mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

140
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ------------ ------------ NGUYỄN VĂN NGHIÊM ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN CÁC MÔN TỰ NHIÊN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước) LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – Năm 2013

Upload: dainganxanh

Post on 24-Jun-2015

2.109 views

Category:

Education


7 download

DESCRIPTION

Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông

TRANSCRIPT

Page 1: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

------------ ------------

NGUYỄN VĂN NGHIÊM

ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ỨNG

DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

CỦA GIÁO VIÊN CÁC MÔN TỰ NHIÊN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – Năm 2013

Page 2: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

------------ ------------

NGUYỄN VĂN NGHIÊM

ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ỨNG

DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

CỦA GIÁO VIÊN CÁC MÔN TỰ NHIÊN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình Phước)

Ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục

()

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hương

Hà Nội – Năm 2013

Page 3: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- i -

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Đánh giá những yếu tố ảnh

hưởng đến mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

của giáo viên các môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên

địa bàn tỉnh Bình Phước)” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản thân

tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người

khác. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã thực hiện nghiêm túc các quy

tắc đạo đức nghiên cứu; các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên

cứu, khảo sát của riêng cá nhân tôi; tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong

luận văn đều được trích dẫn tường minh, đúng theo quy định.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các

nội dung khác trong luận văn của mình.

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2013

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nghiêm

Page 4: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- ii -

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn cô giáo - TS. Nguyễn Thị Thu Hương đã

định hướng khoa học, hướng dẫn tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực

hiện luận văn.

Xin được bày tỏ lòng biết ơn đến:

Lãnh đạo sở GD-ĐT Bình Phước, lãnh đạo trường THPT chuyên Quang

Trung cùng bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả được

theo học chương trình sau đại học và thực hiện luận văn này.

Quý thầy cô giáo cùng các anh chị thuộc Viện đảm bảo chất lượng giáo

dục – ĐHQG Hà Nội và Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo –

ĐHQG TP.Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời

gian học tập tại trường.

Lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc các trường THPT trong tỉnh Bình

Phước đã nhiệt tình hỗ trợ, hợp tác cùng tác giả trong quá trình thực hiện đề

tài.

Xin đặc biệt cảm ơn mẹ cha và những người thân trong gia đình đã luôn

giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này !

Page 5: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- iii -

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii

MỤC LỤC .................................................................................................... iii

QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................ vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH ............................................. vii

DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................... x

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 3

3. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................. 3

4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài .................................................................. 4

4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu .......................................................... 4

4.2. Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu ......................................... 4

5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 4

6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 4

6.1. Khách thể nghiên cứu: ....................................................................... 4

6.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 5

7. Phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu ..................................... 5

7.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu ........................................................... 5

7. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................... 6

7. 3. Công cụ sử dụng trong nghiên cứu ................................................... 6

8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 7

Chương 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................ 8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................ 8

1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước ......................... 8

Page 6: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- iv -

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan ở ngoài nước ...................... 10

1.2. Sơ lược chính sách và tình hình ứng dụng CNTT trong giáo dục ....... 13

1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động dạy học ............................ 15

1.3.1. Khái niệm và cấu trúc của hoạt động dạy học .............................. 15

1.3.2. Hoạt động dạy và hoạt động học ................................................... 20

1.4. Chuẩn năng lực CNTT cho giáo viên .................................................. 22

1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài ................................................ 24

1.6. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ............................................ 26

1.6.1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ................................... 26

1.6.2. Mức độ ứng dụng CNTT ............................................................... 27

1.6.3. Các yếu tố được chọn trong nghiên cứu ....................................... 27

Kết luận Chương 1 ...................................................................................... 29

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 31

2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu .............................................. 31

2.2. Mẫu nghiên cứu .................................................................................... 32

2.3. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 34

2.4. Xây dựng công cụ đo lường ................................................................. 36

2.4.1. Xác định các chỉ báo ..................................................................... 36

2.4.2. Xây dựng bảng hỏi ........................................................................ 42

2. 5. Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường ........................................ 44

Kết luận chương 2 ....................................................................................... 48

Chương 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .................... 49

3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................... 49

3.2. Đánh giá thang đo ................................................................................ 50

3.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .................................................. 50

3.2.1.1. Thang đo “Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học” 50

Page 7: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- v -

3.2.1.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH ..................................................................................................... 51

3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................... 53

3.2.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ............................................... 60

3.2.3. Hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu ............................................... 64

3.3. Kết quả khảo sát mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên

THPT tỉnh Bình Phước................................................................................ 65

3.3.1. Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình Phước

................................................................................................................. 65

3.3.2. Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản ................................................ 72

3.3.3. Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp .............................................. 73

3.3.4. Thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH

................................................................................................................. 73

3.3.5. Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân ................................................ 74

3.3.6. Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng .................................... 75

3.3.7. Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường ........................................... 75

3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến “Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

của giáo viên THPT tỉnh Bình Phước” ....................................................... 77

Kết luận chương 3 ....................................................................................... 84

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 86

1. Kết luận ................................................................................................... 86

2. Khuyến nghị: ........................................................................................... 87

3. Những điểm còn hạn chế và gợi ý nghiên cứu tiếp theo ......................... 89

Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 90

Phụ lục ............................................................................................................. 93

Page 8: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- vi -

QUY ƯỚC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

CNTT Công nghệ thông tin và truyền thông

ĐH Đại học

GD-ĐT Giáo dục đào tạo

HĐDH Hoạt động dạy học

ICT Công nghệ thông tin và truyền thông

PPGD Phương pháp giảng dạy

TB Trung bình

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

TW Trung ương

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của

Liên Hợp Quốc

Page 9: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- vii -

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH

Hình 1. 1. Mô hình khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài............................. 25

Hình 2. 1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ............................................................ 35

Hình 3. 1. Phân bổ mẫu khảo sát theo huyện, thị xã ....................................... 49

Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu chính thức ..................................................... 64

Hình 3. 3. Tần suất các mức ứng dụng CNTT trong HĐDH .......................... 66

Hình 3. 4. Biểu đồ tần số mức độ ứng dụng CNTT theo địa bàn công tác ..... 68

Hình 3. 5. Tần suất các mức sử dụng máy tính cơ bản ................................... 73

Hình 3. 6. Tần suất các mức đánh giá sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp .... 73

Hình 3. 7. Tần suất các mức nhận định của giáo viên về vai trò tích cực của

việc ứng dụng CNTT trong HĐDH ................................................................ 74

Hình 3. 8. Tần suất các mức tiếp cận với thiết bị CNTT cá nhân ................... 74

Hình 3. 9. Tần suất các mức kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng ........ 75

Hình 3. 10. Tần suất điều kiện tiếp cận thiết bị CNTT của nhà trường .......... 76

Hình 3. 11. Biểu đồ trung bình mức độ các yếu tố trong nghiên cứu ............. 76

Hình 3. 12. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa ............................................... 80

Hình 3. 13. Mô hình hồi quy tuyến tính .......................................................... 82

Hình 3. 14. Biểu đồ mức độ tác động của các yếu tố ..................................... 83

Bảng 2. 1. Số lượng giáo viên các môn tự nhiên ở 13 trường chọn mẫu ....... 33

Bảng 2. 2. Số lượng giáo viên được chọn vào mẫu ........................................ 34

Bảng 2. 3. Cấu trúc bảng hỏi ........................................................................... 43

Bảng 2. 4. Thông tin mẫu khảo sát thử nghiệm .............................................. 44

Bảng 2. 5. Hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo .......................................... 48

Bảng 3. 1. Phân bổ mẫu theo vùng công tác và chuyên môn ......................... 49

Bảng 3. 2. Phân tích thống kê biến tổng ......................................................... 50

Bảng 3. 3. Phân tích thống kê biến tổng ......................................................... 52

Page 10: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- viii -

Bảng 3. 4. Chỉ số KMO và Kiểm định Bartlett ............................................... 53

Bảng 3. 5. Kết quả EFA khái niệm mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH .. 53

Bảng 3. 6. Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett ................................................ 55

Bảng 3. 7. Kết quả EFA các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH ............................................................................................................. 56

Bảng 3. 8. Tương quan biến tổng các biến quan sát mức độ ứng dụng CNTT

trong HĐDH .................................................................................................... 60

Bảng 3. 9. Tương quan biến tổng các biến quan sát nhân tố 1 ....................... 61

Bảng 3. 10. Tương quan biến tổng các biến quan sát nhân tố 2 ..................... 61

Bảng 3. 11. Tương quan biến tổng các biến quan sát nhân tố 3 ..................... 62

Bảng 3. 12. Tương quan biến tổng các biến quan sát nhân tố 4 ..................... 62

Bảng 3. 13. Tương quan biến tổng các biến quan sát nhân tố 5 ..................... 63

Bảng 3. 14. Tương quan biến tổng các biến quan sát nhân tố 6 ..................... 63

Bảng 3. 15. Hệ số Cronbach’s Alpha các nhân tố .......................................... 64

Bảng 3. 16. Thống kê mô tả thực trạng Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

......................................................................................................................... 65

Bảng 3. 17. Kiểm định so sánh trung bình Mức độ ứng dụng CNTT theo địa

bàn ................................................................................................................... 67

Bảng 3. 18. Trung bình mức độ ứng dụng CNTT theo địa bàn công tác ....... 68

Bảng 3. 19. Bảng chéo phân bổ tần số các mức ứng dụng CNTT giữa 2 nhóm

giáo viên .......................................................................................................... 68

Bảng 3. 20. Thống kê mô tả trung bình mức độ ứng dụng CNTT của giáo viên

theo môn học ................................................................................................... 69

Bảng 3. 21. Kiểm nghiệm Homogeneity......................................................... 69

Bảng 3. 22. Phân tích ANOVA một yếu tố ..................................................... 70

Bảng 3. 23. Phân tích Post Hoc… theo phương pháp Dunnett t-tests ............ 70

Bảng 3. 24. Phân bổ tần suất mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH ............ 71

Page 11: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- ix -

Bảng 3. 25. Trung bình kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản ............................. 73

Bảng 3. 26. Trung bình đánh giá sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp ........... 73

Bảng 3. 27. Trung bình thái độ của giáo viên ................................................. 74

Bảng 3. 28. Trung bình điều kiện tiếp cận thiết bị CNTT cá nhân ................. 74

Bảng 3. 29. Trung bình kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng ................ 75

Bảng 3. 30. Trung bình điều kiện tiếp cận thiết bị CNTT của nhà trường ..... 76

Bảng 3. 31. Mức độ giải thích của mô hình .................................................... 79

Bảng 3. 32. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội .................................... 79

Bảng 3. 33. Phân tích phương sai.................................................................... 80

Bảng 3. 34. Thông tin dự đoán và phần dư ..................................................... 81

Page 12: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- x -

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Các chỉ báo đo lường các khái niệm .............................................. 93

Phụ lục 2. Phiếu khảo sát thăm dò .................................................................. 97

Phụ lục 3. Kết quả kiểm định thang đo với dữ liệu khảo sát thử .................. 101

Phụ lục 4. Phiếu khảo sát chính thức ............................................................ 104

Phụ lục 5. Thống kê mô tả từng biến quan sát .............................................. 107

Phụ lục 6. Tần số trả lời theo từng biến quan sát .......................................... 108

Phụ lục 7. Thống kê so sánh các khía cạnh đặc điểm cá nhân ...................... 122

Phụ lục 8. Thư ngỏ xin khảo sát giáo viên .................................................... 127

Phụ lục 9. Thư cảm ơn các trường THPT ..................................................... 128

Page 13: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 1 -

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin và công nghệ thông tin đã

được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong giáo dục, công

nghệ thông tin – truyền thông đã được đưa vào ứng dụng trong cả công tác quản

lý, giảng dạy và học tập; CNTT ngày nay vừa là một môn học, vừa là một công

cụ hỗ trợ giảng dạy và học tập hiệu quả trong nhà trường.

Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học

đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm

qua, nó cho thấy việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và học tập là xu thế tất

yếu của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một chủ đề lớn

được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và “dự đoán sẽ có

sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng

của CNTT”[7]. Trên thế giới, các chính sách mới về đổi mới giáo dục được xây

dựng dựa trên tiền đề và triển vọng của tích hợp CNTT một cách có hiệu quả

vào dạy học. Ở Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục cũng rất được

mong đợi. Các nhà giáo dục Việt Nam được khuyến khích ứng dụng CNTT

hợp lý ở tất cả các cấp học và các môn học[21].

Nghị quyết TW2, khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương

pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành

nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên

tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian

tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học.”[33]. Chỉ thị

29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ:

“Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm

thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương

Page 14: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 2 -

tiện để tiến tới một xã hội học tập”. Năm học 2008-2009 được chọn là “Năm

học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường

học thân thiện, học sinh tích cực”[16], tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong

giáo dục và tạo tiền đề phát triển ứng dụng CNTT trong những năm tiếp theo.

Chỉ thị 55/2008/CT-BGD-ĐT nhấn mạnh: “Triển khai áp dụng CNTT trong

dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT

ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều

kiện thiết bị tin học…”.[16]

Hiện tại tỉnh Bình Phước có 22 trường THPT công lập (không kể các

trường chuyên biệt), 1904 giáo viên trong đó có 614 giáo viên dạy các môn tự

nhiên. Những năm học gần đây ngành giáo dục Bình Phước cũng đã tích cực

triển khai thực hiện nhiệm vụ CNTT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Gần đây

nhất, “Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Bình Phước đến năm 2015, định hướng

đến năm 2020”[28] xác định đến năm 2015, “100% các trường THPT được trang

bị phòng máy tính đáp ứng nhu cầu dạy và học” và đến năm 2020 “e-learning

được triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh”. Tuy nhiên việc ứng dụng CNTT

trong HĐDH của giáo viên ở mức độ nào, những yếu tố nào ảnh hưởng đến

mức độ ấy và làm thế nào để nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học

cho giáo viên THPT đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được tiến hành. Trước

thực trạng đó tác giả chọn đề tài “Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến mức

độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giáo viên các

môn tự nhiên bậc trung học phổ thông (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bình

Phước)” với mong muốn góp phần thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong HĐDH

của giáo viên THPT tỉnh Bình Phước.

Page 15: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 3 -

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo

viên THPT đồng thời xác định mối tương quan giữa các yếu tố có ảnh hưởng

đến mức độ ứng dụng CNTT của giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự

nhiên bậc THPT. Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy:

i) Thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên giảng

dạy các môn khoa học tự nhiên trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

ii) Chỉ ra các yếu tố tác động và mức độ tác động của từng yếu tố đến mức

độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên giải dạy các môn khoa

học tự nhiên tỉnh Bình Phước.

Từ đó nghiên cứu sẽ đề xuất một số gợi ý đối với Sở GD-ĐT, các trường

THPT và giáo viên THPT, nhằm nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

3. Ý nghĩa của nghiên cứu

Với mục tiêu đã nêu trên, nghiên cứu có thể mang lại những ý nghĩa thực

tiễn như:

- Với các cấp quản lý giáo dục: Từ bộ dữ liệu thu thập được và việc xác

định những yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo

viên, nghiên cứu sẽ đề xuất những gợi ý nhằm thúc đẩy việc ứng dụng CNTT

trong dạy học một cách có hiệu quả nhất. Các cấp quản lý giáo dục có thể coi

đây là một trong những luận cứ khoa học để xây dựng kế hoạch phát triển ứng

dụng CNTT trong dạy học phục vụ mục đích nâng cao chất lượng giáo dục.

- Với các trường THPT: Đề xuất của nghiên cứu là luận cứ khoa học để

các trường THPT đầu tư phát triển nguồn lực phục vụ việc ứng dụng CNTT

trong HĐDH của nhà trường.

Page 16: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 4 -

- Với giáo viên THPT: Kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ giúp các giáo

viên THPT nhận thức rõ được vai trò của việc ứng dụng CNTT trong HĐDH

và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này, từ đó chủ động khắc phục những

khó khăn và có kế hoạch phát triển chuyên môn của mình cũng như hỗ trợ đồng

nghiệp.

4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động

dạy đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng để mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH của giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên bậc THPT.

4.2. Giới hạn khách thể và địa bàn nghiên cứu

Giới hạn về khách thể nghiên cứu của đề tài là giáo viên các môn Toán,

Vật lý, Hóa học, Sinh học thuộc các trường THPT công lập (hiện tại chưa có

trường dân lập) trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo mẫu chọn trong nghiên cứu

này.

5. Câu hỏi nghiên cứu

1) Giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên bậc THPT ứng

dụng CNTT trong HĐDH như thế nào?

2) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH của giáo viên giảng dạy các môn khoa học tự nhiên bậc THPT?

6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

6.1. Khách thể nghiên cứu:

- Khách thể: Giáo viên các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh thuộc các trường

THPT công lập trên địa bàn tình Bình Phước.

Page 17: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 5 -

- Tổng thể: Toàn thể giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT trên địa bàn

tỉnh Bình Phước. Bình Phước có 22 trường THPT công lập (hiện chưa

có trường ngoài công lập) với tổng số 614 giáo viên dạy các môn tự nhiên

(không kể giáo viên môn Tin học)[24].

- Mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn

mẫu Phân tầng ngẫu nhiên không theo tỷ lệ[29]. Mẫu giáo viên được chọn

từ 13 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong đó có 6 trường

thuộc khu vực thị xã và 7 trường không thuộc thị xã. Như vậy mẫu được

lấy trên tất cả các huyện thị trong toàn tỉnh Bình Phước.

- Cỡ mẫu: Với tổng thể 614 giáo viên, sai số mẫu là 5% và độ tin cậy là

95% thì cỡ mẫu sẽ là 237 giáo viên[41]. Cộng thêm 10% dự phòng ta có

cỡ mẫu điều tra là 261 giáo viên.

6.2. Đối tượng nghiên cứu

- Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên THPT.

- Các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo

viên THPT.

7. Phương pháp nghiên cứu và công cụ nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên

cứu định lượng.

7.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu

Mục tiêu của nghiên cứu tài liệu nhằm xác định những cơ sở lí luận có

liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu các tài liệu lí luận, sách, báo, tạp

chí, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chủ trương của Đảng,

Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo… có liên quan đến việc ứng dụng CNTT

Page 18: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 6 -

trong HĐDH, phương pháp học tập, phương pháp giảng dạy… nhằm hệ thống

hóa để làm cơ sở lí luận cho nghiên cứu.

7. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin về việc ứng

dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên, mức độ, những yếu tố cơ bản ảnh

hưởng đến quá trình ứng dụng CNTT trong HĐDH cũng như những khó khăn

giáo viên gặp phải trong quá trình ứng dụng CNTT trong HĐDH.

Bảng hỏi được phát cho giáo viên các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh đang

công tác trên các trường được chọn trên địa bàn tình Bình Phước gồm 06 trường

trên địa bàn 03 thị xã và 07 trường trên địa bàn thuộc 07 huyện còn lại của tỉnh

Bình Phước.

7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để phỏng vấn các chuyên gia

về lĩnh vực ứng dụng CNTT trong giáo dục, giáo viên các môn tự nhiên về các

tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên THPT

đồng thời quan đó phát hiện những lỗi ngữ nghĩa của câu hỏi và cấu trúc bảng

hỏi để điều chỉnh. Phỏng vấn sâu các chuyên gia cũng là một trong những căn

cứ để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

của giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT.

7. 3. Công cụ sử dụng trong nghiên cứu

Các công cụ được sử dụng trong nghiên cứu gồm:

- Công cụ thu thập thông tin: Ngoài nguồn sách, tạp chí tiếp cận được từ

các thư viện và nhà sách tác giả sử dụng cơ sở dữ liệu ProQues và Google

Scholar để tìm kiếm các nghiên cứu liên quan đến vấn đề nghiên cứu phục vụ

Page 19: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 7 -

phương pháp khảo cứu tài liệu. Sử dụng máy ghi âm và sổ ghi chép phục vụ

phương pháp phỏng vấn sâu và bảng hỏi được xây dựng bởi nghiên cứu này

phục vụ phương pháp điều tra xã hội học.

- Công cụ xử lý thông tin: Tác giả sử dụng phần mềm MS Excel và SPSS

18 để mã hóa, nhập liệu và phân tích thống kê.

- Công cụ trình bày luận văn: Tác giả sử dụng phần mềm MS Word để

trình bày luận văn, phần mềm Endnote X6 để trích dẫn tài liệu tham khảo.

8. Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc luận văn gồm 3 phần.

Phần mở đầu nêu tóm tắt nội dung cơ bản của luận văn. Phần nội dung

nghiên cứu gồm 3 chương; chương 1 trình bày về cơ sở lý luận và tổng quan

nghiên cứu vấn đề, chương 2 trình bày chi tiết các phương pháp nghiên cứu sử

dụng trong luận văn và xây dựng bộ công cụ nghiên cứu để thu thập số liệu,

chương 3 trình bày kết quả khảo sát và phân tích số liệu. Tiếp theo là phần kết

luận và khuyến nghị, cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục.

Page 20: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 8 -

Chương 1

TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Trong phần này tác giả tiến hành khảo cứu và tóm tắt một số bài báo, bài

viết và một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề

tài để có cái nhìn tổng thể về vấn đề nghiên cứu.

1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước

Cùng với vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, vấn

đề ứng dụng CNTT trong HĐDH ở Việt Nam đã được nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm trong suốt những năm qua. Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị như

Ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục hướng đến một nền giáo dục điện tử

của Quách Tuấn Ngọc (2009)[19], Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực của

Jef Peeraer và Trần Nữ Mai Thy (2011)[20], E-Learning và ứng dụng trong dạy

học của Lê Huy Hoàng (2011)[9], Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học

tài liệu chương trình Parner in learning của Microsoft (2008)[15]… Những công

trình này chủ yếu nói về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giáo

dục, trong đó có việc ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên, đồng thời

đưa ra các giải pháp cũng như hướng dẫn kỹ thuật ứng dụng CNTT trong giáo

dục.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu kể trên có thể kể đến một số lượng

lớn các bài báo khoa học, các khóa luận, luận văn, nghiên cứu về đề tài ứng

dụng CNTT trong giáo dục xong hầu hết cũng đều đề cập đến vai trò của ứng

dụng CNTT trong giáo dục hoặc phương pháp ứng dụng CNTT vào môn học

cụ thể nào đó. Đặc biệt, hầu hết các công trình đều hướng đến đối tượng giảng

dạy ở bậc cao đẳng, đại học.

Page 21: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 9 -

Nguyễn Văn Hòa (2010)[8] đã tìm ra sự tác động của các yếu tố về thâm

niên công tác và thông tin đào tạo đến năng lực ứng dụng CNTT trong HĐDH

của giảng viên trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế đồng thời cũng đề xuất một số

giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giảng

viên. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là chỉ giới hạn trong khuôn khổ Trường

ĐH Sư phạm Huế, các kết quả nghiên cứu của luận văn được khảo sát trên mẫu

chưa đủ lớn để có thể trở thành những đánh giá mang tính khái quát. Mặc dù

còn có những hạn chế nhưng nghiên cứu cũng đã đề xuất được mô hình các yếu

tố tác động đến năng lực ứng dụng CNTT trong HĐDH của giảng viên trường

ĐH Sư Phạm - ĐH Huế.

Jef Peeraer và Trần Nữ Mai Thy (2011)[21] nghiên cứu “Ứng dụng Công

nghệ thông tin trong giáo dục Việt Nam: Từ chính sách tới thực tế” đã khẳng

định: “CNTT luôn được đề cao trong cuông cuộc đổi mới giáo dục như và một

môn học cũng như là một công cụ quan trọng để đổi mới phương pháp dạy

học”. Nghiên cứu đã cho thấy các nhà hoạch định chính sách đã rất quan tâm

đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và “học tập điện tử (e-

Learning) và xây dựng, sử dụng bài giảng điện tử được hướng tới như là kết

quả cuối cùng của ứng dụng CNTT trong giáo dục”.

Một nghiên cứu khác của Jef Peeraer và Peter Van Petegem (2010)[40]

khảo sát các yếu tố ảnh hướng tới ứng dụng CNTT trong ngành sư phạm Việt

Nam, một nước đang đang ở giai đoạn đầu của ứng dụng CNTT. Phương pháp

phân tích hồi quy đa khám phá (Exploratory multiple regression analysis) được

sử dụng để đề cập tới tầm quan trọng của các yếu tố đối với giáo viên và tầm

quạn trọng của các trường sư phạm đối với ứng dụng CNTT trong dạy học.

Nghiên cứu khẳng định việc sử dụng các chương trình ứng dụng CNTT còn

hạn chế, chủ yếu để thay cho phương pháp dạy học cũ. Các yếu tố tác động đến

việc ứng dụng CNTT trong dạy học thực hành gồm: cơ hội tiếp cận với máy

Page 22: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 10 -

tính, cường độ sử dụng máy tính, kỹ năng ICT, sự tự tin về ICT, và đặc điểm

cá nhân (gồm thái độ với ICT và quan niệm về việc học tập ở học sinh). Nghiên

cứu cũng đưa ra một số gợi ý về cách ứng dụng hiệu quả CNTT vào ngành sư

phạm Việt Nam.

Đào Thái Lai cùng nhóm tác giả (2011)[12] đã tiến hành đánh giá “Mức

độ ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của giảng viên các trường ĐH”

theo mức độ thường xuyên sử dụng thông qua các tiêu chí như: trình chiếu

Power Point, khai thác thông tin trên mạng internet vào dạy học, thiết kế bài

giảng điện tử, quản lí hồ sơ giảng dạy bằng máy tính, sử dụng phần mềm dạy

học, thi trực tuyến, dạy học qua mạng, làm phim video, và sử dụng máy tính hỗ

trợ thí nghiệm.

Khảo cứu những nghiên cứu kể trên giúp tác giả khái quát được bức tranh

toàn cảnh về việc ứng dụng CNTT trong HĐDH trong nước. Các nghiên cứu

cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cũng như mức độ ứng dụng

CNTT trong HĐDH của giáo viên, là nguồn tham khảo hữu ích cho tác giả

trong việc xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu này. Cũng qua khảo cứu

này tác giả phát hiện việc nghiên cứu sâu về đề tài ứng dụng CNTT trong

HĐDH là cần thiết và đặc biệt tác giả cũng nhận thấy chưa có nghiên cứu nào

về đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH ở bậc THPT.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan ở ngoài nước

Luận án tiến sĩ của Mohammed I. Isleem (2003)[38], đại học Ohio (Hoa

kỳ), đã nghiên cứu sâu về mối tương quan của các yếu tố cơ bản với mức độ

ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên ngành công nghệ giáo dục

(technology education teachers). Nghiên cứu đã chỉ ra được mối tương quan

thuận của các yếu tố được lựa chọn với mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

tuy nhiên chỉ dừng lại ở khách thể nghiên cứu là giáo viên ngành công nghệ

Page 23: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 11 -

giáo dục trong phạm vi bang Ohio, Hoa Kỳ. Trong nghiên cứu của mình,

Mohammed đã xác định được các yếu cơ bản có tương quan đến mức độ ứng

dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên cùng với bộ công cụ đo lường gồm 63

biến quan sát đã trở thành gợi ý hữu ích cho tác giả luận văn này trong việc xác

định khung lý thuyết cũng như xây dựng công cụ đo lường cho đề tài luận văn.

“Teacher ICT skill”[35], một nghiên cứu của Sở giáo dục Tây Úc (Western

Australia) đã tiến hành khảo sát và đánh giá mức độ kiến thức, kỹ năng của

giáo viên trên địa bàn Western Australia trong lĩnh vực ứng dụng CNTT và

truyền thông phục vụ dạy học. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng năng lực sử dụng

CNTT, nguồn lực của nhà trường về CNTT, thái độ và động lực của giáo viên,

chính sách và sự quan tâm của lãnh đạo là những yếu tố chủ yếu tác động đến

mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra

các yếu tố tác động đến năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên.

Nghiên cứu của Naser Jamil Al-Zaidiyeen, Leong Lai Mei và Fong Soon

Fook (2010)[34], đã khảo sát trên 650 giáo viên ở Jordan và khẳng định có mối

tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa thái độ của giáo viên đối với việc

ứng dụng CNTT và mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của họ.

Một nghiên cứu của Schacter (1999)[42] đã chứng minh tác động tích cực

của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục bằng việc phân tích hơn 700 nghiên

cứu về tác động của công nghệ giáo dục đến thành quả học tập của học sinh và

kết luận rằng học sinh được tiếp cận với công nghệ phục vụ giảng dạy và học

tập đều có tác động tích cực đối với thành quả học tập.

Sara Hennessy, David Harrison, và Leonard Wamakote (2010)[37] chỉ ra

rằng, ngoài các yếu tố bên ngoài thì kỹ năng và mức độ tự tin về trình độ công

nghệ, nghiệp vụ sư phạm trong sử dụng công nghệ, vai trò của giáo viên là

những yếu tố quan trọng có tác động đến “lớp học có ứng dụng CNTT”

Page 24: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 12 -

(Classroom Use of ICT) trong một nghiên cứu tại Châu Phi. Nghiên cứu cũng

chỉ ra rằng, đối với giáo viên cũng như giảng viên sư phạm, việc ứng dụng

CNTT trong dạy và học, sử dụng phương pháp sư phạm hiện đại, là điều cần

thiết.

Cher Ping Lim, Ching Sing Chai, Daniel Churchill (2010)[39] chỉ ra rằng

“Những phương tiện đánh giá từ các bài kiểm tra trình độ được chuẩn hóa đến

hồ sơ bài dạy điện tử đã được sử dụng để đánh giá trình độ tích hợp CNTT phục

vụ cho giảng dạy của các giáo sinh. Việc đánh giá dựa trên bốn phương diện:

khả năng sử dụng CNTT, thái độ và niềm tin đối với việc sử dụng CNTT, lý

luận sư phạm và việc sử CNTT trong thực tế”. Và nhận định: “Mặc dù đã có

nhiều bằng chứng cho thấy CNTT có tiềm năng lớn trong việc cải thiện chất

lượng dạy và học cũng như việc tiếp cận CNTT ngày càng dễ dàng hơn, đa số

giáo viên trên thế giới ngày nay vẫn chưa sử dụng công nghệ thành thạo hay

thường xuyên để có thể khai thác tiềm năng của nó.”.

Nhấn mạnh yếu tố nhân lực trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học,

Craig Barrett (2012)[11] khẳng định: “Tất cả thiết bị công nghệ đang có trong

trường học ngày nay sẽ chẳng có giá trị gì nếu giáo viên không biết sử dụng

chúng một cách có hiệu quả. Chính các giáo viên mới đem lại sự kỳ diệu, chứ

không phải là chiếc máy vi tính”.

Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước cũng cho thấy việc nghiên cứu

về ứng dụng CNTT trong HĐDH được đặc biệt quan tâm. Dựa trên các nghiên

cứu đã khảo cứu tác giả rút ra được nhiều nội dung quan trọng để kế thừa như

việc đánh giá tầm quan trọng và tác động tích cực của việc ứng dụng CNTT

trong HĐDH, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong

dạy học, vai trò của tố nhân lực trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học…

Dựa trên nghiên cứu của Isleem (2003)[38], Jef Peeraer và Peter Van Petegem[40]

Page 25: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 13 -

và một số nghiên cứu khác tác giả lựa chọn và bổ sung các tiêu chí để xây dựng

bảng hỏi phù hợp với thực tế Việt Nam nhằm phục vụ nghiên cứu này.

1.2. Sơ lược chính sách và tình hình ứng dụng CNTT trong giáo dục

Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy và học là một hướng đi mang tính

chiến lược trong quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam. CNTT đã đóng góp

các công cụ, các phương thức và các giải pháp hữu hiệu hỗ trợ đắc lực cho việc

thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp. Xét một cách toàn diện, CNTT

vừa là công cụ hỗ trợ vừa là nội dung và cũng là phương pháp nhằm đạt được

các mục tiêu giáo dục trong quá trình dạy học.

Nghị quyết TW2, khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương

pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành

nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên

tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian

tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học.”[33]. Cuộc cách

mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông

đang tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp

và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo

dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học.

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ Việt Nam[23]

đã nêu rõ: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy

và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến năm 2020,

100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng công

nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử dụng giáo trình,

sách giáo khoa điện tử.

Hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học 2012-2013 của Bộ GD-ĐT[6] yêu

cầu triển khai Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính

Page 26: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 14 -

phủ trong đó nhấn mạnh: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ

thông nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp

CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn

chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy

ứng dụng CNTT”[22]. Cũng theo tinh thần đó, Kế hoạch số 86/KH-UBND của

UBND tỉnh Bình Phước[27] cũng yêu cầu “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong

giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học”. Quy hoạch phát

triển CNTT tỉnh Bình Phước đến năm 2015, định hướng đến năm 2020[28] xác

định đến năm 2015, “100% các trường THPT được trang bị phòng máy tính

đáp ứng nhu cầu dạy và học” và đến năm 2020 “e-learning được triển khai

rộng rãi trên địa bàn tỉnh”.

Hướng dẫn nhiệm vụ CNTT năm học những năm gần đây của Bộ GD-

ĐT và sở GD-ĐT Bình Phước[5, 6, 26] đều đặc biệt coi trọng việc ứng dụng CNTT

trong đổi mới phương pháp dạy và học. CNTT được coi là một công cụ có thể

hỗ trợ đắc lực quá trình đổi mới phương pháp dạy học, đóng góp vào nâng cao

chất lượng và hiệu quả giáo dục. Khuyến khích giáo viên chủ động tự soạn giáo

án, bài giảng và tài liệu giảng dạy để ứng dụng CNTT trong các môn học.

Khuyến khích giáo viên tích cực ứng dụng CNTT vào HĐDH, thiết kế các bài

học có sử dụng các trang trình chiếu, bài giảng điện tử và kế hoạch bài học trên

máy vi tính.

Theo Sở GD-ĐT Bình Phước[25], năm học 2011-2012, ngành GD&ĐT

tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả to lớn, chất lượng mũi nhọn được

giữ vững và chất lượng đại trà từng bước được nâng lên bền vững, trong đó có

sự đóng góp không nhỏ của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy.

Báo cáo tổng kết nhiệm vụ CNTT năm học 2011-2012 của sở GD-ĐT Bình

Phước[25] khẳng định: “Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai và ứng

dụng CNTT tại các cơ quan quản lý và các trường học trong tỉnh còn có những

Page 27: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 15 -

hạn chế nhất định. Quá trình tổ chức triển khai còn gặp nhiều khó khăn về nhân

lực, vật lực và sự quan tâm, chỉ đạo chưa sâu sát của người đứng đầu đơn vị,

trường học.”

- Về hạ tầng kỹ thuật CNTT: 100% các phòng GD&ĐT và các trường

học đã kết nối mạng Internet; 100% trường THPT có 2 phòng máy vi tính trở

lên; 100% trường phổ thông cấp 2-3, phổ thông Dân tộc nội trú và trung tâm

Giáo dục thường xuyên có từ 01 đến 02 phòng máy vi tính; 56 trường THCS

và 17 trường tiểu học có phòng máy vi tính; 100% các trường học đã được trang

bị máy tính văn phòng.

- Về hạ tầng nhân lực CNTT: Số cán bộ, giáo viên có trình độ đại học

124 người và cao đẳng 103 người; có trên 90% cán bộ quản lý và 85% giáo

viên sử dụng được máy tính, email và tìm kiếm thông tin trên Internet.

Qua phân tích tình hình chính sách việc ứng dụng CNTT trong giáo dục

Việt Nam và thực tiễn triển khai tại tỉnh Bình Phước cho thấy các nhà hoạch

định chính sách, các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương đều đánh giá

việc ứng dụng CNTT trong HĐDH có vai trò mang tính chiến lược trong quá

trình cải cách giáo dục. Ứng dụng CNTT trong HĐDH là xu thế tất yếu, là kỹ

năng cần thiết của giáo viên trong thời đại thông tin hiện nay. Điều này khẳng

định việc nghiên cứu về việc ứng dụng CNTT trong HĐDH mang tính thực tiễn

cao, phù hợp với xu thế hiện nay của nền giáo dục nước nhà.

1.3. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động dạy học

1.3.1. Khái niệm và cấu trúc của hoạt động dạy học

Trong giới hạn của đề tài, tác giả chỉ đề cập đến HĐDH với nghĩa là dạy

học trong nhà trường - một bộ phận của hoạt động giáo dục tổng thể chứ không

hàm ý nói đến dạy học nói chung (dạy học trong cuộc sống).

1) Khái niệm hoạt động dạy học

Page 28: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 16 -

Theo Trần Thị Hương (2006)[10], khi xem xét HĐDH, có nhiều cách tiếp

cận khác nhau như tiếp cận hướng vào hoạt động dạy của thầy hoặc tiếp cận

hướng vào hoạt động học của trò. Dạy học hướng vào hoạt động học của trò thì

trọng tâm của HĐDH được đặt vào hoạt động học của học sinh chứ không phải

vào hoạt động dạy của giáo viên. Nói cách khác, giáo viên là người tạo ra việc

học, gợi cho học sinh khám phá và tạo dựng kiến thức, tạo ra các môi trường

học tập mạnh mẽ; nâng cao chất lượng học tập, v.v…

Như vậy, “Hoạt động dạy học là hệ thống những hành động phối hợp,

tương tác giữa giáo viên và học sinh, trong đó dưới tác động chủ đạo của giáo

viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học,

kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành

thế giới quan khoa học và những phẩm chất của nhân cách”[10].

Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của HĐDH như

sau:

- Dạy học là một hoạt động kép gồm hoạt động dạy của giáo viên và hoạt

động học của người học. Trong đó, Dạy (giáo viên) giữ vai trò chủ đạo, dạy

hướng đến học, dạy thúc đẩy học và làm cho học thành công; Học (người học)

giữ vai trò chủ động, tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo.

- Hai hoạt động Dạy và Học tồn tại trong sự thống nhất và tương tác lẫn

nhau.

- Hai hoạt động Dạy và Học cùng hướng đến thực hiện mục tiêu và nhiệm

vụ dạy học.

2. Cấu trúc hoạt động dạy học

Thông thường, khi tiếp cận dạy học như là một hoạt động có các nhân tố

cấu trúc: chủ thể, đối tượng của HĐDH, mục đích, nhiệm vụ dạy học; nội dung,

phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kết quả dạy học. Các

Page 29: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 17 -

nhân tố của HĐDH không tồn tại biệt lập với nhau, chúng có quan hệ, tác động

qua lại một cách biện chứng, phản ánh các tính qui luật của HĐDH. Sự biến

đổi của nhân tố này đòi hỏi sự biến đổi tương ứng phù hợp của các nhân tố

khác. Cho nên muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả của HĐDH phải nâng

cao chất lượng của từng nhân tố, đồng thời, nâng cao chất lượng tổng hợp của

toàn hệ thống. Hoạt động dạy học với tư cách là một hệ thống tồn tại và phát

triển trong mối quan hệ với môi trường bên ngoài ở cả hai phương diện vĩ mô

và vi mô.

Tiếp cận HĐDH theo quan điểm sư phạm tương tác, chúng ta tiếp cận

đến một quan điểm mới về cấu trúc HĐDH như sau:

2.1. Các yếu tố cấu trúc hoạt động dạy học

Dạy (giáo viên) và Học (học sinh) là hai yếu tố không thể thiếu nước

trong cấu trúc HĐDH. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh (quan hệ chủ thể

- chủ thể) không phải là quan hệ trực tiếp mà là gián tiếp qua một yếu tố trung

gian - đối tượng của hoạt động - nội dung (khái niệm khoa học). Từ đây ta có

cấu trúc ba yếu tố: Dạy (giáo viên) - đối tượng (nội dung) - chủ thể (học sinh).

Nội dung là yếu tố trung gian giữa dạy - học; còn giữa học - nội dung

(tài liệu học tập), yếu tố trung gian chính là thầy giáo (nhân cách của người

cộng sự với chủ thể). Thầy giáo (trình độ tri thức, phương pháp giảng dạy, kinh

nghiệm học của thầy) giúp học sinh tri giác tốt hơn, thông hiểu sâu hơn, cảm

nhận phong phú hơn đối tượng của hoạt động học (nội dung học tập). Vì thế,

cấu trúc ba yếu tố của HĐDH xuất hiện từ khi có HĐDH.

Nhưng dần dần các nhà nghiên cứu nhận ra ảnh hưởng không nhỏ của

yếu tố môi trường đến HĐDH và chất lượng của nó. Lúc đầu, yếu tố môi trường

chỉ được nhìn nhận ở phạm vi rộng như là những yêu cầu của xã hội đặt ra cho

giáo dục và nhà trường, hoặc môi trường được nhìn nhận ở phạm vi hẹp như là

Page 30: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 18 -

cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Thực ra, môi trường không chỉ hiểu

một cách đơn giản và tĩnh tại như vậy. Trong thực tiễn dạy học, môi trường

được xem xét một cách đa dạng, phức tạp và biện chứng. Môi trường dạy học

bao gồm môi trường rộng (quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, tốc độ

phát triển kinh tế, sự quan tâm của gia đình đến việc học tập của con cái) và

môi trường hẹp (cơ sở vật chất nhà trường, sự đoàn kết của tập thể giáo viên),

môi trường bên trong (trình độ của thầy giáo, của học sinh) và môi trường bên

ngoài (xã hội, nhà trường, gia đình), môi trường vật chất và môi trường tinh

thần (Jean - Mar Denommé và Madeleine Roy – “Tiến tới một phương pháp sư

phạm tương tác”).

Vào những năm 70 của thế kỉ XX, một nhóm các nhà giáo dục Pháp

thuộc Viện Đào tạo Giáo viên ở tỉnh Grenoble như G.Broussea, Commiti,

C.Margolinas, v.v… cũng nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến HĐDH -

môi trường sư phạm. Môi trường sư phạm là môi trường do giáo viên tạo ra

cho học sinh hoạt động, qua đó học sinh hoạt động học và cả môi trường cùng

phát triển. Cấu trúc bốn yếu tố: Dạy - Học - Nội dung - Môi trường ra đời.

2.2. Chức năng của từng yếu tố

- Dạy (Giáo viên) giữ vai trò truyền thụ và tổ chức, điều khiển.

- Học (Trò) giữ vai trò lĩnh hối và tự tổ chức, tự điều khiển.

- Nội dung (khái niệm) là cơ sở vật chất của hoạt động day và học. Dạy

học không có nội dung sẽ trở thành trống rỗng. Nội dung được bắt đầu từ thầy

và kết thúc ở trò.

- Môi trường - Những điều kiện dạy học cụ.thể trong đó HĐDH diễn ra

và ảnh hưởng đến chất lượng HĐDH.

2.3. Mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố

Page 31: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 19 -

Các yếu tố cấu trúc của HĐDH không tồn tại độc lập bên cạnh nhau mà

luôn tác động biện chứng, qui định chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau. Sự tác động

qua lại giữa các yếu tố không chỉ làm thay đổi tính chất của từng yếu tố mà còn

làm thay đổi tính chất của cả hệ thống dạy học - hệ toàn vẹn cân bằng động.

Trong hệ thống cấu trúc này, yếu tố dạy và học là hai yếu tố chính vì:

- Đây là hai yếu tố động nhất trong các yếu tố, nó có thay đổi theo thời

gian, hoàn cảnh, tình huống… Ví dụ, thái độ của Thầy đối với hoạt động dạy

và hoạt động học của Trò thay đổi theo bầu không khí lớp học trong từng bài

dạy, từng pha của bài dạy trên lớp hoặc vốn tri thức và kinh nghiệm sống của

Thầy và Trò sẽ được khai thác và sử dụng hiệu quả hay không thể hiện trong

từng tình huống dạy học cụ thể, v.v…

- Sự thay đổi một trong hai yếu tố sẽ kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác

trong hệ thống.

- Thay đổi sự tương tác giữa dạy - học sẽ tạo nên một chất lượng mới

cho cả hệ, vì những yếu tố nội dung, môi trường đặt trong sự tương tác giữa

dạy - học sẽ trở nên sống động vì được khai thác một cách hiệu quả.

Việc xác định chức năng cơ bản của từng thành tố và mối quan hệ qua

lại giữa chúng là một vấn đề lí luận mấu chốt đối với cả lí luận và thực tiễn dạy

học, nó hướng dẫn cho những quyết định đúng đắn trong tác động dạy học. Vì

thế, nếu tuyệt đối hoá nhân tố này và làm lu mờ vai trò của nhân tố khác trong

cấu trúc HĐDH đều dẫn đến những quyết định sai lầm, lệch lạc trong tác động

dạy học và làm giảm hiệu quả dạy học.

Trong hai yếu tố Dạy - Học, thì dạy hướng đến học, dạy thúc đẩy học,

dạy làm cho học thành công. Chẳng hạn, dạy xác định các kết quả mà học phải

hướng đến và đạt được. Dạy kích thích học thông qua việc thiết kế nội dung

dưới dạng các tình huống có vấn đề, lựa chọn các phương pháp, phương tiện

Page 32: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 20 -

và điều kiện giải quyết tình huống có kết quả, qua đó, các yếu tố bên trong và

bên ngoài hoạt động học được khai thác một cách tối đa và được phát triển. Vì

vậy, cần hoàn thiện yếu tố dạy (giáo viên) về nhiều phương diện như chuyên

môn, nghiệp vụ và đạo đức của người thầy.

1.3.2. Hoạt động dạy và hoạt động học

Theo Nguyễn Văn Tuấn (2009)[32], Dạy học là hoạt động đặc trưng nhất,

chủ yếu nhất của nhà trường, diễn ra theo một quá trình nhất định từ t0 đến tn

được gọi là quá trình dạy học. Đó là một quá trình xã hội bao gồm và gắn liền

với hoạt động dạy và hoạt động học trong đó học sinh tự giác, tích cực, chủ

động, tự tổ chức, tự điều kiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của mình dưới

sự điều khiển chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên nhằm thực hiện mục

tiêu, nhiệm vụ dạy học. Theo đó, ông đã đưa ra khái niệm hoạt động dạy và

đoạn động học như sau:

Hoạt động dạy:

- Dạy học được hiểu là một hình thức đặc biệt của giáo dục (nghĩa rộng),

xem như là một trường hợp riêng của nó (của giáo dục). Dạy học là con đường

đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ biện chứng và phối hợp với các con

đường, các hoạt động khác trong quá trình giáo dục để thực hiện các mục tiêu

và nhiệm vụ giáo dục đặt ra.

- Dạy học là một quá trình truyền thụ, tổ chức nhận thức kiến thức, kinh

nghiệm xã hội và nghề nghiệp cho người học nhằm hình thành và phát triển

nhân cách nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng. Dạy học bao hàm

trong nó sự học và sự dạy gắn bó với nhau, trong đó sự dạy không chỉ là sự

giảng dạy mà còn là sự tổ chức, chỉ đạo và điều khiển sự học.

- Dạy học là một mặt của quá trình dạy và học do người giáo viên thực

hiện theo nội dung, chương trình đào tạo đã định nhằm giúp người học đạt được

Page 33: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 21 -

các mục tiêu học tập theo từng bài học hoặc toàn khóa đào tạo. Hoạt động dạy

học không chỉ hướng đến yêu cầu truyền thụ kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ

xảo và thái độ nghề nghiệp đúng đắn ở người học mà còn góp phần phát triển

tính tích cực và tổ chức các hoạt động học tập của học viên.

- Dạy là hoạt động của giáo viên, không chỉ là hoạt động truyền thụ cho

học sinh những nội dung đáp ứng được các mục tiêu đề ra, mà còn hơn nữa là

hoạt động giúp đỡ chỉ đạo và hướng dẫn học sinh trong quá trình lĩnh hội.

Hoạt động học:

- Học, theo nghĩa rộng nhất, được hiểu là quá trình cơ bản của sự phát

triển nhân cách trong hoạt động của con người, là sự lĩnh hội những “sức mạnh

bản chất người” đã được đối tượng hóa trong các sản phẩm của hoạt động con

người. Đó là hoạt động phản ánh những mặt nhất định của hiện thực khách quan

vào ý thức người học. Tuy nhiên nó chủ yếu hướng người học vào lĩnh hội

những chân lí đã được loài người phát hiện nhưng chúng lại là mới đối với họ.

- Hoạt động học là một hoạt động nhận thức độc đáo của người học,

thông qua đó người học chủ yếu thay đổi chính bản thân mình và ngày càng có

năng lực hơn trong hoạt động tích cực nhận thức và cải biến hiện thực khách

quan.

Hoạt động dạy học gồm hai mặt của quá trình đó là dạy và học luôn đi

kèm biện chứng với nhau. Hoạt động dạy - học có các đặc trưng sau đây:

- Thể hiện vai trò chủ đạo của giáo viên

- Là một hoạt động có mục đích rõ ràng

- Có nội dung, chương trình kế hoạch cụ thể

- Diễn ra trong một môi trường nhất định (lớp học, xưởng thực hành,

phòng thí nghiệm)

Page 34: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 22 -

- Sử dụng các phương tiện đa dạng (ngôn ngữ, thiết bị, tài liệu)

- Đa dạng về hoạt động: nhận thức, trí tuệ, vận động, thao tác, …

- Kết quả hoạt động dạy được đánh giá thông qua kết quả hoạt động học

tập.

Trong nghiên cứu này tác giả tiếp cận khái niệm “hoạt động dạy học” là

các hoạt động trong quá trình dạy học của giáo viên bao gồm công việc chuẩn

bị phương tiện dạy học, lựa chọn phương pháp dạy học, xác định mục tiêu dạy

học và nội dung dạy học, đến việc thực hiện hoạt động dạy của người giáo viên.

Hoạt động dạy học được xem xét cả trước, trong và sau khi lên lớp. Trước khi

lên lớp là công tác chuẩn bị như tìm kiếm tài liệu, soạn giáo án, làm mô hình

dạy học...; trong khi lên lớp là HĐDH trên lớp; và sau khi lên lớp là các hoạt

động hỗ trợ học tập như việc tư vấn, giải đáp thắc mắc, tổ chức các hoạt động

nghiên cứu cho học sinh.

1.4. Chuẩn năng lực CNTT cho giáo viên

Khung Chuẩn năng lực ICT cho giáo viên (UNESCO ICT Competency

Framework for Teachers) được UNESCO công bố lần đầu tiên vào năm 2008;

năm 2011, UNESCO phối hợp với Microsoft công bố khung Chuẩn năng lực

ICT cho giáo viên phiên bản 2.0 (ICT-CFT) với một số điều chỉnh so với phiên

bản năm 2008. ICT-CFT chỉ ra những yêu cầu cần thiết về năng lực CNTT của

giáo viên để giúp học sinh không chỉ nắm vững những kiến thức học được từ

chương trình mà còn có thể biết cách kiến tạo ra những kiến thức mới.

ICT-CFT được sắp xếp theo ba cấp độ khác nhau trong giảng dạy tương

ứng với ba giai đoạn kế tiếp của sự phát triển của giáo viên. Đầu tiên là Hiểu

biết về CNTT (Technology literacy). Người giáo viên có hiểu biết về CNTT có

thể giúp học sinh sử dụng công nghệ thông tin để học tập hiệu quả hơn. Cấp độ

thứ hai là Đào sâu kiến thức (Knowledge deepening), ở cấp độ này người giáo

Page 35: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 23 -

viên sẽ tạo điều kiện cho học sinh có được kiến thức chuyên sâu của môn học

của họ và áp dụng nó vào vấn đề phức tạp trong thế giới thực. Cấp độ thứ ba là

Sáng tạo tri thức (Knowledge creation); giáo viên có thể giúp học sinh, những

công dân và lực lượng lao động trong tương lai, tạo ra các kiến thức mới làm

cho xã hội thêm hài hòa, hoàn thiện và phồn thịnh hơn. Với mỗi cấp độ, ICT-

CFT được phân chia thành sáu khía cạnh (Bảng 1. 1).

Bảng 1. 1. Khung Chuẩn năng lực ICT cho giáo viên của UNESCO

Khung Chuẩn năng lực ICT cho giáo viên của UNESCO

Hiểu biết về

CNTT

Đào sâu kiến

thức Sáng tạo tri thức

Hiểu biết về CNTT

trong giáo dục

Nhận thức về

chính sách

Hiểu biết về chính

sách

Đổi mới chính

sách

Chương trình và

đánh giá

Kiến thức cơ

bản

Vận dụng kiến

thức

Kiến thức về kỹ

năng xã hội

Phương pháp sư

phạm

Tích hợp công

nghệ

Giải quyết vấn đề

phức tạp Tự quản lý

CNTT Những công cụ

cơ bản

Những công cụ

phức hợp

Những công cụ

phổ quát

Tổ chức và quản lý Lớp học tiêu

chuẩn

Các nhóm cộng

tác Tổ chức học tập

Phát triển chuyên

môn giáo viên

Hiểu biết về kỹ

thuật số

Quản lý và

hướng dẫn

Giáo viên là tấm

gương học tập

UNESCO (2011)[45] trình bày một cách chi tiết các khai niệm được sử

dụng trong ICT-CFT, với các ví dụ chi tiết, liệt kê những chỉ báo về thái độ,

kiến thức, kỹ năng cần thiết về CNTT của giáo viên theo từng cấp độ và khía

cạnh của khung ICT-CFT.

Trong nghiên cứu này tác giả vận dụng Khung ICT-CFT như một căn cứ

khoa học nhằm xác định các chỉ báo về năng lực ứng dụng CNTT trong HĐDH

của giáo viên đồng thời cũng là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng

khung lý thuyết nghiên cứu cho đề tài.

Page 36: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 24 -

1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài

Như đã trình bày trong phần 1.1 của chương này, đến nay đã có nhiều

tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu để xác định các yếu tố tác động đến

năng lực ứng dụng CNTT cũng như mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH.

Điển hình có thể kể đến luận án tiến sĩ của Mohammed I. Isleem (2003)[38].

Trong nghiên cứu của mình, Isleem đã chọn 5 yếu tố cơ bản tác động đến mức

độ ứng dụng CNTT của giáo viên đó là (1) sự thành thạo (expertise), (2) cơ hội

tiếp cận (access), (3) thái độ (attitude), (4) sự hỗ trợ (support), và (5) đặc điểm

cá nhân của giáo viên (teacher characteristics). Một tác giả khác, Jef Peeraer

(2010)[40], đã xác định các yếu tố tác động đến việc ứng dụng CNTT trong dạy

học thực hành gồm: cơ hội tiếp cận với máy tính, cường độ sử dụng máy tính,

kỹ năng ICT, sự tự tin về ICT, và đặc điểm cá nhân (gồm thái độ với ICT và

quan niệm về việc học tập ở học sinh). Một nghiên cứu khác của Snoeyink và

Ertmer (2004) đã chỉ ra 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc ứng dụng

CNTT trong giáo dục là yếu tố “bên ngoài” như nguồn lực và sự hỗ trợ kỹ thuật;

yếu tố “bên trong” như thái độ của giáo viên với việc ứng dụng CNTT vào dạy

học…

Khung Chuẩn năng lức ICT-CFT cho thấy việc ứng dụng CNTT trong

HĐDH của giáo viên được thể hiện qua các chỉ báo cụ thể liên quan đến kỹ

năng sử dụng máy tính và đặc điểm cá nhân của giáo viên như hiểu biết, ý thức,

thái độ đối với việc tích hợp CNTT trong HĐDH.

Kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia trong lĩnh vực ứng dụng CNTT trong

giáo dục cho thấy các yếu tố chính tác động đến mức động ứng dụng CNTT

trong HĐDH của giáo viên gồm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Yếu tố

khách quan gồm điều kiện cơ sở vật chất, chính sách, đặc điểm chung của học

sinh, đặc thù môn học…; yếu tố chủ quan gồm năng lực, nhận thức, tính tích

Page 37: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 25 -

cực, hứng thú của giáo viên về ứng dụng CNTT trong HĐDH. Những yếu tố

rút ra được từ ý kiến chuyên gia nêu trên cũng tương đồng với một số nghiên

cứu trước đây như đã được trình bày trong phần Tổng quan nghiên cứu vấn đề.

Kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây, dựa vào Khung chuẩn năng

lực ICT-CFT, và tham khảo các ý kiến chuyên gia, trong phạm vi của đề tài

này, tác giả xác định các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH của giáo viên THPT gồm: (1) điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin,

(2) kỹ năng sử dụng máy tính của giáo viên, (3) đặc điểm cá nhân của giáo viên,

và (4) sự hỗ trợ của ban giám hiệu và đồng nghiệp. Như vậy, Khung lý thuyết

nghiên cứu của đề tài được xác định như Hình 1. 1 dưới đây:

Hình 1. 1. Mô hình khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài

Mức độ ứng

dụng CNTT

trong hoạt động

dạy học của

giáo viên

Điều kiện

tiếp cận

CNTT

Kỹ năng sử

dụng máy

tính

Đặc điểm cá

nhân của

giáo viên

Sự hỗ trợ

của BGH và

đồng nghiệp

Page 38: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 26 -

1.6. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

1.6.1. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học

Công nghệ thông tin là thuật ngữ chỉ chung cho tập hợp các ngành khoa

học và công nghệ liên quan đến khái niệm thông tin và các quá trình xử lí thông

tin. Theo nghĩa đó, CNTT cung cấp cho chúng ta các quan điểm, phương pháp

khoa học, các phương tiện, công cụ và giải pháp kĩ thuật hiện đại chủ yếu là

các máy tính và phương tiện truyền thông nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng

có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh

tế, xã hội, văn hoá của con người[17].

Luật CNTT Việt Nam (2006) giải thích: Công nghệ thông tin là tập hợp

các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất,

truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số; Ứng dụng công

nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc

lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác

nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này[18]. Thuật

ngữ CNTT còn bao hàm nội dung truyền thông trong đó [8] vì vậy trong nghiên

cứu này tác giả sử dụng thuật ngữ CNTT thay cho cả thuật ngữ “CNTT và

truyền thông” (ICT) được nhiều tác giả sử dụng trong thời gian gần đây.

Tóm lại, Ứng dụng CNTT trong HĐDH là việc sử dụng các phương pháp

khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để khai thác, sản xuất và trao

đổi thông tin số, phục vụ hiệu quả cho HĐDH của giáo viên. Cụ thể hơn, ứng

dụng CNTT trong HĐDH là việc sử dụng máy tính, phần mềm máy tính và các

thiết bị CNTT khác trong việc soạn bài, dạy học, kiểm tra đánh giá, hỗ trợ học

sinh học tập và cả việc nghiên cứu nhằm phát triển chuyên môn.

Page 39: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 27 -

1.6.2. Mức độ ứng dụng CNTT

Mức độ ứng dụng CNTT có thể hiểu theo nghĩa khác nhau theo từng

cách tiếp cận khác nhau. Các tác giả Isleem (2003), Castillo (2002) đã tiếp cận

theo khía cạnh tần số trong nghiên cứu của mình, theo đó mức độ ứng dụng

CNTT được chia thành các mức: (1) chưa bao giờ, (2) hiếm khi, (3) thỉnh

thoảng, (4) thường xuyên, và (5) rất thường xuyên[38] hoặc (1) không bao giờ,

(2) một lần/học kỳ, (3) 2-3 lần/học kỳ, (4) hằng tháng, (5) 2-3 lần/tháng, (6)

hằng tuần, (7) 2-3 lần/tuần, (8) hằng ngày[36]. Nếu tiếp cận theo khía cạnh đánh

giá kiến thức có thể chia theo các mức: (1) không có kiến thức, (2) kiến thức

có giới hạn, (3) kiến thức đủ, (4) kiến thức tốt, (5) kiến thức rất tốt[36].

Trong luận văn này, tác giả tiếp cận mức độ ứng dụng CNTT ở khía cạnh

sự tần số ứng dụng CNTT trong HĐDH. Mức độ được xác định theo 5 mức

theo chiều hướng tăng dần về việc ứnng dụng CNTT trong HĐDH là: (1) chưa

bao giờ, (2) 1 đến 2 lần/học kỳ, (3) hằng tháng, (4) hằng tuần, và (5) hằng

ngày.

1.6.3. Các yếu tố được chọn trong nghiên cứu

1.6.3.1. Điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin

“Điều kiện tiếp cận” là từ tiếng Việt tương ứng với từ “accessibility”

trong tiếng Anh. Nó được dùng để mô tả khả năng một ai đó, khi cần, có thể sử

dụng được, có thể có được điều gì đó. “Tiếp cận” không đồng nghĩa với “khả

năng sử dụng”, nó không mang nghĩa về mặt năng lực, kỹ năng.

Điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin được hiểu là cơ hội để tiếp cận,

sử dụng các thiết bị CNTT như máy tính, internet, phòng dạy học đa phương

tiện (multimedia), máy chiếu, phần mềm…. Các thiết bị CNTT này có thể là

của cá nhân, của bạn bè, của cơ quan hoặc của ai đó nhưng người giáo viên có

thể tiếp cận và sử dụng nó, phục vụ cho HĐDH của mình.

Page 40: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 28 -

Đánh giá cơ hội tiếp cận được tác giả chia làm 5 mức độ: (1) chưa có,

(2) rất khó tiếp cận, (3) khó tiếp cận, (4) dễ tiếp cận, và (5) rất dễ tiếp cận.

1.6.3.2. Kỹ năng sử dụng máy tính

Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một

hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công

việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.

Kỹ năng sử dụng máy tính trong nghiên cứu này được hiểu là khả năng

sử dụng máy tính và phần mềm máy tính trong xử lý công việc liên quan đến

HĐDH. Kỹ năng cũng được chia thành 5 mức độ để đánh giá đó là (1) chưa

biết, (2) biết ít, (3) chưa thành thạo, (4) thành thạo, và (5) rất thành thạo.

1.6.3.3. Đặc điểm cá nhân của giáo viên

Đặc điểm cá nhân trong nghiên cứu bao gồm thái độ của giáo viên đối

với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH, các đặc điểm dân số học, các đặc điểm

về chuyên môn và kinh nghiệm công tác...

Trong từ điển tiếng Việt, “Thái độ” được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận,

hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống

cần giải quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình

cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó”.

Từ điển Bách khoa Việt Nam[17] giải nghĩa: Thái độ là tâm trạng bên

trong được biểu lộ qua hành động, hành vi, cử chỉ ứng xử đối với người khác,

đối với các sự kiện, quan điểm, với bản thân. Là giai đoạn trung gian giữa giai

đoạn tiềm ẩn với giai đoạn thực hiện đầy đủ một ý nghĩa, ý định nào đó trong

thực tế.

Nghiên cứu này tiếp cận thái độ với nghĩa là “quan điểm, cách nhìn nhận,

ứng xử của cá nhân đối với việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy”.

Page 41: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 29 -

Đánh giá thái độ cũng được tác giả chia làm 5 cấp độ: (1) rất không đồng ý, (2)

không đồng ý, (3) phân vân, (4) đồng ý, và (5) rất đồng ý.

1.6.3.4. Sự hỗ trợ của ban giám hiệu và đồng nghiệp

“Sự hỗ trợ” là từ tiếng Việt tương ứng với từ “support” trong tiếng Anh.

Từ điển Encarta® (1999) đã định nghĩa “sự hỗ trợ” (support) bằng 3 khái niệm

đó là “to give active help, encouragement, or money to somebody or

something” có thể hiểu là cho ai/vật gì đó sự giúp đỡ tích cực, sự khích lệ hoặc

tiền bạc.

Yếu tố “sự hỗ trợ của đồng nghiệp và ban giám hiệu” được chọn trong

nghiên cứu này là: sự hỗ trợ việc ứng dụng CNTT trong HĐDH bao gồm sự hỗ

trợ của ban giám hiệu và sự hỗ trợ, giúp đỡ của đồng nghiệp. Đánh giá yếu tố

này được tác giả chia thành 5 mức độ: (1) Chưa có, (2) hiếm khi, (3) chưa

thường xuyên, (4) thường xuyên, và (5) rất thường xuyên.

Kết luận Chương 1

Trong chương này tác giả đã giải quyết các vấn đề cơ bản làm cơ sở lý

luận xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài đồng thời khẳng định tính

đúng đắn của hướng nghiên cứu đề tài. Các vấn đề được giải quyết trong

chương gồm:

i) Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề ứng dụng CNTT trong HĐDH đã

được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, đã có nhiều công

trình khoa học được công bố trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên

cứu tập trung vào việc khẳng định vai tròng tích cực của việc ứng dụng CNTT

trong HĐDH, về năng lực CNTT của người dạy, người học; một số khác tập

trung nghiên cứu các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả ứng dụng CNTT trong

môn học, bài học cụ thể. Ở Việt Nam, đến thời điểm này chưa có nghiên cứu

nào đánh giá các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

Page 42: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 30 -

của giáo viên. Điều này khẳng định tính cấp thiết và hướng nghiên cứu của đề

tài là đúng.

ii) Các nhà hoạch định chính sách cùng các cấp lãnh đạo từ trung ương

đến địa phương đều rất quan tâm đến vấn đề ứng dụng CNTT vào HĐDH.

Nhiều văn bản nhà nước được ban hành nhằm định hướng, hướng dẫn, khuyến

khích giáo viên các bậc học tích cực ứng dụng CNTT trong HĐDH.

iii) Dựa trên quan điểm của giáo dục học, lý luận dạy học, và các nghiên

cứu liên quan tác giả đã xác định và làm rõ được các khái niệm sử dụng trong

đề tài.

Page 43: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 31 -

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu

Bình Phước được tái lập theo quyết định của Quốc hội khóa IX, kỳ họp

thứ 10 (6-11-1996) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.

Theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11 tháng 8 năm

2009, hiện nay tỉnh Bình Phước có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 3 thị xã và

07 huyện[1]: Thị xã Đồng Xoài, Thị xã Phước Long, Thị xã Bình Long và các

huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập,

Bù Đăng. Là một tỉnh thuộc Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên là 6.871,543 km2,

có 240 km đường biên giới với Vương quốc Campuchia. Phía đông giáp tỉnh

Lâm Đồng và Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Côngpông Chàm

(Campuchia), phía nam giáp tỉnh Bình Dương, phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và 2

tỉnh Karatié, Munđunkiri (Campuchia).

Bình Phước là nơi sinh sống của 41 dân tộc anh em, đông nhất là người

Kinh (724,680 người), tiếp đó là người S’tiêng (84,425 người), Tày (24,000

người), Nùng (23,969 người), Khơ-me (16,096 người), Hoa (10,095 người),

m’nông (8,885 người)[45]… mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng rất đặc sắc.

Là một tỉnh nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển với

tốc độ cao nên có sự tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Đất đai, khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế

cao. Thế mạnh của tỉnh là cây công nghiệp (điều, hồ tiêu, cao su, ca cao…), với

tổng diện tích cây lâu năm ước đến hết năm 2012 là 391,174 ha, trong đó cây

điều, cao su của tỉnh vẫn đóng vai trò thủ phủ của cả nước. Tỉnh hiện có 18 khu

công nghiệp với tổng diện tích hơn 28,300ha.

Về giáo dục, năm học 2011 - 2012 toàn tỉnh có 429 trường học và 6,558

lớp. Toàn tỉnh có 26/111 xã, phường, thị trấn được huyện, thị xã công nhận phổ

Page 44: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 32 -

cập giáo dục mầm non 5 tuổi, 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa nạn

mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, học sinh tốt nghiệp THCS đạt

99,7%. Đặc biệt năm học vừa qua tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp giảm chỉ còn

0,5% (giảm so với các năm trước từ 2-3%)[13]. Năm học 2012 – 2013 toàn tỉnh

có 447 trường và 7,823 lớp, 217,476 học sinh. Cán bộ, giáo viên, nhân viên

công tác tại các trường trên toàn tỉnh đạt 15,304 cán bộ. Đến nay, toàn tỉnh có

35 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp, số học sinh

trúng tuyển cao đẳng, đại học và học sinh giỏi cấp quốc gia tăng hàng năm.

Trong đó có trường THPT chuyên Quang Trung của tỉnh từng xếp hạng nhất

cả nước về chất lượng điểm thi đại học năm 2011[3]. Về cơ sở vật chất không

xảy ra tình trạng thiếu trường, lớp, không có lớp học ca 3. Tuy nhiên, ở một số

địa phương vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất trường, lớp học[2].

2.2. Mẫu nghiên cứu

Bình Phước hiện có 22 trường THPT công lập (hiện chưa có trường ngoài

công lập) phân bổ trên 7 huyện, 3 thị xã, với tổng số 614 giáo viên dạy các môn

Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học (không kể môn Tin học). Thực tế cho thấy đặc

điểm về điều kiện dạy học ở các trường thuộc khu vực thị xã và các trường

thuộc khu vực ngoài thị xã có sự khác biệt khá rõ rệt, vì vậy tác giả chia tổng

thể thành hai tầng và tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu

nhiên phân tầng không theo tỷ lệ.

Sử dụng phần mềm tính cỡ mấu Sample Size Calculator[41, 43], với tổng

thể là 614 giáo viên, sai số mẫu là 5% và độ tin cậy là 95% thì cỡ mẫu là 237

giáo viên. Cộng thêm khoảng 10% dự phòng ta có cỡ mẫu điều tra là 260 giáo

viên.

Thực tế mỗi trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước có khoảng trên

30 giáo viên các môn tự nhiên. Toàn tỉnh có 6 trường THPT thuộc khu vực thị

Page 45: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 33 -

xã. Như vậy để lấy đủ 260 giáo viên theo 2 tầng (thị xã và không thuộc thị xã)

tác giả chọn mẫu giáo viên từ 13 trường THPT trong đó có 6 trường thuộc 3 thị

xã và 7 trường trên địa bàn 7 huyện còn lại của tỉnh Bình Phước (mỗi huyện

một trường).

Khung mẫu được xác định là danh sách giáo viên các môn tự nhiên thuộc

13 trường được chọn, năm học 2011 - 2012.

Bảng 2. 1. Số lượng giáo viên các môn tự nhiên ở 13 trường chọn mẫu a

TT Đơn vị Khu

vực Toán

Vật

Hóa

học

Sinh

học

Tổng

số

1 THPT Đồng Xoài TX 14 11 9 5 39

2 THPT Bình Long TX 13 11 7 5 36

3 THPT Phước Long TX 11 12 7 6 36

4 THPT Hùng Vương TX 11 7 8 5 31

5 THPT Nguyễn Du TX 10 9 6 6 31

6 THPT Nguyễn Huệ TX 10 6 5 5 26

7 THPT Phước Bình K.TX 12 15 12 8 47

8 THPT Lộc Ninh K.TX 13 10 8 5 36

9 THPT Bù Đăng K.TX 11 9 8 5 33

10 THPT Đồng Phú K.TX 10 7 8 4 29

11 THPT Chơn Thành K.TX 7 5 5 3 20

12 THPT Nguyễn Hữu Cảnh K.TX 11 8 7 5 31

13 THPT Thanh Hòa K.TX 11 10 6 9 36

Tổng Cộng

TX 69 56 42 32 199

K.TX 75 64 54 39 232

Tổng 144 120 96 71 431

a: TX = Thị xã, K.TX = Không thuộc thị xã

Từ số lượng giáo viên trong Bảng 2. 1 ta tính được số lượng giáo viên

cần được chọn làm mẫu nghiên cứu cho từng môn theo từng khu vực.

Vì chọn mẫu phân tầng không theo tỷ lệ nên ta chọn mỗi khu vực 50%

cỡ mẫu (260/2 = 130) như vậy đối với tầng thị xã ta lấy 65,32%, ở tầng không

thuộc thị xã lấy 56,03% số giáo viên trong khung mẫu.

Page 46: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 34 -

Nhân tổng từng môn theo tỷ lệ từng khu vực ta có được số lượng giáo

viên từng môn theo khu vực được chọn làm mẫu theo Bảng 2. 2.

Bảng 2. 2. Số lượng giáo viên được chọn vào mẫu

Khu vực Tỷ lệ Toán Vật

Hóa

học

Sinh

học

Tổng

số

Thị xã 65,32 45 37 27 21 130

Không thuộc thị xã 56,03 42 36 30 22 130

Tổng cộng 87 73 57 43 260

Có được số lượng mẫu theo từng môn ta tiến hành chọn ngẫu nhiên hệ

thống theo môn dựa trên danh sách giáo viên. Ta tính khoảng cách (bước nhảy)

k=số lượng đơn vị khung mẫu

số lượng đơn vị mẫu cho việc chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Trong

trường hợp này ở cả 4 môn đều tính được k < 2, nghĩa là sau khi bốc thăm ngẫu

nhiên vị trí xuất phát, thì bắt đầu từ đó, cứ cách một người lại chọn một người

vào mẫu nghiên cứu đến khi đủ số lượng.

2.3. Quy trình nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là định lượng và định

tính. Việc nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm xây dựng cơ sở lý luận,

tham khảo ý kiến chuyên gia và phỏng vấn giáo viên trong nghiên cứu sơ bộ để

xây dựng công cụ đo lường (bảng hỏi) phục vụ nghiên cứu định lượng. Chuyên

gia được chọn trong nghiên cứu này là các cán bộ, chuyên viên phòng CNTT,

sở GD-ĐT và các báo cáo viên chương trình tập huấn “Thiết kế bài giảng điện

tử E-Learning” do Sở GD-ĐT Bình Phước tổ chức trong năm 2013.

Nghiên cứu được tiến hành theo bốn bước, bước một là nghiên cứu định

tính (khảo cứu tài liệu) nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu

vấn đề, và xác định các chỉ báo; bước hai là nghiên cứu sơ bộ bằng định tính

nhằm thăm dò và điều chỉnh bảng hỏi; bước ba là nghiên cứu thử nghiệm bằng

Page 47: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 35 -

định lượng và bước bốn là nghiên cứu chính thức bằng định lượng. Kết quả

khảo sát được mã hóa và xử lý bằng phần mềm MS Excel và SPSS (Hình 2. 1).

Cơ sở lý thuyết

Mô hình lý thuyết

Các chỉ báo thang đo

Bảng hỏi thô

Nghiên cứu sơ bộ:Phát bảng hỏi thăm dò, phỏng

vấn

Điều chỉnhBảng hỏi thử nghiệm

Điều tra thử nghiệm

Bảng hỏi chính thức

Nghiên cứu chính thứcKiểm định thang đó

Cronbach’s Alpha & EFA

Phù hợp

Chưa phù hợp

Điều chỉnh mô hình

Kiểm định mô hìnhPhân tích hồi quy

Kết luận

Hình 2. 1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu

i) Nghiên cứu sơ bộ theo phương pháp định tính, thông qua phương pháp

phỏng vấn sâu và phát bảng hỏi thăm dò.

Đầu tiên, tác giả tiến hành nghiên cứu tài liệu, dựa trên các cơ sở lý luận

thiết kế khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài (Hình 1. 1), xác định các chỉ báo

và xây dựng bảng hỏi thô (Phụ lục 1, Phụ lục 2); sau đó tiến hành xin ý kiến

Page 48: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 36 -

chuyên gia về sự cần thiết và phù hợp của từng câu hỏi trong bảng hỏi và tiến

hành hiệu chỉnh. Sử dụng bảng hỏi thăm dò (Phụ lục 2) để khảo sát đồng thời

phỏng vấn sâu 15 giáo viên.

Nghiên cứu sơ bộ này dùng để đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong

bảng hỏi để điều chỉnh một số thuật ngữ cũng như cấu trúc bảng hỏi cho thích

hợp, tránh trường hợp người được khảo sát hiểu sai ý cần hỏi; đồng thời loại

bỏ những chỉ báo không phù hợp (được trình bày chi tiết trong mục 2.3.1) và

hoàn thành bảng hỏi trước khi tiến hành điều tra thử nghiệm bằng bảng hỏi đã

điều chỉnh (Phụ lục 4).

ii) Nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành khi đã có một bảng hỏi tương

đối hoàn chỉnh.

Tác giả tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trên mẫu thử với 60 giáo viên

thuộc 2 nhóm đối tượng (thị xã và không thuộc thị xã). Từ số liệu nghiên cứu

thử nghiệm này tác giả dùng phần mềm SPSS phân tích, đánh giá. Dựa vào chỉ

số Cronbach's Alpha và hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation), kết

quả phân tích sẽ cho biết những câu hỏi nào cần phải hiệu chỉnh hoặc loại bỏ.

iii) Nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng phương pháp định lượng

thông qua kỹ thuật phát bảng hỏi và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Số

bảng hỏi phát ra là 290 theo mẫu nghiên cứu đã được trình bày trong mục 2.2.

Số bảng hỏi thu về được kiểm lọc để loại bỏ những bảng hỏi không phù hợp do

người trả lời bỏ trống nhiều hoặc chọn phương án trả lời mâu thuẫn. Kết quả

khảo sát được dùng để phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy.

2.4. Xây dựng công cụ đo lường

2.4.1. Xác định các chỉ báo

Bảng hỏi được thiết kế nhằm thu thập theo các yếu tố được xác định như

khung lý thuyết bao gồm: Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH, kỹ năng sử

Page 49: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 37 -

dụng máy tính, điều kiện tiếp cận với CNTT của giáo viên, sự hỗ trợ của BGH

và động nghiệp, và đặc điểm cá nhân của giáo viên. Qua nghiên cứu tổng quan

và cơ sở lý luận được trình bày trong Chương 2, tác giả đã xác định được 72

chỉ báo (xem Phụ lục 1). Sau khi tiến hành xin ý kiến chuyên gia, khảo sát thăm

dò và phỏng vấn sâu 15 giáo viên, 30 chỉ báo đã được loại bỏ và giữ lại 42 chỉ

báo để xây dựng công cụ đo lường gồm:

- Khái niệm “Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH”

Các chỉ báo được loại bỏ gồm:

6. Dạy học có dùng máy chiếu (projector)

7. Dạy học có dùng bài giảng điện tử hay phần mềm mô phỏng

8. Dạy học trên phòng máy vi tính hoặc phòng nghe nhìn

(multimedia)

11. Trả lời email cho học sinh, phụ huynh học sinh

12. Trả lời email cho đồng nghiệp

13. Tổ chức kiểm tra bằng phần mềm máy tính

14. Phân tích, đánh giá đề trắc nghiệm sau khi kiểm tra

15. Phân tích thông tin về kết quả học tập của học sinh

16. Phân tích, đánh giá đề thi sau khi kiểm tra (bằng excel hoặc bằng

phần mềm nào đó).

Chỉ báo số 6 được loại bỏ vì đã bao hàm trong chỉ báo số 7. Các chỉ báo

số 8, 9 được loại bỏ vì phần lớn các trường đều chưa có phòng nghe nghìn, và

“dạy học trực tuyến còn rất xa lạ với giáo dục phổ thông ở Việt Nam”[14]. Chỉ

báo 11, 12 được thay bằng “Trả lời email cho học sinh, phụ huynh hoặc đồng

nghiệp”. Chỉ báo 13,14, 15, 16 được thay bằng “Phân tích, đánh giá đề thi sau

khi kiểm tra (bằng excel hoặc bằng phần mềm nào đó)”

Page 50: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 38 -

Như vậy, khái niệm “Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH” sẽ được đo

bằng 09 chỉ báo sau:

1. Soạn giáo án

2. Soạn bài giảng điện tử

3. Tra cứu thông tin, tư liệu cho việc soạn giảng

4. Làm phim, ảnh tư liệu, hoạt hình phục vụ dạy học

5. Biên soạn đề trắc nghiệm bằng phần mềm

6. Dạy học có dùng bài giảng điện tử hay phần mềm mô phỏng

7. Viết bài trả lời, hướng dẫn học tập lên diễn đàn, hoặc chia sẻ tài

nguyên, bài giảng lên website

8. Trả lời email cho học sinh, phụ huynh hoặc đồng nghiệp

9. Phân tích, đánh giá đề thi sau khi kiểm tra (bằng excel hoặc bằng

phần mềm nào đó).

- Khái niệm “Điều kiện tiếp cận với CNTT”:

Các chỉ báo được loại bỏ gồm:

7. Phòng nghe nhìn (multimedia)

9. Bảng thông minh

10. Máy tính cá nhân (máy để bàn)

11. Laptop cá nhân (máy tính xách tay)

Các chỉ báo số 7, 9 được loại bỏ vì lý do hầu hết các trường THPT không

có các thiết bị này. Các chỉ báo 10, 11 được thay bằng “Máy tính cá nhân”.

Như vậy, khái niệm “Điều kiện tiếp cận với CNTT” với cả thiết bị của

nhà trường và thiết bị cá nhân sẽ được đo bằng 11 chỉ báo như sau:

Thiết bị của nhà trường:

1. Máy tính dành cho giáo viên (dùng chung)

Page 51: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 39 -

2. Kết nối với Internet tại trường

3. Máy in dùng chung

4. Máy quay phim/chụp hình

5. Phòng máy tính dùng cho dạy học

6. Máy chiếu (projector)

7. Phần mềm phục vụ soạn giảng (có bản quyền)

Thiết bị của cá nhân hoặc bạn bè, đồng nghiệp:

8. Máy tính cá nhân

9. Kết nối Internet tại nhà riêng/ nơi ở

10. Máy in

11. Máy quay phim/chụp hình.

- Khái niệm “Sự hỗ trợ từ BGH và đồng nghiệp”:

Các chỉ báo được loại bỏ gồm:

2. Tổ chức thi bài giảng điện tử

5. Hỗ trợ giáo viên cài đặt và cập nhật phần mềm

Chỉ báo số 2 được loại bỏ vì hầu hết các trường trên địa bàn Bình Phước

không tổ chức thi bài giảng điện tử. Chỉ báo số 5 được loại bỏ vì nó được bao

hàm trong các chỉ báo số 6 và số 7.

Như vậy, khái niệm “Sự hỗ trợ từ BGH và đồng nghiệp” sẽ được đo bằng

06 chỉ báo sau:

1. Có chính sách khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy

học

2. Tổ chức tập huấn/hội thảo về kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy

học

3. Cung cấp phần mềm có bản quyền cho giáo viên

Page 52: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 40 -

4. Có hỗ trợ của đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật (GV kiêm nhiệm)

5. Có hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật tin học (chuyên trách)

6. Đồng nghiệp hướng dẫn nhau sử dụng CNTT.

- Khái niệm “Kỹ năng sử dụng máy tính”:

Các chỉ báo được loại bỏ gồm:

8.Phần mềm hỗ trợ soạn công thức toán học, hóa học… (như

Mathtype, Chemwin,… hoặc tương tự)

9.Phần mềm hỗ trợ vẽ hình trong word (như Science Helper for

word)

12. Phần mềm hỗ trợ xây dựng ngân hàng đề trắc nghiệm (như iQB

Leo, TestPro Bank hoặc tương tự)

13. Phần mềm hỗ trợ quản lý lớp học (như Netop School, NetSupport

School hoặc tương tự)

14. Phần mềm hỗ trợ dạy-học chuyên môn (như các phần mềm của

Crocodile, School Net…)

16. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (như Black Board, Moodle,

web 2.0 hoặc tương tự)

Các chỉ báo số 8, 9 được thay bằng “Phần mềm hỗ trợ soạn công thức

toán học, hóa học, vẽ hình … (như Mathtype, Chemwin, Science Helper… hoặc

tương tự)”. Các chỉ báo 12, 13, 14, 16 được loại bỏ vì đây là những phần mềm

lớn, khá phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật cao nên các giáo viên được hỏi đều không

biết và chưa từng sử dụng.

Như vậy, khái niệm “Kỹ năng sử dụng máy tính” sẽ được đo bằng 11 chỉ

báo sau:

1. Xử lý những sự cố đơn giản của máy tính

Page 53: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 41 -

2. Quản lý thư mục (folder), tập tin (file) như: tạo mới, di chuyển,

đổi tên…

3. Sử dụng email: đọc, gửi, và các chức năng khác của email

4. Tìm kiếm và lấy thông tin từ internet

5. Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản (như MS Word hoặc phần

mềm tương tự)

6. Sử dụng phầm mềm soạn bài trình chiếu (như MS PowerPoint

hoặc tương tự)

7. Sử dụng phầm mềm bảng tính (như MS Excel hoặc tương tự)

8. Phần mềm hỗ trợ soạn công thức toán học, hóa học, vẽ hình …

(như Mathtype, Chemwin, Science Helper… hoặc tương tự)

9. Phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng điện tử (như Violet, Adobe

presenter, iSpring, Lecture Maker, hoặc tương tự)

10. Phần mềm soạn đề trắc nghiệm (như McMix hoặc tương tự)

11. Hệ quản trị CSDL (như MS Access, SQL, My SQL…)

- Khái niệm “Đặc điểm cá nhân”:

Các chỉ báo được loại bỏ gồm:

3.Ứng dụng CNTT làm cho người giáo viên vất vả hơn

5.CNTT rất cần cho việc nâng cao trình độ chuyên môn

8.CNTT giúp tôi thu thập thông tin nhanh và chính xác hơn

Đặc điểm cá nhân được chia làm 2 phần là (1) thái độ và (2) thông tin cá

nhân và đặc điểm nghề nghiệp. Các chỉ báo số 3, 5, 8, 9 được loại bỏ vì nó được

bao hàm trong các chỉ báo khác.

Như vậy, khái niệm “Thái độ” sẽ được đo bằng 05 chỉ báo và các thông

tin cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp được đo bằng 06 chỉ báo như sau:

Page 54: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 42 -

- Các chỉ báo về thái độ của cá nhân với việc ứng dụng CNTT trong

HĐDH gồm:

1. Ứng dụng CNTT trong dạy học chưa thật sự cần thiết

2. CNTT giúp mô phỏng những hiện tượng khó diễn tả một cách dễ

dàng và sinh động hơn

3. Tôi muốn tham gia tập huấn ứng dụng CNTT trong dạy học

4. CNTT cung cấp nhiều tài nguyên và công cụ cho dạy học

5. CNTT giúp tôi làm việc năng suất hơn.

- Các chỉ báo thông tin cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp gồm:

1. Tuổi

2. Giới tính

3. Chuyên môn (giáo viên dạy môn gì)

4. Nơi công tác (thị xã hay không thuộc thị xã)

5. Số năm giảng dạy

6. Số năm sử dụng máy tính.

2.4.2. Xây dựng bảng hỏi

Trên cơ sở các chỉ báo và phân tích, thiết kế thang đo, tác giả xây dựng

Phiếu khảo sát Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên (Phụ lục

4). Cấu trúc tổng quát được trình bày ở Bảng 2. 3. Trong phần thông tin cá

nhân, thông tin về tuổi được chia thành 5 nhóm: 20-29, 30-39, 40-49, 50-59, và

trên 59; thông tin về chuyên môn gồm các môn Toán học, Vật Lý, Hóa học, và

Sinh học; nơi công tác được chia thành Thị xã và Không thuộc thị xã; số năm

giảng dạy và số năm sử dụng máy tính được chia thành 5 nhóm: 1-5, 6-10, 11-

15, 16-20, và trên 20.

Page 55: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 43 -

Bảng 2. 3. Cấu trúc bảng hỏi

CẤU TRÚC BẢNG HỎI

I. Thông tin cá nhân

Gồm các câu hỏi về giới tính, tuổi, chuyên môn, nơi công tác, số năm

công tác và số năm sử dụng máy tính.

II. Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học

Gồm 9 câu hỏi theo thang đo: Chưa bao giờ, 1-2 lần/học kỳ, Hằng

tháng, Hằng tuần, Hằng ngày.

III. Điều kiện tiếp cận với CNTT

A. Thiết bị của trường

Gồm 07 câu hỏi theo thang đo: Không có, Rất khó tiếp cận, Khó tiếp

cận, Dễ tiếp cận, Rất dễ tiếp cận.

B. Thiết bị của cá nhân hoặc gia đình, đồng nghiệp, bạn bè

Gồm 04 câu hỏi theo thang đo: Không có, Rất khó tiếp cận, Khó tiếp

cận, Dễ tiếp cận, Rất dễ tiếp cận.

IV. Sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và Ban giám hiệu

Gồm 06 câu hỏi theo thang đo: Chưa có, Hiếm khi, Chưa thường

xuyên, Thường xuyên, Rất thường xuyên.

V. Kỹ năng sử dụng máy tính

Gồm 11 câu hỏi theo thang đo: Chưa biết, Biết ít, Chưa thành thạo,

Thành thạo, Rất thành thạo.

VI. Nhận định cá nhân

Gồm 05 câu hỏi theo thang đo: Rất không đồng ý, Không đồng ý, Phân

vân, Đồng ý, Rất đồng ý.

Và 01 câu hỏi mở về đề xuất nâng cao mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

của giáo viên.

Page 56: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 44 -

2. 5. Khảo sát thử và đánh giá công cụ đo lường

2.5.1. Khảo sát thử nghiệm

Sử dụng bảng hỏi (Phụ lục 4) tiến hành khảo sát thử nghiệm trên mẫu

thử với 60 giáo viên thuộc 2 nhóm đối tượng (thị xã và không thuộc thị xã theo

tỷ lệ 1:1).

Bảng 2. 4. Thông tin mẫu khảo sát thử nghiệm

Địa bàn công tác

Thuộc thị xã Không thuộc thị xã

Giới tính Nam 15 14

Nữ 15 16

Số liệu thô được nhập và kiểm tra bằng phần mềm bảng tính MicroSoft

Excel, sau đó chuyển vào phần mềm SPSS để phân tích, xử lý.

Các biến được mã hóa thành giá trị từ 1 đến 5 theo mức độ tăng dần cho

các thang đo. Riêng biến td1 (chỉ báo số 01 của khái niệm “thái độ”) sẽ được

recode lại giá trị (5 = 1, 5 = 1, 4 = 2, 2 = 4, 3 = 3) vì đây là “câu hỏi ngược”

được tác giả đưa vào bảng hỏi để làm dấu hiệu phát hiện người trả lời đánh đại

(không đọc câu hỏi mà chỉ trả lời cho có).

2.5.2. Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi

Tính toán độ tin cậy của bộ câu hỏi là bước quan trọng nhằm khẳng định

độ tin cậy của công cụ đo lường đồng thời cũng khẳng định độ tin cậy của thông

tin thu thập được thông qua công cụ đo lường này. Tác giả tiến hành phân tích

chỉ số Cronbach's Alpha bằng phần mềm SPSS.

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho từng nhân tố như sau:

Page 57: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 45 -

- Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH (09 biến): α = 0. 855;

Thống kê Biến-Tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

md1 22,53 50,524 0,167 0,871

md2 23,87 40,863 0,739 0,823

md3 22,70 47,366 0,423 0,853

md4 24,53 40,999 0,707 0,826

md5 24,33 42,429 0,546 0,843

md6 24,07 39,758 0,755 0,820

md7 24,57 42,453 0,635 0,834

md8 23,97 40,134 0,617 0,836

md9 24,63 43,185 0,571 0,840

Xét hệ số tương quan biến tổng của các biến cho thấy chỉ có biến md1 =

0,167, các biến còn lại đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (từ 0,423

đến 0,755). Về lý thuyết, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3

cần được loại bỏ (Nunnally & Bernstein 1994)[31]. Tuy nhiên bảng hỏi chỉ có 1

trên tổng số 42 biến có chỉ số nhỏ hơn 0,3, mặt khác mẫu điều tra thử nghiệm

chỉ là 60 nên tác giả vẫn giữ lại biến md1 để tiến hành khảo sát chính thức.

Trường hợp với số liệu điều tra chính thức mà biến md1 vẫn có chỉ số nhỏ hơn

0,3 thì sẽ loại bỏ biến này trước khi phân tích bàn luận kết quả chính thức.

Page 58: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 46 -

- Kỹ năng sử dụng máy tính (11 biến): α = 0,890;

Thống kê Biến-Tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

kn1 34,43 58,012 0,549 0,884

kn2 33,18 61,813 0,505 0,886

kn3 33,45 56,252 0,654 0,878

kn4 33,27 60,368 0,648 0,880

kn5 33,33 60,158 0,692 0,879

kn6 33,88 56,071 0,783 0,871

kn7 34,08 56,383 0,668 0,877

kn8 34,18 55,508 0,723 0,873

kn9 34,78 53,291 0,771 0,869

kn10 34,80 58,332 0,382 0,901

kn11 35,60 57,363 0,564 0,884

- Điều kiện tiếp cận CNTT (11 biến): α = 0,840;

Thống kê Biến-Tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

tc1 33,68 64,152 0,580 0,822

tc2 33,22 66,308 0,556 0,825

tc3 34,83 61,734 0,538 0,825

tc4 35,13 62,084 0,634 0,817

tc5 33,85 64,265 0,556 0,824

tc6 33,27 67,690 0,472 0,831

tc7 34,95 65,201 0,427 0,835

tc8 32,82 68,390 0,499 0,830

tc9 33,05 64,353 0,522 0,826

tc10 33,35 63,486 0,438 0,836

tc11 34,52 59,271 0,576 0,823

Page 59: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 47 -

- Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp: (06 biến): α = 0,850;

Thống kê Biến-Tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

ht1 14,88 19,054 0,611 0,830

ht2 15,55 18,930 0,720 0,815

ht3 16,43 17,741 0,552 0,846

ht4 15,97 16,711 0,705 0,811

ht5 15,95 17,404 0,707 0,811

ht6 15,22 19,529 0,564 0,838

- Nhận định cá nhân (05 biến): α = 0,840;

Thống kê Biến-Tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

td1 16,97 7,219 0,488 0,851

td2 16,82 6,423 0,629 0,815

td3 16,68 6,898 0,641 0,809

td4 16,57 6,724 0,737 0,785

td5 16,63 6,609 0,764 0,777

Như vậy, tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tin vậy Cronbach’s

alpha (Bảng 2. 5). Thấp nhất là α = 0,840, cao nhất là α = 0,890; chỉ số

Cronbach’s Alpha của tất cả 42 item = 0,941, đây là chỉ số cao cho thấy bộ câu

hỏi có độ tin cậy cao.

Page 60: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 48 -

Bảng 2. 5. Hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo

STT Tên nhân tố Số lượng

biến

Cronbach’s

Alpha

1 Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH 09 0,855

2 Kỹ năng sử dụng máy tính 11 0,890

3 Điều kiện tiếp cận CNTT 11 0,840

4 Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp 06 0,850

5 Nhận định cá nhân 05 0,840

Kết luận chương 2

Chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương

pháp và quy trình thiết kế mẫu và xây dựng công cụ đo lường. Nội dung chương

này đã giải quyết các vấn đề sau:

Từ kết quả nghiên cứu đặc điểm giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT

tỉnh Bình Phước cũng như những đặc điểm hạ tầng CNTT tại các trường, tác

giả tiến hành chọn phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu phân tầng không theo

tỷ lệ (gồm 2 tầng: Thị xã và Không thuộc thị xã) và phương pháp lấy mẫu từ

khung mẫu là phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.

Xác định các chỉ báo (biến quan sát) của các khái niệm (yếu tố). Từ 72

chỉ báo ban đầu (Phụ lục 1), qua nghiên cứu sơ bộ tác giả đã loại bỏ 30 chỉ báo

và giữ lại 42 chỉ báo.

Xây dựng công cụ đo lường (phiếu khảo, bảng hỏi) mức độ ứng dụng

CNTT trong HĐDH và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT

trong HĐDH (Phụ lục 4).

Khảo sát thử nghiệm và đánh giá độ tin cậy của công cụ đo lường. Kết

quả đánh giá cho thấy công cụ đo lường được xây dựng là phù hợp để tiến hành

nghiên cứu chính thức.

Page 61: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 49 -

Chương 3

KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Số bảng hỏi phát ra là 290, số bảng hỏi thu về là 277 bảng hỏi, trong đó

có 19 phiếu phải loại bỏ vì người trả lời bỏ trống nhiều hoặc phương án chọn

trả lời tự mâu thuẫn. Như vậy cỡ mẫu cuối cùng dùng để xử lý là 258 (thỏa mãn

điều kiện kích thước mẫu cần thiết là 237).

Bảng 3. 1. Phân bổ mẫu theo vùng công tác và chuyên môn

Môn

Toán Lý Hóa Sinh Tổng

cộng

Địa

bàn

Thuộc thị xã 45 37 28 20 130

Không thuộc thị xã 42 36 29 21 128

Tổng 87 73 57 41 258

Hình 3. 1. Phân bổ mẫu khảo sát theo huyện, thị xã

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Thị xã Đ

ồng X

oài

Thị xã B

ình L

ong

Thị xã P

ớc L

ong

Huyệ

n Đ

ồng P

Huyệ

n B

ù Đ

ăng

Huyệ

n B

ù G

ia M

ập

Huyệ

n B

ù Đ

ốp

Huyệ

n L

ộc N

inh

Huyệ

n H

ớn Q

uản

Huyệ

n C

n T

hành

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Số phiếu phát ra

Số phiếu thu về

Số phiếu đạt

Page 62: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 50 -

3.2. Đánh giá thang đo

Thang đo được đánh giá thông qua hai kỹ thuật gồm (1) tính hệ số tin

cậy Cronbach’s Alpha và (2) phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp.

Các biến có hệ số tương quan biến tống (item-total correlation) nhỏ hơn 0,30

sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi biến có độ tin cậy alpha từ 0,60 trở

lên[31]. Sau đó các biến có trọng số nhân tố (factor loading) trong phân tích nhân

tố khám phá nhỏ hơn 0,40 sẽ bị tiếp tục loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng

là phương pháp trích nhân tố, phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các

yếu tố có eigenvalue là 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích

bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988; trích lại từ Isleem[38]).

3.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

3.2.1.1. Thang đo “Mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học”

Thang đo “Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH” gồm 09 biến, từ md1

đến md9, tương ứng với câu hỏi 01 đến 09 trong phần II của bảng hỏi (Phụ lục

4).

Bảng 3. 2. Phân tích thống kê biến tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

md1 21,24 37,327 0,298 0,829

md2 22,45 32,785 0,648 0,790

md3 21,10 36,718 0,427 0,815

md4 23,36 35,888 0,539 0,805

md5 22,71 32,458 0,557 0,801

md6 22,73 32,090 0,672 0,786

md7 23,27 32,632 0,578 0,798

md8 22,64 31,872 0,536 0,805

md9 23,31 35,357 0,491 0,808

Page 63: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 51 -

Hệ số Cronbach’s alpha tính được là 0,822. Hệ số tương quan biến tổng

của biến md1 = 0,298, các biến có hệ số trong khoảng từ 0,427 đến 0,648. Vì

vậy sau khi loại bỏ biến md1, 08 biến còn lại đều được sử dụng trong phân tích

EFA tiếp theo.

3.2.1.2. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH gồm 33 biến, gồm 11 biến đo kỹ năng sử dụng máy tính (kn1 – kn11),

11 biến đo điều kiện tiếp cận CNTT (tc1 – tc11), 6 biến đo sự hỗ trợ của BGH

và đồng nghiệp (ht1 – ht6), và 05 biến đo thái độ giáo viên đối với việc ứng

dụng CNTT trong HĐDH (td1 – td5) (Phụ lục 4).

Hệ số Cronbach’s alpha tính được là 0,911. Có 02 biến có hệ số tương

quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 (tc3 = 0,288; ht3 = 0,128), 31 biến còn lại có hệ số

trong khoảng từ 0,356 đến 0,642. Vì vậy sau khi loại bỏ các biến tc3, ht3; các

biến còn lại đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.

Page 64: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 52 -

Bảng 3. 3. Phân tích thống kê biến tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

kn1 107,92 264,834 0,482 0,908

kn2 106,79 266,886 0,500 0,908

kn3 106,97 261,385 0,604 0,906

kn4 106,85 267,502 0,600 0,907

kn5 106,94 267,307 0,544 0,907

kn6 107,38 263,145 0,612 0,906

kn7 107,73 264,092 0,524 0,907

kn8 107,52 270,681 0,457 0,908

kn9 108,22 262,960 0,555 0,907

kn10 108,14 263,932 0,404 0,910

kn11 109,10 267,779 0,402 0,909

tc1 107,94 260,152 0,642 0,905

tc2 107,17 266,009 0,509 0,907

tc3 108,87 273,628 0,288 0,911

tc4 109,07 267,429 0,504 0,908

tc5 107,81 262,800 0,487 0,908

tc6 107,17 264,410 0,562 0,907

tc7 109,32 275,008 0,429 0,909

tc8 107,32 267,014 0,603 0,907

tc9 106,84 265,005 0,465 0,908

tc10 107,60 265,269 0,476 0,908

tc11 108,25 256,963 0,461 0,910

ht1 107,30 265,510 0,465 0,908

ht2 107,79 268,786 0,551 0,907

ht3 109,07 279,314 0,128 0,912

ht4 108,31 264,932 0,453 0,908

ht5 108,44 266,996 0,413 0,909

ht6 107,60 269,714 0,439 0,909

td1 106,89 275,180 0,356 0,910

td2 106,84 272,118 0,414 0,909

td3 106,79 273,856 0,370 0,909

td4 106,70 273,375 0,407 0,909

td5 106,75 271,144 0,469 0,908

Page 65: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 53 -

3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

a. Thang đo Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

Thang đo Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH gồm 08 biến quan sát

(biến md1 đã bị loại do có chỉ số tương quan biến tổng thấp). Chỉ số Cronbach’s

Alpha = 0,829, hệ số tương quan biến tổng (nhỏ nhất = 0,382) đều đạt điều kiện

để tiến hành phân tích EFA.

Phân tích EFA tại mức giá trị Eigenvalue=1 với phép quay Varimax cho

kết quả trích xuất được 01 nhân tố, tuy nhiên biến md3 có trọng số nhân tố

(Factor loading) nhỏ hơn mức yêu cầu nên được loại bỏ và tiến hành phân tích

EFA lần hai. Kết quả EFA lần hai với 07 biến cho kết quả một nhân tố như sau:

Bảng 3. 4. Chỉ số KMO và Kiểm định Bartlett

KMO và kiểm định Bartlett

KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,828

Kiểm định Bartlett's Approx. Chi-Square 618,437

df 21

Sig. 0,000

Kiểm định KMO và Barlett trong phân tích EFA cho giá trị Sig=0,000,

hệ số KMO = 0,847 là rất cao, chứng tỏ phân tích EFA thích hợp được sử dụng

trong phân tích này. Phương sai trích = 50,234%, chỉ số Factor loading của cả

07 biến đều đạt yêu cầu (nhỏ nhất là 0,653).

Bảng 3. 5. Kết quả EFA khái niệm mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

Ma trận nhân tố

md6 md2 md5 md7 md9 md4 md8

Nhân tố 1 0,805 0,764 0,703 0,686 0,669 0,668 0,653

Phương pháp trích xuất: Principal Component Analysis.

a. 1 nhân tố được trích xuất.

Page 66: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 54 -

Như vậy, khái niệm “Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo

viên các môn tự nhiên bậc THPT tình Bình Phước” được đo bằng 07 chỉ báo

(biến) sau:

md2 Soạn bài giảng điện tử

md4 Làm phim, ảnh tư liệu, hoạt hình phục vụ dạy học

md5 Biên soạn đề trắc nghiệm bằng phần mềm

md6 Dạy học có dùng bài giảng điện tử hay phần mềm mô phỏng

md7 Viết bài trả lời, hướng dẫn học tập lên diễn đàn, hoặc chia sẻ tài

nguyên, bài giảng lên website

md8 Trả lời email cho học sinh, phụ huynh hoặc đồng nghiệp

md9 Phân tích, đánh giá đề thi sau khi kiểm tra (bằng excel hoặc bằng

phần mềm nào đó)

b. Thang đo các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

Theo khung lý thuyết nghiên cứu thì có 04 yếu tố tác động đến mức độ

ứng dụng CNTT trong HĐDH gồm 33 biến quan sát. Số quan sát (cỡ mẫu) lớn

hơn 05 lần số lượng biến (Qui tắc kinh nghiệm: số quan sát lớn hơn (ít nhất) 5

lần số biến (Lê Văn Huy, 2009)), Chỉ số Cronbach’s Alpha cao (0,911). Hệ số

tương quan biến tổng có 02 biến có giá trị nhỏ hơn 0,3 gồm biến tc3 và biến

ht3. Như vậy sau khi loại bỏ 2 biến tc3 và ht3, 31 biến còn lại đều đạt điều kiện

để tiến hành phân tích EFA. Tiến hành phân tích EFA lần thứ nhất, các biến

tc2, tc4 tiếp tục bị loại bỏ do có chỉ số Factor loading nhỏ (< 0,5). Tiến hành

phân tích EFA lần 2 thu được kết quả như sau:

Page 67: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 55 -

Bảng 3. 6. Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett

KMO và kiểm định Bartlett's

KMO (Kaiser-Meyer-Olkin). 0,870

Kiểm định Bartlett Approx. Chi-Square 4001,922

df 406

Sig. 0,000

Kiểm định KMO và Barlett’s trong phân tích EFA (Bảng 3. 6) cho giá

trị Sig. = 0,000, hệ số KMO = 0,870 là rất cao, tổng phương sai trích đạt

65,349%, chứng tỏ EFA thích hợp sử dụng trong phân tích này.

Bảng 3. 7 dưới đây mô tả kết quả phân tích EFA tại mức giá trị

Eigenvalue=1 với phương pháp trích nhân tố với phép quay Varimax cho phép

trích được 06 nhân tố từ 29 biến quan sát. Giá trị Cumulative % của Component

6 = 65,349 (tổng phương sai trích của các nhân tố) cho biết 06 nhân tố đầu giải

thích 65,349% biến thiên của dữ liệu. Hay nói cách khác là 06 nhân tố này quy

định 65,349% mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên các môn tự

nhiên bậc THPT tình Bình Phước. Trọng số nhân tố các biến đều đạt yêu cầu

(nhỏ nhất là 0,508).

Page 68: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 56 -

Bảng 3. 7. Kết quả EFA các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH

Nhân tố

1 2 3 4 5 6

kn5 0,815

kn3 0,801

kn2 0,797

kn4 0,780

kn6 0,746

kn7 0,656

kn1 0,646

kn8 0,508

ht4 0,853

ht5 0,822

ht2 0,706

ht6 0,685

ht1 0,590

tc7 0,557

td4 0,808

td5 0,804

td2 0,775

td3 0,773

td1 0,666

tc10 0,843

tc8 0,756

tc9 0,695

tc11 0,534

kn11 0,810

kn9 0,717

kn10 0,700

tc6 0,733

tc5 0,661

tc1 0,532

Page 69: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 57 -

Dựa vào những điểm giống nhau (thể hiện tính chung) của biến nằm

trong nhân tố và những nghiên cứu trước tác giả đặt tên cho những nhân tố và

tên biến các nhân số như sau.

Nhân tố 1: Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản (X1)

STT Tên

biến

Trọng

số Nội dung câu hỏi

1 kn5 0,815

Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản (như MS Word

hoặc phần mềm tương tự)

2 kn3 0,801 Sử dụng email: đọc, gửi, và các chức năng khác của email

3 kn2 0,797 Quản lý thư mục (folder), tập tin (file) như: tạo mới, di

chuyển, đổi tên…

4 kn4 0,780 Tìm kiếm và lấy thông tin từ internet

5 kn6 0,746 Sử dụng phầm mềm soạn bài trình chiếu (như MS

PowerPoint hoặc tương tự)

6 kn7 0,656 Sử dụng phầm mềm bảng tính (như MS Excel hoặc tương

tự)

7 kn1 0,646 Xử lý những sự cố đơn giản của máy tính

8 kn8 0,508

Phần mềm hỗ trợ soạn công thức toán học, hóa học, vẽ

hình … (như Mathtype, Chemwin, Science Helper… hoặc

tương tự)

Nhân tố 2: Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp (X2)

STT Tên

biến

Trọng

số Nội dung câu hỏi

1 ht4 0,853 Hỗ trợ của đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật (GV kiêm nhiệm)

2 ht5 0,822 Hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật tin học (chuyên trách)

3 ht2 0,706 Tổ chức tập huấn/hội thảo về kỹ năng ứng dụng CNTT

trong dạy học

4 ht6 0,685 Đồng nghiệp hướng dẫn nhau sử dụng CNTT

Page 70: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 58 -

5 ht1 0,590 Có chính sách khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT

trong dạy học

6 tc7 0,557 Phần mềm phục vụ soạn giảng (có bản quyền)

Nhân tố 3: Thái độ của giáo viên (X3)

Là thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH.

STT Tên

biến

Trọng

số Nội dung câu hỏi

1 td4 0,808 CNTT cung cấp nhiều tài nguyên và công cụ cho dạy học

2 td5 0,804 CNTT giúp tôi làm việc năng xuất hơn

3 td2 0,775 CNTT giúp mô phỏng những hiện tượng khó diễn tả một

cách dễ dàng và sinh động hơn

4 td3 0,773 Tôi muốn tham gia tập huấn ứng dụng CNTT trong dạy

học

5 td1 0,666 Ứng dụng CNTT trong dạy học chưa thật sự cần thiết

Nhân tố 4: Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân (X4)

Là điều kiện tiếp cận với thiết bị CNTT của cá nhân, người thân, đồng

nghiệp để phục vụ công việc ứng dụng CNTT trong HĐDH.

STT Tên

biến

Trọng

số Nội dung câu hỏi

1 tc10 0,843 Máy in

2 tc8 0,756 Máy tính cá nhân

3 tc9 0,695 Kết nối Internet tại nhà riêng/ nơi ở

4 tc11 0,534 Máy quay phim/chụp hình

Nhân tố 5: Kỹ năng Sử dụng phần mềm chuyên dụng (X5)

Là kỹ năng sử dụng những phần mềm chuyên dụng phục vụ công việc

ứng dụng CNTT trong HĐDH. Khái niệm “phần mềm chuyên dụng” được sử

Page 71: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 59 -

dụng trong đề tài là những phần mềm có chức năng hỗ trợ công tác soạn giảng

và quản trị dữ liệu dành cho giáo viên, không phân biệt phần mềm thương mại

hay mã nguồn mở, miễn phí.

STT Tên

biến

Trọng

số Nội dung câu hỏi

1 kn11 0,810 Hệ quản trị CSDL (như MS Access, SQL, My SQL…)

2 kn9 0,717 Phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng điện tử (như Violet,

Adobe presenter, iSpring, Lecture Maker, hoặc tương tự)

3 kn10 0,700 Phần mềm soạn đề trắc nghiệm (như McMix hoặc tương

tự)

Nhân tố 6: Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường (X6)

Là điều kiện tiếp cận với thiết bị CNTT của nhà trường để phục vụ công

việc ứng dụng CNTT trong HĐDH.

STT Tên

biến

Trọng

số Nội dung câu hỏi

1 tc6 0,733 Máy chiếu (projector)

2 tc5 0,661 Phòng máy tính dùng cho dạy học

3 tc1 0,532 Máy tính dành cho giáo viên (dùng chung)

Như vậy, so với 04 nhân tố ban đầu, sau khi phân tích nhân tố EFA ta

thu được 06 nhân tố. Tuy có thay đổi về số lượng nhân tố nhưng về nội hàm

vẫn được bao hàm trong các khái niệm đã trình bày trong cơ sở lý luận của

nghiên cứu. Nhân tố 1 (Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản) và Nhân tố 5 (Kỹ

năng sử dụng phần mềm chuyên dụng) được tách từ nhân tố “Kỹ năng sử dụng

máy tính”; Nhân tố 4 (điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân) và Nhân tố 6 (điều

kiện tiếp cận thiết bị nhà trường được tách từ nhân tố “Điều kiện tiếp cận

Page 72: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 60 -

CNTT”. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước

đây như đã trình bày trong chương 1 của luận văn.

3.2.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Thang đo “Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH” gồm 07 biến quan sát

đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,5, Cronbach’s Alpha = 0,829 nên

thang đo đạt yêu cầu.

Bảng 3. 8. Tương quan biến tổng các biến quan sát mức độ ứng dụng CNTT

trong HĐDH

Thống kê Biến tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

md2 18,34 28,481 0,643 0,797

md3 16,99 32,541 0,382 0,828

md4 19,25 31,269 0,546 0,812

md5 18,60 28,016 0,564 0,808

md6 18,62 27,653 0,684 0,790

md7 19,16 28,290 0,577 0,805

md8 18,53 27,464 0,542 0,813

md9 19,20 30,517 0,521 0,813

Nhân tố 1 – “Kỹ năng sử dụng máy tính cơ” bản gồm 08 biến quan sát

đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,5, Cronbach’s Alpha = 0,897 nên

thang đo nhân tố đạt yêu cầu.

Page 73: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 61 -

Bảng 3. 9. Tương quan biến tổng các biến quan sát nhân tố 1

Thống kê Biến tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

kn1 27,09 26,624 0,587 0,895

kn2 25,97 26,558 0,720 0,880

kn3 26,16 25,301 0,752 0,877

kn4 26,04 27,823 0,746 0,880

kn5 26,12 27,075 0,753 0,878

kn6 26,57 26,230 0,743 0,878

kn7 26,92 26,260 0,656 0,887

kn8 26,70 29,258 0,536 0,896

Nhân tố 2 – “Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp” gồm 06 biến quan sát

đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,5, Cronbach’s Alpha = 0,823 nên

thang đo nhân tố đạt yêu cầu.

Bảng 3. 10. Tương quan biến tổng các biến quan sát nhân tố 2

Thống kê Biến tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

ht1 13,73 12,773 0,509 0,815

ht2 14,23 13,471 0,679 0,782

ht4 14,74 10,963 0,728 0,762

ht5 14,88 11,378 0,693 0,771

ht6 14,03 13,439 0,571 0,799

tc7 15,75 15,674 0,437 0,825

Page 74: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 62 -

Nhân tố 3 – “Thái độ của giáo viên” gồm 05 biến quan sát đều có hệ số

tương quan biến tổng lớn hơn 0,5, Cronbach’s Alpha = 0,858 nên thang đo

nhân tố đạt yêu cầu.

Bảng 3. 11. Tương quan biến tổng các biến quan sát nhân tố 3

Thống kê Biến tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

td1 17,12 6,407 0,550 0,858

td2 17,05 5,561 0,677 0,829

td3 17,01 5,739 0,677 0,828

td4 16,92 5,725 0,721 0,817

td5 16,97 5,454 0,751 0,808

Nhân tố 4 – “Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân”, đây là nhân tố được

tách ra từ thang đo “Điều kiện tiếp cận CNTT”. Nhân tố 04 gồm 04 biến quan

sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,5, Cronbach’s Alpha = 0,745

nên thang đo nhân tố đạt yêu cầu.

Bảng 3. 12. Tương quan biến tổng các biến quan sát nhân tố 4

Thống kê Biến tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

tc8 10,45 9,159 0,673 0,661

tc9 9,950 8,231 0,545 0,684

tc10 10,72 7,642 0,698 0,604

tc11 11,40 6,856 0,420 0,816

Nhân tố 5 – “Kỹ năng Sử dụng phần mềm chuyên dụng”, là nhân tố được

tách ra từ thang đo “Kỹ năng sử dụng máy tính”, gồm 03 biến quan sát đều có

Page 75: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 63 -

hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,5, Cronbach’s Alpha = 0,771 nên thang

đo nhân tố đạt yêu cầu.

Bảng 3. 13. Tương quan biến tổng các biến quan sát nhân tố 5

Thống kê Biến tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

kn9 4,85 4,505 0,660 0,642

kn10 4,76 3,881 0,559 0,768

kn11 5,74 4,539 0,623 0,677

Nhân tố 6 – “Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường”, được tách ra từ

thang đó “Điều kiện tiếp cận CNTT”, gồm 03 biến quan sát đều có hệ số tương

quan biến tổng lớn hơn 0,5, Cronbach’s Alpha = 0,725 nên thang đo nhân tố

đạt yêu cầu.

Bảng 3. 14. Tương quan biến tổng các biến quan sát nhân tố 6

Thống kê Biến tổng

Biến

Trung bình được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Phương sai được

điều chỉnh nếu

xóa biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach's

Alpha nếu xóa

biến

tc1 7,13 3,678 0,584 0,665

tc5 6,99 3,348 0,541 0,729

tc6 6,35 3,808 0,633 0,621

Qua kiểm định cho từng nhân tố, kết quả hệ số Cronbach’s alpha các

nhân tố đều cao > 0,7 và hệ số tương quan biến tổng của các các biến trong

từng nhân tố đều lớn hơn 0,4 cho thấy các biến quan sát là các chỉ báo giải thích

cho các nhân tố một cách có ý nghĩa và đủ độ tin cậy.

Page 76: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 64 -

Bảng 3. 15. Hệ số Cronbach’s Alpha các nhân tố

STT Tên nhân tố Tên

biến

Cronbach’s

Alpha

1 Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH Y 0,829

2 Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản X2 0,897

3 Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp X3 0,823

4 Thái độ của giáo viên X4 0,858

5 Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân X5 0,745

6 Kỹ năng Sử dụng phần mềm chuyên

dụng

X6 0,771

7 Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường X7 0,752

3.2.3. Hiệu chỉnh lại mô hình nghiên cứu

Theo kết quả phân tích EFA, từ 04 yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng

CNTT trong HĐDH ban đầu được phân tích thành 06 nhân tố mới đó là (1) Kỹ

năng sử dụng máy tính cơ bản, (2) Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp, (3) Thái

độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH, (4) Điều kiện tiếp

cận thiết bị của trường, (5) Kỹ năng Sử dụng phần mềm chuyên dụng, (6) Điều

kiện tiếp cận thiết bị cá nhân. Như vậy mô hình nghiên cứu được điều chỉnh

như sau (Hình 3. 2).

Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản

Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp

Thái độ của giáo viên

Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng

Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường

Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân

Mức độ ứng dụng

CNTT trong HĐDH

Hình 3. 2. Mô hình nghiên cứu chính thức

Page 77: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 65 -

3.3. Kết quả khảo sát mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên

THPT tỉnh Bình Phước

Bằng phương pháp thống kê mô tả, trong phần này, tác giả phân tích các

khia cạnh liên quan đến khái niệm mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH nhằm

trả lời câu hỏi “Giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT ứng dụng CNTT trong

HĐDH ở mức độ nào?”.

3.3.1. Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình Phước

Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH được đánh giá theo thang đo năm

mức với bộ câu hỏi gồm bảy biến quan sát. Tác giả tiến hành thống kê mô tả

dựa trên giá trị trung bình của bảy biến vì vậy tác giả quy ước giá trị trung bình

tương ứng với các mức độ như sau:

Giá trị trung bình Ý nghĩa tương đương

1,00 - 1,80 (1) Chưa bao giờ

1,81 - 2,60 (2) 1 – 2 lần/học kỳ

2,61 - 3,40 (3) Hằng tháng

3,41 - 4,20 (4) Hằng tuần

4,21 - 5,00 (5) Hằng ngày

Bảng 3. 16. Thống kê mô tả thực trạng Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

Mức độ Ứng dụng CNTT

Trung

bình

Tứ phân vị thứ

nhất Trung vị

Tứ phân vị thứ

ba

Mức độ Ứng dụng CNTT 2,43 1,86 2,36 3,00

Page 78: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 66 -

Hình 3. 3. Tần suất các mức ứng dụng CNTT trong HĐDH

Thống kê mô tả cho thấy mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH trung

bình của giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước

(gọi tắt là giáo viên Bình Phước) ở mức độ thấp - “1 - 2 lần/học kỳ” (Trung

bình = 2,43). Tứ phân vị thứ ba có giá trị bằng 3,00 cho thấy ít nhất có 25%

giáo viên Bình Phước ứng dụng CNTT trong HĐDH ở mức “Hằng tháng”.

Phần lớn giáo viên Bình Phước chưa bao giờ hoặc chỉ ứng dụng một đến hai

lần trên một học kỳ (63,56%). 23,72% giáo viên ứng dụng CNTT trong HĐDH

ở mức hằng tuần hoặc hằng ngày và 24,3% giáo viên Bình Phước chưa bao giờ

ứng dụng CNTT trong HĐDH (Tứ phân vị thứ nhất = 1,86).

So sánh mức độ ứng dụng CNTT của giáo viên công tác trên địa bàn các

thị xã và giáo viên công tác trên địa bàn không thuộc thị xã cho thấy có sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa Sig= 0,000. Nhóm “Thuộc thị xã” có

mức độ ứng dụng trung bình là “hằng tháng” (trung bình = 2,779), nhóm

Page 79: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 67 -

“không thuộc thị xã” có mức độ ứng dụng trung bình là “1 đến 2 lần/học kỳ”

(trung bình = 2,069). Trên thực tế, các trường trên địa bàn thị xã thường có cơ

sở vật chất tốt hơn các trường không thuộc thị xã, giáo viên và học sinh cũng

có điều kiện tiếp cận và tiếp cận sớm hơn vơi CNTT nên giáo viên giải dạy tại

các trường thuộc địa bàn thị xã có mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH cao

hơn giáo viên giảng dạy tại các trường không thuộc địa bàn thị xã là điều dễ

hiểu.

Quy đổi giá trị trung bình mức độ ứng dụng CNTT về năm mức như đã

trình bày ở trên và tiến hành thống kê, lập biểu đồ (Bảng 3. 19, Hình 3. 4) cho

thấy chi tiết và trực quan hơn về mức độ ứng dụng CNTT của giáo viên thuộc

khu vực thị xã và không thuộc thị xã.

Bảng 3. 17. Kiểm định so sánh trung bình Mức độ ứng dụng CNTT theo địa

bàn

Kiểm định mẫu độc lập

Mức độ Ứng dụng CNTT

Phương sai

bằng nhau

Phương sai

khác nhau

Kiểm định Levene

về sự cân bằng

phương sai

F 5,682

Sig. 0,018

Kiểm định t-test về

sự cân bằng giá trị

trung bình

t 7,761 7,774

df 256 245,715

Sig. (2-tailed) 0,000 0,000

Khác biệt của Trung bình 0,70992 0,70992

Sai số chuẩn sự khác biệt 0,09148 0,09132

Khoảng tin cậy của

sự khác biệt 95%

Dưới 0,52978 0,53005

Trên 0,89007 0,88980

Page 80: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 68 -

Bảng 3. 18. Trung bình mức độ ứng dụng CNTT theo địa bàn công tác

Thống kê theo nhóm

Địa bàn

N

Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Sai số

chuẩn TB

Mức độ Ứng

dụng CNTT

Thuộc thị xã 130 27,791 0,81068 0,07110

Không thuộc thị xã 128 20,692 0,64836 0,05731

Bảng 3. 19. Bảng chéo phân bổ tần số các mức ứng dụng CNTT giữa 2 nhóm

giáo viên

Địa bàn Tổng

cộng Thuộc thị xã Không thuộc thị xã

Mức độ Ứng dụng

CNTT (recode)

Chưa bao giờ 15 47 62

1-2 lần/học kỳ 43 59 102

Hằng tháng 42 19 61

Hằng tuần 24 2 26

Hằng ngày 6 1 7

Tổng 130 128 258

Hình 3. 4. Biểu đồ tần số mức độ ứng dụng CNTT theo địa bàn công tác

Page 81: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 69 -

So sánh trung bình mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên

Bình Phước ở khía cạnh chuyên môn (môn học) cho thấy: Kết quả kiểm định

phương sai bằng kiểm định Homogeneity có giá trị Sig. = 0,017 (Bảng 3. 21)

cho biết phương sai của “mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH” của giáo viên

Bình Phước bốn môn học là khác biệt một cách có ý nghĩa.

Phân tích ANOVA cho thấy có sự khác biệt về trung bình mức độ ứng

dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên giữa bốn môn học khác nhau ở mức ý

nghĩa Sig. = 0,000 (Bảng 3. 22). Tiến hành phân tích sâu theo phương pháp

Tamhane’s T2[31] cho thấy giáo viên môn Toán có mức độ ứng dụng CNTT

trong HĐDH thấp hơn giáo viên giả dạy các môn học khác; không có sự khác

biệt giữa các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học (Bảng 3. 23).

Bảng 3. 20. Thống kê mô tả trung bình mức độ ứng dụng CNTT của giáo

viên theo môn học

Mức độ Ứng dụng CNTT

N

Trung

bình

Lệch

chuẩn

Sai số

chuẩn

Khoảng tin cậy của giá trị

trung bình 95%

Cận dưới Cận trên

Toán 87 1,8621 0,87832 0,09417 1,6749 2,0493

Lý 73 2,4247 0,99886 0,11691 2,1916 2,6577

Hóa 57 2,5965 1,01523 0,13447 2,3271 2,8659

Sinh 41 2,4634 1,12021 0,17495 2,1098 2,8170

Tổng 258 2,2791 1,02480 0,06380 2,1534 2,4047

Bảng 3. 21. Kiểm nghiệm Homogeneity

Kiểm nghiệm sự thuần nhất của sai lệch

Mức độ Ứng dụng CNTT

Levene df1 df2 Sig.

3,460 3 254 0,017

Page 82: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 70 -

Bảng 3. 22. Phân tích ANOVA một yếu tố

ANOVA

Mức độ ứng dụng CNTT

Tổng bình

phương df

Trung bình

bình phương F Sig.

Giữa các nhóm 23,812 3 7,937 8,192 0,000

Trong nhóm 246,095 254 0,969

Tổng 269,907 257

Bảng 3. 23. Phân tích Post Hoc… theo phương pháp Tamhane’s T2

So sánh các nhóm

Mức độ Ứng dụng CNTT, Tamhane

(I) Môn (J) Môn Khác biệt của

Trung bình

(I-J)

Sai số

chuẩn Sig.

Khoảng tin cậy 95%

Cận dưới Cận dưới

Toán

Lý -0,56259* 0,15012 0,002 -0,9630 -0,1622

Hóa -0,73442* 0,16416 0,000 -1,1744 -0,2944

Sinh -0,60135* 0,19868 0,021 -1,1407 -0,0620

Toán 0,56259* 0,15012 0,002 0,1622 0,9630

Hóa -0,17183 0,17818 0,915 -0,6485 0,3049

Sinh -0,03876 0,21041 1,000 -0,6073 0,5298

Hóa

Toán 0,73442* 0,16416 0,000 0,2944 1,1744

Lý 0,17183 0,17818 0,915 -0,3049 0,6485

Sinh 0,13308 0,22066 0,991 -0,4620 0,7282

Sinh

Toán 0,60135* 0,19868 0,021 0,0620 1,1407

Lý 0,03876 0,21041 1,000 -0,5298 0,6073

Hóa -0,13308 0,22066 0,991 -0,7282 0,4620

*. Sự khác biệt của giá trị trung bình có ý nghĩa ở mức 0,05.

Tương tự, bằng phân tích ANOVA, tác giả so sánh sự khác biệt về mức

độ ứng dụng CNTT ở khía cạnh “thâm niên công tác” và phân tích sâu bằng

phương pháp Bonfferoni (do phương sai các đối tượng so sánh khác nhau)[31]

cho thấy chỉ có đối tượng có thâm niên “trên 20 năm” là có sự khác biệt (thấp

Page 83: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 71 -

hơn) so với các nhóm thâm niên “6-10” (-1,148) và “11 – 15” (-1,265), các

nhóm khác so với nhau đều không có sự khác biệt (Phụ lục 7,1).

So sánh sự khác biệt về mức độ ứng dụng CNTT ở khía cạnh “độ tuổi”

với kỹ thuật tương tự cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các

độ tuổi khác nhau (Phụ lục 7,2).

So sánh khác biệt về mức độ ứng dụng CNTT ở khía cạnh “Số năm sử

dụng máy tính” cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm “1 – 5 năm” với nhóm “11

– 15 năm” (-0,605) (Phụ lục 7,3).

So sánh khác biệt ở khía cạnh “giới tính” cho thấy không có sự khác biệt

giữa nam và nữ về mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH (Phụ lục 7,4).

Phân tích tần suất phương án trả lời cho từng biến (câu hỏi) ở Bảng 3. 24

cho thấy giáo viên Bình Phước ứng dụng thường xuyên nhất là việc “soạn bài

giảng điện tử” (32,95% “hằng ngày” hoặc “hằng tuần”), và “trả lời email cho

học sinh, phụ huynh hoặc đồng nghiệp” (28,29% “hằng ngày” hoặc “hằng

tuần”). Ít được giáo viên ứng dụng nhất là việc “làm phim, ảnh tư liệu, hoạt

hình phục vụ dạy học” (79,84% “chưa bao giờ” hoặc “1-2 lần/học kỳ”) và

“Phân tích, đánh giá đề thi sau khi kiểm tra” (68,22% “chưa bao giờ” hoặc “1-

2 lần/học kỳ”).

Bảng 3. 24. Phân bổ tần suất mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

Mức độ ứng dụng trong HĐDH

Phần trăm (%)

Chưa

bao giờ

1-2 lần

/học kỳ

Hằng

tháng

Hằng

tuần

Hằng

ngày

md2 Soạn bài giảng điện tử 8,530 33,33 25,19 25,19 7,75

md4 Làm phim, ảnh tư liệu, hoạt

hình phục vụ dạy học 29,46 50,39 11,63 8,53 0,00

md5 Biên soạn đề trắc nghiệm

bằng phần mềm 24,42 22,09 29,07 13,57 10,85

Page 84: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 72 -

md6

Dạy học có dùng bài giảng

điện tử hay phần mềm mô

phỏng

15,89 36,82 25,19 13,57 8,53

md7

Viết bài trả lời, hướng dẫn

học tập lên diễn đàn, hoặc

chia sẻ tài nguyên, bài giảng

lên website

40,87 25,79 17,06 11,90 4,37

md8 Trả lời email cho học sinh,

phụ huynh hoặc đồng nghiệp 26,36 20,93 24,42 12,40 15,89

md9

Phân tích, đánh giá đề thi sau

khi kiểm tra (bằng excel hoặc

bằng phần mềm nào đó)

37,98 30,23 21,32 10,47 0,00

Tóm lại, qua phân tích kết quả khảo sát thực trạng mức độ ứng dụng

CNTT trong HĐDH của giáo viên các môn tự nhiên cho ta các kết luận sau:

i) Phần lớn giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT tỉnh Bình Phước ứng

dụng CNTT trong HĐDH ở mức thấp, khoảng 1 đến 2 lần mỗi tháng.

ii) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH của giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT tỉnh Bình Phước ở các khía

cạnh “địa bàn công tác”, “chuyên môn”, “thâm niên công tác”, “số năm sử dụng

máy tính”.

3.3.2. Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản

Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản của giáo viên Bình Phước phần lớn ở

mức thành thạo và rất thành thạo (72,9%). Một phần rất nhỏ có kỹ năng ở mức

“biết ít” hoặc “chưa biết” (4,66%). Giá trị trung bình đạt 3,965 tương đương

với mức “thành thạo”.

Page 85: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 73 -

Hình 3. 5. Tần suất các mức sử dụng máy

tính cơ bản

Bảng 3. 25. Trung bình kỹ năng sử

dụng máy tính cơ bản

N Hợp lệ 258

Khuyết 0

Trung bình 3,7791

Độ lệch chuẩn 0,73411

3.3.3. Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp

Đánh giá về sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp đối với việc ứng dụng

CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình Phước phần lớn cho rằng chưa thường

xuyên hoặc hiếm khi (70,93%) và chỉ có 3,49% cho rằng rất thường xuyên. Giá

trị trung bình đạt 2,895 tương đương với mức “chưa thường xuyên”.

Hình 3. 6. Tần suất các mức đánh giá sự

hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp

Bảng 3. 26. Trung bình đánh giá

sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp

N Hợp lệ 258

Khuyết 0

Trung bình 2,9121

Độ lệch chuẩn 0,70728

3.3.4. Thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH

Nhận định của của giáo viên Bình Phước phần về việc ứng dụng CNTT

trong HĐDH phần lớn theo hướng tích cực ở mức đồng ý và rất đồng ý

Page 86: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 74 -

(89,92%). Chỉ có một phần nhỏ còn phân vân hoặc không đồng ý với vai trò

tích cực của việc ứng dụng CNTT trong HĐDH (10,07%) Giá trị trung bình đạt

4,3535 tương đương với mức “rất đồng ý”.

Hình 3. 7. Tần suất các mức nhận định

của giáo viên về vai trò tích cực của việc

ứng dụng CNTT trong HĐDH

Bảng 3. 27. Trung bình thái độ của

giáo viên

N Hợp lệ 258

Khuyết 0

Trung bình 4,2535

Độ lệch chuẩn 0,59053

3.3.5. Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân

Điều kiện tiếp cận với các thiết bị CNTT của cá nhân, bạn bè, đồng

nghiệp của giáo viên Bình Phước phần lớn ở mức dễ hoặc rất dễ tiếp cận

(50,38%). 15,51% cho rằng khó hoặc rất khó tiếp cận. Giá trị trung bình đạt

3,41 tương đương với mức “dễ tiếp cận”.

Hình 3. 8. Tần suất các mức tiếp cận với

thiết bị CNTT cá nhân

Bảng 3. 28. Trung bình điều kiện tiếp

cận thiết bị CNTT cá nhân

N Hợp lệ 258

Khuyết 0

Trung bình 3,4128

Độ lệch chuẩn 0,89447

Page 87: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 75 -

3.3.6. Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng

Mức độ sử dụng phần mềm chuyên dụng của giáo viên Bình Phước phần

lớn ở mức thấp – chưa biết hoặc biết ít (50%). Kỹ năng ở mức thành thạo hoặc

rất thành thạo chỉ có 16,16%. Giá trị trung bình đạt 2,57 tương đương với mức

“chưa thành thạo”.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế giáo dục Bình Phước bởi lẽ

đến nay giáo viên chưa được trang bị các phần mềm chuyên dụng phục vụ việc

ứng dụng CNTT trong HĐDH, trong khi hầu hết các phần mềm chuyên dụng

là phần mềm thương mại, có giá thành khá cao, nên giáo viên đa phần không

được tiếp cận.

Hình 3. 9. Tần suất các mức kỹ năng sử

dụng phần mềm chuyên dụng

Bảng 3. 29. Trung bình kỹ

năng sử dụng phần mềm chuyên

dụng

N Hợp lệ 258

Khuyết 0

Trung bình 2,5704

Độ lệch chuẩn 0,98360

3.3.7. Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường

Điều kiện tiếp cận với các thiết bị CNTT của nhà trường của giáo viên

Bình Phước phần lớn ở mức dễ hoặc rất dễ tiếp cận (63,18%). 11,63% cho rằng

khó hoặc rất khó tiếp cận với thiết bị CNTT của nhà trường. Giá trị trung bình

đạt 3,54 tương đương với mức “dễ tiếp cận”.

Page 88: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 76 -

Hình 3. 10. Tần suất điều kiện tiếp cận

thiết bị CNTT của nhà trường

Bảng 3. 30. Trung bình điều kiện

tiếp cận thiết bị CNTT của nhà

trường

N Hợp lệ 258

Khuyết 0

Trung bình 3,5436

Độ lệch chuẩn 0,90356

Hình 3. 11. Biểu đồ trung bình mức độ các yếu tố trong nghiên cứu

Tóm lại, giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT tỉnh Bình Phước có thái

độ rất tích cực với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH, phần lớn giáo viên có

kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản ở mức thành thạo, có điều kiện tiếp cận với

thiết bị CNTT khá tốt. Tuy nhiên mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH trung

2.432.57

2.91

3.413.54

3.78

4.25

1.00

1.80

2.60

3.40

4.20

5.00

Mức độ Ứng dụng CNTT

Kỹ năng sử dụng phần

mềm chuyên dụng

Sự hỗ trợ của đồng nghiệp

và BGH

Điều kiện tiếp cận thiết bị cá

nhân

Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường

Kỹ năng sử dụng máy

tính cơ bản

Thái độ của giáo viên

Trung bình mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

Page 89: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 77 -

bình chỉ ở mức thấp – “1-2 lần/học kỳ”. Điều này được giải thích một phần bởi

kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng còn ở mức “chưa thành thạo” và sự

hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp chỉ ở mức “chưa thường xuyên”.

3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến “Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

của giáo viên THPT tỉnh Bình Phước”

Nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ 2 “Những yếu tố nào ảnh hưởng đến

mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên các môn tự nhiên bậc

THPT?”, trong phần này, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để

tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đồng thời đánh giá mức độ tác động của chúng

đến đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình Phước.

Như đã trình bày trong phân tích nhân tố EFA, mô hình nghiên cứu được

xác định gồm 06 yếu tố độc lập tác động đến “Mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH” được tác giả đặt tên biến theo qui ước sau:

- Y: Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

- X1: Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản,

- X2: Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp,

- X3: Thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH,

- X4: Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân,

- X5: Kỹ năng Sử dụng phần mềm chuyên dụng,

- X6: Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường.

Để xác định sự tác động của từng nhân tố Xi đến Y, tác giả tiến hành

phân tích theo phương pháp hồi quy tuyến tính bội. Giá trị của các yếu tố được

dùng để phân tích hồi quy là giá trị nhân số được tạo ra từ quá trình phân tích

EFA bằng phần mềm SPSS theo phương pháp Regression. Phân tích hồi quy

được thực hiện bằng phương pháp đưa các biến vào cùng lúc (Method: Enter).

Page 90: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 78 -

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy: mức độ giải thích của các

các biến độc lập (Xi) đối với biến phụ thuộc (Y) trong mô hình là 51,5% (

Bảng 3. 31). Nói cách khác, 51,5% sự biến thiên của mức độ ứng dụng CNTT

trong HĐDH được giải thích bới 6 yếu tố (Xi). Kết quả này cho thấy ngoài 06

nhân tố được khám phá trong mô hình còn các các yếu tố khác quy định trên

40% sự biến thiên của mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH.

Đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) = 1,737, tra bảng hệ số Durbin –

Watson với mức ý nghĩa 0,05 và n >200, k=6 có hệ số dL = 1,707 và dU = 1,831,

vậy dL < d < 4-dU. cho thấy không có sự tương quan giữa các phần dư. Điều

này có ý nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả định về tính độc lập của

sai số.

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương

sai VIF (Bảng 3. 32) cho thấy giá trị hệ số VIF của cả 6 biến đều bằng 1,00 nên

không có hiện tượng đa cộng tuyến (VIF > 10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến[31]).

Xem xét giả định về phân phối chuẩn của phần dư thì thấy phân phối này

có Mean =0,000, Std. Dev. = 0,988 tức gần bằng 1, do đó có thể kết luận giả

định phân phối chuẩn của các sai số của mô hình không bị vi phạm.

Đại lượng thống kê F trong bảng phân tích phương sai được dùng để kiểm định

sự phù hợp của mô hình hồi quy với tổng thể (Bảng 3. 33). Kết quả kiểm định

này có mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,01 (α= 0,01) thì cho thấy mô hình phù hợp

với tổng thể nghiên cứu và có thể được sử dụng.

Sáu nhân tố có mối liên hệ tuyến tính với mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH với mức ý nghĩa Sig. < 0,05 (sắp xỉ bằng 0,000). Như vậy, ta có phương

trình hồi quy như sau:

𝑌 = 0,290𝑋1 + 0,352𝑋2 + 0,139𝑋3 + 0,232𝑋4 + 0,468𝑋5 + 0,184𝑋6 + 𝜀

Page 91: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 79 -

Bảng 3. 31. Mức độ giải thích của mô hình

Thông số mô hình b

hình R

R bình

phương

R bình phương

đã hiệu chỉnh

Sai số chuẩn

của ước lượng Durbin-Watson

1 0,726a 0,527 0,515 0,70096623 1,737

a. Yếu tố dự báo: (Hằng số), Tiếp cận thiết bị nhà trường, Kỹ năng sử dụng phần mềm

chuyên dụng, Tiếp cận thiết bị cá nhân, Thái độ của giáo viên..., Sự hỗ trợ..., Kỹ năng sử

dụng máy tính cơ bản

b. Biến phụ thuộc: Mức độ Ứng dụng CNTT

Bảng 3. 32. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Các hệ số a

Model

Chưa chuẩn hóa

Đã chuẩn

hóa

t Sig.

Thống kê

Cộng tuyến

B

Sai số

chuẩn Beta

Dung

sai VIF

1 (Hằng số) 0,004 0,044 0,093 0,926

Kỹ năng sử dụng

máy tính cơ bản 0,290 0,044 0,288 6,570 0.000 1.000 1.000

Sự hỗ trợ... 0,352 0,044 0,350 7,977 0.000 1.000 1.000

Thái độ của giáo

viên... 0,139 0,044 0,138 3,150 0,002 1.000 1.000

Tiếp cận thiết bị cá

nhân 0,232 0,044 0,231 5,255 0.000 1.000 1.000

Kỹ năng sử dụng

phần mềm chuyên

dụng

0,468 0,044 0,464 10,588 0.000 1.000 1.000

Tiếp cận thiết bị nhà

trường 0,184 0,044 0,182 4,157 0.000 1.000 1.000

a. Biến phụ thuộc: Mức độ Ứng dụng CNTT

Page 92: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 80 -

Bảng 3. 33. Phân tích phương sai

ANOVAb

Mô hình Tổng bình

phương df

Trung bình

bình phương F Sig.

1 Hồi quy 134,495 6 22,416 45,621 0,000a

Phần dư 120,873 246 0,491

Tổng 255,368 252

a. Yếu tố dự báo: (Hằng số), Tiếp cận thiết bị nhà trường, Kỹ năng sử dụng phần mềm

chuyên dụng, Tiếp cận thiết bị cá nhân, Thái độ của giáo viên..., Sự hỗ trợ..., Kỹ năng sử

dụng máy tính cơ bản

b. Biến phụ thuộc: Mức độ Ứng dụng CNTT

Hình 3. 12. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa

Page 93: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 81 -

Bảng 3. 34. Thông tin dự đoán và phần dư

Thống kê phần dư a

Cực tiểu Cực đại Trung

bình

Độ lệch

chuẩn N

Giá trị dự đoán -2,0122395 2,1327333 0,0041101 0,73055592 253

Phần dư -2,45873094 1,93626177 0,0000000 0,69257113 253

Dự đoán đã chuẩn

hóa -2,760 2,914 0,000 1,000 253

Phần dư đã chuẩn

hóa -3,508 2,762 0,000 0,988 253

a. Biến phụ thuộc: Mức độ Ứng dụng CNTT

Hệ số của từng biến độc lập trong phương trình cho thấy mức độ tác động

của nhân tố đó đến mức động ứng dụng CNTT trong HĐDH. Theo đó, nếu hệ

số (β) của một biến độc lập nào đó biến thiên một đơn vị thì biến phụ thuộc

cũng biến thiên β đơn vị. Ví dụ: Khi biến X1 tăng lên một đơn vị thì biến Y sẽ

tăng lên 0,29 đơn vị trong trường hợp các biến còn lại là cố định. Như vậy, cả

06 nhân tố đều có mối tương quan tuyến tính cùng chiều với mức độ ứng dụng

CNTT trong HĐDH.

Xem xét mức độ tác động của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc

ta thấy: biến X5 (Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng) có tác động mạnh

nhất đối với Y (Beta = 0,464, Sig. = 0,000), nghĩa là khi “kỹ năng sử dụng phần

mềm chuyên dụng” tăng lên một mức thì “mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH” cũng tăng lên 0,464 mức. Kế đến, lần lượt là, X2 (Sự hỗ trợ của BGH

và đồng nghiệp) với Beta = 0,350; X1 (Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản) với

Beta = 0,288; X4 (Điều kiện tiếp cận với thiết bị cá nhân) với Beta = 0,231; X6

(Tiếp cận thiết bị nhà trường) với Beta = 0,182; và cuối cùng là X3 (Thái độ

của giáo viên) vớ Beta = 0,138.

Page 94: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 82 -

Căn cứ kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội ta có được mô hình hồi

quy tuyến tính của các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH như hình sau:

Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản

Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp

Thái độ của giáo viên

Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng

Điều kiện tiếp cận thiết bị nhà trường

Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân

Mức độ ứng dụng

CNTT trong HĐDH

0,288

0,35

0,138

0,464

0,182

0,231

Hình 3. 13. Mô hình hồi quy tuyến tính

Trong sáu yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH thì

yếu tố “Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên biệt” có tác động lớn nhất. Tiếp

đến là yếu tố “Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp”. Tuy nhiên, kết quả phân

tích trong phần 3.3 chương này về thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH ở Bình Phước cho thấy hai yêu tố này lại đang ở mức thấp nhất. Qua

đó ta thấy việc tổ chức tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng phục

vụ dạy học là cần thiết, đồng thời cấp quản lý giáo dục cần có giải pháp khuyến

khích, đôn đốc cán bộ, giáo viên các trường THPT tích cực ứng dụng CNTT

trong HĐDH.

Yếu tố thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH

có mức độ tác động thấp nhất trong mô hình (Beta = 0,138). Điều này có vẻ

nghịch lý. Tuy nhiên, khi xem xét giá trị trung bình của biến này cho thấy giáo

viên Bình Phước có thái độ rất tích cực (rất đồng ý) với việc ứng dụng CNTT

trong HĐDH (trung bình = 4,35). Xem xét tần suất trả lời bảng hỏi cho thấy có

89,92% có nhận thức tích cực ở mức đồng ý và rất đồng ý, chỉ có một phần nhỏ

Page 95: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 83 -

giáo viên còn “phân vân” hoặc “không đồng ý” (10,07%). Chính sự đồng nhất

về thái độ của giáo viên trong mẫu nghiên cứu này đã giải thích vì sao yếu tố ý

thức không ảnh hưởng nhiều đến mức độ ứng dụng CNTT trong HDDH của

giáo viên các môn tự nhiên tỉnh Bình Phước.

Hình 3. 14. Biểu đồ mức độ tác động của các yếu tố

Tóm lại, kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy mức độ ứng dụng CNTT

trong HĐDH của giáo viên Bình Phước có mối tương quan thuận và khá mạnh

với 06 yếu tố gồm: (1) Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng, (2) Sự hỗ trợ

của BGH và đồng nghiệp, (3) Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản, (4) Điều kiện

tiếp cận thiết bị cá nhân, (5) Điều kiện tiếp cận thiết bị của trường, và (6) Thái

độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH. Trong đó yếu tố

“Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng” có tác động mạnh nhất đến mức

độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên. Mức độ giải thích của 6 nhân

0.138

0.182

0.231

0.288

0.35

0.464

0

0.05

0.1

0.15

0.2

0.25

0.3

0.35

0.4

0.45

0.5

Thái độ của giáo viên...

Tiếp cận thiết bị nhà trường

Tiếp cận thiết bị cá nhân

Kỹ năng sử dụng máy tính

cơ bản

Sự hỗ trợ của BGH và đồng

nghiệp

Kỹ năng sử dụng phần mềm

chuyên dụng

Mức độ tác động của các nhân tố (Beta)

Page 96: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 84 -

tố (biến độc lập - Xi) đối với mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH (biến phụ

thuộc - Y) trong mô hình là 51,5%.

Kết luận chương 3

Từ kết quả khảo sát chính thức với 258 bảng hỏi đạt điều kiện sử dụng

được thu thập từ 13 trường THPT trên 10 huyện thị trong tỉnh Bình Phước, tác

giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá

để xác định mô hình nghiên cứu chính thức, trình bày thực trạng mức độ ứng

dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình Phước, và đánh giá mức độ tác

động của các yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

của giáo viên. Các phát hiện chính trong chương này gồm:

i) Các thang đo có độ tin cậy cao, thang đo mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH đạt α = 0,822, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ứng

dụng CNTT trong HĐDH đạt α = 0,911.

ii) Phân tích nhân tố khám phá cho kết quả có 06 yếu tố ảnh hưởng đến mức

độ ứng dụng CNTT trong HĐDH, qua đó tác giả hiệu chỉnh lại mô hình

nghiên cứu, xác định mô hình nghiên cứu chính thức (Hình 3. 2). Mức

độ giải thích của 6 nhân tố (biến độc lập - Xi) đối với mức độ ứng dụng

CNTT trong HĐDH (biến phụ thuộc - Y) trong mô hình là 51,5%.

iii) Cả 06 yếu tố trong mô hình có mối tương quan thuận với mức độ ứng

dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên gồm: (1) Kỹ năng sử dụng phần

mềm chuyên dụng, (2) Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp, (3) Kỹ năng

sử dụng máy tính cơ bản, (4) Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân, (5) Điều

kiện tiếp cận thiết bị của trường, và (6) Thái độ của giáo viên đối với việc

ứng dụng CNTT trong HĐDH. Trong đó yếu tố “Kỹ năng sử dụng phần

mềm chuyên dụng” có mức độ tác động mạnh nhất (Beta = 0,464).

Page 97: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 85 -

iv) Thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình

Phước ở mức thấp, trung bình là “1 – 2 lần/ học kỳ”. Giáo viên Bình

Phước có “kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản” và thái độ đối với việc ứng

dụng CNTT trong HĐDH ở mức cao; có điều kiện tiếp cận với thiết bị

CNTT khá tốt; song “kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng” ở mức

chưa thành thạo và đánh giá “sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp” chỉ ở

mức chưa thường xuyên. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ

ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT

tỉnh Bình Phước ở các khía cạnh “địa bàn công tác”, “chuyên môn”,

“thâm niên công tác”, và “số năm sử dụng máy tính”

Page 98: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 86 -

KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn giáo viên các môn tự nhiên tỉnh

Bình Phước có “kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản” ở mức thành thạo, có thái

độ tích cực đối với việc ứng dụng CNTT trong HĐDH, và có điều kiện tiếp cận

với CNTT ở mức “dễ tiếp cận”.

Tuy nhiên, mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên giảng

dạy các môn khoa học tự nhiên tỉnh Bình Phước ở mức thấp, trung bình chỉ từ

1 đến 2 lần/học kỳ; trong đó có 24,3% giáo viên chưa bao giờ ứng dụng CNTT

trong HĐDH. Điều này có thể được giải thích một phần bởi kỹ năng sử dụng

phần mềm chuyên dụng trong giáo dục của giáo viên chỉ ở mức “chưa thành

thạo” và sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp ở các trường ở mức “chưa thường

xuyên”, 70,93% giáo viên cho rằng sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp ở mức

“chưa thường xuyên” hoặc “hiếm khi” hỗ trợ.

Thống kê so sánh cho thấy có sự khác biệt về mức độ ứng dụng CNTT

trong HĐDH giữa các nhóm giáo viên: “thuộc thị xã” cao hơn “không thuộc thị

xã”; môn Sinh học cao hơn môn Toán; thâm niên “6-10 năm”, “11 – 15 năm”

cao hơn thâm niên “trên 20 năm”; số năm sử dụng máy tính “11 – 15 năm” cao

hơn “1 – 5 năm”. Không có sự khác biệt về mức độ ứng dung CNTT trong

HĐDH khi so sánh ở khía cạnh “giới tính” hay “độ tuổi”.

Khung lý thuyết được xác định gồm 06 yếu tố tác động đến mức độ ứng

dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên các môn tự nhiên bậc THPT tỉnh Bình

Phước, được đo lường qua 29 tiêu chí theo thang đo 5 mức, với khả năng giải

thích 51,5% sự biến thiên của mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH.

Cả sáu yếu tố đều tác động tỷ lệ thuận đến mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH của giáo viên Bình Phước, gồm: (1) Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên

Page 99: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 87 -

dụng, (2) Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp, (3) Kỹ năng sử dụng máy tính

cơ bản, (4) Điều kiện tiếp cận thiết bị cá nhân, (5) Điều kiện tiếp cận thiết bị

của trường, và (6) Thái độ của giáo viên đối với việc ứng dụng CNTT trong

HĐDH. Trong đó yếu tố “Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng” có tác

động mạnh nhất đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên, kế

đến là “Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp”; tác động ít nhất đến mức độ ứng

dụng CNTT trong HĐDH là yếu tố “Thái độ của giáo viên đối với việc ứng

dụng CNTT trong HĐDH”.

2. Khuyến nghị:

Căn cứ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số gợi ý với cấp quản lý

giáo dục tỉnh Bình Phước, các trường THPT và giáo viên THPT trên địa bàn

tỉnh như sau:

- Với các cấp quản lý giáo dục:

Tác động tích cực của việc ứng dụng CNTT trong HĐDH đến chất lượng

dạy học đã được nhiều nghiên cứu khẳng định. Tăng cường ứng dụng CNTT

trong HĐDH là một giải pháp tất yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo

dục. Trong khi đó, mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH của giáo viên Bình

Phước còn ở mức thấp dù điều kiện tiếp cận với thiết bị CNTT là tương đối tốt.

Trong sáu yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH thì

yếu tố “Kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên biệt” có tác động lớn nhất. Tiếp

đến là yếu tố “Sự hỗ trợ của BGH và đồng nghiệp”. Tuy nhiên, khảo sát thực

trạng cho thấy hai yêu tố này lại đang ở mức thấp. Qua đó ta thấy việc tổ chức

tập huấn kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên dụng phục vụ dạy học là cần thiết,

đồng thời cần có giải pháp khuyến khích, đôn đốc cán bộ, giáo viên các trường

THPT tích cực ứng dụng CNTT trong HĐDH.

Page 100: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 88 -

Trung bình điều kiện tiếp cận thiết bị CNTT của giáo viên là khá tốt, tuy

nhiên có sự khác biệt giữa giáo viên các trường thuộc địa bàn thị xã và giáo

viên các trường không thuộc thị xã. Qua đây cho thấy cần tăng cường quan tâm,

đầu tư trang thiết bị CNTT ứng dụng trong HĐDH cho các trường trên địa bàn

không thuộc các thị xã.

- Với các trường THPT:

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức (thái độ) của giáo viên đối với

việc ứng dụng CNTT trong HĐDH là rất tốt, kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản

ở mức thành thạo, điều kiện tiếp cận thiết bị CNTT cũng tương đối tốt. Đây là

điều kiện thuận lợi để các trường triển khai ứng dụng CNTT trong HĐDH.

Tuy nhiên, yếu tố “kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên biệt” và “sự hỗ

trợ của BGH và đồng nghiệp” ở mức thấp cho thấy nhà trường chưa có các biện

pháp hiệu quả hỗ trợ giáo viên ứng dụng CNTT trong HĐDH. Nhà trường cần

có các giải pháp cụ thể như:

+ BGH có chính sách khuyến khích, động viên giáo viên ứng dụng

CNTT trong HĐDH;

+ Bố trí giáo viên kiêm nhiệm hoặc chuyên trách công tác hỗ trợ giáo

viên ứng dụng CNTT trong HĐDH;

+ Cung cấp phần mềm hỗ trợ soạn giảng có bản quyền cho giáo viên sử

dụng;

+ Tổ chức tập huấn, hội thảo trang bị kỹ năng sử dụng phần mềm

chuyên dụng trong việc ứng dụng CNTT trong HĐDH và kỹ năng xử lý sự cố

đơn giản thường gặp của máy tính cho giáo viên.

- Với giáo viên THPT:

Page 101: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 89 -

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết giáo viên có thái độ tích cực với

việc ứng dụng CNTT trong HĐDH. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên chưa trang

bị đủ kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dùng trong HĐDH. Qua đây xin

gợi ý một số giải pháp cho giáo viên gồm:

+ Tích cực hỗ trợ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong

ứng việc ứng dụng CNTT trong HĐDH.

+ Tránh thụ động, chờ đợi mà nên tích cực tự trang bị kỹ năng sử dụng

phần mềm cho mình. Một số phần mềm chuyên dụng giáo viên nên biết như:

V-iSpring Suit (bộ phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng điện tử, soạn đề trắc

nghiệm, soạn giáo trình); Chemwin (soạn công thức hóa học), Mathtype (soạn

công thức toán học), Science Helper (vẽ hình cho Vật lý); McMix (soạn, trộn

đề trắc nghiệm).

3. Những điểm còn hạn chế và gợi ý nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu chỉ giới hạn khách thể là giáo viên các môn tự nhiên bậc

THPT trên địa bàn tỉnh Bình Phước gồm các môn toán, lý, hóa, sinh.

Nghiên cứu chưa xem xét mối tương quan giữa mức độ ứng dụng CNTT

trong HĐDH với chất lượng dạy học.

Từ những hạn chế nên trên, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng

khách thể nghiên cứu thành “giáo viên THPT”, nghiên cứu mối tương quan

giữa mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH với chất lượng dạy học của giáo

viên. Xem xét ứng dụng CNTT trong HĐDH ở mức nào có thể mang lại chất

lượng dạy học tốt nhất.

Page 102: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 90 -

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt:

1. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, Số. 35/NQ-

CP.

2. Cục thống kê tỉnh Bình Phước (2012), Tình hình KTXH tháng 9 năm

2012.

3. Bộ GD-ĐT Việt Nam (2011), Xếp hạng trường phổ thông năm 2011 (Top

200 trường).

4. Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa học,

NXB Giáo dục Việt Nam.

5. MOET (2011), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 -

2012, Số. 4960/BGD-ĐT-CNTT.

6. MOET (2012), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 -

2013, Số. 4987/BGD-ĐT-CNTT.

7. Phạm Xuân Hậu (2010), Ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy-học

và Nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học Sư phạm, Kỷ yếu Hội

thảo khoa học "Tăng cường năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin

trong Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học", tr. 1.

8. Nguyễn Văn Hòa (2010), Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động dạy học của giảng viên trường đại học sư phạm – đại học Huế,

Luận văn thạc sĩ, Viện đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội.

9. Lê Huy Hoàng và Lê Xuân Quang (2011), e-Learning và ứng dụng trong

dạy học, VVOB Viet Nam.

10. Trần Thị Hương (2009), Giáo dục học đại cương, MXB Đại học Sư

phạm TP.HCM.

11. Intel (2012). Website chương trình giáo dục của Intel tại Việt Nam,

www.intel.com/education/vn.

12. Đào Thái Lai, Vũ Trọng Rỹ, Lê Đông Phương, và Ngô Doãn Đãi (2011),

Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở đại học, Kỷ yếu Hội thảo

toàn quốc về khoa học giáo dục, Hà Nội.

13. Trần Thị Bích Liễu (2010), Chính sách và chuẩn giáo dục ICT, Tạp chí

Quản lí giáo dục.

14. Tư liệu (2013), Chuyên gia trong lĩnh vực ứng dụng CNTT trong hoạt

động dạy học.

15. Microsoft (2008), Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Giáo

dục Việt Nam.

Page 103: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 91 -

16. MOET (2008), Chỉ thị về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng

công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012, Bộ GD

và Đào tạo Việt Nam, số 55/2008/CT-BGD-ĐT.

17. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam

(2011). Từ Điển Bách Khoa Việt Nam (phiên bản điện tử),

www.bachkhoatoanthu.gov.vn.

18. Quốc hội Việt Nam (2006), Luật Công nghệ thông tin của nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Số. 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm

2006.

19. Quách Tuấn Ngọc (2009), Ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục hướng

đến một nền giáo dục điện tử, Bộ GD và Đào tạo Việt Nam.

20. Jef Peeraer (2011), Công nghệ thông tin cho dạy học tích cực, NXB Giáo

dục Việt Nam.

21. Jef Peeraer và Trần Nữ Mai Thy (2011), Ứng dụng Công nghệ thông tin

trong giáo dục Việt Nam: Từ chính sách tới thực tế, VVOB Viet Nam,

tr. 6.

22. Thủ tướng Chính Phủ (2009), Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân

lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020số

698/QĐ-TTg.

23. Chính Phủ Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020,

Số. 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012.

24. Sở GD-ĐT Bình Phước (2012), Báo cáo số liệu đầu năm học 2012 -

2013.

25. Sở GD-ĐT Bình Phước (2012), Báo cáo Tổng kết nhiệm vụ công nghệ

thông tin năm học 2011-2012, Số. 2380/BC-SGD-ĐT.

26. Sở GD-ĐT Bình Phước (2012), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT

năm học 2012-2013, Số. 2381/SGD-ĐT-CNTT.

27. UBND Tỉnh Bình Phước (2011), Kế hoạch số 86/KH-UBND về việc triển

khai đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT trên

địan bàn tỉnh Bình Phướcsố 86/KH-UBND.

28. UBND Tỉnh Bình Phước (2011), Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Bình

Phước đến năm 2015, định hướng đến năm 2020số 2782/QĐ-UBND.

29. Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh (2010), Phương pháp nghiên

cứu khoa học xã hội, NXB ĐHQG Hà Nội.

30. Trần Thị Kim Thu (2011), Giáo trình điều tra xã hội học,Hà Nội, NXB

ĐH Kinh tế quốc dân. 255 trang.

31. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu

nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức.

32. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Lý luận dạy học, ĐH SPKT TP.HCM.

33. TW (2000), Nghị quyết Trung ương 2 - khóa VIII.

Page 104: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 92 -

Tài liệu tiếng Anh

34. Al-Zaidiyeen, N.J., L.L. Mei, and F.S. Fook, Teachers’ Attitudes and

Levels of Technology Use in Classrooms: The Case of Jordan Schools.

International Education Studies, 2010. 3(2).

35. Australia, D.o.E.a.T.W., Teacher ICT skills. 2006, Australia:

Department of Education and Training Western Australia.

36. Castillo, N., The Level of ICT Use and Expertise by Teachers in Chilean

Secondary Schools. Universidad del Bío-Bío, Chile, 2002.

37. Hennessy, S., D. Harrison, and L. Wamakote, Teacher Factors

Influencing Classroom Use of ICT in Sub-Saharan Africa. Itupale Online

Journal of African Studies, 2010. 2.

38. Isleem, M.I., Relationships of selected factors and the level of computer

use for instructional purposes by technology education teachers in ohio

public schools: a statewide survey, 2003, Ohio State University.

39. Lim, C.P., C.S. Chai, and D. Churchill, Leading ICT in Education

Practices: A Capacity-building Toolkit for Teacher Education

Institutions in the Asia-Pacific. 2010: Microsoft Partners-in-Learning

(Asia-Pacific).

40. Peeraer, J. and P.V. Petegem, Factors Influencing Integration of ICT in

Higher Education in Vietnam Proceedings of Global Learn 2010, 2010.

41. Raosoft, I. Sample Size Calculator. 2004; Available from:

http://www.raosoft.com/samplesize.html.

42. Schacter, J., The Impact of Education Technology on Student

Achievement: What the Most Current Research Has to Say. Milken

Family Foundation, 1999.

43. Systems, C.R. Sample Size Calculator. 2012; Available from:

http://www.surveysystem.com/sscalc.htm.

44. UNESCO, Regional Guidelines on Teacher Development for Pedagogy-

Technology Integration. 2005, Bangkok: UNESCO Asia and Pacific

Regional Bureau for Education.

45. UNESCO and Microsoft, UNESCO ICT Competency Framework for

Teachers, ed. 2.0. 2011: United Nations Educational, Scientific and

Cultural Organization.

Page 105: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 93 -

Phụ lục

Phụ lục 1. Các chỉ báo đo lường các khái niệm

I. Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH được xác định thông qua 16

chỉ báo gồm:

1. Soạn giáo án

2. Soạn bài giảng điện tử

3. Tra cứu thông tin, tư liệu cho việc soạn giảng

4. Làm phim, ảnh tư liệu, hoạt hình phục vụ dạy học

5. Biên soạn đề trắc nghiệm bằng phần mềm

6. Dạy học có dùng máy chiếu (projector)

7. Dạy học có dùng bài giảng điện tử hay phần mềm mô phỏng

8. Dạy học trên phòng máy vi tính hoặc phòng nghe nhìn

(multimedia)

9. Dạy học trực tuyến

10. Viết bài trả lời, hướng dẫn học tập lên diễn đàn, hoặc chia sẻ tài

nguyên, bài giảng lên website

11. Trả lời email cho học sinh, phụ huynh học sinh

12. Trả lời email cho đồng nghiệp

13. Tổ chức kiểm tra bằng phần mềm máy tính

14. Phân tích, đánh giá đề trắc nghiệm sau khi kiểm tra

15. Phân tích thông tin về kết quả học tập của học sinh

16. Phân tích, đánh giá đề thi sau khi kiểm tra (bằng excel hoặc bằng

phần mềm nào đó).

II. Điều kiện tiếp cận với CNTT được xác định thông qua 14 chỉ báo

gồm:

1. Máy tính dành cho giáo viên (dùng chung)

2. Kết nối với Internet tại trường

3. Máy in dùng chung

4. Máy quay phim/chụp hình

5. Phòng máy tính dùng cho dạy học

6. Máy chiếu (projector)

Page 106: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 94 -

7. Phòng nghe nhìn (multimedia)

8. Phần mềm phục vụ soạn giảng (có bản quyền)

9. Bảng thông minh

10. Máy tính cá nhân (máy để bàn)

11. Laptop cá nhân (máy tính xách tay)

12. Kết nối Internet tại nhà riêng/ nơi ở

13. Máy in

14. Máy quay phim/chụp hình.

III. Sự hỗ trợ từ BGH và đồng nghiệp được xác định thông qua 8 chỉ

báo gồm:

1. Có chính sách khuyến khích giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy

học

2. Tổ chức thi bài giảng điện tử

3. Tổ chức tập huấn/hội thảo về kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy

học

4. Cung cấp phần mềm có bản quyền cho giáo viên

5. Hỗ trợ giáo viên cài đặt và cập nhật phần mềm

6. Có hỗ trợ của đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật (GV kiêm nhiệm)

7. Có hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật tin học (chuyên trách)

8. Đồng nghiệp hướng dẫn nhau sử dụng CNTT.

IV. Kỹ năng sử dụng máy tính được xác định thông qua 15 chỉ báo

gồm:

1. Xử lý những sự cố đơn giản của máy tính

2. Quản lý thư mục (folder), tập tin (file) như: tạo mới, di chuyển,

đổi tên…

3. Sử dụng email: đọc, gửi, và các chức năng khác của email

4. Tìm kiếm và lấy thông tin từ internet

5. Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản (như MS Word hoặc phần

mềm tương tự)

6. Sử dụng phầm mềm soạn bài trình chiếu (như MS PowerPoint

hoặc tương tự)

7. Sử dụng phầm mềm bảng tính (như MS Excel hoặc tương tự)

Page 107: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 95 -

8. Phần mềm hỗ trợ soạn công thức toán học, hóa học… (như

Mathtype, Chemwin,… hoặc tương tự)

9. Phần mềm hỗ trợ vẽ hình trong word (như Science Helper for

word)

10. Phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng điện tử (như Violet, Adobe

presenter, iSpring, Lecture Maker, hoặc tương tự)

11. Phần mềm soạn đề trắc nghiệm (như McMix hoặc tương tự)

12. Phần mềm hỗ trợ xây dựng ngân hàng đề trắc nghiệm (như iQB

Leo, TestPro Bank hoặc tương tự)

13. Phần mềm hỗ trợ quản lý lớp học (như Netop School, NetSupport

School hoặc tương tự)

14. Phần mềm hỗ trợ dạy-học chuyên môn (như các phần mềm của

Crocodile, School Net…)

15. Hệ quản trị CSDL (như MS Access, SQL, My SQL…)

16. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (như Black Board, Moodle,

web 2.0 hoặc tương tự)

V. Đặc điểm cá nhân được xác định thông qua 15 chỉ báo gồm:

- Các chỉ báo về thái độ của cá nhân với việc ứng dụng CNTT trong

HĐDH gồm:

1. Ứng dụng CNTT trong dạy học chưa thật sự cần thiết

2. CNTT giúp mô phỏng những hiện tượng khó diễn tả một cách dễ

dàng và sinh động hơn

3. Ứng dụng CNTT làm cho người giáo viên vất vả hơn

4. Tôi muốn tham gia tập huấn ứng dụng CNTT trong dạy học

5. CNTT rất cần cho việc nâng cao trình độ chuyên môn

6. CNTT cung cấp nhiều tài nguyên và công cụ cho dạy học

7. CNTT giúp tôi làm việc năng suất hơn.

8. CNTT giúp tôi thu thập thông tin nhanh và chính xác hơn

9. Tôi thích ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học

- Các chỉ báo thông tin cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp gồm:

1. Tuổi

2. Giới tính

3. Chuyên môn (giáo viên dạy môn gì)

Page 108: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 96 -

4. Nơi công tác (thị xã hay không thuộc thị xã)

5. Số năm giảng dạy

6. Số năm sử dụng máy tính.

Page 109: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 97 -

Phụ lục 2. Phiếu khảo sát thăm dò

Page 110: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 98 -

Page 111: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 99 -

Page 112: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 100 -

Page 113: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 101 -

Phụ lục 3. Kết quả kiểm định thang đo với dữ liệu khảo sát thử

1. Thang đo Mức độ ứng dụng CNTT trong HĐDH

Case Processing Summary

N %

Cases Valid 60 100.0

Excludeda 0 .0

Total 60 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the

procedure.

Item Statistics

Mean Std. Deviation N

md1 4.37 .920 60

md2 3.03 1.193 60

md3 4.20 .917 60

md4 2.37 1.221 60

md5 2.57 1.320 60

md6 2.83 1.278 60

md7 2.33 1.174 60

md8 2.93 1.448 60

md9 2.27 1.191 60

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item

Deleted

Scale Variance if Item

Deleted

Corrected Item-Total

Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

md1 22.53 50.524 .167 .871

md2 23.87 40.863 .739 .823

md3 22.70 47.366 .423 .853

md4 24.53 40.999 .707 .826

md5 24.33 42.429 .546 .843

md6 24.07 39.758 .755 .820

md7 24.57 42.453 .635 .834

md8 23.97 40.134 .617 .836

md9 24.63 43.185 .571 .840

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha N of Items

.855 9

Page 114: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 102 -

2. Thang đo các yếu tố tác động đến mức độ ứng dụng CNTT trong

HĐDH

Case Processing Summary

N %

Cases Valid 60 100.0

Excludeda 0 .0

Total 60 100.0

a. Listwise deletion based on all variables in the

procedure.

Item Statistics

Mean Std. Deviation N

kn1 3.07 1.148 60

kn2 4.32 .813 60

kn3 4.05 1.156 60

kn4 4.23 .789 60

kn5 4.17 .763 60

kn6 3.62 1.010 60

kn7 3.42 1.124 60

kn8 3.32 1.127 60

kn9 2.72 1.250 60

kn10 2.70 1.453 60

kn11 1.90 1.189 60

tc1 3.58 1.183 60

tc2 4.05 1.016 60

tc3 2.43 1.489 60

tc4 2.13 1.282 60

tc5 3.42 1.211 60

tc6 4.00 1.008 60

tc7 2.32 1.372 60

tc8 4.45 .891 60

tc9 4.22 1.263 60

tc10 3.92 1.533 60

tc11 2.75 1.643 60

ht1 3.92 1.013 60

ht2 3.25 .914 60

ht3 2.37 1.301 60

ht4 2.83 1.251 60

ht5 2.85 1.147 60

ht6 3.58 .996 60

td1 3.95 .852 60

td2 4.10 .915 60

td3 4.23 .789 60

td4 4.35 .755 60

td5 4.28 .761 60

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha N of Items

.923 33

Page 115: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 103 -

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item

Deleted

Scale Variance if Item

Deleted

Corrected Item-Total

Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

kn1 111.42 383.061 .316 .923

kn2 110.17 386.480 .358 .922

kn3 110.43 367.877 .663 .918

kn4 110.25 382.767 .492 .921

kn5 110.32 381.915 .540 .920

kn6 110.87 373.440 .618 .919

kn7 111.07 378.199 .437 .921

kn8 111.17 373.802 .540 .920

kn9 111.77 367.640 .613 .919

kn10 111.78 366.512 .539 .920

kn11 112.58 377.298 .430 .921

tc1 110.90 373.549 .517 .920

tc2 110.43 375.131 .570 .919

tc3 112.05 363.099 .587 .919

tc4 112.35 363.655 .681 .918

tc5 111.07 373.012 .515 .920

tc6 110.48 376.695 .533 .920

tc7 112.17 364.446 .616 .919

tc8 110.03 383.795 .401 .921

tc9 110.27 377.318 .401 .922

tc10 110.57 377.368 .317 .924

tc11 111.73 363.080 .524 .920

ht1 110.57 374.792 .580 .919

ht2 111.23 377.775 .563 .920

ht3 112.12 369.020 .558 .919

ht4 111.65 370.503 .551 .920

ht5 111.63 372.338 .563 .919

ht6 110.90 380.261 .446 .921

td1 110.53 381.948 .478 .921

td2 110.38 382.274 .433 .921

td3 110.25 387.038 .352 .922

td4 110.13 387.846 .342 .922

td5 110.20 384.468 .454 .921

Page 116: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 104 -

Phụ lục 4. Phiếu khảo sát chính thức

Page 117: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 105 -

Page 118: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 106 -

Page 119: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 107 -

Phụ lục 5. Thống kê mô tả từng biến quan sát

Statistics

N

Mean Std.

Deviation Skewness Std. Error of Skewness Minimum Maximum Valid Missing

md1 258 0 4.11 1.049 -1.217 .152 1 5

md2 258 0 2.90 1.110 .159 .152 1 5

md3 258 0 4.25 .910 -1.177 .152 1 5

md4 258 0 1.99 .869 .804 .152 1 4

md5 258 0 2.64 1.283 .301 .152 1 5

md6 258 0 2.62 1.158 .492 .152 1 5

md7 258 0 2.08 1.228 .709 .152 0 5

md8 258 0 2.71 1.394 .304 .152 1 5

md9 258 0 2.04 1.007 .537 .152 1 4

kn1 258 0 3.13 1.114 .017 .152 1 5

kn2 258 0 4.26 .961 -1.329 .152 1 5

kn3 258 0 4.05 1.083 -1.184 .152 1 5

kn4 258 0 4.19 .783 -.984 .152 1 5

kn5 258 0 4.11 .866 -1.333 .152 1 5

kn6 258 0 3.66 .978 -.754 .152 1 5

kn7 257 1 3.30 1.072 -.304 .152 1 5

kn8 258 0 3.53 .814 .357 .152 2 5

kn9 258 0 2.84 1.079 .048 .152 1 5

kn10 257 1 2.92 1.351 -.119 .152 1 5

kn11 256 2 1.94 1.106 .940 .152 1 5

tc1 258 0 3.10 1.070 -.133 .152 1 5

tc2 258 0 3.88 .994 -.754 .152 1 5

tc3 258 0 2.18 .950 -.116 .152 1 4

tc4 258 0 1.95 .930 .627 .152 1 5

tc5 257 1 3.25 1.215 -.383 .152 1 5

tc6 258 0 3.88 .987 -.914 .152 1 5

tc7 258 0 1.72 .578 .112 .152 1 3

tc8 258 0 3.73 .801 -1.071 .152 1 5

tc9 258 0 4.22 1.134 -1.751 .152 1 5

tc10 258 0 3.45 1.095 -1.118 .152 1 5

tc11 258 0 2.77 1.624 .100 .152 1 5

ht1 258 0 3.74 1.105 -.990 .152 1 5

ht2 258 0 3.24 .787 .127 .152 2 5

ht3 257 1 1.99 .841 .022 .152 1 3

ht4 258 0 2.73 1.175 -.018 .152 1 5

ht5 258 0 2.60 1.140 .124 .152 1 5

ht6 258 0 3.44 .899 -.278 .152 1 5

td1 258 0 4.15 .669 -.184 .152 3 5

td2 258 0 4.21 .792 -.825 .152 2 5

td3 258 0 4.26 .746 -.907 .152 2 5

td4 258 0 4.35 .718 -1.013 .152 2 5

td5 258 0 4.30 .764 -.986 .152 2 5

Page 120: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 108 -

Phụ lục 6. Tần số trả lời theo từng biến quan sát

md1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa bao giờ 8 3.1 3.1 3.1

1-2 lần/học kỳ 17 6.6 6.6 9.7

Hằng tháng 30 11.6 11.6 21.3

Hằng tuần 87 33.7 33.7 55.0

Hằng ngày 116 45.0 45.0 100.0

Total 258 100.0 100.0

md2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa bao giờ 22 8.5 8.5 8.5

1-2 lần/học kỳ 86 33.3 33.3 41.9

Hằng tháng 65 25.2 25.2 67.1

Hằng tuần 65 25.2 25.2 92.2

Hằng ngày 20 7.8 7.8 100.0

Total 258 100.0 100.0

md3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa bao giờ 2 .8 .8 .8

1-2 lần/học kỳ 13 5.0 5.0 5.8

Hằng tháng 31 12.0 12.0 17.8

Hằng tuần 84 32.6 32.6 50.4

Hằng ngày 128 49.6 49.6 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 121: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 109 -

md4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa bao giờ 76 29.5 29.5 29.5

1-2 lần/học kỳ 130 50.4 50.4 79.8

Hằng tháng 30 11.6 11.6 91.5

Hằng tuần 22 8.5 8.5 100.0

Total 258 100.0 100.0

md5

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa bao giờ 63 24.4 24.4 24.4

1-2 lần/học kỳ 57 22.1 22.1 46.5

Hằng tháng 75 29.1 29.1 75.6

Hằng tuần 35 13.6 13.6 89.1

Hằng ngày 28 10.9 10.9 100.0

Total 258 100.0 100.0

md6

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa bao giờ 41 15.9 15.9 15.9

1-2 lần/học kỳ 95 36.8 36.8 52.7

Hằng tháng 65 25.2 25.2 77.9

Hằng tuần 35 13.6 13.6 91.5

Hằng ngày 22 8.5 8.5 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 122: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 110 -

md7

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid 0 6 2.3 2.3 2.3

Chưa bao giờ 103 39.9 39.9 42.2

1-2 lần/học kỳ 65 25.2 25.2 67.4

Hằng tháng 43 16.7 16.7 84.1

Hằng tuần 30 11.6 11.6 95.7

Hằng ngày 11 4.3 4.3 100.0

Total 258 100.0 100.0

md8

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa bao giờ 68 26.4 26.4 26.4

1-2 lần/học kỳ 54 20.9 20.9 47.3

Hằng tháng 63 24.4 24.4 71.7

Hằng tuần 32 12.4 12.4 84.1

Hằng ngày 41 15.9 15.9 100.0

Total 258 100.0 100.0

md9

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa bao giờ 98 38.0 38.0 38.0

1-2 lần/học kỳ 78 30.2 30.2 68.2

Hằng tháng 55 21.3 21.3 89.5

Hằng tuần 27 10.5 10.5 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 123: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 111 -

kn1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa biết 12 4.7 4.7 4.7

Biết ít 81 31.4 31.4 36.0

Chưa thành thạo 55 21.3 21.3 57.4

Thành thạo 82 31.8 31.8 89.1

Rất thành thạo 28 10.9 10.9 100.0

Total 258 100.0 100.0

kn2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa biết 4 1.6 1.6 1.6

Biết ít 14 5.4 5.4 7.0

Chưa thành thạo 28 10.9 10.9 17.8

Thành thạo 78 30.2 30.2 48.1

Rất thành thạo 134 51.9 51.9 100.0

Total 258 100.0 100.0

kn3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa biết 10 3.9 3.9 3.9

Biết ít 18 7.0 7.0 10.9

Chưa thành thạo 30 11.6 11.6 22.5

Thành thạo 90 34.9 34.9 57.4

Rất thành thạo 110 42.6 42.6 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 124: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 112 -

kn4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa biết 2 .8 .8 .8

Biết ít 5 1.9 1.9 2.7

Chưa thành thạo 32 12.4 12.4 15.1

Thành thạo 122 47.3 47.3 62.4

Rất thành thạo 97 37.6 37.6 100.0

Total 258 100.0 100.0

kn5

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa biết 6 2.3 2.3 2.3

Biết ít 7 2.7 2.7 5.0

Chưa thành thạo 27 10.5 10.5 15.5

Thành thạo 131 50.8 50.8 66.3

Rất thành thạo 87 33.7 33.7 100.0

Total 258 100.0 100.0

kn6

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa biết 9 3.5 3.5 3.5

Biết ít 23 8.9 8.9 12.4

Chưa thành thạo 59 22.9 22.9 35.3

Thành thạo 123 47.7 47.7 82.9

Rất thành thạo 44 17.1 17.1 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 125: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 113 -

kn7

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Chưa biết 16 6.2 6.2 6.2

Biết ít 39 15.1 15.2 21.4

Chưa thành thạo 86 33.3 33.5 54.9

Thành thạo 83 32.2 32.3 87.2

Rất thành thạo 33 12.8 12.8 100.0

Total 257 99.6 100.0

Missing System 1 .4

Total 258 100.0

kn8

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Biết ít 16 6.2 6.2 6.2

Chưa thành thạo 126 48.8 48.8 55.0

Thành thạo 79 30.6 30.6 85.7

Rất thành thạo 37 14.3 14.3 100.0

Total 258 100.0 100.0

kn9

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa biết 32 12.4 12.4 12.4

Biết ít 61 23.6 23.6 36.0

Chưa thành thạo 99 38.4 38.4 74.4

Thành thạo 49 19.0 19.0 93.4

Rất thành thạo 17 6.6 6.6 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 126: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 114 -

kn10

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Chưa biết 57 22.1 22.2 22.2

Biết ít 45 17.4 17.5 39.7

Chưa thành thạo 46 17.8 17.9 57.6

Thành thạo 80 31.0 31.1 88.7

Rất thành thạo 29 11.2 11.3 100.0

Total 257 99.6 100.0

Missing System 1 .4

Total 258 100.0

kn11

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Chưa biết 125 48.4 48.8 48.8

Biết ít 52 20.2 20.3 69.1

Chưa thành thạo 56 21.7 21.9 91.0

Thành thạo 15 5.8 5.9 96.9

Rất thành thạo 8 3.1 3.1 100.0

Total 256 99.2 100.0

Missing System 2 .8

Total 258 100.0

tc1

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa có 21 8.1 8.1 8.1

Rất khó tiếp cận 47 18.2 18.2 26.4

Khó tiếp cận 99 38.4 38.4 64.7

Dễ tiếp cận 66 25.6 25.6 90.3

Rất dễ tiếp cận 25 9.7 9.7 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 127: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 115 -

tc2

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa có 5 1.9 1.9 1.9

Rất khó tiếp cận 22 8.5 8.5 10.5

Khó tiếp cận 49 19.0 19.0 29.5

Dễ tiếp cận 106 41.1 41.1 70.5

Rất dễ tiếp cận 76 29.5 29.5 100.0

Total 258 100.0 100.0

tc3

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa có 88 34.1 34.1 34.1

Rất khó tiếp cận 45 17.4 17.4 51.6

Khó tiếp cận 116 45.0 45.0 96.5

Dễ tiếp cận 9 3.5 3.5 100.0

Total 258 100.0 100.0

tc4

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa có 104 40.3 40.3 40.3

Rất khó tiếp cận 73 28.3 28.3 68.6

Khó tiếp cận 75 29.1 29.1 97.7

Dễ tiếp cận 2 .8 .8 98.4

Rất dễ tiếp cận 4 1.6 1.6 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 128: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 116 -

tc5

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Chưa có 30 11.6 11.7 11.7

Rất khó tiếp cận 37 14.3 14.4 26.1

Khó tiếp cận 67 26.0 26.1 52.1

Dễ tiếp cận 85 32.9 33.1 85.2

Rất dễ tiếp cận 38 14.7 14.8 100.0

Total 257 99.6 100.0

Missing System 1 .4

Total 258 100.0

tc6

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa có 7 2.7 2.7 2.7

Rất khó tiếp cận 19 7.4 7.4 10.1

Khó tiếp cận 43 16.7 16.7 26.7

Dễ tiếp cận 117 45.3 45.3 72.1

Rất dễ tiếp cận 72 27.9 27.9 100.0

Total 258 100.0 100.0

tc7

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa có 89 34.5 34.5 34.5

Rất khó tiếp cận 152 58.9 58.9 93.4

Khó tiếp cận 17 6.6 6.6 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 129: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 117 -

tc8

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa có 8 3.1 3.1 3.1

Rất khó tiếp cận 3 1.2 1.2 4.3

Khó tiếp cận 70 27.1 27.1 31.4

Dễ tiếp cận 147 57.0 57.0 88.4

Rất dễ tiếp cận 30 11.6 11.6 100.0

Total 258 100.0 100.0

tc9

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa có 19 7.4 7.4 7.4

Rất khó tiếp cận 5 1.9 1.9 9.3

Khó tiếp cận 14 5.4 5.4 14.7

Dễ tiếp cận 82 31.8 31.8 46.5

Rất dễ tiếp cận 138 53.5 53.5 100.0

Total 258 100.0 100.0

tc10

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa có 31 12.0 12.0 12.0

Rất khó tiếp cận 6 2.3 2.3 14.3

Khó tiếp cận 59 22.9 22.9 37.2

Dễ tiếp cận 139 53.9 53.9 91.1

Rất dễ tiếp cận 23 8.9 8.9 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 130: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 118 -

tc11

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid Chưa có 103 39.9 39.9 39.9

Rất khó tiếp cận 13 5.0 5.0 45.0

Khó tiếp cận 35 13.6 13.6 58.5

Dễ tiếp cận 54 20.9 20.9 79.5

Rất dễ tiếp cận 53 20.5 20.5 100.0

Total 258 100.0 100.0

ht1

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Chưa có 19 7.4 7.4 7.4

Hiếm khi 11 4.3 4.3 11.6

Chưa thường xuyên 52 20.2 20.2 31.8

Thường xuyên 112 43.4 43.4 75.2

Trất hường xuyên 64 24.8 24.8 100.0

Total 258 100.0 100.0

ht2

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Hiếm khi 44 17.1 17.1 17.1

Chưa thường xuyên 120 46.5 46.5 63.6

Thường xuyên 82 31.8 31.8 95.3

Trất hường xuyên 12 4.7 4.7 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 131: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 119 -

ht3

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Chưa có 92 35.7 35.8 35.8

Hiếm khi 76 29.5 29.6 65.4

Chưa thường xuyên 89 34.5 34.6 100.0

Total 257 99.6 100.0

Missing System 1 .4

Total 258 100.0

ht4

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Chưa có 53 20.5 20.5 20.5

Hiếm khi 47 18.2 18.2 38.8

Chưa thường xuyên 89 34.5 34.5 73.3

Thường xuyên 54 20.9 20.9 94.2

Trất hường xuyên 15 5.8 5.8 100.0

Total 258 100.0 100.0

ht5

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Chưa có 55 21.3 21.3 21.3

Hiếm khi 65 25.2 25.2 46.5

Chưa thường xuyên 77 29.8 29.8 76.4

Thường xuyên 51 19.8 19.8 96.1

Trất hường xuyên 10 3.9 3.9 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 132: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 120 -

ht6

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Chưa có 5 1.9 1.9 1.9

Hiếm khi 30 11.6 11.6 13.6

Chưa thường xuyên 96 37.2 37.2 50.8

Thường xuyên 100 38.8 38.8 89.5

Trất hường xuyên 27 10.5 10.5 100.0

Total 258 100.0 100.0

td1

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Phân vân 41 15.9 15.9 15.9

Đồng ý 137 53.1 53.1 69.0

Rất không đồng ý 80 31.0 31.0 100.0

Total 258 100.0 100.0

td2

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Không đồng ý 9 3.5 3.5 3.5

Phân vân 32 12.4 12.4 15.9

Đồng ý 112 43.4 43.4 59.3

Rất không đồng ý 105 40.7 40.7 100.0

Total 258 100.0 100.0

td3

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Không đồng ý 8 3.1 3.1 3.1

Phân vân 23 8.9 8.9 12.0

Đồng ý 122 47.3 47.3 59.3

Rất không đồng ý 105 40.7 40.7 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 133: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 121 -

td4

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Không đồng ý 6 2.3 2.3 2.3

Phân vân 19 7.4 7.4 9.7

Đồng ý 112 43.4 43.4 53.1

Rất không đồng ý 121 46.9 46.9 100.0

Total 258 100.0 100.0

td5

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Không đồng ý 8 3.1 3.1 3.1

Phân vân 24 9.3 9.3 12.4

Đồng ý 109 42.2 42.2 54.7

Rất không đồng ý 117 45.3 45.3 100.0

Total 258 100.0 100.0

Page 134: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 122 -

Phụ lục 7. Thống kê so sánh các khía cạnh đặc điểm cá nhân

1. So sánh mức độ ứng dụng CNTT theo khía cạnh “thâm niên công tác”

Descriptives

Mức độ Ứng dụng CNTT

N Mean Std.

Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum

Maximum

Lower Bound

Upper Bound

1-5 năm 68 2.2290 .67691 .08209 2.0651 2.3928 1.00 4.29

6-10 năm 130 2.5055 .84415 .07404 2.3590 2.6520 1.00 4.71

11-15 năm 45 2.6222 .78551 .11710 2.3862 2.8582 1.14 4.71

16-20 năm 9 2.5238 .98974 .32991 1.7630 3.2846 1.14 4.00

Trên 20 năm 6 1.3571 .43095 .17593 .9049 1.8094 1.00 2.14

Total 258 2.4269 .81492 .05073 2.3270 2.5268 1.00 4.71

Test of Homogeneity of Variances

Mức độ Ứng dụng CNTT

Levene Statistic df1 df2 Sig.

2.477 4 253 .045

Page 135: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 123 -

Multiple Comparisons

Mức độ Ứng dụng CNTT

Bonferroni

(I) Thâm niên (J) Thâm niên Mean

Difference (I-J) Std. Error Sig.

95% Confidence Interval

Lower Bound Upper Bound

d

i

m

e

n

s

i

o

n

2

1-5 năm

3

6-10 năm -.27650 .11847 .204 -.6120 .0590

11-15 năm -.39323 .15212 .103 -.8240 .0376

16-20 năm -.29482 .28079 1.000 -1.0900 .5003

Trên 20 năm .87185 .33713 .103 -.0828 1.8265

6-10 năm

n

3

1-5 năm .27650 .11847 .204 -.0590 .6120

11-15 năm -.11673 .13691 1.000 -.5045 .2710

16-20 năm -.01832 .27285 1.000 -.7910 .7544

Trên 20 năm 1.14835* .33054 .006 .2123 2.0844

11-15 năm

n

3

1-5 năm .39323 .15212 .103 -.0376 .8240

6-10 năm .11673 .13691 1.000 -.2710 .5045

16-20 năm .09841 .28905 1.000 -.7201 .9170

Trên 20 năm 1.26508* .34404 .003 .2908 2.2394

16-20 năm

d

3

1-5 năm .29482 .28079 1.000 -.5003 1.0900

6-10 năm .01832 .27285 1.000 -.7544 .7910

11-15 năm -.09841 .28905 1.000 -.9170 .7201

Trên 20 năm 1.16667 .41721 .056 -.0148 2.3482

Trên 20 năm e

n

s

3

1-5 năm -.87185 .33713 .103 -1.8265 .0828

6-10 năm -1.14835* .33054 .006 -2.0844 -.2123

11-15 năm -1.26508* .34404 .003 -2.2394 -.2908

16-20 năm -1.16667 .41721 .056 -2.3482 .0148

*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

Page 136: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 124 -

2. So sánh sự khác biệt về mức độ ứng dụng CNTT ở khía cạnh “độ tuổi”

Descriptives

Mức độ Ứng dụng CNTT

N Mean

Std. Deviation

Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximu

m Lower Bound Upper Bound

20-29 64 2.3125 .74552 .09319 2.1263 2.4987 1.14 4.71

30-39 166 2.5189 .79862 .06199 2.3965 2.6413 1.00 4.71

40-49 15 2.1333 .74908 .19341 1.7185 2.5482 1.14 3.43

50-59 13 2.1538 1.22677 .34025 1.4125 2.8952 1.00 4.00

Total 258 2.4269 .81492 .05073 2.3270 2.5268 1.00 4.71

Test of Homogeneity of Variances

Mức độ Ứng dụng CNTT

Levene Statistic df1 df2 Sig.

4.097 3 254 .007

Multiple Comparisons

Mức độ Ứng dụng CNTT

Bonferroni

(I) Tuổi (J) Tuổi Mean Difference

(I-J) Std. Error Sig.

95% Confidence Interval

Lower Bound Upper Bound

d

i

m

e

n

s

i

o

n

2

20-29

3

30-39 -.20643 .11901 .504 -.5229 .1100

40-49 .17917 .23202 1.000 -.4378 .7961

50-59 .15865 .24606 1.000 -.4956 .8129

30-39

di

m3

20-29 .20643 .11901 .504 -.1100 .5229

40-49 .38560 .21807 .469 -.1943 .9655

50-59 .36509 .23295 .710 -.2543 .9845

40-49

di

me

20-29 -.17917 .23202 1.000 -.7961 .4378

30-39 -.38560 .21807 .469 -.9655 .1943

50-59 -.02051 .30649 1.000 -.8355 .7945

50-59

di

me

20-29 -.15865 .24606 1.000 -.8129 .4956

30-39 -.36509 .23295 .710 -.9845 .2543

40-49 .02051 .30649 1.000 -.7945 .8355

Page 137: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 125 -

3. So sánh khác biệt về mức độ ứng dụng CNTT ở khía cạnh “Số năm sử

dụng máy tính”

Descriptives

Mức độ Ứng dụng CNTT

N Mean

Std.

Deviation

Std.

Error

95% Confidence Interval for

Mean

Minimu

m

Maximu

m

Lower

Bound

Upper

Bound

1-5 năm 89 2.1637 .70202 .07441 2.0158 2.3116 1.00 4.00

6-10 năm 127 2.4983 .78923 .07003 2.3597 2.6369 1.00 4.71

11-15

năm

42 2.7687 .95125 .14678 2.4723 3.0651 1.00 4.71

Total 258 2.4269 .81492 .05073 2.3270 2.5268 1.00 4.71

Test of Homogeneity of Variances

Mức độ Ứng dụng CNTT

Levene Statistic df1 df2 Sig.

2.705 2 255 .069

Multiple Comparisons

Mức độ Ứng dụng CNTT

Bonferroni

(I) Năm SDMT (J) Năm SDMT Mean

Difference (I-J) Std. Error Sig.

95% Confidence Interval

Lower Bound Upper Bound

dimension2

1-5 năm

dimension3

6-10 năm -.33459* .10914 .007 -.5976 -.0716

11-15 năm -.60498* .14780 .000 -.9612 -.2488

6-10 năm

dimension3

1-5 năm .33459* .10914 .007 .0716 .5976

11-15 năm -.27039 .14053 .166 -.6091 .0683

11-15 năm

dimension3

1-5 năm .60498* .14780 .000 .2488 .9612

6-10 năm .27039 .14053 .166 -.0683 .6091

*. The mean difference is significant at the 0.05 level.

Page 138: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 126 -

4. So sánh khác biệt về mức độ ứng dụng CNTT ở khía cạnh “giới tính”

Group Statistics

Giới tính N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Mức độ Ứng dụng CNTT

dimension1

Nam 130 2.4429 .82878 .07269

Nữ 128 2.4107 .80354 .07102

Independent Samples Test

Mức độ Ứng dụng CNTT

Equal

variances

assumed

Equal

variances not

assumed

Levene's Test for Equality

of Variances

F .397

Sig. .529

t-test for Equality of

Means

t .316 .316

df 256 255.940

Sig. (2-tailed) .752 .752

Mean Difference .03214 .03214

Std. Error Difference .10165 .10163

95% Confidence Interval

of the Difference

Lower -.16804 -.16799

Upper .23232 .23227

Page 139: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 127 -

Phụ lục 8. Thư ngỏ xin khảo sát giáo viên

Page 140: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học

- 128 -

Phụ lục 9. Thư cảm ơn các trường THPT