mục lục - hdll.vnhdll.vn/fileupload/documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu...

72
Mục lục SỰ KIỆN 3 Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng 15 Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm việc với Hội đồng Lý luận Trung ương NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 18 VŨ VĂN HIỀN: Về cơ chế vận hành giữa Đảng, Nhà nước và Mặt trận trong hệ thống chính trị ở nước ta 26 NGÔ VĂN THẠO: Công tác dân vận với việc xây dựng niềm tin, khát vọng phát triển của toàn dân tộc trong tình hình hiện nay LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC 1 SỐ 74 (208) - 2019

Upload: others

Post on 08-Nov-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

Mục lục

SỰ KIỆN

3 Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11 của Tổng Bíthư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

15 Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trựcBan Bí thư làm việc với Hội đồng Lý luận Trung ương

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

18 VŨ VĂN HIỀN:

Về cơ chế vận hành giữa Đảng, Nhà nước và Mặt trận trong hệthống chính trị ở nước ta

26 NGÔ VĂN THẠO:

Công tác dân vận với việc xây dựng niềm tin, khát vọng phát triểncủa toàn dân tộc trong tình hình hiện nay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNMỤC LỤC

1SỐ 74 (208) - 2019

Page 2: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

35 NGUYỄN HỒNG SƠN:

Suy nghĩ về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước

LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

43 NGUYỄN MẠNH HÙNG:

Mô hình tổ chức hệ thống chính trị ở Lào và một số gợi mở đối vớiViệt Nam

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

55 Hội nghị lấy ý kiến nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước về các dự thảoBáo cáo trình Đại hội XIII của Đảng

57 Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lýluận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minhlàm việc với tỉnh Vĩnh Phúc

60 Một số điểm mới của đề tài "Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế vàphát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Namhiện nay: Thực trạng, vấn đề và định hướng"

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC

2 SỐ 74 (208) - 2019

Page 3: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

3SỐ 74 (208) - 2019

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

Phát biểu bế mạc hội nghị trung ương lần thứ 11 của Tổng Bí Thư, chủ Tịch nước

nguyễn Phú Trọng

“ưa các đồng chí Trung ương,ưa các đồng chí tham dự Hội nghị,Sau 6 ngày làm việc khẩn trương,

nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 11 BanChấp hành Trung ương Đảng khóaXII đã hoàn thành toàn bộ nội dungchương trình đề ra. Các đồng chí Ủyviên Trung ương và các đồng chítham dự Hội nghị đã nêu cao tinhthần trách nhiệm, thảo luận dân chủ,thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến trítuệ, tâm huyết vào các báo cáo vàhoàn thành nhiều công việc quantrọng khác. Bộ Chính trị đã tiếp thutối đa và giải trình những vấn đề còncó ý kiến khác nhau; Ban Chấp hànhTrung ương đã nhất trí cao thông quaNghị quyết của Hội nghị.

Để kết thúc Hội nghị, tôi xin thaymặt Bộ Chính trị phát biểu một số ý

kiến, khái quát lại những kết quả chủyếu của Hội nghị và nhấn mạnhthêm một số vấn đề để thống nhấtlãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong thờigian tới.1. Về các dự thảo Văn kiện trình Đạihội XIII của Đảng

Ban Chấp hành Trung ương ghinhận, đánh giá cao và biểu dươngnhững cố gắng, nỗ lực của các Tiểuban đã nghiên cứu, xây dựng các dựthảo báo cáo, tờ trình một cáchcông phu, nghiêm túc, trách nhiệm;và thống nhất cao về những vấn đềcần tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện cácdự thảo văn kiện trình Đại hội XIIIgửi đại hội đảng bộ các cấp đónggóp ý kiến.

Hội nghị cơ bản tán thành nhữngnội dung, vấn đề được trình bày trong

Page 4: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

4 SỐ 74 (208) - 2019

các dự thảo báo cáo, tờ trình, và chorằng, các dự thảo văn kiện đã chắt lọc,phản ánh được kết quả tổng kết 10năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung,phát triển năm 2011 và Chiến lượcphát triển kinh tế-xã hội 2011-2020;kiểm điểm, đánh giá 5 năm thực hiệnNghị quyết Đại hội XII của Đảng, sátvới thực tế và có nhiều phát hiện, đềxuất mới. Đồng thời, cũng đóng góp,gợi mở, cho nhiều ý kiến quan trọng,nhất là trên những vấn đề lớn vànhững vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

Trung ương yêu cầu, phải nhậnthức sâu sắc hơn nữa tính chất, ýnghĩa, tầm quan trọng của Đại hộiXIII của Đảng-Đại hội diễn ra vàothời điểm toàn Đảng, toàn dân vàtoàn quân ta thực hiện thắng lợinhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệmvụ được xác định trong Nghị quyếtĐại hội XII của Đảng; trải qua 35năm tiến hành công cuộc đổi mới, 10năm thực hiện Cương lĩnh bổ sung,phát triển năm 2011 và Chiến lượcphát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11, khóa XII _ Ảnh: TL

Page 5: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

Đất nước ta có nhiều thời cơ,thuận lợi, song cũng đứng trướckhông ít những khó khăn, tháchthức, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tụctăng cường hơn nữa công tác xâydựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thốngchính trị trong sạch, vững mạnh;phát huy ý chí, khát vọng, sức mạnhđại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợpvới sức mạnh thời đại; đẩy mạnh đổimới sáng tạo, phát triển nhanh vàbền vững đất nước; bảo vệ vững chắcTổ quốc, giữ vững môi trường hoàbình, ổn định; phấn đấu sớm đưanước ta trở thành nước phát triển,theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng cảvề văn kiện và nhân sự để Đại hộithành công tốt đẹp, thật sự là Đại hộiđoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạovà phát triển.

Đánh giá về kết quả 10 năm thựchiện Cương lĩnh bổ sung, phát triểnnăm 2011 và Chiến lược phát triểnkinh tế-xã hội 2011-2020 cũng như 5năm thực hiện Nghị quyết Đại hộiXII của Đảng (2016-2020), nhìn lại30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991và 35 năm tiến hành công cuộc đổimới, Trung ương yêu cầu phải với

tinh thần thực sự khách quan, cầu thị,nhìn thẳng vào sự thật, không phiếndiện, cực đoan.

ấy rõ, 35 năm đổi mới là mộtgiai đoạn lịch sử quan trọng trongtiến trình phát triển của đất nước,đánh dấu sự trưởng thành về mọimặt của Đảng, Nhà nước và nhândân ta. Đổi mới mang tầm vóc lịch sửvà ý nghĩa cách mạng to lớn, là mộtquá trình cải biến sâu sắc, toàn diện,triệt để, là sự nghiệp cách mạng củatoàn Đảng, toàn dân ta.

Cương lĩnh 1991, bổ sung, pháttriển năm 2011 tiếp tục là ngọn cờ tưtưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờquy tụ, tập hợp, cổ vũ toàn Đảng,toàn dân ta; là nền tảng để Đảng tatiếp tục phát triển hệ thống lý luận vềchủ nghĩa xã hội và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội, hoàn thiện đườnglối xây dựng, phát triển đất nướctrong thời kỳ mới.

Nhìn tổng thể, sau 35 năm đổi mới,30 năm thực hiện Cương lĩnh, nhất là10 năm gần đây, đất nước ta đã đạtđược những thành tựu to lớn, có ýnghĩa lịch sử, tạo tiền đề quan trọngđể nước ta tiếp tục đổi mới và pháttriển mạnh mẽ trong thời gian tới.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

5SỐ 74 (208) - 2019

Page 6: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

Đồng thời, cũng phải thấy còn nhiềuvấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế,bất cập cần tiếp tục nghiên cứu, tậptrung giải quyết để đưa đất nước pháttriển nhanh và bền vững hơn.

Trong nhiệm kỳ khóa XII, mặc dùphải đối phó với nhiều khó khăn,thách thức, toàn Đảng, toàn dân,toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu, thựchiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụtrọng tâm, đạt được nhiều thành tựurất quan trọng. Đất nước tiếp tục pháttriển nhanh và khá toàn diện trên hầuhết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổibật: Kinh tế tăng trưởng liên tục vàcao hơn nhiệm kỳ trước, trở thànhmột trong những nền kinh tế tăngtrưởng nhanh; kinh tế vĩ mô ổn địnhvà từng bước được tăng cường; sứccạnh tranh, tiềm lực và quy mô củanền kinh tế được nâng cao.

Công tác xây dựng, chỉnh đốnĐảng, xây dựng hệ thống chính trị,đặc biệt là công tác đấu tranh phòng,chống tham nhũng, tiêu cực chuyểnbiến mạnh mẽ, quyết liệt, có bước độtphá và đạt nhiều kết quả rõ rệt, đượcnhân dân hoan nghênh, đồng tình,tin tưởng và ủng hộ. Sự đoàn kết,thống nhất, phối hợp đồng bộ, nhịp

nhàng giữa Đảng, Nhà nước, Mặttrận và các tổ chức chính trị-xã hộiđược tăng cường.

Chính trị, xã hội ổn định; quốcphòng, an ninh không ngừng đượccủng cố, kiên quyết, kiên trì giữ vữngđộc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnhthổ của Tổ quốc; quan hệ đối ngoạivà hội nhập quốc tế ngày càng sâurộng và hiệu quả, góp phần nâng caouy tín và vị thế của Việt Nam trêntrường quốc tế.

Những thành tựu đạt được 5 nămqua có cả nguyên nhân khách quanvà chủ quan. Đó là kết quả của cả mộtquá trình phấn đấu bền bỉ, liên tụcqua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng,toàn dân, toàn quân ta.

Nguyên nhân quan trọng nhất làsự đoàn kết thống nhất, sự lãnh đạo,chỉ đạo đúng đắn của Ban Chấphành Trung ương, Bộ Chính trị, BanBí thư và các cấp Ủy đảng trong việctriển khai thực hiện Nghị quyết Đạihội XII, giải quyết kịp thời, có hiệuquả nhiều vấn đề mới nảy sinh trongthực tiễn; sự quản lý, điều hành nhạybén, quyết liệt của Chính phủ vàchính quyền các cấp; sự nỗ lực đổimới nội dung và phương thức hoạt

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

6 SỐ 74 (208) - 2019

Page 7: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

7SỐ 74 (208) - 2019

động của Quốc hội; sự phối hợpđồng bộ của cả hệ thống chính trị;phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàndân tộc; sự nỗ lực của đội ngũ cánbộ, đảng viên; tinh thần lao động tíchcực, sáng tạo, trách nhiệm của nhândân; sự đồng tình, ủng hộ của cộngđồng quốc tế.

Trên cơ sở đánh giá khách quantình hình và nguyên nhân của nhữngkết quả, thành tích đã đạt được, hạnchế, yếu kém còn tồn tại trong thờigian qua, dự báo đúng tình hình đấtnước và xu thế phát triển của thế giớitrong thời gian tới, chúng ta sẽ cóđiều kiện để xác định đúng đắnphương hướng, mục tiêu, nhiệm vụphát triển đất nước trong nhiệm kỳ2021-2026, cả mục tiêu tổng quát vàcác mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, baogồm các nhiệm vụ trọng tâm và cáckhâu đột phá chiến lược cần phải tậptrung ưu tiên triển khai thực hiện.

Tiếp tục có những chủ trương,giải pháp phù hợp, có tính khả thicao nhằm đẩy mạnh hơn nữa côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mớimô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nềnkinh tế; hoàn thiện toàn diện, đồngbộ thể chế phát triển nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủnghĩa; đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo, phát triển khoahọc và công nghệ, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực; xây dựng vàphát huy giá trị, sức mạnh văn hóa,con người Việt Nam; quản lý pháttriển xã hội bền vững, bảo đảm tiếnbộ, công bằng xã hội; quản lý và sửdụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên,bảo vệ môi trường, chủ động ứngphó với biến đổi khí hậu; tăng cườngquốc phòng, an ninh, bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa; triển khai đồng bộ, hiệu quả,sáng tạo hoạt động đối ngoại, chủđộng và tích cực hội nhập quốc tế;phát huy sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc, dân chủ xã hội chủnghĩa, bảo đảm quyền làm chủ củanhân dân; xây dựng và hoàn thiệnNhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân vàvì nhân dân; xây dựng, chỉnh đốnĐảng trong sạch, vững mạnh, nângcao năng lực lãnh đạo, cầm quyền vàsức chiến đấu của Đảng...

Đồng thời, cần tiếp tục bám sátthực tiễn, đi sâu nghiên cứu, tổngkết, thảo luận, tạo sự thống nhất cao

Page 8: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

hơn về mục tiêu, quan điểm, cáckhâu đột phá và một số vấn đề mới,vấn đề khó, nhất là những vấn đề liênquan đến việc nâng cao nhận thức,nắm vững và giải quyết tốt các mốiquan hệ lớn như: Quan hệ giữa đổimới, ổn định và phát triển; giữa đổimới kinh tế và đổi mới chính trị; giữatuân theo quy luật thị trường và bảođảm định hướng xã hội chủ nghĩa;giữa phát triển lực lượng sản xuất vàxây dựng, hoàn thiện từng bướcquan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;giữa nhà nước, thị trường và xã hội;giữa tăng trưởng kinh tế và phát triểnvăn hóa, thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội, bảo vệ môi trường; giữaxây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệTổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữa độclập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữaĐảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,nhân dân làm chủ; giữa thực hànhdân chủ và tăng cường pháp chế, bảođảm kỷ cương xã hội.

Đặc biệt quan tâm những vấn đềthực tiễn đang đặt ra, rất thiết thực vàcụ thể như: Đổi mới, hoàn thiện thểchế, huy động, quản lý, sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực cho pháttriển; phát triển đồng bộ và tạo ra sự

liên kết giữa các thành phần kinh tếvà các loại hình tổ chức sản xuất kinhdoanh; đổi mới, nâng cao hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp nhànước, phát triển kinh tế tập thể;khuyến khích, tạo thuận lợi cho kinhtế tư nhân phát triển trở thành mộtđộng lực quan trọng của nền kinh tế;đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầutư công, nhất là vốn để triển khai xâydựng các dự án, công trình trọngđiểm quốc gia; khắc phục tình trạngtham nhũng, lãng phí, tiêu cực trongviệc quản lý, sử dụng đất đai, tàinguyên, tài sản công; tích tụ, tậptrung đất đai cho phát triển nôngnghiệp công nghệ cao; tranh thủthành tựu của cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư, đẩy mạnh đổi mớisáng tạo; khắc phục những hạn chế,khuyết điểm trong quản lý phát triểnvăn hóa, xã hội, xây dựng con người,nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dụcvà đào tạo...

Trung ương đặc biệt nhấn mạnh,phải phát huy những thành quả vàbài học kinh nghiệm đã có đượctrong nhiệm kỳ khóa XII, đẩy mạnhhơn nữa công tác xây dựng, chỉnhđốn Đảng, đấu tranh phòng, chống

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

8 SỐ 74 (208) - 2019

Page 9: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêucực gắn với xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa và hệ thốngchính trị trong sạch, vững mạnh vềmọi mặt; nâng cao năng lực lãnh đạo,cầm quyền của Đảng, hiệu lực, hiệuquả quản lý của Nhà nước.

Tiếp tục kiên trì, quyết liệt thựchiện Nghị quyết Trung ương 4 khóaXII về xây dựng Đảng, ngăn chặn vàđẩy lùi tình trạng suy thoái về tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sốngtrong Đảng và trong xã hội; giữ vững,kiên định bản chất cách mạng và vaitrò tiên phong, gương mẫu của Đảng,của đội ngũ cán bộ, đảng viên; thựchiện nghiêm các nguyên tắc tổ chứcxây dựng Đảng; tăng cường mối quanhệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân,củng cố niềm tin của nhân dân đốivới Đảng và Nhà nước.

Đổi mới, nâng cao chất lượng côngtác xây dựng, ban hành và tổ chứcthực hiện các nghị quyết của Đảng,luật pháp, chính sách của Nhà nước.Tăng cường công tác tổ chức và cánbộ; xây dựng tổ chức cơ sở đảngtrong sạch, vững mạnh; phát huy tínhtiên phong, gương mẫu, gần dân, sátdân của cán bộ, đảng viên; có cơ chế,

chính sách phát hiện, thu hút, sửdụng nhân tài; khuyến khích, độngviên, bảo vệ những cán bộ năngđộng, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,dám chịu trách nhiệm; đồng thời xửlý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Nâng cao hiệu quả công tác tưtưởng, tuyên truyền, tạo sự thốngnhất cao trong Đảng, đồng thuậntrong xã hội; cải cách hành chínhtrong Đảng; đổi mới mạnh mẽphương thức lãnh đạo của Đảng.

Ban Chấp hành Trung ương giaocho Bộ Chính trị chỉ đạo các Tiểu bankhẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ýkiến của Trung ương, tiếp tục hoànchỉnh các dự thảo gửi đại hội đảng bộcác cấp đóng góp ý kiến; tổ chức tốtviệc tổng hợp, tiếp thu ý kiến của đạihội đảng bộ các cấp để hoàn thiện,nâng cao chất lượng các dự thảo vănkiện, trình Trung ương xem xétthông qua trong năm 2020, sau đóxin ý kiến nhân dân trước khi trìnhĐại hội XIII của Đảng.

Đề nghị các đồng chí Ủy viênTrung ương và các đồng chí tham dựHội nghị tiếp tục suy nghĩ và cónhững đóng góp thiết thực, nâng caochất lượng các dự thảo văn kiện,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

9SỐ 74 (208) - 2019

Page 10: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

10 SỐ 74 (208) - 2019

đồng thời chỉ đạo tổ chức tốt đại hộiđảng bộ các cấp.2. Về kinh tế-xã hội, ngân sách nhànước năm 2019-2020

Ban Chấp hành Trung ương nhấttrí cho rằng, trong 9 tháng đầu năm2019, nhờ có sự nỗ lực phấn đấu củatoàn Đảng, toàn dân, toàn quân, kinhtế-xã hội nước ta tiếp tục có nhữngchuyển biến tích cực, toàn diện trêncác lĩnh vực. Dự báo, đến cuối năm2019, có thể hoàn thành toàn bộ 12chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó có 5chỉ tiêu hoàn thành vượt mức.

Nổi bật là: Tốc độ tăng trưởng tiếptục duy trì ở mức cao, ước đạt trên6,8%, thuộc nhóm các nước có mứctăng trưởng cao nhất trong khu vựcvà trên thế giới; quy mô GDP ước đạthơn 266 tỷ USD, bình quân đạt gần2.800 USD/người. Chất lượng tăngtrưởng được cải thiện. Kinh tế vĩ môtiếp tục ổn định; lạm phát được kiểmsoát ở mức thấp hơn nhiều so vớimục tiêu Quốc hội đề ra. Đầu tư xãhội, năng lực sản xuất kinh doanhtăng mạnh.

Các cân đối lớn của nền kinh tế cơbản được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cươngtài chính-ngân sách nhà nước được

tăng cường; bội chi ngân sách ở mức3,4% GDP; nợ công giảm mạnh,xuống mức 55% GDP và ngày càngthấp xa hơn mức trần do Quốc hộiquy định. ị trường tiền tệ ổn định;cán cân thanh toán quốc tế được cảithiện; dự trữ ngoại hối tiếp tục tăngcao, đạt trên 70 tỷ USD. Xuất khẩuước tăng khoảng 8% so với năm2018.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đượcquan tâm đầu tư phát triển, đạt đượcnhiều kết quả quan trọng, góp phầntích cực vào việc duy trì ổn địnhchính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xãhội, nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân.

Tập trung thực hiện tốt các chínhsách đối với người có công, bảo đảman sinh xã hội, tạo việc làm, giảmnghèo bền vững; tỷ lệ hộ nghèo theochuẩn mới giảm xuống còn 5,23%; tỷlệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên90%; hơn 50% số xã đạt chuẩn nôngthôn mới, về đích sớm hơn kế hoạchgần 2 năm.

Công tác đào tạo nghề, giải quyếtviệc làm tiếp tục được đẩy mạnh,năng suất lao động được cải thiện; tỷlệ thất nghiệp khu vực thành thị

Page 11: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

11SỐ 74 (208) - 2019

giảm; cơ cấu lao động chuyển dịchtheo hướng tích cực. Sự nghiệp y tế,thể dục, thể thao, bảo vệ, chăm sócsức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộcsống của nhân dân; đổi mới giáo dụcvà đào tạo, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, xây dựng con người;quản lý tài nguyên, bảo vệ môitrường, phòng, chống thiên tai, ứngphó với biến đổi khí hậu; phát triểnkhoa học và công nghệ, phong tràokhởi nghiệp, đổi mới sáng tạo đạtđược nhiều kết quả tích cực.

Công tác phòng, chống thamnhũng, tiêu cực, lãng phí tiếp tụcđược đẩy mạnh, đạt được nhiều kếtquả cụ thể, rõ rệt, được cán bộ, đảngviên và nhân dân hoan nghênh, đồngtình, đánh giá cao. Tiềm lực quốcphòng, an ninh được tăng cường; anninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộiđược giữ vững; môi trường hoà bình,ổn định cho phát triển được bảođảm. Hoạt động đối ngoại và hộinhập quốc tế được đẩy mạnh, ngàycàng sâu rộng, góp phần nâng cao uytín và vị thế của nước ta trên trườngquốc tế.

Trung ương khẳng định, những kếtquả, thành tích đạt được trong năm

2019 đã tạo đà và động lực mới, khíthế mới cho việc hoàn thành các mụctiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2020 và5 năm 2016-2020.

Tuy nhiên, Trung ương cũng chỉrõ, bên cạnh những kết quả, thànhtích đã đạt được, kinh tế-xã hội củađất nước vẫn đứng trước nhiều khókhăn, thách thức, còn tiềm ẩn một sốyếu tố có thể tác động tiêu cực đến ổnđịnh kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạmphát, an ninh, trật tự xã hội. Tìnhhình trong nước, quốc tế và khu vựccòn tiếp tục diễn biến nhanh chóng,phức tạp, khó lường.

Do đó, chúng ta tuyệt nhiên khôngđược chủ quan, thoả mãn với kết quả,thành tích đã đạt được; trái lại, phảitiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình,nỗ lực phấn đấu để hoàn thành thắnglợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra chonăm 2019-2020, năm sau phải tốt đẹphơn năm trước.

Trong năm 2020, tiếp tục củng cố,tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô,kiểm soát lạm phát, nâng cao năngsuất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủvà sức cạnh tranh của nền kinh tế.Đẩy mạnh đổi mới, hoàn thiện thểchế, khơi thông nguồn lực; tạo môi

Page 12: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

12 SỐ 74 (208) - 2019

trường đầu tư, kinh doanh thôngthoáng, thuận lợi.

úc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nềnkinh tế gắn với đổi mới mô hình tăngtrưởng; đẩy nhanh tiến độ thực hiệncác dự án quan trọng quốc gia, cáccông trình trọng điểm; phát huy tốtvai trò của các vùng kinh tế, các đôthị lớn, thị trường trong nước và cácngành dịch vụ, du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao gắn với phát triển khoahọc-công nghệ và đổi mới sáng tạo;thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanhvà bền vững. Chú trọng phát triểnvăn hóa, xã hội, xây dựng con người,bảo đảm an sinh, nâng cao phúc lợixã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Tăng cường quản lý tài nguyên,bảo vệ môi trường, phòng, chốngthiên tai, ứng phó với biến đổi khíhậu. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hànhchính, cải cách tư pháp, tinh gọn bộmáy, tinh giản biên chế, nâng caohiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hànhvà thực thi pháp luật. Tăng cường kỷluật, kỷ cương; đẩy mạnh phòng,chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Làm tốt công tác thông tin truyềnthông, tạo đồng thuận xã hội.

Củng cố quốc phòng, giữ vững anninh quốc gia, ổn định chính trị, trậttự, an toàn xã hội. Kiên quyết, kiêntrì đấu tranh bảo vệ chủ quyền,quyền chủ quyền biển, đảo quốc giatrên cơ sở luật pháp quốc tế. Chủđộng, tích cực hội nhập quốc tế, mởrộng và nâng cao hiệu quả hoạtđộng đối ngoại, nâng cao vị thế vàuy tín của Việt Nam trong khu vựcvà trên thế giới.

Để có thể hoàn thành thắng lợi cácmục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đề ra,cần tiếp tục phát huy những kết quả,thành tích và kinh nghiệm, bài họcđúc rút được từ thực tế đổi mới, tăngcường sự lãnh đạo của Đảng, quản lýcủa Nhà nước, nâng cao hiệu lực,hiệu quả hoạt động của toàn hệthống chính trị; phát huy dân chủ xãhội chủ nghĩa, quyền làm chủ củanhân dân, sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc, tinh thần năng động,sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉđạo tổ chức thực hiện của tất cả cáccấp, các ngành từ Trung ương đếnđịa phương, cộng đồng các doanhnghiệp và các tầng lớp nhân dân.3. Cũng tại Hội nghị này, sau khixem xét các tờ trình của Bộ Chính

Page 13: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

13SỐ 74 (208) - 2019

trị, Ban Chấp hành Trung ương đãbầu bổ sung 4 Ủy viên Ủy ban Kiểmtra Trung ương nhằm tăng cườnghơn nữa sức mạnh của Ủy ban Kiểmtra Trung ương; xem xét thi hành kỷluật bằng hình thức khai trừ ra khỏiĐảng đối với đồng chí Nguyễn BắcSon, nguyên Ủy viên Trung ươngĐảng khoá X, nguyên Phó TrưởngBan Tuyên giáo Trung ương và đồngchí Trương Minh Tuấn, Ủy viênTrung ương Đảng khóa XII, PhóTrưởng ban Tuyên giáo Trung ương,nguyên Bí thư Ban cán sự đảng,nguyên Bộ trưởng Bộ ông tin vàTruyền thông.

Như vậy, kể từ đầu nhiệm kỳ khóaXII đến nay, Ban Chấp hành Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủyban Kiểm tra Trung ương đã thihành kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấpthuộc diện Trung ương quản lý,trong đó có 1 đồng chí Ủy viên BộChính trị và 4 đồng chí Ủy viênTrung ương Đảng khóa XII, 14 đồngchí nguyên Ủy viên Trung ươngĐảng, 1 đồng chí nguyên Phó ủtướng Chính phủ, 5 đồng chí Bộtrưởng và nguyên Bộ trưởng, 2 đồngchí Bí thư Tỉnh ủy, 5 đồng chí nguyên

Bí thư Tỉnh ủy và 17 đồng chí làtướng lĩnh; một số cán bộ đã bị xử lýhình sự; Bộ Chính trị, Ban Bí thưcũng đã kỷ luật 7 tổ chức đảng (Bancán sự đảng Bộ Công ương, Bancán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môitrường, Ban cán sự đảng Bộ ôngtin và Truyền thông, Ban cán sự đảngBộ Giao thông vận tải, Ban ườngvụ Đảng ủy Ngoài nước, Banường vụ ành Ủy Đà Nẵng vàBan ường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc).

ật đau xót, nhưng không thểkhông làm, không có cách nào khác!Tất cả là vì sự nghiệp chung củaĐảng, của đất nước, của nhân dân.Đây là bài học sâu sắc, bài học đắtgiá cho tất cả chúng ta. Đề nghị từngđồng chí Ủy viên Trung ương Đảngvà mỗi cán bộ, đảng viên, công chứccần thường xuyên tu dưỡng, rènluyện, thường xuyên nêu gương, tựsoi, tự sửa, tránh xa những cám dỗvật chất, tham vọng để không đi vàovết xe đổ, gây ra những hậu quả, tổnthất khôn lường.

Chúng ta đang tích cực chuẩn bịđại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đạihội XIII của Đảng, phải kiên quyếtkhông để lọt vào cấp Ủy những cán

Page 14: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

14 SỐ 74 (208) - 2019

bộ vi phạm, thoái hóa, biến chất! Bấtcứ trường hợp nào mà vi phạm kỷluật, chúng ta phải xử lý nghiêmminh, làm nghiêm từ trên xuốngdưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luậtcủa Đảng, để lấy lại và củng cố niềmtin và tình thương yêu, quý trọng củanhân dân.

ưa các đồng chí,Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng đã thànhcông tốt đẹp. ành công của Hộinghị lần này sẽ góp phần kết thúcthắng lợi năm 2019 (trong bối cảnhkhó khăn hơn so với năm 2018), đểbước vào triển khai thực hiện mụctiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2020với quyết tâm cao và khí thế mới.

Năm 2020 là năm cuối thực hiệnNghị quyết Đại hội lần thứ XII củaĐảng, Kế hoạch phát triển kinh tế-xãhội 5 năm 2016-2020, Chiến lượcphát triển kinh tế-xã hội 10 năm;năm tổ chức đại hội đảng bộ các cấptiến tới Đại hội XIII của Đảng.

Tình hình thế giới, khu vực vàtrong nước đang tiếp tục diễn biếnnhanh chóng, phức tạp, khó lườngvới những thay đổi lớn lao, tạo ranhiều thời cơ, thuận lợi, song cũng

đặt ra không ít khó khăn, thách thứcở mức độ, quy mô và tính chất rấtkhác so với trước đây, đòi hỏi toànĐảng, toàn dân và toàn quân ta phảinỗ lực phấn đấu rất cao, quyết tâm rấtlớn để hoàn thành thắng lợi các mụctiêu, nhiệm vụ của năm 2020 vànhiệm kỳ khóa XII.

Đề nghị các đồng chí Trung ương,các đồng chí tham dự Hội nghị vàđồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước,chung sức đồng lòng, phát huynhững kết quả, thành tích đạt đượctrong năm 2019 và truyền thốngđoàn kết, yêu nước của dân tộc ta,thực hiện thật tốt các nghị quyết củaĐảng và Nghị quyết Hội nghị Trungương lần này, tạo ra khí thế mới, xunglực mới cho việc hoàn thành thắnglợi mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XII đãđề ra; đồng thời tích cực chuẩn bị vàtiến hành thành công đại hội đảngbộ các cấp và Đại hội toàn quốc lầnthứ XIII của Đảng.

Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bốbế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XII.Chúc các đồng chí sức khỏe, hạnhphúc và thành công! 

Xin trân trọng cảm ơn” n

Page 15: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

15SỐ 74 (208) - 2019

Ngày 15/10, tại Hà Nội, đồngchí Trần Quốc Vượng, Ủyviên Bộ Chính trị, ường

trực Ban Bí thư đã làm việc với Hộiđồng Lý luận Trung ương.

am dự buổi làm việc có đại diệnlãnh đạo Văn phòng Trung ươngĐảng, Ban Tổ chức Trung ương, BanTuyên giáo Trung ương, Ban Đốingoại Trung ương, Ban Cán sự đảngBộ KH&CN, Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâmKhoa học xã hội Việt Nam.

Tại buổi làm việc, GS.TS. NguyễnXuân ắng, Bí thư Trung ươngĐảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luậnTrung ương, Giám đốc Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh chobiết, qua gần 23 năm thành lập, vớithành viên chủ yếu là cán bộ kiêmnhiệm, biên chế chuyên trách rất ít,

điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế,nhưng với tinh thần đoàn kết, tráchnhiệm cao trong công việc, Hội đồngLý luận Trung ương luôn vượt quamọi khó khăn, hoàn thành tốt mọicông việc theo chức năng, nhiệm vụđược Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

Nổi bật là đã nghiên cứu, xây dựngbáo cáo tư vấn phục vụ các hội nghịTrung ương; là đầu mối trong triểnkhai nghiên cứu, tổng kết một số vấnđề lý luận-thực tiễn qua 30 năm đổimới, 30 năm thực hiện Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnhnăm 1991), trọng tâm là 10 năm thựchiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triểnnăm 2011); tổ chức triển khai thựchiện Chương trình nghiên cứu khoahọc lý luận chính trị qua các giaiđoạn, đặc biệt từ năm 2006 đến nay;

Đồng chí Trần Quốc Vượng, ủy Viên Bộ chính Trị,

Thường Trực Ban Bí Thư

làm việc với hội đồng lý luận trung ương

Page 16: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

16 SỐ 74 (208) - 2019

tham gia và đóng vai trò nòng cốttrong Tổ Biên tập của Tiểu ban Vănkiện, trực tiếp tham gia xây dựng cácdự thảo văn kiện trình Đại hội XII,XIII của Đảng; trực tiếp tham gia đấutranh và cung cấp luận cứ đấu tranhphản bác các quan điểm trái với chủtrương, đường lối của Đảng.

Qua gần 23 năm thành lập, Hộiđồng Lý luận Trung ương ngày càngtrưởng thành, vững mạnh, khẳngđịnh vị thế là một trong những cơquan nghiên cứu lý luận chính trịhàng đầu, là cái nôi tập hợp, quy tụcác chuyên gia, nhà nghiên cứu lớntrong cả nước trong triển khai nghiêncứu cacs vấn đề lý luận chính trị, làmcơ sở cho việc hoạch định, hoànthiện, phát triển đường lối, chínhsách của Đảng.

Báo cáo về kết quả thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của Hội đồng tronghơn 3 năm qua, GS, TS Phùng HữuPhú, Phó Chủ tịch thường trực Hộiđồng đã nêu bật 10 kết quả đạt được,trong đó có phân tích rõ nguyênnhân kết quả và những hạn chế cầnkhắc phục.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc,ường trực Ban Bí thư Trần Quốc

Vượng ghi nhận, Hội đồng và Cơquan Hội đồng Lý luận Trung ươngđã có nhiều đổi mới về cách thứchoạt động, đề cao vai trò và hoạt độngcủa các tiểu ban, đổi mới quy trìnhxây dựng các báo cáo tư vấn, cácchuyên đề, các báo cáo, đẩy mạnh vàđổi mới khảo sát thực tế, gắn kết chặtchẽ nghiên cứu lý luận với địnhhướng chính sách, phát huy dân chủ,tăng cường trao đổi, tọa đàm sâu vớicác chuyên gia, các học giả trong vàngoài nước.

ường trực Ban Bí thư nhấnmạnh, lý luận và công tác lý luận cóvai trò cực kỳ quan trọng đối vớiĐảng ta. Sự nghiệp đổi mới, xây dựngchủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốccủa Đảng và nhân dân ta đạt đượcnhững thành tựu to lớn, có ý nghĩalịch sử, nhưng cũng đứng trướcnhiều khó khăn, thách thức, trongbối cảnh tình hình thế giới, khu vựcthay đổi nhanh chóng, diễn biến rấtphức tạp, đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏiphải làm rõ về lý luận. Đây là vấn đềrất quan trọng đối với Đảng cầmquyền. Đồng chí Tổng Bí thư NguyễnPhú Trọng rất quan tâm tới công tácnghiên cứu lý luận nói chung và hoạt

Page 17: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

17SỐ 74 (208) - 2019

động của Hội đồng Lý luận Trungương nói riêng.

Để phục vụ thiết thực và có chấtlượng việc hoàn thiện các văn kiệntrình Đại hội XIII của Đảng, ườngtrực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đềnghị Hội đồng Lý luận Trung ương,lực lượng nòng cốt của Tổ Biên tậpgiúp việc Tiểu ban Văn kiện, sau Hộinghị Trung ương 11, cần tiếp thu đầyđủ các ý kiến của Trung ương, tiếptục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ýcủa các tổ chức đảng, cán bộ, đảngviên, nhân dân. Chắt lọc kết quảnghiên cứu của các chương trình, đềtài nghiên cứu khoa học lý luận chínhtrị, các cơ quan nghiên cứu, các nhàkhoa học để góp phần hoàn thiện dựthảo Báo cáo chính trị, dự thảo Báocáo Tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 30 năm thực hiệnCương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;trọng tâm là 10 năm thực hiện Cươnglĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011);nâng cao chất lượng các báo cáo.

Hội đồng cần tập trung nghiêncứu, cập nhật tình hình quốc tế vàkhu vực để có những phân tích sâusát với thực tế, dự báo bối cảnh thế

giới và trong nước trong những nămsắp tới; làm rõ tiêu chí của nước pháttriển, nước công nghiệp hiện đại, tiêuchí về thu nhập bình quân đầu ngườiđể xác định mục tiêu đến năm 2025,2030 và tầm nhìn đến năm 2045; bổsung, hoàn thiện làm rõ nội hàm của3 đột phá chiến lược cho phù hợp; tậptrung làm rõ vai trò, chức năng củakinh tế nhà nước và doanh nghiệpnhà nước và cơ chế quản lý của Nhànước đối với doanh nghiệp nhà nước,quản trị doanh nghiệp nhà nướctrong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa.

ường trực Ban Bí thư nhấnmạnh, Hội đồng Lý luận Trung ươngcần tiếp tục nâng cao chất lượng đấutranh chống các quan điểm sai trái,bảo vệ quan điểm, đường lối củaĐảng, tăng cường sự thống nhất tưtưởng trong Đảng, sự đồng thuận xãhội, củng cố niềm tin của nhân dânvào Đảng, Nhà nước. Đồng thời mởrộng quan hệ quốc tế; triển khai kếhoạch học tập của Bộ Chính trị, BanBí thư; thực hiện tốt những nhiệm vụdo Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao,những việc theo chức năng, nhiệmvụ của Hội đồng n

Page 18: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

18 SỐ 74 (208) - 2019

Hệ thống chính trị đặc thùcủa nước ta có ba trụ cộttạo thế chân kiềng vững

chắc là Đảng, Nhà nước và Mặt trậnTổ quốc. Ba trụ cột này có quan hệmật thiết, gắn bó và vận hành ngàymột nhuần nhuyễn theo cơ chế:Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,Mặt trận giám sát, phản biện. Trongsự nghiệp đổi mới của chúng ta hiệnnay, cùng với đổi mới kinh tế, vấn đềđổi mới hệ thống chính trị đang đặtra rất cấp bách. Đó là đổi mới sựlãnh đạo của Đảng, đổi mới cơ cấutổ chức và hoạt động của Nhà nướcvà Mặt trận cùng các tổ chức quầnchúng nhằm xây dựng nền dân chủ

với tính chất là mục tiêu và động lựccủa chủ nghĩa xã hội. Công việc nàyđương nhiên rất khó khăn, phức tạp.Chính vì vậy, việc nghiên cứu về cơchế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quảnlý, Mặt trận giám sát, phản biện” bảođảm thật sự phù hợp và ngang tầmnhững yêu cầu của công cuộc đổimới có một ý nghĩa cực kỳ to lớn cảvề phương diện lý luận lẫn tổ chứcthực hiện, nhằm đưa đất nước tiếptục tiến lên một cách mạnh mẽ vàvững chắc theo con đường xã hộichủ nghĩa.1. Lôgích của cơ chế và quan hệ giữa lãnh đạo, quản lý và giám sát,phản biện

về cơ chế vận hành giữa đảng, nhànước và mặt trận trong hệ thống

chính trị ở nước ta l GS, TS Vũ Văn HiềnHội đồng Lý luận Trung ương

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 19: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

19SỐ 74 (208) - 2019

Cơ chế là cách thức, phương phápmà theo đó các quá trình được thựchiện. Cơ chế vận hành của hệ thốngchính trị - xã hội là phương thức vậnđộng của tổng thể xã hội được tổchức, hướng dẫn và điều hành theonhững thể chế, quan hệ vốn có đãđược quy định và thừa nhận; nó phảiphù hợp với yêu cầu của các quy luậtphát triển xã hội nói chung và đặcđiểm của chế độ xã hội nói riêng. Cơchế vận hành đúng đắn sẽ tạo điềukiện thuận lợi để phát huy nhữngyếu tố tích cực, hạn chế những tiêucực, thúc đẩy xã hội phát triển mạnhmẽ, đúng hướng.

Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nướcquản lý, Mặt trận giám sát, phảnbiện” xuất phát từ yêu cầu thể chếhóa những quan hệ bản chất vềchính trị và xã hội phù hợp với đặcđiểm của nước ta. Cơ chế đó đòi hỏiphân định rõ vai trò, chức năng củacác tổ chức thành viên trong hệthống chính trị nhằm đảm bảoquyền làm chủ thật sự của nhân dânlao động, tạo động lực cho sự pháttriển của đất nước.

Cơ chế này được cấu thành bởi banhân tố: Đảng, Nhà nước, Mặt trận.

Nhân tố thứ nhất và thứ hai nhằmchỉ các tổ chức bộ máy trong hệthống chính trị.Nhân tố thứ bakhông chỉ nói về tổ chức bộ máytrong hệ thống chính trị, mà còn thểhiện ý chí và nguyện vọng của toànthể nhân dân.Vậy ba nhân tố ấy hợplại phải mang tính đồng bộ như thếnào?nĐảng, Nhà nước, Mặt trận vàcác tổ chức quần chúng nhân dân;điều gì bảo đảm cho sự đồng bộ ấy?

Có thể nhìn nhận cơ chế nêu trênlà cơ chế chức năng nhiệm vụ và khiđó phải xác định rõ chức năng củamỗi nhân tố. Đó là chức năng củaĐảng, chức năng của Nhà nước,chức năng của Mặt trận và các tổchức quần chúng nhân dân.

Trước hết xin đề cập đến chứcnăng của Đảng. Đảng phải lãnh đạothì xây dựng chủ nghĩa xã hội mớithành công.Đó là điều hiển nhiên.Song, cơ chế mà chúng ta cần xâydựng không chỉ hướng mục đíchchính vào việc khẳng định quy luậtphổ biến ấy, mà muốn nhấn mạnhĐảng phải làm đúng chức năng củamình là lãnh đạo chứ không phảilàm thay chức năng quản lý củaNhà nước hay trở thành bộ máy

Page 20: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

20 SỐ 74 (208) - 2019

quan liêu, không động viên và khơidậy được quyền làm chủ của nhândân. Đây là vấn đề có ý nghĩa rấtthời sự.Song vấn đề tiếp tục đặt ralà Đảng lãnh đạo như thế nào? Sựsụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ởĐông Âu và Liên Xô trước đâykhông phải vì các đảng cộng sảnkhông nắm được quyền lãnh đạo,mà chủ yếu vì các đảng đó xa rờiphương pháp dân chủ trong lãnhđạo, vì các đảng đó lãnh đạo mộtcách quan liêu, mệnh lệnh, đứngtrên tất cả, không nắm được đốitượng lãnh đạo nghĩ gì và hành độngnhư thế nào. Chính sự biến dạng vềlãnh đạo đã làm cho vai trò của đảngbị suy giảm trong thực tế, dù nóđược ghi trên hiến pháp. Không thểgiải đáp vấn để vô cùng phức tạp nàychỉ bằng công thức giản đơn, bằngcách phân biệt lãnh đạo và quản lýhay lãnh đạo với việc giám sát, phảnbiện. Bài học từ sự sụp đổ chế độ xãhội chủ nghĩa ở Đông Âu và LiênXô cho thấy, một khi đảng cứ chủquan với sự lãnh đạo của mình, vớivị thế đứng trên nhà nước, đứngtrên xã hội, lại thiếu đi sự gắn bómáu thịt với nhân dân, thiếu đi sự

hiện thân từ nhân dân, thì kết quảlà không biết đến những tâm tưnguyện vọng và cả sự bất bình củanhân dân; đến khi có sự biến thìnhân đân đứng ngoài cuộc.

Đảng lãnh đạo là hiển nhiên rồi,nhưng vấn đề nữa đặt ra là Đảng cóquản lý không? Trong thời kỳ đấutranh giành chính quyền, Đảng thựchiện vai trò, nhiệm vụ chủ yếu làlãnh đạo giành chính quyền. Khichính quyền đã về tay nhân dân thìĐảng lãnh đạo Nhà nước quản lý,đồng thời hướng dẫn nhân dân quảnlý. Không ai có thể phủ nhận vai tròquản lý chính quyền và xã hội củaĐảng với tư cách là Đảng cầmquyền.Hơn nữa, Đảng còn là nhân tốcực kỳ trọng yếu của quản lý. Lênintừng chỉ rõ: khi giai cấp vô sản đãgiành được chính quyền thì nhiệmvụ quản lý trở thành nhiệm vụ chủyếu và trung tâm. Đảng không thểthoái thác trách nhiệm quản lý vớinghĩa đầy đủ của từ này, nghĩa là “tổchức trong lĩnh vực thực tiễn”. Đảngphải quản lý theo phướng pháp củaĐảng và không thể làm thay việcquản lý của Nhà nước như nhiều khichúng ta vẫn làm.

Page 21: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

21SỐ 74 (208) - 2019

Đảng lãnh đạo bằng đường lốichính trị đúng đắn, biểu hiện nhữnglợi ích căn bản của nhân dân, bằngthuyết phục nhân dân thừa nhậnđường lối của Đảng, bằng đào tạo vàgiáo dục cán bộ, đảng viên để nhândân lựa chọn các chức vụ của chínhquyền nhà nước. Đảng lãnh đạobằng đề xuất những phương hướng,kế hoạch lớn phát triển kinh tế - xãhội có căn cứ khoa học được quầnchúng bàn bạc, bổ sung và trở thànhđịnh hướng để nhà nước vạch ra vàchỉ đạo thực hiện các chương trìnhkế hoạch, chính sách và luật pháp,đảng là tổ chức duy nhất có chứcnăng lãnh đạo như vậy.

Vấn đề Nhà nước quản lý. eo cơchế, nhà nước làm chức năng quảnlý. Nhưng đó phải chăng là nhà nướcchỉ quản lý chứ hoàn toàn khônglãnh đạo? Không. Nhà nước có chứcnăng quản lý xã hội nhưng cũng cónhiệm vụ lãnh đạo chứ không phảiđơn thuần chỉ là bộ máy thừa hành.Nhà nước được nhân dân trao choquyền lực và chịu trách nhiệm quảnlý mọi mặt đời sống xã hội trướcnhân dân. Hoạt động của nhà nướctuân thủ sự lãnh đạo của đảng cũng

có nghĩa là nhân dân chấp thuận sựlãnh đạo của đảng. Song sự lãnh đạocủa đảng phải bảo đảm vai trò chủđộng rất lớn cho nhà nước chứkhông phải “dắt tay” nhà nước trongmọi hoạt động của nó. Sẽ là hoàntoàn sai lầm nếu hiểu có sự chiaquyền lãnh đạo chính trị giữa đảngvà nhà nước. Cũng sẽ sai lầm nếuhiểu sự quản lý của nhà nước khôngmang tính chất hoạt động lãnh đạotheo nghĩa rộng rãi nhất của kháiniệm này.

Về chức năng của nhà nước, cơchế được nói gọn bằng từ “quản lý”.Nhà nước ta là nhà nước của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân, là sựtập trung quyền lực của nhân dân vàthay mặt nhân dân để quản lý xã hội.Như vậy, chức năng quản lý xã hội làchức năng chính yếu của Nhà nước.Nhà nước là trung tâm của cơ chếquản lý xã hội. Nhưng quản lýkhông phải là việc riêng của Nhànước, mặc dầu mọi đầu mối quản lýphải tập trung vào Nhà nước.Vậy thìnhân dân không quản lý sao? Sứcsống của xã hội ta là ở chỗ nhân dângiành được quyền quản lý xã hội vàngày càng trực tiếp bắt tay vào công

Page 22: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

22 SỐ 74 (208) - 2019

việc quản lý. Hiện tại chúng ta phảigiải quyết đúng đắn mối quan hệgiữa Nhà nước quản lý và nhân dânlàm chủ. Ai cũng biết rằng có quyềnlàm chủ là một việc, thật sự làm chủlại là việc khác. Để làm người chủthật sự, nhân dân phải bắt tay vàoviệc quản lý mọi mặt đời sống xãhội, phải tham gia ngày càng đôngđảo và có hiệu quả thực tế vào việcquản lý nhà nước. Vì Nhà nướckhông chỉ là chủ thể quản lý, mà cònlà “đối tượng” của nhân dân quản lý.Nhưng quản lý nhà nước khôngphải là một năng lực bẩm sinh củamọi người dân. Trình độ quản lý củangười lao động nước ta còn yếukém, điều đó dễ hiểu, vì các chế độcũ đã gạt nhân dân lao động ra khỏivai trò quản lý xã hội và quản lý nhànước, vì nhân dân chưa có kinhnghiệm quản lý trong khi trình độdân chí lại chưa cao.

Ngày nay, mục đích của chúng talà làm sao những người lao động đềuđược thực hiện tham gia quản lý, ởmức độ này hay mức độ khác, mộtcách thực sự dân chủ. Nếu ngày nayngười lao động lại tiếp tục bị táchkhỏi công việc quản lý thì không

tránh khỏi trở thành tình trạng phảicó một lớp người chuyên quản lý,còn quần chúng nhân dân sẽ vẫn chỉlà người thừa hành, bảo sao làm vậy.Và như thế thì sao gọi là nhân dânlàm chủ. Điều này được giải đáp vớiviệc thực hiện vai trò của Mặt trận vàcác đoàn thể của nhân dân. Mặt trậnvà các đoàn thể nhân dân là lựclượng rộng rãi nhất, đông đảo nhấtcủa hệ thống chính trị, là cơ quan đạidiện cho ý chí, nguyện vọng củanhân dân để qua đó nhân dân thựchiện quyền làm chủ của mình mộtcách hiệu quả nhất. ực hiện sự ủyquyền của nhân dân, Mặt trận cóchức năng giám sát và phản biện.Giám sát và phản biện bao gồm cảgiám sát, phản biện sự lãnh đạo củaĐảng và sự quản lý của Nhà nước.ông qua việc giám sat và phảnbiện một cách chủ động, tích cực,hiệu quả, sự lãnh đạo của Đảng cũngnhư sự quản lý của Nhà nước đượcthực hiện một cách nhuần nhuyễn,nhịp nhàng, toàn bộ hệ thống chínhtrị là một khối thống nhất ý chí vàhành động, tạo ra sức mạnh vô địchcủa chế độ xã hội. Vì vậy, nếu chỉdừng lại nói “nhân dân làm chủ” thì

Page 23: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

23SỐ 74 (208) - 2019

thấy rất đúng, nhưng còn quá chungchung và trừu tượng. Cần phải nhấnmạnh thêm rằng, làm chủ ở đây baohàm cả việc nhân dân quản lý, nhândân giám sát, nhân dân phản biệnđối với các chủ trương của Đảng,pháp luật của Nhà nước và hoạt độngcủa bộ máy công quyền.

Cần khẳng định nguyên tắc “mọiquyền lực trong xã hội đều thuộc vềnhân dân” trong cơ chế hoạt độngcủa hệ thống chính trị của chúng ta.Nguyên tắc này cụ thể và có “ý nghĩacơ chế” tương đồng khái niệm “làmchủ”, nhưng có phần rõ nét hơn và cụthể hơn. Nếu có quan niệm rõ ràng,đầy đủ về các quyền của nhân dân,nhất là quyền quản lý nhà nước vàcác quyền đó lại được bảo đảm bởisự lãnh đạo đúng đắn của Đảng,được thể hiện hóa bằng pháp luật,thông qua Tổ chức Mặt trận để thựchiện chức năng giám sát, phản biệnthì khi đó “làm chủ” không những cónội dung lý luận mà còn có ý nghĩathực tiễn sâu sắc.

Nói tóm lại, quan niệm về “Đảnglãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trậngiám sát, phản biện” là một quanniệm mở. Nó có thể rất mềm dẻo, và

là chức năng chủ yếu của những bộphận cơ bản của thể chế xã hội ta.Bởi, bản thân các khái niệm “lãnhđạo”, “quản lý”, “giám sát, phản biện”là các khái niệm động. Và nữa, nhưV.I.Lênin nói, các khái niệm, cácđịnh nghĩa chỉ là tương đối, chúngluôn “tràn” sang nhau. Do đó, việcnhận thức nội hàm của cơ chế là cầnthiết, làm cơ sở cho việc hoạch địnhvà phân định các nhiệm vụ, chứcnăng của ba nhân tố: Đảng, Mặt trậnvà Nhà nước trong thực tiễn, nhưngrất cần chú ý tới sự mềm dẻo mộtcách khách quan từ tự thân các kháiniệm cấu thành cơ chế, đó là tất yếu.

2. Những điều kiện cơ bản bảođảm cho sự vận hành của cơ chế“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,Mặt trận giám sát, phản biện”

Không phải bây giờ chúng ta mớithấy rằng muốn thực hiện cơ chếnêu trên thì Đảng phải thực sự đổimới, chỉnh đốn, trở thành Đảng củatrí tuệ, của niềm tin, Đảng là hạtnhân của khối đoàn kết toàn dân;Nhà nước phải thực sự của dân, dodân, vì dân và trong sạch, vữngmạnh, có đủ trình độ và đủ tầm đểquản lý, điều hành xã hội; nhân dân

Page 24: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

phải biết cách thực hiện quyền làmchủ, phải vươn tới sự hoàn thiện đểcó thể làm chủ các mặt của đời sốngxã hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiênnhiên và làm chủ bản thân; Mặt trậnthực hiện sự ủy quyền của nhân dânđể thực hiện chức năng giám sát,phản biện.

Đã hiểu như vậy, đã làm theohướng đó và đã đạt được một số kếtquả quan trọng, nhưng việc thựchiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhànước quản lý, Mặt trận giám sát,phản biện vẫn còn những vướngmắc. Có thể nêu một thực trạng làtrong nhiều lúc, ở nhiều nơi, nóidân làm chủ, Mặt trận giám sát,phản biện đã nhiều, nhưng có khicàng nói thì càng thấy có hiện tượngmất dân chủ. Vị trí, vai trò của Nhànước, chức năng, nhiệm vụ quản lýngày càng được đề cao, nhưng vẫntồn đọng và thấy rõ nhiều mặt yếukém: xã hội còn nhiều tệ nạn, tiêucực; kỷ cương kỷ luật xã hội chưanghiêm; cùng với hiện tượng độcđoán, chuyên quyền, quan liêu,hách dịch trong giới chức thì ngoàixã hội, tình trạng vô chính phủkhông phải khó thấy. Đảng đã thực

hiện chỉnh đốn, đổi mới mọi mặt,nhưng có nơi, có lúc một số tổ chứcđảng cũng như không ít đảng viênkhông những không làm tròn phậnsự của mình, mà còn có biểu hiệnthoái hóa, biến chất, làm giảm uy tíncủa Đảng.

Vì thế, có thể tìm ở những tồn tạiđó để rút ra một vấn đề cơ bản hơn.Đó là những điều kiện để thực hiệncho được cơ chế.

Một là với tư cách là chỉnh thể củahệ thống chính trị: Đảng - Nhà nước- Mặt trận, muốn vận hành một cáchcó kết quả, đúng định hướng, nhấtđịnh phải có sự phối hợp chung củacả ba bộ phận và mỗi một bộ phậnphải thực hiện cho được chức năng,nhiệm vụ của mình: Đảng phải hộitụ cho được những bản lĩnh và yêucầu của một tổ chức lãnh đạo; Nhànước phải tự mình trong sạch, vữngmạnh, có đủ trình độ và bản lĩnh đểthực hiện sự điều hành quản lý đấtnước, quản lý xã hội; Mặt trận có đủnăng lực và trình độ để giám sát,phản biện.

Hai là, cơ chế đó phải từng bướcđược thể chế hóa bằng pháp luật,bằng các văn bản dưới luật, bằng các

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

24 SỐ 74 (208) - 2019

Page 25: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

25SỐ 74 (208) - 2019

định chế rõ ràng. Để đi tới “vươngquốc tự do” (như cách nói củaĂngghen) nhất định phải trải qua“vương quốc tất yếu”. Chỉ có sự phâncông, phân nhiệm rõ ràng, phối hợpchặt chẽ và có công cụ pháp lý để thihành thì mới xác lập một cách tốtnhất chức năng, nhiệm vụ của từngbộ phận trong hệ thống chính trị củachúng ta.

Ba là, để cơ chế Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lý và đặc biệt là Mặttrận giám sát, phản biện vận hànhmột cách đồng bộ, nhịp nhàng, cầnphải bảo đảm điều kiện vật chất -văn hóa - xã hội ở một trình độ pháttriển nhất định, phải nâng tầm dântrí. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xãhội ở đây chính là đời sống vật chấtcủa nhân dân phải được bảo đảm vàtừng bước cải thiện, an toàn xã hộivà ổn định xã hội được bảo đảm;nhân dân được hưởng thụ nhữngsản phẩm phong phú, đa dạng vàcao đẹp của nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc. Trình độdân trí thể hiện ở sự hiểu biết, tôntrọng pháp luật, kỷ cương, hiểu biếtvề quy luật phát triển của tự nhiên,của xã hội, hiểu biết về thời cuộc và

nhiệm vụ cũng như con đường đilên của sự nghiệp cách mạng. Vớimột trình độ dân trí cao và điều kiệnkinh tế - chính trị - văn hóa - xã hộicó bước phát triển nhất định, vai trò,vị trí và khả năng làm chủ của nhândân sẽ được nâng lên, và qua đóchức năng giám sát, phản biện củaMặt trận sẽ được thực thi hiệu quả,tạo những điều kiện cần thiết vàthúc đẩy năng lực quản lý của Nhànước và củng cố, phát huy vai tròlãnh đạo của Đảng.

Bởi vậy, cùng với việc nghiên cứu,từng bước hoàn thiện những yếu tốcụ thể của cơ chế vận hành giữaĐảng - Nhà nước - Mặt trận, vấn đềvô cùng quan trọng mà chúng tađang ra sức thực hiện và chắc chắnthực hiện tốt là phát triển kinh tế -chính trị - văn hóa - xã hội, nâng caovị trí, vai trò của Mặt trận và các tổchức chính trị - xã hội làm nòng cốtđể nhân dân làm chủ; xây dựng Nhànước thực sự trong sạch, vữngmạnh; xây dựng Đảng ngang tầmđòi hỏi của sự nghiệp cách mạng,thực sự là hạt nhân của khối đạiđoàn kết dân tộc, là Đảng của trí tuệvà niềm tin n

Page 26: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

1.Dân vận là bài báo đượcChủ tịch Hồ Chí Minh viếtdưới bút danh X.Y.Z đăng

trên Báo Sự thật, số 120, ngày 15-10-1949. Đây là một bài viết rất ngắngọn, từ đầu đề (chỉ gồm hai từ), đếndung lượng (chỉ 573 từ); được thểhiện bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũivới quần chúng; có tính khái quátcao, nhưng rất dễ nhớ, dễ thuộc vàdễ làm theo.

Trong bốn mục lớn của bài báo,theo thứ tự từ I đến IV, Chủ tịch HồChí Minh viết về: (1) Nước ta là nướcdân chủ; (2) Dân vận là gì? (3) Ai phụtrách dân vận? (4). Dân vận phải thế

nào? Đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minhkhẳng định bản chất dân chủ của chếđộ xã hội mới, của dân, do dân và vìdân. Từ sự khẳng định bản chất đó,Người chỉ rõ các nội dung về công tácdân vận như sau: Dân vận là: “…vậnđộng tất cả lực lượng của mỗi mộtngười dân không để sót một ngườidân nào, góp thành lực lượng toàndân, để thực hành những công việcChính phủ và Đoàn thể giao cho”.Phụ trách dân vận là: “tất cả cán bộchính quyền, tất cả cán bộ đoàn thểvà tất cả hội viên của các tổ chứcnhân dân (Liên Việt, Việt Minh,v.v.) .Dân vận thì phải “óc nghĩ, mắt trông,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

26 SỐ 74 (208) - 2019

Kỷ niệm 70 năm Bài Báo "Dân Vận"

cÔng tác DÂn vận với việc XÂY DỰng niềm tin,

Khát vỌng Phát triển của Toàn Dân Tộc

Trong TÌnh hÌnh hiện nayl PGS, TS nGô Văn THạo

Hội đồng Lý luận Trung ương

Page 27: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27SỐ 74 (208) - 2019

tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.Cuối cùng, Người cho rằng, xemkhinh việc dân vận là “khuyết điểmto”; là “sai lầm rất to, rất tai hại”, và:“Lực lượng của dân rất to. Việc dânvận rất quan trọng. Dân vận kém thìviệc gì cũng kém. Dân vận khéo thìviệc gì cũng thành công”.

Tác phẩm “Dân vận” của Chủ tịchHồ Chí Minh có thể coi là “Cươnglĩnh dân vận” của Đảng Cộng sản ViệtNam, có giá trị lý luận và thực tiễn sâusắc. Đó là cơ sở lý luận để Đảng, Nhànước ta đề ra các chủ trương, chínhsách về công tác dân vận trong các giaiđoạn cách mạng. Từ sự khẳng địnhcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh: “công việcđổi mới, xây dựng là trách nhiệm củadân”; “sự nghiệp kháng chiến, kiếnquốc là công việc của dân”, “quyềnhành và lực lượng đều ở nơi dân”;“lực lượng của dân rất to”; “dân vậnkém việc gì cũng kém”; “Dân vậnkhéo thì việc gì cũng thành công”, thửbàn về việc xây dựng niềm tin vàkhát vọng phát triển của toàn dântộc trong giai đoạn hiện nay và vaitrò, nhiệm vụ của công tác dân vận.

2. Học tập và làm theo tư tưởngHồ Chí Minh trong giai đoạn hiện

nay, việc xây dựng niềm tin và khátvọng phát triển của toàn dân tộc cóvai trò rất quan trọng, thậm chí cótính quyết định đối với sự phát triển.Bởi vậy, xây dựng niềm tin và khátvọng phát triển của toàn dân tộc cầnđược thể hiện rõ trong quan điểm,đường lối, mục tiêu, nhiệm vụ, giảipháp phát triển đất nước, với sựtham gia của công tác dân vận.

Lịch sử của dân tộc Việt Namchứng minh về một chân lý: Khi cóniềm tin, khát vọng của nhân dân làcó tất cả. Niềm tin vào thắng lợi,chính nghĩa của quân dân Nhà Trần,quyết tâm “sát thát” đã mang lạichiến thắng trong 3 lần chống quânxâm lược Nguyên Mông, đội quânmạnh nhất trong lịch sử thế giới thờiđó. Niềm tin vào chính nghĩa của LêLợi, Nguyễn Trãi và nhân dân trongchống giặc Minh đã vượt qua 10 nămgian khổ “nếm mật, nằm gai”, giànhlại nền độc lập cho dân tộc. Niềm tin,khát vọng giành lại nền độc lập củadân tộc đã giúp cho Đảng với 5.000đảng viên huy động được sức mạnhcủa “25 triệu đồng bào Tổ quốc” làmnên cuộc Cách mạng áng Tám,giành lại nền độc lập sau 81 năm bị

Page 28: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 SỐ 74 (208) - 2019

thực dân Pháp đô hộ. Niềm tin, khátvọng bảo vệ nền độc lập dân tộc, dùphải hy sinh tất cả chứ nhất địnhkhông chịu mất nước, không chịulàm nô lệ đã làm nên Điện Biên phủ,Đại thắng Mùa Xuân 1975… Niềmtin, khát vọng phát triển đất nước“dân chủ, cộng hòa, độc lập, tự do,hạnh phúc” đã thể hiện rõ trong thưcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi họcsinh nhân ngày khai trường đầu tiêncủa nước Việt Nam mới, tháng 9-1945: “Non sông Việt Nam có trởnên vẻ vang hay không, dân tộc ViệtNam có bước lên đài vinh quangsánh vai với cường quốc năm châuhay không, điều đó phần lớn phụthuộc vào công học tập của các em”.

3. Xây dựng, củng cố niềm tin,khát vọng phát triển của toàn dân tộclà tạo một nguồn động lực to lớn chophát triển đất nước hiện nay. Nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sửcủa công cuộc đổi mới dưới sự lãnhđạo của Đảng đã tạo nên niềm tinvào sự phát triển của đất nước tronggiai đoạn mới. Nhìn lại 3 năm thựchiện Nghị quyết Đại hội XII củaĐảng, với những thành tựu to lớn rấtquan trọng, tạo chuyển biến rõ rệt

trên nhiều lĩnh vực, đã làm cho thếvà lực của ta đã khác trước, “đất nướcđang rất khởi sắc, vận nước đang lên”,như nhiều đại biểu Quốc hội đã phátbiểu, đánh giá. ủ tướng NguyễnXuân Phúc đã nhiều lần bày tỏ tại cácdiễn đàn, rằng Việt Nam có tầm nhìnvà khát vọng về một quốc gia thịnhvượng vào năm 2045 - mốc lịch sử100 năm giành lại nền độc lập dântộc. Đó là mục tiêu Việt Nam sẽ làmột nước phát triển, với thu nhậpngười dân hơn 18.000 USD/năm. Đólà niềm tin, là khát vọng cháy bỏngvề một Việt Nam thịnh vượng, gianhập nhóm các quốc gia có thu nhậpcao trên thế giới, là thành viên cótrách nhiệm, chia sẻ trở lại với cộngđồng quốc tế…

Khát vọng hùng cường, thịnhvượng không chỉ là khát khao cháybỏng của mỗi người Việt Nam màcòn là tiềm năng, năng lượng cho sựphát triển của đất nước. Tinh thần ấyđược thể hiện trong chỉ số của “tinhthần khởi nghiệp”, với 92% ngườiđược hỏi sẽ cân nhắc khởi nghiệp,88% sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thấtbại khi khởi nghiệp so với trung bìnhthế giới ở mức 47%.

Page 29: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

“Báo cáo Việt Nam 2035: Hướngtới ịnh vượng, Sáng tạo, Công bằngvà Dân chủ” do Bộ Kế hoạch và Đầutư cùng với Ngân hàng ế giới côngbố ngày 23/02/2016 tại Hà Nội xácđịnh “khát vọng chung của Việt Nam”,sau 90 năm giành lại nền độc lập dântộc, gồm: (1) Một xã hội thịnh vượng,có thu nhập ở mức trung bình cao củathế giới. Tiềm lực và vị thế của quốcgia được nâng cao. Nền kinh tế thịtrường được dẫn dắt bởi khu vực tưnhân, có năng lực cạnh tranh cao vàhội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu.Các ngành kinh tế hiện đại và kinh tếtri thức được phát triển trong mạnglưới các đô thị hiện đại kết nối tốt vàhiệu quả sẽ thúc đẩy tăng trưởng.

(2) Một xã hội hiện đại, sáng tạovà dân chủ với vai trò làm động lựcthúc đẩy phát triển trong tương lai.Trọng tâm là hình thành một môitrường mở và tự do để khuyến khíchmọi công dân học hỏi và sáng tạo.Mọi người dân được đảm bảo bìnhđẳng về cơ hội phát triển và được tựdo theo đuổi nghề nghiệp, đồng thờiphải hoàn thành trách nhiệm củamình mà không coi nhẹ lợi ích củadân tộc và cộng đồng.

(3) Một nhà nước pháp quyền hiệuquả và đảm bảo trách nhiệm giảitrình. Mối quan hệ giữa nhà nướcvới người dân và giữa nhà nước vớithị trường được làm rõ. Nhà nước sẽthực hiện các chức năng cơ bản củamình một cách hiệu quả, trong đóbao gồm xây dựng và thực thi phápluật, xử lý quan hệ quốc tế, đảm bảotrật tự công cộng và an ninh quốcgia, đảm bảo thị trường vận hành tựdo đồng thời giải quyết được các thấtbại thị trường. Nhà nước thiết lập cácthể chế xã hội vững mạnh nhằm đảmbảo quyền lực thuộc về nhân dân,tăng cường trách nhiệm giải trình.

(4) Một Quốc hội bao gồm các đạibiểu với trình độ chuyên môn cao vàcó khả năng tự chủ về thể chế để đạidiện cho nhân dân, thực hiện giám sátvề hành pháp; phê chuẩn và ban hànhcác bộ luật có chất lượng. Tương tựnhư vậy, tư pháp sẽ có một vị trí phùhợp, với quyền tự chủ và năng lựcmạnh mẽ để giải quyết các tranh chấptrong một xã hội và một nền kinh tếđa dạng hơn. Bộ máy hành pháp sẽđược tổ chức tốt theo chiều dọc vàchiều ngang với các chức năng rõ ràngtừ Trung ương đến địa phương.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29SỐ 74 (208) - 2019

Page 30: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 SỐ 74 (208) - 2019

(5) Một xã hội văn minh, trong đómỗi người dân và mỗi tổ chức chínhtrị xã hội (toàn bộ hệ thống chính trị)được bình đẳng trước pháp luật. Nềntảng của xã hội đó là một xã hội cótổ chức xã hội của người dân vữngmạnh và đa dạng có thể thực hiệncác quyền cơ bản, trong đó có quyềndân chủ trực tiếp của người dân,quyền tiếp cận thông tin và lập hội.

(6) Một thành viên có trách nhiệmtrong cộng đồng các quốc gia trêntoàn cầu, tham gia xây dựng các liênminh toàn cầu và hoàn thành cáctrách nhiệm toàn cầu, hướng tới hòabình, an ninh và chủ động tìm kiếmcác cơ hội hội nhập kinh tế khu vựcvà toàn cầu.

(7) Một môi trường bền vững.Việt Nam sẽ đảm bảo chất lượngkhông khí, đất và nước. Việt Nam sẽlồng ghép vấn đề hình thành khảnăng chống chịu với biến đổi khí hậuvào quy hoạch kinh tế, chính sách xãhội và đầu tư hạ tầng để giảm thiểurủi ro về biến đổi khí hậu. Việt Namcũng sẽ phát triển các nguồn nănglượng đa dạng, sạch và an toàn.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2035 là:GDP bình quân đầu người đạt tối

thiểu 10.000 USD (tính theo sức muatương đương bằng đô-la Mỹ năm2011), gần tương đương với mức củaMa-lai-xi-a năm 2010); Đa số ngườidân sống tại khu vực đô thị (trên50%); Tỷ trọng công nghiệp và dịchvụ chiếm trên 90% GDP và trên 70%lao động nền kinh tế làm việc trongcác ngành công nghiệp và dịch vụ; Tỷtrọng đóng góp của kinh tế tư nhântrong GDP chiếm tối thiểu 80%; Chỉsố phát triển con người đạt trên 0,7...

Để hiện thực hóa khát vọng đó,Báo cáo Việt Nam 2035 nêu lên sáuđột phá lớn cần phải thực hiện là: (i)Xây dựng thể chế hiện đại; (ii) Hiệnđại hóa nền kinh tế và phát triển khuvực tư nhân trong nước có năng lựccạnh tranh cao; (iii) Phát triển nănglực đổi mới sáng tạo; (iv) úc đẩyhòa nhập xã hội; (v) Tăng trưởng cókhả năng chống chịu với khí hậu;(vi) Chuyển dịch không gian pháttriển. Sáu đột phá trên là cơ sở chohiện thực hóa khát vọng, đồng thờicũng chính là những mục tiêu cầnđạt tới vào năm 2035, bao gồm trongba trụ cột: (i) thịnh vượng về kinh tếđi đôi với bền vững về môi trường;(ii) công bằng và hòa nhập xã hội;

Page 31: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

31SỐ 74 (208) - 2019

(iii) năng lực và trách nhiệm giảitrình của Nhà nước.

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIIđã thông qua Kết luận số 37-KL/TWvề tình hình kinh tế - xã hội và ngânsách nhà nước năm 2018 và nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội, ngânsách nhà nước năm 2019. Trong 9nhóm giải pháp phải thực hiện, Kếtluận đã đề cập đến giải pháp “Làm tốthơn nữa công tác thông tin truyềnthông, tạo đồng thuận xã hội, xâydựng niềm tin và khát vọng dân tộc”.ảo luận và thông qua đề cương cácvăn kiện trình Đại hội XIII của Đảng,Hội nghị Trung ương 10 khóa XII đãthống nhất phương án chung về chủđề của Đại hội XIII, gồm 5 thành tố,trong đó thành tố thứ hai là “Củng cốniềm tin của nhân dân, phát huy ýchí, khát vọng, sức mạnh tổng hợptoàn dân tộc và sức mạnh thời đại”.Đó chính là những định hướng chiếnlược phát triển của đất nước tronggiai đoạn mới.

4. Công tác dân vận hiện nay cóvai trò rất quan trọng trong việc khơidậy niềm tin, khát vọng phát triểncủa dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minhvề công tác dân vận đã khẳng định:

“dân vận khéo, việc gì cũng làmđược. Dân vận kém không làm nổiviệc gì” đã chỉ cho chúng ta vai tròhàng đầu của công tác dân vận, ngaycả trong việc khơi dậy niềm tin, khátvọng phát triển của toàn dân tộc hiệnnay. Động lực niềm tin, khát vọngdân tộc chỉ có thể hình thành, củngcố và phát triển khi vận động đượcnhân dân tham gia.

Trước hết là thực hiện tốt những chỉdẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Ailàm công tác dân vận”. Đó là “tất cả cánbộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thểvà tất cả hội viên của các tổ chức nhândân (Liên Việt, Việt Minh,v.v.) đềuphải phụ trách dân vận”.

Hồ Chí Minh chỉ rõ lực lượng làmcông tác dân vận là những ai. Đókhông chỉ là những người chuyêntrách công tác này, mà rất đông đảo,với nhiều tổ chức, cá nhân cùngtham gia. Đó chính là sức mạnh nóichung, trong các phong trào cáchmạng nói chung, trên các mặt trận vàlĩnh vực cụ thể nói riêng, trong đó cólĩnh vực dân vận.

Lực lượng làm công tác dân vận làlực lượng của cả hệ thống chính trị -trước hết là của chính quyền. Điều ấy

Page 32: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

32 SỐ 74 (208) - 2019

có nghĩa là, tất cả cán bộ chính quyềnđều phải làm dân vận. Đây là đặcđiểm nổi bật của công tác dân vậnkhi Đảng ta có chính quyền. Chínhquyền của ta là công cụ chủ yếu củanhân dân. Chính quyền khôngnhững chỉ phải làm dân vận mà còncó nhiều điều kiện thuận lợi để làmcông tác dân vận tốt hơn. Hơn nữa,với quyền lực nhà nước, quyền quảnlý xã hội của các cơ quan chínhquyền, rất dễ mắc bệnh quan liêu,mệnh lệnh, thiên về các biện phápquản lý, coi thường công tác dân vậnhay “khoán trắng” nhiệm vụ làmcông tác vận động nhân dân cho cácđoàn thể và cơ quan dân vận các cấp,nên càng cần phải quan tâm đến“dân vận chính quyền”…

Hai là, trong công tác dân vận cầnthực hiện chỉ dạy của Chủ tịch HồChí Minh trong bài báo Dân vận, khinói dân vận phải làm gì với 6 việc, 12từ là: “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe,chân đi, miệng nói, tay làm”.

Óc nghĩ: Điều này được Hồ ChíMinh đặt ở vị trí hàng đầu, cho thấyngười đặc biệt đề cao trí tuệ và yêucầu về sự “động não” của người làmcông tác dân vận.

Bác Hồ muốn khẳng định, côngtác dân vận không chỉ là những thaotác cụ thể, những công thức có sẵnmà bản thân nó là một khoa học -khoa học về con người, một nghệthuật - nghệ thuật tiếp cận và vậnđộng con người, phải dày công tìmtòi suy nghĩ để phân tích chính xáctình hình nhân dân, vận dụng sángtạo lý luận vào thực tiễn sinh độngđể vận động nhân dân có hiệu quả.

Mắt trông: Là quan sát mọi sựviệc, hiện tượng từ thực tiễn phongtrào cách mạng của quần chúng, để“trăm nghe không bằng một thấy”.Với sự nhạy cảm, tinh tế trong quansát, kết hợp với “óc nghĩ” xác địnhđược đúng, sai, nhận rõ bản chất vàhiện tựợng của từng sự việc, từngvấn đề để làm đúng, tham mưu kịpthời cho Đảng và Nhà nước để cócách giải pháp đúng đắn kịp thời đưaphong trào của quần chúng đi đúnghướng. Ở điểm này, Hồ Chí Minhmuốn nhắc nhở cán bộ, đảng viênlàm công tác dân vận phải thườngxuyên sâu sát cơ sở. Vì chỉ có sát cơsở mới có thể “thấy” mọi sự việc, vấnđề. eo đó, muốn vận động quầnchúng một cách thiết thực, muốn

Page 33: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

33SỐ 74 (208) - 2019

làm tốt vai trò tham mưu phải “mụcsở thị” được các sự việc và vấn đề liênquan đến công tác dân vận.

Tai nghe: Là một phương phápkhoa học của công tác dân vận, theoHồ Chí Minh cũng với “óc nghĩ”,“mắt trông”, người làm công tác dânvận còn phải đồng thời nắm bắt kịpthời các thông tin từ quần chúng.Đòi hỏi phải biết nghe dân nói, từ đómà hiểu được những tâm tư, nguyệnvọng chính đáng của dân; loại trừnhững thông tin thiếu chân thực,thiếu chính xác. Nghe dân nói, cũnglà để biết dân đã hiểu gì, hiểu đếnmức như thế nào, đã làm như thếnào và làm được đến đâu. Về bảnthân, mình cũng thấy được những gìcần phải bổ sung, điều chỉnh khithực hiện công tác dân vận.

Chân đi: Là yêu cầu gắn với cơ sở,một đòi hỏi bức thiết, luôn đặt ra đốivới cán bộ dân vận, đây cũng là mộtyếu tố chống căn bệnh quan liêu,hành chính, làm việc theo kiểu giấytờ của các cơ quan. Phải dành thờigian đi cơ sở để khảo sát tình hìnhthực tế, lắng nghe ý kiến của dân vàtrực tiếp tháo gỡ những khó khănnẩy sinh trong dân. Xuống với dân

phải thực chất, chống bệnh hìnhthức, “cờ rong, trống mở” xe đưa xeđón.. Phải nghiêm túc chống bệnh tôvẽ, thổi phồng mắc bệnh thành tích...

Miệng nói: Là thực hiện nhiệm vụtuyên truyền, nhất là tuyên tuyềnmiệng, một hình thức tuyên truyềnkhông thể thiếu của người làm côngtác dân vận. Phải thường xuyênquan tâm và thực hiện tốt tráchnhiệm tuyên truyền, cổ động nhândân thực hiện các nhiệm vụ chínhtrị, kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hộivà an ninh quốc phòng... Tuyêntruyền miệng phải đúng và phảikhéo, nói với với dân phải đơn giản,rõ ràng, thiết thực và cụ thể, tránhmệnh lệnh, phù hợp với từng lứatuổi và hoàn cảnh. Đối với người già,các bậc lão thành phải cung kính, lễđộ, với đồng chí, đồng bào phảiđúng mực, nghiêm trang, với nhiđồng phải thương yêu, quý mến...

Tay làm: Là thể hiện quan niệmhọc đi đôi với hành, là gương mẫu,làm gương trước cho quần chúng.Nếu nói là để dân nghe, thì làm làđể dân thấy, dân tin, dân học, dânlàm theo. Lời nói đi đôi với việc làmlà một yêu cầu, một phương pháp

Page 34: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

34 SỐ 74 (208) - 2019

hết sức quan trọng đối với cán bộnói chung, cán bộ làm công tác dânvận nói riêng. Sinh thời, Hồ ChíMinh đặc biệt quan tâm đến haimặt của một vấn đề này. Ngườitừng có hàng loạt bài viết, bài nóiphê phán những cán bộ, đảng viên“nói không đi đôi với làm”, “nói haymà làm dở” hoặc “đánh trống bỏdùi”. Người chỉ rõ “cán bộ, đảngviên phải gương mẫu, phải thiếtthực, miệng nói, tay làm để làmgương cho nhân dân. Nói hay màkhông làm thì nói vô ích”.

Như vậy: “Mắt trông, tai nghe,chân đi” là yêu cầu sát cơ sở, sát thựctế, đến với nhân dân để lắng nghetâm tư, nguyện vọng của nhân dânmà giúp dân giải quyết các công việccụ thể, đề xuất chính sách hoặc điềuchỉnh chính sách cho phù hợp, vậnđộng nhân dân thực hiện các chủtrương, chính sách; “Miệng nói, taylàm” là phong cách quan trọng nhấthiện nay để “thật thà nhúng tay vàoviệc”, khắc phục “bệnh nói suông, chỉngồi viết mệnh lệnh”... “Óc nghĩ, mắttrông, tai nghe, chân đi, miệng nói,tay làm” là có sự thống nhất, hòaquyện chặt chẽ với nhau, bổ sung cho

nhau. Đó là “cẩm nang” về phươngpháp dân vận cho tất cả cán bộ, đảngviên trong công tác dân vận, đượcthực hiện trong tất cả các cấp cácngành, phù hợp với điều kiện vàcông việc cụ thể của mình.

Ba là, cần phát huy tốt nhất vai tròvà nâng cao trách nhiệm của cấp ủyvà Ban Dân vận cấp ủy các cấp. Côngtác dân vận là nhiệm vụ của toàn hệthống chính trị, phải đặt dưới sự lãnhđạo của cấp ủy đảng. Cấp ủy, banthường vụ và trực tiếp là bí thư cấpủy có nhận thức đúng về vai trò củacông tác dân vận, quan tâm đúngmức lãnh đạo phụ trách, khôngkhoán trắng cho Ban Dân vận vàđồng chí cấp ủy phụ trách dân vận...,mới đảm bảo để tạo chuyển biến tíchcực trong toàn bộ hệ thống chính trịtham gia công tác dân vận. Về phíaBan Dân vận, trước hết cần nhậnthức rõ và làm tốt trách nhiệm thammưu, giúp cấp ủy trong công tác dậnvận, tăng cường công tác kiểm tra,giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụcho các cơ quan trong hệ thốngchính trị, nhất là dân vận chínhquyền, là vai trò và nhiệm vụ chủ yếucủa các cơ quan dân vận n

Page 35: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

35SỐ 74 (208) - 2019

1. Quan niệm về chức năng và chứcnăng quản lý kinh tế của nhà nước

Chức năng là mặt hoạt động chủyếu của một cơ quan, tổ chức. Nếukhông xác định rõ chức năng chủyếu, cơ quan, tổ chức đó sẽ không cụthể được các nhiệm vụ nội tại và dođó khó có thể bảo đảm được chấtlượng, hiệu quả hoạt động của mình.

Chức năng của nhà nước là đốitượng nghiên cứu của ngành khoahọc xã hội như luật học, triết học,kinh tế học, chính trị học, xã hộihọc,... được hiểu chung là các mặthoạt động của nhà nước. Tuy nhiên,tùy theo nội dung của chức năng đó,nhà nước có sự can thiệp, điều chỉnhbằng các phương thức khác nhau.

Suy nghĨ VỀ chức nĂng Quản lý Kinh tế cỦa nhà nước

l ThS nGuyễn HồnG Sơn

Cơ cấu lại, đổi mới để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước _ Ảnh: TL

Page 36: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

Đặc biệt, tùy thuộc vào từng giaiđoạn lịch sử, từng hình thức nhànước mà nhà nước ở từng quốc giakhác nhau thực hiện chức năng củamình với mô hình quản lý nhà nướckhác nhau. Chức năng của nhà nướcđược coi là hoạt động của nhà nước,để thể hiện vai trò của nhà nước đốivới xã hội1.

eo lý luận chung về nhà nước vàpháp luật trong nền KTTT và phápquyền, các chức năng của nhà nướcthường được xem xét dưới góc độchủ quyền và do đó được phân thànhhai chức năng đối nội và đối ngoại.Chức năng đối nội gồm chức năngkinh tế, chức năng xã hội, chức nănggiữ vững an ninh chính trị, bảo vệtrật tự, an toàn xã hội, bảo vệ cácquyền tự do, dân chủ của công dân.Chức năng đối ngoại gồm chức năngbảo vệ đất nước, chức năng củng cố,mở rộng quan hệ hữu nghị và hợptác với các nước theo nguyên tắcbình đẳng cùng có lợi, không canthiệp vào công việc nội bộ của nhau.Trong chức năng đối nội, chức năngkinh tế luôn là một trong nhữngchức năng cơ bản, là phương diệnhoạt động chủ yếu của nhà nước ở

lĩnh vực kinh tế và bao gồm hai mặt:mặt “tổ chức kinh tế” với vai trò làchủ sở hữu, chủ đầu tư tham gia hoạtđộng trong nền kinh tế như một chủthể kinh tế lớn và mặt “quản lý kinhtế” với vai trò là bộ máy quản lý nhànước cho kiến tạo phát triển, bộ máyquản lý hành chính nhà nước vềkinh tế2, 3.

Với tư cách là chủ thể thực hiệnquyền lực công, nhà nước nào cũngcó các chức năng chính trị, chứcnăng xã hội, chức năng kinh tế.Quản lý nhà nước là sứ mệnhđương nhiên của nhà nước. Nhànước quản lý mọi hoạt động, lĩnhvực của đời sống xã hội, trong đó cólĩnh vực kinh tế. Chức năng quản lýkinh tế là một mặt của chức năngkinh tế của nhà nước. Chức năngquản lý kinh tế gắn chặt với nhànước, làm cho nhà nước khác vớicác chủ thể khác. Tuy nhiên, nhànước ở các quốc gia khác nhau cóphương thức tổ chức thực hiệnquyền lực khác nhau, với chức năngquản lý kinh tế khác nhau. Mặtkhác, ở mỗi quốc gia, trong từnggiai đoạn phát triển khác nhau, nhànước có thể điều chỉnh và có

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

36 SỐ 74 (208) - 2019

Page 37: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

37SỐ 74 (208) - 2019

phương thức thực hiện chức năngquản lý kinh tế khác nhau. Chẳnghạn, trong nền kinh tế kế hoạch hóatập trung, nhà nước thực hiện chứcnăng quản lý kinh tế theo cách tậptrung. Nhà nước vừa là chủ thểquản lý nhà nước về kinh tế (chủ thểkinh tế đặc biệt), vừa là chủ thể kinhtế trực tiếp tổ chức, thực hiện cáchoạt động kinh tế (đầu tư, sản xuất,kinh doanh như các chủ thể kinh tếkhác). Cùng với đó, sự tham gia củanhà nước vào đời sống kinh tế - xãhội và sự quản lý bằng can thiệp,điều tiết của nhà nước đối với nềnkinh tế ở mức độ rất lớn. Trong thểchế kinh tế kế hoạch hóa tập trung,nhà nước thể hiện rất rõ dấu ấn củanhà nước kinh tế. Còn ở các quốcgia có nền KTTT hiện nay, nhànước thực hiện chức năng quản lýkinh tế của mình phù hợp với cácquy luật khách quan của KTTT.Nhà nước vẫn tham gia vào các mốiquan hệ kinh tế, nhưng với phươngthức khác và mức độ can thiệp củanhà nước vào đời sống kinh tế - xãhội cũng khác. Không ít nhà nướcđã chuyển từ nhà nước kinh tế sangnhà nước thuế 4.

Với vai trò là chủ sở hữu, nhànước thực hiện quyền sở hữu củamình với vai trò như là một chủ thểkinh tế lớn, Trong vai trò này, bêncạnh hoạt động quản lý nền kinh tếquốc dân, nhà nước còn thông quadoanh nghiệp nhà nước để tiếnhành các hoạt động đầu tư, sản xuất,kinh doanh, cũng như thực hiện cáchoạt động quản trị, khai thác, sửdụng tài sản công. Các hoạt độngnày thể hiện ở mặt “tổ chức kinh tế”của chức năng kinh tế của nhànước. Nghiên cứu lý luận và thựctiễn đã cho thấy, việc quản lý nhànước đối với doanh nghiệp nhànước hoạt động kinh doanh sao chocó hiệu quả là vấn đề rất khó khănvà phức tạp5.

Chức năng quản lý kinh tế củanhà nước có nhiều nét giống vàkhác với chức năng kinh tế của nhànước, tới mức, có thể gây nhầm lẫngiữa hai khái niệm. Sự khác biệtnằm ở tính chất quản trị và quản lýmà mỗi chức năng vốn có. Trong đó,chức năng quản lý kinh tế thiên vềtính quản lý còn chức năng kinh tếlại mang cả tính quản lý và tínhquản trị.

Page 38: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

38 SỐ 74 (208) - 2019

Sự khác biệt còn thể hiện ở chỗ,chức năng kinh tế mang ý nghĩa nộihàm rộng lớn hơn chức năng quản lýkinh tế. Tức là, chức năng quản lýkinh tế là một “tập con” của chứcnăng kinh tế của nhà nước. Dù cả haichức năng này đều thể hiện vai tròtrên lĩnh vực kinh tế của nhà nướcđối với xã hội và đều là mặt hoạtđộng của nhà nước trong phát triểnnền KTTT.

Phân biệt được sự khác biệt giữachức năng quản lý kinh tế và chứcnăng kinh tế có ý nghĩa quan trọngđối với công tác xác lập chủ thể củahoạt động quản lý kinh tế của nhànước cũng như nội dung và phươngtiện để chủ thể đó thực hiện chứcnăng được giao. Kết quả của sựphân tích sẽ đem lại nhiều hàm ýđáng suy ngẫm một cách nghiêmtúc để lựa chọn mô hình tổ chức thểchế kinh tế trong mối tương quanvới thể chế chính trị - xã hội và cũnglà cơ sở xem xét, phân lập chứcnăng, quyền hạn của các cơ quanquản lý nhà nước trong bộ máycông quyền.

eo một số nhà khoa học vềquản lý kinh tế, nhà nước thông

qua các chức năng kinh tế và chứcnăng quản lý kinh tế của mình đểquản lý nhà nước về kinh tế và chorằng chức năng quản lý kinh tế củanhà nước: là hình thức biểu thị sựtác động có chủ đích của nhà nướctới các mối quan hệ kinh tế, tới cáchoạt động kinh tế của các cá nhân,pháp nhân, các cộng đồng, tổ chứckinh tế, các ngành, khu vực kinh tếtrong một quốc gia nhất định,nhằm hoàn thành những nhiệm vụquản lý kinh tế đặt ra; là tập hợp cácnhiệm vụ mà nhà nước phải thựchiện theo phương hướng tác độngđể đạt được các mục tiêu quản lýkinh tế đề ra6.

Nhà nước quản lý kinh tế là mộtxu hướng tất yếu ở bất kỳ quốc gianào trên thế giới. Vì đất nước muốnphát triển, tất yếu phải bắt đầu từkinh tế; phát triển kinh tế là điềukiện, mục tiêu hàng đầu để pháttriển đất nước. Kinh tế phát triểntheo các quy luật của KTTT. Tuynhận thức chung hiện nay là phảicó sự quản lý kinh tế của nhà nướcđể nền kinh tế phát triển đúnghướng, nhưng vẫn còn nhữngtranh luận về thị trường có vai trò

Page 39: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

39SỐ 74 (208) - 2019

tích cực đến đâu và giới hạn mứcđộ can thiệp, điều tiết của nhà nướcchừng nào là đủ. Mọi nhà nước rađời đều phải nắm giữ quyền lựcchính trị cùng quyền lực và sứcmạnh kinh tế của mình để địnhhướng và điều chỉnh mối quan hệkinh tế - xã hội sao cho có hiệu quả,vì lợi ích chung của quốc gia, dântộc. Trong thời đại hiện nay, “nhànước nhiều hay nhà nước ít, nhànước to hay nhà nước nhỏ” đãkhông còn nhiều tranh luận khoahọc dưới góc độ chính trị và pháplý. Vấn đề đặt ra là, mỗi quốc giacần có một nhà nước thực sự mạnh,nhà nước thông minh để tận dụngđược nền kinh tế tri thức, để kiếntạo, phục vụ, hành động, bảo đảmlợi ích tốt nhất cho xã hội, doanhnghiệp và người dân. Để giải quyếtvấn đề đó, nhà nước triển khai thựchiện quản lý nhà nước trong mọilĩnh vực của xã hội, nhất là quản lýnền kinh tế quốc dân.

eo nghĩa rộng, chức năng quảnlý kinh tế của nhà nước được thựchiện thông qua hoạt động của cả bacơ quan lập pháp, hành pháp và tưpháp. eo nghĩa hẹp, chức năng

quản lý kinh tế của nhà nước chínhlà chức năng quản lý nhà nước vềkinh tế, được hiểu là hoạt động điềuhành nền kinh tế và được thực hiệnbởi cơ quan hành pháp, cơ quanquản lý hành chính nhà nước caonhất là chính phủ.

Tiếp cận trên cơ sở các quanđiểm, trường phái nghiên cứu kinhtế khác nhau như trường pháiKTTT tự do, trường phái kinh tế kếhoạch hóa tập trung, trường pháikinh tế hỗn hợp và trường phái nhànước kiến tạo phát triển cho thấy:chức năng quản lý kinh tế của nhànước nói chung hiện nay là mặthoạt động chủ yếu của nhà nước,thể hiện vai trò năng động của nhànước để kiến tạo phát triển nềnkinh tế, chủ động tạo lập các điềukiện cho nền KTTT phát triển theođúng các quy luật khách quan vốncó và đáp ứng kịp thời các mục tiêukinh tế - xã hội đặt ra; nhà nướcthực hiện chức năng quản lý kinh tếcủa mình để tác động vào nền kinhtế khi thị trường không hiệu quảhoặc bất bình đẳng và khi các điềutiết của nhà nước giúp cải thiệnđược kết quả hoặc sự công bằng7.

Page 40: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

40 SỐ 74 (208) - 2019

2. Chức năng quản lý kinh tế của Nhànước ta

Trong Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đãnhấn mạnh: “Đổi mới, nâng cao vaitrò và hiệu lực quản lý kinh tế củaNhà nước phù hợp với yêu cầu pháttriển KTTT định hướng XHCN...Phân định rõ hơn chức năng quản lýkinh tế của Nhà nước và chức năngcủa các tổ chức kinh doanh vốn vàtài sản nhà nước”8.

Nhà nước quản lý nền kinh tế quốcdân bằng Hiến pháp, các đạo luật vàcác quy định dưới luật. Để đưa rakhái niệm về chức năng quản lý kinhtế của Nhà nước, cần xuất phát từ cácquy định của Hiến pháp năm 2013 vềvai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhànước, cũng như trong mối quan hệgiữa các cơ quan thực hiện các quyềnlập pháp, hành pháp và tư pháp trongbộ máy nhà nước, mà trực tiếp ở đâylà Quốc hội, Chính phủ và Toà ánnhân dân tối cao.

Nền kinh tế nước ta được xácđịnh “là nền KTTT định hướngXHCN với nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế; kinh tếnhà nước giữ vai trò chủ đạo” (Điều

51 khoản 1). Trong đó, “Các thànhphần kinh tế đều là bộ phận cấuthành quan trọng của nền kinh tếquốc dân. Các chủ thể thuộc cácthành phần kinh tế bình đẳng, hợptác và cạnh tranh theo pháp luật”(Điều 51, khoản 2). eo quy địnhcủa Hiến pháp, Nhà nước có tráchnhiệm trong việc “khuyến khích,tạo điều kiện để doanh nhân, doanhnghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầutư, sản xuất, kinh doanh; phát triểnbền vững các ngành kinh tế, gópphần xây dựng đất nước” (Điều 51,Khoản 3). Việc “xây dựng và hoànthiện thể chế kinh tế, điều tiết nềnkinh tế” của Nhà nước phải đượcdựa trên cơ sở “tôn trọng các quyluật thị trường; thực hiện phâncông, phân cấp, phân quyền trongquản lý nhà nước; thúc đẩy liên kếtkinh tế vùng, bảo đảm tính thốngnhất của nền kinh tế quốc dân”.

Cùng với đó, Hiến pháp cũng quyđịnh “Nhà nước tạo bình đẳng về cơhội để công dân thụ hưởng phúc lợixã hội, phát triển hệ thống an sinhxã hội, có chính sách trợ giúp ngườicao tuổi, người khuyết tật, ngườinghèo và người có hoàn cảnh khó

Page 41: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

41SỐ 74 (208) - 2019

khăn khác” (Điều 59, Khoản 2). Vấnđề về bảo vệ môi trường, tài nguyênthiên nhiên và phòng chống thiêntai, ứng phó biến đổi khí hậu cũngđược đề cập trong các trách nhiệmcủa Nhà nước được quy định tạiĐiều 639. Trách nhiệm của Nhànước trong các vấn đề nêu trênchính là trách nhiệm khắc phụcnhững khuyết tật của cơ chế thịtrường khi sản xuất, kinh doanh,nhà đầu tư có xu hướng chỉ quantâm đến lợi nhuận.

Hoàn thiện thể chế KTTT địnhhướng XHCN, Nhà nước cần chủđộng tập trung cho kiến tạo pháttriển, thông qua việc triển khai chứcnăng quản lý vĩ mô của mình vềkinh tế, chủ yếu là: i) tạo lập khungkhổ pháp luật về kinh tế, bảo đảmmôi trường và điều kiện thuận lợi,phục vụ người dân, doanh nghiệptrong hoạt động đầu tư, sản xuất,kinh doanh; ii) quản lý, điều hànhnền kinh tế, bảo đảm ổn định kinhtế vĩ mô và năng động giải quyếtnhững vấn đề lớn, quan trọng vềkinh tế - xã hội - môi trường, dẫn dắtvà hỗ trợ những nỗ lực phát triểnthông qua chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch, chính sách, chương trìnhkinh tế - xã hội, bảo đảm cho đấtnước phát triển nhanh, bền vững,bao trùm; iii) tăng cường thanh tra,giám sát, kiểm soát, bảo đảm cáchoạt động kinh tế diễn ra trong trậttự theo quy định pháp luật.

Có thể nhận diện, chức năng vĩ mônêu trên là chức năng quản lý kinh tế,mặt hoạt động chủ yếu của Nhànước, để Nhà nước chủ động thựchiện vai trò quản lý nhà nước về kinhtế của mình trong mối quan hệ với thịtrường và xã hội, mà cụ thể và trựctiếp là phục vụ có hiệu quả ngườidân, doanh nghiệp khi tiến hành hoạtđộng đầu tư, sản xuất, kinh doanh.Từ những phân tích nêu trên có thểhiểu, chức năng quản lý kinh tế củaNhà nước Cộng hòa XHCN Việt Namlà những phương diện hoạt động chủyếu của Nhà nước trong vai trò kiếntạo phát triển, chủ động tác động tớicác ngành, lĩnh vực, khu vực khácnhau của nền KTTT định hướngXHCN, nhằm đạt được các mục tiêukinh tế - xã hội đã đề ra trong từng giaiđoạn phát triển đất nước.

Với khái niệm được nêu ra mộtcách khái quát như trên, nội hàm của

Page 42: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

chức năng quản lý kinh tế của Nhànước ta chủ yếu bao gồm các nộidung: xây dựng và ban hành hệthống pháp luật về kinh tế; triển khaithực thi pháp luật về kinh tế; xử lý

các vi phạm pháp luật về kinh tế vàgiải quyết các xung đột, tranh chấpkinh tế; giải quyết các khuyết tật củaKTTT; bảo đảm hội nhập kinh tếquốc tế, thúc đẩy kinh tế đối ngoại n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

42 SỐ 74 (208) - 2019

Trần Thái Dương (2002), Chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trung tâm khoa học xã hội và Nhân vănquốc gia, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, tr.31. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình cao cấp lý luận chínhtrị, Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.17-19. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2018), Quản lý kinh tế, Giáo trình caocấp lý luận chính trị, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.14. Nguyễn Đức Minh (2009), “Quyền tự do kinh doanh của công dân trong Nhà

nước thuế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (9), tr.54-59.Trần Thái Dương (2002), Chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trung tâm khoa học xã hội và Nhân vănquốc gia, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội, tr.103.Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Quản lý kinh tế (dùng cho cao học và

nghiên cứu sinh), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.20.Ngân hàng thế giới và Chính phủ Australian (2019), Vai trò của Nhà nước trong

phát triển kinh tế Việt Nam - Chương trình nghị sự đề xuất nhằm xây dựng mộtnhà nước kiến tạo để thúc đẩy một nền kinh tế cạnh tranh và hiệu quả hơn, tr.17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.214-215.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013,NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.24-30.

Page 43: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

43SỐ 74 (208) - 2019

Hệ thống chính trị ở Làohiện nay được cấu thànhtừ các cơ quan, tổ chức

của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Làoxây dựng đất nước, các tổ chức quầnchúng, tổ chức xã hội; trong đó,Đảng NDCM Lào là nòng cốt và làhạt nhân lãnh đạo. Vai trò nòng cốt,lãnh đạo hệ thống chính trị củaĐảng NDCM Lào được xác địnhtrong Hiến pháp nước CHDCNDLào và trong các văn kiện của ĐảngNDCM Lào.Điều lệ Đảng NDCMLào1 khẳng định: “Đảng NDCM Làolà đảng cầm quyền, là nòng cốt tronghệ thống chính trị của chế độ dânchủ nhân dân, lãnh đạo nhân dân

thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược làbảo vệ đất nước và xây dựng chế độdân chủ nhân dân theo mục tiêu xãhội chủ nghĩa”. Điều 3 của Hiếnpháp (năm 2015) nước CHDCNDLào quy định: “Quyền làm chủ đấtnước của nhân dân các dân tộc đượcthực hiện và đảm bảo bằng các hoạtđộng của hệ thống chính trị doĐảng NDCM Lào làm hạt nhânlãnh đạo”. Đồng thời, Điều 10 củaHiến pháp (năm 2015) nước CHD-CND Lào cũng quy định: “Các cơquan, tổ chức của Đảng, Nhà nước,Mặt trận Lào xây dựng đất nước, cáctổ chức quần chúng, tổ chức xã hộivà mọi công dân phải tôn trọng và

mÔ hÌnh tỔ chức hệ thống chính trị ở lào

Và mộT Số gợi mỞ Đối Với ViệT naml TS nGuyễn MạnH HùnG

nguyên Đại sứ Việt Nam tại Lào

Page 44: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

44 SỐ 74 (208) - 2019

thực hiện nghiêm chỉnh Hiến phápvà pháp luật”.

Hệ thống chính trị ở Lào hiện nayđược tổ chức và vận hành theo cácnguyên tắc:

(i) “Đảng lãnh đạo và nắm quyềntheo pháp luật; Nhà nước quản lýxã hội bằng pháp luật; người dânlàm chủ và bình đẳng trước phápluật”2;

(ii) “Đảng lãnh đạo,nhưng không làm thayvà tôn trọng các quyđịnh pháp luật tronghoạt động của các cơquan nhà nước, cũngnhư nguyên tắc hoạtđộng dân chủ của Mặttrận Lào xây dựng đấtnước và các đoàn thểquần chúng”;

(iii) “Các tổ chức đảng tại các cơquan nhà nước, Mặt trận Lào xâydựng đất nước, các đoàn thể quầnchúng và tổ chức xã hội phải lãnhđạo việc cụ thể hóa đường lối, chủtrương, nghị quyết của Đảng thànhluật pháp, kế hoạch, chương trìnhhoạt động của cơ quan, tổ chứcmình; phải chấp hành nghiêm nghị

quyết, chỉ thị của Đảng và chịu tráchnhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện”;

(iv) “Đảng theo dõi, kiểm tra hoạtđộng của các cơ quan nhà nước, Mặttrận Lào xây dựng đất nước, cácđoàn thể quần chúng và tổ chức xãhội trong việc thực hiện đường lối,Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhànước, phát hiện những bài học kinhnghiệm tốt để phát huy mặt tích cực,

kịp thời sửa chữakhuyết điểm và các hiệntượng tiêu cực, gópphần xây dựng và củngcố đường lối, chủtrương của Đảng ngàycàng tốt hơn”;

(v) “Đảng bồi dưỡng,đào tạo, quản lý và giáodục đội ngũ cán bộ; lựa

chọn cán bộ đủ tiêu chuẩn, đủ điềukiện ra ứng cử hoặc bổ nhiệm vào bộmáy lãnh đạo Nhà nước, Mặt trậnLào xây dựng đất nước, các đoàn thểquần chúng và tổ chức xã hội”;

(vi) “Đảng tổ chức, lãnh đạo trựctiếp, toàn diện Đoàn Thanh niênNDCM Lào về phương hướng,nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức và côngtác cán bộ”;

Đảng lãnh đạo vànắm quyền theo phápluật; Nhà nước quảnlý xã hội bằng phápluật; người dân làmchủ và bình đẳngtrước pháp luật.

Page 45: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

45SỐ 74 (208) - 2019

(vii) “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trựctiếp và toàn diện lực lượng quốcphòng - an ninh nhân dân”.

Nhìn các thành tố cấu thành và cácnguyên tắc tổ chức, vận hành của hệthống chính trị ở Lào, có thể thấy hệthống chính trị ở hai nước Lào và ViệtNam có nhiều điểm tương đồng. Ở cảhai nước đều chỉ có một chính đảngduy nhất cầm quyền và là hạt nhânlãnh đạo hệ thống chính trị; đều cóMặt trận, các đoàn thể quần chúng(Công đoàn, anh niên, Phụ nữ,Cựu chiến binh) và các tổ chức xãhội; đều tổ chức Nhà nước phápquyền3 với Quốc hội là cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất donhân dân trực tiếp bầu ra, với Chủtịch nước, Chính phủ, Viện Kiểm sátNhân dân, Toà án, Kiểm toán Nhànước do Quốc hội bầu ra; đều tổchức hệ thống chính quyền 04 cấptheo đơn vị hành chính (Trung ương- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương - Huyện - Xã/Phường4)...Trong tổ chức bộ máy nhà nước, ViệtNam và Lào đều không chấp nhậnnguyên tắc “tam quyền phân lập”;đều thực hiện nguyên tắc “quyền lựcnhà nước là thống nhất, có sự phân

công, phân nhiệm giữa lập pháp,hành pháp và tư pháp”.

Bên cạnh đó, cách thức tổ chức, vậnhành hệ thống chính trị ở Lào cũng cónhiều điểm khác với Việt Nam. Sựkhác biệt này là đương nhiên bởihoàn cảnh của mỗi nước khác nhau.Nghiên cứu mô hình tổ chức hệthống chính trị ở Lào gợi mở chochúng ta nhiều kinh nghiệm bổ íchđể tiếp tục hoàn thiện hệ thốngchính trị Việt Nam.

Dưới đây, xin đi sâu phân tích mộtsố gợi mở đối với Việt Nam từ môhình tổ chức hệ thống chính trị ở Làohiện nay.1. Đảng NDCM Lào không tổ chức cácđảng bộ khối, cả ở Trung ương, cả ởđịa phương; không có các ban cán sựđảng, đảng đoàn ở các bộ, ngành, tổ chức

Trực thuộc Trung ương có cácđảng bộ cấp tỉnh, thành, cấp bộ,ngành Trung ương, cấp Cơ quanTrung ương của Quốc hội, Mặt trậnLào xây dựng đất nước và các đoànthể quần chúng.

Tổ chức đảng của các đầu mối trựcthuộc bộ, ngành thì sinh hoạt tạiđảng bộ bộ, ngành. Tổ chức đảng của

Page 46: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

các đơn vị sự nghiệp, các doanhnghiệp có trụ sở đặt tại tỉnh, thànhnào thì sinh hoạt tại đảng bộ tỉnh,thành đó. Các tổ chức đảng ở ngoàinước sinh hoạt tại Đảng bộ Bộ Ngoạigiao. Các đại biểu Quốc hội chuyêntrách ở Trung ương thì sinh hoạt tạiĐảng bộ Văn phòng Quốc hội; cácđại biểu Quốc hội chuyên trách ở địaphương thì sinh hoạt tại các Đảng bộtỉnh, thành...

Trong mô hình tổ chức của ĐảngNDCM Lào, các cấp Ủy Đảng là cơquan lãnh đạo toàn diện đối với địaphương, cơ quan, tổ chức, đơn vịmình; chịu trách nhiệm trước đại hộicấp mình và cấp Ủy cấp trên. Nhưvậy, nhiệm vụ và trách nhiệm củaviệc lãnh đạo được xác định cụ thể,rõ ràng và “đường đi” của việc lãnhđạo là trực tiếp, không phải quanhững “nút trung gian” như Đảng Ủykhối hay ban cán sự đảng, đảng đoàn. 2. Lào thực hiện “nhất thể hoá” cácchức danh lãnh đạo, quản lý

Từ Đại hội VI (tháng 3/1996),Đảng NDCM Lào thực hiện “nhấtthể hoá” chức danh lãnh đạo Đảngvà Nhà nước, các bộ, ngành và địaphương. Cụ thể:

- Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịchnước;

- ường trực Ban Bí thư đồngthời là Phó Chủ tịch nước;

- Trưởng các Ban Đảng ở Trungương đồng thời là Bí thư Đảng Ủycơ quan;

- Bộ trưởng đồng thời là Bí thưĐảng Ủy Bộ;

- Bí thư Tỉnh, thành Ủy đồng thờilà tỉnh trưởng/đô trưởng;

- Bí thư huyện Ủy đồng thời làhuyện trưởng;

- Bí thư đảng Ủy bản đồng thời làtrưởng bản;

- Người đứng đầu các tổ chức, cơquan, đơn vị đồng thời là bí thư đảngỦy của tổ chức, cơ quan, đơn vị...

ông thường, đại hội đảng bộcác cấp và Đại hội đại biểu toànquốc của Đảng NDCM Lào đượctiến hành trước bầu cử Quốc hội vàHội đồng nhân dân cấp tỉnh,thành. Do vậy, nếu người cán bộkhông được bầu làm bí thư cấp uỷ,thì cũng sẽ không được giới thiệuđể bầu, bổ nhiệm vào các chứcdanh lãnh đạo nhà nước và các cơquan đơn vị. Sự tín nhiệm trongđảng bộ thực sự là yếu tố quan

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

46 SỐ 74 (208) - 2019

Page 47: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

47SỐ 74 (208) - 2019

trọng đối với cán bộ lãnh đạo, quảnlý các cấp.

Riêng về “nhất thể hoá” chức danhường trực Ban Bí thư và chức danhPhó Chủ tịch nước, cách làm của Làorất đáng quan tâm. Điều lệ ĐảngNDCM Lào quy định: ường trựcBan Bí thư do Ban Chấp hành Trungương bầu ra trong số các Ủy viên BộChính trị; việc bầu ường trực BanBí thư tiến hành ngay tại Hội nghịTrung ương lần thứ nhất, sau khiBan Chấp hành Trung ương đã bầura Bộ Chính trị, Tổng Bí thư và BanBí thư; trường hợp Tổng Bí thưkhông có mặt thì giao cho ườngtrực Ban Bí thư thay mặt giải quyếtcác công việc mang tính chất thườngnhật của Đảng5. Quy định này tạo sựthống nhất giữa Điều lệ Đảng vàHiến pháp, cho phép ường trựcBan Bí thư - Phó Chủ tịch nước cóthể đảm nhiệm chức trách của TổngBí thư - Chủ tịch nước trong nhữnghoàn cảnh cần thiết.

Việc “nhất thể hoá” các chức danhlãnh đạo Đảng và Nhà nước, Mặttrận, đoàn thể quần chúng của Làotạo thuận lợi cho Đảng NDCM Lào“nắm quyền” một cách trực tiếp;

người đứng đầu là người có uy tíncao; có sự gắn kết giữa nội tại giữa bíthư cấp Ủy và người đứng đầu cơquan, tổ chức, đơn vị; người đứngđầu có đủ uy tín, thẩm quyền đểthực hiện các chức trách, nhiệm vụđược giao và hoàn toàn chịu tráchnhiệm cá nhân về công việc; tránhđược tình trạng đùn đẩy tráchnhiệm... Tuy nhiên, do hoạt độngcủa cấp Ủy đảng phải tuân theonguyên tắc tập trung dân chủ, cònhoạt động của cơ quan, đơn vị lạituân theo chế độ thủ trưởng phùhợp với các quy định pháp luật, chonên việc “nhất thể hoá” các chứcdanh lãnh đạo bên đảng và bênchính quyền có thể dẫn đến 03 hệluỵ xấu: (i) Cấp Ủy đảng bao biện,làm thay chính quyền, khi trongcùng một con người cán bộ lãnhđạo, quản lý mà “vai” bí thư cấp Ủylấn át “vai” người đứng đầu cơ quan,đơn vị; (ii) Cấp Ủy đảng buông lỏng,thậm chí mất vai trò lãnh đạo, khi“vai” người đứng đầu cơ quan, đơnvị lấn át “vai” bí thư cấp uỷ; (iii)Người lãnh đạo trở nên chuyênquyền, độc đoán, khi vi phạm cácnguyên tắc sinh hoạt đảng và các

Page 48: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

48 SỐ 74 (208) - 2019

quy định về quản lý, điều hành củaNhà nước, còn cấp Ủy và tổ chứcđảng mất sức chiến đấu. Trên thựctế ở Lào, nơi này, nơi khác, lúc này,lúc khác, cũng đã có những biểuhiện của cả 03 hệ luỵ này. Song,những hệ luỵ này đều có thể ngănchặn và loại bỏ. Mấu chốt là ở chỗ:(i) Phải nâng cao và phát huy sứcchiến đấu của các cấp Ủy và tổ chứcĐảng; (ii) Phải lựa chọn đúng ngườiđưa vào vị trí lãnh đạo và sẵn sàngthay thể kịp thời khi có vi phạm6;(iii) Phải phát huy vai trò kiểm tra,giám sát của Đảng, của các tổ chứctrong hệ thống chính trị và quầnchúng đối với người lãnh đạo...3. Nâng cao tính độc lập và chất lượng,hiệu quả hoạt động của Quốc hội

Quốc hội Lào khoá VIII (2016-2021) hiện có 01 Chủ tịch, 04 PhóChủ tịch, 09 Ủy ban7 và 03 cơ quantrực thuộc8. Ủy ban ường vụQuốc hội có 14 thành viên, gồmChủ tịch Quốc hội, các Phó Chủtịch Quốc hội và các Chủ nhiệm của09 Ủy ban của Quốc hội, trong đócó 01 Ủy viên Bộ Chính trị (CTQHPa-ny Da-tho-tu), 01 Bí thư Trungương Đảng (Phó CTQH Sẻng-nuôn

Xay-nha-lạt), 05 Ủy viên Trungương Đảng (Phó CTQH Xổm-phănPheng-khăm-mi; Phó CTQH Si-xảyLư-đệt-mun-xỏn; Phó CTQH Bun-pon Bút-ta-na-vông; CN Ủy banKH-TC-TTr Vy-lay-vông Bút-đa-khăm; CN Ủy ban Đối ngoại Ệch-xạ-vàng Vông-vi-chít) và 01 Ủy viêndự khuyết Trung ương Đảng(Trưởng Ban ư ký QH, CNVPQH Xuổn-xa-vẳn Vi-nha-kệt).

Đại hội X Đảng NDCM Lào chủtrương “nâng cao chất lượng và hiệuquả hoạt động của Quốc hội trongviệc tổ chức thực hiện các chức năngcủa mình, nhất là đảm bảo việc xâydựng và sửa đổi pháp luật đúng vàphù hợp với đường lối của Đảng,xuất phát từ nhân dân, thực sự phụcvụ lợi ích của nhân dân, phù hợp vàcó khả năng hội nhập quốc tế, kiểmtra giám sát một cách có trọng điểmvà thúc đẩy giải quyết các kết quảcủa việc giám sát kiểm tra một cáchnghiêm túc và có hiệu lực”. ựchiện chủ trương này, Quốc hội khoáVIII của Lào đã chuyển khá mạnh vềcơ cấu Đại biểu Quốc hội, duy trì tỷlệ Đại biểu Quốc hội chuyên trách ởmức cao. Đầu nhiệm kỳ, trong tổng

Page 49: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

49SỐ 74 (208) - 2019

số 149 Đại biểu Quốc hội khoá VIIIcủa Lào, có 92 Đại biểu chuyên trách(chiếm tỷ lệ 61,7%). Đến giữa nhiệmkỳ, số Đại biểu chuyên trách đã tănglên 102 người (chiếm tỷ lệ 68,5%)9.

Bên cạnh đó, điểm rất đáng chú ýlà quy định của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng NDCM Lào về việcgiới thiệu các đồng chí lãnh đạo từcấp Ủy viên dự khuyết Trung ươngĐảng trở lên ra ứng cử để bầu làm đạibiểu Quốc hội Lào; theo đó: trong sốcác đồng chí Ủy viên Trung ươngĐảng và Ủy viên dự khuyết Trungương Đảng, chỉ giới thiệu nhữngngười sẽ làm đại biểu Quốc hộichuyên trách và các đồng chí là lãnhđạo Mặt trận và các đoàn thể (Côngđoàn, Hội Phụ nữ và Đoàn anhniên); các đồng chí Lãnh đạo Đảng,Nhà nước và Chính phủ, các đồngchí bộ trưởng, trưởng ban/ngànhTrung ương, Viện trưởng Viện Kiểmsát Nhân dân tối cao, Chánh án Toàán Nhân dân tối cao, tỉnh trưởng, đôtrưởng không tham gia ứng cử Đạibiểu Quốc hội. Trên thực tế, hiện chỉcó 02/11 Ủy viên Bộ Chính trị là Đạibiểu Quốc hội (CTQH Pa-ny Da-tho-tu và CT Mặt trận Xa-xổm-

phon Phôm-vi-hản); 01/09 Bí thưTrung ương Đảng là đại biểu Quốchội (Phó CTQH Sẻng-nuôn Xay-nha-lạt). Giải thích về quy định này,các đồng chí Lãnh đạo Lào cho rằng:(i) Công việc và trách nhiệm lãnhđạo, chỉ đạo, quản lý của các đồngchí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước,Chính phủ, các đồng chí bộ trưởng,trưởng ban/ngành ở Trung ương,các đồng chí tỉnh trưởng, đô trưởnglà rất nặng; công việc và trách nhiệmcủa đại biểu Quốc hội cũng rất nặng;một người khó có thể làm tốt đượccả hai việc này với quỹ thời gian cóhạn; (ii) Việc giới thiệu các đồng chíLãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chínhphủ, các đồng chí bộ trưởng, trưởngban/ ngành ở Trung ương, các đồngchí tỉnh trưởng, đô trưởng ra ứng cửđại biểu Quốc hội tiềm ẩn khả năngthất cử hoặc trúng cử với số phiếuthấp; nếu tình huống đó xảy ra sẽảnh hưởng rất phức tạp đến uy tíncủa các đồng chí đó, cũng như uy tíncủa Đảng; (iii) Việc không giới thiệucác đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhànước, Chính phủ, các đồng chí bộtrưởng, trưởng ban/ngành ở Trungương, các đồng chí tỉnh trưởng, đô

Page 50: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

50 SỐ 74 (208) - 2019

trưởng ra ứng cử Đại biểu Quốc hộicòn giúp tăng cường tính độc lập vànâng cao chất lượng hoạt động củaQuốc hội; Đảng bộ Văn phòng Quốchội có trách nhiệm lãnh đạo các đạibiểu Quốc hội thực hiện các nghịquyết của Đảng, cụ thể hóa thànhpháp luật...

Cách làm của Lào về nâng caotính độc lập, chất lượng và hiệu quảhoạt động của Quốc hội gợi mở choViệt Nam nhiều điều đáng đi sâunghiên cứu.4. Lào mới chỉ tổ chức Hội đồng nhândân cấp tỉnh, thành; không tổ chức Hộiđồng nhân dân ở cấp huyện và bản

Trước đây, ở cấp địa phương, Làokhông tổ chức các cơ quan dân cử;chỉ có Đoàn đại biểu Quốc hội củacác tỉnh, thành. Tuy nhiên, thực tiễncho thấy Đoàn đại biểu Quốc hội củacác tỉnh, thành lại không thể xử lýcác vấn đề nảy sinh ở địa phương, trừnhững vẫn đề có thể đưa ra diễn đànQuốc hội. Do vậy, khi tiến hành sửađổi Hiến pháp và thông qua Hiếnpháp mới vào năm 2015, Lào đãquyết định thành lập Hội đồng Nhândân cấp tỉnh, thành là cơ quan đạidiện cho quyền và lợi ích của nhân

dân các dân tộc tại địa phương;không tổ chức Hội đồng nhân dâncấp huyện, bản. áng 3/2016, Làođã tiến hành bầu cử Quốc hội khoáVIII và bầu cử Hội đồng nhân dâncác tỉnh, thành.5. Lào thực hiện “nhất thể hoá” BanKiểm tra Trung ương của Đảng vàThanh tra Chính phủ; lập bộ phậnchuyên trách điều tra án tham nhũng

Lào đã thực hiện “nhất thể hoá”Ban Kiểm tra Trung ương của Đảngvà anh tra Chính phủ. Hai cơquan này sinh hoạt chung trong mộtđảng bộ. Trưởng Ban Kiểm tra Trungương đồng thời là Tổng anh traChính phủ. Cơ quan kiểm tra củacác cấp Ủy đảng cũng “nhất thể hoá”với cơ quan thanh tra cùng cấp.Đồng thời, Lào cũng đã thành lập bộphận chuyên trách điều tra án thamnhũng, gọi là “Ban Chuyên trách giảiquyết án tham nhũng” đặt tại anhtra Chính phủ và do một Phó Tổnganh tra Chính phủ đứng đầu; hoạtđộng của Ban chuyên trách này doBan Chống tham nhũng Trungương10 chỉ đạo.

Việc “nhất thể hoá” cơ quan Kiểmtra của Đảng và cơ quan anh tra

Page 51: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

51SỐ 74 (208) - 2019

Chính phủ theo mô hình “một nhà haicửa” cho phép xem xét, xử lý các vụviệc được kiểm tra, thanh tra một cáchđồng bộ, cùng một lúc, cả từ góc độ kỷluật của Đảng, cả từ góc độ các quyđịnh pháp luật của Nhà nước; khắcphục được “độ trễ” và sự “vênh nhau”giữa kênh Đảng và kênh Nhà nước.

Đối với các vụ tham nhũng, BanChống tham nhũng Trung ương củaĐảng NDCM Lào chủ trì tổ chứcđiều tra thông qua Ban Chuyên tráchgiải quyết án tham nhũng. Toàn bộtiến trình và kết quả điều tra án thamnhũng được Ban Chuyên trách báocáo với Trưởng Ban chống thamnhũng Trung ương; Trưởng Banchống tham nhũng Trung ương cótrách nhiệm báo cáo xin ý kiến BộChính trị. Trường hợp cần khởi tố,truy tố, thì Ban Chuyên trách sẽchuyển hồ sơ cho các cơ quan bảo vệpháp luật để khởi tố, truy tố và xét xửtheo luật định. Cơ chế này giúp choBan chống tham nhũng Trung ươngcó thực quyền và thực lực để triểnkhai công tác, đảm bảo sự gắn kếtgiữa “nói” và “làm”, cho phép tiến tới“nói đi đôi với làm”, “làm nhiều nóiít”, “làm mà không cần nói”...

5. Thành lập Ủy ban Quốc phòng-Anninh Trung ương hoặc Hội đồng Anninh quốc gia

Đảng NDCM Lào có Ủy ban Quốcphòng - An ninh Trung ương do BanChấp hành Trung ương Đảng raquyết định thành lập; chịu sự lãnhđạo, chỉ đạo của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng mà trực tiếp vàthường xuyên là Bộ Chính trị - BanBí thư. Đồng chí Tổng Bí thư làmChủ tịch Ủy ban này và có một số Ủyviên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ươngvà Ủy viên Trung ương Đảng có liênquan làm Ủy viên (hiện là các đồngchí: ủ tướng; ường trực Ban Bíthư; Chánh Văn phòng Trung ương;Bộ trưởng Quốc phòng; Bộ trưởngAn ninh; Bộ trưởng Ngoại giao).

Uỷ ban Quốc phòng - An ninhTrung ương của Đảng NDCM Làocó nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất đểBan Chấp hành Trung ương Đảngquyết định các vấn đề chiến lượctrong công tác quốc phòng - an ninh;chỉ đạo mọi mặt trong lực lượng vũtrang. Ủy ban Quốc phòng - An ninhTrung ương có bộ máy chuyên tráchlà Văn phòng Ủy ban.

Trong khi có Đảng Ủy Bộ Quốc

Page 52: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

phòng, Đảng Ủy Bộ An ninh, ĐảngỦy Bộ Ngoại giao là 03 cấp Ủy trựctiếp lãnh đạo các mặt công tác của 03bộ này, thì Ủy ban Quốc phòng - Anninh Trung ương chính là người lãnhđạo, chỉ đạo sự phối hợp công tácgiữa 03 bộ quan trọng này và với tấtcả các bộ, ngành, địa phương nhằmđảm bảo vững chắc quốc phòng vàan ninh quốc gia.6. Đưa vào Điều lệ Đảng những điềucấm đối với đảng viên

Trong Điều lệ của Đảng NDCMLào có Điều 6, quy định 09 điều cấmđối với Đảng viên; cụ thể là:

(i) Cấm bày tỏ các quan điểm vàcó hành vi vi phạm và trái với đườnglối, nghị quyết, chỉ thị, Điều lệ Đảng,Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước;nghiêm cấm việc tuyên truyền thôngtin mật của Nhà nước, của Đảng vàcủa đơn vị khi chưa được tổ chứccho phép.

(ii) Cấm tổ chức, hoạt động vàtham gia biểu tình hoặc sử dụng trangmạng xã hội chống tổ chức Đảng,Nhà nước; tạo phe cánh, chia rẽ đoànkết nội bộ, đoàn kết các dân tộc.

(iii)Cấm lợi dụng quyền hạn, chứcvụ, nhiệm vụ hoặc dựa vào danh

tiếng của người khác để mưu cầu lợiích cho cá nhân, gia đình, người thânvà cá nhân khác.

(iv) Cấm quản lý, sử dụng tài sảncủa nhà nước và tập thể vì mục đíchcá nhân trái Điều lệ Đảng và phápluật của Nhà nước.

(v) Cấm hối lộ, nhận hối lộ, đòi,xin chia phần và các hành vi thamnhũng trực tiếp hoặc gián tiếp đượcquy định tại Luật chống tham nhũng.

(vi) Cấm đảng viên có chức quyềntrong tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặttrận Lào xây dựng đất nước, tổ chứcquần chúng, doanh nghiệp Nhà nướcđể vợ hoặc chồng, con hoặc ngườithân giữ nhiệm vụ trong các công táctổ chức-cán bộ, công tác thanh tra,thư ký, kế toán, thủ quỹ, thủ kho hoặclà người mua, thuê trong tổ chức màmình chịu trách nhiệm.

(vii) Cấm đảng viên là cán bộ,công chức, bộ đội, công an đươngchức tham gia hoạt động kinh doanhvới tư cách là chủ, thành viên BanGiám đốc, nhà tư vấn và nhà điềuhành của đơn vị kinh doanh nào đó,trừ trường hợp được cho phép.

(viii) Cấm trả thù, đe dọa nhữngngười tố cáo, người cung cấp thông

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

52 SỐ 74 (208) - 2019

Page 53: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

53SỐ 74 (208) - 2019

tin, người chất vấn và người đề nghịbáo cáo thông tin về những mặt tiêucực của mình cho tổ chức.

(ix) Cấm có những hành vi viphạm phong tục tập quán và văn hóatốt đẹp của dân tộc, đánh bạc, ănchơi lãng phí, hoạt động mê tín dịđoan và lợi dụng tôn giáo để hoạtđộng trái với quy định pháp luật.

Như vậy, bên cạnh các quy địnhcủa Ban Chấp hành Trung ương, BộChính trị, Ban Bí thư và các cấp ỦyĐảng về những điều đảng viênkhông được làm, việc đưa vào Điềulệ Đảng quy định về những điều cấmđối với Đảng viên là việc làm có ýnghĩa rất lớn. Khi đảng viên vi phạmnhững điều cấm này, thì có nghĩa làđã vi phạm Điều lệ Đảng, chứ khôngcòn là vi phạm những quy định củacấp Ủy Đảng các cấp; tính răn đe caohơn hẳn. Việc này là rất cần thiếttrong nâng cao chất lượng đội ngũđảng viên, đẩy mạnh đấu tranhchống tham nhũng...7. Trong quản lý nhà nước, Lào sápnhập lĩnh vực thể thao với giáo dục;xây dựng với giao thông.

Lào hiện có Bộ Giáo dục và ểthao, Bộ Giao thông và Công chính.

Hạt nhân hợp lý của sự sáp nhập thểthao với giáo dục, xây dựng với giaothông là ở chỗ:

(i) Giáo dục và thể thao đi liền vớinhau trong toàn bộ quá trình pháttriển con người từ bậc mẫu giáo đếnđại học cả về trí lực, kỹ năng, cả vềthể lực. Sáp nhập thể thao với giáodục trong quản lý Nhà nước là nhấnmạnh yêu cầu phát triển thể thao họcđường; còn để thể thao và giáo dụctrong 02 Bộ khác nhau, thì chỉ quantâm đến thể thao thành tích cao.Riêng về phát triển thể thao, thì rõràng là thể thao học đường phát triểnsẽ tạo nền móng vững chắc cho thểthao thành tích cao. Từ nền móngthể thao học đường, các liên đoànthể thao thành tích cao có được“nguồn cung” vận động viên tiềmnăng để đào tạo chuyên sâu thànhvận động viên thành tích cao.

(ii) Trong phát triển “giao thông”có rất nhiều nội dung liên quan đến“xây dựng”; đồng thời việc pháttriển “xây dựng” lại không thể thoátly mạng lưới, quy hoạch “giaothông”. Sự gắn bó hữu cơ giữa 02lĩnh vực giao thông và xây dựng đòihỏi phải có sự quản lý liên thông,

Page 54: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

54 SỐ 74 (208) - 2019

thống nhất của Nhà nước trong mộtcơ quan cấp bộ.

Trên đây là một số gợi mở rút ra từmô hình tổ chức hệ thống chính trị

ở Lào hiện nay, có thể bổ ích cho việctiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệuquả hoạt động của hệ thống chính trịViệt Nam n

1 Điều lệ Đảng do Đại hội X Đảng NDCM Lào thông qua, tháng 01/2016.2 Các đoạn trích trong bài viết này đều lấy từ Báo cáo Chính trị Đại hội X Đảng NDCM3 Lào, trừ trường hợp có chú thích khác.4 Việt Nam là "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa"; Lào là "Nhà nước pháp quyềndân chủ nhân dân".5 Lào gọi là "Bản".6 Quy định tại Điều 16 và Điều 18 của Điều lệ Đảng NDCM Lào.7 Trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội X (2016-2021), Lào đã thay thế 03 Bí thư-Tỉnhtrưởng các tỉnh Át-ta-pư, Xiêng-khoảng và U-đôm-xay do có những sai phạm.Uỷ ban Quốc phòng - An ninh; Ủy ban Pháp luật; Ủy ban Kinh tế - Công nghệ - Môitrường; Ủy ban Kế hoạch - Tài chính - anh tra; Ủy ban Văn hóa - Xã hội; Ủy banDân tộc; Ủy ban Tư pháp; Ủy ban Đối ngoại; Ban ư ký - Văn phòng Quốc hội.8 Ban Công tác Đại biểu Quốc hội; Ban Nữ Nghị sĩ Quốc hội; Viện Nghiên cứuLuật pháp.9 Nếu tính đến thực tế có 01 Đại biểu Quốc hội khoá VIII của Lào đã từ trần, số Đạibiểu Quốc hội đang thực thi chức trách chỉ còn 148, thì tỷ lệ Đại biểu Quốc hội chuyêntrách chiếm 68,9%.10 Trưởng Ban Chống tham nhũng Trung ương của Lào hiện nay là đ/c Bun-thoongChít-ma-ni, Ủy viên BCT, Phó TTg, Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương, Tổng anhtra Chính phủ.

Page 55: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

55SỐ 74 (208) - 2019

Sáng 27/9, tại trụ sở Trungương Đảng, Tổng Bí thư, Chủtịch nước Nguyễn Phú Trọng,

Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hộiXIII của Đảng, chủ trì Hội nghị lấy ýkiến các đồng chí nguyên lãnh đạoĐảng và Nhà nước góp ý kiến các dựthảo Báo cáo chính trị và Báo cáo 10năm thực hiện Cương lĩnh 2011trình Đại hội XIII của Đảng.

Dự Hội nghị có các đồng chí:Nguyên Tổng Bí thư Nông ĐứcMạnh; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,nguyên Chủ tịch nước Trần ĐứcLương; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,nguyên Chủ tịch Quốc hội NguyễnVăn An, Nguyễn Sinh Hùng; cácđồng chí nguyên Ủy viên Bộ Chínhtrị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng,

nguyên Phó Chủ tịch nước; nguyênPhó ủ tướng Chính phủ; nguyênPhó Chủ tịch Quốc hội.

Dự Hội nghị có các đồng chítrong ường trực Tiểu ban Vănkiện: Phạm Minh Chính, Ủy viênBộ Chính trị, Bí thư Trung ươngĐảng, Trưởng Ban Tổ chức Trungương; Nguyễn Văn Nên, Bí thưTrung ương Đảng, Chánh Vănphòng Trung ương Đảng; NguyễnXuân ắng, Bí thư Trung ươngĐảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luậnTrung ương, Giám đốc Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh vàcác đồng chí trong ường trực TổBiên tập của Tiểu ban Văn kiện.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồngchí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước

hội nghị lấY ý Kiến nguYên lãnh đạo đảng, nhà nước

VỀ các Dự Thảo Báo cáo

TrÌnh Đại hội Xiii của Đảng

Page 56: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

Nguyễn Phú Trọng đã trân trọngcảm ơn các đồng chí nguyên lãnhđạo Đảng và Nhà nước đã đến dự vàđề nghị các đồng chí bằng kinhnghiệm, trí tuệ, tâm huyết và vốnsống phong phú của mình góp ý vàohai dự thảo, nhưng tập trung góp ýkiến về những vấn đề lớn trong Dựthảo Báo cáo chính trị; gợi ý, lưu ýthêm về các vấn đề mà các đồng chíquan tâm để Tiểu ban, Bộ Chính trịtiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoànthiện hai dự thảo văn kiện.

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến phátbiểu cho rằng, hai dự thảo đượcchuẩn bị nghiêm túc, công phu, cónhiều điểm mới. Đồng thời, các ýkiến cũng góp ý sâu vào các dựthảo, đặc biệt tập trung vào Dự thảoBáo cáo chính trị trình Đại hội XIIIcủa Đảng.

Hội nghị đã góp ý kiến về chủ đềvà phương châm chỉ đạo của Đạihội XIII; về kết cấu của Báo cáochính trị; những nội dung các vấnđề lớn của Dự thảo Báo cáo chínhtrị. Trong đó, tập trung góp ý vềđánh giá thành tựu đạt được trong5 năm qua; về những hạn chế,khuyết điểm và nguyên nhân; về

những kinh nghiệm rút ra; góp ý vềdự báo bối cảnh quốc tế và trongnước; về quan điểm, mục tiêu tổngquát đến giữa thế kỷ XXI và mụctiêu đến năm 2025, 2030 và 2045; vềnhiệm vụ, giải pháp phát triển kinhtế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, anninh, đối ngoại; xây dựng Đảng vàhệ thống chính trị trong sạch, vữngmạnh; về các nhiệm vụ trọng tâm vàcác khâu đột phá trong nhiệm kỳĐại hội XIII.

Phát biểu kết thúc Hội nghị, đồngchí Trần Quốc Vượng, Ủy viên BộChính trị, ường trực Ban Bí thưcảm ơn các đồng chí nguyên lãnhđạo Đảng và Nhà nước đã đóng gópnhững ý kiến trách nhiệm, tâmhuyết, sâu sắc vào Dự thảo Báo cáochính trị và Báo cáo 10 năm thựchiện Cương lĩnh 2011. Bộ Chính trịsẽ chỉ đạo Tiểu ban Văn kiệnnghiên cứu tiếp thu nghiêm túc cácý kiến của các đồng chí dự Hội nghịđể tiếp tục hoàn thiện các dự thảovăn kiện trình Hội nghị Trungương 11 sắp tới. ời gian tới, đềnghị các đồng chí tiếp tục góp ýtrong quá trình hoàn thiện các vănkiện trình Đại hội XIII của Đảng n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

56 SỐ 74 (208) - 2019

Page 57: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

57SỐ 74 (208) - 2019

Chiều 30/9/2019, đồng chíNguyễn Xuân ắng, Bíthư Trung ương Đảng, Chủ

tịch Hội đồng Lý luận Trung ương,Giám đốc Học viện Chính trị Quốcgia Hồ Chí Minh đã đến thăm vàlàm việc với tỉnh Vĩnh Phúc về tìnhhình thực hiện Chiến lược phát triểnkinh tế-xã hội 2011-2020; địnhhướng phát triển kinh tế-xã hội giaiđoạn 2021-2030; kết quả công tácxây dựng Đảng và hệ thống chính trịcủa tỉnh.

Tiếp và làm việc với đoàn, có cácđồng chí: Hoàng ị úy Lan, Ủyviên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnhủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh;

Nguyễn Văn Trì, Phó Bí thư Tỉnhủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồngchí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạoHĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo mộtsố sở, ban, ngành, địa phươngtrong tỉnh.

ay mặt UBND tỉnh, Chủ tịchUBND tỉnh Nguyễn Văn Trì đã báocáo tóm tắt với đoàn một số nétkhái quát về tình hình thực hiệnChiến lược phát triển kinh tế-xã hội2011-2020; định hướng phát triểnkinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030.

eo đó, Vĩnh Phúc thực hiệnchiến lược phát triển kinh tế-xã hộigiai đoạn 2011-2020 trong điềukiện còn nhiều khó khăn, thách

Bí Thư Trung ương Đảng

nguYễn XuÂn thắng, chủ Tịch

hội Đồng Lý Luận Trung ương, giám Đốc học Viện chính Trị

Quốc gia hồ chí minh

làm việc với tỉnh vĩnh Phúc

Page 58: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

thức. Song, với sự nỗ lực của đảngbộ, chính quyền và nhân dân trongtỉnh, kinh tế-xã hội của tỉnh vẫn đạtnhiều kết quả quan trọng trên tất cảcác lĩnh vực:Tăng trưởng kinh tếbình quân giai đoạn 2011-2016 ướcđạt 7,43%/năm; giai đoạn 2016-2020 ước đạt 8,1%, vượt mục tiêuđề ra (7-7,5%); sản xuất côngnghiệp tiếp tục là nền tảng của nềnkinh tế, đóng góp chủ yếu cho tăngtrưởng và thu ngân sách của tỉnh;hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệpđược quan tâm đầu tư; sản xuấtnông nghiệp có nhiều chuyển biếnđột phá với nhiều vùng sản xuấttrọng điểm cho hiệu quả kinh tếcao; hoạt động đối ngoại, xúc tiếnđầu tư có nhiều đổi mới về phươngthức, nội dung, thu hút đầu tư đạtkết quả tốt; các lĩnh vực văn hóa xãhội có nhiều tiến bộ, đời sống vậtchất và tinh thần của nhân dânđược cải thiện rõ rệt. Công tác quânsự địa phương được củng cố. Tìnhhình an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội được đảm bảo...

Về phương hướng nhiệm vụ vàgiải pháp phát triển kinh tế-xã hộicủa tỉnh giai đoạn 2020-2030, Vĩnh

Phúc tập trung thực hiện tốt một sốmục tiêu tổng quát như: Khai thác,quản lý, sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực để phát triển kinh tế-xãhội theo hướng bền vững nhằm kếthợp chặt chẽ, hài hòa và hợp lý giữaphát triển kinh tế với xã hội, bảo vệtài nguyên môi trường; bảo đảmquốc phòng, an ninh và trật tự antoàn xã hội; nâng cao thu nhập vàchất lượng sống của nhân dân trênđịa bàn gắn với đảm bảo công bằng,tiến bộ xã hội; hoàn thành mục tiêuxây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thànhthành phố Vĩnh Phúc và là mộttrong những trung tâm côngnghiệp, du lịch lớn của vùng vàquốc gia...

Báo cáo về kết quả công tác xâydựng Đảng, xây dựng hệ thốngchính trị và công tác cán bộ, bêncạnh việc phân tích đặc điểm tìnhhình địa phương và những kết quảcụ thể đạt được thời gian qua, Bíthư Tỉnh ủy Hoàng ị úy Lannhấn mạnh một số điểm nổi bậtcủa Vĩnh Phúc.

ứ nhất, là quán triệt, học tậpnghiêm túc và sâu sắc toàn bộ mọinghị quyết của trung ương về tất cả

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

58 SỐ 74 (208) - 2019

Page 59: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

59SỐ 74 (208) - 2019

các lĩnh vực để nắm vững chủtrương, đường lối của Đảng trongphát triển các mặt kinh tế-xã hội, xâydựng Đảng và hệ thống chính trị…Tại Vĩnh Phúc, Đảng lãnh đạo tuyệtđối và toàn diện nhưng không baobiện, làm thay.

ứ hai, là tỉnh chú trọng đổi mớicách thức thực hiện nghị quyết theohướng hiệu quả, thực tế và bềnvững; có phân công, phân nhiệm cụthể tới từng vị trí lãnh đạo, bố trínguồn lực thực hiện chu đáo nhưngcũng có cơ chế giám sát chặt chẽviệc thực hiện. Vị trí nào yếu,không đảm nhiệm được công việcđều có phương án sẵn sàng thaythế, không nể nang, tránh né. Trongcông tác cán bộ, tỉnh đặc biệt chútrọng đến năng lực công tác, phẩmchất đạo đức và bản lĩnh chính trị,quan tâm đến lớp trẻ và vấn đề giớitrong quản lý, lãnh đạo…

Phát biểu tại buổi làm việc, đồngchí Nguyễn Xuân ắng đánh giácao kết quả Vĩnh Phúc đạt đượcthời gian qua, đặc biệt là trong pháttriển kinh tế gắn với giải quyết tốtcác vấn đề xã hội, bảo vệ môitrường; cơ cấu lại kinh tế, đổi mới

mô hình tăng trưởng, tăng trưởngnhanh mà vẫn bền vững và chorằng đây là thực tiễn sinh động đểkiến nghị Trung ương nghiên cứuchuẩn bị Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Về vấn đề thể chế, đặc biệt là cáchthức áp dụng linh hoạt các cơ chếphát triển kinh tế-xã hội, ví nhưphương pháp tháo điểm nghẽntrong giải phóng mặt bằng để tạoquỹ đất thực hiện các mục tiêu kinhtế-xã hội là một trong những bàihọc kinh nghiệm quý cho Trungương và các địa phương trong cảnước nghiên cứu, áp dụng.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắngđề nghị Vĩnh Phúc tiếp tục quantâm phát triển đa dạng các lĩnhvực thương mại, dịch vụ du lịch,dịch vụ, phát triển công nghiệpcông nghệ cao, đáp ứng yêu cầucuộc cách mạng công nghiệp 4.0.trong thời đại hội nhập hiện nay.Từ đó, hội đủ các yếu tố để vươnlên thành một trong những địaphương giàu mạnh hàng đầu trongcả nước.

Trước đó, Đoàn đã thăm và làmviệc tại Trường Chính trị tỉnh n

Page 60: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

Vùa qua, đề tài “ Mối quanhệ giữa tăng trưởng kinh tếvà phát triển văn hóa, thực

hiện tiến bộ và công bằng xã hội ởViệt Nam hiện nay: ực trạng, vấnđề và định hướng chính sách” (Mã sốKX04.17/16-20), do GS, TS Ngôắng Lợi làm chủ nhiệm đã bảo vệcấp nhà nước đạt xuất sắc. Kết quảnghiên cứu của đề tài đã nêu ranhiều điểm mới tập trung vào cáckhía cạnh: hoàn thiện cơ sở lý luậnvà nội hàm đánh giá mối quan hệ;thực trạng thông qua phát hiện cácvấn đề tồn tại trong giải quyết mốiquan hệ; quan điểm và định hướnghoàn thiện mối quan hệ và cuối cùnglà các giải pháp nhằm giải quyết tốtmối quan hệ giữa tăng trưởng kinhtế với phát triển văn hóa, thực hiện

tiến bộ và công bằng xã hội đến năm2030. Dưới đây là một số điểm mớinổi bật của đề tài: 1. Điểm mới về lý luận

ứ nhất, đề tài đã đưa ra quanniệm đầy đủ và tư duy rõ ràng, cụ thểvề nội hàm mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế với phát triển văn hóa,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hộimà trước đây chưa nói đến hoặc nóichưa đầy đủ.

Một là, trong bối cảnh toàn cầu hóavà hội nhập quốc tế và nền kinh tếphát triển trong giai đoạn công nghệ4.0, tăng trưởng kinh tế và phát triểnvăn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằngxã hội không chỉ có mối quan hệ biệnchứng, hai chiều như những nghiêncứu trước mà đã cho rằng: mối quanhệ đã được phát triên ở mức độ cao,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

60 SỐ 74 (208) - 2019

một Số điểm mới cỦa đề tài "mối Quan hệ giữa Tăng TrưỞng KinhTế Và PháT Triển Văn hóa, Thực hiện

Tiến Bộ Và công Bằng Xã hội Ở ViệTnam hiện nay: Thực Trạng, Vấn ĐỀ Và

Định hướng chính Sách"

Page 61: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

61SỐ 74 (208) - 2019

và thể hiện ở việc đã được lồng ghépvào nhau, trở thành những nội dungthống nhất khi đề cập đến trong pháttriển kinh tế, văn hóa và xã hội.

Hai là, đề tài đã dựa trên xác địnhrõ nội hàm của văn hóa, để xác địnhnội dung mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế với phát triển vănhóa theo 3 nội dung, đó là: (1) Tăngtrưởng kinh tế với hình thành vàphát triển các hệ giá trị văn hóa mớivà niềm tin của con người đối vớicộng đồng và xã hội (khía cạnhmềm của văn hóa); (2) Tăng trưởngkinh tế với phát triển hệ thống kếtcấu hạ tầng và các hoạt động vănhóa (khía cạnh cứng của văn hóa);(3) Phát triển công nghiệp văn hóa- phản ánh sự lồng ghép mục tiêutăng trưởng kinh tế với phát triểnvăn hóa.

Ba là, dựa trên những mục tiêu

cuối cùng của thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội, đề tài để đề cập đếnnội hàm mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế với thực hiện tiến bộvà công bằng xã hội theo 4 nội dung,đó là: (1) Tăng trưởng kinh tế vớithưc hiện nâng cao mức sống dân cư;(2) Tăng trưởng kinh tế với thực hiệnphát triển con người; (3) Tăng trưởngkinh tế với thực hiện giảm nghèo vàan sinh xã hội; (4) Tăng trưởng kinhtế với thực hiện công bằng xã hội.

ứ hai, đề tài đã đưa ra bộ tiêu chíđánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởngkinh tế với phát triển văn hóa, thựchiện tiên bộ và công bằng xã hội vàcách thức sử dụng nó khi đánh giá, bộtiêu chí này hoàn toàn thể hiện mốiquan hệ giữa tăng trưởng với phát triểnvăn hóa và thực tiện tiến bộ, công bằngxã hội, không đi vào các tiêu chí độc lậpnhư những nghiên cứu trước đây.

Bảng 1: Bộ tiêu chí đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với pháttriển văn hóa, thực hiện tiên bộ và công bằng xã hội

NỘI HÀM TIÊU CHÍ YÊU CẦU ĐẶT RA

1. Tăng trưởng kinh tế - điềukiện cần để giải quyết mốiquan hệ

- Tốc độ tăng trưởng GDP- Tốc độ tăng GNI bình quân đầu người- Tỷ lệ đóng góp TFP vào tăng trưởng- Tốc độ tăng trưởng NSLĐ- Suất đầu tư tăng trưởng

- 7% -8%/năm- 6%-7%/năm- Từ 50% trở lên- Trên 5%- 4 - 4,5

Page 62: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

62 SỐ 74 (208) - 2019

NỘI HÀM TIÊU CHÍ YÊU CẦU ĐẶT RA

2.1 Mối quan hệ tăng trưởngkinh tế với niềm tin của cá nhân

- Sự thay đổi niềm tin cá nhân- Sự thay đổi niềm tin cộng đồng

- Có xu hướng tăng lên- Có xu hướng tăng lên

2.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng đến hình thành hệ giá trị mới trong xã hội

- Chỉ số hiệu quả quản lý và dịch vụcông (PAPI)- Chỉ số tham nhũng (CPI)- Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu(GCI)- Chỉ số tự do hóa kinh tế (IEF)- Chỉ số đổi mới sáng tạo GII

- Luôn đươc cải thiện- Tăng trên tất cả các tiêu chí- Tăng và vị trí được cải thiện- Tăng và vị trí được cải thiện- Tăng và vị trí được cải thiện

2.3 Mối quan hệ giữa tăngtrưởng với phát triển kết cấuhạ tầng và các hoạt động văn hóa

- Tỷ lệ chi NSNN cho văn hóa so vớiGDP- Tỷ lệ chi NSNN cho văn hóa/ Tổng chiNSNN

- Tăng lên- Tăng lên

2.4 Lồng ghép tăng trưởngkinh tế với phát triển vănhóa - Phát triển công nghiệp văn hóa

- Tốc độ tăng trưởng CN VH (so với tốc độ tăng trưởng GDP)- Tỷ trọng GDP CN và DV VH so với GDP

- Tăng dần, cao hơn tốc độtăng GDP chung- Tăng dần

3.1 Mối quan hệ giữa tăng trưởng với nâng cao mức sống dân cư

- Tốc độ tăng trưởng thu nhập thực- Hệ số tăng trưởng vì nâng cao mứcsống dân cư

- Tăng dần- Nhận giá trị dương, tăng dần

3.2 Mối quan hệ giữa tăng trưởng với phát triển con người

- Chênh lệch thứ hạng GNI/người vớithứ hạng HDI- Hệ số tăng trưởng vì con người- Đường vành đai phát triển con người

- Có xu hướng tăng hơn- Nhận giá trị dương và tăng- Tăng dần

3.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng với giảm nghèo

- Động thái thay đổi tỷ lệ hộ nghèo so với tốc độtăng trưởng thu nhập bình quân- Hệ số tăng trưởng vì giảm nghèo(GEP)- Tỷ số thu nhzp (IR):

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanhhơn- Nhận giá trị âm với giá trịtuyệt đối tăng dần- Duy trì mức xấp xỉ 1

3.4 Mối quan hệ giữa tăngtrưởng với công bằng xã hội

- Hệ số GINI- Hệ số tăng trưởng - bất công bằng(GITI)- Hệ số giãn cách thu nhập- Tiêu chuẩn 40

- Giảm dần, nhỏ hơn 4- Giảm dần- Giảm dần, nhỏ hơn 8- Tăng dần, trên 17%

Page 63: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

63SỐ 74 (208) - 2019

Dựa trên giá trị nhận được của cáctiêu chí, đề xác định mức độ phản ánhmức độ đồng thuận của mối quan hệtheo 3 cấp độ làm cơ sở cho nghiêncứu và có cơ sở đánh giá thực tiễn:cấp độ 1, đó là, tăng trưởng kinh tếtạo ra sự thay đổi tích cực của các yếutố tiến bộ và công bằng xã hội với giátrị nhận được của các tiêu chí đượccải thiện hơn so với giai đoạn trước;cấp độ 2: tăng trưởng kinh tế tạo rasự thay đổi tích cực của các yếu tốtiến bộ và công bằng xã hội nhưnggiá trị nhận được của tiêu chí có xuhướng cải thiện thấp hơn; cấp độ 3:tăng trưởng kinh tế tạo ra sự thay đổikhông tích cực của yếu tố tiến bộ vàcông bằng xã hội với giá trị nhậnđược của các tiêu chí có xu hướngngược chiều.

2. Điểm mới về thực tiễn ứ nhất, đề tài đã phát hiện ra

được những vấn đề bất cập trong giảiquyết mối quan hệ giữa tăng trưởngkinh tế với phát triển văn hóa, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội trongthời gian qua (từ 2001 đến nay) dựatrên những phân tích và đánh giá theonội hàm và tiêu chí đặt ra. Những vấnđề đó là:

- Tăng trưởng kinh tế với vị trí làđiều kiện cần để giải quyết mối quanhệ: Tăng trưởng không cao và chậmdần, chất lượng tăng trưởng thấp làmột vấn đề khá nan giải nhưng rấtcần phải giải quyết trong thời gian tớiở Việt Nam vì nó chính là một ràocản lớn khi Việt Nam đang hướng tớithực hiện mô hình phát triển vì conngười. Nếu không giải quyết bài toántăng trưởng nhanh và hiệu quả hơn,sẽ không thể có các tiền đề, điều kiệnvật chất cũng như nguồn lưc tàichính đủ mạnh để tạo ra nhữngbước đột phá trong phát triển vănhóa và thực hiện tiến bộ xã hội chocon người.

- Vấn đề bất cập trong giải quyếtmối quan hệ giữa tăng trưởng kinhtế với phát triển văn hoá: (i) Trongquá trình thực hiện mục tiêu tăngtrưởng nhanh, nhiều hệ giá trị vănhóa phù hợp với bối cảnh mới nhưhệ tư tưởng tư do hóa kinh tế vàcạnh tranh quốc tế phù hợp với nềnkinh tế thị trường chưa được cảithiện tích cực, tư tưởng thamnhũng, cửa quyền, tư duy lợi íchnhóm, cục bộ vẫn còn khá phổbiến; (ii) Các yếu tố sức mạnh mềm

Page 64: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

64 SỐ 74 (208) - 2019

văn hóa chưa được khai thác, pháthuy tích cực để trở thành tài sản vậtchất và phi vật chất nhằm tạo rađộng lực vừa tăng trưởng nhanh,hiệu quả, vừa bảo tồn và phát triểnđược văn hóa, niềm tin của ngườidân đối với cộng đồng chưa đượccải thiện, thậm chí có xu hướnggiảm đi; (iii) Hoàn thiện hệ thiếtchế văn hóa và hoạt động văn hóachưa tương xứng với thành quảtăng trưởng kinh tế.

- Những vấn đề bất cập trong giảiquyết mối quan hệ giữa tăng trưởngkinh tế với thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội: (i) Tăng trưởng kinh tếvà tiến bộ xã hội đang có mối quanhệ đồng thuận nhưng mức độ đồngthuận không cao và hiệu ứng đồngthuận có xu hướng giảm đáng kể(hiện tại đang đạt cấp độ 2); (ii) Cácvùng có thu nhập thấp, tính đồngthuận trong mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế với tiến bộ xã hộikém hơn, thậm chí còn có biểu hiệnngược chiều; (iii) Tăng trưởng kinhtế chưa có tác động đồng thuận đếncải thiện các nhu cầu phi vật chất,nên đã hạn chế đến hiệu ứng tổnghợp phát triển con người; (iv)Tăng

trưởng kinh tế và công bằng xã hộitrong phân phân phối thu nhập tồntại mối quan hệ không đồng thuậnvới mức độ ngày càng cao. Các vùngtăng trưởng chậm, mối quan hệkhông đồng thuận giữa tăng trưởngkinh tế với công bằng xã hội có biểuhiện gay gắt hơn.

ứ hai, xác định các quan điểmmới về gắn kết tăng trưởng kinh tế vớiphát triển văn hóa, thực hiện tiến bộvà công bằng xã hội, đó là:

Quan điểm 1: Tăng trưởng kinh tếnhanh và bền vững - phát triển vănhóa, thực hiện tiến bộ và công bằngxã hội được xem như vừa là mụctiêu, vừa là động lực trong quá trìnhphát triển nền kinh tế ở Việt Nam.

Quan điểm 2: Tăng trưởng kinh tếnhanh và hiệu quả là điều kiện cần(nhưng không đủ) để phát triển vănhóa, thực hiện tiến bộ và công bằngxã hội.

Quan điểm 3: Bảo đảm công bằngvề cơ hội phát triển và phân phối hợplý thành quả tăng trưởng là điều kiệnđủ để gắn kết tăng trưởng với pháttriển văn hóa, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội.

Quan điểm 4: Lồng ghép mục tiêu

Page 65: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

65SỐ 74 (208) - 2019

tăng trưởng và phát triển văn hóa, xãhội trong các chính sách phát triểnkinh tế là con đường ngắn nhất đểnâng cao hiệu quả kinh tế nhờ vănhóa, xã hội.

Quan điểm 5: Tạo điều kiện chocác khu vực của nền kinh tế và mọithành viên trong xã hội đều có cơ hộitốt nhất để tham gia vào tạo thu nhậplà phương thức tốt nhất giải quyếtmối quan hệ giữa tăng trưởng kinhtế với phát triển văn hóa, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội.

ứ ba, đề tài đã xác định rõ ràngđịnh hướng mục tiêu giải quyết tốtmối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tếvới phát triển văn hóa, thực hiện tiếnbộ và công bằng xã hội phù hợp tronggiai đoạn đến 2030.

Liên quan đến định hướng giảiquyết mối quan hệ giữa tăng trưởngkinh tế với phát triển văn hóa, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội,trong thời gian tới (đến 2030), nhómnghiên cứu đề xuất: Việt Nam cầnhướng tới thực hiện con đường pháttriển toàn diện ở mức độ cao vàđồng bộ, làm cho quá trình tăngtrưởng nhanh và phát triển văn hóa,xã hội tốt hơn là những mục tiêu

tương hợp và không mâu thuẫnnhau, trên cơ sở cần tạo ra nhữngđột phá về tăng trưởng thu nhập vàđạt được những thành tựu đáng kểtrong phát triển văn hóa, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội.

ứ tư, đề xuất mô hình phát triểngiải quyết tốt nhất mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế với phát triển văn hóathực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Đề tài đề xuất mô hình phát triểnhài hoà chính là hợp lý nhất để giảiquyết tốt mối quan hệ giữa mục tiêutăng trưởng kinh tế nhanh với pháttriển văn hóa, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội giai đoạn đến2030. Nội dung mô hình đề xuấtbao gồm: mục tiêu của mô hình,phương thức (động lựa) thực hiệnvà các điều kiện cần có để áp dụngđươc mô tả bằng hình 1.

ứ năm, đề tài đề xuất mô hìnhtăng trưởng bảo đảm nhanh và bềnvững.

Để thực hiện vai trò là điều kiệncần của giải quyết tốt mối quan hệgiữa tăng trưởng kinh tế với pháttriển văn hóa, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội, đề tài đề xuất Môhình tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Page 66: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

giai đoạn 2021-2030 là mô hình tăngtrưởng theo chiều sâu dựa trênnhững động lực mới, nhằm đạt đượcmục tiêu tăng trưởng nhanh với chấtlượng, hiệu quả cao và bảo đảm lantoả tích cực những thành quả tăngtrưởng đến phát triển văn hóa, xãhội và môi trường.

Nội dung của mô hình đề xuất,bao gồm: mục tiêu, phương thứcthực hiện và động lực mới bảo đảmsự thành công của mô hình được thểhiện qua hình 2.

Đối với 4 động lực mới nêu ra trongmô hình tăng trưởng mới, nhómnghiên cứu kiến nghị cần nghiên cứuđể có những giải pháp cụ thể, đó là (i)

Giải pháp để có được một khu vực tưnhân đổi mới, năng động sáng tạo; (ii)Giải pháp để có động lực tăng trưởnglà chuỗi giá trị cung ứng - sản xuất -chế biến và tiêu thụ dựa trên trụ cột làcác sản phẩm nông nghiệp hàng hóaquy mô lớn; (iii) Giải pháp để có lựclượng nhân lực chất lượng cao, luônduy trì động lực sáng tạo và chấpnhận rủi ra; (iv) Giải pháp để có khoahọc công nghệ cao tận dụng lơị thếcủa cách mạnh 4.0.

ứ sáu, đề tài đã đưa ra nội dunghoàn thiện các chính sách nhằm tăngcường sức mạnh mềm văn hóa và lồngghép hiệu quả mục tiêu phát triển vănhóa với tăng trưởng kinh tế.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

66 SỐ 74 (208) - 2019

Hình 1: Mô hình phát triển hài hòa theo yêu cầu gắn kết tăng trưởng kinhtế với phát triển văn hoá; thực hiện tiên bộ và công bằng xã hội

Page 67: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

67SỐ 74 (208) - 2019

(1) Hoàn thiện các chính sách liênquan đến phát huy sức mạnh mềmvăn hóa thông qua ngoại giao vănhóa và truyền thông, bao gồm: (i)Xác định các đối tác ngoại giao vănhóa cần ưu tiên; (ii) Xác định cáclĩnh vực ngoại giao văn hóa thếmạnh; (iii) Xác định các phươngthức thực hiện ngoại giao có hiệuquả; (iv) Tăng cường sử dụng cácphương tiện và công nghệ thôngtin, truyền thông hiện đại, tăngcường công tác tuyên truyền đốingoại và ngoại giao nhân dân; (v)

Tổ chức và quản lý công tác ngoạigiao văn hóa và truyền thông: Pháthuy vai trò của các cơ quan đại diệnViệt Nam ở nước ngoài để triểnkhai các hoạt động ngoại giao vănhóa, thành lập và quản lý hoạt độngcủa các trung tâm văn hóa, nhà vănhóa của Việt Nam ở nước ngoài;kiến nghị và thẩm định các hồ sơ đệtrình UNESCO công nhận các loạihình danh hiệu quốc tế, xây dựnghệ thống dữ liệu số hóa về di sảnvăn hóa Việt Nam, ứng dụng côngnghệ 4.0 trong quản lý khai thác di

Hình 2: Mô hình tăng trưởng Kinh tế Việt Nam đề xuất, giai đoạn 2021 - 2030

Page 68: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

68 SỐ 74 (208) - 2019

sản văn hóa và phát triển du lịch disản.

(2) Hoàn thiện các chính sách pháttriển công nghiệp và du lịch văn hóa:(i) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiệncác chính sách, văn bản pháp luật vềphát triển công nghiệp văn hóa trongthời kỳ hội nhập quốc tế; (ii) Tăngcường xây dựng “phần cứng” củacông nghiệp văn hóa, chính là cơ sởvật chất để công nghiệp văn hóa pháttriển nhanh và bền vững; (iii) Xâydựng và phát triển công nghiệp vănhóa gắn với phát triển mạnh thịtrường tiêu dùng sản phẩm, dịch vụvăn hóa trong và ngoài nước, phải lấythị trường làm trung tâm tạo dựngchủ thể cạnh tranh trong thị trườngvăn hóa; (v) Tăng cường chính sáchđầu tư phát triển CNVH., các chínhsách ưu đãi, đẩy mạnh tuyên truyền,xúc tiến đầu tư phát triển các ngànhcông nghiệp văn hóa sẵn có lợi thế,tiềm năng; (iv) Gắn với CNVH cảicách thể chế văn hóa và nâng cao sứchấp dẫn, sức cạnh tranh của văn hóa;(vii) Chính sách phát triển du lịchgắn với văn hóa, bảo tồn và phát huygiá trị văn hóa dân tộc, nâng cao ýthức của người dân và ý nghĩa của

việc bảo tồn và phát triển tài nguyêndu lịch văn hóa, có chiến lược pháttriển du lịch văn hóa phù hợp.

ứ bảy, đề tài đề xuất hoàn thiệncác chính sách nhằm giải quyết tốtnhất mối quan hệ giữa tăng trưởngkinh tế với thực hiện tiến bộ và côngbằng xã hội. Các chính sách cần hoànthiện bao gồm:

(1) Hoàn thiện chính sách pháttriển và kết nối các vùng động lực vớivùng chậm phát triển nhằm thựchiện mô hình phát triển bao trùmtheo góc độ không gian, bao gồmnhững điểm mới, đó là: nhấn mạnhđến các chính sách kết nối vùngđộng lực với vùng chậm phát triểntạo điều kiện trực tiếp tham gia vàoquá trình tạo ra tăng trưởng kinh tếcủa các vùng chậm phát triển, baogồm: (i) Chính sách tạo sự kết nốithuận lợi giữa vùng chậm phát triểnvới các vùng động lực hay các trungtâm kinh tế, đó là các chính sách liênquan đến xóa bỏ chính sách đăng kýnhân, hộ khẩu thường trú và thaybằng chính sách quản lý theo căncước công dân, đầu tư cho hạ tầnggiao thông kết nối vùng động lực vớivùng chậm phát triển; (ii) Ưu tiên

Page 69: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

69SỐ 74 (208) - 2019

đào tạo nghề cho lực lượng lao độngphổ thông ở các vùng chậm pháttriển để mở rộng cơ hội tìm kiếmviệc làm ở các vùng động lực; (iii)Chính sách du nhập nghề mới vàhình thành các chi nhánh, cơ sở sảnxuất trực thuộc các công ty lớnthuộc vùng động lực ở các vùngchậm phát triển, giải pháp này cònlàm giảm sức ép của sự di cư laođộng từ vùng chậm phát triển lêncác vùng động lực hay trung tâmkinh tế, giảm tải áp lực cho khu vựcđô thị và các thành phố; (iv) Chínhsách phân phối lại thu nhập trực tiếpvà gián tiếp giữa vùng động lực vớivùng chậm phát triển.

(2) Hoàn thiện các chính sách pháttriển bao trùm từ góc độ doanhnghiệp, theo đó:

- Đối với doanh nghiệp nhà nước:cần xác định rõ lĩnh vực nào nhànước cần nắm giữ, lĩnh vực nào nhànước cần rút ra, thực hiện đẩy nhanhcổ phần hóa các doanh nghiệp cònlại, áp dụng cơ chế thị trường đối vớicác doanh nghiệp nhà nước nắmquyền chi phối.

- Chính sách đối với doanh nghiệpFDI để tạo sân chơi tốt cho khu vực

này trong thời gian tới, và làm cho nócó tác động tích cực đến nền kinh tếvà tới các loại hình doanh nghiệpkhác theo yêu cầu của phát triển baotrùm, cần tập trung vào những giảipháp chính sách quan trọng, trongđó chính sách chống chuyển giá đốivới các doanh nghiệp FDI được đặtra hàng.

- Các chính sách đối với doanhnghiệp tư nhân, bao gồm: đảm bảothể chế kinh doanh bình đẳng chocác doanh nghiệp tư nhân, thực hiệnnhanh quá trình “cởi trói” cho doanhnghiệp tư nhân, tháo gỡ khó khăncho DNTN, DNNVV thông quachính sách tạo môi trường đầu tư vàcơ hội bỏ vốn, tăng cường hỗ trợ kỹthuật tháo gỡ khó khăn về năng lựctrình độ cũng như công nghệ kỹthuật, năng lực quản trị đối với cácDNTN, DNNVV, thực hiện liên kếtdoanh nghiệp FDI với khu vựcDNTN, DNNVV, chính sách gắn kếtdoanh nghiệp trong nước với cácdoanh nghiệp FDI, và hướng tới mụctiêu chuyển giao công nghệ, tăngcường vai trò của doanh nghiệptrong nước trong tăng trưởng kinhtế, cụ thể: Phối hợp hoặc có thể yêu

Page 70: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

cầu các doanh nghiệp FDI khi lập dựán xin cấp phép đầu tư phải lập hồ sơchuỗi và công bố các cấu phần tiềmnăng cho doanh nghiệp sở tại và liênkết với các doanh nghiệp nội địa nàytrong sản xuất.

(3) Hoàn thiện chính sách phânphối và phân phối lại thu nhập và tàisản sản xuất nhằm bảo đảm gắn kếttăng trưởng kinh tế với thực hiện côngbằng xã hội. Điểm mới của giải phápnày thể hiện ở:

- Hoàn thiện chính sách phân phốihợp lý thu nhập cho tiêu dùng - đầutư. Nhóm nghiên cứu đề xuất côngthức định hướng cân đối tích luỹ -tiêu dùng là 1/3 - 2/3. eo đó: chúngta cần dành 70% thu nhập tạo rahàng năm để tiêu dùng và 30% chotích luỹ đầu tư (các nước phát triểncó thể để lại tỷ lệ chi cho tiêu dùngcao hơn); (ii) Trong phần dành chotiêu dùng, cần phân chia rõ làm 2khoản với tỷ lệ cân đối phù hợp đólà: phần chi tiêu của nhà nước và chicho tiêu dùng dân cư. Phần chi tiêucủa nhà nước cần có xu hướng giảmđi nhất là phần chi cho tiêu dùng củachính phủ và gia tăng tỷ trọng chicho tiêu dùng dân cư, nhất là các

khoản chi cho phát triển sự nghiệpvăn hóa, giáo dục, y tế, thể thao vàcác sự nghiệp phúc lợi xã hội.

- Chính sách phân phối lại tài sản(đất đai và tài chính), chủ yếu tậptrung vào: Điều chỉnh, phân phối lạiđất đai, tài chính theo những chínhsách khôn khéo nhằm bảo đảm sựđồng đều trong sở hữu tài sản củacác hộ gia đình, xoá bỏ gốc rễ củakhả năng sinh ra bất bình đẳng khiáp dụng phân phối theo tài sản. Nhànước cần thực hiện cải cách, điềuchỉnh ruộng đất, cho thuê đất vớigiá rẻ hơn và có thời hạn đối vớinhững nhà sản xuất quy mô nhỏhoặc mới khởi nghiệp đăng ký kinhdoanh. Cải cách tài chính, ưu tiêncho vay vốn với lãi suất thấp hoặckhông lãi suất đối với các doanhnghiệp vừa và nhỏ. Riêng đối vớitầng lớp yếu thế, nhà nước phải cócơ chế để những người nghèo, nhấtlà nông dân nghèo được tiếp cận cácyếu tố “đầu vào” của sản xuất (tíndụng, phân bón, hạt giống, giáo dụcđào tạo...) và phương tiện tiếp thị.

- Hoàn thiện các chính sách phânphối lại thu nhập bảo đảm công bằngxã hội trong bối cảnh tăng trưởng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

70 SỐ 74 (208) - 2019

Page 71: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

kinh tế nhanh: (i) Chính sách thuếsuất đối với thuế giá trị gia tăng:Giảm nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộcđối tượng không chịu thuế GTGT vànhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đốitượng chịu thuế GTGT 5%, nângmức thuế suất thuế GTGT 10% lênmức 11%, 12% theo lộ trình, thựchiện mức thuế suất lũy tiến GTGTcao hơn đối với các hàng hóa cao cấp,xa xỉ, hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặcbiệt; (ii) Đa dạng hóa và gia tăng thuếsuất đối với các thuế trực thu liênquan đến thu nhập cao và thu nhậpdo cơ hội phát triển thuận lợi hơn:tăng cường các loại (sắc) thuế trựcthu đối với cá nhân dưa trên sự phânbiệt cơ hội phát triển khác nhau củacác thành viên trong xã hội, bên cạnhthuế thu nhập cá nhân, cần mở rộngvà áp dụng các sắc thuế mới như:thuế tài sản, thuế của hồi môn, thuếđộc thân, v.v…, cần gia tăng tính chấtluỹ tiến của thuế thu nhập cá nhândựa trên việc xác định mức thu nhậpcao và rất cao, trong đó mức luỹ tiếncao hơn cần được áp dụng đối vớicác mức thu nhập rất cao, thực hiệncác mức thuế suất cao hơn đối vớicác vùng có cơ hội phát triển cao

hơn, xóa bỏ các “lỗ hổng thuế” và ưuđãi miễn thuế TNDN để đảm bảo sựcông bằng; (iii) Tăng cường chínhsách phân phối lại gián tiếp thôngqua các chính sách xã hội khi tiếpcận dịch vụ công của người nghèo.

ứ tám, Các giải pháp liên quanđến đổi mới thể chế kinh tế và chủđộng hội nhập nhằm tận dụng lợi thếhội nhập để giải quyết tốt mối quanhệ giữa tăng trưởng kinh tế với pháttriển văn hóa, thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội.

Một là, liên quan đến đổi mới thểchế, đề tài đề xuất Đẩy mạnh xâydựng Chính phủ liêm chính nhằmmục tiêu hoàn thiện tư duy, nănglực và phong cách quản lý lãnh đạophù hợp với yêu cầu mới của nềnkinh tế thị trường mở của hiện đại.Cụ thể: (i) Tăng cường kỷ luật, kỷcương trong hoạt động công vụ đốivới cán bộ, công chức từ trung ươngtới cấp cơ sở kết hợp với tăng cườngsự giám sát của báo chí, người dânvà xã hội đối với cán bộ, công chứcđể kịp thời phản ánh với cấp cóthẩm quyền; (ii) xây dựng và thựchiện cơ chế kiểm soát xung đột lợiích đối với các cán bộ, công chức từ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

71SỐ 74 (208) - 2019

Page 72: Mục lục - hdll.vnhdll.vn/FileUpload/Documents/hoi dong thang 10-2019 ok.pdf · đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta

trung ương tới cấp cơ sở, nhận diệnvà công khai các tình huống xungđột lợi ích để loại bỏ hoặc giám sátchặt chẽ từ phía cơ quan, tổ chức, xãhội sẽ giúp xây dựng được mộtchính quyền liêm chính, hạn chế tốiđa nguy cơ phát sinh tham nhũng,tiêu cực; (iii) Tiếp tục phát huy dânchủ trong xã hội nhằm đưa ngườidân, doanh nghiệp gần gũi hơn vớichính quyền

Hai là, chủ động hội nhập quốc tếvà sử dụng thành quả của tiến bộkhoa học công nghệ trên thế giới, đềtài đề nghị:

- Cần có các chính sách thể hiệnsự chủ động hội nhập quốc tế và tiếnbộ khoa học công nghệ trong gắnkết tăng trưởng với phát triển vănhóa: (i) Chính sách đầu tư phát triểncông nghệ cách mạng công nghiệp4.0 theo hướng tăng cường học hỏitiếp thu công nghệ và kêu gọi đầu tưnước ngoài vào khoa học công nghệ,mua bán chuyển giao công nghệ; (ii)Có những chính sách đặc thù để thuhút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vựcphát triển văn hóa, du lịch; (iii) Cầntăng cường mở rộng giao lưu, hợptác quốc tế như tổ chức các sự kiện

văn hóa nghệ thuật quốc tế tại ViệtNam trở thành các sự kiện thườngniên, có uy tín khu vực và thế giới,thu hút sự tham gia của các nghệ sĩvà các tổ chức văn hóa nghệ thuật cóuy tín, được đông đảo công chúngquan tâm; (iv) Tăng cường hợp tácquốc tế trong lĩnh vực đấu tranhphòng, chống tội phạm sử dụngcông nghệ cao.

- Cần có các chính sách thể hiệnsự chủ động hội nhập quốc tế và tiếnbộ khoa học công nghệ trong gắn kếttăng trưởng với thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội, bao gồm: (i) Đẩymạnh hoàn thiện thể chế và hệ thốngpháp luật phù hợp với điều kiện củaViệt Nam, bối cảnh quốc tế và cáccam kết quốc tế; (ii) Cần tiếp tục phổbiến thông tin về hội nhập quốc tế,diễn biến tình hình kinh tế thế giớivà khu vực đến các nhà quản lý,doanh nghiệp và người dân; (iii)Tăng cường đào tạo nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực gắn với nhucầu xã hội và yêu cầu hội nhập quốctế; (iv) Cần tăng cường sự phối hợpcó hiệu quả giữa các bộ, ngành, địaphương trong thực thi các cam kếtquốc tế n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

72 SỐ 74 (208) - 2019