Ấn ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/admin/fileupload/tagore.pdf(1861-1941) Ấn ĐỘ toàn cảnh...

136
(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

Upload: others

Post on 23-Sep-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

(1861-1941)

ẤN ĐỘToàN cảNH

tháNg hAI 2010

Page 2: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

trong số đặc biệt này, chúng tôi muốn bày tỏ sự tri ân đến một trong những người con vĩ đại nhất của Ấn Độ – Rabindranath tagore. trong khi cả thế giới đang chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh của tagore, tạp chí Ấn Độ Toàn Cảnh đi tiên phong trong việc tập hợp các bài viết nhằm đem lại cho độc giả sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện về cá nhân kiệt xuất này. trong suốt cuộc đời đầy biến cố kéo dài tám thập kỷ từ năm 1861 đến năm 1941 của mình, tagore đã được cả thế giới tôn vinh như một nhà viết kịch, nhà thơ, nhạc sỹ, tiểu thuyết gia, nhà giáo dục, triết gia và nhà nhân văn học.

Ông sáng tác vở kịch opera đầu tiên – Valmiki Pratibha – khi mới hai mươi tuổi. Ông tiếp tục sáng tác hơn 2000 bài hát nữa và sáng tạo nên Rabindra-sangeet – một thể loại âm nhạc Bengal quan trọng mang tên ông. Ông đã dịch một tập thơ của chính ông mang tên Gitanjali từ tiếng Bengal sang tiếng Anh và trở thành người châu á đầu tiên giành giải thưởng Nobel vào năm 1913. truyện ngắn và tiểu thuyết của ông giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Bengal. Có lẽ ông là nhà thơ duy nhất đã sáng tác quốc ca cho cả hai nước: bài Amar Shonar Bangla cho Bangladesh và Jana Gana Mana cho Ấn Độ. Khi bước vào tuổi 60, ông lại chuyển hướng sang hội họa và đã nỗ lực hoàn thành một tác phẩm kiệt xuất trong những năm cuối đời.

Là một nhà giáo dục, ông nhấn mạnh khái niệm nền giáo dục chỉnh thể và toàn diện và đã thành lập nên trường Visva-Bharati ở Santiniketan để “ảo ảnh về những rào cản địa lý biến mất khỏi ít nhất là ở một nơi trên đất nước Ấn Độ.” ‘Nhà thơ của thế giới’ có bạn bè và người hâm mộ ở ba mươi quốc gia trên cả năm châu lục mà ông đã đặt chân đến. Xin Zhong đã viết: “Người trung Quốc thích những bài viết và bài hát của tagore vì chúng chan chứa tình yêu thương, hy vọng, sự đồng điệu và tính nhân văn. Ở trung Quốc vào những năm 1920 đã dấy lên một ‘cơn sốt tagore’, đặc biệt là sau chuyến thăm của ông vào năm 1924. Chúng ta lại chứng kiến một ‘cơn sốt tagore’ nữa đang xuất hiện ở trung Quốc khi cả thế giới đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 150 năm ngày sinh của ông…”

Là một triết gia, tagore luôn cố gắng giữ cân bằng giữa lòng nhiệt thành dành cho cuộc đấu tranh giải phóng Ấn Độ với niềm tin vào chủ nghĩa nhân đạo phổ quát cũng như nỗi e ngại của ông về sự

Lời tòa soạn

Page 3: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

Navdeep Suri

thái quá diễn đạt của chủ nghĩa dân tộc. Ông đã chối bỏ tước vị của mình để phản đối sự man rợ của cuộc thảm sát Jallianwala Bagh xảy ra ở Amritsar năm 1919. Và, như giáo sư Amartya Sen đã chỉ ra trong bài viết của mình, tagore đã dám lên tiếng phê bình phong trào Swadeshi (tự cung tự cấp) của Mahatma gandhi cũng như việc gandhi chủ trương ủng hộ guồng quay tơ (charkha).

Với thái độ tích cực và luôn hướng về hành động, tagore gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Ông đã từng nói: “tôi là một kiểu người lạc quan riêng. Nếu tôi không thể đạt được kết quả bằng con đường này thì tôi sẽ đi con đường khác, hoặc tôi sẽ tạo ra bản thân con đuòng. Một điều kỳ diệu nào đó sẽ xảy ra dù hiện tại có đen tối thế nào đi chăng nữa.” Nhưng với tôi, đây mới là suy nghĩ khiến tôi thích thú: “tôi đã ngủ và nằm mơ thấy rằng sống là niềm vui. tôi tỉnh dậy và nhận thấy rằng sống là phục vụ. tôi đã hành động và chiêm nghiệm ra rằng phục vụ đó chính là niềm vui.”

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn trường Visva-Bharti, và đặc biệt là giáo sư Udaya Narayana Singh, đã cùng tham gia biên tập ấn phẩm này. Bên cạnh những bài viết hé lộ những khía cạnh quan trọng trong nhân cách của tagore, trường Visva-Bharti đã cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh quý hiếm đã được nhà trường gìn giữ cẩn thận giúp cho các bài viết thêm sinh động. Đây là lần đầu tiên một vài trong số các bức ảnh đó được xuất bản, và điều này khiến cho ấn phẩm này sẽ trở thành cuốn sách dành cho những người sưu tầm thực sự. Với tagore, khó có thể tưởng tượng được điều gì ít hơn thế.

Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến phản hồi và phê bình từ phía độc giả.

Page 4: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 2

Thế giới đang thay đổi từng ngày và chúng ta dễ dàng nhận ra những thay đổi đó với biết bao hình ảnh khiến chúng ta phải lo lắng. Thế nhưng, mỗi khi ai đó cảm thấy một chút gì

đó của sự đen tối và tuyệt vọng thì niềm tin trong họ lại được nhen nhóm, giúp họ nhận ra rằng vẫn có những con người luôn suy nghĩ và hành động như Tagore với niềm tin mãnh liệt rằng cuối cùng thì chân lý và cái đẹp sẽ chiến thắng. Chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi Einstein cũng có chung niềm tin với cây đại thụ của nền văn học Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941). Einstein đã từng nói: “Những thứ đã soi đường mở lối cho tôi và hết lần này đến lần khác đem lại cho tôi dũng khí mới để vui vẻ đối mặt với cuộc sống là sự nhân ái, cái đẹp và chân lý.” Tiến bộ của loài người chủ yếu phụ thuộc vào nhận thức của con người về điều này. Trao đổi với Einstein, Tagore đã nói: “Sự tiến bộ của tâm hồn chúng ta được ví như một bài thơ hoàn hảo. Nó chứa đựng một ý tưởng bất tận, mà một khi được hiện thực hóa, sẽ khiến cho mọi tiến triển đều trở nên có ý nghĩa và tràn đầy hứng khởi. Nhưng nếu chúng ta tách những tiến triển khỏi ý tưởng cốt lõi đó, nếu chúng ta chỉ nhìn thấy phần động bất tận mà không nhìn thấy phần tĩnh bất tận thì sự tồn tại với chúng ta sẽ chẳng khác gì một con quỷ xấu xa điên cuồng lao về phía trước mà không có mục đích rõ ràng.” Chẳng có mất mát cá nhân nào có thể khiến Tagore chệch khỏi

Tagore trong theá kyû 21

Page 5: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 3

quỹ đạo cống hiến hết mình cho đất nước mình, thời đại của mình và ngôn ngữ của dân tộc mình – ngôn ngữ Bangla hay Bengal, chất kết dính hai dân tộc Ấn Độ và Bangladesh lại với nhau. Ông hiểu rằng sau cơn mưa trời lại sáng và chính ông cũng đã nói: “Mây đen kéo đến cuộc đời tôi, nhưng không phải để gây mưa hay báo bão mà thêm sắc cho bầu trời của tôi lúc hoàng hôn.”

Mặc dù lý lẽ và lô-gíc đóng vai trò quan trọng trong mọi kế hoạch của Tagore, nhưng với ông sức mạnh bên trong, niềm tin vào bản thân và trực giác cũng quan trọng không kém. Tagore đã từng nói: “Một bộ óc chỉ toàn lô-gíc có khác gì đâu một con dao chỉ toàn là lưỡi. Nó làm chảy máu người sử dụng nó.” Điều này mới đúng làm sao trong việc kiến tạo nên một không gian cho những thành tố tốt đẹp hơn trong cuộc sống cũng như trong quá trình học hỏi của một con người. Một tác phẩm văn chương đầy tính sáng tạo, một buổi trình diễn đầy ý nghĩa, một tác phẩm nghệ thuật khơi gợi trí tưởng tưởng hay một bản nhạc lay động lòng người đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên bộ óc con người cũng giống như vật dụng, công nghệ hay công cụ hữu hình, chẳng hạn như những tài sản trên trần thế.

Đã có ý kiến cho rằng, trong khi thế giới chuẩn bị kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Tagore trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2010 đến năm 2011, thì việc chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến người con vĩ đại này của Ấn Độ, người đã khiến chúng ta cảm thấy tự hào, là việc làm thích hợp. Chính vì thế, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ấn phẩm này bao gồm hơn 20 bài viết và nguồn tư liệu ảnh hết sức quan trọng và quý hiếm, từ ảnh chụp về ông cho tới tranh ông vẽ, nhằm vinh danh ông. Trừ một số bài viết đã được xuất bản trước đó – chủ yếu là trong các ấn phẩm của Trường Visva-Bharati – phần lớn bài viết được viết riêng cho ấn phẩm này. Chúng tôi hy vọng rằng ấn phẩm này sẽ được độc giả của tạp chí Ấn Độ Toàn Cảnh trên toàn thế giới đón nhận và sẽ là một món quà dành cho những người sưu tầm để ghi nhớ và thảo luận trong một thời gian dài. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các tác giả, Trường Visva-Bhavana nói chung và cán bộ phòng lưu trữ Rabindra Bhavana nói riêng. Chúng tôi cũng muốn nhân cơ hội này bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi đối với Vụ Ngoại giao công của Bộ Ngoại giao đã quan tâm và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành ấn phẩm này.

Udaya Narayana Singh Santiniketan; tháng 3 năm 2010

Page 6: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

}Cũng như hàng nghìn người dân trên đất nước ông, tôi chịu

ơn ông, người đã nâng Ấn Độ lên một tầm cao hơn trong con mắt của người dân toàn thế giới bằng tài năng thi ca và cuộc đời thanh bạch của mình. Nhưng tôi còn chịu ơn ông

nhiều hơn thế. Chẳng phải ông chính là người đã cưu mang những người tù của Ashram của tôi ở Santiniketan – những người đã đến trước tôi từ Nam Phi – đó sao? Còn những mối quan hệ và kỷ niệm khác nữa, chúng thiêng liêng đến nỗi tôi

không dám đưa ra công luận.

~M.K. Gandhi

Sabarmati, Ahmedabad

Tagore với Gandhi ở Santiniketan.Sa

mbh

u Sa

ha

Page 7: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

Những điều bất ngờ được chắp cánh: Những vần thơ và giai điệu của Tagore

LADLy MUKHOPADHyAy 6

Trường học của thi sỹSUPRIyO TAGORE 12

Tagore, Gitanjali và giải thưởng Nobel NILANjAN BANERjEE 20

Rabindranath Tagore Một họa sỹSANjOy KUMAR MALLIK 27

Tìm kiếm ngôn ngữ mới cho sân khấuABHIjIT SEN 38

Nhà khoa học trong TagorePARTHA GHOSE 46

Tagore: Nhà tiên tri và diễn dịchERNEST RHyS 50

Tagore và công cuộc tái thiết nông thônUMA DASGUPTA 86

Tagore và thời đại của mình: Ý niệm về châu ÁSUGATA BOSE 90

Tagore: Chiếc cầu vàng nối nền văn minh vĩ đại Ấn Độ và Trung HoaTAN CHUNG 97

Chuyến viếng thăm của Tagrore và ảnh hưởng của nó đối với thế giới văn học ở Trung QuốcyIN XINAN 101

Con người ở trung tâm Vũ trụ: Ý tưởng của Tagore về Giáo dục toàn diệnUDAyA NARAyANA SINGH 105

Tagore và giáo dục kỹ thuậtB.N. PATNAIK 110

Âm nhạc đồng điệu: Ảnh hưởng của Tagore đối với các họa sỹ khácINA PURI 117

Tagore: Từ góc nhìn của thế kỷ 21ILKE ANGELA MARéCHAL 122

‘Tôi được may mắn sinh ra trên mảnh đất này’: Tóm tắt tiểu sử của TagorePURBA BANERjEE 127

Nhà thơ lữ hành AMRIT SEN 52

Tôn giáo của TagoreSABUjKOLI SEN 60

Gandhi và TagoreAMARTyA SEN 66

Xúc động bởi Tagore MARTIN KäMPCHEN 70

Xã hội tự trị của Tagore Tranh luận về chủ nghĩa dân tộc

BIKASH CHAKRAVARTy 76

Vai trò của Rabindranath trong phong trào giải phóng phụ nữKATHLEEN M. O’CONNELL 81

Page 8: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 6

NHỮNG ĐIỀU BẤT NGỜ ĐƯỢC CHẮP CÁNH: Những vần thơ và giai điệu của Tagore

LADLy MUKHOPADHyAy

Ảnh phải: Tagore hát với Abanindranath Tagore đệm đàn.

Rabindranath Tagore có lần đã từng nói: “Âm nhạc của chúng ta là âm nhạc cho một cái tôi cá thể, âm nhạc của sự cô đơn”, nhưng nó không có nghĩa một cái tôi cá thể ở một góc kín đáo. “Cái tôi cá thể ” ở đây đại diện cho cái tổng thể vũ trụ. Âm nhạc của Tagore nảy nở dựa trên nền tảng nỗi khát khao ngày càng tăng về sự hòa hợp cái đơn nhất cá thể với cái tổng thể vũ trụ.

Âm nhạc của Rabindranath Tagore đã thêm một chiều kích mới cho khái niệm

âm nhạc của Ấn Độ nói chung và của vùng Bengal nói riêng. Rabindrasangeet (hay còn gọi là những bài hát của Tagore) là báu vật văn hóa đối với người Bengal (bao gồm cả người Bangladesh) và có một sức lôi cuốn dài lâu và toàn diện đối với người nghe. Người ta nói rằng những bài hát của ông là kết tinh của hàng thế kỷ xáo trộn văn học và văn hóa mà cộng đồng người Bengal đã trải qua.

Rabindranath Tagore có lần đã từng nói: “Âm nhạc của chúng ta là âm nhạc cho cái tôi cá thể, âm nhạc của sự cô đơn”, nhưng nó không có nghĩa cho cái tôi cá thể ở một góc

kín đáo: “cái tôi cá thể” ở đây đại diện cho cả cái tổng thể vũ trụ. Âm nhạc của Tagore nảy nở dựa trên nền tảng nỗi khát khao ngày càng tăng về sự hòa hợp cái đơn nhất cá thể với cái tổng thể vũ trụ. Trên thực tế, những tác phẩm của ông phản ánh một cách hoàn mỹ nỗi đau đớn cực độ từ thất bại không đạt nổi sự hòa hợp này, cũng như niềm vui sướng mãnh liệt khi đạt đến mục đích đó.

Phần chính yếu của âm nhạc do Rabindranath Tagore sáng tác trong 64 năm, từ 1877 đến 1941 có thể được phân thành hai thể loại chính. Những tác phẩm dựa trên giai điệu – gọi là ‘Suradharmi’ và những tác phầm dựa trên lời thơ – gọi là ‘Kavyadharmi’.

Chúng ta hãy cùng khám phá những tác phẩm dựa trên giai điệu trước. Tagore lớn lên trong môi trường âm nhạc truyền thống cổ điển của người Hindu (‘raaga sangeet’). Từ những phác thảo tự truyện của ông, chúng ta biết được quá trình đào tạo về âm nhạc mà ông thụ hưởng suốt thời thơ ấu. Ông từng là môn đệ của jadunath Bhatta (1840-1883), một học giả uyên bác của trường phái Vishnupur

Page 9: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 7

Rab

indr

a-Bh

avan

a, V

isva-

Bhar

ati

Page 10: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 8

trung cổ Padabali Kirtan. Ông đã sáng tác một số bài hát nổi tiếng ở thể loại này nhưng những cải biến của ông làm chúng trở nên hiện đại. ‘Je chilo amar sapano charini’ là một tác phẩm thuộc thể loại này.

Tagore cũng đã cải biến các giai điệu từ khắp các vùng khác nhau của Ấn Độ – Gujarati, Kannada, Punjabi, Tamil cũng như nhạc nhẹ Hindu, bao gồm cả nhạc Bhajans – và tạo ra cả âm nhạc của riêng ông. Những bài hát này được biết đến với cái tên Bhanga Gaan (theo nghĩa đen là bài hát đau khổ). Bài hát nổi tiếng ‘Basanti, hey bhubonmohini’ được phát triển từ bài hát của ngôi đền Meenakshi ở Madurai (một bài hát cổ xưa do Muthuswami Dikshitar sáng tác) là một ví dụ của ‘Bhanga Gaan’.

Những bài hát lấy nguồn cảm hứng từ âm nhạc phương Tây cũng thuộc thể loại này. Hiểu biết của ông về đặc điểm và nét đặc sắc của âm nhạc Ấn Độ và phương Tây đã khiến ông tạo ra một sự hòa trộn âm nhạc hoàn hảo. ‘Purano sei diner katha’ – một cải biên cua ông từ nhạc dân gian Scotland – là một ví dụ điển hình của những giai điệu như thế.

Taal, hay nhịp phách, là một trong những khía cạnh quan trọng của một bài hát. Tagore thử nghiệm với các nhịp có sẵn như Dhamar – loại taal 14 nhịp và đã sáng tác 16 làn điệu sử dụng kiểu nhịp này. Ông cũng sáng tạo thêm một số nhịp hoặc taal mới. Một trong số đó là Shasti-taal

ở Bengal, cải biến. Từ khi còn nhỏ Tagore đã được tiếp xúc với cả hai phong cách này. Tagore đã cải biến ‘tappas’ của mình từ cả hai loại hình trên, tuy đã từ bỏ loại hình ‘tappa’ của vùng Punjab nhưng khi ông viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình thì các bài hát trở nên nhẹ nhàng và ngọt ngào. Ta có thể lấy ví dụ bằng ca khúc ‘Ke bosile hridayasane aaji, bhubaneshwara prabhu’: tuy chịu ảnh hưởng của loại hình tappa vùng Punjab nhưng giai điệu của ca khúc này đã trở nên nhẹ nhàng hơn nhiều. Rabindranath cũng sử dụng rất nhiều làn điệu dân ca. Chính thời gian cư ngụ ở điền trang tại vùng Silaidah và Patisar đã tạo điều kiện cho ông có mối liên hệ gần gũi với truyền thống dân gian phong phú và sôi nổi của vùng Bengal, các loại hình Bhatiyali, Kirtan, Ramprashadi, Shari, Baul và Jhumur. Ông được biết những ca khúc của Lalan Fakir (1774-1890) và học trò của ông ta là Gagan Harkara (không biết năm sinh và mất) và đã chịu sự ảnh hưởng lớn của hai người. Trong thời gian diễn ra phong trào đòi Tự do cho Ấn Độ, ông đã sáng tác nhiều bài hát thuộc các thể loại dân gian khác nhau. Các bài hát này đã ngay lập tức làm rung động trái tim của mọi người dân và trở thành nguồn cảm hứng của họ. Quốc ca của Bangladesh ‘Amar Sonar Bangla’ chịu ảnh hưởng của thể loại hát Baul là một ví dụ.

Nỗ lực sáng tác âm nhạc đầu tiên của Tagore là ‘Bhanusingher padabali’, những tác phẩm chịu ảnh hưởng của thể loại nhạc thời

Gharana. Ở trường phái ca hát này trong nền âm nhạc cổ điển Ấn Độ, người nghệ sĩ đặc biệt xuất sắc trong việc thể hiện vẻ đẹp của điệu thức Raaga qua những nốt mở đầu được biết đến với cái tên ‘Aalaap’. Loại hình này mộc mạc, không nặng nề về hoa mỹ và nổi tiếng với truyền thống ‘Dhrupad’ (theo nghĩa đen, dhruva có nghĩa là ‘cố định” và pada có nghĩa là ‘các từ’ – truyền thống cổ xưa nhất vẫn còn tồn tại). Rabindranath đã được trải nghiệm trong truyền thống âm nhạc này để rồi sau đó sử dụng nó với tài năng bậc thầy mà không hề tuân theo các quy tắc bó hẹp của nó. Lấy ví dụ, chúng ta có thể nghĩ đến một tác phẩm theo lối dhrupad nổi tiếng là ‘Mahabiswe Mahakashe mahakala majhe’. Ông đã thử nghiệm với các giai điệu dhrupad bằng nhiều nhịp điệu khác nhau (như là, ‘Jortal’, ‘Jhanptal’, ‘Sur Phanktal’ và ‘Teora’ – mà thường chỉ những người am tường về âm nhạc cổ điển Hindu mới biết) và đã sáng tác được 104 bài hát.

Tagore đã sử dụng lối hát cổ điển khayal và thumri để sáng tác gần 300 bài hát, chứa đựng trong đó tất cả các thể loại của truyền thống cổ điển. Ví dụ, ông sử dụng dạng ‘tappa’ trong âm nhạc của mình, trong khi lời ca lại rất ngắn và được kết cấu không quá trau chuốt tỉ mỉ như kiểu khayal hay thumri. Có hai phong cách Tappa khác nhau, một loại phát triển ở vùng Punjab, thuộc dòng Shori Miyan, và loại kia do Ramnidhi Gupta, hay còn được biết đến nhiều hơn với cái tên Nidhubabu

Page 11: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 9

có 6 nhịp, nhưng không giống 6 nhịp chuẩn trong Dadra chia thành phách 3/3 mà nó được chia thành nhịp 2/4. Nava-taal là một ví dụ khác của kiểu nhịp như vậy cho nhạc cụ ‘pakhwaj’ (loại trống hai đầu).

Tagore luôn nhấn mạnh rằng một bài hát lý tưởng phải có sự kết hợp hài hòa giữa lời ca và giai điệu, cả hai phải cùng song hành. Những bài hát của Tagore luôn thể hiện sự hòa trộn nhịp nhàng của lời ca và giai điệu, cả hai không tách rời và cùng phát triển thành một thứ ngôn ngữ âm nhạc độc nhất vô nhị. Suchitra Mitra đã từng nhận xét, ‘chỉ hát lên những nốt trong ca khúc của Tagore thì chẳng có ý nghĩa gì… ca sỹ phải cảm thụ được lời ca… người đó sử dụng các làn điệu hoặc tạo ra những nhịp phách mới từ chính sự thôi thúc của nhịp điệu trong thơ ông’. Những giai điệu của Rabindranath vươn xa chừng nào lời bài hát, cảm xúc và sự thôi thúc trong từng ca từ còn cho phép.

Ý tưởng này trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta nghiên cứu các bài hát sáng tác từ thơ hoặc những lời ca – các ca khúc trong Kavyadharmi hoặc thể loại thơ trữ tình. Trên thực tế, khi viết trích yếu của tất cả các ca khúc – Gitabitan (1938), Rabindranath nói ông muốn làm theo hướng biến nó không chỉ được nhìn nhận như là một tuyển tập các ca khúc mà nếu tách bỏ giai điệu đi thì nó vẫn có thể được chấp nhận như một tài liệu văn học. Nhưng trong những vở nhạc kịch như R

abin

dra-

Bhav

ana,

Visv

a-Bh

arat

i

Page 12: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 10

Page 13: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 11

Valmiki Pratibha, Shyama hoặc Chandalika, chúng ta có thể thấy cách ông sử dụng ngôn ngữ thông tục kết hợp với giai điệu hiện đại phù hợp như thế nào.

Về những biến tấu trong cấu trúc, các tác phẩm âm nhạc của Rabindranath cho thấy có ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bao gồm những bài hát được sáng tác từ năm 1881 đến 1900. Trong suốt giai đoạn này, các ca khúc của ông phản ánh ảnh hưởng lớn từ âm nhạc cổ truyền Hindustan cũng như âm nhạc của các khu vực khác và âm nhạc phương Tây. Hai thập niên tiếp theo giữa 1900 và 1920 đánh dấu giai đoạn thứ hai hay giai đoạn thử nghiệm, trong đó kết cấu cổ điển vẫn được giữ nguyên nhưng ông thêm vào đó những lĩnh hội và độ chín trong âm nhạc của mình. Ông viết rất nhiều ca khúc yêu nước (khoảng 62 bài) trong suốt thời gian này. Một niềm vinh dự lớn đối với người Bengal là quốc ca của cả hai quốc gia Nam Á – Ấn Độ và Bangladesh – đều là các sáng tác của Tagore. Giai đoạn từ 1921 đến 1940 đánh dấu thời kỳ thứ ba khi các bài hát của ông thể hiện trình độ bậc thầy và nét đặc sắc riêng của âm nhạc của ông được biết tới với cái tên ‘Rabindrasangeet’ và đã giành được sự công nhận rộng rãi khắp thế giới với phong cách và lối hát cảm thụ đặc biệt.

Trong Gitabitan ông đã dành riêng một phần gọi là Puja bao

gồm các bài hát nguyện (gần 650 bài). Một số bài trong đó được biết đến với cái tên ‘Brahmasangeet’. ‘Bipula Taranga re’ (Ôi những con sóng hùng vĩ) là một sáng tác như thế dựa trên điệu raaga ‘bhim palasri’, hoặc bhim palashi. Con út của Ramindranath (1896-1907) mất khi mới chỉ 11 tuổi. Vài ngày sau cái chết của con trai mình, ông đã viết bài hát này. Nhưng bài hát không viết về bất kỳ sự mất mát nào cả, trái lại nó nói về điều huyền diệu và niềm vui bất tận của vòng luân hồi và giai điệu phù hợp hoàn cảnh một cách đáng kinh ngạc.

Những bài hát về tình yêu và sự tôn thờ (ở phần ‘Prem’) cũng có hơn 150 bài. Nhiều người cho rằng rất khó phân loại các ca khúc kiểu này. Nhiều bản tình ca có thể coi là những bài hát về sự sùng bái tôn giáo và nhiều bài hát Puja có thể được hiểu như là những ca khúc về tình yêu mãnh liệt.

Tagore đã sáng tác khoảng 140 bài hát tinh tế về ‘các mùa’. Ông dạy chúng ta cách nhìn thiên nhiên theo nhiều cách ở cùng một thời điểm qua những ca từ và giai điệu đan xen một cách phức tạp của mình. Ông cũng sáng tác bài hát cho những dịp đặc biệt như sinh nhật, ngày cưới, mùa cày, mùa gặt, lễ trồng cây, năm mới, v.v.

Khi chúng ta nghe các ca khúc của ông, thật khó để nhận ra phần nào của bài hát chịu ảnh hưởng của âm nhạc phương Tây và phần nào thuần chất cổ điển

Ấn Độ hoặc phần nào từ âm nhạc dân gian hay truyền thống Baul. Cuối cùng, sự hòa trộn mà ông đem đến cho chúng ta là một cái gì đấy hoàn toàn là sự sáng tạo của riêng ông, phong cách ‘Rabindrasangeet’.

Khi chúng ta nghiên cứu kho tác phẩm phong phú này, như lời giảng giải của nhà soạn nhạc đại tài dòng nhạc Tagore, Santidev Ghosh (1910-1999), rõ ràng là “Các ca từ của dòng nhạc Rabindrasangeet mang đến nỗi xúc động và sự say mê bất tận. Chúng tạo ra một bức vẽ toàn cảnh bao la về cuộc sống của con người, những trải nghiệm đầy đủ cả niềm vui và nỗi buồn, tình yêu và sự mòn mỏi, khoái cảm và nỗi đau, sự đoàn tụ và chia ly bên cạnh một cái nhìn hướng về nơi xa xăm.” … Đó là lý do vì sao âm nhạc của ông trở thành bầu bạn trong tất cả những thời khắc khác nhau của cuộc đời.◆Tác giả là nhà làm phim và đã từng có phim chiếu mở màn trong phần Toàn cảnh Ấn Độ (Indian Panorama) tại nhiều liên hoan phim quốc tế. Ông cũng là tác giả của nhiều tập tài liệu bằng tiếng Bengal và thực hiện khoảng 14 bộ phim tài liệu ngắn về nhiều bình diện về Tagore.

Ảnh trái: Rabindranath với anh trai jyotirindranath.

Page 14: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 12

Ngôi trường do Rabindranath Tagore sáng lập ngày nay được biết đến với cái tên ‘Patha-Bhavana’. Cách đây 9 năm, ngôi trường đã kỷ niệm 100 năm tồn tại của mình. Ngày nay, nó

là một trường khá quy mô. Trường thu hút sinh viên từ tất cả các vùng của bang Tây Bengal và luôn duy trì được danh tiếng của mình. Tuy vậy, ngôi trường lại có một khởi đầu khá khiêm tốn. Vào tháng 12 năm 1901, Tagore đã khai trường chỉ với duy nhất năm học sinh, mà một trong số đó chính là con trai ông.

Ngay từ những năm đầu tiên của thế kỷ 20 Tagore đã trở thành một nhà thơ nổi tiếng. Tại sao lúc đó ông mới có ý tưởng thành lập một ngôi trường? Các chuyên gia đã đưa ra các giả thiết khác nhau. Một số cho rằng, lý do có thể là từ chính những ký ức bi thương của bản thân Tagore ở trường học, do những kẻ thống trị Anh quốc hồi đó áp đặt khuôn mẫu. Những người khác lại cho rằng sở dĩ ông có ý định thành lập trường học vì ông có tâm nguyện muốn dạy dỗ chính con

TRƯỜNG HỌC CỦA THI SỸ

SUPRIyO TAGORE

Tagore muốn tổ chức trường học của mình theo mô hình Tapovana (Tịnh xá) thời Ấn Độ cổ đại, và ông vay mượn ý tưởng từ Tapovana.

Tagore giảng dạy tại Trường Patha-Bhavana, một trường ngoài trời tại Santiniketan.

Rab

indr

a-Bh

avan

a, V

isva-

Bhar

ati

Page 15: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 13

cái mình. Một vài người khác lại nghĩ rằng ông là người nhìn xa trông rộng trong lĩnh vực giáo dục, do vậy ông muốn dựng lên một hình mẫu.

Tất cả những lý giải trên có lẽ đều có một phần sự thật. Nhưng có một điều rất rõ ràng: Tagore muốn ngôi trường của mình theo mô hình Tapovana (Tịnh xá) của thời Ấn Độ cổ đại. Liệu điều đó có nghĩa ông muốn chúng ta quay về quá khứ? Câu trả lời lại hoàn toàn ngược lại. Tagore có quan điểm quá hiện đại để có ý định xa rời thực tại.

Những gì Tagore muốn mượn ý tưởng từ Tapovana gồm: (a) sự gần gũi với thiên nhiên, tránh xa

khỏi sự ồn ào và hối hả của cuộc sống thành thị; (b) mối quan hệ gần gũi giữa thầy (Guru) và trò – gần như môi trường gia đình; (c) sự tìm kiếm để đạt đến một chân lý cao hơn – một cái gì đó đã được đề cập đến trong những đoạn kinh Upanishad khác nhau của Ấn Độ cổ đại.

Do đó, ông đã chuyển từ Kolkata đến một nơi được gọi là Santiniketan, nơi cha ông, Maharshi Devendranath đã lựa chọn để ngồi thiền và thực hiện những hoạt động tôn giáo khác. Chẳng bao lâu sau ngôi trường đã bắt đầu phát triển. Môn đồ thuộc mọi tầng lớp xã hội và thậm chí từ các bang khác trong nước đã

đến đăng ký học. Những phụ huynh không thể dạy dỗ được con cái mình cũng gửi chúng đến Santiniketan.

Santiniketan là một nơi cách khá xa các thành phố đông đúc; nơi không có sự ngăn cách giữa con người và thiên nhiên. Bọn trẻ có thể cảm nhận được tác động của các mùa khác nhau; chúng dầm mình vào mỗi mùa mưa, phơi mình dưới mặt trời và thưởng ngoạn những đêm trăng sáng.

Các lớp học được tổ chức ngoài trời, dưới các tán cây. Vào cuối mỗi tiết học, học sinh chuyển từ chỗ này sang chỗ khác và không cảm thấy bị gò bó. Giáo viên chọn một địa điểm cố định cho các tiết

Một lớp học ngoài trời tại Trường Santiniketan vào những năm đầu thành lập.

Page 16: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 14

Sam

iran

Nan

dy, R

abin

dra-

Bhav

ana,

Visv

a-Bh

arat

i

Page 17: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 15

Một lớp học ngoài trời tại Patha-Bhavana ngày nay (ảnh trái) và lễ hội Basantotsav (ảnh dưới).

học của mình – còn học sinh lại thích thú với việc chuyển chỗ.

Song song với những môn học chính khóa thông thường trong trường học, học sinh được tiếp xúc với âm nhạc và múa, các nghề thủ công khác nhau và tập đóng kịch tại trường. Chúng chơi các trò chơi vào buổi chiều. Tagore cho rằng, con người được sinh ra trên thế gian này cùng với một lời răn duy nhất từ Chúa trời – đó là ‘Hãy thể hiện bản thân!’ Vì vậy, học sinh tại “ngôi trường của thi sỹ” này được thỏa sức thể hiện bản thân qua các giai điệu và nhịp điệu, các đường nét và sắc màu, và thông qua các điệu nhảy và diễn kịch. Vào mỗi Thứ Ba đều có buổi gặp gỡ về văn học tại ‘ashrama’ (Tịnh xá) – nơi bọn trẻ đọc to các câu chuyện và bài thơ của chúng, hát và múa, và trình diễn

Sam

iran

Nan

dy, R

abin

dra-

Bhav

ana,

Visv

a-Bh

arat

i

Page 18: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 16

những vở kịch ngắn trước mặt tất cả ashramites (những đồng môn ở Tịnh xá). Ngay trong các lớp học, việc tự thể hiện bản thân luôn được khuyến khích và không có chuyện nhồi nhét các câu hỏi và câu trả lời có sẵn. Học sinh được khuyến khích hoạt động trong các lớp học nghề thủ công và làm vườn. Tagore tin tưởng rằng, bằng việc vận động chân tay, kể cả học sinh không sáng dạ cũng sẽ cải thiện được học lực của mình.

Tagore cho rằng, học sinh có mối quan hệ ba cấp đối với môi trường của chúng, đặc biệt trong mối quan hệ giữa Tự nhiên và Con người.

Ở cấp thấp nhất, học sinh được học cách khai thác môi trường. Đây là cấp học ‘Karma’ (hành động). Con người khai thác môi trường để tồn tại – người ta phải canh tác trên đất đai, xây nhà xây cửa, dệt quần áo. Do đó, bọn trẻ phải được dạy nhiều hoạt động thể chất khác nhau. Ở cấp tiếp theo, chúng phải thu thập kiến thức về môi trường sống xung quanh. Chúng phải tìm ra các quy luật, mối tương quan của tự nhiên và tự rút ra kết luận. Học sinh phải tìm ra sự đồng nhất trong thế giới đa dạng. Chỉ đến khi đó chúng mới có thể đạt được Jnana đích thực hay là ‘tri thức’. Bằng cách này, bọn trẻ sẽ tích lũy được tri thức về Tự nhiên và Con người.

Ở cấp cao nhất, chính Prema (tình yêu) là cái kết nối từng cá nhân với Tự nhiên và thế giới Con người. Qua tình yêu, con người sẽ không còn cái tôi cá

nhân mà sẽ hòa hợp vào với thế giới. Tại ngôi trường của thi sỹ, những mối quan hệ như vậy đều được nuôi dưỡng.

Tagore là người tin vào sự thống nhất, trong đó từng yếu tố đều có không gian riêng của mình. Do đó, sự phân tách kiến thức của mỗi người và kỹ năng làm mỗi công việc cụ thể cũng như tình yêu đối với công việc đó sẽ không loại trừ lẫn nhau – mà chúng luôn liên quan đến nhau. Nhưng để hiểu rõ hơn người ta đã dựng nên những sự phân chia này.

Tagore cũng tin rằng không thể bỏ qua bất kỳ bước nào trong ba bước kể trên để đạt đến sự phát triển nhân cách thích đáng. Con người phải cân bằng cả Karma, Jnana và Prema để có thể trưởng thành trọn vẹn nhất.

Chẳng bao giờ có thể dạy được những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống trong một lớp học. Con trẻ sẽ tự hấp thụ từ chính môi trường sống hoặc từ những nhân cách xung quanh chúng. Tagore tin rằng những phẩm chất này này đã tồn tại trong mỗi đứa trẻ. Do vậy, điều quan trọng là phải tạo ra một môi trường thích hợp trong nhà trường để có thể khơi dậy những phẩm chất tiềm tàng trong mỗi đứa trẻ. Vì thế, môi trường được tạo ra ở Santiniketan là phù hợp nhất với việc giáo dục trẻ em. Trẻ con lớn lên giữa thiên nhiên, tuy nhiên chỉ gần gũi với thiên nhiên thì vẫn chưa đủ. Đó phải là một sự tương tác có ý thức.

Santiniketan là một nơi rất đẹp với những cây xoài tỏa bóng mát và nhiều loại cây ăn quả khác,

Page 19: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 17

nơi bọn trẻ ngồi học. Những cây chai cao lớn tỏa bóng rợp khắp các con đường. Đứa trẻ nào cũng có một khu vườn riêng để chăm nom. Các tiết học về thiên nhiên là một phần trong chương trình giảng dạy. Bọn trẻ học về cây cối, chim muông và các loài côn trùng tại Tịnh xá. Các lễ hội theo mùa cũng được tổ chức để bọn trẻ ý thức được về sức sống của các mùa và hình thành nên mối liên hệ với chu kỳ nông nghiệp.

Đối với bọn trẻ, được hát các bài ca của Tagore là một trải nghiệm, cùng với việc đi vòng quanh Tịnh xá trong một đêm sáng trăng để

Các môn học trong trường được dạy qua các thí nghiệm và những trải nghiệm khác nhau miễn là nó thực tế. Sự sáng tạo của bọn trẻ luôn được khuyến khích.

Thứ Tư là ngày nghỉ hàng tuần chứ không phải Chủ Nhật.

Vào buổi sớm, lũ trẻ tham dự lễ cầu nguyện hàng tuần trong nhà nguyện. Buổi lễ về cơ bản không theo một giáo phái nào – không nhằm phục vụ cho bất cứ một hay nhiều tôn giáo có ảnh hưởng lớn nào. Những bài hát nguyện của Tagore được ca vang. Được sáng tác và trau chuốt một cách

Lớp vẽ Kala Bahavana đang hoạt động vào những ngày đầu sơ khai.

cảm nhận hơi thở của mùa xuân trong tâm trí chúng. Còn có cách nào để trưởng thành giữa thiên nhiên tốt hơn thế? Tagore thấy rằng ai đó sẽ không thích hợp làm thầy nếu đứa trẻ trong tâm hồn của người ấy không còn đủ sống động. Họ phải có khả năng chia sẻ những trải nghiệm của mình với con trẻ.

Rồi bọn trẻ được biết đến những vấn đề của dân làng sống xung quanh Santiniketan. Chúng thường xuyên đi thăm các ngôi làng gần đó để tìm hiểu về cuộc sống của dân làng cũng như những vấn đề của họ.

Rab

indr

a-Bh

avan

a, V

isva-

Bhar

ati

Page 20: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 18

Sam

iran

Nan

dy

Page 21: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 19

cẩn thận, những lời cầu nguyện này được tất cả mọi người chấp nhận. Tagore từng được hỏi về hình thức đào tạo tôn giáo mà các trường học nên áp dụng. Ông nói rõ rằng không nên đưa vào trường học bất kỳ hình thức dạy dỗ nào về tôn giáo. Thay vào đó có lẽ nên gắng nuôi dưỡng “cảm thức về vô tận” trong tâm hồn của con trẻ. Nên chăng ý tưởng nên được truyền đạt bằng cách nào đó rằng chúng ta chỉ là một phẩn của sự sáng tạo vô cùng bao la và tuyệt diệu; cần gieo vào đứa trẻ một ý niệm về lòng khâm phục sự sáng tạo hùng vĩ này.

Santiniketan luôn luôn giống một đại gia đình. Thầy biết rõ về từng đứa học trò và ngược lại. Vợ của các thầy giáo cũng như là mẹ của học trò. Vì vậy trường học phải có quy mô nhỏ để những tư tưởng của Tagore đơm hoa kết trái. Những trường quy mô lớn có lô-gic hoàn toàn khác. Do đó ngôi trường chính là môi trường dành cho vẻ đẹp, tình yêu và tinh thần cộng tác. Sự cạnh tranh không có chỗ ở nơi đây. Tagore dùng từ “phù hợp” mà ông cho là quan trọng hơn bất cứ thứ gì ở Ngôi trường của thi sỹ này.◆Tác giả là hiệu trưởng của Trường Patha-Bhavana, ngôi trường do Rabindranath Tagore thành lập tại Santiniketan.

Lễ cầu nguyện đang diễn ra ngày nay tại Upasana-griha (Phòng nguyện).

Page 22: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 20

Trong một bức thư gửi E.j. Thompson năm 1916, Rabindranath Tagore viết: “Tôi cảm nhận thấy tình hoài hương đối với thế giới rộng lớn này.” Vài năm trước khi qua đời, ông đã phê

phán thơ ca của mình vì không có tính phổ quát về mặt diễn đạt, trong khi cho rằng tranh của ông phần nào đã vượt qua được rào cản ngôn ngữ. Có thể là Tagore, người luôn tìm kiếm sự hòa hợp của vạn hữu, sẽ không thỏa mãn với việc tự giới hạn mình trong một nhóm độc giả ở một nước Bengal thuộc địa không bị chia cắt, nơi ông sinh ra và được nuôi dưỡng vào nửa cuối thế kỷ 19. Rabindranath Tagore, người dịch vở kịch Macbeth của Shakespeare năm 13 tuổi, hóa ra là một nhà văn viết nhiều bằng hai ngôn ngữ trong thời đại của mình – người thích dịch tác phẩm của mình sang tiếng Anh.

Tháng 6 năm 1912 Tagore mong muốn chia sẻ bản dịch tiếng Anh thơ của mình với ông bạn họa sĩ người Anh William Rothenstein

Tagore, Gitanjali và giải thưởng Nobel

NILANjAN BANERjEE

Tagore cảm nhận thấy “tình hoài hương đối với thế giới rộng lớn này”. “Hơn nữa, lúc nào ông cũng luôn gắng gỏi để vượt qua rào cản ngôn

ngữ. Ông cho rằng giải thưởng Nobel do Viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng “đã khiến xa thành gần, khiến người lạ trở thành người anh em.”

Page 23: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 21

Huy chương Nobel (trên), mặt trái của huy chương (giữa) và trang bìa

của cuốn Gitanjali năm 1912.

(1872-1945) ở Luân Đôn (sau này Rothenstein trở thành Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghệ thuật Hoàng gia). Chiếc vali da đựng bản thảo các bản dịch và giao cho con trai của Tagore là Rathindranath (1888-1961) được phát hiện bị thất lạc. Vội vã chạy đến Phòng Hành lý Thất lạc trên xe điện ngầm của Anh, Rathindranath cố gắng tìm lại hành lý mà anh đã để quên trên tàu do sơ suất khi xuống ở bến tàu điện ngầm Charing Cross. Anh viết trong tự truyện của mình: “Tôi thường tự hỏi diễn biến câu chuyện sẽ đi đến đâu nếu bản thảo Gitanjali bị mất do sự cẩu thả của tôi.” Ngày 1 tháng 11 năm 1912 các bản dịch tìm thấy đã được Hội Ấn Độ ở Luân Đôn xuất bản dưới dạng sách Gitanjali (Thơ nguyện) với lời giới thiệu của nhà thơ người Anh W.B. yeats (1865-1939).

Năm 1910, Tagore xuất bản một cuốn sách các bài thơ tiếng Bengal có tựa đề Gitanjali. Lúc đó ông đã khẳng định được vị thế của mình với tư cách là nhà thơ, người viết ký sự, người viết tiểu thuyết, truyện ngắn, người sáng tác rất nhiều bài ca, và nhà giáo dục độc đáo với một trường thực nghiệm cho trẻ em ở Santiniketan. Ông đã trải qua những bi kịch cá nhân vào lúc cuốn Gitanjali được xuất bản. Chỉ trong một thời gian ngắn (32 năm) Tagore mất đi người mẹ Sarada Devi (1875), người chị dâu yêu quý Kadambari (1884), người vợ

Mrinalini (1902), con gái thứ hai Renuka (1903), người cha Debendranath (1905) và người con trai út Samindranath (1907). Trải nghiệm với những mất mát khiến cảm xúc của ông tinh tế hơn và thúc đẩy ông chiêm nghiệm cuộc sống trong những thực tế tương phản của nó với niềm vui và điều kỳ diệu.

Đầu năm 1912, Tagore ốm nặng. Hủy bỏ chuyến đi đến Anh theo kế hoạch, ông về nhà của tổ tiên ở Silaidah (bây giờ là ở Bangladesh) bên bờ sông Padma để thay đổi không khí; ở đó ông dịch một số bài thơ từ nguyên bản tiếng Bengal. Sau khi hồi phục, ông đi tàu sang Anh vào tháng 5 năm 1912, không có mục đích gì đặc biệt, chỉ như một nhà thơ đi du lịch, chủ yếu là nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Trong chuyến đi biển dài ngày tới nước Anh, ông tiếp tục thử nghiệm của mình với các bản dịch. Ông mong muốn được kết nối một chân trời xa và rộng hơn. Trước năm 1912, Tagore chỉ dịch một số bài thơ của mình.

William Rothenstein, người biết Tagore từ khi ông đến Ấn Độ năm 1910-1911, đã giới thiệu Tagore và thơ ca của ông cho những người bạn nổi tiếng của mình như W.B. yeats, Thomas Sturge Moore (1870-1944), Ernest Rhys (1859-1946), Ezra Pound (1885-1972), May Sinclair (hay Mary Amelia St. Clair, 1863-1946), Stopford

Page 24: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 22

Brooke (1832-1916) và nhiều người khác. Ngay lập tức, họ bị lôi cuốn bởi cách nhìn uyên áo và nét đẹp tráng lệ, hoa mỹ trong thơ của Tagore. yeats đã gợi ý một số thay đổi nhỏ trong bản dịch văn xuôi những bài ca Gitanjali. Nói về sức hấp dẫn của Gitanjali, yeats viết trong lời giới thiệu của mình:

“… Những bản dịch văn xuôi đã làm tôi sôi động hẳn lên – một điều chưa từng xảy ra trong nhiều năm nay… Tôi mang theo bản thảo dịch đó trong nhiều ngày, đọc nó trên tàu hỏa, trên xe buýt, trong nhà hàng, và tôi thường

phải gập bản thảo lại vì sợ rằng người lạ mặt nào đó sẽ thấy nó làm tôi xúc động như thế nào.”

Cuốn Gitanjali tiếng Bengal có 183 bài thơ, còn bản dịch tiếng Anh có 103 bài tuyển chọn từ 10 hợp tuyển đã xuất bản trước đây, trong đó có 53 bài từ hợp tuyển trùng tên với tiếng Bengal. Nhờ nỗ lực của Rothenstein mà Hội Ấn Độ ở Luân Đôn đã xuất bản một tuyển tập bản dịch này. Số lượng in hạn chế chỉ có 750 bản, trong đó 250 bản để bán. Cuốn sách được hưởng ứng nhiệt tình ở nước Anh và Nhà xuất bản Macmilan ở Luân Đôn không

“Nơi trí tuệ không có sự sợ hãi!’: Một bài thơ trong Gitanjali bằng thư pháp của Tagore.

Page 25: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 23

bỏ lỡ cơ hội mua bản quyền, sau đó tái bản cuốn sách tới 10 lần trong vòng 9 tháng, từ tháng 3 đến tháng 11 năm 1913. Trong khi cuốn Gitanjali tiếng Bengal không có lời đề tặng nào, thì Tagore đã đề tặng Rothenstein trong hợp tuyển những bài thơ bằng tiếng Anh đầu tiên của mình như là biểu hiện của tình bạn kéo dài đến tận khi nhà thơ mất năm 1941.

Tagore rời nước Anh tháng 10 năm 1912 để đến Mỹ trước khi cuốn Gitanjali bằng tiếng Anh được xuất bản, và trở về Ấn Độ tháng 9 năm 1913. Ezra Pound

và Harriet Monroe (1860-1936) chủ động xuất bản 6 bài thơ của Tagore trong tạp chí Poetry (Thi phẩm) danh tiếng của Mỹ với lời ghi chú của Pound vào tháng 12 năm 1912. Gitanjali đã nhận được những bài phê bình tuyệt vời trên một số báo và tạp chí văn học hàng đầu như The Times Literary Supplement, Manchester Guardian, The Nation, v.v. ngay sau khi được xuất bản.

Nhà văn học Anh Thomas Sturge Moore, với tư cách cá nhân là một thành viên trong Hội Văn học Hoàng gia Vương Quốc Anh, đã tiến cử Rabindranath Tagore cho

Trích dẫn giải thưởng Nobel.

Page 26: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 24

giải thưởng Nobel Văn học của Viện Hàn lâm Thụy Điển trong khi 97 thành viên khác của Hội tiến cử nhà văn viết tiểu thuyết Thomas Hardy. Ban đầu việc đề cử Tagore bị chủ tịch Viện Hàn lâm Harald Hijarne phản đối kịch liệt. Nhưng các thành viên khác của Viện như Per Hallstorm, Esais Henrik Vilhelm Tenger (người biết tiếng Bengal) và Carl Gustaf Verner von Heidenstam, đã biết đến tài năng văn chương của Tagore nên hết lòng ủng hộ việc đề cử ông. Cuối cùng, tên của Tagore được chọn cho giải thưởng từ 28 đề cử “bởi vì bằng những vần thơ đẹp đẽ, tươi mới, giàu xúc cảm của mình, với sự khéo léo tột bậc, ông đã khiến tư tưởng thơ ca của mình, được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh, trở thành một phần của văn học phương Tây.”

Một bức điện từ Ủy ban Nobel đến Kolkata ngày 14 tháng 11 năm 1913 và tin này được chuyển đến Tagore ở Santiniketan qua một loạt các bức điện. Các cuốn hồi ký đều cho biết rằng, cả vùng Santiniketan vui mừng với thành quả của nhà thơ.

Trong khi một số sinh viên tranh luận rằng Tagore giành được “giải thưởng Nobel” vì thuộc giới quý tộc, còn những người khác thì cho rằng giải thưởng ‘Novel’ này đến với Santiniketan vì những cuốn tiểu thuyết xứng đáng mà Tagore đã viết. Trong niềm hứng khởi chưa từng có này, một buổi lễ chúc mừng

hoành tráng được tổ chức vào ngày 23 tháng 11 năm 1913 ở Santinikentan do bạn ông, nhà khoa học jagadish Chandra Bose chủ trì để tôn vinh nhà thơ. Một chuyến tàu đặc biệt chở 500 người hâm mộ từ Kolkata đến Bolpur. Tagore được đưa tới nơi gặp gỡ – ở đó ông nhận ra một số nhà phê bình, những người trước đây đã chỉ trích ông với tư cách cá nhân. Bây giờ họ lại đến đây để chúc mừng ông như một nhà thơ được nước ngoài công nhận. Bài phát biểu của Tagore có âm hưởng từ thái độ bực bội tức thời của Tagore khi trông thấy những người trước đây gièm pha ông – nó làm cho những người thực sự ngưỡng mộ ông thất vọng khi ông bày tỏ: “Tôi chỉ có thể nâng chén tôn vinh của các bạn lên miệng, tôi không thể uống nó bằng cả trái tim mình.” Qua một đêm, Tagore bị ngập trong sự chú ý và những lời ca ngợi, điều đó đã khiến ông viết cho Rothenstein năm 1913, “Việc này tồi tệ chả khác nào với việc buộc một cái hộp thiếc vào đuôi con chó, khiến nó không thể đi lại mà không phát ra tiếng động đồng thời kéo theo đám đông đằng sau.”

Tagore không thể có mặt tại Thụy Điển để nhận giải thưởng Nobel với tư cách là người châu Á đầu tiên được trao giải

Bản sao một trang từ tờ Chính khách ngày 15 tháng 11 năm 1913 thông báo Rabindranath Tagore giành giải thưởng Nobel vốn được nhiều người thèm muốn.

Page 27: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 25

thưởng này. Bức điện ông gửi đã được đọc tại Dạ tiệc Nobel truyền thống, bức điện viết: “Tôi xin bày tỏ tới Viện Hàn lâm Thụy Điển niềm cảm kích của tôi trước tầm thấu hiểu lớn lao mà đã làm cho xa trở thành gần, làm cho người lạ trở thành người anh em.” Tấm huy chương và tấm bằng Nobel được gửi qua Ngài Carmichael (1859-1926) – Thống đốc bang Bengal – và được trao lại cho Nhà thơ vào lễ tôn vinh ngày 29 tháng 1 năm 1914 tại Kolkata.

người có thể ngợi ca cuộc sống vượt ra ngoài giới hạn của mọi đường biên.

“Tôi được mời tới lễ hội của thế giới này, và như thế là đời tôi đã được ân lành. Mắt tôi đã nhìn thấy và tai tôi đã nghe thấy” (Gitanjali, 16).◆Tác giả là nhà thơ kiêm họa sỹ, hiện đang thiết kế một số bảo tàng về cuộc sống và thời đại của Rabindranath Tagore cho Trường Visva-Bharati.

Chân dung Tagore do William Rothenstein vẽ người bạn họa sỹ của Tagore (ảnh phải) và Tagore với Rothenstein và con trai ông là Rathindranath (ảnh dưới).

Gitangali và Giải Nobel đã đưa Tagore lên vũ đài thế giới, nâng ông lên địa vị vinh quang của một Visva Kabi, Thi nhân Thế giới,

Page 28: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010
Page 29: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 27

Phẩm cách đa dạng của Rabindranath chứa đựng nhiều tầng biểu đạt có tính sáng tạo, thế nhưng ông lại dấn thân vào thế giới hội họa khi đã đi đến gần cuối chặng đường đời.

SANjOy KUMAR MALLIK

RABINDRANATH TAGORE MỘT HỌA SỸ

Page 30: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 28

Trong một lá thư gửi cho con gái mình, Rabindranath Tagore

từng nói rằng hội họa không phải là sở trường của ông – nếu như đó là sở trường thì lẽ ra ông đã thể hiện điều mà ông cần phải làm rồi. Thế nhưng, từ rất lâu trước khi đưa ra lời than vãn này, trong một bức thư gửi cho j.C. Bose (1858-1937), ông kể với một giọng đầy hăm hở rằng ông Bose sẽ ngạc nhiên khi biết rằng ông đã có những bức vẽ trong một cuốn vở nháp, mặc dù ông xóa nhiều hơn là vẽ, nhưng Raphael có thể yên nghỉ dưới mồ mà không lo có đối thủ cạnh tranh.

Phẩm cách đa diện của Rabindranath chứa đựng nhiều tầng biểu đạt có tính sáng tạo, thế nhưng ông lại dấn thân vào thế giới hội họa khi đã đi

đến gần cuối chặng đường đời. Những trang trong bản thảo có tựa đề Purabi, một cuốn sách gồm những bài thơ xuất bản năm 1924, được coi là bằng chứng đầu tiên cho khả năng biểu đạt của ông thông qua hình vẽ đạt độ chín. Trong quá trình biên tập và thay đổi nội dung của các bài thơ, nhà thơ bắt đầu nối những chữ đã bị ông gạch bỏ lại với nhau thành hoa văn nhịp nhàng, gồm những chữ viết ngoáy thẳng hàng nhau, kết quả là những vết xóa thống nhất và độc lập khi được nối lại hiện lên trông như hình vẽ kỳ dị. Sau này, ông viết về quá trình đó như sau: “Tôi chợt nhận ra rằng, nhịp điệu đem lại sự sống cho những gì vốn rời rạc và vô nghĩa. Và vì vậy, khi những nét gạch xóa trong bản thảo của tôi kêu gào giống như những kẻ phạm tội cầu xin được cứu rỗi và tấn

Tagore đang lựa chọn trong số những bức tranh của ông ở Mátx-cơ-va.

Page 31: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 29

Tagore và Victoria Ocampo (ngồi) tại triển lãm tranh của ông ở Phòng tranh Pigalle.

công mắt tôi với sự bất hợp lý xấu xí của chúng, thì tôi thường dành nhiều thời gian cứu vớt và đưa chúng vào một khung nhịp điệu từ tâm nào đó, hơn là tiếp tục công việc chính của mình.” (Những bức tranh của tôi, 1; ngày 28 tháng 5 năm 1930).

Trong cuốn Purabi, những chỗ gạch xóa từ ngữ không cần thiết cuối cùng hợp lại với nhau thành một thiết kế thống nhất; hơn thế nữa, mối tương quan có nhịp điệu này lại sinh ra một loạt hình thù độc đáo, và thường là kỳ quặc và lạ lùng. Sự ra đời gần như là vô thức của những hình thù, hiện lên một cách tự phát trên trang giấy, là kết quả tất yếu của mối quan tâm vốn có của nhà thơ đến nhịp điệu. Nhà thơ bị cuốn hút không phải chỉ bởi vẻ đẹp thú vị của những nét lượn xoáy mà bởi cái bất thường hiện ra làm ông thích thú. Những

biệt một cách rõ ràng tới mức có thể trở thành các nhân vật hơn là hình thù trống rỗng.

Bản thảo là một lãnh địa cá nhân và riêng tư; và khi sự xuất hiện của những hình thù rõ rệt này bắt đầu phát sinh nhu cầu về sự tồn tại độc lập hơn thì nhà thơ-họa sĩ chuyển hướng sang những bức tranh trọn vẹn. Tuy nhiên, bắt nguồn từ trò vui tẩy xóa vô thức – mà thật đáng tiếc và mất thời gian đáng kể – hoạt động vẽ vời của Tagore có chiều hướng mang dấu ấn hời hợt của một kẻ tài tử. Sự thực là Tagore không hề được đào tạo bài bản về hội họa mà chỉ được gia sư dạy cho chút ít về hội họa khi còn nhỏ, cũng như phần lớn trẻ con thời đó. Trong cuốn hồi ký mang tựa đề Chelebela (Những ngày thơ ấu của tôi), Rabindranath hồi tưởng lại về chuỗi ngày không ngớt những gia sư đến dạy ông, gia sư thể dục vừa bước ra khỏi cửa thì đã có gia sư nghệ thuật bước vào. Trong khi ở đây chẳng có kỷ niệm dễ chịu nào có thể khơi nguồn cho niềm đam mê sau này của ông đối với hội họa thì trong Jeebansmriti (Hồi ký của tôi) ông có ghi lại kỷ niệm hơi khác một chút thời thơ ấu – mỗi lần trước khi đi ngủ, ông thường nhìn chăm chú vào hình những lớp sơn trên tường đang bị tróc ra, và chúng khiến ông liên tưởng đến một loạt các hình thù khác nhau khi ông chìm vào giấc ngủ. Người ta có thể suy diễn rằng Rabindranath có năng khiếu cơ bản về tưởng tượng hình ảnh.

“tạo vật” này khó mà có thể được phân loại theo những quy ước nghiêm ngặt của ngành động vật học, nhưng lại có giá trị như những thực thể trong thế giới của một họa sĩ. Chúng thậm chí còn mang nhiều tâm trạng, tình cảm và tính cách có thể phân

Tất cả những bức tranh minh họa trong bài viết này đều do Rabindranath vẽ.

Page 32: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 30

Tuy nhiên, đến năm 1930, Rabindranath đã tương đối tự tin với những nỗ lực trở thành họa sĩ của mình. Trong lá thư viết ngày 26 tháng 4 gửi Indira Devi (1873-1960), ông viết rằng bà này sẽ ngạc nhiên khi biết toàn bộ câu chuyện về việc làm thế nào mà Rabindranath, người từng được biết đến như là nhà thơ, lại trở thành một họa sĩ, mặc dù lẽ ra ông nên khiêm tốn đợi cho con cháu ông báo tin này cho bà hơn là tự ông

tuyên bố thành tựu của mình. Rồi ông thông báo rằng triển lãm của ông theo kế hoạch sẽ được khai mạc vào ngày mồng 2 tháng 5 năm 1930 – rằng vụ mùa lúa cuối năm nay đã được thu hoạch trên những miền đất xa lạ. Nhưng, ông viết, ông thấy nên bỏ chúng lại đằng sau, khi xét thấy thật là may mắn, ông đã có thể cùng với chúng qua được bến bờ khác, xuất phát từ bến đỗ thuộc vùng đất riêng của ông.

Những lời khen ngợi mà Rabindranath nhận được từ một loạt triển lãm tổ chức tại nước ngoài (1930), thậm chí trước cả triển lãm tổ chức ngay ở đất nước ông, lại là nguyên nhân của mối nghi ngờ trong một thời gian dài rằng, không biết người ta có khen ngợi ông một cách dễ dãi hay không. Điều giải tỏa mối nghi ngờ này là tính nhất quán trong nỗ lực theo đuổi hội họa của ông và số lượng tranh khổng lồ – các học giả nói rằng

Page 33: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 31

Page 34: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 32

Page 35: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 33

ông đã trưng bày tận 400 bức tranh trong các cuộc triển lãm tổ chức năm 1930. Điều đáng quan tâm không nằm ở con số mà ở phương án chọn lựa của Rabindranath với tư cách là một họa sĩ. Ở giai đoạn phong trào phục hưng chủ nghĩa dân tộc đang thắng thế trên cả nước, ông đã mong mỏi có thể đưa ra một tầm nhìn lớn hơn vượt trên cả mọi tiêu chuẩn gò bó của biên giới quốc gia/địa lý trong lĩnh

vực biểu đạt sáng tạo. Trên thực tế, chúng ta sẽ lấy làm thú vị khi so sánh hoạt động hội họa của Rabindranath với cụm từ thể hiện tôn chỉ của Trường Visva - Bharati do ông sáng lập: yatra visva bhavati eka nidam – nơi cả thế giới gặp nhau trong một tổ ấm. Tính chất toàn vũ này cũng là đặc điểm của quá trình sáng tạo của Rabindranath, và cách ông tiếp cận khái niệm “truyền thống” cũng vì thế mà được

giải phóng. Đồng thời, những chuyến đi sang châu Âu của ông đã góp phần đáng kể mang lại cho ông những trải nghiệm trực tiếp về nghệ thuật của các nước này. Tuy nhiên, thậm chí ngay cả khi người ta nhận ra hơi hướng, chẳng hạn như, chủ nghĩa biểu hiện trong tác phẩm hội họa của Rabindranath, thì những hình tượng, trong tổng thể cuối cùng của ngôn ngữ thị giác, mang đậm tính cá biệt đến nỗi khó có thể

Page 36: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 34

xếp chúng vào những cái khung cứng nhắc phân kỳ theo phong cách hay trào lưu trong thế giới nghệ thuật.

Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu cái cách Rabindranath chọn đề tài trong mối liên hệ với – và cũng là hệ quả tất yếu của – việc ông quyết định bước vào thế giới hội họa. Ông không những không chọn con đường quay trở lại với truyền thống hội họa trong quá khứ mà còn từ chối mối liên tưởng với văn chương. Thậm chí

ngay cả khi tác phẩm hội họa của ông có liên quan đến tổng thể kịch tính với nhiều nhân vật khác nhau, thì câu chuyện kể cũng được gói gọn trong phạm vi trang vẽ mà không cần dùng đến những điển cố trực tiếp trong văn chương, cho dù nó thuộc về một thể loại truyền thống nào đó hay do chính ông tạo nên. Cái được mở ra trước mắt người xem là một câu chuyện được kể chỉ bằng ngôn ngữ thị giác – và cũng là để đọc theo cách đó. Những bức tranh trong hai cuốn sách của

Page 37: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 35

mình có tựa đề Shey và Khapchara đã được ông vẽ theo đúng tinh thần là tranh minh họa, với cách biểu đạt độc lập – mang tính phụ họa, hơn là bổ sung, cho phần lời.

Có những bức tranh khắc họa khuôn mặt – của cả nam và nữ – và chúng không phải là những bức chân dung minh họa cho một cá nhân nào đó. Chúng có thể được lấy từ nguyên mẫu cá nhân cụ thể, nhưng khi hoàn chỉnh, chúng trở thành các bức phác họa tính cách hơn là thể hiện ấn tượng thị giác. Chính vì thế, những bức chân dung này không thiếu tính cách mà

thay vào đó, lại toát lên những cá tính rõ rệt, với biểu hiện đa dạng trên khuôn mặt từ rầu rĩ, ủ rũ đến bình thản và kìm nén, và thật hiếm hoi mới bắt gặp nét mặt rạng rỡ hay vui vẻ. Tuy vậy, dù mang những biểu hiện cụ thể như thế nào đi chăng nữa thì những khuôn mặt được vẽ đều toát ra cảm giác bí mật nào đó như thể toàn bộ tính cách nhân vật đó khó mà hiểu thấu được.

Tương tự như vậy, tranh phong cảnh của Rabindranath hiếm khi dùng chi tiết để mô tả, nên hầu như ta khó mà xác định được đâu là địa điểm thực sự đã khơi nguồn

cảm hứng cho ông. Tuy nhiên, hình ảnh vùng trời ánh lên sắc vàng hiện lên sau những bóng cây ở cận cảnh khiến ta không khó hình dung ra đấy là Santiniketan. Lại một lần nữa, ta nhận thấy ông không đặc tả một vùng đất cụ thể nào. Tranh phong cảnh của ông có âm hưởng chủ đạo là cảm xúc về màu sắc, mà ở đó, những bí mật của thiên nhiên được trải ra trước mắt ta thông qua những gam màu nước.

Nhưng đáng chú ý hơn cả trong bộ sưu tập tranh của ông là một loạt những bức họa có nguồn gốc từ ảnh chụp. Trong tạp chí

Page 38: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 36

Page 39: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 37

Tin tức Visva-Bharati số ra tháng 5 năm 1934 có đăng ảnh chân dung Rabindranath trên trang bìa. Một số trang bìa của tạp chí này đã được ông vẽ lại bằng mực, bột màu và màu nước, với những biểu cảm khác nhau của cùng một khuôn mặt. Trong nhiều bức tranh được chuyển thể từ ảnh, ông đã dùng nét chữ viết ngoáy bằng mực hoặc những gam màu để tô đè lên hình trong ảnh, chỉ chừa có đôi mắt là vẫn tiếp tục ánh lên, nhưng trong một vài bức tranh khác ông lại tô màu đè lên cả chúng. Lối vẽ này không chỉ

coi ‘cái thực’ như vỏ bên ngoài hư huyễn thay thế cho một đối tượng để vẽ, mà còn gây ra tranh luận về vấn đề nhận dạng, đặc biệt khi người ta nhận ra rằng, một vài khuôn mặt được vẽ trông rõ là mặt phụ nữ.

Khi đề cập đến những vấn đề có hàm ý rộng hơn so với những vấn đề vốn ngay lập tức nhận được sự quan tâm của người cùng thời với ông trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác, Rabindranath đã thể hiện một cách nhìn với chiều kích lớn hơn nhiều. Tiếp

cận ngôn ngữ hội họa từ một lợi thế là tầm hiểu biết rộng hơn, ông đã chỉ ra một hướng đi và một khả năng hội họa trở thành mẫu mực trong nghệ thuật Ấn Độ hiện đại.◆Tác giả bài viết này hiện là giảng viên môn Lịch sử Nghệ thuật tại Trường Visva-Bharati ở Santiniketan và cũng đã dạy ở trường Đại học Baroda ở Maharaja Sayajirao.

Page 40: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 38

“Không cần cảnh tô vẽ; tôi chỉ cần cảnh trong tâm tưởng. Ở đây, những hình ảnh sẽ được vẽ bằng những nét vẽ của giai điệu du dương.”

Trong phần mở đầu mà sau này Rabindranath Tagore thêm vào vở kịch

Phalguni của mình, ông đã để nhà thơ Kabisekhar nói những lời này, và khi Kabisekhar tiếp tục vai diễn này trong những buổi diễn của vở Phalguni (1915), thì cái được sáng tạo và người sáng tạo ra chúng dường như chung tiếng nói. Bản thân Rabindranath nổi tiếng với những tuyên ngôn tương tự liên quan tới sân khấu và ngôn ngữ mà sân khấu cần sử dụng, nếu xét đến bối cảnh văn hóa - xã hội của chúng ta.

Sân khấu Bengal thế kỉ 19, – nổi lên với vai trò là sản phẩm của thời kì Phục hưng Bengal

– trước tiên, là một sản phẩm thuộc địa được du nhập và sau là một hiện tượng có tính chất đô thị. Các sân khấu của người Anh ở Calcutta, vốn được xây dựng chủ yếu nhằm mục đích giải trí cho cư dân người Anh tại đó, là mô hình mẫu cho các Bengali baboos (những trưởng giả mới nổi); do vậy những sân khấu của Prasannakumar Tagore (1801- 1886) hoặc Nabinchandra Basu (với vở kịch được dàn dựng tại quê nhà Vidyasundar vào năm 1835) hoặc các vua chúa Paikpara – tất cả đều thi sức với các mô hình phương Tây đó. Một đặc điểm quan trọng khác của sân khấu Bengal đó là bản chất đô thị của nó. Nó phát triển chủ yếu trong thành phố, được các tầng lớp giàu có bảo trợ và nhanh chóng đẩy những hình thức biểu diễn phổ biến trước đó ra ngoài lề. Những hình thức biểu diễn trước đây không

Tìm kiếm ngôn ngữ mới cho sân khấu

ABHIjIT SEN

Mặc dù Rabindranath vẫn tiếp tục tìm kiếm một ngôn ngữ thay thế cho sân khấu, tuy nhiên cần phải nhớ một điều rằng, khi nói đến những vấn đề trình diễn thực sự, ông chưa bao giờ quá cứng nhắc hay không

linh hoạt. Trong con người ông là sự kết hợp giữa vai trò của tác giả-diễn viên-người dàn dựng, vì thế, ông nhạy bén trước những

yêu cầu về dàn dựng và phản ứng tiếp nhận của khán giả, luôn áp dụng những nguyên tắc dàn dựng sân khấu cho phù hợp những yêu cầu đó,

từ đó tạo cho sân khấu của mình có một viễn cảnh rộng hơn.

Page 41: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 39

chỉ có jatra (một hình thức sân khấu nhạc kịch bản địa, khán giả ngồi quanh sân khấu), mà còn cả những hình thức phi sân khấu khác như kathakata (truyền thống kể chuyện giáo huấn), kabigan (bài hát của các nhà thơ), panchali (văn vần ca ngợi thanh danh các vị thánh thần), hay kirtan (bài hát tôn giáo hát đồng ca). Những hình thức này bị xem thường là vì chỉ phù hợp với tầng lớp hạ lưu – vì việc thông tục hoá các vị thần Hindu chỉ để nhằm giải trí cho những bộ phận thấp kém hơn trong xã hội.

Rabindranath và anh em ông có mối liên kết khăng khít với sân khấu; một trong số họ, cụ thể là jyotirindranath (1849-1925), đã viết vài vở kịch cho sân khấu chuyên nghiệp, và có nhiều trải nghiệm với các giai điệu phương Tây – điều này được cho rằng đã truyền cảm hứng cho vở kịch opêra thử nghiệm thời kì đầu của Rabindranath như Valmiki Pratibha (1881), Kalmrigaya (1882) và Mayar Khela (1888). Mặc dù một số tác phẩm của ông được trình diễn ở các sân khấu quốc gia, nhưng dường như bản

Một cảnh trong vở kịch múa của Tagore, cũng có cả trong tranh vẽ.

Page 42: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 40

Page 43: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 41

thân Rabindranath lại không quan tâm nhiều tới sân khấu chuyên nghiệp đương thời. Ông dự tính cho mình một “sân khấu song hành”, khác với sân khấu chuyên nghiệp đương thời.

Sự kiếm tìm một “sân khấu song hành” đã khiến Rabindranath bị ám ảnh trong suốt sự nghiệp viết kịch của ông dù ông đã bắt đầu với những thử nghiệm vui vẻ theo mô hình phương Tây – ban đầu là những thử nghiệm opêra trong các vở Valmiki-Pratibha (1881), Kalmrigaya (1882) và Mayar Khela (1888); tiếp đó, ông sử dụng kết cấu mang tính bi kịch

gồm 5 màn của Shakespeare với dạng thể thơ không vần trong vở Raja O Rani (1889) và Visarjan (1890). Đặc điểm nổi bật của phần lớn những buổi trình diễn ban đầu này là cách sử dụng những ước lệ - sân khấu mang tính hiện thực chủ nghĩa mở, dù đó là ảo giác về một khu rừng được tạo ra với cây cối thật cho sân khấu như trong vở Valmiki-Pratibha (1890), hay sân khấu sử dụng đạo cụ hiện thực như khi dàn dựng vở Visarjan (1890).

Gần như đã có một giai đoạn gián cách gần 18 năm giữa vở Visarjan viết năm 1890 và Sarodatsav viết

Tagore (trái) cùng Indira Devi trong vở Valmiki Pratibha.

Page 44: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 42

năm 1908, mặc dù Tagore đã vài lần thử viết kịch. Việc ông quay trở lại viết kịch thực sự (tác phẩm Sarodatsav) năm 1908 đánh dấu một sự chuyển hướng quan trọng, không chỉ đơn thuần về kịch nghệ, về sân khấu mà thậm chí cả về tư tưởng. Một mặt, Rabindranath vẫn quan tâm nhiều tới “người Anh vĩ đại” (người mà ông đánh đồng với tất cả những gì tốt đẹp của văn hóa Anh) và phân biệt họ với “người Anh bé nhỏ” (người ông xếp vào nhóm ông chủ thuộc địa, kiểm soát đất nước này). Mặt khác, Tagore chịu ảnh hưởng của làn sóng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc/chống thuộc địa đang ngày càng tăng cao.

Do dự giữa hai bên, Rabindranath bắt đầu “tưởng tượng” một đất nước Ấn Độ hiện đại sẽ khôi phục lại những vinh quang đã mất. Thôi thúc này thể hiện trong vài bài thơ, bài hát và các bài viết trong thời kì này (một số bài trong số đó là “Prachya O Paschatya Sabhyata”: 1901, “Nation ki”: 1901, “Bharatvarsher Samaj”: 1901, “Bharatvarsher Itihas”: 1902, “Swadeshi Samaj”: 1904). Ông đã thực hiện một sự khởi hành có ý thức bắt đầu từ hệ thống giáo dục Anh quốc, khi ông thành lập trường học ở thị trấn Santiniketan, gần giống với khái niệm về tapovan của người Ấn (1901). Thậm chí ông còn tham gia các cuộc biểu tình chính trị chống chính sách chia cắt Bengal của người Anh; ông bước ra đường, hát và cử hành lễ hội Rakshabandhan cùng với các thành viên cộng đồng Hindu và Hồi giáo (1905).

Ngoài ra ông cũng “tưởng tượng” một loại hình sân khấu mới, thực sự khác biệt với loại kịch bắt chước thuộc địa thời đó ở sân khấu công cộng. Lý thuyết mới về sân khấu này được hình thành trong tiểu luận “Rangamancha” (1903), khi ông lên tiếng phản đối các mô hình sân khấu phương Tây, đặc biệt là thể loại hiện thực chủ nghĩa, đồng thời ông gợi ý cần trở lại các truyền thống văn hoá bản địa. Sự “bén duyên” của Rabindranath với sự nghiệp jatra (một loại hình sân khấu dân gian phổ biến ở phía Đông Ân Độ) rất có ý nghĩa, bởi lẽ điều này cho thấy, ông không ủng hộ bản chất thuộc địa và đô thị của nền sân khấu Bengal lúc bấy giờ. Trong phần mở đầu tác phẩm Tapati (1929), ông phê phán chủ nghĩa hiện thực mở ở sân khấu, đặc biệt là việc dùng các cảnh được tô vẽ. Khi hình dung về một “loại hình sân khấu song hành”, ông cố gắng loại bỏ những cái bẫy của thuộc địa và sự ảnh hưởng của đô thị không cần thiết. Ông tìm cách để đảm bảo sao cho trí tưởng tượng của khán giả không bị hạn chế.

Khi ông chuyển tới thị trấn Santiniketan và môi trường thoáng đãng của tịnh xá - trường học, Rabindranath có thể đưa ý tưởng “sân khấu mới/song hành” vào thực hiện – cả ở khía cạnh ngôn ngữ kịch và ngôn ngữ sân khấu, đặc biệt là dàn dựng những vở kịch diễn theo mùa như Sarodotsav và Phalguni. Khi dựng vở Sarodatsav năm 1911 (trong đó Rabindranath đóng vai Sannyasi, người tu hành khổ hạnh), theo ghi chép

Page 45: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 43

lại thì các em học sinh trang trí “sân khấu bằng hoa sen, kash, lá cây và chùm lá cây”. Rabindranath chỉ cho phép một tấm phông xanh làm bầu trời và bảo Abanindranath bỏ chiếc ô bằng mica đi: “Rabikaka không thích nó và hỏi, ‘Tại sao lại dựng chiếc ô hoàng gia này? Sân khấu cần quang đãng và tươi mới’; vì thế ông đã cho người dỡ bỏ chiếc ô.” Sân khấu trống là bối cảnh thích hợp cho hai cảnh trong vở kịch này: một cảnh trên đường và một cảnh bên bờ sông Betashini.

Và tiếp tục trong buổi diễn đầu tiên vở Phalguni tại Santiniketan (ngày 25 tháng 4 năm 1915), sân

khấu được trang trí phù hợp với kết cấu thơ của vở kịch. Sita Devi nhớ lại: “Sân khấu được trải hoa và lá. Hai bên cánh gà, hai cậu bé ngồi trên xích đu hào hứng đung đưa theo nhịp của bài hát…” Indira Devi, khi nhớ lại buổi diễn vở Jorasanko vào năm 1916 (buổi diễn từ thiện cho người dân chịu nạn đói ở Bankura), bình luận: “Thay vì bắt chước một cách phi lý giống phương Tây, một tấm phông xanh đã được sử dụng; và ngày nay nó vẫn được sử dụng. Trên nền phông ấy là một cành cây với một bông hoa đỏ phía trên, phía dưới là ánh trăng yếu ớt.” Nhà phê bình của tờ The Statesman (1 tháng 2 năm 1916) viết: “‘Phalguni’ là một bữa tiệc

của màu sắc, âm thanh và sự hân hoan.”1

Khoảng thời gian này, Rabindranath cũng viết những tác phẩm được cho là chín muồi hơn – Raja (1910), Dakghar (1917), Muktadhara (1922), Raktakarabi (1924) và Tasher Desh (1933). Trong mỗi tác phẩm này, ông đều có nhiều thử nghiệm với cấu trúc kịch nghệ, nhưng việc trình diễn hai vở kịch diễn theo mùa trong không gian mở của Santiniketan đã gói gọn ý tưởng của ông về sự phối cảnh cho một sân khấu mới một cách độc đáo, không thể thấy

1. Trích dẫn trong Rudraprasad Chakrabarty,Rangamancha O Rabindranath: Samakalin Pratrikiya,tr.125-126.

Tagore trong vai Raghupati trong vở Visajan.

Page 46: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 44

ở các không gian giải trí khác. Mặc dù Raja, Dakghar và Tasher Desh được Rabindranath dàn dựng nhưng ông không thể đưa lên sân khấu các vở Muktadhara hay Raktakarabi, cho dù ông đã từng đọc chúng trước một số người trong những dịp khác nhau.

Năm 1926, Rabindranath tiến thêm một bước mạnh bạo khác khi ông đưa múa vào làm phương tiện biểu đạt ngôn ngữ

sân khấu trong vở kịch Natir Puja. Khi vở diễn được quyết định mang tới Calcutta, người ta có một chút băn khoăn bởi đây là lần đầu tiên con gái của một gia đình đáng kính – Gouri, con gái của chính nghệ sĩ Tagore tên là Nandalal Bose – sẽ phải múa trong một buổi diễn trên sân khấu. Để giải quyết vấn đề này, Rabindranath đã xây dựng nhân vật nam duy nhất là Upali

Cảnh trong vở kịch-múa của Tagore.

Page 47: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 45

và chính ông đảm nhận luôn vai diễn đó. Đối với các vở kịch múa sau này, ông cũng quan tâm sao cho mình được nhìn thấy trên sàn diễn để tạo tính chính thống cho vở diễn. Tờ The Statesman viết về việc Rabindranath hiện diện trên sân khấu trong buổi diễn vở Parishodh (phiên bản đầu tiên của Shyama) vào tháng 10 năm 1936 như sau: “Ông ấy khiến sân khấu trở nên có tính người. Mọi người trên sân khấu có thể đang diễn, nhưng ông thì không. Ông ấy là hiện thực. Ngoài ra, ông mang tới chân giá trị cho buổi diễn ” từ loại hình nhảy múa của phụ nữ Ấn Độ được chuyển thành vũ điệu.”1

Tới thời điểm đó, Rabindranath đã nhiều lần tới Viễn Đông: ông tới Nhật Bản ba lần, hai lần vào năm 1916, một lần vào năm 1924; tới java và Bali vào năm 1927.

Với ông, múa Nhật Bản “dường như là giai điệu được thể hiện qua những dáng điệu hình thể…Múa châu Âu là kiểu…nửa nhào lộn, nửa múa… Múa Nhật Bản là múa hoàn chỉnh.”2 Về múa java, ông cho biết: “Trong những màn trình diễn kịch của họ [ông sử dụng từ yatra], múa xuất hiện từ đầu đến cuối – trong chuyển động, trong cuộc chiến đấu, trong những màn yêu đương, thậm chí cả màn làm hề của họ – mọi thứ

1. TờThe Statesman, ngày 14 /10 /1936; trích dẫntrongRudraprasadChakrabarty,RangamanchaORabindranath:SamakalinPratrikiya, tr.298; thêmphầnnhấnmạnh.

2. Japan yatri, Rabindra Rachanabali (Toàn tập)Visva-Bharati Edition, vol. 10 (Calcutta: Visva-Bharati,1990),tr.428.

đều là múa.”3 Việc được tiếp cận với nhiều ngôn ngữ múa của vùng Viễn Đông đã truyền cảm hứng cho Rabindranath phát triển lý thuyết “sân khấu là múa” của mình. Điều này đã mang lại một loạt kịch múa trong giai đoạn cuối, bắt đầu với vở Shapmochan (1931). Ba vở tiếp theo – Chitrangada (1936), Chandalika (1939), và Shyama (1939) – Rabindranath thậm chí còn đi xa hơn với những thử nghiệm của loại hình kịch-múa. Rabindranath áp dụng phong cách kathakata (loại hình giải trí truyền thống ở vùng nông thôn) để lời thoại của vở kịch văn xuôi (năm 1933) dễ đặt theo vần điệu. Tờ The Statesman nhận xét: “Kĩ thuật kịch múa trong ‘Chandalika’, về nhiều mặt, là sự phục hồi loại hình múa Ấn Độ cổ xưa, trong đó phần hội thoại được chuyển thể thành các bài hát làm nhạc nền, và được các nhân vật diễn dịch một cách tượng trưng thông qua vũ điệu.4”

Mặc dù Rabindranath vẫn tiếp tục tìm kiếm một ngôn ngữ thay thế cho sân khấu, tuy nhiên cần phải nhớ một điều rằng, khi nói đến những vấn đề biểu diễn thực sự thì ông chưa bao giờ tỏ ra quá cứng nhắc hay không linh hoạt. Trong con người ông là sự kết hợp giữa vai trò của tác giả-diễn viên-người dàn dựng, vì

3. Java-yatrir patra, Rabindra Rachanabali,(Toàn tập)Visva-Bharati Edition, vol. 10, 1990,tr.525.

4. TờThe Statesman,ngày10tháng2năm1939,saubuổitrìnhdiễntạisânkhấuSreeởCalcutta(ngày9 & 10 tháng 2); trích dẫn trong RudraprasadChakrabarty, Rangamancha O Rabindranath:SamakalinPratrikiya,tr.271-272.

thế, ông nhạy bén trước những yêu cầu về dàn dựng và phản ứng tiếp nhận của khán giả, luôn áp dụng những nguyên tắc dàn dựng sân khấu cho phù hợp những yêu cầu đó, từ đó tạo cho sân khấu của mình có một viễn cảnh rộng hơn.

Nếu Tagore hình dung ra một khái niệm về “dân tộc” có tính chất bao hàm một cách phóng khoáng thì ông cũng hình dung ra một loại hình sân khấu có tính chất bao gộp hơn – thể hiện rõ ràng trong những thử nghiệm về sau của ông (với vai trò diễn viên và người dàn dựng). Ông vẫn yêu thích nguồn chất liệu bản địa, nhưng không bao giờ đặt tin tưởng vào việc bắt chước một cách mù quáng theo mô hình jatra hay yatra. Đồng thời, mặc dù phê phán nhiều những sản phẩm sân khấu du nhập từ phương Tây, nhưng ông không bác bỏ hoàn toàn nếu chúng phục vụ vì những nhu cầu bức bách của sân khấu. Là một đạo diễn dàn dựng, ông thường nhượng bộ trước các điều kiện sân khấu thực sự có trong tay để ủng hộ một mô hình sân khấu chiết trung – nơi mà các thành tố hiện thực, phi hiện thực, thành thị, nông thôn, bản địa và vay mượn, phương Tây và phương Đông, đều có thể cùng tồn tại.◆Tác giả dạy Văn học Anh tại Khoa Anh và các ngôn ngữ châu Âu hiện đại khác, Trường Visva-Bharati, Santiniketan.

Page 48: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 46

Nhaø khoa hoïc trong TagorePARTHA GHOSE

Tagore là một “phản đế” hoàn hảo về sự ngăn cách văn hoá giữa khoa học và nhân văn, điều này được C.P. Snow thể hiện một cách

thấm thía trong cuốn Hai nền văn hóa. Tất cả các thiên tài sáng tạo thực thụ đều đứng giữa sự ngăn cách này.

Rabindranath Tagore là một nhà thơ-nhà triết học tinh tuý. Tuy nhiên, ông

có một đầu óc khoa học, lý trí sâu sắc. Ông là “phản đế” hoàn hảo về sự ngăn cách văn hoá giữa khoa học và nhân văn, điều này được C.P.Snow (1905-1980) thể hiện một cách sâu sắc, thấm thía trong cuốn Hai nền văn hoá (1959). Tất cả những thiên tài sáng tạo thực thụ đều đứng giữa sự ngăn cách này. Darwin (1809-1882) đã viết trong cuốn Nguồn gốc các loài (1859) rằng:

Trong cách nhìn sự sống này, có một sự vĩ đại, với một số quyền năng của nó, thoạt kỳ thủy đã truyền thổi vào một số ít các chủng loại hay vào một chủng loại; và đó, trong khi hành tinh này vẫn quay tròn theo định luật trọng lực xác định, thì từ một sự khởi đầu rất đơn giản, vô số những chủng loại đẹp nhất, tuyệt diệu nhất đã và đang tiến hoá.

Einstein thừa nhận:

Tri kiến về sự tồn tại của một vật gì đó chúng ta không thể thâm nhập được, nhận thức của chúng ta về cái lý tính sâu sắc nhất và cái đẹp rực rỡ nhất,

mà chỉ ở những hình thức sơ khai nhất của chúng thì tâm trí chúng ta tiếp nhận được – chính tri kiến như vậy và cảm xúc như vậy đã làm nên sự cuồng nhiệt tôn giáo đích thực; xét ở ngữ nghĩa này và chỉ ở phương diện này thì tôi là một người đốc tín tôn giáo sâu sắc. (Trích cuốn ‘Thế giới như tôi thấy’, 1931)

Bài ca akash bhara soorjo tara của Rabindranath thể hiện ý niệm tương tự về “sự kỳ diệu” trong vũ trụ:

Bầu trời được nạm mặt trời vànhững vì sao, vũ trụ rộn ràngnhịp sống,Giữa những điều nàyTôi tìm thấy chốn của mình –Trong Diệu kỳ – từ đó bật ra

bài ca của tôi.Dòng máu chảy trong huyết

mạch của tôiCó thể cảm nhận được cú giậtCủa thời gian lắc lư, và của

nhịp thủy triều lên xuống làm chao đảo thế giới –

Trong Diệu kỳ – từ đó bật ra bài ca của tôi.

Tôi nhẹ nhàng bước lên thảm cỏ dọc theo con đường rừng,

Page 49: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 47

Tâm trí tôi đầy hương thơm sửng sốt của hoa cỏ

Quà tặng niềm vui tràn ngập khắp nơi –

Trong Diệu kỳ – từ đó bật ra bài ca của tôi.

Tai tôi căng lên, hai mắt mở to, tôi dốc lòng mình trên trái đất,

Tôi đi tìm điều chưa biết trong những điều đã biết –

Trong Diệu kỳ – từ đó bật ra bài ca của tôi.

Thật là tuyệt khi nhà thơ phác họa bản chất cốt lõi của khoa học trong câu, ‘Tôi tìm điều chưa biết trong điều đã biết’. Chính khía cạnh này của khoa học chứ không

phải giá trị vị lợi của nó khiến nó trở thành một cuộc truy tìm mang tính chất tâm linh sâu sắc và lôi cuốn Rabindranath.

Trong phần Lời mở đầu của cuốn sách duy nhất của ông về khoa học Visva Parichay (1937), đề tặng nhà khoa học Satyendranath Bose (1894-1974), ông viết về sự đam mê với khoa học từ thời niên thiếu – thầy giáo Sitanath Datta đã làm ông xúc cảm như thế nào với thí nghiệm đơn giản như: khiến các dòng đối lưu trong cốc nước có thể quan sát được bằng cách dùng mùn cưa. Sự khác biệt giữa các tầng lớp của khối nước chuyển động liên tục được nhìn thấy rõ với những chuyển động

của mùn cưa đã tạo cho ông một cảm giác kì diệu không bao giờ quên được. Theo ông, đó là lần đầu tiên ông nhận ra rằng vạn vật mà chúng ta coi một cách dĩ nhiên là tự nhiên và đơn giản, thực tế lại không phải vậy – điều này khiến ông luôn tìm tòi.

Điều kì diệu tiếp theo xảy đến khi Rabindranath đi cùng cha mình, ông Maharshi Debendranath, tới những ngọn đồi Dalhousie của dãy Himalaya. Khi trời tối, những vì sao hiện ra rực rỡ và như treo lơ lửng, người cha Maharshi chỉ cho con trai những chòm sao và các hành tinh, nói cho cậu biết khoảng cách của chúng tới mặt

Tagore và Albert Einstein.

Page 50: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 48

trời, chu kỳ quay của các hành tinh xung quanh mặt trời và rất nhiều điều khác. Rabindranath thấy điều này thật kì thú, cậu bắt đầu viết lại những gì người cha nói. Đó là bài luận dài đầu tiên theo hình thức xê-ri về khoa học. Khi lớn lên và có thể đọc được tiếng Anh, Rabindranath bắt đầu đọc mọi quyển sách về thiên văn học mà ông tiếp cận được. Đôi khi toán học khiến ông gặp khó khăn trong việc hiểu những gì mình đọc nhưng ông đọc cần cù và cố gắng hiểu ý chính. Rabindranath thích nhất là sách của Sir Robert Boyles (1627-1691). Sau đó ông bắt đầu đọc những bài viết của Huxlay (1894-1963) về sinh học.

Trong Lời mở đầu cuốn VisvaParichay, ông viết:

Vũ trụ che giấu cái tôi vi mô của mình, làm nhỏ đi cái tôi vĩ mô, hoặc xếp nó sau tấm rèm, khuất tầm mắt mọi người. Vũ trụ chải chuốt lại bề ngoài và hiển lộ bản thân cho chúng ta dưới một hình thức mà con người có thể nhận thức được trong phạm vi cấu trúc quyền năng đơn giản của mình. Nhưng con người lại chẳng đơn giản chút nào. Con người là sinh vật duy nhất nghi ngờ chính tri giác đơn giản của mình, phản đối nó và hào hứng đánh bại nó. Để vượt lên những giới hạn của tri giác đơn giản, con người đã đưa những thứ ở xa lại gần, khiến những thứ không nhìn thấy được trở nên nhìn thấy được, và đã biểu đạt những điều khó hiểu. Con người luôn cố gắng thăm dò cái thế giới không biểu lộ nằm sau thế giới biểu lộ để làm sáng tỏ

những bí mật cơ bản của vũ trụ. Đa số con người trong thế giới này không có cơ hội hoặc quyền năng để tham gia nỗ lực biến điều này thành hiện thực. Song, những người bị tước mất quyền năng hoặc tài năng trong nỗ lực này thì vẫn tách biệt hoặc bị phớt lờ ở vùng ngoại vi của cái thế giới hiện đại này...

Chẳng cần phải nhắc lại là tôi không phải là một nhà khoa học, nhưng từ thuở bé, khát vọng mãnh liệt được tận hưởng những điều kì diệu của khoa học trong tôi đã không hề có giới hạn… Tâm trí tôi chỉ hướng về thiên văn học và khoa học đời sống. Đó không thể được gọi là kiến thức thực sự được, hay nói cách khác, kiến thức đó không hề có nền tảng học thuật vững chắc. Nhưng việc đọc sách liên tục đã tạo ra một khí chất khoa học tự nhiên trong đầu tôi. Thái độ coi thường sự ngu ngốc của niềm tin mù quáng — hi vọng, đã cứu rỗi tôi khá nhiều khỏi tình trạng phung phí quá mức trí thông minh. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ cảm thấy điều đó có phương hại gì đến trí tưởng tượng hoặc sự nghiệp thơ ca của tôi.

Giờ đây, đến cuối đời, tâm trí tôi vẫn tràn ngập với lý thuyết mới về tự nhiên – mayavada (học thuyết về thế giới hư không). Những điều tôi đọc trước đây tôi không hiểu thấu đáo, song tôi vẫn cứ đọc. Ngày nay, tôi cũng vẫn không thể hiểu hết mọi thứ mình đọc, như rất nhiều các học giả chuyên gia khác vậy.

Tình bạn lâu dài, gắn bó của Tagore với Acharya jagadish

Chandra Bose (1858-1937) hẳn cũng đã giúp ông rất nhiều trong việc xây dựng lòng kính trọng đối với khoa học. Cuộc đời của Acharya dành để tìm kiếm cái lý tính trong những hoạt động của tự nhiên, tìm kiếm sự thống nhất trong cái đa dạng hoá của tự nhiên, sự hiệp biện giữa duy linh và lý trí. Nỗ lực nghiên cứu tìm tòi này không chỉ bó hẹp trong những tư biện triết học mà còn khiến ông sáng tạo ra những công cụ nhạy bén, chính xác chưa từng có nhằm thu thập các chứng cứ trực tiếp từ tự nhiên. Điều này hẳn đã có ảnh hưởng nhiều tới Rabindranath, người cũng giống như Raja Rammohun (1774-1833), Bankimchandra (1838-1894) và Iswarchandra Vidyasagar (1820-1891), các bậc tiền bối của thời kỳ Phục hưng Bengal, tìm kiếm sự hiệp biện giữa chủ nghĩa duy linh và duy lý trong truyền thống Ấn Độ. Rabindranath không chỉ giúp đỡ bạn về tài chính để tiếp tục những thử nghiệm đột phá của bạn tại Anh mà còn viết rất nhiều về những thử nghiệm đó và phổ cập rộng rãi cho công chúng tại Bengal.

Ông cũng có những cuộc trò chuyện với các nhà khoa học hàng đầu khác thời bấy giờ như Albert Einstein về bản chất của hiện thực và nhân quả ở Đức năm 1930 và với Heisenberg (1901-1976) về những hàm ý triết học của thuyết lượng tử ở Calcutta năm 1928. Những việc này cùng với sự hiểu biết về khoa học đã giúp ông phát triển cách diễn giải riêng của mình về triết học Upanishad về Tự nhiên mà ông đã được cha mình khai tâm từ khi còn bé. Nó choán

Page 51: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 49

toàn bộ tâm trí ông khi ông giảng bài tại Hibbert, Oxford năm 1930. Những bài giảng này về sau đã được xuất bản trong cuốn Tôn giáo của Con người (Tagore, 1931).

Mặc dù trong một số vở kịch (Muktadhara, Raktakarabi), ông phê phán việc công nghệ ngự trị con người, nhưng ông thực sự nắm lấy những lợi ích hữu dụng của nó. Ở Sriniketan, khi trọng tâm được đặt lên nỗ lực xây dựng lại nông thôn, ông đã đưa vào rất nhiều công nghệ như dệt, mộc, nghề da… Trong cuốn Personality (1917), ông viết:

Khoa học hiện diện ở giai đoạn ban đầu của cuộc xâm lấn vào thế giới vật chất mà từ đó tiếp diễn tình trạng cướp bóc, tranh giành dữ dội. Thông thường, vật chất trông có vẻ thực lợi một cách

gớm ghiếc và một cách trơ trẽn, gây ấn tượng sai lầm về bản chất thật của con người. Nhưng sẽ tới lúc, những quyền năng vĩ đại của tự nhiên sẽ ngoan ngoãn phục tùng mỗi cá nhân và chí ít thì những điều kiện thiết yếu của cuộc sống sẽ được cung cấp cho tất cả mọi người với chi phí và sự quan tâm rất ít. Với con người, sống sẽ dễ dàng như hít thở, tinh thần con người sẽ được giải phóng để sáng tạo ra thế giới của riêng mình.

Với Rabindranath, chân lý khoa học không chỉ đơn thuần là những gì trừu tượng và công thức mà là những chân lý sống động cụ thể, truyền cảm hứng cho ông viết nên những bài thơ, những bài ca hay. Ông đồng hóa và biến thành của mình những kiến thức khoa học, đan dệt chúng thành những bộ

khung nền của triết lý và những sáng tạo nghệ thuật của mình. Sự hợp nhất hoàn chỉnh đến mức những bài ca, bài thơ dường như tồn tại độc lập như những sáng tạo nghệ thuật và cách biệt hẳn thế giới khoa học.◆Tác giả là một nhà vật lý nổi tiếng thế giới, một chuyên gia quản lý giáo dục, dạy học tại Trung tâm Quốc gia về Khoa học Cơ bản S.N. Bose, Kolkata. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách, bao gồm Testing Quantum Mechanics on New Ground (Thí nghiệm cơ khí lượng tử trên nền tảng mới) (1999), Cosmic Quest (Tìm hiểu vụ trũ) (2000), Riddles in your Tea-cup (Bí ẩn trong tách trà của bạn) (1990, viết chung với Dipankar Home và Suparno Chaudhuri).

Phong cảnh – tranh vẽ của Tagore.

Page 52: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 50

Khi Zarathushtra (nhân vật của một trong những cuốn sách cổ của phương Đông)

hỏi Ahura tên ông là gì, ông đưa ra hai cái tên, cả hai tên đều rất khác thường – “Nhà Tiên tri” hay “Người Nhận chân” và “Người Trị liệu”. Cả hai cái tên có thể đều xác đáng – như người ta đã nói – để ghi nhận những chức năng nhiệm vụ mà Rabindranath Tagore xem là của ông trong giai đoạn sau của sự nghiệp, khi rắc rối của thời đại đó đã làm ông thức tỉnh sâu sắc trước những nhu cầu của nam giới

và nữ giới ở Ấn Độ và trên toàn thế giới. Tính khí và tình yêu thiên nhiên ở ông, cùng với lối sống thiền định được nắng trời Ấn Độ ủng hộ, có thể khiến ông từ bỏ việc đấu tranh cho trật tự mới. Một động lực mạnh mẽ hơn thúc đẩy Tagore nhìn vào căn bệnh của thời đại mình, và, thay vì là một thầy tu khổ hạnh, hay một ẩn sỹ đã ra rìa, ông trở thành Người Trị liệu, Người Nhận chân, và Người Diễn dịch cho thời đại mình.Ông làm điều đó với phép màu đơn giản nhất của trái tim và khối

TAGore: NHÀ TIÊN TrI VÀ DIỄN DỊCH

ERNEST RHyS

Một động lực mạnh mẽ hơn đã thúc đẩy Tagore nhìn vào căn bệnh của thời đại mình, và, thay vì là một thầy tu khổ hạnh, hay một ẩn sỹ đã

ra rìa, ông trở thành Người Trị liệu, Người Nhận chân và Người Diễn dịch cho thời đại mình. Ông làm điều đó với phép màu đơn giản nhất

của trái tim và khối óc – như các nhà thơ và em nhỏ đều biết.

Page 53: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 51

nước chảy bên dưới thì cần phải nảy nở ra một xác tín sống động như Rabindranath Tagore đã thể hiện trong tác phẩm Sadhana.Phép kiểm nghiệm chân lý của xác tín đó là, khi sống với nó và được thiên phú cho cơ hội tận hưởng cuộc sống một cách viên mãn nhất, ông đã tìm thấy một phương thuốc để trị liệu những xáo trộn rắc rối của thời đại mình. Ông có khả năng nói với chúng ta một cách rất tự nhiên ở đất nước này, vì ông trở thành một người hành hương rất sớm tiến đến bến bờ của chúng ta. Thời trẻ, ông đi giống như bao người hành hương theo Đạo Phật cổ xưa trên chặng đường trường đầy gian truân để đi vào thế giới bên ngoài của chúng ta; tự ông chứng kiến cái cảnh tượng của nền văn minh phương Tây chúng ta, và cái nền văn minh đó đang mang lại điều gì tốt, điều gì xấu; đồng thời ông cảm thấy những sức mạnh của hôm nay vốn cũng đôi khi ảnh hưởng tới đất nước ông, và dường như đang đe dọa niềm xác tín bí mật mà ở đó, các bài ca của ông được cất lên và những cuốn sách của ông được đưa ra với thế giới.Như vậy, ông không chỉ là một nhà tiên tri, mà là sứ giả báo tin về một Bình minh mới hé rạng mà chúng ta hy vọng đó sẽ là một Ngày Mới cho hai miền đất liên minh và hai nền văn minh trắc trở của chúng ta. ◆Ernest Rhys (1859-1946) là nhà văn người Anh, nổi tiếng nhất với vai trò biên tập viên sáng lập loạt sách cổ điển giá bình dân của Thư viện Everyman. Ông viết luận, truyện, thơ, tiểu thuyết và kịch.

óc – như các nhà thơ và em nhỏ đều biết. Khi ta nói chuyện với ông và đi dưới ánh mặt trời với ông, thì ta hiểu được điều bí mật ấy. Ta sẽ thấy bằng sự tiên nghiệm của trái tim, ông đã học cách gắn kết hai tinh thần, hai tín ngưỡng, hai vùng miền vào với nhau như thế nào. Ấn Độ, tín ngưỡng Ấn Độ và nền triết học siêu phàm của nó dường như quá xa cách với tín ngưỡng và triết học của chúng ta; không bị tác động bởi lòng mộ đạo nhiệt thành

cùng những cảm xúc đại loại như tình cảm của bà mẹ dành cho con cái, hay là xác tín rất riêng tư của Thánh Francis. Nhưng ở Tagore, ta cảm nhận được chất con người – vốn hiện hữu trong đức Chúa jesus khi Ngài vỗ về đám con cái trần thế kinh sợ trước cái Vĩnh cửu. Ở ông, tinh thần của Vệ Đà cũng vươn tới giới hạn như vậy. Một điều khá tự nhiên là, từ cái tín ngưỡng sống động về vẻ đẹp của trái đất, của mặt trời và các vì sao, của những dòng

Mẹ và con – tranh của Tagore.

Page 54: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 52

Nhaø thô löõ haønhAMRIT SEN

Chỉ tính riêng những chuyến đi của Tagore cũng đã làm chúng ta phải ngạc nhiên nếu xét đến muôn vàn những khó khăn vất vả mà ông phải trải qua. Ông luôn háo hức làm quen với các nền văn hóa khác, gắn kết những khía cạnh tinh túy nhất trong cái tôi của ông và Trường Visva-Bharati của ông.

Một trong số nhiều khía cạnh trong nhân cách đa diện của

Rabindranath là niềm đam mê du lịch. Ông viết: “Tôi là một lữ khách trên con đường bất tận”. Ông đi khắp châu Âu, châu Mỹ và châu Á, vào những thời điểm khác nhau trong đời, để lại đằng sau một khối lượng lớn thư từ, nhật ký và hồi ký.

Với Tagore, đi không chỉ làm mở rộng cái Tôi của ông, mà còn để đóng góp vào triết lý chủ nghĩa quốc tế của ông và sự phát triển của Thiết chế Visva-Bharati.

Trải nghiệm sớm nhất của Tagore là chuyến đi đến Himalya năm 1873 với cha ông là Debendranath Tagore. Ngoài việc tạo dựng mối gắn bó với thiên nhiên, chuyến đi này còn mang lại cảm giác về tự

Tagore cùng với Helen Keller.

Page 55: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 53

do và chinh phục mà Tagore sẽ ấp ủ xuyên suốt cuộc đời ông.

Đồng hành cùng chính anh trai mình là Satyendranath, chàng trai trẻ Tagore sang châu Âu học luật năm 1878. Từ Alexandria và Paris, ông đến Luân Đôn rồi ghé lại Brighton và Torquay. Ông ghi danh vào khoa Nghệ thuật và Luật tại Đại học Tổng hợp Luân Đôn, nhưng chuyến đi bị rút ngắn và ông trở về Ấn Độ năm 1880. Một trong những khía cạnh thú vị của chuyến đi này là việc Tagore nhận ra quyền tự do của phụ nữ ở xã hội châu Âu – như đã được xem xét trong một bài viết khác của tạp chí này. Chàng thanh niên Tagore cũng đến Quốc hội Anh và ghi chép lại cuộc sống nhộn nhịp ở Anh. Tagore thực hiện chuyến

Phòng trưng bày Quốc gia và triển lãm Pháp.

Chuyến đi thứ ba của Tagore tới châu Âu vào năm 1912 là một dấu mốc trong sự nghiệp của ông. Mới phục hồi sức khỏe tại Anh, chàng Rabindranath vẫn còn ốm yếu gặp gỡ với các nhân vật văn học hàng đầu ở Anh như William Rothenstein W.B. yeats, Ezra Pound, C.F. Andrews, Ernest Rhys và Bertrand Russel (1872-1970). Bản dịch cuốn Gitanjali của Tagore nhận được sự chào đón nhiệt liệt khi ông sang Mỹ. Ông đến Illinois, Chicago, Boston và New york, và có mấy buổi thuyết trình tại trường Harvard. Khi trở về Anh, vở kịch The Post Office (Bưu điện) của ông được Công ty Sân khấu Abbey dàn dựng. Ta có thể phán đoán tiếng tăm của Tagore với tư cách là nhà thơ mỗi lúc một lên cao, qua lá thư Rothenstein

đi châu Âu lần thứ hai với người anh trai khác là Satyendranath và một người bạn tên là Loken Palit, với các điểm dừng chân là Luân Đôn, Paris và Aden. Ở cả hai chuyến đi, Tagore tự mình làm quen với âm nhạc phương Tây và bị lôi cuốn trước nghệ thuật châu Âu khi đến thăm

Tagore ở Argentina (phải) và ở Ba Tư (dưới).

Page 56: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 54

gửi cho Tagore: “Lần trước đến đây, anh như một người lạ, chỉ có những kẻ hèn mọn như chúng tôi xin được làm bạn anh, còn giờ đây anh là nhà thơ, nhà tiên tri được công nhận rộng rãi, với những người bạn hữu danh cũng như vô danh tại hàng trăm ngôi nhà”. Tagore trở lại Ấn Độ vào tháng 9 năm 1913.

Giải thưởng Nobel làm biến chuyển hoàn toàn tiếng tăm của Tagore và ông được khắp nơi trên thế giới mời chào. Ý tưởng quốc tế hóa chủ nghĩa cũng thúc đẩy khát khao của ông đi và giao thoa với các nền văn hóa. Năm 1916

ông đến Rangoon và Nhật Bản, ghé lại Kobe, Osaka, Tokyo và yokohama. Tagore rất khát khao muốn nhìn thấy tại Nhật Bản “biểu hiện của cuộc sống hiện đại trong tinh thần quá khứ truyền thống”, và ông xúc động trước mỹ cảm của người dân. Tuy nhiên, Tagore thất vọng trước sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đế quốc tại nước này.

Tháng 9 năm 1916, Tagore được mời sang Mỹ trình bày một loạt các bài thuyết giảng. Ông đến Seattle, Chicago và Philadelphia, cất tiếng nói phê phán tệ tôn sùng dân tộc chủ nghĩa. Mặc

Tagore với các chức sắc nhà thờ đến thăm Nhật, năm 1929.

Page 57: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 55

Tagore phát biểu trước đám đông trong chuyến đi sang Singapore, năm 1927.

dù bản thân ông được chào đón nhiệt liệt, nhưng những quan điểm của ông thì tạo ra không ít sự thù nghịch.

Tagore trở lại châu Âu năm 1920. Tại Anh, ông thất vọng khi thấy lập trường sâu sắc của ông chống lại chủ nghĩa dân tộc và chiến tranh đã làm nguội lạnh nhiệt huyết của bạn bè đối với ông. Ông sang Pháp, và trong chuyến đi sang mặt trận gần Rheims, ông xúc động sâu sắc. Tại Strasbourg, ông có bài phát biểu “Thông điệp của rừng”. Chuyến đi sau đó của ông sang Mỹ để gây dựng quỹ cho Trường Visva-Bharati tỏ ra

không thành công. Ông không những không gây được nhiều quỹ, mà còn gặp phải lực lượng thính giả thù địch rõ rệt khi ông chỉ trích chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa dân tộc. Năm 1921, Tagore sang Pháp gặp Romain Rolland, lập tức tỏ ra thiện cảm với cách nhìn chủ nghĩa quốc tế mà cả hai cùng chia sẻ. Tagore cũng đến Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Thụy Điển, phát biểu tại Viện Hàn lâm Thụy Điển. Ông sang Đức và chú tâm tới các trường đại học ở đó, rồi tiếp tục sang Vienna và Praha. Thơ của Tagore lúc bấy giờ được dịch và thảo luận trên toàn châu

Page 58: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 56

Một tấm ảnh về chuyến đi Mỹ của Tagore, năm 1916.

Âu và được đón nhận nhiệt liệt trong nhân dân – những người vừa bị chiến tranh làm cho điêu đứng. Ông nhận được sự chào đón cuồng nhiệt ở khắp mọi nơi khi ông nói về hòa bình và thống nhất thế giới.

Năm 1924, Tagore sang Trung Quốc. Ông đến Thượng Hải, Bắc Kinh, Nam Kinh và Khúc Phụ. Tagore gặp gỡ với một số nhà thơ, nhà giáo dục, một lần nữa làm sống lại khái niệm của tình đoàn kết châu Á. Ông đến viếng

mộ Khổng Tử và phát biểu trước thanh niên Trung Quốc trong một vài dịp và gợi nhắc cho lớp thanh niên về truyền thống giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Chuyến đi của Tagore đến Nam Mỹ đưa ông đến với Buenos Aires, Chapadmalal và San Isidro. Chàng trai ốm yếu Tagore đã phục hồi sức khỏe tại dinh thự của Victoria Ocampo (1890-1979). Hành trình sang Nam Mỹ rất có ý nghĩa cho công cuộc chuẩn bị

Page 59: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 57

của Rabindranath với bản thảo Purabi vẫn còn nhiều chỗ phác thảo nguệch ngoạc. Chính từ thời điểm này trở đi Tagore thể hiện bản thân như là một họa sỹ trong sự nghiệp của mình. Năm 1926, nhận lời mời của Mussolini (1883-1945), Tagore sang Italia. Ông được chào đón nồng hậu, nhưng khi nhận ra khuynh hướng Phát xít của Italia, ông kịch liệt lên án Chính phủ Italia. Tagore lại sang Oslo, Belgrade, Bucharest, Athens and Cairo. Ở Đức, ông hội ngộ với Albert Einstein (1879-

1955). Bản dịch thơ của ông là tấm hộ chiếu để mỗi nơi ông đến ông đều nhận được sự công nhận và đánh giá cao.

Năm 1927, Tagore có chuyến đi tới Đông Nam Á, thăm Malaya, java, Bali, Thái Lan và Miến Điện (Myanmar). Motif bao trùm của hành trình của ông là tìm hiểu về những di sản của văn minh Ấn Độ và tạo dựng mối quan hệ văn hóa gần gũi hơn với những khu vực này. Tác phẩm du ký của Tagore về chuyến đi cho thấy

Tagore với học sinh Nga, năm 1930.

niềm say sưa của ông đối với âm nhạc và múa của khu vực này.

Năm 1930, Tagore sang châu Âu lần cuối cùng. Trong hành trình này, ông trưng bày tranh tại một số thành phố, trong đó có Paris và được hoan nghênh nhiệt liệt. Ông đến Đại học Oxford để trình bày các bài diễn thuyết tại Hibbert, sau này được xuất bản với tựa đề “Tôn giáo của con người”. Ông đi khắp Munich và đến Nga. Chính phủ cùng giới tri thức Nga chào đón ông nhiệt liệt.

Page 60: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 58

Tranh của Tagore vẽ trên tàu S.S. Tosa Maru, năm 1929.

Page 61: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 59

khía cạnh tinh túy nhất trong cái Tôi của ông và Trường của ông. Chàng trai trẻ Tagore đi để giải trí và mở mang. Khi đã được thế giới công nhận là nhà thơ, ông đi với tư cách đại diện cho tiếng nói của nhân loại tới một xã hội vừa hồi phục trước chiến tranh, cảnh báo về những hiểm họa của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa thực dân. Ông luôn kiên trì một lập trường kiên định bất chấp sự thù địch ông gặp phải. Vì Tagore nỗ lực hết mình cho sự phát triển của Trường Visva-Bharati, nên những chuyến đi của ông nhằm làm giàu thêm cho Trường với việc tạo ra một không gian, nơi các nền văn hóa khác nhau có thể cùng tồn tại hài hòa trong một tổ ấm. Đi đến đâu ông cũng giao lưu với các nhà trí thức và cá nhân sáng tạo kiệt xuất nhất để luận bàn về các vấn đề triết lý, chính trị và thẩm mỹ.

Viết cho con gái mình, có lần Tagore nhận xét: “Cha cảm thấy có một sự thôi thúc làm lay động cha... Thế giới đã đón chào cha và cha cũng sẽ chào đón thế giới...Cha đi về phía con đường mở rộng của một lữ khách”. Khi du hành trên những chặng đường chưa biết và mơ về một thế giới không có đường biên, ông đi tìm cái Tôi của mình, để cái Tôi đó có thể cảm thấy thoải mái chính dưới mái nhà thế giới. ◆Tác giả dạy Văn học Anh tại Trường Visva-Bharati, và là một chuyên gia về văn học Mỹ.

Tagore ấn tượng sâu sắc trước sự phát triển của nông thôn và các phong trào hợp tác xã tại đây, và sau này ông tìm cách rập khuôn lại mô hình này tại Santiniketan.

Năm 1932 Tagore có chuyến đi ra nước ngoài lần cuối cùng, đến Ba Tư theo lời mời của Quốc vương Iran. Ông đến Baghdad, Shiraz, Tehran, Bushehr và đánh giá cao các biện pháp hiện đại nhằm phục hưng đất nước dưới thời Reza Shah Pehlavi (1919-1980). Một lần nữa Tagore nhắc lại cho khán giả về những mối quan hệ văn hóa sâu sắc của các quốc gia. Ông thăm mộ nhà thơ nổi tiếng Saadi và gặp Quốc vương Iran, nhấn mạnh sự hài hòa cộng đồng là điều kiện cần thiết để tiến bộ. Lúc còn trẻ trai hơn, Rabindranath đã hâm mộ tinh thần tự do của Bedouins trong một bài thơ sáng tác trước đấy, và cả đời bôn ba khắp nơi,

cuối cùng ông đã tìm thấy chủ đề cho sự mơ mộng của mình.

Hành trình của Tagore trên đất Ấn Độ thì nhiều không đếm xuể. Ông đi khắp mọi nơi với nhiều mục đích khác nhau. Chuyến đi cuối cùng của ông từ Satiniketan đến Kolkata vào năm 1941 diễn ra ngay lập tức sau bài diễn văn khuấy động của ông có tên “Khủng hoảng trong Nền văn minh”, trong đó Tagore quan sát thấy những đám mây đen kịt của chiến tranh và tàn phá đang lơ lửng trên đầu thế giới. Ông chỉ có một hy vọng duy nhất, đó là có một đấng cứu rỗi có thể cứu chuộc được toàn thể nhân loại.

Chỉ tính riêng những chuyến đi của Tagore cũng đã làm chúng ta phải ngạc nhiên nếu xét đến muôn vàn những khó khăn vất vả mà ông phải trải qua. Ông luôn háo hức làm quen với những nền văn hóa khác, gắn kết những

Tagore đặt chân đến Berlin năm 1926.

Page 62: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 60

“Ai cũng có điều riêng biệt gọi là ‘tôn giáo của tôi’... tôn giáo của mỗi người là gì? Đó là điều nằm ẩn kín trong trái tim người đó và mãi tiếp tục tạo ra con người đó.”– Rabindranath Tagore (Of Myself, Devadatta joardan và joe Winter dịch từ Almaparichaya của Tagore, Visva-Bharati, 23)

Rabindranath Tagore sinh ra tại nhà của dòng họ Tagore ở jorasanko –

trung tâm của phong trào phục hưng văn hóa Bengal thế kỷ 19. Tagore ra đời khi đang diễn ra phong trào hồi sinh Ấn Độ giáo. Raja Rammohan Roy thành lập giáo phái Brahmo Samaj, Pandit Iswar Chandra Vidyasagar tiến hành cải cách xã hội từ bên trong Ấn Độ giáo (Hinduism), còn Sri Ramkrishna Paramhansa (1836-1886) thì thuyết giảng quan điểm hiểu biết liên tôn giáo. Maharshi Debendranath Tagore – cha của Rabindranath Tagore – là đệ tử nhiệt thành của Raja Rammohan Roy, người tạo dựng Ấn Độ hiện đại. Debendranath bỏ tín ngưỡng sùng bái ngẫu tượng để theo

Tôn giáo của TagoreSABUjKOLI SEN

Sứ mệnh của Rabindranath là “thánh hóa con người và nhân hóa Chúa trời”. Hành trình đến “Tôn giáo Con người” của Tagore bắt đầu với bộ kinh

Upanisad (Áo nghĩa thư) từ thời thơ ấu. Nó trở nên phong phú hơn nhờ tác phẩm triết học Gita, lời dạy của Đức Phật và Mahavira, cùng truyền thống

Cơ-đốc và cả các truyền thống bản địa Baul và Sufi.

Brahmo Dharma, có ảnh hưởng lớn đối với đạo này và trở thành lãnh tụ của một tín ngưỡng được định hướng lại dựa trên thuyết độc thần thuần túy của Upanisad cổ. Mỗi sáng, con trai ông phải đọc thuộc lòng (phát âm đúng trọng âm) các câu chọn lựa từ kinh Vệ Đà và Upanisad. Việc đọc thuộc lòng hàng ngày những câu thánh kinh hay và nâng cao tinh thần này cùng lời cầu nguyện đơn giản theo cha đã ảnh hưởng tới cậu bé Rabindranath và gây ấn tượng lâu dài đối với thái độ tinh thần của cậu.

Là thành viên của dòng họ Tagore nên năm 1884, ở tuổi 23, Tagore phải đảm nhận trách nhiệm làm Thư ký hội Adi Brahmo Samaj. Trong thời gian này, Brahmo Samaj là mục tiêu phê phán có tính chất chống đối của Ấn Độ giáo. Để phản ứng lại giáo phái Brahmo Dharma, một nhóm người Ấn Độ giáo có học thức đã hợp nhau lại. Họ tự gọi mình là các nhà thực chứng hay nhà vô thần. Akshay Kumar Dutta (1820-1886) là

một người trong nhóm này. Pt. Sasadhar Tarkachuramani (1851-1928) – người thuộc phong trào phục sinh lại Ấn Độ giáo – sáng lập ra tôn giáo mới gọi là Ấn Độ giáo khoa học. Hai tờ báo của tôn giáo này – Navajivan và Prachar – đăng tải thành hệ thống các bài báo chống lại Brahmo Dharma. Nhà văn viết tiểu thuyết tiếng Bengal nổi tiếng Bankim Chandra Chattapadhyay thường viết bài ủng hộ Ấn Độ giáo đăng trên các báo này. Chàng thanh niên Thư ký hội Brahmo Samaj, Rabindranath, chấp nhận thách thức của người Ấn Độ giáo và hồi đáp các bài báo của Bankim Chandra. Bankim Chandra đáp trả và cuộc đấu chữ của hai nhà văn nổi tiếng này kéo dài một thời gian. Sau cùng, cả hai cùng tha thứ cho nhau và giữa họ hình thành một tình bạn. Sẽ thú vị khi kể ra ở đây là ngày 26 tháng 2 năm 1891 được ấn định cho cuộc điều tra dân số ở Ấn Độ. Một số hệ phái của Bà La Môn giáo thường tự cho là mình khác biệt với người Ấn Độ giáo. Nhưng hệ phái Adi Brahmo Samaj của Bà La Môn

Page 63: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 61

giáo mà Tagore theo lại coi họ là một nhánh đặc biệt của Ấn Độ giáo. Trong một bức thư gửi C.j. O’Donnell (1850-1934), người phụ trách cuộc điều tra, Tagore đề nghị O’Donnel gọi Adi Brahmo Samaj là “Ấn Độ giáo hữu thần”. Tagore đăng một thông tri trên tờ Tattvabodhini, yêu cầu các gia đình Adi Brahmo xếp mình vào phái “Ấn Độ giáo - Bà La Môn giáo.”

Là người Bà La Môn, Rabindranath chống lại tập quán sùng bái ngẫu tượng trong Ấn Độ giáo. Ông phản đối “thuyết đầu thai” hay avatarvada của Ấn Độ giáo. Nhà thơ này ghét những điều cấm kỵ và kiêng kỵ của Ấn Độ giáo. Trong Dharmer Adhikar (xem Sanchaya, Rabindra Rachanavali, tập 12), ông viết:

“Năng lực con người có hai khía cạnh: một là “khả năng có thể” và hai là “cần phải”. Con người có thể làm được một vài việc – đây là khía cạnh dễ của năng lực con người. Nhưng con người cần phải làm một vài việc – đây là sự vận dụng hết mức năng lực con người. Tôn giáo đứng trên vách cao của “cần phải” và vì như thế, tôn giáo luôn hút “khả năng có thể” về phía mình. Khi “cần phải” của chúng ta đồng hóa hoàn toàn “khả năng có thể” thì chúng ta đạt được mục tiêu mong muốn nhất của cuộc đời – chúng ta đạt được Chân lý. Nhưng những người không có khả năng hành động – những người không thể hành động theo lý tưởng tôn giáo này – cố gắng kéo nó xuống tới mức của mình. Vì vậy, nảy sinh những điều kiêng kỵ và cấm kỵ.”

Rabindranath không từ bỏ bất cứ cơ hội nào để phản đối kịch liệt Ấn Độ giáo chính thống, dù là thông qua các tác phẩm văn học của ông hay các bức thư ông gửi Hemanta Bala Devi (1894-1976) hoặc Kadambini Devi (1878-1943). Nhưng Rabindranath không có thành kiến và không tán thành quan điểm của bất cứ tôn giáo chính thống nào. Chúng ta biết được quan điểm tôn giáo của ông qua lời tuyên bố sau: “Người ta yêu cầu tôi cho các bạn biết đôi điều về quan điểm tôn giáo của riêng tôi. Một trong những lý do tại sao tôi luôn cảm thấy miễn cưỡng khi nói về điều này là vì tôi đến được tôn giáo của riêng mình không phải qua cái cổng chấp nhận thụ động một tín ngưỡng cụ thể nào đó, do tình cờ của sự xuất thân. Tôi sinh ra trong gia đình những người tiên phong trong phong trào phục hưng một tôn giáo lớn ở Ấn Độ, dựa vào tuyên ngôn của các nhà hiền triết Ấn Độ trong Upanisad. Nhưng do

tính khí dị thường của tôi, nên tôi không thể chấp nhận bất cứ học thuyết tôn giáo nào chỉ vì lý do là những người xung quanh tôi tin rằng học thuyết đó đúng... Nhờ thế tinh thần của tôi được nuôi dưỡng trong bầu không khí tự do, không chịu sự chi phối của bất cứ tín ngưỡng nào vốn được chuẩn y bởi quyền lực chắc chắn của bộ kinh nào đó, hoặc trong lời thuyết giảng của một số người sùng bái có tổ chức (Lectures and Addresses, R.N. Tagore, Macmillan & Co. Ltd., Luân Đôn, 11).

Trong suốt cuộc đời, Rabindranath Tagore không bao giờ gắn bó với một tín ngưỡng nào, tuy nhiên, tư tưởng của ông lại thay đổi và phát triển. Từ năm ông 50 tuổi, chúng ta thấy có sự thay đổi trong tư tưởng của ông về tôn giáo. Ông không còn chống lại Ấn Độ giáo nữa. Ông say mê đưa những điều hay nhất của Ấn Độ giáo vào Bà La Môn giáo. Bấy giờ, ở Ấn Độ có một cuộc tranh luận: Người Bà La Môn có phải là người Ấn Độ giáo không? Các lãnh tụ Bà La Môn bị chia rẽ về vấn đề này. Theo một số người thì người Bà La Môn khác biệt hẳn với người Ấn Độ giáo, giống như người Thiên Chúa giáo đối với người Hồi giáo. Nhưng như chúng ta đã đề cập ở trên, theo Tagore, người Bà La Môn là người Ấn Độ giáo và để hỗ trợ quan điểm này, ông đã đọc cho thành viên giáo phái Sadharan Brahmo Samaj Mandir nghe bài viết có tựa đề Atmaparichaya. Ông nói: “Bà La Môn giáo lấy cảm hứng tâm linh từ người Ấn Độ giáo và dựa trên nền tảng rộng lớn của văn hóa Hindu. Bà La Môn giáo có thế giới quan

Raja Rammohan Roy.

Page 64: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 62

phổ quát nhưng nó luôn là tôn giáo của người Hindu. Chúng ta suy xét và hấp thụ Bà La Môn giáo với tư duy của người Hindu. Ngày nay, Ấn Độ giáo phải khai mở chân lý thiêng liêng, bí mật của trái tim mình. Ấn Độ giáo phải thuyết giảng giáo lý phổ độ luận cho toàn thế giới. Ngày nay, nhờ sự cứu độ của Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo đang thực hiện sứ mệnh của mình (theo Atmaparichaya, in trong Tattvabodhini Patrika, 1919).

Ý tưởng độc đáo của Tagore về tôn giáo bắt đầu hình thành từ thời gian này. Tôn giáo mà ông đặt niềm tin không phải là Ấn Độ giáo và cũng không phải Bà La Môn giáo mà là tôn giáo tổng hợp giáo lý của hai đạo này. Ông không từ bỏ hoàn toàn tôn giáo chính thống cổ xưa, nhưng đồng thời ông cũng không chấp nhận đạo Bà La Môn một cách nhiệt thành như trước đây. Bà La Môn giáo không thể làm hài lòng ông nữa. Ông nhận thấy rằng, Bà La Môn giáo cũng trở nên câu nệ và cứng nhắc như Ấn Độ giáo. Bà La Môn giáo của Rammohan Roy với mục đích là đoàn kết mọi người không hoàn thành được sứ mạng của mình. Người Bà La Môn cũng thường nghĩ những người không theo Bà La Môn giáo, đặc biệt là người Ấn Độ giáo, là đối thủ của mình. Từ lúc này, chúng ta thấy Tagore không bó buộc vào một tôn giáo và giáo phái cụ thể nào. Tiểu thuyết Gora của ông xuất bản năm 1910, miêu tả hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ. Trong tiểu thuyết đó có các nhân vật như Haranbabu – một tín đồ Bà La Môn kiên định, Harimohini – một tín đồ Ấn Độ giáo câu nệ

nghi thức, cùng các nhân vật như Pareshbabu và Anandamayee – những người tin vào “tôn giáo con người”. Nhân vật chính của tiểu thuyết Gora lúc đầu là một người Ấn Độ giáo kiên định. Anh ta tuân

theo các nghi lễ Ấn Độ giáo một cách rất cầu kỳ. Tuy nhiên, khi biết được xuất thân của mình là Ai-len và nguồn gốc Thiên chúa giáo của mình thì mọi quan niệm trước đây của anh ta tiêu tan. Khi nhìn thấy

Tagore ở Nara, Nhật Bản, 1916.

Page 65: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 63

Anandamayee, một phụ nữ người Brahmin Hindu, bế “em bé Gora mồ côi trong lòng” – điều không thể tưởng tượng nổi vào lúc đó, thì Gora tuyên bố rằng mình tự do. Ông không có tôn giáo, không

đẳng cấp, không tín ngưỡng, không chịu ảnh hưởng của các học thuyết. Ông bắt đầu có nhận thức mới về bản sắc của mình. Ông là một con người, không phải là người Ấn Độ giáo hay Thiên chúa

giáo. Khi đó, ông có thể nhận ra tính chất phổ quát của mình. Qua Gora chúng ta tìm thấy mầm mống của “Tôn giáo con người” trong Tagore. Giáo sư Asin Dasgupta đã nhận xét đúng rằng, không nghi ngờ gì, Rabindranath phát ngôn qua lời của Pareshbabu và việc làm của Anandamayee (xem Rabi Thakurs Party, Asin Dasgupta, tạp chí ra từng quý Visva-Bharati, New Series, tập 4, số I & II).

Năm 1910 và 1911 là hai năm rất quan trọng để tìm hiểu quan điểm của Tagore về tôn giáo. Năm 1910, “Christotsava” (mừng ngày Chúa Giê-su ra đời) lần đầu tiên được tổ chức tại phòng cầu nguyện ở Santiniketan. Theo yêu cầu của Tagore, Hemlata Devi – vợ Dwipendranath Tagore là cháu của Tagore – đã dịch một tác phẩm viết về đạo Sufi; năm 1911, tác phẩm này được đăng lần đầu tiên trong Tattvabodhini Patrika. Cùng năm này, Tagore đăng bài viết Bouddhadharme Bhaktivada (Lòng mộ đạo trong Phật giáo) trong Tattvabodhini. Rabindranath Tagore rất quan tâm đến việc dịch tác phẩm của nhà thơ vĩ đại Kabir theo đạo Sufi (1440-1518). Ông đã thôi thúc Pandit Ksitimohan Sen Sastri (1880-1960) dịch tác phẩm Doha của Kabir. Rõ ràng là Rabindranath muốn tinh tuyển những gì tốt đẹp nhất của tất cả các tôn giáo và hình thành quan điểm của riêng mình theo cái cách “mật ong được tạo thành từ hoa”.

Hành trình đến “Tôn giáo con người” của Tagore bắt đầu với những câu trong kinh Upanisad từ thời thơ ấu. Nó trở nên phong

Cậu bé Tagore và cha mình, Maharshi Debendranath – tranh của Gaganendranath Tagore.

Page 66: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 64

phú hơn nhờ tác phẩm triết học Gita (mặc dù Tagore không thích bối cảnh của Gita, tức là chiến trường, và ông cũng chống lại ý tưởng tranh luận ủng hộ chiến tranh), các trường phái khác nhau trong kinh Vệ Đà và triết lý của các thánh nhân thời trung cổ. Kinh Vệ Đà là di sản tự nhiên của ông, nhưng giống như người cha Debendranath, Rabindranath không hoàn toàn chấp nhận cách giải thích của trường phái Advaita. Đối với ông, Brahma satya jagat mithya không bao giờ chấp nhận được. Giống như Debendranath, Rabindranath cũng tôn sùng thế giới. Ông nói sự cứu độ thông qua khắc kỷ không phải là để dành cho ông. Ông muốn nếm trải sự tự do của niềm vui giữa vô số ràng buộc. Vaisnavism, đặc biệt là trường phái Visistadvaita của Ramanuja

(1017-1137), lôi cuốn ông. Tình yêu giữa Vaisnamism – tín ngưỡng thờ thần – và những người sùng tín hấp dẫn ông. Rabindranath tiếp nhận ý nghĩa hàm chứa bên trong của sự sáng tạo và tình yêu từ phong trào Vaisnava Padavali (thơ trữ tình) của Bengal thời trung cổ. Nhà thơ này hấp thụ quan niệm về cái đẹp của Vaisnava, vì cái đẹp và tình yêu là nguyên tắc chủ đạo trong tác phẩm của Tagore.

Sứ mệnh của Rabindranath là “thánh hóa con người và nhân hóa Chúa”. Tagore cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Triết lý Pratiyasamutpada (Duyên khởi) hay Ksanikatvavada của đạo Phật không hấp dẫn ông và khái niệm Niết bàn (Nirvana) – nơi không có khổ đau hay khoái lạc – của Phật giáo cũng vậy. Khái niệm Phật giáo

Tagore tại đền Santiniketan.

Page 67: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 65

về Ahimsa (phi bạo lực) lôi cuốn ông. Ông mê thích lời dạy của đạo Phật về Maitri (Từ; tình huynh đệ), Mudita (Hỉ; hạnh phúc ở trong vạn vật), Upeksa (Xả; sự thờ ơ) và Karuna (Bi; lòng trắc ẩn). Bất cứ điều gì mang tính nhân văn đều thu hút Rabindranath. Con người Đức Phật gần với trái tim Tagore. Quan điểm của Rabindranath về Đức Phật được thấy rõ qua câu nói của ông: “Sự thông thái thể hiện không phải ở các bài kinh, mà cũng không phải ở biểu tượng các vị thần, hay các tập tục tôn giáo được thừa nhận qua các thời đại, mà qua tiếng nói của con người sống động và tình yêu nảy nở từ trái tim con người.” (Hợp nhất sáng tạo, Rabindranath Tagore, Macmillan India Ltd., 1922, 69)

Tagore cũng chịu cả ảnh hưởng của truyền thống Baul. Baul là một đức tin không chính thống

phát triển ở Bengal. Triết lý Baul rất giống triết lý Sufi. Phong cách sống giản dị của các ca sĩ Baul – đi khắp nơi múa hát và luôn mải mê với niềm vui cuộc sống – tác động tới Tagore. Người Baul tin rằng Chúa có ở trong trái tim mỗi người và Chúa chỉ có thể được nhận ra nhờ tình yêu chân thành và sự tận tâm. Không có chỗ cho sự phân biệt đẳng cấp và giới tính. Tại Silaidaha (trang viên của gia đình Tagore), Tagore đã gặp Gagan Harkara, Fakir Fikirchand (1833-1896) và Suna-ullah. Ở Santiniketan, ông biết được Nabani Das Baul. Tagore cũng quen thuộc với các bài hát của Lalan Fakir mặc dù không có bằng chứng về cuộc gặp gỡ của họ. Các bài hát của người Baul có tác động lớn với Rabindranath tới mức tiểu thuyết Gora của ông mở đầu bằng một bài hát Baul. Trong cuốn Tôn giáo con người (Hibbert

Lecture, Oxford, 1930) ông trích dẫn nhiều bài hát Baul và ông sáng tác nhiều bài hát theo giai điệu Baul, phù hợp tinh thần Baul, thí dụ như:

Ồ, tâm của tôi ơi,Mi không thức dậy khi Người của trái tim miĐến cửa nhà miMi thức dậy trong bóng đêmVì tiếng bước chân ra đi của Người Đêm cô đơn của tôi trôi qua trên chiếc chiếu giữa sànTiếng sáo của Người vang lên trong bóng đêm,Than ôi, tôi không thể nhìn thấy Người.

[Trích từ The Spirituality of Rabindranath Tagore (Tâm linh của Tagore) của Sitanshu Sekhar Chakravarty, in trong The Spirituality of Modern Hinduism (Tâm linh của Ấn Độ giáo hiện đại), 274].

Ở đây, mối quan hệ giữa ca sĩ và Chúa – “người của trái tim” – rất thân thiết. Có lúc Tagore gọi “người của trái tim” này là “Người bạn vĩnh cửu”, có lúc gọi là “người yêu”. “Người yêu” này là jivan Devata của Tagore, “Chúa đời”, nguyên tắc chỉ đạo của cuộc đời ông. Với ông, jivan Devata này lúc là đàn ông, lúc là đàn bà. Giống như người Baul, ông cũng tìm kiếm “người của trái tim” này.◆Tác giả dạy Triết học và Tôn giáo tại Trường Visva-Bharati, Santiniketan.

Tagore cùng mọi người ở Silaidaha (trang viên của gia đình Tagore).

Page 68: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 66

Tagore và Gandhi – tranh của jamini Roy.

Page 69: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 67

Nhiều nhà bình luận đã tìm cách so sánh ý tưởng của Rabindranath

Tagore và Mohandas Gandhi bởi lẽ đây là hai nhà tư tưởng hàng đầu của thế kỷ 20. Khi biết tin Rabindranath mất, jawaharlal Nehru – khi ấy đang bị giam trong một nhà tù của Anh tại Ấn Độ – viết vào nhật ký trong tù của mình vào ngày 7 tháng 8 năm 1941 như sau:

“Gandhi và Tagore. Hai hình mẫu hoàn toàn khác nhau, cả hai đều tiêu biểu cho Ấn Độ, đều ở trong hàng ngũ những nhân vật vĩ đại của Ấn Độ... Đó là không chỉ bởi vì bất kỳ phẩm chất duy nhất nào mà bởi vì tổng hợp tất cả các ưu tú của họ, mà tôi thấy trong số những vĩ nhân của thế giới ngày nay, Gandhi và Tagore là hai con người siêu phàm. Thật là may mắn cho tôi được thân cận với họ.”

Romain Rolland (1866-1944) rất ấn tượng trước sự đối lập của hai người, và khi ông soạn xong cuốn sách về Gandhi, tháng 3 năm 1923, ông viết thư cho một viện sỹ: “Tôi đã hoàn thành cuốn Gandhi của mình, trong đó tôi tỏ

lòng tri ân tới hai tâm hồn như những dòng sông chảy tràn với tinh thần siêu phàm, đó là Tagore và Gandhi.

Tháng sau, ông ghi lại trong nhật ký chuyện về một số điểm khác nhau giữa Gandhi và Tagore theo lời kể của Đức cha C.F. Andrews (1871-1940) là mục sư người Anh, nhà vận động xã hội và cũng là bạn thân của cả Gandhi và Tagore. (Vai trò quan trọng của mục sư trong thời gian Ganddhi sống ở Nam Phi cũng như Ấn Độ được mô tả rất nhiều trong bộ phim tựa đề “Gandhi” của Richard Attenborough [1982]). Andrew tả lại cho Rolland nghe một cuộc thảo luận giữa Tagore và Gandhi, mà khi ấy ông cũng có mặt, về những đề tài làm phân hóa hai người:

“Đề tài thứ nhất được thảo luận là về các thần tượng, Gandhi bảo vệ các thần tượng, tin tưởng là quần chúng không có khả năng hiểu những ý niệm trừu tượng. Tagore không thể chịu được việc chứng kiến con người luôn bị đối xử như một đứa trẻ. Gandhi dẫn chứng là cờ được coi là thần tượng, trong những điều vĩ đại

mà châu Âu đã đạt được; Tagore dễ dàng phản bác điều đó, nhưng Gandhi giữ nguyên lập trường, so sánh đối lập những lá cờ châu Âu mang hình ảnh đại bàng... với lá cờ của chính ông, mà trên đó ông đặt một cái guồng xe sợi. Điểm thứ hai của cuộc thảo luận là về chủ nghĩa dân tộc, mà Gandhi đấu tranh cho nó. Ông cho rằng, người ta phải đi từ chủ nghĩa dân tộc để đạt tới chủ nghĩa quốc tế, giống như cách mà người ta phải đi qua chiến tranh để đến hòa bình.”

Tagore ngưỡng mộ Gandhi sâu sắc nhưng ông có nhiều điểm bất đồng với Gandhi trong nhiều đề tài, trong đó có chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, tầm quan trọng của giao lưu văn hóa, vai trò của chân lý và của khoa học và bản chất của phát triển kinh tế và xã hội. Những điểm khác biệt này, theo tôi, có một mẫu hình rõ ràng và kiên định, với việc Tagore mong muốn có thêm cơ hội để lập luận, và xét trên quan điểm ít mang tính truyền thống chủ nghĩa hơn, ông mong muốn có một sự quan tâm nhiều hơn đối với phần còn lại của thế giới, và trân trọng hơn với khoa học

Gandhi và TagoreAMARTyA SEN

Rabindranath biết rằng ông không thể có vai trò lãnh tụ về chính trị cho Ấn Độ như Gandhi đã mang đến, và ông không bao giờ tiếc lời khen ngợi dành cho Gandhi vì những gì vị lãnh tụ này đã làm cho dân tộc. Thế nhưng, trong số họ, mỗi người vẫn phê phán sâu sắc

nhiều thứ mà người kia ủng hộ.

Page 70: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 68

Page 71: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 69

Tagore với Gandhi và Kasturba tại Shyamali, Santiniketan, 1940 (ảnh trái) và với Romain Rolland (ảnh trên).

và tính khách quan nói chung. Rabindranath biết rằng, ông không thể có vai trò lãnh tụ về chính trị cho Ấn Độ như Gandhi đã mang đến, và ông không bao giờ tiếc lời khen ngợi dành cho Gandhi vì những gì vị lãnh tụ này đã làm cho dân tộc (thực tế, chính Tagore là người phổ biến cái tên “Mahatma” – Tâm hồn vĩ đại – để tả về Gandhi). Ấy thế mà mỗi người vẫn phê phán sâu sắc nhiều thứ mà người kia ủng hộ. Việc Mahatma Gandhi nhận được sự quan tâm ngày một nhiều bên ngoài Ấn Độ và trong nhiều khu vực của Ấn Độ khiến việc tìm hiểu “Phía Tagore” trong nhiều cuộc tranh luận giữa Gandhi và Tagore trở thành quan trọng.

Trong Nhật ký ở tù, Nehru viết: “Có lẽ Tagore đã mất rồi và không chứng kiến ngày càng nhiều những điều khủng khiếp

sắp sửa rơi xuống thế giới và Ấn Độ. Ông đã chứng kiến đủ rồi và nhất định là buồn và chán nản lắm”. Đến cuối đời, Tagore thực sự bất bình về thực trạng của Ấn Độ, đặc biệt là gánh nặng vốn có của các vấn đề, như nghèo đói chẳng hạn, đang bị trầm trọng thêm bởi sự kích động có tính tổ chức chính trị và biến thành bạo lực “cộng đồng” giữa người Hindu giáo và Hồi giáo. Xung đột này dẫn tới một cuộc thảm sát diễn ra trong thời gian chia cắt đất nước; nhưng trong những ngày cuối đời của ông thì vốn dĩ đã có quá nhiều vấn đề rồi. Tháng 12 năm 1939, ông viết cho người bạn là Leonard Elmhirst (1893-1974) – một nhà cải cách xã hội và nhà từ thiện đã làm việc gần gũi với ông về tái thiết nông thôn Ấn Độ (người đã tiến tới thành lập Dartington Hall Trust

ở Anh và một trường tiến bộ tại Dartington công khai viện dẫn những lý tưởng giáo dục của Rabindranath) – như sau:

“Chẳng cần đến một người theo chủ nghĩa chủ bại thì mới cảm thấy vô cùng ái ngại cho tương lai của hàng triệu người mà với tất cả nền văn hóa xa xưa và truyền thống hòa bình, đang nối tiếp nhau chịu cảnh đói khát, bệnh tật, bị bóc lột cả từ trong nước lẫn ngoài nước, và sự bất mãn đang sôi sùng sục của chủ nghĩa công xã .”

Liệu ngày nay Tagore sẽ nhìn nhận Ấn Độ như thế nào? Liệu ông có nhìn thấy tiến bộ ở đó, hay nhìn thấy cơ hội bị bỏ lỡ, hay có lẽ thậm chí là sự bội tín với hứa hẹn và niềm tin của chính mình? Và trên một bình diện rộng lớn, ông sẽ phản ứng thế nào với chủ nghĩa ly khai văn hóa ngày càng lan rộng trên thế giới ngày nay?

(Trích từ “Tagore và Ấn Độ của ông”).◆Tác giả là Giáo sư Đại học Lamont tại Harvard. Ông đoạt giải Nobel Kinh tế năm 1998 và dạy tại Đại học Trinity, Cambridge 1998-2004.

Page 72: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 70

Xúc động bởi TagoreMARTIN KäMPCHEN

Có hai cảnh tượng trong những ngày đầu tiên ở Ấn Độ đã để lại cho

tôi ấn tượng sâu sắc. Đó là khi tôi đến thăm ngôi làng ở Quận 24-Parganas ở Nam Bengal. Một anh nông dân trẻ chúng tôi gặp trên cánh đồng xanh mướt lúa non đã nhiệt tình tiếp đón chúng tôi. Anh tự nhiên hát một bài của Tagore ngay trên cánh đồng. Giọng anh chưa hay nhưng dịu dàng và đầy cảm xúc, trái ngược hẳn với đôi bàn tay thô ráp và bàn chân trần sứt sẹo của người lao động như anh.

Cảnh thứ hai là ở Tịnh xá của giáo phái Ramakrishna ở Narendrapur, Nam Kolkata. Một

buổi tối, tôi vào phòng ký túc xá của hai sinh viên cao đẳng mà tôi đã làm quen. Tôi bắt gặp họ đang đọc một bài thơ của Tagore. Họ ngồi đó, sát bên nhau, cùng đọc to bài thơ theo giai điệu ngân nga như hát vốn rất quen thuộc với lối đọc thơ ở Bengal. Mắt nhòe lệ, họ đang thả hồn theo cảm xúc của bài thơ.

Tôi nhận ra rằng việc anh nông dân ít chữ hay hai sinh viên này hát những bài hát của Tagore và ngâm thơ ông không chỉ đơn thuần là một trò giải trí, một thú vui, thậm chí còn hơn cả nỗ lực có tính chất giáo dục. Đối với họ, nhà thơ trở thành Người an ủi vĩ đại. “Hãy nhìn nỗi sợ hãi

Những người sáng tạo như Tagore không chỉ đơn thuần tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, mà còn tạo ra một nghệ thuật sống mới để biến cái tinh chất trong xung lực sáng tạo của mình, càng nhiều càng tốt,

thành một cảnh huống xã hội.

Page 73: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 71

khủng khiếp – vốn xâm chiếm ta khi ta thả tầm mắt vào không gian trống rỗng của bầu trời đêm, hay khi ta hình dung ra khoảng thời gian mênh mông ta sẽ trải qua và những gì sẽ còn phía trước với đầy rẫy thách thức và cam go chưa biết” – chỉ có thể được chế ngự bởi những vần thơ đầy cảm hứng của Nhà thơ như Rabindranath Tagore. Các kinh sách tôn giáo được truyền thống thiêng hóa có khả năng an ủi sâu sắc khi chúng ta cảm nhận được cái trải nghiệm của hàng thế kỷ ngưng kết trong đó. Tuy nhiên, ngôn từ của một con người đầy cảm hứng trong chính thời đại của riêng chúng ta tỏa ra biết bao nhiêu hơi ấm tình người, can hệ tới chúng ta biết bao nhiêu, bởi lẽ chúng vang vọng lại các truyền thống cũ thông qua cái ngôn ngữ và trải nghiệm mà ở đó chúng ta sinh ra, cũng như đang chia sẻ một cách riêng tư.

Những người sáng tạo như Tagore không chỉ đơn thuần tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, mà còn tạo ra một nghệ thuật sống mới để biến cái tinh chất trong xung lực sáng tạo của mình, càng nhiều càng tốt, thành một cảnh huống xã hội. Chính mong muốn của Tagore đi khỏi thành phố rộng lớn Kolkata để bắt đầu một đời “hành giả cấm dục” (brahmacharya ashram), tầm nhìn rộng của ông về một nền giáo dục đích thực khai triển tiềm năng của trẻ em, việc ông phục vụ dân làng và cuộc sống thanh bạch của ông – kết hợp lại thành một nghệ thuật sống mới như vậy. Nghệ thuật sống mới này diễn

thể qua những câu chuyện và bài thơ của mình thì họ có thể trở thành Người an ủi vĩ đại. Một nhà văn như vậy tái sáng tạo cái Toàn thể trong cảnh huống ngôn ngữ của mình, thời điểm lịch sử của mình, vị trí địa lý cụ thể của mình, hệ thống văn hóa xã hội của mình. Vì thế, độc giả Bengal – những người sinh ra trong cùng bối cảnh với Rabindranath –có một đặc quyền phi thường là hiểu được cái Toàn thể lớn hơn ấy trong phạm vi các khái niệm và từ vựng mà họ biết.

Đó là một đặc quyền rất hiếm, có thể nói là độc nhất vô nhị, trong thế giới hiện đại. Ở nơi nào trên đất Mỹ hay châu Âu, chúng ta đã từng có nhà văn nào khác mở ra bầu trời cho cái Toàn thể lớn hơn trong phạm vi bối cảnh văn hóa của người ấy chưa? Các nhà văn hiện sinh Pháp đã làm được như vậy? Hay các nhà biên kịch của Sân khấu Phi lý? Hay là Marquez, Ezra Pound (1885-1972) hay Virginia Woolf (1882-1941) hay james joyce (1882-1941)? Tôi không nghĩ là họ làm được. Nếu khảo sát các nhà văn châu Âu đã từng có ý nghĩa nào đó với tôi từ khi tôi còn là sinh viên, thì tôi chỉ có thể nghĩ đến Franz Kafka. Trong bối cảnh văn hóa Do Thái sầu muộn ở Praha, Franz Kafka đã tạo ra một vũ trụ và lôi cuốn một cách thần diệu tất cả độc giả của mình vào đó. Tuy nhiên, các câu chuyện và tiểu thuyết của ông không có khả năng an ủi; chúng chỉ kéo ta ra khỏi sự tự mãn của đời sống tư sản, ra khỏi cuộc sống mà mọi thứ đã trở nên tầm thường, ước lệ, không sáng tạo. Kafka chỉ

giải các truyền thống sống cũ nhưng theo một cách thức riêng tư và cá thể hóa.

Vì thế, khi đọc Rabindranath, tôi tràn ngập cảm giác được phiêu du trong lòng truyền thống, cảm giác rằng mình là một thành tố của cái Toàn thể lớn hơn. Tuy nhiên, bất chấp những ý tưởng trừu tượng đó, Tagore tỏa ra sự nồng ấm của một nhà thơ, một người kể chuyện – người mà trong cái toàn thể lớn ấy, vẫn có xu hướng trở nên cụ thể và riêng tư. Một câu chuyện hay một bài thơ không chỉ đơn giản giải thích các ý tưởng hoặc một triết lý. Chúng phải cố gắng gợi lên cái Toàn thể bằng cách miêu tả cái chi tiết. Điều này giống như mặt trời được phản chiếu trong một giọt nước mưa. Những nhà văn mà có khả năng đem đến cho độc giả cảm nhận về cái Toàn

Page 74: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 72

Cảm giác ghen tị của tôi bắt nguồn từ việc tôi nhận ra rằng, cuộc sống của chính mình không hề thẳng thắn và đơn giản như thế. Thực tế, do nhiều ảnh hưởng thường là đối nghịch nhau, tôi

phải không ngừng vật lộn để tìm ra hướng đi cho mình, phải dằn vặt, trăn trở với câu hỏi quyết định nào là sáng suốt và thực tế nhất. Lúc thuận lợi nhất, tôi phấn khởi nhận ra là, quyết định của mình

dừng lại ở đó. Và rồi chúng ta cảm thấy, như tôi đã nói, hãi hùng trước khoảng trống khủng khiếp bỗng nhiên được mở ra của thời gian và địa lý; chúng ta chú mắt vào những khoảng không này – ta thật cô liêu, thật trĩu nặng. Tagore đã vượt xa Kafka.

Gần đây, tôi gặp một sinh viên Hồi giáo Bihari ở Darjeeling. Đó là một chàng trai thông minh, nhiệt thành, sốt sắng. Cậu vào học lớp năm thứ hai tại trường thầy tu dòng Tên và bây giờ đang hoàn thành việc tốt nghiệp Cao đẳng ở ngay trường dòng này. Xứng đáng với công sức của mình, cậu đạt được danh hiệu Sinh viên Toàn diện khi còn đang học Cao đẳng. Cậu được phép hướng dẫn các sinh viên trẻ hơn và được ăn cùng các giáo viên; với cậu, đó là một vinh dự lớn. Lối nói rõ ràng, tự nhiên của cậu, vẻ hãnh diện dung dị mà không chút kiêu căng, nét mặt đẹp, không thô ráp mà cũng không ủy mị của cậu làm tôi thực ấn tượng. Đây là chàng trai 25 tuổi đã được lưỡi dao trí tuệ và đạo đức liêm chính của dòng Tên gọt giũa. Tôi hỏi cậu ta muốn làm gì trong tương lai, và câu trả lời của cậu không làm tôi ngạc nhiên. Cậu nói: “Tôi sẽ là giảng sư, thưa ông! Tôi muốn phục vụ tổ chức này. Tôi rất yêu quý nó.” Với cảm giác ghen tị ngang bằng với thất vọng, tôi nhận ra rằng chàng trai này có thể chưa bao giờ bị dày vò bởi tâm trạng nghi ngờ về thành quả trong sự học hành và hình thành nhân cách của cậu; cậu chưa bao giờ trải qua nỗi đau của tâm trạng tự ngờ vực mình.

Page 75: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 73

– được thực hiện với lòng dũng cảm – đưa tôi đi xa hơn trong việc khai triển bản thân với tư cách là một con người, một nhà văn. Vào những lúc khó khăn, tôi gần như không thể nén nổi nỗi thất vọng về những sai lầm và suy xét yếu kém của mình. Cảm giác thất vọng của tôi khi nhìn vào sản phẩm non trẻ của ngôi trường truyền giáo bắt nguồn từ việc nhận ra chàng trai này đã thực sự mất đi biết bao nhiêu cơ hội được tận hưởng sự trọn vẹn của cuộc sống. Vui mừng và thất vọng, nghi ngờ và khủng hoảng, đó là các cung bậc của một đời sống trọn vẹn, và thậm chí dù là được yêu thương thì ta cũng không bao giờ tận hưởng đích đáng, nếu không có nỗ lực vật lộn tự thanh tẩy bản thân.

Tôi muốn truyền tải điều gì bằng những lời nhận xét này trong ngữ cảnh của tính phổ quát ở Tagore? Nhà thơ người Bengal đó không sáng tác thơ ca nếu không có trải nghiệm cảm giác xa lánh và lo lắng, nỗi sợ hãi và run rẩy mà ông từng gặp khi đối mặt với những bí ẩn của cuộc sống. Mặc dù sống giữa đồng bào của mình, những người có cùng ngôn ngữ và văn hóa với ông, nhưng ông không đóng khung mình trong cộng đồng này, khác với chàng trai ở Darjeeling bị cột chặt vào một lối tư duy đơn độc. Đúng hơn là, Rabindranath đã vật lộn với nhiều thăng trầm, đã trải qua “hỷ lạc” (ananda) và “khổ não” (dukha), thậm chí những vần thơ thư thái, du dương, vô tư của ông cũng thấm đẫm trải nghiệm đó. Ở đây tôi thấy tính chất phổ quát

của ông. Trước đây tôi đã nói về việc ông phản chiếu cái Toàn thể trong cái Chi tiết của một bài hát hay bài thơ mà qua đó, nhà thơ đạt đến sự siêu nghiệm tâm linh. Giờ tôi sẽ cố gắng miêu tả tính phổ quát văn hóa của Tagore – nó vượt ra khỏi vốn từ vựng và các khái niệm của một nền văn hóa, và vì vậy, nó khiến cho tác phẩm của ông gần gũi, dễ hiểu với các nền văn hóa khác. Thật kỳ lạ, chính cảm giác xa lánh và tuyệt vọng nó đến thẳng lòng người hơn là các sản phẩm của cuộc sống hài hòa và yên ổn về mặt văn hóa.

Việc đọc Rabindrnath Tagore ở Đức đưa chúng ta đến một chiều kích cỡ khác trong sáng tác của nhà thơ. Lúc này, chúng ta thấy ngôn ngữ như một trở ngại. Ngôn ngữ vừa là một trở ngại, vừa là cầu nối – một cây cầu hẹp. Tiếng Bengal không phải là ngôn ngữ có tính thế giới – song

Rabindranath là một Nhà thơ của Thế giới. Nhận xét này tóm lược các vấn đề trong tổng thể của nó. Ở bên ngoài Bengal, ngôn ngữ của Rabindranath không còn đơn thuần chỉ là một phương tiện truyền tải nội dung văn hóa và có khả năng gợi lên tính phổ quát văn hóa nằm ngoài ngôn ngữ.

Goethe (1749-1832) nhà thơ, nhà tư tưởng cổ điển và có tính phổ quát nhất trên thế giới của Đức, đã được dịch một cách dễ hiểu sang các ngôn ngữ châu Âu và có khả năng ảnh hưởng đối với những người biết các ngôn ngữ đó.

Shakespeare (1564-1616) và Dante, Victor Hugo (1802-1885) và Ezra Pound đã trở thành ngọn hải đăng cho đất nước họ; những ngọn đèn tỏa sáng ra ngoài nền văn hóa của họ đến mọi ngóc ngách của các nước phương Tây. Tầm ảnh hưởng của họ phụ thuộc vào việc chuyển ngữ khá tốt sang các thứ tiếng châu Âu khác. Chúng ta có một “văn hóa dịch thuật” ở châu Âu và Mỹ; chúng ta có thể đòi hỏi để sao cho các nhà văn tầm cỡ quốc gia được biết đến trên bình diện quốc tế thông qua những bản dịch. Ở đây có một thứ ‘cảm xúc gia đình’ khi người Pháp thưởng thức một nhà thơ Tây Ban Nha, hay một người Đức chọn cuốn sách của một tiểu thuyết gia người Ý. ‘Cảm xúc gia đình’ như vậy còn đang trống vắng ở Ấn Độ. Ấn Độ vẫn còn thiếu một nền văn hóa dịch. Bất chấp nỗ lực của một số tổ chức văn học, các nền văn học

Page 76: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 74

Mit

freun

dl. G

eneh

mg:

Phò

ng tr

iển

lãm

Ngh

ệ thu

ật Đ

ương

đại

, New

Del

hi.

Page 77: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 75

bằng ngôn ngữ địa phương khác nhau chưa chu du được rộng khắp ngoài biên giới của chúng – hay ít nhất là chưa xứng với tầm vóc của chúng. Một là không có ngân sách để dịch từ phương ngữ Ấn Độ này sang phương ngữ Ấn Độ khác; hai là, cho đến nay, Ấn Độ vẫn có quá ít dịch giả chuyên nghiệp có đủ khả năng để làm công việc khó như vậy. Vì thế, văn học của một vùng không tạo ra nhiều ảnh hưởng đối với những vùng khác trên đất nước.

Dịch từ tiếng Bengal sang tiếng Đức đòi hỏi nỗ lực rất lớn. Rabindranath phải vượt qua không gian đó, không chỉ đơn thuần từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác trong hệ ngôn ngữ Ấn-Đức, mà tư tưởng và ngôn từ của ông phải đi từ nền văn hóa này sang văn hóa khác, từ tôn giáo này sang tôn giáo khác, từ một cơ cấu xúc cảm, xã hội này sang một cơ cấu hoàn toàn khác. Khi tôi dịch một bài thơ của Tagore sang tiếng Đức, tôi phải “chẻ” cấu trúc câu tiếng Bengal – cùng quy trình tư duy được đúc nặn bởi cấu trúc câu đó – thành các thành tố; sau đó ghép lại bằng cách hội nhập chúng vào cấu trúc câu tiếng Đức cùng quy trình tư duy. Rõ ràng, đây là một công việc rất dễ nản chí khi đụng vào ‘sinh linh’ mờ ảo, thất thường, phù du, mỏng manh như một bài thơ. Có chắc là mình sẽ không thất bại không? Có đáng để cố gắng không?

Trước tôi, nhiều người khác đã thử dịch với câu hỏi như vậy trong đầu. Chúng ta đừng quên

rằng Rabindranath Tagore nổi tiếng trên thế giới nhờ một cuốn sách thơ văn xuôi mỏng bằng tiếng Anh, tựa đề là Gitanjali, do chính nhà thơ dịch từ nguyên bản tiếng Bengal. Ngày nay, chúng ta, trong đó có tôi, thích phê phán bản tiếng Anh của Gitanjali là ủy mị. Rõ ràng, nó không thể với tới được sự sáng sủa tâm linh của nguyên bản. Nhưng dù sao đi nữa, Gitanjali bằng tiếng Anh đã đem đến cho nhận thức của người châu Âu một trải nghiệm mà họ chưa từng biết đến trước đây – đó là sự thể hiện xúc cảm tôn giáo trực tiếp, không ngại ngùng. Ở châu Âu, chúng ta thấy khó nói về cảm quan tôn giáo một cách bình thường mà không có sự ngụy trang. Chúng ta cảm thấy không thoải mái và dễ bị tổn thương như thể bộc lộ tâm hồn cũng hệt như cởi bỏ quần áo trên người. Xu hướng này trở nên thậm chí mạnh hơn kể từ thời Gitanjali. Người ta không thể nói ra những từ như “Chúa” và “Chúa Trời” mà lại không ra dấu hiệu biểu thị một sự nghi ngờ thời thượng nào đó. Vì thế, ngày càng có nhiều người châu Âu quay sang các tôn giáo phương Đông để thể hiện cảm xúc tâm linh giản dị của mình. Trong bối cảnh này, Tagore là một phương tiện hùng mạnh giải phóng các xúc cảm tôn giáo ở Đức. Với mục đích này, thì những bản dịch được chuyển từ tiếng Anh sang cũng là đủ rồi. Xét cho cùng, trong bối cảnh như vậy, những bài thơ Gitanjali được xem như phương tiện truyền tải cảm xúc tôn giáo hơn là tác phẩm văn học.

Thậm chí ngày nay ở Đức, những bài thơ của Tagore vẫn phục vụ mục đích này. Thật ngạc nhiên khi một số câu thơ của Tagore thường xuất hiện trong một bài giảng, tiểu luận hay một đoạn nào đó trong tác phẩm tôn giáo. Cùng với các nhân vật như Khalil, Gibran, Mahatma Gandhi, Đức Phật, Rabindranath Tagore đã đóng góp vào kho lưu giữ những dòng tư tưởng cô đọng, đáng nhớ, để chứng tỏ cho độc giả châu Âu thấy rằng, những bậc thầy phương Đông thông thái có một thông điệp mà tất cả mọi dân tộc đều có thể hiểu được.

Thế nhưng, còn có nhiều điều hơn thế về Rabindranath Tagore chứ không chỉ là những cảm xúc tôn giáo phản chiếu trong những bài thơ Gitanjali. Chẳng phải Tagore là một nhân vật của văn học thế giới và không cần phải đánh giá ông trên tấm bạt vẽ như vậy hay sao? Tôi đã cố gắng soi chiếu ông trên bình diện ngang tầm với những nhân vật văn học quốc gia của các nước khác. Tôi xem ông là một trong những người theo thuyết phổ độ cuối cùng trong số họ. Hãy làm sao để có thêm nhiều bản dịch từ tiếng Bengal sang các thứ tiếng châu Âu để minh chứng cho quan điểm này. Những bản dịch như vậy sẽ an ủi và lôi cuốn nhiều độc giả sâu sắc như nguyên bản đã an ủi và quyến rũ độc giả Bengal. ◆Tác giả là một nhà văn, dịch giả, nhà báo nổi tiếng người Đức sống ở Santiniketan.

Ảnh trái: “Hình nghiên cứu gương mặt” của Tagore

Page 78: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 76

Xaõ hoäi töï trò cuûa TagoreTranh luaän veà chuû nghóa daân toäc

BIKASH CHAKRAVARTy

Tác giả bài quốc ca Ấn Độ đã thẳng thắn trình bày quan điểm của mình về chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc và quốc gia-dân tộc

dường như đối với ông là một thảm họa lớn, một “con quái vật địa lý”.

Mọi người đều biết rằng sau khi tham gia vào phong trào Swadeshi

xoay quanh vấn đề chia cắt khu vực Bengal vào năm 1905, Rabindranath đã dần thoát ly khỏi xu hướng chính trị dân tộc chủ nghĩa vào khoảng năm 1907. Cái ý kiến suy luận cho rằng do vỡ mộng trước tình hình chính trị đương thời nên nhà thơ phải tìm kiếm lối thoát và về ở ẩn tại Santiniketan từ năm 1907 là không đứng vững trước thực tế. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh đây là quan điểm

sai lầm. Chưa có khi nào nhà thơ lại viết nhiều đến thế về những vấn đề cộng đồng chẳng hạn như vấn đề liên quan đến tình cảm dữ dội của chủ nghĩa yêu nước, tính chất bất chính đáng của chủ nghĩa dân tộc, sự tách rời chính trị khỏi xã hội và đạo đức và sự tôn sùng chân lý và almashakti (nghĩa là ‘sức mạnh nội tại’) như trong giai đoạn này.

Giai đoạn này gắn liền với những bài giảng sâu sắc của ông ở Nhật Bản và Mỹ vào những năm 1916-1917 về sự sùng bái chủ nghĩa

Page 79: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 77

dân tộc mà sau này được tập hợp lại thành một cuốn sách có tên là Chủ nghĩa dân tộc (1917:97), trong đó ông đã đặt vấn đề nghi vấn mọi hình thức của chủ nghĩa dân tộc ở phương Tây vì chủ nghĩa dân tộc và quốc gia-dân tộc dường như đối với ông là một thảm họa lớn, một “con quái vật địa lý”. Tác giả của bài quốc ca Ấn Độ đã thẳng thắn bộc bạch quan điểm của mình. Ông không muốn đất nước mình rơi vào tình trạng ở đó tư tưởng về quốc gia-dân tộc sẽ thay thế tư tưởng về xã hội và nền văn minh Ấn Độ. Ông nói: “Vấn đề thực sự ở Ấn Độ không phải là vấn đề về chính trị. Đó là vấn đề về xã hội. Nó không chỉ xảy ra ở Ấn Độ mà ở tất cả các quốc gia. Tôi không tin vào lợi ích chính trị chuyên biệt” (Chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ, 1916).

Ý tưởng này của Tagore xuất phát từ năm 1901 khi ông viết hai bài

báo liên tiếp (đều đăng trên tạp chí Bangadarshan) về ý tưởng về dân tộc. Một là “Nation ki” (Rabindra-Rachanabali 3:515-19), hay ‘Chủ nghĩa dân tộc là gì?’, chủ yếu dựa vào quan điểm của nhà tư tưởng người Pháp Ernest Renan (1823-1892) và bài thứ hai về xã hội Ấn Độ có tựa đề “Bharatbarshiya Samaj”. Trong bài báo thứ nhất, Tagore kết luận rằng, không một yếu tố nào trong số các yếu tố như ngôn ngữ, những lợi ích vật chất, sự thống nhất về tôn giáo hay ranh giới địa lý là điều kiện cần thiết để xây dựng nên dân tộc phương Tây. Theo ông, dân tộc là một thực thể tinh thần. Trong bài báo thứ hai, ông phân biệt giữa ý tưởng về dân tộc ở phương Tây và ý tưởng về xã hội trong lịch sử Ấn Độ. Ông nói: “Chúng ta cần phải hiểu rằng, xã hội hay cộng đồng có vị trí tối thượng ở Ấn Độ. Ở các nước khác, các dân tộc

tự bảo vệ mình trước những cuộc cách mạng vì sự sinh tồn. Ở nước ta, xã hội vẫn đứng vững trước vô vàn biến cố từ xa xưa” (Tr; Rabindra-Rachanabali 3:522).

Ba năm sau, Tagore đã phát triển đầy đủ hơn những quan điểm này trong bài thảo luận có tựa đề “Swadeshi Samaj” (1904), hay ‘Xã hội tự cung tự cấp’. Trong bài viết này, chúng ta có thể nhận thấy Tagore đã nêu lên những vấn đề hết sức quan trọng – cùng lúc về xã hội, chính trị và đạo đức. Tagore nói rằng, trong lịch sử văn minh phương Tây, cuộc sống của dân chúng đặt dưới sự kiểm soát của quyền lực nhà nước như ở Hy Lạp, La Mã cổ đại và các xã hội châu Âu hiện đại. Trong khi đó, ở các nước phương Đông như Trung Quốc hay Ấn Độ, xã hội chứ không phải nhà nước đóng vai trò quyết định.

Thứ hai, Tagore khẳng định rằng phải tìm kiếm gốc tích của nền văn minh Ấn Độ từ những ngôi làng. Làng ở Ấn Độ cổ đại không chỉ đơn thuần là nơi con người sinh sống. Đó còn là trung tâm những giá trị cơ bản của văn hóa Ấn Độ. Ngôi làng hầu như có khả năng tự đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của bản thân như nhu cầu về sức khỏe, thực phẩm, giáo dục, giải trí và sáng tạo. Vì vậy, làng ở Ấn Độ có thể tồn tại một cách độc lập, không cần sự trợ giúp của nhà nước. Đây chính là kiểu làng mà chúng ta đã đánh mất.

Thứ ba, Tagore chỉ ra rằng, đặc tính của nền văn minh Ấn Độ thể hiện trong cuộc sống cộng đồng của làng là ‘khả năng hài hòa hóa những khác biệt’. Điều này

Tagore và Priyanath Sen.

Page 80: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 78

được ông giải thích cặn kẽ trong “Bharatbarshe ltihaser Dhara”, hay ‘Tiến trình lịch sử Ấn Độ’ (Prabasi, 1319 B.S., Baishakh: 423-415) và trong những bài luận khác, trong đó ông nhấn mạnh rằng lịch sử Ấn Độ đã đạt được sự tổng hợp lý tưởng nhiều yếu tố khác nhau ở mọi cấp bậc của kinh nghiệm loài người (‘đó là quá trình dung hòa không ngừng những mâu thuẫn’ - ông nói). Vì vậy, quan điểm về xây dựng dân tộc của ông phải được hiểu là sự bao gồm chứ không phải là loại trừ.

Trong những vấn đề này ẩn chứa niềm tin mạnh mẽ của Tagore rằng làng là trung tâm của văn hóa Ấn Độ – cái mà chúng ta đã đánh mất theo thời gian và cũng là cái mà chúng ta cần tìm lại và khôi phục. Và chỉ có nó mới đem lại độc lập cho chúng ta. Đồng ý với quan điểm của Mahatma Gandhi (1869-1948), ông nói rằng điều này phải được thực hiện thông qua việc hết mình vun vén cho tình cảm yêu thương và tình láng giềng, sự kiềm chế và hy sinh, tinh thần tự lực cánh sinh và cần cù lao động – nghĩa là thông qua tổ chức hoàn chỉnh của atmashakti. Tuy nhiên, mặc dù Tagore không thừa nhận vai trò của công nghệ hiện đại trong việc khôi phục lại làng, ông lại chấp nhận lô-gic của tổ chức tự do dân chủ và điều này được thể hiện rõ trong bản Hiến chương chi tiết được ông thảo ra cho ‘Swadeshi Samaj’ và ở việc ông kêu gọi dân chúng bầu ra một người lãnh đạo cho tổ chức được đề xuất.

Điều đáng nói ở đây là bài viết “Swadeshi Samaj” (1904) của

Tagore, trong một số định đề cơ bản, tiên đoán rằng ‘Swaraj’ của Gandhi được thai nghén từ Hind Swaraj được viết vào năm 1909. Xét về việc Tagore nhấn mạnh các giá trị về sự bần cùng, khổ đau, hạn chế và hy sinh cũng như về sự lý tưởng hóa của ông về đời sống nông thôn, quan điểm của Tagore ở giai đoạn này gần với quan điểm của Mahatma về việc xây dựng dân tộc. Với hai ông, phân tích cho cùng thì ‘Swaraj’ không còn là cương lĩnh chính trị. Đó là một phương cách sống. Nhưng chúng ta cũng cần chú ý đến một sự khác biệt. Tagore không tin vào ‘tình trạng vô chính phủ được khai sáng’ như Gandhi (Độc giả Penguin Gandhi, New Delhi, 1993:79). Đó là lý do tại sao Tagore không phản bác lại quan điểm về nhà nước như vậy trong “Swadeshi Samaj” mà chỉ không nhất trí về vai trò quyết định của nó trong cuộc sống cộng đồng. Nói cách khác, theo Tagore, nhà nước và cộng đồng không phải là hai phạm trù cạnh tranh nhau mà thậm chí, trong tình huống tốt nhất, chúng bổ sung cho nhau.

Sự bất đồng về quan điểm giữa Nhà thơ và Mahatma càng lớn trong những thập kỷ sau Thế chiến thứ nhất. Dấu ấn rõ rệt đầu tiên của sự bất đồng quan điểm với khái niệm của Gandhi về ‘Swaraj’ thể hiện mạnh mẽ trong một bức thư phúc đáp dài của nhà thơ gửi cho Mahatma. Tagore nói: “Việc xây dựng Swaraj đòi hỏi một khung lý luận chi tiết và đó là một quá trình phức tạp và lâu dài. Nó cần đến xúc cảm và khát vọng cũng như nghiên cứu thực

Page 81: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 79

nghiệm và tư duy lý trí. Quá trình xây dựng dân tộc đòi hỏi các nhà kinh tế học phải vận dụng trí óc, các kỹ sư phải sử dụng kỹ năng và các nhà giáo dục cũng như khoa học chính trị giữ vai trò tương ứng” (theo bản dịch). Lý lẽ này thật ra mang tính thống kê, lô-gic của nó xuất phát từ nhận thức luận về Thời đại Khai sáng của châu Âu bởi vì Tagore chưa bao giờ phủ nhận tầm quan trọng của nhà nước cũng như chưa bao giờ bác bỏ di sản của Thời đại Khai sáng ở châu Âu. Trong suốt giai đoạn Gitanjali (từ 1904 trở đi), Tagore dường như đã tiến rất gần đến việc xóa bỏ khoảng cách giữa trật tự tự nhiên và trật tự đạo đức – một định đề được Gandhi tin tưởng suốt cuộc đời mình. Tuy nhiên, vào những thập niên 20 và 30, Tagore dường như đã xem xét lại lập trường Spi-nô-da của ông trước đó, nghiêng về việc ủng hộ chỉ trích của Kant về luận lý thực tiễn, tách rời trật tự đạo đức khỏi trật tự tự nhiên.

Vậy rốt cục quan điểm của Tagore về Swaraj là gì? Vào những thập niên sau chiến tranh, nhà thơ hướng dần đến khái niệm về chủ nghĩa quốc tế và coi đó là nền tảng của một dân tộc thật sự. Trong một lá thư gửi C.F. Andrews (1871-1940) tháng 5 năm 1921 ông viết: “Tôi cảm thấy Ấn Độ thực thụ là một ý tưởng chứ không chỉ là một thực thể địa lý… Ý tưởng Ấn Độ đi ngược lại ý thức mạnh mẽ về sự phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác, và hậu quả tất yếu là những xung đột không ngừng diễn ra. Vì thế, điều mà tôi luôn cầu nguyện là: hãy để Ấn Độ đại diện cho sự hợp tác của các dân tộc trên thế giới. Những kẻ chống đối đề cao sự phân biệt sẽ phản bác, còn những người ủng hộ coi trọng đoàn kết thì sẽ đồng tình với quan điểm này.”

Tôi cho rằng quan điểm của Tagore về Swaraj rút cục dựa trên cách nhìn về một tổ chức đại diện tự do-dân chủ có liên hệ rất ít đến

quyền lực nhà nước – một tổ chức sẽ không phản đối những nguyên lý của tính duy lý khoa học và việc áp dụng công nghệ có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, tổ chức này phải cống hiến hết mình cho nhiệm vụ khôi phục “làng” vốn được coi là trung tâm của nền văn hóa Ấn Độ. Như ông vẫn nói, chúng ta phải giành lấy Swaraj ‘không phải từ một kẻ ngoại bang nào đó mà từ chính sự trì trệ của chúng ta, từ chính sự thờ ơ của chúng ta’. Swaraj này (hay ‘sự tự trị’) – chúng ta hãy gọi đó là Swadeshi Samaj (‘xã hội tự trị’) – sẽ vận hành bởi cả quan niệm cho rằng nó phải rộng mở ra cả thế giới. Chẳng phải Gandhi đã đề cập đến một quan niệm tương tự (dĩ nhiên ngoại trừ vấn đề về nhà nước và sự xâm nhập của công nghệ) trong một bức thư gửi jawaharlal Nehru (1889-1964) năm 1945 hay sao? Trong thư ông viết: “Ngài sẽ không thể hiểu được tôi nếu như ngài cho rằng tôi đang nói về những ngôi làng của ngày nay. Ngôi làng lý tưởng chỉ tồn tại trong tưởng tượng của tôi mà thôi… Dân trong ngôi làng mơ tưởng của tôi không phải là những người tối dạ – họ đều là những người hiểu biết… Nam giới và phụ nữ sẽ sống trong tự do, sẵn sàng đối mặt với toàn thế giới” (Raghban lyer, Những bài viết về đạo đức và chính trị của Mahatma Gandhi, New Delhi, 1986: tập 1: 286).◆Tác giả bài viết này là một học giả nghiên cứu về Tagore nổi tiếng đã biên tập và xuất bản nhiều tác phẩm về Tagore. Ông cũng dạy văn học Anh ở trường Visva Bharati.

Tagore và Rashbehari Bose ở Nhật Bản, 1929.

Page 82: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010
Page 83: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 81

Vai trò của Rabindranath trong phong trào giải phóng phụ nữ

KATHLEEN M. O’CONNELL

Rabindranath có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng phụ nữ Bengal. Ban đầu, ông lột tả tình cảnh của người phụ nữ

và biện minh cho quyền tự trị của họ thông qua những lá thư, truyện ngắn và bài viết của mình. Thông qua tiểu thuyết của mình, ông có thể

xây dựng nên những hình mẫu phụ nữ mới và tràn đầy nghị lực để khơi dậy một thế hệ phụ nữ Bengal mới. Sau đó, với việc chấp nhận phụ nữ vào học tại ngôi trường ở Santiniketan của mình, ông trở thành người

tiên phong có tư tưởng đổi mới trong phong trào nam nữ đồng giáo.

Bài viết này có tranh vẽ của Tagore.

Gia đình jorasanko Tagore đóng vai trò quan trọng trong hầu hết những thay đổi mang tính cải tiến về văn hóa xã hội xảy ra ở Bengal vào thế kỷ 19 và phong trào giải phóng phụ nữ không phải là một ngoại lệ. Dwarkanath Tagore (1794-1846), ông của Rabindranath, là người ủng hộ giáo dục dành cho phụ nữ và những cải cách xã hội liên quan đến phụ nữ ngay từ năm 1842 sau chuyến đi đến châu Âu. Cha của Rabindranath, Debendranath (1817-1905), ủng hộ trường phái Bethune ủng hộ phong trào giáo dục dành cho phụ nữ và cho phép các cô con gái của mình và những thành viên nữ khác trong gia đình mình được đi học và tham gia vào các công tác xã hội mặc dù về bản chất ông là một người bảo thủ. Đáng chú ý nhất là vai trò giải

phóng của anh trai Rabindranath là Styendranath (1842-1923) và vợ của ông, Gnanadanandini (1851-1941) đã trở thành hình mẫu cho hành vi của người phụ nữ hiện đại. Gnanadanandini không chỉ thiết kế lại chiếc váy của người phụ nữ Bengal giúp người mặc di chuyển thuận tiện hơn bên ngoài antahpur (sân trong nhà) mà còn viết bài cho các tạp chí về cải cách giáo dục và đổi mới xã hội dành cho phụ nữ và đi du lịch đến nước Anh cùng với ba người con mà không có sự đồng hành của chồng. Vì thế, Rabindranath sinh trưởng trong một gia đình nơi mà những chuẩn mực về phụ nữ thay đổi nhanh chóng.

Rabindranath thực hiện chuyến đi đầu tiên đến nước Anh vào năm 1878 khi ông 17 tuổi, và một vài trong số những phát

Page 84: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 82

mình Dwijendranath (1840-1926), ông đã viết:

Ngài biên tập đã từng nói rằng việc giam cầm phụ nữ trong cung cấm không phải là kết quả của sự ích kỷ của đàn ông mà là kết quả tự nhiên của những yêu cầu phát sinh từ nghĩa vụ làm vợ. Đây là lời bào chữa cố hữu của những kẻ chống lại việc giải phóng phụ nữ; nhưng tôi lại cảm thấy rằng chẳng cần nói ra thì ai cũng thấy thật là kỳ quặc khi coi việc một người phụ nữ bước vào chốn thâm cùng, giam mình trong bốn bức tường cả đời và cắt đứt mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài là chuyện bình thường (sđd, tr. 100).

Sau khi trở về Ấn Độ, Tagore lại được giao nhiệm vụ quản lý bất động sản của gia đình ở Đông Bengal. Tại đó, lần đầu tiên trong đời, Rabindranath được tiếp xúc nhiều với những tầng lớp ở nông thôn cũng như nỗi khốn cùng của những người dân nông thôn nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng. Đây chính là giai đoạn ông viết nhiều truyện ngắn lột tả tình cảnh của những trẻ mồ côi và góa phụ như nhân vật Ratan trong ‘Giám đốc sở bưu điện’ và Kusum trong ‘Ghater Katha’ (‘Truyện về núi Ghat’), sự lạm dụng chế độ hồi môn và những người vợ ở tuổi vị thành niên được minh họa bởi sự lạm dụng Nirupama trong truyện ‘Dena Paona’ (‘Được và mất’) cũng như việc ngăn cản quyền được học tập của phụ nữ được thể hiện qua nhân vật Uma trong truyện ‘Khata’ (‘Sách bài tập’).

biểu của ông về nhu cầu giải phóng phụ nữ Bengal đã xuất hiện trong một loạt những lá thư ông gửi về cho gia đình. Sau khi tham dự một bữa tiệc có sự xuất hiện tự do của cả nam lẫn nữ, Tagore đã viết một lá thư so sánh sự hòa nhập tự do của cả hai giới ở nước Anh với sự cô lập của phụ nữ Bengal – những người bị cầm tù trong purdah (cung cấm) và cách ly khỏi thế giới bên ngoài. Rabindranath đã viết:

Việc cả nam lẫn nữ cùng nhau tìm kiếm những thú vui là một lẽ tự nhiên. Phụ nữ là một phần của loài người và Chúa đã tạo ra họ như một phần của xã hội. Nếu như coi việc con người được tự do cùng nhau mưu cầu hạnh phúc là một tội ác nghiêm trọng, phi xã hội và biến nó trở thành một vấn đề gây xôn xao dư luận thì đó không chỉ là hành động lập dị mà còn không thể chấp nhận được và vì thế còn bị coi là man rợ theo một nghĩa nào đó. Đàn ông mải mê với mọi thú vui ở thế giới bên ngoài trong khi phụ nữ thì bị coi như những con vật được thuần hóa thuộc quyền sở hữu của họ, ngoan ngoãn giam mình trong bốn bức tường của những căn phòng tít sâu trong những ngôi nhà. (Rabindranath Tagore, Những bức thư từ một kẻ tạm trú ở châu Âu, Supriya Roy, Visva-Bharati, 2008: 88).

Để đáp trả lại những lời chỉ trích bức thư được đăng trên tạp chí Bharati và sau đó được biên tập bởi chính anh trai

Truyện ngắn có tính cấp tiến nhất của Rabindranath có tiêu đề ‘Strirpatra’ (‘Bức thư của một người vợ’) ra đời sau này. Truyện mô tả sự lột xác của nhân vật nữ chính có tên là Mrinal – một người phụ nữ thuộc tầng lớp trên – từ một người vợ luôn phục tùng trở thành một con người tự chủ. Mrinal đã quyết định rời khỏi gia đình lớn và sống cuộc sống riêng sau khi chứng kiến cảnh một người phụ nữ trong gia đình mình bị đè nén. Điều đáng chú ý là Rabindranath cũng khuyến khích những nhà văn nữ, và kết quả là những tác phẩm viết về quyền bình đẳng cho phụ nữ của Sarat Kumari Chaudhurani (1861-1920) đã được đăng trên các tạp chí như Sadhana và Bharati.

Khi Rabindranath mở trường ở Santinketan vào năm 1901, ông đã muốn nhận cả học sinh nữ nhưng chưa thể thực hiện được điều đó cho đến năm 1909 khi bộ mặt truyền thống của ngôi trường mang tên Brahmacharyashram của ông có sự thay đổi lớn và phụ nữ được nhận vào trường1. Sáu nữ sinh đầu tiên của trường – những người có mối quan hệ mật thiết với trường – được ở nội trú và chăm sóc bởi mẹ của Ajit Chakravarti và người vợ tên là Susheela của Mohit Chandra Sen. Đây là một thể nghiệm cấp tiến vì các nữ sinh không học trong những lớp riêng biệt

1. CảP.K.MukhopadhyayvàHimangshuMukherjeeđềucholàtrườngnữsinhđượcmởvàonăm1908nhưngAmitaSen,mộtngườisốngtrongtrườngkhiđóthìcholàvàonăm1909.

Page 85: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 83

mà được học chung lớp với các nam sinh và tham gia thể thao và các nghi lễ tôn giáo cùng với họ. Rathindranath càng có thêm động lực để xúc tiến chương trình dành cho nữ giới khi ông kết hôn với người phụ nữ tài năng Pratima Devi (1863-1969) vào năm 1910, và bà bắt đầu giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động của trường, đặc biệt là trong môn kịch và các môn nghệ thuật khác.

Rabindranath tiếp tục tìm hiểu về tâm lý phụ nữ trong các bài viết. Sự xuất bản cuốn tiểu thuyết có tên gọi Gora đánh dấu một mốc quan trọng trong sự nghiệp của

ông với việc khắc họa hình tượng những phụ nữ trẻ cũng như cái cách mà những con người này tiếp xúc với xã hội xung quanh họ. Những nhân vật như Lolita, Sucharita và Anandamayee được mô tả trong quá trình hình thành diện mạo mới cũng như quyền tự trị cá nhân khi họ áp dụng những cách thức khác nhau để giao thiệp với đàn ông và xã hội. Việc xây dựng những nhân vật quan trọng như thế báo thức sự hình thành một diện mạo mới mà ông muốn thấy ở những nữ sinh ở Santiniketan. Các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết đã vượt qua được những định kiến về giới,

giai cấp và chủng tộc để gia nhập vào một xã hội rộng lớn hơn, trở thành những hình mẫu cho một thế hệ phụ nữ Bengal mới.

Rabindranath cũng bắt đầu đề cập đến vấn đề giáo dục cho phụ nữ trong những bài viết về giáo dục của mình. Trong bài Strishiksha (‘Giáo dục nữ giới’) lần đầu đăng trên tạp chí Sabuj Patra và sau đó được dịch thành ‘Giáo dục phụ nữ’ vào tháng 8 năm 1915, ông quả quyết rằng cần phải có bình đẳng trong giáo dục:

Bất cứ cái gì đáng được biết đều là tri thức. Nó phải được tiếp nhận

Page 86: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 84

Page 87: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 85

dậy một thế hệ phụ nữ Bengal mới. Sau đó, bằng hành động tiếp nhận phụ nữ vào học tại ngôi trường ở Santiniketan của mình, ông trở thành người tiên phong có tư tưởng đổi mới trong phong trào nam nữ đồng giáo. Không thỏa mãn với những mô hình giáo dục đang tồn tại, ông bắt đầu sáng tạo nên những mô hình giáo dục mới lấy giáo dục nhân cách toàn diện, không phân biệt là nam hay nữ, làm căn bản. Khó mà đánh giá hết được những thay đổi xã hội mà Tagore đã đem lại thông qua những tác phẩm của mình và việc ông khuyến khích phụ nữ tham gia vào các sự kiện mang tính học thuật, thể thao, khiêu vũ và biểu hiện sáng tạo.◆Tác giả của bài viết này tham gia giảng dạy các khóa học về Nam Á ở Phân viện New, Đại học Toronto, Canada. Bà nghiên cứu chuyên sâu về Rabindranath Tagore, Satyajit Ray và lịch sử văn hóa và văn học Bengal.

bởi cả nam lẫn nữ – không phải vì tính hữu dụng của nó mà vì chính nó… mong muốn học hỏi là bản chất của con người (Shiksha, 1351, tập 1, 181).

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không có sự phân biệt trong giáo dục:

Tri thức chia làm hai loại: tri thức thuần túy và tri thức vị lợi. Với tri thức thuần túy thì không có sự phân biệt giữa nam và nữ; sự phân biệt chỉ tồn tại trong phạm vi ứng dụng. Một người phụ nữ cần đến tri thức thuần túy để trở thành một người trưởng thành và tri thức vị lợi để trở thành một người phụ nữ thực thụ (sđd, tr. 183).

Khi ngôi trường của Tagore ở Santiniketan được mở rộng để tiếp nhận các nữ sinh vào học và coi phúc lợi của làng là mục tiêu hoạt động thì phát sinh nhu cầu đổi mới chương trình giảng dạy. Những thay đổi đó được diễn ra thông qua các hoạt động ngoại khóa như vở kịch Lakshmir Pujia do các em nữ sinh của trường dàn dựng và trình diễn vào năm 1910. Tagore cũng mời các vũ sư từ Benares về dạy cho các em nữ và khi họ rời khỏi trường thì Tagore đứng ra dạy các em.

Với việc xây dựng Visva-Bharati, khu nhà ở được biết đến với tên gọi là ‘Nari-Bhavan’ bắt đầu thu hút nữ sinh Ấn Độ và các nước khác trên thế giới. Các nữ sinh tham gia học ở tất cả các khoa với các khóa học tương tự như các nam sinh. Thêm vào đó, họ

cũng tham gia vào các lớp học đặc biệt về nấu ăn và các công việc nội trợ do một y tá người Mỹ tên là Gretchen Green gắn bó với Sriniketan giảng dạy. Các nữ sinh không chỉ tham gia vào các hoạt động xã hội và văn hóa chung do nhà trường tổ chức mà họ còn thành lập những câu lạc bộ, hội và tổ chức của riêng mình. Rabindranath tin vào một nền giáo dục toàn diện và vì thế các nữ sinh cũng được khuyến khích tham gia giáo dục thể chất. Họ tham gia vào các trò chơi, các môn thể thao, đi bộ và dã ngoại, thậm chí cả các môn thể thao có tính chất tự vệ như lathi và ju-jitsu. Ở Sriniketan, Dhirananda Roy (1902-1971), một cựu học sinh, đã lập nên một nhóm các Brati-Balakas/Brati-Balikas (hiểu nôm na là các cậu bé và cô bé đã tuyên thệ) giống như các hướng đạo sinh và phong trào 4-H ở Mỹ. Những hoạt động mang tính nam nữ đồng giáo của họ đã giúp cho trẻ em trong làng phát triển các kỹ năng thực tiễn khác nhau và vượt qua được những thành kiến về giai cấp thông qua các hoạt động nhóm.

Vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng Rabindranath có vai trò lớn trong việc giải phóng phụ nữ Bengal. Ban đầu, ông lột tả tình cảnh của người phụ nữ và biện minh cho quyền tự trị của họ thông qua những lá thư, truyện ngắn và bài viết của mình. Thông qua tiểu thuyết của mình, ông có thể xây dựng nên những hình mẫu phụ nữ mới và tràn đầy nghị lực để khơi

Page 88: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 86

Không có nhiều người có thể hình dung hay biết rằng, nhà thơ Rabindranath Tagore đã từng làm việc vì công cuộc tái thiết nông thôn ngay tại những ngôi làng cạnh Trường Santiniketan

và Trường Visva-Bharati ở vùng nông thôn miền Nam Bengal. Ông xây dựng trường Santiniketan năm 1901 và Trường Visva-Bharati năm 1921. Cùng với Trường Visva-Bharati, một học viện tái thiết nông thôn được thành lập năm 1922 và được đặt tên là Sriniketan. Công cuộc tái thiết nông thôn là một nỗ lực tiên phong nhằm tái thiết lại ngôi làng bị bỏ quên. Điều này thôi thúc Tagore khi ông lần đầu tiên sống ở những

“Nếu chúng ta có thể giải phóng dù chỉ là một ngôi làng khỏi những xiềng xích của tình trạng bất lực và dốt nát, thì một lý tưởng cho toàn

bộ Ấn Độ sẽ được hình thành… Hãy để một số ngôi làng được xây dựng lại theo cách đấy, và tôi sẽ nói đấy là Ấn Độ của tôi.”

– Tagore

Tagore và công cuộc tái thiết nông thôn

UMA DASGUPTA

Tagore và Leonard Elmhirst.

Page 89: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 87

điền trang của gia đình tại Đông Bengal với vai trò chủ điền trang vào những năm 1890. Đây là lần đầu tiên ông được tiếp cận với thế giới nông thôn. Khi ấy ông 30 tuổi, đã là một thi sĩ thành danh, và chưa từng đặt chân ra ngoài Calcutta. Với vai trò quản lý điền trang, ông ở lại Silaidah tại quận Nadia, bên bờ con sông dữ Padma, làm công việc của một zamindar (điền chủ) và việc này vẫn còn lưu lại trong Công báo của quận ở thời kỳ đó. Trải nghiệm nông thôn này có ảnh hưởng sâu sắc, góp phần biến nhà thơ trở thành một người của chủ nghĩa nhân văn và người của hành động. Ông viết:

Tôi dành toàn bộ thời gian ở nông thôn để tìm hiểu nó tới từng chân tơ kẽ tóc. Do yêu cầu công việc, tôi phải đi những hành trình rất dài, từ làng này đến làng

khác, từ Silaidah đến Patisar, qua những con sông lớn có, nhỏ có, qua những beels (“kênh lạch lầy lội”) và như thế, tôi nhìn thấy mọi mặt của cuộc sống làng quê. Lòng đầy háo hức tìm hiểu phong tục tập quán hàng ngày của dân làng và những cảnh sắc đa dạng trong cuộc sống của họ… Dần dần, tôi hiểu ra nỗi xót xa và tình trạng nghèo đói của dân làng; rồi tôi bắt đầu thấy bồn chồn muốn làm một cái gì đó. Với tôi, dường như thật hổ thẹn khi tôi có những ngày làm địa chủ, chỉ chuyên tâm kiếm tiền và mải mê chạy theo lời lãi, thua lỗ (Tagore, “The History and Ideals of Sriniketan” (Lịch sử và Lý tưởng của Sriniketan), The Modern Review (Cách nhìn hiện đại), Calcutta, Tháng 11 năm 1941:433).

Là người theo chủ nghĩa thực tế, ông biết với nguồn lực ít ỏi của

một cá nhân, ông không thể làm gì được nhiều trong khi yêu cầu thì quá lớn. Nhưng ông quyết tâm ít ra cũng sẽ bắt tay vào việc. Ông có hai mục tiêu xác định, dạy cho người dân cách sống về tự lực và mang lại cho các ngôi làng “cuộc sống hoàn thiện” với “âm nhạc và các buổi diễn sử thi, giống như trong quá khứ”. Ông tuyên bố nếu điều đó thành hiện thực, cho dù chỉ là ở một hay hai làng”. Ông viết:

“Nếu chúng ta có thể giải phóng, dù chỉ một ngôi làng khỏi những xiềng xích của tình trạng bất lực và dốt nát, thì một lý tưởng cho toàn bộ Ấn Độ sẽ được xây dựng… Hãy để một số ngôi làng được xây dựng lại theo cách này, và tôi sẽ nói rằng những ngôi làng đó là Ấn Độ của tôi. Đó là cách thức để khám phá đất nước Ấn Độ thực thụ.

Điền trang Sriniketan ngày xưa.

Page 90: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 88

khoa học phương Tây nhằm tăng năng suất trồng trọt và sản lượng nông nghiệp. Năm 1906 ông đưa con trai Rathidranath, con rể Nagendranath Ganguli (1889-1954) và con trai một người bạn là Santosh Chandra Majumdar (1886-1926) sang Đại học Illinois, Urbana, Mỹ để nghiên cứu về nông nghiệp và chăn nuôi bò sữa, với mục đích sau này mang về các phương pháp khoa học nông nghiệp cho làng mạc Ấn Độ. Cả ba trở về với tấm bằng năm 1909-1910 và cống hiến cho kế hoạch Sriniketan về tái thiết nông thôn. Tagore viết:

Nếu như chúng ta sở hữu một nền khoa học mang lại sức mạnh cho kỷ nguyên này, thì chúng ta có thể chiến thắng, chúng ta có thể tồn tại.”

Kế hoạch Sriniketan là tổ chức để làm sao cho các ngôi làng có thể tự cung cấp tất cả nhu cầu của mình trên cơ sở hợp tác với nhau. Tagore tin rằng, dân làng khi được đào tạo về tự chủ, có thể thiết lập và duy trì trường học, vựa lúa, ngân hàng và cửa hàng hợp tác của chính mình. Ông hy vọng những mối hợp tác này sẽ làm người dân hợp nhất lại và giải phóng họ khỏi tình trạng lệ thuộc vào thành phố và chính quyền. Ông kiên quyết cho rằng người Ấn phải hợp nhất với nhau để phụng sự công cuộc xây dựng dân tộc. Đây là một trong những rường cột, là căn cứ của bất đồng của ông về Phong trào dân tộc chủ nghĩa đối với swadeshi và swaraj. Ông chọn con đường “swadeshi mang tính xây dựng” là một cái gì đó cấp thiết hơn là swaraj.

- Tagore, “City and Village” (Thành phố và làng mạc) trong “Towards Universal Man (Tiến tới một con người quốc tế), tái bản, Bombay: Asia Publishing House, 1967, tr. 322).

Lần đầu tiên, người ta chứng kiến thấy cuộc sống cộng đồng ở làng mạc Ấn Độ bị phá vỡ, khi xuất hiện giai tầng chuyên môn trong tầng lớp tinh hoa Ấn Độ được Anh đào tạo. Thành phố bắt đầu có sức hút người thôn quê bỏ làng lên thành phố. Trong khi để chính phủ bắt tay vào bảo hộ cho dân thì giai tầng chuyên môn này chối bỏ những bổn phận truyền thống của mình trước xã hội. Kết quả là, khoảng cách giữa thành phố và làng ngày càng mở rộng. Tagore tìm cách hàn gắn khoảng cách qua thí nghiệm Sriniketan với việc kết hợp khoa học và truyền thống. Ông biết rằng, một nền văn minh mà chỉ bao gồm cuộc sống làng mạc không thể bền vững được. “Quê mùa” là từ đồng nghĩa với “thiển cận” – ông viết. Trong thời hiện đại, thành phố trở thành một kho kiến thức mới. Do đó, điều cốt yếu là làng quê phải hợp tác với thành phố để tiếp cận nguồn tri thức mới này.

Một lĩnh vực chuyên môn sống còn như vậy nằm trong địa hạt nông nghiệp. Khi nghiên cứu “các nước nông nghiệp khác”, Tagore thấy rằng, đất đai ở những nước này được xử lý để có thể tăng năng suất lên gấp 2, gấp 3 lần nhờ áp dụng khoa học. Ở Sriniketan, giống như ở các điền trang nông nghiệp của gia đình ông trước đó, ông nỗ lực đưa vào áp dụng kỹ nghệ mới nhất của

Page 91: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 89

Đó là sự thay đổi mà Tagore tìm cách mang lại cho làng quê Ấn Độ. Theo ông, sự thay đổi, trước tiên là thay đổi về thái độ. Trong việc tái thiết xã hội, người Ấn Độ thành thị phải coi trọng thích đáng với làng quê qua việc nhìn nhận những kỹ năng mà họ có thể đóng góp. Suy nghĩ này được thể hiện trong cơ chế giáo dục mới và thay thế của Trường Visva-Bharati – kết hợp lý thuyết với thực hành bên ngoài lớp học. Tagore hy vọng điều này ít nhất sẽ trở thành một lý tưởng cho toàn bộ dân tộc.

Nếu chúng ta lấy mục tiêu tự lực tự cường là tiền đề cơ bản trong kế hoạch tái thiết nông thôn của Tagore, thì sẽ dễ dàng nhìn ra điểm khác biệt giữa nỗ lực Sriniketan và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cùng tư duy kinh tế của ngày đó. Phản ứng của Tagore là làm việc trực tiếp với nông dân cho dù điều đó có nghĩa là làm việc trên quy mô hạn chế chỉ với một hoặc hai ngôi làng. Ông phê phán thực trạng Đảng Quốc đại của Ấn Độ không

có chương trình “xây dựng” như vậy cho dù họ có quan tâm tới vấn đề nông dân. Tagore lập luận Đảng Quốc đại chỉ rùm beng lên về những bất bình chính trị và việc làm cho người Ấn Độ trong chính quyền. Ngay từ năm 1910, ông viết về việc vỡ mộng với những người theo chủ nghĩa dân tộc và gửi cho con trai Rathindranath khi ấy đang chuẩn bị cho dự án “làng xã”:

Một nỗi thất vọng sâu sắc giờ đây bao trùm lên đời sống nông thôn trên cả nước, tới mức những câu cú đao to búa lớn như dân trị, tự trị... với cha nghe rất nực cười và thậm chí cha cảm thấy ngượng khi thốt ra chúng.

- (Tagore gửi con trai Rathindranath, ngày 7 tháng 4 năm 1910, Văn thư Bengali, Hồ sơ: Tagore Rathindranath, Rabindra Bhavana, Trường Visva-Bharati. Trs. Uma Das Gupta).

Đến năm 1910, khi ông viết lá thư đó, ông đi tới kết luận là thật vô

ích khi làm việc cho “chương trình quốc gia” chừng nào tầng lớp ưu tú Ấn Độ còn phân rẽ, chừng nào còn có xung đột giữa lợi ích chung giữa các tầng lớp. Giải pháp của ông là tự ông sẽ tìm kiếm những tình nguyên viên trẻ có học thức, sẵn sàng làm việc và sinh sống ở làng quê mà không làm gì rầm rộ. Công việc của họ sẽ là thu hút sự hợp tác của dân làng để triển khai công việc xây dựng đường xá, trường học, bể chứa nước, nhà vệ sinh, nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp, tạo ra nền âm nhạc dân gian mới… tất cả nhằm vào việc tạo ra một “mục tiêu mới” cho cuộc sống làng quê. Ông tuyển mộ con trai và con rể vào nhóm tình nguyện viên cho tương lai.

Năm 1912, ông mua 20 bighas đất cùng với một ngôi nhà nằm trên mảnh đất đấy, chỉ cách Santiniketan 2 dặm về phía tây, tại ngôi làng có tên Surul. Nơi đây được đặt tên là Sriniketan và hoạt động của nó do Viện Tái thiết Nông thôn điều phối từ năm 1922. Trong tiến trình hai thập kỷ tiếp sau, công việc của Viện được mở rộng sang 22 làng, từ chỗ xuất phát điểm chỉ là từ 1 hay 2 làng như chúng ta đã đề cập ở trên.◆Tác giả là một chuyên gia ngành khoa học Tagore, Thư viện & Thông tin đã trở thành biên tập nhiều cuốn sách về Tagore. Bà cũng là Ủy viên đặc biệt tại Trung tâm Rabindra Bhavana, Trường Visva-Bharati.

Một lớp học ngoài trời tại Sriniketan.

Page 92: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 90

TAGore VÀ THỜI ĐẠI CỦA MÌNH: Ý NIỆM VỀ CHÂU Á

SUGATA BOSE

Ý niệm về châu Á và tinh thần của chủ nghĩa phổ độ châu Á xét ở những khía cạnh quan trọng là sản phẩm của những hệ tư tưởng

trên thế giới được nảy sinh sau những chuyến đi vượt qua Ấn Độ Dương. Sự tiếp xúc trực tiếp với ảnh hưởng và quy mô của nghệ thuật ở Nhật Bản, Miến Điện và Trung Quốc đã khiến cho Rabindranath

Tagore hối thúc các nghệ sĩ Ấn Độ hướng về phía Đông để đi tiên phong một hành trình mới.

Vào đầu thế kỷ 21, châu Á chứng kiến một biến đổi lớn về lịch sử khi châu lục

này khôi phục lại được vị thế đã mất trên thế giới vào cuối thế kỷ 18. Tuy nhiên, ý tưởng về châu Á và tinh thần phổ độ châu Á vẫn ngự trị và được thể hiện rõ nét trong suốt thời kỳ thống trị của đế quốc châu Âu. Một trong số những nhân vật tiêu biểu cho trào lưu hướng tới châu Á này là Rabindranath Tagore (1861-1941) – người đã đoạt giải Nobel văn chương năm 1913. Những chuyến đi của Tagore đến Nhật Bản, Trung Quốc, các nước ở Nam Á, I-ran và I-rắc vào đầu thế kỷ 20 đã hun đúc những mối liên kết mạnh mẽ xuyên châu Á.

Tôi đã từng viết trong quyển sách của tôi mang tiêu đề Một trăm đường chân trời: Ấn Độ Dương trong thời đại đế quốc toàn cầu (2006; Cambridge) rằng: “Tagore là người khởi xướng khát vọng phổ độ, dẫu cho đó là một học thuyết phổ độ mới mang nhiều nét khác biệt.” Tuyên bố

này là một phần của quan niệm cho rằng lịch sử hiện đại có thể được hiểu – không hoàn toàn mà phần lớn – là sự tác động lẫn nhau của nhiều học thuyết phổ độ cạnh tranh nhau. Các nước thuộc địa không chỉ đơn giản dựng lên những bức tường phòng thủ để bảo vệ cho những quan điểm của họ về sự khác biệt văn hóa. Họ còn muốn là đấu thủ trên những đấu trường rộng lớn của những hệ tư tưởng toàn cầu và mong muốn được góp phần vào việc xây dựng nên tương lai cho toàn thế giới. Thế giới chủ nghĩa của họ không phải tuôn chảy từ tầng bình lưu của lý luận trừu tượng mà nảy mầm từ mảnh đất tri thức bản địa màu mỡ và việc học bằng tiếng bản địa.

Môi trường văn hóa Swadeshi (phong trào ‘tự lực cánh sinh’ –BT) hoàn toàn không phải chỉ hướng vào bên trong mặc dù mục tiêu của nó là khôi phục truyền thống bản địa mà những người ủng hộ phong trào này lại muốn tìm hiểu về những đổi mới đang

Page 93: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 91

diễn ra ở những nơi khác nhau trên thế giới và cảm thấy thoải mái bên trong những vòng tròn đồng tâm không ngừng mở rộng của chủ nghĩa yêu nước Bengal, chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ và chủ nghĩa phổ độ châu Á. Với khao khát hòa hợp chủ nghĩa dân tộc và lòng nhân đạo nói chung, những con người này không để cho trí tưởng tượng của mình bị bó hẹp bởi những ranh giới thuộc địa. Tinh thần phổ độ châu Á đã được đưa sang Ấn Độ bởi hai nhà tư tưởng lớn vào bước ngoặt của thế kỷ là Okakura Kakuzo (1862-1913) và Sister Nivedita (1867-1911).

Okakura đã sớm chịu ảnh hưởng sâu sắc của một học giả trường Havard chuyên nghiên cứu về nghệ thuật Nhật Bản có tên là Ernest Francisco Fenollosa (1853-1908) – một giáo sư triết học và kinh tế chính trị học người Mỹ giảng dạy tại trường Đại học Hoàng gia Tokyo và cũng là người có bộ sưu tập tranh Nhật

Bản và Trung Quốc mà sau này ông đã dành cho Bảo tàng Mỹ thuật Boston. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản và chủ nghĩa phổ độ châu Á trong con người Okakura là hình mẫu hấp dẫn đối với các nhà trí thức và nghệ sĩ Ấn Độ trong thời đại Swadeshi. Okakura lần đầu tiên đặt chân đến Ấn Độ vào năm 1902 trước khi cuốn sách của ông mang tựa đề Những tư tưởng về

Tagore ở Nhật Bản (ảnh trên), Ba Tư (ảnh trên bên phải) và Trung Quốc (phải) đầu thế kỷ 20. phương Đông được phát hành với

phần giới thiệu do Sister Nivedita – một môn đệ gốc Ai-len của nhà hiền triết người Hindu Swami Vivekananda (1863-1902) – viết. Ngay khi Sister Nivedita giới thiệu Okakura cho nhóm người ủng hộ Tagore, một chiếc cầu văn hóa vững mạnh nối liền Đông Á và Nam Á đã được xây dựng, và các nghệ sĩ Nhật Bản Taikan yokoyama (1868-1958) và Shunso Hishida (1874-1911) đã nhanh chóng đi theo con đường của Okakura sang Calcultta. Qua Taikan, Abanindranath Tagore (1871-1951) – nhà nghệ sĩ đứng đầu trường phái Bengal – đã học được kỹ thuật vẽ tranh của Nhật Bản và áp dụng vào bức tranh Bharatmata (Mẹ Ấn Độ, 1905). Bức tranh khác của ông Nhà hiền triết cưỡi ngựa trắng vượt qua núi cũng áp dụng kỹ thuật tương tự.

Phong cách hội họa thủy mặc của Nhật Bản còn có ảnh hưởng lớn hơn đến anh trai của Abanindranath và cháu của Rabindranath là Gaganendranath Tagore (1867-1938). Kiệt tác

Page 94: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 92

Sati (1907) của Nandalal Bose (1883-1966) đã thể hiện xuất sắc chủ đề tính vị tha của người phụ nữ thông qua những sắc màu và đường nét của kỹ thuật vẽ tranh Nhật Bản.

Sự tiếp xúc trực tiếp của Rabindranath Tagore với ảnh hưởng và quy mô của nghệ thuật Nhật Bản trong suốt chuyến đi của ông đến đất nước này vào năm 1916 đã khiến ông hối thúc các nghệ sĩ Ấn Độ mau chóng hướng về phương Đông để có những bước đi tiên phong mới mẻ từ khối ý tưởng của Swadeshi. Ông đã băng qua Thái Bình Dương đến nước Mỹ và thực hiện những bài giảng có tính phê phán về chủ nghĩa dân tộc. Đồng hành với ông trong những chuyến đi thường chỉ có một số ít các nhà trí thức và nghệ sĩ nhưng họ lại là

những con người kiệt xuất. Đó là Mukul Dey (1895-1989) – người đồng hành với Rabindranath đến Nhật Bản năm 1916, là nhà ngôn ngữ học Suniti Kumar Chattopadhyay (1890-1977) và họa sĩ Surendranath Kar (1892-1970) trong chuyến đi đến Đông Nam Á năm 1927.

Đồng hành với Tagore trong chuyến đi đến Miến Điện, Trung Quốc và Nhật Bản năm 1924 là họa sĩ Nandalal Bose và học giả uyên bác về tiếng Phạn và tôn giáo so sánh Kshitimohan Sen (1880-1960) – cả hai đều đến từ Santiniketan. Trong chuyến đi này, Tagore đã thuyết giảng về lợi ích của sự tương tác giữa các nền văn hóa ở châu Á. Bị xúc phạm bởi một đoạn trong Luật Nhập cư ban hành năm 1924 (đôi khi vẫn được gọi là Luật Loại trừ Người Phương Đông) ở Mỹ, một số người hâm mộ Tagore đã lập hẳn một Hiệp hội Người châu Á ở Thượng Hải để nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết giữa những người châu Á. Ở Nhật Bản, Nandalal Bose đã vinh dự được Taikan, – bạn của Tagore và cũng là nghệ sĩ đã đến thăm Ấn Độ – tiếp đón và được tiếp cận những kiệt tác của nghệ thuật Nhật Bản.

Những sự kiện diễn ra ở Đông Á những năm cuối thập kỷ 1930 đã khiến cho những người ủng hộ ý tưởng về châu Á vỡ mộng. Cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản năm 1937 đã cho thấy châu Á cũng bị cuốn vào những cuộc chiến tranh dân tộc chủ nghĩa như châu Âu. Trong số ra tháng 10/1937 của tạp chí

Bharatmata (Mẹ Ấn Độ), 1905 do Abanindranath Tagore vẽ.

Page 95: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 93

lại các đế quốc châu Âu của Nhật Bản. Nhưng ông cũng đặt câu hỏi liệu Nhật Bản có thể đạt được mục đích của mình không “nếu không có chủ nghĩa đế quốc, nếu không chia cắt nước Cộng hòa Trung Hoa, nếu không xâm phạm đến một chủng tộc cổ, có văn hóa và niềm tự tôn khác?” “Không” – ông trả lời. “Với tất cả niềm ngưỡng mộ dành cho Nhật Bản, chúng ta đều có cảm tình với Trung Quốc trong giờ phút đầy thử thách của mình.” Sau đó ông tiếp tục rút ra những bài học đạo đức cho Ấn Độ từ cuộc xung đột ở Đông Á. Ông viết: “Trước ngưỡng cửa của thời đại mới, hãy để cho Ấn Độ hoàn thành nguyện ước của mình về mọi phương diện – nhưng không phải đánh đổi lấy các dân tộc khác cũng như không phải bằng con đường tự đề cao hay đế quốc chủ nghĩa đẫm máu.”

Cuối cùng, nghệ thuật Nhật Bản đã giúp cho tinh thần phổ độ châu Á đứng vững sau giai đoạn chủ nghĩa đế quốc dân tộc ở Nhật Bản. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập vào năm 1947, Nandalal Bose bắt đầu ca ngợi một cách lặng lẽ và tự tin miền quê Ấn Độ qua bức tranh của mình dựa trên phong cách sumie của Nhật Bản.

Ý tưởng về châu Á và tinh thần phổ độ châu Á xét từ những khía cạnh quan trọng là sản phẩm của những hệ tư tưởng trên thế giới được nảy sinh từ những chuyến đi vượt qua Ấn Độ Dương. Xét về khía cạnh này thì lục địa và đại dương không nhất thiết phải nằm trong mối quan hệ đối nghịch nhau mà cùng cung cấp những

Modern Review có đăng một bài viết dài của Subhas Chandra Bose có tựa đề ‘Vai trò của Nhật Bản ở Viễn Đông’. Xét về một vài khía cạnh thì bài viết này đã đưa ra một phân tích khá là khách quan và thực tế về những mối quan hệ quyền lực ở Đông Á. Tuy nhiên, ở cuối bài viết, Bose cũng đã không

do dự mà bày tỏ những đồng cảm của mình. Ông thừa nhận rằng Nhật Bản “đã làm nên những điều vĩ đại cho bản thân và cho cả châu Á”. Ông hồi tưởng rằng Nhật Bản đã từng là nước đã khơi nguồn cảm hứng cho cả châu Á vào buổi bình minh của thế kỷ 20. Ông ủng hộ quan điểm chống

Sati, 1907, do Nandalal Bose vẽ (trưng bày tại Phòng tranh Mỹ thuật Quốc gia, New Delhi).

Page 96: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 94

Page 97: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 95

đường nét khác nhau về những vũ đài liên khu vực náo nhiệt bởi những dòng chảy của tư tưởng và văn hóa.

Benoy Kumar Sarkar, trong bài báo đăng trên tạp chí Modern Review vào thập niên 1910, đã nhấn mạnh cả các con đường biển và đường bộ khi tạo nên cái mà ông gọi là một ‘ý thức về châu Á’. Đến thập niên 1920, phần lớn những người viết bài cho tạp chí này đều thể hiện sự quan tâm thậm chí còn lớn hơn, đến những mối liên hệ đại dương giúp truyền bá những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á. Tôi đã cố gắng phân biệt hai nhánh của chủ nghĩa đế quốc trong văn hóa và một học thuyết phổ độ bao dung hơn khơi nguồn cho những bài viết về chủ đề này. Trong giai đoạn hiện đại, đó là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ để ngăn chặn những ước vọng phổ độ của những nước thuộc địa không thoái hóa thành sự ngạo mạn phổ độ và để thế giới chủ nghĩa không bị thay thế bởi sự mù quáng. Cuộc chiến này sẽ còn tiếp diễn trong giai đoạn hậu thuộc địa. Không ai có thể nói trước kết quả của cuộc chiến sẽ ra sao nhưng sự lựa chọn phù hợp với luân thường đạo lý thì dường như đã rõ ràng trước mắt chúng ta.◆Tác giả là giáo sư Lịch sử trường Đại học Havard, Mỹ. Ông là cháu của Sarat Chandra Bose và là tác giả của một số quyển sách về kinh tế, lịch sử xã hội và chính trị của Nam Á hiện đại.

Tagore cùng với các học sinh tại Karuizawa, Nhật Bản

Page 98: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 96

Page 99: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 97

“Ranh giới địa lý đã mất đi ý nghĩa của chúng trong thế giới hiện đại. Nhân loại xích lại gần nhau hơn. Chúng ta cần phải nhận thức được điều này và hiểu rằng sự gần gũi này phải được thiết lập trên cơ sở tình thương yêu… Đông và Tây cần phải nắm tay nhau để cùng theo đuổi chân lý.” Rabindranath Tagore, người đưa ra phát ngôn trên, là một con người thông tuệ về nền văn minh Phạn, văn hóa Anh, và văn hóa dân gian Bengal cùng với những mối quan hệ gia đình liên quan đến truyền thống đạo Hồi và văn học Ba Tư. Ông cũng có một “phương diện” Trung Hoa trong cách nhìn phổ quát của ông như ông đã nói tại Bắc Kinh năm 1924: “Tôi đã đọc bản dịch một số tác phẩm thi ca của

các bạn và tôi bị cuốn hút bởi một thứ gì đó trong nét đặc trưng của văn học các bạn… Tôi chưa từng thấy một thứ gì tương tự ở bất kỳ một nền văn học nào khác mà tôi được biết.”

Lấy cảm hứng từ câu thần chú Vệ Đà “yatra visvam bhavati ekanidam” (nơi cả thế giới hội tụ trong một tổ ấm) Tagore đã đặt tên cho thiết chế mà ông thành lập ở Santiniketan năm 1921 là “Visva-Bharati”. Lý tưởng này đã được Tagore chia sẻ với nhà văn Trung Quốc Xu Dishan, người đã từng đến thăm Santiniketan vào tháng 12 năm 1920, trong một lá thư ông gửi cho nhà văn này: “Hãy để cho ảo giác về rào cản địa lý biến mất khỏi ít nhất là một nơi trên đất nước Ấn Độ – hãy để Santiniketan là một nơi như thế.”

Trái: Tagore cùng với Tan yun Shan và gia đình ông

Tagore: Chiếc cầu vàng

nối nền văn minh vĩ đại Ấn Độ và Trung Hoa

TAN CHUNG

Tagore đóng vai trò như chiếc cầu vàng nối liền hai nền văn minh cổ đại. Ông ủng hộ một thế giới không biên giới nơi mà mọi rào cản,

cả về chính trị lẫn địa lý, phải bị xóa bỏ để tạo nên một xã hội loài người đoàn kết. Ông chỉ ra rằng, theo bước chân của đạo Phật, rào cản có thể trở thành những con đường dẫn đến tình hữu nghị

và sự hiểu biết lẫn nhau dài lâu.

Page 100: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 98

Giọng đọc tiếng Hán thỏ thẻ đã vang lên từ Tịnh xá nơi “cả thế giới hội tụ” của Tagore vào năm 1921 khi giáo sư Sylvain Levi từ Paris sang bắt đầu dạy tiếng Hán cho Prabodh Chandra Bagchi, người mà sau này đã trở thành nhà Hán học đầu tiên của Ấn Độ hiện đại. Đó là thời điểm Tagore viết trong Sikshar Milan hay Sự liên hiệp các nền văn hóa rằng: “Khi Đức Phật nhận ra tính nhân văn trong cái tập đại thành của nhất thể, thì thông điệp của Ngài đến Trung Hoa như một cơn gió mát thổi ra từ suối nguồn bất tử.”

Tagore đã theo dấu chân sứ giả của Phật mà tìm đến Trung Hoa vào năm 1924 và ở đó ông đã thốt lên rằng: “Hãy để cái dường như là rào cản trở thành một con đường và chúng ta hãy đoàn kết lại thông qua những khác biệt của chúng ta… Tất cả các chủng tộc hãy giữ nguyên bản sắc của mình và hãy sát cánh cùng nhau, không phải trong sự đồng nhất chết cứng mà là trong một khối thống nhất sống động.”

Tagore mong muốn thành lập khoa Trung Quốc học tại Santiniketan và đã nhận được từ chuyến đi thăm Trung Hoa vào năm 1924 những hứa hẹn giúp đỡ, nhưng không thành hiện thực. Năm 1928, một học giả người Trung Quốc trẻ tuổi tên là Tan yun-shan (cha tôi) đến trường Visva-Bharati để bắt đầu giảng dạy những khóa học tiếng Hán và có những buổi thảo luận rất lâu với Kshitimohan Sen, một trong số cán bộ giảng dạy của trường đã tham gia vào chuyến đi đến Trung Hoa của Tagore. Trong những năm sau đó, Tan yun-shan thực hiện những chuyến

đi qua lại giữa Trung Quốc và Santiniketan, thành lập nên Hiệp hội Văn hóa Trung Quốc-Ấn Độ ở Nam Kinh vào năm 1933, tranh thủ được sự ủng hộ của những nhà lãnh đạo Trung Hoa có tầm ảnh hưởng lớn chẳng hạn như Dai jitao, và cuối cùng đã giúp Tagore thành lập nên Cheena-Bhavana vào năm 1937. Thu hút được giới học thuật Trung Hoa quan trọng tiếp xúc với những học giả Ấn Độ, Cheena-Bhavana trở thành cái nôi ngoại ngữ đầu tiên ở trường Visva-Bharati, và đến nay vẫn được coi là biểu tượng của tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ.

Tagore biến người khởi xướng đồng thời cũng là người tiếp đón, quản lý, hướng dẫn và phiên dịch cho ông trong chuyến thăm Trung Quốc, nhà thơ Trung Quốc Xu Zhimo (Tsemou-Hsu), thành một “Susima” của Bengal. Đổi lại, Xu Zhimo cũng gọi Tagore một cách thân mật là “Rubidadda”. Hai người bạn Trung Quốc-Ấn Độ này trao nhau lời chào tạm biệt không phải là trên bờ biển Trung Hoa khi Tagore rời khỏi nước này mà là sau khi ông trở về từ chuyến đi sang Nhật Bản. Khi “Susima” hỏi “Rubidadda” lúc chia tay rằng, liệu ông có để quên gì trên đất nước Trung Hoa không, Tagore thoáng buồn đáp lại: “Có đấy, là trái tim tôi.” Cuối cùng, Tagore cũng đã trở lại Trung Hoa trong chuyến vi hành vào năm 1929 làm khách của vợ chồng “Susima” tại Thượng Hải trong một vài ngày trước khi sang Nhật và Mỹ vào giữa tháng 3 rồi trở về quê hương giữa tháng 6 năm đó.

Page 101: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 99

trong lần sinh nhật cuối cùng của mình khi mà tay ông đã yếu không cầm nổi bút viết:

“Tôi lấy tên Trung HoaMặc trang phục Trung Hoa.Tâm trí tôi biết rằngMỗi khi tôi tìm thấy một người bạn ở đóLà một lần tôi được tái sinh.”

Lúc Tagore nhờ Liang tìm cho ông một cái tên Trung Hoa khi ông ở đất Trung Hoa, ông đã nói với Liang rằng: “Tôi chẳng hiểu tại sao, ngay khi tôi đặt chân đến đất Trung Hoa, tôi đã có cảm giác như trở lại quê hương. Có lẽ kiếp trước tôi là một thày tu Ấn Độ sống trên

Tagore cũng có một trong những sinh nhật vui vẻ nhất của mình ở Bắc Kinh năm 1924; ông được nhà tư tưởng chính trị và học giả nổi tiếng người Trung Quốc Liang Qichao (Liang Chi Chao) đặt cho một cái tên Trung Quốc là “Chu Chen-Tan/Zho Zhendan” với hàm ý “tiếng sấm của bình minh phương Đông”, bằng việc kết hợp “Tianzhu/Thiên Trúc” (lời ngợi ca của Trung Quốc cổ đại dành cho Ấn Độ) và “Cinastan” (lời ngợi ca của Ấn Độ cổ đại dành cho Trung Quốc). Liang đã viết “Phần mở đầu” cho Đàm thoại ở Trung Hoa của Tagore. Kỷ niệm đó sâu đậm đến nỗi khiến Tagore đọc và nhờ người ghi lại bài thơ “Tôi đã từng đến đất Trung Hoa”

một đỉnh núi nào đó, trong một cái hang nào đó để hưởng tự do.”

Năm 1937 Tagore khánh thành Cheena-Bhavana vào đúng ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Bengal (14 tháng 4). Ông viết: “Đây thực sự là một ngày vĩ đại đối với tôi, một ngày mà tôi hằng mong đợi, ngày mà tôi có thể thay mặt cho cả dân tộc mình thực hiện một lời nguyện từ trong quá khứ, lời nguyện duy trì giao lưu văn hóa và tình hữu nghị giữa dân tộc mình với dân tộc Trung Hoa.”

Trong nhiều năm liền Tagore được nhân dân Trung Hoa bình chọn là một trong số 60 “người nước ngoài có ảnh hưởng lớn

Cheena-Bhavana ở Santiniketan.

Page 102: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 100

nhất” trong việc hình thành nên đời sống Trung Hoa hiện đại, bên cạnh những tên tuổi khác như Marx, Engels, Nehru… Người dân Trung Hoa yêu quý Tagore bởi việc ông là người châu Á giành được giải thưởng Nobel vốn cho là độc quyền của phương Tây đã đánh thức niềm tự tôn của các dân tộc châu Á, bởi ông ủng hộ tích cực chủ trương hiện đại hóa của phương Tây mà vẫn duy trì những truyền thống phương Đông với tinh hoa và trí tuệ đã được vun đắp hàng ngàn đời nay, và cũng bởi ông kiên quyết phản đối việc Nhật Bản bắt chước phương Tây. Người Trung Hoa yêu thích những áng văn và khúc ca của Tagore bởi chúng chứa chan tình yêu, niềm hy vọng, sự hòa hợp và tính nhân văn. Một “cơn sốt Tagore” đã dấy lên ở Trung Quốc vào thập niên 1920, đặc biệt là sau chuyến thăm của ông vào năm 1924. Một “cơn sốt Tagore” khác lại bùng phát ở Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Tagore.

Lời nhận xét của Tagore trong Sikshar Milan ví von nền văn minh phương Tây hiện đại như “một đầu máy xe lửa… lao vút đi cùng những toa tầu, bỏ lại người lái tàu đang vò đầu bứt tai trong tuyệt vọng” đến nay, sau tám thập kỷ, vẫn còn nguyên giá trị. Lấy cớ là vì “sự phát triển”, các nước trên thế giới đang ganh đua nhau nhằm biến xương thịt Mẹ Trái đất thành cái gọi là “của cải”, tạo nên một loài người bệnh tật, đồi bại và man rợ sống trong một thế giới đầy rẫy bạo loạn và thù địch không ngừng gia tăng. Chúng ta nhìn thấy những nhà tiên tri

giống như Tagore đang vò đầu bứt tai trong tuyệt vọng đuổi theo đoàn tàu đang lao vút đi như điên. Chúng ta phải dừng con tàu điên này lại và đưa người lái tàu trở lại vị trí của mình. Cách tốt nhất để kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Tagore là kêu gọi những nền văn minh lớn như Ấn Độ và Trung Hoa lãnh đạo thế giới thoát khỏi cảnh bế tắc này.

◆Tác giả bài viết này đã giảng dạy tại trường Đại học Delhi và Đại học Jawaharlal Nehru. Ông cũng từng là giáo sư cố vấn cho Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Indira Gandhi ở New Delhi. Ông đã được trao giải thưởng “Padma-Bhushan” vì những đóng góp của mình cho mối quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ.

Đức Phật – tác phẩm điêu khắc của Ramkinkar Baej ở Santiniketan.

Page 103: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 101

Chuyến viếng thăm của Tagrore và ảnh hưởng của nó đối với

thế giới văn học ở Trung QuốcyIN XINAN

“Nếu tất cả đất đai biến thành giấy, tất cả đại dương biến thành mực, tất cả các cánh rừng biến thành bút để viết, thì vẫn không tả xiết được

tầm vóc vĩ đại của một guru (Đạo sư)”.– Kabir

Rabindranath Tagore, người “đã thể hiện nổi bật tinh hoa tinh thần

phương Đông trong thơ mình không giống các nhà thơ khác” được tôn thờ là guru vĩ đại nhất của Ấn Độ đương đại. Gurudev – như ông được đồng bào mình trìu mến gọi – có một kiến thức thấu đáo và cảm nhận sâu sắc về văn hóa Trung Quốc. Một mặt, ông yêu văn hóa Trung Quốc nhiều đến mức ông luôn tận dụng kiến thức sâu rộng về thơ Đường và Đạo đức Kinh của Lão Tử (thế kỷ 6 trước CN) – một trong những bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại, và trích dẫn không ngớt trong những buổi nói chuyện và phát biểu của mình. Tagore thường thể hiện sự trân trọng đối với lịch sử và truyền thống văn hóa vinh quang của Trung Quốc, và rất thấu cảm cho đất nước Trung Quốc đang bị thực dân dày xéo vào thời kỳ đó. Một mặt khác, ông có ảnh hưởng rất lớn đối với văn học đương đại của Trung Quốc thông qua những tác phẩm đầy sức nặng của mình. Tác phẩm văn học lẫn các hoạt động xã hội của ông có

một tác động mạnh mẽ lên giới văn chương và các nhà hoạt động xã hội của Trung Quốc thời ấy. Lúc đó, Tagore được xem là cây cầu hữu nghị giữa hai nước.

Là người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel văn học năm 1913, danh tiếng của ông đã lan sang khắp dãy Hymalya chỉ trong một quãng thời gian rất ngắn. Do mối quan hệ văn hóa lâu dài tồn tại giữa hai nước, các nhà văn ở Trung Quốc rất vui khi chứng kiến những thành tự vĩ đại của Tagore. Ngày càng có nhiều bài viết của Tagore xuất hiện trong các ấn phẩm của Trung Quốc, và ông trở nên rất nổi tiếng như là một biểu tượng văn học ngay cả trong giới bạn đọc Trung Quốc bình dân, mà chính họ lại dẫn tới một sự đột phá về nhu cầu đối với những tác phẩm của ông. Do đó, bầu không khí có lợi tồn tại ở Trung Quốc vào đầu những năm 1920 đã mở đường cho chuyến viếng thăm của Tagore tới đất nước này.

Năm 1923, hai nhà văn hóa nổi tiếng Hồ Quát (1891-1962) và Từ Chí Ma (1897-1931) đồng

Page 104: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 102

thành lập một cộng đồng mang tên “Tân Nguyệt Xã” hay “Hội Trăng lưỡi liềm”, được đặt tên theo tác phẩm nổi tiếng của Tagore “Trăng lưỡi liềm”. Phần lớn các ủy viên trong hội “Trăng lưỡi liềm” đã sang châu Âu và châu Mỹ để học cao hơn, và do đó, có một khao khát về dân chủ và tự do rất phù hợp với quan điểm của Tagore trên những chủ đề này.

Cho dù Tagore đã đi mấy nước ở châu Á, châu Âu và Mỹ, ông chưa bao giờ đến Trung Quốc và rất thích đến đây. Năm 1923, hai nhân vật văn hóa nổi tiếng của thời đại, ông Lương Khải Siêu (1873-1929) và ông Hồ Quát

mời Tagore đến phát biểu tại Đại học Bắc Kinh.

Ngày 21 tháng 3 năm 1924, Tagore bắt đầu hành trình từ Kolkata (sau này là Calcutta) bằng đường biển. Ngày 24 tháng 4, Tagore và đoàn tháp tùng đến Thượng Hải, được chào đón nồng nhiệt tại Viện Nghiên cứu Văn học và các tổ chức và cá nhân khác. Những nhân vật nổi tiếng có mặt để đón tiếp ông gồm các nhà văn nổi tiếng như Trịnh Chấn Đạt (1898-1958) và Từ Chí Ma. Tagore ở lại Trung Quốc khoảng 50 ngày và đi thăm thú một số địa điểm quan trọng như Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu, Nam Kinh, Tể Nam, Thái Nguyên và

Vũ Hán. Ngoài việc thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh của Trung Quốc, Tagore cũng có những bài phát biểu quan trọng và một số buổi giao lưu văn học có ý nghĩa tại nhiều thành phố. Tình bằng hữu giữa nhà thơ và các đồng nghiệp Trung Quốc, cũng như với môn đệ và những người hâm mộ, được củng cố chỉ trong mấy ngày, và nó có ảnh hưởng sâu rộng đến mối quan hệ văn hóa giữa hai nước vào đầu thế kỷ 20. Một mốc văn hóa quan trọng, nhờ đó, đã được thiết lập trong mối quan hệ đôi bên giữa hai nước.

Các bài phát biểu do Tagore trình bày ở nhiều nơi trên đất Trung Quốc được tập hợp và

Tagore trên thuyền đi Trung Quốc, năm 1924.

Page 105: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 103

xuất bản trong cuốn sách có tựa là Talks in China (1924) (Nói chuyện tại Trung Quốc). Các bài nói chuyện của ông đầy trí tuệ, sự nhiệt thành và nhiệt huyết. Một trong chủ đề “đinh” trong các bài phát biểu của ông là lời kêu gọi kỷ niệm quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước cũng như tái thiết và củng cố quan hệ văn hóa tốt đẹp tồn tại trong quá khứ.

Trong các bài phát biểu của mình, Tagore cũng kêu gọi nhân dân hai nước thực hiện bổn phận phát triển văn minh phương Đông và đấu tranh chống lại những ảnh hưởng thiên về vật chất của thế giới phương Tây. Ông tin tuởng rằng, nếu như Trung Quốc và Ấn Độ hợp tác với nhau, thì nền văn minh phương Đông có thể được phát triển xa hơn, mà khi ấy sẽ có lợi cho cả thế giới.

Nhiều nhà sử học tin rằng, ông đã thành công trong việc đạt được mục tiêu của chuyến đi, đó là đảm

Bạch (1899-1935), Nhan Bính (1896-1981), Uẩn Đại Anh (1895-1931) và Trầm Trạch Dân – đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Marx, đã có quan điểm chỉ trích ông, cho dù sau này được chứng minh là một sự hiểu lầm. Tuy nhiên, phong cách thơ của ông, không còn hồ nghi gì nữa, trở thành nổi tiếng rầm rộ và gây ra một tác động lớn lên giới trẻ Trung Quốc thời gian đó. Chẳng có gì lạ khi nhiều thanh niên thường gọi ông là “Ngọn đuốc dẫn đường của phương Đông”.

Năm 1924 đã đi vào lịch sử ngày nay. Cả hai nước đã chứng kiến buổi bình minh của một thế kỷ mới. Hạt giống Tagore gieo trồng ở Trung Quốc đã mọc thành một cái cây to. Khi chúng ta kỷ niệm 150 năm ngày sinh của ông, thì chúng ta hãy hy vọng tình hữu nghị giữa hai dân tộc của hai nền văn minh cổ đại lớn này sẽ ngày một lớn mạnh.◆Tác giả là Giáo sư Khoa Văn học và Báo chí, Đại học Tứ Xuyên, Thành Đô, Trung Quốc.

bảo cho nhân dân Trung Quốc và nhân dân Ấn Độ tái xây dựng và củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống. Ông rất lạc quan về sự hợp tác trong tương lai giữa hai nước.

Đại bộ phận giới trí thức Trung Quốc chào đón chuyến đi của Tagore sang Trung Quốc và đánh giá cao những bài nói chuyện của ông trong chuyến đi. Các nhà văn hóa nổi tiếng như Lương Khải Siêu, Lương Thấu Minh (1893-1988), Cô Hồng Minh (1857-1928) và Hồ Quát, cùng nhiều người khác, đánh giá cao chuyến đi của Tagore và các bài nói chuyện của ông khi họ chia sẻ quan điểm của ông. Tuy nhiên, một số người khác lại chào đón ý tưởng của Tagore từ phương diện văn học. Có một thực tế là, các bài nói chuyện của Tagore đã kích động một loại phản ứng khác ở một số bộ phận tại Trung Quốc lúc bấy giờ. Một số nhà trí thức, như Trần Độc Tú (1879-1942), Cù Thu

Tagore với những người bạn trên thuyền.

Page 106: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 104

Một bức họa của Rabindranath Tagore.

Page 107: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 105

Con người ở trung tâm Vũ trụ Ý tưởng của Tagore về giáo dục toàn diện

UDAyA NARAyANA SINGH

“Khát vọng, quyền lực, tự do và giao cảm tinh thần” là bốn cụm từ mô tả việc Tagore thích đặt con người vào trung tâm vũ trụ của ông như thế

nào, khi ông tuyên bố những ý tưởng của mình về giáo dục.

Khi nói về thời thơ ấu và nền giáo dục của mình, có lần Ranbindranath Tagore (1929) đã viết: “Tôi được nuôi dưỡng trong một bầu không khí của khát vọng, khát vọng mở mang

tinh thần con người. Ở ngôi nhà mình, chúng ta tìm kiếm tự do về sức mạnh trong ngôn ngữ của mình, tự do về trí tưởng tượng trong nền văn học của mình, tự do về tinh thần trong những tín điều tôn giáo của mình, và tự do về tâm trí trong môi trường xã hội của mình. Cơ hội kiểu như vậy đã cho tôi niềm tin về sức mạnh của giáo dục – mà là nền giáo dục gắn với cuộc sống, và chỉ nó mới có thể mang lại cho chúng ta tự

Page 108: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 106

do thực sự, sự tự do cao nhất mà con người đòi hỏi, đó là tự do giao cảm tinh thần trong thế giới loài người…” (trích từ “Lý tưởng về giáo dục”, Tập san Quý, Trường Visva-Bharati, tháng 4-tháng 7 73-74). Bốn từ được in đậm ở đây – khát vọng, sức mạnh, tự do và giao cảm tinh thần – mô tả việc Tagore thích đặt con người vào trung tâm vũ trụ của ông như thế nào khi ông tuyên bố những ý tưởng của mình về giáo dục.

Đến đầu thế kỷ 20, khi ấy giáo dục phương Tây đã thâm nhập vào cuộc sống của chúng ta tại Ấn Độ, nhưng có vẻ như không ai nghĩ đến một nền giáo dục toàn diện mang lại cơ hội học tập, nơi có sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên, giữa giáo viên và người học, giữa nghệ thuật tự do và nghệ thuật biểu diễn và mỹ thuật, và nơi Con người là trung tâm của vũ trụ. Trong một định đề của Einstein có đề cập rất hay rằng: Nếu chỉ có kiến thức hay kỹ

Tagore với các học sinh Trường Santiniketan.

năng không thôi thì sẽ chẳng dẫn chúng ta đi đến đâu với vai trò là con người cả, và chúng ta cần cái gì đó lớn lao hơn những thứ đó. Einstein nói: “Chỉ có kiến thức và kỹ năng chẳng thể dẫn nhân loại đi đến một cuộc sống hạnh phúc, cao cả. Nhân loại hoàn toàn có lý khi đặt những người chủ trương phấn đấu cho những chuẩn mực và giá trị đạo đức cao cả ở vị trí cao hơn so với những người khám phá ra chân lý khách quan. Những gì nhân loại phải mang ơn những cá nhân kiệt xuất như Đức Phật, Moses và Chúa Jesus, với tôi, có vị trí cao hơn so với những thành tựu của một bộ óc sáng tạo và ham khám phá.”

Tôi muốn bổ sung Tagore vào danh sách những “Bộ óc vĩ đại” mà Einstein (1879-1955) đã đề cập – không chỉ vì những bài thơ, kịch, truyện, tiểu thuyết, ca khúc, và tranh của ông, mà còn bởi triết lý và lý tưởng của ông về xây dựng nhà nước – và tư tưởng của ông

Page 109: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 107

Không gian ngoài trời của Trường Santiniketan.

về “Cái gì làm cho con người hoàn thiện?” và “‘ Niềm vui sáng tạo’ như ở trong âm nhạc, hội họa, điêu khắc và viết lách, đồng hành cùng với các khoa học ứng dụng như thế nào?” Khi bình luận các ý tưởng của Tagore về giáo dục, O’Connell K.M. (2003; “Rabindranath Tagore về giáo dục”) cho rằng: “Thay vì học tập nền văn hóa dân tộc nói về những cuộc chiến thắng lợi và sự thống trị về văn hóa đã được áp đặt, ông ủng hộ một hệ thống giảng dạy đi vào phân tích lịch sử và văn hóa vì tiến bộ đã đạt được trong việc dỡ bỏ các rào cản tôn giáo và xã hội. Một lối tiếp cận như thế nhấn mạnh vào những cách tân đã được thực hiện trong việc phối kết các cá nhân có xuất thân đa dạng thành một kết cấu lớn hơn, cũng như trong việc soạn thảo các chính sách kinh tế chú trọng tới công bằng xã hội và thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo.”

Nhìn lại thử nghiệm này tại Santiniketan khi ông đã 80 tuổi,

Tagore cho chúng tôi biết, ông đã tìm thấy một chỗ cho “khoa học” trong đồ thức mọi thứ ở đây như thế nào (trong “Atmacarita”): “Một khi tôi đã nguyện thề truyền bá giáo dục – mà lĩnh vực sáng tạo của nó là cái vũ trụ đầy chất thơ của Đấng Tạo hóa tối cao – thì do đó, tôi đã thỉnh nguyện mối hợp tác của đất, của nước và bầu trời ở nơi này. Tôi mong muốn tôn sùng sự sám hối về Tri thức trước Hoan lạc. Tôi tìm cách truyền cảm hứng cho các sinh viên trẻ trong khu vườn lễ hội của thiên nhiên bằng cách hát lên những bài ca chào mừng mỗi mùa trong năm… Ở đây, ngay từ lúc khởi đầu, chúng ta tạo ra một không gian cho cái bí ẩn của nguồn gốc vũ trụ. Tôi muốn tạo ra một không gian cho giới tri thức trong cái lược đồ tổng thể và rung động của tôi, đó là lý do vì sao Khoa học có một vị trí ưu tiên đặc biệt tại nơi làm việc của chúng tôi. Sách Vệ Đà cho rằng – “yassmadrite na

siddhati yajno, vipashcitashcana sa dhiinam yogaminvati” – “Nếu không có cái đó thì ngay cả những con người hiểu biết nhất cũng không thể đạt được thành quả của yajnas – Một cái mà chỉ đạt được bằng trí lực chứ không phải bằng kinh cầu hay nghi lễ tôn giáo kỳ bí!” Đó là lý do vì sao tôi đã cố gắng sử dụng cả niềm vui lẫn trí lực trong công cuộc xây dựng sáng tạo cái chốn này (bản dịch của tác giả bài báo này).

Lưu ý là, trái với tín ngưỡng của chúng ta, ở đây không nói gì đến “thánh thần” hay “siêu nhiên”, mà là những điều rất thú vị. Ở đây Tagore nói tới việc mang lại một sự giao cảm giữa sức mạnh của “trí lực” – các khoa học, và sức mạnh của “niềm vui” – các môn nghệ thuật. Xét cho cùng, quan điểm của ông là cả hai cần phải “được định vị” trong phạm vi không gian mà chúng cần được nuôi dưỡng và vun trồng, và phải giải quyết các vấn đề vốn là mối quan

Page 110: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 108

tâm của con người và thiên nhiên xung quanh con người. Đó là lý do tại sao chúng phải có sự phối hợp của đất, nước và bầu trời của không gian xung quanh, kết nối với sự chuyển vận của các mùa.

Nền giáo dục như vậy không có nghĩa là học “vẹt”, ghi nhớ và lặp lại. Điều này được thấy rõ trong các đoạn mở đầu của cuốn sách Visva-Bharati do Tagore viết: “Giáo dục mà khuyến khích việc lặp lại thì không phải là giáo dục của trí tuệ, vì điều đó có thể thực hiện được bằng cơ học” (bản dịch của tác giả bài báo này). Thực sự,

việc ghi nhớ máy móc không thể là mục tiêu của một tổng lực giáo dục vì một nền giáo dục lý tưởng đòi hỏi chúng ta phải khám phá ra hay tìm ra chân lý, và diễn tả nó theo khả năng của mỗi người. Ông nói về những hạn chế ở đây khi một quốc gia nào đó có thể có những hạn chế khác nhau mà trong phạm vi những hạn chế đó, người ta bày tỏ một chân lý khoa học hay một quan sát khoa học. Tagore tự tin là Ấn Độ luôn đi tiên phong trong việc giải các “bài đố tri thức” phức tạp, và suy ngẫm những giải pháp cho khủng hoảng của thế giới.

Nghi lễ diễu hành tại Santiniketan, có sự hiện diện của Indira Gandhi (thứ 4 từ phải sang), sinh viên Trường Visva-Bharati niên học 1934-1935.

Mit

freun

dl. G

eneh

mg:

Indi

ra G

andh

i Mem

oria

l Tru

st, N

ew D

elhi

Page 111: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 109

Sinh viên Patha-Bhavana cùng với giảng viên khách mời.

Nhưng khi ấy, Tagore cũng phàn nàn, lúc Ấn Độ giải được các bài toán khó về tri thức, thì nước này đã có một sự thống nhất về trí óc, nhưng giờ đây “trí óc của nó” đã bị chia rẽ về mặt giai tầng, giai cấp, ngôn ngữ và tôn giáo. Ông cảnh báo, nếu một bộ phận trí óc của con người gặp trục trặc, hay giác quan tách lìa ra khỏi phần còn lại của cơ thể thì người đó có thể trở nên vô dụng hoặc bất toại, trong khi đó là một thực tế ai cũng biết là, chỉ khi chúng ta chụm cả 10 ngón tay vào nhau thì tay chúng ta mới có thể làm thành một cái cốc – hoặc là để đưa ra “anjali” hoặc là để nhận cái gì đó được đưa ra làm quà tặng. Không có gì ngạc nhiên khi Tagore mời học giả châu Âu và châu Á giỏi nhất dạy tại đại học của ông, đồng thời tập hợp tất cả những danh nhân đương đại lớn về làm tại các khoa trong mỗi chuyên ngành. Việc tạo điều kiện cho họ giao lưu, theo ông, sẽ tự động mang tới những ý tưởng mới và kiến thức mới.

Do đó, ông nói rằng, chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống dựa trên lịch sử văn minh của truyền thống giáo dục “Vaidika” (Vệ Đà), “Pauranika”, Bauddha” (Phật giáo), jaina, Hồi giáo và khám phá những con đường cho riêng mình để chuẩn bị cho các thế hệ mới và giúp phát hiện những con người với tố chất lãnh đạo thích hợp. Ông nói, nếu ta không biết ta một cách cụ thể và một cách tận tâm, ta không thể xây dựng một “Ấn Độ” thông qua việc rập khuôn và sao chép từ người khác. Ta chỉ có thể làm điều đó bằng cách học để quy tụ nhiều truyền thống khác nhau, nếu không thì cùng lắm chúng ta cũng chỉ có thể xây dựng được một hệ thống thứ cấp mà lệ thuộc vào việc “chuyển giao” kiến thức và công nghệ.

Tagore lập luận rằng, ở phương Tây, mỗi nước và mỗi nền văn hóa cũng như mỗi xã hội đã tìm cho mình những mục tiêu và mục đích, mà dựa trên đó, họ quyết định sẽ có hệ thống

giáo dục như thế nào. Nhưng ở đất nước chúng ta, không phải là đời sống hay “jiivana” chiếm vị trí chủ đạo trong việc quy hoạch giáo dục, mà là mưu sinh hay “jiivikaa”. Mưu sinh và nghề nghiệp liên quan tới cái mà chúng ta thiếu và cái mà chúng ta cần (‘abhaava’ và ‘prayojana’), mục tiêu của cuộc sống thì cao hơn nhiều – nó tìm cách đạt được sự viên mãn, một sự hoàn thiện – về ngữ nghĩa học, cao cả hơn nhiều so với những khía cạnh tầm thường của khái niệm “năng lực làm việc”, mà thế nào cũng đạt được khi chúng ta đi trên con đường chân chính của giáo dục. Để đạt điều đó, chúng ta phải phân biệt giữa mục tiêu “cao cả hơn” – nghĩa là giải phóng, tự do, văn minh – và mục tiêu “tầm thường hơn” hay “mục tiêu “ngẫu nhiên” – làm được việc, có kỹ năng, có năng lực kỹ thuật (Visva-Bharati, 1919). Trong lược đồ toàn diện của Tagore, do đó, con người và giải phóng con người luôn là mối quan tâm trọng điểm của ông. ◆Tác giả chủ trì công trình Nghiên cứu Tagore và là Chủ nhiệm Khoa Rabindra Bavana tại Trường Visva-Bharati. Ông là một nhà thơ lỗi lạc, nhà viết kịch lỗi lạc, và Giám đốc Viện Ngôn ngữ Ấn Độ Trung ương tại Mysore.

Page 112: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 110

Tagore và giáo dục kỹ thuật

B.N. PATNAIK

Trong giáo dục không có chỗ cho cạnh tranh. Giáo dục phải đưa đến hiểu biết về sự hòa hợp vốn có trong vũ trụ; như thế, giáo dục sẽ

không khuyến khích quan điểm nhìn nhận các sự việc trong quan hệ mâu thuẫn – ví dụ, con người mâu thuẫn với thiên nhiên, hay mâu thuẫn với các loài khác.

Tagore không xem giáo dục đơn thuần là phương tiện để có được

sự nghiệp và cuộc sống sung túc; ông xem giáo dục là phương tiện để bộc lộ hoàn toàn tiềm lực – tài trí, xúc cảm, tinh thần và thể xác – của mỗi cá nhân. Vậy thì trong giáo dục không có chỗ cho cạnh tranh. Giáo dục phải đưa đến hiểu biết về sự hòa hợp vốn có trong vũ trụ; như thế, giáo dục sẽ không khuyến khích quan điểm nhìn nhận các sự việc trong quan hệ mâu thuẫn – ví dụ, con người mâu thuẫn với thiên nhiên, hay mâu thuẫn với các loài khác. Nhà thơ và nhà tư tưởng vĩ đại này nhận thức rất rõ về tiềm năng hủy hoại của tri thức nếu tri thức không được đặt cơ sở trên cách nhìn tích hợp này. Giáo dục không chỉ phải trau dồi khả năng nhạy cảm thẩm mỹ của một người, làm cho người đó cảm nhận vẻ đẹp được biểu đạt rõ ràng hay tiềm ẩn trong các vật, mà giáo dục còn

phải phát triển ở mỗi con người ý thức mạnh mẽ về mối liên quan đến những người khác, và ý thức đồng cảm với người nghèo khổ, bị thiệt thòi và không có tiếng nói. Giáo dục không được đưa đến sự chia tách giữa người học với truyền thống tri thức và hệ giá trị mà người học chấp nhận. Đồng thời, giáo dục phải trang bị cho người học khả năng phê phán để đánh giá truyền thống đó. Tagore tin rằng, có thể học được khi vui vẻ; vì thế, lớp học không được biến thành phòng giam và ngoại ngữ khó có thể là phương tiện giáo dục. Ông cho rằng, một hệ thống giáo dục tốt phải đem lại lợi ích cho tất cả các tầng lớp trong xã hội; người làm ruộng và thợ làm gốm phải được lợi từ giáo dục (ví dụ, dưới hình thức công nghệ hữu ích), giống như những người khao khát trở thành công chức và bác sĩ. Về việc tìm hiểu kiến thức, giáo dục không được bỏ qua người dân địa phương và người bản địa. Có

Page 113: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 111

thể có người cho rằng, những ý tưởng này quá lý tưởng để mà thực hiện được. Ví dụ, có thể có người lập luận rằng, không thể mà cũng không nên bác bỏ cạnh tranh và mâu thuẫn, bởi vì hai yếu tố này góp phần làm phát triển tri thức. Tất nhiên, điều này thể hiện rõ hơn trong một vài lĩnh vực tri thức, ví dụ như khoa học, so với các lĩnh vực khác như nghệ thuật chẳng hạn. Nhưng lập luận này không có sức thuyết phục trong bối cảnh riêng của cá nhân người làm khoa học. Trong mọi trường hợp, khó có thể có sự biện giải về việc không thử thực hiện các lý tưởng.

Khi xem xét điều này từ một khía cạnh khác thì tư tưởng của Tago-re có thể được coi là đã tạo ra chuẩn mực cho giáo dục và đồng thời là một loại thước đo đánh giá giáo dục.

Quan điểm của Tagore về giáo dục kỹ thuật ở cấp đại học, với sự quy chiếu cụ thể tới Ấn Độ, là gì? Tư tưởng của ông về giáo dục cần được thể hiện thành một bộ các mục tiêu liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này. Thứ nhất, giáo dục kỹ thuật phải làm tăng đáng kể nhận thức của học sinh về bối cảnh xã hội, kinh tế, lịch sử và bối cảnh văn hóa rộng lớn mà ở đó diễn ra quá trình phát triển

Ảnh trong bài minh họa các kỹ năng sinh viên đạt được trong những năm đầu ở Sriniketan.

công nghệ và các hoạt động theo đuổi khoa học được tiến hành – không có hoạt động theo đuổi tri thức nào, dù là thuần túy thẩm mỹ hay khoa học, được tiến hành một cách tách biệt. Thứ hai, một sinh viên khoa học và công nghệ phải biết rõ rằng, ngoài phương pháp khoa học còn có các cách nhận thức thế giới khác; ví dụ, phương pháp tưởng tượng, thể hiện rõ ở tác phẩm nghệ thuật, và rằng, các phương pháp nhận thức này không thấp kém hơn phương pháp khoa học. Thứ ba, sinh viên đó cần phải biết rằng, có các lĩnh vực tri thức, thí dụ như đạo đức, nằm ngoài phạm vi khoa học, nhưng vì lý do đó

Page 114: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 112

Page 115: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 113

mà không thể bỏ qua. Ý thức đạo đức là vô giá, không chỉ để sống tốt mà còn để tồn tại nữa. Thứ tư, phải giúp cho một sinh viên công nghệ hiểu được rằng, công nghệ có giá trị nhất là công nghệ giúp giảm bớt sự vất vả của người lao động và nông dân, và giúp người tàn tật tương tác với thế giới tương đối dễ dàng bằng nhiều cách khác nhau. Việc phát triển hệ thống chuyển đổi văn bản thành giọng nói và chuyển đổi giọng nói thành văn bản bằng ngôn ngữ địa phương là một thí dụ.

Phe bảo thủ phản đối giáo dục kỹ thuật tổng hợp kiểu này ở chỗ nó làm giảm lượng kiến thức kỹ thuật truyền đạt cho sinh viên, và do đó, giảm nhẹ chất lượng giáo dục kỹ thuật. Quan điểm này dựa trên giả thuyết sai: giáo dục kỹ thuật phục vụ xã hội tốt nhất khi nó cung cấp nhân lực kỹ thuật tài năng. Trái lại, qua hệ thống giáo dục không loại trừ giáo dục kỹ thuật, xã hội hy vọng có được những người am hiểu, có khả năng, công tâm và có sự đồng cảm – những người có thể là các nhà lãnh đạo sáng tạo và có quan điểm thực tế. Tuy nhiên, một quan điểm bảo thủ khác cho rằng trong chương trình giảng dạy không cần phải có các môn nhân văn và khoa học về con người, bởi vì người ta có thể có được đầy đủ kiến thức về xã hội và văn hóa từ chính bản thân cuộc sống. Nhưng thực tế là người ta không có được kiến thức này trực tiếp qua kinh nghiệm; người ta cần kiến thức có hệ thống để lý giải kinh nghiệm và làm cho nó

Page 116: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 114

trở nên dễ hiểu và dễ học. Lại có một số người khẳng định rằng người ta không học các giá trị ở trường đại học. Nhưng khẳng định này có đôi chút sự thật, vì phải thừa nhận rằng, đại học (và các tổ chức như đại học) – dù là trường tổng hợp hay khoa học – là nơi tốt nhất để cật vấn về kiến thức, đức tin và giá trị – dù là truyền thống hay hiện đại – và xây dựng quan điểm đúng đắn về kiến thức, đức tin và giá trị này.

Tuy nhiên, một số nhà hoạch định giáo dục kỹ thuật ngày nay có chiều hướng ủng hộ giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Nhưng đồng thời cũng có thái độ tiêu cực đối với nghệ thuật và khoa học nhân văn. Vì thế, “tổng hợp” trong đa số trường hợp có nghĩa là đưa vào chương trình giảng dạy các giáo trình như tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp, kinh tế học công nghiệp, hành vi tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Những môn học này được cho là giúp sinh viên gia nhập thương trường một cách hiệu quả. Chương trình giảng dạy này có tính chất tổng hợp chỉ trên danh nghĩa; nó thực sự đánh bại mục đích của giáo dục tích hợp – hướng tới sự nghiệp và thành công, chứ không phải là phát triển nhân cách toàn diện. Trên thực tế, mục tiêu cuối cùng của giáo dục tích hợp là truyền dạy cho sinh viên nhận thức về sự tồn tại của người khác và sự quan tâm đúng mực đối với người khác, tôn trọng người khác, tín ngưỡng và quan điểm của người khác vốn có thể hoàn toàn trái ngược với quan điểm của mình.

Điều cực kỳ quan trọng là tạo ra các cơ cấu thỏa đáng, ở cả mức độ chính thức và không chính thức, để thực hiện tư tưởng của Tagore. Trong hệ thống giáo dục đại học hiện nay, cấp đại học là cấp mà giáo dục tích hợp có thể có ý nghĩa nhất. Khoảng 10% đến 12% giáo trình một sinh viên phải học thuộc về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, và sinh viên phải học những giáo trình này trong cả chương trình đại học chứ không tập trung vào hai hay ba học kỳ đầu tiên. Phải có giáo trình văn học, ngôn ngữ, truyền thông (cả kiến thức và kỹ năng), lịch sử, triết học, nghệ thuật và tâm lý, xã hội học, kinh tế học và các môn khoa học nhân văn khác, cùng các hệ thống kiến thức Ấn Độ truyền thống để cho sinh viên lựa chọn. Sinh viên không được chọn giáo trình chỉ trong hai hay ba môn.

Ở mức độ phát triển công nghệ, việc áp dụng tư tưởng của Tagore dẫn tới việc phát triển, trong bối cảnh của Ấn Độ, các công nghệ hướng về con người để sử dụng tối ưu nguồn nước, chinh phục các nguồn năng lượng tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng, xây dựng đường xá, truyền thông, xử lý rác bao gồm rác điện tử và các loại khác, và cả việc phát triển các phương pháp và kỹ thuật dạy-học tiên tiến, kể cả học ngôn ngữ, v.v.

Nhưng một mình chương trình giảng dạy không thể đáp ứng mục tiêu của giáo dục tích hợp. Cần tạo ra các cơ cấu không chính thức để có thể tiến hành cuộc thảo luận và tranh luận

Page 117: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 115

tự do và có trách nhiệm về các vấn đề có tầm quan trọng, liên quan đến các vấn đề xã hội khác nhau, không loại trừ các vấn đề về sáng tạo và truyền bá kiến thức công nghệ.

Khó khăn chính đối với việc thực hiện mô hình giáo dục kỹ thuật kiểu như thế của Tagore là lối tư duy nhất định của xã hội vốn được hình thành dựa trên thành công lớn của công nghệ, thị trường công nghệ ngày càng mở rộng, và ở mức độ nào đó, ít nhất là tư duy về bản chất chuyên biệt của diễn ngôn công nghệ, vốn đem lại cho người thực hành công nghệ đó “kiến thức - năng

lực”. Tư duy này có xu hướng xem các loại kiến thức khác chỉ là sự nuông chiều tri thức và xa xỉ, vì thế không cần thiết. Cần chỉnh sửa tư duy này, và ở đây, các nhà sư phạm kỹ thuật có một vai trò quan trọng. Người ta hy vọng rằng, họ sẽ không thất hẹn với xã hội về lĩnh vực này.◆Tác giả dạy tiếng Anh và Ngôn ngữ học tại Viện Công nghệ Ấn Độ, Kanpur, và là thành viên Viện Ngôn ngữ Ấn Độ Trung ương, Mysore.

Bộ sư

u tậ

p củ

a Gav

ande

tại R

abin

dra-

Bhav

ana.

Page 118: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 116

Tranh tự họa của Tagore

Page 119: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 117

AÂm nhaïc ñoàng ñieäu: AÛnh höôûng cuûa Tagore ñoái vôùi caùc hoïa syõ khaùc

Xa cách bởi thời gian, vị trí địa lý, lịch sử cá nhân, vậy mà thật ngạc nhiên khi

người họa sỹ trong Manjit Bawa (1941-2008) không ngớt nói về mối quan hệ tinh thần sâu sắc giữa ông và Rabindranath Tagore – nhân vật ông coi là một trong những thế lực có nhiều ảnh hưởng nhất đương đại. Chúng tôi đang làm việc tại Dalhousie về hồi ký của Manjit, và khi ông vẽ , ông kể về lần đầu tiên làm quen với Tago-re và nghệ thuật của ông. Với một họa sỹ, lẽ tự nhiên là chàng trai trẻ cần phải học hỏi về người thi sỹ, nhạc sỹ, nhà viết kịch, nhà văn học, triết gia, bác học vĩ đại này thông qua chính nghệ thuật của ông. Khi ấy Manjit chỉ đang ở độ tuổi thiếu niên, lớn lên trong một thiên niên kỷ tràn đầy lạc quan, khi ông tình cờ phát hiện những bức tranh của Tagore, tại lớp của thầy giáo của mình là Abani Sen (1905-1972). Những bức phong cảnh siêu thực và những bức chân dung vô cùng mỹ cảm về phụ nữ của Tagore để lại một ấn tượng khó phai trong tâm trí ông mà thời gian chỉ càng làm nó trở nên sâu đậm thêm. Ông

thấy mình bị cuốn hút mạnh mẽ vào những gương mặt trầm ngâm của phụ nữ, đặc biệt là đôi mắt sầm lại với nỗi đau và sự xáo động bên trong. Khi đọc thơ, kịch và nghe những bài ca của Tagore, niềm tôn kính nơi ông đối với Tagore ngày càng sâu sắc. Ngày nào cũng như ngày nào, cuộc sống xoay vần theo một cái thời khóa biểu nhàm chán tại Delhi – đến trường, đi học vẽ, nghiên cứu làm luận văn, nhưng, trong đời sống riêng tư, ông có thể nghe thấy bài ca của nhà thơ khích lệ ông thoát khỏi cái tẻ nhạt và đi theo con đường trái tim ông đã chọn. “Eklaa cholo rey…jodee tor daak shuney keyu naa aashey” (‘Hãy tiến lên một mình… cho dù chẳng có ai nghe lời hiệu triệu của anh!) trở thành bài thánh ca của Manjit, những ca từ này luôn tái hiện trong tâm trí ông khi ông phải đối mặt với gian truân và xung đột.

Là một trong số những người con sinh ra vào lúc giao thời của Ấn Độ từ khi là thuộc địa của Anh đi lên giành độc lập, lớn lên trong thập kỷ liền sau Swaraj (với bi kịch của sự chia cắt), Manjit

INA PURI

Theo cách nói của Nhà Thơ, “Nhịp điệu là gì? Đó là bước dịch chuyển được tạo ra và điều tiết bởi một sự hạn chế mang tính hài

hòa. Đó là lực sáng tạo trong tay người họa sỹ. Chừng nào ngôn từ vẫn còn ở dưới dạng văn xuôi không nhịp điệu, thì chúng

không tạo ra một cảm giác lâu dài về hiện thực.

Page 120: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 118

có những năm tháng tuổi thơ là một mớ chắp vá những kinh nghiệm khác nhau hình thành nên tính cách khi ông trưởng thành. Gia đình Manjit là một gia đình lớn, nhưng có chung sợi dây gắn kết ấm áp và thân mật, bất chấp những biến cố tài chính thi thoảng xảy ra. Anh trai của ông đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng cho ông vào nghệ thuật, và để chắc chắn là em mình luôn hứng thú với nghệ thuật, người anh đặt cho em sứ mạng thú vị như đi thăm quan những địa điểm lịch sử và khảo cổ học. Khi đạp xe tới các địa bàn trong khắp vùng nội địa của đất nước, Manjit thường đọc tác phẩm của Tagore trong lúc nghỉ giải lao. Những cánh đồng mù tạc màu vàng catmi và những bông cam rực lửa của “po-lash” đã đi vào tranh của ông, và cả những nhịp đập và nhịp điệu của những bộ lạc ông gặp trên

đường. Mãi sau này khi ông mất đã lâu, tôi phát hiện ra người bạn đồng hành của ông trên những chuyến đi đó là một cuốn sách cũ nát rách tả tơi của Rabindranath Tagore với tựa đề “Nghệ thuật là gì?” (NXB Kessinger, 2005). Giở lại các trang sách, tôi nghĩ hẳn đây là cuốn sách nằm lòng, vì các trang sách đã nát bươm và khô giòn. Cầm sách trong tay, tai tôi nghe vang vọng tiếng Manjit một lần nữa khi ông so sánh giữa hai cuộc đời và hai chuyến đi. Trong khi tại Birbhum, trong một thập niên khác, Tagore tỏ lòng ngưỡng mộ những người hát rong lang thang, “Baul”, qua tác phẩm của ông, cũng giống như Manjit tưởng nhớ các thánh Sufi và các thi sĩ Sufi. Với cả hai, khía cạnh siêu hình của niềm tin mới là cái quan trọng, chứ không phải bất kỳ hàm ẩn tôn giáo nào. Thật thú vị mà nói, đạo Sikh là tôn giáo của gia đình Manjit, đạo Bà La

Tranh của Tagore (trên và phải).

Page 121: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 119

Page 122: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 120

Môn là tôn giáo của Tagore, và cả hai đều tránh chủ nghĩa chuộng nghi thức và những biểu hiện tôn giáo thái quá.

Cũng vậy, xét về phương pháp họa đồ, bất chấp thực tế là Manjit là một họa sỹ được đào tạo và là họa sỹ vẽ tranh lụa, với nhiều năm học tập kỹ thuật hội họa ở Delhi và Luân Đôn, ông cũng có một sự đồng điệu với Tagore trong đường hướng sáng tác chủ đạo mà khó có thể phủ định. Giống như Tagore, phạm trù vẽ tranh của Manjit bao hàm cái trừu tượng và tác phẩm tượng trưng ước lệ dựa một chút từ phong cách phương Tây, chọn lọc để phối ngẫu với tất cả cái gì thuộc Ấn Độ, xét về mặt bảng màu, hình ảnh và quy trình tư duy. Cả hai

đều tôn vinh thần thoại, tâm linh, âm nhạc, thi ca, tư duy tâm linh liên Ấn Độ và chúng ta tìm thấy các chủ đề này trong tranh của họ, một số bố cục tương đồng mà chỉ tương đồng trong mối quan hệ tinh thần gần gũi của họ. Một số cuộc đời được sống và làm phong phú thêm bởi nỗi đau giống nhau, và ở đây, lại một lần nữa, là một lĩnh vực khác nơi hai hành trình đồng nhất. Trong cả hai cuộc đời, đều có những giây phút đau buồn lớn lao và xáo trộn cảm xúc lớn lao, tuy nhiên cả hai xử lý nỗi thất vọng u ám của mình một cách sáng tạo, hiếm khi có sự đối chọi lẫn nhau, mà ngược lại, ở đây có xu hướng nhìn về phía trước vốn trở thành tuyên ngôn cho thái độ cực kỳ tích cực của họ đối với

cuộc sống, cho dù cuộc sống đã giáng cho họ cú giáng mạnh như thế nào, cho dù đó là cái chết của người con yêu dấu hay sự biệt ly của người thân yêu. Bình tĩnh và chịu đựng là đặc trưng cho cách họ tiếp cận với cuộc sống, thể hiện một sự kiềm chế tuyệt vời, nếu ta xét đến những bi kịch họ phải chịu đựng không chỉ một lần. Cố ý chọn cuộc sống nơi ẩn dật – ở Santiniketan như trường hợp của Tagore và ở Dalhousie như trường hợp của Manjit – nghệ thuật của họ phản ánh những cảnh sắc suy nghĩ nội tâm mà hiếm khi phải vận dụng trí tưởng tượng về thế giới xung quanh, cho dù thế giới bên ngoài đó có đẹp đến thế nào đi chăng nữa. Kỹ thuật của họ thì quá khác biệt nhau về nhiều

Tác phẩm của Manjit Bawa (dưới và phải).

Page 123: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 121

hoa và táo bạo, trữ tình và kỳ cục đã dựng lên một hoạt cảnh kỳ lạ… Cái gì mang tính biểu tượng trong Picasso thì trở nên bí hiểm, cái gì mang tính thể hiện của Souza thì trở nên phóng túng, và cái gì chết cứng ở Tyeb thì trở thành lưu động và lấp lánh trong Manjit.”

Theo cách nói của Nhà thơ, “Nhịp điệu là gì? Đó là chuyển động được tạo ra và điều tiết bởi sự hạn chế mang tính hài hòa. Đây là sức sáng tạo trong bàn tay của người họa sỹ. Chừng nào ngôn từ vẫn còn ở dưới dạng văn xuôi không nhịp điệu, thì chúng không tạo ra cảm giác lâu dài về hiện thực. Giây phút chúng được đưa ra và ghép thành vần điệu, chúng rung động tỏa sáng. Nó cũng giống hệt như bông hoa hồng. Trong chất thịt của từng cánh hoa, ta có thể tìm thấy mọi thứ kết tinh nên bông hoa; nhưng bông hoa vốn là maya (hay ảo giác) – một hình ảnh – thì đã mất; cái chung kết của nó mà có sự đụng chạm của cái vô định thì đã biến mất. Với tôi, bông hoa hồng dường như là tĩnh tại, nhưng vần luật của cái bố cục tạo cho nó tính trữ tình của chuyển động trong cái sự tĩnh tại đó, cũng giống như tính chất năng động của bức tranh có một sự hài hòa tuyệt đỉnh. Nó sản sinh ra âm nhạc trong tiềm thức chúng ta bằng cách tạo cho nó một cái cánh chuyển động hòa nhịp với chính nó.”

(Trích từ Rabindranath Tagore, Nghệ thuật là gì?)◆Tác giả là nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng và giám tuyển của nhiều triển lãm quốc gia và quốc tế lớn.

phương diện, cả về phong cách và kỹ thuật xử lý bảng màu, song cả hai đều gắn kết về tinh thần, cho dù một người thì quá phi đối xứng, còn người kia thì đối xứng.

Về nghệ thuật của Bawa, j Swaminathan (1928-1994) viết:

“Ở đây có một tính chất vô hồn cốt, tính chất sung khí trong hình tượng của Manjit vốn mang âm hưởng của những bích họa Mật Tông từ Phật Giáo Himalaya. Chỉ có bóng của thời gian can thiệp vào: chúng ta được đưa đến một cảnh quan đồng quê, nơi cái thăng

Page 124: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 122

Năm 2000, chúng ta bước vào một thế kỷ mới. Nhưng về cơ bản, khi

chúng ta mở một trang sang thiên niên kỷ mới, ở nhiều phương diện, nó buộc chúng ta phải có thay đổi cơ bản trong lối sống của mình; và hơn thế là: một cuộc cách mạng – theo một cách vô thức – về nhận thức thế giới, về cảm nhận cuộc sống và cách hình dung ra tương lai của mình như thế nào. Và điều

đó thúc đẩy chúng ta tiến lên, mà không cần chú ý đến nó, để thay đổi tâm tính mình, nếu không nói là ý thức mình. Nhìn lại để thấy, Rabindranth Tagore, với tầm vóc thi ca, văn học và sức sáng tạo to lớn của mình, chứng tỏ đã bắt rễ sâu sắc – ngay cả khi đó chỉ là một cách vô thức – trong “tinh thần của thời đại” (Zeitgeist) ông, tạo ra những xáo trộn thực sự, những tác động cụ thể mà đến tận hôm

Tagore: Từ góc nhìn của thế kỷ 21

ILKE ANGELA MARéCHAL

Là người của thời đại mình, vốn chủ trương đề cao Thống nhất và Phổ quát, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Vô thức cũng như

Tiềm thức, Tagore không cần phải đi theo các giai đoạn và những thay đổi xoành xoạch trong việc xây dựng nền khoa học mới để dự báo một

đại chân lý, nhờ đó các giá trị cơ bản trong truyền thống riêng của ông đã nuôi dưỡng ông suốt một đời.

Page 125: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 123

nay vẫn làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của chúng ta nhiều hơn bất cứ lúc nào.

Tiếng nói của Rabindranath Tagore gần như chỉ là một hạt cát trong sa mạc, mặc dù ông đã đi nhiều và gặp nhiều người tầm cỡ ở phương Tây và khắp nơi trên thế giới, ở đó ông thường bị nhìn nhận không đúng như một đại diện tiêu biểu của phương Đông; khi trở lại Ấn Độ, ông đòi hỏi nhất thiết phải có sự thay đổi và phát triển trong bối cảnh văn hóa, chính trị, tôn giáo của mình.

Khi được giải thưởng Nobel năm 1913, danh tiếng của ông nổi như cồn, nhưng sau đó ông gần như đã bị chìm vào quên lãng. Trường

hợp không may như vậy đã xảy ra với johann Sebastian Bach (1685-1750), cũng như nhiều người khác, và Tagore cần được khám phá lại. Điều này có vẻ như rất khó hiểu nhưng lúc bấy giờ – là hoàn toàn có thể, bởi vì điều đó thường xảy ra với những người rất độc đáo, thích cách tân và ý tưởng của họ quá sâu xa đến nỗi trí tuệ của thời đại đó không thể tiếp nhận họ mà không nghi ngờ giá trị riêng của chính thời đại đó. Là nhà cải cách, ông đánh mạnh vào những xiềng xích của chúng ta và đề xuất những thay đổi phi thường vào lúc bấy giờ.

Đâu là những chuyển biến chính của thời đại Tagore mà đã làm thế giới quan của chúng ta bắt đầu dịch chuyển? Và đâu là điểm đồng quy

Punascha: Nhà của Tagore ở Santiniketan.

Page 126: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 124

cho những đóng góp của Tagore mà giá trị của chúng ngày càng bộc lộ rõ? Ở đây, chúng ta không thể thấu đáo mà cũng không thể cụ thể nhưng sẽ đưa ra ý niệm về một cái có thể là câu trả lời cho những câu hỏi này, chủ yếu là về tinh thần của niềm vui khám phá.

Nếu cuộc chiến năm 1914-1918 được gọi là “Chiến tranh Thế giới thứ nhất”, thì là bởi vì trước đó chưa từng có cuộc chiến nào có quy mô như vậy. Những xáo trộn và biến động nó gây ra ở mức độ xã hội học và nhân loại học là chưa từng thấy. Ở khía cạnh tiêu cực, nó chắc chắn nằm trong số những tiền thân của cái mà hôm nay, sau một trăm năm, chúng ta gọi là toàn cầu hóa, với tư cách là một dạng hình khác của “cuộc thảm sát”. Giống như ngọn núi lửa nó cũng đã làm cho sức phá hoại của các xáo trộn và biến động tiềm ẩn rất sâu hiện ra trên bề mặt. Đồng thời, tình trạng chia rẽ không thể khắc phục diễn ra ở chiều sâu

tất cả các bộ phận của khoa học, khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, và triết học là phần cực kỳ bị ảnh hưởng. Chúng ta hãy điểm tên một số người đã tạo ra những biến đổi vĩ đại trước đấy bằng cách thuyết giảng: Darwin (1809-1882), Einstein (1879-1955), Marx (1818-1883), Freud (1856-1939), và cuộc cách mạng họ mang đến trong từng lĩnh vực của mình đã làm đảo lộn mọi thứ một thế kỷ trước đây. Tiếp theo, tiếng sấm lớn dẫn đến sự khởi đầu của Vật lý lượng tử. Bắt đầu sau đó là một loạt nghi vấn về những cái mọi người tin là đã được công nhận. Ai đó thậm chí có thể thấy nó như một sự xóa bỏ lô-gíc bình thường hàng ngày của chúng ta, lô-gíc của Aristotle, hay là “lô gíc bản thể”! Khi đó, chúng ta đã biết rằng việc mặt trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây không có nghĩa là nó quay quanh chúng ta. Từ đó trở đi, mọi thứ, nói tóm lại là mọi vấn đề, không còn được hiểu theo cách chúng thể hiện ra,

Tagore với Sigmund Freud.

Page 127: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 125

mà người ta tin rằng mọi thứ có hai “bản thể” – ‘hạt” và “sóng”. “Dạng số ít” biến mất, và “dạng số nhiều” trở thành chủ yếu.

Ở đây chúng ta có thể thấy một cuộc cách mạng trong tri thức loài người. Hiểu biết của chúng ta về thực tiễn đã có một “bước nhảy lượng tử”. Nó buộc chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ và hành động của mình, tóm lại là xem xét lại các “Quy tắc Luân lý” của chúng ta, và thậm chí hơn thế nữa – là cuối cùng tạo ra quy tắc luân lý có giá trị với tất cả chúng ta.

Chính ở đây Rabindranath Tagore đã thể hiện vai trò của mình. Đó là vai trò của một người dự báo, vai trò này rất hiếm khi được nhận ra. Tagore có nhiều cuộc giao lưu với những nhân vật tầm cỡ ở thời ông, trong đó có Einstein, vì thế chúng ta có thể xem Tagore là một nhân vật quan trọng, như Dante (1265-1321) của thời đại ông, người đã được cập nhật đầy đủ những tiến bộ khoa học thời đó. Tuy nhiên, suốt cả đời mình Einstein đã chống lại Vật lý lượng tử bởi vì ông không thể thừa nhận nguyên tắc chỉ dẫn của các hàm nghĩa triết học này – và như vậy, cũng không thừa nhận cái cụ thể được đúc rút ra từ đó – từ những khám phá của khoa học. Trái lại, Tagore dường như chưa từng đề cập đến cú sốc nào khi bắt gặp triết lý của Vật lý lượng tử. Tuy nhiên, nếu chúng ta trở lại với bản danh sách nhỏ ở trên, hình dung

ra nó đã được hình thành bởi “vĩ nhân” của chúng ta, thì chúng ta sẽ không khó khăn gì để nhận ra ông trong khái niệm mới của mỗi định đề (ví dụ, cách nhìn hữu cơ).

Là người của thời đại mình, vốn chủ trương đề cao Thống nhất và Phổ quát, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Vô thức cũng như Tiềm thức, Tagore không cần phải đi theo các giai đoạn và những thay đổi xoành xoạch trong việc xây dựng nền khoa học mới để dự báo một đại chân lý, nhờ đó các giá trị cơ bản trong truyền thống riêng của ông đã nuôi dưỡng ông suốt một đời.

“Ở phía trước chúng ta có vấn đề của một nước; Trái đất, nơi các chủng tộc khác nhau, cũng như các cá nhân, có khả năng nảy nở tự do, và đồng thời thể hiện sự đoàn kết với liên minh. Vấn đề là tạo ra một sự thống nhất mạnh mẽ hơn, với quan điểm rộng rãi hơn và cảm xúc sâu sắc hơn. …Khoa học khí tượng biết chính xác khi nó thừa nhận khí quyển của Trái đất là như nhau, mặc dù nó ảnh hưởng đến những phần khác nhau của vũ trụ theo những cách khác nhau. Tương tự như vậy, chúng ta phải biết rằng phần hồn của con người là Nhất thể, nó trở nên sống động thông qua những khác biệt vốn cần thiết cho sự phồn thịnh trong tình trạng thống nhất cơ bản của nó. Chân lý này, nếu chúng ta hiểu nó một cách vô tư, sẽ giúp chúng ta tôn trọng mọi sự khác biệt thực sự giữa con người, trong khi vẫn

Page 128: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 126

Hãy lại lắng nghe Tagore:

“… Chúng ta phải biết: mỗi quốc gia là một phần của nhân loại và tất cả mọi người phải trả lời câu hỏi này: Anh có gì để cho mọi người, Anh có tìm ra con đường hạnh phúc nào mới? Ngay khi một dân tộc mất đi sức mạnh sống còn cần thiết cho việc khám phá con đường hạnh phúc này – thì dân tộc đó trở thành một khối chết – một phần bị tê liệt trong cơ thể của Con người Vạn hữu. Chỉ đơn giản là để tồn tại không phải là vinh quang.

Quy luật của cuộc sống là phá hủy những gì đã chết … nó không cho phép sự ngừng chuyển động … Điều đó khiến tôi nói rằng chân lý chính của thời đại chúng ta là những dòng chảy của một cuộc sống mới thúc đẩy chúng ta hành động. … Nhưng tận đáy lòng chúng ta có chiều hướng muốn tô điểm loài người bằng cá tính riêng như là đồ trang trí.

Khi con người không còn hành động theo ý chí của mình và bị điều khiển chỉ bằng thói quen, con người sẽ trở thành một loại ký sinh trùng, vì anh ta đã mất đi phương tiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tức là ‘biến những cái dường như là không thể thành có thể’ và đi theo con đường phát triển, vận mệnh đích thực của con người.

Những người mà không có được sự độc lập nội tâm trong bản thân mình cũng sẽ đánh mất nó ở thế giới bên ngoài. Họ không có ý thức về chức năng thực sự của con người, cụ thể là biến “cái không thể” thành “có thể” bằng khả năng làm được những điều kỳ diệu và không tự giới hạn mình trong

những gì đã hiện hữu mà tiến tới những gì sẽ phải hiện hữu.”

Những trích dẫn này đơn giản nghĩa là: Chúng ta hãy đi và tìm kiếm cái mà con người nhìn xa trông rộng ở Tagore nói với chúng ta hôm nay. Cuốn sách của ông “Sâdhanâ” (1913) chắc chắn được gìn giữ như những cuốn Kinh thánh, cũng như những ý niệm của nó sẽ được dùng làm bước đệm để tiến lên.

Cá nhân (và cùng với nó là sự cá tính hóa mà Carl Gustav jung, 1875-1961) ủng hộ, Tính chất tự phát, Tính sáng tạo, Tính độc lập, Sự hợp tác, Sức mạnh khám phá, Năng lực về tinh thần phổ quát, Sự tiến hóa (ngay cả trong tôn giáo) – tất cả các khái niệm đang tồn tại và khái niệm hiện nay của thời đại chúng ta về cái “Vâng, chúng tôi có thể” đã được Tagore nhấn mạnh từ trước một cách kỳ diệu.

Stephane Hessel (1917-), người đã tham gia viết Tuyên bố phổ quát về Quyền Con người năm 1948, muốn xem “Tuyên ngôn Độc lập” của các quốc gia được bổ sung bằng một “Tuyên ngôn về sự phụ thuộc lẫn nhau”. Tagore, ở thời của mình, đã ủng hộ điều đó. Đến lượt chúng ta biến nó thành sự thật.

Trên con đường của mình, chúng ta may mắn có những người đồng hành và được soi sáng bởi những người đi trước.◆Tác giả là nhà thơ, người viết ký sự, dịch giả và thông dịch viên. Bà quản lý một công ty xuất bản cách tân có tên là Anima Viva Lingua.

ý thức được cái tôi của mình, và nhận thức được một thực tế rằng sự hoàn thiện của cái thống nhất không nằm ở chỗ tuân thủ mà ở chỗ hài hòa”. – (phần in nghiêng là tác giả viết) (Tagore Educateur: Allel en faveur d’une Université Internationale, năm 1921, trang 143/4; Nhà xuất bản Delachaux & Niestle S.A., Neuchâtel et Paris, 1922).

Ở đây có thể có rất nhiều đề tài, tranh luận và từ khóa liên quan đến Tagore để tìm thấy trong “Zeitgeist” của chúng ta những quan hệ song song, những bước tiến hóa, những âm hưởng – như thể cuối cùng đã đến lúc trí tuệ của chúng ta đạt được độ tăng trưởng cần thiết để, trong tương lai, quan tâm một cách nghiêm túc đến các vấn đề hóc búa và những khả năng mà Tagore – với ý tưởng và hành động của mình – đã làm cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của chúng cũng như những giải pháp không thể né tránh.

Mong sao một số ít những ý niệm này xem như là ví dụ hé mở một cánh cửa mà sau này những người khác sẽ mở rộng hơn. Trong Towards Universal Man (Gallimard, Paris, 1964; Visva Bharati, Santiniketan, 1961) nhiều lần chúng ta thấy câu này “Tính Thống nhất trong đa dạng, số Một trong con số”, qua đó Tagore nghĩ rằng đấy có thể là cái mà Ấn Độ, như một ví dụ, trưng ra cho thế giới. Ngày nay châu Âu bắt đầu chú ý đến quan điểm đó và có thể ngày mai cả thế giới cũng sẽ chú ý. Nếu sự thông thái của chúng ta không hàng phục được chủ nghĩa vị kỷ của chúng ta trước, thì bậc thầy của chúng ta có khả năng trở thành chẳng qua là “sự đổi gió” mà thôi.

Page 129: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 127

Rabindranath Tagore đã từng bộc bạch: “Tôi là người nhút nhát được nuôi dưỡng ở một nơi hẻo lánh từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên số phận nắm bắt mọi cơ hội để kéo tôi đến những nơi công cộng đông đúc.

Tôi thường ước mình được ở thời kỳ tĩnh lặng đó khi các nghệ sỹ chỉ đắm mình trong công việc mà quên đi việc tạo dựng tên tuổi. Tôi cảm thấy thật ngớ ngẩn khi bị dân chúng điều khiển. Bằng cách ca ngợi thời kỳ đặc biệt nào đó trong cuộc đời tôi, họ thỏa mãn ham muốn kiểu nghi lễ đám đông nào đó mà chủ yếu được tạo ra từ những điều phi thực tế.”

Cuộc đời sôi nổi của Rabindranath Tagore đa dạng và thú vị như các thể loại sáng tạo phong phú của ông. Ông không chỉ là nhà thơ, người viết tiểu thuyết, nhà soạn kịch, nhạc sỹ và họa sỹ, mà bản thân Tagore, một học sinh trốn học nổi tiếng, lại phấn đấu thành một nhà giáo dục lỗi lạc của thời đại ông. Như là một phần của các thử nghiệm giáo dục chống thuộc địa, Rabindranath thành lập hai ngôi trường trung học đặc biệt, trường Patha Bhavana và Siksha Satra và một trường đại học quốc tế, Visva-Bharati ở Santiniketan. Bài viết này nhằm giới thiệu ngắn gọn các sự kiện trong cuộc đời Tagore.

‘Tôi được may mắn sinh ra trên mảnh đất này’: Tóm tắt tiểu sử của Tagore

PURBA BANERjEE

Cuộc đời Rabindranath Tagore trải dài 8 thập kỷ. Tagore bắt đầu sự nghiệp của mình là nhà thơ và sau đó là nhà văn, nhà giáo dục, họa sĩ, nhà cải cách

xã hội và triết gia có tầm ảnh hưởng lớn ở thời đại của ông.

Page 130: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 128

quà của Hindumela) ở lễ hội Hindu Mela, đây được xem như lần đầu tiên ông xuất hiện trước công chúng.

1878: Ở với anh trai Satyendranath Tagore ở Ahmedabad trước khi đi du học Luật tại trường Đại học Luân Đôn.

1879: Lần đầu đến Luân Đôn.

1880: Trở về Ấn Độ khi chưa hoàn thành khóa học. Xuất bản cuốn sách đầu tiên Sandhya Sangit (Khúc ca đêm).

1881: Viết vở nhạc kịch đầu tiên Valmiki Pratibha.

1883: Lập gia đình với Mrinalini Devi.

1884: Người chị dâu Kadambari Devi tự tử.

1886: Sinh con đầu lòng Madhurilata.

1888: Sinh con trai lớn Rathindranath.

Sarada Devi. Maharshi Debendranath Tagore.

1861: Rabindranath Tagore, người con thứ 14 của ông Maharshi Denbendranath Tagore và bà Sarada Devi, được sinh ra ở jorasanko, Calcutta ngày 7 tháng 5.

1863: Bố của Tagore đã mua bảy mẫu đất cằn cỗi từ các zamindar của Raipur, Birbhum, Tây Bengal, sau này được biết đến như là Santiniketan.

1873: Cùng bố du hành đến Tây Himalayas. Trên đường tới Dalhousie Hills, Rabindranath lần đầu tiên ở lại Santiniketan với Maharshi. Đây là nơi ông đã viết vở kịch đầu tiên của mình, Prithvirajer Parajay (Sự thất bại của Prithviraj). Đáng tiếc không còn bản thảo nào của vở kịch này còn được lưu giữ.

1874: Lần đầu có bài thơ Abhilasha đăng trên báo Tattwabodhini Patrika.

1875: Mẹ của Tagore qua đời. Đọc bài thơ yêu nước của ông ‘Hindumelar Upohar’ (Món

Page 131: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 129

1890: Được chỉ định công việc quản lý điền trang Tagore ở Silaidah (ngày nay là Bangladesh).

1891: Sinh con gái thứ hai Renuka.

1892: Chủ trương giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ hơn là tiếng Anh. Chỉ trích hệ thống giáo dục tiếng Anh thịnh hành ở Ấn Độ trong bài luận Sikhshar Herfer (Những thay đổi thất thường của giáo dục).

1894: Sinh con gái út Mira. Được bầu làm phó chủ tịch Viện Văn học Bengal và là chủ biên của Sadhana, tập san gia đình mới của dòng họ Tagore.

1895: Khai trương cửa hàng Swadeshi ở Calcutta để quảng bá hàng hóa và thương mại bản địa cho thanh niên Bengal, và xây dựng một nhà máy ép đay ở quận Kushatia, gần điền trang của họ ở Đông Bengal.

Tagore với Mrinalini Devi. Thuyền Padma ở Silaidah (ngày nay là Bangladesh).

1896: Sinh con trai út Samindranath.

1898: Dự thảo Nổi loạn được thông qua; Bal Gangadhar Tilak bị bắt; Tagore đọc bài thuyết trình của mình Kantharodh (Người bị đàn áp) tại một cuộc họp công khai ở Calcutta.

1899: Chuyển đến Santiniketan với vợ và các con.

1901: Phát hành lại tập san hàng tháng của Bankim Chandra Chattopadhyay có tên Bangadarshan. Thành lập trường học cho trẻ em có tên là brahmacharyashrama theo mô hình trường học trong rừng cổ xưa của Ấn Độ ở Santiniketan, với sự tán thành của cha ông. Sáng tác các bài thơ trong Naivedya.

1902: Vợ của Tagore, Mrinalini Devil, qua đời.

1903: Con gái thứ hai, Renuka, qua đời.

1903-1904: Bắt đầu quan tâm một cách nghiêm túc đến các vấn đề chính trị của đất nước và viết bài ký sự có ảnh hưởng sâu sắc ‘Swadeshi Samal’ (Nhà nước và xã hội của chúng ta, 1904).

1905: Bố của Tagore, Debendranath Tagore, qua đời

Tagore cùng con gái Madhurilata và con trai Rathindranath.

Page 132: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 130

ở tuổi 88. Khởi đầu Phong trào Độc lập phản đối đề nghị chia cắt Bengal của Lord Curzon. Ủng hộ chính sách bất hợp tác mang tính xây dựng chống lại sự cai trị của Anh ở Ấn Độ.

1907: Con trai út Samindranath qua đời. Vỡ mộng trước sự bóc lột về chính trị của cuộc xung đột

giữa Hồi giáo và Ấn Độ giáo, tự rút khỏi Phong trào Độc lập.

1908: Chủ trì phiên họp Đại hội Tỉnh Bengal ở Pabna, Đông Bengal, và có bài phát biểu bằng tiếng Bengal, phá vỡ truyền thống phát biểu bằng tiếng Anh ở các phiên họp này.

1910: Xuất bản Gitanjali bằng tiếng Bengal.

1912: Gặp họa sỹ người Anh William Rothenstein ở Anh. Rothenstein là người có công dàn xếp việc xuất bản Gitanjali bằng tiếng Anh với lời giới thiệu của W.B. yeats với Hiệp hội Luân Đôn ở Ấn Độ. Lần đầu tiên thăm nước Mỹ.

1913: Nhà xuất bản Macmillan ở Luân Đôn xuất bản Gitanjali, Crescent Moon (Trăng lưỡi liềm), The Gardener (Người làm vườn) và Chitra. Được trao giải Nobel

Mira: Con gái út của Tagore.

Tagore trong ngôi nhà của mình ở Punascha.

Page 133: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 131

Con trai út Samindranath.

Văn học. Là người châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng này.

1915: Được phong tước Hiệp sỹ. Gặp Gandhi lần đầu tiên ở Santiniketan. Sống ở làng Surul gần Santiniketan, và viết tiểu thuyết Ghare Baire (Ngôi nhà và Thế Giới).

1916: Đến Mỹ qua Trung Quốc và Nhật Bản thuyết giảng về Chủ nghĩa Dân tộc.

1924: Thăm Trung Quốc và Nhật Bản. Ngay sau khi trở về từ chuyến đi này Tagore đã đi tàu thủy đến Nam Mỹ, đặc biệt là đến Peru. Tuy nhiên, ông bị ốm và giam mình ở Buenos Aires như là khách mời của Victoria Ocampo, ở đó ông đã mải mê với nghệ thuật vẽ nguệch ngoạc kết nối những vết xóa ngẫu nhiên trong bài viết của mình mà cuối cùng tạo thành những bức vẽ.

1924-1925: Bắt đầu cuộc tranh luận chính trị với Gandhiji về chiến dịch Charkha mà đã châm ngòi cho sự chỉ trích gay gắt từ những người như Prafulla Chandra Ray và những người khác vì việc ông không tham gia chiến dịch. Tagore đáp lại bằng một bài luận có tiêu đề ‘Swaraj Sadhan’ (Đạt được Swaraj), ở đó ông tranh luận về tính không

1918: Đặt nền móng cho Visva-Bharati, một trường đại học quốc tế.

1919: Từ bỏ tước Hiệp sỹ để phản đối vụ thảm sát ở jalianwalla Bagh, nơi mà thiếu tướng Anh Reginald Dyer đã điên cuồng bắn vào đám đông những người không có vũ khí, làm gần 1000 chết và hơn 1500 người bị thương.

1920: Đến Anh trong một chuyến đi thuyết giảng để gây quỹ cho Trường Visva-Bharati. Trong chuyến đi này, Tagore đã qua Pháp, Hà Lan và Mỹ.

1921: Thăm Anh, Pháp, Thụy Sỹ, Đức, Thụy Điển, Áo và Tiệp Khắc.

1922: Ngày 6 tháng 2, Viện Tái thiết Nông thôn được thành lập với sự tham gia của Rathindranath Tagore, Leonard Elmhirst và William Pearson.

Gandhi – tượng điêu khắc của Ramkinkar Baej ở Santiniketan.

Huy chương Nobel.

Page 134: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

ẤN ĐỘ TOÀN CẢNH THÁNG HAI 2010 132

hiệu quả của việc thực hiện Charkha như một phương tiện để đạt được sự tự trị.

1925: Mahatma Gandhi đến thăm Santiniketan. Tagore từ chối lời thỉnh cầu tham gia vào chiến dịch chính trị của Gandhi.

1926: Đi thăm nước Ý với tư cách là khách mời của Mussolini, mặc dù lựa chọn của Tagore bị người khác hiểu lầm. Mussolini nói với ông: “Tôi là một người Ý ngưỡng mộ các tác phẩm của ngài. Tôi đã đọc những cuốn sách của ngài được dịch sang tiếng Ý.” Ông cũng sang Thụy Sỹ (ở đó ông gặp Romain Rolland), Áo, Anh, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức (ở đó ông gặp Albert Einstein), Tiệp Khắc, Bungari, Hy Lạp và Ai Cập.

1927: Dàn dựng vở Natir Puja ở Calcutta trong đó Tagore đóng vai nhà sư. Có chuyến đi sang các nước Đông Nam Á như Myanmar, Singapore, java, Bali, Malaya và Thái Lan.

1928: Cầm bút vẽ.

1930: Thực hiện chuyến đi thứ 11 ra nước ngoài. Có bài giảng Hibbert ở Oxford [được xuất bản thành sách Religion of Man (Tôn giáo của Con người)]. Triển lãm tranh cá nhân ở Pháp, và sau đó là các triển lãm khác ở Anh, Đức, Thụy Sỹ và Mỹ.

1931: Letters from Russia (Những lá thư từ Nga) được xuất bản.

1932: Đứng đầu cuộc mít-tinh quy mô lớn phản đối việc bắn vào trại cải tạo Hijli và lên án “cuộc tấn công giết người đồng bộ, dưới

vỏ bọc bóng tối, vào những người tù không có khả năng tự vệ đang phải chịu đựng hệ thống tù đày man rợ và luôn căng thẳng thần kinh vì nỗi sợ hãi treo lở lửng trên đầu”. Có chuyến đi cuối cùng ra nước ngoài đến Ba Tư và I rắc.

1937: Phòng Nghiên cứu Trung Quốc hay Cheena Bhavana, được khánh thành ở Santiniketan. ốm nặng.

1938: Triển lãm tranh ở Luân Đôn.

1940: Trường Đại học Oxford phong Tiến sỹ cho Tagore qua một hội nghị đặc biệt ở Santiniketan. Viết một bức thư cho Mahatma Gandhi thỉnh cầu ông chịu trách nhiệm trông nom Trường Visva Bharati.

1941: Bài giảng cuối cùng của Tagore , Khủng hoảng trong nền Văn minh, được viết trong những ngày cao trào của Chiến tranh Thế giới thứ Hai, đã được đọc trong dịp sinh nhật lần thứ 80 của ông ở Santiniketan. Ngày 25 tháng 7 từ Santiniketan ông được đưa đến Calcutta vì bị ốm nặng. Tagore đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 7 tháng 8, hưởng thọ 80 tuổi.◆Tác giả đã giúp xây dựng Bảo tàng tưởng niệm Maharshi Debendranath Tagore ở Santiniketan và hiện đang tham gia nghiên cứu tại Rabindra Bhawan.

Tagore trong ngày sinh nhật cuối cùng của mình. Kshitimohan Sen đang đọc bài luận của Tagore: Khủng hoảng trong nền văn minh.

Page 135: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

‘Đêm đã hết’: Thơ kèm minh họa và bản dịch, Baghdad, năm 1932.

Page 136: ẤN ĐỘ - cis.org.vncis.org.vn/Admin/FileUpload/Tagore.pdf(1861-1941) ẤN ĐỘ ToàN cảNH tháNg hAI 2010

Tổng biên tập Navdeep Suri

Trợ lý Tổng biên tập Neelu Rohra

Biên tập viên khách mờiUdaya Narayana Singh

Hiệu trưởng, Rabindra Bhavana, Đại học Visva – Bharati

Tạp chí “Ấn Độ Toàn Cảnh” được xuất bản bằng tiếng Ả Rập, Bahasa, Indonesia, Bengali, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, Hindu, Ý, Pashto, Ba Tư, Bồ Đào Nha, Nga, Sinhala, Tây Ban Nha, Tamil, Thổ Nhĩ Kỳ, và Urdu.

Những quan điểm nêu trong bài viết là của các tác giả và không nhất thiết là của Tạp chí. Tất cả các bài viết gốc, trừ những bài Tạp chí này đăng lại, đều có thể được sử dụng lại miễn phí với điều kiện phải ghi rõ xuất xứ.

Mọi góp ý và thư từ xin gửi về Ban biên tập Tạp chí “Ấn Độ Toàn Cảnh”Địa chỉ: 140 ‘A’ Wing, Shastri Bhawan, New Delhi -110001

Điện thoại: +91-11-23389471, 23388873, Fax: +91-11-23385549Email: [email protected], Website: http://www.meaindia.nic.in

Để có được một cuốn “Ấn Độ Toàn Cảnh”, xin vui lòng liên hệ Đại sứ quán Ấn Độ tại nước sở tại.Số tạp chí này được xuất bản cho Bộ Ngoại giao, New Deli do Navdeep Suri, Đồng thư ký, Vụ Ngoại giao Công thực hiện.

Thiết kế và in: Ajanta Offset & Packagings Ltd., Delhi-110052In 500 cuốn, khổ 20,5 x 28cm. GPXB số: 1789/VHTT-BC. In tại TT Chế bản và In, NXB Thế Giới, 46 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Vol 24 No. 2/2010 ISSN 0970 5074

Sáu hình thức biến thái của động vật xếp theo hàng, triển lãm tại Paris, năm 1930