ĐÓng gÓi, bẢo quẢn vÀ sỬ dỤng thỨc Ăn modun 05 - dong goi... · trong lĩnh vực...

106
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÓNG GÓI, BO QUN VÀ SDNG THC ĂN MÃ S: MĐ 05 NGH: SN XUT THC ĂN HN HP CHĂN NUÔI Trình độ: Sơ cp nghHà Ni, năm 2011

Upload: others

Post on 08-Sep-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN

MÃ SỐ: MĐ 05

NGHỀ: SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP CHĂN NUÔI

Trình độ: Sơ cấp nghề

Hà Nội, năm 2011

Page 2: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05

Page 3: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

LỜI GIỚI THIỆU

Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.

Chương trình đào tạo nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô-gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi.

Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự sản xuất, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi.

Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn./..

Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn:

1. Lâm Trần Khanh (Chủ biên) 2. Nguyễn Danh Phương 3. Lê Công Hùng

Page 4: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT

Stt Từ viết tắt Giải thích

1 VTM Vitamin

2 ME Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

3 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

4 Kg Kilogram

5 Mg Miligram

6 Ml Mililit

7 Kcal Kilocalo

8 KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm

9 KgP Kilogram thể trọng

10 PPb Phần tỷ

11 PPm Phần triệu

12 KMnO4 Thuốc tím

13 LD Liều độc

14 HCBVTV Hoá chất bảo vệ thực vật

15 DDT Thuốc trừ sâu

16 2,4D Dioxin

Page 5: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

MÔ ĐUN 05 ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN

Mã số mô đun: MĐ 05

Bài 1. Lựa chọn hình thức đóng gói. Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên kiến thức về lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:

- Xác định được các hình thức đóng gói sản phẩm. - Thực hiện được việc lựa chọn hình thức đóng gói.

A. Nội dung: 1. Phân loại sản phẩm. 1.1. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

1.1.1. Phương hướng nghiên cứu các sản phẩm cho nghành thức ăn chăn nuôi hiện nay

Hiện nay, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đạt tiêu chuẩn được đánh giá dựa trên các giá trị dinh dưỡng đã được nghiên cứu trên những tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn của từng loài vật nuôi, những tiến bộ này tập trung vào:

Xác định thành phần hoá học gần đúng của các loại nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Xác định thành phần các axít amin cũng như các phương pháp ước tính giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi cho lợn, gà.

Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá và khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng cũng đang được chú ý thực hiện.

Nghiên cứu xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng: năng lượng, protein, axít amin cho các loại gia súc, gia cầm khác nhau. Hiện nay các nghiên cứu không những đi sâu vào xác định nhu cầu các axít amin mà còn xem xét trong mối quan hệ với nhu cầu năng lượng.

Nghiên cứu về chế biến nguyên liệu để tăng khả năng tiêu hoá của thức ăn, tận dụng các phụ phế phẩm để hạ giá thành thức ăn chăn nuôi cũng như loại trừ các độc tố, kháng dinh dưỡng trong các loại thức ăn gia súc, gia cầm.

Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng là cơ sở dữ liệu đầu tiên để thiết lập khẩu phần ăn tối ưu cho gia súc. Xác định đúng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu thức ăn cho gia súc là điều kiện tiền đề để xác định nhu cầu dinh dưỡng và tối ưu hoá khẩu phần, hạ giá

Page 6: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

thành sản phẩm. Việc xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu làm thức ăn gia súc cần phải được thực hiện thường xuyên và liên tục. Số liệu đa dạng về chủng loại thức ăn và số lượng mẫu phân tích càng làm cho cơ sở dữ liệu về thành phần dinh dưỡng thêm chính xác và có độ tin cậy cao.

Trong vòng 20 năm trở lại đây, các nghiên cứu về xác định thành phần hoá học thức ăn không ngừng phát triển. Các thông số sau đã được phân tích:

Thành phần hoá học gần đúng của hầu hết các loại thức ăn (khoảng 6500 mẫu) với các chỉ tiêu ẩm độ, protein thô, xơ thô, béo thô, khoáng tổng số, NaCl, Ca, P tổng số, đường, tinh bột, năng lượng thô, năng lượng trao đổi, giá trị năng lượng trao đổi của các nguyên liệu.

Thành phần axít amin trong các loại thức ăn chủ yếu cho lợn, gà (khoảng 600 mẫu) và các phương trình tương quan ước tính thành phần axít amin.

Thành phần khoáng vi lượng trong một số thức ăn khoảng 300 mẫu như Fe, Cu, Mn, Zn, Co, I.

Vô cùng ít số liệu phân tích thành phần các vitamin, độc tố, chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn…

Hầu hết các số liệu trên đây đã và đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất và được các cơ sở sản xuất thức ăn và người chăn nuôi tin cậy.

1.1.2. Một số các thuật ngữ trong sản phẩm thức ăn chăn nuôi a. Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng

tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn chăn nuôi, premix, hoạt chất và chất mang.

- Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn là thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi;

- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống;

- Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh;

Page 7: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

- Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn hay hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi;

- Phụ gia thức ăn chăn nuôi là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi trong quá trình chế biến, xử lý nhằm duy trì hoặc cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn chăn nuôi;

- Premix là loại thức ăn bổ sung gồm hỗn hợp của một hay nhiều hoạt chất cùng với chất mang;

- Hoạt chất là chất vi dinh dưỡng hoặc chất kích thích sinh trưởng, kích thích sinh sản hoặc chất có chức năng sinh học khác được đưa vào cơ thể vật nuôi bằng thức ăn hay nước uống;

- Chất mang là chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ vật nuôi.

b. Vật nuôi là các loại gia súc, gia cầm, ong, tằm, động vật thủy sản được con người nuôi giữ.

c. Sản xuất thức ăn chăn nuôi là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thức ăn chăn nuôi.

d. Kinh doanh thức ăn chăn nuôi là các hoạt động buôn bán các loại thức ăn chăn nuôi.

e. Gia công thức ăn chăn nuôi là quá trình thực hiện một hoặc toàn bộ các công đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt hàng.

f. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi là tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích thương mại.

g. Thức ăn chăn nuôi mới là thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu hoặc được phát hiện và sản xuất tại Việt Nam có chứa hoạt chất chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam.

h. Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thức ăn chăn nuôi là các điều kiện và biện pháp cần thiết để bảo đảm thức ăn chăn nuôi không gây hại cho sức khoẻ của vật nuôi, con người sử dụng sản phẩm vật nuôi và môi trường.

1.1.3. Sản phẩm có nguồn gốc, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật a. Có Giấy đăng ký kinh doanh về sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền cấp. b. Có nhà xưởng, trang thiết bị, quy trình công nghệ để sản xuất thức

ăn chăn nuôi bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Page 8: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

c. Có phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi hoặc thuê phân tích kiểm nghiệm tại cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

d. Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường; có các điều kiện đảm bảo về an toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về môi trường.

e. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên về chuyên ngành liên quan, đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi.

1.1.4. Sản phẩm đáp ứng với điều kiện cơ sở kinh doanh a. Có Giấy đăng ký kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền cấp; b. Có cửa hàng, biển hiệu, địa chỉ kinh doanh rõ ràng. c. Có công cụ, thiết bị, phương tiện để chứa đựng, lưu giữ hoặc vận

chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi; có nơi bày bán hàng hóa bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

1.1.5. Sản phẩm có quy định về chất lượng a. Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy theo

quy định. b. Ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất ít nhất là 03 năm. c. Kiểm nghiệm, lưu kết quả kiểm nghiệm và lưu mẫu nguyên liệu,

sản phẩm xuất xưởng; bảo quản các mẫu lưu 01 năm kể từ khi hết hạn sử dụng sản phẩm.

d. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn hàng hóa, bao bì hoặc tài liệu kèm theo đúng quy định của pháp luật.

e. Thu hồi, xử lý hàng hóa thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng và đền bù thiệt hại gây ra cho người chăn nuôi.

f. Chấp hành sự kiểm tra về điều kiện sản xuất và chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật.

g. Báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động liên quan đến thức ăn chăn nuôi.

1.1.6. Sản phẩm có thủ tục hành chính a. Kiểm tra nguồn gốc hàng hóa, nhãn hàng hóa hoặc dấu hợp chuẩn,

dấu hợp quy và các tài liệu liên quan đến chất lượng thức ăn chăn nuôi. b. Áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất

lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi.

Page 9: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

c. Chấp hành sự kiểm tra về điều kiện kinh doanh và chất lượng hàng hóa thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

d. Niêm yết giá và chấp hành sự kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

e. Xử lý, thu hồi thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng hoặc tiêu hủy đối với thức ăn chăn nuôi gây hại cho vật nuôi, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi và an toàn vệ sinh thực phẩm.

f. Sản phảm phải là các loại sản phẩm mới. 1.2. Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

1.2.1. Các loại thức ăn chăn nuôi sau đây không có chất lượng đảm bảo:

a. Thức ăn kém phẩm chất hoặc quá hạn; - Thức ăn có các nguyên liệu đầu vào không rõ nguồn gốc - Có hiện tượng biến đổi một số các cảm quan như màu sắc, mùi vị... - Có kết quả kiểm nghiệm với nguyên liệu tạo nên thành phẩm không đạt tiêu chuẩn so với tiêu chuẩn của Nhà nước công bố và quy định - Thức ăn chăn nuôi có hoạt tính hoócmôn hoặc kháng hoócmôn, hoặc các độc tố và các chất có hại trên mức quy định. - Thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm b. Thức ăn không đăng ký hoặc đã bị đình chỉ, thu hồi đăng ký; - Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn có trong danh mục không

được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đối với thức ăn chăn nuôi thuộc ngành nông nghiệp; Bộ trưởng Bộ thuỷ sản quy định thức ăn chăn nuôi thuộc ngành thuỷ sản;

- Các loại thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có các yếu tố gây hại sức khoẻ cho vật nuôi, cho người và gây ô nhiễm môi trường. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình quy định danh mục cụ thể các loại thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cấm nhập khẩu và công bố vào tháng 1 hàng năm.

c. Thức ăn đựng trong bao bì không đúng quy cách, không có nhãn hiệu;

- Các loại thức ăn chăn nuôi hàng hoá đều phải có bao bì và có nhãn. Trường hợp giao hàng rời, không cần có nhãn thì phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn chất lượng theo hợp đồng, có ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng.

- Nhãn hiệu phải ghi bằng chữ Việt Nam, cũng có thể ghi thêm bằng chữ nước ngoài, nội dung ghi trên nhãn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Page 10: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

nông thôn quy định đối với thức ăn chăn nuôi thuộc ngành nông nghiệp; Bộ Thuỷ sản đối với thức ăn chăn nuôi thuộc ngành thuỷ sản.

- Các nguyên liệu quý hiếm dùng làm thức ăn chăn nuôi phải đựng trong bao bì và phải có nhãn.

- Các loại thức ăn chăn nuôi có chất phi dinh dưỡng dùng để chẩn đoán, chữa bệnh hoặc ngăn chặn bệnh có ảnh hưởng tới vật nuôi thì nhãn, mác phải ghi rõ tên và số lượng chất đó, cách sử dụng, ngày sản xuất, hạn dùng và lưu ý về cách dùng.

d. Thức ăn không có công bố tiêu chuẩn chất lượng; e. Thức ăn chăn nuôi mới không qua khảo nghiệm trước khi đưa vào

kinh doanh, sử dụng; f. Sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi giả; không đúng tiêu chuẩn

đã công bố; không đảm bảo chất lượng hoặc đã hết thời hạn sử dụng; 2.1.2. Sản phẩm vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực

thức ăn chăn nuôi a. Sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi không

có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục cấm sản xuất và lưu hành ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

b. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tiếp thị thức ăn chăn nuôi không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

c. Kinh doanh, quảng cáo thức ăn chăn nuôi chưa công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc chưa được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

d. Thông tin, quảng cáo sai sự thật về chất lượng, nguồn gốc và xuất xứ của thức ăn chăn nuôi.

e. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật. 2. Lựa chọn nhãn mác sản phẩm.

2.1. Tham khảo các sản phẩm cùng loại đang lưu hành. - Sản phẩm bao bì theo loại thực phẩm: Bao bì chứ đựng các loại thực phẩm khác nhau thì khác nhau về cấu

trúc, đặc tính vật liệu, khả năng bảo quản của bao bì đối với các sản phẩm đó. - Sản phẩm bao bì có tính năng kỹ thuật: + Bao bì vô trùng, chịu được quá trình tiệt trùng nhiệt độ cao + Bao bì chịu áp lực hoặc được rút chân không + Bao bì chịu nhiệt độ thấp

Page 11: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

+ Bao bì có độ cứng vững hoặc bao bì có tính mềm dẻo cao + Bao bì chống ánh sáng hoặc bao bì trong suốt + Bao bì chống côn trùng - Sản phẩm bao bì có vật liệu:

+ Giấy bìa cứng, bìa carton gợn sóng (làm bao bì ngoài, dạng bao bì không kín).

+ Thủy tinh + Thép tráng thiếc + Nhôm + Các loại plastic, nhựa nhiệt dẻo như PE, PP, OPP. PET, PA, PS,

PC,... - Màng ghép nhiều loại vật liệu - Sản phẩm bao bì thực phẩm xuất khẩu và nội tiêu: Sản phẩm có thể chia thành các thứ hạng khác nhau: + Sản phẩm cấp cao, cấp thấp. + Sản phẩm xuất khẩu, tiêu dùng nội dịa. + Hàng hóa là sản phẩm để biếu tặng, để tiêu dùng Các loại bao bì đang được sử dụng phổ biến hiện nay tại các cơ sở sản

xuất thức ăn chăn nuôi là các loại bao bì sản xuất là: Loại bao bì PP bao gồm loại bao bì có tráng và loại bao bì không tráng

Ngoài ra, còn có nhiều các hình thức bao bì khác với nhiều chất liệu khác nhau đang được sử dụng trong nghành thực phẩm nhưng cho giá thành cao và không phù hợp với loại hình là thành phẩm thức ăn chăn nuôi.

2.1.1. Loại hình bao bì dùng cho thức ăn hỗn hợp: Chủng loại : Bao PP không tráng Kích thước : (420x80x720)mm In nhiều màu Tải trọng đựng xi măng : 5kg, 10kg và 25kg

Page 12: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Hình 1: Sản phẩm bao bì dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dành cho

Heo (giai đoạn từ 40 – xuất chuồng; loại bao 25kg)

Hình 2: Sản phẩm bao bì dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dành lông

màu từ 1 ngày tuổi đến xuất thịt (loại bao 25 kg)

Page 13: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Hình 3: Sản phẩm bao bì dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dành cho

Heo (giai đoạn 20 – 40 kg; loại 25 kg) 2.1.2. Loại hình bao bì dùng trong thức ăn đậm đặc Chủng loại : Bao PP tráng Kích thước : (420x80x720)mm In nhiều màu Tải trọng đựng xi măng : 5kg, 10kg và 25kg

Hình 4: Sản phẩm bao bì dùng thức ăn đậm đặc dành cho Heo (giai

đoạn tập ăn; loại 20 kg)

Page 14: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Hình 5: Sản phẩm bao bì dùng thức ăn đậm đặc dành cho Heo (giai

đoạn tập ăn đến xuất bán; loại 20 kg)

Ngoài ra còn có một số loại hình bao bì khác: Ví dụ: a. Loại bao Bigbag: Là loại bao có sức chứa từ 500 ÷2,000kg với

nhiều kiểu dáng như bao 01 quai, bao 04 quai. Hệ số an toàn 5:1 hoặc 6:1 Cấu trúc bao: vải thân 120gr/m2 – 220gr/m2, có tráng màng hoặc không tráng. Bao mở miệng có nắp trùm hoặc ống nạp, đáy đóng hoặc có ống xả (tùy theo mục đích sử dụng của bao hoặc yêu cầu của khách hàng).

Hình 6: Loại bao Bigbag

Page 15: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

b. Loại bao BOPP Được dùng đựng thực phẩm thức ăn chăn nuôi thủy sản, gia súc, gia

cầm. Cấu trúc: vải PP/ giấy for trắng/ màng BOPP ( lố giấy for trắng theo yêu cầu khách hàng) Bao được in trên màng BOPP đến 08 màu, hình ảnh sinh động, sắc nét, miệng bao được may bằng nẹp giấy hoặc PP với đường may EZ.

Hình 7: Loại bao BOPP

Page 16: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

c. Loại hình bao không tráng:

Hình : Loại hình bao bì không tráng dùng chứa phân bón

d. Bao bì nhựa PP được sử dựng cho các ngành nông nghiệp như bao gạo, bao giống , bao thức ăn chăn nuôi … Chất liệu bao bì: nhựa PP. Kích thước, trọng lượng, kiểu dáng mẫu mã, mầu sắc bao bì: theo yêu cầu của khách hàng.

Hình : Loại hình bao bì PP tráng dùng trong thực phẩm

(tải trọng chứa 40 kg)

Page 17: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

2.2. Phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở sản xuất. Tùy thuộc vào từng cơ sở sản xuất, kinh doanh loại hình sản phẩm và

thiết kế bao bì cho các loại hình sản phẩm trong hình thức kinh doanh của mình. Từ đó có các tiêu chuẩn riêng.

Song bên cạnh đó luôn tuân thủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên bao bì, hàng hoá bao gồm:

- Tên sản phẩm; - Tên và địa chỉ của nhà sản xuất; - Xuất xứ hàng hóa; - Định lượng (Khối lượng tịnh); - Ngày sản xuất; - Hạn sử dụng; - Nguyên liệu: chỉ cần nêu tên những thành phần thông dụng được sử

dụng để tạo ra sản phẩm; - Thành phần dinh dưỡng, nêu rõ hàm lượng của các chỉ tiêu: Độ ẩm;

Protein thô; Xơ; Mỡ thô; Canxi; Photpho; NaCl; Kháng sinh, hóa dược (nếu có).

- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng - Thông qua việc nhãn mác bao bì có thể quảng bá sản phẩm, thương

hiệu của cơ sở kinh doanh, tạo dấu ấn cho khách hàng. - Nhãn hiệu bao bì được qui định chặt chẽ theo các qui định của nhà

nước phải thể hiện được đặc tính của thực phẩm, nhà sản xuất, quốc gia sản xuất, sự đảm bảo chất lượng thực phẩm chứa đựng bên trong. 3. Lựa chọn bao bì đóng gói sản phẩm. 3.1. Giá trị kinh tế.

Giá trị kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào giá thành của từng sản phẩm, nhưng vẫn phải đảm bảo được các yêu cầu về nhãn mác, chất liệu bao bì, đảm bảo được độ an toàn, tính chất của sản phẩm, ...

Ngoài ra còn mang tính chất đặc trưng cho từng mã sản phẩm áp dụng của từng loại vật nuôi

Mỗi loại bao bì có một giá riêng tùy thuộc vào chất liệu bao thì chúng có giá thành khác nhau. Điều tùy thuộc vào tính chất của thức ăn: nếu là loại thức ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh thường dùng loại bao 02 lớp, cấu tạo là các sợi manh được gắn kết và tráng bên ngoài là lớp nilon mỏng, do đó giá

Page 18: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

thành của loại hình bao bì thường rẻ hơn các loại bao bì khác; nhưng đối với loại thức ăn là đậm đặc thường dùng loại hình bao bì là

3.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật. 3.2.1. Bảo vệ:

Bảo vệ sản phẩm tránh tác động cơ học làm dập nát sản phẩm, thất thoát sản phẩm ra bên ngoài.

Bảo vệ sản phẩm khỏi sự xâm nhập của: các chất cơ học: bụi, cát, sạn; các tác nhân hóa lý: oxy, ánh sang, hơi ẩm, mùi; các tác nhân sinh học như côn trùng, gặm nhấm và quan trọng nhất là vi sinh vật tồn tại ngoài môi trường xâm nhập từ bên trong vào

Bao bì phải không bị ăn mòn bởi môi trường của thực phẩm và vật liệu bao bì không đi vào môi trường thực phẩm.

3.2.2. Chứa đựng: Đây là chức năng cốt lõi nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc bốc xếp,

bảo quản và phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dung. Việc chứa đựng thực phâm trong bao bì có hình dáng, kích thước, thể

tích, trọng lượng cụ thể tùy thuộc vào từng loại sản phẩm. 3.2.3. Cung cấp thông tin

Bao bì có thể cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm đến khách hàng một cách dễ dàng bằng cách in trực tiếp hoặc dán nhãn ngoài bao bì.

Cung cấp các thông tin cơ bản: - Tên nhà sản xuất (cá nhân, tập thể, công ty), địa chỉ sản xuất, ngày

sản xuất, tên cơ quan cho đăng ký, cửa hiệu đăng ký chất lượng sản phẩm. - Tên thành phẩm, thời hạn sử dụng, cách sử dụng. - Thành phần hóa học cơ bản của sản phẩm: thường cung cấp thành

phần chất khô và phụ gia sử dụng để người sử dụng phòng ngừa những biến cố có thể xảy ra.

- Thành phần cấu tạo của sản phẩm - Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu - Thành phần phụ gia - Cách khuyến cáo khi sử dụng - Cơ quan đăng ký và chất lượng sản phẩm - Tên thương hiệu ………

Page 19: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Tất cả các thông tin phải chính xác và nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin mình đưa ra trên bao bì. Trước khi sản xuất doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký chất lượng với cơ quan quản lý tiêu chuẩn chất lượng và đăng ký nhãn hàng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được bảo đảm về quyền sở hữu công nghiệp và phải thực hiện toàn bộ những chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký.

Cung cấp các thông tin nhằm tiếp thị, quảng cáo sản phẩm: Hình dạng bao bì, các biểu tượng, hình ảnh, chữ viết, màu sắc sản phẩm thu hút sự chú ý khách hàng, nhằm giúp khách hàng nhận diện sản phẩm và có ấn tượng về sản phẩm đó.

Các thông tin về giá thành, khuyến mãi,…: Cung cấp các thông tin thuận lợi trong quá trình quản lý, vận chuyển, bảo quản, phương thức sử dụng và thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.2.4. Văn hóa Các sản phẩm thực phẩm hầu hết được chế biến từ nguyên liệu là nông

sản, thủy hải sản: như cây trồng, sản phẩm của chăn nuôi hoặc đánh bắt. Các vi sinh vật này tồn tại trên nhiều vùng đất đai, khí hậu tập quán canh tác khác nhau do đó đều mang những sắc thái khác nhau. Khi sản xuất thực phẩm chúng ta phải thể hiện được những nét đặc trưng của từng nhà sản xuất, nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, mang tính chất con đẻ của từng mã sản phẩm như là: Thể hiện trong chính sản phẩm, thể hiện trên hình thức trình bày thực phẩm và bao bì (màu sắc, hình vẽ, hình dáng bao bì, chữ viết).

3.2.5. Tạo sự hấp dẫn tiện lợi trong phân phối, quản lý và tiêu dùng. Thành công hay thất bại của một mặt hàng trên thị trường phụ thuộc

không nhỏ vào bao bì của nó. Bao bì có thể hướng dẫn người tiêu dung từ lúc chọn mua đến lúc sử dụng. Do vậy người ta gọi bao bì là người bán hàng trầm lặng, đây là phương thức quảng cáo hiệu quả nhất mà ít tốn kinh phí.

Để tạo được sự hấp dẫn thì bao bì phải đẹp, hình dáng thích hợp. Các sản phẩm hấp dẫn có thể bao gói trong bao bì nhìn thấy được. Ví dụ: Các sản phẩm cho trẻ em cần có màu sắc sang, hình dáng phong phú (như hình các con thú, vật nuôi, hình hoa quả…), cần làm cho kích cỡ bao bì lớn hơn so với trọng lượng sản phẩm bên trong. Các sản phẩm cung cấp cho tiệc tùng, cưới hỏi (trà, rượu, một số loại bánh…) thì bao bì cần đẹp vượt hơn so với sản phẩm bên trong. Ngược lại các sản phẩm bán cho đối tượng là người bình dân thường dùng hàng ngày thì bao bị phải phù hợp với chất lượng bên trong.

3.2.6. Bảo vệ môi trường sinh thái. Nhờ có sự trợ giúp của bao bì mà thực phẩm không bị rơi vãi ra ngoài

môi trường, tránh được sự nhiễm bẩn, ôi thối do sản phẩm gây ra.

Page 20: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Sau khi sử dụng thực phẩm, bao bì thường bị thải ra ngoài làm ô nhiễm môi trường. Để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sống, phải lựa chọn bao bì sao cho thỏa mãn tối đa các điều kiện sau đây:

- Có khả năng tái sử dụng hoặc sử dụng vào những mục đích khác mà không bị thải ra môi trường

- Có khả năng tái chế tức là sau khi thải ra ngoài nó có thể dùng làm nguyên liệu cho các nghành công nghiệp khác.

- Có khả năng tự phân hủy bởi tác động của môi trường tự nhiên, khi phân giải không hình thành các chất độc làm ô nhiễm nguồn nước, mặt đất và bầu khí quyển.

- Có khả năng xử lý bằng các giải pháp công nghệ trong các cơ sở xử lý rác 4. Lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm.

Bao bì là phương tiện chủ yếu để tiến hành đóng gói. Chúng có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau và được làm từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau, căn cứ vào mục đích sử dụng của từng loại sản phẩm mà có thể chia làm 2 nhóm bao bì: Nhóm bao bì vận chuyển và nhóm bao bì sử dụng.

- Nhóm bao bì vận chuyển làm nhiệm vụ chứa đựng, bảo vệ nguyên vật liệu chưa đóng gói hoặc đã đóng gói vào bao bì sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyên chở bốc xếp hàng. Để vận chuyển sản phẩm dạng hạt rời như ngũ cốc, đường… thường dùng bao bì loại bao tải bằng gai, vải, giấy, nilon hoặc nhựa…

- Nhóm bao bì sử dụng là loại bao bì nhỏ chứa trực tiếp sản phẩm. Chúng thực hiện chức năng bảo vệ, bảo quản chất lượng sản phẩm, bảo đảm tiện lợi cho người tiêu dùng.

Là một thành phần trong chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm, bao bì sử dụng ngày càng nhiều loại hình mới, đa dạng, cách trình bày hấp dẫn. Tùy thuộc vào đặc tính, yêu cầu của sản phẩm, bao bì sử dụng có thể là các loại túi giấy tráng, hộp nhôm, hộp giấy…, các chất tổng hợp như PVC, poly-etilen.. Hiện nay phần lớn các loại bao bì thường sử dụng một lần.

Dựa trên đặc tính cấu tạo, người ta có thể chia nhóm bao bì sử dụng trong nghành thức ăn chăn nuôi thành 02 loại: Bao bì PP không tráng nilon chứa thành phẩm dành cho thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, các loại chứa các nguyên liệu dạng hạt cấu thành thức ăn chăn nuôi…; Bao bì PP có tráng nilon chứa thành phẩm dành cho thức ăn đậm đặc, các loại khoáng, vitamin, phụ gia thức ăn chăn nuôi.

4.1.Theo mẫu đặt hàng. Trong thực tế sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, để người tiêu dùng hài

lòng tiếp nhận một sản phẩm nào đó, ngoài chất lượng bên trong sản phẩm,

Page 21: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

hình thái bên ngoài như hình dáng, kích cỡ bao bì, cách quảng cáo mặt hàng, v.v... cũng phải có sức hấp dẫn nhất định.

Để đạt được mục đích yêu cầu đó cần phải nghiên cứu công phu những yếu tố tác động đến tâm lý khách hàng như: sở thích, ý muốn (nhu cầu). Vấn đề hình thức bên ngoài của sản phẩm thể hiện qua cách trình bày trang trí, được xem như là chỉ tiêu chất lượng chiếm tỷ trọng đáng kể trong toàn bộ các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm.

Do đó, yêu cầu cơ bản đối với bao bì phải đáp ứng được là: - Chịu nén, chịu va đập, chịu rung, rơi tốt; bền. - Biến đổi đối với tác động của các yếu tố môi trường như sự biến thiên

nhiệt độ, ánh sáng xuyên thấu.. - Có khả năng chống thấm mùi, khí, dầu mỡ và chống sự xâm nhập của

vi sinh vật. - Kích thước, hình dáng, cấu tạo của bao bì phải thích hợp với sản

phẩm, hợp với điều kiện lý hóa quá trình bao gói, hợp với yêu cầu sử dụng, tâm lý của người tiêu dùng.

- Bên ngoài bao bì cần có sự trang trí đẹp mắt, nhằm quảng cáo, thông báo về thành phần, chất lượng sản phẩm, thu hút người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, tùy theo chất lượng, số lượng và năng lực sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh yêu cầu.

4.2.Theo tiêu chuẩn cơ sở. 4.2.1. Bao gói Sản phẩm được đựng trong bao bì có chất lượng theo đơn đặt hàng,

bền chắc, theo mẫu mã của sản phẩm sản xuất, đảm bảo vệ sinh. 4.2.2. Ghi nhãn a) Tên sản phẩm; b) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất; c) Xuất xứ hàng hóa; d) Định lượng (Khối lượng tịnh); đ) Ngày sản xuất; e) Hạn sử dụng; g) Nguyên liệu: chỉ cần nêu tên những thành phần thông dụng được

sử dụng để tạo ra sản phẩm; h) Thành phần dinh dưỡng, nêu rõ hàm lượng của các chỉ tiêu: Độ ẩm;

Protein thô; Xơ; Mỡ thô; Canxi; Photpho; NaCl; Kháng sinh, hóa dược (nếu có).

Page 22: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

i) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản. 4.2.3. Bảo quản Sản phẩm phải được bảo quản trong kho, khô sạch, để nơi cao ráo,

thoáng mát, không có chất độc hại và không có mầm bệnh xâm nhập. 4.2.4. Vận chuyển Phương tiện vận chuyển thường phải khô sạch, không có mùi và đảm

bảo yêu cầu về vệ sinh Thú y. 4.2.5. Số lượng Đảm bảo cho năng lực sản xuất, số lượng thành phẩm thực tế, so sánh

với khối lượng lý thuyết 5. Lên kế hoạch đóng gói sản phẩm. 5.1. Dự toán.

Lên dự toán cụ thể cho toàn bộ quy trình từ đó lên dự toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

5.2. Hạch toán. Kết hợp các quy trình sản xuất, chi phí sản xuất tạo nên cấu thành sản

phẩm 6. Thực hành: Lựa chọn hình thức đóng gói 6.1. Mục đích: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công việc lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi. 6.2. Yêu cầu: Thực hiện được việc lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi. 6.3. Vật tư, dụng cụ và địa điểm: Tại bất kỳ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt...) 6.4. Hình thức tổ chức Lớp học chia làm nhiều nhóm và tiến hành công việc lần lượt. Các bước tiến hành 6.5. Sản phẩm ứng dụng Sản phẩm thức ăn chăn nuôi đóng gói đủ tiêu chuẩn 6.6. Nội dung thực hành

Page 23: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

6.6.1. Phân loại sản phẩm. - Sản phẩm đạt tiêu chuẩn. - Sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. 6.6.2. Lựa chọn nhãn mác sản phẩm. - Tham khảo các sản phẩm cùng loại đang lưu hành. - Phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở sản xuất. 6.6.3. Lựa chọn bao bì đóng gói sản phẩm. - Giá trị kinh tế. - Tiêu chuẩn kỹ thuật. 6.6.4. Lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm. - Theo mẫu đặt hàng. - Theo tiêu chuẩn cơ sở. 6.7. Tổ chức thực hiện - Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn - Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên. 6.8. Đánh giá cho điểm

Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau: - Chuẩn bị các dụng cụ điều tra - Quan sát bao bì với mẫu bao bì đang lưu hành - Phân tích mẫu mã và so sánh các mẫu tiêu chuẩn - Lựa chọn mẫu mã đủ tiêu chuẩn để sử dụng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Điều tra thu thập thông tin về các mẫu mã bao bì của 1 – 2 cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp ở Việt Nam Bài tập 2: Tìm hiểu về lựa chọn mẫu mã đủ tiêu chuẩn để đóng gói thức ăn hỗn hợp của một cơ sở có uy tín bằng thăm quan trực tiếp hoặc qua internet.

Page 24: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

C. Ghi nhớ - Phân loại sản phẩm. - Lựa chọn nhãn mác sản phẩm. - Lựa chọn bao bì đóng gói sản phẩm. - Lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm. - Lên kế hoạch đóng gói sản phẩm. - Thực hành: Lựa chọn hình thức đóng gói

Page 25: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Bài 2. Đóng gói sản phẩm. Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên kiến thức về quy trình đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:

- Mô tả được các bước đóng gói sản phẩm. - Thực hiện được việc đóng gói sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật.

Nội dung chính: 1. Chuẩn bị bao bì đóng gói sản phẩm. 1.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đối với bao bì đóng gói sản phẩm là hàng hóa thức ăn chăn nuôi thì các chỉ tiêu kỹ thuật tối thiểu theo tiêu chuẩn mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định số 113/2001/QĐ-BNN này 28/11/2001

Danh mục như sau:

Số TT Chỉ tiêu Đơn vị

tính Hình thức

công bố

1. Đối với hàng hoá là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

1 Độ ẩm % Không lớn hơn

2 Năng lượng trao đổi Kcal/kg Không nhỏ hơn

3 Protein thô % Không nhỏ hơn

4 Xơ thô % Không lớn hơn

5 Canxi % Trong khoảng

6 Photpho tổng số % Không nhỏ hơn

7 Natri clorua (NaCl) % Trong khoảng

8 Lizin % Không nhỏ hơn

9 Metionin + Xixtin % Không nhỏ hơn

10 Treonin % Không nhỏ hơn

Page 26: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

11 Khoáng không tan trong axit Clohydric (cát sạn) % Không lớn hơn

12 Aflatoxin tổng số Ppb Không lớn hơn

13 Dược liệu hoặc kháng sinh (nếu sử dụng phải nêu tên và hàm lượng cụ thể) mg/kg Không lớn hơn

14 Hoócmon Không được phép

15 Các chỉ tiêu khác Theo quy định hiện hành

2. Đối với hàng hoá là thức ăn đậm đặc

1 Độ ẩm % Không lớn hơn

2 Năng lượng trao đổi Kcal/kg Không nhỏ hơn

3 Protein thô % Không nhỏ hơn

4 Xơ thô % Không lớn hơn

5 Canxi % Trong khoảng

6 Photpho tổng số % Không nhỏ hơn

7 Natri clorua (NaCl) % Trong khoảng

8 Lizin % Không nhỏ hơn

9 Metionin + Xixtin % Không nhỏ hơn

10 Treonin % Không nhỏ hơn

11 Khoáng không tan trong axit Clohydric (cát sạn) % Không lớn hơn

12 Aflatoxin tổng số Ppb Không lớn hơn

13 Dược liệu hoặc kháng sinh (nếu sử dụng phải nêu tên và hàm lượng cụ thể) mg/kg Không lớn hơn

Page 27: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

14 Hoócmon Không được phép

15 Các chỉ tiêu khác Theo quy định hiện hành

3. Đối với hàng hoá là premix vitamin

1 Độ ẩm % Không lớn hơn

2 Chất mang (tên và hàm lượng cụ thể) %

3 Các loại vitamin có trong sản phẩm Không nhỏ hơn

4 Khoáng không tan trong axit Clohydric (cát sạn) % Không lớn hơn

5 Dược liệu, kháng sinh hoặc chất phụ gia (nếu sử dụng phải nêu tên và hàm lượng cụ thể)

Không lớn hơn

6 Hoócmon Không được phép

4. Đối với hàng hoá là premix khoáng:

1 Độ ẩm % Không lớn hơn

2 Các loại nguyên tố khoáng chủ yếu có trong sản phẩm

% hoặc mg/kg Trong khoảng

3 Khoáng không tan trong axit clohydric (cát sạn) % Không lớn hơn

4 Kim loại nặng khác mg/kg Theo quy định hiện hành

5 Hoócmon Không được phép

5. Đối với hàng hoá là premix vitamin - khoáng:

1 Độ ẩm % Không lớn hơn

Page 28: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

2 Các loại vitamin có trong sản phẩm Không nhỏ hơn

3 Các loại nguyên tố khoáng chủ yếu có trong sản phẩm

% hoặc mg/kg Trong khoảng

4 Chất mang (tên và hàm lượng cụ thể) %

5 Khoáng không tan trong axit Clohydric (cát sạn) % Không lớn hơn

6 Kim loại nặng khác mg/kg Theo quy định hiện hành

7 Dược liệu, kháng sinh hoặc chất phụ gia (nếu sử dụng phải nêu tên và hàm lượng cụ thể)

Không lớn hơn

8 Hoócmon Không được phép

6. Đối với hàng hoá là phụ gia thức ăn chăn nuôi:

1 Dạng sản phẩm

2 Các chỉ tiêu cảm quan

3 Độ ẩm % Không lớn hơn

4 Tên, công thức hoá học (nếu có) và hàm lượng hoạt chất chính

5 Hoócmon Không được phép

6 Những chỉ tiêu đặc trưng khác

1.1.1. Quá trình chuẩn bị bao bì Để chuẩn bị sẵn bao bì cho quá trình bao gói, trước hết phải cần biết yêu

cầu của sản phẩm, của người tiêu thụ sản phẩm đối với bao bì, đồng thời kết hợp khả năng thực hiện (làm bao bì). Trên cơ sở những yêu cầu đó ta có thể chọn vật liệu và gia công bao bì theo đúng yêu cầu đặt ra.

Page 29: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Trước đây cũng như một số nước hiện nay, các loại bao bì thường được làm theo những kích thước hết sức tùy tiện, do đó đã sinh ra trường hợp cùng một loại sản phẩm nhưng có hàng trăm loại bao bì có kích thước khác nhau. Sau đó, kích thước bao bì chỉ được chuẩn hóa chiều rộng và chiều dài (hai chiều) còn chiều cao tùy chọn. Như vậy vẫn gây ảnh hưởng bất lợi cho các quá trình khác, nhưng cuối cùng đã chuẩn hóa cả 3 chiều: dài, rộng và cao. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã căn cứ vào kích thước tiêu chuẩn quốc tế quy định cho giá gỗ xếp bao bì là 800 x 1200 mm. Trên cơ sở đó người ta chọn tiêu chuẩn hóa kích thước cho các loại bao bì nhỏ hơn, sao cho khi xếp giá lên gỗ có kích thước trên thì vừa khít.

1.1.2. Trước khi sử dụng, các loại bao bì phải kiểm tra lại: - Phẩm chất, kích thước, màu sắc và hình dáng; - Kiểm tra vỏ bao: Mã bao, màu sắc, chất lượng in, độ đồng đều, các thông

số in trên vỏ bao…; - Kiểm tra quá trình lồng bao, túi nilon…; - Kiểm tra việc đóng mã lô, date theo quy định 1.1.3. Loại bao bì đóng gói trong thức ăn chăn nuôi

Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thường dùng 02 nhóm bao bì: - Bao bì gián tiếp: để đựng các thành phẩm là thức ăn hỗn hợp hay thức ăn dạng đậm đặc, chất liệu được sử dụng dạng manh rắn được đan vào nhau - Bao bì trực tiếp: tiếp xúc trực tiếp với thành phẩm, cùng với sản phẩm tạo thành một đơn vị sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và thống nhất. Trong nhóm này tùy thuộc vào dạng thành phẩm mà có vật liệu bao bì khác nhau: đối với dạng thức ăn là hỗn hợp phải kết hợp cùng với bao bì gián tiếp, đối với dạng thức ăn đậm đặc thì dùng ở dạng bao tráng nilon bên ngoài.

Như vậy bao bì là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm vì sản phẩm này phải được bảo toàn giá trị đến khi đến tay người tiêu dung ở nhiều nơi xa cơ sở sản xuất, đôi khi sản phẩm phải chờ một thời gian dài trước khi tiêu dùng. Do đó các sản phẩm phải có sự trợ giúp của bao bì để đạt được mong muốn. Nếu việc chọn bao bì và bao gói không thích hợp thì sẽ làm giảm giá trị của sản phẩm và có thể sản phẩm bị hư hỏng ảnh hưởng đến nhà sản xuất và người tiêu dùng.

1.1.4. Bao bì thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các yêu cầu: - Không gây ngộ độc cho thức ăn bên trong, không làm cho thức ăn biến đổi chất lượng, không gây mùi vị, màu sắc lạ cho thức ăn. - Chịu được sự dẻo dai, va đập khi vận chuyển - Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ

Page 30: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

- Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm (sản phẩm đậm đặc và sản phẩm hỗn hợp). - Sử dụng vận chuyển, bảo quản tiện lợi.

1.1.5. Quy cách các loại bao bì Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: - Tên thương mại của thức ăn chăn nuôi. - Số đăng ký được phép sản xuất. - Tên tổ chức, cá nhân sản xuất. - Nơi sản xuất. - Khối lượng tịnh. - Tên và tỷ lệ thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong hỗn hợp (độ ẩm,

protein, năng lượng trao đổi, xơ thô, canxi, phốt pho, muối). - Dùng cho loại gia súc, gia cầm nào; cách sử dụng. - Ngày tháng năm sản xuất và hạn dùng. Thức ăn đậm đặc: - Tên thương mại của thức ăn đậm đặc. - Số đăng ký được phép sản xuất. - Tên tổ chức, cá nhân sản xuất. - Nơi sản xuất. - Khối lượng tịnh. - Tên và tỷ lệ thành phần dinh dưỡng chủ yếu (độ ẩm, protein, năng

lượng thô xơ, năng lượng trao đổi, canxi, phốt pho, vitamin và amino acid chủ yếu).

- Dùng cho loại gia súc, gia cầm nào, cách sử dụng. - Ngày tháng năm sản xuất và hạn dùng. Thức ăn bổ sung: - Tên thương mại của thức ăn bổ sung. - Số đăng ký được phép sản xuất. - Tên tổ chức, cá nhân sản xuất. - Nơi sản xuất. - Khối lượng tịnh. - Tên và tỷ lệ thành phần các chất bổ sung (ghi rõ tên các chất bổ

sung)

Page 31: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

- Dùng cho loại gia súc, gia cầm nào: Cách sử dụng (nếu đặc chủng cần lưu ý cách dùng).

- Ngày tháng năm sản xuất và hạn dùng. 1.2. Tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn.

1.2.1. Yêu cầu về vệ sinh đối với bao bì Trước lúc cho sản phẩm vào, bao bì cần đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Do sản

phẩm là thức ăn chăn nuôi thành phẩm có tính chất đặc trưng là sản phẩm không bị vi sinh vật xâm nhập và phá hại, đặc biệt là ẩm thấp hay nấm mốc nên quá trình bảo quản và vệ sinh có yêu cầu nghiêm ngặt hơn.

1.2.2. Nguyên vật liệu tham gia vào quá trình và những biến đổi của chúng

Về sản phẩm: Quá trình đóng gói được thực hiện hầu hết với các sản phẩm thực phẩm nói chung và thành phẩm là thức ăn chăn nuôi nói riêng. Mức độ của quá trình phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu của từng loại sản phẩm.

Về trạng thái vật lý: sản phẩm có thể tồn tại hoặc thể rắn gồm chất rắn nguyên khối (bánh kẹo, bơ, pho mát, thịt, cá,v.v.v..) chất rắn dạng bột, hạt rời, dạng lá ( bột mì, bột gạo, thóc gạo, ngô, đường, chè, thuốc lá v.v…); chất lỏng (rượu, bia, nước quả, nước giải khát v.v…) dạng hỗn hợp giữa pha rắn và lỏng (các loại quả nước đường…) dạng bán chất lỏng (các loại bột nhuyễn từ hoa quả, mít đông, thức ăn trẻ em…).

Về khả năng bảo quản: các loại sản phẩm khác nhau có khả năng bảo quản khác nhau. Khả năng chịu đựng của sản phẩm với các yếu tố tác động có hại từ bên ngoài nhất là các vi sinh vật. Chia tạm thời thành hai nhóm: nhóm sản phẩm dễ bảo quản và nhóm khó bảo quản. Từ đó xác định thành phần nguyên liệu trong nghành sản xuất thức ăn để có thể bảo quản hợp lý.

2. Chuẩn bị thức ăn đóng gói sản phẩm. 2.1. Đảm bảo vệ sinh thú y Trước khi vào bao bì (đóng gói) các sản phẩm là thức ăn chăn nuôi

(thành phẩm) đã trải qua hầu hết các công đoạn chế biến, các sản phẩm cấu thành phải hoàn chỉnh về chất lượng bên trong theo yêu cầu quy định và tuân thủ các quy trình để đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y:

2.1.1. Quản lý nguyên liệu đầu vào Xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc cho từng loại nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu nhập phải được kiểm tra đảm bảo đáp ứng được tiêu

chuẩn đã đề ra theo các nội dung sau: Kiểm tra lý tính (tạp chất, kích cỡ hạt, độ cứng của viên); Kiểm tra dinh dưỡng (phân tích hóa học); Kiểm tra độc tố (xác định aflatoxin, các chất kháng dinh dưỡng).

Page 32: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

2.1.2. Quản lý thành phẩm. - Kiểm tra độ đồng đều của sản phẩm bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên của

từng lô sản phẩm đưa đi phân tích (ít nhất là 8 mẫu/lô). - Kiểm tra các chỉ tiêu dinh dưỡng chính được công bố trong tiêu chuẩn

cơ sở. - Lưu mẫu thành phẩm theo từng lô sản xuất. Lưu mẫu cho đến khi sản

phẩm đã được tiêu thụ hết. - Sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải có nhãn. Nội dung và qui

cách bao bì, nhãn mác phải tuân thủ theo các qui định hiện hành. - Sản phẩm hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải được xếp trên các bệ kê,

không để trực tiếp xuống sàn nhà và phải cách vách và cột ít nhất 45cm để thông thoáng.

- Kiểm tra thành phẩm: Kiểm tra đầu bao trước khi đóng thành phẩm: độ ẩm, màu sắc, mùi vị, độ đồng đều, độ lẫn, kích thước viên, tỷ lệ bột…

2.1.3. Vận chuyển Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi được chuyên chở bằng các phương

tiện có mái che, đảm bảo khô, sạch, không nhiễm các chất độc hại hoặc các vi sinh vật gây bệnh. Khi vận chuyển qua các vùng có dịch bệnh gia súc - gia cầm phải được thực hiện theo qui định của Thú y.

2.1.4. Vệ sinh cơ sở sản xuất Cơ sở sản xuất phải được vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp có

định kỳ. Thường xuyên kiểm tra bên ngoài và bên trong nhà máy để không có nguyên liệu rơi vãi nhằm tránh nguy cơ tích tụ thức ăn nhằm giảm thiểu côn trùng, nấm mốc, chim và các loài gặm nhấm. 2.2. Đảm bảo an toàn thực phẩm.

Các sản phẩm thu được từ chăn nuôi như thịt, trứng, sữa luôn chịu tác động trực tiếp bởi nguồn thức ăn. Thức ăn không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của vật nuôi mà còn trực sp tiếp tạo ra chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, nếu gia đình và cơ sở nào kiểm soát tốt nguồn thức ăn thì sản phẩm sẽ đạt chất lượng. Thức ăn chăn nuôi an toàn được hiểu là những sản phẩm mà trong thành phần của nó không chứa các chất ảnh hưởng bất lợi cho sức khoẻ của vật nuôi, không tồn dư và tích tụ chất độc hại trong thực phẩm và không truyền qua thực phẩm gây nguy hại cho sức khoẻ con người và làm ô nhiễm môi trường.

Page 33: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Trong chăn nuôi gia súc gia cầm, thức ăn đóng một vai trò rất quan trọng, chi phí thức ăn thường chiếm tới 60 – 70% giá thành sản phẩm. Vì vậy, người chăn nuôi thường tìm mọi cách để giảm chi phí thức ăn, các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường tận dụng triệt để các nguồn nguyên liệu, các phế phụ phẩm của nông nghiệp như ngô, khoai, sắn rồi chế biến để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Cách làm này có thể tiết kiệm được vốn đầu tư, tuy nhiên việc thiếu hay thừa chất dinh dưỡng trong thức ăn lại rất khó kiểm soát, thêm nữa, khi xử lý nguồn thức ăn nếu làm không kỹ sản phẩm chăn nuôi rất dễ bị nhiễm độc.

Nhà nước đã ban hành danh mục những loại dược phẩm có hại cho sức khoẻ con người như chloramphenicol, nhóm dexamethasol và các loại hoóc môn …cấm đưa vào chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm. Nhóm dược phẩm này khi đưa vào thức ăn chăn nuôi có thể kích thích tăng trưởng rất nhanh, nhưng sẽ để lại mối nguy hại rất lớn. Vì chạy đua theo lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã phớt lờ quy định này. Ngoài việc sử dụng những loại hoá chất kháng sinh bị cấm, hiện nay tình trạng sử dụng nguyên liệu giả, kém chất lượng để sản xuất thức ăn cũng đang diễn ra, làm cho thị trường thức ăn chăn nuôi vốn đã bất ổn về giá cả lại càng nhộn nhạo hơn về chất lượng.

Để quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, các cơ sở cung cấp thức ăn cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của ngành về bảo quản sản phẩm, thức ăn hỗn hợp đậm đặc bổ sung đã được chế biến cần lưu ý không bảo quản để lâu trong kho, mùa hè từ 7 – 10 ngày, mùa đông từ 10 – 15 ngày. ở mỗi cơ sở cung cấp thức ăn cần có thẻ kho ghi nhập, xuất, ngày, nguyên liệu, loại thức ăn, nơi xuất nhập, số lượng, ghi chú chất lượng, số còn lại để theo dõi kịp thời, đầy đủ, tuyệt đối không nhập nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc từ vùng bị dịch bệnh gia súc, gia cầm. Để chuẩn bị nhập nguyên liệu và thức ăn dự trữ cần dọn sạch kho và phun focmôn 2% hoặc các loại hoá chất diệt khuẩn khác.

Việc bảo quản thức ăn chăn nuôi tại cơ sở chăn nuôi cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Mặc dù bà con mua được hàng chất lượng nhưng nếu bảo quản không tốt những chất có hại như độc tố, nấm mốc, kim loại nặng lẫn vào thức ăn sẽ làm cho sản phẩm xuống cấp gây độc tố đối với vật nuôi và sản phẩm thịt, trứng, sữa. chính vì vậy ở mỗi trang trại, hay gia đình chăn nuôi cần có phòng chuyên biệt để bảo quản thức ăn, các phòng này cần được xây dựng theo tiêu chí thông thoáng nhưng phải tránh được ẩm ướt và chuột bọ xâm nhập có thể mang nguồn bệnh nguy hiểm lan truyền vào thức ăn, cần thường xuyên định kỳ phun thuốc sát trùng diệt trừ nấm mốc, cần xếp các loại thức ăn theo từng lô hàng, thứ tự thích hợp khi sử dụng thức ăn, cần tuân theo thứ tự trước dùng trước, sau dùng sau. Thường xuyên kiểm tra thức ăn nếu có hiện tượng vón mốc phải có biện pháp như phơi, sấy hoặc thấy nếu không còn đảm bảo chất lượng thì cần loại bỏ ngay.

Page 34: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng thức ăn dành cho gia súc, gia cầm, tuỳ theo từng độ tuổi của vật nuôi mà các hãng có chủng loại riêng, bao bì bắt mắt, giá cả phù hợp là tiêu chí để các hãng thu hút khác hàng. Tuy nhiên, khi lựa chọn thức ăn công nghiệp do các hãng cung cấp, người tiêu dùng cần hết sức lưu ý, chỉ mua những hãng thức ăn đã được công nhận về chất lượng, có địa chỉ rõ ràng và có thương hiệu trên thị trường.

Muốn tạo ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, một mặt cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý, mặt khác các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và hộ chăn nuôi, chế biến thực phẩm phải nâng cao trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất an toàn từ nhà máy, trang trại đến bàn ăn.

3. Chuẩn bị máy móc, thiết bị đóng gói sản phẩm. 3.1. Đảm bảo an toàn lao động.

Hiện nay, các khâu bao gói, đóng gói sản phẩm, hoàn thiện bao bì… phần lớn đã được thực hiện bằng máy móc tự động, bán tự động hoặc thiết bị thủ công. Do đó, yêu cầu cấu tạo đối với từng loại máy móc thiết bị phụ thuộc vào trạng thái, tính chất hóa lý của từng đối tượng.

Về nguyên tắc chung các loại máy móc dùng trong quá trình bao gói cần đảm bảo tính chính xác cao đối với mọi chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra, khi lồng bao, khâu chỉ đảm bảo độ kín và chính xác

Phải tuân thủ luật lao động tại các cơ sở sản xuất Kiểm tra hệ thống máy trước khi thực hiện công việc Hoàn tất các nguyên vật liệu trong quá trình tiến hành đóng gói sản

phẩm 3.2. Đảm bảo vệ sinh thú y.

Trong quá trình thực hiện bao gói sản phẩm thường xuyên quan tâm đến quá trình vệ sinh thú y. Do khi trong các thao tác đóng gói có thể vi sinh vật, ẩm độ, … có thể xâm nhập gây tác hại làm cho thành phẩm không đạt tiêu chuẩn.

Sau khi thực hiện xong quá trình bao gói sản phẩm phải vệ sinh máy móc, thiết bị, thu nhặt những thành phẩm thừa ra khỏi khu vực bao gói.

4. Đóng gói sản phẩm. 4.1. Theo đơn đặt hàng.

4.1.1. Bảo vệ tính nguyên vẹn của sản phẩm Yêu cầu này để thông tin với khách hàng sự đảm bảo phẩm chất bên

trong của bao bì là còn nguyên chưa sử dụng hay đánh tráo sản phẩm có chất lượng khác.

Page 35: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Để đảm bảo tính nguyên vẹn của các sản phẩm người ta dùng các biện pháp có nhiều ký hiệu dành riêng cho từng sản phẩm, mã hàng…

4.1.2. Bảo vệ sản phẩm khi va chạm Trong quá trình vận chuyển từ nơi sản xuất tới nơi khách hàng tiêu

dùng thì việc thường xuyên va chạm gây các hiện tượng như rách, vỡ… hư hỏng sản phẩm. Bao bì phải chịu lực, dùng đệm lót hoặc tạo cấu trúc hình dạng thích hợp cho phép gia tăng khả năng chịu va chạm của sản phẩm.

Sự tương tác giữa bao bì và sản phẩm không làm cho thức ăn mất giá trị cảm quan; sản phẩm khi được đóng gói trong bao bì không bị ảnh hưởng bởi chất liệu của bao bì. Sự nhiễm độc có thể do bản thân bao bì mang chất độc hay do sự tương tác, phản ứng trong thành phẩm.

4.1.3. Yêu cầu về Marketting - Màu sắc của bao bì cần bắt mắt và phù hợp với sản phẩm bên trong: Màu sắc gồm màu nền, màu của các biểu tượng, hình ảnh, chữ viết. Chúng ta chọn màu cho từng thành phần trên sao cho khi kết hợp lại nó có ảnh hưởng tốt đến tâm lý người tiêu dùng. - Kiểu dáng, kích cỡ cần thích hợp và thẩm mỹ: Yếu tố này còn liên quan đến sự tiêu hao nguyên vật liệu bao bì trên một đơn vị sản phẩm, tiêu hao không gian chứa kho, hay không gian vận chuyển. Các yếu tố này vừa liên quan đến chi phí vừa liên quan đến sự đánh giá về thẩm mỹ và tiện dụng và phù hợp với đối tượng người tiêu dùng. - Yêu cầu thông tin trực tiếp lên sản phẩm: Bao bì cần được in ấn bên ngoài để giới thiệu sản phẩm, nhà sản xuất chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng và trước pháp luật về sản phẩm của mình. Các thông tin có thể in trực tiếp hoặc dán nhãn trên bao bì gồm: tên sản phẩm, tên công ty, trọng lượng tịnh, phương pháp sản xuất, cách bảo quản, cách sử dụng, giá trị dinh dưỡng, hạn sử dụng, giá cả các xác nhận vế ISO, HACCP, cơ quan đăng ký chất lượng… 4.1.4. Các yêu cầu khác

- Yêu cầu bảo vệ sản phẩm và bảo vệ môi trường: Không độc và tương hợp với từng loại sản phẩm:

- Giữ ẩm độ và các thành phần bên trong bao bì: Bao bì phải bảo vệ không làm thay đổi ẩm độ của sản phẩm là thức ăn chăn nuôi. Vì ẩm độ ổn định thì không những giữ được giá trị của sản phẩm nếu trong trường hợp ẩm độ vượt quá quy định trong sản phẩm thì sẽ có ảnh hưởng nhiều những chỉ tiêu năng suất vật nuôi sau khi sử dụng sản phẩm. 4.2. Theo tiêu chuẩn cơ sở.

(Photo TCVN 4736; TCVN 4869 – 89; TCVN 4870 – 89; TCVN5117 – 90; TCVN4291 – 86; TCVN5513 -1991; TCVN4736 – 89; TCVN5512 –

Page 36: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

1991 về một số loại bao bì và qui định đo lường chất lượng trong khâu bao gói, qui định về ghi nhãn sản phẩm)

Hiện nay bao bì được sản xuất từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Công nghiệp bao bì càng phát triển, người ta càng sản xuất nhiều ra nhiều loại bao bì siêu việt bằng cách ghép nhiều loại vật liệu với nhau hoặc bổ sung các phụ gia vào trong quá trình sản xuất. Song chính điều này nếu chọn bao bì bao gói sản phẩm không thích hợp thì sẽ có sự tương tác giữa sản phẩm và bao bì hay các chất độc phát tán từ bao bì vào thực phẩm làm thực phẩm bị nhiễm độc.

Nếu bao bì không lựa chọn thích hợp nhưng việc giao gói không đảm bảo chất lượng thì sản phẩm có thể bị hư hỏng do các tác nhân vật lý, hóa học và đặc biệt trong quá trình lưu trữ thức ăn chăn nuôi là sự xâm nhập từ bên ngoài của vi sinh vật.

Tìm các tiêu chuẩn của bao tải da rắn 5. Kiểm tra sản phẩm đóng gói 5.1. Theo mẫu đặt hàng. Mẫu mã sản phẩm được thiết kế theo nhu cầu đặt hàng và tuỳ sản phẩm cho từng loại vật nuôi hoặc điều kiện cơ sở 5.2. Theo trọng lượng sản phẩm

Mỗi một loại sản phẩm được đóng gói theo trọng lượng khác nhau để phù hợp vơi từng đối tượng của vật nuôi

6. Thực hành: Đóng gói sản phẩm thức ăn hỗn hợp 6.1. Mục đích: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công việc chuẩn bị các bước đóng gói sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật. 6.2. Yêu cầu: Thực hiện được công việc chuẩn bị các bước đóng gói sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật. 6.3. Vật tư, dụng cụ và địa điểm: Tại bất kỳ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt...) 6.4. Hình thức tổ chức Lớp học chia làm nhiều nhóm và tiến hành công việc lần lượt. Các bước tiến hành 6.5. Sản phẩm ứng dụng Sản phẩm thức ăn chăn nuôi đóng gói đủ tiêu chuẩn

Page 37: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

6.6. Nội dung thực hành 6.6.1. Chuẩn bị bao bì đóng gói sản phẩm. - Tiêu chuẩn kỹ thuật. - Tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn. 6.6.2. Chuẩn bị thức ăn đóng gói sản phẩm. - Đảm bảo vệ sinh thú y - Đảm bảo an toàn thực phẩm. 6.6.3. Chuẩn bị máy móc, thiết bị đóng gói sản phẩm. - Đảm bảo an toàn lao động. - Đảm bảo vệ sinh thú y. 6.6.4. Đóng gói sản phẩm. - Theo đơn đặt hàng. - Theo tiêu chuẩn cơ sở. 6.6.5. Kiểm tra sản phẩm đóng gói - Theo mẫu đặt hàng. - Theo trọng lượng sản phẩm 6.7. Tổ chức thực hiện - Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn - Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên. 6.8. Đánh giá cho điểm

Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau: - Chuẩn bị các dụng cụ điều tra - Quan sát bao bì với mẫu bao bì đang lưu hành - Phân tích mẫu mã và so sánh các mẫu tiêu chuẩn - Lựa chọn mẫu mã đủ tiêu chuẩn để sử dụng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Thực hiện chuẩn bị các dụng cụ điều tra mẫu bao bì đóng gói thức ăn chăn nuôi. Bài tập 2: Thực hiện quan sát bao bì với mẫu bao bì đang lưu hành. Bài tập 3: Thực hiện lựa chọn mẫu mã đủ tiêu chuẩn để sử dụng.

Page 38: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

C. Ghi nhớ - Chuẩn bị bao bì đóng gói sản phẩm. - Chuẩn bị thức ăn đóng gói sản phẩm. - Chuẩn bị máy móc, thiết bị đóng gói sản phẩm. - Đóng gói sản phẩm. - Kiểm tra sản phẩm đóng gói - Thực hành: Đóng gói sản phẩm thức ăn hỗn hợp

Page 39: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Bài 3. Bảo quản thức ăn. Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên kiến thức về quy trình bảo quản thức ăn. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:

- Mô tả được các bước của qui trình bảo quản thức ăn. - Thực hiện được việc kiểm tra bảo quản thức ăn theo yêu cầu kỹ

thuật. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị kho bảo quản. 1.1. Diện tích, không gian sử dụng.

Tùy theo quy mô sản sản xuất, tình hình kinh doanh của từng cơ sở mà có diện tích kho để bảo quản thức ăn khác nhau

Diện tích, không gian sử dụng để bảo quản thành phẩm nằm trong khuôn viên diện tích của cơ sở sản xuất, chiếm diện tích không lớn so với diện tích của cơ sở sản xuất.

Kho thành phẩm phải đảm bảo các yêu cầu: thoáng mát, tránh được tác động trực tiếp từ bên ngoài như mưa, nắng, bụi…; có các kệ kê các thành phẩm tránh hiện tượng tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Khu vực kho có nội quy, quy định riêng: - Khu vực kho, không phận sự miễn vào. - Khu vực bảo quản luôn vệ sinh sạch sẽ. - Nhiệt độ ẩm độ trong kho phải tuân thủ theo điều kiện nhiệt độ bảo

quản của thành phẩm (thức ăn chăn nuôi). - Phải có lịch ghi chép theo dõi nhiệt độ, ẩm độ, hoạt động trong

kho… - Thường xuyên vệ sinh kho sạch sẽ chống nhiễm khuẩn trong khu

vực kho sau mỗi ca, mỗi ngày làm việc - Các sản phẩm hỏng, vỡ,… phải được dành riêng để có biện pháp xử

lý Tuyệt đối tuân thủ phương án “Phòng cháy chữa cháy” đối với kho

bảo quản, có hệ thống bảo vệ tự động khi có sự cố bất thường xảy ra; an toàn lao động đối với nhân viên trong kho.

Mỹ quan: Trật tự ngăn nắp, sạch sẽ. Khoa học: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.

Page 40: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Hình 7: Kho thành phẩm thức ăn chăn nuôi

1.2. Vệ sinh thú y. Thông thường theo đúng các điều kiện ghi nhãn hàng hóa (điều kiện

về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bao bì,…), nếu không đáp ứng các điều kiện sẽ tạo cơ hội cho các vi sinh vật phát triển và gây nguy hại đến thành phẩm.

Phòng chống nấm mốc, mối mọt trong kho: - Nấm mốc, mối mọt, côn trùng chuột bọ phát triển rất nhanh và có sức

phá hoại lớn, cho nên trong công tác bảo quản phương châm dự phòng là chính. - Ngăn ngừa, loại trừ các điều kiện phát sinh phát triển của nấm mốc,

mối mọt, côn trùng, chuột bọ. - Các hoạt động phòng chống nấm mốc, mối mọt, côn trùng, chuột bọ

phải gắn liền với các hoạt động khác nhau (kiểm nhập, lấy mẫu, bảo quản, xuất hàng, vận chuyển, vệ sinh…) nhằm kịp thời phát hiện, cách ly và xử lý những hàng hóa hỏng không để lây nhiễm chéo.

Khu vực bảo quản phải sạch, không có rác tích tụ, không mang đồ ăn, vật dụng không cần thiết vào trong kho, không khạc nhổ bừa bãi tại khu vực kho.

Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu vực phải mặc quần áo bảo hộ lao động, phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với hàng hóa.

Tất cả cán bộ công nhân viên làm việc trong khu vực kho phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Người mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc có vết thương hở đều không được làm việc trong khu vực bảo quản.

Phải thực hiện quy trình kiểm nhận hàng. Khi nhận kiểm hàng phải phát hiện hàng hóa có dấu hiệu ô nhiễm, hỏng, bao bì không nguyên vẹn, nấm mốc và phải bảo quản riêng số hàng hóa nàyđể xử lý. Không được xếp hàng hóa trực tiếp xuống nền kho; định kỳ đảo kho để

Page 41: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

tránh tích tụ nhiệt và ẩm trong khối hàng. Kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình bảo quản, kịp thời phát hiện hàng hóa ẩm mốc, hỏng do côn trùng mối mọt, chuột bọ, cách ly riêng để xử lý. 2. Chuẩn bị điều kiện kho bảo quản. 2.1. Theo catalo.

- Các catalo sản phẩm riêng biệt, có thể phân biệt qua màu sắc, quy cách đóng gói, trọng lượng của các mã sản phẩm.

- Các loại catalo hàng, nhãn phụ, tem GPNK, kẹp chì, bao bì dùng đóng gói được bảo quản ở khu vực riêng của các tổ kho.

- Phải có người quản lý và kiểm tra định kỳ như hàng hóa. Các catalo, bao bì hỏng phải được hủy bỏ theo quyđịnh.

- Mỹ quan: Trật tự ngăn nắp, sạch sẽ. - Khoa học: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.

2.2. Theo tiêu chuẩn cơ sở. Bố trí sắp xếp hàng trong kho được tách riêng biệt, bao gồm: - Sắp xếp mã hàng hóa theo thẻ kho của từng sản phẩm - Theo quy trình, quy định: theo từng loại vật nuôi, giai đoạn nuôi,

ngày tuổi - Theo ngày sản xuất, hạn sử dụng; ưu tiên các ngày sản xuất trước

xuất trước, ngày sản xuất sau hoặc theo đơn đặt hàng của khách hàng. Không dùng lẫn lộn bao bì đóng gói của loại hàng hóa này cho loại hàng

hóa khác. Trong trường hợp tận dụng bao bì để vận chuyển phải xóa bóc hết nhãn cũ hoặc sử dụng biện pháp như lộn bao nhưng vẫn đảm bảo các yêu quy định khác. - Mỹ quan: Trật tự ngăn nắp, sạch sẽ. - Khoa học: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. 3. Vệ sinh kho và thiết bị bảo quản. 3.1. Vệ sinh kho. 3.1.1. Vệ sinh phòng dịch Kết hợp quy trình vệ sinh toàn bộ khuôn viên trong và ngoài tại cơ sở sản xuất kinh doanh: Hệ thống kho chứa hàng, khu vực xưởng sản xuất, silô chứa, dây chuyền sản xuất Theo các quan hệ với bộ khác trong cơ sở sản xuất Định kỳ phun thuốc sát trùng và phòng trừ côn trùng, mối, mọt… (theo lịch quy định của cơ sở sản xuất và khi có phát sinh)

Page 42: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Thực hiện diệt chuột thường xuyên trong và ngoài Nhà máy. Thực hiện các chương trình phòng dịch khi có phát sinh theo quy định của Nhà nước. Có các phương tiện, người không đảm bảo yêu cầu vệ sinh phòng dịch thì phải có các động thái ngăn chặn và thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh Thú y. Ðịnh kỳ xông hơi khử trùng kho bằng các loại hóa chất. 3.1.2. Vệ sinh định kỳ theo sơ đồ vệ sinh kho Dụng cụ cần dùng: Chất tẩy rửa: Theo đúng chủng loại mà Công ty đã lựa chọn; Máy hút bụi, chổi, xô, cây lau Phải có quy định, lịch vệ sinh hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng cho toàn bộ kho: Quá trình vệ sinh kho thực hiện theo sơ đồ:

Hàng ngày Dọn quang Lau giá kệ Lau sàn nhà Quét xung quanh nhà kho Ghi sổ (BM....)

Hàng tuần Dọn quang Phất trần, lau hốc cửa Lau giá kệ Lau sàn nhà và chân tường Làm khô nước đọng sau VS Ghi sổ(BM....)

Mô tả sơ đồ quá trình

Công tác vệ sinh hàng ngày: Dọn quang: Thu gom rác và bao bì loại bỏ để đúng nơi quy định sau mỗi

lần cấp phát hoặc nhận hàng và cuối ngày Lau giá kệ: Dùng máy hút bụi hoặc khăn khô lau giá kệ Lau sàn nhà: Dùng chổi quét sạch sàn nhà

Page 43: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Dùng cây lau nhà đã giặt sạch bằng chất tẩy rửa quy định để lau sạch sàn nhà

Giặt lại chổi bằng nước đến hết chất tẩy rửa (2 lần) và lau lại sàn nhà (2 lần) Xung quang kho: Quét sạch xung quang kho Hàng tuần: Dọn quang: Thu gom rác và bao bì loại bỏ để đúng nơi quy định sau mỗi

lần cấp phát hoặc nhận hàng và cuối ngày Phất trần và lau hốc cửa:

Dùng cây phất trần phất hết bụi trên trần. Dùng cây lau cán dài lau sạch trần và tường bẩn Dùng giẻ ẩm lau các hốc cửa

Lau giá kệ: Dùng máy hút bụi hút sạch bụi trên giá kệ những chỗ khó vệ sinh dùng khăn lau

Dùng giẻ ẩm lau giá kệ (chú ý giả không dược quá ẩm gây ảnh hưởng đến thuốc đang được bảo quản)

Dùng giẻ khô lau lại cho khô giá kệ Lau sàn nhà: Dùng chổi quét sạch sàn nhà

Dùng cây lau chân tường, sàn nhà Dùng cây lau nhà đã giặt sạch bằng chất tẩy rửa quy định để lau sạch sàn nhà và dùng giẻ giặt bằng chất tẩy rửa để lau sạch chân tường

Giặt lại chổi bằng nước đến hết chất tẩy rửa (2 lần) và lau lại sàn nhà (2 lần) Lau lại bằng giẻ khô

Xung quang kho: Quét sạch xung quang kho - Vệ sinh sạch sẽ vị trí làm việc của tổ, thu gom rác để đúng nơi quy định - Sắp xếp palét và thành phẩm gọn gàng, ngăn nắp đúng vị trí quy định - Lau chùi và vệ sinh sạch sẽ các công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất; Thu dọn gọn gàng và để đúng nơi quy định. Nhân viên sau mỗi lần thực hiện đều phải ghi vào sổ, phải có chữ ký của nhân viên vệ sinh cũng như nhân viên giám sát. 3.2. Vệ sinh thiết bị bảo quản. Các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng được kiểm soát suốt quá trình

Page 44: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

bảo quản. Hàng ngày phải kiểm tra và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ, độ ẩm. Các ngày nghỉ không kiểm tra và ghi được kết quả nhưng phải đảm bảo kiểm soát được tình trạng thiết bị và tình trạng hoạt động liên tục của thiết bị (các sự cố mất điện…) Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm theo quy định bằng các thiết bị làm lạnh (máy điều hòa nhiệtđộ, điều hòa trung tâm, máy hút ẩm…). Phòng kho có trách nhiệm quản lý tốt, vệ sinh tốt mọi tài sản, vật tư máy móc, phương tiện làm việc đã được Công ty trang bị cho kho. Mỗi bộ phận phải phân công cụ thể, người theo dõi sử dụng, người theo dõi sử dụng vật tư, máy móc, do bộ phận mình quản lý, tránh lãng phí hoặc mất mát, hỏng. Việc vận hành, bảo quản và vệ sinh các máy móc, thiết bị phải theo đúng hướng dẫn của nhà chế tạo, người lắp đặt và người có trách nhiệm của Công ty. 4. Bảo quản thức ăn. 4.1. Trước khi xuất kho.

4.1.1. Yêu cầu chung Việc bố trí sắp xếp hàng hóa trong khođảm bảo đúng nguyên tắc và

đúng quy chế: - Hàng hóa phải được sắp xếp lên kệ hoặc vào tủ theo úng các chỉ dẫn

ghi trên hàng, nhãn quay ra ngoài để dễ nhận biết. - Tất cả các hàng hóa đều phải có biển hàng cho từng đống hàng (vị trí

để hàng) theo mẫu của cơ sở sản xuất để theo dõi nhập - xuất. - Thực hiện 5 chống: + Ẩm, nóng. + Nấm mốc, mối mọt và chuột bọ, côn trùng. + Cháy nổ. + Để quá hạn dùng. + Nhầm lẫn,đổ vỡ, mất mát. Thẻ kho: theo dõi số lượng xuất nhập - Tất cả hàng hóa bảo quản trong kho đều phải có thẻ kho theo biểu

mẫu quy định để theo dõi việc nhập - xuất của từng mặt hàng. - Thẻ kho được đóng thành quyển có đánh số thứ tự, đóng dấu giáp lai

và lưu trữ theo đúng quy định. 4.1.2. Bảo quản số lượng Vào biển hàng và thẻ kho ngay sau mỗi lần nhập, xuất

Page 45: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Hàng tháng kiểm kê, đối chiếu số lượng thuốc trong kho với số lượng tồn trên biển hàng và trong thẻ kho, lập biên bản kiểm kê cùng các người có chức năng, ký vào các biên bản kiểm kê hàng hóa (gồm thủ kho, trưởng kho, cán bộ kiểm kê).

Tất cả mọi sai lệch, thất thoát đều được điều tra, tìm nguyên nhân và khắc phục xử lý ngay.

4.1.3. Bảo quản chất lượng Tất cả việc kiểm tra chất lượng (kiểm nghiệm) đều do đơn vị có thẩm

quyền trách nhiệm tiến hành và tự lưu giữ hồ sơ chất lượng của sản phẩm. Việc kiểm tra bằng cảm quan trong suốt quá trình bảo quản do tổ kho

theo dõi, phòng kho không chịu trách nhiệm về việc thành phẩm không đạt yêu cầu hàng hóa (kể cả về mặt cảm quan và mặt kiểm nghiệm)

4.2. Khi vận chuyển. Các phương tiện, máy móc khi vận chuyển đã được vệ sinh sát trùng và được che đậy tránh các yếu tố bất lợi như: ánh sáng, mưa, bụi bẩn... 4.3. Nhập kho để sử dụng

Thường áp dụng cho các cơ sở sản xuất có hệ thống phân phối sản phẩm riêng

Phải có quy trình, quy định sau khi thành phẩm đã hoàn thành các khâu sản xuất.

Trước khi nhập kho KCS phải lấy mẫu kiểm tra sản phẩm: độ ẩm, kích thước viên (mảnh) , màu, mùi của viên, độ ẩm, độ mịn hạt, màu mùi của sản phẩm là đậm đặc đã đạt yêu cầu hay chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì trả lại bộ phận khác để có biện pháp xử lý. Nếu đã đạt yêu cầu thì chấp nhận nhập kho.

Kết thúc nhập kho cho một lô sản phẩm, Tổ trưởng Tổ thành phẩm cùng Thủ kho thành phẩm, KCS xác nhận số lượng, chất lượng,…và làm thủ tục nhập kho.

Thủ tục nhập kho: - Thủ kho chú ý nguyên tắc số lượng trên hóa đơn phải khớp với số

lượng: Hàng đúng chủng loại, quy cách - Thủ kho căn cứ vào hóa đơn nhận sẽ làm phiếu nhập kho, phiếu nhập

kho gồm có 3 liên (đầy đủ chữ ký của thủ kho, người vận chuyển, giám đốc…) + Liên 1: Thủ kho giữ làm chứng từ vào thẻ kho; + Liên 2: Gửi lên phòng kế toán để theo dõi song song với kho + Liên 3: Bảo vệ giữ một bản để kiểm tra vào sổ theo dõi trực tình hình

hàng hóa ra vào công ty. Cuối ngày tập hợp gửi lên phòng kế toán.

Page 46: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

- Thời gian lưu kho: Căn cứ vào số lô, ngày sản xuất để xác định thời gian lưu kho của thành phẩm.

+ Thành phẩm là hỗn hợp: Cho phép lưu kho 20 ngày kể từ ngày sản xuất

+ Thành phẩm là đậm đặc: Lưu kho trong vòng 30 ngày kể từ ngày sản xuất Trường hợp hàng hóa đã quá thời gian lưu kho nói trên, KCS có trách nhiệm kiểm tra chất lượng (màu sắc, mùi vị,…) trước khi quyết định cho xuất bán tiếp hoặc chuyển kho tái chế để xử lý theo quy định. 5. Kiểm tra, loại bỏ thức ăn hư hỏng theo định kỳ 5.1. Kiểm tra định kỳ thức ăn. Bộ phận KCS có trách nhiệm kiểm tra, giám sát định kỳ và bảo quản thành phẩm. Yêu cầu thực hiện kiểm tra ít nhất 1 tuần/1 lần (vào ngày tại Công ty quy định). Khi phát hiện hàng hóa không đạt chất lượng KCS có quyết định báo cáo và tìm phương hướng xử lý đề nghị lên cấp trên. Khi tiến hành thủ tục kiểm tra thực hiện theo các quy trình: - Việc lấy mẫu, kiểm tra hàng hóa phải làm khẩn trương nhanh gọn, tránh hiện tượng thức ăn rơi vãi, hay tiếp xúc với không khí bên ngoài quá lâu gây nên ảnh hưởng không tốt tới sản phẩm. - Các mẫu kiểm tra đều được đánh giá trên văn bản và lưu kho. 5.2. Đánh giá, loại bỏ thức ăn hư hỏng. Các loại thức ăn không đảm bảo các chỉ tiêu: - Quy định về hàm lượng kháng sinh; - Quy định về hàm lượng hóa dược; - Quy định về hàm lượng vi sinh vật; - Quy định về hàm lượng kim loại nặng ................... đối với các sản phẩm là chăn nuôi tới vật nuôi đều không được chấp nhận. Sau khi có quá trình kiểm tra, kiểm nghiệp đều phải báo cáo và có các biện pháp xử lý tránh hiện tượng xuất bán sản phẩm thức ăn không tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Page 47: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

6. Thực hành: Bảo quản thức ăn chăn nuôi 6.1. Mục đích: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công việc kiểm tra qui trình kiểm tra thức ăn theo yêu cầu kỹ thuật. 6.2. Yêu cầu: Thực hiện được công việc kiểm tra qui trình kiểm tra thức ăn theo yêu cầu kỹ thuật. 6.3. Vật tư, dụng cụ và địa điểm: Tại bất kỳ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt...) 6.4. Hình thức tổ chức Lớp học chia làm nhiều nhóm và tiến hành công việc lần lượt. Các bước tiến hành 6.5. Sản phẩm ứng dụng Thức ăn được bảo quản đúng tiêu chuẩn kỹ thuật 6.6. Nội dung thực hành 6.6.1. Chuẩn bị kho bảo quản. - Diện tích, không gian sử dụng. - Vệ sinh thú y. 6.6.2. Chuẩn bị điều kiện kho bảo quản. - Theo catalo. - Theo tiêu chuẩn cơ sở. 6.6.3. Vệ sinh kho và thiết bị bảo quản. - Vệ sinh kho. - Vệ sinh thiết bị bảo quản. 6.6.4. Bảo quản thức ăn. - Trước khi xuất kho. - Khi vận chuyển. - Nhập kho để sử dụng 6.6.5. Kiểm tra, loại bỏ thức ăn hư hỏng theo định kỳ - Kiểm tra định kỳ thức ăn. - Đánh giá, loại bỏ thức ăn hư hỏng. 6.7. Tổ chức thực hiện - Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn - Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên.

Page 48: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

6.8. Đánh giá cho điểm Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau:

- Chuẩn bị các dụng cụ kiểm tra: Trước khi xuất kho Khi vận chuyển

Nhập kho để sử dụng B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Thực hiện việc bảo quản thức ăn hỗn hợp trước khi xuất kho. Bài tập 2: Thực hiện việc bảo quản thức ăn hỗn hợp trước khi vận chuyển. C. Ghi nhớ - Chuẩn bị kho bảo quản. - Chuẩn bị điều kiện kho bảo quản. - Vệ sinh kho và thiết bị bảo quản. - Bảo quản thức ăn. - Kiểm tra, loại bỏ thức ăn hư hỏng theo định kỳ - Thực hành: Bảo quản thức ăn chăn nuôi

Page 49: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Bài 4. Vận chuyển thức ăn. Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên kiến thức về các bước vận chuyển thức ăn chăn nuôi. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng:

- Mô tả được các bước vận chuyển thức ăn; - Thực hiện được công đoạn của việc vận chuyển thức ăn.

Nội dung chính: 1. Chuẩn bị loại thức ăn vận chuyển. 1.1. Thức ăn đóng gói có nhãn mác. Khi thức có sự lưu thông trên thị trường phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tiêu chuẩn nhãn mác theo Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp chuẩn. Có kiểm nghiệm, lưu kết quả kiểm nghiệm và lưu mẫu nguyên liệu, sản phẩm xuất xưởng; kho bảo quản các mẫu lưu 01 năm kể từ khi hết hạn sử dụng sản phẩm. Chấp hành sự kiểm tra về điều kiện sản xuất và chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật. 1.2. Thức ăn lưu hành nội bộ

Quy trình thực hiện tương tự như thức ăn đóng gói có nhãn mác, có thể tận dụng một số yếu tố trong yêu cầu kỹ thuật bao bì, trong chất lượng riêng sản phẩm của Công ty.

Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thức ăn, bao bì đóng gói sản phẩm và có thể chịu thiệt hại về kinh tế mà chất lượng thức ăn gặp phải.

2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển. 2.1. Phương tiện vận chuyển.

Thông thường phải có hợp đồng trong quá trình vận chuyển: 2.1.1. Đối với hợp đồng bên ngoài - Bộ phận kế hoạch, hay các Giám đốc khu vực xây dựng hợp đồng

với các nhà vận chuyển có phương tiện vận chuyển hàng hóa từ công ty đến các nhà phân phối hay đại lý bán hàng của Công ty, mà phải thỏa mãn các quy định sau thể hiện trên hợp đồng:

+ Chất lượng: bao bì còn nguyên vẹn; + Số lượng: còn đúng, đủ;

Page 50: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

+ Điều kiện vận chuyển: an toàn, tránh mưa, nắng, ẩm ướt, bể, vỡ… thỏa mãn nhiệt độ - ẩm độ theo quy định ghi trên nhãn bao bì (hoặc nhiệt độ < 300C, ẩm độ: < 75%);

+ Số chứng từ kèm theo; + Số ngày xuất – nhập: Tùy theo khoảng cách từ nơi giao đến nơi

nhận mà 2 bên đã quy định; + Trước khi xuất phát thủ kho nơi đi cập nhật để theo dõi cho hàng

của Công ty. - Khi xuất hàng cho người nhận vận chuyển, người nhận vận chuyển

phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số lượng và chất lượng hàng. 2.1.2. Đối với hàng vận chuyển theo phương tiện của Công ty - Tất cả các lái xe phải tuân thủ thực hiện theo dõi điều kiện vận

chuyển; chịu trách nhiệm về chất lượng và số lượng hàng hóa trên xe. - Khi giao nhận hàng hóa cho khách hàng lái xe phải thực hiện đầy đủ

các thủ tục giấy tờ của Công ty là khách hàng đã nhận đủ số lượng hàng 2.2. Dụng cụ vận chuyển.

2.2.1. Vận chuyển trong phạm vi cơ sở sản xuất Thức ăn chăn nuôi thường được dùng đóng gói với các quy cách: 5 kg,

10 kg, 20 kg, 40 kg và phổ biến là 25 kg, nên có thể vận chuyển xe nâng hoặc thủ công (bằng xe hai bánh hoặc khiêng tay). Hiện nay, một số Công ty trang bị dây chuyền băng tải tới các điểm chuyển nhằm giảm chi phí sản xuất. Khi vận chuyển thủ công cần ít nhất hai người cùng thực hiện.

2.2.2. Vận chuyển bên ngoài phạm vi cơ sở sản xuất Thông thường thức ăn chăn nuôi được vận chuyển bằng ôtô: Để thực hiện tốt công tác vận chuyển và xử lý sự cố trên đường vận

chuyển, các nhà quản lý còn phải quán triệt và nghiêm túc thực hiện những quy định sau:

- Trước khi vận chuyển phải kiểm tra thức ăn đã được đóng gói và dán nhãn theo đúng quy định.

- Phương tiện phải có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ tránh ảnh hưởng đến thức ăn như: bạt che mưa, nắng,…

- Phương tiện bằng ôtô phải được làm sạch thùng xe bằng máy hút bụi và giẻ khô.

Page 51: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

3. Vệ sinh phương tiện vận chuyển . 3.1. Phương tiện vận chuyển. Để bảo đảm an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi, thì việc vận chuyển, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi cần phải thực hiện nghiêm ngặt những biện pháp kỹ thuật sau: - Tại cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi cần kiểm tra vệ sinh thú y chặt chẽ đối với nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Ðịnh kỳ xông hơi khử trùng kho nguyên liệu và kho thức ăn thành phẩm (hóa chất khử trùng có thể dùng hỗn hợp thuốc tím 17,5 gam và formol 35 ml cho một m3 không khí trong kho hoặc bằng các hóa chất sát trùng khác). - Sản phẩm thức ăn sau khi chế biến phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố. - Phải vệ sinh tiêu độc các phương tiện vận chuyển thức ăn trước lúc vào và ra khỏi cổng nhà máy bằng formol 2%; Nebutol 2%; Prophil 0,5% hoặc bằng các hóa chất sát trùng khác. - Trên đường vận chuyển đến các đại lý thức ăn, cơ sở chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn và thức ăn thành phẩm phải được bao gói trong quá trình lưu thông. Không được vận chuyển nguyên liệu thức ăn, thức ăn thành phẩm cùng với gia cầm và các sản phẩm gia cầm. Không được vận chuyển nguyên liệu thức ăn, thức ăn thành phẩm từ các đại lý, cơ sở chăn nuôi trở về nhà máy. - Tại các cơ sở chăn nuôi, phương tiện vận chuyển thức ăn từ ngoài không được vào trong trại chăn nuôi mà chỉ đến kho chứa thức ăn nằm ngoài khu chuồng nuôi. Trước khi vào khu vực kho thức ăn của cơ sở chăn nuôi, phương tiện vận chuyển và lái xe phải được tiêu độc, khử trùng bằng formol 2%; Nebutol 2%; Prophil 0,5% hoặc bằng các hóa chất khác. Nguyên liệu, thức ăn thành phẩm trước khi sử dụng phải được xông hơi tiêu độc bằng hỗn hợp thuốc tím 17,5 gam và formol 35 ml cho một m3 không khí trong kho hoặc bằng các hóa chất sát trùng khác. 3.2. Dụng cụ vận chuyển

- Pallet: + Vật liệu: Gỗ, nhựa, thép… + Kích thước (đa dạng): D1100 x R1100 x C120mm; D1200 x R1100 x

C150mm + Trọng tải: tùy theo kích cỡ và cấu tạo

Page 52: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Hình: Pallet nhựa (Kích thước pallet: D1200 x R1000 x C150mm;Tải trọng

động: 1000kg; Tải trọng tĩnh: 4000kg)

Hình: Pallet gỗ(kích thước 1200x1000x150mm; tải trọng tỉnh 4000kg;tải trọng

động 1000kg) - Xe bốc xếp kéo tay: + Thông số kỹ thuật: Kích thước mở ra : 420x405x1100; Kích thước gập lại : 190x405x720; Tải trọng tối đa : 90kg; Bánh xe cao su với vành bánh bằng thép.

Page 53: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Hình: Xe bốc xếp kéo tay - Xe nâng: + Xe nâng tay: Tải trọng nâng 1000, 1500, 2000, 3000 kg; Chiều cao có thể nâng 1600, 2500, 3300mm; Chiều rộng càng nâng 200~580, 240~780, 320~740 mm; Chiều dài càng nâng 900 mm

+ Xe nâng máy:

Page 54: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

4. Vận chuyển thức ăn. 4.1. Nhân lực

Trong quy trình sản xuất thức ăn nhân lực vận chuyển thức ăn được lập thành các nhóm, tổ; thực hiện công tác vận chuyển thức ăn

Nhóm tổ có chức năng, nhiệm vụ được phân công rõ ràng: chia theo ca sản xuất để phục vụ sản xuất; đáp ứng những nhu cầu bốc xếp của các bộ phận khác trong công ty

4.2. Phương tiện. Sử dụng xe nâng, dây truyền hoặc sử dụng tổ bốc vác để cho tác

phong chuyên nghiệp 5. Giao nhận sản phẩm. 5.1. Giao sản phẩm. Tùy theo chức năng của người giao, người giao phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình và phải chịu trách nhiệm về: - Giao hàng không đúng chỉ dẫn - Thiếu sót trong trong khi làm thủ tục hành chính như: xuất kho, kiểm tra chất lượng sản phẩm. - Giao hàng cho người không phải là người nhận. - Kiểm soát, kiểm kê số lượng giao. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây: - Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác. - Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp. - Do nội tý hoặc bản chất của hàng hoá. - Do chiến tranh, đình công. - Do các trường hợp bất khả kháng. Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình. 5.2. Nhận sản phẩm.

Tùy theo chức năng của người nhận, người nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình và phải chịu trách nhiệm về:

- Nhận hàng không đúng chỉ dẫn

Page 55: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

- Hoàn thành các thủ tục hành chính như: trả tiền mua hàng; nhận các thủ tục, thông tin của sản phẩm…

- Kiểm tra, kiểm soát số lượng và chất lượng hàng nhận - Thông báo các sản phẩm không đúng các quy chuẩn của sản phẩm

nhận Người nhận không chịu trách nhiệm về những lỗi hư hỏng của sản

phẩm giao cho mình. 6. Thực hành: Vận chuyển thức ăn 6.1. Mục đích: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về các bước vận chuyển thức ăn, thực hiện được công đoạn của việc vận chuyển thức ăn. 6.2. Yêu cầu: Thực hiện được các bước vận chuyển thức ăn, thực hiện được công đoạn của việc vận chuyển thức ăn. 6.3. Vật tư, dụng cụ và địa điểm: Tại bất kỳ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt...) 6.4. Hình thức tổ chức Lớp học chia làm nhiều nhóm và tiến hành công việc lần lượt. Các bước tiến hành 6.5. Sản phẩm ứng dụng

Thức ăn đủ tiêu chuẩn vận chuyển

Page 56: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

6.6. Nội dung thực hành 6.6.1. Chuẩn bị loại thức ăn vận chuyển. - Thức ăn đóng gói có nhãn mác. - Thức ăn lưu hành nội bộ 6.6.2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển. - Phương tiện vận chuyển. - Dụng cụ vận chuyển. 6.6.3. Vệ sinh phương tiện vận chuyển - Phương tiện vận chuyển. - Dụng cụ vận chuyển 6.6.4. Vận chuyển thức ăn. - Nhân lực - Phương tiện. 6.6.5. Giao nhận sản phẩm. - Giao sản phẩm. - Nhận sản phẩm. 6.7. Tổ chức thực hiện - Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn - Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên. 6.8. Đánh giá cho điểm

Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau: - Chuẩn bị thức ăn vận chuyển, phương tiện vận chuyển - Vệ sinh phương tiện vận chuyển và vận chuyển thức ăn - Các bước giao nhận sản phẩm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Thực hiện chuẩn bị thức ăn vận chuyển, phương tiện vận chuyển Bài tập 2: Tìm hiểu các phương pháp vệ sinh phương tiện vận chuyển và vận chuyển thức ăn thông qua giáo trình và internet.

Page 57: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

C. Ghi nhớ - Chuẩn bị loại thức ăn vận chuyển. - Chuẩn bị phương tiện vận chuyển. - Vệ sinh phương tiện vận chuyển - Vận chuyển thức ăn. - Giao nhận sản phẩm. - Thực hành: Vận chuyển thức ăn

Page 58: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Bài 5: Sử dụng thức ăn Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên kiến thức về sử dụng thức ăn cho vật nuôi Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Mô tả được việc sử dụng thức ăn cho vật nuôi; - Thực hiện được việc sử dụng thức ăn cho vật nuôi . A. Nội dung: 1. Xác định đối tượng vật nuôi sử dụng thức ăn.

Trong chăn nuôi xác định đối tượng chăn nuôi là một bài toán rất nhiều lời giải vì tuỳ theo tính chất vùng miền, tập quán chăn nuôi, nhu cầu sử dụng sản phẩm khác nhau từ đó sẽ quyết định nuôi vật nuôi theo hướng nào? 1.1. Hướng thịt. Nuôi lợn hướng thịt hay gà hướng thịt câu hỏi này còn tuỳ thuộc người chăn nuôi có nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, công tác chuyên môn, xu hướng phát triển của đối tượng vật nuôi 1.2. Hướng trứng. Vật nuôi ở đây chủ yếu là gà và chim cút 1.3. Hướng sữa.

Đối tượng hướng đến chủ yếu là bò sữa thì yếu tố con người rất quan trọng, tiếp đến yếu tố khí hậu, nguyên liệu sản xuất thức ăn 2. Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên. 2.1. Mục đích. Sử dụng chăn gia súc, gia cầm thuận tiện, tiết kiệm sức lao động, an toàn và hiệu quả 2.2. Đối tượng. Chủ yếu là gà, vịt, ngan, chim cút, lợn, bò, thuỷ hải sản.. 3. Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột. 3.1. Mục đích. Sử dụng cho ăn đạt hiệu quả cao 3.2. Đối tượng. Cho tất cả các loài vật nuôi

Page 59: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

4. Sử dụng thức ăn hỗn hợp đậm đặc. 4.1. Mục đích. Để thuận tiện cho các cơ sở có sẵn nguyên liệu dạng bột và sử dụng trong thời gian ngắn khoảng 1 tuần 4.2. Đối tượng. Cho tất cả các đối tượng vật nuôi 5. Theo dõi, ghi chép đối tượng sử dụng thức ăn 5.1. Số lượng thức ăn tiêu tốn.

Là công việc hàng ngày phải làm của cơ sở chăn nuôi: - Ghi rõ thời gian, số lượng, số lần cho ăn và tuỳ đối tượng chăn nuôi, lứa tuổi của vật nuôi 5.2. Tăng trọng bình quân. Cơ sở chăn nuôi phải định kỳ kiểm tra trọng lượng của vật nuôi để theo dõi khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn 6. Thực hành: Sử dụng thức ăn cho vật nuôi. 6.1. Mục đích: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công việc sử dụng thức ăn cho vật nuôi. 6.2. Yêu cầu: Thực hiện được công việc sử dụng thức ăn cho vật nuôi phù hợp với các điều kiện sản xuất tại cơ sở. 6.3. Vật tư, dụng cụ và địa điểm: Tại bất kỳ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt...) 6.4. Hình thức tổ chức Lớp học chia làm nhiều nhóm và tiến hành công việc lần lượt. Các bước tiến hành 6.5. Sản phẩm ứng dụng Học viên sử dụng được thức ăn cho gia súc, gia cầm

Page 60: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

6.6. Nội dung thực hành 6.6.1. Xác định đối tượng vật nuôi sử dụng thức ăn. - Hướng thịt. - Hướng trứng. - Hướng sữa. 6.6.2. Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên. - Mục đích. - Đối tượng. 6.6.3. Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột. - Mục đích. - Đối tượng. 6.6.4. Sử dụng thức ăn hỗn hợp đậm đặc. - Mục đích. - Đối tượng. 6.6.5. Theo dõi, ghi chép đối tượng sử dụng thức ăn - Số lượng thức ăn tiêu tốn. - Tăng trọng bình quân. 6.7. Tổ chức thực hiện - Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn - Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên. 6.8. Đánh giá cho điểm

Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau: - Chuẩn bị các loại thức ăn - Sử dụng các loại thức ăn B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Thực hiện chuẩn bị khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt Bài tập 2: Thực hiện chuẩn bị khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con. Bài tập 3: Thực hiện chuẩn bị khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho gà thịt. Bài tập 4: Thực hiện chuẩn bị khẩu phần thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ chuyên trứng.

Page 61: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Bài tập 5: Thực hiện sử dụng thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ chuyên trứng. C. Ghi nhớ - Xác định đối tượng vật nuôi sử dụng thức ăn. - Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên. - Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột. - Sử dụng thức ăn hỗn hợp đậm đặc. - Theo dõi, ghi chép đối tượng sử dụng thức ăn Thực hành: Sử dụng thức ăn cho vật nuôi.

Page 62: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Bài 6: Vệ sinh thức ăn. Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên kiến thức về vệ sinh thức ăn. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Thực hiện được việc vệ sinh thức ăn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định tiêu chuẩn vệ sinh các loại thức ăn. 1.1. Tiêu chuẩn nhà nước

Tiêu chuẩn vệ sinh các loại thức ăn dựa vào tiêu chuẩn của nhà nước 1.2. Tiêu chuẩn cơ sở Mỗi cơ sở sản xuất đều có tiêu chuẩn riêng của mình nhưng phải dựa vào tiêu chuẩn nhà nước 2. Loại bỏ tạp chất trong thức ăn. 2.1. Tạp chất thô. Các chất thô cần được loại bỏ từ khi 2.2. Tạp chất tinh. Tạp chất tinh được loại bỏ ví dụ như kim loại thì được loại bỏ nam cham 3. Loại bỏ chất độc hại trong thức ăn 3.1. Nguồn gốc hữu cơ. Các chất độc có hại trong thức ăn nguồn gốc hữu cơ được loại bỏ từ khâu tuyển chọn nguyên vật liệu có thể phân loại như sau: 3.1.1. Ancaloit

Alcaloid là các hợp chất hữu cơ có tính kiềm nhẹ – kiềm thực vật. Đa số có nguồn gốc từ thực vật. Các alcaloid có dược tính rất mạnh. Hiện nay có khoảng >3000 loại alcaloid khác nhau, trong đó có khoảng 3% đã nghiên cứu kỹ và được sử dụng rộng trong cả nhân y, thú y và nông nghiệp (các thuốc trị sâu tơ).

Trong cây alcaloid tồn tại dưới 3 dạng: alcaloid thực; alcaloid giả và các dạng tiền alcaloid. Hàm lượng alcaloid trong cây cũng rất khác nhau từ 0,2% đến 2 – 5% hoặc nhiều hơn. Một cây có thể chứa một vài loại alcaloid, thậm trí còn tới hơn 20 loại khác nhau như nhựa thuốc phiện, rễ cây dừa cạn, vỏ canh ký na, hạt cây vông nem - Erythrina americana, E. breviflora (Sotelo. 1993). Một số alcaloid gây độc hay gặp trong lâm sàng

Page 63: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

+ Cây thuốc phiện (Papaver somniferun L), trong nhựa có khoảng hơn 20 loại ancaloit khác nhau, trong đó chủ yếu là: mocphin, codein, papaverin, naxein....

+ Cây ô đầu (Aconitum fortunei Hemsl) rễ củ rất độc do có chất aconitin. Chỉ cần 2 - 3 mg đã gây chết người; 5mg gây chết ngựa. thường do uồng quá liều hay do cách chế biến chưa làm giảm được độc chất theo qui định.

+ Cây mã tiền (Strychnos nux vomica L) trong hạt có strychnin, bruxin. + Cây cà độc dược (Dutura metel L) trong lá có atropin, hyoscyanin. + Cây thuốc lá (Nicotiana tabacum L) trong lá có nicotin độc tính rất

mạnh, tác dụng nhanh. Lá được sử dụng để chế vitamin PP. + Cây lá ngón (Gelsemium elegans Benth) toàn câo có gelsemin, kumin,

kuminidin...là ancaloit có độc tính rất mạnh, chỉ dùng để đầu độc hay tự tử. Không dùng làm thuốc. 3.1.2. Glycozit

Glucozid la hợp chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật, cấu trúc gồm 2 phần: phần oza và genin. Chỉ có phần genin mơí có tác dụng dược lý đặc trưng. Tuỳ theo công thức, tác dụng dược lý, chía thành các nhóm glucozid khác nhau. Thuộc glucozid độc gồm 4 nhóm: glucozid chứa cyanide, glucozis cường tim - cardiac glycosides, saponin và thioglucozid.

a. Glucozit chứa Cyanide - cây độc chứa Cyanide * Các cây có chứa cyanogenetic

1. Cây thuộc họ Sorghum halpense - Graminaceae. Họ cỏ dại có hạt có cỏ cỏ dại có hạt - Johnson grass. Phần lớn các cây lúa miếm (cây kê) thuộc chi Sorghum Vulgare. Những cây này chỉ có độc tố trong điều kiện có sương muối, khô hạn.

2. Sroghum vulgare - cây cỏ cho hạt thường giống như cây lúa miến.. Những cây chính: Sroghum hegarie, S. milo

3. Cây lúa miến có chứa chất nhầy Sroghum vulgare var sudanesis. Cỏ Sudan grass - ngoài độc tố là a cid cyanhydric, trong cỏ còn chứa nhiều chất nhầt, đặc biệt cỏ non. Cỏ ba lá trifolium repens hay trifolium pratense.

4. Cây cho củ có chứa tinh bột: cây sắn - Triglochin maritima. Arrow grass

5. Họ trúc đào Prunus spp . P. demissa - western choke cherry - cây anh đào mọc ở miền tây, trong nước là cây mơ, mận và đào - P. sertonia - wild black cherry - cây anh đào mọc hoang - P. virginiana - choke cherry. Chúng chỉ trở thành độc tố khi cây bị cắt và làm héo trên bãi chăn thả, Hạt cây anh đào cũng có độc tố.

Page 64: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

6. Họ bông - Linum usitatissimum. Flax - cây bông, cây lanh 7. Các cây - Heteromeles arbutifolia (Photinia). Toyon or Christmas -

berry, Chính là những cây nhỏ mọc thành bụi ở chân đồi múi của California. 8. Các cây cho gỗ mầu phớt đỏ: Cercocarpus spp. Mountain mahogany,

Rocky mountain States - cây dái ngựa . Cây mọc ở vùng núi cao, núi đất, đá. Chúng chỉ trở thành độc khi loài nhai lại, nhất là cừu, hươu...ăn phải trong trường hợp cây đã bị bẻ hay cất héo.

9. Cây - Suckleya Suckleyana chất độc là suckleya. 10. Cây cỏ lông mịn - Holcus lanatus. Cỏ tai gấu - Vevet grass

(Verbascum thapsus), hay rau tầu bay - Gynura crepidioides; cỏ giết muỗi - mosquito grass, cây hương nhu xanh - Ocimum veride.

11. Họ táo - Malus sp. Hạt táo gây độc cho người. * Cơ chế

Trong cơ thể, khi được giảo phóng ra, nhóm cyanide tác dụng vào men hô hấp nội bào (cytochrome oxidaze) của hồng cầu, gây MetHb. Hồng cầu không thể vận chuyển được oxy tới các tế bào, máu động vật chuyển thành mầu đen. Hầu như tất cả mọi loài động vật đều mẫn cảm với nó.

Hầu như mọi loại động vật đều mẫn cảm với cyanide, nhất là ấu súc và trẻ nhỏ. Khả năng gây độc tuỳ thuộc lượng cyanide, tốc độ giải phóng cyanide ra khỏi dạng liên kết trong đường tiêu hoá, khả năng hấp thu cũng như độ mẫn cảm của từng loại vật nuôi.

* Liều độc Liều gây độc tối thiểu (MIC) trên động vật từ 2 - 2,3mg/kg thể trọng

(Humpherys 1988). Liều này còn phụ thuộc nguồn gốc và khả năng thuỷ phân glucozid chứa cyanide của từng loại vật nuôi. Nếu động vật ăn nhiều, với tốc độ hấp thu nhanh (chú y với loài có dạ dày đơn), chỉ cần 4mg/kg thể trọng đã giết chết vật nuôi. Chỉ khoảng 20mg acid cyanhydric/100gam thức ăn sẽ gât nguy hiểm cho động vật.

Để xác định chính xác ngộ độc do cyanide nên kiểm tra lượng cyanide trong gan và chất chứa dạ dày. Khi bị ngộ độc hàm lượng cyanide trong gan tối thiểu là 1,4 μg/g (thể mạn tính); trong dạ cỏ phải có từ 10 μg/g trở lên (thể cấp tính).

b. Glucozid cường tim - cardlac glucozid Lá cây dương địa hoàng chứa digitalis. Lá cây trúc đào Nerium oleander

chứa nerionin. Cây sừng dê, sừng trâu gồm toàn cây, nhất là hạt chứa Strophantin. Trong hạt cây thông thiên Thevetia yellow oleander chứa thevertin

Page 65: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Công thức phân tử của glucozid cường tim gồm 2 phần, phần đường oza và phần không phải đường là genin hay glycon. Phần genin có tác dụng đặc hiệu trên tim. Phần đường quyết định độ hòa tan và khối lượng phân tử.

Cây khác nhau chứa các glucozid khác nhau nhưng lại có tác dụng tương tự nhau trên tim – kích thích hoạt động của tim.

c. Thioglucozid Là glucozid đặc trưng cho loài thực vật hoa chữ thập. Trong cây, tuỳ

theo loài, tuỳ bộ phận: thân, lá, hạt hàm lượng thioglucozid khác nhau. Đây là dạng glucozid có chứa lưu huỳnh trong phân tử. Nhóm này có cầu trúc phân tử luôn thay đổi tuỳ loài thực vật. Hiện có khoảng trên 50 loại thioglucozid khác nhau, nhưng loại gây độc tập trung trong 2 loại: Isothiocianat (ITC) và Viniloxolidotion (VTO). Glucozid thuộc nhóm ITC nếu trong phân tử có chứa nitril có tác dụng ức chế sinh trưởng mạnh hơn gấp 10 lần so với loại không chứa nitril. Loại VTO có khuynh hướng gây bứu cổ rất mạnh, nên còn gọi thyreostatikus VTO – glucozide. Chất này có tác dụng ức chế, ngăn cản sự hấp thu iod của tuyến giáp để tạo thyroxin.

Thioglucozid rất nhạy cảm với động vật động vật non. Loại VTO glucozid có thể qua màng thai vào tuần hoàn bào thai, gây chết thai hay dị tật. Trường hợp này đã gặp trên cừu cái chửa ăn nhiều cải bắp, cải dầu. Chất nay làm thai chậm phát triển hay bị bướu cổ khi còn trong bào thai. Động vật trưởng thành ăn nhiều gây bướu cổ. Khi đẻ con có thể bị chết hay quái thai. Chất cơ bản đầu tiên gây độc là glucozinolat.

Khi chăn thả gia súc trên đồng cỏ có nhiều loại thực vật thuộc họ hoa chữ thập (họ hoa cải) hay gặp sự cố dung huyết (hemolysis) nghiêm trọng, nước tiểu mầu nâu hay mầu nước vối do huyết sắc tố của máu bị phá huỷ. Nguyên nhân của hiện tượng nay do trong thực vật có chứa các a cid amin bất thường có lưu huỳnh trong phân tử. Khi đó hợp chất S – methyl – cystein – sulphoxide trong dạ cỏ sẽ bị phân giải thành Dimethyl – disulphide. Chất này rất độc, có tác dụng gây dung huyết theo phản ứng sau.

O 2CH3-S-CH2CHNH2COOH+H2 == CH3-S-S-CH3 +2CH3-CO-

COOH+ NH3

S – methylcysteine- sulphoxide Dimethyl disulphide a cid pyruvic Trong họ cải có giống green brassicas có chứa 10 – 20 g S –

methylcysteine- sulphoxide/kg chất khô. Bò ăn 15g/100kg thể trọng/ngày sẽ bị trúng độc do dung huyết. Nếu ăn 10g/100kg thể trọng/ngày sẽ bị thiếu máu nhẹ. Qui định trong khẩu phần của loài nhai lại, nhất là bò, lượng thức ăn thuộc họ hoa chữ thập không được quá 1/3 tính theo vật chất khô để tránh nhiễm độc. Ngoài ra trong các cây thuộc họ cải này còn một chất độc nữa là nitrat gây độc cho súc vật.

Page 66: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Bảng: Sự phân bố các thio - glucozid trong thức ăn thực vật

Tên Glucozid Loại thực vật Đường Aglycan

Gluconapin Cỏ hoa bông chữ thập, cải củ. Glucoza ISO-thiocynat, H2SO4

Brassiconapin Cải bắp Glucoza Sinapin, nitril, H2SO4

Progoitrin Cải ngồng trắng, đen và hạt của nó Glucoza Vinioxolidonthion

(VOT) H2SO4

Vị cay đặc trưng của tinh dầu cải là a cid erukanic. Do có S –

methylcysteine- sulphoxide hay thio - glucozid, người ta đã hạn chế sử dụng khô dầu cải trong chăn nuôi. Để hạn chế tác hại của các cây họ cải kể trên, trong chăn nuôi đã sử dụng các biện pháp sau: - Hiện nay, với những tiến bộ của công nghệ gen, di truyền và lai tạo giống,...Người ta đã tạo ra được giống cải trong dầu của nó có ít a cid erukanicnên đã làm giảm lượng thio – glucozid.

Khi sử lí bằng nhiệt hồng ngoại (mirozinase) khô đầu của chúng thì enzyme glucozinolase bị phá huỷ và cũng chứa rất ít thio – glucozid. Từ đó có thể dùng cho tất cả mọi loại động vật ăn được.

d. Các saponozid Phần không đường của glucozid có chứa saponozid rất dễ gây bọt, khi

gia súc ăn với lượng lớn sẽ gây độc do hiện tượng lên men sinh hơi dạng bọt khí trong dạ cỏ (loài nhai lại), hay manh tràng (ngựa) và các động vật khác.

Saponozid phân bố khá rộng rãi trong thực vật, đối với súc vật nuôi cần chú ý các cây sau: cỏ Konkoly – cỏ lộc vực mọc lẫn trong lúa, khi làm cỏ lúa đã nhổ về cho trâu bó ăn. Nếu hạt cỏ này lẫn nhiều trong các hạt ngũ cốc > 0,5% cũng gây độc. Ngoài ra một số cỏ họ đậu như cỏ alfalfa sp. Những cỏ non mọc về mùa xuân, dây khoai lang, lá dâm bụt... loài nhai lại ăn quá nhiều. Do khả năng dễ tạo bọt, thú ăn cỏ, đặc biệt thú nhai lại trong đường tiêu hoá có nhiều vi sinh vật lên men, sinh hơi. Khi hơi sinh ra bị các chất nhầy trong cây tạo bọt khí. Kết quả thú không ợ được hơi. Bệnh chướng bụng, đầy hơi của gia súc phát sinh.

Chất saponozid trong cỏ alfalfa sp còn là chất kháng dinh dưỡng (antinutritive). Chất chiết ra từ cỏ alfalfa sp đã ức chế sự sinh trưởng đối với gà, lợn, bê. Dịch chiết từ cỏ alfalfa sp cũng chứa ức chế tiêu hoá (antiproteinase).

Page 67: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

3.1.3. Các acid amin không protein – non protein amino acid Các acid amin nay có tên khác a cid amin bất thường. Có trong cây họ

đậu cố định đạm (nitrogen – fixing trees). Trước tiên nitrogen liên kết với các hợp chất hữu cơ tạo các alkaloid hay những a cid amin bất thường. Các chất này tích luỹ lại trong cây, tạo sản phẩm thứ cấp không hại cho cây. Các acid a min này có công thức giống những acid a min không thay thế (acid a min cần thiết) rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Nhưng khi vào cơ thể, chúng không giữ được vai trò sinh học, trở thành yếu tố đối kháng với acid amin cần thiết gần giống nó. Khi động vật ăn phải, nó sẽ được hấp thu vào cơ thể làm thay đổi và gây rối loạn quá trình trao đổi chất, gây độc.

Nhiều cây thuộc họ đậu nhiệt đới chứa a cíd amin bất thường như cây đậu chàm –Indigofera spicata, cây Lathyrus cicera. Bảng: Sự phân bố của acid amin bất thường trong hạt cây họ đậu

Acid amin bất thường Các giống cây họ đậu Hàm lượng (g/kg)

Neurolathyrogens

β-cyanoalanine

β-(N-oxalylamino)alanine

α,γ-diaminobytiric a cid

Vicina sativa 1.5

Lathyrus sativa 25,0

Lathyrus latifotius 16,0

Arginine analogues

Canavanine

Canavalia ensiformis 51,0

Gliricidia sepium 40,0

Robinia pseudoacacia 98,0

Indigofera spicata 9,0

Vicia Villosa 29,0

Indospicine Indigofera spicata 20,0

Homoarginine Lathyrus cicera 12,0

Aromatic

Mimosine Leucaena leucocephala 145,0

Page 68: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

a. Chất mimosin. * Sự phân bố. Mimosin có nhiều trong cây họ đậu nhiệt đới, nhất là cây bình linh -

Leucaena. * Cơ chế. Do có công thức tương tự như thyrosine và DOPA (3,4-

Dihydroxyphe4nylamine) - chất chuyển hoá của thyrosine. Mimosin ức chế trao đổi thyrosine, chất Iodothyrosine (MIT, DIT- chất ban đầu của quá trình tổng hợp thyrosine T3 và T4) không được tạo thành. Khi gia súc ăn nhiều lá cây có chứa mimosin sẽ gây ra bướu cổ.

* Tác dụng gây độc của mimosin trên cừu. Hàm lượng mimosin trong cây biến đổi tuỳ theo giống, mùa vụ trong

năm. Liều gây độc của mimosin đối với các thú rất khác nhau. Theo D.J.Hamphréys 1988; và Szska & Ter Meulen, 1984. liều gây độc của mimosin tính theo g/ngày/kg bằng đường uống: loài nhai lại trâu, bò, dê: 0,18; cừu: 0,14; thỏ: 0,23; gà: 0,16. Nếu ăn quá nhiều lá cây binh linh >30% sẽ gây bướu cổ, giảm hoạt động của tuyến giáp ở loài nhai lại. Với gà, khi cho ăn khẩu phần có 150g lá bình linh/kg thức ăn không ảnh hưởng đến sinh trưởng. Khi bổ xung thêm sắt hay nhôm trong thức ăn có lá binh linh sẽ làm giảm khả năng hấp thu các kim loại trên, do mimosin liên kết với chúng ở đường tiêu hoá. Trong khẩu phần có bổ xung 5% bột lá bình linh, gà chậm lớn; từ 8 – 10% gà sẽ bị rụng lông, to tuyến giáp.

Bảng: ảnh hưởng của chất mimosin trên Cừu lấy lông

Đường đưa thuốc ảnh hưởng của mimosin

Tiêm tĩnh mạch liều 20mg/kg Không gây ảnh hưởng

Tiêm tĩnh mạch 8g/con/2ngày tương đương liều 77 – 96 mg/kg

Rụng lông, giảm độ dai của lông

Tiêm tĩnh mạch 24g/4ngày tương đương liều 147mg/kg.

Giảm độ dai của lông. Trụi lông, kém ăn, chẩy nhiều nước bọt. Thanh quản bị viêm, hoại tử, chết.

Cho uống liều 450 – 600mg/kg Rụng lông

b. Các chất giống arginine: canavanin, indospicrine, homoarginine

Page 69: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Arginine có vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá 0rnithine – arginine để tổng hợp lên ure. Khi chu trình này bị canavanin và các chất tương tự thay thế vào vị trí arginine, súc vật sẽ bị rối loạn chuyển hoá. Vì thế chúng được coi là độc tố kháng dinh dưỡng của acid amin arginine.

Acid amin cần thiết có công thức gần giống với arginine là lysine. Arginine và lysine là yếu tố đối kháng với canavanine. Cả ba acid amin này được phân bố khá rộng với hàm lượng cao trong cây họ đậu. Canavanine lại dễ dàng hấp thu ở đường tiêu hoá gia súc, gia cầm, nhanh xuất hiện trong máu ảnh hưởng đến sinh trưởng, khả năng tiêu hoá đạm của động vật.

c. Chất neurolathyrogens

Thuộc nhóm này gồm: β-cyanolanine; β-(N-oxalylamino)alanine và α,γ-diaminobytiric a cid. Đây là những sản phẩm chuyển hoá có liên quan đến quá trinh trao đổi chất của một số loại cỏ nhiệt đới. Những giống cỏ lathyrus khác nhau, có làm lượng BOAA cũng khác nhau. Gia súc ăn thường xuyên cỏ này sẽ bị ngộ độc do chất lathyrogenic acid. Lathyrogenic acid có tác dụng kháng dinh dưỡng đối với các acid amin gần giống nó. Gia cầm con rất mẫn cảm. Còn trên động vật và người, nó là chất gây độc thần kinh (neurotoxic).

Bảng : Độ độc của lathyrogenic amino acid trên hệ thần kinh gia cầm

Lathyrogenic Loại gà Đường dùng và liều lượng Triệu chứng

β-cyanolanine Gà con, dò TA (0,75g/kg) hay tiêm dưới da

Co giật tetanos, chết LD50 = 70mg/kgP

BOAA

Gà con, dò

Gà trưởng

thành

Phúc mạc 20mg/con

30mg/con

100mg/con

đầu và cổ co giật

Chết

Ngộ độc

α,γ-diaminobytiric

acid

Gà con, dò

Phúc mạc 3,2 – 6,5 mgl/kgP

12,9mgl/kgP

Chưa có triệu chứng ngộ độc

Tăng hàm lượng glutamine trên não

d. Chất Fluoroacetic acid.

Page 70: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Cũng là chất thứ cấp có nhiều trong cây: Acasia, Oxylobium và Gastrolobium thuộc họ đậu. Nó có 2 dẫn xuất độc Fluoroacetate và Fluoroacetamide, tồn tại dạng bột, tan trong nước, không vị có độc tính cao với loại gậm nhấm, người và động vật.

Cơ chế gây độc: Chất Fluoroacetat ức chế men aconitase, không đáp ứng được đủ các bước tiếp theo trong chu trình citrar, tricarboxylic acid. Gây hậu quả citrate bị tích luỹ, không phân giải, dẫn đến trúng độc toan. (Peters 1054). 3.1.4. Những hợp chất chứa phenolic

a. Tanin. Trong cây tồn tại dưới 2 dạng; tanin thuỷ phân (hydrolysable – HTs) và

tanin không thuỷ phân (condensed – CTs). tanin là những chất có chứa phenolic hoà tan, phân tử lượng >500. Có khả năng kết tủa gelatin, protein, kim loại năng.

Tanin phân bố rộng rãi trong cây, nhất là các chồi non. Nó gây ảnh hưởng lớn cho động vật chăn thả, nhất là các cây có hàm lượng tanin cao 15 – 30% chất khô. Tanin - chất kháng dinh dưỡng, do làm giảm tính thèm ăn, thay đổi khu hệ vi sinh vật trong đường tiêu hoá, nhất là loài nhai lại (toxicity). Tanin có ảnh hưởng lớn tới tính ngon miệng, khả năng tiêu hoá hấp thu.

b. Những hợp chất phenolic Bản chất hoá học của phenolic là một vòng nhân thơm phenol có chứa

nhóm hydroxyl, phân bố khà rộng trong thực vật. Khi thuỷ phân tanin sẽ được acid phenolic. Phenolic chiếm 20% trọng lượng lá khô trong các loại cây thân bụi nhiệt đới (Lowry, Thahar, 1983), dao động từ 13 – 50%. Trong chừng mực phenolic có tính độc vì nó kích thích hoặc bào mòn tổ chức. Trong cây, nó liên kết với tanin thành dạng không hoà tan (Conjugeted Tannin: CT).

Mặt khác, phenolic còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật thông qua tác động bịt kín các trung tâm hoạt động của enzyme. Nếu vừa có tanin, vừa có acid phenolic, tác dụng gây hại càng nhiều vì tanin làm co các tế bào niêm mạc, biến tính chất niêm dịch, giảm đáng kể sự hấp thu, còn phenolic thì ức chế men tiêu hoá, kết quả cuối cùng là giảm đáng kể sự tiêu hoá thức ăn.

Sự liên kết, giải độc phenolic với glyxin, acid glucoronic hoặc sulfat... những giới hạn khi sử dụng thức ăn có lượng phenolic cao cũng là những vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu để sử dụng tốt nguồc thức ăn này. 3.1.5. Những chất kháng enzyme tiêu hoá protein (Proteinase Inhibitors)

Thức ăn có chất kháng enzym tiêu hoá protin khá phong phú. Trong sữa đầu có antitrypsine chống lại sự hoạt động của men trypsin và

chymotrypsin. Do vậy lượng kháng thể trong sữa mẹ mới chuyển sang cho con.

Page 71: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Trong các hạt của cây họ đậu đều có chứa antitrypsine, nhiều nhất là đậu nành, cô ve, sau đến các hạt đậu khác: Hà Lan, ngựa, hạt lanh, đậu phộng... cũng có nhưng ít hơn.

Thí nghiệm của Chan và Lume 1982 trên chuột ăn đậu sống winged liều 280 g/kg khẩu phần. Chuột giảm trọng lượng và chết sau 12 ngày. Mổ khám thấy tuyến tuỵ phát triển to hơn bình thường. Cũng loại đậu này, hấp chín ăn liều 300 g/kg chuột vẫn phát triển bình thường.

J.P.F D`Mello thí nghiệm trên gà đưa ra kết quả tương tự như trên chuột, tuyến tuỵ của gà thịt ăn đậu sống cũng to hơn.

Các thí nghiệm trên thú, cho vật nuôi ăn đậu nành sống sự tăng trọng chỉ bằng 1/3 so với ăn đậu nành chín.

Thành phần chất kháng enzyme tiêu hoá protein trong đậu nành + Glycinin – là dạng protein, chất này ức chế sự tiết men, làm giảm hoạt

động cuả men trypsin, chymotrypsin và amylase. Để bù lại sự thiếu hụt men, buộc tuyến tuỵ phải làm bù. Kết quả, tuyến tuỵ bị phình to (hypertrophia). Chất này có tác dụng trên mọi thú nuôi, nhất là gà con, chuột, heo khi cho ăn đậu nành sống.

+ Lectin hay protein lectin, có đặc tính gây dung huyết, ngưng kết hồng cầu – hemagglutinin. Chất này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của động vật non, nhất là chuột, lợn và gà con...

+ Soyin ức chế sự hoạt động của trypsin và lipase, làm giảm sự tiêu hoá đạm và mỡ.

Cả ba chất trên đều là chất kháng dinh dưỡng (antinutritiv), chúng rất nhậy cảm với nhiệt độ, giống như men urease cũng có nhiều trong hạt đậu nành sống. Chúng bị diệt ở 105 – 110 0C /10 – 30 phút.

Hiện nay đã có các máy sấy và sử lý nhiệt độ để diệt các chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn rất hiện đại: máy sấy cỏ alfalfa, máy sử lý hạt đậu nành, đốt hơi hay bằng tia hồng ngoại, sóng cực ngắn, máy ép đùn (extruder). Các loại hạt họ đậu khi được sử lý bằng nhiệt hợp lý sẽ tăng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, động vật tăng trọng nhanh. 3.1.6. Các chất nhạy cảm quang học

a. Nguyên nhân Các chất nhạy cảm quang học có nhiều trong một số cây dùng làm thức

ăn chăn nuôi: Các cây thuốc họ kiều mạch cỏ Fagopyrum vulgare, Fagopyrum

esculentum - gây độc cho loài nhai lại trong đó mẫn cảm nhất là bò sữa. Với lợn, nếu ăn thường xuyên cỏ alfalfa chỉ có lợn ngoại do thiếu sắc tố

da nên đã bị viêm. Còn với lợn nội da mầu chúng không có biểu hiện viêm da.

Page 72: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Chất này cũng có nhiều trong hạt của thực vật ammi visnaga và ammi majus - gây độc cho gia cầm: vịt. gà, ngan, ngống. Trong đó gà tây mẫn cảm nhất do trên cơ thể có nhiều da không có lông che phủ.

Khi thú nuôi ăn cỏ này nhiều đã xuất hiện loại bệnh có triệu chứng rất điển hình, người ta đã dùng tên này để đặt tên cho bệnh - fagopirizmus.

b. Cơ chế Sau khi được hấp thu vào máu, chúng được chuyển đến dưới da nơi

không có sắc tố bảo vệ. Dưới tác dụng của tia tử ngoại, trong ánh sáng mặt trời với bưiớc sóng 540 - 610 nm làm cho da đỏ ửng lên, gây đau, ngứa, sau đó viêm dộp da.

Muốn trị bệnh này, phải tránh không cho vật nuôi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhột vật nuôi trong bóng tối hay nếu cần chăn thả nơi nào trên da không có sắc tố bảo vệ cần được che phủ kín bằng mầu tối.

Cần tránh không cho gia súc ăn nhiều cỏ Fagopyrum vulgare, Fagopyrum esculentum, gia cầm ăn nhiều hạt hạt của thực vật ammi visnaga và ammi majus, lợn ăn thường xuyên cỏ alfalfa. 3.1.7. Các protein của thực vật- Toxanbunin

Gồm các protein thực vật có độc tính cao như: rixin có trong hạt Thầu dầu, croton trong hạt ba đậu, abrin trong hạt cây cam thảo dây. Các protein này có thể gây độc do làm dung huyết hay huỷ hoại tế bào ở nồng độ thấp. 3.1.8. Các axit hữu cơ

Trong cây nó tồn tại dưới thể tự do hay kết hợp với chất khác. Cả 2 trạng thái đều gây độc cho động vật nuôi khi ăn phải với số lượng lớn. Trong đó đáng chú ý nhất là: axit oxalic có trong khế chua, chua me, chút chít...với liều lớn gây phù nề, xuất huyết đường tiêu hoá. Axít cyanhydric trong củ sắn, măng tre, lá và hạt mơ, mận, đào. 3.1.9. Chất nhựa

Nhiều loại nhựa cây khi ăn phải có thể gây tổn thương đường tiêu hoá hoặc chạm phải sẽ kích ứng da hay niêm mạc. Các cây mang lông ngứa chứa a xít formic ở lá han. Các cây thuộc loại sơn manh nhựa độc bay hơi, dễ gây dị ứng do tiếp xúc. 3.2. Nguồn gốc vô cơ. Các chất độc có hại trong thức ăn nguồn gốc vô cơ được loại bỏ từ khi lựa chọn nguyên vật liệu

Nguyên liệu dùng trong chế biến phân bón cho thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Page 73: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Các hộp kim loại dùng trong bảo quản và chứa đựng thức ăn đồ hộp: dùng hộp chì, thiếc đựng thức ăn, nếu trong đó là các sản phẩm của động vật có lẫn khí H2S sẽ hình thành chì sulphur mầu đen gây độc.

Kim loại lẫn vào thức ăn trong quá trình chế biến: nấu, nướng, chứa đựng, bảo quản...

Do ô nhiễm môi trường, các nhà náy hóa chất thải kim loại độc hại vào môi trường. Thông qua trao đổi chất, cây trồng, động vật nuôi hấp thụ làm cho mức kim loại độc hại có trong sản phẩm cao, gây ngộ độc cho người, động vật tiếp theo.

Hiện nay trong nông nghiệp các chất hoá học được sử dụng ngày càng nhiều, với các mục đích khác nhau, bao gồm:

- Các loại phân bón có nguồn gốc hoá học hay vi sinh nhằm tăng dinh dưỡng cho cây.

- Các chất điều hoà sinh trưởng (phytohormon): ví dụ như anxin, cytokinin, gibberelin. Các chất này có vai trò quan trọng trong các quá trình vận chuyển chất, phát triển, già, chín của cây trồng.

- Các hóa chất bảo vệ thực vật (pesticides): sử dụng với mục đích phòng trừ các các loại động vật, thực vật, vi sinh vật gây thiệt hại cho cây trồng.

Mặc dù các nhà khoa học, nhà sản xuất đã có nhiều cố gắng nghiên cứu tạo ra các hợp chất trừ sâu diệt cỏ có các ưu điểm nêu trên, nhưng hiện nay các chất này vẫn có độc tính cao. Thời gian bán huỷ của nhiều chất rất lâu, trên 50 năm (Ví dụ: DDT). Tạo ra các chất độc hơn như dioxin khi sử dụng 2,4D và 2,4,5T. Gây ngộ độc cấp khi cơ thể nhiễm phải lượng lớn. Gây ngộ độc trường diễn khi cơ thể hấp thụ phải những lượng hết sức nhỏ trong thời gian dài vì chúng tích luỹ trong cơ thể. Khi sử dụng không đúng quy trình hướng dẫn thường gây ngộ độc (cấp và trường diễn). Hơn nữa, trong quá trình sử dụng con nguòi đã lạm dụng mặt tích cực, không chú ý đúng mức đến mặt tiêu cực dẫn đến phá vỡ hệ sinh thái, gây hậu quả xấu cho môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. * Phân loại các hóa chất Bảo Vệ Thực Vật.

Có nhiều cách phân loại các chất BVTV. - Phân loại theo nguồn gốc: các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc do tổng

hợp - Phân loại theo cấu tạo hóa học - Phân loại theo mục đích sử dụng: trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm. - Phân loại theo đường xâm nhập: qua da, qua đường hô hấp, qua đường

tiêu hóa.

Page 74: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

- Nếu kết hợp phân loại theo mục đích sử dụng và cấu tạo hóa học, HCBVTV có thể được chia làm 3 loại chính: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh (do nấm, virus,vi khuẩn), thuốc trừ cỏ.

Sau đây là một số thuốc BVTV dùng phổ biến ở nước ta trong thời gian gần đây. Đa số các hợp chất này đã được quy định giới hạn tối đa cho phép trong môi trường của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Một số thuốc bảo vệ thực vật thường dùng ở Việt Nam

Tên chất Công dụng

(1) (2)

1. Nhóm phosphor hữu cơ 1.1. Methylparathion Hạn chế dùng ở Việt Nam

Diệt nhiều loại sâu trên cây trồng Độc cho người và gia súc; LD50=10 - 50mg/kg

1.2. Diazinon (Basudin) Diệt sâu và tuyến trùng, trừ rầy cho hoa quả, thuốc lá, hoa màu; LD50 = 300 – 400mg/l

1.3. Sumithion (Fenitrothion)

Trừ sâu tiếp xúc, trừ nhện, diệt côn trùng hại lúa, rau quả. Diệt muỗi gián ruồi. LD50 = 800mg/kg

1.4. Kitazin (Iprobenphos) Trừ nấm đạo ôn (dạng nhũ dầu). LD50 = 490mg/kg

1.5. Hinosan (Edifenphos) Trừ nấm cho cây trồng, LD50 = 100 – 260mg/kg

1.6. Monocro - tophos Hạn chế dùng ở Việt Nam

Diệt sâu mạnh (dùng ở dạng dung dịch). Độc với oxy, chim, cá. LD50 = 8 – 23mg/kg

1.7.Monitor(Methanidophos) Hạn chế dùng ở Việt Nam

Trừ sâu, trừ nhện (dung dịch 40% và 60%). Độc lực cao LD50 = 30mg/kg

Page 75: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

1.8. Acephate Trừ sâu tiếp xúc (dạng bột hòa nước). LD50 = 940mg/kg

1.9. Dipterex (clorofos) Trừ sâu cho hoa màu, cây cảnh, hạt giống, diệt côn trùng. LD50 = 150 - 400mg/kg

1.10. Malathion (Carbofos) Trừ sâu (dạng nhũ dầu, bột rắc). LD50 = 2800mg/kg

1.11. Dimethoat (Bi – 58) Diệt sâu, nhện, diệt ruồi ve, côn trùng. LD50 = 235mg/kg

1.12. Glyphosate Diệt cỏ không chọn lọc (dùng sau nảy mầm). Diệt cỏ khó trị như cỏ cú, cỏ tranh, cỏ chỉ; LD50 = 1300mg/kg

2. Nhóm clor hữu cơ 2.1. Dalapon

Diệt cỏ chọn lọc trừ cỏ tranh, cỏ gà (thường dùng 2 – 5 kg/ha). Hạn chế dùng ở Việt Nam; LD50 = 9330mg/kg

2.2. Anvil (Hexaconazol) Diệt nấm: trừ bệnh sương mai, mốc phấn, ghẻ lở của dây leo, quả mọng, rau. LD50 = 2190mg/kg

2.3. Fenclorim Trừ cỏ (Herbicode safener). Dùng phối hợp với nhiều loại khác như Pretilaclor;

LD50 > 5000mg/kg

2.4. Methoxyclor Trừ sâu tiếp xúc; LD50 = 6000mg/kg

3. Nhóm Carbamat 3.1. Fenobncarb (Bassa)

Trừ rẫy lúa, sâu rệp hai bông (nhũ dầu, bột rắc). LD50 = 410mg/kg

3.2. Cartap (Padan, Patap) Trừ sâu (bột hòa nước, bột rắc);

Page 76: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

LD50 = 345mg/kg

3.3. Thiobencarb (saturn) Diệt cỏ thời kỳ trên nảy mầm: cỏ dại, cỏ lá rộng. LD50 = 1300mg/kg

3.4. Carbaryl (sevin) Diệt sâu phổ rộng trên nhiều loại cây: cam, chanh, lúa ngô, rau, cà chua. LD50 = 560mg/kg

4. Nhóm Pyrethroid 4.1. Cypermethrin (Sherpa)

Diệt cỏ, diệt côn trùng trừ sâu (nhũ dầu25%); LD50 = 251mg/kg

4.2. Fenvalerate Trừ sâu phổ rộng cho nhiều loại cây trồng. LD50 = 451mg/kg

5. Dẫn xuất acid phenoxy acetic 5.1. Fusilade (Fluazofopbutyl)

Thường dùng dạng ester butyl để diệt cỏ cho đỗ tương, bông, lạc (0,25 – 0,5 kg/ha)

5.2. MCPA (2 metyl 4 cloro phenoxy acetic acid)

Diệt cỏ chọn lọc (cỏ 2 lá mầm, cỏ rộng, cỏ lác, 0,5 – 1kg/ha). LD50 = 700mg/kg

5.3. MCPB Diệt cỏ, thường dùng phối hợp với thiobencarb. LD50 = 4700mg/kg

6. Hợp chất cơ kim loại 6.1. Maneb

Trừ nấm cho cà chua, khoai tây, bắp cải, đậu, nho (dạng bột rắc, bột thấm nước). LD50 = 7900mg/kg

6.2. Zineb Diệt nấm cho nhiều loại rau, quả (dạng bột rắc, bột thấm nước). LD50 = 5200mg/kg

6.3. Ziram Trừ nấm gây bệnh thủng lá, thối hoa (dạng bột rắc, bột thấm nước); LD50 = 1400mg/kg

Page 77: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

7. Nhóm Acetamid 7.1. Diphenamid

Trừ cỏ chọn lọc: cỏ hàng niên, cỏ lá rộng cho thuốc lá, cafê, khoai tây; LD50 = 1050mg/kg

7.2. Pretilaclor (Sofit, Rifit) Trừ cỏ chọn lọc trước khi cỏ mọc hoặc sau khi cỏ mọc cho lúc cấy hay gieo thẳng (0,3 – 0,5 kg/ha). LD50 = 6100mg/kg

7.3. Metolaclor Trừ cỏ chọn lọc: trộn vào đất trước thời kỳ nảy mầm dùng cho ruộng ngô, khoai tây, bông. LD50 = 2780mg/kg

8. Dẫn xuất Triazin 8.1. Simazin

Diệt cỏ chọn lọc: xử lý trước khi cỏ mọc dạng bột hòa nước (diệt cỏ hai lá mầm, hòa thảo một năm); LD50 > 5000mg/kg

8.2. Altrazin Trừ cỏ chọn lọc LD50 = 1870 - 3080mg/kg

9. Dẫn xuất khác 9.1 Fufi – one

Trừ sâu, trừ nấm nội hấp: bệnh cháy lá lúa, rầy hại lúa. Dạng nhũ dầu 40%; LD50 = 1190mg/kg

9.2. Fenoaprop - Ethyl Diệt cỏ; LD50 = 2350mg/kg

Ghi chú: - Me: gốc – CH3; - Et: gốc – C2H5; - Ph: gốc – C6H5 LD: nếu không ghi chú thì đó là liều cho chuột cống qua đường uống

Sự tồn lưu của hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trường HCBVTV được phun dưới dạng mù hay bụi cho cây cối với mục đích

diệt trừ sâu bệnh và do vậy sẽ trực tiếp ngấm vào đất. Thuốc BVTV còn ngấm vào nước, khí quyển, tham gia vào các phản ứng hoá học, quang hoá. Sự tồn lưu của thuốc BVTV trong môi trường phụ thuộc vào: Khả năng bay hơi; Độ hòa tan trong nước và trong dung môi; Mức độ phản ứng (hoá học, sinh học) trong môi trường.

Page 78: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Sau khi tham gia các phản ứng, thuốc bảo vệ thực vật phân huỷ thành các hợp chất đơn giản. Sự tồn lưu của thuốc BVTV trong môi trường được đo bằng thời gian cần thiết để 95% thuốc bị phân huỷ hoặc mất hoạt tính. Dựa vào thời gian đó thuốc BVTV được chia làm 3 loại:

- Loại không bền: thời gian phân huỷ 1 – 2 tuần. - Loại trung bình: thời gian phân huỷ 1 – 18 tháng. - Loại bền vững: thời gian phân huỷ từ 2 năm trở lên. Sự phân bố của thuốc BVTV trong môi trường rất đa dạng và phong phú

tuỳ thuộc vào tính chất của hợp chất đó và điều kiện bên ngoài.

Page 79: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Trong môi trường dưới tác động của nước, ánh sáng và của vi khuẩn các

thuốc BVTV có thể tham gia vào nhiều phản ứng khác nhau: - Phản ứng oxy hoá: chuyển nhóm thế Cl bằng nhóm OH tạo ra đẫn xuất

phenol trong các hợp chất thơm. - Phản ứng khử: khử nhóm –NO2 thành –NH2 như các hợp chất parathion,

metyl parathion. - Phản ứng thuỷ phân dưới tác dụng của enzym: ví dụ malathion có 2 liên

kết carboxyesterase dễ bị phân huỷ nhờ enzym carboxyesterase. Enzym này chỉ có ở động vật có vú, không có ở sâu bọ côn trùng. Vì vậy malathion là thuốc trừ sâu chọn lọc, không độc đối với động vật có vú và người.

Khí quyển Nước

Động vật Đất

Cây, ngũ Cốc

Phun thuốc

Page 80: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

H3CO S CH2COOC2H5 P + H2O enzym

H3CO S CH - CH2COOC2H5

H3CO S CH2COOH P + 2 C2H5OH

H3CO S CH - CH2COOH Thuốc BVTV sau khi tham gia các phản ứng trong môi trường sẽ phân

huỷ dần. Phần còn tồn lưu lại gọi là dư lượng tồn tại trong đất, trong nước, không khí và cả trên cây trồng. Dư lượng này làm giảm chất lượng môi trường, có thể gây nguy cơ nhiêm độc cho người và động vật. Vì vậy tiêu chuẩn chất lượng môi trường của nhiều quốc gia có quy định giới hạn tối đa cho phép từng loại hợp chất cụ thể trong môi trường: đất, nước, thực phẩm. 4. Loại bỏ nấm mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng trong thức ăn. 4.1. Nấm mốc. Nguyên vật liệu nhiễm nấm mốc được loại bỏ ngay từ khi lựa chọn và trước khi nhập kho: - Các loại nấm mốc thường gặp ở ngô, khô dầu đậu tương 4.1.1. Kỹ thuật bảo quản, chế biến Sau khi thu hoạch, hạt phải được phơi khô, quạt sạch, bao gói kín. Kho tàng cần thông thoáng, diệt chuột, bọ, mối, mọt... Gồm có những biện pháp cụ thể sau:

* Biện pháp vật lý + Nhiệt độ:

Có thể phơi khô (dùng năng lượng mặt trời), sấy khô bằng các nhiên liệu khác nhằm đảm bảo độ ẩm của lương thực nói chung dưới 12%, lạc dưới 9%. Đây là môi trường không thích hợp cho nấm mốc phát triển và sản sinh độc tố. + Chiếu xạ:

Nông sản được bảo quản bằng cách chiếu các tia gamma ( γ ), tia cực tím (UV). Chúng tiêu diệt nấm mốc ở liều từ 4 - 5 KGY.

Page 81: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Theo quy định của FAO, IAEA và WHO (1970), liều dùng cho khoai tây là 0,1 KGY, các loại hạt nhũ cốc khác - 0,75 KGY (1KGY = 100 Krad = 1Kj/kg). Cần lưu ý liều này có thể kích thích sự phát triển và sản sinh Aflatoxin ở Aspergillus Flavus. + Sử dụng các loại khí: - Khí CO2 được dùng để bảo quản lương thực, thức ăn gia súc đựng trong các túi polyetylen kín. Nồng độ CO2 cần đạt 20% ở nhiệt độ 170C và 40% ở nhiệt độ 250C. - Trong môi trường có khí ozon 10mg/m3 không khí trong nhiều ngày, ngăn cản được nấm mốc phát triển trên lương thực. - Khí methylbromid 120 mg/l/4 giờ hoặc 40mg/l/24 giờ tiêu diệt được nhiều loài nấm mốc. - Gastoxin và foxmon ít có tác dụng ức chế nấm mốc phát triển, nhưng gastoxin có tác dụng tốt trong bảo quản để diệt mọt.

* Biện pháp hoá học + Các acid hữu cơ: Do tính chất dễ tan, độ độc thấp, một số acid hữu cơ mạch ngắn được sử dụng để ngăn cản sự phát triển của nấm mốc. Hiệu quả tác dụng của các acid được xác định bằng độ pH, độ hoà tan và loại lương thực mà chúng tác dụng đến. - Acid Sorbic: Acid Sorbic ít hoà tan trong nước, thường dùng muối potasium của nó. Tác dụng chống nấm của acid sorbic tốt nhất ở pH = 5. ở liều lượng 0,025% (250ppb) Sorbat ức chế phát triển của 10% nấm Aspercpillus và sự sản sinh 28% Aflatoxin. 1% acid Sorbic hoặc muối Sorbat đều ức chế hoàn toàn sản sinh độc tố. Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1994 đã thử nghiệm acid Sorbic đối với phần lớn các loài thức ăn có mặt trong thức ăn chăn nuôi như: Aspergillus flavus, A. niger, A. candidus... cho thấy acid Sorbic ở hàm lượng 50mg/100ml môi trường đã ức chế hoàn toàn các loài nấm thử nghiệm. Acid Sorbic ở nồng độ 50/00 thí nghiệm ở độ ẩm cao 21,6% có thể kéo dài thời gian bảo quản ngô tới 60 ngày. Các nồng độ 10/00 acid Sorbic tỏ ra không có hiệu lực ngăn chặn phát triển của nấm mốc. - Acid Propionic: Là loại acid tan trong nước, cồn và chloroform. Bản thân nó và các muối đều có tác dụng chống nấm. Trong công nghiệp thực phẩm thường dùng các muối natri hoặc canxi propionat.

Page 82: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

ở nồng độ 0,5 đến 1,0% acid propionic hoặc Natri propionat giữ cho ngô không bị nhiễm nấm mốc trong 17 tuần. Acid propionic có tác dụng chống nấm Aspergillus Flavus tốt hơn canxi propionic. Masimango và cộng sự, 1979 nghiên cứu tác dụng hạn chế sinh độc tố từ Aspergillus Flavus của acid propionic và canxi propionat. Kết quả cho thấy 0,5 - 1,0 % acid propionic hạn chế nấm A. flavus từ 49,2% - 53,2%. Canxi propionat cho hiệu quả kém hơn. Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1994 thông báo khả năng sử dụng acid béo bay hơi như acid propionic, acid Sorbic bảo quản ngô và khô lạc giai đoạn còn tươi sau khi thu hoạch, có chứa hàm lượng nước khá cao (21,6%) có thể kéo dài được 2 tháng. Điều này có ý nghĩa trong thực tế là tạm thời bảo quản chờ những ngày nắng để phơi khô. - Acid benzoic: Trong thực tế thường dùng acid benzoic hoặc natri benzoat để phòng chống nấm mốc. Tác dụng tốt trong môi trường acid và kém trong môi trường trung tính. Acid benzoic và natri benzoat đều ức chế rất mạnh Aspergillus flavus sinh độc tố. Acid benzoic và natri benzoat nồng độ 1% ức chế sản sinh độc tố từ 23,2 - 23,6%. Ethyl benzoat 0,02% (5mg/25ml) hoàn toàn ức chế sinh độc tố và ức chế phát triển 78% Aspergillus flavus. Methyl benzoat cùng liều lượng trên cũng ức chế 61% Aspergillus flavus phát triển và ức chế hoàn toàn việc sinh độc tố. ở liều từ 1 - 3% các acid hoặc muối Na và Ca của các acid Sorbic, propionic, acetic, benzoic có thể ức chế sự phát triển của nấm mốc trong một thời gian khá dài. Ngoài ra, một số hợp chất hữu cơ khác như các Thiosulfid - Na2SO3, KHSO3, NaHSO3, Na2S2O5, hiabendazol, Diphenyl đều có tác dụng ức chế nấm. + Một số chế phẩm có tác dụng chống nấm Natamycin (pimaricin) là loại khấng sinh có tác dụng diệt nấm rất tốt, được cho phép dùng để bảo quản lương thực, thực phẩm ở các nước châu Âu. 100 ppm (0,01%) Natamycin ức chế sự phát triển của nấm Aspergillus flavus trên phomat. Nghiên cứu của Shahani and Goldberg, 1972; Cattaneo và cộng sự, 1978 cho thấy 1,0 ppm (0,0001%) Natamycin ức chế yếu A. flavus nhưng hạn chế được 25% việc sinh độc tố. Youself và cộng sự, 1980 cũng thông báo kết quả nghiên cứu hạn chế phát triển nấm Aspergillus parasiticus của kháng sinh Nisin ở liều lượng 5 và 125 ppm.

Page 83: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Dichlorvos, một hợp chất cơ phospho chống côn trùng phá hại mùa màng có thể được sử dụng chống nấm. Việc sinh độc tố Aflatocin từ nấm A. flavus và A. parasiticus mọc trên gạo, ngô, lạc ướt có thể bị ức chế hoàn toàn bởi liều lượng 20 ppm (0,002%) Dichloropos. Methyl bromid ở nồng độ 120mg/l (0,012%) trong 4 giờ có thể tiêu diệt toàn bộ bào tử nấm Aspergillus flavus, A. Ochraceus.

Với liều lượng = 200ppm (0,02%) hydroxyanisol butylat một loại phenolic antioxidant có tác dụng ức chế A. flavus. Các methylxanthines và chlorin cũng có tác dụng chống nấm A. flavus, A. parasiticus và ức chế việc chúng sản sinh độc tố. Quixalud có thể ức chế sự phát triển của nấm mốc ở hàm lượng rất thấp (0,05 và 0,1%).. Ngoài ra Quixalud còn ức chế vi khuẩn và thúc đẩy tăng trưởng ở gà, lợn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Chế phẩm Mold - Zap để bổ xung vào ngô ẩm có tác dụng chống mốc tốt. Chế phẩm này chứa 60% acid propionic, 15% amonium hydroxid (NH4OH) và các acid acetic, sorbic và benzoic. . Một số dược liệu có tác dụng chống nấm Aspergillus flavus Theo Bachmann, 1961, hạt tiêu Jamaica và đinh hương có tác dụng chống nấm mặc dù tác dụng này không tốt bằng quế và hạt nhục đậu khấu. Morozumi, 1978 chiết được chất O - methoxycinnamaldehyd từ bột quế. Chất này ở hàm lượng 100mg/ml (0,01%) ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm A. flavus và A. parasiticus. Hitokoto và cộng sự, 1978 đã nghiên cứu 13 loại dược liệu về tác dụng ức chế phát triển và sản sinh độc tố của nấm Aspergillus. Kết quả cho thấy bột vỏ quế là có tác dụng tốt nhất. Hạt anit, đinh hương và hạt tiêu Jamaica có tác dụng ức chế phát triển và sinh độc tố của nấm, trong khi một số dược liệu khác chỉ ức chế sinh độc tố. Dịch chiết của cây đinh hương, tinh dầu thym ức chế hoàn toàn nấm A. flavus (ở nồng độ = 0,4mg/ml ~ 0,04%). 0,2% ethanol extract của hạt anit ức chế phát triển tất cả các loại nấm. Một số loại tinh dầu thực vật cũng có tác dụng ức chế phát triển và sinh độc tố của Aspergillus flavus. Trong đó có tinh dầu cam, chanh, bưởi (Suba C., 1967). Tinh dầu bạc hà với nồng độ 1,1% ức chế nấm A. flavus (Sarbhoy và cộng sự, 1978). Các loại tinh dầu hồi, tinh dầu tỏi đều có tác dụng chống nấm. Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1994 thử nghiệm tác dụng của cây hoa cúc vàng (Chrysanthenum indicum L.) và lá xoan (Melia azedarach L.) đối với khả năng ngăn cản sự phát sinh, phát triển của nấm mốc trên ngô và khô lạc trong thời gian bảo quản ở kho dự trữ. Kết quả cho thấy sử dụng lá xoan hay cây hoa

Page 84: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

cúc vàng để xong khói cho ngô có độ ẩm là 16,25% và 17% cũng như khô lạc có độ ẩm là 13,5% và 10% có thể kéo dài thời gian bảo quản được 30 ngày so với đối chứng. 4.1.2. Các biện pháp khử độc tố nấm mốc

a. Khử độc tố trong lương thực, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi * Biện pháp vật lý

Gồm các biện pháp về nhiệt độ, chiếu xạ và hấp phụ độc tố. - Nhiệt độ Aflatoxin rất bền vững ở nhiệt độ cao. quan sát thấy Aflatoxin trong dầu ngô và dầu lạc không giảm độc lực thậm chí ở nhiệt độ 2500C. Độ ẩm là yếu tố giúp cho nhiệt độ làm giảm hoạt Aflatoxin. Thức ăn chứa 30% độ ẩm đun nóng ở nhiệt độ 1000C trong 2,5 giờ làm giảm độc lực của 85% độc tố. Nếu độ ẩm là 6,6% trong cùng điều kiện chỉ là giảm độc lực 50%. Điều này có thể được giải thích là muốn mở nhân lacton của phân tử phải có sự thuỷ phân và có thể có sự mất nhóm carbocyl. Trên thực tế, cần cho khô lạc ngấm ẩm trước khi đem sấy để phân huỷ Aflatoxin. Nhưng nhiệt độ làm giảm phẩm chất của các protein, cụ thể là lượng Lyzin. Nếu nhiệt độ không đủ, còn có nuy cơ làm tăng sức gây độc của A. flavus. Về điều kiện nhiệt độ thấp (trong tủ lạnh) có ý kiến cho rằng độc tố vẫn hình thành, ý kiến khác lại khẳng định chúng bị ức chế. - Chiếu xạ Tia ở liều cao 10KGY mới làm vô hoạt được Aflatoxin nhưng liều này dễ làm hỏng nguyên liệu. Các Aflatoxin được cho là mẫn cảm với tia tử ngoại (UV), tuy nhiên một số trong chúng vẫn bền vững. Tuy nhiên khô lạc được chiếu tia tử ngoại trong 8 giờ không giảm độc tính, vì các Aflatoxin được tạo thành từ trước không bị biến đổi. - Hấp phụ Có thể hấp phụ Aflatoxin B1 trong các chất lỏng, Aflatoxin M1 trong sữa bằng Bentonit.

* Biện pháp hoá học - Loại bỏ Aflatoxin bằng dung môi Người ta chọn các dung môi để chiết xuất, loại bỏ độc tố dựa trên tính chất các dung môi hoà tan Aflatoxin. Các dung môi được dùng nhiều nhất là aceton, benzen, cloroform. Methoxymethan được dùng làm dung môi tách

Page 85: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Aflatoxin trong chế biến thức ăn gia sức ở Nhật, Mỹ. Chất này bay hơi ở nhiệt độ thấp, không để dấu vết trong thức ăn. Phương pháp này rất tốn kém và không thuận tiện trong điều kiện Việt Nam. - Các chất làm giảm hoặc vô hoạt Aflatoxin Các chất này làm biến đổi cấu trúc hoá học của Aflatoxin, dựa vào qúa trình oxyhoá, hydroxyl hoá phân tử Aflatoxin, phá vỡ nối đôi ở nhân furan ở đầu cùng các Aflatoxin B1 và G1. Trong số đó các chất 3-aminopropanol, natri glycin, 1-amino - 2 propanol, trinatriphosphat, acid phosphoric, vôi và amon carbonat có hiệu lực trung bình. Các chất methylamin, ethanolamin, trimethylamin, xút, cholin cho hiệu quả cao. Trimethylamin và xút đã được nghiên cứu và cho kết quả tốt. Một loại khô chứa 2,85 m/kg Aflatoxin B1 với hàm lượng nước 15%, khi xử lý nhiệt với 1,25% methylamin hàm lượng Aflatoxin B1 giảm xuống còn 0,063mg/kg. Nếu đun nóng khô lạc có 0,068 mg/kg Aflatoxin B1 ở hàm lượng nước 22% với sự có mặt của 2% xút, lượng Aflatoxin B1 sẽ rút xuống còn 0,011mg/kg. Aflatoxin thường bị giảm độc lực bởi các acid mạnh và kiềm mạnh. Na2SO3, NaHSO3 1% hoặc 2% có tác dụng làm vô hoạt Aflatoxin. Có thể khử Aflatoxin trong thức ăn bằng NaOH, NaHCO3, NH3. Bơm khí NH3 vào các bao thức ăn kín. Tác dụng của NH3 dưới áp lực làm Aflatoxin B1 bị biến đổi thành một chất không độc. Hàm lượng Aflatoxin 750 ppb ở ngô sau 13 ngày xử lý với 1,5% Amoniac ở nhiệt độ 320C đã giảm xuống còn 7 ppb. Hiện nay người ta sử dụng NH3 ở dạng khí nén được bơm tuần hoàn vào các thùng chứa ngô bằng thép hoặc trong các túi polyetylen có thể chứa tới 20 - 30 tấn ngô. Trong số các chất oxy hoá, peroxit benzol và tetroxit osmium phản ứng với các Aflatoxin B1 và G1 nhưng không có tác dụng với B2 và G2. Các chất (NH4)2(SO4)3, NaOCl, KMnO4, NaBO3 và hỗn hợp 3% H2O2 + NaBO2 (1:1) tác dụng với cả 4 Aflatoxin B1, B2, G1, G2

* Biện pháp chuyển hoá sinh học - Nấm và vi khuẩn Đây là những tác nhân tích cực gây chuyển hoá sinh học. Loài Absidia repens và Mucor griseo - cyanus làm biến đổi Aflatoxin B1 thành một chất có tính độc kém đi 18 lần. Các thử nghiệm của Ciegler và cộng sự, 1966 cho thấy các loại Aspergillus niger, Penicilium roistricki và nhất là Flavobacterium aurantiacum (chủng NRRL B. 184) có khả năng làm thoài biến các Aflatoxin. Cấy các loài vi khuẩn này vào thức ăn bị nhiễm độc (khô lạc, lúa mì, sữa, dầu chưa lọc) sau 44

Page 86: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

giờ, phần lớn các Aflatoxin đã bị phá huỷ. Flavobacterium aurantiacum phá huỷ cả Aflatoxin B1, G1 và M1. Cole và Kirksey, 1971 đã dùng một số loài thuộc giống Rhizopus làm biến đổi Aflatoxin G1 thành một chất chuyển hoá là Aflatoxin B3. Cùng các tác giả này năm 1972 đã nghiên cứu các chất chuyển hoá của Aflatoxin B1 do Rhizopus. Đó là các hydroxy - đồng vị không gian tách được từ Aflatoxin B1 do khử chức keton trên vòng cyclopentan trong cấu trúc Aflatoxin B1. Ciegier và cộng sự, 1972 [27] trong môi trường acid (acid citric) đã thu được một hợp chất là Hydroxy - dihydro - Aflatoxin B1 LD50 của chất này ở vịt con là 55 àg (LD50 của Aflatoxin B1 ˜ 40 àg). Aflatoxin B1 Hydroxy - dihydro - Aflatoxin B1 Cũng bằng con đường chuyển hoá sinh học Destroy và Hesseltine đã thu được Aflatoxin R0 ít độc hơn Aflatoxin B1. Aflatoxin R0

- Động vật nguyên sinh Loài động vật nguyên sinh Tetrahymena pyriformis đã làm thoái biến

58% Aflatoxin B1 (trong 24 giờ) thành một hợp chất huỳnh quang màu lam tươi. Đó là Aflatoxin R0 do gốc carbonyl của nhân cyclopentan bị biến đổi thành nhóm hydroxyl. Loài côn trùng Trogium pulsatorium cũng làm thoái biến các Aflatoxin G1 và G2 . Chuyển hoá sinh học là một giải pháp tốt, không làm biến chất protein, không làm hư hại đến các yếu tố cấu thành gây ảnh hưởng đến giá trị lương thực, thực phẩm. Để đưa vào ứng dụng cần phải có một quá trình thực nghiệm lâu dài và chính xác.

b. Khử độc lực của Aflatoxin trong cơ thể động vật * Biện pháp vật lý:

Có thể khử hoạt Aflatoxin trong cơ thể động vật bằng cách gắn chúng với các chất hấp phụ. Aflatoxin sẽ không được hấp thu vào máu và không còn gây độc cho cơ thể. Sau đây là các chất hấp phụ hay dùng: - Các chất khoáng sét (Clay minerals): Các chất khoáng sét là các chất khoáng thứ cấp được hình thành do quá trình phong hoá của các loại silicat và đặc trưng bởi cấu trúc tầng lớp. Chất khoáng sét 3 lớp - montmorrilonite - có khả năng hấp phụ cao, có tính không đặc hiệu và phụ thuộc vào thể tích của màng hợp thuỷ. Các phân tử độc chất bị hút tới màng và bị cản lại. Liên kết này không phải là cố định hoá

Page 87: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

học, chỉ là một phức hợp sáng, dựa trên cầu nối H-O-H (lực hút Van - der - waal) ở trong màng hợp thuỷ, nó có thể mở nếu môi trường thích hợp. Các chất khoáng sét là những chất hấp phụ rẻ tiền và có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên chúng hút cả các vitamin và chất dinh dưỡng. - Các chất khoáng Zeolit: Zeolit là các chất khoáng thứ cấp có cấu trúc tinh thể. Có cả Zeolit thiên nhiên và tổng hợp. Trên bề mặt của Zeolit có một vật tích điện đặc biệt. Zeolit hút các phân tử nước cũng như các phân tử khác. Khả năng hút độc tố Aflatoxin của các Zeolit phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng. Vì kích thước của các phân tử là một yếu tố quan trọng trong sự liên kết, loại Zeolit hấp phụ Aflatoxin cũng hấp phụ các phân tử chất dinh dưỡng có cùng kích thước. - Các chất trùng phân như Polyvinylpolyrrolidone: Polyvinyl-polyrrolidone là một homopolymer của N - vinyl - 2 - pyrrolidon. Là chất bột trắng mịn, có trọng lượng phân tử cao, tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Các chất trùng phân này có cơ chế tác dụng tương tự như clay minerals. Các thành phần polymer hút các phân tử nước, các liên kết cầu nối hydro hình thành một màng hợp thuỷ. Nhờ có màng này, cùng với các phân tử nước, các thành phần phân cực khác cũng bị hấp phụ. Khả năng hấp phụ của các chất trùng phân tốt nhưng chúng có nhược điểm rất lớn là các phân tử phân cực có cùng kích thước như vitamin dễ bị hấp phụ. Những phân tử độc tố nấm không phân cực sẽ không bị hấp phụ. - Than hoạt tính: Là chất bột màu đen, không mùi, không vị, không tan trong nước và nhiều dung môi khác. Than hoạt tính được đốt từ gỗ, máu, xương động vật và các vật chất hữu cơ khác. Đặc tính quan trọng nhất của than hoạt là có khả năng hấp phụ rất cao. Khác với một số chất hấp phụ khác, than hoạt hấp phụ tất cả các phân tử mang điện tích dương và điện tích âm. * Biện pháp hoá học Khi độc tố Aflatoxin đã vào trong cơ thể người và động vật thì biện pháp hoá học thường ít có giá trị. Trên thực tế, không có chất đối kháng đặc hiệu để giải độc Aflatoxin. Mặt khác, các chất hoá học dùng giải độc đều có các tác dụng phụ không có lợi cho cơ thể. Hầu như chưa có công trình nghiên cứu công bố về vấn đề này.

Page 88: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

* Biện pháp sinh học Các chế phẩm hạn chế độc hại của Aflatoxin trong cơ thể tác động theo con đường sinh học thường ít gây hại cho người và động vật. Một trong các chế phẩm được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi thú y hiện nay là Mycofix Plus. Chế phẩm sinh học Mycofix Plus do hãng Biomin (Austria) sản xuất được bổ xung vào thức ăn gia súc gia cầm, có tác dụng làm vô hoạt các độc tố nấm mốc, trong đó có Aflatoxin. Cơ chế tác dụng của Mycofix Plus một mặt thông qua sự hấp phụ mycotoxin, mặt khác phá huỷ cấu trúc hoá học của mycotoxin dựa trên các men có trong chế phẩm. Quá trình hấp phụ mycotoxin xảy ra trên màng hợp thuỷ do chất hấp phụ tạo ra. Các phân tử Aflatoxin và một số mycotoxin phân cực khác bị hút tới màng, cố định trên bề mặt màng và trở lên hoàn toàn vô hoạt. Các khoảng xúc tác trên màng hợp thuỷ điều chỉnh điện thế riêng của đa số các nhóm mycotoxin tạo nên cách hấp phụ đặc biệt của Mycofix Plus. Quá trình này bắt đầu từ khoang miệng khi con vật tiết nước bọt (hoặc ngay trong thức ăn trước khi được tiêu hoá), tiếp tục ở dạ dày và ruột. Các độc tố bị cố định bởi Mycofix Plus không hấp thu được vào trong máu. Hợp chất Mycofix Plus và mycotoxin được hấp phụ cùng thải ra ngoài theo phân. Cơ chế hấp phụ Aflatoxin của Mycofix Plus Các mycotoxin không phân cực hoàn toàn bị các men có trong Mycofix Plus phá huỷ. Men epoxydase phá cấu trúc của nhóm chức năng 12, 13 - epoxy (phần độc nhất của Trichothecenes). Robert Glavits, 1992 [76] đã thử tác dụng của Mycofix Plus làm vô hoạt Aflatoxin B1 với các liều lượng: 400 và 1000 ppb Aflatoxin, 2kg Mycofix Plus/ 1 tấn thức ăn bổ xung trong thức ăn của gà công nghiệp. Kết quả cho thấy: các lô gà cho ăn các thức ăn có bổ xung Aflatoxin B1 đều có hiện tượng giảm tăng trọng, tăng mức tiêu tốn thức ăn. Về biến đổi bệnh lý có các hiện tượng: Gan nhợt màu, thoái hoá mỡ ở gan, tăng sinh ống mật và viêm túi mật. Tác dụng của Mycofix Plus làm hạn chế hiện tượng này thể hiện ở các lô gà cho ăn thức ăn bổ xung đồng thời Aflatoxin và Mycofix Plus ở các liều lượng trên. Theo nghiên cứu của Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1995 trong phòng thí nghiệm và trên đại trà, Mycofix Plus có tác dụng làm giảm ảnh hưởng xấu của Aflatoxin đối với gà thịt cũng như gà đẻ, làm cho gia cầm không có dấu hiệu bệnh lý ở gan, thận và túi mật, gà khoẻ hơn và tăng sức đề kháng với bệnh. Với hàm lượng < 2kg/ 1 tấn thức ăn, Mycofix Plus chỉ có tác dụng tốt ở liều Aflatoxin B1 thấp (200 - 400 ppb). Nếu liều Aflatoxin B1 < 1kg/ 1 tấn thức ăn thì hàm lượng Mycofix Plus chỉ cần = 1kg/ 1 tấn thức ăn. Mycofix Plus có thể được đưa vào sử dụng trong chăn nuôi nhằm phòng chống độc tố nấm mốc.

Page 89: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Tác dụng của 1,2 - dithiole - 3 - thione (DTT), một chất cảm ứng enzym đơn chức năng đến quá trình hình thành các liên kết Aflatoxin - ADN trong gan chuột được Egner P. A. và cộng sự nghiên cứu năm 1990 [37]. Các liên kết ADN chính như Aflatoxin B - N7 guanin thải theo nước tiểu chuột được cho uống DTT giảm đi rất đáng kể. Từ đó rút ra kết luận DTT là chất có thể chống lại ung thư do Aflatoxin gây ra. Trong nhân y, chế phẩm Oltipraz được coi như một loại thuốc chống ung thư do Aflatoxin gây ra. Chung F. L. và cộng sự, 1996 [20] đã nghiên cứu tác dụng ức chế lượng Aflatoxin M1 thải qua nước tiểu của chuột. Tác dụng của chế phẩm curcumin đến hệ thống men cytochrom P450 tham gia xúc tác quá trình hoạt hoá Aflatoxin B1 cho thấy: Curcumin ức chế sự hình thành 50% các mối liên kết Aflatoxin B1 - ADN. Nó có thể hạn chế quá trình ung thư do các chất hoá học thông qua việc điều chỉnh chức năng của cytochrom P450. Tham gia hạn chế độc hại do Aflatoxin gây ra cho cơ thể còn có các thuốc làm tăng cường bài tiết chất độc, tăng cường công năng giải độc gan. Về mặt này, các cây dược liệu đóng vai trò rất quan trọng, trong đó phải kể đến cây Actiso. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu huyết học (hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng Hemoglobin, tỷ khối huyết cầu, các men: GOT, GPT, phosphataza kiềm, đường huyết, protein tổng số và tiểu phần, bilirubin huyết thanh) và các chỉ tiêu bệnh lý (đại thể và vi thể) đều cho thấy Actiso có tác dụng hạn chế rất rõ các hậu quả do nhiễm độc Aflatoxin gây ra. Tác dụng hạn chế độc hại do Aflatoxin gây ra của Actiso là tác dụng nhiều mặt. Trong thành phần của Actiso có hoạt chất cyranin, quyết định tác dụng thông mật, lợi tiểu, nhuận gan dẫn đến tăng cường công năng giải độc của gan. Mặt khác các hoạt chất có trong Actiso như Silymarin, một loại antioxydant flavonoid (còn được gọi là anti - hepatoxic) có tác dụng hạn chế ung thư gan thực nghiệm. Cùng có tác dụng như vậy là 2 loại triterpen hydroxyd: Taraxasterol và fradiol được chiết từ hoa Actiso. 4.2. Vi sinh vật.

Các chất khử trùng tiêu độc Các chất khử trùng tiêu độc gồm tất cả các chất hoá học gây hại cho vi

sinh vật nhưng cũng gây hại cho động vật. Chúng bao gồm nhiều chất, từ nhiều nguồn gốc có thành phần hoạt chất và cơ chế tác dụng khác nhau.

Một chất hoá học có thể là chất sát trùng, ức chế, diệt khuẩn tuỳ thuộc vào nồng độ, thời gian tác dụng, loại hình vi sinh vật bị tác động và các yếu tố khác.

Page 90: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

* Những chất thuộc nhóm Oxit hoá. - Dung dịch nước dưỡng thuỷ (H2O2). Tác dụng thứ nhất là diệt trùng và khử mùi hôi, do ở tính chất Oxy hoá mạnh tạo Oxy mới sinh ( Oxy nguyên tử) là dạng chất khí tự do không liên kết, đóng vai trò như enzim catalase. Tác dụng kế là tẩy rửa cơ học ở phản ứng sủi bọt để phóng thích Oxy thật nhanh, làm bong rời các chất bẩn trên vết thương. Tác dụng của thuốc với chất hữu cơ rất mau lẹ và chỉ nhất thời do tốc độ phóng thích Oxy rất nhanh. Đây chỉ là loại thuốc có tác dụng diệt trùng nhẹ, , chống sự yếm khí và làm sạch vết thương cho các loại thuốc điều trị khác dễ ngấm. Thường sử dụng dung dịch 2- 3%. - Thuốc tím ( KMnO4). Dung dịch thuốc tím có khả năng Oxit hoá cực mạnh để diệt trùng nhưng không phóng thích ra Oxy, thuốc được dùng để rửa vết thương, rửa xoang miệng để dệt trùng và tẩy mùi hôi. Trong khi đó dung dịch 5% có tác dụng băng vết thương mau lành, dung dịch nồng độ cao hơn thường dùng rửa các vết thương bị thối và đốt bớt da chai ở chân gia súc bệnh. Tác dụng diệt trùng sẽ nhanh chóng mất đi khi thuốc tiếp xúc với mô tế bào, thân dịch từ vết thương, lúc ấy đã chuyển từ màu tím sang nâu và khi có màu nâu thì không có tác dụng.

Trộn KMnO4 vào formon tỉ lệ 1:2 để tổng tẩy uế máy ấp, phòng ấp, nhà, kho.v.v… * Nhóm chất họ Halogen. - Chlor ( Cl). Là chất có tính Oxy hoá mạnh, nhưng cũng rất độc, có khả năng diệt trùng và tẩy mùi hôi. Khi dùng cần kiểm soát nồng độ thật kỹ và phải pha thật loãng để tránh ngộ độc. Người ta thường dùng dạng hypo chlorid không bền, dễ dàng phóng thích chlor chầm chậm khi tiếp xúc với không khí hoặc với chất hữu cơ chlor sẽ tạo ra chloramin bằng cách kết hợp với gốc amino của protein. Nhưng chất chloramin tự nó là chất diệt trùng yếu vì dần dần ra khí chlor. Chlor còn dùng khử trùng nước. - Chloro vôi ( Clorinated lime). Là loại bột màu trắng đục, mùi hăng đặc biệt, bột chỉ hoà tan một phần trong nước hoặc rượu cồn ( bột có 30% chlor hoạt động). Sự phân huỷ diễn ra chậm chạp, nhận thêm CO2 và giải phóng chlor, thuốc rất thông dụng để tẩy uế cống rãnh, chuồng trại, nhà vệ sinh.v.v.. Nồng độ 3- 4% là dung dịch tẩy uế chuồng trại cực mạnh, nhưng chỉ cần rải bột quanh cống rãnh, lồng, nền chuồng trại…là đủ tẩy trùng. Không nên

Page 91: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

cho bột vương ra quần áo hay kim loại vì thuốc có khả năng làm phai màu, thủng rách và làm rỉ kim loại, thuốc dùng khử trùng nước ở các nhà máy nước. - Dung dịch Chloro vôi + acid boric ( Eusol). Khi dùng 2 chất đồng lượng và pha vào nước 3% lắc kỹ sau khi pha trộn rồi lọc, khi ổn định ta được dung dịch có hiệu lực tốt, sử dụng trong 2 tuần lễ. - Dung dịch Chlorat Natri. Đây là dung dịch Natri hypochlorid (gọi là dung dịch dakin), thường dùng trong ngoại khoa, trong đó có chứa chừng 0,5% khối lượng chlor hoạt động, thuốc dễ phân huỷ nên chế phẩm trên thị trường rất cô đặc và được giữ gìn cẩn thận. Hai loại Eusol và dakin thường làm thuốc rửa các vết thương, vết phỏng. Cả hai đều giống nhau ở khả năng giải phóng ra khí chlor và mau chóng mất hiệu lực khi tiếp xúc với chất hữu cơ. - Iodine. Iodine tự do là chất khử, nên đã được ưa chuộng để sát trùng vết thương. Người ta dùng dạng cồn Iod với nồng độ 2,5% và 5% Iodine và đồng lượng KI. Iodine dạng kết tinh màu đen ánh kim loại, khi pha thành dung dịch có màu vàng nâu đen và hay nhuộm màu vàng nâu trên da. Muốn tẩy mất màu nên dùng dung dịch amoniac hay Khio sulfat natri. Iodine được dùng để diệt vi trùng , siêu vi trùng, vi nấm ở nhiều loài gia súc, gia cầm. Vì vậy vết thương cần được bôi Iodine nhất là vết cắt rốn ở gia súc sơ sinh để chống nhiễm trùng. Thuốc có hiệu lực trên da liên tục cho đến khi nào màu vàng nâu bị phai đi. Ngày nay người ta thường dùng iodine hữu cơ như PVP iodine 10% có nhiều ưu điểm như diệt khuẩn mạnh, không gây đau buốt, không làm hại thiết bị dụng cụ. - Iodoform ( CH3I3). Thuốc ở dạng bột màu vàng chanh, có mùi đặc biệt và có thể bảo quản rất lâu. Thuốc hầu như không tan trong nước, chỉ tan một ít trong rượu cồn, nhưng hoà tan rất tốt trong ether, chloroform và trong dầu. Iodoform thường dùng để diệt trùng và tẩy mùi hôi bằng cách giải phóng ra Iodine khi tiếp xúc với mô bào hữu cơ và chất tiết của các mô. Sự giải phóng Iodine diễn ra chậm nên đây chỉ là thuốc diệt trùng nhẹ, đồng thời cũng kích thích tế bào, làm khô bề mặt vết thương, chống chảy nước vàng, làm tê định vị vết thương giảm đau nhức, thuốc cũng được xem là chất hỗ trợ bạch huyết cầu thực bào. Thường dùng dung dịch 1:4 hay 1:8 chung với oxit kẽm, bột talc, kaolin.v.v.. Bột phấn có Iodoform thường để trị chứng bội tiết quá độ ở da ngựa.

Page 92: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

* Các chất khử. - Sulfur dioxid (SO2). Đây là chất được giải phóng do đốt cháy lưu huỳnh SO2 vẫn được làm chất xông tẩy trùng chuồng trại nuôi gia súc để diệt vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng. Cứ 3m3 cần 0,5kg lưu huỳnh để đốt xông khói. Muốn tác dụng tốt, không khí trong phòng xông phải ẩm và bịt kín. Người ta có thể xịt ướt nước ở tường, trần nhà trước khi đốt lưu huỳnh. Khí SO2 sẽ hoà vào nước tạo acide sulfurơ và acid này rất độc với các tác nhân gây bệnh. Cũng có thể trộn lưu huỳnh vào sáp để làm nến, hoặc trộn lưu huỳnh vào than gỗ ( lượng than = 1/40 lưu huỳnh) để giúp cho việc đốt cháy được dễ dàng. Phòng xông hơi cần bít kín cho acid tác đụng ít nhất 12 - 14giờ. SO2 và meta bisunfit natri còn dùng để bảo quản thực phẩm, chống oxy hoá cho dược phẩm adrenalin hay procain, với nồng độ từ 0,1- 0,2%. SO2 thường phá huỷ kim loại, làm mục hàng vải và làm mất mầu nhuộm trên vải, nên khi dùng xông khói phải cẩn thận với các vật trên. - Formol ( formalin). Là chất lỏng không màu, có mùi hăng gây xót niêm mạc mũi và mắt. Đây là chất thông dụng để bảo quản mẫu vật, tiêu bản trong phòng thí nghiệm sinh vật học, dung dịch thường dùng chứa 40% formol. Formol có đặc tính giết chết mô bào và diệt trùng mạnh nếu dùng trên da sẽ làm đông protein của tế bào, da bị chết đông cứng, nồng độ 5% bảo quản mẫu vật. Formol được dùng để xông tẩy trùng hoặc phun thành bụi sương diệt trùng. Để xông tẩy trùng phòng ốc, người ta dùng thuốc tím để giúp formol bay hơi nhanh theo tỷ lệ: 3KMnO4 - 5Formol ( 50- 90gKMnO4 / 3m3 không khí), giữ kín phòng trong 10h. Phòng phẫu thuật, phòng chờ mổ nên xông hàng ngày vào các buổi chiều và giữ kín suốt đêm. Chú ý: Không để thuốc vương vãi vì KMnO4 sẽ bốc hơi rất nhanh, nếu formol được đun nóng trước khi xông có thể bắn tung ra một vùng rộng quanh chỗ chứa thuốc, phải đặt thuốc tím trong bình chứa trước rồi rót formol vào, nên phun nước thành mù sương trong phòng trước khi xông để giúp cho việc bốc hơi, khuếch tán dễ dàng hiệu quả. Formol còn được dùng để giết vi trùng và siêu vi trùng, để làm vacxin tiêm chủng phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, có thể phun thành dạng hạt sương bụi để tẩy trùng không khí. * Nhóm Phenol. - Phenol.

Page 93: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Phenol nguyên chất là bột màu trắng tinh, theo thời gian bảo quản bột ngả màu thành màu hồng nhạt, do hút ẩm trở lên lỏng, thuốc có mùi dễ nhận, dễ hoà tan trong nước, rượu cồn và nhiều dung môi hữu cơ khác, kể cả các glyxerin và dầu thực vật. Phenol nguyên chất ăn da rất mạnh, rất nguy hiểm, nếu dính vào da phải dùng ngay glyxerin để tẩy và rửa thật sạch ngay sau đó. Phenol được dùng để sát trùng da và giết ký sinh trùng, chế phẩm dùng diệt trùng trên da có nồng độ 0,2- 1% và không được điều trị kéo dài vì phenol sẽ ăn da. Dùng để tẩy trùng, dung dịch 0,5% phối hợp với vôi để quét chuồng có hiệu lực mạnh. Phenol còn được dùng làm chất định khuẩn cho nhiều loại dược phẩm để tiêm, thuốc chủng, huyết thanh với nồng độ 0,5%, phenol còn được dùng làm chuẩn để đo lường khả năng diệt trùng. - Crezol. Thường là dung dịch không tinh khiết, có cả phenol, do sực chủng hắc ín than đá tạo thành. Dung dịch màu vàng, sậm dần khi tiếp súc với không khí, ít tan trong nước (so với phenol), nhưng hoà tan dễ dàng trong các dung môi hữu cơ. Tác dụng tương tự phenol, nhưng ít độc hơn. Crezol có hiệu lực đối với vi trùng kháng axid ( ví dụ: Vi trùng lao), tác dụng chủ yếu đối với siêu vi trùng và hoàn toàn không có khả năng diệt bào tử vi trùng. Thưòng phối hợp crezol với xà bông lấy tên là lysol để sử dụng vì độ hoà tan trong nước tốt hơn. Nồng độ 0,5- 1% có thể dùng bơm rửa tử cung bò cái bị sót nhau hoặc dùng trong giải phẫu. Phenol và Crezol có đặc tính đặc biệt với chó mèo, khi bị trúng độc có thể cấp cứu, cần tắm cho gia súc bằng thật nhiều nước nóng nếu nghi ngờ thuốc ngấm qua da, nếu ngộ độc do liếm chân hay lông cần rửa dạ dày với nước hay nước vôi. Tiêm thêm dung dịch nước muối đẳng trương qua tĩnh mạch hoặc dưới da và hỗ trợ bằng thuốc kích thích hô hấp, nếu vâý thuốc dạng đậm đặc vào da cần rửa bằng glyxerin. - Chloroxylemol. Thuốc có tinh thể màu trắng hay màu kem, có mùi phenol phảng phất, không tan trong nước ( tỷ lệ 1/3000 vẫn không tan) nhưng dễ hoà tan trong dung môi hữu cơ hay dung dịch xà phòng. Dung dịch 5% Chloroxylemol phối hợp với 10% terpineol và xà bông dầu castar trong cồn + nước cho hiệu lực tốt. Thuốc có khả năng diệt vi trùng Gram(+) ( Streptococc nhạy cảm nhất),

Page 94: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Staphylococci ít nhạy cảm hơn, và một số lớn vi khuẩn Gram(-) như Pseudomonas, Proteus thì thuốc kém hiệu lực. Thuốc có ưu điểm hơn phenol là ít sót và ít độc, nhược điểm khi tiếp xúc với chất hữu cơ giảm hiệu lực, đắt tiền, chỉ thông dụng trong khoa giải phẫu. - Diclorometaxylenol. Đây là chất mới tìm và có hiệu lực gấp 4 lần chlor đơn độc, thuốc có hiệu lực cao với Salmonella typhi, Staphylococus aureus, Streptococeus pyogenes, E. Coli, Pseudomonas pyolyanea, vi nấm… Thuốc ít độc và chỉ cần nồng độ thấp cũng có tác dụng mạnh. Nồng độ 2% được dùng làm xà bông giải phẫu tốt hơn cả hexa chlorogen. Xà bông tắm pha 1% dichloro meta xylenol có hiệu lực tẩy mùi hôi và diệt trùng. - Hexa chlorogen. Giống Chloroxylenol về cơ cấu, lý tính, hoá tính, đặc tính diệt trùng nhưng có mùi nhẹ hơn, thường làm xà bông giải phẫu với nồng độ từ 0,5- 2% và không gây xót. - Cồn (Ethanol) Ethanol thường dùng nồng độ 700 để tẩy rửa da trước khi tiêm thuốc hoặc thiến gia súc đực, vết thương… Dung dịch tốt nhất là cồn 700, còn cồn 900, 960 thường gây xót mạnh trên vết thương và làm cháy bề mặt tổ chức. Người ta thường phối hợp cồn với Iodine hoặc cồn với thuốc đỏ…Sẽ cho hiệu lực diệt trùng mạnh hơn. Cồn còn làm đông protein của tế bào ở vết thương làm các tế bào này trở thành hàng rào che chở cho các tế bào lành mạnh bên trong, nhờ đông protein nên dễ ngấm các loại thuốc đỏ, thuốc xanh Methylen hơn tạo màng che chở vết thương mau chóng hơn. Cồn còn là thuốc cầm máu, làm co mạch máu, đông huyết nhanh, chóng bịt miệng các mạch máu đứt. Hiện nay cồn là loại thuốc sát trùng thông dụng, rẻ tiền được dùng phổ biến trong thú y. * Các loại acid, kiềm và kim loại khác. - Axit: Acid bori là loại axit yếu vẫn thường được dùng để sát trùng nhẹ, nhất là niêm mạc mắt, bộ phận sinh dục… - Kiềm: Xút, carbonat natri, vôi sống, vi trùng bị diệt hầu hết ở pH = 9, siêu vi trùng bị diệt ở môi trường kiềm độ cao. Dung dịch Na2CO3 4% ( Washing soda) được dùng để tẩy trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi khi có dịch lở mồm long móng. - Kim loại:

Page 95: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

+ Mercuric chlorid, mercuric iodid, mercuric cyannide. + Phenyl mercuric natri, phenyl mercuric acetat. + Thiomersal ( merthiolat). + Thuốc đỏ ( mercurochrom). 4.3. Ký sinh trùng Không sử dụng thịt của các loài vật nuôi bị nhiễm một số bệnh lây sang người làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, ví dụ bệnh gạo lợn, gạo bò 5. Vệ sinh khi chăn vật nuôi. 5.1. Dụng cụ. Đây là công việc quan trọng trong khâu vệ sinh như: Các thiết bị và phương tiện sản xuát thức ăn ở nhà máy sản xuất cũng như ở cơ sở sản xuất luôn chú ý khâu vệ sinh nhằm đảm bảo điều kiện lúc vận hành, sử dụng tránh ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân lúc vận hành, đảm bảo vệ sinh an toàn thức ăn. 5.2. Thức ăn. Vệ sinh thức ăn là một quá trình khép kín từ khi chuẩn bị, lựa chọn, nhập kho nguyên liệu, chuyển vào dây truyền sản xuất, cho đến khi sang chiết và bảo quản sản phẩm. 5.3. Người chăn nuôi Là nhân tố quyết định đến sự thành công hay không của cơ sở sản xuất. Vì họ là người có quyền lựa chọn sản phẩm. 6. Thực hành: Vệ sinh thức ăn khi chăn vật nuôi. 6.1. Mục đích: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công việc vệ sinh thức ăn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 6.2. Yêu cầu: Thực hiện được công việc vệ sinh thức ăn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. 6.3. Vật tư, dụng cụ và địa điểm: Tại bất kỳ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt...) 6.4. Hình thức tổ chức Lớp học chia làm nhiều nhóm và tiến hành công việc lần lượt. Các bước tiến hành 6.5. Sản phẩm ứng dụng Thức ăn chăn nuôi được bảo quản và sử dụng đảm bảo vệ sinh

Page 96: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

6.6. Nội dung thực hành 6.6.1. Xác định tiêu chuẩn vệ sinh các loại thức ăn. - Tiêu chuẩn nhà nước - Tiêu chuẩn cơ sở 6.6.2. Loại bỏ tạp chất trong thức ăn. - Tạp chất thô - Tạp chất tinh 6.6.3. Loại bỏ chất độc hại trong thức ăn - Nguồn gốc hữu cơ - Nguồn gốc vô cơ 6.6.4. Loại bỏ nấm mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng trong thức ăn. - Nấm mốc - Vi sinh vật - Ký sinh trùng 6.6.5. Vệ sinh khi chăn vật nuôi. - Dụng cụ - Thức ăn - Người chăn nuôi 6.7. Tổ chức thực hiện - Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn - Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên. 6.8. Đánh giá cho điểm

Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau: - Loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn - Vệ sinh thức ăn chăn nuôi B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Thực hiện loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt Bài tập 2: Thực hiện loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con. Bài tập 3: Thực hiện loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn hỗn hợp cho gà thịt.

Page 97: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

Bài tập 4: Thực hiện loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ chuyên trứng. C. Ghi nhớ - Xác định tiêu chuẩn vệ sinh các loại thức ăn. - Loại bỏ tạp chất trong thức ăn. - Loại bỏ chất độc hại trong thức ăn - Loại bỏ nấm mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng trong thức ăn. - Vệ sinh khi chăn vật nuôi. - Thực hành: Vệ sinh thức ăn khi chăn vật nuôi.

Page 98: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Là đơn vị học tập mà học viên nghề được trang bị sau khi học xong mô đun; Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề, nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi.

- Mô đun được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp học viên nghề có năng lực thực hành đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn hỗn hợp chăn nuôi.

II. Mục tiêu: Học xong mô đun này học viên có khả năng: 1. Kiến thức:

- Lựa chọn hình thức và đóng gói; - Bảo quản và vận chuyển thức ăn; - Sử dụng và vệ sinh thức ăn.

2. Kỹ năng: - Thực hiện được lựa chọn hình thức và đóng gói - Thực hiện được bảo quản và vận chuyển thức ăn - Thực hiện được sử dụng và vệ sinh thức ăn

3. Thái độ: - Làm việc nghiêm túc, sáng tạo và tiết kiệm vật tư, máy móc... - Cẩn thận, chu đáo tỷ mỷ khi thực hiện công việc lựa chọn hình thức

và đóng gói, bảo quản và vận chuyển thức ăn, sử dụng và vệ sinh thức ăn. III. Nội dung chính của mô đun

Mã bài Tên bài/chương mục Loại bài dạy Địa điểm

Thời lượng

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ05-01 Lựa chọn hình thức đóng gói

Tích hợp

Phòng học thực

hành 16 4 12

MĐ05-02 Đóng gói sản phẩm Tích hợp

Xưởng sản xuất 16 4 10 2

Page 99: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

MĐ05-03 Bảo quản thức ăn Tích hợp

Xưởng sản xuất 12 4 8

MĐ05-04 Vận chuyển thức ăn Tích hợp

Xưởng sản xuất 16 4 10 2

MĐ05-05 Sử dụng thức ăn Tích hợp

Xưởng sản xuất 10 4 6

MĐ05-06 Vệ sinh thức ăn Tích hợp

Xưởng sản xuất 10 4 6

Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4

Tổng cộng 84 24 56 8 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

1. Nguyên vật liệu:

- Địa điểm thực hành: Tại phòng học - Thiết bị, dụng cụ: Máy tính tay, máy vi tính, projecter, bảng tiêu chuẩn,

bảng thành phần hoá học của thức ăn, giấy A4, A0, bút bi, bút chì, bút dạ, băng dính giấy. 2. Cách thức tổ chức

- Giáo viên làm mẫu (Hướng dẫn phần lý thuyết) - Học viên xây dựng các bước thực hiện công việc - Học viên thực hiện làm bài tập - Học viên báo cáo kết quả và giáo viên cùng lớp đánh giá kết quả - Rút ra bài học kinh nghiệm

3. Thời gian:

- Tuân thủ theo quy phân phối chương trình của môđun 4. Số lượng

- Đảm bảo đủ số lượng bài tập thực hành đáp ứng theo bài đề ra 5. Tiêu chuẩn sản phẩm

- Đúng trình tự quy định

Page 100: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

- Kết quả đảm bảo chính xác - Thời gian thực hiện đúng quy định

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

5.1. Bài 1: Lựa chọn hình thức đóng gói

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Phân loại sản phẩm. Đánh giá độ chính xác của học viên về phân loại sản phẩm

- Lựa chọn nhãn mác, bao bì đóng gói sản phẩm.

Đánh giá độ chính xác của học viên về lựa chọn nhãn mác, bao bì đóng gói sản phẩm.

- Lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm.

- Đánh giá độ chính xác của học viên về lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm.

- Lên kế hoạch đóng gói sản phẩm.

- Đánh giá độ chính xác của học viên về lên kế hoạch đóng gói sản phẩm.

- Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng nhóm. + Báo cáo thu hoạch sau khi phân loại sản phẩm của mỗi học viên. + Lựa chọn nhãn mác, bao bì đóng gói sản phẩm. + Lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm. + Lên kế hoạch đóng gói sản phẩm.

5.2. Bài 2: Đóng gói sản phẩm

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Page 101: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

- Chuẩn bị bao bì đóng gói sản phẩm.

Đánh giá độ chính xác của học viên về chuẩn bị bao bì đóng gói sản phẩm

- Chuẩn bị thức ăn đóng gói

Đánh giá độ chính xác của học viên về chuẩn bị thức ăn đóng gói

- Chuẩn bị máy móc, thiết bị đóng gói sản phẩm.

- Đánh giá độ chính xác của học viên về chuẩn bị máy móc, thiết bị đóng gói sản phẩm.

- Đóng gói sản phẩm.

- Đánh giá độ chính xác của học viên về đóng gói sản phẩm.

- Kiểm tra sản phẩm đóng gói

- Đánh giá độ chính xác của học viên về kiểm tra sản phẩm đóng gói

- Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng nhóm. + Báo cáo thu hoạch sau khi chuẩn bị bao bì, thức ăn và máy móc, thiết bị đóng gói sản phẩm của mỗi học viên. + Đóng gói sản phẩm.. + Kiểm tra sản phẩm đóng gói

5.3. Bài 3: Bảo quản thức ăn

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Page 102: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

- Chuẩn bị kho bảo quản và các điều kiện kho bãi.

Đánh giá độ chính xác của học viên về chuẩn bị kho bảo quản và các điều kiện kho bãi.

- Vệ sinh kho và thiết bị bảo quản.

Đánh giá độ chính xác của học viên về vệ sinh kho và thiết bị bảo quản

- Bảo quản thức ăn, kiểm tra, loại bỏ thức ăn hư hỏng theo định kỳ

Bảo quản thức ăn, kiểm tra, loại bỏ thức ăn hư hỏng theo định kỳ

- Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng nhóm. + Báo cáo thu hoạch sau khi chuẩn bị kho bảo quản và các điều kiện kho bãi của mỗi học viên. + Vệ sinh kho và thiết bị bảo quản. + Thực hiện được công việc bảo quản thức ăn, kiểm tra, loại bỏ thức ăn hư hỏng theo định kỳ

5.4. Bài 4: Vận chuyển thức ăn

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Chuẩn bị loại thức ăn vận chuyển.

Đánh giá độ chính xác của học viên về chuẩn bị loại thức ăn vận chuyển.

- Chuẩn bị phương tiện vận chuyển.

Đánh giá độ chính xác của học viên về chuẩn bị phương tiện vận chuyển.

Page 103: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

- Vệ sinh phương tiện vận chuyển

- Đánh giá độ chính xác của học viên về vệ sinh phương tiện vận chuyển.

- Vận chuyển thức ăn.

- Đánh giá độ chính xác của học viên về vận chuyển thức ăn.

- Giao nhận sản phẩm.

- Đánh giá độ chính xác của học viên về giao nhận sản phẩm.

- Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng nhóm. + Báo cáo thu hoạch sau khi chuẩn bị loại thức ăn, phương tiện vận chuyển. + Vệ sinh phương tiện vận chuyển. + Vận chuyển và giao nhận sản phẩm.

5.5. Bài 5: Sử dụng thức ăn

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Xác định đối tượng vật nuôi sử dụng thức ăn.

Đánh giá độ chính xác của học viên về xác định đối tượng vật nuôi sử dụng thức ăn.

- Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên, dạng bột, đậm đặc.

Đánh giá độ chính xác của học viên về sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên, dạng bột, đậm đặc.

- Theo dõi, ghi chép đối tượng sử dụng thức ăn.

- Đánh giá độ chính xác của học viên về theo dõi, ghi chép đối tượng sử dụng thức ăn.

- Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng nhóm. + Báo cáo thu hoạch sau khi xác định đối tượng vật nuôi sử dụng

Page 104: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

thức ăn của mỗi học viên. + Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên, dạng bột, đậm đặc. + Theo dõi, ghi chép đối tượng sử dụng thức ăn.

5.6. Bài 6: Vệ sinh thức ăn

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Xác định tiêu chuẩn vệ sinh các loại thức ăn.

Đánh giá độ chính xác của học viên về xác định tiêu chuẩn vệ sinh các loại thức ăn.

- Loại bỏ tạp chất, chất độc, nấm mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng trong thức ăn.

- Đánh giá độ chính xác của học viên về loại bỏ tạp chất, chất độc, nấm mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng trong thức ăn.

- Vệ sinh khi chăn vật nuôi. Đánh giá độ chính xác của học viên về vệ sinh khi chăn vật nuôi.

- Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng nhóm. + Báo cáo thu hoạch sau khi xác định tiêu chuẩn vệ sinh các loại thức ăn của mỗi học viên. + Loại bỏ tạp chất, chất độc, nấm mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng trong thức ăn. + Thực hiện được công việc vệ sinh khi chăn vật nuôi.

Page 105: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Công nghiệp chế biến đóng hộp. Th.S Lê Mỹ Hồng 2. Quá trình cho sản phẩm vào bao bì – bài kín – ghép kín. Th.s Lê Mỹ

Hồng 3. Quy trình chuẩn: Cơ sở kho tàng và bảo quản 4. Quy trình chuẩn: Phương tiện vận chuyển và trang thiết bị 5. Nguyễn Văn Thoa, Nguyễn Văn Tiêp, Quách Dĩnh, “Kỹ thuật bảo

quản và chế biến rau quả”, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1982 6. Tham khảo tư liệu trên mạng Internet theo các Website sau:

- http://www.vcn.vnn.vn - http://www.fao.org/sd/ - http://www.khuyennongvn.gov.vn

- http://www.cucchannuoi.gov.vn

Page 106: ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN modun 05 - Dong goi... · trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn

BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Lâm Trần Khanh - Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Lê Công Hùng, Trưởng bộ môn Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Danh Phương, Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Vũ Xuân Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Xí nghiệp Gà Lương Mỹ - Ông Hà Văn Biên, Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU

CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Đoàn Văn Soạn - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Bà Đặng Thị Hồng Quyên - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Võ Văn Ngầu - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Lê Hồng Sơn - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.