Ứng dỤng cÔng nghỆ tÀi chÍnh (fintech) trong hoẠt … · trong hệ thống tài chính...

164
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ HƯỚNG TỚI PHỔ CẬP TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Upload: others

Post on 26-Jul-2020

24 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 1

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ HƯỚNG TỚI PHỔ CẬP TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Page 2: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng
Page 3: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 3

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ

HƯỚNG TỚI PHỔ CẬP TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)

Chủ biên:PGS.TS. Nguyễn Kim Anh

Các thành viên tham gia:

Ths. Phạm Tiến DũngTS. Phí Trọng Hiển

TS. Phan Cử NhânTS. Trần Trí Mạnh

Ths. Nghiêm Thanh SơnThs. Hà Hải An

ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai

HÀ NỘI, 2018

Page 4: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

4 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

GIỚI THIỆU ���������������������������������������������������������������������������������������������������������������������7

LỜI CẢM ƠN ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������9

LỜI MỞ ĐẦU ����������������������������������������������������������������������������������������������������������������10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT �����������������������������������������������������������������������������������������������14

DANH MỤC BẢNG �������������������������������������������������������������������������������������������������������16

DANH MỤC BIỂU ĐỒ ���������������������������������������������������������������������������������������������������16

DANH MỤC HÌNH ���������������������������������������������������������������������������������������������������������17

DANH MỤC HỘP ����������������������������������������������������������������������������������������������������������17

PHẦN 1� CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FINTECH VÀ ỨNG DỤNG FINTECH TRONG HOẠT ĐỘNG TCVM PHỤC VỤ PHỔ CẬP TÀI CHÍNH ������������������������������������18

1�1� Khái niệm và ý nghĩa của việc ứng dụng Fintech trong hoạt động TCVM ���������������������������������������������������������������������������������18

1.1.1. Khái niệm về ứng dụng công nghệ trong dịch vụ tài chính .........................18

1.1.2. Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động TCVM .........................................................................................................24

1.1.3.Những rủi ro, hạn chế của công nghệ tài chính ............................................29

1�2� Phổ cập tài chính và vai trò của TCVM trong việc phổ cập tài chính �����������32

1.2.1. Khái niệm về phổ cập tài chính ......................................................................32

1.2.2. Vai trò của phổ cập tài chính .........................................................................38

1.2.3. Các mục tiêu của chính sách phổ cập tài chính .........................................41

1.2.4. Vai trò của hoạt động TCVM phục vụ phổ cập tài chính ............................49

1.2.4.1. Khái niệm về TCVM ..................................................................................................... 49

1.2.4.2. Khái niệm về các tổ chức tham gia vào hoạt động TCVM ..................... 50

1.2.4.3. Phân loại các tổ chức tham gia hoạt động TCVM ................................... 50

1.2.4.4. Phân biệt TCTCVM và các tổ chức tài chính khác.................................... 51

1.2.4.5. Các hoạt động TCVM ................................................................................... 53

1.2.4.6. Vai trò của TCVM trong việc thúc đẩy phổ cập tài chính ........................ 54

1�3� Xu hướng và kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng Fintech trong hoạt động TCVM phục vụ phổ cập tài chính ����������������������������������������������������������58

1.3.1. Xu thế ứng dụng công nghệ trong hoạt động

Page 5: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 5

TCVM trên thế giới ......................................................................................................58

1.3.2. Mô hình ứng dụng Fintech trong hoạt động TCVM thành công tại một số nước trên thế giới ..........................................................................59

1.3.2.1. Các bên tham gia ứng dụng Fintech trong hoạt động TCVM................. 61

1.3.2.2. Các sản phẩm, dịch vụ và kênh phân phối hiệu quả khi ứng dụng Fintech trong hoạt động TCVM ......................................................... 62

1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ..........................................................72

PHẦN 2� THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG FINTECH VÀ NHU CẦU, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG FINTECH ĐỐI VỚI CÁC TCTCVM TẠI VIỆT NAM ������������������������������������75

2�1� Thực trạng các sản phẩm, dịch vụ của các TCTCVM tại Việt Nam ��������������75

2.1.1. Tín dụng vi mô....................................................................................................75

2.1.2. Tiền gửi (tiền gửi bắt buộc và tiền gửi tự nguyện).......................................76

2.1.3. Bảo hiểm vi mô .................................................................................................77

2�2� Thực trạng ứng dụng Fintech của các TCTCVM tại Việt Nam �����������������������78

2.2.1. Khái quát về tiếp cận dịch vụ tài chính hiện nay tại Việt Nam ...................79

2.2.1.1. Các đăc điêm dân số, kinh tê, xa hội co ảnh hương đên khả năng tiêp cận dịch vụ tài chính ................................................................ 79

2.2.1.2. Tiêp cận dịch vụ tài chính tại Việt Nam ....................................................... 79

2.2.1.3. Nhưng thành tưu, hạn chê, rào cản đối vơi tiêp cận dịch vụ tài chính tại Việt Nam ................................................................................................. 90

2.2.2. Thực trạng ứng dụng Fintech của các TCTCVM tại Việt Nam ....................93

2.2.2.1. Hiện trạng chính sách về phát triên tài chính vi mô và liên quan đên ứng dụng Fintech ơ Việt Nam ......................................................... 93

2.2.2.2. Đánh giá thưc trạng cơ chê chính sách về ứng dụng Fintech trong lĩnh vưc thanh toán đối vơi các TCTCVM Việt Nam ....................... 97

2�3� Nhu cầu và khả năng ứng dụng Fintech của các TCTCVM phục vụ phổ cập tài chính tại Việt Nam ����������������������������������������������������������������������� 100

2.3.1. Nhu cầu và tiềm năng phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính ứng dụng Fintech đối với các TCTCVM Việt Nam .........................................100

2.3.2. Khả năng ứng dụng Fintech phục vụ phổ cập tài chính đối với các TCTCVM Việt Nam ...................................................................107

Page 6: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

6 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

2.3.2.1. Về cơ sơ hạ tầng và dịch vụ thuê ngoài/liên kêt trong ứng dụng công nghệ trong hoạt động TCVM ..................................................................................107

2.3.2.2. Đo lường và đánh giá tác động của ứng dụng Fintech trong hoạt động TCVM thúc đẩy phổ cập tài chính..................................................118

2.3.3. Đánh giá về khả năng phục vụ phổ cập tài chính của các TCTCVM ....120

2.3.3.1. Đối vơi hoạt động TCVM noi chung ...................................................................120

2.3.3.2. Đối vơi từng loại hình sản phẩm, dịch vụ TCVM, đánh giá khả năng phối hợp giưa các TCTCVM và TCTD/Fintech ..........................................129

PHẦN 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG FINTECH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCTCVM PHỤC VỤ PHỔ CẬP TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM .....................137

3�1� Định hướng ứng dụng Fintech trong TCVM tại Việt Nam ��������������������������������� 137

3�2� Giải pháp thúc đẩy ứng dụng Fintech đối với các TCTCVM phục vụ phổ cập tài chính tại Việt Nam ����������������������������������������������������������������������� 137

3.2.1. Đề xuất mô hình ứng dụng Fintech đối với các TCTCVM phục vụ phổ cập tài chính tại Việt Nam ......................................................138

3.2.2. Giải pháp đối với cơ chế, chính sách ................................................139

3.2.3. Giải pháp đối với các bên liên quan khác .........................................141

3�3� Khuyến nghị �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 148

TÀI LIỆU THAM KHẢO ������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 151

PHỤ LỤC ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������ 153

Page 7: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 7

GIỚI THIỆU

Báo cáo này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguốn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền thân là Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam-VMFWG). Việc sao chép một phần hoặc tái bản Báo cáo nghiên cứu này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản của Trung tâm Tư vấn Nguốn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (VMFWG) trước khi thực hiện sao chép hoặc tái bản. Báo cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi sự hợp tác của Nhóm tác giả nghiên cứu gồm PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, Ths. Phạm Tiến Dũng, TS. Phí Trọng Hiển, TS. Phan Cử Nhân, TS. Trần Trí Mạnh, Ths. Ng-hiêm Thanh Sơn, Ths. Hà Hải An và ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai với nguồn hỗ trợ tài chính của Quỹ Citi – Ngân hàng Citi và tổ chức ADA. Các ý kiến trong Báo cáo nghiên cứu mang tính chất độc lập, không phản ánh quan điểm của VMFWG.

Quỹ Citi

Quỹ Citi - Ngân hàng Citi hỗ trợ trao quyền kinh tế và tài chính cho người nghèo, người có thu nhập thấp trong cộng đồng tại nơi mà Citi đang hoạt động. Quỹ Citi cộng tác với một số đối tác để thiết kế và thử nghiệm

các sáng kiến dành cho người nghèo với đạt được quy mô, hỗ trợ hoạt động xây dựng kiến thức và năng lực lãnh đạo. Thông qua phương pháp tiếp cận “Hơn cả nhân đạo”, Quỹ đặt sức mạnh của các nguồn lực kinh doanh của Citi và mọi người cùng làm việc để tăng cường đầu tư nhân đạo và cải thiện cộng đồng. Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web: http://www.citigroup.com/citi/foundation/index.htm

Tổ chức quốc tế ADA

ADA là một tổ chức phi chính phủ đến từ Luxembourg hoạt động để thúc đẩy tài chính cho người nghèo trên toàn thế giới. ADA tin rằng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người nghèo có thể mang lại một sự cải thiện lâu dài cho điều

kiện sống của dân cư nghèo. Vì vậy, ADA hỗ trợ các chuyên gia về tài chính cho người nghèo nhằm giúp đỡ khoảng 2,5 triệu người trưởng thành không nằm trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng cho các nhu cầu cuộc sống của chính mình. Tổ chức đã và đang phát triển các dịch vụ và sản phẩm tài chính hiệu quả với mục tiêu chống lại đói nghèo suốt 20 năm qua. Trong đó nghiên cứu và cải tiến là các thành tố chính. ADA ưu tiên hỗ trợ và đào tạo các đơn vị tham gia lĩnh vực tài chính cho người nghèo ở các nước đang phát triển hơn là giúp đỡ. Điều này có ý nghĩa

Page 8: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

8 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

tôn trọng quyền tự chủ của họ và mang đến những công cụ cần thiết mà họ cần để xây dựng tương lai của chính họ. ADA nỗ lực tạo ra một ngành tài chính cho người nghèo hiệu quả, bền vững và mang tính xã hội cao. Tất cả các sáng kiến của tổ chức đều nhằm thúc đẩy tính minh bạch và sự chặt chẽ trong lĩnh vực này. ADA hỗ trợ việc thực hiện các công cụ/phương thức đo lường hiệu quả xã hội và tính minh bạch cũng như ngăn chặn việc quá nợ. ADA phấn đấu trở thành một đối tác đáng tin cậy để hỗ trợ sự phát triển mang tính tự chủ của những người bị loại trừ khỏi các dịch vụ tài chính thông thường. Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web: https://www.ada-microfinance.org

Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)

Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam được thành lập như một diễn đàn dành cho các nhà thực hành tài chính vi mô chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề khó khăn và đưa tiếng nói của ngành tài chính vi mô đến với các nhà hoạch định chính sách. Ra đời năm 2004 với tư cách là một

tổ chức phi chính thức trực thuộc Trung tâm Nguồn lực các tổ chức Phi chính phủ - VUFO. Đến tháng 09 năm 2011, VMFWG đã chính thức trở thành Trung tâm trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME).

Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)

Tầng 3&4, Toong Coworking Space, số 8 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: +84 946 042 093

Email: [email protected]

Website: http://www.microfinance.vn/

Page 9: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 9

LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tinh thần hợp tác, sự hỗ trợ chia sẻ thông tin và thời gian quý báu của các tổ chức và cá nhân đã dành cho chúng tôi trong quá trình thực hiện Báo cáo nghiên cứu.

Chúng tôi kỳ vọng những thông tin, phân tích, đánh giá và những kiến nghị đề xuất của Báo cáo nghiên cứu có thể tạo ra một bức tranh tổng thể, phản ánh thực trạng môi trường cơ chế, chính sách liên quan đến việc ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) đối với các tổ chức tài chính vi mô phục vụ phổ cập tài chính, cũng như đưa ra những phân tích, đánh giá, nhận định về cơ hội, tiềm năng và khó khăn/thách thức trong việc ứng dụng Fintech đối với các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, từ đó gợi mở những giải pháp hữu hiệu, hành động thiết thực cải thiện cơ chế chính sách và sự quan tâm thích đáng của các bên liên quan nhằm thúc đẩy ứng dụng Fintech trong hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô phục vụ phổ cập tài chính tại Việt Nam với mục tiêu hướng tới người nghèo/ người thu nhập thấp – là những đối tượng hưởng lợi sau cùng từ kết quả cải thiện môi trường hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam.

Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ Cấn Văn Lực - Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT (Hàm Phó TGĐ) BIDV & Giám đốc Trường Đào tạo BIDV, bà Nguyễn Tuyết Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (NHNN) và ông Đinh Xuân Hà, Trưởng phòng, Viện Chiến lược (NHNN) đã tham gia góp ý trong quá trình hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu. Những gợi ý, nội dung phản biện hữu ích đã được Nhóm nghiên cứu sử dụng để nâng cao chất lượng báo cáo và những kiến nghị trở nên thực tiễn hơn. Báo cáo này được hoàn thành cũng có sự đóng góp tích cực của các thành viên Nhóm Công tác Tài chính Vi mô Việt Nam bao gồm Trần Việt Anh, Lê Mai Linh, Trịnh Thị Huyền.

Cuối cùng, chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn tới các đơn vị tài trợ, gồm: Quỹ Citi – Ngân hàng Citibank Việt Nam và tổ chức ADA đã khuyến khích, hỗ trợ tài chính để Nhóm nghiên cứu khởi động ý tưởng và hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu.

Thay mặt Nhóm nghiên cứuChủ biên

PGS�TS� Nguyễn Kim Anh

Page 10: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

10 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hoạt động tài chính vi mô (TCVM) đã hình thành từ lâu - được biết đến là một bộ

phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài chính tại các quốc gia và là một công

cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu. Thông qua hoạt động TCVM, nhóm thu nhập

thấp, nhóm người yếu thế và dễ bị tổn thương trong xã hội đã tiếp cận được với

các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Trong quá trình hình thành và phát triển, hoạt

động và mục tiêu của TCVM ngày càng gần với mục tiêu của phổ cập tài chính.

Chính vì vậy, hiện nay TCVM đã trở thành một bộ phận quan trọng để thúc đẩy phổ

cập tài chính ở các nước.

Mục tiêu của phổ cập tài chính là giúp mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp

cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản bao gồm: thanh toán,

chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm một cách thuận tiện, phù hợp với nhu

cầu và với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững.

Do đó, tùy thuộc vào trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng tài chính

của từng quốc gia mà TCVM có thể có những đóng góp nhất định trong việc thúc

đẩy phổ cập tài chính. Nói cách khác, phát triển TCVM là tiền đề cho phổ cập tài

chính bởi TCVM tập trung phục vụ bộ phận đông đảo dân số không có khả năng

tiếp cận các dịch vụ tài chính, những dịch vụ mà trước đây chỉ có các ngân hàng

được độc quyền cung cấp cho các nhóm khách hàng có thu nhập cao.

Vài năm trở lại đây, với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, nhất là công

nghệ tài chính (hay còn gọi là Fintech), lĩnh vực TCVM đã có sự chuyển biến mạnh

mẽ. Bản thân các tổ chức TCVM (TCTCVM) cũng phát triển sản phẩm, dịch vụ

theo những cách thức mới sáng tạo hơn. Công nghệ đóng vai trò là nhân tố chủ

đạo trong việc đưa dịch vụ tài chính đến với những khu vực hẻo lánh, vùng sâu,

vùng xa của một quốc gia - nơi người dân không thể hoặc khó tiếp cận các dịch

vụ ngân hàng - tài chính truyền thống. Với sự cải thiện rõ rệt về hạ tầng công

nghệ (như sự phổ biến của Internet, mạng điện thoại di động…) khách hàng

giờ đây có thể thực hiện giao dịch mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với

TCTVCM như thường thấy trước kia. Nhờ đó, chi phí giao dịch đã giảm mạnh và

khoảng cách tới điểm giao dịch giờ đây không còn là lý do thuyết phục cho việc

các đối tượng yếu thế không thể tiếp cận dịch vụ tài chính. Các giải pháp ứng

dụng công nghệ tài chính (Fintech) đang biến đổi mạnh mẽ mô hình hoạt động

của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính, Nhờ việc ứng dụng công nghệ và

Page 11: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 11

giải pháp kỹ thuật số, các TCTCVM có thể mở rộng phạm vi tiếp cận về mặt địa lý,

tăng cường cung ứng sản phẩm, có được hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng

và nâng cao hiệu suất hoạt động của lực lượng tiếp thị sản phẩm/dịch vụ. Do đó

việc sử dụng các công nghệ và giải pháp ứng dụng công nghệ kỹ thuật số giúp

các TCTCVM không chỉ đạt được các mục tiêu tăng trưởng nhờ mở rộng phạm vi

tiếp cận và cải thiện tính linh hoạt mà còn giảm được chi phí hành chính, quản trị

tổ chức vốn khá tốn kém.

Trong bối cảnh Fintech phát triển và xu hướng thúc đẩy phổ cập tài chính đang

diễn ra mạnh mẽ, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước - trước hết là Ngân

hàng Nhà nước (NHNN) - đã rất nỗ lực và đóng một vai trò quan trọng trong việc

thiết lập một hệ sinh thái với khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo điều kiện cho các

TCTCVM từng bước hội nhập vào hệ thống ngân hàng - tài chính. Tuy nhiên, những

nỗ lực này chưa bắt kịp tiềm năng, nhu cầu thực tiễn và tốc độ phát triển ứng dụng

Fintech đối với các TCTCVM. Thực tế cho thấy, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động

TCVM ứng dụng Fintech về cơ bản mới chỉ ở giai đoạn đầu. Mặt khác, năng lực tài

chính, sự am hiểu và quản trị công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật số của bản

thân các TCTCVM còn ở mức rất hạn chế, và chính những điều này đang tạo ra

một rào cản lớn trong việc áp dụng Fintech để tiếp cận, gia nhập thị trường của

các TCTCVM.

Từ những bất cập trên, Báo cáo này tập trung vào nghiên cứu thực trạng ứng dụng

Fintech trong hoạt động của các TCTCVM, qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến

nghị cụ thể, thiết thực với hy vọng tạo được “cú huých” nhằm thúc đẩy khả năng

ứng dụng Fintech đối với các TCTCVM phục vụ phổ cập tài chính tại Việt Nam trong

thời gian tới.

Mục tiêu nghiên cứu

Báo cáo nghiên cứu nhằm mục tiêu:

- Trình bày về vai trò của việc ứng dụng Fintech trong hoạt động của các

TCTCVM;

- Làm sáng tỏ xu thế ứng dụng Fintech trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và

TCVM trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam;

- Làm sáng tỏ cơ hội, thách thức đối với việc ứng dụng Fintech đối với các

Page 12: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

12 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

TCTCVM trong quá trình thúc đẩy phổ cập tài chính tại Việt Nam;

- Đề xuất giải pháp thúc đẩy ứng dụng Fintech trong hoạt động của các

TCTCVM phục vụ phổ cập tài chính tại Việt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu về ứng dụng Fintech trong hoạt động của các TCTCVM phục vụ phổ

cập tài chính tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng và đánh giá cơ hội, tiềm năng cũng như thách thức, khó

khăn trong việc ứng dụng Fintech đối với các TCTCVM phục vụ phổ cập tài chính

tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy ứng dụng Fintech trong

hoạt động của các TCTCVM phục vụ phổ cập tài chính tại Việt Nam trong giai

đoạn tới.

Nội dung nghiên cứu:

- Trình bày những lý luận cơ bản về ứng dụng công nghệ trong dịch vụ tài

chính;

- Làm sáng tỏ ý nghĩa, vai trò của việc ứng dụng Fintech trong hoạt động

TCVM phục vụ phổ cập tài chính;

- Trình bày những nội dung cơ bản về phổ cập tài chính; Làm sáng tỏ mối liên

hệ giữa hoạt động TCVM và mục tiêu phổ cập tài chính;

- Xác định các bên liên quan tham gia ứng dụng Fintech trong hoạt động

TCVM phục vụ phổ cập tài chính;

- Làm sáng tỏ các sản phẩm, dịch vụ và kênh phân phối hiệu quả khi ứng

dụng Fintech trong hoạt động TCVM thúc đẩy phổ cập tài chính;

- Trình bày một số mô hình thành công khi ứng dụng Fintech trong hoạt động

TCVM trên thế giới; làm sáng tỏ xu hướng ứng dụng trong các sản phẩm,

dịch vụ TCVM; kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng Fintech trong hoạt động

TCVM;

- Trình bày thực trạng cơ chế, chính sách liên quan đến việc ứng dụng Fin-

tech đối với các TCTCVM phục vụ phổ cập tài chính;

- Đánh giá cơ hội, tiềm năng và khó khăn/thách thức trong việc ứng dụng

Fintech đối với các TCTCVM tại Việt Nam;

Page 13: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 13

- Đánh giá khả năng phối hợp giữa các TCTCVM với các TCTD, các tổ chức

cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nhằm phát triển các sản phẩm,

dịch vụ tài chính trên cơ sở ứng dụng Fintech phục vụ đối tượng tại khu vực

nông nghiệp/nông thôn, vùng sâu/vùng xa;

- Đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy ứng dụng Fintech trong

hoạt động của các TCTCVM phục vụ phổ cập tài chính tại Việt Nam.

Quy mô nghiên cứu

- 02 tổ chức/mô hình trong khu vực có ứng dụng Fintech trong hoạt động

TCVM thúc đẩy phổ cập tài chính;

- 02 TCTCVM tại Việt Nam;

- 300 khách hàng TCVM đã, đang và có nhu cầu sử dụng sản phẩm TCVM

ứng dụng Fintech phục vụ phổ cập tài chính.

Page 14: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

14 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô

TCVM Tài chính vi mô

LHPNVN Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

HPN Hội phụ nữ

WB Nhóm Ngân hàng thế giới

APEC Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế

UNCDF Quỹ đầu tư phát triển Liên Hợp Quốc

BIS Ngân hàng Thanh toán Quốc tế

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

NHTW Ngân hàng Trung ương

NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

SPDVNH Sản phẩm dịch vụ ngân hàng

FI Phổ cập tài chính

Fintech Công nghệ tài chính

P2P Lending Sản phẩm cho vay ngang hàng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Page 15: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 15

MFS Kênh cung ứng dịch vụ tài chính di động

MNO Nhà mạng di động

POS Máy chấp nhận thẻ

mPOS Thiết bị POS di động

TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt

TDND Tín dụng nhân dân

BHVM Bảo hiểm vi mô

BHNN Bảo hiểm nông nghiệp

QLGSBH Quản lý giám sát bảo hiểm

Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Vietinbank Ngân hàng Công thương Việt Nam

Sacombank Ngân hàng Sài gòn Thương tín

Vietcombank Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

MB Ngân hàng TMCP Quân đội

Viettel Tập đoàn Viễn thông Quân đội

PG Bank Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

TCTD Tổ chức tín dụng

TYM Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương

CFRC Trung tâm Hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng đồng

Page 16: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

16 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Bảng 01 Các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM

Bảng 02 Các kênh phân phối thay thế cho chi nhánh/ quầy giao dịch truyền thống

Bảng 03 Các thông số chính về FINCA Tanzania năm 2015

Bảng 04 Hệ thống tổ chức tín dụng phân theo loại hình tổ chức

Bảng 05 Phân bổ mạng lưới ngân hàng thương mại theo diện tích

Bảng 06 Phân bổ mạng lưới ngân hàng thương mại theo dân số

Bảng 07 Số lượng, ty lệ người có tài khoản thanh toán tại ngân hàng

Bảng 08 Đặc trưng của các TCTCVM so với các TCTD khác và lợi ích đối với người dân và doanh nghiệp

Biểu đồ 01 Số lượng máy ATM trong giai đoạn từ 2010-2016

Biểu đồ 02 Số lượng giao dịch và giá trị giao dịch qua ATM từ năm 2014-2016

Biểu đồ 03 Số lượng đại lý, điểm tiếp cận dịch vụ của ba đơn vị thí điểm

Biểu đồ 04 Tổng lượng thẻ phát hành trong giai đoạn từ năm 2010-2016

Biểu đồ 05 Số lượng và giá trị thanh toán thẻ từ năm 2014-2016

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Page 17: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 17

Hình 01 Quan điểm về phổ cập tài chính của một số NHTW

Hình 02 Phổ cập tài chính (FI)

Hình 03 Cơ cấu khách hàng tiết kiệm vi mô, phân loại theo khu vực và thu nhập (7/2016)

Hình 04 Số lượng cư dân mạng nông thôn so với thành thị (triệu người) và số lượng tài khoản Facebook tại nông thôn và thành thị

Hình 05 Mật độ chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam so với các nước khác

Hộp 01 Phát triển dịch vụ tiền di động (Mobile money) hỗ trợ thúc đẩy phổ cập tài chính

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC HỘP

Page 18: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

18 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

1�1� Khái niệm và ý nghĩa của việc ứng dụng Fintech trong hoạt động TCVM

1.1.1. Khái niệm về ứng dụng công nghệ trong dịch vụ tài chính

ØKhái niệm công nghệ tài chính

Công nghệ tài chính trong tiêng Anh là Fintech, một từ ghép bơi “Financial” và “Technology”. “Financial” co nghĩa là thuộc về lĩnh vưc tài chính hay trong lĩnh vưc tài chính; “Technology” co nghĩa là công nghệ; ghép 2 từ này lại thì ta được từ Fintech, dịch là công nghệ tài chính.

Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về công nghệ tài chính được đưa ra, tuy nhiên, có một cách hiểu thống nhất và phổ biến trên thế giới về công nghệ tài chính đó là việc áp dụng công nghệ vào trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhằm mang tới những dịch vụ tài chính, ngân hàng an toàn, tiện lợi với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính, ngân hàng truyền thống.

Kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng số, trong đó có Internet và công nghệ di động, công nghệ tài chính đã không ngừng phát triển và bùng nổ. Cụm từ “Fintech” ban đầu chỉ được dùng để nói về khía cạnh kĩ thuật hay công nghệ máy tính mà một tổ chức tài chính, ngân hàng ứng dụng trong quá trình cung ứng dịch vụ của mình. Nhưng sau đó, từ cuối thập niên đầu tiên của thế ky 21, ý nghĩa cụm từ này được mở rộng ra cho tất cả những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực tài chính, bao gồm cả những đổi mới trong hiểu biết và giáo dục tài chính, ngân hàng bán lẻ, đầu tư và tiền mã hóa…

Vài năm trở lại đây, Fintech đã và đang trở thành trào lưu phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới khi chứng kiến sự xâm nhập thị trường tài chính, ngân hàng của các công ty công nghệ không phải ngân hàng. Lúc này Fintech được biết đến và hiểu như hoạt động kinh doanh của các công ty công nghệ vốn có lợi thế về trình độ công nghệ, đã nghiên cứu và phát triển các giải pháp phần mềm để hỗ trợ hoặc cung ứng trực tiếp các dịch vụ tài chính thay thế dịch vụ ngân hàng truyền thống với tôn chỉ tiện lợi, nhanh chóng và chi phí thấp.

Thế hệ công dân được sinh ra trong khoảng từ đầu những năm 80 đến cuối những năm 90 và các thế hệ sau (thế hệ millennials) vốn tiếp xúc với môi trường Internet, điện thoại ngay từ khi sinh ra, đa phần dễ thích nghi với những công nghệ mới, có xu hướng ưa thích các dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại trải

PHẦN 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) VÀ ỨNG DỤNG FINTECH TRONG HOẠT ĐỘNG TCVM PHỤC VỤ PHỔ CẬP TÀI CHÍNH

Page 19: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 19

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

nghiệm nhanh chóng, thuận tiện và thoải mái hơn so với việc phải đến các chi nhánh hay phòng giao dịch vốn đòi hỏi các quy trình, thủ tục khắt khe trong việc nhận biết khách hàng hay đăng ký sử dụng dịch vụ. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ đã sớm nhận biết được tiềm năng và nhu cầu của thị trường, đã rất nhanh nhạy trong việc phát triển các giải pháp để đáp ứng. Đối tượng khách hàng mà các công ty này hướng tới chính là nhóm những người vốn không có cơ hội tiếp xúc với dịch vụ tài chính, ngân hàng truyền thống và nhóm khách hàng có nhu cầu tích hợp các dịch vụ tài chính, ngân hàng vào cuộc sống hàng ngày thông qua các phương tiện công nghệ (như điện thoại di động, máy tính cá nhân…) để phát triển các giải pháp Fintech phù hợp.

Như vậy, theo nghĩa hẹp hơn, Fintech được hiểu là ngành công nghiệp bao gồm các tổ chức không phải ngân hàng trong đó có các tổ chức khởi nghiệp (startup) sử dụng công nghệ để hỗ trợ hoạt động cung ứng các dịch vụ tài chính hiệu quả hơn. Fintech là những ứng dụng, quy trình, sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính nhằm mục tiêu cạnh tranh với những phương thức cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống.

ØHệ sinh thái Fintech (Fintech eco-system)

Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, Fintech đã tạo dựng một hệ sinh thái vận động xung quanh bao gồm 3 nhân tố chính hoạt động tương hỗ là Chính phủ, tổ chức tài chính và các công ty Fintech. Các nhân tố này cùng tạo lập nên hệ sinh thái Fintech, cùng đóng góp thế mạnh riêng của mình vào hệ sinh thái và đồng thời hưởng các lợi ích mà hệ sinh thái mang lại.

Chính phủ là tổ chức nòng cốt tạo dựng môi trường hoạt động, thiết lập khuôn khổ pháp lý cho sự hình thành và phát triển của các Công ty Fintech, xây dựng các vườn ươm cũng như cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy cho sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech (Fintech Startup). Đồng thời Chính phủ cũng sẽ hưởng lợi từ những giải pháp mà các Công ty Fintech mang lại không chỉ cho hoạt động thường nhật của Chính phủ với tư cách của một tổ chức cung ứng dịch vụ công tới công chúng mà còn hỗ trợ Chính phủ để đạt được các mục tiêu về kinh tế - xã hội nhất là trong lĩnh vực phổ cập tài chính, xóa đói giảm nghèo.

Các tổ chức tài chính đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của các mô

Page 20: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

20 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

hình kinh doanh sáng tạo của Fintech. Các ngân hàng, tổ chức tài chính tham gia vào quá trình đầu tư hình thành các Công ty Fintech, tham gia hỗ trợ các chương trình khởi nghiệp hỗ trợ sáng tạo của các Fintech Startup, hỗ trợ vốn cho các giải pháp Fintech hay đầu tư mạo hiểm vào các Startup Fintech, hợp tác nghiên cứu xây dựng và phát triển giải pháp công nghệ tài chính mới… Nhiều tổ chức tài chính còn thành lập các đơn vị chuyên nghiên cứu về Fintech để phục vụ mục đích ứng dụng trong các hoạt động của mình và thậm chí còn thành lập các đơn vị pháp nhân phụ thuộc hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực Fintech. Mặt khác, các tổ chức tài chính lại chính là đối tượng trực tiếp thụ hưởng thành quả từ những giải pháp mà các công ty Fintech mang lại, ứng dụng vào quá trình hoạt động, cung ứng dịch vụ của mình.

Công ty Fintech bao gồm các tổ chức có kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực công nghệ; trực tiếp nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ với mục đích ứng dụng vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tham vọng ban đầu và to lớn của các công ty Fintech là được thâm nhập thị trường tài chính, ngân hàng, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các ngân hàng, tổ chức tài chính và dần đưa các dịch vụ Fintech thay thế các dịch vụ tài chính, ngân truyền thống. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của các công ty Fintech chính là thiếu kinh nghiệm và kiến thức về quản trị trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng; cũng như thiếu một tập khách hàng lớn là thế mạnh của các công ty tài chính mà các công ty Fintech không dễ gì bắt kịp. Do đó, sự hợp tác cộng sinh giữa các tổ chức tài chính và công ty Fintech để tạo nên hệ sinh thái Fintech bền vững là xu thế chủ đạo và tất yếu trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.

ØCác lĩnh vực hoạt động và ứng dụng chính của Fintech

Các công ty Fintech hoạt động trên nhiều phân khúc, lĩnh vực khác nhau dựa trên các nền tảng giải pháp thế mạnh của mình tuy nhiên các hoạt động này đều theo hai hướng chính đó là: (i) dựa vào các lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng nòng cốt đã được định hình; (ii) phục vụ cho mục đích tăng cường hàm lượng công nghệ trong quá trình xử lý thông tin, giao dịch khách hàng của các ngân hàng, tổ chức tài chính.

Các lĩnh vực hoạt động chính của Fintech trong hệ thống tài chính, ngân hàng có thể được phân chia thành:

Page 21: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 21

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

+ Lĩnh vực thanh toán

Lĩnh vực thanh toán là lĩnh vực được các công ty Fintech bắt tay nghiên cứu, phát triển giải pháp sớm nhất và hiện là một trong các lĩnh vực hoạt động chính của các công ty Fintech tại nhiều Quốc gia nhất là ở các Quốc gia có ty lệ người dân tiếp cận với dịch vụ tài chính, ngân hàng hay thanh toán ở mức thấp. Với các giải pháp sáng tạo, các công ty Fintech đã cung cấp các giải pháp thanh toán mới hiện đại cho khách hàng thay thế các dịch vụ thanh toán truyền thống thường đòi hỏi phải có tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng Các dịch vụ thanh toán này có thể được xây dựng dựa trên các nền tảng của hệ thống điện thoại di động hay mạng Internet như Tiền điện tử (E-money), thanh toán di động (Mobile payment), thanh toán qua QR code hay chuyển tiền dựa trên mạng ngang hàng (Peer to peer payment)…

Đây đều là những giải pháp thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và mang nhiều tiện ích cho khách hàng mà không đòi hỏi một nền tảng xử lý quá tốn kém như một hệ thống thanh toán qua ngân hàng truyền thống, góp phần đáng kể trong việc thay đổi thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân và toàn xã hội.

+ Lĩnh vực Tiết kiệm, đầu tư và kế hoạch tài chính, quản lý tài sản

Trong lĩnh vực này, các công ty Fintech chủ yếu cung cấp các giải pháp Robot tư vấn (Robo-Adviser) nhằm mục đích cung cấp các lời khuyên, tư vấn cho khách hàng, nhà đầu tư về phương án đầu tư tài chính với mức phí phù hợp và rẻ hơn so với các nhà tư vấn tài chính và quản lý đầu tư truyền thống dựa trên các thuật toán (algorithms) qua mạng Internet; các giải pháp Quản lý tài sản (wealth management) giúp khách hàng xây dựng các kế hoạch quản lý tài chính cá nhân thông qua các ứng dụng phần mềm qua điện thoại thông minh, cho phép khách hàng quản lý được các khoản tiền gửi hoặc khoản vay tại các ngân hàng, tổ chức khác nhau trên cùng một ứng dụng; hay các công cụ tiết kiệm tự động qua đó sử dụng các thuật toán để phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng từ đó đưa ra các giải pháp tiết kiệm phù hợp…

+ Lĩnh vực Blockchain và các ứng dụng

Công nghệ Blockchain được biết nhiều và phổ biến rộng rãi qua đồng tiền ảo

Page 22: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

22 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

Bitcoin khi được phát minh và thiết kế bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008. Qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng và một hệ thống dữ liệu phân cấp, Bitcoin Blockchain đóng vai trò như là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch, được quản lý tự động bởi người sở hữu (mọi người đều có thể kiểm tra nhưng không một ai có quyền điều khiển và sửa chữa). Việc phát minh ra Blockchain cho Bitcoin đã làm cho nó trở thành loại tiền tệ kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề double spending (chi tiêu gian lận khi 1 lượng tiền được dùng 2 lần). Mặc dù Bitcoin với tiếng xấu của mình đang khiến cho nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân dè chừng thậm chí tẩy chay thì công nghệ Blockchain của Bitcoin đã và đang trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều các ứng dụng khác đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Ưu điểm của công nghệ này là tính bảo mật cao hơn khi dữ liệu được ghi trên một sổ cái kỹ thuật số đã được mã hóa, không thể bị can thiệp, giúp thông tin giao dịch được bảo mật, giảm nguy cơ lừa đảo; Thời gian thực hiện giao dịch nhanh hơn khi không cần trung gian và xử lý thủ công như với các giao dịch thông thường; Minh bạch hơn với việc loại bỏ trung gian thanh toán, sự dịch chuyển của dòng tiền giữa người gửi và người nhận sẽ dễ theo dõi hơn; Bản chất phân tán của sổ cái Blockchain sẽ loại bỏ nhu cầu trung gian và xử lý thủ công, từ đó làm giảm chi phí.

Hiện nay công nghệ Blockchain bắt đầu được các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm bắt đầu ứng dụng trong một số phạm vi hoạt động như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, tài trợ thương mại hay xác thực, nhận biết khách hàng (KYC)…

+ Lĩnh vực tín dụng, cho vay ngang hàng (P2P Lending)

Công nghệ cho vay ngang hàng (P2P Lending) là một trong những giải pháp đột phá của các công ty Fintech nhắm thẳng vào lĩnh vực tín dụng vốn là địa hạt hoạt động chính của các ngân hàng. Khác với hoạt động cho vay truyền thống, P2P Lending được thiết kế trên một nền tảng trực tuyến để kết nối giữa người đi vay và người cho vay với mục tiêu giảm bớt các chi phí cho người đi vay và tăng lợi suất cho người cho vay. Thị trường cho vay ngang hàng hướng tới mục tiêu là những khách hàng chưa được phục vụ hoặc không được phục vụ đầy đủ bởi hệ thống ngân hàng truyền thống như các khoản vay tiêu dùng

Page 23: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 23

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

hoặc khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các ngân hàng truyền thống thường không phục vụ tốt đối với phân khúc khách hàng này do yêu cầu chặt chẽ hơn về thủ tục KYC hay AML/CFT cũng như tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ hơn đặt ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

+ Lĩnh vực bảo hiểm

Các giải pháp hiện nay do các công ty Fintech ứng dụng trong lĩnh vực bảo hiểm tập trung vào việc thúc đẩy khả năng tìm kiếm các loại hình bảo hiểm phù hợp và mang lại những giải pháp tốt hơn cho khách hàng. Một trong những ứng dụng mà Fintech mang lại cho ngành bảo hiểm đó là bảo hiểm ngang hàng (P2P insurance). Mục tiêu của bảo hiểm ngang hàng là giúp giảm bớt chi phí, nâng cao tính minh bạch, đặc biệt giảm bớt các mâu thuẫn giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm trong thời gian thực hiện bồi thường bảo hiểm.

+ Lĩnh vực phân tích dữ liệu và công nghệ khác

Bên cạnh việc cung ứng các giải pháp công nghệ nhằm hướng tới việc thay thế các sản phẩm, dịch vụ tài chính truyền thống, các công ty Fintech cũng nghiên cứu phát triển công nghệ hay công cụ tiên tiến và hiện đại hỗ trợ hoạt động của ngành tài chính, ngân hàng như: công cụ bảo mật và quản lý rủi ro, công cụ quản lý và phân tích hành vi khách hàng, công cụ chấm điểm/ xếp hạng tín dụng, công cụ báo cáo phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố (AML/CFT)... được vận hành dựa trên các giải pháp phân tích dữ liệu lớn (Big Data) hay ứng dụng giao diện mở (Open API).

Big Data được dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không thể thực hiện được mà cần phải có một giải pháp phân tích đặc biệt; tuy nhiên, nó lại chứa trong mình rất nhiều thông tin quý giá nếu trích xuất thành công sẽ giúp ích rất nhiều cho việc các công việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học và dự đoán. Chính vì thế, việc phân tích những dữ liệu này phải được thực hiện theo một phương thức khác so với bình thường và công nghệ phân tích Big Data đã giải quyết được vấn đề này.

Hiện nay, xu thế hợp tác giữa các công ty Fintech và ngân hàng đang trở thành xu thế nổi trội trên toàn cầu, là mô hình tối ưu “hợp tác cùng có lợi”. Mô hình

Page 24: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

24 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

hợp tác giữa công ty Fintech và ngân hàng phục vụ cho chiến lược hiện thực hóa giao dịch tài chính trên nền tảng công nghệ cao để ngân hàng trở nên thông minh và hỗ trợ khách hàng tối ưu nhất. Tuy nhiên, do những quy định ngặt nghèo về quản lý và bảo vệ bí mật thông tin khách hàng mà quá trình hợp tác giữa hai bên trở nên khó khăn hơn. Các công ty Fintech không được cấp quyền kết nối và truy cập trực tiếp vào kho dữ liệu khách hàng của ngân hàng, và vì vậy sẽ không đủ thông tin và thời gian để xử lý giao dịch một cách tối ưu. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề này các công ty Fintech đã nghiên cứu áp dụng giải pháp Open API trong quá trình hợp tác với các ngân hàng. Theo đó Open API sẽ thiết lập một giao diện tương tác cho các Công ty Fintech dựa trên các thông tin được trích xuất từ corebanking của các ngân hàng mà không cần phải kết nối trực tiếp. Giải pháp này sẽ đảm bảo hài hòa được yêu cầu của hai bên khi ngân hàng vẫn đảm bảo được quyền quản lý toàn vẹn thông tin khách hàng đồng thời các công ty Fintech vẫn có đầy đủ thông tin để thực hiện xử lý giao dịch cho khách hàng của ngân hàng.

Việc cung ứng các giải pháp hỗ trợ như phân tích Big Data hay Open API của các Công ty Fintech đã góp phần làm cho các thông tin tài chính minh bạch và chi tiết hơn, qua đó giảm bớt tính bất cân xứng thông tin trong nhiều lĩnh vực tài chính, cho phép các tổ chức tài chính có thể đánh giá và định lượng các rủi ro chính xác hơn và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của luật pháp.

1.1.2. Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động TCVM

Sự ra đời và xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường tài chính trên toàn cầu của các tổ chức phi ngân hàng, cung cấp các giải pháp Fintech bắt đầu từng bước ảnh hưởng trực tiếp tới các hệ thống tài chính khác nhau nhờ các giải pháp công nghệ thay thế đơn giản, hiệu quả và minh bạch hơn so với hệ thống ngân hàng truyền thống. Do được phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông, không cần mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch mà Fintech đã và đang thu hút được một lượng lớn khách hàng đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo vốn không có tài khoản ngân hàng, là những đối tượng khách hàng mà các ngân hàng, tổ chức tài chính truyền thống không hướng tới. Với những diễn biến trong giai đoạn vừa qua, Fintech được nhận định sẽ là xu hướng phát triển tất yếu trong hoạt động tài chính ngân hàng trên toàn cầu trong những năm tiếp theo.Khả năng tối ưu

Page 25: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 25

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

hóa tiện ích cho người sử dụng, chất lượng cao và phí sử dụng thấp là những ưu điểm nổi bật của Fintech được dự báo sẽ mang đến không ít thách thức cho chính các tổ chức tài chính truyền thống với tư cách là những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

Tuy nhiên, xu thế chủ đạo trong thời gian qua vẫn là mô hình kết hợp giữa các công ty Fintech với ngân hàng, tổ chức tài chính, bởi mặc dù có lợi thế về giải pháp công nghệ nhưng các công ty Fintech lại chưa đủ kiến thức sâu về dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung, kinh nghiệm quản trị hoạt động ngân hàng và đặc biệt là chưa thể ngày một ngày hai tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng vốn đã quen thuộc với các dịch vụ ngân hàng truyền thống.

Sự bùng nổ các giải pháp Fintech đã có một tác động đáng kể không chỉ đối với hoạt động tài chính thông thường mà còn cả lĩnh vực tài chính vi mô, thể hiện ý nghĩa và vai trò tích cực đối với hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô. Hoạt động Fintech cho thấy có sự tương đồng về mục tiêu hoạt động với các tổ chức tài chính vi mô trong việc thúc đẩy mở rộng tiếp cận tài chính.

Theo báo cáo Chỉ số toàn cầu (Global Index Report) hiện nay vẫn có khoảng 2 ty người trên toàn thế giới không có cơ hội tiếp cận và sở hữu một tài khoản thanh toán và hơn 200 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ (SME) cũng không được tiếp cận với nguồn tài chính đầy đủ. Những con số này cho thấy được thực trạng phổ cập tài chính còn thấp bất chấp các nỗ lực của hệ thống tài chính, ngân hàng trong thúc đẩy và thu hút những đối tượng khách hàng chưa có cơ hội tiếp cận dịch vụ tham gia vào hệ thống tài chính chính thức.

Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu đã chứng minh công nghệ nói chung chính là cuộc cách mạng mạnh mẽ nhất để mở ra khả năng tiếp cận nhanh chóng, giá rẻ và an toàn đối với các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Ở khía cạnh hẹp hơn, Fintech đã và đang thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy mạnh phổ cập tài chính cho người dân, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; đây cũng chính là mục tiêu hoạt động chủ đạo của các tổ chức tài chính vi mô. Thực tế cho thấy, mặc dù với thu nhập rất thấp (ở ngưỡng vài đô la Mỹ/ngày) nhưng ngày càng có nhiều người trong nhóm thu nhập này có cơ hội tiếp cận và truy cập dịch vụ Internet hay điện thoại di động thậm chí là điện thoại thông minh. Đối với nhiều người trong số này, đặc biệt

Page 26: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

26 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

là những người sinh sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, Internet hay công nghệ di động đã trở thành cửa ngõ đầu tiên cho họ cơ hội tiếp cận đến các dịch vụ tài chính, ngân hàng bao gồm cả các dịch vụ tài chính vi mô. Các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền chất lượng, giá cả hợp lý được phát triển nhờ những công nghệ tài chính mới sẽ giúp người dân nghèo không có tài khoản ngân hàng dễ dàng tiếp cận hơn, từ đó giúp mở rộng khả năng tiếp cận tài chính và tiến tới phổ cập tài chính – một mục tiêu mà nhiều quốc gia đang theo đuổi nhằm giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững.

Các tổ chức tổ chức tài chính vi mô đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng tiếp cận tài chính. Do có cùng mục tiêu và đối tượng khách hàng, các giải pháp Fintech sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các tổ chức vi mô nhằm đạt được mục tiêu chung trong việc mở rộng tiếp cận tài chính cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn trong tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng do bị cản trở bởi các yếu tố địa lý và thu nhập.

Các giải pháp Fintech co tiềm năng thay đổi và tác động tơi hoạt động của tổ chức tài chính vi mô theo ba cách. Thứ nhất, Fintech co thê giảm chi phí của các tổ chức tài chính vi mô. Thứ hai, Fintech co thê tăng cường phạm vi tiêp cận của các sản phẩm tài chính vi mô so vơi phương thức truyền thống như hiện nay khiên cho việc cung cấp sản phẩm tài chính vi mô cho người dân vùng sâu, vùng xa trơ nên dễ dàng hơn. Và thứ ba, các giải pháp Fintech co thê tạo điều kiện cho sư đổi mơi trong thiêt kê sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức tài chính vi mô, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng tài chính vi mô.

Thứ nhất, Fintech hỗ trợ cắt giảm chi phí quản lý hành chính và chi phí hoạt động đối vơi các tổ chức tài chính vi mô.

Fintech không chỉ giúp các tổ chức tài chính vi mô đạt được các mục tiêu mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ mà còn còn giúp các tổ chức này cắt giảm chi phí quản lý hành chính và chi phí hoạt động.

Do đặc trưng hoạt động của mình mà các tổ chức tài chính vi mô vẫn cần phải dựa trên một đội ngũ nhân viên và cộng tác viên lớn, những người phải thường xuyên đến tận nhà khách hàng để tư vấn, thẩm định và ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ. Đây là một trong những yếu tố chính khiến cho chi phí hoạt động

Page 27: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 27

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

của các tổ chức tài chính vi mô cao và làm phức tạp hóa các quá trình phân tích, thẩm định và xử lý giao dịch đối với khách hàng. Vì đặc điểm này mà một khoản vay hay một dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô thường mất nhiều thời gian hơn để xử lý, khiến độ hấp dẫn của các dịch vụ tài chính vi mô cũng giảm đi trong mắt của khách hàng.

Nhân viên của các tổ chức tài chính vi mô thường sử dụng tới 20% thời gian làm việc để gặp mặt khách hàng và 80% giao dịch tài chính vi mô được thực hiện tại địa điểm của khách hàng. Với hệ thống thông tin thông minh và tự động hóa nhờ Fintech, các tổ chức tài chính vi mô có thể cắt giảm đáng kể nguồn nhân lực và thời gian tiếp xúc với khách hàng tại hiện trường qua đó giúp cắt giảm chi phí nhân công, giảm chi phí quản lý tiền mặt; có thể sắp xếp các quy trình dịch vụ, quy trình cho vay có tính khả thi về mặt kinh tế hơn đối với người vay và người cho vay.

Các giải pháp của Fintech cũng giúp các tổ chức tài chính vi mô tăng cường khả năng phân tích, xử lý giao dịch đồng thời nâng cao chất lượng phân tích qua đó cắt giảm chi phí so với phương thức xử lý thủ công như hiện nay. Việc “số hóa” thông tin khách hàng, thông tin dịch vụ, quy trình giao dịch khách hàng hay giải ngân qua các phương thức thanh toán điện tử cũng góp phần đáng kể trong việc cắt giảm chi phí quản lý hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô.

Ngoài ra, các chi phí quản lý hành chính khác như thiết lập và quản lý văn phòng, chi nhánh, giấy tờ hành chính, truyền thông… cũng có thể được cắt giảm đáng kể nhờ các giải pháp công nghệ.

Thứ hai, Fintech sẽ hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô mơ rộng phạm vi cung ứng dịch vụ, tăng cường khả năng tiêp cận dịch vụ nhờ các giải pháp kêt nối vơi khách hàng của tổ chức vi mô nhanh chong và dễ dàng hơn khi không còn phụ thuộc vào yêu tố vị trí địa lý.

Hầu hết các tổ chức tài chính vi mô đều hoạt động ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi cơ sở hạ tầng công nghệ chưa đầy đủ và chất lượng không ổn định. Các khu vực này thường xa trung tâm đô thị, điều kiện giao thông vận tải không thuận tiện và chi phí tốn kém. Do đó, quá trình tiếp xúc, liên

Page 28: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

28 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

lạc giữa nhà cung cấp dịch vụ tài chính vi mô với các khách hàng tiềm năng tương đối phức tạp và nhiều hạn chế, là một rào cản đáng kể trong quá trình thu hút khách hàng và cung ứng dịch vụ.

Công nghệ nói chung và Fintech nói riêng có thể giải quyết được vấn đề kết nối khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô thông qua việc bù đắp khoảng cách và giúp truyền thông trở nên dễ dàng hơn khi các dịch vụ tài chính vi mô có thể được xử lý qua các thiết bị di động.

Việc tiếp nhận và triển khai các ứng dụng Fintech sẽ tạo cơ hội quan trọng để các tổ chức tài chính vi mô mở rộng tập khách hàng với phạm vi địa lý rộng hơn, vươn tới phân khúc khách hàng có thu nhập thấp hơn ở những khu vực sâu và xa hơn bằng việc cung cấp dịch vụ có giá cả phải chăng hơn.

Thứ ba, Fintech hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô trong việc đa dạng hoa sản

phẩm, dịch vụ cũng như nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ.

Thay vì dựa vào các quy trình thủ công để thiết kế sản phẩm, dịch vụ như hiện

nay, nhờ sự hỗ trợ của Fintech, các tổ chức tài chính vi mô có thể thiết kế các

sản phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn, với chi phí thấp hơn.

Bằng cách ứng dụng các giải pháp mới như thông qua điện thoại di động,

khách hàng của các tổ chức vi mô có thể trả tiền vay dễ dàng mà không phải

chịu thêm chi phí phát sinh trong quá trình di chuyển tới địa điểm giao dịch, thời

gian cũng như những rủi ro, nguy cơ mất mát trên đường di chuyển.

Việc ứng dụng các giải pháp mới còn giúp tăng cường chất lượng dịch vụ

chăm sóc khách hàng bằng cách tận dụng các kênh liên lạc qua điện thoại di

động để thông tin về sản phẩm, đồng thời cảnh báo khách hàng về những rủi

ro, gian lận mà họ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng dịch vụ.

Ngoài ra, bằng cách phân tích thông tin và hành vi của khách hàng dựa trên

nền tảng công nghệ, các tổ chức tài chính vi mô có thể tối ưu hóa quá trình cung

ứng dịch vụ, bán chéo sản phẩm như tiết kiệm và bảo hiểm vi mô mà không cần

phải tìm hiểu khách hàng trực tiếp; đồng thời cung cấp thông tin, hỗ trợ khách

hàng mở rộng cơ hội tiếp cận với các dịch vụ gia tăng khi có nhu cầu sử dụng

sau này.

Page 29: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 29

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

Như vậy, giải pháp công nghệ tài chính trong giai đoạn hiện nay đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ tài chính vi mô nói riêng.

1.1.3 Những rủi ro, hạn chế của công nghệ tài chính

Các tổ chức tài chính vi mô có mục tiêu hoạt động khá khác biệt so với các tổ chức tài chính hoạt động vì lợi nhuận khác nên việc áp dụng các giải pháp Fintech có thể gặp phải những thách thức và hạn chế nhất định. Việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ mô hình truyền thống sử dụng con người là chính sang mô hình hoạt động dựa trên công nghệ hay mạng Internet sẽ khiến các tổ chức tài chính vi mô gặp phải không ít thách thức trong vấn đề quản lý hoạt động, đặc biệt là sự không sẵn sàng của đội ngũ cán bộ vốn có trình độ công nghệ thấp và những rủi ro khi đối mặt với các vấn đề về đảm bảo an ninh, an toàn bảo mật thông tin khách hàng qua hệ thống mạng.

Nhưng thách thức và hạn chê nội tại mà các tổ chức tài chính vi mô co thê phải đối măt khi tiên hành triên khai đầu tư, ứng dụng các giải pháp Fintech bao gồm thiêu vốn đầu tư, nguồn lưc con người hay cơ sơ hạ tầng kỹ thuật yêu kém, hạn chê…

Về nguồn vốn đầu tư công nghệ, Đa phần các tổ chức tài chính vi mô có quy mô hoạt động vừa và nhỏ, nên việc huy động và thu xếp được nguồn vốn đầu tư cần thiết vào công nghệ là việc khá khó khăn. Trong khi đó, mục tiêu hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô chủ yếu là xóa đói giảm nghèo, hoạt động không vì lợi nhuận nên vấn đề thu lợi nhuận mang tính chất thương mại để bù đắp chi phí đầu tư vào công nghệ sẽ dẫn tới xung đột mục tiêu hoạt động và do đó khó đem lại hiệu quả cao.

Hơn nữa, địa bàn hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thường cách xa bán kính cung ứng cơ sở hạ tầng quan trọng như điện và viễn thông... Do đó, chi phí đầu tư vào Fintech cũng có thể sẽ cao hơn so với bình thường và theo đó gây áp lực lên nguồn vốn đầu tư vốn đã ít ỏi và khó khăn của các tổ chức này.

Về nguồn lưc con người, Các tổ chức tài chính vi mô có đội ngũ nhân lực đông đảo và dồi dào tuy nhiên đa phần trong số đó có trình độ không cao. Đội ngũ

Page 30: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

30 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

cán bộ có kinh nghiệm và kiến thức về công nghệ nói chung và Fintech nói riêng có thể nói là rất thiếu và yếu. Do đó, ngay cả khi huy động được nguồn vốn để đầu tư các giải pháp Fintech phục vụ quá trình cung ứng dịch vụ thì các tổ chức tài chính vi mô cũng khó khăn trong việc huy động đủ nhân sự để quản lý và vận hành hệ thống, nhất là trong ngắn hạn.

Việc đào tạo nhân viên trong quá trình triển khai các giải pháp Fintech cũng có thể là bài toán khó đối với các tổ chức tài chính vi mô do yếu tố trình độ chênh lệch hay vị trí địa lý cách xa.

Về cơ sơ vật chất, hạ tầng kỹ thuật: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức tài chính vi mô về cơ bản là nghèo nàn, lạc hậu và hoạt động không ổn định. Trên thực tế, hệ thống quản lý và xử lý giao dịch của các tổ chức tài chính vi mô vẫn dựa vào con người và xử lý thủ công là chính. Hệ thống kỹ thuật của các tổ chức tài chính vi mô nếu được đầu tư thì cũng đa phần là lạc hậu và không thường xuyên được cập nhật, nâng cấp. Do đó, nếu thực hiện đầu tư các giải pháp Fintech hoặc kết nối với các công ty Fintech thì các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức tài chính vi mô sẽ không thể đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện, do đó đòi hỏi các tổ chức này cần phải tiến hành những đầu tư lớn hơn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Ngoài nhưng thách thức và hạn chê trong nội tại kê trên của các tổ chức tài chính vi mô, nêu tiên hành đầu tư các giải pháp Fintech hoăc hợp tác vơi các tổ chức Fintech trong việc cung ứng dịch vụ, các tổ chức tài chính vi mô còn phải đối măt và gánh chịu nhiều rủi ro đên từ bên ngoài do Fintech hoăc các đối tác thứ ba mang lại nếu không có các giải pháp kiểm soát phù hợp.

Thứ nhất, các giải pháp Fintech được nghiên cứu và phát triển trên cơ sở sáng tạo và đổi mới, do đó đa phần chúng đi trước và vượt ra ngoài các khuôn khổ quản lý và pháp lý của các quốc gia. Đa số các lĩnh vực Fintech hiện chưa được quản lý bởi các cơ quản quản lý nhà nước nên thiếu sự kiểm soát, giám sát về mặt quy trình hoạt động (về yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu về vốn và các rủi ro khi hoạt động…). Chính vì vậy, nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp Fintech vào cuộc sống, một số quốc gia đã xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm “sandbox approach” theo đó cho phép các công ty Fintech hoặc ngân hàng, tổ chức tài chính được triển khai thí điểm cung ứng các dịch vụ tài

Page 31: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 31

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

chính, ngân hàng trên nền tảng Fintech trong một phạm vi hẹp (về không gian địa lý và số lượng khách hàng). Phương pháp thử nghiệm này nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai Fintech, nếu có xảy ra thì mức độ tác động và thiệt hại chỉ ở mức nhỏ.

Như vậy, trong trường hợp tiến hành triển khai đầu tư các giải pháp Fintech hoặc phối hợp với các công ty Fintech để triển khai dịch vụ mà không tính đến các yếu tố rủi ro pháp lý có thể gây thiệt hại lớn về tài chính đối với các tổ chức tài chính vi mô.

Thứ hai, hoạt động của các tổ chức tài chính nói chung và tổ chức tài chính vi mô nói riêng dựa trên uy tín và niềm tin của khách hàng đối với dịch vụ do mình cung ứng. Do đa phần các giải pháp Fintech đều mới nên khó tránh khỏi những rủi ro trong quá trình triển khai có thể gây nên những thiệt hại cho bản thân tổ chức và khách hàng, từ đó ảnh hưởng tới danh tiếng của các tổ chức tài chính vi mô. Các công Fintech đa phần đều là các công ty mới được thành lập, ở quy mô nhỏ và hoạt động dựa vào việc đánh đổi giữa thành công với rủi ro. Nhưng các công ty tài chính vi mô thì khác, họ có danh tiếng được gây dựng và phát triển suốt trong thời gian dài dựa trên sự tin tưởng của khách hàng, công chúng cũng như các quy định nghiêm ngặt của pháp luật. Do đó, rủi ro về danh tiếng của các tổ chức tài chính vi mô có thể bị ảnh hưởng nếu không thể kiểm soát và xử lý được rủi ro trong quá trình triển khai áp dụng các giải pháp Fintech, thậm chí có thể dẫn tới sự sụp đổ của tổ chức.

Thứ ba, công ty tài chính vi mô cũng sẽ phải đối mặt với những rủi ro liên quan tới an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và rủi ro tấn công mạng. Fintech đa phần hoạt động hoàn toàn dựa trên môi trường công nghệ và mạng Internet, nên khó tránh khỏi những rủi ro liên quan tới việc hệ thống bị tội phạm tấn công ăn cắp dữ liệu khách hàng, giao dịch gian lận, giả mạo… Do đó, khi thực hiện đầu tư các giải pháp Fintech hoặc kết nối hệ thống với các đối tác thứ ba qua Internet rất dễ trở thành nơi bị “hacker” tấn công, gây rủi ro và thiệt hại cho cả bản thân công ty tài chính vi mô lẫn khách hàng.

Các tổ chức tài chính vi mô vốn hoạt động chủ yếu dựa trên phương pháp xử lý thủ công, thiếu kinh nghiệm trong việc thực thi các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và giao dịch khách hàng đồng thời không có đội ngũ

Page 32: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

32 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

nhân sự có đủ trình độ về công nghệ và kinh nghiệm quản lý rủi ro môi trường Internet để có thể ứng phó với các dạng rủi ro như vậy.

Thứ tư, các tổ chức tài chính vi mô có thể cũng sẽ phải đối mặt với những rủi ro vận hành và rủi ro thông tin trong quá trình hoạt động. Fintech hoạt động dựa trên hệ thống công nghệ và máy tính do đó rủi ro vận hành vẫn có thể xẩy ra khi xuất hiện những sai sót về mặt kỹ thuật của hệ thống xử lý hay những sai sót trong quá trình vận hành của nhân viên… Ngoài ra, việc kết nối hệ thống kỹ thuật và lệ thuộc vào bên thứ ba trong quá trình xử lý giao dịch có thể dẫn tới những rủi ro khi thông tin, dữ liệu của tổ chức tài chính vi mô bị bên thứ ba hoặc nhân viên của họ tiến hành đánh cắp để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp.

Những thách thức và rủi ro là hiện hữu khi tiến hành đầu tư hoặc phối hợp với các công ty Fintech để triển khai các giải pháp Fintech trong quá trình hoạt động, cung ứng dịch vụ của các tổ chức tài chính vi mô, đòi hỏi các tổ chức này phải xây dựng kế hoạch và khuôn khổ quản lý rủi ro phù hợp nhằm ngăn chặn kịp thời các rủi ro nếu có, giảm thiểu thiệt hại của mình cũng như của khách hàng.

1�2� Phổ cập tài chính và vai trò của TCVM trong việc phổ cập tài chính

1.2.1. Khái niệm về phổ cập tài chính

Với tiềm năng đóng góp vào phát triển kinh tế - tài chính khi thúc đẩy tăng trưởng toàn diện hơn và bình đẳng hơn trong thu nhập, trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 - 2009, phổ cập tài chính (financial inclusion), còn gọi là “tài chính toàn diện” hay “tài chính bao trùm”, đã nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm của các tổ chức, diễn đàn quốc tế và trở thành tiêu điểm trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia.

Nhóm các nền kinh tế lớn G20 coi phổ cập tài chính là một trong các trụ cột chính trong định hướng phát triển của mình tại Hội nghị thượng đỉnh Pittsburgh năm 2009, cam kết thúc đẩy phổ cập tài chính trên toàn cầu và tái khẳng định cam kết của tổ chức này về việc thực hiện các Nguyên tắc Cấp cao G20 đối với Phổ cập Tài chính kỹ thuật số. Liên Hợp Quốc đã xác định phổ cập tài chính là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong số 17 Mục tiêu Phát triển bền vững

Page 33: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 33

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

đến năm 2030. Trong khi đó, Nhóm Ngân hàng thế giới (WB) xem phổ cập tài chính là một yếu tố hỗ trợ chủ chốt để giảm cực nghèo và thúc đẩy thịnh vượng chung, và đưa ra một mục tiêu toàn cầu đầy tham vọng đó là đạt được Tiếp cận Tài chính Toàn cầu (UFA) vào năm 2020 nhằm hướng đến phổ cập tài chính đầy đủ, một thế giới mà trong đó người dân ở bất cứ đâu đều có quyền tiếp cận và có thể sử dụng các dịch vụ tài chính mà họ cần để nắm bắt các cơ hội và giảm thiểu tổn thương. Đồng thời, WB và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã xây dựng các chương trình, dự án để thúc đẩy phổ cập tài chính tại nhiều quốc gia và thực tế nhiều nước đã và đang xây dựng khuôn khổ, chiến lược quốc gia về phổ cập tài chính… Trong khu vực, ASEAN cũng coi phổ cập tài chính là một trong ba trụ cột của Tầm nhìn Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2025 về hội nhập tài chính và đã thành lập Nhóm công tác về phổ cập tài chính (WC-FINC) để thúc đẩy lĩnh vực này trong khu vực.

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) từ năm 2005 đã nhận thức vai trò quan trọng của phổ cập tài chính1 và từ năm 2011, Diễn đàn về phổ cập tài chính của APEC đã được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm chia sẻ kinh nghiệm quản lý và các sáng kiến giải pháp chính sách tốt nhất nhằm thúc đẩy phổ cập tài chính ở các nước thành viên, hướng tới mục tiêu phát triển nền tài chính bền vững, qua đó thúc đẩy phát triển và xóa nghèo tại các nền kinh tế thành viên. APEC cũng không ngừng nghiên cứu phát triển một khuôn khổ chiến lược phổ cập tài chính để có thể áp dụng cho mỗi quốc gia thành viên APEC hoặc có thể làm cơ sở để các thành viên xây dựng chiến lược phổ cập tài chính của riêng mình2.

Không chỉ vậy, phổ cập tài chính còn trở thành một trong những vấn đề ưu tiên của nhiều diễn đàn quốc tế như các Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổ chức Đối tác Toàn cầu về Phổ Cập tài chính của G20 (GPFI), Diễn đàn Chính sách Toàn cầu (GPF) của Liên minh Phổ cập tài chính (AFI), Liên minh thanh toán không dùng tiền mặt (BTCA), Lực lượng đặc nhiệm Tài chính (FATF), và Ủy ban Giám sát ngân hàng (BCBS) của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).

Tuy nhiên, đến nay, không có một định nghĩa chung về phổ cập tài chính. Tùy thuộc cách tiếp cận của từng quốc gia, tổ chức mà phổ cập tài chính được hiểu theo những cách khác nhau và bản thân khái niệm này cũng có những điều chỉnh, thay đổi qua từng thời kỳ.

Page 34: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

34 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

Năm 2008, WB bắt đầu đề cập đến thuật ngữ phổ cập tài chính trong Báo cáo nghiên cứu chính sách “Tài chính cho mọi người” (Finance for all) của mình, theo đó phổ cập tài chính còn được gọi là tiêp cận dịch vụ tài chính mơ rộng và được hiêu là việc loại bỏ rào cản phí và chi phí trong việc sử dụng dịch vụ tài chính. Đến năm 2014, trong báo cáo phát triển tài chính toàn cầu năm 2014, WB thay đổi khái niệm và cho rằng phổ cập tài chính là tỷ lệ cá nhân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài chính. Mới đây nhất, năm 2017, trên trang điện tử của mình, WB một lần nữa thay đổi khái niệm phổ cập tài chính với nội hàm rõ ràng hơn, theo đó, phổ cập tài chính là việc cá nhân và doanh nghiệp tiêp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính hưu ích như chuyên tiền, thanh toán, tiêt kiệm, tín dụng và bảo hiêm vơi chi phí hợp lý mà đáp ứng nhu cầu của họ và các sản phẩm dịch vụ này được cung cấp một cách co trách nhiệm và bền vưng.3

Theo IMF, phổ cập tài chính là việc hộ gia đình và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức nhằm nâng cao sinh kế, giảm đói nghèo và phát triển kinh tế ở trình độ cao.4

Trong khi đó, ADB cho rằng phổ cập tài chính được hiểu là cơ hội cho các nhóm người có thu nhập thấp tiếp cận và có khả năng chi trả cho các dịch vụ tài chính cơ bản. Hệ thống tài chính phổ cập rất quan trọng vì chúng góp phần giảm nghèo và thúc đẩy phát triển kinh tế rộng hơn.5

UNCDF xác định phổ cập tài chính là việc các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng một loạt các dịch vụ tài chính phù hợp và được cung ứng một cách có trách nhiệm trong một môi trường được quản lý tốt. Ngày càng có nhiều bằng chứng về việc mức độ ngày càng tăng của phổ cập tài chính thông qua mở rộng các dịch vụ tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm và thanh toán đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế bền vững.

Theo cách tiếp cận của G20, phổ cập tài chính là việc tăng cường tiêp cận dịch vụ tài chính cho người nghèo thông qua việc áp dụng các cách tiêp cận mơi an toàn và lành mạnh, là cơ sở để tăng cơ hội sinh kế cho người nghèo do nó giúp họ hoạt động kinh doanh, phát triển tài sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và quản lý rủi ro. Phổ cập tài chính không tồn tại đơn lẻ mà đòi hỏi cần phải kết hợp với các chính sách về ổn định tài chính và hội nhập tài chính.6

Tổ chức Đối tác toàn cầu về Phổ cập tài chính (GPFI)7 thì cho rằng phổ cập

Page 35: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 35

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

tài chính nghĩa là tất cả người trưởng thành trong độ tuổi lao động (người trên 15 tuổi) đều tiếp cận và sử dụng hiệu quả và chất lượng các dịch vụ tài chính được cung cấp bởi các tổ chức chính thức (bao gồm: tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm và đầu tư) ở mức chi phí hợp lý đối với người sử dụng và được cung cấp một cách bền vững. Theo tổ chức này, “tiếp cận hiệu quả” liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ một cách thuận tiện và có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng bị loại trừ hoặc không được phục vụ đầy đủ (underserved) các dịch vụ tài chính, ở mức chi phí hợp lý đối với người sử dụng và được cung cấp một cách bền vững. Biểu hiện của tiếp cận hiệu quả là việc sử dụng dịch vụ. Trên thực tế, việc một khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ cung ứng bởi nhà cung cấp dịch vụ chính thức không có nghĩa là người đó được phổ cập các dịch vụ tài chính. Điều này có thể thấy trong trường hợp các dịch vụ tài chính có thể được tiếp cận nhưngviệc sử dụng hạn chế hoặc không được sử dụng bởi các khách hàng bị loại trừ hoặc không được phục vụ đầy đủ các dịch vụ này.8 “Cung cấp co trách nhiệm” liên quan đến việc các nhà cung cấp tham gia vào thị trường một cách có trách nhiệm và giám sát bảo vệ người tiêu dùng tài chính hiệu quả. “Các tổ chức tài chính chính thức” là những nhà cung cấp dịch vụ mà được thừa nhận về mặt pháp lý, bao gồm các thực thể có các thuộc tính pháp lý thay đổi lớn, phụ thuộc vào mức độ và loại hình giám sát khác nhau. Việc tập trung vào nhóm người trưởng thành trong độ tuổi lao động không nhằm bỏ qua nhu cầu dịch vụ tài chính nổi bật của những người trẻ, người già, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.9

Theo Liên minh Phổ cập tài chính (AFI) thì định nghĩa về phổ cập tài chính rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, phổ cập tài chính là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn co vơi mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra nhưng dịch vụ tài chính được thiêt kê phù hợp vơi nhu cầu của người sử dụng.10

Ngoài ra, theo một điều tra về phổ cập tài chính của Ủy ban Irving Fisher về thống kê NHTW của BIS (IFC) tiến hành năm 2015, hầu như không có một khái

1 Giai đoạn đầu APEC mới chỉ chú trọng vào việc giảm loại trừ tài chính (financial exclusion), hướng tới các giải pháp phát triển tài chính vi mô, ngân hàng vi mô và doanh nghiệp vi mô, tuy nhiên từ 2010, tổ chức này đã mở rộng phạm vi của phổ cập tài chính ra khỏi giới hạn của tài chính vi mô.

Page 36: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

36 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

niệm chính thức nào về phổ cập tài chính được sử dụng rộng rãi và hài hòa giữa các quốc gia. Trong đó, hầu hết định nghĩa về phổ cập tài chính của NHTW các nước đều bao hàm yếu tố tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch vụ tài chính (chiếm 100% định nghĩa của các NHTW được điều tra), kế đến là yếu tố sự sẵn có và chất lượng của các dịch vụ tài chính (chiếm khoảng 90% định nghĩa của các NHTW được điều tra) (Hình 01).

Hình 01� Quan điểm về phổ cập tài chính của một số NHTW

Sự sẵn có/cung các dịch vụ tài chính

Sự tiếp cận các dịch vụ tài chính

Cầu dịch vụ tài chính

Việc sử dụng hiệu quả các dịch vụ tài chính

Chất lượng dịch vụ tài chính

Nhận thức về tài chính

Tài trợ cho DNNVV

Chất lượng CSHT (pháp lý, tài chính, viễn thông…)

Khác

Có Không

%

0 20 40 60 80 100

Nguồn: IFC/BIS, Measures of financial inclusion – a central bank perspective, tháng 6/2016

Như vậy, mặc dù có một số điểm khác nhau giữa các khái niệm, nhưng nhìn chung phổ cập tài chính bao gồm 4 yếu tố cơ bản, đó là: (i) Tiếp cận: thể hiện qua mức độ bao phủ của mạng lưới cung ứng dịch vụ, mức độ sẵn sàng của dịch vụ; (ii) Chất lượng: thể hiện qua việc các dịch vụ sản phẩm tài chính có các đặc tính đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, việc phát triển các sản phẩm phải tính đến nhu cầu của khách hàng, với chi phí hợp lý và được cung ứng một cách có trách nhiệm tới những người tiêu dùng và được bảo vệ bằng pháp luật; (iii) Sử dụng: thể hiện qua tính thường xuyên, tần suất và thời gian sử dụng dịch vụ tài chính; và (iv) Lợi ích: thông qua tiếp cận tài chính, có thể làm thay đổi, biến chuyển về đời sống của người sử dụng như gia tăng phúc lợi, cải thiện cuộc sống, tăng năng suất, cải thiện bình đẳng giới…(Hình 02).

2 Lê Phương Lan, Nguyễn Thị Hương Thanh (2017), Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện ở Việt Nam – Ý nghĩa và sự cần thiết, http://khoahocnganhang.org.vn, 12/10/2017

Page 37: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 37

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

Hình 02� Phổ cập tài chính (FI)

•Việc sử dụng thực tế các dịchvụ tài chính•Tính thường xuyên•Tần suất•Thời gian sử dụng

•Hiệu quả đối với đời sống kháchhàng•Lợi ích/tiêu dùng•NSLĐ của cá nhân/doanh nghiệp

•Các đặc tính của sản phẩm đápứng nhu cầu của khách hàng•Việc phát triển sản phẩm cótính đến nhu cầu của khách hàng

•Khả năng sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức tức là cácrào cản tối thiểu để mở tài khoản

•Khoảng cách địa lý•Giá cả hợp lý

1.Tiếpcận

(Access)

2.Chấtlượng

(Quality)

3.Sửdụng

(Usage)

4.Lợi ích(Welfare)

FI c

Nguồn: WB

Trên cơ sở đó, để đảm bảo tiếp cận vấn đề phổ cập tài chính một cách toàn diện, từ cả phía cung và phía cầu, và không loại trừ bất kỳ thành phần hay đối tượng nào trong xã hội đối với các dịch vụ tài chính, trong khuôn khổ nghiên cứu này, “phổ cập tài chính được hiêu là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiêp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức - bao gồm thanh toán, chuyên tiền, tiêt kiệm, tín dụng, bảo hiêm - một cách thuận tiện, phù hợp vơi nhu cầu và vơi chi phí hợp lý được cung cấp bơi các tổ chức tài chính chính thức theo một cách co trách nhiệm và bền vưng”. Khái niệm phổ cập tài chính như nêu trên:

- Đảm bảo đối tượng được hướng đến trong phổ cập tài chính là mọi người dân và doanh nghiệp, chứ không giới hạn ở những người trưởng thành trong độ tuổi lao động hay không bị hạn chế về loại hình doanh nghiệp;

3 Nguyễn Kim Anh, Hà Hải An, Phạm Thùy Dương (2017), Tài chính toàn diện và phát triển bền vững – Mục tiêu, định hướng thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, Số chuyên đề đặc biệt năm 2017 về “Tài chính toàn diện với công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững”4 IMF (2015), Financial inclusion – Can it meet multiple macroeconomic goals? 09/20155 ADB (2016), Improving financial inclusion in Asia and the Pacific – Constraints, applicability, and lesson from digital financial services, Sustainable Development Working Paper Series, No.46, 09/20166 G20 (2010), G20 Principles for Innovative Financial Inclusion

Page 38: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

38 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

- Đảm bảo các đối tượng trên không chỉ tiếp cận được mà còn sử dụng được các dịch vụ tài chính chính thức được cung cấp bởi các tổ chức chính thức, tức là các tổ chức được cấp phép và quản lý;

- Đảm bảo tiếp cận từ cả phía cung và phía cầu: các dịch vụ được cung ứng phải phù hợp với nhu cầu và túi tiền (chi phí hợp lý) của người dân và doanh nghiệp và được cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững bởi các tổ chức tài chính chính thức, trong đó người tiêu dùng được bảo vệ quyền lợi.

Như vậy, phổ cập tài chính không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Phổ cập tài chính cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với tiếp cận tài chính (financial access). Trên thực tế, một số người dân và doanh nghiệp có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính nhưng họ có thể không lựa chọn hay không muốn sử dụng các dịch vụ này do: (i) chi phí dịch vụ quá cao so với khả năng chi trả của họ; và/hoặc (ii) các dịch vụ không sẵn có (bởi các rào cản về pháp lý, thị trường…), không thuận tiện, không phù hợp về văn hóa, v.v…, trong trường hợp này mục tiêu của phổ cập tài chính chưa đạt được.11

Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh rằng, phổ cập tài chính không có nghĩa là tài trợ cho tất cả mọi người ở mọi mức chi phí. Phổ cập tài chính được đo lường dựa trên 03 khía cạnh đó là: (i) mức độ bao phủ của các tổ chức tín dụng, (ii) mức độ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính; và (iii) chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính.

1.1.2. Vai trò của phổ cập tài chính

Một nghiên cứu của WB năm 2014 đã chỉ ra một nửa số người trưởng thành trên thế giới, ước tính là 2,5 ty người, không có tài khoản tại một tổ chức tài chính chính thức. Trong số những người có tài khoản, chỉ có 9% đi vay được ở ngân hàng và 22% có tiền tiết kiệm gửi ở ngân hàng. Những trở ngại chủ yếu dẫn đến tình trạng này là chi phí giao dịch, khoảng cách địa lý và những thủ tục giấy tờ

7 GPFI là một nền tảng về phổ cập tài chính cho các nước G20 và các nước khác, được thành lập bởi các nước G20 tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2010.8 GPFI (2017), 2017 Financial inclusion action plan9 GPFI (2016, White Paper Global Standard-Setting Bodies and Financial Inclusion The Evolving Landscape

Page 39: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 39

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

phức tạp. Bên cạnh đó còn có những lý do khác bao gồm cả nhận thức của người dân trong việc sử dụng các tiện ích của các dịch vụ tài chính hoặc nhiều người không muốn tiết lộ thông tin cá nhân. Nhóm người không tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng là những người nghèo, người trẻ tuổi, thất nghiệp, những người bị loại khỏi thị trường lao động, những người thiếu giáo dục hoặc những người sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.12

Phổ cập tài chính được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững của một quốc gia bởi nó góp phần tạo cơ hội sinh kế, xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng trong thu nhập, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển toàn diện và bền vững. Do vậy, phổ cập tài chính đã trở thành tầm nhìn chung của toàn thế giới trong sứ mệnh xóa đói, giảm nghèo, hướng tới một xã hội ổn định, công bằng và thịnh vượng, nơi mọi người đều được thụ hưởng những thành quả do phát triển kinh tế đem lại.

Nhiều nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và các quốc gia (đặc biệt là các nước mới nổi hoặc đang phát triển) đã chứng minh rằng phổ cập tài chính mang lại những lợi ích không nhỏ về mặt kinh tế – xã hội nói chung và đối với mỗi thành viên trong xã hội nói riêng. Vai trò của phổ cập tài chính đối với sự phát triển kinh tế xã hội được thể hiện qua một số mặt cụ thể là:

Thứ nhất, phổ cập tài chính góp phần đảm bảo an sinh xã hội thông qua việc giúp cho những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội có điều kiện bảo vệ mình trước những cú sốc hay rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai và tạo cơ hội sinh kế cho họ cũng như giúp họ tiếp cận dễ dàng hơn đến các dịch vụ khác như bảo hiểm, y tế,... Không chỉ vậy, phổ cập tài chính giúp còn Chính phủ giảm bớt chi phí an sinh xã hội, nâng cao tính minh bạch và chống thất thoát cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả, phân phối những khoản trợ cấp và phúc lợi của Chính phủ qua tài khoản ngân hàng.

Thứ hai, phổ cập tài chính cung cấp một nền tảng thúc đẩy giáo dục tài chính, tạo thói quen tiết kiệm, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp, luôn

10 Viện Chiến lược ngân hang (2017), Sơ lược về tài chính toàn diện

Page 40: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

40 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

sống dưới áp lực tài chính, thiếu kỹ năng quản lý dòng tiền, dễ bị tổn thương tài chính.

Thứ ba, phổ cập tài chính góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển lành mạnh, hạn chế và giảm thiểu rủi ro từ các hoạt động tài chính phi chính thức. Điều này được hiểu là phổ cập tài chính tạo điều kiện phát triển tín dụng lành mạnh tới những nhóm đối tượng trước đó bị phụ thuộc vào những nguồn tiền vay khác như từ gia đình, bạn bè hay tín dụng đen; tạo ra các kênh thanh toán, chuyển tiền mới tới những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng và phải sử dụng các loại hình chuyển tiền phi chính thức tốn kém và rủi ro khác.

Thứ tư, phổ cập tài chính tạo ra những tác động tích cực thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ, phổ cập tài chính giúp cho những cá nhân và doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nông dân, người nghèo, những người ở vùng sâu vùng xa… - những đối tượng mà khó tiếp cận hoặc dễ bị loại trừ khỏi các dịch vụ tài chính chính thức – nâng cao hiểu biết về các sản phẩm và dịch vụ tài chính, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính có chất lượng một cách thuận tiện, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư của họ. Nhờ đó, phổ cập tài chính tạo niềm tin và giúp mở ra nhiều cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, cải thiện năng suất lao động cho các doanh nghiệp nhỏ/siêu nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, đặc biệt tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, qua đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Không chỉ vậy, phổ cập tài chính còn được coi là động lực cho tăng trưởng. Phổ cập tài chính sẽ tạo môi trường định hướng tốt hơn cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường, phát huy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng13. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ phát triển tài chính và tăng cường tiếp cận, cả về mức độ tham gia thị trường lẫn giải quyết các rào cản về tăng trưởng của doanh nghiệp. Vì vậy, phổ cập tài chính sẽ giúp hình thành doanh nghiệp và tạo ra cạnh tranh trong hệ thống. Bên cạnh các lợi ích trực tiếp của việc tiếp cận tài chính, các doanh nghiệp nhỏ và hộ nghèo cũng có thể hưởng lợi từ hiệu ứng của phát triển tài chính. Thực vậy, người nghèo có thể hưởng lợi từ công ăn việc làm và tiền công cao hơn do hệ thống tài chính phát triển tốt hơn sẽ tăng cường hiệu quả tổng thể và thúc đẩy tăng trưởng và việc làm. Tương tự như vậy, doanh nghiệp nhỏ có cơ hội mở rộng kinh doanh khi tài chính phát triển.14

Page 41: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 41

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

Bên cạnh đó, phổ cập tài chính không chỉ mang lại lợi ích cho bên cầu mà còn cho cả bên cung ứng dịch vụ tài chính. Phổ cập tài chính đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng phục vụ tới tất cả nhóm người trong xã hội, tạo cơ hội cho các tổ chức tài chính phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng, tăng khả năng lợi nhuận.

Chính bởi vậy, phổ cập tài chính hiện đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và các cơ quan phát triển trên toàn cầu.

1.2.3. Các mục tiêu của chính sách phổ cập tài chính

Như trên đã đề cập, phạm vi của phổ cập tài chính rất rộng và khái niệm phổ cập tài chính theo mỗi quốc gia, mỗi tổ chức cũng không hoàn toàn giống nhau. Do vậy, tùy từng điều kiện hoàn cảnh cũng như nhận thức về phổ cập tài chính, mỗi nước cũng đưa ra các mục tiêu khác nhau cho chính sách hay chiến lược phổ cập tài chính của mình. Chẳng hạn:

Trung Quốc đưa ra mục tiêu tổng thể của phổ cập tài chính đến 2020 là: (i) xây dựng được một hệ thống hỗ trợ và dịch vụ tài chính để đáp ứng nhu cầu xây dựng một xã hội thịnh vượng; (ii) cải thiện một cách hiệu quả sự sẵn có của các dịch vụ tài chính; (iii) giúp người dân hiểu biết tốt hơn về các lợi ích của dịch vụ tài chính; (iv) cải thiện hơn nữa sự hài lòng của người sử dụng các dịch vụ tài chính; (v) đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng đối với các dịch vụ tài chính, đặc biệt là làm cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, nông dân, các nhóm thu nhập thấp ở thành thị, các nhóm người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi và các nhóm cá biệt khác có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính với mức giá hợp lý theo một cách thuận tiện và an toàn, không chậm trễ, sao cho mức độ phát triển của phổ cập tài chính Trung Quốc sẽ trên mức bình quân thế giới. Theo đó:

- Cải thiện độ phủ của các dịch vụ tài chính: Về cơ bản, làm cho các tổ chức tài chính có mặt ở tất cả các thị trấn, các dịch vụ sẵn có ở tất cả mọi nơi trên lãnh thổ Trung Quốc, và làm cho các đại lý của các ngân hàng và các dịch vụ bảo hiểm sẵn có ở cấp thị trấn, củng cố mạng lưới dịch vụ ở

11 WB (2014), Global Financial Development Report 2014

Page 42: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

42 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

cấp độ làng xã để hỗ trợ nông dân rút tiền, cải thiện hiệu quả sử dụng, và đảm bảo một mức độ bao phủ rộng hơn các dịch vụ tài chính cơ bản ở các đơn vị hành chính cấp làng, mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu các dịch vụ tài chính ở các cộng đồng vùng đô thị, và cải thiện đáng kể mức độ thuận tiện của các dịch vụ tài chính đối với các doanh nghiệp và dân cư đô thị;

- Cải thiện tính sẵn co của các dịch vụ tài chính: Cải thiện mạnh mẽ các dịch vụ tài chính đối với nhóm người có thu nhập thấp vùng đô thị, những người bị bần cùng hóa, nhóm người yếu thế ở nông thôn, nông dân, những người không được đào tạo đại học, những người tốt nghiệp từ các trường đào tạo nghề, công nhân mất khả năng lao động và những người bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh khác, và cải thiện các dịch vụ tài chính phi rào cản cho các nhóm đối tượng đặc biệt. Cung cấp các hỗ trợ tài chính mạnh mẽ hơn cho các loại hình kinh doanh mới, các mô hình mới, các thực thể mới. Tăng độ phủ các khoản cho vay cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và các hộ gia đình nông dân. Tăng độ phủ của bảo hiểm tín dụng và bảo hiểm bảo lãnh khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và nỗ lực tăng ty lệ tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân lên trên 95%;

- Cải thiện mức độ hài lòng về các dịch vụ tài chính: Tăng cường sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính khác nhau. Cải thiện hơn nữa ty lệ sẵn có của các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và nông dân cũng như mức độ hài lòng của họ về các khoản vay này. Cải thiện ty lệ sử dụng tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và các hộ gia đình nông dân. Giảm hẳn ty lệ phàn nàn về các dịch vụ tài chính.15

Trong khi đó, Kế hoạch tổng thể về Khu vực tài chính 2011-2020 của Malaysia đã đưa ra một Khuôn khổ Phổ cập tài chính với tầm nhìn là một hệ thống tài chính phổ cập phục vụ tốt nhất cho tất cả các thành viên trong xã hội, bao gồm cả những người chưa được phục vụ, để có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính thiết yếu có chất lượng và giá cả phải chăng, thỏa mãn nhu cầu của họ nhằm hướng tới sự thịnh vượng chung. Theo đó, Malaysia đặt ra mục tiêu cần đạt được cho Khuôn khổ Phổ cập tài chính của mình là: (i) khả năng tiếp

12 Viện Chiến lược ngân hàng (2017), Sơ lược về tài chính toàn diện

Page 43: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 43

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

cận thuận tiện (high accessability); (ii) mức độ sử dụng cao (high take-up); (iii) sử dụng có trách nhiệm (responsible usage); và (iv) mức độ hài lòng cao (high satisfaction). Trên cơ sở đó, nước này đưa ra các chiến lược khung gồm: (i) các kênh phân phối sáng tạo; (ii) các sản phẩm và dịch vụ đổi mới; (iii) cơ sở hạ tầng và các tổ chức tài chính hiệu quả; và (iv) đối tượng chưa được phục vụ được cung cấp đầy đủ thông tin và có trách nhiệm.

Chiến lược Phổ cập tài chính của Indonesia ban hành năm 2016 lại có tầm nhìn hướng đến nâng cao sự tiếp cận của công chúng đối với các dịch vụ tài chính chính thức thông qua việc nâng cao hiểu biết về hệ thống, sản phẩm và dịch vụ tài chính, sự sẵn có các dịch vụ tài chính chính thức có chất lượng, kịp thời, suôn sẻ và an toàn với chi phí phải chăng phù hợp với nhu cầu và khả năng nhằm cải thiện sự thịnh vượng của công chúng. Nhằm cụ thể hóa tầm nhìn này, nhiệm vụ đặt ra cho Chiến lược là: (i) cải thiện cơ hội và khả năng tiếp cận và hưởng lợi từ các dịch vụ tài chính; (ii) cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng yêu cầu của công chúng; (iii) nâng cao kiến thức của công chúng và sự an toàn trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính; (iv) tăng cường sự hiệp lực giữa các bên liên quan; (v) khuyến khích phát triển phổ cập tài chính để hỗ trợ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững ở Indonesia. Trên cơ sở đó, Indonesia đưa ra mục tiêu chính của phổ cập tài chính tại nước này, đó là cung cấp các dịch vụ tài chính của các tổ chức tài chính chính thức cho 75% dân số trưởng thành vào cuối năm 2019. Điều này phù hợp với Chương trình Nghị sự Phát triển Quốc gia nằm trong Kế hoạch Phát triển Trung hạn Quốc gia 2015-2019 của Indonesia.17

Trong khi đó, Chiến lược phổ cập tài chính của Tanzania lại xác định các lĩnh vực ưu tiên cụ thể để đạt được mục tiêu về phổ cập tài chính đó là:

(i) Tăng độ phủ của các dịch vụ tài chính: khuyến khích và triển khai các kênh tiếp cận mới, như kênh đại lý ngân hàng, các dịch vụ tài chính dựa trên công nghệ di động, điểm bán hàng, thiết bị giao dịch tự động ATM… cùng khung pháp lý cho phép tạo môi trường kinh doanh thuận lợi;

(ii) Thúc đẩy việc hình thành các cổng giao dịch điện tử: Bao gồm cải thiện và phát triển các cổng thông tin và cổng thanh toán điện tử công nghệ viễn thông mà có thể tạo điều kiện giảm chi phí tiếp cận dịch vụ tài chính;

Page 44: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

44 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

(iii) Thúc đẩy việc hình thành hệ thống thông tin khách hàng: Triển khai, quản lý và thúc đẩy việc sử dụng trung tâm thông tin tín dụng, nhận biết khách hàng KYC, cải thiện hệ thống định danh cá nhân được kết nối với hệ thống tài chính và hệ thống thông tin tín dụng;

(iv) Bảo đảm rằng khách hàng phải được thông tin đầy đủ và được bảo vệ: thiết lập cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính và chiến lược giáo dục tài chính.

Paraguay đưa ra bốn mục tiêu cấp cao cho kế hoạch hành động về phổ cập tài chính, đó là:

(i) Giảm tính dễ bị tổn thương về tài chính của các gia đình ơ tầng đáy của tháp thu nhập. Điều này xuất phát từ thực tế thế giới ngày càng nhận thức và ý thức được các tác động của tính dễ bị tổn thương về tài chính đến phúc lợi của các hộ gia đình và trẻ em. Một điều tra của Paraguay về Phổ cập tài chính năm 2013 đã chỉ ra khoảng 20% người trưởng thành thường hết tiền mua thực phẩm và nhu yếu phẩm. Paraguay xác định các gia đình mà có một khoản tiết kiệm (cho dù họ nghèo đến đâu), có bảo hiểm vi mô và/hoặc có tiếp cận tín dụng hay có các khoản chuyển tiền nhanh thì sẽ được bảo vệ tốt hơn trước các cú sốc kinh tế;

(ii) Mơ rộng phạm vi bao phủ của các dịch vụ tài chính đên các khu vưc thị trường cạnh tranh và an toàn. Khu vực ngân hàng ở các nước Mỹ Latinh thường có ty lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu cao so với thế giới và Paraguay là một nước mà hệ thống ngân hàng có khả năng sinh lợi cao nhất trong số đó. Mức lợi nhuận cao và sự ổn định về lợi nhuận của hệ thống ngân hàng mang lại nhiều cơ hội hơn cho việc phục vụ các tầng lớp dân cư có mức độ tiếp cận ngân hàng thấp. Do đó, Paraguay xác định các kế hoạch hành động để biến nước này thành thị trường hấp dẫn cho các mô hình kinh doanh nhằm tăng cường các hoạt động mở rộng phạm vi bao phủ theo một cách bền vững, được quản lý tốt và có lợi

13 Stijn Claessens (2005), “Access to Financial Services: A review of the Issues and Public Policy Objectives”, World Bank Policy Research Working Paper 3589.14 Nguyễn Kim Anh, Hà Hải An, Phạm Thùy Dương (2017), Tài chính toàn diện và phát triển bền vững – Mục tiêu, định hướng thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, Số chuyên đề đặc biệt năm 2017 về “Tài chính toàn diện với công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững”

Page 45: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 45

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

nhuận;

(iii) Hỗ trợ tăng trương và phát triên kinh tê thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tiêp cận các sản phẩm tài chính (tiêp cận tín dụng). Kết quả cuộc Điều tra kinh tế tổng thể quốc gia 2011 của Paraguay cho thấy chỉ khoảng 35% các doanh nghiệp tiếp cận được khoản tài trợ và vay vốn cho hoạt động kinh doanh của mình và một nửa trong số đó không tiếp cận được các dịch vụ cho vay mà họ cần. Trong số đó, thậm chí có đến 1/5 số người chưa từng nộp hồ sơ vay vốn vì lường trước sẽ bị từ chối. Ngay cả các doanh nghiệp vừa và lớn thì cứ 6 doanh nghiệp lại có một doanh nghiệp không tìm kiếm tín dụng vì cho rằng sẽ bị từ chối. Hơn nữa, 12% doanh nghiệp lớn và hơn 50% doanh nghiệp nhỏ không có tài khoản ngân hàng. Do vậy, việc đảm bảo cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các doanh nghiệp lớn đáng tin cậy có thể tiếp cận đầy đủ các dịch vụ tài chính sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp này tăng trưởng, từ đó các doanh nghiệp này sẽ trở thành động cơ tài trợ cho người lao động trong việc giảm nghèo;

(iv) Thúc đẩy phổ cập tài chính đồng thời giư cân bằng giưa phổ cập tài chính vơi ổn định khu vưc tài chính, hội nhập và giáo dục tài chính/bảo vệ người tiêu dùng. Chính phủ xác định các kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu trên bao gồm cải thiện phạm vi các tổ chức được phục vụ bởi bảo hiểm tiền gửi, các cơ quan thông tin tín dụng, các công cụ người cho vay cuối cùng, mở rộng việc sử dụng các dịch vụ tiết kiệm và bảo hiểm chính thức. Cuối cùng, Paraguay xác định một khu vực tài chính ổn định sẽ hỗ trợ tốt nhất cho người dân nước này trong tương lai.18

Như vậy, mặc dù mục tiêu cụ thể về phổ cập tài chính của các nước không giống nhau, tuy nhiên, có thể khái quát hóa mục tiêu tổng quát mà một chiến lược hay chính sách phổ cập tài chính thường hướng đến đó là:

Thứ nhất, tăng độ bao phủ của các dịch vụ tài chính đên tất cả các vùng miền của đất nươc, đên mọi người dân và doanh nghiệp trong xa hội. Điều này đồng nghĩa với việc tăng khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính thông qua: (i) phát triển cơ sở hạ tầng tài chính, mạng lưới cung cấp, kênh phân phối dịch vụ tài chính sâu rộng, hiệu quả nhằm đảm bảo sự thuận tiện và độ phủ về địa lý của các dịch vụ tài chính để người dân và doanh nghiệp có

Page 46: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

46 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

thể dễ dàng tiếp cận; (ii) đa dạng hóa, đảm bảo sự sẵn có, tính toàn diện của các sản phẩm, dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của mọi người dân, doanh nghiệp cả về giá thành, sự tiện lợi, phù hợp về thời gian, văn hóa, quy định pháp lý để người dân và doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ; và (iii) đa dạng hóa đối tượng khách hàng, tập trung chủ yếu vào người nghèo, cận nghèo, người có thu nhập thấp, người không có khả năng tiếp cận được các tổ chức tài chính chính thức. Độ phủ của dịch vụ tài chính ở đây hàm ý cả về không gian địa lý và đối tượng sử dụng.

Thứ hai, tăng mức độ hài lòng hay thỏa man của khách hàng đối vơi các dịch vụ tài chính. Sự thỏa mãn của khách hàng chính là yếu tố quyết định sự bền vững và hiệu quả của phổ cập tài chính. Sự thỏa mãn của khách hàng không chỉ nằm ở việc tăng độ phủ hay khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính thông qua đa dạng hóa sản phẩm, thuận tiện về điều kiện địa lý/cơ sở hạ tầng như nêu trên mà còn ở chất lượng, tính trách nhiệm và bền vững của sản phẩm, dịch vụ tài chính cung ứng.

Thứ ba, nâng cao hiêu biêt về tài chính cho cộng đồng và bảo vệ người tiêu dùng. Hầu hết các cuộc điều tra về tài chính ngân hàng tiến hành trên toàn thế giới cho thấy một phần lớn dân số không có đủ kiến thức, thậm chí là kiến thức cơ bản, để hiểu về sản phẩm tài chính cũng như các rủi ro liên quan, không biết lập kế hoạch ngân sách cho tương lai và không thực hiện hiệu quả quyết định quản lý tài chính của mình. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cho thấy điều này có tác động tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính và cả nền kinh tế cũng như đến từng cá nhân hoặc hộ gia đình, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Thiếu kiến thức và hiểu biết về các loại sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện có cũng như các yêu cầu cần thiết để sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đó đã khiến người dân thiếu sự tự tin, ngại tiếp cận và thái độ không tin tưởng đối với các sản phẩm/dịch vụ trên thị trường tài chính chính thức. Điều này tạo rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trên thị trường chính thức, gia tăng số lượng người không tiếp cận sản phẩm ngân hàng, thúc đẩy sự xuất hiện của các sản phẩm/dịch vụ tài chính phi chính thức (thị trường tài chính chợ đen), cản trở sự cải thiện tài chính trong mỗi quốc

15 Chiến lược phổ cập tài chính Quốc gia Trung Quốc 2016-2020

Page 47: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 47

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

gia. Vì vậy, đòi hỏi các quốc gia phải có cách thức tăng cường hiểu biết về tài chính cho cộng đồng để họ có thể tiếp cận và sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả các dịch vụ tài chính, quản lý tốt hơn tình hình tài chính. Mục tiêu này có thể thực hiện thông qua các chương trình giáo dục tài chính, tăng cường đào tạo kỹ năng và năng lực tài chính cho người dân từ đó hình thành những người tiêu dùng tài chính có khả năng đánh giá, lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính mà các tổ chức tài chính chính thức cung cấp một cách thông thái, có trách nhiệm, phù hợp với nhu cầu thực tế cá nhân của mình và hạn chế được các rủi ro. Đồng thời, nhà nước cũng cần có khuôn khổ pháp lý để bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Xuất phát từ các mục tiêu trên, chiến lược/chính sách phổ cập tài chính thường dựa trên ba trụ cột đó là:

• Trụ cột 1: Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính và các kênh cung ứng

- Phát triên các sản phẩm, dịch vụ tài chính phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của nhiều đối tượng, đặc biệt là những đối tượng dễ bị loại trừ tài chính như người nghèo, người cận nghèo, người có thu nhập thấp, nông dân, người dân vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp siêu nhỏ - doanh nghiệp nhỏ và vừa…

- Phát triên các kênh cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức đa dạng từ truyền thống đên hiện đại. Mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ tài chính của các định chế tài chính, thông qua việc phát triển mạng lưới ngân hàng không chi nhánh, phát triển hình thức ngân hàng đại lý để tăng cường các điểm tiếp cận dịch vụ ở nơi ngân hàng không có chi nhánh. Phát triển mạnh các kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại, chi phí thấp, dễ tiếp cận. Phát triển hệ thống định chế tài chính bền vững, có trách nhiệm với cộng đồng, trong đó phát huy vai trò của các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã cùng hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân, các TCTCVM, tổ chức tín dụng phi ngân hàng... với các phân khúc thị trường và đối tượng phục vụ phù hợp. Cho phép mở rộng sự tham gia của các tổ chức phi ngân

16 WB (2017), Financial inclusion in Malaysia – distilling lessons for other countries, tháng 5/201717 Chiến lược phổ cập tài chính Quốc gia Indonesia 2016

Page 48: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

48 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

hàng, các tổ chức Fintech, các định chế tài chính phát triển vào các kênh cung ứng dịch vụ tài chính chính thức để mở rộng mạng lưới tiếp cận tài chính.19

- Phát triên cơ sơ hạ tầng tài chính hiệu quả với trọng tâm là một hệ thống thanh toán quốc gia hiện đại và hữu hiệu (bao gồm hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bán lẻ, đặc biệt là các giao dịch chuyển khoản điện tử, các hệ thống chuyển mạch thẻ, cơ sở hạ tầng xác thực nhân thân (hệ thống định danh), hệ thống thông tin tín dụng và chia sẻ thông tin khác, hạ tầng truyền thông...);

- Thúc đẩy vai trò của Fintech trong đổi mới, sáng tạo và hiện đại hóa trong lĩnh vực tài chính cả về sản phẩm dịch vụ và kênh phân phối, phát triển mạnh các kênh giao dịch điện tử, các sản phẩm dịch vụ tài chính dựa trên ứng dụng công nghệ số.

• Trụ cột 2: Tăng cường năng lực của các định chế tài chính

- Phát triển hệ thống định chế tài chính bền vững, có trách nhiệm với cộng đồng, trong đó phát huy vai trò của các TCTCVM và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

- Tăng cường năng lực của các định chế tài chính trong việc phát triển các kênh phân phối mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như ngân hàng điện tử, ngân hàng di động, ngân hàng đại lý…

• Trụ cột 3: Tăng cường hiểu biết tài chính cho cộng đồng và bảo vệ người tiêu dùng tài chính

- Xây dựng và triển khai chiến lược giáo dục tài chính ở phạm vi quốc gia để nâng cao kiến thức tài chính trong người dân;

- Phát triển khuôn khổ pháp lý liên quan đến chính sách bảo vệ người tiêu dùng tài chính để từ đó, nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng tài chính thông qua công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng, ngăn ngừa và xử lý các cuộc tranh chấp và kiện tụng liên quan đến dịch vụ/sản phẩm tài chính theo cách thức tiến gần với thông lệ và chuẩn mực quốc tế;

- Thành lập những cơ quan riêng về bảo vệ người tiêu dùng tài chính.20

Page 49: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 49

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

1.2.4. Vai trò của hoạt động TCVM phục vụ phổ cập tài chính

Từ lâu, TCVM đã được biết đến là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống tài chính quốc gia và là một công cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu. Thông qua hoạt động TCVM, nhóm thu nhập thấp, nhóm người yếu thế và dễ bị tổn thương trong xã hội đã tiếp cận được với các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Hoạt động và mục tiêu của TCVM rất gần với mục tiêu của phổ cập tài chính. Chính vì vậy, hiện nay TCVM đã trở thành một nội dung quan trọng để đạt được mục tiêu phổ cập tài chính của các nước. Để hiểu vai trò của hoạt động TCVM đối với thúc đẩy phổ cập tài chính, trước hết cần hiểu rõ khái niệm và các vấn đề liên quan đến hoạt động TCVM.

1.2.4.1. Khái niệm về TCVM

Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP21, 2000) “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ tiêt kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyên tiền, bảo hiêm vi mô và các dịch vụ phi tài chính khác cho nhom người co thu nhập thấp bơi một cơ chê thích hợp, giúp co thê tiên hành sản xuất, phát triên nghề nghiệp, tăng thêm thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống”.

UNCDF (2002) đưa ra một định nghĩa chung hơn: TCVM là việc cung cấp dịch vụ tài chính cho những người bị từ chối cấp tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức.

Còn theo quan điểm của ADB: “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyên tiền và bảo hiêm cho người nghèo, hộ gia đình co thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ của họ”.

Joanna Ledgerwood (2006) cho rằng TCVM được coi là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho người dân thu nhập thấp và nhóm yếu thế. Cùng với trung gian tài chính, một số TCTCVM cung cấp cả dịch vụ trung gian xã hội như hình thành tổ nhóm, đào tạo kiến thức, hỗ trợ khả năng quản lý... do đó khái niệm TCVM bao gồm cả 2 yếu tố: là trung gian tài chính và trung gian xã hội. TCVM không đơn giản chỉ là công cụ ngân hàng, mà nó là một công cụ phát triển.

Như vậy, một cách chung nhất, có thể hiểu TCVM là hoạt động cung cấp các

Page 50: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

50 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

dịch vụ tài chính cơ bản như thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm và các dịch vụ phi tài chính khác như giáo dục, sức khỏe, giới tính, trợ giúp kĩ thuật, kĩ năng sản xuất nông nghiệp... cho các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp, nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, các doanh nghiệp siêu nhỏ... mà không có khả năng tiếp cận đến với các dịch vụ tài chính chính thức.

1.2.4.2. Khái niệm về các tổ chức tham gia vào hoạt động TCVM

Theo ADB (2000), TCTCVM là một dạng doanh nghiệp xã hội với mục tiêu cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

Ở Việt Nam, TCTCVM lần đầu tiên được thừa nhận chính thức theo Luật Các Tổ chức Tín dụng 2010 như sau: “TCTCVM là loại hình tổ chức tín dụng chủ yêu thưc hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình co thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”.

Khái niệm về các TCTCVM có những điểm riêng biệt giữa các tổ chức cũng như quốc gia, tuy nhiên đều có một đặc điểm chung là cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng nghèo hơn và dễ bị tổn thương hơn so với khách hàng truyền thống của ngân hàng.

1.2.4.3. Phân loại các tổ chức tham gia hoạt động TCVM

Hoạt động cung cấp dịch vụ TCVM có sự tham gia của nhiều đơn vị cung ứng như các ngân hàng thương mại (NHTM), ngân hàng phát triển, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, các TCTCVM, các tổ chức phi chính phủ... Tuy vậy, số lượng NHTM tham gia vào thị trường TCVM thường không nhiều do yêu cầu về quy mô và chi phí. Tại một số quốc gia đang phát triển, một số NHTM liên kết với các TCTCVM khác cung cấp một số dịch vụ cho khu vực nông thôn hoặc cung cấp dịch vụ cho chính TCTCVM như đảm nhận một phần trong nghiệp vụ tín dụng, chuyển tiền, gửi tiền, tư vấn và quản lý hộ. Các ngân hàng này được gọi là ngân hàng liên kết.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM được chia làm ba khu vực/nhóm: khu vực

18 Chiến lược phổ cập tài chính Quốc gia Paraguay 2014-2018

Page 51: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 51

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi chính thức. Cở sở để phân chia các TCTCVM theo khu vực/nhóm chính là dựa trên sự điều chỉnh của khuôn khổ pháp lý đối với TCTCVM (Bảng 1).

Bảng 01� Các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM

Khu vực chính thức Khu vực bán chính thức

Khu vực phi chính thức

- Ngân hàng thương mại- Ngân hàng phục vụ nông thôn- Ngân hàng theo mô hình hợp tác xã- Tổ chức phi ngân hàng- Các công ty tài chính- Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng, quỹ hưu trí- Các công ty bảo hiểm- Các thị trường (cổ phiếu, trái phiếu)- Các TCTCVM chính thức đăng kí theo luật TCTD

- Nhóm tín dụng và tiết kiệm- Các hiệp hội tín dụng- Các ngân hàng nhân dân không đăng kí chính thức là TCTD- Ngân hàng hợp tác xã- Các quỹ tiết kiệm tạo việc làm- Các ngân hàng làng xã không đăng kí chính thức là TCTD- Các dự án phát triển, các tổ chức phi chính phủ cung cấp dịch vụ TCVM- Các nhóm tương hỗ

- Các hiệp hội tiết kiệm- Các hiệp hội tín dụng và tiết kiệm quay vòng và biến thể của nó- Các công ty tài chính, đầu tư phi chính thức- Những người cho vay cá nhân thương mại: ví dụ người cho vay nặng lãi và phi thương mại (họ hàng, bạn bè, hàng xóm…)- Các thương gia và chủ hiệu

Nguồn: Legerwood (2013)

1.2.4.4. Phân biệt TCTCVM và các tổ chức tài chính khác

TCTCVM co sư cân bằng giưa trách nhiệm xa hội và khả năng sinh lợi, bền vưng tài chính. Có thể hiểu TCTCVM là doanh nghiệp có định hướng xã hội, với khả năng tạo ra và sử dụng lợi nhuận từ hoạt động cho mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo nguồn vốn vay với chi phí thấp nhất cho khách hàng. Các hoạt động cung cấp dịch vụ TCVM hướng tới các hộ gia đình nghèo, những đối tượng có thu nhập thấp, không thể tiếp cận được dịch vụ tài chính của các tổ chức tín dụng (TCTD) thương mại. Với đặc điểm hoạt động của mình, sự cân

Page 52: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

52 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

bằng giữa trách nhiệm xã hội (social responsibility) và khả năng sinh lợi là một đặc điểm để phân biệt các TCTCVM với các tổ chức hoạt động tài chính khác. Đối với các TCTCVM, sự cân bằng giữa trách nhiệm xã hội và khả năng sinh lợi luôn được các tổ chức này quan tâm. Các TCTCVM nhận ra rằng không thể duy trì được trách nhiệm xã hội một cách bền vững nếu không có một khả năng tài chính bền vững. Tuy nhiên các TCTCVM cũng hiểu rằng nếu duy trì khả năng sinh lợi cao thì họ sẽ không đảm bảo được trách nhiệm xã hội của mình và lúc đó sứ mệnh hoạt động của họ sẽ không có ý nghĩa. Trên thực tế, nhiều TCTCVM tại khu vực Mỹ La-tinh, để đảm bảo sự bền vững tài chính, khả năng sinh lợi và trách nhiệm xã hội, đã liên kết với các định chế tài chính khác để phối hợp bán chéo các sản phẩm khác như chuyển tiền, nhận tiền trợ cấp và bảo hiểm.

Lai suất của các TCTCVM thường cao hơn các tổ chức tài chính khác. Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa TCTCVM và các TCTD khác là lãi suất cho vay. Các TCTCVM thường áp dụng lãi suất cao hơn lãi suất cho vay kinh doanh của các NHTM, trong khoảng từ 20-40% tùy theo quốc gia và khu vực (Morduch, 2008). Cho tới nay, lãi suất áp dụng ở các TCTCVM luôn là vấn đề tranh luận bởi ty lệ lãi suất hiệu quả (effective interest rate) ở những tổ chức này luôn cao hơn các TCTD khác. Vẫn còn một số quan điểm cho rằng lãi suất cho vay TCVM phải thấp hơn lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng khác vì đối tượng cho vay là người nghèo. Tuy nhiên trên thực tế, TCVM đến được với người nghèo bởi sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng và các dịch vụ phi tài chính kèm theo chứ không phải sự hấp dẫn về lãi suất. Với người nghèo thì lãi suất không phải là vấn đề quan trọng nhất mà cách thức phân phối, thủ tục đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện, không làm lỡ cơ hội đầu tư mới là hàng đầu. Lãi suất cao sẽ làm tăng trách nhiệm trả nợ của người vay, buộc họ phải tính toán làm ăn, cân đối thu nhập và tiêu dùng.

Các TCTCVM cung cấp các dịch vụ phi tài chính kèm theo các dịch vụ tài chính. Cùng với việc cung cấp các sản phẩm tài chính (tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm), các TCTCVM cung cấp các dịch vụ phi tài chính (giáo dục, sức khỏe, giới

19 Nguyễn Kim Anh, Hà Hải An, Phạm Thùy Dương (2017), Tài chính toàn diện và phát triển bền vững – Mục tiêu, định hướng thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, Số chuyên đề đặc biệt năm 2017 về “Tài chính toàn diện với công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững”.

Page 53: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 53

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

tính, trợ giúp kĩ thuật, kĩ năng sản xuất nông nghiệp...). Để chi trả những chi phí hoạt động, các TCTCVM thường duy trì mức lãi suất cao để bù đắp những chi phí trong việc cung cấp dịch vụ phi tài chính. Thực tế có nhiều mô hình TCVM ở các quốc gia như CRECER (Bolivia), FINCA (Peru), BRAC (Bangladesh) và ASA (Ấn Độ) đạt được thành công bằng việc kết hợp giữa cung cấp dịch vụ tài chính kèm theo các dịch vụ phi tài chính khác.

Đê phát triên hoạt động TCVM, các TCTCVM phải cân bằng được sư phát triên bền vưng về tài chính và khả năng tiêp cận tài chính. Sự phát triển hoạt động của các TCTCVM được thể hiện bằng sự bền vững tài chính của tổ chức. Sự phát triển hoạt động TCVM đánh giá trên cơ sở: (i) khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng TCVM, (ii) sự phát triển bền vững tài chính của tổ chức, và (iii) ảnh hưởng của hoạt động TCVM (mục tiêu xã hội) (Zeller và Meyer, 2002). Mức độ tiếp cận của các TCTCVM là nỗ lực của TCTCVM nhằm mở rộng cung cấp dịch vụ tài chính TCVM cho một lượng lớn khách hàng, đặc biệt là các khách hàng TCVM (Anne Lucie và cộng sự, 2005, 2007). TCTCVM được coi là phát triển bền vững nếu duy trì được sự cân bằng giữa an toàn – sinh lời trong thời gian dài; phục vụ lợi ích của khách hàng và gia tăng lợi ích cho cộng đồng, xã hội, môi trường.

1.2.4.5. Các hoạt động TCVM

Hoạt động TCVM gồm có 4 hợp phần chính:

- Tín dụng vi mô: TCVM cung cấp các khoản vay nhỏ (tín dụng vi mô) cho người nghèo, giúp người nghèo có công việc để tạo ra thu nhập, nâng cao đời sống của bản thân và gia đình. Phương thức cho vay gồm cho vay theo nhóm và cho vay theo từng cá nhân độc lập nhưng cho vay theo nhóm chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Không chỉ điều kiện cho vay linh hoạt mà phương thức trả gốc và lãi của TCTCVM cũng được thiết kế phù hợp với điều kiện của khách hàng, giúp khách hàng kế hoạch hóa và có nguồn trả nợ hợp lý hơn so với các tổ chức khác cùng cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô; phổ biến là trả gốc và lãi theo tuần, tháng.

- Tiết kiệm vi mô: TCVM cung cấp dịch vụ tiết kệm vi mô cho người có thu nhập thấp, người nghèo có nhu cầu tiết kiệm để chống đỡ và vượt qua

20 Viện Chiến lược ngân hàng (2017), Sơ lược về tài chính toàn diện

Page 54: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

54 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

nghèo đói cũng như những bất trắc trong cuộc sống. Các TCTCVM có thể huy động vốn bằng nhiều cách khác nhau như nhận tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, vay các TCTD khác trên địa bàn hoặc trên thị trường liên ngân hàng, vay NHTW, hoặc nguồn tài trợ trực tiếp từ các nhà tài trợ. Trong đó, tiết kiệm là hình thức chủ yếu để huy động vốn của các TCTCVM. Thông thường, các TCTCVM cung cấp ba loại tiết kiệm chính là tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện và tiền gửi kỳ hạn cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.

- Bảo hiêm vi mô và thanh toán: Bảo hiểm vi mô có nhiều hình thức, phổ biến nhất là bảo hiểm nhân thọ. Bảo hiểm vi mô là một hệ thống an toàn giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của các rủi ro, tránh được vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

- Các hoạt động khác (phi tài chính): Giáo dục được một số TCTCVM coi như một trong những dịch vụ của mình vì giáo dục giúp tăng cường hiểu biết về sản phẩm tài chính nhằm sử dụng hiệu quả các sản phẩm tài chính, đảm bảo sinh kế cho khách hàng cũng như nâng cao nhận thức về các vấn đề phi tài chính khác như chăm sóc y tế và dinh dưỡng, tập huấn nông nghiệp.

1.2.4.6. Vai trò của TCVM trong việc thúc đẩy phổ cập tài chính

Mục tiêu của phổ cập tài chính là giúp mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản bao gồm: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý. Do đó, tùy thuộc vào trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng tài chính v.v. của từng quốc gia mà TCVM có thể có những đóng góp nhất định trong việc thúc đẩy phổ cập tài chính. Vai trò của TCVM với phổ cập tài chính thể hiện ở những điểm cụ thể sau:

Thứ nhất, hoạt động TCVM gop phần làm tăng khả năng tiêp cận dịch vụ tài chính cho mọi người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp, nhóm yếu thế, người dân vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp siêu nhỏ.

Như đã đề cập ở trên, hoạt động TCVM có tính đặc thù so với hoạt động của các NHTM bởi sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng và các dịch vụ phi tài chính

21 The Consultative Group to Assist the Poor

Page 55: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 55

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

đi kèm nên phù hợp để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho người nghèo, người có thu nhập thấp để từ đó có thể tiếp cận được với hệ thống tài chính chính thức và giúp họ thoát nghèo.

Các TCTCVM cung cấp những khoản vay nhỏ (tín dụng vi mô) qua đó giúp người dân có thể bắt đầu kinh doanh quy mô nhỏ ngoài công việc thuần nông, giảm thiểu rủi ro. Các TCTCVM có ưu thế hơn các tổ chức khác cùng cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô ở điểm: mặc dù quy mô nhỏ hơn, vốn ít hơn nhưng thường tiếp cận khách hàng sâu sát hơn thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương.

Hơn nữa, điều kiện vay vốn của các TCTCVM cũng linh hoạt hơn. Phương thức cho vay gồm cho vay theo nhóm và cho vay theo từng cá nhân độc lập, nhưng cho vay theo nhóm chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Không chỉ điều kiện cho vay linh hoạt mà phương thức trả gốc và lãi của TCTCVM cũng được thiết kế phù hợp với điều kiện của khách hàng, giúp khách hàng kế hoạch hóa và có nguồn trả nợ hợp lý hơn so với các tổ chức khác cùng cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô; phổ biến là trả gốc và lãi theo tuần, tháng. Cách trả lãi theo tuần, tháng, quý giúp người dân dễ dàng hoàn trả. Phương pháp hoàn trả của TCVM buộc người dân năng động, tạo ra thu nhập nhỏ hàng ngày và sau đó họ sẽ được tiếp tục vay ở mức vay cao hơn. Nhiều khách hàng TCVM đã thoát nghèo, có thể giúp lại người khác, cải thiện đời sống của người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và những người dân nghèo thành thị.

Như vậy, nếu chỉ dựa vào hệ thống NHTM để thực hiện phổ cập tài chính thì không thể giải quyết được việc giảm thiểu bất bình đẳng trong tiếp cận tài chính đối với toàn xã hội vì đã bỏ qua những đối tượng nghèo, yếu thế, kém may mắn... sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo... TCVM vẫn phát huy được thế mạnh của mình trong việc phục vụ nhóm khách hàng thường bị các NHTM bỏ qua này.

Thứ hai, TCVM gop phần đa dạng hoa các sản phẩm dịch vụ tài chính, là sự bổ sung hữu hiệu cho các sản phẩm tài chính chính thức được cung cấp bởi các TCTD khác. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội cũng như sự phát triển của công nghệ thông tin, các sản phẩm TCVM không ngừng được đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, bổ sung vào bộ các sản phẩm

Page 56: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

56 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

của thị trường tài chính. Cụ thể:

- Các khoản tín dụng vi mô ban đầu chỉ hướng tới việc cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn và các hoạt động kinh doanh siêu nhỏ, nhưng theo xu hướng hiện nay, nhiều hoạt động TCVM có mục đích khác ngoài sản xuất kinh doanh như khoản học phí cho con, chữa bệnh, nước sạch và vệ sinh môi trường... Điều này thể hiện sự đa dạng của hoạt động tín dụng vi mô, không chỉ tập trung vào nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà còn đáp ứng nhu cầu chi tiêu của khách hàng. Sản phẩm của các TCTCVM thậm chí có nhiều ưu điểm hơn các tổ chức tài chính khác như: hình thức cho vay theo nhóm (hộ gia đình, tổ chức...) có khả năng phân tán rủi ro và tạo ra cơ chế các thành viên trong nhóm có thể nhắc nhở (giám sát) nhau hoàn thành nghĩa vụ vay vì lợi ích chung; giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người nghèo nếu không may họ thật sự mất khả năng chi trả; tăng tính tương tác giữa bên cho vay và bên đi vay (TCTCVM còn đảm nhiệm vai trò tư vấn khởi nghiệp cho các hộ nghèo); nâng cao vị thế của phụ nữ, từ đó cải thiện vấn đề bình đẳng giới.

- Người thu nhập thấp, người nghèo có nhu cầu tiết kiệm để chống đỡ và vượt qua nghèo đói cũng như những bất trắc trong cuộc sống. Tuy nhiên, các NHTM được phép huy động tiết kiệm từ cộng đồng dường như chưa quan tâm nhiều tới nhóm đối tượng khách hàng này. Các TCTCVM đã lấp khoảng trống này bằng cách cung cấp dịch vụ tiết kiệm được thiết kế riêng cho người nghèo nhằm tạo dựng nguồn vốn từ những khoản tiết kiệm nhỏ, sử dụng cho sản xuất kinh doanh và chống đỡ rủi ro.

- Bảo hiểm vi mô được coi là một loại hình bảo vệ xã hội dành cho những người có thu nhập thấp, giúp họ chủ động đối phó với rủi ro như ốm đau, thương tật, tử vong, thiệt hại về sản xuất do thiên tai, dịch bệnh… Các sản phẩm bảo hiểm vi mô có tính ưu việt hơn các phương pháp phòng tránh rủi ro truyền thống như: tiết kiệm tiền mặt, tích lũy tài sản, vay mượn họ hàng...

- Tại các quốc gia có ngành TCVM phát triển như Ấn Độ, Campuchia,

Page 57: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 57

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

Philippines… các TCTCVM còn cung cấp các dịch vụ tài chính mang tính áp dụng công nghệ cao như thẻ tín dụng, thẻ thông minh… Tại một số quốc gia các TCTCVM đang quan tâm phát triển hoạt động này dưới hình thức liên kết với các NHTM để phát hành thẻ cho khách hàng bao gồm thẻ rút tiền tự động, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Ngoài dịch vụ thẻ thì các TCTCVM còn triển khai dịch vụ chuyển tiền.

Thứ ba, TCVM gop phần nâng cao nhận thức về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng

Bên cạnh các sản phẩm tài chính chính thức, TCVM còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ phi tài chính như giáo dục tài chính, hỗ trợ phát triển kinh doanh, tập huấn nông nghiệp… từ đó giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, nâng cao kiến thức về tài chính của khách hàng.

Thứ tư, TCVM thúc đẩy phổ cập tài chính thông qua tăng cường liên kêt vơi các tổ chức tài chính khác và tăng cường ứng dụng Fintech.

Kinh nghiệm thế giới đã chỉ ra rằng với sự góp mặt của công nghệ số, sự liên kết của NHTM (sự tham gia sâu của các NHTM vào hoạt động TCVM) sẽ giúp TCVM có bước tiến mới xa hơn. Tham gia vào hoạt động TCVM, các NHTM cũng tìm thấy cơ hội và trách nhiệm xã hội để mang dịch vụ tài chính tới gần người dân hơn. TCTCVM có được hỗ trợ từ NHTM về quy trình, nguồn tài lực, nhân lực, cơ sở vật chất với chi phí thấp. Làm đại lý cung ứng tín dụng cho NHTM là cách TCTCVM mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động mà không phải tăng vốn chủ sở hữu do đó không chịu áp lực về ty lệ an toàn vốn. Các NHTM và TCTCVM có thể tận dụng các ưu đãi của Chính phủ dành cho hoạt động TCVM.

Không chỉ vậy, sự xuất hiện của Fintech với khả năng giúp hoàn thiện các sản phẩm hiện có, xây dựng và phát triển sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm đáp ứng các nhu cầu chưa được cung ứng trên thị trường cũng như các sản phẩm đáp ứng riêng nhu cầu của mỗi người tiêu dùng tài chính, hứa hẹn sẽ đẩy nhanh sự đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ và kênh phân phối tài chính nói chung và TCVM nói riêng, là nhân tố quan trọng thúc đẩy phổ cập tài chính.

Thứ năm, đánh giá thưc trạng hoạt động TCVM là cơ sơ đê xây dưng một lộ trình phổ cập tài chính quốc gia phù hợp và đưa ra được các quyết sách hợp lý để

Page 58: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

58 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

xử lý được những lỗ hổng và khiếm khuyết trong chính sách. Kết quả đánh giá tình hình hoạt động TCVM là nền tảng quan trọng để thúc đẩy hoàn thiện khung pháp lý và năng lực giám sát đối với dịch vụ tài chính số; bảo hiểm vi mô, giáo dục tài chính và bảo vệ khách hàng cũng như các giải pháp hỗ trợ khác phục vụ phổ cập tài chính.

Có thể nói, phát triển TCVM là tiền đề cho phổ cập tài chính vì TCVM tập trung phục vụ bộ phận đông đảo dân số không có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, những dịch vụ mà trước đây chỉ có các ngân hàng độc quyền được cung cấp cho các nhóm khách hàng có thu nhập cao hơn và chỉ đến những năm gần đây mới có sự thay đổi.

1�3� Xu hướng và kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng Fintech trong hoạt động TCVM phục vụ phổ cập tài chính

1.3.1. Xu thế ứng dụng công nghệ trong hoạt động TCVM trên thế giới

Hoạt động TCVM đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong vài thập niên vừa qua. Khởi đầu chỉ là tín dụng vi mô - dịch vụ đơn lẻ cung cấp các khoản vay món nhỏ (micro-loans) cho những nhóm dân cư không có tài khoản ngân hàng, loại hình dịch vụ này đã phát triển thành tài chính vi mô (microfinance) - một dịch vụ tài chính phức hợp, trải rộng trên nhiều mảng kinh doanh, được cung cấp bởi hàng chục ngàn các TCTCVM hoạt động trên thế giới. Sản phẩm, dịch vụ của TCTCVM chủ yếu hướng tới việc cung cấp các công cụ đáp ứng nhu cầu của nhóm dân cư thu nhập thấp như tiết kiệm, vay vốn, thanh toán và bảo hiểm. TCVM có thể được phân chia thành 3 nhóm chính là tín dụng vi mô (microcredit), tiết kiệm vi mô (microsavings) và bảo hiểm vi mô (microinsurance).

Vài năm trở lại đây, với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, lĩnh vực TCVM đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Bản thân các TCTCVM cũng phát triển sản phẩm, dịch vụ theo những cách thức mới sáng tạo hơn. Công nghệ đóng vai trò là nhân tố chủ đạo trong việc đưa dịch vụ tài chính đến với những khu vực hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa của một quốc gia - nơi người dân không thể hoặc khó tiếp cận các dịch vụ ngân hàng - tài chính truyền thống. Với sự cải thiện rõ rệt về hạ tầng công nghệ như sự phổ biến của Internet hay mạng điện thoại di động, khách hàng giờ đây có thể thực hiện giao dịch mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhân viên tín dụng từ một tổ chức TVCM như thường thấy trước

Page 59: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 59

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

kia. Nhờ đó, chi phí giao dịch đã giảm mạnh và khoảng cách tới điểm giao dịch vật lý giờ đây không còn là lý do thuyết phục cho việc loại trừ tài chính, tức là không thể tiếp cận dịch vụ tài chính.

Trường hợp điển hình là cung ứng các sản phẩm TCVM bằng điện thoại di động. Các TCTCVM đang tận dụng sự thâm nhập sâu rộng của công nghệ di động và thanh toán di động nhằm cải thiện việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ TCVM đến khách hàng.

Các mô hình kinh doanh TCVM mới ngày càng dựa nhiều hơn vào công nghệ và các TCTCVM hướng nhiều hơn tới việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tích hợp chứ không chỉ các sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ. Ty lệ xâm nhập cao của điện thoại di động ở các nước đang phát triển đã cho phép các TCTCVM và các đối tác của họ (doanh nghiệp Fintech, nhà mạng di động, cửa hàng bán lẻ, tổ chức thẻ tín dụng ...) phát triển thành công các nền tảng ngân hàng di động tích hợp để cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu người dân ở những thị trường này.24

1.3.2. Mô hình ứng dụng Fintech trong hoạt động TCVM thành công tại một số nước trên thế giới

Các giải pháp ứng dụng Fintech đang biến đổi mạnh mẽ mô hình hoạt động của các tổ chức dịch vụ tài chính. Sử dụng các công nghệ và giải pháp kỹ thuật số có thể giúp các TCTCVM không chỉ đạt được các mục tiêu tăng trưởng nhờ mở rộng phạm vi tiếp cận và cải thiện tính linh hoạt mà còn giảm được chi phí hành chính, quản trị tốn kém.

Công nghệ và giải pháp số có thể giúp các TCTCVM đạt được mục tiêu tăng trưởng bằng cách giúp các tổ chức này mở rộng phạm vi tiếp cận về mặt địa lý, tăng cường cung ứng sản phẩm, có được hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng và nâng cao hiệu suất hoạt động của lực lượng tiếp thị sản phẩm/dịch vụ. Phần lớn các TCTCVM trên thế giới đã bắt đầu thực hiện hoặc đã triển khai các ứng dụng xử lý giao dịch tại hiện trường (digital field applications) để thu nạp khách hàng. Các công nghệ sau đây có thể được TCTCVM sử dụng để đạt được mục tiêu tăng trưởng25:

• Số hoa việc quản lý hoạt động phát triên khách hàng: Từ trước đến nay,

Page 60: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

60 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

lực lượng tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của các TCTCVM thường sử dụng sổ ghi chép cá nhân và các ghi chú để quản lý khách hàng tiềm năng. Số hóa các hoạt động quản lý khách hàng tiềm năng thông qua giải pháp di động có thể giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của lực lượng này. Một môđun quản lý hoạt động phát triển khách hàng kết hợp với giao diện duy nhất về khách hàng (đối với khách hàng hiện tại) có thể nâng cao đáng kể năng lực nhân viên tiếp thị sản phẩm/dịch vụ nhờ giúp xác định rõ khách hàng mục tiêu và hỗ trợ tiếp thị hiệu quả. Điều này không chỉ giúp nhân viên tiếp thị sản phẩm/dịch vụ quản lý quan hệ khách hàng hiệu quả hơn mà còn có thể hỗ trợ họ trong việc sàng lọc khách hàng ngay tại giai đoạn bán hàng chứ không phải đợi đến giai đoạn phê duyệt cho vay.

• Thu nạp khách hàng và nhận biêt khách hàng điện tử (e-KYC): Tại Ấn Độ, các mẫu biêu thu nạp khách hàng thưc hiện trên thiêt bị di động (dư liệu nhập sẵn nhờ tích hợp vơi hệ thống cơ sơ dư liệu ma số định danh cá nhân duy nhất Aadhaar/PAN, tạo báo cáo xêp hạng tín nhiệm thông qua các trung tâm thông tin tín dụng và kiêm tra tránh trùng lắp thông tin là một số tính năng co thê tác động lơn đên năng suất của lưc lượng tiêp thị sản phẩm/dịch vụ và giảm thời gian xử lý hồ sơ vay vốn). Các giải pháp thu nạp khách hàng dựa trên thiết bị di động cho phép các TCTCVM phục vụ khách hàng ở các khu vực địa lý mà trước đây được coi không thể vươn tới hoặc không thể phục vụ được. Hiểu biết sâu sắc về khách hàng dựa trên phân tích dữ liệu giao dịch để từ đó đề xuất sử dụng và bán chéo sản phẩm dựa trên nền tảng thu nạp khách hàng “kỹ thuật số” có thể giúp các TCTCVM gia tăng đáng kể doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ.

• Tích hợp đối tác (Partner integration): Tích hợp công nghệ cần được thiết lập giữa các ứng dụng của TCTCVM với các ứng dụng đối tác để cho phép nhân viên bán hàng thực hiện bán chéo sản phẩm theo thời gian thực và tăng doanh số. Những tích hợp ứng dụng này có thể được sử dụng để truyền tải thông tin sản phẩm cập nhật nhất tới nhân viên bán hàng, đồng thời cho phép các TCTCVM lưu trữ thêm thông tin khách hàng từ đó có thể tạo ra những hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng. Tích hợp công nghệ cũng sẽ đem lại cho các TCTCVM khả năng cung cấp

Page 61: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 61

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

các sản phẩm, dịch vụ cơ bản nhân danh đối tác nhằm phục vụ khách hàng được tốt hơn.

• Phân tích dư liệu (Analytics): Các TCTCVM có thể sử dụng mô hình phân tích dữ liệu ở cấp độ vĩ mô hoặc vi mô để xác định chính xác các khu vực tăng trưởng, tiến hành các hoạt động tiếp thị và giữ chân khách hàng hiện tại trong khi ngăn ngừa khách hàng từ bỏ dịch vụ. Ở cấp độ vĩ mô, hiểu biết sâu sắc có được từ phân tích không gian địa lý có thể được sử dụng để ước lượng số dân trong một khu vực, xác định các địa điểm chiến lược để đặt chi nhánh hay bố trí nhân viên và định rõ các khu vực tăng trưởng. Những nghiên cứu dựa trên phân tích dữ liệu khách hàng hiện có có thể giúp các TCTCVM phân đoạn khách hàng hiệu quả và xây dựng các chương trình tiếp thị phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Ở cấp độ vi mô, lịch sử trả nợ của khách hàng và mối quan hệ của khách hàng với các đối tác có thể giúp đem lại hiểu biết sâu sắc về khách hàng, từ đó giữ chân khách hàng bằng các sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu, sở thích của họ.

1.3.2.1. Các bên tham gia ứng dụng Fintech trong hoạt động TCVM

Chi phí cao trong xây dựng và vận hành mạng lưới chi nhánh ngân hàng cũng như TCTCVM là một trở ngại lớn cho việc mở rộng dịch vụ tài chính cho người nghèo. Duy trì các chi nhánh ngân hàng vật lý ở các cộng đồng dân cư xa xôi, hẻo lánh đòi hỏi nhiều chi phí trong khi việc đi lại, di chuyển tới các khu vực thành thị để giao dịch lại gây tốn kém cho nhiều khách hàng nông thôn. Tuy nhiên, các cá nhân không có tài khoản ngân hàng đang ngày càng trở nên dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính hơn thông qua các kênh kỹ thuật số. Các ngân hàng, TCTCVM, các nhà mạng di động và tổ chức cung cấp dịch vụ bên thứ ba (như các doanh nghiệp Fintech) đang tận dụng điện thoại di động, thiết bị POS, cùng với mạng lưới các đại lý để cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản thuận tiện hơn, quy mô lớn hơn và chi phí thấp hơn mô hình ngân hàng truyền thống sử dụng chi nhánh/quầy giao dịch vật lý. Bên cạnh đó, còn nổi lên một nhóm các loại hình tổ chức mới như tổ chức quản lý mạng lưới đại lý (agent network managers), tổ chức đầu mối tổng hợp thanh toán (payment aggregators) và những tổ chức phi ngân hàng khác đang giúp xây dựng một hệ sinh thái tài chính kỹ thuật số sâu rộng và hiệu quả hơn.26

Page 62: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

62 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

Theo ước tính từ Điều tra Sử dụng dịch vụ tài chính di động toàn cầu GSMA năm 2015, hơn 400 triệu người trên toàn thế giới được kết nối với các dịch vụ thanh toán di động cơ bản, cho phép họ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn hoặc trả trước tiền điện dễ dàng, thuận tiện hơn và phù hợp với khả năng chi trả hơn. Chính phủ các nước cũng ngày càng sử dụng tài chính số nhiều hơn để thanh toán chuyển tiền cho mục đích an sinh xã hội và tiến hành thu thuế/phí hiệu quả hơn.

1.3.2.2. Các sản phẩm, dịch vụ và kênh phân phối hiệu quả khi ứng dụng Fintech trong hoạt động TCVM

Sản phẩm tiêt kiệm

Theo thông lệ chung, các nhóm tiết kiệm đã quen với việc gửi tiền tiết kiệm hàng tuần. Tiền tiết kiệm của thành viên được gửi vào tài khoản chung của nhóm tại TCTCVM. Là tài khoản chung thì các thành viên không thể tự mình rút tiết kiệm. Kinh nghiệm triển khai dịch vụ tiết kiệm khi thực hiện số hóa trên thế giới cho thấy các TCTCVM nên duy trì thủ tục để các thành viên không phải thay đổi thói quen này.

Tại Uganda, Airtel Uganda hợp tác với Grameen Foundation để cung cấp dịch vụ tiết kiệm trên điện thoại cho tổ nhóm gọi là Airtel Weza. Dịch vụ này được đưa ra tại Eastern Uganda vào tháng 8/2014 nhằm mục đích giảm sử dụng tiền mặt của nhóm vay vốn đồng thời giới thiệu với họ lợi ích của việc thanh toán qua điện thoại. Airtel Weza là ví điện tử chung cho cả nhóm. Sản phẩm này cũng cung cấp báo cáo đơn giản để các thành viên có thể thấy sao kê các giao dịch trong kỳ. Airtel cũng có kế hoạch cho phép thành viên kết nối ví điện tử của nhóm với tài khoản tại ngân hàng ở một ngân hàng qua đó cho phép họ tiếp cận với dịch vụ tiết kiệm và tín dụng khác. Trong trường hợp này, các khoản vay có thể giải ngân cho nhóm chứ không phải cho từng thành viên. Khoản vay được cấp dựa trên lịch sử tiết kiệm của nhóm và giải ngân, thu hồi dựa trên ví điện tử chung của nhóm. Ví Weza qua thực tế cho thấy 2 lợi ích đối với thành viên. Thứ nhất là thành viên cảm thấy tin tưởng vào sự an toàn và minh bạch của tiền gửi của nhóm trong Ví điện tử so với kiểu gửi tiền theo nhóm truyền thống trước đó. Nhiều thành viên đã tăng số tiền gửi. Ngoài ra Airtel cũng có một số lợi ích từ việc khẳng định thương hiệu và tăng doanh thu trên mỗi thành viên. Điều khó khăn nhất khi Airtel Weza bắt đầu triển khai dự án là chi phí

Page 63: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 63

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

và công sức đào tạo cho người sử dụng ban đầu cao hơn đối với khách hàng nghèo so với khách hàng trung lưu ở thành thị. Ngoài ra Airtel cũng cần phải mở rộng thêm mạng lưới đại lý để hỗ trợ khách hàng. Kinh nghiệm tương tự ở Bangladesh cũng cho thấy cần phải đào tạo cho khách hàng để làm quen với dịch vụ mới. Các NGOs đang hỗ trợ khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống là đối tác thích hợp để đào tạo khách hàng. Lợi ích đối với các TCTCVM khi triển khai số hóa tiết kiệm không chỉ dừng lại ở việc giảm rủi ro khi gửi tiết kiệm với khách hàng mà còn cho phép khách hàng tiếp tục thực hành tiết kiệm trong nhóm dù không còn sống tại địa bàn. Điều này rất quan trọng khi ty lệ di cư trong nước của Bangladesh rất cao. Như vậy sản phẩm tiết kiệm này vừa góp phần tăng ty lệ phổ cập tài chính với người dân vừa giúp TCTCVM có cung cấp dịch vụ tiết kiệm số tăng doanh số và sự trung thành của khách hàng.

Sản phẩm tín dụng

Phục vụ khách hàng nghèo không phải là hoạt động kinh doanh hấp dẫn với các tổ chức tài chính. TCTCVM là những tổ chức có kỹ năng phù hợp để phục vụ đối tượng này tuy nhiên với chi phí khá cao. Nhưng với công nghệ số thì những khoản vay nhỏ có thể được cung cấp mà không cần nhiều sự tiếp xúc trực tiếp và với chi phí thấp hơn. Điều này làm cho những món vay nhỏ trở nên hấp dẫn các tổ chức tài chính. Chi phí cho vay thấp hơn bởi vì sau khi đăng ký tài khoản, các tổ chức tài chính không cần phải gặp khách hàng để giải ngân mà giải ngân qua thẻ hoặc tài khoản tại tổ chức tài chính có kết nối với điện thoại thông minh. Tuy nhiên để triển khai loại hình này thì cần có một hệ sinh thái kỹ thuật số phù hợp trong xã hội từ hạ tầng viễn thông đến các đại lý chi trả tiền. Trên thế giới hiện nay mới chỉ có Kenya là quốc gia có hệ sinh thái bao gồm hạ tầng và xã hội đã phát triển phù hợp nhất với dịch vụ tài chính kỹ thuật số.

Mặc dù ty lệ tăng trưởng tín dụng vi mô số hóa tăng rất nhanh nhưng vẫn chỉ mới xâm nhập được một thị phần nhỏ và chưa thực sự đến với người nghèo. Cho vay điện tử tạo lợi nhuận lớn với các Ngân hàng ở Kenya khi họ vẫn áp dụng lãi suất đến 60%/năm bởi vì chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng cho vay qua điện thoại khá lớn. Dù vậy NHTW Kenya đã phải áp đặt lãi suất trần không quá 14,5% cho loại hình tín dụng này vào năm 2016. Người ta dự đoán rằng nếu các nhà quản lý tiếp tục đặt trần lãi suất thì sẽ không khuyến khích các ngân hàng đầu tư vào tín dụng số.

Page 64: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

64 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

Mặc dù ty lệ tăng trưởng tín dụng vi mô số hóa tăng rất nhanh nhưng vẫn chỉ mới xâm nhập được một thị phần nhỏ và chưa thực sự đến với người nghèo. Cho vay điện tử tạo lợi nhuận lớn với các Ngân hàng ở Kenya khi họ vẫn áp dụng lãi suất đến 60%/ năm bởi vì chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng cho vay qua điện thoại khá lớn. Dù vậy NHTW Kenya đã phải áp đặt lãi suất trần không quá 14,5% cho loại hình tín dụng này vào năm 2016. Người ta dự đoán rằng nếu các nhà quản lý tiếp tục đặt trần lãi suất thì sẽ không khuyến khích các ngân hàng đầu tư vào tín dụng số.

Tín dụng kỹ thuật số dường như chỉ có tiềm năng giảm chi phí và dễ sử dụng với những người có thu nhập trung bình và thông thạo kỹ thuật số. Việc sử dụng điện thoại thông thường để thực hiện giao dịch có vẻ không có tiềm năng khi điện thoại thông minh dần thay thế và các ngân hàng đã phát triển mobile app cho khách hàng của mình. Việc sử dụng các mobile app đó cần có kiến thức nhất định. Vì vậy, tín dụng kỹ thuật số có vẻ không thể hoàn toàn thay thế được cách thức hoạt động có nhiều tiếp xúc với khách hàng của tín dụng vi mô truyền thống. Vì vậy TCTCVM cần cân bằng giữa tín dụng vi mô truyền thống và tín dụng kỹ thuật số để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tài chính nông nghiệp kỹ thuật số

Các hộ nông dân nhỏ có vai trò quan trọng trong việc nuôi sống nhân loại thông qua việc cung cấp những sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên hầu hết nông dân thiếu vốn để đầu tư vào trang trại để nâng cao năng suất và đưa hàng hóa ra thị trường. Nếu không có nguồn tài chính bên ngoài, các hộ nông dân nhỏ sẽ phải dựa vào nguồn tiết kiệm nhỏ bé của họ để đầu tư vào sản xuất, giáo dục và các nhu cầu thiết yếu khác. Điều này dẫn đến năng suất thấp, bất bình đẳng thu nhập và nền kinh tế chậm phát triển. Tài chính kỹ thuật số trong nông nghiệp nhằm cung cấp những công cụ có thể giải quyết những khó khăn về nhu cầu sản phẩm tài chính mà các hộ nông dân nhỏ gặp phải hàng ngày, đó là khó khăn khi tiếp cận những nguồn vốn vay và những sản phẩm thanh toán phù hợp. Tài chính kỹ thuật số có thể cung cấp các giải pháp mà cách cung ứng sản phẩm tài chính truyền thống chưa thỏa mãn được nhu cầu trong lĩnh vực nông nghiệp. Đó là chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho dịch vụ vụ tài chính

22 Challenges in microfinance: an EY perspective, 2014

Page 65: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 65

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

quá cao và không có đủ lợi nhuận để khuyến khích phát triển những sản phẩm đáp ứng những yêu cầu rất cụ thể của những người nông dân nhỏ. Tài chính kỹ thuật số cung cấp những cách thức mới để mở rộng tiếp cận của hộ nông dân nhỏ đến hệ thống tài chính chính thức thông qua những giao dịch ngân hàng cơ bản. Điều này dựa trên tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và sự cung cấp dịch vụ không cần chi nhánh ngân hàng. Những yếu tố này có tác động trực tiếp đến tăng thu nhập của hộ nông dân nhỏ và giảm ty lệ nghèo đói trong xã hội. Tài chính kỹ thuật số ứng dụng trong nông nghiệp chủ yếu là tiết kiệm, vay vốn, bảo hiểm và thanh toán thông qua các kênh số hóa như điện thoại di động, thẻ, máy tính, máy tính bảng… Giá trị của tài chính kỹ thuật số trong nông nghiệp thường được nhìn nhận ở 4 khía cạnh: Một là, giảm thiệt hại do trộm cắp, thời gian xử lý, quy trình kinh doanh. Hai là, tăng yếu tố bảo vệ như tốc độ nhanh, tiếp cận 24/7, an toàn và minh bạch. Ba là, không còn rào cản địa lý cho các sản phẩm tiết kiệm, bảo hiểm và vay vốn; Bốn là, tạo thêm các cơ hội thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bảng 02� Các kênh phân phối thay thế cho chi nhánh/ quầy giao dịch truyền thống27

Tên kênh Loại hìnhĐối tượng tương

tác khách hàng

Tính năng điển

hình cung ứng

qua kênh

ATM ATM Tự phục vụ ATM Rút tiền, truy vấn

số dư, thanh toán,

nộp tiền mặt.

Internet banking Tự phục vụ Máy tính, điện

thoại, máy tính

bảng, trạm kiosk

Truy vấn thông tin,

chuyển khoản,

thanh toán

23 Shifting trends in the microfinance ecosystem, November, 2016, PwC India24 Challenges in microfinance: an EY perspective, 2014

Page 66: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

66 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

NH đại lý (Agent

banking)

Tại quầy giao

dịch

Đại lý của bên

thứ ba, người bán

hàng, điện thoại,

máy POS, mạng

di động

Nạp tiền, rút tiền,

thanh toán

Dịch vụ nối

dài (extension

services) gồm

cán bộ xuống địa

bàn, chi nhánh

Mini, chi nhánh di

động

Tại quầy giao

dịch

Nhân viên ngân

hàng (cán bộ tín

dụng, nhân viên

thu tiền…), máy

POS, mạng di

động

Mở tài khoản,

nộp tiền, rút tiền,

nộp đơn xin vay,

yêu cầu giải đáp

về dịch vụ

$ $$L1198 L1198$ AMANDA SMITH

CARD

1234 5678 9101 1213

$BANK

$ $

GIFTVOUCHER

#: VG-123 456

GIFTVOUCHER

#: VG-123 456

YESNO

Mobile banking Tự phục vụ Điện thoại Tìm hiểu thông tin

dịch vụ, chuyển

khoản, thanh

toán

AMANDA SM

ITHCARD

1234 5678 9101 1213

Ví điện tử (Ví di

động, thẻ trả

trước, thẻ mua

hàng)

Tự phục vụ và tại

quầy giao dịch

Điện thoại, máy

tính, người bán

hàng, trạm kiosk,

ATM, đại lý, thẻ

Nộp tiền, rút

tiền, thanh toán,

chuyển khoản

Trung tâm chăm

sóc khách hàng

Tự phục vụ Điện thoại, nhân

viên chăm sóc

khách hàng

Tìm hiểu thông tin

dịch vụ, chuyển

khoản, thanh

toán

Nguồn: Alternative Delivery Channels and Technology Handbook, Software Group, IFC và The MasterCard Foundation, April 2014

Ở Kenya, Mobipay Kenya Ltd đã phát triển phần mềm dựa trên công nghệ đám mây có tên là Agrilife vào năm 2012 để thu thập số liệu về khách hàng và thông qua đó cho phép tổ chức tín dụng thẩm định hộ nông dân, trên cơ sở đó quyết định cho vay mà không cần phải cử cán bộ tín dụng đến nhà người vay. Nông dân được cung cấp dịch vụ thanh toán kỹ thuật số và có thể thanh toán cho cả các hoạt động trong và ngoài lĩnh vực nông nghiệp. Các dịch vụ này cũng cho

25 Shifting trends in the microfinance ecosystem, November, 2016, PwC India

Page 67: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 67

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

phép các tổ chức và cơ quan thuộc chính phủ thanh toán cho những mục đích nông nghiệp cụ thể như phân bón và trợ cấp trong nông nghiệp. Thậm chí là phổ biến hóa đơn điện tử thông qua điện thoại. Chẳng hạn ở Nigeria đã có đến 8 triệu nông dân nhận hóa đơn phân bón qua điện thoại di động. Nông dân ở Ghana và Mali với phần mềm myAgro thì có thể gửi tiết kiệm để mua phân bón hoặc hàng hóa nông nghiệp khác. Nông dân mua thẻ cào mệnh giá từ 1-25 USD và gửi mã trên thẻ cào đến myAgro qua tin nhắn. Sau khi nhận được tin nhắn hệ thống myAgro ghi nhận khoản tiết kiệm gửi góp với giá trị tương đương thẻ cào và gửi lại tin nhắn xác nhận cho người gửi. Khi tiết kiệm đủ số tiền người nông dân có thể mua hàng bằng số tiền trên tài khoản myAgro.

Gần đây những tập đoàn bảo hiểm lớn đã bắt đầu đầu tư vào bảo hiểm vi mô. Xu hướng chính là sự thâm nhập thị trường thông qua kỹ thuật số. Đầu tiên là việc các công ty bảo hiểm bắt đầu sử dụng các nền tảng mạng xã hội để thu thập phản hồi về sản phẩm, cập nhật thông tin về sản phẩm rồi dần dần phát triển các ứng dụng số hóa để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên cách tiếp cận của các công ty bảo hiểm khá đa dạng. Trong khi AXA đã lựa chọn đầu tư bảo hiểm vi mô qua những dự án hoặc NGOs địa phương thì nhiều hãng bảo hiểm khác chọn đa dạng hóa các sản phẩm sẵn có. Khi công ty Allianz xâm nhập thị trường bảo hiểm năm 2012, kết quả doanh thu của họ đã tăng lên 35%. Năm 2016 tăng doanh thu bảo hiểm vi mô tại Ấn Độ đến 95%. Sau 3 năm kể cả giai đoạn thử nghiệm năm 2009, sản phẩm bảo hiểm tai nạn và sức khỏe của AXA đã bán được cho 1,7 triệu người thông qua mạng lưới NGOs, các nhóm tương hỗ và các đại lý điện thoại. Một công ty bảo hiểm lớn khác là Hollard đã mở một phòng chuyên trách về bảo hiểm vi mô trong nội bộ công ty. Với sự cạnh tranh trên toàn cầu khi tận dụng công nghệ số để cung cấp bảo hiểm đa dạng hơn cho khách hàng, trong những năm tới sự cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm vi mô sẽ ngày càng gay gắt hơn khi bảo hiểm vi mô được cung cấp qua điện thoại thông minh với những phần mềm phù hợp. Những phần mềm trên điện thoại ngày càng có thể cung cấp những sản phẩm bảo hiểm tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng chứ không đơn thuần chỉ để giúp khách hàng dễ mua bảo hiểm hơn. Ngoài ra còn có xu hướng tận dụng những phần mềm trên điện thoại này để cung cấp thông tin và giáo dục tài chính cho khách hàng. Các sản phẩm bảo hiểm vi mô nhằm đến các tầng lớp thu nhập thấp với những dòng tiền trả phí bảo hiểm nhỏ và nhu cầu bảo hiểm đa dạng. Tuy nhiên những hình

Page 68: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

68 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

thức nói trên chưa thể thâm nhập sâu rộng vào thị trường các nước đang phát triển chẳng hạn như Châu Phi khi mà ty lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh còn thấp.

Công nghệ hiện nay đã cho phép các TCTCVM tận dụng khả năng phủ rộng của mạng điện thoại di động như một kênh cung ứng dịch vụ tài chính di động (MFS) với khả năng cung cấp các dịch vụ mới, tiện ích vượt ra ngoài phạm vi hoạt động thông thường của các chi nhánh ngân hàng/TCTD truyền thống.

Một số TCTCVM đa cố gắng tận dụng cơ hội phát triên này, đưa ra các dư án thí điêm và các thử nghiệm quy mô nhỏ trên khắp khu vưc Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh. Măc dù nhưng sáng kiên này đa được triên khai trong thưc tê, nhưng số lượng các TCTCVM co thê đạt được mô hình kinh doanh bền vưng nhờ cung ứng dịch vụ tài chính qua mạng di động hay qua kênh giao tiêp điện tử vẫn còn hạn chê. Trong bối cảnh đo, nghiên cứu tình huống về một TCTCVM thành công như FINCA ơ Tanzania sẽ làm sáng tỏ cách thức cụ thê, qua đo TCTCVM co thê hợp tác vơi nhà mạng di động (MNO) đê triên khai cung ứng dịch vụ tài chính qua mạng di động đê đạt được lợi nhuận khả quan và tăng trương bền vưng.28

Dịch vụ ngân hàng di động (Mobile banking)

Được thành lập năm 1998, FINCA Tanzania là chi nhánh của FINCA International. Sứ mệnh của tổ chức này là giảm nghèo bằng cách cung cấp các dịch vụ tài chính cho các doanh nhân thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất, nhằm tạo việc làm, tích lũy tài sản và nâng cao mức sống. FINCA Tanzania là TCTCVM đầu tiên của Tanzania được cấp giấy phép ngân hàng hoạt động TCVM vào năm 2013, cho phép được huy động tiết kiệm với mục tiêu giảm chi phí huy động vốn.

FINCA Tanzania cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính, bao gồm các loại hình cho vay khác nhau (kinh doanh, giáo dục và nhóm nhỏ), các loại tài khoản tiết kiệm khác nhau, các kênh phân phối thay thế như FINCA Mobile (dịch vụ ngân hàng di động) và FINCA Express Wakala (dịch vụ ngân hàng đại lý), các giải pháp quản lý nguồn vốn và thanh toán lương, tin nhắn cảnh báo SMS để giúp khách hàng theo dõi tình trạng tài khoản.

FINCA Tanzania kết hợp dịch vụ ngân hàng đại lý và dịch vụ ngân hàng di động để

26 Digital Financial Services, http://www.cgap.org/topics/digital-financial-services

Page 69: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 69

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

tăng cường các kênh phân phối, mở rộng phạm vi tiếp cận và nâng cao trải nghiệm tổng thể của khách hàng. Tổ chức này đã thử nghiệm nhiều mô hình khác nhau khi vừa phát triển mạng lưới đại lý của riêng mình (dịch vụ ngân hàng đại lý gọi là FINCA Express), đồng thời cũng phát triển dịch vụ ngân hàng di động trên cơ sở khai thác mạng lưới đại lý (agents) của các nhà mạng di động. FINCA Tanzania có quan hệ đối tác với ba nhà mạng là Vodacom, Airtel và Tigo nhằm cung cấp dịch vụ ngân hàng di động cho những khách hàng ở cách xa đại lý FINCA Express. Kênh ngân hàng di động của FINCA Tanzania sử dụng tiền điện tử (e-money) do các nhà mạng di động phát hành để tiến hành các giao dịch tài chính.29

FINCA Tanzania bắt đầu hành trình số của mình từ năm 2013 với việc thử nghiệm dịch vụ ngân hàng di động (mobile banking) với nhà mạng di động Vodacom (sở hữu nền tảng M-PESA), khai thác chức năng bấm phím ký tự trên điện thoại di động (tính năng USSD) cho phép khách hàng thực hiện giao dịch qua điện thoại. Thông qua quan hệ đối tác FINCA-Vodacom, khách hàng FINCA giờ đây có thể sử dụng nền tảng ví di động của Vodacom là M-PESA để thực hiện giao dịch với tài khoản FINCA cho cả giao dịch trả góp nợ vay (loan installments) và gửi tiết kiệm. Cơ chế hợp tác này cho phép khách hàng của FINCA giao dịch trực tiếp từ ví di động của mình, tiết giảm đáng kể chi phí đi lại và các chi phí giao dịch khác thường gắn với hoạt động TCVM.

Sau khi triển khai dịch vụ toàn quốc vào cuối năm 2013, FINCA Tanzania hiện đã mở rộng dịch vụ ngân hàng di động hơn nữa bằng cách tận dụng mạng lưới đại lý của cả ba nhà mạng di động (Vodacom, Airtel và Tigo), khai thác tính năng USSD lẫn bộ công cụ ứng dụng cài sẵn trên SIM điện thoại (SIM application toolkit) và hoàn thiện các loại hình dịch vụ cung ứng gồm trả nợ vay, gửi tiết kiệm, rút tiền, chuyển khoản và ví điện tử.

Page 70: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

70 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

Bảng 03� Các thông số chính về FINCA Tanzania năm 2015

Chỉ tiêu Giá trị/ Số lượngTổng danh mục cho vay 29,21 triệu USD

Tiền gửi 10,40 triệu USD

Tổng tài sản 38,40 triệu USD

Số người vay hoạt động 63.020

Số người gửi tiền 107.200

Số lượng chi nhánh/văn phòng 26

Các kênh dịch vụ tài chính số - DFS 50% lượng giao dịch diễn ra tại các chi nhánh, 30% tại các đại lý và 20% qua điện thoại di động.

Dịch vụ thanh toán và kênh phân phối

Thị trường tiền di động của Tanzania do nhà mạng Vodacom chi phối với 86.000 đại lý M-PESA trên toàn quốc và nhà mạng Airtel với hơn 20.000 đại lý Airtel Money. Năm 2013, FINCA Tanzania bắt đầu cung cấp dịch vụ ngân hàng di động với Vodacom Tanzania, sử dụng nền tảng ví M-PESA, để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn ở vùng sâu, vùng xa. Dịch vụ FINCA Mobile cho phép khách hàng truy cập đến tài khoản FINCA thông qua tài khoản tiền di động M-PESA để tiết kiệm, trả nợ vay, truy vấn số dư, lấy sao kê tóm tắt, thanh toán hóa đơn dịch vụ tiện ích và thực hiện chuyển khoản nội bộ. Khách hàng FINCA có thể nộp tiền vào ví di động M-PESA của họ tại một đại lý của Vodacom và sau đó chuyển số tiền này vào tài khoản FINCA của khách hàng. Theo công bố của FINCA, sau một năm thiết lập quan hệ đối tác, 28% tổng giá trị tiền gửi và 34% tổng số giao dịch của FINCA Tanzania đã được chuyển qua nền tảng M-PESA, đưa FINCA Tanzania trở thành tổ chức đem lại khối lượng giao dịch lớn thứ năm cho nhà mạng Vodacom Tanzania.

FINCA Tanzania tiếp đến đã thiết lập thêm quan hệ đối tác vào năm 2015 với hai nhà mạng cung cấp dịch vụ tiền di động khác trong nước là Airtel và Tigo trong để cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng.

Sử dụng ngân hàng di động như kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ, FINCA Tanzania nhằm tới việc giảm bớt phí vận hành cho toàn bộ hệ thống. Kênh giao

Page 71: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 71

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

dịch này cũng nhằm giúp phát triển cơ sở khách hàng và mở rộng phạm vi tiếp cận dịch vụ. FINCA Tanzania đã nhận thấy cơ hội lớn từ việc khai thác mạng lưới đại lý trải rộng do các nhà mạng di động xây dựng nên, qua đó phân phối nhanh chóng, thuận lợi các sản phẩm, dịch vụ tài chính của FINCA tới khách hàng.

Thông qua tận dụng mạng lưới đại lý của các nhà mạng di động, FINCA Tanzania đã đạt được một số lợi ích như sau:

Đối với bản thân TCTCVM, FINCA Tanzania đạt được lượng khách hàng lớn hơn ở nhiều vùng nông thôn, tăng huy động tiết kiệm vì các đại lý nằm gần khu dân cư sầm uất, dễ dàng tiếp cận các dịch vụ; đồng thời có được chi phí thấp hơn trong việc cung cấp dịch vụ chất lượng do FINCA Tanzania chỉ phải trả hoa hồng cho Selcom là tổ chức đầu mối tổng hợp thanh toán còn các nhà mạng di động trả hoa hồng dịch vụ cho các đại lý của mình.

Đối với khách hàng của FINCA Tanzania, họ giảm rủi ro liên quan đến việc mang tiền mặt, dễ dàng tiếp cận dịch vụ do tính sẵn sàng của dịch vụ 24x7 và không phải tốn thời gian xếp hàng chờ đợi tại ngân hàng. Ngoài ra, khách hàng còn thực hiện chuyển tiền một cách an toàn, nhanh chóng và dễ dàng; tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại do các giao dịch giờ đây có thể được thực hiện từ bất cứ nơi đâu.

Trong giai đoạn năm 2013-2015, FINCA Tanzania đã đạt được một số kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh, cụ thể như:

• Chi phí giao dịch cho FINCA Tanzania giảm từ 1,21 USD cho một giao dịch thực hiện qua chi nhánh của FINCA xuống còn 0,5 USD cho một giao dịch thực hiện tại đại lý của nhà mạng di động (MNO-agent).

• Dịch vụ triển khai giúp giảm bớt đáng kể tắc nghẽn tại các chi nhánh, từ đó cải thiện dịch vụ khách hàng nhờ giảm thời gian chờ đợi cho các dịch vụ khác được thực hiện tại chi nhánh.

• Tính đến cuối năm 2015, phân chia giao dịch theo khối lượng giữa các kênh tại FINCA Tanzania là 50% giao dịch thực hiện tại các chi nhánh, 30% qua các đại lý và 20% xử lý qua điện thoại di động.

• Tuy nhiên, việc huy động tiết kiệm và đăng ký sử dụng dịch vụ vẫn cần đến sự trợ giúp trực tiếp từ nhân viên FINCA Tanzania.

Page 72: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

72 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

PHẦ

N 1

: Các

vấn

đề

lý lu

ận c

hung

về

công

ngh

ệ tà

i chí

nh (F

inte

ch) v

à ứn

g dụ

ng F

inte

ch tr

ong

hoạt

độ

ng tc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i chí

nh

Một điểm cần lưu ý là khi khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng di động qua các đại lý của nhà mạng, điều đó có lợi hơn về chi phí cho FINCA Tanzania bởi chỉ mất 0,50 USD cho mỗi giao dịch với đại lý MNO/qua di động so với khoản chi phí 0,85 USD cho mỗi giao dịch thực hiện tại đại lý FINCA Express do FINCA Tanzania trực tiếp quản lý.

Tuy nhiên, từ quan điểm khách hàng, giá trị mang lại cho họ ít hấp dẫn hơn so với FINCA vì họ vẫn phải trả phí giao dịch như những người dùng tiền di động thông thường khác tại Tanzania khi dùng dịch vụ từ đại lý nhà mạng di động (ví dụ như rút tiền mặt hay chuyển tiền). Ngược lại, khách hàng giao dịch tại đại lý của FINCA lại được miễn phí bởi FINCA Tanzania trợ cấp chi trả các chi phí liên quan tới giao dịch khách hàng. Bởi vậy, dịch vụ ngân hàng di động và đại lý nhà mạng thường được dùng chủ yếu cho việc giải ngân vốn vay và do yếu tố chi phí, khách hàng thường giao dịch với đại lý FINCA nhiều hơn so với sử dụng dịch vụ từ các đại lý nhà mạng di động.

Trong quá trình triển khai, FINCA Tanzania cũng gặp phải một số khó khăn, thách thức sau đây. Thứ nhất, nhận thức thấp của khách hàng đối với những lợi ích từ dịch vụ ngân hàng di động FINCA Mobile dẫn tới mức độ chấp nhận sử dụng dịch vụ thấp. Thứ hai, hoạt động gian lận dẫn tới làm giảm sự tin tưởng của khách hàng đối với dịch vụ. Thứ ba, quan trọng hơn, mức độ cạnh tranh tại thị trường Tanzania đối với dịch vụ ngân hàng đại lý và dịch vụ ngân hàng di động là rất cao, do vậy dù đạt được thành công trong triển khai kênh phân phối qua di động/đại lý mạng di động, FINCA Tanzania vẫn gặp khó khăn trong việc tăng trưởng nguồn tiền gửi và danh mục cho vay.30

1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Với dân số khoảng 93 triệu người và 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, mạng di động 3G/4G phủ khắp toàn quốc, ty lệ người sở hữu điện thoại thông minh ở mức cao 70% và số người dùng di động kết nối Internet ở nước ta lên tới hàng chục triệu, Việt Nam có cơ hội to lớn về phát triển thanh toán điện tử/thanh toán di động. Thị trường còn nhiều tiềm năng cho các ngân hàng, TCTCVM, tổ chức trung gian thanh toán trong việc khai phá, cung ứng thanh toán di động, dịch vụ tài chính di động tới các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi phân đông

27 The ecosystem of new alternative delivery channels, Microfinance Barometer 2015

Page 73: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 73

PHẦN

1: Các vấn đề lý luận chung về công nghệ

tài chính (Fintech) và ứng dụng Fintech trong hoạt động tcvm

phục vụ phổ cập tài chính

dân cư chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng - tài chính.

Từ xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động TCVM trên thế giới, kinh nghiệm triển khai thanh toán di động, cung ứng dịch vụ tài chính di động thông qua ứng dụng Fintech trong hoạt động của TCTCVM, đặc biệt tại thị trường Tanzania, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đối với thị trường Việt Nam:

• Để ứng dụng, triển khai thành công dịch vụ tài chính di động/tài chính số trên cơ sở ứng dụng công nghệ, tận dụng các mô hình hợp tác kinh doanh sáng tạo, đòi hỏi phải có chính sách quản lý tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trường, tạo dựng hành lang pháp lý rõ ràng, thông thoáng, có tính dự đoán cho sự phát triển lành mạnh của thị trường, giúp các nhà cung ứng dịch vụ có cơ hội đưa ra thị trường các giải pháp sáng tạo, sản phẩm/dịch vụ khả thi, xây dựng mô hình kinh doanh bền vững và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo lòng tin từ phía người sử dụng dịch vụ.

• Dịch vụ tài chính di động, dịch vụ ngân hàng di động (mobile banking) có thể được tổ chức TVCM cung ứng trên cơ sở hợp tác với các công ty trung gian thanh toán đã được cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ ví điện tử để cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ TCVM đến người dân vùng xa xôi, hẻo lánh không có tài khoản ngân hàng. Mô hình này đem lại một số lợi ích khá rõ nét cho TCTCVM ở khía cạnh giảm chi phí xử lý giao dịch, mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng chất lượng phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng dịch vụ ngân hàng di động là hình thức phát triển mới của việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ, là bước phát triển mới so với việc TCTCVM tự phát triển mạng lưới đại lý của mình. Ở nhiều vùng miền của Việt Nam nơi hạ tầng tài chính, mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn thưa thớt và người dân chưa có nhiều hiểu biết về công nghệ, kiến thức tài chính thì việc khuyến khích khách hàng sử dụng ngay dịch vụ ngân hàng di động có thể là cách tiếp cận khó khăn, chưa tối ưu trong việc thu nạp khách hàng chấp nhận sử dụng dịch vụ ở những địa bàn này. Do đó, khi triển khai áp dụng, các TCTCVM cần xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp, từng bước giúp người dân ở những

Page 74: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

74 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

địa bàn này làm quen với dịch vụ ngân hàng - tài chính, hiểu biết hơn về những sản phẩm, dịch vụ của TCTCVM cung ứng, từ đó tự tin hơn và dễ dàng chấp nhận sử dụng dịch vụ ngân hàng di động hơn.

27 The ecosystem of new alternative delivery channels, Microfinance Barometer 2015

Page 75: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 75

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

PHẦN 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG FINTECH VÀ NHU CẦU, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG FINTECH ĐỐI VỚI CÁC TCTCVM TẠI VIỆT NAM

2�1� Thực trạng các sản phẩm, dịch vụ của các TCTCVM tại Việt Nam

2.1.1. Tín dụng vi mô

Hoạt động tín dụng chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối trong toàn bộ hoạt động của các TCTCVM. Các TCTCVM ở Việt Nam cung cấp cho vay dưới 2 hình thức: cho vay theo nhóm và cho vay cá nhân. Trong đó các TCTCVM chủ yếu cho vay theo nhóm; hình thức cho vay cá nhân đang được tập trung đẩy mạnh trong thời gian gần đây.

Đối tượng cho vay chủ yếu của các TCTCVM tại Việt Nam là các hộ gia đình nghèo, thu nhập thấp ở địa phương, có các hoạt động tạo thu nhập, có nhu cầu vay vốn và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của TCTCVM.

Mục đích cho vay chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Một số TCTCVM thực hiện các dự án và cho vay để thực hiện xây dựng các công trình vệ sinh, lắp đặt nước sạch cho hộ gia đình. Các TCTCVM đều thiết kế nhiều loại vốn cho vay với các tên gọi khác nhau: vốn chung/vốn sản xuất kinh doanh, vốn tiêu dùng/vốn đa mục đích, vốn xây dựng nhà cửa,... Mức vay phổ biến dưới 30 triệu và bắt đầu bằng những món vay nhỏ rồi tăng dần theo thời gian khách hàng tham gia vào hoạt động của TCTCVM.

Các TCTCVM ở Việt Nam đều áp dụng hình thức trả dần (gốc và lãi) theo tháng, 2 lần/tháng, tuần. Việc trả dần như vậy giúp khách hàng giảm áp lực trả nợ so với phương pháp trả nợ cuối kỳ, điều này giúp khả năng hoàn trả của khách hàng được đảm bảo và ty lệ nợ xấu của các TCTCVM được duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên chi phí và nguồn lực để thu nợ của các TCTCVM cao hơn. Phương pháp tính lãi bình quân (phẳng) được hầu hết các TCTCVM tại Việt Nam áp dụng. Do áp dụng lãi suất bình quân nên lãi suất hiệu quả vốn vay cao hơn lãi suất bình quân đã công bố.

Thế mạnh của tín dụng vi mô của các TCTCVM ở Việt Nam là liên hệ chặt chẽ với khách hàng và biết rõ khách hàng nhưng điểm yếu là chi phí cao và số lượng khách hàng khiêm tốn. Nhưng với thời đại kỹ thuật số thì điểm mạnh đó dường như bị kỹ thuật cho vay mới lấn át khi các tổ chức tài chính bắt đầu áp

29 Case Study of FINCA in the United Republic of Tanzania, How to succeed in your digital journey, Microlend, PHB Academy and The MasterCard Foundation

Page 76: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

76 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

dụng những hình thức giao tiếp và nắm bắt nhu cầu của khách hàng qua công nghệ. Ngược lại với quy mô TCTCVM Việt Nam còn khiêm tốn thì lại không hấp dẫn các đối tác hợp tác trong cho vay kỹ thuật số.

2.1.2. Tiền gửi (tiền gửi bắt buộc và tiền gửi tự nguyện)

Có thể thấy đối tượng khách hàng tiết kiệm chủ yếu mà các TCTCVM ở Việt Nam hiện nay có thể tiếp cận được hiện nay là hộ gia đình nông thôn (chiếm ty trọng 87%), trong khi số hộ ở thành thị quan tâm tham gia các gói sản phẩm tiết kiệm vi mô chỉ ở mức rất khiêm tốn (13%). Tuy nhiên trong giai đoạn 2011-2015, tổng ty trọng tham gia tiết kiệm vi mô toàn hệ thống của nhóm khách hàng nghèo và cận nghèo chỉ đạt trên dưới 10%.

Hình 03� Cơ cấu khách hàng tiết kiệm vi mô, phân loại theo khu vực và thu nhập (7/2016)

(a) Phân loại theo khu vực (b) Phân loại theo thu nhập Thành

thị13%

Nôngthôn87%

Nghèo11%

Cậnnghèo

17%

Khác72%

Nguồn: VMFWG, Tính toán dưa trên số liệu điều tra hoạt động TCTCVM trên 21 tỉnh thành, 2015-2016.

Theo Báo cáo nghiên cứu trao đổi tại Hội thảo “Tài chính toàn diện tại Việt Nam: cơ hội thách thức” ngày 12 tháng 12 năm 2016, về cơ cấu dư nợ từ các khoản tiết kiệm vi mô, dư nợ tiết kiệm của hầu hết các TCTCVM hoạt động tại Việt Nam chủ yếu vẫn đến từ việc kinh doanh các sản phẩm tiết kiệm bắt buộc (76%), trong khi đóng góp từ khoản tiết kiệm tự nguyện của khách hàng vẫn rất hạn chế.

Hầu hết các khách hàng TCVM được hỏi đều đã và đang có tiết kiệm (62%), trong đó 42,2% hiện còn tiết kiệm tại TCTCVM. Ngoài ra, một số khách hàng cũng

Page 77: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 77

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

đang gửi tại TCTCVM và cũng gửi tại các tổ chức khác như Quỹ TDND (5%), Ngân hàng NN&PTNN Việt Nam (14%), giữ tại nhà dưới dạng vàng bạc đá quý (2%), và có tới 11,8% khách hàng đang tham gia hụi họ tại địa phương. Điều này chứng tỏ khả năng tiết kiệm của khách hàng TCVM là khá tốt, kể cả khách hàng thu nhập thấp và rất thấp.

Bên cạnh lý do gửi tiết kiệm bắt buộc để được là khách hàng – được vay vốn – được tham gia các hoạt động chung của tổ chức (53%), các TCTCVM cũng có một số điểm mạnh trong huy động tiết kiệm cần được phát huy như sau: địa điểm thuận tiện gần nhà (42%), thái độ phục vụ tốt (40%), thủ tục giấy tờ đơn giản (39%), và nhiều điểm mạnh khác.

Chủ yếu khách hàng gửi để phòng ngừa rủi ro (57%), sau đó mới tới các mục đích khách như để vay vốn thông qua tiết kiệm bắt buộc (24%), và đầu tư cho tương lai để con đi học (20%). Như vậy, tiết kiệm bắt buộc dần dần chỉ là một phần, và khách hàng dần chuyển sang tăng cường sử dụng sản phẩm tiết kiệm tự nguyện tại TCTCVM.

Tuy nhiên những lợi thế nói trên của tiết kiệm vi mô của các TCTCVM Việt Nam sẽ không còn là duy nhất và là điểm mạnh khi các hình thức tiết kiệm kỹ thuật số được các tổ chức tài chính khác triển khai. Khi những sản phẩm tiết kiệm số hóa không phụ thuộc vào không gian và thời gian phục vụ và có thể cá nhân hóa theo từng khách hàng.

2.1.3. Bảo hiểm vi mô

Theo Báo cáo nghiên cứu trao đổi tại Hội thảo “Tài chính toàn diện tại Việt Nam: cơ hội thách thức” ngày 12 tháng 12 năm 2016 thì khung pháp lý về BHVM hiện tại ở Việt Nam còn chưa rõ ràng. Chính sách cho BHVM còn hạn chế, theo đó Nghị định 28/2005/NĐ-CP cho phép TCTCVM hoạt động chỉ như đại lý hay đơn vị phân phối cho các công ty bảo hiểm với các sản phẩm bảo hiểm thương mại. Nhưng thực tế là đại bộ phận các công ty bảo hiểm thương mại không coi mảng thị trường thu nhập thấp là thị trường tiềm năng và sản phẩm của họ cũng như cơ chế thu phí không thể phù hợp với nhu cầu của bộ phận dân cư thu nhập thấp.

Có thể thấy, khung pháp lý về BHVM còn chưa rõ ràng, chưa có tính đặc thù

Page 78: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

78 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

để khuyến khích các TCTD có hoạt động TCVM, đặc biệt là các TCTCVM tham gia thị trường BHVM. Bên cạnh các sản phẩm bảo hiểm dành cho người có thu nhập thấp do các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp, ở Việt Nam cũng chỉ hình thành các quỹ bảo hiểm tương hỗ như Quỹ cho vay tương hỗ TYM do Hội phụ nữ thành lập năm 1996. Quỹ TYM chuyên cung cấp các khoản vay nhỏ cho phụ nữ nghèo đồng thời cung cấp bảo hiểm tử vong cho người vay và các thành viên trong gia đình của họ. Mức phí bảo hiểm là 200 đồng/tuần. Về quyền lợi bảo hiểm, trong trường hợp người vay chết khoản vay sẽ được xóa đồng thời gia đình của họ được nhận 500 ngàn đồng (mức quy định của năm 2001) để phục vụ cho việc mai táng, trong trường hợp người thân của người vay chết quỹ TYM cũng trả 500 ngàn đồng. Tuy nhiên, khi được chuyển đổi thành TCTCVM chính thức, việc trực tiếp cung cấp bảo hiểm của TYM đã phải dừng hoạt động do chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Nhận thức được tầm quan trọng trong cung cấp các công cụ bảo vệ rủi ro cho các nhóm người nghèo và thu nhập thấp, Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020 đã giao cho Bộ Tài chính (Cục QLGSBH) xây dựng và ban hành các quy định về BHVM. Tuy nhiên đến nay, Cục QLGSBH vừa hoàn tất việc xây dựng và đang lấy kiến rộng rãi đối với dự thảo Nghị định hướng dẫn triển khai BHVM.

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành các công văn hướng dẫn triển khai thí điểm BHVM đối với Trung tâm Hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng đồng - CFRC (trực thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt Nam) và Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Hội LHPN cung cấp 1 sản phẩm là Sản phẩm bảo hiểm tương trợ vốn vay. Số lượng thành viên dưới 30.000. Đối với CFRC, tổ chức này cung cấp 02 sản phẩm bảo hiểm là Sản phẩm bảo vệ sinh mạng vốn vay và Sản phẩm nhân thọ cơ bản (Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe khi nằm viện, tử vong/thương tật toàn bộ vĩnh viễn) cho khoảng 8.000 khách hàng.

Trong khi ở Việt Nam bảo hiểm vi mô chưa có hướng phát triển thì trên thế giới đã triển khai bảo hiểm vi mô số qua điện thoại. Các công ty bảo hiểm dự đoán rằng trong 5 năm tới sẽ có 84% đơn bảo hiểm được cấp qua điện thoại.

2�2� Thực trạng ứng dụng Fintech của các TCTCVM tại Việt Nam

Page 79: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 79

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

2.2.1. Khái quát về tiếp cận dịch vụ tài chính hiện nay tại Việt Nam

2.2.1.1. Các đăc điêm dân số, kinh tê, xa hội co ảnh hương đên khả năng tiêp cận dịch vụ tài chính

Theo Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2016 của Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam đến cuối năm 2016 đạt 92,7 triệu người, trong đó dân số sống ở thành thị là 31,8 triệu (chiếm 34,3%) và dân số ở khu vực nông thôn là 60,9 triệu (chiếm 65,7%). Trong đó, dân số trưởng thành tính từ 15 tuổi trở lên là 70,9 triệu người (chiếm 76,5%).

Về lượng dân cư ở khu vực nông thôn, theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản do Tổng cục thống kê công bố năm 2016, cả nước có 8.978 xã, 79.898 thôn, ấp, bản với gần 16 triệu hộ gia đình. Trong đó, khoảng 31 triệu người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Lượng dân cư vùng nông thôn chiếm ty trọng lớn trong tổng dân số nhưng mức thu nhập lại ở mức thấp trong nền kinh tế.

Đến cuối năm 2016, khu vực nông thôn có 1.806 xã có ngân hàng, chi nhánh ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động, chiếm 20,1% tổng số xã. Trong đó, có 30,1% tổng số hộ nông thôn có nhu cầu vay vốn và 73,1% hộ tiếp cận được với nguồn vốn vay. Trong tổng số nguồn vốn cho vay, 52,4% hộ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội; 34,1% hộ vay vốn từ ngân hàng thương mại; 3,8% hộ vay vốn từ các quỹ hỗ trợ và 9,7 % hộ vay vốn từ các nguồn khác 31.

2.2.1.2. Tiêp cận dịch vụ tài chính tại Việt Nam

Khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính đã được nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) định nghĩa, đưa ra tiêu chí đánh giá dựa trên 24 tiêu chí chủ chốt và được đưa ra bàn thảo, trình bày tại Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Tuy nhiên, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam, một số chỉ tiêu phản ánh mức độ bao phủ dịch vụ tài chính sau đây là phù hợp, cụ thể: (i) Nhóm chỉ tiêu đánh giá về độ phủ rộng của mạng lưới chi nhánh các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính bao gồm: mạng lưới các máy ATM, POS cho phép người dùng sử dụng các dịch vụ ngân hàng,

30 Case Study of FINCA in the United Republic of Tanzania, How to succeed in your digital journey, Microlend, PHB Academy and The MasterCard Foundation.

Page 80: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

80 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

tài chính; mạng lưới đại lý của ngân hàng hỗ trợ khách hàng trong lĩnh vực thanh toán; (ii) Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng bao gồm các chỉ tiêu: số lượng người có tài khoản thanh toán/dân số; số lượng thẻ thanh toán ngân hàng; số lượng khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán khác (số lượng Ví điện tử phát hành, số lượng và giá trị giao dịch sử dụng Ví điện tử…)

a) Nhóm chi tiêu đánh giá về độ phủ rộng của mạng lưới chi nhánh các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính bao gồm

(i) Tiêp cận dịch vụ tài chính thông qua hệ thống chi nhánh các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

Để tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, tài chính, khách hàng có thể tiếp cận, sử dụng dịch vụ của 04 loại hình tổ chức đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay, bao gồm: ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân32.

Trong những năm qua, hệ thống tổ chức tín dụng luôn duy trì được sự phát triển, hoạt động ổn định qua các năm:

Bảng 04� Hệ thống tổ chức tín dụng phân theo loại hình tổ chức

STT Loại hình tổ chức Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1� Ngân hàng

1.1. Ngân hàng thương mại

1 Ngân hàng Thương mại Nhà nước

05 0733 04

2 Ngân hàng Thương mại cổ phần

33 28 28

3 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

05 05 08

4 Ngân hàng liên doanh 04 03 02

1.2. Ngân hàng chính sách 01 01 01

1.3. Ngân hàng Hợp tác xa 01 01 01

1.4. Ngân hàng Phát triên 01 01 01

2� Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Page 81: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 81

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

2.1. Công ty tài chính 17 16 15

2.2. Công ty cho thuê tài chính 11 11 11

3� Tổ chức tài chính vi mô 03 03 04

4� Quỹ tín dụng nhân dân 1.145 1.147 1.166

5� Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

47 50 51

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nươc

Trong quá trình tái cấu trúc hệ thống tổ chức tín dụng, tuy có sự biến động về số lượng các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô nhưng mức độ biến động không nhiều, hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn được duy trì, chỉ có sự thay đổi về sáp nhập, góp vốn giữa các chủ sở hữu. Thông qua đó, hệ thống tổ chức tín dụng vẫn duy trì hoạt động thông suốt, liên tục để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng, tài chính của các khách hàng.

Với số lượng tổ chức tín dụng duy trì ổn định, mức độ bao phủ rộng của mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng cũng luôn được duy trì để dễ dàng hơn cho khách hàng tiếp cận và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, trong năm 2014 có 943 chi nhánh của ngân hàng thương mại Nhà nước và 1.593 chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần. Năm 2015, có 1.418 chi nhánh của ngân hàng thương mại Nhà nước và 1.130 chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần. Đến năm 2016, có 992 chi nhánh của ngân hàng thương mại Nhà nước và 1.596 chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần.

Bên cạnh hệ thống ngân hàng thương mại, để phù hợp với nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính (đặc biệt là tài chính vi mô), các quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng hợp tác xã cũng được duy trì phát triển. Cụ thể, năm 2014 có 1.145 quỹ tín dụng nhân dân thì đến năm 2015 đã có 1.147 quỹ, năm 2016 có 1.166 quỹ tín dụng nhân dân và duy trì 01 ngân hàng Hợp tác xã, 01 ngân hàng chính sách qua các năm.

Dẫn đầu mức độ bao phủ về lượng chi nhánh hiện nay là 04 Ngân hàng thương mại lớn do có lịch sử phát triển lâu đời, có vốn và tổng tài sản thuộc hàng lớn trên thị trường là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân

Page 82: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

82 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Trong đó, Agribank là ngân hàng có số lượng chi nhánh vượt trội với 942 chi nhánh. Đây cũng là ngân hàng có sự hiện diện nhiều nhất tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tiếp theo là BIDV với 190 chi nhánh; Vietinbank với 149 chi nhánh trên cả nước; và Vietcombank với 101 chi nhánh. Phần lớn, các ngân hàng còn lại có từ 30 chi nhánh và một số ngân hàng nhỏ, mới được thành lập trong một vài năm trở lại đây có khoảng 10 chi nhánh (số liệu thống kê chi tiết về số lượng chi nhánh của từng ngân hàng tại Phụ lục 02)35. Điều này cho thấy, chủ yếu là các ngân hàng lớn (có tiềm lực mạnh về vốn, nhân sự, hạ tầng) mới phát triển được mạng lưới chi nhánh ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước, gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính tới các khách hàng ở các địa bàn khác nhau.

Xét phân bổ về mạng lưới ngân hàng thương mại theo diện tích, 05 tỉnh có số lượng điểm giao dịch/km2 lớn nhất tập trung vào 05 tỉnh36, thành phố lớn trong cả nước, còn các tỉnh vùng sâu, vùng xa như Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Kon Tum thì có số lượng điểm giao dịch thấp nhất.

Bảng 05: Phân bổ mạng lưới ngân hàng thương mại theo diện tích

Cao nhất TỉnhĐiểm giao

dịch/km2Thấp nhất Tỉnh

Điểm giao

dịch/km21 TP. HCM 0,883 1 Lai Châu 0,002

2 Hà Nội 0,542 2 Sơn La 0,003

3 Đà Nẵng 0,215 3 Điện Biên 0,003

4 Hải Phòng 0,173 4 Kon Tum 0,003

5 Bắc Ninh 0,146 5 Hà Giang 0,003

Nguồn: Viện Chiên lược ngân hàng

Xét phân bổ mạng lưới ngân hàng thương mại theo dân số, phần lớn các điểm giao dịch của ngân hàng thương mại vẫn chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn.

Page 83: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 83

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

Bảng 06� Phân bổ mạng lưới ngân hàng thương mại theo dân số

Cao nhất TỉnhĐiểm giao

dịch/dân sốThấp nhất Tỉnh

Điểm giao

dịch/dân số1 Đà Nẵng 0,284 1 Sơn La 0,032

2 Hà Nội 0,263 2 Hà Giang 0,036

3 Cần Thơ 0,263 3 Sóc Trăng 0,039

4 Tp.HCM 0,241 4 Đồng Tháp 0,044

5 Quảng Ninh 0,192 5 Ninh Thuận 0,045

Nguồn: Viện Chiên lược ngân hàng

Như vậy, xét theo mứ c độ tập trung dân số, các tỉnh, thành phố lớn vẫn là nơi có mạng lưới ngân hàng thương mại phân bổ đông nhất. Các tỉnh vùng núi như Sơn La, Hà Giang vẫn là các khu vực hệ thống ngân hàng, mạng lưới, điểm giao dịch bị hạn chế do các khó khăn về khoảng cách, địa lý, địa hình.

(ii) Tiêp cận dịch vụ tài chính thông qua kênh máy giao dịch tư động như ATM, POS

Ngoài kênh giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh, phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng, khách hàng có thể tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính thông qua các máy giao dịch tự động ATM. Cụ thể, khách hàng có thể thực hiện gửi tiết kiệm điện tử, nộp, rút tiền vào tài khoản, chuyển khoản thanh toán hóa đơn dịch vụ, thanh toán khoản vay…

Biểu đồ 01� Số lượng máy ATM trong giai đoạn từ 2010-201620000

18000

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

02010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

11433

1334914269

1526516018

1693717472

Máy

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nươc

Page 84: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

84 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

Biểu đồ 02� Số lượng giao dịch và giá trị giao dịch qua ATM từ năm 2014-2016

680000000

700000000

720000000

740000000

660000000

640000000

620000000

600000000

580000000

560000000

2014 2015 2016

670024914618185584 717216452

180952600

156388800

123893500

Triệ

u đồ

ng

Món

400000

600000

800000

0

200000

1000000

1200000

1600000

1800000

2000000

Số lượng giao dịch ATM (món) Giá trị giao dịch (triệu đồng)Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nươc

Số lượng máy ATM cũng như mức độ khách hàng sử dụng, giao dịch trên hệ thống ATM đều có sự tăng trưởng hàng năm. Năm 2015, số lượng máy ATM đạt 16.937 máy (tăng 919 máy, tương ứng với 5,73% so với năm 2014) và năm 2016, thị trường Việt Nam có 17.472 máy ATM (tăng 9,08% so với năm 2014). Số lượng và giá trị giao dịch phát sinh trên máy ATM có sự gia tăng đáng kể, điển hình là giá trị giao dịch trên máy ATM năm 2016 (đạt trên 1.800 ty đồng) tăng hơn 46% so với năm 2014, điều này cho thấy, trong giai đoạn vừa qua, khách hàng đã tiếp cận nhiều hơn, sử dụng nhiều hơn kênh giao dịch qua máy ATM để thực hiện các giao dịch tài chính bên cạnh việc giao dịch trực tiếp tại hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng. Tuy nhiên, phần lớn các máy ATM và POS vẫn chỉ tập trung phổ biến tại 02 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh (khoảng 3.000 máy ATM/thành phố)37. Các tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng xa có số lượng máy giao dịch ATM rất thấp như Bắc Kạn, Hà Giang, Điện Biên, chỉ với hơn 20 máy ATM trên toàn tỉnh.

Ngoài ATM, các khách hàng cũng có thể tiếp cận, sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ qua hệ thống máy POS. Đây là một trong những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được Chính phủ, NHNN khuyến khích phát triển tại các điểm cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Page 85: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 85

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ đã được cải thiện chất lượng, tập trung đầu tư phát triển, số lượng các máy chấp nhận thẻ (POS) có tốc độ tăng trưởng nhanh, qua đó tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng của các khách hàng. Cụ thể, đến cuối năm 2014, trên toàn quốc có trên 137.774 máy POS được lắp đặt thì đến năm 2015 và 2016 số lượng máy POS tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh. Tương ứng trong hai năm 2015 và 2016, có tổng số 223.381 máy POS và 263.427 máy POS được lắp đặt, tăng lần lượt là 62,1 % và 91,2% so với cuối năm 201438. Hệ thống ATM/POS đã được kết nối liên thông trên phạm vi toàn quốc, qua đó mở rộng phạm vi sử dụng thẻ của khách hàng bởi thẻ của một ngân hàng giờ đây có thể được sử dụng tại bất kỳ máy ATM/POS của ngân hàng khác thuộc mạng lưới thẻ nội địa kết nối qua hệ thống chuyển mạch thẻ NAPAS.

Cùng với sự gia tăng về số lượng máy POS, số lượng khách hàng sử dụng và giao dịch tài chính trên máy POS cũng có mức độ gia tăng mạnh, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn, một số tỉnh có lợi thế về du lịch, số lượng và giá trị thanh toán qua POS đã có chuyển biến rõ nét và tích cực. Cụ thể, trong năm 2015, số lượng giao dịch qua POS đạt gần 56 triệu giao dịch (tăng khoảng 70% so với năm 2014); giá trị giao dịch đạt trên 192 nghìn ty đồng (tăng 20% so với năm 2014). Đặc biệt, trong năm 2016, số lượng giao dịch qua POS đạt trên 97 triệu giao dịch (tăng gần 200% so với năm 2014); giá trị giao dịch đạt 250 nghìn ty đồng (tương ứng với mức tăng gần 60% so với năm 2014). Tuy nhiên, cũng tương tự như máy ATM, số lượng máy POS cũng chỉ tập trung phần lớn tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh (với hơn 80.000 máy POS/thành phố), còn các tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng xa như Bắc Kạn, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên thì có rất ít máy POS giao dịch (chỉ 100 máy trong cả tỉnh).39

Bên cạnh việc phát triển thanh toán qua máy POS thông thường, nhằm nâng cao tính thân thiện, thuận tiện với người sử dụng cũng như tiết giảm chi phí đầu tư, các ngân hàng thương mại đã phát triển hình thức thanh toán qua thiết bị POS di động (mPOS) trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại. Đến nay, việc triển khai dịch vụ thanh toán qua mPOS đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng để tạo cơ sở pháp lý cho các đơn vị triển khai và việc được phép sử dụng hóa đơn thanh toán điện tử trong giao dịch thanh toán mPOS đã tạo thuận lợi hơn cho

Page 86: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

86 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

khách hàng tiếp cận dịch vụ tài chính.

(iii) Tiêp cận dịch vụ tài chính thông qua các đại lý “ủy thác thanh toán” của ngân hàng:

Với đặc điểm dân số của Việt Nam với gần 70% dân số tập trung ở khu vực nông thôn, chỉ hơn 30% dân số sống ở khu vực thành thị, để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, cần phải chú trọng nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những khu vực ít có sự hiện diện của hệ thống tổ chức tín dụng.

Chính bởi vậy, nhằm cung cấp dịch vụ tài chính đến người dân không có tài khoản ngân hàng (unbanked) tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi không có chi nhánh của ngân hàng với chi phí hợp lý, từ năm 2015, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép thí điểm 03 mô hình triển khai trong Đề án thí điểm phát triển một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ở khu vực nông thôn tại Việt Nam giai đoạn 2014-2015, bao gồm: Dịch vụ chuyển tiền nhanh của NHTMCP Xăng dầu Petrolimex trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới các chi nhánh, cửa hàng xăng dầu của Petrolimex tại các khu vực nông thôn (PG Bank-Petrolimex); Dịch vụ chuyển tiền giá trị nhỏ của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới các đại lý viễn thông của Công ty Cổ phần Di động Trực tuyến (M_Service) ở khu vực nông thôn (Vietcombank - M_Service); Dịch vụ chuyển tiền của ngân hàng TMCP Quân đội trên cơ sở hợp tác sử dụng mạng lưới của Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo (MB - Viettel). Với 03 mô hình thí điểm, đã góp phần nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính của người dân, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khó có thể tiếp cận tới dịch vụ tài chính của hệ thống ngân hàng.

Trong 03 đơn vị được thí điểm, mô hình hợp tác giữa MB - Viettel có số lượng đại lý, điểm tiếp cận dịch vụ lớn nhất (với trên 16.000 điểm giao dịch năm 2016) do Tổng công ty Viettel là đơn vị đã hoạt động lâu năm, có số lượng đại lý lớn trong khắp cả nước. Đồng thời, với số lượng các điểm tiếp cận dịch vụ lớn, số lượng khách hàng tiếp cận, giao dịch tài chính tại các điểm giao dịch của MB- Viettel cũng lớn nhất hệ thống, với hơn 2 triệu khách hàng năm 2016.

31 Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016

Page 87: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 87

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

Biểu đồ 03� Số lượng đại lý, điểm tiếp cận dịch vụ của ba đơn vị thí điểm

Năm 2015

Năm 20164434

2045

3334

2043

17919

16382Vietcombank-M_service

PG Bank-Petrolimex

MB-Viettel

0 5000 10000 15000 20000

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nươc

Năm 2016, số lượng khách hàng tiếp cận dịch vụ tài chính thông qua kênh đại lý (ủy thác thanh toán) của MB-Viettel tăng gần 232% so với năm 2015; số lượng khách hàng tiếp cận dịch vụ của Vietcombank - M_Service năm 2016 tăng gấp 5 lần so với năm 2015, từ 96.650 khách hàng giao dịch lên tới 508.033 khách hàng giao dịch40. Đồng thời, hơn 60% trong tổng số khách hàng tiếp cận, giao dịch qua các đại lý là khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

b). Nhóm chi tiêu đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ tài chính

(i) Số lượng người co tài khoản

Thông qua tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng, khách hàng có thể sử dụng để phục vụ nhu cầu cho nhiều giao dịch tài chính khác nhau như gửi tiết kiệm, cấp tín dụng, thanh toán các hóa đơn, khoản vay. Với mỗi một khách hàng có tà i khoản tại tổ chức tín dụng, khách hàng đã được tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính. Trong giai đoạn từ 2014-2016, số lượng người có tài khoản đã tăng đáng kể từ 36,77 triệu người năm 2014 lên 41,41 triệu người năm 2016 nâng ty lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán tại ngân hàng từ 53% lên 59%. Xét trên tổng dân số Việt Nam, đến năm 2016, đã có 45% dân số có tài khoản ngân hàng để sử dụng trong các giao dịch tài chính41. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều khách hàng được tiếp cận với dịch vụ thanh toán, tài chính.

32 Sơ đồ chi tiết hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2017 tại Phụ lục 0133 Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

Page 88: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

88 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

Bảng 07: Số lượng, ty lệ ngươi có tài khoản thanh toán tại ngân hàng

STT Chỉ tiêu 2014 2015 20161 Tổng dân số (người) 90.728.900 91.713.300 92.701.1002 Dân số trưởng thành 69.764.881 69.764.881 70.424.577

3Ty lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán (%)

53 52 59

4Ty lệ dân số có tài khoản thanh toán (%)

41 40 45

Nguồn: Khai thác chỉ tiêu báo cáo Thông kê về lĩnh vưc thanh toán theo Thông tư 35/2015/TT-NHNN của NHNN

(ii) Số lượng the thanh toán ngân hàng

Thẻ ngân hàng (bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước) là một trong các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế và cũng chính là một hình thức thể hiện việc khách hàng đã tiếp cận, sử dụng giao dịch tài chính. Trong giai đoạn vừa qua, với chủ trương phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, thẻ thanh toán ngân hàng tiếp tục phát triển, số lượng thẻ phát hành, số lượng và giá trị giao dịch thẻ tăng khá nhanh.

Biểu đồ 04� Tổng lượng thẻ phát hành trong giai đoạn từ năm 2010-2016

2010 2011 2012 2013 2014 2015 20160

20000000

40000000

60000000

80000000

100000000

120000000

30743163 41239757

5428997266204073

80386639

99524127111228621

Thẻ

Nguồn: Ngân hàng Nhà nươc Việt Nam.

34 Số liệu thống kê trên Website Ngân hàng Nhà nước

Page 89: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 89

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

Biểu đồ 05� Số lượng và giá trị thanh toán thẻ từ năm 2014-2016

300000000

350000000

400000000

250000000

200000000

150000000

100000000

50000000

0

2014 2015 2016

5505540733358300 80287856

346592561

23596677

159366804

Triệ

u đồ

ng

Món

20000000

30000000

40000000

0

10000000

50000000

60000000

70000000

80000000

90000000

Số lượng giao dịch Giá trị giao dịch

Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nươc

Đến cuối năm 2014, số lượng thẻ phát hành đạt mức trên 80 triệu thẻ với số lượng giao dịch đạt trên 33 triệu giao dịch. Đến năm 2016, số lượng thẻ phát hành lên tới trên 111 triệu thẻ với số lượng giao dịch tăng tới 141% (đạt trên 80 triệu giao dịch), với giá trị giao dịch cũng tăng mạnh từ 159 nghìn ty đồng lên gần 347 nghìn ty đồng (tương ứng với mức tăng 117%)42. Các con số cho thấy, khách hàng đã quen và dần dần tiếp cận với phương tiện thanh toán thẻ cũng chính là phương tiện khách hàng thường sử dụng trong các giao dịch tài chính, ngân hàng.

(iii) Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Ví điện tử

Để mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, đặc biệt là trong các giao dịch bán lẻ với giá trị thấp, tại thị trường Việt Nam khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ tài chính thông qua sử dụng các dịch vụ trung gian thanh toán Ví điện tử do các tổ chức không phải là ngân hàng (non-banks) cung cấp. Kể từ khi phát triển dịch vụ Ví điện tử, số lượng khách hàng sử dụng Ví điện tử trong giao dịch thanh toán (tài chính) đã tăng lên đáng kể.

Trong năm 2014, số lượng Ví điện tử của 09 đơn vị được cho phép thí điểm cung

35 Thống kê chi tiết tại Phụ lục 02: Số lượng chi nhánh của các ngân hàng thương mại36 Số liệu ghi nhận năm 2014, Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Page 90: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

90 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

ứng dịch vụ Ví điện tử ghi nhận đã có hơn 2,9 triệu khách hàng sử dụng Ví điện tử và con số này tăng lên trên 4 triệu năm 2015. Số lượng Ví điện tử phát hành (tương ứng với số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Ví điện tử) đạt hơn 3,8 triệu Ví năm 2016 do có sự thay đổi các tổ chức từ thí điểm sang cung ứng chính thức và số liệu được hệ thống ghi nhận lại nên có sự sụt giảm43. Tuy nhiên, đánh giá tổng quan chung cho thấy, số lượng khách hàng sử dụng Ví điện tử đang có sự gia tăng và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

2.2.1.3. Nhưng thành tưu, hạn chê, rào cản đối vơi tiêp cận dịch vụ tài chính tại Việt Nam

a. Thành tựu, kết quả

Trong các năm trở lại đây, hệ thống tổ chức tín dụng nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về cơ cấu sở hữu, loại hình, năng lực và mạng lưới hoạt động. Số lượng Ngân hàng thương mại duy trì được sự phát triển ổn định, hệ thống mạng lưới ngân hàng đã được mở rộng trên khắp cả nước, đã vươn tới khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng thương mại đã góp phần nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của Việt Nam.

Nhìn chung, mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của Việt Nam cũng đã được cải thiện trong những năm qua. Điển hình, số lượng người trưởng thành có tài khoản thanh toán đã đạt tới 59% và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Số lượng các kênh giúp khách hàng tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính cũng liên tục gia tăng trong giai đoạn từ 2014-2016 như số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, số lượng máy ATM, POS.

Các dịch vụ tài chính được cung cấp bởi ngân hàng và các tổ chức tài chính ngày càng đa dạng, phong phú, có chất lượng tốt, an toàn, tiện lợi và hiện đại sánh ngang với các nước tiên tiến, đáp ứng về cơ bản nhu cầu của người dân thành thị và đang ngày càng tiếp cận với người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hầu hết các dịch vụ tiện ích ngân hàng trên thế giới đều có mặt tại Việt Nam như dịch vụ thẻ, ATM, POS, Ví điện tử,…

36 Số liệu ghi nhận năm 2014, Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Page 91: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 91

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

Việc nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính đã được các ngân hàng chú trọng, đặc biệt các ngân hàng đã phối hợp, hợp tác với các đại lý để mở rộng mạng lưới, là cánh tay nối dài mang dịch vụ tài chính, ngân hàng đến với người dân, đặc biệt là ở những địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Một số tổ chức tín dụng cũng phát triển mạng lưới chi nhánh đến khắp các tỉnh thành như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội có mạng lưới chi nhánh gần như 100% số huyện của cả nước.

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, theo đó, định hướng và chỉ đạo các cơ quan Bộ, ngành, các đơn vị có liên quan xây dựng các giải pháp phù hợp để thúc đẩy tiếp cận tài chính, phổ cập tài chính. Đặc biệt, trong Đề án cũng chú trọng tới các đối tượng dễ bị loại trừ, khó khăn trong tiếp cận dịch vụ tài chính như người nghèo, cận nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

b) Khó khăn, hạn chế

Thực trạng tiếp cận dịch vụ tài chính của dân cư đối với các giao dịch tài chính (như thanh toán, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm,…) cho thấy tiềm năng phát triển, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân còn nhiều khoảng trống chưa được đáp ứng. Còn một số khó khăn, vướng mắc xuất phát từ nhiều phía khác nhau cần phải đề cập như:

- Sự phân bố mạng lưới của các tổ chức tín dụng đang không đồng đều, chưa phù hợp, tương xứng với mật độ dân số, chủ yếu tập trung ở vùng thành thị; mạng lưới hoạt động ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn thưa thớt. Mật độ dân số của Việt Nam với gần 70% dân số tập trung ở khu vực nông thôn, nhưng mạng lưới ngân hàng vươn tới khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chỉ có của Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank).

- Các sản phẩm, dịch vụ tài chính vẫn đang được thiết kế chung cho mọi khu vực, chưa có sự chuyên biệt để phù hợp với đặc thù dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Với đối tượng khách hàng ở từng khu vực khác nhau, nhu cầu cũng như mục

Page 92: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

92 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

đích sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng cũng khác nhau. Như trường hợp khách hàng ở khu vực nông thôn, thời hạn giao dịch, nhu cầu, mục đích cũng khác so với khách hàng ở thành thị, đặc biệt là trong các giao dịch tài chính như tiết kiệm (giá trị nhỏ, thời gian gửi ngắn), dịch vụ cho vay (thời gian trả nợ dài, giá trị khoản vay thường nhỏ, hình thức vay không có tài sản đảm bảo, mục đích sử dụng khoản vay,…).

- Nhận thức và năng lực sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng còn hạn chế cũng như tâm lý, thói quen trong việc cất giữ tiền mặt, tài sản của người dân đã hình thành từ lâu khiến người dân e ngại, dè chừng về sự an toàn của các sản phẩm, dịch vụ tài chính dẫn tới giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính của các tổ chức tín dụng. Đồng thời, đối với đối tượng nghèo, thu nhập và chi tiêu của người dân là không lớn để cần đến dịch vụ ngân hàng (thanh toán thẻ, thanh toán qua ngân hàng), không có tiền dư để cất giữ, gửi tiết kiệm.

- Sự thiếu đồng bộ, chưa đầy đủ về quy định pháp lý gắn với các dịch vụ tài chính của tổ chức tín dụng gây khó khăn cho các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính trong quá trình triển khai.

Để mở rộng mạng lưới, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, cần mở rộng mạng lưới đại lý là các thực thể phi ngân hàng (non-banks) để hỗ trợ khách hàng tiếp cận tới các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định bắt buộc gắn với tài khoản ngân hàng của Ví điện tử (trong khi đó, phần lớn dân số ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có tài khoản ngân hàng); chưa có hành lang pháp lý cho các tổ chức non-banks cung ứng dịch vụ thanh toán; các yêu cầu về việc nhận biết, xác thực khách hàng,… đang gây cản trở cho sự phát triển dịch vụ tài chính cũng như khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của khách hàng.

- Mô hình và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô với việc cung cấp các dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với đặc điểm, tính chất thu nhập, nhu cầu, văn hóa của người dân ở khu vực nông thôn là rất hữu hiệu. Tuy nhiên, số lượng các tổ chức tài chính vi mô hiện còn rất hạn chế, hoạt động của tổ chức tài chính vi mô cũng mới chỉ tập trung,

37 Dữ liệu thống kê theo Thông tư số 35/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Page 93: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 93

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

38 Dữ liệu thống kê theo Thông tư số 35/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam39 Dữ liệu thống kê theo Thông tư số 35/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

bó hẹp ở dịch vụ cho vay, chưa khai thác hết tiềm năng của các dịch vụ khác, chưa thực sự đóng góp nhiều vào sự phát triển của dịch vụ tài chính.44

2.2.2. Thực trạng ứng dụng Fintech của các TCTCVM tại Việt Nam

2.2.2.1. Hiện trạng chính sách về phát triên tài chính vi mô và liên quan đên ứng dụng Fintech ơ Việt Nam

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng thông tin di động bao phủ khắp cả nước và sự phổ biến của điện thoại thông minh (smartphone), các sản phẩm, dịch vụ tài chính đổi mới, sáng tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ đang dần trở thành xu hướng phát triển rõ nét, thâm nhập vào cuộc sống thường nhật của người dân. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam coi phổ cập tài chính là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Trong bối cảnh đó, xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán gắn với các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới nói riêng và hoạt động TCVM nói chung cũng được Chính phủ, NHNN, cơ quan quản lý hữu quan quan tâm xây dựng, hoàn thiện. Trong thời gian qua, nhiều đề án, văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động thanh toán và TCVM đã được xây dựng, ban hành, cụ thể:

• Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ). Mục tiêu của Đề án là xây dựng và phát triển hệ thống TCTCVM an toàn, bền vững, hướng tới mục tiêu phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Đề án đưa ra 3 giải pháp để thực hiện những mục tiêu trên, đó là: (i) Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động TCVM; (ii) Nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước; (iii) Nâng cao năng lực của các TCTCVM. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển TCVM Việt Nam trong thời gian qua và trong những năm tới.

• Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế

Page 94: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

94 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

(Quyết định 1726/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ). Đề án đề cập đến 3 vấn đề xuyên suốt từ mục tiêu đến các giải pháp cần đạt được là: (i) gia tăng kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng; (ii) gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thiết kế đơn giản, dễ tiếp cận đối với người dân, doanh nghiệp, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, người nghèo; (iii) gia tăng mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Đề án cũng xác định rõ mục tiêu tổng quát, 8 mục tiêu cụ thể cần đạt được đến năm 2020 bao gồm: 70% dân số trưởng thành có tài khoản tại các ngân hàng; có ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch/100.000 dân số trưởng thành; Khoảng 30.000 máy ATM (40 máy/100.000 dân số trưởng thành); 300.000 POS (400 POS/100.000 dân số trưởng thành); có khoảng 15% số chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng thương mại mở tại địa bàn nông thôn; khoảng 35 - 40% người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tổ chức tín dụng; khoảng 50 - 60% DN nhỏ và vừa đang hoạt động tiếp cận tín dụng; tăng gấp 2 lần ty trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng.

• Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 202045 (Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016), với một số mục tiêu, giải pháp liên quan đến việc ứng dụng Fintech nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có các dịch vụ thanh toán qua Internet, điện thoại di động, thẻ ngân hàng, trung gian thanh toán... và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán nói riêng, dịch vụ ngân hàng nói chung, thúc đẩy phổ cập tài chính.

• Đề án thí điểm phát triển một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn tại Việt Nam. Đề án đưa ra giải pháp thí điểm cho một số NHTM trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ và tận dụng mạng lưới có sẵn của các tổ chức khác như hệ thống bán lẻ xăng dầu, các điểm cung ứng dịch vụ viễn thông, hệ thống bưu cục… để thực hiện một số nghiệp vụ trong quy trình cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng (chủ yếu là chuyển tiền, nộp/rút tiền từ tài khoản của khách hàng

40 Số liệu báo cáo tình hình triển khai mô hình thí điểm của ba đơn vị được chấp thuận triển khai theo Đề án thí điểm phát triển một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ở khu vực nông thôn tại Việt Nam giai đoạn 2014-2015.

Page 95: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 95

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

tại ngân hàng) nhằm cung ứng dịch vụ thanh toán cho các khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi không có sự phục vụ của ngân hàng và cho những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng.

Hiện tại NHNN đang cho phép thực hiện thí điểm 3 mô hình dịch vụ thanh toán bao gồm: Dịch vụ thanh toán của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel); Dịch vụ chuyển tiền nhanh của ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) phối hợp với Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Dịch vụ chuyển tiền giá trị nhỏ dựa trên nền tảng Ví điện tử MoMo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phối hợp với Công ty cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service). Như vậy, 3 mô hình trên đã cho thấy việc ứng dụng Fintech trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận, gia tăng tiện ích, đổi mới sản phẩm - dịch vụ về thanh toán - chuyển tiền của TCTD trên cơ sở hợp tác với tổ chức phi ngân hàng là các công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép. Đồng thời, việc thực hiện thí điểm nói trên đã đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính - ngân hàng của người dân. Tuy nhiên, riêng đối với các TCTCVM, thực tiễn cho thấy các tổ chức này chưa ứng dụng Fintech vào hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ của tổ chức. Lý do một phần là các TCVM mới chỉ quan tâm, tập trung ưu tiên cho đầu tư, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin như trường hợp gần đây TCTCVM Tình thương (TYM) đã lên kế hoạch đầu tư hàng chục ty đồng cho hệ thống ngân hàng lõi (corebank) để nâng cao khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, phần lớn các TCTCVM vẫn còn nhiều hạn chế về tiềm lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực để có thể triển khai kế hoạch, chiến lược hợp tác với các công ty Fintech nhằm mở rộng cơ sở khách hàng, phát triển sản phẩm-dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

• Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016) với các mục tiêu: (i) Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và (ii)

41 Dữ liệu thống kê theo Thông tư số 35/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Page 96: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

96 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

Hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Đề án nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình phát triển hoàn thiện hệ sinh thái, cơ chế quản lý phù hợp và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam phát triển; đồng thời, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển lĩnh vực Fintech tại Việt Nam phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính phủ.

Bên cạnh các Đề án nói trên, có thể kể đến một số quy định của luật, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Ngân hàng Nhà nước có liên quan như:

• Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 đã khẳng định TCTCVM là một loại hình tổ chức tín dụng trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam, chịu sự quản lý của NHNN. Đây là một bước tiến dài đối với lĩnh vực TCVM. Các tổ chức cung cấp TCVM như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân, các TCTCVM cung cấp dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính khác và các dịch vụ phi tài chính khác đã mở ra cánh cửa thoát nghèo cho người dân và được người nghèo đánh giá cao.

• Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử; Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng. Các Nghị định này đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho thương mại điện tử, khuyến khích người dân tiếp cận, thực hiện các dịch vụ điện tử, là tiền đề để người dân thực hiện các dịch vụ áp dụng công nghệ hiện đại.

• Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 quy định về thanh toán không dùng tiền mặt (sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 80/2016/NĐ-CP) đã tạo hành lang pháp lý quan trọng về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử tại Việt Nam và cho phép các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, tiện ích đi vào cuộc sống.

40 Số liệu báo cáo tình hình triển khai mô hình thí điểm của ba đơn vị được chấp thuận triển khai theo Đề án thí điểm phát triển một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ở khu vực nông thôn tại Việt Nam giai đoạn 2014-2015.41 Dữ liệu thống kê theo Thông tư số 35/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Page 97: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 97

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

Trên cơ sở Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và các Nghị định trên, NHNN đã ban hành một số Thông tư hướng dẫn, liên quan đến lĩnh vực thanh toán ứng dụng Fintech với đối tượng điều chỉnh là các NHTM, TCTCVM, cụ thể:

• Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và Thông tư 32/2016/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định người đủ điều kiện mở tài khoản thanh toán bao gồm, người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam; Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật. Quy định này đã mở rộng đối tượng được mở tài khoản tại ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán và để giữ tiền. Đây cũng là tiền đề để người dân có thể tiếp cận đến những sản phẩm và dịch vụ tài chính khác như tín dụng, bảo hiểm, tiết kiệm và đầu tư.

• Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán. Thông tư 39 ra đời tạo khuôn khổ pháp lý cho các công ty thực hiện hoạt động trung gian thanh toán, tạo thêm kênh thanh toán mới, tiện ích, thúc đẩy phổ cập tài chính tại Việt Nam. Đến nay, sau khi thiết lập khuôn khổ pháp lý, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép hoạt động cho 25 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng. Các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cùng với hệ thống ngân hàng thương mại đã cung ứng những giải pháp thanh toán mới, đáp ứng nhu cầu thị trường, đặt biệt là những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi mạng lưới ngân hàng khó vươn tới.

2.2.2.2. Đánh giá thưc trạng cơ chê chính sách về ứng dụng Fintech trong lĩnh vưc thanh toán đối vơi các TCTCVM Việt Nam

Có thể nói, thời gian qua, trong bối cảnh Fintech phát triển mạnh và xu hướng thúc đẩy phổ cập tài chính tại Việt Nam, Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước mà trước hết là NHNN đã rất nỗ lực và đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập một hệ sinh thái với khuôn khổ pháp lý phù hợp, tạo điều kiện cho các TCTCVM từng bước hội nhập vào hệ thống ngân hàng - tài chính.

Page 98: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

98 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

Tuy nhiên, những nỗ lực này chưa bắt kịp với tốc độ phát triển và nhu cầu khách hàng khu vực TCVM ở Việt Nam hiện nay cũng như những tiềm năng của khu vực này trong việc ứng dụng Fintech để mở rộng tập khách hàng và đóng góp cho việc phổ cập tài chính, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội. Như trên đã phân tích, Việt Nam mới chỉ dừng ở giai đoạn đầu là tập trung phát triển TCVM thông qua các Đề án. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TCVM ứng dụng Fintech về cơ bản mới chỉ áp dụng trong hoạt động thanh toán. Chính điều này đang tạo ra một rào cản lớn cho việc gia nhập thị trường và sự tồn tại của các TCTCVM. Một số rào cản lớn liên quan đến hoạt động của TCTCVM trong ứng dụng Fintech hiện nay có thể kể đến là:

• Một là, theo Điều 122 Luật các Tổ chức tín dụng: “TCTCVM không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng”. Do gặp rào cản về việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, các TCTCVM hiện chưa cung ứng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng, mà vẫn chủ yếu tập trung vào hai mảng dịch vụ chính là huy động và cho vay. Trong khi đó, đây là mảng dịch vụ tiềm năng mà các TCTCVM có thể khai thác trong tương lai thông qua việc ứng dụng công nghệ mới để kết nối/liên kết với ngân hàng/công ty Fintech, đặc biệt là để khai thác tiềm năng thiết bị di động như một phương thức thanh toán an toàn, tiện lợi, chi phí thấp.

• Hai là, quá trình triển khai Đề án thí điểm phát triển một số hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn tại Việt Nam và qua nghiên cứu cho thấy, những mô hình này đã đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính - ngân hàng của người dân, nếu triển khai tốt hoạt động ngân hàng thông qua kênh đại lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hành lang pháp lý của Việt Nam chưa quy định rõ về vấn đề này. Do vậy, các TCTCVM còn rất e dè trong việc hợp tác với các tổ chức tín dụng/các tổ chức trung gian thanh toán phi ngân hàng làm đại lý cung ứng dịch vụ thanh toán. Vì vậy, trong thời gian tới, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này (NHNN) cần nghiên cứu, đề xuất về việc cho phép

42 Dữ liệu thống kê theo Thông tư số 35/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam43 Báo cáo tình hình triển khai cung ứng dịch vụ TGTT Ví điện tử của các đơn vị đã được cấp Giấy phép theo Thông tư số 39/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Page 99: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 99

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

các mô hình trên được tiếp tục thực hiện thí điểm trong thời gian chờ hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng đại lý cũng như các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán của các tổ chức không phải là TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

• Ba là, trong bối cảnh mới, việc hợp tác giữa TCTCVM với Fintech có thể coi là một hướng phát triển chiến lược cho TCTCVM. Tận dụng đổi mới, sáng tạo công nghệ từ Fintech giúp TCVM nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, kỳ vọng khách hàng. Trong thời gian qua, Chính phủ và các cơ quan quản lý, cụ thể là NHNN và Bộ Khoa học & Công nghệ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực Fintech. Tuy nhiên nếu so với kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng khuôn khổ điều tiết cho các sản phẩm, dịch vụ tài chính - ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến thì vẫn còn rất khiêm tốn. Thực tế này cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các sản phẩm, dịch vụ Fintech tại Việt Nam phát triển còn hạn chế, chủ yếu chỉ tập trung trong các mảng truyền thống như thanh toán, chuyển tiền,… là những mảng hoạt động có khuôn khổ điều tiết khá rõ ràng. Trong khi đó nhiều sản phẩm có lợi ích bao trùm khác như cung cấp tín dụng, quản lý tài sản, huy động vốn,… là những dịch vụ thế mạnh của TCTCVM, lại xuất hiện khá dè dặt tại Việt Nam, làm hạn chế cơ hội tiếp cận, mở rộng và phát triển của TCTCVM.

• Bốn là, Việt Nam là quốc gia có nhiều cơ hội để phát triển thanh toán di động dựa trên lợi thế so sánh về quy mô dân số, tốc độ phát triển Internet, ty lệ người dân sử dụng điện thoại di động cao, người dân ưa thích sử dụng ứng dụng công nghệ trong thanh toán, đặc biệt thị trường bán lẻ. Các hình thức thanh toán qua di động với nhiều tiện ích trên cơ sở ứng dụng các công nghệ mới như mã phản hồi nhanh - QR Code, giao tiếp trường gần -NFC hay mPOS... đã được người tiêu dùng đón nhận và có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.

Nghiên cứu cho thấy để thúc đẩy phát triển thanh toán di động, các quốc gia đều ban hành các cơ chế chính sách, hành lang pháp lý tạo thuận lợi cho sự phát triển của thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, đổi mới-sáng tạo. Nhờ ưu thế của công nghệ thông tin/mạng di động so với mạng lưới chi nhánh

Page 100: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

100 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

vật lý truyền thống và sự phổ biến của điện thoại di động. Đây là một trong những giải pháp đột phá, giúp đẩy mạnh phổ cập tài chính, đưa dịch vụ ngân hàng-tài chính đến số đông người dân. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế khách quan là khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách để thúc đẩy thanh toán di động, các dịch vụ tài chính mới tại Việt Nam vẫn còn thiếu đồng bộ, cần phải nỗ lực xây dựng, hoàn thiện liên tục nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng, đa dạng tổ chức cung ứng dịch vụ, yêu cầu cao, sở thích đa dạng của người sử dụng dịch vụ ngân hàng - tài chính trong ky nguyên số cũng như nhu cầu thực tế của người dân chưa có tài khoản ngân hàng.

2�3� Nhu cầu và khả năng ứng dụng Fintech của các TCTCVM phục vụ phổ cập tài chính tại Việt Nam

2.3.1. Nhu cầu và tiềm năng phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính ứng dụng Fintech đối với các TCTCVM Việt Nam

Tính đến hết năm 2016, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam đạt 93 triệu người trong đó số lượng người cư trú tại khu vực nông thôn chiếm khoảng 66%. Khu vực nông thôn Việt Nam hiện nay có trên 50 dân tộc khác nhau sinh sống, phân bố trên địa bàn rộng lớn, có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác biệt.

Với ty lệ người dân sinh sống ở khu vực nông thôn cao, khu vực nông thôn Việt Nam là một phân khúc thị trường rất tiềm năng đối với hoạt động của các tổ chức tài chính nói chung và TCTCVM nói riêng khi nhu cầu sử dụng đối với các dịch vụ tài chính là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, đến nay vẫn tồn tại lực cản trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân ở khu vực nông thôn khi mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng, TCTCVM tại các khu vực này vẫn còn rất ít và xa nơi sinh sống của họ. Ngược lại, các tổ chức tài chính nói chung và các TCTCVM nói riêng cũng gặp thách thức lớn trong việc mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động khi phải cân bằng giữa hiệu quả với chi phí đầu tư vào khu vực này.

Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của làn sóng Fintech và ty lệ tiếp cận điện thoại di động, Internet của người dân khu vực nông thôn Việt Nam ngày càng tăng cao, vấn đề trở ngại do khoảng cách địa lý trong tiếp cận dịch

Page 101: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 101

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

vụ tài chính của nhóm dân cư này có thể được loại bỏ và không còn trở thành quá khó khăn. Tuy nhiên, để có thể cung ứng được dịch vụ đòi hỏi các TCTCVM cần phải đầu tư, phát triển các kênh cung ứng dịch vụ hiệu quả hơn thông qua các giải pháp công nghệ thay vì đầu tư và sử dụng các hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch cũng như đội ngũ cán bộ truyền thống như hiện nay. Tiềm năng phát triển của các hoạt động TCVM nói chung và các sản phẩm, dịch vụ TCVM áp dụng công nghệ hiện đại nói riêng tại Việt Nam là rất lớn với nhiều yếu tố thuận lợi, cụ thể:

Ø Thứ nhất, nhu cầu đối vơi các dịch vụ tài chính noi chung của người dân khu vưc nông thôn ngày càng lơn.

Nông nghiệp là ngành kinh tế chính, mang lại thu nhập chủ yếu cho dân cư nông thôn Việt Nam. Mặc dù trong những năm qua với sự di chuyển mạnh về dân cư và lao động từ nông thôn ra thành thị, từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp, song trong tổng số 53,41 triệu lao động có việc làm năm 2016 có tới gần 22,19 triệu lao động làm việc trong khu vực nông, lâm - thuy sản (chiếm 41,54%).

Từ một nước thường xuyên thiếu đói, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực của nước ngoài, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới; thu nhập và đời sống người dân nông thôn ngày càng cải thiện hơn, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm; bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh; trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật của người dân ở nông thôn được nâng lên cao hơn trước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016, trong mức tăng 6,21% của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,36%, chiếm ty trọng 16,32% trong tổng cơ cấu GDP của cả nền kinh tế. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2015 đạt khoảng 24,4 triệu đồng/người/năm, tăng 1,9 lần so với năm 2010, số hộ nghèo ở nông thôn giảm còn 8,2%.

Trong giai đoạn 2006 - 2016, cơ cấu hộ khu vực nông thôn Việt Nam có sự chuyển dịch rõ nét từ hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản sang hộ phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Ty trọng hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 71,1% năm 2006

44 Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Page 102: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

102 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

xuống 62,1% năm 2011 và 53,9% năm 2016; ty trọng hộ phi nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng tương ứng 25,1%, 33,4% và 39,6%.

Số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm qua từng năm; năm 2016 có 8,61 triệu hộ, giảm 925,2 nghìn hộ (giảm 9,7%) so với năm 2011. Cũng trong giai đoạn 2011-2016, số hộ phi nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng gần 1,2 triệu hộ (+23,2%), trong đó số hộ công nghiệp-xây dựng tăng 39,6%; hộ dịch vụ tăng 9,9%. Kết quả trên phản ánh xu hướng phát triển sản xuất của khu vực nông thôn Việt Nam khi nguồn thu nhập của người dân không còn phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp.

Như vậy, trong điều kiện đời sống, thu nhập của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, cơ cấu ngành nghề chuyển dịch sang khu vực công nghiệp, xây dựng ngày càng tăng thì nhu cầu đối với các dịch vụ tài chính nói chung và TCVM nói riêng như dịch vụ thanh toán, tín dụng của khu vực nông thôn ngày càng lớn.

Cùng với xu hướng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và sự phát triển của kinh tế tại khu vực nông thôn, đã xuất hiện và gia tăng các nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển tiền, thanh toán tại khu vực nông thôn. Theo Tổng cục Thống kê số người di dân từ nông thôn đến thành phố trong thời kỳ 10 năm gần đây khoảng 15% dân số tương đương 13 triệu người (tính từ 5 tuổi trở lên); trung bình hàng năm có khoảng hơn 2 triệu sinh viên tham gia học tập tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trên toàn quốc. Nhu cầu chuyển tiền từ gia đình cho con cái ăn học tại các tỉnh, thành phố là nhu cầu thường xuyên hàng ngày. Bên cạnh đó, còn là nhu cầu chuyển tiền về quê cho người thân và nhu cầu thanh toán tiền mua bán hàng hóa dịch vụ giữa các thành phần kinh tế, giữa người tiêu dùng phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Tại khu vực nông thôn hiện nay, hoạt động thanh toán hàng ngày của người dân vẫn chủ yếu diễn ra bằng tiền mặt. Việc chuyển tiền được người dân thực hiện chủ yếu thông qua mạng lưới hạn hẹp của các TCTD hoặc qua các kênh dịch vụ của bưu điện hay qua mạng lưới chuyển tiền không chính thức (qua ô tô khách, cửa hàng vàng bạc…). Việc chuyển tiền thông qua các kênh nêu trên có nhiều hạn

45 Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Page 103: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 103

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

chế về thời gian, thủ tục, chi phí và nhiều rủi ro phát sinh, nhất là đối với các kênh chuyển tiền không chính thức.

Đối với các dịch vụ tín dụng, nhu cầu vay vốn để mở rộng chăn nuôi, trồng trọt và sản xuất của người nông dân, các tổ hợp tác, hợp tác xã hiện là rất lớn nhưng thực tế việc tiếp cận dòng vốn từ hệ thống ngân hàng truyền thống còn rất khó khăn và nhiều rào cản. Người nông dân có nhu cầu vay rất lớn nhưng không phải ai cũng đáp ứng được điều kiện của ngân hàng về tài sản thế chấp; thậm chí, họ không đủ trình độ để xây dựng phương án kinh doanh theo yêu cầu của ngân hàng. Sản phẩm tín dụng nông nghiệp, nông thôn còn đơn điệu (chủ yếu cho vay theo món, cho vay hạn mức và cho vay tài trợ dự án). Trên hết, hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại không bao phủ được đến hết các khu vực nông thôn rộng lớn của Việt Nam và đây cũng không phải là phân khúc thị trường được ưu tiên trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Trong cơ cấu vốn cho vay của các Ngân hàng thương mại hiện nay thì tổng dư nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn chỉ chiếm ty trọng khoảng 18% tổng dư nợ nền kinh tế tính đến hết tháng 6/2016.

ØThứ hai, cơ sơ hạ tầng viễn thông của Việt Nam được đầu tư hoàn thiện, tỷ lệ tiêp cận điện thoại di động và Internet của người dân khu vưc nông thôn ngày càng cao.

Hiện nay, cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) đã và đang phát triển cả chiều rộng và chiều sâu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ an ninh - quốc phòng, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin và giao lưu văn hóa của nhân dân trên mọi miền đất nước đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Theo số liệu công bố của Bộ Thông tin và truyền thông (Bộ TT&TT), tính đến hết tháng 6/2016, Việt Nam có tổng số hơn hơn 133 triệu thuê bao điện thoại trong đó bao gồm 125,7 triệu thuê bao di động và 7,3 triệu thuê bao cố định. Với sự phát triển vượt bậc của thuê bao điện thoại đi động và đặc biệt là thuê bao 3G cho Smartphone tại Việt Nam sẽ là nền tảng quan trọng nhất hỗ trợ cho sự phát triển của dịch vụ tài chính di động trong những năm tiếp theo tại Việt Nam. Trong năm 2016, tổng thuê bao điện thoại di động phát sinh lưu lượng thoại, tin nhắn và dữ liệu (cả 2G và 3G) đạt gần 129 triệu thuê bao, trong đó có gần

Page 104: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

104 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

36,2 triệu thuê bao băng rộng di động (3G), đạt ty lệ 39 thuê bao/100 dân. Ty lệ hộ gia đình ở nông thôn có điện thoại bao gồm cả điện thoại di động tăng rất nhanh trong 10 năm qua, từ 5,3% năm 2001 lên tới 86,6% năm 2011 trên phạm vi cả nước. Hệ thống mạng lưới kinh doanh Internet tư nhân ở nông thôn cũng phát triển rất nhanh. Ty lệ xã có điểm kinh doanh Internet tư nhân năm 2011 đạt 53,7% trên cả nước.

Ty lệ tiếp cận Internet của người dân Việt Nam nói chung cũng ở mức cao so với mức trung bình thế giới. Hiện nay, Việt Nam có trên 50 triệu người sử dụng Internet, đạt ty lệ trên 53% dân số, cao hơn mức trung bình thế giới là 46,64%.

Theo báo cáo khảo sát thị trường năm 2015 – 2016 của Hãng nghiên cứu thị trường Neilsen, hiện nông thôn Việt Nam có tới gần 24 triệu người đang sử dụng internet (tương đương hơn 39% dân số khu vực nông thôn) và 22.5 triệu người sử dụng Facebook (chiếm khoảng gần 37% dân số khu vực nông thôn). Bên cạnh đó, báo cáo của Neilsen cũng cho thấy 90% người tiêu dùng nông thôn sở hữu một chiếc điện thoại di động và 50% trong số đó sở hữu điện thoại thông minh.

Hình 04� Số lượng cư dân mạng nông thôn so với thành thị (triệu ngươi) và số lượng tài khoản Facebook tại nông thông và thành thị

SỐ LƯỢNG CƯ DÂN MẠNG NÔNG THÔN SO VỚI THÀNH THỊ (triệu)

26

24

22

0

22.821.85

25.48

22.02

25.0923.97

2014 2015 2016Cư dân mạng thành thị

Cư dân mạng nông thôn

SỐ LƯỢNG TÀI KHOẢN FACEBOOK TẠINÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ

2011 2012 2013 2014 2015 2016 20170

5

10

15

20

0.52

5

9

4.5

11

15

18.521

22.721.2

23.522.5

Tài khoản thành thị

Tài khoản nông thôn

Nguồn: Hang nghiên cứu thị trường Neilsen, 2016

Ngoài ra, người lao động ở nông thôn tham gia vào lực lượng lao động sớm hơn so với lao động đô thị, ty lệ lao động nhóm tuổi 15-19 và 20-24 của khu vực nông thôn cao hơn so với ty lệ này của cả nước. Với thành phần và lực lượng lao động trẻ và có thu nhập sớm như ở khu vực nông thôn hiện nay sẽ là nhóm

Page 105: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 105

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

đối tượng có khả năng dễ dàng tiếp nhận và tiếp cận với các thông tin và công nghệ mới tốt hơn so với các thế hệ trước, đây sẽ là một lợi thế trong việc phát triển các dịch vụ TCVM dựa trên các giải pháp công nghệ hiện đại.

Ø Thứ ba, khả năng tiêp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng truyền thống của người dân khu vưc nông thôn còn nhiều tiềm năng.

Trong thời gian vừa qua, hệ thống các NHTM tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về mạng lưới và qui mô hoạt động; mạng lưới chi nhánh, các điểm giao dịch đã phát triển rộng khắp tới tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động của các chi nhánh, các điểm giao dịch của NHTM vẫn tập trung phần lớn ở địa bàn thành phố, thị xã, trong khi các địa điểm giao dịch tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo còn ít. Cơ sở hạ tầng cho việc cung ứng dịch vụ thanh toán ở khu vực nông thôn hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đối với các ngân hàng do phải cân nhắc về hiệu quả đầu tư tại các khu vực này. Mật độ chi nhánh trên một đơn vị diện tích thì Việt Nam còn thấp, đứng sau hầu hết các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Hình 05� Mật độ chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam so với các nước khác

Commercial bank branches per1,000 km2

Commercial bank branches per100,000adults

Nguồn: Bankscope, 2012 Ngân hàng Thê giơi

Bên cạnh đó, số lượng tài khoản tiền gửi của người dân Việt Nam cũng còn ở mức thấp, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn. Theo ước tính, chỉ có khoảng 20% - 30% số người Việt Nam trưởng thành có tài khoản tiền gửi tại một tổ chức tài chính chính thức, ty lệ này ở khu vực nông thôn còn thấp hơn rất

Page 106: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

106 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

nhiều. Đến hết tháng 10/2016, có trên 67,4 triệu tài khoản cá nhân được mở tại các tổ chức tài chính Việt Nam (so với mức 16,8 triệu tài khoản vào cuối năm 2010), tuy nhiên con số này thực tế có thể thấp hơn do một cá nhân sở hữu nhiều tài khoản và số lượng tài khoản không còn hoạt động cũng chiếm ty lệ lớn.

Như vậy, khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung của các đối tượng khách hàng ở khu vực nông thôn Việt Nam còn rất nhiều hạn chế do nguyên nhân chủ yếu đến từ sự hạn chế của cơ sở hạ tầng tài chính ở khu vực này. Ngoài ra, các yêu cầu về mặt quy trình thủ tục, điều kiện, chuẩn mực… khi khách hàng tham gia giao dịch với các ngân hàng cũng là rào cản lớn khiến người dân khu vực nông thôn không thích cũng như không thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính truyền thống.

Trong hoạt động tín dụng khu vực nông thôn, nhất là các địa bàn vùng núi, vùng sâu vùng xa thì việc huy động vốn để cho vay của các NHTM gặp nhiều khó khăn khiến cung – cầu tín dụng luôn lệch pha. Ngoài ra, quy trình cho vay trong nông nghiệp nông thôn cũng là vấn đề khó khăn đối với các ngân hàng. Nếu ngân hàng máy móc yêu cầu người nông dân lập phương án vay vốn hiệu quả thì đa số nông dân không làm được, hoặc không muốn làm, nếu cán bộ ngân hàng làm không khéo sẽ không tiếp cận được khách hàng; thậm chí còn khiến nông dân quay lưng lại với ngân hàng. Bên cạnh đó, các món vay cho lĩnh vực này thường là nhỏ lẻ, chi phí hoạt động tín dụng của các NHTM sẽ cao. Do đó, các NHTM thường không “mặn mà” cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà chủ yếu chỉ tập trung cho vay vào giai đoạn giữa và cuối của chu kỳ sản xuất kinh doanh (khâu thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm). Đây chính là những rào càn khiến các ngân hàng không mặn mà với việc cho vay khu vực nông thôn và ngược lại việc tiếp cận dịch vụ tài chính truyền thống của khách hàng khu vực nông thôn càng thêm khó khăn.

Chính từ sự hạn chế từ mạng lưới cung ứng dịch vụ của các ngân hàng truyền thống cộng với sự bỏ ngỏ của các ngân hàng đối với phân khúc thị trường nông thôn là cơ hội phát triển các dịch vụ TCVM áp dụng công nghệ hiện đại không cần sự hiện diện của mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch của các TCTCVM, vốn là các tổ chức có sự am hiểu nhất đối với nhu cầu của khách hàng ở khu vực này.

Page 107: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 107

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

2.3.2. Khả năng ứng dụng Fintech phục vụ phổ cập tài chính đối với các TCTCVM Việt Nam

2.3.2.1. Về cơ sơ hạ tầng và dịch vụ thuê ngoài/ liên kêt trong ứng dụng công nghệ trong hoạt động TCVM

a) Những khuyến nghị toàn cầu về thúc đẩy phổ cập tài chính liên quan đến TCVM

Khuyến nghị của Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2016 tại Trung Quốc

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần thứ 11 diễn ra vào năm 2016 tại Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Nhóm G20 đã cùng nhìn nhận và đánh giá về thực trạng hơn 2 ty người trưởng thành trên toàn cầu không có quyền tiếp cận chính thức các dịch vụ tài chính và bị loại khỏi cơ hội để cải thiện cuộc sống của họ. Các nhà lãnh đạo Nhóm G20 đã cho rằng công nghệ kỹ thuật số sẽ là giải pháp tốt nhất trong thời điểm hiện tại, có thể hỗ trợ cung cấp các dịch vụ tài chính nhằm đạt được mục tiêu mở rộng phổ cập tài chính cho các đối tượng nêu trên (trong đó đa phần là phụ nữ) như tiết kiệm, thanh toán, vay vốn kinh doanh nhỏ, chuyển tiền hoặc mua bảo hiểm.

Các nhà lãnh đạo G20 đã thống nhất đưa ra những Nguyên tắc tại Hội nghị thưởng đỉnh G20 2016 cho lĩnh vực Tiếp cận tài chính kỹ thuật số (G20 High Level Principles for Digital Financial Inclusion) với 8 nguyên tắc, qua đó cung cấp nền tảng cho kế hoạch hành động của từng quốc gia phục vụ mở rộng phổ cập tài chính trên cơ sở tận dụng tiềm năng to lớn có được từ công nghệ kỹ thuật số. Tám nguyên tắc này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm phong phú từ các thành viên Nhóm G20 cũng như từ các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực phổ cập tài chính.

(1) Nguyên tắc 1: Thúc đẩy một phương thức tiếp cận số trong phổ cập tài chính;

(2) Nguyên tắc 2: Cân bằng giữa đổi mới sáng tạo với rủi ro để đạt được mục tiêu tiếp cận tài chính kỹ thuật số;

(3) Nguyên tắc 3: Ban hành một khuôn khổ quản lý và pháp lý phù hợp và hiệu lực đối với tiếp cận tài chính kỹ thuật số;

Page 108: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

108 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

(4) Nguyên tắc 4: Mở rộng Hệ sinh thái hạ tầng dịch vụ tài chính kỹ thuật số;

(5) Nguyên tắc 5: Thiết lập thông lệ tài chính kỹ thuật số có trách nhiệm nhằm bảo vệ người tiêu dùng;

(6) Nguyên tắc 6: Nâng cao nhận thức và kiến thức về tài chính và kỹ thuật số;

(7) Nguyên tắc 7: Ứng dụng các cơ chế xác thực khách hàng đối với dịch vụ tài chính kỹ thuật số;

(8) Nguyên tắc 8: Theo dõi tiến trình phổ cập tài chính kỹ thuật số.

Các nguyên tắc nêu trên về cơ bản khuyến nghị các quốc gia trong việc xây dựng một khuôn khổ quản lý và pháp lý đối với phổ cập tài chính kỹ thuật số; thiết lập và mở rộng hệ sinh thái dịch vụ tài chính số bao gồm cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ cho việc cung cấp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số an toàn, tin cậy và chi phí thấp cho các khu vực, đặc biệt là khu vực nông thôn vốn gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính; Tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các dịch vụ tài chính kỹ thuật số bằng cách phát triển, hoặc khuyến khích sự phát triển của hệ thống nhận diện khách hàng mà các tổ chức tài chính có thể dễ dàng truy cập với giá cả phải chăng và có thể đáp ứng được nhu cầu kiểm tra danh tính khách hàng; Bảo vệ khách hàng cũng như nâng cao nhận thức của khách hàng (là các đối tượng người nghèo hoặc trình độ thấp) về các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, những rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ.

* Khuôn khổ tham khảo cho Chiến lược tiếp cận tài chính quốc gia – Ngân hàng Thế giới, 2012

Năm 2012, Ngân hàng Thế giới đã phát hành một báo cáo về Khuôn khổ tham khảo cho Chiến lược phổ cập tài chính quốc gia nhằm hướng dẫn các nước trong việc xây dựng chiến lược phổ cập tài chính quốc gia của mình. Theo đó, phương thức toàn diện để đạt được mục tiêu phổ cập tài chính cần giải quyết được ít nhất ba khía cạnh: tiếp cận dịch vụ và sản phẩm tài chính; sử dụng các dịch vụ, sản phẩm tài chính và chất lượng dịch vụ, sản phẩm tài chính, được xác định bởi khả năng người tiêu dùng được hưởng lợi từ các dịch vụ, sản phẩm tài chính mới. Thông qua mở rộng khả năng tiếp cận, người tiêu dùng có thể sử dụng được các dịch vụ và sản phẩm tài chính mới từ các tổ chức tài

Page 109: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 109

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

chính chính thức. Một chiến lược toàn diện không chỉ thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ tài chính mới mà còn thúc đẩy khách hàng hưởng được các lợi thế từ các sản phẩm, dịch vụ này.

Khuôn khổ báo cáo tham khảo này đã được Ngân hàng Thế giới biên soạn nhằm hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và các cơ quan phát triển một tài liệu tham khảo cho các phương thức phổ cập tài chính hiện hữu hoặc để chuẩn bị cho việc xây dựng chiến lược phổ cập tài chính mới.

Khuôn khổ báo cáo bao gồm 8 phần trong đó bao gồm các nội dung như: xác định các cấu phần của chiến lược phổ cập tài chính quốc gia; dữ liệu tài chính phục vụ cho việc phân tích số liệu sẵn có và chẩn đoán; các khuyến nghị về cấu trúc thể chế để hỗ trợ xây dựng chiến lược phổ cập tài chính....

Liên quan tới cấu phần về hành động của khu vực tư nhân, Ngân hàng thế giới khuyến nghị các tổ chức tài chính cam kết thực hiện các mục tiêu cải thiện môi trường tiếp cận tài chính, phát triển các dịch vụ và phương thức cung ứng dịch vụ mới nhằm thúc đẩy mục tiêu phổ cập tài chính; phát triển các mô hình dịch vụ mới cho đối tượng khách hàng có thu nhập thấp là mấu chốt của các hành động. Có thể thực hiện triển khai các cam kết này qua phát triển các mô hình như: Hệ thống tài khoản tài chính cho giao dịch tiết kiệm/thanh toán; Mobile banking nhằm hỗ trợ việc tiếp cận nhiều dịch vụ tài chính; Dịch vụ TCVM qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ hoặc tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các chuỗi phân phối.

* Báo cáo Phương diện thanh toán của phổ cập tài chính, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới năm, 2016

Năm 2016, Uy ban Cơ sở Hạ tầng Thanh toán và Thị trường (CPMI) – Ngân hàng Thanh toán quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) đã phối hợp hình thành Nhóm đặc trách CPMI-WBG về các phương diện thanh toán của phổ cập tài chính (PAFI) chịu trách nhiệm xây dựng Báo cáo Phương diện thanh toán của phổ cập tài chính. Báo cáo này cung cấp những phân tích về phương diện thanh toán của phổ cập tài chính, trên cơ sở đó đưa ra các nguyên tắc hướng dẫn nhằm hỗ trợ các quốc gia đẩy mạnh mở rộng phổ cập tài chính thông qua lĩnh vực thanh toán tại thị trường của mình.

Page 110: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

110 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

Báo cáo đề cập tới hai vấn đề chính: (i) các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ hiệu quả, dễ tiếp cận và an toàn là rất quan trọng để mở rộng phổ cập tài chính; và (ii) tài khoản giao dịch là một dịch vụ tài chính cần thiết và cũng có thể được sử dụng như là một cầu nối để tiếp cận tới các dịch vụ tài chính khác. Tài khoản giao dịch được định nghĩa là các tài khoản (bao gồm cả tài khoản tiền điện tử/tài khoản trả trước) mở tại các ngân hàng hoặc các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép, được sử dụng để chuyển và nhận các khoản thanh toán và để lưu trữ giá trị.

Theo Báo cáo này, các chương trình phổ cập tài chính được thực hiện từ giác độ thanh toán cần đảm bảo đạt được một số mục tiêu, cụ thể là tất cả các cá nhân và doanh nghiệp - đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vi mô có thể tiếp cận và sử dụng ít nhất một tài khoản giao dịch mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép để thực hiện hầu hết nhu cầu thanh toán của họ, để lưu trữ một cách an toàn một khoản giá trị và để sử dụng như là một cầu nối để tiếp cận tới các dịch vụ tài chính khác.

Các nguyên tắc hướng dẫn để đạt được những mục tiêu cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng các tài khoản giao dịch được Báo cáo thể hiện cụ thể như sau:

- Cam kết của chính phủ và các tổ chức tư nhân trong việc mở rộng phổ cập tài chính phải được thể hiện một cách rõ ràng, mạnh mẽ và ổn định theo thời gian.

- Khuôn khổ pháp lý và các quy định phải có tính hỗ trợ cho phổ cập tài chính thông qua việc giải quyết có hiệu quả những rủi ro liên quan và bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời vẫn đảm bảo thúc đẩy được các yếu tố đổi mới và cạnh tranh.

- Cơ sở hạ tầng tài chính và công nghệ thông tin mạnh mẽ, an toàn, hiệu quả và độ bao phủ rộng sẽ có hiệu quả đối với việc cung ứng các dịch vụ tài khoản giao dịch, và cũng hỗ trợ cho việc cung ứng các dịch vụ tài chính khác.

- Việc cung ứng tài khoản giao dịch và sản phẩm thanh toán phải đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu giao dịch đa dạng của nhóm dân số mục tiêu với chi phí nhỏ hoặc không mất chi phí.

Page 111: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 111

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

- Tài khoản giao dịch sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn khi có được một mạng lưới các điểm tiếp cận có độ bao phủ rộng về mặt địa lý, và có nhiều kênh tiếp cận có khả năng liên thông với nhau.

- Người dân phải được trang bị kiến thức, thông qua những nỗ lực nâng cao nhận thức và phổ cập kiến thức tài chính, về lợi ích của việc sử dụng tài khoản giao dịch, cách thức sử dụng tài khoản một cách hiệu quả với mục đích thanh toán hay lưu trữ giá trị, cũng như cách thức tiếp cận các dịch vụ tài chính khác.

- Các luồng thanh toán với số lượng giao dịch lớn và định kỳ, bao gồm cả chuyển tiền, được tận dụng để thúc đẩy mục tiêu phổ cập tài chính, cụ thể bằng cách gia tăng số lượng tài khoản giao dịch và tạo động lực cho việc sử dụng thường xuyên các tài khoản này.

b) Cơ hội và thách thức tại Việt Nam

Cơ hội

Với những bước tiến khá nhanh về phát triển trong thời gian qua, đến thời điểm hiện tại lĩnh vực CNTT của Việt Nam có sự phát triển vượt trội và thiết lập được một cơ sở hạ tầng cơ bản cho sự phát triển của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Theo Báo cáo Công nghệ Thông tin Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), thứ hạng Chỉ số sẵn sàng kết nối (NRI) của Việt Nam năm 2016 đạt 79/139 nước, tăng 6 bậc so với năm 2015; chỉ số về đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ CNTT đứng thứ 3/139 nước; giá cước dịch vụ Internet băng rộng cố định tại Việt Nam đang ở mức thấp nhất thế giới với vị trí xếp hạng 1/139 nước. Thị trường dịch vụ viễn thông, Internet cạnh tranh với chất lượng ngày càng tăng, năm 2016 toàn thị trường có 74 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cố định mặt đất, 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động mặt đất và 51 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chương trình hành động và chính sách nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực cũng như chất lượng cơ sở

46 Mobile Money hướng đến những những cá nhân chưa từng có tài khoản ngân hàng, tín dụng hay bảo hiểm, cho phép người dùng gửi, nhận, chi trả và giữ tiền tiết kiệm hoàn toàn qua điện thoại di động. Dịch vụ giao dịch này đặc biệt có ý nghĩa ở các quốc gia có địa hình hiểm trở, giao thông kém phát triển và thường xuyên gặp thiên tai như Indonesia, Philippines hay các nước châu Phi. Các quốc gia thường xuyên đón lượng kiều hối lớn cũng được hưởng lợi từ hệ thống Mobile Money.

Page 112: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

112 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

hạ tầng CNTT trong thời gian tới. Quyết định 149/QĐ-TTg ngày 21/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020 cũng đã có các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 như sau: ít nhất 40% số hộ gia đình (hoặc thuê bao cá nhân) trên toàn quốc được tiếp cận và sử dụng băng rộng cố định, trong đó ít nhất 60% thuê bao được kết nối với tốc độ tối thiểu đường xuống là 25Mb/s. 100% các điểm truy nhập internet công cộng trên cả nước sử dụng băng rộng cố định, trong đó ít nhất 50% các điểm truy nhập băng rộng cố định với tốc độ tối thiểu đường xuống là 50Mb/s; Hơn 99% các điểm thư viện công cộng trên cả nước sử dụng dịch vụ băng rộng cố định; bảo đảm tối thiểu 95% các khu vực dân cư được phủ sóng 3G/4G với tốc độ trung bình đường xuống lớn hơn 4Mb/s tại thành thị và 2Mb/s tại nông thôn.

Đối với các tổ chức tài chính nói chung và các TCTCVM nói riêng, sự phát triển của lĩnh vực CNTT và di động tại Việt Nam trong thời gian qua và trong thời gian tới sẽ mang lại những cơ hội rất lớn khi vấn đề về khoảng cách địa lý là trở ngại lớn nhất trong quá trình cung ứng dịch vụ của các tổ chức tài chính tới khách hàng sẽ có cơ hội bị xóa nhòa nhờ CNTT và Internet với chi phí thấp.

Công nghệ điện thoại di động và Internet sẽ tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng, tổ chức tài chính mở rộng mạng lưới tiếp cận tới khách hàng, cho phép cung ứng dịch vụ đến những nơi mà mạng lưới ngân hàng chưa bao phủ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, những nơi không có các điểm giao dịch ngân hàng và những đối tượng không được tiếp cận hoặc ít có điều kiện tiếp xúc các dịch vụ tài chính truyền thống. Nếu như việc xây dựng một mạng lưới điểm giao dịch ngân hàng truyền thống rất tốn kém và không mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng khi chi phí quá cao và doanh thu không thể bù đắp thì các dịch vụ tài chính di động được xây dựng dựa trên giải pháp Fintech sẽ góp phần rất lớn trong việc hình thành mạng lưới giao dịch nhanh chóng và rẻ hơn cho các ngân hàng cũng như các TCTCVM.

47 NHNN đã tham mưu cho Chính phủ ban hành hoặc ban hành các văn bản sau: Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về thanh toán không dùng tiền mặt, Thông tư 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán; Thông tư 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 sửa đổi, bổ sung một số thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán; Thông tư 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán…

Page 113: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 113

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

Hộp 01. Phát triển dịch vụ tiền di động (Mobile money)46 hỗ trợ thúc đẩy phổ cập tài chính

Hiện có khoảng hơn 200 dự án kinh doanh hình thức Mobile Money trên khắp thế giới, với tiềm năng cao nhất ở châu Phi, Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh như dịch vụ M-Pesa ở Kenya, dịch vụ MTN Uganda, Vodacom Tanzania, FNB ở Nam Phi hay GCASH và Smart Money ở Philippines.

Tại Kenya, dịch vụ Mobile Money M-Pesa đã minh chứng cho thành công rực rỡ khi thu hút được 18 triệu người dùng di động đăng ký, tương đương hơn 50% dân số trưởng thành của nước này. 43% GDP của Kenya chảy qua dịch vụ Mobile Money. Trước đó, phần lớn người Kenya không có tài khoản ngân hàng, chi nhánh nhà băng thì rất ít và lại càng hiếm ở vùng nông thôn. Công nhân trên thành phố vì thế cũng khó gửi tiền về nhà ở quê. Nhận thấy 8 trên 10 người dân Kenya có điện thoại di động, Safaricom đã tạo ra M-PESA.M-PESA ban đầu được thiết kế để người dân hoàn trả các khoản vay bằng điện thoại di động, giúp giảm chi phí xử lý tiền mặt, từ đó giảm lãi suất. Tuy nhiên, sau một thời gian thử nghiệm, M-PESA đã được mở rộng để trở thành mô hình chuyển tiền phổ biến.

Sau khi đăng ký dịch vụ, khách hàng có thể đến một trong 85.000 đại lý của Safaricom trên cả nước, đưa tiền mặt cho nhân viên, tiền sau đó được quy vào tài khoản M-PESA. Khách hàng sử dụng dịch vụ có thể rút tiền bằng cách đến bất kỳ một đại lý nào hoặc dùng điện thoại di động để chuyển tiền cho người khác. Bằng cách này, tiền mặt được chuyển đi an toàn, nhanh chóng và thuận tiện hơn so với việc mang theo người, hay nhờ người khác đưa giúp. Điều này đặc biệt hữu ích tại Kenya - đất nước có nhiều lao động ở thành phố muốn gửi tiền về cho gia đình ở nông thôn.

Chuyển tiền điện tử giúp người dùng tiết kiệm thời gian để làm việc quan trọng khác. Người dân Kenya coi M-PESA là nơi an toàn để cất giữ tiền bạc so với ngân hàng.

Ngoài ra, M-PESA cũng dần đóng góp vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng ở những vùng đói nghèo nhất của Kenya. Những tấm pin mặt trời tại các khu ổ chuột cho phép các hộ gia đình có thể chia tay với khói đèn dầu độc hại,

Page 114: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

114 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

hay ống dẫn tới giếng nước sạch tại vùng nông thôn đều được lắp đặt nhờ thanh toán qua M-PESA. Hiện nay, ứng dụng này đang được mở rộng sang dịch vụ cung cấp các khoản vay và sản phẩm tiết kiệm. Nó cũng có thể được sử dụng để thanh toán tiền lương, hóa đơn, giúp người dùng tiết kiệm thêm thời gian và tiền bạc (vì không cần phải lãng phí thời gian xếp hàng tại ngân hàng). Một nghiên cứu năm 2013 chỉ ra rằng các hộ gia đình nông thôn ở Kenya sử dụng M-PESA có thu nhập tăng 5-30%. Bên cạnh đó, với sự sẵn có của nền tảng thanh toán di động, một loạt doanh nghiệp mới có mô hình kinh doanh trên cơ sở M-PESA đã ra đời.

Các quốc gia khác như Pakistan, Bangladesh, Campuchia, Somaliland, Tan-zania, và Uganda cũng nhanh chóng áp dụng công nghệ này. Trong năm 2013, Visa, Mastercard, PayPal, và Google cùng nhiều ngân hàng đã hợp tác với các tổ chức chính phủ và cơ quan dịch vụ xã hội phi chính phủ để nhảy vào cuộc và đưa Mobile Money ra toàn thế giới. Theo ước tính của World Bank, nếu giảm 2-5% phí chuyển tiền nội địa sẽ tăng lượng chuyển tiền lên 50-70%, từ đó kích thích kinh tế phát triển.

Thách thức

Mặc dù có rất nhiều cơ hội cho các TCTCVM trong phát triển các dịch vụ, sản phẩm TCVM ứng dụng công nghệ tại Việt Nam nhưng dự đoán cũng có không ít thách thức cũng như rào cản trong việc triển khai của các tổ chức này, cụ thể:

Ø Thiêu khuôn khổ pháp lý đối vơi lĩnh vưc Fintech noi chung và các sản phẩm dịch vụ tài chính kỹ thuật số noi riêng.

Mặc dù, trong những năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cụ thể là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động trong việc tiếp cận vấn đề và đối thoại với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo điều kiện cho việc gia nhập thị trường của các công ty này; trong đó đã nghiên cứu và cho phép nhiều công ty không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở thí điểm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường47, cấp phép hoạt động chính thức nhiều tổ chức không phải ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Tuy nhiên, đến nay

Page 115: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 115

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

khuôn khổ pháp lý và quản lý của Việt Nam đối với lĩnh vực Fintech vẫn chưa hoàn thiện và đầy đủ; hiện nay cơ bản chỉ mới có khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực Fintech trong hoạt động thanh toán mà chưa có khuôn khổ pháp lý cho các lĩnh vực khác như huy động, cho vay, bảo hiểm...

Các giải pháp Fintech về bản chất là được nghiên cứu và triển khai rất nhanh chóng, do đó các quy định của pháp luật thường chưa kịp hình thành để điều chỉnh. Ngay cả đối với các ngân hàng thương mại hiện nay cũng gặp khó khăn trong việc triển khai các giải pháp Fintech trong hoạt động cung ứng dịch vụ khi khuôn khổ pháp lý còn thiếu, ví dụ như các vấn đề liên quan tới ứng dụng công nghệ Blockchain hay xác thực khách hàng từ xa...

Tháng 3/2017, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Ban chỉ đạo Fintech của Ngân hàng Nhà nước trong đó được giao nhiệm vụ tham mưu đề xuất với Thống đốc NHNN các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, kể cả hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam phát triển, phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính phủ. Tuy nhiên, để có thể xây dựng và hoàn thiện được khuôn khổ pháp lý đối với lĩnh vực này, cũng không thể ngày một ngày hai do phạm vi hoạt động rộng của lĩnh vực này và sự liên quan tới nhiều Bộ, Ngành khác nhau.

Ø Chưa co hệ thống dư liệu cá nhân tập trung, phục vụ nhận biêt khách hàng cho các tổ chức tài chính.

Phần lớn các giải pháp Fintech ứng dụng trong lĩnh vực tài chính tại các nước có ty lệ người dân tiếp cận với dịch vụ tài chính, ngân hàng thấp trong đó có Việt Nam đều hướng tới phục vụ các đối tượng khách hàng không có tài khoản dựa trên các kênh giao tiếp di động từ xa, mà không thông qua gặp mặt trực tiếp với nhân viên của các tổ chức tài chính. Do đó, quá trình cung ứng dịch vụ sẽ phát sinh nhiệm vụ đối với các tổ chức tài chính trong việc thực hiện xác thực và nhận biết khách hàng từ xa. Vấn đề này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho các tổ chức tài chính do họ không có thông tin để nhận biết đầy đủ và chính xác về khách hàng của mình.

Hiện nay, tại Việt Nam, thông tin dữ liệu của công dân được quản lý thông qua hệ thống chứng minh nhân dân và căn cước công dân, tuy nhiên các dữ liệu công dân chưa được quản lý tập trung, thống nhất qua một kho dữ liệu quốc

Page 116: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

116 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

gia. Hơn nữa, các quy định pháp lý hiện hành cũng chưa cho phép các tổ chức hay cá nhân có quyền được tiếp cận và khai thác thông tin từ các kho dữ liệu công dân này.

Thêm nữa, theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền, các tổ chức tài chính phải gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin phục vụ nhận biết khách hàng trong các giao dịch liên quan tới công nghệ mới (được định nghĩa là giao dịch cho phép khách hàng thực hiện giao dịch mà không cần gặp mặt trực tiếp nhân viên của đối tượng báo cáo).

Như vậy, với các quy định nêu trên đang là những vấn đề gây khó khăn và thách

thức cho các tổ chức Fintech cũng như các tổ chức tài chính trong việc định

danh khách hàng khi tham gia cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng công

nghệ vốn đang chiếm ưu thế so với các dịch vụ tài chính truyền thống ở quy trình,

thủ tục đơn giản.

Ø Đời sống vật chất, tinh thần và trình độ tiêp cận thông tin của

người dân khu vưc nông thôn còn thấp

Đời sống của người nông dân ở khu vực nông thôn Việt Nam nhìn chung vẫn

còn thấp so với mức sống chung của cả nước; mức sống của nông dân so với

thành thị còn quá chênh lệch. Là một trong những nước xuất khẩu nông sản

lớn của thế giới nhưng sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn trong tình trạng manh

mún, phân tán và thiếu cơ chế chính sách hợp lý nên người nông dân chưa

được hưởng lợi nhiều từ xuất khẩu đem lại.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, nếu thu nhập bình quân đầu người

Việt là khoảng 3 triệu VND/tháng năm 2016 thì của khu vực nông thôn chỉ có

hơn 2,437 triệu VND/tháng còn của khu vực thành thị tới hơn 4,36 triệu VND/

tháng. Theo đó, chi tiêu của khu vực nông nghiệp nông thôn bị hạn chế rất

nhiều với chi tiêu bình quân đầu người năm 2016 chỉ có khoảng 1,7 triệu VND/

tháng trong khi con số này ở khu vực đô thị là 3,06 triệu VND/tháng còn của cả

nước là hơn 2,15 triệu VND/tháng.

Page 117: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 117

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

Trong giai đoạn 2011-2015, mặc dù ty lệ hộ nghèo tại khu vực nông thôn đã giảm

mạnh nhưng vẫn cao hơn 3 lần so với khu vực thành thị, đặc biệt ty lệ hộ nghèo

vùng dân tộc thiểu số năm 2015 vẫn chiếm trên 23%, cao gấp gần 4 lần so với bình

quân chung cả nước, nhiều nơi có ty lệ nghèo còn trên 50%, số hộ cận nghèo

chiếm trên 13%.

Ở khu vực nông thôn, ty lệ lực lượng lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học còn khá cao, vẫn chiếm 18,26% tổng lực lượng lao động năm 2010; trong khi đó ty lệ lực lượng lao động có trình độ này ở khu vực thành thị chỉ có 7,65%. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn của lực lượng lao động cả nước còn thấp thể hiện ở ty lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao (khoảng 87,2%), chỉ có khoảng 12,8% lực lượng lao động trên 15 tuổi đã qua đào tạo.

Với mức độ thu nhập thấp cũng như trình độ nhận thức và tiếp cận thông tin còn hạn chế cũng sẽ là một rào cản trong việc tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ tài chính áp dụng công nghệ cao.

ØThoi quen tiêu dùng, thanh toán và sử dụng dịch vụ tài chính ơ khu vưc nông thôn

Tại thị trường nông thôn hiện nay, phần lớn người dân chủ yếu gắn bó với các loại hình chợ truyền thống. Ở khu vực nông thôn, người dân thường không cần thiết phải dùng tới các dịch vụ ngân hàng vì những khoản chi tiêu, thanh toán của họ không có giá trị lớn, nhiều nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phần lớn là tự cung tự cấp. Do đó, mọi nhu cầu thanh toán hàng ngày vẫn diễn ra thông qua sử dụng tiền mặt là chính.

Đối với lĩnh vực tín dụng, tâm lý chung của người dân nông thôn Việt Nam là không muốn vay do tâm lý ngại vay mượn và ngại hoàn thiện các quy trình thủ tục vốn chặt chẽ và khó hiểu so với trình độ và nhận thức của người dân theo yêu cầu của các tổ chức chính tài chính. Theo số liệu điều tra Tiếp cận nguồn lực hộ nông thôn Việt Nam (VARHS) năm 2015 trong số hơn 38% số hộ nông dân có vay vốn tín dụng chỉ có gần 37% đã vay được tín dụng từ các ngân hàng; có tới hơn 63% vẫn phải vay từ các nguồn phi chính thức như họ hàng, bạn bè thậm chí là tín dụng đen.

Hay như đối với lĩnh vực bảo hiểm, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên nói

Page 118: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

118 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

chung bản thân người dân ở nông thôn vẫn chưa hiểu, chưa mặn mà và không quan tâm tới các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp; tâm lí chung của người dân là không sẵn sàng bỏ tiền ra để trả phí bảo hiểm cho một sự thiệt hại không chắc chắn. Theo thống kê của Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), tính đến giữa năm 2016, cả nước chỉ có 304.017 hộ nông dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia BHNN, quá khiêm tốn so với tổng số 11 triệu hộ nông dân trên cả nước.

Như vậy, bản thân thói quen, tâm lý của người nông dân cũng chính là những rào lớn lớn trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính của các tổ chức tài chính tại Việt Nam. Văn hóa làng xã nông thôn Việt Nam đã phát triển hàng trăm năm, gắn kết người dân với nhau trong một tổng thể vững chắc, vì vậy, việc thay đổi thói quen của người dân nông thôn trong việc sử dụng các dịch vụ thanh toán, tín dụng hay bảo hiểm hiện đại là cả một quá trình khó khăn và lâu dài.

2.3.2.2. Đo lường và đánh giá tác động của ứng dụng Fintech trong hoạt động TCVM thúc đẩy phổ cập tài chính

Trong hơn 10 năm qua, cùng với xu thế phát triển của lĩnh vực Fintech trên toàn cầu, lĩnh vực Fintech tại Việt Nam cũng có sự phát triển mạnh mẽ với sự xâm nhập thị trường tài chính của các tổ chức không phải ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Với lợi thế về kiến thức công nghệ, các tổ chức này đã phát triển các giải pháp tài chính để ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của hoạt động tài chính, ngân hàng với mục tiêu mang tới cho khách hàng các sản phẩm/dịch vụ tiện lợi, hiệu quả với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính, ngân hàng truyền thống. Fintech về cơ bản có thể tạo bước đột phá để mở ra khả năng tiếp cận nhanh chóng, giá rẻ và an toàn đối với các dịch vụ tài chính, ngân hàng. Các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền chất lượng, giá cả dịch vụ hợp lý được phát triển nhờ những công nghệ tài chính mới sẽ giúp người dân nghèo không có tài khoản ngân hàng dễ dàng tiếp cận hơn, từ đó giúp mở rộng khả năng tiếp cận tài chính và đạt được mục tiêu phổ cập tài chính.

Sự xuất hiện của làn sóng Fintech tại Việt Nam dự đoán mang lại những mặt tích cực cho hoạt động tài chính nói chung cũng như hoạt động TCVM nói riêng đặc biệt trong việc thúc đẩy phổ cập tài chính, cụ thể:

Page 119: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 119

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

- Thứ nhất, dươi giác độ là các giải pháp hỗ trợ hoạt động tài chính, ngân hàng.

Các giải pháp Fintech và hoạt động của TCTCVM đều có một mục tiêu chung là nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho người dân khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những người gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng.

Các ý tưởng của giải pháp Fintech hiện nay đa phần hướng tới phục vụ các đối tượng khách hàng không có tài khoản và vì vậy cũng chính là nhóm đối tượng khách hàng mà các TCTCVM tại Việt Nam đang phục vụ. Do đó, các giải pháp Fintech nếu được áp dụng cho các sản phẩm và dịch vụ TCVM sẽ góp phần hiện đại hóa các dịch vụ đó theo hướng đơn giản về thủ tục, thuận tiện trong sử dụng do không cần phải thực hiện thông chi nhánh, phòng giao dịch và chi phí dịch vụ cũng rẻ hơn do có thể cắt giảm chi phí quản lý và nhân công, qua đó góp phần thúc đẩy nhanh chóng mục tiêu phổ cập tài chính.

- Thứ hai, dươi giác độ hoạt động độc lập của các công ty Fintech.

Với khả năng tối ưu hóa tiện ích cho người sử dụng, các công ty Fintech được cấp giấy phép hoạt động dự báo sẽ mang đến không ít thách thức cho cả ngành tài chính, là những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các tổ chức tài chính truyền thống.

Tại Việt Nam, hiện thị trường đang có khoảng 50 công ty Fintech hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó chủ yếu là các dịch vụ thanh toán trực tuyến (chiếm khoảng 60% các công ty Fintech đang hoạt động trên thị trường) như Onepay, Ngân lượng, Vnpay, M-Service... Ngoài ra, thị trường Fintech Việt Nam còn có một số doanh nghiệp khởi nghiệp (Startups) hoạt động phi chính thức và ở quy mô nhỏ trong các lĩnh vực khác như gọi vốn cộng đồng (FundStart, Comicola, Betado hay Firststep...), dịch vụ cho vay trực tuyến (LoanVi, Tima, Trust Circle), quản lý dữ liệu tài chính cá nhân (Moneylover, Mobivi, Kiu), quản lý dữ liệu khách hàng (như CircleBi, Trusting Social), ngân hàng kỹ thuật số (Timo), so sánh dịch vụ tài chính (như BankGo, GoBear), cầm đồ online (như F88)...

Qua đó, có thể thấy lĩnh vực hoạt động của các công ty Fintech tại Việt Nam tương đối đa dạng với đầy đủ các loại hình Fintech.

Page 120: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

120 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

Do có cùng mục tiêu hoạt động và nhóm đối tượng khách hàng nên các tổ chức Fintech được xem như đối thủ cạnh tranh trực tiếp của các TCTCVM, theo đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các tổ chức này. Mặc dù vậy, điểm tích cực đối với các TCTCVM khi có sự xâm nhập thị trường của các tổ chức Fintech là các TCTCVM cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung đầu tư vào công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ do mình cung ứng.

Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù có lợi thế về giải pháp công nghệ nhưng các công ty Fintech lại không có kiến thức sâu về dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung, thiếu kinh nghiệm về quản trị hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đặc biệt là chưa thể ngày một ngày hai tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng sử dụng dịch vụ vốn đã quen thuộc với các dịch vụ tài chính, ngân hàng truyền thống. Bên cạnh đó, các tổ chức Fintech cũng không có sự am hiểu về nhu cầu của thị trường cũng như đối tượng khách hàng mà các TCTCVM đang phục vụ do đó xu hướng kết hợp giữa TCTCVM và các tổ chức Fintech vẫn được xem là xu hướng chủ đạo.

Sự kết hợp giữa các tổ chức Fintech và các TCTCVM sẽ đem lại những sản phẩm, dịch vụ TCVM có khả năng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các đối tượng khách hàng qua đó góp phần thúc đẩy và mở rộng phổ cập tài chính.

2.3.3. Đánh giá về khả năng phục vụ phổ cập tài chính của các TCTCVM

2.3.3.1. Đối vơi hoạt động TCVM noi chung

Phần lớn người lao động tại Châu Á không tiếp cận được với các dịch vụ tài chính chính thức. Trong số 20% dân số nghèo nhất ở Đông Á và Thái Bình Dương thì chỉ có 33% được tiếp cận tài chính (Findex, World Bank, 2014). Cũng theo báo cáo này, ở Việt Nam, có tới 79% người dân không được tiếp cận với các dịch vụ tài chính thức. Hầu hết họ không tiếp cận được dịch vụ ngân hàng nhưng vẫn có nhu cầu cần tiết kiệm và vay mượn. Nhiều người nghèo đã buộc phải vay nặng lãi với lãi suất cao hơn khoảng 100%/năm. Do đó, để giải quyết tình trạng bất bình đẳng này, trong suốt 30 năm qua, hàng nghìn TCTCVM đã xuất hiện trên toàn cầu, bao gồm các TCTCVM phi chính phủ, các ngân hàng chuyên trách, các hợp tác xã và các công ty tài chính... Họ cung cấp các dịch vụ tín dụng, gửi tiết kiệm và cả các dịch vụ tài chính khác được đối tượng khách hàng là người nghèo đánh giá cao. Với các dịch vụ TCVM, người nghèo có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn, đầu tư cho con em đi học, có vốn mở doanh

Page 121: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 121

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

nghiệp nhỏ hoặc giải quyết những nhu cầu khẩn cấp.

Theo Ngân hàng phát triển châu Á, TCVM được định nghĩa là “hoạt động cung cấp nhiều loại hình dịch vụ tài chính đa dạng - như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm - cho các hộ nghèo và thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ. TCVM chứng minh cho khái niệm người có thu nhập thấp có khả năng thoát khỏi cảnh đói nghèo nếu được tiếp cận với các dịch vụ tài chính”. Như vậy, phát triển TCVM là tiền đề cho tăng cường phổ cập tài chính vì nó tập trung phục vụ phần lớn dân số không có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, những dịch vụ mà vốn trước đây chỉ có các ngân hàng độc quyền cung cấp cho các nhóm khách hàng có thu nhập cao hơn, cho đến những năm gần đây mới có sự thay đổi. Nói cách khác, mục tiêu và xu thế phát triển chung của các TCTCVM trên thế giới là hướng tới tài chính bền vững (financial sustainability) (Meesters, Lensink & Hermes, 2008).

Các TCTCVM là những người cung cấp tài chính quan trọng cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không có khả năng tiếp cận tín dụng từ các ngân hàng do thiếu thông tin hoặc chi phí cho vay cao. Trong khi đó, các doanh nghiệp này lại là những cá thể đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hiệu quả tại các nước đang phát triển. Việc các TCTCVM đóng vai trò như là một giải pháp thay thế trong việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp này là một nội dung quan trọng góp phần thúc đẩy tài chính (Robinson, 2001). Với các sản phẩm cung ứng đa dạng (tiết kiệm vi mô, tín dụng vi mô, bảo hiểm vi mô, thanh toán và chuyển tiền), các TCTCVM đã được chứng minh là góp phần giúp người nghèo tiếp cận và quản lý tài sản của họ một cách hiệu quả hơn, góp phần hướng tới phát triển bền vững kinh tế, xã hội của quốc gia.

Bảng 08� Đặc trưng của các TCTCVM so với các TCTD khác và lợi ích đối với ngươi dân và doanh nghiệp

Chỉ tiêu TCTD khác TCTCVM Lợi ích đối với ngươi dân và doanh nghiệp

Mục tiêu Chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận

Bền vững và mục tiêu xã hội

Chi phí phải trả phù hợpMức độ xã hội hóa cao

Thị phần Khách hàng trung bình, khá, tập trung ở thành thị

Khách hàng thu nhập thấp ở nông thôn

Được tiếp cận tốt hơn tới dịch vụ tài chính chính thức

Page 122: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

122 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

Giảm thiểu rủi ro

Đảm bảo chủ yếu bằng tài sản

Tín chấp (theo nhóm bảo lãnh)

Hỗ trợ từ nhómSự tự hào trong cộng đồng và cạnh tranh nội bộ cao hơn

Sản phẩm Khoản vay lớn Khoản vay nhỏ, trả dần, chủ yếu cho phụ nữMột số sản phẩm bổ sung giúp nâng cao năng lực

Đáp ứng nhu cầu và khả năngCó thể thanh toán đượcCác dịch vụ bổ sungNâng cao năng lực giới

Nhân lực Đào tạo và kỹ năng cao

Đào tạo và kỹ thuật không caoKỹ năng xã hội tốt

Cán bộ dễ gần, hiểu khách hàng

Thủ tục Phức tạp hơn Đơn giản và tối thiểu hóa

Dịch vụ tại chỗ, cần là cóDịch vụ gần gũi, thân thiện

Cách tiếp cận Tại phòng giao dịch/chi nhánh

Tại làng/bản/tại nhà khách hàng

Giảm chi phí giao dịchThu hồi nợ dễ dàng

Nguồn: ADB (2013), VMFWG (2013)

Khách hàng của các TCTCVM là những người nghèo, những người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương. Nguyên nhân dẫn đến nghèo là do người nghèo thường thiếu nguồn lực (thiếu vốn, kiến thức, sức lao động, rủi ro, ốm đau, tai nạn.....). TCVM là một trong các công cụ để giúp người nghèo vượt qua đói nghèo. Khi người nghèo được tiếp cận tài chính họ có thể kiếm được nhiều hơn thu nhập, tạo dựng được tài sản và có chỗ dựa để tự mình chống lại các cơn sốc từ bên ngoài gây nên. Để giải quyết các nguyên nhân gây nên đói nghèo, người nghèo cần nhiều loại dịch vụ tài chính khác nhau, không chỉ tín dụng. Người nghèo cần và coi trọng nhiều loại dịch vụ tài chính mà dịch vụ đó phải thuận tiện năng động và nằm trong khả năng chi trả của họ.

Tùy vào các nguyên nhân gây nên tình trạng nghèo đói, người nghèo ngoài nhu cầu về vốn mà còn muốn có dịch vụ tiết kiệm, bảo hiểm và chuyển tiền. Ví dụ người nghèo tiết kiệm và bảo hiểm vì thu nhập của họ không đủ để đối phó với những trường hợp khẩn cấp (như bất ngờ có người ốm, lũ lụt...), chi trả những khoản chi tiêu lớn như tiền học phí, cưới xin... Điều này kéo theo việc cho phép các TCTCVM thực hiện nhiều các dịch vụ tài chính hỗ trợ cho người nghèo: tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán và chuyển tiền. Theo đó, khi xây dựng và phát triển các sản phẩm tài chính, cần chú ý đến yếu tố phù hợp với đặc điểm

Page 123: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 123

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

của người nghèo, chú trọng đến sự an toàn, gần gũi, thuận tiện và đủ khả năng chi trả.

Do cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân nói chung, trong đó có nhóm khách hàng của TCVM cũng ngày càng đa dạng và gia tăng, bởi vậy sản phẩm của TCTCVM cũng cần phải có sự thay đổi thích ứng, đặc biệt trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển, sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các TCTCVM cần chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong việc cung cấp dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, sản phẩm bảo hiểm và tùy theo nhu cầu thị trường mà phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và các dịch vụ phi tài chính khác.

Kinh nghiệm quốc tế và tại Việt nam, cũng như kết quả điều tra sơ bộ đã chứng minh: khách hàng thu nhập thấp là đối tượng khách hàng tín dụng vi mô đáng tin cậy, thậm chí có nguồn tiết kiệm khá dồi dào, và đây là thị trường chưa được khai thác nhiều. Theo đó, các NHTM có thể sử dụng các TCTCVM làm đại lý trong phát triển các sản phẩm huy động vốn; hoặc đầu tư vào các TCTCVM để tối ưu hóa chi phí trong mở rộng thị trường, tăng tiếp cận tới các khách hàng tiềm năng. Hoặc các TCTCVM cần chú trọng thiết kế các sản phẩm tín dụng và huy động vốn phù hợp với đặc trưng của khách hàng TCVM như: thời hạn đa dạng, kỳ hạn gửi tiền linh hoạt theo nguồn tiền của khách hàng (như theo ngày, tuần, thời vụ). Quy trình cung cấp dịch vụ cần đơn giản hóa, ứng dụng công nghệ phù hợp để giảm thiểu chi phí và tạo điều kiện để khách hàng dễ dàng tiếp cận. Đặc biệt, ứng dụng sự phát triển mạnh mẽ của Internet và điện thoại để phát triển các sản phẩm tài chính số (digital finance) đã và đang trở thành xu hướng phát triển mới.

Tại Philippines, hiện có ba loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM: (i) ngân hàng tiết kiệm và nông thôn; (ii) các hợp tác xã cung cấp dịch vụ tiết kiệm và tín dụng; (iii) các tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ TCVM. Theo đó, các ngân hàng tham gia vào hoạt động TCVM dưới sự giám sát của NHTW Philippines (BSP); các hợp tác xã thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ quan Hợp tác phát triển (CDA); các TCTCVM phi chính phủ, với tư cách là các tổ chức không nhận tiền gửi, không phải chịu bất kỳ quy định bảo đảm an toàn nào. Tuy

48 Số liệu tính toán năm 2014 trên cơ sở điều tra của Ngân hàng Thế giới (WB, 2014). Ty lệ này là cao hơn các nước:Malaysia (16,97%), Indonesia (11,38%), Philippines (12,16%), Thái Lan (16,67%).

Page 124: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

124 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

nhiên, các tổ chức này phải đăng ký và thông báo với Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC) về việc tham gia vào TCVM và các dịch vụ liên quan.

Cùng với sự tiến bộ trong công nghệ và sự phổ biến của điện thoại di động, ngân hàng di động (mobile banking) tại Philippines được đánh giá là có tiềm năng lớn trong việc hỗ trợ tiếp cận tài chính thông qua việc truy cập vào các ngân hàng từ xa, giúp giảm thiểu đáng kể rủi ro và chi phí bên ngoài. Tại Philippines, một nửa số người sử dụng điện thoại di động không sử dụng dịch vụ ngân hàng. Trong số này, 26% là người nghèo, mức sống dưới 5 USD mỗi ngày (chuẩn nghèo của Philippines) và 1 trong 10 người không sử dụng dịch vụ ngân hàng tiết kiệm trung bình 31 USD (1/4 tiết kiệm gia đình của họ) phí sử dụng di động. Theo đó, ngân hàng di động là một giải pháp công nghệ mở rộng dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp cho các khách hàng là cá nhân chưa có điều kiện sử dụng và tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là khách hàng ở khu vực nông thôn. Dựa trên nền tảng này, Philippines triển khai thêm dự án Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp siêu nhỏ (MABS) và dự án mở rộng quy mô sử dụng điện thoại di động (SIMN) nhằm mở rộng và phát huy vai trò của các TCTCVM trong việc cung ứng dịch vụ cho các đối tượng người nghèo, người yếu thế tại quốc gia này.

Ø Vai trò của TCVM noi chung trong thúc đẩy phổ cập tài chính tại Việt Nam

Có thể sử dụng ty lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng chính thức để đánh giá mức độ phát triển của phổ cập tài chính (còn gọi là mức độ tiếp cận tài khoản chính thức). Theo đó, phổ cập tài chính ở Việt Nam trong những năm vừa qua cũng đã có nhiều bước tiến, thể hiện ở các điểm sau:

Một là, số người trưởng thành Việt Nam có tài khoản ngân hàng chính thức đã tăng đáng kể, từ 21,3% năm 2011 lên 31% năm 2014, theo cơ sở dữ liệu Findex của World Bank. Theo số liệu báo cáo của NHNN, đến tháng 6/2017, tổng số tài khoản thanh toán của cá nhân đạt 73,674 triệu tài khoản, tăng gấp hơn 15 lần so với năm 2004. Thêm vào đó, ty lệ người trưởng thành ở khu vực nông thôn tiếp cận được các tổ chức tài chính đạt khoảng 20,67% số người trưởng thành ở khu vực nông thôn (bằng 48,46% số người trưởng thành có đi vay ở nông thôn) và ở

48 Số liệu tính toán năm 2014 trên cơ sở điều tra của Ngân hàng Thế giới (WB, 2014).Ty lệ này là cao hơn các nước:Malaysia (16,97%), Indonesia (11,38%), Philippines (12,16%), Thái Lan (16,67%).

Page 125: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 125

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

mức khá cao so với các quốc gia đang phát triển khác trong khu vực48.

Hai là, các kênh cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã không ngừng được phát triển cả về kênh truyền thống, kênh hiện đại cũng như kênh liên kết qua đối tác trong các lĩnh vực thương mại, bưu điện, bảo hiểm… tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận dịch vụ ngân hàng ngày càng thuận tiện, dễ dàng hơn. Tính đến 31/12/2016, cả nước đã có 9.787 chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng49, nâng mức độ bao phủ về mạng lưới ngân hàng của Việt Nam lên 17,97 chi nhánh/100.000 người trưởng thành. Hệ thống máy ATM, POS tăng lên nhanh chóng. Tính đến hết tháng 6/2017 đã có tổng cộng 17.329 máy ATM (tương đương với 24 ATM/100.000 dân số trưởng thành), và 253.031 POS (tương đương 354 POS /100.000 dân số trưởng thành). Các kênh Internet banking, Mobile banking cũng được chú trọng phát triển. Tính đến hết năm 2016, đã có 70 ngân hàng thương mại và chi nhánh ngân hàng nước ngoài triển khai dịch vụ internet banking và 36 ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ mobile banking. Sự đa dạng của các kênh cung ứng dịch vụ và mạng lưới điểm giao dịch ngày càng rộng khắp là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cho người dân có thể tiếp cận dịch vụ dễ dàng hơn, hỗ trợ cho việc phổ cập tài chính.

Ba là, số lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng, phong phú, có những sản phẩm bắt kịp trình độ tiên tiến hiện đại trên thế giới, mang đến nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp, cụ thể:

+ Nhận tiền gửi và cung ứng tín dụng vẫn là hai dịch vụ chủ đạo các TCTD cung ứng cho nền kinh tế, đã được chú trọng khai thác, đa dạng hóa theo các nhóm khách hàng. Các hình thức cấp tín dụng như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán được chú trọng phát triển, các phương thức cho vay được mở ra và hoàn thiện đã đưa kênh tín dụng ngân hàng trở thành kênh chủ lực trong phân bổ nguồn lực tài chính đối với nền kinh tế. 80% tín dụng được cung ứng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hệ thống ngân hàng đã chú trọng nhiều hơn đến đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, để hướng tới phục vụ theo phân khúc khách hàng, nhiều ngân hàng đã thành lập ban SME riêng phục vụ nhóm khách hàng này. Đối với khách

49 Chưa bao gồm mạng lưới của Quỹ tín dụng nhân dân, NHCSXH và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Page 126: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

126 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

hàng cá nhân, dịch vụ huy động và cho vay cũng được phát triển với đa dạng sản phẩm hướng đến các nhóm khách hàng khác nhau, phục vụ cho các nhu cầu vốn từ tiêu dùng hàng ngày đến sản xuất, kinh doanh nhỏ.

+ Nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được chú trọng phát triển thông qua nhiều giải pháp như nâng cấp cơ sở hạ tầng thanh toán và kết nối chuyển mạch thẻ trong cả nước và quốc tế, khuyến khích trả lương qua tài khoản, phát triển hệ thống điểm thanh toán thẻ... Hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM (năm 2008), liên thông mạng lưới POS (năm 2011) trên phạm vi toàn quốc, qua đó, thẻ của một ngân hàng có thể sử dụng để rút tiền, thanh toán tại hầu hết ATM/POS của các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, ở Việt Nam cũng đã có sự hiện diện của các tổ chức chuyển mạch thẻ quốc tế xử lý các giao dịch thẻ quốc tế như Visa, Master Card... Một số ngân hàng thương mại đã triển khai có hiệu quả các dịch vụ thanh toán hiện đại để thanh toán tiền điện, nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình... Đã có 37 Ngân hàng thương mại tham gia phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán triển khai dịch vụ Ví điện tử nhằm phục vụ các giao dịch thanh toán bán lẻ, giá trị thấp như thanh toán cho các giao dịch mua bán trên các website thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến bằng điện thoại di động... Một số các dịch vụ nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa bước đầu đã được triển khai.

+ Bên cạnh sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống, các dịch vụ ngân hàng hiện đại như quản lý tài sản, tư vấn tài chính... cũng đã xuất hiện và được cung ứng từ các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài, thúc đẩy sự cạnh tranh của thị trường dịch vụ ngân hàng và đồng thời mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng.

+ Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi. Tính đến tháng 6/2017, đã có 121 triệu thẻ ngân hàng được phát hành, tổng giá trị giao dịch bằng thẻ ngân hàng đạt 242.475 ty đồng. Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 125 triệu giao dịch với giá trị đạt 7,2 triệu ty đồng (tăng 51% so với năm 2015) với tổng số 52 triệu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ. Số lượng giao dịch qua điện thoại di động đạt 97 triệu giao dịch với giá trị đạt 303 nghìn ty đồng. Ty lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm từ mức

Page 127: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 127

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

18% năm 2005 xuống còn 11,49% vào cuối tháng 6/2017.

Mặc dù vậy, có sự chênh lệch lớn trong phổ cập tài chính ở Việt Nam, cụ thể:

+ Chênh lệnh trong cơ cấu kinh tê-xa hội: Người nghèo có ít tài khoản hơn so với người giàu (18,74% so với 39,46%); Phụ nữ, thanh niên và người có học vấn cao hơn sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng hơn so với nam giới, những người lớn tuổi hoặc có trình độ học vấn thấp hơn. Dịch vụ tài chính chủ yếu vẫn là tín dụng, khoảng 53% dân số từ 15 tuổi trở lên có khoản vay từ các nguồn khác nhau năm 2015 (so với mức 43% năm 2012)50.

+ Chênh lệch trong các kênh cung ứng sản phẩm dịch vụ:

Tín dụng ngân hàng tiếp tục là nguồn vốn chủ yếu so với các kênh tiếp cận phi chính thức khác (trong đó bao gồm cả TCVM), đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ít có khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Ty trọng cho vay vốn khu vực kinh tế tư nhân từ vài phần trăm những năm đầu 1990 đến nay đã tăng lên đến trên 80% tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa không ngừng phát triển. Tính đến cuối tháng 12/2016, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt 5,505 triệu ty đồng, tương đương với 180% GDP năm 2016, trong đó dư nợ tín dụng đối với DNNVV đạt 1,202 triệu ty đồng, tăng 14,47% so với cùng kỳ năm 2015, và chiếm 21,83% dư nợ toàn nền kinh tế. Theo Báo cáo môi trường kinh doanh 2017 của Ngân hàng Thế giới, xét trong bảng tổng sắp của toàn bộ 190 nền kinh tế, Việt Nam được xếp hạng 32 về khả năng dễ dàng khi tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, đây là một kết quả tương đối tốt so với vị thế chung của Việt Nam.

Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) và các TCTCVM trên thực tế, chưa phát huy được hết tiềm năng của mình, cụ thể:

- NHCSXH hoạt động theo định hướng nhà nước, đơn vị cung cấp tín dụng hàng đầu cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và khu vực nông thôn (khoảng 71% vào cuối năm 2015), nhưng lại hạn chê trong khả năng

50 Gia đình hoặc bạn bè là nơi đi vay đầutiên của khoảng 30% người Việt Nam trên 15 tuổi, 19% vay từ các tổ chức tài chính và 1,82% vay từ những người cho vay lãi (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017, trang 221)

Page 128: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

128 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

51 Tín dụng của NHCSXH hiện vẫn là nguồn tài chính quan trọng để cho vay đối với hộ nghèo vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đối tượng chính sách, thực hiện các chương trình an sinh xã hội. Nhiều xã, ty lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn tại NHCSXH chiếm 70% - 80% tổng số hộ dân trên địa bàn. Tính đến hết tháng 6 năm 2017, đã có 1193 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tại NHCSXH, giúp tạo việc làm cho gần 105 nghìn lao động

cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác, do đó không đáp ứng được nhu cầu tài chính cần thiết của phần đông dân số, ngoại trừ dịch vụ tín dụng51;

- Khoảng 1.146 QTDND chưa phát huy hết tiềm năng là tổ chức tài chính dựa trên thành viên với số thành viên trung bình là 1.200 thành viên/QTDND, kém xa NHCSXH với ty lệ khách hàng vay chỉ chiếm 12% và ty lệ dư nợ 19%;

- Luật TCTD 2010 đã đưa TCVM trở thành một phần của hệ thống TCTD chính thức nhằm phát huy trọn vẹn tiềm năng của TCVM trong một khuôn khổ pháp lý và cơ sở phát triển phù hợp. Đây là một bước thay đổi chính sách lớn, từ phương thức phân phối tín dụng theo chỉ đạo nhà nước chuyển sang áp dụng theo cơ chế thị trường nhằm tạo ra một ngành TCVM vững mạnh, đáp ứng nhu cầu và bền vững. Đây cũng là hành động kịp thời đáp ứng nhu cầu tăng cao của các hộ gia đình có thu nhập thấp và khách hàng doanh nghiệp vi mô đối với các dịch vụ tài chính đa dạng phù hợp và dễ tiếp cận. Tuy nhiên, ty lệ tiếp cận tài chính của các TCTCVM được cấp phép và dự án/chương trình TCVM bán chính thức vẫn rất thấp dưới 2% tổng dư nợ và 4% tổng số khách hàng TCVM mặc dù đã có 20 năm tồn tại.

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy: (i) Các TCTCVM đóng vai trò quan trọng, nền tảng trong việc phổ cập tài chính; (ii) Tuy nhiên, các tổ chức này vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng và lợi thế của mình trong việc hỗ trợ phổ cập tài chính.

Để thúc đẩy phổ cập tài chính và nâng cao hơn nữa vai trò của các TCTCVM trong lĩnh vực này, cần thay đổi cách tiếp cận truyền thống theo hướng đơn chiều, lấy chuẩn nghèo bằng thu nhập hoặc chi tiêu trung bình tính trên từng người làm cơ sở cho việc cung ứng các dịch vụ tài chính và cấp tín dụng. Bởi trên thực tế, chỉ dịch vụ TCVM đơn thuần chưa giải quyết được nhiều nhu cầu thiết yếu của người nghèo. Theo hướng mới, người nghèo cần được tiếp cận

Page 129: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 129

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

theo hướng đa chiều, có nghĩa là không chỉ có mức thu nhập bình quân dưới chuẩn nghèo mà họ còn thiếu hụt ít nhất một trong những nhu cầu xã hội như giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nhà ở, dịch vụ cơ bản tại nơi ở, lương thực thực phẩm… Nhiều người dân tuy được tiếp cận tài chính nhưng vẫn thiếu thốn rất nhiều những nhu cầu phi tài chính cần thiết để bổ trợ cho việc sử dụng nguồn tài chính đã tiếp cận được để bắt kịp phát triển chung của cộng đồng. Như vậy, để giải quyết vấn đề chất lượng bền vững trong giảm nghèo, hướng tới phổ cập tài chính, cần tiếp cận theo hướng phối kết hợp các hoạt động, dịch vụ TCVM với các dịch vụ phi tài chính khác.

2.3.3.2. Đối vơi từng loại hình sản phẩm, dịch vụ TCVM, đánh giá khả năng phối hợp giưa các TCTCVM và TCTD/Fintech

Như phân tích ở trên, TCVM đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội và giảm đói nghèo tại các quốc gia đang phát triển trên thế giới. Theo đó, môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động sẽ tạo điều kiện cho phát triển hoạt động TCVM cả về chất và về lượng. Có rất nhiều mô hình tổ chức cung cấp TCVM khác nhau với đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ TCVM. Theo đó, thị trường TCVM đã và đang được đánh giá là thị trường tiềm năng của các TCTD, mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển.

a) Đối với các sản phẩm tín dụng, huy động vốn:

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các loại hình, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được cung cấp đến các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Mức độ bao phủ của hệ thống các TCTD thông qua các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ có bước phát triển tích cực, như: (i) kênh truyền thống là mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch; (ii) các kênh cung cấp dịch vụ hiện đại như ATM, POS, phone banking, internet banking, mobile banking; (iii) kênh liên kêt qua đối tác trong các lĩnh vưc thương mại, bưu điện, bảo hiêm, liên kêt vơi các TCTCVM và các công ty fintech…

Tuy nhiên, trong khi nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của cư dân thành thị và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế hiện được đáp ứng khá đầy đủ thì mức độ bao phủ của các kênh phân phối chưa đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước dẫn đến khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của dân cư sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các doanh nghiệp

Page 130: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

130 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn còn hạn chế. Đa số người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có tài khoản ngân hàng, mức độ sử dụng các dịch vụ gửi tiền và tín dụng còn thấp. Các DNNVV còn gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, chính sách, quy trình, thủ tục đăng ký sử dụng SPDVNH tuy đã cải tiến nhưng cần rút gọn, đơn giản hơn; chính sách về xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng, các chính sách phối hợp tạo lập môi trường pháp lý cho phát triển cung ứng SPDVNH còn thiếu hoặc chưa đồng bộ cũng đã hạn chế khả năng tiếp cận SPDVNH của người dân và doanh nghiệp.

Đối tượng này trên thực tế lại là những phân khúc khách hàng mục tiêu của các TCTCVM. Vì vậy, tiềm năng sử dụng các TCVM với vai trò như một kênh phân phối sản phẩm, chân rết đến các người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi ngân hàng khó mở chi nhánh/phòng giao dịch là rất lớn bởi trên thực tế, nhóm khách hàng là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa (hiện chiếm khoảng 70% dân số) và các DNNVV (hiện chiếm khoảng 97% số doanh nghiệp đang hoạt động trong cả nước).

Một bộ phận không nhỏ dân cư ở nông thôn có nhu cầu nhưng chưa tiếp cận được dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ tín dụng. Có thể thấy rõ điều này qua việc nhiều người dân và hộ gia đình nông thôn vẫn phải tiếp cận các nguồn tín dụng khác trong đó đi vay gia đình và bạn bè đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Ty lệ người dân đi vay từ bạn bè, người thân, kể cả những người đã vay từ ngân hàng, chiếm hơn 60% tổng số người có khoản vay52. Ngoài ra, một số người dân đã phải tiếp cận các nguồn “tín dụng đen, cho vay nặng lãi”, dẫn đến một số vụ đổ vỡ tín dụng gây hậu quả xấu cho nền kinh tế và nguy hại cho xã hội.

Theo báo cáo đánh giá thực trạng Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Viện CLNH, 2015), mặc dù tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với DNNVV, nhưng một bộ phận DNNVV vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng. Mới chỉ có khoảng 30-40% trong tổng số DNNVV đang hoạt động là đã vay được vốn ngân hàng, chiếm khoảng 50% trong tổng số DNNVV có nhu cầu vay vốn. Trong số những DNNVV đã vay được

52 Báo cáo Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam, Viện chiến lược ngân hàng, 2015

Page 131: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 131

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

vốn ngân hàng có những doanh nghiệp vẫn phải đi vay thêm từ các nguồn khác. Vốn tín dụng cho DNNVV mới chỉ chiếm khoảng 23,5% trong tổng dư nợ tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế. Việc tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV cũng không ổn định, nhất là khi doanh nghiệp có khó khăn tạm thời về tài chính.

Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là do mạng lưới điểm giao dịch của các ngân hàng thương mại tập trung chủ yếu ở các thành phố, đô thị lớn. Mạng lưới ATM, POS còn chưa được phân bố một cách hợp lý. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do địa bàn xa xôi, giao thông cách trở cùng với trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp khiến cho TCTD gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới đến các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chi phí đầu tư để phát triển mạng lưới ATM, POS lớn, thời gian thu hồi vốn dài hạn, vì vậy chỉ có các ngân hàng lớn, có tiềm lực mạnh về tài chính mới có khả năng phát triển mạng lưới ATM, POS. Bên cạnh đó, mức độ sử dụng dịch vụ ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa hiện nay không nhiều, dẫn tới việc mở rộng mạng lưới về các khu vực này đối với các ngân hàng là không hiệu quả về mặt chi phí.

Trong thời gian tới, việc phối kết hợp chặt chẽ giữa các TCTD với các tổ chức tài chính có lợi thế về sự hiểu biết và quan hệ chặt chẽ với kinh tế nông thôn, nông dân khác mà ở đây là các TCTCVM (như quỹ tín dụng nhân dân, mạng lưới của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội và các TCTCVM khác) là đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Theo đó, cần đặc biệt chú trọng phát huy mô hình kết hợp giữa tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở với các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn để tận dụng mạng lưới sâu rộng và sự hiểu biết sâu sắc đặc thù nông thôn của các cán bộ đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương.

Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy hiệu quả của sự kết hợp giữa mô hình của các TCTCVM và các TCTD trong việc mở rộng dịch vụ ngân hàng tới những đối tượng khó tiếp cận thông qua việc phát triển các khoản vay vi mô, khoản tiết kiệm, thậm chí là các gói bảo hiểm vi mô. Tại Thái Lan, việc mở rộng hoạt động của các TCTD thông qua mạng lưới của các TCVM tại phía Bắc Thái Lan (6 tỉnh) là tiền đề cho việc phát triển mô hình các ngân hàng làng xã. Hoạt động của hệ 52 Báo cáo Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam, Viện Chiến lược ngân hàng, 2015

Page 132: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

132 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

thống các TCTCVM trên thực tế giúp thay thế các ngân hàng truyền thống đặt ở làng xã, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và hỗ trợ đến các đối tượng yếu thế của nền kinh tế như người dân nghèo, hộ kinh doanh nhỏ lẻ, từng bước cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp giúp họ xóa đói giảm nghèo hiệu quả, từ đó thúc đẩy phổ cập tài chính. Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2017) cũng nhấn mạnh khách hàng thu nhập thấp là đối tượng khách hàng tín dụng vi mô đáng tin cậy, thậm chí có nguồn tiết kiệm khá dồi dào, và đây là thị trường chưa được khai thác nhiều. Do vậy, các TCTD có thể sử dụng các TCTCVM làm đại lý trong phát triển các sản phẩm huy động vốn; hoặc đầu tư vào các TCTCVM để tối ưu hóa chi phí trong mở rộng thị trường, tăng tiếp cận tới các khách hàng tiềm năng. Tận dụng công nghệ cho phát triển sản phẩm tín dụng và huy động ngày càng đa dạng hơn.

Bên cạnh đó, dịch vụ tín dụng đối với DNNVV phát triển chưa phong phú, một số ngân hàng khó khăn về vốn, chú trọng cho vay doanh nghiệp lớn, nên còn hạn chế cho vay các DNNVV. Vì vậy, việc liên kết giữa các TCTD và mô hình công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính cũng sẽ nâng cao được hiệu quả cho vay đối với DNNVV.

b) Đối với các sản phẩm thanh toán, chuyển tiền

Các hình thức thanh toán hiện đại mới chủ yếu được áp dụng tại các khu vực thành thị, rất ít được sử dụng tại khu vực nông thôn. Một số hình thức thanh toán qua điện thoại di động nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đã được triển khai, tuy nhiên mới chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm nên phạm vi sử dụng chưa rộng rãi. Các sản phẩm này cũng mới chỉ tập trung vào dịch vụ chuyển tiền (từ một người ở nông thôn đến một người ở khu vực khác) mà chưa khai thác được hoạt động thanh toán phục vụ thương mại ở trong khu vực nông thôn.

Tại Việt Nam hiện có khoảng 60 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua Internet và 30 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quan điện thoại di động. Trong năm 2014, thanh toán qua Internet đạt tốc độ tăng trưởng dịch vụ từ 30-50% so với năm 2013 với tổng số khách hàng đăng ký dịch vụ khoảng 2,2 triệu khách hàng; thanh toán qua điện thoại di động đạt gần 750.000 khách hàng.

Một số ngân hàng bước đầu triển khai có hiệu quả các dịch vụ thanh toán

Page 133: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 133

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

hiện đại để thanh toán điện, nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, phí bảo hiểm và một số khoản thu khác như học phí, phí giao thông… (Vietinbank phối hợp với Tổng công ty điện lực Việt Nam để thu hộ tiền điện tại một số thành phố lớn; MB phối hợp Viettel trong việc thu cước điện thoại di động…). Đối với dịch vụ ví điện tử, đến nay, NHNN đã cho phép 09 tổ chức không phải ngân hàng thực hiện thí điểm dịch vụ Ví điện tử thông qua các NHTM (chủ yếu phục vụ các giao dịch thanh toán bán lẻ, giá trị thấp như thanh toán cho các giao dịch mua bán trên website thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến bằng điện thoại di động, thanh toán hóa đơn, tiền mua hàng…). Hiện có 37 NHTM đã tham gia phối hợp triển khai.

Trong báo cáo khảo sát của Phạm Xuân Hòe và cộng sự (2017), đến năm 2025 tất cả các ngân hàng đều có dự định giảm dần mạng lưới hoạt động truyền thống (Chi nhánh, phòng giao dịch) tại các thành phố lớn và thay thế dần bằng các hình thức cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại khác. Theo đó, 100% ngân hàng được khảo sát dự kiến sẽ giảm mạng lưới hoạt động truyền thống tại các thành phố lớn để thay thế bằng cách đẩy mạnh phát triển các loại hình cung cấp dịch vụ ngân hàng sau đây: Mobile banking (60% ngân hàng), Internet banking (56% ngân hàng), Ví điện tử (52% ngân hàng), Máy POS (44% ngân hàng), Chi nhánh/Phòng giao dịch tự động (44% ngân hàng), Máy ATM (40% ngân hàng). Thêm vào đó, tất cả các ngân hàng đều có kế hoạch mở rộng các cơ hội hợp tác với các công ty Fintech. 92% ngân hàng mong muốn mở rộng hợp tác với các công ty Fintech trong lĩnh vực thanh toán, 76% ngân hàng dự định hợp tác về dịch vụ internet banking, 68% ngân hàng có nhu cầu hợp tác để nghiên cứu và dữ liệu tài chính (bao gồm dữ liệu lớn), 64% ngân hàng dự định hợp tác trong lĩnh vực cho vay, 60% ngân hàng muốn hợp tác với các công ty Fintech để phát triển kiều hối và tài chính cá nhân, 36% ngân hàng dự định hợp tác để mở rộng đầu tư (cá nhân và tổ chức), và 16% ngân hàng có chiến lược hợp tác để đầu tư chứng khoán hay Blockchain và tiền ảo.

Điều này cho thấy tiềm năng to lớn trong việc hợp tác giữa các TCTD với các công ty fintech và các TCTCVM để nâng cao hiệu quả tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng, phù hợp với địa bàn nông thôn trên cơ sở liên kết/kết hợp giữa NHTM/TCTD với mạng lưới sẵn có của các tổ chức khác

Page 134: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

134 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

trong đó có các TCTCVM, các cửa hàng xăng dầu, đại lý phân phối viễn thông, hệ thống bưu cục… giúp các NHTM/TCTD tận dụng lợi thế mạng lưới sẵn có, phát huy lợi thế về công nghệ của các đối tác, phát triển đa dạng và phong phú các dịch vụ thanh toán, mở rộng độ phủ của các dịch vụ thanh toán tới các khu vực chưa có sự hiện diện của NHTM/TCTD trên địa bàn cả nước.

Trên thực tế, nếu như ngân hàng đóng vai trò quyết định trong việc mở rộng và phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại (cụ thể là phát triển dịch vụ mobile banking theo xu thế chung của thế giới và dư địa phát triển hiện có của Việt Nam) thì các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các công ty Fintech, các TCTCVM lại đóng vai trò quan trọng trong việc lấp đầy những khoảng trống dịch vụ mà ngân hàng chưa thể với tới. Rõ ràng, khi các phương tiện thanh toán phi truyền thống xuất hiện thì các loại hình dịch vụ đi kèm (dịch vụ trung gian thanh toán) sẽ có nền tảng để phát triển tốt hơn53.

c) Đối với các sản phẩm BHVM

Tại Việt Nam, thị trường BHVM còn chưa phát triển rộng khắp. Một số loại hình, sản phẩm bảo hiểm mới được triển khai bao gồm:

(i) Bảo hiểm tài sản, trách nhiệm: Bảo Việt và Groupama, trong đó Bảo Việt là doanh nghiệp đi tiên phong đã có sản phẩm bảo hiểm tài sản cho nông dân, người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, mặc dù bảo hiểm nông nghiệp đã triển khai gần 30 năm nhưng đến nay phạm vi triển khai vẫn mang tính “thử nghiệm” và có xu hướng ngày càng thu hẹp (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017, trang 202). Ngoài bảo hiểm nông nghiệp, còn có thêm bảo hiểm vật chất xe máy. Nhưng thị trường bảo hiểm về tài sản, trách nhiệm cho người có thu nhập thấp, đặc biệt là người nghèo còn rất hạn chế.

(ii) Bảo hiểm sinh mạng, thương tật và sức khỏe: Bảo Việt là doanh nghiệp tiên phong trong cung cấp các sản phẩm bảo hiểm sinh mạng, thương tật cho người có thu nhập thấp thông qua sản phẩm bảo hiểm con người. Tuy nhiên, đến nay số đối tượng hạn chế (cán bộ hưu trí, cho học sinh, sinh viên) được bảo hiểm và

53 Khi điện thoại di động trở thành đồ dùng thiết yếu với mỗi cá nhân, những website thương mại điện tử hay công ty công nghệ đã cho ra đời ví điện tử để giúp người tiêu dùng có thể lưu trữ thông tin cá nhân và mua bán hàng hóa nhanh chóng. Năm 2012, 295 ty USD đã được luân chuyển qua thanh toán sử dụng ví điện tử và dự báo sẽ tăng tốc lên 1.600 ty USD vào năm 201754 Theo Cole, Gine và Vickery (2013)

Page 135: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 135

Phần 2: Thực trạng ứng dụng fintech và nhu cầu, khả năng ứng dụng fintech đối với các tctcvm

tại việt nam

mức trách nhiệm bảo hiểm khá nhỏ. Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng gần như chưa đến được với người có thu nhập thấp do hiệu quả kinh doanh thấp. Ngoài ra, ở Việt Nam cũng đã hình thành các quỹ bảo hiểm tương hỗ như Quỹ cho vay tương hỗ TYM do Hội phụ nữ thành lập năm 1996 (chuyên cung cấp các khoản vay nhỏ cho phụ nữ nghèo đồng thời cung cấp bảo hiểm tử vong cho người vay và các thành viên trong gia đình của họ với mức phí bảo hiểm là 200 đồng/tuần). Tuy nhiên, khi được chuyển đổi thành TCTCVM chính thức, việc trực tiếp cung cấp bảo hiểm của TYM đã phải dừng hoạt động do chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện.

(iii) Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp dưới hình thức các quỹ tương hỗ tại một số địa phương; ngoài ra, Nhà nước đã thực hiện trợ cấp một khoản tiền nhỏ định kỳ cho người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên, không có lương hưu hoặc không có trợ cấp bảo hiểm xã hội; thuộc diện cô đơn, gia đình nghèo, tuy có vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân để nương tựa với trợ cấp hàng tháng 120.000 đồng.

Kinh nghiệm quốc tế cũng chỉ ra rằng54, việc các TCTCVM cung cấp các khoản bảo hiểm vi mô gắn với các khoản vay vi mô đã mang lại yên tâm cũng như nhiều lợi ích cụ thể cho khách hàng. Vì có sản phẩm bảo hiểm đi cùng với các khoản vay tín dụng cũng như tiết kiệm, các TCTCVM giúp khách hàng có niềm tin vào tổ chức cũng như phân tán được rủi ro khi gặp phải những vấn đề trục trặc trong sản xuất và kinh doanh. Do đó, thị trường BHVM là một thị trường có nhiều tiềm năng phát triển cho các TCTD. Để khơi dậy tiềm năng, tạo nên sự hấp dẫn của ngành BHVM, sự phối kết hợp của các TCTD là đặc biệt quan trọng. Theo đó, các TCTD cần chủ động khai thác, cung cấp các sản phẩm BHVM tới hệ thống khách hàng sẵn có của mình tại các vùng nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa; qua đó góp phần mở rộng tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn.

Các công ty Fintech được coi là giữ vị trí quan trọng để giúp phổ cập tài chính. Tuy nhiên các công ty Fintech luôn phải kết hợp với TCTCVM hoặc ngân hàng để cùng phát triển. Với tín dụng vi mô lâu nay tốn kém giấy tờ và nhân lực khi cán bộ tín dụng phải xuống cơ sở rất nhiều, thâm chí các bản làng xa xôi để cho vay đến từng khách hàng. Nhờ các ứng dụng Fintech, việc nộp đơn và xử lý đơn điện tử có thể giúp đẩy nhanh quyết định tín dụng và tiến trình giải ngân.

Page 136: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

136 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

2: T

hực

trạng

ứng

dụn

g fin

tech

nhu

cầu,

kh

ả nă

ng ứ

ng d

ụng

finte

ch đ

ối v

ới c

ác tc

tcvm

tại

việt

nam

Điều này cho phép một cán bộ tín dụng có thể phục vụ nhiều khách hàng hơn tại nhiều địa điểm hơn trước,

Việc chuyển và nhận tiền kiều hối trước đây chỉ có đến các ngân hàng thường ở các thị trấn huyện xa xôi mà chi phí và thời gian để đi đến đó rất tốn kém. Các công ty Fintech có thể giải quyết bằng cách cho phép người dân nay có thể gửi tiền vòng quanh thế giới nhờ các ứng dụng trên điện thoại di động với chi phí rất thấp. Ở Việt Nam có thể sử dụng ứng dụng Zalo pay trên điện thoại thông minh rẻ tiền.

Thẩm định tín dụng và lịch sử tín dụng là vấn đề phức tạp trong TCVM với các ngân hàng. Không có nó thì các ngân hàng không thể cho vay. Nhưng ngày nay các công ty Fintech có thể cung cấp bản thẩm định có độ chính xác cao hơn thẩm định truyền thống từ các nguồn dữ liệu sẵn có như lịch sử thanh toán tiền điện thoại, hoặc từ các hoạt động trên tài khoản mạng xã hội. Do đó giúp các tổ chức tín dụng nhanh chóng ra quyết định cho vay.

Với bảo hiểm vi mô thì cũng đang được các công ty Fintech chuyển hướng sang xử lý qua điện thoại để nâng cao khả năng tiếp cận, phục vụ và duy trì khách hàng.

Về tiết kiệm thì các công ty Fintech cũng tạo ra những phần mềm trên điện thoại giúp cho người dùng có thể tiết kiệm theo mục đích trên cơ sở theo dõi thu nhập và chi phí hàng ngày, cập nhật số tiền có thể chi tiêu hàng ngày và xếp loại từng khoản chi tiêu đó theo bắt buộc hay tùy chọn (needs vs wants). Hơn nữa phần mềm giúp người sử dụng có thể tiết kiệm dựa trên nhắc nhở gửi số tiền còn dư vào tài khoản tiết kiệm.

Page 137: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 137

Phần 3: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng fintech trong

hoạt động của các tctcvm phục vụ phổ cập tài

chính tại việt namPHẦN 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG FINTECH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCTCVM PHỤC VỤ PHỔ CẬP TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

3�1� Định hướng ứng dụng Fintech trong TCVM tại Việt Nam

Như đã phân tích trong các phần trước, số hóa trong lĩnh vực ngân hàng - dịch vụ tài chính hay ứng dụng Fintech trong dịch vụ ngân hàng - tài chính đã trở thành xu hướng rõ nét trên phạm vi toàn cầu. Áp dụng Fintech trong hoạt động TCVM không còn là một sự lựa chọn mà là điều tất yếu nếu các TCTCVM muốn tồn tại và phát triển trong một thế giới số ngày càng kết nối với dữ liệu ngày càng được thu thập, chia sẻ và khai thác tối đa. Các TCTCVM tại Việt Nam bởi vậy cần quan tâm nghiên cứu, đầu tư cho công tác số hóa hồ sơ, dữ liệu khách hàng, làm nền tảng cho việc ứng dụng mạnh mẽ và hiệu quả các công nghệ mới mà cụ thể là Fintech để nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp dựa trên hiểu biết khách hàng sâu sắc hơn.

Trước mắt, trong khi chưa xây dựng được “năng lực số” cần thiết để có thể kinh doanh dựa trên nền tảng số, các TCTCVM có thể trước mắt tính đến việc hợp tác với các doanh nghiệp Fintech để phát triển các giải pháp hướng tới khách hàng như sản phẩm ứng dụng ngân hàng/thanh toán di động và các phương thức thanh toán số khác.

Về lâu dài, các TCVM cần hướng tới việc phát triển các năng lực “số” cốt lõi như các công nghệ ứng dụng Fintech về điện toán đám mây (cloud comput-ing), phân tích dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI)… để cải thiện mạnh mẽ hiệu quả hoạt động, giảm chi phí kinh doanh nhằm hỗ trợ cho việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp, chi phí hợp lý tới nhóm dân cư chưa được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng - tài chính.

Bên cạnh đó, các TCTCVM cần thường xuyên theo dõi, cập nhật các cơ chế, chính sách, văn bản pháp quy của NHNN/Bộ ngành liên quan đến các công nghệ mới và công nghệ tài chính -Fintech nhằm chủ động triển khai, áp dụng nội bộ hoặc hợp tác triển khai phù hợp, hiệu quả vào hoạt động kinh doanh, trong đó đặc biệt lưu ý tới cơ chế, chính sách, văn bản về định danh và nhận biết khách hàng điện tử (e-KYC); kết nối, chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (open API) và công nghệ chuỗi khối (blockchain), hành lang pháp lý về dịch vụ tài chính số (ngân hàng số, thanh toán số, bảo hiểm số…).

3�2� Giải pháp thúc đẩy ứng dụng Fintech đối với các TCTCVM phục vụ phổ cập tài chính tại Việt Nam

Page 138: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

138 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

3: G

iải p

háp

thúc

đẩy

ứng

dụn

g fin

tech

tron

g ho

ạt đ

ộng

của

các

tctc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i ch

ính

tại v

iệt n

am

3.2.1. Đề xuất mô hình ứng dụng Fintech đối với các TCTCVM phục vụ phổ cập tài chính tại Việt Nam

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hướng dẫn Luật các TCTD và triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam. Hiện nay theo luật các Tổ chức tín dụng thì các tổ chức TCVM chưa được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng nhưng có thể thực hiện hoạt động ngân hàng đại lý để phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn. Vì vậy NHNN cần nghiên cứu, cho phép mô hình trên được thực hiện thí điểm trong thời gian chờ hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng đại lý.

- Hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm tăng cường năng lực quản trị và hoạt động của các tổ chức có hoạt động TCVM nhất là quy định hành lang pháp lý về Fintech tại Việt Nam để các tổ chức TCVM có thể ứng dụng được Fintech không chỉ trong nghiệp vụ mà cả trong lĩnh vực quản lý để từ đó cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động.

- Trong khi hoàn thiện dần khuôn khổ pháp lý thì mô hình ứng dụng công nghệ Fintech trong TCVM có thể triển khai trên các cấp độ sau:

+ Khi chưa có khả năng trang bị phần mềm corebanking: Kết hợp với các công ty viễn thông trong việc thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng và tiến tới việc thẩm định và hiểu khách hàng qua việc phân tích dữ liệu lớn để giảm chi phí nhân viên. Phát triển các phần mềm hỗ trợ quản lý trên điện thoại như ghi nhận việc đến thăm khác hàng, sổ tay quản lý khách hàng trên điện thoại thông minh. Xây dựng hệ thống tin nhắn nhắc nợ, nhắc tiết kiệm và giáo dục tài chính. Xây dựng các phần mềm hỗ trợ khách hàng quản lý chi tiêu, quản lý nợ, quản lý tiết kiệm. Triển khai việc thực hiện nghiệp vụ đại lý ngân hàng trong thanh toán hoặc đại lý bảo hiểm.

+ Khi có một lượng khách hàng đáng kể và phần mềm corebanking: Trên nền tảng các hoạt động đã triển khai ở trên, cả khách hàng và tổ chức đã quen với mức độ thấp về tài chính kỹ thuật số, các tổ chức TCVM lúc này có thể triển khai các dịch vụ trực tiếp phục vụ khách hàng như kết nối phần mềm điện thoại của khách hàng với tài khoản khách hàng trong Corebaking thông qua giao diện mở (Open API) và cung cấp các dịch vụ trực tiếp và có thể xây dựng các phần mềm khai thác dữ liệu trực tiếp từ Corebanking.

Page 139: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 139

Phần 3: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng fintech trong

hoạt động của các tctcvm phục vụ phổ cập tài

chính tại việt nam

3.2.2. Giải pháp đối với cơ chế, chính sách

Ngân hàng Nhà nước đã xác định nhiệm vụ quan trọng nhất trước mắt là xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực Fintech, trong đó trước mắt tập trung nghiên cứu một số lĩnh vực, công nghệ mới có tiềm năng ứng dụng cao như: công nghệ blockchain/sổ cái phân tán (DLT); kết nối, chia sẻ dữ liệu qua giao diện chương trình ứng dụng mở (Open API); định danh và nhận biết khách hàng điện tử (e-ID/e-KYC)...đồng thời sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp lý về hoạt động trung gian thanh toán cho phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường Việt Nam.

Bởi vậy, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước cần đẩy nhanh việc nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho ứng dụng Fintech vào hoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động TCVM. Trong trường hợp chưa thể ban hành ngay khuôn khổ pháp lý chính thức, toàn diện về các mảng nghiệp vụ thuộc lĩnh vực Fintech, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét ban hành khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (regulatory sandbox) nhằm có thêm thông tin, dữ liệu đánh giá lợi ích, hiệu quả mô hình triển khai thí điểm và các rủi ro liên quan phục vụ việc xây dựng, ban hành khuôn khổ pháp lý chính thức phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thị trường Việt Nam.

Đồng thời, các cơ quan liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cần quan tâm xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng số, bảo hiểm số hướng tới các giao dịch đơn giản-thuận tiện, phi giấy tờ, giảm thiểu chi phí và quy trình xử lý tối ưu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTCVM thu nạp khách hàng, cung ứng hoặc hợp tác cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng- tài chính phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh khách hàng trên nền tảng số theo hướng: (i) Phát huy các nguồn vốn ngoài ngân sách, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, thu hút các nguồn vốn cho vay với lãi suất ưu đãi; (ii) Khuyến khích sự tham gia của các TCTCVM vào thị trường liên ngân hàng, thị trường trái phiếu; (iii) Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động tài chính vi mô về sản phẩm và dịch vụ cụ thể:

- Bảo hiểm vi mô:

+ Hoàn thiện khung pháp lý theo hướng cụ thể, tính đến đặc thù của loại hình BHVM để khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia;

Page 140: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

140 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

3: G

iải p

háp

thúc

đẩy

ứng

dụn

g fin

tech

tron

g ho

ạt đ

ộng

của

các

tctc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i ch

ính

tại v

iệt n

am

+ Lồng ghép với các chính sách của Nhà nước (như cho vay ưu đãi, đào tạo nghề…), phối hợp với hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội;

+ Thúc đẩy sự hợp tác của các bên có liên quan;

+ Hiệp hội Bảo hiểm và các doanh nghiệp bảo hiểm cần trợ giúp tích cực về mặt nghiệp vụ và công nghệ quản lý trong hoạt động bảo hiểm cho người thu nhập thấp;

+ Thiết kế sản phẩm bảo hiểm cần đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với nhận thức và trình độ của người có thu nhập thấp. Thủ tục tham gia bảo hiểm và bồi thường đơn giản, nhanh chóng;

+ Quản lý chi phí hoạt động, đặc biệt cần sử dụng hệ thống phân phối, hệ thống thanh toán sẵn có để tiết kiệm chi phí hoạt động;

- Dịch vụ tiết kiệm:

+ Rà soát, đánh giá quy mô tiền gửi phù hợp và an toàn;

+ Thiết kế sản phẩm huy động vốn đa dạng, chất lượng cao;

+ Rà soát cơ cấu lại mô hình vốn và tính chất sở hữu của TCTCVM;

+ Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với năng lực và chiến lược phát triển của TCTCVM;

+ Xây dựng chính sách truyền thông marketing về huy động vốn;

+ Rà soát đánh giá năng lực tổ chức, hệ thống MIS đảm bảo quản lý hiệu quả và kiểm soát thanh khoản;

+ Tích cực tham gia bảo hiểm tiền gửi và thị trường liên ngân hàng của các TCTCVM chính thức;

+ Tăng cường các mô hình hợp tác, liên kết.

- Hoạt động thanh toán:

+ Sửa đổi quy định về phòng chống rửa tiền liên quan để cho phép mở tài khoản không bắt buộc phải gặp mặt trực tiếp nhưng vẫn đảm bảo về nhận biết, xác thực chính xác khách hàng (e-KYC);

+ Nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (regulatory sandbox) cho phép các công ty Fintech, các TCTD, TCTCVM.. được thử nghiệm các công nghệ/ giải pháp sáng tạo; Nghiên cứu ban hành quy định tài khoản theo cấp độ (tiered accounts) tương ứng với hồ sơ rủi ro và tính chất giao dịch;

Page 141: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 141

Phần 3: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng fintech trong

hoạt động của các tctcvm phục vụ phổ cập tài

chính tại việt nam

+ Tập trung phát triển các hạ tầng thanh toán nền tảng như Trung tâm thanh toán bù trừ tự động ACH, Đề án chuyển đổi từ thẻ từ sáng thẻ chíp.

- Giáo dục kỹ năng tài chính:

+ Phát triển khung pháp lý về chính sách; Xây dựng Chiến lược giáo dục tài chính quốc gia.

+ Lồng ghép giáo dục kỹ năng quản lý tài chính hộ gia đình với nhiều chương trình phát triển khác nhau; thông qua tổ tiết kiệm, vay vốn và các tổ chức đoàn thể địa phương để giáo dục nâng cao kỹ năng tài chính, đào tạo cho người nghèo, người thu nhập thấp về các công cụ quản trị rủi ro, về các dịch vụ bảo hiểm, cho thuê tài chính, các dịch vụ tài chính công nghệ…

+ Khuyến khích các TCTCVM đẩy mạnh hợp tác và ứng dụng công nghệ trong hoạt động, góp phần giảm thiểu rủi ro và chi phí hoạt động cho tổ chức. Mặt khác, các TCTCVM cũng có thể đóng vai trò then chốt trong công tác đào tạo và phổ cập kiến thức về công nghệ tài chính tới đối tượng người nghèo, người thu nhập thấp trong xã hội, vốn sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn hay vùng sâu vùng xa, dẫn tới khả năng tiếp cận còn nhiều hạn chế.

+ Đẩy mạnh truyền thông và phổ biến kiến thức tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Xây dựng những chỉ số để đánh giá đầu ra và tác động.

3.2.3. Giải pháp đối với các bên liên quan khác

a) Giải pháp đối với các nhà cung cấp

- Có định hướng chiến lược tăng trưởng, tập trung vào thị phần rõ ràng;

- Ứng dụng công nghệ mới nhằm số hóa quy trình nội bộ, thúc đẩy đổi mới tự thân tổ chức TCVM;

- Tăng cường năng lực tài chính và năng lực hoạt động;

- Đa dạng hóa sản phẩm trong khuôn khổ cho phép, phát triển sản phẩm dịch vụ dựa theo nhu cầu khách hàng, bền vững và phù hợp khả năng chi trả của khách hàng;

- Thực hiện chuyển đổi nếu muốn tăng cường huy động vốn và phát triển hoạt động;

- Tăng uy tín và vị thế thông qua minh bạch và áp dụng các nguyên lý bảo vệ khách hàng.

Page 142: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

142 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

3: G

iải p

háp

thúc

đẩy

ứng

dụn

g fin

tech

tron

g ho

ạt đ

ộng

của

các

tctc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i ch

ính

tại v

iệt n

am

b) Giải pháp đối với các nhà đầu tư

Thúc đẩy sáng kiến đổi mới vì người nghèo, bảo đảm bảo vệ quyền lợi khách hàng gắn với việc ứng dụng Fintech. Theo đó, các nhà tài trợ có thể (i) hỗ trợ kỹ thuật để các TCTCVM nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, từ đó có cơ sở phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô phù hợp; (ii) chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế - cả thành công và thất bại – trong phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô; (iii) hỗ trợ nâng cao năng lực tài chính và chuyên môn kỹ thuật của các TCTCVM để tăng cường uy tín trong cộng đồng, là cơ sở để các TCTCVM phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô một cách bền vững và hiệu quả; (iv) Hỗ trợ việc thí điểm các dự án BHVM và xúc tiến các mô hình BHVM đổi mới, hỗ trợ xây dựng chuyên môn kĩ thuật trong nước về BHVM – cho cả các nhà quản lý (các cơ quan nhà nước) và các nhà cung cấp dịch vụ (tổ chức phi chính phủ, tổ chức TCVM, v.v...); Tạo điều kiện biên soạn tài liệu và trao đổi kinh nghiệm trong việc thực hiện BHVM nhằm rút ra các bài học từ cơ sở cũng như để xây dựng điểm chuẩn và chuẩn mực kết quả hoạt động cho ngành BHVM đang nổi lên. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tư vấn nhằm hỗ trợ việc xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp cho BHVM Việt Nam.

c) Đối với các tổ chức TCTCVM

- Tăng tính bền vững thông qua giảm chi phí, tăng các nguồn thu:

Các TCTCVM có thể giảm chi phí hoạt động thông qua (i) áp dụng hệ thống quản lý vận hành tốt, đặc biệt là hệ thống MIS, (ii) sử dụng công nghệ để giảm chi phí; (iii) giảm các chi phí hoạt động không cần thiết ở mức tối đa, tiết kiệm chi phí hoạt động; (iv) quản lý nợ tốt hơn nữa để giảm chi phí dự phòng rủi ro, áp dụng hệ thống MIS mạnh và tăng cường chia sẻ thông tin tín dụng với các TCTD trong địa bàn để tránh tình trạng chồng nợ; (v) giảm chi phí huy động vốn của TCTCVM thông qua thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế trên thị trường55;

Bên cạnh đó, việc tăng nguồn thu cũng cần được song song tiến hành thông qua (i) đa dạng hóa nguồn thu, tăng cường bán chéo sản phẩm để khuyến khích khách hàng hiện tại sử dụng nhiều dịch vụ hơn; (ii) phát triển đa dạng hơn các loại sản phẩm TCVM, như các dịch vụ đại lý (chuyển tiền qua điện thoại, bảo hiểm, thu hộ); (iii) áp dụng các hình thức thu nợ đa dạng để có dòng tiền

Page 143: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 143

Phần 3: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng fintech trong

hoạt động của các tctcvm phục vụ phổ cập tài

chính tại việt nam

vào liên tục; (iv) liên tục đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Tăng cường minh bạch hóa thông tin để tăng uy tín và bảo vệ quyền lợi khách hàng:

Để bảo vệ quyền lợi khách hàng và tăng uy tín của tổ chức, cần minh bạch các thông tin cơ bản trong hoạt động với khách hàng, như: lãi suất, các điều khoản hợp đồng, báo cáo tài chính. Các quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng trong gửi tiền và vay vốn được thể hiện rõ ràng trong các quy định nội bộ, cam kết với khách hàng và được niêm yết công khai. Với trường hợp tính lãi theo phương pháp lãi phẳng, nên giải thích thỏa đáng cho khách hàng hiểu. Có thể nên áp dụng nhiều cách tính lãi khác nhau (lãi phẳng, lãi theo dư nợ giảm dần) để khách hàng có nhiều lựa chọn.

Thực hiện kiểm toán độc lập thường xuyên đối với Báo cáo tài chính để tăng tính minh bạch của tổ chức, từ đó uy tín của TCTCVM được xây dựng và củng cố.

- Đa dạng hóa dịch vụ, tăng cường chất lượng dịch vụ TCVM cung cấp cho khách hàng, cân bằng giữa các mục tiêu tài chính và xã hội.

Các TCTCVM cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, cải tiến và áp dụng sản phẩm dịch vụ mới gắn với ứng dụng Fintech như: phương thức huy động tiết kiệm để có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau; áp dụng thí điểm một số dịch vụ đại lý như dịch vụ đại lý bảo hiểm vi mô, đại lý thu chi hộ… nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp. Ngoài số lượng dịch vụ, cần chú trọng nhiều hơn tới chất lượng dịch vụ, sự đa dạng của dịch vụ cung cấp, mức độ sẵn có và dễ dàng tiếp cận của dịch vụ.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đây là một trong những giải pháp chủ chốt và lâu dài để phát triển hoạt động bền vững các TCTCVM Việt Nam. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực chủ yếu thông qua phát triển cơ sở hạ tầng cho đào tạo nghiệp vụ và quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, phần lớn cán bộ của các TCTCVM được các tổ chức đoàn thể cử sang, do vậy trình độ chuyên môn, am hiểu về nghiệp vụ hoạt động ngân hàng còn nhiều hạn chế. Do đó, các TCTCVM cần tăng cường công tác đào tạo nội bộ, tham gia các khóa đào tạo, đồng thời có

53 Campuchia đã thực hiện điều này rất thành công. Nguồn Duflos (2013).

Page 144: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

144 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

3: G

iải p

háp

thúc

đẩy

ứng

dụn

g fin

tech

tron

g ho

ạt đ

ộng

của

các

tctc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i ch

ính

tại v

iệt n

am

chính sách thu hút, khuyến khích nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp.

d) Giải pháp đối với khách hàng TCVM

Hiện nay đa số các khách hàng của TCTCVM tại Việt Nam chưa hiểu và chưa sẵn sàng với các giải pháp Fintech vì vậy để thúc đẩy việc triển khai tài chính kỹ thuật số trong khách hàng TCVM ở Việt Nam có thể xem xét một số giải pháp như sau:

- Các tổ chức TCVM đẩy mạnh việc tuyên truyền cho khách hàng nhận thức được lợi ích của việc sử dụng tài chính kỹ thuật số trong giao dịch với tổ chức TCVM. Việc tuyên truyền nên sử dụng thông qua việc truyền miệng và giải thích.

- Đối tượng nhằm đến trong việc tuyên truyền là những khách hàng tương đối trẻ tuổi (dưới 45 tuổi) là thế hệ ít nhiều hiểu biết về công nghệ và sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới. Những đối tượng này sẽ là hạt nhân của việc tuyên truyền tiếp đến các đối tượng nhiều tuổi hơn.

- Hiện nay các tổ chức TCVM thường cho vay theo hộ gia đình vì vậy trong mỗi gia đình đa số đều có ít nhất một người trẻ tuổi có thể là đối tượng được tiếp thu kiến thức tuyên truyền đầu tiên để từ đó là người hướng dẫn và tuyên truyền lại cho các thành viên trong gia đình.

- - Bên cạnh đó các khách hàng TCVM thường có xu hướng tin tưởng và lắng nghe các tổ trưởng (nhóm trưởng) nếu họ gặp khó khăn trong việc hiểu và truyền đạt, triển khai tài chính kỹ thuật số thì sẽ là bước cản lớn vì vậy tổ chức TCVM cần có định hướng thay thế dần các tổ trưởng với một thế hệ trẻ hơn mới có thể triển khai được tài chính kỹ thuật số thuận lợi.

- Việc triển khai tài chính kỹ thuật số phải trải qua từng bước để hình thành thói quen của khách hàng. Khách hàng cần tiếp nhận từng bước để hình thành thói quen. Trước tiên là việc sử dụng điện thoại thông minh để biết tin tức, thời tiết và nhận tin nhắn đối chiếu nợ, lãi, tiết kiệm … Sau đó sẽ sử dụng phần mềm kết nối với tài khoản ngân hàng để kiểm tra số dư và có thể nhận hoặc chuyển một vài món chuyển tiền nhỏ như mua thẻ điện thoại. Qua từng bước như vậy khách hàng sẽ dần dần tăng tần suất sử dụng và khi hình thành thói quen và hiểu biết sẽ sử dụng thường xuyên và chuyển sang sử dụng nhiều dịch vụ khác như gửi tiết kiệm, mua bảo

Page 145: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 145

Phần 3: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng fintech trong

hoạt động của các tctcvm phục vụ phổ cập tài

chính tại việt nam

hiểm, chuyển tiền, thanh toán…

đ) Đối với cán bộ tổ chức TCVM

- Thường xuyên theo dõi cập nhật nhu cầu từ khách hàng để kịp thời phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm tài chính tới người dân.

- Trao đổi, chia sẻ về các công nghệ mới cho khách hàng, hướng sự chú ý của họ tới việc sử dụng các phương tiện hiện đại như điện thoại thông minh trong việc sử dụng dịch vụ tài chính, từng bước đưa các sản phẩm tài chính ứng dụng nền tảng công nghệ đến gần hơn với khách hàng.

- Chủ động nghiên cứu và nâng cao kỹ năng về công nghệ để có thể dễ dàng sử dụng các công cụ hiện đại trong việc quản lý hồ sơ khách hàng và hướng dẫn cho người dân.

e) Đối với các công ty Fintech

- Chủ động tìm kiếm các đối tác như tổ chức tài chính vi mô để hợp tác phát triển các dịch vụ, sản phẩm phù hợp cho người dân vùng sâu, vùng xa.

- Nghiên cứu, phát triển và cung cấp các giải pháp hiện đại, đổi mới giúp công tác quản lý tại tổ chức tài chính vi mô thêm hiệu quả với chi phí hợp lý.

g) Khuyến khích các TCTD tham gia sâu hơn vào hoạt động TCVM

TCVM là loại dịch vụ tài chính cung cấp cho người có thu nhập thấp với quy mô giao dịch nhỏ, thông thường là thấp hơn mức GDP bình quân đầu người. Sự thành công của ngân hàng Grameen đã chứng minh rằng người nghèo có khả năng tín dụng. Từ năm 1998, trên thế giới đã có xu hướng các NHTM bắt đầu thâm nhập vào thị trường TCVM. Đến năm 2005, các TCTD trên thế giới đã đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong đối với TCVM. So sánh với các TCTCVM hiện nay thì các TCTD chính thức có lợi thế rõ rệt trong một số mặt. Các TCTD chính thức có thương hiệu đã hình thành và được nhận biết, có sẵn hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật, có khả năng huy động vốn từ nhiều thị trường bộ phận khác nhau của nền kinh tế.

Ở nhiều nước, có một số TCTD đã được Chính phủ giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ tài chính, chủ yếu là tín dụng cho doanh nghiệp vi mô, cho người có thu nhập thấp. Dần dần các TCTD đã nhận thấy TCVM có thể đem lại lợi nhuận và cơ hội mở rộng thị trường. Tuy nhiên, việc thâm nhập thị trường TCVM là không

Page 146: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

146 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

3: G

iải p

háp

thúc

đẩy

ứng

dụn

g fin

tech

tron

g ho

ạt đ

ộng

của

các

tctc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i ch

ính

tại v

iệt n

am

dễ đối với các TCTD chính thức. Bởi thị trường và khách hàng của TCVM đòi hỏi một cách tiếp cận khác với cách tiếp cận truyền thống như các NHTM.

Thực tiễn cho thấy các TCTD khác nhau có mục tiêu hoạt động khác nhau và môi trường kinh tế và pháp lý với mỗi loại hình TCTD cũng khác nhau. Vì vậy, các TCTD cũng có một số cách tiếp cận khác nhau khi thâm nhập vào thị trường TCVM. Các phương pháp tiếp cận này có thể chia làm hai loại dựa trên hình thức các TCTD tiếp xúc với khách hàng: Trực tiếp và gián tiếp.

- Phương thức trực tiếp:

Một số TCTD có thể tiếp cận thị trường trực tiếp qua việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, thành lập thêm các đơn vị phụ thuộc hoặc thành lập các công ty thành viên độc lập. Với hình thức thành lập mới đơn vị phụ thuộc, các TCTD sẽ cung cấp dịch vụ TCVM qua việc mở rộng mạng lưới hiện tại. Nhóm nghiên cứu cho rằng, nếu các TCTD tiếp cận theo phương thức này thì cần phải thành lập các đơn vị phụ thuộc chuyên biệt trong hệ thống để chuyên vận hành các hoat động cung cấp dịch vụ TCVM. Các đơn vị này nên có quy chế điều hành riêng biệt và biện pháp nghiệp vụ đặc thù phù hợp với TCVM.

Với hình thức thành lập đơn vị thành viên độc lập để cung cấp dịch vụ TCVM, các đơn vị này sẽ được cấp Giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát quản lý của NHNN địa phương như các công ty tài chính hay các TCTD phi ngân hàng. Các đơn vị này có thể được sở hữu riêng bởi TCTD thành lập hoặc dưới dạng liên doanh, cổ phần với các đối tác chiến lược hoặc các nhà đầu tư chiến lược.

- Phương thức gián tiếp:

Một số TCTD khác có thể tiếp cận thị trường gián tiếp qua việc hợp tác với các TCTCVM đã có sẵn. Các hoạt động hợp tác có thể thực hiện thông qua các ng-hiệp vụ: Hợp đồng ủy thác tín dụng bán lẻ, cung cấp tín dụng cho các TCTCVM, cung cấp dịch vụ sử dụng hạ tầng kỹ thuật và hệ thống.

Với hình thức hợp đồng ủy thác bán lẻ, TCTD ký hợp đồng với TCTCVM có đủ tín nhiệm để nhận vốn ủy thác giải ngân cho khách hàng TCVM. Các khoản vay được hạch toán vào sổ sách của TCTD. Giữa hai bên sẽ có sự thỏa thuận chia sẻ phí và lợi nhuận thu được. Các dịch vụ TCVM khác cũng có thể được ủy thác

Page 147: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 147

Phần 3: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng fintech trong

hoạt động của các tctcvm phục vụ phổ cập tài

chính tại việt nam

như vậy và có thể sử dụng thương hiệu của TCTD hoặc của TCTCVM hoặc đồng thương hiệu để tiếp cận với khách hàng. TCTD có thể ủy thác hoàn toàn hoặc một phần việc cung cấp dịch vụ cho các TCTCVM. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi phía TCTD và TCTCVM phải có những hình thức để chia sẻ rủi ro. Chẳng hạn, TCTD có thể yêu cầu TCTCVM phải cùng cung cấp một ty lệ vốn nhất định hoặc phải có một ty lệ bảo đảm cho rủi ro mất vốn.

Với hình thức cung cấp tín dụng cho các TCTCVM, TCTD có thể cung cấp các khoản vay có kỳ hạn hoặc cung cấp một hạn mức tín dụng cho TCTCVM. Các khoản tín dụng trên có thể có đảm bảo hoặc không có đảm bảo tùy vào quá trình thẩm định của NHTM.

Với hình thức cung cấp dịch vụ sử dụng hạ tầng kỹ thuật và hệ thống, các TCTD ký hợp đồng cho phép các TCTCVM hoặc khách hàng của họ sử dụng các dịch vụ của chi nhánh, mạng lưới ATM, hạ tầng công nghệ thông tin … đổi lại các TCTD nhận phí dịch vụ hoặc tiền thuê.

h) Giải pháp đối với chính quyền địa phương:

- Hỗ trợ các TCTCVM về nhân sự, cán bộ

Hầu hết các chương trình, dự án TCVM được thực hiện thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể, do đó nhân lực quản lý thường không có nghiệp vụ về tài chính ngân hàng. Việc bố trí nhân sự trong các TCTCVM nhiều khi chưa hợp lý do người đứng đầu phải là người của Hội (mặc dù thiếu kinh nghiệm, chuyên môn và hầu hết là kiêm nhiệm) nên hạn chế trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của TCTCVM. Do vậy, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể cần tạo điều kiện bố trí, hỗ trợ các TCTCVM những cán bộ có khả năng quản lý tài chính, am hiểu về tính bền vững tài chính, nhận thức về hoạt động kinh doanh, hoạt động của TCVM. Nếu cán bộ đứng đầu TCTCVM được làm việc theo chế độ chuyên trách, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm TCVM thì sẽ giúp cho tổ chức hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn

- Hỗ trợ về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, phương tiện làm việc

Hầu hết các TCTCVM có quy mô nhỏ, thu nhập tài chính từ lãi cho vay chưa đủ bù đắp được chi phí vận hành nên chưa có khả năng đầu tư trang thiết bị,

Page 148: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

148 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

3: G

iải p

háp

thúc

đẩy

ứng

dụn

g fin

tech

tron

g ho

ạt đ

ộng

của

các

tctc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i ch

ính

tại v

iệt n

am

công nghệ thông tin, do đó thiếu sự ổn định và chuyên nghiệp. Nhiều TCTCVM bán chính thức vẫn đang quản lý theo cách thủ công, chưa ứng dụng được công nghệ thông tin vào quản lý, chưa có hệ thống phần mềm quản lý nên còn nhiều sai sót. Do đó, các TCTCVM kiến nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp - với tư cách là đơn vị chủ quản - có chính sách hỗ trợ các TCTCVM về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, phương tiện làm việc để qua đó từng bước nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ, tiết kiệm thời gian cho nhân viên và phương thức quản lý cũng chuyên nghiệp, chính xác và chặt chẽ hơn.

- Hỗ trợ trong công tác tuyên truyền, vận động

Để khách hàng rõ hơn những lợi ích do TCVM mang lại cho họ, để khách hàng tự do lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ, Nhóm nghiên cứu kiến nghị Chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp cần có những chương trình vận động, tuyên truyền định kỳ, thường xuyên và liên tục tại các cụm, tổ để phổ biến, giới thiệu cho dân cư trên địa bàn hiểu biết hơn về lợi ích, hiệu quả về TCVM; đồng thời phối hợp cùng các TCTCVM (chính thức và bán chính thức) quản lý, giám sát quá trình hoạt động cho vay của các TCTCVM để bà con, khách hàng yên tâm đồng hành, sử dụng khoản vay hiệu quả.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần gắn hoạt động tài chính vi mô với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương ở mỗi giai đoạn, khu-yến khích sự phát triển TCVM thông qua các chính sách, biện pháp hỗ trợ kỹ thuật (đất đai, thuế phí, ưu đãi…);

3�3� Khuyến nghị

Nhằm tăng cường, thúc đẩy vai trò của công nghệ hướng tới TCTD, bao gồm: (i) nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (regulatory sandbox) cho phép và khuyến khích các công ty Fintech, các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính vi mô... được thử nghiệm các công nghệ, giải pháp sáng tạo như thanh toán di động thông qua mã QR/NFC, ví di động...; (ii) có khuôn khổ pháp lý đối với việc cung ứng dịch vụ theo mô hình ngân hàng đại lý giữa tổ chức tín dụng và tổ chức phi ngân hàng; (iii) sửa đổi quy định cho phép mở tài khoản không bắt buộc phải gặp mặt trực tiếp, nhưng vẫn đảm bảo nhận biết, xác thực chính

Page 149: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 149

Phần 3: Giải pháp thúc đẩy ứng dụng fintech trong

hoạt động của các tctcvm phục vụ phổ cập tài

chính tại việt nam

xác khách hàng (e-KYC), đẩy nhanh tiến độ kết nối, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với ngành tài chính - ngân hàng; và (iv) tập trung phát triển các hạ tầng thanh toán nền tảng như Trung tâm thanh toán bù trừ tự động bán lẻ (ACH), chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip…

3.3.1. Đối với Chính phủ

• Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan sớm xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia tài chính toàn diện, trong đó cần nhấn mạnh đến cấu phần liên quan đến vai trò của các tổ chức TCVM trong thúc đẩy phổ cập tài chính ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi mạng lưới ngân hàng khó vươn tới hoặc không kinh tế cho việc mở rộng, duy trì mạng lưới tại các địa bàn này.

• Cho phép NHNN được áp dụng triển khai khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (regulatory sandbox) cho một số hoạt động gắn với ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tài chính Fintech nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các TCTD, trong đó có tổ chức TCVM.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

• Nghiên cứu thực tiễn, thông lệ quốc tế và đánh giá mức độ rủi ro liên quan để trình cấp thẩm quyền sửa đổi quy định cho phép các TCTCVM được phép mở tài khoản thanh toán hoặc tài khoản giao dịch (transac-tional accounts) với một số hạn chế về tính năng, phạm vi sử dụng nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức TCVM và phù hợp với thông lệ quốc tế.

• Sớm nghiên cứu ban hành khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (regulatory sand-box) trong hoạt động ngân hàng, cho phép các công ty Fintech, các tổ chức tín dụng, tổ chức TCVM....được thử nghiệm các công nghệ mới, ứng dụng công nghệ tài chính Fintech theo môi trường vận hành thực tế với một số hạn chế về mặt phạm vi và thời gian triển khai nhằm có cơ sở, thông tin cần thiết trước khi ban hành khuôn khổ quản lý chính thức.

• Nghiên cứu thực tiễn, thông lệ quốc tế và thực tế thị trường Việt nam nhằm sớm sửa đổi quy định về phòng chống rửa tiền (Nghị định 116/2013/NĐ-CP của Chính phủ về phòng chống rửa tiền) cho phép mở tài khoản không bắt buộc phải gặp mặt khách hàng trực tiếp trên cơ sở vẫn đảm bảo nhận biết, xác thực chính xác khách hàng (e-KYC) và hạn chế tối đa

Page 150: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

150 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần

3: G

iải p

háp

thúc

đẩy

ứng

dụn

g fin

tech

tron

g ho

ạt đ

ộng

của

các

tctc

vm p

hục

vụ p

hổ c

ập tà

i ch

ính

tại v

iệt n

am

rủi ro liên quan tới gian lận, rửa tiền, qua đó tạo thuận lợi cho các TCTD/ tổ chức TCVM dễ dàng hơn trong việc thu nạp khách hàng, phát triển hoạt động ngân hàng số, thanh toán số.

• Nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý về dịch vụ ngân hàng đại lý (agent banking), cho phép các tổ chức TCVM, tổ chức phi ngân hàng được cấp phép hoạt động trong các lĩnh vực có lợi thế như kinh doanh chuỗi siêu thị-bán lẻ, viễn thông, xăng dầu, các hiệu tạp hóa nhỏ lẻ được làm đại lý cung ứng dịch vụ ngân hàng cơ bản (nộp rút tiền mặt, chấp nhận thanh toán thẻ, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, giải ngân món vay-trả nợ vay…) nhân danh ngân hàng.

• Nghiên cứu ban hành quy định về tài khoản giao dịch theo cấp độ (tiered accounts) tương ứng với hồ sơ rủi ro khách hàng và tính chất giao dịch.

3.3.3. Đối với các Bộ, Ngành

• Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành hành lang pháp lý cho dịch vụ tài chính số, trong đó có bảo hiểm số.

• Bộ Công An đẩy nhanh tiến độ xây dựng Dự án CSDL quốc gia về dân cư, xây dựng cơ chế kết nối, chia sẻ dữ liệu về dân cư với ngành tài chính - ngân hàng nhằm đáp ứng sự phát triển dịch vụ ngân hàng số, trong đó có hoạt động thu nạp khách hàng không cần đến chi nhánh, quy trình đơn giản, phi giấy tờ và cung ứng dịch vụ ngân hàng thuận tiện, an toàn, bảo mật mọi lúc, mọi nơi.

Page 151: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 151

Danh mục tài liệu tham khảo

1. ADB (2016), Improving financial inclusion in Asia and the Pacific – Constraints, applicability, and lesson from digital financial services, Sustainable Development Working Paper Series, No.46

2. Ernst & Young (2014), Challenges in microfinance: an EY perspective

3. G20 (2010), G20 Principles for Innovative Financial Inclusion

4. GPFI (2016), White Paper Global Standard-Setting Bodies and Financial Inclusion The Evolving Landscape

5. GPFI (2017), 2017 Financial inclusion action plan

6. IMF (2015), Financial inclusion – Can it meet multiple macroeconomic goals?

7. Lê Phương Lan, Nguyễn Thị Hương Thanh (2017), Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện ở Việt Nam – Ý nghĩa và sự cần thiết

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư số 35/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

9. Nguyễn Kim Anh, Hà Hải An, Phạm Thùy Dương (2017), Tài chính toàn diện và phát triển bền vững – Mục tiêu, định hướng thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, Số chuyên đề đặc biệt năm 2017 về “Tài chính toàn diện với công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững”

10. PwC India (2016), Shifting trends in the microfinance ecosystem.

11. Stijn Claessens (2005), “Access to Financial Services: A review of the Issues and Public Policy Objectives”, World Bank Policy Research Working Paper 3589.

12. Tổng cục thống kê (2016), Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016

13. UNCDF, PHB Development, Microlead (2017) Case Study of FINCA in the United Republic of Tanzania, How to succeed in your digital journey.

14. Viện chiến lược ngân hàng (2015), Báo cáo Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam.

15. Viện Chiến lược ngân hàng (2016), Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020

Danh mục tài liệu tham khảo

Page 152: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

152 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

16. Viện Chiến lược ngân hàng (2017), Sơ lược về tài chính toàn diện

17. Vizcarra, Vanessa; Ngahu, John Irungu; Ramji, Minakshi. (2017) Mobile Financial Services in Microfinance Institutions : Musoni in Kenya.

18. WB (2014), Global Financial Development Report 2014

19. WB (2017), Financial inclusion in Malaysia – distilling lessons for other countries.

Page 153: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 153

PHIẾU KHẢO SÁT

PHẦN DÀNH CHO TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC

Nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam, Trung tâm tư vấn Nguồn lực Tài chính vi mô đang triển khai xây dựng Đề án nghiên cứu với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) trong hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô phục vụ phổ cập tài chính tại Việt Nam” để đánh giá thực trạng và đưa ra những đề xuất, kiến nghị tới các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, và các bên liên quan. Trung tâm Tư vấn Nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền thân là Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam - VMFWG) kính đề nghị Quý Anh/Chị tham gia cung cấp thông tin theo Phiếu khảo sát này và gửi tới VMFWG trước ngày 20/11/2017 theo các cách sau:

- Gửi Phiếu khảo sát qua email: [email protected]/ [email protected];

- Điện thoại: 0912397382 (Nguyễn Thị Tuyết Mai – Thư ký Nhóm nghiên cứu)

Những thông tin cung cấp của Quý Anh/Chị có ý nghĩa quan trọng cho hoạt động nghiên cứu, đồng thời tạo ra những đóng góp tích cực cho sự phát triển tài chính vi mô bền vững và chuyên nghiệp tại Việt Nam. VMFWG cam kết bảo mật thông tin do Quý Anh/Chị cung cấp, VMFWG chỉ sử dụng thông tin được cung cấp cho việc tổng hợp, phân tích để xây dựng và thực hiện công trình nghiên cứu, đảm bảo phù hợp và hiệu quả nhất với mong đợi của các thành viên VMFWG và đối tác quan tâm.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Quý Anh/Chị!

Thông tin về ngươi cung cấp thông tin

Họ và tên: ....................................Chức danh: .............................................................

Tên đơn vị/ tổ chức: ......................................................................................................

Điện thoại: ................................................ Emai: ...........................................................

Lưu ý: Một số câu hỏi trong Bảng khảo sát đòi hỏi tổ chức tài chính vi mô tham gia khảo sát phải tìm hiểu sâu hơn về khách hàng (Những câu hỏi được đánh ký hiệu (*) như câu hỏi số 5, 8, 9, 10, 13, 14). Anh/Chị có thể thực hiện bằng hình thức điều tra, khảo sát chọn mẫu (tìm hiểu khoảng 100 - 200 khách hàng ở các

PHỤ LỤC

Page 154: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

154 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

khu vực khác nhau trên địa bàn) để có câu trả lời cuối cùng, sát với thực tế.

Phần I� Thông tin chung

1� Xin Anh/Chị điền đầy đủ thông tin về tổ chức tài chính vi mô (TCVM) của mình:

Chủ sở hữu

Các thành viên góp vốn (nêu tên)

Tổng nguồn vốn

Tổng số cán bộ

Tổng số khách hàng tiết kiệm

Tổng số khách hàng vay vốn

Địa bàn hoạt động

2� Anh/Chị đánh giá thế nào về thực trạng nguồn nhân lực của tổ chức TCVM của mình hiện nay?(Khoanh tròn vào ô phù hợp)

STT Các nguồn lực Rất thấp Thấp Trung bình Cao

1Trình độ nghiệp vụ của cán bộ, lao động

1 2 3 4

2Trình độ lao động quản lý

1 2 3 4

3 Trình độ ngoại ngữ 1 2 3 4

4 Trình độ tin học 1 2 3 4

3� Anh/Chị đánh giá thế nào về trình độ kỹ thuật, công nghệ và cơ sở vật chất tại tổ chức TCVM của mình hiện nay?

¨Tốt

¨Bình thường

¨Còn nhiều hạn chế

Page 155: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 155

4� Hiện tổ chức TCVM của Anh/Chị đang cung ứng/ hợp tác cung ứng những dịch vụ tài chính nào sau đây (đánh dấu vào tất cả nhưng ô thích hợp)

¨Tiết kiệm

¨Cho vay

¨Thu hộ, chi hộ

¨Chuyển tiền

¨Bảo hiểm

¨Các dịch vụ khác, đề nghị nêu cụ thể:

5*� Trung bình, nơi ở của khách hàng cách tổ chức của Anh/Chị bao nhiêu km?

¨Dưới 1 km

¨1-2 km

¨2-3 km

¨Trên 3 km

Theo đánh giá của Anh/Chị, khách hàng có dễ dàng tiếp cận/ di chuyển tới tổ

chức TCVM mình hay không?

¨Dễ dàng tiếp cận

¨Còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận

¨Rất khó khăn trong việc tiếp cận

6*� Độ tuổi trung bình của khách hàng trên địa bàn tổ chức vi mô của Anh/Chị đang hoạt động là bao nhiêu?

¨Dưới 25 tuổi

¨Từ 25-35 tuổi

¨Từ 35-45 tuổi

¨Trên 45 tuổi

Page 156: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

156 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

7� Hãy cho biết số lượng ngân hàng (chi nhánh, phòng giao dịch) có mặt trên địa bàn tổ chức TCVM của Anh/Chị hoạt động?

¨Không có ngân hàng nào

¨Chỉ có duy nhất một ngân hàng

¨1-3 ngân hàng

¨Trên 3 ngân hàng

8*� Khách hàng mà tổ chức TCVM của Anh/Chị đang phục vụ đã mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng chưa?

¨Phần lớn khách hàng đều chưa mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng (ty lệ %: ____%)

¨Phần lớn khách hàng đều đã mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng (ty lệ %: ____%)

9*� Khách hàng mà tổ chức TCVM của Anh/Chị đang phục vụ đã sử dụng mạng Internet (3G/4G) hay chưa?

¨Phần lớn khách hàng chưa sử dụng mạng Internet (ty lệ %: ____%)

¨Phần lớn các khách hàng đã sử dụng mạng Internet (ty lệ %: ____%)

10*� Khách hàng mà tổ chức TCVM của Anh/Chị đang phục vụ đã sử dụng điện thoại di động hay chưa?

¨Phần lớn khách hàng chưa sử dụng điện thoại di động (ty lệ %: ____%)

¨Phần lớn các khách hàng đều đã sử dụng điện thoại di động (ty lệ %: ____%)

Điện thoại di động khách hàng sử dụng này có phải là điện thoại thông minh56 hay không?

¨Chủ yếu là điện thoại di động thông thường, chỉ một số ít là điện thoại thông minh. (ty lệ %: ____%)

¨Phần lớn là điện thoại thông minh (ty lệ %: ____%)

Page 157: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 157

11� Tổ chức Anh/Chị đã biết tới khái niệm về công nghệ tài chính (Fintech) hay chưa?

¨Đã biết và hiểu khái niệm này

¨Có nghe thấy nhưng chưa hiểu rõ khái niệm

¨Chưa biết gì tới khái niệm này

Phần II� Thông tin cụ thể về hoạt động thanh toán, chuyển tiền

12� Tổ chức TCVM của Anh/Chị có nắm bắt được các quy định về hoạt động thanh toán (quy định tại Luật, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của NHNN���) hay không?

¨Nắm bắt đầy đủ

¨Nắm bắt được một phần

¨Hoàn toàn chưa nắm bắt được

13� Tổ chức TCVM Anh/Chị đã biết tới khái niệm về “tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán” (ví dụ như công ty M_Service với thương hiệu Ví MoMo, công ty VietUnion với thương hiệu Ví Payoo���) hay chưa?

¨Đã biết và hiểu về khái niệm này

¨Có nghe thấy nhưng chưa hiểu rõ khái niệm

¨Chưa biết gì tới khái niệm này

Trong trương hợp lựa chọn một trong hai phương án đầu, đề nghị Anh/Chị cho biết hiện nay đã có đơn vị nào cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (như Ví điện tử, Cổng thanh toán) hoạt động trên địa bàn mà tổ chức Anh/Chị đang hoạt động hay chưa?

¨Đã Có, đề nghị nêu tên cụ thể :

¨Chưa có

56 Điện thoại thông minh được hiểu là loại điện thoại đa chức năng (gọi điện, nghe nhạc, chụp ảnh...) có màn hình, bộ lưu trữ cảm ứng; đồng thời được chạy trên hệ điều hành riêng biệt và có khả năng sử dụng các ứng dụng khác nhau trên hệ điều hành này.

Page 158: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

158 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

14*� Khách hàng trên địa bàn tổ chức Anh/Chị quản lý có nhu cầu chuyển/nhận tiền tới/từ ngươi thân ở xa hay không?

¨Có, nhu cầu rất lớn (ty lệ %: ____%)

¨Có, nhưng ít nhu cầu (ty lệ %: ____%)

¨Không có nhu cầu

15*� Khách hàng của tổ chức TCVM của Anh/Chị có thương nhận các khoản trợ cấp phúc lợi xã hội như chi trả lương hưu, trợ cấp hộ nghèo���� hay không ?

¨Có ¨Không

Trong trương hợp câu trả lơi là Có, đề nghị Anh/Chị cho biết khách hàng của Anh/Chị thương nhận những khoản trợ cấp trên qua hình thức nào dưới đây? (đánh dấu tất cả các ô phù hợp)

¨Nhận tiền mặt trực tiếp từ cán bộ xã (ty lệ %: ____%)

¨Nhận chi trả qua bưu điện (ty lệ %: ____%)

¨Thông qua tài khoản ngân hàng (ty lệ %: ____%)

¨Thông qua hình thức khác, ghi rõ: ___________________(ty lệ %: ____%)

16� Theo đánh giá của Anh/Chị, đâu là những lý do đối với việc tổ chức vi mô hiện chậm phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền đối với khách hàng của mình ? (Đánh số thứ tư từ 1 đên 4 theo mức độ của các lý do, trong đo số 4 là lý do quan trọng nhất)

STT Lý doÍt quan

trọng

Bình

thường

Quan

trọng

Rất quan

trọng

1

Năng lực trình độ của

cán bộ tổ chức chưa

đầy đủ về hoạt động

thanh toán

1 2 3 4

2Nhu cầu của khách

hàng chưa cao1 2 3 4

Page 159: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 159

3Sự hiểu biêt của khách

hàng chưa cao1 2 3 4

4

Không thể cạnh tranh

với các ngân hàng trên

địa bàn

1 2 3 4

5Cơ sở hạ tầng của tổ

chức chưa đầy đủ.1 2 3 4

6

Khuôn khổ pháp lý,

pháp quy chưa hoàn

thiện, chưa hỗ trợ cho

hoạt động của tổ chức

TCVM

1 2 3 4

17� Trong trương hợp khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển tiền thông qua tổ chức TCVM của Anh/Chị, tổ chức của Anh/Chị có thể đáp ứng ngay các nhu cầu này hay không?

¨Có thể đáp ứng ngay

¨ Cần dưới 1 năm để nâng cấp trang thiết bị, tuyển dụng thêm nhân viên và hoàn thiện các sản phẩm/dịch vụ

¨ Cần 1-2 năm để nâng cấp trang thiết bị, tuyển dụng thêm nhân viên và hoàn thiện các sản phẩm/dịch vụ

¨ Cần 2-3 năm để nâng cấp trang thiết bị, tuyển dụng thêm nhân viên và hoàn thiện các sản phẩm/dịch vụ

¨Tổ chức sẽ không thực hiện các dịch vụ trên

18� Tổ chức của Anh/Chị có kế hoạch phát triển dịch vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng hay chưa?

¨ Không có khách hàng nên chưa có kế hoạch cụ thể tại thời điểm này

¨ Có khách hàng, sẽ phát triển trong vòng 1 năm tới

¨ Có khách hàng, sẽ phát triển trong vòng 2-3 năm tới

¨Phải sau 3 năm nữa mới tính đến kế hoạch phát triển

Page 160: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

160 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

Phần III� Định hướng trong việc thúc đẩy áp dụng công nghệ hoạt động của tổ chức TCVM

19� Theo đánh giá chủ quan, tổ chức TCVM của Anh/Chị có cho rằng nên áp dụng công nghệ thông tin truyền thông (ICT) vào hoạt động của đơn vị mình trong vòng 1-2 năm tới hay không?

¨ Có, bên áp dụng ngay trong vòng 1-2 năm tới

¨ Chưa nên áp dụng ngay, có thể áp dụng trong vòng 3-4 năm tới

¨ Phải sau 5 năm nữa mới áp dụng

¨Không nên vì không cần thiết

Trong trường hợp lựa chọn một trong 3 đáp án trên cùng, đề nghị tổ chức nêu rõ lý do:

20� Những mảng hoạt động nào mà tổ chức TCVM của Anh/Chị ưu tiên áp dụng công nghệ ? (khoanh tròn vào ô thích hợp)

STT Mảng hoạt độngKhông

ưu tiên

Bình

thươngƯu tiên Ưu tiên nhất

1 Tiết kiệm 1 2 3 4

2 Cho vay 1 2 3 4

3Thanh toán và

chuyển tiền1 2 3 4

4 Bảo hiểm 1 2 3 4

Page 161: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 161

21� Theo đánh giá của đơn vị, đâu là những lợi ích mà công nghệ mang lại cho hoạt động của tổ chức TCVM? (Co thê đánh dấu nhiều ô)

¨ Đưa được sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng trên cơ sở 24/7

¨ Nâng cao khả năng quản lý rủi ro của tổ chức TCVM

¨ Phát triển đa dạng dịch vụ cho khách hàng

¨ Nâng cao khả năng cạnh tranh cho tổ chức TCVM

¨Khác, đề nghị nêu rõ:......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

22� Theo đánh giá của anh/chị, đâu là thách thức lớn nhất cho việc áp dụng công nghệ hiện đại vào tổ chức TCVM của mình tại thơi điểm này? (Đánh số thứ tư từ 1 đên 5 vào hộp lưa chọn theo mức độ các thách thức: 1 là ít thách thức nhất, 5 là thách thức lơn nhất)

¨ Hạn chế về năng lực, trình độ của cán bộ

¨ Hạn chế về khả năng sử dụng công nghệ của khách hàng

¨ Khó khăn trong việc tìm đối tác

¨ Cơ sở pháp lý hiện hành còn nhiều rào cản, chưa rõ ràng đối với TCVM

¨ Sự thiếu hụt về nguồn lực (vốn, cơ sở hạ tầng...)

23� Theo đánh giá của Anh/Chị, để có thể áp dụng công nghệ vào việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng một cách thành công, tổ chức TCVM cần phải ưu tiên thực hiện việc nào trong các giải pháp sau đây ? (Đánh dấu vào 2 lưa chọn phù hợp nhất bên dươi)

¨ Nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện hành

¨ Tăng cường kiến thức về công nghệ cho khách hàng

¨ Tăng cường kiến thức về công nghệ cho cán bộ trong tổ chức

¨ Sửa đổi về cơ sở pháp lý

¨ Tìm kiếm công ty công nghệ phù hợp

Page 162: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

162 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

24� Trương hợp se áp dụng công nghệ tài chính (Fintech) trong hoạt động của tổ chức, theo anh/chị, tổ chức ưu tiên triển khai theo hình thức nào?

¨ Tổ chức TCVM kết hợp với các công ty Fintech để triển khai ứng dụng công nghệ tài chính vào hoạt động nghiệp vụ của tổ chức TCVM

¨ Tự xây dựng, triển khai giải pháp công nghệ mà không cần hợp tác với công ty Fintech/ nhà mạng di động

25� Trong trương hợp các công ty Fintech/ các nhà mạng di động mong muốn hợp tác, tổ chức TCVM của Anh/Chị có sẵn lòng hợp tác hay không?

¨ Sẵn sàng hợp tác

¨ Không có nhu cầu hợp tác.

Xin chân thành cảm ơn!

Page 163: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng
Page 164: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG HOẠT … · trong hệ thống tài chính thông thường nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng

Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam được thành lập như một diễn đàn dành cho các nhà thực hành tài chính vi mô chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề khó khăn và đưa tiếng nói của ngành tài chính vi mô đến với các nhà hoạch định chính sách. Ra đời năm 2004 với tư cách là một tổ chức phi chính thức trực thuộc Trung tâm Nguồn lực các tổ chức Phi chính phủ - VUFO. Đến tháng 09 năm 2011, VMFWG đã chính thức trở thành Trung tâm trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME).

Nhóm công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG)Tầng 3&4, Toong Coworking Space, 8 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: +84 946 042 093Email: [email protected]

Website: http://www.microfinance.vn/