misoprostol tẠi trung tÂm sỨc khỎe sinh...

75
BỘ Y TẾ SỞ Y TẾ THỪA THIÊN HUẾ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN ĐẾN 9 TUẦN BẰNG MIFEPRISTONE VÀ MISOPROSTOL TẠI TRUNG TÂM SỨC KHỎE SINH SẢN THỪA THIÊN HUẾ Chủ nhiệm đề tài : Ths.Bs. Nguyễn Khoa Nguyên Nhóm phối hợp thực hiện: Bs CKI. Lê Văn Lượng Bs CKI. Hồ Thị Liên Hương Bs CKI. Nguyễn Minh Đức Ths.Bs. Hà Thị Mỹ Dung Bs CKI. Trương Phước Thanh Khuê Bs Lê Thị Hạnh Thừa Thiên Huế, tháng 11 năm 2015

Upload: others

Post on 27-Dec-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ Y TẾ

SỞ Y TẾ THỪA THIÊN HUẾ

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐÌNH CHỈ THAI NGHÉN

ĐẾN 9 TUẦN BẰNG MIFEPRISTONE VÀ

MISOPROSTOL TẠI TRUNG TÂM SỨC KHỎE

SINH SẢN THỪA THIÊN HUẾ

Chủ nhiệm đề tài : Ths.Bs. Nguyễn Khoa Nguyên

Nhóm phối hợp thực hiện: Bs CKI. Lê Văn Lượng

Bs CKI. Hồ Thị Liên Hương

Bs CKI. Nguyễn Minh Đức

Ths.Bs. Hà Thị Mỹ Dung

Bs CKI. Trương Phước Thanh Khuê

Bs Lê Thị Hạnh

Thừa Thiên Huế, tháng 11 năm 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi.

Các kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả nghiên cứu

Nguyễn Khoa Nguyên

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CSSKSS : Chăm sóc sức khỏe sinh sản

MIF : Mifepristone

MIS : Misoprostol

MPA : MisoProstol Acid

PTNK : Phá thai nội khoa

VAS : Visual Analog Scale

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3

1.1. Sinh lý sinh sản của người phụ nữ ....................................................... 3

1.2. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của cơ tử cung và sự chín muồi cổ tử cung ... 6

1.3. Một số phương pháp phá thai bằng thủ thuật đã được thực hiện trên

thế giới và Việt Nam ............................................................................ 7

1.4. Phá thai bằng thuốc Mifepristone và Misoprostol ............................... 9

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 20

2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 20

2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 21

2.3. Xử lý số liệu ....................................................................................... 29

2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ...................................................... 29

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 31

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ....................................... 31

3.2. Kết quả đình chỉ thai bằng thuốc ....................................................... 35

3.3. Các yếu tố liên quan đến thành công và tác dụng không mong muốn

của phác đồ ......................................................................................... 42

Chƣơng 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 46

4.1. Các đặc điểm chung của nghiên cứu .................................................. 46

4.2. Kết quả đình chỉ thai bằng thuốc ....................................................... 50

4.3. Một số yếu tố liên quan đến thành công và tác dụng không mong

muốn của phác đồ nghiên cứu ............................................................ 58

KẾT LUẬN .................................................................................................... 61

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhân dân là một trong những

nhiệm vụ có tầm chiến lược của Đảng và nhà nước ta nhằm đáp ứng những

nhu cầu đa dạng về chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp với điều kiện của

cộng đồng.

Hàng năm trên thế giới có khoảng 210 triệu trường hợp mang thai nhưng

có đến 46 triệu trường hợp đình chỉ thai nghén ngoài ý muốn, chiếm tỷ lệ

22%. Trong đó 20 - 22 triệu trường hợp là phá thai không an toàn (98% ở các

nước đang phát triển, 10,5 triệu trường hợp ở châu Á). Mỗi năm có 13% số

trường hợp chết mẹ là do phá thai không an toàn (tương đương 47.000 trường

hợp tử vong mẹ). Như vậy trung bình mỗi phút có 38 trường hợp phá thai

không an toàn và cứ 8 phút có 01 trường hợp chết mẹ do phá thai không an

toàn [17].

Theo điều tra của Tổng cục Thống kê công bố vào năm 2008, tỷ lệ nạo

phá thai của Việt Nam vẫn ở mức cao, tỷ lệ phá thai khác nhau theo từng

vùng và miền. Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh

Sản - Sở Y tế Thừa Thiên Huế năm 2014, tổng số trường hợp phá thai trên địa

bàn toàn tỉnh là 2193 trường hợp ở mọi lứa tuổi [1], [28].

Trước đây, phá thai thực hiện chủ yếu bằng phương pháp can thiệp ngoại

khoa. Mặc dù thủ thuật nạo hút thai ngày càng được cải tiến và tỷ lệ thành

công là rất cao nhưng nó cũng có nhiều tai biến nguy hiểm, đáng tiếc như

nhiễm khuẩn, thủng tử cung, hoặc di chứng lâu dài và nặng nề, đem lại nỗi bất

hạnh lớn nhất là vô sinh, thậm chí cả tử vong. Việc nghiên cứu một phương

pháp phá thai nội khoa hiệu quả sẽ mở rộng sự lựa chọn cho người phụ nữ và

làm giảm tỷ lệ tai biến, tử vong do các thủ thuật phá thai gây ra.

2

Phá thai nội khoa là biện pháp chấm dứt thai nghén bằng các thuốc gây

sẩy thai mà không dùng thủ thuật ngoại khoa [5], [10]. Đây là một khuynh

hướng mới và tiến bộ trong thực hành sản khoa - đó là ngày càng hướng tới

các biện pháp ít can thiệp vào cơ thể người phụ nữ trong điều trị.

Phá thai nội khoa đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và đã tỏ

ra là một phương pháp hiệu quả, an toàn và tiện lợi. Tại Việt Nam đã có nhiều

bệnh viện và trung tâm lớn nghiên cứu và ứng dụng phá thai nội khoa. Các

nghiên cứu đều cho kết quả khả quan và tác dụng không mong muốn không

đáng kể. Tuy nhiên tại Thừa Thiên Huế, đa số các đề tài đình chỉ thai nghén

nội khoa trước đây được thực hiện cho đến 7 tuần. Do vậy để khẳng định hiệu

quả của phác đồ đình chỉ thai nghén nội khoa góp phần tích cực trong việc mở

rộng chỉ định và cung cấp thêm một biện pháp ít can thiệp và an toàn đối với

người phụ nữ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả đình

chỉ thai nghén đến 9 tuần bằng Mifepristone và Misoprostol” với mục tiêu

nghiên cứu sau:

1. Đánh giá kết quả đình chỉ thai nghén đến 9 tuần bằng Mifepristone và

Misoprostol tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Thừa Thiên Huế.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ thành công và tác dụng

không mong muốn của Mifepristone và Misoprostol.

3

Chƣơng1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. SINH LÝ SINH SẢN CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ

1.1.1. Sự thụ tinh, làm tổ và sự phát triển của trứng đã thụ tinh

Sự thụ tinh: Sau khi giao hợp, tinh trùng di chuyển từ âm đạo vào tử

cung rồi đến vòi trứng. Tinh trùng và noãn gặp nhau ở 1/3 ngoài vòi trứng,

tương ứng với đoạn bóng của vòi tử cung. Khi tinh trùng tiếp xúc với noãn,

phản ứng cực đầu xảy ra, đầu tinh trùng dự trữ một lượng lớn hyaluronidase

và các enzyme thủy phân protein. Nhờ các enzyme này tinh trùng có thể phá

vỡ lớp tế bào hạt bao quanh noãn và lớp vỏ ngoài của noãn để xâm nhập vào

lòng noãn [4], [30].

Di chuyển vào buồng tử cung: Sau hiện tượng thụ tinh, trứng di chuyển

vào buồng tử cung nhờ dịch tiết của vòi trứng, nhung mao, nhu động co thắt

cơ trơn tử cung, thời gian di chuyển mất khoảng 4 ngày. Trong quá trình di

chuyển, trứng được nuôi dưỡng bằng dịch vòi trứng và thực hiện nhiều giai

đoạn của quá trình phân chia. Khi tới tử cung trứng được gọi là phôi bào. Nếu

vì một lý do nào đó trứng đã thụ tinh không di chuyển được vào buồng tử

cung như viêm tắc vòi trứng, trứng có thể phát triển ngay tại vòi trứng hoặc

loa vòi trứng, hoặc đôi khi do nhu động ngược chiều của vòi trứng làm trứng

rơi vào ổ bụng. Những trường hợp này được gọi là thai ngoài tử cung, nếu

không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ vỡ chảy máu nguy hiểm đến

tính mạng của mẹ [4], [30].

Trứng làm tổ và phát triển trong buồng tử cung: Sau khi chạm vào niêm

mạc tử cung, phôi thường phát triển trong buồng tử cung từ 1-3 ngày nữa rồi

mới gắn vào niêm mạc tử cung. Như vậy sự làm tổ trong niêm mạc tử cung

thường xảy ra vào khoảng 5-7 ngày sau khi phóng noãn và đó cũng là lúc

4

niêm mạc tử cung đã được chuẩn bị sẵn sàng để đón phôi vào làm tổ và phôi

thai tiếp tục phát triển. Tế bào lá nuôi trên bề mặt túi phôi bài tiết ezyme phân

giải protein làm tiêu hủy các tế bào biểu mô của nội mạc tử cung đồng thời

lấy chất dinh dưỡng bằng hiện tượng thực bào để nuôi phôi. Ngay khi hiện

tượng làm tổ xảy ra, các tế bào lá nuôi của phôi và các tế bào nội mạc tử cung

tại chỗ đều tăng sinh nhanh để tạo ra rau thai và các màng thai. Sự làm tổ

thường kết thúc vào ngày 10-11 sau thụ thai [4], [29].

Hình 1.1. Sơ đồ quá trình thụ tinh, di chuyển và làm tổ [29]

1.1.2. Sự phát triển của phôi thai trong giai đoạn đầu trong buồng tử cung

Ngày thứ 6 trở đi, sau khi các tế bào mầm từ thể dâu mầm đã xếp thành

lớp, lớp ngoài đã biệt hóa thành tế bào nuôi và đi dần vào lớp niêm mạc tử

cung tạo thành các gai rau.

Giai đoạn thành lập túi ối: Túi ối được thành lập từ lớp tế bào mầm vào

ngày thứ 25 kể từ khi thụ tinh. Túi ối chứa dịch ối to dần lan vào khoang tạng.

Giai đoạn hình thành thai: Thai phát triển từ lớp thai nằm trong túi ối.

Trên hình ảnh siêu âm, túi thai thấy được ở tuổi thai từ 4-4,5 tuần tính từ

ngày đầu của kỳ kinh cuối qua siêu âm đường âm đạo, đường kính dọc túi thai

khoảng 3-5 mm.

5

Túi noãn hoàng thấy được ở tuổi thai 5-5,5 tuần, là một vòng tròn đều

phản âm trống, bờ mỏng. Mỗi khoang ối chỉ có một túi noãn hoàng, do đó số

lượng túi noãn hoàng sẽ được dùng để tính số túi ối trong trường hợp đa thai

ở giai đoạn sớm.

Phôi thai xuất hiện đầu tiên như là một điểm sáng dày lên ở bên cạnh túi

noãn hoàng. Ở thời điểm này sẽ thấy được cùng lúc hai túi phản âm trống

nằm trong khoang đệm: túi noãn hoàng kích thước nhỏ và túi ối kích thước

lớn hơn có phôi thai nằm bên trong.

Thai 6-6,5 tuần thấy rõ được phôi thai, đường kính túi thai khoảng

15mm. Lúc này phôi thai đo được 5mm và có hoạt động của tim thai.

Thai 7 tuần chiều dài đầu mông khoảng 8mm (6-11mm), đường kính túi

thai 19mm.

Thai 8 tuần chiều dài đầu mông khoảng 15mm (14-21mm).

Thai 9 tuần chiều dài đầu mông khoảng 23mm, cử động từng phần của

thai có thể thấy được.

Thai 10 tuần chiều dài đầu mông khoảng 31mm.

Thai 11 tuần chiều dài đầu mông khoảng 41mm [11], [13], [27].

1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA CƠ TỬ CUNG VÀ SỰ

CHÍN MUỒI CỔ TỬ CUNG

1.2.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ tử cung

Các tế bào cơ trơn tử cung có cấu trúc là các sợi dày và mỏng sắp xếp

thành từng bó ngẫu nhiên, dài, ở khắp cơ tử cung, có thể rút ngắn nhiều khi co

cơ, lực co cơ có thể tạo ra bất cứ hướng nào.

Các tế bào cơ trơn có thể nối với nhau bằng các lỗ nối, là nơi liên lạc về

điện trở và chuyển hóa giữa các tế bào, các lỗ này có trở kháng điện thấp làm

cho các điện thế hoạt động lan truyền nhanh giữa các tế bào kế cận nhau tạo

6

nên sự đồng bộ trong cơ tử cung làm cho co cơ nhịp nhàng.

Progesteron có tác dụng ức chế tổng hợp các protein lỗ nối trong thai kỳ,

ức chế hình thành các receptor với oxytoxin ở cơ tử cung và làm bất hoạt các

chất gây co cơ nội sinh như Prostaglandin, Angiotensin… [26].

1.2.2. Cơ chế làm chín muồi cổ tử cung

Người ta thấy rằng sự chín muồi cổ tử cung xảy ra trước khi chuyển dạ,

làm tăng độ mềm, xóa, khả năng co giãn và độ mở cổ tử cung. Cấu tạo cổ tử

cung có 3 thành phần chính là các tế bào cơ trơn, collagen và chất cơ bản liên

kết chứa glycosaminoglycans. Thành phần cơ trơn ở đoạn trên cổ tử cung là

25%, đoạn giữa cổ tử cung là 16% và đoạn dưới là 6%. Do nhiều biều biến

đổi về tính chất cơ sinh học của cổ tử cung là sự giảm thành phần collagen, sự

phá vỡ cấu trúc collagen và sự tái sắp xếp các sợi collagen gia tăng thành

phần nước thay đổi cấu trúc các glycosaminoglycans dẫn tới sự chín muồi cổ

tử cung, là yếu tố hàng đầu của chuyển dạ và sẩy thai [26].

1.3. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP PHÁ THAI BẰNG THỦ THUẬT ĐÃ

ĐƢỢC THỰC HIỆN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.3.1. Hút thai bằng máy

Cuối thế kỷ 19 một số nước dùng máy hút chân không để hút thai trong 3

tháng đầu, hút sót sau sẩy thai, hút các chất trong buồng tử cung để xét nghiệm.

Hút thai bằng máy là một phương pháp được sử dụng nhiều ở các nước

Liên Xô, Đông Âu, Việt Nam thời gian những năm 80-90 cũng có nhiều cơ sở

thực hiện hút thai bằng máy. Tuy nhiên phương pháp hút thai bằng máy cũng

có nguy cơ và tai biến như thủng tử cung, chảy máu…[9].

1.3.2. Đặt túi nƣớc

Đặt túi nước là phương pháp thực hiện bằng cách bơm nước muối sinh lý

vào buồng tử cung ở những phụ nữ có tuổi thai từ 18 tuần đến 22 tuần để gây

7

sẩy thai. Đây là phương pháp có rất nhiều nguy hiểm như nhiễm trùng, thủng

tử cung và các tai biến khác [3].

1.3.3. Phá thai bằng phƣơng pháp nong và gắp

1.3.3.1. Phá thai dưới 12 tuần bằng phương pháp nong và gắp

Nong và nạo thai là thủ thuật nong cổ tử cung bằng dụng cụ, rồi gắp thai,

rau và nạo sạch buồng tử cung. Ở Việt Nam, dịch vụ nạo phá thai dưới 12

tuần được hợp pháp hóa từ những năm 1960.

Hiện nay phương pháp này sử dụng với tuổi thai 8-12 tuần, được thực

hiện hút thai tại cơ sở y tế có đủ điều kiện vô khuẩn và có cán bộ y tế chuyên

khoa sản được đào tạo và huấn luyện về nạo hút thai.

Mặc dù tuân thủ đầy đủ các bước của quy trình kỹ thuật nhưng phương

pháp nong và gắp cũng có những tai biến sớm như sốc, thủng tử cung, tổn

thương tạng rỗng, chảy máu. Tai biến muộn như sót rau, sót thai, nhiễm

khuẩn, lâu dài có thể tai biến dính buồng tử cung, viêm tắc vòi trứng dẫn tới

thai ngoài tử cung, vô sinh [9].

1.3.3.2. Phá thai từ 13- 18 tuần bằng phương pháp nong và gắp

Nong và gắp là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách sử dụng

thuốc Misoprostol và que nong để chuẩn bị cổ tử cung, sau đó dùng bơm hút

chân không kết hợp với kẹp gắp thai để lấy thai ra, áp dụng cho thai từ 13-18

tuần. Các nghiên cứu cho thấy rõ ràng là sự chậm trễ trong việc phá thai gây

tăng các nguy cơ tai biến, thêm vào đó nó có thể gây căng thẳng tâm lý một

cách đáng kể [6].

1.3.4. Hút thai bằng bơm hút chân không

1.3.4.1. Hút điều hòa kinh nguyệt

Năm 1960 Harvey Karhmann sáng tạo ra ống bơm chân không có dung

tích 50-60ml và ống hút các cỡ khác nhau, dụng cụ làm bằng chất dẻo, một

piston để tạo áp lực âm. Dụng cụ này đã được sử dụng ở nhiều nước khác

8

nhau trên thế giới. Chỉ định cho những phụ nữ chậm kinh chưa quá 14 ngày,

nghi có thai. Sử dụng bơm hút Karhmann nối với ống canuyl bằng chất dẻo

cỡ 4-6mm vào buồng tử cung, tạo áp lực âm, sau đó quay ống hút 360 độ

nhiều lần để hút mặt trong buồng tử cung. Phải kiểm tra giải phẩu bệnh của tổ

chất hút để xác định có thai, loại trừ thai ngoài tử cung. Phương pháp này đơn

giản hơn các thủ thuật phá thai khác nhưng vẫn có biến chứng là nhiễm

khuẩn, sót rau, hiếm gặp hơn là thủng tử cung.

1.3.4.2. Hút thai dưới 12 tuần bằng bơm hút chân không

Từ năm 1973 IPAS đã sản xuất ra dụng cụ hút chân không bằng tay.

Công nghệ này đã đem lại một sự đổi mới trong kỹ thuật hút tử cung và sinh

thiết niêm mạc tử cung. Ipas đã khuyến cáo và phổ biến phương pháp hút thai

dưới 12 tuần bằng bơm hút chân không bằng tay, phương pháp này không

phải nong, gắp và nạo bằng thìa như trong nạo thai bằng dụng cụ, hiện nay

được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, Bộ y tế cũng

đã đưa kỹ thuật hút thai bằng bơm hút chân không bằng tay vào chuẩn quốc

gia sức khỏe sinh sản. Các bước kỹ thuật hút đặc biệt lưu ý vấn đề tư vấn,

phòng chống nhiễm khuẩn, giảm đau bằng uống thuốc giảm đau và gây tê tại

cổ tử cung bằng lidocain 1% [9].

1.4. PHÁ THAI BẰNG THUỐC MIFEPRISTONE VÀ MISOPROSTOL

Phá thai bằng thuốc (phá thai nội khoa) là phương pháp chấm dứt thai

nghén bằng cách sử dụng phối hợp Mifepristone và Misoprostol để tống xuất

thai ra khỏi buồng tử cung mà không dùng thủ thuật ngoại khoa.

Phá thai nội khoa được Bộ Y tế cho phép thực hiện tại Việt Nam từ năm

2002 sau hàng loạt những nghiên cứu được thực hiện và một nghiên cứu đa

trung tâm ở 3 miền đất nước. Với tính hiệu quả, an toàn và tác dụng phụ chấp

nhận được đến tháng 11/2009 Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn quốc gia về

các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản” cho phép phá thai bằng thuốc đến

9

hết 9 tuần (63 ngày vô kinh) tùy theo tuyến áp dụng [5], [21].

1.4.1. Các thuốc sử dụng trong phá thai bằng thuốc

1.4.1.1. Mifepristone

Cấu trúc hóa học

Mifepristone (RU 486) là một dẫn xuất của Norethisterone. Có cấu trúc

tương tự với Progesterone và Glucocorticoids, nhưng thiếu nhóm methyl ở vị

trí C19 và nhánh 2 carbon ở vị trí 17, và có một liên kết đôi ở C9-C10. Nó có

nguồn gốc từ norethindrone với nhóm 4-dimethylamino phenyl ở vị trí 11.

Dƣợc động học

Mifepristone hấp thu nhanh sau khi uống, nồng độ mifepristone trong

huyết tương đạt đỉnh cao nhất vào thời điểm 1 giờ sau khi uống. Thời gian

bán hủy trung bình 18 giờ. Thuốc phân bổ ở gan, thận và đường sinh dục, bài

tiết chủ yếu qua phân [10], [21].

Cơ chế tác dụng

Mifepristone là một Steroid tổng hợp, kháng Progestin mạnh cùng với

Prostaglandin. Mifepristone tranh chấp với Progesterone tại các diện cảm thụ

Progesterone tại cơ tử cung. Làm tăng tính nhạy cảm của tử cung với

Prostaglandin lên gấp 5 lần. Ngoài ra, cũng có tác dụng cạnh tranh với các

Glucocorticoid để gắn kết các thụ thể Glucocorticoid [10], [21].

Tác dụng

Xuất hiện cơn co tử cung sau khi uống 24 giờ, nhiều nhất sau 36-48 giờ.

Làm giảm tác dụng của Progesterone gây tổn thương mạch máu làm hoại tử

thai. Đồng thời làm mềm và mở cổ tử cung [10], [21].

Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc có thể có tác dụng phụ như buồn nôn,

nôn, đau bụng, ra ít máu âm đạo, dị ứng thuốc [10], [21].

1.4.1.2 Misoprostol

Cấu trúc hóa học

10

Misoprostol là một dẫn chất tổng hợp tương tự Prostaglandin E1(methyl

11α, 16-dihydroxy-16 methyl-9-oxoprost-13E-en-1-oate), khác với các

Prostaglandin khác về mặt cấu trúc bởi sự hiện diện của nhóm methyl ester tại

vị trí C1, nhóm methyl và hydroxyl ở vị trí C16 thay vì C15. Nhóm methyl

ester tại C1 làm tăng tính kháng tiết acid và tăng thời gian hoạt động của

Misoprostol. Sự di chuyển nhóm hydroxyl từ vị trí C15 sang vị trí C16 làm

tăng hoạt tính đường uống, gia tăng thời gian tác dụng và cải thiện độ an toàn

của thuốc so với các Prostaglandin E khác [55].

Dƣợc động học

Misoprostol hấp thu rất nhanh sau khi uống, tỉ lệ hấp thu trung bình là

88%, sau đó trải qua quá trình khử ester hóa rất nhanh tạo thành dạng acid tự

do cao nhất trong huyết tương là 30 phút sau khi uống hoặc 1-2 giờ sau khi

đặt âm đạo. Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, thải trừ hầu hết sau 24 giờ. Thời

gian bán hủy là 20-40 phút [10], [55].

Nhiều nghiên cứu về đường sử dụng Misoprostol như đặt âm đạo, uống,

ngậm dưới lưỡi, áp má đã chứng tỏ đường đặt âm đạo tốt hơn đường uống, và

nhất là đặt âm đạo có làm ẩm tác dụng càng tăng thêm [15], [34].

Trên thực tế chỉ có một vài nghiên cứu về dược động học tùy thuộc vào

các đường sử dụng Misoprostol. Sau khi uống, Misoprostol được hấp thu

nhanh và gần như hoàn toàn trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên, thuốc được

chuyển hóa nhanh và đồng loạt khử ester hóa để thành MPA (MisoProstol

Acid) là chất chuyển hóa có hoạt tính chủ yếu. Sau khi uống Misoprostol nồng

độ trong huyết thanh tăng nhanh và đạt đỉnh sau 30 phút. Tuy nhiên, nồng độ

cũng giảm nhanh khoảng 120 phút sau khi uống rồi duy trì ở mức độ thấp.

Ngược với đường uống, Misoprostol đặt âm đạo sẽ có nồng độ huyết

thanh tăng dần và đạt nồng độ đỉnh sau 70-80 phút, rồi sau đó giảm từ từ. Nồng

độ ở mức phát hiện được của MPA duy trì đến 6 giờ sau khi đặt âm đạo. Nồng

11

độ đỉnh thấp hơn so với uống thuốc nhưng hiện diện của MPA trong huyết

thanh kéo dài đáng kể. Chính sự hiện diện của thuốc lớn hơn khi đặt âm đạo đã

lý giải tại sao khi đặt âm đạo thì gây co tử cung hiệu quả hơn [34].

Một cách sử dụng Misoprostol đang dần trở nên phổ biến là ngậm dưới

lưỡi. Các nghiên cứu của Tang OS và cộng sự cho thấy ngậm thuốc sẽ nhanh

chóng đạt nồng độ đỉnh và duy trì sự tăng của MPA khiến cho sự hiện diện của

thuốc lớn hơn khi đặt thuốc trong niêm mạc âm đạo. Kết quả là sự tiến triển

của co cơ tử cung cũng tương tự như của đặt thuốc trong âm đạo [54], [52].

Tác dụng

Misoprostol đầu tiên được dùng để điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ

dày tá tràng. Sau đó được dùng trong sản khoa với tác dụng gây co cơ tử cung

và làm chín muồi cổ tử cung. Tác dụng gây sẩy thai có thể dùng đơn độc hoặc

kết hợp với Mifepristone [10], [21].

Tác dụng phụ của thuốc: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, lạnh run, nhức

đầu, đau bụng, dị ứng thuốc. Tuy nhiên các tác dụng phụ này thường nhẹ và

đáp ứng với các thuốc điều trị thông thường hoặc tự mất đi sau khi dùng

thuốc từ 3-5 giờ [10], [21].

1.4.2. Sử dụng Mifepristone và Misoprostol trong sản khoa

Mifepristone sử dụng bằng đường uống phối hợp với Misoprostol sau 48

giờ, tác dụng của Mifepristone ức chế Progesterone làm chín muồi cổ tử cung,

tăng nhạy cảm của cơ trơn tử cung gây co bóp tử cung, làm hoại tử tế bào

ngoại sản mạc dẫn đến sẩy thai.

Mifepristone và Misoprostol

Hoại tử

tế bào nuôi Co cơ tử cung Chín muồi

cổ tử cung

Tróc thai Tống thai

12

Sơ đồ 1.1. Cơ chế tác dụng khi phối hợp Mifepristone và Misoprostol

trong phá thai bằng thuốc [10]

Ba tháng đầu Misoprostol được sử dụng làm chín muồi cổ tử cung trước

phá thai bằng thủ thuật, làm sẩy thai chết lưu.

Ba tháng giữa Misoprostol kích thích chuyển dạ trong phá thai, sẩy thai,

tống thai chết lưu, làm chín muồi cổ tử cung trước khi nong và phá thai.

Ba tháng cuối Misoprostol kích thích chuyển dạ, làm chín muồi cổ

tử cung. Sau đẻ Misoprostol có tác dụng phòng và kiểm soát chảy máu sau

đẻ [10], [38], [45], [33].

1.4.3. Các nghiên cứu phá thai bằng thuốc Mifepristone và Misoprostol

trên thế giới và Việt Nam

1.4.3.1. Các nghiên cứu phá thai bằng thuốc Mifepristone và Misoprostol

trên thế giới

Việc sử dụng phối hợp Mifepristone và Misoprostol để đình chỉ thai

nghén đã được tiến hành và ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới.

Năm 2009, Sheila Raghavan đã thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên

dùng phác đồ 2 thuốc misoprostol 400mcg ngậm dưới lưỡi hoặc uống sau

mifepristone 200mg trong phá thai nội khoa có tuổi thai đến 63 ngày. Kết quả

được đánh giá sau 2 tuần, tỷ lệ thành công nhóm ngậm dưới lưỡi là 98,7% và

13

nhóm uống là 94,0%. Tác dụng phụ tương tự nhau ở cả 2 nhóm [47].

Năm 2013, Kumar Sonal tiến hành một nghiên cứu để xác định hiệu quả

của phác đồ 200mg mifepristone đường uống tiếp theo 800mcg misoprostol

đặt âm đạo sau 48 giờ trong chấm dứt thai kỳ đến 63 ngày ở Ấn Độ có tỷ lệ

thành công là 95,65% [41].

Một nghiên cứu khác của Joyce Chai và các cộng sự (2013) so sánh các

tác dụng phụ ngắn hạn của misoprostol đường uống và ngậm dưới lưỡi trong

phá thai nội khoa có tuổi thai đến 63 ngày. Tỷ lệ thành công 95,4% ở nhóm

đường uống và 97,8% ở nhóm ngậm dưới lưỡi. Hầu hết tác dụng phụ như sốt

phổ biến hơn ở nhóm ngậm dưới lưỡi [36].

Năm 2014, Melanie Pena thực hiện nghiên cứu ở Mexico gồm 1000 phụ

nữ mang thai đến 63 ngày sử dụng phác đồ uống 200mg mifepristone, sau 24

giờ ngậm áp má 800mcg misoprostol. Tỷ lệ thành công là 93,7% [44].

1.4.3.2. Các nghiên cứu phá thai bằng thuốc Mifepristone và Misoprostol ở

Việt Nam

Tại Việt Nam, phá thai nội khoa được đưa vào dưới dạng những chương

trình nghiên cứu từ đầu năm 1992 của Tổ chức y tế thế giới với sự tham gia

của Bệnh viện Hùng Vương. Đây là một nghiên cứu được thực hiện tại 17

trung tâm trên thế giới từ 1995 đến 1996 thu nhận những phụ nữ muốn phá

thai có số ngày trễ kinh dưới 35 ngày sử dụng mifepristone với các liều lượng

600mg và 200mg. Nghiên cứu ngẫu nhiên được thực hiện theo 4 nhóm dựa

theo ngày trễ kinh, kết quả tỷ lệ thành công 89,3% với 600mg Mifepristone và

88,1% với 200mg Mifepristone [23].

Năm 2000-2011 sau một thời gian dài chuẩn bị, một nghiên cứu phối

hợp với Hội đồng dân số thế giới về phá thai bằng thuốc ở tuổi thai dưới 56

14

ngày được thực hiện 8 điểm của Việt Nam tại 3 miền, tỷ lệ sẩy thai hoàn toàn

đạt được 83,5-93%. Ở các nghiên cứu này, phác đồ uống thuốc khác nhau về

liều lượng, tuổi thai khác nhau từ 56 ngày đến 63 ngày [24].

Năm 2012, Lê Hồng Cẩm nghiên cứu hiệu quả của Mifepristone và

Misoprostol trong phá thai nội khoa từ 50-63 ngày vô kinh tại Bệnh viện Từ

Dũ. Uống 200mg mifepristone, sau 36-48 giờ ngậm dưới lưỡi 800mcg

misoprostol (dùng theo phác đồ chuẩn quốc gia 2009). Kết quả tỷ lệ thành

công của tuổi thai 50-56 ngày là 97,6%, và tuổi thai 57-63 ngày là 96,7% [7].

Năm 2012, một nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng Sunmedabon

trong phá thai đến hết 9 tuần tại Việt Nam, thực hiện tại 3 điểm của Việt Nam

đại diện cho 3 miền. Tỷ lệ thành công chung khi phá thai ở tất cả các tuyến là

96,7%. Tỷ lệ thành công ở thai đến 9 tuần là 96%, đến 7 tuần 100% [22].

15

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng trong nghiên cứu này là những phụ nữ có thai ngoài ý muốn

có tuổi thai đến 9 tuần (≤ 63 ngày), tự nguyện đình chỉ thai nghén theo

phương pháp nội khoa tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Thừa

Thiên Huế từ tháng 2/2015-7/2015, có đủ các tiêu chuẩn sau:

- Đối tượng từ 18 tuổi trở lên, sống và làm việc gần Trung tâm CSSKSS

Thừa Thiên Huế (khoảng cách từ nơi ở đến cơ sở y tế đi không quá 60 phút).

Có tình trạng sức khỏe tốt, không có bệnh mạn tính.

- Tuổi thai đến 9 tuần theo siêu âm.

- Thai sống.

- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Ký cam kết tự nguyện phá thai bằng thuốc.

- Đồng ý hợp tác với cán bộ y tế trong quá trình theo dõi, sẵn sàng tới

khám lại theo hẹn và trả lời phỏng vấn.

- Nếu dùng thuốc thất bại, đồng ý phá thai bằng thủ thuật hút thai.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Không thỏa mãn tiêu chuẩn chọn.

Có một trong các chống chỉ định:

- Bệnh lý tuyến thượng thận.

- Điều trị corticoid toàn thân lâu ngày.

- Tăng huyết áp, hẹp van 2 lá, tắc mạch hoặc có tiền sử tắc mạch.

16

- Rối loạn đông máu, sử dụng thuốc chống đông.

- Thiếu máu nặng.

- Dị ứng mifepristone hay misoprostol.

- Đang cho con bú.

- Vết mổ cũ

- Đang mang vòng tránh thai.

- Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính cần được điều trị.

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu theo loại nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.1. Cỡ mẫu

Chọn mẫu tính theo công thức: N= Z2 α/2 P (1-P)/d

2

Với α= 0.05 thì Zα/2= 1.96

d là sai số mẫu = 0.03

P= 0.967, được lấy từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh

(2012) [22].

Tính kích thước mẫu sẽ là: N= 1.962 0.967 (1- 0.967)/ 0.03

2 = 136,2

Cỡ mẫu thu nhận là 137 người, ước khoảng 10% dự phòng mất theo dõi

nên mẫu chọn là N ≥ 150 người.

2.2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu

Thuốc sử dụng:

Mifetad 200 hàm lượng 200mg Mifepristone. Trình bày dưới dạng một

viên nén màu trắng, một mặt có ký tự M, mặt kia có ký tự Mifetad 200, viên

nằm trong vỏ bọc.

Misoprostol 200mcg được trình bày dưới dạng viên màu trắng, nằm

trong vỏ bọc.

Cả hai loại đều của Công ty liên doanh trách nhiệm hữu hạn STADA-

Việt Nam sản xuất.

17

Kháng sinh phòng nhiễm trùng Doxycyclin 100mg hoặc Amoxicilin

500mg viên nhộng.

Thuốc giảm đau Ibuprofen.

Thuốc chống nôn Primperan.

Thuốc chống dị ứng Chlopheniramin.

Dụng cụ khám như găng, mỏ vịt, bàn khám phụ khoa, bơm hút thai chân

không bằng tay.

Máy siêu âm.

Xét nghiệm huyết sắc tố, thời gian máu chảy, máu đông.

Phiếu nghiên cứu để thu thập toàn bộ các dữ liệu: thông tin chung của

thai phụ, tuổi thai, tiêu chuẩn thu nhận và loại trừ, các bước tiến hành, theo

dõi và xử trí.

Phiếu theo dõi thai phụ để ghi các triệu chứng, tác dụng phụ, ngày giờ

sẩy thai.

Bản chấp thuận tình nguyện tham gia phương pháp phá thai bằng thuốc

của thai phụ.

Thước đánh giá mức độ đau VAS

Hình 2.1. Thước đánh giá mức độ đau VAS

18

2.2.3. Các bƣớc tiến hành nghiên cứu

Chúng tôi thu thập thông tin qua phỏng vấn, thăm khám lâm sàng, cận

lâm sàng, theo dõi quá trình dùng thuốc.

2.2.3.1. Đánh giá trước khi dùng thuốc

- Khai thác các thông tin chung của thai phụ.

- Hỏi tiền sử nội ngoại khoa, sản phụ khoa và tiền sử dị ứng thuốc. Khám

lâm sàng: khám toàn thân, khám phụ khoa, phát hiện các bệnh lây truyền qua

đường tình dục.

- Hỏi ngày đầu của kỳ kinh cuối.

- Siêu âm xác định thai trong tử cung và tuổi thai.

- Tuổi thai được chia thành 5 nhóm:

+ Thai 5 tuần: từ 28 ngày đến 35 ngày.

+ Thai 6 tuần: từ 36 ngày đến 42 ngày.

+ Thai 7 tuần: từ 43 ngày đến 49 ngày.

+ Thai 8 tuần: từ 50 ngày đến 56 ngày.

+ Thai 9 tuần: từ 57 ngày đến 63 ngày.

- Xét nghiệm huyết sắc tố, thời gian máu chảy (Ts), máu đông (Tc).

- Tư vấn và hướng dẫn cho thai phụ:

+ Giới thiệu hiệu quả của phá thai bằng thuốc và khẳng định khách hàng

phải chấp nhận hút thai nếu phá thai bằng thuốc thất bại.

+ Giới thiệu quy trình phá thai bằng thuốc: cách uống thuốc và sự xuất

hiện của các triệu chứng bình thường sau uống thuốc (ra huyết âm đạo và đau

bụng). Nhấn mạnh sự cần thiết của việc khám lại theo hẹn.

+ Tư vấn cách tự theo dõi và chăm sóc sau khi dùng thuốc phá thai.

+ Giới thiệu các tác dụng phụ của thuốc phá thai và cách xử lý.

19

+ Nhấn mạnh các triệu chứng cần trở lại cơ sở y tế ngay.

+ Cung cấp thông tin liên lạc trong những tình huống cấp cứu.

+ Cung cấp thông tin về khả năng có thai trở lại sau phá thai bằng thuốc,

giới thiệu các biện pháp tránh thai, giúp khách hàng lựa chọn biện pháp tránh

thai phù hợp và sử dụng đúng.

+ Thai phụ ký cam kết tự nguyện phá thai.

2.2.3.2. Cụ thể các bước chính

- Ngày 1: (ngày thai phụ đến khám và được uống Mifetad)

+ Cho thai phụ uống 1 viên Mifepristone 200mg dưới sự quan sát của

nhân viên y tế tại trung tâm, theo dõi trong vòng 15 phút các dấu hiệu có thể

xảy ra như buồn nôn, nôn, mệt,...Ghi nhận tình trạng thai phụ sau khi uống

thuốc vào phiếu theo dõi.

+ Ghi rõ giờ uống thuốc, ngày, tháng năm vào phiếu theo dõi.

+ Cấp phiếu hẹn, phiếu theo dõi tại nhà và hướng dẫn cho thai phụ theo

dõi tình trạng ra máu, đau bụng, nôn, buồn nôn, sốt, dị ứng… để ghi nhận

vào phiếu.

+ Nếu thai ≤ 7 tuần: Cấp thuốc và hướng dẫn uống hoặc ngậm dưới lưỡi

400mcg Misoprostol tại nhà sau 36-48 giờ, ghi cụ thể ngày giờ dùng thuốc

vào phiếu. Dặn kỹ thai phụ tự theo dõi và điền vào phiếu [5].

- Ngày 3: Sau uống Mifetad từ 36-48 giờ.

+ Nếu thai thai từ > 7 tuần đến ≤ 9 tuần: thai phụ quay trở lại Trung tâm

theo phiếu hẹn, được ngậm dưới lưỡi 800mcg Misoprostol [5] (nếu nôn nhiều

có thể đặt túi cùng sau). Theo dõi tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản

trong vòng ít nhất là 4 giờ nhằm xử lý các trường hợp cần cấp cứu như ra máu

quá nhiều, đau bụng dữ dội cũng như để nhân viên y tế quan sát mẫu mô (thai,

20

rau) khi được tống xuất ra. Nếu khách hàng ổn định sau khi thai, rau đã được

tống xuất ra sẽ cho về, hướng dẫn các dấu hiệu cần đến cấp cứu ngay cũng

như cách theo dõi tại nhà và ghi vào phiếu theo dõi.

+ Trường hợp sau 6 giờ mà khách hàng không có hiện tượng sẩy thai

(chỉ ra máu ít), vẫn cho khách hàng về, tư vấn kỹ hiện tượng sẩy thai, các tình

huống có thể cấp cứu ngay và cách tự theo dõi ghi vào phiếu.

+ Mức độ ra máu sẽ được đánh giá theo cảm nhận so với kinh nguyệt

của khách hàng.

+ Mức độ đau bụng được đánh giá dựa vào thang điểm đánh giá mức độ

đau VAS.

+ Cung cấp thuốc giảm đau Paracetamol hoặc Ibuprofen nếu sau khi

uống misoprostol thai phụ đau nhiều hoặc có sốt > 380C.

+ Nếu có buồn nôn hoặc nôn, tùy mức độ để cho sử dụng thuốc

chống nôn.

- Theo dõi sau khi dùng thuốc

+ Khách hàng có thể liên lạc với nhân viên y tế theo số điện thoại đường

dây nóng hoặc quay lại Trung tâm bất cứ khi nào trong quá trình theo dõi nếu

có những triệu chứng bất thường.

+ Những dấu hiệu thai phụ cần đến Trung tâm ngay:

Ra máu âm đạo ướt đẫm 2 băng vệ sinh dầy trong vòng một giờ và kéo

dài 2 giờ liên tiếp.

Sốt kéo dài trên 6 giờ.

Đau bụng nhiều không đáp ứng với thuốc giảm đau.

Ra dịch âm đạo hôi.

Nếu không có những vấn đề cần đến Trung tâm ngay thì hẹn khám lại

sau 2 tuần kể từ khi dùng Mifepristone.

21

- Tái khám lần 1: Sau 14 ngày kể từ ngày uống Mifetad, khách hàng trở

lại Trung tâm theo hẹn.

+ Bước đầu nhận định tình trạng đau bụng, máu âm đạo, cổ tử cung, thu

hồi tử cung, kích thước tử cung, phỏng vấn thai phụ về các dấu hiệu theo dõi

tại nhà, các tác dụng phụ, kiểm tra và thu nhận phiếu theo dõi tại nhà.

+ Siêu âm kết luận Echo bình thường, thai đang phát triển, thai lưu, Echo

hổn hợp lòng tử cung, ứ dịch lòng tử cung… Sau đó bác sĩ sẽ đánh giá hiệu

quả thành công, thất bại hoặc phải thêm một liều Misoprostol và theo dõi tiếp

sẽ tái khám lần 2 sau một tuần.

Thành công: Khi sẩy thai hoàn toàn (sẩy thai trọn) là sản phẩm thụ thai

được tống xuất hoàn toàn, lâm sàng hết ra máu hoặc còn ra máu ít, không đau

bụng, siêu âm Echo âm tính -> kết thúc nghiên cứu.

Thất bại: Khi phải can thiệp thủ thuật trong lòng tử cung vì bất cứ lý do

nào thì xem như thất bại -> kết thúc nghiên cứu.

+ Thai tiếp tục phát triển: siêu âm thai còn phát triển -> hút thai.

+ Thai ngưng phát triển: siêu âm còn túi thai, có thể có phôi nhưng

không có dấu tim thai -> hút thai.

+ Ra máu nhiều: hoặc do sẩy thai đang tiến triển, ra máu âm đạo nhiều

ảnh hưởng đến tổng trạng, cần hút thai cấp cứu để cầm máu.

+ Sót rau: còn ra máu âm đạo nhiều, kèm đau bụng dưới. Khám âm đạo

tử cung lớn, cổ tử cung hở, nhiều máu dính găng. Siêu âm Echo hỗn hợp lòng

tử cung -> hút lòng tử cung.

+ Thay đổi ý kiến: Khách hàng thay đổi ý kiến muốn chuyển sang

phương pháp hút thai.

22

Theo dõi: Khi sẩy thai không hoàn toàn, là những trường hợp lâm sàng

tương đối ổn định (còn ra máu âm đạo ít, không đau bụng), siêu âm Echo hỗn

hợp nhỏ, ứ dịch lòng tử cung. Tư vấn cho thai phụ an tâm theo dõi tiếp hoặc

điều trị nội khoa bằng Misoprostol và hẹn tái khám lần 2 sau một tuần để

đánh giá lại.

- Tái khám lần 2 (nếu có): Siêu âm lần 2 để đánh giá thành công

(sẩy hoàn toàn) hay thất bại (sót rau), còn ra máu không để xác định số ngày

ra máu.

23

Sơ đồ 2.1. Tóm lược quy trình PTNK trong nghiên cứu

2.2.4. Các biến số nghiên cứu

2.2.4.1. Biến số độc lập

- Tuổi khách hàng

- Nghề nghiệp: Công việc chiếm nhiều thời gian nhất của khách hàng,

Sẩy thai

không hoàn

toàn

(theo dõi sót

rau)

Có chỉ định PTNK

Đủ tiêu chuẩn chọn

MIF 200mg uống

tại Trung tâm CSSKSS

theo dõi 15 phút

cấp phiếu theo dõi tại

nhà

Echo (-) Tái khám lần 2

Siêu âm kiểm

tra

Sót rau

Tái khám lần 1

Siêu âm kiểm

tra

Thai đến 49 ngày

MIS 400mcg uống

hoặc ngậm dưới lưỡi

tại nhà

Thai từ 50 đến 63

ngày

MIS 800mcg ngậm

dưới lưỡi (có thể đặt

túi cùng sau nếu nôn

nhiều)

tại Trung tâm

CSSKSS

Sẩy thai hoàn

toàn

THÀNH CÔNG

Kết thúc nghiên

cứu

Thai vẫn phát

triển, thai lưu, sót

rau

hút, nạo

THẤT BẠI

Kết thúc nghiên

cứu

24

chia nhóm chủ yếu như: Cán bộ- công chức, buôn bán, nội trợ, học sinh- sinh

viên, nông, khác (thợ may, uốn tóc, công nhân, làm thuê…)

- Địa bàn cư trú: Thành phố, nông thôn

- Trình độ học vấn: cấp I, cấp II, cấp III, cao đẳng- đại học và không

biết chữ

- Tiền sử sản khoa: PARA (sinh đủ tháng, sinh thiếu tháng, sẩy thai, thai

lưu, thai ngoài tử cung, số con hiện sống). Chia thành các biến:

Chưa sinh con lần nào

Sinh con ≥ 1 lần

Đã nạo, hút, sẩy thai, thai ngoài tử cung

- Tuổi thai: Tính theo số ngày vô kinh dựa vào ngày đầu kinh cuối cùng

nếu thai phụ có chu kỳ kinh đều và nhớ ngày chính xác. Khám lâm sàng để

xác định kích thước tử cung, sau đó kết hợp với siêu âm để chẩn đoán tuổi

thai. Chia thành năm nhóm:

Thai 5 tuần: Từ 28 ngày đến 35 ngày vô kinh

Thai 6 tuần: Từ 36 ngày đến 42 ngày vô kinh

Thai 7 tuần: Từ 43 ngày đến 49 ngày vô kinh

Thai 8 tuần: Từ 50 ngày đến 56 ngày vô kinh

Thai 9 tuần: Từ 57 ngày đến 63 ngày vô kinh

2.2.4.2. Biến số phụ thuộc

- Hiệu quả: Được đánh giá lúc tái khám lần 1 sau 14 ngày hoặc tái khám

lần 2 sau thêm 1 tuần (nếu có).

Thành công: Sẩy thai hoàn toàn.

Thất bại: Thai vẫn phát triển, thai lưu, sót rau, ra máu nhiều ảnh hưởng

tổng trạng.

25

- Thời gian ra thai: Được tính từ sau đặt Misoprostol, phân nhóm theo

giờ: ≤ 4 giờ, 4-8 giờ, >8-16 giờ, >16 giờ.

- Mức độ ra máu: Chia theo mức độ tăng dần so với lượng máu mất

trong chu kỳ kinh bình thường của mỗi khách hàng: ít hơn kinh, giống hành

kinh, nhiều hơn hành kinh, rất nhiều hơn kinh.

- Mức độ đau bụng: Sử dụng thang điểm đánh giá mức độ đau VAS,

chúng tôi hướng dẫn khách hàng tự chỉ vào vị trí các mốc điểm để mô tả cảm

giác đau của mình.

0 điểm: không đau bụng

1-3 điểm: đau bụng ít

4-6 điểm: đau bụng vừa

7-8 điểm: đau bụng nhiều

9-10 điểm: đau bụng rất nhiều

- Thời gian ra máu: Tính từ lúc bắt đầu ra máu đến khi hết ra máu theo

đánh giá của thai phụ trong bảng theo dõi tại nhà.

- Tác dụng phụ của thuốc: Các tác dụng phụ thường gặp như: buồn nôn -

nôn, tiêu chảy, sốt - lạnh run, mệt - chóng mặt.

- Thuốc giảm đau: có hay không

- Mức độ hài lòng: rất hài lòng, hài lòng, hài lòng ít, không hài lòng,

không ý kiến

2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU

Nhập và xử lý phân tích số liệu bằng phần mềm Excel, SPSS 19.0.

26

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2015 đến tháng 7/2015, chúng

tôi thu nhận 150 khách hàng có tuổi thai đến 9 tuần đủ điều kiện tham gia

nghiên cứu tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Thừa Thiên Huế.

Trong đó có 6 trường hợp mất dấu còn lại 144 khách hàng. Chúng tôi nhận

được một số kết quả như sau:

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Phân bố theo tuổi và địa dƣ

Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và địa dư

Nhóm tuổi Thành phố Nông thôn Tổng

n % n % n %

< 20 7 8,9 4 6,2 11 7,6

20-29 49 62,0 23 35,4 72 50,0

30-39 18 22,8 22 33,8 40 27,8

≥ 40 5 6,3 16 24,6 21 14,6

Tổng 79 100,0 65 100,0 144 100,0

X ±SD 26,3±6,9 31,7±8,6 28,7±8,2

p <0,05 <0,05

Tuổi tập trung nhiều nhất từ 20-29 tuổi chiếm 50,0% (p<0,05).

Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu: 28,7±8,2. Thấp nhất là 16 tuổi,

cao nhất là 46 tuổi.

Tuổi trung bình ở nhóm thành phố là 26,3±6,9 thấp hơn ở nhóm nông

27

thôn là 31,7±8,6, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

3.1.2. Phân bố theo địa bàn dân cƣ

79(54,9%)

65(45,1%)

Thành phố

Nông thôn

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo địa bàn dân cư

Thành phố có 79 người chiếm 54,9%.

Nông thôn 65 người chiếm 45,1%.

3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp

Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ %

Cán bộ công chức 17 11,8

Buôn bán 23 16,0

Nội trợ 26 18,1

Học sinh - sinh viên 45 31,3

Nông 11 7,6

Khác 22 15,2

Tổng cộng 144 100,0

Học sinh - sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất 31,3%.

Tiếp đến là nội trợ chiếm tỷ lệ 18,1%.

Thành phần buôn bán chiếm tỷ lệ 16,0%.

Cán bộ công chức tương đối ít hơn chiếm tỷ lệ 11,8%.

28

Nghề nông chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,6%.

3.1.4. Phân bố theo trình độ học vấn

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cao đẳng-Đại học

Không biết chữ

35(24,3%)

22(15,2%)18(12,5%)

62(43,1%)

7(4,9%)

Biểu đồ 3.2. Phân bố theo trình độ học vấn

Đa số khách hàng có trình độ học vấn cấp Cao đẳng - Đại học chiếm

43,1%. Tiếp đến là cấp 1 chiếm 24,3%, cấp 2 chiếm 15,2%. Cấp 3 chiếm 12,5%.

Đối tượng không biết chữ chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,9%.

3.1.5. Phân bố theo tiền sử sản khoa

Bảng 3.3. Phân bố theo tiền sử sản khoa

Tiền sử sản khoa Số lƣợng (n=144) Tỷ lệ %

Chưa sinh con lần nào 67 46,5

≥ 1 lần 77 53,5

Có tiền sử nạo hút sẩy 30 20,8

Đã sinh con ≥ 1 lần chiếm tỷ lệ cao nhất 53,5%.

Tiếp đến là chưa sinh con lần nào chiếm tỷ lệ khá cao 46,5%.

Tỷ lệ %

Trình độ học vấn

29

Những người có tiền sử nạo hút sẩy chiếm tỷ lệ thấp nhất 20,8%.

3.1.6. Phân bố theo tuổi thai

Bảng 3.4. Phân bố theo tuổi thai

Tuổi thai Số lƣợng Tỷ lệ %

5 tuần 31 21,5

6 tuần 29 20,1

7 tuần 30 20,8

8 tuần 26 18,1

9 tuần 28 19,5

Tổng cộng 144 100,0

Tuổi thai 5 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất 21,5%.

Tuổi thai 8 tuần chiếm tỷ lệ thấp nhất 18,1%.

Tuổi thai 9 tuần chiếm 19,5%.

Tuổi thai 6 tuần chiếm 20,1%.

Tuổi thai 7 tuần chiếm 20,8%.

3.2. KẾT QUẢ ĐÌNH CHỈ THAI BẰNG THUỐC

3.2.1. Kết quả đình chỉ thai khi sử dụng Mifepristone và Misoprostol

Bảng 3.5. Kết quả chung

Kết quả Số lƣợng Tỷ lệ % p

30

Thành công

Sẩy thai hoàn toàn 128 88,9

<0,05 Sẩy không hoàn toàn 11 7,6

Thất bại Phải can thiệp

bằng hút thai 5 3,5

Tổng cộng 144 100,0

Tỷ lệ thành công chung của thuốc là 96,5%.

Trong đó sẩy thai hoàn toàn 88,9%, sẩy không hoàn toàn (cần bổ sung

thêm misoprostol hoặc tiếp tục theo dõi) là 7,6%.

Tỷ lệ thất bại cần phải can thiệp bằng hút thai là 3,5%.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

31

3.2.2. Thời gian ra máu trung bình sau dùng Misoprostol

Bảng 3.6. Thời gian ra máu trung bình sau dùng Misoprostol

Tuổi thai Số lƣợng Thời gian ra máu (ngày) p

5 tuần 31 9,1 ± 3,0

<0,05

6 tuần 29 9,8 ± 3,2

7 tuần 30 9,3 ± 2,9

8 tuần 26 11,3 ± 4,0

9 tuần 28 12,5 ± 3,7

Tổng cộng 144 10,3 ± 3,6

Thời gian ra máu trung bình chung là 10,3 ± 3,6.

Thời gian ra máu ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 24 ngày.

Thai 5 tuần thời gian ra máu trung bình thấp nhất là 9,1 ± 3,0 ngày, tiếp

đến là thai 7 tuần 9,3 ± 2,9ngày, thai 6 tuần là 9,8 ± 3,2 ngày, thai 8 tuần là

11,3 ± 4,0 ngày. Thai 9 tuần thời gian ra máu trung bình dài nhất là 12,5 ± 3,7

ngày. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

32

3.2.3. Thời gian ra máu liên quan đến tuổi thai

Bảng 3.7. Thời gian ra máu liên quan đến tuổi thai

Tuổi thai

TGRM

(ngày)

5 tuần 6 tuần 7 tuần 8 tuần 9 tuần Tổng

cộng

n % n % n % n % n % n %

<7 3 9,7 2 6,9 4 13,3 3 11,5 0 0,0 12 8,3

7-10 20 64,5 19 65,5 20 66,7 10 38,5 8 28,6 77 53,5

11-14 6 19,4 5 17,2 5 16,7 9 34,6 15 53,6 40 27,8

>14 2 6,5 3 10,3 1 3,3 4 15,4 5 17,9 15 10,4

Tổng cộng 31 100,0 29 100,0 30 100,0 26 100,0 28 100,0 144 100,0

P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

Đa số các trường hợp ra máu từ 7-10 ngày chiếm 53,5%. Tiếp đến là ra

máu 11-14 ngày chiếm 27,8%. Có 10,4% ra máu >14 ngày. Những trường

hợp ra máu <7 ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê p<0,05.

Tuổi thai 5 tuần ra máu 7-10 ngày chiếm 64,5%, 11-14 ngày chiếm 19,4%.

Tuổi thai 6 tuần ra máu 7-10 ngày chiếm 65,5%, 11-14 ngày chiếm 17,2%

Tuổi thai 7 tuần ra máu 7-10 ngày chiếm 66,7%, 11-14 ngày chiếm 16,7%.

Tuổi thai 8 tuần ra máu 7-10 ngày chiếm 38,5%, 10-14 ngày chiếm

34,6%, có đến 15,4% ra máu >14 ngày.

Tuổi thai 9 tuần ra máu 7-10 ngày chỉ 28,6%, trong khi ra máu 11-14

ngày chiếm nhiều nhất 53,6% và ra máu >14 ngày có 17,9%. Không có

trường hợp nào ra máu < 7 ngày ở tuổi thai 9 tuần.

33

3.2.4. Thời gian bắt đầu ra thai trung bình sau dùng Misoprostol

Bảng 3.8. Thời gian bắt đầu ra thai trung bình sau dùng Misoprostol

Tuổi thai

TGRT

(giờ)

5 tuần 6 tuần 7 tuần 8 tuần 9 tuần Tổng

cộng

n % n % n % n % n % n %

≤4 23 74,2 23 85,2 18 64,3 19 79,2 16 57,1 99 71,7

>4-8 7 22,6 3 11,1 9 32,1 5 20,8 12 42,9 36 26,1

>8-16 1 3,2 1 3,7 0 0,0 0 0,0 0 0,0 2 1,4

>16 0 0,0 0 0,0 1 3,6 0 0,0 0 0,0 1 0,7

Tổng cộng 31 100,0 27 100,0 28 100,0 24 100,0 28 100,0 138 100,0

X ±SD 3,9 ± 1,6 3,5 ± 1,9 4,9 ± 6,1 3,6 ± 1,1 4,0 ± 1,3 4,0 ± 3,1

P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05

Thời gian bắt đầu ra thai trung bình chung là 4,0 ± 3,1 giờ. Thời gian ra

thai sớm nhất là 1,0 giờ và muộn nhất là 35,5 giờ. Có 6 trường hợp không xác

định rõ thời gian ra thai.

Thời gian ra thai tập trung ở nhóm ≤ 4 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất 71,7%.

Tiếp đến là nhóm > 4-8 chiếm 26,1%. Có 2 trường hợp chiếm 1,4% ra thai ở

nhóm > 8-16 giờ và chỉ 01 trường hợp ra thai sau 16 giờ. Sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê p<0,05.

34

3.2.5. Mức độ ra máu sau dùng Misoprostol

Bảng 3.9. Mức độ ra máu sau dùng Misoprostol

Mức độ ra máu Số lƣợng Tỷ lệ % p

Ít hơn hành kinh 0 0

<0,05

Giống hành kinh 17 11,8

Nhiều hơn hành kinh 122 84,7

Rất nhiều 5 3,5

Tổng cộng 144 100,0

Đa số khách hàng có ra máu nhiều hơn kinh chiếm tỷ lệ 84,7%. Tiếp

đến là ra máu giống kinh chiếm 11,8%, không có trường hợp nào ra máu ít

hơn kinh. Có 3,5% cho là ra huyết rất nhiều nhưng không ảnh hưởng đến tổng

trạng, không phải can thiệp ngoại khoa cũng như không phải truyền máu.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

35

3.2.6. Mức độ đau bụng sau dùng Misoprostol

Bảng 3.10. Mức độ đau bụng sau dùng Misoprostol

Mức độ đau bụng Số lƣợng Tỷ lệ % p

Đau rất nhiều 1 0,7

<0,05

Đau nhiều 14 9,7

Đau vừa 71 49,3

Đau ít 52 36,1

Không đau 6 4,2

Tổng cộng 144 100,0

Đa số khách hàng có đau bụng vừa chiếm 49,3%.

Tiếp đến là đau bụng ít chiếm 36,1%.

Đau bụng nhiều 9,7%, chỉ có 01 trường hợp đau rất nhiều chiếm 0,7%.

Vẫn có 4,2% cho là không đau bụng.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

3.2.7. Tỷ lệ uống thuốc giảm đau

Bảng 3.11. Tỷ lệ uống thuốc giảm đau

Uống giảm đau Số lƣợng Tỷ lệ % p

Không 88 61,1 <0,05

Có 56 38,9

Tổng cộng 144 100,0

Đa số khách hàng không cần phải uống thuốc giảm đau chiếm 61,1%.

Vẫn có 38,9 % có dùng thuốc giảm đau. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

p<0,05.

36

3.2.8. Mức độ hài lòng của khách hàng

Bảng 3.12. Mức độ hài lòng của khách hàng

Mức độ Số lƣợng Tỷ lệ % p

Rất hài lòng 8 5,6

<0,05

Hài lòng 113 78,5

Hài lòng ít 15 10,3

Không hài lòng 4 2,8

Không ý kiến 4 2,8

Tổng cộng 144 100,0

Đa số khách hàng hài lòng chiếm tỷ lệ 84,1%, hài lòng ít chiếm 10,3%.

Không hài lòng và không ý kiến 5,6%. Chủ yếu rơi vào các trường hợp thất

bại do sót rau, sót thai và ra máu âm đạo kéo dài.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05.

37

3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THÀNH CÔNG VÀ TÁC DỤNG

KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHÁC ĐỒ

3.3.1. Tỷ lệ thành công theo nhóm tuổi thai

Bảng 3.13. Tỷ lệ thành công theo tuổi thai

Kết quả

Tuổi thai

Thành công Thất bại

Tổng

cộng Sẩy thai

hoàn toàn

Sẩy không

hoàn toàn Chung

Phải can

thiệp bằng

hút thai

n % n % n % n % n %

5 tuần 29 93,5 2 6,5 31 100 0 0 31 100,0

6 tuần 27 93,1 2 6,9 29 100 0 0 29 100,0

7 tuần 29 96,7 0 0 29 96,7 1 3,3 30 100,0

8 tuần 21 80,8 3 11,5 24 92,3 2 7,7 26 100,0

9 tuần 22 78,6 4 14,3 26 92,9 2 7,1 28 100,0

Tổng cộng 128 88,9 11 7,6 139 96,5 5 3,5 144 100,0

Tỷ lệ thành công ở nhóm tuổi thai 5 tuần và 6 tuần là 100%

Tỷ lệ thành công ở nhóm tuổi thai 7 tuần là 96,7%.

Tỷ lệ thành công thấp hơn ở nhóm tuổi thai 9 tuần là 92,9% và thấp

nhất ở nhóm 8 tuần là 92,3%.

Tỷ lệ thất bại cao nhất ở nhóm tuổi thai 8 tuần và 9 tuần là 7,7% và 7,1%.

38

3.3.2. Tỷ lệ thành công theo từng nhóm tuổi của thai phụ

Bảng 3.14. Thành công theo từng nhóm tuổi của thai phụ

Kết quả

Nhóm

tuổi

Thành công Thất bại

Tổng

cộng Sẩy thai

hoàn toàn

Sẩy không

hoàn toàn Chung

Phải can

thiệp bằng

hút thai

n % n % n % n % n %

< 20 10 90,9 1 9,1 11 100 0 0 11 100,0

20- 29 65 90,3 5 6,9 70 97,2 2 2,8 72 100,0

30- 39 35 87,5 3 7,5 38 95 2 5,0 40 100,0

>40 18 85,7 2 9,5 20 95,2 1 4,8 21 100,0

Tổng cộng 128 88,9 11 7,6 139 96,5 5 3,5 144 100,0

Tỷ lệ thành công cao nhất ở nhóm tuổi <20 đạt 100%.

Tiếp đến là nhóm tuổi 20-29 đạt tỷ lệ 97,2%.

Thấp hơn là nhóm tuổi >40 đạt tỷ lệ 95,2%.

Tỷ lệ thành công thấp nhất ở nhóm tuổi 30-39 là 95%.

39

3.3.3. Tỷ lệ thành công liên quan đến tiền sử sản khoa

Bảng 3.15. Tỷ lệ thành công liên quan đến tiền sử sản khoa

Kết quả

Tiền sử

sản khoa

Thành công Thất bại

Tổng

cộng Sẩy thai

hoàn toàn

Sẩy không

hoàn toàn Chung

Phải can

thiệp bằng

hút thai

n % n % n % n % n %

Chưa sinh con

lần nào 60 89,6 6 8,9 66 98,5 1 1,5 67 100,0

≥ 1 lần 68 88,3 5 6,5 73 94,8 4 5,2 77 100,0

Có tiền sử

nạo hút sẩy 25 83,3 3 10 28 93,3 2 6,7 30 100,0

Tỷ lệ thành công cao ở những phụ nữ chưa sinh con lần nào đạt 98,5%.

Tiếp đến là những phụ nữ đã sinh con ≥ 1 lần có tỷ lệ thành công là

94,8%.

Tỷ lệ thất bại cao nhất ở nhóm có tiền sử nạo hút sẩy chiếm 6,7%.

40

3.3.4. Các tác dụng không mong muốn

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

Buồn nôn - Nôn Tiêu chảy Sốt - Lạnh run Mệt - Chóng mặt

24(16,7%)

6(4,2%)5(3,5%) 5(3,5%)

Biểu đồ 3.3. Các tác dụng không mong muốn

Các tác dụng phụ như: + Buồn nôn - nôn 16,7%

+ Tiêu chảy 4,2%

+ Sốt - lạnh run 3,5%

+ Mệt - chóng mặt 3,5%

Các tác dụng phụ chỉ gặp ở mức độ nhẹ và đáp ứng tốt với điều trị hoặc

tự khỏi. Không có trường hợp nào cần phải truyền máu hoặc truyền dịch.

Tỷ lệ %

Tác dụng

41

Chƣơng 4

BÀN LUẬN

Trong 144 khách hàng có tuổi thai đến 9 tuần tham gia và hoàn thành

nghiên cứu tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Thừa Thiên Huế,

chúng tôi có một số vấn đề cần bàn luận sau:

4.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGHIÊN CỨU

4.1.1. Phân bố theo tuổi và địa dƣ

Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 28,7, tuổi nhỏ nhất là 16, lớn nhất

là 46 tuổi.

Ở 2 nhóm thành phố và nông thôn thì tuổi trung bình của nông thôn là

31,7±8,6 cao hơn ở thành phố là 26,3±6,9.

Tuổi trung bình của nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của Bùi Thị

Chi [8] với tuổi trung bình là 31,1±7,1. Tuổi trung bình ở nông thôn là

33,8±6,7 và ở thành phố là 30,4±7,1. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Ngọc

và Jennifer Blum [35] là 29±6,3.

Tuy nhiên tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao

hơn so với các nghiên cứu trong và ngoài nước khác như: Nguyễn Kim

Hoa là 25,5±5,3 tuổi [12], Huỳnh Thị Tuyết Mai là 25,7±5,0 tuổi [18],

Phạm Thị Hoàng Mận là 25,8±5,8 tuổi [20], Nguyễn Thị Minh Khai là

25,3±4,3 tuổi [16], Sheila Raghavan là 24,9 tuổi [46] và Wai Cheung là

25,4±7,2 tuổi [37].

Tuổi tập trung nhiều nhất trong khoảng từ 20-29 tuổi chiếm 50,0%.

Đây là lứa tuổi sinh sản và các khách hàng trẻ thường có xu hướng lựa chọn

42

phá thai bằng thuốc để tránh các nguy cơ của nạo hút thai, đặc biệt là nguy cơ

viêm nhiễm dẫn đến vô sinh. Mặt khác có thể do trình độ, điều kiện công

việc, học tập, kinh tế xã hội phát triển, nhiều phụ nữ trẻ chưa muốn lập gia

đình hoặc chưa muốn sinh con sớm.

4.1.2. Phân bố theo địa bàn dân cƣ

Theo biểu đồ 3.1 cho thấy tình trạng phá thai là nhu cầu ở mọi nơi,

nhưng số phụ nữ ở thành phố tham gia nghiên cứu là nhiều hơn ở nông thôn

do điều kiện áp dụng của phác đồ phá thai bằng thuốc mà Bộ Y tế ban hành,

khách hàng có thể tới được cơ sở y tế trong vòng 60 phút [5] và đòi hỏi phải

tái khám nhiều lần để đảm bảo an toàn, có thể cấp cứu kịp thời trong trường

hợp bất thường như ra máu nhiều, đau bụng dữ dội,…Kết quả nghiên cứu của

chúng tôi không có trường hợp nào khách hàng phải đến cơ sở y tế gần nhất

để cấp cứu.

4.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp

Bảng 3.2 cho thấy nghề ngiệp của các đối tượng có nhu cầu phá thai

nội khoa rất đa dạng, học sinh - sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất 31,3%, tiếp đến

là nội trợ 18,1%, buôn bán 16,0%, cán bộ công chức tương đối ít hơn 11,8%,

nghề nông chiếm tỷ lệ thấp nhất 7,6%.

So sánh với nghiên cứu của các tác giả ở các tỉnh thành khác như

nghiên cứu của Lê Thị Hồng Vân ở tỉnh Bình Dương [32], công nhân chiếm

tỷ lệ cao nhất 36,7%, kế đến là buôn bán 21,3%, trí thức và nội trợ tương

đương 14%, làm nông chỉ 2%.

Nhưng nếu so sánh với các nghiên cứu ở các Thành phố lớn như

nghiên cứu của Nguyễn Thị Bạch Tuyết ở Bệnh viện Đại học Y Dược

thành phố Hồ Chí Minh [31] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Khai ở

43

Bệnh viện Phụ sản Trung ương [16] thì công nhân viên chức chiếm tỷ lệ

cao 55% và 53%, số còn lại là buôn bán, sinh viên- học sinh. Làm nông và

nội trợ chiếm tỷ lệ thấp.

Như vậy, nhóm nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao cũng do ảnh hưởng phần

nào nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có số

lượng các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp,…tương đối

nhiều trên địa bàn thành phố nên tập trung nhiều sinh viên từ các tỉnh lân

cận. Đây là vấn đề quan tâm về giáo dục giới tính của xã hội hiện nay nói

chung và của ngành giáo dục nói riêng cho lứa tuổi vị thành niên. Ở lứa tuổi

này, vấn đề ý thức ngừa thai chưa cao, cũng như việc phòng tránh các bệnh

lây lan qua đường sinh dục chưa có sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sản

khoa sau này.

4.1.4. Phân bố theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn trong mẫu của chúng tôi đa số là Cao đẳng - Đại học

chiếm tỷ lệ 43,1%, tiếp đến là nhóm khách hàng có trình độ học vấn cấp 1

chiếm 24,3%, trình độ học vấn cấp 2 chiếm 15,2%, trình độ học vấn cấp 3

chiếm 12,5%, cuối cùng là đối tượng không biết chữ chiếm 4,9%. Tỷ lệ này

gần tương đương với nghiên cứu trước đây của tác giả Bùi Thị Chi [8], phụ

nữ tham gia nghiên cứu có trình độ văn hóa cấp 3 chiếm tỷ lệ nhiều nhất

39,6%, tiếp đến là cấp 2 chiếm 27,0%, cấp 1 là 21,6%, cuối cùng là đối tượng

không biết chữ 11,7%.

Số đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ khác nhau sử dụng

Mifepristone và misoprostol đã thể hiện việc tư vấn tốt là một yếu tố quan

trọng để khách hàng hiểu, tự nguyện và chấp nhận biện pháp phá thai mới

bằng thuốc.

44

4.1.5. Phân bố theo tiền sử sản khoa

Bảng 3.3 cho thấy rằng, số phụ nữ sinh con ≥ 1 lần chiếm tỷ lệ 53,5%,

tiếp đến là chưa sinh con lần nào chiếm tỷ lệ khá cao 46,5%. Tỷ lệ này gần

tương đương với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bạch Tuyết [31], có 47%

trường hợp phá thai nội khoa khi có thai lần đầu. Điều này cho thấy có thể họ

sợ các nguy cơ của thủ thuật phá thai. Mặt khác, biện pháp này cũng mang tính

riêng tư và thuận tiện hơn nên cũng là lý do để các đối tượng này lựa chọn.

Số đối tượng có tiền sử nạo hút chiếm tỷ lệ 20,8%, thấp hơn so với

nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Chi là 28,8% [8]. Tuy nhiên, đây cũng là một

vấn đề đặt ra phải giải quyết, cần tăng cường tư vấn sử dụng biện pháp tránh

thai, đặc biệt là sau nạo phá thai cho phụ nữ để giảm tỷ lệ có thai ngoài ý

muốn dẫn tới nạo hút thai.

4.1.6. Phân bố theo tuổi thai

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi thai của các đối tượng nghiên cứu

được tính theo ngày đầu tiên của kinh cuối cùng, khám lâm sàng, kết quả siêu

âm. Tuy nhiên tất cả khách hàng dù nhớ rõ kinh cuối hay quên, chu kỳ kinh

đều hay không,…đều được chỉ định siêu âm để xác định thai trong tử cung và

tuổi thai.

Trong bảng 3.4 tuổi thai được phân bố thành 5 nhóm, nhóm 5 tuần,

nhóm 6 tuần, nhóm 7 tuần, nhóm 8 tuần, nhóm 9 tuần. Tỷ lệ các nhóm tuổi

thai gần xấp xỉ nhau 21,5%, 18,1%, 19,5%, 20,1%, và 20,8%. Sự phân chia

tuổi thai theo tuần để giúp tìm xem có sự khác biệt nào về hiệu quả khi sử

dụng phác đồ ở các tuổi thai khác nhau không. Đồng thời để đánh giá hiệu

quả của phương pháp phá thai đối với những tuổi thai lớn hơn 7 tuần để có

thể mở rộng thêm chỉ định cho phương pháp này.

45

4.2. KẾT QUẢ ĐÌNH CHỈ THAI BẰNG THUỐC

4.2.1. Kết quả đình chỉ thai khi sử dụng Mifepristone và Misoprostol

Theo bảng 3.5 trong tổng số 144 đối tượng tham gia nghiên cứu có tuổi

thai đến 63 ngày vô kinh sử dụng phác đồ kết hợp uống 200mg Mifepristone

sau 36-48 giờ ngậm dưới lưỡi 400mcg hoặc 800mcg Misoprostol theo hướng

dẫn quốc gia năm 2009 của Bộ Y tế. Kết quả thành công chung của phác đồ là

96,5%. Trong đó có 128 trường hợp sẩy thai hoàn toàn 88,9%, sẩy không

hoàn toàn (cần bổ sung thêm Misoprostol hoặc tiếp tục theo dõi) có 11 trường

hợp chiếm tỷ lệ 7,6%. Tỷ lệ thất bại cần phải can thiệp bằng hút thai là 3,5%.

Cùng phác đồ như chúng tôi, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh

có tỷ lệ thành công chung là 96,7%, trong đó có 8,6% phải sử dụng bổ sung

thêm thuốc Misoprostol để tống hết tổ chức đọng trong buồng tử cung, có

3,3% thất bại phải hút buồng tử cung [22]. Nghiên cứu của Kumal Sonal có tỷ

lệ thành công là 95,65%, tỷ lệ thất bại phải can thiệp thủ thuật là 4,35% [41].

Điều này cho thấy nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ thành công khá cao và

tương đương với các nghiên cứu trên.

Nghiên cứu của Sheila Raghavan (năm 2009) sử dụng phác đồ 2 thuốc

Misoprostol sau Mifepristone trong PTNK đến 63 ngày vô kinh, với liều

400mcg Misoprostol ngậm dưới lưỡi (nhóm 1) và 400mcg Misoprostol uống

(nhóm 2) sau uống Mifepristone 200mg 24 giờ, kết quả tỷ lệ thành công là

98,7% ở nhóm ngậm dưới lưỡi và 94,0% ở nhóm uống [47].

Năm 2010, Sheila Raghavan tiếp tục nghiên cứu sử dụng liều giống

nhau 400mcg Misoprostol so sánh 2 đường dùng bằng miệng là ngậm áp má

và ngậm dưới lưỡi 24 giờ sau uống 200mg Mifepristone trong PTNK đến 63

ngày vô kinh, kết quả sẩy thai hoàn toàn là 97,1% nhóm ngậm áp má, 97,4%

nhóm ngậm dưới lưỡi [46].

46

Theo nghiên cứu của Tamer Middleton và cộng sự sử dụng liều giống

nhau 800mcg Misoprostol so sánh 2 đường dùng ngậm áp má và đặt âm đạo

24-48 giờ sau uống 200mg Mifepristone trong PTNK đến 56 ngày vô kinh có

tỷ lệ thành công là 95% ở nhóm ngậm áp má và 93% ở nhóm đặt âm đạo [42].

Nghiên cứu của Eric A. Schaff chia 3 nhóm với liều và đường dùng

Misoprostol khác nhau sau uống 200mg Mifepristone, nhóm 1 sử dụng

400mcg Misoprostol uống, nhóm 2 sử dụng 800mcg Misoprostol uống, nhóm

3 sử dụng 800mcg Misoprostol đặt âm đạo. Kết quả tỷ lệ sẩy thai hoàn toàn ở

nhóm 1 là 84%, nhóm 2 là 92%, nhóm 3 là 96% [50].

Nghiên cứu của Friday ở Nigeria dùng phác đồ Misoprostol 400mcg

uống sau uống 200mg Mifepristone trong PTNK đến 63 ngày có tỷ lệ thành

công là 93,6% [43].

Đến năm 2013, Sheila Raghavan và các cộng sự tiếp tục nghiên cứu ở

Ukraine với liều giống nhau 400mcg Misoprostol sau 200mg Mifepristone

nhưng đường dùng và tuổi thai khác nhau. Nghiên cứu 1 sử dụng đường uống

400mcg Misoprostol 48 giờ sau uống 200mg Mifepristone ở tuổi thai đến 56

ngày vô kinh. Nghiên cứu 2 sử dụng 400mcg Misoprostol ngậm dưới lưỡi 24

giờ sau uống 200mg Mifepristone ở tuổi thai đến 63 ngày vô kinh. Kết quả tỷ

lệ thành công ở nghiên cứu 1 là 97% và nghiên cứu 2 là 98% [48].

Qua các nghiên cứu trên cho thấy đường ngậm dưới lưỡi misoprostol

đầy hứa hẹn vì tính hiệu quả và tiện dụng của nó. Và nghiên cứu của chúng

tôi sử dụng phác đồ theo hướng dẫn quốc gia để đình chỉ thai nghén đến 63

ngày vô kinh mang lại hiệu quả khá cao, vấn đề lựa chọn cách sử dụng

misoprostol ngậm dưới lưỡi sẽ giúp khách hàng cảm nhận dễ chịu hơn và

cũng thuận tiện cho nhân viên y tế.

47

Bảng 4.1. Tóm tắt hiệu quả của một số nghiên cứu trong và ngoài nước

Tác giả Năm n Tuổi

thai

Liều MIS và

đƣờng dùng

Hiệu

quả %

Eric A Schaff

[50]

2002

1045

63

400mcg uống

800mcg uống

800mcg đặt âm đạo

84

92

96

Tamer Middleton

[42]

2005

442

56

800mcg ngậm áp má

800mcg đặt âm đạo

95

93

S. Raghavan [47]

2009

480

63

400mcg ngậm dưới lưỡi

400mcg uống

98,7

94

Kumar Sonal

[41]

2013

50

63

800mcg đặt âm đạo

95,6

S. Raghavan

[48]

2013

439

450

56

63

400mcg uống

400mcg ngậm dưới lưỡi

97

98

Friday [43] 2014 250 63 400mcg uống 96,3

Nguyễn Thị

Hồng Minh [22]

2012

317

49

63

400mcg ngậm dưới

lưỡi/ đặt âm đạo

800mcg ngậm dưới

lưỡi/ đặt âm đạo

100

96

Nghiên cứu

chúng tôi

2015 144 63

400mcg/ 800mcg ngậm

dưới lưỡi

96,5

48

4.2.2. Thời gian ra máu trung bình sau dùng misoprostol

Chúng tôi đã theo dõi thời gian ra máu âm đạo kéo dài của mỗi khách

hàng bằng cách xem phiếu theo dõi tại nhà. Trường hợp sau tái khám lần 1

(sau 2 tuần) mà vẫn còn ra máu ít và kết quả siêu âm là bình thường hay ứ

dịch ít lòng tử cung hay echo hổn hợp nhỏ cần phải bổ sung misoprostol hay

theo dõi thêm, chúng tôi sẽ hẹn tái khám sau 1 tuần nữa hoặc sẽ gọi điện thoại

sau mỗi tuần nếu khách hàng không có điều kiện tái khám.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian ra máu trung bình chung là

10,3±3,6 ngày. Thời gian ra máu ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 24 ngày.

Thai 5 tuần thời gian ra máu trung bình thấp nhất 9,1±3,0 ngày, tiếp

đến là thai 7 tuần 9,3±2,9 ngày, thai 6 tuần là 9,8± 3,2 ngày, thai 8 tuần là

11,3±4,0 ngày. Thai 9 tuần ra máu trung bình dài nhất là 12,5±3,7 ngày. Sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Thời gian ra máu trung bình của nghiên cứu này cao hơn so với nghiên

cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh 9,7±3 ngày [22], tác giả Nguyễn Thị

Minh Khai là 10 ngày [16]. Nhưng nếu so sánh với các nghiên cứu khác thì

thời gian ra máu trung bình cao hơn nghiên cứu của chúng tôi, như nghiên

cứu của Oi Shan Tang [53], thời gian ra máu trung bình là 17 ngày, nghiên

cứu của H. Hamoda [40], thời gian ra máu trung bình là 14,1±6,2 ngày,

nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Vân 12±2 ngày [32], tác giả Phạm Thị

Hoàng Mận 13,1±5,3 ngày [20]. Nghiên cứu của Michelle sử dụng MIF và

MIS đặt âm đạo trong cùng một ngày để đình chỉ thai từ 50-63 ngày thời gian

ra máu trung bình là 19 ngày [39]. Mặc dù số ngày ra máu âm đạo khi phá

thai bằng thuốc kéo dài hơn phá thai bằng thủ thuật nhưng điều quan trọng là

hầu hết người phụ nữ chỉ ra máu nhiều vào ngày sẩy thai, sau đó lượng máu

giảm dần, những ngày cuối có khi là rất ít nên thường không ảnh hưởng gì

49

đến tổng trạng khách hàng. Do vậy, trong phá thai bằng thuốc tình trạng ra

máu kéo dài cần thiết phải tư vấn kỹ cho khách hàng.

Bảng 4.2. Thời gian ra máu trung bình của một số tác giả

Tác giả Năm Tuổi thai

(ngày)

Thời gian ra máu

trung bình (ngày)

Oi Shan Tang [53] 2003 63 17

H. Hamoda [40] 2003 63 14,1±6,2

Nguyễn Thị Minh Khai

[16]

2006 < 50 10

Lê Thị Hồng Vân [32] 2011 50-56 12±2

Nguyễn Thị Hồng Minh

[22]

2012 63 9,7±3

Nghiên cứu chúng tôi 2015 63 10,3±3,6

4.2.3. Thời gian ra máu liên quan đến tuổi thai

Bảng 3.7 cho thấy thời gian ra máu có liên quan đến tuổi thai. Trong

đó, tuổi thai 5 tuần ra máu 7-10 ngày chiếm 64,5%, 11-14 ngày 19,4%.

Tuổi thai 6 tuần ra máu 7-10 ngày chiếm 65,5%, 11-14 ngày 17,2%.

Tuổi thai 7 tuần ra máu 7-10 ngày chiếm 66,7%, 11-14 ngày chiếm 16,7%.

Thai 8 tuần ra máu 7-10 ngày chiếm 38,5%, 10-14 ngày chiếm 34,6%.

Có đến 15,4% ra máu >14 ngày.

Thai 9 tuần ra máu 7-10 ngày chỉ 28,6%, trong khi ra máu 11-14 ngày

chiếm nhiều nhất 53,6% và có đến 17,9% ra máu >14 ngày. Không có trường

hợp nào ra máu < 7 ngày. Điều này chứng tỏ tuổi thai càng lớn thời gian ra

máu càng dài. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

50

4.2.4. Thời gian bắt đầu ra thai trung bình sau dùng misoprostol

Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian bắt đầu ra thai trung bình chung

là 4,0±3,1 giờ. Thời gian ra thai sớm nhất là 1,0giờ, muộn nhất là 35,5 giờ.

So sánh với các nghiên cứu trong và ngoài nước, thời gian ra thai sau

dùng MIS của chúng tôi cũng tương tự. Nghiên cứu của tác giả H.Hamoda sử

dụng 600mcg MIS chia 2 nhóm ngậm dưới lưỡi và đặt âm đạo 36-48 giờ sau

uống MIF 200mg đối với tuổi thai đến 63 ngày vô kinh, thời gian ra thai trung

bình là 3,2 giờ ở nhóm ngậm dưới lưỡi và 4,1 giờ ở nhóm đặt âm đạo [40].

Nghiên cứu của Oi Shan Tang sử dụng 800mcg MIS ngậm dưới lưỡi sau uống

200mg MIF đối với thai đến 63 ngày vô kinh, thời gian ra thai trung bình là

3,6 giờ [53]. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Vân, thời gian bắt đầu ra

thai sau dùng MIS đặt âm đạo trung bình là 3 giờ ± 50 phút [32], tác giả Lê

Hồng Cẩm thời gian bắt đầu ra thai sau ngậm dưới lưỡi MIS là 3,1 giờ [7].

Bảng 4.3. Thời gian ra thai trung bình sau dùng Misoprostol

của các nghiên cứu

Tác giả

Tuổi thai

(ngày)

Liều MIS và

đƣờng dùng

Thời gian ra

thai trung bình

(giờ)

Oi Shan Tang [53] 63 800mcg ngậm dưới lưỡi 3,65

H. Hamoda [40]

63

600mcg ngậm dưới

lưỡi/ đặt âm đạo

3,2

Lê Hồng Cẩm [7] 50-63 800mcg ngậm dưới lưỡi 3,1

Lê Thị Hồng Vân

[32]

50-56

800mcg đặt âm đạo

3,8

Nghiên cứu

chúng tôi

63 400mcg/ 800mcg ngậm

dưới lưỡi

4,0

51

4.2.5. Mức độ ra máu âm đạo sau dùng MIS

Mức độ ra máu âm đạo được so sánh với mức độ ra kinh của chính

khách hàng đó. Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ ra máu nhiều hơn

kinh chiếm đa số 84,7%, tiếp đến là ra máu giống kinh chiếm 11,8%. Có 3,5%

cho là ra máu rất nhiều nhưng không ảnh hưởng đến tổng trạng, không phải

can thiệp ngoại khoa cũng như không phải truyền máu.

Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Bạch Tuyết có 88%

ra huyết nhiều hơn kinh nhưng cũng không có trường hợp nào cần phải truyền

máu hay hút thai cấp cứu [31].

Trong nghiên cứu của Oi Shan Tang, tác giả đã so sánh nồng độ

hemoglobin sau khi kết luận thai sẩy hoàn toàn ở mỗi khách hàng, sự thay đổi

này không có ý nghĩa thống kê [53]. Qua đó cho thấy phá thai bằng thuốc ở

tuổi thai đến 63 ngày vô kinh với phác đồ nghiên cứu là tương đối an toàn,

mất máu không quá nhiều nhưng cần có sự giám sát và tư vấn thật kỹ để

khách hàng cảm nhận được dấu hiệu nào cần phải đến bệnh viện ngay.

4.2.6. Mức độ đau bụng sau dùng MIS và tỷ lệ uống thuốc giảm đau

Đau bụng là một triệu chứng gây khó chịu cho khách hàng khi phá thai

bằng thuốc. Mỗi người có một cảm giác và cảm nhận đau khác nhau. Mức độ

đau do chính khách hàng tự cảm nhận, chúng tôi tạm chia thành 5 mức độ

đau: rất nhiều - đau nhiều - đau vừa - đau ít - không đau.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đau bụng là 95,8%, trong đó đau

ít là 36,1%, đau vừa là 49,3%, đau nhiều và rất nhiều là 10,4%. Đa số khách

hàng không cần phải uống thuốc giảm đau 61,1%, tuy nhiên vẫn có 38,9%

dùng thuốc giảm đau (Ibuprofen 400mg x 1viên).

52

So sánh kết quả này với nghiên cứu của Nguyễn Bạch Tuyết [31],

100% có đau bụng, đau nhiều và rất nhiều 54,3%, uống thuốc giảm đau chỉ

11,2%. Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Vân [32], tỷ lệ đau bụng là 97,3%, trong

đó đau nhiều và rất nhiều chiếm 54,7% nhưng chỉ có 6% uống thuốc giảm

đau. Nghiên cứu của Lê Hồng Cẩm 100% có đau bụng, trong đó 68,2% đau

nhiều, 6,9% rất nhiều, tuy nhiên chỉ có 9% khách hàng sử dụng thuốc giảm

đau [7].

Như vậy, trong phá thai bằng thuốc, hầu hết các nghiên cứu đều có tác

dụng đau bụng do sự co bóp của tử cung để tống thai sau khi dùng MIS, mức

độ đau và việc uống thuốc giảm đau là tùy thuộc vào cảm nhận đau và mức

chịu đau của mỗi cá nhân, cần phải tư vấn thật kỹ để khách hàng chấp nhận.

Tuy nhiên tỷ lệ đau bụng rất nhiều chiếm tỷ lệ thấp < 10% cũng là một thuận

lợi của phác đồ.

4.2.7. Mức độ hài lòng của khách hàng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bảng 3.12 cho thấy đa số khách hàng

cảm thấy hài lòng và rất hài lòng 84,1%, hài lòng ít là 10,3%, không hài lòng

và không ý kiến 5,6% chủ yếu rơi vào nhóm thất bại phải can thiệp bằng hút

lòng tử cung hoặc có thời gian ra máu kéo dài gây cảm giác khó chịu cho

khách hàng.

Phương pháp phá thai bằng thuốc ngay từ khi áp dụng tại Việt Nam đã

được nhiều người ủng hộ. Và nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ khách hàng hài

lòng và rất hài lòng chiếm 84,1%. Thêm một lần nữa khẳng định mức độ hài

lòng của khách hàng không bị giảm đi theo thời gian và theo nhóm tuổi thai

muốn chấm dứt.

53

4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THÀNH CÔNG VÀ TÁC

DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA PHÁC ĐỒ NGHIÊN CỨU

4.3.1. Tỷ lệ thành công theo nhóm tuổi thai

Bảng 3.13 cho thấy tỷ lệ thành công cao ở các tuổi thai nhỏ 5 tuần và 6

tuần là 100%. Tuổi thai 7 tuần tỷ lệ thành công là 96,7%. Tỷ lệ thành công

thấp hơn ở tuổi thai 8 tuần và 9 tuần là 92,3% và 92,9%.

Tỷ lệ thất bại cao nhất ở tuổi thai 8 tuần và 9 tuần là 7,7% và 7,1%.

Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác có tuổi thai đến

63 ngày. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Minh tỷ lệ thành công ở tuổi thai

đến 7 tuần là 100%, tuổi thai 8 tuần và 9 tuần là 96%. Tỷ lệ thất bại chỉ gặp ở

tuổi thai 8 tuần và 9 tuần [22]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương tỷ lệ

thành công là 100% ở thai ≤ 7 tuần và 8 tuần, có 3 trường hợp thất bại đều ở

tuổi thai 9 tuần [14].

Nghiên cứu của Oi Shan Tang dùng phác đồ uống 200mg MIF và ngậm

dưới lưỡi 800mcg MIS, tỷ lệ thành công là 100% ở thai ≤ 7 tuần, tỷ lệ thất bại

chỉ gặp ở tuổi thai 8 tuần và 9 tuần [53]. Như vậy có thể nói với tuổi thai lớn

hơn thì tỷ lệ thành công giảm đi.

4.3.2. Tỷ lệ thành công theo nhóm tuổi của thai phụ

Bảng 3.14 cho thấy trong các nhóm tuổi của thai phụ thì tỷ lệ thành

công cao nhất ở nhóm < 20 tuổi đạt 100%, nhóm 20-29 tuổi là 97,2%. Tỷ lệ

thành công thấp hơn ở nhóm tuổi >40 là 95,2% và thấp nhất ở nhóm 30-39

tuổi 95%.

Tuổi sinh đẻ của phụ nữ là một vấn đề mà các nhà sản khoa luôn quan

tâm. Lứa tuổi thuận lợi nhất là từ 20-35, vì lứa tuổi này người phụ nữ trưởng

thành đầy đủ về mặt giải phẩu và tâm sinh lý, cơ thể đáp ứng tốt nhất với sự

54

thay đổi của các thời kỳ thai nghén. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy

rằng tuổi của thai phụ càng cao thì nguy cơ sẩy thai không hoàn toàn càng

tăng vì thường những thai phụ nhiều tuổi liên quan đến số lần đẻ nhiều, số lần

nạo hút thai, tiền sử phẩu thuật ở tử cung… là những yếu tố ảnh hưởng đến sự

co bóp tử cung, nội mạc tử cung [14]. Như vậy có thể nói tuổi càng lớn thì tỷ

lệ thành công càng giảm.

4.3.3. Tỷ lệ thành công liên quan đến tiền sử sản khoa

Về mối liên quan giữa thành công với tiền sử sản khoa, trong nghiên cứu

của chúng tôi ở bảng 3.15 thấy rằng đối với phụ nữ chưa sinh lần nào tỷ lệ

thành công đạt 98,5%, đối với phụ nữ đã sinh con ≥1 lần có tỷ lệ thành công là

94,8%. Tỷ lệ thất bại cao nhất ở nhóm có tiền sử nạo hút sẩy chiếm 6,7%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của Bùi

Thị Chi, tỷ lệ thành công cao nhất ở nhóm chưa sinh lần nào (100%), nhóm

đã sinh ≥1 lần tỷ lệ thành công là 84,6%, nhóm có tiền sử nạo hút thì tỷ lệ

thành công 93,8% [8]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Bích tỷ lệ

thành công ở phụ nữ chưa sinh là 97,8% và ở những phụ nữ đã sinh (con rạ)

tỷ lệ thành công là 87,5% [2].

4.3.4. Các tác dụng không mong muốn

Khảo sát tác dụng phụ trong phác đồ nghiên cứu, chúng tôi cố gắng loại

trừ tối đa các triệu chứng có thể do thai nghén gây ra, kết quả thu được cũng

có tính chủ quan do sự cảm nhận triệu chứng ở mỗi đối tượng khác nhau. Các

tác dụng phụ trong nghiên cứu của chúng tôi gồm: nôn - buồn nôn 16,7%, tiêu

chảy 4,2%, sốt - lạnh run 3,5%, mệt - chóng mặt 3,5%.

Đường dùng và liều dùng khác nhau của MIS trong từng phác đồ trên

các tuổi thai khác nhau hiện vẫn còn nghiên cứu nhằm xác định liều tối ưu và

55

đường dùng phù hợp nhất để có thể có tỷ lệ phá thai hoàn toàn cao nhất, tỷ lệ

thai tiếp tục phát triển thấp nhất và ít tác dụng phụ nhất [55].

So sánh với các nghiên cứu khác, các tác dụng phụ của nghiên cứu

chúng tôi gần tương đương như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Minh

[23], buồn nôn - nôn 10%, đau đầu chóng mặt 9,2%, tiêu chảy 7,5%, sốt - rét

run 3,3%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương [14] buồn nôn 29,2%, sốt

39,8%, rét run 22,4% là những tác dụng phụ hay gặp nhất, còn những biểu hiện

như tiêu chảy, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, mẩn ngứa chiếm tỷ lệ thấp.

56

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 144 trường hợp mang thai đến 9 tuần được đình chỉ

thai nghén bằng Mifepristone và Misoprostol, chúng tôi rút ra một số kết luận

như sau:

1. Kết quả của phác đồ đình chỉ thai bằng thuốc

- Tỷ lệ thành công là 96,5%.

- Thời gian ra máu trung bình sau dùng Misoprostol là 10,3±3,6 ngày.

- Thời gian bắt đầu ra thai trung bình sau dùng Misoprostol là 4,0±3,1 giờ.

2. Một số yếu tố liên quan đến thành công và tác dụng không mong muốn

của phác đồ

- Liên quan với tuổi thai: Tỷ lệ thành công ở nhóm tuổi thai 5 tuần,

6 tuần là 100%, 7 tuần là 96,7%, 8 tuần là 92,3%, 9 tuần là 92,9%.

- Liên quan đến tuổi thai phụ: Tỷ lệ thành công ở nhóm <20 tuổi là

100%, nhóm 20-29 tuổi là 97,2%, nhóm 30-39 tuổi là 95,0%, nhóm >40 tuổi

là 95,5%.

- Liên quan với tiền sử sản khoa: Tỷ lệ thành công ở phụ nữ chưa sinh

con là 98,5%, phụ nữ đã sinh con ≥1 lần là 94,7%, phụ nữ có tiền sử nạo hút

sẩy là 93,3%.

- Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn - nôn là 16,7%, tiêu chảy là

4,2%, sốt - lạnh run là 3,5%, mệt - chóng mặt là 3,5%. Các tác dụng không

mong muốn đều ở mức độ nhẹ và đáp ứng với điều trị hoặc tự khỏi. Không có

tai biến nào xảy ra trong trong thời gian nghiên cứu.

- Tỷ lệ khách hàng hài lòng và rất hài lòng chiếm 84,1%.

57

KIẾN NGHỊ

Với kết quả đạt được qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đình chỉ thai

nghén bằng thuốc có thể được áp dụng rộng rãi ở tuyến huyện trong địa bàn

toàn tỉnh ở tuổi thai đến 7 tuần vì tính an toàn, hiệu quả cao và ít tác dụng

phụ. Và có thể cho phép đình chỉ thai nghén đến 9 tuần bằng thuốc tại tuyến

tỉnh nếu có cán bộ y tế được đào tạo tốt và cơ sở y tế đủ điều kiện vật chất,

trang thiết bị, nhân lực.

Cần phải tập huấn thật kỹ cho nhân viên y tế về cách lựa chọn khách

hàng, tư vấn, theo dõi, xử trí tai biến và tác dụng phụ cũng như thành thạo kỹ

thuật phá thai bằng phương pháp ngoại khoa.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông và tư vấn các

biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ,

đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên, phụ nữ chưa lập gia đình, nhằm góp phần

giảm bớt tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản tại Việt Nam giai

đoạn 2006- 2010, tr. 62- 65.

2. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2012), Đánh giá kết quả phá thai đến 7 tuần

bằng Mifepristone và Misoprostol tại khoa sản Bệnh viện Thanh Nhàn từ

1/2012- 6/2012, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Bệnh viện Thanh Nhàn.

3. Bộ môn Phụ sản Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

(2008), Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh,

Tập 2, tr. 1013-1023.

4. Bộ môn Sinh lý học Trường Đại học Y Hà Nội (2014), Sinh lý học, Nhà

xuất bản Y học Hà Nội, tập II, tr. 151- 154.

5. Bộ Y Tế (2009), “Phá thai đến hết 9 tuần bằng thuốc”, Hướng dẫn chuẩn

quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr. 189-190.

6. Bộ Y tế (2009), “Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ 13 tuần -

18 tuần”, Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

sinh sản, tr. 381-383.

7. Lê Hồng Cẩm, Tô Hoài Thư (2012), “Hiệu quả của Misoprostol đặt dưới

lưỡi sau khi uống Mifepristone trong chấm dứt thai kỳ từ 50 đến hết

63 ngày vô kinh tại Bệnh viện Từ Dũ”, Tạp chí Phụ sản, Tập 16 (Phụ bản

số 1), tr. 225-230.

8. Bùi Thị Chi (2005), Đánh giá tác dụng của Mifepristone và Misoprostol

bằng đường uống để chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai dưới 7 tuần, Luận văn

thạc sĩ y học, Trường Đại học Y khoa Huế.

9. Dự án sức khỏe sinh sản (2008), “Phá thai bằng phương pháp hút chân

không”, Mô-đun 11 Phá thai an toàn, tr. 123-142.

10. Dự án sức khỏe sinh sản (2008), “Phá thai bằng thuốc”, Mô-đun 11 Phá

thai an toàn, tr. 1-18, 69-71.

11. Phan Trường Duyệt (2013), “Dự đoán tuổi thai dựa vào kích thước dọc

túi thai bằng siêu âm”, Siêu âm chẩn đoán, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,

Tập 1, tr. 155-161.

12. Nguyễn Kim Hoa, Lê Hồng Cẩm (2009), “Hiệu quả của thuốc misoprostol

uống hoặc ngậm dưới lưỡi sau khi uống mifepristone trong chấm dứt thai

kỳ dưới 49 ngày vô kinh tại Bệnh viện Từ Dũ”, Chuyên đề Sản phụ khoa,

tr. 1-5.

13. Hồ Sỹ Hùng (2008), “Siêu âm trong phá thai nội khoa”, Tài liệu đào tạo

hướng dẫn quốc gia về phá thai bằng thuốc, Chương trình mục tiêu quốc

gia - Bộ Y tế.

14. Nguyễn Thị Lan Hương (2008), “Đánh giá hiệu quả của phương pháp sử

dụng Misoprostol kết hợp Mifepristone để phá thai ở tuổi thai đến hết 63

ngày tại Bệnh viện phụ sản Trung ương năm 2007”, Tạp chí Y học thực

hành, Số 7, tr. 94-96.

15. Jennifer Tang, Nathalie Kapp, Monica Dragoman, Joan Paolo de Souza

(2013), “Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng Misoprostol trong sản

phụ khoa”, Tạp chí Phụ sản, Tập 11(04), tr. 70-74.

16. Nguyễn Thị Minh Khai (2006), Đánh giá hiệu quả phác đồ phá thai dưới

50 ngày bằng Mifepristone và Misoprostol đường uống tại Bệnh viện phụ

sản Trung ương trong năm 2006, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học

Y Hà Nội.

17. Nguyễn Duy Khê (2011), “Thực trạng phá thai ở Việt Nam”, Hội thảo

quốc gia cập nhật thông tin mới và phổ biến kết quả các nghiên cứu phá

thai nội khoa tại Việt Nam, tr. 51-64.

18. Huỳnh Thị Tuyết Mai, Trần Thị Lợi (2011), Phá thai nội khoa 50-56 ngày

vô kinh tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố Hồ Chí

Minh, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh,

tr. 54-67.

19. Phan Hồng Mai, Nguyễn Thị Như Ngọc (2009), Cung cấp phá thai nội

khoa ở những cơ sở có nguồn lực hạn chế, Sách hướng dẫn (dịch) - Ấn

bản lần 2.

20. Phạm Thị Hoàng Mận (2012), Hiệu quả của Mifepristone và Misoprostol

trong phá thai nội khoa tuổi thai từ 50 đến 56 ngày vô kinh tại Bệnh viện

đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Luận án chuyên khoa II, Trường Đại học Y

Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Thị Hồng Minh (2008), “Cơ chế hoạt động của Mifepristone và

Misoprostol”, Tài liệu đào tạo hướng dẫn quốc gia về phá thai bằng

thuốc, Chương trình mục tiêu quốc gia - Bộ Y tế.

22. Nguyễn Thị Hồng Minh (2012), “Đánh giá hiệu quả sử dụng Sunmedabon

trong phá thai đến hết 9 tuần tuổi tại Việt Nam”, Tạp chí Phụ sản, tập 10,

2, tr. 195-201.

23. Nguyễn Thị Như Ngọc (2002), “Phá thai nội khoa tại Việt Nam”, Hội

thảo Quốc gia về phá thai bằng thuốc ở Việt Nam.

24. Vũ Quý Nhân, Trần Thị Phương Mai, Nguyễn Thị Như Ngọc, Beverly

Winikoff (2002), “Nghiên cứu phá thai bằng thuốc ở Việt Nam”, Hội thảo

Quốc gia về phá thai bằng thuốc ở Việt Nam.

25. Philip D. Darney (2005), “Phá thai bằng thuốc so với thủ thuật.

Misoprostol và thai nghén”, Hội thảo Y khoa dựa trên bằng chứng thực

nghiệm của dự án SKSS tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội.

26. Hoàng Trọng Phước (2003), Ứng dụng Misoprostol để khởi phát chuyển

dạ ở khoa sản bệnh viện Trung Ương Huế, Luận văn thạc sĩ y học,

Trường Đại học Y khoa Huế.

27. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh - Bệnh viện Hùng Vương (2014), “Siêu

âm thai ở tam cá nguyệt I”, Siêu âm sản khoa thực hành, Nhà xuất bản Y

học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1-5.

28. Sở Y tế Thừa Thiên Huế - Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (2015),

“Hoạt động phá thai an toàn”, Báo cáo kết quả công tác chăm sóc sức

khỏe sinh sản 6 tháng đầu năm 2015, tr. 3.

29. Nguyễn Duy Tài (2014), “Phôi thai học và sự phát triển của bào thai trong

giai đoạn sớm”, Sổ tay Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 78-19.

30. Cao Ngọc Thành, Lê Minh Tâm (2011), “Sự thụ tinh”, Nội tiết phụ khoa

và Y học sinh sản, tr. 220-232.

31. Nguyễn Bạch Tuyết (2006), Đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của

Mifepristone và Misoprostol trong phá thai nội khoa, Luận văn tốt nghiệp

bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

32. Lê Thị Hồng Vân (2011), Hiệu quả của Mifepristone và Misoprostol

trong phá thai nội khoa từ 50-56 ngày vô kinh tại Trung tâm chăm sóc sức

khỏe sinh sản tỉnh Bình Dương 2010, Luận án chuyên khoa II, Trường

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

TIẾNG ANH

33. Allen R, O'Brien BM (2009), “Use of Misoprostol in Obstetrics and

Gynecology”, Rev Obstet Gynecol, 2(3), pp. 159-168.

34. Aronsson A, Fiala C, Stephansson O, Granath F, Watzer B, Schweer

H, Gemzell-Danielsson K (2007), “Pharmacokinetics profiles up to 12h

after administration of vaginal, sublingual and slow- release oral

misoprostol”, Human Reproduction, 22(7), pp. 1912-1918.

35. Blum J, Raghavan S, Dabash R, Ngoc Nt, Chelli H, Hajri S, Conkling

K, Winikoff B (2012), “Comparison of misoprostol - only and combined

mifepristone- misoprostol regimens for home- base early medical abortion

in Tunisia and Vietnam”, International Journal of gynecology and

obstetrics, 118(2), pp. 166-171.

36. Chai J, Wong CY, Ho PC (2013), “A randomized clinical trial comparing

the short-term side effects of sublingual and buccal routes of misoprostol

administration for medical abortions up to 63 days’ gestation”,

Contraception, 87(4), pp. 480-485.

37. Cheung W, Tang OS, Lee SW, Ho PC (2003), “Pilot study on the use of

sublingual misoprostol in termination of pregnancy up to 7 weeks

gestation”, Contraception, 68(2), pp. 97-99.

38. Dey M (2013), “Oral misoprostol is an effective and acceptable

alternative to vaginal administration for cervical priming before first

trimester pregnancy termination”, Medical Journal Armed Forces India,

69(1), pp. 27-30.

39. Fox MC, Creinin MD, Harwood B (2002), “Mifepristone and vaginal

misoprostol on the same day for abortion from 50 to 63 days gestation”,

Contraception, 66(4), pp. 225-229.

40. Hamoda H, Ashok PW, Dow J, Flett GM, Templeton A (2003), “A pilot

study of mifepristone in combination with sublingual or vaginal

misoprostol for medical termination of pregnancy up to 63 days

gestation”, Contraception, 68(5), pp. 335-338.

41. Kumar S, Patvekar M, Deshpande H (2013), “A prospective trial using

mifepristone and misoprostol in termination of pregnancies up to 63 days

of gestation”, The journal of obstetrics and gynecology of India, 63(6),

pp. 370- 372.

42. Middleton T, Schaff E, Fielding SL, Scahill M, Shannon C, Westheimer

E, Wilkinson T, Winikoff B (2005), “Randomized trial of mifepristone

and buccal or vaginal misoprostol for abortion through 56 days of last

menstrual period”, Contraception, 72(5), pp. 328-332.

43. Okonofua F, Shittu O, Shochet T, Diop A, Winikoff B (2014),

“Acceptability and feasibility of medical abortion with mifepristone and

misoprostol in Nigeria”, International Journal of Gynecology and

Obstetrics, 125(1), pp. 49-52.

44. Peña M, Dzuba IG, Smith PS, Mendoza LJ, Bousiéguez M, Martínez

ML, Polanco RR, Villalón AE, Winikoff B (2014), “Efficacy and

acceptability of a mifepristone- misoprostol combined regimen for early

induced abortion among women in Mexico City”, International Journal of

Gynecology and Obstetrics, 127(1), pp. 82-85.

45. Premila W. Ashok, MB, Gillian M.M. Flett, BCh, and Allan Templeton,

MD(2000), “Mifepristone versus vaginally administered misoprostol for

cervical priming before first-trimester termination of pregnancy: A

randomized, controlled study”, Am J Obstet Gynecol, 183(4), pp. 998-1002.

46. Raghavan S, Comendant R, Digol I, Ungureanu S, Dondiuc I, Turcanu

S, Winikoff B (2010), “Comparison of 400mcg buccal and 400mcg

sublingual misoprostol after mifepristone medical abortion through 63 days’

LMP: a randomized controlled trial”, Contraception, 82(6), pp. 513- 519.

47. Raghavan S, Comendant R, Digol I, Ungureanu S, Friptu V, Bracken

H, Winikoff B (2009), “Tow-pill regimens of misoprostol after mifepristone

medical abortion through 63 days’ gestational age: a randomized controlled

trial of sublingual and oral misoprostol”, Contraception, 79(2), pp. 84-90.

48. Raghavan S, Maistruk G, Shochet T, Bannikov V, Posohova S, Zhuk

S, Lishchuk V, Winikoff B (2013), “Efficacy and acceptability of early

mifepristone- misoprostol medical abortion in Ukraine: Results of two

clinical trials”, The European Journal of Contraception and Reproductive

Health Care, 18(2), pp. 112-119.

49. Schaff EA, Fielding SL, Eisinger SH, Stadalius LS, Fuller L (2000),

“Low-dose mifepristone followed by vaginal misoprostol at 48 hours for

abortion up to 63 days”, Contraception, 61, pp. 41-46.

50. Schaff EA, Fielding SL, Westhoff C (2002), “Randomized trial of oral

versus vaginal misoprostol 2 days after mifepristone 200mg for abortion

up to 63 days of pregnancy”, Contraception, 66(4), pp. 247-250.

51. Schreiber C, Creinin M (2005), “Mifepristone in Abortion Care”,

Seminars in reproductive medicine, 23(1), pp. 82-91.

52. Tang OS, Gemzell-Danielsson K, Ho PC (2007), “Misoprostol:

pharmacokinetics profile, effects on the uterus and side- effects”,

International Journal of Gynecology and Obstetrics, 99(2), pp. 160-167.

53. Tang OS, Chan CC, Ng EH, Lee SW, Ho PC (2003), “A prospective,

randomized, placebo- controlled trial on the use of mifepristone with

sublingual or vaginal misoprostol for medical abortion of less than 9

weeks gestation”, Human reproduction, 18(11), pp. 2315-2318.

54. Tang OS, Schweer H, Seyberth HW, Lee SW, Ho PC (2002),

“Pharmacokinetics of different routes of administration of misoprostol”,

Human reproduction, 17(2), pp. 332-336.

55. Tang OS, Ho PC (2006), “The pharmacokinetics and different regimens

of misoprostol in early first- trimester medical abortion”, Contraception,

74(1), pp. 26-30.

56. Wedisinghe L, Elsandabesee D (2010), “Flexible mifepristone and

misoprostol administration interval for first-trimester medical termination”,

Contraception, 81(4), pp. 269-274.

PHỤ LỤC

BẢN CHẤP THUẬN

Tôi tên là : ..................................................................................................

Tuổi : ..........................................................................................................

Địa chỉ : ......................................................................................................

Điện thoại : .................................................................................................

Sau khi được các cán bộ y tế tư vấn đầy đủ lợi ích và các tác dụng phụ

của các phương pháp đình chỉ thai nghén hiện có tại Trung tâm Chăm sóc

SKSS Thừa Thiên Huế, tôi tự nguyện chọn phương pháp phá thai bằng thuốc.

1. Tôi sẽ uống 1 viên Mifepriston 200mg tại phòng khám của Trung Tâm.

2. Hai ngày sau khi uống viên thuốc Mifepriston 200mg (từ 36 đến 48 giờ)

- Nếu tuổi thai từ 7 tuần đến 8 tuần: tôi phải tới phòng khám của Trung

Tâm ngậm 4 viên Misoprostol 200mcg và được theo dõi tại phòng khám ít

nhất 4 giờ.

- Nếu tuổi thai đến hết < 7 tuần tôi có thể uống 2 viên Misoprostol

200mcg tại nhà hoặc tại phòng khám của Trung Tâm.

Tôi sẽ tuân thủ những điều dặn dò của các Bác sĩ trong quá trình theo dõi.

Tôi sẽ tới khám lại theo hẹn vào bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết.

Tôi sẽ được hút thai bằng thủ thuật nếu biện pháp không thành công.

Nếu có trở ngại gì tôi có thể gọi điện cho các nhân viên phòng khám của

Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Thừa Thiên Huế: 054.3 832977 hoặc gọi cho

bác sĩ Lê Thị Hạnh 0989226449.

Huế, ngày ........ tháng ........ năm 20........

Ký tên

BẢNG THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU

Số hồ sơ: ............... Ngày: ......................

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên: ........................................................................................................

2. Tuổi: ................................................................................................................

3. Nghề nghiệp: ...................................................................................................

1. Cán bộ - công chức

2. Buôn bán

3. Nội trợ

4. Học sinh - sinh viên

5. Nông

6. Khác

4. Địa chỉ: ............................................................................................................

1. Thành phố

2. Nông thôn

5. Số điện thoại: ........................................

6. Trình độ học vấn

1. Cấp 1

2. Cấp 2

3. Cấp 3

4. Cao đẳng- Đại học

5. Không biết chữ

7. Tiền sử sản khoa

1. Có thai lần đầu

2. Đã sinh con trước đó

3. Đã nạo thai, sẩy thai

II. THAI KỲ LẦN NÀY

8. Ngày đầu kinh cuối cùng:………………… Không nhớ

9. Chẩn đoán tuổi thai theo tuần (theo kinh cuối kèm siêu âm)

1. Thai 5 tuần : Từ 28 đến 35 ngày vô kinh

2. Thai 6 tuần : Từ 36 đến 42 ngày vô kinh

3. Thai 7 tuần : Từ 43 đến 49 ngày vô kinh

4. Thai 8 tuần : Từ 50 đến 56 ngày vô kinh

5. Thai 9 tuần : Từ 57 đến 63 ngày vô kinh

10. Đủ tiêu chuẩn phá thai nội khoa: Có Không

11. Lý do chọn phương pháp phá thai nội khoa:

1. Sợ đau

2. Tiện lợi

3. An toàn

4. Tự nhiên, riêng tư

5. Tránh được thủ thuật nạo thai

6. Khác: .....................................................................................................

12. Uống mifepriston: …..giờ….. ngày ….. tháng ….. năm ……

13. Theo dõi sau uống mifepriston 15 phút:

1. Buồn nôn

2. Nôn

3. Đau bụng

4. Ra máu

5. Khác

14. Cấp phiếu theo dõi tại nhà: Có Không

15. Hẹn ngậm dưới lưỡi misoprostol: ..… giờ….. ngày….. tháng…..năm……

1. Tại phòng khám, 4 viên misoprostol

2. Tại nhà, 2 viên misoprostol

16. Thời điểm ra máu sau khi dùng misoprostol

..…giờ…..ngày..…tháng..…năm….... giờ

17. Thời điểm ra thai sau khi dung misoprostol

..…giờ…..ngày..…tháng..…năm….... giờ

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

18. Tái khám lần 1 theo hẹn sau 2 tuần:

- Khám tử cung: 1. Tử cung nhỏ

2. Tử cung còn to

- Máu âm đạo: 1. Hết ra máu

2. Ra máu ít

3. Ra máu nhiều

- Siêu âm: 1. Echo (-)

2. Ứ dịch lòng tử cung

3. Echo hỗn hợp lòng tử cung

4. Thai lưu

5. Thai tiếp tục phát triển

19. Kết quả

1. Sẩy thai hoàn toàn → Kết thúc nghiên cứu

2. Sẩy thai không hoàn toàn

(cho hỗn hợp, ứ dịch lòng tử cung, âm đạo ra máu ít)

→ Xử trí………………………………………..

→ Hẹn tái khám lần 2 sau 1 tuần để đánh giá lại

3. Thất bại (thai vẫn phát triển, thai lưu)

Nạo → Kết thúc nghiên cứu

20. Tái khám lần 2:

1. Thành công (sẩy hoàn toàn) → Kết thúc nghiên cứu

2. Thất bại (Echo hỗn hợp, sót nhau)

Nạo → Kết thúc nghiên cứu

21. Tái khám bất cứ lúc nào khi có triệu chứng bất thường

1. Đau bụng nhiều

2. Ra máu nhiều

3. Truyền dịch

4. Truyền máu

Nếu có nạo cấp cứu → Thất bại → Kết thúc nghiên cứu

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHỤ

22. Mức độ ra máu dựa theo kinh nguyệt của thai phụ

1. Ít hơn hành kinh

2. Giống hành kinh

3. Nhiều hơn hành kinh

4. Rất nhiều

23. Mức độ đau bụng sau dùng misoprostol

1. Đau bụng rất nhiều Uống thuốc giảm đau

2. Đau bụng nhiều Uống thuốc giảm đau

3. Đau bụng vừa Uống thuốc giảm đau

4. Đau bụng ít Uống thuốc giảm đau

5. Không đau bụng

24. Tác dụng phụ khác

1. Buồn nôn Không

2. Nôn Không

3. Tiêu chảy Không

4. Sốt, lạnh run Không

5. Khác Không

25. Sự hài lòng

1. Rất hài lòng

2. Hài lòng

3. Hài lòng ít

4. Không hài lòng

5. Không ý kiến

Ngày…… tháng……năm……

Ngƣời điều tra

PHIẾU THEO DÕI TẠI NHÀ

Tên bệnh nhân....................................................................Mã số……………..

Ngày uống Mifepristone .........giờ, ngày..........tháng.........năm..........................

Ngày uống Misoprostol tại phòng khám (nhà).....giờ, ngày....tháng......năm.....

Ngày hẹn khám lại 2 tuần sau khi uống MIS: ngày.........tháng.........năm...........

Khi cần hãy gọi: Phòng khám Trung Tâm Chăm sóc SKSS: 054.3832977

hoặc bác sĩ Lê Thị Hạnh 0989226449.

Sau đây là bản thông tin tác dụng phụ, bạn hãy đánh dấu “X” vào những

ngày có tác dụng phụ.

Ngày uống MIS

Ra huyết nhiều hơn hành kinh

Ra máu bình thường như hành kinh

Ra máu ít hơn hành kinh

Buồn nôn

Nôn

Đau quặn thắt

Sốt, rét, run

Khác (ghi rõ)

Thai sẩy lúc……….giờ………..ngày……….tháng……….năm……….

Tại:………………………………………………………………………