mau trang bdvlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/news/files/275gmtu2019_du... · web viewmỗi dân tộc...

43
TỈNH ỦY BÌNH THUẬN * Số - ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Bình Thuận, ngày tháng năm BÁO CÁO tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc ----- Thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW, ngày 06/3/2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc (gọi tắt là Nghị quyết số 24-NQ/TW); Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận báo cáo kết quả thực hiện như sau: Phần thứ nhất KẾT QUẢ 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW I. TÌNH HÌNH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI 1. Đặc điểm, tình hình Tỉnh Bình Thuận nằm ở cực Nam vùng Duyên hải miền Trung, tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Nam giáp Biển Đông; diện tích tự nhiên 7.943,93km 2 , diện tích rừng 344.006 ha; đường bờ biển dài 192 km, diện tích lãnh

Upload: others

Post on 17-Feb-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

TỈNH ỦY BÌNH THUẬN*

Số - BC/TUDự thảo

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Bình Thuận, ngày tháng năm 2019

BÁO CÁOtổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW

của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc-----

Thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW, ngày 06/3/2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc (gọi tắt là Nghị quyết số 24-NQ/TW); Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận báo cáo kết quả thực hiện như sau:

Phần thứ nhấtKẾT QUẢ 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW

I. TÌNH HÌNH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

1. Đặc điểm, tình hình

Tỉnh Bình Thuận nằm ở cực Nam vùng Duyên hải miền Trung, tiếp giáp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Nam giáp Biển Đông; diện tích tự nhiên 7.943,93km2, diện tích rừng 344.006 ha; đường bờ biển dài 192 km, diện tích lãnh hải 52.000km2; là một trong những tỉnh khô hạn nhất cả nước, lượng mưa trung bình 800mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1.900mm/năm). Toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm thành phố Phan Thiết (tỉnh lỵ), thị xã La Gi và 8 huyện, trong đó có huyện đảo Phú Quý), với 127 xã, phường, thị trấn (gồm: 19 phường, 12 thị trấn và 96 xã); 706 thôn, khu phố; dân số 1.279.161 người/289.685 hộ gia đình.

Toàn tỉnh có 34 dân tộc thiểu số (101.733 người/24.187 hộ gia đình ), chiếm 7,95% dân số của tỉnh(1). Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú rộng khắp trên địa bàn

1(?) Dân tộc Chăm 9.041 hộ/39.656 khẩu; dân tộc Raglai 5.198 hộ/21.364 khẩu; dân tộc Cơ Ho 3.618

Page 2: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

toàn tỉnh với hình thức cư trú phổ biến là sống xen kẽ; trong đó, các dân tộc

Raglai, Cơ Ho, Chơ Ro sinh sống tập trung ở 11 xã (2) và 20 thôn xen ghép; dân tộc

Chăm cư trú tập trung ở 04 xã (Phan Thanh, Phan Hiệp, Phan Hòa thuộc huyện Bắc Bình; xã Phú Lạc thuộc huyện Tuy Phong) và 09 thôn xen ghép ở ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ; dân tộc Tày, Nùng, Hoa chủ yếu sống ở 02 xã (Hải Ninh, Sông Lũy thuộc huyện Bắc Bình) và 02 thôn xen ghép. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nền văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

2. Tình hình kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội, an ninh chính trị; tư tưởng, tâm trạng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng bộ tỉnh, đồng bào các dân tộc thiểu số cùng với nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu khắc phục khó khăn và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, tạo chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội của tỉnh. Công tác xây dựng hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng; kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư phát triển; đời sống, thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện đáng kể. Giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tiến bộ; các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội truyền thống của các dân tộc được duy trì, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số căn bản được giữ vững. Đại đa số đồng bào yên tâm, tin tưởng và chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phấn khởi trước sự phát triển của địa phương; qua đó, đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường, thi đua lao động sản xuất, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố lòng tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.

3. Những thuận lợi, khó khăn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núihộ/15.044 khẩu; dân tộc Hoa 2.920 hộ/12.250 khẩu; dân tộc Tày 1.430 hộ/5.712 khẩu; dân tộc Chơ Ro 748 hộ/2.825 khẩu; dân tộc Nùng 526 hộ/2.358 khẩu; còn lại là các dân tộc khác. Bắc Bình là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhất với 46.083 người; kế đến là huyện Hàm Thuận Bắc 15.972 người, Tánh Linh 14.937 người; Tuy Phong 7.862 người, Hàm Thuận Nam 5.761 người, Hàm Tân 4.685 người, Đức Linh 3.900 người, thành phố Phan Thiết 2.214 người (chủ yếu là người Hoa) và thị xã La Gi 319 người.2(?) Xã Phan Dũng (Tuy Phong); xã Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Điền, Phan Tiến (Bắc Bình); xã La Dạ, Đông Giang, Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc); Mỹ Thạnh, Hàm Cần (Hàm Thuận Nam); xã La Ngâu (Tánh Linh).

2

Page 3: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

3.1- Thuận lợi

- Đồng bào các dân tộc thiểu số tại Bình Thuận có truyền thống yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành tốt pháp luật Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau; tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền tại địa phương.

- Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân tộc và xuất phát từ thực tiễn địa phương, Tỉnh ủy đã ban hành, triển khai thực hiện 03 nghị quyết chuyên đề về công tác dân tộc là tiền đề quan trọng cho việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW(3).

- Tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp cụ thể để hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất như: Cấp đất sản xuất, hỗ trợ trả lãi vay mua bò; đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư cho đồng bào dân tộc thiểu số... Nhờ đó, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số chuyển biến khá toàn diện; hệ thống hạ tầng “điện, đường, trường, trạm” được quan tâm đầu tư; công tác giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao được đẩy mạnh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội căn bản được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện.

3.2- Khó khăn

- Địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số phân tán rộng, hơn 50% số hộ sinh sống ở miền núi, xa trung tâm, điều kiện tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu còn khó khăn. Do nguồn lực của tỉnh còn hạn chế nên việc đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng yêu cầu; kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển còn chậm và chưa đồng bộ. So với mặt bằng chung của tỉnh, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, tập quán sản xuất còn lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, tái nghèo còn cao; trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.

- Do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của đồng bào.

- Việc tái định cư để xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi đã gây ảnh

3(?) Gồm: Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 27/5/2002 về xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2005; Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 27/5/2002 về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ huyện Phú Quý; Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 08/10/2003 về xóa đói, giảm nghèo, đầu cơ sở hạ tầng xã nghèo và hỗ trợ nhà ở cho người nghèo đến 2005.

3

Page 4: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

hưởng nhất định đến đời sống, sản xuất của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số.

- Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, chưa nỗ lực vươn lên trong sản xuất, cải thiện đời sống.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQ/TW

1. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết

Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, Tỉnh ủy (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 08/10/2003 (gọi tắt là Nghị quyết số 15-NQ/TU) và tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện và các chức sắc tôn giáo, trí thức, dân tộc trong tỉnh; chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị tổ chức học tập, quán triệt và xây dựng chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết(4); trong đó, yêu cầu các cấp ủy, chính quyền và các ngành tăng cường phối hợp thực hiện có kết quả các Nghị quyết của Tỉnh ủy về công tác dân tộc đã ban hành.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các nghị quyết về công tác dân tộc; chọn 05 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số làm điểm(5); phân công một số sở, ngành phụ trách theo dõi, giúp đỡ để triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Tỉnh ủy; đồng thời, biệt phái một số cán bộ cấp tỉnh về công tác, hướng dẫn tại 15 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, các ban, ngành trong tỉnh đã xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Nghị quyết ở địa phương, ngành mình.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo sơ kết 02 năm (năm 2006), 04 năm (năm 2007), 05 năm (năm 2008) thực hiện Nghị quyết từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, gắn với đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa X) về xây dựng và phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2005 (gọi tắt là Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy) và một số

4(?) Cấp tỉnh: Tổ chức học tập, quán triệt cho hơn 1.500 cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; 257 chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc, trí thức (trong đó có 31 vị chức sắc người Chăm, 44 vị già làng, trưởng bản); 96% đảng viên, công chức, viên chức. Cấp huyện: Tổ chức học tập, quán triệt cho hơn 18.000 cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; 285 chức sắc, chức việc tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc, nhân sĩ trí thức. 100% cấp ủy địa phương (nơi có đồng bào dân tộc thiểu số) đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh ủy về công tác dân tộc. 5(?) Gồm: xã Phan Dũng (huyện Tuy Phong), xã Phan Điền (huyện Bắc Bình), xã La Dạ (huyện Hàm Thuận Bắc), xã Mỹ Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam), xã La Ngâu (huyện Tánh Linh).

4

Page 5: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

chuyên đề liên quan đến công tác dân tộc. Mặt khác, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc tỉnh thông qua việc kiểm tra, giám sát định kỳ về công tác dân vận, công tác dân tộc hàng năm để nắm tình hình, đôn đốc và báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời. Sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 57-KL/TW, ngày 03/11/2009 về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX), Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 25-NQ/TU, ngày 14/6/2010 để triển khai thực hiện.

2. Kết quả thực hiện Nghị quyết

2.1- Kết quả thực hiện các mục tiêu

2.1.1- Phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống đồng bào các dân tộc thiểu số

Tỉnh đã triển khai các dự án đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ đi lại, sản xuất, đời sống, văn hóa tinh thần cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có đường ô tô thảm nhựa thông suốt đến trung tâm xã; điện lưới quốc gia, hạ tầng bưu chính, viễn thông đều khắp. Tỉnh đã đầu tư nhiều công trình thủy lợi, góp phần mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đã giải quyết căn bản đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số với tổng diện tích 15.281,08 ha/14.279 hộ (bình quân trên 01 ha/hộ); xây dựng 5.543 căn nhà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo... Năm 2003, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (theo tiêu chí cũ) chiếm 24,63%; đến năm 2009 giảm còn 21,58%. Tính đến tháng 12/2018, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) còn 2.327 hộ nghèo, chiếm 0,76% so với tổng số hộ toàn tỉnh và chiếm 9,62% so với tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số và chiếm 28,07% số hộ nghèo toàn tỉnh (2.327 hộ/8.289 hộ); có 3.177 hộ cận nghèo, chiếm 1,04% so với tổng số hộ toàn tỉnh và chiếm 13,13% so với tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào dân tộc thiểu số (17 xã thuần) là 21,07 triệu đồng, bằng 52,41% thu nhập bình quân của toàn tỉnh; nhìn chung, thu nhập của hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh không đồng đều, ở một số xã còn chênh lệch rất xa so với mức bình quân chung(6).

6(?) Các xã Mỹ Thạnh, Hàm Cần, La Ngâu và Phan Tiến chỉ dao động ở mức từ 3 đến 9 triệu đồng/người/năm.

5

Page 6: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

2.1.2- Nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào

Từ năm 2009, 17/17 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số đã được phủ sóng phát thanh, truyền hình; đến nay đã có trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, có nhà văn hóa; nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản; các xã đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lớp 10 đạt 82,2%; đồng bào (các xã khu vực III) được cấp thẻ bảo hiểm y tế đạt 100%; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 88,3%; công tác vệ sinh phòng dịch được duy trì, các loại bệnh cơ bản được kiểm soát. Tỉnh đã thực hiện chủ trương cấp phát báo, tạp chí miễn phí cho người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

2.1.3- Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Toàn tỉnh hiện có 1.225 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số. Trong đó, trình độ chuyên môn: Tiến sỹ 01 người, thạc sỹ 37 người, đại học 632 người, cao đẳng 135 người, trung cấp 333 người; trình độ lý luận chính trị: Cử nhân 01 người, cao cấp 10 người, trung cấp 249 người, sơ cấp 242 người. Chuyên viên cao cấp (tương đương) 02 người, chuyên viên chính (tương đương) 38 người, chuyên viên (tương đương) 206 người.

Số cán bộ lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số ở cấp tỉnh 17 người, cấp huyện 16 người, cấp xã 330 người. Cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý có 08 người, có 01 cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Tổng số đảng viên người dân tộc thiểu số hiện có 1.821/35.441 đảng viên toàn tỉnh (chiếm 5,13%); từ năm 2010, không còn tình trạng địa bàn thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số không có chi bộ độc lập hoặc không có đảng viên.

2.1.4- Giữ vững an ninh, quốc phòng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số cơ bản ổn định; phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" được duy trì tốt; khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững; các hoạt động truyền đạo trái pháp luật được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Đồng bào các dân tộc thiểu

6

Page 7: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

số ngày càng nhận thức rõ hơn về những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, có tinh thần cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc, kích động của các phần tử xấu nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2.2- Kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và cấp bách

2.2.1- Về kinh tế

Trên cơ sở triển khai thực hiện các chỉ tiêu cụ thể của nghị quyết, các cấp, các ngành đã tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch chi tiết, xác định các công trình, nội dung, công việc và phân kỳ tiến độ thực hiện. 100% xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số đã hoàn thành việc phê duyệt đề án quy hoạch theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Thời gian qua, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng hàng trăm công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí trên 1.200 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn(7). Các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào tiếp tục được quan tâm thực hiện, nhất là chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư, hỗ trợ vay vốn mua bò(8) và các chính sách có liên quan(9) hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất đã phát huy tác dụng, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, đời sống vật

7(?) Trong đó: Thủy lợi: 12 công trình/12.800 triệu đồng; giao thông: 22 công trình/66.850 triệu đồng; hệ thống nước sinh hoạt: 33 công trình/19.427 triệu đồng; trường học: 15 công trình/18.999 triệu đồng; Chương trình hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư và mở rộng các khu dân cư mới: 13 công trình/32.720 triệu đồng; Chương trình 135 đầu tư kết cấu hạ tầng tại 06 xã và 09 thôn đặc biệt khó khăn: 27.013 triệu đồng và một số công trình khác như khai hoang đất sản xuất, cửa hàng mua bán v.v...8(?) Thông qua các chương trình thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy, đã giải quyết cho 3.160 hộ vay mua 4.680 con bò với giá trị vốn vay là 22.035 triệu đồng, ngân sách tỉnh hỗ trợ trả lãi hàng năm (thời gian 03 năm); mua 186 con bò đực giống lai Sind giá trị 1.928 triệu đồng cấp cho đồng bào phối giống...9(?) Gồm: Kế hoạch số 3534/KH-UBND, ngày 14/9/2012 của UBND tỉnh về giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa X) giai đoạn 2012-2014; Quyết định số 1592/QĐ-UBND, ngày 17/8/2012 của UBND tỉnh về đề án phát triển cây cao su vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận đến năm 2019; Quyết định số 966/QĐ-UBND, ngày 21/3/2014 về việc phê duyệt Đề án thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND, ngày 01/2/2016 của của UBND tỉnh về chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; Quyết định số 1839/QĐ-UBND, ngày 30/5/2014 về thực hiện đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2020; Quyết định số 2019/QĐ-UBND, ngày 13/6/2014 về thực hiện Chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Quyết định số 3365/QĐ-UBND, ngày 23/11/2017 về việc Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 902/HĐND-TH, ngày 01/10/2018 của HĐND tỉnh về chủ trương đầu tư Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 3662/QĐ-UBND, ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án tái canh cây cao su trồng theo Chương trình 327 trên địa bàn xã Đông Giang, xã La Dạ (huyện Hàm Thuận Bắc)...

7

Page 8: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt. Đến cuối năm 2018, có 04/17 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giải quyết cấp đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết số 04-NQ/TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 17/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đã được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc và nhận được sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, các địa phương tăng cường quản lý, giải quyết tranh chấp, lấn chiếm, chuyển nhượng trái phép đất sản xuất được cấp(10); đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất cho 1.960 hộ/2.864,64 ha (Lũy kế đến nay đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 3.220 hộ/5.432 ha đất sản xuất, đạt 21,86% về số hộ và 36,56% về diện tích). Đồng thời, các ngành, các địa phương đã triển khai hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế bằng các mô hình cụ thể như: Hỗ trợ nuôi trâu, bò sinh sản, gà thả vườn, hỗ trợ giống cây điều ghép cao sản PNI, bắp lai, cây ăn trái cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, nông cụ sản xuất; mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho đồng bào... góp phần hỗ trợ đồng bào phát huy hiệu quả sử dụng đất sản xuất được cấp.

Các địa phương tiếp tục duy trì thực hiện các chính sách giao khoán, quản lý, bảo vệ rừng với tổng diện tích 86.252,59 ha/2.381 hộ (bình quân 36,3 ha/hộ); kinh phí chi trả 200.000 đồng/ha/năm (từ năm 2016 đối với các hộ thuộc khu vực II, khu vực III được chi trả 400.000 đồng/ha/năm), kinh phí chi trả tiền công giao khoán quản lý, bảo vệ rừng hàng năm trên 17 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ tham gia nhận khoán; hạn chế tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép; nâng cao nhận thức của đồng bào về tầm quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Với tổng nguồn vốn 48.540 triệu đồng được Trung ương phân bổ từ năm 2008 đến năm 2016, tỉnh đã triển khai đầu tư 05 dự án định canh, định cư tập trung, bố trí ổn định 276 hộ/1.186 khẩu. Quá trình thực hiện, các cấp, các ngành đã quan tâm đầu tư thêm một số kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các thôn, xã thuộc diện định canh, định cư, góp phần giúp đồng bào nhanh chóng ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững. Nhìn chung, quá trình thực hiện các chính

10(?) Huyện Tánh Linh có 152 hộ tự ý sang nhượng 156,99 ha; huyện Bắc Bình có 18 hộ tự ý sang nhượng 17,5 ha; huyện Hàm Tân có 03 vụ tranh chấp, lấn chiếm trái phép 126 ha; huyện Hàm Thuận Nam có 114 hộ lấn chiếm trái phép 163,9 ha; huyện Tuy Phong có 01 vụ tranh chấp 0,7 ha.

8

Page 9: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cơ bản đã thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, được nhân dân đồng tình ủng hộ; tạo tiền đề cho việc xây dựng và tăng cường khối đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh, góp phần bảo vệ, phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Việc đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm. Đến nay, 17 xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt

tiêu chí số 07 về chợ nông thôn và có 15 cửa hàng xăng dầu. Thực hiện chính sách

đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh(11); Trung tâm Dịch vụ miền núi (thuộc Ban Dân tộc tỉnh) đã xây dựng 11 cửa hàng ở các xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, 13 đại lý ở các thôn dân tộc thiểu số xen ghép để tổ chức cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào với 1.200 tấn với tổng giá trị trên 16 tỷ đồng/năm; tổng doanh thu hàng năm đạt khoảng 50 tỷ đồng; kinh phí trợ cước vận chuyển 2,7 tỷ đồng/năm. Thông qua tổ chức đầu tư ứng trước đã giúp cho đồng bào có đủ giống, vật tư phân bón, hàng hóa đảm bảo chất lượng để sản xuất; đồng thời, thực hiện việc bao tiêu sản phẩm do đồng bào sản xuất ra với giá cả phù hợp, hạn chế tình trạng đồng bào phải đi vay lãi nặng, bị tư thương ép cấp, ép giá, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2.2.2- Về văn hóa, xã hội

Mạng lưới y tế ở các xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số được củng cố, hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; các trạm y tế xã đều có bác sĩ điều trị (trong đó, 14 trạm y tế có bác sĩ tại chỗ; 04 trạm y tế có bác sỹ tăng cường từ Trung tâm y tế huyện 02 ngày/tuần), có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi. Chương trình y tế quốc gia và các hoạt động xã hội, từ thiện về y tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân quan tâm thực hiện đạt kết quả, từng bước nâng cao ý thức của đồng bào trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Công tác vệ sinh phòng dịch được duy trì, các loại dịch bệnh cơ bản được kiểm soát; tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng đủ 8 bệnh truyền nhiễm

11(?) Theo Quyết định số 41/2010/QĐ-UBND và Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc quy định chính sách đầu tư ứng trước và trợ cước vận chuyển giống, vật tư để hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã thuần và các thôn dân tộc thiểu số xen ghép trên địa bàn tỉnh.-

9

Page 10: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

đạt trên 95%; đồng bào dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế đạt 100%. Chương trình 134 đã đầu tư xây dựng 39 công trình nước sinh hoạt tập trung tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 88,3%.

Toàn tỉnh hiện có 01 trường phổ thông trung học dân tộc nội trú cấp tỉnh và 04 trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện; hệ thống trường, lớp vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm đầu tư, nâng cấp(12); đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, chất lượng dạy và học được nâng lên, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ổn định ở mức khá (mầm non đạt 57,55%, tiểu học đạt 99,9%, trung học cơ sở đạt 60,58%); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lớp 10 đạt 82,2%. Việc thực hiện chính sách cử tuyển học sinh người dân tộc thiểu số đi đào tạo hệ cao đẳng, đại học được quan tâm; đã xét cử tuyển 115 em đi học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và 516 em vào dự bị đại học; đồng thời, tỉnh đã thực hiện chế độ trợ cấp cho học sinh dân tộc thiểu số ở các thôn, xã miền núi, vùng cao và trợ cấp cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số của tỉnh đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong cả nước(13). Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số tiếp tục được quan tâm; các Trung tâm dạy nghề của tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho hàng nghìn lao động người dân tộc thiểu số (14), nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lên 12,6% so với tổng số lao động và có khoảng 80% số lao động được giải quyết việc làm.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm; nhiều phong tục, tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ. Các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, hệ thống loa truyền thanh không dây, sân chơi thể thao... được đầu tư xây dựng. Ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã thực hiện nhiều hoạt động đưa văn hóa về cơ sở, nhất là duy trì

12(?) Hiện có 52 trường học, với 505 lớp/425 phòng học ở các cấp học; trong đó: Mầm non 16 trường/97 lớp/85 phòng học; tiểu học 22 trường/274 lớp/211 phòng học; THCS 14 trường/137 lớp/129 phòng học.13(?) Theo Quyết định số 93/2009/QĐ-UBND và Quyết định số 05/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc quy định chế độ trợ cấp đối với học sinh DTTS ở các thôn, xã miền núi, vùng cao trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND và Quyết định số 04/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chế độ trợ cấp đối với học sinh, sinh viên là người DTTS của tỉnh đang học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trong cả nước.14(?) Như: sửa chữa máy nông nghiệp, xây dựng dân dụng, kỹ thuật trồng nấm, rau an toàn, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, dệt thổ cẩm, điện công nghiệp; dịch vụ nhà hàng, khách sạn; may mặc, thiết kế thời trang; kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, cây thanh long...

10

Page 11: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

việc tổ chức ngày Hội văn hóa các dân tộc thiểu số theo định kỳ; qua đó, lựa chọn, bồi dưỡng các vận động viên, các nghệ nhân tham gia ngày hội văn hóa Chăm, ngày hội thể thao các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc. Công tác nghiên cứu, sưu tầm, khai thác, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, các lễ hội dân gian, các nghề thủ công truyền thống tiếp tục được duy trì, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh(15).

Việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số được chú trọng; hầu hết các dân tộc thiểu số có dân số đông như: Chăm, Raglai, K’Ho, Chơ ro, Hoa, Tày, Nùng, Gia Rai... đều sử dụng tiếng nói của dân tộc mình trong sinh hoạt cộng đồng. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã xây dựng chuyên mục thời sự tiếng Chăm (phát sóng truyền hình 15 phút/tuần, phát thanh 45 phút/tuần) và chuyên mục Dân tộc - Miền núi (phát sóng truyền hình 15 phút/tuần, phát thanh 15 phút/tuần). Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh đã phối hợp mở các lớp bồi dưỡng tiếng Chăm, tiếng K’Ho cho 77 cán bộ, giáo viên, chiến sĩ công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc thường xuyên tiếp xúc với đồng bào; đồng thời, đã ban hành bộ tài liệu đào tạo tiếng Chăm và đã đưa vào giảng dạy tại các trường tiểu học vùng đồng bào Chăm.

2.2.3- Về củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW và Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 27/5/2002 của Tỉnh ủy (khóa X) về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ huyện Phú Quý, tỉnh đã tổ chức 05 lớp đào tạo cán bộ nguồn (học chương trình trung học phổ thông và trung cấp lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ) cho 191 học sinh người dân tộc thiểu số và mở 02 lớp/147 học viên là cán bộ người dân tộc thiểu số để tạo nguồn cán bộ cho các xã miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Qua các năm, cấp tỉnh và cấp huyện đã cử 201 cán bộ người dân tộc thiểu số đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; 133 cán bộ học lý luận chính trị; 74 cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, quản lý nhà nước…; cấp xã đã cử 300 cán bộ người dân tộc thiểu số đào tạo chuyên môn, 15(?) Tết Katê, Ramưwan, Lễ hội Rijà Nưgar, Lễ hội tại miếu Bà Chúa (Pô Inư Nưgar), Lễ hội dân gian tại Đền thờ Thiên Ya Na của người Chăm; Tết Đầu lúa của đồng bào các dân tộc vùng cao; Lễ hội Nghinh Ông, Lễ Vía Thánh Quan Âm của người Hoa; Lễ Trung Nguyên, Lễ Cầu Phước của người Tày, Nùng; các nghề truyền thống như làm gốm, đan lát, dệt thổ cẩm...

11

Page 12: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

nghiệp vụ; 147 cán bộ học bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chính quyền cơ sở; 148 cán bộ đào tạo tin học; 158 cán bộ tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ... Qua đó, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ đã có bước trưởng thành; nhiều thanh niên, nông dân, phụ nữ người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy, làm cán bộ, công chức chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở, góp phần xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương(16).

Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã, thôn có đồng bào dân tộc thiểu số được củng cố, kiện toàn; chất lượng hoạt động từng bước được nâng lên; từ năm 2010, địa bàn thôn vùng dân tộc thiểu số không còn tình trạng không có chi bộ độc lập hoặc không có đảng viên; hiện nay, tổng số đảng viên người dân tộc thiểu số là 1.821/35.441 đảng viên toàn tỉnh (chiếm 5,13%).

2.2.4- Kết quả xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân

Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của tỉnh, các cấp ủy đã thường xuyên chỉ đạo chính quyền phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng, an ninh, nhất là những vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo; tranh thủ các chức sắc, người tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số để huy động nhân dân tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” thông qua việc triển khai, nhân rộng các mô hình như: "Dòng tộc văn hóa tự quản về an ninh trật tự” tại các thôn Bình Đức, Bình Hiếu (xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình); “Đội thanh niên xung kích giữ gìn an ninh trật tự” xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong; mô hình “Lực lượng vũ trang tỉnh tăng cường đoàn kết với dân tộc, tôn giáo”... Đồng bào các dân tộc thiểu số đã tích cực hưởng ứng, tham gia cùng với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân

16(?) Nhiệm kỳ 2011-2016, số cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia HĐND tỉnh: 02 người; HĐND huyện: 21/373 người, chiếm 5,63%; HĐND xã: 417/3.538 người, chiếm 11,79%; tham gia thành viên UBND xã: 52/534 người, chiếm 9,77%; số cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số cấp huyện 19 người… Nhiệm kỳ 2016-2021, giới thiệu 734 người dân tộc thiểu số tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp (Quốc hội 3 người, HĐND tỉnh 8 người, HĐND huyện 45 người, HĐND xã 678 người). Kết quả trúng cứ: đại biểu Quốc hội 01 người, HĐND tỉnh 02 người; HĐND cấp huyện 21 người; HĐND cấp xã 438 người.

12

Page 13: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

chung sức, chung lòng xây dựng thôn, xóm, gia đình văn hóa, dòng tộc văn hóa, thực hiện nếp sống văn hóa trong sinh hoạt đạo, đời; phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả mục tiêu “03 giảm”, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương, củng cố tiềm lực chính trị tinh thần, tiềm lực kinh tế, quân sự - an ninh trong xây dựng “thế trận lòng dân” và xây dựng khu vực phòng thủ địa phương vững chắc. Thông qua việc tổ chức gặp gỡ các chức sắc, nhân sĩ, trí thức và người có uy tín tiêu biểu định kỳ hàng năm, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp đều thông báo tình hình kinh tế - xã hội, nhắc nhở việc chấp hành pháp luật; kịp thời động viên tư tưởng, tháo gỡ những vướng mắc có thể gây ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc, cảnh báo những âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc của các thế lực thù địch và phần tử xấu để kích động, chống phá Đảng, Nhà nước ta(17); đồng thời, tổ chức thăm hỏi, động viên vào những dịp tết truyền thống của đồng bào. Nhờ đó, đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng hiểu rõ và tin tưởng hơn vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như công tác điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương.

2.2.5- Về đổi mới nội dung, phương thức công tác dân tộc, công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trên cơ sở quán triệt nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, công tác dân tộc và các chính sách dân tộc của Nhà nước; Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong tỉnh lấy việc vận động và chăm lo lợi ích của đồng bào các dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động và căn cứ vào đặc điểm của từng dân tộc, từng vùng để hoạch định các chủ trương, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển bình đẳng giữa các dân tộc; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng bố trí, phân công các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy, cấp ủy viên trực tiếp theo dõi phụ trách công tác dân vận, công tác dân tộc; phân công một số sở, ngành phụ trách theo dõi, giúp đỡ và biệt phái một số cán bộ cấp tỉnh về công tác tại 15 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số để triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Tỉnh ủy. Từ năm 2015, đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các

17(?) Trong vụ việc gây rối trật tự công cộng trong tháng 6/2018 vừa qua tại Bình Thuận, không có đồng bào dân tộc thiểu số tham gia.

13

Page 14: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

đoàn thể, các sở, ngành, lực lượng vũ trang thực hiện việc kết nghĩa với các xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh(18). Định kỳ, chỉ đạo tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách đã ban hành; qua đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung những chủ trương, chính sách mới phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu phát triển của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Đặc biệt, thông qua việc chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa II) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã tạo những chuyển biến mới; ý thức trách nhiệm, phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số được cải tiến theo hướng tăng cường đôn đốc, kiểm tra, sâu sát cơ sở, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh, đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.

Việc xây dựng và phát huy người có uy tín trong dân tộc, tôn giáo, già làng, trưởng bản tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thường xuyên quan tâm. Đã xây dựng 89 người dân tộc thiểu số có uy tín; hầu hết đều phát huy tốt vai trò trong việc vận động đồng bào thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gương mẫu đi đầu trong công tác vận động các gia đình, dòng tộc tham gia hưởng ứng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào do địa phương phát động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Hàng năm, tỉnh đã chi ngân sách gần 400 triệu đồng để thực hiện các chính sách cho người có uy tín như: cấp phát báo miễn phí, tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân các dịp lễ, Tết cổ truyền dân tộc, tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm ở các tỉnh...

Để đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện quy chế dân chủ, công khai các thủ tục hành chính và các chính sách liên quan đến dân tộc theo quy định của pháp luật (19). Chỉ đạo

18(?) Hiện có 17 sở, ngành cấp tỉnh thực hiện kết nghĩa với 17 xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số; có 64 phòng, ban thuộc huyện thực hiện kết nghĩa với 36 thôn xen ghép có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.19(?) Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị; Pháp lệnh số 34/PL-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Kết luận số 120-KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị (khóa XI) và Chỉ thị 14-CT/TU, ngày 27/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về ban hành "Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị -

14

Page 15: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cấp xã do đồng chí Thường trực cấp ủy làm Trưởng ban. Định kỳ, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát, phúc tra các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chính quyền trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Mặt khác, đã kịp thời công khai các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng các công trình, dự án tại địa phương để đồng bào biết và tham gia giám sát, góp phần bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đồng bào.

3. Tình hình, kết quả thực hiện trong vùng đồng bào Chăm

3.1- Tình hình chung

Đồng bào dân tộc Chăm có 9.041 hộ/39.656 khẩu, chiếm 3,1% dân số toàn tỉnh và chiếm 38,9% so với các dân tộc thiểu số trong tỉnh; sống tập trung tại 04 xã: Phú Lạc (huyện Tuy Phong), Phan Thanh, Phan Hòa, Phan Hiệp (huyện Bắc Bình). Số còn lại sống rải rác ở một số thôn tại các huyện Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam. Trong đó, tập trung đông nhất ở huyện Bắc Bình với 5.138 hộ/22.713 khẩu, chiếm 57,27%; huyện Tuy Phong có 1.444 hộ/5.845 khẩu, chiếm 14,74%; huyện Hàm Thuận Bắc có 1.282 hộ/5.728 khẩu, chiếm 14,44% so tổng số dân tộc Chăm toàn tỉnh. Kinh tế chủ yếu của đồng bào Chăm là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với các nghề truyền thống như: làm gốm, đan lát, dệt thổ cẩm. Đồng bào Chăm theo 02 tôn giáo chính là Bàlamôn giáo và Hồi giáo Bàni(20); sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào thuần túy theo phong tục truyền thống.

3.2- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn quan tâm theo dõi, chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các sở, ngành, các địa phương có đồng bào Chăm tập trung tuyên truyền, triển khai thực hiện và định kỳ sơ kết, tổng kết các chủ trương, chính sách lớn của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ về đẩy

xã hội" và "Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền"; Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên...20(?) Trong đó, Hồi giáo Bàni có 22.105 người; có 362 vị chức sắc, chức việc; 13 cơ sở thờ tự (gồm 10 chùa, 03 dinh); Bàlamôn giáo có 20.206 người; có 87 vị chức sắc, chức việc; 18 cơ sở thờ tự ( 10 đền, 04 dinh, 02 lăng, đình và 02 tháp) và nhiều Cút (nghĩa địa dòng họ); ngoài ra có 105 người Chăm theo Hồi giáo Islam.

15

Page 16: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - trật tự đối với vùng đồng bào Chăm trong tình hình mới(21). Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo xử lý những vấn đề, vụ việc phát sinh trong vùng đồng bào Chăm(22). Hàng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết Ramưwan, Tết Katê và các lễ hội lớn của đồng bào Chăm, tỉnh và các huyện đều thành lập các đoàn đến thăm hỏi, động viên các xã, thôn, các gia đình cách mạng, các chức sắc, người có uy tín, cốt cán đồng bào Chăm, góp phần củng cố, tạo thêm niềm tin của đồng bào Chăm đối với Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương.

3.3- Kết quả phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - trật tự

Kinh tế các xã vùng đồng bào Chăm tiếp tục có những bước phát triển tiến bộ, các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư nhiều hơn(23). Tỉnh đã triển khai thực hiện 08 dự án phát triển kinh tế - xã hội, 03 dự án thuộc Chương trình 135 và 05 dự án tái định cư với quy mô thôn, xã. Đã cấp 1.567 ha đất sản xuất cho 1.439 hộ đồng bào Chăm, nâng tổng diện tích đất sản xuất lên 5.300,38 ha, bình quân 0,86 ha/hộ (trong đó có 3.000 ha sản xuất lúa nước); giao cho 182 hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ 7.085 ha rừng, thu nhập bình quân 7,6 triệu đồng/năm/hộ (200.000 đồng/ha/năm); giải quyết cho 1.423 hộ vay 9.449,43 triệu đồng mua 1.878 con bò cái sinh sản. Sản xuất nông nghiệp của đồng bào Chăm phát triển khá, sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt từ 550-600kg/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 25,07% (năm 2004) xuống còn 10,86% đầu năm 2016 (theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016

21(?) Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Báo cáo số 227-BC/TU, ngày 05/6/2013 tổng kết 22 năm (1991- 2013) thực hiện Thông tri 03-TT/TW, ngày 17/10/1991 của Ban Bí thư Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội vùng Chăm trong thời kỳ mới; UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 06/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - trật tự đối với vùng đồng bào Chăm trong tình hình mới...22(?) Chỉ đạo giải quyết một số vụ việc mâu thuẫn trong một số thanh niên Kinh - Chăm; chỉ đạo xử lý tình hình liên quan đến vấn đề "Đại hội Champa" lần thứ II/2015; chỉ đạo định hướng dư luận, ổn định tình hình tư tưởng cho cán bộ, nhân dân xã Phan Hòa; chỉ đạo giải quyết những mâu thuẫn bất đồng trong các chức sắc khu phố Chăm (thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh); chỉ đạo giải quyết vụ gây rối trật tự công cộng tại khu phố Chăm, thị trấn Lạc Tánh (năm 2011); vụ bất đồng giữa Hội đồng sư cả Hồi giáo Bàni và Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo trong kiêng cử không sát sinh (K Tách) lễ Va Ha và Tết Katê năm 2013.23(?) Từ năm 2004 -2016, đã đầu tư xây dựng 133 công trình với tổng kinh phí 50.797,7 triệu đồng, gồm: Giao thông 14.341,1 triệu đồng/16 công trình; thủy lợi 1.735,4 triệu đồng/7 công trình; trường học 18.843,9 triệu đồng/41công trình; trạm y tế 1.023,19 triệu đồng/6 công trình; điện 4.888 triệu đồng/21 công trình; nước sinh hoạt 3.493,1/12 công trình; nhà văn hóa xã 820,8 triệu đồng/3 công trình; bưu điện văn hóa xã 410 triệu đồng/3 công trình; trạm truyền thanh xã 449,7 triệu đồng/4 công trình; đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ 100 triệu đồng/1 công trình; cơ sở dệt thổ cẩm 2.145,5 triệu đồng/3 công trình. Thực hiện Chương trình 134 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 14 của Tỉnh ủy, Tỉnh đã sửa chữa 17 căn nhà và xây mới 622 căn nhà cho người nghèo đồng bào Chăm với tổng số tiền 5.027 triệu đồng.

16

Page 17: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

- 2020). Phong trào xây dựng nông thôn mới tại 04 xã thuần Chăm đạt kết quả khả quan, có 3/4 xã thuần đồng bào Chăm đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, gồm: xã Phan Thanh - huyện Bắc Bình (năm 2016), xã Phan Hòa, xã Phan Hiệp - huyện Bắc Bình (năm 2017).

Các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội vùng đồng bào Chăm có nhiều tiến bộ; 04 xã thuần đồng bào Chăm đều có trạm y tế, có bác sỹ, y sĩ sản nhi, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ban đầu và điều trị bệnh thông thường cho nhân dân. Cơ sở vật chất giáo dục cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học; nhiều học sinh người Chăm theo học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú; 04 xã thuần đồng bào Chăm đều có trường tiểu học, trung học cơ sở, bình quân trong các năm học, học sinh tiểu học có trên 8.500 em, trung học cơ sở trên 3.400 em, trung học phổ thông trên 700 em. Việc dạy chữ Chăm truyền thống được duy trì ở 12 trường tiểu học với 129 lớp/3.175 học sinh tại 03 huyện: Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc; có 316 giáo viên người Chăm có trình độ trung cấp trở lên tham gia giảng dạy. Các giá trị di sản văn hóa của đồng bào Chăm được bảo tồn và phát huy (24); tỉnh đã đầu tư xây dựng Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm tại huyện Bắc Bình vào năm 2010 với tổng kinh phí trên 18 tỷ đồng; tiếp tục đầu tư tôn tạo 04 di tích lịch sử Chăm(25).

Hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào Chăm thường xuyên được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động(26); đội ngũ cán bộ người Chăm được quan tâm chăm lo quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu công tác(27).24(?) Hiện nay, Bảo tàng Bình Thuận và Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm tỉnh đang lưu giữ 1.542 hiện vật, cổ vật quý hiếm gồm nhiều chủng loại và chất liệu khác nhau của các dân tộc thiểu số trong tỉnh, trong đó có 1.489 hiện vật gốc có giá trị về niên đại lịch sử liên quan đến văn hóa Chăm được nhân dân hiến tặng tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm tỉnh Bình Thuận. Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm được lưu giữ tại gia đình hậu duệ của Vương triều Chăm ở xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình với hơn 100 di vật, cổ vật (Vương miện, kiếm, áo bào của vua và hoàng hậu; đồ sinh hoạt bằng sành sứ, trang phục của hoàng tử, công chúa và các đồ dùng hoàng cung khác).25(?) Gồm: Tháp Pô Dam (huyện Tuy Phong), Đền thờ Pô Nít, Đền thờ Pôklong Mơhnai (huyện Bắc Bình) và Tháp Pôsah Inư (thành phố Phan Thiết) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận di tích Quốc gia.26(?) Các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể xã, thôn có đồng đồng bào Chăm được củng cố, kiện toàn đầy đủ, chất lượng hoạt động từng bước nâng lên; phát triển được 572 đảng viên là người Chăm, chiếm 31,4% tổng số đảng viên người dân tộc thiểu số và chiếm 1,6% so với tổng số đảng viên toàn tỉnh.27(?) Trong đồng bào Chăm, hiện có 211 cán bộ, công chức làm việc cấp xã (cả chuyên trách và không chuyên trách); cấp huyện 45 người; cấp tỉnh có 28 người. Ngoài ra, trong ngành giáo dục 296 người Chăm; ngành y tế có 120 người. Trình độ chuyên môn, có 01 tiến sỹ và 15 thạc sỹ (chiếm 0,04%), 442 người có trình độ cao đẳng, đại học (chiếm 1,16%), 190 người có trình độ Trung học chuyên nghiệp (chiếm 0,5% so với dân số đồng bào Chăm toàn tỉnh); tỉnh đã và đang đào tạo 472 sinh viên người Chăm theo hệ cử tuyển và dự bị đại học. Có 01 đồng chí nữ người Chăm được tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) và đại biểu Quốc hội (khóa XIII); 02 đồng chí nữ

17

Page 18: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW; nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh về công tác dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác dân tộc được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đã đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện; nổi rõ là:

- Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh ngày càng được cải thiện. Kinh tế nông nghiệp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục phát triển ổn định; cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch theo hướng tích cực; từng bước xác lập một số loại cây trồng phù hợp, năng suất, sản lượng và hiệu quả ngày càng tăng. Công tác quản lý đất sản xuất đã cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm hơn; phần lớn diện tích đất được đưa vào sản xuất, hạn chế tình trạng lấn chiếm, mua bán, chuyển nhượng đất trái phép. Việc giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được duy trì, đem lại hiệu quả thiết thực.

- Các công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tập trung đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động; kết quả, hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.

- Các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Sự nghiệp giáo dục, y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chăm lo tốt hơn. Các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục được gìn giữ, bảo tồn và phát huy tốt hơn.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số căn bản được giữ vững.

- Hệ thống chính trị ở cơ sở được quan tâm củng cố, kiện toàn và ngày càng hoạt động hiệu quả; đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số ngày càng trưởng thành, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

2. Hạn chế, khuyết điểm

- Việc quán triệt, thực hiện quan điểm "toàn hệ thống chính trị làm công tác

người Chăm được tín nhiệm bầu vào Hội đồng nhân dân tỉnh, nhiệm kỳ 2011- 2016 và 2016 - 2021.

18

Page 19: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

dân tộc" có lúc, có nơi chuyển biến chưa đều, chưa rõ. Có nơi cấp ủy, chính quyền, đội ngũ cán bộ, công chức chưa coi trọng công tác dân tộc và công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chậm phản ánh, đề xuất giải pháp để kịp thời tháo gỡ những vấn đề bức xúc, khó khăn của đồng bào.

- Việc triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách dân tộc của Nhà nước có nơi chưa sát hợp với tình hình thực tế địa phương, hiệu quả chưa cao như: Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa được phát huy hiệu quả, còn để xuống cấp; sản xuất nông nghiệp phát triển chậm và chưa đều giữa các nơi trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống còn nhiều khó khăn, nhất là giải quyết đầu ra cho sản phẩm; tình trạng lấn chiếm, mua bán, chuyển nhượng đất đai trái phép trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn xảy ra; công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số có mặt chưa hiệu quả; kết quả xây dựng nông thôn mới ở các xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.

- Đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc. Mức độ tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa của đồng bào nhìn chung vẫn còn hạn chế.

- Bên cạnh đại bộ phận đồng bào các dân tộc thiểu số đều tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng, cũng còn một số ít đồng bào do thiếu hiểu biết, bị các đối tượng xấu lợi dụng, xúi giục, có hành vi bộc phát, vi phạm pháp luật. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số có lúc, có nơi còn tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn, phức tạp.

- Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng có thời điểm còn yếu.

- Công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số có mặt còn hạn chế. Việc nắm tình hình, tham mưu giải quyết một số vấn đề, vụ việc nổi cộm, phát sinh trong nhân dân chưa kịp thời, chưa hiệu quả. Một số vấn đề, lĩnh vực liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được nghiên cứu, dự báo đầy đủ.

* Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm nêu trên chủ yếu là do:

- Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở một số địa phương chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức

19

Page 20: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong đồng bào dân tộc thiểu số về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, kết quả còn hạn chế. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại, chưa thật sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương trong triển khai, thực hiện một số nội dung nghị quyết và chính sách dân tộc chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các cấp làm công tác dân tộc còn hạn chế so với yêu cầu.

- Tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến suy thoái tài nguyên khu vực miền núi, vùng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

3. Bài học kinh nghiệm- Việc cụ thể hóa, triển khai thực hiện Nghị quyết phải xuất phát từ lợi ích

của nhân dân, thực tiễn cơ sở; nội dung phải cụ thể, giải pháp đồng bộ, khả thi. Phải có định hướng đúng, tập trung nguồn lực đủ mạnh; biết kết hợp giữa phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội với phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương và gắn kết kinh tế vùng.

- Quá trình điều hành thực hiện phải sâu sát, cụ thể, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm; trong chỉ đạo phải kiên quyết và có sự phân công, xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với từng cấp, từng ngành có liên quan; đề cao tính năng động, sáng tạo của các cấp, các ngành; nâng cao trách nhiệm của hệ thống chính trị cơ sở, khơi dậy ý thức vươn lên, đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, không trông chờ, không ỷ lại cấp trên; phải tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc và định kỳ hàng năm phải tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm.

- Không ngừng chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, phát triển dân trí, phát huy dân chủ, nâng cao ý thức tự lực, tự cường của đồng bào dân tộc thiểu số. Thường xuyên quan tâm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo cuộc sống bình yên cho đồng bào; không để các thế lực thù địch, đối tượng xấu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động thực hiện các hành vi gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở; quan tâm củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, nhất là ở xã, thôn thật sự trong sạch, vững

20

Page 21: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu, trong sáng, gần gũi, gắn bó, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.

Phần thứ haiPHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi

Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm chăm lo đến công tác dân tộc. Kết cấu hạ tầng thiết yếu và tư liệu sản xuất đã được đầu tư trong thời gian qua sẽ góp phần tích cực và tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Các hoạt động kết nghĩa giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các sở, ngành với các xã thuần đồng bào dân tộc thiểu số và các xã, thị trấn có thôn xen ghép đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh sẽ tiếp tục được phát huy, tạo cơ hội thuận lợi để trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm tiếp theo. Trình độ sản xuất, ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo của nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số từng bước sẽ chuyển biến tích cực, các tiến bộ khoa học - kỹ thuật được áp dụng nhiều hơn trong sản xuất; những mô hình thực tiễn về sản xuất, kinh doanh giỏi tại chỗ từng bước lan tỏa, giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi cách nghĩ, cách làm, nỗ lực vươn lên trong sản xuất và đời sống, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tiếp tục phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2. Những khó khăn, thách thức

Trong bối cảnh tình hình giá cả các loại vật tư hàng hoá tăng, giá nông sản thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; mặt khác, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, nhưng khả năng thích ứng của đồng bào dân tộc thiểu số chuyển biến chưa nhiều. Kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số tuy được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ, phát triển các cơ sở chế biến sau thu hoạch. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu kiến thức, kỹ

21

Page 22: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

năng, kinh nghiệm sản xuất; chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân chung của tỉnh; kết quả giảm nghèo còn thiếu bền vững; có nơi bố trí đất sản xuất cho đồng bào chưa kịp thời, “hạn điền” còn thấp. Tình hình an ninh chính trị, trật tư xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn tiềm ẩn các yếu tố phức tạp.

II. PHƯƠNG HƯỚNG

Các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 24-NQ/TW, Kết luận số 57-KL/TW, ngày 03/11/2009 của Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Tỉnh ủy có liên quan đến công tác dân tộc. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trước hết, tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, từ ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động từ xã hội; gắn kết phát triển kinh tế giữa các địa phương; chú ý đầu tư các thiết chế văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền với nhân dân; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của các cơ quan có thẩm quyền và thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục chỉ đạo tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và các văn bản liên quan đến công tác dân tộc trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tiếp tục nỗ lực thực hiện đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới. Chú ý nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc phổ biến, quán triệt, tổ chức thực hiện, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo kịp thời việc tổ chức thực hiện của các ngành, địa phương.

22

Page 23: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

2. Các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục rà soát, thực hiện có kết quả các nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể được nêu trong các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW. Trong đó, tập trung một số nội dung:

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác theo dõi, tham mưu chỉ đạo việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương về công tác dân tộc gắn với đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất sản xuất đã cấp cho đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào. Đồng thời, tiếp tục xem xét, giải quyết đất sản xuất cho đồng bào chưa có đất sản xuất hoặc còn thiếu đất sản xuất gắn với đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp trên từng địa bàn.

- Duy trì và phát huy hiệu quả công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với nghiên cứu thực hiện chính sách hưởng lợi từ rừng cho hộ đồng bào nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về “quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp”.

- Đẩy mạnh thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững theo kế hoạch đã đề ra. Tăng cường công tác quản lý và phát huy hiệu quả các công trình đã được đầu tư trên địa bàn. Đồng thời, ưu tiên các nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi, nước sinh hoạt, hạ tầng thương mại - dịch vụ, đẩy mạnh đầu tư ứng trước và thu hút doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm hàng hóa nông sản của đồng bào. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt việc cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định; chú ý làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và

23

Page 24: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

phòng, chống dịch bệnh.

3. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa đã được đầu tư, gắn với phát triển các loại hình dịch vụ du lịch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

4. Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/02/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc của các thế lực thù địch.

5. Thường xuyên chăm lo xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy đúng mức vai trò lãnh đạo của cấp ủy, hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền và chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, thực hiện có kết quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đồng thời, làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát huy đội ngũ cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu số tại chỗ, phân công các đồng chí có năng lực nắm giữ các vị trí chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, làm lực lượng nòng cốt trong công tác chính trị của Đảng đối với đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số tại chỗ, nhất là số cán bộ, công chức cấp xã chưa đủ chuẩn, tạo điều kiện để đủ sức đảm đương nhiệm vụ trong tình hình mới.

6. Tăng cường công tác kết nghĩa giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính

trị - xã hội cấp tỉnh, huyện, các lực lượng vũ trang và các sở, ngành với các xã,

thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và giữa các xã giáp ranh với xã vùng đồng

bào dân tộc thiểu số; xây dựng chương trình phối hợp thực hiện công tác dân tộc

giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan, ban, ngành

nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, đồng bộ trong triển khai thực hiện các chủ trương,

chính sách dân tộc. Chú ý xây dựng, nhân rộng, biểu dương, khen thưởng kịp thời

những gương “người tốt, việc tốt”, các mô hình, điển hình trong phong trào thi đua

24

Page 25: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

“Dân vận khéo”, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp

nhân dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Sau tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, đề nghị Ban Chấp

hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng xem xét tiếp

tục ban hành nghị quyết hoặc chỉ thị về công tác dân tộc trong tình hình mới.

2. Đề nghị Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan quan tâm trình cấp

thẩm quyền phê duyệt bố trí vốn cho tỉnh Bình Thuận thực hiện Quyết định số

2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách

đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền

núi giai đoạn 2017 - 2020.

Theo đó, tại Điểm a, khoản 1, Điều 5, Quyết định số 2085/QĐ-TTg, ngày

31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ nêu: “Ngân sách địa phương bố trí kinh phí

để thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở; ngân sách Trung ương bố trí trong kế hoạch

trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương để thực

hiện các chính sách còn lại”. Đến nay, UBND tỉnh Bình Thuận đã xây dựng xong

Đề án trình các cơ quan Trung ương thẩm định; trên cơ sở đó, đã ban hành Quyết

định số 3365/QĐ-UBND, ngày 23/11/2017 về việc phê duyệt Đề án thực hiện

chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số giai

đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh; trong đó, tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện

Đề án giai đoạn 2017 - 2020 là 249.756 triệu đồng (trong đó, nguồn vốn hỗ trợ của

Trung ương là 66.363 triệu đồng). UBND tỉnh đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo

quy định nhưng chưa được phân khai kinh phí. Đề nghị Ủy ban Dân tộc và các bộ,

ngành liên quan sớm xem xét trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí vốn cho

tỉnh Bình Thuận để triển khai thực hiện.

3. Nhằm nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững cho các hộ

đồng bào dân tộc thiểu số gắn với bảo vệ rừng, đề nghị Ủy ban Dân tộc và các bộ,

ngành liên quan rà soát, báo cáo Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định số

75/2015/NĐ-CP, ngày 09/9/2015 về một số nội dung như sau:

- Bổ sung đối tượng hộ đồng bào dân tộc thiểu số được nhận khoán bảo vệ

rừng, có hộ khẩu thường trú tại thôn đặc biệt khó khăn nhưng không thuộc xã khu

25

Page 26: Mau trang BDVlagi.binhthuan.dcs.vn/uploads/News/files/275GMTU2019_du... · Web viewMỗi dân tộc có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội riêng, tạo nên

document.doc

vực II, khu vực III.

- Nâng thời gian nhận khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu

tối thiểu là 20 năm và xem xét nâng mức tiền khoán bảo vệ rừng (hiện nay là

400.000 đồng/ha/năm). Ngoài ra, điều chỉnh nâng mức hỗ trợ tiền công bảo vệ

rừng tự nhiên cho các hộ dân, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhận khoán bảo vệ

rừng tại các Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (không thuộc phạm vi điều

chỉnh của Nghị định 75/2015/NĐ-CP, ngày 09/9/2015 của Chính phủ).

Nơi nhận:- Ban Bí thư Trung ương Đảng,- Văn phòng Trung ương Đảng + Vụ II,- Ban Dân vận Trung ương Đảng + T78,- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh,- Ủy ban nhân dân tỉnh,- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh,- Các sở, ban, ngành có liên quan,- Lưu Văn Phòng Tỉnh ủy.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

26