mỘt sỐ vẤn ĐỀ luÂn lÝ hÔn nhÂn

94
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN BÀI 1 VẤN ĐỀ NGỪA THAI VÀ HUẤN QUYỀN I. Bối cảnh lịch sử Sự hiểu biết tốt nhất về vấn đề sinh sản của con người bởi bác sĩ Ogino (Nhật) và Knauss (Áo) ở đầu thế kỷ 20, rồi sự ra đời của thuốc ngừa thai vào đầu những năm 50 của thế kỷ 20 đã làm sôi sục dư luận của các đôi vợ chồng và các nhà luân lý. Những luận chứng rất nhiều và trái ngược đã xuất hiện trên diễn đàn công cộng, và cả trong lòng Giáo hội (1). Công đồng Vaticanô II, dù xây dựng một thần học rất tích cực về đời sống lứa đôi và bí tích Hôn phối, đã chẳng nói gì về tính hợp pháp của việc sử dụng viên thuốc ngừa thai. Chính bản văn nổi tiếng của Gaudium et spes số 51 với ghi chú số 14 tỏ cho biết làm sao cuộc thảo luận vẫn chưa làm sáng tỏ và cuối cùng tại sao Đức Giáo hoàng đã giữ lại vấn đề này: “Bởi lệnh của Đức Giáo hoàng, một vài vấn đề đòi hỏi những cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn đã được

Upload: gia-nhan

Post on 08-Jun-2015

848 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN - Lm. Phaolô Nguyễn Thành Sang

TRANSCRIPT

Page 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝLIÊN QUAN ĐẾN ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN

BÀI 1

VẤN ĐỀ NGỪA THAI VÀ HUẤN QUYỀN

I. Bối cảnh lịch sử

Sự hiểu biết tốt nhất về vấn đề sinh sản của con người bởi bác sĩ Ogino (Nhật) và Knauss (Áo) ở đầu thế kỷ 20, rồi sự ra đời của thuốc ngừa thai vào đầu những năm 50 của thế kỷ 20 đã làm sôi sục dư luận của các đôi vợ chồng và các nhà luân lý. Những luận chứng rất nhiều và trái ngược đã xuất hiện trên diễn đàn công cộng, và cả trong lòng Giáo hội (1).

Công đồng Vaticanô II, dù xây dựng một thần học rất tích cực về đời sống lứa đôi và bí tích Hôn phối, đã chẳng nói gì về tính hợp pháp của việc sử dụng viên thuốc ngừa thai. Chính bản văn nổi tiếng của Gaudium et spes số 51 với ghi chú số 14 tỏ cho biết làm sao cuộc thảo luận vẫn chưa làm sáng tỏ và cuối cùng tại sao Đức Giáo hoàng đã giữ lại vấn đề này: “Bởi lệnh của Đức Giáo hoàng, một vài vấn đề đòi hỏi những cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn đã được giao phó cho một Uỷ ban lo cho những vấn đề về dân số, gia đình và tỉ lệ sinh đẻ, để một khi vai trò của Uỷ ban này hoàn tất, Đức Giáo hoàng có thể bày tỏ ý kiến. Như thế, giáo huấn của Huấn quyền vẫn còn đó, công đồng không có ý đề nghị ngay tức khắc những giải pháp cụ thể” (2).

Page 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

2

Trong tiểu phẩm về kitô hữu và hôn nhân, được xuất bản năm 1966, Bernard Häring điểm lại chủ đề này sau khi kết thúc công đồng, nơi Bernard Häring đã tham dự với tư cách là chuyên viên. Bernard Häring không do dự liệt kê những vấn đề mà các cặp vợ chồng kitô hữu gặp phải: xa nhau hiếm khi gặp lại, nhịp sinh học không đều của người nữ, hiệu quả không chắc chắn của giai đoạn cho con bú. Bernard Häring xác nhận rằng một số giám mục và thần học gia, nếu họ đã kết án việc sử dụng tuỳ tiện viên thuốc mà chất nền là dưỡng thai, thì lại đánh giá rằng “những thủ đắc mới nhất của y khoa và nhân học cho phép đặt câu hỏi: “Thánh Kinh, Truyền Thống, Huấn Quyền và những kiến thức khoa học có tạo nên lý do đủ để tuyên bố việc sử dụng viên thuốc là có tội, ngay cả ngoài giai đoạn cho con bú, nếu việc sử dụng này nhằm cho phép diễn đạt tốt nhất tình yêu vợ chồng, trong những khi mà những trách nhiệm của đôi vợ chồng đối với Thiên Chúa và tha nhân không cho phép họ đảm nhận nguy cơ của một cuộc mang thai mới?”. Một luận chứng khác bị Bernard Häring phủ nhận là luận chứng nêu lên nguyên tắc luân lý muốn rằng “việc sửa lại những khiếm khuyết của tự nhiên là hợp pháp”. Luận chứng về vấn đề ngừa thai này bị phủ nhận vì thiếu tính phổ quát của nguyên tắc được đề cập và vì nguy cơ không thể tránh khỏi của thuyết ưu sinh được nối kết với nó. Hơn nữa, muốn sửa chữa thiên nhiên được nhiều nhất có nghĩa là con người điều chỉnh chu kỳ, chứ không phải làm tắt chu kỳ trong một khoảng thời gian xác định.

Page 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

3

Chính trong bối cảnh này mà Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã triệu tập một Uỷ ban bao gồm các thần học gia, giáo dân và bác sĩ… Lịch sử của uỷ ban này đã được biết rõ. Công việc soạn thảo của uỷ ban này đã tiến triển đều đặn. Tài liệu cuối cùng của uỷ ban đã ủng hộ việc ngừa thai cách đúng mức. Nhưng thông điệp đã chọn một thái độ thận trọng nhất như chúng ta biết, đặc biệt gây sửng sờ cho những người giáo dân trong Uỷ ban.

II. Humanae vitae

Thông điệp Humanae vitae được ban hành ngày 25 tháng 7 năm 1968.

II.2. Giáo huấn của thông điệp

Giáo huấn của thông điệp khá đơn giản. Hai luận chứng nuôi dưỡng giáo huấn về tính bất hợp pháp của những phương pháp ngừa thai nhân tạo nhằm mục đích điều hoà sinh sản là: tôn trọng luật tự nhiên như nó được khám phá trong lãnh vực sinh học của người nữ và người nam; không được tách rời việc phối hợp giới tính và sự sinh sản.

Chúng ta hãy đọc số 11 đến 14, là điểm trọng tâm của thông điệp.

Chúng ta thử tóm tắt những tiêu chuẩn giáo thuyết:

- Hôn nhân giả định khả năng dâng hiến cho nhau hoàn toàn và trọn vẹn (số 8).

Page 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

4

- Tình phụ tử có trách nhiệm được đề cao (số 10)

- Con người lệ thuộc luật tự nhiên (số 11)

- Sinh học là một chỉ dẫn cho luân lý: người ta không thể tách rời việc phối hợp với sự sinh sản (số 12)

- Một nhân học theo đó con người được hiểu là có khả năng làm chủ chính mình (số 21)

Cuối cùng là những nguy hại mà Huấn quyền nêu rõ:

- Hạ cấp luân lý tính, bất trung, mất sự kính trọng người nữ nếu họ trở nên một dụng cụ vui thú ích kỷ (số 17)

- Con người có nguy cơ khước từ trách nhiệm của mình (số 18).

II.3. Việc đón nhận thông điệp

Chúng ta biết việc ban hành thông điệp Humanae vitae đã tạo nên “một vụ nổ” thực sự. Người ta nghĩ rằng Đức Giáo hoàng sẽ theo hướng của đa số, nhưng ngài đã không làm như thế. Điều đó đặt ra vấn đề liên quan đến việc đón nhận thông điệp, bởi vì có rất nhiều người, kể cả một số thần học gia, không chấp nhận giáo huấn của thông điệp, và có nhiều người công giáo đã không tuân giữ những lời khuyên bảo của Đức Giáo hoàng.

Page 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

5

Trong số những hành vi đón nhận mẫu mực nhất phải kể đến tài liệu của HĐGM Pháp, một tài liệu được đọc và nghiên cứu rất nhiều.

Người ta có thể phán đoán giá trị, quyền bính của một bản văn theo thái độ đón nhận chúng hay không? Câu hỏi này làm dấy lên nhiều vấn đề hơn là giải quyết nó.

Những chế độ dân chủ có thói quen chọn quyết định theo đa số phiếu bầu. Thế mà chúng ta biết rằng, “chân lý” không phải là đối tượng của việc bỏ phiếu.

Sống trong thời đại khoa học, chúng ta quen với những chứng minh và những kinh nghiệm có thể kiểm chứng. Thế mà đức tin, dù nảy sinh giữa lòng kinh nghiệm nhân loại, không phải là đối tượng của sự chứng minh.

Thực tế, “từ ngữ “đón nhận” không phải là một từ xã hội học, nhưng đặc thù thần học. Nó bày tỏ việc tiếp nhận những chân lý liên quan đến đức tin và các phong hoá. Việc tiếp nhận này được sinh ra bởi Chúa Thánh Thần. Đón nhận những chân lý như thế bao hàm rằng cá nhân và cộng đoàn giáo hội chấp nhận công việc đôi khi lâu dài và gian khổ để hiểu, thấm nhuần, và thậm chí cả việc hoán cải. Công việc được làm giữa lòng Giáo hội (sentire cum Ecclesia) trong một bầu khí cầu nguyện, tìm tòi trí thức cách nghiêm túc và với một thái độ khiêm nhường. Phán đoán việc đón nhận một tài liệu huấn quyền vì thế đặc biệt khó khăn” (3) . Trích dẫn câu dài của X. Thévenot cho

Page 6: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

6

thấy tại sao khái niệm “đón nhận” phải được sử dụng cách thận trọng và có biện biệt.

II.4. Lưu ý mục vụ của HĐGM Pháp về thông điệp Humanae vitae

Tài liệu này ra đời trong hoàn cảnh lịch sử tiếp nhận thông điệp Humanae vitae. Đây cũng là cơ sở cho việc phát sinh một khái niệm thần học luân lý mới mẻ được gọi là luật tiệm tiến. Chúng ta sẽ đề cập đến luật này ở một bài khác.

Sau khi đã đặt thông điệp trong khung cảnh của công đồng Vaticanô II, đặc biệt các số 49 đến 51 của Gaudium et spes, các giám mục Pháp nhắc lại một số tiêu chuẩn và nhất là đề nghị một lộ trình mục vụ là luật tiệm tiến.

Ngừa thai tự thân không thể là một sự thiện (số 6).

Lời mời gọi giáo dục đức tự chủ vẫn còn giá trị (số 8).

Các đôi vợ chồng phải theo lương tâm mình, nhưng lương tâm phải phù hợp với lề luật của Thiên Chúa và phải luôn ngoan ngoãn với những giải thích mà Huấn quyền đưa ra (số 8).

Chính thông điệp đã gợi ra một lộ trình tiến lên. Con người chỉ tiến bộ cách kiên nhẫn, bằng thất bại và bắt đầu lại, trên con đường nên thánh: đó là cuộc chiến đấu mỗi ngày được hướng dẫn bởi niềm hy vọng (số 12).

Page 7: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

7

Vẫn có những đôi vợ chồng kitô hữu nhận biết mình có tội vì đã không đáp ứng được những đòi hỏi mà thông điệp khẳng định rõ ràng. Ước gì đức tin và lòng khiêm tốn giúp đỡ họ để khỏi phải chán nãn. Ước gì họ hiểu được rằng những khiếm khuyết của các đôi vợ chồng quảng đại trong đời sống cá nhận và tông đồ cũng không trầm trọng bằng những lỗi phạm của các đôi vợ chồng khinh thường giáo huấn này, và để cho mình bị thống trị bởi tính ích kỷ và việc tìm kiếm lạc thú. Ước gì họ không nên xa rời các bí tích, trái lại phải siêng năng hơn (số 15).

Ngừa thai chẳng bao giờ có thể là một điều thiện. Nó luôn luôn là một rối loạn, nhưng sự rối loạn này không luôn luôn có tội. Trong trường hợp xung khắc bổn phận, khi người ta phải đứng trước một tình thế phải lựa chọn bổn phận mà cho dù quyết định nào được đưa ra đi nữa, họ vẫn không thể tránh được một sự xấu, sự khôn ngoan truyền thống dự liệu phải suy xét trước mặt Thiên Chúa bổn phận nào trong các bổn phận là lớn nhất. Họ không bao giờ có thể quên đi hay khinh thường bổn phận nào trong số những bổn phận xung khắc. Họ phải giữ trái tim mình luôn ngoan ngoãn trước lời gọi của Thiên Chúa, lưu tâm đến mọi khả năng mới có thể đặt lại vấn đề về chọn lựa của họ hoặc thái độ hiện tại của họ (số 16).

Các linh mục sẽ ghi nhớ những nguyên tắc luân lý căn bản và sẽ lưu tâm đến những quy luật tăng trưởng bao quát toàn bộ đời sống kitô hữu, và giả định bước chuyển tiếp bởi những cấp độ còn in dấu ấn của sự bất toàn và tội lỗi. Chúng không

Page 8: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

8

ngừng thúc giục các tín hữu lắng nghe Chúa Thánh Thần, Đấng mời gọi mỗi người không ngừng vươn tới sự thánh thiện (số 20).

III. Những tiến triển xung quanh giáo huấn của Humanae vitae

Chúng ta biết giáo huấn về ngừa thai của Humanae vitae là dứt khoát và không thể thay đổi, không phải đặt lại vấn đề. Nhưng thật lý thú khi ghi nhận những luận chứng mới mẻ và tinh tế hơn để bảo vệ giáo huấn của Giáo hội kể từ sau Humanae vitae.

III.1. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II

Hơn cả việc xem mối liên hệ nội tại giữa phối hợp và sinh sản mà đôi vợ chồng phải tuân giữ căn cứ vào luật tự nhiên, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II mời gọi hướng cái nhìn đến sự hiệp thông ngôi vị mà đôi vợ chồng đã cam kết dấn thân trong ngày thành hôn. Thực tế, điều này làm thay đổi cái nhìn tập chú trên chất thể của hành vi để hướng đến chính những ngôi vị.

“Chúng ta có thể nói rằng, trong trường hợp tách biệt nhân tạo hai ý nghĩa này (phối hợp và sinh sản), thì hành vi vợ chồng thực hiện một sự kết hợp thân xác thật sự, nhưng sự kết hợp này không tương xứng với chân lý nội tại và phẩm giá của sự hiệp thông ngôi vị: communio personarum. Thật vậy, một sự hiệp thông ngôi vị như thế đòi buộc rằng ngôn ngữ của thân xác phải được diễn tả trong sự hỗ tương, trong sự thật toàn vẹn về ý

Page 9: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

9

nghĩa của ngôn ngữ này. Thiếu sự thật toàn vẹn này, người ta không thể nói về sự thật trong việc tự chủ, cũng như sự thật trong việc dân hiến cho nhau và trong sự tiếp nhận lẫn nhau từ phía ngôi vị. Một sự vi phạm như thế trong trật tự nội tâm của việc hiệp thông vợ chồng, mà nguồn gốc cắm rễ sâu trong trật tự của chính ngôi vị, gây ra sự xấu cốt yếu của hành vi ngừa thai” (4).

Như thế, điều thay đổi, không phải là quy luật, nhưng là cách thức trình bày quy luật này. Chẳng nghi ngờ gì nữa, cách thứ này rõ ràng là chính xác hơn và dễ đón nhận hơn so với cách thức chỉ dựa trên luật tự nhiên, rất khó hiểu đối với con người thời nay. Bởi đó, ĐGH. Gioan Phaolô II dẫn các đôi vợ chồng trở về với câu hỏi căn bản: trong việc kết hợp thân xác mà các đôi vợ chồng thực hiện rất chính đáng, làm thể nào để sống sự kết hợp thật sự giữa hai ngôi vị, trong sự kính trọng tính toàn vẹn chính đáng của mỗi ngôi vị?

III.2. VADE MECUM

Cẩm nang hướng dẫn các vị giải tội về một số vấn đề luân lý liên quan đến đời sống hôn nhân

“Cẩm nang hướng dẫn các vị giải tội về một số vấn đề luân lý liên quan đến đời sống hôn nhân”, được công bố năm 1997 bởi Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đình, rất bổ ích và bày tỏ nhiều giải thích rõ ràng. Chúng ta tóm lượt và từng bước theo diễn tiến cấu trúc chặt chẽ của tài liệu, để nhận ra

Page 10: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

10

những ý tưởng cốt yếu. Sau đó, chúng ta dừng lại ở vấn đề ngừa thai.

a. Dàn bài:

Trong lời giới thiệu, chúng ta thấy lý do ra đời của tài liệu này là “sự nhạy bén về mục vụ của Đức Thánh Cha” để muốn cung cấp “những định hướng rõ ràng và chắc chắn mà các thừa tác viên của Bí tích Hoà giải luôn có thể quy chiếu trong khi đối thoại với các hối nhân”.

PHẦN DẪN NHẬP

1. Mục đích của tài liệu

- Tái khẳng định “ý định của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình”: hôn nhân là con đường nên thánh.

- Khẳng định trong hành trình nên thánh của đời hôn nhân, cần phải có ân sủng của Thiên Chúa đỡ nâng, đặc biệt qua Bí tích Hoà giải như “một sự trợ giúp rõ ràng để thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa trong cuộc sống của họ”.

- Cung cấp cho các vị giải tội và những hối nhân đã có gia đình những điểm quy chiếu, nhằm “lợi ích tối đa từ việc đi xưng tội và sống ơn gọi làm cha mẹ có trách nhiệm hoà hợp với luật Chúa được Giáo hội giảng dạy cách uy quyền”.

- Ngừa thai là một vấn đề lớn trong mục vụ hôn nhân, nên “cần phải nhắc lại những điểm rõ ràng

Page 11: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

11

trong mục vụ cho phép đương đầu cách thích hợp với những phương thức mới về ngừa thai và sự nghiêm trọng của toàn bộ hiện tượng này”.

2. Đức khiết tịnh hôn nhân trong học thuyết của Giáo hội

3. Những lợi ích của hôn nhân và việc trao hiến bản thân

CẨM NANG CHO CÁC VỊ GIẢI TỘI

1. Sự thánh thiện của hôn nhân

1.1. Mọi kitô hữu đều có ơn gọi nên thánh trong bậc sống riêng của mình.

1.2. Đức ái là linh hồn của sự thánh thiện trong đời hôn nhân.

1.3. Tự sức mình, con người không thể nên thánh trong đời hôn nhân, họ cần đến ân sủng của Chúa Thánh Thần.

1.4. Kinh nghiệm thực tiễn của đời hôn nhân: yếu đuối của con người và lòng thương xót của Thiên Chúa. Đây là kinh nghiệm của đức tin.

1.5. Kết hợp vợ chồng và lưu truyền sự sống là “những cam kết riêng biệt của đôi vợ chồng vào sự thánh thiện hôn nhân của họ”.

2. Giáo huấn của Giáo hội về việc sinh sản có trách nhiệm

Page 12: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

12

2.1. Phải dạy cho các đôi vợ chồng biết “giá trị vô song và cái giá của sự sống con người”.

2.2. Những bậc là làm cha mẹ có vai trò “cộng tác viên của Thiên Chúa” trong việc lưu truyền sự sống.

2.3. Chức vị làm cha mẹ phải được hiểu là có “trách nhiệm”.

2.4. Việc ngừa thai là một sự xấu nội tại (intrinsically evil). Và đây là “học thuyết dứt khoát và không thể thay đổi”.

2.5. Các phương pháp có hậu quả phá thai lại càng nghiêm trọng hơn việc ngừa thai.

2.6. Phương pháp ngừa thai “tự nhiên” là hợp pháp.

3. Những định hướng mục vụ cho các vị giải tội

3.1. Vị giải tội phải quan tâm đến bốn khía cạnh:

a. Mẫu gương của Thiên Chúa

b. Thái độ thận trọng

c. Giúp hối nhân đạt đến sự sám hối trọn vẹn

d. Hướng hối nhân đến sự thánh thiện.

Page 13: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

13

3.2. Bí tích Hoà giải là “quà tặng” cho hối nhân. Phải ưu tiên cho “thiện chí giao hoà” của hối nhân.

3.3. Cần tránh việc xưng tội “ngắn gọn và máy móc”.

3.4. Khi được thắc mắc, vị giải tội phải trả lời cách thích hợp, cẩn trọng và kín đáo, và không được phép chuẩn nhận những ý kiến sai lầm.

3.5. Vị giải tội phải giúp hối nhân nhận ra “những lỗi phạm nghiêm trọng nội tại đối với luật Chúa” nhằm đến lòng thống hối và ơn tha thứ. Sự tái phạm tội ngừa thai phải được ban ơn xá giải khi hối nhân có lòng thống hối và quyết tâm chừa cải.

3.6. Khuyến khích cha giải tội trở thành vị “linh hướng đích thực”, nhất là với những hối nhân xưng tội thường xuyên với một linh mục.

3.7. Bí tích Hoà giải đòi buộc phía hối nhân phải: thống hối, xưng tội và dốc lòng chừa. Vị giải tội cần chú ý huấn luyện cho hối nhân thoát khỏi lương tâm sai lạc, hầu đem lại ý nghĩa trong sáng cho Bí tích Hoà giải. Nhưng phải làm “với sự kín đáo và kính trọng”.

3.8. Một nguyên tắc luôn có giá trị: “tốt hơn là nên để cho hối nhân sống theo ý ngay lành đối với những trường hợp mà sự sai lạc được quy trách cho sự sai lầm bất khả thắng, một cách chủ quan”.

3.9. Phải hiểu cho rõ ràng: “Luật tiệm tiến” không đồng nghĩa với “tính tiệm tiến của lề luật”.

Page 14: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

14

3.10. Sự yếu đuối của con người không là chuẩn mực cho chân lý luân lý, nhưng thúc đẩy hối nhân cậy trông vào lòng Chúa thương xót.

3.11. Đối với hối nhân tái phạm đức khiết tịnh vợ chồng thường xuyên, vị giải tội vẫn không được từ chối ban bí tích xá giải cho họ.

3.12. Khi hối nhân thường xuyên lãnh bí tích với lòng tin tưởng, thì nên khuyến khích hối nhân xét mình nghiêm túc trước mặt Chúa.

3.13. Ba điều kiện để cộng tác vào tội lỗi của người phối ngẫu cách hợp lệ:

a. Hành động tự bản chất là hợp pháp

b. Phải có lý do nghiêm trọng tương xứng

c. Phải giúp bạn phối ngẫu từ bỏ tội lỗi

3.14. Phải cân nhắc kỹ càng việc cộng tác trong những phương pháp có hệ quả phá thai.

3.15. Các đôi vợ chồng “Có thể hoàn tất ý định của Thiên Chúa trong đời sống vợ chồng với ân sủng của Chúa”: cầu nguyện, Bí tích Thánh Thể, Bí tích Hoà giải.

3.16. Giám mục cũng như các linh mục phải có những tiêu chuẩn đồng nhất trong giảng dạy cũng như trong lãnh vực Bí tích Hoà giải trong sự trung tín với Huấn quyền, để tránh gây gương mù.

Page 15: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

15

3.17.18. Mục vụ giải tội phải được liên kết với mục vụ giáo lý.

3.19. Tội phá thai và việc xá giải phải theo Giáo luật.

KẾT LUẬN

Phần kết luận tuyên dương lòng thương xót, cụ thể qua ba điểm:

- Ở thời đại chúng ta cần tuyên dương lòng thương xót.

- Lòng thương xót của Thiên Chúa thể hiện tuyệt hảo nơi Bí tích Hoà giải.

- Ước mong các linh mục thực sự là những chứng nhân sống động về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với các đôi vợ chồng.

b. Vấn đề ngừa thai:

Nếu ở điểm 2, 4 nêu rõ rằng: “Giáo hội luôn luôn dạy việc ngừa thai là một sự xấu nội tại, nghĩa là mỗi hành vi vợ chồng chủ tâm làm cho không thụ thai là một sự xấu nội tại. Giáo huấn này phải được hiểu như là một học thuyết dứt khoát và không thể thay đổi”, người ta có thể nghĩ rằng tài liệu này chỉ lặp lại giáo huấn của Thông điệp Humanae Vitae. Nhưng thực sự không hoàn toàn như thế.

Page 16: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

16

Trong Cẩm nang hướng dẫn, chúng ta tìm thấy ở 2, 4 những tiêu chuẩn dùng để diễn tả việc ngừa thai như là sự xấu nội tại như sau:

- Đối nghịch với sự khiết tịnh hôn nhân

- Chống lại việc lưu truyền sự sống

- Trái ngược với sự trao tặng cho nhau của đôi vợ chồng

- Gây tổn thương tình yêu chân thật

- Phủ nhận vai trò của Thiên Chúa trong việc lưu truyền sự sống. Nghĩa là người ta quên điều này: con người chỉ là kẻ thừa hưởng công trình sáng tạo, chứ không phải là sở hữu chủ, và con người không thể sử dụng công trình sáng tạo theo ý riêng mình, tách rời khỏi nguồn gốc và tương lai của nó. Đó chính là ý nghĩa mà khái niệm truyền sinh muốn bảo vệ.

Như thế theo một vài cách nhìn nào đó, tài liệu này có vẻ chỉ củng cố giáo huấn của Thông điệp Humanae vitae. Nhưng dưới góc nhìn khác, nó lại diễn đạt tinh tế các sự việc và đề nghị một thái độ mục vụ quý báu.

Như vậy đã rõ ràng, nếu ngừa thai là điều trầm trọng, thì phá thai là điều còn trầm trọng hơn. Đôi khi có những liệt kê làm cho hiểu rằng ngừa thai và phá thai thuộc cùng một bình diện.

Page 17: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

17

Kế đến, tài liệu yêu cầu vị mục tử đừng đặt những câu hỏi liên quan đến những chủ đề mà những người đi xưng tội đã không gợi lên. Truyền thống có từ thời thánh An-phong de Li-gô-ri này đề cao lương tâm sáng suốt của các kitô hữu. Chắc chắn đây không phải là một sự nhân nhượng cho các nguyên tắc, nhưng có một sự ưu tiên thuận lợi cho các hối nhân. Ngược lại, nếu những yếu tố được nêu lên, thì luôn có thể yêu cầu những giải thích rõ ràng để hiểu (nhưng không nên đòi hỏi những chi tiết có nguy cơ dẫn vị giải tội đến thói tò mò thiếu lành mạnh). Cũng không được gọi là một sự thiện điều gì thuộc về sự rối loạn.

V. Não trạng ngừa thai

Ngày nay chúng ta nghe nhiều rằng, việc ngừa thai với nghĩa sát sao nhất tương ứng với một não trạng ngừa thai mà chúng ta có thể diễn tả như sau:

Chúng ta biết rằng, điều làm nên hôn nhân chính là sự dâng hiến cho nhau trong sự tín nhiệm sẻ chia và kéo dài suốt cuộc đời. Ngừa thai là một cách giữ lại một phần của chính mình, một phần khả năng sinh sản của mình. “Anh (em) cho đi tất cả chính anh (em), thân xác anh (em), trừ khả năng sinh sản của anh (em). Sự tín nhiệm của anh (em) vào em (anh), vào chính anh (em) không đạt đến đó. Anh (em) đón nhận tất cả từ em (anh), trừ khả năng sinh sản của em (anh), sự tín nhiệm của anh (em) không đạt đến đó”.

Page 18: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

18

Sự giữ lại trong việc dâng hiến chính mình, trong sự tín nhiệm lẫn nhau là một nhát dao đăm vào khế ước hôn nhân. “Nếu tôi đã có thể giữ lại một phần của chính mình trong lãnh vực giới tính, tại sao tôi không thể giữ lại một phần của chính tôi trong lãnh vực tiền bạc bằng cách giữ lại một phần thu nhập của tôi; Tôi sẽ tha thứ cho người phối ngẫu nếu họ xin lỗi tôi trước; Tôi sẽ không lắng nghe họ nếu họ không lắng nghe tôi trước; Tôi sẽ không hỏi thăm họ ngày sống đã trải qua thế nào nếu họ không hỏi thăm tôi trước…”.

Thái độ phòng ngừa (giữ lại) được diễn tả ở đây có thể là một trong những lý do của nạn ly dị. Càng giữ lại nhiều, người ta sẽ dâng hiến ít. Sự dâng hiến lẫn nhau sẽ suy yếu dần, và những điều ti tiện nhỏ nhoi lại được củng cố. Một đôi lứa nhường chỗ dần dần cho hai cá nhân. Tình yêu vô điều kiện, nền tảng của mọi hôn nhân, vướng phải một loạt những lỗi hẹn, trể chuyến đò. Và trong những điều liên quan đến khả năng sinh sản của mình, đôi vợ chồng khi gặp thất bại trong việc ngừa thai (chẳng hạn khi người vợ mang thai trong lúc hai vợ chồng không muốn sinh con) thì giải pháp thông thường là phá thai. Đấy chính là một trong những triệu chứng của não trạng ngừa thai. Ngược lại với những triệu chứng này, những đôi vợ chồng quyết định đón nhận con cái để chúng được sinh ra và biến sự bàng hoàng vì đã mang thai thành một tin vui chứng tỏ rằng họ vẫn còn kính trọng những ngôi vị.

Lm. Phaolô Nguyễn Thành Sang

Page 19: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

19

Tài liệu tham khảo:

- CĐ. VATICANÔ II, Hiến chế mục vụ Gaudium et spes.

- ĐGH. PHAOLÔ VI, Thông điệp về sự sống con người - Humanae Vitae, ngày 25 tháng 7 năm 1968.

- HĐGM. PHÁP, “Lưu ý mục vụ về thông điệp Humanae vitae”, in Documentation Catholique, số 1529, ngày 1 tháng 12 năm 1968.

- ĐGH. GIOAN PHAOLÔ II, Audience ngày 22 tháng 8 năm 1984.

- HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG VỀ GIA ĐÌNH, Cẩm nang hướng dẫn các vị giải tội về một số vấn đề luân lý liên quan đến đời sống hôn nhân, ngày 12 tháng 2 năm 1997.

- Xavier THÉVENOT, “Magistère et discernement éthique”, in Compter sur Dieu, Cerf, 1992, pp. 83-103.

 (1) Đức Hồng y Suenens chẳng hạn đã nghĩ rằng “hàng giáo phẩm sẽ xác nhận việc dùng thuốc ngừa thai” (x. DC, Novembre 1954, col. 895).(2) V. HYLEN, “La note 14 dans la constitution pastorale “Gaudium et spes” No 51” Eph ém érides de Louvain, 42/1966, p. 555-556.

Page 20: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

20

(3) Xavier THÉVENOT, “Magistère et discernement éthique”, in Compter sur Dieu, Cerf, 1992, p. 89.(4) ĐGH. Gioan Phaolô II, Audience ngày 22 tháng 8 năm 1984, § 6 và 7. 

Page 21: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

21

BÀI 2

LUẬT TIỆM TIẾN TRONG LUÂN LÝ

Luật tiệm tiến là một khái niệm còn mới mẻ trong thần học luân lý. Khái niệm này nảy sinh từ một vấn đề luân lý mới mẻ là việc ngừa thai. Việc ban hành thông điệp Humanae Vitae bởi Đức Giáo hoàng Phaolô VI vào năm 1968 đã dấy lên một xáo trộn lớn trong thế giới Kitô giáo. Sự xáo trộn này bắt nguồn từ một thế đối lập giữa một bên là lề luật và bên kia là thực hành lề luật. Alain You đã giải thích cuộc khủng hoảng nảy sinh bằng những từ ngữ sau: “Làm thế nào dung hoà những đòi buộc của tình yêu đích thực với sự yếu đuối của con người, của các đôi vợ chồng, sự yếu đuối mà Mẹ Giáo Hội, trong vai trò giáo dục của mình, không thể không biết đến?” (1) .

Rất nhiều những bài giải thích chính thức đã được công bố trong vòng sáu tháng sau khi ban hành thông điệp, đặc biệt là bài giải thích của Hội Đồng Giám Mục Pháp và còn nhiều bài giải thích khác đã làm nổi bậc thái độ tiếp nhận thông điệp: “Các linh mục sẽ ghi nhớ những nguyên tắc luân lý chung và sẽ lưu tâm đến những quy luật tăng trưởng bao quát toàn bộ đời sống kitô hữu, và giả định bước chuyển tiếp bởi những cấp độ còn in dấu ấn của sự bất toàn và tội lỗi. Chúng không ngừng thúc giục các tín hữu lắng nghe Chúa Thánh Thần, Đấng mời gọi mỗi người không ngừng vươn tới sự thánh thiện” (2) . Đến năm 1980, khái niệm “luật tiệm tiến” mới được thiết lập.

Page 22: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

22

1. Familiaris Consortio

Chính vào dịp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình năm 1980 mà các giám mục họp lại ở Rôma đã nghiên cứu cách nghiêm chỉnh vấn đề mục vụ liên quan đến việc tiếp nhận thông điệp Humanae Vitae. Trong diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đề cập đến vấn đề này cách rõ ràng và thận trọng: “Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã loại trừ mọi “đối lập” giữa khoa sư phạm đề nghị một sự tăng trưởng nào đó trong việc chu toàn ý định của Thiên Chúa, và học thuyết được Giáo hội đề nghị cùng với mọi hệ quả của nó, một học thuyết chứa đựng giới luật sống phù hợp với nó. Vấn đề không phải là xem lề luật chỉ như một lý tưởng để đạt đến trong tương lai, nhưng như một mệnh lệnh của Đức Kitô để lướt thắng cách nghiêm túc những trở ngại. Chúng ta không thể chấp nhận “tiến trình tiệm tiến”, trừ khi đối với những người cố gắng cách thành thật tuân giữ lề luật của Thiên Chúa và tìm kiếm những điều thiện hảo mà chính lề luật là phương tiện khởi xướng và canh phòng. Điều mà người ta gọi là “luật tiệm tiến”, hoặc con đường tăng trưởng, thì không thể được đồng hoá với “sự tiệm tiến của lề luật”, như thể có những cấp độ và những hình thức giới luật khác nhau cho những con người và những hoàn cảnh khác biệt ” (3).

Tiếp cận lý thuyết đầu tiên này sẽ tìm thấy một cách diễn đạt tinh tế hơn ở số 9 và 34 của Familiaris Consortio được ban hành ngày 22 tháng 11 năm 1981.

Page 23: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

23

Số 9: “Cần phải có một sự hoán cải liên lỉ và trường kỳ. Vừa đòi hỏi từ nội tâm phải thoát ly khỏi mọi sự dữ và gắn bó với sự lành toàn diện, sự hoán cải ấy vừa diễn ra cách cụ thể như một chương trình luôn đưa người ta đi xa hơn. Như thế có một tiến trình năng động được phát triển, từ từ tiến tới trước, nhờ biết dần dần đem các ơn Thiên Chúa và những đòi hỏi của tình yêu quyết liệt và tuyệt đối của Ngài hội nhập vào trong đời sống bản thân và xã hội của con người. Do đó việc tăng trưởng cần phải đi qua một tiến trình sư phạm để các tín hữu, các gia đình, các dân tộc và ngay cả nền văn minh có thể từ những gì họ đã nhận được nơi mầu nhiệm Đức Kitô, được kiên trì dẫn dắt đi xa hơn, đến chỗ có được một ý thức phong phú hơn và đón nhận mầu nhiệm ấy trọn vẹn hơn trong đời sống họ” (4).

Số 34: “Nhưng, được mời gọi sống một cách có trách nhiệm ý định đầy khôn ngoan và yêu thương của Thiên Chúa, con người lại là một hữu thể được đặt trong lịch sử. Ngày qua ngày, con người tự xây dựng lấy mình với rất nhiều chọn lựa tự do của nó. Như thế nó hiểu biết, yêu mến và chu toàn sự thiện luân lý bằng cách theo sát các giai đoạn tăng trưởng.

Trong khung cảnh đời sống luân lý của họ, đôi bạn được mời gọi tiến bước không mỏi mệt, với sự nâng đỡ của khát vọng chân thành và hữu hiệu muốn hiểu biết hơn về những giá trị đã được luật Thiên Chúa đảm bảo và cổ võ, và với ý chí muốn cho các giá trị ấy được đưa vào trong các chọn lựa cụ thể của họ một cách thẳng thắn và quảng đại.

Page 24: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

24

Tuy nhiên họ không thể coi luật đó như chỉ thuần là một lý tưởng phải đạt đến trong tương lai, nhưng họ phải nhìn luật đó như là một mệnh lệnh của Đức Kitô, Đấng đang truyền cho họ phải nghiêm chỉnh vượt qua các trở ngại. Bởi thế, điều mà người ta thường gọi là “luật tiệm tiến” hay đường tiến từng bậc, không thể nào được đồng hoá với sự “chia luật thành từng bậc”, như thể trong luật Thiên Chúa có những cấp bậc và những hình thức luật buộc khác nhau, tuỳ theo người và theo những hoàn cảnh khác nhau. Theo ý định của Thiên Chúa, tất cả mọi đôi bạn đều được mời gọi sống thánh thiện trong hôn nhân, và ơn gọi này được thực hiện trong mức độ mà con người xét như ngôi vị có khả năng đáp trả lại luật buộc của Thiên Chúa, nhờ được sinh động bởi lòng tín thác bình an vào ơn sủng Thiên Chúa và vào ý muốn của Ngài. Cũng thế, khoa sư phạm của Hội Thánh có bổn phận phải làm sao để trước hết, các đôi bạn nhìn nhận rõ ràng giáo lý của thông điệp Sự Sống Con Người, như là nguyên tắc thực hành tính dục, đồng thời thật lòng quan tâm tạo những điều kiện cần thiết để tuân giữ những nguyên tắc ấy” (5).

Tóm lại, điều được đòi hỏi ở đây chính là:

- Nhận thức rõ nguyên tắc và và đón nhận nó như thế.

- Quyết tâm cách chân thành (bằng nội tâm) đón nhận nguyên tắc và làm hết sức có thể nhằm tạo những điều kiện cần thiết để tuân giữ nguyên tắc, chẳng hạn như: canh phòng trái tim, đời sống cầu

Page 25: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

25

nguyện, thực hành đều đặn các bí tích, khổ hạnh, cẩn trọng trong các mối quan hệ…

2. Luật tiệm tiến và hoán cải

Thực tế, khái niệm mới mẻ về luật tiệm tiến này trình bày trong lãnh vực luân lý điều đã được nhìn nhận rõ ràng trong lãnh vực tu đức, và người ta đã tìm thấy cả trong Tân Ước cũng như nơi một vài tác giả như thánh Phanxicô Đệ Salê. Từ vài thập niên qua, những nhà luân lý đã tìm thấy lại mối liên quan tồn tại giữa đời sống luân lý và đời sống tu đức.

Chúng ta tìm thấy nơi Đức Hồng Y Jean-Marie Lustiger một suy tư rất hay về chủ đề này. Ngài chứng tỏ cho thấy làm thế nào trong Thánh Kinh người ta nhận thấy rằng Thiên Chúa tỏ rõ cả một đường lối sư phạm đối với Dân Ngài. “Sự tiệm tiến còn bao hàm rất nhiều nghĩa, nhất là nghĩa hành trình. Hành trình Thiên Chúa phác hoạ cho Dân Ngài dõi theo và Thánh Kinh thuật lại; sau hết là hành trình tăng trưởng, cá nhân và tập thể, trong sự kiên trì nhờ lòng trung thành với ân sủng” (6). Cuối cùng, Đức Hồng Y nhắc lại cách thích đáng rằng, khi nói đến con người thì luôn luôn là con người cụ thể, ở trong lịch sử mà Đức Kitô là khuôn mặt hoàn hảo. Con người được mời gọi trở về với một hành trình “noi gương” để trở nên con người trọn vẹn và hoàn hảo như Cha trên trời là Đấng hoàn hảo (x. Mt 5, 48). “Còn lâu mới tỏ ra như lấn át và độc đoán, đòi buộc này được tiếp nhận suốt lộ trình ân sủng, như một sự giải thoát và một niềm hy vọng” (7).

Page 26: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

26

Như thế chúng ta hiểu rằng, nếu lời gọi nên thánh luôn luôn triệt để, thì có nghĩa là không có cấp bậc (sự tiệm tiến) trong lời gọi này. Chúa Giêsu chẳng bao giờ hạ cấp những đòi buộc dù có những yếu đuối của các môn đệ Người, vì cuối cùng nếu Người đã được Chúa Cha sai đến chính là để bày tỏ những năng lực của trái tim con người trong một thế giới hữu hạn. Chúng ta thấy rõ, không có cấp bậc trong lời gọi nên thánh. Và sự không có cấp bậc trong lời gọi nên thánh này trái lại thiết lập nên luật tiệm tiến trong sự hoán cải trở về với Đức Kitô và nhờ sự tiến triển trong đời sống luân lý của chúng ta.

Vào thế kỷ XVI, thánh Phanxicô Đệ Salê đã tạo ra âm hưởng của luật tiệm tiến này đối với việc thực hành các nhân đức (tuy nhiên không công thức hoá hay khái niệm hoá nó). “Thiên Chúa đã truyền lệnh cho chúng ta phải làm tất cả những gì chúng ta có thể để đạt đến các nhân đức thánh thiện: thế nên chúng ta đừng bỏ sót gì cả để thành công trên con đường nên thánh. Nhưng, sau khi chúng ta đã trồng và đã tưới, hãy biết rằng chính Thiên Chúa mới làm cho tăng trưởng những khuynh hướng và những thói quen tốt của chúng ta. Vì thế phải biết chờ đợi hoa trái của những ước muốn trong chúng ta và tác động của Chúa quan phòng. Nếu chúng ta cảm thấy không có tiến bộ như chúng ta ước mong, thì đừng bối rối, hãy cứ bình an. Đừng quá lo lắng khi thấy mình cứ mãi non nớt trong việc thực hành các nhân đức; vì ở nơi thẳm sâu của đời sống sùng kính, mỗi người luôn tự coi mình là non nớt, và suốt cả đời sống được dành cho sự tu luyện này ” (8).

Page 27: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

27

Chúng ta có thể diễn đạt tốt hơn cùng lúc cố gắng cá nhân như lời đáp trả cho những đòi buộc của Phúc Âm và lòng tín thác vào tác động mà Thiên Chúa thực hiện nơi mỗi người. Cũng ở đây, thánh Phanxicô Đệ Salê không nhân nhượng cho lề luật cũng như áp lực đảm nhận nhằm cho phép ý muốn được thành toàn trong đời sống chúng ta. Nhưng thánh nhân chứng tỏ rằng một khi chúng ta đã chu toàn điều gì thuộc về chúng ta, phần còn lại thuộc về Thiên Chúa. Không bỏ quên những cố gắng hợp lệ, chúng ta có thể “bình an”, nghĩa là không để cho mình bị xâm chiếm bởi một thứ mặc cảm tội lỗi nguy hại, thậm chí bệnh hoạn.

Alain You chẳng nói thêm điều gì khác: “Phải nhìn nhận nguyên tắc như bảng chỉ đường cho sự thiện hảo đích thực của tôi. Nếu tôi không thể hoàn toàn áp dụng nguyên tắc này cách trọn vẹn ở hiện tại, thì ít ra tôi phải nhắm tới điều đó. Muốn thế, tôi phải khởi sự một tiến trình năng động nhằm tạo nên những điều kiện cần thiết cho việc tuân giữ gần nhất sự thiện hảo đích thực. Tiến trình năng động này nhằm giúp tôi xa rời sự ác và gắn bó với sự thiện” (9). Bằng những ngôn từ hiện đại hơn, chúng ta có thể diễn tả như sự cài đặt một rađa ở tận đáy tim mình, một rađa dò xét cẩn thận, một rađa gia tăng độ nhạy cảm dần theo mức độ nó hoạt động để dò xét, tìm kiếm những nẻo đường có thể được cho một đời sống tốt hơn, nhân bản hơn. Độ nhạy cảm có thể gia tăng theo hai cách khác nhau: trong sự đa dạng của những đối tượng mà chúng ta biện phân cũng như trong chiều sâu biện phân đối với mỗi yếu tố của đối tượng. Trong hàng không, những rađa có thể phát hiện ngày

Page 28: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

28

càng nhiều máy bay và với những khoảng cách ngày càng xa.

Chúng ta có thể hiểu về niềm hy vọng Kitô giáo trong nhãn quan của luật tiệm tiến khi đọc những dòng đầu tiên trong thông điệp Spe Salvi, của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: “ ‘Spe salvi facti sumus’ - chúng ta đã được cứu độ trong hy vọng, thánh Phaolô đã nói với chúng ta như thế (Rm 8,24). Theo đức tin Kitô giáo, sự “cứu chuộc”, cứu độ, không đơn thuần là một sự kiện. Sự cứu chuộc được tặng ban cho chúng ta theo nghĩa là chúng ta đã được ban cho niềm hy vọng, một niềm hy vọng khả tín, nhờ đó chúng ta có thể đương đầu với hiện tại. Dù là một hiện tại khổ nhọc, chúng ta có thể sống và chấp nhận hiện tại, nếu nó dẫn đến một cùng đích, nếu chúng ta có thể chắc chắn về cùng đích này, và nếu cùng đích này cao cả đến mức có thể biện minh cho những cố gắng trên đường đi” (10).

3. Những điều cần ghi nhớ

Con người là hữu thể lịch sử: Luật tiệm tiến diễn tả “một tiến trình sư phạm không thể đảo ngược đối với chúng ta là những hữu thể được đặt trong thời gian”. “Con người là một hữu thể được đặt trong lịch sử. Ngày qua ngày, con người tự xây dựng lấy mình với rất nhiều chọn lựa tự do của nó. Như thế, con người phải hiểu biết, yêu mến và chu toàn sự thiện luân lý bằng cách theo sát các giai đoạn tăng trưởng”.

Page 29: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

29

Hiểu theo tinh thần của luật tiệm tiến, không ai bị buộc phải áp dụng ngay tức khắc và toàn vẹn luật luân lý được huấn quyền Giáo hội đưa ra, nếu họ tự nhìn nhận mình không thể giữ luật ở đây và ngay lúc này. Trong trường hợp này, điều quan trọng là biết nhìn nhận giá trị của lề luật, ước muốn sớm nhất có thể sống giá trị này một cách trọn vẹn, và đón nhận những phương tiện tự nhiên và siêu nhiên cụ thể để tiến dần đến giá trị này.

Luật tiệm tiến không có nghĩa là sự tiệm tiến của luật: Nếu việc áp dụng ngay tức khắc từng chữ của lề luật không luôn luôn được đòi buộc, thì ngược lại, việc qui hướng về lề luật này là luôn luôn đòi buộc. Bởi vì, như một mẫu thức nổi tiếng, “luật tiệm tiến không có nghĩa là sự tiệm tiến của luật”. Lề luật luôn là lề luật và áp dụng bình đẳng cho mọi người.

Lm. Phaolô Nguyễn Thành Sang

Tài liệu tham khảo:

- HĐGM. PHÁP, “Lưu ý mục vụ về thông điệp Humanae vitae”, in Documentation Catholique, số 1529, ngày 1 tháng 12 năm 1968

- ĐGH. GIOAN PHAOLÔ II, Diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình, ngày 25 tháng 10 năm 1980.

- ĐGH. GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Familiaris consortio - về những bổn phận của gia đình Kitô

Page 30: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

30

hữu, ngày 22 tháng 11 năm 1981, bản dịch của Lm. Augustinô Nguyễn Văn Dụ.

- ĐGH. BÊNÊĐICTÔ XVI, Thông điệp Spe salvi - Về niềm hy vọng Kitô giáo, UBGLĐT, 2008.

- ĐHY. Jean-Marie LUSTIGER, “Tiệm tiến và hoán cải”, in Documentation Catholique, số 1826, ngày 21 tháng 3 năm 1982.

- FRANÇOIS DE SALES, Traité de l’amour de Dieu, IX, 7.

- A. YOU, “La loi de gradualité et non pas la gradualité de la loi”, in Esprit et Vie, N. 8, 1991. Luật tiệm tiến trong luân lý. Ngô Minh chuyển dịch.

(1) A. YOU, “Luật tiệm tiến chứ không phải sự tiệm tiến của luật”, in Esprit et Vie, số 8, 1991, tr. 20.(2 )HĐGM. PHÁP, “Lưu ý mục vụ về thông điệp Humanae vitae”, in Documentation Catholique, số 1529, ngày 1 tháng 12 năm 1968. (3) ĐGH. GIOAN PHAOLÔ II, Diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới về gia đình, ngày 25 tháng 10 năm 1980.(4) ĐGH. GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Familiaris consortio - về những bổn phận của gia đình Kitô hữu, ngày 22 tháng 11 năm 1981, số 9.(5) Ibid., số 34(6) ĐHY. Jean-Marie LUSTIGER, “Tiệm tiến và hoán cải”, in Documentation Catholique, số 1826, ngày 21 tháng 3 năm 1982, tr. 316.

Page 31: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

31

(7) Ibid., tr. 316. (8) FRANÇOIS DE SALES, Traité de l’amour de Dieu, IX, 7.(9) A. YOU, “Luật tiệm tiến chứ không phải sự tiệm tiến của luật”, in Esprit et Vie, số 8, 1991, tr. 124.(10) ĐGH. BÊNÊĐICTÔ XVI, Thông điệp Spe salvi - Về niềm hy vọng Kitô giáo, UBGLĐT, 2008, số 1, tr. 5.

Page 32: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

32

BÀI 3

NHỮNG NGƯỜI LY THÂN

VÀ LY DỊ TÁI HÔN TRONG GIÁO HỘI

Để có được một đánh giá luân lý về các vấn đề tế nhị này, chúng ta cần để ý đến ba chiều kích cần thiết của luân lý:

- Chiều kích phổ quát mà Huấn quyền không ngừng nhắc lại; đây chính là nguyên tắc không thể phân ly của Bí tích Hôn nhân, nguyên tắc mà Giáo hội không có quyền thay đổi, nguyên tắc của luật Thiên Chúa (nếu có thể nói như thế) có nguồn gốc trong Thánh Kinh và Truyền Thống của Giáo hội.

- Chiều kích đặc thù; đây chính là sự thiện hảo của các cộng đoàn kitô hữu mà các vị mục tử có trách nhiệm gánh vác.

- Chiều kích cá nhân, đây chính là thái độ mà tôi phải thích ứng ở đây và ngay lúc này trong tình trạng của riêng tôi và phải lưu tâm đến những trách nhiệm mà tôi phải chịu, một thái độ mà lương tâm tôi buộc tôi phải làm, dĩ nhiên là lương tâm đã được soi sáng.

I. Huấn quyền nói gì?

I.1. Những người ly thân và ly dị

Page 33: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

33

Bộ Giáo Luật 1983 không nói đến khái niệm ly dị. Khái niệm này rõ ràng không có ý nghĩa theo cái nhìn của mối liên kết không thể phân ly của Bí tích Hôn phối. Nhưng Bộ Giáo Luật nhìn nhận rằng một sự ly thân, dù do lý do đau đớn nào đi nữa, đôi khi cần thiết “nếu một trong hai người phối ngẫu gây nguy hiểm nghiêm trọng về tinh thần hay thể xác cho bên kia hoặc cho con cái, hay nếu bằng cách nào khác làm cho đời sống chung trở nên nặng nề” (Can. 1153, § 1).

Khía cạnh mục vụ cho những người ly thân được đề cập trong Tông huấn Familiaris consortio của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, ban hành năm 1981, sau Thương Hội Đồng Giám Mục Về Gia Đình. Số 83 gợi lên tình trạng của những người ly hôn, và những người ly dị không tái hôn như sau:

“Sự cô đơn và nhiều khó khăn khác nữa thường là số phận dành cho người phối ngẫu bị phân ly, nhất là nều người ấy vô tội. Trong trường hợp đó, cộng đồng Hội Thánh phải nâng đỡ người ấy hơn bao giờ hết, phải đem lại cho người ấy sự quý mến, liên đới cảm thông và giúp đỡ cụ thể để người ấy có thể trung thành ngay cả trong tình cảnh khó khăn của mình; phải giúp người ấy biết vun trồng sự tha thứ mà tình yêu thương Kitô giáo đòi hỏi, và biết luôn sẵn sàng nối lại cuộc sống vợ chồng trước kia.

Trường hợp một người phối ngẫu bị bó buộc phải chịu ly dị cũng tương tự như thế khi, vì ý thức rõ tính cách bất khả phân ly của dây hôn phối thành sự, người ấy không để mình bị lôi cuốn vào một sự

Page 34: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

34

kết hợp mới, nhưng chỉ ra sức chu toàn các bổn phận gia đình và các trách nhiệm kitô hữu của mình. Lúc đó chứng tích của họ về sự trung thành và về sự ăn khớp của mình với đời sống kitô hữu có một giá trị thật đặc thù đối với thế giới và Hội Thánh hơn bao giờ hết, Hội Thánh phải đem lại cho họ một sự giúp đỡ đầy khích lệ ưu ái, và cho họ tham dự các bí tích, không một cản trở nào”.

Những điều cần ghi nhớ

- Hội Thánh (các vị mục tử) phải dành ưu tiên đặc biệt việc chăm sóc mục vụ đầy cảm thương đối với những người ly thân hay ly dị.

- Những người ly thân hay ly dị mà vẫn sống đời sống kitô hữu của mình thì không có ngăn trở gì trong việc tham dự các bí tích, đặc biệt là việc Rước lễ, miễn là họ phải giữ những điều kiện thông thường như bao kitô hữu khác.

I.2. Những người ly dị tái hôn

Khía cạnh mục vụ cho những người ly dị tái hôn được đề cập tại số 84 của Tông huấn Familiaris consortio (1).

a. Giáo hội nói gì?

- Ngược lại với ý nghĩ còn phổ biến, những người ly dị tái hôn chẳng những không bị khai trừ khỏi Giáo hội, không là đối tượng của hình phạt tuyệt thông, trái lại còn được nhấn mạnh rằng họ vẫn là thành phần của Giáo hội. Tuy nhiên, tình trạng sống của

Page 35: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

35

họ trong cuộc hôn nhân mới trái ngược với mối dây hôn ước trước vẫn luôn tồn tại. Tình trạng này không phù hợp với giáo huấn của Thánh Kinh. Ở điểm này, tình trạng của họ không còn là dấu chỉ trọn vẹn của tình yêu bất diệt của Đức Kitô dành cho Hội Thánh. Và đây cũng là lý do khách quan khiến họ không thể rước lễ.

- Việc tham dự vào các bí tích là con đường thông thường để nên thánh. Tuy nhiên, ân sủng của Thiên Chúa không phải chỉ được lãnh nhận qua các bí tích. Những người không thể lãnh nhận các bí tích có thể đón nhận ân sủng của Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện, qua việc bận tâm hoán cải thường xuyên, qua việc “rước lễ thiêng liêng” và bằng một đời sống đầy tràn đức ái.

- Mỗi người đã được rửa tội đều được kêu gọi sống tình trạng đời sống nhân loại của mình như một con đường nên thánh, không phải tách biệt riêng lẻ, nhưng trong mối liên hệ với cộng đoàn Giáo hội. Xác tín này có ý nghĩa đối với người ly dị tái hôn như những người được rửa tội khác. Chẳng có tình trạng nhân loại nào ở ngoài ân sủng của Thiên Chúa, và những người ly dị tái hôn được mời gọi sống tình trạng đặc thù của mình trong sự hiện diện của ân sủng.

- Con đường mà Giáo hội đề nghị với những người ky dị tái hôn cũng giống như bao người được rửa tội khác: một đời sống tin, cậy, mến, trong mối hiệp thông với cộng đoàn kitô hữu bằng việc tham dự vào đời sống Giáo hội. Chính vì thế, cũng như bao người đã được rửa tội khác, những người ly dị

Page 36: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

36

tái hôn cần sự nâng đỡ và đồng hành của những người kitô hữu anh em và những mục tử trên con đường hướng đến sự thánh thiện đặc thù của họ. Và vì đã chịu phép Rửa tội và Thêm sức, họ được mời gọi cộng tác trong bổn phận này.

- Vai trò của các mục tử và các cộng đoàn là quan trọng theo nghĩa là họ góp phần vào việc đào tạo nên những lương tâm ngay thẳng, trong khi vẫn luôn khiêm nhường vì chẳng ai có thể tự cho mình là thầy dạy của các lề luật hiện hữu, của lương tâm con người, hay của lối đường mà Chúa Thánh Thần hoạt động nơi mỗi con người.

- Con đường nên thánh vì thế mời gọi phải lưu tâm đến những dữ kiện khác nhau: giáo huấn của Giáo hội, sự thật của hoàn cảnh nhân loại với những giá trị và những hàm hồ của nó, con đường đức tin của cá nhân, định hướng đời sống kitô hữu đích thật…

- Chính việc quy hướng về viễn cảnh mục vụ ưu tiên như thế mà chúng ta mới thật sự đồng hành với những người ly dị tái hôn trong đời sống kitô hữu của họ.

- Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo năm 1992 lặp lại giáo huấn này ở các số 1650-1651, cũng như thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin gởi cho các giám mục của Giáo hội Công giáo về khả năng rước lễ của những người tái hôn năm 1994.

b. Cố gắng từ phía công đoàn kitô hữu

Page 37: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

37

- Phải nói lên sự thật về bản chất và ý nghĩa của Bí tích Hôn phối cũng như đời sống hôn nhân.

- Đừng bao giờ nói hay làm điều gì khiến cho những người ly dị tái hôn nghĩ rằng họ không còn là thành viên của Giáo hội.

- Cần phải khiêm nhường đủ để đừng bao giờ kết án ai.

- Mở rộng những hình thức cử hành phụng vụ khác nhau để cho phép những người đã được rửa tội cùng cầu nguyện chung với nhau.

- Cố gắng tránh tình trạng rước lễ cách máy móc trong thánh lễ.

c. Cố gắng từ phía những người ly dị tái hôn

- Đừng đòi hỏi nơi một linh mục một sự “cho phép” mà thực ra linh mục không thể ban.

- Khám phá ra rằng ân sủng của Thiên Chúa không chỉ được đón nhận trong các bí tích.

- Khám phá những cách thức khác để hiệp thông trong Giáo hội ngoài việc rước lễ.

d. Lưu ý mục vụ

Mọi lãnh vực mục vụ phải được nhìn trong một tổng thể liên kết và không được tách biệt. Trách nhiêm mục vụ là duy nhất trong nguồn gốc : trái tim của mỗi vị mục tử chứa đựng đức ái của vì

Page 38: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

38

mục tử duy nhất của đoàn chiên, Vị Mục Tử Nhân Lành. Sự gắn bó chặt chẻ của mục vụ trong các lãnh vực khác biệt thuộc về tính độc đáo không thể giảm thiểu. Nó bắt nguồn từ một kế hoạch Cứu Độ duy nhất của Đức Kitô.

Ba nguyên tắc căn bản cho mục vụ đối với những người ly di tái hôn :

1. Hoạt động mục vụ đòi hỏi phải chú ý đến thời gian.

Một mục tử luôn vội vã tìm ra giải pháp đem lại sự bình an cho những người mà họ có trách nhiệm. Điều đó càng rõ ràng hơn đối với mục vụ cho những người ly dị tái hôn, nhất là khi người ta cậy dựa vào chứng cứ này là : sự cảm thông và lòng thương xót của Giáo Hội.

Cần nhắc lại đòi hỏi không thể chối cải trong mục vụ là chẳng bao giờ vội vã đưa ra những câu trả lời mà không để ý đến những cơ may của một tiến triển sau đó trong sự trung tín với Tin Mừng, ngay cả đối với những lý do mạnh như những lý do làm chấm dứt sự muộn phiền và rối loạn.

Sự đảm bảo tốt nhất để làm điều thiện là cần phải có thời gian để đón nhận những đòi hỏi của Tin Mừng và đón nhận chúng cách trung thực.

2. Hoạt động mục vụ chẳng bao giờ được mất quan niệm về thiện ích chung.

Page 39: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

39

Vị mục tử không được xem nhẹ việc đồng hành với những người được trao phó, nhưng phải hiểu việc săn sóc mục vụ này chỉ là thành phần của hoạt động mục vụ.

Điều mà người ta nói với một người ly dị tái hôn, cho dù với cách thức thận trọng, không thể không có một tác động trên toàn thể cộng đoàn Kitô hữu. Sẽ xáo trộn làm sao khi các mục tử cư xử cách khác biệt, người này phù hợp với kỷ luật Giáo hội, người kia lại không.

Điều chúng ta nói với người ly dị tái hôn tất nhiên cũng có những âm vang với thời gian. Tương lai của định chế hôn nhân như Giáo hội cổ vũ trong sự trung thành với Phúc Âm sẽ bị đùa giỡn tuỳ theo những cách cư xử mà hệ quả của nó sẽ xảy ra cùng với thời gian. Người ta không thể gian lận Thiên Chúa, cũng không thể gian lận lịch sử. Sức sống của hôn nhân như là giao ước được ký kết nhân danh Đức Kitô và trong Đức Kitô trong tương lai tùy thuộc vào điều mà chúng ta cư xử hôm nay.

3. Hoạt động mục vụ trước hết là bận tâm làm cho lớn lên

Chỉ cần đọc kỷ bất cứ trang nào của Tin Mừng về lòng thương xót để thấy rằng lòng thương xót là tất cả trừ keo dáng lên ung nhọt. Chúa Giêsu chẳng bao giờ chữa lành mà không cắt bỏ ung nhọt. Đối với người nữ phạm tội, Người tuyên bố cô ta được tha, nhưng đòi hỏi cô ta đừng phạm tội nữa.

Page 40: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

40

Lòng thương xót mà không kích thích sự gia tăng ân sủng và bởi đó từ bỏ tội lỗi thì không phải là lòng thương xót của Đức Kitô.

 Tài liệu tham khảo:

- ĐGH. GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Familiaris consortio - về những bổn phận của gia đình Kitô hữu, ngày 22 tháng 11 năm 1981, bản dịch của Lm. Augustinô Nguyễn Văn Dụ.

- SÁCH GIÁO LÝ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO, 1992.

- THÁNH BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Thư gởi các giám mục Giáo hội Công giáo về khả năng được rước lễ của những người ly dị tái hôn, ngày 14 tháng 9 năm 1994.

- HĐGMVN, Bộ Giáo Luật 1983, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2007

(1) X. ĐGH. GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Familiaris consortio - về những bổn phận của gia đình Kitô hữu, ngày 22 tháng 11 năm 1981, số 84.

Bài đọc thêm

THÁNH BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TINTHƯ GỞI

Page 41: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

41

CÁC GIÁM MỤC GIÁO HỘI CÔNG GIÁOVỀ KHẢ NĂNG ĐƯỢC RƯỚC LỄ

CỦA NHỮNG NGƯỜI LY DỊ TÁI HÔN

 

1. Năm quốc tế về gia đình mở ra một cơ hội đặc biệt quan trọng để tái khám phá những chứng từ về tình yêu và sự ân cần của Giáo hội đối với gia đình (1) và đồng thời, để trình bày lại sự phong phú vô song của hôn nhân Kitô giáo tạo nên nền tảng của gia đình.

2. Trong bối cảnh này, những khó khăn và đau khổ của những tín hữu đang trong tình trạng hôn nhân trái phép đáng được lưu tâm cách đặc biệt (2). Thật vậy, các mục tử được mời gọi làm lan toả đức ái của Đức Kitô và sự gần gũi đầy tình mẫu tử của Giáo hội; Ước gì các mục tử tiếp nhận họ với tình yêu, bằng cách khuyến khích họ tin tưởng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, bằng cách gợi lên cho họ, với sự thận trọng và kính mến, những đường hướng cụ thể của hoán cải và tham dự vào đời sống của cộng đoàn giáo hội (3).

3. Tuy nhiên, với ý thức rằng sự cảm thông đích đáng và lòng thương xót chân thật chẳng bao giờ được tách rời khỏi sự thật (4), các mục tử có bổn phận lặp lại cho những tín hữu này giáo huấn của Giáo hội liên quan đến việc cử hành các bí tích, đặc biệt là việc tham dự Thánh Thể. Về điểm này, nhiều thực hành mục vụ khác nhau ở nhiều nơi đã được đề nghị suốt những thập niên qua, theo đó, việc chấp nhận cho toàn thể những người ly dị tái

Page 42: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

42

hôn được rước lễ là hoàn toàn không thể được, nhưng họ có thể được rước lễ trong những trường hợp được xác định, khi với lương tâm, họ cảm thấy mình được phép làm điều đó.

Chẳng hạn khi họ đã bị bỏ rơi một cách bất công, dù họ đã cố gắng cách thành thực để cứu lấy hôn nhân trước của mình, hoặc khi họ tin chắc rằng hôn nhân trước của họ là vô hiệu dù không thể chứng minh nơi toà ngoài, hoặc khi họ đã trải qua một quá trình lâu dài suy nghĩ và sám hối, hoặc khi vì những lý do có thể chấp nhận về mặt luân lý, họ không thể làm trọn bổn phận ly thân.

Xét từ nhiều mặt khác nhau, và để kiểm chứng cách khách quan tình trạng thực của họ, những người ly dị tái hôn phải thắt chặt những cuộc trao đổi với một linh mục khôn ngoan và có kiến thức chuyên môn. Dù vậy, vị linh mục vẫn phải tôn trọng những quyết định lương tâm tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của họ nhằm đến việc Rước lễ, tuy nhiên điều đó không bao hàm một sự cho phép chính thức.

Trong những trường hợp nêu trên và những trường hợp khác tương tự, điều cốt yếu là việc thi hành mục vụ có tính khoan dung và đầy ân cần, nhằm trả lại sự công bằng cho những hoàn cảnh khác biệt của những người ly dị tái hôn.

4. Dù chúng ta biết có những giải pháp mục vụ tương tự đã được đề nghị bởi một vài Nghị phụ, và những giải pháp này đã được áp dụng trong chừng mực nào đó, chúng chưa bao giờ đạt được sự đồng

Page 43: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

43

thuận của các Nghị phụ, và chưa bao giờ được thiết lập như là giáo lý chung của Giáo hội, cũng chẳng bào giờ được xác định như là luật lệ. Chỉ có Huấn quyền phổ quát của Giáo hội, trong sự trung thành với Thánh Kinh và Truyền Thống, mới có thẩm quyền giảng dạy và giải thích cách chính đáng kho tàng đức tin.

Trước những giải pháp mục vụ mới mẻ vừa nêu trên, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin xét thấy có bổn phận nhắc lại giáo lý và kỷ luật của Giáo hội về vấn đề này. Trung thành với lời của Đức Giêsu Kitô, Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin khẳng định không thể nhìn nhận một cuộc kết hôn mới là hữu hiệu nếu hôn nhân trước đã hữu hiệu. Nếu những người ly dị lại tái hôn về mặt dân sự, một cách khách quan, họ ở trong tình trạng đối nghịch với luật của Thiên Chúa, và do đó, họ không thể được Rước lễ bao lâu tình trạng này còn tồn tại (6).

Quy luật này không phải là hình phạt, càng không phải là sự phân biệt đối xử đối với những người ly dị tái hôn, nhưng diễn tả một tình trạng khách quan tự nó không cho phép việc Rước lễ: “Người ly dị tái hôn tự trở nên những người không thể Rước lễ, vì tình trạng và hoàn cảnh sống của họ đang ở trong sự đối lập khách quan với sự hiệp thông tình yêu giữa Đức Kitô và Giáo hội, như được bày tỏ và được hiện thực hoá trong Thánh Thể. Hơn nữa còn có một lý do mục vụ đặc thù: nếu chấp nhận cho những người ly dị tái hôn được Rước lễ, các tín hữu sẽ ngộ nhận và hiểu sai giáo lý của Giáo hội liên quan đến tính bất khả phân ly của hôn nhân” (7).

Page 44: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

44

Đối với những tín hữu đang ở trong tình trạng hôn nhân như thế, khả năng được Rước lễ chỉ có thể được mở ra nhờ sự xá giải bí tích. Việc xá giải bí tích này chỉ có thể được ban cho “những người đã hết lòng thống hối vì đã vi phạm dấu chỉ của Giao ước và của lòng trung tín đối với Đức Kitô, và được thúc đẩy đến một hình thức sống không còn đối lập với tính bất khả phân ly của hôn nhân. Cách cụ thể, điều đó bao hàm rằng, khi người nam và người nữ không thể chu toàn bổn phận ly thân, vì những lý do nghiêm trọng như việc giáo dục con cái chẳng hạn, họ dấn thân sống tiết dục hoàn toàn, nghĩa là kiêng cử những hành vi dành riêng cho đôi vợ chồng” (8). Trong trường hợp này, họ có thể được Rước lễ, tuy nhiên đòi buộc tránh gây ra gương xấu phải luôn luôn được tôn trọng.

5. Giáo lý và kỷ luật của Giáo hội về vấn đề này đã được trình bày cách phong phú xuyên suốt giai đoạn sau công đồng trong Tông Huấn Familiaris consortio. Ngoài những điểm khác, Tông thư nhắc lại với các mục tử rằng, bởi tình yêu chân lý, họ nhất thiết phải phân định rõ ràng những tình huống khác biệt; Tông Huấn khuyên dạy họ hãy khuyến khích những người ly dị tái hôn tham dự vào những thời điểm khác nhau của đời sống Giáo hội. Đồng thời, Tông Huấn cũng nhắc lại sự thực hành kiên định và phổ quát, “được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh, việc không thể chấp nhận cho những người ly dị tái hôn được Rước lễ” (9), bằng cách nêu rõ những lý do. Cấu trúc và nội dung những lời dạy của Tông Huấn cho chúng ta hiểu rõ ràng việc thực hành này, được trình bày

Page 45: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

45

như là luật buộc, không thể bị thay đổi dựa trên những tình huống khác biệt.

6. Người tín hữu sống thường xuyên “more uxorio” với một người không phải là vợ hợp pháp hoặc không phải là chồng hợp pháp thì không thể được Rước lễ. Nếu người tín hữu này tự cho rằng mình có thể được Rước lễ, thì do tính nghiêm trọng của vấn đề cũng như những đòi buộc cho thiện ích thiêng liêng của người này (10) và thiện ích chung của Giáo hội, các mục tử và các cha giải tội có bổn phận khẩn thiết phải báo cho người này biết rằng một phán đoán lương tâm như thế đối nghịch rõ ràng với giáo lý của Giáo hội (11). Họ cũng có bổn phận nhắc nhở giáo lý này khi giảng dạy cho mọi tín hữu được trao phó cho mình.

Điều đó không có nghĩa là Giáo hội không quan tâm đến hoàn cảnh của những tín hữu này. Vả lại, họ hoàn toàn không bị loại trừ khỏi sự hiệp thông giáo hội. Về phương diện mục vụ, Giáo hội quan tâm đến việc đồng hành với các tín hữu này và mời gọi họ tham dự vào đời sống giáo hội trong mức độ có thể, khi sự tham dự này phù hợp với những quy định của luật Thiên Chúa, luật mà chính Giáo hội cũng không được miễn trừ (12). Mặt khác, cần phải soi dẫn các tín hữu này, để họ đừng nghĩ rằng sự tham dự vào đời sống giáo hội chỉ là việc Rước lễ. Phải giúp đỡ các tín hữu này đào sâu sự hiểu biết về giá trị của việc tham dự vào hy tế của Đức Kitô trong thánh lễ, của sự hiệp thông thiêng liêng (13), của lời cầu nguyện, của việc suy gẫm lời Chúa, của việc bác ái và cổ võ cho sự công bằng (14).

Page 46: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

46

7. Từ phía người ly di tái hôn, sự xác tín lầm lẫn khả năng được Rước lễ thường giả định trước rằng họ gán cho lương tâm cá nhân khả năng quyết định, sau khi đã phân tích, dựa trên xác tín riêng của mình (15), về sự tồn tại hay không của hôn nhân trước, và về giá trị của hôn nhân hiện tại. Tuy nhiên, không thể thừa nhận sự quy gán như thế (16). Thật vậy, vì là hình ảnh của hôn ước giữa Đức Kitô và Giáo Hội, là hạt nhân căn bản và là nhân tố quan trọng của đời sống xã hội dân sự, hôn nhân theo bản chất là một thực tại cộng đồng.

8. Chắc chắn, việc phán đoán dựa trên những khuynh hướng riêng của mình về khả năng được Rước lễ phải được hình thành bởi một lương tâm luân lý đã được giáo dục một cách thích đáng. Nhưng thật ra, sự ưng thuận thiết lập nên hôn nhân không đơn giản chỉ là một quyết định riêng tư, bởi vì nó tạo nên cho mỗi người vợ, người chồng và cho đôi hôn phối một tình trạng đặc thù mang tính giáo hội và xã hội. Bởi đó, việc phán đoán của lương tâm về tình trạng hôn nhân của riêng mình không thể chỉ dựa trên mối tương quan trực tiếp giữa mỗi cá nhân với Thiên Chúa, như thể không cần đến trung gian giáo hội, bao hàm cả những điều luật bó buộc lương tâm. Không nhìn nhận khía cạnh cốt yếu này là chối bỏ hôn nhân như một thực tại Giáo hội, như một bí tích.

9. Mặt khác, khi mời gọi các mục tử minh xét những hoàn cảnh khác biệt của những người ly dị tái hôn, Tông huấn Familiaris Consortio cũng nhắc lại trường hợp của những người, với sự thành thực, quả quyết cách chủ quan rằng hôn nhân đầu tiên

Page 47: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

47

của mình, bị phá vỡ không thế vãn hồi, đã chẳng bao giờ hữu hiệu (17). Chắc chắn phải nhờ đến toà ngoài, được Giáo hội thiết lập, để phân định xem một khẳng định hôn nhân vô hiệu như thế có khách quan hay không. Trong khi hoàn toàn khẳng định khả năng chuyên biệt của các toà án Giáo hội trong việc thẩm định tính hữu hiệu trong hôn nhân của những người công giáo, kỷ luật của Giáo hội hiện nay mở ra những nẻo đường mới chứng minh tính vô hiệu của hôn nhân đầu tiên, nhằm loại trừ tối đa có thể mọi xung khắc giữa sự thật có thể kiểm chứng nơi toà án và sự thật khách quan được nhận biết bởi lương tâm ngay thẳng (18).

Đón nhận phán quyết của Giáo hội và tuân giữ kỷ luật hiện hành về tính bó buộc của thể thức giáo luật như là tất yếu cho tính hữu hiệu của hôn nhân công giáo là điều thực sự giúp cho lợi ích thiêng liêng của những tín hữu ly dị tái hôn. Thật vậy, Giáo hội là Thân Thể Đức Kitô, và sống trong sự hiệp thông giáo hội chính là sống trong Thân Thể Đức Kitô và được nuôi dưỡng bằng Thân Thể Đức Kitô. Với việc lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể, sự hiệp thông với Đức Kitô-Đầu chẳng bao giờ có thể bị chia cắt khỏi sự hiệp thông với các chi thể của Đầu, nghĩa là với Giáo hội của Người. Bởi đó, bí tích của sự hợp nhất chúng ta với Đức Kitô cũng chính là bí tích của sự duy nhất Giáo hội. Vì thế, rước lễ trong tình trạng xung khắc với sự hiệp thông giáo hội là một điều mâu thuẫn tự bản chất. Sự hiệp thông bí tích với Đức Kitô bao hàm và giả định trước việc tuân giữ huấn lệnh về sự hiệp thông giáo hội cho dù đôi khi gặp khó khăn. Sự hiệp thông bí tích với Đức Kitô không thể chính

Page 48: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

48

đáng và hiệu quả nếu tín hữu không tuân giữ huấn lệnh này, cho dù họ có muốn tiến lại gần Đức Kitô cách trực tiếp.

10. Càng hiểu đúng những điều đã được nêu trên, càng cần phải thực hiện đầy đủ ước muốn của Thượng Hội Đồng Giám Mục đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chứng nhận như của chính ngài. Ước muốn này thúc đẩy sự dấn thân và những sáng kiến đáng trân trọng từ phía các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân: với một đức ái cao độ, họ làm tất cả những gì có thể để củng cố trong tình yêu Đức Kitô và Giáo hội những tín hữu đang sống trong tình trạng hôn nhân trái phép. Chỉ có như thế họ mới có thể đón nhận cách trọn vẹn sứ điệp của hôn nhân Kitô giáo, và có thể đảm nhận trong đức tin nỗi đau khổ nẩy sinh từ trong hoàn cảnh của mình. Trong hoạt động mục vụ, phải làm hết sức có thể để giúp những tín hữu này hiểu rõ rằng, hoàn toàn không có sự phân biệt đối xử, nhưng chỉ có lòng trung tín tuyệt đối với ý muốn của Đức Kitô, Đấng đã khôi phục và lại giao phó cho cho chúng ta tính bất khả phân ly của hôn nhân như là ân huệ của Đấng Tạo Hoá. Những mục tử và cộng đoàn tín hữu phải cùng đau khổ và yêu thương với những tín hữu đang gặp khó khăn, để họ nhận ra ách êm ái và gánh nhẹ nhàng của Chúa Giêsu (19) giữa những thử thách của đời mình. Gánh của họ êm ái và nhẹ nhàng không phải vì nhỏ bé hoặc không đáng kể, nhưng trở nên nhẹ nhàng vì Chúa – và cùng với Người là toàn thể Giáo hội – thông phần chia sẻ. Được hướng dẫn bởi sự tận tâm tối đa, hoạt động mục vụ phải chứng tỏ

Page 49: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

49

một sự ân cần được xây dựng trong chân lý và tình yêu.

Hợp nhất với chư huynh trong sự dấn thân chung làm rạng ngời chân lý của Đức Giêsu Kitô trong đời sống và thực hành của Giáo hội, tôi xin chư huynh hãy tiếp nhận lòng tận tuỵ của tôi trong Chúa.

+ Joseph Card. RATZINGER

Chủ tịch

+ Alberto Bovone

Tổng Giám mục hiệu toà Césarée de Numidie

Thư ký

Trong một cuộc tiếp kiến dành cho Đức Hồng Y Chủ Tịch ấn ký ở trên, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chuẩn nhận lá thư đã được soạn thảo trong một cuộc họp thường lệ của Bộ Giáo Lý Đức Tin, và ban lệnh phát hành lá thư này.

Rôma, tại trụ sở của Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngày 14 tháng 9 năm 1994, ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá.

 

(1) X. ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II, Thư gởi các gia đình (ngày 2 tháng 2 năm 1994), số 3.

Page 50: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

50

(2) X. ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II, Tông huấn Familiaris consortio, số 79-84 : AAS (Công báo Toà Thánh) 74 (1982) 180-186.

(3) X. Như trên, số 84 : AAS 74 (1982) 185; Thư gởi các gia đình, số 5; Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 1651.

(4) X. ĐỨC GIÁO HOÀNG PHAOLÔ VI, Thông điệp Sự sống con người – Humanae vitae, số 29 : AAS 60 (1968) 501; ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II, Tông Huấn Hoán cải và sám hối – Reconciliatio et paenitentia, số 34 : AAS 77 (1985) 272; Thông điệp Ánh rạng ngời của chân lý – Veritatis splendor, số 95 : AAS 85 (1993) 1208.

(5) Mc 10, 11-12 “Ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình; và ai bỏ chồng để lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”.

(6) X. Sách Giáo lý của Hội Thánh công giáo, số 1650; cũng x. số 1640, và CÔNG ĐỒNG TRENTÔ, Sess. XXIV : Denz. Schöm. 1797-1812.

(7) Tông huấn Familiaris consortio, số 84 : AAS 74 (1982) 185-186.

(8) Như trên, số 84 : Công Báo Toà Thánh số 74 (1982) 186; X. ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II, Bài giảng bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ sáu, số 7 : Công Báo Toà Thánh số 72 (1980) 1082.

Page 51: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

51

(9) Tông huấn Familiaris consortio, số 84 : Công Báo Toà Thánh số 74 (1982) 185.

(10) X. 1 Cr 11, 27-29.

(11) X. Bộ Giáo Luật, điều 978 § 2.

(12) X. Sách Giáo lý của Hội thánh công giáo, số 1640.

(13) X. BỘ GIÁO LÝ ĐỨC TIN, Thư gởi các Giám mục của Hội Thánh công giáo về một vài vấn đề liên quan đến Thừa tác vụ của Bí Tích Thánh Thể, III/4 : Công Báo Toà Thánh số 75 (1983) 1007; TÊRÊSA AVILA, Camino di perfection – Đường hoàn thiện, 35, 1; ANPHONSE LIGÔRI,

(14) X. Tông huấn Familiaris consortio, số 84 : Công Báo Toà Thánh số 74 (1982) 185.

(15) X. Thông điệp Ánh rạng ngời của chân lý, số 55: Công Báo Toà Thánh số 85 (1993) 1178.

(16) X. Bộ Giáo luật, điều 1085 § 2.

(17) X. Tông huấn Familiaris consortio, số 84 : Công Báo Toà Thánh số 74 (1982) 185.

(18) X. các điều 1536 § 2 và 1679 của Bộ Giáo luật và các điều 1217 § 2 và 1365 của Bộ Giáo luật của các Giáo hội Đông Phương về hiệu lực của chứng cớ trong các tuyên bố của các bên trong những vụ án như thế.

Page 52: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

52

(19) X. Mt 11, 30.

Lm. Phaolô Nguyễn Thành Sang

Page 53: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

53

BÀI 4

MẶC CẢM TỘI LỖI - LỖI LUÂN LÝ - TỘI

I. TỘI, MỘT KHÁI NIỆM THẦN HỌC

I.1. Khái niệm tội ngày nay có còn ý nghĩa chăng?

Ngày nay, ở phương Tây, và có lẽ cả ở Việt Nam, từ “tội” không được hiểu đúng nghĩa; nó gợi lên hình ảnh nhà luân lý chỉ biết dạy đời. Người ta rất do dự để gọi một điều gì đó là “tội”. Khái niệm “tội” dường như đối lập với tự do con người và sự triển nở nhân cách. Mặc cảm tội lỗi xuất hiện như hệ quả không lành mạnh của những điều cấm kỵ ăn sâu vào vô thức. Đối với những nhà phân tâm học, không có những tội nhân, chỉ có những bệnh nhân. Những ý tưởng vừa nêu là một phản ứng mãnh liệt chống lại thời đại janséniste và một quan niệm về tội mang nặng tính sợ hãi sự trừng phạt đời đời nếu con người không vâng phục các mệnh lệnh của Thiên Chúa và của Giáo hội.

I.2. Đâu là mối liên hệ giữa mặc cảm tội lỗi và tội?

Tội là một khái niệm tôn giáo, trong khi mặc cảm tội lỗi là một thực tại tâm lý, một trạng thái cảm xúc. Mặc cảm tội lỗi dẫn đến sự hối hận. Mặc cảm tội lỗi và sự hối hận có thể là không lành mạnh,

Page 54: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

54

thậm chí là bệnh tâm thần, và khác với tội. Nhưng thường có mối liên hệ giữa mặc cảm tội lỗi và tội theo nghĩa là: tội có thể kèm theo một mặc cảm tội lỗi.

I.3. Phải chăng Kitô giáo đã đặt con người trong một trạng thái mặc cảm tội lỗi thường xuyên?

Một lối trình bày theo kiểu janséniste về Kitô giáo, với một bộ mặt nghiêm khắc của vị Thiên Chúa thẩm phán, chắc chắn làm tăng thêm mặc cảm tội lỗi và sự sợ hãi, thậm chí là nỗi kinh hoàng về hoả ngục đời đời. Lối trình bày ấy đã tạo ra một hình ảnh về bí tích sám hối như phương tiện cần thiết để tránh sự trừng phạt.

Nhưng thật ra sứ điệp Tin Mừng giải thoát chúng ta khỏi mặc cảm tội lỗi khi minh chứng cho chúng ta thấy tình yêu thương xót của vị Mục Tử Nhân Lành và của người Cha đối với đứa con hoang đàng. Nhận biết tội lỗi của mình là một tiến trình giải thoát làm cho chúng ta đến gần với Thiên Chúa nhờ ý thức rằng chúng ta cần đến sự trợ giúp của Ngài.

I.4. Có sự khác biệt nào giữa “lỗi luân lý” và “tội” không?

Để hiểu rõ “tội” nghĩa là gì, phải xác định “tội” trong tương quan với khái niệm “lỗi”. Hai khái niệm “tội” và “lỗi” không nằm trên cùng một bình diện. “Lỗi” là một khái niệm luân lý; nó chỉ định một hành vi đáng chê trách dưới cái nhìn của ý

Page 55: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

55

thức bởi vì nó xúc phạm đến con người; nó mời gọi sự tiếc nuối và lòng ăn năn.

“Tội” là một khái niệm tôn giáo và Kinh Thánh. Đó là sự xúc phạm đến Thiên Chúa, một sự thiếu hụt tình yêu Thiên Chúa làm tổn thương mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa. Chúng ta nhận biết mình là tội nhân không phải bằng cách tự soi mình, nhưng bằng việc chiêm ngắm tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. “Tội” mời gọi sự hối tiếc, nghĩa là sự đau khổ vì đã xúc phạm đến Thiên Chúa.

Có mối liên hệ giữa “lỗi” và “tội”. Thật vậy, khi xúc phạm đến con người, “lỗi luân lý” cũng xúc phạm đến Thiên Chúa, Đấng hiện diện trong con người.

II. TỘI THEO PHÚC ÂM VÀ THEO THÁNH PHAOLÔ

II.1. Phúc Âm đề cập đến tội như thế nào ?

Phúc Âm nói nhiều về tha thứ hơn về tội. Phúc Âm đề cập đến tội khởi đi từ sáng kiến của Thiên Chúa, Đấng đến thiết lập vương quốc của Ngài và bày tỏ lòng Ngài thương xót. Chúa Giêsu kêu gọi hoán cải, không phải đế thoát khỏi cơn giận của Thiên Chúa theo kiểu Gioan Tẩy Giả đã làm, nhưng để đón nhận Tin Mừng Nước Thiên Chúa và ơn tha thứ (Mc 1,15). Chúa Giêsu đi bước trước đến với những người tội lỗi, vì Người đến không phải vì những người mạnh khoẻ, nhưng vì những bệnh nhân. Người tha thứ cho người bại liệt (Mc 2,5), cho người nữ tội lỗi (Lc 7,48), cho người ngoại tình

Page 56: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

56

(Ga 8,11), cho Giakêu (Lc 19,9-10) và trên thập giá đã tha thứ cho những kẻ sát nhân (Lc 23,34). Người tỏ bày lòng thương xót của Thiên Chúa qua những dụ ngôn con chiên lạc và người con hoang đàng (Lc 15).

Tuy nhiên, Chúa Giêsu cũng loan báo sự kết án và sự trừng phạt những kẻ vô tín khướt từ đón nhận lời thương xót của Người (Mt 11,20-24; Mt 13,42) và Người khẳng định rằng tội chống lại Chúa Thánh Thần sẽ không được tha (Mc 3,28-30). Tội ấy không được tha vì nó là việc từ chối ơn tha thứ mà Thiên Chúa ban cho con người bởi Chúa Thánh Thần.

Chính Chúa Giêsu, trong bữa Tiệc Ly, đã khẳng định tính trầm trọng thảm khốc của tội: máu của Người phải đổ ra cho các tội nhân (Mt 26,28).

II.2. Theo thánh Phaolô, cốt yếu của tội là gì?

Trong Kinh Thánh, từ “tội” mang nhiều ý nghĩa và chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Trước hết, tội là hành vì có thể qui trách nhiệm cho con người: đó là sự thiếu tình yêu đối với Thiên Chúa và sự bất tuân các giới luật của Ngài.

Tuy nhiên, tội không chỉ là một hành vi, như đôi khi người ta nghĩ thế; tội cũng là một trạng thái đang chịu. Thánh Phaolô chỉ cho thấy trong chúng ta có một khuynh hướng xấu lôi kéo chúng ta làm điều ác. Thánh nhân gọi nó là “sự tội” ở số ít, chứ không phải là “những thứ tội”, những hành vi tội lỗi. Nếu không có Đức Kitô, con người chỉ là nô lệ

Page 57: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

57

của tội (Rm 6,17-20): “điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm’ (Rm 7,15-20).

Sự hướng chiều về sự ác làm cho tự do bị lệch lạc nêu trên được truyền thống gọi là “concupiscentia”. Đó là một khía cạnh của “tội nguyên tổ” ở trong chúng ta.

III. TÍNH TRẦM TRỌNG CỦA TỘI

III.1. Đâu là sự khác biệt giữa tội trọng và tội nhẹ?

Mọi tội đều xúc phạm đến Thiên Chúa, nhưng chúng không có cùng mức độ trầm trọng như nhau. Có thứ tội trọng và thứ tội nhẹ.

a. Tội trọng

Có những tội phá vỡ mối giao ước với Thiên Chúa và tước khỏi linh hồn sự sống thần linh. Đó là những tội xúc phạm trầm trọng đến tha nhân hoặc huỷ diệt phẩm giá con Thiên Chúa của chúng ta, và được phạm với một ý thức rõ ràng về tính trầm trọng của chúng, cũng như một sự tự do đầy đủ. Như vậy, tất cả những tội có đối tượng là một chất liệu nặng, được phạm với ý thức đầy đủ và tự ý ưng thuận, đều là tội trọng.

Tội trọng = chất liệu nặng (đối tượng) + ý thức đầy đủ (lý trí) + tự ý ưng thuận (ý chí)

Tội trọng còn gọi là tội làm cho chết bởi vì chúng làm cho mối tương quan với Thiên Chúa bị huỷ

Page 58: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

58

diệt (1 Ga 5,16-17). Khi xưng tội, chỉ buộc xưng thú những tội trọng.

Cũng đừng lẫn lộn giữa tội trọng và các mối tội đầu, như đôi khi người ta nghĩ. Những tội được gọi là các mối tội đầu bởi vì từ chúng dễ làm nẩy sinh những tội khác. Các mối tội đầu không phải là những tội trọng nhất, nhưng chúng là nguồn gốc của mọi tội khác.

b. Tội nhẹ

Cũng có những tội không phá hỏng định hướng của đời sống chúng ta nơi Thiên Chúa. Dù không phá vỡ mối hiệp thong với Thiên Chúa, chúng cũng là một sự thiếu vắng tình yêu. Chúng ta gọi chúng là tội nhẹ.

Những tội có đối tượng là chất liệu nhẹ, hoặc đối tượng có thể là chất liệu nặng nhưng được phạm khi không có ý thức đầy đủ hoặc không ưng thuận hoàn toàn, được gọi là tội nhẹ. Nhiều tội nhẹ đáng kể gộp lại cũng không làm cho những tội nhẹ này thành tội trọng, bởi vì ở đây không phải là vấn đề số lượng, nhưng là bản chất khác biệt của tội.

III.2. Nguồn gốc của sự phân biệt tội trọng và tội nhẹ

Sự phân biệt giữa tội trọng và tội nhẹ không thấy rõ ràng trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, thánh Gioan nói về thứ tội dẫn đến sự chết và đối lập với thứ tội không dẫn đến sự chết (1 Ga 5,16-17). Giáo hội sơ

Page 59: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

59

khai đã phân biệt ba tội đặc biệt trầm trọng là: ngoại tình, bội giáo và giết người.

Từ thời Trung Cổ, người ta phân biệt tội trọng và tội nhẹ. Sự phân biệt tội trọng và tội nhẹ được nhận vào trong truyền thống Giáo hội với thần học của thánh Augustinô.

Lm. Phaolô Nguyễn Thành Sang

Page 60: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

60

Bài đọc thêm

MẶC CẢM TỘI LỖI

Ý NGHĨA CỦA TỘI

Ý NGHĨA CỦA ƠN THA THỨ

 

Xin ơn tha thứ, một tiến trình có vẻ đơn giản bề ngoài, nhất là khi nó được thực hiện trong sự thành thực với Thiên Chúa ở ngoài bí tích thống hối. Chỉ cần đặt mình trước sự hiện diện của Đấng Tạo Hoá, xưng thú với Ngài những lầm lỗi của mình và một lần nữa tỏ ra sẵn sàng trước những lời gọi của Ngài. Thế mà sự đơn giản bề ngoài của tiến trình này lại có nguy cơ đánh lừa rất lớn. Thực tế, tiến trình xin Thiên Chúa thứ tha là một tiến trình không chỉ rất khó khăn - nhiều người đã kinh nghiệm được sự khó khăn này - nhưng cũng luôn phức tạp và nhất là đầy những nhập nhằng. Ở đây tôi muốn làm cho dễ cảm nhận những cơ may và những nguy cơ cố hữu trong việc tìm kiếm ơn tha thứ. Điều này có thể sẽ giúp cho mỗi người dễ xác định mối tương quan tồn tại giữa ý nghĩa của tội và ý nghĩa của ơn tha thứ.

CẢM THẤY CÓ LỖI: MỘT THÁI ĐỘ THƯỜNG NHẬP NHẰNG

Page 61: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

61

Chúng ta bắt đầu suy tư này bằng một điều hiển nhiên: để có ước muốn cầu xin ơn tha thứ, trước tiên phải cảm thấy mình có lỗi. Chính việc cảm nhận mình có lỗi lại khởi sự phát sinh những nhập nhằng của tiến trình hoà giải. Thật vậy, những nhà nhân học đã dạy chúng ta biết thế nào mặc cảm tội lỗi là một trong những nơi đặc thù thực hiện ý muốn toàn năng có trong mọi người, và làm sáng tỏ câu chuyện về tội nguyên tổ ở chương 3, sách Sáng Thế. Nghĩa là việc nhận biết lỗi lầm, dưới vẻ bề ngoài khiêm hạ, lại thường là một dịp củng cố sự quyến luyến kém lành mạnh với một hình ảnh nào đó về chính mình, một sự quyến luyến mà những nhà tâm lý học gọi là “si mê chính mình”. Chúng ta thử tìm hiểu bằng cách nhắc lại cách ngắn gọn mặc cảm tội lỗi là gì.

Mặc cảm tội lỗi là gì?

Bản chất của mặc cảm tội lỗi được diễn tả rõ ràng bởi từ “cắn rứt”. Như từ này gợi lên, mặc cảm tội lỗi là một sự “cắn rứt” của tâm lý bởi chính nó. Nó diễn ra như thể con người tự tấn công mình bởi vì nó đã thất vọng về chính mình sau một thái độ nào đó. Mặc cảm tội lỗi tạo ấn tượng như đang đứng trước một toà án nội tâm đòi buộc phải đền bù lại, và một cách nào đó phải tạ lỗi. Tội tâm lý cũng đồng thời khởi động chiều kích tấn công của chủ thể (chủ thể tự cắn rứt) và chiều kích tình cảm (chủ thể không thích hình ảnh của chính mình sau khi đã phạm lỗi). Vì thế người ta dễ dàng nhận ra rằng, bị đụng chạm như thế trong hai chiều kích vừa nêu giữa những chiều kích hợp thành, người có lỗi sẽ trở về với những chiến thuật tâm lý tinh

Page 62: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

62

tế để tự trấn an và không phải bẻ mặt. Giờ đây, chúng ta khảo sát một vài chiến thuật này, mà suy cho cùng là rất “si mê chính mình”.

Chiến thuật cự tuyệt lỗi phạm

Với nhiều người, nếu không muốn nói là với hết mọi người, nhìn nhận rằng mình đã phạm tội là thời khắc rất khó chịu. Cần ghi nhận rằng người ta thích làm tha hoá người khác và chính mình hơn là chọn lựa con đường tự do. Việc ý thức về lỗi phạm luôn dẫn đến một “sự tổn thương nào đó về lòng si mê chính mình”: “Tôi không tốt cũng chẳng tự do như tôi tưởng!”. Chiến thuật tự nhiên của ước muốn toàn năng vì thế sẽ cố chữa lành vết thương này bằng việc cự tuyệt sự tồn tại của chính lỗi phạm: “Không, tôi không có phạm lỗi”. Hoặc: “Vâng, tôi đã phạm lỗi, nhưng nó mạnh hơn tôi, vì thế tôi không có tội”. Việc lắng nghe kinh nghiệm riêng về con người có lỗi của chúng ta và việc đọc lại kinh nghiệm của những người khác giúp chúng ta khám phá ra nhiều cách thức dẫn đến việc cự tuyệt sự tồn tại của tội. Chúng ta nhấn mạnh vài cách thức:

- sự hợp lý hoá: người ta thiết lập một lý luận ít nhiều lọc lừa để biện minh cho thái độ vô luân. Thí dụ: “Tôi lừa dối vợ tôi, nhưng là để sau đó gặp lại cô ta cách nồng nhiệt hơn và cũng để giúp cho người bạn tình của tôi thoát khỏi ức chế tình dục”;

- sự chuyển dịch: chúng ta chuyển tính tội lỗi vào những lãnh vực của đời sống vốn không đụng chạm đến chúng ta cách trực tiếp, để tránh nhìn

Page 63: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

63

vào những lãnh vực nơi đó chúng ta có khả năng [phạm lỗi] thực sự và trong đó chúng ta để cho lỗi phạm xảy ra. Thí dụ: một chủng sinh rất chểnh mảng trong việc nghiên cứu thần học và khi xưng tội lại thú nhận đã để cho những trẻ em của thế giới thứ ba phải chết đói;

- sự phổ thông hoá: đó là lý lẽ cổ điển: “Mọi người đều làm thế, vì vậy có gì đâu mà xấu”. Thí dụ: việc gian lận thuế; việc gian lận thi cử; việc vi phạm luật giao thông.

- sự bù trừ: chúng ta tự làm trạng sư cho những yếu đuối của mình khi cho rằng những yếu đuối này cần để thúc đẩy những đức tính tốt. Thí dụ: “Thật vậy, tôi rất cứng rắn trong các tương quan với những công nhân của tôi, hoặc những giáo dân của tôi, nhưng điều đó giúp cho xí nghiệp của tôi hoặc giáo xứ của tôi vận hành tốt”;

- sự trung lập tình cảm: chúng ta sử dụng một lối diễn tả trung lập hay “luân lý” để dán nhãn cho một thái độ vô luân. Thí dụ: vài “bình rượu” để chiếm lĩnh thị trường sẽ được gọi là “đạo đức trong giao dịch”. Hoặc là sự chểnh mảng việc thực hành tôn giáo sẽ được gọi là “tôi đang tìm kiếm”.

- sự phóng chiếu: chúng ta chuyển sang cho người khác lỗi lầm của chính chúng ta.

- sự rèn luyện mang tính đối phó: chúng ta tập trung mọi nỗ lực luân lý chống lại một thiếu sót làm phiền lòng nhiều người, và bổng nhiên, chúng ta không nhìn nhận những lỗi lầm đôi khi rất trầm

Page 64: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

64

trọng mà chúng ta phạm phải ở nơi khác. Thí dụ: một người đang rình rập những lỗi phạm của mình trong lãnh vực giới tính và trở nên mù quáng đối với tính tội lỗi trong lãnh vực bổn phận nghề nghiệp của mình;

- sự hoãn lại việc thực hành lấy cớ là chờ đợi một thời điểm rõ ràng hơn: “Tôi đã chẳng muốn cho tiền trong cuộc vận động chóng nghèo đói, bởi vì tôi biết rất rõ rằng điều đó rất mập mờ và một phần tiền thu được sẽ rơi vào tay của những kẻ độc tài”;

- sự xin xỏ đồi bại: chúng ta sắp đặt để gặp một linh mục hay một nhân vật mẫu mực và thực ra là để nấp bóng quyền hành này mà xin xỏ những việc phi nhân;

Những “chiêu thức” xoá mặc cảm tội lỗi này tỏ rõ rằng, người ta có thể đi từ sự phản kháng nơi bản thân mà nhận biết mình là tội nhân. Như Paul Ricoeur đã nói rất chính xác, mặc cảm tội lỗi thường là sự tự che đậy; điều mà nhiều đoạn Kinh Thánh đã không ngừng nhắc nhở chúng ta: “Quả thật, ai làm điều ác thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách” (Ga 3,20). Hơn nữa, chẳng phải những lời của Chúa Giêsu được minh hoạ bằng bạo lực gây ra cho các tiên tri thời Cựu Ước và bằng việc kết án tử chính Đức Kitô, Đấng là Ánh Sáng đó sao? Vì thế chúng ta đoán ra rằng, khi một kitô hữu bắt đầu tiến lại gần Thiên Chúa để được tha thứ, câu hỏi đầu tiên phải đặt ra là: “Phải chăng tôi nhận ra tầm mức khá chính xác về lỗi lầm của tôi hoặc

Page 65: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

65

phải chăng tôi phục tùng một “chiêu thức” xoá mặc cảm tội lỗi vì lòng si mê chính mình?”. Trả lời cho câu hỏi này là quyết định đối với phẩm chất của tiến trình thống hối, và sau này chúng ta sẽ thấy làm thế nào câu trả lời có thể trở nên dễ dàng khi chúng ta đã hiểu rõ khái niệm thần học về tội. Nhưng trước hết, tôi muốn nhấn mạnh rằng sự nhìn nhận tội lỗi còn có thể bị rối loạn bởi một chiến thuật tâm lý hoàn toàn ngược lại với chiến thuật cự tuyệt lỗi phạm: đó là chiến thuật thổi phồng mặc cảm tội lỗi.

Chiến thuật thổi phồng mặc cảm tội lỗi.

Chúng ta vừa thấy ở trên, đối với nhiều người, việc ý thức về lỗi phạm đã dẫn đến một “tổn thương” về hình ảnh của chính mình. Nhưng lạ thay, với một số người, việc gìn giữ hình ảnh tốt đẹp về mình hay về lòng “si mê chính mình” sẽ được thực hiện một cách rất tinh vi khi tự cho mình là lỗi phạm quá đáng so với lỗi phạm thực mà họ đã phạm trong thực tế. Chúng ta thử tìm hiểu tại sao.

Trước hết, tự nhìn nhận mình là tội nhân cũng có nghĩa là nhìn nhận mình có tự do. Thực vậy, theo thần học cổ điển nhất, chỉ có tội khi với ý thức và tự do khước từ đáp trả lại tình yêu của Thiên Chúa đối với con người. Thế nên khi một người phải chịu khuất phục một thực tại mạnh hơn mình, thì cho dẫu vì thực tại này mà nó thực hiện một hành vi khách quan phi nhân tính, nó không phải tuyên bố rằng mình đã phạm tội. Chính ở điểm này mà mối nguy cơ về chiến thuật si mê chính mình len lỏi vào. Vì cuối cùng, thật nhục nhã đối với kẻ nhìn

Page 66: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

66

nhận rằng mình đã vi phạm điều gì đó mà mình “chẳng muốn”, đặc biệt khi điều đó đụng chạm đến hai lãnh vực đặc thù: xung năng dục tình và xung năng gây hấn! Thí dụ, nhiều người rất nhục nhã thừa nhận rằng, cho dù đã hết sức cố gắng, họ cũng không thể nào làm chủ được bản năng giới tính của mình. Trước một sự nhục nhã như thế, ước muốn toàn năng sẽ có khuynh hướng làm cho họ nói rằng: “Không thể tưởng việc tôi phải chịu khuất phục bởi các xung năng của mình, nói cách khác, tôi không phải là ông chủ của chính mình trong mọi sự; thế nên tôi đã phạm tội!”. Vì vậy người ta đi đến chỗ nhìn nhận là tội nhân trong một lãnh vực nào đó, trong khi thực tế họ bị chi phối bởi những giới hạn. Vì thế việc xin ơn tha thứ trong sự nhìn nhận tội lỗi giả tạo trở nên dịp để họ phủ nhận những giới hạn thụ tạo của mình. Phương kế cậy dựa vào Thiên Chúa với bề ngoài có vẻ khiêm hạ, thực tế tỏ rỏ là một chối từ giới hạn. Một điều rất trầm trọng trên bình diện thần học cũng như tâm lý. Vì thế chúng ta thấy rằng, một tiến trình sám hối đích thực đòi hỏi con người phải dám làm một cuộc thẩm định lại những xác quyết hay gần như xác quyết tâm lý và xã hội của mình, hoặc phải dám đối diện với những điều thuộc loại loạn thần kinh của chủ thể.

Như thế, việc xin ơn tha thứ có thể là một chối từ giới hạn. Nhưng nó cũng có thể là một cách củng cố việc qui chiếu về chính mình. Để thẩm định điều đó, chỉ cần chú ý đến thái độ của một vài hối nhân hoặc một vài người trong các cuộc họp nhóm để tổng kết và kiểm điểm đời sống. Vì vậy chúng ta nhận ra rằng, tự đặt mình vào trọng tâm của

Page 67: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

67

cuộc trò chuyện hay của nhóm không hiệu quả bằng việc tự cho mình đích thực là tội nhân hay phạm tội nặng nề làm trắc trở hoạt động của nhóm kiểm điểm đời sống! Kẻ khiêm hạ thái quá thường tìm kiếm điều gì? Muốn được người khác hoặc cả nhóm nói rằng: “Bạn thật đáng thương, bạn là người tốt”. Hơn nữa, chỉ cần một chút chú ý đến bản văn về người con hoang đàng trong Tin Mừng Luca chương 15 sẽ thấy rằng thái độ của người con thứ minh hoạ rõ cho chiến thuật này. Bằng cách nói quá về tình trạng tội lỗi của mình: “Con không đáng được gọi là con cha nữa”, người con thứ đã thành công trong việc đưa mình vào trung tâm của gia đình đến nỗi người con cả cảm thấy bị cho chầu rìa! Không buộc phải đọc dụ ngôn cách này, tôi đồng ý thế, nhưng cách đọc này làm phải suy nghĩ, thật sự có nhiều lời cầu xin tha thứ mà chủ thể tự hạ mình, nhưng lại để lộ ra việc tìm kiếm một sự đảm bảo cho lòng si mê chính mình cách thái quá không còn phù hợp nhìn từ góc độ của Tin Mừng!

Chúng ta còn có thể vén mở một vài thái độ không lành mạnh khác diễn tả việc thổi phồng tình trạng tội lỗi của mình khi thú tội với Thiên Chúa và còn hơn thế nữa trong khi thú tội với một linh mục. Thí dụ, chúng ta có thể nhớ rằng tự cho mình là tội nhân trầm trọng đôi khi là việc tìm thoả mãn ước muốn thích cảm giác bị trừng phạt. Từ đó dẫn tội nhân tới việc khó có thể đón nhận những lời nói về lòng thương xót của Thiên Chúa. Cũng vậy, chúng ta có thể nhấn mạnh rằng thú nhận những việc trầm trọng với một linh mục có thể là một cách ngụy trang để móc nối vị linh mục này hoặc để

Page 68: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

68

trao cho vị này một “quà tặng” để mong được “quà tặng” trở lại, như việc thú nhận về chính bản thân mình chẳng hạn. Nhưng cả hai thái độ, một đàng không chấp nhận những giới hạn của ý chí và đàng khác củng cố sự tập trung về chính mình, đủ làm nghi ngờ rằng, rõ ràng không dễ gì tự nhận mình là tội nhân cách thích đáng để nhờ đó sống cách thích hợp lời cầu xin ơn tha thứ. Vì thế giờ đây chúng ta tìm cách nhận biết làm thế nào một thần học lành mạnh có thể phòng vệ phần nào cho tâm lý khỏi phải lạm dụng tiến trình hoà giải.

NHÌN NHẬN TỘI LỖI: MỘT SỰ NHÌN NHẬN NGƯỜI KHÁC

Từ chối hay thổi phồng tính trầm trọng của lỗi phạm, hai chiến thuật mà người ta dùng để cố gắng gìn giữ lòng si mê chính mình khi vi phạm luật luân lý hay không vâng lời Thiên Chúa. Hai chiến thuật này rõ ràng là từ chối ý nghĩa đích thực của tội. Chúng ta giải thích điều đó.

Như chúng ta đã hiểu khi đọc những trang trên, mặc cảm tội lỗi là một thực tại nội tâm của tâm lý con người. Để đơn giản hơn, chúng ta có thể nói rằng mặc cảm tội lỗi chỉ diễn ra giữa tôi và tôi. Người khác, nghĩa là tha nhân và Thiên Chúa, chỉ được xem xét dưới những hình thái đã bị nội tâm hoá. Những hệ quả khách quan trong những cách cư xử của tôi đối với họ thật sự không được đề cao đúng mức. Thế mà khái niệm kitô giáo về tội được tiến hành trên chính việc xem xét đến bản chất của Đấng Khác. Nhìn nhận tội lỗi chính là thử phá bỏ việc tìm kiếm thái quá chính mình luôn xảy ra ít

Page 69: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

69

nhiều trong mặc cảm tội lỗi. Tự thú nhận mình là tội nhân chính là làm cho sự hiện diện của Đấng Khác trở nên rõ ràng trong những điều hiển nhiên của nội tâm. Vì phát hiện tội lỗi luôn là phát hiện ra rằng cách cư xử tội lỗi không chỉ đã xúc phạm đến người khác là tha nhân, nhưng nó cũng là sự khước từ Đấng Tạo Hoá và Cứu Độ là chính Thiên Chúa. Tự nhìn nhận là “người có lỗi” thường là tự nhìn ngắm mình trong sự mất giá, trong khi tự nhìn nhận là “tội nhân” thì đã tự từ bỏ việc qui chiếu về chính mình để nhìn nhận chủ đích lời mời gọi của Thiên Chúa mà mình đã từng nhạo báng. Như thế, ý nghĩa đích thực của tội lỗi góp phần loại bỏ sự thái quá của lòng si mê chính mình bằng cách giúp con người thẩm định cách chân thật hơn tầm vóc lỗi phạm của mình.

Khi người có lỗi có khuynh hướng giảm nhẹ tính trầm trọng nơi cách cư xử tội lỗi của mình thì việc tiếp xúc thường xuyên với Lời Chúa sẽ đặt họ lại trước một vài xác tín nhắc nhở họ cách mạnh mẻ bề sâu của sự tha hoá mà tội lỗi gây nên. Trước hết gương mặt của Chúa Giêsu trên thập giá, bị biến dạng vì sự đồi bại của con người, buộc họ đừng quên rằng mọi tội lỗi đều làm hỏng gương mặt của tha nhân, làm méo mó các tương quan nhân bản, dẫn đến chối từ sự thật, tình yêu, công bằng, và rốt cuộc lan truyền một lối lý lẻ ức hiếp người vô tội. Kết đến, việc Chúa Giêsu phục sinh chỉ cho thấy những vết thương nơi thân thể vinh quang của Người khiến cho tội nhân không còn che giấu thực tại này: không chỉ tội của nó có những hậu quả không thể cứu vãn mà chính Thiên Chúa cũng không thể xoá bỏ, nhưng lỗi phạm

Page 70: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

70

chống lại con người cách nào đó cũng là một xúc phạm đến chính Đấng Tạo Hoá (Mt 25, 31tt). Cuối cùng, số lớn những bản văn Thánh Kinh nhắc nhở rằng “chỉ mình Thiên Chúa là Đấng cứu độ” hoặc chỉ có Đức Kitô là Đấng cứu chuộc; những bản văn này đòi buộc người có tội phải ý thức rõ ràng về sức mạnh gây tê liệt của tội lỗi, xui khiến họ “làm điều xấu mà họ không muốn làm và ngăn cản họ làm điều thiện mà họ muốn làm” (x. Rm 7). Vì thế, tự đặt mình trước chiều sâu của tình yêu Thiên Chúa được mạc khải nơi Con của Ngài là Chúa Giêsu, cũng chính là tự đặt mình trước tầm vóc và tính trầm trọng của tội lỗi nơi con người. Nhưng nhiều người có thể bắt bẻ rằng phải chăng ở đây lại có một nguy cơ nuôi dưỡng chiến thuật si mê chính mình bằng việc thổi phòng tính tội lỗi khi nguyền rủa thái quá tội nhân? Không phải thế, nhưng với điều kiện phải nhớ lại rằng người kitô hữu không tin vào tội lỗi, mà tin vào “ơn tha thứ tội lỗi”. Nói cách khác, việc ý thức về sự chối từ tình yêu Thiên Chúa chỉ có thể tránh khỏi cái bẩy thổi phòng tính tội lỗi khi nó được đồng hành bởi ý nghĩa đích thực của ơn tha thứ.

Ý nghĩa ơn tha thứ của Thiên Chúa: điều kiện cho ý nghĩa đích thực của tội

Thật không dễ dàng nhận thức được ý nghĩa đích thực của ơn tha thứ. Có lẽ đơn giản chỉ vì có rất hiếm những cơ hội để chúng ta phải thực sự tha thứ. Thật vậy, nghĩa cử tha thứ không được lẫn lộn với việc tạ lỗi, rất thường diễn ra, và rất thường lẫn lộn. Không nghi ngờ gì nữa, sự lẫn lộn này được nuôi dưỡng bởi những lối diễn tả như: “Thật

Page 71: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

71

không thể tha thứ!”. Thế mà thực ra, mọi tội đều có thể được tha thứ, trong khi không phải tội nào cũng có thể tạ lỗi được, bởi vì ơn tha thứ là hồng ân tương lai được ban cho những ai không thể tạ lỗi, nghĩa là cho những ai đã cố ý làm điều xấu, nói cách khác là cho những ai đã phạm tội. Trong khi việc tạ lỗi ghi nhận những điều kiện tương hợp [bào chữa] cho người đã phạm lỗi (nó đã không để ý hoặc điều đó mạnh hơn nó, khống chế nó), ơn tha thứ cách nào đó “buộc tội”: ơn tha thứ nhận biết rằng người khác rõ ràng có tự do để chọn không thực hiện hành vi xúc phạm. Ơn tha thứ vì thế không phải là bố thí bởi vì nó không làm giảm thiểu sự tự do của người khác khi nói rằng : “Đừng oán giận điều đó; con người vốn lỗi lầm!”. Trái lại, ơn tha thứ ghi nhận con người có khả năng đánh mất chính mình và từ chối tình yêu. Rốt cuộc, ơn tha thứ nâng cao phẩm giá vì nó khẳng định: con người tội lỗi không phải là một con rối hoàn toàn chịu khuất phục các xung năng hay những hoang tưởng của mình. Ơn tha thứ không chấp nhận sự khoan dung giả tạo vì nó tin vào phẩm giá của tự do con người. Nhưng như thế ơn tha thứ lại chẳng có một khía cạnh đáng sợ sao nếu nó “kết án” cách sáng suốt ? Quả vậy, tôi là ai mà lại kết án anh em mình? (x. Rm 14,4). Chính Đức Kitô trên thập giá, bằng việc cầu xin Chúa Cha tha tha thứ cho những kẻ sát hại Người, đã chẳng tìm cách làm giảm nhẹ sự kết án bởi lời cầu xin ơn tha thứ khi thêm vào một lời tạ lỗi: “Chúng không biết việc chúng làm!”. Đúng vậy! Chính vì thế ơn tha thứ chỉ có thể được ban tặng bởi Thiên Chúa, Đấng duy nhất có thể biết được phải chăng con người đã thật sự phạm tội, hoặc bởi người bị xúc phạm, khi

Page 72: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

72

kẻ xúc phạm can đảm nhìn nhận lỗi phạm của mình.

Nhưng với việc nâng cao phẩm giá khi nhận biết lỗi phạm, như thế ơn tha thứ được ban bằng gì? Chắc chắn không phải bằng việc quên đi quá khứ. Trước hết bởi vì có những sự xúc phạm không thể xoá nhoà trong ký ức và cũng bởi vì có những lỗi phạm trầm trọng đến nỗi đôi lúc thật cần thiết nhắc nhớ lại chúng để tránh khỏi những tái phạm (Chúng ta thử nghĩ đến nạn diệt chủng những người Do Thái bởi Đức Quốc xã chẳng hạn). Không, ơn tha thứ không là sự quên lãng. Nó là ân huệ tương lai nhưng không cho ai nhận biết tội lỗi của mình. Ân huệ tương lai bởi vì người tha thứ, trên hết khi đó là Thiên Chúa, là người nói với kẻ phạm tội: “Tôi không nhốt kín anh trong lỗi phạm của anh, tôi nghĩ là anh có khả năng thoát khỏi sự tha hoá, hãy tiến bước, tôi tin anh”. Vì thế ơn tha thứ nhận được là một thực tại gây kinh ngạc về lòng tin tưởng của người khác dành cho tôi ngay chính lúc mà họ hoàn toàn có lý do để mất lòng tin vào tôi. Vì thế ơn tha thứ nhận được phá vỡ ý muốn tự say mê mình, bởi vì tính hiển nhiên của khả năng có một tương lai mới mẻ không phát sinh từ người mắc lỗi, nhưng từ Thiên Chúa, Đấng bị xúc phạm nhưng thích tỏ rõ sức mạnh của Ngài trong sự yếu đuối. Được tha thứ chính là có được một khám phá hoàn toàn đảo lộn rằng ngay chính lúc ý thức về tội làm hối nhân không còn tin tưởng vào chính mình, thì Thiên Chúa lại luôn tin tưởng vào một tương lai mới mẻ của tội nhân.

Page 73: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

73

Hơn nữa, ân huệ tương lai này là nhưng không! Điều này gia cố lại vết rạn nứt của lòng si mê chính mình gia tăng bởi mặc cảm tội lỗi. Người tự nhận biết mình là tội nhân rất thích nói ít nhất có thể về những hành vi tốt đẹp đáng để được ơn tha thứ, và như thế xoá bỏ được nỗi nhục nhã đã không giữ lý tưởng mà họ từng ngưỡng vọng! Vì thế Thiên Chúa chẳng đòi buộc điều kiện gì để tha thứ, ngoại trừ việc con người thật lòng muốn hướng về Ngài mà không hổ ngươi, và chấp nhận cố gắng sống phù hợp với ân huệ tương lai mà Ngài đề nghị với họ. Rõ ràng, ơn tha thứ của Thiên Chúa không ba hoa. Ơn tha thứ ấy không nói ồn ào về những xem xét to tát đòi buộc hối nhân phải luôn hạ mình hơn nữa, như một vài bậc cha mẹ thường làm như thế khi không ngừng lặp lại với con cái những lỗi phạm của chúng rằng: “Sau bao nhiêu điều mà cha mẹ đã làm cho con...!”. Thiên Chúa hài lòng khi nói với tội nhân: “Đừng phạm tội nữa. Và nếu con lo sợ về bản thân mình thì đừng sợ nữa; Sức mạnh của Ta sẽ đồng hành cùng con để con có thể tìm lại hương vị và khả năng yêu thương”. Kinh nghiệm về ơn tha thứ chính là kinh nghiệm về sự kín đáo của một Thiên Chúa chẳng bao giờ doạ nạt tình cảm. Được tha thứ rốt cuộc là kinh nghiệm về sự khiêm hạ của Thiên Chúa. Vì thế, được tha thứ chính là được mời gọi phá đổ sự khinh bỉ chính mình có thể xảy đến, để tìm thấy sự khiêm hạ hạnh phúc của kẻ tìm lại được lộ trình tốt khi cùng bước đi với Đấng Cứu Độ của mình.

Như thế chúng ta tránh xa được những cái bẩy tự chiêm ngưỡng mình của mặc cảm tội lỗi! Trong khi “kẻ có lỗi” tìm cách thoái thác tội của mình, thì

Page 74: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUÂN LÝ HÔN NHÂN

74

“tội nhân” dám mở mắt nhìn ra những thông đồng của mình với sự tha hoá, nhìn ra những hậu quả phi lý của lỗi phạm qui tội cho Người Vô Tội, Đấng đã đến để cứu chữa tội lỗi thế gian. Trong khi “kẻ có lỗi” tự tách biệt để chiêm ngắm mình nhiều hơn trong nỗi thất vọng về chính mình, thì “tội nhân”, khi nhìn nhận mình trước Thiên Chúa, lại thoát khỏi sự cô lập để khám phá ra tin vui từ Đấng Cứu Độ, Đấng đã trao tặng cho mình cách nhưng không tuyệt đối điều quý giá nhất trên trần gian: khả năng hy vọng, khả năng sinh lợi đến gấp trăm nhờ Thiên Chúa.

Xavier THÉVENOTTài liệu Khoá Thường huấn tân linh mục Gp. Mỹ Tho 12-13/08/2008http://www.giaophanmytho.com