mỤc lỤc trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/documents/hƯỚng dẪn giẢ… ·  ·...

127
1 MỤC LỤC Trang Mục lục 2 Phần thứ nhất: Hướng dẫn giảng dạy Văn học địa phương Đồng Nai 4 Chương I: Văn học dân gian 4 Sự tích thác Trị An 4 Chàng út Nàng Sen 7 Trận Mãng xà 10 Giới thiệu tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng Nai 13 Tục ngữ về đời sống sản xuất và sinh hoạt xã hội ở Đồng Nai 15 Ca dao về thiên nhiên xứ sở ở Đồng Nai 18 Ca dao về sinh hoạt xã hội ở Đồng Nai 23 Bài ca dao “Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai” 17 Văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai 28 Chương II: Văn học viết 31 Một cuộc đua thuyền trên sông Đồng Nai 31 Chu Thổ Sừ vân 34 Tân Triều đãi độ 36 Văn tế vợ 38 Bà bán cau 40 Nhớ Bắc 44 Kòn Trô 47 Mưa thu nhớ tằm 48 Giữ lấy màu xanh 49 Phần thứ hai: Hướng dẫn giảng dạy Lịch sử địa phương Đồng Nai 50 Giới thiệu về tỉnh Đồng Nai 50 Cư dân cổ Đồng Nai 51 Làng đá Bửu Long 52 Vùng đất Đồng Nai 53 Nghề gốm ở Đồng Nai 53 Cuộc khẩn hoang của người Việt 54

Upload: vuongtu

Post on 11-Mar-2018

256 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

1

MỤC LỤCTrang

Mục lục 2Phần thứ nhất: Hướng dẫn giảng dạy Văn học địa phương Đồng Nai 4Chương I: Văn học dân gian 4Sự tích thác Trị An 4Chàng út Nàng Sen 7Trận Mãng xà 10Giới thiệu tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng Nai 13Tục ngữ về đời sống sản xuất và sinh hoạt xã hội ở Đồng Nai 15Ca dao về thiên nhiên xứ sở ở Đồng Nai 18Ca dao về sinh hoạt xã hội ở Đồng Nai 23Bài ca dao “Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai” 17Văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai 28Chương II: Văn học viết 31Một cuộc đua thuyền trên sông Đồng Nai 31Chu Thổ Sừ vân 34Tân Triều đãi độ 36Văn tế vợ 38Bà bán cau 40Nhớ Bắc 44Kòn Trô 47Mưa thu nhớ tằm 48Giữ lấy màu xanh 49

Phần thứ hai: Hướng dẫn giảng dạy Lịch sử địa phương Đồng Nai 50Giới thiệu về tỉnh Đồng Nai 50Cư dân cổ Đồng Nai 51Làng đá Bửu Long 52Vùng đất Đồng Nai 53Nghề gốm ở Đồng Nai 53Cuộc khẩn hoang của người Việt 54

Page 2: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

2

Sự ra đời của thương cảng Cù lao Phố 55Đời sống văn hóa nghệ thuật 57Đồng Nai trong kháng chiến chống Pháp 58Cuộc kháng chiến chống Mỹ 61Thành tựu phát triển KTXH từ 30/4/1975 đến 2005 66Di tích lịch sử Đồng Nai 68Di tích kiến trúc nghệ thuật 68Danh nhân Đồng Nai 70Anh hùng đất Đồng Nai 70Chiến thắng Xuân Lộc 71Đồng Nai trước công nguyên 72Đồng Nai thiên niên kỷ đầu công nguyên 72Phần thứ ba: Hướng dẫng giảng dạy Địa lý địa phương Đồng Nai 74Địa lý tự nhiên Đồng Nai 76Địa lý dân cư Đồng Nai 78Địa lý kinh tế Đồng Nai 80

Phần thứ tư: Hướng dẫn giảng dạy môn Đạo đức 84Phần thứ năm: Hướng dẫn giảng dạy môn Âm nhạc 114Một số ca khúc hay về Đồng Nai 119Về Đồng Nai, nhạc và lời Xuân Hồng. 120Tình đất đỏ miền Đông, nhạc và lời Trần Long Ẩn 122Biên Hòa bờ bến yêu thương, nhạc và lời Thy Đường 123Ngọt lòng cây trái Đồng Nai, nhạc và lời Vũ Đan Huyền 124Trị An âm vang mùa xuân, nhạc và lời Tôn Thất Lập 126Đồng Nai mùa sầu riêng, nhạc Trần Viết Bính, lời Thanh Dạ 128Dòng sông Đồng Nai, nhạc Trương Quang Lục, lời Xuân Sách 130Cồng vang đêm chiến khu Đ, nhạc và lời Kh ánh Hòa. 131Về Đồng Nai quê em, nhạc và lời Nguyễn Thái Hải. 133Về Đồng Nai, nhạc và lời Xuân Hồng 134

Page 3: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

3

Phần thứ nhất:HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY

VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI--------------------------------

I. VĂN HỌC DÂN GIAN

Lớp 6, tiết 70,71:

Chọn 1 trong 2 bài “Sự tích thác Trị An” hoặc “Chàng Út, nàng Sen”

SỰ TÍCH THÁC TRỊ ANI. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Sự tích Thác Trị An; vẻ đẹp của hai

nhân vật Sora Đina và Điểu Du. Kể lại được truy ện này.- Bước đầu nắm được một số đặc điểm truyện cổ tích thế sự.

Ii. Những điều cần lưu ý:1. Một số đặc điểm của truyện cổ tích thế sự:+ Nội dung: phản ánh những xung đột trong quan hệ gia đình và xã hội thời kỳ

xã hội có giai cấp.+ Nhân vật: diễn biến số phận của nhân vật về cơ bản tương ứng với diễn biến

của cuộc sống hiện thực; kết thúc số phận của nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tíchthế sự thường không đẹp đẽ, có hậu như trong truyện cổ tích thần kỳ.

+ Yếu tố thần kỳ: truyện cổ tích thế sự có rất ít hoặc thường là không có yếu tốthần kỳ; và yếu tố thần kỳ chỉ có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một sự kiện hiệnthực.

2. Truyện Sự tích Thác Trị An có cách vào chuyện giống với các chuyện cổ dângian khác, bắt đầu bằng một ý niệm mang tính phiếm chỉ về thời gian “Ngày xửa, ngàyxưa…”. Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt Nam vàtruyện cổ các dân tộc vùng Đông Nam Á.

3. Trong cách giải thích sự hình thành Thác Trị An, yếu tố thần kì ít xuất hiệntrong câu chuyện; kết thúc truyện không có hậu, thậm chí là bi kịch. Điều này phù hợpvới đặc trưng thể loại truyện cổ tích thế sự. Có thể nói, đằng sau cách hình dung đó ẩnchứa khát vọng đẹp đẽ của nhân dân ta muốn được khám phá các hiện tượng tự nhiênvà đời sống. Đồng thời còn thể hiện khát vọng về tình yêu, lòng nhân ái của con người.

4. Phát xuất của tên gọi Trị An do nói trại từ chữ Tri Ân để hiểu và cảm nhậnđược trí tưởng tượng phong phú của người bình dân Đồng Nai.

Page 4: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

4

III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:1. Giới thiệu bài:Đồng Nai là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm.

Trong quá trình “khai sơn phá thạch” trên vùng đất mới ở phía Nam, người Đồng Naiđã nhận ra có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, để lại dấu ấn với nhiều tên gọi quenthuộc như thác Trị An, Hang Bạch Hổ (Định Quán)…

Bằng trí tưởng tượng phong phú, để ca ngợi tình yêu, đấu tranh chống lại cái ác,cái xấu, truyện Sự tích thác Trị An ra đời không những nhằm giải thích một cái tên gọicủa hiện tượng tự nhiên mà còn hướng con người thực hiện khát vọng sống cao đẹp.

2. Gợi ý tiến trình tổ chức các hoạt động.Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi

mình công tác để triển khai tiết dạy.1. Giáo viên nêu nét chung về truyện .2. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.3. Cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về các vấn đề kiến thức được đặt ra ở tài

liệu dành cho học sinh.4. Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản nhất.

*Hoạt động 1: Đọc và tóm tắt truyện1. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản, có thể đọc phân vai. Chú ý học sinh thể hiện

tính cách nhân vật qua lời nói, hành động.2. Tóm tắt cốt truyện:- Xưa ở vùng Đồng Nai có một bộ tộc du mục Châu Mạ sống bằng nghề san bắt.

Sora Đina là con trai tù trưởng Sodin là một tay thiện xạ.- Thượng nguồn Đồng Nai có nàng Điểu Du, con gái tù trưởng Điểu Lôi. Điểu

Lôi là người Châu Ro, nổi tiếng về tài phóng lao.- Đôi trai tài gái sắc Sora Đina và Điểu Du gặp nhau sau một lần diệt cá sấu v à

đem lòng yêu nhau. Họ tiến tới hôn nhân khi được hai bên gia tộc chấp nhận.- Vì không được Điểu Du chấp thuận, thầy mo Sang Mô ra sức phá hoại cuộc hôn

nhân của hai người. Hắn đội lốt hổ quyết chiến với Sora Đina, thách đấu với chàng rồithua cuộc, vu oan Điểu Du sinh ra ma quỷ, giết chết Điểu Lôi bằng cách đánh lén, giếthại vợ chồng Sora Đina và Điểu Du, tiêu diệt con trai của họ.

- Sora Đin ứng cứu con nhưng không kịp, chỉ cứu được cháu nội từ tay SangMy -em gái Sang Mô.Sora Đina thổi tù và, dân làng đến cứu, bắt được Sang Mô. Vì tri ânSang My và không muốn để lại oán thù, Sori Đin tha chết cho Sang Mô. Dòng thác nơixảy ra sự kiện này có tên là Tri Ân, đọc trại thành Trị An ngày nay.

* Hoạt động 2: Tìm hiể u nội dung, hình thức của truyện1. Về hai nhân vật Sora Đina và Điểu Du:a. Những chi tiết thể hiện tài năng của Sora Đina và Điểu Du:

Sora Đina: Dễ dàng hạ hai con hổ; hạ được cá sấu hung dữ; đánh ngã “thần hổ ” làSang Mô đội lốt; bắn tên xuyên qua chiếc lá từ tay S ang Mô qua lời thách đố của hắn...

Page 5: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

5

Điểu Du: Nuôi chí nối nghiệp cha; trừ được voi dữ ở vùng Đạt Bo; diệt được cá sấu…Giáo viên hướng dẫn học sinh bám sát văn bản để tìm chi tiết nghệ thuật hay, từ đó rútra ý nghĩa ca ngợi tài năng của hai nhân vật.

b. Sora Đina và Điểu Du yêu nhau vì :- Họ cảm mến tái năng của nhau:“Tài thiện xạ của Sora Đina gây được sự cảm

mến trong lòng Điểu Du. Và Sora Đina cũng muốn được gặp mặt người con gái nổitiếng về tài phóng lao ở miền thượng lưu con sông. ”

- Họ cùng nhau vượt qua nguy hiểm, hiểu nhau, thô ng cảm và yêu nhau: “haimũi lao từ tay Điểu Du phóng nhanh về phía con cá sấu…Trong cơn nguy hiểm, maysao thuyền của Sora Đina vừa kịp xuất hiện. Nhanh như chớp, chàng bắn liền hai pháttên. Cá sấu trúng tên chạy được một đoạn thì chìm nghỉm. ”

Từ đó, giáo viên hướng học sinh rút ra nhận xét về tình yêu giữa Sora Đina vàĐiểu Du: đó là tình yêu đẹp, lí tưởng, hoàn toàn tự do, tự nguyện, rất đáng khâm phục và trân trọng.

1. Về nhân vật thầy mo Sang Mô :- Hắn nhẫn tâm phá hoại mối tình đẹp giữa Sora Đina và Điểu Du: đội lốt thần hổ

cản trở đôi lứa gặp nhau; cố tình thách đấu với Sora Đina hòng bắt chàng phải từ bỏĐiểu Du..

- Hắn là kẻ nham hiểm, thù độc : Giết cha Điểu Du bằng một mũi tên bắn lén; đặtđiều tung tin: “Điểu Du sinh ra ma quỷ rồi sẽ có nạn mất mùa đói kém”; kích độngphản loạn: “cùng mười tên phản loạn đốt nhà Điểu Du” ; gây ra cái chết thương tâmcho vợ chồng Sora Đina và Điểu Du; đồng thời tìm giết con trai của họ.

- Hắn coi rẻ tình thân qua hành động đốt cháy rừng hòng ngăn cản em gái mình làSang My cứu con trai của Sora Đina và Điểu Du.

Từ những chi tiết trên, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận về nhân vậtthầy mo Sang Mô : Hắn đại diện cho cái ác, cái xấu, đáng bị nhân dân trừng phạt, tiêudiệt. Thế nhưng câu chuyện lại chuyển sang một hướng giải quyết mới, bất ngờ, nhânvăn cao cả. Đó là hành động tốt đẹp và cái chết của Sang My cũng như việc tha thứSang Mô của Sora Đin.

1. Về phần kết thúc câu chuyện: a. Suy nghĩ về hành động Sang My cứu con của Sora Đina - Điểu Du và cái

chết của nàng : đó là hành động xuất phát từ tấm lòng nhân hậu của người con gái, thểhiện sự phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt, đấu tranh không khoan nhượng trước cái ác,cái xấu dù người đó là anh ruột của nàng. Cái chết của nàng là sự hy sinh cao cả, làmxúc động lòng người.

b. Sora Đin tha chết cho kẻ giết con mình chứng tỏ ông là người hiểu biết, trọngnhân nghĩa với Sang My; không muốn thù oán chồng chất. Đó là nghĩa cử cao đẹp,khiến cho kẻ thù phải khâm phục, tạ lỗi : “Sang Mô dập đầu lạy tạ Sora Đin rồi ômxác Sang My bước xuống xuồng, nước mắt rơi lã chã.”

Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra ý nghĩa của truyện về nội dung và nghệthuật kể chuyện.

Page 6: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

6

*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập.- Cho học sinh kể tóm tắt lại cốt truyện.- Hướng dẫn học sinh về nhà sưu tầm thêm một số truyện cổ tích về thác Trị An.Gợi ý :

Thác Trị An gắn liền nhiều chuyện tích dân gian thật thú vị. Ở đó, có chàngdũng sĩ diệt thú dữ cứu dân làng, gắn với một người mở đất vùng lam sơn chướng khí,chuyện tình của đôi trai gái khác sắc tộc yêu nhau... Có lẽ, cảm động nhất là chuyện vềtình yêu giữa cô gái ở thượng nguồn với chàng trai miệt hạ nguồn đầy thi vị sau nhữngtrắc trở của những luật tục ràng buộc. Chuyện kể: "... Ngược dòng Đồng Nai, chàngtrai miệt hạ đã lạc vào lãnh thổ của người sơn cước thượng nguồn. Chàng trai bị bắtnhưng nhờ dũng cảm và tài năng của mình đã được dân làng cho sinh sống, trú ngụ.Tại đây, tình cảm của chàng trai và con gái của vị già làng nẩy nở. Nhớ quê, chàng tìmcách đi về khi băng qua cây cầu độc đạo và đã phải ngã xuống bởi những loạt cung tênđịnh mệnh của xứ sở người yêu. Trước tình cảnh đó, cô gái của dân làng sơn cước đãtrầm mình dưới dòng nước dữ, hóa thân thành tượng đá ngày đêm khóc cho tình yêumãnh liệt...". Nước mắt của sơn nữ như con nước ngày đêm réo rắt giữa đại ngàn.Chàng trai và cô gái đã chết nhưng tình yêu của họ bất tử. Đây là một trong nhữngchuyện tích mang mô típ huyền thoại đẹp đẽ của tình yêu. Và ở đây cũng mang dấu ấncho chuyện của một thời mở cõi với những cộng đồng tộc người khai khẩn vùng đấtnày.

---------------------

CHÀNG ÚT NÀNG SEN

I. Mục tiêu bài học:- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chàng Út nàng Sen; Kể

lại được truyện này; Hiểu biết thêm về loại truyện cổ tích thế sự.- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thương, quý mến những con người tài năng,

đức độ; ý thức phấn đấu đem hết sức mình ra phục vụ đất nước, góp phần làm cho quêhương ngày càng giàu đẹp hơn; phải làm sao cho đồ gốm Đồng Nai ngày càng có giátrị hơn, không chỉ là sản phẩm quý trong nước mà cả trên thế giới.II. Những điều cần lưu ý:

1. Một số đặc điểm của truyện cổ tích thế sự:+ Nội dung: phản ánh những xung đột trong quan hệ gia đình và xã hội thời kỳ

xã hội có giai cấp.+ Nhân vật: diễn biến số phận của nhân vật về cơ bản tương ứng với diễn biến

của cuộc sống hiện thực; kết thúc số phận của nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tíchthế sự thường không đẹp đẽ, có hậu như trong truyện cổ tích thần kỳ.

+ Yếu tố thần kỳ: truyện cổ tích thế sự có rất ít hoặc thường là không có yếu tốthần kỳ; và yếu tố thần kỳ chỉ có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một sự kiện hiệnthực.

Page 7: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

7

2. Truyện Chàng Út nàng Sen được dân gian lưu truyển lâu nay ở tỉnh nhà. Nhàsư tầm Huỳnh Tới đã ghi chép được theo lời kể của các vị lớn tuổi, biên soạn lại vàgiới thiệu trên báo Đồng Nai năm 1982.

3.Chàng Út nàng Sen là một truyện cổ tích thế sự. Truyện ca ngợi những conngười lao động có tài năng, đức tính cao quý, đồng thời giải thích vì sao ven sôngĐồng Nai lại có thứ đất làm đồ gốm nổi tiếng.

Cần giảng dạy truyện theo đặc trưng của truyện cổ tích thế sự.III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:

Gợi ý tiến trình tổ chức các hoạt động:Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi

mình công tác để triển khai tiết dạy.1. Giáo viên nêu nét chung về truyện .2. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.3. Cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về các vấn đề kiến thức được đặt ra ở tài

liệu dành cho học sinh.4. Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản nhất.*Hoạt động 1: đọc và tóm tắt truyện1. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm văn bản. Cách đọc:- Từ đầu đến “vùng gốm ven sông Đồng Nai”: đọc theo giọng kể chuyện, chậm

rãi.- Tiếp theo đến “đem đi bán khắp nơi”: đọc nhanh hơn, giọng pha chút vui tươi,

tinh nghịch.- Tiếp theo đến “khấm khá và hạnh phúc” : đọc theo giọng kể chuyện, chậm.- Tiếp theo đến “ném xác xuống sông”: đọc chậm, nhấn giọng ở một số từ ngữ:

binh đao nổi lên, tàn phá, cướp bóc, dụ dỗ, cưỡng hiếp, ném xác xuống sông…- Đoạn còn lại : đọc chậm hẳn, trầm giọng, thể hiện niềm xót xa, thương cảm;

đặc biệt chú ý đoạn “Dòng sông quê hương… quánh vào nhau không rời”.2. Gọi 1 hoặc 2 HS kể truyện.*Hoạt động 2: tìm hiểu bố cục truyệnBố cục: 3 đoạn- Đoạn 1: Từ đầu đến “đem đi bán khắp nơi” : Hai người thợ khéo tay làm nên

những sản phẩm được mọi người ưa thích.- Đoạn 2: Tiếp theo đến “khấm khá và hạnh phúc” : Hai người thợ khéo trở

thành cặp vợ chồng hạnh phúc.- Đoạn 3: Phần còn lại: Hai vợ chồng tài ba, chung thủy, chết cũng không rời

nhau.*Hoạt động 3: tìm hiểu nội dung, hình thức của truyện1. Phân tích:a. Đoạn 1: Hai người thợ khéo tay làm nên những sản phẩm được mọi người ưa

thích.

Page 8: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

8

Những đồ gốm đẹp được mọi người yêu thích là nhờ hình dáng, nhờ nhữnghình vẽ trang trí trên đó gọi là họa tiết. Cũng là một loại sản phẩm nhưng có cái hìnhdáng thô kệch, họa tiết vụng về, ngược lại có cái hình dáng thanh nhã, họa tiết gợicảm. Nhìn bộ đồ trà v ới những nét vẽ tài hoa, ta liên tưởng tới phong cảnh làng quê:dãy núi mờ xa, con sông dài uốn lượn, con đò cắm sào trên bến… ký ức gợi cho ta mộtthời thơ ấu trên đất nước thanh bình. Nhưng để tạo được những sản phẩm như vậy,phải có những người thợ tài hoa, có tâm hồn. Chàng Út, “được cha truyền nghề thợxoay”, nàng Sen “kế nghiệp mẹ làm nghề chấm men”. Các chi tiết ấy nói lên vì saochàng Út và nàng Sen là những người thợ khéo tay. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnhgia đình như thế, được cha mẹ chỉ bảo tỉ mỉ, đó là những yếu tố tạo nên tài năng, tâmhồn họ, giúp họ sớm trở thành những nghệ nhân nổi tiếng trong vùng gốm ven sôngĐồng Nai.

Chàng Út làm nghề thợ xoay. Chàng có thói quen in dấu ngón tay út vào sảnphẩm của mình. Tại sao là ngón tay út mà không là ngón giữa hay ngón trỏ? Trước cáibàn xoay, người thợ nặn hình bằng hai bàn tay, các ngón tay đều hoạt động, tạo dángcho sản phẩm. Có thể sau khi hoàn thành, chàng Út đặt bàn tay lên sản phẩm củamình, và một ý tinh nghịch xảy đến, chàng nhấn mạnh ngón út lên đó. Thấy hay hay,chàng cứ thế in dấu ngón út của mình vào mọi sản phẩm.

Từ dấu ngón út dễ thương ấy mọi người gọi chàng là Út.Nàng Sen làm thợ chấm men. Người thợ chấm men trang trí sản phẩm bằng đủ

thứ họa tiết. Nhưng bao giờ nàng cũng k èm theo dấu ngón tay út của ai đó một búpsen. Búp sen màu men xanh xinh đẹp. Từ hình ảnh ấy nàng được gọi tên là nàng Sen.Búp sen là một hình ảnh gần gũi, mang vẻ đẹp thanh cao : “Gần bùn mà chẳng hôitanh mùi bùn”. Nó tiêu biểu cho tâm hồn người làm đồ gốm.Dấu ngón út và hình búpsen xanh trở thành hình ảnh tiêu biểu cho hai người thợ tài hoa. Hai hình đó gắn vớinhau làm thành nhãn hiệu đặc biệt, tạo nên giá trị sản phẩm, được mọi người yêuthích.

b. Đoạn 2: Hai người thợ khéo trở thành cặp vợ chồng hạn h phúc.Trong lao động, con người dễ gần gũi, hiểu biết nhau. Chàng Út và nàng Sen lại

đang tuổi tình yêu chớm nở. Nhưng hai hình ảnh ngẫu nhiên mà thành nhãn hiệu kiamới là đầu mối đẹp đẽ của tình duyên. Kẻ làng trên, người xóm dưới, nhưng dấu ấntrên gốm đã ghép họ gần nhau, gần lao động, gần tài ba, kết chặt thành một tác phẩmduy nhất. Họ trở nên vợ chồng. Tình yêu chân chính càng giúp cho họ thêm yêu đời,càng say sưa sáng tạo. Đồ gốm của họ “ngày càng đẹp, càng độc đáo” từ đó. Và họ đãsống những ngày yêu đương hạnh phúc. Đó là tự nhiên, đó là lẽ phải.

c. Đoạn 3: Hai vợ chồng tài ba, chung thủy, chết cũng không rời nhau.Nhưng cuộc đời đâu như người mong ước. Chiến tranh cướp nước ập đến. Tất

cả tan tành. Trước thử thách, chàng Út và nàng Sen tỏ ra l à những con người có phẩmchất cao quý: bất khuất, thủy chung. Cả hai người đều chịu số phận bi thảm. Nàng Senbị giết, “bị ném xác xuống sông”. Chàng Út cũng bị “giặc bắn tên giết chàng giữdòng”. Truyện rất tiết kiệm lời nhưng đủ nói lên tội ác của kẻ th ù, sự khủng khiếp củachiến tranh, nỗi bất hạnh của người dân lương thiện. Đó là hiện thực. Nhưng “dòngsông quê hương thương đôi vợ chồng tài ba, chung thủy, dìu hai cái xác lại gần nhau,

Page 9: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

9

cùng trôi bên nhau” dù họ chết ở hai thời điểm, hai địa điểm khác nhau. Sao lại có sựlạ kỳ như vậy ? Đó là ước vọng của cha ông ta. Những con người tài hoa, chung thủynhư chàng Út, nàng Sen phải được hưởng hạnh phúc, dù là ít ỏi. Tấm lòng nhân áimênh mông của ông cha ta không thể để yên cho cái ác thắng cái thiện. Sống khôngđược gần nhau thì chết phải ở bên nhau. Nhưng cảnh hai cái xác của cặp nam thanh nữtú, tài ba trôi lập lờ bên nhau thì vẫn chua xót quá, ảm đạm quá. Bởi vậy, truyện tiếptục phát triển sang một chiều hướng mới.“Máu họ tuôn ra không ngớt, hòa với ánhchiều rực rỡ, nhuộm đỏ cả dòng sông hàng mấy dặm”. Trên dòng sông đỏ máu, dướiánh chiều rực rỡ, chàng Út và nàng Sen trôi bên nhau. Cảnh không còn ảm đạm, lạnhlẽo nữa mà trở nên ấm áp, đẹp vẻ đẹp kỳ ảo. Dường như họ không chết mà họ đangnghỉ ngơi, thả mình thung dung trên dòng sông Đồng Nai, dưới ánh nắng hồng rực rỡ.Chi tiết cuối truyện mới thật kỳ ảo, nói lên ý nghĩa sâu sắc của truyện. Máu họ “thấmsâu vào đất hai ven bờ. Đất hóa đỏ thẫm, mịn và dẻo như quánh vào nhau không rời”.Chàng Út và nàng Sen không chết. Họ chỉ hóa thân, đổi dạng. Máu họ thấm vào đấtven bờ sông Đồng Nai, cung cấp cho nhân dân thứ “đất làm đồ gốm nổi tiếng cho đếnbây giờ”.

Cô Tấm bị giết thì biến thành con chim vàng anh, gần gũi, chăm sóc nhà vua.Còn chàng Út và nàng Sen bị giết thì hóa thành thứ đất quý, có ích muôn đời cho nhândân. Những con người tài ba, đức độ sẽ sống mãi trong lòng nhân dân. Đó là ước vọngmuôn đời của cha ông ta.

2. Tổng kết:- Chàng Út nàng Sen là một truyện cổ tích thế sự nhằm giải thích vì sao nhiều

làng ven sông Đồng Nai lại có thứ đất làm đồ gốm nổi tiếng. với tâm hồn phong phú,sức tưởng tượng bay bổng, cha ông ta đã sáng tác một câu chuyện tình : tình thật đẹpnhưng kết thúc bi đát. Phải chăng đó là hiện thực thực cuộc sống ? Trong xã hội ngàyxưa, người tốt thường gặp thiệt thòi. Nhưng vốn giàu lòng nhân ái, có sức sống mãnhliệt, tinh thần đấu tranh không mệt mỏi nên cha ông ta không để cho cái ác thắng. Cáithiện phải thắng, phải tồn tại mãi mãi. Bởi vậ y truyện Chàng Út nàng Sen không dừnglại là một lời giải thích về đất gốm mà cón mang đậm đà ý nghĩa về cuộc sống.

- Truyện vừa thuật chuyện vừa tả tình, vừa là thựa vừa là ảo. Nhiều chi tiết gợicảm. Các chi tiết ở đoạn cuối thật diệu kỳ. Kết cấu giản dị nhưng chặt chẽ, ý nghĩaphát triển ngày càng cao càng sâu. Chàng Út nàng Sen là một truyện cổ tích ngắn, rấtngắn (chưa đầy 500 chữ) nhưng hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc.

*Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập.- Cho HS viết tóm tắt truyện thành một đoạn văn 7, 8 dòng và kể trước lớp.- Về nhà, HS sưu tầm một truyện dân gian có nội dung kể về các sản vật, làng

nghề ở Đồng Nai.---------------------------

Page 10: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

10

Lớp 6, tiết 139, 140TRẬN MÃNG XÀ

(Truyện cổ tích của Huỳnh Văn Nghệ)I. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:- Cảm nhận được sự dũng cảm, gan dạ của những người dân Đồng Nai thời khai

hoang lập ấp. Họ phải chiến đấu và chiến thắng thú dữ để tồn tại. Kể lại được truyệnnày.

- Hiểu được bài học sâu sắc về tình cha co n và tinh thần sẵn sàng hy sinh vìcộng đồng.II. Những điều cần lưu ý:

1. Trận Mãng xà là một truyện cổ tích thần kỳ với một số đặc điểm:+ Nội dung: phản ánh cuộc đấu tranh bảo vệ cuộc sống cho dân làng.+ Nhân vật: là con người thực và có yếu tố kỳ ảo ; kết thúc có hậu.+ Yếu tố thần kỳ: xuất hiện trong truyện thể hiện trí tưởng tượng phong phú của

người bình dân.Cần giảng dạy theo đặc trưng của truyện cổ tích.2. Truyện Trận Mãng xà có cách vào chuyện giống với các chuyện cổ dân gian

khác, bắt đầu bằng một ý niệm mang tính phiếm chỉ về thời gian “Ngày xửa, ngàyxưa…”. Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt Nam vàtruyện cổ các dân tộc vùng Đông Nam Á.

3. Xác định đây là truyện cổ tích của Huỳnh Văn Nghệ, tức là bản chép tay donhà văn ghi lại, nguồn gốc truyện vẫn là sáng tạo của dân gian được lưu truyền từ baođời nay. Qua đó, thấy được đóng góp của các nhà thơ, nhà văn Đồng Nai trong việc sưu tầm, biên soạn, chỉnh lí để bảo tồn vốn văn hóa dân gian.III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:

1. Giới thiệu bài:- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, người Đồng Nai đã từng đối mặt với biết bao

thử thách do thiên nhiên đem lại.- Bằng trí tưởng tượng phong phú, để ca ngợi tinh thần dũng cảm , nghĩa hiệp, trí

thông minh của người dân Đồng Nai thời kỳ khai hoang lập ấp, truyện cổ tích TrậnMãng xà ra đời.

2. Gợi ý tiến trình tổ chức các hoạt động.Giáo viên chọn hình thức giảng dạy phù hợp nhất với điều kiện thực tế nơi

mình công tác để triển khai tiết dạy.1. Giáo viên nêu nét chung về truyện .2. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản.3. Cho học sinh nêu suy nghĩ của mình về các vấn đề kiến thức được đặt ra ở tài

liệu dành cho học sinh.

Page 11: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

11

4. Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản nhất.*Hoạt động 1: đọc và kể tóm tắt truyện1. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Chú ý học sinh tập trung vào đoạn tả cuộc

chiến đấu của hai cha con Ông Bảy diễn ra quyết liệt, hồi hộp, căng thẳng, thể hiệntính cách nhân vật.

2. Gọi 1 hoặc 2 HS kể tóm tắt truyện.* Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả truyệnTìm hiểu đôi nét về tác giả Huỳnh Văn Nghệ:Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phần chú thích và rút ra những điểm cần

lưu ý về tác giả, khẳng định đây là người có công ghi chép và kể lại câu chuyện cổ tíchTrận Mãng xà. Cụ thể :

- Tác giả Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977) quê tỉnh Bình Dương xuất thân tronglàng quê “nghèo sản vật mà giàu truyền thống cách mạng”.

- Ông là hình ảnh kết tinh truyền thống của quê hương, nghĩa khí của cha, đứcbao dung của mẹ, bản lĩnh của các anh chị em, sự hồn nhiên của bạn bè và thiên t ư củachính mình.

- Ông tham gia cách mạng rất sớm, có nhiều đóng góp trong binh nghiệpvà văn nghiệp của Đồng Nai.

*Hoạt động 3: Tìm hiểu bố cục truyệnBố cục của truyện: gồm 3 phần:a. Mở đầu: Từ đầu…dấu roi mà chạy : Giới thiệu loài mãng xà và tầm ản h

hưởng nguy hiểm của nó với dân Đồng Nai.b. Diễn biến truyện : Tiếp …hoan nghênh nhiệt liệt :- Giới thiệu cha con ông Bảy Túc- Cảnh cha con ông Bảy chặt đuôi mãng xà và cứu Voi -Voi trả ơn- Cảnh cha con ông Bảy chiến đấu và chiến thắng Mãng xà.c. Kết thúc truyện : phần còn lại : mãng xà chết, dân làng Đồng Nai yên bình,

làm ăn yên ổn.*Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung, hình thức của truyện1. Hình ảnh con Mãng xà hung dữ : thể hiện ở hình dáng : to bằng cối xay, dài 3

đến 4 chục thước. Nó có thể nuốt tất cả các loại thú rừng, cả voi; quấn chặt, xiết đốiphương đến chết; no mồi ngủ cả tháng nhưng vẫn giật mình bắt mồi; thú rừng trốn, thợrừng nghèo đói; phá nương rẫy như lũ lụt; nuốt chửng bầy sói và anh thợ săn. Dân bấtlực lập miếu thờ. Người tinh thông võ nghệ, thu mình, dấu roi mà chạy…

Từ đó, giáo viên hướng học sinh rút ra có suy nghĩ gì về sự nguy hiểm củavùng núi rừng Đông Nam Bộ khi người dân đến đây khai hoang lập ấp : Núi rừnghoang vu, cuộc sống của người dân bấp bênh, nghèo khổ, nguy hiểm luôn rình rập,mạng sống khó bảo toàn.

2. Về cuộc chiến đấu không cân sức giữa cha con ông Bảy Túc với con Mãng xà :- Nguyên nhân khiến cha con ông Bảy đánh mãng xà trong trận đầu: Ông không

Page 12: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

12

thể làm ngơ trước thiệt hại do Mãng xà gây ra. Ông muốn cứu con Voi đang lâm nạn.- Trận chiến sau cùng giữa cha con ông Bảy và Mãng xà diễn ra vô cùng ác liệt :+ Mãng xà há mồm như miếu thờ mở, gầm thét, phóng tới vồ mồi. Ông Bảy bị nó

táp luôn cả mồi và rựa,+ Mãng xà phóng tới như trời sập toan nuốt anh Mạnh. Anh Mạnh nhảy vào mồm

Mãng xà, khóa chặt hàm nó bằng cây độc ngạch hai đầu.+ Mãng xà vùng vẫy nát hàng chục mẩu rừng.+ Hai cha con phá nát tim , gan, phổi Mãng xà.

Từ những chi tiết trên , giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận về phẩmchất của người Nam Bộ qua hình ảnh cha con ông Bảy Túc: Họ là những người dânhiền lành, chất phác, dũng cảm, nghĩa hiệp, giàu tình yêu thương. Họ tiêu biểu chonhững người nông dân Nam Bộ nói chung, người dân Đồng Nai nói riêng sẵn sàng xảthân để bào vệ dân làng, đem lại cuộc sống no ấm, yên bình.

Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra ý nghĩa của truyện về nội dung và nghệthuật kể chuyện.

- Về nội dung: Qua câu chuyện về cha con người thợ rừng giỏi võ, chiến đấu vàgiết chết con mãng xà hung dữ, Trận Mãng xà ca ngợi tinh thần dũng cảm, nghĩa hiệpvà cách sống giàu tình yêu thương của những người dân Nam bộ thời kỳ khai hoanglập ấp.

-Về nghệ thuật: lối kể chuyện khéo léo, sinh động, lôi cuốn; dẫn dắt tình tiếtcâu chuyện hợp lí, diễn biến kịch tính tăng dần, tạo sức hấp dẫn; thể hiện trí tưởngtượng phong phú, li kì nhờ yếu tố thần kì đặc sắc...

* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập- Cho học sinh kể tóm tắt lại cốt truyện.- Nếu vẽ một tranh minh họa cho truyện Trận Mãng xà, em chọn chi tiết nào

trong trong truyện để vẽ Vì sao Em sẽ đặt cho bức tranh minh họa ấy tên gọi như thếnào?

----------------------Lớp 7, tiết 69

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỤC NGỮ, CA DAO ĐỒNG NAI

I. Mục tiêu bài học:Giúp học sinh hiểu được:- Những nét cơ bản về nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật của tục ngữ, ca

dao Đồng Nai.- Tục ngữ, ca dao Đồng Nai góp phần làm phong phú nền văn học nước nhà.

II. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:1. Giới thiệu bài:

Page 13: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

13

Vào thế kỷ XVII, vùng đất Đồng Nai tiếp nhận những làn sóng di dân lớn từThuận - Quảng vào. Khi đặt chân đến vùng đất mới, cư dân mang theo nỗi niềm củangười xa xứ cùng những cảm xúc về vùng đất Đồng Nai.

Tục ngữ, ca dao Đồng Nai đúc kết kinh nghiệm sống về vùng đất mới và nhữngtâm trạng, tình cảm của người Đồng Nai

2. Gợi ý tiến trình tổ chức các hoạt động:*Hoạt động 1: tổ chức cho học sinh tìm hiểu văn bảnTrình bày sơ lược nội dung và hình thức tục ngữ Đồng Nai.Tục ngữ Đồng Nai đúc kết những kinh nghiệm về đời sống sản xuất, sinh hoạt xã

hội của người Đồng Nai. Nó phản ánh những nét đặc trưng riêng về thời tiết, thổnhưỡng, sản vật địa phương và văn hoá cộng đồng người Việt ở Đồng Nai.

Nội dung tục ngữ được phản ánh rất phong phú bao gồm nhiều vấn đề thườngthức trong đời sống (cách ăn, mặc, ứng xử, tâm hồn; kinh nghiệm tâm lý người đời,phong tục, thời tiết, sản xuất, cưới hỏi, quan hệ …) trong bài chỉ nêu lên một số ýchung nhất về nội dung phản ánh, giáo viên có thể giới thiệu mở rộng hơn sao cho phùhợp với trình độ học sinh.

Về hình thức tập trung vào khai thác vần, đối trong tục ngữ. Sử dụng cách nóichân phương, từ địa phương.

* Hoạt động 2: Trình bày hiểu biết của bản thân về nội dung, hình thức ca daoĐồng Nai

Lưu ý:- Văn học Đồng Nai hình thành và phát triển theo qui luật phổ bi ến thường thấy

của nền văn học địa phương các tỉnh từ Bắc trung bộ đến Nam trung bộ: bước đầuhình thành, văn học Đồng Nai mang theo nỗi niềm của người xa xứ cùng những cảmxúc về vùng đất mới. Ta thấy xuất hiện trong ca dao Đồng Nai những motif quenthuộc: như motif “ngó lên hòn núi Thiên Thai …” đến với Đồng Nai:

“Ngó lên Bình Điện thấy miệng em cườiTơ duyên muốn kết sợ người có đôi”

Hoặc “ thương nhau cởi nón cho nhau ..” thành‘Thương em đưa nón đội đầu

Về nhà má hỏi qua cầu gió bay”- Ca dao Đồng Nai khá phong phú ngoài mảng lời mời gọi, quảng bá hình ảnh

đất nước, con người Đồng Nai là những mảng trình bày tâm tư, tình cảm, số phận củangười Đồng Nai trên vùng đất mới.

Qua một số hình ảnh ca dao Đồng Nai phản ánh đời sốngTrong ca dao Đồng Nai xuất hiện khá nhiều những hình ảnh đình, chùa, miếu,

am tự; rồng, phụng, qui; những bình, nhạo, mâm trầu, hủ rượu, mực tàu, chuổi hộtkiềng vàng; đôi bông hột lựu, ông mai, ông mối, phụng hoàng, … Điều đó cho ta hiểuthêm về văn hoá, tín ngưởng người Đồng Nai.

Về mặt nông nghiệp: Cây trái trong ca dao thì có lúa gạo, bưởi, cam, thơm, sầuriêng, măng cụt, mít, xoài, cây mai, bụi chuối, bụi môn, lá sen … đồ vật thì có chày,

Page 14: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

14

nia, thùng, trang … thức ăn thì có cháo lòng, bánh bò, bánh tét (Bánh tét nhiều đậu thìngon; Cha mẹ chuốt ngọt thì con đắt chồng) … cầu đường thì có cầu dán, cầu tre.

Ngoài các sản vật cây trái thường thấy trong ca dao Đồng Nai, ta có thể thấy cáchình ảnh gạch, tường, kiểng, chuông, nồi đồng, mâm thao, chiếu mây, chiếu bông,chiếu manh, chiếu rách, vải, lụa, quay tơ, se sợ chỉ mành, khăn vuông, khăn xéo, quầnlảnh, dây lưng … đó là những hình ảnh chỉ xuất hiện ở vùng phố chợ với nhiều ngànhnghề thủ công phát triển, mua bán trao đổi hàng hoá phát triển.

Thậm chí trong một lời ru, ta có thể thấy ngay cái đa dạng phong phú của địahình Đồng Nai với đồng bằng, sông nước, rừng cây; với muôn thú và con người ĐồngNai thích làm ăn buôn bán.

“Chiều chiều vịt lội cò bayÔng voi bẻ mía chạy ngay vô rừngVô rừng bứt một sợi mây,Đem về thắt gióng cho nàng đi buônĐi buôn biết lỗ biết lờiĐi ra cho thấy mặt trời, mặt trăng”.

Giáo viên làm rõ phần Ca dao ghi lại tâm tư tình cảm con người Đồng NaiCa dao Đồng Nai ít xuất hiện những bài than thân về tình duyên trắc trở so với ca

dao vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ; nhưng trong mảng ca dao than thân talại thấy xuất hiện những lời than thân của người “xa xứ lạc loài tới đây”, của người thợnghèo, phu đồn điền, những người buôn thúng bán bưng:

- “Xay lúa giã gạo Đồng NaiGạo trắng về nàng, tấm cám về tôi” .- “Cao su khổ lắm ai ơiDân phu thí xác cả ngày ngoài lôCòng lưng cạo mũ cơ hồTấm thân trâu ngựa, tội tù khổ sai”- Bán buôn thúng lủng, tràng hưMãn mùa tính lại chẳng dư đồng nào”.

Qua câu hát, lối ứng xử trong cuộc sống, tính cách của người Đồng Nai bộc lộrõ nét; đó là sự nóng nảy, bộc trực, cũng có khi là những nét cởi mở, bạo dạn, mở lòngcủa người phụ nữ:

“ Thấy anh lớn tuổi mà khờLưng em không dựa, dựa bờ cỏ may”

hoặc những lời vui vẽ, tinh nghịch mang phong cách Nam bộ cũng được thể hiệnrất rõ:

- “Câu hò tôi đựng một luLum khum nó rớt chổng khu mò hoài”- “ Câu hò tôi đựng một khạp da bòNgủ quên đậy nắp nó bò sạch trơn”

Page 15: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

15

Tìm hiểu nghệ thuật của ca dao.Ca dao Đồng Nai thường ngắn, vần điệu ít nghiêm nhặt, hay phá cách lục bát, ít

chải chuốt ngôn từ; quí là ở lời bộc trực chơn tình, lòng thực thà, rộng mởCa dao Đồng Nai sử dụng khá nhiều hình ảnh sản vật địa phương để mời gọi, thể

hiện tình cảm, tâm hồn con người.*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập.- Luyện tập: Yêu cầu Học sinh sưu tầm thêm một số câu tục ngữ, ca dao viết về

vùng đất, con người Đồng Nai.Giáo viên cần lưu ý phân biệt (không cần trình bày với học sinh) những bài viết

về Đồng Nai và những bài ca dao Đồng Nai. Sự khác nhau từ điểm nhìn; ca dao ĐồngNai là tiếng nói tâm tư tình cảm của người Đồng Nai.

Từ vốn hiểu biết của học sinh, giáo viên có thể giúp các em thấy được mối liênquan giữa lịch sử Đồng Nai và tục ngữ, ca dao Đồng Nai.

--------------------------Lớp 7, tiết 74:

TỤC NGỮ VỀ ĐỜI SỐNG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT XÃ HỘI Ở ĐỒNG NAI

I. Mục tiêu cần đạt :Giúp học sinh hiểu:- Về thời tiết, đời sống sản xuất, thưởng thức sản vật; hiểu biết về văn hoá ẩm

thực, lối ứng xử của người Đồng Nai trong quan hệ gia đình, xã hội.- Cách nói ngắn gọn, chân phương đi thẳng vào vấn đề.- Thuộc lòng câu tục ngữ trong văn bản.

II. Những điều cần lưu ý:- Về hình thức: cách nói ngắn gọn, chân phương; bố cục sắp xếp đối xứng các vế

câu (thanh, từ, ý)- Về nội dung tư tưởng: thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thời t iết, lao

động sản xuất, về quan hệ gia đình mở rộng và cách ứng xử trong cộng đồng ngườiViệt ở Đồng Nai.

- Về cách thức sử dụng: vận dụng trong hoạt động đời sống sản xuất, sinh hoạt.Ngoài việc giúp các em hiểu biết thêm về thời tiết, đời sống sản xuất, thưởng thức sảnvật, hiểu biết về văn hoá ẩm thực, lối ứng xử của người Đồng Nai trong gia đình và xãhội; Nó giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng sống: ứng xử trong thời tiết đầu mùamưa; thấy được kinh nghiệm trong trồng trọt, mua bán, kinh nghiệm về việc thưởngthức sản vật địa phương; học tập về văn hoá ăn uống của người Việt; biết thêm quanhệ gia đình mở rộng và cách ứng xử trong cộng đồng.

Page 16: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

16

III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:1. Giới thiệu bài: Tục ngữ là kho tàng của trí tuệ, nó đúc kết kinh nghiệ m sống

của nhân dân. Tục ngữ Đồng Nai góp phần làm giàu thêm vốn kinh nghiệm sống thiếtthực của nhân dân xuất phát từ đặc điểm địa phương Đồng Nai.

2. Gợi ý tiến trình:- Nhóm câu 1,2: những câu tục ngữ viết về kinh nghiệm thời tiết, trồng trọt.- Nhóm câu 3,4,5: những câu tục ngữ viết về kinh nghiệm thưởng thức sản vật ở

địa phương.- Nhóm câu 6,7: những câu tục ngữ viết về quan hệ và cách ứng xử trong cuộc

sống.3. Tìm hiểu câu 1,2: những câu tục ngữ viết về kinh nghiệm thời tiết, trồng trọt:3.1 Kinh nghiệm về thời tiết:- Nghĩa của câu:Thời tiết biến chuyển theo từng tháng mang nét đặc thù của vùng đất Biên Hoà -

Đồng Nai. Tháng giêng (âm lịch) là tháng nắng, với cái nắng chói chang, rực rỡ từsớm đến chiều, từ ngày này sang ngày khác; tháng 2,3 (âm l ịch) bắt đầu giông gió. Giónồm mang đặc tính gió mát và ẩm ướt thổi từ Đông - Nam tới Việt Nam (thường vàomùa hạ). Vào tháng 3 (âm lịch) thường có giông đầu mùa, có nơi mưa đầu mùa diễnra. Mưa đầu mùa thường kéo theo giông gió (nồm sợ). Tháng tư (âm lịc h) thời tiết đidần vào ổn định khởi điểm cho mùa mưa ở phương Nam, lúc này mưa kèm theo sấmchớp, giông có phần giảm đi (nồm sơ).

Câu tục ngữ khái quát lại tình hình thời tiết vào những tháng sau tết. cách thểhiện theo phương thức đếm 1,2,3 quen thuộc (t háng 2 trồng đậu, tháng 3 trồng cà, tháng 4 cày vỡ ruộng ra …; mồng một lưỡi liềm, mồng hai là lúa, …).

- Ứng dụng: có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào việc tính toán sắpxếp công việc và bảo vệ tài sản, tính mạng, sức khoẻ vào đầu mùa mưa bảo (chặt cây,mé nhánh quanh nhà, cột buộc mái nhà, không ra ngoài khi có mưa giông …).

3.2 Kinh nghiệm trồng trọt:- Xoài là loài cây quen thuộc dễ trồng ở Đồng Nai. Xoài thường trổ bông vào đầu

mùa khô, kết quả và thu hoạch vào tháng 3,4 (âm lịch). Mưa sớm làm cho hoa tráirụng (mất mùa xoài).

- Lúa thì cần nước, mưa đến muộn nên việc cày cấy chậm trể dẫn đến năng xuấtlúa thấp (toi mùa lúa).

Vì vậy, Năm nào mưa muộn thì “được mùa xoài” mà “toi mùa lúa”. Hai vếcâu được sắp xếp đối xứng nhau: được/mất (to i).

- Ứng dụng trong trồng trọt, mua bán:4/ Tìm hiểu câu 4,5,6: những câu tục ngữ viết về sản vật địa phương và văn hoá

ẩm thực.4.1 Giới thiệu sản vật địa phương, văn hoá ẩm thực: “Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang”.- Nghĩa của câu đã rõ: cơm (gạo) ở Đồng Nai, Bà Rịa; cá ở Phan Rí, Phan Rang.

Page 17: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

17

Câu tục ngữ giới thiệu sản vật đặc trưng của Đồng Nai - Bà Rịa (gạo mới, cơmtrắng) và Phan Rí, Phan Rang (cá tươi, ngon). Cách diễn đạt chỉ cần đối, không cầnvần (cần lưu ý cách phối thanh ở phụ âm đầu “Rịa”, “Rí Rang”)

Theo Lê Quí Đôn miêu tả trong Phủ Biên tạp lục hồi cuối thế kỷ XVII “hàngnăm, đến tháng 11,12 (ở Đồng Nai) thường xay giã thóc thành gạo để bán ra lấy tiềnăn tết” Đồng Nai xưa nổi tiếng với gạo và nước (Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai).

- Ứng dụng trong thưởng thức sản vật địa phương4.2. Hướng dẫn cách xem trái cây“Dưa đàng đít, mít đàng đầu”.- Nghĩa của câu: xem dưa chín thì xem rốn (đít). Người nhà vườn thấy dưa đỏ

“đít” thì biết dưa bắt đầu chín tới (Chúa chết thì trạng băng hà - dưa gang đỏ đít thì càđỏ trôn). Xem mít chín thì xem ở cuốn mít (đầu). Người nhà vườn thấy lá ở cuốn mítvàng, rụng thì biết mít bắt đầu chín tới.

- Ứng dụng trong việc xem trái cây chín ở nhà vườn và trong mua bán.4.3. Văn hoá ẩm thực:“Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước”.- Nghĩa của câu bàn về văn hoá ẩm thực: ăn trầu tiếp khách ở nhà khách (đàng

trước), ăn chuối (muốn thoải mái) nên ăn ở đàng sau. Cách sắp xếp các vế câu trong sựđối xứng; trước/sau; thanh lịch/thô tục.

Tục ăn trầu cau là một nét đẹp của giá trị văn hoá truyền thống, của triết lý vàgiao tiếp Việt Nam truyền thống. Với người Việt Nam “Miếng trầu là đầu câuchuyện”, khi tiếp khách, người Việt thường dùng trầu cau để thết khách, cho nên ăncau thường ở “đàng trước”. Trong ăn uống, người Việt thường chú ý đ ến lễ nghi (“họcăn, học nói, học gói, học mở”; “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”; “ăn hết bị đòn, ăn cònmất vợ” …). Ăn uống phải có văn hoá. Khi ăn phải thanh lịch, từ tốn, nhỏ nhẻ; phảibiết trên, dưới; không vừa ăn vừa nói, không nhai nhồm nhoàm, ngấu n ghiến; không tỏra mình thiếu đói. Ăn chuối, phải đưa cả trái lên ngoạm là thô tục. Người Nam bộ vốnsống chân tình. Trong ăn uống lúc nào cũng giữ lễ thì không thoải mái, vậy thì ănchuối thì nên ăn ở “đàng sau”.

- Ứng dụng: ăn uống phải chú ý đến yếu tố văn hoá.5. Tìm hiểu câu 6,7: những câu tục ngữ viết về quan hệ, cách ứng xử :5.1. Quan hệ gia đình mở rộng:“Họ hàng thì xa, sui gia thì gần”.- Nghĩa của câu: xa, gần không phải là độ dài mà là cự ly trong quan hệ tình cảm.

Vì con dâu, con rễ, vì cháu nội, cháu ngoại nên quan hệ giữa 02 bên “sui gia” gắn bóthân thiết hơn. Cách sắp xếp các vế câu theo cặp đối xứng: xa/gần (thường trong cáchso sánh hay lấy quan hệ họ hàng làm chuẩn theo kiểu “bán anh em xa, mua láng giềnggần”, “nhất cận lân, nhì cận thân, tam cận giang, tứ cận thị”… để thể hiện mối quan hệthiết yếu).

- Ứng dụng trong quan hệ giao tiếp và ứng xử.

Page 18: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

18

5.2. Cách ứng xử trong phạm vi (lảnh thổ, lảnh vực):- Nghĩa của câu: Hình thức đội dù (ô) khi xưa ở làng quê là hình thức biểu thị

quyền lực. Việc biểu thị quyền lực chỉ có thể áp dụng trên phạm vi của mình cai quản(đất mình). Phải biết được ranh giới của việc biểu thị quyền lực cho nên “sang đấtngười ta phải hạ dù xuống” (vì “rừng nào cọp nấy”). Cách sắp xếp các vế câu theo cặpđối xứng: mình/người ta (ta/người).

- Ứng dụng: học cách ứng xử trong và ngoài phạm vi, lĩnh vực của mình.6. Một số đặc điểm về cách diễn đạt của câu tục ngữ:- Hầu hết các câu tục ngữ được nêu trong bài có 02 vế câu ở dạng đối xứng nhau

cả về hình thức và nội dung. C ách đối xứng tương đối chỉnh, thoạt đầu tưởng như mâuthuẩn nhau nhưng thực ra chúng bổ sung cho nhau làm hoàn chỉnh thêm ý nghĩa (đốitự, đối ý, có âm thanh tương xứng). Đó là những cặp: được/mất; đít/đầu; sau/trước;xa/gần; mình/người ta

Vần thường gieo ở vần lưng; cách nói ngắn gọn, chân phương đi thẳng vào vấnđề, ít ẩn dụ, so sánh phù hợp với tính cách người Nam bộ.

7. Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập và ghi nhớ:- Luyện tập: Yêu cầu Học sinh sưu tầm thêm một số câu tục ngữ viết về thiên

nhiên, đời sống, cách thức sinh hoạt ứng xử của con người Đồng Nai.Từ vốn hiểu biết của học sinh, giáo viên có thể giúp các em thấy được: Văn học

Đồng Nai “lúc đầu mang hành trang của người Việt đến xứ Biên Hoà Đồng Nai, vềsau trải qua quá trình hội nhập nó mang bản sắc mới, nó phản ánh cuộc sống lao động,chiến đấu của người Đồng Nai, nó ghi nhận lại những tâm tư tình cảm, phong tục tậpquán của người Đồng Nai trên vùng đất mới trong suốt thời kỳ lịch sử tạo dựng ra nó”.

- Khái quát lại vốn kiến thức đã tìm hiểu-----------------------------

Lớp 7, tiết 133:

CA DAO VỀ THIÊN NHIÊN XỨ SỞ ĐỒNG NAI

I. Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:- Hiểu nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật của những câu ca dao trong bài

học.- Thuộc lòng các câu ca dao trong văn bản.

II. Những điều cần lưu ý:- Về hình thức: chủ yếu là môtip lời mời mọc, rủ rê gắn liền với cách nói ngắn

gọn giới thiệu đặc điểm vùng đất Đồng Nai+ Rủ rê: “Đến đây xứ sở lạ lùng”; “ Ăn bưởi thì hãy đến đây”; “Ai ơi về Đại phố

Châu”.+ Mời mọc kèm theo hứ a hẹn: “Ai đi đến đó thì không muốn về”.

Page 19: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

19

+ Cách nói ngắn gọn giới thiệu đặc điểm thiên nhiên, xứ sở Đồng Nai:“Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm”; “Đồng Nai gạo trắng nước trong”;

“Biên Hoà có bưởi trứ danh tiếng đồn”, Trà Phú Hội, nước Mạch Bà ...”- Về nội dung tư tưởng: Giới thiệu thiên nhiên, xứ sở Đồng Nai. Quảng bá vùng

đất mới với nhiều sản vật do thiên nhiên ưu đãi như tôm, cá, nước trong; nhiều sản vậtlà thành quả lao động của con người như gạo, mít, cam, bưởi; quảng bá những côngtrình văn hoá, danh lam thắng cảnh của địa phương.

- Mục đích: học sinh hiểu thêm thiên nhiên xứ sở Đồng Nai qua các thời kỳ lịchsử từ đó giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên, đất nước, tự hào với miền đất Đồng Nai.III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới :

1. Giới thiệu bài: ca dao là tiếng nói tình cảm của con người, nó phản ánh cuộcsống, tâm hồn của con người trong quá trình mở đất, lập nghiệp. Trong mảng ca daoviết về thiên nhiên xứ sở Đồng Nai ta lại thấy, hiểu thêm về thiên nhiên xứ sở ĐồngNai trong quá trình phát triển.

2. Gợi ý tiến trình:- Nhóm câu 1,2: những câu ca dao giới thiệu về thiên nhiên vùng đất Đồng Nai.- Nhóm câu 3,4,5: những câu ca dao giới thiệu về quá trình phát triển Đồng Nai- Bài ca dao số 6: Giới thiệu về công trình văn hoá của người Đồng Nai.3. Tìm hiểu những câu ca dao giới thiệu về thiên nhiên vùng đất Đồng Nai.3.1. “Bao phen quạ nói với diều

Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm”.Nhiều lần quạ nói với diều; thông tin này không phải xuất hiện lần đầu, quen

thuộc lắm (“bao phen”; có bản viết là “ba phen”): “Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm”.Thông tin mang tính khách quan. Việc đưa tin bằng phương thức truyền miệng như thếtrở thành môtip quen thuộc trong ca dao như:

- “Bao phen quạ nói với diềuCù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm”.- “Tai nghe quạ nói với diềuChỗ nào có trấu, thì nhiều gà con”

Dòng 1 bài ca dao giới thiệu nguồn thông tin có nhiều cơ sở tin cậy (nhiều lần)Dòng 2 bài ca dao giới thiệu thông tin hấp dẫn về Cù Lao Phố, Hiệp Hoà có

nhiều sản vật (Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm). Đây là nơi lý tưởng có thể đánh bắtcá, tôm và lâu dài hơn có thể định cư lập nghiệp.

3.2. “Đồng Nai gạo trắng nước trongAi đi đến đó thì không muốn về”.

Ngược lại với cách giới thiệu ở bài ca dao 1, trình tự giới thiệu ở bài ca dao 2mang tính chủ quan của người nói với môtip quảng bá quen thuộc:

Dòng 1 đi thẳng vào vấn đề, không vòng vèo: giới thiệu thông tin về địa danh vàsản vật thiên nhiên ưu đãi “gạo trắng nước trong”

Page 20: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

20

Dòng 2 là môtip quảng bá quen thuộc: “ai đi đến đó thời không muốn về” (ta đãgặp trong các bài ca dao:

Nhà Bè nước chảy chia haiAi về Gia Định, Đồng Nai thì về).

Trong những ngày đầu mở đất, việc mời gọi, quảng bá lập nghiệp ở vùng đất mớilà việc làm phổ biến thể hiện tinh thần hiếu khách của người phương Nam. Qua đó, tacũng thấy một Đồng Nai với nhiều ưu đãi của thiên nhiên.

4. Tìm hiểu những câu ca dao giới thiệu về quá trình phát triển Đồng Nai4.1. Vùng đất Đồng Nai trong những ngày đầu khi mới đặt chân đến

“ Đồng Nai xứ sở lạ lùngDưới sông sấu lội trên giồng cọp um”.

Theo Lê Quí Đôn miêu tả trong Phủ Biên tạp lục (1776) “đất (Đồng Nai) ấynhiều sông rạch, đường nước như mắc cửi không tiện đi bộ. Người buôn chở thuyềnlớn tất có đèo theo xuồng nhỏ để thông đi các rạch. Từ cửa biển Cần Giờ đến đầunguồn đi sáu bảy ngày”. Câu ca dao phản ánh khung cảnh hoang sơ và ghi nhận tâmtrạng người đi khai phá, buôn bán từ buổi đầu khi đến Đồng Nai:

- Đó là một miền đất mới với nhiều động vật hoang dã: sông nhiều cá sấu, trêngiồng (bờ đất) nhiều cọp dữ .Giáo viên có thể liên hệ nhóm truyện p hản ánh sự sốngcủa con người trong buổi đầu khai hoang, đấu tranh chống thú dữ, chinh phục tự nhiênnhư Trận Mảng xà, Sấu đỏ mũi, truyện diệt cọp dữ ở Hóc Ông Che …; có thể cung cấp1 số câu ca dao khác ghi lại miền đất Đồng Nai xưa:

“Đến đây xứ xở lạ lùngCon chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”“Đi ra sợ đĩa cắn chưnXuống sông sấu ních, lên rừng cọp tha”.

- Người đi khai phá, buôn bán từ buổi đầu đến Đồng Nai ghi nhận tâm trạng củamình: với cảm giác lạ lùng về miền đất mới và tâm trạng sợ hải khi t hấy sấu lội dướisông, nghe hổ gầm trên giồng.

Người đọc hình dung Đồng Nai - một miền đất mới với nhiều thú dữ, chướng khí,rừng thiêng. Từ đó mới thấy được thành quả lao động của người Đồng Nai ở các bài ca dao sau.

4.2. Đồng Nai qua bàn tay lao động con người“Ăn bưởi thì hãy đến đâyĐến mùa bưởi chín vàng cây trĩu cànhNgon thơm mít mật, cam sànhBiên Hoà có bưởi trứ danh tiếng đồn”.

Bài ca dao cũng là lời mời gọi nhưng không phải là lời mời gọi đến định cư, giaolưu buôn bán ở vùng đất mới mà là giới thiệu thành quả lao động của người ĐồngNai, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của vùng đất Biên Hoà : bưởi, mít, cam trong đónổi tiếng nhất là “bưởi trứ danh tiếng đồn”.

Page 21: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

21

Cả bài ca dao gồm 4 câu, có 03 câu giới thiệu về sản vật đặc trưng của địaphương Biên Hoà (Vĩnh Cửu): bưởi.

Tất cả đều trù phú: bưởi chín vàng cây; bưởi nhiều đến trĩu cành; mít mật, camsành thơm ngon. Đó là thành quả lao động của người Đồng Nai.

4.3. Giới thiệu sản vật vùng đất Long Thành - Đồng Nai xưa“Trà Phú Hội, nước Mạch BàSầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân.Cá bui, sò huyết Phước AnGạo thơm Phước Khánh, tôm càng Rạch Nhum”

Theo tài liệu Biên Hoà - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển (trang 85 -Nhà xuất bản Đồng Nai) ghi nhận: “Những người Hoa theo Trần Thượng Xuyên vàoBiên Hoà … ngoài một số sống tập trung ở Bàn Lân, Cù Lao Phố còn nhiều ngườisống rải rác trong phạm vi vùng Đồng Nai. Đây là lực lượng chân rết làm đại lý thumua nguyên vật liệu, hàng hoá tại chổ cung cấp về Cù Lao Phố như Tân Bản (lúa gạo),Mỹ Khánh, Bình Long (hàng vạn bạc), Chợ Đồn (gốm, cát, đá ong), Tân Mai, VĩnhThanh, Bình Trước, Bình Phước (lúa gạo), Đồng Bản, Thủ Đồn Xứ (gỗ quí, thú rừng)Bình Sơn (đá rửa tô nhà), Phú Hội (xuất trà), An Lợi (xuất sầu riêng), Long Tân(chuối), Phước An (cá buôi, sò huyết), Phước Khánh (lúa gạo thơm), Tam An (tômcàng), Hội Bài (cá), Long Phước (chuối, xoài)” .

Bằng phương pháp liệt kê, cách nói vần vè, quen thuộc dễ nhớ; nội dung bài cadao quảng bá thương hiệu của sản vật của địa phương Long Thành xưa (nay thuộchuyện Nhơn Trạch).

Cách liệt kê sắp xếp của người bình dân không theo trình tự không gian hay theomức độ giá trị sản vật mà trưng bày theo từng món, từng tiệc:

Trà/ nướcSầu riêng/ chuối già (tiệc ngọt).Cá bui/ sò huyết/ gạo thơm/ tôm càng (tiệc mặn).

5. Tìm hiểu bài ca dao giới thiệu danh lam thắng cảnh Đồng Nai“Ai ơi về Đại phố Châu

Thăm núi Châu Thới, qua cầu Đồng Nai”.Bài ca dao mở đầu bằng lời mời gọi quen thuộc nhằm:- Giới thiệu Đại phố Châu, thương cảng sầm uất của miền Nam vào thế kỷ XVII

và ½ đầu thế kỷ XVIII. Đại phố là tên gọi của nhóm người Hoa để chỉ thành phố buônbán lớn (châu là đơn vị hành chính dưới “trấn” trên “hương”, nay là xã Hiệp Hoà, thành phố Biên Hoà);

- Giới thiệu danh lam thắng cảnh: núi Châu Thới (nay thuộc địa phận tỉnh BìnhDương); Theo Gia Định thành thông chí “ Núi Châu Thới với cây cối lâu đời rậm tốt,hình núi cao thấp, khuất khúc; trên núi có hang hố, khe nước và là chỗ tu hành; lêntrên núi như “tiêu dao ra ngoài cõi tục”.

- Giới thiệu công trình cầu đường: Năm 1903, hai cầu Rạch Cát (03 nhịp nối liềntrung tâm Biên Hoà - Bàn Lân với Cù lao phố) và Cầu Gành (04 nhịp nối liền cù lao

Page 22: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

22

phố với Bửu Hoà - Chợ Đồn) do hãng Eiffef thiết kế, chế tạo bắc ngang qua sôngĐồng Nai; cầu thông xe vào năm 1904. Cầu Đồng Nai trong bài ca dao có lẽ quảng bávề 02 chiếc cầu này.

Trình tự giới thiệu danh lam thắng cảnh:Đại Phố Châu (1) Cầu Đồng Nai (3) Núi Châu Thới (2)(xã Hiệp Hoà) ( cầu Ghềnh) (cửa ngõ Biên Hoà)Thương cảng Sông NúiTheo Biên Hoà - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển ghi nhận: “Năm

1748, đường Thiên Lý Cù chạy từ thành Gia Định ngược ra phía Bắc qua ven núiChâu Thới tới bến đò Ngựa (Chợ Đồn - Bửu Hoà) xuống Long Thành, Bà Rịa”. Vậy làtừ khi có cầu Đồng Nai, người ta có thể đi thẳng từ núi Châu Thới đến Đại phố Châu.

Đây là những công trình văn hoá lớn lao có ý nghĩa và là niềm tự hào của ngườiBiên Hoà lúc bấy giờ.

Bài ca dao giới thiệu cảnh đẹp, thể hiện niềm tự hào của người Đồng Nai về vịthế chính trị, kinh tế, văn hoá của vùng đất Đồng Nai.

6. Nghệ thuật:Các bài ca dao đều có chung mô tip mời gọi, quảng bá về vùng đất Đồng Nai, lời

mời gọi trãi dài ở giai đoạn khác nhau, với nhiều mục đích khác nhau: như mời gọi, rủrê, thông tin, quảng bá sản vật, quảng bá công trình văn hoá.

7. Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập và ghi nhớ.- Hướng dẫn học sinh khai quát lại kiến thức đã tìm hiểu- Luyện tập: Yêu cầu Học sinh sưu tầm thêm một số câu ca dao viết về thiên

nhiên xứ sở Đồng Nai.- Đọc thêm: “Làm trai cho đáng nên trai

Phú Xuân cũng trãi Đồng Nai cũng từng”.“ Bông lài, bông lý, bông ngâuKhông bằng bông bưởi thơm lâu dịu dàng”.

Gợi ý đọc thêm:“Làm trai cho đáng nên traiPhú Xuân cũng trãi Đồng Nai cũng từng”.

Bài ca dao thể hiện ý chí kẻ làm trai thường thấy trong thơ ca của thế kỷ XVIIđến đầu thế kỷ XX (Làm trai cho đáng nên trai - Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoàiyên; Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn - Lừng lẫy làm cho lở núi non) cũng bắt đầubằng môtip “Làm trai” kết hợp với “điều kiện thử thách” của kẻ làm trai.

Làm trai chí để ngoài ngàn dặm, làm những việc to lớn, phi thường; đất đế đôthanh lịch cũng trãi, vùng đất mới phương Nam xa xôi cũng từng đến. Phú Xuân,Đồng Nai là những tên đất tiêu biểu thử thách kẻ làm trai

Hình ảnh kẻ làm trai ở đây với những tiêu chuẩn lịch thiệp, từng trãi. NgườiĐồng Nai thì khí phách, hiên ngang là thế.

Page 23: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

23

“Bông lài, bông lý, bông ngâuKhông bằng bông bưởi thơm lâu dịu dàng”.

Bông lài, bông lý, bông ngâu, mỗi loài bông một hương sắc riêng. Nếu Hoa lài,hoa lý là loài hoa cao quí (“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Dẫu chưa thanh lịch cũngngười Tràng An”; “Đấy vàng đây cũng đồng đen - Đấy hoa thiên lý, đây sen Tây Hồ”;“Vắng trăng thì đã có sao - Vắng hoa thiên lý có đào nhị tiên”; “Con gái chưa chồngnhư bông hoa lý…”) thì hoa ngâu là loài hoa dân dã (“Xin ai chớ phụ hoa ngâu - Thamnơi quyền quý đi cầu mẫu đơn”; “Ai ơi chớ phụ hoa ngâu! - Hoa bí hoa bầu cũng gọilà hoa”).

Bài ca dao không chỉ nói chuyện hương hoa mà chủ yếu là nói chuyện con người.Bưởi, đặc trưng loài cây trái của vùng đất Đồng Nai, có hoa màu trắng, hương

thơm lâu, dịu. Hương bưởi cũng như con người Đồng Nai không đài các, cao sangnhưng chân quê, chung thuỷ, dịu dàng.

-------------------------

Lớp 7, tiết 134:

CA DAO VỀ SINH HOẠT XÃ HỘI Ở ĐỒNG NAI

I. Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh:- Hiểu nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật của những câu ca dao trong bài

học.- Thuộc lòng câu ca dao trong văn bản.

II. Những điều cần lưu ý:- Về hình thức: Về chùm ca dao phản ánh thân phận người nghèoKhông chỉ khai thác hình ảnh để thấy tình cảnh người nghèo mà còn phải thấy

được nỗi lòng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao.Bài ca dao tả cảnh sinh hoạt chợ Dinh trình bày dưới dạng hát đố nhưng kh ông có

lời giải, trình bày dưới dạng câu hỏi tu từ. Cần khai thác yếu tố nghệ thuật làm rõ chơDinh sầm uất.

Bài ca dao ru em trình bày theo môtip quen thuộc phổ biến của ca dao ru em BắcBộ và Bắc Trung Bộ và Đồng dao (voi bẻ mía vô rừng bứt mây). Đặc trư ng của hát rulà thể hiện tình cảm yêu thương, những câu dỗ dành, những lời răn dạy đối với đứa trẻđược ru. Lời kể, tả, cách dẫn dắt tưởng như bâng quơ nhưng phù hợp với tư duy củacon trẻ.

- Về nội dung tư tưởng: Phản ánh thân phận nghèo khó của người l ao động, Giớithiệu sinh hoạt đời sống, kinh tế vùng đất Đồng Nai.

- Mục đích: học sinh hiểu thêm về sinh hoạt xã hội, tâm tư của người Đồng Naixưa.

Page 24: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

24

III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:1. Giới thiệu bài: ca dao về thiên nhiên xứ sở Đồng Nai cho ta hiểu thêm miền

đất Đồng Nai giàu đẹp, đó là sản phẩm người Đồng Nai tạo ra trong quá trình lao độngmở đất. Ca dao về sinh hoạt xã hội Đồng Nai sẽ giúp ta hiểu thêm về bức tranh đời sống xã hội của người Đồng Nai trong quá trình phát triển.

2. Gợi ý tiến trình: tìm hiểu:- Nhóm câu 1,2,3: những câu phản ánh thân phận người lao động nghèo.- Bài ca dao số 4: giới thiệu cảnh buôn bán ở chợ Dinh.- Bài ca dao số 5: bài hát ru em gắn liền với bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt

của người Đồng Nai.3. Tìm hiểu những bài ca dao phản ánh thân phận người lao động nghèo3.1. Bài ca dao 1: phản ánh công việc lao động vất vả của người nông dân

nghèo.“Xay lúa giã gạo Đồng NaiGạo trắng về ngài tấm cám về tôi”

Theo Phủ biên tạp lục, viết năm 1776, hàng năm đến tháng 11, 12 âm lịch, ngườiĐồng Nai thường xay giã gạo để bán lấy tiền ăn tết. Trong thực tế lịch sử của vùng đấtĐồng Nai, xã hội nhanh chóng phân hoá sâu sắc; sau quá trình tự do phân chiếm đấtđai trong buổi đầu khai hoang đến thế kỷ XVIII đã có người giàu, kẻ ngh èo. Ngườinghèo đi làm thuê làm mướn; đến mùa lúa, họ cấy mướn, nhổ cỏ mướn; đến mùa gặt,họ cắt lúa, đập lúa mướn. Tết đến, người có lúa muốn giã gạo bán lấy tiền ăn tết, họđến nhận việc làm để thu nhập thêm; cách tính công ở đây theo phương thức “Gạotrắng về ngài / tấm cám về tôi”. Phương thức tính công theo kiểu làm lợn lấy lòng, giãgạo lấy tấm cám.

Câu 1: giới thiệu công việc xay lúa giã gạo ở Đồng Nai khi năm hết tết đến.Câu 2: phân chia thành phẩm, tính toán công lao rạch ròi theo qui ước (không

tính giá trị bằng tiền):Gạo trắng về ngài / tấm cám về tôi.

Từ dùng ở đây khô khốc, phân biệt rõ ràng không mơ hồ: Ngài/ Tôi.3.2. Bài ca dao 2: phản ánh công việc vất vả của người phu cạo mũ cao su.

“Cao su khổ lắm ai ơiDân phu thí xác cả ngày ngoài lôCòng lưng cạo mũ cơ hồTấm thân trâu ngựa, tội tù khổ sai”.

Cuối thế kỷ XIX, sau khi chiếm đóng Nam bộ, Pháp đã mở rất nhiều đồn điềncao su ở Biên Hoà; phần lớn dân làm phu đồn điền cao su có cuộc sống hết sức vất vảkhó nhọc.

Đây là một trong những bài ca dao viết về mảng đề tài kiếp sống của người phuđồn điền cao su. Bài ca dao đặc tả nổi vất vả của người phu đồn điền cao su.

- Mở đầu là lời than mang tính khái quát: “Cao su khổ lắm ai ơi”. Kết bài là sự

Page 25: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

25

cảm nhận cụ thể mang tính hình tượng về nổi khổ của dân phu: “Tấm thân trâu ngựa,tội tù khổ sai”, lời than mang theo cả ý thức bất bình xã hội.

Người làm Phu đồn điền cao su phải ký hợp đồng lao động với những điều khoảnchặt chẽ, được ứng trước một số tiền; cho nên người đi phu tự xem mình như “tùchung thân”, “tù khổ sai”. Kiếp phu vất vả như là thân “trâu ngựa”, như là mang “tộitù khổ sai”.

- Câu 2,3 cụ thể hoá nổi khổ của dân phu. Họ phải “bán thân” (cách dùng từ địaphương - “thí xác”) để đổi lấy bát cơm. Họ “thí xác cả ngày ngoài lô” với công vi ệc “còng lưng cạo mũ”. Nhân vật trữ tình nhận thức được hành động, việc làm của mình là“thí xác”.

3.3. Bài ca dao 3: phản ánh công việc buôn bán vất vả của người nghèo.“Bán buôn thúng lủng, tràng hưMãn mùa tính lại chẳng dư đồng nào”.

“Khi đặt chân đến vùng đất mới, một số (cư dân người Việt) đã sinh sống bằngnhiều ngành nghề khác nhau như buôn bán nhỏ, đánh bắt cá, làm mắm, săn bắn, khaithác gỗ … còn lại tuyệt đại đa số đều chọn nông nghiệp làm nghề sinh sống chính”(theo Biên Hoà - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển). Điều kiện địa lý ĐồngNai: giao thương trên sông nước thuận lợi; nhiều phố, chợ hình thành và phát triển làcơ hội để người buôn bán nhỏ kiếm sống. Nhưng tình cảnh người buôn bán nhỏ trongbài ca dao thật đáng thương.

Câu 1: nhìn dụng cụ hành nghề hư hỏng thấy ngay cường độ, thời gian làm việccủa người buôn bán nhỏ. Hình ảnh “thúng lủng, tràng hư” đã cực tả nổi khó nhọc, vấtvả của người nghèo.

Câu 2: cuối bài ta thấy đọng lại hình ảnh người buôn bán nhỏ nhẩm đi “tính lại”đồng vốn, đồng lời (đã tính rồi giờ lại tính lại, cái lẩm nhẩm tính toán như sợ sai sót,rơi rụng thật tội nghiệp). Bài toán tính nhẩm tổng kết cả “mùa”, cả năm cuối cùng đãcó kết quả: “chẳng dư đồng nào”. Buôn bán không lời thì buôn bán làm chi? Bỏ nghềư? Làm gì để sống? Qui luật của mua bán đâu phải lúc nào cũng lời? “Đi buôn đi bánkhông lỗ thì lời”, ở đây vén khéo thế là hay rồi. Cuối bài ta như thấy cái thở dài ngaongán.

4. Bài ca dao tả cảnh sinh hoạt chợ Dinh:Theo Lương Văn Lựu (Biên Hùng sử lược toàn biên, quyển 2, trang 92) thì “câu

hát trên là do danh từ Trấn Biên - xưa gọi là chợ Bàng Lân hay chợ Lộc Dã” .Bài ca dao tả cảnh sinh hoạt của chợ Dinh, mở đầu bằng câu hát đố quen thuộc

“Đố ai ….” + Nội dung câu đố.“Đố ai con rết mấy chânCầu ô mấy nhịp, chơ Dinh mấy người (2)Mấy người bán áo con traiChợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim”.

Câu đố không có phần trả lời, xuất hiện dưới dạng câu hỏi tu từ (dạng câu đố đếmsố lượng “đố ai đếm được lá rừng”), nhằm giới thiệu quang cảnh chợ Dinh Trấn Biên.

Page 26: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

26

Bắt đầu là đếm số chân rết, số nhịp cầu Ô Thước, lượng người trong buổi chợDinh. Qua bài ca dao, ta thấy được quang cảnh mua bán sầm uất, nhộn nhịp của chợDinh Trấn Biên thể hiện qua nhịp điệu, tiết tấu với liên tục câu hỏi “mấy chân”, “mấynhịp”, “mấy người”, ‘bán chỉ”, “bán kim”, “chợ trong”, “chợ ngoài”.

5. Bài ca dao ru em:Đây là bài ru em phổ biến ở vùng đất Biên Hoà - Đồng Nai, xuất hiện từ trước

vẫn còn tồn tại ở những thập niên cuối thế kỷ XX. Với lối suy tưởng, dẫn dắt quenthuộc trong loại hình ca dao ru em, với những lời dỗ dành chất phác, ngây thơ; lối kể,tả tưởng như bâng quơ nhưng lại hấp dẫn với con trẻ.

“Chiều chiều vịt lội cò bayÔng voi bẻ mía chạy ngay vô rừngVô rừng bứt một sợi mây,Đem về thắt gióng cho mày đi buônĐi buôn đi bán không lỗ thì lờiĐi ra cho thấy mặt trời, mặt trăng”.

Cũng giống như các bài ca dao ru em ở đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, khởiđầu là những câu đưa đẩy, dẫn dắt. Ở 02 câu ca dao đầu, trẻ em đi vào thế giới quenthuộc của sông, nước, ruộng, rừng với vịt, cò, voi. Ngay cả môtip về thời gian mở đầucũng rất quen thuộc “chiều chiều lại nhớ chiều chiều”, “chiều chiều chim vịt kêuchiều” …

Sang đến câu 3,4 bài hát ru em chuyển hướng chỉ ra mục đích vào rừng của “ôngvoi” như để giải đáp cái tò mò của trẻ con, nhiều khi lý do đưa ra không thuyết phục:

“Vô rừng bứt một sợi mây,Đem về thắt gióng cho mày đi buôn”

Ta có thể bắt gặp những lý do như thế trong các bài hát ru em ở những vùngmiền khác nhau:

“Ru em em théc cho muồiĐể mẹ đi chợ mua vôi têm trầuMua vôi chợ Quán, chợ CầuMua cau Nam Phổ, mua Trầu chợ Dinh”

(Dân ca Bình trị Thiên)“ Cái ngủ mày ngủ cho lâuMẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa vềBắt được mười tám mười chín con trêCầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn”

(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam)Sang đến câu 5,6 của bài hát ru ta mới thấy nội dung chính hướng đến của lời ru:

đi ngủ không phải để mẹ đi chợ, đi ngủ không phải vì cái ăn như trong bài ca dao:

Page 27: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

27

“Em tôi buồn ngủ buồn nghêCon tằm đã chín, con dê đã mùiCon tằm đã chín để lại mà nuôiCon dê đã mùi làm thịt em ăn”

(Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam)Điểm hướng đến ở đây là: tập buôn tập bán với mục đích cho biết “mặt trời mặt

trăng”; đi cho biết (học trong thực tế đời sống). Việc hướng đến học trong trường đời,tập tành làm ăn ta có thể thấy trong bài ru em quen thuộc:

“Ví dầu cầu ván đóng đinhCầu tre lắc lẻo gập ghình khó điKhó đi mẹ dắt con điCon thi trường học, mẹ thi trường đời”

(Bản sắc dân tộc và văn hoá Đồng Nai)Phân tích bài ca dao ru em trong môtip những bài hát ru em của các vùng miền ta

thấy được cái độc đáo rất riêng của vùng đất nam bộ.Giáo viên có thể hát ru một số bài hát ru em theo tiết tấu nhạc điệu ở các vùng

miền vừa nêu.5. Nghệ thuật:Các bài ca dao có nội dung hết sức phong phú ở nhiều kiểu dạng khác nhau như

than thân, đố, ru em. Có hình thức biểu đạt mang nét chung phổ biến của đồng bằngBắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhưng cũng mang sắc thái riêng nhằm phản ánh nếp sinhhoạt, ước vọng riêng của con người Đồng Nai.

Dùng nhiều từ ngữ địa phương6. Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập và ghi nhớ.- Hướng dẫn học sinh khái quát lại kiến thức đã tìm hiểu- Luyện tập: Yêu cầu Học sinh sưu tầm thêm một số câu ca dao viết về sinh hoạt

xã hội Đồng Nai.------------------------------------

Lớp 7, tiết 139:

Bài ca dao: “RỒNG CHẦU NGOÀI HUẾ, NGỰA TẾ ĐỒNG NAI”

I. Mục tiêu cần đạtGiúp học sinh:

- Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ca dao.- Cảm nhận được vẻ đẹp của đất và người Đồng Nai : vùng đất mới, hội tụ văn

hóa; con người cởi mở, phóng khoáng, nồng hậu, nghĩa tình.

Page 28: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

28

II. Những điều cần lưu ý:- Về hình thức: Chú ý khai thác cấu tứ, hình ảnh, lục bát biến thể và nguyên thể

để thấy dấu ấn lịch sử, văn hóa, địa lí và tâm hồn con người Đồng Nai.- Về nội dung tư tưởng: Phản ánh vẻ đẹp của đất và người Đồng Nai.- Mục đích: đọc-hiểu theo đặc trưng thể loại ca dao.

III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:1. Giới thiệu bài: Bài ca dao cho ta hiểu thêm vẻ đẹp của đất và người Đồng Nai

trong quá trình hình thành và phát triển.2. Gợi ý tiến trình:a. Hai câu đầu :

Rồng chầu ngoài Huế,Ngựa tế Đồng Nai.

Giáo viên giải thích hình ảnh : Rồng chầu ngoài Huế muốn nhắc đến sự kiệnlịch sử nhà Nguyễn lên ngôi, đóng đô ở kinh đô Huế - mảnh đất cố đô, giàu văn hóatruyền thống.

Hình ảnh: Ngựa tế Đồng Nai. Đồng Nai là tên gọi chung miền Đông Nam bộ;đã có từ cách đây hơn 310 năm, là một vùng đất mới được khai hoang trong quá trìnhmở mang bờ cõi của các vua triều Nguyễn. Ngựa tế Đồng Nai gợi cảm nhận về hànhtrình gian nan nhưng oai liệt của những đoàn người đi khẩn hoang lập ấp buổi ban đầu.

Các chi tiết, hình ảnh được sắp xếp sóng đôi thể hiện sự hòa nhập, không phânbiệt cương vực, lãnh thổ. Đặt Đồng Nai ngang hàng với chốn đế đô thể hiện niềm tựhào về vùng đất Đồng Nai.

b. Hai câu tiếp:Nước sông trong đổ lộn sông ngoài,Thương người xa xứ lạc loài tới đây.

Là hai câu lục bát biến thể, nhiều ý nghĩa .Nước sông trong đổ lộn sông ngoài là hình ảnh ẩn dụ gợi Đồng Nai là vùng đất

có quá trình lịch sử hình thành phức tạp, nơi hội tụ của nhiều dân tộc, văn hóa phongphú, đa dạng.

Thương người xa xứ lạc loài tới đây là một niềm thương cảm dạt dào vớinhững người xa xứ. Không cần biết vì lẽ gì họ tới. Chỉ cần biết họ phải rời xứ sở, nơichôn rau cắt rốn của mình mà ra đi là trái tim con n gười đất này – vốn họ cũng từ xađến trước mà thôi – trải rộng tấm lòng.

Sau khi phân tích, giáo viên hướng học sinh rút ra nhận định khái quát về tínhcách của người Đồng Nai : phóng khoáng, thật thà, giản dị, tốt bụng, thân thiện, dễhòa nhập.

c. Hai câu kết:Tới đây thì ở lại đây,Bao giờ bén rễ xanh cây mới về.

Page 29: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

29

Là hai câu ca dao lục bát nguyên thể, sử dụng ngôn ngữ bình dân, giản dị : thì ởlại đây; hình ảnh ẩn dụ: bén rễ xanh cây.. là lời mời gọi tha thiết, hồn hậu của ngườiĐồng Nai. Họ khao khát muốn kết nghĩa tình thân. Hình ảnh rễ...cây... thể hiện sựkhăng khít, bền chặt, không dễ rời xa, ngụ ý mong muốn người xa xứ đón nhận ĐồngNai là quê hương thứ hai của mình, không có sự chia cắt. Ai đến đây thì hãy ở lại, gópphần xây dựng và làm giàu cho quê hương nơi vùng đất mới.

Từ đó, giáo viên cho học sinh thảo luận, phát biểu suy nghĩ của mình về vẻ đẹptâm hồn người Đồng Nai : thích sự hòa hợp, mến khách, nồng hậu nghĩa tình...

d. Nghệ thuật:Bài ca dao có cấu tứ đa dạng : hai câu đầu dùng thể thơ 4 ch ữ, hình thức đối cân

xứng, hai câu tiếp thể lục bát biến thể, kết thúc trở lại lục bát nguyên thể. Biện pháp tutừ ẩn dụ, ngôn ngữ đa nghĩa, bình dị, gợi cảm, không những gợi nhớ về lịch sử, địa lí,văn hóa mà còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người Đồng Nai.

3. Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập:- Hướng dẫn học sinh khái quát lại kiến thức đã tìm hiểu- Luyện tập: Yêu cầu Học sinh sưu tầm thêm một số câu ca dao viết về đất và

người Đồng Nai.----------------------------------

Lớp 7, tiết 140 :

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIANCÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐỒNG NAI

I. Mục tiêu bài học:Giúp cho học sinh:

- Tập làm quen và có cái nhìn tổng quát về văn học dân gian các dân tộc thiểusố ở Đồng Nai.

- Hiểu được đặc điểm một số thể loại văn học dân gian các dân tộc thiểu số ởĐồng Nai ở mức độ sơ lược.

- Hình thành nhận thức ban đầu của học sinh về giá trị của văn học dân gian các dân tộc thiểu số trong kho tàng văn học chung của Đồng Nai.II. Một số điểm cần lưu ý:

- GV cần giới thiệu để HS nắm được bối cảnh ra đời của văn học dân gian cácdân tộc thiểu số Đồng Nai (là sáng tác của các dân tộc thiểu số đã cư trú từ xa xưa trênmảnh đất Đồng Nai, đã trải qua nhiều biến động lớn, hiện địa bàn cư trú ở những vùngrừng núi sâu)

- Cần giới thiệu ngắn gọn vài nét chung về văn hóa các dân tộc thiểu số ở ĐồngNai (như hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật …).Trong đó, chỉ ra một số điểm khác với dân tộc Kinh như kinh tế truyền thống là kinh tếnương rẫy, trong xã hội c ổ truyền chưa có sự phân hóa giai cấp rõ rệt, quan niệm tinmọi vật đều có linh hồn và tin vào sự chi phối con người của các thần linh …). Những

Page 30: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

30

nét chung này sẽ thể hiện cụ thể trong các thể loại văn học dân gian các dân tộc thiểusố ở Đồng Nai.III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:1. Giới thiệu bài :

Giáo viên có thể giới thiệu chung về các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai với các tưliệu sau:

Là một trong các tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số khác nhau cùng chung sống từlâu, do nhiều biến thiên của lịch sử, hiện nay Đồng Nai có khoảng 41 dân tộc thiểu số.Trong đó, có các dân tộc bản địa là Châu Mạ, Châu Ro, Stiêng, Cơ Ho.

Các dân tộc Châu Mạ, Châu Ro, Stiêng, Cơ Ho là lớp cư dân đã cư trú từ xaxưa ở miền núi Nam Đông Dương, nhóm ngôn ngữ Môn -Khơme thuộc chi miền núiphía Nam. Trước khi có mặt trên những địa bàn cư trú hiện nay, các dân tộc này phânbố chủ yếu ở vùng đồi núi thấp, nằm ở phía Đông nam của tỉnh Đồng Nai.

Kinh tế cổ truyền chủ yếu của các dân tộc này là kinh tế nương rẫy, nguồn sốngchủ yếu của người dân chủ yếu dựa vào kết quả mùa màng. Xưa kia, người dân khaithác vùng đồi núi nơi cư trú của mình để trồng trọt theo lối du canh du cư, nên cuộcsống nghèo nàn và không ổn định.

Tín ngưỡng nguyên thủy của các dân tộc này thờ đa thần, tin mọi v ật đều cólinh hồn và tin vào sự chi phối con người của các thần linh.

Vốn văn nghệ dân gian của các dân tộc này phong phú với nhiều thể loại :truyện kể, thơ ca trữ tình, múa, lối hát đối đáp, nhiều loại nhạc cụ….

2. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản:Do vốn kiến thức của HS về văn học dân gian các DTTS rất ít ỏi, nên GV

hướng dẫn gợi mở để HS hiểu các đặc điểm của các thể loại văn học dân gian dân tộcthiểu số Đồng Nai. Trong đó chú ý các điểm sau:

a. Phần truyện kể dân gian:+ GV nhấn mạnh :Qua các câu truyện kể, các dân tộc thiểu số Đồng Nai muốn phản ánh sự nhận

thức của họ về vũ trụ, thế giới, thần linh, nguồn gốc, những cuộc đấu tranh của cộngđồng qua bao thời kỳ lịch sử. Đồng thời thể hiện quá trình lao động, chinh phục thiênnhiên và đấu tranh xã hội, phản ánh tư tưởng, tình cảm, khát vọng no ấm của ngườidân lao động bằng những tư duy sáng tạo và cách thể hiện riêng.

Mặt khác, những yếu tố chung của truyện kể dân gian các dân tộc Việt Nam vàkhu vực Đông Nam Á cũng có mặt trong các truyện kể các dân tộc thiểu số Đồng Nai(mô típ chàng mồ côi, kết thúc có hậu…)

GV có thể kể hoặc tóm tắt cho học sinh đọc nghe một hoặc hai truyện cổ của người Châu Ro, Châu Mạ (Có thể sưu tầm từ các sách “Người Châu Ro ở Đồng Nai”,“Truyện kể người Mạ Đồng Nai”của NXB Đồng Nai) để làm dẫn chứng gợi mở phântích.

Page 31: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

31

b. Phần ca dao, tục ngữ:+ Kho tàng thơ ca dân gian, tục ngữ của các dân tộc thiểu số Đồng Nai khá

phong phú, đa dạng, tuy nhiên chưa được sưu tầm đầy đủ và có nguy cơ bị mai một.Song, qua những gì các nhà nghiên cứu sưu tầm được cũng bước đầu cho thấy vẻ đẹpcủa kho tàng quý giá này. Một ví dụ tiêu biểu là thể loại thơ ca truyền miệng Tăm pơtcủa dân tộc Châu Mạ. Đây là loại hình hát kể đối đáp tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể.Nội dung có thể là đề cập đến lịch s ử dân tộc mình, ca ngợi quê hương, xứ sở mà mìnhsinh sống, nói về những câu chuyện xưa, những lời khuyên răn của ông bà, kể vềnhững câu chuyện tình đẹp đẽ…

Các ví dụ cụ thể:- Ca ngợi quê hương : “Ơi quê hương của người Mạ, vùng sông Đạ Đờng, vùng

sông Brơlâm, vùng núi Pơ nom và Ya Yang, xứ sở của thảo nguyên baola, xứ sở củathảo nguyên tươi tốt, xứ sở của núi cao ngự trị.”

- Kêu gọi sự đoàn kết, tương thân, tương ái nhau:“Đừng để rơi giọt nước mắt như những bụi ngải đang chờĐừng để rơi giọt nước mắt trên dòng sông vào lúc xế chiều khi màn đêm sắp

tới”- Ca ngợi tình yêu:Ví tình yêu của mình với người yêu là “từ ngàn xa xưa”, trên cơ sở của “những

người xa trở thành thân quen”Trai gái gặp nhau, người Châu Mạ dùng hình ảnh : “Mụt măng vừa ló ra từ mặt

đất, bông lúa vừa ngậm sữa, cây vừa ra bông, như cá gặp nước, như con nai gặp cỏnon”

Dùng những hình ảnh phong phú :Đừng mang cồng chiêng chôn trong lòng đất/ Đừng giết chết tình yêuĐể loài hoa dại trên bờ sông/ Sự cô đơnĐừng để lá cây rụng dưới ánh mặ t trời/ Không sức sốngVề tục ngữ: GV nhấn mạnh rằng cũng như tục ngữ người Việt, các câu tục ngữ,

phương ngôn trong văn học DTTS cũng đúc kết các kinh nghiệm sản xuất nôngnghiệp, kinh nghiệm về thiên nhiên và cuộc sống xã hội .

Trên cơ sở những tìm hiểu cụ thể, GV dẫn dắt học sinh đi đến kết luận:Các dân tộc thiểu số Đồng Nai có kho tàng văn học dân gian khá phong phú.

Vốn quý này đã góp phần làm phong phú thêm hệ thống giá trị văn hóa dân giantruyền thống của cộng đồng các dân tộc ở Đồng Nai. Nó vừa mang nét chung của vănhóa cộng đồng các dân tộc Việt nam, vừa mang nét riêng của cách nhìn, cách diễn đạtmang bản sắc riêng của từng dân tộc. Đây là những giá trị văn hóa truyền thống quýgiá cần được sưu tầm đầy đủ và bảo tồn, phát huy trong cuộc sống hiện nay.

* Tư liệu tham khảo:- Địa chí Đồng Nai-NXB Đồng Nai 2001- Người Châu Ro ở Đồng Nai, Chi hội Văn nghệ Dân gian Đồng Nai, NXB

Đồng Nai, 1998;

Page 32: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

32

- Bản sắc dân tộc và văn hóa Đồng Nai, Huỳnh Văn Tới, NXB Đồng Nai,1998;

- Văn hóa Đồng Nai (Sơ thảo), Huỳnh Văn Tới - Phan Đình Dũng, NXBĐồng Nai, 2005;

- Truyện kể người Mạ Đồng Nai , Huỳnh Văn Tới - Phan Đình Dũng, NXBĐồng Nai, 2008.

II. VĂN HỌC VIẾT

Lớp 6, tiết 139, 140:

MỘT CUỘC ĐUA THUYỀN TRÊN SÔNG ĐỒNG NAIHuỳnh Văn Nghệ

I. Mục tiêu cần đạt:Giúp học sinh cảm nhận được:- Cảnh trí Biên Hoà xưa với sông rộng, nhà cao, phố lớn, người đông đúc nhộn

nhịp.- Hào khí con người Đồng Nai trước thực dân Pháp xâm lược.- Văn giàu hình ảnh, đậm chất Nam Bộ. Cách kể chuyện Văn học Đồng Nai góp

phần làm phong phú nền văn học nước nhà.II/ Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:

1. Giới thiệu bài:Huỳnh Văn Nghệ, nhà văn cách mạng tiêu biểu của vùng đất Đồng Nai với nhiều

tác phẩm đậm chất Nam bộ mang tính dân gian như Sấu đỏ mũi, Trận mảng xà, tiếnghát trên sông Đồng Nai … Ông cũng là một trong những nhà văn ghi chép lại hào khíngười Đồng Nai trong những ngày đầu chống Pháp.

2. Gợi ý tiến trình tổ chức hoạt động:* Hoạt động 1: tìm hiểu tác giả và đoạn trích

- Giới thiệu tác giả Huỳnh Văn Nghệ (xem phần chú thích; giáo viên có thểtìm hiểu thêm trên tư liệu thơ văn Huỳnh văn Nghệ, nhà xuất bản Đồng Nai năm1998).

- Giới thiệu văn bản: Văn bản “Cuộc đua thuyền trên sông Đồng Nai” tríchchương II “Quê hương rừng thẳm sông dài” (trích thơ văn Huỳnh văn Nghệ, nhà xuấtbản Đồng Nai năm 1998).

* Hoạt động 2: tìm hiểu bố cục văn bảnChia 04 phần:- Đoạn 1: “Giờ đua thuyền đã đến. … cuộc đua thuyền sắp tới”. Giới thiệu địa

điểm đua thuyền.- Đoạn 2: “Dân thì ngồi dưới thuyền bè … giống như bầy chó chực xương”.

Tả cảnh người xem đua thuyền.

Page 33: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

33

- Đoạn 3: “Có hai mươi chiếc thuyền đại diện …rồng đỏ cánh trắng của xã tôinằm giữa có vẻ hiên ngang nhất”. Giới thiệu hình ảnh các con thuyền tham dự cuộcđua.

- Đoạn 4: “Hàng ngàn người hồi hộp chờ xem … trở về làng tôi nơi rừn gthẳm”. Cảnh đua thuyền trên sông Đồng Nai.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung và hình thức truyện1/cảm nhận của nhân vật “tôi” về quang cảnh thị xã Biên Hoà:

- Giờ đua thuyền đã đến.- Dân: dồn hết ra 02 bên bờ sông, bỏ các cuộc chơi khác (liếm chảo, nhảy cao,

leo cột).- Khúc sông Đồng Nai: rộng đẹp hơn quê tôi, bề ngang gần 500 thước; đầu

trên là cù lao Cồn Gáo, đầu dưới là cù lao Hiệp Hòa.- Quang cảnh thị xã Biên Hoà: sông rộng, cầu to, nhà cao, phố lớn, thuyền bè,

xe cộ dập dìu, người đông như kiến cỏ .- Tâm trạng ngỡ ngàng của nhân vật tôi trước bộ mặt văn minh đô thị Biên

Hoà trong những năm 1920.Lối miêu tả chân phương làm tái hiện hình ảnh con sông Đồng Nai rộng lớn,

thị xã Biên Hoà cư dân sầm uất, đông đúc.2. Cảm nhận của nhân vật “tôi” về cảnh người xem đua thuyền trên sông

Đồng Nai- Dân: ngồi dưới thuyền bè, 02 bên bờ sông;- Trẻ em: trèo lên cây, đeo trên cột đèn, cha mẹ cõng trên vai;- Hương chức, hội tề, công chức nhà binh: đứng trên cỏ gần bờ sông;- Ông Tây, Bà đầm, Tây con: ngồi ở nhà mát (khán đài chính), quanh bàn đầy

rượu thịt.Mỗi khu vực một loại nhân vật khác nhau, cái nhìn của nhân vật tôi là cái

nhìn phê phán bọn bán nước (Hương chức, hội tề…) và bọn cướp nước (ông Tây, bàĐầm).

3. Tìm hiểu hình ảnh các con thuyền đua trên sông Đ ồng Nai- Số lượng thuyền đua: 20 chiếc thuyền;- Hình ảnh đặc tả các chiếc thuyền: thuyền màu xanh - cù lao Tân Trạch;

thuyền trắng hình con phượng - cù lao Hiệp Hoà; thuyền trắng hình con cá - xã LongĐiền; thuyền sơn màu tam sắc - thị xã Biên Hòa (đáng sợ nhất vì tập hợp toàn lính làmcác tay bơi; mấy thuyền muốn qua mặt chúng đều bị chúng đánh bằng dầm đến chảymáu đầu, máu mũi. Có thuyền còn bị chúng nhận chìm giữa sông để chúng qua mặt);thuyền con rồng đỏ cánh trắng - xã tôi (Tân Uyên) nằm giữa có vẻ hiên ngang nhất.

Tác giả miêu tả có chọn lọc, ngay cả hình thể biểu tượng con thuyền, màu sắcđược chọn hết sức cao quý, tượng trưng cho linh hồn nước Việt. Ở đây không chỉ làcuộc đua thuyền mang tính lễ hội mà là cuộc chiến đấu về sức mạnh ý chí, tinh t hầngiữa dân tộc Việt Nam (thuyền con rồng đỏ cánh trắng ) với bọn thực dân Pháp xâmlược (thuyền sơn màu tam sắc: xanh - trắng - đỏ )

Page 34: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

34

4. Cảnh đua thuyền trên sông Đồng Nai.a. Phát súng lệnh đua thuyền:+ Thời gian chậm rãi trôi qua: ngàn người hồi hộp, ông tây bà đầm nói

chuyện, nhân vật tôi “tuột khỏi cây này leo lên cây khác 3 lần”; cuối cùng mới thấy …+ Phát súng lệnh: nghi thức được miêu tả tỉ mỉ làm cho mạch văn trôi chậm

chạp tạo tính hiếu kỳ cho người đọc.* Một tên đội mã - tà hai tay bưng một cái hộp như cái khay đựng trầu đến

dâng trước thằng tây chủ tỉnh.* Thằng tây đứng dậy mở hộp, lấy ra một khẩu súng nhỏ như súng lục và

bước lên một bước ra ngoài.* Nó giơ súng lên trời và đếm: Un, deux…trios!(một, hai…ba!)

b. Cảnh đua thuyền trên sông Đồng Nai:- Tiếng súng lệnh vừa nổ “đoàng” thì đoàn thuyền (19/ 20 chiếc) tranh nhau

phóng tới như tên bắn. Chỉ còn một chiếc đứng yên tại chỗ như không nghe tiếng súnglệnh (đó là thuyền rồng đỏ cánh trắng của xã tôi).

- Phản ứng của mọi người:+ Nhận vật “tôi” hoảng hốt (trời đất …), “thất vọng, đổ mồ hôi trán”.+ Dân hai bên bờ la ó: bỏ cuộc rồi, thua cuộc rồi.+ Bọn tây: Forfait! Forfait! (Bỏ cuộc! Bỏ cuộc!)+ Bọn hương chức: Cả Hột, Quản Chinh cúi đầu xuống, muốn chui xuống đất

mà trốn.- Lệnh xuất phát của thuyền rồng đỏ cánh trắng:+ Lời gọi của cha tôi dõng dạc thét lên vang dội khắp hai bờ sông: “anh em”

và lời đáp của anh em trong đoàn thuyền tạo không khí linh thiêng kỳ quặc không cótrong nghi thức đua thuyền do Pháp áp đặt.

+ Lời kêu gọi như lời hiệu triệu đối với nghĩa quân: “Phen này quyết chiếnđem lại danh dự về cho làng mình nghe hông!”

+ Lời đáp của các tay chèo: vang vọng như lời của nghĩa quân kết hợp với âmthanh phèng - la của anh Hai Tán tạo khí thế nghĩa quân xung trận chứ không phải đuathuyền.

- Hình ảnh con thuyền rồng đỏ cánh trắng trong cuộc đua:+ Uốn mình; hai cánh trắng như hai con dao khổng lồ chém xuống nước rồi

khoát nước tung bay đuổi theo đoàn thuyền trước mặt. (thái độ người xem: hoan hôsấm dậy, hàng ngàn cặp mắt dõi th eo - cách xuất phát độc đáo của thuyền rồng đỏcánh trắng đã gây ấn tượng đặc biệt với đông đảo cổ động viên)

+ Đuổi kịp, vượt qua 1,2,3 thuyền …+ Qua khỏi Cồn Gáo còn thua 5 chiếc của Tân Trạch xanh, Hiệp Hoà trắng

vàng, Tân Ba, thuyền tam sắc của thị xã và thuyền nào đó … ( thái độ người xem sôinổi như bất kỳ cuộc tranh tài thể thao nào: Cả Hột, Quản Chinh mừng rỡ, người xemxôn xao đoán kết quả và đánh cá cuộc đua; dù thế không ai dám tin thuyền tam sắcthua cuộc)

Page 35: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

35

+ Gần đến cầu Gành: vượt lên đứng thứ b a.+ Qua cầu Gành: vượt lên đứng thứ nhì (nhờ khúc quanh gấp). Cuộc thi lúc

này lúc này thực sự chỉ còn của thuyền rồng đỏ cánh trắng và thuyền tam sắc (ngườixem: lính mả tà, dân thị xã từ chỗ reo hò, nhảy nhót tưng bừng … đã thất vọng dần vì“Con rồng đỏ cánh trắng đuổi gấp theo như bay trên mặt nước”).

- Kết quả cuộc đua: được kể chậm lại làm cho cuộc thi thêm sôi nổi.+ 50 thước rồi 20 thước bắt kịp thuyền tam sắc+ Tám Phát đứng hẳn lên mũi thuyền múa dầm trắng trước mũi thuyền tạo

không khí “linh thiêng, thần thánh”+ Người ta hồi hộp chờ cuộc xô xát xảy ra giữa 02 con thuyền+ Thuyền rồng đỏ cánh trắng (19/20 tay bơi) lướt qua khỏi thuyền tam sắc

bình yên và về tới đích trước nhất.+ Thái độ của mọi người:

* Dân chúng: kinh ngạc, hoan hô vang dội hai bên bờ sông* Cả Hột và Quản Chinh: được chủ tỉnh khen ngợi và thưởng hai cốc rượu.* Anh em trong đội thuyền sau khi chiến thắng tự thưởng “từng bụm nước

sông Đồng Nai giải khát”; họ xuôi thuyền về xã thật bình dị, lý giải về chiến thắng củađoàn thuyền, Anh Hai Tán khiêm tốn: “nhờ vong hồn nghĩa quân phù hộ mình, mìnhkhông thèm nghe theo súng lệnh của thằng tây mà vẫn về nhất như thường”; niềm vuichiến thắng thật bình dị và linh thiêng.

c. Phân tích ý nghĩa chiến thắng của đoàn thuyền:+ Đoàn thuyền tập trung những tay chèo lớn lên từ quê hương truyền thống

đấu tranh chống Pháp (từ những Hoàng Lễ, nghĩa binh Thiên Địa Hội), đó là nhữngcon người lớn lên trong nghèo đói, trong áp bức (Cha tôi, Hai Tán); họ là một khốithống nhất dưới sự chỉ huy của nhân vật “cha tôi”.

+ Mục đích cuộc thi: chiến thắng có nhà để ở (Hương Hào hãng đình việcđuổi nhà tôi ra tháng giêng, đủ thời giờ cha tôi đi kiếm lại đủ số gỗ, tranh bù vào số bịmất và đi mướn đất khác để cất nhà mới), chiến thắng để chứng minh sức mạnh củadân tộc, xuất phát từ lòng căm thù giặc cướp nước.

+ Họ chiến thắng bằng sức mạnh ý chí và niềm tin. Họ chèo thuyền khôngtheo hiệu lệnh súng của giặc Pháp mà theo lệnh của “quê hương rừng thẳm sông dài”mà thủ lĩnh là “Cha tôi”; họ ra quân trong lời hiệu triệu; lời gọi - đáp xen lẫn tiếngphèng - la; ngay cả khi họ về trong hình ảnh đẹp của Hai Tán múa dầm loang loángtrước mũi thuyền làm cho bọn giặc khiếp sợ, không dám kiếm chuyện gây sự như mọikhi. Chiến thắng ấy được khoát lên mình bộ áo linh thiêng thần thánh. Đẹp hơn nữa làcuối hình ảnh chiếc thuyền ở cuối văn bản “Con thuyền chiến thắng bơi ngược consông dài trở về làng tôi nơi rừng thẳm” không màng danh lợi “súng gươm vứt bỏ lạihiền như xưa” (giáo viên có thể so sánh với các hình ảnh con thuyền trong bài thơ“Quê hương” của Tế Hanh).

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập.- Hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung đã học

Page 36: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

36

- Luyện tập: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về thiên nhiên đất nước, conngười Đồng Nai qua văn bản đã học.

(Bám vào phần phân tích, đặc biệt là phần ý nghĩa chiến thắng).-------------------------

Lớp 8:CHU THỔ SỪ VÂN

Trịnh Hoài ĐứcI. Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh không chỉ biết được một tác phẩm của nhóm Gia Định Tam Gia mà còn hiểu được cuộc sống của người dân vùng Đất Đỏ thuở ấy.

- Củng cố tình cảm quê hương, biết yêu thương gắn bó với vùng đất mình đangsinh sốngII. Một số điểm cần lưu ý :

1. Thể loại: Cần cho học sinh nhận dạng lại bố cục của thể thơ thất ngôn bát cúĐường luật và thử tìm hiểu giọng điệu mới mẻ của nó so với những bài thơ đã học(Cách ngắt nhịp, giọng thơ).

2. Cần gợi mở để học sinh nắm được bối cảnh lịch sử thời Trịnh Hoài Đức đangsống (cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19). Lúc ấy vùng đất Trấn Biên, Gia Định vẫn cònhoang sơ, người dân phải vật lộn với cỏ dại, thú hoang để lập nghiệp.

3. Giáo viên cũng cần giới thiệu về nhóm Gia Định Tam Gia gồm các ông TrịnhHoài Đức, Ngô Nhơn Tĩnh, Lê Quang Định, họ là những nhà thơ tài danh nhất ở đấtNam bộ lúc bấy giờ.III. Gợi ý tiến trình tổ chức b ài mới:

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.Giáo viên có thể giới thiệu về vùng đất Đồng Nai từ thuở cha ông “mang guơm

đi mở cõi”, giới thiệu về những nhà thơ tiêu biểu, tài danh ở vùng đất này. Sau đóchuyển sang giới thiệu về tác giả Trịnh Hoài Đức với những tư liệu sau:

Trịnh Hoài Đức (1765-1825) quê ở làng Bình Trước, huyện Phước Chánh, phủPhước Long, tỉnh Biên Hòa (nay là phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa). Ôngsinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, ông cha nhiều đời làm quan dưới triều chúaNguyễn ở Đàng Trong.

Năm 1788, khi chúa Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại Gia Định, mở khoa thi đầutiên để chọn nhân tài, ông thi đỗ và được bổ làm Hàn lâm viện tế cáo. Từ đó, conđường hoạn lộ của ông thật hanh thông. Năm 1802 ông được cử làm chánh sứ sangnhà Thanh. Ông được thăng đến chức Hiệp biện đại học sĩ, lãnh cả hai chức thươngthư bộ lại và bộ binh. Cuộc đời làm quan của ông thật vinh hiển nhưng mọi người cònbiết đến ông với vai trò một nhà văn hóa lớn.

Ông là tác giả của bộ sách Gia Định thành thông chí , một công trình có giá trịcao về địa lí, lịch sử, văn hóa của vùng đất phương Nam. Ngoài ra ông còn có CấnTrai thi tập, Thối thực truy biên tập, Quan quang tập, Khả dĩ tập và Tự truyện (gồmnhững ghi chép của nhà thơ về gia đình, bước hoạn lộ, sang tác…).

Page 37: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

37

Tuy làm quan to nhưng Trịnh Hoài Đức sống gắn bó với dân nghèo, thấu hiểunhân tình thế thái. Vì thế đại thi hào Nguyễn Du khi đọc thơ của Gia Định tam gia đãcho là diệu, tức là đã đạt đến độ tuyệt vời.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản:Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc một bài thơ thất ngôn bát cú Đường

luật, chú ý nhịp thơ và các phần đối ở thực và luận. (Trên bản dịch của NguyênNguyên)

Nếu cần giải thích thêm một số từ ngữ như Trấn Biên, Đất Đỏ…3. Hoạt động: Hướng dẫn phân tích:

Giáo viên có thể cho HS phân tích theo cấu trúc: đề, thực, luận, kết.a. Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa 2 câu đề: Cảm xúc ngỡ ngàng của nhà thơ khi

bắt gặp hình ảnh tinh sương đã có lắm người cày bừa. Qua cảm nhận ban đầu ấy, tathấy tác giả có tình cảm thiết tha trước cảnh và người ở vùng đất Trấn Biên. Nghệthuật ẩn dụ “bừa mây” vừa có sức gợi vừa thể hiện sinh động hình ảnh cần cù, chămchỉ của người dân “một nắng hai sương”, ra đồng từ rất sớm, khi sương mù còn giăngkín ruộng đồng. Điều này chứng tỏ nhà thơ r ất gắn bó và hiểu biết về vùng đất và conngười ở đây.

b. Hai câu thực: Người nông dân bằng sự chuyên cần đã làm thay đổi cả vùngđất hoang dại ấy. Nghệ thuật đối đã giúp câu thơ thể hiện được niềm sảng khoái củangười nông dân, sau một ngày lao động nặng nhọc, sung sướng nhìn lại thành quả laođộng của mình.

c. Hai câu luận: Công việc lao động của nhà nông còn phụ thuộc nhiều vàothiên nhiên, thời tiết. Họ đã biết giữ nước để tưới tắm cho cây trồng, chăn trâu để cósức cày bừa. Nhà thơ đâu chỉ nhìn cảnh vật với cách nhìn của một khách qua đườngmà đã hết sức thấu hiểu, đồng cảm với người nông dân, cảm nhận được niềm hạnhphúc đơn sơ của họ qua hình ảnh “mưa núi lớn”, “cỏ xuân dày”.

d. Hai câu kết: khép lại bài thơ, Trịnh Hoài Đức đã vẽ nên một bức tranhthiên nhiên khoáng đạt, thanh bình: “Khói sương muôn khoảnh xem đà sẵn”. Ngườiđọc như thấy hiện ra trước mắt mình hình ảnh những người nông dân đứng trong bóngchiều, giữa khói sương, phóng tầm mắt nhìn cánh đồng trải dài, típ tắp, nghe niềmhạnh phúc đang dâng tràn trong những tâm hồn chân chất. Họ ra về với “bừa vác vai”,khi trăng vừa lên, kết thúc một ngày lao động vất vả nhưng cũng ngập tràn niềm vui.Vầng trăng, cánh đồng như cũng hòa cùng niềm vui của người cày cấy trên vùng quêmới!

4. Tổng kết:Bài thơ Đất Đỏ bừa mây , dù viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bị

trói buộc về niêm luật nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt và cảnhsinh hoạt của vùng đất Trấn Biên thuở ấy. Tác giả đã thể hiện sự hiểu biết và cảmthông sâu sắc với người nông dân, không chỉ ca ngợi tinh thần lao động cần cù mà cònhòa cùng niềm vui mộc mạc, chân quê với họ, những lưu dân một thời đi mở cõi!

---------------------------------------

Page 38: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

38

Lớp 8:TÂN TRIỀU ĐÃI ĐỘ

Trịnh Hoài ĐứcI. Mục tiêu bài học :

1. Mục tiêu cần đạt:- Giúp học sinh không chỉ biết được một tác phẩm của nhóm Gia Định Tam

Gia, hiểu được những cảm nhận của nhà thơ nổi tiếng đất Đồng Nai về một địa danhcụ thể BẾN TÂN TRIỀU, nơi có những sản vật làm rạng danh vùng đất Đồng Nai ởĐông Nam bộ

- Củng cố tình cảm quê hương, biết yêu thương, tự hào với vùng đất mình đangsinh sốngII. Một số điểm cần lưu ý : (Xem những điểm lưu ý ở bài học Chu thổ sừ vân).III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:

1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(Xem lại hoạt động 1 ở bài học Chu thổ sừ vân).2. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản:GV hướng dẫn học sinh cách đọc một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, chú

ý nhịp thơ và các phần đối ở thực và luận. (Trên bản dịch của Hoài Anh).Nếu cần giải thích thêm một số từ ngữ như Tân Triều, thôn điếm, trúc liêm...3. Hoạt động: Hướng dẫn phân tích:

Giáo viên có thể cho HS phân tích theo cấu trúc: đề, thực, luận, kết .a. Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa 2 câu đề:Tác giả giới thiệu thuyền lẻ bến Tân Triều vào lúc hoàng hôn. Trong ánh sáng

chiều tàn, hắt ánh mờ mờ trên mặt sông phẳng lặng. Khung cảnh yên ả, thanh bình nhưmột bức tranh thuỷ mặc. Tưởng như câu thơ chỉ đơn thuần tả cảnh nhưng chứa đựngtrong ấy một tình yêu nồng nàn, tha thiết, một cảm xúc của người đã gắn bó sâu đậmvới mảnh đất phương Nam còn bao mới mẻ...

b. Hai câu thực:Câu thơ hướng nội, gợi tả nỗi lòng, sự cảm nhận của một thi nhân trước cảnh

trời mây, sông nước. Chân ngựa dầm mang luồng tráng khí , luồng tráng khí ấy cũngchính là luồng cảm xúc đang trào dâng đến ngàn dặm. Bản dịch tuy chưa gói trọn đượcnhư nguyên tác nhưng mở ra được cả một thế giới tâm hồn đang hoà nhập cùng núisông. Lòng người gửi với nước trong veo.Đọc câu thơ, ta như thấy hiển hiện hình ảnhcủa tác giả đang đứng lặng người bên dòng Đồng Nai, miên man với dòng nước trongxanh…

c. Hai câu luận:Nhà thơ lại hướng ra ngoại cảnh:

Ngậm hoa cá chép xuôi dòng lướt,Mớm quả quạ hiền nép bụi kêu

Page 39: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

39

Hai câu thơ đối nhau với cá chép ngậm hoa, quạ hiền mớm quả đã tạo chobức tranh thêm màu sắc, âm thanh, khung cảnh càng trở nên lung linh sắc thái thanhbình. Ngày nay, khi tìm lại bến Tân Triều, chúng ta vẫn còn nghe vang vọng trong tâmtưởng tiếng quạ kêu trong vòm lá xanh, tiếng cá chép quẫy mình trong làn nuớc đâuđây…

d. Hai câu kết:Thôn điếm quy lai môn thập khấuTrúc liêm vân quyển nguyệt song minh

Bản dịch tuy có sát nghĩa ở câu kết nhưng câu Tới quán trong thôn vừa gõcửa lại chưa đúng với nguyên tác: Quy lai, trở lại, trở về chốn cũ. Có lẽ tác giả quay vềvới thôn điếm, sau khi đã tắm mình trong dòng cảm xúc bên bến Tân Triều. Vì thế câukết trong bài thơ: Rèm tre mây cuốn, nguyệt vào theo là một sự rộng mở cửa ngỏ tâmhồn để trăng theo vào soi sáng. Mở đầu bài thơ là ánh sáng mờ mờ trong buổi hoànghôn nhưng kết thúc lại là ánh sáng của vầng trăng: Nguyệt song minh. Vầng trăng nhưngười bạn tri âm theo vào sau song cửa, soi mãi hình ảnh bến đò Tân Triều trong tâmtưởng thi nhân.

4. Tổng kết:Cuộc đời mỗi con người đã từng qua bao bến đò nhưng chỉ có tình yêu và thi ca củaTrịnh Hoài Đức đã neo lại bên bến thời gian một Tân Triều đãi độ , giúp bao thế hệ saunày biết một cảnh đẹp của vùng đất Đồng Nai ở một thời quá vãng!

------------------------------Lớp 8:

VĂN TẾ VỢBùi Hữu Nghĩa

I. Mục tiêu bài học:- Giúp HS biết được một tác phẩm của Bùi Hữu Nghĩa, đặc biệt là thể văn tế,

một thể loại mà chương trình THCS chưa được phổ biến rộng rãi.- Củng cố tình cảm gia đình, tình chồng vợ thủy chung, gắn bó. Giúp HS có

một bài học nhân văn sâu sắc.II. Những điều cần lưu ý :

1. Về thể loại:Cần cho HS nhận dạng bố cục của Văn tế vợ, được viết theo thể phú Đường

luật, bố cục thường gồm 4 phần: Mở đầu, kể đức tính, công nghiệp, tiếc than vàthương nhớ. Tuy nhiên trong tác phẩm này nhà thơ có sự phá cách bằng việc thêm vàophần cuối một bài thơ tám câu, bảy chữ. Ở đây các em chỉ học một số trích đoạn trongbài tế nổi tiếng này.

2. Hoàn cảnh ra đời của bài văn:Lúc bấy giờ Bùi Hữu Nghĩa đang làm quan ở Trà Vinh, ông giúp đồng bào

Khơme giành lại nguồn cá tôm ở Láng Thé. Bọn nhà giàu đút lót cho quan tỉnh rồicướp nguồn lợi ấy. Bọn này bị người Khơme đánh chết mấy tên. Vì thế, ông bị kết ántử hình. Vợ ông lặn lội ra kinh thành Huế kêu oan, đánh trống ở ngọ môn. Ôn g thoát

Page 40: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

40

tội chết nhưng phải phục dịch trong quân đội. Lúc bà bệnh, ông đang trong quân ngũ,đóng ở Vĩnh Thông, Châu Đốc, không chăm sóc, đỡ đần bà được ngày nào. Ông cónhiều bài thơ, câu đối khóc bà thấm đẫm tình phu phụ, đau xót tận đáy lòng. Ví nhưcâu đối sau:

Tớ nghèo mình lo giúp, tớ oan mình lo kêu, triều quân đều khen mình đáng vợ.Mình đau tớ chẳng nuôi, mình mất tớ chẳng táng, giang sơn thẹn mặt tớ làm

chồng.3. Tác giả:Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872), quê ở làng Long Tuyền, tổng Định Thới, trấn

Vĩnh Thanh (nay thuộc thành phố Cần Thơ). Thuở nhỏ, học giỏi nhưng ông phải thôihọc vì nhà nghèo. Về sau, có nguời giúp, ông lên Biên Hòa theo học và đỗ đầu cửnhân (1835). Vợ ông là bà Nguyễn Thị Tồn, một nữ lưu của đất Đồng Nai.III. Gợi ý tiến trình tổ chứ c bài mới:

1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài.GV có thể giới thiệu về hoàn cảnh ra đời bài văn tế hoặc kể về việc bà Nguyễn

Thị Tồn, vợ tác giả đã lặn lội bao ngày, ra tận kinh đô để kêu oan cho chồng, sau đóđịnh hướng vào bài.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản:GV hướng dẫn học sinh cách đọc một bài văn tế, giọng đọc phải thể hiện được

niềm thương cảm, đớn đau của một người mất đi người thân yêu nhất! Cần giải thíchthêm một số từ ngữ cổ: Ngựa quang âm, cao sĩ, bậu , chung thủy…

3. Hoạt động: Hướng dẫn phân tích:GV cho HS phân tích theo hướng bao quát cả bài, sau đó chọn và đi sâu vào

một số câu tiêu biểu để phù hợp với phần trích và thời gian quy định.a. Đoạn 1: Kể đức tính, sự nghiệp: (1 - 5)Thông thường, trong thể văn này, người xưa thườ ng bắt đầu bằng câu “Nhớ

linh xưa” nhưng Bùi Hữu Nghĩa đã thay bằng “Nhớ em xưa”, bộc lộ tình cảm thiếttha, cháy bỏng. Sáu câu văn, câu nào cũng đầy ắp dữ liệu về ngườii vợ đảm đang, tàiđức. Từ hình ảnh bà không kể phận gái dặm trường, xông pha ngàn dặm , “Nơi kinhquốc ba hồi trống gióng biện bạch này oan, nọ ức…” . Hành động ấy khiến bao bậcchính nhân quân tử đều phải đau lòng, thương cảm, giận cho bọn bất lương sâu mọthại người. Câu chữ trong bài thể hiện được dũng khí, tài ba của nguời vợ hiền đã vuợ tqua những trói buộc nữ nhi bình thường, giữa sân triều gióng trống kêu oan. Hànhđộng đó lại của người phụ nữ miền Nam quê mùa càng thể hiện một đảm lực phithường!

b. Đoạn 2: Niềm thương tiếc và nỗi xót đau (6 - 7 )Anh để nàng chẳng bằng tiền, bằng của mà bằng cái tư lương.Anh giết nàng chẳng bằng gươm, bằng dao mà bằng cái khổ lụy.Lời tự trách của Bùi Hữu Nghĩa khiến người đọc không thể không nghĩ đến

tâm sự của ông tú Vị Xương thuở nào: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hữngcũng như không” . Có thể nói rằng trong lịch sử văn học Việt nam, chưa có nhà thơ nào

Page 41: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

41

có những dòng viết về vợ mình lại chan chứa tình yêu thương, tiếc nhớ đến thế! Cáchxưng hô anh, nàng của một bậc đại nho, rồng vàng đất Nam kì càng khơi gợi lòng kínhyêu, quý trọng. Đó là những câu thơ ràn rụa nước mắt! Kì thực ông đang nói đến sựthật đớn đau trong tình cảnh vợ chồng ông lúc ấy. Bà lấy được tấm chồng là ông cử,ông tú, những tưởng sẽ được ấm tấm thân, ngờ đâu chỉ gánh toàn chuyện khổ lụy. Khiốm đau không được chồng chăm sóc. Lúc lìa đời chẳng gặp được mặt chồng. Cả cuộcđời bà chỉ gánh mối tư lương của gia đình, thân tộc và cả chính tấm chồng mà lẽ ra bàphải được nương nhờ! Hiểu được tâm sự đó của nhà thơ, ta càng thấm nỗi đau ôngphải gánh chịu mà ngôn từ trong bài tế phần nào thổ lộ.

c. Đoạn 3: Nỗi thương nhớ ( 8 - 11)Phụng lìa đôi chếch mác, đừng nói sửa sang giềng mối, khi túng thiếu manh

quần, tấm áo, biết lấy ai mà cậy nhờ.Gà mất mẹ chít chiu, đừng nói nhắc biểu học hành, khi lạt thèm miếng bánh

đồng hàng, biết theo ai mà thỏ thẻ.Có lẽ, trong ký ức nhà thơ, người vợ chính là một mái ấm, một người bạn

đồng hành không thể thiếu. Vì thế cả những chuyện rất nhỏ mà người quân tử, theocách dạy của thánh hiền không nên nhắc đến vẫn được ông đưa vào bài tế một c ách tựnhiên, nồng nàn. Từ chuyện manh quần, tấm áo, chiếc bành đồng hàng đến chuyệnnhắc biểu học hành , ta càng hiểu được sự chu toàn, đảm đang của bà Nguyễn Thị Tồn,liệt phụ khả gia đất Đồng Nai, đã được tình yêu thương của chồng tạo thành tượng đàitrong thi ca Nam Bộ. Câu văn ai oán, giàu sức gợi. Hình ảnh những đứa trẻ mất mẹ,ngơ ngác giữa cuộc đời: Gà mất mẹ chít chiu (Chính vì lẽ này, con đông, thơ dại nênmấy năm sau, ông phải tục huyền, lấy bà vợ kế họ Lưu). Cảnh ngộ ấy càng thổ lộ nỗiđau xót của ông và gia đình và càng làm tăng cấp bậc thương nhớ!

Màn loan sao vắng dạng tiên nga, vầy một ngõ, anh khóc cùng ba trẻ…Rượuchung tình anh rót vài ly, ngỏ cùng bậu tấc lòng chung thủy.

Lời bài tế như một tiếng nấc nghẹn. Quả thật nếu đối chiếu với nhữ ng bàithơ khóc vợ của Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du (cuối thế kỉ 18) hay thơ khóc vợ của TúMỡ sau này, mỗi bài mỗi cảnh, đều có cái xót xa, não lòng nhưng câu chữ của BùiHữu Nghĩa vẫn làm thức dậy trong lòng người đọc nhiều niềm thương cảm hơn cả.Cách dùng những từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, thiêng liêng cùng với nhữngphương ngữ đậm chất Nam Bộ như bậu, nhắc biểu…khiến bài tế trải được tấm lòngcủa người chồng vốn rất yêu thương và hàm ơn vợ.

d. Đoạn 4: Lời khấn: (Tám câu thơ cuối trong bài tế)Do hạn định về thời gian, giáo viên nên lướt qua phần trên, tập trung vào các

câu:Có linh chín suối đừng xao lãng,Thỉnh thoảng về thăm lúc tối tăm.

Khác với câu đối khóc vợ nổi tiếng của ông sau này: Đất chẳng phải chồng,sao nỡ thịt xương gởi đó? Trờ i mà mất vợ, thử xem gan ruột mần răng, lời khấn ở đâynhư lời thầm thì tâm sự, một cách thể hiện rất đỗi riêng tư, rất đỗi chồng vợ. Ông nhủcùng bà, dù cách trở âm dương vẫn không xao lãng tình phu phụ mặn nồng. Đặc biệt

Page 42: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

42

hơn cả là lời nhắn: Thỉnh thoảng về thăm lúc tối tăm. Có lẽ lúc tối tăm ấy chính là thếgiới riêng tư mà ông cùng bà mới thỏa được bao nhớ nhung, mong chờ!

4. Tổng kết:Bài Văn tế vợ, một văn bản giàu chất nhân văn, thể hiện tình cảm vợ chồng keo

sơn, thắm thiết . Dù ở thời đại nào, tìn h cảm và những trang viết chân thành, đầy xúccảm của Bùi Hữu Nghĩa vẫn là một bài học cần thiết cho người đời sau, nhất là nhữngngười con trưởng thành trên vùng đất Đồng Nai thân yêu này.

-------------------------Lớp 8 :

BÀ BÁN CAUHuỳnh Văn Nghệ

I. Mục tiêu bài học:Giúp học sinh:

- Cảm nhận được nỗi vất vả, chịu thương chịu khó của bà bán cau – một hìnhtượng tiêu biểu về người mẹ Việt Nam và tấm lòng yêu thương, day dứt của người conđối với mẹ.

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh chân thực, gợihình, gợi cảm; tạo sự tương phản trong khắc họa chân dung nhân vật trữ tình; ngônngữ mộc mạc phù hợp với tâm trạng mến thương, nghĩa tình sâu nặng.II. Những điều cần lưu ý:

1. Về tác giả:Ở Tài liệu giáo khoa Ngữ văn lớp IX đã nói khá chi tiết, đầy đủ về tác giả

Huỳnh Văn Nghệ. Khi dạy bài này, cần tham khảo tài liệu đó. Chú ý mấy điểm sau:- Huỳnh Văn Nghệ là nhà thơ của quê hương Đồng Nai nói riêng, văn chương

Việt Nam nói chung. Ông làm thơ từ trước năm 1945, cùng thời với nhiều nhà thơ tiềnchiến (thơ Mới). Từ năm 1945, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở miềnĐông Nam Bộ, thơ Huỳnh Văn Nghệ là khúc tráng ca của những người “thề quyếtchống quân xâm lăng…”.

- Thơ Huỳnh Văn Nghệ sản sinh từ một người vốn được đào tạo bài bản (vào thời điểm trước năm 1945, không phải ai cũng được học Trường Petrús Ký) lại trựctiếp cầm súng, cầm gươm đánh giặc, trên vùng đất phương Nam vốn phóng khoáng,hào hiệp, “ghét thói mạc như nhà nông ghét cỏ” (Nguyễn Đình Chiểu) nên chất thơvừa đậm chất lãng mạn, vừa có chiều sâu của những suy tư hun đúc từ thực tiễn.

2. Về tác phẩm:Thơ Huỳnh Văn Nghệ trước năm 1945Trước năm 1945, như nhiều nhà thơ Mới khác, Huỳnh Văn Nghệ đã sáng tác

nhiều bài thơ lãng mạn như: Xé nát thơ tình, Em không muốn (1935), Chiều (1943),…Tuy nhiên, Huỳnh Văn Nghệ là người sớm hướng ngòi bút của mình về phía nhânquần khổ đau, về nỗi hận mất nước. Do đó, hình tượng nổi bật trong thơ ông là nhữngngười nghèo khổ, đói rách, những cảnh tang thương và nỗi sục sôi mong được rửa h ậnnon sông, qua khá nhiều bài thơ: Thơ, Cảnh nước lụt ở làng quê, Trăng tàn trên sông

Page 43: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

43

(1935), Đám ma nghèo (1938), Trốn học (1939), Tết quê người, Tha hương (1942),…Bài thơ Bà bán cau (1935) nằm trong các sáng tác giàu tính hiện thực đó.

Cội nguồn cảm xúc của bài thơBài thơ Bà bán cau có thể lấy cảm xúc và hình ảnh từ chính người mẹ

của tác giả, một bán bán cau cụ thể ở vùng Tân Uyên nghèo khó trước năm 1945. Hiệnnay, trên bia mộ của bà ở Khu tưởng niệm Nhà thơ – Chiến sĩ Huỳnh Văn Nghệ (xãThường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) có khắc hai câu thơ của Huỳnh VănNghệ. Để hiểu về cội nguồn cảm xúc của bài thơ, có thể tham khảo bài kí Bà má báncau của tác giả Bùi Quang Huy.III. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:

1. Phần tiểu dẫn:Nên đọc kĩ Tiểu dẫn ở Tài liệu giáo khoa Ngữ văn lớp IX, bài Nhớ Bắc để hiểu

rõ về cuộc đời và sự nghiệp Huỳnh Văn Nghệ. Cần lưu ý chốt lại cho học sinh: HuỳnhVăn Nghệ là người tài thao lược về quân sự, đã lập nhiều chiến công to lớn trong cuộckháng chiến chống Pháp ở miền Đông Nam Bộ, lại nổi tiếng phóng khoáng, hào sảng,chí khí dọc ngang. Nhưng Huỳnh Văn Nghệ cũng là người đa cảm, hồn thơ dễ bắt nhịpvới từng rung động tinh tế của cuộc đời, người, tấm lòng luôn nặng nợ với quê hương,đất nước, với bạn bè, đồng chí, ng ười thân, đặc biệt với người mẹ của mình.

- Về cách thức đọc – hiểu:+ Một học sinh đọc Tiểu dẫn;+ Mời các học sinh khác (khoảng 3 em) nêu vắn tắt nội dung phần Tiểu dẫn.+ Giáo viên kết luận (nếu dạy bằng công nghệ thông tin, vừa nói tóm tắt kết

luận, vừa trình chiếu nội dung).- Nội dung cần nắm ở phần Tiểu dẫn:+ Tiểu sử: (nêu thật vắn tắt: tên, quê quán, học hành, quá trình hoạt động cách

mạng của Huỳnh Văn Nghệ).+ Sự nghiệp văn chương: nhà thơ lớn của Đồng Nai và Việt Nam; nhà văn đa

dạng; nhà báo toàn diện.+ Đánh giá chung: Huỳnh Văn Nghệ là người có những đóng góp lớn lao, đặc

biệt xuất sắc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; là gương một tiêu biểu của văn họcViệt Nam hiện đại. Với vai trò như vậy, Huỳnh Văn Nghệ mãi mãi là niềm tự hào củaquê hương Đồng Nai.

2. Phần nội dung chính:a. Đọc văn bản:- Học sinh đọc bài thơ, giáo viên đọc lần hai;- Cách đọc: đọc diễn cảm, nhịp điệu tương đối chậm, giọng thiết tha.- Lưu ý: Nếu giáo có băng, đĩa đã thu bài Nhớ Bắc do nghệ sĩ diễn ngâm, cần

mở cho học sinh nghe trước khi học sinh đọc văn bản, nhưng vẫn không thay thế việchọc sinh tự đọc diễn cảm.

Page 44: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

44

b. Tổ chức thảo luận – trả lời các câu hỏi nêu ở phần Hướng dẫn học bài:- Lưu ý về phương pháp tổ chức dạy học:Giáo viên dù hiểu biết sâu sắc và cảm nhận tốt bài thơ cũng không thuyết giảng

về tác phẩm mà cần tổ chức để học sinh tự khám phá, tìm hiểu, dưới sự dẫn dắt và kếtluận của thầy, cô giáo. Có như thế học sinh mới thật sự cảm nhận được giá trị của tácphẩm.

- Lưu ý về giới hạn nội dung tìm hiểu:Hình tượng trung tâm của bài thơ là bà má bán cau. Bài thơ hầu như không có

câu, từ, hay hình ảnh nào trừu tượng, khó hiểu. Tuy nhiên, mục tiêu của tiết học phảilà: giúp học sinh cảm nhận được hình ảnh bà má bán cau chịu thương, chịu khó, vấtvả vì con và tấm lòng thiết tha trìu mến, nghĩa nặng ơn sâu của người con đối với mẹ.Đó cũng là hình ảnh của người mẹ Việt Nam và tấm lòng của những người con nướcViệt đối với mẫu thân của mình.

- Gợi ý tìm hiểu các câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài:Câu hỏi 1- Khổ thơ thứ nhất có nhiều hình ảnh đáng chú ý: con đường xa tít tắp, trời nắng

như “mưa lửa”,… Nhưng hình ảnh ấn tượng nhất là bà bán cau hai vai gánh nặng, chỉbiểu lộ cảm xúc bằng cái chau mày. Cần chú ý phân tích, cách diễn tả hình ảnh của tácgiả: đi từ không gian, hình ảnh rộng lớn đến bé nhất (trời nắng hạn, con đường, quanggánh, đôi vai, chau mày). Bản thân sự sắp đặt ấy đã diễn tả phần nào cảm xúc của tácgiả và phẩm chất của bà má bán cau.

- Khổ thơ thứ hai là một lời tự hứa của chủ thể trữ tình trước cảnh tượng bà mábán cau: Cảnh kia còn đốt mãi lòng con . Cần lưu ý từ đốt. Ở khổ thơ thứ nhất, tác giảdiễn tả cảnh trời mưa lửa , tức cái nắng, cái nóng thực của cảm giác, muốn khác nàothiêu đốt người. Còn khổ thơ thứ hai Cảnh kia còn đốt mãi lòng con là sự thôi thúc,thúc giục của nội tâm. Không biết người con trước cảnh ấy nghĩ gì, nhưng hẳn sự suynghĩ ấy thật quyết liệt, thật day dứt, khôn nguôi.

Câu hỏi 2, 3- Không gian buổi trưa ở làng quê được tác giả khắc họa qua những hình ảnh

khá đặc trưng:+ Con đường xa, thăm thẳm;+ Bầu trời trong xanh, nắng gắt;+ Gió cuộn bụi trắng;+ Làng xóm im lìm.Không gian không chỉ có sự khắc nghiệt của thời tiết mà dường như hoang

vắng.- Trên nền không gian ấy, hình tượng bà bán cau được khắc họa khá chi tiết:+ Đầu không ô, chỉ quấn chiếc khăn rằn;+ Trên vai đôi quang gánh nặng oằn;+ Mồ hôi chảy vòng quanh trên má nám;+ Lặng im, đi dưới trưa hè.

Page 45: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

45

Người mẹ lặng lẽ, mải miết đi dưới trưa hè, thật lẻ loi. Cả ba khổ thơ liền khôngcó một âm thanh, càng khắc sâu cảnh hoang vắng của không gian, sự lẻ loi và cũng làsự nhẫn nại của người mẹ. Không ai biết nỗi khó nhọc của mẹ ? Không thương cảmnỗi lẻ loi của bà ? Không. Có một tấm lòng luôn ở bên mẹ, có một ánh mắt luôn dõitheo từng bước chân của mẹ. Nhưng người ấy cố giấu nỗi lòng, cảm xúc của mình.Cuối cùng, không thể giấu nổi, tấm lòng kia hóa thành lời van vỉ của bóng cây. Ở đây,người làm thơ thì cố giấu cảm xúc, cố giấu mình đi, còn người con thì bật lên tiếngnấc: “Bà già ơi ghé gánh nghỉ chân già!”.

Câu hỏi 4Có thể nêu một số nét độc đáo trong nghệ thuật của bài thơ:- Hai khổ đề từ như một khúc ngâm, bật lên cảm hứng của cả bài thơ.- Bài thơ rất giàu hình ảnh, hình ảnh nào cũng sống động, tả thực. Tất cả như để

tạc nên hình tượng bà bán cau cho người đời. Hìn h tượng cũng là cội nguồn của cảmxúc, cảm hứng tác giả.

- Tạo sự tương phản về không gian rộng lớn, khắc nghiệt với người mẹ lẻ loi,vất vả chịu thương, chịu khó.

- Bài thơ hầu như không có âm thanh (lời van vỉ của cây cũng là lời nói thầm).Bản thân hình ảnh bà má bán cau đã nói hết những gì cần nói.

- Từ ngữ trong bài rất mộc mạc, bình dị, phù hợp với việc diễn tả cảm xúc chânthực, thiêng liêng (không ai nói thương mẹ bằng những lời cầu kì, khuôn sáo !).

- Nhịp điệu bài thơ chậm rãi khiến bài thơ như m ột khúc ngâm dịu nhẹ, bângkhuâng mà sâu lắng.

Câu hỏi 5Câu 5 tương đối khó đối với học sinh bậc trung học cơ sở. Tuy nhiên, đây là

vấn đề học sinh rất dễ nhầm lẫn. Do đó, giáo viên cần hiểu và trình bày sơ lược ýchính về các vấn đề sau:

- Trong thơ trữ tình, nhiều trường hợp chủ thể trữ tình (tức người phát ngôn,người giãi bày cảm xúc) trùng khít với tác giả. Song, cũng có trường hợp, chủ thể trữtình tồn tại như một sáng tạo của tác giả. Bài thơ này ở vào trường hợp đó. Vì thế,không nên hiểu đơn giản chủ thể trữ tình ở đây (xưng con, gọi người) là con của bà mábán cau, càng không thể đồng nhất đó là ông Huỳnh Văn Nghệ đang nói với mẹ mình.Chủ thể trữ tình ở đây là người quan sát, người nhìn ngắm cảnh tượng đã phô diễn ratrước mắt mình và đã có những cảm xúc, suy nghĩ của một người con. Hiểu như vậythì giá trị tư tưởng của bài thơ sẽ rộng hơn và hình tượng bài thơ (bà bán cau) cũng sẽcó ý nghĩa khái quát (Lâu nay, nhiều người ghi nhầm tên bài thơ là Bà má bán cau. Cólẽ Huỳnh Văn Nghệ rất có ý thức khi đặt tên là Bà bán cau). Đấy là một bà bán cau cụthể, nhưng cũng là hình ảnh của biết bao người mẹ Việt Nam giàu yêu thương, một đờicơ cực, vất vả, hi sinh vì con. Chắc chắn, đó cũng là điều Huỳnh Văn Nghệ muốn nói,mặc ta ta biết, mẹ ông là một bà má bán cau thực.

- Phân biệt được như trên sẽ dễ dàng biết tác giả đứng ở đâu (điểm nhìn) đểquan sát cảnh tượng về bà bán cau. Cái nhìn của tác giả đồng nhất với cái nhìn của chủthể trữ tình, cả cảm xúc, tấm lòng của ông cũng vậy.

Page 46: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

46

Việc tạo ra một chủ thể trữ tình để phát ngôn, giãi bày cảm xúc, suy nghĩ củamình chính là nét độc đáo nhất trong nghệ thuật bài thơ Bà bán cau.IV. Củng cố và kiểm tra, đánh giá :

1. Nhắc lại những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bà bán cau.2. Kiểm tra các em kiến thức về những bài thơ, bài ca dao đã học hoặc có biết

về người mẹ.3. Qua bài thơ Bà bán cau, hướng tình cảm và suy nghĩ của các em người mẹ.

Tài liệu tham khảo:Cần tham khảo thêm các tài liệu sau:1. Huỳnh Văn Nghệ - Tác giả và Tác phẩm (2 tập, NXB Đồng Nai, 2008)2. Thi tướng Chiến khu Xanh (Film tài liệu, 5 tập, Đài Truyền hình Thành phố

Hồ Chí Minh về Huỳnh Văn Nghệ).---------------------

Lớp 9 :NHỚ BẮC

Huỳnh Văn NghệI. Mục tiêu bài học :

Giúp học sinh:- Cảm nhận được tấm lòng nhớ thương nguồn cội của những người dân nước

Việt ở phương Nam trong hành trình mở cõi.- Những nét đặc sắc trong phong cách thơ Huỳnh Văn Nghệ: phóng khoáng,

giàu tráng khí, tình cảm thiết tha, diễn đạt bằng ngôn ngữ có phần cổ kính.II. Những điều cần lưu ý:

1. Về tác giả:- Huỳnh Văn Nghệ là nhà thơ của quê hương Đồng Nai nói riêng, văn chương

Việt Nam nói chung. Ông làm thơ từ trước năm 1945, cùng thời với nhiều nhà thơ tiềnchiến (thơ Mới). Từ năm 1945, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở miềnĐông Nam Bộ, thơ Huỳnh Văn Nghệ là khúc tráng ca của những người “thề quyếtchống quân xâm lăng…”.

- Thơ Huỳnh Văn Nghệ sản sinh từ một người vốn được đào tạo bài bản (vàothời điểm trước năm 1945, không phải ai cũng được học Trường Petrús Ký) lại trựctiếp cầm súng, cầm gươm đánh giặc, trên vùng đất phương Nam vốn phóng khoáng,hào hiệp, “ghét thói mạc như nhà nông ghét cỏ” (Nguyễn Đình Chiểu) nên chất thơvừa đậm chất lãng mạn, vừa có chiều sâu của những suy tư hun đúc từ thực tiễn. Dođó, khi giảng dạy cho học sinh nên chú ý đến chân dung đậm tính huyền thoại của nhàthơ.

2. Về tác phẩm:Huỳnh Văn Nghệ sáng tác nhiều thể loại: thơ, truyện, ký,… Nhưng thơ là thể

loại Huỳnh Văn Nghệ để lại nhiều dấu ấn hơn cả. Trong thời kì kháng chiến chốngPháp và cả sau này, người dân miền Đông Nam Bộ luôn gọi ông bằng cái tên thân

Page 47: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

47

thiết, tự hào: “Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ”. Một thời gian dài, dù ít được in ấn, nhưngthơ Huỳnh Văn Nghệ có sự phổ cập sâu rộng ở quê hương và địa bàn nơi ông sống vàchiến đấu. Vì thế, một số bài thơ có nhiều d ị bản. Bài thơ Nhớ Bắc – xuất sắc hơn tấtcả mọi bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ, được nhà thơ viết nhiều lần, trong từng hoàncảnh khác nhau, khi truyền tụng trong đời sống, lại có những đổi khác. Do đó, để hiểuvà giảng đúng tác phẩm, cần nắm rõ văn bản cũng như hoàn cảnh sáng tácIII. Gợi ý tiến trình tổ chức bài mới:

1. Phần tiểu dẫn:Tiểu dẫn nói về cuộc đời và sự nghiệp Huỳnh Văn Nghệ. So với phần Tiểu dẫn

ở các văn bản khác trong chương trình Ngữ văn phổ thông, ở đây dài và chi tiết hơn, vìHuỳnh Văn Nghệ trước hết là nhà thơ, nhà văn ở Đồng Nai, tác phẩm chưa từng đượcgiảng dạy trong nhà trường nên học sinh và cả giáo viên còn ít biết. Vả lại, mục tiêucủa bài học không chỉ là đọc – hiểu văn bản (bài thơ Nhớ Bắc), mà cần hiểu rõ về tácgiả, một nhân vật đậm chất huyền thoại để học sinh càng thêm tự hào và trân trọngnhững truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.

- Về cách thức đọc – hiểu:+ Một học sinh đọc Tiểu dẫn;+ Mời các học sinh khác (khoảng 3 em) nêu vắn tắt nội dung phần Tiểu dẫn.+ Giáo viên kết luận (nếu dạy bằng công nghệ thông tin, vừa nói tóm tắt kết

luận, vừa trình chiếu nội dung).- Nội dung cần nắm ở phần Tiểu dẫn:+ Tiểu sử: (nêu thật vắn tắt: tên, quê quán, học hành, quá trình hoạt động cách

mạng của Huỳnh Văn Nghệ).+ Sự nghiệp văn chương: nhà thơ lớn của Đồng Nai và Việt Nam; nhà văn đa

dạng; nhà báo toàn diện.+ Đánh giá chung: Huỳnh Văn Nghệ là người có những đóng góp lớn lao,

đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; là gương một tiêu biểu của vănhọc Việt Nam hiện đại. Với vai trò như vậy, Huỳnh Văn Nghệ mãi mãi là niềm tự hàocủa quê hương Đồng Nai.

2. Phần nội dung chính:a. Đọc văn bản:- Học sinh đọc bài thơ, giáo viên đọc lần hai;- Cách đọc: đọc diễn cảm, nhịp điệu tương đối chậm. Cụ thể từng đoạn như sau:+ Khổ một: đọc chậm, hơi có chút ngân nga;+ Khổ hai: đọc giọng tha thiết, có chút ngậm ngùi ;+ Khổ ba: ba câu đầu giọng mạnh mẽ, đặc biệt hai câu giữa có phần hùng tráng,

câu cuối trở lại giọng thiết tha;+ Khổ tư: đọc giọng trầm hùng .- Lưu ý: Nếu giáo có băng, đĩa đã thu bài Nhớ Bắc do nghệ sĩ diễn ngâm, cần

mở cho học sinh nghe trước khi học sinh đọc văn bản, nhưng vẫn không thay thế việchọc sinh tự đọc diễn cảm.

Page 48: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

48

b. Tổ chức thảo luận – trả lời câu hỏi nêu ở phần Hướng dẫn học bài:- Lưu ý về phương pháp tổ chức dạy học:Giáo viên dù hiểu biết sâu sắc và cảm nhận tốt bài thơ cũng không thuyết giảng

về tác phẩm mà cần tổ chức để học sinh tự khám phá, tìm hiểu, dưới sự dẫn dắt và kếtluận của thầy, cô giáo. Có như thế học sinh mới thật sự cảm nhận được giá trị của tácphẩm.

- Lưu ý về giới hạn nội dung tìm hiểu:Bài thơ ngắn nhưng hàm chứa nhiều vấn đề lịch sử của dân tộc như: việc mở

rộng giang san về phương Nam; vai trò của các chúa Nguyễn; ý chí, quyết tâm củaquân và dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai,… Tuynhiên, trong phạm vi 1 (một) tiết giảng, với đối tượng là học sinh lớp 9, do đó khôngnên đi sâu vào các vấn đề trên. Mục tiêu của tiết học là: giúp học sinh cảm nhận đượctình cảm thương nhớ cội nguồn dân tộc, tổ t iên, nòi giống của những người dânphương Nam (cũng là của tác giả) và đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Đặt bài thơvào hoàn cảnh sáng tác là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đang diễn ra, cảm xúc vềcội nguồn dân tộc, tổ tiên ấy càng có ý nghĩa sâu sắc, rất đáng trân trọng.

- Gợi ý tìm hiểu các câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài:Câu hỏi 1Bài thơ ngắn, cảm hứng nhớ và thương hòa quyện ở từng khổ thơ. Do đó, nên

chia thành 4 đoạn, tương ứng với 4 khổ thơ.Câu hỏi 2Hình ảnh đất nước, cội nguồn dân tộc được tác giả cảm nhận ở nhiều cung bậc,

tầng, lớp. Có thể khai thác ở sự ảm nhận qua các hình ảnh về cội nguồn tổ tiên, nòigiống; cảm nhận qua những di tích cùng với chiến công oai hùng của cha ông tronglịch sử chống ngoại xâm. Hoặc là sự cảm nhận qua những giá trị văn hóa truyền thống.

Câu hỏi 3Sứ mạng: còn gọi sứ mệnh, tức rất nhiệm vụ quan trọng, coi như thiêng liêng.

Sứ mạng ở đây chính là nhiệm vụ đi mở cõi, mở đất . Dĩ nhiên, cùng với mở cõi, mởđất là bao giờ cũng là giữ cõi, giữ đất.

Câu hỏi 4Chỉ ra những thần thoại, truyền thuyết được nhà thơ sử dụng trong bài thơ rồi

nhận xét về cách vận dụng của tác giả.Điều lưu ý là, trong tâm tình của tác giả và của những người dân phương Nam,

cội nguồn dân tộc rất thiêng liêng, lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc thật oanh liệt.Nhớ về cội nguồn, quá khứ dân tộc càng để càng tự hào và quyết tâm hơn nữa trongcuộc chiến đang diễn ra.

Câu hỏi 5Tuy không nói rõ, hoặc cố tình khắc họa chân dung, bởi đây là bài thơ trữ tình,

nhưng hình tượng con người đi mở cõi về phương Nam trong bài thơ vẫn hiện lên khárõ nét. Đó là người hùng tráng, hiên ngang, đẹp lồng lộng giữa không gian rộng lớn vàtrên tuyến đầu của cuộc chiến chống kẻ thù của dân tộc, cũng là người luôn nhớthương nguồn cội, tự hào về quá khứ của dân tộc.

Page 49: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

49

Câu hỏi 6Khi gợi ý học sinh tìm hiểu các câu hỏi trên, việc trả lời câu hỏi cuối cùng không khó.Đó là nỗi niềm nhớ thương sâu nặng về nguồn cội, về quá khứ dân tộc của nhữngngười dân đi mở đất phương Nam. Dù đi xa ngàn dặm, dù cách trở muôn trùng, đấyvẫn là những người con nước Việt, vẫn là con Rồng cháu Tiên đời gắn bó.IV. Củng cố và kiểm tra, đánh giá :

1. Nhắc lại sâu hơn tư tưởng chủ đạo của bài thơ Nhớ Bắc đối với học sinh.2. Kiểm tra các em kiến thức về tác giả Huỳnh Văn Nghệ và bài thơ Bà má bán

cau mà học sinh đã được học ở lớp VIII.3. Qua bài thơ Nhớ Bắc, hướng các em tìm hiểu nhiều hơn về nhà thơ Huỳnh

Văn Nghệ cũng như các nhà văn, nhà thơ lớn của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai:Trịnh Hoài Đức, Lý Văn Sâm, Bình Nguyên Lộc,…V. Tài liệu tham khảo:

1. Cần tham khảo thêm các tài liệu sau:- Huỳnh Văn Nghệ - Tác giả và Tác phẩm (2 tập, NXB Đồng Nai, 2008)- Thi tướng Chiến khu Xanh (Film tài liệu về Huỳnh Văn Nghệ, 5 tập, Đài

Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh);- Vó ngựa trời Nam (Film truyện về Huỳnh Văn Nghệ, Đài Truyền hình Thành

phố Hồ Chí Minh)2. Tham khảo thêm các bài viết sau: Huỳnh Văn Nghệ trong tiến trình văn học

Việt Nam ; Huỳnh Văn Nghệ - nhà thơ tiền chiến ; Huỳnh Văn Nghệ - nhà thơ khángchiến ; Huỳnh Văn Nghệ - nhà văn ; Những bài thơ Nhớ Bắc của tác giả Bùi QuangHuy.

---------------------------Lớp 9 :

KÒN TRÔLý Văn Sâm

I. Mục tiêu bài học:* Cảm nhận được khát vọng tự do, công lí, tinh thần trượng nghĩa của những

người dân nước Việt trong hoàn cảnh nô lệ.* Đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Lý Văn Sâm ở truyện đường rừng:

phóng khoáng, giàu tráng khí, tình cảm thiết tha, lãng mạn.II. Hướng dẫn đọc – hiểu:

1. Hoạt động 1: Đọc Tiểu dẫn, nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệpvăn chương của Lý Văn Sâm.

Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm hiểu sau khi đọc Tiểu dẫn. Sau đó, chốt lại cácđiểm chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lý Văn Sâm:

- Nhà văn lớn của văn học Nam Bộ: tác gia duy nhất viết truyện đường rừng ởphương Nam; nhà văn – chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.

Page 50: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

50

- Đối với quê hương Đồng Nai, Lý Văn Sâm có nhiều đóng góp trên phươngdiện văn học – nghệ thuật: người sáng tác và người tổ chức lực lượng sáng tác.

2. Hoạt động 2: Hình tượng Kòn Trô gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì?Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sau khi phân tích về nhân vật Kòn Trô:- Dung mạo bề ngoài: khỏe mạnh, trẻ trung, giàu sức hấp dẫn.- Tính cách: phóng khoáng, trượng nghĩa, dũng mãnh, nhưng nặng tình.3. Hoạt động 4: Qua truyện ngắn “Kòn Trô”, Lý Văn Sâm muốn gửi gắm điều

gì đến với bạn đọc?Nếu tổ chức cho học sinh đọc kĩ tác phẩm, câu trả lời sẽ không khó. Giáo viên chỉ cầngút lại từ những ý kiến của các em. Đó là lòng khao khát tự do, công lí của con ngườitrong hoàn cảnh không có tự do, công lí.

4. Hoạt động 5: Thiên nhiên miền Đông Nam Bộ, cụ thể là vùng thượng nguồnsông Đồng Nai, được nhà văn khắc họa như thế nào?

Trong sáng tác của các nhà văn viết truyện đường rừng, thiên nhiên đóng vai tròkhá quan trọng, bởi đây là bối cảnh để nhân vật hoạt động. Khô ng có thiên nhiên hùngvĩ, lạ lùng, nhân vật như cá bị tách khỏi nước. Điều đặc biệt là, trong truyện ngắnđường rừng của Lý Văn Sâm, thiên nhiên hùng vĩ nhưng không kì bí, dễ khiến conngười lo sợ. Trái lại, thiên nhiên ở đây vừa là môi trường để con ngườ i vùng vẫy, vừalà nhân chứng cho tình yêu, khát vọng, lẫn buồn đau mà con người đã ném trải.

---------------------------Lớp 9:

MƯA THU NHỚ TẰMBình Nguyên Lộc

I. Mục tiêu bài học :* Cảm nhận được tấm lòng nhớ thương quê hương của những người lao động

nghèo khi phải rời xa nơi chôn nhau cắt rún của mình.* Những nét đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ địa phương

của nhà văn.II. Hướng dẫn đọc – hiểu:

1. Hoạt động 1: Đọc Tiểu dẫn, nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệpvăn chương của Bình Nguyên Lộc.

Giáo viên gợi ý cho học sinh tìm hiểu sau khi đọc Tiểu dẫn. Sau đó, chốt lại các điểm chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Bình Nguyên Lộc:

- Nhà văn lớn, tác gia tiêu biểu của văn học Nam Bộ hiện đại; sinh trưởng tạiquê hương Biên Hòa – Đồng Nai.

- Nhà văn thiết tha yêu mến quê hương, xứ sở. Là người Nam Bộ, Bình NguyênLộc có tham vọng vẽ lại lịch sử của dân tộc trong hành trình mở đất về phương Nam.

2. Hoạt động 2: Vì sao sống ở đô thành bác Y lại nhớ tằm (nhớ nghề cũ, nhớđến loài con vật từng thân thiết, nhớ quê hương bản quán,...) ?

Page 51: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

51

Câu hỏi này thực ra không khó. Giáo viên không nên giảng giải trước màhướng các em tự tìm câu trả lời phù hợp. Chú ý khai thác hình tượng mang tính biểutrưng: “tằm”.

3. Hoạt động 3: Qua truyện ngắn “Mưa thu nhớ tằm”, Bình Nguyên Lộc muốngửi gắm điều gì đến với bạn đọc?

Học sinh thảo luận, giáo viên hướng các em hiểu đúng chủ đề tác phẩm. Đó làtình cảm gắn bó thiết tha với quê hương, xứ sở của người Việt.

4. Hoạt động 4: Nghệ thuật kể chuyện của nhà văn có điểm nào đặc sắc?Về hình thức, truyện ngắn Mưa thu nhớ tằm được Bình Nguyên Lộc kể rất bình

dị, như một câu chuyện nhỏ. Tuy nhiên, đây là dụng ý của nhà văn. Người kể tỉ tê,mộc mạc về một câu chuyện bình thường trong đời sống, không có tình t iết nào gaycấn. Phải chăng tình yêu đối với quê hương xứ sở muôn đời vẫn lặng thầm, nhưng sâulắng, không dứt?

5. Hoạt động 5: Nêu nhận xét về ngôn ngữ của tác phẩm (của người kể chuyện,của nhân vật,...). Có mấy lớp ngôn từ địa phương trong truyện ngắn ?

- Có hai lớp ngôn ngữ địa phương trong tác phẩm:+ Ngôn từ đậm chất Nam Bộ của người kể chuyện.+ Ngôn từ đậm chất Trung Bộ, cụ thể là xứ Quảng, của nhân vật chính.Cả hai đều thể hiện đúng vai của mình khi sử dụng ngôn ngữ.- Khi kể chuyện, người kể không chỉ kể mà còn bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của

mình. Vì thế, truyện ngắn Mưa thu nhớ tằm, nếu căn cứ vào giọng điệu và lời đề từcủa tác giả, có thể nghĩ đây là một tùy bút, bút kí.

---------------------------Lớp 9:

GIỮ LẤY MÀU XANHGiang Nam

I. Mục tiêu cần đạt:* Cảm nhận được nỗi đau khi phải chứng kiến quê hương bị giặc tàn phá trong

chiến tranh và tinh thần quyết chiến “giữ lấy màu xanh” của xứ sở.* Hình ảnh quê hương Đồng Nai, miền Đông trong thời kì kháng chiến chống

Mĩ, cứu nước.II.Hướng dẫn phân tích:

Bài thơ khá dài, trong thời lượng cho phép, chỉ một tiết dạy, giáo viên cầnhướng dẫn học sinh khai thác chủ yếu khổ 1 của bài thơ.

Trong khổ này, có thể khai thác các giá trị nghệ thuật và nội dung như sau:1. Giới thiệu khái quát về quê hương Miền Đông:Nhà thơ mở đầu thi phẩm của mình bằng cách quay lại thời quá khứ “Năm xưa

qua...”, đó là vùng kí ức chứa đựng bao kỉ niệm yêu thương, tươi đẹp. Vùng quê thuởấy là một xứ sở màu xanh, ngọt lành cây trái... Giang Nam kết cấu bài thơ bằng thủ

Page 52: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

52

pháp đối lập để giúp người đọc thấy rõ sự đổi thay của quê hương trước bom đạn, sựhuỷ diệt của quân thù ở khổ thơ sau

2. Hình ảnh quê hương, con người Miền Đông:a. Hình ảnh vùng đất Miền Đông:Mở đầu khổ thơ là một câu cảm thán:Ôi quê em xưa sỏi đá khô cằnGiờ mát cao su, lừng hương bưởi nở

Nhà thơ có lẽ quá ngỡ ngàng trước sự đổi thay của vùng đất mình đang đặtchân đến , trước màu xanh cây trái đang ngút ngàn trong tầm mắt... Vẫn bằng cách đốisánh giữa xưa và nay, tác giả giúp người đọc thấy được sự đổi t hay kì diệu củamột vùng sỏi đá khô cằn, nay đã bạt ngàn hoa trái...

Bằng nghệ thuật liệt kê các hương vị, địa danh và những vẻ đẹp riêng, GiangNam như đang trải lòng mình trước một vùng quê tươi đẹp! Nhà thơ cảm nhận bằngxúc giác, khướu giác, thị giác và cả tấm lòng chân thật: Nhắm mắt còn nghe ngọt từngkhúc ruột. Biển lúa Phước Tân, rừng thơm Long Thành và bao cây trái ngọt lành nhưđang hiển hiện trước mắt chúng ta qua những dòng thơ ngọt ngào, đằm thắm...

b. Hình ảnh con người Miền Đông:Con người Miền Đông được cụ thể hoá qua hình ảnh nên thơ, lãng mạn:

Và bóng em trên cành cao chót vótHái mém cho anh những qủa chín đầu mùaDưới nếp khăn rằn đôi mắt ngây thơTinh nghịch tìm anh, cười trong bóng láNhững buổi hoàng hôn về vội vãSay mê chiết cành, vun gốc, bắt sâu…Anh ngắm nhìn em sung sướng tự hàoYêu em và cây cùng lớn lên xanh tốt

Bóng cô thôn nữ dưới vòm lá xanh, hoà quyện hương trái chín đầu mùa đãneo lại trong kí ức nhà thơ, đặc biệt là chiếc khăn rằn, đôi mắt ngây thơ, tinh nghịchvới tiếng cười giòn tan tươi tắn...

Qua cô thôn nữ Say mê chiết cành, vun gốc, bắt sâu… trong bóng hoàng hôn,ta càng hiểu được tình yêu quê hương của con người Việt Nam nói chung, người dânMiền Đông nói riêng. Tình yêu ấy thể hiện qua những công việc hằng ngày, qua sựgắn bó với ruộng vườn, cây trái, qua sự cần mẫn, siêng năng... Đọc doạn thơ, ta nhưthấy hình ảnh tác giả, trong bóng chiều, say mê ngắm nhìn cô em gái yêu thương cùngvườn cây sum suê, trĩu quả

3. Tổng kết:Dù bài thơ được viết cách đây hơn ba mươi năm nhưng tình cảm của tác giả

về một vùng đất phương Nam vẫn làm bao người xúc động. Đất và người Đồng Nai,dù trong hoàn cảnh, không gian, thời gian nào, sẽ mãi mãi tươi đẹp, sẽ mãi giữ lấymàu xanh của quê hương xứ sở thân yêu. Con người Đồng Nai, bằn g sự cần mẫn, tháo

Page 53: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

53

vát, thông minh đang từng ngày, từng giờ tiếp bước tiền nhân, làm nên sự đổi thay kìdiệu, biến vùng đất hoang tàn do chiến tranh ngày nào trở thành vùng trọng điểm kinhtế của đất nước ở thời kì đổi mới.III. Đọc thêm : Đọc thêm các bài thơ Quê hương, Nghe tin em vào đại học của GiangNam

------------------------

Phần thứ hai: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG NAI

LỚP 4, Bài 1:

GIỚI THIỆU VỀ TỈNH ĐỒNG NAII. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:Học sinh cần nắm được:- Vị trí địa lý tự nhiên, các cư dân của tỉnh Đồng Nai .- Các địa danh hành chánh và cư dân sinh sống ở tỉnh Đồng Nai .2. Tư tưởng tình cảm:- Biết yêu quý nơi các em đang sống và học tập3. Kỹ năng:- Sưu tầm về những hình ảnh về quê hương Đồng Nai.

II. Những điều cần lưu ý- Trước khi học bài này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh sưu tầm hình ảnh về

vùng đất, con người Đồng Nai.- Trong quá trình lên lớp, cho học sinh nói lên cảm nghĩ của bản thân về vùng

đất, con người Đồng Nai.- Giáo viên truyền đạt những thông tin chính liên quan đến vùng đất và con

người Đồng Nai.III. Gợi ý về tiến trình bài học :

1. Đồ dùng dạy học:- Bản đồ hành chánh tỉnh Đồng Nai- Một số hình ảnh các dân tộc sinh sống trên địa bàn Đồng Nai.2. Giới thiệu bài mới :- Gây sự hứng thú bằng cách mời một số học sinh đọc đầy đủ địa chỉ của nhà

(trong đó hàm chứa thông tin của phường (xã, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố) vàtỉnh.

- Hoặc học sinh kể tên về một số dân tộc khác đang sinh sống trên tỉnh ĐồngNai mà các em biết.

3. Quá trình dạy và học:

Page 54: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

54

- Cho học sinh nắm bắt những thông tin chính yếu của bài học (diện tích, dânsố, số lượng dân tộc sinh sống, vị trí địa lý, các đơn vị hành chánh) của tỉnh Đồng Nai

- Cho học sinh tham gia nêu vị trí địa lý và xác định (địa phận tỉnh, các đơn vịhành chánh trực thuộc) trên bản đồ hành chánh của tỉnh Đồng Nai. IV. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên):

- Địa chí Đồng Nai (tập II- địa lý).- Cập nhật số liệu thành phần dân tộc, dân số Đồng Nai mới nhất (thống kê

2009).- Trang thông tin điện tử của UBND tỉnh Đồng Nai.

--------------------------------LỚP 4, Bài 2:

CƯ DÂN CỔ Ở ĐỒNG NAII. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức:Học sinh cần nắm được:

- Các cư dân xưa đã sinh sống trên tỉnh Đồng N ai.- Những thành tựu qua các di vật, di tích của họ hiện còn ở Đồng Nai.2. Tư tưởng tình cảm:- Biết yêu quý nơi các em đang sống và học tập3. Kỹ năng:- Sưu tầm về những hình ảnh các dân tộc của Đồng Nai.

II. Những điều cần lưu ý:- Trước khi học bài này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh sưu tầm hình ảnh về cư

dân hay di tích liên quan đến cư dân cổ Đồng Nai.- Trong quá trình lên lớp, cho học sinh nói lên hiểu biết của bản thân về cư dân cổ

ở Đồng Nai.- Giáo viên truyền đạt những thông tin chính liên quan đến cư dân và những di

tích, di vật hiện còn Đồng Nai.III. Gợi ý về tiến trình bài học :

1. Đồ dùng dạy học:- Bản đồ hành chánh tỉnh Đồng Nai- Một số hình ảnh minh hoạ cư dân cổ và d i tích, di vật liên quan.

2. Giới thiệu bài mới :- Gây sự hứng thú bằng cách các câu hỏi về cách sinh hoạt hay lao động của

những con người cổ xưa.3. Quá trình dạy và học

- Cho học sinh nắm bắt những thông tin chính yếu của bài học (một số địađiểm người cổ đã sinh sống, những di vật, di tích liên quan).

Page 55: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

55

- Cho học sinh tham gia xác định nêu tên gọi, chức năng của các di vật, di tíchqua hình ảnh minh hoạ. * Những trường gần Nhà Bảo tàng Đồng Nai (khu vực Quảng tr ường tỉnh - thànhphố Biên Hoà) có thể cho học sinh tham gia ngoại khoá: tham quan Phòng trưng bàyĐồng Nai thời tiền sử.IV. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên):

- Địa chí Đồng Nai (tập III- Lịch sử).- Nếu có điều kiện, tham quan Bảo tàng Đồng Nai (phòng trưng bày Đồng Nai

thời Tiền sử), chụp hình ảnh liên quan: Toàn cảnh tranh sinh hoạt của người cổ.--------------------------------

LỚP 5, Bài 2 & 3:

LÀNG ĐÁ BỬU LONGNGHỀ GỐM Ở ĐỒNG NAI

I. Mục tiêu bài học:1. Kiến thức:Học sinh cần nắm được:

- Các nghề thủ công ở Đồng Nai (nghề đá và nghề gốm)2. Tư tưởng tình cảm:

- Biết yêu mến quê hương, trân trọng những thành quả của những người đi trước.3. Kỹ năng:

- Sưu tầm những hình ảnh về ng hề thủ công liên quan về quê hương Đồng Nai.II. Những điều cần lưu ý :

- Trước khi học bài này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh sưu tầm hình ảnh vềnghề hay sản phẩm của nghề đá, nghề ở Đồng Nai.

- Trong quá trình lên lớp, cho học sinh nói lên hiểu biết của bản thân về nghề đá,nghề gốm

- Giáo viên truyền đạt những thông tin chính liên quan đến nghề truyền thống vànhững sản phẩm liên quan.III. Gợi ý về tiến trình bài học :

1. Đồ dùng dạy học:- Hình ảnh về làng nghề đá Bửu Long và sản phẩm làng nghề.- Hình ảnh về những địa bàn sản xuất nghề gốm và sản phẩm liên quan

2. Giới thiệu bài mới :- Gây sự hứng thú bằng cách cho học sinh kể về một số sản phẩm bằng đá, bằng

gốm.- Nói về những ứng dụng, công năng của sản phẩm đá, gốm

3. Qúa trình dạy và học:

Page 56: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

56

- Cho học sinh nắm bắt những thông tin chính yếu của bài học (làng nghề đáBửu Long, gốm và những thông tin liên quan).

* Những trường gần Nhà Bảo tàng Đồng Nai (k hu vực Quảng trường tỉnh -thành phố Biên Hoà) có thể cho học sinh tham gia ngoại khoá: tham quan Phòngtrưng bày Nghề thủ công Đồng Nai.

* Những trường trên địa bàn phường Bửu Long, phường Tân Vạn và các vùnglân cận có thể cho học sinh tham quan những địa điể sản xuất đá, gốm tại địaphương.IV. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên):

- Sách: Địa chí Đồng Nai (tập III- Kinh tế).- Sách: Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển- Nếu có điều kiện, tham quan Bảo tàng Đồng Nai (phòng trưn g bày Nghề thủ

công Đồng Nai).-------------------------

LỚP 6, Bài 5:

VÙNG ĐẤT ĐỒNG NAII. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức:Học sinh cần nắm được:- Điều kiện tự nhiên, các cư dân của tỉnh Đồng Nai- Các địa danh hành chánh và cư dân sinh sống ở tỉnh Đồng Nai2. Tư tưởng tình cảm:- Biết yêu quý nơi các em đang sống và học tập.3. Kỹ năng:

- Sưu tầm về những hình ảnh về quê hương Đồng Nai.II. Những điều cần lưu ý

- Trước khi học bài này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh sưu tầm hình ảnh vềvùng đất, con người Đồng Nai.

- Trong quá trình lên lớp, cho học sinh nói lên cảm nghĩ của bản thân về vùngđất, con người Đồng Nai.

- Giáo viên truyền đạt những thông tin chính liên quan đến vùng đất và conngười Đồng Nai.III. Gợi ý về tiến trình bài học :

1. Đồ dùng dạy học:- Bản đồ hành chánh tỉnh miền Đông Nam Bộ.- Một số hình ảnh các dân tộc sinh sống trên địa bàn Đồng Nai.2. Giới thiệu bài mới :

Page 57: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

57

- Gây sự hứng thú bằng cách mời một số học sinh kể về các đơn vị hành chánhtỉnh Đồng Nai hiện nay.

- Học sinh xác định địa giới tỉnh Đồng Nai trên bản đồ miền Đông Nam Bộ.- Học sinh kể tên về một số dân tộc khác đang sinh sống trên tỉnh Đồng Nai.

3. Qúa trình dạy và học:- Cho học sinh nắm bắt những thông tin chính yếu của bài học (diện tích, dân

số, số lượng dân tộc sinh sống, vị trí địa lý, các đơn vị hành chánh) của tỉnh Đồng Nai- Cho học sinh tham gia nêu vị trí địa lý và xác định (địa phận tỉnh, các đơn vị

hành chánh trực thuộc) trên bản đồ hành chánh của tỉnh Đồng Nai.* Tuỳ thuộc vào điều kiện của nhà trường có thể tổ chức tham gia học ngoại

khoá – tham quan Bảo tàng Đồng Nai – phòng trưng bày về Thiên nhiên Đồng Nai(đặc biệt là các trường trong nội ô thành phố Biên Hoà)IV. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên):

- Địa chí Đồng Nai (tập II- địa lý).- Cập nhật số liệu thành phần dân tộc, dân số Đồng Nai mới nhất (thống kê

2009).- Trang thông tin điện tử của UBND tỉnh Đồng Nai

-------------------------LỚP 7, Bài 5:

CÔNG CUỘC KHẨN HOANG CỦANGƯỜI VIỆT CUỐI THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVII

I. Mục tiêu bài học:1. Kiến thức:Học sinh cần nắm được:- Bối cảnh kinh tế - xã hội Đồng Nai từ cuối thế kỷ XVI - XVII- Người Việt và công cuộc khai phá đất Đồng Nai thế kỷ XVI - XVII2. Tư tưởng tình cảm:- Biết yêu quý, tự hào, b iết ơn những thế hệ đi trước khai phá vùng đất Đồng

Nai trước đây.3. Kỹ năng:

- Sưu tầm về những hình ảnh về quê hương Đồng Nai.II. Những điều cần lưu ý :

- Chuẩn bị cho bài học, giáo viên cần hệ thống sự kiện lịch sử Việt Nam liênquan trong giai đoạn này.

- Tư liệu liên quan đến xã hội Việt Nam xứ Đàng Ngoài và Đàng Trong, thể chếchính quyền đương thời.

Page 58: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

58

III. Gợi ý về tiến trình bài học :1. Đồ dùng dạy học- Bản đồ hành chánh tỉnh Biên Hoà xưa – Đồng Nai nay.- Một số hình ảnh phản ảnh t hời kỳ khai phá đất Đồng Nai (các làng cổ ven

sông Đồng Nai).- Phim tư liệu Đồng Nai thời khai phá (lưu tại Bảo tàng Đồng Nai) và trang bị

máy chiếu.2. Giới thiệu bài mới :- Gợi cho học sinh nói lên, hình dung về vùng Đồng Nai trước đây như thế nào?- Gợi những câu hỏi về những cư dân sinh sống trên đất Đồng Nai trước đây?- Gợi lên câu hỏi về người Việt đến sinh sống trên đất Đồng Nai từ khi nào?3. Quá trình dạy và học:- Cho học sinh nắm bắt những thông tin chính yếu của bài học (bối cảnh đất

Đồng Nai torng giai đoạn từ thế kỷ XVI – VII, tiến trình nhập cư và thành quả khaiphá của người Việt trên đất Đồng Nai.

* Tuỳ thuộc vào điều kiện của nhà trường (đặc biệt là các trường trong nội ôthành phố Biên Hoà) có thể tổ chức tham gia học ngoại khoá – tham quan Bảo tàngĐồng Nai – phòng trưng bày về Thiên nhiên Đồng Nai và Đồng Nai thời khai phá.

Nếu được, sưu tầm nguồn phim tư liệu Đồng Nai thời khai phá cho học sinhxem và hệ thống kiến thức bài học.IV. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên):

- Sách: Địa chí Đồng Nai (tập III- Lịch sử), Biên Hoà – Đồng Nai 300 nămhình thành và phát triển (NXB Đồng Nai, 1998).

------------------------------

LỚP 7, Bài 7:

SỰ RA ĐỜI CỦA THƯƠNG CẢNG CÙ LAO PHỐI. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức:Học sinh cần nắm được:- Bối cảnh kinh tế - xã hội Đồng Nai từ cuối thế kỷ XVI – XVII.- Điều kiện ra đời, phát triển của thương cảng Cù lao Phố.2. Tư tưởng tình cảm:- Biết yêu quý, tự hào, biết ơn những thế hệ đi trước khai phá vùng đất Đồng

Nai trước đây.3. Kỹ năng:

- Sưu tầm về những hình ảnh về quê hương Đồng Nai.

Page 59: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

59

II. Những điều cần lưu ý :- Chuẩn bị cho bài học, giáo viên cần hệ thống sự kiện lịch sử Việt Nam liên

quan trong giai đoạn này.- Tư liệu liên quan về người Hoa đến v ùng đất Biên Hoà – Việt Nam sinh sống.

III. Gợi ý về tiến trình bài học :1. Đồ dùng dạy học- Bản đồ hành chánh tỉnh Biên Hoà xưa – Đồng Nai nay.- Bản đồ Cù lao Phố - xã Hiệp Hoà (Biên Hoà)- Một số hình ảnh về cù lao Phố xưa và nay.2. Giới thiệu bài mới :- Gợi cho học sinh cho biết sự hiểu biết của bản thân về Cù lao Phố.- Gợi cho học sinh xác định địa bàn Cù lao Phố ở đâu (thuộc địa bàn xã,

phường)?- Gợi câu hỏi về những cư dân nào từ nơi khác đến Đồng Nai sinh sống cùng

với cư dân Việt trước đây? 3. Quá trình dạy và học:

- Cho học sinh nắm bắt những thông tin chính yếu của bài học (Địa bàn Cù laoPhố, điều kiện ra đời của thương cảng Cù lao Phố, vị trí Cù lao Phố ở Nam Bộ).

* Tuỳ thuộc vào điều kiện của nhà trường (đặc biệt là các trường trong nội ôthành phố Biên Hoà) có thể tổ chức tham gia học ngoại khoá – tham quan Bảo tàngĐồng Nai – phòng trưng bày Đồng Nai thời khai phá.IV. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên):

- Sách: Địa chí Đồng Nai (tập III- Lịch sử).- Sách: Biên Hoà – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển.- Sách: Cù lao Phố, lịch sử và văn hoá.- Sách: Đồng Nai di tích lịch sử văn hoá.

-----------------------LỚP 7, Bài 8:

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬTBUỔI ĐẦU TRÊN VÙNG ĐẤT ĐỒNG NAI

I. Mục tiêu bài học:1. Kiến thức:Học sinh cần nắm được:- Bối cảnh kinh tế - xã hội Đồng Nai từ cuối thế kỷ XVI – XVII.- Điều kiện ra đời, phát triển của thương cảng Cù lao Phố.2. Tư tưởng tình cảm:- Biết yêu quý, tự hào, biết ơn những thế hệ đi trước khai phá vùng đất Đồng

Nai trước đây.

Page 60: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

60

3. Kỹ năng:- Sưu tầm về những hình ảnh về quê hương Đồng Nai.

II. Những điều cần lưu ý:- Chuẩn bị cho bài học, giáo viên cần hệ thống sự kiện lịch sử Việt Nam liên

quan trong giai đoạn này.- Tư liệu liên qua n về người Hoa đến vùng đất Biên Hoà – Việt Nam sinh sống.

III. Gợi ý về tiến trình bài học :1. Đồ dùng dạy học:- Bản đồ hành chánh tỉnh Biên Hoà xưa – Đồng Nai nay.- Bản đồ Cù lao Phố - xã Hiệp Hoà (Biên Hòa )- Một số hình ảnh về cù lao Phố xưa và nay.2. Giới thiệu bài mới :- Gợi cho học sinh cho biết sự hiểu biết của bản thân về Cù lao Phố.- Gợi cho học sinh xác định địa bàn Cù lao Phố ở đâu (thuộc địa bàn xã,

phường)?- Gợi câu hỏi về những cư dân nào từ nơi khác đến Đồng Nai sinh sống cùng

với cư dân Việt trước đây? 3. Quá trình dạy và học:

- Cho học sinh nắm bắt những thông tin chính yếu của bài học (Địa bàn Cù laoPhố, điều kiện ra đời của thương cảng Cù lao Phố, vị trí Cù lao Phố ở Nam Bộ).

* Tuỳ thuộc vào điều kiện của nhà trường (đ ặc biệt là các trường trong nội ôthành phố Biên Hoà) có thể tổ chức tham gia học ngoại khoá – tham quan Bảo tàngĐồng Nai – phòng trưng bày Đồng Nai thời khai phá.IV. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên):

- Sách: Địa chí Đồng Nai (tập III- Lịch sử).- Sách: Biên Hoà – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển.- Sách: Cù lao Phố, lịch sử và văn hoá.- Sách: Đồng Nai di tích lịch sử văn hoá.

-----------------------LỚP 8, Bài 9:

ĐỒNG NAI TRONG KHÁNG CHIẾNCHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1861 – 1954)

I. Mục tiêu bài học1. Kiến thức:Giúp học sinh nắm được những ý cơ bản sau:- Nguyên nhân, điều kiện và âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công vào vùng

đất Đồng Nai ( ngày 14/ 12 /1861, Bonard ra lệnh tấn công chiếm Biên Hòa, sau bốnngày chúng dễ dàng đánh chiếm tỉnh Biên Hòa ).

Page 61: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

61

- Nắm được khái quát phong trào đấu tranh của nhân dân Đồng Nai trongnhững ngày đầu kháng chiến chống Pháp, tình đoàn kết trong đấu tranh giữa ngườikinh và các dân tộc ít người ở Đồng Nai.

- Khái quát về diễn biến và ý nghĩa của cách mạng tháng Tám ở Biên Hòa,nhân dân tỉnh Biên Hòa dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng cả nước vùng dậy đập tanách thống trị của đế quốc thực dân giành độc lập tự do cho Tổ quốc.

- Nắm khái quát những trận đánh tiêu biểu của nhân dân Biên Hòa trong thờikỳ kháng chiến chống Pháp từ năm ( 1945 – 1954 ): Các trận đánh giao thông, trậnphục kích La Ngà ( 01/03/1948 ), là trận đánh giao thông lớn nhất ở miền Đông lúcbấy giờ đã diệt gọn đoàn xe quân sự của của địch, gây tiếng vang lớn đối với nhândân Việt Nam và thế giới.

- Có những hiểu biết cơ bản về chiến khu D, một căn cứ địa Cách mạng quantrọng nhất của toàn miền Đông Nam bộ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹcứu nước.

2. Tư tưởng tình cảm:- Thông qua các phong trào đấu tranh của nhân dân Đồng Nai, giáo dục cho

học sinh ý thức về truyền thống đấu tranh của nhân dân Đồng Nai, lòng tự hào dântộc.

- Ý thức giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử trong kháng chiến chống Pháp ởĐồng Nai.

3. Kỹ năng:- Sưu tầm những hình ảnh và tư liệu về chiến khu D, các câu truyện

kể về Đồng Nai thời kỳ kháng chiến chống Pháp.- Kỹ năng phân tích mối liên hệ giữa lịch sử Đồng Nai và lịch sử dân tộc, phân

tích ý nghĩa của những thắng lợi của nhân dân Đồng Nai đối với tiến trình phát triểncủa cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đồng Nai.II. Những điều cần lưu ý:

- Trước khi nói đến các phong trào đấu tranh của nhân dân Đồng Nai trongcuộc kháng chiến chống Pháp, giáo viên cần phân biệt cho học sinh các giai đoạntrong toàn bộ tiến trình của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Đồng Nai:Giai đoạn từ năm 1861 – 1945, giai đoạn này đi sâu vào cách mạng tháng Tám ởĐồng Nai; Giai đoạn từ 1945 – 1954, giai đoạn này nhấn mạnh trận phục kích La Ngà( ngày 01/03/1848 ).

- Đối với địa phương nơi diễn ra chiến thắng La Ngà, nên phát huy khả năng tựnghiên cứu, tự khai thác kiến thức bài học. Có thể cho học sinh đi thực tế.

- Khi giới thiệu về chiến khu D, giáo viên lưu ý nhấn mạnh một số điểm sau:+ Vị trí của chiến khu D.+ Vai trò của chiến khu D đối với cách mạng toàn miền.

+ Chiến khu D là nơi sản sinh ra cách đánh đặc công, giải thích thế nào là cáchđánh đặc công, tác dụng của lối đánh đặc công.

Page 62: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

62

III. Đồ dùng dạy học- Bản đồ hành chánh tỉnh Biên Hoà xưa – Đồng Nai nay.- Một số hình ảnh tư liệu về chiến khu D, tượng đài chiến thắng La Ngà.- Những tư liệu nói về Đồng Nai trong kháng chiến chống Pháp, tư liệu về

chiến thắng La Ngà.IV. Gợi ý về tiến trình bài học:

1. Ổn định tổ chức – kiểm tra bài cũ:2. Giới thiệu bài mới: Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về những di tích của cuộc kháng

chiến chống Pháp của nhân dân Đồng Nai để dẫn dắt học sinh vào bài học, sau đókhái quát, nêu vấn đề, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề , từ đó đi vào nội dungbài học.

3. Qúa trình dạy và học:Thực dân Pháp tấn công và chiếm đóng Biên HòaGiáo viên có thể dùng lược đồ kháng chiến chống Pháp khái quát nhanh về

việc thực dân Pháp âm mưu tấn công cửa biển Đà Nẵng, sau khi thất bạ i trong âmmưu “đánh nhanh thắng nhanh”, thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định.

Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa.Trong mục này giáo viên cần lưu ý những nội dung sau:- Qúa trình đánh chiếm Biên Hòa của Pháp: + Tháng 10/1861, phó đô đốc Bonard quyết tâm đánh chiếm Biên Hòa bằng

đường thủy và đường bộ. + Ngày 13/12/1861, Bonard gửi tối hậu thư cho Khâm sai Đại thần Nguyễn

Bá Nghi đòi quân triều đình triệt thoái các pháo đài và vật cản trên sông Đồng Nai. + ngày 14/ 12 /1861, Bonard ra lệnh tấn công chiếm Biên Hòa, sau bốn ngày

chúng dễ dàng đánh chiếm tỉnh Biên Hòa.- Cho học sinh so sánh lực lượng quân Pháp khi đánh chiếm tỉnh Biên Hòa với

1.000 quân đã dễ dàng chiếm tỉnh Biên Hòa trong lúc quân triều đình nhà Nguyễn ởBiên Hòa có đến 15.000 quân. Từ đó đặt vấn đề cho học sinh nhận xét trách nhiệmcủa quân triều đình nhà Nguyễn đối với việc để Pháp thành công trong âm mưu củamình: Nhà Nguyễn nhu nhược, không kiên quyết chống giặc, luôn đặt lợi ích của giaicấp, dòng tộc lên trên lợi ích của dân tộc, không tận dụng thời cơ và lợi thế về lực lượng để tổ chức lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Pháp.

- Giáo viên liên hệ đến trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để Pháp hoànthành quá trình xâm lược Việt Nam qua việc chủ động ký với Pháp các hiệp ước:Nhâm Tuất ( 1862 ), Giáp Tuất ( 1874 ), Qúy Mùi ( 1883 ), Pa-tơ-nốt (1884 ).

Các phong trào trong buổi đầu chống Pháp.- Giáo viên cho học sinh so sánh hai thái độ và hai kiểu hành động của triều

đình nhà Nguyễn ở Biên Hòa và nhân dân Biên Hòa: Nhà Nguyễn từng bước nhượngbộ và đầu hàng thực dân Pháp, nhân dân Biên Hòa kiên quyết chống Pháp, các phong

Page 63: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

63

trào đấu tranh mặc dù bị đàn áp nhưng vẫn khôn g suy yếu, nhân dân đã anh dũngđánh giặc ở mọi lúc, mọi nơi gây cho giặc nhiều tổn thất.

- Học sinh trình bày các phong trào đấu tranh chủ yếu, nhấn mạnh về sự đoànkết giữa người Kinh và các dân tộc ít người khi đánh chiếm vào Đông Bắc Biên Hòa.

- Đặt vấn đề: ? Tại sao Biên Hòa được coi là cái nôi xuất phát các phong tràoquần chúng nổi dậy đánh Pháp xâm lược: Giáo viên nhấn mạnh vị trí Biên Hòa so vớiSài Gòn: Tỉnh Biên Hòa là cửa ngõ vào Sài Gòn, vị trí rất quan trọng vì vậy Pháp phảivề Sài Gòn cầu viện binh trước những phong trào yêu nước của nhân dân Biên Hòa.

Cách mạng tháng Tám 1945 ở Biên Hòa.Các nội dung chính cần truyền đạt.Bối cảnh thế giới năm 1945:- Học sinh giải thích sự kiện Nhật đầu hàng quân Đồng Minh không điều kiện

tạo điều kiện gì cho cách mạng Việt Nam nói chung và cách mạng ở Biên Hòa nóiriêng: Quân Nhật ở Biên Hòa hoang mang rệu rã, án binh bất động ở các địa điểmđóng quân. Chính quyền Nhật ở Biên Hòa hoàn toàn tê liệt, thời cơ cách mạng đã đến.

- Học sinh quan sát căn nhà số 62 dãy phố Sáu Tử xã Bình Trước quận ChâuThành, Biên Hòa ( nay thuộc quốc lộ 1 phường Trung Dũng, TP. Biên Hòa ) để khaithác kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền ở Đồng Nai, thành lập ủy ban KhởiNghĩa.

- Dùng lược đồ trình bày diễn biến Cách mạng tháng Tám ở Đồng Nai, ý nghĩacủa cách mạng tháng Tám ở Đồng Nai, giáo viên nhấn mạnh cách mạng tháng Tám ởBiên Hòa đã góp phần cùng nhân dân cả nước đập tan ách thống trị của đế quốc thựcdân giành độc lập tự do cho Tổ Quốc.

- Liên hệ cách mạng tháng Tám trong cả nước.Thời kỳ kháng chiến chống Pháp ( 1945 – 1954 ) Giáo viên nhắc lại việc thực dân Pháp được sự giúp đỡ của quân Anh đã quay

trở lại nổ súng tấn công Sài Gòn, nhân dân Biên Hòa bước vào cuộc kháng chiến bảovệ độc lập tự do cho Tổ Quốc.

Những trận đánh tiêu biểu.Trong mục 1 giáo viên lưu ý một số nội dung sau:- Việc mở rộng chiến trường ra miền Trung và miền Bắc, buộc địch phải rút

bớt nhiều đồn bốt đóng sâu trong vùng căn cứ của ta để có lực lượng chi viện.- Thực hiện chỉ đạo của Ban thường vụ Trung Ương Đảng, Ban chỉ huy Chi

đội 10, chủ trương mở một loạt trận đánh giao thông để tiêu hao sinh lực địch.- Các trận đánh giao thông tiêu biểu.- Cách đánh: Kết hợp dùng mìn chế tạo từ đầu đạn pháo 75 li, với việc tháo ốc

vít các thanh tà vẹt, đường ray, chờ khi xe lửa địch đến thì nổ mìn, đồng thời cột dâykéo mạnh đường ray làm đầu xe lửa trật bánh phải dừng lại để đổ bộ.Trận đánh La Ngà ( 1/3/1948 )- Giáo viên cho học sinh xem một số tư liệu, hình ảnh, đoạn phim tư liệu về địa

danh La Ngà, ở địa phương La Ngà có thể cho các em đi thực địa. La Ngà là tên một

Page 64: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

64

chi lưu của sông Đồng Nai, cũng là một địa danh đi vào lịch sử dân tộc và lịch sửcuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Trên quốc lộ 20 đi Đà Lạt từ cầu La Ngà lênĐịnh Quán, ngày 1/3/1948 chi đội 10 Biên Hòa đã đánh trận giao thông La Ngà.

- Dùng phương pháp thuyết trình, miêu tả, giáo viên trình bày sống động diễnbiến trận đánh La Ngà, kết hợp các hình ảnh về trận đánh này.

- Tạo biểu tượng về chiến thắng La Ngà qua hình ảnh về tượng đài chiến thắngLa Ngà.

- Học sinh phân tích ý nghĩa chiến thắng La Ngà, giáo viên chốt lại: Đây làchiến thắng giao thông lớn nhất ở miền Đông lúc bấy giờ, chiến thắng đồng thời thểhiện được sự chính nghĩa và chủ nghĩa yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân ViệtNam, gây tiếng vang lớn trong nước và trên thế giới.

Nhân dân Đồng Nai phối hợp với cả nước giành thắng lợi trong cuộc khángchiến chống Pháp

Phần này chủ yếu giáo viên đi vào phân tích mối quan hệ giữa cách mạng ởĐồng Nai với cách mạng cả nước.

Giành nhiều thời gian cho nội dung giới thiệu về chiến khu D.- HS Quan sát hình ảnh, phim tư liệu về chiến khu D- Học sinh trình bày những hiểu biết của mình về chiến khu D qua việc nghiên

cứu tài liệu SGK, hoặc qua việc thực địa.- Giáo viên chốt lại những ý sau.

+ Vị trí của chiến khu D.+ Vai trò của chiến khu D đối với cách mạng toàn miền.+ Chiến khu D là nơi sản sinh ra cách đánh đặc công, giải thích thế nào

là cách đánh đặc công, tác dụng của lối đánh đặc công.- Giáo viên giáo dục học sinh ý thức về truyền thống đấu tranh của nhân dân

Đồng Nai, lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử trongkháng chiến chống Pháp ở Đồng Nai. IV. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên)

- Sách: Địa chí Đồng Nai (tập III- Lịch sử).- Sách: Biên Hoà – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển.- Sách: Đồng Nai di tích lịch sử văn hoá.

-----------------------------LỚP 9, Bài 10:

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚCCỦA NHÂN DÂN ĐỒNG NAI (1954-1975)

I. Mục tiêu bài học1. Kiến thức:Giúp học sinh nắm được những ý cơ bản sau:- Âm mưu, kế hoạch, thủ đoạn của Mỹ đối với vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.

Page 65: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

65

- Trước âm mưu và thủ đoạn của Mỹ, Đồng Nai đã chuẩn bị cho cuộc đấutranh chống Mỹ cứu nước như thế nào.

- Các phong trào đấu tranh chính trị, đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũtrang của nhân dân Đồng Nai – ý nghĩa lịch sử của phong trào đấu tranh chống Mỹcứu nước của nhân dân Đồng Nai.

- Học sinh có những hiểu biết khái quát về chiến khu rừng Sác.2. Tư tưởng tình cảm:- Tiếp tục giáo dục cho học sinh ý thức về truyền thống đấu tranh của nhân dân

Đồng Nai, lòng tự hào dân tộc.- Ý thức giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử trong đấu tranh chống Mỹ ở

Đồng Nai.- Giáo dục lòng biết ơn kính trọng đối với các anh hùng có công t rong cuộc

đấu tranh chống Mỹ ở Việt Nam nói chung và vùng đất Đồng Nai nói riêng. Ý thức vềtrách nhiệm của bản thân đối với quê hương mình.

3. Kỹ năng:- Sưu tầm những hình ảnh và tư liệu về chiến khu rừng Sác, các câu

truyện kể về Đồng Nai cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước.- Kỹ năng phân tích mối liên hệ giữa lịch sử Đồng Nai và lịch sử dân tộc, phân

tích ý nghĩa của những thắng lợi của nhân dân Đồng Nai đối với tiến trình phát triểncủa cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Đồng Nai.

- Rèn luyện kỹ năng đọc và hiểu lược đồ.- Rèn luyện kỹ năng trình bày một vấn đề trước tập thể.

II. Những điều cần lưu ý:- Đối với địa phương nơi diễn ra các phong trào đấu tranh chống Mỹ có thể cho

các em học ngoại khóa.- Nên phát huy khả năng tự nghiên cứu, tự khai thác kiến thức của bài học. Có

thể cho học sinh đi thực tế.- Khi giới thiệu về chiến khu rừng Sác, giáo viên nên lưu ý nhấn mạnh một số

điểm sau:+ Vị trí chiến khu rừng Sác, chú ý giới thiệu rừng Sác tại Nhơn Trạch.+ Vai trò của chiến khu rừng Sác đối với cách mạng toàn miền.+ Chiến khu rừng Sác tiếp tục phát huy cách đánh đặc công.

+ Giới thiệu về đoàn đặc công 10 rừng Sác, những thắng lợi của Đặc công10 rừng Sác.

- Các phong trào đấu tranh chống Mỹ rất nhiều, nội dung kiến thức không thểtruyền đạt trong 1 tiết học nên giáo viên linh động tùy từng địa phương để lựa chọncác phong trào tiêu biểu nhất trình bày.III. Đồ dùng dạy học

- Một số hình ảnh tư liệu về chiến khu rừng Sác, tượng đài chiến thắng cácphong trào đấu tranh chống Mỹ.

Page 66: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

66

- Những tư liệu nói về Đồng Nai trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước.- Lược đồ tỉnh Đồng Nai.

IV. Gợi ý về tiến trình bài học:1. Ổn định tổ chức – kiểm tra bài cũ:2. Giới thiệu bài mới: Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về những di tích củ a cuộc đấu

tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Đồng Nai để dẫn dắt học sinh vào bài học,sau đó khái quát, nêu vấn đề, đặt học sinh vào tình huống có vấn đề sau đó đi vào nộidung bài học.

3. Qúa trình dạy và học:Mục I. Sự xâm lược của Mỹ vào Đồng Nai .Trong mục này giáo viên cần lưu ý những nội dung sau:- Học sinh quan sát lược đồ tỉnh Đồng Nai, học sinh xác định vị trí.- Giáo viên đặt vấn đề:

Vì sao Mỹ chọn Biên Hòa - Đồng Nai để làm chỗ dựa vững chắc và là hậuphương an toàn cho chúng?- Vị trí chiến lược quan trọng, Đồng Nai chỉ cách sàohuyệt của chính quyền Sài Gòn 30 km, có 3 vùng chiến lược, từ đây Mỹ có thể làmbàn đạp tiến vào Sài Gòn tiêu diệt phong trào cách mạng của ta.

- Học sinh xác định âm mưu và kế hoạch của Mỹ khi xâm lược Đồng Nai.- Giáo viên lưu ý trong nội dung phần này lồng ghép để giáo dục học sinh,

bằng cách cho học sinh quan sát một số hình ảnh về hậu quả của chất độc màu da cam– tạo tình cảm – rút ra ý thức đấu tranh bảo vệ những giá trị của con người

Mục II. Phong trào đấu tranh chống Mỹ - Ngụy của nhân dân Đồng NaiNhững nội dung chính:* Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày sự chuẩn bị của nhân dân Đồng Nai,

chú ý nội dung: Xây dựng và củng cố các căn cứ địa cách mạng: chiến khu D, chiếnkhu rừng Sác ( chiến khu D, học sinh đã được tìm hiểu trong bài lớp 8 )

Hướng dẫn học sinh nêu những hiểu biết của mình về chiến khu rừng Sácthông qua những gợi ý sau:

Giáo viên chi học sinh xem một số hình ảnh và tư liệu về chiến khu rừng Sácở Nhơn Trạch, học sinh xác định:

+ Vị trí của chiến khu rừng Sác.+ Vai trò của chiến khu rừng Sác đối với cách mạng toàn miền.Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh và tư liệu về đoàn 10 đặc công

rừng Sác. Học sinh nêu những nội dung: + Giới thiệu về đoàn đặc công 10 rừng Sác. + Điều kiện chiến đấu của Đặc công rừng Sác. + Vai trò của đặc công rừng Sác. + Cách đánh của đặc công rừng Sác.

Page 67: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

67

Giáo viên chốt lại, khẳng định câu nói: đặc công 10 rừng Sác là lực lượng xuấtquỷ nhập thần.

Dùng hình ảnh tượng đài chiến sĩ đặc côn g rừng Sác để tạo biểu tượng và giáodục ý thức giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử.

* Chủ trương chỉ đạo chiến lược: Phát huy tinh thần tự lực, tự cường; kết hợphai lực lượng bên trong và bên ngoài; kết hợp lực lượng tại chỗ và lực lượng chi viêncủa cấp trên; kết hợp 3 mũi đấu tranh; tổ chức đặc công, biệt động, đánh địch trên cả 3 vùng chiến lược để giành thắng lợi.

* Những phong trào đấu tranh của nhân dân Đồng Nai: giáo viên nên phân biệthai giai đoạn

- Giai đoạn đấu tranh chính trị: Học sinh tìm hiểu mục đích và các phong tràotiêu biểu. Phần này giáo viên chú ý khai thác những hạn chế của đấu tranh chính trị,khẳng định đấu tranh chính trị không còn phù hợp, quá ảo tưởng, địch dễ dàng khủngbố đàn áp nên phải chuyển sang hình thức đấu tranh mới đó là đấu tranh chính trị kếthợp với đấu tranh vũ trang.

- Giai đoạn đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang: Một số lưu ý khigiảng phần này:

+ Giáo viên không thể trình bày hết tất cả các phong trào đấu tranh, nên chọnnhững phong trào tiêu biểu nhất, ảnh hưởng lớn nhất, phù hợp với từng địa phương.

+ Những phong trào đấu tranh khác hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu, nênhướng dẫn học sinh lập bảng niên biểu sẽ hiệu quả hơn.

Mục III. Những trận đánh lớn trong cuộc dấu tranh chống Mỹ của nhân dânĐồng Nai:

Một số vấn đề cần lưu ý:- Phần này có 6 phong trào đấu tranh, tùy vào thời lượng, môi trường, địa

phương, đối tượng học sinh để lựa chọc các phong trào đấu tranh tiêu biểu nhất đểkhai thác ( có thể 2 hoặc 3 phong trào ), nhưng nên chú ý 2 phong t rào tiêu biểu đó là:Các trận đánh vào sân bay Biên Hòa và chiến dịch Xuân Lộc giải phóng thị xã LongKhánh, các phong trào còn lại hướng dẫn học sinh tự học theo cách lập bảng niên biểutheo mẫu sau:

Tênphong trào

Thờigian

Diễn biến Kết quả -ý nghĩa

1.2.3.4...........

1. Các trận đánh vào sân bay Biên Hòa.- Học sinh nêu những hiểu biết của mình về sân bay Biên Hòa- Giáo viên chốt lại một số nội dung chính: Sân bay Biên Hòa nằm tọa lạc ở tả

Page 68: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

68

ngạn sông Đồng Nai, với 2 đường bay dài 1000m và 3600 m, có trang thiết bị hiện đại,có 5 khu chứa máy bay các loại. Ở đây thường xuyên có 2000 nhân viên kỹ thuật. Sânbay được bố phòng nghiêm ngặt, được bao bọc bởi các rào kẽm gai có gài mìn, lựuđạn trái sáng. Ngoài cùng là các ấp chiến lược, đồn bốt. Bên t rong có nhiều conđường rải nhựa để xe cơ giới tuần tra, máy bay địch từ Tân Sơn Nhất có thể chi việnbất cứ lúc nào.

- Giáo viên khẳng định sân bay Biên Hòa là căn cứ quân sự quan trọng củađịch đối với cả miền Nam.

- Giáo viên dùng phương pháp thuyết trình trình bày các trận đánh vào sân bayBiên Hòa. Dừng lại ở trận đánh đầu tiên để phân tích ý nghĩa:

Chiến thắng đầu tiên có ý nghĩa quan trọng, góp phần làm phá sản chiến lượcchiến tranh đặc biệt của địch.

2. Chiến dịch Xuân Lộc, giải phóng thị xã Long Khánh.- Đối với Xuân Lộc và thị xã Long Khánh, nếu có điều kiện thì cho học sinh

học ngoại khóa và đi thực địa.- Học sinh nghiên cứu tài liệu, trình bày những hiểu biết của mình về tuyến

phòng thủ Xuân Lộc,Tuyến phòng thủ Xuân Lộc ” được xây dựng với hàng nghìn lính thuộc các

đơn vị tinh nhuệ nhất của chúng ở quân đoàn 3 như: Sư đoàn 18, lữ đoàn dù số 1, liênđoàn 7 biệt động quân, lữ đoàn 3 thiết giáp. ”

- Nhận định của ta về thị xã Long Khánh: Thị xã Long Khánh là một trong những nơi ta dứt điểm cuối cùn g, nơi Đảng

bộ miền Đông hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân của mình”- Kế hoạch của ta:Ta quyết định mở chiến dịch Xuân Lộc, đập tan tuyến phòng thủ của địch phía

Đông Sài Gòn, dùng 3 mũi: chính trị, binh vận, kết hợp với vũ trang và cơ sở mật bêntrong để bức rút các đồn bốt của các xã vùng ven, tạo bàn đạp chủ lực (Quân đoàn 4 )tiến công tiêu diệt địch ở thị xã Long Khánh.

- Giáo viên dùng phương pháp thuyết trình trình bày sống động về chiến dịchXuân Lộc.

- Có thể cho học sinh thảo luận nhóm cặp đôi nội dung sau: Ý nghĩa lịch sử củachiến thắng Xuân Lộc

+ Khẳng định sự sáng suốt lựa chọn điểm yếu của địch, chỉ đạo mở chiến dịchtiến công có ý nghĩa quyết định toàn cuộc của Trung ương Đảng, Trung ương cục, Bộtư lệnh Miền, giúp trung ương hạ quyết tâm mở chiến dịch mang tên Bác- “ Chiếndịch Hồ Chí Minh ” giải phóng hoàn toàn miền Nam.

+ Đây là một điểm son chói lọi ghi đậm dấu ấn lịch sử trong cuộc chiến tranhgiải phóng dân tộc của nhân dân Long Khánh, Đồng Nai, là tài sản vô g iá của quêhương, là niềm tự hào của thế hệ hôm nay và mai sau.

- Tiếp đó dùng lược đồ tỉnh Đồng Nai, trình bày thời gian giải phóng của cácđịa phương còn lại.

Page 69: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

69

- Học sinh chuẩn bị một bài phát biểu cảm tưởng về mảnh đất Biên Hòa –Đồng Nai mà giáo viên đã dặn dò tiết học trước, rèn luyện kỹ năng trình bày một vấnđề trước tập thể, đồng thời giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, lòng tự hào vềtruyền thống đấu tranh của nhân dân Đồng Nai.

- Ra bài tập yêu cầu học sinh xác định những di tích thời đấu tranh c hống Mỹcứu nước được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia:

+ Di tích Nhà Xanh – Ngày 12-12-1986, Bộ Văn hóa ra quyết định số 235/VH-QĐ

+ “Trung tâm Cải huấn Biên Hòa” (Nhà lao Tân Hiệp) – Ngày 15-10-1994, Bộvăn hóa thông tin ra quyết định 2754

+ Cụm di tích Chiến thắng Xuân Lộc, 16-11-1988, Bộ văn hóa ra quyết địnhsố 1288/ VH-QĐV. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên)

- Sách: Địa chí Đồng Nai (tập III- Lịch sử).- Sách: Biên Hoà – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển.- Sách: Đồng Nai di tích lịch sử văn hoá.

- Một số tư liệu tham khảo:+ Nhà Xanh (nay thuộc trường cao đẳng nghề Đồng Nai) đây là một biệt thự

xây theo lối kiến trúc của Pháp. Trước năm 1945, đây là trụ sở văn phòng nhà máycưa BIF. Thời kỳ 1945-1954, đây là sở chỉ huy tiểu khu Biên Hòa. Sau này chínhquyền Sài Gòn làm trụ sở cho đoàn cố vấn quân sự Mỹ tại Biên Hòa

+ Tổng kho Long Bình có diện tích khoảng 24km vuông, cách thành phố BiênHòa 7km, Sài Gòn 30km, được xây dựng từ năm 1965. Kho liên hiệp Long Bình làkho dự trữ quan trọng, ngoài bom đạn, xăng dầu còn tập trung nhiều loại thiết bị vàphương tiện chiến tranh khác. Long Bình còn là nơi đóng các bộ chỉ huy của Mỹ: BộTư lệnh dã chiến II Mỹ, Bộ Tư lệnh Hậu cần số I... Bao quanh khu Long Bình có từ 7đến 9 lớp rào kẽm gai các loại, có gài mìn, lựu đạn. Bên trong có nhiều đường cơ giớiđể tuần tra. Lực lượng Mỹ - Ngụy thường xuyên có 2000 tên.

+ Nhà tù Tân Hiệp được kẻ thù gọi là “ Trung tâm huấn chính”, nay thuộcphường Tân Tiến, Biên Hòa, có diện tích 3600m vuông, nằm cạnh quốc lộ 1, cáchtrung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2km về phía Đông. Đây là 1 trong 6 nhà tù lớncủa địch ở miền Nam, nơi đây giam giữ gần 1900 cán bộ, Đảng viên và đồng bào yêunước.

----------------------

Page 70: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

70

LỚP 9, Bài 11:THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI

TỈNH ĐỒNG NAI TỪ 30/4/1975 ĐẾN NAY

I. Mục tiêu bài học1. Kiến thức:Giúp học sinh nắm được những ý cơ bản sau:- Những khó khăn của nhân dân Đồng Nai sau năm 1975, những thành tựu

trong công cuộc khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả sau chiến tranh của nhân dânĐồng Nai.

- Thành tựu của nhân dân Đồng Nai trong công cuộc đổi mới từ năm 1986 đếnnay.

- Sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực nhất là sự hình thành các khucông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai

- Vị trí của nền kinh tế Đồng Nai trong sự phát triển chung của các tỉnh phíaNam, những thành tựu và thách thức của nhân dân Đồng Nai trong thời kỳ mở cửa,CNH-HĐH đất nước.

2. Tư tưởng tình cảm:- Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về những thành tựu đã đạt được trong sự

nỗ lực vươn lên của nhân dân Đồng Nai.- Ý thức giữ gìn và phát huy những thành tựu đã đạt được của nhân dân Đồng

Nai- Giáo dục ý thức vươn lên, trách nhiệm của bản thân với quê hương, ý thức

bảo vệ và xây dựng một môi trường trong lành.3. Kỹ năng:

- Sưu tầm những hình ảnh và tư liệu về những thành tựu trên các lĩnh vực củanhân dân Đồng Nai trong các thời kỳ.

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng trình bày một vấn đề trước tập thể.II. Những điều cần lưu ý:

- Nên phát huy khả năng tự nghiên cứu, tự khai thác kiến t hức của bài học. Cóthể cho học sinh đi thực tế tại các khu công nghiệp mới nếu có điều kiện.III. Đồ dùng dạy học

- Một số hình ảnh tư liệu về các khu công nghiệp, các lĩnh vực khác.- Lược đồ tỉnh Đồng Nai.

IV. Gợi ý về tiến trình bài học:1. ổn định tổ chức – kiểm tra bài cũ:2. Giới thiệu bài mới: Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về những thành tựu của nhân dân

Đồng Nai, gợi ý đặt vấn đề và đi vào bài học.

Page 71: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

71

3. Qúa trình dạy và học:Mục I. Giai đoạn từ 1975 đến trước thời kỳ đổi mới năm 1986.Trong mục này giáo viên cần lưu ý những nội dung sau:- Dùng lược đồ tỉnh Đồng Nai để trình bày quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai

( Tháng 1/1976 ), xác định các đơn vị hành chính, và các địa phương trong tỉnh. Ýnghĩa của việc thành lập tỉnh Biên Hòa. Nê u sự thay đổi đơn vị hành chính qua cácnăm với sự ra đời của các huyện mới như: Trảng Bom, Cẩm Mỹ, sự mở rộng diện tíchcủa Biên Hòa với việc tách 4 xã của huyện Long Thành vào Biên Hòa.

- Những khó khăn của nhân dân Đồng Nai sau 1945. Học sinh nghiên cứu vàtrả lời những yêu cầu của giáo viên.

- Vượt qua khó khăn, nhân dân Đồng Nai đã đạt được những thành tựu to lớntrên các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, giáo dục.

- Ý nghĩa những thành tựu mà nhân dân Đồng Nai đã đạt được.- Cho học sinh thảo luận để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những thành quả đó.

Chú ý nêu được nguyên nhân sự lãnh đạo và chỉ đạo đúng đắn và sáng tạo của Trungương và Đảng bộ Đồng Nai, sự nỗ lực, tinh thần vượt khó của người Đồng Nai.

Mục II. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay.Những nội dung chính:- Học sinh liên hệ về kiến thức của phần lịch sử Việt Nam, từ năm 1986 Đảng

đề ra đường lối đổi mới.- Học sinh thảo luận tìm ra những thuận lợi của Đồng Nai khi thực hiện chủ

trương đổi mới của Đảng. Chú ý nêu bật được những ý sau:+ Những thành tựu trong giai đoạn từ 1975 – 1986 đã tạo ra một nền tảng và

động lực để Đồng Nai tiếp tục vươn lên+ Chính sách đối ngoại tích cực “ Việt Nam muốn là bạn với các nước ” đã phá

vỡ thế bao vây cấm vận của kẻ thù tạo nhiều cơ hội để Việt Nam nói chung và ĐồngNai nói riêng có cơ hội để hòa nhập và phát triển.

+ Năm 1988, Quốc hội ban hành Luật đầu tư nước ngoài, Đồng Nai dựa vàonhững thuận lợi về nguồn nhân lực, điều kiện tự nhiên thuận lợi đã nắm bắt thời cơthu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển công nghiệp , tạo điều kiện cho các ngànhkinh tế khác phát triển. Chú ý lấy số liệu cụ thể để chứng minh.

+ Nhân dân Đồng Nai có tinh thần cần cù lao động, thông minh , sáng tạo, cókhả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, vận dụng vào trong sản xuất và đời sống.

- Học sinh tiếp tục trình bày những hiểu biết của mình về những thành tựu củanhân dân Đồng Nai, mức độ đô thị hóa, sự hình thành các khu công nghiệp ở ĐồngNai. Giáo viên nhấn mạnh, thành phố Biên Hòa là một thành phố công nghiệp năngđộng, là một trong 3 tỉnh, thành phố tạo nên tam giác kinh tế phía Nam.

- Học sinh liên hệ thời cơ và thách thức của Đồng Nai khi Việt Nam gia nhậpcác tổ chức như: ASEAN, WTO, ...

Page 72: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

72

- Học sinh thảo luận về tình trạng ô nhiễm môi trường, hậu quả của ô nhiễmmôi trường, trách nhiệm của bản thân học sinh trong việc xây dựng môi trường xanhvà sạch.V. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên)

- Sách: Địa chí Đồng Nai (tập III- Lịch sử).- Sách: Biên Hoà – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển.- Sách: Đồng Nai di tích lịch sử văn hoá.

----------------------------LỚP 10, Bài 12 & 13:

DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỒNG NAIDI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT ĐỒNG NAI

I. Mục tiêu bài học :1. Kiến thức:Học sinh cần nắm được:- Những giá trị di sản của cha ông trên đất Đồng Nai- Các di tích tiêu biểu ở Đồng Nai

2. Tư tưởng tình cảm:- Biết yêu quý, có thái độ, ứng xử văn hoá với di sản trên vùng đất Đồng Nai

3. Kỹ năng:- Sưu tầm về những tư liệu, hình ảnh về di sản lịch sử - văn hoá Đồng Nai.- Có thể tự kể về những giá trị di sản của vùng đất Đồng Nai

II. Những điều cần lưu ý:- Trước khi học bài này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh sưu tầm hình ảnh về

di sản lịch sử - văn hoá Đồng Nai.- Trong quá trình lên lớp, cho học sinh nói lên cảm nghĩ c ủa bản thân về những

di sản Đồng Nai.- Giáo viên truyền đạt những thông tin chính liên quan đến di sản lịch sử - văn

hoá Đồng Nai.III. Gợi ý về tiến trình bài học :

1. Đồ dùng dạy học:- Bản đồ hành chánh tỉnh Đồng Nai- Một số hình ảnh về di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn Đồng Nai.

2. Giới thiệu bài mới :- Gây sự hứng thú bằng cách mời một số học sinh cho biết những di tích lịch sử -

văn hoá tại nơi học sinh sinh sống hay trên vùng đất Biên H oà- Đồng Nai nói chung.

Page 73: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

73

3. Quá trình dạy và học:- Cho học sinh nắm bắt những thông tin chính yếu của bài học: di tích lịch sử -

văn hoá Đồng Nai (địa điểm, kiến trúc, sự kiện lịch sử liên quan, giá trị)- Cùng học sinh xác định di tích trên bản đồ.- Cho học sinh thảo luận di tích lịch sử, kiến trúc có giá trị gì trong cuộc sống

hiện tại.* Tuỳ thuộc vào điều kiện của nhà trường có thể tổ chức tham gia học ngoại

khoá tại các di tích:- Thành phố Biên Hoà: Di tích Quảng trường Sông Phố/phườ ng Quyết Thắng;

Nhà cổ Trần Ngọc Du/ phường Tân Vạn; Thất phủ cổ miếu (chùa Ông)/ xã Hiệp Hoà.Đình An Hoà/ xã An Hoà.

- Huyện Vĩnh Cửu: Di tích Trung ương Cục miền Nam – Trung tâm Bảo tồn ditích và sinh thái Chiến khu Đ.IV. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên):

- Sách: Biên Hoà – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển.- Sách: Đồng Nai: di tích lịch sử văn hóa.- Tư liệu Báo Đồng Nai: Mục Biên Hoà – Đồng Nai 310 năm (năm 2008).- Luật Di sản văn hoá (bổ sung 2010).

V. Những khái niệm liên quan:+ Di sản văn hoá vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa

học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vậtquốc gia.

+ Di tích lịch sử - văn hoá: Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổvật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoahọc.

+ Di tích khảo cổ: Là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu cácgiai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ.

+ Di tích kiến trúc nghệ thuật: Là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiếntrúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiếntrúc của dân tộc.

+ Danh lam thắng cảnh (Cảnh quan thiên nhiên –văn hoá): Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúccó giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

+ Di vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.+ Cổ vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn

hoá, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên.+ Bảo vật quốc gia: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm

tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.+ Di sản văn hoá phi vật thể: Là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá

nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể

Page 74: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

74

hiện bản sắc cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

------------------------------LỚP 11, Bài 14&15:

DANH NHÂN ĐỒNG NAIANH HÙNG ĐẤT ĐỒNG NAI

I. Mục tiêu bài học :1. Kiến thức:Học sinh cần nắm được:- Một số con người có công, là rạng danh đất Đồng Nai- Một số nhân vật được phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ

trang Đồng Nai2. Tư tưởng tình cảm:

- Biết yêu quý, có thái độ, ứng xử văn hoá vớ i di sản trên vùng đất Đồng Nai 3. Kỹ năng:

- Sưu tầm về những tư liệu, hình ảnh về danh nhân, anh hùng Đồng Nai.- Có thể tự kể về những nhân vật là rạng danh vùng đất Đồng Nai

II. Những điều cần lưu ý:- Trước khi học bài này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh sưu tầm hình ảnh về

danh nhân, anh hùng của Đồng Nai.- Trong quá trình lên lớp, cho học sinh nói lên cảm nghĩ của bản thân về danh

nhân, anh hùng Đồng Nai.- Giáo viên truyền đạt những thông tin chính liên quan đến danh nhân, anh hùng

Đồng Nai.III. Gợi ý về tiến trình bài học :

1. Đồ dùng dạy học- Một số hình ảnh về danh nhân, anh h ùng trên địa bàn Đồng Nai.- Những di tích, hình ảnh liên quan đến danh nhân, anh hùng trong bài đề cập

2. Giới thiệu bài mới:- Gây sự hứng thú bằng cách mời một số học sinh cho biết những danh nhân,

anh hùng tại nơi học sinh sinh sống hay trên vùng đất Biên Hoà- Đồng Nai nói chung.3. Quá trình dạy và học:- Cho học sinh nắm bắt những thông tin chính yếu của bài học: danh nhân, anh

hùng Đồng Nai (thân thế, sự nghiệp, công lao, sự kiện liên qua)- Cho học sinh thảo luận, phát biểu cảm nghĩ của bản thân về danh nhân, anh

hùng của đất Đồng Nai.

Page 75: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

75

* Tuỳ thuộc vào điều kiện của nhà trường có thể tổ chức tham gia học ngoạikhoá tại các di tích có liên quan đến danh nhân, anh hùng:

- Thành phố Biên Hoà: Di tích đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh/xã Hiệp Hoà; di tíchđền thờ Nguyễn Tri Phương/phường Bửu Hoà.IV. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên):

- Sách: Biên Hoà – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển.- Sách: Đồng Nai: di tích lịch sử văn hoá.- Sách: Người Đồng Nai.- Những anh hùng đất Đồng Nai

V. Những khái niệm liên quan:Cần làm rõ những từ ngữ: Danh nhân, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng

Lao động.----------------------------

LỚP 12, Bài 16 & 17:

CHIẾN THẮNG XUÂN LỘCTRONG TỔNG TIẾN CÔNG NỔI DẬY XUÂN 1975

I. Mục tiêu bài học:1. Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:- Chiến dịch giải phóng Xuân Lộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ

cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ.2. Tư tưởng tình cảm:

- Tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng của cha ông- Biết yêu quý, có thái độ, ứng xử văn hoá với thế hệ đi trước trong lịch sử nước

nhà.3. Kỹ năng:

- Sưu tầm về những tư liệu, hình ảnh về chiến dịch Xuân Lộc.- Có thể nắm bắt những thông tin lịch sử về lịch sử địa phương, đặc biệt về các

chiến tháng của quân và dân Đồng Nai.II. Những điều cần lưu ý :

- Trước khi học bài này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh sưu tầm hình ảnh vềchiến dịch Xuân Lộc.

- Trong quá trình lên lớp, cho học sinh nói lên cảm nghĩ của bản thân về chiếnthắng Xuân Lộc trong kiến thức của bản thân.

- Giáo viên truyền đạt những thông tin chính liên quan đến chiến dịch Xuân Lộc.

Page 76: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

76

III. Gợi ý về tiến trình bài học :1. Đồ dùng dạy học- Bản đồ hành chánh tỉnh Đồng Nai- Sơ đồ trận tấn công Long Khánh trong chiến dịch Xuân Lộc

- Một số hình ảnh li ên quan đến chiến dịch Xuân Lộc- Những đoạn phim tư liệu liên quan đến chiến dịch Xuân Lộc

2. Giới thiệu bài mới :- Gây sự hứng thú bằng cách mời một số học sinh cho biết những trận đánh

lịch sử trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trên vùng đất Đồng Nai- Giới thiệu vài nét những chiến dịch lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ giai

đoạn cuối (năm 1975) – đặc biệt ở cửa ngõ Sài Gòn.3. Quá trình dạy và học:- Cho học sinh nắm bắt những thông tin chính yếu của bài học: Bối cảnh, thời

gian và diễn tiến và thắng lợi, ý nghĩa của chiến dịch Xuân Lộc.- Cùng học sinh xác định diễn tiến trên bản đồ diễn ra chiến dịch.* Tuỳ thuộc vào điều kiện của nhà trường có thể tổ chức tham gia học ngoại

khoá tại các di tích hay phong trưng bày liên quan:- Thành phố Biên Hoà và các huyện: Tham quan phòng trưng bày Đồng Nai

1968 – 1975/ phần chiến dịch Xuân Lộc với hình ảnh, mô hình sa bàn liên quan.- Thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc, huyệ n Cẩm Mỹ, huyện Thống Nhất:

Tham quan trưng bày tại Nhà truyền thống thị xã Long Khánh, tượng đài Chiến thắngXuân Lộc, phòng trưng bày của Lực lượng vũ trang thị đội Long Khánh.IV. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên):

- Sách: Biên Hoà – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển.- Sách: Lịch sử Đảng bộ thị xã Long Khánh.

V. Những khái niệm liên quan:- Cần làm rõ khái niệm: Chiến dịch, Bộ Chỉ huy.

-------------------------------LỚP 12, Bài 18 & 19:

ĐỒNG NAI THỜI KỲ TRƯỚC CÔNG NGUYÊNĐỒNG NAI THIÊN NIÊN KỶ ĐẦU CÔNG NGUYÊN

I. Mục tiêu bài học:1. Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:- Vùng đất Đồng Nai thời kỳ trước Công nguyên là địa bàn có những lớp cư

dân sinh sống. Những di chỉ, di vật, di tích của cư dân cổ còn lại cho đ ến ngày nay.- Vùng đất Đồng Nai thiên niên kỷ đầu công nguyên có những quốc gia cổ từng

Page 77: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

77

tồn tại. Những di chỉ, di vật, di tích được phát hiện của cư dân cổ còn lại cho đến ngàynay.

2. Tư tưởng tình cảm:- Tự hào về vùng đất mình đang số ng.- Biết yêu quý, có thái độ, ứng xử văn hoá với di sản văn hoá của tiền nhân.

3. Kỹ năng:- Sưu tầm về những tư liệu, hiện vật liên quan đến các lớp cư dân cổ ở Đồng

Nai.- Có thể nắm bắt những thông tin lịch sử địa phương, đặc biệt về các giai đoạn

cách ngày nay hàng ngàn năm.II. Những điều cần lưu ý :

- Trước khi học bài này, giáo viên hướng dẫn cho học sinh sưu tầm hình ảnh về cưdân hay di tích liên quan đến cư dân cổ Đồng Nai.

- Trong quá trình lên lớp, cho học sinh nói lên hiể u biết của bản thân về cư dân cổở Đồng Nai.

- Giáo viên truyền đạt những thông tin chính liên quan đến cư dân và những ditích, di vật hiện còn Đồng Nai.III. Gợi ý về tiến trình bài học

1. Đồ dùng dạy học- Bản đồ hành chánh tỉnh Đồng Nai có đ ánh dấu những địa điểm phát hiện

người cổ sinh sống.- Những hình ảnh về các cuộc khai quật khảo cổ ở Đồng Nai .- Những hình ảnh về di vật cổ phát hiện ở Đồng Nai .- Phim tư liệu khoa học về thời kỳ tiền sử Đồng Nai (lưu tại Bảo tàng Đ ồng Nai)

2. Giới thiệu bài mới :- Nếu có trang thiết bị, sử dụng chiếu phim tư liệu khoa học về Đồng Nai thời tiền

sử (phim ngắn 12 phút)- Gây sự hứng thú bằng cách mời một số học sinh cho biết hiểu biết của bản thân

về cư dân cổ.3. Quá trình dạy và học

- Cho học sinh nắm bắt những thông tin chính yếu của bài học: Đồng Nai là địabàn của những lớp cư dân tiền sử từng sinh sống. Một số những di vật (công cụ laođộng, nhạc cụ đàn đá, vũ khí bằng chất liệu đồng, di tích mộ t áng Hàng Gòn… ) đượcphát hiện ở Đồng Nai.

- Đời sống kinh tế - xã hội của cư dân cổ ở Đồng Nai trong thiên kỷ đầu côngnguyên. Một số di tích (Rạch Đông, Gò Chiêu Liêu, Cây Gáo) và các di vật (hiện vậtbằng đá: tượng thờ, bàn và chày nghiền…, đồ g ốm: nồi, chậu, hủ, mảnh gốm…) đượcphát hiện ở Đồng Nai

Page 78: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

78

* Tuỳ thuộc vào điều kiện của nhà trường có thể tổ chức tham gia học ngoạikhoá: Tham quan phòng trưng bày Đồng Nai thời tiền sử, Đồng Nai 10 thế kỷ đầucông nguyên tại Bảo tàng Đồng Nai.IV. Tài liệu tham khảo (Dùng cho giáo viên):

Sách: Địa chí Đồng Nai – tập III: Lịch sử.- Sách: Đồng Nai di tích –lịch sử văn hoá.

V. Những khái niệm liên quan:- Tham khảo Từ điển tiếng Việt, Luật Di sản Văn hoá để làm rõ khái niệm:

Khảo cổ học, Di chỉ, hiện vật, di vật, di tích, Công nguyên, cách tính thời gian trước vàsau Công nguyên.

--------------------------

Phần thứ ba: HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠYĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐỒNG NAI

I. Giới thiệu khái quát nội dung: Địa lý Địa phương Đồng Nai.1. Mục tiêu:

Nội dung Địa lý Địa phương Đồng Nai được áp dụng giảng dạy trong chươngtrình địa lý lớp 12 nhằm giúp*

Về kiến thức:- Nắm được đặc điểm cơ bản về đặc điểm tự nhiên, trong đó bao gồm vị trí

lãnh thổ, địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, sinh vật và tài ngyên khoáng sản. Quađó đánh giá được vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của ĐồngNai.

- Nắm được đặc điểm về dân số, văn hóa, giáo dục và y tế. Qua đó thấy đượcnhững tác động của chúng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của Đồng Nai.

- Nắm được đặc điểm các giai đoạn phát triển kinh tế, đặc điểm của các ngànhkinh tế công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ. Gỉai thích được nguyên nhân vàđánh giá được sự phát triển kinh tế của địa phương

- Nắm được một số biện pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và mội trườngcủa Đồng Nai

* Về kỹ năng: góp phần cũng cố và phát triển ở học sinh một số kỹ năng, cụthể :

- Kỹ năng quan sát , nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các hiện tượng địa lýcủa Địa phương.

- Kỹ năng phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu…- Kỹ năng thu thập sử lý thông tin- Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng địa lý và bước đầ tham

gia giải quyết một số vấn đề của cuộc sống.* Về thái độ tình cảm: góp phần hình thành ở học sinh

Page 79: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

79

- Tình yêu quê hương, đất nước- Nhận thức đúng đắn hơn về nghề nghiệp cho bản thân, sẵn sàng góp sức xây

dựng và bảo vệ cuộc sống của gia đình và cộng đồng.2. Cấu trúc chương trình :* Nội dung Địa Lý Địa Phương Đồng Nai gồm 3 bài gắn liền với 5 tiết dạy

trong phân phối chương trình địa lý lớp 12, cụ thể :Tiết 43, 44: Bài 1 Địa lý tự nhiên Đồng NaiTiết 56: Bài 2 Địa lý dân cư Đồng NaiTiết 67, 68: Bài 3 Địa lý kinh tế Đồng Nai* Mỗi bài gồm có các nội dung sau:- Bài Địa lý tự nhiên cung cấp kiến thức về tự nhiên của Đồng Nai qua 7 nội

dung:+ Vị trí lãnh thổ+ Địa hìn+ Khí hậu+ Sông ngòi+ Đất đai+ Sinh vật+ Khoáng sản- Bài Địa lý dân cư cung cấp kiến thức về đặc điểm dân số, văn hóa , giáo dục

và y tế của Đồng Nai qua 2 nội dung :+ Dân số

+ Văn hóa, giáo dục và y tế.- Bài Địa lý kinh tế là một trong những phần kiến thức quan trọng của toàn bộ

nội dung chương trình nhằm trang bị những kiến thức về kinh tế qua 3 nội dung sau:+ Đặc điểm chung+ Đặc điểm các ngành kinh tế công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ

+ Bảo vệ tài nguyên - mội trường3. Nội dung và hình thức trình bày các bài học Địa lý Địa Phương Đồng

Nai:* Là một trong những nội dung của đề tà i “Nghiên cứu tuyển chọn, xây dựng hệ

thống các giá trị văn hóa, lịch sử trên địa bàn đưa vào giảng dạy trong các trường họctỉnh Đồng Nai” do Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Tỉnh Đồng Nai chủ nhiệm, nội dung Địa lýĐịa Phương Đồng Nai được thiế t kế theo 3 phần: tự nhiên, xã hội và kinh tế tương ứngvới 3 bài học, trong đó bài 1 Địa lý tự nhiên Đồng Nai và bài 3 Địa lý kinh tế ĐồngNai thời gian phân bố cho mỗi bài là 2 tiết. Riêng bài 2 Địa lý dân cư Đồng Nai tiếnhành dạy trong thời gian là 1 tiết.

* Các bài học đều có kênh chữ, kênh hình, các câu hỏi giữa bài và cuối bài.- Về kênh chữ, do đây là nội dung mở rộng, có thể dùng cho việc tích hợp trong

quá trình giảng dạy chương trình địa lý Việt Nam nên việc biên soạn kiến thức tương

Page 80: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

80

đối cụ thể, giúp cho giáo viên lựa chọn kiến thức phù hợp với mục tiêu giảng dạy. Đểcó sự đồng nhất, các số liệu được cập nhật vào thời điểm năm 2005, vì vậy khi giảngdạy giáo viên có thể cập nhật thêm các số liệu mới.

- Về kênh hình bao gồm có các sơ đồ, biểu đồ và bản đồ, hổ trợ cho kênh chữvà đồng thời giúp giáo viên rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh.

- Hệ thống các câu hỏi giữa bài giúp cho học sinh tìm hiểu kiến thức trong quátrình học tập, vì vậy giáo viên có thể sử dụng cho các hoạt động trên lớp. Đối với cáccâu hỏi cuối bài là các câu hỏi chỉ ra những kiến thức cơ bản mà học sinh cần phảinắm vững sau môt bài học, giáo viên có thể sử dụng để kiểm tra bài cũ hoặc kiểm trađành khả năng tiếp thu của học sinh sau bài học.

4. Thiết bị và phương tiện dạy học : trong tài liệu học tập, giáo viên cần khaithác tối đa lược đồ, bản đồ, biểu đồ. Ngoài ra, giáo viên có thể khai thác thêm cáctranh ảnh và phim từ nguồn tư liệu của Ban Tuyên Giáo Tỉnh uỷ Tỉnh Đồng Nai.

5. Phương pháp dạy học:- Là nội dung bổ sung kiến thức về địa lý địa phương và được thực hiện sau khi

đã giảng dạy xong chương trình địa lý Việt Nam . Với thời gian 2 tiết, giáo viên giảngngắn gọn, trình bày những những nội dung chính trên cơ sở tích hợp vào kiến thứcđịa lý Việt Nam .

- Chú trọng sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực (dạy họctheo tình huống, tham quan thực địa…) nhằm khai thác tối đa kỹ năng sử dụng sáchgiáo khoa, các biểu, bản đồ, số liệu, tổng hợp kiến thức ở học sinh . Qua đó giúp cácem rèn luyện tư duy địa lý và dễ dàng liê n hệ thực tiễn địa phương.

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nên tổ chức cho học sinh học tập theonhóm nhằm giúp cho các em tìm hiểu thông tin địa lý địa phương một cách chủ độngvà có sự hiểu biết sâu sắc hơn về địa lý địa phươngII. Hướng dẫn thực hiện giảng :

Lớp 12, Bài 1:ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐỒNG NAI

I. Mục tiêu bài học: học xong bài này , học sinh cần1. Về kiến thức:- Biết được lịch sử hình thành tỉnh Đồng Nai- Phân tích được đặc điểm tự nhiên của Đồng Nai, giải thích nguyên nhân hình

thành và ảnh hưởng của chúng đến đời sống và sản xuất.2. Kỹ năng: góp phần hình thành ở học sinh một số kỹ năng- Biết phân tích bản đồ , biểu đồ , bảng số liệu- Biết so sánh , liên hệ kiến thức địa lý Việt Nam và địa phương- Biết làm việc theo nhóm

Page 81: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

81

3. Thái độ: nhận thức đúng đắn về một số chủ trương, chính sách của địaphương trong vấn đề bảo vệ tài nguyên.

4. Phương tiện dạy học :- Bản đồ Vùng Đông Nam Bộ, Bản đồ hành chính Đồng Nai, lược đồ sông

Đồng Nai, lược đồ địa hìn h Đồng Nai, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Đồng Nai- Một số tranh ảnh về địa hình, sinh vật Đồng Nai

II. Tiến trình dạy học :1. Sơ lược:- Giáo viên cho học sinh đọc tóm tắt lịch sử hình thành Đồng Nai ( Đồng Nai

được thành lập vào năm 1976 trên c ơ sở sát nhập của 3 tỉnh Biên Hòa, Long Khánhvà Phước Tuy . Trải qua nhiều lần điều chỉnh về địa giới như tách một phần về thànhphố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu, đến nay diện tích Đồng Nai còn 5.894,7km2,bao gồm thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 9 huyện Long Thành, NhơnTrạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú ).

- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế địa phương, xác định địa danh củađịa phương mình đang sống .

2. Đặc điểm tự nhiên :* Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào sách tham khảo, quan sát kênh hình và

kênh chữ để tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Đồng Nai.a. Vị trí- lãnh thổ: giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ hành chính Đồng

Nai trong sách tham khảo- Nêu vị trí, giới hạn lãnh thổ Đồng Nai- Phân tích ý nghĩa của vị trí đối với tự nhiên, kinh tế và xã hội ( thuận lợi, khó

khăn)b. Địa hình : giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ địa hình Đồng Nai trong

sách tham khảo- Trình bày đặc điểm chung của địa hình Đồng Nai ( đa dạng, phổ biến là địa

hình đồi lượn sóng hay còn gọi là bán bình nguyên ) và giải thích nguyên ( do vị trínằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trường Sơn và đồng bằng sôngCửu Long).

- Trình bày đặc điểm các dạng địa hình ( tỷ lệ diện tích, cấu tạo địa hình , phânbố),

- Nêu ý nghĩa thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ( ảnhhưởng đến sự phân bố dân cư và phát triển một số ngành kinh tế).

- Liên hệ thực tế địa phương ( xác định dạng địa hình của đia phương ).c. Khí hậu: giáo viên sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam , yêu cầu học sinh:- Phân tích đặc điểm khí hậu Đồng Nai (nêu tính chất, biểu hiện, giải thích

nguyên nhân).- Nêu ý nghĩa thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.d. Sông ngòi: giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ sông Đồng Nai và kênh

Page 82: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

82

chữ trong sách tham khảo.- Trình bày được đặc điểm của sông ngòi, hồ, nước ngầm của Đồng Nai.

- Nêu ý nghĩa thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ( ảnhhưởng đến sự phân bố dân cư và phát triển một số ngành kinh tế).

- Liên hệ thực tế địa phương (xác định các nguồn nước có trong địa phương) .e. Đất đai: giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào đặc điểm của địa hình, tìm hiểu

đặc điểm đất đai Đồng Nai- Trình bày được đặc điểm chung về đất đai ở Đồng Nai (đa dạng, gồm 3 nhóm

đất chính: đất xám, đất đỏ và đen, đất phù sa ven sông).- Phân tích đặc điểm từng nhóm đất ( nguồn gốc, tỷ lệ diện tích, tính chất, vai

trò, phân bố), so sánh tỉ lệ giữa các nhóm đất và giải thích tại sao nhóm đất phù s a cótỉ lệ nhỏ nhất.

- Nêu ý nghĩa thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.- Liên hệ thực tế địa phương (xác định các loại đất có trong địa phương).f. Sinh vật :- Giáo viên cho học sinh xem qua một số hình ảnh cảnh quan rừng Nam Cát

Tiên, rừng ngập mặn Long Thành, yêu cầu học sinh rút ra đặc điểm sinh vật của Đồng Nai

- Trình bày đặc điểm sinh vật Đồng Nai ( đa dạng về thành phần loài và hệsinh thái)

- Nêu ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phươngGiáo viên cho học sinh sử dụng atlat Việt Nam , kể tên một số vườn quốc gia có

ở Đồng Nai, giải thích nguyên nhân ra đời của chúng và nêu được ý nghĩa .- Liên hệ thực tế địa phương ( kể tên các loại sinh vật phổ biến có trong địa

phương)h. Khoáng sản:- Giáo viên cho học sinh kể tên một số khoáng sản có ở Đồng Nai và cho biết ý

nghĩa của chúng đối với sự phát triển kinh tế .- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tiễn địa phương, kể tên một số sản

phẩm kinh tế gắn liền với nguồn khoáng sản có trong địa phương* Sau khi học sinh nắm được đặc điểm của các yếu tố tự nhiên của địa phương,

giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá chung về vai trò của tự nhiên đối với sự phát triểnkinh tế và xã hội Đồng Nai ( nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là cửa ngõgiao lưu của khu vực tự nhiên Đồng Nai có nhiều tiềm năng giúp cho Đồng Nai có đủđiều kiện để phát triển nền kinh tế toàn diện) .

* Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi cuối bài kiểm tra khả năng tiếp thu kiếnthức của học sinh và cũng cố kiến thức.

* Tùy vào đối tượng học sinh của từng lớp học, giáo viên tổ chức cho học sinhhọc tập theo nhóm hoặc theo lớp. Và nếu với hình thức học tập theo nhóm, giáo viênnên cho các nhóm chuẩn bị trước ở nhà để lên lớp, các nhóm tham gia xây dựng bài cóhiệu quả.

Page 83: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

83

----------------------

Lớp 12, Bài 2:ĐỊA LÝ DÂN CƯ ĐỒNG NAI

I. Mục tiêu bài học: học xong bài này, học sinh cần:1. Về kiến thức:- Phân tích, chứng minh và giải thích được nhữn g đặc điểm cơ bản của dân số,

cơ cấu dân số , sự phân bố dân số.- Phân tích được những đặc điểm về văn hóa, giáo dục và y tế của Đồng Nai,

qua đó nêu được ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế và xã hội trên địa bàn của tỉnh.2. Kỹ năng:- Biết phân tích biểu đồ , bảng số liệu thống kê trong bài học.- Biết so sánh, liên hệ kiến thức địa lý Việt Nam và địa phương

3. Thái độ: Có tình cảm yêu quý địa phương , nơi học sinh đang sinh sống4. Phương tiện dạy học :- Atlat Việt Nam , bảng số liệu về dân số Đồng Nai- Một số tranh ảnh, phim về các lễ hội ở Đồng Nai

II. Tiến trình dạy học :1. Đặc điểm dân số:- Giáo viên có thể cho học sinh học tập theo nhóm. Giáo viên cho các nhóm

quan sát bảng số liệu về số dân qua các năm và số liệu về g ia tăng dân số của ĐồngNai ở sách tham khảo, yêu cầu các nhóm nhận xét và rút ra được đặc điểm về dân sốĐồng Nai (dân số đông và tăng nhanh ).

- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ đặc điểm dân số Việt Nam , so sánh tìm rađiểm khác biệt về gia tăng dân số và giải thích được nguyên nhân ( dân số Đồng Naităng nhanh là do gia tăng cơ giới và nguyên nhân là do kinh tê phát triển mạnh thuhút lao động từ các địa phương khác đến).

- Sau khi chuẩn kiến thức về đặc điểm dân số Đồng Nai, giáo viên yêu cầu cácnhóm nêu vai trò của dân số đến sự phát triển kinh tế và xã hội Đồng Nai. ( nêu đượcthuận lợi và khó khăn và nhấn mạnh thuận lợi và khó khăn do gia tăng dân số cơgiới).

2. Cơ cấu dân số:- Giáo viên cho học sinh quan sát biểu đồ tháp tuổi và bảng số liệu v ề cơ cấu

lao động trong các ngành kinh tế Đồng Nai trong sách tham khảo, yêu cầu học sinh rútra đặc điểm nổi bật về cơ cấu theo độ tuổi và cơ cấu theo lao động dân số trẻ, nguồnlao động dồi dào và đang có sự chuyển dịch lao động ở các khu vực : giảm ở k hu vựcI, tăng ở khu vực II, III).

- Giáo viên cho học sinh tham khảo kênh chữ, yêu cầu học sinh so sánh vớiđặc điểm thành phần dân tộc của cả nước , cho biết điểm giống nhau ( đông thành

Page 84: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

84

phần dân tộc, dân tộc kinh chiếm chủ yếu ). Sau đó giáo viên cho học sinh liên hệ thựctế bằng cách yêu cầu các em kể tên một số dân tộc có trong địa phương.

3. Phân bố dân cư:- Giáo viên cho học sinh quan sát atlat Việt Nam ( nội dung về phân bố dân cư)

và kết hợp với sách tham khảo, nhận xét đặc điểm phân bố dân cư ở Đồng Nai ( dâncư phân bố không đều, tập trung đông ở đồng bằng và vùng nông thôn. Và hiện nay tỷlện dân thành thị đang đang có sự tăng dần) .

- Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích nguyên nhân ( do điều kiệnthuận lợi của đồng bằng và sự phát triển mạnh của quá trình đô hị hóa ).

4. Văn hóa- giáo dục và y tế :- Giáo viên cho học sinh tham khảo tài liệu , nêu đặc điểm về văn hóa, giáo dục

và y tế của Đồng Nai.- Sau khi chuẩn đặc điểm về văn hóa, giáo dục và y tế của Đồng Nai, giáo viên

yêu cầu học sinh đánh giá được vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế và xãhội trên địa bàn tỉnh.

- Giáo viên có thể minh họa kiến thức về văn hóa như giới thiệu một số lễ hộicó trên địa bàn của tỉnh và yêu cầu học sinh liên hệ thực tế địa phươ ng, nêu một sốphong tục, lễ hội có ở đia phương

5. Về câu hỏi và bài tập cuối bài : giáo viên lưu ý bài tập số 3:- Giáo viên cho học sinh xác định loại biểu đồ cần vẽ ( biểu đồ tròn, có 3 biểu

đồ/ 3 năm) dân cư Đồng Nai, qua đó nêu được ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế vàxã hội trên địa bàn của tỉnh.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét:+ Lao động có sự chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế ( giảm ở khu vực I và

tăng ở khu vực II, III).+ Qúa trình chuyển dịch giữa các khu vực diễn ra còn chậm ( qua các năm, lao

động vẫn tập trung chủ yếu vào khu vực I và thấp ở khu vực III)- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học giải thích nguyên nhân

( do có sự thay đổi về đường lối phát triển kinh tế và những khó khăn còn tồn tại nhưthiếu trình độ, thiếu vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng…)

- Giáo viên cho học sinh liên hệ thực tế bản thân ( định hướng nghề nghiệp).-------------------------------

Lớp 12, Bài 3:ĐỊA LÝ KINH TẾ ĐỒNG NAI

I. Mục tiêu bài học : học xong bài này, học sinh cần:1. Về kiến thức:- Phân tích được đặc điểm kinh tế Đồng Nai qua các giai đoạn trước và sau

năm 1986.

Page 85: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

85

- Biết được thế mạnh và hạn chế của ngành công nghiệp, đặc điểm phát triểncủa ngành, đặc điểm cơ cấu theo ngành, theo lãnh thổ , theo thành phần kinh tế và đặcđiểm của một số ngành công nghiệp chính( năng lượng, chế biến và vật liệu xây dựng) .

- Biết được thế mạnh và hạn chế của ngành nông nghiệp, đặc điểm phát triểncủa ngành, đặc điểm cơ cấu theo ngành ( nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp) .

- Biết được đặc điểm phát triển của ngành dịch vụ ( giao thông vận tải, bưuchính viễn thông, thương mại, du lịch.

- Phân tích được sự suy giảm về tài nguyên và môi trường của Đồng Nai, giảithích được nguyên nhân và nêu được một số giải pháp khắc phục.

2. Kỹ năng: góp phần hình thành ở học sinh một số kỹ năng .- Biết phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu.- Biết so sánh, liên hệ thực tế ở địa phương .- Biết làm việc theo nhóm.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ tài nguyên và mội trường sống trong địa phương .4. Phương tiện dạy học:- Bản đồ phân bố công nghiệp Đồng Nai, biểu đồ cơ cấu kinh tế Đồng Nai qua

các năm, biểu đồ cơ cấu thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp, biể u đồ cơ cấukinh tế nông nghiệp Đồng Nai năm 2005, bảng số liệu về sản lượng gia súc, gia cầmqua các năm và tranh ảnh minh họa một số ngành kinh tế ở Đồng Nai .

- Phiếu học tập :+ Phiếu tìm hiểu về công nghiệp:1. Công nghiệp Đồng Nai phát tr iển dựa vào những thuận lợi và khó khăn nào?2. Nêu đặc điểm phát triển chung, đặc điểm về cơ cấu công nghiệp theo ngành,

theo lãnh thổ, theo thành phần kinh tế và giải thích nguyên nhân .3. Kể tên một số ngành công nghiệpquan trọng.4. Liên hệ thực tế địa phương5. Nêu hướng phát triển .+ Phiếu tìm hiểu về nông nghiệp1. Nông nghiệp Đồng Nai phát triển dựa vào những thuận lợi và khó khăn nào?2. Nêu đặc điểm phát triển.3. Liên hệ thực tế địa phương4. Nêu đặc điểm ngành trồng trọt, chăn nuôi ( nêu đặc điểm chung và tình hình

phát triển một số loại cây trồng và vật nuôi ) và giải thích nguyên nhân5. Nêu hướng phát triển .

II. Tiến trình dạy học :1. Đặc điểm chung:- Giáo viên gọi một học sinh đọc phần giới thiệu kinh tế Đồng Nai, sau đó gọi

các học sinh khác nhận xét đặc điểm (có nền kinh tế mạnh, nổi bật với ngành côngnghiệp).

Page 86: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

86

- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh hai giai đoạn phát trển kinh tế trước và saunăm 1986, cho biết sự khác biệt giữa chúng ( giai đoạn sau năm 1986, tốc độ pháttriển kinh tế mạnh hơn , thành phần kinh tế đa dạng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài,thay đổi cơ cấu kinh tế hợp lý ..) Giáo viên phân tích chứng minh bằng biểu đồ về cơcấu kinh tế của Đồng Nai.

- Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích nguyê n nhân tại sao sau năm1986, kinh tế Đồng Nai có sự thay đổi mạnh mẽ (do có sự thay đổi về đường lối pháttriển kinh tế như phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đẩy mạnh chínhsách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài… )

2. Đặc điểm các ngành kinh tế:* Là nội dung quan trọng và có dung lượng kiến thức tương đối nhiều, giáo

viên có thể sử dụng phương pháp phát vấn để học sinh sử dụng kiến thức đã học, tổnghợp lại và trả lời.

* Do thời gian có giới hạn nên giáo viên chú trọng vào các ngành kinh tế chính(công nghiệp, nông nghiệp), các nội dung còn lại, giáo viên có thể trình bày ngắn gọnhoặc yêu cầu học sinh tự tìm hiểu qua tài liệu.

* Khi thực hiện giảng dạy 2 ngành kinh tế chính, giáo viên có thể tổ chức chohọc sinh học tập theo nhóm. Giáo viên sẽ phân công cho mỗi nhóm hay nhiều nhómtìm hiểu một ngành kinh tế. Nội dung tìm hiểu của các nhóm sẽ được giáo viên hướngdẫn thực hiện qua phiếu học tập. Giáo viên cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà và cửđại diện lên trình bày trước lớp.

a. Công nghiệp: giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày theo yêu cầu của phiếuhọc tập :

* Tiềm năng phát triển kinh tế công nghiệp của Đồng Nai- Thuận lợi: có vị trí giao thông dễ đi lại giữa các vùng, giàu nguyên liệu và

khoáng sản, lực lượng lao đông dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, cơ sở hạ tầngđầy đủ .

- Khó khăn: chưa sử dụng hết nguồn nguyên liệu , thiếu máy móc và trình độ,công nghệ và kỹ thuật chưa cao…

* Đặc điểm:- Đặc điểm phát triển:

+ Nêu được ngành công nghiệp có nhiều thay đổi ( phát triển mạnh sau năm1975, chiếm tỷ trọng GDP cao nhất trong cơ cấu các ngành kinh tế, đứng thứ 2 về giátrị sản xuất công nghiệp sau thành phố Hồ Chí Minh) .

+ Nguyên nhân ( nhờ có nhiều thuận lợi về tự nhiên, xã hội và đã chú trọngphát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa) .

- Đặc điểm cơ cấu công nghiệp theo ngành : + Nêu được cơ cấu công nghiệp phát triển đa dạng, gồm có nhiều ngành ( kể

tên các ngành công nghiệp ). + Nguyên nhân ( do có thuận lợi về tài nguyên, nguồn nguyên liệu, lao động

dồi dào).

Page 87: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

87

- Đặc điểm cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ : học sinh có thể khai thác lược đồphân bố công nghiệp để trình bày.

+ Phát triển mạnh các khu công nghiệp ( nêu tên một số khu công nghiệp) + Phân bố không đồng đều ( tập trung phát triển ở phía nam, nhiều nhất ở

Biên Hòa, Long Thành). Nguyên nhân ( do có vị trí thuận lợi và cơ sở hạ tầng hoànthiện….

- Đặc điểm cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế: học sinh có thể khaithác biểu đồ cơ cấu t hành phần kinh tế trong ngành công nghiệp để trình bày

+ Nêu được cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đa dạng và đang có sựthay đổi( gồm có thành phần nhà nước, ngoài nhà nước; Thành phần nhà nước luônđóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng nhỏ và đang có xu hướng giảm dần và thànhphần kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và đang có xu hướng tăng lên)

+ Nguyên nhân ( do áp dụng chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thànhphần, thu hút vốn đầu tư của nhiều thành phần kinh t ế trong tỉnh).

* Nêu một số ngành công nghiệp chính (năng lượng, chế biến, vật liệu xâydựng và nêu tên một số nhà máy điển hình và liên hệ thực tế địa phương)…

* Hướng phát triển: học sinh nêu được một số hướng phát triển công nghiệpnhư phát triển công nghiệp theo chiều sâu, đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hànhchính, đẩy mạnh công tác tiếp thị…

* Phần bài tập: giáo viên lưu ý bài 3, hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ và nêunhận xét.

- Giáo viên cho học sinh xác định loại biểu đồ cần vẽ ( biểu đồ miền).- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét:+ Có sự chuyển dịch giữa các các khu vực kinh tế ( học sinh nêu được sự thay

đổi ở từng khu vực kinh tế ). + Có sự thay đổi tỷ trọng ở các khu vực kinh tế qua các năm (học sinh nêu

được sự thay đổi tỷ trọng của các khu vực kinh tế qua các năm).b. Nông nghiệp: giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày theo yêu cầu của phiếu

học tập:* Tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp của Đồng Nai- Thuận lợi: đất đai đa dạng, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nguồn nước dồi

dào…- Khó khăn: thiếu nước, đất đai dễ bị xói mòn, kém độ phì…* Đặc điểm:- Đặc điểm phát triển: phát triển theo hướng hàng hóa, gắn liền với chế biến và

xuất khẩu, giá trị sản xuất không ngừng tăng.- Đặc điểm cơ cấu ngành nông nghiệp: phát triển đa dạng, gồm có nhiều ngành+ Ngành trồng trọt : nêu được đặc điểm chung ( chiếm tỷ trọng cao nhất, phát

triển đa dạng, tập trung vào cây công nghiệp lâu năm ); nêu được đặc điểm sản xuấtcủa một số cây trồng chính như lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả ( nêu được

Page 88: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

88

diện tích, sản lượng và phân bố) ; liên hệ thực tế địa phương ( kể tên một số cây trồngphổ biến có ở địa phương )

+ Ngành chăn nuôi: nêu được đặc điểm phát triển (tỷ trọng ngày càng tăng,phát triển đa dạng, có quy mô lớn, có hiệu quả , tập trung vào một số loại như trâu bò,heo) ; nêu được vùng phân bố và liện hệ thực tế địa phương; giải thích nguyên nhân (do có nhiều thuận lợi về nguồn thức ăn, có nhiều nhà máy chế biến, có giống mới…).Học sinh có thể khai thác bảng số liệu về sản lượng gia súc, gia cầm qua các năm đểchứng minh sự phát triển của ngành chăn nuôi.

* Hướng phát triển: học sinh nêu được 4 hướng phát triển cơ bản :- Thực hiên đồng bộ chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, gắn liền với sự phát triển một số

ngành công nghiệp chế biến- Thực hiên công nghiệp hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm

nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm- Mở rộng các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh quản bá thông tin kinh tế

thị trường đến với người sản xuất* Sau khi các nhóm trình bày xong, giáo viên cho học sinh các nhóm tham gia

nhận xét, giáo viên bổ sung, c huẩn kiến thức và mở rộng kiến thức (giáo viên có thể sửdụng phim ảnh minh họa một số các nhà máy, sản phẩm nông nghiệp của địa phươngvà nêu được giá trị kinh tế của chúng . Qua đó cho học sinh liên hệ bản thân , địnhhướng về nghề nghệp).

c. Dịch vụ:- Giáo viên cho học sinh tham khảo tài liệu ngành dịch vụ, sau đó yêu cầu học

sinh nêu nhận xét đặc điểm ( chiếm tỷ trọng cao, đang có xu hướng tăng nhanh vàphát triển đa dạng, gồm có nhiều ngành như giao thông vận tải, thương mại, du lịch…)

- Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về đặc điểm phát triển các ngành (giao thôngvận tải, thương mại , du lịch …) và minh họa bằng một số hình ảnh

- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế địa phương ( kể tên một số ngànhdịch vụ có trong địa phương), qua đó giúp các em có định hướng tốt hơn về nghềnghiệp cho tương lai.

d. Bảo vệ tài nguyên và môi trường:- Giáo viên cho học sinh tham khảo tài liệu cho biết về thực trạng về tài nguyên

và mội trường Đồng Nai và giải thích nguyên nhân ( thực trạng tài nguyên và môitrường Đồng Nai đang có dấu hiệu suy giảm do hoạt động sống và sản xuất của conngười )

- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế địa phương lấy một số ví dụ minhhọa, nêu hậu quả (khai thác cát làm sạt lỡ ven sông Đồng Nai, xả nước thải côngnghiệp chưa qua xử lý làm ô nhiễm nước sông Thị Vải …) . Sau đó, giáo viên yêu cầuhọc sinh cho biết biện pháp khắc phục ( đẩy mạnh trồng rừng, xây dựng các nhà máyxử lý chất và nước thải, khai thác tài nguyên thiên nhiên theo hướng bền vững …).

Page 89: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

89

* Kết thúc tiết học, giáo viên tổng kết về kết quả bài học, tổ chức cho học sinhđánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.

* Là bài có khối lượng kiến thức tương đối dài, vì vậy giáo viên cần nên xácđịnh được đặc điểm đối tượng học sinh và quỹ thời gian hiện có chọn lọc nội d ung họctập và phương pháp học tập cho phù hợp. Và do Địa lý địa phương là kiến thức mởrộng làm tăng sự hiểu biết về địa phương cho học sinh lớp 12, không áp dụng trongviệc thi cử nên giáo viên cần linh động trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy .Ví dụ như giáo viên có thể thực hiện giảng dạy tích hớp từng phần theo chương trìnhđịa lý Việt Nam hoặc tổ chức cho học sinh làm bài thuyết trình theo chủ đề tự chọn…Điều này sẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả của quá trình dạy và học Địa lý địaphương và đồng thời tránh không làm nặng thêm chương trình học tập của học sinh.

-----------------------------------

Phần thứ tư: HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC

Lớp 1, tiết 32

Chủ đề: Giáo dục đức tính kiên nhẫn, cần cù .

Bài giảng: Tục ngữ : “Kiến tha lâu đầy tổ”, “Có công mài sắt có ngày nên kim”

I. Mục tiêu: HS hiểu:- Thế nào là đức tính kiên nhẫn, cần cù.- Một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về đức tính kiên nhẫn, cần cù.- Tự tập cho mình có được đức tính kiên nhẫn, cần cù trong cuộc sống và trong họctập.- Quý trọng và học tập những tấm gương kiên nhẫn, cần cù.

II. Chuẩn bị:- Câu chuyện: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.- Một số trang phục để đóng tiểu phẩm: khăn, cục đá, kim…- Sưu tầm một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về đức tính kiên nhẫn, cần cù.III. Các hoạt động:

* Hoạt động 1: Đóng tiểu phẩm câu chuyện:“Có công mài sắt có ngày nên kim”. (sách TV2,tập 1 trang 4) (10’)* Mục tiêu: Qua tiểu phẩm các em hiểu đượcthế nào là đức tính kiên nhẫn, cần cù.* Tiến hành:- GV cho 3 em đóng tiểu phẩm dựa vàocâu chuyện trên: * 1 HS vai Bà cụ, 1 HS vai cậu bé, 1 em là - 3 em đóng tiểu phẩm.

Page 90: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

90

người dẫn chuyện.- GV hỏi:1) Câu chuyện có mấy nhân vật ?- Nhận xét các vai đóng.* GV khai thác câu chuyện.1) Lúc đầu câu bé học hành thế nào ?

2) Cậu bé thấy bà cụ làm gì ?

3) Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá làm gì ?

4) Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thànhchiếc kim nhỏ không ? Qua câu chuyện này em học được điều gì? GV rút ra chủ đề: giáo dục đức tính kiênnhẫn, cần cù.- Ghi chủ đề lên bảng.- GV giải thích chủ đề. GV chốt: Trong cuộc sống cũng như tronghọc tập. Chúng ta cần có lòng kiên trì. Nhờ cólòng kiên trì, cần cù khi chúng ta làm một việcgì đó, nhất định sẽ thành công. Mỗi chúng tacần học tập và quý trọng những tấm gương cóđức tính kiên nhẫn, cần cù.* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. (10’)* Mục tiêu: HS tập cho mình có đức tính cầnphải kiên nhẫn, cần cù trong học tập và cuộcsống.* Tiến hành : GV cho HS dùng thẻ mặt xanh –đỏ (xanh không đồng ý, đỏ đồng ý)- Treo bảng phụ, GV đọc cho HS quay mặtxanh – đỏ. + Chữ viết của em chưa đẹp, em không cầnquan tâm đến. + Chữ viết của em chưa đẹp, em cố gắng mỗingày rèn một ít. + Em đọc báo còn đánh vần, em sẽ đọc nhiềusách, truyện ở nhà. + Em chỉ cần nghe mẹ đọc truyện là em đọctốt. + Khi làm toán, bài dễ em làm trước, bài khóbỏ không làm. + Em cần tích cực làm cả bài dễ đến bài khó.- GV quan sát và nhận xét . GV chốt ý: Cần phải kiên trì, cần cù trong

+ Đọc vài dòng là chán bỏ đi chơi.+ Viết nguệch ngoạc cho xongchuyện.

+ Cầm thỏi sắt mải miết mài vàotảng đá.

+ Để làm thành một cái kim khâu.

+ Cậu không tin, tỏ thái độ ngạcnhiên: “Thỏi sắt to như thế làm saobà mài thành kim được ?”- Làm việc gì cũng phải kiên trì,nhẫn nại.

- HS nhắc lại chủ đề.

- HS dùng thẻ xanh – đỏ để bày tỏ ýkiến.- Đúng : quay mặt đỏ.- Sai : quay mặt xanh.

Page 91: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

91

cuộc sống, cũng như trong học tập, bản thânchúng ta phải tự khắc phục những khó khăn, cónhư vậy mới mang lại kết quả tốt.* Hoạt động 3: Chơi trò chơi (10’)* Mục tiêu: HS hiểu được một số thành ngữ,tục ngữ.* Tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm,GV giaocho mỗi nhóm 1 câu thành ngữ, tục ngữ có nộidung nói về đức tính kiên nhẫn, cần cù hoặc cónội dung khác được trình bày trên bảng từ.* Các câu thành ngữ, tục ngữ: “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”

“Lá lành đùm lá rách” “Có chí thì nên” “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” “Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo” “Học thầy, không tày học bạn”.- GV nêu yêu cầu trò chơi.- Cho HS lên chơi. GV giải thích các câu thành ngữ, tục ngữ.

Giáo dục: Qua các câu thành ngữ, tục ngữđã khuyên chúng ta cần sống tốt cho chính bảnthân mình, và tốt cho mọi người có được nhưvậy, chúng ta có nhiều người yêu mến và kínhtrọng* Hoạt động 4: Củng cố bài (5’)- Học chủ đề gì ? Chuyển ý: Để hiểu rõ hơn về đức tính kiênnhẫn và cần cù trong học tập, các em làm bàitập xử lí tình huống sau:- Chọn ý đúng viết vào bảng con:* Hôm nay cô giáo ra 1 bài toán khó về nhà, emsẽ làm gì ?a. Bài khó quá, em không làm bỏ xem phimhoạt hình.b. Cố gắng suy nghĩ, tìm ra cách giải.c. Nhờ ba, mẹ giải hộ là xong.- Nhận xét Giáo dục các em đức tính kiênnhẫn, cần cù qua bài tập.* Liên hệ: Trong lớp, các bạn nào đã có cốgắng kiên nhẫn và cần cù tr ong học tập?

GV tuyên dương các em. GD: Mỗi chúng ta nếu ai cũng có được đức

- 1 em đọc lại các câu thành ngữ,tục ngữ. - Các nhóm thảo luận đểtìm hiểu nội dung câu của nhómmình.

- 1 tổ cử 1 bạn lên thi đua.

- HS chọn và gắn cho đúng vàobảng.Chăm chỉ cần cù Nội dungkhác.

- Trong lúc 6 em chơi, lớp hát bài: Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên.

- HS chọn ý đúng viết vào bảng con.

Page 92: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

92

tính kiên nhẫn, cần cù thì nhất định chúng ta sẽthành công tốt đẹp trong học tập cũng nhưtrong cuộc sống.- Nhận xét tiết học.Dặn dò: Về nhà các em cố gắng rèn luyện đứctính kiên nhẫn và cần cù trong học tập nhé!

- HS nêu cụ thể.

Lớp 1, Tiết 33 :

Chuû ñeà : Giaùo duïc yù thöùc kæ luaät, reøn luyeän kó naêng sinh hoaït taäp theå

Bài giảng : Đồng dao

I. Muïc tieâu : Giuùp HS hieåu:- Caàn phaûi coù yù thöùc kæ luaät , bieát hoaø mình vaøo moïi sinh hoaït cuûa taäp theå.- Coù yù thöùc kæ luaät , hoaø mình vaøo moïi sinh hoaït cuûa taäp theå laø thöïc hieän toát noäi quytrong tröôøng hoïc.- HS coù yù thöùc kæ luaät , coù kó naêng sinh hoaït taäp theå ôû trong tröôøng hoïc vaø ngoaøi xaõhoäi giuùp caùc em maïnh daïn , töï tin trong cuoäc soáng .II . Chuaån bò :GV : Moät soá caâu tuïc ngöõ , ca dao , daân ca , ñoàng dao Vieät Nam. Moät soá tranh aûnh noùi veà sinh hoaït taäp theå , noùi veà tính kæ luaät.III. Caùc hoaït ñoäng daïy– hoïc :

Hoaït ñoäng cuûa Giaùo vieân Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinhKhôûi ñoäng : GV ghi sẵn baøi ñoàng dao, cho HS

đọc :( 2 phuùt )

Ñoá vuiBaø Ba ñi chôï ñaøng trongMua moät caây mía vöøa cong vöøa daøiBaøBa ñi chôï ñaøng ngoaøi .Mua moät caây mía vöøa daøi , vöøa cong .Chôï trong caây mía hai ñoàngChôï ngoaøi hai ñoàng caây míaHoûi raèng baø Ba mua míaHeát bao nhieâu tieàn ? ….?!!!

- Baø Ba ñi hai laàn chôï mua ñöôïc maáy caây mía ?- Em naøo cho coâ bieát baø Ba ñi chôï mua hai caâymía heát bao nhieâu tieàn ?

- HS nhìn baûng ñoïc ñoàng thanh- HS töï ñoïc nhaåm

HS töï suy nghó vaø traû lôøi:…2 caây mía

Page 93: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

93

- GV neâu yeâu caàu cuûa tieát hoïcHoaït ñoäng 1:( 8 - >10 phuùt ) : Giaùo duïc yù thöùckæ luaätMT : Qua caùc caâu thaønh ngöõ , ca dao … HS hieåuñöôïc tính kæ luaät laø raát caàn thieát ñoái vôùi ngöôøiHS .TH : HS tìm hieåu yù nghóa giaùo duïc tính kæ luaätqua caùc caâu ca dao , thaønh ngöõ …GV ñöa ra moät soá caâu caâu ca dao , thaønh ngöõ …

Doät töø noùc doät xuoáng – Nhaø doät taïi noùc .GV giaûi nghóa : Hö hoûng töø treân xuoáng , ngöôøi

treân laøm göông xaáu cho keû döôùi- GV cho xem tranh 1 ngoâi nhaø .

- Phaàn cao nhaát cuûa ngoâi nhaø laø gì?* GV chæ cho HS thaáy caùi noùc nhaø- Neáu nhö caùi noùc nhaø bò thuûng thì luùc trôøi

möa , trôøi naéng seõ ra sao ?- Vaäy ôû trong gia ñình ngöôøi truï coät , gaùnh

vaùc vieäc gia ñình , lo cho caùc em laø ai ?- Ngöôøi lôùn trong gia ñình mình laø nhöõng

ai ?- GV : Ñuùng roài trong gia ñình , cha meï ,

ngöôøi lôùn ñöôïc ví nhö caùi noùc nhaø vaäy ,cho neân ngöôøi lôùn phaûi laøm göông chocon caùi noi theo ….

* Vaäy trong lôùp mình ai ñöôïc laøm anh , laøm chònaøo ?* Muoán em cuûa mình ngoan thì mình phaûi nhötheá naøo ?- Trong lôùp mình ngoaøi coâ ra coøn coù ai ?- Em coù nhaän xeùt gì veà baïn lôùp tröôûng ?-Caùc em coù nghe lôøi baïn khoâng ?KL : Trong lôùp hoïc ngoaøi coâ ra coøn coù baïn lôùptröôûng , lôùp phoù ... Đoù laø nhöõng baïn do lôùp baàura , caùc baïn ï aáy raát ngoan , chaáp haønh toát noäiquy cuûa HS, chuùng ta caàn phaûi noi theo …Muoán troøn thì phaûi coù khuoân , muoán vuoâng thìphaûi coù thöôùc.- GV : Trong coâng vieäc cuõng nhö trong cuoäc

… 4 ñoàng

HS ñoïc

- Laø caùi noùc nhaø

- Seõ bò naéng , bò doät khoâng ôûñöôïc

- Cha meï- Ông baø, cha meï , anh chò .HS laéng nghe

HS giô tay- Phaûi soáng leã pheùp , göôngmaãu…- Baïn lôùp tröôûng- Baïn raát nghieâm tuùc , göôngmaãu , baïn hoïc gioûi , ngoan …… Daï coùHS laéng nghe

Page 94: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

94

soáng muoán thöcï hieän ñöôïc chính xaùc ñaâu vaøoñaáy phaûi coù khuoân maãu , chuaån möïc , khuoânpheùp….- Muoán laøm moät ngöôøi HS coù đaïo ñöùc toát emphaûi thöïc hieän nhöõng gì ?- Lieân heä: Vaäy trong tröôøng chuùng ta ngöôøi caonhaát laø ai ? Keá ñeán laø ai ? Coâ thöôøng ñöa ranhöõng ñieàu gì giuùp caùc em soáng toát coù noäi quy ?- Moãi laàn sinh hoaït döôùi côø coâ thöôøng nhaéc nhôûñieàu gì ?* KL : Ñuùng roài caùc em thöïc hieän theo lôøi chædaïy cuûa coâ hieäu tröôûng , coâ Toång phuï traùch , coâgiaùo , lôùp tröôûng laø caùc em ñaõ reøn cho mình moätñöùc tính kæ luaät , soáng coù khuoân maãu cuûa ngöôøiHS .* Chuyeån yù : Qua caùc caâu thaønh ngöõ caùc em ñaõhieåu theá naøo laø ñöùc tính kæ luaät , baây giôø caùc emseõ ñi tìm hieåu theâm veà ñöùc tính naøy qua moät soáböùc tranh .

Hoaït ñoäng 2 : Quan saùt tranh :( 10 phuùt )MT : HS bieát nhaän ra nhöõng ñöùc tính kæ luaät coùtrong moãi böùc tranhTH : Quan saùt tranh ruùt ra haønh vi ñuùng sai coùtrong moãi böùc tranhGV chia nhoùm – phaùt tranh( Tranh veà : röôùc ñeøn , duyeät binh , lôùp hoïc ,chaøo côø , xem vaên ngheä ….. )-Caùc em thaáy trong tranh coù nhöõng gì ? Haønh vinaøo ñuùng, haønh vi naøo sai ? Vì sao ñuùng , Vì saosai ? Em hoïc taäp ñöôïc nhöõng gì qua caùc haønh vicoù trong tranh ?* Tranh duyeät binh :- Caùc em thaáy caùc chuù boä ñoäi khi duyeät binh ñinhö theá naøo ?- Caùc em cuõng caàn thöïc hieän ñöùc tính naøy luùcnaøo ?* Tranh röôùc ñeøn-Caùc em thaáy caùc baïn khi ñi röôùc ñeøn ñi nhö

…Laø coâ hieäu tröôûng , coâ phoùhieäu tröôûng …Nhaéc nhôû noäi quy HS…

- HS töï neâu ( Chuû yeáu neâuquanh noäi quy )HS laéng nghe

- HS keát nhoùm – thaûo luaäntheo gôïi yù cuûa GV

- Ñaïi dieän leân baùo caùo – lôùpnhaän xeùt , boå sung .

- Raát thaúng haøng , raát nghieâm ,khoâng quay qua quay laïi ,khoâng noùi chuyeän- Khi chaøo côø , khi xeáp haøng ra, vaøo lôùp , khi theå duïc ….

- Ñi traät töï , thaúng haøng , khoângñuøa giôõn ….

Page 95: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

95

theá naøo ?- Hoaït ñoäng naøy ôû tröôøng mình coù khoâng ?- Caùc em cuõng caàn thöïc hieän ñöùc tính naøy luùc

naøo ?* Lieân heä :Em naøo trong lôùp mình ñaõ laøm ñöôïcñieàu naøy?-KL : Caùc em thaáy ñoù töø hình aûnh duyeät binhcuûa chuù boä ñoäi , hình aûnh vui chôi khi röôùc ñeøntrung thu cuûa caùc baïn nhoû ñeàu phaûi coù kæ luaät ,tinh thaàn taäp theå phoái hôïp nhòp nhaøng ….* Chuyeån yù : Vaäy baây giôø coâ seõ ñöa ra moät soábaøi ñoàng dao cho caùc em chôi troø chôi ñeå reøncho caùc em tính maïnh daïn , hoaø mình vôùi taäptheå vaø reøn luyeän cho caùc em kó naêng sinh hoaïttaäp theå nha !Hoaït ñoäng 3 : Chôi troø chôi :( 10 – 15 phuùt )MT : Reøn luyeän kó naêng sinh hoaït taäp theå nhöngvaãn giöõ cho caùc em veû hoàn nhieân töôi taén , Quabaøi Chuyeàn theû GV coù theå tích hôïp cho caùc emvöøa chôi , vöøa hoïc , vöøa taäp ñeám vöøa thöïc hieänñöôïc caùc pheùp coäng , tröø .( Baøi naøy daøi coù theåchoïn moät ñoaïn )TH : HS tham gia troø chôi qua caùc baøi ñoàng dao* ( Neáu coù ñieàu kieän GV daønh 10 - > 15 phuùtsinh hoaït ngoaøi trôøi )Baøi : Con vòt, Chim bay, Keùo cöa, Xæa caù meø,Chi chi, chaønh chaønh , Thaû ñæa ba ba, Chuyeàntheû …- GV ñöa cho moãi nhoùm moät baøi ñoàng dao , noùiroõ caùch chôi , choïn tröôûng nhoùm ñieàu khieån .BGK : GVCN , lôùp tröôûng , lôùp phoù vaên theå-Khi keát thuùc BGK seõ coâng boá nhoùm chôi coùtinh thaàn ñoàng ñoäi phoái hôïp nhòp nhaøng nhöngvaãn giöõ ñöôïc tính kæ luaät…

* KL : Khoâng coù tinh thaàn ñoàng ñoäi caùc emkhoâng theå vöøa chôi vöøa haùt caùc baøi coâ vöøa neâu ,vaäy khi sinh hoaït taäp theå caùc em caàn phaûi bieátphoái hôïp vôùi nhau , thì troø chôi môùi vui , môùi

- Coù- Luùc röôùc ñeøn Trung thu- Lôùp neâu yù kieán

- HS laéng nghe

- HS tham gia vaøo troø chôi

- Lôùp tuyeân döông nhoùm thaéngcuoäc

- HS laéng nghe

- HS neâu, lôùp nhaän xeùt , boåsung

Page 96: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

96

thaønh coâng ..Hoaït ñoäng 4 : cuûng coá (2 phuùt )- Qua baøi hoïc hoâm nay caùc em hoïc ñöôïc nhöõngñieàu gì ?- Laøm ngöôøi lôùn phaûi soáng nhö theá naøo ?

- Muoán trôû thaønh ngöôøi toát , ñöôïc moïi ngöôøiyeâu quyù chuùng ta phaûi thöïc hieän nhöõng ñieàu gì?....- GV Giaùo duïc- Nhaän xeùt tieát hoïc.- Daën doø : Veà nhaø söu taàm theâm moät soá caâuthaønh ngöõ , ca dao , daân ca , noùi veà ñöùc tính kæluaät , tìm theâm moät soá baøi ñoàng dao ñeå sinh hoaïttaäp theå …

- Ñaõ laø ngöôøi lôùn thì phaûi laømgöông cho ngöôøi nhoû noi theo .- Soáng phaûi theo pheùp taéc , noäiquy.- Phaûi soáng hoaø ñoàng , thaânthieát vôùi banï , vôùi moïi ngöôøi,phaûi tham gia vaøo caùc hoaïtñoäng cuûa taäp theå ….

-HS töï söu taàm

Lớp 1, Tiết 34:

Bài tự chọn: Gương kiên nhẫn, cần cù ở địa phương

Tấm gương hiếu học của chị Trần Ngọc Nhàn

I. Mục tiêu:- HS thấy sự chăm chỉ , chịu khó học tập của chị Trần Ngọc Nhàn .

- HS hiểu thế nào là : Có công mài sắt có ngày nên kim- Giáo dục HS học tập noi gương theo tấm gươ ng vượt khó học giỏi của một học sinh

tại địa phương mình .II. Đồ dùng dạy học:

- Tài liệu : Thông tin về nhân vật + Hình ảnh nhân vậtIII. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động cuả GV Hoạt động cuả HSBài mới:* Khởi động : Cho HS hát

HĐ1 : Giới thiệu tấm gương kiên nhẫn, cần cù ở địaphương.MT : Giúp HS thấy sự chăm chỉ , chịu khó học tập củachị Trần Ngọc Nhàn.TH: GV cho học sinh xem hình và tờ báo nói về chị TrầnNgọc Nhàn- GV cho học sinh xem ảnh của nhân vật, tóm tắt nội dung

- HS hát

- HS xem hình

- HS nghe và tham gia

Page 97: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

97

thông tin trong bài báo kể cho HS nghe.- HS hiểu thế nào là : Có công mài sắt có ngày nên kim

- Tóm tắt nội dung bài báo mà tài liệu có :+ Tên : Trần Ngọc NhànSinh năm 1981 ( năm nay chị khoảng 27 tuổi )+ Địa chỉ : HS trường trung tâm bồi dữơng Thường xuyêncủa huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai+ Chị Nhàn sinh ra trong một gia đình nông dân có 5 chịem .Gia đình chị ở xã Phú Lộc Huyện Tân Phú .+ Năm học lớp 6, vì gia đình khó khăn chị Nhàn phải nghỉhọc và đi làm rẫy phụ bố mẹ.+ Năm1978, chị Nhàn tiếp tục đi học lại lớp phổ cập chohết cấp 2.+ Chị Nhàn đã lấy sự chăm chỉ siêng năng để học tập chotốt.+ Năm 2003, Chị Nhàn ghi tên học ở Trung tâm Bồidưỡng thường xuyên của huyện và chị nhanh chóng trởthành học sinh xuất sắc.+ Chị đã đạt giải khuyến khích trong kì thi HS giỏi Toáncấp Tỉnh (năm 2003-2004 ) và đạt giải nhì trong kì thi giảiToán trên máy tính khu vực phía Nam+ Chị tốt nghiệp Cấp 3 đạt loại Giỏi.+ Các em có biết cô giáo chủ nhiệm nói về chị Nhàn rasao không ?Cô giáo nói : Nhàn là một học sinh năng nổ và gươngmẫu , luôn quan tâm giúp đỡ bạn bè . Đặc biệt, Nhàn đãnỗ lực cố gắng nhiều trong học tập và rèn luyện .+ Chị Nhàn được UBND Huyện tặng giấy khen vì cóthành tích“Người tốt , việc tốt “ của huyện .HĐ 2: Phân tích bài viết.MT : Giáo dục HS học tập noi gương theo tấm gươngvượt khó học giỏi của chị Trần Ngọc Nhàn.TH: Tổ chức đàm thoại.+ Hoàn cảnh gia đình chị Nhàn như thế nào?+ Chị Nhàn đã vượt khó để học tập ra sao?

+ Chị đã đạt được kết quả gì trong học tập?

+ Em rút ra bài học gì từ câu chuyện?Kết luận :- Chị Nhàn là tấm gương kiên nhẫn, cần cù . Dù tronghoàn cảnh khó khăn chị vẫn học giỏi và đạt nhiều thànhtích cao trong học tập. Chị đã thực hiện lời người xưa dạy

đàm thoại.

.

.

- Gia đình nông dân có 5chị em .- Chị phải nghỉ học đi làmrẫy phụ bố mẹ.Sau đó,chị tiếp tục học lớp phổcập cho hết cấp 2.- Đạt giải khuyến khíchkì thi HS giỏi Toán cấpTỉnh; giải nhì kì thi giảiToán trên máy tính khuvực phía Nam và tốtnghiệp Cấp 3 loại Giỏi.- Cần cố gắng, kiên trìtrong mọi hoàn cảnh.

“ Có chí thì nên “……………………..- Một số HS kể trước

Page 98: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

98

: “Có công mài sắt có ngày nên kim” . HĐ 3: Liên hệ thực tế.-Em nào biết câu ca dao, tục ngữ nào khác ca ngợi ý chícủa con người nữa không ?- Trong lớp chúng mình có bạn nào đã vượt khó trong họctập ?- Trong trường mình có HS nào được khen vì có tinhthần hiếu học, có tinh thần vượt khó không?Ghi chú : Liên hệ : Trường , lớp ( nếu có tấm gương nàovượt khó học tập thì GV liên hệ thực tế)- Khen ngợi các em đã biết kiên nhẫn, cần cù, vượt khótrong học tập và động viên các em chưa cố gắng cần biếtvượt khó để kiên trì học tập và thực hiện cho được ướcmơ của mình .HĐ 4 : Bày tỏ ý kiến. MT : Củng cố, giúp HS bày tỏ thái độ đối với các ý kiếnliên quan đến các chuẩn mực đạo đức.Tiến hành :

- Treo bảng phụ, GV đọc từng ý cho HS dùng thẻ màu đểbày tỏ ý kiến (xanh: không đồng ý, đỏ: đồng ý):a. Kiên nhẫn là cố gắng tự hoàn thành bài tập được giao.b. Chỉ những bạn học không giỏi mới phải kiên nhẫn,cần cù.c. Cần cù, chăm chỉ giúp cho việc học tập đạt kết quả tốthơn.d. Cần cù, chăm chỉ học tập là thực hiện tốt quyền đượchọc tập.KL : a. Tán thành. b. Không tán thành vì là HS ai cũng phải kiênnhẫn, cần cù. c. Tán thành. d. Tán thành.

Kết luận chung : HS cần biết vượt khó để kiên trì họctập và thực hiện cho được ước mơ của mình . Mai sau trởthành người có kiến thức phục vụ cho xã hội và giúp đỡcho mọi người xung quanh làm cho cuộc sống ngày càngtốt đẹp hơn .* Dặn dò : Về nhà kể lại câu chuyện cho người thânnghe.

lớp.- ……………

- HS dùng thẻ xanh – đỏđể bày tỏ ý kiến:- Đúng : giơ thẻ đỏ.- Sai : giơ thẻ xanh.

-HS nghe

Page 99: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

99

Lớp 2, Tiết 32:Chủ đề: Tình cảm gia đình

Bài giảng: Ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

I. MỤC TIÊU :- Các em biết gia đình là một tổ ấm yêu thương.- HS hiểu được tình cảm của mọi người trong gia đình, công ơn to lớn của cha mẹ

đối với con cái và anh chị em với nhau.- Giáo dục học sinh lòng biết ơn đối với bậc sinh thành, quan tâm, giúp đỡ anh

chị em.II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ thuộc chủ đề trên. Một mẫu chuyện có thật.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên, Hoạt động của học sinhGT bài : Gia đình em gồm những ai ?- Ông bà, cha mẹ, anh chị em sống chung trong mộtmái nhà gọi là gia đình. Vậy trong gia đình mọi ngườisống với nhau ra sao ?- Để hiểu rõ hơn lòng yêu thương của những thànhviên trong gia đình như thế nào, hôm nay các em sẽtìm hiểu qua bài: “Tình cảm gia đình”.

- 3 HS trả lời: Gia đình emgồm có ông, bà, cha, mẹ, anhchị em .

- Rất yêu thương nhau.

HĐ 1: Tìm hiểu công ơn của cha mẹ đối với con cái. “Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

- 1 HS đọc.

- Công cha nghĩa mẹ được so sánh với gì ? -Núi Thái Sơn, nước trongnguồn.

- Hai câu ca dao đầu muốn nói lên điều gì ? - Công ơn to lớn của cha mẹ.- Hai câu cuối khuyên ta điều gì ? -Kính yêu cha mẹ, sống hiếu

thảo.GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi :- Em hãy tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ khácnói về công ơn cha mẹ hoặc quan hệ cha mẹ, con cái.

- HS thảo luận theo nhómđôi.

Page 100: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

100

Ví dụ : “Ơn cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”.“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ,

Năm canh chầy mẹ thức đủ vừa năm”.“ Con có cha như nhà có nóc,

Con có mẹ như bẹ ấp măng.”

- Đại diện nhóm trình bày câuca dao, tục ngữ nói về công ơncha mẹ và nêu câu ca dao, tụcngữ đó nói lên điều gì ?

GV chốt :- Bài ca dao trên đã khẳng định công lao to lớn củacha mẹ và khuyên chúng ta sống phải hiếu thảo đểđúng với truyền thống đạo đức của dân tộc ta.

- HS lắng nghe + ghi nhớ.

* GV mở rộng thêm :- Trong gia đình, ngoài cha mẹ còn có những ai ?- GV treo bảng phụ : “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.- Anh em trong một gia đình được so sánh với gì ?

- HS trả lời. 1 HS đọc

- Như chân với tay.- Câu ca dao trên muốn khuyên ta điều gì ? - Anh chị em trong gia đình

cùng cha mẹ sinh ra cũnggiống như các bộ phận trongcùng một cơ thể. Vì vậy, cầnbiết yêu thương, che chở vàgiúp đỡ lẫn nhau.

- Em hãy tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói vềtình cảm anh chị em.

- HS tự tìm và nêu.

Ví dụ : “Chị ngã em nâng”.“Anh em là ruột là rà,

Nỡ nào chia của, sẻ nhà làm chi. » “Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy.”

-HS trình bày câu ca dao, tụcngữ nói về tình cảm gia đìnhvà nêu câu ca dao, tục ngữ đónói lên điều gì ?

GV chốt :- Gia đình là một tổ ấm yêu thương, vì vậy mỗi t hànhviên trong gia đình phải biết quan tâm, biết giúp đỡnhau, biết yêu thương nhau thì sẽ đem lại niềm vui vàhạnh phúc cho gia đình mình.

- HS lắng nghe, ghi nhớ, thựchành.

Page 101: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

101

HĐ 2: Đánh giá hành vi.- GV treo bảng phụ. - HS đọc bảng.

- Cách ứng xử trong những tình huống dưới đây, tìnhhuống nào đúng, tình huống nào sai ? Vì sao ?a) Hôm nào đi làm về mẹ cũng thấy Mai đã dọndẹp nhà cửa sạch sẽ.

- HS chọn Đ và giải thích

b) Bà ở quê lên, tay xách một giỏ nặng. Quỳnhchạy ra đón bà và hỏi : “Bà có mua quà cho cháukhông ?”.

- HS chọn S. Giải thích

c) Bố Hoàng vừa đi làm về rất mệt. Hoàng chạy ratận cửa đón bố và hỏi : “Bố ơi, bố có mệt không ạ, bốvào nhà con rót nước cho bố uống nhé !”

- HS chọn Đ. Gỉải thích.

d) Mẹ bị sốt, bé Lan lấy khăn đắp lên trán cho mẹ,pha nước chanh cho mẹ uống.

- HS chọn Đ. Giải thích.

e) Em đang đi thì bị vấp ngã, chị mải chơi nênkhông đỡ em dậy.

- HS chọn S. Giải thích.

GV chốt :- Tình huống a, c, d là đúng vì đã thể hiện đúng tìnhcảm đối với các thành viên trong gia đình. Còn tìnhhuống b, e là sai vì chưa biết quan tâm, chưa thể hiệntình yêu thương đến mọi người trong gia đình.

- HS lắng nghe + Ghi nhớ.

HĐ 3:- Liên hệ bản thân đối với gia đình em.- GV yêu cầu học sinh liên hệ bản thân những việc đãlàm thể hiện tình cảm của em đối với gia đình.

- Tự nêu những việc làm cụthể.

- Tìm thêm những gia đình gương mẫu nơi em ở . - HS kể.- GV kể mẫu chuyện về gương hiếu thảo, tình cảm giađình ở địa phương.GV chốt :- Cha mẹ sinh ra ta và nuôi nấng dạy đỗ ta nên người.Bổn phận làm con phải vâng lời, kính yêu cha mẹ.Ngoài ra, các em cần thể hiện tình yêu thương đếnmọi người trong gia đình.

- Lắng nghe.

Dặn dò : Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảmgia đình.

Page 102: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

102

Lớp 2, Tiết 33: Chủ đề: Lòng hiếu thảo

Bài giảng: Ca dao

I. Muïc tieâu:- Hoïc sinh hieåu ñöôïc vì sao phaûi theå hieän loøng hieáu thaûo vôùi oâng baø, cha meï.- Loøng hieáu thaûo ñöôïc theå hieän nhö theá naøo?- Theå hieän loøng hieáu thaûo coù ích lôïi gì?

II. Chuaån bò:- Söu taàm caùc caâu ca dao, tuïc ngöõ veà chuû ñeà treân .

III. Caùc hoaït ñoäng daïy hoïc:Giôùi thieäu: Ai cuõng bieát trong tình caûm gia ñình, cao quí nhaát laø tình caûm cuûa concháu ñoái vôùi caùc baäc sinh thaønh. Con caùi phaûi ñoái xöû vôùi cha meï cho ñuùng vôùi ñaïo lílaøm ngöôøi, cho ñuùng vôùi truyeàn thoáng ñaïo ñöùc toát ñeïp cuûa daân toäc ta. Ca dao coù bieátbao caâu ca ngợi veà vaán ñeà naøy.

“Coâng cha nhö nuùi Thaùi SônNghóa meï nhö nöôùc trong nguoàn chaûy ra

Moät loøng thôø meï kính chaCho troøn chöõ hieáu môùi laø ñaïo con”.

Qua baøi ca dao treân ñaõ khaúng ñònh coâng lao to lôùn cuûa cha meï vaø khuyeân moïingöôøi phaûi hieáu thaûo vôùi cha meï nhö theá naøo cho phaûi ñaïo. Ñeå hieåu roõ vaán ñeà naøy,baøi hoâm nay chuùng ta sẽ tìm hiểu các câu ca dao về chuû ñeà “Loøng hieáu thaûo”.GV ghi töïa baøi : Ca dao về loøng hieáu thaûo

Hoaït ñoäng GV Hoaït ñoäng HSHoaït ñoäng 1: Tìm hieåu caùc caâu ca daoGV: Chuû ñeà hoâm nay chuùng ta hoïc là gì?- Loøng hieáu thaûo laø tình caûm cuûa con caùi ñoái vôùicha meï ñöôïc theå hieän raát nhieàu trong caùc baøi, cáccaâu ca dao. Ñeå bieát ñöôïc nhöõng baøi, nhöõng caâu cadao aáy, coâ seõ cho caùc em tìm hieåu qua hoaït ñoängnhoùm.Neâu yeâu caàu: Tìm caùc caâu ca dao, tuïc ngöõ noùi veàchuû ñeà “Loøng hieáu thaûo”.Thôøi gian thaûo luaän trong 4 phuùt. Ghi caùc caâu cadao, tuïc ngöõ vaøo baûng eùp.Gv chia 4 toå, moãi toå 8 em.Môøi ñaïi dieän caùc nhoùm leân trình baøy.

-VD: Caùc caâu ca dao, tuïc ngöõ HS coù theå neâu:

-HS traû lôøi: “Loøng hieáu thaûo”.

-Hs chia nhoùm thaûo luaän.

-Ñaïi dieän nhoùm leân trình baøy.-Caùc nhoùm khaùc theo doõi boåsung.

Page 103: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

103

+ Chieàu chieàu chim vòt keâu chieàu.Baâng khuaâng nhôù meï, chín chieàu ruoät ñau.

+ “Ñeâm raèm thaùng baûy vu lanPhaän con baùo hieáu muoân ngaøn, ghi aân”.

Hoaëc: +”Ôn saâu naëng laém anh ôiNghóa meï baèng trôøi chín thaùng cöu mang”.

“+AÂn cha nghóa meï naëng tróuRa coâng baùo ñaùp ít nhieàu phaän con.”+ “Ñeâm ñeâm khaán nguyeän Phaät Trôøi

Caàu cho cha meï soáng ñôøi vôùi con”.………………………

Choát: Loøng hieáu thaûo ñöôïc ca dao, tuïc ngöõ ñuùckeát töø bao ñôøi, ñöôïc löu truyeàn qua nhieàu theá heä.Ñaïo hieáu laøm con ñöôïc theå hieän qua thaùi ñoä, lôøinoùi, vieäc laøm, cöû chæ cuûa moät con ngöôøi.Chuyeån yù: Ñaïo hieáu laøm con ñöôïc chöùng minhtrong caùc caâu ca dao.Hoaït ñoäng 2: Tìm hieåu noäi dung caùc caâu ca dao,tuïc ngöõ.Ca dao coù caâu: “Coâng cha nhö nuùi Thaùi Sôn

Nghóa meï nhö nöôùc trong nguoàn chaûy ra”.- Công cha nghĩa mẹ được so sánh với gì ?- Câu ca dao muốn nói lên điều gì ?Lôøi ca dao môû ñaàu baèng lôøi leõ thaät trang troïng gôïicaûm caûm xuùc “Coâng cha, nghóa meï” ñöôïc so saùnhhình aûnh “Nuùi Thaùi Sôn” cao vôøi vôïi vaø nöôùctrong nguoàn chaûy ra voâ taän. Coâng lao aáy thaät tolôùn.

“Moät loøng thôø meï kính chaCho troøn chöõ hieáu môùi laø ñaïo con”.

- Câu ca dao khuyên ta điều gì ?- Vôùi hình aûnh ñaày ngheä thuaät, caâu ca dao muoánnhaéc nhôû chuùng ta veà loøng bieát ôn, kính troïng chameï, duø theá naøo chöõ hieáu cuõng phaûi ñöôïc giöõ gìntroïn veïn.- Taám loøng cuûa cha meï bao la, to lôùn, meânh moângnhö trôøi beå:

“Ôn cha naëng laém anh ôiNghóa meï baèng trôøi chín thaùng cöu mang”.

- Em hiểu như thế nào về câu ca dao trên?

-Caû lôùp cuøng theo doõi

-Núi Thái Sơn, nước trongnguồn.- Công ơn to lớn của cha mẹ.

-Kính yêu cha mẹ, sống hiếuthảo.

- 3 em trình bày

Page 104: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

104

- Cha meï sinh con ra nuoâi con khoân lôùn, daïy doãcon neân ngöôøi mong con coù ngaøy ñeàn ñaùp coângôn.

“Ñeâm raèm thaùng baûy vu lanPhaän con baùo hieáu muoân ngaøn ghi aâm”.

“Ôn cha nghĩa meï naëng tróuRa coâng baùo ñaùp ít nhieàu phaän con”.

- Em hiểu những câu ca dao trên nói về điều gì ?-Quaû thaät bieát bao nhieâu aùng vaên thô, ca dao, tuïcngöõ hay taùn thaùn veà coâng ñöùc cha meï.

“Ñeâm ñeâm khaán nguyeän Phaät TrôøiCaàu cho cha meï soáng ñôøi vôùi con”.

- GV kể 1 mẫu truyện về tấm gương hiếu thảo phùhợp với học sinh.Choát: Coøn raát nhieàu, raát nhieàu caâu ca dao, truyệnkể noùi veà loøng hieáu kính cuûa con caùi ñoái vôùi chameï. Taám loøng, coâng ñöùc tình caûm döôõng duïc aáycuûa cha meï khoâng coù gì saùnh noåi. Vì vaäy hieáu vôùicha meï laø ñaïo laøm ngöôøi, boån phaän con caùi phaûibieát ôn, toân kính, phuïng döôõng cha meï khi tuoåigiaø söùc yeáu.Hoaït ñoäng 3: Lieân heä – giaùo duïc:-Coâ vaø caùc em vöøa tìm hieåu caùc caâu ca dao noùi veàñieàu gì?-Qua noäi dung keå treân giuùp em hieåu ñieàu gì?-Hieáu kính vôùi cha meï coù ích lôïi gì?

-Em ñaõ hieáu thaûo vôùi cha meï chöa? Haõy keå vaøivieäc laøm cuï theå.Giaùo duïc: Hoïc qua bài naøy caùc em cần bieát theåhieän loøng hieáu kính ñoái vôùi oâng baø, cha meï.Hoaït ñoäng 4: Cuûng coá – daën doø:-Caùc em vöøa hoïc ñaïo ñöùc vôùi chuû ñeà gì?-Veà nhaø söu taàm, tìm hieåu theâm caùc caâu ca dao,truyện kể veà chuû ñeà treân.-Nhaän xeùt tieát hoïc.

- Noùi veà “loøng hieáu thaûo”.

- HS nghe và phân tích quahướng dẫn của GV.

-HS: Noùi veà “loøng hieáuthaûo”.- Ñaïo laøm con phaûi ñeàn ñaùpcoâng ôn döôõng duïc cuûa chameï. Laøm cho cha meï vui loøng,troïn ñaïo laøm con, ñöôïc moïingöôøi meán phuïc.-HS traû lôøi

- HS traû lôøi

Page 105: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

105

Lớp 2, Tiết 34:

Tự chọn: Gương hiếu thảo người tốt việc tốt ở địa phươngHọc giỏi, hiếu thảo với ông, bà, cha mẹ,

I. MỤC TIÊU: HS biết được gương của một HS chăm ngoan học giỏi , hiếu thuận với ch a mẹ. Học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan ,trò giỏi. Biết yêu thương, giúp đỡ cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày.

II. CHUẨN BỊ Chuyện kể : Cậu bé ngoan..

III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌCHọat động 1: Phân tích truyện.Mục tiêu: HS biết được tấm gương của mộ t HS chăm ngoan học giỏi , hiếu thảo vớicha mẹ ngay tại địa phương của các em.

Cách tiến hành:1. GV kể chuyện: Cậu bé ngoan

Ngô Đức Thịnh, sinh năm 1993, Thịnh là HS lớp 9 trường Lê Quý Đôn của Thị xãLong Khánh năm học 2007 - 2008 . Trong 9 năm học phổ thông Thịnh luôn đạt họcsinh giỏi, đạt giải III học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 5, đạt giải học sinh giỏi cấp Thịxã các môn máy tính bỏ túi, thí nghiệm thực hành Vật lý; đạt giải nhất học sinh giỏicấp tỉnh môn Vật lý, thí nghiệm thực hành vật lý; đạt huy chương Bạc đồng đội và mộthuy chương đồng đội nam môn bóng bàn trong Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh. Ngoàikết quả học tập rất đáng được ghi nhận như đã nêu trên, Thịnh còn là một cán bộ ĐộiThiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tíc h cực, năng động, luôn lắng nghe ý kiến đónggóp của bạn bè.Ở nhà, ngòai việc học, Thịnh còn phụ giúp cha mẹ chăm lo nhà cửa,Thịnh luôn nhường nhịn và thương yêu em của mình. Những ngày nghỉ, Thịnh cùnggia đình đến thăm ông bà nội, ngọai. Thịnh được chọ n cử dự Đại hội đại biểu cháungoan Bác Hồ tỉnh Đồng Nai lần thứ X năm 2008.

2. Phân tích truyện: Tổ chức đàm thọai:- Chuyện kể về ai?- Anh là học sinh lớp mấy? Trường nào ?- Anh có những thành tích học tập gì đáng nể ?

- Tham gia Hội khỏe phù Đổng anh đạt được kếtquả gì ?- Ngòai việc học anh còn làm gì?- Những ngày nghỉ Thịnh cùng bố mẹ đi đâu ?- Thịnh vinh dự được Liên đòan Thị xã cử đi đâu?

-Chuyện kể về anh Ngô Đức Thịnh-Anh học lớp 9, trường Lê Quý

Đôn.-Trong 9 năm học phổ thông

.Thịnh luôn đạt học sinh giỏi, đạtgiải III học sinh giỏi cấp tỉnh nămlớp 5, đạt giải học sinh giỏi cấp Thịxã các môn máy tính bỏ túi, thínghiệm thực hành Vật lý; đạt giảinhất học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật

Page 106: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

106

- Qua câu chuyện kể trên em học tập được gì ởanh Thịnh ?Giáo viên kết luận: Ngòai việc phấn đấu để cókết quả học tập cao , các em còn phải tham giahọat động thể dục thể thao để có sức khỏe tốt vàphải biết thương yêu giúp đỡ ông bà cha mẹ.Họat động 2: Bạn đang làm gì ?Mục tiêu : HS biết được ngòai việc học tập, vuichơi, các em còn phải biết quan tâm gíúp đỡ ôngbà cha mẹ.Cách tiến hành1. Giáo viên chia 6 nhóm, mỗi nhóm từ 5-6 em.GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh và yêu cầucác nhóm nêu tên mỗi việc làm trong tranh.Tranh 1 : Gấp quần áoTranh 2 : Cảnh 1 bạn trai đang ngồi học bàiTranh 3 :Cảnh1 bạn gái đang quạt cho bà ngủ.Tranh 4 : Cảnh 1 bạn gái đang dẫn em đi chơi.Tranh 5 : Cảnh 2 bạn nhỏ đang chơi cờ tướng.Tranh 6 : Cảnh 1 bạn trai đang chăm sóc mẹ bịốm.Các em có làm được những việc đó không? GVcho HS liên hệ và giáo dục.Kết luận : Ngòai việc học tập vui chơi cần phảiquan tâm giúp đỡ ông bà , cha mẹ.Họat động 3: Điều này đúng hay sai ?Mục tiêu : HS có nhận thức , thái độ đúng vớiviệc học tập và hiếu thảo với ông bà cha mẹ.Cách tiến hành:Giáo viên lần lượt nêu từng ý kiến, yêu cầu HSgiơ thẻ màu theo quy ước.a.Em không cần giúp đỡ bố mẹ vì em bận học.b. Em cần phải chăm ngoan học giỏi và hiếuthảo với ông bà cha mẹ.c. Trẻ em chỉ có nhiệm vụ học tập và vui chơi.d. Ngòai học tập vui chơi em còn cần gíup đỡ bốmẹ.e.Học giỏi , sống tốt sẽ được mọi người yêu quý.- Sau mỗi ý kiến,HS giơ thẻ, GV mời HS giảithích.Kết luận: Học giỏi sống tốt sẽ được mọi ngườiyêu quý và khi lớn lên sẽ là gười có ích cho giađình và Xã hội.

lý, thí nghiệm thực hành vật lý; đạthuy chương Bạc đồng đội.- Huy chương đồng đội nam mônbóng bàn.

- Giúp đỡ bố mẹ chăm lo nhà cửa.- Đi thăm ông bà.

- Dự Đại hội đại biểu cháu ngoanBác Hồ tỉnh Đồng Nai lần thứ 10.- Phấn đấu trong học tập để trởthành con ngoan ,trò giỏi.

- HS thảo luận nhóm.- Đại diện các nhóm trình bày

.- Các nhóm khác nhận xét,

trao đổi và đặt câu hỏi giaolưu.

- HS trả lời

- HS giơ thẻ màu :Màu đỏ : tán thànhMàu xanh : không tán thành

Page 107: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

107

Hướng dẫn thực hành ở nhà:- Sưu tầm các bài thơ, ca dao nói về tình cảm gia đình. Giới thiệu thêm 1 số gương họcgiỏi , sống tốt, các gương hiếu thảo ở địa phương.- Thực hiện yêu quý , kính trọng , hiếu thảo với ông bà cha mẹ ,thương yêu em nhỏgíup đỡ gia đình làm những việc vừa sức với mìn h.

.---------------------------Lớp 3, Tiết 32:

Chuû ñeà: Tình ngöôøiTruyeän coå tích “Söï tích traùi saàu rieâng”

I. Muïc tieâu:- Cho hoïc sinh thaáy tình caûm thuûy chung cuûa ñoâi vôï choàng treû, hoïc sinh bieát

theâm söï tích traùi saàu rieâng moät loaïi traùi caây coù nhieàu ôû vuøng Long Khaùnh.- Liên hệ đến các truyện kể về tình cảm gia đình, tình nhân loại.- Giaùo duïc tình caûm cuûa HS gaén boù vôùi gia đình, queâ höông maø em ñang sinh

soáng.II. Chuaån bò:

1/ Traùi saàu rieâng to hoaëc tranh chuïp vöôøn caây saàu rieâng.+ Baûng phuï ghi noäi dung caâu thaûo luaän nhoùm+ Giaùo vieân toùm taét noäi dung cho phuø hôïp ñoái töôïng hoïc sinh

III. Caùc hoạt động

- Hoạt động 1: Giôùi thieäu baøi &ghi töïa, ñöa tranh cho hoïc sinhxem 1 vöôøn caây saàu rieâng.- Hoạt động 2: Giaùo vieân keå toùmtaét caâu chuyeän.- Giaùo vieân toùm löôïc noäi dung“Caâu chuyeän keå veà moät ngöôøiñaøn oâng chung tình ñaõ gaây gioángcaây coù teân goïi laø Tu – reân coøn goïilaø saàu rieâng”- Hoạt động 3: Thaûo luaän caâu hoûigôïi yù tìm hieåu noäi dung caâuchuyeän keå.- Giaùo vieân choát yù chính caâu traûlôøi cuûa töøng toå.Caâu 1: Chaøng trai gaëp coâ gaùi roàikeát duyeân vợ choàng trong hoaøncaûnh như thế naøo?

- Hoïc sinh chuù yù quan saùt quaû saàu rieâng, hìnhdaïng beân ngoaøi, muøi thôm cuûa quaû saàu rieâng.- Hoïc sinh caû theo doõi nghe ñeå caûm thuï.- Cho 1 hoïc sinh ñoïc laïi toaøn caâu chuyeän ñeå caûlôùp nghe.- Cho 2 hoïc sinh nhaéc laïi töïa ñeà caâu chuyeän keå.

- Chia nhoùm theo toå moãi toå traû lôøi moät caâu hoûitreân baûng phuï eùp nhöïa A3.- Töøng toå leân ruùt thaêm caâu hoûi.- Ñaïi dieän caùc nhoùm leân trình baøy .* Chaøng trai löu laïc vaøo phía Nam voâ tình chöõacho moät coâ gaùi khoûi beänh. Duyeân trôøi hoï laáynhau trở thành vôï choàng vaø soáng haïnh phuùc.* Caây aên traùi coù gai xuø xì nhoïn goïi laø tu - reân.Vôï chaøng ñi chuøa bò caûm roài maát ñi. Chaøng traibuoàn nhôù vôï. Linh hoàn vôï vaãn luoân ôû beânchaøng.

Page 108: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

108

Caâu 2: Trong vöôøn nhaø, chaøngtrai coù troàng caây aên traùi goïi laø gì?Chuyeän gì xaûy ra vôùi vôï chaøngtrai?Caâu 3: Chaøng trai veà laïi queâ nhaømang theo quaû “Tu – reân” và ñaõlaøm gì?Caâu 4: Khi töï nhieân chaøng khoângbeänh maø ñoät ngoät maát daân laøngñaõ laøm gì?- Giaùo vieân noùi theâm: Töø ñoù traùi“Tu – reân” coù teân laø traùi “saàurieâng”. Đoù cuõng chính laø söï tíchtraùi saàu rieâng.- Hoạt động 4:- Cho caùc toå tìm hieåu caùc loaïi saàurieâng coù ôû nöôùc ta vaø moät soá ñòaphöông thöôøng troàng.- Giaùo vieân quan saùt vaø choát yùñuùng maø hoïc sinh ñöa ra.- Giaùo vieân cho hoïc sinh neâu laïitóm tắt noäi dung caâu chuyeän .- Qua truyeän coå tích “Söï tích traùi

saàu rieâng” caùc em caûm nhaän ñieàugì?- Hoạt động 5: Ngoài tình cảmgia đình trong đó có tình chungthủy vợ chồng, còn phải kể đếntình nhân loại giữa con người vớicon người.- Caùc em å nêu tên các câu chuyệnđã được nghe, được đọc hoặc đãhọc về tình người mà em biết ?- Daën doø vaø keát thuùc.

* Noãi nhôù vôï khoâng nguoâi, chaøng öôm hoät caây“Tu – reân”. Khi caây coù traùi chaøng môøi daân laøngcuøng aên. Chaøng keå heát moái tình duyeân cuûangöôøi vôï vôùi mình. Nhöõng gioït nöôùc maét cuûachaøng thaám vaøo muùi “Tu – reân” làm càng theâmthôm ngon.* Daân laøng thöông tieác ñeán ngöôøi ñaøn oângchung thuûy. Moãi laàn daân laøng aên thöù traùi caâyñeàu nhôù ñeán chaøng. Hoï goïi tu – reân baèng haitieáng “Saàu rieâng”- Cho vaøi em nhaéc laïi vì sao trái tu-rên coù teân laøsầu rieâng.- Caùc toå ñöa tranh söu taàm caùc loaïi saàu rieânghoaëc ñöa nhöõng muùi saàu rieâng boû vaøo bòchnylon mang theo.- Caû lớp ñoùng goùp vaø boå sung yù kieán cho caùc toå.- 2 HS neâu toùm taét noäi dung caâu chuyeän.

- Moái tình chung thuûy cuûa ñoâi vôï choàng treû thaätxuùc ñoäng ñaõ cho ra moät loaïi traùi caây thôm ngonñaäm ñaø coù teân laø saàu rieâng.

Cho học sinh nêu. Ví dụ:- Chiếc áo len.(tình anh em)- Sự tích cây vú sữa (tình mẹ con)- Phần thưởng (tình bà cháu)- Người thầy cũ (tình thầy trò)- Người làm đồ chơi (tình nhân ái )

Giaùo vieân ñoïc baøi thô ñeå keát thuùc tieát hoïc.Saàu rieâng gai goùc saàn suøi

AÊn vaøo moät muùi buøi nguøi nhôù thöôngTình saâu nghóa naëng vaán vöông

Thuûy chung son saét neâu göông cho ñôøi.

Page 109: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

109

Lớp 3, Tiết 33:Chuû ñeà: Nhân đức

Truyeän coå “Söï tích Nhà Bè”I. Mục tiêu:-Giúp hs hiểu con người phải sống lương thiện. Nếu có làm điều gì không đúng thì cóthể sửa sai được .-Đồng tình, noi gương những người làm việc tốt-Tránh xa cái ác, luôn làm điều thiện, khuyên và nhắc nhở mọi người cùng làm việc tốtnhư mình.II. Chuẩn bị-Câu chuyện Sự tích Nhà Bè-Một số câu chuyện, tranh ảnh về gương người tốt việc tốt.III.Các hoạt động

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinhHoạt động 1: Phân tích truyện “Sự tíchNhà Bè”Mục tiêu: Hs biết được sự tích sông NhàBè.Thực hiện:1. Gv kể chuyện2. Thảo luận:- Chia lớp ra thành từng nhóm theo bàn,trả lời các câu hỏi sau :- Câu truyện kể về nhân vật nào? Lúc đầuhắn sống ra sao?- Thủ Hoằng đã làm những việc gì đểchuộc lại lỗi lầm của mình?- Vì sao Thủ Hoằng lại làm những việcđó?- Qua câu chuyện em thấy Thủ Hoằng làngười như thế nào?

- Vì sao phải sống nhân đức?Giáo viên kết luận : con người dù làmnhững việc xấu cũng không phải là hoàntoàn xấu đến mức không còn sửa được.Nếu ta cố tâm làm nhiều việc thiện thì sẽđược giải nghiệp.Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.Mục tiêu : Hs biết đồng tình, noi gươngnhững người làm việc tốt, tránh xa cái ác.Tiến hành: Giáo viên phát phiếu học tậpvà yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân.

- Hs lắng nghe

… Thủ Hoằng. Hắn là 1 tay đại gian ác

- Hắn phát tiền cho người nghèo, đemruộng đất hiến cho làng, cho chùa, kết 1cái bè lớn. Trên bè dựng nhà có chỗ nghỉcho người khốn khó lỡ đường…chuộc lại những lỗi lầm của mình.- Thủ Hoằng là 1 tay đại gian ác mà cũngkhông phải là hoàn toàn xấu đến mứckhông còn sửa được. Ông còn có điểm tốtbiết bố thí cho người nghèo để giải nghiệpchướng của mình.…để được mọi người quý trọng- Hs lắng nghe

Hs làm bài cá nhân. Vài hs đọc bài làm

Page 110: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

110

Nội dung bài tập:Em hãy viết vào chữ Đ trước việc làmđúng và chữ S trước các việc làm sai: a) Khi đã trót làm việc gì xấu thì ta sẽlàm việc tốt hơn để bù đắp. b) Các em còn nhỏ không cần làm việctốt. c) Mọi người phải biết noi theo nhữngngười làm việc tốt. d) Làm được nhiều việc tốt sẽ được mọingười quý trọng . e) Khi làm viêc gì sai mà người kháckhông biết thì mình không cần sửa . g) Khi thấy bạn làm điều gì khôngđúng thì mình khuyên bạn không nên làm.Giáo viên kết luận:- Các việc a , c , d , g là đúng vì đã thểhiên được cách sống nhân đức .- Việc b là sai vì ngay từ khi còn nhỏ , tacũng cần thực hiện những việc làm tốt- Việc e là sai vì khi làm điều sai dùkhông ai biết mình cũng phải sửa.Hoạt động 3: Liên hệ và tự liên hệMục tiêu: Hs biết tự liên hệ việc thựchiện chuẩn mực đạo đức của bản thân vàcủa mọi người, đồng thời giúp các emkhắc sâu hơn ý nghĩa cùa việc sống nhânđức.Tiến hành:Hs thảo luận nhóm đôi-Em đã làm những việc gì tốt kể cho cácbạn nghe .- Khi làm được điều tốt như vậy thì emcảm thấy như thế nào?-Khi em lỡ làm việc gì đó mà có hại chongười khác thì em sẽ làm gì?-Nếu em thấy bạn của mình làm điều gìđó chưa tốt thì em sẽ làm gì?Mời một số học sinh nói trước lớp.

Giáo viên kết luận:- Tất cả mọi người cần phải biết sốngnhân đức. Vì điều đó đem lại niềm vuicho chính mình và cho cả người khác.Hướng dẫn thực hành:

của mình. Nhận xét bài làm của bạn

- Hai hs quay mặt lại với nhau thảo luận.

- Ba cặp đứng lên trình bày. Hs dưới lớp lắng nghe nhận xét bổ sung- Hs lắng nghe

- Hs thực hiện.

Page 111: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

111

-Sưu tầm các gương sống nhân đức-Phải biết sống nhân đức và nhắc nhở mọingười cùng làm việc thiện như mình,tránh xa cái ác.

-----------------------

Lớp 3, Tiết 34:

Gương nhân đức người tốt, việc tốt ở địa phương.

I. Mục tiêu:1.HS hieåu:

- Nhöõng vieäc laøm theå hieän taám göông nhaân ñöùc ngöôøi toát, vieäc toát cuûa thaàytroø tröôøng THPT Nhôn Traïch, tỉnh Đồng Nai.

- Treû em cuõng coù quyeàn theå hieän loøng nhaân ñöùc vaø ñöôïc giuùp ñôõ khi gaëp khoùkhaên.2. HS bieát caûm thoâng vôùi nhöõng ngöôøi gaëp khoù khaên, hoaïn naïn, keùm may maén.3. Quyù troïng vaø yeâu meán nhöõng taám loøng nhaân haäu.II. Tài liệu và phương tiện-Báo khuyến học- số 2 – 2001 (trang 18)-Bảng phụ ghi các nội dung bài tập .III.Các hoạt động

Hoaït ñoäng daïy Hoaït ñoäng hoïcHoaït ñoäng 1: Phaân tích truyeän Traùi tim nhaân haäucuûa thaày troø tröôøng THPT Nhôn Traïch*Muïc tieâu: HS bieát veà taám göông nhaân ñöùc, giuùpñôõ ngöôøi ngheøo khoå.*Caùch tieán haønh:1.GV phaùt tö lieäu vaø keå chuyeän2. Thaûo luaänGv chia nhoùm, yeâu caàu HS thaûo luaän 3 caâu hoûisau:-Khi thôøi tieát se laïnh thaày troø tröôøng PTTH NhônTraïch laïi coù noãi loøng gì?-Ñeå xaây döïng 2 nhaø tình thöông cho ngöôøi ngheøo,hoï ñaõ laøm gì-Vieäc laøm cuûa hoï theå hieän ñieàu gì?

-HS nhaän tö lieäu vaø laéng ngheGV keå chuyeän-HS thaûo luaän nhoùm 4 sau ñoùñaïi dieän nhoùm trìønh baøy- …buoàn vì thaáy bao caûnh ñôøicoøn vaát vaû , nhöõng baø con soángtrong nhöõng caên nhaø sieâu veïodoät naùt, nhöõng gia ñình ñoângcon khoâng moät mieáng ñaát caémduøi , böôn chaûi mieáng aên töøngngaøy, töøng böõa.- … mieät maøi taäp luyeän caùc maønmuùa, kòch ñeå ñem tieáng haùt, lôøi

Page 112: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

112

* GV keát luaän: Vì thaáu hieåu hoaøn caûnh cuûa nhöõngngöôøi ngheøo khoå, thaày troø tröôøng PTTH NhônTraïch ñaõ quyeát taâm giuùp ñôõ hoï baèng caùch ñem lôøica , tieáng haùt cuûa mình ñeå gaây quyõ töø thieän xaâydöïng ñöôïc 2 nhaø tình thöông cho ngöôøi ngheøo. Hoïlaø taám göông nhaân ñöùc ngöôøi toát, vieäc toát. Trong XH cuõng coøn raát nhieàu nhöõng caûnh ñôøingheøo khoå, keùm may maén. Hoï raát caàn söï quantaâm, giuùp ñôõ cuûa chuùng ta.Hoaït ñoäng 2: Ñaùnh giaù haønh viMT: HS bieát ñoàng tìønh vôùi nhöõng haønh vi, vieäclaøm theå hieän göông nhaân ñöùc ngöôøi toát, vieäc toát.*Tieán haønh: GV chia nhoùm ñoâi thaûo luaän .Baøi taäp: Caùc vieäc laøm naøo sau ñaây theå hieän loøngnhaân ñöùc ngöôøi toát, vieäc toát. a) Trong tröôøng coù cuoäc vaän ñoäng quyõ giuùp nhöõngngöôøi ngheøo thì An ñeàu truùt heát tieàn daønh duïmtrong oáng ñeå tham gia.b) Trong ñôït quyeân goùp uûng hoä ñoàng baøo luõ luït ,caùc baïn ñeàu nhòn quaø vaët ñeå uûng hoä, rieâng Lan ñeådaønh tieàn giôø ra chôi aên quaø vaët.c) Moät cuï giaø ñang tìm caùch qua ñöôøng, thaáy theáHaø ñaõ daãn cuï qua ñöôøng an toaøn.d) Giöõa tröa naéng gaét, moät cuï giaø aên xin ngoài nghæôû hieân nhaø, Bình ñaõ roùt nöôùc môøi cuï uoáng cho ñôõkhaùt.e) Caû lôùp quyeân goùp tieàn ñeå giuùp ñôõ baïn Minh vìboá baïn aáy bò tai naïn, gia ñình baïn laïi raát khoù khaên.* GV keát luaän:-Caùc vieäc a, c, d, e laø vieäc laøm ñuùng theå hieän loøngnhaân ñöùc, thöông ngöôøi.- Vieäc laøm b sai vì ñaõ thôø ô tröôùc nhöõng hoaøncaûnh khoù khaên.Hoaït ñoäng 3: Lieân heäMT: HS töï ñaùnh giaù vieäc thöïc hieän cuûa bảïn thaânveà loøng nhaân aùi.-Em ñaõ laøm nhöõng vieäc toát naøo ñeå giuùp ñôõ ngưôøikhaùc chöa, giuùp ñôõ nhö theá naøo?GV laéng nghe HS trình baøy vaø nhaän xeùt.

ca keâu goïi ñoàng baøo uûng hoäxaây döïng nhaø tình thöông.-… söï quan taâm giuùp ñôõ nhöõngngöôøi ngheøo.

-HS laéng nghe

-HS thaûo luaän nhoùm ñoâi, sauñoù ñaïi dieän vaøi nhoùm tình baøy.

- HS laéêng nghe

Page 113: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

113

* GV keát luaän: Coù loøng quan taâm, chia seû, giuùp ñôõngöôøi khoù khaên , hoaïn naïn laø theå hieän loøng nhaânñöùc cuûa con ngöôøi.*Höôùng daãn thöïc haønh:-Söu taàm nhöõng taám göông veà loøng nhaân ñöùc.- Tham gia vaøo caùc hoaït ñoäng giuùp ñôõ ngöôøi hoaïnnaïn, khoù khaên.

- HS lieân heä trong nhoùm.

- Vaøi HS trình baøy tröôùclôùp.

-----------------------Lớp 4, Tiết 32

Chủ đề : Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng

I. Mục tiêu :- Hiểu : Con người phải sống thân thiện với thiên nhiên vì cuộc sống hôm nay và maisau- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ cây xanh, yêu thiên nhiên.- Biết bảo vệ chăm sóc cây xanhII. Chuẩn bị:

GV: Chuyện cổ tích : Vì sao chim cút ở bụiIII. Các hoạt động dạy họcKhởi động: Hát bài hát” Cái cây xanh xanh”- Nội dung bài hát nói lên điều gì ?- Giới thiệu bài : “Yêu thiên nhiên”Hoạt động 1 : Kề chuyện “ Vì sao chim cút ở bụi”- Giáo viên kể chuyện :

VÌ SAO CHIM CÚT Ở BỤI

Bữa nọ, Nhang (ông trời) thấy rừng cây bị hủy hoại nhiều và có nguy cơ diệtchủng hết các loại cây bèn ra lệnh cho muôn loài có hơi thở đều phải tích cực trồngcây, làm cho rừng thêm nhiều cây, suối thêm giàu nước.

Muôn loài có hơi thở đều vâng lời Nhang, ra sức trồng cây, khơi nguồi cho suốichảy. Thú có sức mạnh như Cọp, Beo, Gầu… lo dọn đất, san bằng ụ gò kềnh càng.Những con vật to kềnh càng như Voi lo hút nước tưới cây. Những loài vật nhỏ bé nhưSóc, Chuột mang hạt giống đi gieo rừng. Duy chỉ có chim Cút là mải chơi, lười làmviệc, không tham gia việc trồng cây. Đến chừng rừng cây tươi tốt, Nhang xét côngthưởng không có tên chim Cút. Chim Cút xấu hổ, lẩn trốn đi. Từ đấy, chim Cút lầm lũisống trong bờ bụi, xa lánh bạn bè, suốt đêm âm thầm cô độc thường cất tiếng kêubuồn tủi. Nếu bắt được chim Cút, bỏ vào lồng treo lên cây, chim Cút sẽ xấu hổ màchết.

- Cho học sinh trả lời các câu hỏi Vì sao ông Trời ra lệnh cho mọi loài vật phải trồng cây?

Page 114: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

114

Muôn loài đã thực hiện yêu cầu của ông trời như thế nào ? Vì sao chim Cút sống ở bụi?Kết luận : Chim Cút không cùng mọi loài vật trồng c ây, xấu hổ về việc làm của

mình nên suốt đời phải sống ở bụi.Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến

Mục tiêu: Hiểu được lợi ích do cây xanh đem lại và mọi người phải có trách nhiệmbảo vệ, chăm sóc cây xanh

Trong các ý kiến sau, ý kiến nào em cho là đúng ?a. Cây xanh chỉ cho bóng mát, vẻ đẹp. Không đem lại lợi ích gì.b. Chỉ cần chăm sóc, bảo vệ cây xanh ở nhà mình, trường mình.c. Chăm sóc bảo vệ cây xanh cũng chính là bảo vệ lợi ích cho mình.d. Chăm sóc bảo vệ cây xanh chỉ là trách nhiệm của những chú công nhân. Kết luận : Cây xanh đem lại vẻ đẹp và không khí trong lành cho con người. Vì

thế, tất cả moi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc cây xanh.

Hoạt động 3: Thảo luận tình huốngMục tiêu : Rèn luyện cho học sinh ý thức bảo vệ và chăm sóc cây xanh- Hãy thảo luận vào đóng vai theo các tình huống sau :

1. Tuần rồi, cô giáo dẫn cả lớp đi tham quan ở Đầm Sen. Thấy nhiều hoa đẹp, Mairủ Xuân cùng hái vài bông hoa. Theo em, Xuân nên làm gì trong tình huống đó?

2. Chiều nay, Hùng và Tuấn vào công viên chơi. Hùng rủ Tuấn cùn g khắc tên lênthân cây. Theo em, Tuấn sẽ ứng xử như thế nào ?

Tích cực tham gia chăm sóc bảo vệ cây xanh ở nhà, ở trường.--------------------------

Lớp 4, Tiết 33

Chủ đề : Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng

I. Mục tiêu :- Nhận thức được vai trò qu an trọng của việc trồng rừng, bảo vệ rừng- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ rừng.- Có ý thức bảo vệ rừngII. Chuẩn bị:GV: Bài thơ : Cây thông già và anh thợ rừng của Huỳnh Văn NghệIII. Các hoạt động dạy họcHoạt động 1 :Đọc thơ, tìm hiểu nội dung bài thơ :

Page 115: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

115

CÂY THÔNG GIÀ VÀ ANH THỢ RỪNGHuỳnh Văn Nghệ

Dưới bóng cây thông giàAnh thợ rừng nghỉ trưaGác đầu trên cán búaNghe chim hát vu vơ...Mơ thấy thông thành ngườiMột lão già râu bạcNgồi kể lể chuyện đờiLời ôn tồn tha thiết:“Lưỡi búa anh bén quáChặt tôi đành sao anhChúng mình nào xa lạ...Cùng khổ trong chiến tranh.Cả họ rừng tôi đâyCon sóc đến cây cầyKhông một người theo TâyKhông một ai theo MỹChúng tôi quyết bám rễĐứng giữ mảnh đất nàyDù đội bom chịu lửaMột bước chẳng hề luiRừng ta che bộ độiRừng ta vây quân thùTuy rừng chưa biết nóiChuyện rừng đã nên thơ.

Quân thù đã phá hủyHai triệu mẫu rừng xanhMối thù này phải trảHỡi loài người văn minhĐất rừng còn nhức nhốiHố bom khoét thân mìnhCây dầu còn rỉ máuVết đạn vẫn chưa lành.Rừng đang kêu cấp cứuÚ ớ chẳng nên lờiTiếng rừng nào ai hiểuChỉ gió thổi, thông reo.Anh hãy thương rừng với

Chặt nhẹ búa mà thôiĐể núi rừng đâm chồiSống cho đời thêm đẹpVì lợi ích cả nướcTrước mắt và lâu dàiNghĩ kỹ mới ra tayKẻo ngày mai ân hận.Lời Bác Hồ căn dặn“Phải trồng cây, gây rừng”Khó khăn cùng ráng chịuTiêu diệt rừng sao đang.Rừng chết dễ như chơiVừa ngã xuống, vừa cườiThương đời không bóng mátAi che đất, che trời.Chim thú không chỗ sốngBước lưu vong ngậm ngùiMất rừng tan tổ ấmCủa tổ tiên loài người.Dân mình còn gian khổHòa bình chưa ăn mừngLo thiếu gạo, thiếu gỗNhưng phải bảo vệ rừng.Ngày mai rừng tươi lạiCho người đỡ nắng mưaThêm lúa thơm, gỗ quýSuối trong veo, bốn mùa...”

Anh thợ rừng tỉnh giấcNgơ ngác nhìn mênh môngTìm ông già râu bạcChỉ chim hót cành thông.

Đường về lúa ngoảnh lạiChỉ thấy ngọn thông giàNhư một chàng dũng sĩĐứng gác rừng bao la.

Cho học sinh trả lời các câu hỏi : Dưới bóng cây thông già anh thợ rừng mơ thấy gì?

Page 116: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

116

Trong bài thơ, Bác Hồ căn dặn mọi người làm gì ? Kết luận : Qua giấc mơ, anh thợ rừng đã nghe được tiếng kêu cứu của rừng

xanh, cũng như lời căn dặn của Bác Hồ là mọi người phải trồng cây gây rừng.Hoạt động 2 : Bài tập 2

Mục tiêu : Biết đồng tình vớ i những hành vi bảo vệ rừng.Những hành vi, việc làm nào dưới đây là đúng? Vì sao ?

a. Báo ngay cho người lớn nếu có người chặt phá rừng.b. Đốt phá rừng để lấy đất trồng cây.c. Nhắc nhở mọi người cùng bảo vệ rừngd. Phá rừng để khai thác gỗ quý Kết luận : Cần đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ rừng. Ngăn chặn

và báo ngay cho người có trách nhiệm khi thầy người khác chặt phá rừng

Hoạt động 3: Bài tập 2 :Mục tiêu : Rèn cho học sinh ý thức bảo vệ rừng.Trong những ý kiến dưới đây, em đồng ý với ý kiến nào?

a. Trồng rừng vì rừng đem lại bầu không khí trong lành cho con người.b. Bảo vệ rừng là biết quý trọng những sản phẩm làm từ gỗc. việc phá rừng ở nơi khác không có ảnh hưởng gì đến mìnhd. Việc trồng rừng, bảo vệ rừng chỉ là trách nhiệm của người lớn. Kết luận : Rừng đem lại nhiều lợi ích cho con người, vì thế, mọi người

cần phải có trách nhiệm trồng cây gây rừng dù ở bất cứ nơi nào.Thực hành::Tích cực tham gia trồng cây và bảo vệ rừng ở địa phương

-------------------------------

Lớp 4, Tiết 34

Chủ đề : Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng

I. Mục tiêu :- Nhận biết thêm một số cây trồng mới phát triển mạnh ở địa phương.- Thấy được vai trò quan trọng của cây công nghiệp ở địa phương.- Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn người lao động

II. Chuẩn bị:GV: Tư liệu về mô hình trồng ca cao xen trong các vườn cà phê, tiêu, sầu riêng

… ở thị xã Long KhánhIII. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Giáo viên kể cho học sinh ngheÔng Nguyễn Văn Lộc(Hai Lộc) ở xã Hàng Gòn - Long Khánh chính là người

đã đi tiên phong đưa cây ca cao về với vùng miền Đông đất đỏ.Năm 2003, Hai Lộc quyết định bứt phá, ông nhập giống ca cao từ Khoa Nông

Học - trường Đại học Nông Lâm TP HCM( khoảng hơn 3000 cây giống), đưa về trồngthí điểm xen canh với trên 3 ha vười tiêu, cà phê, sầu riêng của mình. Thấy vậy, nhiềungười bà con chê trách rằng: ai thèm mua mấy thứ quả này mà đem về trồng. Tuynhiên, Hai Lộc không hề nản vì ông đã bỏ công nghiên cứu kỹ đặc tính của cây ca

Page 117: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

117

caocũng như tiềm năng thị trường trong và ngoài nước. Từ đó, ông càng quyết tâm vàâm thầm đeo đuổi mục đích của mình, đồng thời vận động thêm một số anh em thânhữu cùng trồng ca cao. Tổng cộng, trong năm 2003, Hai Lộc đã xây dựng phát triểnđược khoảng 15 ha ca cao. Chỉ sau 3 năm, cây ca cao đã cho quả đại trà, thu hoạch ướctính trừ hết chi phí, ông còn lãi 70 triệu đồng/ha.

Thấy mô hình trồng xen ca cao của nhà Hai Lộc hiệu quả, nhiều hộ dân trongvùng bắt đầu tìm đến tham quan học hỏi. Các công ty nước ngoài chuyên thu mua cacao lúc này cũng nhanh chân đến ngỏ ý đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm. Nhân dịp này,ông nung nấu ý nghĩ vận động nhiều bà con trong vùng cùng tham gia trồng theo môhình xen ca cao trong vườn tiêu, điều, chôm chôm , cà phê để tạo thu nhập.

Câu hỏi :Học sinh trả lời câu hỏi :- Ông Nguyễn Văn Lộc đã đưa mô hình trồng xen cây gì vào vườn cà phê ?- Khi thực hiện mô hình đó, ông đã gặp những khó khăn gì ?- Mô hình trồng cây ca cao xen cà phê đã đem lại kết quả như thế nào ?, đem lại lợi ích cho gia đình và xã hội.

Hoạt động 2:Bài tập 1:Mục tiêu: Học sinh nêu được một số cây trồng mới phát triển ở địa phương.Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:- Hãy kể những loại cây nông nghiệp, công nghiệp, cây ăn trái được trồng

nhiều ở địa phương em.- Học sinh thảo luận nhóm: Theo em , để đạt được năng suất cao trong

trồng trọt, người lao động cần phải làm gì? Kết kuận : để đạt được năng suất cao trong trồng trọt, ngoài tính chăm

chỉ, có nhiều kinh nghiệm, người lao động cần phải ham học hỏ, tiếp thu cái mới, cảitiến kỹ thuật trồng trọt, kiên nhẫn vượt qua mọi khó khăn thì mới thành công.

Hoạt động 3: Bài tập 2 :Mục tiêu: Học sinh biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn người lao động.- Những hành động và việc làm này sau đây em cho là đúng :a. Kính trọng và biết ơn người lao động.b. Quý trọng những sản phẩm do người lao động làm ra.c. Học tập tính cham chỉ, cần mẫn của người lao động.d. Tích cực tham gia lao động phù hợp với khả năng của mình. Kết luận: Cần phải kính trọng và biết ơn người lao động, quý trọng sản

phẩm do người lao động làm ra, tích cực tham gia lao động phù hợp với khả năng củamình.

Thực hành: Tìm hiểu và kể cho nhau nghe về những tấm gương tiêu biểu tronglao động sản xuất ở địa phương minh.

-----------------------------

Page 118: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

118

Lớp 5, Tiết 32

Chủ đề : Chiến thắng Xuân Lộc

I. Mục tiêu :- Giúp học sinh có hiểu biết về lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân LongKhánh qua cuộc chiến đấu oanh liệt chống đế quốc Mỹ.- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống cách mạng ở quêhương mình.- Có ý thức xây dựng quê hương bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.- Biết ghi nhớ các công lao to lớn của các liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc.- Biết kính trọng, biết ơn đối với các anh hùng liệu sĩ đã hy sinh vì tổ quốc.II.Chuẩn bị:GV :- Bản đồ địa lý hành chánh Xuân Lộc xưa và nay.- Tư liệu về chiến thắng Xuân Lộc( những bài lịch sử địa phương giảng dạy trong

trường phổ thông cơ sở)III.Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Chiến thắng Xuân LộcMục tiêu: Học sinh nắm được nguyên nhân, diễn biến cũng như kết quả của chiến

thắng Xuân Lộc. Tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương mình.GV kể chuyện:- Nguyên nhân :Sau khi tuyến phòng ngự Phan Rang bị quân ta sang bằng,Mĩ Thiệu vội vã co về

tuyến hành lang chiến lược Long Khánh dể án ngữ mọi sự tấn công của quân ta theocửa ngõ Đông Bắc vào Sài Gòn. Trước sự ngoan cố bảo vệ sào huyệt cuối cùng củachế độ ngụy quyền Sài Gòn, Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo chobộ chỉ huy quân đoàn 4 do đồng chí Thiếu tướng Hoàng Cầm - tư lệnh trưởng, đồngchí Hoàng Nghĩa Khánh – tham mưu trưởng cùng với trung đoàn độc lập 95 B , tiểuđoàn 445 , K8 Xuân Lộc, các đội du kích trinh sát và cơ sở cách mạng bên trong thị xãphải đập tan tuyến hành lang Long Khánh trong thời gian ngắn nhất, mở cửa choquân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.

- Diễn biến và kết quả : (tài liệu đính kèm ).Hoạt động 2 : Long Khánh ngày nayMục tiêu : Nêu được những thành quả và sự đổi mới trên quê hương Long Khánh

ngày nay.- Ngày nào là ngay giải phóng thị xã Long Khánh ?- Thảo luận nhóm: Nêu những đổi mới ở thị xã Long Khánh, ở khu phố nơi em ở.- Em phải làm gì để xứng đáng với truyền thống anh hùng đó? Kết luận: Long Khánh ngày càng đổi mới: Nhiều công trình công cộng

được xây dựng phục vụ cho đời sống người dân : chợ, bệnh viện, trường hoc, côngviên, đường sá…Bây giờ các em có nhiều điều kiện để học tập vui chơi, phải cố gắnghọc tập, ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ thầy cô… Đó cũng chính là một cách để bày tỏlòng biết ơn với nhũng người đã hy sinh vì tổ quốc và cũng là cách để xây dựng quêhương mình.

Page 119: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

119

Thực hành: tham gia hoạt động ngoại khóa: Chăm sóc v à viếng nghĩa trang liệt sĩnhân ngày 21 tháng 4.

-----------------------Lớp 5, Tiết 33

Chủ đề : Hi sinhI. Mục tiêu :

- Học sinh cảm nhận được sự hy sinh anh dũng của anh Nguyễn Văn Xiểng.- Biết ghi nhớ các công lao to lớn của các liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc.- Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn đối với các anh hùng liệu sĩ đã hy sinh vì tổ

quốc.II.Chuẩn bị:III.Các hoạt động dạy học

Chủ đề: Đức hi sinh

Bài học CÁI CHẾT CỦA ANH XIỂNG

Anh Xiểng mở mắt tròn xoeTrừng trừng nhìn lũ giặcĐang trói vòng anhSau xe Jeep

Giữa biển nắng trưa vàngNgoảnh đầu nhìn ngọn núi ChứaChanNhớ lại ngày anh trúng cử:Đồng bào Xuân LộcTừ rừng xanh, núi đỏ kéo về đây.Tiệc mừng anh, đêm ấy cả rừng sayTrăng lảo đảo, trên chăn mây, gốinúi.Mới hôm qua, chia tay trên bờ suốiMừng mừng, tủi tủi, mến thương.Từng con chim, cái sóc, cành hươngCũng thỏ thẻ vuốt ve, lưu luyến...

Một dây siết hai cổ tay tê điếngNhựa đường trưa như điện đốt bànchânNhưng ngọn núi Chứa ChanVẫn cao đầu hiên ngang dưới nắng.Lời kêu gọi của núi rừng

Còn vang lừng trong từng tiếng suối,lời chim.

Anh vẫn đứng lặng im,Trước bao nhiêu lời dụ, dọa:“Không biết nói thì cúi đầu cũng đượcChịu đầu Tây, cho về huyện làm quanKhông thì xe sẽ kéo xác trên đường”.

Anh vẫn đứng lặng imHiên ngang như ngọn núi.Máu căm thù dâng lên trong mắt đỏNhìn lũ giặc như hùm thiêng nhìn chóBỗng gầm lên mấy tiếng vang trời:“Không, không đầu TâyTao thề chết tại đây!”

Chiếc xe hốt hoảng rồ gaPhóng tới như điên, kéo anh ngã gụcTừ cao xa ngọn Chứa Chan còn thấyThây một anh hùng dân tộcĐuổi theo xe như một khối căm hờn

Máu anh đỏ mãi ruộng vườnNúi rừng Xuân Lộc nhớ thương đờiđời.

Page 120: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

120

Hoạt động 1: Đọc bài thơMục tiêu: cảm nhận được sự hy sinh anh dũng của anh Xiểng.GV giới thiệu : Đầu năm 1946, ông Nguyễn Văn Xiểng, nghị sĩ quốc hội, người

thiểu số tỉnh Biên Hòa trên đường đi Hà Nội để họp Quốc hội lần đầu tiên bị giặc bắtgiết hại tại Xuân Lộc.

Đây là bài thơ của Hùnh Văn Nghệ kể về cái chết oanh liệt của anh Xiểng.Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

- Anh Nguyễn Văn Xiểng là người ở đâu?- Khi bị địch bắt, bọn chúng đã hù doạ anh như thế nào?- Anh có bị bọn giặc khuất phục không?- Qua bài thơ này, em thấy anh Xiểng là người như thế nào?- Kết luận: Anh Xiểng đã anh dũng hy sinh thân mình vì quê hương đất nước. Anh

là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.Hoạt động 2: Bài tập 1

Mục tiêu: Học sinh biết và nhớ được ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam (27/07)Ngày nào dưới đây là ngày Thương Binh Liệt Sĩ của nước ta:

a. Ngày 2 tháng 9b. Ngày 22 tháng 12c. Ngày 27 tháng 7d. Ngày 20 tháng 10

Hoạt động 3 : Bài tập 2Học sinh biết bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn đối với các anh hùng thương

binh, liệt sĩ đã hy sinh.Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện lòng biết ơn với các

anh hùng liệt sĩ, các chú thương binh:e. Viếng nghĩa trang nhân ngày thương binh liệt sĩ.f.Chào hỏi , xưng hô lễ phép với các chú thương binh.g. Học tập đức tính kỷ luật, đoàn kết của các chú bộ độ i.h. Thăm hỏi, giúp đỡ các chú thương binh có hoàn cảnh khó khăn.i. Cố gắng học tập rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi.

Kết luận: Cần kính trọng, biết ơn các liệt sĩ, các chú thương binh, những ngườiđã hy sinh mình vì tổ quốc. Tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương, ở trườngđể giúp đỡ các chú thương binh.

Thực hành: Thăm hỏi các chú thương binh nhân ngày thương binh liệt sĩ.------------------------

Lớp 5, Tiết 34Chủ đề : Bà mẹ Việt Nam anh hùng

I. Mục tiêu :- Hiểu được những hy sinh to lớn của những Bà Mẹ Việt Nam anh hùng- Nhận biết được, kính trọng và biết ơn các Bà Mẹ VN anh hùng là trách nhiệm,

bổn phận của mọi người.- Biết làm những việc cụ thể để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn những Bà Mẹ

Việt Nam Anh Hùng.

Page 121: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

121

II.Chuẩn bị:GV: Tư liệu về Bà Mẹ VNAH ở Long Khánh: Nguyễn Thị Con

III.Các hoạt động dạy họcHoạt động 1: GV kể chuyện mẹ Nguyễn Thị Con ( tài liệu đính kèm)

Mục tiêu: hiểu được những hy sinh to lớn của mẹ Nguyễn Thị ConGV kể chuyện mẹ Nguyễn Thị Con Nêu câu hỏi :- Mẹ Nguyễn Thị Con quê ở đâu ?- Trong kháng chiến chống Mỹ , mẹ đã có những đóng góp gì cho cách mạng- Nhà nước và nhân dân thị xã Long Khánh đã làm gì để đền đáp những cống

hiến to lớn của Mẹ.Kết luận: Mẹ Nguyễn Thị Con một lòng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, đã

được Nhà nứơc phong tặng cho danh hiệu cao quý : Bà Mẹ Việt Nam anh hùngHoạt động 2: Bài tập 1

Mục tiêu: Giúp học sinh ý thức đựơc kinh trọng và biết ơn các BMVNAH làtrách nhiệm của mọi người.

Em tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao ?- Không cần quan tâm đến các Mẹ VNAH vì họ không phải là mẹ của mình- Phải kính trọng và biết ơn các mẹ VNAH- Chỉ có người lớn mới phải quan tâm đến các Mẹ. Đó không phải là trách

nhiệm của học sinh- Chỉ thăm hỏi các Bà Mẹ VNAH khi được nhà trường, thầy cô yêu cầu- Kính trọng và biết ơn các Mẹ VNAH là trách nhiệm của tất cả mọi người.

Hoạt động 3: Bài tập 2- Học sinh thảo luận nhóm, nêu những việc làm cụ thể để bày tỏ lòng kính trọng

và biết ơn các Mẹ VNAH.- Kết luận : Học sinh có thể làm những việc vừa sức mình đ ể bày tỏ lòng kính

trọng, biết ơn các Mẹ như : kính trọng, biết ơn, vâng lờ, lễ phép, thăm hỏi, giúp đỡ…Thực hành : Cùng các bạn trong lớp , trong trường thăm hỏi các mẹ VNAH ở

khu phố mình.--------------------------

Phần thứ năm: HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC

I. HƯỚNG DẪN CÁC TIẾT DẠYLớp 3, tiết 32:

Chủ đề: Nghệ thuật dân ca Nam Bộ

LÝ ĐẤT GIỒNGDân ca Nam bộ

Trên đất giồng mình trồng khoai lang Trên đất giồng mình trồng dưa gang

Page 122: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

122

Hỡi cô gánh nước đường xaCòn bao là bao gánh nữa

Để qua là qua gánh giùm Tang tình tang tính tình tang Tủi thân con khỉ ở lùm

Cuốc không mà lo cuốc Lo giùm lo giùm người ta

Tang tình tang tính tình tang

I. Mục tiêu:-Hoïc sinh haùt ñuùng giai ñieäu vaø lôøi ca( chuù yù nhöõng choã coù luyeán aâm vaø ngaét

caâu)-Bieát theâm moät laøn ñieäu daân ca cuûa ñoàng baøo ôû Phuïng Hieäp- Caàn Thô-Giaùo duïc tình yeâu lao ñoäng.

II. Chuẩn bị của giáo viên:-Baûn ñoà Vieät Nam ( giôùi thieäu vò trí tænh Caàn Thô )-Moät vaøi tranh aûnh veà Caàn Thô , veà caûnh sinh hoaït cuûa ñoàng baøo Mieàn Taây-Cheùp lôøi ca vaøo baûng phuï-Nhaïc cuï, ñóa, maùy nghe

III. Caùc hoạt động chủ yếu:1.Hoaït ñoäng 1: Daïy haùt baøi Lyù ñaát gioàng

-Giôùi thieäu:Giaùo vieân söû duïng tranh aûnh, gôïi môû, daãn daét ñeå giôùi thieäuGôïi yù: Baøi Lyù ñaát gioàng cuûa ñoàng baøo Phuïng Hieäp – Caàn Thô ñöôïc nhaïc só

Traàn Kieát Töôøng söu taàm vaø kí aâm coù laøng ñieäu vui töôi, trong saùng, lôøi ca, giaûn dò,ca ngôïi cuoäc soáng lao ñoäng vaø ngöôøi lao ñoäng. Baøi Lyù nhö moät böùc tranh lao ñoängsoáng ñoäng, giaøu hình aûnh, gôïi leân hình aûnh cuoäc soáng lao ñoäng vui töôi, yeân aám.

-Giaùo vieân haùt maãu hoaëc cho hoïc sinh nghe qua baêng ñóa.-Ñoïc lôøi ca.

Treân ñaát gioàng mình troàng khoai langTreân ñaát gioàng mình troàng döa gangHôõi coâ gaùnh nöôùc ñöôøng xaCoøn bao gaùnh nöõa ñeå qua gaùnh giuømTang tính tình laø tình tính tangTuoåi thaân con khæ ôû luømCuoác khoâng lo cuoác lo giuøm ngöôøi taTang tình tang tính tính tang

-Daïy haùt töøng caâu, chuù yù caùc tieáng luyeán hai aâm (gaùnh, ñeå, qua, khæ, tính,tính), 3 aâm( ôû), caùc tieáng coù daáu hoa myõ ( treân, hôõi, nöõa, tuoåi).

-Luyeän taäp theo nhoùm.-Haùt döôùi hình thöùc ñoái ñaùp

Page 123: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

123

2.Hoaït ñoäng 2:Haùt keát hôïp goõ ñeäm-Haùt vaø goõ ñeäm theo phaùch

Treân ñaát gioàng mình troàng khoai lang xx x x xx

-Haùt vaø goõ ñeäm theo tieát taáu lôøi caTreân ñaát gioàng mình troàng khoai lang x x x x x x x

-Keát thuùc tieát hoïc hoïc sinh haùt ñoái ñaùp ( hai daõy)-------------------------

Lớp 4, tiết 15:

Chủ đề: Nghệ thuật diễn xướng dân gian ở Đồng Nai

Baøi giaûng:Giôùi thieäu caùc hình thöùc dieãn xöôùng daân gian: Dieãn tuoàng leã cuùng ñình.

I. Mục tiêu:-Hoïc sinh böôùc ñaàu laøm quen vôùi ngheä thuaät dieãn xöôùng daân gian ôû Ñoàng Nai-Hoïc sinh ñöôïc bieát moät trong soá caùc hình thöùc dieãn xöôùng daân gian ôû Ñoàng

Nai : Dieãn tuoàng leã cuùng ñình-Yeâu thích vaø töï haøo veà caùc hình thöùc dieãn xöôùng daân gian ôû ñòa phöông

II. Chuẩn bị của giáo viên :-Moät soá hình aûnh veà hình thöùc dieãn xöôùng daân gian ôû Ñoàng Nai : Dieãn tuoàng

leã cuùng ñình ( tranh aûnh , baêng ñóa)III. Thông tin cho giáo viên:

-ÔÛ Ñoàng Nai , ñaàu theá kyû XIX, caùc ñình , laøng thöôøng röôùc caùc gaùnh haùt boäiveà haùt chaàu cuùng kyø yeân, ñònh kyø 3 naêm moät laàn. ÔÛ ñaây caùc dieãn vieân haùt boäi ñaûmnhaän vieäc haùt chaàu bao goàm vieäc dieãn caùc tuoàng tích haùt boäi laãn vôùi nghi thöùc ToânVöông( hay Toân Soaùi) vaø thöïc hieän moät heä thoáng tieát muïc nghi leã :

a.Xaây chaàu laø nghi thöùc ñaùnh troáng, pha phaùch ít nhieàu phöông thuaät cuûa Ñaïogiaùo maø ôû ñaây ñöôïc coi nhö laø maøn môû ñaàu: khai maïc nghi thöùc cuûa cuoäc leã vaø cuõnglaø môû ñaàu söï phaân khai cuûa trôøi vaø ñaát, tieáng troáng bieåu thò tieáng saám khôûi ñaàu söïchuyeån ñoäng vó ñaïi khai maïc vuõ truï naøy.

b.Ñaïi hoäi laø moät heä thoáng tieát muïc nhaèm “ Saân khaáu hoùa” söï phaân khai vaøtieán hoùa cuûa vuõ truï vaø vaïn vaät.

-Tieát muïc môû cöûa trôøi: OÂng baøn coå töôïng tröng cho Thaùi cöïc, tay caàm boùnhang muùa vaø xöôùng: “ caøng khoân giao hoaùn. vuõ truï trieån khai : löôõng nghi, taâm taøi,nguõ haønh, baùt quaùi . . .”

Page 124: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

124

-Tieát muïc thöù hai goïi laø : Xang Nhöït Nguyeät töôïng tröng cho söï phaân khaicuûa Thaùi cöïc thaønh löôõng nghi (aâm - döông): moät keùp tay caàm moät vaät troøn maøu ñoû(döông/ maët trôøi) vaø moät ñaøo, tay caàm moät vaät troøn maøu vaøng(AÂm/ maët traêng) cuøngmuùa : xang qua xang laïi cho vaät aáy chuïm vaøo mhau ñeå bieåu thò aâm döông giao hoøañeå töø ñoù vaïn vaät naûy nôû, töôi toát.

-Tieát muïc Tam Taøi töôïng tröng cho ba ngoâi Thieân - Ñòa - Nhaân. Ba dieãn vieânthu ba oâng : Phöôùc - Loäc - Thoï ra xöôùng, haùt vaø noùi loái nhöõng caâu coù noäi dung chuùctuïng.

-Tieát muïc Töù Thieân Vöông töôïng tröng cho Töù töôïng (AÂm – thieáu döông,döông – thieáu aâm): Boán keùp hoùa trang laøm Töù Thieân Vöông (cai quaûn boán phöôngtrôøi) muùa caùc tröôøng ñoaïn bieåu thò cho söï chuyeån dòch töø Töù töôïng sinh ra Baùt quaùivaø cuoái cuøng laø caùc tieát muïc ñoaïn daân boán caâu lieãn coù noäi dung chuùc laønh.

-Tieát muïc goïi laø Ñaïi boäi ñöôïc goïi noâm na laø Ñöùng Caùi töôïng tröng cho nguõ haønh do 5 dieãn vieân thöïc hieän. Caùc dieãn vieân muùa, haùt, noùi loái caùc baøi chuùc tuïng caûnh hình trò cuûa thôøi “Vua saùng toâi hieàn”

-Tieát muïc cuoái cuøng hieän nay ít phoå bieán laø Baùt tieân hieán thoï. Tieát muïc naøytöôïng tröng cho baùt quaùi vaø nhaèm muïc ñích chuùc thoï cho daân laøng .

-Caùc vuõ ñieäu cung ñình cuøng vôùi caùc nghi thöùc teá leã ñöôïc quy ñònh theo ñieàuleä chính thöùc cuõng ñöôïc aùp duïng trong cuùng ñình.

-Noùi chung dieãn xöôùng trong nghi leã cung ñình laø toå hôïp caùc tieát muïc coù tínhtrình thöïc ñaäm phong caùch haùt boäi maø chöùc naêng thöïc haønh nghi leã cuûa noù laø nhaèmbieåu hieän nhöõng nhaän thöùc veà theá giôùi vaø xaõ hoäi cuûa cheá ñoä phong kieán - vaø Nhogiaùo.IV. Caùc hoạt động chủ yếu:

1/Phaàn môû ñaàu:-Choïn moät trong 3 baøi haùt ñaõ oân ôû tieát 14 cho lôùp haùt vaø theå hieän coù muùa phuï

hoïa.2/Phaàn hoaït ñoäng:-Hoaït ñoäng 1: Giôùi thieäu hình thöùc dieãn xöôùng daân gian: Dieãn tuoàng leã cuùng

ñình.-Giaùo vieân trình thuaät vaø moâ taû keát hôïp hình aûnh veà dieãn tuoàng leã cuùng ñình.-Hoaït ñoäng 2: Giaùo vieân höôùng daãn hoïc sinh tìm hieåu veà dieãn tuoàng leã cuùng

ñình.- Dieãn tuoàng leã cuùng ñình thöôøng xaûy ra vaøo dòp naøo?- Dieãn tuoàng leã cuùng ñình thöôøng do ai ñaûm traùch?- Dieãn tuoàng leã cuùng ñình thöôøng bao goàm nhöõng tieát muïc nghi leã naøo?3/Phaàn keát thuùc: Lieân heä ñòa phöông em coù nhöõng hình thöùc dieãn xöôùng daân

gian naøo?------------------------------

Page 125: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

125

Lớp 4, tiết 32::

Chuû ñeà : Ngheä thuaät dieãn xöôùng daân gian ôû Ñoàng Nai

Giới thiệu về Địa- Nàng và bóng rỗi ở các lễ cúng miễu

I. Mục tiêu:- Hoïc sinh ñöôïc bieát theâm moät hình thöùc dieãn xöôùng daân gian ôû Ñoàng Nai :

Haùt Boùng roãi- Hoïc sinh bieát ñöôïc: Chaëng boùng tuoàng Ñòa - Naøng laø moät trong 6 tieát muïc

ñöôïc dieãn trong haùt boùng roãi ôû caùc leã cuùng mieãu.- Yeâu thích caùc hình thöùc dieãn xöôùng daân gian ôû ñòa phöông

II. Chuẩn bị của giáo viên:- Moät soá hình aûnh veà Chaëp boùng tuoàng Ñòa - Naøng ( tranh aûnh, baêng ñóa)- Moät soá ñaïo cuï töôïng tröng ñeå ñoùng vai Ñòa - Naøng.

III. Thông tin cho giáo viên:- Haùt Boùng roãi laø moät hình thöùc dieãn xöôùng khaù phoå bieán ôû Ñoàng Nai, coù

chöùc naêng thöïc haønh nghi leã taäp tuïc thôø cuùng caùc nöõ thaàn.

- Haùt Chaëp Ñòa - Naøng laø moät trong 6 tieát muïc chính yeáu cuûa haùt Boùng roãithöôøng ñöôïc dieãn trong caùc buoåi leã lôùn . Neáu dieãn chaëp Boùng tuoàng naøy , thöôøng noùñöôïc dieãn sau haùt chaàu môøi.

- Chaëp Ñòa - Naøng laø vôû dieãn haøi höôùc keùo daøi 2 - 3 giôø. Tuy nhieân, vôû dieãnlaïi döïa treân coát truyeän ñôn giaûn: ñòa daãn ñöôøng giuùp naøng tieân nöõ, coõi trôøi thay chovò nöõ thaàn xuoáng chöùng giaùm leã cuùng ôû mieãu ñi tìm “ caây hueâ gieáng nöôùc” bieåu thòcho taøi loäc. Chaëp - Ñòa - Naøng ñaõ noái keát nhieàu troø leã haøi höôùc taïo neân nhöõng traäncöôøi vui thoûa thích cho nhöõng ngöôøi döï leã . Tuy nhieân, ñaèng sau nhöõng troø dieãn traøoloäng ñoù. chaëp Ñòa – Naøng chöùa ñöïng nhöõng tình tieát coù tính chaát caàu muøa . Tieâubieåu cho chöùc naêng cuûa Chaëp - Ñòa- Naøng laø troø “ Ñòa ñeû”: Ñòa ñang ñeû: “ ôû trongnhaø con chaúng khai hoa. Ra ñöôøng xa con toan haïi tía, uùy haïi maù” vaø sau moät hoàiñoøi röôùc muï, ñoøi van vaùi “ Möôøi hai Muï Baø, möôùi ba Ñöùc thaày” thì Ñòa ñeû.. xong.Troø dieãn naøy ñöôïc hình thaønh treân cô sôû caùi buïng chình ình cuûa vai ñòa. Tuy nhieân, ôûñaây troø dieãn naøy laø bieåu thò cho tính lí phoàn thöïc: khaû naêng sinh saûn cuûa ñaát, vaø ñaâylaø troø dieãn caàu muøa:

Ñòa sanh laø ñaát toát,Ñòa ñeû laø aên möøngÑòa sanh sanh hoùa hoùa ñeå ñöùc laïi theá gianChôù Ñòa ñöïc ñeû cuûi ñoøn, ñaù traùi chöù ñeû gì

Page 126: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

126

ÔÛ phaàn keát thuùc vôû dieãn ôû Chaëp – Ñòa - Naøng chöùc naêng nghi leã cuûa noù cuõngñöôïc toùm taét khaù roõ :

(Noùi thô):(...) sau khi aên heát cheø xoâi,

Ñòa beøn caàu chuùc moïi ngöôøi ôû ñaây:“ Chuùc cho khoûe maïnh haøng ngaøy”

Chuùc cho phöôùc loäc löu lai traêm ñôøi.Chuùc cho heát thaûy moïi ngöôøi,

Thaûy ñeàu phuù hoä vui chôi ñeán giaø.Thaûy ñeàu vui veõ thuaän hoøa tröôùc sau.

Chuùc cho khaép Ñaïi Nam traøo,Leâ daân trong nöôùc sang giaøu vinh hoa

Chuùc cho gioù thuaän möa hoøaChuùc cho baù taùnh muoân nhaø bình an.

-Naøng( noùi ): AÊn roài thoâi thì veà maø, OÂng Ñòa!-Ñòa (noùi): Veà ñaâu maø gaáp vaäy?-Naøng (noùi): Chôù oâng coøn theøm nöõa hay sao maø ñöùng ñoù?-Ñòa (noùi): Thoâi ñi thì ñi . . .Noùi chung, haùt Boùng roãi vôùi heä thoáng tieát muïc cuûa noù ñaõ ñaûm nhaän caû chöùc

naêng leã vaø hoäi cuûa leã hoäi cuùng mieãu. Tính chaát daân gian cuûa hình thöùc dieãn xöôùngnaøy laø söï khoâng phaân bieät quaù raïch roøi giöõa chöùc naêng vui chôi giaûi trí vaø chöùc naêngthöïc haønh nghi leã .IV. Những hoạt động chủ yếu:

1/Phaàn môû ñaàu:Hoïc sinh ñoïc laïi baøi taäp ñoïc nhaïc soá 7, soá 8 - giaùo vieân nhaän xeùt2/Phaàn hoaït ñoäng:Hoaït ñoäng 1: Giôùi thieäu veà chaëp boùng tuoàng ñòa- Naøng trong haùt boùng roãiGiaùo vieân trình thuaät vaø moâ taû coù keát hôïp hình aûnh veà Chaëp boùng tuoàng Ñòa -

Naøng trong haùt boùng roãi.Hoaït ñoäng 2: Giaùo vieân höôùng daãn hoïc sinh tìm hieåu veà chaëp boùng tuoàng

Ñòa- NaøngGôïi yù :- Chaëp boùng tuoàng Ñòa - Naøng thöôøng ñöôïc dieãn ra vaøo dòp naøo?- Chaëp boùng tuoàng naøy goàm coù nhöõng nhaân vaät naøo?- Chaëp boùng tuoàng naøy ñaûm nhaän chöùc naêng gì cuûa leã hoäi cuùng mieãu?3/Phaàn keát thuùc:Troø chôi: ñoùng vai Ñòa - NaøngTheå leä nhoùm naøo ñoùng hay nhaát seõ thaéngGiaùo vieân toå chöùc cho lôùp chôi.

Page 127: MỤC LỤC Trang 2 4tuyengiao.dongnai.gov.vn/Documents/HƯỚNG DẪN GIẢ… ·  · 2011-08-16Đó cũng là mô-típ vào truyện quen thuộc của các truyện cổ Việt

127

II. MỘT SỐ CA KHÚC HAY VỀ ĐỒNG NAI

- Về Đồng Nai, nhạc và lời Xuân Hồng.- Tình đất đỏ miền Đông, nhạc và lời Trần Long Ẩn- Biên Hòa bờ bến yêu thương , nhạc và lời Thy Đường- Ngọt lòng cây trái Đồng Nai, nhạc và lời Vũ Đan Huyền- Trị An âm vang mùa xuân , nhạc và lời Tôn Thất Lập.- Đồng Nai mùa sầu riêng , nhạc Trần Viết Bính, lời Thanh Dạ- Dòng sông Đồng Nai , nhạc Trương Quang Lục, lời Xuân Sách- Cồng vang đêm c hiến khu Đ, nhạc và lời Khánh Hòa.- Về Đồng Nai quê em, nhạc và lời Nguyễn Thái Hải.- Về Đồng Nai, nhạc và lời Xuân Hồng