module 6: long ghep gdptbvesd.ehou.edu.vn/wp-content/uploads/2014/07/module-6-long... · web...

41
Teaching and Learning for a Sustainable Future © UNESCO 2010 MÔ - ĐUN 6: TƯƠNG LAI BỀN VỮNG LỒNG GHÉP VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY GIỚI THIỆU Giáo dục vì sự PTBV đưa ra cách tiếp cận toàn diện để cải cách giáo dục. Cải cách mở rộng ra ngoài phạm vi các môn học riêng lẻ và đòi hỏi sự chú ý của giáo viên, các nhà quản lÍ, các cơ quan xây dựng và thiết kế chương trình giáo dục. Lồng ghép các mục tiêu, khái niệm và những kinh nghiệm học tập của giáo dục vì sự PTBV vào giáo trình và các chương trình giảng dạy thực sự là một phần quan trọng của cải cách giáo dục: Tiền đề căn bản của giáo dục vì sự bền vững đó là: do có sự tổng thể và sự phụ thuộc lẫn nhau trong mọi hình thái cuộc sống, vì thế nên phải có nỗ lực thống nhất và tổng thể để hiểu cuộc sống và đảm bảo sự phát triển liên tục. Điều này đòi hỏi cả nghiên cứu lẫn hành động có tính liên ngành. Và dĩ nhiên điều này không có hàm ý rằng cần phải chấm dứt những chuyên ngành truyền thống. Sự tập trung chuyên ngành thường có ích, thậm chí cần thiết, trong việc đào sâu nghiên cứu để có những đột phá và khám phá to lớn. Nguồn: UNESCO (1997) Giáo dục vì một tương lai bền vững: Một tầm nhìn liên ngành để phối hợp hành động, đoạn 89. (Educating for a Sustainable Future: A Transdisciplinary Vision for Concerted Action, paragraph 89) Mô - đun này miêu tả cách lồng ghép giáo dục vì sự PTBV vào từng môn học và xuyên suốt 12 môn học hay chủ đề trong chương trình giảng dạy. Mô - đun này cũng chỉ ra sự phù hợp của giáo dục vì sự PTBV với mọi mục tiêu giáo dục và tìm hiểu những cách thức có thể tích hợp PTBV vào các buổi lễ trong năm học. MỤC TIÊU Đánh giá đúng tầm quan trọng của cả chương trình giảng dạy chính khoá và ngoại khóa trong việc thúc đẩy giáo dục vì sự PTBV Hiểu các cách định hướng chương trình giảng dạy vì sự bền vững trong nhà trường, thông qua mục tiêu giáo dục, các phương pháp

Upload: others

Post on 26-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Teaching and Learning for a Sustainable Future© UNESCO 2010

MÔ - ĐUN 6: TƯƠNG LAI BỀN VỮNG LỒNG GHÉP VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY

GIỚI THIỆU

Giáo dục vì sự PTBV đưa ra cách tiếp cận toàn diện để cải cách giáo dục. Cải cách mở rộng ra ngoài phạm vi các môn học riêng lẻ và đòi hỏi sự chú ý của giáo viên, các nhà quản lÍ, các cơ quan xây dựng và thiết kế chương trình giáo dục.

Lồng ghép các mục tiêu, khái niệm và những kinh nghiệm học tập của giáo dục vì sự PTBV vào giáo trình và các chương trình giảng dạy thực sự là một phần quan trọng của cải cách giáo dục:

Tiền đề căn bản của giáo dục vì sự bền vững đó là: do có sự tổng thể và sự phụ thuộc lẫn nhau trong mọi hình thái cuộc sống, vì thế nên phải có nỗ lực thống nhất và tổng thể để hiểu cuộc sống và đảm bảo sự phát triển liên tục. Điều này đòi hỏi cả nghiên cứu lẫn hành động có tính liên ngành. Và dĩ nhiên điều này không có hàm ý rằng cần phải chấm dứt những chuyên ngành truyền thống. Sự tập trung chuyên ngành thường có ích, thậm chí cần thiết, trong việc đào sâu nghiên cứu để có những đột phá và khám phá to lớn.

Nguồn: UNESCO (1997) Giáo dục vì một tương lai bền vững: Một tầm nhìn liên ngành để phối hợp hành động, đoạn 89. (Educating for a Sustainable Future: A Transdisciplinary Vision for Concerted Action, paragraph 89)

Mô - đun này miêu tả cách lồng ghép giáo dục vì sự PTBV vào từng môn học và xuyên suốt 12 môn học hay chủ đề trong chương trình giảng dạy. Mô - đun này cũng chỉ ra sự phù hợp của giáo dục vì sự PTBV với mọi mục tiêu giáo dục và tìm hiểu những cách thức có thể tích hợp PTBV vào các buổi lễ trong năm học.

MỤC TIÊU

Đánh giá đúng tầm quan trọng của cả chương trình giảng dạy chính khoá và ngoại khóa trong việc thúc đẩy giáo dục vì sự PTBV

Hiểu các cách định hướng chương trình giảng dạy vì sự bền vững trong nhà trường, thông qua mục tiêu giáo dục, các phương pháp giảng dạy liên ngành, các môn học khác nhau và nhiều sự kiện tổ chức trong năm học; và

Thúc đẩy cách tiếp cận lồng ghép giáo dục vì sự PTBV vào chương trình giảng dạy

CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Chương trình giảng dạy là gì?

2. Dạy và học liên ngành

3. Lồng ghép thông qua các mục tiêu giáo dục

4. Lồng ghép thông qua hoạt động học tập ở mọi chủ đề môn học.

5. Các dịp lễ trong năm học

6. Tổng kết

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Breiting, S. and Meyer, M. and Morgensen, F. (2005) Quality Criteria for ESD-Schools: Guidelines to Enhance the Quality of Education for Sustainable Development, EU-COMENIUS 3 network ‘School Development through Environmental Education’ (SEED).

Dandell, K., Ohman, J and Ostman, L. (2005) Education for Sustainable Development: Nature, School and Democracy, Studentlitteratu, Lund.

Fien, J. (2002) Education and Sustainability: Reorienting Australian Schools for a Sustainable Future, Tela Papers, No. 8. Australian Conservation Foundation, Melbourne.

Hren, B. and Birney, A. (2004) Pathways: A Development Framework for School Sustainability, WWF, Godalming, Surrey.

Reid, A. et al. (2008) Participation and Learning: Perspectives on Education and the Environment, Health and Sustainability, Springer, Dortrecht.

Scott, W. and Gough, S. (2003) Sustainable Development and Learning, Framing the Issues, Routledge Falmer, London.

Sterling, S. (2002) Sustainable Education: Re-visioning Learning and Change, Green Books, Bristol.

Sterling, S. et al (2005) Linking Thinking: New Perspectives on Thinking and Learning for Sustainability, WWF Scotland.

Wals, A., Shallcross, T., Robinson, J. and Pace, P. (Eds) (2006) Creating Sustainable Environments in Our Schools, Trentham Books, Stoke-on-Trent, Staffordshire.

XÂY DỰNG MÔ - ĐUN

Mô - đun này do Bernard Cox, John Fien và Clayton White viết cho UNESCO dựa trên rất nhiều hoạt động và tài liệu về Học về một môi trường bền vững (UNESCO – ACEID). Mô - đun này cũng dựa trên tài liệu của chương trình Sáng kiến Chương trình giảng dạy Giáo dục Môi trường tại Nam Phi và các ấn phẩm của chương trình, Chính sách môi trường và Kế hoạch quản lý trong trường học.

103

HOẠT ĐỘNG 1: CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY LÀ GÌ?Hãy mở sổ tay học tập để bắt đầu hoạt động này.

Mô - đun này tập trung vào các cách khác nhau mà nhà trường và giáo viên có thể làm để lồng ghép giáo dục vì sự PTBV xuyên suốt mọi lĩnh vực của chương trình giảng dạy.

MỘT MÔ HÌNH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY

Mô hình chương trình giảng dạy này miêu tả các lĩnh vực khác nhau của đời sống học đường. Tất cả các yếu tố của mô hình này đều ảnh hưởng đến trải nghiệm về học tập của học sinh.

Nhấn chuột vào các lĩnh vực khác nhau trong mô hình để tìm hiểu xem các lĩnh vực và yếu tố này có thể đóng góp như thế nào đối với một tương lai bền vững.

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY

Nếu chương trình giảng dạy được định nghĩa là “sự tổng hợp của tất cả các hoạt động dạy và học chính thức cũng như không chính thức được cung cấp trong nhà trường”, thì giáo dục vì sự PTBV không phải là một môn học mới chỉ cần thêm vào khung chương trình giảng dạy. Mà giáo dục vì sự PTBV là một khía cạnh cần được nhấn mạnh trong mọi lĩnh vực của học đường.

Liệu một khung chương trình giảng dạy có thực sự đạt được mục tiêu này hay không, điều này chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Mặc dù có nhiều yếu tố vượt quá khả năng của nhà trường hay một giáo viên, nhưng có nhiều việc mà nhà trường và giáo viên có thể làm được, bao gồm các hoạt động như sau:

Dạy và học liên ngành (hoạt động 2)

Lồng ghép thông qua các mục tiêu giáo dục (hoạt động 3)

Lồng ghép thông qua các hoạt động học tập ở tất cả các môn học (hoạt động 4)

Các ngày lễ trong năm học (hoạt động 5).

104

Câu hỏi 1: Hãy xác định và viết vào sổ tay học tập của bạn:

Hai hoạt động nào trong số các hoạt động này bạn thấy dễ làm nhất? Tại sao?

Hai hoạt động nào bạn thấy khó làm nhất? Tại sao?

Những câu trả lời này sẽ được sử dụng trong hoạt động tổng kết.

105

HOẠT ĐỘNG 2: DẠY VÀ HỌC LIÊN NGÀNH Để học tập có ý nghĩa đòi hỏi học sinh phải tổng hợp từ nhiều góc nhìn khác nhau hơn là chia phần những gì học được thành các “hộp” kiến thức rời rạc. Vì thế, giáo viên cần linh hoạt và có kĩ năng tiếp cận và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn và chuyên ngành khác nhau.

Để giải quyết các vấn đề xã hội đòi hỏi có thông tin đầu vào từ nhiều môn học hoặc chuyên ngành. Giống như việc bên ngoài lớp học nhiều chuyên gia cần làm việc chung với nhau để giải quyết các vấn đề trên thế giới, thì trong lớp học các môn học cũng không nên bị tách rời một cách không cần thiết.

Giáo viên có thể tập trung vào dạy và học có tính liên ngành trong chính lớp học, ví dụ thông qua việc chọn các chủ đề và ví dụ dạy học. Hoạt động này sẽ nêu ra một ví dụ về giảng dạy liên ngành. Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng là các giáo viên cần phối hợp và hợp tác với nhau để giúp học sinh có cơ hội tổng hợp kiến thức xuyên suốt qua các môn học và các năm học.

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG VỀ GIẢNG DẠY LIÊN NGÀNH

Hãy nghiên cứu tình huống sau đây về một lớp học tìm hiểu về vấn đề giao thông tại địa phương.

Đã từ lâu, giao thông bên ngoài trường học trở nên rất tồi tệ. Vì thế, một cô giáo và các em học sinh 12 tuổi trong lớp học của cô đã tiến hành nghiên cứu về nhu cầu qua đường an toàn của người đi bộ để cải thiện tình hình. Đầu tiên, học sinh quyết định khảo sát để đếm số lượng xe qua lại theo cả hai chiều. Các em tính toán vận tốc trung bình của các phương tiện đi lại, phần trăm các phương tiện vượt quá tốc độ cho phép và phần trăm xe cộ không thể dừng lại trong một khoảng cách hợp lí. Những học sinh này cũng đếm số người qua đường và xác định thời gian nhiều người đi bộ nhất. Kết quả của khảo sát giao thông được trình bày dưới dạng các bảng biểu và cột.

Những kết quả này đã được đem so sánh với hướng dẫn của chính quyền địa phương về vạch kẻ qua đường cho người đi bộ. Sau đó, các em học sinh đã viết một báo cáo về mức độ nguy hiểm trong việc qua đường để đến trường và vị trí tốt nhất cho vạch kẻ qua đường. Các bản báo cáo này bao gồm dữ liệu, thông số, hình ảnh, và các bản kế hoạch.

Cho đến nay, chính quyền địa phương chưa đưa ra nhiều hành động nhiệt tình tiếp theo. Vì thế, các em học sinh đang làm việc với các tổ chức địa phương để gây áp lực buộc chính quyền phải có hành động.

Nguồn: Tổng hợp từ Gough, N. (1992) Blueprints for Greening Schools, Gould League, Melbourne, trang 86.

106

HOẠT ĐỘNG 3: LỒNG GHÉP THÔNG QUA CÁC MỤC TIÊU GIÁO DỤC Hãy mở sổ tay học tập để bắt đầu hoạt động này.

Chương trình học quá tải là nỗi lo của rất nhiều giáo viên. Càng ngày, giáo viên càng cảm thấy không có đủ thời gian để giảng dạy hết được tất cả các tài liệu đang được bổ sung vào khung chương trình. Vì thế, rất nhiều giáo viên cảm thấy phải ưu tiên các môn chính như là ngôn ngữ, toán, khoa học tự nhiên và xã hội… trong chương trình học hơn là những môn có tính liên ngành như giáo dục vì sự PTBV.

Tuy nhiên, có thể nhìn nhận vấn đề này theo một cách khác.

Các mục tiêu giáo dục, đặc biệt ở mục tiêu về thái độ và kĩ năng là như nhau ở hầu hết các môn học trong chương trình. Giảng dạy về sự bền vững nhấn mạnh vào các kĩ năng như tư duy sáng tạo và phản biện, giải quyết vấn đề, ra quyết định, phân tích, hợp tác, lãnh đạo và giao tiếp. Vì thế, đó là một cách rất tốt để đạt được các mục tiêu giáo dục mà không gặp phải vấn đề quá tải chương trình.

Đây là những ví dụ về các mục tiêu xuyên suốt chương trình giảng dạy mà giáo dục vì sự PTBV có thể đáp ứng:

Thái độ và giá trị

Quan tâm đến cộng đồng

Tôn trọng niềm tin và ý kiến của người khác

Tôn trọng những dẫn chứng và lập luận hợp lí

Khoan dung và rộng mở.

Kĩ năng

Kĩ năng giao tiếp

Ví dụ

Diễn đạt quan điểm qua nhiều phương tiện khác nhau và

Tranh luận rõ ràng và chính xác.

Kĩ năng tính toán

Ví dụ

Thu thập, phân loại và phân tích dữ liệu, và

Giải thích số liệu thống kê.

Kĩ năng học tập

Ví dụ:

107

Tìm kiếm, phân tích, giải thích và đánh giá thông tin từ nhiều nguồn, và

Tổng hợp và lập kế hoạch dự án.

Kĩ năng giải quyết vấn đề

Ví dụ

Xác định được nguyên nhân và hậu quả của vấn đề, và

Hình thành các ý kiến hợp lí và phát triển những đánh giá khách quan.

Kĩ năng cá nhân và xã hội

Ví dụ:

Làm việc hợp tác với người khác, và

Có trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể.

Kĩ năng về công nghệ thông tin

Ví dụ:

Thu thập thông tin và điền vào cơ sở dữ liệu; và

Thúc đẩy việc tìm kiếm bằng cách sử dụng công nghệ thông tin.

Nguồn: Tổng hợp từ Monroe, M. và Cappaert, D. (1994) Integrating Environmental Education into the School Curriculum, National Consortium for Environmental Education and Training, University of Michigan, Ann Arbor, trang 3-5.

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU

Đọc tình huống về việc học sinh khảo sát vấn đề giao thông ở địa phương một lần nữa

Câu hỏi 2: Hãy tìm một ví dụ trong giờ học giao thông địa phương để mô tả các kĩ năng và thái độ - những điều rất quan trọng cho việc học vì một tương lai bền vững - được tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh như thế nào.

Câu hỏi 3: Có thể đưa vào những hoạt động học tập nào khác tăng cường khả năng học của học sinh?

108

HOẠT ĐỘNG 4: LỒNG GHÉP THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ở TẤT CẢ CÁC MÔN HỌC Hãy mở sổ tay học tập để bắt đầu hoạt động này.

Ở điều kiện lí tưởng nhất là giáo dục vì sự PTBV nên được lồng ghép trong toàn bộ chương trình học ở trường, với mọi môn học, ở mọi cấp học, giải quyết các lĩnh vực của sự bền vững theo một khía cạnh nào đó.

Một số môn học với đặc thù nội dung có nhiều cơ hội lồng ghép hơn những môn khác, nhưng tất cả các môn học đều có vai trò rất quan trọng.

VAI TRÒ CỦA NHỮNG MÔN HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN NAY

Hoạt động này sẽ minh họa rằng có thể lồng ghép giáo dục vì sự PTBV trong rất nhiều môn học.

Hãy đọc các ví dụ về cách thúc đẩy học vì một tương lai bền vững thông qua mục tiêu và chủ đề trong nhiều môn học xuyên suốt chương trình giảng dạy

Nghiên cứu nông nghiệp

Kinh tế gia đình

Các môn nghệ thuật

Toán

Thương mại và kinh doanh

Thủ công và Công nghệ

Tiếng mẹ đẻ

Ngoại ngữ

Khoa học

Giáo dục Sức khỏe và Thể chất

Nghiên cứu xã hội

Nguồn: Tổng hợp từ Gough, N. (1992) Blueprints for Greening Schools, Gould League, Melbourne, trang 80-81.

Hãy kết nối những hoạt động dạy học với các môn học phù hợp.

Câu hỏi 4: Hãy tìm ba môn học mà bạn thích dạy. Với mỗi môn học, hãy liệt kê ít nhất ba hoạt động học tập có thể được phát triển để lồng ghép việc học vì một tương lai bền vững.

109

Hãy xem bảng sau về các hoạt động học tập và 12 môn học.

GIẢNG DẠY VỀ HIẾN CHƯƠNG TRÁI ĐẤT

Hiến chương Trái đất là một tuyên ngôn về sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các sinh vật sống và các sự vật trên Trái đất. Đây cũng là một tuyên bố về các nguyên tắc và giá trị cần thiết để xây dựng hợp tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Trọng tâm của Hiến chương Trái đất là sự phát triển con người bền vững. Làm thế nào để có thể đưa các nguyên tắc và giá trị trong Hiến chương Trái đất vào dạy ở các môn học khác nhau trong chương trình?

Hãy xem lại bản tóm tắt những điểm phù hợp của Hiến chương Trái đất để đưa vào giảng dạy trong các môn học sau:

Các môn nghệ thuật

Ngôn ngữ

Toán học

Khoa học

Công nghệ

110

HOẠT ĐỘNG 5: CÁC NGÀY LỄ TRONG NĂM HỌCHãy mở sổ tay học tập để bắt đầu hoạt động này.

Các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc đã thỏa thuận được với nhiều nước trên thế giới về việc chọn lựa một số ngày và tuần là dịp để kỉ niệm và ghi nhớ các chủ đề đặc biệt. Giáo dục là mục tiêu quan trọng của những ngày này và đây là cơ hội để giáo dục vì tương lai bền vững.

Lên lịch tổ chức các ngày lễ này trong năm học là một cách hiệu quả để thúc đẩy sự quan tâm về một tương lai bền vững

Câu hỏi 5: Trường bạn tổ chức kỷ niệm những ngày nào? Hãy liệt kê những ngày phù hợp về văn hóa và thích hợp với tình hình địa phương có thể tổ chức sự kiện trong lịch học?

Ngày 2 tháng 2 – Ngày Đất ngập nước Thế giới

Ngày 23 tháng 3 – Ngày Khí tượng học Thế giới

Ngày 7 tháng 4 – Ngày Sức khỏe Thế giới

Ngày 1 tháng 5 – Ngày Lao Động Thế giới

Ngày 15 tháng 5 – Ngày Gia đình Quốc tế

Ngày 18 tháng 5 – Ngày Bảo tàng Quốc tế

Ngày 5 tháng 6 – Ngày Môi trường Thế giới

Ngày 17 tháng 6 – Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa

Ngày 11 tháng 6 – Ngày Dân số Thế giới

Ngày 9 tháng 8 – Ngày Quốc tế về người bản địa

Ngày 8 tháng 9 – Ngày Quốc tế xoá mù chữ

Ngày 16 tháng 9 – Ngày Quốc tế về bảo vệ tầng Ozone

Ngày 17-19, tháng 9 – Ngày làm sạch thế giới

Ngày 21 tháng 9 – Ngày Quốc tế vì Hòa bình

Ngày 5 tháng 10 – Ngày Giáo viên Thế giới

Ngày 16 tháng 10 – Ngày Lương thực Thế giới

Ngày 24 -30 tháng 10 – Tuần lễ Giải trừ quân bị và Phát triển

Ngày 20 tháng 11 – Ngày trẻ em quốc tế

Ngày 10 tháng 12 – Ngày quyền con người

111

Nguồn: Tổng hợp từ A Year of Special Days: Justice, Peace and the Environment, Share-Net, Howick, South Africa, 1999.

Câu hỏi 6: Hãy liệt kê 3 kĩ năng của bạn để có thể khuyến khích người khác trong trường đưa việc tổ chức kỉ niệm những “ngày” này vào trong lịch học.

Câu hỏi 7: Hãy tìm 3 đồng nghiệp mà bạn tin là sẽ sẵn sàng tham gia vào nhóm tổ chức những lễ kỉ niệm này. Họ có những kĩ năng gì?

Hãy tìm hiểu những Ngày Quốc tế khác trong hệ thống Liên hợp quốc.

112

HOẠT ĐỘNG 6: TỔNG KẾTHãy mở sổ tay học tập để bắt đầu hoạt động này.

Hoạt động tổng kết mô - đun: Hãy nhìn lại các hoạt động và bài tập của mô - đun để kiểm tra xem bạn đã làm xong chưa. Bổ sung và hoàn tất các phần để kết thúc mô - đun.

Hoạt động 1 miêu tả 12 cách để lồng ghép các mục tiêu và chủ đề giáo dục vì sự PTBV vào trong chương trình giảng dạy

Mô - đun này tập trung chủ yếu vào bốn hoạt động sau

Dạy và học liên ngành (hoạt động 2)

Lồng ghép thông qua các mục tiêu giáo dục (hoạt động 3)

Lồng ghép thông qua các hoạt động học tập ở tất cả các môn học (hoạt động 4)

Các ngày lễ trong năm học (hoạt động 5).

Câu hỏi 8: Trong bốn hoạt động trên đâu là (i) hoạt động dễ thực hiện nhất và (ii) hoạt động khó thực hiện nhất ở trường của bạn? Tại sao?

113

XÂY DỰNG MỘT CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÌ SỰ PTBV TRONG TRƯỜNG HỌCLồng ghép vào giáo dục đòi hỏi nhà trường có một chính sách toàn diện và sự hợp tác của tất cả các giáo viên trong trường, cũng như của sinh viên, phụ huynh và cộng đồng rộng lớn bên ngoài.

Để xây dựng chính sách/qui định, nhà trường có thể đi theo sáu bước sau:

1. Bầu một người làm điều phối viên

2. Công bố dự thảo chính sách/qui định

3. Hội đồng chính sách họp, phê duyệt

4. Thực hiện các kế hoạch hành động

5. Tiến hành quá trình rà soát chương trình trường học

6. Đánh giá và rút kinh nghiệm.

Câu hỏi 9: Hãy liệt kê các bước bạn sẽ làm thu hút sự ủng hộ cho quyết định phát triển chính sách về giáo dục vì sự PTBV tại trường của bạn.

Các vấn đề giao thông tại địa phươngĐã từ lâu, giao thông bên ngoài trường học trở nên rất tồi tệ. Vì thế, một cô giáo và các em học sinh 12 tuổi trong lớp học của cô đã tiến hành nghiên cứu về nhu cầu qua đường an toàn của người đi bộ để cải thiện tình hình. Đầu tiên, học sinh quyết định khảo sát để đếm số lượng xe qua lại theo cả hai chiều. Các em tính toán vận tốc trung bình của các phương tiện đi lại, phần trăm các phương tiện vượt quá tốc độ cho phép và phần trăm xe cộ không thể dừng lại trong một khoảng cách hợp lí. Những học sinh này cũng đếm số người qua đường và xác định thời gian nhiều người đi bộ nhất. Kết quả của khảo sát giao thông được trình bày dưới dạng các bảng biểu và cột.

Những kết quả này đã được đem so sánh với hướng dẫn của chính quyền địa phương về vạch kẻ qua đường cho người đi bộ. Sau đó, các em học sinh đã viết một báo cáo về mức độ nguy hiểm trong việc qua đường để đến trường và vị trí tốt nhất cho vạch kẻ qua đường. Các bản báo cáo này bao gồm dữ liệu, thông số, hình ảnh, và các bản kế hoạch.

Cho đến nay, chính quyền địa phương chưa đưa ra nhiều hành động nhiệt tình tiếp theo. Vì thế, các em học sinh đang làm việc với các tổ chức địa phương để gây áp lực buộc chính quyền phải có hành động.

Nguồn: Tổng hợp từ Gough, N. (1992) Blueprints for Greening Schools, Gould League, Melbourne, trang 86

114

Ví dụ về học tập vì một tương lai bền vững trong các môn học hiện nayNghiên cứu nông nghiệp

Giáo dục nông nghiệp tạo ra một cơ hội tuyệt vời để dạy về một số chủ đề và vấn đề bền vững nghiêm trọng, bao gồm an toàn thực phẩm, dinh dưỡng và sức khỏe, cũng như ô nhiễm nước ngầm từ các chất hóa học nông nghiệp, xói mòn đất đang ngày càng gia tăng, các loài động thực vật hoang dã đang bị đe dọa tuyệt chủng, thiếu năng lượng, và bảo tồn đất và nước. Có rất nhiều cơ hội cho học sinh được trải nghiệm trực tiếp liên quan đến các vấn đề này.

Các môn nghệ thuật

Các môn nghệ thuật biểu diễn và trực quan có thể phát triển nhận thức về thẩm mĩ và sự nhạy cảm đối với cả môi trường tự nhiên và nhân tạo. Các chương trình học nghệ thuật nên đưa các yếu tố của cả môi trường tự nhiên và nhân tạo vào hoạt động học tập cho học sinh. Cũng nên nhìn nhận vai trò của nghệ thuật như là một phương tiện truyền tải các thông điệp về một tương lai bền vững đến mọi người. Nghệ thuật là một phương tiện mạnh mẽ để có thể diễn tả những ý tưởng và cảm xúc về sự bền vững. Và nghệ thuật có thể là một phương tiện để củng cố những mối liên kết gắn bó giữa con người với con người và giữa con người với Trái đất.

Môn Thương mại và Kinh doanh

Môn Thương mại tạo cơ hội để nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh doanh, các ngành công nghiệp và sự bền vững. Môn học này còn có thể giúp học sinh học cách làm thế nào để quản lý các nguồn tài nguyên cẩn thận, để lập kế hoạch cho tương lai và để áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức trong việc ra quyết định về tài chính.

Môn Ngôn ngữ mẹ đẻ

Tất cả khía cạnh của ngôn ngữ học đều có một vai trò quan trọng trong việc giáo dục vì sự PTBV. Nhiều yếu tố về tương lai bền vững có thể trở thành chủ đề rất hay cho những bài viết sáng tạo.

Những tài sản văn học quốc gia – thơ, văn xuôi, kịch, v.v. cũng nói về những mối quan hệ giữa con người với các nền văn hóa khác và với hành tinh, theo nhiều hình thức biểu đạt thú vị, nhạy cảm và khơi gợi tư duy.

Ngoại ngữ

Các chương trình học ngoại ngữ có thể tạo cơ hội tuyệt vời để xây dựng định hướng toàn cầu trong nghiên cứu sự bền vững. Điều này đặc biệt đúng ở các cấp học cao hơn với nhiều ấn phẩm bằng ngoại ngữ hiện nay có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo.

Môn Sức khỏe và Giáo dục thể chất

Giáo dục sức khỏe là một trong những môn học quan trọng nhất liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của sự bền vững. Cả sức khỏe thể chất và tinh thần đều phụ thuộc vào môi trường tự nhiên và nhân tạo có chất lượng cao. Các chủ đề như các chất hóa học độc hại ở

115

nhà và nơi làm việc, ô nhiễm không khí và nguồn nước, nhu cầu về các hoạt động giải trí lành mạnh cả trong nhà và ngoài trời, và mối liên hệ giữa tiếng ồn và sức khỏe… đều quan trọng khi cân nhắc xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe.

Trong những năm gần đây, sự phát triển của các kĩ năng hoạt động ngoài trời đã trở thành một phần quan trọng trong chương trình giáo dục thể chất. Trọng tâm bao gồm: bơi xuồng, đi du lịch, cắm trại, câu cá và các hoạt động ngoài trời khác. Chương trình giáo dục thể chất đã trở thành một phương tiện để truyền đạt các chủ đề như hành vi đạo đức với cuộc sống hoạt động bên ngoài, lợi và hại trong việc săn bắn, các hoạt động bên ngoài theo lối tiêu thụ hoang phí hay không, và mối quan hệ giữa chất lượng môi trường tới sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.

Môn Kinh tế gia đình

Môn Kinh tế gia đình tạo ra cơ hội để rà soát các chủ đề như sử dụng và tiết kiệm năng lượng, việc sử dụng bao bì quá mức và xử lí chất thải rắn, tái sử dụng, phụ gia thực phẩm hóa học, chất hóa học độc hại trong nhà, và các chủ đề khác liên quan đến lối sống.

Toán học

Giải pháp cho các vấn đề bền vững thường phụ thuộc vào việc thu thập, phân tích dữ liệu và truyền thông về kết quả. Toán học là công cụ quan trọng cho công việc này. Rất nhiều các khái niệm toán học có thể được miêu tả bằng các trải nghiệm và ví dụ từ môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế và chính trị

Môn Thủ công và Công nghệ

Giáo dục vì sự PTBV quan tâm tìm hiểu các hậu quả tương tác giữa công nghệ và các nguồn tài nguyên. Giáo dục vì sự PTBV cũng tìm hiểu các vấn đề xung quanh việc ứng dụng công nghệ mới.

Môn Khoa học

Môn Khoa học đem đến rất nhiều cơ hội xoay quanh các chủ đề bền vững. Một phần quan trọng của giáo dục vì sự PTBV bao gồm nội dung các khoa học khác nhau. Ví dụ, rất quan trọng để nhấn mạnh vào phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và nghiên cứu về mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và xã hội. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu chỉ coi giáo dục vì sự PTBV như khoa học tự nhiên bởi vì ngành khoa học nhân văn, khoa học xã hội và nghệ thuật cũng như là các lĩnh vực khác của chương trình giảng dạy cũng đóng những vai trò chủ chốt.

Xã hội học

Các chính sách ở cấp địa phương, tỉnh thành, quốc gia và toàn cầu đều được quyết định dựa trên bối cảnh của các tổ chức xã hội và các giá trị nhân văn. Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu xã hội hay bộ môn khoa học xã hội (như là địa lí, lịch sử, khoa học chính trị, nhân chủng học, xã hội học, tâm lí học, v.v) đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu về các kế hoạch và hành động thay thế có thể làm thế nào để ảnh hưởng đến một tương lai bền vững.

116

Ví dụ mẫu về các hoạt động học tậpNghiên cứu nông nghiệp

Giúp người nông dân trồng cây để chống xói mòn

Tham gia hoặc thành lập các nhóm chăm sóc đất

Xây dựng và giữ gìn vườn trường hoặc một trang trại của trường học, chọn các loài thích hợp với điều kiện địa phương

Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến việc chăn nuôi các động vật bản địa

Kiểm tra sự phù hợp của hành lang bảo vệ các loài động vật hoang dã với việc quản lí nông nghiệp bền vững

Thảo luận về mối quan hệ giữa người tiêu dùng và người sản xuất chính.

Các môn nghệ thuật

Vẽ và sơn màu để giúp học sinh có sự nhạy cảm với các nền văn hóa

Giải quyết mâu thuẫn qua các môn nghệ thuật trực quan và biểu diễn

Xây dựng lòng tự trọng, tự tin, sự sáng tạo như là một phương thức để giúp học sinh có khả năng tự đánh giá được những đóng góp của các em với cộng đồng

Phát triển kĩ năng cảm nhận và khả năng quan sát

Sáng tác, diễn giải và biểu diễn âm nhạc về các chủ đề quốc tế

Môn Thương mại và Kinh doanh

Tìm hiểu về tiêu thụ bền vững

Xem xét ý nghĩa và khuyến nghị của phát triển bền vững với một nền công nghiệp

Tìm hiểu về “xanh hoá” kinh doanh và công nghiệp

So sánh giá của các đồ đóng gói, ví dụ giấy với ni lông

Tìm hiểu về ham muốn và nhu cầu (cá nhân, gia đình, cộng đồng trường học, xã hội lớn)

Tìm hiểu về doanh nghiệp địa phương để so sánh các mức độ “sử dụng” và “phát thải”, sau đó đặt ra một kế hoạch quản lí để giảm các mức độ đó

Đánh giá các hoạt động của một ngành công nghiệp tại địa phương trên phương diện “giá” của sự ô nhiễm

Môn Ngôn ngữ mẹ đẻ

Sử dụng kịch, đóng vai và tranh luận giải quyết vấn đề để diễn tả thái độ và quan điểm về các vấn đề địa phương

117

Nghiên cứu, viết và công bố các bài viết cho báo, tạp chí dành cho thiếu nhi, cuốn sách nhỏ, bản tin, báo ngày, nhật kí

Thảo luận và tranh luận về các vấn đề bền vững để phát triển khả năng ngôn ngữ

Đọc truyện, tiểu thuyết, các vở kịch, thơ từ mọi nền văn hóa trên thế giới

Sử dụng các chương trình học về truyền thông để tìm hiểu các bộ phim về công bằng xã hội

Môn Ngoại ngữ

Sử dụng tài liệu về các vấn đề xã hội để luyện tập và phát triển kkả năng ngoại ngữ

Viết thư xây dựng quan hệ bạn bè quốc tế

Tiến hành các cuộc nói chuyện đơn giản về những bức tranh mô tả thức ăn từ các nước khác

Nghiên cứu về một vấn đề ở cộng đồng địa phương như là một phần của chương trình trao đổi ngôn ngữ

Tìm hiểu những cách thức đa dạng mà các nền văn hóa khác nhau đối xử với môi trường và trân trọng môi trường

Môn Sức khỏe và giáo dục thể chất

Tiến hành các chương trình giảm thiểu rác thải trong trường học và tìm hiểu ảnh hưởng của rác thải với sức khỏe của con người và môi trường

Tìm hiểu về nhà bếp của trường học hoặc cửa hàng bán bánh kẹo cho học sinh ( ví dụ: đồ đựng, chất phụ gia thực phẩm, thuốc trừ sâu trong thức ăn, các sản phẩm hữu cơ, giá trị dinh dưỡng) và lên kế hoạch/tiến hành các hành động thích hợp để cải thiện bếp ăn ở trường hoặc cửa hàng bán bánh kẹo cho học sinh

Xem xét các vấn đề về tầng ô zôn và hiệu ứng nhà kính và kết nối các vấn đề này với các vấn đề sức khỏe con người và môi trường tự nhiên

Xác định một vấn đề địa phương có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, ví dụ như chất thải độc hại, quản lí/đốt chất thải bệnh viện

Tìm hiểu về các hóa chất có trong nguồn nước ở địa phương. Mức độ của chúng có an toàn không? Có mức độ nào ảnh hưởng đến sức khỏe con người?

Kinh tế gia đình

Tìm hiểu về vi khí hậu, thiết kế nội thất, quy hoạch cảnh quan và phát triển môi trường cá nhân

Tìm hiểu về mối quan hệ giữa sức khỏe của cá nhân với sức khỏe của môi trường

Tìm hiều về các chất phụ gia thực phẩm hóa học và các chất hóa học độc hại ở trong nhà

118

Tìm hiểu về nguồn gốc và cách sản xuất công nghệ thực phẩm, ví dụ, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm nhập khẩu với sản phẩm địa phương – giá cả, chất lượng, hậu quả của việc trồng nông sản để bán ở các nước phát triển phương Nam

Tìm hiểu về việc đóng gói quá mức, tái sử dụng, tiết kiệm năng lượng và xử lí rác thải

Môn Toán học

Tìm hiểu, đánh giá và tính toán các xác suất bằng cách sử dụng dữ liệu nhân khẩu

Tính toán khoảng cách, chiều dài, góc, sử dụng môi trường tự nhiên và xã hội

Thu thập và trình bày số liệu về sử dụng nước với mục đích tiết kiệm nước

Phát triển các kĩ năng toán căn bản thông qua các ví dụ thực tế ở cộng đồng địa phương

Kiểm toán năng lượng sử dụng thông qua các thiết bị đánh giá, thiết bị đọc, tính toán chi phí và tiết kiệm

Kiểm tra chi phí/hiệu quả của các phương thức tiết kiệm năng lượng

Giải thích các thống kê về các xu hướng và phát triển xã hội

Môn Thủ công và công nghệ

Xây dựng hướng dẫn cho ngành/khoa thủ công/công nghệ, ví dụ, xử lí các chất độc hại, bán/sử dụng các sản phẩm tái chế/đền bù, không mua gỗ rừng nhiệt đới, các kĩ thuật giảm thiểu chất thải

Tìm hiểu nguồn gốc của gỗ và việc sử dụng gỗ, và những khuyến nghị cho bảo tồn và phát triển ở các nước phát triển phương Nam.

Xem xét các mặt lợi và hại của chất liệu và nguồn tài nguyên có thể tái sinh với tổng hợp

Tìm hiểu các khái niệm như là bảo tồn, tối thiểu hóa chất thải, thiết kế môi trường, công nghệ thân thiện với môi trường, các nguồn tài nguyên có thể tái sinh hoặc không thể tái sinh

Khoa học

Tìm hiểu về các thay đổi hóa học tới bầu khí quyển do hoạt động của con người và công nghiệp gây nên

Giám sát chất lượng nước và nghiên cứu ảnh hưởng của các lượng ôxy khác nhau tới sự sống

Thu thập hạt giống, trồng và nhân giống

Tìm hiểu khía cạnh vật lí của việc sản xuất năng lượng từ các nguồn nguyên liệu có thể tái sinh và không thể tái sinh và các tác động môi trường

Nghiên cứu về lưới thức ăn và hệ sinh thái và ảnh hưởng của các phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu và rác thải.

119

Tìm hiểu về khoa học của sự nóng lên toàn cầu

Mời chuyên gia địa phương nói chuyện về vấn đề khoa học

Xã hội học

Tìm hiểu các cách thức đa dạng mà các xã hội khác nhau đối xử và trân trọng môi trường

Diễn kịch/đóng vai để xác định những quan tâm khác nhau về một vấn đề phát triển

Đánh giá đúng vai trò của giá trị trong những mâu thuẫn về tương lai

Tiến hành các cuộc nghiên cứu tại địa phương để xem xét mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo

Tìm hiểu hồi ức của người dân về việc sử dụng đất đai trong quá khứ bằng cách sử dụng kĩ năng nghiên cứu lịch sử qua lời kể

Hiểu thấu đáo ý nghĩa của các khái niệm về phát triển bền vững, quyền quản lí và bảo tồn

Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và chính phủ trong những hoạt động quốc tế

120

Các môn nghệ thuật sáng tạoChủ đề chính

Làm một hoạt động sáng tạo về một nơi nào đó có ý nghĩa đặc biệt với cá nhân

Lời mở đầu Hiến chương Trái đất tuyên bố rằng “Sự lựa chọn là của chúng ta: xây dựng một mối hợp tác toàn cầu để bảo vệ Trái đất và tất cả chúng ta hay chấp nhận rủi ro phá huỷ cuộc sống của chúng ta và sự đa dạng của sự sống. Cần có những thay đổi cơ bản trong hệ giá trị, thể chế và cách sống của chúng ta. Chúng ta phải nhận thấy rằng khi các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng, sự phát triển của con người trước tiên phải là “trở thành nhiều hơn” chứ không phải “có nhiều hơn”.”

Nguyên tắc 14b lưu ý nhu cầu “Khuyến khích sự đóng góp của nghệ thuật và nhân văn cũng như khoa học vào giáo dục bền vững”.

Cơ sở lí luận

Giống như các môn học khác, môn nghệ thuật sáng tạo có đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu.

Thông qua các môn nghệ thuật sáng tạo, bạn có thể diễn tả những quan tâm, lo lắng của bạn về môi trường theo nhiều cách thức kết nối trái tim và khối óc, cảm xúc và trí tuệ. Rất nhiều thứ chúng ta coi trọng ở một địa điểm không thể đo đếm được bằng khoa học nhưng có thể tìm cách thể hiện được trong nghệ thuật, ví dụ như những cảm hứng tinh thần và những trải nghiệm mới mẻ của nhiều người tại khung cảnh thiên nhiên hoang dã hoặc tại những địa điểm linh thiêng như Nhà thờ Hồi giáo hay Nhà thờ Thiên Chúa giáo.

Để bắt đầu nghĩ về tương lai của Trái đất, điểm xuất phát tốt có thể chính là một địa điểm mà bạn biết rất rõ. Nơi mà bạn đã xác định có thể trong hiện tại hay tương lai, có nguy cơ bị đe dọa từ các kế hoạch phát triển của chính quyền địa phương, ô nhiễm hoặc thậm chí là phá rừng.

Các hoạt động

Tìm một nơi đặc biệt với bạn. Nơi này có thể lớn hay nhỏ tùy bạn, nhưng nên là nơi bạn thích đến, và nơi khiến cho bạn cảm thấy thoải mái

Nếu có thể hãy đi thăm lại nơi đặc biệt này và nghĩ về việc tại sao nơi đó lại đặc biệt với bạn

Tiến hành nghiên cứu để xác định liệu hiện tại và tương lai có những đe dọa nào đối với địa điểm này. Bạn có thể cần liên lạc với cơ quan địa phương hoặc một chuyên gia môi trường

Sáng tác một tác phẩm nghệ thuật để diễn tả ý nghĩa của nơi này đối với bạn, đồng thời cũng diễn tả hàm ý về bất cứ đe dọa nào có thể xảy ra. Sau đó chia sẻ tác phẩm này với bạn bè.

121

Mở rộng suy nghĩ của bạn để coi Trái đất như là một nơi đặc biệt và nghĩ xem bạn trân trọng những điều gì của Trái đất. Và suy nghĩ về những mối đe dọa hiện tại hay tiềm tàng với những giá trị này của Trái đất.

Xây dựng một tác phẩm nghệ thuật sáng tạo trong đó có thể diễn tả bất kì mối đe dọa nào, hoặc diễn tả cái nhìn của bạn về Trái đất như là một nơi đặc biệt.

Nếu bạn sáng tác tác phẩm nghệ thuật trực quan, thì phần chữ có thể được kết hợp vào nội dung hoặc đi kèm như “tiêu đề”. Nếu bạn viết một bản nhạc, thì phần chữ có thể là lời nhạc.

Ngôn ngữ học Các chủ đề chính

Liệu những từ ngữ được viết ra có thể tạo cảm hứng cho mọi người để thay đổi hành vi hay không?

Liệu những khái niệm chung toàn cầu có thể được dịch ra tất cả các thứ tiếng?

Liệu có các phong cách và thể loại khác để trình bày Hiến chương Trái đất không?

Lời mở đầu của Hiến Chương Trái đất tổng kết với tuyên bố rằng “Chúng ta khẩn thiết cần một tầm nhìn chung về hệ giá trị cơ bản để tạo ra một nền tảng đạo đức cho cộng đồng thế giới đang được hình thành. Do đó, cùng nhau, trong hi vọng, chúng ta khẳng định những nguyên tắc lệ thuộc lẫn nhau dưới đây để có được sự sống một cách bền vững như một chuẩn chung theo đó đạo đức của từng cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, chính phủ, các tổ chức xuyên quốc gia được định hướng và đánh giá.”

Cơ sở lí luận

Các tác phẩm viết đóng một vai trò quan trọng xuyên suốt lịch sử trong cả việc đưa thông tin cho mọi người và thúc đẩy hành động tạo ra thay đổi. Các bản tuyên ngôn, tiểu thuyết, thơ đã được sử dụng như một công cụ để thay đổi xã hội.

Có rất nhiều các bản Hiến chương và Tuyên ngôn được viết ra để giải thích các nguyên tắc căn bản và để tạo cảm hứng cho mọi người để hành động theo. Những văn bản như thế vừa để thông báo vừa để tạo cảm hứng.

Có rất nhiều các cuộc tranh luận về phong cách và thể loại của Hiến chương Trái đất, gồm các vấn đề như liệu nó nên: dài hay ngắn, viết theo phong cách tuyên bố hay dưới dạng mệnh lệnh, viết dưới dạng nghiêm trang (như văn bản luật pháp) hay ngôn ngữ văn thơ?

Vẫn còn nhiều tranh luận về việc có thể diễn tả các nguyên tắc Hiến chương/Tuyên ngôn theo cách nào đó để dịch ra như nhau cho tất cả các nền văn hóa hay không, có giới hạn nào cho thể loại ngôn ngữ và văn viết có thể truyền đạt hay không? Một số người còn tranh cãi về việc có hay không những nguyên tắc chung toàn cầu có ý nghĩa với mọi nền văn hóa.

122

Các hoạt động

Hãy cho ví dụ về các tác phẩm văn viết đã tạo được cảm hứng và thúc đẩy mọi người, và tác phẩm này được đánh giá như các tài liệu hay tuyên bố mang tính bước ngoặt

Xem xét hình thức và phong cách của các Hiến chương và Tuyên ngôn xuyên suốt lịch sử, ví dụ gồm có Thỏa hiệp Magna, Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền, đánh giá thể loại và phong cách của Hiến chương Trái đất

Viết một bài văn, bài thơ, truyện ngắn, vở kịch bản nhạc hoặc một bài diễn thuyết, để:

o Giải thích, miêu tả hoặc diễn tả một hay nhiều nguyên tắc trong Hiến chương/Tuyên ngôn;

o Trình bày một tuyên bố về một nguyên tắc theo đúng nghĩa;

o Diễn đạt hay phản ánh mối lo về môi trường;

o Tạo cảm hứng để mọi người hiểu về tầm nhìn của bạn về Trái Đất nên như thế nào trong 25 năm tới.

Toán học Các chủ đề chính

Đo lường các hệ sinh thái

Định lượng dấu chân sinh thái của chúng ta

Có gì trong tự nhiên chúng ta đánh giá cao nhưng lại không thể đo lường được?

Lời mở đầu của Hiến chương Trái đất đã tuyên bố rằng: “Sự kiên cường của cuộc sống cộng đồng và sự tồn tại tốt đẹp của loài người phụ thuộc vào việc bảo vệ một hệ sinh quyển lành mạnh với tất cả hệ sinh thái, quần thể thực vật và động vật phong phú, đất đai màu mỡ, nguồn nước trong sạch và không khí trong lành”.

Nguyên tắc số 5 của Hiến chương Trái đất đã thuyết phục chúng ta nên “Bảo vệ và phục hồi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Trái đất, với mối lưu tâm đặc biệt đến đa dạng sinh học và các quá trình tự nhiên đảm bảo duy trì sự sống”.

Cơ sở lí luận

Mức độ và quy mô mà môi trường Trái đất thay đổi do hoạt động con người đã tăng lên một cách đáng kể từ khi cách mạng công nghiệp diễn ra. Con người đã luôn tác động đến môi trường xung quanh ở một mức độ nào đó, nhưng những ảnh hưởng tích tụ của xã hội công nghệ hiện đại ngày nay đã ảnh hưởng toàn cầu.

Thực vật tự nhiên bị phá đi vì sản xuất nông nghiệp, định cư và công nghiệp; dòng chảy và chất lượng nước đang thay đổi bởi vì diện tích đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng và nước bị chặn lại vì nhu cầu sử dụng của con người; sự tiêu thụ năng lượng của con người tiếp tục tăng lên; các nguồn tài nguyên tái sinh đều đang bị khai thác quá mức; hàm lượng các chất

123

hóa học tổng hợp trong không khí đã thay đổi đáng kể trong hơn 100 năm qua, với những thay đổi sau đó trong sự cân bằng năng lượng trên Trái Đất và chế độ thời tiết.

Những thay đổi tự nhiên diễn ra với các trạng thái môi trường khác nhau, khi không có mặt của con người và xã hội công nghệ hiện đại. Và rất khó để xác định liệu một sự thay đổi về trạng thái môi trường là do sự thay đổi tự nhiên hay sự nhiễu loạn gây ra bởi hoạt động của con người. Rất cần thiết các đo lường định lượng chính xác về tình trạng môi trường để hiểu sự thay đổi toàn cầu. Điều này đòi hỏi việc đo lường sự thay đổi trong cấu trúc (ví dụ: đất che phủ) và trong quá trình (ví dụ: dòng chảy của nước), trong cả không gian (ví dụ: việc suy giảm rừng nhiệt đới nặng nề ở Côngô) và thời gian (gia tăng diện tích đất bị sa mạc hóa mỗi năm).

Đánh giá tác động môi trường đòi hỏi phải đo lường, tính toán về chi phí và lợi ích liên quan đến một dự án phát triển hoặc một hoạt động. Tuy nhiên rất nhiều thứ chúng ta đánh giá cao lại rất khó hay thậm chí là không thể đo đếm được về mặt tiền bạc. Liệu có cách nào để tính toán được những giá trị như thế?

Các hoạt động

Các hoạt động nên tập trung vào việc tính toán định lượng về tình trạng môi trường và các hoạt động của con người liên quan đến mức độ thay đổi, các cách đo lường tuyệt đối, tương đối và tích luỹ về sự thay đổi. Ví dụ, chọn một mẫu các nước giàu và nước nghèo về kinh tế: so sánh mức độ tiêu thụ năng lượng và ô nhiễm cacbon hàng năm theo đầu người giữa các nước, xác định lượng nước mỗi năm được dùng cho nông nghiệp, công nghiệp và tiêu thụ ở thành thị, so sánh con số này với lượng nước sẵn có cho tiêu thụ; xác định xem bao nhiêu thực vật bản địa bị xóa sổ ở các nước này mỗi năm, con số này thể hiện điều gì khi xem xét tính trên đầu người, và sự phân bố địa lí của những tổn thất này

Tiến hành kiểm toán năng lượng tại lớp học, trường hoặc gia đình của bạn, tính toán lượng năng lượng đã sử dụng, giấy và túi ni lông đã được tiêu thụ và vứt đi như thế nào; diễn giải tác động môi trường theo đơn vị năng lượng và quy ra tiền.Hãy liệt kê 10 thứ mà bạn đánh giá cao nhất và cố gắng quy chúng ra tiền. Ví dụ: Bạn sẵn sàng tính bao nhiêu tiền nếu mang bán chúng, hoặc mua chúng khi bạn không sở hữu. Điều gì là không thể, hoặc bạn sẽ không làm để mua bán những thứ này?

Rừng có giá như thế nào? Hãy nghĩ về tất cả những giá trị mà hệ sinh thái rừng đem lại; những giá trị nào trong số này không thể tính toán bằng tiền?

Khoa họcCác chủ đề chính

Trái đất có đang sống?

Trái đất là một “hệ thống phức tạp”

Con người và hệ sinh thái Trái đất

124

Lời mở đầu của Hiến chương Trái đất đã nêu rõ “Loài người là một phần của vũ trụ bao la đang từng ngày phát triển. Trái đất, ngôi nhà của chúng ta đang tồn tại với một cộng đồng sống duy nhất. Sức mạnh của tự nhiên đã làm cho sự tồn tại trở thành một cuộc phiêu lưu đầy thử thách và khôn lường, nhưng Trái đất đã cung cấp những điều kiện cơ bản cho sự tiến hoá của sự sống.”

Cơ sở lí luận

Khoa học ngày nay xem xét Trái đất như một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có 3 cặp hệ thống con có liên hệ mật thiết với nhau: vòng tuần hoàn sinh địa hóa toàn cầu (đặc biệt là cacbon, nitơ); vòng tuần hoàn nước toàn cầu và hệ thống khí hậu toàn cầu.

Sự sống nảy sinh trên Trái đất và tiếp tục tiến hóa, và trong quá trình tiến hoá đó, nó đã ảnh hưởng đến các hệ thống con, khiến cho môi trường Trái đất trở nên rất khác biệt với trạng thái khi không có sự sống. Phần lớn môi trường là kết quả từ các quá trình sinh - vật lí; sự sống và môi trường của Trái đất đã cùng nhau phát triển. Trong khi sự sống dựa vào môi trường của Trái đất, thì sự sống góp phần tạo ra các điều kiện môi trường để hỗ trợ sự sống.

Trong khi khoa học ngày nay đồng ý với khái niệm Trái đất là một “hệ thống”, vẫn có rất nhiều những tranh luận để xác định chính xác loại hệ thống mà Trái đất cấu tạo thành. Một vài người tranh cãi rằng Trái đất giống như là một hệ sinh vật sống, và rằng các hệ thống toàn cầu, như là vòng tuần hoàn sinh địa hóa học, có thể được coi như là “quá trình sinh lí của Trái đất”. Một số người khác nói rằng chỉ đơn giản coi Trái đất như một thực thể “đầy sức sống” cũng đủ rồi, và cần nhìn nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố sinh vật và phi sinh vật.

Nhà khoa học người Anh Lovelock đã đưa ra giả thuyết Gai cho rằng đời sống vận hành như một hệ thống quản lí chủ động, giữ cho môi trường của Trái đất trong một trạng thái tốt nhất để ổn định sự sống. Một vài người sử dụng lí thuyết Gai để suy luận rằng Trái đất điều khiển môi trường theo mục đích, hoặc để thúc đẩy những khái niệm về “một thiên nhiên thống nhất”. Những người khác thậm chí còn tranh luận rằng Trái đất sẽ “tự điều chỉnh” để đối mặt với các tác động môi trường xấu do hoạt động của con người, như là, “chúng ta không phải lo về các vấn đề môi trường bởi vì Trái đất sẽ tự nó chữa lành”.

Các hoạt động

Hãy kiểm tra xem đề xuất “Trái đất sống” được khoa học ủng hộ đến mức nào. Liệu chúng ta có thể đạt được những kết luận chắc chắn rằng Trái đất “sống” hay đơn giản hơn là “tràn đầy sự sống”? Những đặc điểm của một sinh vật sống là gì? Có phải quá trình trao đổi chất trong vòng tuần hoàn cacbon toàn cầu giống như vòng tuần hoàn máu ở động vật? Có phải Trái đất có vòng tuần hoàn sống gồm sinh ra, lớn lên và chết đi? Liệu một cái gì đó phải có khả năng sinh sản để sống?

Có thể được xác định những cơ chế nào mà nhờ đó các sinh vật sống tác động đến môi trường Trái đất (ví dụ: vòng tuần hoàn thực vật và nước, phát thải khí metan từ quá trình phân hủy kị khí ở các vùng đất ngập nước; cố định carbon và sản xuất ôxy từ thực vật phù du)? Những cơ chế phản hồi có ý nghĩa gì? Hãy so sánh thành phần hóa học của bầu khí quyển trên sao Hỏa với thành phần hóa học của bầu khí quyển Trái đất và liên hệ đến sự khác biệt giữa hai hành tinh.

Hãy tìm các ví dụ về hệ sinh thái ở trường học và ở nhà (ví dụ: tổ kiến, ổ mối). Điều gì khiến chúng trở thành một “hệ thống”? Hãy xây dựng một hệ sinh thái (ví dụ: đất,

125

phân xanh, sâu bọ). Hệ thống này cần những điều kiện bên ngoài nào để hoạt động (ví dụ: nước, năng lượng mặt trời)? Hãy xác định “các thành phần” hệ thống. Liệu có những đặc tính trội nào tạo ra từ hệ thống không (nghĩa là: liệu có đầu ra nào lớn hơn từng phần gộp lại)?

Công nghệCác chủ đề chính

Có giới hạn nào cho việc công nghệ có thể thay thế được các hệ sinh thái không?Công nghệ có thể hoặc là một phần của vấn đề hoặc là một phần của giải pháp

Điều 5b Hiến Chương Trái đất nêu rõ chúng ta nên “thiết lập và bảo vệ các khu bảo tồn sinh quyển và tự nhiên bền vững, bao gồm các khu vực biển, các vùng đất hoang dã, để bảo vệ các hệ thống hỗ trợ sự sống của Trái đất, duy trì đa dạng sinh học và bảo tồn các di sản thiên nhiên”.

Điều 5d chỉ rõ nhu cầu “Quản lí việc sử dụng các tài nguyên có thể tái tạo được như nước, đất đai, các sản phẩm của rừng và các sinh vật biển theo cách không vượt quá tốc độ tái tạo và bảo vệ các hệ sinh thái”.

Cơ sở lí luận

Các hệ sinh thái tự nhiên cung cấp rất nhiều hàng hóa và dịch vụ, bao gồm: nước và không khí sạch, đất đai màu mỡ, protein (ví dụ: cá đánh bắt từ đại dương, chăn nuôi cừu trên các cánh đồng cỏ tự nhiên); sợi (khai thác gỗ thương mại từ rừng); và chất đốt (gỗ thu lượm được bởi các cộng đồng địa phương để đun nấu và sưởi ấm).

Các “hàng hóa và dịch vụ” tự nhiên này được cung cấp bởi các hệ sinh thái “tự điều chỉnh” và “ tự duy trì”. Con người có thể can thiệp vào các hệ thống này đến mức khiến cho các hệ thống này sụp đổ hoặc ngừng hoạt động, ví dụ, khi khả năng đồng hóa ô nhiễm của các dòng sông bị vượt quá giới hạn, hoặc gỗ bị lấy từ rừng với tỉ lệ nhanh hơn khả năng mọc lại.

Để tiếp tục tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ tự nhiên, hoạt động của con người không thể vượt quá khả năng của các hệ sinh thái tự nhiên thích nghi với các xáo trộn và các tác động của việc sử dụng tài nguyên. Những giới hạn này xác định “hành lang sinh thái” mà những hoạt động của con người chỉ được diễn ra trong giới hạn đó. Có thể xác định được hành lang sinh thái này cho cả phạm vi của quá trình hệ sinh thái toàn cầu (ví dụ: khí quyển) và tại địa phương (ví dụ: một khu rừng).

“Các nhà lạc quan về công nghệ” không đồng ý với sự tồn tại của một hành lang sinh thái như thế, với lí luận rằng có thể thiết kế ra giải pháp công nghệ để thay thế cho bất cứ hàng hóa và dịch vụ nào được cung cấp bởi các hệ sinh thái tự nhiên. Những người khác tranh luận rằng có những chức năng nhất định của hệ sinh thái không thể thay thế bởi công nghệ, đặc biệt là những chức năng hoạt động với phạm vi toàn cầu như là các quá trình của khí quyển.

Thậm chí nếu công nghệ có thể cung cấp các biện pháp thay thế cho nhiều hàng hóa và dịch vụ tự nhiên, câu hỏi còn lại là liệu chúng ta có nên tiếp tục đi sâu vào con đường như

126

thế. Chúng ta có muốn xây dựng một thế giới nơi mà mọi sự sống đều dựa vào máy móc không?

Các hoạt động

Ghi lại các hàng hóa và dịch vụ do các hệ sinh thái địa phương và toàn cầu sản xuất ra. Xác định các ví dụ mà công nghệ được sử dụng để cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà trước đây các hệ sinh thái địa phương đã từng tạo ra (ví dụ: trồng cây, thả cá, hệ thống xử lí và làm sạch nước). Liệu công nghệ có thể thay thế những dịch vụ của hệ sinh thái toàn cầu như vai trò duy trì các chức năng bảo vệ của bầu khí quyền?

Bao nhiêu gỗ, chất đốt và thực phẩm đã được thu hoạch từ các hệ sinh thái tự nhiên? Nếu hệ sinh thái tự nhiên không hoạt động thì liệu công nghệ có thể cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng này? Khi nào công nghệ là một phần của vấn đề (ví dụ: gây ô nhiễm, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên tự nhiên) và khi nào thì nó là một phần của giải pháp (ví dụ: sản xuất hàng hóa với ít nguyên liệu hơn, ít năng lượng và giảm chất thải)?

Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mà không có khí quyển, và tất cả nhân loại sống dưới các thành phố có vòm – một thế giới không có động thực vật hoang dã. Xét về mặt công nghệ, liệu một thế giới như thế cho loài người có khả thi? Liệu đó có phải là thế giới mà chúng ta muốn sống?

127

Các ngày lễ kỉ niệm cho một tương lai bền vững

Ngày 2 tháng 2 – Ngày Đất ngập nước thế giới

Ngày 2 tháng 2 là ngày kỉ niệm việc kí hiệp định Ramsar về đất ngập nước năm 1971. Ngày Đất ngập nước thế giới nhìn nhận giá trị của đất ngập nước trong việc giữ tình trạng môi trường tốt và đa dạng sinh học.

Đất ngập nước có tầm quan trọng cả về sinh thái, thủy lợi và kinh tế. Chúng như là bọt biển điều chỉnh dòng chảy của hệ thống sông ngòi bằng cách thẩm thấu lượng nước dư thừa trong suốt mùa mưa và rồi giải phóng số nước đó vào mùa khô. Chúng cũng làm giảm đi áp lực của lũ, do đó bảo vệ sự phát triển dọc bờ sông.

Hệ thực vật của vùng đất ngập nước làm sạch nước bằng cách thẩm thấu bùn và chất thải. Các vùng đất ngập nước đang bị làm thoái hóa vì việc xây đập, trồng cây gây rừng (trồng cây ngoại lai đòi hỏi một số lượng nước lớn), chặt cây và giảm diện tích đất ngập nước cho hoạt động phát triển, các khu công nghiệp xả chất thải vào đất ngập nước và sự rỉ ra của chất thải nông nghiệp

Ngày 23 tháng 3 – Ngày Khí tượng học thế giới

Hội nghị về khí tượng học thế giới được họp lần đầu vào ngày 23 tháng 3 năm 1950. Ngày Khí tượng học thế giới là lễ kỉ niệm cho cuộc họp này và tập trung vào vấn đề thời tiết và không khí. Chúng ta giờ đã hiểu sự sống được duy trì như thế nào bởi các vòng tuần hoàn tự nhiên trong thiên nhiên. Thông qua sự “phát triển” của công nghiệp và nông nghiệp, con người đã làm thay đổi không khí, nước, các vòng tuần hoàn của ôxy và cácbon và khí hậu toàn cầu. Tất cả các yếu tố này duy trì sự sống trên Trái đất.

Ngày Khí tượng học thế giới nhắc chúng ta nhớ về sự phụ thuộc của chúng ta vào nước, không khí và các loại hình thời tiết. Chúng ta cần chịu trách nhiệm về khí quyển trong tương lai và biến đổi khí hậu bởi vì nguồn cung cấp thực phẩm hạn chế và dễ bị tổn thưởng của chúng ta và đời sống phúc lợi trên Trái đất hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng của không khí.

Ngày 7 tháng 4 – Ngày Sức khỏe thế giới

Tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại đều mong muốn một cuộc sống với sức khỏe tốt. Trong thực tế, rất nhiều người trên toàn thế giới đang bị ốm yếu. Ở các quốc gia phương Bắc, nhiều người phải chịu các bệnh liên quan đến lối sống như là ung thư, suy nhược thần kinh và tâm lí, bệnh liên quan đến tim mạch và các bệnh nghề nghiệp, nghiện đồ uống có cồn và chất gây nghiện. Người nghèo thì chịu các bệnh sinh ra từ nghèo đói. Suy dinh dưỡng, lao và các loại bệnh truyền nhiễm khác đang lan tràn trong các cộng đồng thiếu các điều kiện chăm sóc sức khỏe cơ bản.

128

Chúng ta đều cần tham gia vào nỗ lực để tạo ra tình trạng sức khỏe và phúc lợi đảm bảo cho tất cả mọi người. Điều này sẽ bao gồm cả sự cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và một môi trường trong sạch với nguồn nước có thể uống được và đầy đủ điều kiện vệ sinh, thức ăn, chỗ ở, và giáo dục cho người nghèo. Chúng ta cũng phải phấn đấu hướng đến những lối sống an toàn và trọn vẹn hơn cho toàn thể nhân loại. Ngày Sức khỏe thế giới nhắc nhở chúng ta về thách thức này.

Ngày 1 tháng 5 – Ngày quốc tế lao động

Ở châu Âu thời Trung cổ, ngày đầu tiên trong tháng 5 được tổ chức như là ngày nghỉ chung để báo trước mùa xuân đang đến ở Bắc bán cầu. Trong suốt những năm 1880, người lao động sử dụng ngày nghỉ này như là dịp kỉ niệm sự đoàn kết của người lao động. Vào năm 1890, lần đầu tiên ngày lao động được công nhận trên toàn cầu.

Ngày Lao động quốc tế nhắc nhở chúng ta rằng tất cả mọi người làm việc đều xứng đáng một mức lương công bằng và điều kiện làm việc đảm bảo. Nó cũng nhắc chúng ta về tầm quan trọng của việc hình thành sự công bằng và trách nhiệm và sự quan tâm ở nơi làm việc.

Ngày 15 tháng 5 – Ngày Gia Đình quốc tế

Ngày Gia đình quốc tế là một cơ hội để xác nhận và trân trọng giá trị thực chất của cuộc sống gia đình.

Gia đình hạt nhân và mở rộng là nền tảng cho các hành vi cư xử mang tính đạo đức và xã hội. Đây là một môi trường an toàn để chúng ta học về tình yêu thương, lòng trắc ẩn, các giá trị của con người và tính tự giác kỉ luật. Sự rạn nứt hiện tại của cuộc sống gia đình được phản ánh trong việc bạo hành và sự sụp đổ của các chuẩn mực đạo đức trong cộng đồng của chúng ta. Mức độ suy yếu cao về sức khỏe tinh thần và sự phụ thuộc vào chất có cồn và chất gây nghiện là bằng chứng về sự cô đơn, bất an và bất định con người đang phải đối mặt mà không có sự hỗ trợ truyền thống từ gia đình.

Ngày 18 tháng 5 – Ngày Bảo tàng quốc tế

Bảo tàng cung cấp cho chúng ta những cái nhìn có giá trị về di sản địa phương và toàn cầu của chúng ta.

Trong Ngày Bảo tàng quốc tế, chúng ta kỉ niệm tất cả những gì chúng ta được thừa hưởng. Điều này không chỉ là nghệ thuật, âm nhạc, văn học và văn hóa truyền miệng từ những nền văn hóa của chúng ta mà còn là những điều làm chúng ta thích thú nhưng thường cho là đương nhiên trong thế giới tự nhiên. Chúng ta phải thừa nhận và trân trọng các di sản của chúng ta và nhìn nhận các giá trị của các di sản khác. Điều này quan trọng vì phúc lợi của tất cả mọi người. Chúng ta cũng phải tự hào về di sản chung của chúng ta – Trái đất. Chúng ta chia sẻ mục đích và trách nhiệm chung là chăm sóc và bảo vệ hành tinh quý giá này.

Ngày 5 tháng 6 – Ngày môitTrường thế giới

129

Ngày Môi trường thế giới là thời điểm để kỉ niệm và cảm ơn hành tinh kì diệu và độc nhất của chúng ta. Đây cũng là khi mà các cộng đồng được khuyến khích tìm hiểu hơn về thế giới họ đang sống. Mọi người cần phải nhớ rằng con người không xếp trên hay tách rời khỏi tự nhiên, mà họ là một phần của nó và phụ thuộc vào nó.

Ngày 17 tháng 6 – Ngày Thế giới chống sa mạc hóa

Ước tính khoảng một phần ba Trái đất là khô cằn hoặc bán khô cằn. Với vấn đề ấm lên toàn cầu hiện nay, có thể phỏng đoán được rằng trong thế kỉ tới, những vùng đất có khí hậu sa mạc sẽ tăng lên và hàng năm ngày càng nhiều vùng đất khô cằn sẽ trở nên không còn canh tác được nữa.

Nngày 17 tháng 6 năm 1994, Liên hiệp quốc công bố Ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán. Sa mạc hóa và hạn hán được thừa nhận là có ảnh hưởng đến tất cả các khu vực trên toàn thế giới và cần xúc tiến sự hợp tác toàn cầu để đẩy lùi vấn đề này đang đặc biệt hiện hữu tại Châu Phi. Mục đích của ngày này là để nâng cao nhận thức về vấn đề sa mạc hóa, suy thoái đất, và hạn hán và nhu cầu cần sự hợp tác toàn cầu để chiến đấu với những vấn đề này.

Ngày 11 tháng 7 – Ngày Dân số thế giới

Yếu tố quan trọng nhất làm phá hủy nỗ lực của bất cứ quốc gia nào trong việc phát triển đời sống kinh tế, xã hội và môi trường của con người là việc dân số không ngừng gia tăng trên thế giới. Chúng ta đang tiến đến một giai đoạn mà đơn giản là không còn đủ tài nguyên để cung cấp cho nhu cầu cơ bản của tất cả mọi người, không kể đến nguyện vọng có một mức sống tốt hơn.

Ngày Dân số thế giới nhắc nhở chúng ta về các vấn đề và thách thức chúng ta đi tìm giải pháp. Điều này không chỉ nằm ở việc “kiểm soát tỉ lệ sinh” mà còn trong việc nâng cao phẩm giá cho tất cả mọi người, nhất là vị trí của phụ nữ. Chúng cũng nằm ở việc cải thiện sức khỏe, giáo dục, nhà ở và cơ hội việc làm.

Ngày 9 tháng 8 – Ngày Quốc tế người bản xứ

Đây là một ngày đặc biệt để tìm hiểu và kỉ niệm về lịch sử và văn hóa của hàng triệu người bản địa trên toàn thế giới. Người bản địa được kết nối bởi những liên hệ với Trái đất, cũng như nhiều trải nghiệm cùng chia sẻ bao gồm lịch sử của chủ nghĩa thực dân, những cuộc đấu tranh vì sự tồn tại của văn hóa và một bản sắc phong phú.

Hãy tìm hiểu nhiều hơn về người bản địa và kiến thức bản địa ở mô - đun 11.

Ngày 8 tháng 9 – Ngày Quốc tế xoá mù chữ

Biết đọc biết viết đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mọi người. Khả năng biết đọc đã trở thành một phần của các kĩ năng sống cơ bản trong xã hội ngày nay. Kĩ năng biết đọc được đặt trung tâm trong các chiến dịch toàn cầu để thúc đẩy văn hóa học tập.

Các trường có thể tổ chức Ngày Quốc tế xoá mù chữ theo rất nhiều cách. Các hội thảo, buổi đọc sách có thể được tổ chức tại rất nhiều nơi ở địa phương. Tổ chức ngày này là một cơ hội để nhấn mạnh vào thư viện và vai trò của chúng trong trường học. Giáo dục có thể được

130

thúc đẩy nhân dịp ngày này thông qua đọc các tác phẩm văn học, khuyến khích sự quan tâm đến những người khác, đến công bằng kinh tế và môi trường.

Ngày 16 tháng 9 – Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone

Tầng ozone là một tầng khí quyển không nhìn thấy được bảo vệ Trái đất khỏi tia cực tím từ mặt trời. Tầng khí quyển đã bắt đầu bị thoái hóa bởi có nhiều chất phân hủy ozone được sử dụng khắp toàn thế giới.

Nghị định được kí tại Montreal vào ngày 16 tháng 9 năm 1987 bởi các chính phủ trong sự hợp tác quốc tế về giảm thiểu việc sử dụng các chất hóa học làm phân hủy tầng ozone. Vào năm 1992, Liên hiệp quốc đã chỉ định ngày 16 tháng 9 như là ngày Quốc tế về bảo vệ tầng ozone. Ngày này là một cơ hội để thế giới cân nhắc về tiến trình đã được thực hiện và xác nhận lại tầm quan trọng của việc giữ gìn lớp vỏ tự nhiên bao quanh hành tinh của chúng ta.

Ngày 17-19 tháng 9 - Ngày Làm sạch thế giới

Ngày Làm sạch thế giới bao gồm hơn 100 triệu người từ hơn 110 nước với hàng loạt các hoạt động để lưu giữ môi trường dễ bị tổn thương của Trái đất. Ngày Làm sạch thế giới được đồng sáng lập bởi Ian Kiernan, một người Australia. Trong suốt những năm 1970, ông chọn việc đua thuyền một mình và bắt đầu chú ý đến tình trạng ô nhiễm của các đại dương trên thế giới và ông có nguyện vọng sẽ làm một điều gì đó về vấn đề này. Với sự hỗ trợ của một nhóm bạn bè, ông tổ chức một hoạt động cộng đồng, với tên gọi là Làm sạch bến cảng Sydney. Hoạt động này đã thu hút đến 40,000 tình nguyện viên. Chiến dịch lan ra khắp cả nước trong năm 1990 qua sự thành lập Ngày Làm sạch nước Australia.

Ngày Làm sạch thế giới được thành lập khi Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) biến ý tưởng này thành một sự kiện toàn cầu để huy động các cộng đồng cùng nhau hành động hướng đến một môi trường lành mạnh và bền vững.

Ngày 21 tháng 9 – Ngày Quốc tế vì hòa bình

Trong một thế giới nơi mà chiến tranh là thường xuyên xảy ra, Ngày Quốc tế vì hòa bình đòi hỏi cộng đồng quốc tế cùng hợp tác để xây dựng hòa bình. Trong những năm gần đây, Hội đồng cấp cao của Liên hiệp quốc về người di cư đã hỗ trợ hơn 20 triệu người hàng năm. Phần lớn những người dân di cư này phải chuyển nơi ở vì các cuộc xung đột chiến tranh.

Ngày 5 tháng 10 – Ngày Quốc tế giáo viên

Ngày Quốc tế giáo viên được UNESCO thành lập vào năm 1994 để thu hút sự chú ý của toàn thế giới trong 24 giờ về những đóng góp và thành tựu của các nhà giáo, cũng như những mối quan tâm và ưu tiên của nhà giáo. Hơn bất cứ các nhóm xã hội nào, giáo viên là hàng ngũ tiên phong trong các phong trào ủng hộ xóa mù chữ, dân chủ, bình đẳng, quyền và tự do. Họ cũng tạo ra một lực lượng độc đáo cho những thay đổi xã hội. Tổ chức Giáo dục quốc tế, thành viên thư kí của Liên hiệp giáo viên thế giới cùng hợp tác với UNESCO để đảm bảo kỉ kiệm thành công ngày Giáo viên quốc tế.

Ngày 16 tháng 10 – Ngày Lương thực thế giới

Lương thực, cùng với nước, là tài nguyên có thể tái tạo quý giá nhất của con người. Ngày Lương thực thế giới tập trung vào nguồn tài nguyên mà một số người coi là đương nhiên

131

trong khi có rất nhiều người thường xuyên thiếu thốn nó. Nó nhằm khuyến khích người tiêu dùng có ý thức hơn về các chi phí xã hội, kinh tế và môi trường của sản xuất thực phẩm và như thế có thể giúp phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và bền vững hơn.

Vấn đề an ninh lương thực toàn cầu hiện nay đang nhận được sự chú ý cùng với sự suy dinh dưỡng và nạn đói đang ngày càng gia tăng ở một số nước. Cho đến những năm 1950, thế giới đã có khả năng sản xuất nguồn cung cấp thức ăn đầy đủ trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, khả năng sản xuất thực phẩm của thế giới đang phải chịu áp lực bởi sự gia tăng dân số, trồng trọt tại các vùng đất xa xôi khó trồng trọt với những hậu quả môi trường nghiêm trọng, sự thay thế cây lương thực địa phương với cây nông nghiệp dành cho xuất khẩu, và sự thay thế các giống hoa màu khỏe mạnh bằng những giống cho năng suất cao nhưng đòi hỏi chăm sóc và cần nhiều phân bón đắt tiền.

Ngày 24 -30 – Tuần lễ Giải trừ quân bị và phát triển

Một trong những khao khát lớn nhất của gia đình nhân loại là được bảo vệ khỏi nguy hiểm. Tuy nhiên, loài người không trở nên an toàn hơn bằng việc sở hữu vũ khí và các quốc gia không trở nên an toàn hơn bằng cách gia tăng quân sự hóa. Sự an toàn xuất hiện khi mọi người có cơ hội phát triển tiềm năng và giá trị đích thực của họ. Nó xuất hiện khi mọi người và các quốc gia học cách giải quyết sự khác nhau của họ thông qua sự hợp tác và đàm phán, không phải đối đầu và xung đột vũ trang. Cái giá của quân sự hóa là không thể đo đếm được nếu xét trên phương diện tài chính và mạng sống con người. Khoản tiền này và nguồn nhân lực này sẽ tạo ra an ninh thực sự và bền vững nếu họ đầu tư vào việc phát triển tiềm năng con người và bảo vệ môi trường, nơi con người phụ thuộc vào.

Tuần lễ Giải trừ quân bị và phát triển khuyến khích chúng ta nhận thức rõ hơn về sự điên rồ của quân sự hóa và nhu cầu cần phát triển lối sống bền vững.

Ngày 20 tháng 11 – Ngày Trẻ em thế giới

Ngày Trẻ em Thế giới nhắc nhở chúng ta rằng trẻ em phải không bao giờ bị từ chối các quyền cơ bản như có đủ thực phẩm, sức khỏe, giáo dục và môi trường an toàn. Trẻ em phải được nuôi dưỡng bởi vì trẻ em chính là tương lai.

Ngày 10 tháng 12 –Ngày Quyền con người

Ngày Quyền con người là để nhắc nhở thế giới về việc một chính phủ tham nhũng và không dân chủ có thể làm suy giảm các quyền con người cơ bản của công dân, đặc biệt là người nghèo, các nhóm thiểu số tôn giáo, các nhóm bị áp bức, không có tiếng nói, bị phân biệt đối xử.

Nguồn: Tổng hợp từ A Year of Special Days: Justice, Peace and the Environment, Share-Net, Howick, South Africa, 1999

132

Quá trình phát triển chính sách/quy định ở trường học

Chỉ định một điều phối viên

Một cách lí tưởng là nên cử ra một giáo viên nhiệt huyết để điều phối quá trình xây dựng quy định trong nhà trường. Phát triển quy định không chỉ là một nhiệm vụ riêng biệt mà còn là một quá trình tiếp diễn, quá trình sẽ hình thành nên chương trình học vừa có tính giáo dục, vừa phù hợp với cộng đồng. Điều phối viên nên làm việc chặt chẽ với hiệu trưởng nhà trường, ban quản lí và tập hợp thành nhóm để làm việc nhanh chóng, với sự tham vấn cộng đồng rộng rãi và hiệu quả.

Xây dựng một hội đồng

Sự tham gia của cộng đồng là cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của một chính sách/quy định môi trường thành công. Hội đồng có thể bao gồm giáo viên, ban quản lí trường học, phụ huynh và học sinh. Thiếu sự hỗ trợ của phụ huynh và cộng đồng, một chính sách hay quy định về giáo dục vì sự PTBV chắc chắn sẽ chỉ là những lí tưởng trên giấy và đội ngũ giảng dạy sẽ bị chịu trách nhiệm nặng nề để “phân phát” các kế hoạch hành động. Sự tham gia của học sinh cũng có tầm quan trọng tương đương để làm cho việc phát triển chính sách/quy định thành một nỗ lực cộng đồng thành công.

Tiến hành đánh giá trong nhà trường để rà soát khung chương trình học và các yếu tố chính sách/quy định then chốt xem chúng liên quan như thế nào với giáo dục vì sự PTBV.

Thông qua một hoặc hai cuộc họp để kiểm tra chặt chẽ (đánh giá) những yếu tố quan trọng trong cả khung chương trình chính quy và ngoại khóa được phân tích ở hoạt động 1. Sau các cuộc họp đầu tiên, chỉ định một nhóm nhỏ hơn để tiến hành đánh giá, các bản thảo sơ bộ về qui định và bản đề xuất kế hoạch hành động dựa trên các yếu tố của khung chương trình quan trọng trong trường của bạn.

Công bố bản thảo về quy định để thảo luận và sửa đổi

Phân phát rộng rãi bản dự thảo và các kiến nghị hành động trong trường học để nhận được góp ý. Hãy bắt đầu với buổi họp cán bộ để huy động sự ủng hộ nội bộ về các quy định này – sau cùng thì chính các giáo viên là những người chịu trách nhiệm để thực hiện các nội quy chính sách này hàng ngày. Cũng nên tìm kiếm góp ý từ học sinh, phụ huynh và cộng đồng. Hội đồng xây dựng quy định nên gặp hiệu trưởng nhà trường và ban quản lí để thống nhất kế hoạch cuối cùng, tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ và phát triển đội ngũ, và hãy cân nhắc việc công bố quy định với cộng đồng vào một trong những ngày đặc biệt được liệt kê ở hoạt động 5.

Tiến hành thực hiện kế hoạch hành động để giới thiệu các yếu tố then chốt của quy định/chính sách vào đời sống trường học

133

Một chính sách trường học nên có các mục tiêu có thể đo lường được. Nó có thể kết hợp với một vài yếu tố then chốt ra mắt vào những ngày đặc biệt trong suốt năm học. Thay vì cố gắng làm việc ở mọi lĩnh vực cùng một lúc, ta hãy giới thiệu nội dung của quy định/chính sách từng phần một theo thời gian. Học sinh có thể tham gia vào các mục tiêu ngắn ví dụ như, để giảm rác thải. Ngân sách tiết kiệm được qua việc sử dụng nguyên liệu (ví dụ: giấy, điện và nước) có thể được phê duyệt để sử dụng làm cải thiện điều kiện cơ sở vật chất. Theo cách này, nội dung quy định/chính sách có thể được thực hiện tại trung tâm trường học, đóng góp cho việc nâng cao việc dạy và học, sự bền vững và chất lượng cuộc sống của toàn bộ cộng đồng

Đánh giá và tổng kết

Việc tiến hành có thể được xem xét lại hàng kì hoặc ở giữa năm để đảm bảo rằng quy định/chính sách vẫn đang duy trì và “sống” với các kế hoạch hành động phản ảnh được nhu cầu và các ưu tiên của trường học và cộng đồng rộng hơn.

Nguồn: Tổng hợp từ School Environmental Policy and Management Plan, Share-Net, Howick, South Africa, 1998

134