道] sang sứ nước ta hai lần. Lần thứ nhất, vào năm 1265 để “tuyên dụ” chiếu chỉ của vua nhà Nguyên (vua Trần Thái Tông đã làm thơ tiễn trong dịp nầy.) Lần thứ hai, vào năm 1291 (dưới triều vua Trần Nhân Tông,) nhằm dụ vua nước ta qui phục và buộc vua Trần Nhân Tông phải sang chầu Bắc triều nhà Nguyên. Do kết quả ba lần nước ta chiến thắng oanh liệt giặc Nguyên-Mông, do thái độ mềm mỏng nhưng đỉnh đạc, kiên quyết của các vua nhà Trần, Trương Hiển Khanh buộc phải có thái độ kính nể. Trong bài thơ họa đáp với vua Trần, Trương Hiển Khanh đã viết:

安南雖小文章在。

未可輕談井底蛙.

An Nam tuy tiểu văn chương tại

Vị khả khinh đàm tỉnh để oa

Page 62: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

62 

 

(Nước An Nam tuy nhỏ nhưng có văn chương,

Chưa thể nói một cách nông cạn họ là ếch ngồi đáy giếng)

. Giá chi vũ [柘枝舞]: Có thể là một điệu múa cổ của dân tộc Việt Nam.

. Tam nguyệt tam [三月三]: Ngày mồng Ba tháng Ba, thường gọi là tiết Thanh Minh, cũng gọi là Tết hàn thực, là ngày đi tảo mộ sau Tết Âm lịch.

. Thái bính [菜餅]: Bánh rau. Một loại bánh bột làm với rau. Có thể là một loại bánh khúc ở thôn quê miền Bắc ngày xưa.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

TẶNG BÁNH NGÀY XUÂN CHO TRƯƠNG HIỂN KHANH

Giá Chi múa xong, thử áo xuân

Lại thêm hàn thực, tiết thanh nhuần

Bánh rau như ngọc hồng ăm ắp

Tục Việt từ xưa đẹp bội phần.

7. 山 房 漫 興 其 二

是非念逐朝花落, 名利心隨夜雨寒。 花盡雨晴山寂寂, 一聲啼鳥又春殘。

Phiên Âm:

Page 63: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

63 

 

SƠN PHÒNG MẠN HỨNG KỲ NHỊ

Thị phi niệm trục triêu hoa lạc, Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn. Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch, Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.

Dịch Nghĩa:

MẠN HỨNG TẠI SƠN PHÒNG LẦN HAI

Nghĩ chuyện thị phi rơi rụng cùng với hoa buổi sáng, Lòng [ham] danh lợi lạnh theo trận mưa đêm. Hoa rụng hết, mưa đã tạnh, núi non im vắng, Một tiếng chim kêu, [thế rồi] lại cảnh xuân tàn.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

MẠN HỨNG TẠI SƠN PHÒNG LẦN HAI

Phải quấy rụng cùng hoa buổi sáng

Lợi danh lạnh theo mưa ban đêm

Mưa tạnh hoa tàn, núi im vắng

Một tiếng chim kêu, xuân úa thêm.

8. 登 寶 臺 山

地寂臺逾古, 時來春未深。 雲山相遠近, 花徑半晴陰。 萬事水流水,

Page 64: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

64 

 

百年心語心。 倚欄橫玉笛, 明月滿胸襟。

Phiên Âm:

ĐĂNG BẢO ĐÀI SƠN

Địa tịch đài du cổ, Thời lai xuân vị thâm. Vân sơn tương viễn cận. Hoa kính bán tình âm. Vạn sự thủy lưu thủy, Bách niên tâm dữ [ngữ] tâm. Ỷ lan hoành ngọc địch,

Minh nguyệt mãn hung khâm.

Dịch Nghĩa:

LÊN NÚI BẢO ĐÀI Đất [nơi đây là nơi] hẻo lánh, [nên] đài [càng] thêm cổ kính, Theo thời tiết, mùa xuân [nơi đây] về chưa lâu. Núi mây [nhìn] như xa, như gần, Ngõ hoa nửa rợp bóng, nửa nắng chiếu. Muôn việc như nước tuôn [theo] nước, Trăm năm lòng lại nhủ lòng. Tựa lan can nâng ngang chiếc sáo quý như ngọc, Ánh trăng sáng rơi đầy trước ngực.

Ghi Chú:

Bảo Đài sơn [寶 臺 山]: Núi Bảo Đài. Địa danh nầy trùng tên rất nhiều nơi, còn có tên khác là Long Đại, thuộc châu Ái; ở Bảo Lộc cũng

Page 65: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

65 

 

có; ở xã Động Mạc, huyện Vọng Danh, huyện Đông Triều, Hải Dương cũng có. Núi Bảo Đài trong bài thơ nầy, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là ngọn núi thuộc dãy núi ở Yên Tử, huyện Đông Triều, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

LÊN NÚI BẢO ĐÀI

Đất vắng, lầu càng cũ

Xuân mới về chưa lâu

Bóng xa gần mây núi

Ngõ hoa rợp nắng chao

Nước trôi hoài thế sự

Lòng nhủ mãi kiếp nào

Lan can nâng sáo quý

Ngực sáng ánh trăng cao.

9. 早 梅 其 一

五出圓芭金撚鬚, 珊瑚沉影海鱗浮。 箇三冬白枝前面, 些一辨香春上頭。 甘露流芳癡蝶醒, 夜光如水渴禽愁。 姮娥若識花佳處, 桂冷蟾寒只麼休。

Page 66: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

66 

 

Phiên Âm:

TẢO MAI KỲ NHẤT

Ngũ xuất viên ba kim niễn tu, San hô trầm ảnh hải lân phù. Cá tam đông bạch chi tiền diện, Tá nhất biện hương xuân thượng đầu. Cam lộ lưu phương si điệp tỉnh, Dạ quang như thủy khát cầm sầu. Hằng Nga nhược thức hoa giai xứ Quế lãnh thiềm hàn chỉ ma hưu!

Dịch Nghĩa:

MAI SỚM LẦN MỘT

Năm cánh hoa tròn thơm, nhụy hoa điểm sắc vàng, [Như] bóng san hô chìm, [như] vảy cá biển nổi. Cành hoa trắng xóa suốt ba tháng đông, Sang đầu xuân, chỉ còn loáng thoáng một vài cánh thơm nhẹ. Sương ngọt chảy mùi thơm, làm con bướm tỉnh giấc say đắm, Ánh sáng ban đêm như nước, khiến con chim khát nước buồn bã. Nếu Hằng Nga biết được dáng vẻ xinh đẹp của hoa mai, Thì chẳng ưa gì cây quế với cung thiềm lạnh lẽo.

Ghi Chú:

. Hằng Nga [姮娥]: Theo sách cổ Hậu Hán Thư [後漢書], trong tích Hậu Nghệ [后羿] có vợ là Hằng Nga [姮娥] còn có tên là Thường

Page 67: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

67 

 

Nga [嫦娥] lấy trộm thuốc của chồng rồi bay lên cung trăng, bị đọa thành con cóc (thiềm thừ.) Từ đó, cung trăng cũng có tên là “cung Thiềm.”

. Quế [桂]: Theo sách cổ Dậu Dương Tạp Trở [酉陽雜俎] chép rằng: Trong trăng có cây quế, cao 500 trượng. Vì thế, “quế” cũng là tên gọi của mặt trăng.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

MAI SỚM LẦN MỘT

Tròn xoe năm cánh, nhụy vàng phơi

Chìm bóng san hô, vảy cá trồi

Đông ba tháng lạnh cành im trắng

Xuân một ngày hanh nhánh ấm ngời

Sương ngọt nức hương lay bướm dậy

Đêm ngời ánh nước khiến chim sầu

Hằng Nga nếu biết hoa mai đẹp

Bóng quế cung thiềm sẽ chán thôi.

10. 早 梅 其 二

五日驚寒懶出門, 東風先已到孤根。 影橫水面冰初泮, 花壓枝頭暖未分。 翠羽歌沉山店月, 畫龍吹濕玉關雲。

Page 68: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

68 

 

一枝迷入故人夢, 覺後不堪持贈君。

Phiên Âm:

TẢO MAI KỲ NHỊ

Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn, Đông phong tiên dĩ đáo cô côn [căn]. Ảnh hoành thủy diện băng sơ bạn, Hoa áp chi đầu noãn vị phân. Thúy vũ ca trầm sơn điếm nguyệt, Họa long xuy thấp Ngọc Quan vân. Nhất chi mê nhập cố nhân mộng, Giác hậu bất kham trì tặng quân.

Dịch Nghĩa:

MAI SỚM LẦN HAI

Năm ngày sợ rét, lười ra khỏi cửa, Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn. Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan, Cành hoa trĩu xuống đầu cành, hơi ấm chưa phân định rõ. Giọng ca chim Thuý vũ lắng chìm [theo] ánh trăng ở quán trọ trong núi. Tiếng sáo Hoạ long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan. Một cành hoa lạc vào giấc mộng người xưa, Sau khi tỉnh giấc, không thể đem tặng bạn được.

Chú Thích:

. Thúy vũ [翠羽]: Tức “thúy vũ ngâm,” tên một từ khúc nổi tiếng ngày xưa. Cung điệu

Page 69: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

69 

 

của khúc ngâm nầy còn thấy ở bài Trúc Sơn Từ [竹山祠] của Tưởng Tiệp [奬捷]. Lời đề tựa của ông nói: “Vương Quân Bản trao cho ta một khúc hát theo Việt điệu có tên là Tiểu Hoa Mai Dẫn, bảo ta lấy ý bay lên tiên, bước trong cõi hư không mà làm lời cho khúc hát…”

. Họa long [畫龍]: Có thể là một loại sáo hay tù và có vẽ hình con rồng. Sách Từ Hải [辞海] dẫn lời của Thẩm Ước [沈箹]và Từ Quảng [徐廣] nói rằng: “Tù và của người Hồ, chỗ tay cầm, vẽ con giao long có chân năm sắc.”

. Ngọc Quan [玉關]: Tên một cửa ải trên đường đi sang Tây vực [西域,] thuộc tỉnh Cam Túc [甘肃], nước Tàu. Ở đây, tác giả mượn cảnh để miêu tả tiếng sáo Họa Long làm ẩm ướt đám mây trên cửa ải.

. Hai câu thơ cuối, tác giả lấy ý trong điển tích “nhất chi xuân” [一枝春,] rút từ câu thơ của Lục Khải [陸啟] trong bài thơ “Tặng Phạm Diệp”[贈范曄]:

折梅逢驛使,

寄與隴頭人。

江南無所有,

聊贈一枝春。

(Phiên âm: Chiết mai phùng dịch sứ / Ký dữ lủng đầu nhân / Giang Nam hà sở hữu / Liêu tặng nhất chi xuân – Dịch nghĩa: Bẻ cành hoa

Page 70: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

70 

 

mai, gặp được người đưa thư trạm / Gửi cho người ở Lủng Đầu / Giang Nam chẳng có gì cả / Chỉ tặng bạn một cành xuân).

Trong bài thơ “Tảo Mai Kỳ Nhị” nầy, tác giả mượn ý trên, nhưng đã chuyển ý vào trong cõi mộng rất độc đáo: Nhất chi mê nhập cố nhân mộng / Giác hậu bất kham trì tặng quân. Dịch nghĩa: Một cành hoa lạc vào giấc mộng người xưa / Sau khi tỉnh giấc, không thể đem tặng bạn được.

Phỏng Dịch Thơ Việt:

MAI SỚM LẦN HAI

Năm ngày trốn lạnh, biếng rời nhà

Gió xuân vừa ghé gốc cây già

Mặt nước bóng chao, băng sớm rã

Cành hoa cánh trĩu, ấm chưa ra

Thúy Vũ chim vờn, trăng núi ẩn

Họa Long sáo ướt, Ngọc Quan nhòa

Cành hoa lạc mộng người xưa khuất

Tỉnh giấc làm sao tặng bạn xa!

10.2014

Page 71: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

71 

 

BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO MÃN GIÁC

Tác giả: PGS. TS Nguyễn Đăng Na Khoa Ngữ Văn Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Bài viết này trình bày 2 vấn đề chính trong bài kệ của Trưởng lão Mãn Giác. Đó là: Vài nét về loại hình kệ và nội dung chính về bài kệ của Trưởng lão Mãn Giác

Bài viết này chúng tôi muốn trình bày 2 vấn đề chính trong bài kệ (偈) của Trưởng lão Mãn Giác (長老滿覺). Đó là:

- Vài nét về loại hình kệ

- Nội dung chính về bài kệ của Trưởng lão Mãn Giác

I.VÀI NÉT VỀ THỂ LOẠI KỆ

1.Khái niệm về kệ

Kệ là loại hình văn học chức năng lễ nghi, ra đời từ Ấn Độ, gắn liền với nghi thức truyền thừa đạo Phật và có 2 nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

- Nghĩa rộng, gồm kệ Già đà (伽陀) và kệ Kì dạ (祇夜) trong 12 giáo bộ. Cả 2 loại này đều là kệ Tụng (頌). Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt: nếu trước bài kệ không có phần văn xuôi mà người viết trực tiếp văn vần để ghi lại giáo lí nhà Phật, gọi là kệ Cô khởi (孤起), nghĩa là Già đà; nếu trước bài kệ có phần văn xuôi rồi, nhưng người viết lại dùng văn vần để nhắc lại nghĩa của phần văn xuôi

Page 72: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

72 

 

ở trên thì gọi là kệ Trùng tụng (重頌) - tụng lại, là kệ Kì dạ. Tuy nhiên, trong kinh và luận của Phật, người ta vẫn dùng hỗn hợp cả 2 Kệ đó.

- Nghĩa hẹp, chỉ dùng riêng về kệ Già đà mà thôi.

2.Cấu trúc hình thức kệ

Kệ có nhiều loại, nhưng người ta thường dùng kệ 2 dòng (gồm 16 âm tiết, mỗi câu 8 âm tiết), cũng gọi là kệ Thông (通). Ngoài ra, có kệ 2 dòng dài từ 22 đến 24 âm tiết (mỗi câu từ 11 đến 12 âm tiết), hoặc không hạn chế số âm tiết. Khi thể loại kệ của Ấn Độ chuyển qua Hán ngữ văn ngôn thì người ta hay dùng hình thức tứ ngôn (4 chữ), ngũ ngôn (5 chữ), đều có 2 câu, giống kiểu thơ tứ cú Trung Hoa nhưng không cần vần luật. Trong kinh Phật, khi dịch ra văn ngôn, phần nhiều người ta dùng kệ Tụng từ 2 đến 6 câu(1), cốt sao ngắn gọn, có nhịp điệu và dùng hình ảnh so sánh, tượng trưng mang tính ẩn dụ để dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền... Chẳng hạn, bài kệ của Trưởng lão Mãn Giác.

3.Kệ của Việt Nam

·Các Thiền sư Việt Nam thường viết kệ dưới nhiều hình thức đa dạng. Có Ngài viết kệ 2 câu, mỗi câu 5 hoặc 7 âm tiết, như các vị Đại sư: Khuông Việt (匡越), Thiền Lão (禪老), Viên Chiếu (圓照),...; có vị lại viết kệ không vần như Thiền sư Cứu Chỉ (究旨); có vị viết kệ 6 câu, mỗi câu 4 âm tiết như Thiền sư Bản Tịnh (本淨); có vị dùng hình

Page 73: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

73 

 

thức thơ ngũ ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn tứ tuyệt để viết kệ, như Đại sư Khuông Việt và các vị Thiền sư: Định Hương (定香), Không Lộ (空路), Ngộ Ấn (悟印), Bảo Giám (寶鑑);... có điều cần chú ý là, các bài kệ Việt Nam đa phần được trình bày trong sách Phật học Việt Nam, như trong Thiền uyển tập anh Ngữ lục(2), Khóa hư lục,... Hơn nữa, chúng thường được dùng kệ Vấn và kệ Đáp - Cô khởi kệ để diễn đạt những vấn đề cốt tủy về triết học Thiền tông, như sinh tử (生子) - niết bàn (涅槃), sắc (色) - không (空), tâm (心) - thân (身), phàm (凡) - thánh (聖), hữu (有) - vô (無),... Loại này đều do nhà sư Việt Nam vừa viết ra, vừa tạo dựng nội dung cũng như hình thức biểu đạt của chúng.

·Trong Ngữ lục có bài kệ của Trưởng lão Mãn Giác (1052-1096) thuộc Cô khởi kệ được diễn đạt hình thức độc đáo, gồm 6 câu: 4 câu đầu dưới hình thức thơ ngũ ngôn (tứ tuyệt, cách vần, thanh bằng) và 2 câu cuối là hình thức thơ thất ngôn. Dưới đây là nguyên văn bài kệ đó:

春去百花落

春到百花開

事逐眼前過

老從頭上來

莫謂春殘花落盡

庭前昨夜一枝梅

Page 74: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

74 

 

Xuân khứ: bách hoa lạc,

Xuân đáo: bách hoa khai.

Sự trục nhãn tiền quá,

Lão tòng đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

II.NỘI DUNG CHÍNH VỀ BÀI KỆ CỦA TRƯỞNG LÃO MÃN GIÁC

Khi khảo sát bài kệ của Trưởng lão Mãn Giác, xin chú ý 4 vấn đề:

-Một là, kệ thường diễn đạt dưới hình thức thơ, nhưng về bản chất, chúng không phải là thơ - loại hình văn học nghệ thuật, mà là văn học chức năng lễ nghi. Nếu lẫn loại hình thể loại, ta sẽ bị lạc hướng.

-Hai là, về văn học chức năng lễ nghi có một nguyên tắc tuyệt đối là, phải đặt các bài kệ vào môi trường chúng đang thực hành nghi lễ thì mới hiểu đúng nội dung của chúng. Nếu tách khỏi môi trường đang thực hành lễ nghi cụ thể của chúng, bài kệ sẽ bị chệch nghĩa.

-Ba là, kệ bao giờ cũng gắn với triết học Phật. Do vậy, ta phải trình bày nội dung của chúng bằng những khái niệm, thuật ngữ, điển cố... của Phật học. Nếu không, ta sẽ giải thích không đúng nội dung của chúng.

-Bốn là, về cơ bản, kệ không nhan đề. Điều này rất quan trọng. Tất cả các nhan đề của

Page 75: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

75 

 

những bài kệ trong Ngữ lục nói chung, bài kệ của Trưởng lão Mãn Giác nói riêng, đều do người sau đặt tên. Nhưng khi đặt nhan đề cho các bài kệ này - văn học chức năng lễ nghi, người ta lại đặt chúng thành loại hình nghệ thuật - thơ ca. Chẳng hạn họ đặt tên Ngôn hoài của Không Lộ, Cáo tật thị chúng của Mãn Giác(3),...

Với tinh thần 4 điểm trên, chúng tôi sẽ khảo sát nội dung chính về bài kệ của Trưởng lão Mãn Giác.

1. Ngữ lục

Muốn hiểu giá trị đích thực của bài kệ của Trưởng lão Mãn Giác, trước hết, ta đọc về hoàn cảnh ra đời và mục đích thực hành lễ nghi của bài kệ này(4).

2. Nhan đề

Ta không thể đặt bài kệ của Trưởng lão Mãn Giác là Cáo tật thị chúng (告疾示眾). Tại sao?

a. Cáo tật

Cáo tật còn gọi là cáo bệnh (告病), chỉ các vị quan lại thời xưa khi bị ốm, xin vua ban cho nghỉ hưu và được trí sĩ.

Sách Ngữ lục kể rằng, thời Lý Thánh Tông (1054-1072), thân phụ của Ngài đang giữ chức Trung thư Viên ngoại lang(5). Lúc đó, Ngài được dự kỳ tuyển để phụng hầu cung vua(6). Đến năm Anh Vũ Chiêu Thắng 1077 triều Lý Nhân Tông, Ngài xin xuất gia. Vua chấp nhận. Sau khi Ngài đắc đạo, vua Nhân

Page 76: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

76 

 

Tông mời Ngài đến Nhập nội Đạo tràng(7) đứng đầu Thiền viện Giáo Nguyên với danh nghĩa Tứ tử Đại sa môn được thực ấp 50 hộ và giao cho Ngài nắm Tam ti công sự - chức Tam ti Phó sứ(8).

Xin nói thêm: ban đầu, vua Nhân Tông ban tên cho Ngài là Hoài Tín. Sau, vì kính trọng Ngài, từ đó, vua gọi Ngài là Trưởng lão (長老). Khái niệm Trưởng lão lại có 2 nghĩa: một là, chỉ người có trí tuệ, có uy quyền trong chính phủ; hai là, trong Thiền lâm, những vị Thượng tọa Tì khưu đứng đầu về sự hiểu biết sâu sắc và có năng lực giảng giải kinh Phật mới được gọi là Trưởng lão. Rồi khi Trưởng lão mất, đức vua sắc cho Ngài thụy là Mãn Giác.

Như vậy, Trưởng lão vừa trong chính phủ, vừa đứng đầu Thiền gia. Vì thế, khi bị ốm, “ngày 30 tháng 11 niên hiệu Hội Phong thứ 5, (Trưởng lão) cáo tật”.

Vậy Trưởng lão cáo tật với ai? Trước hết, Ngài cáo tật với đức vua Lý Nhân Tông và cuối cùng, Ngài cáo tật với Tam ti, vì Ngài chỉ dưới vua và dưới Tam ti mà thôi. Tuy nhiên, với tư cách người đứng đầu Thiền viện Giáo Nguyên - trung tâm Phật học Thăng Long nên khi thị tịch, Ngài muốn trao truyền Tông yếu Thiền tông cho đệ tử và cần Thị chúng kệ.

b. Thị chúng

Hầu như người ta đều giải thích: thị chúng (示眾) là “bảo mọi người”(9). Không phải. Thị

Page 77: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

77 

 

chúng là một thuật ngữ triết học Thiền tông, dùng để chỉ khai thị tông yếu (開示宗要) mà mở ra then chốt giáo tông cho môn đệ(10). Cho nên, khi thị chúng, các tì khưu thường dùng kệ. Chẳng hạn, các vị Thiền sư Trung Hoa từ Tùy - Đường đến Tống,... vẫn để lại Thị chúng kệ, như Tuệ Viễn Đại sư(11) (慧遠大師), Vân Môn Văn Yển(12) (雲門文偃), Thiền sư Từ Minh(13) (禪師慈明), ... đã làm. Ở Việt Nam, Trưởng lão đã để lại Thị chúng kệ. Bởi thế, cái gọi là Cáo tật thị chúng kia sẽ ngắt thành 2 phần:

-Câu 1: “Ngày 30 tháng 11 niên hiệu Hội Phong thứ 5, (Trưởng lão) cáo tật”.

- Câu 2, đều có thể đọc:

+ (Sau khi cáo tật, Trưởng lão) thị chúng. (Ngài đọc) Kệ như sau:...

+ (Sau khi cáo tật, Trưởng lão đọc bài) Thị chúng kệ như sau:...

Riêng Thiền Tông từ Vô Ngôn Thông (? - 826) đến năm 1096 trước khi Mãn Giác mất, chưa có Thiền sư nào có Thị chúng kệ ngoài Trưởng lão.

Đấy là lí do không thể đặt kệ của Trưởng lão là Cáo tật thị chúng.

3. Nội dung chính

Một trong những then chốt của tông phái Vô Ngôn mà Trưởng lão muốn khai mở cho môn đệ hiểu sinh - tử. Trong mê giới của Lục đạo(14), sinh - tử nối nhau vô cùng vô tận.

Page 78: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

78 

 

Đối lập với Niết bàn là thế giới khổ não. Tuy nhiên, sinh - tử với Niết bàn chỉ là 1, không phải là 2. Nếu sinh - tử là phi xả (非捨) - không thể bỏ được, phi phi xả (非非捨) - không phải không thể bỏ được,... thì, Niết bàn cũng vô đắc (無得) - không thể được, vô bất đắc (無不得) - không phải không thể được. Đấy là tư tưởng chi phối bài kệ của Trưởng lão.

Để hiểu bài kệ của Trưởng lão, chúng tôi sẽ trình bày 2 phần:

a.Bốn câu đầu

·Câu 1 - 2:

Thoạt nghe, 2 câu đầu tưởng như Trưởng lão đưa ra quy luật tất yếu của tự nhiên:

Xuân đi trăm hoa rụng (Xuân khứ bách hoa lạc),

Xuân đến trăm hoa nở(Xuân đáo bách hoa khai).

Mỗi năm, Xuân đều một lần về. Xuân đi (khứ), rồi Xuân đến (đáo). Sự luân hồi này, con người cảm nhận được qua hình ảnh trăm hoa tàn (bách hoa lạc), trăm hoa nở (bách hoa khai). Bởi vậy, khi nhắc tới “trăm hoa tàn”, “trăm hoa nở”, Trưởng lão muốn thị chúng cho môn đệ hiểu rằng, quy luật này phổ quát chẳng trừ ai. Nghĩa là, ai cũng có thể đến khởi điểm nhập vào vũ trụ: lạc (rụng - chết). Đấy là quy luật khách quan. Vì thế, Ngài ung dung nhập Niết bàn và cũng ung dung biết trăm hoa - chỉ môn đệ, nhất định

Page 79: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

79 

 

nở (khai), nhất định bừng lên, đẹp hơn. Và rồi, các thế hệ sau, thế hệ 1, thế hệ 2, thế hệ 3,... sẽ bước theo: Xuân khứ bách hoa lạc! Lạc (rụng) và khai (nở), khứ (đi) và đáo (đến) đều vô thường!

Vũ trụ là thế, giới tự nhiên là thế! Còn xã hội con người?

·Câu 3 - 4:

Việc đời chạy nhanh trước mắt(Sự trục nhãn tiền quá),

Tuổi già theo đến trên đầu (Lão tòng đầu thượng lại).

Hai khái niệm sự (事) và lão (老) mà Trưởng lão muốn thị chúng cho môn đệ nắm được then chốt Thiền tông.

Sự là thuật ngữ triết học Thiền tông, chỉ tất cả hữu vi pháp (有為法) do nhân duyên sinh ra, là những hiện tượng vô cùng khác biệt trong vũ trụ, đối lập với lí (理) của pháp môn bình đẳng; nghĩa là, sắc tướng vô thường có muôn hình vạn trạng biến đổi diễn ra trong cuộc sống mà nhục nhãn thấy được. Đúng như Tăng Triệu (僧肇) kết luận: “Sự tuy vô cùng, nhưng lí chung quy chỉ một đường”(15). Tiếp theo, ta gặp chữ lão với nghĩa đen: già. Nhưng ở đây ta lại gặp khái niệm triết học Thiền tông: Lão. “Lão” là một trong 24 hành pháp không tương ứng của Duy thức tông. Các sắc tâm nối nhau biến đổi, gọi là lão. Sinh, lão, trú, vô thường, gọi là tứ tướng. “Lão” tương đương với dị tướng

Page 80: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

80 

 

của hữu bộ. Sinh khổ (生苦), lão khổ (老苦), bệnh khổ (病苦), tử khổ (死苦) gọi là tứ khổ (四苦). Có 4 loại khổ của nhân gian: Sinh khổ (từ hoài thai đến xuất sinh). Lão khổ (suy tàn biến thành lão). Bệnh khổ (tứ đại tăng tổn thành bệnh, khi bệnh thì khổ). Tử khổ (khi ngũ uẩn hỏng lìa, hoặc thọ mệnh hết). Sinh tử luân hồi trong mê giới nối nhau vô cùng, vô tận và đối lập với Niết bàn (Bồ đề). Duy thức luận (quyển 8) đưa ra 4 loại tướng trong một chu kì của chúng sinh, cũng gọi là tứ tướng (4 khổ). Gồm: sinh, lão, bệnh, tử. Tướng mà chúng sinh xuất sinh gọi là sinh tướng (生相); tướng của tuổi già là lão tướng (老相); tướng của bệnh tật là bệnh tướng (病相); tướng của chết là tử tướng (死相),... Sự sinh tử trói buộc con người. Tham, sân, si cùng với sinh tử phiền não trói buộc con người không được tự tại, giống như lưới võng trói buộc chúng sinh, không giải thoát được. Lời Thị chúng ở đây như lời trăng trối về tông yếu Thiền tông của Ngài.

·Bốn câu đầu, Trưởng lão dùng văn vần loại ngũ ngôn, thể tứ tuyệt, vần bằng (khai 開, lai 來nhưng cách dòng (câu 2 - 4) để thị chúng theo thời gian: đương thời (xuân đang khứ, hoa đang lạc) --> tương lai (xuân sẽ đáo, hoa sẽ lai); rồi quá khứ (sự đã quá) --> hiện tại (lão đang tòng).

Hai câu đầu, Trưởng lão hoàn toàn ứng khẩu. Đến câu 3 - 4, Ngài dùng thi liệu của tiền nhân. Đó là từ bài Thủy biên ngẫu đề (水邊偶題) của La Ẩn(16) thời Đường mà Ngài mượn để diễn đạt giáo lí Thiền tông:

Page 81: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

81 

 

只知事逐眼前去

不覺老從頭上來

Chỉ triSỰ TRỤC NHÃN TIỀN KHỨ,

Bất giác LÃO TÒNG ĐẦU THƯỢNG LAI.

“Dòng sông vô tình đi không về; bên sông, hoa đẹp nở vì ai? Nhưng chỉ biết sự (vô vàn sắc tướng) đang ruổi trước mắt con người mà bất giác nhận thấy tuổi già đã trèo lên đầu mình. (Thi nhân) thở than cuộc đời cực cùng như Khổng (Tử), Mạnh (Tử) và ai (hiển) đạt như Chu(17) (周) - Triệu (召) cũng bị trần ai. Nghĩ xem, cái lí kia thì ai gặp may, chỉ thầy Trang Tử là người giỏi nhất”(18). Đó là tâm trạng cô đơn, bị cuộc đời ném ra bên bờ sông và mỉa mai ai may, ai tài mà thi nhân La Ẩn thở than qua thơ thất ngôn bát cú.

Nhưng, Trưởng lão không cảm nhận cuộc đời như vậy. Ngài hiểu con người luôn luôn vận hành theo vũ trụ, biến đổi vô thường. Cho nên, dù dùng thi liệu tiền nhân, mỗi người không chỉ diễn đạt khác nhau, viết thể loại khác nhau mà mỗi người lại đi con đường khác nhau: La Ẩn là thi sĩ nhà Nho viết thơ Đường 7 chữ 8 câu, còn Trưởng lão là Thiền sư Vô Ngôn, đọc khẩu ngữ Cô tụng kệ theo cách riêng để giảng giải cho môn đệ về quy luật muôn đời!

Nếu so sánh câu 3-4 thất ngôn của La Ẩn với câu 3-4 ngũ ngôn của Trưởng lão ta thấy, 2 vị tư tưởng hoàn toàn khác nhau. Một bên là thi nhân hốt hoảng, bất ngờ cuộc đời: “Chỉ tri sự trục nhãn tiền quá, Bất giác lão tòng đầu

Page 82: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

82 

 

thượng lai”; còn một bên là Thiền sư ung dung, tự tại trước việc tịch diệt: “Sự trục nhãn tiền quá, Lão tòng đầu thượng lai”.

b.Hai câu cuối:

·Để kết thúc bài kệ, Trưởng lão đưa ra phân biệt các phái Thiền tông:

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết(Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận),

Đêm qua trước sân có một cành mai (Đình tiền tạc dạ nhất chi mai).

Xuân khứ và xuân lai đều vô thường. Hoa lạc và hoa khai cũng vậy, đều vô thường. Nhưng có tuệ nhãn, Phật nhãn mới nhận được cái hằng thường. Đến (đáo) và đi (khứ), tàn và nở đều là hiện tượng muôn hình vạn trạng đang diễn ra trước mắt con người và đều vô thường, nhất thời. Sự hằng thường thuộc bản thể vũ trụ. Hôm qua mai nở, hôm nay mai tàn; hôm qua thấy Thầy (chỉ Trưởng lão) đang giảng truyền cho môn đệ; đêm nay ngày 30 tháng 11 năm Bính Tý 1096 Thầy nhập Niết bàn. Môn đệ tuy không thấy hình hài sắc tướng của Thầy nhưng Thầy để lại hằng thường vô sắc tướng thành biểu tượng vĩnh hằng: Nhất chi mai. Đó là lời trăng trối mà Trưởng lão khẳng định:

"Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Đêm qua trước sân có một cành mai!"

·Lần theo thời gian từ năm 1096 khi Trưởng lão nhập Niết bàn về trước, thi nhân thường

Page 83: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

83 

 

sáng tác thơ và từ để thở than cuộc đời ngắn ngủi, đặc biệt khóc than số phận người đàn bà sớm nở tối tàn, hoa héo xuân phai,... Ấy thế, chưa thấy một câu nào dù là thơ hoặc từ tương tự kiểu 5 chữ Xuân tàn hoa lạc tận (春殘花落盡) của Trưởng lão. Có lẽ phải tới thế kỷ XVIII ta mới thấy xuất hiện cụm từ na ná Xuân tàn hoa lạc tận:

試看春殘花盡落

但是紅顏老死時

"Thí khán xuân tàn hoa tận lạc,

Đãn thị hồng nhan lão tử thì"(19)

Nghĩa là, “thử xem xuân tàn hoa hết rụng, nhưng hồng nhan đâu được sống đến lúc già”. Nếu để ý, cụm từ trên được đảo chữ tận (hết) lên trên chữ lạc để nhấn mạnh tất cả hoa đã rụng: xuân tàn hoa tận lạc. Sau, người Trung Hoa khi làm thơ vẫn quen viết Xuân tàn hoa tận lạc:

一朝夢醒吾何往

只似春殘花盡落

"Nhất triêu mộng tỉnh ngô hà vãng,

Chỉ tự xuân tàn hoa tận lạc".

Nghĩa là, “một sớm mộng tỉnh, ta đi về đâu? Chỉ như xuân tàn hoa hết rụng”.

Page 84: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

84 

 

Riêng câu cuối Cô tụng kệ, Trưởng lão đã sử dụng thi liệu từ câu 3 - 4 trong bài Tảo mai (早梅) của Tề Kỉ (齊己):

Tiềnthôn thâm tuyết lí (前村深雪裡),

Tạc dạnhất chi khai (昨夜一枝開)(20).

Nghĩa là, “trước thôn trong tuyết thẳm, đêm qua một nhành (mai) nở”. Nếu lại so sánh Tảo mai của Tề Kỉ (860 - 937) với Cô tụng kệ của Trưởng lão, ta lại thấy 2 bài khác nhau về tư tưởng. “Vạn cây (mai) bị cóng đến muốn chết, nhưng hơi ấm riêng rễ trở về. Trước thôn trong tuyết thẳm, đêm qua một nhánh (mai) nở. Hương thầm gió đưa qua, con chim nhìn thấy hoa trắng đang đến. Năm tới như phù hợp với thời tiết, nên hoa mai đầu tiên báo Xuân Đài”(21). Rõ ràng, thi sĩ Tề Kỉ ngạo cao vì chỉ mình chàng báo trước cho muôn loài biết xuân đang về và cũng mình chàng chịu được cóng rét: "đêm qua trong tuyết thẳm, có một nhánh mai nở hoa". Cụm từ nhất chi khai khoa trương, còn cụm từ nhất chi mai thì thầm kín và tế nhị. Tuy vậy, ta cũng nên khen hình tượng của nhà thơ Tề Kỉ thời Đường khá độc đáo.

·Gần trăm năm sau, Diêu Thuật Nghiêu (姚述堯) - người Trung Hoa lại dùng thi liệu của Trưởng lão Việt Nam để sáng tác từ (詞) nổi tiếng theo điệu Nguyễn Lang quy (阮 郎歸). Và dĩ nhiên xin nói thêm: Diêu Thuật Nghiêu(22) là người Tiền Đường (錢塘) thuộc Bách Việt, đỗ Tiến sĩ năm 1154, làm quan 21 năm (1168-1188). Câu đầu, Tiến sĩ Diêu viết: Giang thôn tạc dạ nhất chi mai

Page 85: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

85 

 

(江村昨夜一枝梅). Riêng hình tượng nhất chi mai trong kệ được nhiều Thiền sư Trung Hoa dùng. Như Tục đăng lục năm 1097 có nhất chi mai. Rồi năm Gia Định 1208 có câu Tuyết trung sơ trán nhất chi mai (雪中初綻一枝梅) của Định Tuệ Hải Ấn Tín Thiền sư, thời Thanh có câu Đình tiền tiên trán nhất chi mai (庭前先綻一枝梅) của An Tịnh Chu Thiền sư(23) thị tịch năm Thuận Trị 1648, ...

Trên đây là 2 vấn đề chính mà chúng tôi đã trình bày.

Phụ lục

1.Ngữ lục(Câu chuyện về Đại sư Mãn Giác)

Đại sư Mãn Giác chùa Giáo Nguyên, Cứu Liên; người Lũng Triền, An Cách, họ Nguyễn, húy Trường (長); cha là Hoài Tố (懷素), làm quan tới chức Trung thư Viên ngoại lang(24).

Khi Lý Nhân Tông còn ở tiềm để(25), bấy giờ có chiếu chỉ cho con em các nhà danh gia vào hầu trong cung. Ngài - chỉ Mãn Giác, vì học rộng, nhớ nhiều, đọc thông Nho - Thích(26), nên được dự kì tuyển này. Những lúc rảnh việc công, Ngài thường đem thiền na(27) ra niệm. Khi Nhân Tông lên ngôi, bởi quý trọng mà ban cho Ngài là Hoài Tín.

Năm Anh Vũ Chiêu Thắng(28), Ngài dâng biểu xin xuất gia. Khi được ấn chứng của sư Quảng Trí chùa Quán Đính, Ngài bèn mang bình tích đi vân du tìm khắp đạo hữu. Khi Ngài tới đâu, người theo học rất đông. Ngài

Page 86: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

86 

 

đọc Đại tạng kinh đạt tới vô sư trí(29) và là lãnh tụ pháp môn một thời.

Đế cùng Cảm Linh Nhân Hoàng Thái hậu lưu tâm đến Thiền học, bèn dựng chùa này cạnh cung Cảnh Hưng, mời Ngài tới đó trụ trì để tiện việc tham vấn. Khi tham vấn, Đế không dùng tên Ngài để gọi, mà thường gọi Ngài là Trưởng lão.

Một hôm, Đế nói:

Bậc chí nhân(30) thị hiện, ắt phải tế độ chúng sinh, không hạnh nào là không đủ, không sự nào là không tu, chẳng phải chỉ do sức định tuệ(31), mà cũng có công giúp đỡ, nên phải kính nhậm(32) lấy.

Bèn trao Thiền viện Giáo Nguyên cho Hoài Tín Đại sư để truyền tâm ấn vô tu vô chứng(33) của Tổ và phụng mệnh Nhập nội Đạo tràng(34), ban cho Tứ tử Đại sa môn, cùng với quan Tam ti bàn việc công và cho 50 hộ miễn thuế để cung đốn việc chùa.

Ngày 30 tháng 11, niên hiệu Hội Phong thứ 5, (Trưởng lão) cáo tật. (Trưởng lão) Thị chúng. Kệ rằng:

春去百花落

春到百花開

事逐前眼過

老從頭上來

莫謂春殘花落盡

Page 87: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

87 

 

庭前昨夜一枝梅

"Xuân khứ: bách hoa lạc,

Xuân đáo: bách hoa khai.

Sự trục tiền nhãn quá,

Lão tòng đầu thượng lai.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai".

Đêm đó, Ngài ngồi kiết già ra đi, thọ 45 tuổi đời, 19 tuổi hạ. Đế dùng hậu lễ để ban tặng. Các bậc công khanh ai cũng dâng hương, trà tỉ, thu xá lị, xây tháp ở chùa Sùng Nham, An Cách. (Vua Lý Nhân Tông) sắc (phong Ngài) thụy hiệu Mãn Giác.

2.Bài thơ của La Ẩn (羅隱):

La Ẩn (833-909), thi nhân nổi tiếng cuối thời Đường, người Tân Thành (新城), tỉnh Chiết Giang (浙江), tự là Chiêu Gián (昭諫). Hiện người ta giữ được gần 500 bài thơ của ông và vẫn có nhà bia về ông. Toàn bài Thủy biên ngẫu đề (水邊偶題) của La Ẩn như sau:

野水無情去不回

水邊花好為誰開

只知事逐眼前去

不覺老從頭上來

窮似丘軻休嘆息

Page 88: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

88 

 

達如周召亦塵埃

思量此理何人會

蒙邑先生最有才

"Dã thủy vô tình khứ bất hồi,

Thủy biên hoa hảo vị thùy khai.

Chỉ tri sự trục nhãn tiền khứ,

Bất giác lão tòng đầu thượng lai.

Cùng tự Khâu, Kha hưu thán tức,

Đạt như Chu, Triệu diệc trần ai.

Tư lường thử lí hà nhân hội,

Mông ấp Tiên sinh tối hữu tài".

3.Bài thơ của Tề Kỉ (齊己):

Tề Kỉ (860 - 937) họ Hồ (胡), tên là Đắc Sinh (得生), người Ích Dương (益陽), xuất gia. Ngài nghiên cứu đạo Phật, nổi tiếng sáng tác thơ, hiện còn hơn 800 bài. Dưới đây là bài thơ Tảo mai (早梅) của Ngài:

萬木凍欲折

孤根暖獨回

前村深雪裡

昨夜一枝開

風遞幽香去

Page 89: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

89 

 

禽窺素艷來

明年如應律

先發映春台

"Vạn mộc đống dục chiết,

Cô căn noãn độc hồi.

Tiền thôn thâm tuyết lí,

Tạc dạ nhất chi khai .

Phong đệ u hương khứ,

Cầm khuy tố diễm lai.

Minh niên như Ứng Luật,

Tiên phát ánh Xuân Đài"(35).

4.Bài từ (詞) của Diên Thuật Nghiêu (姚述堯) theo điệu Nguyễn Lang quy (阮郎歸) như sau:

Diêu Thuật Nghiêu(36) không rõ năm sinh và mất, chỉ biết tác giả đỗ Tiến sĩ năm Thiệu Hưng thứ 24 (1154), làm quan đến 1188.

江村昨夜一枝梅

先傳春信回

非煙非霧下瑤台

香風拂面來

云幕卷日華開

Page 90: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

90 

 

祥光映上台

安與從此步天街

君王賜壽杯

"Giang thôn tạc dạ nhất chi mai,

Tiên truyền xuân tín hồi.

Phi yên phi vụ há Dao Đài,

Hương phong phất diện lai.

Vân mạc quyển, nhật hoa khai,

Tường quang ánh thượng Đài.

An dữ tòng thử bộ thiên nhai.

Quân vương tứ thọ bôi".

Chú thích:

(1) Phật Quang đại từ điển, Phật Quang xuất bản 1988 - 1999, tr.4383.

(2) Thiền uyển tập anh ngữ lục, khắc in Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715). Từ đây viết tắt là Ngữ lục.

(3) Hoàng Việt thi tuyển, Sđd, tr.10.

(4) Xem phần Phụ lục 1.

(5),(24) Trung thư Viên ngoại lang: Trung thư thuộc Bộ Lại, từ trên xuống gồm Thượng thư, Thị lang, Lang trung. Thời Lý Nhân Tông

Page 91: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

91 

 

(1072-1128) chức Trung thư Viên ngoại lang tương đương Tam phẩm.

(6) Khi đó, nhà Lý chưa mở thi Hội.

(7),(34) Chỉ Đạo tràng trong Đại nội (cung vua); nơi thờ Phật và tu hành đặt ở trong cung.

(8) Tam ti: gồm Thái úy, Tư đồ, Tư không. Tam ti Phó sứ tương đương tể tướng, chỉ dưới Tam ti.

(9) Xin xem các sách Thơ văn Lí - Trần, Ngữ văn 10, Ngữ văn sách giáo viên 10, Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại,...

(10) Phật Quang đại từ điển: Sđd, tr.2145. Thị chúng còn có tên thùy thuyết (垂說), thùy

ngữ (垂說), thùy thị (垂示),...

(11) Tuệ Viễn Đại sư (334-416): người Lâu Phiền (樓煩), Nhạn Môn (雁門), họ Giả (賈).

(12) Vân Môn Văn Yển (864-949): họ Trương (張), người Gia Hưng (嘉興), Chiết Giang (浙江).

(13) Thiền sư Từ Minh (986 - 1039).

(14) Lục đạo: gồm Thiên, Nhân, A tu la, Nga quỷ, Súc sinh, Địa ngục.

(15) Bảo tạng luận (寶藏論) của Tăng Triệu (384 - 414), họ Trương, người Kinh Triệu (京兆), thời Đông Tấn.

Page 92: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

92 

 

(16) La Ẩn (833 - 909): tự là Chiêu Gián (昭諫), người Tân Thành (新城), Chiết Giang (浙江). Hiện người Trung Hoa đã lưu trữ gần 500 bài thơ của La Ẩn.

(17) Chu (khoảng từ 369-286 TCN): tên là Chu, gọi là Trang Tử; chưa rõ nhân vật tên là Triệu.

(18) Dịch nghĩa toàn bài Thủy biên ngẫu đề của La Ẩn.

(19) Theo Hồng lâu mộng, thơ do nhân vật Đại Ngọc viết, gồm 6 câu.

(20) Theo Tống Cao tăng truyện (宋高僧傳), Q.30. Xem thêm Đường thi kỉ sự (唐詩紀事) và Ngũ đại sử bổ (五代史補).

(21) Xem toàn bài Tảo mai trong Phụ lục.

(22) Diêu Thuật Nghiêu: tự là Đạo Tiến (道進), người Hàng Châu. Xem Nguyễn Quy lang trong Phụ lục.

(23) An Tịnh Chu Thiền sư (1597-1648): thụy là Thụy bạch tuyết tự (瑞白雪嗣).

(25) Tiềm để: khi chưa lên ngôi.

(26) Nho, Thích: đạo Nho và đạo Phật.

(27) Thiền na: là thiền định, tĩnh lự.

(28) Anh Vũ Chiêu Thắng: niên hiệu vua Lý Nhân Tông những năm 1076-1084.

Page 93: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

93 

 

(29) Vô sư trí: chỉ trí tuệ không do lực ngoài sách vở, không nhờ người khác dạy mà tự nhiên thành tựu. Nghĩa thứ hai là, trí tuệ không phải do thầy dạy, mà tự đạt được.

(30) Chí nhân (至人): người mà tư tưởng, đạo đức... đạt tới độ tối cao.

(31) Định tuệ: trí tuệ tập trung vào một vấn đề gì đó, không bị phân tán.

(32) Kính nhậm: kính cẩn gánh vác công việc.

(33) Vô tu vô chứng: chỉ việc đạt tới cảnh giới tận cùng. Việc tu hành siêu việt, đối lập với thể ngộ; nghĩa là, bậc chân nhân vô vi chứng, vô sở chứng, tu vô sở tu.

(35) Theo Tống Cao tăng truyện (宋高僧傳), quyển 30.

(36) Diêu Thuật Nghiêu: tự là Tiến Đạo (進道), người Tiền Đường (前塘), Hàng Châu (杭州), Chiết Giang (浙江)./.

(Tạp chí Hán Nôm, Số 4 (107) 2011, Tr.28 - 36)

Page 94: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

94 

 

Bài thơ XUÂN VÃN của Điều Ngự Giác Hoàng

Trần Nhân Tông

Thích Thông Huệ Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ, biết rõ đường lối tu hành theo tông chỉ “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Xoay lại soi sáng chính mình là phận sự gốc, không cầu bên ngoài mà được). Khi lên ngôi, dù bộn bề trăm việc đối nội và đối ngoại, Ngài vẫn có chỗ sống riêng của mình, tuy ở trong trần mà vẫn vui với Đạo. Năm 41 tuổi, Ngài nhường ngôi cho con, sau đó xuất gia về núi Yên Tử, lấy hiệu Hương Vân Đại đầu đà, được tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng. Ngài sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành vị Sơ Tổ của dòng Thiền đặc thù Việt Nam . Bài thơ “Xuân vãn” là một trong những bài mượn cảnh mùa xuân, diễn đạt một cách sâu sắc trình độ tâm linh vút cao của Ngài:

XUÂN VÃN

Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, Nhất xuân tâm sự bách hoa trung. Như kim khám phá Đông hoàng diện, Thiền bản, bồ đoàn khán trụy hồng.

Hòa thượng Trúc Lâm dịch:

Page 95: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

95 

 

CUỐI XUÂN

Thuở bé chưa từng rõ sắc không, Xuân về hoa nở rộn trong lòng. Chúa Xuân nay bị ta khám phá, Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng.

Bài thơ tứ tuyệt ngắn ngủi nhưng bao hàm cả hai giai đoạn đời Ngài: lúc còn bé chưa biết đường tu và khi đã là vị Thiền Sư đạt đạo.

“Thuở bé chưa từng rõ sắc không / Xuân về hoa nở rộn trong lòng”: Thuở bé là lúc còn non tuổi đời, cũng là khi còn ấu thơ về đạo lý. Nhân một ngày xuân đi dạo trong vườn thượng uyển, Thái Tử thấy trăm hoa đua nở tỏa hương ngào ngạt. Chưa thấu hiểu lý Bát Nhã, chưa rõ thể tánh không của các pháp, Thái Tử ngỡ thân tâm cảnh đều thật có. Ý thức chấp ngã chấp pháp mạnh mẽ, nhất là trong điều kiện thuận lợi về vật chất, Ngài làm sao tránh khỏi rộn ràng xao xuyến khi thấy cảnh xuân về? Và đây hầu như là tâm trạng chung của con người, nhất là những ai có tâm hồn nghệ sĩ. Nhà thơ Đinh Hùng nhìn xuân sang mà nhớ hương người xưa:

Xuân nào như xuân mới? Hương nào như hương xưa? Lòng chàng không có tuổi Duyên chàng se tình cờ.

hay J. Leiba nói thay cô gái tuổi trăng tròn:

Page 96: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

96 

 

Em nhớ năm em lên mười lăm, Cũng ngày đông cuối sắp sang xuân. Mừng xuân, em thấy tim hồi hộp, Nhìn cái xuân sang khác mọi lần.

Tập khí của chúng ta là dính mắc với trần cảnh, loạn động theo các duyên bên ngoài. Từ đó tạo nghiệp, quẩn quanh trong sáu nẻo luân hồi. Đức Phật dạy, chính sáu căn là đầu mối của phiền não sinnh tử, do tiếp xúc với sáu trần mà khởi tâm phân biệt. Nhưng sáu căn cũng là nguồn gốc của Niết bàn, khi thấy nghe hay biết tất cả các pháp mà vẫn an nhiên tự tại. Thời điểm chợt nhận ra tánh giác thường hằng của chính mình là khoảnh khắc diệu thường, ngàn năm không dễ có. Những bậc đạt đạo dùng rất nhiều mỹ từ tạm đặt tên cho tánh giác sẵn đủ ấy, vì thật sự nó không có tên, cũng không thể dùng ngôn từ diễn tả. Ở đây, Sơ Tổ Điều Ngự gọi là Chúa Xuân. “Chúa Xuân nay bị ta khám phá”. Thật ra, Chúa Xuân không lẫn tránh, không giấu mặt, cũng không phải ở đâu xa. Chỉ vì vọng thức che lấp nên không nhận ra tánh giác lúc nào cũng sáng ngời.

Mai Hoa Ni đời Tống viết bài thơ Ngộ đạo như sau:

Tìm Xuân, chẳng thấy bóng xuân sang, Giày rơm giẫm nát đỉnh mây ngàn. Trở về chợt ngửi hương mai ngát, Xuân ở đầu cành đã chứa chan. (Đỗ Tùng Bách dịch)

Một đời lặn lội, mòn mỏi những bước chân giẫm nát cỏ cây trên đỉnh núi mây phủ, thế

Page 97: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

97 

 

mà vẫn chưa tìm thấy mùa xuân. Chính vì ý tưởng “tìm xuân” nên xuân không thể hiện. Chúa Xuân không ở bên ngoài, không phải là đối tượng của sự tìm cầu, mà chính là mình - con người bất sanh bất diệt xưa nay. Sực tỉnh xoay trở về chính mình, ta mới nhận ra, quả thật xuân đang trùm khắp vạn hữu, mai đang tỏa ngát mùi hương.!

Sơ Tổ của chúng ta không những đã trở về, đã khám phá Chúa Xuân, Ngài còn trọn vẹn sống cùng mùa Xuân miên viễn:

“Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng”.

Thiền bản là chiếc chõng hay giường nhỏ, bồ đoàn là chiếc gối tròn để ngồi. Đây là hai dụng cụ sử dụng khi tọa thiền. Giường hay chõng thiền còn ám chỉ chân tánh hay bản tâm của mỗi người. Ngồi trên giường Thiền nghĩa là hằng sống cùng bản tâm sẵn đủ. Bản tâm thường tịch nhưng thường tri, luôn lặng lẽ mà luôn chiếu sáng. Định của bản tâm không trụ không xả, không nhập không xuất nên là thường định, đại định. Tinh thần Bồ tát Đại thừa không bỏ huyễn cầu chơn, không bỏ mê về ngộ, không bỏ trần gian thủ chứng Niết bàn. Trong các cảnh vô thường sinh diệt, các bậc đạt đạo nhận ra và sống bằng thể tánh chân thường bất sinh, nên có cái nhìn thẩm thấu vào bản chất của các pháp. Do vậy, các Ngài tự tại anh nhiên trước sự biến đổi của vũ trụ vạn hữu, nên nói “ngồi trên giường Thiền ngắm từng cánh hoa rụng trong một chiều xuân vãn”.

Page 98: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

98 

 

Cùng một cảnh xuân nhưng lúc mê thì tâm loạn động, dính mắc theo cảnh, khi ngộ thì an nhiên nhìn mọi sự đổi dời. Xuân đời đến rồi đi, hoa theo xuân nở rồi tàn, nhưng Chúa Xuân mãi hiện hữu, siêu vượt thời - không. Mùa Xuân miên viễn ấy không ở đâu xa, không từ bên ngoài đến, mà ở ngay đương xứ - tại đây và bây giờ. Cầu chúc tất cả chúng ta, nhân mùa xuân đến, nhận ra Chúa - Xuân - tự - tâm của chính mình, đồng thời chan rải hương xuân đến khắp mọi người.

Mùa Xuân Kỷ Sửu - 2009

Thiền thất Viên Giác

Page 99: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

99 

 

Xuân đã đầy cành Sunday, March 13, 201100:00(View: 8769)

Như Đức

Một thiền sư Ni đời Đường bút hiệu Mai Hoa Ni viết một bài thơ. Sư nói mình đi tìm xuân, lội khắp đầu non, giày cỏ vương mây khắp chốn. Tìm mùa Xuân hay tìm một cành mai, hay tìm một cái gì đó rất đẹp, rất trọn vẹn. Tìm đã đời không ra, quay trở về chợt mỉm cười, té ra cây mai trước sân đã nở đầy. Sư mỉm cười hay nụ mai đang cười giễu cợt sư? Bài thơ không nói rõ vì thơ vốn ít lời, chúng ta chỉ tự hiểu.

Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân

Mang hài đạp biến lãnh đầu vân

Quy lai tiếu niễn mai hoa xú

Xuân tại chi đầu dĩ thập phân.

(Mai Hoa Ni)

Tạm dịch:

Trọn buổi tìm xuân chẳng thấy đâu

Page 100: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

100 

 

Giày gai đạp nát đỉnh mây cao

Trở về cười ngất hương mai rộ

Xuân ở đầu cành rõ biết bao.

Các thiền sư Ni cũng ít nhiều thích trồng hoa. Xem việc chăm sóc hoa kiểng như một công phu học đạo, rất chí tình, rất khổ công. Để đáp lại, xem sư được gì:

Thổ lai kiêm quán thủy lai tài

Điên đảo công phu nhậm ngã tai

Mãn viện xuân phong hoa tự ngữ

Bất tương nhan sắc hướng nhân khai.

(Siêu Nhất Tử)

Siêu Nhất Tử có thể chỉ là biệt danh. Sư là con gái họ Ân, góa chồng sớm, đóng cửa học đạo. Ba năm sau, sư ngồi tịch. Bài thơ trên là một trong những thi phẩm để lại. Ba năm học đạo, sư nhận ra rằng những khổ công của mình rốt cuộc không thành vấn đề gì cả. Nếu có một cái gì để chờ đợi thì làm sao thanh thản ra đi.

Bao phen gánh nước vun trồng,

Nhọc công chăm sóc mặc tình đảo điên.

Gió xuân thổi mát đầy hiên,

Hoa cười nhắn nhủ: Chẳng riêng vì người.

Page 101: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

101 

 

Hoa có tư cách riêng của hoa, khi muốn nở thì dù giữa núi rừng hay trong chốn nhân gian cũng tự nhiên khoe sắc. Không thích nở hoa thì dù ở vương cung trong thượng uyển, lệnh vua nghiêm nhặt cũng cứ khép cánh. Một ngày mùa đông, Võ Tắc Thiên muốn ngự giá thăm hoa, vua ra lệnh cho tất cả hoa trong vườn ngày mai phải nở. Tất cả đều y lệnh, chỉ có Mẫu đơn lạnh lùng không chào đón, vua ra lệnh đày hoa xuống Giang Nam. Đó là chuyện theo các cụ xưa kể lại, chúng ta có thể nghĩ rằng lúc ấy, Võ Tắc Thiên thương Mẫu đơn chịu không nổi cái lạnh miền Bắc cho nên đưa xuống Giang Nam khí hậu ấm hơn. Hảo ý của nhà vua có thể bị hiểu lệch đi. Xưa nay vẫn thế, việc gì được lòng thiên hạ thì đều được tán thưởng, việc gì thiên hạ không ưa thì hoa cũng bị đưa vào cuộc.

Trần Thánh Tông, ngày xuân đi qua vườn cũ trong cung, có thể đó là một nơi đã lâu không người qua lại nên rêu phong cổ kính, và giữa cái u trầm tịch mịch của một ngày đáng lẽ phải rộn ràng, những cành hoa xuân cứ chúm chím mừng xuân, bất kể là có người hay không có người.

Page 102: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

102 

 

Cung viên xuân nhật ức cựu

Cung môn bán yểm kính sinh đài

Bạch trú trầm trầm thiểu vãng lai

Vạn tử thiên hồng không lạn mạn

Hoa xuân như hứa vị thùy khai?

(Trần Thánh Tông)

Ngày xuân trong vườn ngự nhớ người cũ

Cửa cung nửa khép, đường rêu phủ,

Ngày lặng đìu hiu vắng bóng người.

Muôn tía nghìn hồng đua rực rỡ,

Hoa xuân dường ấy nở vì ai?

(Nam Trân dịch)

Chuyện của con người muôn thuở là rắc rối, hãy bắt chước như hoa chẳng để tâm.

Ni Chánh Giác người Triết Giang. Sư trải qua cuộc đời thiếu nữ quý tộc, kết hôn với một học giả trẻ tuổi, rồi sớm làm Ni trong tu viện Pháp Âm. Thân thế phù du như mưa mùa Xuân, hoa buổi sớm, đến đến đi đi cứ mặc tình. Khi thâm ngộ chỗ an bình xưa nay thì cứ để mọi sự trôi qua thanh thản.

Xuân triêu hồ thượng phong kiêm vũ

Thế sự như hoa lạc hựu khai

Thối tỉnh bế môn chân lạc xứ

Page 103: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

103 

 

Nhàn vân chung nhật khứ hồi lai.

(Chánh Giác)

Sáng xuân hồ gợn gió mưa rơi

Thế sự như hoa - rụng - nảy chồi

Đóng cửa lặng lui miền chân lạc

Mây trời lướt thướt một ngày trôi.

Đi suốt mùa Xuân, với những cành hoa nở rộ, rồi một mùa qua, hoa gởi lời tạm biệt. Những bài thơ tâm sự theo hoa chỉ là một chút văn chương trong cõi tạm.

Page 104: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

104 

 

MÙA XUÂN TRONG THƠ THIỀN

Nguyển Vĩnh Thượng

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.” (Mãn Giác thiền sư, đời Lý)

Tết Nguyên đán sắp đến, chúng ta sống thêm một năm xa quê hương nữa. Nhớ đến ngày Tết ở quê nhà thuở trước, mọi người đều rộn rã vui mừng đón chào một mùa xuân mới:

“Thịt mở dưa hành câu đối đỏ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Và trên hè phố tấp nập người qua lại, hình ảnh ông đồ già ngồi viết những vần thơ chúc Tết , cũng không thể thiếu trong bức tranh Xuân.

Page 105: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

105 

 

“Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua…” Vũ đình Liên ( Ông Đồ)

Chúng ta đang sống ở Canada, chúng ta đón xuân trong tiết trời buốt giá mùa đông , cây cối trơ cành, không gian bao phủ màu tuyết trắng. Cảnh lạnh lẻo nầy, làm chúng ta luyến nhớ những ngày nắng ấm ở quê nhà. Hơi ấm và hương vị thơm tho từ tách trà lan toả, có làm ấm lòng của những kẻ tha hương?

Uống trà, đọc thơ, ngâm thơ, chăm sóc chậu hoa thủy tiên… là một trong những thú vui tao nhã của người mình.

Bây giờ, chúng ta thử tìm lại hương Thiền trong những bài thơ Xuân…

Thơ Thiền là một loại thơ triết lý mà các thiền sư khi sáng tác đều có chuyên chở trong đó cái đạo vị thâm thuý của triết lý nhà Phật, về

Page 106: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

106 

 

cuộc đời và người đời. Thơ Thiền, nói chung là một cánh rừng đầy kỳ hoa dị thảo, luôn luôn toả hương tịnh yên và thoát tục.

Thiền sư Mãn Giác ( ở vào thời Lý trong lịch sử nước ta) đã nhìn cảnh xuân rồi gửi gấm tâm tư của mình qua bài thơ Xuân như sau:

“ Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhản tiền quá Lảo tùng đầu thượng lai Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.” Mãn Giác thiền sư ( Xuân )

dịch:

“Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa cười Trước mặt việc đi mãi Trên đầu già đến rồi Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai” Ngô Tất Tố dịch ( Xuân )

Thiền sư Mãn Giác đã nhìn thấy cảnh Xuân và đã nhận định rằng thời gian và không gian là một dòng sinh diệt, biến chuyển luôn luôn . Mùa Xuân đến rồi mùa Xuân đi, mùa Xuân đi rồi thì hết mùa xuân. Hoa nở rồi hoa tàn, hoa tàn rồi hoa rụng. Việc gì ở đời đã xảy ra , rồi nó cũng sẽ qua, qua rồi cũng mất. Ngay cả con người cũng bị dòng sinh diệt của thời gian và không gian lôi cuốn:

“Xuân khứ bách hoa lạc, Xuân đáo bách hoa khai..

Page 107: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

107 

 

Sự trục nhản tiền quá Lảo tùng đầu thượng lai” Mãn Giác thiền sư ( Xuân)

Nhưng đứng trước dòng sinh diệt, cũng đừng khẳng định rằng mùa Xuân đi rồi thì hoa rụng hết, vì đêm qua vẫn còn vương lại một cành mai nở ở trong sân chùa thanh tịnh mà thiền sư đang trụ trì. “Một cành mai”( nhất chi mai) ấy tức là cái “ chơn tâm” cái gì tốt đẹp vẫn trường tồn, vẫn vĩnh cửu trước dòng sinh diệt của thời gian:

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”

Khái niệm về cuộc đời vô thường là một dấu ấn của triết lý đạo Phật. Sau ngày đạo Phật ra đời , trong triết học Tây phương có một triết gia là Heraclite cũng đã chủ trương mọi vật đều di chuyển như một dòng nước. Heraclite đã để lại câu nói thời danh là:

“ Bạn không thể nào bước vào hai lần trong cùng một dòng sông; vì nước mát luôn luôn trôi chảy qua người bạn. Mỗi ngày mặt trời đều đổi mới.” “ You cannot step twice into the same river; for fresh waters are ever flowing in upon you. The sun is new every day”…

Thiền sư Quang Giác ( đời nhà Tống bên Trung Hoa) nhân khi mùa Xuân đến, thì nhớ lại ngày nào mình vẫn còn niên thiếu mà bây giờ tuổi đời đã bảy mươi, thời gia trôi quá nhanh như dòng nước chảy và vấn đề sinh tử là một vấn đề mà con người không thể nào tránh khỏi . Thầy viết:

Page 108: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

108 

 

“Khứ niên phùng thanh xuân Châu nhan ánh đào lý Kim niên phùng thanh xuân Bạch phát yểm song nhỉ Nhân sanh thất thập niên Tất nhược đồng lưu thủy Bất liễu bản lai tâm Sanh tử hà do ly”

Dịch:

“Năm trước gặp thanh xuân Má hồng khoe đào lý Năm nay gặp thanh xuân, Tóc bạc đầy cả mái Người đời tuổi bảy mươi Nhanh như dòng nước chảy Chẳng ngộ tâm xưa nay, Sanh tử làm sao khỏi” Thích Thanh Từ thiền sư dịch

Trong những ngày đầu năm, người đời ai gặp nhau cũng đều chúc những lời tốt lành cho năm mới, có khi người ta lại chúc thọ, giả dụ như “ Chúc cụ được thêm một tuổi thọ” Nói cách khác, người đời đã nghĩ theo hướng cộng thêm một tuổi thọ trong việc chúc tụng vào đầu năm. Nhưng thiền sư Thiện Tùng ( Trung hoa) thì lại có cách nhìn ngược chiều với người đời. Thầy nghĩ rằng mỗi khi Tết đến, mỗi khi Xuân về, là con người mất đi một năm sống, con người mất đi một tuổi thọ. Thiền sư Thiện Tùng đã trình bày cái nhìn nầy trong bài “ Tuệ triều” nghĩa là “ Ngày đầu năm”

Page 109: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

109 

 

“Kim triều tận dạo thiêm nhất tuế. Ngộ đạo như kim giảm nhất niên Tăng giảm khứ lai vô định số, Duy năng tiều tận thế gian duyên Tất tu thức đắc duyên trung chủ Bách thiên vạn kiếp thường như nhiên Vô tàng vô giảm như hà đạo Nhất cú hà tu dụng khẩu truyền”

Dịch:

“Sáng nay đều bảo thêm một tuổi Tôi nói hôm nay bớt một năm Thêm bớt lại qua số khôn tính Chỉ hay dứt sạch duyên thế gian Cốt là biết được trong niên chú Trăm ngàn ức kiếp thương an nhiên Không bớt không thêm làm sao nói Một câu nào thiết dùng miệng truyền” Thích Thanh Từ thiền sư dịch ( Ngày đầu năm )

Nhà hiện tượng luận người Đức là Heidegger cũng đã chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo khi ông bảo rằng “ Con người là hữu vị tử” tức là con người là một hữu thể đang đi dần tới chỗ chết từng giây, từng phút. (Xem “Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây phương”của GS TS Lê Tôn Nghiêm do Lá Bối xuất bản tại Saigon năm 1969).

Từ quan điểm xem cuộc đời là vô thường, các thiền sư đi đến quan điểm cho rằng cuộc đời là một giấc mộng, cuộc đời là không có thực. Bởi thế nên con người cần trở về nguồn tức là trở về quê hương tốt đẹp muôn đời để tìm lấy

Page 110: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

110 

 

một hạnh phúc an lành, đó là trở về cái đạo lý truyền thống của đạo Phật. Thiền sư Triệu Long ( Trung hoa) đã diễn bày quan niệm của Thầy như sau:

“Thoát thân dĩ hiểu nam kha mộng Thử giác nhơn gian vạn sự không Suy khứ hoàn hương vô khổng địch Tịch dương tà chiếu bích vân hồng” Thiệu Long thiền sư ( Mộng)

Theo thiền sư Thiệu Long thì khi con người thoát khỏi cái mê chấp sai lầm về thân mình thì chừng đó mới hiểu rỏ rằng cuộc đời chẳng qua chỉ là một giấc mộng nam kha. Con người sẽ biết rỏ rằng trong nhơn gian nầy muôn việc đều trở về số không. Như vậy, con người phải trở về cái đạo lý của nhà Phật, tức là con người hãy trở về nguồn. Nhưng trở về nguồn bằng cách nào? bằng tiếng sáo chiều vi vu trong cảnh trời chiều êm đềm, tiếng sáo nầy được phát ra từ một ống sáo không có lỗ nhưng lại có một âm hưởng vang dội để làm tỉnh thức con người. Rồi thì con người sẽ thấy một cảnh trời chiều đẹp đẽ vô cùng khi trở về cố hương: đó là cảnh mặt trời chiều chiếu xuyên qua những đám mây thành rán chiều sắc đỏ. Đó là một cảnh thanh tịnh đầy hạnh phúc:

“Suy khứ hoàn hương cô khổng địch Tịch dương tà chiếu bích vân hồng”

Cái quá khứ đã qua, qua mất rồi, cái hiện tại đang đến rồi cũng mất, cái tương lai sắp đến, đến rồi cũng đi. Như vậy, ba thời “ quá khứ- hiện tại- vị lai” đều mất. Bởi vì, quá khứ

Page 111: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

111 

 

cũng như vị lai đều là sự di chuyển của hiện tại, mà hiện tại rồi cũng mất, nên tất cả ba thời đều mất. Đã mất thì không có thực, không có thiệt. Nếu chúng ta hồi tưởng lại những quảng thời gian đã qua thì chúng ta sẽ nhận thức rõ một dòng thời gian hư ảo đã trôi qua quá nhanh: Hãy nhớ lại cuộc đời chúng ta vào những năm 10 tuổi, 20 tuổi 30,40,50,60 tuổi…đã lặng lẻ trôi như bóng ngựa vượt qua cửa sổ, như con thoi trong khung dệt vải chạy qua chạy lại rất nhanh..Thực là một chuỗi mộng. Khi thời gian trôi đi thì bản thân của chúng ta cũng bị tiêu mòn theo năm tháng, sinh diệt từng giờ , từng phút từng giây từng sát-na [ sát-na (Ksana) là một đơn vị thời gian rất ngắn,theo kinh sách Phật giáo thì một ý tưởng thoáng qua trong đầu đã có 90 sát na ).

Nếu ngày hôm qua là mộng, ngày nay là mộng và ngày mai cũng là mộng nữa sao? Như vậy, suốt đời chỉ là mộng không hay sao? Từ một tiền đề cuộc đời nầy là vô thường, cuộc đời là mộng ảo, các thiền sư còn tiến xa hơn nữa chứ các thầy không dừng lại tại đó. Cứu cánh của tư tưởng Thiền là làm tỉnh thức con người đang bị mộng ảo che mờ lương tri, cho nên thiền sư sẽ hướng dẩn đệ tử của mình đi từ mộng để trở về nguồn là nơi tỉnh thức. Con người một khi ý thức được cỏi mộng thì chính con người đã tỉnh cơn mộng rồi vậy:

“Gá thân mộng, dạo cảnh mộng, Mộng tan rồi, cười vở mộng. Ghi lời mộng, nhắn khách mộng,

Page 112: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

112 

 

Biết được mộng, tỉnh cơn mộng. Thiền sư Thanh Từ ( Mộng)

Thiền sư Thanh Từ là bậc cao tăng Việt Nam. Thầy là một thiền sư đạo cao, đức trọng, Phật pháp uyên thâm, thầy viết rất nhiều sách khảo cứu về đạo pháp và dân tộc rất có giá trị, đặc biệt là pháp môn toạ thiền. Mỗi lần Hòa thượng đăng đàn thuyết pháp thì phật tử tham dự rất đông, chật cả giảng đường. Giọng nói của thầy rỏ ràng, lời lẻ từ tốn, nét mặt an nhiên tươi cười, đặc biệt thầy có đôi mắt rất sáng chứa đựng nhiều thần lực. Những phật tử say mê nghiên cứu triết lý đạo Phật và muốn thực hành pháp môn thiền toạ đều đến thọ giáo với thầy để được học hỏi nhiều hơn. Rất nhiều phật tử Việt Nam trước khi rời khỏi Saigon để đi định cư các nước khác như Pháp, Đức, Thuỵ sỉ, Hoa kỳ, Canada, Úc…họ đều đem theo các cuộn băng thu các buổi thuyết giảng của thầy để làm hành trang cho cuộc sống tâm linh.

Điểm tích cực trong tư tưởng của các thiền sư là họ luôn luôn tâm niệm rằng trong cái sinh diệt ảo mộng của cuộc đời còn có cái thường hằng, cái không sinh diệt ẩn tàng ở trong đó. Bởi thế nên tâm hồn của các thiền sư luôn luôn an nhiên tự tại. Bởi vì sự vận chuyển của thời gian chẳng có gì phải lo âu, đó là một sự thực hiện hữu trên cỏi đời nầy:

“Xuân đến, xuân đi ngỡ xuân hết, Hoa nở, hoa tàn chỉ là xuân” Chân Không thiền sư

Page 113: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

113 

 

Dòng sinh diệt của vũ trụ vạn hữu đều đi qua một vạn thể bất sinh, bất diệt.

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” Mãn Giác thiền sư

dịch:

“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai”

Thiền sư nhìn cuộc đời vô thường với một quan điểm như sau: ảo mộng nằm trong cái thực hữu và ngược lại cái thực hữu nằm trong cái ảo mộng. Từ đó, thiền sư quan niệm con người không cần phải đi tìm chân lý ở đâu cả, vì chân lý không ở ngoài sự vật vô thường. Trong cùng một quan niệm nầy, Điều Ngự Giác Hoàng, sư tổ phái Trúc Lâm Yên Tử ( đời Trần) nói về mùa xuân như sau:

“Niên thiếu hà tằng liệu sắc không Nhất xuân tâm sự bách hoa trung Như kim, khám phá Đông hoàng diệ Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng”

dịch:

“Thuở bé chưa từng rỏ sắc không Xuân về hoa nở rộng trong lòng Chúa xuân nay bị ta khám phá, Chiếu trải giường Thiền ngắm cánh hồng” Thiền sư Thanh Từ dịch

Lúc hãy còn thiếu thời, Điều Ngự Giác Hoàng chưa xuất gia, và cứ mỗi độ xuân về trăm hoa trong vườn thượng uyển đua nhau nở để

Page 114: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

114 

 

đón chúa Xuân thì ngài bị lôi cuốn, bị chói mắt trước muôn sắc lung linh, ngây ngất bởi làn hương ngạt ngào toả ra từ muôn ngàn cánh hoa nơi vườn thượng uyển. Nhưng khi ngài khám phá được chân lý của vũ trụ thì tâm hồn của ngài trở nên lắng động, tự tại, an nhiên và không còn bị lôi cuốn bởi những hương sắc trong vườn thượng uyển. Khi đã ngộ rồi, thì từ đó việc hoa nở hoa tàn không còn khiến thiền sư phải quan tâm. Lúc ấy, dòng thời gian cuồn cuộn trôi, hiện tượng trong không gian luôn luôn chuyển mình sinh diệt, nhưng dưới cái nhìn của thiền sư vẫn thấy một thực tại hiện hữu vượt ra ngoài luật sinh diệt của thời gian và không gian.

Nằm trong quỷ đạo của triết lý thiền, các bài thơ thiền của các thiền sư đã dẫn trên tuy nói về mùa xuân nhưng chủ ý là gây một sự tỉnh thức nơi con người để tìm thấy được cái “chơn tâm” là cái gì hằng cửu. Thiền là một hình thái của triết lý hiện sinh. Thiền giả phải thắp sáng hiện hữu của mình, phải ý thức được rõ ràng sự hiện sinh của chính mình, và phải ý thức được những hành động của mình trong cuộc sống hằng ngày để phân biệt được điều thiện và điều ác. Nhiều vị tự xưng là thiền sư nhưng chẳng biết phân biệt thiện ác, phải trái, thì họ chính là “thiền sư giả” mà thôi. Một triết gia hiện sinh người Pháp là Albert Camus đã viết trong quyển L’étranger (Kẻ xa lạ) một câu như sau:

“Vivre comme un mort” (Sống như một người chết)

Page 115: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

115 

 

tức là nếu một người sống mà không biết rằng mình đang sống thì điều đó chẳng khác gì người đó là một người đã chết.

Người Trung Hoa ngày xưa đã nói:

“Tuý sinh mộng thử” (Sống say chết mộng) cũng cùng một ý nghĩa như trên.

Thiền gia không phải chỉ lo giúp cho mình được tỉnh thức mà còn phải có thái độ “dấn thân” tức là phải đi vào cuộc đời để giúp kẻ khác tỉnh thức và vượt ra ngoài những mê mờ vọng tưởng, vượt lên những tham vọng cá nhân. Thiền sư Thanh Từ đã thực hiện đường hướng này để thuyết pháp vào các buổi tất niên và các buổi đầu năm, vào các mùa xuân của quê hương Việt Nam, và nhiều bài thuyết pháp khác. Vào dịp tất niên năm Ất Mão (1975), Thầy đã giảng:

“Chúng ta thức tỉnh để tạo nghiệp lành […]. Nếu tính theo chiều sinh diệt thì thời gian rất là quí báu, hãy lợi dụng thời gian để chúng ta tạo tất cả phước lành.”

(Thanh Từ thiền sư, Bài thuyết pháp “Hạt chuỗi mộng ngày qua mất: Nghiệp thiện ác còn” vào tất niên Ất Mão (1975) tại Saigon)

Một đoạn giảng khác vào đêm giao thừa năm Giáp Dần (1974):

“Nhưng mà nếu tất cả thời gian là mộng, không gian là mộng, thì rồi chúng ta chìm luôn trong mộng đó hay sao? […]. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã dạy cho chúng ta rằng trong cái mộng ấy có cái không phải là mộng,

Page 116: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

116 

 

cái đó là nền đạo đức của đạo Phật mà người Phật tử chân chính đang theo dõi nó và tìm thấy nó, để sống với nó. Cái không phải là mộng đó đối với toàn thể những cái mộng này lại có một giá trị to lớn vô cùng. Vì vậy, khi chúng ta thấy đang bị cái hư ảo huyễn mộng chi phối thì đồng thời cũng nhận thấy chúng ta còn có cái không phải hư ảo, không phải huyễn mộng luôn có mặt với chúng ta. Điều đó rất đáng mừng! Mừng cho mình, nhưng khi mừng cho mình chừng nào thì lại thương cho những người đang lao mình trong mộng ấy rồi tạo nghiệp ác, gây khổ đau cho người khác. Thực đó là những người đáng cho chúng ta thương xót.

Chúng ta càng thương xót thấm thía đối với những người đang lao mình trong mộng mà tự họ không thức tỉnh được”

(Thanh Từ thiền sư, Bài thuyết pháp vào đêm trừ tịch, năm Giáp Dần (1974) tại Saigon)

Trong bài thuyết pháp vào mùa xuân năm 1977, thiền sư Thanh Từ giảng:

“[…] chỉ cần có tâm lành, tâm thiện là được. Đó là cái vui nhỏ đầu tiên của người vào đạo.

[…] Muốn bỏ được sự phiền muộn trong lòng, chúng ta phải thấy cuộc đời là vô thường, là ảo mộng. Nay chết, mai chết tới nơi, ôm hận mà làm gì. Đừng giận, đừng hờn để lo tu hạnh. Do nghĩ cái chết sắp đến mà chúng ta buông xã được hết. Ai sống đời đây mà cứ giận hoài, buồn hoài. Cái buồn, cái giận đó chỉ làm khổ mình, khổ người mà không có lợi

Page 117: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

117 

 

gì hết. Biết vậy, chúng ta phải buông hết. Vì cái chết đến nơi, chúng ta phải ráng để cho tâm an ổn. Đừng có buồn giận ai. Nghĩ đến vô thường mà hỷ, xã.

[…] Chúng ta thấy cuộc đời như ảo mộng, ngày nay có mặt đây, ngày mai đã mất rồi. Sống trong tạm bợ, mình tạm bợ, người tạm bợ, mọi người đều sống trong tạm bợ. Tại sao không thương nhau, nâng đỡ nhau.”

(Thanh Từ thiền sư, Bài thuyết pháp: Những cái vui trong đạo Phật, mùa xuân 1977)

Đối với những người có tâm đố kỵ, tị hiềm, thiền sư Thanh Từ giảng rằng:

“Như ở thế gian thì nhiều người luôn luôn chịu đố kỵ hơn là tuỳ hỷ. Thấy người ta hơn mình là mình tức không bao giờ chịu chấp nhận, không bao giờ vui, vui với cái vui của người ta. Cho nên trong kinh điển, Đức Phật đã dạy: “Người nào phát tâm tuỳ hỷ thì công đức vô lượng vô biên”.

(Thanh Từ thiền sư, Bài thuyết pháp : Một mùa xuân hạnh phúc)

Trong một bài thuyết pháp khác, thiền sư cũng đã giảng:

“Sống trong cuộc đời mộng ảo mà nhiều người đua nhau giành giựt danh lợi. Rồi trong cái mộng đó, tạo không biết bao nhiêu đau khổ cho người khác. Đó là vì chúng ta không biết cuộc đời là ảo mộng.”

Page 118: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

118 

 

(Thanh Từ thiền sư, Bài thuyết pháp vào đêm trừ tịch, năm Giáp Dần 1974 tại Saigon)

Thầy thường lặp đi lặp lại nhiều lần như là một điệp khúc để cảnh tỉnh con người ra khỏi chốn mê lầm:

“[…] tất cả mọi người ở đây đang sống trong mộng mà không ai biết mình đang sống trong mộng lại cứ tưởng là thật, nên tranh nhau từ lời nói, từ hành động, từ miếng ăn, từ cáo mặc, đi đến mức gây đau khổ cho người khác và rồi tự gây khổ đau cho chính mình nữa. Đã là một cuộc đời mộng, ở trong đó không đánh thức cảnh tỉnh nhau mà lại làm cho nhau thêm đau khổ. Tự mình đã khổ, còn làm khổ cho người, đây là một điều đáng thương. Thương cho mình và thương cho mọi người. Nếu chúng ta thấy rõ thời gian là mộng ảo thì chính cuộc đời của chúng ta cũng là mộng ảo. Quý vị nhớ lại những người trước chúng ta, những người đồng thời với chúng ta và cả bản thân chúng ta đều là mộng. Tại sao chúng ta không thức giấc mộng đó. Hết mộng này lại tạo mộng khác, hết mộng khác lại tạo mộng khác nữa.

[…] cũng như vậy, chúng ta nhận thức rõ ràng cuộc đời là ảo mộng. Ví như tôi đã nói đầu năm thấy cuối năm là xa, nhưng rồi cuối năm cũng sẽ đến . Rồi ngày mai nó qua, qua rồi mất. Đến cuối năm khác, cũng qua rồi mất. Chúng ta thấy ông bà cha mẹ chúng ta sanh đó rồi mất đó, tức là sanh rồi tử, một khi mất đi chúng ta không thể tìm hình bóng thân yêu lại nữa. Đến lượt chúng ta, hiện có đây, nhưng rồi cái ngày đó sẽ đến với chúng

Page 119: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

119 

 

ta. Nó đâu còn xa nữa. Đến rồi qua, qua rồi mất. Sự hiện hữu của chúng ta ngày nay cũng là mộng thôi. Nếu nó thực thì nó đâu bị qua, đâu bị mất.

“ Mà nó phải qua rồi sẽ mất, thì tự nhiên nó không phải là thực rồi. Vậy thì, trong khi chúng ta còn ở đây, coi như mình đang sống trong mộng. Trong mộng thì phải làm sao thấy là mộng. Biết mộng tức là chúng ta đã tỉnh rồi.

…cho nên khi chúng ta biết rỏ là mình sống trong mộng , chúng ta phải tỉnh ngay khi biết chứ đừng để cho nó kéo dài cái mê. Đó là điều thiết yếu của cuộc đời mà cũng chính là cái then chốt trong sự tu hành”

Thanh Từ thiền sư , bài thuyết pháp vào dịp Tất niên 1978 “ Cái gì rồi cũng đến , đến rồi qua, qua rồi mất”.

Ngày vía Đức Phật Di Lặc tức là ngày Tết Nguyên Đán, ngày mồng một của năm mới, Thiền sư đã giảng một bài pháp để hướng dẩn người phật tử đi tìm hạnh phúc ở trong cỏi đời điên đảo nầy:

“ Hạnh phúc từ đâu mà có? Hạnh phúc từ cái xã mà có, chứ chúng ta cứ ôm ấp ôm ấp phiền não trong lòng hoài thì làm sao mà hạnh phúc được. Quý vị nhớ, nếu trong gia đinh chúng ta không xã được, cứ giận vợ giận con hoài thì cũng không vui. Ra ngoài xã hội cứ nhớ người nầy ăn hiếp mình, người kia nói gác mình, người nọ khinh mình, gì gì đó, người ôm trong lòng cả bụng như vậy, thì người đó lúc nào cũng đau khổ, lúc nào cũng

Page 120: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

120 

 

là phiền não hết. Hãy nghĩ rằng lời nói gác mình của người nào đó như gió thổi ngoài tai, rồi ngũ khò không thèm nhớ, thì đó là hạnh phúc chớ gì. Người nào mà trong nhà cũng như ở ngoài gặp cái gì phật ý, xem đó là lở lầm của người và nó không là cái gì quan trọng hết, không có gì để mình phải phiền muộn hết, người nào đạt được điều nầy thì mới là con người hạnh phúc”

Thanh Từ thiền sư (Bài thuyết pháp nhân ngày vía Đức Phật Di Lặc, ở Saìgon 1980)

Thiền sư Giác Hải ( ở vào đời Lý) nhân một bài thơ thiền nói về mùa xuân cũng đã nói lên rằng chỉ có cái “chơn tâm” mới là cái bất sanh bất diệt, nên mọi người cần phải “hướng tâm trí” (giữ tâm bền chặt):

“Xuân lai hoa điệp thiên tri thì, Hoa điệp ung tu cộng ứng kỳ. Hoa điệp bản lai giai thị huyễn, Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì.” (Giác Hải thiền sư, ở đời Lý)

dịch:

“Xuân về hoa bướm gặp nhau đây, Hoa bướm phải cần hợp lúc nầy, Hoa bướm xưa nay đều là huyễn, Giữ tâm bền chặc bướm hoa thây.” (Thanh Từ thiền sư dịch)

Khi mà con người giữ được cái chân tâm, cái tâm thiện hằng cửu thì “cảnh xuân, khách xuân, thơ xuân…” là cái gì đẹp đẻ, vui tươi luôn luôn hiện hữu nơi tâm hồn chúng ta mãi mãi. Khắp cả bầu trời đều là Xuân, đó là điều

Page 121: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

121 

 

mà một thiền sư người Trung Hoa là Phật Nhãn đã viết trong một bài thơ thiền nổi danh như sau:

“Xuân nhựt xuân sơn lý, Xuân sự tận giai xuân, Xuân quang chiếu xuân thuỷ, Xuân khí hết xuân vân. Xuân khách xuân tình động, Xuân thi xuân cánh tân. Duy hữu thức xuân nhơn, Vạn kiếp nguyên nhứt xuân. (Phật Nhãn thiền sư, Xuân)

dịch:

“Ngày xuân xuân trong núi, Việc xuân thấy đều xuân. Hồ xuân ánh xuân chiếu, Khí xuân kết mây xuân. Khách xuân lòng xuân động, Thơ xuân xuân càng tươi. Chỉ có người biết xuân. Muôn kiếp một mùa xuân” (Thanh Từ thiền sư dịch)

Chúng tôi xin mượn bài thơ thiền của Phật Nhãn thiền sư nói về xuân để kết luận bài này.

Toronto, Tết Nguyên đán 1986 .

Nguyễn Vĩnh Thượng.

Page 122: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

122 

 

BÀI THƠ:

CÁO BỆNH ĐỂ DẠY ĐỆ TỬ!

Cáo tật thị chúng!

Lê Huy Trứ

Trong VỀ MỘT BÀI THƠ THIỀN MÙA XUÂN, Vĩnh Hảo viết: Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI, thời Lý, cách đây gần một ngàn năm.

Bài thơ ấy thực ra không phải là một bài thơ. Không phải là thơ vì thiền sư, thực ra, đã không làm thơ. Chỉ có thể nói được rằng vào một lúc tâm tư tịch lặng an nhiên nhất, khi những thăng trầm của thế sự không còn là điều bận lòng với mình, khi những cánh hoa tan tác rơi rụng không làm tâm hồn xao xuyến, hãi sợ nữa; và khi, chính sự biến thiên của vạn hữu vô thường ấy lại ảnh hiện vẻ trường cửu bất diệt của chân tâm, thiền sư

Page 123: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

123 

 

bất chợt bật lên một tiếng kinh ngạc, hốt nhiên giác ngộ tính cách bất nhị của bản thể và hiện tượng giới. Lẳng lặng cảm nhận niềm an lạc và trí tuệ vô biên đó, thiền sư đóng cửa, cáo bệnh, không bước ra khỏi phương trượng để sinh hoạt với đệ tử như mọi khi. Các đệ tử chầu chực bên ngoài, lo âu, bồn chồn, như linh cảm rằng thầy mình sắp từ giã cuộc đời. Đến chiều tối, để không phụ lòng các đệ tử đang quan tâm đến mình, thiền sư mỉm cười thảo một bài kệ ngắn, gởi ra ngoài cho đại chúng. Bài kệ ấy trở thành những lời dạy cuối cùng ân cần, cảm động và siêu thoát nhất của thiền sư để lại cho đệ tử. Và ngôn ngữ của một kẻ giác ngộ, đứng trên đỉnh cao chót vót của trí tuệ, dù không đẽo gọt, uốn nắn, tìm chữ, sắp đặt ý lời, đã vô tình trở nên thơ.

Bài kệ, hay bài thơ "Cáo tật thị chúng" (Cáo bệnh để dạy đệ tử) ấy, trở thành bài thơ bất hủ của nhân loại:

Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tùng đầu thượng lai. Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Mãn Giác Thiền Sư

* Trăm hoa rụng xuân đi Xuân đến nở trăm hoa Tương lai vẫn đi mãi Lão đầu hai màu tóc Đừng bảo xuân tàn hoa chết hết

Page 124: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

124 

 

Trước sân đêm trước độc chi mai. Lê Huy Trứ dịch

Bài thơ nguyên gốc bằng chữ Hán, đã được phiên âm Hán-Việt như trên và cũng đã có khá nhiều bản dịch Việt ngữ từ nhiều năm nay. Trong số những bản dịch ấy, có lẽ bản dịch của Ngô Tất Tố là sớm nhất, và bản dịch của Lê Huy Trứ, Virginia là mới nhất, 1/25/2016. Có thể là bản dịch được biết đến nhiều nhất là bài:

Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa cười Trước mặt việc đi mãi Trên đầu già đến rồi Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai. (Vô Danh?)

Sau đây là bản dịch của họa sĩ Võ Đình, từ Maryland:

Xuân đi, trăm hoa rãi Xuân đến, trăm hoa khai. Xem chuyện đời trước mắt Tóc trên đầu đã phai. Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Tối qua, vườn trước một cành mai.

Họa sĩ Võ Đình cũng cho biết (qua Bản Tin Trung Tâm Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ số tháng 5/93) là bài thơ của thiền sư Mãn Giác còn được dịch ra tiếng Anh với tựa đề "Rebirth" (Tái sanh) bởi giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, và còn được phổ thành nhạc Mỹ bởi cô Carey Creed trong tập nhạc Plum Branch (Cành Mai) của cô. Bản tin của Trung Tâm

Page 125: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

125 

 

Văn Bút Miền Đông Hoa Kỳ còn cho biết cô Carey Creed đã lấy chữ "chi mai" (cành mai) trong bài thi kệ của thiền sư để đặt tựa đề chung cho tập nhạc của mình.

Bản tin kết luận: "Như vậy, sức mạnh truyền đạt của một bài thơ đã quá rõ: nó vượt qua một nghìn năm và đi từ Đông sang Tây, rồi lại còn hóa thân từ Hán-Việt sang tiếng Anh, để vươn lên thành một bản nhạc Mỹ của hôm nay. Đó mới thật là sự thần diệu của văn hóa."

BÀI THƠ NGỘ ĐẠO (悟道詩) Thích Giác Nguyên

Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát, nghe theo lời dạy của sư phụ phải ở ẩn một thời gian rồi sau mới ứng cơ giáo hóa. Ngài được Ngũ tổ đưa đến bến Cửu giang rồi chèo

Page 126: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

126 

 

đò qua sông đi về phương nam, đến thôn Tào Hầu (曹候村), phủ Thiều Châu (韶州府) nương náu trong một am tranh.

Lưu Chí Lược 刘志略 là một nhà Nho chưa biết ngài kế thừa Tổ vị, thấy ngài tu khổ hạnh khiêm cung, bèn hết lòng hộ trì. Ông có một người cô ruột là Thiền ni Vô Tận Tạng (無盡藏比丘尼) không rõ ngày sanh, chỉ biết bà mất vào năm 676 sau TL. Lúc ấy Lục tổ 38 tuổi.

Ni sư người Khúc Giang, họ Lưu, xuất gia tu ở chùa Sơn Giản ( 山涧寺) gần thôn Tào Hầu. Về sau Ni sư làm vị đứng đầu Tỳ-khưu Ni ở Nam Hoa Thiền Tự (南华禅寺). Hằng ngày Ni sư thường tụng kinh Niết Bàn nhưng chưa rõ yếu nghĩa, bèn đem Kinh này hỏi Lục tổ Huệ Năng để nhờ ngài khai thị. Ni Sư cầm quyển kinh hỏi chữ. Tổ bảo không biết chữ nhưng cứ hỏi nghĩa, Tổ sẽ giải thích cho. Ni Sư nói: "Chữ còn chẳng biết, làm sao hiểu được nghĩa" Tổ nói: "Diệu lý của chư Phật chẳng quan hệ gì với văn tự". Nghe qua lời này, Ni Sư vô cùng kinh ngạc và báo cho mọi người trong thôn rõ: "Đây là bậc liễu Đạo, chúng ta nên trân trọng cung thỉnh cúng dường".

Một hôm Ni sư lên núi dạo cảnh Xuân về, với đôi hài bện bằng dây gai lội khắp đầu non có mây ngàn giăng phủ, để tìm mùa Xuân mà Ni sư cho rằng một cái gì đó rất đẹp, rất thơ, rất lý tưởng cho cuộc sống tu sĩ của mình. Nhưng đi suốt cả ngày tìm hoài chẳng thấy cái gì là Ý Xuân chân thật. Khi quay gót trở về, đôi hài đã rách nát, chợt nhìn thấy cành mai trên

Page 127: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

127 

 

đầu Ni sư đang nở hoa thơm ngát, Ni sư nhận ra đầy cảnh Xuân trọn vẹn ngay nơi tâm mình, đâu cần phải ngao du sơn thủy mới thưởng thức được hương vị mùa Xuân. Lúc ấy Ni sư liền cảm tác một bài thơ “Mai Hoa” được cho là “Ngộ Đạo Thi” như sau:

終 日 尋 春 不 見 春,

芒 鞋 踏 破 嶺 頭 雲;

歸 來偶 把 梅 花 嗅,

春 在 枝 頭 已 十 分。

Chung nhật tầm Xuân bất kiến Xuân.

Mang hài đạp phá lãnh đầu vân.

Quy lai ngẫu bả mai hoa khứu.

Xuân tại chi đầu dĩ thập phân.

Trọn suốt ngày tìm chẳng thấy Xuân. Giày gai đạp nát đỉnh mây ngần. Trở về bỗng thấy hương mai rộ. Rõ thật đầu cành trọn Ý Xuân.

Bài thơ này chúng tôi sưu tầm trên các trang mạng tiếng Hoa có nhiều lối sao chép thấy âm vận chữ nghĩa có phần khác biệt đôi chút:

1近日寻春不见春,茫鞋踏遍垄头云,归来笑拈梅花嗅,春在枝头已十分.

Cận nhật tầm Xuân bất kiến Xuân. Mang hài đạp biến lũng đầu vân.

Page 128: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

128 

 

Quy lai tiếu niêm mai hoa khứu. Xuân tại chi đầu dĩ thập phân.

2竟日寻春不见春,芒鞋

踏破岭头云。归来手把梅花嗅,春在枝头已十分

Cánh nhật tầm Xuân bất kiến Xuân. Mang hài đạp phá lãnh đầu vân.

Quy lai thủ bả mai hoa khứu. Xuân tại chi đầu dĩ thập phân.

3尽日寻春不见春,芒鞋 踏遍 岭头云

,归来笑拈梅花嗅,春在枝头已十分

Tận nhật tầm Xuân bất kiến Xuân. Mang hài đạp biến lãnh đầu vân.

Quy lai thủ bả mai hoa khứu. Xuân tại chi đầu dĩ thập phân.

4竟日寻春不见春,芒鞋

踏破岭头云,归来手把梅花嗅,枝头春意已十分.

Cánh nhật tầm Xuân bất kiến Xuân. Mang hài đạp phá lãnh đầu vân.

Quy lai thủ bả mai hoa khứu. Chi đầu Xuân ý dĩ thập phân.

5尽日寻春不见春,芒鞋踏破岭头云。归来偶把梅花嗅,春在枝头已十分...

Tận nhật tầm Xuân bất kiến Xuân. Mang hài đạp biến lãnh đầu vân.

Page 129: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

129 

 

Quy lai ngẫu bả mai hoa khứu. Xuân tại chi đầu dĩ thập phân.

Mặc dù có sự khác biệt, nhưng nội dung của bài thơ không ngoài yếu nghĩa chỉ cho chúng ta lối về Đại Đạo (phản vọng quy chơn).

Trong cuộc sống con người liên quan đến vũ trụ vận hành cứ trôi và trôi mãi, vô biên vô tận. Người ta bắt con tàu thời gian phải dừng lại một bến nào đó gọi là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Rồi mỗi độ Xuân về, họ lại đón mừng rôm rả, hoặc thích du lịch đó đây để tìm kiếm, thưởng ngoạn mùa Xuân ở những nơi danh lam thắng cảnh hữu tình. Họ biểu lộ nét hân hoan, tươi mới của núi non hùng vĩ. Hoặc sông hồ, mây nước thênh thang, qua những ngày vui tạm bợ trong không khí dương Xuân ngắn ngủi. Hoặc hưởng thụ những bữa tiệc, rượu thịt ê hề của những sinh vật bị giết mổ trong những tiếng kêu than hận hờn ai oán. Hoặc mải miết ham vui trăng gió bị cảnh cuốn lôi, không tự chủ được nên dễ sanh tâm loạn động tình trần. Khi Xuân qua rồi họ cũng buồn vui theo ngoại cảnh, lặn hụp giữa cuộc sống đời thường, bon chen trong vòng tục lụy. Họ chỉ thấy có mùa Xuân sanh diệt vô thường, có đến, có đi; có đưa, có đón; có mừng, có tiễn. Chứ nào ai biết: “Lá rơi là để cho cành trổ hoa.”

Trong quy luật tự nhiên của đất trời, trải qua quá trình sanh-trụ-dị-diệt hoặc thành-trụ-hoại-không. Đối với thời tiết phân định Xuân sanh, Hạ trưởng, Thu thâu, Đông tàng. Con người cũng theo chu kỳ sanh-lão-bệnh-tử không ai tránh khỏi. Nếu chúng ta được tuần

Page 130: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

130 

 

tự sanh rồi già, già rồi bệnh, bệnh rồi chết, như thế cũng đã là hạnh phúc lắm rồi, nhưng có biết bao người đâu dễ được vậy?

Có một phú ông đến xin Hòa thượng Tiên Nhai chữ viết để mừng thọ vào đầu Xuân. Ngài hạ bút: Ông chết, cha chết, con chết, cháu chết, chắt chết. Phú ông xem qua không mấy hài lòng: – Trời! Tôi nhờ ngài viết chúc thọ, mong được phước lành mừng Xuân, sao lại đùa giỡn như thế?

Hòa thượng từ tốn bảo: – Chữ tôi viết có ý nghĩa tốt lắm đó. Giả như con trai ông chết trước ông, chắc là ông đau khổ hết sức. Và nếu cháu nội ông chết trước con ông, thì ông và con ông cũng rất đau lòng. Nếu như nhà ông đời nào cũng chết có thứ tự như chữ tôi viết. Đó gọi là hưởng tận tuổi trời, mới thực sự hưng vượng.

Phú ông đổi buồn thành vui liền nói: – À! Có lý.

Thói thường ở đời, khi sanh ra thì người vui, nên họ tổ chức ăn mừng sinh nhựt. Chết thì người buồn sợ, làm lễ tang ma, khóc kể thảm thiết. Khi cúng giỗ chạp gọi là kỵ. Song, sanh tử là quy luật tự nhiên. Nếu ai ai cũng hưởng tận tuổi trời theo thứ tự không phải là phước đức lớn sao?

Với năm mới, chúng ta thường chúc mừng cho nhau có thêm một tuổi, như câu đối của người xưa để lại:

Thiên tăng tuế nguyệt, nhơn tăng thọ.

Page 131: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

131 

 

Xuân đáo càn khôn, phúc đáo gia.

“Trời tăng năm tháng, người tăng thọ.

Xuân đến nhân gian, phước đến nhà”.

Điều đó chỉ là sự ước mơ và tham muốn của con người cầu mong được sống lâu và hưởng phước. Nhưng phước hay thọ đâu phải từ trời ban? Mà do chính con người biết ăn ngay ở lành, biết tu nhân tích đức, biết gieo nhân để hái quả. Tuy nhiên trong cảnh giới vô thường, duyên sanh như huyển, không gì bền vững lâu dài. Ông bà ta đã từng nhắc nhở: “Mỗi năm mỗi tuổi, như đuổi Xuân đi,” thì đâu có gì giữ mãi nét thanh xuân duyên dáng, hồn nhiên, thơ mộng như thuở ban đầu.

Đại sư Thiên Tùng (千松大師 1531—1588) thế danh Minh Đắc, hiệu Nguyệt Đình, Tổ đời thứ 28, Tông Thiên thai ( 天台 宗) từng bảo:

今 朝 盡 道 添 一 歲。吾 道 如 今 減 一 年

Kim triêu tận đạo thiêm nhứt tuế.

Ngô đạo như kim giảm nhứt niên.

Sáng nay người bảo thêm một tuổi.

Tôi nói ngày này bớt một năm.

Quả thật như vậy, tình yêu nào rồi cũng ra đi và niềm hy vọng nào rồi cũng tan theo bọt nước. Nhưng người ta vẫn phải yêu và vẫn phải hy vọng, vì đó là lẽ sống của con người. Vì thế con người sống trong hoài vọng và khái niệm nhiều hơn là nhận rõ sự thật. Đâu

Page 132: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

132 

 

phải mỗi Tết đến là được thêm một tuổi. Nào ngờ từng sát na sanh diệt, từng bước thời gian tiến dần về hố thẳm tiêu vong! Họ cứ loanh quanh cho đời thêm mõi mệt. Không có phút giây im lặng chịu lắng dừng để nghe tiếng thở bên trong buồng phổi và nhịp đập con tim đang nhảy múa suy cạn yếu dần. Do đó, không thể là cách thưởng Xuân trọn vẹn.

Trở lại Bài Thơ Ngộ Đạo, Ni sư Vô Tận Tạng muốn nhắn nhủ chúng ta đi tìm Xuân chẳng khác gì đi tìm Đạo:

“Trọn suốt ngày tìm chẳng thấy Xuân.

Giày gai đạp nát đỉnh mây ngần”.

Tâm trạng người tầm đạo cũng thế, buổi đầu thường hâm hở, đi học chỗ này, hỏi chỗ kia, tìm kiếm chỗ nọ, thấy chỗ nào có linh có nghiệm thì liền tới. Họ chạy theo phong trào tu học như chạy theo thời trang, cho rằng pháp môn này cao siêu hơn lối tu kia. Thầy kia thuyết pháp hay hơn thầy nọ, đuổi bắt ngôn từ chữ nghĩa, cố chấp theo kiến giải của mình. Mặc dù mình có Tâm Bồ đề, có Tánh Phật, có thể thành Phật, có kiến thức về giáo điển, giải thông về Phật pháp, nhưng cũng phải nhờ thiện hữu tri thức khai thị mới được Tâm thông nhận ra Chân lý.

Nhưng Chân lý là tự trải nghiệm từ tâm mình. Có trải nghiệm chúng ta mới thấu rõ các pháp vốn Như thị. Ngoài tâm không có Phật, không có Pháp, không có mùa Xuân, không có tất cả. Nếu mỗi người chúng ta đều biết dừng lại để trải nghiệm đôi chút về ý nghĩa thực tại của mùa Xuân là gì? Hoặc tự

Page 133: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

133 

 

hỏi, Ai tạo ra mùa Xuân? Xuân từ đâu tới? Xuân lại về đâu? Phải biết bốn mùa vận hành thay đổi là do duyên sanh của vạn vật đất trời. Trong sanh có diệt, trong diệt có sanh. Sanh rồi lại diệt, diệt rồi lại sanh. Kiếp sống con người khi trẻ, lúc già là do duyên khởi của tấm thân tứ đại giả hợp, có sống phải có chết; có tươi nhuận phải héo tàn. Nhưng trong thân sanh tử này vốn có Vô vị Chân nhân, là Ông chủ không sanh không diệt, cho dù muôn duyên biến đổi, vạn kiếp vô thường, chẳng có gì làm ta sợ hãi lo âu.

Do vậy, Ni sư nhắc cho chúng ta biết Đạo, cầu Đạo không ở nơi non cao hay rừng thẳm, cũng không phải là chỗ phố chợ rộn ràng. Đạo là Pháp thân chân thật, là Tánh thể thường nhiên có sẵn nơi mỗi người chúng ta; ở thánh không thêm, nơi phàm chẳng bớt. Chớ nhọc công hướng ngoại tìm cầu, hãy quay về chính mình thì nhận ra ngay.

“Trở về bỗng thấy hương mai rộ.

Rõ thật đầu cành trọn ý Xuân.”

Hương mai là cây mơ đã trỗ hoa trắng tỏa hương thơm ngát vào mùa Xuân. Ý nói Tâm Bồ đề đã thuần thục sáng rỡ thơm hương Tuệ giác, như cây mơ đúng thời tiết nở hoa vậy. Câu này cũng đồng nghĩa với hai câu cuối trong bài Cáo Tật Thị Chúng của Thiền sư Mãn Giác đời Lý:

Mạc vị Xuân tàn, hoa lạc tận.

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Page 134: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

134 

 

“Chớ bảo Xuân qua hoa rụng hết,

Ngoài sân đêm trước nở cành mai”.

Chớ bảo xuân qua hoa rụng hết là Pháp tánh thường nhiên.

Ngoài sân đêm trước nở cành mai là Pháp thân thường tại.

Trong Thiền sử Việt Nam có câu chuyện sau đây khá thú vị:

Nhân ngày đầu Xuân, vua Lý Nhân Tông vào núi vãn cảnh, gặp Thiền sư Thiền lão bèn hỏi:

–Hòa thượng năm nay bao nhiêu tuổi rồi?

Sư đáp:

–Đản tri kim nhật nguyệt

Thùy thức cựu xuân thu !

“Chỉ biết hiện tại thôi,

Năm trước nào ai nhớ!”

Sở dĩ ngài trả lời như thế là vì thiền sư đâu có sống với tâm hoài niệm về quá khứ, hoặc mơ ước ở tương lai, ngài sống ngày nay chỉ biết có ngày nay. Sống với ngày nay đó là sống với tâm sáng suốt và lặng lẽ tại đây và bây giờ, gọi là hằng tỉnh, hằng giác. Nói theo kinh Kim Cang là: “Nên sanh tâm không vướng mắc”(Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm).

Nhà vua hỏi tiếp: Hòa thượng ở đây làm gì?

Page 135: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

135 

 

Ngài trả lời:

–Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh.

Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.

“Trúc biếc hoa vàng đâu ngoại cảnh.

Trăng trong mây bạc hiện toàn chân”.

Với tâm Thiền sư, mùa Đông có trúc xanh, mùa Xuân có hoa vàng, mùa Hạ có trăng trong, mùa Thu có mây bạc, không phải là ngoại cảnh phân biệt tiền trần, mà tất cả đều hiển lộ Xuân chân thường trong tánh thể bản nhiên thực tại. Đó mới gọi là Xuân bất sanh, bất diệt trong tâm mỗi người chúng ta được thể hiện qua Bài Thơ Ngộ Đạo này.

Thích Giác Nguyên

CON TÀU THỜI KHÔNG

Có con tàu chẳng do ai sáng tạo.

Vượt thời gian và xuyên khắp không gian.

Không điểm khởi đầu cũng không đích cuối.

Cứ đi qua và đi mãi ngút ngàn.

Rồi từ khi tâm chúng sinh xuất hiện.

Tạo lập Ga đời, dựng mốc thời gian.

Bắt con tàu phải tạm dừng mỗi bến.

Chở khách trần và chở cả thương tang.

Mỗi chiếc vé đến - đi, ôi quá đắt !

Page 136: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

136 

 

Dù thoáng qua trong khoảnh khắc cuộc đời.

Vẫn gánh lấy khổ đau tràn nước mắt.

Một trăm năm, kiếp sống của con người !

Đâu phải một, hai, ba thiên niên kỷ ?

Tàu trải qua hằng triệu triệu năm rồi.

Mỗi Tết đến, mỗi Xuân sang “Cung Hỉ ”.

Bao chúng sinh chịu máu đổ đầu rơi !

Làm sao đếm giòng thời gian vô tận,

Và không gian to rộng đến vô cùng?

Loài người ơi, chớ gây thêm thù hận.

Nhân quả xoay vần, nghiệp báo khó dung!

Hãy tỉnh thức cùng lên tàu tiến tới.

Xây dựng Tình Người, mở rộng Tình Thương.

Dẫu thực tại vô thường luôn biến đổi.

Hành tinh này vốn một mái nhà chung.

Hãy tưởng nhớ đến cội nguồn Nhân bản.

Hãy quay về trong Thể tánh Đại đồng.

Cho cuộc sống ngày càng thêm tươi sáng .

Hạnh phúc an bình, tự tại thong dong .

Saigon Xuân Tân Tị 2001

Page 137: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

137 

 

XUÂN TÂM

Thử hỏi năm nào năm mới sang ?

Bốn mùa hoa nở với thời gian

Trong bầu Xuân sắc đi rồi đến.

Từ thuở xưa sau vẫn ngút ngàn !

Như vậy có gì phải đón đưa ?

Với lời chúc tụng biết sao vừa ?

Trăm hoa, trăm cảnh, trăm ong bướm.

Chớ đuổi tâm theo ý lọc lừa !

Đêm lại ngày qua những tháng năm.

“Bình thường là Đạo”, khỏi đi tầm .

Ngoài Tâm không Phật, không cầu khẩn.

Y giáo phụng hành Đức với Nhân.

Chân lý ngàn xưa vẫn tiếp truyền.

Thiền tâm vằng vặc ánh trăng huyền.

Xưa nay Tự Tánh hằng soi chiếu.

Nếu biết quay đầu, thấy Bổn nguyên.

Một niệm không cầu, cũng chẳng mong,

Xuân đi, Xuân đến, mặc xoay vòng.

Giữ lòng thanh thản, không lo nghĩ.

Page 138: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

138 

 

Ấy buổi êm đềm nơi cửa Không.

Xuân Bính Dần’ 86

Thích Giác Nguyên

CẢM NHẬN BÀI THƠ CÁO TẬT THỊ CHÚNG

CỦA THIỀN SƯ MÃN GIÁC

Thiên Hạnh

Một Thiền sư nhận định "Đối trước cái chết, điều khôn ngoan duy nhất mà con người có thể làm được là vui lòng chấp nhận nó." Nhưng để đạt đến cấp độ tâm lý ấy thì thật

Page 139: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

139 

 

sự phải có sự chuyển hướng tâm thức thuần thục theo chiều hướng trí tuệ.

CÁO TẬT THỊ CHÚNG . Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tùng đầu thượng lai Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. Nghĩa : CÁO BỆNH DẠY ĐỆ TỬ. Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa nở . Việc trước mắt qua mãi Trên đầu già đến rồi. Đừng bảo Xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai. (Mãn Giác Thiền Sư )

Thời gian với lộ trình vô tận mà sự đổi thay là một thuộc tính bất di bất dịch, sự triển chuyển là cơ sở để có sự phát sinh và cả hoại diệt, sự tăng trưởng sinh sôi cũng đồng thời tàn tạ mỏi mòn. Quy luật là như thế và nền tảng của sự sống cũng như vậy. Bài thơ không còn dừng lại ở dấu ấn xưa nay của thi ca là ca ngợi miêu tả thuần túy một vẻ đẹp hay một cảm xúc bay bổng, đôi cánh cảm nhận mang màu sắc trí tuệ đã nâng lên những giá trị mang tính muôn thuở, một thế giới quan và hơn thế nữa_nhân sinh quan sống động.

Xuân đi trăm hoa rụng.

Page 140: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

140 

 

Một mệnh đề tưởng bình thường, chẳng có gì cao sâu, nhưng mấy ai cảm nhận và chấp nhận được.Ta vẫn đau lòng khi ai đó mất đi, vẫn hụt hẫng vì một sớm chia lìa hay một chiều tang tóc, ta biết sự đến đi là tất nhiên nhưng vẫn mong cho"thời gian dừng lại" hay "tuổi thơ quay về. Ta vô tình tự mâu thuẫn chí ít là với những hiểu biết cơ bản nhất của chính mình. Ở điểm này, câu thơ đã có giá trị cảnh tỉnh sâu sắc .

Xuân đến trăm hoa nở.

Đây chính là sự tất nhiên mang tính vĩnh hằng. Vốn dĩ xưa nay con người chỉ muốn và mãi muốn thụ hưởng và chấp nhận những gì quy luật mang lại, hợp với chí hướng của mình, do đó mà có tâm lý vui khi Xuân về hoa nở, buồn khi Đông đến hoang liêu. Đâu biết rằng Đông chính là nền tảng để một ngày Xuân bừng dậy tinh khôi hào nhoáng. Không có đêm, làm gì có ngày, không có Đông làm gì có mùa Xuân, hiểu cả về mặt sự đối chiếu làm nổi bật và tính triết lý nền tảng . Những nỗi đau càng chồng chất nỗi đau khi bên cạnh sự khắc khoải của thịt da, ta lại bồi đắp thêm sự xót xa tiếc nuối hay sợ hãi triền miên, thì tất yếu sự khổ đau càng gấp bội và đáng thương cho ai vẫn mong mỏi một điều không thật có là trẻ mãi không già, sống hoài không chết ,... Vậy nên hoa nở và hoa rụng chẳng qua là một vòng quay, sự tuần hoàn tất yếu mà với cái nhìn biện chứng, tự nó không mâu thuẫn mà là hai mặt hữu cơ và bổ sung nhau . Và từ sự tổng quan rộng lớn, Thiền sư đã đưa

Page 141: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

141 

 

về mảng thời sự tính, đó là thân phận con người , điều mà bất cứ ai cũng phải đối mặt:

Trước mắt sự qua mãi Trên đầu già đến rồi.

Quy luật của trời đất vốn mang tính lạnh lùng và công bằng đến tuyệt đối . Khổng Lão Trang có quan điểm:

Thiên trường địa cửu hữu thời tận .... Thiên địa bất nhân...

Bất nhân ở đây chính là không thiên vị, nhân nhượng bất cứ ai, bất cứ điều gì.Đó là quy luật tự nhiên.

Rồi một ngày có kẻ sĩ kiêm nhà hiền triết đất Trung nguyên tiễn đưa bạn đời quá cố về miền vĩnh hằng với khúc Cổ bồn phiêu nhiên vô tư lự!

Bóng câu qua cửa sổ, giấc mộng kê vàng, đời người giấc mộng,...là những ý tứ người ta vẫn thường chỉ về sự đổi thay .

Nhưng chẳng có gì nhanh, chẳng có gì chậm, mức độ vẫn bấy nhiêu, chẳng qua do con người áp đặt lên chúng bằng một thứ người ta quen gọi là thời gian tâm lý, do tiếc nuôí sự đã qua, do mong mỏi kéo dài những gì tâm đắc :

Page 142: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

142 

 

Ngoài ba mươi tuổi duyên còn hết Một ván cờ thua ngả bóng chiều (Vũ Hoàng Chương)

Việc vẫn trôi qua đều đều, người cũng tuần tự già đi . Già bởi đã trải qua thời trai trẻ, và trẻ rồi cũng sẽ già, vết thời gian in đậm trên thân xác mỗi sinh linh, ta không thể chuyển dời, duy tâm ta thì có thể . Ta hiểu được cuộc đời, sống chung với sanh, già, bệnh, chết vô tư như một dòng triển chuyển tất nhiên, ta cứ lạc quan khi tuổi già gõ cửa, có thể làm được quá đi chứ !

Đừng bảo Xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai.

Con người chỉ nắm bắt hiện tượng đang diễn ra , và rồi cố chấp vào những ảnh hóa đó bằng tâm cứng đọng phi biện chứng .Sự cố chấp này chi phối cả thế giới tư duy và màu sắc cảm nhận của chủ thể.

Khi Thiền sư nói "đừng bảo..."cũng có nghĩa, Ngài chỉ ra sự phiến diện của tư duy què quặt cố hữu của con người. Đó là những rối rắm nội tại phát sinh từ sự thiếu chân xác trong kiến quan hạn hẹp để rồi bao hệ lụy cũng từ đó phát sinh theo mô thức phản ứng dây chuyền trong thế giới hạt nhân phóng xạ . Có thể nói câu thơ như một hình thức KHAI ( mở), mang lại cái nhìn mới chân xác và thiết thực hơn cho các đối tượng.

Đêm qua sân trước một nhành mai.

Page 143: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

143 

 

Hãy thoát ly sự cố chấp đi, anh sẽ nhìn rõ hơn sự mầu nhiệm của cuộc sống. Cành mai hôm nào, nay đã không còn và anh sẽ bảo chẳng có mai . Thiền sư không nói về cành mai cụ thể trong một thời điểm cụ thể đó, Ngài đang nói về cành mai BẤT DIỆT, cành mai bản thể ( bản chất, nền tảng ). Đây có thể gọi là phần THỊ( chỉ rõ)so với phần KHAI ở trên.

Về phương diện biện chứng học, chẳng có gì biến mất, chẳng có gì tự nhiên xuất hiện, chỉ có sự biến đổi từ dạng này sang dạng khác. Tôi tuy không phải là cha tôi nhưng cha tôi vẫn hiện hữu trong tôi mặc dầu ông ấy đã mất từ lâu, dị mà đồng, đồng mà dị . Biết rõ sự đổi thay là hiện tượng ,sự miên viễn là vĩnh hằng, quy luật là việc của trời đất, tâm lý và thế giới tâm lý là của riêng ta. Sống chung với quy luật của trời đất là biết chấp nhận nó, hòa mình cùng nó trên lộ trình biến diệt vô thường mà ta không thể nào cưỡng lại được .

Một Thiền sư nhận định" Đối trước cái chết, điều khôn ngoan duy nhất mà con người có thể làm được là vui lòng chấp nhận nó " Nhưng để đạt đến cấp độ tâm lý ấy thì thật sự phải có sự chuyển hướng tâm thức thuần thục theo chiều hướng trí tuệ.

Một trong những tiêu chí của Thiền học là thâm nhập được vào thế giới vô thời trong thời gian và vô không trong không gian. Có

Page 144: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

144 

 

thể hiểu nôm na là tâm không còn bị chi phối do cố chấp vào những giới hạn thường tình của thời gian và không gian, hai tiêu chuẩn để xác định sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng . Sự an nhiên tự tại trước cái chết ( thị tịch)của Thiền Sư biểu hiện cao độ , thay vì Ngài là nhân tố đáng thương hại, lại chính là nhân tố chủ động trấn an những đệ tử, những người vẫn đang khỏe mạnh trẻ trung. Đối diện sự ra đi, Ngài vẫn dõng dạc trong những Pháp kệ được Đường thi hóa, vừa mang giá trị nghệ thuật văn học, lại hàm dung triết lý sâu xa. Cả một đời phụng sự Đạo Pháp, trải bao bài thuyết pháp độ sinh, nay, ngay cả trong giờ khắc còn lại ít ỏi trên cõi đời và đang đối diện cái mà con người kinh khiếp nhất (cai chết ),Thiền Sư vẫn tự tại biến đó thành bài Pháp cuối cùng của đời mình và đã trở thành bài thơ bất hủ trên thi đàn dân tộc xưa và nay . Xin cảm ơn Thiền Sư đã để lại cho chúng ta một hình ảnh phi phàm về khí phách LÝ- TRẦN đã một thời oanh liệt của cha ông .

Page 145: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

145 

 

Cảm thức về Xuân của thiền sư

Đông Tùng

Một điểm đặc trưng khác trong cái nhìn của các Thiền sư khi mùa Xuân đến là từ sự nở tàn của hoa cỏ, sự sinh diệt của mùa Xuân, sự biến đổi nơi thân thể của mình; các ngài nhận ra một chân lý phổ biến, tồn tại một cách khách quan trong cuộc đời. Chân lý ấy là: Vạn vật và con người trên thế gian này đều chịu sự chi phối của nguyên lý vô thường...

Thiền sư cũng là một con người, một thi nhân; vậy thì không có lý do gì khiến họ không thưởng thức cái đẹp mà tạo hóa ban cho:

“Thụy khởi khải song phi,

Bất tri xuân dĩ quy.

Nhất song bạch hồ điệp,

Phách phách sấn hoa phi”.

(Xuân hiểu - Trần Nhân Tông)

Ngủ dậy ngỏ song mây,

Xuân về vẫn chưa hay.

Song song đôi bướm trắng,

Phất phới quện hoa bay.

Page 146: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

146 

 

(Ngô Tất Tố dịch) (1)

Mới đọc bài thơ, ta có cảm tưởng mùa Xuân ở đây dường như âm thầm trở về, vì không có một dấu hiệu nào báo trước. Và cũng không rõ là do xuân đến một cách âm thầm nên người ta không nhận ra hay vì đắm say trong giấc ngủ mà không biết xuân đã về, mãi đến lúc nhìn thấy “Song song đôi bướm trắng, phất phới quện hoa bay” mới khiến cho người ta biết chắc Xuân đã thực sự trở về.

Rõ ràng là mùa Xuân đã đến rồi, chứ không phải đợi đôi bướm xuất hiện hay hoa nở xuân mới đến. Câu “Ngủ dậy ngỏ song mây, xuân về vẫn chưa hay” chỉ là một cách nói, để tạo ra một sự yên lặng của cảnh vật chung quanh, từ đó làm nổi bật lên sự nhộn nhịp của vạn vật khi xuân sang, cụ thể ở đây là đôi bướm trắng bay tìm hoa. Mùa Xuân ở đây được miêu tả tuy rất giản đơn, chỉ thể hiện qua đôi bướm tìm hoa nhưng cũng đủ làm rõ được sự nhộn nhịp, vui tươi của lòng người và cảnh vật.

Thực sự thì cảnh xuân còn bao nhiêu thứ khác nữa, chứ đâu chỉ có thế:

“Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì,

Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi.

Khách lai bất vấn nhân gian sự,

Cộng ỷ lan can khán thúy vi”.

(Xuân cảnh - Trần Nhân Tông)

Page 147: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

147 

 

Chim nhởn nha kêu liễu trổ đầy,

Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay.

Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế,

Cùng tựa lan can nhìn núi mây.

(Huệ Chi dịch) (2)

Khởi đầu của bài thơ trước có phần trầm lặng bao nhiêu thì khởi đầu bài thơ này nhộn nhịp, vui tươi bấy nhiêu; bởi lẽ cảnh vật ở đây có vẻ sôi động hơn nhiều. Tuy rằng mùa Xuân được miêu tả có chim hót líu lo, có hoa thơm cỏ lạ nhưng giọng điệu chủ đạo của bài vẫn chứa đựng cái tinh thần trầm lắng và nhàn nhã chứ không huyên náo, ồn ào. Đọc hai câu thơ đầu, ta dễ dàng nhận thấy ngay sức sống mới đang tuôn chảy trong vạn vật, mọi thứ đều chuyển mình khi xuân đến. Cảnh vật ở hai câu này đều trong trạng thái động, nhưng cái động này là để làm nổi bật cái trầm lắng và thanh nhàn ở câu sau:

“Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế,

Cùng tựa lan can nhìn núi mây”

Nếu như ở bài thơ trước dùng cái tĩnh lặng của mọi sự vật chung quanh để diễn đạt sôi động của mùa Xuân, thì ở bài này dùng cái động của mùa Xuân để tả cái thanh nhàn và u huyền của lòng người. Tinh thần siêu nhiên thoát tục thể hiện rõ ở việc khách đến chơi không quan tâm đến chuyện trần tục mà chỉ cùng nhau ngắm cảnh đẹp của mùa Xuân. Chính lúc không để tâm vào những chuyện

Page 148: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

148 

 

thị phi, đắc thất, thịnh suy… của cuộc đời mới có được trạng thái thanh nhàn và siêu thoát. Và từ đó mới có thể ngắm nhìn tường tận vẻ đẹp của vạn vật quanh ta.

Trong cái nhìn của Trần Nhân Tông, mùa Xuân thật tươi đẹp nhưng không huyên náo, ồn ào mà rất nhàn tịch, thanh đạm. Nó đồng điệu với tâm hồn an lặng và siêu thoát của tác giả.

Khi tìm hiểu cảm nhận của các Thiền sư về mùa Xuân, điều dễ dàng nhận thấy là các ngài cũng không chối từ hay lẩn tránh vẻ đẹp mà tạo hóa ban tặng, thậm chí còn rất trân trọng món quà quý giá này. Mùa Xuân đến, các Thiền sư cũng vui xuân, cũng ngắm hoa thơm cỏ lạ, cũng thưởng thức tiếng ca hát của chim muông như bao nhiêu người khác; nhưng chỗ đặc biệt của các Thiền sư là khi xuân ra đi lòng các ngài vẫn an nhiên và tự tại. Lý do nào đã tạo nên điều đó? Tuy thật sự quý trọng cái đẹp nhưng các Thiền sư không đắm nhiễm hay tham luyến cái đẹp, bởi các ngài nhận thức rằng mùa Xuân là một hiện tượng tự nhiên nằm trong dòng sinh diệt. Xuân đến thì đón chào, xuân đi thì tiễn biệt, chẳng có chi phải bận lòng:

“Nhất niên xuân tận nhất niên xuân,

Dã thảo sơn hoa kỷ độ tân.

Thiên hiểu bất nhân chung cổ động,

Nguyệt minh phi vị dạ hành nhân”.

(Bổn Tịnh Thiền sư) (3)

Page 149: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

149 

 

Một năm xuân trọn một năm xuân,

Cỏ dại non hoa mấy độ tươi.

Trời sáng chẳng do chuông trống động,

Trăng trong đâu bởi khách đi đêm.

(Thích Thanh Từ dịch) (4)

Hai câu đầu nói về xuân, hai câu sau nói về tính khách quan của vạn vật. Không đọc kỷ bài thơ, sẽ thấy chúng chẳng có quan hệ gì với nhau.

Tất cả các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ tồn tại một cách khách quan, chúng vận hành theo quy luật tự nhiên. Chẳng hạn chuông trống canh không điểm thì trời vẫn sáng, không có người đi đường vào ban đêm thì trăng vẫn cứ tròn và soi chiếu. Thời tiết đến, nhân duyên hội đủ thì vạn vật xuất hiện và tồn tại; khi thời tiết, nhân duyên phân tán thì vạn vật không còn hiện hữu nữa. Đó là tính khách quan của vạn vật.

Mùa xuân cũng vậy; nó đến đi theo quy luật tự nhiên, theo sự tuần hoàn của vũ trụ, tồn tại không dài hay ngắn hạn. Nếu chúng ta đem ý chí chủ quan của mình áp đặt vào sự vật, hiện tượng buộc chúng tồn tại và hoạt động theo mình thì không những chúng ta không gặt hái được kết quả như mong đợi mà còn chuốc lấy muộn phiền. Vì thể nghiệm được điều đó nên Thiền sư Bổn Tịnh không bận lòng đến cái sinh diệt, đến đi của mùa Xuân. Ngài sống hài hòa và hướng thuận theo quy luật vận hành của vũ trụ, cho nên

Page 150: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

150 

 

ngài có được sự tự tại và niềm an lạc trước dòng sanh diệt của cuộc đời. Quan niệm này là chỗ gặp gỡ giữa Thiền sư Bổn Tịnh và Giác Hải:

“Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,

Hoa điệp ưng tu cộng ứng kỳ.

Hoa điệp bổn lai giai thị huyễn,

Mạc tu hoa điệp hướng tâm trì”.

(Giác Hải Thiền sư) (5)

Xuân sang hoa bướm khéo quen thì,

Bướm lượn hoa cười vẫn đúng kỳ.

Nên biết bướm hoa đều huyễn ảo,

Thấy hoa mặc bướm để lòng chi.

(Ngô Tất Tố dịch) (6)

Hễ mùa Xuân đến thì hoa thơm rộ nở, ong bướm cũng theo đó mà tụ hội về. Việc này xưa nay chưa từng thay đổi. Đứng trước vẻ đẹp của mùa Xuân, Thiền sư Giác Hải chẳng ngần ngại thưởng thức, rồi cầm bút miêu tả. Nhưng không dừng lại ở đó, ngài còn nhìn thấy rõ bản chất của các hiện tượng trên là hư huyễn, chúng không trường tồn, không vĩnh hằng; tất cả hoa, bướm có đẹp đến mức nào thì cũng tàn phai theo thời gian. Chính vì lẽ đó mà Thiền sư chẳng vương vấn về sự tàn nở của hoa, sự ra đi hay trở lại của mùa Xuân. Khi đối cảnh, tâm của Thiền sư rất bình lặng; nó tợ như tấm gương, sự vật hiện

Page 151: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

151 

 

tượng nào đến trước gương thì gương phản chiếu hình ảnh của sự vật hiện tượng đó, nhưng khi sự vật hiện tượng đó ra đi thì gương không lưu hình ảnh của chúng lại và gương vẫn sáng soi bất động:

“Nên biết bướm hoa đều huyễn ảo,

Thấy hoa mặc bướm để lòng chi”.

Biết thưởng thức cái đẹp là khó, nhưng thưởng thức cái đẹp mà lòng không say đắm và chiếm hữu nó thì càng khó hơn. Chỉ có những người nào nhìn đời, nhìn người bằng tuệ giác-vô ngã mới có được trạng thái như vậy. Bằng ngược lại, khi tiếp xúc với cái đẹp, lòng không những không được tự tại mà còn khởi lên tham sân, phiền não. Chắc chắn rằng vì nhìn cuộc sống bằng tuệ giác-vô ngã nên dù xuân thời gian đã ra đi mà lòng của các Thiền sư vẫn còn mãi một niềm vui vô tận:

“Xuân nhật xuân sơn lý,

Xuân sự tận giai xuân.

Xuân quang chiếu xuân thủy,

Xuân khí kết xuân vân.

Xuân khách tình xuân động,

Xuân thi xuân cánh tân.

Duy hữu thức xuân nhân,

Vạn kiếp nguyên nhất xuân”.

Page 152: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

152 

 

(Phật Nhãn Thiền sư) (7)

Ngày xuân, xuân trong núi,

Việc xuân thảy đều xuân.

Hồ xuân ánh xuân chiếu,

Khí xuân kết mây xuân.

Khách xuân lòng xuân động,

Thi xuân, xuân càng tươi.

Chỉ có người biết xuân,

Muôn kiếp một mùa Xuân.

(Thích Thanh Từ dịch) (8)

Bài thơ này rất đặc biệt, tất cả các câu đều có hai từ “xuân”, trừ hai câu cuối chỉ có một từ “xuân”. Chính vì chỗ mỗi câu đều được bố trí từ “xuân” như vậy nên tạo cho ta cảm giác mùa Xuân đang trùm khắp vạn vật, dường như không nơi nào xuân không hiện hữu. Và từ “xuân” ở đây đã mở rộng biên độ nghĩa của nó, xuân còn là cái đẹp trong tự nhiên và cuộc sống.

Cái khéo của tác giả là chỉ dùng một vài hình ảnh cụ thể nhưng rất khái quát để diễn đạt tính khách quan và phổ biến của cái đẹp, của mùa Xuân. Nhìn lên trên thì ta bắt gặp “xuân vân”, “xuân sơn”; nhìn xuống dưới thì ta thấy “xuân thủy”; ngoài ra còn có “xuân quang”, “xuân khí” đang bao trùm và soi sáng mọi nơi. Cả không gian: Xa, gần, cao, thấp, rộng, hẹp… đều chìm ngập trong xuân. Nhưng

Page 153: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

153 

 

không chỉ có thế, ở đây còn có sự giao hòa giữa cảnh vật và con người. Nếu như ở bốn câu đầu mùa Xuân len lỏi vào vạn vật thì ở các câu sau mùa Xuân thấm vào tận lòng người:

“Xuân khách tình xuân động,

Xuân thi xuân cánh tân”.

Hai câu này bộc lộ rõ thần thái rạo rực và hạnh phúc trong lòng người trước cảnh tươi đẹp của mùa Xuân. Cái tươi đẹp của mùa Xuân hòa cùng nét thanh tú của con người làm cho đất trời thêm rực rở, và giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau. Xuân làm cho lòng người trẻ hơn, đẹp hơn; ngược lại hoạt động của con người làm cho xuân thêm ý nghĩa.

Đến hai câu cuối:

“Duy hữu thức xuân nhân,

Vạn kiếp nguyên nhất xuân”.

Chữ “xuân” ở câu trên là chân lý, còn ở câu dưới nó có nghĩa là niềm vui, niềm hạnh phúc. Thực vậy, muốn có niềm vui muôn thuở thì phải hiểu rõ chân lý trong cuộc sống. Tức phải thấy được xuân thời gian thì hữu hạn, xuân có đến thì có ra đi, hoa có nở thì có tàn; mọi thứ đều nằm trong dòng sinh diệt, vô thường. Sống thuận theo dòng chảy của tự nhiên, xuân đến thì nghinh đón, xuân đi thì tiễn biệt. Có như thế lòng mới đạt được niềm an lạc vĩnh hằng, mới hưởng được “mùa Xuân muôn thuở”.

Page 154: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

154 

 

Như vậy, các Thiền sư dùng tuệ giác để nhìn đời, nhìn cuộc sống. Trong mắt của mình, mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều đổi thay, đều hư huyễn; cho nên sự sinh diệt của mùa Xuân chẳng làm các ngài bận lòng. Thái độ sống của các Thiền sư là “Tùy duyên nhi bất biến, bất biến nhi tùy duyên”. Mùa Xuân của đất trời không phải không đẹp nhưng cái đẹp đó chỉ là cái đẹp hữu hạn, cái đẹp thực sự, mùa Xuân thực sự chính là chân lý cuộc sống.

Một điểm đặc trưng khác trong cái nhìn của các Thiền sư khi mùa Xuân đến là từ sự nở tàn của hoa cỏ, sự sinh diệt của mùa Xuân, sự biến đổi nơi thân thể của mình; các ngài nhận ra một chân lý phổ biến, tồn tại một cách khách quan trong cuộc đời. Chân lý ấy là: Vạn vật và con người trên thế gian này đều chịu sự chi phối của nguyên lý vô thường. Từ nhận thức này, các Thiền sư không để tâm duyên theo vẻ đẹp và niềm vui giả tạo, hư huyễn của xuân thời gian mà an trụ vào cái đẹp tuyệt đối và niềm hỷ lạc nhiệm mầu của tâm xuân, của bản giác xuân ở lòng mình. (Còn tiếp)

(1) Trần Lê Sáng (chủ biên),1997, Tổng tập văn học Việt Nam quyển 2, NXB KHXH Hà Nội, tr. 337.

(2) Trần Lê Sáng (chủ biên),1997, Tổng tập văn học Việt Nam quyển 2, NXB KHXH Hà Nội, tr. 341.

Page 155: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

155 

 

(3) Thiền sư Bổn Tịnh (?-761): Môn đệ Lục tổ, đời thứ I.

(4) Trích theo Thích Thanh Từ, 1991, Xuân trong cửa thiền, Thành hội Phật giáo Tp.HCM ấn hành, tr. 74.

(5) Thiền sư Giác Hải (?-?): Đời thứ 10 dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi.

(6) Ngô Đức Thọ-Nguyễn Thúy Nga dịch và chú thích, 1993, Thiền uyển tập anh, NXB Văn Học Hà Nội, tr. 142.

(7) Thiền sư Phật Nhãn (?-1119): Hiệu Thanh Viễn, thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế đời thứ 11, đời thứ 15 sau Lục tổ.

(8) Trích theo Thích Thanh Từ, 1991, Xuân trong cửa thiền, Thành hội Phật giáo Tp.HCM ấn hành, tr. 200.

Page 156: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

156 

 

CẢM NHẬN VỀ MÙA XUÂN Qua Bài Kệ Của Thiền Sư Mãn Giác

Thích Nữ Tâm Thư

Như chúng ta đã biết Thiền Sư Mãn Giác là một bậc cao tăng đức độ, Ngài là người họ Lý tên Trường, người đất Lũng Triều, huyện An Cách, con của quan Trung Thư Ngoại Lang Lý Hoài Tố, thuở nhỏ Ngài là một người rất ham học, thông cả Nho Phật, Thiền Sư thuộc thế hệ thứ 8 dòng Vô Ngôn Thông. Ngài là người được vua Lý Nhân Tông và Hoàng Hậu rất mực kính trọng. Trước khi Ngài viên tịch có để lại một bài kệ mà mãi cho đến bây giờ vẫn còn được nhiều thế hệ ca tụng và lưu truyền. Bài kệ đó có tên là “Cáo Tật Thị Chúng”. Bài kệ còn mang đậm tính nhân văn được tác giả nói đến như là một sự bừng tĩnh giác ngộ tâm Phật, thể hiện sự bất biến của vạn pháp chân như trước lẽ luân hồi sanh diệt của vạn vật.

Nói đến xuân, hầu như ai cũng nghĩ đến sự tốt đẹp, an vui, mới mẻ. Bởi vì mùa xuân là mùa của tiết trời ấm áp, của vạn vật hồi sinh sau những ngày tháng đông tàn tạ lạnh lẽo. Mùa xuân cũng khiến lòng ta dịu lại, trải rộng ra, hòa nhập với đất trời và đồng cảm với mọi người. Hoa là biểu tượng cho cái đẹp, một cái dễ tàn phai theo năm tháng và chịu quy luật của vô thường sinh diệt biến dị.” Xuân sanh hạ trưởng thu liễm đông tàn”. Mùa xuân đất trời theo luật tuần hoàn đến rồi lại đi. Con người trong chúng ta cũng vậy, sẽ chịu ảnh hưởng của luật vô thường sinh già bệnh chết.

Page 157: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

157 

 

Tất cả đều chuyển dịch, đều đổi thay,đều sinh diệt, như sương buổi sớm như nắng chiều thu. Trong câu thơ tác giả có nói:

“Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai”

Ở hai câu thơ này chúng ta thấy có một cái gì đó đang chuyển động thật khẽ, thật êm trong trời đất, trong vạn vật. Động từ “khứ- đáo”, “lạc- khai” thể hiện một cái gì đó như là sự hồi sinh của đất trời sau những tháng đông lạnh lẽo. Và ở hai câu thơ tiếp theo chúng ta lại bắt gặp một hình ảnh rất thân thuộc mà ai trong chúng ta cũng sẽ phải trải qua đó là câu:

“ Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai”

Hai câu thơ này có nghĩa là:

“Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi”

Đây là sự bất lực của con người đối với cái lẽ luân hồi của vạn vật. Nên, vì vậy ở đây tác giả muốn nhắn gửi cho chúng ta thấy được cái lẽ vô thường trong đời sống mà cố gắng “ Thúc liễm thân tâm trao dồi đạo hạnh”. Trong chúng ta ai cũng biết thời gian trôi nhanh không bao giờ dừng nghỉ, mới ngày nào đang độ tuổi thanh xuân căng tràn sức sống mà nay đã “già đến rồi”, định luật vô thường nào có tha cho ai bao giờ. Nhưng ý

Page 158: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

158 

 

thức được cuộc đời là vô thường không phải để ta đắm mình trong bi quan, phó mặc cho dòng đời đưa đẩy, mà phải nhận chân ra đó là sự huyễn mộng của các pháp để không bị vướng vào ngũ dục lục trần. Hoa nở rồi cũng tàn, người đẹp rồi cũng chết. Hạnh phúc của thế gian chỉ là tạm bợ, đâu có gì là thật! Có một số người quan niệm sự tu hành chỉ dành cho người già, còn trẻ thì không cần phải tu vì còn nhiều thời gian, còn nhiều hoài bão để thực hiện. Nhưng cái chết đâu phải dành cho người già, nên người xưa có câu:

“ Chớ đợi đến già mới học đạo

Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”

Thấy rõ cuộc đời là vô thường, là mộng ảo, nên ta phải cố gắng tu, tu trong từng cử chỉ, hành động của mình để chuyển đổi các nghiệp bất thiện thành những nghiệp thiện. Lạ thật! một đêm cuối xuân, ngoài vườn hoa rụng hết sao vẫn còn một cành mai nở rộ cho Thiền Sư Mãn Giác ngắm nhìn? Đây là một khoảnh khắc mà muôn đời không dứt, một sát na mà tồn tại vĩnh hằng

“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai”

Hóa ra vẫn có một cái gì vẫn còn thường trụ trong vạn pháp vô thường, vẫn có một mùa xuân bất diệt trong dòng đời biến chuyển tử sanh. Bằng cái thấy siêu việt nhất nguyên nên Thiền Sư luôn sống trong mùa xuân vĩnh cửu, Ta Bà cũng là Tịnh Độ, phiền não cũng

Page 159: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

159 

 

là Bồ Đề. Nên người xưa mới có câu: “Tâm tịnh quốc độ bình

Tâm an quốc độ an”

Nếu tâm chúng ta tịnh và an thì mọi cái gì gọi là dơ uế nhất thì cũng đều là sạch cả. Vì tâm chúng ta còn vọng động còn chấp trước nên còn bị vướng kẹt vào “sắc không” nếu chúng ta biết nhận ra bản lai diện mục của chính mình và quán triệt các pháp đều do duyên giả hợp thì sẽ không còn bị vướng kẹt vào chỗ “sở tri sở kiến” do mình tạo ra nữa.

Tóm lại, bài kệ của Thiền Sư Mãn Giác cho chúng ta thấy mùa xuân tuy đi qua nhưng nó vẫn còn tồn tại trong mỗi chúng ta vì đó là một mùa xuân của pháp vị, một mùa xuân mà vẫn luôn hằng tồn bất biến và vẫn được lưu giữ cho đến bây giờ trải qua 25 thế kỉ. Rõ ràng đó là pháp âm vi diệu vẫn còn vang đọng từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Qua bài kệ này giúp cho ta biết và nhận chân ra sự thật “khổ-vui” để cùng nhau sách tấn tiến tu trên con đường chuyển hóa tự thân vì:

“Vui trong tham dục vui là khổ

Khổ để tu hành khổ hóa vui”

Hạnh phúc thế gian chỉ là trò vô thường huyễn hóa làm che mắt những kẻ đam mê dục lạc. Còn chúng ta là đệ tử Phật, đã noi theo dấu chân Phật Đà lẽ nào cứ mặc cho sự đời trôi qua một cách vô ích hay sao? Nên “khổ để tu hành khổ hóa vui” là vậy…..!!!!

Page 160: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

160 

 

MẠC VỊ XUÂN TÀN HOA LẠC TẬN ĐÌNH TIỀN TẠC DẠ NHẤT CHI MAI

Nguyễn Cẩm Xuyên

Mai mơ Prunes Mume (Armeniaca Mume)

Trong lịch sử nước ta, triều Lý (1010-1225) là triều đại cường thịnh về quân sự, vững vàng về chính trị và rực rỡ về văn học. Mở đầu cho nền văn học viết, thơ văn đời Lý truyền lại được đến nay phần lớn chỉ ghi lạitrong Thiền Uyển tập anh (1), tập sách do Thiền sư Kim Sơn thuộc Thiền phái Trúc lâm (2) viết vào năm 1337, đời Trần nhưng lại chủ yếu ghi hành trạng của các tăng sĩ đời Lý thuộc 03 dòng Thiền: Vô Ngôn Thông, Tỳ Ni Đa Lưu chi và Huệ phái Thiền sư Thảo Đường.

Các cao tăng đời Lý học rộng, tinh thông Phật pháp lại giỏi Hán học nên được triều đình

Page 161: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

161 

 

kính nể. Đạo Phật được tôn vinh nên nhiều người muốn tìm học triết lý Phật giáo. Ngoài việc thuyết giảng, các nhà sư còn dùng “kệ”, một thể thơ nhà Phật nhằm truyền đạt những ý cao siêu uyên áo của Phật pháp bằng những hình ảnh, những câu thơ ngắn gọn sinh động mà dễ hiểu.

Thiền Uyển tập anh chép lại nhiều bài kệ (3) nhưng nổi bật nhất có bài sau đây của Đại sư Mãn Giác :

Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

“NHẤT CHI MAI” LÀ “MỘT CÀNH MAI” HAY “MỘT CÀNH MƠ” ?

Bài kệ chỉ có 6 câu, không có đầu đề;

Hoàng Xuân Hãn đã dịch ra quốc ngữ như sau:

Page 162: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

162 

 

“Xuân qua trăm hoa rụng, Xuân lại nở trăm hoa. Trước mắt sự đời thoảng, Trên đầu hiện tuổi già. Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết; Ngoài sân đêm trước một cành mơ. ”

Đọc bản dịch thơ của Hoàng Xuân Hãn, có người lấy làm lạ bởi sao câu cuối lại dịch : “một cành mơ”. Đáng ra chữ “nhất chi mai” phải dịch là “một cành mai ” ?.

Quả vậy, từ trước đến nay nhiều người vốn đã rất quen với bản dịch của Ngô Tất Tố :

Xuân ruổi trăm hoa rụng, Xuân tới, trăm hoa cười. Trước mắt việc đi mãi, Trên đầu già đến rồi. Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết; Đêm qua, sân trước một nhành mai.

Cũng như nhiều bản dịch khác, Ngô Tất tốgiữ nguyên chữ maitrong nguyên tác. Thật ra thì trong chữ Hán 梅 (mai) là cây mơ. Cây mơ ở Trung Quốc có nhiều, là loại cây ăn quả có hoa đẹp màu trắng, có khi hơi ửng hồng hoặc đỏ. Riêng nước ta, mơ có nhiều ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở vùng rừng núi động Hương Tích.

Ở Hương Tích, Nguyễn Bính đã từng tả “Thấp thoáng rừng mơ - cô hái mơ” và Chu Mạnh Trinh cũng đã viết :

“Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái;

Page 163: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

163 

 

Lửng lờ khe Yến cá nghe kinh…”.

Mơ mọc thành rừng. Rừng mai đây chính là rừng mơ chớ không phải là rừng mai vàng như nhiều người lầm tưởng.

Thật vậy, vì điều kiện thổ nhưỡng, hoàng mai tức là cây mai vàng nở hoa vào dịp tết âm lịch chỉ có từ Quảng Trị trở vào. Lãnh thổ nước ta vào thế kỉ XI lại chỉ mới đến chân đèo Ngang cho nên vào thời điểm ấy, xem như nước ta chưa thể có hoàng mai mà chỉ có hoa mơ… và hoa mơ trong thơ xưa vẫn gọi là hoa mai.

Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông có bài thơ Hoa mai :

“…Hoa bạc phau phau xâm khí tuyết, Chồi xanh êu ếu lạt hơi may”

Sắc hoa bạc phau phau ở câu thơ chính là sắc trắng của hoa mơ.

Vậy mai trong lời thơ của Mãn Giác chính là cây mơ. “Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” dịch là “Ngoài sân đêm trước một cành mơ” là đúng.

Một lí do nữa để lí giải:

Kệ của Thiền Tông khác với thơ nghệ thuật. Thơ nghệ thuật có thể tưởng tượng nên hình ảnh mà đưa vào thơ miễn là hợp lí và giàu chất thẩm mĩ; thậm chí ở thơ cổ điển, tả sự việc theo cách ước lệ thì có khi không có lá ngô đồng rụng, chẳng thấy cótuyết rơi …mà nhà thơ vẫn có thể tưởng nên cảnh thu với

Page 164: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

164 

 

“giếng vàng đã rụng một vài lá ngô”, tả mùa đông với tuyết phủ mơ màng… Kệ của Thiền Tông thì không phải như thế. Mọi việc, mọi vật trong kệ phải là thực tế nhãn tiền - vì vậy khi hoàng mai là loài hoa vốn không có ở nước ta vào thế kỉ XI thì chẳng thể nào Mãn Giác lại có thể đưa cành mai vàng rực rỡ ấy vào thơ được; chỉ có thể ở đây : một cành mơ, một thực tế cụ thể làm phương tiện cho trực giác.

Cành hoa mơ được Mãn Giác đưa vào bài kệ cũng do một dụng ý khác nữa là gợi cho người nghe nhớ lại truyền thuyết "Niêm hoa vi tiếu" của Phật Thích Ca trên núi Linh Thứu;

Sách “Tông môn tạp lục” đời Tống (960-1127) có kể lại câu chuyện:

Phạn Vương đến Linh Sơn hiến Phật cành hoa “Ba la” và thỉnh Phật thuyết pháp. Thế Tôn đăng tòa đưa cành hoa lên cho mọi người xem; tất thảy đều không hiểu ngài muốn nói gì, đều lặng thinh, chỉ có Kim Sắc Đầu Đà Ca Diếp tươi nét mặt và mỉm cười. Thế Tôn liền nói: Ta đã có Chánh pháp nhãn tàng, Niết bàn diệu tâm, Thực tướng vô tướng, nay phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp…

Theo Thiền Tông, Phật im lặng đưa lên một cành hoa là cách "Dĩ tâm truyền tâm" và Ca Diếp đã đốn ngộ được chân lí.

MỘT LỜI THƠ NÓI ĐƯỢC CẢ TƯ TƯỞNG THIỀN TÔNG

Đạo Phật từ Trung Hoa truyền sang ta từ đờinhà Đinh, đến đời Tiền Lê đã phát triển

Page 165: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

165 

 

mạnh. Đời Lê Đại Hành, sư Vạn Hạnh có tiếng là một nhà tiên tri và rất được triều đình kính trọng. SáchThiền Uyển tập anh chép: “năm Thiên Phúc thứ I (980) tướng Tống là Hầu Nhân Bảo kéo quân sang cướp nước ta đóng quân tại Cương giáp, Lạng sơn. Vua mời sư đến, đem chuyện thắng bại ra hỏi, sư đáp “Trong vòng 3, 7 ngày, giặc phải lui”. Sau quả nhiên như thế.

Đến khi vua muốn đánh Chiêm Thành, việc bàn định chưa dứt khoát, sư tâu “Xin mau cất binh, nếu không ắt mất cơ hội”. Sau đánh quả nhiên thắng trận.”

Sang đến đời Lý, vua rất tôn sùng đạo Phật. Vua Lý Nhân Tông và Thái hậu Ỷ Lan rất mộ đạo Phật, thường mời các nhà sư nổi tiếng như Thông Biện, Mãn Giác, Chân Không, Giác Hải, Không Lộ vào nội cung để giảng kinh và đàm đạo. Các cao tăng này đều thuộc Thiền Tông là tông phái của Phật giáo Đại thừa. Thiền Tông không dùng nghi thức tôn giáo và các lí luận rườm rà về giáo pháp; chủ trương không phân tích chi li triết lí Phật giáo như các tông phái khác mà đề cao việc tìm đến chân lí bằng trực giác và dùng phương pháp toạ thiền để kiến tính. Trực giác là con đường ngắn nhất để đạt đạo đồng thời cũnglà con đường khó nhất.

Các vương hầu đời Lý cũng quý trọng cácThiền sư: Lương Nhậm Văn, Lý Thường Kiệt, Vương Tại, Đoàn Văn Liệm, Phụng Càn Vương, Thiên Cực Công chúa… đều thường giao thiệp mật thiết với các cao tăng. Nhiềuvị thiền sư lại là con cháu vua, hoàng hậu

Page 166: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

166 

 

hay các đại thần nên có vị trí chính trị cao. Riêng Thiền sư Mãn Giác được vua Lý Nhân Tông và Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu thỉnh về trụ trì tại chùa Giác Nguyên bên cạnh cung Cảnh Hưng. Đến khi Sư viên tịch, vua kính lễ rất hậu, các công khanh đều tiễn đưa, làm lễ hỏa táng, thu xá lợi, xây tháp thờ tại chùa Sùng Nghiêm (làng An Cách). Mãn Giác là tên hiệu do Vua Lý Nhân Tông ban cho sau lễ hoảtáng.

Sư Mãn Giác (4) là đệ tử chân truyền của Thiền sư Quảng Trí và là lãnh tụ pháp môn của dòng Thiền Vô Ngôn Thông, thuộc đời thứ 8.

Vô ngôn thông. “Không cần nói mà đạt đạo” là tôn chỉ của đạo Thiền. Không thuyết lídài dòng; không nói nhiều, không kiến chấp, không ngộ nhận... chỉ lặng lẽ xem cuộc tuầnhoàn: Xuân qua trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa nở/ việc đời qua trước mắt/ tuổi già đến trên đầu…bài kệ chỉ nêu sự việc làm phương tiện truyền đạt ý : Sự việc trước mắt là cái tất định của tự nhiên cứ tuần hoàn mà thay đổi.

Người theo Thiền chấp nhận định luật của tựnhiên, vô ngôn màphá chấp.

Nắm quy luật; biết tương lai: chớ nói xuân tàn hoa rụng hết/ đêm qua sân trước - một cành mơ.

Tương lai tận cùng của Phật pháp cũng như ở đạo Thiền là cõi niết bàn. Trong kiếp luân hồi có khi hoa tàn rụng cả nhưng cái suy tàn lại khởi đầu cho một tương lai mới. Cành mơ mới

Page 167: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

167 

 

nở là hình tượng vô ngôn của niềm lạc quan vô biên mà tĩnh tại.

KHÔNG NÊN ĐẶT ĐẦU ĐỀ CHO BÀI KỆ CỦA MÃN GIÁC THIỀN SƯ

Chúng tăng ghi bài kệ của Thiền sư Mãn Giác đọc lúc sắp mất và mãi đến 7 thế kỉ sau, Lê Quý Đôn mới chép lại và đặt tên:“Cáo tật thị chúng” nghĩa là có bệnh bảo mọi người (5). Sách vở nay cũng theo đó mà chép. Thật ra đầu đề này đã phá hết nghĩa sâu xa của bài kệ.

Lê Quý Đôn là nhà Nho đời Lê-Trịnh. Tư tưởng Nho giáo là tư tưởng nhập thế, cách nhìn cách nghĩ thường tập trung vào những lẽ được thua ở đời: khi gặp minh chúa thì nhập thế, giúp đời, khi bất phùng thời thì quay về ẩn dật. Lúc ẩn dật, nhà Nho thường nhìn việc đời bi quan. Khuất Nguyên tự trầm trên sông Mịch La cũng vì lẽ bi quan ấy.

Tư tưởng của Nho giáo và Thiền Tông không gặp nhau và có lẽ vì thế Lê Quý Đôn đã chọn cho bài thơ đầu đề

“Có bệnh bảo mọi người”.

Hiểu bài kệ của sư Mãn Giác thì không nên nói đến chuyện “có bệnh” ở đây. Bài thơ nói “việc đời qua trước mắt; tuổi già đến trên đầu”…là hoàn toàn không có gì bi quan. Đã là Thiền sư thì không bi quan trước lẽ tử sinh. Tất cả sự việc xảy ra trong cuộc sống là hiện tượng. Thiền học dùng hiện tượng làm phương tiện đốn ngộ. Hãy đọc câu chuyện

Page 168: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

168 

 

thiền Nhật Bản “Không nước; không trăng” :

Ni cô Chiyono đã tu nhiều năm, nhưng chẳng thấu đạt được chân lí. Một đêm, cô gánh nước về tu viện; vừa đi vừa ngắm ánh trăngrọi xuống mặt nước trong thùng. Bỗng nhiên, đòn gánh gãy đôi, giây thùng đứt và thùng nước rơi xuống. Nước đổ ào ra, bóng trăng tan biến - không còn nước, không còn trăng. Chiyono hốt nhiên giác ngộ. Cô đọc bài kệ:

"Bằng cách này hay cách khác, tôi đã cố giữ đôi thùng nước, Mong rằng chiếc đòn gánh dòn yếu kia sẽ không gãy Bất chợt, giây đứt thùng văng, Không còn nước trong thùng, không còn trăng trong nước; Tay tôi rỗng không, chẳng có vật gì, Tâm tôi rỗng không, chẳng có vật gì".

Chiyono đốn ngộ được là nhờ trực giác cảm nhận từ cái rỗng không này. Những kiến chấp qua bao nhiêu năm tháng tu hành của cô không sánh được với trực giác nảy sinh từ cảm nhận nhất thời.

So sánh bài kệ của Mãn Giác với “Không nước, không trăng” ta thấy có điểm giống: cả hai cùng trải qua thực tế nhãn tiền. Mãn Giác đại sư nhìn việc đời qua trước mắt/ tuổi già đến trên đầu là giống với ni cô Chiyono nhìn ánh trăng soi qua mặt nước trong thùng… rồi cái hiển hiện ấy bỗng tan biếnmất - cái còn lại chỉ là “không”.

Bài kệ của Mãn Giác và câu chuyện Thiền Nhật Bản đều muốn truyền đạt chân lí thông

Page 169: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

169 

 

qua trực giác. Mãn Giác muốn mọi người cảm nhận bằng trực giác từ cành hoa mơ; Chiyono thì dùng cái “không” - Không còn nước trong thùng, không còn trăng trong nước”. Đây là những phương tiện của Thiền giúp người đời vượt qua kiến chấp để đến với chân lí, đến với cái “không” tĩnh tại.

Vậy thì ở bài kệ của Mãn Giác: việc hoa tàn, hoa nở… việcchuyện đời trôi, tuổi già đến…, tất cả đều là vô thường, không có gì đáng bận tâm mà ngược lại là phương tiện của đốn ngộ.

Kệ cũng là kinh; kệ có khi dùng nhật tụng. Thiền Tông đọc kệđể ngộ đạo. Bài kệ của Mãn Giác nhằm giúp ngộ đạo bằng con đường trực giác vậy sao lại có thể truyền đạt cảmnhận bi quan “có bệnh” được? Cảm nhận này là không phù hợp với tinh thần lạc quan, yên nhiên của Thiền Tông.

Các bài kệ của Thiền Tông đều không đềvậy tốt nhất là đừng cố tìm lấy một đầu đề cho bài kệ của Mãn Giác.

CHÚ THÍCH:

(1) Thiền Uyển tập anh có nghĩa là gom góp những anh hoa của vườn Thiền.

(2) Thiền tông ( 禪 宗 ) là một tông phái của Phật giáo, xuất phát từ Trung Quốc khoảng thế kỉ thứ 6, 7 khi đạo Phật kết hợpvới tư tưởng Lão giáo. Thiền tông chủ trương dùng kinh nghiệm chứng ngộ, không bàn luận nhiều về lí thuyết. Thiền Tông sang nước ta từ lâu nhưng Thiền phái Trúc Lâm đến đời

Page 170: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

170 

 

nhà Trần mới lập bởi vua Trần Nhân Tông.

(3) Kệ: còn gọi là thi kệ là những bài thơ mang nội dung truyền đạt tư tưởng nhà Phật. Kệ có khi chỉ là những câu rất ngắn như tục ngữ nhưng thông thường là những bài thơ, nhằm truyền bá tư tưởng nhà Phật. Thi kệ gần như là những bài thuyết pháp ngắn mà sâu sắc để dạy đệ tử.

(4) Thiền sư Mãn Giác (1052-1096), tên thật là Lý Trường (Thiền Uyển tập anh ghi là Nguyễn Trường là vì vào đời Trần, tất cả những người họ Lý đều chuyển ghi thành họ Nguyễn) người đất Lũng Chiền, làng An Cách, là con quan Trung thư Viên ngoại lang Lý Hoài Tố. Đời Lý Nhân Tông, vua thường cho con em các danh gia vào hầu hai bên, Lý Trường cũng được dự. Lớn lên tinh thông cả Nho và Phật học, lại thường chú tâm vào Thiền học, được Nhân Tông và Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan quý trọng, ban cho hiệu Hoài Tín…

Ngày 30 tháng 11 năm Hội Phong thứ 5 (1096), sư cáo bệnh. Sau khi đọc bài kệ dạy chúng, sư ngồi kiết già mà mất, thọ 45 tuổi đời, 19 tuổi hạ. Vua tặng hậu lễ, công khanh mỗi mỗi đến dâng hương, trà tỳ xong, thu xá lợi xây tháp ở chùa Sùng nghiêm, làng An cách. Vua sắc thụy là Mãn Giác.

(5) * Theo Thơ văn Lý Trần; tập I; NXB Khoa Học Xã Hội, 1977 thì tên bài thơ “Cáo tật thị chúng” là do Lê Quý Đôn đặt.

(Tạp chí KIẾN THỨC NGÀY NAY số Tất niên Kỉ Sửu ngày 01/ 02/ 2010)

Page 171: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

171 

 

Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, Ban KHXHNV, tập 1 - Bộ 2; NXB Giáo Dục, 2003, ghi tiểu dẫn ở bài Cáo tật thị chúng: “Bài Kệ của Mãn Giác thiền sư vốn không có nhan đề. Nhan đề Cáo tật thị chúng là do người đời sau đặt.”

Nguyễn Cẩm Xuyên

(Văn Chương Việt)

MỘT BÀI THƠ CHO HAI MÙA XUÂN Dương Kinh Thành

Mùa xuân của Mãn Giac Thiền Sư vì là mùa xuân của tâm thức chúng ta nên không có phạm trù “Xuân Cũ”hay “Xuân Mới” và “Xuân Đi” hay “Xuân Đến”.Từ ý nghĩa đó chúng ta không quá ngạc nghiên khi bài thơ nói về MÙA XUÂN (Thật ra đây là bài kệ dãy chúng) mà lại mang một cái tên “ xui xẻo”,đối nghịch

Page 172: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

172 

 

: CÁO TẬT THỊ CHÚNG !(Trên giường bệnh dạy chúng).Và nó được Mãn Giác Thiền Sư cất cao giọng đọc trước khi…thị tịch ! Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy sự đối kháng chan chát với MÙA XUÂN ngoại cảnh.

Xuân đi trăm hoa rụng Xuân đến trăm hoa nở Việc đới trước mắt luôn đi mãi Trăm năm đầu đã bạc tóc rồi Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai (1).

Không nói ai cũng biết đó là bài thơ của Mãn Giác Thiền Sư (1052 – 1096)(2) , cứ mỗi độ xuân về tết đến thường được vang lên khắp đó đây .Bài viết này lúc đầu tôi không có ý định viết lại vì ai ai cũng đều biết và thuộc nằm lòng bài thơ tuyệt tác và đầy ý nghĩa này .Thế nhưng , khi đặt bút lên trang giấy thì ý định đó không đủ sức mạnh tồn tại thêm lâu hơn ,và bài thơ lại được viết ra như là một tiền đề không thể thiếu ,không thể cưỡng lại với bất kỳ lý do nào ,bởi tự thân bài thơ là cả một mùa xuân trọn vẹn của đất trời ,của quê hương đất nước mà trong bốn ngàn năm văn hiến vẻ vang , có hai ngàn năm Phật giáo Bi Hùng Lực song hành chưa bao giờ ngừng nghĩ .

Đúng vậy , bài thơ quá hay ,quá ý nghĩa ,hiểu được nhiều góc độ khác nhau .Chính hai yếu tố này đã thành lực tác mạnh mẽ ,chắp đôi cánh cho nó đáp nhẹ vào tâm hồn người dân Việt chúng ta hằng bao nhiêu thế hệ ,để làm cương lĩnh sống và phấn đấu vươn lên , vượt qua ngàn gian lao khó nhọc .Chính vì

Page 173: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

173 

 

giá trị này bài thơ còn hạ cánh , đậu hiên ngang vào trang sách giáo khoa mà ngày nay học sinh cấp III cũng thuộc nằm lòng tinh thần nhân văn tuyệt vời của Mãn Giác Thiền Sư .

Việc đời cứ trôi đi mãi theo nhịp độ thời gian ,kéo theo bao cơn lốc vô thường ;xóa rồi bày trong luân chuyễn .Thế mà Mãn Giác Thiền Sư lại nắm bắt được mùa xuân dừng lại ,bảo mùa xuân phải là mãi mãi ,bảo hoa mai cứ thong dong tự tại ,thi nhau đua nở suốt bốn mùa ,làm lá chắn tinh thần dõng mãnh , đương đầu với mọi khổ đau trần thế .Để rồi Mãn Giác Thiền Sư gởi lại mùa xuân trường lưu ấy vào trong mỗi tâm khãm chúng ta , như là một bảo vật ,để muôn đời sau chúng ta gìn giử .Các thế hệ cháu con mai này cũng tín cẩn ,vinh hạnh cất giử ,khi cần sẽ mở ra cho mùa xuân tràn ngập ,cho hoa mai thi nhau đua nở mỗi khi trường đời vấp ngã đau thương .

Con người ta ở đời thường hay nói chuyện xui của năm cũ ,chuyện tốt của năm mới và chúc nhau những lời tốt lành rập khuôn ,đôi khi trong một hoàn cảnh nào đó nó lại là mỹ từ , sáo ngữ không hơn không kém .

Mùa xuân ở đây chỉ là ba ngày tết thôi sao ?Sao lại sớm quên đi một mùa xuân mãi mãi mà Mãn Giác Thiền sư đã tín cẩn giao phó cho chúng ta cất giử hằng bao lâu nay !Mùa xuân đó mới đích thực là mùa xuân của an vui ,tự tại ,lúc nào ,khi nào nó cũng sẵn sàng đến với chúng ta .Đó không phải là một thứ “phép lạ”rẻ tiền dành cho kẻ cuồng tìn mê

Page 174: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

174 

 

sảng mọi thời đại ,mà Mãn Giác Thiền Sư ban cho chúng ta .Vì không phải là “phép lạ”nên bài thơ không có chút linh hiển huyển hoặc nào có thể giúp chúng ta nhe răng cười mãi với niềm vui riêng của mình và đạt cho nó cái tên MÙA XUÂN .

Mùa xuân của Mãn Giác Thiền Sư ngự trị trong tâm thức mỗi chúng ta .Tâm của tỉnh thức ;tỉnh thức chứ không mê mờ ,bởi lẽ do mê mờ nên luôn bị lường gạt bởi cái gọi là MÙA XUÂN của ngoại cảnh .Mùa xuân này luôn động , luôn hối hả ,chộn rộn tất bật để chào đón chính nó .Thở không ra hơi mà miệng cứ tuôn ra những lời chúc tốt lành “Nhân Mùa Xuân Mới”.Những đối đãi không thật do chính nó tạo ra và ươm mầm cho tương tác trùng điệp sản sinh .

Mùa xuân của Mãn Giac Thiền Sư vì là mùa xuân của tâm thức chúng ta nên không có phạm trù “Xuân Cũ”hay “Xuân Mới” và “Xuân Đi” hay “Xuân Đến”.Từ ý nghĩa đó chúng ta không quá ngạc nghiên khi bài thơ nói về MÙA XUÂN (Thật ra đây là bài kệ dãy chúng) mà lại mang một cái tên “ xui xẻo”,đối nghịch : CÁO TẬT THỊ CHÚNG !(Trên giường bệnh dạy chúng).Và nó được Mãn Giác Thiền Sư cất cao giọng đọc trước khi…thị tịch ! Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy sự đối kháng chan chát với MÙA XUÂN ngoại cảnh .

Chưa hết ,bài thơ này của Mãn Giác Thiền sư ra đời vào tháng 11 âm lịch(niên hiệu Hội Phong thứ 5-1096)nào phải đang độ giữa

Page 175: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

175 

 

MÙA XUÂN !Rõ là nghịch lý !Cái lý của thế gian .của ngoại cảnh .

Nhưng ,từ những nghịch lý đó ,sản sinh tiếp theo một nghịch lý khác nữa ,đó là bài thơ lại được nhắc đến nhiều nhất vào mỗi dịp …MÙA XUÂN ! Xuân ngoại cảnh !Và tất cả chúng ta hiện vẫn đang sống trong MÙA XUÂN ngoại cảnh này .Không sao cả vì chúng ta đã ý thức được điều đó .Từ trên nền tảng này chúng ta hiểu bài thơ của Mãn Giác Thiền sư như là một lời nhắc nhở cần thiết trước bao nỗi khổ đau của con người ,mượn MÙA XUÂN ngoại cảnh để làm điểm mốc rủ bỏ những phiền muộn suốt một năm trường lận đận bôn ba vật vả .Cjho nên bài thơ trong ý nghĩa náy còn gởi gấm ước vọng thầm kín sâu xa là mong muốn mùa xuân còn mãi ,như để lưu giử những may mắn ,vui tươi ở bên mình và ở mọi lúc mọi nơi .

Tôi đã có lần chứng kiến một “Đại Gia” do làm ăn thất bát , nọ tín phiếu ngập trời do không ít lấn sụp sàn chứng khoán .Anh ta nâng ly bia cụng vào ly tôi đang cầm ,cất giọng lè nhè hai câu thơ cuối mà đôi mắt ngấn lệ rưng rưng :”Chớ Bảo Xuân tàn Hoa Rụng Hết-Đêm Qua Sân Trước Một Cành Mai”!.Họ gởi gấm niềm hy vọng vào ý nghĩa câu thơ như để tự an ủi cho chính mình .Tôi lúc đó vì cám cảnh của anh cũng góp vui :”Chớ Bảo Sụp Sàn là Mất Hết – Đêm Qua Còn Có Một Niềm Tin “ .Rồi cả nhóm lại lao vào bàn luận bài thơ như chưa bao giờ có nỗi buồn .

Page 176: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

176 

 

Lần khác , người chị bạn tên Giàu ,có nhờ tôi đứng làm chủ hôn họ nhà trai và xuống tận Thốt Nốt-Hậu Giang đón dâu .Một lão nông họ nhà gái tiếp ly rượu lễ xin nhập gia của tôi một cách vui vẻ nhưng lại vỗ vai tôi nói “Qua già rồi ,giờ lại lo cho con cháu .Nhưng đừng tưởng Qua hỏng biết gì ráo trọi à nghe .Nghe nè (ngâm) XUÂN KHỨ BÁCH HOA LẠC-XUÂN ĐÁO BÁCH HOA KHAI- SỰ TRỤC…” khiến tôi giật mình vì đã có ý nghĩ xem nhẹ sự hiểu biết của ông ta .

Cách đây hai mùa xuân , có một chàng thanh niên thuộc thế hệ 8X têm Lâm,chuyên viên nghành tin học ,đến nhờ tôi viết mấy chữ thư pháp .Khi anh ta nói ra ý định nội dung muốn nhờ khiến tôi ngạc nhiên nhưng giã đò lần lựa khuyên anh ta tìm câu khác .Anh ta nhất định không và nói “Em thích câu này từ khi còn học trung học .Rất tiếc không biết tác giả của nó là ai “.Anh ta mừng rở ra mặt khi tôi nói tác giả của câu thơ này và đọc cho anh ta nghe toàn bộ bài thơ .Anh ta vô cùng phấn chấn và lại muốn được tôi viết tặng toàn bộ bài thơ này .Tấm thư pháp này hiện đang được vẫn còn treo trang trọng trong phòng khách nhà anh ta .

Một vài chuyện nhỏ trên cho thấy bài thơ có sức sống và tác động nhiều mặt trong xã hội trên bình diện MÙA XUÂN ngoại cảnh .Và hôm nay bài viết này cũng chỉgo1ppha6 phần cho mùa xuân ngoại cảnh ,bằng một bài thơ của MÙA XUÂN NỘI TÂM .

Chú thích (I):

Page 177: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

177 

 

NGUYÊN ÂM

Xuân khứ bách hoa lạc – Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá – Lão tòng đầu thượng lai . Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai . (Cố Hòa thượng Thích Thanh Kiểm đã dịch thơ như sau :)

Xuân đi mang cả một mùa hoa Xuân đến hoa lòng nở với ta Muôn sự thăng trầm qua nước mắt Một dòng tuổi mộng lại đi qua . Đâu phải xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai .

Chú Thích 2:

Thiền sư họ Nguyễn, tên Trường .Quê ở Lũng Chiền, Lảng An Cách Thân Phụ là Hoài Tổ.làm chức Trung Thơ Viên Ngoại Lang.

Mãn Giác là tên Thụy do vua ban lúc ông thị tịch

Page 178: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

178 

 

THÌ CÀNH MAI VẪN NỞ

Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền. Và, giá trị mỹ học tuyệt vời của nó, dẫu đã một ngàn năm qua đi, vẫn còn mới mẻ, tinh khôi như giọt sương, như ánh nắng long lanh giữa ngàn cây, nội cỏ...

告疾示眾

春去百花落, 春到百花開。 事逐眼前過, 老從頭上來。

Page 179: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

179 

 

莫謂春殘花落盡, 庭前昨夜一枝梅。

Bài thơ ngắn quá, rất ngắn, lại còn phá cách, phá thể, ngôn từ dị giản - được làm vào lúc "cáo bệnh, dạy học trò" - mà sao ông đã để lại cho văn học sử một tác phẩm bất hủ, vượt thời gian? Bài thơ dường như còn để lại một khoảng trống, một khoảng lặng, một khoảng "ở ngoài lời", khơi gợi một thế giới tâm linh - mà ở đó - thấp thoáng ẩn hiện mảnh trăng thiền lung linh giữa từng con chữ! Thế gian trí năng đa biện, lý trí kiêu ngạo nầy chắc phải còn tốn nhiều giấy mực về bài thơ của ông. Những cái gọi là nghệ thuật, hình tượng, thi pháp, tu từ... với những kiến thức hàn lâm, kinh viện, phạm trù... lại còn cái kính hiển vi ngữ học thời đại nữa... không biết "thiền ý của cổ đức xưa" được giải mã qua mấy ngàn "trùng quan ý niệm"? Chỉ có điều, đối với "thiền" thì "hay" chưa chắc đã"đúng" và "dở" chưa chắc đã "sai"! Và rồi, cái "hay-dở-đúng-sai" kia - đều không quan trọng, cái cốt tử của nó là trao truyền "thiền ý" cho chúng đồ, tiếp sức cho mạng mạch Phật giáo, thêm năng lượng sự sống và niềm tin cho hàng hậu học sa-môn.

Vậy, chúng ta hãy thử mạo muội đi tìm cái "thiền ý" ấy là gì?

- Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai.

(Xuân đi, đóa đóa hoa rơi

Page 180: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

180 

 

Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu.)

Hai câu thơ đầu tiên này, mới nghe qua ta tưởng như bình thường, cái bình thường tự nhiên trong sự dịch hóa của vạn hữu. Ngàn xưa vẫn vậy, ngàn sau vẫn vậy, vẫn là định luật tuần hoàn chuyển đổi của đất trời. Nó không xấu hơn, cũng chẳng tốt hơn.

Nhưng, tại sao, từ cảm quan nào, cảm thức nào mà thiền sư thi sĩ lại phá vỡ trật tự thói quen của lập ngôn, lập ngữ? Ai cũng nói "đến rồi đi", "nở rồi tàn", nhưng ở đây thì ngược lại? Cái động từ "khứ" với nghĩa động là "đi tới", nghĩa tĩnh là "qua", "đã qua", có"mật ngữ", "thiền ý" gì không? Rồi "đáo" đi sau; nghĩa động của nó là "đến"; nhưng nghĩa tĩnh của nó là "chu toàn, đầy đủ, viên mãn" - có cho ta một "chớp lóe tâm linh" nào chăng?

Giải mã những điều ấy nếu dùng những hiểu biết thông thường thì e không tới. Mà cho dù kiến thức bác lãm, trí năng thông tuệ thì cũng ở bên này mép rìa của thực tại mà thôi!

Đây là bài thơ có tư tưởng thiền. Thiền sư là một hành giả. Nếu muốn nắm bắt ý nghĩa uyên áo giấu kín sau từng con chữ thì người đọc muốn lãnh hội trọn vẹn cũng phải là một hành giả. Nói cách khác, nó là bài thơ “thiền” thì ta cũng phải có tâm thiền để nhìn ngắm. Ở đây là "nhìn ngắm", là "quán chiếu thực tại". Đừng bắt tôi phải định nghĩa thực tại là gì? Khi ta thấy thực tại là gì thì nó đã chảy trôi rồi. Chỉ có những hành giả tu tập tuệ quán mới ý thức được hơi thở này cùng

Page 181: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

181 

 

từng tế bào sự sống trong ta - chúng luôn tương quan với ngoại giới. Tất cả chúng, đang chảy trôi, đang đi qua, đi qua. Tất cả đều đang chảy trôi, đang đi qua trong từng sát-na tâm niệm cũng như những sát-na dịch hóa của đất trời. Vậy, trong cái tâm nhãn, thiền nhãn ấy, "xuân khứ" là đúng với "hiện quán", đúng với cái nhìn của thiền gia! Và, biết đâu, từ trong sâu thẳm tâm linh, Mãn Giác thiền sư còn gởi gắm tiếng gọi thống thiết muôn đời của Pháp trong Bát-nhã tâm kinh: "Gate, gate... đi qua, đi qua...?!" Tuy nhiên, đấy chỉ là sản phẩm của lý trí đa sự, chất chồng thêm ý niệm mà thôi. Vậy còn "đáo"? Khi "khứ" là đi qua như thế thì "đáo"cũng đâu hẳn là thường ngữ?

Dĩ nhiên rồi. Ngoài định luật tự nhiên - xuân về thì trăm hoa nở - chữ "đáo" đi sau chữ "khứ" chỉ là tạo lập trật tự cho mệnh đề. "Xuân đến" hay "xuân về" đều có thể diễn nghĩa cho động từ "đáo". Nhưng nếu "đáo" có nghĩa động là đến, còn có nghĩa tĩnh là"chu toàn, đầy đủ, viên mãn" thì quả là ta sẽ có một trời ý niệm và liên tưởng thú vị. Có lẽ thiền sư Mãn Giác không "đa sự" như chúng ta chăng?

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai.

(Việc đời trước mắt qua mau

Tuổi già chợt đến trên đầu thế a?)

Hai câu thơ dịch may lắm thì nói được cái ngữ nghĩa, không dễ gì "tín, đạt, nhã" như cổ

Page 182: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

182 

 

nhân yêu cầu. "Sự" nôm na là việc đời, chuyện đời.

Động từ "trục", nghĩa động là"đuổi, đuổi theo"; nghĩa tĩnh là "trước sau nối tiếp nhau". Vậy, việc đời nó "đuổi", nó"nối tiếp nhau" chạy qua trước mắt.

Câu sau, vế đối cũng được hiểu như vậy. "Già, cái già, tuổi già" nó theo trên đầu nó đến.

Cả hai câu thơ đều vắng bặt bản ngã, và ngay "pháp" cũng trôi chảy "vô ngã tính".

Phải có cái tuệ quán tỉnh táo mới nhìn ngắm mình và ngoại giới một cách chân xác, rỗng rang và giải thoát như vậy. Ngoài ra, chúng ta còn để ý đến động từ "quá" và "lai";rõ ràng nó nhất quán với hai động từ "khứ" và "đáo" đi trước nó.

Đến đây, cái kiến giải "thiền ý" ấy ta đã có cơ sở hợp lý, logic - do từ cái nhìn thiền quán của tác giả.

Và cũng từ cái "quán chiếu thực tại" ấy, như dồn tụ năng lực, để đẩy hai câu cuối đến một chân trời thâm viễn hơn.

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

(Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai.)

Page 183: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

183 

 

Chữ "xuân" trong hai câu đầu là thường ngữ, ngôn ngữ tục đế, tục thể, ai cũng biết, ai cũng hiểu. Hiểu và biết theo phạm trù trí năng. Nhưng chữ "xuân" trong câu áp cuối, không như vậy. Nó vừa mang sứ mạng thường ngữ, vừa lung linh vầng trăng thiền ngữ - biểu tượng cái đẹp xuất thế. Cái vầng trăng thiền ngữ ấy, cái đẹp ấy không thể dùng trí năng để "hiểu và biết" mà là phải "thấy", cái thấy của tuệ giác, của trực kiến tâm linh.

Mùa xuân thế gian thì đến rồi đi, nở rồi tàn, còn mùa xuân tâm linh không dễ dàng chảy trôi theo định luật tự nhiên của vạn hữu. Người có được mùa xuân tâm linh này không còn bị chi phối bởi vô thường tính, vô ngã tính của cuộc đời. Họ không còn than thở như cụ Tiên Điền: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Bậc đạt ngộ nhìn ngắm sự chảy trôi, tụ tan, sinh diệt của vạn hữu với cái nhìn "tỉnh táo, trạm nhiên và an định". Họ đã trở về tao ngộ với quê hương, với miền đất an bình muôn thuở. Ở đấy, tại mùa xuân vĩnh cửu ấy, cái "tâm hoa" của họ không còn bị sự vô thường chi phối nữa. Cái "thiền ý"ấy bây giờ đã hiện ra bằng cách phá bỏ ý niệm thông tục: "Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết". Rồi kế đó là dẫn dắt chúng ta đến cánh cửa "huyền mật", mở ra một không gian khác, thời gian khác - khác với không-thời-gian mà mọi người đang sống:

Đình tiền, tạc dạ nhất chi mai

(Đêm qua, sân trước, một cành mai)[1]

Page 184: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

184 

 

Thiền ý bây giờ đã lộ rõ: Đóa mai này không còn là đóa mai của thế gian, đóa mai của nở-tàn thông tục nữa. Nó không còn bị chi phối của định luật sinh diệt, hữu hạn cũng như sự vận hành âm dương của trời đất.

Vậy thì đóa mai ấy nó ở đâu? Nó ở "sân trước" và mới nở "đêm qua". Đến đây, ta đã thấy rõ không gian (sân trước) và thời gian (đêm qua) rất đỗi lạ lùng mà chỉ có tâm thiền mới thấy được. Không-thời-gian ấy mới nở được đóa mai ấy. Và không có gì rõ ràng hơn thế nữa.

Tuy nhiên, vẫn còn "bí hiểm", bí hiểm cho những ai chưa trực kiến giây khắc "đốn ngộ", chưa thực sự bước qua hố thẳm của lý trí nhị nguyên. Nói rõ hơn, là chưa kinh nghiệm tuệ giác bên kia bờ. Chỉ khi nào hội diện, "cước căn điểm địa" miền đất ấy, không thời gian ấy, ta mới hiểu được "tiếng cười dài lạnh buốt thái hư" của thiền sư Không Lộ.

"Đêm qua" - là thời gian, là quá khứ. Nói về sự nhất quán của "ý tứ" thì quá khứ ở đây sẽ logic, chặt chẽ với những cặp thơ đi trước "khứ, đáo", "quá, lai". Ngoài ra, nếu ai có kiến thức tuệ giác kinh viện sẽ hiểu rằng, giây khắc ngộ đạo chỉ xảy ra trong 1 sát-na, rồi nó diệt mất, nhường sát-na kế cho đạo tâm. Ngộ đạo chỉ là giây khắc chớp lóe của tâm linh, sau đó nó trôi về quá khứ. Một sát-na đã là quá khứ. Tuy nhiên, người đạt ngộ tuy có ý niệm về quá khứ, về thời gian - nhưng họ luôn trực thức, luôn "hiện kiến" để sống trong từng hơi thở "không có thời gian", "ở ngoài thời gian". Chính ở cái thời gian"ở

Page 185: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

185 

 

ngoài thời gian" ấy - không gian tâm linh mới được thiết lập. Không gian tâm linh thiết lập khá ước lệ: "Trước sân". Tại sao là "trước sân", là "đình tiền" mà không là "bên sân, sau sân" (đình biên, đình hậu)?

Rõ ràng "sân" ấy là mảnh đất tâm. Cái tâm ấy là mảnh đất để cho đóa mai nở. Sát-na tâm "trực ngộ, "hiện kiến" là nó luôn chảy trôi, nó luôn mở ra, ngạc nhiên, đón nhận dung thông các pháp đến từ ngoại giới. Cái tâm ấy phải "không" mới đón nhận được. Do vậy, cái tâm ấy không thể là "bên tâm, sau tâm" - mà phải là cái tâm luôn trực kiến cái hiện tiền; phải là "đình tiền, tâm tiền" mới chính xác.

Rồi đóa mai nở. Đóa mai nở là tuệ giác bừng nở. Tuệ giác bừng nở, nở nơi mảnh đất tâm, không còn bị quy định bởi không-thời-gian tại thế, ước lệ nữa.

Cuối cùng, để thêm tính thuyết phục cho sự giải mã này, ta phải trở lại một ngàn năm trước, để biết rằng Mãn Giác Thiền Sư thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông, đời thứ tám. Và dòng thiền này, thuở bình minh của nó, khi Vô Ngôn Thông truyền pháp cho Cảm Thành để hình thành dòng thiền Kiến Sơ - thì ông đã ngộ được yếu chỉ: "Tâm địa nhược không tuệ nhật tự chiếu" từ Bách Trượng Hoài Hải. Vậy Mãn Giác Thiền Sư là hậu duệ của truyền thừa, sáng tạo câu thơ "Đêm qua, sân trước, một cành mai" để thi vị hóa, tăng giá trị văn học, mỹ học cho câu thiền ngữ xưa bằng những hình tượng nghệ thuật không là điều kỳ diệu sao? Tuệ nhật tự chiếu - đóa mai nở -

Page 186: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

186 

 

đấy là mùa xuân vĩnh cửu, là miền đất hứa cho những người con Phật và cả cho những chúng sanh đang lăng xăng xuôi ngược giữa miền cát lầm bụi đỏ này!

Ôi! Một bức thông điệp về mùa xuân đã một ngàn năm qua đi mà dường như vẫn còn cháy sáng ý tưởng, bập bùng giữa tâm thức trần gian. Có ai nghe, ai thấy? Hãy vẫn tịch lặng muôn đời trong hố thẳm vô ngôn?

Thì đóa mai vẫn nở! Bodhisvāha

[1]Nhất chi mai: Nhiều người dịch là một nhành mai, một nhánh mai, một cành mai. Thật ra, ta phải hiểu,” nhất chi mai” còn có nghĩa là “một đóa mai” mới thấy thâm thúy. Một đóa là đủ rồi, cái tối thiểu - một đóa – là đủ đại biểu cho mùa xuân.- như câu thơ của Sư Tề Kỷ đời Đường “Tiền thôn thâm tuyết lý. Tạc dạ sổ chi khai” Đã bị Trịnh Cốc “thầy một chữ” chê chữ sổ (vài), nên sửa lại là “nhất”- Đêm qua nở một bông...(Xem thêm An Chi, sđd, q.3,tr.183.)

Page 187: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

187 

 

THIỀN SƯ VẠN HẠNH VÀ CÂU ĐỐI XUÂN

Thích Giác Nguyên

Pho tượng Thiền sư Vạn Hạnh tại Hoàng Thành Thăng Long (Ảnh: Anh Thế)

Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:

Vạn Hạnh mừng Xuân, Xuân mới về thăm Ngài Vạn Hạnh.

Việt Nam mến Đạo, Đạo vàng tô thắm Mẹ Việt Nam.

Lúc đó tôi chỉ là một Tăng sinh rất trẻ, học trò nhỏ của Ôn, có tính năng động hiếu kỳ lại

Page 188: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

188 

 

hay “tà lanh”, bèn mạo muội đến thưa với Ôn xin được sửa lại vế đối, vì câu “ Xuân mới về thăm Ngài Vạn Hạnh” chưa được sáng nghĩa với “Đạo vàng tô thắm mẹ Việt Nam”. Ý tôi muốn tìm hiểu từ Ngài là ai?

Ôn bảo sửa mần răng?

Tôi thưa: -Theo con, đổi như thế này:

Vạn Hạnh mừng Xuân, Xuân mới đượm nhuần Tâm Vạn Hạnh.

Việt Nam mến Đạo, Đạo vàng tô thắm Phật Việt Nam.

Ôn cười và cho biết làm như rứa là không hiểu ý nghĩa câu đối của Ôn. “Về thăm Ngài Vạn Hạnh” nói lên sự “ôn cố tri tân”, nhắc nhở lại tinh thần Phật Việt mà vị Thiền sư Vạn Hạnh cũng là Quốc sư đã vạch ra hướng đi Đạo pháp gắn liền với Dân tộc, với đất Mẹ Việt Nam mà Viện lấy Đạo hiệu của ngài đặt cho tên trường làm tôn chỉ. Song song với việc đặt tên trường Đại Học Vạn Hạnh, vào thời Việt Nam Cộng Hòa còn có tên con đường Sư Vạn Hạnh, trục lộ giao thông hướng Bắc Nam tại quận 10 Sài Gòn từ đầu thập niên 1960 cho đến bây giờ. Con đường này ngang qua nơi đặt văn phòng Viện Hóa Đạo và chùa Ấn Quang. Sau đó Ôn giải thích thêm: Vì muốn chuyển hóa xã hội bạo trị của thời Lê Long Đỉnh thành một xã hội Nhân chủ Đức trị, mở đầu cuộc cách mạng bất bạo động vào năm 1009, Thiền sư Vạn Hạnh đã tham gia chính sự với tư cách cố vấn giúp vua Lê Đại Hành bình nước an dân. Sau đó ngài âm thầm chỉ đạo cho quan Thái sư Chi

Page 189: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

189 

 

hậu Đào Cam Mộc (cũng có tên đường tại Quận 1 và Quận 8 Sài Gòn) đưa Lý Công Uẩn vốn là đệ tử của ngài, được giáo dục và đào tạo từ kiến thức Phật giáo lên ngôi vị đế vương, thành lập triều đại nhà Lý. Biến một Quốc gia Đại Việt bị phân hóa, tranh giành quyền lực, suy thoái về mặt đạo đức tâm linh thành một Quốc gia Đức trị, hùng mạnh và hưng thịnh lâu dài.

Thật vậy, theo sách Thiền Uyển Tập Anh, Thiền sư Vạn Hạnh (萬 行 禪 師 ; 938 – 1025) là vị Tổ sư đời thứ mười hai thuộc dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinītaruci). Sư họ Nguyễn, quê làng Dịch Bảng, lộ Bắc Giang, phủ Thiên Đức, châu Cổ Pháp, nay thuộc thôn Đại Đình thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ thuở nhỏ Sư đã thông minh, học thông Nho, Lão, Phật và nghiên cứu nhiều bộ luận Phật giáo. Năm 21 tuổi Sư xuất gia, tu học cùng với Thiền sư Định Tuệ dưới sự chỉ dẫn của Thiền sư Thiền Ông tại chùa Lục Tổ, thuộc làng Đình Bảng thị xã Từ Sơn. Khi Thiền Ông mất, Sư bắt đầu chuyên thực tập Tổng Trì Tam Ma Địa (Thiền Mật song hành), nên sau này hễ ngài nói lời gì đều được thiên hạ cho là phù sấm.

Vua Đinh Tiên Hoàng (丁先皇; 924 - 979) cùng con trai Đinh Liễn (丁璉; ?-979) bị Đỗ Thích giết hại vào năm 979, triều đình tôn phò Đinh Toàn còn gọi là Đinh phế đế, con của Thái hậu Dương Vân Nga lên ngôi mới 6 tuổi. Quan Thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm phụ chính phó vương. Vài tháng sau, tướng Hầu Nhân Bảo nhà Tống đưa hơn 3 vạn quân thủy bộ chia làm hai đường tiến sang xâm lược nước ta trong tình thế rất nguy cấp, vua

Page 190: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

190 

 

còn quá nhỏ không thể quyết định đại sự. Lê Hoàn được chư tướng và quần thần phong vương, thái hậu Dương Vân Nga bèn trao áo long cổn cho Lê Hoàn lên ngôi vua, tức Đại Hành hoàng đế để cầm quân ra trận.

Lê Đại Hành (黎大行; 941 – 1005) là người tài, biết cách dùng binh và trọng dụng người hiền, thỉnh mời các danh Tăng thạc đức để làm cố vấn triều chính đối nội lẫn đối ngoại, như Thiền sư Tăng thống Ngô Chân Lưu - Khuông Việt, Quốc sư Đỗ Pháp Thuận từng đóng vai chèo đò đón sứ Tống là Lý Giác qua sông, cũng như phúc đáp văn thư ngoại giao. Thiền sư Vạn Hạnh đã giữ vị trí cố vấn tối cao trong việc thần toán, quyết định quốc sách quan trọng cho vua Lê Đại Hành, được vua hết lòng tôn kính. Chứng tỏ Phật giáo lúc bấy giờ có một tầm ảnh hưởng rất lớn trong xã hội.

Khi quân Tống sang xâm lăng nước ta vào năm 980, vua hỏi ngài Vạn Hạnh nếu đánh thì thắng hay bại, Thiền sư trả lời là nội trong ba đến bảy ngày thì giặc phải thua chạy. Rồi năm 982 vua Lê Đại Hành sai Từ Mục và Ngô Tử Canh làm sứ giả sang Chiêm Thành tỏ tình giao hảo, nhưng bị vua Chiêm bắt giữ. Lê Đại Hành nổi giận, Thiền Sư đã khuyên vua cấp tốc xuất quân Nam chinh thì sẽ đại thắng. Quả nhiên, đối với hai vấn đề trọng đại của quốc gia là đương đầu với đế quốc phương Bắc và dẹp giặc loạn ở phương Nam vào thời ấy đều đúng như lời Thiền sư tiên đoán. Vua Lê Đại Hành băng hà năm Ất Tị (1005), thọ thế 65 tuổi.

Page 191: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

191 

 

Tuy nhiên, theo quan điểm Nho giáo mà Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đã viết, vua Lê Đại Hành bị chê trách về đạo vợ chồng, do ông đã có tình ý từ trước với thái hậu Dương Vân Nga, lập bà này làm hoàng hậu, mà bà cũng chính là một trong năm hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng đế. Thứ nữa là việc vua Lê Đại Hành không sớm lập Thái tử kế vị, cho nên sau này dẫn đến việc tranh giành quyền lực giữa các con của ông với các bà hoàng. Bởi vì ông có tất cả 11 người con trai và một người con nuôi đều được phong vương trấn nhậm mỗi nơi, có người trở thành cường hào ác bá, bức hiếp dân lành, tham ô, hủ bại. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho nhà Tiền Lê nhanh chóng sụp đổ theo nhà Đinh. Lúc bấy giờ Thiền sư Vạn Hạnh chỉ đứng bên ngoài chứng kiến cảnh đau lòng, thương cho vận nước đen tối, không làm sao can thiệp được trước cảnh nồi da xáo thịt. Nhất là hình ảnh Lê Long Đỉnh giết anh ruột là Long Việt tức vua Lê Trung Tông mới lên ngôi được ba ngày. Hai anh em này không phải là con của các bà Hoàng hậu, mà là con của một thứ phi tên Chi hậu Diệu Nữ. Về sau bà được con trai Long Đĩnh làm vua, truy tôn bà thụy hiệu là Hưng Quốc Quảng Thánh Hoàng Thái hậu.

Long Đỉnh soán ngôi, theo sách sử cho rằng với tính hoang dâm, bạo ác, hành xử tệ bạc với tù nhân và không được lòng dân. Thậm chí ông phạm phải sai lầm rất lớn là khi uống rượu say, cho người róc mía trên đầu sư Quách Ngang (Quách Mão) để làm trò cười, khinh thường Phật giáo, một tôn giáo vốn đồng hành cùng dân tộc và hết lòng phụng sự nước nhà. Ông lại còn nuôi nhiều bọn

Page 192: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

192 

 

tuồng hề, múa hát diễu cợt để làm loạn lời tâu trung thành của các quan có lòng yêu nước. Do quả báo đó, ông bị mắc bệnh nặng trong những tháng cuối đời trở thành ngọa triều. Có lẽ để sám hối tội lỗi của mình nên ông cho người sang Trung Quốc thỉnh Đại Tạng Kinh Phật giáo là một bộ sách vĩ đại được rất nhiều thế hệ cao tăng Trung Hoa sưu tầm và dịch thuật suốt gần 1.000 năm qua, mới in thành sách lần đầu tiên gồm 5.000 quyển lần đầu tiên được mang về nước. Ông cũng cho thỉnh Cửu kinh gồm: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Kinh Hếu, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ; là 9 bộ sách vĩ đại nền tảng của văn hóa Trung Hoa những mong chấn chỉnh lại tình thế, nhưng quá muộn. Trong 4 năm cầm quyền ông cũng đã 5 lần cầm quân đánh dẹp giặc loạn ở các vùng đất thuộc Hưng Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay. Lần sau cùng vào tháng 7 / 1009, đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà. Vua Long Đỉnh cai trị được 4 năm, đến ngày Tân Hợi, tháng 10, năm Kỷ Dậu (tức 19 tháng 11 năm 1009) thì băng hà, thọ thế 24 tuổi. Như vậy, Tiền Lê gồm ba triều đại: Lê Đại Hành 980 – 1005, Lê Trung Tông 1005 và Lê Long Đỉnh 1005- 1009, tổng cộng 29 năm.

Sau khi Long Đỉnh mất, con trai là Sạ còn thơ bé, Quan Thái sư Chi hậu Đào Cam Mộc dàn xếp các phe phái trong triều và quần chúng cũng đồng tình ủng hộ cuộc cách mạng trong tinh thần bất bạo động, mà Thiền sư Vạn Hạnh đã âm thầm chủ đạo đưa Lý Công Uẩn

Page 193: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

193 

 

lên thay ngôi đổi chủ. Thiền sư đã dốc hết toàn tâm toàn lực, vạch ra một chương mới cho lịch sử nước nhà, như viết chiếu thư cho vua phủ dụ dân chúng dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Kiến thiết một Kinh đô có tầm cỡ đậm nét Nhân văn, xây dựng một triều đại nhà Lý mang tính Nhân chủ, Đức trị, được vững an trong sáng và lâu bền. Thiền sư Vạn Hạnh đã vận dụng Trí tuệ thực hiện tinh thần Từ bi phụng sự, hoằng pháp độ sanh, chỉ dùng gậy thiền hộ quốc an dân, chung sức chung lòng giữ gìn bờ cõi mà sau này vua Lý Nhân Tông (李仁宗) là vị hoàng đế thứ 4 trị vì từ 1072-1127 truy tặng:

萬 行 融 三 際

真 符 古 讖 機

鄉 關 名 古 法

拄 錫 鎮 王 畿

Vạn Hạnh dung tam tế

Chân phù cổ sấm ky (cơ)

Hương quan danh Cổ Pháp

Trụ tích trấn vương kỳ.

Tạm dịch:

Vạn Hạnh thông ba cõi.

Lời tiên nghiệm sấm thi.

Vang danh làng Cổ Pháp.

Page 194: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

194 

 

Chống gậy giữ kinh kỳ.

Mặc dù có công lớn với đất nước, nhưng Thiền sư Vạn Hạnh không nhận bổng lộc triều đình, dù là vị thế của một Quốc Sư, ngài không để danh lợi buộc ràng, đắm nhiễm thế duyên trần tục. Khi tuổi đã về chiều, ngài lưu lại bài thi kệ rất hàm súc ý nghĩa, để nói lên ngài là nhân chứng lịch sử trải qua ba triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê hết lòng vì nước vì dân mà không phải lợi dụng niềm tin quốc chủ, đòi hỏi đặc quyền đặc lợi để phụng sự tín ngưỡng tôn giáo của mình, hoặc đem Tổ quốc hiến dâng cho một đấng thần linh ngoại giới dù đó là đức Phật:

身 如 電 影 有 還 無

萬 木 春 榮 秋 又 枯

任 運 盛 衰 無 怖 畏

盛 衰 如 露 草 頭 鋪.

“Thân như điện ảnh, hữu hoàn vô.

Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.

Nhiệm vận thịnh suy vô bố úy.

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”.

Tạm dịch:

“ Thân như ánh chớp, có rồi không.

Page 195: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

195 

 

Cây cối Xuân tươi, thu úa hồng.

Mặc cuộc thạnh suy không sợ hãi

Thịnh suy như ngọn cỏ sương đong ”.

Thiết tưởng bài thi kệ này đã được nhiều nhà phê bình, những học giả, những nhân sĩ trí thức đã tốn khá nhiều giấy mực nhận định và diễn giải, chúng tôi không dám lạm bàn chỉ được xin góp phần lãnh hội đôi chút trong lời khai thị của Thiền sư:

Người ta thường cho rằng đời người là trăm năm dài, nhưng dưới mắt Thiền sư chỉ là một giấc mộng, khi mang được hình hài này trong từng sát na sanh diệt vô thường chẳng khác nào như ánh chớp nháng lên trong hư không rồi phụt tắt; mới thấy đó, liền mất đó; có rồi lại không. Nhìn vạn vật xoay vần theo năm tháng, cây cối trong mùa Xuân đâm chồi nẩy lộc xinh tươi, đến thu sang thì úa rụng héo tàn. Thế sự cũng nổi chìm lên xuống nhấp nhô như bao đợt sóng xô giữa lòng biển khơi cuộn đổ vào bờ. Mỗi cảnh duyên, mỗi thời đại quê hương đất nước cũng vậy, tất cả đều có nghiệp nhân và nghiệp quả của nó. Đó là định luật tất yếu, chẳng khác gì giọt sương đọng trên đầu ngọn cỏ rất mong manh, đâu có gì muôn năm bất diệt!

Hỡi vũ trụ giang sơn!

Hỡi hùng anh, tiền tài, danh vọng!

Hỡi tất cả có thể chuộc lại một đóa hoa không khỏi phải héo tàn!

Page 196: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

196 

 

Đức Phật dạy trong kinh Kim Cương:

“Phàm cái gì có hình tướng đều là hư vọng.” Các pháp xưa nay vốn như thế, lúc thạnh lúc suy, đâu có gì khiến ta phải sợ hãi băn khoăn về cuộc thạnh suy, suy thạnh đó?! Nhưng ai là người sớm tỉnh thức quay về? Bởi vì :

Sự nghiệp gì rồi cũng bỏ lại sau lưng,

Duy chỉ có lối về trong yên lặng!

Tư tưởng Thiền sư Vạn Hạnh là tư tưởng dấn thân phụng sự cho quê hương đất nước, đưa Đạo vào đời bằng Trí tuệ Minh triết, khai phóng cho dân tộc một hướng đi không nô lệ hận thù, khôn khéo trong ngoại giao, giữ vững biên cương tổ quốc, an định lòng dân, bình trị thiên hạ. Khi đất nước thanh bình ngài quay về chùa sống cuộc đời thanh đạm, ung dung tự tại:

Xuân có trăm hoa thu có trăng.

Hạ về gió mát, tuyết đông giăng.

Vì lòng thanh thản không lo nghĩ.

Ấy buổi êm đềm chốn thế gian.

Chính Khổng Minh Gia Cát Lượng từ xưa cũng từng nói trong bài thơ Vô Đề của ông, xin mọi người chúng ta cùng trải nghiệm:

無題

大夢誰先覺? 平生我自知。

Page 197: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

197 

 

草堂春睡足, 窗外日遲遲。

Đại mộng thùy tiên giác?

Bình sinh ngã tự tri,

Thảo đường Xuân thụy túc.

Song ngoại nhật trì trì.

Tạm dịch:

Mộng lớn Ai đà tỉnh?

Bình sinh ta biết ta.

Lều tranh Xuân, ngon giấc

Ngoài song bóng xế qua!

Vào mùa Thu tháng 8 năm Ất Sửu (1025) Thiền sư Vạn Hạnh an nhiên thị nhập niết bàn. Trụ thế 87 tuổi. Tăng lạp 66. Vua Lý Thái Tổ đích thân về chùa Lục tổ thọ tang cùng triều thần, để tưởng nhớ công ơn của một bậc Thầy đã dày công với dân với nước. Sau khi làm lễ trà tỳ (hỏa táng), vua cung thỉnh xá lợi của Thiền Sư thờ phụng tại chùa Tiêu (Thiên Tâm Tự) thuộc xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 22 Km về phía Đông Bắc, cách thành phố Bắc Ninh 9 Km về phía Tây Nam. Ngày 15-5 âm lịch hàng năm tại chùa Tiêu đều tổ chức lễ giỗ của ngài. Thiền sư như cánh hạc vàng tung bay vào cõi hư vô bất tận, không để lại bóng hình dấu vết, chỉ còn lưu ngát hương

Page 198: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

198 

 

thơm muôn thuở trong lòng dân tộc mãi cho đến ngày nay.

Kính chúc Vạn vật thái bình. Chúng sanh an lạc.

Xuân Vạn Hạnh-Ất Mùi 2015

Page 199: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

199 

 

CÕI THƠ THIỀN SƯ HUYỀN QUANG Như Hùng

Có thể nói khởi đi của thơ bắt nguồn từ thi kệ. Hầu hết thiền sư đều là những nhà thi sỹ vĩ đại. Ở đây thơ được hiểu là sự tuôn trào không biên giới khi chọc thủng vào tận cùng đối tượng, đẩy nó bay bổng ra ngoài suy tưởng để vụt khởi. Chặng đường nầy không khởi đi từ ý niệm, bởi lẽ ý niệm không bao giờ rượt kịp theo đối tượng, có thể ý niệm phủ trùm và quyết đoán về một cái gì và điều ấy không hẳn là đối tượng. Khi đề cập về cái gì, tức còn đứng bên ngoài để nhìn ngắm, như vậy chỉ mới trông thấy bóng dáng giả hợp trãi dài của sự vật. Đây là lối mòn thông tục thường xuất hiện ở trong ta, nếu đứng từ ngoài thì làm sao trông thấy được bản thể linh hiện của từng hiện hữu? Nhất là những ý niệm được dựng nên từ sự suy tư trong ý niệm, thì kết quả sẽ trái ngược, vì trong ý niệm không có cái gì hoàn toàn bất biến, bản chất của nó vốn đong đưa biến hóa và không thật. Thơ, không phải sự khởi đi từ ý niệm móng động. Nhờ vận hành phục hoạt của đối tượng đẩy thẳng, đập vào khiến nguồn thơ chợt trổi dậy, bởi lẽ những dong ruổi của nó không còn khoảng trống để đối tượng có thể xen vào ngự trị. Trừ khi sự dừng lại để nguồn thơ xuất hiện, điều nầy càng tố giác chính đối tượng là môi năng khiến thơ vụt khởi. Tuy vậy hai thể đó không tách rời ra để tồn tại, hoặc phải bám vào một trong hai lối. Thông thường nương vào ý niệm để bài thơ hình

Page 200: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

200 

 

thành, điều nầy diễn tả phần nào về đối tượng và hẳn nhiên không hoàn toàn biến thành đối tượng, nếu không vứt đi quan niệm khởi đầu. Chỉ khi nào đạt được sự thể nhập vô cùng của tâm cảnh, cuả trong ngoài, có không, của bất nhị, nó mới trỗi dậy làm cuộc lên đường về nơi vô tận.

Những đào khoét cùng quẩn trong thế giới hiện tượng, chỉ là sản phẩm đơn thuần cọ xác giữa ý thức tạo nên. Truy tìm thật thể của thực tại vẫn còn là điều bí mật, bởi lẽ thực tại vốn hằng viễn, uyên nguyên theo nghĩa phong kín vô ngôn, không dùng đến suy luận của ý thức. Thực tại là vô cùng, vô ngôn, thống hận hay là sự nở hoa của cuộc đời? Đâu đó đang chớm nở trong ta, trong sự câm nín nào đó của thơ. Một bài thơ hay nhứt là bài thơ ấy không bao giờ được viết nên lời, hoặc hình thành từ ý niệm. Nó thể nhập trọn vẹn vào sự vật, không bị uốn nén trong phạm trù sai biệt của ngữ ngôn, khiến mọi cơ năng rung động mãnh liệt bay bổng ra ngoài. Dĩ nhiên nếu không nương vào ngữ ngôn nó sẽ không tựu nên, dù ở những dạng thái câm nín, khó có kẻ cảm nhận. Bởi lẽ nó không khởi đi từ quan niệm cố hữu, trong việc trông thấy thực thể về một thực tại thoát ly ra ngoài tầm nhìn phiến diện. Có những nhà thi sỹ suốt đời ẩn mình trong thâm sơn cùng cốc, vui với gió nội mây ngàn, gởi đến nhân gian lời thơ vút qua trong mỹ cảm, của từng chớm nụ, bặt ngôn trọn ý. Nhưng có ai bảo cuộc đời của họ không phải là một bài thơ? Chỉ có đất trời mới cảm nhận được lời thơ phong kín vô ngôn nầy. Nó lãng đãng bay

Page 201: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

201 

 

theo mây trời, phủ trùm lên núi đồi, nhân gian, cây cỏ. Thơ là cái gì đẹp nhất, có mặt trong tận cùng của an vui hoặc tột cùng của khổ đau. Một khi chất liệu thơ tuôn trào, nó được vận chuyển qua từng thực trạng, tùy theo mức độ cảm nhận, trăn trở của thi nhân. Cưộc đời nếu không có thơ tô điểm sẽ trở nên vô vị, nhưng nếu dùng vô vị đó để làm thơ, thì sẽ gieo rắc khổ đau, đen tối thêm cho đời, như thế vô tình ta phản lại ý nghĩa uyên nguyên của thơ rồi vậy.

Ngữ ngôn chỉ là phương tiện chuyên chở bóng dáng trãi dài của ý thức, khi ý tưởng bắt đúng cung bậc thơ sẽ tuôn trào. Nhưng ngôn ngữ không hoàn toàn khai mở đúng mức về thực trạng linh hiện ẩn mình trong từng hiện thể. Dù quyền năng của thơ có thể đưa sự vật đến ngưỡng cửa biến dạng, nhưng không có nghĩa truy tìm ra uyên nguyên, ban sơ, vô cùng của nó. Nếu chưa biến mình hòa cùng sự vật, sống và thở như chính nó, thì chẳng bao giờ tóm thâu được ý nghĩa chung cuộc. Khi nào còn vận dụng đến tri thức so đo, tính toán, sai biệt, chưa có cơ may lọt hẳn vào tận bên trong, chưa thể nhập vào vô cùng, ta vẫn là kẻ đứng ngoài cuộc chơi. Những gì còn đứng từ bên ngoài để nhìn, để ngắm thì sẽ không bao giờ tìm thấy được giá trị hiển nỡ của từng siêu thể vắng bặt ý ngôn. Thiền phục hoạt và tác động như một nghệ thuật, kiến chiếu vào tự tánh để giác ngộ vụt khỏi. Đây không phải điều còn nằm trong đo lường của ý thức, và được hiểu như biểu

Page 202: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

202 

 

tượng nổ lực của tư duy, thể nhập vào tận cùng từng hiển hiện, thoát ly ra ngoài suy tưởng. Sự thẩm đinh nầy nếu có, chắc chắn không có bóng dáng của ý niệm sai biệt. Bởi lẽ cách nhìn để khơi dậy Thiền thi không nằm trong lối mòn thông tục và càng không đi qua tâm ý suy luận, dù xuyên qua cửa ngõ nầy. Khi thơ được tuôn trào không nằm ở khuôn mẫu, hoặc biên giới cố định , nếu lôi kéo chèn ép thơ vào định ước, hồn thơ sẽ ai oán não nề. Điều rõ ràng nhất, khi nghệ sỹ muốn hình thành lời thơ, nếu dùng đến óc năng động dệt nên, thơ sẽ tràn ngập những dong ruỗi của ý thức, và gieo rắc hoang tưởng vào kẻ tiếp nhận.

Thông thường, khi rung cảm bắt gặp đối tượng khiến thơ tuôn trào, không có nghĩa ta truy tìm ra những linh hiện nằm trong thâm sâu của từng hiện thể đó, cho dù mức độ suy tưởng của ta dồi dào phong phú đến độ dư thừa, chỉ càng làm cho ta chết chìm vào sự hưng động đó mà thôi. Làm sao để hình thành bài thơ đạt đến sự tự do đúng nghĩa của siêu nghệ thuật? Một bài thơ mà kẻ tiếp nhận bỗng chốc thoát ra ngoài mộng huyễn tử sinh?

Đối với những Thiền Sư, vấn đề nầy khác biệt ở những phân định để nhận ra từng biến hiện. Trước hết cách nhìn sự thể được chiếu rọi, sáng soi bởi con mắt trí tuệ, tỉnh thức, một sự đào khoét thẩm định vi diệu mà ngay sự vật cũng không hề hay biết. Từ trong tận cùng nào đó của thời không, vút qua ngưỡng

Page 203: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

203 

 

cửa màu sắc âm thanh, đi vào nơi vĩnh cửu. Ở đó không còn vướng bận mà thoang thoảng như hương quyện với đất trời, cây cỏ. Còn lại những vần thơ bất diệt và sự bất diệt nầy không có mặt trong ngữ ngôn. Nó hòa lẫn với đất trời, ngự mãi trong cõi mênh mông xa vắng. Vẫn còn đó những huyền lực linh hiện của thơ chìm ngập trong vô cùng, phong kín bí mật muôn đời của có không tự tại, trong dòng luân chuyển của nhân sinh, một bí quyết không thể nghĩ bàn. Thiền Sư Huyền Quang (1254-1334) tổ thứ ba của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử, được kể như một nhà thi sỹ lớn trong nền thi ca Việt Nam và Phật Giáo, những bài thơ của ông phảng phất hương vị thanh thoát, chìm lặng trong vô cùng. Dưới đây bài thơ Hoa Cúc được ông sáng tác khi tuổi về chiều nhưng lời thơ hàm chứa sức sống linh hiện trào dâng.

Đường nhà Tưởng Hủ tre reo gió Vườn cảnh Tây Hồ đẹp nét mai Nghĩa khí chẳng đồng, tình chẳng hợp Cúc hoa nở sáng khắp vườn ai Ngàn sông không đủ thấm lòng già Bách vịnh mai hoa vẫn kém xa Đầu bạc ngâm hoài vần chưa ổn Thấy hoa cúc nở rộn lòng ta Quên thân quên thế thảy đều quên Thiền tọa giờ lâu lạnh thấm giường Trong núi năm tàn không có lịch Thấy hoa cúc nở: tiết trùng dương

Page 204: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

204 

 

Năm năm nở đúng tiết thu qua Gió diụ trăng thanh ý mặn mà Cười kẻ không hay hoa huyền diệu Khi về, mái tóc dắt đầy hoa. Người ở trên lầu, hoa dưới sân Vô ưu ngồi ngắm khói trầm xông Hồn nhiên người với hoa vô biệt Một đóa hoa vàng chợt nở tung. Phương phi xuân sắc trắng hay vàng Thời tiết tuỳ loài hợp sắc hương Khi mọi loài hoa rơi chật đất Dậu Đông hoa cúc vẫn chưa tàn. Nguyễn Lang dich

Việt Nam Phật Giáo Sử Luận 1 (trang 371) Ghi chú: Tưởng Hủ và Tây Hồ là hai vị xử sĩ, một người ưa chơi trúc, một người ưa chơi mai.

(Tùng thanh Tưởng Hủ tiên sanh kính Mai cảnh Tây Hồ xử sĩ gia Nghĩa khí bất đồng nan cẩu hợp Cố viên xứ xứ thổ hoàng hoa Thiên giang vô mộng cán khô trường Bách vịnh mai hoa nhượng hảo trang Lão khứ sầu ngâm hồn vị ổn Thi biều thực vị cúc hoa mang Vương thân vương thế dĩ đô vương Tọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lương Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật Cúc hoa khai xứ tức trùng dương

Page 205: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

205 

 

Niên niên hòa lộ hướng đương khai Nguyệt đạm phong quang thiếp thốn hoài Kham tiếu bất minh hoa diệu xứ Mãn đầu tùy đáo tháp quy lai Hoa tại trung đình nhân tại lâu Phần hương độc tọa tự vong âu Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu Xuân lai hoàng bạch các phương phi Ái diễm liên hương diệc tự thì Biên giới phồn hoa toàn truy địa Hậu điêu nhan sắc thuộc đông ly)

Cái phảng phất mênh mang chìm khuất trong vô cùng đó, được thi sỹ Huyền Quang đưa vào khung cảnh huyền nhiệm, khơi dậy vẽ đẹp muôn màu của hoa cúc. Huyền Quang yêu nhất là hoa cúc, đành rằng đã là thi sỹ ai lại không yêu hoa bao giờ? Nhưng đối với Huyền Quang thì khác, cung cách thưởng ngoạn và diễn tả về thơ cuả ông đều cách biệt. Ônng vẫn tự thú" Lòng thơ qủa thật bối rối vì yêu hoa cúc" (Thi biều thực vị cúc hoa mang). Như cô gái e lệ mới bước vào tình yêu, có nỗi gì vương vấn, xa xăm không cất nên lời, đành yên lặng để từng nhịp yêu chớm nụ lặng lẽ bước qua tâm hồn. Nhưng với thiền sư thi sỹ thì nỗi lòng bối rối nầy khác hẳn, và không đơn thuần như sự rung động ở những thi sỹ, dù trạng thái vẫn như nhau. Bởi lẽ điều hẳn nhiên dù qua cách nhìn Huyền Quang như một thi sỹ đi nữa, thì những ẩn

Page 206: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

206 

 

mang, cốt cách trong lòng của ông đều được hiểu như sự tác động linh hiện chìm khuất trong mỹ học của thiền. Nó phảng phất ,tràn gập dù cho những cảm xúc tột cùng của con người thi sỹ đơn phương nơi ông trổi dậy, cũng không thể tách rời ra. Những thiền sư là những nhà nghệ sỹ, được hiểu theo nghĩa không bận lòng và nếu có, thì cái vướng ấy khởi động cho thi ca tuôn trào, đâu đó bổng chốc đi vào hư vô quên lãng, để rồi chìm khuất trong tịch mịch cô liêu, chỉ còn lại lời thơ vang vang về nơi vô tận.

Điều khác nữa, nếu không có những rung cảm tuyệt vời, gấp trăm ngàn lần những rung cảm thường tình, thì sẽ không bao giờ mở được cánh cửa giác ngộ và nếu không khơi dậy quả tim nhạy bén thì ta sẽ chết ngộp trong những thường nghiệm thông tục ở cuộc đời. Bởi lẽ, sự rung động tuyệt diệu chỉ được tìm thấy trong tận cùng của những vén mở, đập phá bằng những công lực khác. Đó là sự rung động trong tận cùng rung động, và để chết trong rung động, chỉ có lúc chết đó ta mới tái sinh ra một thứ khác, đó là sự rung động đã gạn lọc, còn laị tinh yếu, cốt tuỷ phủ trùm qua thời không. Từ đó ta xác quyết lại cung cách và sự huân trưởng trong những thiền sư thi sỹ, với bản năng thường nghiệm để dệt vần thơ, không lúc nào là không sống trọn vẹn minh mẫn trong từng hơi thở của đối tượng, một sự hòa nhịp, sống bằng sự sống nơi sự vật, từ đó biến thành ngôn ngữ thi ca, trải bày hương sắc ươm mật trong vườn hoa Thiền.

Page 207: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

207 

 

Với Huyền Quang cung cách ngồi ngắm hoa cúc nở, giống như khi ông ngồi thiền, tất cả kỳ bí và đi qua quá trình tư duy, chiêm nghiệm trọn vẹn hình hài, hương sắc của từng biến động. Những diễn biến ấy đều không thoát khỏi tâm thức, tuệ nhãn của ông. Trong Thiền điều quan trọng, không có đối tượng để thiền và người tu thiền. Với hoa cúc cũng thế, ông ngồi ngắm cho đến khi thấy người ngắm hoa và hoa hai thể ấy bổng nhiên hòa lại làm một, như đóa hoa vừa mới nở tung, hiển lộ trọn vẹn về thực trạng huy hoàng, chớp nhoáng phủ trùm lên thời không. Cách ngắm hoa của ông thật thú vị, hoa dưới sân người ở trên lầu, ông thắp hương trầm, mùi thơm thoang thoảng bay phảng phất, đưa hồn thơ quyện với đất trời, khơi dậy hình hài hương sắc của hoa, và ai đó đang từ từ đưa vẻ đẹp ấy chôn chặt, gõ vào tận cùng như một thứ công án, khơi dậy bản thể tịch nhiên, làm tan đi những lo toan vướng bận u sầu.

Đối với Huyền Quang, cúc là bạn đời muôn thuở, chỉ có hoa cúc mới làm cõi lòng lặng yên, điểm tô hương vị cho cuộc đời, và vơi đi những phiền lụy. Trong vườn đâu đó ông trồng toàn hoa cúc, ông đánh gía " so sánh với muôn hoa thì cúc đứng đầu". Phải chăng đó là một thứ công án không được chứng ngôn bằng ngôn từ? Tất cả tâm huyết và thân mạng, dồn hết để khơi dậy một cái gì, dù điều đó ngắm hoa, trồng hoa đều có thể trở nên giác ngộ. Nếu so sánh với những công án khác, nó ngang bằng với nhau. Điều

Page 208: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

208 

 

quan trọng, kẻ dụng công có thành ý đúng mức hay không? Có vén mở thực tại bằng sự quật tung ở bên trong?

Khi Huyền Quang hái hoa, cung cách nầy tiềm ẩn cả khung trời thơ mộng triết lý, ông hất tung chứng bệnh thông thường ở trong ta, đó là luôn níu kéo nắm bắt những gì mình ham muốn, với ông thì khác hẳn.

"Phải đâu ham ngắm mà hái hoa Muốn mượm màu xuân nguôi bệnh già" (Chiết lai bất vị già thanh nhãn Nguyện tá xuân tư ủy bệnh ông)

Một sự khác biệt không tách rời thực tại, ông đặt vào khung cửa hiện hữu trong muôn vàn cái không, hình ảnh ông nhắm đến, sự phân chia giữa có không, giữa gìa trẻ, hể còn thanh xuân màu hồng luôn ngự trị, khi gìa đến thì đong đầy héo hon, sầu mộng, sắp bước vào thế giới của ly biệt não nề. Mượn hình ảnh trên có phải ông muốn lật trái một cái gì? và điều ấy có phải sự tham đắm vào thời gian như hình ảnh của xuân và già? Chắc hẳn là không, bởi lẽ câu đầu tiên xác quyết vị trí rõ rệt trong ông rồi, không vì "ham ngắm mà hái hoa". Như thế phải chăng Huyền Quang vén mở cho ta bí quyết không thể nghĩ bàn của mùa xuân miên viễn ngự trị? Như cành mai bất diệt của Mãn Giác thiền sư mà ta đã bắt gặp:

Page 209: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

209 

 

"Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai" (Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai)

Huyền Quang được kể như một nhà thi sỹ vĩ đại. Bài thơ được truyền tụng nhiều nhất là bài " Xuân nhật tức sự" có người dịch:

Giai nhân đôi tám ngồi thêu Tử kinh hoa nở oanh kêu rộn ràng Đáng yêu xuân ý muôn vàn Mỗi lần đụng mũi kim vàng lặng thinh. (Nhị bát giai nhân thích tú trì Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly Khả liên vô hạn thương xuân ý Tận tại đình châm bất ngữ thì)

Bài thơ qủa thật hay tuyệt diệu, đến độ có người hoàn toàn phủ nhận, ngôn ngữ khẩu khí thi ca đó là của thiền sư. Lê Qúy Đôn khen bài thơ hay nhưng ghi chú thêm" hình như chẳng phải khẩu khí của thiền sư" (Thi tuy giai phi tăng gia ngữ) một sự thật quá phủ phàng. Cách nhìn và cách hiểu hoàn toàn tuỳ thuộc vào từng đối tượng, vì thế cách đánh giá theo đó cũng khác nhau. Ngôn ngữ nào không phải ngôn ngữ của Thiền? Nếu đã là Thiền Sư đúng nghĩa, dù diễn tả hay yên lặng, đều ngầm chứa bóng dáng cuả thiền phủ quyết, nếu không có cách nhìn để hiển lộ

Page 210: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

210 

 

thì không bao giờ trông thấy được vẹn toàn thể tính. Qua biểu tượng và ngôn ngữ đó, nếu không phải khẩu khí cuả thiền sư, khó diễn tả nên vẻ thơ mộng thanh thoát như vậy. Không phải từ những cảm hứng cuả thiền thôi thúc, ắt hẳn không có dấu vết cuả thiền phảng phất, một sự lặng thinh vượt ra ngoài biến động, rộn ràng cuả tiếng oanh kêu và lúc ấy tử kinh hoa nở. Hai thể ấy bỗng chốc bắt gặp hoà dậy đồng lúc, như sự gãy mổ đúng thời cơ của những tra vấn mãnh liệt trong thiền. Trong sách Tam Tổ Thực Lục vào khoảng cuối đời Trần, ghi lại câu chuyện Huyền Quang dính líu tới một cung nữ. Vua Trần Anh Tông muốn thử lòng Huyền Quang mới sai Điểm Bích một thiếu nữ trẻ đẹp, thông minh đến lập kế, kiểm tra giới đức của ông. Theo lời thuật lại cuả Điểm Bích, Huyền Quang đã lưu nàng lại một đêm, tặng cho nàng kim tử cuả vua ban và ngâm cho nàng nghe một bài thơ Nôm như sau:

Vằng vặc trăng mai ánh nước Hiu hiu gió trúc ngâm sênh Người hòa tươi tốt cảnh hòa xinh Mâu Thích Ca nào thử hữu tình!

Sách Tam Tổ Thực Lục viết tiếp, cuối cùng nhờ trời đất minh oan, vua Trần Anh Tông biết những lời của Thị Bích là biạ đặt. Câu chuyện đó đến nay vẫn đong đầy trong tâm khảm của mọi người, như sự câm nín nào đó của thi ca. Dầu vậy bài thơ trên vẫn chuyên

Page 211: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

211 

 

chở khí vị của thiền, câu đầu tả ánh trăng mai phơi sắc lung linh lấp lánh trong sương khuya mờ phủ và từng cơn gió nhè nhẹ lùa qua khóm trúc, cất lên những tiếng ca vang vọng trong đêm trường cô tịch huyền ảo. Nếu bài thơ trên thoát từ khẩu khí của thiền sư vẫn tràn ngập hương vị thiền. Hình ảnh yên lặng toả chiếu của ánh trăng và sự rì rào lay động của cơn gió, như hai thế giới động và tịnh thường xuất hiện ở trong ta. Hai câu dưới đúc kết trọn vẹn sự thể nhập của người vào cảnh, đó là chặng đường toàn triệt trong những dụng công về thiền qua cửa ngõ tâm cảnh, thích ca, hữu tình, chúng sanh. Huyền Quang phá vỡ, xóa nhoà biên giới của nhị nguyên, sai biệt.

Điều rõ ràng, sau đó qua cuộc mở đại hội Vô Già vua thỉnh Huyền Quang làm chủ lễ, đức độ và công phu tu hành của ông đã gây cảm động đến đất trời và ông được minh oan. Có thể bài thơ đó được Huyền Quang ngâm vào một đêm khuya bất chợt nào đó, khi dòng máu thi sỹ len lõi qua tâm hồn, nhưng biết đâu Thị Bích cố tìm cơ hội nên nghe được và thêm thắt vào để câu chuyện hấp dẫn hơn. Nếu đó là câu chuyện huyền sử, hoang đường thì dụng tâm của người đặt ra nó không hẳn là vô cớ. Nếu truy tìm căn nguyên bản chất thi ca, có lẽ một Huyền Quang thi sỹ vẫn ngang bằng với một Huyền Quang thiền sư. Bao nhiêu cung nhịp rung cảm để tạo nên giác ngộ và thi ca được Huyền Quang cân bằng với ý lực khơi dậy bóng dáng thật thể ngay trong từng hiển nở, dù những cảm xúc tuyệt diêụ ấy là hoa cúc hay sự thường

Page 212: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

212 

 

nghiệm. Vì lẽ cả hai đều xuất phát từ tâm năng của Huyền Quang và tâm năng đó đã quy hướng về một lối duy nhất đó là thiền. Huyền Quang hay buồn và cảm thấy cô đơn, nhưng cái buồn và cô đơn ấy vẫn khác hẳn điều ta hay bắt gặp. Ông buồn là chưa tìm ra được người xứng đáng kế thừa sự nghiệp lãnh đạo Giáo Hội Trúc Lâm. Có điều ta cần ghi nhận khi ông lãnh đạo giáo hội Trúc Lâm lúc ấy ông đã 77 tuổi. Với tuổi về chiều đó làm sao ông có thể cáng đáng những trọng trách vô cùng quan trọng, với vai trò lãnh đạo tối cao. Ông chán ngán việc ngoài đời, không muốn quan hệ với vua quan trong triều, ông ở yên trên núi Côn Sơn vui với gió nội mây ngàn, với hoa cúc nở giữa đêm trăng huyền diệu. Dưới đây ta thử đọc bài thơ Sơn Vũ (chùa núi).

Gió thu đêm vắng thổi hiên ngoài. Chùa núi im lìm gối cỏ may Đã được thiền tâm thành một khối Rè rè tiếng dế gọi kêu ai? (T.T. Thích Thanh Từ dịch) (Thu phong ngọ dạ phất thiềm nha Sơn vũ tiêu nhiên chẩm lục la Dĩ hĩ thành thiền tâm nhất phiến Cùng thanh tức tức vị thùy đa)

Hình ảnh đẹp nhất sự thúc dục rộn rã của tiếng dế trong đêm trường như mời gọi, nhắn nhủ cùng ai. Từng cơn gió thu trổi dậy, mang mang lay động lướt qua là một hình ảnh não

Page 213: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

213 

 

nùng và hàng hiên thững thờ, im lìm nghe đâu đây qua tiếng gió vi vu, nĩ non vọng về, như thận phận cuả kiếp người mãi luống trôi. Độc đáo nhất xuyên qua những cảm xúc thường tình đó, bóng dáng cô tịch của ngôi chùa im lìm gối lên cỏ may, xác quyết về một thực tại huy hoàng muôn đời vẫn thế, bất khả phân ly nơi dòng tâm,dòng đời, qua đó ta thấy mức độ chứng nghiệm nơi ông. Mặc cho phiến động ba đào, tâm ấy bặt yên không lay động, trạng thái nầy vô cùng tuyệt diêu nhờ sự hợp nhất thành một khối mà câu dưới của bài thơ đã phán quyết.

Bài thơ Thạch Thất dưới đây mở rộng phương trời triết lý thơ mộng trong ông.

Nữa gian nhà đá lẫn trong mây. Một mảnh áo lông trãi tháng ngày Tăng ở trên giường kinh tại án Lò tàn hương lụn mặt trời lên (T.T. Thích Thanh Từ dịch) (Bán gian thạch thất hòa vân trụ Nhất lĩnh xối y kinh tuế hàn Tăng tại thiền sàng kinh tại án Lò tàn cốt đột nhật tam can)

Đẹp nhất và còn đó, nữa gian thạch thất lẫn khuất trong mây, trơ gan cùng tuế nguyệt và nữa kia chôn mình thật sâu trong lòng đất hoang lạnh, đếm thời gian lặng lẽ trôi qua, như một thách đố thâm diệu về thời không. Hình ảnh đẹp vẫn là "một mảnh áo lông trãi

Page 214: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

214 

 

tháng ngày". Dù thời gian có trôi, dù cõi lòng tái tê hay ấm áp, ngày lai ngày qua, đêm laị đêm đến, vẫn không hơn không kém. Độc đáo hơn nữa hai câu cuối cuả bài thơ như hai điểm không cùng, tách ra ngoài vật thể. Nhưng cuối cùng ánh sáng cuả mặt trời, cuả giác ngộ tỏa chiếu, xô đẩy tất cả tàn rụi. Bài thơ Huyền Quang diễn tả dưới đây lật ngược vị thế mùa xuân. Thông thường khi mọi người nô nức đón chào chúa xuân, họ thi nhau ca tụng vẽ đẹp của nàng xuân, nhưng qua lời thơ của ông, cảnh sắc của xuân trở nên mông quạnh nhạt nhòa. Có phải ông nhắn bảo về thực tại hiển nhiên, giữa ý niệm mua vui của kiếp người, sự có mặt của vô thường lẫn khuất quanh đây? Hay tâm trạng của ông như thế?

Tình quê cỏ dại khói mây nhòa Quán bắc cầu nam bóng xế tà Xuân vắng chủ tiếc thơ không tứ Gió xuân buồn rượi mấy chùm hoa. (Ngô Linh Ngọc dịch) (Hoang thảo tàn yên dã tứ đa Nam lâu Bắc quán tịch dương tà Xuân vô chủ tích thi vô liệu Sầu nguyệt Xuân phong kỷ thụ hoa)

Không phải ngẫu nhiên Huyền Quang yêu thích mùa thu. Mùa thu vẫn là đề tài nóng hổi trong thơ của ông. Cảnh thu buồn mang mang,đơn côi, gió thu lạnh lẽo như tâm trạng hoang vắng sầu đau của kiếp người. Tình thu

Page 215: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

215 

 

tái tê giá buốt như chiếc lá vàng rơi cô độc trong gió. Phải chăng đó là hình ảnh cô đơn khủng khiếp cuả kiếp người? Tuy vậy cô đơn mà còn có cơ hội nhìn ngắm nỗi cô đơn của mình, để rồi tạo nên những vần thơ, âu đó cũng là điều tuyệt diệu. Những vần thơ trong bài "Đầu thu"" rất hay và đẹp.

Hương đêm mát diụ bình phong lạnh Xào xạc thu sang lá động cành Trúc đường thong thả hương vừa đốt Cành cây giăng võng lọt trăng thanh.

Nguyễn Lang dịch

Việt Nam Phật Giáo Sử Luận 1 ( trang 372)

(Dạ khí phân phương nhập họa bình Tiêu tiêu đình tọ báo thu thanh Trúc Đường vong thích hương sơ tẫn Nhất nhất tùng chi võng nguyệt minh) Còn đây là bài "Đi thuyền" mà âm vang của sóng nước, sánh nhịp cùng bước đi của chị Hằng, in dấu trong từng tâm khảm. Mênh mông theo gió con thuyền nhỏ Thu sáng ngời xanh bóng nước cây Tiếng sáo thôn chài lau lách vọng Trăng lặng lòng sông sương trắng đầy

(Nguyễn Lang dịch)

Việt Nam Phật Giáo Sử Luận 1 ( trang 373)

Page 216: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

216 

 

(Tiểu đỉnh thừa phong phiếm diểu mang Sơn thanh thuỷ lục hựu thu quang Sổ thanh ngư dịch lô hoa ngoại Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương)

Hình ảnh cuả chiếc thuyền cô độc âm thầm vượt sóng gió giữa sông nước bao la mông quạnh, tưạ như hình ảnh cuả con người chơi vơi giữa ba động, biến đào, sinh tử. Tiếng sáo đâu đó nơi bờ lau sậy thoang thoảng vọng lên, âm vang sao nghe não nề. Như tiếng thơ trong đêm trường chan chứa một trời thu mang mang tâm sự. Từng ánh trăng vàng lững lờ trôi trong giòng sông lạnh, nhấp nhô, thoạt ẩn thoạt hiện giữa cái mênh mông hư ảo cuả có không. Như nỗi cô tịch câm nín của con thuyền giữa cảnh sông nước phủ đầy sương, mang mang một nẽo có không đi về. Phải chăng đó là con thuyền định mệnh của kiếp người không biết trôi dạt về đâu giữa bể khổ trầm luân, phủ vây, chìm ngập? Hình ảnh đó có phải Huyền Quang gieo rắc cho ta nỗi buồn canh cánh bên ông? Chắc chắn là không, bởi lẽ ông muốn mượn tâm sự của mình phơi bày những gía trị đích thực, đang ẩn chứa đâu đây. Đó là nỗi thống khổ, cô đơn, vẫn là đề tài chung quyết trong mỗi chúng ta.

Huyền Quang được kể như một thiền sư thi sỹ, vĩ đại nhất trong thiền sử Việt Nam. Bóng dáng và những vần thơ của ông, tô thắm thêm vẽ đẹp rực rỡ trong thiền môn. Đâu đó từng lời thơ, vượt thời gian ngự trị trong cõi vô cùng, mênh mông của đất trời, của muôn hoa. Một sự thơ mộng tuyệt vời thanh thoát,

Page 217: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

217 

 

trãi dài trên từng hiện hữu, như nỗi vấn vương kỳ bí nào đó, lưu lại trong tận cùng tâm khảm.

Dù Huyền Quang vĩ đại như thế, vẫn chưa một ai đánh giá đúng mức về ông, dù qua cái nhìn của một thi sỹ. Phải chăng ngôn ngữ đành bất lực trước những con người siêu việt, vượt ra ngoài có không, tự tại thong dong trên mọi nẽo đi về?

Như Hùng

Trích từ cuốn TÌM HIỂU THƠ THIỀN VIỆT NAM viết xong 1989 chưa xuất bản

Page 218: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

218 

 

LINH VÂN THIỀN SƯ THẤY HOA ĐÀO NỞ MÀ NGỘ ĐẠO

Trí Không

Thiền sư Linh Vân, vị Tăng đời Đường, người Trường Khê, tỉnh Phước Kiến, tức là Thiền sư Chí Cần ở núi Linh Vân, thuộc Phước Châu. Không thấy ghi năm sinh và mất, Ngài là người nối pháp ở Trường Khánh, Đại An. Lúc đầu, tu ở núi Đại Qui; thời gian lâu, bỗng một hôm thấy hoa đào nở mà bừng ngộ toàn triệt. Từ đó trong thiền lâm gọi Ngài là Linh Vân kiến đào minh tâm, hay Linh Vân kiến đào hoa ngộ đạo. Sau khi bừng ngộ, Ngài làm bài kệ sau đây dâng lên ngài Qui Sơn Linh Hựu và được Linh Hựu trắc nghiệm sở ngộ. Linh Hựu bèn ấn chứng sự chứng ngộ ấy, có lời khuyến tấn rằng: "Từ duyên ngộ đạt, hằng không thối thức, khéo tự hộ trì".

Bài kệ của ngài Linh Vân như sau:

Tam thập niên lai tầm kiếm khách Kỉ hồi lạc diệp kỉ sưu chi

Page 219: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

219 

 

Tự tùng nhứt kiến đào hoa hậu Trực chí như kim bất cánh nghi

Dịch:

Kiếm khách bao năm mãi đợi chờ Từng mùa lá đổ vẫn trăng mơ Một phen chợt thấy hoa đào nở Nghi sạch tiêu tan, sáng không ngờ.

Bài kệ ở câu đầu dùng hình tượng kiếm khách để chỉ bản tâm. Trong văn học phương Đông từ lâu đời, người kiếm khách là bực anh hùng lẫm liệt, sống như sức phóng đãng của trùng dương, có hoài bão cứu khổ phò nguy cho con người, đạp bằng mọi bất công, trực tiếp can thiệp vào việc nghĩa không hề nao núng run sợ, biết khinh thường danh lợi, biết quý trọng hiền nhân lễ nghĩa cao khiết. Kiếm khách tiêu biểu cho ý chí cao tuyệt, vượt lên trên mọi tù hãm tầm thường đầy u tối của nhỏ nhen tranh chấp. Người kiếm khách như cột thu lôi trên nóc đền sự sống. Thiền sư Linh Vân thấy hình tượng kiếm khách để ký thác bản tâm giác ngộ rất hấp dẫn và nổi bật, dễ gây cảm xúc hùng mạnh. Bản tâm giác ngộ cũng oai hùng cao cả, còn vĩ đại vạn lần bởi nó là sức mạnh nội tại thuần khiết do thiền định kiên cố mà phát sáng lên. Sức mạnh của nội tâm sâu lắng trong thiền định kiên cố này phá tan phút chốc mọi vướng chấp tù hãm bấy lâu quấn siết tâm thức. Ngộ đạo tức chợt đón ánh sáng kì diệu chưa từng có tràn dâng trên tâm thức, xóa sạch biên giới ngăn cách bỉ thử ngột ngạt hư ảo, như con chim sẻ bỗng chốc thành chim thần vĩ đại bay vọt lên khỏi hang tối u minh, thấy trời

Page 220: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

220 

 

xanh vạn dặm bình yên. Người ngộ đạo bỗng thấy cả sông kia núi này là từng mảnh xương thịt của mình trong hòa điệu nhứt như không còn phân biệt. Mọi đồn ải ngã chấp phân biệt kiên cố bấy lâu phút chốc tan hoang sụp đổ hết, gọi là đi tới quê nhà, là phong quang kiến địa, phá tan thành vàng núi bạc mà nó giam nhốt mình từ vô lượng kiếp trong tử sinh luân hồi. Thiền sư Linh Vân đã đưa hết chí bình sinh của mình vào định tâm kiên cố suốt ba mươi năm với công phu tu tập. Nhưng còn tư niệm vi tế nào đó nên bao lần thấy hoa đào nở mỗi độ Xuân về mà vẫn không "nhìn thấy đạo", và sau thời kì chín mùi với thức tâm vô niệm tuyệt cùng, bỗng lần này Ngài chợt nhìn hoa đào với cái nhìn vô phân biệt trí, cái nhìn trực kiến chớp nhoáng lao thẳng tới với nhứt như, chủ thể đối tượng nổ tung, nên bừng ngộ. Ngài Linh Vân thấy hoa đào mà bừng ngộ là một trường hợp hơi hiếm có. Có người bị một kích động vào cơ thể đau điếng mà bừng ngộ. Phật Tổ xưa do nhìn thấy sao Mai trong xanh chiếu vào mắt mà bừng ngộ, hay các bậc Duyên Giác sống tu thiền định kiên cố trong rừng, thấy lá rụng hoa rơi mà bừng ngộ. Ngộ cũng có nhiều bực: sơ ngộ, triệt ngộ. Từ đời Tống, các tổ sư chế ra tham công án, để người học cài hết tâm mình vào đó, phát động nhiệt tình tuyệt diệu của truy tìm giải đáp gọi là khối nghi. Giải đáp không phải bằng trí chia cắt đối tượng mà là cắm khắn hết sức Vipassana, tức mài giũa cực bén QUÁN vào đối tượng.

Tóm lại, bài kệ của Linh Vân tươi mát, hấp dẫn là vì hình ảnh hoa đào đập vào nhãn

Page 221: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

221 

 

tuyến, đi thẳng tới thực tại chớp nhoáng mà bừng ngộ. Cái ấy vẫn là kết quả của nhiều năm kiên cố an định bất động mới có kết quả như thế.

Page 222: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

222 

 

HƯƠNG XUÂN TRONG CÕI THƠ THIỀN Thích nữ Tịnh Quang

Chư pháp tùng bản lai Thường tự tịch diệt tướng Xuân đáo bách hoa khai

Hoàng oanh đề liễu thượng.” (Ý Kinh Pháp Hoa)

Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày và sự chuyển giao của đất trời để vẫy vùng sự sống. Vẻ đẹp của mùa xuân đã thêu dệt nên những vần thơ rạng ngời hương sắc qua cảm hứng của kim cổ thi nhân; song song với cảnh sắc huy hoàng đó, các thi nhân cũng đã gợi lên vô vàn hình ảnh xuân thì của các cô gái nõn nà hay những mảnh tình xuân phơi phới được thì thầm trong cõi thi ca lung linh sắc màu xuân biếc. Đi vào cõi thơ xuân, bên cạnh những thinh sắc lộng lẫy của trời xuân, chúng ta có thể nhận ra sự nồng nàn, nỗi khát khao vòi või và hụt hẫng khôn nguôi của các thi nhân đối với xuân, bởi vì mùa xuân cứ đến và đi, hững hờ như nước xuôi cầu, và thi nhân thì cứ muốn lưu giữ lại bóng

Page 223: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

223 

 

dáng yêu kiều thuở nao của nàng xuân vô thường đó, rồi nức nở… Vượt lên trên những khát vọng về tình sắc mong manh của xuân, các thiền sĩ đã tạo nên một cõi xuân thi với gam màu riêng biệt qua bút pháp thanh tao tiêu nhã và bằng cảm quan siêu thoát trong đời sống bọt bèo hư ảo. Cứ mỗi mùa xuân về lật từng trang thơ thiền, chúng ta có cảm tưởng như đang sống trong cõi xuân huyền nhiệm, rưng rưng đâu đây hoa vàng sắc biếc trong cuộc đời đầy giá buốt xa xăm.

Mở đầu tông phong trong cõi Thiền xuân này là bài thơ Cáo Tật Thị Chúng nổi tiếng của Thiền sư Mãn Giác (1052-1096)- vị cao tăng thời Lý. Bài thơ chỉ có vỏn vẹn ba mươi bốn chữ trong sáu câu nhưng đã bao hàm toàn bộ tư tưởng tinh hoa của Thiền học cũng như tính thể của nguồn thơ,

春去百花落 春到百花開

事逐眼前過

老從頭上來

莫謂春殘花落盡

庭前昨夜一枝梅

Nếu vẻ đẹp của Đường thi là nỗi xuyến xao vời vợi về hai nàng xuân, một trở về một biền biệt như:

“Hoa đào (vẫn) cười cợt gió đông Mà nay chẳng thấy bóng hồng nơi nao” (Nhân diện bất tri hà xứ khứ

Page 224: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

224 

 

Đào hoa y cựu tiếu đông phong). (Đề Đô Thành Nam Trang-Thôi Hộ )

thì vẻ đẹp của Thiền thi trong thơ của Thiền sư Mãn Giác là linh thể bất diệt ngay trong đêm tối diệt sinh, và được phát họa sinh động qua hai câu kết bằng một cành mai vàng nở giữa đêm khuya trước khi xuân đã tàn hoa đã rụng nhưng nào ai hay biết:

“Đừng nói xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai. (Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.)

Mặc dầu chất xuân trong Thiền thi của Thiền sư Mãn Giác không tạo ra nỗi khắc khoải mông lung nghìn đời của nhân thế hoặc không muốn gây nên cảm giác chơi vơi cho người yêu thơ, nhưng bài thơ này đã có một bước bộc phá mới và thôi thúc chúng ta đi tìm sự bí ẩn đã tạo nên vẻ đẹp thanh thoát ly kỳ về nó. Bí ẩn này có thể tạm thời được biết như là cành tâm xuân luôn hiện hữu trong dòng đời buồn tẻ phù hư.

Có thể từ âm hưởng của cành mai Mãn Giác mà các thế hệ Thiền thi Việt nam về sau đều đã tạo nên những sắc phong của cõi tâm xuân thay vì mô tả khung cảnh hữu tình của bướm hoa mây nước:

“Xuân sang hoa bướm khéo quen thì, Bướm liệng hoa cười vẫn đúng kỳ, Nên biết bướm hoa đều huyễn cả, Thây hoa mặc bướm để lòng chi.”

Page 225: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

225 

 

(Xuân lai hoa điệp thiện tri thì, Hoa điệp ưng tu tiện ứng kỳ, Hoa điệp bản lai giai thị huyễn, Mạc tu hoa điệp vấn tâm trì).(Giác Hải thiền sư)

Với tư tưởng “nhậm vận” nên các Thiền sĩ chẳng thấy xuân còn hay mất để rồi ôm ấp những hoài niệm hay mơ về một tiếng pháo xưa khi mùa xuân qua đi:

“…Năm ba ngày nữa tin xuân đến, Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.”(Nguyễn Khuyến)

Đối với Thi nhân, sự xoay vần của mùa xuân và nỗi khát khao về nó đã bắc nhịp cho thơ giao cảm được tiếng lòng của nhân thế; nhưng một lúc nào đó nhà thơ bỗng cảm thấy ê hề với những khát ái bất tận của chính mình trước sự hữu hạn của xác thân như một nghịch lý của tâm và cảnh:

“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con.”(Hồ Xuân Hương)

Mảnh xuân vô thường kia cứ đi đi lại lại khiến cho tình đời thêm già nua và tẻ nhạt, vì vậy nhà thơ cứ mãi ao ức níu kéo hương sắc của xuân với thời gian không bến đợi:

“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.”(Vội Vàng-Xuân Diệu)

Page 226: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

226 

 

Trong khi đó thiền nhân đã có được những phút giây tương ngộ với mảnh chân xuân trong thời gian vô cùng và ý thức về chiếc bóng choàng trên cái sinh thức phiêu bồng vô hạn nên đâu có sắc màu để héo úa nhạt phai:

”bao thiên niên kỷ, nhìn mây nước giật mình, thấy bóng vẫn không phai..” (Lãng Mạn Khúc Du Xuân-CS Liên Hoa)

Chiếc “bóng không phai” là linh thể tối thượng không nhuốm sắc màu thời gian, không bị chi phối bởi bốn mùa mưa nắng rồi cuống lên vì lo sợ ngày xuân vun vút trôi qua “mau với chứ thời gian không đứng đợi.” (Xuân diệu). Không vồn vã rượt bắt mùa xuân, Thiền thi phác họa nhãn quan linh động với cái nhìn thiền quán về lẽ sắc-không khi mùa xuân đến:

“Tuổi trẻ chưa tường rõ sắc - không Xuân về hoa bướm rộn tơ lòng Chúa Xuân nay bị ta khai phá Chiếu trải giường thiền, ngắm cánh hồng." (Niên thiếu hà tằng liễu sắc, không Nhất Xuân tâm sự bách hoa trung Như kim khám phá Đông Hoàng diện Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.) (Phật Hoàng Trần Nhân Tông)

Trên căn bản quán chiếu, thơ thiền không bị lôi kéo vào thiên kiến vui buồn thương tiếc của thế nhân với những nỗi chập chờn đơn lạnh nghìn đời của nhân thế khi ngày xuân không bao giờ trở lại như Đông Hồ đã tâm sự:

Page 227: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

227 

 

“Tưng bừng hoa nở thắm ngày xuân Rực rỡ lòng cô hoa ái ân… Cô buồn, cô tiếc, cô ngùi ngậm Cô nhớ ngày xuân nhớ tuổi thơ.” (Cô gái xuân)

Tuy nhiên một vài thi nhân tài hoa của làng thơ cũng không kém phần kiêu hãnh và ngang tàng khi ghép rượu đề thơ để tạm quên đi ngày tháng đất trời, để không còn bị câu thúc trước sự tàn nhẫn của thời gian đã làm đau thương trái tim của họ. Như Lý Bạch đã thổn thức: “Đời chỉ là giấc mộng lớn, cớ gì mà bận lòng, cho nên ta uống rượu say lúy túy, khi tỉnh rượu mới hay ra xuân về, chim hót trong cành hoa, chẳng biết hôm nay là ngày nào, rồi những cảm xúc cất lên, ta nghiêng bình rượu trước cảnh sắc huy hoàng, và hát khúc chờ trăng sáng, khi khúc ca vừa dứt thì tình cũng đã vừa quên.”

(Xử thế nhược đại mộng Hồ vi lao kỳ sinh Sở dĩ chung nhật túy Đối nhiên ngọa tiền doanh Giác lai miện đình tiền Nhất điểu hoa gian minh Tá vấn thử hà nhật? Xuân phong ngữ lưu oanh Cảm chi dục thám tức Đối chi hoàn tự khuynh Hạo ca đãi minh nguyệt Khúc tận dĩ vong tình.) (Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn chí)

Page 228: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

228 

 

Tại sao những nhà thơ lớn đôi khi phải dùng đến men rượu như để thách thức và vượt qua những khổ lụy của đời thường? phải chăng trong cơn men say người ta mới cảm giác rằng trường đời là mộng mị? cho nên để đạt được tâm trạng sảng khoái này nhà thơ phải mượn bình rượu như một thú tiêu dao siêu thái trong cõi “siêu phàm nhập thánh?”

”Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà.” (Nguyễn Công Trứ)

Trong cõi Thiền, vạn vật là đối tượng để cho người nhập đạo quán chiếu và trãi nghiệm; trong đời sống thường nhật cũng như trong thi ca, thiền không tạo ra những cảm giác khắc khoải chập chờn giữa mộng và thực thay vì nó điều phối sắc màu mùa xuân qua cái nhìn về thực tại một cách sinh động và hài hòa:

Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác Trăng trong mây bạc hiện toàn chân. (Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.) (Thiền Lão Thiền Sư)

Hay

"Trùng dương Cúc nở dưới rào Trên cành Oanh hót thanh tao dịu dàng." (Thiền sư viên Chiếu)

Xa hơn, thơ thiền vượt thoát yếu tố của định luật nhị nguyên được giới hạn giữa người và cảnh, giữa tâm và vật, giữa một và hai …: Sông xưa chảy mãi làm đôi ngả, ta biết xuân

Page 229: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

229 

 

nhau có một thì.(Cô Lái Đò-Nguyễn Bính). Thiền thi tiêu diêu trong vẻ đẹp thanh thoát của đóa xuân vô tướng mà nhà thơ đã cảm nghiệm và tương phùng trong cái nhìn vô sai biệt:

"Người ở trên lầu hoa dưới sân Vô ưu ngồi ngắm khói trầm xông Hồn nhiên người với hoa vô biệt Một đóa hoa vàng chợt nở tung" (Hoa tại trung đình, nhân tại lâu Phần hương độc tọa tự vong ưu Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu.) (Thiền sư Huyền Quang-bản dịch của Nguyễn Lang)

Người với hoa không là hai, chỉ có sự nở tung của cành hoa hay là thực tướng nghìn đời hiển hiện trong giây phút thực tại mầu nhiệm; với lối diễn đạt này giúp cho người đọc thôi đi việc đuổi hình bắt bóng thay vì trực nhận ảo giác của chính mình trên cành xuân đó:

“ Hoa pháo đỏ thềm này Mơ xuân ở bờ kia Đôi bờ đều như mộng Xuân - Thu ở đâu kìa?” (Xuân cảm-Vĩnh Hảo)

Vì quá nao nức nên thi nhân không thể nhận diện được mùa xuân hiện hữu ngay tại đây trong phút giây hiện tại và không thể sống trọn vẹn ngay cả trong cuộc mộng du của chính mình:

“Vì say sưa quá nên tôi đã Đem đổ hồn xuân xuống suối hồ!”

Page 230: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

230 

 

(Xuân-Nguyễn Bính)

Mùa xuân trong thơ thiền không có pha chế những sắc màu man mác, thương sầu lẫn lộn để thôi miên người đọc cùng thổn thức nhịp đập chung của trái tim nhân thế hoặc “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây,” nhưng nó vẽ nên một phong thái dung nhiếp thực tại giữa người và cảnh hay đúng hơn là bản chất “tuỳ duyên” trong bối cảnh không-thời gian khác biệt: xuân nương du thảo địa, hạ hưởng lạc hạ kỳ…” Với điểm nhắm vào thực tại, Thiền thi dù vô tình hay cố ý cũng đã quên đi sắc màu thời gian quá khứ:

Sống ngày nay biết ngày nay Còn Xuân Thu trước ai hay làm gì! (Đản tri kim nhật nguyệt Thùy thức cựu Xuân Thu.) (Thiền Lão Thiền Sư)

Vì theo nhãn quan của thiền, quá khứ hay tương lai đều nằm trong khoảnh khắc ý thức; cuộc đời khác gì giấc mộng Trang Sinh, cho nên ý niệm về thời gian xa và gần trước hay sau cũng chỉ là ảo tưởng phủ choàng ảo tưởng; cho nên tự nghìn đời xuân chẳng có gì xa xôi cả:

“Ta gọi xuân về, xuân bướm bay Trang Sinh nằm mộng biết bao ngày Thời gian dù có nghìn năm nữa Xuân đến lâu rồi ai có hay.”(Gọi Xuân Về-Huyền Không)

Hay nói theo cách của thi sĩ Bùi Giáng:

Page 231: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

231 

 

“Thưa rằng ly biệt mai sau Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân.”(Chào Nguyên Xuân)

Với lập trường “phản bổn hoàn nguyên” và tư tưởng lạc quan, các Thiền sĩ đã thổi chất xuân vào hồn thi ca Việt Nam một cách siêu thái. Ý niệm về bản thể tuyệt đối được lồng trên sắc màu xuân cảnh và tạo nên sự hài hòa giữa chủ thể và đối tượng qua nội dung và cấu trúc của mạch thơ. Chu du trong cõi thơ thiền, người mới vừa nhập môn có cảm thái bàng hoàng như chợt nghe tiếng pháo xuân nổ vang giữa mộng và thực, giữa tỉnh và say, nhưng sau phút giây ngơ ngác đó không ai không một lần ước ao tương ngộ cảnh giới bí huyền với lãng đãng đâu đây cành mai nở vàng trong đêm tối khi xuân đã âm thầm hờ hững ra đi.

Thích nữ Tịnh Quang

Chùa Huê Lam, Garden Grove 2011

Page 232: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

232 

 

THIỀN VÀ THI CA TRONG THI KỆ MÃN GIÁC THIỀN SƯ

Như Hùng "Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai".

Mãn Giác, một thiền sư mang đầy nghệ sỹ tính đã để lại trần gian đóa mai vụt nở trước sân mà ngàn năm vang vọng trong vô cùng vẫn không hề tan rã, ở đó hương sắc quyện vào hư không tô thắm khung trời nghệ sỹ, trong ấy còn lại những vần thơ mang mang bao phủ đất trời.

Cả cuộc sống được dựng nên từ lời thơ, thế giới núp mình trong đóa mai chớm nụ và tính chất nghệ sỹ đượm nhuần trong hương sắc phảng phất đi vào cõi tĩnh mịch trong vô cùng. Chỉ có lúc đêm khuya bặt hết tiếng côn trùng, mọi vật chìm lặng trong màn đen cô tịch mờ ảo, chỉ còn đóa mai hé nụ điểm tô cho đêm trường, những rung cảm bỗng chốc đi vào từng thớ thịt làm ấm lại sinh động cho tâm thức, cuối cùng những tinh hoa của đất trời từ từ tuôn chảy dệt nên những vần thơ tiếng nói trong thời không.

Bóng dáng và dấu vết của chặng đường đó bật tung ra khỏi ngưỡng cửa quyền năng, còn lại những biến hóa phù thủy quyện vào đôi tay tung ra những vần thi kệ, mà cho đến bây giờ cành mai của năm xưa bỗng hiện hình làm tươi mát cho đất trời cho cuộc sống hôm nay.

Page 233: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

233 

 

Con người và thi ca, biên giới của mộng và thực:

Sự hiện hữu của con người được kể như vô nghĩa nếu không nhờ thi ca làm đẹp cuộc đời. Con người vốn là dòng sinh mệnh trôi lăn giữa những phong ba bão tố, thỉnh thoảng dừng lại với những biến động trá hình cuả hạnh phúc, mà đúng ra là cửa ngõ của những nghịch cảnh khác. Hạnh phúc mà chúng ta đang trực diện nếu có, chỉ là bóng dáng giữa mộng và thực, ranh giới của nó tựa như đường tơ kẽ tóc, như nhát kiếm chém phăng vào dòng nước đang chảy, biên giới nầy mong manh như chính thân phận con người.

Thực cũng chỉ là mộng được dệt nên từ có của thời gian, những khởi động đi qua nhanh như tia chớp, tạo cho ta tưởng chừng đó là hiện thực, sự thấp thoáng mờ ảo đó, biến thế nhân trở thành đối tượng chỉ sống với cảm quan phong phú, được dệt nên và hình thành từ cuộc sống vốn tràn ngập phi thực. Ý tưởng nhận thức được hưng khởi theo chiều hướng sai sử tác động, không nằm nơi nguyên ủy của lý lẽ vượt thoát.

Con người sống với niềm kiêu hãnh, ôm giữ những gì có được trong đôi tay, yên mình theo nghĩa thực hữu, quan cảm nếu được xuất hiện trở thành định lý bất di bất dịch, vì thế chặng đường đập vỡ thành trì cứng nhắc của tưởng quan lắm lúc trở nên bất lực.

Biên giới được xem là ngăn cách không tạo cho con người cảm thông với sự biết và không biết, giữa say với tỉnh, giữa mộng với

Page 234: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

234 

 

thực. Khi nào ranh giới này bị san bằng tiêu hủy thì mộng và thực ấy còn lại một khối duy nhất, vượt ra ngoài những biên kiến, say bới tỉnh như cơn lốc cuốn hút vào hư vô. Có ai tỉnh hoài mà không say? Có ai say hoài mà không tỉnh? nhưng, nếu tỉnh theo nghĩa tỉnh của thực tại thì điều này cũng chỉ trá hình của say, bởi lẽ hiện thực được dựng nên từ cảm quan, tưởng chừng chứ không phải là một thực tại với những tra vấn khám phá, những đặt lại nếu có, thì thực tại này trở thành phi thực ngay. Nếu trở thành phi thực thì sự có mặt của con người há không phải đang say hay sao?

Biên giới thi ca nằm ngay khoảng đó, tạo cho con người cách thức nhìn sự vật theo những cảm xúc lạ thường, vượt ra khỏi cuộc đời bên cạnh lối nhìn thi vị. Với thi nhân, nếu trăng là trăng thì trăng không còn thơ mộng, huyền ảo nữa và Lý Bạch đâu có tự mình nhảy xuống sông vì chỉ muốn ôm giữ một vầng trăng. Vầng trăng mà họ Lý muốn có được trong đôi tay bé nhỏ của mình chính là vầng trăng của mộng và thực. Vì nếu, họ Lý biết là trăng chiếu rọi bóng ở dưới nước, thì đâu tự mình tìm lấy cái chết oan uổng. Còn nếu bảo rằng trăng là thực thì ông cũng thừa hiểu rằng cỏi thực ấy chỉ có ở trên nền trời trong xanh chứ đâu nằm ở dưới nước, nhưng họ Lý đã thoát ra ngoài tương quan, nên tìm đến vầng trăng mà không cần biết trăng ấy từ cõi nào. Chừng đó cũng đủ rồi, tra vấn nhiều thì trăng không còn thơ mộng nữa.

Nhưng không có nhĩa nhìn trăng và thấy đó là đơn thuần thì cuộc sống và thi nhân hóa ra

Page 235: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

235 

 

vô vị sao? Ngôn ngữ thi ca trở thành một thứ quyền năng biến hóa không lường. Có như thế Hàn Mặc Tử mới bắt "trăng nằm sóng sõi trên cành liễu" hay Xuân Diệu mới bắt "gió hôn trên má". Không phải thi nhân có quyền năng, nhưng sự sáng tạo để dệt nên thi ca trở thành quyền biến và đưa tri giác của thi nhân thoát ra ngoài những sai biệt mà một con người bình thường không thể tìm được. Thi nhân là kẻ cố gắng khám phá những gì đang bị che dấu, khuất lấp trong thực tại. Sự cố gắng này không có nghĩa phải nặn óc để có những vần thơ, mà điều này là cách nhìn mới lạ vốn đã được un đúc sẵn trong thi nhân, có cơ hội nhìn ngắm đối tượng thì cảm xúc trào dâng, vui buồn đối với thi nhân cũng chỉ là sự pha trộn giữa mộng và thực, khám phá truy tìm những mới lạ không có nghĩa để từ đó chạy trốn cuộc đời mà phải sống thực và gần gủi với đời. Trong niềm hoan lạc hay trong khổ đau ngôn ngữ thi ca đều có mặt, diễn tả những trạng huống nầy thơ mộng ngay lúc khổ đau đến độ dư thừa:

"Một chiếc cùm lim chân có Đế" Ba vòng xích sắt bước thì Vương" (Cao Bá Quát)

Điều quan trọng là phải hoán chuyển những thực trạng đó trở thành ngôn ngữ mà đối tượng thưởng thức tìm thấy giá trị siêu việt. Thi nhân không cần phải áp dụng đến nghệ thuật, vì thi nhân vốn đã là một siêu nghệ thuật rồi, nếu sự chuyển hóa phải có nghệ thuật thì sự trào dâng để có thi ca trở nên đè nén trong nghệ thuật. Thơ được xuất hiện khi đi qua quá trình cảm nhận và rung cảm, nếu

Page 236: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

236 

 

muốn xử dụng nghệ thuật thì phải xử dụng trước khi rung cảm. Một khi rung động xuất hiện, thi nhân không nỡ chèn ép dù đó là nghệ thuật để thi vị lời thơ. Nhưng nếu thơ được xuất hiện trong ngăn ngại thì hồn thơ trở nên tức tưởi và ngôn ngữ thi ca không còn dệt từ những cảm quan tuyệt diệu nữa. Nó trở thành công lệ của nghệ thuật.

Thiền trong thi ca:

Thiền là thực thể của những sinh động, biến hóa liên tục, gây chấn động tâm thức để từ đó đạt được giác ngộ. Thiền hướng đến trực ngộ, chứng nghiệm thực trạng trong những sinh khởi bình thường, không qua lăng kính phân biệt mà phải nhìn thẳng bằng định lực, không đắm chìm trong những lý luận huyền ảo, quán chiếu mọi tương quan hiện tượng bằng đôi mắt cảm thông không ngần mé, nhưng hẳn chắc không gì ngăn trở nổi.

Trong hầu hết những công án của Thiền đều ẩn mang cốt cách văn chương thi ca, như một câu nói lơ lửng, một bài thơ không hiểu nổi. Nhưng, chính cái lửng lơ ấy tạo cho kẻ đối diện hoang mang, ray rứt, bí lối trước những suy luận và cuối cùng bỗng nhiên lăn mình trường tới cửa ngõ rỗng không.

Thiền bao phủ len lõi bàng bạc trong thi ca khá nhiều, nhất là thi nhân một khi muốn hiểu cảm thông đối tượng, trước hết phải cảm thông chính mình, và để từ đó bắt nhịp, phơi bày trao gởi lời thơ. Thơ là một cách hiểu, lối sống với sự vật trong mọi hoàn cảnh gợi hứng cho thi nhân, tuy nhiên sự hiểu lắm

Page 237: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

237 

 

lúc vẫn còn kẹt vào những so đo phán xét, theo bản năng lôi kéo những hiện vật trở thành sản phẩm đơn thuần lý trí. Chỉ có sự hiểu biết của siêu nhgiệm, vượt thoát ra ngoài biên giới mọi tương quan thường nghiệm, thì mới có thể đạt tới đích của Thiền là tạo năng lực thể nhập vào thi ca, không còn nhị nguyên mà là một. Bởi vì trí huệ hình thành là nhờ phá tan đi chủ thể, khách thể, những lý luận nếu không tiêu hủy sẽ thành ngăn ngại, như thế chặng đường tìm đến sự dung hòa hội nhập biến thành hố thẳm chôn chặt cuộc đời.

Thiền có công năng linh diệu trong việc hướng tri thức khi nhìn muôn vật trở nên siêu thực, nhìn với cách nhìn, lối nhình như thị, không thành kiến mà phải ly khai ra khỏi những đối lập, phải biến sở hữu của riêng mình thành chung của vạn hữu - Thi nhân nếu không khơi dậy con đường cảm xúc, rung động toàn triệt thì thi ca không đạt được tận cùng vi diệu và như vậy lời thơ không trài hương, ươm mật. Thi nhân cũng có thể dệt những rung cảm của mình trên lối về thăng hoa hiện hữu, nhưng cũng có thể biến ray rứt của mình nhuộm đen tối khổ đay thêm cho đời. Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào bản năng đang ngự tiềm ở thi nhân.

Chúng ta thử tìm những sắc thái đặc thù trong một vào công án bằng thi ca của Thiền, như Viên Chiếu Thiền Sư có lần đáp:

"Gốc tùng trổi gió âm buồng Mưa qua lối đó vấy bùn nẻo đi".

Page 238: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

238 

 

Ngài diễn tả thực trạng nhưng, trong ấy có một cái gì nhắn gởi bất động như chính cái yên lặng trổi buồn của cây tùng. Và cũng lần khác ngài đáp khi được hỏi về "Chân"

"Hoa rừng vướng lệ nữ thần Gió xao cành trúc tiếng đàn Bá Nha"

Có ai hiểu được tiếng đàn Bá Nga ngoài Tử Kỳ ra? Cái lơ lửng của Thiền như chính cái lơ lửng của thi ca vậy. Nếu nhìn nước với con mắt của khoa học, của lý trí thì nước được cấu tạo bởi H2O nhưng, với nhãn quan thi nhân lại thấy nước là bến đò tiễn biệt, những hẹn hò chờ đợi hoang vắng, cô quạnh trong buồn đau, lững lờ trôi như dòng nước v.v... cách nhìn đó xuyên qua thực thể, chặng đường nầy gần giống với Thiền trong việc tìm những bí ẩn đằng sau mọi tương quan. Nhưng, thi nhân hầu hết từ đó khởi lên những hoài cảm, xót xa, thương tức, dĩ nhiên vẫn hơn những đối tượng không tìm thấy được lý lẽ này, vì còn cơ may nhìn lại sư đau thương ấy. Ngược lại, với Thiều truy cứu về hiện tượng bằng những cung cách nầy nhưng, vượt lên trên ở điểm Thiền không phải là thực thể chết cứng lặng thinh, mà rất linh diệu, tươi sáng, nhìn sự vật trôi qua, biến hiện, bằng con mắt thờ ơ, lãnh đạm không hề lo sợ mảy may nào.

Ngoài những điều trông thấy như nước chẳng hạn, nếu sự đơn thuần nước là nước thì bình thường quá, nhưng mặt trái nuớc vẫn là cái gì có thể là điểm nhớ nhung, hy vọng, tùy theo trạng huống mà đối tượng đã gặp. Thiền lột trái bộ mặt ấy và đưa con người nhìn

Page 239: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

239 

 

thẳng vào đó, đừng lo sợ vu vơ và đặt tra vấn ngay nếu, mặt trái là sự hẳn nhiên thì tại sao không từ đó để thấy rằng đàng sau những xô bồ, tan rã có một cái gì rất thực, rất thi vị, mà ngôn ngữ không diễn tả được. Đừng run rẩy phải đối diện với hùng lực sẵn có trong mỗi người, dung hòa được điều này thì cuộc sống không còn đau khổ triền miên nữa, mà phải bắt nhịp cảm thông như thi nhân đã thi vị cuộc đời bằng chất liệu lời thơ, phải vượt ra khỏi trói buộc, như những Thiền sư đã từng vượt, thì cuộc đời không còn phù vân mộng ảo nữa, có một cái gì đáng yêu nên thơ trong ấy.

Sự dung hòa giữa thiền và thi ca trong Mãn Giác:

Mãn Giác Thiền Sư (1052-1096) đã tổng hợp dung hòa những sắc thái độc đáo của Thiền tác động và hưng khởi cho thi ca. Trong ấy ta tìm được những vần thơ theo hình thái thi kệ một cách bình dị, thường nhật, thanh thoát, nhưng đã chứa những nghĩa mầu thầm kín, vén mở chân trời huyền nhiệm mà thi ca ẩn mình trong đó.

Mãn Giác khơi dậy sự vật hiện hữu trước mắt với lối nhìn đặt nguyên vị trước và sau chính nó đã nằm, không hẳn phải tách rời ra khỏi tư thế. Điều quan trọng từ đó thăng hoa và đưa nó trở nên biểu tượng tối cần để ngắm nhìn. Mãn Giác đặt vấn đề hết sức dung dị, sự tồn tại, diệt vong của nó theo quan điểm con người và thi nhân, cũng như giữa thi nhân với Thiền Sư. Tra vấn của Mãn Giác được xuất hiện đồng lúc với thời điểm ngự trị

Page 240: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

240 

 

của thời gian, nhưng điều này đã mở bày khi hình hài, hương sắc chính nó hiện diện ở trần thế.

Người nghệ sị thi nhân đến giữa cuộc đời không nhất thiết phải để lại những vần thơ bất hủ, sự có mặt của họ chính là vần thơ tô thắm cho những giá trị mà con người ít tìm thấy. Có làm thơ cũng chỉ dệt nên những rung động, và sự nói năng nầy là những tiếng vọng lên, sau đó vụt tắt qua mau, nhưng có ai dám bảo rằng kẻ ấy không gởi gấm cả một tấm lòng cho nhân thế? Hồn thơ khi đã được xuất hiện, nó bàng bạc ăn sâu và thâm nhiễm vào chính ngay đối tượng. Nếu, sự vật được đôi mắt thi nhân ghé qua dù không dệt nên thi ca thì nó vẫn in dấu và tỏa ra những sắc hương hơn những sự vật khác, sự vươn lên cuả nó đã tô thắm, làm đẹp cuộc đời bằng ngữ ngôn im lặng. Sắc vị ấy phảng phất bay chập chờn trong hư không, một lúc nào đó chúng ta thật sự nhìn ngắm giải lục trắng trên nền trời xanh, hay ánh trăng lung linh huyền ảo, màu sắc và yên lặng đó cho chúng ta những rung động mà chính nó đã được un đúc những cảm nhận của thi nhân từ trước.

"Cổ nhân bất kiến kim thời nguyệt Thời nguyệt năng thường chiếu cổ nhân"

Người xưa không thể trông thấy được vầng trăng hôm nay, nhưng ánh trăng hôm nay trước đó vốn đã chiếu rọi người xưa. Để rồi bây giờ hương sắc người xưa vẫn còn đó, ẩn mình trong thăm thẳm mênh mang. Cổ nhân đã đi qua nhưng ánh trăng còn ở lại để điểm tô và làm đẹp cho con người. Sự ngự trị rung

Page 241: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

241 

 

động của thi nhân có mãnh lực phi thường, hoán chuyển sự vật theo cách nhìn và tạo cho con người duyên theo đi vào lối khác tràn ngập màu sắc âm thanh kỳ ảo.

Mãn Giác thiền sư người đã để lại một bài thơ mà ngàn năm trôi qua giá trị vượt ra ngoài tử sinh. Âm vang của nó tựa như tiếng thì thầm được cất lên từ đỉnh cao chất ngất vang vọng xuống trần gian. Làm cho con người sực nhớ đến sự tàn phá hủy diệt của thời gian, nhưng trong đó âm hưởng vẫn tồn tại trong vô cùng, vượt thoát có không.

Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền quá Lão tòng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai Dịch: Xuân trỗi, trăm hoa rụng Xuân đến, trăm hoa cười Trước mặt, việc đi mãi Trên đầu, già đến rồi Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai (Ngô Tất Tố)

Thời gian là mấu chốt cột chặt, được con người lập nên và cũng chính từ đó hủy hoại những hình ảnh không chút tiếc thương. Nhưng với Thiền sư kẻ thoát ra ngoài cõi sống chết thời gian không còn động đến, bốn mùa không duyên theo lấy gì mà lập. Khi tạo cho đời sự dung hòa, Thiền sư y cứ nơi đó hé mở cho thế nhân đàng sau những chồng chất

Page 242: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

242 

 

tàn phá ấy còn lại một cái gì rất là thơ, rất là thực. Hoa tàn rơi rụng để rồi chìm lặng ẩn mình trong hư vô, tạo nên kiếp lang thang trước ngưỡng cửa chờ đợi tiếp nối. Nhưng, đó là sự chuyển mình để sinh thức tồn tại ở môi giới khác. Với nhãn quan của Thiền sư nó đã bị chiếu vào tận cùng nguyên thể mà chính nó đã đi qua, đây cũng là phương cách huân trưởng cho sự vươn lên một lối và cách tồn tại khác. Sự hiển lộ nầy vẫn trá hình len lõi chứ không hẳn kết thúc một đời. Hoa tan biến theo bản năng thông thường được dựng nên theo những nguyên lý thành, trụ, hoại, diệt. Nhưng đêm qua sân trước một cành mai nở rộ, mãi mãi tồn tại trong vô cùng, không ai có thể tàn hủy mà chính nó đã hiện hữu trong vượt thoát. Cành mai Mãn Giác thi sỹ trông thấy, không được dựng lên từ thời gian, nó đã xuất hiện tồn tại ngay trong mọi sinh diệt của cuộc đời. Bóng dáng của nó không nằm ở đâu trong hay ngoài nhưng, tất cả chính là sự có mặt phi thường của nó.

Tính chất nghệ sĩ trong con người Mãn Giác:

Mãn Giác được mệnh xưng là con người nghệ sỹ, nhưng vượt lên trên tất cả những gì được gọi là nghệ sỹ. Nghệ sỹ ở đây được hiểu theo nghĩa những rung động, những cảm hứng vụt khởi, để rồi còn chỉ lại lời thơ, một chút gì đẹp thấp thoáng ẩn hiện trong vô cùng. Và nghệ sỹ ở đây theo nghĩa lãng quên, làm tất cả nhưng không hề nhớ mình đã làm cái gì cũng như không có cái gì để làm cả, không một vật nào có thể trói buộc ngăn ngại được. Nếu có nhớ thì sự nhớ ấy chỉ là cách để quên

Page 243: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

243 

 

và đôi khi sự nhớ nầy trở thành vô niệm trong đó. Vượt lên trên những phê phán ngộ nhận, đạp tung những gì được gọi là định thước. Những thứ ấy không cần thiết và không làm trở ngại nhất là con người nghệ sỹ giải thoát.

Mãn Giác đã đẩy lui thời gian ra khỏi ngưỡng cửa chờ mong, phóng mình tới đích phi thời gian. Đêm trước sân cười một nhánh mai đã chấn động cả đất trời, như tiếnng vang đinh tai nhức óc làm con người chơi vơi giữa khoảng tử sinh.

Con người đo lường cuộc sống và sự sống bằng thời gian, chờ đợi để được trả lời những nghi vấn, thực ra nó hình thành cũng do chúng ta muốn kiểm chứng đo lường, để rồi sau đó chính nó gây nên những tác động, làm con người trở nên lệ thuộc và đau khổ khi bị đào thải, tàn phá, như Xuân Diệu chẳng hạn, xuân vừa đến bỗng sợ xuân mất. Dù rằng Xuân Diệu đã thấy được sự vô thường trong đó.

"Xuân đang đến nghĩa là Xuân đang qua Xuân còn non nghĩa là Xuân sẽ già Mà Xuân hết thì đời tôi cũng mất!"

Trái với Mãn Giác bỏ đi thời gian, quên đi mọi vật, chỉ còn cành mai đang phơi sắc tồn tại mãi nơi tâm thức, không còn gì có thể chi phối được nữa. Bản thể khi đã thấu rõ, đâu còn băn khoăn lo lắng, thương đau, ngược lại có thái độ bình tĩnh, tự tại, an nhiên trước những đổi thay biến hiện. Con người nếu đạt được điều này có thể vẫy tay chào tạm biệt

Page 244: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

244 

 

thời gian không một luyến tiếc như Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu với mấy vần thơ:

"Người đời ai cảm? Ta không biết Ta cảm thương ai viết mấy lời Thôi thì: Cùng thu tạm biệt Thu hãy tạm lui Chỉ để khách đa tình đa cảm Một mình thay cảm những ai ai?

Tính chất nghệ sỹ ấy nếu được khơi mở đúng lúc thì cuộc đời là một cuộc thơ, thăng hoa trên lối về, làm nở những đóa hoa trong vô cùng mà hình ảnh của nó tô thắm khung trời mơ. Mãn Giác đã ý thức một cách thân thiết trọn vẹn về con người, những tương quan hiện hữu nếu không được buông bỏ ra khỏi cuộc đời thì trở thành gánh nặng cho mình. Chỉ có tính chất nghệ sỹ mới dám đạp tung ra khỏi đôi vai và tâm tư chính mình. Nếu, áp dụng Thiền trong sự pha trộn thì nghệ sỹ này rong chơi dạo khắp nẻo luân hồi hỗn độn mà không hề bị hề hấn chùng bước. Đi vào cuộc đời tựa như đến khu vườn với trăm ngàn hương thơm cỏ lạ đang chờ đón. Nếu trong ấy có những đóa hoa nào tàn rơi rụng thì với nghệ sỹ tính không khởi lên mối thương đau, vì đó là cách biến dạng để đến môi sinh khác. Và nếu có thương đau thì sự thương đau ấy chỉ là rung động để từ đó dệt nên lời thơ, chắc hẳn sau đó bỗng như gió thoảng mây bay, còn lại chút gì nghệ sỹ truyền cho nhân thế. Đôi lúc thi nhân không cần đến sự thưởng thức của kẻ khác, bởi lẽ mấy ai rung động trọn vẹn như thi nhân đã từng rung động, và nếu có, chắc gì hiểu được ý thơ. Với nghệ sỹ thơ nếu được trào dâng thì điều ấy

Page 245: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

245 

 

có nghĩa là thông lệ, không nhất thiết để người thưởng ngoạn mà không bắt đúng nhịp.

Một bài thơ được kể như hay nhất là bài thơ không bao giờ được viết nên lời.

Tại sao Mãn Giác để lại cho đời bài thơ:

Đối tượng của thi ca là sự vật sinh động trong im lặng nhiều nhất, chính sự vô ngôn nầy tạo cho thi nhân những tiếng nói trở thành tiếng nói dùm cho đối tượng, theo nghĩa diễn tả những rung động bắt nguồn từ đối tượng.

Sự rung động tuyệt diệu chỉ xuất hiện một lần độc nhất trong một cuộc đời, ngoài ra nếu có rung động thì sự rung động ấy được hiểu theo nghĩa rung động để trào dâng nguồn thơ chứ không phải điều đắc ý nhất của thi nhân. Cuộc đời thi sỹ chỉ để lại một bài thơ đắc ý của mình, được hình thành trong một lần tung mình tới đích cảm xúc trào dâng. Truy tìm bài thơ tuyệt tác của thi nhân độc giả phải có những giây phút tiếp nhận những khởi cảm mà thi nhân đã từng rung động, thì mới có thể nhận được những gì thi nhân đã trao gởi trong đó. Và kẻ thưởng ngoạn nếu không đạt tới chiều sâu vi diệu, chính là mức độ thưởng ngoạn của mình bị giới hạn trước những dệt nên của thi nhân. Quả tim con người duy nhất một lần rung động tuyệt hảo, lúc người ấy tiếp nhận một cách trọn vẹn sâu xa, ngoài ra nếu có chỉ là dư hưởng còn lại.

Mãn Giác Thiền Sư thoáng gặp lần vụt mình trên những chấn động một cách toàn triệt đó là giao điểm thời gian giữa đông và xuân, ở

Page 246: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

246 

 

đó tìm về quá khứ của đông sự vật và con người co mình trước những giá buốt, tâm hồn trơ trọi run rẩy như những thân cây phủ tuyết đứng bất động ngoài đường. Ý thức trở nên băng giá khô cứng do thời gian tạo nên. Nhưng với Mãn Giác mùa đông ấy là chất liệu đang được huân trưởng trong ngài. Sự lạnh lùng băng tuyết là thực thể đang dội mạnh vào tâm tư của mình, như dòng nước từ cao điểm đổ xuống tung tóe lên những bông hoa. Mùa đông ấp nụ để chờ cơn gió xuân thổi qua, nụ hoa bổng nhiên bùng lên trong khí trời ấm áp. Nếu không có giao điểm đông tàn thì sự xuất hiện của mùa Xuân không làm cho cuộc đời trở nên đẹp, sỡ dĩ mùa xuân của hy vọng của muôn hoa, vì nhờ những tàn phá của Đông trước đó làm cho con người có ước vọng tìm đến mùa Xuân, để vơi đi những bẽ bàng run rẩy trong cô liêu.

Nhưng mấy ai thực sự hưởng trọn một mùa Xuân đúng với ý nghĩa của nó nhất. Nếu Xuân đến để rồi ra đi mang theo những đóa mai tàn rơi rụng, thì thà nàng Xuân không đến hay hơn. Nhưng rồi Xuân đến và ra đi như chính thân phận tan hợp, con người còn lại những nuối tiếc hoang mang, thương đau, hoài vọng, những dư hưởng vẫn còn phảng phất đâu đây để nhớ dâng chồng chất, để nuối tiếc cho một đời.

Với Mãn Giác mùa xuân không còn nằm nơi khe cửa, không phải chờ đợi chúa Xuân ngự đến, mà bất chợt khi đóa mai vụt nở trước thềm cả sự cảm xúc tuyệt hảo phi thường xuất hiện trong chớp nhoáng, để rồi dệt nên

Page 247: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

247 

 

bài thơ trao lại cho đời, một đóa mai không tàn phai theo năm tháng.

Duy nhất và chỉ một lần đắc ý mà trong cuộc đời Mãn Giác đã tìm được, nếu không phải là lần cùng cực rung động, hẳn đã không có những vần thơ bất hủ như thế. Sự giác ngộ được kể như gõ thẳng vào tâm điểm để đạt đến sự thể nhập tuyệt cùng. Sự rung động cũng là cách cần phải thể nghiệm trọn vẹn mới có thể tìm hiểu được những gì mà đàng sau đó đang ẩn chứa. Và biết đâu chính những nguyên lý đó đưa đến giác ngộ?

Thiền sư là những con người có được sự bén nhạy nhanh và năng cảm nhất, vì khám phá uyên nguyên sự vật trước hết, trên hết phải chuyển mình trở thành sự vật đang hiện hữu, không thể đứng ngoài sự vật mà tìm thấy những thầm kín trong ấy, muốn tìm ra gốc rễ phải sống và thở như chính nó đã sống. Nếu không có những điều nầy thì làm sao có thể thành tựu trong việc truy lùng uyên nguyên vật thể.

Thiền sư là những kẻ đang thở và sống trong tất cả mọi hiện tượng và sự vật, hoán chuyển để trở thành nguồn sống nuôi dưỡng cho những trổi dậy, vượt thoát ra ngoài tương quan hiện thực.

Đoá mai không tàn phai khi mai chính là chất liệu được ngự trị, và Mai đã được nở một lần thể nhập vào vô cùng, thì cuộc đời lúc nào không có đóa Mai, không có mùa Xuân? Ý của Xuân và hương sắc quyện vào hư vô chỉ tan loãng nhưng không hề nhạt phai trong

Page 248: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

248 

 

trời đất. Phải có cái nhìn như thật vượt thoát thì mới có thể trông thấy được những gì mà kẻ khác không trông thấy. Cái nhìn đó phải là cái nhìn của thi sỹ của Thiền sư của nghệ sỹ thì sự vật mới lộ nguyên hình.

"Nếu không là nghệ sỹ thì không là thiền sư Nếu không là Thiền sư thì không là thi sỹ"

Nhưng tất cả cuối cùng rồi chỉ còn trên đường về của im lặng, những lời thơ không bao giờ được cất lên, nhưng ở đó một khung trời huyền nhiệm đang ngự tác. Mãn Giác để lại một bài thơ hay nhất, đắc ý nhất, và rung động tột cùng nhất. Và rồi sau đó tất cả đang mờ dần, kể cả những lần chấn động kế tiếp, nhưng không còn làm cho cảm tác dâng cao độ. Một khi nó đã ở từ đỉnh cao thì chặng đường sau không phải chỉ là cách gượng ép hay sao? Đúng ra không còn hứng thú nữa?

Lời thơ ấy cho đến bây giờ vẫn còn vang vọng và vang vọng cho đến khi nào bặt hết mọi ngôn từ, lúc ấy nó mới trở về từ nơi mà nó đã xuất hiện. Im lặng.

Như Hùng

1987

Page 249: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

249 

 

BỨC TRANH TRIỆU ĐÔ TÁC GIẢ LÀ NGƯỜI VIỆT NAM?

Nguyễn Thế Nhân

Bản phục chế cuộn thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ đã được mua với giá bất ngờ: 1,8 triệu USD. Nhân vật chính trong tranh chính là sơ tổ phái thiền Trúc Lâm Việt Nam, Phật Hoàng Trần Nhân Tông xuống núi, khởi sự giáo hóa chúng sinh.

Một tiết đoạn từ họa phẩm Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ

Một cuộc đấu giá xôn xao dư luận

Trên Khắc Lạp Mã Y nhật báo (nhật báo của thành phố Karamay, Tân Cương) số ra ngày 18-7-2012 có bài “Tiên phẩm thưởng – Tái thu tàng” phỏng vấn ông Lý Bách Lâm, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thư – họa Trung Quốc. Trong bài, ông Lý nói đến việc đại chúng hóa, xã hội hóa công tác sưu tầm tác phẩm nghệ thuật, thực chất là đấu giá để có thể mua bán, trao đổi trong công chúng. Ông đề cập đến “hiện tượng phi lý tính”, đấu được

Page 250: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

250 

 

giá rất cao ngoài dự liệu đối với một số tác phẩm, cụ thể là: “Tháng 4 năm nay, ở hội đấu giá tinh phẩm thư họa, Công ty đấu giá Bảo Lợi, Bắc Kinh đưa ra đấu giá bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ của họa gia đời Nguyên Trần Giám Như. Trong lịch sử hội họa Trung Quốc không có ghi chép gì về Trần Giám Như. Họa phẩm này đấu giá với mức giá khởi điểm là 1.000 nhân dân tệ (khoảng 160 USD), không ngờ qua nhiều vòng tranh giá, một khách mua đã kết thúc cuộc đấu giá với mức 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,6 triệu USD), cộng thêm tiền môi giới, giá cuối cùng giao nhận tranh là 11,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,8 triệu USD)”.

Cuộc đấu giá nói trên mang tên “Trung Quốc thư họa” do Công ty đấu giá quốc tế Poly (Bảo Lợi, Bắc Kinh) tổ chức ngày 23-4. Tác phẩm Trúc Lâm đại sĩ đã được Trung Quốc xếp hạng quốc bảo bậc nhất lẽ nào lại được đưa ra phát mãi như thế? Được biết năm 2006, một công ty ở Bắc Kinh phối hợp với Bảo tàng Liêu Ninh dùng kỹ thuật cao phục chế những kiệt tác mỹ thuật từng lưu giữ trong Thanh cung, đưa ra triển lãm. Trúc Lâm đại sĩ là một trong số đó, và cuộn tranh được đấu giá trong tháng 4 vừa qua chỉ là bản phục chế cao cấp đã được triển lãm năm 2006. Thông tin về người mua không được công bố nhưng khi một bản phục chế đã được mua với giá cao bất thường như vậy, bản gốc

Page 251: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

251 

 

“quốc bảo” đang được lưu giữ ở Bảo tàng Liêu Ninh hẳn nhiên là vô giá.

Số phận chìm nổi

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ được họa sư Trần Giám Như hoàn thành năm 1363, sau lại được các danh sĩ đời Minh viết nối thêm lời bình dẫn, tôn vinh Trúc Lâm đại sĩ. Thư pháp đặc sắc của họ hợp cùng họa phẩm tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thư – họa, có tổng chiều dài lên đến 3m. Bài dẫn của Dư Đỉnh viết năm 1420 cho biết: “Nay bức họa miêu tả lúc ông (Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du. Đại sĩ ngồi trên cáng, còn các tùy tùng đều khoác áo tăng. Voi trắng chở kinh đi ở sau cùng. Phía trước voi có người đội mũ vàng, cưỡi trâu, ấy hẳn là đạo sĩ Lâm Thời Vũ. Cung nghênh trên đường chính là con của đại sĩ, người nối ngôi, thay cha trị nước”. Sự hiện diện của đạo sĩ Trung Hoa Lâm Thời Vũ trong tranh là dấu tích giao lưu văn hóa Việt – Trung, và cũng là chứng tích hòa đồng Tam giáo thời Trần. Đến đời Thanh, bức thư – họa này được sưu tập, bảo tồn trong hoàng cung.

Năm 1922, hoàng đế cuối cùng nhà Thanh là Phổ Nghi tuy đã thoái vị nhưng vẫn ở trong Tử cấm thành, nhân đó bí mật “tuồn” ra ngoài hơn 1.300 bảo vật, trong đó có cả bức thư họa nói trên. Lưu lạc trong chiến cuộc, đến năm 1949, số báu vật này mới được đưa vào Bảo tàng Đông Bắc (nay là Bảo tàng Liêu

Page 252: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

252 

 

Ninh) lưu giữ, công chúng không mấy dịp được chiêm ngưỡng. Bức Trúc Lâm đại sĩ cũng vì thế mà biệt tích.

Năm 1998, người viết có nhờ liên lạc với Bảo tàng Liêu Ninh xin sao chụp tác phẩm trân quý này nhưng rất tiếc không được đáp ứng. Khi ấy, những gì thu thập được vẫn thuần là văn bản, bức họa chỉ dựa vào tài liệu ghi chép mà hiển thị trong tưởng tượng. Vì vậy, trong bài “Diện mạo Trần Nhân Tông qua Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” (Tạp chí Hán Nôm, 2-1999) đành ngậm ngùi hi vọng một ngày nào đó sẽ tìm lại được Trúc Lâm đại sĩ (dù chỉ là phiên bản). Năm 2004, Bảo tàng Liêu Ninh triển lãm và công bố các báu vật bị thất tán thời Phổ Nghi, nhưng phải đợi đến cuộc đấu giá ấn tượng tháng 4-2012, công chúng mới được thấy hình ảnh của Trúc Lâm đại sĩ đăng tải rộng rãi trên Internet.

Page 253: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

253 

 

Di ảnh Trần Nhân Tông lưu giữ đến nay chỉ còn đôi ba bức họa và tôn tượng. Với Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ, lần đầu tiên người xem được diện kiến ảnh tượng Phật Hoàng (ngồi cáng) an nhiên mà sinh động xuống núi khởi sự giáo hóa chúng sinh

Trúc Lâm đại sĩ và tâm thức Việt

Hoàn cảnh và nguyên nhân sáng tác của bức thư – họa là những vấn đề cần nghiên cứu: Họa sư Trần Giám Như nguyên tịch ở đâu? Vì sao lại lấy Trúc Lâm đại sĩ làm chủ đề cho tác phẩm của mình? Bức thư – họa này còn có khả năng liên quan đến một cộng đồng người Việt họ Trần lưu lạc sang Trung nguyên thời ấy. Nhân truy tìm bóng hình của Phật Hoàng mà người viết nhận ra sức sống bền lâu của sự kiện “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn”: nghệ nhân trứ danh thời Minh Trình Quân Phòng còn lưu lại một nghiên mực chạm khắc công phu sáu mặt dựa theo cảnh tượng trong Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ; nghệ nhân đời Thanh tiếp tục mô phỏng tuyệt tác của họ Trình để làm nghiên mực gốm sứ. Câu hỏi vì sao lại có hiện tượng này cũng đang chờ lời giải đáp.

Sự việc bức thư – họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ cho thấy nhiều tư liệu phản ánh lịch sử, giao lưu văn hóa của dân tộc vẫn còn lưu tán ngoài nước. Nhận biết và sưu tầm kịp thời các mảnh vỡ này, góp phần phục dựng bức tranh quá khứ của đất nước là trách

Page 254: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

254 

 

nhiệm của những người hôm nay. May mắn có được phiên bản trọn vẹn của tác phẩm trân quý này, chúng tôi hi vọng sẽ sớm có dịp chia sẻ với công chúng cùng với một nghiên cứu mới và bản dịch toàn bộ tư liệu văn chương phụ đính trong cuộn thư – họa.

Toàn bộ cuộn thư – họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ

Bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ (竹 林 大 士 出 山 圖) do họa sư đời Nguyên Trần Giám Như (陳鑑如) sáng tác vào năm 1363. Nhân vật trung tâm trong bức vẽ là đại sĩ Trúc Lâm, tức vua Trần Nhân Tông (1258-1309), người đã hai lần chặn đứng vó ngựa Nguyên Mông vào năm 1285 và 1288, nhường ngôi cho con vào năm 1293, hoàn toàn dứt bỏ cả gia tư lẫn triều chính để tu Phật từ năm 1299, đại giác và trở thành đệ nhất tổ của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Họa phẩm

Page 255: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

255 

 

của Trần Giám Như thật đáng chú ý vì lẽ nó là tác phẩm của một danh họa sống dưới một vương triều từng bị đánh bại đôi lần bởi vị hoàng đế trong tranh, và chủ nhân của bức thư họa, Trần Quang Chỉ (陳 光 祇), có thể là một hậu duệ nhà Trần, chưa rõ vì lẽ gì đã lưu lạc đến Hoa Hạ và định cư tại đây. Bức tranh không chỉ khắc họa một sự kiện lịch sử – đại sĩ Trúc Lâm xuống núi sau khi giác ngộ, mà còn hé lộ chân dung của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và cả con của ngài, Hoàng đế Trần Anh Tông (1267-1320), những chân dung vốn rất hiếm hoi trong di sản nghệ thuật còn bảo tồn được ở Việt Nam.

Bức họa được hoàn thành vào đầu thập niên 60 của thế kỷ 14, một thập niên đánh dấu sự suy sụp của nhà Nguyên và sự khởi đầu của Minh triều. Dù rằng các bài bình dẫn trong cuộn thư họa không hề nhắc đến những chiến tích hào hùng của Trần Nhân Tông, ngay trong lớp áo tăng già, hình ảnh của vị hoàng đế nước Nam này vẫn gợi lên những năm tháng hào hùng, bất khuất, không thể nào phai trong tâm não người dân Việt. Các lời bình tán trong cuộn tranh hầu hết được viết trong khoảng 1420-1423, những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 15 khi nhà Minh đã xác lập xong ách thống trị ở Việt Nam, nhưng cũng chính là lúc nghĩa quân Lam Sơn gian khổ, kiên cường chống quân xâm lược.

(http://thenhan.net)

Page 256: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

256 

 

ĐẤU GIÁ THƯ HOẠ TRẦN NHÂN TÔNG

TT - Bản phục chế cuộn thư họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ đã được mua với giá bất ngờ: 1,8 triệu USD. Nhân vật chính trong tranh chính là sơ tổ phái thiền Trúc Lâm Việt Nam, Phật Hoàng Trần Nhân Tông xuống núi, khởi sự giáo hóa chúng sinh.

Một tiết đoạn từ họa phẩm Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ

Một cuộc đấu giá xôn xao dư luận

Trên Khắc Lạp Mã Y nhật báo (nhật báo của thành phố Karamay, Tân Cương) số ra ngày 18-7-2012 có bài “Tiên phẩm thưởng - Tái thu tàng” phỏng vấn ông Lý Bách Lâm, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thư - họa Trung Quốc. Trong bài, ông Lý nói đến việc đại chúng hóa, xã hội hóa công tác sưu tầm tác phẩm nghệ thuật, thực chất là đấu giá để có thể mua bán, trao đổi trong công chúng. Ông đề cập đến “hiện tượng phi lý tính”, đấu được giá rất cao ngoài dự liệu đối với một số tác

Page 257: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

257 

 

phẩm, cụ thể là: “Tháng 4 năm nay, ở hội đấu giá tinh phẩm thư họa, Công ty đấu giá Bảo Lợi, Bắc Kinh đưa ra đấu giá bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ của họa gia đời Nguyên Trần Giám Như. Trong lịch sử hội họa Trung Quốc không có ghi chép gì về Trần Giám Như. Họa phẩm này đấu giá với mức giá khởi điểm là 1.000 nhân dân tệ (khoảng 160 USD), không ngờ qua nhiều vòng tranh giá, một khách mua đã kết thúc cuộc đấu giá với mức 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,6 triệu USD), cộng thêm tiền môi giới, giá cuối cùng giao nhận tranh là 11,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,8 triệu USD)”.

Cuộc đấu giá nói trên mang tên “Trung Quốc thư họa” do Công ty đấu giá quốc tế Poly (Bảo Lợi, Bắc Kinh) tổ chức ngày 23-4. Tác phẩm Trúc Lâm đại sĩ đã được Trung Quốc xếp hạng quốc bảo bậc nhất lẽ nào lại được đưa ra phát mãi như thế? Được biết năm 2006, một công ty ở Bắc Kinh phối hợp với Bảo tàng Liêu Ninh dùng kỹ thuật cao phục chế những kiệt tác mỹ thuật từng lưu giữ trong Thanh cung, đưa ra triển lãm. Trúc Lâm đại sĩ là một trong số đó, và cuộn tranh được đấu giá trong tháng 4 vừa qua chỉ là bản phục chế cao cấp đã được triển lãm năm 2006. Thông tin về người mua không được công bố nhưng khi một bản phục chế đã được mua với giá cao bất thường như vậy, bản gốc

Page 258: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

258 

 

“quốc bảo” đang được lưu giữ ở Bảo tàng Liêu Ninh hẳn nhiên là vô giá.

Số phận chìm nổi

Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ được họa sư Trần Giám Như hoàn thành năm 1363, sau lại được các danh sĩ đời Minh viết nối thêm lời bình dẫn, tôn vinh Trúc Lâm đại sĩ. Thư pháp đặc sắc của họ hợp cùng họa phẩm tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thư - họa, có tổng chiều dài lên đến 3m. Bài dẫn của Dư Đỉnh viết năm 1420 cho biết: “Nay bức họa miêu tả lúc ông (Trần Nhân Tông) từ động Vũ Lâm xuất du. Đại sĩ ngồi trên cáng, còn các tùy tùng đều khoác áo tăng. Voi trắng chở kinh đi ở sau cùng. Phía trước voi có người đội mũ vàng, cưỡi trâu, ấy hẳn là đạo sĩ Lâm Thời Vũ. Cung nghênh trên đường chính là con của đại sĩ, người nối ngôi, thay cha trị nước”. Sự hiện diện của đạo sĩ Trung Hoa Lâm Thời Vũ trong tranh là dấu tích giao lưu văn hóa Việt - Trung, và cũng là chứng tích hòa đồng Tam giáo thời Trần. Đến đời Thanh, bức thư - họa này được sưu tập, bảo tồn trong hoàng cung.

Năm 1922, hoàng đế cuối cùng nhà Thanh là Phổ Nghi tuy đã thoái vị nhưng vẫn ở trong Tử cấm thành, nhân đó bí mật “tuồn” ra ngoài hơn 1.300 bảo vật, trong đó có cả bức thư họa nói trên. Lưu lạc trong chiến cuộc, đến năm 1949, số báu vật này mới được đưa vào Bảo tàng Đông Bắc (nay là Bảo tàng Liêu

Page 259: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

259 

 

Ninh) lưu giữ, công chúng không mấy dịp được chiêm ngưỡng. Bức Trúc Lâm đại sĩ cũng vì thế mà biệt tích.

Năm 1998, người viết có nhờ liên lạc với Bảo tàng Liêu Ninh xin sao chụp tác phẩm trân quý này nhưng rất tiếc không được đáp ứng. Khi ấy, những gì thu thập được vẫn thuần là văn bản, bức họa chỉ dựa vào tài liệu ghi chép mà hiển thị trong tưởng tượng. Vì vậy, trong bài “Diện mạo Trần Nhân Tông qua Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ” (Tạp chí Hán Nôm, 2-1999) đành ngậm ngùi hi vọng một ngày nào đó sẽ tìm lại được Trúc Lâm đại sĩ (dù chỉ là phiên bản). Năm 2004, Bảo tàng Liêu Ninh triển lãm và công bố các báu vật bị thất tán thời Phổ Nghi, nhưng phải đợi đến cuộc đấu giá ấn tượng tháng 4-2012, công chúng mới được thấy hình ảnh của Trúc Lâm đại sĩ đăng tải rộng rãi trên Internet.

Trúc Lâm đại sĩ và tâm thức Việt

Hoàn cảnh và nguyên nhân sáng tác của bức thư - họa là những vấn đề cần nghiên cứu: Họa sư Trần Giám Như nguyên tịch ở đâu? Vì sao lại lấy Trúc Lâm đại sĩ làm chủ đề cho tác phẩm của mình? Bức thư - họa này còn có khả năng liên quan đến một cộng đồng người Việt họ Trần lưu lạc sang Trung nguyên thời ấy. Nhân truy tìm bóng hình của Phật Hoàng mà người viết nhận ra sức sống bền lâu của

Page 260: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

260 

 

sự kiện “Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn”: nghệ nhân trứ danh thời Minh Trình Quân Phòng còn lưu lại một nghiên mực chạm khắc công phu sáu mặt dựa theo cảnh tượng trong Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ; nghệ nhân đời Thanh tiếp tục mô phỏng tuyệt tác của họ Trình để làm nghiên mực gốm sứ. Câu hỏi vì sao lại có hiện tượng này cũng đang chờ lời giải đáp.

Sự việc bức thư - họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ cho thấy nhiều tư liệu phản ánh lịch sử, giao lưu văn hóa của dân tộc vẫn còn lưu tán ngoài nước. Nhận biết và sưu tầm kịp thời các mảnh vỡ này, góp phần phục dựng bức tranh quá khứ của đất nước là trách nhiệm của những người hôm nay. May mắn có được phiên bản trọn vẹn của tác phẩm trân quý này, chúng tôi hi vọng sẽ sớm có dịp chia sẻ với công chúng cùng với một nghiên cứu mới và bản dịch toàn bộ tư liệu văn chương phụ đính trong cuộn thư - họa.

Page 261: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

261 

 

Toàn bộ cuộn thư - họa Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ

Bức Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ (竹 林 大 士 出 山 圖) do họa sư đời Nguyên Trần Giám Như (陳鑑如) sáng tác vào năm 1363. Nhân vật trung tâm trong bức vẽ là đại sĩ Trúc Lâm, tức vua Trần Nhân Tông (1258-1309), người đã hai lần chặn đứng vó ngựa Nguyên Mông vào năm 1285 và 1288, nhường ngôi cho con vào năm 1293, hoàn toàn dứt bỏ cả gia tư lẫn triều chính để tu Phật từ năm 1299, đại giác và trở thành đệ nhất tổ của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Họa phẩm của Trần Giám Như thật đáng chú ý vì lẽ nó là tác phẩm của một danh họa sống dưới một vương triều từng bị đánh bại đôi lần bởi vị hoàng đế trong tranh, và chủ nhân của bức thư họa, Trần Quang Chỉ (陳 光 祇), có thể là một hậu duệ nhà Trần, chưa rõ vì lẽ gì đã lưu

Page 262: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

262 

 

lạc đến Hoa Hạ và định cư tại đây. Bức tranh không chỉ khắc họa một sự kiện lịch sử - đại sĩ Trúc Lâm xuống núi sau khi giác ngộ, mà còn hé lộ chân dung của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và cả con của ngài, Hoàng đế Trần Anh Tông (1267-1320), những chân dung vốn rất hiếm hoi trong di sản nghệ thuật còn bảo tồn được ở Việt Nam.

Bức họa được hoàn thành vào đầu thập niên 60 của thế kỷ 14, một thập niên đánh dấu sự suy sụp của nhà Nguyên và sự khởi đầu của Minh triều. Dù rằng các bài bình dẫn trong cuộn thư họa không hề nhắc đến những chiến tích hào hùng của Trần Nhân Tông, ngay trong lớp áo tăng già, hình ảnh của vị hoàng đế nước Nam này vẫn gợi lên những năm tháng hào hùng, bất khuất, không thể nào phai trong tâm não người dân Việt. Các lời bình tán trong cuộn tranh hầu hết được viết trong khoảng 1420-1423, những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ 15 khi nhà Minh đã xác lập xong ách thống trị ở Việt Nam, nhưng cũng chính là lúc nghĩa quân Lam Sơn gian khổ, kiên cường chống quân xâm lược.

NGUYỄN NA

CẢM HỨNG XUÂN TRONG THƠ

CHỮ HÁN ỨC TRAI

Vũ Xuân Bạch Dương

Page 263: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

263 

 

Xưa nay người ta nói nhiều về thơ Nôm của Nguyễn Trãi, nổi bật vẫn là hình ảnh mùa xuân hiện ra thật phong phú, tươi trẻ và sống động. Nếu trong thơ Nôm Nguyễn Trãi “mùa xuân được cảm nhận như là biểu tượng của vẻ đẹp hoàn mỹ, hoàn chỉnh, phổ biến” thì còn một mùa xuân suy tư và ẩn ức, có vẻ già cỗi hơn, riêng tư hơn, chất chứa những nỗi niềm sâu lắng bàng bạc trong dòng thơ chữ Hán của ông.

Thơ xuân Nguyễn Trãi không nhiều bằng thơ tả mùa thu, thơ tự sự hoặc thơ tự răn mình. Đặc biệt là thơ chữ Hán về mùa xuân lại ít hơn thơ Nôm. Nếu xuân trong thơ Nôm của ông căng tràn sức sống, là một sự tiếc nuối tươi trẻ, mang hơi thở của tình yêu (bài Cây chuối) thì xuân trong thơ chữ Hán của Ức Trai lại pha chất cô liêu, tượng hình, có lúc bình dị

Page 264: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

264 

 

nhưng lại có khi huy hoàng, tráng lệ. Hình ảnh xuân trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi gợi cho người ta cái cảm giác trầm buồn, cô quạnh lẫn một chút hờn dỗi của người anh hùng cô thế thu mình về ẩn dật trong thiên nhiên sau những thăng trầm của thời cuộc, sau những trải nghiệm đau đớn của bản thân:

Thế sự bất tri hà nhật liễu

Biển chu quy điếu Ngũ Hồ xuân

Việc đời không biết ngày nào xong

Để một con thuyền nhỏ mà về câu xuân ở Ngũ Hồ

Mạn thành I – Ức Trai thi tập

Nguyễn Trãi ví mình như Đỗ Phủ có tâm có tài mà suốt đời lận đận. Thôi thì rũ bỏ hết, tất cả chỉ là hư vinh, chỉ có cõi vĩnh hằng là những gì thiên nhiên ban tặng. Một cái tâm thanh tịnh, giác ngộ ở đỉnh cao của vô ngã! Có điều là hình ảnh xuân ở bài này được ông ví như “con cá” vậy, thật lạ và hình tượng! Ngư ông Nguyễn Trãi không phải câu con cá thật mà là câu xuân. Vậy có phải xuân – biểu tượng của thiên nhiên chính là những cái có thật, hiển nhiên trước mắt, có thể động chạm vào được? Còn việc đời kia, những hận thù, giết chóc, mưu mô mãi mãi cũng chỉ là tạm

Page 265: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

265 

 

bợ, khổ não và phiền toái? Xả bỏ thì sẽ an lạc, yên bình, đó là điều tất yếu!

Con cá là hình ảnh động, là sức sống, một sức sống vô tư của tự nhiên muôn đời, của tạo hóa vĩnh trường.

Có thể nói rằng, cuộc đời Nguyễn Trãi là một mùa xuân lớn! Mùa xuân luôn rạo rực trong ông. Sức sống và cống hiến của ông chính là minh chứng rõ ràng nhất của sức xuân nơi ông. Tình yêu đất nước, con người và thiên nhiên là thể hiện mạnh mẽ nhất của mùa xuân Nguyễn Trãi. Ông đã giúp nước ta có những mùa xuân vẻ vang chiến thắng và thanh bình. Thế nhưng Nguyễn Trãi vì quan tâm nhiều nên khổ cũng nhiều. Nỗi buồn đau, chán nản của ông chỉ là một mặt thống nhất khác trong sự thể hiện sức xuân nơi tâm hồn ông, cái sức sống mãnh liệt đã đuổi sạch bọn xâm lăng, phò vua cứu nước, gây dựng triều đình, chăm lo cho đời sống muôn dân, yêu mến thiên nhiên, cảnh vật.

Do đó, mùa xuân trong thơ ông, nhất là thơ chữ Hán có một vị trí đặc biệt, là mạch cảm hứng để khai thông mọi mạch nguồn cảm hứng khác. Nguyễn Trãi Xuân nên Nguyễn Trãi yêu mùa xuân. Xuân trong thơ chữ Hán Ức Trai độc đáo ở chỗ đóng vai trò như một người bạn lớn để ông nương tựa trong những khi quay về quy ẩn sau giấc mộng tan tành :

Page 266: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

266 

 

Nhãn biên xuân sắc huân nhân túy

Chẩm thượng triều thanh nhập mộng hàn

Bên mắt sắc xuân khiến người say đắm

Trên gối tiếng thủy triều đập vào giấc mộng nghe lạnh lùng

Hải khẩu dạ bạc hữu cảm – Ức Trai thi tập

Người anh hùng ấy thường bất mãn với thời cuộc, hoài bão lớn lao nhưng với cuộc đời dường như không thể dung hoà được, thế nên :

Kim cổ vô cùng giang mạc mạc

Anh hùng hữu hận diệp tiêu tiêu

Xưa nay thời gian vô cùng, sông rộng bao la

Anh hùng mang mối hận lam lá rụng veo veo

Vãng hứng – Ức Trai thi tập

Đau đớn hơn là :

Hoạ phúc hữu môi phi nhất nhật

Anh hùng di hận kỷ thiên niên

Hoạ phúc có manh mối không chỉ trong một ngày

Anh hùng để mối hận lại đến nghìn năm sau

Page 267: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

267 

 

Quan hải – Ức Trai thi tập

Một triều đại không đủ thấu lòng quân tử! Một triều đình không đủ độ bao dung! Còn chốn nào để đi ngoài không gian và thời gian bất tận? Số phận, tài năng và tâm hồn của con người có khả năng làm thay đổi lịch sử ấy trải dài suốt hai chiều vô tận của nhân gian. Và mùa xuân là một trong những nơi mà ông tìm đến để trải lòng mình. Đó là nơi người lữ khách tha phương tìm về cội nguồn, thân quyến trong nỗi cô đơn luyến tiếc khi xuân đã quá nửa :

Nhất tòng luân lạc tha hương khứ

Khuất chỉ thanh minh kỷ độ qua

Thiên lý phần uynh vi bái tảo

Thập niên thân cựu tận tiêu ma

Sạ tình thiên khí mô lăng vũ

Quá bán xuân quang tê cú hoa

Liêu bả nhất bôi hoàn tự cưỡng

Mạc giao nhật nhật khổ tư gia

Kể từ khi lưu lạc nơi đất khách

Đếm đốt ngón tay thấy thanh minh đã qua mấy lần

Page 268: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

268 

 

Xa nghìn dặm mồ mả không được cúng lạy, quét dọn

Trải mười năm thân thích cũ đã hao gầy hết

Chợt tạnh khí trời vào tiết mưa rào

Đã quá nửa xuân hoa tê cú nở đầy

Tán khuây nâng một chén còn phải cố gượng uống

Để đừng có ngày nào cũng khổ nhớ về quê nhà

Thanh minh – Ức Trai thi tập

Thấm đẫm trong lòng Nguyễn Trãi là nỗi buồn nhớ cố hương, gia quyến. Nhìn cảnh xuân qua mà lòng sầu tiếc vô hạn vì đã không làm tròn bổn phận trong gia đình. Mùa xuân là lúc những gia đình, thân tộc đoàn tụ chung vui đón Tết, là lúc người ta được quây quần hoan hỷ, xua tan những mệt nhọc của năm cũ, những nỗi cô đơn trống vắng khi phải xa gia đình trong một năm. Đó cũng là truyền thống bao đời nay của dân tộc ta. Vậy mà Ức Trai lại đang một mình nơi đất khách, lạc lõng đến nỗi quá nửa xuân mới vội giật mình. Sự tiếc nuối thời gian trôi qua đời người như lời nhắc nhở cho bổn phận làm người một khi đã sinh ra trong trời đất này. Mùa xuân lúc này đóng vai là một người bạn lớn âm thầm giác tỉnh thi nhân, khơi gợi lên

Page 269: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

269 

 

trong lòng người xa xứ những tình cảm cô đọng lâu ngày nay lại bừng dậy. Tiếc xuân là Nguyễn Trãi tiếc cuộc sống vì xuân là biểu tượng của sự sống. Con mắt xuân của Nguyễn Trãi lúc này là âu sầu, cô độc, khác hẳn với niềm hân hoan, rạo rực trong bài thơ Nôm Cây chuối :

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm

Đầy buồng lạ mầu thâu đêm

Tình thư một bức phong còn kín

Gió nơi đâu gượng mở xem

Cây chuối – Quốc âm thi tập

Tuy nhiên hai thái độ này vả chăng là mâu thuẫn trong một con người? Hoàn toàn không! Đó chỉ là hai mặt thống nhất của sự “đam mê nhập cuộc” nơi Nguyễn Trãi. Tiếc xuân là Nguyễn Trãi tiếc tuổi trẻ, tiếc quãng đời thanh xuân cũng như tiếc cho cuộc sống con người là vô thường. Thời gian chẳng đợi ai, cái vòng sinh diệt cũng chẳng chừa người nào. Ai ý thức được điều đó thảy đều yêu quý thời gian và hay tự xét lại mình xem mình đã sống như thế nào để không phí những gì đang có.

Nhưng mùa xuân trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi không chỉ toàn mang màu sắc cô quạnh, buồn phiền mà đột phá với những ví von lạ

Page 270: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

270 

 

và tươi mới. Nét tươi mới của mùa xuân trong thơ Ức Trai biến hóa qua óc tưởng tượng độc đáo của thi nhân:

Thử giang nhược biến vi xuân tửu

Chỉ khủng ba tâm thượng túy miên

Sông này nếu biến thành rượu xuân cả

Chỉ sợ trong lòng sông ông vẫn ngủ say

Thái thạch hoài cổ – Ức Trai thi tập

Ông già Nguyễn Trãi lại say sưa trong men xuân, nhớ đến Lý Bạch thưở xưa. Thôi thì cuộc đời là vậy, cho qua hết những u sầu, thất vọng, băn khoăn, trăn trở. Hãy hoà nhập với cỏ cây, hoa lá mà hát ca, mà thoát tục a5

Độ đầu xuân thảo lục như yên

Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên

Dã kính hoang lương hành khách thiểu

Cô châu trấn nhật các sa miên

Đầu bến cỏ xuân xanh lục như khói.

Lại thêm trời mưa xuân nước vỗ ngang trời.

Đường ngoài nội vắng teo ít người qua lại.

Con thuyền đơn độc suốt ngày gối đầu lên bãi cát mà ngủ

Page 271: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

271 

 

Trại đầu xuân độ – Ức Trai thi tập

Cảnh xuân lại một lần nữa được tung hoành rực rỡ bởi trí tưởng tượng của thi nhân, huy hoàng và thánh thiện. Cảnh giới của sự thanh tịnh trong tâm được Nguyễn Trãi đưa lên một mức độ khác, cao hơn, vi diệu hơn. Sự đơn độc của con thuyền là sự đơn độc trong tâm hồn thi nhân, nhưng đó là sự đơn độc nhàn tản, mãn ý. Mùa xuân ở đây lại như tô điểm cho vẻ đẹp thanh khiết đó, vui vầy và an nhiên, tự tại.

Nhưng lại có khi xuân của Ức Trai chậm chạp, già nua, hệt như tâm thức của thi nhân đang cảm thấy mình lạc lõng với xung quanh :

Nhàn trung tận nhật bế thư trai

Môn ngoại toàn vô tục khách lai

Đỗ vũ thanh trung xuân hướng lão

Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai

Suốt cả ngày thong thả đóng cửa phòng sách

Ngoài cửa không hề có khách tục đến

Trong tiếng cuốc kêu nghe xuân đã sắp già

Đầy sân hoa xoan nở dưới mưa phùn

Mộ xuân tức sự – Ức Trai thi tập

Page 272: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

272 

 

Tuy nhiên vẫn có một sự sống, một niềm hy vọng sâu kín đang trào dâng trong hình ảnh hoa xoan nở. Tuy đóng mà mở, tuy tĩnh mà động, tuy xa mà gần. Tưởng rằng Nguyễn Trãi quên ư? Rũ bỏ tất cả ư? Không phải! Đó là một sự lắng mình để chiêm nghiệm, để tự gây dựng cho mình một nội tâm mới, một sức năng mới trong thái độ đối người tiếp vật của ông mà thôi.

Mùa xuân là lúc vạn vật thay bộ áo cũ, khoác lên mình tấm áo mới, háo hức và sôi động. Nhưng đối với một số người nó cũng chất chứa những ưu tư, kéo lê cả những u sầu của năm cũ vì những việc chưa giải quyết được hay còn dang dở. Tuy vậy, mùa xuân của Ức Trai đã không bị vướng bụi trần, hoàn toàn thanh thoát và nhẹ nhõm, như dải lụa làm rơi hết những ưu tư thường nhật. Xuân có thể hiểu được nỗi cô đơn trống trải và truyền sang cho thi nhân những hương vị tươi mới.

Và, Ức Trai hiểu rằng mùa xuân trong ông không bao giờ chết cho dù nó có mang những hình tướng gì chăng nữa. Đó là mùa xuân của sự vận động, luôn nảy sinh một mãnh lực tiềm tàng trong những giờ phút cuối hay những khi thinh lặng nhất. Đó cũng chính là sức sống ưu việt của thơ văn Nguyễn Trãi qua ngàn năm.

Tháng 9 năm 2005

Page 273: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

273 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Trung tâm nghiên cứu Quốc học và NXB Văn học, tập 2,3; 2000.

2. Nguyễn Trãi toàn tập, Viện Sử học, NXB KHXH, Hà Nội, 1976.

3. Đoàn Thị Thu Vân, 2001, Tiếp cận thơ văn Nguyễn Trãi, NXB Trẻ & Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP.HCM

4. Bùi Văn Nguyên (chủ biên), 1995, Tổng tập Văn học Việt Nam, Tập 4, NXB KHXH, Hà Nội

5. Thiều Chửu, 1991, Tự Điển Hán Việt Thiều Chửu, NXB TP. HCM.

VĂN NGUYỄN

Page 274: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

274 

 

MÙA XUÂN TRONG THƠ HAIKU

HUỲNH VĂN HOA Cảm thức thiên nhiên của người Nhật là cảm thức về bốn mùa. Tình yêu thiên nhiên đồng nghĩa với tình yêu mùa. Điều này thể hiện rất rõ trong haiku của Nhật Bản. Hầu hết các tuyển tập haiku đều sắp xếp nội dung theo mùa thơ. Haiku có mặt khá sớm trong lịch sử thơ ca xứ Phù Tang, chừng 700-800 năm trước. Song, phải đến giai đoạn từ thế kỷ XVI, haiku mới đạt độ viên mãn của nó. Haiku là một trong những truyền thống nghệ thuật độc đáo, làm nên nét riêng của tâm hồn người Nhật. Thể thơ này, từ xa xưa, bắt nguồn từ một thể thơ ngắn, có 31 âm tiết, xếp theo thứ tự 5-7-5-7-7. Ba dòng đầu được xướng lên gọi là haiku, hai dòng tiếp là lối thơ "nối điệu”. Bài haiku cổ nhất, làm vào khoảng thế kỷ XIII là bài Sadaiye:

Page 275: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

275 

 

Cành đào rơi lả tả Và cơn giông đã tới Đuổi theo!(1)

Dần về sau, haiku cố định ở 17 chữ, theo lối 5-7-5. Như đã nói, haiku là thế giới đầy ảo diệu về những điệu hồn của tâm tình người Nhật. Haiku là bức tranh thủy mặc mà độ nhòe của nó khiến cho người ta khó có một định nghĩa thống nhất về nó. Haiku ngắn về âm tiết hơn so với các thể thơ khác, vì thế, nó tập trung cao độ về trường liên tưởng và tính biểu cảm. Haiku không bao giờ là bức tranh bày biện đầy đủ các chi tiết. Nằm trong vùng ảnh hưởng của nghệ thuật phương Đông, cũng như thơ Đường, tranh Tống, haiku chỉ là những nét chấm phá, gợi hơn là tả. Phần quan trọng của một bài haiku là dành cho người đọc tự bổ khuyết, tự chiêm nghiệm, tự phát triển những đường viền của tưởng tượng. Haiku đúng nghĩa với thể thơ "ý tại ngôn ngoại”, nghĩa tường minh là cơ sở, tạo đà cho nghĩa hàm ẩn. Nghĩa hàm ẩn mới là chỗ đến của haiku. Đó là sự ngân vọng của điệp trùng âm bậc. Vì vậy, tính chất mơ hồ, huyễn hoặc, khó nắm bắt... đã trở thành một lực hút của haiku. Song, cũng không vì vậy mà nó rơi vào bí hiểm, bất khả tri luận. Haiku thường nói đến mùa. Nói một cách khác, mùa là đặc điểm nghệ thuật của haiku. Hầu hết các tuyển tập hiện nay về haiku đều xếp theo mùa. Đối với người Nhật, các trục sau đã trở thành một nhất thể lý tưởng trong haiku:

Page 276: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

276 

 

Không gian - Thời gian - Con người Thiên nhiên - Nghệ sĩ - Triết học Trong các mùa, mùa xuân là mùa được các nhà thơ chọn làm thi liệu để đưa vào haiku. Điều này cũng không có gì lạ, là bởi, phương Đông cho đó là mùa khởi điểm của một năm. Thiền sư Sogi (1421-1502) có vị trí đáng kể trong lịch sử thơ ca Nhật Bản. Dù tác phẩm mất mát nhiều, số còn lại không lớn, song thiên tài ấy vẫn chói sáng và lung linh kỳ ảo qua nhiều bài thơ. Hoa mơ trước vầng trăng của Sogi có những liên tưởng bất ngờ, chứa đầy ký ức của một tình yêu vẫn còn nồng nàn, đằm thắm:

Đêm xuống lạnh Gối đầu lên cánh tay Hương hoa mơ đầy Gió mùa xuân vừa động Lệ ứa màu trăng phai.

Bài thơ phảng phất ý vị của nghĩ suy, tình cảm của những người đang yêu. Mùa xuân về, trong cái lạnh của những ngày cuối đông, hoa mơ nở đầy, lắng nghe bước đi của thời gian, gối đầu lên tay, miên man nghĩ, nhìn trăng và lệ ứa. Thực ra, ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, các thiền sư vẫn quen làm thơ tình. Huyền Quang (1254-1334) thời nhà Trần là một ví dụ. Nhiều bài haiku nói về mùa xuân, mỗi bài có dáng vẻ riêng. Moritake (1455-1549) là một tu sĩ thần đạo. Phần lớn những tác phẩm hay

Page 277: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

277 

 

nhất của ông đều lấy cảm hứng từ Phật giáo. Cái nhìn tinh tế về nhịp điệu thời gian, về sắc độ ánh sáng, về cảm thức của con người trước vũ trụ được lấy ý tưởng từ một câu kinh "Một cái hoa rụng có thể trở lại cành của nó không?”. Chỉ một câu hỏi ấy thôi, nhưng đằng sau nó, là một thế giới:

Hoa đào rơi rụng Trở lại cành xanh Ồ, cánh bướm lung linh.

Và đến Basho (1644-1694), haiku đạt đến độ tuyệt hảo của nó. Là nhà thơ sống vào thời đại thái bình thịnh trị, đồng thời là một thi sĩ lớn, Basho để lại dấu ấn khá đậm trong lịch sử thơ ca của Nhật Bản, được người đời sau tìm đến để nghiên cứu, thưởng thức. Suốt một đời, Basho hành hương qua các vùng miền của đất nước, thâu tóm những cảnh đẹp của quê hương, thức nhận đầy đủ hương sắc của bốn mùa. Bài Xuân nhật đã làm nên chấn động của văn chương bằng bước nhảy bất ngờ của con ếch:

Ao cũ Con ếch nhảy vào Vang tiếng nước xao.

Nhiều bài viết đã bình luận về câu, chữ của bài thơ kỳ bí này. Tiếng động của nước do con ếch khuấy lên đã vang âm qua bao thời đại, bao xứ sở, cả đến bây giờ. Bài thơ gợi cho ta nhớ đến tiếng ếch trong bài thơ Sông

Page 278: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

278 

 

Lấp của Tú Xương. Với bài Nguyên Đán, Basho viết:

Ngày đầu năm Tư duy về cô tịch Chiều thu.

Bài thơ viết vào ngày đầu năm nhưng cái cô tịch của chiều thu đã xuất lộ. Người ta cảm thấy ở Basho cái tĩnh mịch của vũ trụ mà với kinh nghiệm thiền quán mới có, đã làm nên cái nhìn về lẽ sống, về cõi phúc, sự tan hòa giữa nỗi cô đơn của con người và sự tịch liêu vời vợi của đất trời, thẳm sâu giữa ánh sáng và cát bụi, giữa mênh mông, hùng vĩ của thiên nhiên và tâm hồn của một hành giả đi tìm chân lý. Có lần, khi viết về niềm vui của Basho, người ta có thể vẽ ra những con đường ông đã đi qua, những đền đài ông đã đến và trên bước chân phiêu lãng ấy, không hiếm kẻ đời sau cũng làm cuộc hành trình, mong tìm được những ngọn nguồn sáng tạo từ ông. Basho có nhiều bài thơ xuân gắn với trăng non và mận trắng:

Hoa và trăng đã biện bày Và xuân vợi nữa Cũng phôi thai.

Hay:

Một nhành mận trắng trên lưng gương soi

Page 279: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

279 

 

Mùa xuân đến Không ai hay.

Dường như là đối với người Nhật, từ kinh nghiệm và truyền thống đã nói rằng: Basho thấm nhuần sâu sắc tinh thần thiền, đến mức mà trong tất cả các câu thơ ông viết không bao giờ không thể hiện yếu tố đó. Vào một ngày cuối xuân, theo Basho thuật lại, ông đã lên lầu Takadate, tòa lầu cao ngất, nơi người anh hùng dân tộc Nhật Yoshitsune và những người tùy tùng trung nghĩa cuối cùng đã bị sát hại, rồi nhìn xuống phía dưới. Dưới ấy, những đồng bằng với nội cỏ xanh ngắt, ông nghĩ về cuộc đời, về thời gian, về một vương triều và nhận ra rằng tất cả, tất cả chỉ còn lại là một vùng cỏ xanh rì, ngút ngàn phía trước. Basho ngồi xuống và than thở:

Dấu xưa xanh cỏ tháng hè Tráng sĩ, tráng sĩ hề Mộng lữ.

Basho là người đã đem lại sức sống bất diệt cho Haiku, là đạo sư của dòng thơ này. R.H.Blyth có nêu nhận xét: "Nước Nhật sinh ra cùng với Basho vào năm 1644. Ông chính là người đã sáng tạo ra linh hồn của Nhật Bản”. Cũng chính vì vậy, Basho thống nhất các thành tố Đạo - Triết - Thơ. Năm 1694, Basho qua đời. Cái chết cũng đẹp như cuộc đời ông, trên nửa cung đường của

Page 280: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

280 

 

chuyến hành hương, giữa môn sinh và bằng hữu, ông ra đi. Sodo (1641-1716) có một bài thơ xuân đậm chất triết luận:

Mùa xuân lều cỏ Tuyệt không có gì Không gì không có.

Không và có, phủ định với khẳng định, thiên nhiên, đất trời hòa hợp với con người. Taniguchi Buson (1715-1783) là khuôn mặt lớn của haiku, sau Basho. Harold G. Henderson có nêu nhận xét: "Basho thì hiền hòa, minh triết và huyền ẩn, còn Buson thì thông minh, đa diện và tài tình” (theo Hài cú nhập môn - bản Tiếng Việt của Lê Thiện Dũng - NXB Trẻ - TP.HCM 2000- tr. 60). Buson là thi sĩ của mùa xuân, với đề tài này, Buson có chừng 30 bài haiku. Ông rất mực tài hoa khi viết về mưa xuân. Mưa xuân gắn với tình yêu lứa đôi, hạnh phúc; với sắc hoa anh đào của một buổi sáng xuân; với chùa cổ nằm ẩn mình trong mưa xuân rắc hạt; với chú ếch phềnh bụng đón hạt mưa,... Buson không có khuynh hướng vươn đến cái huyền ảo như Basho, thay vào đó là không gian của mùi hương trần thế, âm thanh và màu sắc của mùa xuân pha với một thứ ánh sáng lung linh, trữ tình của hội họa. Một khuôn mặt độc đáo khác, Kobayashi Issa (1763-1827). Ông cũng được yêu mến như Basho. Dường như ông sinh ra là để nếm trải những bất hạnh của trần ai, song cũng từ đó, những khúc bi ca đẹp nhất được ra đời, đi

Page 281: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

281 

 

giữa tình yêu và Phật tính. Có một trái tim vĩ đại đằng sau những dòng thơ của Issa. Một lần, ngỡ ngàng trước mùa xuân quê nhà, nơi sinh ra ông, nhà thơ đã xúc động, viết:

Lạ thay, lạ thay Ngôi nhà thơ ấu ấy Mùa xuân sớm hay.

Issa đưa mùa xuân vào thế giới haiku với cái nhìn thơ dại, với những sự vật tầm thường và bé mọn, gần gũi và khả ái, mặc dầu cuộc đời của ông có quá nhiều đau khổ. Có lúc, Issa phải thốt lên:

Ta bà một cõi đau Cho dù mùa xuân đó Đang nở những hoa đào.

Hay:

Bao lời chúc mừng Mùa xuân tôi vẫn Thường thường bậc trung.

Cuối đông, gần xuân, trong căn nhà không ánh sáng, bốn bề là tuyết trắng, Issa qua đời. Người ta tìm thấy bài thơ cuối cùng:

Muôn phần tri ân Chăn giường tôi tuyết trắng Từ Tịnh Độ rơi sang.

Page 282: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

282 

 

Qua bài thơ, ta thấy Issa nhìn tuyết trắng rơi trên tấm chăn đắp như một món quà của Tịnh Độ Niết Bàn. Và ông yên tâm về cõi vô thường, đúng với tinh thần một tín đồ của Tịnh Độ Chân tông. Có lẽ, với cuộc đời và suy nghĩ như vậy, hầu hết người Nhật đều yêu thơ Issa. Thiên nhiên vốn là đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông, Nhật Bản cũng vậy. Mùa xuân đã làm nên nét riêng trong haiku, khiến bao đời nay, nhiều thế hệ đã tìm đến đây, đọc lại những tâm tình, lễ nghi tôn giáo của tâm hồn xứ Phù Tang. H.V.H (1) Những câu thơ trong bài viết được trích từ: - Hài cú nhập môn, NXB Trẻ, TPHCM, 2000. - Văn học Nhật Bản, từ khởi thủy đến 1868, Nhật Chiêu, NXB Giáo dục, 2003.

MÙA XUÂN BẤT DIỆT

Như Đăng

Ánh sáng của tuệ giác vẫn rạng ngời đối với những ai còn kính tin Phập pháp, còn tu trì theo lời dạy của đức Thế Tôn. Vẫn biết ngày mai đây, ngọn đèn của chánh pháp sẽ bị vụt tắt bất cứ lúc nào trước cơn giông bão của thời mạt pháp theo sự biến đổi của lẽ vô thường... Dẫu biết rằng Xuân đến, Xuân đi là lẽ thường của tạo hóa. Xuân đến thì đời tươi thắm như

Page 283: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

283 

 

đóa hoa buổi sớm, Xuân đi chẳng khác gì rặng liễu đìu hiu trước gió. Xuân đáo thiên hoa khai vũ hậu, Thu lai vạn vật trụy sương tiền. Bởi ngẫm được sự thật khắc nghiệt của quy luật đất trời, Nguyễn Danh Nho đã phải thốt lên: “Anh hùng sự khứ thu phong diệp, Phú quý thời lai Xuân vũ hoa” (Sự nghiệp anh hùng qua đi như lá rụng mùa Thu, giàu sang đến như hoa trong mưa Xuân). Cũng có kẻ phải mang tâm trạng nuối tiếc, hoảng sợ khi đối diện với mùa Xuân: Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng Hạ mới ngày Xuân. Xuân đương tới nghĩa là Xuân đương qua, Xuân còn non nghĩa là Xuân sẽ già, Mà Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. Xuân Diệu

Nhưng cũng cùng một cảm nhận Xuân khứ, Xuân lai. Vị Quốc sư Vạn Hạnh đã phát biểu bài kệ đầy lạc quan và hy vọng: Thân như ánh chớp có rồi không, Cây cối Xuân tươi Thu não nùng.

Page 284: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

284 

 

Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi, Kìa kìa ngọn cỏ giọt sưong Đông Một bài kệ ngắn toát lên tinh thần bất diệt của thiền sư. Ngài đã thấu hiểu rất sâu sắc quy luật tự nhiên: Xuân tươi, Thu não nùng. Nhưng không phải là đón nhận bằng tâm trạng chán chường như Nguyễn Danh Nho hay luyến tiếc muốn ôm giữ mãi như Xuân Diệu. Ngài đã mở tâm hồn mình nhìn vũ trụ vần xoay bằng con mắt của bậc thức giả. Nếu nhà Nho, nhà thơ của thế gian chỉ cảm nhận mùa Xuân bằng góc độ một chiều phiến diện, thì nhà sư lại thấy chúng là thực thể sinh động, vận hành liên tục theo quy luật của tự thân. Vạn hữu không bao giờ đứng yên, luôn luôn vận động cùng dòng thời gian bất tận. Cái quy luật khứ lai của mùa Xuân vẫn tuần hoàn bất chấp đời người thay đổi. Do đó, nếu Xuân đi thì một ngày nào đó Xuân lại đến. Hôm nay thịnh, ngày mai suy cũng là lẽ thường tình của tạo hóa. Nhưng cái suy không phải là vĩnh viễn, nếu nỗ lực có phương pháp vẫn trở lại thịnh vượng. Vị Quốc sư nhà Lý đã dạy cho chúng ta thái độ lạc quan chấp nhận sự thật của cuộc đời, từ đó ta mới có can đảm vượt qua nghiệt ngã trước mắt và lấy lại hy vọng. Bởi lẽ tất cả chỉ như là sương trên đầu ngọn cỏ. Hình ảnh ngọn cỏ giọt sương gợi cho chúng ta tinh thần cởi mở, nhìn vấn đề dưới góc độ tích cực và không vướng mắc vào khổ đau. Khổ đau đến một thời điểm sẽ qua đi như là sương tan trong nắng sớm. Phật học Trung Quốc có câu: “Thời gian sẽ trôi qua, hãy để thời gian xóa sạch phiền não của bạn”.

Page 285: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

285 

 

Cùng một mạch tư tưởng với Vạn Hạnh, thiền sư Mãn Giác cũng nhận định tinh tế và đầy triết lí nhân sinh qua hình ảnh của Xuân: “Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười. Việc đời qua trước mắt, Già đến trên đầu rồi! Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết. Ngoài sân đêm trước một cành mai”.

Đọc cả bài kệ, không ai có thể tìm ra câu nào thiền sư thốt lên lời lẽ bi quan chán nản. Cũng là Xuân khứ, Xuân lai. Cũng giống như Vạn Hạnh, ngài Mãn Giác nhìn mùa Xuân đa diện và đầy sức sống bất kể là Xuân đến hay Xuân tàn bởi trong tim của ngài luôn cháy bỏng niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Nếu nói mùa Xuân là mùa của những gì tươi đẹp nhất, ví như thiếu nữ tràn đầy nhựa sống, thì tại sao người ta không thể làm cho mùa Xuân mãi mãi trường tồn cùng năm tháng? Nếu nói đó là tuần hoàn của tự nhiên thì mùa Xuân chẳng qua là một khoảng thời gian, có

Page 286: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

286 

 

gì là tươi đẹp đâu. Nếu như chúng ta nhìn mùa Xuân bằng con mắt của ngài Mãn Giác thì ta có thể thấy Xuân luôn hiện hữu với mình không bao giờ mất. Cái gọi là mùa khởi đầu trong năm có phải là được biểu hiện qua những hình ảnh muôn hoa khoe sắc, cánh đồng cỏ xanh mơn mởn hay đơn giản là một đôi bươm bướm trắng, phấp phới sấn hoa bay (Trần Nhân Tông). Nói cách khác Xuân không phải là cái gì tự sinh, mà chẳng qua là sự biểu hiện của thiên nhiên dành cho ta. Nhưng trước cái Xuân tươi đẹp ấy là mùa Đông quạnh hiu, giá buốt và thiếu đi sức sống cho cuộc đời. Nếu không có mùa Đông thì có xuất hiện màu Xuân hay không? Đến đây ta có thể nhận ra, mùa Xuân là sự tiếp nối của mùa Đông. Chính chất liệu mùa Đông làm nên biểu hiện của mùa Xuân. Mùa Đông chẳng thể trường tồn và mùa Xuân cũng thế. Nhưng cho dù mùa Xuân đã qua, mùa nào tới đi nữa thì chính chất liệu mùa Xuân đã làm nên những mùa ấy. Bốn mùa tuần hoàn, ta có thể cảm nhận hương vị của cả bốn mùa trong bất cứ mùa nào. Bởi mùa này là sự tiếp nối của mùa trước, nếu đi một vòng tròn thì có phải chăng là mùa Xuân vẫn còn mãi mãi? Sự tồn tại của cái Xuân không phải là hình ảnh hoa mai hay đôi bướm mà có thể là cái nắng gắt trong mùa Hạ, cái lá vàng của mùa Thu hoặc hơi gió lạnh mùa Đông. Bởi chính mùa Xuân qua đi mới tạo nên hình ảnh ấy, nói cách khác trong những mùa còn lại đều có sự có mặt của Xuân. Cành mai của Mãn Giác đã dạy cho ta bài học ấy. Bài học về sự vô sinh vô diệt. Hoa rụng là

Page 287: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

287 

 

một cảnh tượng buồn nhưng trước đó nó có thể là một nhánh mai vàng hoe khoe sắc trên cây. Hoa rơi về cội, khi phân hủy lại trở thành dưỡng chất nuôi cây. Dưỡng chất ấy góp phần làm nên những cành hoa mới. Như vậy ta có thể thấy được tính tương tức của cành hoa, hoa đang rụng là hoa đang nở, hoa đang nở chính là hoa đang tàn. Liên tục liên tục, không ngừng nghỉ thì cành mai ấy tồn tại mãi với thiên nhiên cây cỏ, bất chấp sự vô thường của tạo hóa. Do cảm nhận tính vô sinh vô diệt của cành mai, ngài Mãn Giác đã gợi lên mọi ý niệm sinh tử thông thường. Cái chết đến với cuộc đời ngài là điều không tránh khỏi. Nhưng ngài chết đi vẫn còn đệ tử ngài, vẫn còn những di sản cho hậu thế, vẫn còn những đóng góp cho cuộc đời, cho đạo pháp. Ngài vẫn tồn tại nhưng với hình thức khác. Linh hồn của ngài mãi song hành theo từng bước chân của dân tộc, thở cùng một hơi thở của đạo Phật Việt Nam. Ngài đã nhập cùng một thể tánh với chân thường của vạn pháp. Phập pháp cũng vậy. Suốt hai ngàn năm đồng hành cùng dân tộc. Có gian nguy nào mà Phật giáo Việt Nam chưa từng trải. Nhẹ thì bị bài bác như các Nho thần Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu, Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ v.v… Nặng thì bị đàn áp khốc liệt như nhà họ Ngô. Dù là trong những thời kì đen tối nhất của trang sử đạo, tinh thần từ bi của Phật Đà vẫn thấm nhuần khắp nhân gian. Chùa có thể phá, tượng có thể đập, kinh có thể đốt nhưng không ai có thể dẹp được cái Tam bảo trong tâm mỗi con người. Trải bao cuộc thịnh suy, có nguy mà chẳng mất (Hòa Dzeánh).

Page 288: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

288 

 

Ánh sáng của tuệ giác vẫn rạng ngời đối với những ai còn kính tin Phập pháp, còn tu trì theo lời dạy của đức Thế Tôn. Vẫn biết ngày mai đây, ngọn đèn của chánh pháp sẽ bị vụt tắt bất cứ lúc nào trước cơn giông bão của thời mạt pháp theo sự biến đổi của lẽ vô thường. Với tất cả tâm thành, những người con Phật sẽ tiếp tục thắp lên ngọn lửa của đạo giải thoát. Mỗi người chúng ta hãy là sứ giả của Như Lai để cùng nhau gầy dựng tương lai Phật giáo mãi trường tồn, mãi là mùa Xuân bất diệt giữa cõi Ta-bà ngũ trược.

Page 289: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

289 

 

Cảm Nhận Về Mùa Xuân Qua Bài Kệ Của Thiền Sư Mãn Giác

Thích Nữ Tâm Thư

Nếu tâm chúng ta tịnh và an thì mọi cái gì gọi là dơ uế nhất thì cũng đều là sạch cả. Vì tâm chúng ta còn vọng động còn chấp trước nên còn bị vướng kẹt vào “sắc không” nếu chúng ta biết nhận ra bản lai diện mục của chính mình và quán triệt các pháp đều do duyên giả hợp thì sẽ không còn bị vướng kẹt vào chỗ “sở tri sở kiến” do mình tạo ra nữa.

Như chúng ta đã biết Thiền Sư Mãn Giác là một bậc cao tăng đức độ, Ngài là người họ Lý tên Trường, người đất Lũng Triều, huyện An Cách, con của quan Trung Thư Ngoại Lang Lý Hoài Tố, thuở nhỏ Ngài là một người rất ham học, thông cả Nho Phật, Thiền Sư thuộc thế hệ thứ 8 dòng Vô Ngôn Thông. Ngài là người được vua Lý Nhân Tông và Hoàng Hậu rất mực kính trọng. Trước khi Ngài viên tịch có để lại một bài kệ mà mãi cho đến bây giờ vẫn

Page 290: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

290 

 

còn được nhiều thế hệ ca tụng và lưu truyền. Bài kệ đó có tên là “Cáo Tật Thị Chúng”. Bài kệ còn mang đậm tính nhân văn được tác giả nói đến như là một sự bừng tĩnh giác ngộ tâm Phật, thể hiện sự bất biến của vạn pháp chân như trước lẽ luân hồi sanh diệt của vạn vật.

Nói đến xuân, hầu như ai cũng nghĩ đến sự tốt đẹp, an vui, mới mẻ. Bởi vì mùa xuân là mùa của tiết trời ấm áp, của vạn vật hồi sinh sau những ngày tháng đông tàn tạ lạnh lẽo. Mùa xuân cũng khiến lòng ta dịu lại, trải rộng ra, hòa nhập với đất trời và đồng cảm với mọi người. Hoa là biểu tượng cho cái đẹp, một cái dễ tàn phai theo năm tháng và chịu quy luật của vô thường sinh diệt biến dị.” Xuân sanh hạ trưởng thu liễm đông tàn”. Mùa xuân đất trời theo luật tuần hoàn đến rồi lại đi. Con người trong chúng ta cũng vậy, sẽ chịu ảnh hưởng của luật vô thường sinh già bệnh chết. Tất cả đều chuyển dịch, đều đổi thay,đều sinh diệt, như sương buổi sớm như nắng chiều thu. Trong câu thơ tác giả có nói:

“Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai”

Ở hai câu thơ này chúng ta thấy có một cái gì đó đang chuyển động thật khẽ, thật êm trong trời đất, trong vạn vật. Động từ “khứ- đáo”, “lạc- khai” thể hiện một cái gì đó như là sự hồi sinh của đất trời sau những tháng đông lạnh lẽo. Và ở hai câu thơ tiếp theo chúng ta lại bắt gặp một hình ảnh rất thân

Page 291: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

291 

 

thuộc mà ai trong chúng ta cũng sẽ phải trải qua đó là câu:

“Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai”

Hai câu thơ này có nghĩa là:

“Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi”

Đây là sự bất lực của con người đối với cái lẽ luân hồi của vạn vật. Nên, vì vậy ở đây tác giả muốn nhắn gửi cho chúng ta thấy được cái lẽ vô thường trong đời sống mà cố gắng “Thúc liễm thân tâm trao dồi đạo hạnh”. Trong chúng ta ai cũng biết thời gian trôi nhanh không bao giờ dừng nghỉ, mới ngày nào đang độ tuổi thanh xuân căng tràn sức sống mà nay đã “già đến rồi”, định luật vô thường nào có tha cho ai bao giờ. Nhưng ý thức được cuộc đời là vô thường không phải để ta đắm mình trong bi quan, phó mặc cho dòng đời đưa đẩy, mà phải nhận chân ra đó là sự huyễn mộng của các pháp để không bị vướng vào ngũ dục lục trần. Hoa nở rồi cũng tàn, người đẹp rồi cũng chết. Hạnh phúc của thế gian chỉ là tạm bợ, đâu có gì là thật! Có một số người quan niệm sự tu hành chỉ dành cho người già, còn trẻ thì không cần phải tu vì còn nhiều thời gian, còn nhiều hoài bão để

Page 292: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

292 

 

thực hiện. Nhưng cái chết đâu phải dành cho người già, nên người xưa có câu:

“Chớ đợi đến già mới học đạo

Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”

Thấy rõ cuộc đời là vô thường, là mộng ảo, nên ta phải cố gắng tu, tu trong từng cử chỉ, hành động của mình để chuyển đổi các nghiệp bất thiện thành những nghiệp thiện. Lạ thật! một đêm cuối xuân, ngoài vườn hoa rụng hết sao vẫn còn một cành mai nở rộ cho Thiền Sư Mãn Giác ngắm nhìn? Đây là một khoảnh khắc mà muôn đời không dứt, một sát na mà tồn tại vĩnh hằng

“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai”

Hóa ra vẫn có một cái gì vẫn còn thường trụ trong vạn pháp vô thường, vẫn có một mùa xuân bất diệt trong dòng đời biến chuyển tử sanh. Bằng cái thấy siêu việt nhất nguyên nên Thiền Sư luôn sống trong mùa xuân vĩnh cửu, Ta Bà cũng là Tịnh Độ, phiền não cũng là Bồ Đề. Nên người xưa mới có câu:

“Tâm tịnh quốc độ bình

Tâm an quốc độ an”

Nếu tâm chúng ta tịnh và an thì mọi cái gì gọi là dơ uế nhất thì cũng đều là sạch cả. Vì tâm chúng ta còn vọng động còn chấp trước nên còn bị vướng kẹt vào “sắc không”

Page 293: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

293 

 

nếu chúng ta biết nhận ra bản lai diện mục của chính mình và quán triệt các pháp đều do duyên giả hợp thì sẽ không còn bị vướng kẹt vào chỗ “sở tri sở kiến” do mình tạo ra nữa.

Tóm lại, bài kệ của Thiền Sư Mãn Giác cho chúng ta thấy mùa xuân tuy đi qua nhưng nó vẫn còn tồn tại trong mỗi chúng ta vì đó là một mùa xuân của pháp vị, một mùa xuân mà vẫn luôn hằng tồn bất biến và vẫn được lưu giữ cho đến bây giờ trải qua 25 thế kỉ. Rõ ràng đó là pháp âm vi diệu vẫn còn vang đọng từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Qua bài kệ này giúp cho ta biết và nhận chân ra sự thật “khổ-vui” để cùng nhau sách tấn tiến tu trên con đường chuyển hóa tự thân vì:

“Vui trong tham dục vui là khổ

Khổ để tu hành khổ hóa vui”

Hạnh phúc thế gian chỉ là trò vô thường huyễn hóa làm che mắt những kẻ đam mê dục lạc. Còn chúng ta là đệ tử Phật, đã noi theo dấu chân Phật Đà lẽ nào cứ mặc cho sự đời trôi qua một cách vô ích hay sao? Nên “khổ để tu hành khổ hóa vui” là vậy…..!!!!

Page 294: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

294 

 

MÙA XUÂN TRONG CỬA PHẬT

HoàngHươngThủy

Khi mùa Giáng Sinh và Tết Dương lịch đến là mùa đông lạnh giá cũng đang về mang theo tuyết trắng phủ ngập đường sá, dày nặng trên mái nhà, che lấp xe cộ ven đường… Đó là mùa lạnh miền Đông nước Mỹ. Còn ở miền Tây, xứ Cali nắng ấm cũng bắt đầu có những cơn mưa tưới tẩm ruộng vườn đồi núi. Những con sông khô cạn qua mấy năm liền hạn hán cũng bắt đầu có nước tràn về, đầy sông, chảy lao xao róc rách len qua các lùm cây, bụi cỏ làm tươi mát không gian. Mùa đông ở đây tuy không rét buốt băng giá nhưng cái lạnh sau cơn mưa cũng có khi xuống đến 40 độ F. Cái lạnh khô ấy cũng làm tê tái những người già và em bé. Bệnh cảm cúm cũng theo đó đến viếng thăm nhiều người … Mùa đông đến cũng có nghĩa là mùa đông đang đi, đang trôi theo dòng thời gian với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông… rồi lại Xuân. Con người cũng bận rộn theo tháng năm, tất bật làm ăn sinh sống suốt bốn mùa nên nhiều khi quên đi tiếng đập của thời gian. Mỗi ngày như mọi ngày nên quá quen với sự đổi thay của nước chảy mây trôi ngày qua tháng lại để miệt mài với công việc của đời thường. Cứ thế cho đến khi ngừng, nghỉ, chợt ngẩng mặt nhìn trời thì chao ôi, cỏ cây hoa lá đang hồi

Page 295: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

295 

 

sinh dưới nắng ấm của mùa Xuân mới đang về. Chồi non, cây xanh, cỏ mượt, hoa tươi thắm đang hé nụ tươi cười trong cái se lạnh còn sót lại của mùa đông qua. Phải chăng mùa Xuân lại đang về ...

“Ô hay Xuân đến bao giờ nhỉ?

Nghe tiếng hoa khai bỗng giật mình.

Sáng nay thức dậy choàng thêm áo,

Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh!”

Đó là lời của nhà thơ – là thi sĩ Huyền Không - là hòa thượng Mãn Giác. Khi mà thời gian tuông chảy đêm ngày không ngừng nghỉ và sự đời cũng chảy tuông như thế thì có gì mà không mới mẻ trong từng khoảnh khắc? Nói đến mùa Xuân là nói đến sự tươi đẹp an lành. Thế nhân thường mượn mùa Xuân để nói đến cuộc sống tươi vui đầy sức sống vươn lên, nên tuổi trẻ được gọi là tuổi thanh xuân, tuổi đầy sức sống. Và muốn được sống tươi vui như mùa xuân thì cần phải có Tâm Mùa Xuân, tức là lúc nào lòng cũng mới mẻ, tươi vui, không cũ kỹ, khô cằn như mùa thu lá rụng, mùa đông lạnh giá. Có lẽ nhà thơ muốn nói với chúng ta như thế.

Sư Tổ Trúc Lâm cũng có bài kệ về mùa Xuân mới:

“Thủy khởi khải song phi

Bất tri Xuân dĩ qui

Page 296: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

296 

 

Nhất song bạch hồ điệp

Phách phách sấn hoa phi”

Bản dịch:

Ngủ dậy mở cửa sổ

Ngờ đâu Xuân đã về

Một đôi bươm bướm trắng

Nhịp cánh nhắm hoa bay.

“Ngủ dậy”, phải chăng Tổ Sư muốn nhắn nhủ với chúng ta là chúng ta đã tỉnh giấc mê muôn thưở? để mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi mà không vướng mắc, để chỉ thấy chân tâm hiện tiền … sáng ngời, còn tìm đâu xa, mở cửa sổ liền thấy bướm trắng nhẹ nhàng bay đến bên cành hoa. Xuân đến làm đổi mới không gian, con người và cuộc đời. Xuân đến cho ta niềm tin yêu mới, rọi xuống hồn ta những tia hy vọng. Ta cứ việc ươm niềm tin yêu hy vọng ấy vào những ngày đầu xuân thì ta sẽ buông bỏ được mọi ưu tư phiền muộn của cuộc sống, quên đi những vất vả khó khăn của đời thường, để trọn vẹn sống với những ngãy Xuân, ngày Tết. Lúc đó chắc chắn ta sẽ thấy được “Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh” như hòa thượng Mãn Giác đã thấy. Vậy ta hãy cứ vui xuân, hưởng xuân và hãy cứ khoác lên mình chiếc áo nhuộm màu vũ trụ mới toanh.

Page 297: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

297 

 

Ngày xưa, rất xưa, cách đây đến 10 thế kỷ, thiền sư Mãn Giác thế kỷ thứ 11 đời Lý cũng đã từng làm thơ ca tụng mùa xuân mới, cho dù Xuân đến, Xuân đi, Xuân tàn, nhưng qua thơ, Ngài đã để cho mùa Xuân khi tái sinh, bởi vì hoa lá, cây cành tưởng tàn úa khi đông qua, lại bắt đầu cho ta những chồi non, những nụ hoa tươi thắm.

Hãy lắng nghe tiếng thơ của Thiền Sư:

“Xuân khứ, bách hoa lạc

Xuân đáo, bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tùng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”

Bản dịch của Ngô Tất Tố:

“Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai.”

Thiền Sư Mãn Giác bắt đầu bài thơ bằng từ “rụng” và kết thúc bài thơ bằng từ “nở”. Xét

Page 298: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

298 

 

nội dung tuần hoàn, vốn không đầu không cuối thì rụng rồi nở hay nở rồi rụng thì cũng giống nhau thôi, nhưng hiệu ứng cảm xúc thì có khác. Phải chăng Thiền Sư muốn tạo cho nhân sinh một niềm tin – rụng rồi sẽ nở:

“Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai.”

Nhưng nếu nói ngược lại thì nó sẽ như là một lời cảnh cáo: nở ra rồi thì cũng rụng thôi! Luân hồi là giáo lý nền tảng của Phật Pháp, cũng như Nhân và Quả. Việc sống chết như hai mặt của một tờ giấy, có sinh thì có hóa, có hóa tất có sinh. Người đắc đạo bình thản nhìn cõi tịch diệt như cõi trở về. Thơ của vị cao tăng viết khi có bệnh mà mở đầu đã nêu luật luân hồi hẳn là để đạt an nhiên cho tâm trí, thanh thản chấp nhận qui luật sinh hóa. Còn hay mất thì cũng là hư ảo. Lòng người sẽ lặng và trong như mong muốn của bao bậc tu hành. Toàn bài thơ là cả một khối giáo lý liền mạch về cõi vô thường - trong đời không có cái gì tồn tại mãi. Xuân đến xuân đi, hoa rụng hoa nở. Việc đời đổi thay, trẻ qua già tới.

“Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai”

(Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa nở)

Page 299: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

299 

 

Các lập luận trong bốn câu thơ đầu là cùng chiều. Nhưng hai câu kết thì lại khẳng định: Mùa Xuân là vĩnh viễn, cái đẹp là vĩnh hằng – như là mâu thuẫn với thuyết không có gì là vĩnh cửu ở trên. Hay đó là phút đốn ngộ của vị thiền sư thoạt tìm ra chân lý? Thuyết vô thường của nhà Phật đã trở thành chân lý để giải thích mọi biến thiên. Nếu hai câu đầu nêu thuyết luân hồi như một chính đề thì hai câu ba bốn lại như một phản đề. Chính đề từ giáo lý, phản đề là hiện tượng trong đời sinh động và cụ thể.

“Sự trục nhãn tiền quá

Lão tùng đầu thượng lai”

(Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi)

Việc đời vô thủy vô chung, đuổi nhau ngay trước mắt mình, không thể không thấy. Còn sự già nua thì cứ đầu mình mà tới (tóc bạc), muốn tránh cũng không được. Phối ý hai câu thơ lại sẽ thành tiếng thở dài ngậm ngùi trong luận đề phi lý của triết học hiện sinh. Hai câu đối nhau chặt chẽ, bàn lẽ rộng xa, nhưng chứng cứ thì hội tụ vào thân xác con người (mắt, đầu). Đây chính là đặc sắc của Thiền học Lý Trần Việt Nam. Sống bền chắc với đời để mà vui cõi đạo (Cư trần lạc đạo). Nắm chắc giáo lý vĩnh cửu của Phật Pháp nhưng các thiền sư vẫn lắng nghe tiếng đập

Page 300: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

300 

 

cửa hằng ngày của cuộc đời. Tất cả nằm trong câu 3 và 4. Có thể thuyết luân hồi chưa đủ cho lòng người yên ổn chăng? Vì vậy mà những nhà thơ đời thường như Xuân Diệu đã nói lên tiếng nói của tình yêu lứa đôi, của khổ đau và hạnh phúc, của những trăn trở vui buồn, được mất. Tiếng than trách đó ta nghe quá nhiều qua thơ văn mới thời tiền chiến như:

“Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu

Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu”

Người ta đã tính toán so đo trong tình yêu – cho và nhận. Đó là thứ tình yêu ích kỷ, muốn chiếm đoạt, cho nên họ buồn chán đau khổ than khóc. Cho nên họ khác với các thi sĩ thiền sư, họ đâu thấy được đông tàn xuân lại đến, hoa rụng rồi hoa lại nở khi mùa xuân mới lại trở về. Chế Lan Viên cũng thấy xuân đang đến nhưng không thấy được mùa xuân tươi mới mẻ. Xuân đến mà ông lại than:

“Tôi có chờ đâu có đợi đâu

Đem chi xuân lại gợi thêm sầu

Với tôi tất cả đều vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau.”

Có lẽ trong một lúc nào đó thấy cuộc sống là vô vị, vô nghĩa, một ngày như mọi ngày,

Page 301: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

301 

 

cuộc sống cứ trôi đi trong cái “hỉ nộ ái ố” nên chỉ thấy khổ đau, buồn chán mà không nhìn thấy được cái hạnh phúc tái sinh của muôn loài qua dòng trôi chảy. Không là nhà tu, không là thiền sư nên người đời đã đánh mất niềm tin yêu hy vọng. Họ đâu thấy được hoa rụng rồi hoa nở. Họ chỉ thấy sinh già bệnh chết, cuộc đời ngắn ngủi quá, cuộc sống phi lý quá! Làm sao thấy được hết chu kỳ của cuộc sống, con người và cỏ cây hoa lá lại tái sinh. Xuân, Hạ, Thu, Đông, rồi lại Xuân.

Người già cứ đi vào cõi thiên thu thì trẻ thơ, em bé lại được sinh ra để rồi đi vào đời, biết đâu với một tâm hồn mới mẻ, trẻ trung hơn. Dòng đời cứ trôi chảy như luân hồi sinh tử, như dòng thời gian cứ cuốn trôi sáng trưa chiều tối, như bốn mùa luân phiên đổi thay. Trong “Phấn Thông Vàng”, Xuân Diệu đã nhìn cuộc đời trôi đi với nỗi chán chường tuyệt vọng, cũng cố ngoi lên để sống, nhưng là cái vươn lên của những người níu kéo cuộc sống trong tuyệt vọng. Cũng chỉ là “để tìm quên” mà thôi! “Ai lại không nghe ít ra là một lần nỗi đìu hiu của ao đời bằng phẳng. Chúng ta nhảy múa gào khóc, quay cuồng để cho có việc, nếu không ta sẽ thấy một sự vắng vẻ vô cùng thê lương. Và dù siêng năng đến đâu đôi lúc ta cũng bắt gặp ở đáy hồn ta một nỗi trống không rất tuyệt vọng”.

Xuân Diệu thời hiện đại mà cũng còn viết

Page 302: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

302 

 

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”

Xuân đến, hoa nở, nhưng mùa hoa này với ông không còn như mùa hoa trước. Thơ nhân loại cổ kim đã có nhiều bài diễn đạt thành công nỗi buồn tức tưởi của con người như Thôi Hiệu của Trung Hoa viết:

“Hạc vàng bay mất từ xưa

Nghìn năm mây trắng bây giờ vẫn bay.”

(Tản Đà dịch)

Một nhà thơ của Ý, Salvatore Quasimodo, bên trời Âu cũng thấy nỗi buồn cô đơn:

“Mỗi người đứng một mình

Trên trái tim quả đất

Lòng xuyên qua tia nắng mặt trời

Và chưa chi chiều đã tắt”.

Cho nên học tu là học buông bỏ, chấp nhận cuộc sống như nó vốn là, nó cứ đến rồi nó cứ đi, nhưng ta thì vẫn phải sống. Bài thơ của vị Thiền sư thế kỷ 11 là một quá trình giác ngộ chân lý. Câu thơ “Đêm qua sân trước một cành mai” đã hòa nhập với câu thơ “Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh” của hòa thượng Mãn Giác thế kỷ 20 để từ đó cùng nhau:

“Ta từ sinh tử về chơi

Page 303: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

303 

 

Ngồi trên chóp đỉnh mỉm cười với trăng.”

(Huyền Không – HT Mãn Giác)

Xuân đi xuân đến, hoa rụng hoa nở là niềm tin yêu hy vọng cho chúng ta. Hãy vui cùng Xuân mới, hãy cười với ngày Tết đến vì không gian đang đổi mới, ta cũng hy vọng hồn ta cũng mới theo. Những tâm hồn già nua ưa triết lý, lý luận thì dù triết lý lý luận có nhanh đến đâu cũng không thể bắt kịp nhịp đời đổi mới này. Chỉ những tâm hồn trẻ thơ, không toan tính so đo, không chất đầy ý tưởng, những tâm hồn luôn mở rộng cửa đón chào sự sống nảy sinh trong từng giây phút mới là những tâm hồn sống thực sự trọn vẹn. Đó là những tâm hồn luôn mới mẻ. Cho mãi đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao nhân gian lại gọi ngày Tết là “Tết Di-Lặc”. Vì ngài là Phật của Tết, của Xuân. Vì Phật Di Lặc đã mãi mãi mang một nụ cười. Có thứ màu trẻ trung nào hơn để trang điểm cho trẻ mãi bằng nụ cười? Phật Di Lặc không chỉ cười một lần. Ngài cười suốt thiên thu. Mùa Xuân trong cửa Phật thật có khác. Nhưng làm sao cười hồn nhiên được khi lòng chất chứa bao thị phi ngang trái, thân dính mắc bao cảnh đời danh lợi nổi chìm? Nhà Phật bảo: “Buông xả, buông xả”.

Chỉ hai tiếng mà vẽ nên nền Đạo thiên kinh vạn quyển. Thì ra kinh đã vẽ đường cho

Page 304: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

304 

 

chúng ta đi. Và đi là “vượt qua, vượt qua”. Vượt qua là buông xả, buông xả là vượt qua.

Có người hỏi Hóa thân Di Lặc:

- Phật Pháp là gỉ?

Hóa thân bỏ bị vải xuống.

Hỏi thêm:

- Có gì hay nữa không?

Hóa thân vác bị cất bước lên đường.

Trừu tượng một chút, ta có thể nghe được:

- Phật Pháp là gì? – Là buông xả

- Có gì hay nữa? - Sống

Thì ra buông xả mà vẫn cứ sống, sống khắp nơi, khắp chốn mà vẫn cứ là buông xả hết mọi sự.

Cũng có người hỏi Hóa thân Di Lặc:

- Hòa thượng ở đâu?

Hòa thượng đáp:

- Bình bát cơm ngàn nhà, thân chơi muôn dặm xa.

(Nhất bát thiên gia phạn, Cô thân vạn lý du.)

Âm hưởng của câu thơ chữ Hán nồng nàn và mênh mang, cho ta hình dung được nỗi cô liêu của một con người. Sử sách ghi thêm một hóa thân Đức Di Lặc: cũng cốt cách anh

Page 305: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

305 

 

hùng mà hồn nhiên trẻ thơ đến lạ. Ngày nhỏ tôi thuờng theo mẹ đi chùa nhưng tôi không vào lễ Phật mà thường quanh quẩn bên tượng Phật Di Lặc. Tôi thích nụ cười của Ngài, cười toe toét, cười một cách thoải mái. Năm đứa bé phá phách đeo bên mình móc tai móc mũi móc miệng … mà Ngài vẫn cười. Ngài là con người hạnh phúc, con người của mùa Xuân, ai nhìn vào cũng thấy hoan hỉ, cũng muốn cười theo. Nhưng làm sao cười được như thế? Chính là do tâm Ngài hỷ xả. Bỗng một ngày tôi gặp được hai câu:

“Bụng lớn năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ

Mắt từ thường xả, xả những điều khó xả của thế gian.”

Được ghi dưới tấm ảnh vẽ hình đức Di Lặc. Tôi thích chí vô cùng và cố gắng nguyện sống được phần nào theo câu kệ ấy. Nguyên văn chữ Hán tôi cũng tình cờ đọc được:

“Đại đổ năng dung, dung thế gian nan dung chi sự

Hàm nhan vi tiếu tiếu thế gian nan tiếu chi nhân.”

Cái duyên may cho tôi được đến với Ngài, yêu Ngài, kính Ngài và học theo hạnh hỷ xả của Ngài qua hai lần tình cờ đọc kệ và kết hợp lại và tâm đắc. Và ngày nhỏ xa xưa ấy tôi đã yêu thích nụ cười hồn nhiên tự tại ấy

Page 306: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

306 

 

của Ngài cùng năm đứa bé đeo quanh Ngài. Ngày ấy tôi cũng hay sờ vào cái bụng lớn của Ngài rồi tự nhiên tôi cũng cười theo vui vẻ cùng Ngài và mấy đứa bé. Tôi là một Phật tử đi chùa nghiệp dư, kinh kệ không thuộc nhưng tin tưởng rằng chỉ một lòng hướng Phật trong sáng cũng đủ cho tôi có quyền tới lui viếng chùa học Phật. Những năm tháng ở quê nhà, tôi chưa hề biết học Phật, không hề biết đến Phật pháp, chỉ biết mình theo đạo Phật vì gia đình ông bà tổ tiên thờ Phật, và mỗi đứa con cháu trong gia đình đều được đem đến chùa quy y lúc được một, hai tuổi. Lớn hơn một chút rồi học hành ra trường và đi xa, tôi được mẹ đeo vào cổ một sợi dây chuyền tượng Quán Thế Âm với lời dặn: “Gặp khó khăn, bất trắc, bệnh hoạn, con hãy cầu ‘Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát’ thì Phật Bà sẽ giúp con vượt qua mọi tai ương hoạn nạn”. Mãi đến khi mẹ tôi gặp được Ni Sư Trí Hải, mẹ tôi mới thật sự học Phật và dẫn dắt tôi theo Sư để bước đầu đi vào đường Đạo. Nhưng một hai năm bên Sư tôi cũng chưa thật sự học hiểu và hành, nhưng tôi đã bước đầu tin yêu và quý trọng những lời nói vàng ngọc của Đức Thế Tôn. Tôi chưa biết hệ thống hóa nền đạo lý của Đức Phật để biết được Phật Pháp của Đức Thế Tôn bắt đầu từ đâu. Khi rời nước ra đi và định cư tại Mỹ bỗng dưng thấy mình đã đạt đến chân trời tự do, nhưng sao lại thấy lòng mình tràn dâng một mối thương tâm. Thương cảm cho

Page 307: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

307 

 

chính mình và thương tiếc một quê hương mãi mãi khổ đau trong đó có những người thân trong gia đình, bạn bè và tuổi trẻ đang khát khao đi tìm một phương trời cao rộng. Những trăn trở thao thức đó trong tôi dần dần được giải tỏa do tôi bước đầu được học Phật, nghe Pháp. Kinh điển, lời dạy, bài giảng, những điều được khuyên nhủ qua các hòa thượng, thiền sư, thiện tri thức ở đây quá nhiều cho tôi tha hồ tìm hiểu. Những buổi thuyết pháp, những phương thức tu học rồi tâm truyền tâm, miệng truyền miệng, tất cả đã giúp tôi mạnh dạn học và hành để đi dần vào Đạo. Cuốn sách đầu tiên tôi được đọc, hiểu và thích thú đã giúp tôi “từng bước nở hoa sen”, đó là cuốn “Đường Xưa Mây Trắng” của thầy Nhất Hạnh. Cuốn sách đã hệ thống hóa trong tôi nền đạo lý siêu việt của Đức Thích Ca, cho tôi niềm tin yêu với đạo Phật, với Tam Bảo, mở ra cho tôi một chân trời Từ Bi và Trí Tuệ, giúp tôi tâm đắc với các bài giảng dạy của Đức Thế Tôn qua hai bài “Tứ Diệu Đế “ và “Bát Chánh Đạo”. Mới học Phật thì tưởng dễ dàng vì dễ hiểu, dễ thấy được nỗi khổ niềm đau của chính mình, rồi cũng thấy cách điều trị thật giản dị, chu đáo và rõ ràng. Phật như một triết gia, một nhà tâm lý học, một giáo sư tận tụy giúp chúng ta hiểu được Đạo và Đời qua lăng kính Triết hoc, Phật học. Phật như một bác sĩ chân tâm dìu dắt, chữa trị những trạng thái bệnh hoạn trong thân, tâm, ý của ta. Chưa có ai giúp ta

Page 308: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

308 

 

nhìn thấu suốt tâm can của mình để phân biệt thiện ác, để cố gắng tìm đến con đường Chân Thiện Mỹ như những lời vàng ngọc của Phật. Tôi tin chắc ai mới học Phật cũng đều thấy sung sướng hạnh phúc pha lẫn một chút hãnh diện. Thế nhưng học Phật và hành Pháp thật không dễ vì hai chữ “vô thường” chợt đến, chợt đi, để những vướng mắc sai trái cũng chợt đi rồi chợt đến; rồi vọng tưởng tràn về luôn luôn làm bận rôn tim ta. Nghe cách chữa trị dễ quá nhưng thật khó khăn để vứt bỏ, buông xả. Cho nên phải học thêm chữ Nhẫn. Cứ kiên nhẫn học hành, tu sửa …

Đao Từ Bi và Trí Tuệ sẽ giúp ta giảm thiểu được lòng tham, bỏ bớt được tính ích kỷ, chấp trách, ganh tị, và hiểu sâu xa hơn về các từ được mất, hơn thua, đau khổ, hạnh phúc, có không. Ta cứ trăn trở, cứ cố gắng đạt cho được những điều ta muốn rồi cũng đến lúc ta thấy tất cả đều vô nghĩa. Đến lúc đó ta sẽ được uống viên thuốc an tâm và bình an đi vào Đạo. Thật sự là rất khó, nhưng cố gắng, quyết tâm rồi cũng sẽ đi đến nơi dù chậm chạp và gặp nhiều khó khăn cản trở. Tôi đã chọn được con đường tu học cho mình. Đó là con đuong “Bồ Tát Đạo”. Tôi học được ý nghĩa sâu xa của hai chữ “cho” và “nhận”, nhưng cũng phải lâu lắm tôi mới thấy được “cho” tức là “nhận”. Người cho tức là người nhận, mà là nhận quá nhiều. Ta tưởng ta giúp người mà thật sự là người đã giúp ta.

Page 309: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

309 

 

Trước hết cho ta vững tin để mạnh dạn hơn mà vào Bồ Tát Đạo, thứ đến là niêm vui và hạnh phúc người nhận giúp ta nhận được chân giá trị của lòng Từ Bi và Hỷ Xả. Một bài tu học của pháp môn Tịnh Độ viết:

“Hành thập thiện cho đời tươi sáng

Bỏ việc ác để đời quang đãng

Đem phúc lành gieo rắc phàm nhân

Lời ngọc vàng ghi mãi bên lòng

Con nguyện được sống đời rộng rãi”

Xuân đang về, Tết đang đến, hoa đang nở, nắng xuân đang rực rỡ ấm áp. Xin hãy ươm mầm hy vọng và tin yêu vào một năm mới tràn đầy hạnh phúc và bình an. Cái cũ đã đi vào dĩ vãng, ta đang có một năm dài mới mẻ với cái tâm mùa Xuân để cùng với hai vị Thiền Sư thấy:

“Vũ trụ muôn đời vẫn mới tinh”

“Đêm qua sân trước một cành mai”

Đức Di Lặc đang vui cười đón chúng ta vào thăm Mùa Xuân trong Cửa Phật. Chúng ta đang vui với Đạo nhưng chúng ta vẫn còn ở trong đời (Cư trần lạc đạo), cho nên chúng ta không thể chỉ cười với Đạo mà không đau cái đau của một đất nước nhỏ bé và con người khổ sở nghèo nàn của xứ Haiti vừa bị thiên

Page 310: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

310 

 

tai tàn phá với trận động đất quá lớn đã san bằng ca một thành phố và giết chết một số lớn cư dân. Tai ương hoạn nạn đến nhanh quá, đa số sống sót bị thương nặng, mất hết nhà cửa, vô gia cư, mà ngay cả tổng thống Haiti cũng cùng chung số phận. Ông trả lời phỏng vấn: “Tôi cũng chẳng biết rồi sẽ ở đâu!”

Đau lòng quá, thương tâm quá! Biết làm gì hơn là cầu nguyện, cầu siêu cho những người chết tức tưởi được bình an trở về thế giới bên kia, và cầu xin cho người còn sống có đủ sức và lực để vượt qua được nỗi đau đớn mất mát quá lớn này. Cả thế giới đều bàng hoàng xúc động và cùng hướng về xứ sở nhỏ bé ấy, đem trái tim yêu thương đến xoa dịu cái đau tàn phá hủy diệt này. Tất cả đều đến đây, cố vực dậy những đổ nát hoang tàn, đem thực phẩm thuốc men với hai bàn tay và khối óc để cứu giúp, chữa trị, hàn gắn những vết thương đau từ tâm hồn đến thể xác vật chất. Từ Bi và Bác Ái đang chung sức làm việc để tái tạo con người và đất nước nhỏ bé đau thương ấy. Còn chúng ta thì xin cùng đến Nhà Thờ, Chùa để cầu xin Đức Chúa, Đức Phật ban ơn lành giúp người hoạn nạn. Với cái Tâm Xuân và lòng thành kính, chúng ta xin một mùa Xuân mới sẽ đến với đất nước Haiti, với sự góp tay của mọi người cùng xây dựng lại những đổ nát, hàn gắn những đau thương. Xin Đức Bồ Tát Quán Thế Âm cứu

Page 311: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

311 

 

khổ cứu nạn. Đức Phật Từ Bi Trí Tuệ đang nghe lời nguyện cầu của chúng ta. Cầu xin được an lành và bình yên cho nhân loại.

Page 312: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

312 

 

Cảm xúc về bài thơ “trăng và mai”

ĐặngCôngHanh

Anh làm thơ như tự sự của một kẻ dong ruỗi đang tìm cầu.Vì tìm cầu nên đây chính là bức tường vô tình ngăn che sự ngắm nhìn thực tại trôi qua với tâm thức lưu đày của mình.

…Tháng ngày đong đếm bao nhiêu Dấu chân cùng tử liêu xiêu trưa hè”

Thầy Tuệ Sỹ viết: “Từ cõi mộng đơn sơ đến cõi đời của đoạ đày viễn mộng, có hố thẳm tuyệt mù chơi vơi không đáy. Bên này và bên kia được nối bằng chiếc cầu độc mộc cheo leo. Làm sao có thể đi qua, đi lại được, bằng đôi chân nặng trĩu của phàm phu tục tử”. Phải chăng, đôi chân nặng trĩu đó ẩn dụ cho mặc cảm duy nhất, dấu ấn của ngã tưởng đã hằn sâu vào tư duy trải qua nhiều kiếp, trầm

Page 313: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

313 

 

kha trong luân hồi của phận người, khiến con người mê mờ không thấy được Phật tri kiến, và trí tuệ vô ngã, không nhận ra thực tướng của không tướng tràn đầy, bao bọc chung quanh mình, ở trong tâm ngoài thân và khắp cả pháp giới.

Tuy vậy, ngay cả khi chúng ta đang lặn ngập trong mênh mông của bể đời sinh tử, thì ta vẫn có trong người bảo vật Phật Tri kiến và toàn bộ không tướng giải thoát. Thật là một gia tài vô giá, giải thoát vô lượng mà ta sẽ đón nhận được chỉ khi ngã tưởng rơi rụng trong tâm. Ngã tưởng (vô minh) là động lực thúc đẩy con người sinh khởi tham, sân, si, bi ai, sầu muộn… nên lúc dập tắt ngã tưởng sẽ nhận được thanh tịnh, an lạc.

Truông dài, lũng thấp, non cao… Thoắt nghe tiếng kệ dạt vào bến mơ.

Bởi vậy, Bồ Đề tâm chính là chí nguyện của chúng sinh đang sống trong bức bách của đoạ đày khổ luỵ, mong tìm con đường giải thoát cho bản thân và cho những ai đồng cảnh ngộ.

Thầy Tuệ Sỹ viết: “Bồ đề tâm, đó là ý chí kiên cường bất khuất của một con người bị

Page 314: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

314 

 

cột trói trên ngọn lửa rực cháy, bị chà đạp dưới sức mạnh tàn khốc của tham vọng điên cuồng của chính ta và của tập thể ma quái chung quanh ta. Vui cười gì, thích thú gì, giữa ngọn lửa không ngừng thiêu đốt? Bị bao phủ trong bóng tối, sao không tìm ngọn đuốc”? Vậy thì Bồ đề tâm chủng tử gieo nơi đâu? : “Hạt giống Bồ đề không được gieo vào một cánh đồng trừu tượng nào xa xôi, cũng không chỉ đợi cho gieo vào một vùng đất hứa nào khác, mà nó được gieo ngay trên sa mạc sinh tử này, khô cằn với những đau khổ triền miên của chúng sinh này…”.

Phương Bối để cảm hứng chớm dậy từ đời sống với những tất bật bận rộn, sống như thế mà cảm xúc như chập chờn trong cơn mộng, tâm hồn bốc cao lên khỏi những tế toái của đời sống. Quả thật, trú xứ đó há không phải là cái mà con người phải tìm kiếm trong thế giới cạnh tranh, hư nguỵ này. Một góc phòng, một túp đều đơn sơ nơi cô tịch hoang dã, mà nơi đó người ta có thể vượt lên những giới hạn của thế giới tương đối, để được một thoáng ngắn ngủi của thời gian nhìn vào vĩnh cửu, vĩnh cửu ở bên kia thời gian.

Đó là nơi nào? là chỗ ta và người, tình và cảnh, đều trở thành tịch mặc Không Không. Trong trạng thái đó ta đã vượt qua cái biên tế

Page 315: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

315 

 

thời gian do ý thức nhị nguyên mà con người tạo ra và tiến gần đến thời gian của vĩnh cửu. Dường như trong mỗi người chúng ta ai cũng có gặp được giây phút đó trong thoáng chốc. Thấy được huyền vi cuả sự sống giữa lòng thiên nhiên, im lặng, tịch mặc vô ngôn, mà trái tim rộn ràng cùng với nhịp đập của thiên thu vĩnh cửu.

“Một mai bỏ cuộc phiêu linh Ngắm mai còn thấy đầu ghềnh trăng buông?”

Đức Khổng Tử nói: “Trời có nói gì đâu? Bốn mùa vẫn vận hành. Vật vẫn vận hành. Vạn vật vẫn sinh trưởng. Nào trời có nói”. Trời, thiên nhiên vẫn vậy, nhưng tính cách phù phiếm của con người làm cho thiên nhiên bị phơi bày ra giữa kịch đời sáo rỗng. Đại thi hào Nguyễn Du đã than thở rằng:

“Xuân lan Thu cúc thành hư sự Hạ thuỳ Đông hàn đoạt thiếu niên”

(Lan mùa Xuân, Cúc mùa Thu, đã trở thành chuyện hão

Vì mùa Hạ nóng, mùa Đông lạnh đã cướp tuổi xuân mất rồi)

Page 316: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

316 

 

Cái phù phiếm là chân dung của ảo vọng của vô thường, nói trắng bạch ra chính là nhát chém hư vô. Nhà thơ tình nổi tiếng một thời, bị nhát chém vào huyệt đạo, Xuân Diệu viết: “Xuân đang đến, nghĩa là Xuân đang qua Xuân còn non, nghĩa là Xuân sẽ già Mà Xuân hết thì đời tôi cũng hết…. (XD) Người tu học Thiền, dù căn mạng thấp hay cao, thì học từ cái khổ đau, cái hư ảo. Học cho thân tâm chịu cảnh đạm bạc, lạc lỏng chơ vơ, học như thể đoạ đày, với sở học là xả ly cái sở dục, là buông thả, chuyển hoá thành cái Không và đạt đến cái Tĩnh. Tâm Tĩnh thì trầm lặng như mặt hồ không gợn sóng, như bầu trời thu không mây vương. Còn Tâm Không thì rộng sáng bao la như lòng trời không biên, dung nạp tất cả thiên hà, tinh đẩu. Tâm Tĩnh – Không, nhìn ngắm sự đời vốn bôn ba giữa loạn động mà chợt thấy mình trong phương ngoại (phi xứ, non – local), và phương thời (non – temporal) hay nói gọn là siêu việt không gian và thời gian. Thế cho nên trong thơ cũng có xúc cảm của Thiền. Cái ảo diệu trong thơ dứt khoát không phải là cái ảo ảnh, mà đó chính là sự biểu hiện của đọa đày thân tâm, đoạ đày trong cái Không

Page 317: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

317 

 

và cái Tĩnh. Vì vậy họ vẫn thong dong, họ tiêu sái, họ lãng đãng như đang hoà điệu rung cảm với ánh trăng giao tình cùng mai nở trong đêm trường cô tịch.

Phương Bối đang thỏng tay, để mộng bốc thành mây trời trong nắng sớm. Tình và mộng đến và đi như chưa từng có. Duyên tình mộng nghìn kiếp, trong một thoáng chốc đã trở thành Không Không trong vĩnh cửu. “Giọt sương uống ánh trăng vàng Cành mai hé nụ, khẽ khàng trong đêm Trùng trùng cơn mộng không tên Ánh trăng thường chiếu bên thềm Chân Như” Quả thật, rất khó như người học Phật, tu Thiền, học cho thân tâm trở thành thứ tro tàn nguội lạnh mà chưa có duyên chứng ngộ được cõi Không tịch của Đạo, nhưng cũng dễ như khi bất chợt nghe vọng xa xa của tiếng chuông chùa lúc chiều về, cõi Không tịch lại hoát nhiên đột ngột mở ra. Đó là chỗ ảo diệu của ngộ Thiền. Làm sao nói lên đó là cái gì? Thiền là cái thấy, là phạm trù của tuệ giác, của chứng nghiệm tự thân. Ở đây tựa hồ như giọt nước mát, trong trẻo chảy từ nguồn.

“Đời trôi nổi bể trầm luân Vút nghe tiếng Kệ thoát vòng huyễn hư”

Page 318: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

318 

 

Thơ không có đường đi lối về. Đó là đường chim bay, hay đường bay ngẫu hứng. Nó gọi là hay hoặc không hay đều do tập khí nhĩ căn người nghe. Vấn đề là ẩn ngữ của thơ, trong đó nó cũng có sứ mệnh như là đối ẩm và tĩnh tại với cõi cô liêu xa hút của đất trời. Thơ được ví như giấc mơ trần thế, như cánh chim lạ lượn vòng trong giấc mộng hư phù, quạnh quẻ đơn độc nhưng lại xa vợi không cùng. Vậy xin đừng ngộ nhận giữa thơ và Thiền. Nhưng thể loại thơ có tư tưởng Thiền tất phải trải qua một cuộc lịch nghiệm tồn sinh, khốn đốn bị vây quanh giữa muôn trùng hư ảo, mới thai nghén được như thế, mới là tim óc xuất sinh từ không gian của trí, thắm đậm lý tính, biểu đạt qua ngôn ngữ của thâm thuý ẩn mật. Đó là một thế giới của lấp lánh ngôn ngữ triết lý, lung linh những hình tượng mỹ học diễm lệ, và như thế nó đóng kín cánh cửa của thơ Thiền vốn tự bản chất lạnh lùng, vô cảm.

Tìm trăng thấy một cành mai Nhìn trăng lại ngỡ hoa cài trang kinh. Một mai bỏ cuộc phiêu linh Ngắm mai còn thấy đầu ghềnh trăng buông?

Page 319: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

319 

 

Nguyên văn bài thơ : Trăng và Mai Tác giả: Phương Bối

Tìm trăng thấy một cành mai Nhìn trăng lại ngỡ hoa cài trang kinh. Một mai bỏ cuộc phiêu linh Ngắm mai còn thấy đầu ghềnh trăng buông? Giã từ giấc mộng đêm xuân Lắng nghe tiếng gọi giữa dòng Vô Ưu. Tháng ngày đong đếm bao nhiêu Dấu chân cùng tử liêu xiêu trưa hè? Giọt sương uống ánh trăng vàng, Cành mai hé nụ khẽ khàng trong đêm. Trùng trùng cơn mộng không tên Ánh trắng thường chiếu bên thềm Chân Như. Thái Hư lạnh buốt Thái Hư! Thuyền Tâm vô định bến Từ nơi nao? Truông dài, lũng thấp, non cao… Thoắt nghe tiếng kệ dạt vào bến mơ. Người về khép nửa vần thơ, Thả trôi đại mộng đón tờ kinh Không. Trăng vàng vẫn sáng mênh mông, Mai vàng vẫn nở thắm đồng quê hương… Trăng tròn khuyết vẫn là trăng cành mai Mãn Giác thường hằng bến xuân. Đời trôi nổi bể trầm luân Vút nghe tiếng kệ thoát vòng huyễn hư…

Page 320: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

320 

 

Đọc thơ xuân của cụ Nguyễn Du

Nguyễn Phúc Vĩnh Ba

Theo Đại Nam liệt truyện: “Nguyễn Du là

người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ

giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì

ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì…”.

Theo giai thoại, vua Gia Long cũng từng lấy

làm thắc mắc và đã từng có lần tìm hỏi cụ

nhưng nhà vua vẫn không có được câu trả lời

rõ ràng. Cụ làm quan mà vẫn chán nản buồn

rầu, chức lớn nhưng cụ vẫn như thể la bất

đắc trí, ba lần xin về hưu, sáng tác nhiều bài

thơ đầy phiền muộn, chán nản. Phải chăng

những biến cố lịch sử trong thời gian này đã

làm cho cụ bị trầm uất? Tại sao một con

Page 321: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

321 

 

người được trọng dụng như cụ lại có một nỗi

niềm bi ai như thế?

春 日 偶 興

Xuân nhật ngẫu hứng

患 氣 經 時 戶 不 開

Hoạn khí kinh thời hộ bất khai

逡 巡 寒 暑 故 相 催

Thuân tuần hàn thử cố tương thôi

他 鄉 人 與 去 年 別

Tha hương nhân dữ khứ niên biệt

瓊 海 春 從 何 處 來

Quỳnh Hải* xuân tòng hà xứ lai

南 浦 傷 心 看 綠 草

Page 322: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

322 

 

Nam phố thương tâm khan lục thảo

東 皇 生 意 漏 寒 梅

Đông hoàng sinh ý lậu hàn mai

鄰 翁 奔 走 村 前 廟

Lân ông bôn tẩu thôn thiền miếu

斗 酒 雙 柑 醉 不 回

Đấu tửu song cam túy bất hồi.

Ngày xuân ngẫu hứng làm thơ

Trời xấu qua rồi cửa vẫn gài

Êm êm rét nóng rủ nhau trôi

Xa quê lại một năm ly biệt

Đất khách thêm mùa xuân của ai

Cỏ biếc lòng đau trời Nam phố

Mai vàng chi nữa chúa Xuân ơi!

Lão già trước miếu say mèm rượu

Quanh quẩn hồi lâu chẳng muốn rời.

春 夜

Xuân dạ

黑 夜 韶 光 何 處 尋

Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm?

小 窗 開 處 柳 陰 陰

Page 323: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

323 

 

Tiểu song khai xứ liễu âm âm

江 湖 病 到 經 時 久

Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu

風 雨 春 隨 一 夜 深

Phong vũ xuân tùy nhất dạ thâm

羈 旅 多 年 燈 下 淚

Kỳ lữ đa niên đăng hạ lệ

家 鄉 千 里 月 中 心

Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm

南 臺 村 外 龍 江 水

Nam Đài thôn ngoại Long Giang* thủy

一 片 寒 聲 送 古 今

Nhất phiến hàn thanh tống cổ câm (kim).

* Long Giang hay Thanh Long giang: sông

Lam

Đêm xuân

Đêm mãi đen hoài nắng đẹp đâu?

Ngoài song bóng liễu phủ lên nhau

Giang hồ thân bệnh hoài vương vấn

Mưa gió đêm xuân cứ dãi dầu

Lưu lạc bao năm đèn nhỏ lệ

Quê nhà ngàn dặm ánh trăng thâu

Page 324: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

324 

 

Nam Đài ơi với sông Lam đó!

Sóng lạnh muôn đời tiếng lắng sâu.

Đọc thơ Xuân thi hào Nguyễn Du

Năm 1789, Tây Sơn chiếm Bắc Hà, cụ vừa 24

tuổi. Để tránh nạn binh lửa, cụ đã về ẩn tại

quê vợ, huyện Quỳnh Côi (Thái Bình). Bài thơ

trên nằm trong Thanh Hiên tiền hậu tập, có

lẽ đã được cụ Nguyễn Du làm trong thời gian

này, lúc cụ chưa tới 30 tuổi. Qua đấy ta có

thể thấy thể chất của cụ không mấy khỏe

mạnh do cuộc sống nghèo túng và bản thân

cụ cũng hay đau ốm. Chính nơi đây đã chôn

vùi quãng đời thanh xuân của cụ. Sống nơi

thôn ổ, cụ đã gần gũi và hiểu biết rõ ràng đời

sống và tâm tình của tầng lớp dân quê nghèo

khó. Mãi hơn 10 năm sau, lúc đã 37 tuổi

(1802) cụ mới ra làm quan với triều Nguyễn

với chức vụ Tri Huyện Phù Dung (Hưng Yên)

rồi sau đó thăng Tri phủ Thường Tín (Hà

Tây).

Những mùa xuân tha hương tại Quỳnh Côi

vẫn là đề tài cho cụ viết các bài thơ khác,

cũng chất ngất lòng nhớ quê hương, xót thân

mình đau yếu và cảnh sống nhờ ở tạm trong

Page 325: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

325 

 

nghèo túng thiếu thốn như trong bài Mạn

hứng: Bách niện thân thế ủy phong trần / Lữ

thực giang tân hựu hải tân (Trăm năm thân

thế mặc phong trần / Bãi biển bờ sông kiếm

miếng ăn). Nguyễn Du thường gọi mình là

“tha hương nhân” (Xuân nhật ngẫu hứng)

hay “bạch đầu nhân” (Mạn hứng, Tạp thi I…)

luôn mang cái “Nhất phiến hương tâm thiềm

ảnh hạ” (Sơn cư mạn hứng: Một mảnh lòng

quê soi bóng nguyệt) mà cuộc sống thì “Nhất

thất xuân hàn cựu bệnh đa.” (U cư II: Đầy

nhà xuân lạnh thêm nhiều bệnh) hay “Tam

niên tích bệnh bần vô dược” (Mạn hứng: Ba

năm đau ốm, thuốc thang không). Theo ông

Đào Duy Anh, trong Thanh Hiên tiền hậu tập,

Nguyễn Du có 17 bài nói về bạch phát hay

bạch đầu. Nguyễn Du đã phát họa cuộc đời

trẻ trung của mình như sau:

雜 詩

Tạp thi I

壯 士 白 頭 悲 向 天

Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên

雄 心 生 計 兩 茫 然

Page 326: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

326 

 

Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên

春 蘭 秋 菊 成 虛 事

Xuân lan thu cúc thành hư sự

夏 暑 冬 寒 奪 少 年

Hạ thử đông tàn đoạt thiếu niên

黃 犬 追 歡 鴻 嶺 下

Hoàng khuyển truy hoan Hồng Lĩnh hạ

白 雲 臥 病 桂 江 邊

Bạch vân ngọa bệnh Quế Giang biên

村 居 不 厭 頻 沽 酒

Thôn cư bất yếm tần cô tửu

尚 有 囊 中 三 十 錢

Thượng hữu nang trung tam thập tiền.

Bài thơ vớ vẩn

Bạc đầu tráng sĩ nhìn trời

Miếng ăn, chí lớn tơi bời lòng son

Xuân thu muôn sự héo mòn

Hè đông đoạt sạch trẻ non sức người

Chó vàng Hồng Lĩnh rong chơi

Mây nằm nghỉ bệnh trắng trời Quế Giang

Cứ mua cho hết rượu làng

Tiền thì ba chục sẵn sàng túi đây.

Page 327: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

327 

 

Với “Mộ xuân mạn hứng”, Nguyễn Du lại bày

tỏ một nhân sinh quan đậm màu sắc Lão

Trang, xem kiếp sống như một trò mộng

huyễn và công danh lại càng phù ảo như ánh

nắng cuối xuân.

暮 春 漫 興 Mộ xuân mạn hứng 一 年 春 色 九 十 日 Nhất niên xuân sắc cửu thập nhật 拋 擲 春 光 殊 可 憐 Phao trịch xuân quang thù khả liên 浮 世 功 名 看 鳥 過 Phù thế công danh khan điểu quá 閒 庭 節 字 帶 鶯 遷 Nhàn đình tiết tự đái oanh thiên 側 身 不 出 有 形 外 Trắc thân bất xuất hữu hình ngoại 千 歲 長 憂 未 死 前 Thiên tuế trường ưu vị tử tiền 浮 利 榮 名 終 一 散 Phù lợi vinh danh chung nhất tán 何 如 及 早 學 神 仙 Hà như cập tảo học thần tiên. Làm thơ vào cuối xuân Một năm xuân đẹp chín mươi ngày Vùn vụt thiều quang ngẫm xót thay

Page 328: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

328 

 

Cõi thế công danh chim cánh lướt Sân nhàn thời tiết bóng oanh bay Xét thân không thoát vòng sinh hoại Lo mãi làm chi cuộc sống này Rốt cuộc lợi danh tan tác cả Phải chi sớm học phép tiên hay.

Sau khi ra làm quan với triều Nguyễn, cụ lại tiếp tục xa nhà. Cuối năm 1803, với tư cách là Đông các điện Đại học sĩ, cụ Nguyễn Du đi đón sứ thần Thanh triều ở Lạng Sơn. Ở địa vị này, cụ vẫn mang tinh thần chán danh lợi trần thế và nỗi niềm bất đắc chí khi cộng tác với triều Nguyễn. Phải chăng cụ Nguyễn Du còn mang tâm trạng của một di thần triều Lê với quan điểm Nho giáo cứng nhắc “Trung thần bất sự nhị quân”? Ta nên nhớ rằng quãng đời làm quan của cụ rất hanh thông và nhà Nguyễn rất trọng dụng cụ. Dẫu vậy, qua “Xuân tiêu lữ thứ”, được làm ra trong thời điểm này, tâm sự của cụ được bộc bạch rất bi thương:

春 宵 旅 次 Xuân tiêu lữ thứ 蕭 蕭 蓬 鬢 老 風 塵 Tiêu tiêu bồng mấn lão phong trần 暗 裏 偏 驚 物 候 新 Ám lý thiên kinh vật hậu tân 池 草 未 闌 千 里 夢 Trì thảo vị lan thiên lý mộng 庭 梅 已 換 一 年 春

Page 329: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

329 

 

Đình mai dĩ hoán nhất niên xuân 英 雄 心 事 荒 馳 騁 Anh hùng tâm sự hoang trì sính 名 利 營 場 累 笑 顰 Danh lợi doanh trường lụy tiếu tân 人 自 蕭 條 春 自 好 Nhân tự tiêu điều, xuân tự hảo 團 成 成 下 淚 沾 巾 Đoàn thành thành hạ lệ triêm cân. Đêm xuân xa nhà Tóc mai phơ phất giữa phong trần Mê muội lòng lo việc mới dần Giấc mộng văn chương chưa dứt bóng Mai vàng sân trước đã mời xuân Anh hùng chí lớn thôi rong ruổi Danh lợi quan trường chỉ lụy thân Người dẫu xác xơ, xuân vẫn đẹp Chân thành* riêng lão lệ đầm khăn. * Đoàn thành là thành Lạng Sơn.

Đúng ra, chúng ta có thể nói cụ Nguyễn Du một đời luân lạc tha phương, nếm đủ mọi cay đắng phong trần không thua gì cô Kiều trong tác phẩm của cụ. Điều đáng chú ý là chính nhờ trải qua cuộc phong trần mà cụ Nguyễn Du gần gũi và hiểu được nỗi cơ cực của dân chúng thời cụ sống ngày ấy.

Page 330: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

330 

 

Phải chăng chính vì nhờ hiểu thấu đời sống cơ cực của dân chúng mà cụ chẳng chút bằng lòng với chế độ quân chủ thời bấy giờ. Năm thế lực phong kiến Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn và Tây Sơn với những cuộc tương tranh của họ đã gây nên bao mất mát tang tóc cho người dân nghèo khổ. Cuối cùng, Nguyễn Vương Ánh nắm được ngai vàng và mở ra một triều đại mới. Thế nhưng các lý tưởng nhân bản mà Nho gia hướng đến như thay trời chăn dân, thương dân như con đỏ, dân là quý, quan lại là cha mẹ của dân,… vẫn còn trong sách vở. Qua một số bài thơ khác Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả, Thăng Long cầm giả ca, Văn tế thập loại chúng sinh,… chúng ta càng cảm thấy rõ ràng cụ cảm thông rất sâu sắc đến lớp người thấp cổ bé họng, gặp muôn vàn bất hạnh trong cuộc đời. Con người Nho sĩ lý tưởng trong cụ đụng độ với thực tế lầm than trong xã hội. Bi kịch cuộc đời Nguyễn Du-Từ Hải-Thúy Kiều là ở đây. Từ đấy, cụ không thể lấy cái cớ được triều Nguyễn trọng dụng, vui với cái thành đạt của riêng mình mà làm ngơ trước khổ đau của dân chúng. Hơn hết, với một tâm hồn nhạy cảm, một hiểu biết sâu sắc, cụ đã nhận ra sự bế tắc của chế độ quân chủ phong kiến. Lẽ tât nhiên, trong vòm tư tưởng của thời đại, chúng ta không thể trông đợi cụ có thể nghĩ tới một hình thức xã hội cấp tiến hơn là chỉ chán ngán than thở xã hội thời ấy còn đầy bất công và hà lạm, như cụ viết “Đã mang

Page 331: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

331 

 

lấy nghiệp vào thân/Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”. Chỉ hiểu vậy, chúng ta họa mới giải thích được những nỗi niềm u sầu hay chán ngán công danh trong thơ của cụ. Đọc suốt Truyện Kiều, có lẽ không ai kìm được xúc cảm trước mười lăm năm luân lạc của Kiều mà tai họa, khổ nạn chan đều trong những tháng ngày đau thương, bi đát của Kiều. Nếu cụ Nguyễn Du bản thân không trải những xót xa phong trần thì hẳn chúng ta cũng không có cái may mắn được thưởng thức những vần thơ trác tuyệt như thế. Viết Truyện Kiều hay là viết cuộc đời trôi nổi của mình, khóc Tiểu Thanh hay khóc Tố Như cũng thế mà thôi. Đọc những bài thơ chữ Hán trên, ta thấy rõ hơn cuộc đời tác giả để đối chiếu với nhân vật mà tác giả xây dựng nên. Âu cũng là số phận của giới sĩ phu một thời, của “con tằm đến thác vẫn còn vương tơ”. Ngày xuân, đọc lại những bài thơ xuân chữ Hán của cụ gọi là nén nhang, bát nước dâng cho một con người tài hoa mà mệnh bạc. Nguyễn Phúc Vĩnh Ba dịch.

Page 332: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

332 

 

ÁNH TRĂNG & MÙA XUÂN TRONG BÀI THƠ TANKA NHẬT BẢN

Yasunari Kawabata

Phần trích dịch dưới đây nằm trong đoạn đầu của bài diễn văn nhận giải Nobel văn chương của Yasunari Kawabata, đọc tại Hàn Lâm viện Thụy Điển vào tháng 12 năm 1968, với nhan đề “Japan, the Beautiful and Myself”.

(1 )Tanka (đoản ca: 短 歌), là thể loại thơ độc đáo của Nhật Bản, gồm 31 âm tiết. Kawabata muốn giới thiệu những bài thơ này để nêu bật tinh thần Nhật Bản về thơ ca trong bài diễn văn của mình. Người dịch những bài thơ này đã mạo muội phóng tác thành những câu thơ mang hơi thở Việt Nam. Rõ ràng đó là việc làm dễ mắc phải sai lầm, một phần, vì qua ngôn ngữ thơ ca, dịch phẩm phải giống như việc tái tạo một sản phẩm mà điều may mắn hy vọng đạt được là tinh thần cốt tủy của sản phẩm

Page 333: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

333 

 

cũ không sai lệch là bao, phần khác, người dịch đã chuyển từ bản dịch Anh ngữ chứ không phải từ nguyên ngữ Nhật Bản. Đó là lý do người dịch viết những lời này, với niềm mong mỏi bạn đọc bỏ qua cho những sai lầm lệch lạc, và đón nhận bài viết này nhẹ nhàng như cơn gió nhẹ thoảng qua, không ảnh hưởng gì đến ai cả.

Mỗi lần có ai đó nhờ tôi viết vài câu thư pháp, tôi thường viết hai bài thơ sau đây, bài thứ nhất của tu sĩ Dogen (1200-1253), mà ông ta gọi là Bản lai diện mục (Innate Spirit), và bài thứ hai, của tu sĩ Myoe (1173-1232).

“In the spring, cherry blossoms, in the summer the cuckoo.

In autumn the moon, and in winter the snow, clear, cold”.(2) Mùa xuân đỏ thắm anh đào Tiếng cu bàng bạc điệu chào, hạ ơi! Trăng thu trong sáng gọi mời Tuyết đông lành lạnh tinh khôi bốn bề.

“The winter moon comes from the clouds to keep me company. The wind is piercing, the snow is cold”(3).

Page 334: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

334 

 

Trăng ngời ngọc sau làn mây hiển hiện Để cùng tôi qua mộng thực đôi bờ Ngọn gió buốt như hòa trong thớ thịt Trắng mênh mang màu tuyết lạnh hoang sơ.

Trước bài thứ hai, Myoe ghi thêm những dòng sau, như một lời giải thích cho ý nghĩa chủ đạo của bài: “Vào đêm 12 tháng 12 năm 1224, mặt trăng đang ẩn khuất sau làn mây. Tôi bước vào điện Kakyu để ngồi thiền. Lúc nửa đêm, tôi ngừng thiền định, bước ra ngoài sảnh điện để đi xuống tầng dưới, tôi bắt gặp ánh trăng hiện ra sau màn mây và lan tỏa bàng bạc trên tuyết trắng. Và ánh trăng kia đối với tôi như một bạn đồng hành, đến nỗi, tiếng chó sói tru lên dưới thung lũng cũng chẳng hề làm tôi khiếp sợ. Rồi lúc sau, tôi rời hạ điện bước ra ngoài, ánh trăng lại khuất vào trong mây. Khi tiếng chuông ngân báo hiệu giờ cầu kinh lúc tàn đêm, tôi lại đi lên sảnh điện, ánh trăng đã dõi theo tôi trên con đường tôi bước. Tôi lại ngồi thiền, mặt trăng như đuổi theo mây để sau cùng chìm khuất trong ánh mặt trời đang hồng lên cho ngày mới, mặc dầu vậy, dường như với tôi, ánh trăng kia vẫn còn theo tôi trong tâm tưởng như một bạn đồng hành bí mật”.

Sau bài thơ đã dẫn ở trên, là bài thơ sau, mà có thể đoạn cuối những lời dẫn của Myoe đã cho thấy rằng ẩn ngữ một vầng trăng đã

Page 335: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

335 

 

khuất dần sau núi kia vẫn còn ngân vang trong lòng tác giả:

“I shall go behind the mountain. Go there too, O moon. Night after night we shall keep each other company.”(4)

Ta sẽ về bên kia núi, Trăng ơi! Em cũng về theo, mộng song hành Đêm lại rồi đêm ta sánh bước, Em là ta hay ta lại là em?

Một lần khác, có thể là sau những thời khắc thiền định, hoặc khi bước đi lúc trời rạng sáng trên đường về chánh điện, Myoe đã viết thế này: “Vừa mở đôi mắt ra sau thời gian thiền định, tôi đã bắt gặp vầng trăng lúc trời tảng sáng, ánh trăng dìu dịu qua cửa sổ. Tôi cảm thấy ánh sáng dường như đang ngập tràn đến cả những góc phần tăm tối nhất của tâm hồn mình, và dường như ánh sáng đó đến từ ánh trăng muôn thuở”. Theo đó, Myoe đã viết bài thơ:

“My heart shines, a pure expanse of light; And no doubt the moon will think the light its own.”(5) Sáng cả lòng ta dòng tinh khiết

Page 336: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

336 

 

Hay chính là trăng nhập cõi hồn?

Myoe thường được mệnh danh là thi sĩ của ánh trăng, bởi những dòng thơ trăng thanh thoát, bởi những dòng thơ như sự thảng thốt diệu kì, như tiếng kêu ngây thơ tự nhiên bật ra tâm hồn, như sự hứng khởi tuôn trào không mục đích:

“Bright, bright, and bright, bright, bright, and bright, bright. Bright and bright, bright, and bright, bright moon.”(6)

Trong ba bài thơ về ánh trăng, từ nửa khuya đến lúc trời rạng sáng, Myoe đã tuân thủ khuynh hướng thi pháp mà Saigyo đã sử dụng. Saigyo cũng là một thiền sư – thi sĩ, người đã tại thế vào khoảng 1118 đến 1190, ông đã nói: “Dù tôi có làm thơ chăng nữa, tôi vẫn không nghĩ về chúng như là những bài thơ tôi đã soạn”.(7) Trong ba mươi mốt âm tiết, ông đã tạo nên một bài thơ, trung thực, trực chỉ vào thực tại sinh động, dường như thể ông với trăng là một, chứ không đơn thuần là “đồng hành với trăng”. Nhìn trăng, ông trở nên trăng, và trăng cũng chính là ông khi nó là đối tượng được ngắm nhìn. Ông chìm vào thiên nhiên, và ông trở thành một cùng nhiên giới. Ánh sáng từ trái tim trong sáng (clear heart) của vị thiền sư đang thiền định từ nửa đêm đến gần rạng sáng đã trở thành ánh trăng, và bởi vậy, trăng vẫn sáng

Page 337: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

337 

 

dù ngày lên hửng đỏ một góc trời. Như ta đã thấy trong lời dẫn của Myoe trước bài thơ nói trên, ở đó, ánh trăng mùa đông đã trở thành bạn đồng hành, nó chính là tâm của vị thiền sư, một ánh trăng đã từ sau làn mây tỏa sáng rồi chìm vào bầu trời tôn giáo và triết học, vĩnh viễn, ánh trăng và thiền sư đã lan tỏa vào nhau trong một hòa điệu tuyệt vời, mà bài thơ bất quá chỉ như một bật thốt tình cờ để diễn tả nên điều rất khó diễn bày.

Đó cũng là lý do mà tôi nghĩ đến bài này đầu tiên khi có ai nhờ viết cho một bức thư pháp, với tôi, cảm xúc của bài thơ thật nhẹ nhàng phiêu hốt, một niềm đam mê thật bay bổng khinh an. Ánh trăng kia giữa bầu trời đông tuyết, nấp sau mây rồi hé lộ dần, rồi lại núp sau mây và lại hiển bày, tỏa sáng trên mỗi bước chân ta, khiến ta không còn sợ sói dữ. Phải chăng, hỡi trăng ơi, gió chìm vào trong em, gió lạnh mơn man em và tuyết trắng không làm em buốt giá? Tôi chọn bài thơ này, quả thực, tôi đã chọn một bài thơ ấm nồng, sâu lắng, bài thơ của niềm đam mê thanh thoát, trong tĩnh lặng khôn dò, trong thảng thốt suy tư ăm ắp cả một tinh thần Nhật Bản. Tiến sĩ Yashiro Yukio, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về nhà danh họa Botticelli(8), một học giả uyên thâm về nghệ thuật từ cổ chí kim và từ Đông sang Tây, đã đúc kết tinh thần nghệ thuật Nhật Bản đặc trưng qua chỉ một câu thơ: “Ta nghĩ đến bạn bè ta mỗi khi nhìn hoa, ngắm tuyết, ngó trăng thanh”.

Page 338: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

338 

 

Mỗi khi nhìn vẻ đẹp tuyệt vời của tuyết, mỗi lần thưởng ngoạn ánh trăng tròn vời vợi, hay say đắm trước vẻ xinh tươi của những khóm anh đào, mỗi khi để lòng chìm trong các bức họa hay bị đánh thức bởi vẻ mỹ miều của bốn mùa thay sắc, ta thường nghĩ đến những người gần ta nhất, những kẻ thương yêu, và trong ta khao khát niềm ước mong chia sẻ cảm giác hoan lạc này. Chính kích thích của mỹ cảm đã đánh thức các cảm xúc trong ta, đánh thức niềm khát khao đồng hành, khát khao những mối chân tình huynh đệ, và khi đó, từ “bằng hữu” (comrade) trở thành đặc trưng đầy ý nghĩa của hai tiếng “con người” (human being). Tuyết, trăng, những khóm hoa, những từ ngữ diễn tả bốn mùa, trong truyền thống Nhật Bản, đó là những từ ngữ hòa quyện vào nhau để nêu bật lên vẻ đẹp muôn thuở của núi, sông, cây cỏ, để diễn đạt thiên nhiên sâu lắng và muôn hồng nghìn tía, cũng như diễn đạt cảm xúc của con người khi chiêm nghiệm.

Cái tinh thần đó, cái tinh thần khát khao tình huynh đệ khi đi trong tuyết, khi đứng dưới trăng, khi ngắm nhìn hoa ngàn cỏ nội, cũng chính là tinh thần căn bản trong nghi thức uống trà. Trong cảnh quan tươi đẹp thích hợp nào đó, bằng hữu gặp nhau, ngồi bên tách trà, hòa điệu một niềm giao cảm trước đất trời vạn đại, và động thái thưởng trà kia được nâng lên thành nghi thức, mà như người ta nói, ấy là Trà đạo. Tiện đây, tôi muốn đề cập

Page 339: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

339 

 

đến tiểu thuyết Ngàn Cánh Hạc (Thousand Cranes) của mình, một cuốn tiểu thuyết thường được bạn đọc hiểu sai là tôi muốn ngợi ca vẻ đẹp hình thức và tinh thần của nghi thức uống trà đó.

Nhưng ngược lại, tôi muốn diễn đạt mối hoài nghi cũng như cảnh báo mọi người về tính thông tục hợm người mà các nghi thức uống trà hiện nay đang sa ngã.

“In the spring, cherry blossoms, in the summer the cuckoo. In autumn the full moon, in winter the snow, clear, cold”. Mùa Xuân đỏ thắm anh đào Tiếng cu bàng bạc điệu chào, hạ ơi! Trăng thu trong sáng gọi mời Tuyết đông lành lạnh tinh khôi bốn bề

Một ai đó sẽ nghĩ rằng trong bài thơ đó của Dogen, đơn giản chỉ là sự miêu tả thiên nhiên một cách thông thường, xoàng xĩnh, một sự kể lể tầm thường bốn mùa thay nhau nối tiếp. Ai đó cũng có thể nghĩ rằng thơ gì như vậy mà cũng là thơ, chẳng có thơ có mộng gì với những từ bình thường ghép nhau như thế. Tuy nhiên, ta hãy nghe một bài tương tự viết lúc lâm chung của Thiền sư Ryokan (1758-1831):

Page 340: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

340 

 

“What shall be my legacy? The blossoms of spring, The cuckoo in the hills, the leaves of autumn”.(9)

Em thừa kế giùm tôi ngàn hoa thắm Tiếng chim kêu đồi mộng thuở ban sơ Tôi để lại cho trần gian muôn thuở Lá vàng thu, những khoảnh khắc không ngờ!

Ở bài thơ này, cũng tương tự bài của Dogen, những ảnh hình và từ ngữ bình thường nhất đã hòa quyện trong nhau một cách trôi chảy, mà đặc biệt, nó đã truyền cho ta tinh thần cốt tủy của Nhật Bản. Bài thơ vừa trích dẫn trên là bài thơ cuối cùng trong cuộc đời của Thiền sư – Thi sĩ Ryokan.

“A long, misty day in spring: I saw it to a close, playing ball with the children. The breeze is fresh, the moon is clear. Together let us dance the night away, in what is left of old age. It is not that I wish to have none of the world, It is that I am better at the pleasure enjoyed alone”.(10)

Page 341: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

341 

 

Tôi đang đùa với trẻ con Trời sương trùm phủ lối mòn cỏ xuân Trăng thanh, gió nhẹ thật gần Một trời thân thiết, vang ngân giọng đàn Nhảy đi em, điệu muôn vàn Tiếng lòng kim cổ, nhạc vàng xưa sau Rồi nghe đất chuyển muôn màu Này hương vũ trụ bên cầu cô đơn Vòng tay ôm trọn xuyên sơn Một mình chiêm bái nguồn cơn vĩnh hằng!

(Nguyễn Văn Nho (biên dịch)

(1) Literature 1968-1980, Editor-in-Charge Tore Frängsmyr, Editor Sture Allén, World Scientific Publishing Co., Singapore, 1993.

(2) Vào mùa xuân, những khóm anh đào, tiếng cu gù mùa hạ. Mùa thu, ánh trăng trong, và mùa đông, tuyết lạnh.

(3) “Trăng mùa đông đến từ sau những đám mây để đồng hành cùng tôi/ Gió thổi buốt, và tuyết lạnh”.

Page 342: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

342 

 

(4) “Tôi sẽ về sau núi, em cũng thế trăng ơi./ Rồi từng đêm, ta sẽ giữ bước song hành”.

(5) “Tâm hồn tôi tỏa sáng, thứ ánh sáng lan rộng thuần khiết; Và không còn hồ nghi gì nữa, trăng cũng nghĩ rằng đó chính là ánh sáng của chính mình”.

(6) “Sáng, sáng, ôi sáng, sáng, sáng, và sáng, sáng/ Sáng, cứ sáng hoài, sáng, sáng và sáng mãi, ánh trăng!”.

(7) “Though I compose poetry, I do not think of it as composed poetry”.

(8) Botticelli (1445 – 1507), họa sĩ nổi tiếng người Ý.

(9) “Di sản của tôi ư? Những khóm hoa mùa Xuân/Chim gù trên đồi vắng, những chiếc lá thu bay”.

(10) “Một ngày dài mùa xuân đầy sương:

Tôi thấy bầu trời thật gần gũi khi đang chơi cầu cùng con trẻ.

Cơn gió nhẹ trong lành, ánh trăng sáng tỏ.

Ta hãy cùng nhau khiêu vũ suốt đêm thâu, trong điệu múa lời ca từ xa xưa đọng lại.

Chẳng phải tôi ao ước cô độc giữa thế giới này, mà chính bởi khi chỉ còn lại một mình, tôi vui thú biết bao trong niềm cô đơn bất tuyệt”.

Page 343: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

343 

 

NHẬT BẢN, MÙA XUÂN, HOA ANH ĐÀO

Voyages Saigon, Inc. 

Đến thăm các thành phố lớn ở Nhật Bản như Tokyo hay Osaka, chúng ta thường nhìn thấy những dòng người ăn mặc lịch sự chen chúc nhau trên các đường phố, hay hối hả ngược xuôi trong các nhà ga. Đấy chính là hình ảnh của nước Nhật ngày hôm nay: một nước Nhật làm không kịp giờ, ngủ không đủ giấc, hầu như chẳng bao giờ được nghỉ ngơi và lao nhanh vùn vụt như con tàu siêu-tốc shinkansen; Một nước Nhật với nội tâm đầy ẩn ức. Ở một góc độ nhất định, hình ảnh dù phiến diện của nước Nhật hiện đại ấy không phải là không hấp dẫn đối với những du khách lần đầu tiên đến thăm Nhật Bản.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có một nước Nhật khác mà chúng ta có thể nhìn thấy hàng năm vào mùa xuân sớm, khi những cây anh đào tưng bừng nở hoa: đó là nước Nhật cổ điển, với nội tâm thư thái hơn, và với chiếc đồng hồ thời gian đặc biệt của nó. Hay nói cách khác, mỗi khi đến thăm Nhật Bản vào mùa hoa anh đào, chúng ta – nếu như vạn dĩ lại là người khách du lịch khó tính – sẽ có cái cơ duyên được nhìn thấy cùng một lúc hai nước Nhật: một nước Nhật của tinh thần khai phóng và khoa học kỹ thuật tiên tiến, và một nước Nhật khác của những giá trị truyền thống bất di bất dịch từ hàng nghìn năm. Hình ảnh với hai mặt tương phản ấy của nước Nhật chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn nhiều đối với những

Page 344: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

344 

 

ai muốn đến thăm đất nước ấy mà đồng thời còn muốn hiểu được cả những khía cạnh vừa tinh tế vừa phức tạp trong nền văn hóa rấtđộc đáo của nó.

Qua 35 tấm ảnh chụp chọn lọc, kèm với những trích đoạn thơ haiku của một số tác giả cổ điển và đương đại, chúng tôi muốn giới thiệu với quý khách hàng và độc giả một cách sơ nét nhưng thi vị về hoa Anh Đào mùa xuân ở Nhật Bản.

VOYAGES SAIGON

[Bản dịch thơ haiku là của Trần Chính (Voyages Saigon); Do haiku là thể thơ rất ngắn về hình thức và hàm súc về nội dung cho nên người dịch tin rằng cách dịch trung thành nhất là giữ nguyên vẹn ý tứ của bài thơ mà không câu nệ cấu trúc 17 chữ (5–7–5) cũng như việc dùng từ “kigo” (season word) vốn rất chặt chẽ trong thể haiku. Riêng những bài haiku của M. Mayuzumi thì được dịch từ thơ ra thể văn xuôi.

Chúng tôi xin cảm ơn Thiên Hương C.K.H. và Trần Thụy Lân đã có nhã ý cho phép chúng tôi trích đăng thơ của hai tác giả trong tập ảnh này.

Tất cả (34) ảnh đăng trong tập ảnh này là của Trần Chính, máy sử dụng là Nikon F100, với ống kính Nikkor 28-200mm. Riêng ảnh cuối cùng ở trang số 5 là của Lê Trúc, mà chúng tôi sử dụng với sự đồng ý của tác giả. Do các ảnh chụp được thu nhỏ lại để đưa lên trang Web nên chất lượng bị giảm đi rất nhiều]

Page 345: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

345 

 

Page 346: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

346 

 

Trong một vở kịch

Bunraku, có một vai diễn là một cô gái ở tuổi xuân thì, rất đẹp, yêu nồng nàn

và sống mãnh liệt với tình yêu. Mặc dù cô biết trước rằng cuộc đời của cô sẽ vô cùng ngắn ngủi; Rằng sắc đẹp và tình yêu sẽ giết chết cô.

Cô gái ấy tên Sakura, bởi vì cô chính là hiện thân của hoa Anh Đào.

Vào mùa anh đào nở, khi chúng ta nhận được tin những người thân yêu qua đời…

Page 347: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

347 

 

…chúng ta thường có cảm nghĩ rằng hoa anh đào đến để đón họ, và họ ra đi cùng với mùa hoa.

(M. Mayuzumi, “Bài thơ tháng tư”)

anh đào nở mong chờ dịu ngọt của những ngày dài (Vô danh)

Đi ngắm hoa anh đào giữa một rừng người đôi khi khiến chúng ta cảm thấy mỏi mệt.

Page 348: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

348 

 

Nhưng còn có nỗi mệt khác, rất đỗi dịu dàng, đến sau những xúc động và những phấn chấn say mê khi chúng ta ngắm nhìn

hoa nở. (M.Mayuzumi, “Bài thơ tháng tư”)

không có rượu tràn làm sao tận hưởng mùa hoa đáng yêu

(Vô danh)

thế gian đầy thử thách và nếu anh đào nở cây nở hoa thế thôi (Issa, 1762-1826)

Page 349: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

349 

 

ta học được cách chết viên thành khi ngắm nhìn hoa nở

(Vô danh)

ốm và sốt một thoáng anh đào nở xác hoa hãy còn run

(Ryunosuke, 1892 – 1927)

Dưới những tàng hoa anh đào thắp sáng, một con tàu rời sân ga tỉnh lẻ để đi Tokyo, chở theo với nó người thanh niên đang

bước vào đời, và cùng với anh những giấc mơ đẹp lẫn những nỗi bất an về tương lai.

Page 350: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

350 

 

Hoa anh đào nở đem đến cho chúng ta cả niềm vui lẫn cảm giác khắc khoải và cô

quạnh.(M. Mayuzumi,

“Bài thơ tháng tư”)

có màu hoa nào thế thay được máu con tim hoa anh đào năm cũ một đời ai kiếm tìm

(Trần Thụy Lân, “Tháng

tư anh đào nở

trên cội mai già một đợt hoa rồi lại một đợt hoa xuân ấm áp đã về

(Ransetsu, 1654 – 1707)

Page 351: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

351 

 

Ru người những tưởng ru ta

Ru ai chiếc võng xa hoa vô thường

Trắng hồng một khóm

mai sương

Phất phơ bụi nhỏ thiên đường tí hon

(Thiên Hương C.K.H., “Những bài thơ thiền”)

những vầng mây anh đào có phải chuông chùa vọng từ Ueno hay Asakusa

mái ngói chùa Quan Âm trôi dạt đi trong vầng mây anh đào (Basho,1644 – 1694)

Page 352: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

352 

 

Tôi cho một người bạn mượn chiếc dù. Dù được trả lại với đầy những cánh hoa.

...Tôi buồn bã cố hình dung những trận mưa xuân đã làm cho anh đào rụng sớm.

(M. Mayuzumi,“Bài thơ tháng tư”)

yên tĩnh hoa không hề bị khuấy động bởi tiếng chuông chùa

((Fuhaku, 17141807)

Page 353: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

353 

 

ở Kyoto sao ta cứ nhớ Kyoto mỗi khi nghe tiếng kêu chim tu-hú

(Basho, 1644 – 1694)

bên ngôi nhà cũ mà ta ruồng rẫy cây anh đào vẫn nở hoa (Issa, 1762 – 1826)

năm nay anh đào nở có đúng tháng tư xưa tình nhân nào đến hỏi chờ nhau tự bao giờ

(Trần Thụy Lân, “Tháng tư anh đào nở”)

Page 354: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

354 

 

bắt được cánh hoa trong bàn tay xòe lòng bàn tay chẳng thấy gì

(Takahama, 1874 –1959)

đêm xuân đáng yêu bỗng tan biến đang khi chúng ta ngắm anh đào

…ra đây mà xem chân thành hoa nở giữa cảnh nghèo Basho (1644 – 1694)

Page 355: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

355 

 

cuộc sống ngắn ngủi thế mà xuân kia cứ về mỗi năm (N.Takata, “Haiku mùa xuân”)

vòng tay nào mở rộng nụ cười mím bên song hoa anh đào dưới nắng cười bên hồ nước trong

(Trần Thụy Lân, “Tháng tư anh đào nở”)

giá như nàng ở đây nghe ta buồn lảm nhảm mà hiểu ánh trăng này

(Issa, 1762 – 1826)

Page 356: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

356 

 

hoa nở sớm tiếng chim tu-hú tuyết và ánh trăng lại một năm tàn

(Sanpu, 1647 – 1732)

chuông chùa tàn mùi hoa còn vấn vương đêm tuyệt hảo (Basho, 1644 – 1694)

Page 357: Mùa xuân trong thơ thiền - chuaphatgiaovietnam.comchuaphatgiaovietnam.com/download-upload/MUA XUAN TRONG THO THIEN 10.p… · 3 rụng. Xuân đến trăm hoa cười. Một

357 

 

trong mát lạnh này phải chăng trăng cũng ngủ dưới hồ kia

(Ryusui, 1691 –1758)

chớm bình minh bên gầu giếng cuộn lại nở một đóa hải đường (Kakei, ? – 1716)

những cánh hoa rơi rụng bỗng quay về cành cũ khi đàn bướm bay lên (Moritake, 1452 – 1540