Ôn thi tỐt nghiỆp lỚp 12 cho hỌc sinh yẾu · web viewkhi có thông báo của bộ...

57
Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn GIÚP HỌC SINH LỚP 12 HỌC VÀ ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm gần đây, cùng với một số môn học khác, thực trạng Dạy - Học môn Văn được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tỉ lệ học sinh yếu ở bộ môn này ngày càng cao, kéo theo kết quả không mấy khả quan qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học, Cao đẳng. Vì vậy, vấn đề làm thế nào để có thể nâng cao kết quả học tập và ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 12 thật sự là vấn đề thiết yếu và được quan tâm hàng đầu hiện nay. Có thể khẳng định, từ khi tiến hành cải cách chương trình và sách giáo khoa bậc THPT (năm 2006) đến nay, nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy - học để mang lại cho học sinh những phương pháp học Văn tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, giúp các tiết học Văn đạt hiệu quả cao hơn, song việc học sinh học yếu môn Văn hiện vẫn đang là một tồn tại mà bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà cũng có thể thấy. Khách quan mà nói, có điều đó một phần là do vẫn có giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời đối với học sinh trong quá trình dạy - học nên để các em có những lỗ hổng kiến thức cơ bản. Một phần không nhỏ là do chính bản thân các em không thích học (kể cả không chịu học) các môn xã hội nói chung, môn Ngữ Văn nói riêng; kể cả việc có em không biết cách học như thế nào cho có hiệu quả nên dẫn đến kết quả học tập của các em ngày càng thấp so với yêu cầu và của mặt bằng xã hội nói chung. Từ thực tế trên, vấn đề được quan tâm hiện nay là làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng, kết quả học tập môn Ngữ Văn nói riêng, các môn xã hội nói chung qua GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 1 -

Upload: doanminh

Post on 01-Apr-2018

214 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

GIÚP HỌC SINH LỚP 12 HỌC VÀ ÔN TẬPTHI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN

I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:Trong những năm gần đây, cùng với một số môn học khác, thực trạng Dạy -

Học môn Văn được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tỉ lệ học sinh yếu ở bộ môn này ngày càng cao, kéo theo kết quả không mấy khả quan qua các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học, Cao đẳng.

Vì vậy, vấn đề làm thế nào để có thể nâng cao kết quả học tập và ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn cho học sinh lớp 12 thật sự là vấn đề thiết yếu và được quan tâm hàng đầu hiện nay. Có thể khẳng định, từ khi tiến hành cải cách chương trình và sách giáo khoa bậc THPT (năm 2006) đến nay, nhiều giáo viên đã rất nỗ lực trong việc dạy - học để mang lại cho học sinh những phương pháp học Văn tích cực cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, giúp các tiết học Văn đạt hiệu quả cao hơn, song việc học sinh học yếu môn Văn hiện vẫn đang là một tồn tại mà bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục của nước nhà cũng có thể thấy. Khách quan mà nói, có điều đó một phần là do vẫn có giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời đối với học sinh trong quá trình dạy - học nên để các em có những lỗ hổng kiến thức cơ bản. Một phần không nhỏ là do chính bản thân các em không thích học (kể cả không chịu học) các môn xã hội nói chung, môn Ngữ Văn nói riêng; kể cả việc có em không biết cách học như thế nào cho có hiệu quả nên dẫn đến kết quả học tập của các em ngày càng thấp so với yêu cầu và của mặt bằng xã hội nói chung.

Từ thực tế trên, vấn đề được quan tâm hiện nay là làm thế nào để có thể nâng cao chất lượng, kết quả học tập môn Ngữ Văn nói riêng, các môn xã hội nói chung qua các kỳ thi hàng năm. Vấn đề trên đã trở thành mục tiêu hàng đầu trong mọi chương trình nghị sự khi bàn về giáo dục, nhất là năm học 2011 – 2012 này, các em học sinh lớp 12 phải thi đến 4 môn khoa học xã hội trong kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới thì vấn đề trên càng được cả xã hội quan tâm nhiều hơn.

Không kể nguyên nhân do đâu, việc giúp đỡ các em học sinh lớp 12 học và ôn tập thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn đạt hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết, cần được nhà trường và đặc biệt là người giáo viên Ngữ Văn quan tâm nhiều nhất trong tình hình hiện nay.

Đó là lí do tôi chọn đề tài này: Giúp học sinh lớp 12 học và ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn.II-TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:1.Cơ sở lý luận:

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ QĐ – BGDĐT ngày 5/6/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 1 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.

Trong các công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học Văn, hầu hết các phương pháp được đặt ra với đối tượng học sinh một cách chung chung. Tất cả tùy thuộc vào vai trò dẫn dắt của người giáo viên trong giờ học. Song, theo quan điểm của PGS.TS Phạm Quang Trung: "phương pháp dạy học hiện đại không cho phép người dạy hình dung đối tượng một cách chung chung. Phải quan tâm đến từng cá nhân học sinh, mỗi em một tính nết, sự hiểu biết cũng khác nhau nên không thể có một đối tượng học sinh chung chung trong giờ học được".

Trong tài liệu: "Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông", GS Phan Trọng Luận cũng nhấn mạnh: “Giờ học mới phải là một kết cấu logic chặt chẽ khoa học mà uyển chuyển linh hoạt, hệ thống đơn vị tình huống học tập được đặt ra từ bản thân tác phẩm phù hợp với sự tiếp nhận của học sinh. Và song song tương ứng là một hệ thống việc làm, thao tác do giáo viên dự tính tổ chức để dẫn dắt từng cá thể học sinh tự chiếm lĩnh tác phẩm một cách hứng thú”. Như vậy, dù không phát biểu trực tiếp song ý kiến trên cũng đã nhấn mạnh sự dẫn dắt khéo léo của giáo viên trong giờ học Ngữ Văn sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh như tác giả Nguyễn Kế Hào đã từng nhấn mạnh: "Dạy học theo phương pháp mới phải đảm bảo tính đồng loạt, phát huy được mọi đối tượng".

Vậy, làm thế nào để có thể phát huy được mọi đối tượng học sinh trong quá trình dạy - học, nhất là các em học yếu môn Ngữ Văn 12 để giúp các em đạt được kết quả khả quan trong học tập và trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối năm?2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:2.1.Lập kế hoạch:

Bộ môn Ngữ Văn nằm trong nhóm 3 môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm, bao gồm: Văn, Toán và Ngoại ngữ. Đặc điểm này yêu cầu nhà trường, giáo viên bộ môn và học sinh phải có kế hoạch chủ động chuẩn bị ngay từ đầu năm học.

Giáo viên bộ môn lập kế hoạch dạy học trên cơ sở kế hoạch công tác chung của nhà trường và tổ chuyên môn để có sự thống nhất, đồng bộ trong giảng dạy. Cụ thể:2.1.1.Về phía nhà trường và tổ chuyên môn: -Phân công giảng dạy: những giáo viên có kinh nghiệm, có trách nhiệm và năng lực, tâm huyết trong việc giảng dạy và ôn tập khối 12. -Nhà trường có kế hoạch tăng tiết từ đầu năm: 1 tiết/ tuần. Tiến hành kiểm tra chung các bài kiểm tra 2 tiết cho toàn khối 12 ngay từ đầu năm học với sự thống nhất trong tổ chuyên môn về ma trận đề và nội dung trong từng bài kiểm tra. -Học sinh khối 12 học văn hóa sớm từ trong hè, đến cuối tháng 3 là hết chương trình. Khi có thông báo của Bộ Giáo dục Đào tạo về các môn thi tốt nghiệp, nhà trường tiến hành xếp lịch ôn tập môn Ngữ Văn 5 tiết/ tuần (tháng 4, tháng 5 với thời gian từ 6 - 7 tuần).

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 2 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Tổ bộ môn thảo luận, lập kế hoạch và thống nhất nội dung dạy học tăng tiết trong từng tuần cho toàn khối; đề ra nội dung cụ thể cho từng tuần trong việc ôn thi tốt nghiệp. Trong quá trình ôn tập, tiến hành ôn chương trình học kì II trước, sau đó quay lại ôn tiếp chương trình học kì I.2.1.2.Về phía giáo viên bộ môn: -Ngay từ đầu năm, giáo viên bộ môn cần giới thiệu đến học sinh cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT để các em làm quen, chủ động về kiến thức và có cách giải quyết đề bài hiệu qủa nhất. Cụ thể:

Đề thi tốt nghiệp THPT thường có hai phần với 3 câu hỏi:A-Phần chung (5,0 đ): 1-Câu hỏi giáo khoa (2,0 điểm): tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài.2-Đề nghị luận xã hội (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức hiểu biết về xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ) với hai dạng đề: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hoặc nghị luận về một hiện tượng đời sống.B-Phần riêng (5,0 đ):3-Đề nghị luận văn học (5,0 điểm): Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học, phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ hoặc một tác phẩm văn xuôi (đặt mỗi tác phẩm trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể). Gồm:a-Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.b-Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

Trong quá trình học trên lớp, học sinh cần phải được trang bị những kiến thức cơ bản của môn học một cách đầy đủ, có hệ thống (theo Phân phối chương trình của Bộ Giáo Dục - Đào tạo) thông qua sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. -Đối với tác phẩm thơ: học sinh cần nắm vững giá trị nội dung, tư tưởng (ý ghĩa văn bản) và những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ hoặc bài thơ. -Đối với tác phẩm văn xuôi: học sinh cần nắm chắc tóm tắt tác phẩm; tìm các chi tiết, sự việc, tình huống tiêu biểu để làm nổi bật giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu, phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học.2.2.Cách thức tiến hành:2.2.1.Trong quá trình dạy học: -Giáo viên thường xuyên kiểm tra bài cũ trước khi học bài mới để biết được mức độ thu nhận và khả năng vận dụng, tái hiện kiến thức của học sinh. Chú ý xoáy sâu trọng tâm kiến thức cơ bản của từng bài, từng phần. Từ đó, rút kinh nghiệm kịp thời ở cả giáo viên và học sinh để có được kết quả tốt nhất. Sau mỗi bài học, có thể đưa ra những câu hỏi và đề bài cụ thể với các dạng đề thường gặp, hướng dẫn cách làm để các em có thể tham khảo và làm quen dần, tránh tâm lí lạ lẫm, hoang mang khi thi. Cụ thể:Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX: -Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975.

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 3 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của Văn họcViệt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 - 1975. -Những đặc điểm cơ bản của Văn họcViệt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 - 1975. -Những thành tựu và hạn chế của VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 - 1975. -Những nét mới của chủ nghĩa nhân đạo trong Văn họcViệt Nam từ 1945 - 1975. -Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá từ 1975 - hết TK XX. -Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của Văn học Việt Nam từ 1975 - hết TK XX.Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh: -Phần tác giả: cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật. -Phần tác phẩm: +Hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác. +Trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì? +Nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa lịch sử trọng đại của bản “Tuyên ngôn độc lập”. +Giá trị lịch sử và giá trị văn học của bản “Tuyên ngôn độc lập”. +Ý nghĩa văn bản.Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng) -Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Phạm Văn Đồng. -Những luận điểm chính của bài viết Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng .... -Mục đích sáng tác và nội dung của bài nghị luận. -Cách nhìn mới mẻ của tác giả Phạm Văn Đồng về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. -Ý nghĩa văn bản.Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 (Cô-phi An-nan) -Khái quát về tác giả Cô-phi An-nan. -Hoàn cảnh sáng tác “Thông điệp nhân ngày thế giới ... -Giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản trên. -Nêu nhận thức về tầm q/trọng và t/chất cấp thiết của việc phòng chống AIDS trên thế giới qua bản “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS …” - Cô-phi An-nan.Tây Tiến – Quang Dũng: -Những hiểu biết về tác giả Quang Dũng. -Hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề bài thơ “Tây Tiến”. -Nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật bài thơ “Tây Tiến”. -Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.Đề bài tham khảo:

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùmMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơmRải rác biên cương mồ viễn xứ

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 4 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanhÁo bào thay chiếu anh về đấtSông Mã gầm lên khúc độc hành.

a-Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và hoàn cảnh ra đời bài thơ “Tây Tiến”. -Giới thiệu khái quát về bài thơ “Tây Tiến”, vị trí và nội dung đoạn trích: đoạn thơ thuộc khổ thứ 3 của bài thơ, thể hiện chân dung đoàn binh Tây Tiến cùng sự hy sinh anh dũng của họ.b-Thân bài: -Qua bốn câu thơ đầu, chân dung người lính Tây Tiến hiện lên hào hùng, lẫm liệt, bi tráng: đầu không mọc tóc; xanh màu lá, dữ oai hùm … thể hiện vẻ ngang tàng, xem thường gian khổ, thiếu thốn của người lính nhưng vẫn toát lên vẻ hào hùng, mạnh mẽ. -Người lính Tây Tiến có tâm hồn mơ mộng, lãng mạn. Họ mộng tiêu diệt quân thù, bảo vệ biên cương, lập nên chiến công, nêu cao truyền thống anh hùng của đoàn binh Tây Tiến. Họ vẫn có những giấc mơ đẹp hướng về các cô gái Hà thành. -Bốn câu sau: vẻ đẹp bi tráng trong sự hy sinh anh dũng, dù phải đối mặt với cái chết thường xuyên nhưng họ vẫn không lùi bước vì đã tâm niệm và ý thức sâu sắc về ý nghĩa của sự hy sinh. -Qua hình ảnh các tráng sĩ thời cổ, tác giả muốn thể hiện lời thề của các chiến sĩ Tây Tiến: cái chết vốn là hiện thực ngiệt ngã nhất (cái bi) nhưng qua bút pháp lãng mạn đã trở thành bi tráng: “Áo bào thay chiếu anh về đất”. -Tác giả dùng cách nói đậm màu sắc cổ điển để diễn tả vẻ anh hùng, cái chết bi tráng của người lính Tây Tiến. Hi sinh là họ đã trở về với đất mẹ, trong lòng Tổ quốc. Con sông Mã cũng đã tấu lên khúc tráng ca đưa tiễn linh hồn họ. -Nghệ thuật: thể thơ 7 chữ hiện đại, bút pháp lãng mạn, nghệ thuật ẩn dụ, dùng từ Hán Việt …c-Kết bài: -Đánh giá chung về nét đặc sắc của đoạn thơ: độc đáo, kết hợp khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. -Tác giả đã thành công khi khắc họa một tượng đài bất tử về những người lính vô danh của một thời đánh giặc không thể nào quên.Việt Bắc (trích) - Tố Hữu: -Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tiểu sử tác giả Tố Hữu. -Phong cách nghệ thuật và những chặng đường sáng tác thơ của Tố Hữu. -Hoàn cảnh sáng tác, đặc sắc nội dung và nghệ thuật bài thơ “Việt Bắc”. -Những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc”. -Ý nghĩa văn bản.Đề bài tham khảo:

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng ngườiRừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 5 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

a-Mở bài: - Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời và nội dung bài thơ “Việt Bắc”. - Giới thiệu vị trí đoạn trích: đoạn thơ gồm 10 câu, ghi lại nỗi nhớ của nhà thơ và cũng là của người cán bộ kháng chiến về xuôi đối với cảnh và người Việt Bắc (bức tranh tứ bình).b-Thân bài: -Mở đầu đoạn thơ là câu hỏi của người ra đi:

Ta về mình có nhớ taTa về, ta nhớ những hoa cùng người

-Hai câu thơ mở đầu thể hiện rõ chủ đề đoạn thơ: đó là hoa và người Việt Bắc. Hai hình ảnh soi chiếu vào nhau làm nổi bật vẻ đẹp của Việt Bắc. -Tám câu còn lại chia thành 4 cặp lục bát, dựng lên bốn bức tranh đẹp về cảnh và người Việt Bắc. +Mùa đông: trên màu xanh mênh mông của núi rừng là hoa chuối đỏ tươi. Màu đỏ tươi như ngọn lửa làm cho rừng xanh trở nên sống động, ấm áp hơn.Nổi bật trên đèo cao là hình ảnh người đi rừng, ánh nắng phản chiếu trên con dao gài thắt lưng tạo nên những tia sáng lấp lánh. Người và hoa tạo nên điểm sáng, ấm cho núi rừng. +Mùa xuân: màu trắng tinh khiết của hoa mơ phủ trắng núi rừng. Trên nền đó hiện lên hình ảnh con người với công việc, động tác khéo léo, tỉ mỉ: chuốt từng sợi giang. Người và cảnh gợi lên chất thơ. +Mùa hè: tiếng ve làm cho rừng phách đồng loạt ngả sang màu vàng. Rừng núi mùa hè được tô điểmThêm một hình ảnh gợi cảm của cô gái hái măng một mình giữa tiếng nhạc ve ngân vang. +Mùa thu: ánh trăng thu làm khung cảnh núi rừng trở nên huyền ảo, thanh bình. Trong khung cảnh ấy, vang lên tiếng hát ân tình thủy chung. -Nghệ thuật: âm hưởng chung của đoạn thơ là nỗi nhớ thương tha thiết. Nhịp thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, bâng khuâng, êm đềm như khúc hát ru. Đoạn thơ giàu tính tạo hình, giàu âm hưởng, cấu trúc hài hòa, cân đối. +Hình ảnh thiên nhiên luôn gắn với sinh hoạt con người, cứ một câu tả cảnh lại một câu tả người. Thủ pháp song hành làm cho cảnh không có vẻ hoang dã mà thân thiết với con người. Cảnh Việt Bắc được miêu tả đa dạng, sinh động, vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Sinh hoạt của con người qua hoài niệm của tác giả là cuộc sống lao động rất đặc trưng của con người Việt Bắc: đi rừng, đan nón, hái măng. Chú ý điều này ta mới thấy được hết sự gắn bó của tác giả nói riêng, con người kháng chiến nói chung với thiên nhiên và con người Việt Bắc. Nó thể hiện những rung động chân thật, thắm thiết của nhà thơ và cũng là của người ra đi đối với quê hương Việt Bắc. c-Kết bài:

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 6 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Đoạn thơ mang vẻ đẹp của một bức tranh tứ bình đặc sắc, đậm đà phong vị dân tộc. Mỗi mùa có một nét đẹp riêng dào dạt sức sống: màu xanh của núi rừng Việt Bắc; màu đỏ tươi của hoa chuối, màu trắng của hoa mơ, màu vàng của rừng phách, màu ánh trăng xanh hòa bình … -Con người Việt Bắc thể hiện những phẩm chất tốt đẹp: cần cù lao động, làm chủ thiên nhiên và làm chủ cuộc đời trong lao động, kiên nhẫn, khéo léo, tài hoa, trẻ trung, lạc quan, yêu đời, ân tình thủy chung với cách mạng và kháng chiến.Đất Nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm: -Giới thiệu khái quát về tác giả và phong cách sáng tác. -Hoàn cảnh sáng tác, vị trí đoạn trích. -Những phát hiện và cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước. -Về giá trị nội dung và nghệ thuật ý nghĩa văn bản của đoạn trích “Đất nước”.Đề bài tham khảo:

Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước” (trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm):

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái ngày xưa mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó ...

a-Mở bài: -Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. -Nội dung đoạn trích: thể hiện cảm nhận của tác giả về Đất Nước qua những điều rất bình dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của mỗi người.b-Thân bài: -Đoạn thơ thể hiện sự cảm nhận và lý giải của tác giả về đất nước ở phương diện lịch sử - văn hóa: +Đất Nước có từ ngàn xưa, qua những câu chuyện kể của mẹ. +Đất Nước gắn với bản sắc truyền thống văn hoá dân tộc, gắn với những phong tục tập quán lâu đời: Miếng trầu bà ăn. Tóc mẹ bới sau đầu. Cái kèo cái cột trong nhà ... +Đất nước lớn lên trong đau thương vất vả cùng những cuộc trường chinh không nghỉ của con người: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm gắn với hình ảnh cây tre - biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc. Những sự vất vả, gian nan của cha mẹ: hạt gạo ta ăn hàng ngày … +Đất nước gắn với truyền thống đạo lí, những con người sống ân nghĩa, thủy chung: cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn …

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 7 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

Đoạn thơ đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian. Cùng với những hình ảnh giàu sức gợi cảm, đoạn thơ đã gợi được chiều sâu của không gian, thời gian của lịch sử và văn hóa gắn với những thăng trầm của dân tộc. -Thể thơ tự do, giọng thơ tâm tình tha thiết, trầm lắng, trang nghiêm. Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật: ca dao, điệp từ, ngôn ngữ giản dị, quen thuộc …c-Kết bài: -Đánh giá chung về tác giả và tác phẩm: đoạn trích thể hiện cảm nhận của tác giả về Đất Nước qua những điều rất bình dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của mỗi người. -Có sự thành công khi kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: chất liệu văn hóa dân gian ... thể hiện tình yêu đất nước chân thật, sâu sắc.Sóng - Xuân Quỳnh: -Những hiểu biết của em về cuộc đời và đặc điểm thơ Xuân Quỳnh. -Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Sóng”. -Đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.Đề bài tham khảo:

Phân tích đoạn thơ sau (trích Sóng - Xuân Quỳnh):Dữ dội và dịu êmỒn ào và lặng lẽSông không hiểu nổi mìnhSóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưaVà ngày sau vẫn thếNỗi khát vọng tình yêuBồi hồi trong ngực trẻ

a-Mở bài: -Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ. -Nêu nhận định về bài thơ: mượn hình tượng sóng biển để diễn tả những cung bậc tình cảm của người con gái trong tình yêu thể hiện rõ nét phong cách thơ Xuân Quỳnh.b-Thân bài: -Đoạn trích là hai khổ đầu của bài thơ, thể hiện tâm hồn, nỗi niềm của người con gái đang yêu về một tình yêu rộng lớn, cao đẹp.*Khổ thứ nhất: -Mở đầu là hình ảnh con sóng đối lập trong trạng thái: dữ dội - dịu êm; ồn ào - lặng lẽ. Những đặc tính này của sóng cũng chính là những cung bậc tình cảm trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. -Hai câu sau: hình ảnh con sóng muốn vượt ra khỏi mọi giới hạn chật chội của sông để tìm ra biển lớn gợi liên tưởng đến tình yêu của con người: luôn khao khát vươn tới sự lớn lao đích thực.*Khổ thứ hai: -Nỗi khát khao tình yêu trong trái tim con người như những con sóng biển, đã có từ ngàn xưa và sẽ tồn tại mãi với muôn đời.

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 8 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Đứng trước sự bất diệt của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến sự bất diệt của khát vọng tình yêu trong trái tim tuổi trẻ. -Nghệ thuật: +Thể thơ 5 chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng. +Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết.c-Kết bài: -Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo: -Một vài nét tiêu biểu về tiểu sử, đặc điểm phong cách thơ Thanh Thảo. -Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ bài thơ. -Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ. -Những đặc sắc nội dung, nghệ thuật của bài thơ. -Ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn ghi-ta trong bài thơ và sự sáng tạo mới mẻ của Thanh Thảo. -Mạch cảm xúc của bài thơ và ý nghĩa văn bản.Đề bài tham khảo:

Phân tích đoạn thơ sau (trích “Đàn ghita của Lor-ca” - Thanh Thảo):những tiếng đàn bọt nướcTây-ban-nha áo choàng đỏ gắtli-la li-la li-lađi lang thang về miền đơn độcvới vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn

a-Mở bài: -Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ. -Tác giả khắc họa hình ảnh Lor-ca, một con người tự do, một nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha.b-Thân bài: -Tiếng đàn là âm thanh được gắn kết với những cảm nhận về thị giác (bọt nước) sức mạnh tiềm ẩn trong tiếng đàn, tiếng lòng trong thi ca của Lor-ca. -Lila: tiếng nhạc, cũng là tên của loài hoa tử đinh hương với sắc tím mê hoặc. -Lor-ca được miêu tả trên cái phông nền văn hóa đậm chất Tây Ban Nha: một con người cô đơn trên hành trình đấu tranh nhưng đầy kiêu hãnh đến với cái đẹp, đến với tự do, với những cách tân nghệ thuật. -Các hình ảnh có giá trị tượng trưng cho âm nhạc, cho đất nước Tây Ban Nha: quê hương của đàn ghita, quê hương của môn đấu bò tót gợi liên tưởng đến đất nước Tây Ban Nha thời Lor-ca như một đấu trường lớn giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật đã già cỗi; giữa khát vọng tự do dân chủ với nền chính trị độc tài phát xít. -Nghệ thuật: +Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc. +Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi. Kết hợp nhuần nhuyễn tự sự và trữ tình: giữa thơ và nhạc, giữa lãng mạn trữ tình và bi tráng … để diễn tả cảm xúc.

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 9 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

+Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. +Giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.c-Kết bài: -Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca, một nhà thơ, nhà cách tân nghệ thuật vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.Người lái đò Sông Đà (trích) - Nguyễn Tuân: -Vài nét tiêu biểu về tiểu sử, con người và sự nghiệp văn chương của Ng.Tuân. -Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. -Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác tùy bút “Người lái đò sông Đà”. -Đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. -Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tùy bút “Người lái đò sông Đà.”. Đề bài tham khảo:

Cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Đà qua tùy bút “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân.a-Giới thiệu chung: -Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân, in trong tập “Sông Đà” (1960). Ở tùy bút này, nhà văn đã xây dựng được hai hình tượng đáng nhớ là con sông Đà và người lái đò - hai hình tượng mang đậm phong cách Nguyễn Tuân, để lại cho độc giả những ấn tượng mạnh mẽ.b-Cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Đà: -Sông Đà là một dòng sông hùng vĩ, rất dài và có nhiều thác ... một sinh thể có tâm hồn, tính cách thể hiện rõ nét: sự hung bạo và trữ tình.Sông Đà – con sông Tây Bắc hung bạo: -Vách đá: dựng đứng, rất cao, hẹp & tối “dựng vách thành, đúng ngọ mới thấy mặt trời, chẹt lấy lòng sông Đà như một cái yết hầu” ... -Ghềnh sông với sự hợp sức của gió, của sóng và của đá: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm” ... -Cái hút nước: có những hút nước xoáy sâu sẵn sàng lôi tuột mọi con thuyền dám bén mảng đến tận đáy sông ... -Thác nước: âm thanh gầm réo dữ tợn như một sinh thể mang tính cách dữ tợn: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng” ... -Thạch trận trên sông mang “diện mạo và tâm địa như một kẻ thù số một” ... +Vòng vây thứ nhất: trùng vi thạch trận có bốn cửa tử, một cửa sinh .. +Vòng vây thứ hai: tăng thêm nhiều cửa tử ... +Vòng vây thứ ba: bên phải, bên trái đều là luồng chết ... -Vẻ đẹp hung bạo, sức mạnh huyền bí của sông Đà hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau. Đây chính là tiềm năng lớn của dòng sông khi nó được chinh phục.Sông Đà – con sông Tây Bắc trữ tình: -Đẹp trong dáng vẻ của 1 người đàn bà kiều diễm: “con sông Đà tuôn dài ... nương xuân” ... -Sông Đà lấp lánh sinh động với sắc nước biến đổi kỳ ảo theo mùa: mùa xuân dòng xanh màu ngọc bích, mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ ...

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 10 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Sông Đà với bãi bờ yên ả, hiền lành, nguyên sơ với cảnh ven sông lặng như tờ ... Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa ... -H/ảnh trong sáng, gợi cảm lạ thường, như “lững lờ nhớ thương”, như “gặp lại cố nhân” ... Đánh giá chung: những nét độc đáo trong nghệ thuật khắc họa hình tượng con sông Đà của Nguyễn Tuân. -Nguyễn Tuân khám phá sự vật ở phương diện văn hóa - thẩm mỹ. Con sông Đà là hiện thân của cái Đẹp. Đẹp trong sự dữ dội và đẹp trong vẻ nên thơ, yên bình. -Nguyễn Tuân tô đậm những gì thật dữ dội, phi thường, mãnh liệt, xuất chúng nên việc miêu tả con sông Đà trong trạng thái đối lập đã tạo nên một ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. -Sử dụng vốn ngôn ngữ giàu có, độc đáo, câu văn linh hoạt, biến ảo, trí tưởng tượng phong phú ... -Tác giả đã vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau ...Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích - Hoàng Phủ Ngọc Tường): -Giới thiệu khái quát về tác giả và nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật. -Giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. -Những nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường trong bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông.”Đề bài tham khảo:

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. -Nêu vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong TP “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường:+Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông Hương là một công trình

nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa.+Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hóa: sông Hương là dòng sông của âm nhạc, thi

ca.+Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của những chiến

công hiển hách.+Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương đẹp như một thiếu nữ Huế

tài hoa, dịu dàng, đa tình … Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường: tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên xứ Huế. -Đánh giá chung về gía trị của hình tượng.*LƯU Ý: -Có thể bám theo bố cục tác phẩm để phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương qua từng đoạn: ở thượng nguồn, qua đồng bằng Châu Hóa, qua kinh thành Huế … nhưng phải đảm bảo được các ý cơ bản trên.Vợ chồng A Phủ (trích) - Tô Hoài: -Những hiểu biết của em về tiểu sử, phong cách sáng tác của tác giả Tô Hoài.-Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 11 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Đặc sắc giá trị nội dung (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo), giá trị nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.Đề bài tham khảo:

Phân tích diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đặc biệt trong đêm Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ (trích “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài). a-Mở bài: -Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhân vật Mị: +“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn rút từ tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài. Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và thành công về phương diện nghệ thuật. +Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm thể hiện tập trung trong hình tượng nhân vật Mị, qua diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, đặc biệt trong đêm Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. b-Thân bài: -Mị là cô gái người Mèo trẻ, đẹp; có đủ phẩm chất để được sống hạnh phúc. Nhưng vì nhà nghèo, bố mẹ Mị không trả nổi món nợ tiền vay của nhà thống lí Pá Tra nên Mị phải trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí. Ý thức được cuộc sống tủi nhục, khát vọng sống tự do nên Mị định tự tử. Nhưng vì thương bố, Mị lại không đành lòng chết, chấp nhận tiếp tục cuộc sống trâu ngựa ở nhà thống lí. Mùa xuân đến: -Tâm trạng Mị náo nức khi những đêm tình mùa xuân đã tới. Mùa xuân tươi đẹp đã tác động đến tâm hồn tưởng như đã khô héo của Mị.-Mị bồi hồi lắng nghe tiếng sáo gọi bạn đi chơi.-Mị uống rượu để quên đi tất cả. Mị say và sống lại thời quá khứ tươi đẹp.

-Mị đột nhiên vui sướng và nhận ra mình còn trẻ lắm. Sống với A Sử, Mị chỉ là nô lệ, không hề có tình yêu, hạnh phúc Mị muốn đi chơi. Mị bỏ thêm mỡ vào đĩa đèn, quấn lại tóc, lấy váy hoa ... bước theo tiếng sáo gọi bạn tình. Trước cảnh A Phủ bị trói:

-Ban đầu, Mị dửng dưng, vô cảm vì cảnh trói người đến chết đã từng xảy ra ở nhà thống lý. -Sau đó, Mị có sự đồng cảm, thương người: khi thấy dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ, Mị nhớ lại cảnh mình đã từng bị trói đứng như thế. Thương mình, đồng cảm với người cùng cảnh ngộ, Mị nhận ra tội ác của bọn thống lý “chúng nó thật độc ác”. -Sức mạnh của tình thương người cùng với niềm khao khát tự do trỗi dậy mãnh liệt. Khi tình thế bức bách, Mị quyết định hành động thật táo bạo: cắt dây cởi trói cho A Phủ, đồng thời cũng là tự cứu mình thoát khỏi thần quyền, cường quyền.Đặc điểm tính cách của nhân vật Mị: -Mị trở thành nạn nhân đau thương, khốn cùng trong nhà thống lý nhưng vẫn tiềm ẩn một sức sống, sức phản kháng mãnh liệt để chống lại cường quyền và thần quyền đây là sức sống của một con người có nhân phẩm, giàu lòng nhân ái và luôn khao khát tự do.

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 12 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Tâm lý và hành động của Mị phát triển từ tự phát đến tự giác, khẳng định sức sống tiềm ẩn của nhân dân Tây Bắc: ham sống, khao khát tự do, có tình người cao đẹp giữa những người cùng chung số phận, phản kháng lại số phận để cứu người và cũng là tự cứu mình.Đặc sắc về nghệ thuật: -Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị, tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ nghèo miền núi dưới chế độ phong kiến - thực dân. -Với những chi tiết gợi cảm, nghệ thuật tương phản, dùng cảnh tả tâm trạng ... tác giả đã thể hiện được qúa trình diễn biến tâm lý, hành động và sức sống tiềm ẩn của Mị chân thật, sinh động, tinh tế, gây ấn tượng mạnh.c-Kết bài: -Nhân vật Mị thể hiện tài năng nghệ thuật và tấm lòng của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn đặc sắc có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. -Tác phẩm là thành tựu của văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đánh dấu sự trưởng thành của tác giả về đề tài miền núi.Vợ nhặt – Kim Lân: -Giới thiệu khái quát về tác giả, phong cách nghệ thuật. -Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm. -Về tình huống độc đáo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. -Giá trị nội dung (hiện thực, nhân đạo), giá trị nghệ thuật. -Ý nghĩa nhan đề, ý nghĩa văn bản.Đề bài tham khảo:

Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống của các nhân vật: Tràng, bà cụ Tứ và người đàn bà vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” - Kim Lân.a-Mở bài: -Kim Lân từng sáng tác trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nhưng từ sau năm 1945 ông mới thực sự có vị trí trong nền văn học Việt Nam. Ông viết không nhiều nhưng đã đạt những thành công đáng kể, đặc biệt là những sáng tác về đề tài nông thôn. -Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân in trong tập “Con chó xấu xí” (1962) là tác phẩm đặc sắc viết về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu. Trên cái nền tăm tối ấy, nhà văn đã miêu tả cảnh ngộ của những con người nghèo khổ ở xóm ngụ cư với cái nhìn nhân hậu, phát hiện ở họ vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống.b-Thân bài: Phân tích cụ thể -“Vợ nhặt” tái hiện một bức tranh cuộc sống rất bi thảm. Nạn đói hoành hành dữ dội, người chết như ngả rạ, người sống thì lay lắt bên bờ vực thẳm. Thế nhưng, qua các nhân vật chính trong tác phẩm, tác giả lại cho ta thấy: ngay trong hoàn cảnh khốn cùng nhất, những con người này vẫn không mất đi những nét đẹp vốn có của họ.Tràng:

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 13 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Thái độ của Tràng đối với người đàn bà đói rách là biểu hiện của tình người đẹp đẽ trong một hoàn cảnh đói nghèo cùng quẫn: cưu mang người cùng cảnh ngộ (chi tiết Tràng mời người đàn bà một bữa bánh đúc rồi chấp nhận việc chị ta theo mình dù cảm thấy hơi “chợn”) nảy sinh những tình cảm mới mẻ, những cảm giác lạ lùng (các chi tiết: trên đường về, Tràng nhận thấy tình nghĩa đối với người đàn bà đi bên, bối rối trước nỗi buồn của chị ta ...). -Sau tình huống nhặt vợ, niềm hy vọng vào cuộc sống thể hiện rõ rệt ở Tràng: +Vui sướng trước hạnh phúc bất ngờ (phân tích ý nghĩa chi tiết mua dầu để thắp, ý nghĩa những cái cười của Tràng: bật cười, cười tươi). +Thấy gắn bó hơn với gia đình, nghĩ về trách nhiệm của bản thân: thấm thía cảm động, vui sướng phấn chấn, thấy mình nên người hơn và nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. +Nghĩ tới sự đổi thay của cuộc sống dù chưa ý thức đầy đủ: thoáng trong đầu óc Tràng hình ảnh đoàn người đói kéo nhau đi trên đê với lá cờ đỏ phấp phới.Người đàn bà vợ nhặt: -Tình cảnh khốn khổ đã không làm mất đi tình người ở nhân vật này. Lúc đầu, cái đói làm chị ta tiều tụy cả hình hài, không giữ được cả sự e dè vốn có của người phụ nữ. Nhưng từ khi theo Tràng, chị thay đổi hẳn: không còn “chao chát, chỏng lỏn” mà trở nên “hiền hậu, đúng mực” (phân tích một số chi tiết tiêu biểu). Thiên chức, bổn phận làm vợ ở chị đã được đánh thức: vấn vương những tình cảm mới mẻ, cư xử với Tràng mộc mạc, chân tình; mắng yêu khi Tràng khoe chai dầu vừa mua ... -Sự trỗi dậy của niềm hy vọng: nhen nhóm, vun đắp tổ ấm hạnh phúc: cùng mẹ chồng sắp xếp, dọn dẹp nhà cửa; thoáng nghĩ tới một sự thay đổi: kể chuyện ở Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế, còn phá kho thóc của Nhật chia cho người đói ...Bà cụ Tứ: -Nhân vật này cho thấy rõ nhất vẻ đẹp của tình người trong tác phẩm. Vẻ đẹp đó được thể hiện qua thái độ, tình cảm của bà cụ Tứ đối với con trai và con dâu: +Với Tràng, bà cảm thấy tủi vì làm mẹ mà không giúp gì được cho con, để con phải nhặt vợ trong cảnh túng đói. Trong tâm trạng của bà, sự ngạc nhiên, buồn, vui, lo âu ... lẫn lộn. Tất cả đều xuất phát từ lòng thương con (dẫn chứng). +Với người con dâu, bà không hề rẻ rúng mà ngược lại, tỏ ra gần gũi, chân tình, xóa đi mặc cảm ở chị (chú ý những câu nói bộc lộ tình yêu thương của bà: “Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”; “cốt sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi”; “chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”...). -Người mẹ gần đất xa trời lại là người bộc lộ niềm hy vọng mãnh liệt vào cuộc sống. Bà động viên các con bằng kinh nghiệm sống, bằng triết lý dân gian “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”; hướng tới ánh sáng: vui khi thấy Tràng thắp lên ngọn đèn trong căn nhà ...; thu xếp lại nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp với ý nghĩ cuộc đời sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá lên, bàn định về tương lai, khơi dậy trong con cái một niềm tin, nghĩ tới việc kiếm tiền mua đôi gà cho nó sinh sôi, nảy nở, hy vọng cuộc đời con cháu mình sẽ sáng sủa hơn ...c-Kết bài:

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 14 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Ba nhân vật trong tác phẩm “Vợ nhặt” được Kim Lân miêu tả rất sinh động. Ngoại hình, hành động, lời nói, nhất là diễn biến nội tâm của nhân vật dưới sự tác động của một tình huống đặc biệt được khắc họa rõ nét. Chính vì thế, những điều tác giả muốn khẳng định ở các nhân vật càng trở nên nổi bật. -Miêu tả nạn đói, Kim Lân không chỉ tái hiện bức tranh thê lương của cuộc sống mà còn phát hiện những phẩm chất cao quý của con người trong cảnh ngộ bi thảm. Qua đó, nhà văn bộc lộ cái nhìn hiện thực sắc sảo và tình cảm nhân đạo sâu sắc.Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành: -Giới thiệu khái quát về tiểu sử và phong cách sáng tác của tác giả. -Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, tóm tắt tác phẩm. -Đặc sắc giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng chủ đạo và ý nghĩa văn bản.Đề bài tham khảo:

Về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành. -Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hình tượng cây xà nu. -Hình tượng cây xà nu: xuất hiện ở đầu và cuối truyện là hình ảnh quán xuyến, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, vừa là hình ảnh thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng: +Là một loại cây tiêu biểu ở vùng rừng núi Tây Nguyên, gắn bó với đời sống dân làng Xô Man. +Giao hòa mật thiết với con người đau thương và cường tráng. +Có sức sống mãnh liệt và chịu đựng dẻo dai. +Cây xà nu có mặt trong đời sống hàng ngày như đã từ ngàn đời nay của dân làng (lửa xà nu, đuốc xà nu, khói xà nu …). +Cây xà nu cũng tham dự vào những sự kiện quan trọng của cuộc sống làng Xô Man (đuốc xà nu soi sáng dân làng vào rừng chuẩn bị nổi dậy, giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ tẩm nhựa xà nu, đuốc xà nu soi sáng đêm dân làng nổi dậy diệt ác ôn ……). +Cây xà nu cùng chịu chung số phận với dân làng, che chở cho dân làng. Nó là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng tự do, cho tinh thần hiên ngang bất khuất và sự nối tiếp các thế hệ cách mạng của đồng bào Tây Nguyên. +Hình ảnh cây xà nu luôn được miêu tả trong thế song hành, tương đồng với con người. -Cách so sánh, chuyển hoá đặc sắc giữa cây và người: +Vết thương của cây: nhựa ứa ra, bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. +Vết thương của con người: của Tnú - lại ứa ra giọt máu đậm, tím thâm như nhựa xà nu. +Vết thương của cây xà nu “chóng lành như trên một thân thể cường tráng”. +Cụ Mết ở trần: ngực căng như một cây xà nu lớn. -Được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hoá, mang ý nghĩa tượng trưng: + “Cả rừng xà nu … … bị thương”. + “Có những cây … …cục máu lớn”. tượng trưng cho sự mất mát, đau thương uất hận của dân làng Xô Man. + “Trong rừng ít có … … bầu trời”.

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 15 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

+ “Chúng vượt lên … … che chở cho làng”. Thể hiện sức sống mãnh liệt, tinh thần bất khuất và khát vọng tự do của nhân dân Tây Nguyên. Cây xà nu là hình tượng nghệ thuật đặc sắc, có sức hấp dẫn đặc biệt, tiêu biểu cho số phận và phẩm chất, sức sống bất diệt, tinh thần đấu tranh quật cường của nhân dân Tây Nguyên vươn tới ánh sáng của lý tưởng cách mạng. Các thế hệ cây xà nu tượng trưng cho các thế hệ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Những đứa con trong gia đình (trích) - Nguyễn Thi: -Những nét tiêu biểu về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Nguyễn Thi. -Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, tóm tắt tác phẩm. -Đặc sắc giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng chủ đạo và ý nghĩa văn bản.Đề bài tham khảo:

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi để thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.a-Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm: -Vị trí, ý nghĩa hình tượng nhân vật Việt trong việc biểu hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: thể hiện rõ tính cách nhân vật Việt như một nhân vật chính của tác phẩm, thế hệ con nối tiếp truyền thống của cha anh, biểu tượng của tuổi trẻ Việt Nam đánh Mĩ. b-Tính cách nhân vật Việt: -Việt hồn nhiên ngây thơ như một đứa trẻ. Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh giành với chị bấy nhiêu. Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em những lời nghiêm trang thì Việt lúc “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, lúc lại rình “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay”. Vào bộ đội, Việt đem theo một chiếc ná cao su. Xây dựng nhân vật Việt hồn nhiên và thơ trẻ như thế, Nguyễn Thi muốn nói về một thế hệ tuổi trẻ bước vào cuộc chiến đấu khi tuổi còn xanh. -Yêu thương, gắn bó với gia đình: luôn nhớ đến má, chú Năm và chị Chiến. (Ví dụ: Khi sắp xa nhà, lần đầu tiên Việt hiểu rõ lòng mình để thấy “thương chị lạ”). Qua đó cho thấy: chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. -Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu đến cùng. +Phân tích ý nghĩ của Việt “mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”. +Ngay khi chỉ có một tấm thân trơ trọi và đầy thương tích, Việt vẫn đi tìm giặc: “Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”. +Việt hiện lên sinh động nhờ nghệ thuật xây dựng hình tượng: miêu tả tâm lí, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ miêu tả sinh động có tác dụng cá tính hóa nhân vật.c-Đánh giá: -Vai trò, ý nghĩa hình tượng với giá trị tác phẩm: tiêu biểu cho vẻ đẹp tuổi trẻ chống Mĩ: Việt là nhân vật xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm, một người lính dũng cảm, đại diện cho lớp trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Họ hồn nhiên trong cuộc

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 16 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

sống nhưng cực kì nghiêm túc trong những suy nghĩ về truyền thống gia đình, về “nợ nước thù nhà”. Họ sẽ là dòng chảy dài và đi xa muôn dặm trong dòng sông truyền thống gia đình.Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu: -Khái quát về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu. -Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, tóm tắt tác phẩm. -Đặc sắc giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. -Quan điểm của Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật và con người. -Những bài học có thể rút ra từ câu chuyện.Đề bài tham khảo:

Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”. -Xây dựng tình huống là một trong những vấn đề then chốt của nghệ thuật truyện ngắn. Có ba loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn: +Tình huống hành động: mọi tình tiết hướng tới hành động có tính chất bước ngoặt của nhân vật. +Tình huống tâm trạng: hướng tới việc khám phá diễn biến tư tưởng, tình cảm, tâm lí của nhân vật. +Tình huống nhận thức: hướng tới việc cắt nghĩa giây phút giác ngộ chân lí của nhân vật. -Tình huống trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là tình huống nhận thức. Các tình tiết, chi tiết trong truyện: người đàn ông làng chài đánh vợ, thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục của người đàn bà, phản ứng của cậu bé Phác trước hành động vũ phu của người cha, người đàn bà được mời đến toà án huyện để giải quyết bị kịch gia đình ... đều dẫn đến sự bừng tỉnh, giây phút giác ngộ chân lí, làm sáng tỏ nhận thức mới mẻ của nhân vật Đẩu "một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển". -Giống như hai vòng tròn đồng tâm, cả người nghệ sĩ nhiếp ảnh và vị thẩm phán đều phải trải qua một hành trình quanh co để "vỡ ra" chân lý: +Người nghệ sĩ nhiếp ảnh gặp được một cảnh đẹp đơn giản mà toàn bích nơi vùng đầm phá miền Trung - một cảnh đắt trời cho. Nhưng rồi anh lại bắt gặp ngay trước mắt mình cảnh chồng đánh vợ, con đánh cha chen lẫn trong cuộc sống cực nhọc, tăm tối của những người làng chài. Và rồi anh hiểu rằng: chiếc thuyền ngoài xa thì đẹp mà cuộc sống trên thuyền đầy ắp sự vất vả, mưu sinh. -Bản chất của cuộc sống trên chiếc thuyền ấy chỉ được khám phá khi người nghệ sĩ nhiếp ảnh và Chánh án Đẩu cố gắng can thiệp với mục đích bênh vực người đàn bà yếu đuối nhưng chị lại từ chối sự giúp đỡ. Vị thẩm phán và người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã hiểu được những nghịch lý của đời sống mà con người phải chấp nhận. -Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu được gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa rất phong phú và sâu sắc:

+Cuộc sống có những nghịch lí mà con người buộc phải chấp nhận, "sống chung" với nó.

+Muốn con người thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn.

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 17 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

+Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa giống như một gợi ý về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng. Khi quan sát từ "ngoài xa", người nghệ sĩ sẽ không thể thấy hết những mảng tối, những góc khuất. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con người. Nghệ thuật mà không vì cuộc sống con người thì nghệ thuật phỏng có ích gì. Người nghệ sĩ khi thực sự sống với cuộc sống, thực sự hiểu con người thì mới có những sáng tạo nghệ thuật có giá trị đích thực góp phần cải tạo cuộc sống. Chiếc thuyền ngoài xa là một ẩn dụ, một triết lý bằng hình ảnh.Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ: -Khái quát về tiểu sử, sự nghiệp, phong cách sáng tác của Lưu Quang Vũ. -Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt tác phẩm. -Đặc sắc giá trị nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. -Ý nghĩa ẩn dụ qua các đoạn đối thoại: Trương Ba - xác hàng thịt; Trương Ba - những người thân; Trương Ba - Đế Thích. -Quan niệm sống mà tác giả gửi gắm qua nhân vật Trương Ba. -Ý nghĩa triết lí và thời sự của vở kịch.Đề bài tham khảo:

Suy nghĩ của anh/ chị về đoạn kết vở kịch: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.a-Mở bài: -Lưu Quang Vũ được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. -Hồn Truong Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch gây được nhiều tiếng vang nhất. Vở kịch được viết vào năm 1981 nhưng mãi đến năm 1984 mới được ra mắt công chúng; -Màn kết của kịch đã cho thấy niềm tin mãnh liệt của Trương Ba vào cuộc sống.b-Thân bài: -Khi phải sống thân thân xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đã bị nhiễm dần những thói xấu, bị người thân xa lánh,...nên đã quyết định châm hương gọi Đế Thích xuống và xin được trả lại thân xác cho anh hàng thịt, còn mình chấp nhận cái chết vĩnh viễn. -Khi Trương Ba chết hẳn, không phải ở trong tình trạng bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nữa lại là lúc ông được sống trong sự gần gũi, tình thương yêu của những người thân; -Trương Ba trả lại thân xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết vĩnh viễn để linh hồn được trong sạch và hóa thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu của mình; -Sự hi sinh của Trương Ba đã đem lại niềm vui ngây thơ, trong sáng cho đứa cháu nội của mình: cái Gái lại được vui đùa bên cu Tị - người mà nó quí mến. Chúng được cùng nhau hưởng thành quả của nội – thế hệ đi trước đã tạo dựng; -Chi tiết cái Gái vùi hạt Na xuống đất cho nó mọc thành cây mới và tin những cây sẽ nối nhau mà lớn khôn. Mãi mãi... thể hiện niềm tin mãnh liệt vào vạch nối tiếp của sự sống.c-Kết bài:

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 18 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Màn kết của vở kịch mang không khí ấm áp, toát lên niềm vui của sự đoàn tụ, tiếp nối; -Đoạn kết đầy chất thơ sâu lắng và có dư ba đã đem lại sự thanh thoát cho một bi kịch lạc quan, đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực mà con người luôn khao khát vươn tới.Thuốc - Lỗ Tấn: -Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn. Kể tên ít nhất 3 tác phẩm tiêu biểu của ông. -Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và nội dung truyện ngắn “Thuốc”. -Tóm tắt truyện ngắn và nêu ý nghĩa văn bản? -Trong truyện ngắn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy. -Ý nghĩa nhan đề “Thuốc”. Qua tác phẩm, Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh gì của người Trung Hoa đầu TK XX? -Ý nghĩa hình tượng người chiến sĩ CM Hạ Du trong truyện. -Ý nghĩa con đường mòn, ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du. -Những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn "Thuốc".Số phận con người (trích) - Sô-lô-khốp: -Nêu những nét lớn về cuộc đời và sự nghiệp văn học của M. Sô-lô-khôp. -Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật của truyện. -Tóm tắt truyện ngắn “Số phận con người” và nêu ý nghĩa văn bản. -Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối TP? -Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Số phận con người”. -Đoạn văn trữ tình cuối truyện “Số phận con người” chứa đựng những suy nghĩ gì của nhà văn về số phận con người.Ông già và biển cả (trích) – Hê-minh-uê: -Những hiểu biết về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Hê-minh-uê. -Hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt nội dung và đặc sắc nghệ thuật tác phẩm: “Ông già và biển cả”. -Nguyên lí tảng băng trôi và ý nghĩa văn bản. -Hình ảnh con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng. -Về nguyên lý “tảng băng trôi” thể hiện trong đoạn trích.2.2.2.Trong khi dạy tăng tiết: -Giáo viên cần chú ý rèn kỹ năng và phương pháp làm văn cho học sinh, tiến hành triển khai việc ôn lại những kiến thức cơ bản về kỹ năng và phương pháp làm bài; đồng thời cho các em luyện tập các dạng đề nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Cụ thể:A-NGHỊ LUẬN XÃ HỘI: -Gồm các vấn đề đặt ra trong cuộc sống xã hội của con người hôm nay như: môi trường, giáo dục, văn hóa, truyền thống dân tộc, hội nhập quốc tế, lối sống, tư tưởng, cách ứng xử… của con người. -Các loại đề thường gặp: +Vấn đề môi trường sống của con người hiện nay. +Nếu cuộc sống con người mà thiếu sách.

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 19 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

+Tự học - con đường đi tới thành đạt. +Sống như thế nào trong thế kỉ XXI? ……I-NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ: -Là quan điểm, ý nghĩ của con người đối với hiện thực khách quan và với xã hội thể hiện suy nghĩ, bộc lộ quan điểm của mình về cuộc sống xã hội và chính bản thân mình. -Nội dung: đề cập đến những vấn đề +Về nhận thức: lí tưởng, mục đích sống. +Về tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, tính trung thực, thói ích kỷ … +Về đạo đức, thế giới quan, nhân sinh quan, các mối quan hệ gia đình, quan hệ xã hội … +Về cách ứng xử, hành động của mỗi người trong cuộc sống …

Ví dụ: sự yêu ghét, tốt - xấu, tình cảm gia đình, bạn bè … Người viết cần phân tích, trình bày suy nghĩ, quan điểm cá nhân, đưa ra những tình cảm, thái độ cần có đối với mỗi vấn đề.Yêu cầu: -Học sinh cần nắm rõ các chuẩn mực đạo đức xã hội, có sự hiểu biết về các luồng quan điểm, tư tưởng. Đặc biệt, người viết phải có lập trường vững chắc, tỉnh táo trong việc bác bỏ các quan điểm sai và đề xuất những ý kiến đúng.Khi làm bài, cần chú ý:1-Tìm hiểu đề: -Nội dug tư tưởng nêu trong đề bài thường được đúc kết trong các câu tục ngữ, danh ngôn … do đó, phải tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh … để xác định đầy đủ, chính xác vấn đề; xác định đủ yêu cầu về nội dung và hình thức của bài viết.2-Tìm ý: -Phải chia vấn đề thành các luận điểm, đưa vấn đề gắn với những câu hỏi: +Nghĩa là gì? Đúng, sai thế nào? +Có tác dụng gì? Biểu hiện ra sao? +Cần phê phán điều gì? Quan niệm nào là đúng? +Phải làm gì? …3-Lập dàn ý:a-Mở bài: -Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn.b-Thân bài: -Giải thích vấn đề được đề cập: nghĩa đen, nghĩa bóng; giải thích các từ ngữ quan trọng. -Trả lời câu hỏi: vấn đề nghị luận là gì? Quan điểm của dân gian (nếu là tục ngữ, danh ngôn); của nhà văn, nhà thơ? -Những biểu hiện của vấn đề trong đời sống. Nguyên nhân, nguồn gốc của tư tưởng, đạo lí đó. -Các luồng tư tưởng, quan điểm khác nhau đối với vấn đề bàn luận. Chỉ ra cái đúng, cái chưa đúng ở mỗi quan điểm, tư tưởng.

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 20 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Tầm quan trọng của vấn đề trong đời sống xã hội? -Chứng minh sự đúng, sai của tư tưởng, đạo lí đó; bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề bàn luận. -Tổng hợp ý kiến, đưa ra nhận định, đánh giá của tư tưởng, đạo lí đó trong cuộc sống.c-Kết bài: -Khẳng định những quan điểm, tư tưởng, tình cảm tích cực đối với vấn đề. -Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí. -Có thể đề xuất nhận thức mới hoặc yêu cầu hành động.

LUYỆN TẬP Đề: Có ba điều trong cuộc đời mỗi con người nếu đi qua sẽ không lấy lại

được: thời gian, lời nói và cơ hội.Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến đó.

1-Mở bài: -Giới thiệu lời nhận định: cuộc sống con người có nhiều cái quí giá, đặc biệt là thời gian, lời nói và cơ hội. Nhưng sử dụng chúng sao cho có ích bởi cuộc sống cũng có hạn khi những thứ ấy nếu không biết tận dụng thì một khi mất đi sẽ không lấy lại được vì cả ba thứ đó có khi chỉ đến một lần và không bao giờ trở lại. -Thực chất câu nói muốn khẳng định sự quý giá của thời gian, lời nói và cơ hội.2-Thân bài: -Giải thích và chứng minh: +Thời gian là ngắn ngủi, chúng ta không thể níu giữ thời gian, trở về quá khứ. Thời gian trong đời người, những thời khắc đã qua sẽ không bao giờ trở lại. Những giây phút hiện tại sẽ trở thành quá khứ. Người ta chỉ có thể hồi tưởng về quá khứ qua ký ức, qua hình ảnh … nhưng không thể nào sống trở lại quãng đời đã qua. Vì vậy, ko nên lãng phí thời gian. (dẫn chứng). +Trong cuộc sống, con người dùng lời nói như một trong những phương tiện để thể hiện sự tồn tại của mình. Cũng như thời gian, lời nói của con người một khi đã phát ngôn thì không thể rút lại được. “Lời nói gió bay”, người ta có thể dùng các phương tiện kỹ thuật để ghi âm lời nói nhưng không thể chỉnh sửa những lời đã nói. Trong hoạt động giao tiếp, lời của người nói sẽ được người nghe lĩnh hội, khắc ghi, khơi dậy những cảm xúc khác nhau. Chính vì thế, đừng nên nói những lời cay đắng, độc địa khó nghe, làm khổ tâm, đau lòng người khác. (dẫn chứng). +Cơ hội là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện suôn sẻ một việc gì đó. Cơ hội trong đời người không phải là dễ có “phúc bất trùng lai”. Cơ hội không đến lần thứ hai cho những ai không biết nắm bắt, sử dụng hiệu quả. Nếu không nhận ra thời cơ, không biết cách nắm lấy vận may, người ta sẽ khó tìm được những cơ hội để thăng tiến hay thay đổi trong cuộc đời. (dẫn chứng) +Trong cuộc sống, còn rất nhiều thứ khác nếu qua đi sẽ không thể lấy lại như tình yêu, hạnh phúc, tuổi trẻ … Mỗi thứ mất đi là thêm một lần chúng ta phải tiếc nuối, đau xót. Hãy cố gắng giữ chặt và biết tận dụng chúng để cuộc sống của chúng ta không trở nên vô nghĩa.

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 21 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Câu nói đưa đến một quan niệm thiết thực về cuộc sống: mỗi người chỉ sống có một lần, và cuộc sống đem đến cho con người những thứ quí giá nhưng nếu không biết tận dụng thì sẽ trôi qua vĩnh viễn, không bao giờ có thể lấy lại được. 3-Kết bài: nêu bài học rút ra từ câu nói: -Cần biết quý trọng thời gian vì “Thời giờ là vàng bạc”; biết sắp xếp thời gian hợp lý để làm việc một cách khoa học, hiệu quả “Việc hôm nay chớ để ngày mai”; biết sử dụng thời gian để thực hiện ước mơ “Thắp sáng tương lai bằng chính hiện tại” … Tránh lối sống chỉ biết có hiện tại, không trân trọng quá khứ, không dự định tương lai. -Cần cẩn trọng, suy nghĩ chín chắn trước khi nói, “Lời nói ko mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Sẵn sàng dùng lời nói để bênh vực lẽ phải, nhưng tránh những lời nói làm tổn thương người khác. -Cơ hội có khi chỉ đến một lần trong đời, phải biết tranh thủ nắm lấy cơ hội để làm lợi cho mình. Ví dụ: cơ hội học tập. -Câu nói cho ta một cái nhìn đúng đắn về gía trị và bản chất cuộc sống, từ đó khuyên con người nên biết quý trọng thời gian, lời nói, cơ hội. Từ đó cho ta một bài học tích cực về cách sống: sống cho hiện tại, tận dụng từng phút giây, cẩn trọng từng lời nói, nắm bắt từng cơ hội. II-NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG: -Là nghị luận bàn về một hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội. -Nội dung: thường đề cập đến những sự kiện, vấn đề bức thiết của đời sống xã hội có liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày, đặc biệt là sự sinh tồn của con người như: vấn đề môi trường; vấn đề hòa bình, chiến tranh; cách thể hiện tình cảm gia đình … -Mục đích: yêu cầu người viết thể hiện những hiểu biết về vấn đề bàn luận, về mối liên hệ của vấn đề đối với đời sống; tính cấp thiết của vấn đề và việc giải quyết vấn đề. Từ đó, người viết đề xuất phương hướng giải quyết.Yêu cầu: -Học sinh phải có sự quan tâm, hiểu biết nhất định đến các mặt của đời sống xã hội, nhất là những sự kiện, vấn đề đang được dư luận trong nước và thế giới quan tâm. -Đặt hiện tượng đời sống vào hoàn cảnh cụ thể và xã hội thực tại, nhìn chúng dưới những điều kiện xã hội cụ thể để có sự phân tích, lí giải, đánh giá đúng. -Từ những điều đã phân tích, chỉ ra mặt đúng - sai, lợi - hại của hiện tượng. -Lí giải nguyên nhân của hiện tượng trên, từ đó bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết và đưa ra giải pháp hợp lí cho vấn đề. -Kết hợp lấy dẫn chứng minh họa để làm rõ vấn đề.Các bước tiến hành:1-Tìm hiểu đề: -Tìm hiểu yêu cầu của đề để từ đó tìm hiểu ý nghĩa của sự việc, liên tưởng đến cuộc sống để phát hiện ra vấn đề mọi người quan tâm.2-Tìm ý: -Nắm vững các chi tiết cơ bản của sự việc, hiện tượng. -Tìm thêm một vài sự việc, hiện tượng tương tự hoặc trái ngược.

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 22 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Phân chia vấn đề thành từng mặt để phân tích, giàng giải, bày tỏ ý kiến.3-Lập dàn ý:a-Mở bài: -Giới thiệu khái quát về sự việc, hiện tượng đời sống.b-Thân bài: -Nêu thực trạng vấn đề: +Thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào? +Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của hiện tượng đó trong đời sống xã hội. +Có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống (tích cực, tiêu cực)? +Thái độ của xã hội đối với vấn đề ấy (tích cực, tiêu cực)? +Chú ý liên hệ tình hình thực tế xã hội, địa phương, bản thân. Từ đó, làm nổi bật tính cấp thiết của việc phải giải quyết vấn đề. -Nêu nguyên nhân vấn đề: +Đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề: nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan … -Đề xuất phương hướng giải quyết: +Từ nguyên nhân nảy sinh vấn đề, đề xuất phương hướng giải quyết: trước mắt, lâu dài. +Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp của những lực lượng liên quan.c-Kết bài: -Tổng hợp sự phân tích để rút ra kết luận. -Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

LUYỆN TẬP Đề: Quan điểm của anh/ chị về xu hướng khẳng định cá tính của tuổi trẻ học

đường hiện nay.a-Mở bài: -Giới thiệu vấn đề: xu hướng khẳng định cá tính của tuổi trẻ học đường hiện nay.b-Thân bài: -Nêu khái quát về tính tất yếu của xu hướng khẳng định cá tính của tuổi trẻ học đường trong xã hội hiện đại: trào lưu dân chủ hóa, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân của con người hiện đại được nâng cao, đặc biệt là giới trẻ - tầng lớp thanh niên, học sinh. Họ là những người có ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò của cá nhân với cộng đồng, xã hội. -Khẳng định tính hai mặt của xu hướng này:+Tích cực: xu hướng khẳng định cá tính giúp giới trẻ hoàn thiện nhân cách, có

nghị lực vươn lên chiếm lĩnh giá trị cuộc sống.+Tiêu cực: trong xu hướng vẫn ấy tiềm ẩn muôn vàn nguy cơ làm băng hoại giá

trị đạo đức con người. -Xu hướng khẳng định cá tính trong giới trẻ là sản phẩm tất yếu của thời đại công nghiệp hóa và xu thế toàn cầu hóa:+Đặc điểm nổi bật của toàn cầu hóa: truyền bá, chuyển giao trên quy mô ngày

càng lớn những thành quả, những phát minh sáng tạo mới về khoa học công nghệ,

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 23 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

đưa thông tin đến từng quốc gia, từng cá nhân một cách nhanh chóng và đa dạng; tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia.+Đặc điểm của giới trẻ hiện nay: là đối tượng sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi

mới, nhạy cảm trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước và thế giới. Họ mang những đặc điểm riêng, khác với thế hệ cha anh: được sống trong một XH mà mức sống ngày càng đảm bảo và nâng cao, có điều kiện nâng cao tri thức; được hưởng một nền giáo dục ưu việt và dân chủ, dễ dàng tiếp thu cái mới, nhanh chóng thích nghi với sự đổi thay của xã hội hiện đại; thường soi chiếu các giá trị đạo đức dưới góc độ cá nhân, phẩm chất cá nhân. -Nêu khái quát về tính tích cực và những biểu hiện của xu hướng khẳng định cá tính của tuổi trẻ học đường. -Sự trải nghiệm, thái độ và định hướng lối sống của bản thân.c-Kết bài: -Nêu ý nghĩa của việc khẳng định cá tính: dám sống, biết sống, nỗ lực để trở thành người thân thiện, có hiệu suất lao động cao, mang lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng, được cộng đồng yêu quý và ngưỡng mộ - đó là chân dung mang ý nghĩa tích cực của tuổi trẻ học đường hiện nay. -Giá trị của con người không chỉ thể hiện ở một cuộc đời, một cuộc sống của bản thân mà còn thể hiện ở nhiều cuộc sống khác. Xu hướng khẳng định cá tính chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người làm bất cứ điều gì có thể đem lại giá trị vật chất và tinh thần không chỉ cho bản thân người ấy mà còn cho cả xã hội, cộng đồng.B-NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠI-KHÁI NIỆM: -Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày ý kiến, nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó. -Đối tượng của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ rất đa dạng: một bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ ... cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu ... của bài thơ, đoạn thơ đó. -Bài viết thường có các nội dung sau: +Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ. +Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. +Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.II-CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:1-Tìm hiểu đề: -Tìm hiểu vị trí của đoạn thơ trong bài thơ. -Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. -Khẳng định ý nghĩa của đoạn thơ trong việc làm nên giá trị của bài thơ và sự nghiệp sáng tác của tác giả.2-Tìm ý: -Tùy theo yêu cầu của đề bài mà chọn cách làm bài:

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 24 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

+Với đề bài có yêu cầu cụ thể: phải lấy việc đáp ứng các yêu cầu ấy làm trọng tâm. +Đối với đề bài tự chọn cách khai thác: học sinh cần quan sát, nhận xét toàn bộ bài thơ, đoạn thơ để chọn ra một số điểm nổi bật nhất, đáng nói nhất mà giải thích, phân tích, bình luận. Bài viết có trọng tâm, không lan man, vụn vặt.3-Lập dàn ý:a-Mở bài: có thể linh hoạt nhưng cần đáp ứng đủ yêu cầu cơ bản sau: -Giới thiệu ngắn gọn kiến thức cơ bản về tác giả, về hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của bài thơ, đoạn thơ. -Nêu khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. -Nêu lên yêu cầu của đề bài.b-Thân bài: -Giới thiệu mạch cảm xúc chủ đạo trong bài thơ. -Trình bày và phân tích từng luận điểm. Viết thành từng đoạn, phải đảm bảo yêu cầu về cấu trúc và bố cục của từng đoạn, khi chuyển ý cần sử dụng các phương tiện liên kết, chuyển ý. -Đánh giá chung về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.c-Kết bài: -Khẳng định giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. -Phát biểu cảm nghĩ của bản thân về tác giả: phong cách nghệ thuật, những đóng góp với cuộc sống và văn học hoặc về bài thơ, đoạn thơ; ý nghĩa của bài thơ đối với cuộc sống và con người.Lưu ý: -Hiểu phong cách thơ, đặc điểm thơ của từng tác giả để có cách nghị luận từng bài thơ, đoạn thơ.

Ví dụ: Hiểu phong cách thơ Tố Hữu để nghị luận đúng và hay bài thơ “Việt Bắc”. -Xác định được bài thơ nghị luận thuộc giai đoạn văn học nào, thể thơ nào, trào lưu nào để có cách nghị luận đúng về bài thơ, đoạn thơ.

Ví dụ: Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo. -Cần hệ thống các bài thơ theo giai đoạn, chủ đề, đề tài để liên hệ, so sánh khi nghị luận bài thơ. -Khi nghị luận một bài thơ, đoạn thơ cần nắm kiến thức cơ bản về toàn bộ bài thơ đó.

LUYỆN TẬP Đề: Phân tích đoạn thơ sau (trích “Đàn ghita của Lor-ca” - Thanh Thảo):

những tiếng đàn bọt nướcTây Ban Nha áo choàng đỏ gắtli-la li-la li-lađi lang thang về miền đơn độcvới vầng trăng chếnh choángtrên yên ngựa mỏi mòn

1-Mở bài:

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 25 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ. -Tác giả khắc họa hình ảnh Lor-ca, một con người tự do, một nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh ch/trị và nghệ thuật Tây Ban Nha.2-Thân bài: -Tiếng đàn là âm thanh được gắn kết với những cảm nhận về thị giác (bọt nước) - sức mạnh tiềm ẩn trong tiếng đàn, tiếng lòng trong thi ca của Lor-ca. -Li-la: tiếng nhạc, cũng là tên của loài hoa tử đinh hương với sắc tím mê hoặc. -Lor-ca được miêu tả trên cái phông nền văn hóa đậm chất Tây Ban Nha: một con người cô đơn trên hành trình đấu tranh nhưng đầy kiêu hãnh đến với cái đẹp, đến với tự do, với những cách tân nghệ thuật. -Các hình ảnh có giá trị tượng trưng cho âm nhạc, cho đất nước Tây Ban Nha: quê hương của đàn ghita, quê hương của môn đấu bò tót gợi liên tưởng đến đất nước Tây Ban Nha thời Lor-ca như một đấu trường lớn giữa khát vọng cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật đã già cỗi; giữa khát vọng tự do dân chủ với nền chính trị độc tài phát xít. -Nghệ thuật: +Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc. +Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi. Kết hợp nhuần nhuyễn tự sự và trữ tình: giữa thơ và nhạc, giữa lãng mạn trữ tình và bi tráng … để diễn tả cảm xúc. +Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. +Giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm, ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.3-Kết bài: -Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca, một nhà thơ, nhà cách tân nghệ thuật vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM,MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

I-KHÁI NIỆM: -Đối tượng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng: có thể là đề tài của tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung; có thể là một nhân vật trong tác phẩm văn học (diễn biến tâm lí, phân tích nhân vật …); có thể là một phương diện, một khía cạnh nội dung (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo) hay nghệ thuật của tác phẩm hoặc của các tác phẩm, đoạn trích khác nhau (nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện …); có thể so sánh nhiều TP, đoạn trích với nhau. -Bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi thường có các nội dung: +Giới thiệu khái quát về tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận. +Phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích. Chú ý tìm những nét đặc sắc, nổi bật, vẻ đẹp riêng của tác phẩm. +Nêu đánh giá chung về ý nghĩa tác phẩm, đoạn trích.II-CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 26 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

1-Yêu cầu chung: -Đọc, tìm hiểu, khám phá giá trị nội dung - nghệ thuật của tác phẩm. -Đánh giá được giá trị của tác phẩm.2-Yêu cầu cụ thể: -Cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:a-Mở bài: -Giới thiệu tác giả, tác phẩm (theo yêu cầu cụ thể của đề bài). -Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của bản thân (về nội dung tư tưởng chủ đề, nhân vật, tình huống, nghệ thuật …) của tác phẩm.b-Thân bài: -Phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (đoạn trích văn xuôi). Chú ý tìm ra những nét đặc sắc, nổi bật, vẻ đẹp riêng của tác phẩm (đoạn trích văn xuôi).c-Kết bài: -Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi.Lưu ý: -Phải nêu được luận điểm của cá nhân để nghị luận về tác phẩm, đoạn trích. -Bố cục rõ ràng, triển khai các ý trong bài văn phải liền mạch. -Diễn đạt trong sáng.

LUYỆN TẬP Đề: Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong

truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.a-Mở bài: -Giới thiệu tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân. -Giới thiệu giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn này dưới hình thức lí giải nhận định ở ý trên.b-Thân bài: -Các tình huống độc đáo của truyện: +Tràng là người nghèo khổ, thô kệch, làm nghề kéo xe bò thuê, bỗng nhiên “nhặt” được vợ một cách dễ dàng chỉ nhờ mấy bát bánh đúc giữa những ngày đói kém năm 1945. +Tràng có vợ trong tình huống éo le, vừa vui vừa buồn, trong hoàn cảnh nuôi thân và mẹ già đã khó, nay lại thêm một miệng ăn nữa. -Ý nghĩa, giá trị của những tình huống trên: +Lên án xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo, đẩy con người đến cảnh sống éo le, cùng cực. +Nói lên khát vọng của con người cho dù bị đẩy vào tình huống bi đát, phải sống trong sự đe dọa của cái chết vẫn khát khao tình thương, khát khao có một mái ấm gia đình hạnh phúc, luôn hướng về sự sống và hy vọng ở tương lai. +Tạo hoàn cảnh cho các nhânvật bộc lộ tính cách của mình.c-Kết bài: -Kim Lân đã thành công khi xây dựng được tình huống truyện độc đáo - vấn đề cốt yếu của một tác phẩm.

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 27 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

-Những tình huống truyện đã góp phần vào việc thể hiện chủ đề tác phẩm, tạo sức hấp dẫn cho truyện ngắn này.2.2.3.Khi tiến hành ôn tập: -Tránh ôn một cách tràn lan hoặc chỉ ôn một số bài cho là trọng tâm, có thể ra mà nên gợi nhắc toàn bộ chương trình văn học 12 theo từng giai đoạn, thể loại, tác giả thông qua từng bài học cụ thể. +Nhắc học sinh ôn trước các bài học cụ thể sẽ tiến hành ôn tập trong tiết học tiếp theo để các em chuẩn bị chu đáo và ôn lại kiến thức cần thiết của bài học. +Chú ý phân bố thời gian hợp lí cho mỗi bài, không cần thuyết giảng nhiều. Tập trung kiểm tra việc tái hiện kiến thức của học sinh bằng hình thức trả lời trực tiếp, viết lại kiến thức (trên bảng hoặc giấy nháp); cách giải quyết một số đề bài cụ thể có liên quan tới nội dung bài học (có thể triển khai dàn ý đại cương của đề bài)… Nếu giáo viên có nhiều đề bài cụ thể cho học sinh tham khảo sẽ giúp các em chủ động, tự giác và cố gắng học tập, tránh sự nhàm chán, đơn điệu trong giờ ôn tập. Đồng thời, qua những giờ ôn tập trên lớp, giáo viên không chỉ giúp các em củng cố, nắm vững hơn kiến thức đã được học, được ôn lại mà còn giúp các em nắm được phương pháp và kỹ năng giải quyết các dạng đề bài khác nhau. +Có thể tham khảo từ đề thi, đáp án trong những năm trước của Sở Giáo dục hoặc Bộ Giáo dục qua các kì thi học kì, tốt nghiệp hoặc Cao đẳng, Đại học … để giúp các em có điều kiện “thử tài” khả năng của mình. Cụ thể:

LUYỆN TẬP

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2009Môn thi: NGỮ VĂN − Giáo dục trung học phổ thông

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

I-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)Câu 1: (2,0 điểm)

Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.Câu 2: (3,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách.II-PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm)

Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc 3.b)Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008).Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 28 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục - 2008).

HƯỚNG DẪN CHẤM THII-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 đ)a-Khách trong quán trà đã bàn về: - Chuyện chiếc bánh bao tẩm máu tử tù. (0,5 đ) - Chuyện người tù họ Hạ bị chết chém. (0,5 đ)b-Điều nhà văn muốn nói: - Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc đương thời về thuốc chữa bệnh lao. (0,5 đ) - Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc đương thời về người cách mạng. (0,5 đ)Câu 2: (3,0 đ) a-Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,25) - Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại. (0,75) - Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống; đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh... cho con người. (1,00) - Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu sự lựa chọn. (0,50) - Cần hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc. (0,50) II-PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm) Câu 3.a: Theo chương trình Chuẩna-Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích được giá trị tư tưởng của một tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,50) - Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi (tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra). (1,00) - Bênh vực và cảm thông sâu sắc với những con người có số phận bất hạnh như Mị, A Phủ. (1,00) - Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo miền núi trong xã hội cũ. (1,00) - Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức và vạch ra con đường giải phóng cho họ. (1,00)

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 29 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

- Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm. (0,50) Câu 3.b: Theo chương trình Nâng cao a-Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân tích hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,50) - Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông Hương là một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá. (1,25) - Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá: sông Hương là dòng sông của âm nhạc, thơ ca,... (0,75) - Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của những chiến công hiển hách. (0,75) - Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương đẹp như một thiếu nữ Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình,... Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ hơn khi gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên xứ Huế. (1,25) - Đánh giá chung về giá trị của hình tượng. (0,50)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010Môn thi: NGỮ VĂN − Giáo dục trung học phổ thông

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

I-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm)

Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-lô-khốp. Câu 2: (3,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. II-PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN: (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a: Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008). Câu 3.b: Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:

Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 30 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ

(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, tr.122 – 123, NXB Giáo dục - 2008)

HƯỚNG DẪN CHẤM THII-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 đ) a-Cuộc đời: - Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã được nhận giải thưởng Nô-bel về văn học. (0,25) - M. Sô-lô-khốp sinh trưởng tại vùng sông Đông. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Trong chiến tranh chống phát xít, ông là phóng viên mặt trận. (0,75)b-Sự nghiệp: - Tác phẩm tiêu biểu: Truyện sông Đông, Sông Đông êm đềm, Số phận con người,… (0,50) - Tác phẩm của M. Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống và chiến tranh. (0,50)Câu 2: (3,0 đ) a-Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,50) - Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu,… là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người. (0,50) - Lòng yêu thương có những biểu hiện: Cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp;… (0,75) - Ý nghĩa của lòng yêu thương: Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người; bồi đắp cho tâm hồn tuổi trẻ trong sáng, cao đẹp hơn;… (0,75) - Phê phán những biểu hiện vô cảm của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay; cần sống có lòng yêu thương con người. (0,50)II-PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN: (5,0 điểm) Câu 3.a: (5,0 đ) Theo chương trình Chuẩn a-Yêu cầu về kĩ năng: -Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,50)

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 31 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

- Việt là một cậu con trai vô tư, tính tình “trẻ con”, ngây thơ, hiếu động. (1,00) - Căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu giết giặc, có tinh thần dũng cảm. (1,00) - Giàu tình nghĩa với gia đình, rất mực thuỷ chung với quê hương và cách mạng. (1,00) - Tác giả đã để cho Việt tự kể chuyện về mình bằng một ngôn ngữ, giọng điệu riêng và qua đó nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động. (1,00) - Đánh giá chung về nhân vật. (0,50)Câu 3.b: (5,0 đ) Theo chương trình Nâng cao a. Yêu cầu về kĩ năng: -Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý cơ bản sau - Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,50) - Từ việc khám phá những trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả các cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm mới về tình yêu - yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao. (1,50) - Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng tình yêu thường trực trong trái tim tuổi trẻ. (1,50) - Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào; nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, đối lập,... (1,00) - Đánh giá chung về đoạn thơ. (0,50)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2011Môn thi: NGỮ VĂN − Giáo dục trung học phổ thông

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đềI-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)Câu 1. (2,0 điểm)

Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?Câu 2: (3,0 điểm)

Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình.

Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.II-PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN: (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)Câu 3.a: Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 32 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơiSài Khao sương lấp đoàn quân mỏiMường Lát hoa về trong đêm hơiDốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳmHeo hút cồn mây súng ngửi trờiNgàn thước lên cao, ngàn thước xuốngNhà ai Pha Luông mưa xa khơiAnh bạn dãi dầu không bước nữaGục lên súng mũ bỏ quên đời!Chiều chiều oai linh thác gầm thétĐêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngườiNhớ ôi Tây Tiến cơm lên khóiMai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Ngữ văn 12, Tập một, tr. 88, NXB Giáo dục – 2009)

Câu 3.b: Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (phần

trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).HƯỚNG DẪN CHẤM THI

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)Câu 1: (2,0 đ)a-Những hình ảnh thường hiện lên là: - Màu hồng hồng của ánh sương mai. (0,5) - Người đàn bà vùng biển (người đàn bà hàng chài) bước ra từ tấm ảnh. (0,5)b-Những hình ảnh đó nói lên: -Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống. (0,5) - Hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người. (0,5)Câu 2: (3,0 đ)a-Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,5) - Giải thích: có nhiều ngả đường đi đến tương lai; sự sáng suốt lựa chọn của chính bản thân có vai trò quyết định thành công và hạnh phúc của mỗi người. (0,5) - Bàn luận: + Để lập thân, lập nghiệp, hướng đến một tương lai tốt đẹp, mỗi người cần chủ động, sáng suốt lựa chọn một con đường cho chính mình dựa trên khả năng, sở thích của cá nhân. (0,5) + Tuy nhiên, do bản thân chưa có đủ kinh nghiệm nên sự giúp đỡ, tư vấn của gia đình, nhà trường và những người đi trước là cần thiết. (0,5) + Phê phán những người không tự quyết định hướng đi cho cuộc đời mình hoặc chạy theo những trào lưu không phù hợp với bản thân, ... (0,5)

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 33 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

- Bài học nhận thức và hành động: tuổi trẻ cần xác định được vai trò quyết định của chính bản thân trong việc lựa chọn hướng đi; khi lựa chọn, cần căn cứ vào những yếu tố cần thiết. (0,5)II-PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN: (5,0 điểm)Câu 3.a: (5,0 đ) Theo chương trình Chuẩna-Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,5) - Cảm xúc chủ đạo trong đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của tác giả về miền Tây và đoàn quân Tây Tiến. (0,5) - Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm mà thơ mộng, trữ tình. (1,5) - Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian nan, nguy hiểm; tuy vất vả, hi sinh nhưng vẫn ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn. (1,0) - Nghệ thuật: kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn; ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu; biện pháp tu từ đặc sắc; ... (1,0) - Đánh giá chung về đoạn thơ. (0,5)Câu 3.b: (5,0 đ) Theo chương trình Nâng caoa-Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,5) - Tràng là người dân ngụ cư nghèo khổ, có phẩm chất hiền lành, tốt bụng; sẵn lòng cưu mang người đồng cảnh ngộ trong nạn đói khủng khiếp. (1,0) - Trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn khát khao hạnh phúc, có ý thức tạo dựng mái ấm gia đình. (1,0) - Khát vọng sống mãnh liệt; có niềm tin vào tương lai tươi sáng. (1,0) - Nghệ thuật: nhân vật được đặt trong tình huống truyện độc đáo; diễn biến tâm lí được miêu tả chân thực, tinh tế; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, phù hợp với tính cách nhân vật. (1,0) - Đánh giá chung về nhân vật. (0,5)III-HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:

Lựa chọn và áp dụng linh hoạt một số biện pháp trên trong quá trình giảng dạy và ôn tập cho các lớp 12 được phân công giảng dạy, tôi nhận thấy một số em học yếu, không nắm vững kỹ năng làm bài cũng đã dần từng bước cải thiện chất lượng học tập môn Ngữ Văn của mình. Điều đó được thể hiện qua sự tham gia của các em vào các hoạt động học tập trong giờ học, qua kết quả của các bài kiểm tra: các em nắm vững kiến thức và biết cách tái hiện kiến thức theo yêu cầu của đề bài

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 34 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

qua các bài kiểm tra chung; điểm yếu kém của các em đã giảm dần qua từng bài kiểm tra.

Những em học sinh học yếu khi được hỏi đã trả lời: những cách thức tiến hành như trên đã giúp các em hiểu bài tốt hơn; nắm được những kỹ năng và phương pháp làm bài đối với từng loại bài nghị luận xã hội hay nghị luận văn học để từ đó các em có thể vận dụng linh hoạt vào những đề bài cụ thể. IV-ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:

Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, không thể có một biện pháp tối ưu cho mọi trường hợp. Thêm vào đó, việc thực hiện có hiệu quả qua mỗi cách dạy của người giáo viên Ngữ Văn luôn đòi hỏi cả người dạy và người học phải có những phẩm chất, kỹ năng nhất định và những điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt theo yêu cầu đặc trưng của bộ môn. Vì vậy, vấn đề không phải là cách dạy nào tốt hơn, mà là cách dạy nào phù hợp hơn với từng loại đối tượng học sinh.

Theo tôi, học sinh học yếu và không yêu thích, thậm chí “ngại học” môn Ngữ Văn có nhiều nguyên nhân: có thể do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em không có thời gian và tiền để đầu tư cho bộ môn; học sinh mất kiến thức cơ bản, lười học cả ở lớp lẫn ở nhà, chưa có ý thức tự giác trong việc học và cũng có thể phần nào do giáo viên dạy bộ môn chưa có biện pháp truyền đạt thu hút và lôi kéo học sinh vào bài giảng ... Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể từng bước khắc phục và nâng cao chất lượng và kết quả học tập bộ môn khi chất lượng học sinh đầu vào yếu (nhiều năm nay, học sinh lớp 10 của trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cảnh – Biên Hòa chỉ là xét tuyển sau khi các trường tốp trên đã tổ chức thi tuyển nên chất lượng đầu vào rất hạn chế là điều không thể tránh khỏi). Đó là cả một vấn đề rất khó khăn, đòi hỏi sự quan tâm và phối hợp đồng bộ của nhà trường, của phụ huynh và nhất là của người giáo viên Ngữ Văn trong quá trình dạy – học đối với học sinh.

Trên đây chỉ là một vài biện pháp mà bản thân tôi đã thực hiện trong suốt quá trình giảng dạy, ôn tập cho các em học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thấy có hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là ý kiến cá nhân nên chắc chắn vẫn có những điều còn hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp, trao đổi ý kiến từ các đồng nghiệp để ngày càng có nhiều biện pháp giúp học sinh học Văn có hiệu quả hơn và môn Văn không còn là “nỗi ám ảnh” ngán ngẩm của các em nữa.

V-TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1-Sách Ngữ Văn 12 – Tập 1, tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2008.2-Sách giáo viên Ngữ Văn 12 – Tập 1, tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2008.3-Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ Văn 12 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Năm 2010.4-Rèn luyện kỹ năng nghị luận – Bảo Quyến – NXB Giáo dục – 2003.5-Muốn viết được bài văn hay – Nguyễn Đăng Mạnh – NXB Giáo dục – 1994

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 35 -

Giúp học sinh lớp 12 học, ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn

6-Dạy văn ở trường phổ thông – Nguyễn Thị Thanh Hương – NXB ĐHQG Hà Nội – 2001.

NGƯỜI THỰC HIỆN(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Thanh Hồng

GV: Lê Thị Thanh Hồng – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 36 -