mk chuyen in 25 7-20 trang 3

20
THÔØI BAÙO thbmekong@ gmail.com tbmekong@ yahoo.com www.vilacaed.org.vn Soá 43+44 Thaùng 7/2013 TW HOÄI PHAÙT TRIEÅN HÔÏP TAÙC KINH TEÁ VIEÄT NAM - LAØO - CAMPUCHIA (VILACAED) Kyû nieäm ngaøy Thöông binh - Lieät sy õ27/7 Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Huûa Phaên - CHDCND Laøo: Ñieåm ñeán ñaàu tö tieàm naêng cho caùc doanh nghieäp vaø nhaø ñaàu tö Vieät Nam Caåm phaû: Baûn saéc hieän ñaïi vaø phaùt trieån Trang: 3 Trang: 20 Lnh đo Hội VILACAED và lnh đo tnh Hủa Phăn cng lnh đo DN Vit Nam ti Lào Lưng hàng ha d kiến s đưc vn chuyn qua tuyến đưng st xuyên t cc nưc tiu vng sông Mê Kông ̣m rộng Linh öùng laï trong leã caàu sieâu & tuïng kinh nieäm Phaät Trang: 19 Ñöa Luaät Thuû ñoâ vaøo cuoäc soáng... Trang: 8 Boû tröùng vaøo moät gioû hay nhieàu gioû? Trang: 5 Cuïc Thueá tænh Baéc Ninh: Nhöõng noã löïc vöôït khoù Trang: 4

Upload: duyenbc

Post on 17-Jan-2015

135 views

Category:

Documents


8 download

DESCRIPTION

 

TRANSCRIPT

Page 1: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

THÔØI BAÙO

thbmekong@ gmail.comtbmekong@ yahoo.com www.vilacaed.org.vn

Soá 43+44 Thaùng 7/2013

TW HOÄI PHAÙT TRIEÅN HÔÏP TAÙC KINH TEÁ VIEÄT NAM - LAØO - CAMPUCHIA (VILACAED)

Kyû nieäm ngaøy Thöông binh - Lieät sy õ27/7

Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội

Huûa Phaên - CHDCND Laøo: Ñieåm ñeán ñaàu tö tieàm naêng cho caùc doanh nghieäp vaø nhaø ñaàu tö Vieät Nam

Caåm phaû: Baûn saéc hieän ñaïi vaø phaùt trieån

Trang: 3

Trang: 20

Lanh đao Hội VILACAED và lanh đao tinh Hủa Phăn cung lanh đao DN Viêt Nam tai Lào

Lương hàng hoa dư kiến se đươc vân chuyên qua tuyến đương săt xuyên A tư cac nươc tiêu vung sông Mê Kông mơ rộng

Linh öùng laï trong leã caàu sieâu & tuïng kinh nieäm Phaät

Trang: 19

Ñöa Luaät Thuû ñoâ vaøo cuoäc soáng...Trang: 8

Boû tröùng vaøo moät gioû hay nhieàu gioû?

Trang: 5

Cuïc Thueá tænh Baéc Ninh: Nhöõng noã löïc vöôït khoùTrang: 4

Page 2: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44 (Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

2 THEO DOØNG THÔØI SÖÏ

Viêc hoàn thành công tac căm mốc giơi trên thưc địa là “hoa thơm, trai ngọt” đươc đơm kết tư quan hê hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biêt, hơp tac toàn diên Viêt Nam-Lào; là thành quả của tình ban, tình đồng chí thủy chung, son săt, thê hiên sư nhất trí cao, sư tin cây lẫn nhau giữa cac cấp lanh đao và nhân dân hai nươc Viêt Nam-Lào, Lào-Viêt Nam.

Sáng 9/7, tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An)-Nam On (Bolikhamsai), Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào đã tổ chức Lễ Chào mừng hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo mốc biên giới Việt Nam-Lào trên thực địa.

Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào Thongsing Thammavong đồng chủ trì buổi lễ. Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng

Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thoonglun Sisulit, đại diện một số bộ, ngành, địa phương của hai nước.

Việc khánh thành cột mốc đại 460 tại cửa khẩu Thanh Thủy (Nghệ An)-Nam On (Bolikhamsai) có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh biên giới, xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, cùng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực biên giới nói riêng và sự phát triển của hai nước nói chung. Việc hoàn thành công tác tăng dày và tôn tạo mốc biên giới Việt Nam-Lào trên thực địa là một thắng lợi to lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho việc bắt tay ngay vào giai đoạn tiếp theo hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý để có thể hoàn thành toàn bộ Dự án vào năm 2014…

theochinhphu.vn

Ngày 8/7 vưa qua, tai Hà Nội, Bộ trương Bộ Giao Thông Vân tải Đinh La Thăng đa tiếp và làm viêc vơi ngài Tekreth Samrach - Quốc vụ khanh Vương quốc Campuchia đồng thơi cũng là Chủ tịch Hang Hàng không Campuchia Angkor Air liên doanh vơi Viêt Nam.

Phát biểu tại buổi làm việc, Ngài Tekreth Samrach mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác cấp cao giữa 2 Chính phủ Việt Nam – Campuchia, đặc biệt là với Bộ GTVT Việt Nam. “Tôi mong muốn sẽ có những buổi gặp gỡ, làm việc hàng năm, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 bên” - Ngài Tekreth Samrach đề nghị. Cũng theo ngài Tekreth Samrach, thời gian qua, phía Campuchia đã có rất nhiều hỗ trợ về tài chính, chính sách… cho Angkor Air. Trong thời gian tới, Campuchia cam kết sẽ duy trì sự hỗ trợ này và mong muốn phía Việt Nam cũng quan tâm hỗ trợ cho Angkor Air.

Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá cao sự phát triển của Angkor Air sau 4 năm hoạt động và khẳng định: Việc thành lập và phát triển hãng hàng không liên doanh giữa hai quốc gia Việt Nam - Campuchia không đơn thuần là hợp tác về kinh tế giữa 2 nước mà còn mở ra hình mẫu sự hợp tác phát triển mới, đặc biệt là các lĩnh vực hàng không, đầu tư tài chính, ngoại giao, ngân hàng… “Bộ GTVT cam kết sẵn sàng hợp tác chặt chẽ để cùng phối hợp chỉ đạo liên doanh ngày càng phát triển” - Bộ trưởng Thăng khẳng định.

Được biết, dù mới thành lập nhưng Angkor Air đã nhanh chóng khẳng định được vai trò, vị thế của mình, duy trì tốt các đường bay quốc tế và nội địa, phục vụ chu đáo, an toàn cho các chuyến bay chuyên cơ của Chính phủ Hoàng gia Campuchia, tạo dựng và củng cố hình ảnh của một hãng hàng không quốc gia theo đúng yêu cầu của Chính phủ Campuchia.

Tuyên Quang

Hoàn thành tăng dày, tôn tạo mốc biên giới:Cơ hội mơi thúc đẩy hơp tac

toàn diên Viêt Nam-Lào

Boä tröôûng Ñinh La Thaêng tieáp Quoác vuï khanh Vöông quoác Campuchia:

Phát triển quan hệ VN - Campuchia trở thành hình mẫu hợp tác mới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Giữ vững đà tăng trưởng

Thu HiềnTheo công bố mới đây của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, 06 tháng đầu năm

nay, tất cả chỉ tiêu sản xuất chủ yếu đều có mức tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2012: Tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 13,64 triệu tấn (bằng 106,3% KH 06 tháng và 54,1% KH năm); sản xuất và cung cấp cho lưới điện quốc gia đạt 9,05 tỷ kWh (130,0% KH 06 tháng và 65,3% KH năm, tăng 17,0% so với cùng kỳ năm 2012); sản xuất đạm đạt 828 nghìn tấn (101,0% KH 06 tháng và 54,5% KH năm)… Gia tăng trữ lượng dầu khí đạt 16,5 triệu tấn dầu quy đổi; có 04 phát hiện dầu khí mới… Tổng doanh thu của toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn đạt 364,3 nghìn tỷ đồng (115,8% KH 06 tháng và 56,3% KH năm); nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn đạt 82,8 nghìn tỷ đồng (116,8% KH 06 tháng <tương đương vượt 11,9 nghìn tỷ đồng> và 51% KH năm)… Nói chung hầu hết các đơn vị trong đều giữ vững nhịp độ SXKD…

Được biết, toàn Tập đoàn đặt quyết tâm cao trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ 06 tháng cuối năm bằng việc đã chủ động đề ra hàng loạt giải pháp trọng tâm, cụ thể - Để về đích KH năm 2013 như đã đề ra. Ông Phùng Đình Thực, Chủ tịch HĐTV PetroVietnam cho biết về vấn đề nhiều người quan tâm là, trong tháng 7 này, Tập đoàn sẽ hoàn thành phê duyệt phương án tái cấu trúc cho các đơn vị thành viên để có định hướng phát triển rõ ràng và “Hiện việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành rất khó khăn. Vấn đề là chọn thời điểm thoái vốn phù hợp để bảo toàn được vốn của Nhà nước ở mức cao nhất. Với đơn vị thua lỗ, việc cắt lỗ như thế nào cũng cần phải tính và chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính”…

Nợ xấu tại doanh nghiệp nhà nước có thể sẽ được xử lý riêng

Minh QuangDự kiến trong tháng 7, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định

về quản lý nợ và xử lý nợ xấu tại doanh nghiệp Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý để yêu cầu các DNNN thực hiện phân loại các khoản nợ, chỉ ra các khoản nợ có dấu hiệu xấu để xử lý tốt hơn. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp của Chính phủ, đến tháng 1.2013 nợ phải trả của các tập đoàn, TCty Nhà nước là 1,33 triệu tỉ đồng, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu bình quân là 1,82 lần, trong đó có nhiều doanh nghiệp có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao, vượt qua giới hạn cho phép nhiều lần.

AAA: Đâu tư dự án tại LàoĐHCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2013 với sản lượng sản xuất đạt

33.000 tấn/năm, tổng doanh thu đạt 1.100 tỷ đồng và LNTT đạt 55 tỷ đồng. Theo thông báo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2013 của C.ty CP Nhựa

và Môi trường xanh An Phát (AAA) tổ chức vừa qua. Năm 2013, Cty sẽ hoàn thành việc xây dựng mở rộng nhà máy sản xuất số 1 tại KCN Nam Sách, TP. Hải Dương và hoàn thành việc xây dựng nhà máy sản xuất tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào theo đúng kế hoạch. ĐHCĐ cũng đã nhất trí thông qua việc sử dụng quỹ đầu tư phát triển, quỹ thặng dư vốn góp cổ phần đã chào bán các năm 2008-2010 cho việc đầu tư dự án tại Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

T.Hiên

Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, từ ngày 24-26/7 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang theo lời mời của Tổng thống Barack Obama là dịp lãnh đạo hai nước trao đổi về những định hướng lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển. Đây là chuyến thăm chính thức Mỹ lần thứ hai của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam sau gần hai thập niên hai nước bình thường hóa quan hệ và là chuyến trao đổi đoàn cấp cao đầu tiên trong vòng 5 năm qua, diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang trên đà phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, các kênh trao đổi giữa hai nước ngày càng đa dạng.

Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang còn là sự triển khai tích cực đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam là bạn, là đối

tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế, cũng như chiến lược hội nhập quốc tế của nước ta. Ngoài hội đàm với Tổng thống Obama, trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ có các cuộc gặp lãnh đạo Quốc hội, nhiều thượng nghị sỹ và hạ nghị sỹ, gặp gỡ chính giới, nhiều do-anh nghiệp và học giả, bạn bè, lãnh đạo một số tổ chức quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ…

Đánh giá về thực trạng và triển vọng quan hệ hai nước, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường nhận định, dựa trên nền móng khá vững chắc với những cơ chế hợp tác ổn định cho quan hệ song phương, quan hệ hai nước còn rất nhiều tiềm năng và hoàn toàn có cơ sở để lạc quan về mối quan hệ giữa hai nước trong những năm tới…

chinhphu.vn

Tiếp tục thúc đẩy quan hê Viêt Nam-Hoa Kỳ

Phương Nguyên

Campuchia: Dự báo tăng trưởng ấn tượng

Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) đưa ra dự đoán nền kinh tế Campuchia sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm nay và 7,5 % trong năm

2014, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của hai thị trường chính của Campuchia là EU và Mỹ.

Báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á 2013” (ADO2013) của ADB cho rằng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc và đồ da, một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng của Campuchia, sẽ tiếp tục tăng trưởng cao, nhờ miễn giảm thuế nhập khẩu vào thị trường EU. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khoảng 75% trong năm 2012, lên 1,5 tỷ USD, sẽ tiếp tục tăng thêm trong năm 2013. Ngành công nghiệp dự kiến tăng 10,5%, nhờ các dự án công nghiệp mới sản xuất phụ tùng ôtô, điện tử, chế biến nông sản, du lịch, cũng như đa dạng hóa sản xuất hàng dệt may và các sản phẩm giá trị cao hơn. Khu vực dịch vụ dự kiến tăng khoảng 7%, nhờ sự tăng trưởng ổn định của du lịch và bất động sản.

Năm 2013, nông nghiệp Campuchia, ngành kinh tế chủ đạo của nước này trong điều kiện thời tiết thuận lợi có khả năng tăng trưởng 4%, nhờ những chính sách hỗ trợ sản xuất và đẩy mạnh hoạt động xay xát, xuất khẩu gạo.

Đỗ An

Page 3: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44(Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

3THEO DOØNG THÔØI SÖÏ

Tư ngày 26/6 - 29/6/2013, Đoàn công tac của Hội Hơp tac Phat triên Kinh tế Viêt Nam-Lào-Cămpuchia (VILACAED) đa đi thăm và nghiên cứu, khảo sat thị trương tinh Hủa Phăn-CHDCND Lào. Đoàn gồm co ông Bui Tương Lân-Pho Chủ tịch Thương trưc Hội, ông Nguyễn Minh Tú- Pho Chủ tịch Hội và đai diên một số doanh nghiêp.

Đoàn đa gặp và làm viêc vơi Sơ Kế hoach và Đầu tư, Sơ Nông nghiêp, Sơ Mỏ và năng lương, Sơ Tài nguyên&Môi trương tinh Hủa Phăn. Đoàn cũng tiếp kiến và làm viêc vơi đ/c Khamhoung-UVTW Đảng NDCM Lào, Bí thư kiêm Tinh trương Hủa Phăn và thăm khu dư an du lịch Viêng Xay cung một số doanh nghiêp Viêt Nam đầu tư tai Lào.

* Hủa Phăn: Thị trường đầu tư đa dạng, gắn kết thuận lợi với thị trường Việt Nam.

Hủa Phăn có đường biên giới chung dài 598 km với 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Sơn La, cùng 11 cửa khẩu với Việt Nam, trong đó 1 cửa khẩu quốc tế Na Mèo, 3 cửa khẩu phụ, còn lại là cửa khẩu quốc gia.

Phía bạn đã cung cấp thông tin khá đầy đủ về các tiềm năng và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, từ nông nghiệp, đến mỏ- khoáng sản, thương mại- công nghiệp, thủy điện, kết cấu hạ tầng. Về thủy điện: Hủa Phăn có 29 điểm có khả năng xây dựng thủy điện với công suất từ 0,2 MW đến 100 MW, Trong đó, 12 điểm đã có doanh nghiệp ký MOU; còn lại 17 điểm với công suất từ 0,2 MW đến 50 MW. Về mỏ- khoáng sản: Hủa Phăn có mỏ sắt, đồng, thiếc, đồng đỏ, than, mangan, đá granit. Ngoài dự án đồng đỏ tại Xiềng Khọ, các nguồn khoáng sản hầu như chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về trữ lượng và hàm lượng. Hủa Phăn cũng có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp như trồng lúa chất lượng

cao, ngô, rau sạch, nấm, cây ăn quả, cây ép dầu (trẩu) và chăn nuôi như trâu, bò, dê, lợn, gà, cá, ong...v...v...Gạo Hủa Phăn ngon và nổi tiếng nhất nước Lào. Tỉnh cũng có tiềm năng về du lịch, đặc biệt du lịch thiên nhiên gắn với du lịch văn hóa và gắn với căn cứ địa cách mạng Viêng Xay. Dự kiến toàn bộ huyện Viêng Xay sẽ trở thành huyện du lịch. Khu vực suối nước nóng và kỳ quan thiên nhiên về đá tại huyện Viêng Thong cũng rất hấp dẫn. Hủa Phăn dự kiến xây dựng khu kinh tế mới và đô thị mới tại Nọng Khạ cạnh sân bay mới đang được xây dựng với 4.000 ha, cho thuê 90 năm, sau đó kéo dài 45 năm, 7 năm đầu miễn thuế.

Với địa thế cơ bản là vùng núi, Hủa Phăn có nhu cầu rất lớn trong phát triển các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là đường sá, sân bay (hiện sân bay quốc tế do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư đang được xây dựng). Hủa Phăn cũng có tiềm năng và nhu cầu trong xây dựng chợ, siêu thị, chế biến thức ăn gia súc, chế biến gạo và hoa quả, sản xuất xi măng, dệt tơ tằm...để phát triển công nghiệp- thương mại.

Hoan nghênh nhiệt liệt Đoàn công tác của Hội VILACAED, Đ/c Khamhoung- Ủy viên BCH TƯ Đảng NDCM Lào, Bí thư Tỉnh ủy kiêm tỉnh trưởng Hủa Phăn đã tiếp thân mật và thông báo cho Đoàn một số thông tin liên quan tới phát triển của tỉnh. Năm 2010, tỉnh chỉ thu hút được 4,7 triệu USD, nhưng sau 01 năm bạn đã thu hút được 20 triệu USD FDI. Nhìn chung, kết cấu hạ tầng, nhất là đường sá, lưới điện còn rất khó khăn. Nhưng thu hút đầu tư nước ngoài có tiến bộ vượt bậc. Đ/c nhấn mạnh, các lĩnh vực đầu tư có tiềm năng là trồng trọt, chăn nuôi (lúa nếp nương, trẩu, rau sạch, ngô, mận, chanh leo...); chăn nuôi và chế biến sản phẩm thịt, cá; du lịch, dệt thổ cẩm; thủy điện, khai thác mỏ...Và khẳng định, Hủa Phăn luôn mở rộng cánh cửa đón

các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam vì Hủa Phăn gắn kết rất thuận lợi về mặt giao thông với Việt Nam; từ Thị xã Sầm Nưa vế cửa khẩu Na Mèo- Thanh Hóa có 80 Km; mấy năm gần đây, môi trường chính sách của Hủa Phăn rất thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài, thị trường Hủa Phăn trở nên sôi động một cách hấp dẫn.

* Mở đầu hợp tác trực tiếp của Hội VILACAED với tỉnh Hủa Phăn:

Trong buổi gặp gỡ với Bí thư tỉnh ủy Hủa Phăn và làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh, Hội VILACAED kiến nghị với phía bạn, hợp tác trực tiếp trên hai lĩnh vực: Một là, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ giống cây, con và tư vấn phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, hai đơn vị thuộc Hội VILACAED hợp tác với 2 Trung tâm giống của tỉnh để thực hiện dự án này. Hai là, phối hợp cùng với bên thứ ba (ví dụ Thụy Điển) thực hiện hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân khu vực vùng biên của hai bên.

Đ/c Bí thư, tỉnh trưởng và các cơ quan bạn hoan nghênh và ủng hộ việc hợp tác trực tiếp giữa Hội VILACAED với tỉnh Hủa Phăn mà Đoàn đã kiến nghị.

Hủa Phăn là một điểm đến đầy hứa hẹn đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp hội viên của Hội VILACAED nói riêng, nhất là trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay đang có sự thay đổi quan trọng về mọi mặt. Tất nhiên, sự thành công đầu tư, kinh doanh không tự nó đến mà là thành quả của sự quyết tâm, trí tuệ và sự kiên trì của các doanh nghiệp của chúng ta.

Huûa Phaên - CHDCND laøo:Ñieåm ñeán ñaàu tö tieàm naêng cho caùc doanh nghieäp vaø nhaø ñaàu tö Vieät Nam

TS. Nguyễn Minh TúPhó Chủ tịch Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế VN-Lào-CPC

Vai trò của Hội, Hiêp Hội ngày càng đươc đanh gia cao

Hồng ÁnhKhông chỉ thay đổi được cách nhìn

của doanh nghiệp (DN) - Các hiệp hội ngành nghề đang dần khẳng định vai trò, vị trí của mình trong việc đồng hành với các DN qua các đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và chủ động đề xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan các giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN .

Để đồng hành vượt khó hiệu quả hơn với các DN cả nước nói chung, đặc biệt các DN hội viên của Hội và hỗ trợ các DN thông tin về thị trường đầu tư - Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia (VILACAED) đã tổ chức các Chương trình, Hội thảo, Tọa đàm và các chuyến đi khảo sát thực tế cho các DN Việt Nam, như Tọa đàm: “Myanmar-Thị trường mới nổi”, chuyến khi khảo sát thực tế ở Hủa Phăn…mới đây, Chương trình “Triển lãm Đầu-Thương mại-Du lịch và Đoàn khảo sát thị trường tại tỉnh Champasak-Lào” vào cuối tháng 7 này. Đồng thời, đề xuất và kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa…một số cơ chế, chính sách cho phù hợp hiệu quả hơn với tình hình thực tế của các thị trường vùng Mêkông, đặc biệt Lào-Campuchia-Myanmar…

Hay như trước thực trạng sản xuất nông nghiệp đang phải đương đầu với nhiều khó khăn, giá cả đầu vào tăng trong khi đầu ra bị co hẹp, nền kinh tế thế giới phục hồi chậm, các hiệp hội ngành nghề gồm: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã có buổi làm việc với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ

Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Kinh tế, Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về tình hình sản xuất, tiêu thụ nông - lâm - thủy sản 6 tháng đầu năm 2013, nhằm đánh giá và tìm giải pháp tháo gỡ cho sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản…

Trước những kiến nghị từ các hiệp hội, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, cần tiếp tục thực hiện 8 giải pháp trong Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ; các bộ, ngành cần đẩy mạnh đàm phán song phương với các đối tác nhằm giảm các rào cản thuế quan, tăng cường vai trò của các hiệp hội. Phó thủ tướng cũng đặc biệt nhấn mạnh việc nâng cao vai trò của các hiệp hội trong hoạt động đổi mới cải cách thủ tục hành chính. Và cũng cần chủ động tăng cường thông tin, xây dựng lòng tin cho thị trường...

Lễ Đúc tượng Nhà Lão thành Cách mạng Tống Văn Trân

Nam - ThươngNgày 03/07/2013, tại Cụm CN thị

trấn Lâm - Ý Yên - Nam Định đã diễn ra lễ đúc tượng nhà lão thành cách mạng Tống Văn Trân-Nhà Cách mạng đầu tiên của Ý Yên những năm 20-30 của thế kỷ trước. Bức tượng đúc bằng đồng khối thay thế tượng bê tông trước đó, là công trình tâm linh mang đậm tính nhân văn - xã hội sâu sắc dưới sự chỉ đạo sát sao, định hướng và hài hòa của các cấp Đảng ủy, Chính quyền UBND huyện cùng sự đóng góp chủ yếu của nhân dân, các doanh nghiệp trên địa bàn. Tượng được đúc xong vào hồi 18h cùng ngày, sau khi hoàn thiện các thủ tục kỹ thuật được dâng ra Đài tưởng niệm vào ngày 27/07 tới.

Chương trình: Triển lãm Đâu tư - Thương mại - Du lịch TP. HCM

2013 và Đoàn khảo sát Thị trường tại tỉnh Champasak - Lào

Nhằm đẩy mạnh Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch vào tỉnh Champasak nói riêng, thị trường Lào nói chung và trao đổi giao lưu thương mại, đầu tư, dịch vụ, du lịch thể hiện tình đoàn kết hữu nghị gắn bó keo sơn giữa hai quốc gia Việt Nam - Lào, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) và Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia tổ chức 02 chương trình tại thị trường Champasak - Lào như sau:

*Chương trình 1: Triển lãm Đầu tư-Thương mại-Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2013 (HoChiMinh City Show 2013): Từ ngày 22/07/2013 đến 26/07/2013 (02 ngày triển lãm chính là 23/07 và 24/07/2013).

1. Doanh nghiệp tham gia được hỗ trợ các chi phí sau:* 100% chi phí thuê mặt bằng, chi phí thiết kế, dàn dựng tổng thể,

chi phí quảng bá chung cho toàn bộ khu vực triển lãm.* 100% chi phí thiết kế in ấn poster, kỷ yếu Đoàn doanh nghiệp tham dự.* 100% chi phí tham dự Hội thảo* Các chi phí khác: khách mời đến tham quan và giao dịch tại triển

lãm, an ninh, dọn dẹp vệ sinh, điện, nước…2. Chi phí tham gia chương trình:* Di chuyển bằng xe ô tô: 11.200.000 VNĐ/ người* Di chuyển bằng máy bay: 17.500.000 VNĐ/ người*Chương trình 2: Đoàn khảo sát thị trường: từ ngày 22/07/2013

đến ngày 25/07/2013.1. Doanh nghiệp tham gia được hỗ trợ các chi phí sau:* 100% chi phí thiết kế in ấn kỷ yếu Đoàn doanh nghiệp tham dự* 100% chi phí tham dự Hội thảo* 100% chi phí gặp gỡ và làm việc với các đối tác2. Chi phí tham gia chương trình: 11.200.000 VNĐ/ người. Kính mời các doanh nghiệp quan tâm đăng ký tham gia trước ngày

15/07/2013 theo hồ sơ đính kèm về địa chỉ sau:Văn phòng Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam-Lào-

Campuchia, Tầng 07 ( Phòng 707)- số 65 Văn Miếu, Đống Đa, Hà NộiĐiện thoại: 08043470 Email: [email protected]ên hệ: Ms. Nhung (0976.437.991)Trân trọng!

Page 4: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44 (Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

4 KINH TEÁ - PHAÙT TRIEÅN

LTS: Trong bối cảnh đất nươc gặp nhiều kho khăn, bơi ảnh hương của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, SXKD của cac doanh nghiêp trong cả nươc phải đối mặt vơi rất nhiều thach thức lơn. Cac DN trên địa bàn tinh Băc Ninh cũng không ngoai lê. Thưc tế này ngoài viêc ảnh hương không nhỏ đến chi tiêu tăng trương kinh tế của tinh, còn tao ap lưc lơn lên nguồn thu ngân sach của Băc Ninh. Du thế, ngành Thuế của tinh đa nỗ lưc vươt kho và đat đươc những kết quả kha ấn tương: Trong bối cảnh muôn vàn cam kho, ngành thuế Băc Ninh, trong những năm qua vẫn phấn đấu hoàn thành và vươt dư toan thu ngân sach, thê hiên sư nỗ lưc, cố găng lơn của CBCC trong toàn ngành. Gop phần quan trọng vào sư phat triên của Băc Ninh - Tinh vốn nổi tiếng là tru phú và sầm uất bâc nhất khu vưc Băc bộ.

Trả lơi cho câu hỏi của P/V Bao Thơi bao Mêkông về những kho khăn và kết quả hoat động của ngành Thuế Băc Ninh thơi gian qua - Pho Cục trương Cục Thuế Băc Ninh, Ông Nguyễn Văn Hải cho biết:

- Triển khai thực hiện Nghị quyết 18 của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong bối cảnh kinh tế nước ta, trong đó có Bắc Ninh chịu tác động lớn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu-SXKD của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn như: Sản phẩm tồn kho lớn, đặc biệt là khó khăn về tài chính, nhất là vốn phục vụ cho SXKD…Bởi thế, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh từ trên 15% giai đoạn 2015-2010, giảm xuống còn 10%- 12%, từ 2011 đến nay. Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển và mở rộng nguồn thu ngân sách, thể hiện qua kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách các năm. Năm 2010, hoàn thành là 128 % dự toán (bằng 138% so với năm trước); Năm 2011, là 109 % (bằng 114% so với năm trước); Năm 2012, đạt 100 % (bằng 110% so với năm trước) và 6 tháng đầu năm 2013, đạt 52%. Ước tính năm 2013, hoàn thành 101 % dự toán.

* Thưa ông, những năm qua ngành thuế Băc Ninh đa co sư chuẩn bị như thế nào tư đội ngũ CBNV cho viêc chuyên nghiêp hoa hoat động của ngành?

- Ông Nguyễn Văn Hải: Ngành Thuế Bắc Ninh đã chuẩn bị cho đội ngũ CBNV trên các mặt: Thực hiện tốt công tác tuyển dụng, để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cán bộ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tiến hành rà

soát đánh giá trình độ của đội ngũ CBCC, để có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CB. Tính đến thời điểm này số CBCC có trình độ đại học trở lên chiếm khá cao, trong đó số CBCC có trình độ thạc sỹ và đang học thạc sỹ cũng tỷ lệ tương đối đáng kể. Hàng năm Ngành tổ chức bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá kiến thức chuyên môn cho toàn thể CBCC, nhằm rèn luyện và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCC. Và thực hiện việc bố trí CBCC vào các vị trí công việc phù hợp với khả năng, đặc biệt thực hiện việc luân chuyển, luân phiên công việc theo quy định nhằm bồi dưỡng trình độ cho cán bộ vừa theo hướng chuyên môn hóa vừa theo hướng nắm bắt tổng hợp để sẵn sàng bổ sung, thay thế khi cần thiết.

* Ông co thê cho biết định hương phat triên và nhiêm vụ ưu tiên chính trong thơi gian tơi của Ngành Thuế Băc Ninh?

- Ông Nguyễn Văn Hải: Định hướng phát triển của Ngành thuế Bắc Ninh trong thời gian tới là phấn đấu thực hiện tốt tuyên ngôn của ngành đó là : “Minh bạch, Chuyên nghiệp, Liêm chính, Đổi mới”. Trong đó nhiệm vụ ưu tiên chính là “Minh bạch và chuyên nghiệp. Vì ”Minh bạch là Chính sách thuế, thực hiện quản lý thuế rõ ràng, công khai thủ tục hành chính thuế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân. Chuyên nghiệp là : Cán bộ, công chức thuế có đầy đủ năng lực, kiến thức chuyên môn và kỹ năng thành thạo; luôn tận tâm trong công việc và thân thiện với người nộp thuế”.

Thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chính này sẽ làm giảm các thủ tục hành chính về thuế cho doanh nghiệp, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, là biện pháp thiết thực nhất cải thiện chỉ số CPI của ngành thuế nói riêng và của tỉnh nói chung.

* Kết quả CPI của Băc Ninh 2012 đa phản anh một phần bức tranh môi trương kinh doanh và thu hút đầu tư của toàn tinh trong năm qua. Đây cũng là dịp đê cac cấp chính quyền và cộng đồng doanh nghiêp cung nhau nhìn lai cac hoat động của mình. Vơi vai trò và chức năng của ngành – Theo ông, tinh cần co những chính sach hỗ trơ như thế nào đê thúc đẩy cải thiên chi số PCI hơn nữa?

- Ông Nguyễn Văn Hải: Năm 2011 Bắc Ninh xếp thứ hai toàn quốc về chỉ số PCI, nhưng năm 2012 giảm xuống xếp vị trí thứ 10 trong đó có 6 chỉ số thành phần giảm điểm, trong các chỉ số giảm điểm có “chỉ số về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” giảm 0,63 điểm. UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Kế hoạch số 58-KH-UBND ngày 09/5/2013 về việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh năm 2013. Các ngành, các địa phương có liên quan đã thực hiện xây dựng cụ thể kế hoạch nâng cao chỉ tiêu năng lực cạnh tranh thuộc trách nhiệm cơ quan đơn vị minh về các chỉ số, trong đó có “chỉ số về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”. Với vai trò chức năng của mình, Ngành thuế Bắc Ninh cho rằng cần có một số chính sách hỗ trợ cụ thể hơn của tỉnh để thúc đẩy cải thiện chỉ số PCI như: Có quy định cụ thể chính sách hỗ trợ về tài chính cho từng loại đối tượng, quy mô doanh nghiệp, khi thực hiện tiến hành đầu tư tại địa phương (Trong khu CN và ngoài khu CN) theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính Phủ bao gồm: Hỗ trợ về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ về đầu tư hạ tầng trong và ngoài khu CN, hỗ trợ về đào tạo nghề…Các chính sách hỗ trợ cần gắn với chất lượng và hiệu quả đầu tư của các dự án, nhằm thúc đẩy các nhà đầu tư tiến hành đầu tư thực sự và có hiệu quả.

* Trân trọng cảm ơn ông Bùi Cường (thực hiện)

CUÏC THUEÁ TÆNH BAÉC NINH: Nhöõng noã löïc vöôït khoù

Ông Nguyễn Văn Hải, Pho Cục Trương Cục Thuế Băc Ninh

ADB dư bao Viêt Nam tăng trương kinh tế 5,2%

năm 2013Công bố báo cáo ngày 16.7 của

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, 5 nước phát triển nhất trong khối ASEAN gồm Việt Nam, Indone-sia, Malaysia, Philippines, Thái Lan có mức tăng trưởng dự báo không cao.

Theo đó, mức tăng trưởng dự báo sẽ đạt 5,2% năm 2013 và tăng lên 5,6% năm 2014. Theo ADB, nhu cầu tiếp tục ở mức thấp tại các nền kinh tế công nghiệp lớn cùng với tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đang tiếp tục tạo sức ép lên triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế Châu Á đang phát triển và làm giảm triển vọng của cả khu vực Đông Á cũng như ở một mức độ ít hơn là triển vọng của khu vực Đông Nam Á, nơi mà Philippines và các nền kinh tế lớn trong ASEAN khác vẫn đang có được sự tăng trưởng vững chắc…Báo cáo cũng ghi nhận rằng tăng trưởng xuất và nhập khẩu đã chậm lại trong bối cảnh nhu cầu bên ngoài đang yếu, tuy nhiên niềm tin của người tiêu dùng vẫn tiếp tục vững mạnh…

L.S

Gần 25.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động

Từ đầu năm đến ngày 30.6.2013, toàn quốc có 24.931 doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo số liệu thống kê của ngành Thuế, từ đầu năm đến ngày 30/6/2013, toàn quốc có 40.523 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó có 249 doanh nghiệp nhà nước, 542 doanh nghiệp FDI, 39.732 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Trong khi đó, số doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh là 24.931 doanh nghiệp, trong đó có 202 DN Nhà nước, 269 doanh nghiệp FDI, 24.460 doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

M.N

CPI Hà Nội thang 7 tăng 0,22%

Theo Cục Thống kê TP.Hà Nội, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng mạnh nhất trong tháng 7 với mức 1,15% so với tháng trước.

Đây là tác động của việc tăng giá xăng dầu vừa qua. Tương tự, nhóm

hàng nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng tăng 0,66% so với tháng trước do “đóng góp” của việc tăng giá gas hồi đầu tháng.

Đây là tháng thứ hai liên tiếp chỉ số giá tăng sau khi giảm 3 tháng liên tiếp (tháng 3, 4, 5), chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng của người dân đang có dịch chuyển tích cực.

M.H

PTSC: TOP 20 nhan hiêu nổi tiếng nhất Viêt Nam

Tại lễ tổng kết và trao danh hiệu cho các nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua, T.Cty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí VN (PTSC) đã được trao danh hiệu “Top 20 nhãn hiệu nổi tiếng VN năm 2013”.

Theo thông tin từ Ban tổ chức đây là hoạt động dành cho các nhãn hiệu tiêu biểu VN trong hội nhập, cạnh tranh quốc tế và là cơ hội thuận lợi để các nhãn hiệu của các DN VN đến với bạn bè thế giới, giúp các DN VN xây dựng nhãn hiệu cũng như bảo hộ nhãn hiệu, tránh được sự vi phạm nhãn hiệu trong quá trình kinh doanh. Qua vòng tuyển chọn, tư vấn, đánh

giá…PTSC là nhãn hiệu đã thỏa mãn các tiêu chí đánh giá theo Điều 75 Luật Sở hữu Trí tuệ - 2005: Có tốc độ phát triển nhanh, mạnh mẽ; ảnh hưởng thị trường cao, mang lại doanh thu lớn, đồng thời đạt các tiêu chí về năng lực cạnh tranh, quản lý chất lượng sản phẩm - dịch vụ, sản xuất thân thiện và bảo vệ môi trường, thực hiện tốt Luật Lao động, chủ động vượt qua khó khăn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và tích cực tham gia các hoạt động mang tính xã hội…Với những thành tích nêu trên, thương hiệu PTSC đã vào danh sách chung cuộc và được vinh danh trong “TOP 20 thương hiệu nổi tiếng nhất 2013” của VN.

Được biết, PTSC là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PetroVietnam). Lĩnh vực hoạt động chính của PTSC là cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho ngành công nghiệp dầu khí. Trong đó có nhiều loại hình dịch vụ chiến lược, mang tính chất mũi nhọn, đã phát triển và được chuyên nghiệp hóa đạt trình độ quốc tế như dịch vụ tàu chuyên ngành; dịch vụ căn cứ cảng, dịch vụ thiết kế, chế tạo lắp đặt các công trình dầu khí…

P.K

Page 5: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44(Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

5

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 4,9%, thấp hơn mức tăng 4,93% của cùng kỳ năm ngoái. Một khoảng cách tuy rất nhỏ nhưng cũng đủ để làm nhạt bớt phần nào niềm lạc quan về tăng trưởng năm nay. Chỉ mới nửa chặng đường nên chưa thể nói liệu đoàn tàu có về đích đúng tiến độ hay không. Nhưng hiện tại, một điều có thể cảm nhận là con tàu “tăng trưởng” vẫn chưa thể tăng tốc mạnh hơn.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, chỉ có khu vực dịch vụ là tăng cao hơn năm ngoái, còn 2 khu vực trụ cột là nông - lâm - thủy sản và công nghiệp - xây dựng dường như ngày càng đuối sức khi tăng thấp hơn nhiều so với năm ngoái. Hai đầu tàu kinh tế lớn nhất nước cũng đã tăng trưởng chậm lại. GDP 6 tháng đầu năm của Hà Nội chỉ tăng 7,67%, nhỉnh hơn một chút so với mức 7,6% của năm 2012. Trong khi đó, GDP của TP.HCM lại giảm từ 8,1% xuống còn 7,9%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tuy đã tăng nhẹ trở lại, nhưng đây là tháng thứ tư liên tiếp chỉ số này hoặc giảm hoặc tăng nhỏ giọt. Điều này cho thấy sức cầu

của nền kinh tế vẫn còn yếu. Và việc Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất trong 6 tháng đầu năm đã không tác động đáng kể đến sức mua của người dân cũng như đầu tư của doanh nghiệp. Điều này một phần là do nền kinh tế còn bị tắc nghẽn ở khâu nợ xấu chưa được giải quyết và sự yếu kém của các ngân hàng. Lãi suất đầu vào đã giảm, nhưng lãi suất đầu ra chưa giảm nhiều. So với các nước khác trong khu vực, lãi suất của Việt Nam vẫn ở mức cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Đó là lý do khiến Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đặt ra mục tiêu từ đây đến cuối năm phải đưa lãi suất cho vay đồng loạt xuống dưới 13%/năm. Nhưng thực hiện được điều này không phải dễ vì lạm phát có khả năng sẽ tăng trở lại vào các tháng cuối năm.

Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ như bơm 30.000 tỉ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thành lập công ty mua bán nợ xấu (VAMC) cũng cần có thời gian để phát huy hiệu quả. Sau 1 tháng triển khai, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho biết chỉ mới giải ngân được cho 1-2 trường hợp vay mua nhà từ gói hỗ trợ 30.000

tỉ đồng.Kinh tế thế giới cũng đang có

những chuyển biến mới, có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế trong nước. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết sẽ giảm dần quy mô chương trình mua lại trái phiếu trong năm 2013 và có thể sẽ ngừng hẳn vào năm 2014. Việc FED dừng chương trình này sẽ là việc tốt nếu kinh tế Mỹ phục hồi đúng như dự báo của cơ quan này. Nếu không, thảm họa sẽ xảy ra. Đó cũng là nỗi lo của nhà kinh tế Paul Krugman. Ông hy vọng kinh tế Mỹ sẽ phục hồi với tốc độ đủ để xóa tan nỗi lo của ông; còn không FED có thể đã phạm một sai lầm mang tính lịch sử. Sự rung lắc của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Không chỉ vậy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng đã bắt đầu triển khai chính sách thắt chặt tiền tệ, khiến lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tăng lên mức 12,85%. Hành động này được cho là một biện pháp để hạn chế tốc độ gia tăng tín dụng, vốn đang ở mức nguy hiểm đối với hệ thống tài chính Trung Quốc. Tuy vậy, với một nền kinh tế quá phụ thuộc vào tín dụng, việc thắt chặt sẽ khiến tăng trưởng kinh

tế chậm lại, gián tiếp ảnh hưởng đến các nước giao dịch thương mại với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Theo C.ty Chứng khoán TP.HCM, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 10,8% tổng giá trị xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam. C.ty này cho rằng đà suy giảm của Trung Quốc có thể sẽ tác động lớn đến tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn.

Nhìn chung, những chướng ngại cản trở tốc độ tăng trưởng Việt Nam là rất lớn. Tuy vậy, vẫn có một số yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng. Đó là môi trường vĩ mô ổn định hơn nhiều so với năm 2012. Kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm đạt hơn 62 tỉ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm cũng rất khả quan, cả về lượng đăng ký mới lẫn vốn giải ngân. Niềm tin của doanh nghiệp cũng tăng lên. Theo báo cáo mới nhất về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết do C.ty Truyền thông Tài chính StoxPlus thực hiện, có đến hơn 60% các doanh nghiệp đặt chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận cao hơn năm ngoái. Trong đó, tham vọng nhất là các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng. Tuy vậy, giữa mục tiêu đặt ra và kết quả đạt được luôn có khoảng cách. Năm ngoái, chỉ có 34% doanh nghiệp niêm yết trên sàn đạt được mục tiêu đã đề ra.

Ñaâu laø ñaùy taêng tröôûng?Phạm Diệu Quỳnh

KINH TEÁ - PHAÙT TRIEÅN

Bỏ trứng vào một hay nhiều giỏ? Hồng Ánh.

Những câu chuyện thú vị của ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT, TGĐ C. Ty CP Tập đoàn Phú Thái đã tạo nên không khí tranh luận sôi nổi quanh chủ đề “Bỏ trứng vào một giỏ hay nhiều”?

Trong một cuộc hội thảo mới đây có tên gọi “CEO và chiến lược đa dạng hóa kinh doanh”, nhiều cử tọa - vốn đã quá quen với câu tục ngữ “Không bỏ hết trứng vào một giỏ” - đã vặn lại ông Đoàn: Tại sao bàn về chuyện đa dạng hóa kinh doanh, lại là trong bối cảnh môi trường kinh doanh đầy rủi ro như hiện nay mà ông lại một mực nói rằng: “Chỉ nên bỏ trứng vào một giỏ”(?)

*Khi nào có nhiều trứng hẵng hay… Lôi cuốn người nghe bằng những câu chuyện

có vẻ như mâu thuẫn nhau, ông chủ của Tập đoàn Phú Thái kể, có lần đi công tác Hàn Quốc, ông tìm ăn phở Việt Nam do một người Hàn Quốc 100% làm chủ. Ông đã ngỡ ngàng vì nhà hàng chỉ bán một món, không hoàn toàn giống phở Việt Nam, nhưng rất ngon, nhà hàng đảm bảo vệ sinh và phục vụ chuyên nghiệp. Lần khác nữa, ông gặp một vị khách Nhật chỉ chuyên sản xuất… váng đậu! Thấy mọi người xung quanh đều tỏ ra hết sức trọng vọng ông khách có cái nghề gia truyền đã 5 đời rất giản dị này, ông Đoàn mới tìm hiểu và vỡ lẽ: Tuy chỉ làm có một mặt hàng, nhưng doanh nghiệp của ông này có sản lượng và chất lượng sản phẩm đứng đầu thế giới.

Nhưng không đơn thuần chỉ nói chuyện “một nghề cho chín còn hơn 9 nghề”, ông Đoàn tiếp tục kể chuyện đi khảo sát thị trường bánh đậu xanh Hải Dương. “Ở một doanh nghiệp đã có thương hiệu, mọi thứ từ to đến bé đều phải hỏi đến “cụ” Tổng Giám đốc đã trên 80 tuổi. Thật ra họ cũng chỉ làm có vài mã hàng; chất lượng, bao bì bao nhiêu năm nay vẫn thế, phương thức bán hàng cũng không thay đổi; sản phẩm thì 90% xuất khẩu đi Trung Quốc. Tồn tại mãi với “công thức” đơn giản như vậy thì việc bị làm nhái (như lời doanh nghiệp phàn nàn) không có gì là khó hiểu, chỉ có điều ai muốn “nhái”

mà thôi”, Chủ tịch Phú Thái thẳng thắn bình luận.Vấn đề là ở chỗ đầu tư tập trung không có

nghĩa là duy trì một cách làm đơn giản, lặp đi lặp lại năm này qua năm khác mà không có đổi mới, sáng tạo gì để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Còn làm thế nào để đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường thì lại phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác mà chỉ có chủ doanh nghiệp mới có thể đưa ra chiến lược và đối sách, căn cứ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình. Trong khi giải đáp câu hỏi của một cử tọa khác, diễn giả Phạm Chi Lan bày tỏ đồng tình với quan điểm này: “Với khối tập đoàn, T.Cty Nhà nước, ngay từ đầu tôi đã không tán thành chủ trương đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Khi cái bánh thị trường còn nhỏ mà các ông lớn giành làm cả thì khối doanh nghiệp tư nhân chỉ có nhặt vụn bánh! Các doanh nghiệp tư nhân cũng không nên đầu tư dàn trải, nhưng vì một lẽ khác là, nguồn lực chưa mạnh, lại phải phân tán vào nhiều lĩnh vực mà chưa chắc đã hiểu biết thấu đáo. Khi nào thật sự có đủ nguồn lực hẵng tính tiếp chuyện mở rộng”.

Một cử tọa tham dự hội thảo nhận xét, thực tế đầu tư của Phú Thái thể hiện đúng phương châm của ông Đoàn. Tuy không chỉ tập trung vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ, nhưng mọi thứ khác ông làm (như logistics) đều xoay quanh, hỗ trợ cho lĩnh vực chính này.

* Cần cái nhìn thực tế!Tuy nhiên, tập trung vào “một nghề cho chín”

mới chỉ là một phần của triết lý rộng hơn: Biết mình, biết người - nguyên tắc xuyên suốt những kinh nghiệm được ông Đoàn chắt lọc và chia sẻ với đồng nghiệp. “Vì sao Phở 24 không có lợi nhuận, nhưng họ bán thương hiệu được 20 triệu USD? Đó là nhờ giá trị vô hình họ đã xây dựng được, từ hệ thống cửa hàng, triển vọng trong tương lai cho đến giá trị thương hiệu”…Bản thân mỗi cá nhân chủ doanh nghiệp cũng là một giá trị, có trường hợp còn là đảm bảo tốt nhất để đối tác quyết định hợp tác kinh doanh.

Ông Đoàn cho biết, khi ký hợp đồng làm đại lý phân phối độc quyền sản phẩm của Caterpillar của Mỹ - Tập đoàn máy xây dựng hàng đầu thế giới; đối tác nhất định ký hợp đồng với cá nhân ông (chứ không phải với Tập đoàn Phú Thái), với lý do họ đặt lòng tin vào cá nhân chủ doanh nghiệp, khi thấy người đó đủ năng lực, tư duy, có phẩm chất đạo đức và tính cách đáp ứng được chiến lược kinh doanh tại Việt Nam. Tập đoàn Phú Thái hiện thuộc quyền quản lý của ông, nhưng rồi đây có thể lên sàn, sang tên đổi chủ, bán cho nước ngoài…Vì vậy, các doanh nhân phải luôn quan tâm để hoàn thiện chính bản thân mình, nếu muốn tìm được đối tác lớn thực sự. Phải nhìn thẳng vào một thực tế là các doanh nghiệp của chúng ta còn rất nhỏ. “Phú Thái ở trong nước cũng tạm gọi là to, nhưng so với một tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài lưng vốn đến 400 tỷ USD, gấp mấy lần GDP của Việt Nam, thì chúng tôi chưa là gì cả. Nên xác định chúng ta là những doanh nghiệp nhỏ mà tốt. Và chọn bạn lớn mà chơi (nếu được)”, ông Đoàn hài hước.

Khép lại chuỗi câu chuyện của mình bằng những chuyện vui, ông bảo, có lần ông đi gặp một đối tác Úc, một người có tài sản 800 triệu USD. “Ông ấy lấy bánh mì quệt đĩa mứt sạch bóng soi gương được”.

Tinh thần tiết kiệm, không sĩ diện, “hoành tráng” hão là bài học quý cho nhiều doanh nhân Việt, những người đang thoải mái uống rượu 38 năm, “trong khi tôi chẳng thấy doanh nhân Nhật Bản nào vô tư xài loại rượu đó”. Nếu mỗi người Việt Nam vứt đi chỉ một tờ giấy trắng thôi thì đã có tới 83 triệu tờ giấy bị lãng phí…

theodoanhnhan

Page 6: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44 (Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

6

NGAÂN HAØNG VAØNG CUÛA BAÏN

Lai suất huy động ha sốc Hai ngân hàng lớn là Vietcombank và

Agribank bất ngờ giảm mạnh lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng xuống mức 5%/năm. Trong khi đó, mặt bằng chung của thị trường vẫn duy trì mức huy động 6,5% - 7%/năm.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa điều chỉnh giảm lãi suất huy động kỳ hạn một tháng xuống còn 5%/năm, giảm 1% so với mức áp dụng trước đó. Lãi suất tại các kỳ hạn từ 2 - 9 tháng vẫn dao động từ 6,5% - 7%/năm. Trong khi đó, lãi suất không kỳ hạn vẫn ở mức tối đa 1,2%/năm. Mức lãi suất này cũng thấp hơn nhiều so với mức trần lãi suất huy động hiện tại áp dụng chung trên thị trường với tiền gửi từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 7%. Cùng với Vietcombank, trong khối ngân hàng thương mại Nhà nước, hiện

có thêm Agribank áp dụng lãi suất huy động 5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng. Như vậy, với việc mạnh tay cắt giảm lãi suất huy động của hai ngân hàng lớn là Vietcombank và Agribank, liệu thị trường có diễn ra xu hướng giảm mạnh lãi suất đầu vào thời gian tới hay không vẫn là câu hỏi để ngỏ. Khảo sát biểu giá niêm yết của BIDV và Vietinbank, lãi suất cho kỳ hạn 1 tháng đang được hai ngân hàng này áp dụng ở mức 6%/năm và 6,5%/năm.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, cùng với quyết định hạ trần lãi suất ngắn hạn kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng về mức 7%/năm và bỏ trần lãi suất có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên từ Ngân hàng Nhà nước, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng vẫn diễn ra bình thường. Đặc biệt, với những tín hiệu cắt giảm lãi suất đang diễn ra trên thị trường, việc bỏ trần lãi suất huy động có thể

thực hiện được trong thời gian tới. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy: Lãi suất huy động kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước và một số NHTM cổ phần lớn thấp hơn mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam theo quy định.

Hiện nay, lãi suất huy động của nhóm NHTM Nhà nước phổ biến với không kỳ hạn từ 1 - 1,2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 5 - 6,8%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5 - 8%/năm. Đối với nhóm NHTM cổ phần, lãi suất phổ biến không kỳ hạn từ 1,2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng 6,5 - 7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7 - 8%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 8,5 - 9%/năm.

An Hạ

Ngân hàng chấp nhận cho vay lỗ! Minh Sơn

Các ngân hàng đang tranh thủ quý III này để cố đẩy tín dụng tăng

bất chấp giá vốn đang mất cân đối với nguồn tiền huy động. Tuy nhiên điều khó khăn nhất hiện nay của các doanh nghiệp vẫn nằm ở sự ỳ ạch của sức mua chứ không phải là lãi suất ngân hàng ở mức bao nhiêu.

Ông Trương Văn Phước - TGĐ Eximbank cho biết, hai năm qua, mặt bằng lãi suất đã giảm rất nhanh và mạnh, từ 18-19% (năm 2011) xuống còn rất thấp như hiện nay (9-10%/năm). Lãi suất bình quân của Eximbank tuần qua ở mức 11,2%/năm, thậm chí có những DN, Eximbank chào mời cho vay 7%/năm, ngang bằng với mức lãi suất huy động vừa được áp dụng đối với những khoản tiền gửi từ 1-6 tháng. “Đến nay mặc dù đã đi khắp nơi chào mời nhưng dư nợ tín dụng của Eximbank tính đến cuối tháng 6/2013 chỉ tăng 0,9% so với đầu năm. Có những DN tôi cho vay 7%/năm nhưng vẫn lắc đầu không muốn vay vì nhiều ngân hàng khác đưa ra mức lãi suất cho vay rất cạnh tranh, chỉ 5-6%/năm. Những ngày tới Eximbank sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất cho vay sao cho hợp lý nhất đối với từng DN theo quy định mới của NHNN”, ông Phước cho biết.

Lãnh đạo một số ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, hiện lãi suất cho vay của các ngân hàng chỉ vào khoảng 6-10%/năm, một mức thấp kỷ lục mà cách đây 2 năm không ai có thể tưởng tượng được. Tùy từng trường hợp cho vay. Với mức lãi suất cho vay 5-6%/năm, rõ ràng các NHTM đang chấp nhận lỗ để chia sẻ khó khăn với DN. Đồng quan điểm này, ông Đặng Bảo Khánh - TGĐ SeABank cho biết, một số DN được vay với lãi suất 6%/năm, còn đối với những

C.ty vay mới, hoặc vay trong gói 2.000 tỷ đồng lãi suất khoảng 9-11%/năm của ngân hàng này. “Từ đầu năm đến nay, huy động của SeABank vẫn tăng trưởng tốt, trung bình hơn 10%. Số dư vốn huy động tính đến tháng 6/2013 của ngân hàng đạt trên 3.500 tỷ đồng. Với lượng vốn này, chúng tôi luôn phải đẩy mạnh tín dụng ra thị trường, kể cả lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất mà ngân hàng đang huy động”, ông Khánh cho biết thêm.

Không chỉ Eximbank hay SeABank mà tình trạng huy động tốt hơn cho vay diễn ra ở hầu hết các ngân hàng thời gian qua. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận của các ngân hàng. Bởi vậy cũng là dễ hiểu khi theo báo cáo của NHNN, trong 5 tháng đầu năm có đến 24 trên tổng số 124 TCTD có mức chênh lệch thu và chi âm. Còn lại 100 TCTD có lãi nhưng trong đó 57 đơn vị giảm lãi so với cùng kỳ các năm trước.

*Bù qua sớt lại cũng không xong

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay có thể kết luận các ngân hàng đang lỗ ở mảng tín dụng. Bởi khi huy động vào nhưng không thể cho vay ra được, có nghĩa các ngân hàng đang phải bỏ tiền túi của mình ra trả lãi cho người gửi tiết kiệm. Đó là chưa kể, lãi cận biên cũng bị thu hẹp đáng kể do mặt bằng lãi suất cho vay giảm nhanh hơn huy động.

Theo một quan chức NHNN, trước khi NHNN có các quyết định giảm lãi suất hôm 27/6 vừa qua, nếu chưa tính đến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thì chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra của các TCTD là 3,03%; nhưng nếu trừ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thì chênh lệch hiện chỉ

còn 1,93%, giảm so với mức 2,33% cuối năm 2012. Nay trần lãi suất huy động chỉ giảm 0,5%, trong khi trần lãi suất cho vay giảm 1%, có nghĩa mức chênh lệch trên còn thu hẹp nữa. TS. Trần Du Lịch cũng thừa nhận thực trạng các ngân hàng đang chịu lỗ thật. Tuy nhiên đối với ngân hàng, tín dụng là một phần quan trọng của hoạt động nên ngân hàng hoàn toàn có cơ sở để hạ thêm lãi suất cho vay, hỗ trợ nguồn vốn cho DN. “DN không nên lo ngại ngân hàng “bẫy” lãi suất mà hãy mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất”, TS. Trần Du Lịch nói.

Sự khó khăn đưa vốn ra thị trường của các ngân hàng là có thật. Ông Đặng Bảo Khánh cho biết, chuyện cho vay thấp, huy động cao thì ngân hàng phải có bài toán đặc biệt cho mình. Chẳng hạn, hiện nay VietinBank, SeABank, Vietcombank… đều cho DN vay lãi suất 6%/năm. Ngoài lãi suất thu được trong các khoản tín dụng, ngân hàng phải tính đến tăng nguồn thu từ những dịch vụ khác như lãi thu được từ tiền gửi, phí thanh toán… cộng tất cả lại nếu ngân hàng thấy cân đối được khoản lãi trong dài hạn thì trong ngắn hạn, ngân hàng chấp nhận chịu lỗ để cho vay vốn thấp hơn giá vốn huy động. Bởi quan hệ ngân hàng và khách hàng không chỉ một ngày, hai ngày, cũng không

phải chỉ có một khách hàng mà DN thường dùng trọn gói dịch vụ tại ngân hàng chi phí sẽ giảm bớt cho cả đôi bên. Do đó, ngân hàng không sợ cho DN vay lãi suất thấp hơn giá vốn huy động, ông Đặng Bảo Khánh chia sẻ.

Một lý do khác tạo điều kiện để ngân hàng cho vay rẻ đó là các kênh đầu tư tài chính khác không còn hiệu quả. Như vậy, một mặt các ngân hàng chọn đấu thầu trái phiếu Chính phủ để giải bài toán tắc vốn tín dụng, quan trọng hơn các ngân hàng vẫn mong muốn đẩy mạnh vốn cho DN. Nói như ông Trương Văn Phước: “Eximbank luôn đưa ra giá vốn thấp để DN vay dù biết là lỗ nhưng cho DN vay lãi suất 7,5%/năm còn đỡ đau lòng hơn là cho vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất chỉ còn 1,5 -2%/năm”.

Rõ ràng, các ngân hàng đang tranh thủ quý III này để cố đẩy tín dụng tăng bất chấp giá vốn đang mất cân đối với nguồn tiền huy động. Tuy nhiên điều khó khăn nhất hiện nay của các DN vẫn nằm ở sự ỳ ạch của sức mua chứ không phải là lãi suất ngân hàng ở mức bao nhiêu. Thế nên các ngân hàng có sử dụng lãi suất thấp trong điều kiện mãi lực xuống mạnh như hiện nay cũng khó có kết quả trong ngắn hạn, mà người cho vay cần kiên trì thêm

theobaonganhan

Tỉ giá USD tăng thêm 1% Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng giữa

VND và USD tăng thêm 1% từ ngày 28.6. Tỉ giá bình quân liên ngân hàng sau hơn 1 năm rưỡi neo ở mốc 20.828 VND/USD sẽ tăng lên 21.036 VND/USD. Biên độ tỉ giá là +/-1% so với tỉ giá bình quân liên ngân hàng. Tỉ giá trần sẽ ở mức 21.246 VND/USD, tỉ giá sàn là 20.826 VND/USD. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc điều chỉnh tỉ giá lần này là nhằm phản ánh chính xác hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tạo sự ổn định cho thị trường ngoại tệ.

Anh Tâm

TAØI CHÍNH - NGAÂN HAØNG - CHÖÙNG KHOAÙN

Page 7: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44(Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

7

T uy đã có vài dấu hiệu khả quan khi Bộ Xây dựng phối hợp cùng

TP. Hà Nội tích cực triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, nhất là trong việc xử lý gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng dành cho người mua nhà, nhưng thị trường bất động sản ( TT BĐS) Hà Nội từ nay đến cuối năm 2013 xem ra vẫn rất khó khăn.

Theo báo cáo TT BĐS Hà Nội của C.ty CBRE công bố ngày 9/7, quý 2.2013, lượng chào bán căn hộ mới chỉ tăng khoảng 7% so với quý trước. Số căn chào bán trong nửa đầu năm 2013 chỉ bằng 36% so với 2012 và bằng 14% so với năm 2011. Tuy nhiên, số căn hoàn thiện tính đến hết nửa đầu năm 2013 đã tương đương với 90% tổng số căn hoàn thành năm 2012. Khoảng 95% các căn được chào bán trong nửa đầu năm 2013 thuộc về phân khúc trung cấp và bình dân, so với mức trung bình 70% của giai đoạn 2007-2011…Theo CBRE, tại một số dự án được chào bán lại, quan sát cho thấy mức giá chào bán giảm tới 30% so với mức giá chào ban đầu. Trên thị trường thứ cấp, giá chào bán đã giảm trong 8 quý liên tiếp…

Rõ ràng là, TT BĐS đóng băng hơn hai năm qua đã, đang ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế nước ta. Trong khi đó, tình hình giao dịch trên TT vẫn ảm đạm. Người có nhu cầu thật sự về nhà ở vẫn chưa mua vì chờ giảm giá tiếp. Và nhu cầu hiện nay chủ yếu thuộc về người mua có nhu cầu để ở và các nhà đầu tư dài hạn tìm kiếm tiềm năng cho thuê, hơn là tìm kiếm cơ hội tăng giá như thời gian trước.

Theo dự đoán, thời gian tới, các dự án có mức giá chào bán vào khoảng 15-20 triệu đồng/m2, dự kiến sẽ có tỷ lệ bán tốt nhất. Dù thế, theo CBRE, ngay cả khi ở mức giá hợp lý, khách hàng vẫn cần thấy được cam kết thật sự trong tiến độ xây dựng và chất lượng quản lý của dự án. Giá chào bán trên thị trường dự kiến tiếp tục trên đà giảm đến cuối năm 2013.

Phân khúc biệt thự/nhà liền kề tình hình cũng không sáng sửa hơn khi các dự án hoàn thiện ngày càng nhiều nhưng không có khách hỏi mua vì cơ sở hạ tầng đi kèm chưa được hoàn thiện. Hiện tại, gía chào bán trên TT này đã giảm mạnh nhưng người mua vẫn đủng đỉnh, vì ngày càng có nhiều dự án được hoàn thành và các mức giá đưa ra hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, người mua vẫn đang trong tâm lý chờ đợi giá tiếp tục giảm hơn nữa. Mặt khác, CBRE nhận thấy rằng mặc dù giá đã giảm nhưng vẫn vượt quá khả năng của đa phần người mua cuối cùng. “Với tình hình nguồn cung hoàn thiện vẫn tiếp tục tăng thì áp lực tiếp tục giảm giá trong thời gian tới là điều không thể tránh khỏi. Tình hình thị trường thời gian tới chưa có nhiều khả năng diễn biến khác, với tỷ lệ bán thấp và nguồn cầu hạn chế do quy hoạch không đồng bộ và thiếu cơ sở hạ tầng đi kèm”, báo cáo của CBRE nhấn mạnh.

Theo báo cáo mới nhất của UBND TP. Hà Nội trước HĐND, tính đến tháng 5/2013, số căn hộ chung cư tồn kho (bao gồm chưa bán hoặc chưa huy động vốn) là 5.789 căn, tương

ứng với hơn 566.000m2. Số lượng nhà thấp tầng như: biệt thự, liền kề tồn kho (chưa bán hoặc chưa huy động vốn) là 3.483 căn, tương ứng với 878.000m2 sàn. Đặc biệt, các căn hộ, nhà biệt thự... có diện tích lớn tồn đọng chiếm tỷ lệ áp đảo. Một số chuyên gia BĐS vẫn không tránh khỏi hoài nghi tình trạng doanh nghiệp không khai đúng con số thật hàng tồn kho và kết quả số lượng hàng tồn kho khiến cơ quan ra chính sách khó nắm đúng như thực tế. Nếu đúng vậy, thì đây cũng lại là một thảm họa, bởi chính sách của Chính phủ và Hà Nội đưa ra sẽ kém hiệu quả đối với thị trường BĐS.

Giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho TT BĐS đang định hướng là, điều chỉnh cơ cấu các loại sản phẩm BĐS để có thể đến được với người tiêu dùng, phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân. Vì thế, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-BXD (ngày 7/1/2013), hướng dẫn việc điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới và chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội hoặc công trình dịch vụ. Tại Hà Nội sẽ có 3 dự án xây dựng

nhà ở xã hội được khởi công gồm: Khu nhà ở xã hội Tây Nam Hồ Linh Đàm do TCty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) và C.ty CP BIC Việt Nam đầu tư; dự án nhà ở thương mại chuyển đổi sang nhà ở xã hội tại KĐT Đặng Xá, Gia Lâm do T.Cty Thủy tinh và Gốm Xây dựng (Viglacera) đầu tư…Đồng thời, Hà Nội cũng đã phê duyệt cho phép chuyển đổi công năng dự án BĐS một dự án là khu nhà ở cao tầng 143 Trần Phú, Hà Đông…Hiện, Hà Nội cũng đang xem xét điều chỉnh cơ cấu căn hộ của 15 dự án khác và rà soát, phân loại dự án BĐS để ra quyết định cho tiếp tục thực hiện, tạm dừng hay điều chỉnh…

Có thể nói việc thực hiện các giải pháp trên là một cố gắng lớn của Chính phủ và TP. Hà Nội nhưng trên thực tế thị trường BĐS hầu như vẫn chưa có chuyển biến gì đáng kể. Nhiều doanh nghiệp BĐS Hà Nội cho rằng, tình hình giao dịch trên TT vẫn giảm khá mạnh so với trước đó…

Cho nên điều rất dễ thấy là, giải pháp và chính sách tuy đã có nhưng thị trường BĐS Hà Nội từ giờ đến cuối năm 2013 vẫn còn ngổn ngang những mối lo...

Thò tröôøng baát ñoäng saûn: Ñeán cuoái naêm vaãn nhieàu lo laéng

Thò tröôøng bieät thöï/lieàn keà Haø Noäi: “Ñoùng baêng”nhaát trong caùc phaân khuùc baát ñoäng saûn

Vương Trí Dũng

XAÂY DÖÏNG - BAÁT ÑOÄNG SAÛN - VAÄT LIEÄU XAÂY DÖÏNG

Theo số liệu đã thống kê, hiện số lượng biệt thự/nhà liền kề Hà Nội gồm

42.000 căn đến từ 124 dự án. Trong đó, khoảng 29.900 căn nhà gồm 16.900 nhà liền kề và 13.000 biệt thự đến từ 101 dự án hợp đồng mua bán. Nguồn cung còn lại đến từ các dự án dạng hợp đồng góp vốn. Quý 2-2013, thị trường dạng hợp đồng mua bán có thêm 150 căn từ dự án Nam An Khánh (Hoài Đức), gia nhập thị trường dạng hợp đồng góp. Thực tế cho thấy, thị trường nhà biệt thự/liền kề trong các khu đô thị của Hà Nội đang bị đóng băng mạnh nhất, thanh khoản rất thấp và giá vẫn trên đà lao dốc.

Theo Savills, giá chào bình quân của toàn thị trường giảm 2% ở hạng mục biệt thự và 5% ở hạng mục liền kề so với quý trước, mức giảm thấp nhất trong gần một năm trở lại đây.

Giá chào thứ cấp trung bình tại vùng 1 (như Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì) dao động từ 20 triệu VNĐ đến 150 triệu VNĐ/m2 trong khi đó giá chào thứ cấp trung bình tại vùng 2 (Hoài Đức, Hà Đông, Đan Phượng) đạt mức cao nhất 50 triệu VNĐ/m2 tại Q. Hà Đông...

Một thực tế rất dễ nhận thấy là, các dự án hoàn thiện ngày càng nhiều nhưng không có khách hỏi mua vì cơ sở

hạ tầng đi kèm chưa được hoàn thiện. Cơ sở hạ tầng không được hoàn thiện đồng bộ là nguyên nhân khiến khách hàng kém quan tâm đến các dự án này. Đồng thời hiện tại, khi tình hình kinh tế vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khả quan, các nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm đến phân khúc nhà biệt thự/nhà liền kề vì vốn đầu tư ban đầu rất cao trong khi giá thị trường vẫn đang trên đà giảm và tính thanh khoản thấp.

Theo nhận định của các chuyên gia BĐS, trong tương lai gần, khi lượng hàng tồn kho vẫn còn vượt xa nhu cầu và điều kiện thị trường không thể có sự thay đổi đặc biệt, dự báo giá sẽ tiếp tục giảm hơn nữa, đặc biệt là ở những nơi có cơ sở hạ tầng và các tiện ích không được hoàn thiện đồng bộ. Thực tế cho thấy, thời điểm hiện tại, giá chào bán trên thị trường đã giảm mạnh nhưng người mua vẫn chưa đậm đà vì chờ đợi giá tiếp tục giảm nữa…

Theo dự kiến, nguồn cung tương lai của thị trường biệt thự/nhà liền kề sẽ còn tiếp tục tăng từ 73 dự án nằm rải rác tại 14 quận, huyện. Tuy nhiên, số dự án tương lai có thể giảm trong các năm tới do UBND TP. Hà Nội dừng cấp phép cho các dự án nhà ở thương mại từ nay đến hết năm 2014. Đồng thời, các dự án đã trì hoãn triển khai trong thời gian dài có thể bị các cơ quan chức năng rút giấy phép.

Hoàng Minh Quang

Page 8: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44 (Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

8 HAØ NOÄI: HOÄI NHAÄP & PHAÙT TRIEÅN

Hà Nội triển khai chiến lược tăng trưởng xanhKế hoạch, chuẩn bị thành lập Ban chỉ đạo,

điều hành triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn 2050 của Thủ đô đã được UBND TP Hà Nội ban hành

Theo kế hoạch Hà Nội đặt mục tiêu giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh chiếm từ 42-45% GDP của TP đến năm 2020. Theo đây, diện tích cây xanh đô thị đạt 10-12m2/người; 100% cơ sở sản xuất kinh doanh mới áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất và các cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia...Nhiệm vụ trọng tâm triển khai kế hoạch là đẩy mạnh, nghiên cứu, ứng dụng khoa học-

công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch vào sản xuất và khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, đồng thời khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế so sánh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố, phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao, tích cực ngăn ngừa rủi ro và xử lý ô nhiễm môi trường.

Để thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ trên, TP Hà Nội đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu: Tăng cường thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ xanh, không gây ô nhiễm môi trường vào sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ trình độ cao, nông nghiệp sinh thái; khai

thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…

Chinhphu.vn

Ñöa Luaät Thuû ñoâ vaøo cuoäc soáng baèng nhöõng nghò quyeát cuï theå Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế

Thảo, viêc HĐND Thành phố vưa thông qua 11 Nghị quyết về một số vấn đề cụ thê hoa Luât Thủ đô là điêm mốc quan trọng đầu tiên của Hà Nội trong lộ trình triên khai thưc hiên Luât này. Tuy nhiên, đê Luât Thủ đô thưc sư đi vào cuộc sống, rất cần co sư đồng thuân và ý thức trach nhiêm cao của mỗi can bộ, công chức và mỗi ngươi dân Thủ đô.

Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội. Ảnh: VGP/Anh Quý

Kỳ họp thứ 7, HĐND TP. Hà Nội vừa chính thức thông qua 11 Nghị quyết nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô. Nhân dịp này, phóng viên Báo điện tử Chính phủ đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về việc triển khai Luật Thủ đô.

* Thưa ông, những Nghị quyết vưa đươc ban hành nhằm cụ thê hoa Luât Thủ đô se đem lai những thay đổi gì trong cac chính sach của TP. trong thơi gian tơi?

- Ông Nguyễn Thế Thảo: Ngày 21/11/2012, Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 4. Thực hiện Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô, việc xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô đã được TP. Hà Nội thực hiện khẩn trương, nghiêm túc để kịp trình các cấp có thẩm quyền của TP. ban hành khi Luật Thủ đô bắt đầu có hiệu lực. TP. đã xây dựng 16 văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa các quy định của Luật Thủ đô. Trong đó, có 11 Nghị quyết của HĐND, 2 quyết định của UBND TP; 2 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ và 1 văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Luật Thủ đô đã xác lập cơ chế đặc thù cho Thủ đô Hà Nội trong cả 7 lĩnh vực: Quy hoạch, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, môi trường-đất đai; kinh tế-tài chính, an ninh-an toàn xã hội. Chúng ta cũng hiểu rằng, sự ra đời của Luật Thủ đô không phải là dành cho Hà Nội đặc quyền, đặc lợi mà là nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật áp dụng cho một đơn vị hành chính đặc thù - đô thị đặc biệt, tạo ra cơ chế phù hợp với yêu cầu về xây dựng, phát triển Thủ đô phục vụ sự nghiệp chung của cả nước. Theo 11 Nghị quyết vừa được HĐND TP. thông qua, Hà Nội sẽ triển khai thực hiện các

quy định về diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở khu vực nội thành Hà Nội; Quy định về tỷ lệ diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn TP. Hà Nội.

Hà Nội cũng sẽ triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô; một số biện pháp cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp. Thời gian tới, chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành... sẽ được áp dụng trên địa bàn TP.

Đặc biệt, quy định về mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực văn hóa, đất đai, xây dựng; cơ chế, chính sách trọng dụng nhân tài; chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa… cũng sẽ được áp dụng kể từ 01/7/2013.

* Thưa ông, ngươi dân Hà Nội se hương lơi gì khi TP triên khai thưc hiên những chính sach, quy định mơi đươc ban hành?

- Ông Nguyễn Thế Thảo: Khi các chính sách mới cụ thể hóa Luật Thủ đô đã được HĐND thông qua và được triển khai thực hiện, Hà Nội sẽ giảm thiểu được tình trạng quá tải trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trong điều kiện quỹ đất dành cho lĩnh vực này đang dần bị thu hẹp.

Người dân Thủ đô cũng sẽ được hưởng những chính sách đặc biệt thông qua các quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị, bảo tồn và phát triển văn hóa, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường. Vì quản lý dân cư là một trong những mục tiêu quan trọng được đặt ra trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô nhằm bảo đảm cơ cấu dân số Hà Nội hợp lý để có thể bảo đảm an sinh xã hội. Đây cũng là một trong những đòi hỏi bức thiết để Thủ đô Hà Nội phát huy nội lực, phục vụ tốt nhiệm vụ xây dựng, phát triển và giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ở khu vực nội thành Hà Nội, ngoài những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4, Điều 20 của Luật Cư trú thì công dân muốn đăng ký thường trú tại nội thành phải tạm trú liên tục từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải đảm bảo điều kiện về diện tích bình quân theo quy định và phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.

Việc siết lại điều kiện nhập khẩu vào khu vực nội thành Hà Nội chính là giải pháp quan trọng để hạn chế tình trạng nhập cư ồ ạt. Nhờ vậy, người dân Hà Nội sẽ không phải chịu đựng những bất tiện do tình trạng quá tải dân số gây ra.

* Xin ông cho biết, sau khi HĐND Thành phố thông qua 11 Nghị quyết trên, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện những công việc gì để Luật Thủ đô thực sự đi vào cuộc sống?

- Ông Nguyễn Thế Thảo: Tại điều 25 trong

Luật Thủ đô có các điều khoản quy định khá chi tiết trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người dân Thủ đô khi thực hiện luật. Theo đó, HĐND, UBND, Chủ tịch UBND các cấp chính quyền của TP. Hà Nội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các quy định của pháp luật về Thủ đô và chịu trách nhiệm về những vi phạm, yếu kém xảy ra trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 25/2 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô cũng đã xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Theo đó, cùng với việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô; phổ biến pháp luật về Thủ đô; UBND TP. sẽ chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách cụ thể hóa Luật Thủ đô, định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả và báo cáo để HĐND Thành phố xem xét, điều chỉnh và đánh giá tác động trong quá trình thi hành Luật Thủ đô. Việc HĐND Thành phố vừa thông qua 11 Nghị quyết về một số vấn đề cụ thể hóa Luật Thủ đô có thể coi là điểm mốc quan trọng đầu tiên của Hà Nội trong lộ trình triển khai đưa Luật Thủ đô sớm đi vào cuộc sống, vừa giúp cho Thành phố phát triển đúng tầm vóc trong tương lai, vừa giải quyết những vấn đề mang tính thời sự, những khó khăn, bức xúc đang đặt ra hằng ngày, hằng giờ với chính quyền và mỗi người dân TP trong quá trình phát triển.

Tuy nhiên, để những chính sách mới cụ thể hóa từ Luật Thủ đô được triển khai nghiêm túc, mỗi cán bộ, công chức, viên chức của Thủ đô phải gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân thực hiện đúng quy định của pháp luật. Mỗi người dân Thủ đô đều phải có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, nếp sống văn minh, thanh lịch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô…Hà Nội hiện là đô thị lớn thứ 17 trên thế giới, lớn nhất cả nước về diện tích, đứng thứ hai cả nước về dân số và tổng sản phẩm quốc nội, bên cạnh những thuận lợi cũng có rất nhiều khó khăn phát sinh mà chỉ riêng Hà Nội không thể giải quyết được. Chính vì vậy, Luật Thủ đô cũng đã dành chương 3 quy định trách nhiệm xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ trong quản lý giám sát cũng như phối hợp thực hiện.

Với tất cả những chủ trương, giải pháp đã, đang và sẽ được triển khai; sự vào cuộc quyết liệt, thể hiện quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân Thủ đô; sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc và cụ thể của Chính phủ, sự đồng thuận của các bộ, ngành Trung ương, tôi tin rằng Luật Thủ đô sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo thêm nhiều động lực để Thủ đô phát triển tương xứng với tầm vóc của mình.

* Trân trọng cảm ơn ông!

Minh Anh (thực hiện)

Page 9: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44(Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

9HAØ NOÄI: HOÄI NHAÄP & PHAÙT TRIEÅN

Hà Nội và Hội An lọt TOP 10 điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á

P/VThủ đô Hà Nội và phố cổ Hội An tiếp tục vinh dự

lọt vào Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất ở châu Á năm 2012, do tạp chí Smart Travel Asia (Hong Kong) bình chọn. Đứng đầu danh sách này là hòn đảo nghỉ mát nổi tiếng Bali (Indonesia). Đây là kết quả xếp hạng do độc giả của tạp chí uy tín về du lịch Smart Travel Asia online (HongKong) bình chọn hàng năm. Ngoài hạng mục điểm đến hấp dẫn nhất, độc giả còn tham gia bình chọn xếp hạng Khách sạn tốt nhất, Hãng hàng không tốt nhất, thành phố kinh doanh tốt nhất…

Ban hành quy định về việc quản lý, sử dụng tiền

đấu giá đấtTheo Quyết định về việc thu nộp, quản lý và sử

dụng tiền đấu giá quyền sử dụng đất (SDĐ) để giao đất có thu tiền sử dụng hoặc cho thuê đất trên địa bàn TP, do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng vừa ký thì mọi khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn TP Hà Nội được nộp vào tài khoản tạm thu chờ nộp ngân sách của cơ quan tài chính để quản lý, theo dõi, bao gồm: Tiền trúng đấu giá quyền SDĐ hoặc cho thuê đất trên địa bàn TP;

tiền phí đấu giá quyền SDĐ còn chưa sử dụng hết; các khoản tiền phạt do vi phạm quy chế đấu giá quyền SDĐ, phạt do chậm nộp tiền thu đấu giá quyền SDĐ.

Sở Tài chính quản lý đối với nguồn thu đấu giá quyền SDĐ các dự án do TP giao tổ chức phát triển quỹ đất, các sở, ngành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức đấu giá; nhà đất chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nước, quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu nhà ở do TP quản lý. Toàn bộ số thu đấu giá được nộp vào tài khoản thu đấu giá quyền SDĐ của sở Tài chính tại kho bạc Nhà nước Hà Nội quản lý, sử dụng theo quy định…

Quang Dương

Tăng diện tích cho siêu dự án Tây Hồ Tây

Thông tin từ Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết, siêu dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây mới được điều chỉnh tăng từ 207 ha lên tổng diện tích khoảng 210,43 ha (với tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu USD của tổ hợp 5 công ty xây dựng Hàn Quốc). Như vậy, với tổng diện tích kể trên dự án sẽ đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng 25.000 người, điều chỉnh tăng 5.000 người so với quy hoạch cũ.

Dự án Khu trung tâm KĐT Tây Hồ Tây nằm ở khu vực phía Tây Hà Nội, có đường nối cầu Nhật Tân - Sân bay quốc tế Nội Bài, Dự án Nhà ga T2, Dự án Đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, cầu Nhật

Tân...Theo dự kiến, giai đoạn 1 của dự án sẽ thu hồi tổng cộng 117 ha, trên diện tích đất của các xã Xuân Đỉnh và Cổ Nhuế thuộc huyện Từ Liêm. Giai đoạn 2 của dự án sẽ thu hồi 90 ha thuộc các phường Xuân La (Q.Tây Hồ) và phường Nghĩa Đô (Q.Cầu Giấy) với kinh phí dự kiến là hơn 5.750 tỷ đồng.

Ngọc Lam

“Phải giải quyết kịp thời bức xúc chính đáng của nhân dân”

Là nhấn mạnh của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội ngày 26/6 vừa qua. Tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đưa ra nhiều vấn đề nổi cộm trên địa bàn trong thời gian qua. Đặc biệt, ông Nghị lưu ý đến công tác trong nội bộ từng cơ quan, đoàn thể phải thông nhất như một để giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội…Ông lưu ý “Lãnh đạo phải tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân. Đồng thời phải chăm lo nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân nhất là đối tượng chính sách, nhân dân vùng xa trung tâm…”….

Từ những phân tích một số vấn đề cụ thể, như vụ việc Làng Cổ Đường Lâm, Chùa Trăm Gian…Bí thư lưu ý lãnh đạo các cấp cần phải tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc chính đáng của nhân dân để củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng…

Minh Sơn

Giải quyết dứt điểm xe “dù”, bến “cóc”

P/V

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và các đơn vị liên quan khẩn trương sắp xếp vận tải liên tỉnh theo đúng quy hoạch 4 hướng: Đông - Tây - Nam - Bắc (các tuyến đi hướng nào sẽ điều chuyển về bến xe hướng đấy), bảo đảm không gây xáo trộn việc đi lại của người dân, cũng như quyền lợi chính đáng hợp pháp của doanh nghiệp, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xe “dù”, bến “cóc”, xe chạy lòng vòng, gây ảnh hưởng an toàn giao thông. TP Hà Nội cũng đã có kế hoạch tổ chức sắp xếp lại hệ thống bến xe hiện có và rà soát quy hoạch, bổ sung thêm bến xe mới ngoài đường vành đai 3. Đến năm 2020 trên địa bàn thành phố sẽ bố trí từng bến xe khách liên tỉnh theo từng luồng hành khách liên tỉnh. Trong giai đoạn trước mắt có thể sử dụng bến kết hợp (phục vụ không chỉ 1 hướng tuyến).

Do đặc điểm Hà Nội mở rộng, dân số tăng, kinh tế phát triển mạnh, nên việc quá tải là vấn đề khách quan so với quy hoạch trước đây. Vì vậy, việc chấn chỉnh hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh, sắp xếp lại luồng tuyến xe ra vào TP là chủ trương nhằm giảm ùn tắc giao thông nội đô. Tuy nhiên, cần lộ trình và thời gian để giảm tối đa thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp vận tải. Đặc biệt, các sở ban ngành chức năng của thành phố cần nghiêm túc dẹp bỏ hiện tượng “xe dù”, “bến cóc”, để đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn Thủ đô. Để giải quyết dứt điểm việc xe dừng đỗ bắt khách, xe “dù” bến “cóc” trước tiên cần quy hoạch bến xe. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có kế hoạch điều chuyển một số tuyến xe từ Bến xe Mỹ Đình đi các bến Yên Nghĩa (quận Hà Đông), Nước Ngầm (quận Hoàng Mai), Bến xe Gia Lâm. Đồng thời điều chuyển một số tuyến từ Bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm về Bến xe Mỹ Đình trên nguyên tắc đúng hướng tuyến, ít làm ảnh hưởng đến hoạt động vận tải của các đơn vị. Theo kế hoạch, sau ngày 20/7/2013, đơn vị vận tải nào không đăng ký thì Sở sẽ điều chỉnh theo phương án. Để ổn định kinh doanh, các đơn vị nằm trong diện điều chuyển Đồng thời, để phục vụ người dân đi lại giữa các bến xe, Sở Giao thông Vận tải đã tổ chức 5 tuyến xe buýt nhanh tăng cường với tần suất 10 phút lưu thông giữa các bến xe cho phép người dân mang hành lý.

Theo nhận định của Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, sự điều chuyển, phân luồng các tuyến xe khách vào nội đô là cần thiết và hợp lý với kết cấu hạ tầng hiện nay của Hà Nội. Ông Liên cũng cho rằng, bến xe Mỹ Đình lộn xộn phần lớn do “xe dù, bến cóc” và sự buông lỏng quản lý của các ngành chức năng. Do vậy, khi điều chuyển xe khách khỏi bến này thì càng phải mạnh mẽ ngăn chặn các “xe dù”. Còn theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, việc điều chuyển bến bãi xe khách là phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách Thủ đô đến năm 2020, các phương án sắp xếp đều có tham khảo ý kiến góp ý của các đơn vị chuyên môn và của các công ty quản lý bến…để chấn chỉnh lại hoạt động vận tải tại các bến xe khách, tạo điều kiện cho người Hà Nội cũng như hành khách trong cả nước ra vào thành phố thuận tiện, an toàn.

theochinhphu.vn

Làm rõ trách nhiệm người đứng đâuTheo thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội, đến

nay, một số đơn vị được UBND TP. giao thực hiện xây dựng đề án theo Kế hoạch số 04-KH/BCĐ ngày 1-2-2013 của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về đẩy mạnh CCHC, nâng cao trách nhiệm và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch số 171/KH-UBND ngày 13-12-2012 của UBND TP. về công tác CCHC năm 2013 còn chậm tiến độ.

Điều đáng lưu ý là việc chậm tiến độ trong việc xây dựng đề án như vậy không phải là lần đầu. Cụ thể, trong triển khai các đề án của Chương trình số 08-CTr/TU đã có gần 10 đề án không kịp tiến độ trong năm 2012, phải lùi lại sang quý I năm 2013, đến nay tiếp tục còn một số đề án bị chậm. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là công tác chỉ đạo tổ chức triển khai ở một số cấp, ngành, đơn vị (đặc biệt là các sở, ngành) còn thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp. Người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự vào cuộc, chỉ đạo chưa quyết liệt, thậm chí có nơi còn khoán trắng cho cấp phó hoặc cơ quan chuyên môn. Điều này có thể thấy ngay trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU

đầu năm 2013, chủ yếu người đứng đầu cơ quan, đơn vị đều ủy quyền cho cấp phó đến dự họp. Một số đơn vị sát giờ mới báo cáo vắng, thậm chí còn có đơn vị vắng không lý do. Trưởng Ban Chỉ đạo đã nhắc nhở các đơn vị cần quan tâm hơn nữa tới công tác này, nhất là người đứng đầu. Song, mới đây, ngay tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP về “Năm kỷ cương hành chính - 2013” do Chủ tịch UBND thành phố chủ trì cũng diễn ra tình trạng tương tự, hầu hết thủ trưởng các sở, ngành cử cấp phó dự thay, nhưng chỉ có một giám đốc Sở có báo cáo lý do vắng mặt. “Năm kỷ cương hành chính - 2013” đặc biệt đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm khi xảy ra việc cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính. Nên chăng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải bố trí sắp xếp để tham dự các cuộc họp lớn của thành phố về nội dung công việc mình trực tiếp phụ trách. Từ đó nắm bắt được đầy đủ tinh thần chỉ đạo của thành phố để tổ chức triển khai, thực hiện tại đơn vị mình. Đó cũng là biện pháp góp phần thực hiện đúng tiến độ các đề án, dự án được giao.

Hải Vân

Hà Nội đề xuất thu hồi hàng loạt khu đất để xây

trường họcSơ Tài nguyên và Môi

trương Hà Nội vưa đề xuất UBND Thành phố thu hồi hàng loat khu đất trên địa bàn đê xây dưng trương học.

Theo đây, cơ quan này đề xuất thu hồi đất do C.ty Phát triển Hà Nội Cali thuê tại 53 Lê Đại Hành do vi phạm luật đất đai, giao cho UBND quận Hai Bà Trưng để xây trường mầm non công lập. Cùng với đó là thu hồi đất do C.ty Chiếu sáng và Thiết bị đô thị đang quản lý, sử dụng để xây trường mầm non Lê Đại Hành. Tại quận Đống Đa, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện các sở, ngành đang phối hợp với chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh

dự án, quy hoạch xây dựng và hồ sơ sử dụng đất. Sau khi UBND quận hoàn thiện thủ tục, Sở sẽ sớm trình UBND Thành phố thu hồi, giao đất để xây trường học theo quy định.

Cũng theo Sở Tài nguyên & Môi trường, hiện mới chỉ có 9/29 quận, huyện, thị xã báo cáo rà soát, đề xuất phương án, trong đó quận Tây Hồ đề xuất thu hồi một số lô đất như: thu hồi 3.158m2 tại số 4 ngõ 108 An Dương của C.y CP XD dân dụng Hà Nội đang quản lý để xây trường mầm non Yên Phụ; thu hồi hơn 2.100 m2 đất tại số 17 -19 Thuỵ Khuê của C.ty Cây xanh Hà Nội đang để hoang để xây trường mầm non Chu Văn An. Q. Hoàn Kiếm đề xuất thu

hồi khu đất tại 49 Phan Bội Châu (Nhà khách Sơn La) để xây trường mầm non Sao Mai. Quận cũng đề nghị bổ sung 1.800m2 tại Hàng Khoai để xây trường THCS; 1.000m2 tại 88 Hàng Buồm để xây trường tiểu học; lô đất tại số 4 Tống Duy Tân để xây trường tiểu học Điện Biên, lô đất tại 13 Phan Huy Chú để xây trường tiểu học Võ Thị Sáu…

Ngoài ra, một số quận, huyện khác như Quốc Oai, Ba Vì, Hà Đông…cũng đề xuất Thành phố thu hồi và giao hàng chục nghìn m2 đất để xây mới hoặc mở rộng các trường học trên địa bàn…

Page 10: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44 (Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

10 HAØ NOÄI: HOÄI NHAÄP & PHAÙT TRIEÅN

Thực hiện các giải pháp cấp bách ngăn chặn tai

nạn giao thông nghiêm trọng

Vân TrangMới đây, Chủ tịch UBND TP Hà

Nội Nguyễn Thế Thảo đã ký ban hành Công văn số 4806/UBND-QHXDGT về việc thực hiện các giải pháp cấp bách ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trên địa bàn thành phố.

Theo đây, Chủ tịch UBND TP yêu cầu, Sở Giao thông Vận tải cần chủ trì, phối hợp với TCT Vận tải, các đơn vị liên quan của Bộ Giao thông Vận tải để tổ chức kiểm tra, thanh tra các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, các bến xe, trung tâm đăng kiểm các phương tiện cơ giới trên địa bàn… Đình chỉ hoạt động đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân, phương tiện vi phạm các quy định về bảo đảm ATGT, để xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng. Đồng thời, Sở Giao thông Vận tải, Công an TP. có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng thanh tra giao thông vận tải, cảnh sát giao thông tăng cường tuần lưu, kiểm tra, xử lý vi phạm…

Nhờ tích cực triển khai thực hiện

các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự ATGT, giảm tai nạn và ùn tắc GT, trong sáu tháng đầu năm 2013, số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương do TNGT trên địa TP Hà Nội tiếp tục giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ người

chết, bị thương vẫn còn ở mức cao. Vì vậy, các sở, ban ngành của Hà Nội đang tiếp tục tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải.

Bắt đâu thu phí bảo trì đường bộ đối với xe

máyTừ ngày 21/7, Hà Nội bắt đầu

thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy. Theo đó, chủ xe mô tô, xe gắn máy (không bao gồm xe máy điện) có dung tích dưới 100 cm3 sẽ phải nộp phí 50.000 đồng/năm và loại dung tích trên 100 cm3 nộp 100.000 đồng/năm. UBND xã, phường, thị trấn sẽ trực tiếp thu phí, và các phường, thị trấn sẽ được để lại 10% và các xã là 20% số phí thu được. Số tiền còn lại sẽ được đưa vào Quỹ Bảo trì đường bộ tại Kho bạc Nhà nước. Nguồn phí này được sử dụng bảo trì đường bộ tại các địa phương:

Tuy nhiên, theo đại diện ngành thuế, có thể đầu tháng 8, các quận huyện ở Hà Nội mới bắt đầu thu phí bảo trì đường bộ với xe máy, vì đang chờ hướng dẫn. Còn việc kê khai số xe trong các gia đình sẽ hoàn tất trong tháng 8...

Kim Vân

Di dời gấp dân ở chung cư C8 Giảng Võ

Theo cảnh báo của Sở Xây dựng Hà Nội về mức độ nguy hiểm của các chung cư cũ trên địa bàn thủ đô, chung cư C8 Giảng Võ đã xuất hiện nhiều kết cấu lún lệch, trong đó đơn nguyên III có mức độ lệch vượt quá giới hạn cho phép, cần phải di dời ngay toàn bộ dân cư.

Do lún lệch nên các liên kết của đơn nguyên III ở khu vực cầu thang vào các tường ngang đã bị phá hoại, các tấm sàn mái và một số cấu kiện ở tầng 4 và tầng 5 bị tụt khỏi gối đỡ

đường ngang… nên sự cố sập khu vực cầu thang có thể xảy ra, đặc biệt trong mùa mưa bão. Cùng với chung cư C8 Giảng Võ, chung cư E6 Thành Công cũng bị lún lệch, trong đó, đơn nguyên I ở mức độ lún lệch tương đối lớn, đơn nguyên II có mức độ lún lệch nhỏ hơn nhưng cả hai đơn nguyên này đang ở trong tình trạng nguy hiểm cục bộ.

Hiện UBND TP Hà Nội đã chấp thuận bố trí sử dụng 30 căn hộ nhà N06 Khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp thuộc quỹ nhà tái định cư của TP để tạm cư cho các hộ gia đình thuộc quận Ba Đình trong trường hợp phải di dời.

Nhật Minh

Đâu tư 220 tỷ đồng để kiên cố hóa kênh mương, giao thông

nông thônUBND TP Hà Nội đã đưa ra kế

hoạch phân bổ 220 tỷ đồng vốn vay tín dụng ưu đãi năm 2013 để thực hiện các chương trình kiến cố hóa kênh mương và đầu tư các dự án giao thông nông thôn, các trạm bơm…

Theo đó, các dự án do TP quản lý sẽ được phân bổ hơn 101 tỷ đồng và hơn 118 tỷ đồng sẽ được TP hỗ trợ mục tiêu từ nguồn ngân sách TP cho 12 dự án GT nông thôn ở Ba Vì. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 11/12 dự án giao thông hoàn thành việc thanh toán công trình với kế hoạch vốn là 68, 5 tỷ đồng và một dự án chuyển tiếp với kế hoạch vốn 50 tỷ đồng.

Vân Trang

Tập trung cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai

Năm 2012, Hà Nội được đánh giá là tỉnh thành có chỉ số tiếp cận đất đai thấp nhất trong cả nước (đứng thứ 63/63 tỉnh). Để khắc phục tình trạng

này, TP đang tập trung cải thiện các tiêu chí cơ bản, trong đó chú trọng vào 4/6 tiêu chí: Phần trăm doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tỷ lệ diện tích đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất và những rủi ro cho doanh nghiệp trong thu hồi đất, khung giá đất và tiêu chí doanh nghiệp gặp khó khăn về mặt bằng kinh doanh.

Từ 1/7, Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã tập trung điều tra, khảo sát, thu thập thông tin giá đất trên thị trường tại 577 xã, phường, thị trấn. Dự kiến, từ ngày 15-30/9/2013 Sở sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả điều tra, khảo sát và đề xuất phương án giá đất năm 2014. Đồng thời, Hà Nội cũng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về giá đất và thường xuyên công bố giá đất trên thị trường nhằm công khai, minh bạch thông tin về giá đất, giúp cho việc định giá đất được thuận lợi hơn…

Tiến Tuân

“Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường”

UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện và các đơn vị liên quan đẩy mạnh chương trình “Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường”, thay thế túi nilon bằng các loại túi khác thân thiện với môi trường. Theo đó, Sở Tài Nguyên và Môi trường sẽ là đơn vị chủ trì, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng thông qua các phương tiện truyền thông nhằm phổ biến tới người dân về tác hại của túi nilon với môi trường. Cụ thể, từ nay đến hết năm 2013, Hà Nội sẽ tập trung tuyên truyền trực tiếp đến 6 trường tiểu học và đại học để các em được giới thiệu và tiếp cận với các sản phẩm túi thân thiện với môi trường,

(Tiếp theo trang 11)

(Tiếp theo trang 10)

Sau 5 năm Hà Nội mở rộng: Bước chuyển mình mới Sau 5 năm mở rộng địa giới hành chính thủ đô

giai đoạn 2008-2012, Hà Nội đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ với hàng trăm nghìn người có chỗ ở mới với diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 15 triệu m2, thu nhập bình quân tăng 1,33 lần và thu ngân sách tăng 2 lần… bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều thay đổi, tạo ra diện mạo mới cho thủ đô.

* Hà Nội có thêm 15 triệu m2 nhà ởTheo số liệu thống kê, 5 năm qua, diện tích

nhà ở của Hà Nội đã tăng thêm khoảng 15 triệu m2, đạt bình quân 2-2,5 triệu m2/năm.

Cùng với hàng chục triệu m2 nhà ở thương mại, khách sạn hiện đại, trung tâm thương mại, văn phòng cao cấp… Hà Nội đã tiên phong trong việc xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, học sinh, sinh viên. Đến nay, TP. đã hoàn thành nhiều khu nhà ở cho công nhân tại khu Kim Chung (Đông Anh), Việt Hưng (Long Biên), khu nhà ở xã hội Đại Mỗ, Hà Đông và hàng trăm nghìn m2 nhà ở xã hội. Ngoài ra, Hà Nội cũng đã triển khai 10 dự án nhà ở, ký túc xá cho khoảng 43.500 học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo khu đô thị mới Pháp Vân, Tứ Hiệp và khu đô thị mới Mỹ Đình II.

Trong công tác quản lý đô thị, tất cả quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các huyện thị đều đã hoàn thành và được phê duyệt. Tỷ lệ công trình xây dựng có giấy phép tăng dần qua từng năm, đến nay

đạt tới trên 90%. Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đẩy mạnh, đạt trên 95% số thửa đất đủ điều kiện và đã kê khai xin cấp. Đặc biệt, ngày 1-7-2013, Luật Thủ đô đã được Quốc hội thông qua, mở ra những cơ hội mới cho Hà Nội để có bước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

* Tăng trưởng gần 10% mỗi nămTheo Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội, sau

5 năm mở rộng địa giới hành chính, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thủ đô luôn đạt mức tăng gấp 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước. Thu ngân sách của Hà Nội giai đoạn 2008-2012 liên tục đạt và vượt dự toán, với tốc độ tăng trung bình 19,2%/năm. Thu ngân sách năm 2012 của Hà Nội so với năm 2008 đã tăng gấp 2 lần, đạt hơn 146,3 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh phát triển kinh tế, lĩnh vực an sinh xã

hội cũng được Hà Nội đặc biệt quan tâm. Ngoài việc đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, học sinh, sinh viên để tạo điều kiện cho người dân được an cư lạc nghiệp, Hà Nội còn tập trung hỗ trợ người dân thoát nghèo. Trong 5 năm qua, trung bình Hà Nội có trên 20.000 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 1,2-2%, dù thành phố thường xuyên nâng chuẩn nghèo và các mức hỗ trợ. Dự kiến, trong năm 2013, thành phố sẽ thực hiện hỗ trợ cho 16.500 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,35%. Các lĩnh vực y tế, giáo dục – đào tạo cũng được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng được giữ vững. Đến nay, TP.Hà Nội đã hoàn thành xóa phòng học tạm, phòng học cấp 4 nguy hiểm, xây dựng hệ thống nhà vệ sinh, cải tạo hệ thống điện cho các trường học. Đồng thời, các bệnh viện, trung tâm y tế được đầu tư nâng cấp, mở rộng với mức đầu tư gần 3,2 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, Hà Nội cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề: Các dự án nhà ở phát triển quá nóng khiến cung vượt cầu, là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bị đóng băng. Kinh tế tăng trưởng cao nhưng còn thiếu bền vững. Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ. Bệnh viện, trường học vẫn quá tải, chưa đáp ứng được nhu cầu… Đây là những vấn đề mà Hà Nội cần phải giải quyết song hành cùng với việc phát triển kinh tế, để tạo sự phát triển bền vững cho thủ đô.

Anh Thông

Khu đô thị kiêu mẫu Linh Đàm. Nguồn: Internet

Page 11: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44(Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

11HAØ NOÄI: HOÄI NHAÄP & PHAÙT TRIEÅN

thay cho túi nilon. Từ ngày 10/9 -14/11, Hà Nội sẽ cho treo băng rôn,

biểu ngữ và poster tại các khu vực đông dân cư và phát 10.000 túi bằng sợi tổng hợp thân thiện với môi trường tại các trường tiểu học, đại học. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội vận động chị em phụ nữ sử dụng túi thân thiện với môi trường, đổi giấy vụn lấy loại túi này…

PV

Thu hẹp khoảng cách bằng cải cách thủ tục hành chính

Lam Anh

Sau 5 năm mơ rộng địa giơi hành chính, Hà Nội đa tao đươc bươc chuyên mình manh me trong công tac cải cach thủ tục hành chính (TTHC) bằng viêc đơn giản hoa hơn 71% TTHC, vươt gấp hơn 2 lần so vơi chi tiêu đơn giản hoa 30% TTHC theo chi đao của Thủ tương Chính phủ.

* Hoàn thiện cơ chế một cửa. Năm 2008, Hà Nội bắt đầu tổ chức các đoàn kiểm

tra liên ngành đi sâu sát đến các đơn vị cơ sở để trực tiếp hướng dẫn cũng như kiến nghị, báo cáo thành phố phương hướng giải quyết về tình hình thực hiện “một cửa” của các xã, phường. Đây là thời điểm mà nhiều địa phương còn khá mơ hồ về “một cửa”.Đến năm 2009, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND về việc thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ quan quản lý hành chinh. Hàng loạt các đợt

Niềm vui đong đầy từ xã điểm nông thôn mới Thụy Hương“Năm 2009, khi triển khai

chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã tôi chỉ có 1 chỉ tiêu đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí NTM do Trung ương đưa ra. Các chỉ tiêu còn lại đạt ở mức độ thấp và có nhiều tiêu chí khó, cần nguồn lực lớn. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện chương trình, với sự giúp đỡ của TW, TP Hà Nội và sự quyết tâm của chính quyền, nhân dân địa phương, Thụy Hương đã đạt chuẩn 18/19 tiêu chí. Mọi mặt về đời sống, sản xuất đã đổi mới rõ rệt” - ông Nguyễn Đức Học - Chủ tịch UBND xã Thụy Hương cho biết.

* Người công nhân trên cánh đồngTrên những cánh đồng của Thụy

Hương những ngày này tấp nập người tham gia lao động sản xuất cho một vụ mới. Bên trong những lớp lưới quây kín của dự án trồng hoa, không khí lao động sản xuất diễn ra cũng sôi động không kém.

Dự án trồng hoa - một công trình khép kín thay cho ngôi nhà lưới ngoài trời – được hình thành trên khu vực cánh đồng thôn An Mỹ. Dự án gom các mảnh ruộng nhỏ lẻ thành khu vực trồng hoa rộng lớn và hiện do Hợp tác xã trồng hoa quản lý. Chị Nguyễn Thị Hân - người thôn An Mỹ cũng như những gia đình trước đây có ruộng nằm trong diện tích này được chuyển đổi, trở thành các xã viên, lao động và hưởng lương hàng tháng. Với gương mặt tươi vui và niềm nở, chị Hân tươi cười cho biết: “Cách đây khoảng 5 năm, chúng tôi còn là những người

nông dân năm nắng mười mưa, làm ăn nhỏ lẻ, tự lo đầu vào đầu ra trên những mảnh ruộng manh mún của mình. Nhưng từ khi hình thành dự án cũng trên mảnh ruộng này, chúng tôi đã thành những người công nhân, lao động hưởng lương. Tối về thảnh thơi tham gia các hoạt động văn nghệ ở nhà văn hóa thôn. Những bác lớn tuổi hơn thì tham gia tập dưỡng sinh”. Hàng tháng, chị Hân có thu nhập khoảng 2,3 - 2,5 triệu đồng tiền lương xã viên hợp tác xã trồng hoa. Chị thực sự hài lòng với công việc hiện tại.

Chị Nguyễn Thị Hân (trai) và cac đồng nghiêp rất hanh phúc vơi công viêc xa viên hơp tac xa trồng hoa Thụy Hương

Tìm hiểu từ UBND xã Thụy Hương, được biết: Dự án trồng hoa của xã có quy mô 9,5ha, với 31 hộ tham gia, mức kinh phí đầu tư hơn 10 tỷ đồng. Năm 2012, dự án đã tổ chức sản xuất được 4,5 ha hoa lan hồ điệp, hoa ly, hoa cúc và hoa loa kèn, mang lại thu nhập trên 1,8 tỷ đồng. Qua khảo sát của UBND xã Thụy Hương, thu nhập từ trồng hoa của người dân bước đầu cho kết quả cao hơn từ 3 - 5

lần so với trồng lúa.* Đổi mới về nhiều mặtThụy Hương là xã điểm NTM

của Hà Nội, được triển khai xây dựng từ năm 2009, đến nay xã đã đổi thay trên nhiều phuơng diện. Toàn bộ các thôn đã được xây dựng nhà văn hóa đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn - thể - mỹ của người dân trong thôn. Hệ thống đường giao thông trong xã đã được trải nhựa, đổ bê tông kiên cố. Thậm chí, đường bê tông đã được xây dựng ở hầu hết các tuyến đường nội đồng, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất ở địa phương. Đến nay, Thụy Hương đã hoàn thành khảo sát thăm dò dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch với công suất 500 m3/ngđ, đồng thời đang triển khai thi công trạm cấp nước sạch tập trung với kinh phí gần 12 tỷ đồng. Xã cũng đồng thời hoàn thành bãi tập kết rác thải tập trung, thành lập 7 tổ thu gom rác thải ở 7/7 thôn và hợp đồng với Cty Đô thị Môi trường Xuân Mai thu gom, xử lý rác.

Đặc biệt, Thuỵ Hương cũng đã hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng, nhất là mương Bảy tiêu úng cho cánh đồng phía Tây Nam xã. Trong xây dựng NTM, điều khiến ông Chủ tịch UBND xã Thụy Hương Nguyễn Đức Học mừng nhất là đời sống kinh tế, nhận thức về xã hội, về phương thức sản xuất của người dân được nâng cao. Vấn đề ô nhiễm môi trường đã được xử lý về cơ bản. Hiện nay, xã chỉ còn 1 tiêu chí duy nhất là cơ cấu lao động nông thôn chưa đạt chuẩn

theo tiêu chí NTM. Tuy nhiên, đây là một tiêu chí đòi hỏi nhiều về thời gian thực hiện, không thể hoàn thành trong thời gian ngắn.

Qua 4 năm xây dựng NTM, tăng trưởng kinh tế ở Thụy Hương đạt trung bình 23% năm. Năm 2012, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 21 triệu đồng, tăng gấp 2,12 lần so với năm 2009. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 14,98% xuống còn 3,78%. Hoạt động nông - lâm - ngư nghiệp chỉ còn chiếm 33% trong cơ cấu kinh tế của xã. Nói về cách thức thực hiện chương trình xây dựng NTM ở Thụy Hương, ông Học cho biết: “Trước tiên, UBND xã phải khái quát hóa thực trạng cơ bản của địa phương, xây dựng định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của xã. Đơn vị tư vấn tổ chức điều tra thực trạng, xây dựng dự thảo quy hoạch sau đó đưa về nhân dân thảo luận, bàn bạc góp ý. Sau đó, Ban quản lý xã và đơn vị tư vấn hoàn thiện tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân, bổ sung rồi xin ý kiến của cơ quan chức năng, trình UBND huyện phê duyệt”.

Đạt được những thành công trong xây dựng NTM, hiện nay Thụy Hương đang tập trung giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, nhân rộng các mô hình sản xuất, đẩy mạnh phong trào sắp xếp lại nhà cửa, vườn tược, bờ rào cây xanh, từng bước tạo thói quen sinh hoạt mới, văn minh và nâng cao tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, thôn xóm.

Trần Đình Hà

Quy hoạch GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tâm nhìn đến năm 2050:

Chú trọng phát triển giao thông công cộngBộ Xây dưng đa tổ chức thẩm định Quy

hoach giao thông vân tải (GTVT) Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là đồ an nhằm cụ thê hoa định hương quy hoach GTVT trong quy hoach chung (QHC) xây dưng (XD) Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và là cơ sơ cho viêc lâp dư an đầu tư xây dưng cac công trình kết cấu ha tầng GT trên địa bàn TP.

Theo TCty Tư vấn Thiết kết GTVT (TEDI) - đơn vị tư vấn lập đồ án, Hà Nội đang bị mất cân đối về cơ cấu phương tiện, thị phần GT, với 97% là GT đường bộ. Vận tải công cộng quá yếu, trong nội đô chỉ đáp ứng được 10%. Tuy nhiên, nếu thực hiện thành công đồ án, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có một mạng lưới GT hoàn chỉnh, có mạng lưới kết cấu hạ tầng GT đồng bộ với các QH khác. Mục tiêu mà đồ án đề ra là phải đảm bảo tỷ lệ đất GT khu vực đô thị trung tâm chiếm 20 - 26% XD đô thị, đô thị vệ tinh chiếm 18 - 23% và các thị trấn chiếm 16 - 20%. Chỉ tiêu về mật độ mạng lưới GTCC cũng phải đạt từ 2 - 2,5 km/km2 và diện tích đất cho giao thông tĩnh đạt 3 - 4% diện tích đất xây dựng đô thị.

Trong giai đoạn trước năm 2020, xe buýt vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong thị phần vận

tải của hệ thống GTCC Hà Nội. Ngoài các tuyến xe buýt thường, Hà Nội sẽ mở thêm một số tuyến xe buýt có làn chạy riêng. Đồng thời, TEDI cũng đề xuất việc phát triển hệ thống xe điện phục vụ khách du lịch, XD đường sắt tốc độ cao để kết nối giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh. Tại các trục đường có lưu lượng đi lại tương đối lớn (từ 10.000-15.000 người/giờ/hướng), mặt cắt ngang hẹp, đường cong tuyến có bán kính nhỏ không thuận lợi cho việc bố trí đường sắt đô thị sẽ xem xét nghiên cứu loại hình monorail.

Đồ án Quy hoạch GTVT Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã đặt ra vấn đề quy hoạch kết nối các loại hình vận tải hành khách công cộng với hệ thống các ga đầu mối, ga trung chuyển Metro – Metro, Metro – BRT (đường sắt tốc độ cao), ga trung gian, nhằm đảm bảo thuận lợi cho người dân khi tham gia loại hình GT này, từ đó giảm tải phương tiện cá nhân, tránh ùn tắc GT.

Theo tính toán của tư vấn TEDI, dự kiến Hà Nội sẽ phải dành ít nhất 50 tỷ đồng từ nay đến năm 2030 cho việc xây dựng mạng lưới GTVT để đáp ứng được các chỉ tiêu mà quy hoạch chung vùng Thủ đô đã đề ra.

Phạm Anh(Xem tiếp trang 12)

Page 12: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44 (Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

12

tập huấn, các đợt kiểm tra… đã từng bước giải quyết những khó khăn cho các cơ sở trong việc thực hiện cơ chế một cửa. Qua các đợt kiểm tra, hướng dẫn, chính đoàn kiểm tra đã tự rút ra được nhiều kinh nghiệm để nâng cao chất lượng kiểm tra, qua đó rút kinh nghiệm chung cho các đơn vị cùng địa bàn.

Hiện tại, Hà Nội đã triển khai bộ phận “một cửa” trên toàn địa bàn, đơn giản hóa các TTHC của cấp sở, ngành 70,5%, cấp huyện 80,7% và cấp xã là 59%..

* “Năm kỷ cương hành chính - 2013”

Đầu năm 2013, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về “Năm kỷ cương hành chính - 2013”. Sau 6 tháng triển khai, các đơn vị đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt về “Năm kỷ cương hành chính - 2013”, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC.

Trong quá trình thực hiện, nhiều đơn vị đã có cách làm hết sức sáng tạo và hiệu quả, như Sở Tư pháp xây dựng khung chương trình cho TTHC liên thông, Sở Nội vụ đang khảo sát để xây dựng đề án “Thí điểm thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại một số doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công”, huyện Đông Anh tăng cường sử dụng phầm mềm quản lý văn bản…

Theo nhiều quận huyện, sở,

ngành, việc thực hiện “Năm kỷ cương hành chính - 2013” đã tạo bước chuyển rõ rệt về nề nếp, tác phong công vụ, đặc biệt là chất lượng tổ phục vụ tổ chức, công dân được nâng lên nhiều. Tuy nhiên, một số nơi giải quyết TTHC còn chậm, chất lượng tham mưu, đề xuất chưa cao.

Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm vừa qua, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã đề nghị các đơn vị cần phải rà soát lại tất cả các công việc, tăng cường công tác thanh kiểm tra thường xuyên và đột xuất, tập trung vào việc giải quyết TTHC theo cơ chế “Một cửa, một cửa liên thông” đối với các vấn đề nóng như đất đai, xây dựng…

Lấy ý kiến người dân làng cổ Đường Lâm về đồ án quy hoạch

Viện Bảo tồn di tích, đơn vị thực hiện đồ án Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích làng cổ Đường Lâm đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của người dân làng cổ về các phương án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

Tại hội nghị, nhiều người dân đã nhất trí cao với các phương án bảo tồn mà đồ án đưa ra. Tuy nhiên, cũng có một số người dân yêu cầu đồ án phải chấp nhận cho người dân xây nhà cao tầng trong vùng lõi để giải quyết nhu cầu sinh sống.

Hiện đồ án Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích làng

cổ Đường Lâm đang được tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thành và trình Chủ tịch UBND TP Hà Nội để phê duyệt trong tháng 7/2013.

PV

Di dời 6.500 hộ ra khỏi khu vực phố cổ

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt giai đoạn 1 ra khỏi khu vực phố cổ. Theo đó, 1.530 hộ dân sẽ được di chuyển sang dự án rộng hơn 11 ha thuộc khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên). Trước tiên, Hà Nội sẽ tập trung di dời các hộ dân sống trong các di tích, trường học, nằm trong nhà nguy hiểm, nơi có mật độ dân số cao nhà cổ được bảo tồn và những hộ dân tự nguyện di chuyển. 6.500 hộ dân se phải di dơi khỏi phố cổ

Hà Nội

Đề án giãn dân phố cổ phải di chuyển 6.500 hộ dân với khoảng 26.000 người. Theo phản ánh của nhiều người dân khu vực phố cổ, đề án giãn dân phố cổ được phê duyệt cũng

là mong mỏi của mọi người, nhất là với những nhà quá đông hộ cùng sinh sống. Tuy nhiên, người dân cũng đề nghị nên có những căn hộ nhỏ 30-40 m2 để người nghèo có thể mua nhà (theo quy định diện tích tối thiểu là 45 m2/căn hộ), có chính sách hỗ trợ linh hoạt để các hộ được chuyển đổi, sang nhượng, mở rộng diện tích ở nếu có nhu cầu.

Thành Tuyên

Hạn chế tối đa nhà cao tâng tại phố cổ

Lãnh đạo Sở Quy hoạch Kiến

trúc Hà Nội cho biết, Quy chế quản lý công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử Hà Nội sẽ hạn chế tối đa nhà cao tầng tại khu vực này. Theo Dự thảo Quy chế, tại khu vực phố cổ, các công trình tiếp giáp mặt phố không vượt quá 3 tầng, chiều cao tối đa đến đỉnh mái không quá 12 m. Khu phố cũ tầng cao xây dựng đặc trưng từ 4-6 tầng.

Tại khu vực Hồ Tây và vùng phụ cần, tầng cao khu vực giáp mặt nước Hồ Tây, phạm vi cách mép hồ (về phía đất liền) tối thiểu là 50 m, khi xây dựng công trình cần đảm bảo dành khoảng lùi tạo lối đi bộ và trồn cây xanh tạo cảnh quan chung.

Dự kiến Quy chế được trình UBND TP phê duyệt trong tháng 7/2013.

PV

HAØ NOÄI: HOÄI NHAÄP & PHAÙT TRIEÅN

Hà Nội: Nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhấtvới lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Sau hàng thập kỷ cảnh báo và hàng loạt chương trình xử lý ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy, nhưng tình trạng ô nhiễm của một trong những lưu vực sông lớn nhất Việt Nam này ngày càng nghiêm trọng. Hầu hết các phụ lưu của con sông này tại nội thành Hà Nội đều đã bị biến thành những dòng sông chết.

Theo kết quả quan trắc, phần lớn nước ở lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đã bị ô nhiễm hữu cơ, có nơi ở mức nghiêm trọng với các chỉ tiêu BOD5, COD, NH4, coliform,... cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, trong đó chất lượng nước sông Nhuệ ở Hà Nội bị ô nhiễm nặng nhất do phải tiếp nhận nước thải của sông Tô Lịch. Qua phân tích số liệu cho thấy, nước thải sinh hoạt và nước thải từ các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, làng nghề ở Hà Nội đang là nguồn gây ô nhiễm chính đối với lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

Dự án thoát nước của Hà Nội với hàng triệu USD từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản cũng không thể giúp chất lượng sông Tô Lịch được cải thiện đáng kể. Một nhà quản lý ở Hà Nội đã khẳng định rằng toàn bộ nước sông Tô Lịch đều là nước thải. Và thực tế, toàn bộ nước thải này cũng không qua xử lý mà đổ thẳng ra sông. Bà Giang Thị Ngãi, ngõ 10 Tôn Thất Tùng (Hà Nội) bức xúc: Nhà tôi ở cách nhánh sông Tô Lịch hàng chục mét, mà cũng không tránh khỏi mùi hôi thối bốc lên. Nhất là mỗi khi trời nắng rồi mưa thì mùi bốc lên không thể chịu nổi, khiến người ta phải nôn nao mỗi khi đi qua đây. Bà hy vọng Dự án thoát nước thải của Hà Nội sẽ “cống hóa” nhánh sông này như nhiều nơi khác đã làm, để

người dân ở khu vực này không còn phải chịu cảnh ô nhiễm như bây giờ.

Với dân số ngày một tăng, chất thải ngày càng nhiều, Hà Nội đã biến hệ thống các nhánh sông thành cống thoát nước thải, Đây là nơi chiếm tới 60% tổng lượng nước thải của toàn lưu vực, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước sông Nhuệ sau khi tiếp nhận nước thải của Hà Nội với mức độ ô nhiễm lên tới 71%.

Những nhanh sông Tô Lịch trơ thành những “cống lộ thiên” ảnh hương môi trương

Theo các chuyên gia và các nhà quản lý, để giải quyết vấn đề ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ - Đáy, thì ngoài việc tăng cường quản lý môi trường, giải quyết triệt để các cơ sở gây ô nhiễm, cần phải áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để xử lý các chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường xung

quanh; xây dựng các quy hoạch, cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; và nâng cao ý thức của người dân.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt danh mục “Dự án quản lý ô nhiễm Khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ-Đáy” do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với tổng kinh phí là 58,85 triệu USD, nhằm tăng cường thiết chế quản lý, kiểm soát ô nhiễm công nghiệp tại các khu công nghiệp thuộc lưu vực các con sông này; đồng thời hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp thuộc 2 lưu vực sông đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Hy vọng, với những động thái tích cực này, tình trạng ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ- Đáy sẽ sớm được cải thiện.

Thiên Cầm

Du đa đươc kè hai bên bơ, nhưng chất lương nươc sông Tô Lịch vẫn không đươc cải thiên do nươc

thải đổ thẳng ra sông

(Tiếp theo trang 11)

Page 13: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44(Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

13HAØ NOÄI: HOÄI NHAÄP & PHAÙT TRIEÅN

Thành ủy Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị

quyết TƯ 4Ngày 22/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã

làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả thực hiện Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Trong hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết TW 4, hơn 2 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, Đảng bộ TP Hà Nội đã thực hiện với tinh thần nghiêm túc, chủ động và sáng tạo. Tính đến ngày 31/12/2012, 100% các tổ chức cơ sở Đảng thành phố đã hoàn thành kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết TW 4, bảo đảm chất lượng, không có đơn vị nào phải kiểm điểm lại. Thành ủy Hà Nội cũng đi đầu cả nước về thí điểm lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên thường vụ Thành ủy và một số lãnh đạo chủ chốt TP...Trên cơ sở kiểm điểm tự phê bình và phê bình, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các giải pháp khắc phục hạn chế, yếu kém; bước đầu tạo chuyển biến từ nhận thức đến hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp. Thành ủy cũng đã chỉ đạo kiểm tra dấu hiệu vi phạm, kỷ luật nghiêm nhiều tập thể, cá nhân; tăng cường luân chuyển cán bộ, quy hoạch cán bộ, kết nạp đảng viên mới, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn...

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, đây là cuộc làm việc bước đầu của đoàn kiểm tra đối với Thành ủy Hà Nội. Đoàn kiểm tra sẽ chia thành các nhóm kiểm tra chi tiết tại một số địa phương trên địa bàn thành phố. Sau đó, đoàn sẽ tiếp tục làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để làm rõ những mặt được và những mặt còn hạn chế, tồn tại. Chủ tịch nước khẳng định, mục tiêu của đợt kiểm tra là làm rõ những khó khăn, vướng mắc; chỉ ra được những bài học kinh nghiệm, những cách làm sáng tạo của Đảng bộ TP Hà Nội. Chủ tịch nước đề nghị, cán bộ, đảng viên của TP Hà Nội cần mạnh dạn, thẳng thắn đóng góp ý kiến cho đoàn về các vấn đề liên quan trong quá trình kiểm tra.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy thực hiện Nghị quyết TW 4 và Chỉ thị 03 một cách kiên trì, thường xuyên và lâu dài với tinh thần nỗ lực cao nhất.

Phương Liên

Sẽ chuyển hơn 400 xe khỏi bến Mỹ Đình

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa trình ỦBND TP Hà Nội phương án cuối cùng điều chuyển đợt 1 hơn 400 lượt xe khách từ bến xe Mỹ Đình về các bến trên địa bàn TP. trước ngày 15/8.

Hàng trăm lươt xe se đươc điều chuyên khỏi bến Mỹ Đình nhằm giảm tải cho bến.

(Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)Thông tin từ Sở cũng cho biết số xe còn lại sẽ

tiếp tục được điều chuyển vào đầu năm 2014. Đồng thời, Sở sẽ rà soát tổng thể các bến xe khách đang hoạt động trên địa bàn thành phố để có kế hoạch sắp xếp theo quy hoạch và theo hướng tuyến phù hợp với các địa phương về Hà Nội của các bến Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa.

*“Bốc” 400 xe trước ngày 15/8 Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải Hà

Nội, giảm tải cho bến xe Mỹ Đình trong thời điểm hiện tại để giảm ùn tắc giao thông và tình trạng mất trật tự an toàn giao thông khu vực bến xe Mỹ Đình

là cấp thiết. Theo đó, Sở sẽ sắp xếp, điều chuyển các lượt xe ra khỏi bến Mỹ Đình chia làm từng đợt phù hợp với việc đi lại của nhân dân ít bị xáo trộn đồng thời cũng ảnh hưởng ít nhất đến hoạt động kinh do-anh của các đơn vị vận tải. Cụ thể, lộ trình đợt 1 sẽ thực hiện xong trước ngày 15/8, với 91 xe (124 nốt - lộ trình tuyến) tuyến Mỹ Đình đi Hòa Bình và các huyện thuộc Hòa Bình về Yên Nghĩa hoạt động theo đúng hướng tuyến Quốc lộ 6; 78 xe các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh từ bến Mỹ Đình đi các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa và Nghệ An, đưa về bến Yên Nghĩa.

Ngoài ra, 70 xe đi Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Phú Thọ hoạt động không hiệu quả bị cắt giảm hoạt động tại bến xe Mỹ Đình. 61 xe (75 nốt) tuyến Thái Nguyên về hoạt động tại bến xe tạm Nam Thăng Long. Các tuyến này thực hiện theo hướng tuyến Quốc lộ 3, đường Bắc Thăng Long Nội Bài về bến xe Nam Thăng Long và ngược lại.

Cũng trong đợt này, Sở GTVT sẽ chuyển toàn bộ 52 xe (45 nốt) của các đơn vị vận tải có thỏa thuận hoạt động tại bến Mỹ Đình sang bến Yến Nghĩa. Số xe này được chấp thuận sau thời điểm ngày 14/10/2009.

Trước đó, trong tháng 6/2013, Sở đã cắt 57 nốt xe vi phạm ra khỏi bến Mỹ Đình. Như vậy, tổng số xe phải điều chuyển trong đợt 1 là hơn 400 xe.

Theo Sở Giao thông, sau khi bến xe tạm Pháp Vân được đầu tư và đưa vào khai thác, dự kiến từ ngày 1/1/2014, Sở sẽ tiếp tục điều chuyển toàn bộ 376 xe (393 nốt) còn lại thuộc các tỉnh phía Nam đang hoạt động tại bến Mỹ Đình gồm các tỉnh như Hà Nam, Nam Định, Hải Dương… về hoạt động tại đây.

*Sẽ xử lý doanh nghiệp chây ì Số liệu của Sở GTVT Hà Nội cho thấy,

thực tế hiện nay, bến xe Mỹ Đình có số lượng xe đăng ký khai thác là hơn 1.600 xe. Số lượng xe hoạt động hàng ngày từ 920-950 lượt xe/ngày, cao điểm lên tới 1.233 lượt xe/ngày.

Theo tính toán của Sở, sau hai lần điều chuyển, số xe còn lại ở bến Mỹ Đình là 895 xe, số lượng hoạt động 600-650 lượt xe/ngày. Lý giải cho vấn đề trên, Sở GTVT Hà Nội cho rằng, việc sắp xếp sẽ dựa trên nguyên tắc, phù hợp với các hướng tuyến vận tải khách và các bến xe theo quy hoạch đã được phêt duyệt, tạo điều kiện cho quy hoạch GT Hà Nội phát triển bền vững. “Trong những ngày cao điểm như dịp Lễ, Tết, phục vụ thi Đại học, Cao đẳng… Sở sẽ giao kế hoạch riêng, cụ thể cho từng bến để đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân,” văn bản của Sở GTVT Hà Nội nêu rõ.

Đồng thời, sau khi thực hiện hai đợt điều chỉnh, sắp xếp trên, Sở GTVT Hà Nội sẽ rà soát tổng thể các bến xe khách đang hoạt động trên địa bàn TP. để có kế hoạch sắp xếp theo quy hoạch và theo hướng tuyến phù hợp với các địa phương về Hà Nội của các bến Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Nước Ngầm và Yên Nghĩa. Ngoài ra, Sở cũng sẽ sắp xếp lại diện tích bãi đỗ hợp lý trong bến xe để tăng hiệu quả sử dụng, giải tỏa các diện tích cho thuê làm dịch vụ trong bến để mở rộng thêm diện tích đỗ xe.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, sau ngày 15/8, thời hạn cuối cùng các đơn vị phải điều chuyển đợt 1, đơn vị nào không chấp hành sẽ xử lý nghiêm. “Song song với kế hoạch trên, lực lượng chức năng sẽ tuần tra, kiểm soát, phát hiện xe khách nào không tuân thủ, trở lại khu vực bến xe Mỹ Đình bắt khách sẽ tiến hành cắt nốt,” ông Hùng khẳng định. Tuy nhiên, ông Hùng cũng bày tỏ quan điểm: “Đây mới là phương án của Sở, việc các xe có bị điều chuyển hay không phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định cuối cùng của ỦBND TP. Hà Nội.”

theoviệthùng(vietnam+)

Thu hồi số dư tạm ứng vốn đâu tư xây dựng cơ bản

tồn đọngUBND TP Hà Nội vừa có Công văn số 5214/

UBND-KT (ngày 19-7-2013) về việc rà soát, báo cáo công tác quản lý vốn tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn.

Theo đó, TP. yêu cầu chủ đầu tư, Ban quản lý dự án nghiêm túc thực hiện việc quản lý tạm ứng và thu hồi số dư tạm ứng vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách thành phố, đặc biệt là các dự án có số dư tạm ứng từ năm 2011 trở về trước. Các đơn vị báo cáo UBND thành phố trước ngày 30-7-2013. UBND thành phố giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Kho bạc Nhà nước Hà Nội tổng hợp, tham mưu UBND TP.

xem xét, chỉ đạo xử lý dứt điểm đơn vị, chủ đầu tư và Ban quản lý dự án có số dư tạm ứng và thu hồi số dư tạm ứng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước tính đến hết ngày 31-12-2012, đặc biệt là các dự án có số dư tạm ứng từ năm 2011 trở về trước, báo cáo UBND TP. trước ngày 15-8-2013.

Khánh Ly

Hà Nội: Ra mắt cổng thông tin điện tử

cấp xã đâu tiênNgày 22-7, UBND xã Văn Hoàng (Phú Xuyên,

Hà Nội) đã tổ chức lễ khai trương cổng thông tin điện tử của xã.

Cổng thông tin điên tử của xa Văn Hoàng co tên miền là http://vanhoang.hanoi.gov.vn.

Cổng thông tin điện tử xã Văn Hoàng ra đời nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015".

Được biết, theo kế hoạch đến hết năm 2013, huyện Phú Xuyên sẽ lập thêm 6-8 cổng thông tin điện tử của các xã trên địa bàn.

Minh Huệ

Ảnh minh họa

Phân luồng thi công nút GT Nguyễn Chí Thanh-Kim Mã

Sở GTVT Hà Nội vừa có phương án phân luồng để phục vụ vận chuyển, lao lắp dầm dự án xây dựng cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh- Kim Mã- Liễu Giai. Theo đó, trong thời gian từ ngày 20-7 đến hết ngày 30-8, Sở GTVT cấm các phương tiện xe tải có tải trọng toàn bộ (cả xe và hàng) trên 1,5 tấn; xe khách trên 12 chỗ đi vào khu vực công trường thi công từ 21h đến 5h sáng hôm sau, phạm vi từ nút giao Nguyễn Công Hoan - Nguyễn Chí Thanh đến nút giao Liễu Giai - Phan Kế Bính.

Khi thực hiện lao lắp các nhịp dầm phía bên trái tuyến (theo hướng Nguyễn Chí Thanh đi Liễu Giai): Cấm các phương tiện lưu thông phía bên phải, tổ chức phân luồng giao thông cho các phương tiện lưu thông trên chiều đường còn lại. Còn, khi lao lắp các nhịp dầm phía bên trái tuyến (theo hướng Nguyễn Chí Thanh đi Liễu Giai), cấm các phương tiện lưu thông phía bên trái, tổ chức phân luồng giao thong cho các phương tiện lưu thông trên chiều đường còn lại.

Thời gian phân luồng phục vụ thi công, vận chuyển dầm từ 21h đến 23h. Lao lắp dầm từ 23h đến 5h sáng hôm sau.

Tuấn Lương

Page 14: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44 (Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

14 ÑÔØI SOÁNG ÑOÂ THÒ - XAÂY DÖÏNG NOÂNG THOÂN MÔÙI

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới

Trong chuyến kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình 02 tại huyện Phúc Thọ mới đây, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 02 của Thành ủy, Trưởng đoàn kiểm tra số 1 của Thành ủy Nguyễn Công Soái đã đánh giá:

Huyện Phúc Thọ đã có bước chuyển biến tích cực trong nhận thức và chỉ đạo thực hiện Chương trình 02, khắc phục hạn chế để vươn lên trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Huyện đã làm tốt công tác vận động, tuyên truyền sâu rộng tới người dân, mở rộng sinh hoạt cộng đồng, hướng mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (XD NTM).

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng chỉ đạo thời gian tới, Phúc Thọ cần đẩy nhanh tiến độ XD NTM, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nâng cao nhận thức cho người dân trong XD NTM và lựa chọn những xã có tiềm năng, cán bộ nhiệt tình, người dân đồng thuận để tập trung chỉ đạo, sớm cán đích NTM…

Vân Trang

Đưa cơ giới hóa vào sản xuất ở Sóc Sơn: Định hình cách làm sáng tạo

Với cách triển khai sáng tạo, công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) ở Sóc Sơn đã đạt kết quả cao. Đồng thời, nông dân cũng đã mạnh dạn đưa cơ giới hóa vào sản xuất, trong đó mô hình máy cấy mạ khay vụ xuân 2013 được coi là điểm nhấn, cho hiệu quả cao. Mô hình đã thực sự góp phần đưa nông nghiệp Sóc Sơn chuyển biến về chất, tạo ra diện mạo mới cho vùng đồi gò khó khăn này.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh, từ thành công của mô hình điểm đưa cơ giới hóa vào sản xuất vụ xuân vừa qua tại xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn đã nhân rộng mô hình ra các xã khác. Sau khi DĐĐT, mỗi hộ dân xã Tân Hưng chỉ còn 1-2 thửa ruộng, thửa lớn nhất gần 1ha; các thửa ruộng đều tiếp giáp giao thông, thủy lợi, khiến nhân dân phấn khởi, yên tâm đầu tư, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Hiện toàn xã có 81 máy cày các loại, 25 máy tuốt và 2 máy gặt liên hoàn. Năng suất lúa của xã đã đạt 61 tạ/ha trong khi bình quân toàn huyện chỉ đạt 53 tạ/ha. Các chi phí về giống, thuốc bảo vệ thực vật, ngày công lao động cũng giảm tới 40-50%.

May cấy trên đồng ruộng xa Đông Xuân (Soc Sơn) cho hiêu quả

kinh tế cao.

Hội thao nông dân

Hội ND huyện Từ Liêm phối hợp với Trung tâm Văn hoá thể thao huyện vừa tổ chức Giải thể thao ND năm 2013.

Được biết, 15 đội với 100 vận động viên đến từ 5 xã Xuân Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Cổ Nhuế và Xuân Đỉnh đã tranh tài ở nội dung bóng chuyền nam, bóng chuyền nữ và kéo co. Kết quả, nhất bóng chuyền nam thuộc về đội Xuân Đỉnh; nhất bóng chuyền nữ đội Cổ Nhuế; nhất kéo co đội Cầu Diễn. Đây là hoạt động của Hội ND huyện chào mừng thành công Đại hội VI Hội NDVN.

H.S

Hội Nông dân: Nòng cốt xây dựng NTM

Hội Nông dân (ND) TP. Hà Nội có 24 quận, huyện, thị hội; 473 cơ sở hội; 3.565 chi hội; 6.539 tổ hội với 553.551 hội viên. Hội ND các cấp ở Hà Nội luôn đóng vai trò nòng cốt trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XD NTM) của TP. Trong những năm qua, phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền vận động nông dân tích cực tham gia các chương trình kinh tế- xã hội, xây dựng NTM thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại. 100% cán bộ hội viên ND được tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, vai trò trách nhiệm của Hội ND trong xây dựng NTM với 1.419 buổi tuyên truyền với 184.470 lượt người tham dự.

Chung tay cùng các cấp, ngành của TP.trong xây dựng NTM, với phương châm năng suất, chất lượng cao, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh lớn, các cấp hội đã đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất- kinh doanh giỏi tới 100% hộ gia đình hội viên. Hàng năm, tỷ lệ hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi các cấp bình quân đạt 62,3 % so với số hộ đăng ký . Mỗi năm đào tạo nghề cho 114.000 lượt ND, tạo việc làm cho 80% số ND được đào tạo nghề, phối hợp với các ngành chức năng tương trợ, giúp đỡ 5.500 hộ ND thoát nghèo.

Xác định rõ vai trò trong xây

dựng NTM thủ đô, Hội ND Hà Nội đã cụ thể hóa một số chỉ tiêu như: Tiêu chí thu nhập, tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất; tiêu chí về môi trường; tiêu chí về văn hóa, nhà ở dân cư, an ninh trật tự xã hội… Căn cứ vào nội dung thực hiện hàng năm của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các xã, Hội ND cơ sở tổ chức cho các chi hội đăng ký tham gia đảm nhận từ 1-2 nội dung trong tiêu chí xây dựng NTM đạt kết quả cao. Đối với xã điểm NTM cả nước Thụy Hương- Chương Mỹ, Hội ND thành phố đã triển khai xây dựng đề án với những nội dung chương trình cụ thể, toàn diện trên tất cả các mặt, qua đó góp phần không nhỏ vào việc xây dựng Thụy Hương thành xã điểm NTM với 18/19 tiêu chí.

Xây dưng nông thôn mơi ơ huyên Ứng Hòa, Hà Nội

Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Hội ND các cấp tiếp tục tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên và nhân dân về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của thành phố về xây dựng NTM. Trong đó hội viên ND tích cực, gương mẫu trong các phong trào, đóng góp công sức, tiền, nhân lực để xây dựng các công trình phúc lợi, tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi…

H.H

Xây dựng bảng giá đất năm 2014

UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện công tác điều tra, xây dựng bảng giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn TP. Theo đây, từ ngày 1.7.2013, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc điều tra, khảo sát, thu thập thông tin giá đất trên thị trường tại các điểm điều tra, gồm 577 xã, phường, thị trấn. Thời gian điều tra, khảo sát các giao dịch thành công tính từ tháng 8.2012 đến nay.

Dự kiến đến tháng 10.2013, tổ công tác sẽ tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả điều tra và xây dựng phương án, dự thảo bảng giá đất; trong tháng 11.2013, hoàn thiện hồ sơ bảng giá đất trước khi trình HĐND TP; trước ngày 1.1.2014 sẽ công bố

bảng giá đất năm 2014.

P.V

Thanh Trì: 100% số xã đạt từ 11 tiêu chí trở lên

Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Thanh Trì có 15/15 xã của đạt từ 11 tiêu chí NTM trở lên, trong đó xã Đông Mỹ cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí, xã Đại Áng và xã Tứ Hiệp cơ bản hoàn thành 17/19 tiêu chí, 5 xã khác đạt 14-16 tiêu chí.

Từ những kết quả của hoạt động xây dựng NTM, huyện Thanh Trì đã thực hiện được mục tiêu “Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân”. Hiện thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 21 triệu đồng/người/năm, tăng 6,3 triệu đồng so với năm 2010.

Văn Ngọc

Khởi công trung tâm sản xuất lợn giống

Sáng 9.7, T.Cty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh tổ chức khởi công Trung tâm Sản xuất lợn giống chất lượng cao tại xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh.

Được biết, đây là trung tâm sản xuất lợn giống lớn và hiện đại nhất Hà Tĩnh, được xây dựng trên diện tích 18ha, tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng. Công ty TNHH Buntaphan (Thái Lan) sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 1.200 con lợn nái cấp ông bà và bố mẹ, hàng năm tạo ra 21.000 lợn giống thương phẩm và 3.000 lợn giống hậu bị. Trung tâm sản xuất lợn giống theo chu trình khép kín, lợn được nuôi theo phần mềm Pigchem 4 của Mỹ. Dự kiến đến tháng 7.2014 trung tâm sẽ sản xuất lứa giống đầu tiên.

H.Anh

Tặng hộ nghèo nhà tình nghĩa

Chào mừng thành công Đại hội VI Hội NDVN, chiều 5.7, Hội ND huyện Nghi Xuân đã tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ hội viên nghèo Phan Văn Vĩnh ở thôn Trường Mỹ, xã Xuân Mỹ.

Ông Dương Trí Thức - Trưởng ban Tuyên huấn Hội ND tỉnh cho biết, ngày 5.7, Hội ND tỉnh tổ chức thông báo nhanh kết quả Đại hội VI Hội NDVN cho tất cả cán bộ, viên chức Hội ND huyện Nghi Xuân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên BCH Hội ND các xã, thị trấn trong huyện. Chào mừng thành công Đại hội, chiều 5.7,

Phát triển hạ tâng nông thôn 13 tỉnh Thủ tương Chính phủ đa phê duyêt danh mục Dư an Hỗ trơ kỹ thuât quy mô nhỏ chuẩn bị cho Dư an “Phat triên cơ sơ ha tầng nông thôn tổng

hơp cac tinh miền Trung - khoản vay bổ sung” hồi giữa thang 6 vưa qua..Dư an này đươc thưc hiên tai 13 tinh, gồm: Thanh Hoa, Nghê An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thưa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngai,

Kon Tum, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuân và Bình Thuân. Dư an nhằm cải thiên đơi sống của ngươi dân nông thôn thông qua tăng cương khả năng tiếp cân chơ, ha tầng dịch vụ nông nghiêp, và dịch vụ xa hội như y tế và giao dục, cơ hội viêc làm, giảm rủi ro tổn thương do thiên tai, theo Bộ NNPTNT.

Hà Nội

Hà Tĩnh

Page 15: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44(Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

15ÑÔØI SOÁNG ÑOÂ THÒ - XAÂY DÖÏNG NOÂNG THOÂN MÔÙI

Hội ND huyện Nghi Xuân đã tổ chức bàn giao nhà tình nghĩa cho hộ hội viên nghèo Phan Văn Vĩnh ở thôn Trường Mỹ, xã Xuân Mỹ. Ngôi nhà trị giá 70 triệu đồng, trong đó Hội ND huyện hỗ trợ 20 triệu đồng, hội viên ND trong xã giúp đỡ vật liệu, ngày công trị giá 5 triệu đồng; số tiền còn lại của gia đình và anh em họ hàng ông Vĩnh giúp đỡ.

A.T

Hỗ trợ tiền để các xã lập quy hoạchUBND tỉnh Nam Định vừa quyết định hỗ trợ

các xã 27,63 tỷ đồng để khảo sát thực trạng và lập các quy hoạch (130 triệu đồng/xã), nhằm đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch cấp xã,

Được biết, đến nay các xã đã hoàn thành quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và quy hoạch xây dựng NTM. 100% số xã đang hoàn thiện báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (đến 2015). Hiện, toàn tỉnh có 144/209 xã đã công khai các quy hoạch được phê duyệt.

Q.D

Xây dựng Nông Thôn mới: Bài học quý ở Quế Sơn.

Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (XD NTM), ưu tiên hàng đầu của xã Quế Xuân 1 (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) là tập trung dồn điền đổi thửa, chỉnh trang ruộng đồng và đầu tư, phát triển sản xuất. Nhờ cách làm này, sau gần 2,5 năm xây dựng NTM, xã Quế Xuân 1 đã có nhiều khởi sắc...

Theo ông Trương Trung Thành - Chủ tịch UBND xã Quế Xuân 1, ngay từ khi bắt đầu triển khai chương trình XD NTM, xã đã nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo và tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng về tình hình NTM để xây dựng đề án phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của địa phương. Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai, Quế Xuân 1 đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Nhưng, cái được lớn nhất của Quế Xuân 1 là sự hưởng ứng, đồng thuận cao của nhân dân. “Cách làm của Quế Xuân 1 là chọn mô hình làm thí điểm, sau đó mới nhân rộng. Nhận thấy thôn Trung Vĩnh có điều kiện thuận lợi hơn các thôn khác, vì nằm độc lập, đất đai bằng phẳng, đặc biệt là hệ thống chính trị đoàn kết, nên chúng tôi chọn làm trước…”

Ông Lê Tấn Trung- Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn (Quảng Nam), cho rằng, xã Quế Xuân 1

là 1 trong 3 xã điểm của huyện về xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015. Mặc dù hiện nay địa phương này mới đạt 10/19 tiêu chí, nhưng lãnh đạo và nhân dân xã Quế Xuân 1 có nhiều cách làm hay và sáng tạo. Đặc biệt, thành công trong công tác dồn điền đổi thửa và xây dựng các cách đồng mẫu lớn sẽ là bài học quý để các địa phương trên địa bàn huyện tham quan, trao đổi kinh nghiệm để về áp dụng tại địa phương mình.

Đ.H

Tích cực đâu tư xây dựng nông thôn mới

Hơn 01 nghìn tỷ đồng là số kinh phí tỉnh Hải Dương đầu tư để xây dựng NTM. Sau hơn 2 năm triển khai, phong trào xây dựng NTM ở tỉnh Hải Dương đã lan tỏa rộng khắp, nhân dân ở các địa phương đã tự nguyện hiến đất, góp công, góp của mở rộng và bê tông hóa đường giao thông nông thôn; xây dựng, nâng cấp nhiều trường, lớp học, trạm y tế, chợ nông thôn, bãi thu gom, xử lý rác thải, hệ thống nước sạch... Công tác dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng trở thành phong trào rộng khắp ở các địa phương trong tỉnh.

Đến thời điểm này đã có 199 xã trong đó có 58 xã điểm thực hiện phong trào này. 47/58 xã được phê duyệt quy hoạch chung, 42/58 xã được phê hoạch chi tiết, 40/58 xã được phê duyệt Đề án xây dựng NTM. Ngân sách đầu tư cho Nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn đấu tư phát triển thuộc

ngân sách nhà nước là 980 tỷ 745 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp là 226 tỷ 649 triệu đồng. Nên nông nghiệp, nông thôn cũng như đời sống người dân Được biết, tỉnh đã triển khai xây dựng NTM trên quy mô 40 xã điểm trong giai đoạn 1. Và đề

nghị mỗi xã lựa chọn 2 thôn để hoàn thành dứt điểm tiêu chí “Nhà sạch, vườn đẹp”. Đồng thời, mỗi huyện, thành phố chọn 1 xã tập trung chỉ đạo, hoàn thành tiêu chí đường giao thông liên thôn bản.

Ngọc Lam

Bồi dưỡng kiến thức hợp tác xã

Vừa qua, Hội ND tỉnh Tuyên Quang phối hợp với T.Ư Hội NDVN và Vụ Hợp Tác xã (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức HTX và tổ hợp tác (THT) cho 35 cán bộ hội tham gia ban lãnh đạo HTX, THT của các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên và TP.Tuyên Quang.

Được biết, vai trò của Hội ND tham gia phát triển kinh tế tập thể; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, vận động ND vào HTX và THT; tư tưởng HTX và định hướng sửa đổi khung pháp luật về HTX; những văn bản pháp luật liên quan đến HTX và tổ hợp tác. Hướng dẫn Luật HTX năm 2012. Lập dự án để vay vốn tín dụng nông thôn…là những nội dung được lớp bồi dưỡng đề cập khá kỹ và cụ thể Trí Dũng

“Đàn ông làm nhà, đàn bà làm vườn” Với khẩu hiệu: “Đàn ông làm nhà, đàn bà làm vườn” và chủ đề thực hiện “Nhà sạch, vườn đẹp - làm đường giao thông nông thôn”... tỉnh Hà Giang đang quyết tâm tạo đột phá xây dựng NTM trong năm “bản lề” thực hiện kế hoạch 2011-2015. Được biết, tỉnh đã triển khai xây dựng NTM trên quy mô 40 xã điểm trong giai đoạn 1. Và đề nghị mỗi xã lựa chọn 2 thôn để hoàn thành dứt điểm tiêu chí “Nhà sạch, vườn đẹp”. Đồng thời, mỗi huyện, thành phố chọn 1 xã tập trung chỉ đạo, hoàn thành tiêu chí đường giao thông liên thôn bản.

Ngọc Lam

Quảng Nam

Nam Định

Tuyên Quang

Hà Giang

Hải Dương

Nằm ở phía Tây của tỉnh Hưng Yên, huyện Khoái Châu thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, có địa hình

phức tạp cao thấp xen kẽ nhau, trên bờ tả ngạn sông Hồng, nên nguồn nước ngọt khá dồi dào, góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu dân sinh, phục vụ sản xuất, và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…

Sau 3 năm, với việc tiếp thu và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XD NTM), sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng sự chỉ đạo, đúng đắn kịp thời của lãnh đạo Huyện ủy và UBND huyện, cùng sự đồng lòng quyết tâm của nhân dân trong toàn huyện, đến nay Chương trình đã đạt được những kết quả nhất định, đáng ghi nhận

Liên tục chủ động tuyên truyền từ các cấp ban, ngành từ huyện đến cơ sở hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình mục tiêuXD

NTM, kết hợp với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Đồng thời, UBND huyện đã tích cực phối hợp với các cơ sở, ban, ngành mở các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ các xã…Nguồn vốn là một yếu tố quan trọng trong mỗi kế hoạch phát triển, nắm bắt được điều này trong 3 năm qua, toàn huyện đã huy động được 352.796 tỷ đồng, đặc biệt trong 2 quý đầu năm 2013, đạt hiệu quả khá cao. Công tác lập quy hoạch đề án XD NTM về cơ bản đã có 24/24 xã đã làm xong, được UBND huyện phê duyệt 100%, chủ yếu tập trung vào một số nội dung chính như: Thực trạng NTM của xã theo 19 tiêu chí quốc gia, danh mục các công trình dự án nhằm đạt được từng tiêu chí quốc gia xã NTM, tổng mức dự toán ngân sách thực hiện đề án...

Trong sản xuất nông nghiệp đã kết hợp lồng ghép công nghiệp hóa - hiện đại hóa áp dụng trong nông nghiệp NT, đã mang lại hiệu

quả cao trong kinh tế nông nghiệp, sản lượng lúa luôn nằm trong top dẫn đầu toàn tỉnh; hình thành hiệu quả các vùng chuyên canh sản xuất, có giá trị kinh tế cao…Tiến trình xây dựng NTM của địa phương ngoài nông nghiệp, công nghiệp sản xuất, dịch vụ thì các làng nghề truyền thống cũng góp phần không nhỏ trong việc cải thiện đời sông người dân…Công tác triển khai các công trình cơ sở hạ tầng xây dựng dân dụng, giao thông, nông nghiệp thủy lợi cơ bản đã hoàn thiện; Các mảng giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường cũng được chú trọng… Công tác an sinh xã hội, văn hóa luôn được quan tâm; tình hình an ninh chính trị luôn được tăng cường….

Tuy còn gặp không ít khó khăn, nhưng Lãnh đạo địa phương đã đề ra những biện pháp khắc phục và phương hướng cụ thể…để đạt tới mục tiêu hiệu quả hơn trong XD NTM trong toàn huyện. Để Khoái Châu ngày càng giầu đẹp, văn minh hơn trong sự nghiệp đổi mới.

Khoaùi Chaâu, vôùi Chöông trình xaây döïng noâng thoân môùi Đỗ Thúy

Page 16: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44 (Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

16 ÑÔØI SOÁNG ÑOÂ THÒ - XAÂY DÖÏNG NOÂNG THOÂN MÔÙI

dược triển khai tại 3 xã, đến nay đã cơ bản hoàn thành, xã Dương Huy đạt 16/19 tiêu chí, xã Cộng Hòa đạt 15/19 tiêu chí, xã Cẩm Hải đạt 14/19 tiêu chí. Nhờ làm tốt công tác quản lý và điều hành quỹ ngân sách Nhà nước, hệ thống thanh toán vận hành ổn định, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, bảo đảm văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng… Công tác quy hoạch và quản lý đô thị cũng được phê duyệt triển khai, gương mặt đô thị Cẩm Phả có thêm sự khởi sắc mới từ 02 công trình đã khởi công xây dựng là Trung tâm hành chính công TP. và công trình kè chống sạt lở kết hợp với đường giao thông đoạn từ bến phà Tài Xá đến chân cầu I - Vân Đồn.

Song song, các công tác về văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế… cũng được Lãnh đạo TP. quan tâm, chú trọng, bằng đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với phong trào “xây dựng cơ quan, phường xã, khu phố thôn, gia đình văn hóa”… Sự nghiệp giáo dục “Vì lợi ích trăm năm trồng người” cũng rất được quan tâm-TP đã xây dựng đề án trường THCS chất lượng cao, tạo bước đột phá trong chất lượng giáo dục, nên tỷ lệ học sinh giỏi các cấp đều đạt từ 83%-98%… Đời sống nhân dân cũng được chú trọng, bởi hệ thống y tế được quan tâm đẩy mạnh, nên 100% phường xã đều đạt chuẩn quốc gia về y tế. Truyền

thống nhân văn, tốt đẹp “Lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt được Cẩm Phả lầm rất tốt: Tặng nhà tình nghĩa, tặng quà cho trẻ em, đặc biệt đã phát động phong trào ủng hộ kinh phí đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô... Nhờ sự nỗ lực toàn diện, sáng tạo và đồng bộ này của nhân dân toàn TP, nhất là của Lãnh đạo TP. Cẩm Phả, tình hình chính trị - xã hội-kinh tế, an ninh quốc phòng…trên địa bàn đều ổn định và phát huy tối đa thế mạnh, hiệu quả.

Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội… đặc biệt năm 2013, Cẩm Phả đã rất nỗ lực mọi mặt, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Quy hoạch tương lai của TP là, các vùng công nghiệp theo hướng tập trung, các vùng cảng theo hướng

chuyên môn hóa. Và khu kinh tế Hạ Long - Vân Đồn sẽ được nối liền, để đẩy mạnh hơn nữa CNH-HĐH, tạo cú “huých” mạnh trong quá trình triển khai xây dựng TP. Cẩm Phả đến năm 2020 tầm nhìn 2030, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân.

Được biết, nhân dân, Đảng bộ, chính quyền TP. Cẩm Phả đặt quyết tâm cao trong việc phát huy tốt nhất các thế mạnh, truyền thống mang tính đặc thù đất mỏ anh hùng đề tạo dựng ấn tượng hơn một Cẩm Phả bản sắc và hiện đại thời hội nhập, nhằm góp phần hữu ích hơn trong thúc đẩy sự phát triển toàn diện của Quảng Ninh, trong thời kỳ đổi mới.

Long Phước thuộc Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu là một

trong những xã có truyền thống cách mạng. Hàng năm cứ đến ngày 27/7, ngày thương binh liệt sĩ (TBLS), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn xã như bước vào ngày hội, ngày này được coi là ngày trọng đại của toàn xã. Chương trình lễ hội đã được các bô lão trong xã chuẩn bị kỹ lưỡng từ cả tháng trước. Đây được xem là nét văn hóa truyền thống đặc biệt hiếm thấy của địa phương do có sự tham gia của các thành viên thuộc ban chủ tế đình thần tại xã lo toan các hoạt động tế lễ, tưởng nhớ các vị hiền thần cùng các anh hùng liệt sĩ của xã đã hy sinh anh dũng cho công cuộc bảo vệ quê hương.

Ông Trần Thanh Hồng, nguyên trưởng ban văn hóa xã Long Phước tự hào cho biết: “ Đền thờ liệt sĩ của xã Long Phước vốn là Đình Thần của xã thờ các tiên chỉ của địa phương, thành hoàng Bổn Cảnh, những người đã có công khai thiên lập ấp, trong đó đặc biệt phải nói tới công lao của bà Thị Rịa người có công mở ra vùng đất Bà Rịa bây giờ. Do có tinh thần và truyền thống yêu nước và giữ nước, đến nay đình thần của xã đã được hội nghị bô lão đưa hoạt động ghi công thờ tự các anh hùng liệt sĩ của xã đã hy sinh anh dũng trong 2 cuộc kháng chiến thành một hoạt động tế lễ và tưởng nhớ của đền thờ.

Đền thờ liệt sĩ xã Long Phước tọa lạc trên diện tích gần 1000m2, kết nối với di tích lịch sử địa đạo Long Phước, nơi nuôi dấu các cán bộ cách mạng của xã kiên trì, bền bỉ chống trả sự cán quét của quân mỹ trong từng trận càn. Nằm trang trọng giữa đền thờ là tấm bia đá ghi khắc 517 liệt sĩ của xã.

Theo truyền thuyết, vào khoảng trước năm 1900 đã hình thành lễ hội đình thần xã Long Phước xuất phát từ nhu cầu văn hóa và tâm linh của dân chúng vùng thôn quê. Hoạt động học trò lễ cũng được ra đời thời gian này nhằm phục vụ cho việc cúng đình làng và các miếu 5 ấp. Năm 1911 Đình Thần được đầu tư trùng tu sửa chữa lớn, mái được lợp bằng ngói âm-dương, cột làm bằng gỗ quí có trạm trổ điêu khắc hình Rồng trang trí theo hình tượng “ Long - Lân - Qui - Phụng”

bên trong là tượng Phật chạm trổ bằng gỗ mít, phía dưới trước chính điện có đôi hạc uy nghi. Đình được gọi tên là nhà Hội Dinh thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh rất nghiêm trang. Hàng năm cứ vào dịp lễ hội, các hương chức của làng đều tham gia đóng góp sức người, sức của và trực tiếp phân công nhau để tổ chức nghiêm trang theo nghi thức cúng tế thần làng. Nhân dân trong 02 làng không phân biệt địa giới, tề tựu về đây để chiêm bái cầu cho mưa thuận gió hòa…

Năm 1987, một số vị bô lão của xã quyết định xin chủ trương chính quyền địa phương khôi phục lại nghi thức học trò lễ để phục vụ lễ hội cúng đình và tang chay. Để thực hiện tâm nguyện này-Đảng, chính quyền địa phương tổ chức nhiều cuộc họp trưng cầu dân ý được đông đảo quần chúng kiến

nghị xin xây dựng đền thờ liệt sĩ trên nền đình thần của xã theo quan điểm rất nhân văn, những ai có công bảo vệ quê hương đất nước, đều: “Sống là người, thác là Thần”. Ngày 27/7/1987, được sự nhất trí của Đảng, Chính quyền địa phương, các vị bô lão trong hội Lương hữu của xã thành lập “Hội bảo trợ gia đình TBLS” tự nguyện đóng góp kinh phí tổ chức ngày giỗ TBLS tại hội trường xã và họp mặt các gia đình liệt sĩ, gia đình chính sách, gia đình có công cách mạng, cán bộ cách mạng lão thành, thương bệnh binh.

Từ đó, vào mỗi dịp lễ 27/7 hàng năm Đảng bộ, chính quyền địa phương cùng Hội bảo trợ gia đình TBLS tổ chức long trọng ngày “Đại giỗ” TBLS và những người có công khai hoang lập ấp. Hoạt động lễ hội gắn kết ấy đã trở thành nếp truyền thống

tốt đẹp trong lĩnh vực hoạt động văn hóa tinh thần của nhân dân trong xã, tập hợp hơn 4.000 lượt đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài xã, cùng tề tựu chứng kiến ngày “Đại giỗ” long trọng này. Đây là hoạt động lễ hội giàu truyền thống văn hóa dân gian, góp phần vào việc thực hiện theo tinh thần nghị quyết TW 5 (Khóa VIII) của Đảng: “Xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” có được thành quả của ngày hôm nay là nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Tỉnh, Thị xã và xã cùng với tinh thần sáng tạo tự nguyện của các vị bô lão, sự đồng tình tham gia hoạt động lễ hội tưởng niệm liệt sĩ của toàn dân xã Long Phước.

Đây là hoạt động lễ hội đền ơn đáp nghĩa đặc thù rất có ý nghĩa của địa phương nói riêng và của Tỉnh BR-VT nói chung, khơi dậy tình yêu quê hương và là dịp ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của nhân dân trong xã. Sự sáng tạo của quần chúng nhân dân trong dịp kỷ niệm ngày TBLS là thông qua hoạt động lễ hội, thể hiện nguyện vọng, tình cảm uống nước nhớ nguồn, ơn đền nghĩa trả của Đảng, chính quyền, nhân dân xã Long Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu đối với các bậc hiền nhân khai sinh mảnh đất Long Phước, các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho tổ quốc, đem lại cuộc sống phồn vinh cho thế hệ hôm nay.

Caåm Phaû: Baûn saéc hieän ñaïi vaø phaùt trieån

Xaõ Long Phöôùc vôùi truyeàn thoáng Ñeàn ôn ñaùp nghóa

(Tiếp theo trang 20)

Hồng Hiếu

Page 17: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44(Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

17ÑÔØI SOÁNG ÑOÂ THÒ - XAÂY DÖÏNG NOÂNG THOÂN MÔÙI

Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn về mọi mặt của tỉnh Thanh Hóa,

nhưng sau hơn hai năm thực hiện chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, huyện Thường Xuân đã có nhiều cách làm sát thực, đem lại hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện và tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với huyện Sầm Tớ tỉnh Hủa Phăn nước bạn Lào

Huyện xác định vấn đề đầu tiên trong triển khai thực hiện Chỉ thị 03, là từng cấp Ủy và mỗi cán bộ phải nghiên cứu kỹ văn bản, nắm vững chủ trương, quan điểm chỉ đạo của cấp trên; đánh giá đúng tình hình của địa phương, đơn vị để xây dựng chương trình, kế hoạch hành động sát thực, phù hợp. Việc xác định các chủ trương, giải pháp phải cụ thể, tránh dàn trải, nhất là khắc phục triệt để tình trạng sao chép văn bản của cấp trên…100% số Chi, Đảng bộ, các cơ quan, đơn vị đã xây dựng từng việc cụ thể, thiết thực gắn với chức năng, nhiệm vụ. Cùng với việc phát huy tính tự giác nêu gương của đội ngũ cán bộ các cấp, Huyện ủy; các tổ chức Đảng phát huy tốt vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với những nội dung đăng ký của cán bộ trong triển khai thực hiện. Giải pháp này góp phần rất quan trọng “chữa trị” căn bệnh quan liêu, hành chính, mệnh lệnh trong một bộ phận cán bộ hiện nay.

Để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 03, năm 2013 Huyện ủy Thường Xuân chỉ đạo việc đăng ký việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh” của các tổ chức, cá nhân phải cụ thể, sát thực và chủ đề này phải trở thành nội dung sinh hoạt Đảng thường xuyên…Mỗi Cán bộ, đảng viên đăng ký phấn đấu làm tốt hơn năm 2012, đăng ký khắc phục hiệu quả khuyết điểm sau kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương IV. Bộ phận thường trực giúp Ban Thường vụ thực hiện Chỉ thị 03 của huyện tập hợp, công khai để theo dõi thực hiện và chấn chỉnh trong sinh hoạt Chi bộ Đảng .

Căn cứ vào kết quả thực hiện, huyện tổ chức sơ kết đánh giá và chọn 3 Đảng bộ làm điểm gồm Thị Trấn, Vạn Xuân, Công an huyện. Và tiến hành kiểm tra trực tiếp các xã như Tân Thành, Ngọc Phụng, Lương Sơn, Luận Khê, Xuân Lộc…chỉ ra những mặt còn tồn tại hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện…

Trước đây việc ma chay cưới xin ở một số xã của Thường Xuân còn theo lối cũ tốn kém…Nay nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đã tiến bộ hơn rất nhiều. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng đã triển khai thực hiện các nội dung làm theo gắn với nhiệm vụ chuyên môn…Đồng thời, huyện cũng quan tâm trú trọng tới việc vun đắp mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với huyện Sầm Tớ nước bạn Lào bằng cách tạo điều kiện để nhân dân các thôn, bản hai bên biên giới qua lại, trao đổi, mua bán hàng hóa, học tập kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế. Năm 2012, Đoàn thanh niên tình nguyện của Thường Xuân sang hỗ trợ giúp đỡ nhân dân huyện Sầm Tớ với các hoạt đông như: Khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân cụm bản Mường Săm, tặng quà cho hộ

nghèo, học sinh nghèo vượt khó... Tạo điều kiện cho nhân dân huyện Sầm Tớ sang khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí và chuyển lên bệnh viện tuyến trên…Hai huyện thường xuyên phối kết hợp, tổ chức tuần tra chung, bảo vệ an toàn đường biên, cột mốc.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Bí thư huyện ủy Thường Xuân, Đ/c Đỗ Xuân Nam cho biết: “Thực hiện tốt Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị đã giúp huyện xây dựng được đội ngũ cán bộ thực sự là những “công bộc” của nhân dân, phát huy tính tự giác thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những đơn vị chưa triển khai thực hiện nghiêm túc, còn mang tính hình thức huyện đã kịp

thời nhắc nhở, chấn chỉnh một cách nghiêm túc...”.

Chắc chắn việc triển khai thực hiện nghiêm túc, cách làm sát thực hiệu quả Chỉ thị 03 ở Thường Xuân, sẽ tạo được những bước chuyển biến mạnh mẽ từ tư tưởng, nhận thức đến hành động thực tế, không chỉ ở mỗi cán bộ đảng viên mà còn ở tất cả quần chúng nhân dân của Huyện, đặc biệt trong “Học tập nói và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”, góp phẩn quan trọng tạo bước đột phá trong phát triển mọi mặt của Thường Xuân, góp phần cùng những huyện, thị trấn…khác thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh Thanh Hóa, trong công cuộc đổi mới và hội nhập.

Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong

thời gian qua, Huyện ủy Hậu Lộc- Thanh Hóa đã có nhiều cách làm sát thực, hiệu quả cao, gắn với đặc thù một huyện đồng bằng ven biển có nhiều lợi thế nhưng cũng phải chịu không ít thiên tai do bão lũ gây ra. Nhiều năm thực hiện đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, nhất là từ khi triển khai Chỉ thị 03 đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày một phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, uy tín của Đảng trong mọi tầng lớp nhân dân ngày một vững chắc.

Sau hơn hai năm thực hiện Chỉ thị 03, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, huyện Hậu Lộc đã chỉ đạo các cấp Ủy xây dựng kế hoạch hướng dẫn các chi bộ trực thuộc tổ chức cho đảng viên ký cam kết nội dung “làm theo” với chi bộ, chi bộ ký cam kết với Đảng bộ. Nhờ vậy, 59 tổ chức Đảng và cơ sở Đảng ký cam kết với Huyện ủy về thực hiện các nội dung “làm theo” tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đều thực hiện tốt.

100% Chi bộ, Đảng bộ, cơ quan, đơn vị đã xây dựng ít nhất từ một đến hai phần việc cụ thể, thiết thực gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Điều đáng ghi nhận là nội dung các Chi, Đảng bộ ký cam kết thực hiện đến nay đã đạt hiệu quả, tạo được sự đồng thuận, tin tưởng trong quần chúng nhân dân. Nhiều xã, thị trấn khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm

vụ trọng tâm, trọng điểm trong phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh như xã Phú Lộc, Quang Lộc, Đại Lộc, Minh Lộc trong xây dựng nông thôn mới; mô hình cơ giới hóa nông nghiệp ở Phú Lộc, Lộc Sơn; trong phát triển chăn nuôi ở Minh Lộc, Liên Lộc; trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở xã Phú Lộc, Đa Lộc, Liên Lộc, Xuân Lộc; trong xây dựng nông thôn mới có nhiều xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên Văn Lộc, Phú Lộc, Hưng Lộc; quản lý và sử dụng đất đai tốt như Thịnh Lộc, Lộc Tân, Văn Lộc…Bước đầu hình thành các cụm, khu công nghiệp tập trung như cụm công nghiệp Song Lộc, Thị Trấn; cụm công nghiệp dịch vụ nghề cá Hòa Lộc giải quyết được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Đồng thời, các cơ quan, đơn vị khối hành chính sự nghiệp, khối doanh nghiệp cũng đã triển khai thực hiện các nội dung làm theo gắn với nhiệm vụ chuyên môn. Huyện ủy Hậu Lộc đã chỉ đạo đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành công việc thường xuyên của các tổ chức Đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, xem đây là một nội dung sinh hoạt định kỳ hàng tháng của tổ chức Đảng, đoàn thể.

Việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị trên địa bàn huyện Hậu Lộc đã có ảnh hưởng tích cực tới tư tưởng, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là vai trò của mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý. Điều này thể hiện trong việc thực hành

tiết kiệm, không tham nhũng, không tiêu cực trong sử dụng các nguồn tài chính công, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân và có ý thức trách nhiệm cao hơn trong công việc.

Trao đổi với chúng tôi, Bí thư huyện ủy Nguyễn Văn Ấp cho biết: “Huyện xác định đây là một việc làm thường xuyên mà mỗi Đảng bộ, Chi bộ sẽ lựa chọn, nghiên cứu học tập một cách sáng tạo, phù hợp, kết hợp chặt chẽ việc học tập với việc làm theo Bác một cách thiết thực, hiệu quả, nhất là học tập và kiểm điểm. Trên cơ sở thực tiễn công tác, góp phần tạo nên lối sống, tác phong lao động, làm việc, học tập theo tấm gương đạo đức của Người trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Trên cơ sở đó để tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn huyện”.

Tin rằng, với sự nỗ lực bền bỉ và sáng tạo, đặc biệt tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận của cán bộ nhân dân toàn Hậu Lộc, nhất là tinh thần trách nhiệm, sự tận tâm, nghiêm túc, điều hành, chỉ đạo sát sao… thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng… của Lãnh đạo Huyện Hậu Lộc-Hậu Lộc sẽ tiếp tục tạo dựng được những thành công, thành tích, kết quả khả quan mới trong triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hậu Lộc và huyện ngày càng phát triển ổn định, bền vững hơn, góp phần cùng các địa phương khác của Thanh Hóa thúc đẩy sự phát triển của tỉnh ngày càng phồn vinh, trong thời hội nhập.

Thanh Hoùa: Thöôøng Xuaân thöïc hieän noùi vaø laøm theo Chæ thò 03

Chæ thò 03 goùp phaàn taêng cöôøng söï laõnh ñaïo cuûa Ñaûng trong vieäc caûi thieän moâi tröôøng ñaàu tö kinh doanh

Hoàng Ninh-Minh Quang

Đ/c Đỗ Xuân Nam, Pho Bí thư Huyên ủy Thương Xuân

Hoàng Ninh-Minh Quang

Page 18: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44 (Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

18

Đường bộ:Bằng lái Việt Nam

tương ứng bằng ngoạiLà trao đổi của ông

Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục Trường Tổng Cục Đường bộ Việt Nam. Bởi Chương trình, giáo trình đào tạo hiện phù hợp với thực tiễn không những trong nước mà cả đối với nước ngoài.

Thực tế, việc dạy, học và sát hạch theo bộ 450 câu hỏi và quy trình mới là bước tiếp của việc hòa nhập với đào tạo lái xe ở khu vực và thế giới. Các nước tiên tiến như Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc…đều có các đoàn chuyên gia nhiều lần sang tìm hiểu, nghiên cứu tại Việt Nam. Việt Nam cũng đã tham gia ký kết với các nước ASEAN công nhận giấy phép lái xe của nhau. Vì vậy, giấy phép lái xe Việt Nam được các nước công nhận, đổi sang giấy phép lái xe nước ngoài tương ứng. Việc tăng câu hỏi, giảm thời gian thi và lắp đặt camera trong thi sát hạch cấp giấy phép lái xe nhằm nâng cao chất lượng đào tạo lái xe và mục tiêu cuối cùng là giảm tai nạn giao thông.

Lan Anh

Hà Nội:Tích cực ngăn chặn các vụ tai nạn GT

nghiêm trọngNhằm bảo đảm mục

tiêu ATGT hiệu quả hơn nữa, ngày 3-7, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu thực hiện ngay các giải pháp cấp bách ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trên địa bàn.

Theo đây, TP chỉ đạo kiểm tra, thanh tra các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, các bến xe, các cơ sở đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, trung tâm đăng kiểm các phương tiện cơ giới trên địa bàn. Phải đình chỉ hoạt động đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân, phương tiện vi phạm để xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đặc biệt, phải xem xét trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến việc cấp giấy phép lái xe, cấp đăng kiểm, cấp phép hoạt động đối với các phương tiện giao thông gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.

Hồng Ánh

Tai nạn GT giảm sâu trên cả ba tiêu chí

Theo thống kê của Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt (Bộ Công an), 6 tháng đầu năm tình hình TNGT trên cả nước có những diễn biến phức tạp, số vụ TNGT giảm nhưng gia tăng số người chết vì TNGT đặc biệt nghiêm trọng. Cả nước xảy ra hơn 15.000 vụ TNGT, làm chết hơn 5.000 người…

Tại Hà Nội, 6 tháng đầu năm, trên địa bàn TP đã xảy ra 935 vụ, làm chết 318 người, 739 người bị thương. So với cùng kỳ năm 2012, giảm 32,7% số vụ TNGT, số người chết giảm 3,3%, và số người bị thương giảm 2,5%. Ban ATGT TP đánh giá, TNGT trên địa bàn TP thời gian qua giảm sâu trên cả 3 tiêu chí. Về tình hình trật tự GT, tại Hội nghị trực tuyến triển khai Chỉ thị 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn TNGT

nghiêm trọng diễn ra vào ngày 6-7 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực của Hà Nội trong việc nỗ lực chấn chỉnh tình hình xe dù, taxi lộn xộn và chỉ đạo: “Tình hình bến xe, taxi dù bát nháo trên địa bàn Hà Nội đã được chấn chỉnh, có tiến bộ rõ rệt. Trong thời gian tới, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tiếp tục chấn chỉnh mạnh mẽ tình trạng này để có những đô thị văn minh. Đặc biệt, tăng cường tuần lưu, kiểm tra cơ động, tập trung vào những vùng ven, các tuyến Đại lộ để ngăn chặn tình trạng đua xe trái phép, cướp giật”…

Để đạt được mục tiêu đề ra, giảm 10% số vụ TNGT và 20% số điểm đen ùn tắc GT trong năm 2013, theo ông Nguyễn Văn Khôi, Phó Chủ tịch UBND TP, thời gian tới Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện những giải pháp đã đề ra. Trong đó, đối với các DN vận tải có nhiều phương tiện vi phạm sẽ tiến hành thu hồi Giấy phép kinh doanh; rà soát, sắp xếp lại các tuyến vận tải khách đang hoạt động tại các bến xe; chỉ đạo lực lượng CSGT, Thanh tra GTVT tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm trật tự ATGT tại các bến xe khách, khu vực xung quanh, các tuyến đường thường hay xảy ra vi phạm của xe khách liên tỉnh. Trên cơ sở này, sẽ xem xét cắt “nốt” các phương tiện vi phạm nhiều lần. Ngoài ra, sẽ tập trung kiểm tra các trung tâm đăng kiểm, cơ sở đào tạo sát hạch, cấp GPLX trên địa bàn TP…

Được biết ngay từ đầu năm 2013, UBND TP đã có kế hoạch đưa ra 9 nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình ùn

tắc giao thông, TNGT giảm rõ rệt. Các tuyến đường được chỉnh trang sạch đẹp, vỉa hè được sắp xếp gọn gàng, ý thức tham gia GT của người dân được nâng lên. Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác đảm bảo trật tự ATGT 5 tháng đầu năm 2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Hà Nội tập trung chỉ đạo và có các giải pháp hiệu quả làm giảm rõ rệt tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn.

PV

Bắc Giang:Tổ chức đổi mũ bảo

hiểm đạt chuẩnHội ND tỉnh đã phối

hợp với C.ty TNHH METRO VINA Việt Nam đang tổ chức chương trình đổi mũ bảo hiểm kém chất lượng lấy mũ bảo hiểm mới đạt chuẩn, có trợ giá cho ND. Thời gian thực hiện chương trình từ giữa tháng 5 đến hết tháng 7.2013. Cùng với chương trình này, hai ngành tổ chức tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông đường bộ cho ND.

Những hoạt động này nhằm thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Hội ND và Bộ Giao thông Vận tải về việc vận động hội viên ND tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

P.H

Đăng kiểm:

6 tháng hơn 1 triệu lượt xe được đăng

kiểmTheo báo cáo của Cục

Đăng kiểm VN, 6 tháng đầu năm 2013 đã có 1,014,021 lượt xe vào đăng kiểm, trong đó có 67,027 lượt xe khách).

Kết quả có 834,073 xe đạt tiêu chuẩn, 179,948 xe không đạt phải sửa chữa để kiểm định lại. Từ năm 2003 đến nay đã loại bỏ 85.841 xe ô tô hết niên hạn theo quy định, trong đó có 51.618 xe chở hàng và 34.223 xe chở người.

Đặc biệt, từ tháng 6/2011 các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới trên cả nước bắt đầu thực hiện kiểm tra thiết bị giám sát hành trình được trang bị trên xe cơ giới thuộc đối tượng quy định phải lắp đặt. Từ 01/7/2013 các đơn vị đăng kiểm tăng cường kiểm tra đối với thiết bị giám sát hành trình lắp trên xe cơ giới theo quy định tại Thông tư số 37/2011/TT-BGTVT, chỉ những xe lắp thiết bị mới được cấp Giấy chứng nhận và Tem kiểm định.

Đăng kiêm viên thưc hiên công đoan nhân dang phương tiên

Qua kiểm tra hồ sơ của 5 vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra từ đầu năm đến nay cho thấy, các phương tiện này đều được các Trung tâm đăng kiểm thực hiện đúng theo quy định. Cục Đăng kiểm Việt Nam đã yêu cầu lãnh đạo các TTĐK đã kiểm định các phương tiện liên quan đến các vụ tai nạn báo cáo cụ thể về việc thực hiện kiểm định đối với các phương tiện này và quán triệt tới toàn thể cán bộ, nhân viên trong TTĐK phải nghiêm túc thực hiện các quy định trong công tác kiểm định xe cơ giới.

Phạm Vũ

ÑAÕ UOÁNG RÖÔÏU BIA THÌ KHOÂNG LAÙI XE

Tọa đàm trực tuyến về giảm thiểu tai nạn

giao thông

Trước thực tế, thời gian qua, liên tiếp xảy ra những vụ

tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng do xe ô tô khách chạy tuyến cố định và ô tô tải gây ra. Mà nguyên nhân chính là do lái xe và các cơ sở kinh doanh vận tải vi phạm các quy định về an toàn giao thông; công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải còn bị buông lỏng, hiệu lực của công các tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm còn hạn chế - Nên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg yêu cầu tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn TNGT nghiêm trọng trong hoạt

động vận tải. Và Cổng TTĐT Chính phủ đã tổ chức tọa đàm trực tuyến “Chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông” với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đại diện doanh nghiệp vận tải hành khách…

Trí Dũng

Lãnh đạo Ủy Ban ATGT Quốc gia trao mũ bảo hiểm cho công nhân

Sáng ngày 18/6, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban

ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch Thường trực Uỷ ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng đã đến trao mũ bảo

hiểm cho cán bộ, công nhân, viên chức của T.CTy May 10 (May 10).

Hiện nay TCty May 10 đang sử dụng 10 ngàn lao động với 17 đơn vị đóng tại 7 tỉnh, TP trên cả nước. Với ý thức bảo đảm an toàn cho người lao động nói chung và ATGT nói riêng chính là bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, May 10 đã xây dựng được những tiêu chuẩn văn hoá doanh nghiệp như: Cấm uống rượu, bia trong giờ làm việc; lái xe ô tô, xe máy thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Vào thứ 2 hàng tuần, sau lễ chào cờ, ngoài các thông tin chung của ngành, của doanh nghiệp thì hoạt động tuyên truyền ATGT theo từng chuyên đề đã trở thành hoạt động thường xuyên được May 10 tổ chức. Từ đó mỗi cán bộ, công nhân May 10 trở thành một tuyên truyền viên tuyên

truyền vận động gia đình, người thân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật ATGT.

Thanh Huyền, Bí thư Đảng uỷ - TGĐ TCty May 10, ngoài việc chăm lo đủ điều kiện làm việc, sức khoẻ, thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước, thì May 10 luôn quan tâm công tác đảm bảo ATGT. Bằng nguồn phúc lợi của mình, May 10 sẽ trang bị 10 ngàn mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho cán bộ, công nhân, viên chức lao động trong toàn đơn vị.

Sau khi tặng mũ bảo hiểm cho cán bộ, công nhân, lao động, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Đinh La Thăng đi thăm dây chuyền sản xuất của May 10.

AN TOAØN GIAO THOÂNG

Page 19: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

Soá 43+44(Thaùng 7/2013)

THÔØI BAÙO

19

Đất nươc ta mỗi năm tổ chức nhiều cuộc cầu siêu cho cac vong hồn, đặc biêt vào dịp ngày rằm thang 7 (15/7 âm lịch). Nhiều ý kiến băn khoăn rằng, liêu cac vong hồn co nghe thấu và siêu thoat?

Trước những băn khoăn này, nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã cho biết: “Tôi xin khẳng định, cầu siêu như vậy giúp đỡ được rất nhiều, cho nhiều thế giới khác nhau”. Một lần, chúng tôi tổ chức đại lễ cầu siêu ở Bến Tre, hôm đó gió rất lớn. Cạnh hội trường có một cây sứ rất cao to. Khi vị đại đức đọc kinh, cái cây ấy cứ nghiêng dần về phía ngược chiều gió rồi bật gốc đổ rầm xuống nơi ông đang đứng trong sự ngạc nhiên, lo sợ của những người dự khán. Tôi giải thích với họ rằng, không phải sợ hãi. Đó là tín hiệu cho thấy hàng ngàn hàng vạn vong hồn về dự khán. Lần khánh thành Bệnh xá Đặng Thùy Trâm ở Quảng Ngãi cũng vậy, mưa như trút nước khiến buổi lễ sẽ khó thực hiện đúng giờ. Có người ra chân tượng chị phát tâm xin ngưng mưa và thật kỳ lạ, cơn mưa nhỏ dần sau đó thì ngớt hẳn. Buổi lễ diễn ra đúng giờ suôn sẻ, ngay sau buổi lễ, trời lại tiếp tục mưa…Những trải nghiệm thực tế giúp tôi hiểu rằng, anh linh những người đã khuất vẫn tồn tại, sẵn sàng lắng nghe và đã thấu tỏ tấm lòng người sống.

Năm 2005, miền Trung tan tác sau cơn bão số 7. Chưa kịp hoàn hồn thì đã có tin cơn bão số 8 sức gió mạnh hơn sẽ tràn vào bờ biển sau 3 ngày nữa. Các đồng nghiệp miền Trung gọi vào cho tôi than thở: “Dân miền Trung khổ quá rồi. Có cách nào xin thôi bão được không?”. Tôi nói, xem có vị lãnh đạo nào thành tâm cùng anh em ăn chay, cầu nguyện và nhờ chùa gióng chuông trì chú cầu nguyện ngay trong ngày, chắc trời đất thấu hiểu. Họ làm theo, và như một phép mầu, cơn bão ấy chuyển hướng không vào đất liền nữa, các nước đặt tên cơn bão ấy là “Con bò rừng”.

Tôi nhớ nhất kỷ niệm một lần ở Côn Đảo là vì đoàn người năm ấy muốn vào nghĩa trang để thắp nhang cầu nguyện. Thế nhưng, không hiểu sao người quản trang nhất quyết không cho đoàn vào bên trong. Thấy lạ quá, tôi phát tâm tìm câu trả lời. Nhiều vong hồn ở nghĩa trang nói với tôi rằng: “Chúng tôi ở đây, quanh năm người thăm viếng hương khói rất nhiều. Còn nhiều anh em, đồng bào ta nằm giữa biển khơi. Xin hãy cứu giúp họ trước”. Đêm hôm đó, chúng tôi lập hương án trên bờ biển cầu siêu. Một cảnh tượng lạ lùng diễn ra. Càng tụng

kinh đến đâu, những vệt màu lạ bay lên đến đó. Hàng chục ngàn vong hồn hàng hàng lớp lớp vỗ tay hạnh phúc, một không khí hoan hỉ bao trùm. Hôm sau, chúng tôi vào lại nghĩa trang thì đã thấy người quản trang đợi sẵn, tay bắt mặt mừng vui vẻ mời vào. Ông không hề nhớ chuyện xảy ra hôm trước, tuồng như có vong hồn liệt sĩ bên trong nghĩa trang nhập vào, bắt ông phải làm như vậy.

Lại một lần khác, chúng tôi cầu siêu ở Lào Cai thì có rất nhiều vong hồn lính phía Trung Quốc nhờ cứu giúp. Cả đoàn phải nhờ người qua bên kia, tìm một ngôi chùa cầu nguyện để gửi linh hồn họ vào đó. Người trải nghiệm tâm linh nhiều như chúng tôi đều nhận thấy trong thế giới ấy cũng có những cơ duyên kỳ lạ, những điều kỳ diệu, hấp dẫn chưa nhiều người chạm tới. Những năm tháng tìm mộ, có những trường hợp tôi nhớ mãi. Ví dụ như: Mộ liệt sĩ tên Hoa thì tìm thấy trên đất bà Nở (Hoa nở), hoặc hài cốt liệt sĩ Đức ở trên đất ông Đạo (Đạo Đức)...đó là những cơ duyên thú vị như thế. Lại nhớ, lúc tìm ra mộ của một tỉnh ủy viên ở nghĩa trang. Lãnh đạo tỉnh tất tả có ý dời mộ ông lên hàng đầu, cao nhất nghĩa trang. Hồn ông tỉnh ủy viên nhập vào con trai nói rằng: “Hãy để tôi nằm yên cùng anh em, đồng đội”. Lãnh đạo tỉnh hầu như lần đầu gặp phải một hiện tượng tâm linh lạ lùng và thiêng liêng như vậy, ai cũng ngỡ ngàng. Cuối cùng, họ quyết định làm theo di nguyện của người đã khuất.

*Và ánh linh Phật phápSuốt những năm tháng hoạt

động ngoại cảm và cả về sau này, điều mà tôi luôn trăn trở cùng bạn đọc là làm sao để vong hồn siêu thoát về những cảnh giới tốt đẹp hơn? Hàng chục năm như người tìm đường, tôi đã tìm ra “kho báu” mang tên: Phật

pháp. Phật pháp ở nước ta cũng đã có lịch sử lâu đời và sức cuốn hút không cần phải khẳng định lại. Còn tôi nhận thấy đường tu ắt phải thú vị và hấp dẫn lắm. Mỗi lần nhìn tượng đức Phật đều toát lên niềm an vui tự tại. Lần tôi theo đoàn lên núi Trúc Lâm Yên Tử, một vị TGĐ trong đoàn lần đầu biết đến sự tích vua Trần Nhân Tông đi tu lập nên Thiền phái này, ông cảm phục và nhận ra tu theo Phật pháp không phải cực khổ hành xác mà là nơi đạt đến vui sướng, hạnh phúc thực sự. Ông về ăn chay niệm phật luôn từ đó. Riêng tôi đi nhiều nơi và gặp nhiều người mới thấy rằng: Làm một người đứng đầu đơn vị mà hướng tâm thực hành Phật pháp thì không chỉ giúp mình mà còn giúp được nhiều người dưới mình. Giám đốc một doanh nghiệp tôi vừa gặp kể rằng, ông niệm phật ăn chay trường nhiều năm qua. Trong khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp ông vẫn làm ăn ổn định, đơn hàng đến đều đặn. Ông coi đó là nhờ ánh sáng Phật pháp soi đường.

Một số vị lãnh đạo, chủ doanh nghiệp khác vốn là chỗ quen thân với tôi nhiều năm trước bị bệnh nan y đi chạy chữa ở khắp nơi trong và ngoài nước nhưng không thuyên giảm đã hỏi tôi còn giải pháp nào không về mặt tâm linh ? Tôi trả lời, bệnh của họ chỉ có trời Phật cứu, nếu tin vào tâm linh hãy thành tâm ăn chay niệm Phật. Thật kỳ lạ, hầu hết họ nói khối u lúc trước to như trái chanh thì sau khi họ ăn chay, niệm Phật, hướng thiện đã dần dần nhỏ đi, teo dần. Một số rất vui

mừng đã đi hẳn vào con đường tu.Nhiều người hỏi tôi làm thế nào

để thấy đức Phật hiển linh? Tôi cho rằng duyên đến và chỉ đến với người vững tin, kiên nhẫn. Lần tôi ở một ngôi chùa tại Đà Nẵng, cả đạo tràng đang trì chú thì mưa to. Thật kỳ lạ là nơi phật tử ngồi, bán kính chừng 10m không có mưa, không ai bị ướt. Có lần cầu siêu ở Nghệ An, hàng ngàn người dự, bỗng có ánh hào quang Đức Quán Thế Âm hiện ra trong không trung. Tôi và nhiều nhà ngoại cảm khác biết rằng những lúc như vậy, Bồ Tát đã hiển linh, đã thấu tỏ lòng người. Trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi là lần cùng các nhà ngoại cảm khác thỉnh tượng đức thánh Trần và tượng Quán Thế Âm lên đỉnh Fansipan. Đường đi gian khổ mất 3 ngày 2 đêm từ Sapa mới lên tới đỉnh. Người Mèo dẫn đường lên đỉnh núi rất e ngại vì chưa thấy đoàn người cao tuổi nào đi. Lên được đỉnh Fansipan phải là người trẻ, còn phải rèn luyện thể lực hai tháng mới đi được. Đoàn người hôm đó chỉ có sức mạnh là ý chí và niềm tin, cuối cùng cũng lên được đỉnh. Đỉnh núi âm u, mây phủ, điều kiện áp suất thấp rất khó thở, buồn nôn khiến người thường chỉ nán lại 15 phút rồi quay về. Tôi cùng 7 nhà tâm linh khác đi đến một quyết định táo bạo: Ở lại một đêm tụng kinh tĩnh tâm cầu nguyện trên đỉnh núi. Thật kỳ lạ, dù đã lớn tuổi nhưng không ai hề hấn gì. Trước khi đi một tuần tất cả đều ăn chay. Mấy ngày leo núi cũng chỉ ăn chay nhưng ai cũng khỏe mạnh lạ thường. Đến sáng, đoàn người tiếp tục trì chú niệm Phật thì bỗng thấy mặt trời mọc. Có vài người trong đoàn đều cảm nhận tín hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát hiển linh. Vì trên đỉnh núi ấy rất hiếm khi nhìn thấy mặt trời. Chợt nhớ lời thầy Huyền Diệu rằng Fansipan là một trong những ngọn núi linh thiêng nhất thế giới, một Kailash của Việt Nam, quả đúng không sai.

Còn nhiều câu chuyện khác không thể kể hết. Tựu trung lại, thế giới tâm linh bao la và rộng lớn, có những cõi giới cao hơn thế giới con người đang sống rất nhiều. Không có trợ lực từ các thế giới ấy, con người khó nhận ra giá trị của cuộc sống. Tâm linh là hành trình đưa con người đến với những điều tốt đẹp, cho con người chúng ta một tâm thế sống và xa hơn nữa là một tâm thế khi rời xa thể phách này. Nếu nhận diện được điều ý nghĩa kỳ diệu này là đã đến được với điểm xuất phát của hành trình thiêng liêng đó rồi. “Người nào đặt tâm linh cao hơn vật chất tức là đã gieo mầm hạnh phúc. Chinh phục con người bằng tâm linh tức là đã mang đến hạnh phúc. Tâm linh là một “vũ khí”. Nơi nào tâm linh mạnh, ở đó có chiến thắng và sự trường tồn”, theo Hòa thượng Thích Huyền Diệu.

theokienthucnet

Nhà ngoai cảm Nguyễn Văn Nha cung cac đồng sư trong hành trình lên đinh Fansipan

PHÖÔNG ÑOÂNG HUYEÀN KYØØ

Linh öùng laï trong leã caàu sieâu vaø tuïng kinh nieäm Phaät

Bảo Ngọc Lam

* Giấy phép hoạt động báo chí: Số 1144/GP-Bộ TT&TT, ngày 25/7/2011 Q. Tổng Biên tập: Lại Thanh Bình.* Văn phòng Ban biên tập: Tầng 03, Cung Triển lãm Quy hoạch Quốc gia, phố Đỗ Đức Dục - Mỹ Đình - Từ Liêm - Hà Nội; Điện thoại: 08049573 - 08049574 - 08049575 * Fax: 08049575. Trình bày: Dương Quỳ. * Văn phòng Đại diện phía Nam: Tại TP. Hồ Chí Minh: Số 21/3A1, đường TA 16, phường Thới An, quận 12, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.66577378 - 0903525409 * Fax: 083.8116684* Văn phòng Đại diện tại khu vực Bắc Trung bộ: Tại Nghệ An: 20 Đường Trường Thi - TP. Vinh * ĐT: 0383847540 - 0913273696. Tại Hà Tĩnh: Sở Kế hoạch & Đầu tư - Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh - TP. Hà Tĩnh * ĐT: 0904050657. * Tài khoản: 0521101078008. Ngân hàng TMCP Quân ðội * In tại Công ty CP In Trần Hưng. Giá bán tại Việt Nam: 5.300đ

THÔØI BAÙO

Trụ sở: Tầng 7 Số 65 - Văn Miếu(Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Page 20: Mk chuyen in 25 7-20 trang 3

THÔØI BAÙO

Nằm cách TP. Hạ Long 30km, diện

tích 48,6 ha, trong đó địa hình chủ yếu đồi núi chiếm 84,6%, cùng với hơn 50km đường bờ biển - Cẩm Phả có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là than đá với tổng tiềm năng ước tính khoảng 3 tỷ tấn. Đó là chưa kể đến tài nguyên đá vôi, nước khoáng, đất và nước…thuận lợi cho ngành đánh bắt thủy hải sản phát triển; diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp cũng mang lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, tiềm năng du lịch như những di tích lịch sử, thắng cản như: Đền Cửa Ông, đảo Vũng Đục, đảo Nêm trong vịnh Bái Tử Long với nhiều hang động kỳ thú, đảo Rều-nơi có hàng ngàn con khỉ, vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược, vừa là địa chỉ tham quan hấp dẫn, thu hút hàng vạn khách du lịch mỗi năm…

Vững vàng vượt khó, nên năm 2012, kinh tế xã hội của địa phương đã đạt được những thành quả nhất định. Đặc biệt sự kiện, tháng 2/2012, Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính Phủ về việc thành lập TP Cẩm Phả, đã góp phần tạo đà, động lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Với quyết tâm cao và phát huy tinh thần đoàn kết sáng tạo, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của UBND Tỉnh, Thành ủy và HĐNDTP, sự nỗ lực của các cấp ban ngành, cộng đồng các doanh nghiệp, và nhân dân các dân tộc trên địa bàn TP… Nên thời gian qua, nhất là 6 tháng đầu năm 2013, kinh tế xã hội của Cẩm Phả vẫn giữ được sự ổn định, duy trì nhịp độ tăng trưởng khá, an sinh xã hội được bảo đảm, an ninh-quốc phòng được giữ vững, tạo tiền đề hướng

tới xây dựng Cẩm Phả là TP công nghiệp và cảng biển đến năm 2020, tầm nhìn 2030…

Là một TP có tỉ trọng công nghiệp chiếm tới 2/3 trong cơ cấu kinh tế, nên một số ngành nghề là mũi nhọn trọng điểm của địa phương như: Công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, nhiệt điện, xi măng... đặc biệt đây là trung tâm sản xuất than của tỉnh Quảng Ninh, với các mỏ than như: Cọc Sáu, Đèo Nai, Mông Dương... cùng với tuyến đường sắt dùng chuyên chở than chạy dọc thị xã đến nhà máy Tuyển than Cửa Ông, chở đá đến nhà máy sản xuất xi măng. Ngoài các C.ty, tập đoàn lớn, hiện nay trên địa bàn TP có khoảng 900 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động sản xuất với nhiều nghành nghề. 6 tháng đầu năm 2013, tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm ước

đạt 546 tỷ đồng đạt 54% KH thành phố (tăng 9.5% so với cùng kỳ); tổng sản lượng công nghiệp của TP ước đạt 7.901 tỷ đồng (tăng 2,3% so với cùng kỳ), các sản phẩm công nghiệp đều tăng, than sạch đạt 15.720tr tấn, đá xây dựng đạt 286 nghìn m3; Tổng giá trị sản xuất các nghành nông - lâm - thủy sản

đạt 65.972 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp đạt 279.9 ha; lâm nghiệp sản lượng khai thác gỗ đạt 27.290 m3 (tăng 9.9%), thủy sản khai tác đạt 1.529 tấn (tăng 4.3% so với cùng kỳ)… Đặc biệt, Chương trình xây dựng nông thôn mới

Caåm Phaû: Baûn saéc hieän ñaïi vaø phaùt trieån

BÁO CÁO KIỂM TOÁNVề Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012

của Công ty Cổ phần Cầu 14 - Cienco 1

Kính gửi: Các Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Cầu 14 - Cienco 1

Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012 của Công ty Cổ phần Cầu 14 – Cienco 1 (gọi tắt là “Công ty”) được lập ngày 20 tháng 03 năm 2013 từ trang 5 đến trang 24 kèm theo. Báo cáo tài chính kèm theo không nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận chung tại các nước khác ngoài Việt Nam.

Trách nhiệm của Ban Giám đốc và Kiểm toán viên

Như đã trình bày trong Báo cáo của Ban Giám đốc tại trang 2, Ban Giám đốc Công ty có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính này dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán.

Cơ sở của ý kiến

Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các Chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng các Báo cáo tài chính không có các sai sót trọng yếu. Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra, trên cơ sở chọn mẫu, các bằng chứng xác minh cho các số liệu và các thuyết minh trên Báo cáo tài chính. Chúng tôi cũng đồng thời tiến hành đánh giá các nguyên tắc kế toán được áp dụng và những ước tính quan trọng của Ban Giám đốc cũng như đánh giá về việc trình bày các thông tin trên Báo cáo tài chính. Chúng tôi tin tưởng rằng công việc kiểm toán đã cung cấp những cơ sở hợp lý cho ý kiến của chúng tôi.

Ý kiến kiểm toán

Theo ý kiến chúng tôi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) của hạn chế phạm vi kiểm toán và vấn đề không thống nhất trong xử lý kế toán nêu trên, Báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012, phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHCho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012

Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh

Năm 2012 Năm 2011

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01 VI.1 224.064.085.816 216.241.197.143

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

10 VI.1 224.064.085.816 216.241.197.143

4. Giá vốn hàng bán 11 VI.2 209.273.791.589 206.374.336.892

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

20 14.790.294.218 9.866.860.251

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.3 330.866.091 984.438.068

7. Chi phí tài chínhTrong đó: Chi phí lãi vay

2223

VI.4 3.669.326.3189.892.830.277

(958.501.684)17.202.618.316

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 6.777.742.863 7.686.396.795

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

30 4.674.091.128 4.123.403.208

11. Thu nhập khác 31 VI.5 7.936.374.923 9.578.823.976

12. Chi phí khác 32 VI.6 7.595.265.851 9.498.602.064

13. Lợi nhuận khác 40 341.109.072 80.221.912

14. Lợi nhuận kế toán trước thuế 50 5.015.200.200 4.203.625.120

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

51 VI.7 877.660.035 1.050.906.280

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

60 4.137.540.165 3.152.718.840

18. Lãi cơ bản cổ phiếu 70 VI.8 690 525

Coâng ty coå phaàn caàu 14 - Cienco 1Ñôn vò anh huøng trong thôøi kyø ñoåi môùi

Truï sôû chính: Soá 144/95 Ñöôøng Vuõ Xuaân Thieàu - quaän Long Bieân - Haø NoäiÑieän thoaïi: 04 38276447 Fax: 04 38276133

Website: http://congtycau14.vn Email: [email protected]

Đỗ Thúy

(Xem tiếp trang 16)