mục lục - hdll.vnhdll.vn/fileupload/documents/hoi dong thang 3-2019 ok.pdf · sông, cấm...

72
Mục lục NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 3 NGuyễN VăN Thạo: Quá trình phát triển nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 17 Phạm VăN LINh: Chính sách xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm đổi mới 32 TrầN QuốC ToảN: Giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển ở nước ta trong quá trình đổi mới 45 NGuyễN Thế TruNG: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ trong tình hình hiện nay LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC 1 SỐ 67 (201) - 2019

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Mục lục

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

3 NguyễN VăN Thạo:

Quá trình phát triển nhận thức về kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa

17 Phạm VăN LiNh:

Chính sách xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhữngnăm đổi mới

32 TrầN QuốC ToảN:

giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển ởnước ta trong quá trình đổi mới

45 NguyễN Thế TruNg:

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữtrong tình hình hiện nay

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNMỤC LỤC

1SỐ 67 (201) - 2019

LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

56 một số kết quả thực hiện Cương lĩnh, Chiến lược phát triển kinhtế - xã hội 10 năm 2011-2020 của ngành Công Thương

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

68 Khảo sát, tọa đàm khoa học về Tổng kết Cương lĩnh tại một số bộ,ngành

72 Tọa đàm chuyên gia của các tiểu ban về “Những cơ sở lý luận - thựctiễn về định hướng phát triển đất nước 5 năm 2021-2025 và địnhhướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030”

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC

2 SỐ 67 (201) - 2019

3SỐ 67 (201) - 2019

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Đại hội VI của Đảng (1986)mở ra thời kỳ đổi mới đấtnước, đã phê phán sâu sắc

các quan điểm chủ trương giáo điều,chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khôngtôn trọng quy luật khách quan trongđường lối phát triển kinh tế đấtnước nhiều năm trước. Đại hội đề rađường lối đổi mới để đưa đất nước rakhỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xãhội. Tuy nhiên, ở thời điểm này, quanđiểm của Đảng tập trung vào tháo gỡnhững rào cản, những yếu tố trựctiếp cản trở, kìm hãm sản xuất để giảiphóng sức sản xuất; quan điểm vềphát triển nền kinh tế thị trường mớimanh nha ở những ý tưởng ban đầu.Đại hội đề ra đường lối phát triển nền

kinh tế nhiều thành phần, trên cơ sở“củng cố thành phần kinh tế xã hộichủ nghĩa” và “sử dụng mọi khả năngcủa các thành phần kinh tế khác”1,khẳng định cơ cấu kinh tế nhiềuthành phần là một đặc trưng của thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đạihội đề ra chủ trương đổi mới cơ chếquản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế kếhoạch tập trung quan liêu, bao cấp,xây dựng cơ chế quản lý kinh tế mới“lấy kế hoạch hóa làm trung tâm”,“tính kế hoạch là đặc trưng số mộtcủa cơ chế quản lý kinh tế mới”; đồngthời “sử dụng đúng đắn quan hệ hànghóa - tiền tệ là đặc trưng thứ hai củacơ chế mới về quản lý”, “đòi hỏi sảnxuất phải gắn với thị trường, mọi

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA l PGS, TS NGuyễN VăN Thạo

Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

4 SỐ 67 (201) - 2019

hoạt động kinh tế phải so sánh chiphí với hiệu quả”2, “mở rộng giao lưuhàng hóa, xóa bỏ tình trạng ngănsông, cấm chợ, chia cắt thị trườngtheo địa giới hành chính”, “thi hànhchính sách một giá, đó là giá kinhdoanh thương nghiệp”3.

Đại hội VII của Đảng (1991) đãhình thành quan điểm về phát triểnnền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần theo định hướng xã hội chủnghĩa. Đại hội xác định “Tiếp tục xâydựng nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần và đổi mới cơ chế quảnlý kinh tế”4, khẳng định “phát huy thếmạnh của các thành phần kinh tế,vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, bổ sungcho nhau trong nền kinh tế quốc dânthống nhất”5, “cơ chế vận hành nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phầntheo định hướng xã hội chủ nghĩa làcơ chế thị trường có sự quản lý củanhà nước bằng pháp luật, kế hoạch,chính sách và các công cụ khác”6.Trong cơ chế đó, “thị trường có vaitrò trực tiếp hướng dẫn các đơn vịkinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt độngvà phương thức sản xuất kinh doanhcó hiệu quả”7. Đại hội còn chủ trương“từng bước hình thành và mở rộng

đồng bộ các thị trường hàng tiêudùng, tư liệu sản xuất, dịch vụ, thịtrường vốn và tiền tệ, thị trườngngoại hối, thị trường sức lao động...xây dựng thí điểm thị trường chứngkhoán khi có điều kiện”8. Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hộiXI thông qua xác định “Phát triểnnền kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần theo định hướng xã hội chủnghĩa, vận hành theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của nhà nước.Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thểngày càng trở thành nền tảng của nềnkinh tế quốc dân. ực hiện nhiềuhình thức phân phối, lấy phân phốitheo kết quả lao động và hiệu quảkinh tế là chủ yếu”9.

Đại hội VIII của Đảng (1996) tiếptục khẳng định chủ trương “pháttriển nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần, vận hành theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa”10

và khẳng định “sản xuất hàng hóakhông đối lập với chủ nghĩa xã hộimà là thành tựu phát triển của nềnvăn minh nhân loại, tồn tại kháchquan, cần thiết cho công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội”11. Đại hội chủtrương đổi mới kinh tế nhà nước vàkinh tế hợp tác xã, thực hiện “cổ phầnhóa doanh nghiệp nhà nước để huyđộng thêm vốn, tạo thêm động lựcthúc đẩy doanh nghiệp làm ăn cóhiệu quả”, “phát triển kinh tế hợp tácvới nhiều hình thức đa dạng, từ thấpđến cao..., tổ chức thêm cơ sở đónggóp cổ phần và sự tham gia lao độngtrực tiếp của xã viên, phân phối theokết quả lao động và theo cổ phần”12.ị trường được xác định “vừa là căncứ, vừa là đối tượng của kế hoạch”; kếhoạch được xác định “chủ yếu mangtính định hướng”13. Vai trò của nhànước và quan hệ phân phối được thểhiện rõ và đầy đủ hơn: “Nhà nướcquản lý thị trường bằng pháp luật, kếhoạch, cơ chế, chính sách, các côngcụ đòn bẩy kinh tế và bằng nguồn lựccủa khu vực kinh tế nhà nước”14,“thực hiện nhiều hình thức phânphối, lấy phân phối theo kết quả laođộng và hiệu quả kinh tế là chủ yếu,đồng thời phân phối dựa trên mứcđóng góp của các nguồn lực khác vàphân phối thông qua quỹ phúc lợi xãhội”15. Cùng với việc tiếp tục pháttriển đồng bộ các loại thị trường, Đại

hội còn chủ trương “xây dựng mộtnền kinh tế mở, hội nhập với khu vựcvà thế giới”16, “thị trường trong nướcgắn với thị trường thế giới”17.

Đại hội IX của Đảng (2001) lần đầutiên xác định “nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần vận hành theo cơchế thị trường có sự quản lý của nhànước theo định hướng xã hội chủnghĩa chính là nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa”18 và “đólà mô hình kinh tế tổng quát của nướcta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội”19. Đại hội xác định “mục đíchcủa nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa là phát triểnlực lượng sản xuất, phát triển kinh tếđể xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuậtcủa chủ nghĩa xã hội, nâng cao đờisống nhân dân”20, “phát huy cao độnội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lựcbên ngoài và chủ động hội nhập kinhtế quốc tế để phát triển nhanh, hiệuquả, bền vững; tăng trưởng kinh tếgắn liền với phát triển văn hóa, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảovệ môi trường thiên nhiên; kết hợpphát triển kinh tế - xã hội với tăngcường quốc phòng, an ninh”21; và chủtrương “sử dụng cơ chế thị trường, áp

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

5SỐ 67 (201) - 2019

dụng các hình thức kinh tế và phươngpháp quản lý của kinh tế thị trường đểkích thích sản xuất, giải phóng sức sảnxuất, phát huy mặt tích cực, hạn chếvà khắc phục mặt tiêu cực của cơ chếthị trường”22.

Đại hội X của Đảng (2006) nêu rõphát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa là để“thực hiện mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh”23. Đại hội khẳng định“Quyền sở hữu tài sản và quyền tự dokinh doanh được pháp luật bảo hộ”,mọi công dân có quyền bình đẳngtrong đầu tư kinh doanh, tiếp cận cơhội, nguồn lực kinh doanh”24 và lầnđầu tiên xác định “kinh tế tư nhân cóvai trò quan trọng, là một trongnhững động lực của nền kinh tế.Doanh nghiệp cổ phần ngày càngphát triển, trở thành hình thức tổchức kinh tế phổ biến, thúc đẩy xãhội hóa sản xuất kinh doanh và sởhữu”25. Để nâng cao hiệu lực quản lýcủa nhà nước, Đại hôi yêu cầu “Táchchức năng quản lý hành chính nhànước khỏi chức năng quản lý kinhdoanh của doanh nghiệp, xóa bỏ“chế độ chủ quản”; tách hệ thống cơ

quan hành chính công khỏi hệ thốngcơ quan sự nghiệp”26...

Đại hội XI của Đảng (2011) xácđịnh hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩalà một trong ba đột phá chiến lược đểphát triển đất nước. Đại hội chỉ rõnền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa “là một hình thức kinhtế thị trường vừa tuân theo nhữngquy luật của kinh tế thị trường, vừadựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chiphối bởi các nguyên tắc và bản chấtcủa chủ nghĩa xã hội”27 và yêu cầu“hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường đồng bộ và hiện đại”28. Đốivới kinh tế tư nhân, Đại hội chủtrương “Tạo điều kiện hình thànhmột số tập đoàn kinh tế tư nhân vàtư nhân góp vốn vào các tập đoànkinh tế nhà nước”29. Về hội nhậpkinh tế quốc tế, Đại hội chủ trương“Chủ động, tích cực hội nhập quốctế, đồng thời giữ vững, tăng cườngtính độc lập, tự chủ của nền kinhtế”30. Tiếp tục đổi mới quản lý nhànước về kinh tế, Đại hội yêu cầu“Phân định rõ hơn chức năng quảnlý kinh tế của nhà nước và chức năngcủa tổ chức kinh doanh vốn và tài

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

6 SỐ 67 (201) - 2019

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

7SỐ 67 (201) - 2019

sản của nhà nước”31, “nghiên cứuhình thành các tổ chức quản lý đầutư, kinh doanh có hiệu quả cácnguồn vốn, tài sản của nhà nước,khắc phục tình trạng bộ máy quản lýhành chính tham gia trực tiếp vàocác hoạt động kinh doanh thông quacác mệnh lệnh hành chính”32. Đạihội đã đưa vào Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triểnnăm 2011) quan điểm “phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa” và xác định đây là mộttrong tám phương hướng cơ bản củathời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộiở Việt Nam.

Tổng kết 30 năm đổi mới đất nước,Đại hội XII của Đảng thể hiện nhữngnhận thức mới nhất, đầy đủ nhất(cho đến hiện nay) về nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa.Đại hội xác định nền kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa Việt Nam“là nền kinh tế vận hành đầy đủ,đồng bộ theo các quy luật của kinhtế thị trường, đồng thời bảo đảmđịnh hướng xã hội chủ nghĩa phùhợp với từng giai đoạn phát triển củađất nước, là nền kinh tế thị trường

hiện đại và hội nhập quốc tế, có sựquản lý của Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa do Đảng Cộng sảnViệt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêudân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”33; “trong đó, kinh tếnhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tếtư nhân là một động lực quan trọngcủa nền kinh tế. ị trường đóng vaitrò chủ yếu trong huy động và phânbổ có hiệu quả các nguồn lực pháttriển, là động lực chủ yếu để giảiphóng sức sản xuất; các nguồn lựcnhà nước được phân bổ theo chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch phù hợpvới cơ chế thị trường”34. Đại hội yêucầu “Hoàn thiện thể chế bảo vệ nhàđầu tư, quyền sở hữu, quyền tài sản;hoàn thiện pháp luật phá sản doanhnghiệp theo cơ chế thị trường”35; đổimới tổ chức, quản lý doanh nghiệpnhà nước phù hợp với chuẩn mựcquốc tế; chủ động lựa chọn dự án đầutư nước ngoài có công nghệ hiện đại,liên kết với doanh nghiệp trongnước, có vị trí trong chuỗi giá trị toàncầu; phát triển đồng bộ các yếu tố thịtrường và các loại thị trường, “thựchiện nhất quán cơ chế giá thị trường”,“không lồng ghép các chính sách xã

hội trong giá”36, thực hiện cơ chế đấuthầu, đấu giá, thẩm định giá; “táchchức năng chủ sở hữu tài sản, vốncủa nhà nước và chứcnăng quản lý nhànước. Xóa bỏ chứcnăng đại diện chủ sởhữu nhà nước của cácbộ, ủy ban nhân dânđối với vốn, tài sảnnhà nước tại doanhnghiệp. ành lập mộtcơ quan chuyên tráchlàm đại diện chủ sởhữu đối với doanhnghiệp nhà nước”37...

Tổng hợp lại: Tronghơn 30 năm đổi mới,nhận thức, quan điểm,chủ trương của Đảng,Nhà nước ta về nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ViệtNam đã từng bước hình thành, đượcbổ sung, phát triển ngày càng hoànthiện, phù hợp với quy luật kháchquan, thực tiễn của đất nước và xuhướng chung của thế giới, của thờiđại. Cụ thể là:

- Nhận thức chung về kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ nhận thức, quan điểm phủ nhậnkinh tế thị trường, xem kinh tế thịtrường là đặc trưng riêng có của chủ

nghĩa tư sản, đối lậpkinh tế thị trường vớichủ nghĩa xã hội, Đảngđã từng bước thừa nhậnsự tồn tại khách quan,tất yếu, cần thiết củakinh tế thị trường trongthời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội ở nước ta.Quá trình này kéo dài15 năm, từ Đại hội VIđến Đại hội IX củaĐảng, đi từ thừa nhận,cho phép tồn tại, pháttriển nhiều hình thức sởhữu, nhiều thành phầnkinh tế đến thừa nhận

phát triển nền kinh tế hàng hóa; từxác định đó là nền kinh tế hàng hóacó kế hoạch; kế hoạch là “tính thứnhất”, hàng hóa là “tính thứ hai” củanền kinh tế, tới xác định đó là nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phầnvận hành theo cơ chế thị trường cósự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa; thừa nhậncơ chế thị trường, nhưng chưa thừa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

8 SỐ 67 (201) - 2019

Trong hơn 30 năm đổimới, nhận thức, quanđiểm, chủ trương củaĐảng, Nhà nước ta vềnền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủnghĩa Việt Nam đãtừng bước hình thành,được bổ sung, pháttriển ngày càng hoànthiện, phù hợp với quyluật khách quan, thựctiễn của đất nước vàxu hướng chung củathế giới, của thời đại.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

9SỐ 67 (201) - 2019

nhận kinh tế thị trường. Chỉ đến Đạihội IX của Đảng (năm 2001), 15 nămsau khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới,Đảng mới xác định nền kinh tế nướcta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội là nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, cho rằngkinh tế thị trường là sản phẩm chungcủa văn minh nhân loại; trong thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở mộtnước nghèo, kinh tế kém phát triển,chưa qua giai đoạn phát triển tư bảnchủ nghĩa như nước ta, nhất địnhphải phát triển nền kinh tế thịtrường, sử dụng kinh tế thị trường đểxây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật củachủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩađược Đảng xác định là mô hình kinhtế tổng quát ở nước ta trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Những đặc trưng của nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa cũng được nhận thức ngàycàng rõ, được bổ sung, phát triểnngày càng hoàn thiện qua các nhiệmkỳ Đại hội Đảng. Đại hội XII củaĐảng thể hiện rõ, đầy đủ nhất (đếnthời điểm hiện nay) quan điểm củaĐảng ta về nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó lànền kinh tế thị trường hiện đại, hộinhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồngbộ theo các quy luật của kinh tế thịtrường; đồng thời, có sự quản lý củaNhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo,bảo đảm định hướng xã hội chủnghĩa phù hợp với từng giai đoạnphát triển của đất nước, nhằm mụctiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh”.

- Nhận thức về vai trò và chủ trươngphát triển đa dạng các hình thức sởhữu, các thành phần kinh tế trong nềnkinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa. Từ chỗ thừa nhận, chophép tồn tại, phát triển hai hình thứcsở hữu toàn dân (nhà nước) và tậpthể về tư liệu sản xuất, hai thành phầnkinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tếtập thể, Đảng đã thừa nhận sự tồn tại,khuyến khích phát triển nhiều hìnhthức sở hữu, nhiều thành phần kinhtế trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Quyền sởhữu, quyền tài sản, quyền tự do kinhdoanh được bảo vệ. Các hình thức sởhữu, các thành phần kinh tế đượckhẳng định tồn tại lâu dài, là yêu cầu

khách quan, tất yếu, là đặc trưng củanền kinh tế trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tếđều tự chủ, hợp tác, cạnh tranh bìnhđẳng theo pháp luật.

Đối với kinh tế tư nhân, từ chủtrương phát triển kinh tế hộ gia đìnhtrong nông nghiệp, Đảng ta thừanhận sự tồn tại lâu dài, khuyến khíchphát triển kinh tế tư nhân trong cáclĩnh vực, các ngành kinh tế, rồi đi tớixác định kinh tế tư nhân có vai tròquan trọng, là một động lực của nềnkinh tế. Hiện nay, kinh tế tư nhânđược xác định là một động lực quantrọng của nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Doanhnghiệp tư nhân được kinh doanh ởmọi ngành, lĩnh vực mà pháp luậtkhông cấm. Nhà nước tạo điều kiện,khuyến khích hình thành, phát triểncác tập đoàn kinh tế tư nhân và tưnhân góp vốn, mua cổ phần của cáctập đoàn kinh tế nhà nước. Cùng vớiphát triển kinh tế tư nhân trongnước, Đảng chủ trương thu hút mạnhđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thuhút vốn, công nghệ, phương phápquản lý hiện đại, mở rộng thị trường

xuất, nhập khẩu để phát triển kinh tế.Trong những năm gần đây, việc thuhút đầu tư nước ngoài yêu cầu phảiđược chọn lọc, ưu tiên thu hút nhữngdự án đầu tư có trình độ công nghệcao, thân thiện với môi trường, cóliên kết, chuyển giao công nghệ chodoanh nghiệp trong nước, tạo cơ hộicho doanh nghiệp trong nước thamgia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.

Kinh tế nhà nước được xác định cóvai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tậpthể từng bước trở thành nền tảng củanền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa; đồng thời, Đảng yêucầu phải tăng cường quản lý tài sảncông, các nguồn lực nhà nước (đấtđai, tài nguyên, vốn nhà nước); cơ cấulại, nâng cao hiệu quả đầu tư công vàđẩy mạnh sắp xếp lại, đổi mới, nângcao hiệu quả các doanh nghiệp nhànước. Doanh nghiệp nhà nước đượcyêu cầu sắp xếp lại, đổi mới bằng việccho giải thể, phá sản, bán lại tài sảnđối với các doanh nghiệp làm ăn thualỗ, ở những lĩnh vực không cần thiếtphải có doanh nghiệp nhà nước;thoái vốn khỏi những ngành, lĩnhvực có hiệu quả thấp, không phải làlĩnh vực kinh doanh chính của doanh

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

10 SỐ 67 (201) - 2019

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

11SỐ 67 (201) - 2019

nghiệp; chuyển doanh nghiệp nhànước thành các công ty trách nhiệmhữu hạn và nhất là đẩy mạnh cổ phầnhóa để trở thành các công ty cổ phầncó vốn nhà nước. Doanh nghiệp nhànước, nhất là các tập đoàn, tổng côngty nhà nước, trong những năm gầnđây, được cơ cấu lại, định hướng tậptrung vào các ngành, lĩnh vực thenchốt, thiết yếu, những địa bàn quantrọng và quốc phòng, an ninh. Tổchức bộ máy và phương thức quản lý,quản trị doanh nghiệp được đổi mớiphù hợp với cơ chế thị trường, cácthông lệ, chuẩn mực quốc tế. Táchbạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanhvà nhiệm vụ chính trị công ích.

Đối với các tổ chức kinh tế tập thể,kinh tế hợp tác, Đảng chủ trương đổimới cả về tổ chức và phương thứchoạt động phù hợp với cơ chế thịtrường. Các hợp tác xã phải hìnhthành trên cơ sở liên kết tự nguyệncủa các thành viên, làm chức năngcung cấp dịch vụ cho các thành viên,hỗ trợ cho các thành viên trong vayvốn, ứng dụng tiến bộ khoa học -công nghệ, tiêu thụ sản phẩm... đểgiảm chi phí, nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh

doanh. Đối với các đơn vị sự nghiệpcông, Đảng chủ trương đổi mới tổchức và cơ chế hoạt động, chuyểnsang cơ chế tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế,về tài chính và thực hiện xã hội hóalĩnh vực dịch vụ công, thu hút cácthành phần kinh tế tham gia vào lĩnhvực này.

- Nhận thức về phát triển đồng bộcác yếu tố thị trường và các loại thịtrường. Từ chỗ tất cả giá cả sản phẩmhàng hóa mua bán, lưu thông đều doNhà nước quyết định, khi chuyểnsang phát triển kinh tế hàng hóa, banđầu, Đảng chủ trương thực hiện cơchế hai giá, một giá vẫn do Nhà nướcquyết định (đối với một số hàng hóacó ảnh hưởng, tác động lớn đến sảnxuất và đời sống nhân dân) và mộtgiá do người sản xuất, kinh doanhquyết định (đối với các hàng hóa dohọ sản xuất kinh doanh). Sau đó,cùng với phát triển kinh tế thị trường,giá cả cũng được chuyển sang thựchiện theo cơ chế thị trường đối vớihầu hết các hàng hóa, chỉ trừ một sốhàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độcquyền nhà nước (điện, xăng dầu,...)và dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

12 SỐ 67 (201) - 2019

dục. Các quyền tự do kinh doanh, tựdo lưu thông hàng hóa, cạnh tranhbình đẳng giữa các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế đượcthực hiện. Cơ chế đấu thầu, đấu giá,thẩm định giá được mở rộng. Phạmvi giá cả hàng hóa do nhà nước quyđịnh ngày càng thu hẹp. Các tổ chứcsự nghiệp công lập được chuyển sangcơ chế tự chủ và việc cung cấp cácdịch vụ công được xã hội hóa; giá cácdịch vụ xã hội cơ bản, như y tế, giáodục cũng từng bước chuyển sang cơchế thị trường, không lồng ghép cácchính sách xã hội trong giá; chuyểntừ cơ chế cấp phát sang cơ chế đặthàng, từ hỗ trợ cho đơn vị cung cấpdịch vụ sang hỗ trợ trực tiếp cho đốitượng hưởng thụ.

Đảng chủ trương phát triển đồngbộ, theo hướng hiện đại, vận hànhthông suốt các loại thị trường. Pháttriển thị trường hàng hóa, dịch vụ đadạng, theo các phương thực giaodịch, mua bán ngày càng hiện đại(sàn giao dịch, siêu thị, thương mạiđiện tử), bảo vệ lợi ích của người tiêudùng, nhất là về giá cả, chất lượnghàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm,các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng sau

bán hàng; bảo vệ thị trường trongnước, không để nước ngoài thâu tóm.Phát triển thị trường tài chính đồngbộ, có cơ cấu hoàn chỉnh, cả thịtrường tài chính, thị trường tiền tệ,thị trường chứng khoán, thị trườngcổ phiếu, trái phiếu, các công cụ tàichính phái sinh, thị trường cho thuêtài sản, mua bán nợ, thị trường cácdịch vụ kế toán, kiểm toán, thẩmđịnh giá, tư vấn thuế... Cơ cấu lại thịtrường tài chính, bảo đảm lành mạnhhóa hệ thống tài chính, tiền tệ, ổnđịnh kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầuvốn cho nền kinh tế. Phát triển thịtrường bất động sản, bao gồm quyềnsử dụng đất và bất động sản gắn liềnvới đất, làm cho đất đai trở thànhnguồn vốn quan trọng cho phát triển;yêu cầu việc phân bổ và sử dụng đấtđai phải theo quy hoạch, kế hoạch,thông qua đấu thầu, đấu giá cạnhtranh để sử dụng tiết kiệm, có hiệuquả. Phát triển thị trường sức laođộng; thực hiện rộng rãi chế độ hợpđồng lao động; đa dạng hóa các hìnhthức giao dịch việc làm, phát triển hệthống thông tin về thị trường laođộng, bảo đảm quyền lợi của cảngười lao động và sử dụng lao động;

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

13SỐ 67 (201) - 2019

hoàn thiện chính sách tiền công, tiềnlương, bảo hiểm, các thiết chế hòagiải, giải quyết tranh chấp lao động.Phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thịtrường khoa học - công nghệ.Chuyển các tổ chức nghiên cứu vàphát triển công nghệ sang cơ chế tựchủ; có chính sách hỗ trợ để khuyếnkhích các tổ chức, cá nhân, nhất làdoanh nghiệp, đầu tư nghiên cứu,phát triển, chuyển giao công nghệ,ứng dụng tiến bộ khoa học - côngnghệ vào sản xuất kinh doanh. Xâydựng cơ sở dữ liệu quốc gia về côngnghệ. Tăng cường thông tin về cácsản phẩm khoa học công nghệ; thànhlập các tổ chức tư vấn, thẩm định, xácđịnh giá trị để các sản phẩm khoa họccông nghệ được mua bán thuận lợitrên thị trường, gắn với bảo vệ quyềnsở hữu trí tuệ.

- Nhận thức về mối quan hệ giữaNhà nước, thị trường và xã hội trongnền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa. Từ chỗ không đượcthừa nhận, rồi được xem chỉ là yếu tốhỗ trợ cho kế hoạch, vai trò, chứcnăng của thị trường được nhận thứcngày càng đầy đủ; thị trường đượcxác định đóng vai trò chủ yếu trong

huy động và phân bổ các nguồn lực,xác định giá cả, điều tiết hoạt độngcủa doanh nghiệp, lưu thông củahàng hóa, là động lực chủ yếu để giảiphóng sức sản xuất; các nguồn lựccủa Nhà nước được phân bổ theochiến lược, quy hoạch, kế hoạch,đồng thời phải phù hợp với cơ chế thịtrường. Từ chỗ Nhà nước làm tất cả,vừa quản lý kinh tế nhà nước, vừatrực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh,nhận thức về vai trò, chức năng củaNhà nước từng bước được đổi mới,yêu cầu phát triển nền kinh tế thịtrường là xây dựng và hoàn thiện thểchế kinh tế, tạo môi trường thuận lợi,công khai, minh bạch, thông thoáng,cạnh tranh bình đẳng, cho doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tếđầu tư, phát triển; sử dụng các côngcụ luật pháp, chính sách, chiến lược,quy hoạch, kế hoạch và các nguồn lựccủa nhà nước để ổn định kinh tế vĩmô, định hướng và điều tiết kinh tế,thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảovệ tài nguyên môi trường; phát triểncác lĩnh vực văn hóa, xã hội; củng cốquốc phòng, an ninh, mở rộng đốingoại. Quản lý kinh tế của Nhà nướctách khỏi quản lý sản xuất kinh

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

14 SỐ 67 (201) - 2019

doanh của doanh nghiệp. Quản lýkinh tế của Nhà nước tôn trọng, tạođiều kiện cho cơ chế thị trường hoạtđộng, đồng thời hạn chế những tiêucực của nó. Cùng với nhận thức vàgiải quyết mối quan hệ Nhà nước vàthị trường, vai trò của chủ thể xã hộiđược coi trọng. Quyền làm chủ củanhân dân, vai trò giám sát, phản biệnxã hội của Mặt trận Tổ quốc, cácđoàn thể chính trị - xã hội đối với lĩnhvực kinh tế được luật pháp quy định;mở rộng thu thập ý kiến đánh giá củanhân dân, các tổ chức chính trị - xãhội, xã hội - nghề nghiệp đối với việcthực hiện đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách pháp luật của Nhànước. Mối quan hệ giữa Nhà nước,thị trường và xã hội được nhận thức,xử lý ngày càng phù hợp hơn với yêucầu của các nền kinh tế thị trườnghiện đại trên thế giới.

- Nhận thức về hội nhập kinh tếquốc tế. Nhận thức của Đảng đã pháttriển từ mở rộng quan hệ kinh tếquốc tế tới chủ động, tích cực hộinhập kinh tế quốc tế; từ đẩy mạnhcác hoạt động xuất nhập khẩu, thuhút đầu tư nước ngoài tới ký kết cáchiệp định thương mại, đầu tư song

phương, đa phương, tham gia vào cáctổ chức kinh tế quốc tế; đa dạng hóa,đa phương hóa quan hệ kinh tế quốctế, tránh lệ thuộc vào một thị trường,một đối tác cụ thể; kết hợp hiệu quảngoại lực và nội lực; nâng cao nănglực cạnh tranh quốc gia, tiềm lực củacác doanh nghiệp trong nước; gắnhội nhập quốc tế với xây dựng nềnkinh tế độc lập, tự chủ. Hệ thống luậtpháp, chính sách được sửa đổi, bổsung để phù hợp với đòi hỏi và thựcthi có hiệu quả các cam kết quốc tế,tận dụng các cơ hội, phòng ngừa,giảm thiểu các tác động tiêu cực từbên ngoài, xử lý các tranh chấp quốctế về thương mại, đầu tư; đồng thờitích cực tham gia vào xây dựng cácquy tắc thương mại, đầu tư quốc tế.

- Nhận thức về định hướng xã hộichủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.Định hướng xã hội chủ nghĩa là yêucầu được Đảng đặt ra ngay từ khi xácđịnh nền kinh tế nước ta là nền kinhtế hàng hóa nhiều thành phần (Đạihội VII) và nền kinh tế thị trường(Đại hội IX). Tuy nhiên, nhận thứcvề những yếu tố bảo đảm địnhhướng xã hội chủ nghĩa cũng chỉđược hoàn thiện từng bước. Đến

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

15SỐ 67 (201) - 2019

hiện nay (Đại hội XII), những yếu tốbảo đảm định hướng xã hội chủnghĩa của nền kinh tế thị trường là:có sự quản lý của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa do ĐảngCộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằmmục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dânchủ, công bằng, văn minh”; kinh tếnhà nước giữ vai trò chủ đạo, doanhnghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt,là một lực lượng vật chất quan trọngcủa kinh tế nhà nước; kinh tế nhànước cùng với kinh tế tập thể ngàycàng trở thành nền tảng của nềnkinh tế; thực hiện phân phối chủ yếutheo kết quả lao động, hiệu quả kinhtế, đồng thời theo mức đóng góp vốncùng các nguồn lực khác và phânphối thông qua hệ thống an sinh xãhội, phúc lợi xã hội. Gắn kết chặt chẽphát triển kinh tế với phát triển vănhóa, xã hội, bảo vệ môi trường, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội;khuyến khích làm giàu hợp pháp điđôi với xóa đói, giảm nghèo; pháthuy vai trò làm chủ của nhân dântrong phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhận thức về yêu cầu nâng caonăng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực,hiệu quả quản lý của Nhà nước với

nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa. Đảng cần phải nângcao năng lực hoạch định đường lối,chủ trương phát triển kinh tế - xã hội;đẩy mạnh, nâng cao chất lượng côngtác tuyên truyền, vận động, tạo sựđồng thuận trong Đảng và trong xãhội để thực hiện thắng lợi chủ trương,đường lối của Đảng; tăng cường lãnhđạo việc thể chế hóa, tổ chức thựchiện và kiểm tra, giám sát việc thựchiện; đào tạo, bồi dưỡng, bố trí độingũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tronglĩnh vực kinh tế; kiên quyết đấu tranhđẩy lùi tham nhũng, suy thoái tưtưởng chính trị, đạo đức, lối sốngtrong đội ngũ cán bộ, công chức. Nhànước cần phải thể chế hóa và thựchiện có hiệu quả chủ trương, đườnglối phát triển kinh tế của Đảng. Nângcao chất lượng ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật, xây dựng vàhoàn thiện thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, cácchiến lược, quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế; giữ vững ổn định kinhtế vĩ mô, phân bổ và sử dụng có hiệuquả các nguồn lực kinh tế của Nhànước. Đổi mới phương thức quản lýcủa Nhà nước phù hợp với nền kinh

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

16 SỐ 67 (201) - 2019

tế thị trường. Đổi mới, cơ cấu lại tổchức bộ máy và đội ngũ cán bộ, côngchức nhà nước theo hướng tinh gọn,hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ chứcnăng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tráchnhiệm; đẩy mạnh cải cách hànhchính, phát huy dân chủ đi đôi vớităng cường kỷ luật, kỷ cương. Đẩy

mạnh cải cách tư pháp. Nâng caonăng lực, hiệu quả giải quyết tranhchấp dân sự, kinh doanh, đầu tư,thương mại. Xử lý nghiêm các viphạm pháp luật về kinh tế. Bảo đảman ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạomôi trường thuận lợi cho phát triểnkinh tế n

1, 2, 3 Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Hà Nội, NxbCTQG, 2005, tr.44, 65, 71, 73.4, 5, 6, 7 Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Hà Nội, NxbCTQG, 2005, tr.273, 274.8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII,VIII, IX), Hà Nội, Nxb CTQG, 2005, tr.276, 317, 468, 481, 479, 480, 482, 477, 470, 481,635, 637, 636, 638, 636-637.23, 24, 25, 26 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Hà Nội, Nxb CTQG, 2006,tr.77, 86, 83, 79.27, 28, 29, 30 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội, Nxb CTQG, 2011,tr.205, 107, 209, 205.31, 32 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội, Nxb CTQG, 2011,tr.215, 207.33, 34, 35, 36, 37 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội, VPTW, 2016,tr.102, 103, 105, 106, 109.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

17SỐ 67 (201) - 2019

I. Sự pháT TrIểN NhậN ThứC CủaĐảNg về ChíNh SáCh xã hộI,ChíNh SáCh vớI CáC gIaI Cấp,TầNg lớp dâN Cư và xây dựNgCộNg ĐồNg xã hộI

Đại hội lần thứ VI của Đảng thểhiện bước ngoặt trong đổi mới tư duycủa Đảng về chính sách xã hội, đã đặtđúng vị trí, tầm quan trọng của chínhsách xã hội trong phát triển đất nước.Chính sách xã hội được coi là một bộphận quan trọng trong hệ thốngchính sách của Đảng và Nhà nước, làđộng lực to lớn, phát huy tính năngđộng, sáng tạo của nhân dân trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nghị quyết Đại hội khẳng định:“Chính sách xã hội bao trùm mọi mặtcủa cuộc sống con người: điều kiện laođộng và sinh hoạt, giáo dục và vănhoá, quan hệ gia đình, quan hệ giaicấp, quan hệ dân tộc... thể hiện đầy đủ

trong thực tế quan điểm của Đảng vàNhà nước về sự thống nhất giữa chínhsách kinh tế và chính sách xã hội”1. Từnhận thức: “Trình độ phát triển kinhtế là điều kiện vật chất để thực hiệnchính sách xã hội, nhưng những mụctiêu xã hội lại là mục đích của cáchoạt động kinh tế”, Đại hội VI củaĐảng đã nhấn mạnh: “Cần có chínhsách xã hội cơ bản, lâu dài và xác địnhnhững nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp vớiyêu cầu, khả năng trong chặng đườngđầu tiên. Đó là một bước tiến mớitrong nhận thức về chính sách xã hộicủa Đảng”2.

Từ chính sách xã hội chung đó, Đạihội đề cập tới chính sách đối với cácgiai cấp, tầng lớp dân cư trong cộngđồng xã hội, đã nhấn mạnh: “quanđiểm đúng đắn và thống nhất, kèmtheo những chính sách, biện pháp hiệuquả xây dựng toàn diện giai cấp công

CHíNH sÁCH xã HộI Của ĐảNg CộNg sảN VIệT Nam

TRoNG NHữNG Năm ĐổI mỚIl PGS, TS Phạm VăN LiNh

Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

18 SỐ 67 (201) - 2019

nhân, giai cấp nông dân tập thể vàtầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa, làmcho nền tảng chính trị - xã hội của xãhội mới ngày càng vững chắc, ưu thếcủa lực lượng xã hội chủ nghĩa trongcuộc đấu tranh giữa hai con đườngngày càng được phát huy mạnh mẽ.Tiến hành điều tra cơ bản, nắm chắccơ cấu giai cấp và xã hội của cả nướcvà từng địa phương sau hơn mườinăm cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xãhội, phát hiện những vấn đề cần đượcgiải quyết về mặt chính sách giai cấp”3.

Đến Đại hội VII, Đảng ta tiếp tụckhẳng định vị trí, vai trò của chínhsách xã hội, trong đó nổi bật quanđiểm về sự thống nhất giữa mục tiêucủa chính sách kinh tế và chính sáchxã hội - tất cả vì con người. Đại hộinhấn mạnh: “Huy động mọi khả năngcủa Nhà nước và của nhân dân, trungương và địa phương để cùng nhau giảiquyết các vấn đề của chính sách xã hội.Xây dựng các quỹ bảo hiểm xã hội củanhân dân trong tất cả các thành phầnkinh tế...”4 và “cải cách chế độ tiềnlương cho đủ tái sản xuất sức lao động,tiền tệ hóa lương,... gắn cải cách tiềnlương với chỉnh đốn bộ máy tổ chức vàgiảm biên chế. Chăm sóc những người

có công với nước,... đặc biệt chú trọngvùng núi biên giới và đồng bào các dântộc thiểu số”5.

Đến Đại hội VIII, Đảng ta khẳngđịnh: “Tăng trưởng kinh tế phải gắnvới tiến bộ và công bằng xã hội ngaytrong từng bước và trong suốt quátrình phát triển” và “Các vấn đề chínhsách xã hội đều phải giải quyết theotinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vaitrò nòng cốt, đồng thời động viên mỗingười dân, các doanh nghiệp, các tổchức trong xã hội, các cá nhân và tổchức nước ngoài cùng tham gia giảiquyết những vấn đề xã hội”6. Sự pháttriển nhận thức thể hiện ở các nhiệmvụ trước mắt về chính sách xã hội, đólà: Tập trung sức tạo việc làm; thựchiện xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đápnghĩa, bảo hiểm xã hội và các hoạtđộng nhân đạo, từ thiện; chăm sócbảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chấtcủa nhân dân; đẩy mạnh công tácdân số - kế hoạch hóa gia đình; đẩylùi tệ nạn xã hội...

Xuyên suốt các kỳ Đại hội IX, X,XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí,vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu của chínhsách xã hội, trong đó, đặc biệt nhấnmạnh tới vấn đề công bằng trong các

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

19SỐ 67 (201) - 2019

chính sách xã hội. Văn kiện Đại hộiIX nêu rõ: “ực hiện các chính sáchxã hội hướng vào phát triển và lànhmạnh hóa xã hội, thực hiện công bằngtrong phân phối, tạo động lực mạnhmẽ trong phát triển sản xuất, tăngnăng xuất lao động, thực hiện bìnhđẳng trong các quan hệ xã hội, khuyếnkhích nhân dân làm giàu hợp pháp.Giải quyết việc làm là một chính sáchxã hội cơ bản”. Tiếp tục phát triểnnhận thức mới về chính sách xã hội,Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ “kết hợpcác mục tiêu kinh tế với các mục tiêuxã hội trong phạm vi cả nước, ở từnglĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộvà công bằng xã hội ngay trong từngbước và từng chính sách phát triển...Tập trung giải quyết những vấn đề xãhội bức xúc”7.

Đại hội XI tiếp tục khẳng định:“Chính sách xã hội đúng đắn, côngbằng vì con người là động lực mạnhmẽ phát huy mọi năng lực sáng tạocủa nhân dân trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm côngbằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩavụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lýphát triển kinh tế với phát triển vănhóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công

bằng xã hội ngay trong từng bước vàtừng chính sách; phát triển hài hòa đờisống vật chất và đời sống tinh thần”8.

Để thực hiện tốt mục tiêu côngbằng trong các chính sách xã hội,Đảng ta nhấn mạnh, chính sách xãhội phải phù hợp với từng đối tượng,từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội:“Tạo môi trường và điều kiện để mọilao động có việc làm và thu nhập tốthơn. Có chính sách tiền lương và chếđộ đãi ngộ tạo động lực để phát triển;điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội.Khuyến khích làm giàu hợp pháp điđôi với xóa nghèo bền vững; giảm dầntình trạng chênh lệch giàu - nghèo giữacác vùng, miền, các tầng lớp dân cư.Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội.ực hiện tốt chính sách đối với ngườivà gia đình có công với nước”9.

Đến Đại hội XII, quan điểm vềchính sách xã hội phù hợp với các giaicấp, tầng lớp và cộng đồng dân cưđược nhấn mạnh và nhận thức sâusắc hơn: “Xây dựng, thực hiện cácchính sách phù hợp với các giai tầngxã hội; giải quyết hài hòa các quan hệxã hội, ngăn chặn, giải quyết có hiệuquả những vấn đề xã hội bức xúc,những mâu thuẫn có thể dẫn đến

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

20 SỐ 67 (201) - 2019

xung đột xã hội... quan tâm thích đángđến các tầng lớp, bộ phận yếu thế trongxã hội, đồng bào các dân tộc thiểu sốở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, khắcphục xu hướng gia tăng phân hóa giàu- nghèo, bảo đảm sự phát triển xã hộiổn định và bền vững... Kịp thời kiểmsoát và xử lý các rủi ro, mâu thuẫn,xung đột xã hội..”10.

Ngoài các chủ trương chung vềchính sách xã hội đối với cộng đồngdân cư, Đảng ta cũng ban hành nhiềunghị quyết riêng để phát huy vai tròtích cực của mỗi giai cấp, tầng lớp. II.  KếT quả ĐạT ĐượC TroNgThựC hIệN ChíNh SáCh xã hộI 1. hệ thống văn bản pháp luật về cácchính sách xã hội ngày càng hoànthiện, đầy đủ

Nhà nước ta đã xây dựng hànhlang pháp lý, các cơ chế, pháp luật vềchính sách xã hội ngày càng được đầyđủ, hoàn thiện, từ Hiến pháp đến cácluật, văn bản dưới luật... tạo điều kiệnđể thực thi ngày càng hiệu quả vai trò,chức năng của các chính sách xã hội.Hiến pháp năm 1992 có nhiều quyđịnh về chính sách xã hội. Điều 56của Hiến pháp quy định: “Nhà nướcquy định thời gian lao động, chế độ,

tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độbảo hiểm xã hội đối với viên chức nhànước và những người làm công ănlương; khuyến khích phát triển cáchình thức bảo hiểm xã hội khác đối vớingười lao động”. Điều 39 nêu nhữngquy định về thực hiện bảo hiểm y tế,tạo điều kiện để mọi người dân đượcchăm sóc sức khỏe...

Các chính sách xã hội được thểhiện rõ trong các luật, bộ luật như:Bộ luật Lao động được Quốc hộithông qua ngày 23/6/1994 (sửa đổi,bổ sung năm 2002 và 2006, 2012) cócác chương quy định về bảo hiểm xãhội đối với người lao động; LuậtViệc làm năm 2013, Luật Giáo dụcnghề nghiệp năm 2014, Luật Bảohiểm xã hội năm 2014, Luật Antoàn, vệ sinh lao động năm 2015...Quốc hội xây dựng Luật Quan hệlao động và nhiều văn bản pháp luậtkhác về các vấn đề xã hội. Bên cạnhđó, các văn bản dưới luật như pháplệnh, nghị định của Chính phủ,quyết định của ủ tướng Chínhphủ cũng được ban hành làm chochính sách xã hội càng hoàn thiệnvà đạt nhiều kết quả như: Pháp lệnhvề danh hiệu vinh dự Nhà nước (Bà

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

21SỐ 67 (201) - 2019

mẹ Việt Nam anh hùng), Pháp lệnhưu đãi người có công...

Trong giai đoạn 1997 - 2013, Nhànước đã ban hành 146 văn bản chínhsách xã hội. Các luật và các văn bảnluật này đã làm cho chính sách xã hộitrở thành một hệ thống chính sáchchặt chẽ, đầy đủ, được bảo đảm bằngtính pháp lý, được thực hiện thốngnhất trong cả nước, góp phần tích cựctrong quản lý và hiện thực hóa mụctiêu của chính sách xã hội.2. Chính sách xã hội, chính sách đốivới các giai cấp, tầng lớp dân cư ngàycàng được mở rộng, phù hợp hơn vớitừng nhóm đối tượng

Cụ thể hóa các quan điểm, chủtrương của Đảng, Nhà nước ta đã banhành các chính sách riêng phù hợpvới từng đối tượng. Diện bao phủngày càng được mở rộng, phát huytích cực nguồn nhân lực quốc gia.

- Đối với giai cấp công nhânSau hơn 30 năm đổi mới, giai cấp

công nhân nước ta không ngừng lớnmạnh cả về số lượng và chất lượng, đadạng về cơ cấu, chất lượng được nânglên, đã hình thành ngày càng đôngđảo bộ phận công nhân trí thức; đangtiếp tục phát huy vai trò tiên phong

trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩaxã hội, lực lượng đi đầu trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, hội nhập kinh tế quốc tế.

eo số liệu thống kê, đến cuốinăm 2013, công nhân lao động làmviệc trực tiếp trong các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế ở nướcta là 11.565.900 người (chiếm 12,8%dân số, 21,7% lực lượng lao động xãhội). Trong đó, 70,2% có trình độtrung học phổ thông, 26,8% có trìnhđộ trung học cơ sở và 3,1% có trìnhđộ tiểu học. Công nhân có trình độtrung cấp chiếm 17,9%, cao đẳng6,6%, đại học chiếm 17,4%, được đàotạo tại doanh nghiệp chiếm 48%11.Đến năm 2015, lên tới 12.856.000người, chiếm 14,01% dân số và23,81% lực lượng lao động xã hội12.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của sựphát triển, giai cấp công nhân nước tacòn nhiều hạn chế, bất cập. “Sự pháttriển của giai cấp công nhân chưa đápứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấuvà trình độ học vấn, chuyên môn, kỹnăng nghề nghiệp...; thiếu nghiêmtrọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộquản lý giỏi, công nhân lành nghề; tácphong công nghiệp và kỷ luật lao

động còn nhiều hạn chế; đa phầncông nhân từ nông dân, chưa đượcđào tạo cơ bản và có hệ thống”13.

Mục tiêu về chính sách xã hội chogiai cấp công nhân được nêu rõ trongNghị quyết 20-NQ/TW: “Giải quyếtcó hiệu quả những vấn đề bức xúc,cấp bách của giai cấp công nhân, tạođược chuyển biến thật sự mạnh mẽvà rõ rệt trong việc nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần của công nhân (vềnhà ở tại các khu công nghiệp, tiềnlương và thu nhập, bảo hiểm xã hội,nơi sinh hoạt văn hoá, cơ sở nuôi dạytrẻ...) tương xứng với những thànhquả của công cuộc xây dựng, pháttriển đất nước và những đóng gópcủa giai cấp công nhân. Xây dựngquan hệ lao động hài hòa, ổn định,tiến bộ trong các loại hình doanhnghiệp. Có bước tiến về đào tạo, nângcao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹnăng nghề nghiệp đáp ứng kịp thờiyêu cầu phát triển đất nước, nhất lànhững ngành công nghiệp mới. Tăngnhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo; chútrọng đào tạo nghề cho công nhân từnông dân và nữ công nhân”.

Trong Luật Nhà ở năm 2014, các cơchế, chính sách phát triển nhà ở nói

chung và chính sách hỗ trợ nhà ở xãhội nói riêng đã được luật hóa, đã đưara các giải pháp toàn diện, đồng bộ,lâu dài để giải quyết một cách căn bảnnhu cầu nhà ở cho 8 nhóm đối tượngcó khó khăn về nhà ở, trong đó cócông nhân tại các KCN tập trung, bảođảm công khai, minh bạch, bìnhđẳng. Triển khai Luật Nhà ở năm2014, Chính phủ cũng đã ban hànhNghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày20/10/2015 về phát triển và quản lýnhà ở xã hội. Luật Nhà ở năm 2014và Nghị định 100/2015/NĐ-CP củaChính phủ đã có các quy định tạođiều kiện thuận lợi, thông thoáng chocác tổ chức, cá nhân thuộc các thànhphần kinh tế trong nước, nước ngoàivà các hộ gia đình, cá nhân tham giađầu tư phát triển các loại nhà ở xã hội,trong đó có các quy định rất ưu đãiđể phát triển nhà ở xã hội nói chungvà nhà ở xã hội cho công nhân KCNnói riêng.

ủ tướng Chính phủ đã phêduyệt Đề án “Đẩy mạnh các hoạtđộng học tập suốt đời trong côngnhân lao động tại các doanh nghiệpđến năm 2020”. eo đó, Bộ Tàichính và các bộ, ngành liên quan đã

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

22 SỐ 67 (201) - 2019

chuẩn bị kinh phí, các điều kiện cầnthiết để triển khai Đề án. Mục tiêu làđến năm 2020, vận động,  tạo điềukiện để 80% CN lao động tại các DNnói chung, 90% CN lao động tại cácDN trong các KCX-KCN, khu kinhtế được đào tạo nghề (đào tạo quatrường, lớp hoặc DN tự đào tạo); 50%CN lao động được đào tạo lại, 40%CN lao động có tay nghề cao. Vậnđộng, tạo điều kiện để 50% CN laođộng tại các DN nói chung, 60% CNlao động tại các DN trong các KCX-KCN, khu kinh tế được học tập, bồidưỡng về ngoại ngữ, tin học...

Chính sách bảo hiểm xã hộithường xuyên được sửa đổi đã tạođiều kiện bảo đảm hơn về an sinh xãhội cho công nhân. Luật BHXH năm2014 đã quy định mở rộng đối tượngtham gia BHXH bắt buộc, theo đó,từ ngày 1/1/2018, người lao độngtrong đó có công nhân, có hợp đồnglao động từ 1 đến dưới 3 tháng đượctham gia bảo hiểm xã hội bắt buộctheo quy định của Chính phủ, khắcphục tình trạng trốn đóng bảo hiểmcủa các doanh nghiệp và bảo đảmcho công nhân có được nguồn quỹan sinh.

Ngoài ra, việc ký thỏa ước laođộng tập thể, các chính sách về y tế,giáo dục, thể thao, điểm sinh hoạtvăn hóa ở các khu công nghiệp, khuchế xuất cũng đã góp phần cải thiệnđời sống vật chất, tinh thần, tái sảnxuất sức lao động, nâng cao trình độ,nhận thức chính trị cho giai cấp côngnhân - giai cấp tiên phong trong sựnghiệp đổi mới xây dựng đất nướchiện nay.

- Đối với giai cấp nông dânNông thôn nước ta hiện nay có

gần 70% dân số đang sinh sống, vớilực lượng lao động chiếm khoảng50% lực lượng lao động toàn xã hội,đến năm 2020, dự kiến khoảng 65%dân cư sinh sống tại khu vực nôngthôn và khoảng 40% lao động xã hội,năm 2018 cả nước đã có 42,4% số xãđạt nông thôn mới, đây luôn là địabàn chiến lược trong phát triển kinhtế - xã hội. ực hiện tốt chính sáchxã hội đối với nông dân, bảo đảm tiếnbộ và công bằng xã hội sẽ góp phầntăng trưởng và phát triển bền vữngđất nước. Cụ thể hóa các chủ trương,quan điểm của Đảng về nông dân,Nhà nước đã triển khai nhiều chínhsách xã hội đối với nông dân như: giải

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

23SỐ 67 (201) - 2019

quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo,bảo hiểm xã hội...

Nhà nước ta đã ban hành nhiềuchính sách việc làm cho người nôngdân trở thành chủ thể trong phát triểnkinh tế (kinh tế hộ gia đình, kinh tếtrang trại, hợp tác xã kiểu mới, xâydựng nông thôn mới...), và tạo cơ hộicho nông dân tiếp cận những nguồnlực sản xuất kinh doanh (đất đai, vốn,tín dụng, khoa học - kỹ thuật...) gắnvới thị trường; khuyến khích pháttriển ngành nghề phi nông nghiệp ởnông thôn (chính sách thuế, đất đai,tín dụng...), hỗ trợ dạy nghề, pháttriển thị trường lao động nông thôn,thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấulao động nông nghiệp, nông thôn, dichuyển lao động, nhất là thanh niêntừ nông thôn vào các khu côngnghiệp, khu chế xuất làm việc. Chínhsách xóa đói, giảm nghèo đối với nôngdân đã thu hẹp khoảng cách chênhlệch giàu nghèo đối với khu vực nôngthôn và nông dân.

Chính sách bảo hiểm xã hội chonông dân có những điều chỉnh để mởrộng đội tượng và diện bao phủ, bảođảm an sinh xã hội cho nông dân.Nông dân làm việc trong nông

nghiệp, nông thôn là khu vực có rấtnhiều rủi ro, việc làm không ổn định,năng suất và thu nhập thấp, rất dễ bịtác động bởi bối cảnh kinh tế - xã hội,trong khi đó, mức độ tham gia bảohiểm xã hội lại rất thấp. Với sự ra đờicủa Nghị quyết 28, khóa XII, về cảicách bảo hiểm xã hội, tới đây LuậtBảo hiểm xã hội sẽ có sự điều chỉnhtheo hướng công bằng, mở rộng, tăngtính chia sẻ, sẽ là những chính sáchbảo đảm an sinh xã hội thiết thực chonông dân - những người lao động ởkhu vực phi chính thức, không cóquan hệ lao động.

Ngoài ra, nông dân còn đượchưởng trợ giúp xã hội đột xuất, trướcnhững rủi ro bất thường xảy ra ngàycàng nhiều và trên diện rộng với hìnhthức hỗ trợ phong phú, từ cấp tiền,gạo, nhu yếu phẩm đến khám chữabệnh miễn phí, cho vay vốn ưu đãi.Nhiều mô hình trợ giúp không chínhthức, mang tính xã hội hóa đangđược triển khai rất hiệu quả như “quỹphát triển thôn bản”, “quỹ quản lý rủiro cộng đồng”, “quỹ bảo hiểm vi mô”,“quỹ đền ơn đáp nghĩa”...

- Với đội ngũ trí thức, năm 2018,ước tính cả nước có khoảng 6,5 triệu

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

24 SỐ 67 (201) - 2019

người có trình độ từ cao đẳng, đạihọc trở lên, tăng hơn 2,8 triệu ngườiso với 10 năm trước, trong đó phầnlớn đang hoạt động trong lĩnh vựckhoa học và công nghệ. Cho đến nay,đã có nhiều cơ chế, chính sách ưutiên phát triển đội ngũ trí thức đãđược Đảng và Nhà nước thực thi,đem lại hiệu quả tốt trong thời gianqua, như chính sách đào tạo và bồidưỡng đội ngũ trí thức; chính sáchtạo môi trường phát huy vai trò củatrí thức; chính sách sử dụng, đãi ngộ,tôn vinh trí thức và chính sách thuhút trí thức người Việt Nam ở nướcngoài. Nhiều giải thưởng quốc gia vàcủa các ngành, các lĩnh vực, việcphong tặng các chức danh khoa học,các danh hiệu cao quý cho trí thức,các nhà khoa học, văn nghệ sĩ,... đãđược thực hiện cũng tạo sự khích lệ,động viên tinh thần đối với trí thức.Gắn liền với các chủ trương, chínhsách đó là sự cố gắng trong việc đổimới cơ chế quản lý, tăng cường đầutư cho giáo dục và đào tạo, khoa họcvà công nghệ, văn hóa và văn nghệ,...đã góp phần phát huy tiềm năng vànội lực của đội ngũ trí thức tronghoạt động thực tiễn.

Đảng và Nhà nước ta đã quan tâmđào tạo đội ngũ trí thức là các cán bộkhoa học, công nghệ, lãnh đạo, quảnlý. Đề án 322 của Chính phủ về “Đàotạo cán bộ khoa học - kỹ thuật tại cáccơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhànước” đã tuyển và cử được 5.833người đi học, trong đó có 2.951 tiếnsỹ, 1.603 thạc sỹ, 260 thực tập sinh và1.019 đại học trong giai đoạn 2000 -2013. Trong giai đoạn 2009 - 2013,Đề án 165 của Ban Tổ chức Trungương về “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộlãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằngngân sách nhà nước” đã bồi dưỡngnâng cao trình độ ngoại ngữ cho11.690 lượt cán bộ, đào tạo được 158tiến sỹ và 444 thạc sỹ ở nước ngoài,339 thạc sỹ đào tạo theo hình thứcliên kết. Ngoài ra, số trí thức ngườiViệt Nam ở nước ngoài có vị trí quantrọng, trong tổng số hơn bốn triệungười Việt Nam đang sinh sống ởhơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổtrên thế giới còn có khoảng hơn 10%đang hoạt động trong các lĩnh vựckhoa học và công nghệ, văn hóa,nghệ thuật (trong đó có hơn 6.000người có trình độ tiến sỹ, hàng trămtrí thức tên tuổi được đánh giá cao).

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

25SỐ 67 (201) - 2019

Đảng và Nhà nước ta đã quan tâmchú trọng đến việc thu hút trí thứcViệt Nam ở nước ngoài tham gia xâydựng đất nước. Sự tham gia của lựclượng trí thức ở nước ngoài vào côngcuộc xây dựng đất nước thể hiện sâusắc trên các lĩnh vực, như: hợp tác vàchuyển giao công nghệ; đào tạo, bồidưỡng; tư vấn chính sách; nghiêncứu - triển khai,... đã mang lại nhữnggiá trị to lớn cho các cơ quan, tổ chứctriển khai. Bên cạnh đó, lực lượng tríthức Việt Nam ở nước ngoài đồngthời làm cầu nối hợp tác trongnghiên cứu khoa học, giúp tiếp cậncác quỹ đầu tư tài chính, tiếp cận vàmở rộng thị trường cho sản phẩmtrong nước tới các quốc gia nơi họđang sinh sống,...

- Với đội ngũ doanh nhân Cùng với sự tăng nhanh về số lượng

và quy mô của các doanh nghiệpthuộc các thành phần kinh tế, đội ngũdoanh nhân nước ta đã không ngừnglớn mạnh, dự kiến đến năm 2020 cókhoảng 1 triệu doanh nghiệp, hiện naydoanh nghiệp tư nhân chiếm gần 90%việc làm mới trong xã hội, đóng gópkhoảng 50% GDP của cả nước, có vaitrò to lớn trong việc thực hiện chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội, kinh tếtư nhân là một động lực quan trọngtrong phát triển đất nước, giải quyếtviệc làm cho người lao động và các vấnđề an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo.Trong những năm qua, Ðảng và Nhànước đã có nhiều chủ trương, chínhsách khuyến khích phát triển doanhnghiệp, phát huy vai trò của doanhnhân trong sự nghiệp xây dựng và bảovệ đất nước.

Nhà nước đã ban hành nhiều cơchế, chính sách, hoàn thiện hệ thốngvăn bản pháp luật, tạo môi trườngsản xuất, kinh doanh bình đẳng vàthuận lợi cho doanh nhân như: Côngkhai, minh bạch các chiến lược, quyhoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội giúp doanh nhân có địnhhướng đầu tư, giảm rủi ro, thuận lợitrong kinh doanh. Tạo điều kiện đểcác doanh nghiệp tư nhân tiếp cậnbình đẳng các nguồn lực phát triển.Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sởhữu, quyền tự do kinh doanh, về tàichính công, thuế, tài nguyên môitrường, bảo vệ người tiêu dùng; nângcao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp, lành mạnh các thị trường,nhất là thị trường tài chính, thị

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

26 SỐ 67 (201) - 2019

trường bất động sản, thị trường laođộng, thị trường khoa học - côngnghệ. Có chính sách hỗ trợ đội ngũdoanh nhân phát triển quy mô sảnxuất, kinh doanh; hỗ trợ doanhnghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ và khuyếnkhích doanh nhân khu vực nôngthôn... từ đó tạo động lực cho doanhnhân cống hiến, phát triển kinh tếcho bản thân, gia đình và xã hội.

Ngoài ra là nhóm những người yếuthế, người nghèo, người dễ bị tổnthương trong xã hội. 3. Các chính sách xã hội được từngbước hoàn thiện, ngày càng mở rộng,đa dạng, phát huy hiệu quả đối vớicộng đồng xã hội

Chính sách xã hội ở nước ta trongnhững năm qua ngày càng đượchoàn thiện trở thành hệ thống chínhsách hỗ trợ lẫn nhau trong việc bảođảm mục tiêu xây dựng tiến bộ, côngbằng xã hội, trong đó nổi bật nhất làcác chính sách: chính sách lao động -việc làm, chính sách bảo hiểm, xóađói giảm nghèo, trợ cấp xã hội, chínhsách người có công... Các chính sáchxã hội đã góp phần tích cực trong việcnâng cao đời sống nhân dân, từngbước đáp ứng nguyện vọng của các

giai cấp, các tầng lớp và cộng đồngdân cư trong xã hội bảo đảm “tăngtrưởng kinh tế gắn với tiến bộ, côngbằng, xã hội”.

ứ nhất, chính sách lao động -việc làm đi vào cuộc sống góp phầngiải quyết việc làm, xây dựng thịtrường lao động, nâng cao thu nhậpvà đời sống người lao động.

ực hiện chủ trương của Đảng,Nhà nước đã thực thi nhiều chínhsách giải pháp nâng cao hiệu quảchính sách lao động - việc làm như:hoàn thiện thể chế thị trường laođộng, chương trình mục tiêu quốc giavề việc làm, xây dựng quỹ hỗ trợ việclàm, có chính sách hỗ trợ lao động dichuyển, xuất khẩu lao động... Cơ cấulao động được phân bổ trong cácngành, trong các loại hình kinh tế hợplý hơn, phù hợp với quá trình pháttriển kinh tế. Số lao động qua đào tạocó xu hướng tăng lên. Mục tiêu đặt ralà, “đến năm 2020, tỷ lệ lao độngnông nghiệp trong tổng lao động xãhội khoảng 40%. Tỷ lệ lao động quađào tạo đạt khoảng 65 - 70%, trongđó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25%.Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thịdưới 4%”14.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27SỐ 67 (201) - 2019

ứ hai, chính sách xóa đói, giảmnghèo đạt những kết quả đáng ghinhận.

Xóa đói, giảm nghèo là chủ trươnglớn, quan trọng được Đảng, Nhànước quán triệt và kiên trì thực hiệntrong suốt nhiều năm qua. ực hiệnquan điểm nhất quán của Đảng vềxóa đói, giảm nghèo, Nhà nước đãban hành nhiều chính sách quantrọng như: Chiến lược toàn diện vềtăng trưởng và xóa đói giảm nghèo(2002), Chương trình hỗ trợ giảm

nghèo nhanh và bền vững đối với 61huyện nghèo (Nghị quyết số30a/2008/NQ-CP), Quyết định số1971/QĐ-TTg về việc cho 30 huyệnkhác nằm ngoài chương trình thựchiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP,Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩymạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèobền vững đến năm 2020, Quyết địnhsố 2324/QĐ-TTg, ngày 19-12-2014 vềkế hoạch hành động thực hiện Nghịquyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnhthực hiện mục tiêu giảm nghèo bền

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 SỐ 67 (201) - 2019

Nhiều mô hình giảm nghèo được nhân rộng, góp phần giảm nghèo bền vững_ Ảnh: IT

vững đến năm 2020. Ngân sách nhànước đã ưu tiên tập trung nguồn lựccao nhất cho các huyện nghèo, xãnghèo và người nghèo nhằm đạt đượcmục tiêu đề ra. Ngoài ra, Nhà nướctiếp tục thực hiện các chính sách đặcthù trên địa bàn các huyện nghèo theoNghị quyết 30a/2008/NQ-CP củaChính phủ, như chính sách chăm sóc,giao khoán và bảo vệ rừng; chính sáchkhai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậcthang; chính sách tăng cường hỗ trợcán bộ khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư; chính sách giáo dục, đàotạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; chínhsách cán bộ đối với các huyện nghèo...

Nhờ những nỗ lực đó, thành tựu vềgiảm nghèo của Việt Nam được cộngđồng quốc tế ghi nhận và đánh giácao trên tất cả các khía cạnh và tiêuchí. Nước ta chính thức bước vàonhóm các quốc gia có mức thu nhậptrung bình, không còn tình trạng hộthiếu đói kinh niên, tình trạng nghèođã chuyển từ diện rộng ở các vùng,miền sang cục bộ ở một số vùng miềnnúi, vùng đặc biệt khó khăn và trongmột số nhóm dân cư. Tỷ lệ hộ nghèotheo tiếp cận đa chiều năm 2018 còn6,8%, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo giảm

bình quân từ 1-1.5%/ năm đến năm2020. Việt Nam đã sớm hoàn thànhMục tiêu thiên niên kỷ về xóa bỏ tìnhtrạng nghèo cùng cực và thiếu đói.Đánh giá chung, ở cấp quốc gia mứcđộ giảm nghèo được ghi nhận mạnhmẽ và ấn tượng cả theo chuẩn quốcgia và chuẩn quốc tế.

ứ ba, hệ thống bảo hiểm xãhội ngày càng hoàn thiện, đa tầng,đa chiều, công bằng, chia sẻ, rộngmở hơn.

Cụ thể hóa các quan điểm, chủtrương của Đảng, hệ thống chínhsách, pháp luật của Nhà nước vềBHXH ngày càng được hoàn thiện.Luật BHXH 2014 đã mở rộng đốitượng tham gia BHXH bắt buộc15; hỗtrợ tiền đóng BHXH cho người laođộng tham gia BHXH tự nguyện tùytheo khả năng ngân sách từng thờikỳ; tăng cường các biện pháp bảođảm bền vững tài chính để bảo đảmsự bình đẳng trong tham gia BHXHgiữa các thành phần kinh tế16; nângcao các biện pháp xử lý đối với các viphạm về chính sách BHXH...

Đối tượng tham gia các hình thứcbảo hiểm xã hội ngày càng được mởrộng. Số người tham gia bảo hiểm xã

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29SỐ 67 (201) - 2019

hội không ngừng tăng lên hàng năm. ứ tư, chính sách người có công

tiếp tục được phát huy, làm tốt côngtác đền ơn đáp nghĩa.

Chính sách ưu đãi người có côngkhông ngừng được bổ sung, sửa đổicho phù hợp với từng giai đoạn lịchsử của đất nước như: việc ban hànhPháp lệnh quy định danh hiệu vinhdự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anhhùng, Pháp lệnh ưu đãi người cócông với nước, cùng với hệ thống cơchế, chính sách ưu đãi được ban hànhcó tác dụng to lớn, sâu rộng về chínhtrị, xã hội được toàn dân hưởng ứng.

Ưu đãi xã hội đối với người có côngbước đầu đảm bảo nguyên tắc bìnhđẳng, công khai, công bằng xã hội.Người có công được chăm lo, đền ơnđáp nghĩa, được ưu tiên, ưu đãi tronggiáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm.Những trường hợp như thương binhnặng, thân nhân liệt sỹ, bà mẹ ViệtNam anh hùng được ưu tiên về nhà ở,đất ở, được chăm lo phụng dưỡng vềvật chất và tinh thần của địa phươngvà các đoàn thể xã hội.

ứ năm, chính sách hỗ trợ xã hộiđóng góp tích cực trong giảm thiểu rủiro, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Chính sách hỗ trợ xã hội khôngngừng được bổ sung, sửa đổi cho phùhợp với từng giai đoạn lịch sử của đấtnước, góp phần đảm bảo bình đẳngvà công bằng xã hội. Đối tượng củahỗ trợ xã hội có thể là cá nhân, giađình, một địa phương, từng vùng,miền gặp khó khăn hay gặp nạn. Ởnước ta hiện nay, hỗ trợ xã hội baogồm: Hỗ trợ thường xuyên (ngườitàn tật, trẻ mồ côi, người già khôngnơi nương tựa...); Hỗ trợ xã hội độtxuất (cứu đói, cứu trợ thiên tai).

- Hỗ trợ thường xuyên: Điều kiệnđể được hưởng hỗ trợ thường xuyêntừng bước được cải tiến theo hướngmở rộng đối tượng được hưởng nênsố đối tượng gia tăng nhanh. Ngườigià cô đơn, không nơi nương tựa, trẻmồ côi, người tàn tật không cóngười nuôi dưỡng được hưởng trợcấp cứu trợ xã hội thường xuyên củaxã, phường hoặc đưa vào nuôidưỡng tập trung trong các cơ sở bảotrợ xã hội, được hỗ trợ khám chữabệnh miễn phí, giáo dục, chỉnh hìnhphục hồi chức năng, dạy nghề, tạoviệc làm,...

- Hỗ trợ đột xuất: Những rủi ro vềdịch bệnh, thiên tai, mất mùa là

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 SỐ 67 (201) - 2019

những yếu tố bất thường ảnh hưởnglớn đến đời sống của nhân dân. Nhànước có các chính sách, chươngtrình hỗ trợ đột xuất (bằng tiền mặt,lương thực...) cho đồng bào trướcnhững rủi ro đó. Công tác hỗ trợ

(cứu trợ) trong những năm quađược triển khai tương đối kịp thời,có sự chỉ đạo quyết liệt của Chínhphủ, sự tham gia tích cực của cấp ủyđảng, chính quyền các địa phương,doanh nghiệp,... n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

31SỐ 67 (201) - 2019

1, 2 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, HN,1986, tr.86, 86.3, ĐCSVN: Văn kiện Đảng: Toàn tập, t.47, Nxb CTQG, HN, 2007, tr.778-779.4, 5 ĐCSVN: Văn kiện Đảng: Toàn tập, t.51, Nxb CTQG, HN, 2007, tr.47, 49.6 ĐCSVN: Văn kiện Đảng: Toàn tập, t.55, Nxb CTQG, HN, 2007, tr.398.7 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội X, Nxb CTQG, HN, 2006, tr.101.8, 9 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội XI, Nxb CTQG, HN, 2011, tr.79. 80.10, 14 ĐCSVN: Văn kiện Đại hội XII, Nxb CTQG, HN 2016, tr134-135, 55.11 Vũ Quang ọ: Xây dựng lối sống văn hóa của công nhân Việt Nam - Lý luận vàthực tiễn, Nxb Lao động, HN, 2015, tr.61-62.12 Tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2019.13 ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, NxbChính trị quốc gia - Sự thật, HN, 2008, tr.45.15 Người lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng, người lao động làcông dân nước ngoài tại Việt Nam, người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng(kể cả trước khi đi làm ở nước ngoài chưa tham gia BHXH); người hoạt động khôngchuyên trách ở xã, phường, thị trấn; áp dụng loại hình hưu trí bổ sung...16 Như: lộ trình thay đổi thời gian đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu tối đa; lộ trìnhvề điều chỉnh điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu của người bị suy giảm khảnăng lao động; điều chỉnh quy định điều kiện hưởng BHXH một lần...

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

32 SỐ 67 (201) - 2019

1. Sự phát triển nhận thức của Đảngta về mối qua hệ giữa đổi mới, ổnđịnh và phát triển

- Giai đoạn trước đổi mới và 1986-1990: Trong bối cảnh nước ta lâmvào khủng hoảng kinh tế - xã hộitrầm trọng, Đảng đã đề ra đường lốiđổi mới, coi đổi mới là động lực quyếtđịnh để thoát ra khỏi khủng hoảng vàphát triển đất nước. Đảng ta nhậnthức muốn đổi mới phải giữ được ổnđịnh chính trị - xã hội và muốn cóđược ổn định lâu dài thì phải pháttriển để mang lại lợi ích thiết thực chonhân dân. Tuy nhiên, giai đoạn này,do bối cảnh lịch sử cụ thể, Đảng vàNhà nước ta coi yếu tố ổn định là mộtđiều kiện hàng đầu, đặc biệt là ổnđịnh chính trị - xã hội.

- Giai đoạn 1991-2000: Đây là giaiđoạn bắt đầu đi sâu vào đổi mới, từyêu cầu của thực tiễn, Đảng ta coi đổi

mới kinh tế là nhiệm vụ trung tâm,nhấn mạnh phải đổi mới tư duy,trước hết là đổi mới tư duy kinh tế,nhấn mạnh việc giữ ổn định để pháttriển nhanh hơn. Đổi mới kinh tếphải đi trước một bước so với đổi mớichính trị. eo phương châm này,việc đổi mới kinh tế được đề cao vàđược triển khai mạnh mẽ.

- Giai đoạn từ năm 2001 đến nay:Đất nước đã thoát ra khỏi cuộckhủng hoảng kinh tế - xã hội, pháttriển kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế bắt đầu đẩy mạnh cả chiềurộng và chiều sâu. Về mặt nhậnthức, đến Cương lĩnh 2011, Đảng tamới chính thức xác định giải quyếtcác mối quan hệ lớn (8 mối quanhệ), trong đó có mối quan hệ giữađổi mới, ổn định, phát triển là mộtnội dung quan trọng trong suốt thờikỳ quá độ. Do đó, Đảng đã coi trọng

gIảI QUyếT mốI QUaN Hệ gIữa ĐổI mớI, ổN ĐịNH Và PHÁT TRIỂN ở NƯỚC TA TRoNG quá TRìNH ĐổI mỚI

l PGS, TS TrầN Quốc ToảN

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

33SỐ 67 (201) - 2019

hơn việc giải quyết đồng bộ cả bayếu tố đổi mới, ổn định, phát triển.Nhận thức và giải quyết mối quanhệ này được xác định theo nguyêntắc: đổi mới là động lực, là phươngthức - ổn định là điều kiện - pháttriển là mục tiêu. Phải lấy mục tiêuđể định hướng đổi mới và ổn định.Khi phát triển không đạt được cácmục tiêu đặt ra, phải nhìn nhận kỹlại các nội dung và phương thức đổimới, ổn định.

Trong bối cảnh phát triển kinh tếthị trường, hội nhập quốc tế và toàncầu hóa ngày càng sâu rộng, Đảng vàNhà nước nhận thức ngày càng sâusắc hơn quá trình đổi mới - ổn định- phát triển đất nước không chỉ phụthuộc vào điều kiện, tiềm lực nội tạicủa đất nước, mà còn phụ thuộc sâusắc vào điều kiện, xu thế phát triểncủa thế giới, vào các mối quan hệquốc tế mà Việt Nam tham gia.

Vì vậy, trong quá trình thực hiệnCương lĩnh, một mặt Đảng lãnh đạođể thực hiện có hiệu quả hơn từngthành tố đổi mới, ổn định và pháttriển; mặt khác, đã chú trọng hơnlãnh đạo giải quyết đồng bộ, hài hòahơn giữa các thành tố này.

2. Tình hình thực hiện mối quan hệgiữa đổi mới, ổn định và phát triển

a) Những thành tựuSau gần 35 năm đổi mới và gần 30

năm thực hiện Cương lĩnh của Đảng,có cơ sở để khẳng định rằng Đảng taluôn luôn coi trọng các nhân tố đổimới, ổn định, phát triển và chỉ đạo tổchức thực hiện mối quan hệ nàytương đối thành công để đưa đấtnước phát triển. Từ thực tiễn giảiquyết mối quan hệ đó có thể rút ranhững nhận xét sau đây:

(1) - Đổi mới được tiến hành liêntục với những nội dung, hình thức vàbước đi ngày càng cao hơn, đa dạnghơn, toàn diện hơn, đồng bộ hơn cảvề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,trên bình diện chung cũng như trongtừng lĩnh vực. Trong quá trình đổimới, nhân tố ổn định, nhất là ổn địnhchính trị - xã hội luôn luôn được coitrọng và được bảo đảm, ngay cả trongnhững lúc khó khăn, bằng hệ thốngpháp luật, bằng tuyên truyền thuyếtphục, bằng các chủ trương, cơ chế,chính sách đúng đắn, và nhất là bằngmang lại những thành quả thiết thựcnâng cao đời sống mọi mặt của ngườidân. Nhân tố phát triển luôn luôn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

34 SỐ 67 (201) - 2019

được coi là mục tiêu hướng tới củaquá trình đổi mới, được Đảng và Nhànước quan tâm cụ thể hóa thành hệthống luật pháp, cơ chế, chính sách vàgiải pháp phù hợp để huy động mọinguồn lực, khuyến khích mọi thànhphần, chủ thể, và cả xã hội tham giathúc đẩy phát triển đất nước trongmỗi giai đoạn.

(2) - Mối quan hệ giữa đổi mới, ổnđịnh và phát triển là một trongnhững mối quan hệ lớn được Đảngta đặc biệt chú trọng giải quyết trongsuốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xãhội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa. Trên cơ sở nhận thứcsâu sắc hơn mối quan hệ giữa đổimới, ổn định và phát triển, trong quátrình lãnh đạo của Đảng và quản lýcủa Nhà nước đã chú trọng hơntrong ban hành các cơ chế, chínhsách, giải pháp có khả năng “tíchhợp” được vai trò của cả ba nhân tốđổi mới, ổn định, và phát triển; trongđó tùy theo yêu cầu, điều kiện và mụctiêu phát triển cụ thể để xác định rõvai trò, vị trí, chức năng của từngnhân tố đó trong quá trình xây dựngđất nước. Quan điểm, chủ trươngphát triển kinh tế đi đôi với giải quyết

công bằng và bình đẳng xã hội,khuyến khích làm giàu chính đángtheo pháp luật đi đôi với đẩy mạnhxóa đói giảm nghèo, phát triển hệthống an sinh xã hội ngày càng rộnghơn, hiệu quả hơn, không đánh đổimôi trường lấy sự phát triển về kinhtế... đã thể hiện rõ tư tưởng này.

(3) - Từ “nhìn thẳng vào sự thật”,Đảng ta đã đổi mới tư duy, nâng lênthành đổi mới nhận thức, quan điểm,chủ trương, đến thể chế hóa thành hệthống pháp luật, cơ chế, chính sáchvà giải pháp phát triển để đưa vàothực tiễn công cuộc đổi mới; rồi lại từtổng kết thực tiễn để tiếp tục đổi mớitư duy, đổi mới nhận thức, quan điểmđể tiếp tục đổi mới, điều chỉnh luậtpháp, cơ chế, chính sách. Quá trìnhnày đã được Đảng quán triệt nhưmột nguyên tắc nhất quán trong quátrình đổi mới, ổn định và phát triểnđất nước. Chính vì vậy, Việt Nam vềcơ bản đã kịp thời thích ứng được vớinhững thay đổi điều kiện trong nướccũng như bối cảnh quốc tế với nhữngyêu cầu ngày càng cao hơn, mới hơn,phức tạp hơn trong quá trình pháttriển, không để bị rơi vào các cuộckhủng hoảng mới.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

35SỐ 67 (201) - 2019

(4) - Giải quyết mối quan hệ giữađổi mới, ổn định và phát triển đượcđặt trọng tâm vào nhân tố con ngườivới tư cách vừa là chủ thể, vừa làđộng lực, vừa là mục tiêu của cả đổimới, ổn định và phát triển. Vì vậy,Hiến pháp năm 2013, hệ thống luậtpháp, cơ chế, chính sách đã đề caoquyền con người, quyền công dân,quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm củatất cả các chủ thể trong xã hội đối vớiquá trình đổi mới, ổn định và pháttriển đất nước.

(5) - Quá trình đổi mới và pháttriển đất nước ngày càng đi vàochiều sâu và tầm cao hơn, hội nhậpquốc tế ngày càng sâu rộng hơn,nhân tố chủ quan của tất cả các chủthể, nhất là vai trò lãnh đạo củaĐảng và quản lý của Nhà nướckhông ngừng được đổi mới và nângcao hơn. Đây là một trong nhữngnhân tố trọng yếu nhất đảm bảo choquá trình đổi mới, ổn định và pháttriển đất nước đạt được nhữngthành tựu quan trọng.

(6) - Việc nhận thức ngày càngđúng hơn và giải quyết ngày càng cóhiệu quả hơn mối quan hệ giữa đổimới, ổn định và phát triển đã góp

phần quan trọng vào những thànhtựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đấtnước ta trong gần 35 năm đổi mới:

b). Những hạn chế- Mức độ đồng bộ, hài hòa trong

quá trình đổi mới chưa được đảm bảoở mức độ cao cả trên bình diện tươngquan tổng thể giữa đổi mới kinh tế vớiđổi mới chính trị, đổi mới xã hội, vàđổi mới trong từng lĩnh vưc. Đổi mớikinh tế đã đạt được những thành tựuquan trọng; đổi mới chính trị cũng đạtđược nhiều kết quả quan trọng, tuynhiên cho đến nay vẫn có những hạnchế, chưa theo kịp và đồng bộ với đổimới kinh tế và đổi mới xã hội. Trongtừng lĩnh vực cũng có sự chưa đồngbộ, có những mặt chưa kịp thời, nênkết quả thu được còn hạn chế.

- Nhận thức và quan niệm về ổnđịnh vẫn mang nhiều tính chất “ổnđịnh tĩnh”, vẫn mang nặng tính hànhchính, quan liêu, áp đặt. Cục bộ vẫncó những nơi do quan liêu, khôngnắm được kịp thời nguyện vọng vàtôn trọng lợi ích chính đáng củanhân dân, đồng thời lại tồn tại tệtham nhũng của một bộ phận cánbộ, công chức trong bộ máy nhànước, trong các tổ chức kinh tế - xã

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

36 SỐ 67 (201) - 2019

hội, làm lòng tin của dân đối vớiĐảng và Nhà nước bị giảm sút; họhoài nghi đối với một số chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước,ảnh hưởng đến sự đồng thuận trongxã hội, rồi từ đó nảy sinh mất ổnđịnh chính trị - xã hội, tiềm ẩn mầmmống mất ổn định, ảnh hưởng trựctiếp đến sự phát triển.

- Tư duy về phát triển hiện đại(như quan điểm phát triển, nội hàmphát triển, thể chế phát triển, cơ chế,chính sách phát triển, động lực pháttriển, chủ thể của phát triển...), về môhình phát triển hiện đại trong điềukiện kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế ở trình độ cao hơn, trongđiều kiện xây dựng Nhà nước phápquyền chưa được nghiên cứu sâu, cóhệ thống để làm cơ sở cho việc tiếnhành xây dựng và đổi mới mô hìnhphát triển trên thực tiễn. Phát triểnchưa ổn định, có xu hướng giảm tốcđộ phát triển, phát triển chậm đi vàochiều sâu, chất lượng và hiệu quả tăngtrưởng và phát triển chưa cao.

- Mối quan hệ giữa đổi mới, ổnđịnh và phát triển được giải quyếttương đối toàn diện, nhưng chưa coitrọng đúng mức tính đồng bộ giữa

các yếu tố nói trên trong tổng thể, vàgiữa các lĩnh vực cụ thể (kinh tế,chính trị, xã hội, văn hóa, hội nhậpquốc tế...), giữa các vùng, miền, địaphương. Đổi mới, ổn định và pháttriển chưa thật sự được gắn kết chặtchẽ với nhau; có những nơi, nhữnglúc quá chú trọng phát triển kinh tế,mất dân chủ đã không chú trọngđúng mức đến đảm bảo ổn định xãhội. Trong các lĩnh vực xã hội, khôngít những chính sách tính bao cấpbình quân cũng đã làm giảm đi độnglực phát triển.

- Nhìn tổng thể, trong gần 10 nămtrở lại đây động lực của đổi mới vàphát triển đang bị suy giảm (dù hainăm trở lại đây tốc độ tăng trưởng đãđược khôi phục) ảnh hưởng trực tiếpđến đổi mới, ổn định và phát triển.Chất lượng tăng trưởng chậm đượccải thiện; năng suất, chất lượng, hiệuquả và năng lực cạnh tranh của nềnkinh tế dù được cải thiện nhưng vẫnthuộc loại thấp nhất trong các nướcASEAN. Khoảng cách phát triển sovới các nước phát triển trong khu vựcchậm được thu hẹp.

- Đổi mới sáng tạo để thúc đẩy pháttriển theo chiều sâu chưa được coi

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

37SỐ 67 (201) - 2019

trọng đúng mức. Cho đến nay thểchế, cơ chế, chính sách vẫn mangnặng tính phát triển theo chiều rộng.Sự phát triển của đất nước phụ thuộcrất lớn vào thị trường nước ngoài vàFDI, nội lực của nền kinh tế còn yếunên tính bền vững chưa cao, chịunhiều rủi ro khi thị trường thế giớithay đổi, nhất là trong bối cảnh cạnhtranh ngày càng gay gắt hơn, chủnghĩa bảo hộ có xu hướng tăng lên vàchiến tranh thương mại giữa cácnước lớn.3. Một số vấn đề đặt ra

a) Đẩy mạnh đổi mới tư duy đểnhận thức sâu sắc hơn bản chất củacác phạm trù “đổi mới”, “ổn định” và“phát triển” trong giai đoạn mới

(1) - Đây là yêu cầu đặt ra hàngđầu, vì trong giai đoạn mới, xét cảbối cảnh trong nước và quốc tế, bảnchất, nội dung, hình thức thể hiện vềđổi mới, ổn định và phát triển đềuđã có bước phát triển rất quan trọng,có sự thay đổi về chất, với những yêucầu mới đặt ra, không thể chỉ bó hẹptrong những nhận thức trước đây.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệnnay, nhận thức có những mặt khôngtheo kịp sự phát triển, chưa đáp ứng

yêu cầu phát triển nhanh, bền vững(cả trong nước cũng như trên bìnhdiện quan hệ quốc tế), có những cơhội không nắm bắt kịp và tận dụngcó hiệu quả. Đổi mới thể chế cónhững mặt không theo kịp sự pháttriển (như thể chế còn có không ítnhững vướng mắc, nền hành chínhquan liêu với những tiêu cực, thamnhũng; thủ tục và điều kiện sản xuấtkinh doanh chậm đổi mới, thể chếhội nhập có những bất cập, nhất làđối với các FTA thế hệ mới; pháttriển nguồn nhân lực chưa đáp ứngyêu cầu...Những điều này có liênquan rất nhiều đến nhận thức về đổimới, ổn định và phát triển.

(2) - Quan niệm về đổi mới cầnphải có bước phát triển cao hơn rấtnhiều. Nếu như trước đây, quanniệm về đổi mới về thực chất và chủyếu là quá trình “cởi trói”, dỡ bỏ dầncác cơ chế cũ trong thể chế kế hoạchhóa tập trung quan liêu bao cấp,từng bước xây dựng thể chế, cơ chếthích ứng với phát triển kinh tế thịtrường và hội nhập quốc tế, nhưngchủ yếu là trong mô hình phát triểntheo chiều rộng. Giờ đây, đất nướcđang bước vào giai đoạn phát triển

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

38 SỐ 67 (201) - 2019

mới - giai đoạn phát triển theo chiềusâu, đòi hỏi phải xây dựng nhữngtiền đề, những điều kiện, những thểchế, cơ chế, động lực phát triển mớiđể làm nền tảng cho sự phát triểnnhanh, bền vững với những mụctiêu cao hơn. Do đó, phải nâng tầmtư duy phát triển để xây dựng đượchệ quan điểm đổi mới mới: đổi mớidựa chủ yếu vào phát huy sức sángtạo, vào nguồn lực con người, vàokhoa học - công nghệ. Có như vậymới đáp ứng với yêu cầu phát triểncủa giai đoạn mới.

(3) - Quan niệm về ổn định: Vớiyêu cầu về đổi mới như vậy, quanniệm về ổn định đòi hỏi phải thíchứng với quá trình đổi mới. Điều nàyđặt ra những yêu cầu mới về nhậnthức và phương thức ổn định,nghĩa là ổn định cũng phải đượcđảm bảo ở tầm sâu rộng hơn,không chỉ chủ yếu về phương diệnchính trị - xã hội, về phương diệnpháp lý, các thiết chế đảm bảo kỷcương xã hội. Phải đảm bảo sự ổnđịnh phát triển đồng bộ, hữu cơgiữa chính trị, kinh tế và xã hội;phải xác lập được niềm tin vào sựlãnh đạo của Đảng và quản lý của

Nhà nước, niềm tin vào những mụctiêu phát triển đất nước, vào nhữnggiá trị phát triển văn hóa, xã hội,con người vào quá trình dân chủhóa xã hội gắn liền với nâng caotrách nhiệm công dân, trách nhiệmcộng đồng. Trong đó, lợi ích, nghĩavụ, trách nhiệm của mỗi người, mỗigia đình, mỗi cộng đồng, mỗi đơnvị, mỗi tổ chức, mỗi chủ thể gắn kếtbền chặt với sự phát triển đất nước,trở thành đồng thuận xã hội, tính tựchủ, tự quản xã hội cao. Như vậy, ổnđịnh không còn chỉ là điều kiện củasự phát triển, mà trở thành động lựcquan trọng của sự phát triển.

(4) - Quan niệm về phát triển cũngđang đặt ra yêu cầu phải có nhữngđổi mới căn bản, thể hiện trên cácphương diện sau: Phát triển đồng bộvề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộivà bảo vệ môi trường; đây không chỉlà yêu cầu mà là động lực quan trọngcủa phát triển nhanh - bền vững.Nhất quán với quan điểm chuyểnmạnh sang phát triển theo chiều sâu,kết hợp có hiệu quả với phát triểntheo chiều rộng trong những điềukiện cụ thể, thời gian cụ thể. Pháttriển phải nhất quán với mục tiêu

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

39SỐ 67 (201) - 2019

tăng nhanh tiềm lực và nội lực đấtnước, không ngừng nâng cao nănglực độc lập và tự chủ của quốc gia,bảo vệ chủ quyền quốc gia, kết hợpcó hiệu quả sức mạnh của dân tộc vớisức mạnh hội nhập quốc tế; Đã đếnlúc nên dùng khái niệm “phát triểnquan hệ quốc tế” như một mục tiêuphát triển, thay vì dùng khái niệm“hợp tác và hội nhập quốc tế”. Pháttriển được đặt trọng tâm vào cácđộng lực chủ yếu sau: Hoàn thiện thểchế phát triển nhanh, bền vững; thúcđẩy đổi mới sáng tạo quốc gia, pháttriển dựa vào khoa học - công nghệ,nhất là công nghệ cao; phát triển vìcon người, con người vừa là mục tiêu,vừa là chủ thể của quá trình pháttriển, do đó phải đẩy mạnh phát triểnnguồn lực con người, nhất là nguồnnhân lực chất lượng cao - trình độcao; đẩy mạnh phát triển kinh tế dândoanh, trong đó kinh tế tư nhân làmột động lực trọng yếu, gắn hữu cơvới đổi mới thể chế phát triển FDI,đổi mới và nâng cao hiệu quả củakinh tế nhà nước, nhất là doanhnghiệp nhà nước.

Như vậy, trong giai đoạn mới đòihỏi phải đổi mới đồng bộ nhận thức

về chính các quan niệm đổi mới, ổnđịnh và phát triển.

b) Nâng cao nhận thức về mốiquan hệ giữa đổi mới, ổn định vàphát triển trước yêu cầu của giaiđoạn mới

Mối quan hệ giữa đổi mới, ổnđịnh và phát triển là một trongnhững mối quan hệ lớn, quan trọngcần phải được đặc biệt chú trọng giảiquyết trong suốt quá trình xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc. Trên thực tế, bayếu tố đổi mới, ổn định và phát triểnluôn luôn có sự thay đổi (có thể theohướng tích cực và cũng có thể theohướng tiêu cực, hoặc ít biến đổi) tùythuộc vào điều kiện chủ quan trongnước và sự tác động từ bên ngoài, dovậy cần phải được luôn luôn xem xéttrong trạng thái động. Ở từng giaiđoạn xây dựng đất nước, vị trí, vaitrò và tương quan giữa các yếu tố đócó thể khác nhau, đều vận độngkhông ngừng. Do vậy, cần phải từmục tiêu phát triển để hình thànhthể chế kết hợp hữu cơ giữa các yếutố đó; từ đó chế định cơ chế, chínhsách và phương thức giải quyết phùhợp, hiệu quả. Trong điều kiện sựphát triển năng động, đổi mới mang

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

40 SỐ 67 (201) - 2019

tính đột phá diễn ra ngày càngnhanh hơn trên thế giới, chứa đựngnhững cơ hội lớn cùng với nhiềuthách thức và rủi ro không nhỏ, cảđổi mới, ổn định và phát triển đềuđòi hỏi phải hướng tới phát triển,đồng thời hợp thành chiến lượcthích ứng, nhằm hạn chế tối đa cáctác động tiêu cực. Trong mối quanhệ này, trước đây thường nhìn nhậntheo nguyên tắc chung : ổn định làđiều kiện cho đổi mới và phát triển;đổi mới là phương thức để pháttriển; phát triển là kết quả tất yếucủa đổi mới trong môi trường ổnđịnh. ì, trong điều kiện phát triểnmới, ổn định phải chứa đựng ngaytrong bản chất của đổi mới và pháttriển, đồng thời ổn định lại chứađựng cả nhân tố thúc đẩy đổi mới vàphát triển; thành quả của đổi mới vàphát triển lại phải tạo cơ sở để ổnđịnh ở tầm cao hơn, chất lượng caohơn, bền vững hơn. Đây là mối quanhệ biện chứng giữa điều kiện,phương thức và mục tiêu phát triểntrong điều kiện mới; không đổi mới,không phát triển (hoặc phát triểnchậm về kinh tế, chính trị, xã hội,hoặc môi trường...), tự nội tại sẽ nảy

sinh những nhân tố mất ổn định;thực tế ở nhiều nước và cả ở nước tađã cho thấy điều này. Trong bối cảnhphát triển nhanh - bền vững, yêu cầubiện chứng đặt ra là không được để sự“ổn định” của trạng thái cũ kéo quádài khi bối cảnh đã thay đổi, trở thànhlực cản đối với sự phát triển. Mà cầnphải luôn đổi mới để tạo nên trạngthái “ổn định động”, thích ứng với yêucầu phát triển liên tục và bền vững, đểkhông rơi vào những giai đoạn trì trệ.Điều này đòi hỏi tầm nhìn, năng lựcvà bản lĩnh cao của các chủ thể, nhấtlà của Đảng và Nhà nước.

Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra làphải nghiên cứu sâu lý luận về mốiquan hệ giữa đổi mới, ổn định vàphát triển trong điều kiện mới, làmcơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiệnthể chế phát triển nhanh - bền vữngđất nước, cho việc hoạch định chủtrương, cơ chế, chính sách và giảipháp giải quyết có hiệu quả mối quanhệ đó. Cần phải luận giải sâu sắc, toàndiện, đồng bộ về từng yếu tố: đổi mới,ổn định, phát triển; nhận rõ vai trò vàsự tương tác của các yếu tố trên bìnhdiện phát triển chung của cả nước, vàtrong từng lĩnh vực, từng địa phương

cụ thể, nhất là trong tương quan giữacác lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hộivà môi trường.

Giải quyết có hiệu quả mối quan hệgiữa đổi mới, ổn định, phát triển đòihỏi phải xử lý đồng bộ ở các phươngdiện sau:

- Giữa yêu cầu phát triển của thựctiễn với nhận thức, quan điểm, vớiđường lối, chủ trương, với cụ thể hóavà thể chế hóa bằng hệ thống phápluật, cơ chế, chính sách, với hệ thốngtổ chức - bộ máy thực hiện, và với cácchủ thể thực hiện trên thực tế.

- Giải quyết mối quan hệ đổi mới,ổn định và phát triển theo mục tiêuphát triển chung của cả nước và cụthể trong từng lĩnh vực có những yêucầu khác nhau (ví dụ đối với các cựctăng trưởng, vùng động lực tăngtrưởng, trong các ngành phát triểncông nghệ cao sẽ khác với các vùngcòn phát triển thấp theo chiều rộng làchủ yếu, các ngành còn phải sử dụngnhiều lao động, công nghệ thấp). Ởđây đòi hỏi phải giải quyết có hiệu quảmối quan hệ giữa “phá hủy sáng tạo”,tức xóa bỏ cái cũ (cả về nhận thức,quan điểm, cả về thể chế, quy địnhpháp lý, cả về cơ chế, chính sách, cả tổ

chức bộ máy, về nguồn nhân lựckhông đáp ứng yêu cầu...) và xây dựngcái mới, với kế thừa những cái cũ, cảitạo những cái cũ vẫn còn thích hợp ởmức độ nào đó. Ở đây đòi hỏi phải cótinh thần cách mạng cao, quyết tâmchính trị cao, khắc phục được tư duynhiệm kỳ, bệnh thành tích, sợ thayđổi, sợ đổi mới.

- Giải quyết có hiệu quả mối quanhệ đổi mới, ổn định và phát triểntrong mối tương quan giữa kinh tế,chính trị, xã hội, văn hóa và môitrường. Trong bối cảnh phát triểnhiện nay, để phát triển nhanh - bềnvững, ổn định chính trị vẫn là mộtnhiệm vụ trọng yếu, song lại đòi hỏiđổi mới tư duy, đổi mới chính trịphải mang tính vượt trước để địnhhướng cho cả phát triển kinh tế, xãhội năng động, bảo vệ môi trường,thích ứng với những biến đổi nhanh,định hướng cho đảm bảo “ổn địnhđộng” đáp ứng với yêu cầu phát triểnnhanh - bền vững. Đồng thời, phảinhận thức rõ và chế định thể chế, giảipháp phù hợp để giải quyết có hiệuquả mối quan hệ giữa đổi mới - ổnđịnh - phát triển trong từng lĩnh vựckinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

41SỐ 67 (201) - 2019

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

42 SỐ 67 (201) - 2019

trường vốn có những nội dung, yêucầu khác nhau.

- Giải quyết có hiệu quả mối quanhệ đổi mới, ổn định và phát triển trênbình diện chung của cả nước, nhưngphải được cụ thể hóa cho từng cấp:Trung ương (vĩ mô), cấp tỉnh, cấphuyện, cấp xã (cấp cơ sở). Mỗi cấp đócó những yêu cầu, nhiệm vụ, quyềnhạn, nội dung, trách nhiệm khácnhau. Điều này đòi hỏi phải chế địnhđược rõ quyền hạn, nghĩa vụ, tráchnhiệm, lợi ích, trách nhiệm giải trìnhcủa từng cấp, từng tổ chức, nhất làngười đứng đầu, trong việc giải quyếtnăng động, sáng tạo, hiệu quả mốiquan hệ đổi mới - ổn định - phát triển.

- Giải quyết mối quan hệ đổi mới,ổn định và phát triển điều cốt lõi làphải tạo được động lực phát triểnnhanh - bền vững. Để tạo được độnglực này thì phải đặt con người vàotrung tâm: con người vừa là chủ thểvừa là mục tiêu của đổi mới, ổn địnhvà phát triển, trong đó phát triển vìcon người là mục tiêu trung tâm. Phảixây dựng được thể chế gắn kết đượcquyền, nghĩa vụ trách nhiệm, lợi íchcủa mỗi con người, mỗi gia đình, mỗitổ chức, mỗi đơn vị, mỗi cộng đồng

trong quá trình đổi mới và phát triểnvới lợi ích của quốc gia - dân tộc.

c) Cần nghiên cứu, đánh giá sâusắc hệ thống các nhân tố tác độngđến đổi mới - ổn định - phát triển,đến giải quyết hiệu quả mối quan hệgiữa đổi mới - ổn định - phát triểntrên tổng thể, cũng như trong từnglĩnh vực, từng địa bàn

Đây là vấn đề hệ trọng, vì nếukhông đánh giá và dự báo được hệthống các nhân tố tác động (cả trongnước và trên phương diện quốc tế) dễrơi vào tình huống bị động, xử lýkhông đồng bộ, hiệu quả không cao,thậm chí có thể làm cho tình hìnhphức tạp hơn. Cần phải xem xét đầyđủ cả các nhân tố tác động tích cực vàcác nhân tố tác động tiêu cực đến đổimới, ổn định, phát triển và đến việcgiải quyết mối quan hệ trên. Trong đóphải chú trọng “kích hoạt”, phát huycác nhân tố tích cực, các nhân tố đóngvai trò là các động lực đổi mới và pháttriển ; đồng thời làm suy yếu, triệt tiêucác tác động tiêu cực. Cần đặc biệtchú trọng các nhân tố pháp quyền, kỷcương, liêm chính, dân chủ, côngkhai, công bằng xã hội, tôn trọng vàbảo vệ quyền lợi chính đáng của mọi

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

43SỐ 67 (201) - 2019

người, mọi tổ chức, sự đồng thuận xãhội, trách nhiệm xã hội, sáng tạo... tạora các động lực mới cho đổi mới vàphát triển đất nước.4. Cần tập trung xây dựng chiến lượcphát triển nhanh, bền vững, bao gồmtổng thể hữu cơ đổi mới, ổn định vàphát triển toàn diện đất nước tronggiai đoạn mới. gắn liền với đó là xâydựng và hoàn thiện đồng bộ thể chếphát triển nhanh, bền vững đất nướcđáp ứng với yêu cầu của giai đoạn mới

Chiến lược đó phải huy động vàphát huy cao được tất cả các nguồnlực, sức mạnh ý chí của cả dân tộc;đón nhận được các xu thế phát triểntiên tiến, hiện đại của thế giới, tạonên sức mạnh tổng hợp phát triểnnhanh, bền vững đất nước. Trong đócần phải đặc biệt coi trọng và đẩymạnh đổi mới sâu sắc và toàn diệnhơn nữa, đặc biệt là sự đồng bộ giữađổi mới chính trị với đổi mới kinh tếvà đổi mới xã hội theo mối quan hệbiện chứng như sau: ể chế chính trịđóng vai trò định hướng “vượt trước”- thể chế kinh tế đóng vai trò trungtâm - thể chế xã hội đóng vai trò điềutiết hài hòa xã hội. ể chế chính trịđòi hỏi phải đổi mới để đóng vai trò

rất quan trọng trong việc định hướngphát triển, thiết kế cấu trúc và cơ chếvận hành của hệ thống chính trị, thểchế kinh tế, thể chế phát triển xã hộivới những giá trị mới, phát huy caodân chủ, quyền con người, quyềncông dân, giải phóng và phát huy giátrị sáng tạo và trách nhiệm xã hội củamỗi con người và tất cả các chủ thểtrong sự phát triển mọi lĩnh vực củađất nước. ể chế kinh tế phải thúcđẩy mạnh sang phát triển theo chiềusâu, dựa vào đổi mới sáng tạo. ểchế xã hội cùng với thể chế kinh tếphải hướng tới sự phát triển baotrùm, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Đảng với tư cách là người lãnh đạođất nước và dân tộc, phải tự đổi mớimạnh mẽ hơn nữa, nâng cao hơn nữatố chất trí tuệ, đạo đức, văn minh(như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói);đặc biệt là tiếp tục đẩy mạnh đổi mớitư duy và đổi mới phương thức lãnhđạo, thực hành dân chủ trong Đảng.Đảng phải lãnh đạo để xây dựng nhànước pháp quyền - nhà nước kiến tạophát triển “kỷ cương, liêm chính,hành động, sáng tạo, hiệu quả”. Bằngkết quả và hiệu quả lãnh đạo và quảnlý phát triển đất nước để khẳng định

những giá trị cao cả của đảng cầmquyền và của nhà nước của dân, dodân, vì dân trong lòng nhân dân. Đólà nền móng vững chắc của sự pháttriển nhanh - bền vững. 5. Tập trung phát triển con người -nhân tố quyết định sự nghiệp đổimới, ổn định và phát triển đất nướcnhanh, bền vững

Trong văn kiện Đại hội XI củaĐảng đã xác định phát triển nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lựcchất lượng cao là một đột phá chiếnlược. Đây là một quan điển đúngđắn. Tuy nhiên, cả về lý luận, thựctiễn và yêu cầu phát triển đất nướctrong giai đoạn mới, cho thấy khôngthể chỉ nhìn nhận nhân tố con ngườiở giác độ nguồn nhân lực - người laođộng, như thế chưa đủ, mà phải nhìnnhận con người với tư cách vừa làchủ thể vừa là mục tiêu của quá trìnhđổi mới và phát triển. Như vậy, phảiđặt trọng tâm vào phát triển toàndiện con người đồng bộ về năm tốchất cơ bản: (1) giá trị đạo đức, lốisống, lý tưởng, bản lĩnh chính trị,trách nhiệm xã hội; (2) tư duy đổimới, sáng tạo; (3) kiến thức chuyênmôn; (4) năng lực thực hành; (5) kỹ

năng làm việc với con người, hợp tácvà hội nhập. Yêu cầu này được đặt rađối với tất các chủ thể, từ người laođộng bình thường, đến các nhà quảnlý doanh nghiệp, đến các nhà khoahọc, đến những người làm công táclãnh đạo - quản lý đất nước từ cấp cơsở đến cấp cao nhất. Đương nhiên ởmỗi cấp có những yêu cầu và nộidung khác nhau, cấp càng cao thì yêucầu càng cao. Để đẩy mạnh đất nướcphát triển nhanh, bền vững, đòi hỏiphải phát triển con người đồng bộ ởtất cả các cấp độ đó, trong đó đặc biệtlà phát triển nhân lực chất lượng cao,trình độ cao, phát triển nhân tài ởmọi cấp độ, mọi lĩnh vực. Đây lànhiệm vụ vừa cấp thiết vừa lâu dài,vừa mang tính cơ bản vừa mang tínhtình huống; do đó Đảng phải lãnhđạo triển khai thật sự có chất lượng,có hiệu quả sự nghiệp đổi mới cănbản, toàn diện nền giáo dục (hiệnđang bộc lộ nhiều bất cập), đồng thờithiết thực đổi mới nội dung, chươngtrình, phương thức đào tạo đội ngũcán bộ lãnh đạo, quản lý các cấptrong hệ thống chính trị (hiện đangcòn khoảng cách không nhỏ so vớiyêu cầu) n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

44 SỐ 67 (201) - 2019

Báo cáo chính trị Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XIIcủa Đảng xác định rõ nội

dung lãnh đạo công tác phụ nữ là:“Nâng cao trình độ mọi mặt về đờisống vật chất, tinh thần của phụ nữ,thực hiện tốt bình đẳng giới, tạođiều kiện cho phụ nữ phát triển tàinăng. Nghiên cứu, bổ sung và hoànthiện pháp luật và chính sách đổimới lao động nữ, tạo điều kiện, cơhội để phụ nữ thực hiện tốt vai tròvà trách nhiệm của mình trong giađình và xã hội. Kiên quyết đấu tranhchống các tệ nạn xã hội và xử lýnghiêm minh theo pháp luật cáchành vi bạo lực, buôn bán, xâm hạinhân phẩm phụ nữ”.

Đó là những định hướng rất cụ thể,thiết thực về sự lãnh đạo của Đảng và

những nội dung để Hội Liên hiệpphụ nữ đổi mới phương thức hoạtđộng trong thời kỳ mới. Phương thứclãnh đạo là một nội dung chủ yếutrong phương thức hoạt động củaĐảng, trong điều kiện Đảng cầmquyền. Đảng lãnh đạo bằng chủtrương, đường lối, quan điểm thểhiện trong cương lĩnh, các nghị quyết,điều lệ Đảng; Đảng bố trí và quản lýđội ngũ cán bộ, kiểm tra việc thựchiện đường lối, quan điểm của Đảng,lãnh đạo bằng sự giáo dục, thuyếtphục, sự gương mẫu của cán bộ, đảngviên, lãnh đạo thông qua các cá nhânvà tổ chức của Đảng.

ực tiễn cho thấy, hơn 30 nămqua phương thức lãnh đạo của Đảngđối với công tác phụ nữ có nhiều đổimới theo hướng ngày càng dân chủ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

45SỐ 67 (201) - 2019

ĐổI mớI PHươNg THỨC lãNH ĐạoCủa ĐảNg

ĐốI VỚI CôNG TáC pHụ Nữ TRoNG TìNH HìNH HIệN NAy

l NGuyễN Thế TruNGỦy viên Hội đồng Lý luận Trung ương

và đạt hiệu quả cao hơn. Trước hết làđổi mới việc ra nghị quyết, tổ chứchọc tập nghị quyết và triển khai thựchiện nghị quyết. Trước khi ban hànhnghị quyết, Trung ương đều tổ chứckhảo sát, điều tra, đánh giá rõ thựctrạng, tổ chức tọa đàm, trao đổi, pháthuy và đề cao vai trò, vịtrí của công tác phụnữ, tiếp thu có chọn lọcnhiều ý kiến từ cơ sở,từ đội ngũ cán bộ nữ...Văn bản nghị quyết,chỉ thị được ban hànhngày càng ngắn gọn,súc tích, thể hiện rõquan điểm, đường lối,nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực.

Ngày 12/7/1993, Bộ Chính trị banhành Nghị quyết 04/NQ-TW “Về đổimới và tăng cường công tác vận độngphụ nữ trong tình hình mới”. Ngày19/9/1993 Ban Bí thư ra Chỉ thị số28-CT/TW về thực hiện Nghị quyếtcủa Bộ chính trị “Đổi mới, tăngcường công tác vận động phụ nữtrong tình hình mới”. Đặc biệt Bộchính trị đã ra Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 “về công tácphụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.Sau 5 năm thực hiện nghị quyết, BanBí thư đã chỉ đạo các cấp, các ngànhsơ kết, đánh giá và ban hành Kết luận55KL/TW ngày 18/01/2013 về tiếptục đẩy mạnh việc thực hiện Nghịquyết 11-NQ/TW. Qua các nhiệm kỳ

đại hội, Đảng đều cóđịnh hướng rõ nội dung,phương hướng lãnh đạocông tác phụ nữ để cáccấp, các ngành trong cảhệ thống chính trị thựchiện. Sau khi có nghịquyết Trung ương, cáccấp ủy đều xây dựngchương trình hành động

thực hiện nghị quyết. Việc tổ chứchọc tập, quán triệt đều được tổ chứcchặt chẽ, có nhiều đổi mới trongchuyển tải nội dung đến cán bộ, đảngviên nên nhận thức về công tác phụnữ có chuyển biến tiến bộ.

Trên cơ sở các chủ trương, nghịquyết của Trung ương Đảng, Quốchội đã thể chế thành các văn bảnpháp luật để thực hiện như ban hành:Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bìnhđẳng giới, Luật Phòng chống bạo lựcgia đình... Chính phủ ra Nghị định

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

46 SỐ 67 (201) - 2019

ực tiễn cho thấy,hơn 30 năm quaphương thức lãnh đạocủa Đảng đối với côngtác phụ nữ có nhiềuđổi mới theo hướngngày càng dân chủ vàđạt hiệu quả cao hơn.

56-NĐ/CP về “Quy định tráchnhiệm của cơ quan hành chính nhànước trong việc đảm bảo cho các cấpHội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thamgia quản lý nhà nước. ủ tướngChính phủ đã phê duyệt một số đề ánnhư: “Tuyên truyền giáo dục phẩmchất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thờikỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nướcgiai đoạn 2010 - 2015”. “Đào tạo cánbộ hội chủ chốt cấp huyện và xã giaiđoạn 2008 - 2012”; Đề án 1891 về“Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Liênhiệp phụ nữ các cấp giai đoạn 2014 -2017”; “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạoviệc làm”; “Tuyên truyền pháp luậtcho người dân nông thôn và đồngbào dân tộc”...

Trong đổi mới phương thức lãnhđạo của mình, Đảng rất quan tâm đổimới công tác quy hoạch, đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ nữ trong cả hệthống chính trị, trong đó có cán bộcủa các cấp hội. Báo cáo chính trị đạihội Đảng các khóa đều ghi rõ tăng tỷlệ cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số.Nghị quyết của Bộ Chính trị số 11-NQ/TW xác định nhiệm vụ, giảipháp “Xây dựng đội ngũ cán bộ khoahọc nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh

đạo quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩymạnh sự nghiệp CNH-HĐH”; “Phấnđấu đến năm 2020, cán bộ nữ thamgia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trởlên, nữ đại biểu Quốc hội và Hộiđồng nhân dân các cấp từ 35% đến40%. Các cơ quan đơn vị có tỷ lệ nữtừ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộchủ chốt lãnh đạo là nữ. Cơ quanlãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội,Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phùhợp với mục tiêu bình đẳng giới”.

ực tế nhiệm kỳ 2016 - 2021 (ởTrung ương), 2015 - 2020 (ở địaphương), tỷ lệ cán bộ nữ trong cả hệthống chính trị nói chung đều tăngcao hơn các nhiệm kỳ trước. Tỷ lệ cấpủy cơ sở cả nước là 19,18%, cấp trêncơ sở là 14,63%, cấp tỉnh, thànhchiếm 13,1%. Tỷ lệ nữ tham gia đạibiểu Quốc hội và Hội đồng nhân dâncác cấp đều tăng. Hằng năm có nhiềunhà khoa học và doanh nhân nữđược tôn vinh về sự cống hiến trongnghiên cứu khoa học, sáng tạo trongsản xuất kinh doanh.

ực hiện các đề án của Trungương, Chính phủ, đội ngũ cán bộ nữcó triển vọng được đưa vào nguồnquy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

47SỐ 67 (201) - 2019

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

48 SỐ 67 (201) - 2019

ngày càng đông. Các cấp ủy Đảngluôn tăng cường sự lãnh đạo đối vớitổ chức Hội Phụ nữ, nhiều tỉnh,thành đã phân công các đồng chí ủyviên ban chấp hành, ban thường vụtrực tiếp phụ trách, theo dõi hoạtđộng của Hội. Ban Bí thư, thườngtrực cấp ủy các cấp đều duy trì tốtchế độ làm việc với đảng đoàn, banthường vụ Hội phụ nữ theo quy chếcông tác dân vận của hệ thống chính

trị. Việc bầu cử ban chấp hành, banthường vụ, chủ tịch, các phó chủ tịchhội Liên Hiệp phụ nữ các nhiệm kỳ,cấp ủy đảng đều tôn trọng, phát huydân chủ, bầu cử có số dư. Tổ chứcđảng giới thiệu đảng viên ứng cử cácchức danh chủ chốt của Hội, khônggò ép, áp đặt.

Để tổ chức đưa các chủ trương,nghị quyết của Đảng về công tác phụnữ vào thực tiễn cuộc sống, các cấp

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự và chúc mừng các đại biểu tạiCuộc gặp mặt của lãnh đạo Quốc hội, Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam, lãnhđạo tỉnh Vĩnh Phúc với các nữ Đại sứ, nữ Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao vàcác tổ chức quốc tế tại Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2019 _ Ảnh: TTXVN

ủy đảng thường xuyên coi trọng côngtác kiểm tra. Nhiều cấp ủy tổ chứccác đoàn liên ngành kiểm tra hằngnăm theo chuyên đề, định kỳ sơ kết,rút kinh nghiệm như kiểm tra thựchiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộchính trị, Chỉ thị số 37-CT/TW củaBan Bí thư Trung ương Đảng. Nhằmphát huy vai trò của các cấp hội, BộChính trị đã ban hành Quyết định217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 vàBan Bí thư Trung ương đã ra Quyếtđịnh 124-QĐ/TW ngày 2/2/2018 đểMặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức chính trị - xã hội tham gia giámsát, phản biện xã hội, nhất là giám sátviệc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lốisống của người đứng đầu, cán bộ chủchốt và cán bộ đảng viên. Trên cơ sởtăng cường công tác kiểm tra, giámsát mà nhận thức, trách nhiệm củacác cấp ủy đảng, của cán bộ lãnh đạoquản lý đối với công tác vận độngphụ nữ, công tác Hội phụ nữ cóchuyển biến rõ.

Tuy nhiên, việc đổi mới phươngthức lãnh đạo của Đảng đối với côngtác phụ nữ còn một số mặt hạn chế.Các cấp ủy đảng chưa chỉ đạo sâu sắcvà lãnh đạo cụ thể hóa có hiệu quả cơ

chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quảnlý, nhân dân làm chủ”. Sau khi có nghịquyết của Trung ương, quyết định củaBộ Chính trị, Ban Bí thư nhưng việcthể chế hóa thành văn bản pháp luậtcủa Nhà nước để thực hiện có lĩnh vựccòn chậm. Việc tuyên truyền, phổ biếnmột số luật như Luật Bình đẳng giới,Luật Phòng chống bạo lực gia đìnhchưa sâu rộng nên sự chuyển biếnnhận thức chưa tốt. Nhiều vụ việc bạohành gia đình, ngược đãi phụ nữ vẫndiễn ra nhưng chưa được xử lýnghiêm minh và kịp thời. Việc dự báoxu hướng phát triển của phụ nữ, tìnhhình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọngchính đáng của phụ nữ để đổi mớiphương thức lãnh đạo, chỉ đạo côngtác vận động phụ nữ có hiệu quả hơnchưa được quan tâm đúng mức. Côngtác nghiên cứu lý luận và tổng kết thựctiễn về vận động phụ nữ trong nềnkinh tế thị trường theo định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cònbị xem nhẹ. Việc bảo vệ quyền và lợiích chính đáng của hội viên phụ nữnhư việc làm, thu nhập, môi trường,bảo hiểm y tế, điều kiện chăm sóc connhỏ... trong một số khu công nghiệp,khu chế xuất, trong doanh nghiệp

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

49SỐ 67 (201) - 2019

chưa tốt. Các giải pháp hỗ trợ phụ nữgiảm nghèo, phát triển kinh tế bềnvững, thiếu đồng bộ, một số địaphương chưa thực sự tạo điều kiệncho Hội LHPN làm tốt công tác giámsát, phản biện xã hội và tham gia gópý xây dựng Đảng, xây dựng chínhquyền. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnhđạo, quản lý các cấp, các ngành, thamgia cấp ủy các cấp còn thấp thua kháxa so với mục tiêu chỉ tiêu đề ra, chưatương xứng với năng lực và sự pháttriển của lực lượng lao động nữ. Mộtsố lĩnh vực, ngành, địa phương nguồncán bộ nữ hẫng hụt nhưng việc xâydựng quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡngchưa được quan tâm đúng mức...

Nguyên nhân của những hạn chế,yếu kém chủ yếu là do nhận thức củacác cấp ủy đảng về bình đẳng giới, vềvai trò, vị trí, năng lực của phụ nữcòn hạn chế. Công tác dự báo,nghiên cứu những vấn đề phát sinhliên quan đến công tác vận động phụnữ, việc kiểm tra đôn đốc thực hiệnnghị quyết chưa thường xuyên, kịpthời. Việc thể chế hóa một số quanđiểm, đường lối, chính sách củaĐảng về công tác phụ nữ chưa đầyđủ, đồng bộ. Một số cấp Hội LHPN

chưa làm tốt chức năng tham mưu,đề xuất cho cấp ủy lãnh đạo công tácvận động phụ nữ sát với từng thời kỳvà điều kiện cụ thể tốt hơn.

Trong thời kỳ mới, tình hình thếgiới, khu vực và trong nước có nhiềutác động đến tư tưởng, nguyện vọng,tâm tư của phụ nữ. Sự phát triểnmạnh mẽ của khoa học công nghệ,của kinh tế số, kinh tế tri thức và xuhướng hội nhập, quốc tế hóa nguồnlao động tạo nhiều thuận lợi để phụnữ phát huy tiềm năng, sức sáng tạovà khả năng đóng góp của mình. Từsau Đại hội XII, Đảng, Nhà nước đãlãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế xãhội, phòng chống tham nhũng lãngphí đạt nhiều kết quả tốt, bước đầutạo được niềm tin, phấn khởi trongcác tầng lớp nhân dân là thuận lợi lớncho công tác phụ nữ. Nghị quyết Hộinghị Trung ương lần thứ bảy về côngtác cán bộ là cơ hội để phụ nữ phấnđấu, cống hiến và trưởng thành.

Bên cạnh thời cơ, thuận lợi là chủyếu, công tác phụ nữ cũng có nhiềuthách thức phải chủ động nắm bắt đểlãnh đạo, chỉ đạo sáng tạo, hiệu quả.Trước hết là đấu tranh với tư tưởngđịnh kiến, phân biệt đối xử với lao

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

50 SỐ 67 (201) - 2019

động nữ trong mọi bộ phận nhândân kể cả một số chủ doanh nghiệp...Sự tác động của biến đổi khí hậu, sựbùng nổ dân số, vấn đề môi trường,an toàn thực phẩm, buôn bán, bạohành phụ nữ... có ảnh hưởng khôngnhỏ đến tâm tư phụ nữ, đến công tácvận động phụ nữ. Các thế lực thùđịch cũng thường xuyên lợi dụngvấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, cácphương tiện truyền thông để tuyêntruyền, kích động, lợi dụng lực lượngphụ nữ chống phá Đảng, Nhà nước.

Để đổi mới phương thức lãnh đạocông tác phụ nữ trong tình hình hiệnnay, đề nghị Trung ương Đảngnghiên cứu, xem xét, lãnh đạo các cấpủy Đảng, Nhà nước thực hiện một sốvấn đề sau đây:

Một là, trong nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế, các cấp ủyđảng cần tăng cường việc nghiên cứulý luận và tổng kết thực tiễn về côngtác phụ nữ. Trên cơ sở đó, lý giải cụthể hóa phương châm, nguyên tắc“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,nhân dân làm chủ” để bổ sung quanđiểm, đường lối lãnh đạo, xây dựngchiến lược công tác phụ nữ phù hợp

với từng giai đoạn mới của cáchmạng Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóngcủa khoa học công nghệ, kỷ nguyênsố hóa, kinh tế tri thức, cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0 và xu hướnghội nhập quốc tế... sẽ tác động đếnchất lượng, cơ cấu, số lượng laođộng nữ, sự chuyển dịch lao độngnữ từ lĩnh vực nông nghiệp sangdịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp ngày càng tăng. Tình hình tưtưởng, tâm tư, nguyện vọng, thiênchức làm vợ, làm mẹ... của phụ nữcũng có những tác động thay đổi cầnphải nắm bắt, dự báo chủ động đểlãnh đạo công tác phụ nữ ngày càngcó hiệu quả. Để góp phần đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng đốivới công tác phụ nữ, các cấp ủyđảng, các cơ quan chức năng phảikhảo sát, điều tra đánh giá thực chất,thực trạng tình hình phụ nữ trên cáclĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,dịch vụ, đội ngũ trí thức, doanhnhân và kể cả nữ kiều bào để có hìnhthức, phương thức vận động, tậphợp có kết quả hơn. Vấn đề bạohành gia đình, phân biệt đối xử,bình đẳng giới, tình trạng buôn bán

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

51SỐ 67 (201) - 2019

phụ nữ... diễn ra trong nền kinh tếthị trường cũng cần được nghiêncứu, phân tích khoa học để khắcphục một cách bền vững. Sau hơn 10năm thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, tình hìnhthế giới và trong nước đã có sự thayđổi nhanh chóng nhất là tác độngcủa nền kinh tế thị trường theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế rất cần thiết để Trung ươngban hành một nghị quyết mới nhằmtiếp tục đổi mới công tác phụ nữtrong thời gian tới.

Hai là, đổi mới nội dung ban hànhnghị quyết và phương pháp tổ chứcthực hiện nghị quyết của các cấp ủyđảng về công tác phụ nữ đáp ứng yêucầu thiết thực, hiệu quả

Báo cáo Chính trị Đại hội XII củaĐảng đặt ra yêu cầu việc ban hànhnghị quyết phải ngắn gọn, súc tích,đánh giá rõ thực trạng, nguyên nhânhạn chế, đặt ra nhiệm vụ, giải phápphải khả thi, trong đó làm rõ việc cânđối các nguồn lực, hình thức tổ chứchọc tập quán triệt nghị quyết phảisáng tạo, phải kết hợp tất cả cácphương tiện truyền thông để làmchuyển biến nhận thức cho cán bộ,

đảng viên và các tầng lớp nhân dân.Hết sức coi trọng lựa chọn nội dungtrọng tâm nhất để truyền đạt cũngnhư tổ chức các lớp học chặt chẽ vàchọn cử báo cáo viên có chất lượng.Tăng cường hình thức đối thoại hỏiđáp, trao đổi để các đối tượng họctập, quán triệt nghị quyết, nhận thứcthấu đáo nội dung. ành công nghịquyết của Đảng quyết định nhất ởkhâu tổ chức thực hiện. Trước hếtcác quan điểm, đường lối mà nghịquyết nêu phải lãnh đạo nhà nướcthể chế hóa thành pháp luật, thànhcơ chế, chính sách kịp thời để mỗingười dân thực hiện. Hằng năm vàcả nhiệm kỳ nhà nước phải cân đốicác nguồn lực và đưa vào kế hoạchđể thực hiện. Trên từng lĩnh vực,từng chương trình, đề án triển khaiphải phân rõ tổ chức nào thực hiện,thời gian hoàn thành và cán bộ nàochịu trách nhiệm chính. Tăng cườngcông tác kiểm tra việc thực hiện,định kỳ sơ kết, đánh giá thực tế gắnvới khen thưởng, biểu dương đảngbộ, đơn vị làm tốt và phê bình, góp ýkịp thời nơi làm kém, chuyển biếnchậm. Nếu làm tốt việc nâng cao chấtlượng nội dung nghị quyết, nâng cao

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

52 SỐ 67 (201) - 2019

hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, họctập nghị quyết và chỉ đạo tổ chứcthực hiện nghị quyết thì công tác phụnữ sẽ có sự chuyển biến tích cực.

Ba là, Trung ương lãnh đạo Đảngđoàn Quốc hội, Ban cán sự ĐảngChính phủ nghiên cứu, ban hànhđầy đủ, kịp thời các văn bản phápluật, các chính sách mới liên quanđến phụ nữ. Đồng thời rà soát cácluật các chính sách đã ban hànhnhưng còn có những vấn đề bất hợplý, chưa phù hợp với thực tế kháchquan thì bổ sung chặt chẽ, khả thi

Trên cơ sở luật pháp phải tổ chứctuyên truyền, phổ biến rộng rãi trêncác phương tiện truyền thông như:báo viết, báo nói, báo hình... để mọingười dân đều hiểu pháp luật, làmtheo pháp luật. Tăng cường hơn nữacông tác giám sát, kiểm tra việc tổchức thực hiện pháp luật ở các cấp,các ngành trong đó có Luật Lao động,Luật Bảo hiểm, Luật Bình đẳng giới,Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòngchống bạo lực gia đình... Định kỳ cầnsơ kết, đánh giá kết quả thực thi phápluật ở các cấp, các ngành để khenthưởng, biểu dương những nơi làmtốt, đồng thời xử lý nghiêm minh

những người vi phạm. Trong điềukiện ngân sách phục vụ cho công táctuyên truyền, phổ biến pháp luật cònhạn chế mà số lượng luật lại rấtnhiều, vì thế cần nghiên cứu phươngpháp, cách tuyên truyền có hiệu quảnhất phù hợp với từng đối tượng, cáctầng lớp nhân dân.

Bốn là, lãnh đạo, chỉ đạo cácngành chức năng liên quan nhiềuđến công tác phụ nữ như Mặt trận Tổquốc Việt Nam, các tổ chức chính trị- xã hội, các ngành tổ chức, nội vụ,giáo dục, y tế, lao động... phối hợpchặt chẽ với Hội LHPN để tham mưucó hiệu quả cho Trung ương về côngtác phụ nữ

eo đánh giá hiện nay, đời sốngvật chất và tinh thần của đông đảo nữcông nhân lao động, làm việc trongcác khu công nghiệp, khu chế xuất,trong các doanh nghiệp là khó khănnhất. Lao động nữ vừa thu nhập thấplại làm việc trong môi trường ônhiễm, độc hại, thiếu nhà trẻ, mẫugiáo, khu nội trú, chế độ bảo hiểm ytế, bảo hiểm xã hội không đảm bảo...Hội LHPN cần phối hợp chặt chẽ vớiTổng Liên đoàn Lao động Việt Namđể giám sát chủ doanh nghiệp trong

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

53SỐ 67 (201) - 2019

việc thực hiện pháp luật, tăng cườngchức năng bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp cho hội viên. Việc vận độngnữ nông dân, thanh niên, trí thức,doanh nhân, nữ lực lượng vũ trang,nữ công nhân viên chức đòi hỏi rấtcao vai trò, trách nhiệmchỉ đạo sâu sát của cáccấp Hội. Hiện nay,chính sách đối với cánbộ, lao động nữ và hoạtđộng của các cấp hộicòn nhiều bất cập, đòihỏi các cơ quan chứcnăng như ngành laođộng, tổ chức, nội vụ,giáo dục, y tế, tàichính... phải kịp thờitham mưu chính sách cho Nhà nướcđể góp phần làm cho công tác phụ nữcó biến chuyển mới.

Năm là, đổi mới và tăng cườnghơn nữa việc lãnh đạo, chỉ đạo côngtác cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ mới

ực tế từ xưa đến nay, nguồn cánbộ nữ của đất nước rất dồi dào, nhiềucán bộ nữ trưởng thành, phát huy tốtvai trò, trách nhiệm trên nhiều lĩnhvực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an

ninh và đối ngoại. Vấn đề quan trọnglà sự quan tâm của các cấp ủy đảng,người đứng đầu các cấp, các ngành,các đơn vị trong việc xây dựng độingũ cán bộ nữ thế nào. Trên cơ sở cácchỉ tiêu Nghị quyết 11-NQ/TƯ ngày

27/04/2007 của BộChính trị khóa X vềcông tác phụ nữ thời kỳđẩy mạnh CNH, HĐHvà tinh thần nghị quyếtHội nghị Trung ươngbảy khóa XII về côngtác cán bộ để ban hànhmột số quy định cụ thểvề công tác cán bộ nữcho thời kỳ mới. Trướchết, thực hiện quy

hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ nữ cho nhiệm kỳ 2021-2025đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Cánbộ lãnh đạo quản lý các cấp, cácngành, các đơn vị trong cả hệ thốngchính trị nhất thiết phải cơ cấu cánbộ nữ hợp lý. Cấp ủy các cấp phải đạtchỉ tiêu quy định, nếu tỷ lệ cán bộ nữchưa đạt thì cấp ủy cấp trên chưa phêduyệt đề án nhân sự, trường hợp thậtđặc biệt thì cho phép đại hội bầuthiếu số lượng để khi nào chuẩn bị tốt

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

54 SỐ 67 (201) - 2019

ực tế từ xưa đếnnay, nguồn cán bộ nữcủa đất nước rất dồidào, nhiều cán bộ nữtrưởng thành, pháthuy tốt vai trò , tráchnhiệm trên nhiều lĩnhvực kinh tế - xã hội,quốc phòng - an ninhvà đối ngoại.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

55SỐ 67 (201) - 2019

nhân sự cấp ủy nữ mới bầu bổ sung.Sau các nhiệm kỳ đại hội, cần chỉ đạosơ kết, đánh giá công tác cán bộ nữ,đảng bộ nào thực hiện tốt thì biểudương, đảng bộ nào thực hiện khôngtốt thì phê bình. Nếu các cấp ủy đảngquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệtnhư vậy, chất lượng và số lượng cánbộ nữ trong cả hệ thống chính trịnhất định sẽ được tăng cường. Ngoàicán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, các cấpủy Đảng phải tiếp tục lãnh đạo Nhànước có cơ chế, chính sách để pháthuy đội ngũ nữ trí thức, nữ doanhnhân, nữ lao động sản xuất kinhdoanh giỏi trên các lĩnh vực để họđóng góp, cống hiến cho đất nước.

Sáu là, các cấp ủy đảng tiếp tục đổimới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diệnviệc xây dựng, củng cố tổ chức, nângcao chất lượng, hiệu quả hoạt độngcủa các cấp Hội liên hiệp phụ nữ ViệtNam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụtrong thời kỳ mới

Trước hết, các cấp ủy đảng phảichủ động có kế hoạch đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt củaHội Liên hiệp phụ nữ cho nhiều thờikỳ. Ngoài tiêu chuẩn chung cần phảiquan tâm lựa chọn những cán bộ tiêu

biểu, có tâm huyết, có kinh nghiệm,có khả năng quy tụ, tập hợp đượcđông đảo hội viên để tạo nguồn.Từng nhiệm kỳ phân công cấp ủyviên nữ có năng lực, phẩm chất tốt,có tín nhiệm cao trực tiếp phụ tráchcông tác Hội và ứng cử tham gia lãnhđạo tổ chức Hội LHPN đồng cấp.ường xuyên theo dõi, kiểm tra việcđổi mới nội dung và phương thứchoạt động của Hội để có định hướnglãnh đạo, chỉ đạo công tác Hội sátđúng với từng thời kỳ cách mạng.Định kỳ đánh giá chất lượng, hiệuquả việc vận động, tập hợp hội viên,việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa hội viên và nhiệm vụ tham mưucho cấp ủy các chủ trương về công tácvận động phụ nữ. Lãnh đạo các cơquan nhà nước, các tổ chức chính trịxã hội tăng cường sự phối hợp vớiHội LHPN các cấp để thực hiện tốtchính sách về bình đẳng giới, xâydựng, bổ sung hoàn thiện hệ thốngpháp luật, bảo đảm tốt hơn quyền lợichính đáng của phụ nữ, đặc biệt làchính sách lao động việc làm, giáodục - đào tạo, dạy nghề, bảo hiểm xãhội, chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ bà mẹtrẻ em, hôn nhân gia đình... n

1. về phát triển công nghiệpCông nghiệp đã trở thành ngành

kinh tế chủ lực của đất nước với tốcđộ tăng trưởng cao nhất trong cácngành kinh tế và có đóng góp lớnnhất cho ngân sách nhà nước (xấp xỉ55%). Công nghiệp trở thành độnglực chính của xuất khẩu Việt Nam vớitỷ trọng trên 85% tổng kim ngạchxuất khẩu, qua đó đã đưa năng lựccạnh tranh toàn cầu của ngành côngnghiệp Việt Nam từ vị trí thứ 94 vàonăm 1990 lên vị trí 58 vào năm 2009và thứ 41 vào năm 2017. Một số kếtquả nổi bật như sau:

(1) Quá trình phát triển ngànhcông nghiệp đã đi vào thực chất hơn,sản xuất công nghiệp liên tục đượcmở rộng và gia tăng cao, đặc biệt làtrong 3 năm trở lại đây. Chỉ số sảnxuất công nghiệp tăng từ 8,8% năm2010 lên 10,2% năm 2018. Tỷ trọng

trong GDP của nhóm ngành côngnghiệp tăng từ 26,6% năm 2011 lên28,4% năm 2018.

(2) Cơ cấu các ngành công nghiệpđã chuyển dịch mạnh mẽ và tích cựctheo đúng định hướng tái cơ cấungành (giảm dần tỷ trọng côngnghiệp khai khoáng và tăng nhanh tỷtrọng công nghiệp chế biến chế tạo).Tỷ trọng GDP của nhóm ngành côngnghiệp chế biến, chế tạo tăng từ13,4% năm 2011 lên bình quân giaiđoạn 2011 - 2015 là 16,0% năm 2018,trong khi đó, tỷ trọng của nhómngành khai khoáng giảm từ 9,9%năm 2011 xuống 7,4% năm 2018.Ngành công nghiệp chế biến chế tạođã trở thành đầu tàu phát triển củatoàn ngành công nghiệp với mứctăng trưởng IIP trong các năm gầnđây, từ 11,3% năm 2016 lên 12,3%năm 2018.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

56 SỐ 67 (201) - 2019

mỘT số KẾT quả THựC HIệN CƯơNG lĨNH, CHIẾN lƯợC

PHÁT TRIỂN kINH Tế - xã HộI 2011-2020 CỦA NGàNH CôNG THƯơNG

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

57SỐ 67 (201) - 2019

(3) Một số ngành công nghiệp cóqui mô lớn, năng lực cạnh tranh toàncầu và có vị trí vững chắc trên thịtrường thế giới hiện nay như dệt may(đứng thứ 7 thế giới về xuất khẩu vớikim ngạch năm 2018 đạt 30,5 tỉUSD), da giày (thứ 3 thế giới về sảnxuất và thứ 2 về xuất khẩu với kimngạch năm 2018 đạt 16,23 tỷ USD),điện tử (đứng thứ 12 thế giới về xuấtkhẩu, trong đó mặt hàng điện thoạidi động đứng thứ 2 thế giới với kimngạch năm 2018 đạt 49,08 tỷ USD),thủy sản (đứng thứ tư thế giới về xuấtkhẩu với kim ngạch khoảng 8,8 tỷUSD), đồ gỗ (đứng thứ 5 thế giới vềxuất khẩu với kim ngạch năm 2018đạt 8,9 tỷ USD).

(4) Đã hình thành và phát triểnđược một số Tập đoàn kinh tế củaViệt Nam có tiềm lực tốt hoạt độngtrong lĩnh vực công nghiệp chế biếnchế tạo như các Tập đoàn VinGroup,Trường Hải, ành Công trong lĩnhvực sản xuất lắp ráp ô tô; Vinamilk,TH True Milk trong lĩnh vực sảnxuất chế biến sữa và thực phẩm; Tậpđoàn Hoa Sen, Tập đoàn Hòa Phát,Công ty TNHH Hòa Bình Minh,Công ty thép Pomina, Công ty Cổ

phần thép Nam Kim trong lĩnh vựcsắt thép, kim khí. Đáng ghi nhận,việc Công ty VinFast thuộc  Tậpđoàn Vingroup của Việt Nam chínhthức ra mắt hai mẫu xe sedan vàSUV là Lux A2.0 và Lux SA2.0, tạiTriển lãm ô-tô quốc tế 2018 ở Pa-ri(CH Pháp) - là xe ô tô đầu tiên doViệt Nam sản xuất đã cho thấynhững bước chuyển mình mạnh mẽcủa các doanh nghiệp công nghiệpViệt Nam.

(5) Công nghiệp trở thành khuvực hấp dẫn nhất trong các ngànhkinh tế với qui mô vốn đầu tư chiếmtỷ trọng xấp xỉ 25% trong tổng vốnđầu tư toàn xã hội, trong đó ngànhcông nghiệp chế biến chế tạo làngành thu hút nhiều FDI nhất trongcác ngành công nghiệp (chiếm xấpxỉ 80%) với sự tập trung vào cácngành điện tử, dệt may, da giày, thép,năng lượng...

Đáng ghi nhận, một số dự án đầutư lớn trong các ngành công nghiệpchế biến, chế tạo đã đóng góp lớncho tăng trưởng công nghiệp nóichung như: Dự án Nhà máy Nhiệtđiện Nghi Sơn 2 với tổng vốn đầu tư2,79 tỷ USD; Dự án Samsung Display

Việt Nam với tổng mức đầu tư 6,5 tỷUSD; Dự án nhiệt điện BOT NamĐịnh 1 với tổng vốn đầu tư 2,07 tỷUSD; Dự án Khu liên hợp gang thépvà cảng Sơn Dương của Công tyTNHH Gang thép Hưng nghiệpFormosa với tổng mức đầu tư là 9,8tỷ USD; Dự án Tổ hợp nhà máy sảnxuất ô tô, xe máy điện VinFast củaVingroup với tổng mức đầu tư 5nghìn tỷ đồng); Dự án Nhà máy sảnxuất ô tô aco Mazda (tổng vốn đầutư 12.000 tỷ đồng); Nhà máy sản xuất

ô tô Huyndai ành Công (tổng vốnđầu tư 1.320 tỷ đồng)...

(6) Công nghiệp hỗ trợ đã dầnđược hình thành, sản xuất linh kiện,cụm linh kiện, góp phần nâng cao tỷlệ nội địa hóa và giá trị gia tăng trongcác ngành công nghiệp. Đến nay, tỷlệ nội địa hóa của một số ngành côngnghiệp tại Việt Nam đã được cảithiện, cụ thể: (i) Đối với ngành điệntử: tỷ lệ nội địa hóa các ngành điệntử gia dụng là 30 - 35% nhu cầu linhkiện; và điện tử phục vụ các ngành ô

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

58 SỐ 67 (201) - 2019

TH True Milk là Tập đoàn kinh tế của Việt Nam có tiềm lực tốt hoạt độngtrong lĩnh vực công nghiệp chế biến _ Ảnh: TL

tô - xe máy khoảng 40% - chủ yếucho sản xuất xe máy; (ii) Đối vớingành sản xuất, lắp ráp ô tô: xe tảiđến 7 tấn đáp ứng khoảng 70% nhucầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lênđáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷlệ nội địa hóa đạt từ 20 - 50%. Sốdoanh nghiệp CNHT đã tăng rấtnhanh trong hơn 2 năm qua vớikhoảng trên 1.800 doanh nghiệp sảnxuất phụ tùng, linh kiện và hơn 1.500doanh nghiệp sản xuất nguyên vậtliệu cho ngành dệt may, da giầy, tạora hơn 550.000 việc làm.

(7) Quy hoạch lại không gianlãnh thổ các ngành công nghiệp,cụm ngành công nghiệp tập trungđã từng bước được thiết lập, qua đóhình thành chuỗi cung ứng của cácngành công nghiệp, tạo điều kiệncho các doanh nghiệp công nghiệptham gia sâu, có hiệu quả vào mạngsản xuất và chuỗi giá trị, phân phốitrong nước và toàn cầu, góp phầnthúc đẩy phát triển các ngành côngnghiệp chế biến, chế tạo theo hướngbền vững. Đã hình thành được mộtsố cụm ngành công nghiệp tậptrung và tham gia sâu, có hiệu quả

vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị,phân phối trong nước và toàn cầu(Cụm dệt may ở khu vực ành phốHồ Chí Minh, Khu phức hợp cơ khíô tô Chu Lai - Trường Hải tại Khukinh tế mở Chu Lai, KCN Bắcăng Long...).2. về xuất nhập khẩu và hội nhập quốctế về kinh tế

ành công trong phát triển xuấtnhập khẩu của Việt Nam luôn gắnliền với quá trình mở cửa thị trườngvà hội nhập quốc tế về kinh tế. Kể từsau khi gia nhập Tổ chức thươngmại thế giới (WTO) vào năm 2007,tới nay Việt Nam đã tham gia đàmphán và ký kết tới 16 Hiệp địnhthương mại tự do (FTA), trong đó có12 FTA đã ký kết và đi vào hiệu lực1,01 FTA đã kết thúc đàm phán và ràsoát pháp lý (FTA Việt Nam - EU)và 03 FTA đang đàm phán2. CácFTA này đã và đang mở rộng cánhcửa thị trường cho Việt Nam vớihơn 60 nền kinh tế, trong đó có15/20 nước G20, là cơ hội để ViệtNam kết nối và tham gia sâu hơnvào chuỗi giá trị và mạng lưới sảnxuất toàn cầu. Có thể nói, Việt Namđã trở thành một cửa ngõ quan

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

59SỐ 67 (201) - 2019

trọng bậc nhất thế giới khi giờ đâyđầu tư vào Việt Nam là có thể tiếpcận được với hầu hết các thị trườnglớn của thế giới. Độ mở thương mạicủa quốc gia hiện nay đạt trên 200%GDP. Qua đó, đã góp phần cải thiệnthành tích xuất khẩu của Việt Namtrên bảng xếp hạng về thành tíchxuất khẩu toàn cầu (theo WTO) vớivị trí 26 vào năm 2017 trong số cácquốc gia có thành tích xuất khẩu lớnnhất thế giới (từ vị trí thứ 50 vàonăm 2010).

Đáng lưu ý là Hiệp định đối táctoàn diện và tiến bộ xuyên ái BìnhDương (CPTPP) đã chính thức đượcQuốc hội Việt Nam thông qua và cóhiệu lực đối với Việt Nam từ ngày14/01/2019 đã mở ra một khu vực thịtrường chiếm xấp xỉ 20% qui môthương mại toàn cầu.

Một số kết quả nổi bật như sau:(1) Hoạt động xuất nhập khẩu là

điểm sáng trong phát triển thươngmại của Việt Nam trong những nămtrở lại đây. Tổng kim ngạch xuất khẩucủa Việt Nam đã tăng từ 96,91 tỷUSD năm 2011 lên 176,58 tỷ USDnăm 2016, đạt tốc độ tăng trưởngbình quân 18,9%/năm trong giai

đoạn 2007 - 2011 và 11,4%/nămtrong giai đoạn 2012 - 2016. Năm2017, Việt Nam lần đầu tiên đạt kimngạch xuất khẩu vượt qua con số 200tỷ USD và tiếp tục duy trì được đàtăng trưởng cao trong năm 2018 với244,7 tỷ USD (tăng 13,8%).

Nếu như năm 2007, Việt Nam chỉcó 11 nhóm hàng đạt kim ngạch trên1 tỷ USD thì đến hết năm 2011, ViệtNam có 21 mặt hàng có kim ngạchxuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 81%tổng kim ngạch xuất khẩu; đến năm2018 là 29 mặt hàng (trong đó có 8mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷUSD), chiếm 91,67% tổng kim ngạchxuất khẩu.

(2) Cơ cấu hàng hóa xuất khẩutiếp tục cải thiện theo chiều hướngtích cực, giảm hàm lượng xuất khẩuthô, tăng xuất khẩu sản phẩm chếbiến, sản phẩm công nghiệp, tăng tỉtrọng của khu vực có vốn đầu tưnước ngoài và khu vực kinh tế tưnhân, giảm tỉ trọng xuất khẩu khuvực kinh tế nhà nước phù hợp vớimục tiêu và lộ trình thực hiện Chiếnlược phát triển xuất nhập khẩu hànghóa thời kỳ 2011-2020, định hướng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

60 SỐ 67 (201) - 2019

đến năm 2030. Tỷ trọng hàng côngnghiệp chế biến, chế tạo trong tổngkim ngạch xuất khẩu ngày càngtăng, từ 63,46% vào năm 2011 lên82,84% vào năm 2018, trong khinhóm nhiên liệu, khoáng sản giảmtừ 11,6%, năm 2011 xuống còn 1,9%vào năm 2018.

(3) Thị trường xuất khẩu được mởrộng theo hướng đa dạng hóa, đaphương hóa thị trường xuất khẩu vớihơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổcó quan hệ thương mại với ViệtNam. Đặc biệt, Việt Nam đã khaithác có hiệu quả các quốc gia màViệt Nam đã ký kết FTA với việc tấtcả các thị trường có FTA của ViệtNam đều ghi nhận tốc độ tăngtrưởng xuất khẩu cao so với thờiđiểm trước khi có FTA như Chi Lê(tăng khoảng 5 lần từ năm 2013), ẤnĐộ (tăng khoảng 10 lần từ năm2009), Hàn Quốc (tăng khoảng 19 từnăm 2007), Trung Quốc (tăngkhoảng 13 lần từ năm 2004).

(4) Chuyển dịch cơ cấu về thànhphần xuất khẩu đã có dấu hiệu tíchcực khi xuất khẩu của khối doanhnghiệp trong nước đã có mức tăngtrưởng cao vượt khu vực doanh

nghiệp đầu tư nước ngoài. Năm 2018,khối doanh nghiệp trong nước xuấtkhẩu khoảng 69,2 tỷ USD, tăng15,9%, cao hơn mức tăng trưởng xuấtkhẩu chung và cao hơn mức tăngtrưởng của khối doanh nghiệp FDI là13,6% (không kể cả dầu thô).

(5) ực hiện có hiệu quả công táckiểm soát nhập khẩu, nhóm hàng cầnhạn chế nhập khẩu đã tăng trưởngchậm lại và nhập khẩu các mặt hàngcần thiết cho sản xuất, tiêu dùngtrong nước cũng như các mặt hàngnhập khẩu phục vụ gia công, xuấtkhẩu đều tăng. Nhập khẩu của nhómhàng hóa phục vụ sản xuất để xuấtkhẩu và hàng hóa thiết yếu luônchiếm gần 90% (năm 2016 chiếm88,5%, năm 2018 chiếm 88,7%); nhậpkhẩu của nhóm hàng không khuyếnkhích nhập khẩu chỉ chiếm dưới 10%(năm 2016 là 2,7% và năm 2018 chỉcòn 0,5%).

(6) Việt Nam đã khai thác hiệuquả quá trình hội nhập gắn mở rộngtăng trưởng xuất khẩu với kiểm soátcó hiệu quả hoạt động nhập khẩu vàdịch chuyển thành công Việt Namtừ một quốc gia liên tục nhập siêusang xuất siêu trong 3 năm trở lại

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

61SỐ 67 (201) - 2019

đây với mức thặng dư thương mạiđạt mức kỷ lục vào năm 2018(khoảng 7,2 tỷ USD) là mức caonhất từ trước đến nay (năm 2016thặng dư 1,68 tỷ USD, năm 2017thặng dư 2,112 tỷ USD.3. về phát triển thương mại nội địa vàthương mại điện tử

Trong gần 10 năm qua, thươngmại nội địa luôn giữ vững được đàtăng trưởng ổn định, từ mức 1.007,4nghìn tỷ đồng vào năm 2008 lên4.395,7 nghìn tỷ đồng năm 2018.Tốc độ tăng của mức lưu chuyểnhàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hộitrong giai đoạn 2008 - 2018 đạt caoở mức 17,5% (theo giá thực tế), quađó đã cùng với xuất khẩu và côngnghiệp chế biến, chế tạo là trụ đỡquan trọng để góp phần vào bảođảm thực hiện mục tiêu tăng trưởngcủa ngành Công ương nói riêngvà nền kinh tế đất nước nói chung.Một số kết quả chủ yếu đạt đượcnhư sau:

(1) Việt Nam đã trở thành mộttrong những thị trường bán lẻ hấpdẫn nhất toàn cầu (đứng vị trí thứ 6trong nhóm 30 quốc gia có tiềmnăng và mức độ hấp dẫn đầu tư

trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu theochỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu(GRDI) của Công ty tư vấn A.TKearney). Đây là kết quả của sự giatăng nhanh chóng của tầng lớp trunglưu trong nước và mức độ mở cửanhanh chóng trong lĩnh vực dịch vụbán lẻ từ kết quả của các FTA đã kýkết trong thời gian qua.

(2) Hệ thống hạ tầng thương mạiphát triển nhanh với việc chuyển dịchmạnh mẽ từ hệ thống thương mạitruyền thống (chợ) sang hệ thống hạtầng hiện đại (siêu thị và trung tâmthương mại). Tỷ trọng về số lượng hệthống thương mại hiện đại trong hệthống hạ tầng thương mại chung đãgia tăng nhanh từ 7,2% năm 2010 lên11,22% vào năm 2017 và đạt mứctăng trưởng rất cao (72,59%) tronggiai đoạn 2010 - 2017, cao hơn rấtnhiều so với hệ thống phân phốitruyền thống (chỉ 0,5%). Đến nay,Việt Nam có khoảng gần 1.000 siêuthị (tăng khoảng 5 lần so với năm2005) và 200 Trung tâm thương mại(tăng gần 7 lần so với năm 2005) vớithị phần bán lẻ chiếm khoảng 25 -26% tổng mức bán lẻ (theo đánh giácủa Nielsen Việt Nam).

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

62 SỐ 67 (201) - 2019

(3) Cơ cấu chủ sở hữu hệ thốnghạ tầng thương mại ngày càng đadạng với sự xuất hiện của khu vựcngoài nhà nước, trong đó có sự xuấthiện của hệ thống các doanh nghiệpFDI và sự lớn mạnh nhanh chóngcủa một số doanh nghiệp lớn trongnước đã góp phần hiện đại hóangành bán lẻ. Đến nay, thị phần củacác doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài trong lĩnh vực bán lẻchiếm khoảng 17% thị phần bán lẻqua trung tâm thương mại, siêu thị,70% thị phần qua cửa hàng tiện lợi,15% thị phần siêu thị mini với mộtsố thương hiệu lớn như CentralGroup, AEON Group, E-Mark,Lotte Mart...

Các thương hiệu bán lẻ trong nướccũng đã và đang phát triển mạnh mẽ,đáng ghi nhận là sự phát triển nhanhvới qui mô lớn của một số doanhnghiệp trong nước như Saigon Co.op-mart, Hapro, Satra, VinGroup với tốc độphát rất nhanh (đến hết 2018, SaigonCoopMart đã mở được khoảng hơn600 siêu thị trên toàn quốc; Vingroup đãmở được hơn 100 siêu thị Vinmart và1.400 cửa hàng Vinmart+...).

(4) ực hiện tốt công tác kết nối

cung cầu nhằm gắn kết tạo nguồnhàng ổn định giữa các nhà sản xuấttrong nước với các hệ thống phânphối lớn trên toàn quốc và đẩy mạnhtiêu thụ các mặt hàng nông sản tạithị trường trong nước thông qua hệthống phân phối truyền thống vàhiện đại. Tỷ lệ hàng Việt Nam các hệthống phân phối bán lẻ luôn chiếmtỷ trọng áp đảo như: (1) đối với hệthống siêu thị trong nước luôn ởmức trên 90% như: Coopmart (90 -93%), Satra (90-95%), Vinmart(96%), Vissan (95%), Hapro(95%)...); (2) tỷ lệ hàng Việt Nam tạicác hệ thống siêu thị, trung tâmthương mại nước ngoài tại Việt Namchiếm từ 68% đến 95%, cụ thể:Lotte, Big C (90%), AEON - Citi-mart (82 - 85%), Auchan (65%),TTTM Emart (96%), TTTM SaigonCentre (68%); (3) Tỷ lệ hàng ViệtNam tại các chợ truyền thống, cửahàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trởlên, trong đó, nhóm mặt hàng ViệtNam có tỷ lệ cao là những hàng hóaViệt Nam có thế mạnh về điều kiệnsản xuất, nguyên liệu đầu vào như:nông sản, lương thực, thực phẩm(tươi sống).

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

63SỐ 67 (201) - 2019

(5) ương mại điện tử đã trởthành một xu hướng phát triểnmạnh mẽ trong những năm trở lạiđây với sự hỗ trợ của các phươngthức thanh toán điện tử với tốc độtăng trưởng bình quân đạt trên27%/năm và chiếm tỷ trọng ngàycàng cao trong tổng doanh thu bánlẻ và dịch vụ tiêu dùng (từ 2,12% vàonăm 2014 lên 3% vào năm 2017).Doanh thu từ hoạt động thương mạiđiện tử tăng liên tục qua các năm từ2,97 tỷ năm 2014 (chiếm 2,12%) lên6,2 tỷ USD vào năm 2017. Đến nay,khoảng 50% thị phần bán lẻ của ViệtNam của các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài không thông quacửa hàng mà qua bán hàng trựctuyến qua Internet, truyền hình,điện thoại...). 4. về hoàn thiện thể chế và chính sách

Bao trùm lên tất cả thành công saugần 10 năm thực hiện Cương lĩnh xâydựng đất nước thời kỳ quá độ lên xãhội chủ nghĩa (bổ sung, phát triểnnăm 2011); gần 10 năm thực hiệnChiến lược phát triển kinh tế - xã hội2011 - 2020 và gần 5 năm thực hiệnNghị quyết Đại hội XII của Đảng củaBộ Công ương, đó chính là thành

công của công tác hoàn thiện thể chế,chính sách, cải thiện môi trường đầutư kinh doanh gắn liền với cải cáchthủ tục hành chính và triển khai dịchvụ công trực tuyến và tổ chức bộ máyhoạt động của Bộ theo hướng tinhgọn, hiệu lực và hiệu quả.

(1) Về hoàn thiện thể chế: Tronggiai đoạn 2011 - 2018, Bộ Côngương đã xây dựng và trình cấp cóthẩm quyền ban hành được 13 dự ánLuật, 75 Nghị định, trong đó cónhiều Bộ Luật quan trọng như LuậtQuản lý Ngoại thương; Luật Cạnhtranh; Luật Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng, Luật sửa đổi bổ sung mộtsố điều của Luật Điện lực..., trongđó, 3 năm trở lại đây được coi làtrọng tâm xây dựng thể chế củangành Công ương với số lượngvăn bản qui phạm pháp luật đượcxây dựng và ban hành nhiều nhấttrong nhiều năm qua. Kể từ đầunăm 2016 đến nay, Bộ Công ươngđã trình ban hành 2 Dự án Luật, 33Nghị định, 11 Quyết định của ủtướng Chính phủ và 126 ông tư.Đáng ghi nhận là sau một quá trìnhdài nỗ lực xây dựng, Luật Quản lýngoại thương, Luật Cạnh tranh sửa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

64 SỐ 67 (201) - 2019

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

65SỐ 67 (201) - 2019

đổi đã được Quốc hội thông qua tạicác Kỳ họp của Quốc hội khóa XIV,qua đó, đã góp phần hoàn thiện thểchế môi trường kinh doanh, đảmbảo khung pháp lý ổn định, minhbạch cho hoạt động của các loại hìnhdoanh nghiệp trong bối cảnh hộinhập ngày càng được mở rộng.

(2) Về xây dựng chính sách pháttriển các ngành: Để cụ thể hóa cácchủ trương, đường lối của Đảng, cácchỉ đạo của Chính phủ, Bộ Côngương đã thiết lập thành các mụctiêu, nhiệm vụ trong các Chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, đề án vàchương trình hành động tổng thểcủa ngành Công ương, cũng nhưtrong các ngành, lĩnh vực cụ thể doBộ quản lý để tập trung triển khaithực hiện. Trong đó, có thể kể đếnmột số chính sách quan trọng như:Chiến lược xuất nhập - khẩu hànghóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướngđến năm 2030; Chiến lược pháttriển công nghiệp Việt Nam đếnnăm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;Quy hoạch tổng thể phát triểnngành công nghiệp Việt Nam đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;Kế hoạch cơ cấu lại ngành Công

nghiệp giai đoạn 2018 - 2012, xétđến năm 2025; Chiến lược tham giacác thỏa thuận thương mại tự do(FTA) đến năm 2020; Quy hoạchmạng lưới siêu thị, trung tâmthương mại cả nước đến 2020, tầmnhìn 2030; Quy hoạch tổng thể pháttriển công nghiệp hỗ trợ đến năm2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đềán phát triển thị trường trong nướcgắn với Cuộc vận động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;Chương trình phát triển thươngmại miền núi, vùng sâu, vùng xa vàhải đảo; Đề án úc đẩy doanhnghiệp Việt Nam tham gia trực tiếpcác mạng phân phối nước ngoài giaiđoạn đến 2020...

(3) Về cắt giảm điều kiện đầu tưkinh doanh: Bộ Công ương làmột trong những Bộ, ngành đi đầucả nước về cắt giảm điều kiện đầu tưkinh doanh. Sau khi đã cắt giảm675/1216 điều kiện của 27 ngành,nghề thuộc lĩnh vực quản lý nhànước của Bộ Công ương trongnăm 2017 và đầu năm 2018 (chiếmtỷ lệ 55,5% tổng số điều kiện thuộclĩnh vực quản lý của Bộ), năm 2018,Bộ Công ương đã tiếp tục rà soát,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

66 SỐ 67 (201) - 2019

ban hành Quyết định số 3720/QĐ-BCT ngày 11/10/2018 về Phương áncắt giảm, đơn giản hóa điều kiệnđầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vựcquản lý nhà nước của Bộ Côngương giai đoạn 2019 - 2020. eođó, tiếp tục đề xuất cắt giảm, đơngiản hóa và chuyển hậu kiểm 202điều kiện trên tổng số 561 điều kiệnthuộc lĩnh vực quản lý nhà nướccủa Bộ (tương đương với 36%),nâng tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóađiều kiện kinh doanh của Bộ Côngương dự kiến đạt 72,1%.

eo công bố mới nhất của Ngânhàng ế giới (World Bank) về báocáo Doing Business 2019 với nộidung là kết quả đánh giá các chỉ sốnăng lực cạnh tranh năm 2018 của190 quốc gia/nền kinh tế trên thếgiới, môi trường kinh doanh của ViệtNam xếp hạng thứ 69/190 nền kinhtế, trong đó, chỉ số tiếp cận điện năngnăm 2018 của Việt Nam thăng hạngvượt bậc, đứng ở vị trí 27 - tăng tới 37bậc so với xếp hạng năm 2017 và 129bậc so với năm 2013.

(4) Về cắt giảm và đơn giản hóacác qui trình về cấp phép xuất nhậpkhẩu: Đến nay, Bộ Công ương đã

xóa bỏ được 420 mã trong tổng số720 mã HS phải kiểm tra trước thôngquan thuộc trách nhiệm quản lý củaBộ Công ương, đạt tỷ lệ xóa bỏ lêntới 58,3%. Hiện nay, trong phạm viquản lý của Bộ Công ương, chỉcòn 02 loại sản phẩm phải kiểm tratrước thông quan là tiền chất thuốcnổ và thực phẩm (là các sản phẩmbắt buộc phải kiểm tra trước thôngquan theo qui định của Luật An toànthực phẩm).

Đồng thời, Bộ Công ương đãthực hiện chủ trương xóa bỏ độcquyền và thực hiện xã hội hóa côngtác kiểm tra chuyên ngành một cáchtriệt để. Bộ đã chỉ định 11 đơn vị đủđiều kiện thực hiện kiểm tra nhànước về an toàn thực phẩm nhậpkhẩu theo hình thức xã hội hóa. Vớivật liệu nổ công nghiệp và dán nhãnnăng lượng, Bộ đã chỉ định và chophép một số tổ chức thử nghiệmtrong và nước ngoài, nếu đáp ứng cácđiều kiện luật định tham gia kiểm tra,đánh giá.

(5) Về triển khai cung cấp dịch vụcông trực tuyến (DVCTT): Tính đếnthời điểm hiện tại, tất cả 291 thủ tụchành chính thực hiện ở cấp Trung

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

67SỐ 67 (201) - 2019

ương đã được Bộ Công ươngtriển khai ứng dụng dịch vụ côngtrực tuyến mức độ 2 trở lên; trongđó, có 151 DVCTT ở mức độ 3 vàmức độ 4 (Bộ Công ương trựctiếp thực hiện 143 DVCTT và ủyquyền cho VCCI thực hiện 8DVCTT) đã được tích hợp trên Cổngdịch vụ công trực tuyến của Bộ, kếtnối 11 dịch vụ công trực tuyến vớiCổng thông tin một cửa quốc gia,tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơncho người dân, doanh nghiệp.

Bộ Công ương là 1 trong 2 Bộđầu tiên kết nối đến Cơ chế một cửaquốc gia với 06 dịch vụ công trựctuyến (VNSW)3, trong đó có 4 dịchvụ công đã thực hiện ở mức dịch vụcông mức độ 4, doanh nghiệp hoàntoàn không cần đến cơ quan hànhchính để làm thủ tục; đồng thời đãkết nối kỹ thuật thành công với Cơchế một cửa ASEAN (ASW) với cácnước: Indonesia, Singapore, Malaysia,ái Lan về trao đổi C/O mẫu D điệntử do Bộ Công ương cấp phép.Đây là chứng từ thương mại đầu tiêncủa Việt Nam được trao đổi dướidạng điện tử đến Cơ chế một cửaASEAN, tạo tiền đề để Việt Nam tiếp

tục trao đổi, xử lý trực tuyến cácchứng từ thương mại khác dưới dạngđiện tử với các nước theo các thỏathuận và cam kết quốc tế mà ViệtNam là thành viên4. Năm 2017, BộCông ương xếp vị trí số 1/19 Bộ,cơ quan ngang Bộ về chỉ số hiện đạihóa hành chính.

(6) Về kiện toàn, tổ chức lại bộmáy hoạt động theo hướng tinh gọn,hiệu quả: Năm 2017-2018, trên cơ sởNghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BộCông ương, Bộ Công ương đãthực hiện sắp xếp cơ cấu tổ chức bộmáy, trong đó, các đơn vị hành chínhtrực thuộc Bộ được sắp xếp từ 30 đầumối xuống còn 26 đầu mối (giảm 4đơn vị), số lượng cấp phòng được sắpxếp từ 197 xuống còn 125 phòng,giảm 72 đầu mối và đã trình ủtướng Chính phủ ban hành Quyếtđịnh quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaTổng cục Quản lý thị trường trựcthuộc Bộ Công ương n

PV

(theo báo cáo của Bộ Công ương)

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

68 SỐ 67 (201) - 2019

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụBộ Chính trị, Ban Bí thưgiao Hội đồng Lý luận Trung

ương “Tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua 30 năm thực hiệnCương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;trọng tâm là 10 năm thực hiệnCương lĩnh 2011”, từ cuối tháng 2 tớigiữa tháng 3, Hội đồng Lý luậnTrung ương thành lập 4 đoàn nghiêncứu, khảo sát thực tế kết hợp với tổchức tọa đàm, tổng kết việc thực hiệnCương lĩnh tại 4 đơn vị: Bộ Côngương, Ban Dân vận Trung ương,Bộ Lao động - ương binh và Xãhội, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mụcđích khảo sát, tọa đàm nhằm tìmhiểu những thành tựu đạt được, nhấtlà những cách làm mới, mô hìnhmới, kinh nghiệm hay, những hạnchế, khó khăn, vướng mắc trong việcthực hiện các mục tiêu, phươnghướng cơ bản được đề ra trong

Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011). Trêncơ sở đó đề xuất bổ sung, phát triểnnhững vấn đề lý luận - thực tiễn phụcvụ xây dựng Văn kiện Đại hội XIIIcủa Đảng.

Tại các đơn vị Đoàn công tác tớilàm việc, các đồng chí lãnh đạo caonhất của đơn vị đều có mặt. Bí thưTrung ương Đảng, GS.TS NguyễnXuân ắng, Chủ tịch Hội đồng Lýluận Trung ương, Giám đốc Họcviện Chính trị Quốc gia Hồ ChíMinh trực tiếp dự và chỉ đạo 2 cuộclàm việc tại Bộ Công ương, BộLao động - ương binh và Xã hội.

Tại Bộ Công ương, Bộ trưởngBộ Công thương Trần Tuấn Anhđánh giá, sau 10 năm thực hiệnCương lĩnh (bổ sung, phát triểnnăm 2011), gần 10 năm thực hiệnChiến lược phát triển kinh tế-xã hội2011-2020 và gần 5 năm thực hiện

KHảo sáT, TọA Đàm KHoA HọC

Về TổNg kếT CươNg lĩNH TạI mỘT số bỘ, NGàNH

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

69SỐ 67 (201) - 2019

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứXII, thành công nổi bật của BộCông thương chính là thành côngcủa công tác hoàn thiện thể chế,chính sách, cải thiện môi trườngđầu tư kinh doanh gắn liền với cảicách thủ tục hành chính và triểnkhai dịch vụ công trực tuyến theohướng tinh gọn, hiệu lực và hiệuquả. Từ thực tiễn hoạt động củangành những năm qua, Bộ đã rút ramột số bài học về việc nắm chắcquan điểm chủ trương, đường lốicủa Đảng, sự chỉ đạo, điều hành củaChính phủ để phát triển các ngành,lĩnh vực do Bộ Công thương quảnlý; về đổi mới tư duy, nhận thứctrong quản lý, điều hành hoạt độngcủa ngành Công thương từ nhànước quản lý sang nhà nước kiếntạo, từ tiền kiểm chuyển sang hậukiểm, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữacác cải cách hành chính ngành côngthương, nâng cao chất lượng thể chếvà năng lực quản trị nhà nước củangành công thương theo hướngChính phủ điện tử, thực hiện cảicách mạnh mẽ các doanh nghiệpnhà nước... ường xuyên quántriệt, tập trung chỉ đạo, tổ chức các

hoạt động tăng cường nhận thứccủa các cấp ủy, chính quyền, doanhnghiệp về phát triển ngành côngthương để tạo lập được nhận thứcchung và quyết tâm hành độngthống nhất trong toàn hệ thốngchính trị của ngành.

Tại Ban Dân vận Trung ương,Đồng chí Trương ị Mai, Ủy viênBộ Chính trị, Bí thư Trung ươngĐảng, Trưởng ban Dân vận Trungương khẳng định, mục đích củacông tác dân vận là nhằm tạo sựđồng thuận cao của nhân dân, tạosức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộctrong thực hiện nhiệm vụ xây dựngvà bảo vệ đất nước. Để phát huyđược quyền làm chủ của nhân dândân, để nhân dân tin tưởng, tích cựctham gia vào quá trình phát triển,trước hết phải quan tâm thực sự đếnquyền, lợi ích chính đáng, hợp phápcủa nhân dân. Đồng chí cho rằng,trước những thay đổi nhanh chóngcủa tình hình trong nước và thế giớihiện nay, nhất là sự phát triển củacuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cơquan làm công tác dân vận, nhữngngười làm công tác dân vận cần cócách thức tuyên truyền phù hợp. Để

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

70 SỐ 67 (201) - 2019

công tác dân vận của Đảng đạt hiệuquả cao hơn trong thời gian tới,từng cấp ủy, tổ chức đảng, chínhquyền, các tổ chức chính trị - xã hội,các đại biểu dân cử và cán bộ làmcông tác dân vận phải luôn nêugương về học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức, phong cách củaChủ tịch Hồ Chí Minh về công tácdân vận; thường xuyên sâu sát cơ sở,gắn bó với nhân dân, lắng nghe ýkiến góp ý, phản ánh bức xúc trongcác tầng lớp nhân dân, qua đó khẩntrương phản ánh để cấp ủy, các cơ

quan chức năng của nhà nước giảiquyết kịp thời. Các cấp ủy đảng, cáccơ quan quản lý nhà nước cần cónhững giải pháp tạo thuận lợi đểngười dân phản ánh, kiến nghịnhanh nhất, đồng thời, tạo điềukiện cho các cơ quan thông tấn báochí phản ánh tâm tư, nguyện vọngcủa cử tri, của cơ sở, thực hiệnnghiêm túc việc đối thoại trực tiếpvới dân, nhất là những nơi còn tồntại các vấn đề bức xúc có thể trởthành “điểm nóng”; thực hiện tốtcông tác tiếp nhận và giải quyết kịp

Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai _ Ảnh: TTXVN

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

71SỐ 67 (201) - 2019

thời, đúng pháp luật đơn thư khiếunại, tố cáo của công dân.

Tại Bộ Lao động - ương binhvà Xã hội, Bộ trưởng Đào NgọcDung đánh giá, thời gian qua,ngành đã kiên trì bám sát Nghịquyết Đại hội lần thứ XII của Đảng,xây dựng và đổi mới chính sáchtrong những lĩnh vực ngành đượcphân công. Kết quả, cơ cấu lao độngđã chuyển dịch theo hướng tích cực,giảm tỷ trọng lao động trong khuvực nông nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệpchung luôn duy trì ở mức thấp. unhập của người lao động dần đượccải thiện, quan hệ lao động từngbước được phát triển. Công tác đềnơn đáp nghĩa được thực hiện kịpthời, đầy đủ các chế độ, chính sáchđối với người có công với cáchmạng và gia đình của họ. Lĩnh vựcan sinh xã hội và giảm nghèo,phòng chống tệ nạn xã hội, bìnhđẳng giới, chăm sóc và bảo vệ trẻ emđạt kết quả đáng ghi nhận...

Tuy nhiên, một số chính sách ansinh xã hội vẫn chưa đảm bảo nhucầu của người thụ hưởng; hệ thốngchính sách lao động - xã hội mới baophủ một bộ phận dân cư; mục tiêu

của chính sách xã hội rõ ràng, nhấtquán, song có hiện tượng tản mạn,chồng chéo, thiếu tính kết nối; mộtsố chính sách xã hội chưa phù hợpvới điều kiện, đặc điểm của đốitượng được hỗ trợ...

Tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộtrưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnhtới 4 vấn đề: nhận thức, quan điểm,thể chế và hành động. eo Bộtrưởng, vấn đề nâng cao nhận thứcvề đổi mới giáo dục tưởng chừngnhư đã làm rồi nhưng trên thực tếchưa đầy đủ và bền vững, đã đến lúcphải nhận thức đúng về khoa họcgiáo dục, bản chất của giáo dục, tráchnhiệm của từng người trong hoạtđộng giáo dục.

Quan điểm đa chiều, không đồngnhất về giáo dục cũng đang ảnhhưởng tới định hướng phát triển lâudài của giáo dục, ảnh hưởng đến quátrình xây dựng và hoàn thiện thể chếgiáo dục. Bộ trưởng Phùng XuânNhạ mong rằng, tới đây những vấnđề liên quan đến thể chế giáo dục sẽđược đề cập trong văn kiện Đại hộilần thứ XIII của Đảng, từng bướctháo gỡ những “nút thắt”, “điểmnghẽn” của giáo dục hiện nay n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

72 SỐ 67 (201) - 2019

Thực hiện Kế hoạch công tácnăm 2019 của Hội đồng Lýluận Trung ương, để chuẩn bị

cho việc xây dựng Báo cáo tư vấn“Những cơ sở lý luận - thực tiễn vềđịnh hướng phát triển đất nước 5 năm2021-2025 và định hướng chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội 2021-2030”,từ ngày 28/2 tới ngày 5/3, các Tiểu banChính trị, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội vàCon người, Quốc phòng - An ninh -Đối ngoại của Hội đồng đã tổ chức 4cuộc tọa đàm chuyên gia về các lĩnhvực chuyên sâu của các Tiểu ban. Nộidung tọa đàm tập trung vào các vấn đề:

- Làm rõ những phát triển trong nhậnthức, quan điểm của Đảng và cơ chế,chính sách của Nhà nước; kết quả thựchiện các nhiệm vụ trên 4 lĩnh vực:Chính trị, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội vàCon người, Quốc phòng - An ninh -Đối ngoại; chỉ rõ những hạn chế, nguyênnhân và những vấn đề đặt ra cần tiếptục giải quyết trong giai đoạn mới.

- Đề xuất cơ sở lý luận - thực tiễn, xácđịnh quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ,định hướng, cơ chế, chính sách pháttriển thuộc 4 lĩnh vực: Chính trị, Kinhtế, Văn hóa - Xã hội và Con người,Quốc phòng - An ninh - Đối ngoạitrong kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 vàChiến lược 10 năm 2021 - 2030.

Gần 30 chuyên gia là cán bộ lãnhđạo cấp cao, cán bộ quản lý, cán bộkhoa học đầu ngành thuộc 4 lĩnh vựctrên đã tham gia tọa đàm và đóng gópnhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc cótính khái quát cao, làm rõ nhữngthành tựu nổi bật; những phát triểntiêu biểu về mặt lý luận, nhận thức;những vấn đề đang đặt ra, những nútthắt cần tập trung tháo gỡ để tạo bướcđột phá, cùng những giải pháp nhằmđạt được những mục tiêu của Đại hộiXII, tạo cơ sở thực hiện các mục tiêunêu trong dự thảo các văn kiện Đạihội XIII của Đảng n

PV

Tọa Đàm CHUyêN gIa Của CÁC TIỂU baN VỀ “NHữNG Cơ sở lý luậN - THựC TIễN VỀ ĐỊNH HƯỚNGpHáT TRIểN ĐấT NƯỚC 5 Năm 2021-2025 Và ĐỊNH HƯỚNGCHIẾN lƯợC pHáT TRIểN KINH TẾ - XÃ HỘI 2021-2030”