mỘt sỐ sai phẠm thƯỜng gẶp trong viỆc...

24
MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ KỸ NĂNG PHÁT HIỆN SAI PHẠM I. Một số sai phạm thường gặp STT Một số sai phạm thường gặp khi thanh tra Kỹ năng phát hiện sai phạm I Việc làm 1 Phân biệt đối xử khi tuyển lao động Kiểm tra quy chế tuyển dụng của doanh nghiệp, kiểm tra thông báo tuyển dụng. 2 Không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở về nhu cầu tuyển dụng lao động ít nhất năm ngày trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động Kiểm tra Hợp đồng đăng thông báo tuyển dụng; nội dung thông báo tuyển dụng. 3 Người có hành vi dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp luật. Kiểm tra Hợp đồng đăng thông báo tuyển dụng; nội dung thông báo tuyển dụng; sổ quỹ tiền mặt. II Hợp đồng lao động 1 Không giao Bản hợp đồng lao động cho người lao động sau khi ký. Kiểm tra hợp đồng lao động, danh sách trích ngang lao động, hồ sơ người lao động, tiếp xúc, phỏng vấn người lao động. 2 Không ký kết hợp đồng lao động đối với những trường hợp người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao Kiểm tra hợp đồng lao động, danh sách trích ngang lao động, hồ sơ người lao động, tiếp xúc, phỏng vấn người lao động

Upload: others

Post on 28-May-2020

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ KỸ NĂNG PHÁT HIỆN SAI PHẠM

I. Một số sai phạm thường gặp

STT Một số sai phạm thường gặp khi thanh tra Kỹ năng phát hiện sai phạm

I Việc làm

1 Phân biệt đối xử khi tuyển lao độngKiểm tra quy chế tuyển dụng của doanh nghiệp, kiểm tra thông báo tuyển dụng.

2

Không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở về nhu cầu tuyển dụng lao động ít nhất năm ngày trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động

Kiểm tra Hợp đồng đăng thông báo tuyển dụng; nội dung thông báo tuyển dụng.

3

Người có hành vi dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Kiểm tra Hợp đồng đăng thông báo tuyển dụng; nội dung thông báo tuyển dụng; sổ quỹ tiền mặt.

II Hợp đồng lao động

1 Không giao Bản hợp đồng lao động cho người lao động sau khi ký.

Kiểm tra hợp đồng lao động, danh sách trích ngang lao động, hồ sơ người lao động, tiếp xúc, phỏng vấn người lao động.

2

Không ký kết hợp đồng lao động đối với những trường hợp người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động không đúng loại; hợp đồng lao động không có chữ ký của một trong hai bên.

Kiểm tra hợp đồng lao động, danh sách trích ngang lao động, hồ sơ người lao động, tiếp xúc, phỏng vấn người lao động

3 Thử việc người lao động không đúng quy định.

Kiểm tra hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc, danh sách trích ngang lao động, hồ sơ người lao động, tiếp xúc, phỏng vấn người lao động

4Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó.

Kiểm tra hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc, danh sách trích ngang lao động; bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công; quy chế trả lương; Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể; phỏng vấn người lao động.

5 Không trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc tổ chức đại diện tập thể

Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng lao động, danh sách trích ngang lao động,

Page 2: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

lao động tại cơ sở khi cho nhiều người lao động thôi việc.

hồ sơ người lao động, bảng thanh toán tiền lương hàng tháng, tiếp xúc, phỏng vấn người lao động

6

Không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trước khi cho nhiều người lao động thôi việc.

Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng lao động, danh sách trích ngang lao động, hồ sơ người lao động, bảng thanh toán tiền lương hàng tháng, tiếp xúc, phỏng vấn người lao động

7

Không trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động; thu phí giới thiệu việc làm không có biên lai.

Kiểm tra hợp đồng lao động, danh sách trích ngang lao động, hồ sơ người lao động, tiếp xúc, phỏng vấn người lao động; kiểm tra danh sách lao động thôi việc, mất việc làm; chứng từ chi trả trợ cấp; sổ quỹ tiền mặt; Kiểm tra phương án sắp xếp lao động.

8

Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; yêu cầu người lao động phải thực hiễn biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động

Kiểm tra hợp đồng lao động, danh sách trích ngang lao động, hồ sơ người lao động, tiếp xúc, phỏng vấn người lao động; sổ quỹ tiền mặt.

9Ký hợp đồng cho thuê lại lao động với doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động.

Kiểm tra hợp đồng cho thuê lại lao động, hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp cung cấp lao động cho thuê lại.

10

Hợp đồng lao động đã ký ghi chung chung, không thể hiện cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động

Kiểm tra các bản hợp đồng lao động đã ký.

11 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

Kiểm tra hợp đồng lao động, thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, biên bản thanh lý hợp đồng hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, phỏng vấn người lao động

III Học nghề

1

Không ký hợp đồng đào tạo nghề khi cử người lao động đi học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

Kiểm tra hồ sơ người lao động, kế hoạch đào tạo nghề hàng năm, phỏng vấn trực tiếp người lao động, người sử dụng lao động.

2 Không xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm

Kiểm tra hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp người sử dụng lao động.

IV Đối thoại và thỏa ước lao động tập thể

1Không đối thoại định kỳ tại nơi làm việc hoặc không đối thoại khi tập thể lao động yêu cầu

Kiểm tra biên bản đối thoại, phỏng vấn đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Page 3: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

2

Không thực hiện thương lượng tập thể khi một trong hai bên có nội dung yêu cầu thương lượng bằng văn bản hoặc quy trình thương lượng tập thể không đúng quy định

Kiểm tra biên bản thương lượng, phỏng vấn đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

3 Quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể không đúng quy định

Kiểm tra hồ sơ ký thỏa ước lao động tập thể.

4

Không gửi hoặc gửi chậm quá 10 ngày kể từ thời điểm Thoả ước tập thể đã được ký kết cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Kiểm tra giấy biên nhận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

V Tiền lương

1

Trả lương cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Kiểm tra hợp đồng lao động tại mục công việc phải làm, tiền lương để so sánh mức lương tháng thỏa thuận ghi hợp đồng lao động với mức lương tối thiểu vùng, kiểm tra danh sách trích ngang, mục vị trí công việc để biết công việc đang làm (có phải là công việc giản đơn, làm việc trong điều kiện như thế nào). Kiểm tra bảng lương, bảng chấm công, biết được mức lương thực tế trả cho người lao động.

2

Không thực hiện các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương (thực hiện không đúng quy định về trả mức lương tính theo tháng cho người lao động đã qua học nghề cao hơn 7% so với lương tối thiểu vùng).

+ Kiểm tra quy định của pháp luật, của yêu cầu công nghệ xem vị trí công việc đó (theo hợp đồng lao động) có cần trình độ chuyên môn (qua đào tạo nghề).+ Kiểm tra hồ sơ của người lao động để xác định có văn bằng chứng chỉ chuyên ngành phù hợp với công việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc kiểm tra quá trình làm việc của người lao động xem có được DN tổ chức dạy nghề, tập nghề để làm việc cho DN không?+ Kiểm tra bảng lương, bảng chấm công, biết được mức lương thực tế trả cho người lao động.

3

Không xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương và định mức lao động hoặc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương nhưng không gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương cấp huyện.

Kiểm tra hồ sơ thang lương, bảng lương và định mức lao động.

4 Hệ thống thang lương, bảng lương chưa Kiểm tra hồ sơ thang lương, bảng

Page 4: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

đảm bảo nguyên tắc theo quy định (Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường)

lương và định mức lao động.

5

Thực hiện không đúng quy định về trả lương làm việc vào ban đêm, trả lương làm thêm giờ, làm thêm giờ vào ban đêm.

+ Kiểm tra các bảng chấm công cho biết người lao động làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ vào ngày thường, ngày nghỉ, ngày lễ và làm thêm giờ vào ban đêm của ngày thường, ngày nghỉ, ngày lễ.

+ Kiểm tra tại bảng lương, phiếu tính lương của từng người lao động: kiểm tra lại cách tính lương của doanh nghiệp và so sánh với quy định của pháp luật.

6

Thực hiện không đúng quy định về trả lương ngừng việc cho người lao động trong thời gian ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động hay do sự cố điện nước hoặc vì nguyên nhân bất khả kháng

+ Kiểm tra bảng chấm công, bảng thanh toán lương. Tổng số ngày công trong tháng mà ít, ngoài những ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng và nghỉ không có lý do của người lao động còn lại là những ngày nghỉ do ngừng việc.

+ Yêu cầu đơn vị giải thích cụ thể để xác định ngừng việc này là do nguyên nhân gì.

+ Phỏng vấn trực tiếp người lao động.

7Trả lương không đúng với thời hạn và không trả lãi suất trong trường hợp chậm trả lương.

+ Kiểm tra quy chế trả lương, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, xem nội dung về thời hạn trả lương có đúng quy định của pháp luật hay không.

+ Yêu cầu cung cấp các bảng thanh toán lương của tháng gần nhất, có chữ ký nhận của người lao động.

+ Phỏng vấn trực tiếp người lao động.

8

Khấu trừ tiền lương của người lao động nhưng không cho người lao động biết lý do hoặc khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng của người lao động.

Kiểm tra bảng thanh toán lương; bảng chấm công; quy chế trả lương, thưởng; hệ thống thang, bảng lương; báo cáo lao động, tiền lương và thu nhập; trao đổi với Ban chấp hành Công đoàn; phỏng vấn người lao động.

9 Trả lương không đủ hoặc không trả Kiểm tra bảng thanh toán lương; bảng

Page 5: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

lương cho người lao động trong thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

chấm công; quy chế trả lương, thưởng; hệ thống thang, bảng lương; báo cáo lao động, tiền lương và thu nhập; trao đổi với Ban chấp hành Công đoàn; phỏng vấn người lao động.

VI Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1Thực hiện không đúng quy định về thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày hoặc 48 giờ trong 1 tuần.

+ Kiểm tra Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp và Hợp đồng lao động, nếu quy định hoặc thỏa thuận về thời giờ làm việc trên 8 giờ trong ngày hoặc trên 48 giờ trong tuần là vi phạm.

+ Kiểm tra bảng chấm công, bảng thanh toán lương.

2

Thực hiện không đúng quy định về nghỉ giữa giờ làm việc tính vào thời giờ làm việc, hưởng nguyên lương (làm việc áp dụng theo ca liên tục 08 giờ được nghỉ 30 phút khi làm việc ban ngày, 45 phút khi làm việc ban đêm).

Phỏng vấn trực tiếp người lao động: hỏi người lao động làm việc áp dụng theo ca liên tục 08 giờ có được nghỉ giữa giờ 30 phút khi làm việc ban ngày, 45 phút khi làm việc ban đêm (chỉ áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện làm việc theo ca liên tục).

3

Thực hiện không đúng quy định về nghỉ chuyển ca (Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác)

Vi phạm này thường xảy ra tại các doanh nghiệp áp dụng thời giờ làm việc theo ca và có 3 ca/ngày. Nếu áp dụng thời làm việc theo ca mà có 03 ca 03 kíp thì chắc chắn vi phạm.

Kiểm tra bảng chấm công. Đối với bảng chấm công có thể hiện giờ bắt đầu làm việc và giờ kết thúc, tính được thời gian kết thúc từ ca trước đến thời gian bắt đầu ca sau có đảm bảo ít nhất là 12 giờ hay không.

4 Thực hiện không đúng quy định về nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương

+ Kiểm tra bảng chấm công để biết được người lao động có được nghỉ hàng tuần, nghỉ vào các ngày lễ, tết. Nếu một trong những ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết mà người lao động vẫn đi làm, kiểm tra bảng thanh toán lương, người lao động phải được trả lương làm thêm giờ vào ngày lễ, tết. Nếu không trả lương làm thêm giờ thì vi phạm.+ Kiểm tra danh sách trích ngang về thời gian bắt đầu vào làm việc tại doanh nghiệp để tính được thâm niên làm việc và số ngày được nghỉ hàng năm của người lao động. Kiểm tra bảng chấm công biết được người lao

Page 6: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

động có được nghỉ hàng năm. Kiểm tra bảng thanh toán lương biết được người lao động có được trả đủ nguyên lương khi nghỉ hàng năm.

+ Phỏng vấn người lao động.

5

Huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá quy định, huy động người lao động làm thêm giờ mà không thỏa thuận với người lao động

+ Kiểm tra bảng chấm công trong tháng, cộng số giờ làm thêm trong tháng; kiểm tra bảng chấm công của 12 tháng trong năm, cộng số giờ làm thêm trong 12 tháng của năm.

+ Phỏng vấn người lao động tại bộ phận thường phát sinh làm thêm giờ.

6Không giảm thời gian làm việc đối với lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Kiểm tra Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể và Hợp đồng lao động.

VII Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

1

Chưa xây dựng nội quy lao động đối với người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên hoặc chưa đăng ký nội quy lao động đối với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh

Kiểm tra nội quy lao động, hồ sơ đăng ký nội quy lao động

2

Xây dựng nội quy lao động thiếu một trong những nội dung sau: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trật tự trong doanh nghiệp, an toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc, việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp, các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất

Kiểm tra nội dung nội quy lao động

3

Một số nội dung của nội quy lao động không phù hợp với quy định của pháp luật (quy định các hình thức xử lý kỷ luật không đúng với quy định của pháp luật lao động như cảnh cáo; buộc thôi việc; coi tạm đình chỉ công việc và phạt tiền là một hình thức xử lý kỷ luật lao động... Nhiều vấn đề không thuộc quan hệ lao động như sinh con thứ ba, đánh bạc, sử dụng ma túy, đánh nhau ngoài khu vực làm việc của doanh nghiệp, vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông... cũng được quy định trong nội quy lao động)

Kiểm tra nội dung nội quy lao động

4 Không thông báo công khai, không niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần

Kiểm tra tại các vị trí làm việc xem doanh nghiệp có niêm yết nội quy lao

Page 7: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

thiết tại nơi làm việcđộng theo quy định không? Phỏng vấn trực tiếp đại diện Công đoàn, người lao động xem họ có được doanh nghiệp thông báo hoặc phổ biến các nội dung của nội quy lao động không?

5Không sửa đổi nội dung nội quy lao động theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương

+ Kiểm tra nội dung nội quy lao động.

+ Kiểm tra thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương.

6

Xử lý kỷ luật lao động không đúng hình thức, hồ sơ kỷ luật không đầy đủ, không đúng thủ tục, chưa chứng minh được rõ lỗi của người lao động

Kiểm tra toàn bộ hồ sơ các vụ xử lý kỷ luật lao động trong niên độ thanh tra; phỏng vấn trực tiếp một số lao động bị xử lý kỷ luật có thể đề nghị người lao động cung cấp các tài liệu, chứng cứ nếu có sự sai lệch.

7 Áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối một hành vi vi phạm

Kiểm tra toàn bộ hồ sơ các vụ xử lý kỷ luật lao động của doanh nghiệp trong niên độ thanh tra xem các vụ xử lý kỷ luật lao động có vụ nào mà người sử dụng lao động áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đối với một hành vi vi phạm không?

8 Dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay cho xử lý kỷ luật lao động

+ Kiểm tra các nội quy, quy chế của doanh nghiệp xem có quy định về việc phạt tiền, trừ lương của người lao động không.

+ Yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp hồ sơ các vụ xử lý kỷ luật lao động.

+ Phỏng vấn trực tiếp một số lao động bị xử lý kỷ luật và đại diện tập thể lao động tại cơ sở để kiểm xác minh xem có việc người lao động bị phạt tiền, trừ lương không.

9Tạm đình chỉ công việc đối với người lao động khi đã chứng minh được lỗi của người lao động

+ Kiểm tra nội quy lao động

+ Kiểm tra hồ sơ kỷ luật lao động.

+ Phỏng vấn trực tiếp người lao động, đại diện tập thể lao động tại cơ sở

10Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động

Kiểm tra hồ sơ kỷ luật lao động; Nội quy lao động; phỏng vấn người lao động, đại diện tập thể lao động tại cơ sở

VIII Lao động đặc thù

1 Không trả lương cho lao động nữ trong thời gian nghỉ để làm vệ sinh kinh nguyệt,

- Kiểm tra bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương.

Page 8: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

nuôi con dưới 12 tháng tuổi (đối với bộ phận hưởng lương theo sản phẩm).

- Kiểm tra định mức lao động, đơn giá sản phẩm.

2 Không khám sức khỏe chuyên khoa đối với lao động nữ.

Kiểm tra danh sách lao động, kiểm tra hồ sơ khám sức khỏe định kỳ; phỏng vấn trực tiếp người lao động.

3 Bố trí lao động nữ làm công việc không được sử dụng lao động nữ theo quy định.

Kiểm tra danh sách trích ngang xem nội dung công việc phải làm để biết được số lao động nữ đang làm công việc không được sủ dụng lao động nữ.

4 Chưa giảm thời gian làm việc đối với lao động là người cao tuổi

Kiểm tra danh sách trích ngang lao động; kiểm tra hợp đồng lao động; phỏng vấn trực tiếp người lao động.

5

Không trả thêm một khoản tiền cho người lao động tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép năm vào tiền lương đối với lao động là người cao tuổi

Kiểm tra danh sách trích ngang lao động; kiểm tra hợp đồng lao động; kiểm tra bảng thanh toán tiền lương; phỏng vấn trực tiếp người lao động.

6Không khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần đối với lao động là người cao tuổi.

Kiểm tra danh sách lao động, kiểm tra hồ sơ khám sức khỏe định kỳ; phỏng vấn trực tiếp người lao động.

7

Sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động cao tuổi

Kiểm tra danh sách trích ngang lao động; kiểm tra hợp đồng lao động; phỏng vấn trực tiếp người lao động.

8

Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc vượt quá 8 giờ/ ngày, 40 giờ/ tuần đối với lao động từ đủ 15 đến dười 18 tuổi; làm việc vượt quá 4 giờ/ ngày, 20 giờ/ tuần đối với lao động từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi

Kiểm tra danh sách trích ngang lao động; kiểm tra hợp đồng lao động; kiểm tra bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương; phỏng vấn trực tiếp người lao động.

9

Không thực hiện lập hồ sơ theo dõi việc khám sức khỏe định kỳ đối với lao động chưa thành niên; không thực hiện khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần đối với lao động chưa thành niên.

Kiểm tra danh sách trích ngang lao động; kiểm tra hồ sơ khám sức khỏe định kỳ; phỏng vấn trực tiếp người lao động.

10

Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại hoặc chỗ làm việc; công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của người lao động chưa thành niên theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành

Kiểm tra danh sách trích ngang lao động; kiểm tra hợp đồng lao động; phỏng vấn trực tiếp người lao động.

Page 9: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

11

Sử dụng lao động là người nước ngoài đối với từng vị trí công việc hoặc thay đổi nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài hàng năm mà chưa được sự chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Kiểm tra báo cáo giải trình của doanh nghiệp về sử dụng lao động là người nước ngoài ở vị trí lao động Việt Nam chưa thay thế được.

+ Kiểm tra văn bản chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

+ Phỏng vấn người lao động Việt Nam xem những vị trí người nước ngoài làm họ có thay thế được không.

12

Sử dụng lao động là người nước ngoài thuộc đối tượng phải có Giấy phép lao động mà không có Giấy phép lao động hoặc người lao động không thuộc đối tượng phải có Giấy phép lao động nhưng không có Giấy xác nhận lao động là đối tượng không thuộc diện cấp Giấy phép lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài; danh sách trích ngang lao động là người nước ngoài; giấy phép lao động; giấy xác nhận đối tượng không thuộc diện cấp Giấy phép lao động; phỏng vấn người lao động Việt Nam, đại diện tập thể lao động tại cơ sở

13

Ký hợp đồng lao động với người nước ngoài mà thời hạn của hợp đồng lớn hơn thời hạn của giấy phép lao động hoặc nội dung của hợp đồng không đúng với nội dung của Giấy phép lao động.

Kiểm tra hợp đồng lao động; Giấy phép lao động

14 Sử dụng lao động là người nước ngoài có Giấy phép lao động đã hết thời hạn

Kiểm tra Giấy phép lao động

II. Xử lý vi phạm:

1. Trình tự, thủ tục xử phạt

1.1. Lập biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động:

Để có thể xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động, người lao động, trong quá trình thanh tra, thanh tra viên hoặc công chức đang thi hành công vụ phải lập biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động tại doanh nghiệp. Biên bản phải ghi rõ các hành vi vi phạm tương ứng với các điều khoản được quy định trong văn bản pháp luật và phải có đầy đủ chữ ký của đại diện bên vi phạm và của người lập biên bản. Trong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

1.2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt. Trong quyết định phải ghi rõ thời hạn doanh nghiệp phải thực hiện việc nộp phạt là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.

1.3. Ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt:

Hết thời hạn 10 ngày mà doanh nghiệp không thực hiện việc nộp phạt, thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Biện

Page 10: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 86 và Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Hình thức xử phạt

Cá nhân, tổ chức vi phạm bị áp dụng các hình thức xử phạt sau đây:

2.1. Hình thức xử phạt chính:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền;

2.2. Hình thức xử phạt bổ xung:

Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Ngoài ra bên vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

3. Thời hiệu xử phạt

a. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động là một năm.

b. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

4. Thẩm quyền xử phạt

Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động là Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thanh tra viên lao động; Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ; Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp sở và một số người có thẩm quyền được quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Page 11: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

III. Một số bài tập tình huống, thực hành

Tình huống 1: Chị Nguyệt thỏa thuận miệng xin làm giúp việc cho một gia đình trên thành

phố với mức lương 3.000.000 đồng/tháng. Chị Nguyệt muốn ký hợp đồng lao động bằng văn bản có được không?

Giải đáp: Điều 16, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Hợp đồng lao động phải

được giao kết bằng văn bản và được làm thành hai bản, người lao động giữ một bản, người sử dụng lao động giữ một bản. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới ba tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói”.

Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên của pháp luật lao động, tùy thuộc vào thời gian làm việc, chị Nguyệt có thể thỏa thuận với chủ gia đình để ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

Tình huống 2: Chị Hoa xin vào làm việc tại một nhà trẻ tư nhân. Chị và người phụ trách

nhà trẻ có lập một thỏa thuận về mức lương và thời gian làm việc. Vậy có thể coi đây là hợp đồng lao động không?

Giải đáp: Ngoài những yêu cầu về hình thức, hợp đồng lao động còn phải đáp ứng

những yêu cầu nhất định về mặt nội dung. Điều 23 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh

nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động; c) Công việc và địa điểm làm việc;d) Thời hạn của hợp đồng lao động;đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các

khoản bổ sung khác; e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động; i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề”.Như vậy, thỏa thuận giữa chị Hoa và người phụ trách nhà trẻ chỉ có hai nội

dung là mức lương và thời gian làm việc thì chưa thể coi là hợp đồng lao động. Chị Hoa nên yêu cầu nhà trẻ thỏa thuận đầy đủ các mục đã nêu ở Điều 23 Bộ luật Lao động để hợp đồng lao động có hiệu lực, từ đó chị có thể bảo vệ được các quyền và lợi ích của mình.

Page 12: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

Tình huống 3: Bé Dung 12 tuổi có khả năng múa hát rất tốt và đã được một đơn vị đề nghị đi hát 4 buổi tối chủ nhật trong một tháng với mức tiền công 2.000.000 đồng/tháng. Bé Dung muốn đi hát để giúp đỡ bố, mẹ nhưng không biết là mình có được quyền ký hợp đồng lao động không?

Giải đáp: Khoản 3 Điều 164 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Khi sử dụng

người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật lao động, bé Dung không được quyền ký hợp đồng lao động, người có quyền ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động phải là người đại diện theo pháp luật của bé Dung.

Tình huống 4: Anh M đang làm việc nửa ngày theo hợp đồng lao động có thời hạn 18

tháng cho Công ty A, để có thêm thu nhập, anh thỏa thuận và ký hợp đồng lao động có thời hạn 6 tháng làm bảo vệ cho Công ty B, trong hợp đồng lao động Giám đốc Công ty B không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và cũng không trả phần bảo hiểm xã hội vào lương cho anh vì cho rằng anh đã được Công ty A tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, Giám đốc Công ty B làm như vậy có đúng không?

Giải đáp: Bộ luật Lao động đã quy định “người lao động được làm việc cho bất kỳ

người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm” và “Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết”, cho nên anh M có thể làm việc cho hai người sử dụng lao động khác nhau.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định: “Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, do anh M đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Công ty A nên Giám đốc Công ty B không tham gia bảo hiểm xã hội cho anh nữa là phù hợp với quy định của pháp luật lao động. Tuy nhiên, việc Công ty B không trả các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho anh M là trái với quy định của pháp luật lao động vì trường hợp này pháp luật lao động quy định Công ty B phải trả các khoản bảo hiểm đã nêu vào lương cho người lao động.

Page 13: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

Tình huống 5: Tháng 12 năm 2010 doanh nghiệp tôi phát hiện một người lao động làm

thất thoát tiền và tài sản của doanh nghiệp, tháng 3 năm 2011 cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành điều tra làm rõ trách nhiệm, sau quá trình điều tra làm rõ, ngày 10 tháng 4 năm 2013 cơ quan cảnh sát điều tra ra kết luật khẳng định người lao động phải chịu trách nhiệm về việc làm thất thoát tiền hàng và phải chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp về hành vi vi phạm. Ngày 15 tháng 7 năm 2013 doanh nghiệp tiến hành họp để xét quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với lao động này, đến ngày 20 tháng 7 năm 2013 Tổng Giám đốc ra Quyết định kỷ luật sa thải người lao động với hành vi vi phạm là vi phạm quy chế kinh doanh tài chính của doanh nghiệp gây thất thoát tiền hàng. Vậy Quyết định kỷ luật này có đúng với quy định của pháp luật lao động không?

Giải đáp: Theo quy định hiện hành của pháp luật lao động: thời hiệu xử lý vi phạm

kỷ luật lao động tối đa là 6 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng. Đối với người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động mà đang trong thời gian chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận. Khi hết thời gian quy định, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Như vậy, Quyết định kỷ luật này của doanh nghiệp bạn không có giá trị pháp lý vì đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2012.

Tình huống 6:Đoàn thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tiến hành thanh

tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động tại Công ty Cổ phần X, khi kiểm tra hồ sơ vụ kỷ luật lao động lao động đối với ông Nguyễn Văn A, trong Quyết định kỷ luật của Giám đốc Công ty nêu hành vi vi phạm của ông Nguyễn Văn A là đánh bạc tại nhà văn hóa phường bị công an bắt lập biên bản; vi phạm khoản c, điều 24 nội quy lao động của Công ty; hình thức kỷ luật là sa thải. Kiểm tra nội quy lao động của Công ty đã đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khoản c, điều 24 quy định hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng với hành vi “người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc dưới mọi hình thức, cố ý gây thương tích, vi phạm các tệ nạn xã hội như buôn bán tàng trữ hoặc tiếp tay

Page 14: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

với người buôn bán ma túy đã bị phát hiện, làm rõ”. Hãy lựa chọn phương án giải quyết của Đoàn thanh tra:

- Phương án 1: Đồng ý với Quyết định kỷ luật của Giám đốc Công ty.- Phương án 2: Không đồng ý với Quyết định kỷ luật của Giám đốc Công

ty.Giải đáp:

Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012, hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

b) Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

c) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

Như vậy hành vi vi phạm kỷ luật của ông Nguyễn Văn A không được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải, vì vậy Đoàn thanh tra yêu cầu:

Giám đốc Công ty hủy Quyết định kỷ luật sa thải và tiếp nhận ông Nguyễn Văn A trở lại làm việc, đồng thời sửa nội quy lao động phù hợp với quy định của pháp luật lao động (sửa khoản c, điều 24 theo hướng quy định hình thức kỷ luật sa thải được áp dụng với “người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc dưới mọi hình thức, cố ý gây thương tích, vi phạm các tệ nạn xã hội trong phạm vi cơ quan, nơi làm việc”), sau khi sửa đổi nội quy lao động phải đăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tình huống 7:Đoàn thanh tra của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tiến hành thanh

tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động tại Công ty TNHH X phát hiện tại thời điểm thanh tra, Công ty có 6 người nước ngoài đang làm việc (đã làm việc được 03 tháng) nhưng chưa có giấy phép lao động, đại diện Công ty giải trình với Đoàn thanh tra cả 6 lao động đều là cán bộ quản lý của Công ty nên không phải xin giấy phép lao động (gồm Tổng Giám đốc là chủ sở hữu doanh nghiệp, 03 Giám đốc bộ phận, 01 Kế toán trưởng, 01 Quản đốc sản xuất). Hãy lựa chọn phương án giải quyết của Đoàn thanh tra:

- Phương án 1: Đồng ý với giải trình Công ty. - Phương án 2: Không đồng ý với giải trình Công ty.Giải đáp:

Page 15: MỘT SỐ SAI PHẠM THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC …thanhtralaodong.gov.vn/Portals/0/Documents/... · Web viewTrong trường hợp bên vi phạm không ký vào biên bản thì

Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Lao động năm 2012, Điều 7 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì tại Công ty X chỉ có 01 người không cần giấy phép lao động đó là Tổng Giám đốc, 05 người còn lại thuộc đối tượng phải có giấy phép lao động. Vì vậy, Đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty X về hành vi sử dụng 05 lao động là người nước ngoài không có giấy phép lao động, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp không được sử dụng lao động lao động là người nước ngoài khi người lao động chưa có giấy phép lao động.

Tình huống 8:Ông Nguyễn Văn B là công nhân may của Công ty Y, được huy động làm

thêm giờ vào ngày thứ 7, thời gian từ 21 giờ đến 24 giờ để Công ty kịp giao hàng cho đối tác. Tiền lương chế độ theo HĐLD của ông B là 3.500.000đ, lương thực lĩnh hàng tháng là 5.280.000đ. Công ty làm việc 5 ngày/tuần (nghỉ hàng tuần cố định vào ngày thứ bảy và chủ nhật). Tính tiền lương làm thêm giờ của ông B:

Trước hết, theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015: Tiền lương làm căn cứ trả lương làm thêm giờ là tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm, áp dụng vào trường hợp này là mức lương 5.280.000đ.

- Tiền lương 1 giờ làm việc bình thường của ông B là: 5.280.000đ/22/8 = 30.000đ.

- Tổng thời gian làm thêm của ông B là 3 tiếng, trong đó thời gian từ 21 giờ đến 22 giờ không phải là thời gian làm thêm vào ban đêm; thời gian từ 22 giờ đến 24 giờ tính là thời gian làm thêm vào ban đêm. Cách tính cụ thể như sau:

+ Tiền lương làm thêm 1 tiếng từ 21 giờ đến 22 giờ là: 30.000đ x 200% = 60.000đ (vì làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần)

+ Tiền lương làm thêm 2 tiếng từ 22 giờ đến 24 giờ là: [(30.000đ x 200%) + (30.000đ x 30%) + (30.000đ x 200% x 20%)] x 2 =

162.000đ (vì làm thêm giờ vào ban đêm của ngày nghỉ hàng tuần).Tổng số tiền lương làm thêm giờ của ông B là: 162.000đ + 60.000đ = 222.000đ