maket mới - hội các phòng thử nghiệm việt nam ... · thí nghiệm" (29 -...

32
ách thức đối với phụ nữ làm việc trong ngành Khoa học Kỹ thuật Top 5 chiến lược thiết kế phòng thử nghiệm tiết kiệm chi phí Chuỗi sự kiện đáng chú ý tại analytica 2017 SỐ 25 - THÁNG 03/2017

Upload: others

Post on 02-Jan-2020

12 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

SỐ 14 - THÁNG 03/2016

Maket mới

Thách thức đối với phụ nữ làm việc trong ngành Khoa học Kỹ thuật

Top 5 chiến lược thiết kế phòng thử nghiệm tiết kiệm chi phí

Chuỗi sự kiện đáng chú ý tại analytica 2017

SỐ 25 - THÁNG 03/2017

Trong tay Bạn là Bản tin Thử nghiệm ngày nay số 25. Để phục vụ Hội viên và Bạn đọc được tốt hơn, Bản tin rất mong muốn Hội viên và Bạn đọc cho ý kiến và gửi tin, bài về hoạt động thử nghiệm.Mọi ý tưởng, ý kiến đóng góp và sự hỗ trợ của Tổ chức, Doanh nghiệp và Cá nhân đều được trân trọng ghi nhận và nghiên cứu áp dụng để nội dung, hình thức của Bản tin được liên tục cải tiến.Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của quý vị. Rất mong Bản tin này sẽ trở thành người bạn thân thiết, có ý nghĩa đối với Hội viên và Bạn đọc.

Bản tin Thử nghiệm ngày nay

3(3) Chuỗi sự kiện đáng chú ý tại analytica 2017(6) Phương pháp thử nghiệm mới giúp phát hiện ung thư mũi sớm hơn

9(9) Kỷ nguyên mới của y dược: đầy hứa hẹn, cá nhân hóa và in sẵn(12) Thách thức đối với phụ nữ làm việc trong ngành Khoa học Kỹ thuật(16) Lịch sử của đĩa thạch

20(20) Hoạt động quan trắc phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

22(22) Top 5 chiến lược thiết kế phòng thử nghiệm tiết kiệm chi phí(26) Kỹ thuật trong công nghệ gene có thể giúp thiết kế và nghiên cứu hệ thống sinh học (28) Tiến sĩ Jonathan Karty nói về xu hướng mới nhất trong khối phổ

(Trang 31): Chương trình Thử nghiệm thành thạo - VinaLAB PT - Tổng hợp (Tháng 3)

3

Chuỗi sự kiện đáng chú ý tại analytica 2017

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa, triển lãm analytica Vietnam 2017 sẽ chính thức mở cửa khai mạc và đón khách tới tham quan tại Trung tâm Triển lãm Hà Nội – 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

4

Toàn bộ các dịch vụ tại Triển lãm và Hội nghị analytica Vietnam 2017 đều miễn

phí. Để thuận tiện hơn cho Quý vị đăng ký tham quan, chúng tôi xin giới thiệu Hệ thống Đăng ký Trực tuyến miễn phí: http://www.analyticavietnam.com/vn/online-registration.htmlCác Hội thảo và Buổi hướng dẫn tại analytica Vietnam (29 - 30/03/2017)

Diễn ra song song với triển lãm là các hội thảo và buổi hướng dẫn thực hành có tính tương tác cao, mang đến những kinh nghiệm thực hành thực tế cho các chuyên gia/chuyên viên trong ngành. Tutorial I: Chuẩn bị mẫu tự động trong phân tích thực phẩm

Ngày 29/03/2017 từ 10.00 sáng - 12.00 trưa. Diễn giả: Li Xiao (Gerstel).

Tutorial II: Vật liệu nhồi cột với đường kính hạt nhỏ và tác động đến tốc độ & độ phân giải trong ứng dụng HPLC, IC

Ngày 29/03/2017 từ 02.00 chiều - 04.00 chiều. Diễn giả: Joachim Weiss (ThermoFisher

Scientific).Tutorial III: Nguyên tắc cơ bản của Đảm bảo Chất lượng trong Phòng thí nghiệm Phân tích

Ngày 30/03/2017 từ 10.00 sáng - 12.00 trưa.Diễn giả: Tadeusz Gorecki (ĐH Waterloo,

Canada).Tutorial IV: Sắc ký lỏng hai chiều – Lý thuyết và ứng dụng

Ngày 30/03/2017 từ 02.00 chiều - 04.00 chiều

Diễn giả: Shane Linkerhof (Agilent Technol-ogies).Tải form đăng ký buổi hướng dẫn:h t t p : / / w w w. a n a l y t i c a v i e t n a m . c o m / d o k u m e n t e /u p l o a d / A p p l i c a t i o n _ f o r m _ Tu t o r i a l _ a n a V N 1 7 . p d fHội thảo “Xã hội hoá hoạt động thử nghiệm – Cơ hội và Thách thức”

Đánh dấu sự hợp tác chính thức giữa analytica Vietnam và Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam (VINALAB), trong khuôn khổ triển lãm năm 2017, sẽ diễn ra hội thảo “Xã hội hoá hoạt động thử nghiệm - Cơ hội và Thách thức“, hứa hẹn sẽ mang đến cho Quý khách hàng những kiến thức thú vị về thị trường.Thời gian: 31/03/2017, từ 9h00 sáng - 12h00 trưaĐịa điểm: Trung tâm Triển lãm Quốc tế (I.C.E), Hà NộiBan tổ chức: Hội các Phòng Thử nghiệm Việt Nam (VINALAB)Quý vị vui lòng tham khảo các chủ đề và nội dung chi tiết của buổi hội thảo tại đây: http://www.analyticavietnam.com/vn/events-9-94-m-100.htmlSự kiện trực tiếp đặc biệt "An toàn Phòng thí nghiệm" (29 - 31/03/2017)

Phòng thí nghiệm an toàn luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Phòng thí nghiệm hiện đại là nơi lưu trữ rất nhiều vật liệu độc hại và rủi ro cháy nổ luôn có thể xảy ra nếu chúng ta thiếu cẩn thận. Chính vì thế Asecos tham dự và mong muốn mang tới cho Khách tham quan triển lãm analytica Vietnam 2017 những

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY5

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN NỔI BẬT

trải nghiệm đầy thú vị về những tiềm ẩn trong phòng thí nghiệm, quan sát những minh họa về sự cố cháy nổ và thu thập được những kinh nghiệm quý giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Thời gian & Địa điểm: 29-31/03/2017, 10h30 sáng và 02h30 chiều tại Khu vực Hội thảo, Gian hàng C35.Hội nghị analytica Vietnam (29-30/03/2017)

Chương trình Hội nghị Khoa học Chất lượng cao bao gồm 04 phần chính, mỗi phần bao gồm những bài phát biểu của các nhà khoa học quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới.Phần I: Phân tích cơ bản / Sắc ký & Khối phổPhần II: Phân tích Môi trường và Cải tiến Chất lượngPhần III: Phân tích Thực phẩm & An toàn Thực phẩmPhần IV: Phân tích Dược phẩm & Chẩn đoán Y học

Ban tổ chức và Các đơn vị bảo trợ Hội nghị: GS.TS. Oliver J. Schmitz (Đại học Duisburg-Essen, Khoa Hóa), GS.TS. Phạm Hùng Việt (ĐHQG Hà Nội-ĐH Khoa học Tự nhiên, CETASD)

Thông tin liên hệ: Ms. Đỗ Dung (Nancy)Trưởng BP Dự án tại Việt NamTel.: +84 4 35562292Fax: +84 4 35562293E-Mail: [email protected]Địa chỉ: Số 6 ngõ 107 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Analytica Vietnam

6

Phương pháp thử nghiệm mới giúp phát hiện

ung thư mũi sớm hơn

7

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN NỔI BẬT

Trong vòng 2 tháng nữa, chúng ta sẽ có thể có một phương pháp xét nghiệm máu giúp phát hiện ra ung thư cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một phương pháp xét nghiệm máu mới có thể phát hiện dấu vết của một loại virus liên quan với ung thư mũi. Phương pháp này có thể được đưa vào áp dụng trong các bệnh viện và phòng khám.

Các bác sĩ cho biết, phương pháp này có thể cho phép phát hiện sớm bệnh ung thư mũi còn sót lại hoặc tái phát - căn bệnh đáng lo ngại xếp hàng thứ tám trong các loại ưng thư phổ biến nhất và hàng thứ bảy trong các loại ung thư gây tử vong cao ở đa số những người đàn ông Singapore.

Tiến sĩ Tan Min-Han chia sẻ thêm: “Chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên một đoạn DNA của virus Epstein-Barr,

còn được gọi là BamHI-W; loại virus này được tìm thấy ở hầu hết các bệnh nhân bị ung thư mũi”.

Các nhà nghiên cứu chính có thâm niên của Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Viện Kỹ thuật Sinh học Nghiên cứu và Công nghệ nano (IBN) nói rằng việc họ đang làm cũng giống như “kể được tên cụ thể một nguyên liệu trong một bát súp vốn có rất nhiều thành phần trong đó”.

(Từ trái sang) Trưởng nhóm - Nhà khoa học nghiên cứu chính của thử nghiệm lần này - ông Tan Min-Han, nhân viên phòng thí nghiệm Jess Võ, nhà khoa học nghiên cứu cấp cao Hu Min,

Giám đốc Điều hành IBN – Bà Jackie Ying và Nhân Viên Phòng Phí Nghiệm cấp cao

8

Khi virus Epstein-Barr được phát hiện, có nghĩa là bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ung thư.Xác định ung thư

Giải thích về cách thức hoạt động của phương pháp xét nghiệm máu lần này, Tiến sĩ Tan Min-Han nêu rõ: “Việc xét nghiệm máu để phát hiện ra mầm bệnh cũng giống như bạn đang cố gắng để biết được cụ thể món súp mà bạn đang ăn được nấu bởi những nguyên liệu chính xác là gì hay nó có những thành phần nào trong đó”.

Các xét nghiệm máu được tiến hành trên 46 bệnh nhân ung thư mũi tại Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore, và các virus gây bệnh đã được phát hiện 89% trong khoảng thời gian thử nghiệm.

Phương pháp này cho hiệu quả vượt trội hơn so với các xét nghiệm máu khác, cụ thể là 89% so với 67% cho đến 85% khi nói về tỉ lệ phần trăm phát hiện tế bào ung thư. Những xét nghiệm này chọn ra một gene của virus Epstein-Barr gọi là EBNA1.

Một đơn bào có trong virus Epstein-Barr có nhiều bản sao của BamHI-W nhưng chỉ có một bản của EBNA1, điều này giúp cho việc phát hiện ra BamHI-W dễ dàng hơn, cho nên việc xét nghiệm máu cũng nhạy hơn rất nhiều”- cô Jess Võ, nhân viên phòng thí nghiệm tham gia trong nghiên cứu lần này cho biết.

Các kết quả đã được công bố trên tạp chí “Scientific Reports” quốc tế có uy tín. Công nghệ này đã được cấp bằng sáng chế gần đây và đang được thương mại hóa. Nhóm nghiên cứu dự đoán rằng phương pháp này có thể được đưa vào sử dụng trong các phòng khám trong hai tháng nữa.

Ung thư mũi là dạng ưng thư phổ biến nhất của các loại ung thư liên quan đến đầu và cổ ở Singapore với khoảng từ 350 đến 400 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm. Ung thư chủ yếu xảy ra ở nam giới trong độ tuổi từ 35 đến 55. Rất khó để phát hiện vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng.

Thường thì bệnh nhân chỉ đi khám khi có hiện tượng chảy máu cam thường xuyên, và thường được chẩn đoán khi bệnh ung thư đã bước sang thời kì nặng.

Bác sĩ Lim Chwee Ming, nhà tư vấn tại khoa ung thư phẫu thuật (đầu và cổ) tại Viện Ung thư Đại học Quốc gia Singapore, cho biết số lượng BamHI-W được phát hiện thông qua xét nghiệm máu sau khi điều trị ung thư có thể giúp các bác sĩ chuyên khoa quyết định liệu rằng bệnh nhân có cần thêm hóa trị hay không sau các điều trị chính hoặc điều trị ban đầu để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, các tế bào mà thuốc không tiêu diệt hết.

Xét nghiệm máu cũng có

thể là một công cụ hữu ích để giúp phát hiện ra những người có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư mũi, chẳng hạn như những người có tiền sử trong gia đình đã có người bị bệnh, ông chia sẻ thêm.

Nhóm nghiên cứu IBN đang đánh giá hiệu quả của các xét nghiệm máu trong việc đóng vai trò như là một công cụ phát hiện bệnh cho các nghiên cứu trong tương lai.

Nhận xét về các nỗ lực trong nghiên cứu lần này, Bác sĩ Tan Wu Meng, nhà tư vấn tại Trung tâm Ung thư Parkway, cho biết: "thử nghiệm này cung cấp cho chúng ta thêm một công cụ nữa để đánh giá về tiến triển bệnh của bệnh nhân, và chúng tôi mong đợi nhận được thêm các xác nhận về tính hiệu quả của phương pháp này trong những tháng tới đây”.

Theo Straitstimes

9

Kỷ nguyên mới của y dược: đầy hứa hẹn, cá nhân hóa và in sẵn

Máy in 3D giá rẻ đã thực sự mở ra hướng tiếp cận với sản xuất đắp dần (additive manufacturing) – khi kết hợp với một cách tiếp cận cá nhân hóa hơn đối với việc chăm sóc sức khỏe, một bối cảnh được thiết lập cho kỷ nguyên mới của y dược.

Dược phẩm cá nhân hóa đã có tác động đáng kể trong thực hành lâm sàng, với

một số chuyên khoa sức khỏe đã thông qua chiến lược điều trị cá nhân hóa. Theo điều này, tương lai của thiết kế dược phẩm chắc chắn sẽ tính đến các yếu tố gene và protein của bệnh nhân, kết hợp với triển vọng xây dựng một loạt các loại thuốc cá nhân hóa, có sẵn cho bệnh nhân tại thời điểm kê đơn.

Dù tầm nhìn này đầy hứa hẹn với sự phát triển của công tác điều trị, việc áp dụng khái niệm dược phẩm cá nhân hóa vào ngành công nghiệp dược phẩm đặt ra một số thách thức. Ví dụ, sản xuất các liều thuốc theo nhu cầu cá nhân có thể cần đến các công nghệ sản xuất tiên tiến trong tương lai với năng lực sản xuất số lượng nhỏ các loại liều lượng có sẵn cho bệnh nhân tại thời điểm kê đơn. Công nghệ xây dựng công thức dược phẩm thương mại hiện nay chỉ hoạt động hiệu quả với quy mô

lớn, và do đó, tương lai sẽ chỉ có khả năng sử dụng hạn chế trong việc sản xuất các loại liều lượng phổ biến được yêu cầu bởi các nhóm người chiếm phần đông dân số. Sản xuất do đó có thể chuyển từ sản xuất công nghiệp sang xây dựng công thức tại chỗ cho các loại liều lượng và tổ hợp thuốc theo từng cá nhân.

Sản xuất đắp dần là một lĩnh lực đầy hứa hẹn cho sự phát triển của sản xuất dược phẩm cá nhân hóa. Từ lúc phát triển ban đầu và được sử dụng làm công cụ sản xuất cho tạo mẫu nhanh trong cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, sản xuất đắp dần đã được ứng dụng trong nhiều bối cảnh ngành công nghiệp với tư cách một phương tiện phát triển tân tiến và hiệu quả cao. Binder Jetting là một loại hình sản xuất đắp dần theo nguyên tắc kết hợp giải pháp bồi tụ từ một đầu in lên một lớp chất nền dạng bột để có sự bền vững. Sau đó, vật thể mong muốn được tạo nên theo cách tương

10

tự, từng lớp một. Công nghệ đó ngày nay đã hiện diện ở một số lượng các lĩnh vực sản xuất phong phú, bao gồm kiến trúc, hệ thống nano, hàng không vũ trụ, thời trang và nghiên cứu y sinh. Các nhà nghiên cứu y học cũng đã sử dụng sản xuất đắp dần để tạo ra xương và các cơ quan chức năng, đem tại tiềm năng khởi đầu trong lĩnh vực y học, với tiềm năng tiếp bước trong lĩnh vực dược phẩm.

Sử dụng công nghệ máy tính liên quan trong một thiết lập chăm sóc dược phẩm có thể cho phép sản xuất dược phẩm cá nhân hóa theo đơn thuốc tương ứng một cách tiềm năng. Các khả năng bao gồm: viên nén đơn lẻ làm từ loại thuốc và liều lượng đặc trị phù hợp với nhu cầu cá nhân (ví dụ: đối với các thuốc có chỉ số điều trị hẹp như warfarin), thuốc viên nhiều lớp để cung cấp liệu pháp tổng hợp của các thế mạnh khác nhau hoặc giải phóng cùng một loại thuốc, hoặc kết hợp hai hay nhiều loại thuốc riêng biệt với mục tiêu giảm số viên thuốc uống. Mô hình nung chảy bồi tụ (Fused-deposition modelling FDM) là một cách tiếp cận khác gần đây xuất hiện trong sản xuất đắp dần, theo đó làm mềm sợi polymer ép khuôn qua một đầu in nhiệt độ cao. Một khi đã được bồi đắp thành hình trên đĩa của máy in, polymer sẽ cứng lại và lớp polymer tiếp theo được dựng lên trên, theo cách y hệt để tạo ra vật thể 3D mong muốn. Để sản xuất viên thuốc dược phẩm theo cách FDM, cần phối hợp thuốc cần dùng với sợi polymer để đặt vào khoang in. Điều này đã đạt được theo cách truyền thống thông qua việc ngâm polymer trong dung dịch cồn chứa dược phẩm. Mặc dù đã xuất hiện thành công tương đối trong các loại thuốc như 4-aminosalicylic acid (4-ASA), 5-aminosalicylic acid (5-ASA) và prednisolone, quá trình này dựa trên sự khuếch tán thụ động và do vậy đòi hỏi phải có thời gian sản xuất dài hơn, bao gồm thêm bước làm khô thường chỉ tạo ra được một số lượng thuốc nhỏ.

Việc sử dụng hỗn hợp ép nóng chảy là một phương pháp thay thế khả thi hơn và được

chứng minh có hiệu quả. Quy trình có thể được mô tả như sau. Nguyên liệu thô (tức là thuốc và tá dược) buộc phải pha trộn trong một con quay ở nhiệt độ cao, và sau đó chuyển đổi thành một sản phẩm có hình dạng và độ đặc đồng nhất phun ép qua một khuôn dưới điều kiện xác định. Việc sử dụng hỗn hợp ép nóng chảy để sản xuất sợi thuốc cần thiết cho sản xuất đắp dần đã được chứng minh là có thể đạt được đối với loại sợi hòa tan trong nước khi sản xuất các chế phẩm uống. Ví dụ, Goyanes đã chuẩn bị thành công cả sợi paracetamol và caffeine trong poly (vinyl) alcohol (PVA) thông qua một máy phun ép nóng chảy Noztec Pro (Noztec, Vương quốc Anh) ở 180°C. Nỗ lực để kết hợp tỷ lệ thuốc cao hơn làm giảm chất lượng sợi (có thể thông qua polymer tinh thể thay thế) và do đó sản xuất đắp dần có tiềm năng trong trường hợp này. Tuy nhiên tỷ lệ bốc thuốc trên 10% w/w sau đó đạt được thông qua việc bổ sung tá dược dẻo. Cùng với sự thành công của nó trong nghiên cứu học thuật, hỗn hợp ép nóng chảy còn mang lại lợi thế trong sản xuất đắp dần bao gồm khả năng làm việc mà không có dung môi và do đó tránh làm thêm bước sấy khô tiếp theo, chi phí thấp, sản xuất nhanh và sẵn sàng cho sản xuất liên tục.

Bản chất hỗn hợp ép nóng chảy khiến tá dược và quan trọng hơn là cả thuốc cần dùng có sự ổn định ở nhiệt độ cao. Những hạn chế tiềm tàng của quy trình hỗn hợp ép nóng chảy là thời gian dài và nhiệt độ thủy tinh chuyển tiếp cao thường được mô tả, tuy nhiên có một số cách để khắc phục hạn chế này để loại thuốc cần sản xuất được ổn định nhiệt độ. Một ví dụ là xây dựng công thức và sản xuất sau đó của thuốc muối được biết đến có khả năng duy trì ổn định ở nhiệt độ cao, hoặc đồng kết tinh thuốc với một coformer có tiềm năng cung cấp sự ổn định như mong muốn.

Hiện đang có sự quan tâm đến dược phẩm rất lớn trong kỹ thuật tinh thể như một phương tiện để tối ưu hóa tính chất hóa học và vật lý của thuốc như độ hòa tan, tính hút ẩm, pha

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY11

loãng, do đó việc xem xét để thay đổi nhiệt độ thủy tinh chuyển tiếp có thể hợp lý. Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ thuật đồng kết tinh theo cách này chỉ là suy đoán, do hiện nay chưa có nghiên cứu nào hỗ trợ ý kiến cho rằng việc bổ sung một thực thể thứ hai hoặc coformer trong quá trình sẽ làm thay đổi quá trình chuyển đổi thủy tinh của một loại thuốc cụ thể. Do đó, không rút ra được kết luận nào về việc sử dụng kỹ thuật đồng kết tinh để cung cấp các sản phẩm thuốc ổn định nhiệt độ cho hỗn hợp ép nóng chảy. Tuy nhiên quá trình này có thể được xem xét để phát triển trong lĩnh vực này ở tương lai. Khi đưa vào khoang in, sợi polymer thuốc được nạp sẵn sàng cho xây dựng mô hình lắng đọng hợp nhất. Vào chính thời điểm này, phần mềm in liên quan được sử dụng để điều chỉnh các thông số sản xuất, mà sau đó sẽ dẫn đến việc sản xuất của các hình thức liều lượng như mong muốn. Thông số in như tỷ lệ lắng đọng, kích thước đầu ép, đẩy ra, hút lại và tốc độ đường dẫn đều được sử dụng thành công để làm thay đổi và kiểm soát hình dạng viên thuốc trong mức độ đạt yêu cầu.

Một thông số cụ thể được quan tâm trong việc xây dựng công thức thuốc viên cho liều cá nhân là tỷ lệ nạp đầy. Để tăng sức mạnh cơ khí của viên thuốc mong muốn, một tỷ lệ nạp đầy lớn hơn sẽ được chọn sẽ nâng cao mức độ đến mức máy in sẽ nạp đầy không gian trống với polymer. Tham số này có thể thay đổi từ 0% (rỗng) đến 100% (rắn) và do đó không chỉ có khả năng thay đổi cấu trúc của viên thuốc mà còn sửa đổi tính chất vật lý của kết quả công thức xây dựng, chẳng hạn như tính hòa tan. Ví dụ, các viên thuốc có tỉ lệ phần trăm nạp đầy thấp hơn đã chứng minh khả năng phát tán thuốc nhanh hơn, theo các nghiên cứu được thực hiện bởi Goyanes. Nghiên cứu này cũng cho thấy một mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ nạp đầy và trọng lượng viên thuốc, cho thấy rằng liều thuốc có thể được kiểm soát thông qua sự lựa chọn của tỉ lệ nạp đầy thích hợp. Điều này có

tiềm năng to lớn trong lĩnh vực dược phẩm cá nhân hóa, khi mà thuốc có thể được sản xuất với liều lượng cụ thể cho một cá nhân thông qua tính toán tỷ lệ nạp đầy thích hợp.

Lĩnh vực nghiên cứu liên quan với sản xuất đắp dần toàn cầu không chỉ đang được mở rộng, mà còn nhận được động lực đáng kể với nhiều ngành công nghiệp trên khắp thế giới cùng tham gia vào sự phát triển của nó. Thật vậy, nó được dự báo sẽ là yếu tố chủ chốt trong sản xuất giá trị cao với ước tính thị trường trên toàn thế giới là 67 tỷ bảng Anh đến năm 2020. Vương quốc Anh hiện là một trong những nước tiên phong toàn cầu trong phát triển kiến thức và áp dụng thành công công nghệ sản xuất đắp dần, với năng lực đáng kể để nghiên cứu tiếp trong tương lai, với sự tham gia của 81 tổ chức (24 trường đại học và 57 công ty) kể từ năm 2007.

Trong ngành công nghiệp dược phẩm, tổ chức Nghiên cứu & Phát triển GlaxoSmithKline đã bày tỏ sự quan tâm trong việc khám phá cách ứng dụng sản xuất đắp dần trong sản xuất các công thức bào chế thuốc rắn uống đường miệng, với ý định phân phối máy in có “hộp mực” trong tương lai ở các hiệu thuốc và bệnh viện địa phương với hy vọng cung cấp cho bệnh nhân các loại thuốc tùy chỉnh tại thời điểm kê đơn. Với những tài liệu nghiên cứu học thuật hiện nay và hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu, tương lai của sản xuất đắp dần trong dược phẩm vô cùng hứa hẹn. Goyanes mô tả một cách hoàn hảo về khái niệm này rằng "về mặt lý thuyết, thiết kế được máy tính hỗ trợ có thể khiến sự tưởng tượng và độ phân giải của công nghệ là giới hạn duy nhất trong thiết kế và sản xuất các viên thuốc đa diện phức tạp”. Với suy nghĩ đó, có thể giả định rằng sản xuất đắp dần thực sự nắm giữ chìa khóa cho một kỷ nguyên mới của y dược.

Theo www.labnews.co.uk

12

Thách thức đối với phụ nữ làm việc trong khối ngành khoa học kỹ thuật

Câu chuyện về phụ nữ trong khối ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ là một trong những thành tựu vững chắc giữa bối cảnh một loạt các thách thức nghiêm trọng.

Mặc dù còn thiếu nhiều đại diện do bắt nguồn từ nhận thức sai lầm, sự không quan tâm, không ủng hộ,

và sự thống trị to lớn của nam giới, nhiều phụ nữ vẫn nổi trội trong lĩnh vực Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ (KH-CN). Phụ nữ hiện nay đang dẫn đầu những công ty nắm giữ tiêu chuẩn công nghệ của Mỹ như IBM, GM, HP, DuPont, Facebook và Yahoo. Và ngoài các vị trị lãnh đạo cấp cao, phụ nữ chiếm 37% quản trị viên

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY13

cơ sở dữ liệu, 47% nhà sinh học, 60% kế toán và kiểm toán viên, 78% kỹ thuật viên phòng thử nghiệm lâm sàng, và 91% y tá đã đăng ký, theo dữ liệu của trường Đại học Bang Minnesota (MSU).

Tuy nhiên, ngành KH-CN thường ít cảm thông hơn với phụ nữ. Khi được tạp chí Time phỏng vấn về phụ nữ trong khoa học, Jennifer Doudna, Nhà Sinh học Phân tử tại Đại học California-Berkeley, người đồng nghiên cứu ra kỹ thuật chỉnh sửa bộ gene CRISPR-Cas9 đầy đột phá, đã trả lời rằng: "Khi tôi đã tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình, tôi thực sự nhận ra rằng vẫn tồn tại phân biệt đối xử đối với phụ nữ và các nhóm thiếu đại diện khác trong khoa học. Tình trạng này không phải là một sự cố ý, nhưng rất thực tế đối với tôi. Nó làm tôi phiền muộn sâu sắc".

Sự phân biệt đối xử như vậy một phần có thể do sự hiện diện áp đảo của nam giới. Dữ liệu của MSU cho thấy ít hơn 1/4 số kỹ sư hóa học (17%) và số nhà khoa học môi trường (22%) tại Mỹ là phụ nữ. Đến cuối năm 2016, theo Deloitte Global, phụ nữ sẽ nắm giữ ít hơn 25% số công việc CNTT tại các nước đang phát triển, một con số tương tự hoặc thấp hơn so với năm 2015, mặc dù độ lệch này còn trầm trọng hơn nhiều vào thời điểm năm 2005.

Sự khác nhau trong thù lao

cũng liên quan đến phân biệt đối xử. Deloitte báo cáo rằng sự khác biệt về tiền lương khá phổ biến, nhân viên nữ phát triển web chỉ kiếm được 79 cent và nữ quản lý máy tính và hệ thống thông tin kiếm 87 cent so với mỗi đô-la mà nam giới được trả, và 1/4 phụ nữ ở Mỹ cảm thấy bị đình trệ trong sự nghiệp CNTT của họ.

Nỗ lực trong ngành KH-CN để giữ nhân lực nữ cũng chưa được tối ưu. Trong lĩnh vực CNTT, dựa trên một nghiên cứu năm 2014, Deloitte báo cáo rằng 45% phụ nữ có khả năng nghỉ việc trong năm đầu tiên cao hơn đàn ông. Ngoài các vấn đề như tiền lương và thiếu sự đề bạt, Deloitte đã trích dẫn những thách thức khác như: “một nền văn hóa” “anh em” lập trình viên thù địch hoặc phân biệt giới tính, cũng như các chính sách tại môi trường làm việc không phù hợp với phụ nữ, ví dụ như các phiên chạy marathon viết mã, kỳ vọng về việc không có con, và thiếu dịch vụ chăm sóc trẻ. Những điểm thiếu thân thiện tương tự đã được mô tả trong các phân khúc khác của giới KH-CN, bao gồm cả “văn hóa mũ bảo hộ", phản ánh sự kiểm soát bởi nam giới, và "văn hóa áo khoác phòng thí nghiệm", gợi nhớ tới giờ làm việc dài và lịch làm việc cứng nhắc.

Những thái độ đó là cơ sở của phát hiện năm 2012 trong một nghiên cứu toàn quốc về 5,300 nữ kỹ sư của Tiến sĩ

Nadya Fouad và Tiến sĩ Romila Singh, Đại học Wisconsin-Milwaukee. Nghiên cứu cho thấy có tổng số 40% phụ nữ tốt nghiệp rời khỏi lĩnh vực kỹ thuật hoặc từ chối gia nhập. Những người phụ nữ từ bỏ sau khi bắt đầu công việc kỹ thuật chỉ ra rằng môi trường tổ chức chưa tối ưu và hỗ trợ chưa đầy đủ từ các nhà quản lý và các đồng nghiệp đã dẫn đến quyết định của họ. Hiệp hội Nữ Kỹ sư ước tính rằng cứ 4 nữ kỹ sư thì có 1 người bỏ ngành sau khi đến tuổi 30, so với tỉ lệ 1 trên 10 người ở nam giới. Hiện nay, khoảng 18-20% sinh viên kỹ thuật là nữ. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ước tính rằng chỉ có khoảng 14% kỹ sư là phụ nữ.

Vấn đề về phụ nữ trong ngành KH-CN chắc chắn đã thu hút sự chú ý ở cấp cao nhất. Nhà Trắng coi hỗ trợ phụ nữ trong ngành KH-CN là cực kỳ quan trọng đối với khả năng cạnh tranh sáng tạo của nước Mỹ: "Sự nghiệp trong ngành KH-CN cung cấp cho phụ nữ cơ hội tham gia vào một trong số những lĩnh vực thú vị nhất của nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Tăng cường cơ hội cho phụ nữ trong các lĩnh vực này là một bước quan trọng hướng tới việc tạo nên thành công kinh tế lớn hơn và bình đẳng cho phụ nữ mọi nơi". Giá trị của ngành KH-CN ở cấp độ cá nhân cũng được chỉ rõ: “Phụ nữ làm trong ngành KH-CN kiếm được

14

nhiều hơn 33% so với những người không ở trong ngành và trải nghiệm khoảng cách lương bổng tương đối so với đàn ông tương đối nhỏ hơn".

Động cơ kinh tế của việc KH-CN thúc đẩy xã hội hầu như không cần bàn cãi. Gia tăng sự tham gia của phụ nữ có thể mở rộng đáng kể sự đóng góp chung của KH-CN cho tăng trưởng kinh tế, có khả năng tăng gấp đôi số người tài năng theo thời gian. Năm ngoái, McKinsey ước tính rằng sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ có thể bổ sung hàng nghìn tỷ đô-la cho nền kinh tế Mỹ và thêm 12 nghìn tỷ đô-la cho tăng trưởng toàn cầu. Trái lại, tỉ lệ tham gia thấp hoặc loại trừ phụ nữ có thể tước đi tính nuôi dưỡng, chăm sóc, vì cộng đồng, và các đặc điểm đặc trưng khác của lực lượng lao động. Hơn nữa, sự tham gia của phụ nữ có thể rất quan trọng trong việc tinh chỉnh các sản phẩm dành cho phụ nữ.

"Cần có nhiều phụ nữ hơn tham gia ngành KH-CN", GS-TS Joy Gaston Gayles tại Đại học Bang North Carolina nói. "Số lượng công việc đòi hỏi kỹ năng KH-CN vượt trội hơn số ứng viên có sẵn, vì vậy cần có nhiều hơn nữ giới tham gia hơn hoặc có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh của chúng ta trong đổi mới tiên tiến".

Gayles và các cộng sự đã theo dõi một nhóm sinh viên trong sáu năm sau khi họ bắt đầu học đại học, để đo lường

mức độ mà phụ nữ ở lại với chuyên ngành KH-CN hoặc bị hút bởi các lĩnh vực khác, dựa trên dữ liệu từ lúc bắt đầu Khảo sát Chiều dọc về Học sinh sau trung học do Trung tâm Quốc gia về Số liệu Giáo dục thống kê. Bình luận về kết quả được công bố trên Tạp chí NASPA về Phụ nữ trong Giáo dục Đại học, Gayles nói không thể bỏ qua thực tế là phụ nữ ít có khả năng hơn trong việc học chuyên ngành, theo đuổi, và đạt được bằng cấp trong lĩnh vực KH-CN. "Nhưng nghiên cứu này chỉ ra rằng có những lựa chọn phi truyền thống đầy hứa hẹn cho việc thu hút và giữ chân phụ nữ trong khoa học", bà nói. Nghiên cứu phát hiện "một con đường hấp dẫn: phụ nữ bị hút vào các ngành khoa học sau khi do dự xem nên học gì ở bậc đại học". Gayles nói, "Chúng tôi không tìm kiếm những con đường bất ngờ hoặc thay thế, nhưng những gì chúng tôi thấy được đó là những sinh viên đang do dự sẽ có khả năng học chuyên ngành về KH-CN. Đó là một điều khá thú vị thấy được qua dữ liệu".

Bà nói rằng, từ rất sớm, ngay cả trong môi trường có nguồn tài nguyên phong phú, khả năng của bé gái thường bị bỏ qua hoặc đánh giá thấp hơn bé trai. "Chúng ta có một vấn đề chung về sự thiếu quan tâm đối với ngành KH-CN, nhưng vấn đề này có vẻ rõ ràng hơn giữa các bé

gái và các sinh viên da màu".Gayles nói rằng những nữ

sinh viên tham gia chương trình hợp tác và tìm kiếm việc làm ngành KH-CN đã báo cáo "rất nhiều hành vi xấu tại nơi làm việc", bao gồm cả những lời khiếm nhã. Bà nói: "Trong một số trường hợp, người phạm lỗi không ý thức được rằng hành vi của họ là xúc phạm và một số phụ nữ có thể cảm thấy môi trường như thế không phù hợp để làm việc".

Trong tương lai, Gayles, một người ủng hộ sự tài trợ, hướng dẫn, và linh hoạt trong môi trường làm việc ngành KH-CN, hy vọng rằng thông qua sự chú ý lớn hơn và các chính sách mới có thể thấy được "một lực lượng lao động đa dạng hơn, nơi tất cả các bộ phận dân cư đều được đại diện và coi trọng".

Tiến sĩ Lynne O'Connell, Giám đốc Phòng thử nghiệm Hóa học tại Đại học Boston, nói rằng sự linh hoạt trong giờ làm việc là "một xu hướng giúp ích cho cả nam và nữ". Bà nói: “điều này khả thi trong PTN, nơi mà công việc thường không đòi hỏi tiếp xúc với khách hàng, và các khía cạnh công việc có thể mang ra khỏi không gian PTN và tiếp tục thực hiện tại nhà hoặc ở nơi khác mà không bị cản trở”. "Mọi người vẫn đang làm việc nhiều giờ, nhưng sự linh hoạt trong những giờ làm việc đó có thể tạo sự khác biệt".

Gần một thập kỷ trước tại

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY15

ĐH Boston, Tiến sĩ O'Connell, Giáo sư Mary Roberts, và Tiến sĩ Elizabeth O'Day đã liên kết với một tổ chức là Phụ nữ trong Khoa học và Công nghệ (WST) được thành lập bởi Tiến sĩ O'Day khi còn là sinh viên dưới sự dìu dắt của Giáo sư Roberts. Với mục tiêu thể hiện ý nghĩa công việc của một nhà khoa học và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, mỗi năm WST mời 30 nữ sinh trung học được ghép cặp với các sinh viên đại học Boston để làm khoa học thực sự, tiến sĩ O 'Day nói.

Trang web WST tại ĐH Boston mô tả chương trình là "...một chương trình cuối tuần kéo dài một tháng để nghiên cứu, nghe giảng, đi thực địa và một cơ hội để gặp gỡ các cố vấn và hình mẫu trong các ngành khoa học".

"Học sinh trung học thấy hứng thú với khoa học và các sinh viên được thử sức làm lãnh đạo, một dạng cố vấn, hướng tới một mạng lưới liên hệ. Dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Roberts, chương trình này đã trở thành sự ảnh hưởng tích cực trong cuộc sống của nhiều thành viên", cô nói. "Một trong những mục tiêu của WST đó là cho các cô gái trẻ thấy rằng các nhà khoa học rất gần gũi".

Hiện tại, Tiến sĩ O'Day là giám đốc điều hành và nhà sáng lập của Olaris Therapeutics, một công ty dược phẩm. Olaris đang tìm cách dựng bản đồ về toàn bộ hệ chất chuyển hóa của con người, từ đó phát triển phương pháp chẩn đoán mới và mục tiêu mới để điều trị các bệnh có cách thức điều trị kém và tỷ lệ sống sót nhỏ. Tiến sĩ O'Day cũng thành lập Lizzard Fashion để quảng bá khoa học thông qua thời trang. Các món đồ như áo phông "STEMinist" với những thông điệp dễ nhớ, quảng bá khoa học được bán trên trang web và tại nơi đón khách đến thăm của các tổ chức khoa học địa phương, với một đô-la từ mỗi chiếc áo bán được sẽ quyên góp để thúc đẩy nghiên cứu. Tiến sĩ O'Day cũng khởi xướng Proyecto Chispa (dự án Spark), tái chế thiết bị điện tử và sử dụng những gì thu được để thiết lập các trung tâm máy tính ở trại trẻ mồ côi ở Mỹ Latinh. Cô nhận

được bằng tiến sĩ từ ĐH Harvard và là Thạc sĩ Triết học của ĐH Cambridge, và giành được học bổng Winston Churchill. Khi theo học cử nhận tại ĐH Boston, cô đã được trao tặng nhiều danh hiệu nghiên cứu cho sinh viên hàng đầu.

Tiến sĩ O'Day nói rằng sau khi giành giải thưởng, cô thường tự hỏi nếu là cô gái duy nhất trong lĩnh vực của mình thì có cảm giác gì. Cô nhanh chóng nhận ra rằng cô thường là người phụ nữ duy nhất và nhắn nhủ: "Đối với các cô gái, chúng ta cần phải phá vỡ định kiến rằng khoa học không hề vui, không thỏa mãn, và bạn cũng không thể làm những việc khác. Rằng bạn không cần phải từ bỏ các khía cạnh khác của cuộc đời mình cho khoa học”.

Cô tin rằng thái độ đang bắt đầu thay đổi. Bạn ở lại trong PTN bao lâu khi không còn được quyền khoe khoang với tư cách "con mọt sách trong phòng thí nghiệm", và bổ sung rằng thời gian được sử dụng hiệu quả như thế nào mới đáng nói. Cô lưu ý rằng "văn hóa mũ bảo hộ" vẫn còn tồn tại, và nói: "Bạn phải có sự hài hước khi nhìn nhận những điều này, biết mình là ai, và không bị ảnh hưởng, nản lòng hay dừng bước vì văn hóa đó".

"Phụ nữ sáng tạo và có thể làm được hầu như bất cứ điều gì, nhưng chúng ta luôn luôn không có được cơ hội bình đẳng để thể hiện kỹ năng của mình. Tôi cảm thấy một ý thức sâu sắc về trách nhiệm để giúp đỡ những người khác có cơ hội như tôi", cô nói.

"Chúng ta đang bắt đầu tiếp cận với một tư tưởng quan trọng, khi phụ nữ sẽ không còn bị gạt sang một bên. Chúng ta đã bắt đầu thấy sự tham gia nhiều hơn của các bé gái và phụ nữ, nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức và sự bỏ cuộc. Chúng ta nên xem xét lý do tại sao, và tìm hiểu những gì chúng ta có thể làm với tư cách một cộng đồng, và tìm những công nghệ có thể giúp đỡ trong quá trình này. Và tôi rất lạc quan về điều này”.

Theo www.labmanager.com

16

Lịch sử của đĩa thạch

Từ khởi đầu khiêm tốn là chiết xuất thịt đơn giản cho đến nền khoa học tiên tiến của môi trường nuôi cấy chẩn đoán, đĩa thạch (agar) luôn là công cụ quan trọng của các nhà vi sinh học.

Nguồn gốc của môi trường nuôi cấy Oxoid bắt đầu từ thế kỉ 19 khi vi trùng học mới

hình thành. Công ty mẹ ban đầu được thành lập năm 1865 sản xuất chiết xuất từ thịt dưới tên thương mại Lab Lemco. Thứ này có thể được sử dụng để nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thử nghiệm (PTN) một cách tiện lợi, cũng là một loại thực phẩm thông dụng, ban đầu gọi là “Chiết xuất từ Thịt của Công ty Leibig”, sau này trở thành Oxo. Các nhà sinh học trước đây thường cố gắng nuôi vi sinh vật bằng thực phẩm hoặc loại mẫu mà lúc đầu tìm thấy vi sinh vật trên đó. Ví dụ, nghiên cứu năm 1832 của Bartolomeo Bizio về “điểm máu” trên bánh wafer tiệc thánh, gây ra bởi Serratia marcescens, đã dùng bánh mỳ làm môi trường nuôi cấy. Tuy nhiên, khi xử lý các vi sinh vật và mầm bệnh không có sắc tố, Robert Koch thấy rằng loại nước canh từ huyết thanh bò tươi hoặc chiết xuất thịt cho hiệu quả nuôi cấy tốt nhất.Môi trường nuôi cấy thể rắn

Năm 1881, Robert Koch mô tả kĩ thuật mới tại Hội nghị Y khoa Quốc tế ở London. Koch nhận thấy những khó khăn khi dùng môi trường nước canh đối với sự phân lập của nuôi cấy tinh khiết và đã tìm kiếm môi trường rắn để thay thế. Ông đánh giá các môi trường như lòng trắng trứng đông tụ, tinh bột nhão và lát cắt vô trùng của một củ khoai tây (như nhà sinh vật học Schroeter người Đức đã dùng), nhưng sau đó chuyển sang chiết xuất thịt bổ sung gelatin. Kết quả “gelatin dinh dưỡng” được đổ lên tấm kính phẳng, nó được cấy và đặt dưới một cái tháp chuông. Kỹ thuật đĩa mới này có thể được sử dụng để phân lập nuôi cấy tinh khiết của vi khuẩn và cấy chuyển chúng sang đĩa mới hoặc trên gelatin dinh

dưỡng trong ống nghiệm nhét bông gòn.Mặc dù gelatin dinh dưỡng là một tiến bộ

lớn, nhưng khi là một chất gel, gelatin có 2 nhược điểm lớn:• Nó hóa lỏng ở 25oC, khiến đĩa không thể được ủ ở nhiệt độ cao hơn.• Nó bị thủy phân bởi gelatinase - một enzyme sản xuất bởi hầu hết các vi sinh vật phân giải protein.

Năm 1882, Fannie Hesse đề nghị thay gelatin bằng agar. Fannie, vợ của Walther Hesse, làm việc tại PTN Koch với vị trí kĩ thuật viên cho chồng mình và trước đó đã dùng agar để làm thạch hoa quả sau khi nghe nói về tính gel của nó từ bạn bè. Agar là một polysaccharide có nguồn gốc từ rong biển đỏ, và chứng minh khả năng là một chất gel cao cấp. Agar có những tính chất vật lý đáng chú ý: nó tan ra khi đun nóng ở 85oC, và khi nguội thì không kết gel cho đến khi đạt 34-42oC. Agar cũng trong hơn gelatin và chống lại sự hấp thụ của enzyme vi khuẩn. Việc sử dụng agar cho phép tạo ra một môi trường nuôi cấy có thể được ủ ở 40oC trong dạng nóng chảy nguội và ủ ở 60oC mà không hề tan chảy.

Mặc dù chiết xuất thịt là một nguồn giá trị với nhiều yếu tố phát triển cho vi khuẩn, nó thiếu lượng amino nitow đủ để cho phép sự phát triển tối ưu của một loạt các vi sinh vật. Năm 1884, Fredrick Loeffler thêm dịch peptone và muối vào công thức chiết xuất thịt cơ bản của Koch. Dịch pepton ông sử dụng là một enzyme tiêu hóa thịt, được sản xuất làm dược phẩm vào thế kỷ 19, thường được kê đơn cho chứng rối loạn dinh dưỡng. Dịch peptone này bổ sung amino nitow, trong khi muối tăng độ thẩm thấu của môi trường nuôi cấy.

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY17

Năm 1887, Julius Richard Petri, một nhân viên khác trong PTN Koch, đã sửa đổi đĩa kính phẳng và sản xuất một loại đĩa nuôi cấy mới. Đĩa Petri được thiết kế với một nắp đậy để ngăn chặn các chất gây ô nhiễm.

Đến những năm 1890, môi trường nuôi cấy mà chúng ta biết đến ngày nay, cùng đĩa Petri, dịch peptone và agar, được phát triển. Tuy nhiên, đa số các phương pháp trước đây tiếp tục được sử dụng, ví dụ như chiếc đĩa này từ Lehmann 1896 của Medicin Handatlanten, cho thấy sự xuất hiện của vi khuẩn pyocyaneum trên nhiều loại môi trường nuôi cấy khác nhau.

Đĩa từ Lehmann 1896 của Medicin HandatlantenI. Môi trường kim nuôi cấy (stab culture) với gelatin

II. Môi trường kim nuôi cấy với agarIII. Khuẩn lạc xuất hiện trên đĩa gelatinIV. Cận cảnh khuẩn lạc trên đĩa gelatin

V. Đĩa GelatineVI. Đĩa Agar

VII. Khuẩn lạc xuất hiện trên đĩa agarVIII. Sinh trưởng trên lát khoai

IX. Kính hiển vi

Môi trường nuôi cấy chọn lọcTuy nhiên, môi trường nuôi cấy vẫn chưa

có sự phân biệt. Chúng nuôi sống bất cứ thứ gì được cấy lên, chỉ có thể dùng hình thái khuẩn lạc, nhuộm màu và kính hiển vi để phân biệt các vi sinh vật. Bước đi đầu tiên hướng tới môi trường chẩn đoán đó là vào năm 1888, khi Martinus Beijerinck phát triển một môi trường chọn lọc (sử dụng các yêu cầu dinh dưỡng để hạn chế những gì có thể phát triển trên đĩa). Beijerinck muốn phân lập nốt gốc vi khuẩn Rhizobium - một vi khuẩn có khả năng cố định nitơ trong khí quyển. Để làm việc này, ông thiết kế một môi trường không hề chứa các hợp chất nitơ. Điều này ức chế sự phát triển của các vi sinh vật cố định các chất không phải nitơ và tạo ra sự nuôi cấy tinh khiết của vi khuẩn Rhizobium. Beijerinck tiếp đó sử dụng một môi trường chọn lọc khác, dựa trên khả năng sử dụng CO2 làm nguồn carbon trong điều kiện kỵ khí, để phân lập sự nuôi cấy tinh khiết đầu tiên của vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh Thiobacillus denitrificans vào năm 1904.

Mặc dù các hóa chất như thuốc nhuộm đã được biết đến với đặc tính kháng khuẩn từ năm 1885 (khi Paul Ehrlich công bố nghiên cứu về tác dụng ức chế của các hợp chất asen với bệnh giang mai), chúng không được đưa vào công thức môi trường nuôi cấy cho tới khi môi trường chọn lọc đầu tiên được phát triển trong thập niên 1900.

Các chất chọn lọc ban đầu thường là hóa chất và thuốc nhuộm sử dụng cho các mục đích khác trong PTN được tình cờ phát hiện ra khả năng ức chế một số vi sinh vật nhất định:• 1905: MacConkey sử dụng muối mật để chọn lọc cho lên men vi khuẩn lactose trong mẫu phân. Mức độ kết hợp trong muối mật xác định mô tả chọn lọc của nó: muối mật được kết hợp thì ít tính ức chế hơn và cho phép sự phát triển của khuẩn tụ cầu và enterococci; trong khi nhiều loại muối phân tách như desoxycholate có tính chọn lọc hơn, chỉ cho phép sự phát triển của Enterobacteriaceae.

18

• 1912: Churchman chứng minh rằng các dẫn xuất của triphenylmethane như thuốc nhuộm tím gentian và màu xanh lá cây đậm ức chế vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Gram dương; và pha lê tím gây ra một số ức chế cho nấm.• 1923: Muller mô tả một môi trường sử dụng i-ốt và sodium thiosulphate phản ứng với nhau tạo thành tetrathionate. Độ chọn lọc của tetrathionate phụ thuộc vào việc vi sinh vật có enzyme tetrathionase hay không. Các chủng Salmonellae và Proteus có enzyme này, do đó có thể phát triển ở nơi có tetrathionate.

Fleming, Florey và Chain nhận giải Nobel năm 1945 cho sự phát triển penicillin, nhưng phải cho đến thập niên 1960, kháng sinh mới được sử dụng làm chất chọn lọc trong môi trường nuôi cấy.

Nghiên cứu của Thayer-Martin năm 1964, mô tả chi tiết công thức phân lập Neisseria gonorrhoeae và N. meningitides, sử dụng một hỗn hợp vancomycin, colistin và trimethoprim, không phải là nghiên cứu đầu tiên sử dụng kháng sinh, nhưng là một trong những ví dụ ban đầu được ghi chép chi tiết nhất về việc sử dụng kháng sinh làm môi trường chọn lọc.Môi trường nuôi cấy chẩn đoán

Giá trị chẩn đoán của phản ứng tán huyết không được ghi nhận cho đến năm 1919, khi James Brown sử dụng thạch máu để nghiên cứu phản ứng tán huyết của vi khuẩn chi Streptococcus và có thể phân biệt được tán huyết alpha, beta và gamma.

Nền khoa học vi sinh vật học đã có một bước

tiến dài với sự phát triển của các phương pháp miễn dịch và phân tử, nhưng môi trường nuôi cấy đã thay đổi nhiều hay chưa? Rõ ràng có nhiều nguyên liệu cơ bản đến từ những nguồn giống như Koch đã sử dụng, nhưng học thức về những sản phẩm đó chắc chắn đã tiến triển.

Peptone – Lab Lemco, chiết xuất thịt bò dựa trên sản phẩm ban đầu được Công ty Chiết xuất Thịt của Leibig bán ra, vẫn có sẵn ngày nay, và Oxoid tiếp tục sản xuất peptone (cao thịt) từ nguồn thịt (ví dụ như gan, tim và thịt bê), sữa và rau củ trong cơ sở sản xuất Basingstoke của họ. Peptone có thể được thủy phân bằng cách sử dụng axit hoặc enzym, và sự kiểm soát quy trình sản xuất cho phép Oxoid phát triển loại peptone mới cho phép sự sinh trưởng tối ưu của một số vi sinh vật cụ thể. Chất lượng của peptone cũng được kiểm soát chặt chẽ với giới hạn về sản xuất peptone và kiểm soát chất lượng kỹ thuật đối với các thông số như độ ẩm dư, tro, amin và tổng nitơ, phốt-phát, muối, pH, hàm lượng ion kim loại, cũng như các xét nghiệm vi sinh.

Nhưng điều đó không có nghĩa rằng sự phát triển peptone không có bước tiến. Oxoid đã nhận ra những thay đổi trên thị trường, đặc biệt là các ứng dụng dược phẩm mà sản phẩm với các thành phần nguồn gốc động vật ngày càng ít được ưa chuộng do áp lực pháp lý. Oxoid đã phát triển Veggietones – peptone nguồn gốc từ rau củ, được sản xuất từ nguyên liệu thô như đậu và protein nấm có thể được tiêu hóa bằng enzyme của nấm và vi khuẩn – tất cả đều được đảm bảo hoàn toàn không có nguồn gốc động vật.

Agar – Thạch agar vẫn được sản xuất từ rong biển, nhưng hiện nay chúng ta đã hiểu biết rõ hơn về cách xử lý cỏ để lấy được loại thạch agar với các đặc tính khác, ví dụ, với quá trình tạo gel nhiệt độ thấp/cao hoặc mất độ ẩm. Việc môi trường có tính gel ổn định rất quan trọng do ảnh hưởng của hình thái quần thể có thể rất mạnh mẽ. Môi trường có tính gel cao sẽ nuôi cấy được các quần thể

19BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY

nhỏ do lưu lượng dinh dưỡng và sự loại bỏ độc tố bị giảm xuống. Môi trường có tính gel thấp sẽ cho phép các quần thể lớn hơn phát triển, nhưng có thể khó tạo vạch cấy.

Máu – máu tươi được tách fibrin để loại bỏ yếu tố đông máu và sự biến đổi giữa các lô được giảm thiểu bằng cách điều chỉnh khối lượng tế bào đóng gói cũng được thực hiện. Để đảm bảo các phản ứng tán huyết tốt nhất có thể, Oxoid chuẩn bị tấm máu sẵn sàng sử dụng, dùng quá trình bổ sung máu trong dây chuyền và lô máu thường được rút ra ít hơn 48 giờ trước đó.

Oxoid không chỉ đặt nền móng khoa học cho nhiều nguyên liệu truyền thống, mà còn giới thiệu nhiều công thức mới. Năm 1930, Levine và Schoenlein lập danh mục 2,543 công thức môi trường nuôi cấy được công bố. Và mặc dù hàng ngàn công thức đã được công bố kể từ đó, có khoảng ít hơn 1000 được sử dụng hàng ngày. Chúng thường là những công thức được tinh chỉnh với sự bổ sung nhiều nghiên liệu chọn lọc hoặc chẩn đoán phức tạp hơn, ví dụ như chromogens (chất sinh màu).Môi trường nuôi cấy sinh màu

Chất sinh màu (chromogens) là các phân tử được thiết kế để bắt chước các chất nền chuyển hóa không màu cho đến khi chúng bị chia cắt bởi enzyme mục tiêu. Một khi bị chia cắt, phân tử sẽ trở nên không hòa tan và có màu, nên tích tụ trong tế bào. Điều này có nghĩa rằng có thể dễ dàng phân biệt các khuẩn lạc của một sinh vật có enzyme đó với những khuẩn lạc không có. Bằng cách thiết kế một môi trường nuôi cấy chọn lọc cơ sở và thêm chất nền sinh màu, môi trường có thể được thiết kế để thể hiện sự khác biệt và xác định các nhóm sinh vật. Một số lượng lớn các môi trường nuôi cấy sinh màu hiện có sẵn cho các sinh vật phổ rộng như E.coli và coliforms, Salmonella, Listeria monocytogenes, tác nhân gây bệnh đường tiết niệu, Clostridium perfringens và các loài Candida.Môi trường nuôi cấy thực phẩm

Hầu hết nền vi sinh trước đây tập trung vào tính lâm sàng, nhưng ngành công nghiệp

thực phẩm đối mặt với những thách thức khác. Thách thức của họ không nằm ở việc xác định một vi sinh vật chưa được biết, mà là phát triển các thương pháp chuyên môn có thể xác định được sự xuất hiện của mầm bệnh dù chỉ ở mức độ 1 vi sinh vật trong 25g thực phẩm. Những phương pháp này cũng phải phát hiện được các tế bào căng thẳng và bị thương, nhạy cảm đối với hầu hết các chất chọn lọc. Yêu cầu phục hồi của các mầm bệnh căng thẳng ở mức độ thấp có nghĩa rằng hầu hết các phương pháp đều dựa trên dung dịch tiền tăng sinh và tăng sinh chọn lọc được dùng để làm tăng số lượng vi sinh vật mục tiêu trước khi đưa lên đĩa.Các mầm bệnh mới xuất hiện

Các vi sinh vật mới cũng đặt ra thách thức mới và đòi hỏi phương pháp phân lập mới. Ví dụ, năm 1977, Joseph McDade và Charles C. Shepard xác định Legionella pneumophilia là tác nhân gây bệnh Legionnaires, việc này đòi hỏi sự phát triển dung dịch nuôi cấy mới cho cả ứng dụng lâm sàng và thử nghiệm nước. Năm 1983, Barry Marshall chứng minh rằng phân lập từ các vết loét dạ dày và tá tràng đều chứa sinh vật giống như Campylobacter, sau này được gọi là Helicobacter pylori. Gần đây, năm 2002, vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng Vancomycin đầu tiên đã được tìm thấy tại Michigan. Và năm 2004, Oxoid ra mắt môi trường nuôi cấy sinh màu đầu tiên để phát hiện mầm bệnh Enterobacter sakazakii mới xuất hiện trong sữa công thức cho trẻ sơ sinh.

Trước đây, môi trường nuôi cấy được phát triển thông qua các thí nghiệm thực nghiệm. Bây giờ, chúng có thể được thiết kế bằng cách sử dụng kiến thức chuyên sâu về sinh hóa của sinh vật mục tiêu và nguyên liệu thô. Oxoid kiểm soát mỗi bước trong chuỗi sản phẩm, từ khâu nguyên liệu cho đến môi trường nuôi cấy được chuẩn bị, cho phép chúng ta phát triển và sản xuất môi trường nuôi cấy chất lượng cao theo yêu cầu của PTN vi sinh ngày nay.

Theo www.labnews.co.uk

20

Hoạt động quan trắc phục vụ công tác quản lý nhà nước

về bảo vệ môi trườngTầm quan trọng của hoạt động quan trắc ngày càng được khẳng định thông qua việc cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường tại nhiều phạm vi khác nhau, phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường tức thời hay dài hạn của cơ quan quản lý nhà nước. Các số liệu về chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, đặc tính của các nguồn thải… do Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường Thái Nguyên thu thập là căn cứ quan trọng để cơ quan quản lý của tỉnh Thái Nguyên ban hành chính sách về bảo vệ môi trường, hoặc để các tổ chức, doanh nghiệp quản lý tốt hơn nguồn phát thải trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thái Nguyên là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng

sản phong phú, tốc độ đô thị hoá nhanh, sớm được đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm: Luyện kim; khai thác khoáng sản; sản xuất xi măng- vật liệu xây dựng; nhiệt điện; công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản; cơ khí chế tạo, lắp ráp... Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.

Cùng với quá trình phát triển, nguy cơ làm phát sinh các vấn đề gây ô nhiễm hay suy thoái môi trường cũng trở nên nhiều hơn nếu không có biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa, khắc phục.

Từ thực tế đó, để kiểm soát chất lượng môi trường trên địa bàn toàn tỉnh, mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Thái Nguyên đã được giao

cho Trung tâm Quan trắc và Công nghệ môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) thực hiện với 03 nội dung: Quan trắc hiện trạng môi trường nền; quan trắc các khu vực bị tác động và quan trắc chất lượng nước Hồ Núi Cốc.

Theo đó, Trung tâm đã thực hiện quan trắc môi trường không khí tại 33 điểm, trong đó có 10 điểm quan trắc hiện trạng và 23 điểm quan trắc tác động với tần suất 02 tháng/lần.

Quan trắc môi trường nước mặt gồm 50 điểm, trong đó 27 điểm quan trắc trên sông Cầu và các phụ lưu chính của sông Cầu, 21 điểm quan trắc trên sông Công và các phụ lưu chính của sông Công, 01 điểm quan trắc trên sông Rong với tần suất 02 tháng/lần, 01 điểm quan trắc trên kênh dẫn nước từ Hồ Núi Cốc về nhà máy nước Tích Lương với tần suất 01 tuần/lần.

Đồng thời, Trung tâm cũng thực hiện quan trắc môi trường nước dưới đất tại 09 điểm với tần suất 06 tháng/lần; quan trắc đặc tính nước thải tại 08 cửa thải của các cơ sở sản xuất và khu dân cư với tần suất 02 tháng/lần; quan trắc môi trường đất tại 09 điểm với tần suất 06 tháng/lần và quan trắc trầm tích tại 10 điểm với tần suất 06 tháng/lần.

Việc tổ chức thực hiện mạng lưới quan trắc đã được Trung tâm thực hiện với các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt các yêu cầu về thiết bị cũng như phương pháp theo yêu cầu của các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về quan trắc và phân tích các thông số chất lượng môi trường.

Để đảm bảo chất lượng các hoạt động quan trắc, từ năm 2004, Phòng thí nghiệm của Trung tâm đã được Văn phòng Công nhận

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY21

Chất lượng (BoA) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận đủ năng lực theo ISO 17025:2005 – Yêu cầu chung về năng lực của Phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn. Đồng thời, công tác kiểm soát chất lượng và quản lý chất chất lượng (QA/QC) cũng được Trung tâm thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cùng với tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo do Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam (VinaLAB) tổ chức, hàng năm Phòng thí nghiệm của Trung tâm còn thực hiện từ 3 đến 4 chương trình thử nghiệm liên phòng với hơn 100 phòng thí nghiệm trong và ngoài nước.

Kết quả phân tích của Trung tâm được đánh giá có độ chính xác cao, tạo nền tảng cho các kết quả quan trắc luôn đảm bảo tính chính xác, khách quan, phản ánh đúng hiện trạng môi trường tại thời điểm quan trắc, đáp ứng yêu cầu về thông tin, số liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường, kịp thời phát hiện các vấn đề có tác động xấu tới môi trường có thể xảy ra, công tác quan trắc, giám sát chất lượng môi trường của tỉnh Thái Nguyên cũng đã được quan tâm đầu tư đúng mức.

Song song hình thức quan

trắc thu mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, việc xây dựng các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục là một công cụ hữu hiệu để nâng cao chất lượng của số liệu quan trắc, tạo ra sự đồng bộ, liên tục về dữ liệu môi trường, giúp cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Hoạt động của trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục góp phần xác định các thay đổi hoặc diễn biến chất lượng môi trường (qua các thông số) liên tục theo thời gian và không gian, giúp xác định nhanh, phát hiện sớm các vấn đề về chất lượng môi trường (có bị ô nhiễm không? ô nhiễm gì? mức độ ô nhiễm như thế nào?...), giúp cơ quan quản lý giám sát, kiểm soát quá trình sản xuất và vấn đề môi trường của các cơ sở sản xuất, Khu công nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Với tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục trong hệ thống mạng lưới quan trắc môi trường, năm 2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai lắp đặt 01 trạm quan trắc môi trường nước tự động liên tục để thực hiện quan trắc 06 chỉ tiêu cơ bản: pH, DO, NO3

-N, TSS, độ dẫn và độ đục thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên.

Trạm quan trắc này đã được chuyển giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, vận hành từ tháng 4/2014.

Cũng trong năm 2013, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt 02 dự án: Kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí khu vực thành phố Thái Nguyên; dự án kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường nước hồ Núi Cốc.

Giải pháp trọng tâm của “dự án kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí khu vực thành phố Thái Nguyên đến năm 2020” là xây dựng 03 trạm quan trắc môi trường không khí xung quanh cố định, tự động, liên tục và một trạm quan trắc không khí di động, tự động nhằm quan trắc, giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh tại khu vực phía Bắc, phía Nam và trung tâm thành phố Thái Nguyên.

Cùng với kết quả của các đợt quan trắc hiện trạng môi trường toàn tỉnh và khu vực bị tác động, toàn bộ số liệu quan trắc đều được cập nhật lên hệ thống phần mền dùng chung của Sở Tài nguyên và Môi trường. Tại đây, các cơ quan quản lý về môi trường của tỉnh Thái Nguyên có thể theo dõi chất lượng các thành phần môi trường, khai thác thông tin phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn.

VinaLAB

22

Chủ phòng thử nghiệm (PTN) liên tục gặp thử thách để tạo môi trường nghiên cứu

mới với ngân sách hạn chế và ít tài nguyên hơn. Ngoài ra, phải cân nhắc "ba điểm mấu chốt" – con người, hành tinh, và lợi nhuận – trong bối cảnh khó khăn về ngân sách. Chủ sở hữu quan tâm tới chi phí hợp lý muốn cơ sở vật chất đáp ứng tầm nhìn và mục tiêu kinh doanh của họ, trong khi cũng cần cả sự linh hoạt, hiệu quả, an toàn và hệ thống tiện ích/kỹ thuật mạnh mẽ. Từ thời điểm ban đầu của quá trình, các chiến lược có thể được sử dụng mà không có tác động tài chính tới một dự án. Những chiến lược này đến từ kinh nghiệm thiết kế trước đó của người lập kế hoạch PTN và bao gồm các phương án cụ thể cho dự án hiện tại. Cùng với những chiến lược này, việc kết hợp bảng tổng quan ban đầu và liên tục sẽ tạo điều kiện để đưa ra quyết định từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến lúc hoàn thiện.

"Danh sách top 5 chiến lược tiết kiệm chi phí" sau đây là hướng dẫn để xác định các chiến

lược thực tế và thực hiện một dự án thành công từ khi thành lập đến hoạt động và chu kỳ vòng đời của cơ sở vật chất bằng cách kết hợp khoa học vào nơi ít không gian hơn, giảm sử dụng tiện ích, và sử dụng các khái niệm sáng tạo.# 5 Đòn bẩy không gian

Khi một dự án mới đã được xác định, chủ sở hữu có thể băn khoăn về vị trí của nó. Một kế hoạch tổng thể của tòa nhà là một điểm khởi đầu tốt để hiểu được cách bố trí của tất cả không gian hiện tại. Việc sở hữu không gian cho phép chủ sở hữu kiểm soát toàn bộ dự án, nhưng cũng có nhược điểm. Dân cư có thể tạm thời phải di dời để hoàn thiện sửa đổi. Hơn nữa, lịch trình nghiên cứu có thể khiến việc di chuyển tất cả dân cư cùng một lúc khó khăn hơn, và yêu cầu rút người đi dần có thể phức tạp và tốn kém. Một lựa chọn khác có thể xem xét đó là cho thuê không gian.

Có thể cải tạo một tòa nhà PTN cũ và sử dụng nó làm không gian văn phòng sẽ ít tốn kém hơn. Chi phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng

chiến lược thiết kế phòng thử nghiệm

tiết kiệm chi phí

Top 5

Chủ sở hữu phòng thử nghiệm quan tâm tới chi phí hợp lý muốn cơ sở vật chất đáp ứng tầm nhìn và mục tiêu kinh doanh của họ trong khi cũng cần cả sự linh hoạt, hiệu quả, an toàn và hệ thống tiện ích/kỹ thuật

mạnh mẽ.

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

23

hiện có và làm việc với chiều cao từng tầng thấp cho một dự án PTN có thể phù hợp đối với một không gian văn phòng ít cơ sở vật chất, nơi mà chương trình và chức năng phù hợp dễ dàng hơn với không gian hiện tại. Nếu không gian có sẵn, cho thuê có thể làm giảm thiết kế tổng thể và tiến độ thi công, nhưng hãy nhớ rằng thiết kế linh hoạt có thể không có sẵn đối với không gian cho thuê.

Một lựa chọn khác để cân nhắc trong trường hợp này là liệu có thể xác định vị trí dân cư từ xa từ cơ sở chính không. Khi làm việc tại các địa điểm khác nhau từ xa, bạn có thể sẽ cần phải lặp lại các dịch vụ hoặc cơ sở vật chất nhất định. Ví dụ, khu vực rửa đồ thủy tinh có thể có khả năng phục vụ toàn bộ quá trình, nhưng nếu một phần quá trình được đặt từ xa, một khu vực rửa đồ thủy tinh thứ hai sẽ cần phải được thêm vào.

#4 Tiêu chuẩn so với Yêu cầuQuan trọng là cần hiểu được sự khác biệt

giữa định nghĩa “tiêu chuẩn công ty” và “yêu cầu của tòa nhà”. Tiêu chuẩn thường là những hướng dẫn được chấp nhận và yêu cầu chính là quy định. Tuy nhiên, theo thời gian, các tiêu chuẩn có thể được coi là yêu cầu. Vấn đề có thể xảy ra khi một tiêu chuẩn được hiểu thành yêu cầu và chi phí thêm một cách không cần thiết.

Một ví dụ thường thấy đó là về vấn đề tỉ lệ thông gió. Tỉ lệ thông gió và thiết kế hệ thống phải tuân thủ các điều khoản bắt buộc trong các bộ luật và tiêu chuẩn liên quan. Những tỉ lệ này được thúc đẩy bởi sự an toàn PTN, một điều tối quan trọng khi sử dụng các vật liệu nguy hiểm. Khi sử dụng các vật liệu nguy hiểm, có 2 vấn đề an toàn cơ bản: mối nguy về sức khỏe (ví dụ: hít phải chất gây ô nhiễm) và mối nguy vật lý (ví dụ: cháy nổ). Để định lượng các rủi ro liên quan đến những mối nguy này và để hỗ trợ các lựa chọn cho thiết kế hệ thống thông gió PTN, chủ sở hữu nên thực hiện phân tích mối nguy, bao gồm ước tính nồng độ chất gây ô nhiễm không khí và tiếp xúc với dân cư dựa trên hệ chất gây ô nhiễm và tỷ lệ loại bỏ, phản ứng, và độc tính.

Có vẻ như có rất nhiều quy định kiểm soát tỉ lệ thông gió trong PTN của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, không có yêu cầu bắt buộc nào đối với mức tỉ lệ này ngoài các mức được liệt kê trong Tiêu chuẩn ASHRAE 62.1-2010 cho PTN giáo dục 4, đã được thông qua bởi nhiều bộ luật, bao gồm Cal-OSHA Bộ số 8 Mục 5154.1 cho các hoạt động vận hành PTN kiểu khoang và cho một số trường hợp đặc biệt trong International Mechanical Code 2012 và International Fire Code 2012. Một số tài liệu khác (ví dụ, ANSI/AIHA/ASSE Z9.5-2012 Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ cho Thông gió trong PTN, OSHA 29 Tiêu chuẩn Phòng thử nghiệm CFR Phần 1910.1450, và Tiêu chuẩn NFPA 45-2015 Tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy cho PTN sử dụng hóa chất) đã đưa ra khuyến nghị về tỉ lệ thông gió trong PTN, nhưng việc

24

tuân thủ là tự nguyện. Quan trọng là nhận ra rằng ngành công nghiệp đang hướng tới cách tiếp cận dựa trên hiệu quả công việc hơn là dựa trên các dữ liệu kỹ thuật dành cho phòng thí nghiệm và phân tích để xác định các kỹ thuật kiểm soát cụ thể cần thiết để đảm bảo an toàn.# 3 Giữ sự đơn giản

Các PTN có thể có các hệ thống phức tạp, rắc rối và cơ sở vật chất được vận hành bởi các nhóm nhân viên nhỏ. Thiết kế của PTN cần tích hợp các hệ thống này theo cách sao cho chi phí vận hành cơ sở không nhiều hơn khả năng của ngân sách. Ngoài ra, thiết kế không nên yêu cầu việc đào tạo phức tạp cho nhân viên để có thể vận hành và điều khiển hệ thống. Thông thường, các hệ thống phức tạp không được bảo trì tốt và, qua thời gian, chi phí vận hành gia tăng. Nên có mục tiêu là giảm thiểu sử dụng và tiêu thụ điện nước để tạo ra một môi trường bền vững với hệ thống đơn giản.

Một chiến lược tuyệt vời đó là giữ mọi thứ đơn giản để tích hợp sự an toàn trong phạm vi dự án. Khi áp dụng các khái niệm hoặc chiến lược cho một dự án, hãy chắc chắn rằng sẽ phối hợp chúng theo cách sao cho có thể nâng cao hiệu quả tổng thể dự án. Các bình gas và xi lanh có thể được gắn vào tủ kĩ thuật và thiết bị, nhưng trừ khi chúng được sắp đặt đúng cách, chúng có thể gây ra các vấn đề an toàn. Hãy tìm cách để tích hợp tủ an toàn và đường ống phân phối vào hệ thống tủ kĩ thuật để quản lý hiệu quả khí gas trong khi vẫn giữ chúng ở một nơi an toàn. Đối với địa điểm đặt bình chữa cháy cũng tương tự. Sử dụng bảng chỉ dẫn tốt theo quan niệm trên để có một hệ thống an toàn hiệu quả, củng cố tổng thể dự án, thường là không phải thêm bất kỳ chi phí nào.#2 Sử dụng những gì hoạt động được

PTN của Thomas Edison được xây dựng tại Fort Myers, Florida vào năm 1928. PTN bao gồm một khu vực xử lý hóa chất, một xưởng máy móc, một phòng nghiền, khu vực văn phòng và một phòng tối. Nó được Edison, cùng Henry Ford và Harvey Firestone sử dụng để

nghiên cứu nguồn thay thế cho cao su, giúp giảm sự phụ thuộc của nước Mỹ vào nguồn nhập khẩu. Sau vài năm cùng 17,000 mẫu thực vật, một chất thay thế đã được khám phá ra trong cây goldenrod (một giống hoa cúc) tại PTN của Edison. Khác với thiết kế PTN ngày nay, PTN của Edison sử dụng các quan niệm sau: hợp tác, nghiên cứu liên ngành, phòng thí nghiệm tinh gọn, phòng thí nghiệm mở, và hóa học xanh. Khi thiết kế PTN, các nhà hoạch định PTN nên nhìn vào những thành công trong quá khứ và xây dựng dựa trên những ý tưởng cho tương lai.

Trong PTN, ngay cả những chi tiết nhỏ nhất có thể có tác động lớn đến hiệu quả. Một nhà hoạch định PTN tốt sẽ lắng nghe khách hàng và các nhà nghiên cứu, và thiết kế một không gian làm việc cụ thể phù hợp với nhu cầu của họ. Nếu một nhà nghiên cứu đang nỗ lực để thực hiện một công việc cụ thể, ví dụ, thay đổi chi tiết kiến trúc của không gian PTN cải thiện năng suất. Nhiều chi tiết sáng tạo có thể được sử dụng. Sau đây là một vài ý tưởng:Tối đa hóa khu lưu trữThiết lập thông thường: thiếu không gian lưu trữ.Vấn đề: Không đủ loại không gian lưu trữ phù hợp.Chi tiết cải tiến: Nơi lưu trữ ở trong khu vực có thể tận dụng những không gian không sử dụng. Ví dụ như đặt tủ lõm bên cạnh những bức tường dày hoặc lợi dụng bức tường thấp.Vị trí của đèn gas và đường tải điện/dữ liệu ở khoang làm việcThiết lập thông thường: Vị trí nằm ngang của đường tải và đèn gắn vào vách.Vấn đề: Đường tải và đèn mâu thuẫn với thiết bị ở sâu trong khoang làm việcChi tiết cải tiến: Đặt cả đường tải và đèn theo chiều dọc để giải phóng không gian khoang làm việc. Một lựa chọn khác sẽ là lắp tấm đèn trên trần nhà.Kết hợp với thiết bị nước sạchThiết lập thông thường: Thiết bị nước sạch được đặt ở trên khu vực bàn làm việc.

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY25

TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM

Vấn đề: Vị trí của hệ thống nước sạch chiếm không gian sử dụng được trên bàn.Chi tiết cải tiến: Bằng cách đặt hầu hết hệ thống bên dưới quầy, khu vực bàn làm việc được giải phóng. Một giải pháp hay khác là đặt nó vào một ngăn kéo trượt mở để dễ dàng tiếp cận.Xây dựng chương trình tham quanDự án thông thường: Một dự án có thể không có đầy đủ kinh phí.Dự án thành công: Khi lập kế hoạch cho PTN của mình, hãy bao gồm chương trình tham quan cho các khách hàng tiềm năng và các nhà tài trợ trong giai đoạn thiết kế. Điều này cũng tạo ra điểm cộng bằng cách cung cấp sự an toàn trong PTN.Tủ chứa linh hoạt đúng kích thướcDự án thông thường: Không phải tất cả các dự án đều cần 100% tủ chứa linh hoạt.Dự án thành công: Sự linh hoạt là một khía cạnh quan trọng trong thiết kế PTN. Hãy nhớ rằng sự linh hoạt bổ sung này có thể tốn nhiều chi phí hơn. Hãy giữ sự linh hoạt thật đơn giản và chắc chắn rằng điều đó cần thiết cho các nhà nghiên cứu.# 1 Tầm nhìn trong một ngày

Là nhà thiết kế, chúng ta sử dụng kiến thức về những dự án trước đây như thế nào để làm việc với khách hàng và tạo ra tầm nhìn của khách hàng? Trong nhiều trường hợp, một quá trình xây dựng tầm nhìn cao cấp có thể được sử dụng kết hợp với phương pháp tiếp cận thực tế để tạo ra tầm nhìn trong một ngày.

Tất cả bắt đầu với một kế hoạch rõ ràng và cụ thể. Đúng vậy, bạn có thể tạo ra tầm nhìn và phong cách thiết kế trong một ngày, nhưng chính những công việc chuẩn bị trước đó sẽ làm cho nó thành công hơn. Với việc lập kế hoạch trước thật cẩn thận và sử dụng các công cụ có tính tương tác và trực quan, bản thân quá trình có thể xây dựng sự đồng thuận và khiến các nhóm liên quan vui vẻ tham gia.• Trước khi chạy một buổi khởi động để tạo ra tầm nhìn, các thông tin được chuyển cho các nhóm người dùng khác nhau dưới

dạng một cuộc khảo sát để tạo ra những ý tưởng về dự án. Có thể phát một tài liệu đọc trước và hỏi những câu hỏi dạng mở để hình thành cơ sở các nhu cầu của dự án.• Bỏ phiếu tương tác là một cách hay để giúp tạo sự đồng thuận của đội ngũ và để cung cấp sự nhận thức ban đầu cho tất cả những người tham gia. Trong một số trường hợp, một thành viên trong nhóm có thể chỉ đạo một buổi xây dựng tầm nhìn, nhưng việc bỏ phiếu có thể cho phép những người khác đóng góp ý kiến mà không cảm thấy bị áp lực đối mặt với các câu hỏi khác.

Khi đã hết khoảng nửa ngày, những yếu tố thúc đẩy dự án là gì sẽ trở nên rõ ràng. Tại thời điểm này, phong cách thiết kế có thể được thảo luận, phác thảo, và hình thành, cung cấp một thiết kế dựa trên đồng thuận và một con đường rõ ràng hướng tới một dự án thành công.

Những "chiến lược tiết kiệm chi phí" này chỉ là một vài ý tưởng có thể được sử dụng để bắt đầu một dự án. Quan trọng là cần giữ tư duy sáng tạo, nắm chắc tầm nhìn, và tận hưởng niềm vui trong quá trình thiết kế!

Theo www.labmanager.com

26

Kỹ thuật trong công nghệ gene

có thể giúp thiết kế và nghiên cứu hệ thống sinh học

Một kỹ thuật mới sẽ giúp các nhà sinh học chỉnh sửa gene, cho dù mục tiêu là để biến các tế bào thành các “nhà máy” mini phát tán thuốc, sửa đổi để cây trồng sống sót với lượng nước hạn chế hay nghiên cứu ảnh hưởng của một gene đối với sức khỏe con người.

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY27

Kĩ thuật này đã được công bố trên tạp chí Nature Communications, nó cho phép quy

định chính xác lượng protein được sản xuất ra từ một gene cụ thể. Quá trình vừa đơn giản lại sáng tạo, và cho đến nay, có thể nhận thấy sự hiệu quả từ phạm vi vi khuẩn tới cây trồng tới tế bào của con người.

"Về cơ bản, đây là một bộ công cụ phổ quát cho việc sửa đổi biểu hiện gene", Sergej Djuranovic, Tiến sĩ, Phó Giáo sư về sinh học tế bào và sinh lý học của Trường Y Khoa thuộc Đại học Washington - St. Louis, và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết. "Đó là một công cụ có thể được sử dụng cho dù bạn đang biến đổi di truyền tế bào để sản xuất một phân tử hữu cơ đặc biệt, hay để nghiên cứu cách gene hoạt động".

Khả năng kiểm soát lượng protein được sản xuất từ một gene cụ thể sẽ có ích cho các nhà sinh học, những người thiết kế hoặc thiết kế lại hệ thống sinh học - chẳng hạn như thiết lập các phản ứng sinh hóa tạo nên sự trao đổi chất của tế bào để sản xuất một sản phẩm mong muốn. Ví dụ, một số loại thuốc - bao gồm cả kháng sinh như vancomycin và thuốc trong điều trị ung thư như taxol - được sản xuất bởi các tế bào bằng các sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa. Bằng cách tinh chỉnh các gene nhất định, một nhà sinh vật học có thể tối đa hóa số lượng thuốc sản xuất.

Djuranovic quan tâm đến điều chỉnh biểu hiện gene để nghiên cứu gene bệnh liên quan, chẳng hạn như những gene liên quan đến bệnh ung thư.

"Có nhiều loại bệnh phức tạp như ung thư và bệnh tự kỷ mà chúng ta biết rằng biểu hiện từ một gene cụ thể bị giảm xuống nhưng không ai biết sự giảm xuống đó góp phần gây ra bệnh như thế nào", Djuranovic nói. "Với di truyền học cổ điển, bạn chỉ có thể nghiên cứu những gì xảy ra khi bạn có hai bản, một bản sao hoặc không có bản sao của một gene, hay nói cách khác, 100%, 50% hoặc 0% biểu hiện gene. Hiện nay chúng ta có thể xem xét tất cả mọi thứ”.

Kỹ thuật này tận dụng một tính năng trong quá trình tế bào được gọi là dịch mã mRNA, một bước quan trọng trong sản xuất protein từ DNA. Để tạo ra một protein, đầu tiên một gene được sao chép vào một phân tử liên quan được gọi là RNA thông tin, sau đó được dịch mã chuyển thành các protein.

RNA thông tin là các chuỗi phân tử dài với 4 loại liên kết – adenine (A), cytosine (C), guanine (G) và uracil (U). Nói chung, những liên kết này được trộn lẫn với nhau, như các chữ cái trong từ, nhưng đôi khi nhiều liên kết A xuất hiện trong một hàng. Những trình tự như thế thường trơn, bộ máy phân tử dịch mã RNA thành protein có xu hướng dừng lại và trượt trên một đoạn A dài trước khi đến điểm cuối, do đó làm giảm số lượng protein được sản xuất.

Djuranovic, sinh viên Laura Arthur và các cộng sự chứng minh rằng sự trơn trượt của chuỗi A có thể được sử dụng để điều chỉnh lượng protein được sản xuất từ một gene. Càng nhiều A được thêm vào đoạn đầu hoặc đoạn giữa của RNA thông tin, càng ít protein được sản xuất ra từ nó. Bằng cách kiểm soát cẩn thận chiều dài của chuỗi A, hoặc đưa các liên kết phân tử khác nhau vào vị trí cụ thể dọc theo sợi gene, họ có thể sản xuất ra chính xác lượng protein như mong muốn.

Djuranovic và các cộng sự đã thử nghiệm kỹ thuật trong vi khuẩn, động vật nguyên sinh, nấm men, thực vật, ruồi đục quả, chuột và tế bào người. Nó hiệu quả trong tất cả các sinh vật này vì sự dịch mã RNA là một quá trình tiến hóa cổ xưa xảy ra theo cùng một cách trên tất cả các dạng sống.

"Điều tuyệt vời chính là sự đơn giản của nó", Djuranovic nói. "Trước đây, nếu muốn có một đột biến phá vỡ biểu hiện gene khoảng 30%, phải mất nhiều năm nghiên cứu và rất nhiều may mắn để tìm một đột biến như thế. Bây giờ chúng ta có thể làm điều đó trong một vài ngày".

Theo www.laboratoryequipment.com

28

Tiến sĩ Jonathan Karty nói về xu hướng mới nhất trong khối phổ

Tiến sĩ Jonathan Karty là quản lý của Cơ sở Khối phổ tại Đại học Indiana (IU) kể từ tháng 6 năm 2004. Tiến sĩ Karty nhận bằng cử nhân từ Đại học Purdue và có bằng tiến sĩ hóa học phân tích của Đại học Indiana ở Bloomington. Ông có kinh nghiệm với một loạt các kỹ thuật phân tích, bao gồm MALDI, GC-MS, LCMS, hệ protein và chất chuyển hóa, và đã tham gia đồng tác giả trong hơn 50 ấn phẩm khoa học. Ông cũng tham gia đào tạo tư vấn cho các nhà cung cấp thiết bị.

Câu hỏi: Phòng thử nghiệm (PTN) của ông đang thực hiện chức năng gì?Đáp: Chúng tôi là cơ sở cốt lõi về phân tử nhỏ của Đại học Indiana. Tôi hỗ trợ một cộng đồng các nhà hóa học hữu cơ tổng hợp, các nhà hóa học vô cơ, hóa sinh, và cung cấp cả khối phổ danh nghĩa và chính xác. Chúng tôi đào tạo cách xác định khối phổ danh nghĩa cũng như cách ghi lại khối phổ chính xác để xác nhận công thức hợp chất mới bằng một loạt các kỹ thuật.Câu hỏi: PTN của ông có bao nhiêu nhân sự?Đáp: Tôi có một nhân viên toàn thời gian và ba sinh viên kĩ thuật làm bán thời gian. Chúng tôi có hai máy khối phổ GC, ba máy khối phổ LC quay chậm, một máy LC-MS phân giải cao, một máy MALDI, và một máy GC-MS phân giải cao. Câu hỏi: Gần đây, ông có nhận thấy những thay đổi quan trọng nào hoặc xu hướng nào trong khối phổ hay không?

BẢN TIN THỬ NGHIỆM NGÀY NAY29

Đáp: Các công cụ đang ngày càng dễ sử dụng đến mức những người không chuyên cũng có thể có được các bộ dữ liệu thực sự tuyệt vời để giải đáp các vấn đề phức tạp. Điều này có thể thấy trong sự bùng nổ của nghiên cứu hệ protein, khi mà ai cũng có thể làm LC-MS-MS với một bẫy ion tốt để xác định protein. Điều này cũng xuất hiện trong nghiên cứu chất chuyển hóa, một lần nữa, bạn có thể làm LC-MS-MS hoặc GCMS và yêu cầu người dùng cuối thực hiện nhiều công việc trong việc tự tạo dữ liệu cho mình, hơn là yêu cầu các chuyên gia khối phổ tạo dữ liệu. Chúng tôi vẫn cần hỗ trợ họ trong việc giải thích dữ liệu và thiết lập thí nghiệm để nó có thể thành công, nhưng một khi những việc đó hoàn thành, sự tin học hoá trong khối phổ và tự động hóa đã cao đến mức mà một người đã được đào tạo, có kĩ năng tốt, có thể tự thu được rất nhiều dữ liệu và tự trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, giá cả của công cụ khối lượng chính xác đang ngày càng hợp lý. Giá chưa phải là rẻ, nhưng chúng đang dần phải chăng hơn và dễ tiếp cận hơn đối với người không chuyên.Câu hỏi: Những thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến PTN của ông?Đáp: Độ tin cậy của Q-TOF và Orbitrap đã thực sự đưa khối phổ chính xác đến nhiều người hơn. Do đó, việc lấy dữ liệu dễ dàng hơn, nhưng đôi khi rất khó để thiết lập và hỗ trợ những người không chuyên để thiết kế các thí nghiệm chất lượng cao. Và, theo quan điểm của tôi, các công cụ dễ bảo trì hơn. Chúng không cần nhiều bộ phận, không cần phải được hiệu chỉnh thường xuyên như trước, và việc hiệu chỉnh được tự động hóa hơn.Câu hỏi: Xin ông chia sẻ về một số thách thức chính ông phải đối mặt ?Đáp: Quản lý sự mong đợi của các bên. Ví dụ, một đồng nghiệp mang một tờ giấy tới và nói: "Tôi muốn làm xét nghiệm này. Tôi muốn tìm peptide này bằng LC-MS2 sử dụng tam cực". Họ không nhận ra rằng việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng người nghiên cứu đã phải làm việc miệt mài chín tháng để có được những điều kiện để thực hiện. Quản lý thời gian và rèn luyện khả năng nhận thấy nhu cầu và giúp đồng nghiệp nhận ra những điều liên quan đến việc lấy được dữ liệu chất lượng là một thách thức. Mặt khác, khi bạn phải dựng cũng như chạy một thử nghiệm vì bạn là thành viên không thể thiếu của nhóm và bạn có đóng góp liên quan thì sẽ thấy xứng đáng hơn nhiều. Và tôi, với tư cách một nhà hóa học phân tích, tôi sẽ không thể học được điều gì nếu chỉ bằng cách ghi lại khối phổ khối chính xác của 50 hợp chất mới mà ai đó tạo ra trong một lần tổng hợp. Ngoài ra, một điểm tốt nữa là các giảng viên đánh giá cao những đóng góp khoa học của bạn, nhờ đó mối quan hệ trở nên thân thiết hơn.Câu hỏi: Ông thích nhất điều gì khi làm việc với khối phổ?Đáp: Với những câu hỏi thách thức hơn cả, câu trả lời thường có ngay ở đó, trong khi nếu bạn thực hiện một số loại tổng hợp, bạn phải trả lời câu hỏi có hay không? Trong khối phổ, bạn thường nhận được kết quả mang tính định lượng. Ví dụ, bạn đang tìm kiếm một loại hợp chất nào đó, bạn có thể hài lòng đôi chút khi làm việc với khối phổ. Một ngày tốt lành là khi bạn nhận được dữ liệu thực sự tuyệt vời, ngược lại thực sự là ngày đen tối khi bạn dành cả ngày cố gắng để điều chỉnh công cụ hoặc dò theo một vấn đề nhỏ gây nhiều tranh cãi và không hiện diện kết quả. Việc xử lý những sự cố có thể làm một ngày trở nên tồi tệ ngay cả với những công cụ đơn giản chẳng hạn như quang phổ kế UV-VIS. Tôi nghĩ rằng mỗi người quản lý phòng thí nghiệm đều biết rõ điều đó.Câu hỏi: Ông có hi vọng thấy xu hướng hay thay đổi nào ở MS trong tương lai không?Đáp: Khối phổ song song chính xác sẽ trở thành tiêu chuẩn. Hầu như bất kỳ người nghiên cứu chất chuyển hóa nào cũng đều kì vọng có thể làm khối phổ song song chính xác để xác nhận các

thành phần của các chất chuyển hóa của họ, cho dù đó là với Q-TOF hoặc Orbitrap Q Exactive. Tôi thấy người ta đang chuyển hướng khỏi những kỹ thuật định lượng rất tốn kém. Và tôi hy vọng một cải tiến không ngừng trong công nghệ, với các công cụ không nhất thiết phải nhỏ hơn và có khả năng hơn, nhưng phải đáng tin cậy hơn và giá cả phải chăng hơn, trong khi cung cấp hiệu suất tuyệt vời tương đương. Khi làm ly độ phân giải cao hơn, khối phổ sẽ phải tăng tốc để theo kịp. Vì vậy, điều đó cũng thúc đẩy phát triển công cụ tới mức mà chúng có cùng độ phân giải và độ nhạy, nhưng hiện nay có thể ghi lại nó ở một tốc độ quét ngày càng cao.Câu hỏi: Còn về kế hoạch tương lai cho PTN của ông?Đáp: Rõ ràng rằng chúng tôi đang hoàn thiện việc xin cấp hỗ trợ tài chính, chúng tôi đang quan tâm đến y học chính xác và chất chuyển hóa hơn, do đó chúng tôi đang muốn có loại thiết bị GC Q-TOF hoặc Q Exactive phân giải cao để hỗ trợ cho y học chính xác mà trường đại học của chúng tôi đang theo đuổi. Ngoài ra, chúng tôi sẽ đào tạo các nhà nghiên cứu y học, sinh học, và hóa học để ghi lại dữ liệu của họ và giải thích dữ liệu đó. Bạn có thể tạo ra nhiều dữ liệu đến mức một chuyên gia khối phổ trong văn phòng không thể hỗ trợ cùng lúc 6 dự án mà mỗi dự án tạo ra nhiều gigabyte dữ liệu một ngày. Vì vậy, tôi thấy rằng khách hàng của mình đang chủ động hơn nhiều trong việc ghi chép và giải thích dữ liệu của họ. Điều này là rất tốt, vì nó khiến tất cả mọi người chuyên sâu hơn trong những việc họ đang làm.Câu hỏi: Ông có lời khuyên nào cho các nhà quản lý PTN, những người mới sở hữu MS cho PTN của họ, nhưng không có nhiều kinh nghiệm với nó?Đáp: Đừng ngại thử những điều mới và đừng sợ thất bại. Đừng ngại hỏi các đồng nghiệp của bạn những câu hỏi khó về những gì họ thực sự muốn rút ra từ dữ liệu. Hãy hỏi họ: "Anh đang muốn giải đáp câu hỏi khoa học nào?". Đó là một cách tốt hơn để tiếp cận một phương pháp, hơn là chỉ sao chép một nghiên cứu. Hãy chắc chắn rằng đồng nghiệp có liên quan hiểu được kỹ thuật nào có thể được sử dụng và kỹ thuật đó có khả năng gì. Đồng thời, hãy học cách nhận biết thời điểm nói không; đôi khi nói không là giải pháp tốt. Duy trì kỳ vọng của các đồng nghiệp một cách hợp lý. Đừng đánh mất hứng thú đối với khoa học. Tôi 43 tuổi và tôi vẫn tích cực học hỏi những điều mới mỗi ngày.Câu hỏi: Ông có lời khuyên nào cho việc chọn công cụ khối phổ?Đáp: Hãy lắng nghe các nhà cung cấp một cách phản biện. Nghĩa là, hiểu những gì họ đang cố gắng để làm nổi bật và những gì họ đang cố gắng che giấu. Không phải vì họ là người xấu, nhưng vì họ chỉ cho bạn thấy mặt tốt của họ thôi. Hãy tự hỏi mình xem nhìn chung bạn sẽ làm gì với công cụ đó. Cuối cùng, nếu mua thiết bị mới, hãy gửi mẫu kiểm tra có liên quan đến nghiên cứu của bạn hoặc có liên quan đến khách hàng của bạn, và chắc chắn rằng những mẫu đó thực sự sẽ kiểm tra khả năng của công cụ để giải quyết nhu cầu của bạn. Và, hãy chắc chắn rằng bạn trả lời tất cả các câu hỏi trong đề xuất xin hỗ trợ dự án. Câu hỏi: Ông có muốn bổ sung điều gì không?Đáp: Với tư cách là một nhà quản lý cơ sở cốt lõi học thuật, tôi có thể nói rằng công việc này rất tuyệt vời. Nó không mang tới nhiều lợi ích về tài chính như những công việc trong ngành công nghiệp, nhưng bạn sẽ có được cảm giác tự do hơn so với thế giới doanh nghiệp. Tôi đã làm trong nghề được gần 13 năm, và tôi cảm thấy mình cần có mặt ở đây. Đây là một con đường sự nghiệp tốt nếu bạn hợp với nó.

Theo www.labmanager.com

30

CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO - VinaLAB PT 2017 - Tổng hợp

STT Mã PT Tên chương trình Chỉ tiêu Phí tham dự (VND)

THÁNG 3

01 VPT.1.5.17.14 Phân tích các anion trong mẫu nước

N_NO3-, N_NO2

-, Cl-, SO4

2-, F-, P_PO43-

2.500.000

02 VPT.1.5.17.15 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá độ ô nhiễm nước thải

COD, BOD5, N_NH4+

,

tổng N, Tổng P, TSS2.500.000

03 VPT.1.5.17.16 Phân tích Vitamin A, Vitamin E trong sữa Vitamin A, Vitamin E 2.000.000

04 VPT.1.5.17.17

Phân tích Vitamin B1 (Thiamin), Vitamin B2

(riboflavin), Vitamin C trong sữa.

Vitamin B1 (Thiamin), Vitamin B2 (riboflavin),

Vitamin C2.500.000

05 VPT.1.5.17.18 Phân tích Histamin trong nước mắm Histamin 2.500.000

06 VPT.1.5.17.19 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng ngũ cốc

Đạm, đường, tinh bột, tro tổng số 2.500.000

07 VPT.1.5.17.20 Phân tích Aflatoxin trong bắp, thức ăn chăn nuôi Aflatoxin 2.000.000

08 VPT.1.5.17.21 Phân tích kim loại nặng trong đất

Cd, Pb, As, Hg, Fe, Cu, Zn

2.500.000

09 VPT.1.6.17.22 Phân tích nấm men trong bia Nấm men 3.000.000

10 VPT.1.6.17.23Phân tích Vi sinh trong nước giếng, nước máy, nước sản

xuất

Tổng số VSVHK, Fecal Coliforms, Coliforms,

E.coli3.000.000

11 VPT.1.6.17.24 Phân tích Vi sinh trong nước uống

Coliforms tổng số, E.coli tổng số,

Pseudomonas aeruginosa, Sulfite reducing clostridia, Fecal streptococci

3.000.000

SỐ 14 - THÁNG 03/2016

Maket mới

SỐ 25 - THÁNG 03/2017