sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/phuong nga... · web...

86
PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Sự cần thiết lập quy hoạch * Sự tăng trưởng nhu cầu đi lại trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình - Ninh Bình có vị trí giao thông quan trọng, thuận lợi Tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, nắm giữ vị trí chiến lược quan trọng trên trục xương sống huyết mạch Bắc – Nam là Quốc lộ 1A, là điểm bắt đầu, kết thúc và thông qua của hầu hết các tuyến vận tải hành khách. - Tỉnh Ninh Bình có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa nổi tiếng – đó là cơ sở để tập trung phát triển mũi nhọn ngành Du lịch – ngành công nghiệp không khói. Ninh Bình là một trong số không nhiều Tỉnh mà các danh lam thắng cảnh không chỉ mang tầm địa phương, quốc gia mà còn nổi tiếng trong khu vực Châu Á cũng như trên thế giới, chẳng hạn như: Cố đô Hoa Lư – Kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam; Chùa Bái Đính – Khu quần thể lập các kỷ lục ở tầm thế giới; Khu du lịch Tam Cốc – Bích Đông – được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động” hay Vùng ven biển Kim Sơn – Cồn Nổi – được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam... Sự đa dạng và phong phú của các địa điểm du lịch là tiền đề, cơ sở quan trọng phát triển du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới với Ninh Bình. - Kinh tế Tỉnh Ninh Bình có sự phát triển ổn định và tương đối toàn diện Bên cạnh Văn hóa - Lịch sử - Xã hội, Kinh tế của Tỉnh có sự phát triển tích cực với mức tăng GDP bình quân trên 10%/năm, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng ngày 1

Upload: others

Post on 01-Mar-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

PHẦN IGIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Sự cần thiết lập quy hoạch

* Sự tăng trưởng nhu cầu đi lại trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình

- Ninh Bình có vị trí giao thông quan trọng, thuận lợi

Tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, nắm giữ vị trí chiến lược quan trọng trên trục xương sống huyết mạch Bắc – Nam là Quốc lộ 1A, là điểm bắt đầu, kết thúc và thông qua của hầu hết các tuyến vận tải hành khách.

- Tỉnh Ninh Bình có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa nổi tiếng – đó là cơ sở để tập trung phát triển mũi nhọn ngành Du lịch – ngành công nghiệp không khói.

Ninh Bình là một trong số không nhiều Tỉnh mà các danh lam thắng cảnh không chỉ mang tầm địa phương, quốc gia mà còn nổi tiếng trong khu vực Châu Á cũng như trên thế giới, chẳng hạn như: Cố đô Hoa Lư – Kinh đô của Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam; Chùa Bái Đính – Khu quần thể lập các kỷ lục ở tầm thế giới; Khu du lịch Tam Cốc – Bích Đông – được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động” hay Vùng ven biển Kim Sơn – Cồn Nổi – được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam... Sự đa dạng và phong phú của các địa điểm du lịch là tiền đề, cơ sở quan trọng phát triển du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tới với Ninh Bình.

- Kinh tế Tỉnh Ninh Bình có sự phát triển ổn định và tương đối toàn diện

Bên cạnh Văn hóa - Lịch sử - Xã hội, Kinh tế của Tỉnh có sự phát triển tích cực với mức tăng GDP bình quân trên 10%/năm, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lý hóa; các ngành, lĩnh vực phát triển khá toàn diện. Các KCN, CCN cũng như khu mua sắm liên tục được triển khai xây dựng và đưa vào khai thác.

Hệ quả tất yếu của phát triển Kinh tế - Xã hội – Văn hóa – Du lịch là sự gia tăng nhu cầu đi lại trên địa bàn Tỉnh. Sự tăng trưởng này không chỉ dừng lại ở số lượng các chuyến đi mà còn ở chất lượng của mỗi chuyến đi. Hành khách không chỉ muốn “được đi” mà học còn mong muốn thụ hưởng dịch vụ vận tải an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, tin cậy với giá cả phù hợp.

* Các vấn đề tồn tại trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại trên địa bàn Tỉnh

- Phương tiện cá nhân đóng vai trò chính trong đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

1

Page 2: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Do vị trí thuận lợi nên nhu cầu đi lại trên địa bàn Tỉnh được đáp ứng phần nào bởi các xe chạy tuyến cố định tuy nhiên người dân vẫn có xu hướng đầu tư sở hữu và sử dụng phương tiện cá nhân (chủ yếu là xe máy cùng với ô tô cá nhân) làm phương tiện đi lại chính.

Ưu điểm của loại phương tiện này là là thuận tiện, cơ động tuy nhiên nó lại không phải là sự lựa chọn tốt nếu xem xét tới chi phí đầu tư và khai thác cho các chuyến đi thường xuyên (đi làm, đi học...). Mặt khác, sử dụng phương tiện cá nhân (đặc biệt là xe máy) tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao cũng như gây ô nhiễm môi trường lớn, đồng thời tốn kém diện tích xây dựng các công trình giao thông (bãi đỗ xe) phục vụ.

Trong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc giao thông tại các đô thị và tiềm ẩn nguy cơ cao tai nạn giao thông.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của xe tuyến cố định và xe Taxi còn nhiều hạn chế.

Xe chạy tuyến cố định thường phục vụ theo kiểu “chộp giật”, đón trả khách không an toàn. Mặt khác do chỉ hoạt động trên 1 lộ trình nhất định nên khả năng phục vụ bị hạn chế, chỉ phù hợp vận chuyển hành khách đường dài, gần như không đáp ứng nhu cầu đi lại tại các khu vực nhánh ở các Huyện, Thị xã và đặc biệt là Thành phố Ninh Bình.

Taxi cũng đã có sự phát triển nhanh trong thời gian vừa qua và cũng đã thể hiện được những ưu điểm hơn so với xe chạy tuyến cố định về khả năng tiếp cận, linh hoạt trong khai thác tuy nhiên chi phí đắt đỏ, chủ yếu phù hợp với các chuyến đi ngắn và đặc biệt là tình trạng “Taxi dù” hay “Taxi thương quyền” không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nên thị phần vận chuyển của loại hình này còn nhỏ.

- VTHKCC bằng xe Bus đáp ứng tương đối tốt nhu cầu đi lại, từng bước tạo được niềm tin và thói quen sử dụng xe Bus trong nhân dân.

Tỉnh Ninh Bình là một trong những tỉnh sớm triển khai dịch vụ VTHKCC bằng xe Bus (từ năm 2008), dù còn nhiều hạn chế do điều kiện chủ quan cũng như khách quan tuy nhiên dịch vụ Bus đã tạo được tiếng vang và dành được sự tin tưởng của người dân. Tính đến 05/2013 đã có 05 tuyến đang hoạt động. Trên các tuyến có sự phục vụ của các tuyến Bus, các xe chạy tuyến cố định nội tỉnh có xu hướng giảm xuống vì khó khăn trong trong cạnh tranh.

Tóm lại: Hoạt động vận tải đường bộ hiện nay chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đi lại khiến khả năng kết nối tới các điểm thu hút (đặc biệt các cơ sở du lịch) còn nhiều hạn chế, kìm hãm sự phát triển của các ngành, lĩnh vực nói riêng cũng như của

2

Page 3: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

toàn Tỉnh nói chung. Tuy nhiên phát triển loại hình dịch vụ VTHKCC bằng xe Bus là một hướng tốt để giải quyết vấn đề trên vì nó:

- Cho phép thỏa mãn nhu cầu đi lại của nhân dân và đảm bảo được chất lượng dịch vụ.

- Là biện pháp hữu hiệu giảm phương tiện cá nhân cũng như mật độ phương tiện giao thông trên đường.

- Là giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

- Là giải pháp giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.

- Tạo thêm công ăn việc làm cho người dân địa phương

- Suất đầu tư nhỏ, có khả năng thu hút, thực hiện xã hội hóa đầu tư cao.

- Nâng cao hình ảnh các đô thị về tính kết nối, sự phát triển hài hòa, đồng bộ.

Bên cạnh đó, ngày 08/03/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 280/QĐ – TTg về việc Phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe Bus giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 cũng như hàng loạt các văn bản khác công bố các ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi phát triển loại hình vận tải này.

Xuất phát từ xu hướng chung, những điều kiện ưu đãi thuận lợi đã được xác lập đối với phát triển VTHKCC bằng xe Bus và để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân trong và ngoại Tỉnh, nghiên cứu lập “Quy hoạch hệ thống các tuyến vận tải hành khách bằng xe Bus trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 định hướng đến năm 2030” là hết sức cấp bách và cần thiết.

1.2. Căn cứ lập quy hoạch

- Luật Xây dựng – Luật số 16/2003/QH 11 ngày 26/11/2003

- Luật Đất đai – Luật số 13/2003/QH 11 ngày 26/11/2003

- Luật Bảo vệ môi trường – Luật số 52/2005/QH 11 ngày 29/11/2005

- Luật Giao thông đường bộ - Luật số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản – Luật số 38/2009/QH 12 ngày 19/06/2009).

- Nghị định số 04/2008/NĐ – CP ngày 19/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ – CP ngày 07/09/2006.

- Nghị định số 91/2009/NĐ - CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

- Nghị định số 12/2009/NĐ – CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

3

Page 4: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

- Nghị định số 93/2012/NĐ – CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 91/2009/NĐ – CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh bận tải bằng xe ô tô.

- Quyết định số 280/QĐ – TTg ngày 08/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe Bus giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020.

- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 317/QĐ-BGTVT ngày 31/01/2013 về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường GTVT giai đoạn 2013-2015”.

- Quyết định số 860/QĐ-BGTVT ngày 04/04/2013 về việc phê duyệt Đề án Đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông.

- Thông tư số 03/2008/TT - BKH ngày 01/7/2008 của Bộ trưởng Bộ KHĐT về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

- Thông tư số 18/2013/TT - BGTVT ngày 06/08/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

- Thông tư số 01/2012/TT – BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập và thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu.

- Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 14/5/2012 của UBND tỉnh về việc triển khai Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;

- Văn bản số 146/UBND-VP4 ngày 11/4/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc lập quy hoạch mạng lưới xe buýt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012-2020.

4

Page 5: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

- Quyết định số 2281/QĐ-BGTVT ngày 19/09/2012 của Bộ GTVT về việc chuyển các tuyến đường Tỉnh ĐT.480, ĐT.481 thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình thành QL.12B kéo dài .

- Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 28/04/2006 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt định hướng phát triển bền vững tỉnh Ninh Bình.

- Quyết định số 796/QĐ-UBND ngày 12/10/2012 của UBND Tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 984/QĐ-UBND ngày 06/12/2012 của UBND Tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Quy hoạch các điểm đấu nối vào Quốc lộ 1, Quốc lộ 10, Quốc lộ 12B và Quốc lộ 45 trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2011 – 2012.

- Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của UBND Tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 675/QĐ-UBND ngày 06/09/2012 của UBND Tỉnh về phê duyệt Đề cương và dự toán Quy hoạch Hệ thống các tuyến VTHKCC bằng xe Bus trên địa bàn Tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Các văn bản khác có liên quan.

1.3. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu quy hoạch

1.3.1. Đối tượng

Là các tuyến vận tải hành khách bằng xe Bus

1.3.2. Phạm vi

Không gian : Là trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các khu vực lân cận

Thời gian : Dữ liệu thống kê trong 5 năm trở lại đây và số liệu dự báo tới năm 2030

1.3.3. Mục tiêu quy hoạch

Xây dựng quy hoạch hệ thống tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe Bus trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng tới năm 2030 phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội cũng như GTVT của tỉnh Ninh Bình nhằm hoàn thiện mạng lưới vận tải, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại của người dân, tạo ra tính liên thông giữa các khu vực trên địa bàn Tỉnh thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các khu vực đồng thời tạo ra tiền đề cho việc quản lý hoạt động vận tải một cách hiệu quả.

5

Page 6: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

PHẦN IIHIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI

2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

2.1.1. Địa hình, địa chất

a, Vị trí địa lý

Ninh Bình là tỉnh nằm phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 19o50’ đến 20o26’ vĩ độ Bắc và 105o32’ đến 106o20’ kinh độ Đông.

+ Về phía Bắc, Ninh Bình giáp tỉnh Hà Nam;

+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định; Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông;

+ Phía Tây - Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa; Phía Tây – Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình.

Nình Bình nằm cách Thủ đô Hà Nội hơn 90 Km và nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển KT-XH đồng thời có biển và hệ thống sông thông ra biển nên thuận lợi trong việc giao lưu với các Tỉnh khác và quốc tế.

b, Địa hình

Ninh Bình có địa hình đa dạng gồm đồng bằng, đồi núi, nửa đồi núi và vùng ven biển được phân chia khá rõ nét:

- Vùng đồi núi, nửa đồi núi với các dãy núi đá vôi, núi nhiều thạch sét, sa thạch, đồi đất đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven núi, có tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, có nhiều tiềm năng phát triển là phát triển du lịch

- Vùng đồng bằng trung tâm là vùng đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, và sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

- Vùng ven biển và biển có nhiều điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản khai thác các nguồn lợi ven biển.

Trong đó đồi núi chiến quá nửa diện tích tự nhiên; vùng nửa đồi núi phân bố rải rác, xen kẽ chạy từ theo hướng Đông – Nam từ huyện Gia Viễn qua huyện Yên Mô, xuống tới Huyện Kim Sơn trước khi chạy ra biển. Khu vực huyện Gia Viễn, Yên Mô và một phần huyện Hoa Lư là vùng trũng hay bị ngập lụt.

c, Địa chất

6

Page 7: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Ninh Bình năm 2012 là 137.807,7 ha được phân thành các nhóm:

- Nhóm đất phù sa: gồm các loại đất phù sa được bồi tụ hàng năm, đất phù sa không được bồi tụ, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng phen tiềm tàng sâu, đất phù sa có tần loang lổ đỏ vàng, đất phù sa úng trũng, đất than bùn. Nhóm đất này có phân bố hầu hết trên các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

- Nhóm đất đo vàng: gồm 5 loại chinh là đất nâu vàng trên đá vôi, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất đỏ vàng do trồng lúa biến đổi. Phân bố trên vùng đồi và có nơi còn khá tốt nên thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Nhóm đất măn: được hình thành do trầm tích biển và trầm tích sông biển. Phân bố chủ yếu ở các xã ven biển của huyện Kim Sơn bao gồm đất mặn sú vẹt, đất mặn nhiều và đất mặn trung bình, mặn ít.

- Nhóm đất xám bạc màu: phân bố chủ yếu ở các xã thuộc huyện Nho Quan. Nhóm đất này phân bố trên địa hình dốc nên bị xói mòn và rửa trôi, làm mất các chất dinh dưỡng.

- Nhóm đất thung lũng dốc tụ: phân bố ở thung lũng thấp, nhỏ trong các vùng đồi núi của thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư. Nhóm đất này thuận lợi trong phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp

2.1.2. Khí hậu và thủy văn

Khí hậu Ninh Bình mang đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và ảnh hưởng của khí hậu ven biển, khí hậu rừng núi và nửa rừng núi.

Thời tiết trong năm được chia thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa khô: tháng 11, 12 năm trước tới tháng 4 năm sau

- Mùa mưa: tháng 5 tới tháng 10.

Theo niên giám thống kê 2012: Nhiệt độ trung bình khoảng 23,80C, thấp nhất vào tháng 1 khoảng 140 - 170 và cao nhất vào tháng 6 (hoặc tháng 7) khoảng 290C – 300C. Hàng năm có 6 tháng có nhiệt độ trung bình trên 250C. Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 95 – 105 giờ/tháng tập trung vào mùa he.

Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%, không có sự chênh lệch lớn giữa các tháng và các vùng.

Chế độ thủy văn: tỉnh có hệ thống sông ngòi khá dày trải đều cả 3 vùng với các con sông lớn như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc...và hệ thống các hồ có trữ lượng nước lớn như các hồ Yên Quang, hồ Yên Thái, hồ Đá Lải...

7

Page 8: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Chế độ thủy triều, thời gian lên triều ngắn (8 giờ) và triều xuống dài (16 giờ), biên độ trung bình từ 1,6-1,7m.

2.1.3. Đặc điểm của hệ thống sông tự nhiên

Về giao thông đường thủy Ninh Bình có hệ thống sông hồ dày đặc: sông Đáy là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình với Hà Nam, Nam Định. Hệ thống sông Hoàng Long chảy nội tỉnh cung cấp tưới tiêu cho các huyện phía Bắc. sông Vạc, sông Càn với nhiều nhánh nhỏ ở các huyện phía Nam. Các sông nội tỉnh khác: sông Vân, sông Bôi, sông Lạng, sông Bến Đang và các hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Quang, hồ Yên Thắng đem lại nguồn lợi đáng kể về tưới tiêu, giao thông và khai thác thuỷ sản

2.2. Hiện trạng Kinh tế - Xã hội

2.2.1. Diện tích, dân số

a, Diện tích

Tỉnh Ninh Bình bao gồm thành phố Ninh Bình, 6 Huyện và thị xã Tam Điệp mới được công nhận là đô thị loại III, với số liệu về diện tích, dân số như sau:

Theo số liệu thống kê, Thành phố Ninh Bình có diện tích khiêm tốn nhất tuy nhiên do đây là khu vực Trung tâm của toàn Tỉnh nên đây là một trong những đơn vị hành chính có số dân đông nhất và mật độ dân số cao nhất với gần 2500 người/Km 2

gấp khoảng 3 lần so với mức bình quân của toàn Tỉnh.

Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số các Thành phố, huyện, thị xã

TT Địa bàn Diện tích(Km2)

Dân số(Người)

Mật độ (Người/km2)

1 Thành phố Ninh Bình 46.7 113,187 2,424

2 Thị xã Tam Điệp 105.0 56,242 536

3 Huyện Nho Quan 445.3 145,616 327

4 Huyện Gia Viễn 178.5 117,815 660

5 Huyện Hoa Lư 103.5 67,362 651

6 Huyện Yên Khánh 139.0 135,806 977

7 Huyện Kim Sơn 215.4 167,654 778

8 Huyện Yên Mô 144.7 112,263 776

Tổng cộng 1,378.1 915,945 665Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình - 2012

Huyện có diện tích lớn nhất là Huyện Nho Quan với 445.3 Km2 và đây cũng là nơi có mật đố dân số thưa nhất với chỉ 327 người/km2. Trong khi đó huyện Yên Khánh

8

Page 9: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

có có mật độ dân số lớn thứ nhì toàn Tỉnh sau Thành phố Ninh Bình với xâp xỉ 1000 người/Km2

b, Dân số

Về tổng dân số, năm 2012 toàn tỉnh có 915.945 người, tăng 0,91% so với năm 2011, gấp gần 2 lần so với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.2: Hiện trạng phát triển dân số giai đoạn 2008 - 2012

Chỉ tiêuNăm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ

tăng2008-2012

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Dân số trung bình 901.747 100,0 907.696 100,0 915.945 100,0 0,44%

Phân theo giới tính- Nam- Nữ

448.428453.319

49,7350,27

451.889455.807

49,7850,22

455.996459.949

49,7850,22

0,68 %0,61 %

Phân theo khu vực- Thành thị- Nông thôn

171.218730.529

18,9981,01

172.388735.308

18,9981,01

174.557741.388

19,0680,94

0,59 %-0,13 %

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình - 2012

Về cơ cấu dân số phân theo giới tính: Số lượng nữ giới có xu hướng chiếm ưu thế hơn so với số lượng năm giới, tuy nhiên mức chênh lệch không đáng kể. Năm 2012 và 2011 tỷ lệ giữa nam giới và nữ giới không có khác biệt tuy nhiên nếu xét trong giai đoạn 2008 - 2012 thì số tốc độ tăng trưởng dân số nam giới là 0,68% cao hơn so với mức 0,61% của nữ giới.

Về cơ cấu dân số phân theo khu vực: Dân số nông thôn chiếm ưu thế rõ rệt so với dân số thành thị (gấp khoảng 4 lần). Sự chuyển đổi dân số giữa 2 khu vực trên là không rõ rệt, theo đó số dân thành thị mặc dù có sự tăng trưởng tuy nhiên chỉ dừng lại mức xấp xỉ 0,6%/năm còn dân số nông thôn giảm tương đối khoảng 0,1%/năm trong giai đoạn 2008-2012.

So sánh về dân số và diện tích giữa Tỉnh Ninh Bình và khu vực Đồng bằng Sông Hồng cũng như cả nước thấy rằng:

Ninh Bình là tỉnh có diện tích khiêm tốn (1378,1 Km2) so với mức trung bình của khu vực (1913,7 km2) và chỉ bằng khoảng ¼ so với mức bình quân của cả nước (5253,2 Km2).

Về mặt dân số, số liệu thống kê chỉ ra rằng số dân số bình quân của khu vực gấp 2 lần và bình quân của cả nước gấp khoảng 1,5 lần so với dân số Ninh Bình.

9

Page 10: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Về mật độ dân số, Tỉnh có mật độ dân số thấp hơn nhiều so với mức trung bình của Tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng tuy nhiên lại gấp gần 3 lần so với mức trung bình Tỉnh của cả nước.

Tỷ lệ dân số nông thôn Tỉnh Ninh Bình còn cao hơn khá nhiều (khoảng hơn 10%) so với tỷ lệ tương ứng của cả nước.

Bảng 2.3: So sánh Dân số và Diện tích

Chỉ tiêu Ninh Bình

Vùng Đồng bằng Sông Hồng Cả nước

TB tỉnh Tổng TB tỉnh TổngDân số (người) 915,945 1839,7 20236,7 1.409,1 88.772,9

Diện tích tự nhiên (km2) 1378,1 1913,7 21050,9 5.253,2 330.951,1

Mật độ dân số (ng/km2) 665 961 961 268,4 268

Dân số nông thôn (%) 80,94% 68,1%Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình – 2012;

: Niên giám thống kê (tóm tắt) Toàn quốc 2012.

2.2.2. Hiện trạng Kinh tế - xã hội

a, Tình hình chung

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kinh tế trên địa bàn Tỉnh

TT Chỉ tiêuNăm

2008 2009 2010 2011 2012

1GDP theo giá so sánh

(Triệu đồng/ %)5,228,475(100%)

6,032,957(100%)

7,006,765(100%)

8,134,130(100%)

8,990,563(100%)

2Nông, lâm, thủy sản

(Tỷ đồng/ %)1,126,945(21.55%)

1,140,890(18.91%)

909,684(12.98%)

933,563(11.48%)

951,451(10.58%)

3Công nghiệp, xây dựng

(Triệu đồng/ %)2,676,542(51.19%)

3,234,646(53.62%)

3,852,899(54.99%)

4,625,528(56.87%)

5,108,114(56.82%)

4Dịch vụ

(Triệu đồng/ %)1,424,988(27.25%)

1,657,421(27.47%)

2,244,182(32.03%)

2,575,039(31.66%)

2,930,998(32.60%)

5GDP theo giá thực tế

(Triệu đồng) 11,745,830 15,086,679 18,857,012 22,617,63126,103,60

5

6GDP bình quân

(1000 đồng/người)13.1 16.8 20.9 24.9 28.5

7Tốc độ tăng trường

GDP (giá so sánh) (%)14.54%

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình – 2012

10

Page 11: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

- Trong những năm qua, tăng trưởng tổng sản phầm quốc dân của Tỉnh Ninh Bình có sự tiến triển và tăng dần qua từng năm với mức tăng không đồng đều: năm 2012 tăng 10.53% so với năm 2011 – thấp hơn mức tăng của năm 2011 – 2010 là 16.09% và thấp hơn mức tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2008 – 2012: 14.54%.

Kết quả của sự tăng trưởng Kinh tế là sự gia tăng của GDP bình quân đầu người. Năm 2012 GDP bình quân đầu người trên địa bàn Tỉnh đạt khoảng 28,5 triệu đồng (tăng 14.37% so với năm 2011).

- Cơ cấu kinh tế của Tỉnh Ninh Bình tương đối hợp lý. Theo số liệu thống kê năm 2012, tỷ lệ đóng góp của khối ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ thấp nhất (10.58%), tiếp đến là khối ngành dịch vụ (32.60%) và chiếm tỷ lệ cao nhất là khối ngành công nghiệp, xây dựng (56.82%). Trong khi mức độ đóng góp của khối ngành dịch vụ và khối ngành công nghiêp, xây dựng tăng qua mỗi năm thì mức độ đóng góp của khối ngành nông, lâm, thủy sản giảm. Mặc dù vậy, cơ cấu kinh tế tối ưu đòi hỏi khối ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất do đó cơ cấu kinh tế hiện nay của Tỉnh cần tiếp tục chuyển dịch và điều chỉnh. Đặc biệt là tập trung phát triển dịch vụ du lịch để tận dụng hết các tiềm năng, hướng tới cơ cấu tối ưu.

b, Hiện trạng một số ngành, lĩnh vực Kinh tế - Xã hội chủ yếu

* Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã có bước phát triển mới, hàng hóa nông sản được thị trường trong nước và nước ngoài chấp nhận; đảm bảo yêu cầu về an ninh lương thực, tạo nền tảng để ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết; chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu nội ngành và khu vực nông thôn; sản xuất thủy sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.

Theo số liệu thống kê năm 2012, trong các ngành thì nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo với tỷ lệ khoảng 85%, trong khi đó Thủy sản có mức đóng góp khiêm tốn hơn khoảng 12% còn ngành Lâm nghiệp dừng lại ở mức chưa đầy 1%.

Trong khoảng thời gian từ 2008 tới 2012, nhìn chung giá trị nông nghiệp có sự giảm đều đặn khoảng 1%/ năm tuy nhiên vẫn vị trí dẫn đầu tuyệt đối so với ngành dịch vụ - ngành đã có sự tăng trưởng không ngừng trong thời gian qua để đạt mức 12.70% vào năm 2012. Giống như ngành Nông nghiệp, giá trị sản xuất của ngành Lâm nghiệp có sự giảm cả số tuyệt đối (năm 2012 giá trị sản xuất chỉ bằng khoảng 93% so với năm 2011) và tỷ trọng trong nhóm ngành (0.83% của năm 2012 với 0.88% của năm 2011)

- Công nghiệp và xây dựng

Giá trị sản xuất của ngành Công nghiệp và Xây dựng có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, năm 2012 đạt 36,835,812 triệu đồng, tăng 9,2% so với năm 2011.

11

Page 12: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Trong nhóm ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo chiếm ưu thế rõ rệt với tỷ trọng 94% trong nhóm ngành công nghiệp và 58.85% trong khối ngành công nghiệp – xây dựng.

Bảng 2.5: Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp, xây dựng

Đơn vị: Triệu đồng

TT Ngành 2009 2010 2011 2012

1 Công nghiệp 11,167,583 13,611,810 20,870,816 23,072,3451.1 Khai khoáng 419,212 472,330 563,189 347,5611.2 Chế biến, chế tạo 9,970,997 12,250,764 19,436,627 21,679,597

1.3 Điện, nước, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa 725,413 823,138 784,611 944,934

1.4 Cung cấp nước, rác thải, nước thải 51,961 65,578 86,389 100,253

2 Xây dựng 7,963,732 12,515,400 12,817,599 13,763,4673 Tổng (1+2) 19,131,315 26,127,210 33,688,415 36,835,812

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình – 2012

Điều này giải thích qua việc: Hệ thống các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch đã và đang tạo ra khu vực sản xuất trọng điểm. Vì vậy,công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã có bước đột phá nhất là sản xuất vật liệu xây dựng đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với các nhà máy sản xuất xi măng và thép...sản xuất công nghiệp của các sản phẩm chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp Tam Điệp, Gián Khẩu, Khánh Phú (Ninh Phúc) nhưng công nghiệp phụ trợ kém phát triển.

Công nghiệp khai khoáng cũng đóng vai trò quan trọng trong nhóm ngành công nghiệp tuy nhiên nhịp độ phát triển không ổn định. Năm 2012 đạt 347,561 triệu, giảm khoảng 40% so với năm 2011.

* Ngành Thương mại

Vượt qua các giai đoạn khó khăn (lạm phát tăng cao, ảnh hưởng của suy giảm kinh tế), ngành thương mại đã đạt được một số kết quả tích cực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng đạt 16.697.504 triệu đồng tăng khoảng 20% so với năm 2011 thấp hơn so với mức tăng khoảng 26,7% trong giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.6: Xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Tỉnh

TT Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cân đối1 2005 21.9 51.8 -29.92 2009 67.9 151.3 -83.43 2010 98.2 433.4 -355.24 2011 285.7 305.7 -20.05 2012 458.9 238.0 220.9

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình – 2012

12

Page 13: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

- Xuất nhập khẩu: Nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu có sự biến động, thiếu ổn đinh. Trong khi các năm trước Tỉnh có xu hướng nhập siêu thì năm 2012, giá trị xuất khẩu của Tỉnh tăng vọt gần gấp đôi so với giá nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là quần áo, xi măng, thịt đông lạnh, gạo tẻ… còn các mặt hàng nhập khẩu chính là sắt thép, ô tô, vải….

* Ngành Du lịch

Giai đoạn 2008 - 2012, ngành du lịch được quan tâm đầu tư mạnh bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh. Vì vậy, ngành đã tạo được bộ mặt mới, doanh thu ngành năm 2012 đạt 776.761 triệu đồng, tăng 18,7% so với năm 2011 tuy nhiên vẫn thấp hơn mức 52,4%/năm của giai đoạn.

Lượng khách du lịch nội địa tăng lên trung bình với tốc độ khoảng 24%/năm ngay cả trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế; là thành tựu quan trọng, phần nào đã khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh để thu được kết quả tốt.

Lượng khách du lịch quốc tế đến Ninh Bình tương đối ỏn định, chiếm tỷ trọng cao nhất là từ Tây Âu (Pháp, Anh, Đức), hiện nay vẫn đang có chiều hướng tăng lên, khách từ châu Úc, Đông bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), Đông Âu, Bắc Mỹ và Trung Đông có tỷ trọng tương đối ổn định. Tuy nhiên, khách từ Đông Nam Á có tỷ trọng đang giảm xuống, đây là điểm cần nghiên cứu để xây dựng hướng phát triển các sản phẩm du lịch.

Bảng 2.7: Tổng lượt khách du lịch đến Tỉnh Ninh Bình Đơn vị : 1000 lượt khách

TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1 Khách trong nước 1.332 1.774 2.617 2.933 3.036

2 Khách quốc tế 567 614 699 667 676

Tổng số 1.899 2.388 3.316 3.600 3.712Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình – 2012

Bảng 2.8: Hiện trạng cơ sở lưu trú TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 20121 Tổng số cơ sở lưu trú 115 127 167 203 2222 Tổng số phòng 1.160 1.751 2.546 2.708 2.9683 Tổng số giường 2.030 2.880 3.830 4.260 48004 Công suất sử dụng giường (%) 54,7 33,0 33,3 31,5 29,3

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình – 2012Thời gian qua hạ tầng thành phố Ninh Bình, Thị xã Tam Điệp và một số khu du

lịch trọng điểm như Tràng An, Vân Long, Bái Đính, Hoa Lư... được phát triển. 13

Page 14: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, số cơ sở lưu trú và số giường, số phòng có xu hướng tăng đều đặn qua các năm tuy nhiên công suất sử dụng giường lại có xu hướng giảm trong 2 năm liên tiếp 2011 và 2012.

2.3. Hiện trạng về hệ thống giao thông vận tải

2.3.1. Tổng quan về hệ thống giao thông vận tải

Ninh Bình nằm trên trục giao thông quan trọng Bắc – Nam với các tuyến quốc lộ trên mạng lưới đường bộ quốc gia gồm: QL1, QL10, QL38B, QL12B, QL 12B kéo dài và QL45; tuyến đường sắt Bắc – Nam có chiều dài 21,6 Km cùng với hệ thống sông ngòi phong phú. Đây là điều kiện quan trọng để Tỉnh phát triển mạnh mạng lưới giao thông tương đối toàn diện để kết nối, giao lưu với các trung tâm Chính trị - Văn hóa – Xã hội như Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh thuộc khu vực trọng điểm Bắc Bộ nước.

Mạng lưới giao thông phân bố khá hợp lý tuy nhiên hoạt động vận tải trên địa bàn Tỉnh chỉ giới hạn ở 3 phương thức chính gồm: Vận tải đường bộ, vận tải đường Thủy – Biển và vận tải đường Sắt mà chưa có vận tải Hàng không.

2.3.2. Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

a, Mạng lưới giao thông đường bộ

* Hiện trạng chung

Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh bao gồm: Quốc lộ, Đường tỉnh, huyện lộ và đường đô thị, đường xã, cụ thể như sau:

Bảng 2.9: Hiện trạng mạng lưới đường bộ Tỉnh Ninh Bình

TT

Loại đường Chiều dàiLoại mặt đường

BTN Đá dăm BTXM Đ.gạch C.phối Đất

1 Quốc lộ 181.1 98.2 21.6 61.4

2 Đường Tỉnh 166.4 24.0 58.5 62.9

3 Đường huyện 140.2 7.5 62.1 81.2 5.0 1.0 4.0

4 Đường xã 1218.6 250 85 666.6 11 125 81

5 Đường đô thị 489.7 135 0.7 331 4 19

6 Đ. Chuyên dùng 118.57 70.71 47.86

Nguồn: Phòng Kết cấu Hạ tầng

Trong các loại đường trên, đường xã, liên xã chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng 50%, tiếp theo tới đường đô thị và đường quốc lộ.

b, Mạng lưới giao thông đường sắt

14

Page 15: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Tuyến đường sắt Thống Nhất (Bắc – Nam) dài 1.726km, qua 22 tỉnh, thành phố có tiêu chuẩn kỹ thuật là đường đơn khổ rộng 1000mm được đưa vào khai thác từ năm 1905.

Đoạn chạy qua địa bàn tỉnh Ninh Bình có chiều dài 21,6 km (từ Km113+400 – Km135+000) với 4 ga hành khách và hàng hóa thuộc Thành phố Ninh Bình, Thị xã Tam Điệp và huyện Hoa Lư, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách của tỉnh đến thủ đô Hà Nội, các tỉnh miền Trung, miền Nam và kết nối với với các tuyến đường sắt khác.

Ngoài tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Tp Hồ Chí Minh, trên địa bàn tỉnh còn có tuyến đường sắt chuyên dùng (nhánh rẽ vào Nhà máy phân lân Ninh Bình) nối với đường sắt quốc gia tại Km120+520, có tổng chiều dài 2,072 Km.

Các ga thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình là: Ninh Bình, Cầu Yên, Ghềnh và Đồng Giao đều là ga dọc đường có quy mô nhỏ, nhà ga đều thuộc loại bán vĩnh cửu (trừ ga Ninh Bình).

Bảng 2.10: Hiện trạng các ga đường sắt tại tỉnh Ninh Bình

TT Tên ga Lý trìnhSố

đường

Nhà ga Sân ga

Diện tích (m2)

CấpDiện tích

(m2)Cấp

1 Ga Ninh Bình Km114+650 9 1150 VC 4292 VC

2 Ga Cầu Yên Km119+511 3 324 BVC 280 BCV

3 Ga Ghềnh Km125+100 3 540 BCV 600 VC

4 Ga Đồng Giao Km133+600 3 168 BVC 280 BCV

c, Mạng lưới giao thông đường thủy nội địa

Ninh Bình có 16 sông, kênh có thể khai thác vận tải thuỷ nội địa với tổng chiều dài là 298,8 km. Trong đó: Trung ương quản lý 4 sông dài 155,5 km, địa phương quản lý 12 sông, kênh dài 143,3 km. Phần lớn các sông do địa phương quản lý là sông cấp V,VI.

Mật độ sông là 2,73 km/1000 km2, lớn hơn mật độ bình quân cả nước (1,27km/1000km2).

Vận tải đường thuỷ nội địa Ninh Bình là một phương thức vận tải quan trọng trong vận chuyển vật liệu xây dựng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ…

Cảng, bến sông

Ninh Bình có 2 cảng sông chính là cảng Ninh Bình, cảng Ninh Phúc. Ngoài ra, Ninh Bình còn có rất nhiều các cảng nhỏ có khả năng thông qua từ 100.000 - 350.000 tấn/năm.

15

Page 16: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Bảng 2.11: Hiện trạng các cảng chính trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình

TT Cảng, bến sông

Diện tích mặt bằng

(m2)

Diện tích cầu, bến cảng

(m2)

Chiều dài cầu cảng

(m)

Năng lực thông qua

(1000 tấn/ năm)

1Cảng

Ninh Bình88.000 576 200 1.200

2Cảng

Ninh Phúc47.000 1.392 500 1.500

3 Cảng K3 – Nhà máy điện 846 646 68 130 - 400

Các cảng địa phương

Các cảng địa phương trên địa bàn tỉnh gồm: Cảng Kim Đài, Cảng Gián Khẩu, Cảng chuyên dùng của nhà máy xi măng Vinakansai, Cảng Nho Quan, Cảng cầu Yên, Cảng Đò Mười, Cảng Hệ Dưỡng, Cảng Cầu Bút, Cảng Phát Diệm, Cảng Hảo Nho, Cảng cạn ICD (Ninh Phúc), Cảng Tiến Hưng, Cảng Long Sơn.

Các bến huyện quản lý và bến tự phát:

Có tới hơn 200 bến do địa phương quản lý (bao gồm huyện và các doanh nghiệp)

* Các bến phà, bến đò ngang:

Hiện nay toàn tỉnh mới có 1 bến phà Điện Biên kết nối Kim Sơn sang huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định đang được được đầu tư. Còn 57 bến đò và bến khách ngang sông chính phần lớn bến chưa có nhà chờ cho khách. Trong số này có 45 bến đã được cấp phép hoạt động, số còn lại chưa được cấp phép.

* Các bến đò phục vụ khách du lịch

Trên địa bàn tỉnh có 7 bến đò phục vụ tại các điểm du lịch với tổng số 2160 đò cheo tay và 12 đò máy trên 9.000 ghế. Trong số này chỉ có một số bến có nhà chờ cho khách, khoảng 80% đò có áo phao cứu sinh còn lại vẫn chưa đủ theo tiêu chuẩn.

2.3.3. Hiện trạng hoạt động khai thác vận tải

Hoạt động vận tải trên địa bàn Tỉnh được thực hiện thông qua vận tải đường bộ, vận tải thủy nội địa và vận tải đường biển cũng như vận tải đường sắt.

Bảng 2.12: Hiện trạng hoạt động vận tải hành khách và vận tải hàng hóa

TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

I Vận tải hàng hóa:

16

Page 17: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1

Khối lượng vận chuyển (Đv:1000T)

20,538 24,520 28,304 31,487 32,363

Trong đó:Đường bộ 10,592 11,746 16,439 16,842 16,930Đường thủy nội địa 9,507 11,558 10,720 13,182 13,860Đường biển 439 1,216 1,145 1,463 1,573

2

Khối lượng luân chuyển (Đv: 103 T.Km)

1,897,691 2,596,307 3,302,510 3,701,805 4,162,203

Trong đó:Đường bộ 219,420 329,045 550,763 511,553 555,851

Đường thủy nội địa 1,239,424 1,623,689 1,930,324 2,296,470 2,611075

Đường biển 438,847 643,573 821,423 893,782 995,277

II Vận tải khách

1

Khối lượng vận chuyển (Đv: 103 khách)

7,842 8,498 11,846 12,906 13,928

Trong đó:

Đường bộ 7,500 8,113 10,573 11,535 12,147

Đường thủy nội địa 342 385 1273 1,371 1,781

2Khối lượng luân chuyển

(Đv:103 khách.Km)400,405 476,370 618,311 736,528 835,888

Trong đó:

Đường bộ 400,156 475,979 612,710 730,692 827,904

Đường thủy nội địa 249 391 5,601 6,136 7,984

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình – 2012

- Vận tải hàng hóa: Khối lượng vận chuyển đường bộ chiếm tỷ lệ lớn nhất, là phương thức chính đảm nhận chức năng vận tải hàng hóa trong khi vận tải biển chiếm tỷ lệ không đáng kể.

- Vận tải hành khách: Số liệu vận tải hành khách trên địa bàn Tỉnh được thống kê dựa trên kết quả vận chuyển của vận tải đường bộ và vận tải đường thủy nội địa. Theo đó khối lượng vận chuyển cũng như lượng luân chuyển thì vận tải đường bộ đều là phương thức vận chuyển chính.

a. Hiện trạng khai thác vận tải đường bộ

Vận tải đường bộ trên địa bàn Tỉnh gồm 4 loại hình chính:

- Vận tải hành khách theo hình thức tuyến cố định: Là loại hình vận tải chính với 84 tuyến đang khai thác.

- Vận tải hành khách theo hình thức Bus: Được triển khai từ năm 2008 và đã chứng minh được những hiệu quả nhất định với 5 tuyến Bus đang hoạt động.

17

Page 18: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

- Vận tải hành khách bằng xe Taxi: đang có sự phát triển tương đối nhanh với 9 doanh nghiệp đăng ký tham gia kinh doanh và 452 phương tiện hoạt động.

- Vận tải hành khách theo hợp đồng: là loại hình vận tải còn nhiều lỗ hổng trong quản lý, theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh có tới hơn 100 doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vận tải hành khách theo hợp đồng.

b. Hiện trạng khai thác vận tải đường sắt và đường thủy nội địa

Về vận tải đường sắt, do các ga trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình chỉ là các ga nhỏ thực hiện chức năng trung chuyển nên khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa không lớn.

Về vận tải thủy nội địa, hiện nay, vận tải thủy chủ yếu phục vụ vận tải hàng hóa đặc biệt là vật liệu xây dựng. Các tuyến chính bao gồm:

+ Tuyến: Quảng Ninh- Ninh Bình vận chuyển than cám.

+ Tuyến: Quảng Ninh- Bút Sơn vận chuyển than cám.

+ Tuyến: Ninh Bình - Hải Phòng vận chuyển Clanhke.

2.3.4. Tình hình trật tự an toàn giao thông

Bảng 2.13: Thống kê về tình hình Tai nạn giao thông trên địa bàn Tỉnh

NămSố vụ tai nạn Số người

Đ. Bộ Đ. Sắt Đ. Thủy Tổng Chết Bị thương2005 117 8 3 128 136 602009 86 1 0 87 93 302010 83 6 0 89 87 282011 65 4 0 69 72 152012 64 1 0 65 73 35

Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình – 2012

Bảng thống kê tình hình Tai nạn giao thông trên địa bàn Tỉnh cho thấy tình trạng chung đang ngày càng cải thiện thể hiện qua số vụ tai nạn giao thông nhìn chung có xu hướng giảm. Tuy nhiên năm 2012 tình hình tai nạn giao thông có xu hướng phức tạp trở lại: Số vụ tai nạn giảm khoảng 6% tuy nhiên mức độ nghiêm trọng lại gia tăng thể hiện qua số người chết tăng 1 và số người bị thương tăng 20 so với năm 2011.

Trong cơ cấu các vụ tai nạn, chủ yếu là tai nạn đường bộ, chiếm trên 90% - cá biệt năm 2012 chiếm tới 98,6%; tai nạn đường sắt có xu hướng giảm và đến năm 2012 chỉ còn duy nhất 1 vụ. Từ năm 2009 trên địa bàn Tỉnh không còn xảy ra các vụ tai nạn đường thủy nội địa.

PHẦN IIIHIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

18

Page 19: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

TỈNH NINH BÌNH

3.1. Hiện trạng hệ thống đường bộ tỉnh Ninh Bình

3.1.1. Hệ thống đường bộ do Trung ương quản lý

Mạng lưới đường bộ do TW quản lý bao gồm 3 tuyến quốc lộ qua địa bàn Tỉnh:

- Quốc lộ 1: Đoạn QL1 đi qua tỉnh Ninh Bình từ cầu Cầu Đoan Vĩ đến dốc xây dài 34,3km (Km251+067 – Km285+400), qua TP.Ninh Bình, Thị xã Tam Điệp và 3 huyện Gia Viễn, Hoa Lư và Yên Mô, đây là tuyến giao thông trục dọc chính tỉnh Ninh Bình kết nối với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ. Quốc lộ 1 đang được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng với 4 làn xe, đoạn qua thành phố đạt tiêu chuẩn đường đô thị.

- Quốc lộ 10: Đoạn QL10 đi qua tỉnh Ninh Bình từ cầu Non Nước đến cầu Điền Hộ dài 37,3km (Km135+905 – Km173+250), qua TP.Ninh Bình và 2 huyện Yên Khánh và Kim Sơn. Đây là tuyến kết nối Thành phố Ninh Bình sang Nam Định và đi các huyện ven biển. Quốc lộ 10 đang được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng (Bn = 12m, Bm = 11m), đang xây dựng 2 tuyến tránh qua các thị trấn Yên Ninh, Phát Diệm. Hiện còn một đoạn từ Thị trấn Phát Diệm đi Thanh Hóa vẫn ở cấp V, đang được nâng cấp.

- Quốc lộ 38B: Đoạn QL38B đi qua tỉnh Ninh Bình từ đường Lương Văn Thăng - Tp Ninh Bình đến ngã ba Anh Trỗi – huyện Nho Quan dài 26,6km, (Km118+460 – Km145+060); trong đó, tuyến đi trùng với đường Lương Văn Thăng và QL1 dài 5,8km, nâng cấp từ đường tỉnh ĐT.478 dài 20,8Km; tuyến đi qua Tp Ninh Bình và 3 huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan. Đây là tuyến kết nối giữa đường QL 1, QL 10 vào khu núi chùa Bái Đính, khu du lịch Tràng An và kết nối đường QL12B.

3.1.2. Hệ thống đường bộ do địa phương quản lý

Hiện nay, Tỉnh Ninh Bình và các đơn vị thuôc Tỉnh đang quản lý hệ thống đường bao gồm:

a, Quốc lộ được TW ủy thác cho Tỉnh quản lý

- Quốc lộ 12B: Đoạn QL12B đi qua tỉnh Ninh Bình từ ngã ba chợ Chiều Thị xã Tam Điệp đến cầu Lập Cập dài 31,121km (Km0+000 – Km31+121), qua Tx.Tam Điệp và huyện Nho Quan. Là tuyến kết nối giữa đường QL1 và đường Hồ Chí Minh.

+ Đoạn từ Km0+00 đến Km7+050 đã được nâng cấp đạt cấp III đồng bằng.

+ Đoạn từ Km7+050 đến Km31+121 đạt cấp IV.

- Quốc lộ 12B kéo dài: Xuất phát từ ngã ba Chợ Chiều Km0+000/QL12B (Km277/QL1), tuyến đi trùng với QL1 đến Km 273+500 (ngã ba giao

19

Page 20: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Km0+000/ĐT.480) dài 3.5 Km, đi theo ĐT.480 qua thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô, gặp QL 10 tại Km 171+250 (Km20,54/ĐT.480) dài 20,54 Km, tiếp tục đi trùng với QL10 đến Km169+900/QL10 dài 1,5 Km, đi theo đường tỉnh ĐT.481 qua thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn đến đê Bình Minh II thuộc xã Kim Đông, huyện Kim Sơn tại Km 18,445/ĐT.481 dài 18,445 Km.

- Quốc lộ 45: Đoạn QL45 đi qua tỉnh Ninh Bình từ ngã ba Rịa đến dốc Giang dài 9,0km (Km0+000 – Km9+000), nằm toàn bộ trên địa bàn huyện Nho Quan. Là tuyến kết nối tỉnh Thanh Hóa. Toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, hệ thống cầu cống trên tuyến đạt H30-XB80.

b, Mạng lưới đường tỉnh

- Đường tỉnh ĐT.477:

Từ ngã ba Gián (Km254+500 QL1) đến thị trấn Nho Quan (giao với QL12B), tuyến qua địa bàn 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan. Hiện tại, toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III (Bn = 12m, Bm = 11m), mặt BTXM, tình trạng mặt đường tốt.

- Đường tỉnh ĐT.477B:

Từ Trường Yên đến Đá Hàn tổng chiều dài 17,2km, nằm hoàn toàn ở địa phận huyện Gia Viễn. Toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp V nền rộng 4 - 5m, mặt rộng 3,5m cấp phối, tình trạng mặt đường xấu.

- Đường tỉnh ĐT.477C:

Từ Sơn Lai đến thị trấn Me tổng chiều dài 13,0km, tuyến qua địa bàn 2 huyện Gia Viễn và Nho Quan. Hiện tại, đoạn Sơn Lai đi Gia Lạc (Km0 – Km9) đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV (Bn = 9m, Bm = 7m), mặt BTXM, tình trạng mặt đường tốt; đoạn Gia Lạc đến thị trấn Me (Km9 – Km13) đạt tiêu chuẩn cấp V (Bn = 5-6m, Bm = 3,5m), mặt thấm nhập nhựa, tình trạng mặt đường xấu.

- Đường tỉnh ĐT.477D:

Từ Đế đến Địch Lộng tổng chiều dài 16,5km, nằm hoàn toàn ở địa phận huyện Gia Viễn. Hiện tại, toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp VI (Bn = 4m, Bm = 3m), mặt BTXM, tình trạng mặt đường trung bình.

- Đường tỉnh ĐT.479:

Từ Ba Chạ đến đồi Thông tổng chiều dài 10,0km, nằm hoàn toàn địa phân huyện Nho Quan, đang thực hiện dự án nâng cấp với quy mô đường cấp III (Bn = 12m, Bm = 11m), mặt BTXM.

- Đường tỉnh ĐT.479D:

Từ Trại Ngọc đến Cúc Phương tổng chiều dài 11,2km, nằm hoàn toàn địa phân huyện Nho Quan. Từ Km0+000-Km2+800 đạt tiêu chuẩn cấp VI (Bn = 5,5m, Bm =

20

Page 21: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

3,5m) tình trạng mặt đường trung bình, mặt láng nhựa; Từ Km 2+800 - Km11+200 trùng với đường Bái Đính – Cúc Phương có Bn=12m, Bm=11m, mặt BTXM.

- Đường tỉnh ĐT.480B:

Từ Khánh Ninh đến Chợ Lồng tổng chiều dài 6,0km, tuyến qua địa bàn 2 huyện Yên Khánh, Yên Mô, toàn tuyến mới được nâng cấp, cải tạo đạt Bn = 9m, Bm = 6,5-7m, Mặt đường BTN, tình trạng mặt đường tốt. Trên tuyến có 1 cầu Rào chiều dài 118m có tải trọng HL93, được xây dựng năm 2008.

- Đường tỉnh ĐT.480C:

Từ Khánh Cư đến Chợ Ngò tổng chiều dài 8,0km, tuyến qua địa bàn 2 huyện Yên Khánh và Yên Mô, toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV, tình trạng kết cầu mặt đường bê tông nhựa tốt.

- Đường tỉnh ĐT. 480D:

Từ Cống Gõ đến Thị xã Tam Điệp tổng chiều dài 12,0km, tuyến qua địa bàn Thị xã Tam Điệp và huyện Yên Mô, tuyến đang thi công đạt tiêu chuẩn cấp IV (Bn = 9m, Bm = 7m), mặt BTXM, thảm BTN.

- Đường tỉnh ĐT. 480E:

Từ Lồng đến Tân Thành tổng chiều dài 8,8km, tuyến qua địa bàn huyện Kim Sơn và huyện Yên Mô, toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp VI (Bn = 4-5,5m, Bm = 3-5m), tình trạng mặt đường xấu. Hiện đã được UBND tỉnh cho phép đầu tư xây dựng tuyến đường này theo quy mô Bn=12m, Bm=11m (văn bản số 320/UBND-VP4 ngày 20/7/2011).

- Đường tỉnh ĐT.481B:

Từ Ngã ba Thông đến thị trấn Phát Diệm tổng chiều dài 24,1km, tuyến qua địa bàn 2 huyện Yên Khánh và huyện Kim Sơn. Từ Km 8+000-Km19+242 đang thi công đạt chuẩn cấp IV (Bn = 9m, Bm = 7m). Đoạn còn, đạt cấp VI (Bm=3,5, Bn=5-6m), mặt đường đá dăm láng nhựa, tình trạng mặt đường xấu, UBND tỉnh đã cho phép đầu tư xây dựng tuyến đường này theo quy mô đường (Bn=9-12m, Bm=7-9m) (văn bản số 320/UBND-VP4 ngày 20/7/2011).

- Đường tỉnh ĐT.481D:

Từ Quy Hậu đến Đò 10 tổng chiều dài 6,8km, nằm trên địa phận 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh, toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp VI (Bn = 5,5m, Bm = 3,5m), tình trạng mặt đường xấu.

- Đường tỉnh ĐT.478B:

21

Page 22: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Từ Ba Vuông (QL1) đến Bích Động tổng chiều dài 2,6km, nằm hoàn toàn địa phân huyện Hoa Lư, toàn tuyến đạt tiêu chuẩn cấp II (Bn = 37m, Bm = 22m), tình trạng kết cấu mặt đường bê tông nhựa trên BTXM, tình trạng mặt đường tốt.

Bảng hiện trạng các tuyến đường Tỉnh được nêu chi tiết ở phần Phụ lục

c. Đường đô thị và đường chuyên dùng

* Đường đô thị

Có tổng chiều dài 489,7 Km phân bố tại Thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp, có chất lượng mặt đường tương đối tốt (đã được rải BTXM hoặc rải nhựa) tuy nhiên các tuyến đường đều có quy mô nhỏ, mặt đường hẹp (trừ một số tuyến chính) và thiếu vỉa he, đen chiếu sáng, dải phân cách và hệ thống thoát nước chưa tốt.

* Đường chuyên dùng

Đường chuyên dùng là các tuyến đường giao cho các đơn vị, ban và doanh nghiệp tiến hành đầu tư, xây dựng và quản lý, khai thác. Tỉnh Ninh Bình hiện có 118,57 km bao gồm 13 tuyến:

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (5 tuyến);

Ban quản lý các khu công nghiệp (5 tuyến);

Vườn quốc gia Cúc Phương (1 tuyến);

Doanh nghiệp quản lý (2 tuyến).

Hiện nay, hầu hết các tuyến đường đều có quy mô nhỏ, mặt đường hẹp (trừ một số tuyến du lịch quản lý).

3.2. Hiện trạng hệ thống bến, bãi đỗ xe và trạm dừng nghỉ phục vụ Vận tải hành khách bằng ô tô

3.2.1. Hiện trạng bến, bãi đỗ xe

a, Về bến xe

Nhìn chung các bến xe trên địa bàn Tỉnh có quy mô trung bình và nhỏ, trong đó bến xe khách Ninh Bình đạt loại III; bến xe khách phía bắc Tam Điệp, bến xe Khánh Thành, bến xe khách Nho Quan và bến xe khách Kim Sơn đạt loại IV.

Vị trí của một số bến xe hiện nay không còn phù hợp. Mặc dù được xây dựng ở những vị trí thuận lợi tại các đầu mối giao thông tuy nhiên quá trình đô thị hóa khiến cho các bến xe dần nằm ở trong các khu vực dân cư, trung tâm của Thành phố, huyện như bến xe khách Ninh Bình, bến xe Kim Sơn, bến xe Nho Quan… Đây không phải là một thực trạng tốt vì các bến xe đặt tại các vị trí này đã trở thành những điểm nóng của các hiện tượng gây mất trật tự an toàn xã hội mặt khác với việc phương tiện ra vào tấp nập khiến cho an toàn giao thông không được đảm bảo, gây ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, xung quanh các bến xe các công trình của người dân đã được xây dựng kiến

22

Page 23: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

cố khiến việc mở rộng các bến xe trở nên không khả thi. Các công trình phụ trợ ở cac bến xe cũng còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, chủ yếu phục vụ việc dừng đỗ đón trả khách của phương tiện.

Ngoài ra Tỉnh còn có 2 bến xe chưa đủ điều kiện công bố là: Bến xe khách Lai Thành và bến xe khách Kim Đông.

Trong số 7 bến xe, bến xe khách Ninh Bình mặc dù chỉ đạt quy mô loại III tuy nhiên lại là bến xe có vai trò cực kỳ quan trọng với 120 phương tiện qua bến và bình quân 150 chuyến/ ngày xuất phát.

Bến xe Kim Sơn và bến xe Nho Quan có mức khai thác tương đương còn các bến khác số phương tiện và số chuyến xe xuất bến khá thấp.

Bảng hiện trạng các bến xe được nêu chi tiết ở phần phụ lục.

b, Về bãi đỗ xe

Trong thành phố Ninh Bình cũng như các huyện trong Tỉnh hiện nay gần như không có các bãi đỗ xe công cộng vì thế các phương tiện dừng đỗ tùy tiện, chủ yếu tại các khu đất rộng, mới được xây dựng có diện tích lớn như: Nhà văn hóa, Sân vận động… thậm chí trên cả các tuyến đường Đường tỉnh và Quốc lộ. Để đảm bảo nhu cầu lưu giữ phương tiện, các doanh nghiệp tư nhân đã tự đầu tư bãi đỗ xe cho riêng mình như trường hợp của bãi đỗ xe tải và đầu kéo nằm cạnh Sở GTVT trên đường Lê Đại Hành.

Thực trạng thiếu công trình giao thông tĩnh cũng góp phần làm cản trở giao thông và gây ra các tai nạn đáng tiếc.

3.2.2. Hiện trạng trạm dừng nghỉ

Tỉnh Ninh Bình có 1 Trạm dừng nghỉ được đầu tư bởi Jica của Nhật Bản nằm trên Quốc lộ 1 thuộc địa phận phường Nam Thành, Thành phố Ninh Bình. Trạm dừng nghỉ có quy mô 16.500 m2, mặc dù được đầu tư tương đối bài bản tuy nhiên việc khai thác và hoạt động của trạm dừng nghỉ chưa đạt được những hiệu quả như mong chờ. 3.3. Hiện trạng vận tải hành khách bằng xe ô tô

3.3.1. Các tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh

Theo số liệu đăng ký, tỉnh Ninh Bình hiện có 3 tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh được khai thác bởi 2 doanh nghiệp là:

- Hợp tác xã vận tải ô tô thành phố Ninh Bình.

- Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Ninh Bình

Sự hoạt động của các tuyến nội tỉnh không đều đặn, chủ yếu tập trung vào thời gian cao điểm sáng và chiều phục vụ nhu cầu đi lại của người dân giữa các huyện và thành phố trong Tỉnh.

23

Page 24: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Do sự hình thành của các tuyến Bus nên số lượng các tuyến nội tỉnh bị giảm xuống và xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra khi Tỉnh hoàn thiện mạng lưới Bus kết nối giữa các địa phương.

3.3.2. Các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh

Trên địa bàn Tỉnh hiện có 15 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách liên tỉnh theo hình thức tuyến cố định với 245 xe. Các xe chủ yếu có sức chứa 29 – 34 chỗ ngoài ra có các loại xe 25 chỗ, 45 chỗ và xe giường nằm.

Vận tải hành khách liên tỉnh là loại hình vận tải có truyền thống lâu đời ở Tỉnh nên về cơ bản ổn định và đi vào nề nếp, hành khách được phục vụ chu đáo, đi lại thuận tiện đặc biệt các tuyến từ Ninh Bình đi TP Hà Nội. Các doanh nghiệp vận tải ngày càng chú trọng hơn đến việc đầu tư phương tiện mới đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật. Các lái, phụ xe được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ vận tải hành khách với phương châm An toàn - nhanh chóng - hiệu quả - văn minh - lịch sự.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại hiện tượng đón trả khách không đúng nơi quy định do hành khách không vào bến xe mà đón xe dọc đường. Hiện tượng “xe dù” vẫn tồn tại ở một số địa bàn như Kim Sơn, Yên Khánh … Trong những ngày giữa tuần, lượng khách đi lại hạn chế còn có hiện tượng bỏ chuyến, bỏ nốt.

3.3.3. Hiện trạng vận tải hành khách bằng xe Bus trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

a. Mạng lưới tuyến Bus và phương tiện, đơn vị khai thác

Tính đến hết quý I/2013, trên toàn Tỉnh hiện tại có 5 tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe Bus đang hoạt động.

5 tuyến đang hoạt động đều xuất phát là Thành phố Ninh Bình và điểm cuối là các Huyện và Thành phố trên địa bàn Tỉnh – Đây đều là các tuyến Bus Nội tỉnh.

Tuyến 01: Thành phố Ninh Bình – Quốc lộ 1A – Đường tỉnh 477 – Gia Viễn – Nho Quan – Cúc Phương: Được đưa vào khai thác năm 2008.

Tuyến 02: Thành phố Ninh Bình – Quốc lộ 10 – Ngã 3 Lai Thành: Được đưa vào khai thác năm 2008.

Tuyến 03: Thành phố Ninh Bình – Quốc lộ 1A – Thị xã Tam Điệp: Được đưa vào khai thác năm 2008.

Tuyến 04: Thành phố Ninh Bình – Quốc lộ 1A – Quốc lộ 12B kéo dài – Yên Mô – Ngã 3 Lai Thành: Là tuyến mới được đưa vào khai thác từ 09/2012.

Tuyến 05: Thành phố Ninh Bình – Đường trong thành phố Ninh Bình – Quốc lộ 1A – Ngã 3 Chợ Chiều – Quốc lộ 12B – Ngã 3 Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan. Đã được công bố và đưa vào khai thác từ tháng 01/2013.

Khai thác 5 tuyến đang hoạt động hiện nay có 2 doanh nghiệp là:

24

Page 25: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

- Công ty Cổ phần vận tải ô tô Ninh Bình- Công ty Cổ phần vận tải ô tô số 4

Bảng 3.1: Hiện trạng phương tiện trên các tuyến Bus đang hoạt động

Tuyến Bus Số phương tiện Mác xe Sức chứa

01: Thành phố Ninh Bình - Nho Quan – Cúc Phương

10 xe Transinco25 – 27 chỗ ngồi

và 15 – 20 chỗ đứng

02: Thành phố Ninh Bình – Kim Sơn – Lai Thành

11 xe Transinco25 – 27 chỗ ngồi

và 15 – 20 chỗ đứng

03: Thành phố Ninh Bình – Thị xã Tam Điệp

04 xe Transinco23 chỗ ngồi

và 17 chỗ đứng

04: Thành phố Ninh Bình – Yên Mô – Lai Thành

04 xeNadibus

Transico

23 chỗ ngồi

và 17 chỗ đứng

05: TP Ninh Bình - Rịa - Nho Quan

07 xe Transinco27 - 28 chỗ ngồi

và 12 - 23 chỗ đứng

Các xe sử dụng trên các tuyến đều là các xe đạt yêu cầu về tiêu chuẩn đối với xe Bus (bao gồm cả chỗ ngồi và chỗ đứng) tuy nhiên việc bố trí phương tiện không thống nhất. Trên cùng 1 tuyến bao gồm các xe có sức chứa khác nhau (xe 35 chỗ, 40 chỗ và xe 52 chỗ).

Xe trên các tuyến 01, 02, 03, 04 được sơn 2 màu Vàng – Đỏ, xe tuyến 05 được sơn màu Xanh - Trắng giúp hành khách có thể nhận diện và phân biệt dễ dàng.

b. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ trên tuyến

Trong phương án đề xuất mở và khai thác tuyến, các đơn vị vận tải đều nêu rõ về hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ tuyến bao gồm các điểm đầu cuối và điểm dừng đỗ:

- Về điểm đầu cuối

5 tuyến Bus nội tỉnh đều bắt đầu từ Thành phố Ninh Bình trong đó chỉ có các tuyến 02, 04, 05 có điểm đầu đáp ứng yêu cầu là Bến xe khách Ninh Bình, các điểm còn lại đều tận dụng các khu vực diện tích rộng cho xe đỗ chờ xếp nốt như Nhà thi đấu thể thao của Tỉnh, khu vực Cảng Ninh Phúc…

Tuyến 02 và 04 có chung điểm đầu cuối tuy nhiên lộ trình khác nhau nên cự ly tuyến khác nhau.

Bảng 3.2: Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ các tuyến Bus đang hoạt động

Tuyến Bus Cự ly tuyến Điểm đầu Điểm cuối Số điểm

dừng đỗ

01: Thành phố Ninh 31 Km Cảng Ninh Ngã 3 Cúc 6625

Page 26: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Bình – Cúc Phương Phúc Phương

02: Thành phố Ninh Bình – Kim Sơn – Lai Thành

33 Km Bến xe khách Ninh Bình

Ngã 3 xã Lai Thành 62

03: Thành phố Ninh Bình – Thị xã Tam Điệp

25 KmNhà thi đấu thể thao Tỉnh Ninh

BìnhDốc Xây 42

04: Thành phố Ninh Bình – Yên Mô – Lai Thành

37 Km Bến xe khách Ninh Bình

Ngã 3 xã Lai Thành 48

05: Thành phố Ninh Bình – Huyện Nho Quan

47 Km Bến xe khách Ninh Bình

Ngã 3 Cúc Phương 74

- Về điểm dừng đỗ

Mặc dù phương án tổ chức khai thác nêu rõ các điểm dừng đỗ tuy nhiên việc bố trí trang thiết bị tại các điểm và việc dừng đỗ của các phương tiện còn nhiều hạn chế.

Trên thực tế, 5 tuyến xe Bus đang hoạt động của Tỉnh Ninh Bình đều đã thực hiện đầy đủ việc cắm biển báo tại điểm dừng xe Bus. Tuy nhiên trên một số cung đường đang thi công, đơn vị thi công đã nhổ biển để phục vụ công tác thi công và khi hoàn thiện công việc các đơn vị vận tải sẽ cắm lại biển. Tại hầu hết các điểm dừng đỗ chưa bố trí nhà chờ, trên địa bàn Tỉnh có không đầy 6 nhà chờ do các doanh nghiệp tư nhân tự đầu tư để quảng cáo. Tình trạng này gây ra vấn đề nan giải đó là xe Bus tự tiện dừng đỗ để đón trả khách trên các tuyến đường.

Về mặt khoảng cách, các điểm dừng đỗ trên địa bàn Tỉnh được bố trí tương đối hợp lý. Theo đó các điểm trong phạm vi thành phố Ninh Bình cách nhau từ 500 – 700 mét trong khi các điểm ở khu vực khác cách nhau 1000 mét – 2500 mét tùy theo sự phân bố các điểm thu hút.

c. Thời gian hoạt động

Các tuyến Bus được bố trí hoạt động đều đặn theo thời gian biểu và biểu đồ chạy xe đã được quy định.

Thời gian hoạt động của các tuyến Bus bắt đầu từ 5h00 kết thúc trước 18h00 và giãn cách chạy xe tối đa 45 phút/ chuyến là phù hợp với nhu cầu đi lại hiện tại của người dân và không trái với quy định của Bộ GTVT.

Bảng 3.3: Hiện trạng thời gian hoạt động của các tuyến Bus đang khai thác

Tuyến Bus Giãn cáchThời gian hoạt động

Sáng Chiều

26

Page 27: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

01: Thành phố Ninh Bình – Cúc Phương

25 – 30 phút 5h00 – 17h45

02: Thành phố Ninh Bình – Kim Sơn – Lai Thành

40 – 45 phút 5h00 – 17h

03: Thành phố Ninh Bình – Thị xã Tam Điệp

30 phút 5h30 – 13h 14h30 – 18h

04: Thành phố Ninh Bình – Yên Mô – Lai Thành

40 phút 5h30 – 17h30

05: TP Ninh Bình - Rịa - Nho Quan

40 – 45 phút 5h00 – 17h30

Tuy nhiên cần ấn định cụ thể, thông báo kịp thời về giãn cách chạy xe để hành khách có thể nắm bắt và chủ động trong việc chờ đợi.

d. Khai thác và quản lý hoạt động trên tuyến

Các tuyến Bus hoạt động đều đặn đã đáp ứng được 1 phần nhu cầu đi lại của hành khách. Tuy nhiên mức độ đáp ứng còn hạn chế, chỉ dừng lại ở mức 4 – 5%.

Bảng 3.4: Hiện trạng khai thác các tuyến Bus đang hoạt động

Tuyến BusSố chuyến

(chuyến/ ngày)Khối lượng vận chuyển bình quân

(HK/tháng) (HK/năm)

01: Thành phố Ninh Bình – Cúc Phương 30 54.950 650.700

02: Thành phố Ninh Bình – Kim Sơn – Lai Thành 30 52.621 621.440

03: Thành phố Ninh Bình – Thị xã Tam Điệp 15 10.800 129.600

04: Thành phố Ninh Bình – Yên Mô – Lai Thành 08 7.200 86.400

05: TP Ninh Bình - Rịa - Nho Quan 14 8.400 100.800

Đang thực hiện kinh doanh bus trên địa bàn Tỉnh gồm 2 doanh nghiệp là: Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Ninh Bình và Công ty Cổ phần Vận tải ô tô số 4. Đây là 2 Công ty có kinh nghiệm trong kinh doanh dịch vụ VTHK tuy nhiên việc quản lý hoạt động của phương tiện trên tuyến còn nhiều hạn chế. Công ty CPVT ôtô Ninh Bình áp dụng hình thức khoán quản, không thiết lập các chốt để kiểm soát hoạt động của phương tiện trên đường. Công ty CPVT ôtô số 4 áp dụng hình thức quản lý tập trung.

27

Page 28: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Phương tiện trên tuyến đều niêm yết giá vé rõ ràng. Do đặc thù là tuyến Bus nội tỉnh nên các tuyến đều áp dụng giá vé phân chặng. Đây là cách làm đúng đắn cho phép thu hút và đáp ứng nhu cầu của hành khách một cách tối đa.

Nhìn chung các tuyến đều thực hiện đúng theo biểu đồ và thời gian biểu chạy xe, số lượng trường hợp vi phạm nhỏ tuy nhiên việc quản lý các xe dừng đỗ đón trả khách còn nhiều bất cập, khi đi trên các đường tỉnh và một số tuyến Quốc lộ, các xe khi gặp khách sẵn sàng dừng đón gây mất an toàn giao thông.

e. Đánh giá chung

Nhìn chung các tuyến cơ bản thực hiện đúng theo biểu đồ và thời gian biểu chạy xe, tại 2 tuyến xe buýt mới là TP Ninh Bình - Yên Mô - Lai Thành và TP Ninh Bình - Rịa - Nho Quan do lượng khách đi lại còn ít nên đôi lúc các đơn vị vận tải còn chưa thực hiện nghiêm biểu đồ vận tải đã được phê duyệt. Việc quản lý các xe dừng đỗ đón trả khách còn nhiều bất cập, khi đi trên các đường Đường tỉnh và một số tuyến Quốc lộ, các xe khi gặp khách sẵn sàng dừng đón gây mất an toàn giao thông

3.3.4. Trật tự an toàn giao thông đường bộ

Vận tải hành khách bằng đường bộ nói chung và VTHKCC bằng xe Bus nói riêng hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, còn có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, thực hiện chưa đúng chất lượng dịch vụ đã đăng ký, phóng nhanh vượt ẩu, sang bán khách dọc đường gây mất trật tự an toàn giao thông đường bộ.

28

Page 29: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

PHẦN IVDỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI HÀNH KHÁCH

CÔNG CỘNG BẰNG XE BUS4.1. Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội

a, Mục tiêu phát triển

* Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành, nghề có lợi thế và công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Phát huy tối đa mọi tiềm năng, lợi thế của tỉnh để sản xuất, kinh doanh vượt các chỉ tiêu chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Hồng. Nhanh chóng đưa Ninh Bình trở thành Tỉnh khá của khu vực.

Tiến tới mức khá về trình độ phát triển, đặc biệt là cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực giữa Ninh Bình và vùng Đồng bằng sông Hồng. Chủ động hội nhập quốc tế mạnh mẽ, tập trung huy động, thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp, du lịch. Giải quyết tốt những vấn đề xã hội, ưu tiên thực hiện chuyển đổi lao động từ khu nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, giải quyết việc làm ở đô thị.

Sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của các loại hàng hóa chủ lực, hướng mạnh đến mục tiêu xuất khẩu, cải thiện đáng kể độ mở của nền kinh tế. Đồng thời kết hợp phát triển kinh tế củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội, bảo đảm tự do tôn giáo đúng pháp luật. Thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm để làm cơ sở phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

* Một số mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu kinh tế:

Nhanh chóng giảm mức chênh lệch, tiến tới vượt mức bình quân GDP/người giữa tỉnh Ninh Bình với vùng đồng bằng sông Hồng. Đến 2015 phấp đấu GDP/người đạt mức 50.000 triệu đồng; tăng trưởng bình quân khoảng 14,5% cho giai đoạn 2011 – 2015; đạt 80.000 triệu đồng với tăng trưởng là 11,5% trong giai đoạn 2016 – 2020.

- Mục tiêu xã hội:

Đến 2015, tới 98% dân thành thị được sử dụng nước sạch và trên 90% dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và tới 2020, tỷ lệ này tương ứng đạt 100% và 98%.

Phấn đấu đạt 10 bác sỹ/1 vạn dân, 30 giường bệnh/1 vạn dân vào năm 2020.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị xuống dưới 3%, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 70% vào năm 2020 và tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ lệ lao

29

Page 30: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

động nông nghiệp bằng tỷ lệ cả nước năm 2020; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ ngheo, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống bằng mức chung cả nước; lao động công nghiệp, du lịch được phát triển manh về số lượng và chất lượng.

- Mục tiêu quốc phòng, an ninh

Đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội trên cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và ren luyện... đối với các tầng lớp nhân dân; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ giữa củng cố quốc phòng, an ninh và giữ gìn trật tự xã hội với việc xây dựng chính quyền vững mạnh trên cơ sở đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

- Mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái

Nâng độ che phủ của rừng đạt trên 22% vào năm 2020 nhằm bảo vệ tốt môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ đất đai, điều hòa nguồn nước... góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

b, Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu

- Quan điểm chung về phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu

Chuyển nhanh, mạnh lao động nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao là điều kiện tốt để Ninh Bình tiếp tục tăng trưởng sản xuất các ngành, đặc biệt là công nghiệp và du lịch.

Phát triển ngành, lĩnh vực theo trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo hiệu quả; theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế:

- Phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

Tốc độ tăng trưởng GDP: bình quân GDP khoảng 3,2%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015 và xấp xỉ 3,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Phát triển Công nghiệp - Xây dựng

Mục tiêu chung: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm của công nghiệp - xây dựng khoảng 15,7%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và khoảng 12%/năm cho giai đoạn 2016 - 2020, tương đương mức bình quân chung đạt khoảng 13 - 14%/năm trong cả giai đoạn 2011 - 2020. GDP công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 7,8 - 8,4 nghìn tỷ vào năm 2015 và khoảng 14,5 -15 nghìn tỷ vào năm 2020 (giá CĐ 1994) trên cơ sở khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và đẩy mạnh đổi mới khoa học công nghệ.

- Phát triển dịch vụ

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tăng GDP bình quân 17,5%/năm (2011-2015) và khoảng 16,0%/năm (2016 - 2020) để dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ lực vào cuối kỳ quy hoạch trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, tạo ra động lực phát triển mới để có được tăng trưởng cao và chất lượng tốt.

30

Page 31: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Phương hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch: phát triển du lịch theo 7 khu không gian du lịch như sau:

Không gian du lịch Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - Cố đô Hoa Lư (văn hoá, lễ hội, tâm linh, sinh thái, thắng cảnh, nghiên cứu).

Không gian du lịch trung tâm tại thành phố Ninh Bình, trở thành đầu mối hoạt động du lịch của tỉnh (ăn uống, nghỉ nghơi, giải trí, dịch vụ cao cấp).

Không gian du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương (sinh thái, thể thao, nghiên cứu, nghỉ dưỡng).

Không gian du lịch Kênh Gà - động Vân Trình - khu bảo tồn Vân Long - động Hoa Lư (sinh thái, văn hoá, lịch sử, nghỉ dưỡng, chữa bệnh).

Không gian du lịch hồ Yên Thắng - hồ Yên Đồng - động Mã Tiên (vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng).

Không gian du lịch Thị xã Tam Điệp - phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn (văn hoá, nghiên cứu lịch sử, sinh thái).

Không gian du lịch nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn - khu Cồn Nổi (văn hoá, lịch sử, tắm biển, nghỉ dưỡng).

Toàn tỉnh hình thành 4 nhóm tuyến liên hoàn trên cơ sở phát triển các nhóm sản phẩm du lịch cụ thể như sau:

Nhóm các sản phẩm du lịch lịch sử văn hóa tâm linh, tiêu biểu là tại Cố đô Hoa Lư, khu Tràng An - Chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm, làng thuần Việt và làng nghề ở Gia Viễn, Kim Sơn, Hoa Lư.

Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, văn hóa , vườn quốc gia Cúc Phương; Khu bảo tồn Vân Long (Homestay); Hồ Đồng Thái, Đồng Chương, Tam Điệp - Biện Sơn...; Du lịch ven biển Kim Sơn...

Nhóm các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí và nghỉ cuối tuần , khu Linh Cốc - Hải Nham, Thạch Bích - Thung Nắng (Ninh Hải, Hoa Lư) và vui chơi giải trí sân Golf (hồ Yên Thắng).

Nhóm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tại khu nước khoáng Kênh Gà, vườn quốc gia Cúc Phương và tại khu ven biển Kim Sơn - khu Cồn Nổi.

c, Phương hướng phát triển văn hoá - xã hội

Phát triển dân số với tỷ lệ tăng trung bình 0,8%/năm, đưa dân số toàn tỉnh đạt khoảng 982,7 nghìn người vào năm 2020; tiếp tục cải thiện chất lượng dân số, đảm bảo nâng cao chất lượng của các tiêu chí cơ bản về dân số. Đến năm 2020, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 63,3%; tạo đột phá về chất lượng nhân lực, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%, lao động trình độ cao chiếm 10%. Chuyển dịch cơ cấu

31

Page 32: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

lao động theo hướng tiến bộ, phấn đấu chuyển đổi khoảng 1/3 lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và nâng tỷ lệ lao động phục vụ trong khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đạt 70%.

d, Phương hướng phát triển không gian đô thị

Phương hướng phát triển các đô thị trên địa bàn tỉnh được phân vùng như sau:

- Vùng 1 (Vùng đô thị trung tâm): Bao gồm đô thị Ninh Bình và đô thị Tam Điệp. Vùng này được phân làm 2 tiểu vùng:

+ Tiểu vùng 1: Vùng kinh tế trọng điểm Ninh Bình: Đô thị Ninh Bình – là vùng phát triển nhất tỉnh với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng.

+ Tiểu vùng 2: Đô thị Tam Điệp – là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ của vùng.

- Vùng 2 (Vùng đô thị thứ hai): Gồm 2 tiểu vùng

+ Tiểu vùng 1: Gồm đô thị Nho Quan, đô thị Rịa, đô thị Ngã ba Anh Trỗi, đô thị Gia Lâm và các đô thị ven quốc lộ 12B.

+ Tiểu vùng 2: Gồm đô thị Yên Ninh, Phát Diệm, Khánh Thiện, Khánh Thành.

- Vùng 3 (Vùng đô thị thứ ba): Gồm 2 tiểu vùng

+ Tiểu vùng 1: Vùng phát triển phía Bắc gồm đô thị Gián Khẩu, Vân Long, Me, Gia Lâm.

+ Tiểu vùng 2: Vùng phát triển gồm đô thị Yên Thịnh, Lồng, Bút, Bình Minh và Kim Đông, Cồn Nổi.

4.2. Lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu vận tải

a, Phương pháp hệ số tăng trưởng

Nhu cầu đi lại phát sinh và thu hút tương lai được tính toán dựa trên nhu cầu hiện tại có xem xét tới mức độ tăng trưởng nhất định. Phương pháp này dựa trên giả thuyết là trong khoảng thời gian dự báo không có sự thay đổi đáng kể về dân sô, tình hình phát triển kinh tế – xã hội. Hệ số tăng trưởng trong tương lai được tính xấp xỉ với hệ số tăng trưởng hiện tại.

Q = Q0 * i

Trong đó: Q : Nhu cầu đi lại phát sinh và thu hút năm dự báo (lượt/ năm)

Q0 : Nhu cầu đi lại phát sinh và thu hút năm hiện tại (lượt/năm)

i : Hệ số tăng trưởng nhu cầu

b, Phương pháp hệ số đi lại

- Phương pháp này được tính toán dựa trên dân số và hệ số đi lại, có dạng tổng quát như sau:

32

Page 33: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Q = P * K

Trong đó: P : Dân số năm dự báo của vùng

K : Hệ số đi lại của năm dự báo

- Một phương pháp đơn giản tính theo hệ số đi lại được phát triển dưới dạng sau:

Q = P * k0 * ρ

Trong đó k0 : Hệ số đi lại năm hiện tại

ρ : Hệ số đàn hồi năm dự báo

- Phương pháp hệ số đi lại theo nhóm dân cư

Trong đó: ki : Hệ số đi lại của nhóm dân cư

Pi : Tỷ lệ nhóm dân cư i trong tổng số

Yi : Hệ số ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại

- Phương pháp hệ số đi lại kết hợp với nhân tố ảnh hưởng

Q = P * r * be

Trong đó: r : Hệ số tăng trưởng GDP

be : Ty lệ giữa tăng nhu cầu đi lại và tăng GDP

c, Mô hình phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy đa biến coi chuyến đi phát sinh là một hàm bao gồm một hoặc nhiều biến độc lập. Cách tiếp cận theo phương pháp toán học và tất cả các biến được xem xét là biến tự do với phân phối thông thường

Phân tích hồi quy đa biến thường đơn giản, dễ hiểu, dữ liệu phản ánh số lượng chuyến đi phát sinh và thu hút thực tế gắn liều với những dữ liệu có tác động đến việc tạo ra hay thu hút chuyến đi.

Dạng tổng quát của phương trình hồi quy như sau:

Y = b0 + b1x1i + b2x2i + b3x3i + ... + bkxki + ei

Trong đó: bi : Hệ số tự do của các yếu tố

x1 : Số xe cá nhân của mỗi hộ gia đình (chiếc)

x2 : Thu nhập của mỗi gia đình (đồng/ tháng)

x3 : Số người trong mỗi hộ gia đình (người)

x4 : Số người trên 5 tuổi của mỗi hộ gia đình (người)

x5 : Số người trên 16 tuổi của mỗi hộ gia đình (người)

x6 : Nghề nghiệp của chủ hộ gia đình33

Page 34: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

x7 : Khoảng cách đến trung tâm thương mại (m)

x8 : Mật độ nhà cửa

x9 : Loại nhà

ei : Số hạng điều chỉnh các biến

d, Phương pháp hệ số đàn hồi

Nhu cầu đi lại phát sinh và thu hút trong tương lai được xác định theo công thức sau:

Trong đó C : Hằng số thực nghiệm

Xi : Nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu

Ei : Hệ số đàn hồi

Hệ số đàn hồi được tính theo công thức sau:

hay

Trong đó: Qt, Qt-1 : Nhu cầu đi lại tại thời điểm t và t-1 (lượt)

: Giá trị nhân tố ảnh hưởng i tới thời điểm t và t-1

4.3. Kết quả dự báo

Thông qua việc áp dụng các phương pháp dự báo nhu cầu vận tải, phương án quy hoạch đã tính toán ra nhu cầu vận tải hành khách trên địa bàn Tỉnh, từ đó tính toán xác định nhu cầu vận tải hành khách công cộng bằng xe Bus như sau:

Bảng 4.1: Kết quả dự báo nhu cầu VTHKCC bằng xe Bus giai đoạn 2013 – 2030

Nhu cầu vận tải Đơn vị Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030

Tổng nhu cầu vận tải hành khách bằng ô tô

1000 HK18.625 39.372 98.720

Vận tải hành khách công cộng bằng xe Bus

6.568,6 17.038,6 39.5173,7

Sơ đồ luồng hành khách được trình bày chi tiết ở phụ lục

34

Page 35: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

PHẦN V: QUY HOẠCH CÁC TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUS TỈNH

NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

5.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

5.1.1. Quan điểm phát triển

VTHKCC bằng xe Bus đóng vai trò then chốt và là nhiệm vụ chiến lược của các đô thị, các địa phương trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình trong khắc phục ùn tắc giao thông, kiềm chế tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường.

Phát triển VTHKCC bằng xe Bus dựa trên quy hoạch và điều kiện thực tế của mạng lưới giao thông, phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt, theo nguyên tắc ”Cung cấp dẫn đầu”nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Ưu tiên sử dụng các công nghệ hiện đại, an toàn và thân thiện với môi trường để quản lý chặt chẽ, khoa học và kịp thời xử lý các vướng mắc chung hoặc các vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống VTHKCC bằng xe Bus.

Tập trung đầu tư phát triển phương tiện xe Bus đảm bảo số lượng và chất lượng, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng tần suất hoạt động.

5.1.2. Mục tiêu phát triển

Phấn đấu Vận tải hành khách công cộng bằng xe Bus là loại hình vận tải chính đáp ứng nhu cầu vận tải nội tỉnh và một phần nhu cầu vận tải hành khách liên tỉnh.

Số lượng các tuyến Bus trên địa bàn Tỉnh có sự phát triển qua 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn I (2013 – 2015): Phát triển mạng lưới tuyến trên cơ sở các tuyến hiện trạng và các tuyến đã được cấp phép khai thác.

- Giai đoạn II (2016 – 2020): Phát triển các tuyến xe Bus nội tỉnh kết nối từ trung tâm của Tỉnh (Thành phố Ninh Bình) tới các Huyện, Thị xã cũng như các điểm du lịch, khu đô thị mới, khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh

- Giai đoạn III (2021 – 2030): Hoàn thiện mạng lưới trên cơ sở phát triển các tuyến nội tỉnh và liền kề tiềm năng.

5.2. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách bằng xe Bus

5.2.1. Xác định các điểm thu hút hành khách

Điểm thu hút hành khách (điểm phát sinh nhu cầu) là những điểm mà tại đó số lượng hành khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ VTHKCC lớn.

Đặc điểm quan trọng của các điểm thu hút là nhu cầu tại đây lớn hơn các nơi khác và nhu cầu này có sự biến động đặc thù theo thời gian tùy theo tính chất của điểm

35

Page 36: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

thu hút. Một số dạng điểm thu hút chính gồm: Khu dân cư; Các cơ sở sản xuất, cơ quan hành chính (khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, công ty; Các cơ sở giáo dục, đào tạo (trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học …); Các cơ sở y tế; Các điểm du lịch; Các đầu mối giao thông (bến, bãi đỗ xe, cảng biển, cảng hàng không…); Các điểm khác: Chợ, siêu thị, điểm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, văn hóa của người dân như rạp chiếu phim, nhà hát, sân vận động…

Các điểm thu hút chính trên các Thành phố, Huyện và Thị xã được trình bày ở phần phụ lục.

5.2.2. Quy hoạch điểm Đầu (A) – Cuối (B)

* Nguyên tắc xác định

Điểm đầu, cuối của các tuyến Bus cần thỏa mãn các nguyên tắc sau:

- Điểm đầu cuối ưu tiên bố trí tại các Bến xe hiện đang khai thác hoăc được nêu trong quy hoạch Giao thông Vận tải đến năm 2030.

Đảm bảo cho hành khách chuyển tải giữa các loại hình vận tải cũng như thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động vận tải. Mặt khác, Bến xe là khu vực đủ diện tích và có các khu chức năng để thực hiện hoạt động quản lý điều hành, bảo dưỡng sửa chữa, bán vé..

- Trong trường hợp không đăt tại Bến xe, điểm Đầu cuối có thể được đăt ở các điểm thu hút, phát sinh nhu cầu lớn như: Khu công nghiệp, Trung tâm mua sắm…

Cách bố trí này thuận lợi cho hành khách vì giảm quãng đường đi bộ tuy nhiên tại các điểm thu hút, phát sinh nhu cầu nêu trên phải có đủ diện tích để phương tiện quay trở, dừng, đỗ an toàn cũng như bố trí được khu vực chờ đợi cho hành khách.

- Điểm Đầu cuối phải được bố trí đầy đủ công trình theo quy định

Gồm bảng thông tin với nội dung: Tên tuyến, số hiệu tuyến, hành trình, giãn cách chạy, thời gian hoạt động…

* Quy hoạch điểm đầu, cuối cho các tuyến Bus

Theo báo cáo về hiện trạng, hiện Ninh Bình có 5 tuyến Bus tuy nhiên điểm đầu cuối của các tuyến này chưa đạt đầy đủ tiêu chuẩn đối với điểm đầu cuối như đã nêu trên, do đó trong quy hoạch sẽ tiến hành điều chỉnh lại điểm đầu cuối của các tuyến này cũng như đề xuất điểm đầu cuối cho các tuyến Bus khác trong tương lai, cụ thể được trình bày trong phần phụ lục.

5.2.3. Quy hoạch lộ trình tuyến

* Nguyên tắc xác định lộ trình

Lộ trình tuyến có thể được hiểu là thứ tự các tuyến đường (phố) trên một hành trình nhằm hoàn thành nhiệm vụ vận tải.

36

Page 37: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Với vai trò quan trọng như vậy lộ trình của tuyến phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau:

- Lộ trình tuyến Bus đăt trên: Đường đô thị, đường tỉnh và đường quốc lộ

Kết nối thuận lợi giữa khu vực Trung tâm của các Huyện, Thành phố, Thị xã với các điểm thu hút, phát sinh nhu cầu lớn.

- Lộ trình tuyến phảu tương thích với điều kiện đường sá

Tuyến Bus chỉ được hình thành khi điều kiện đường sá thông suốt, không có điểm nào trên tuyến năng lực thông qua bị hạn chế (như: cầu yếu, cầu phao, đường quá hẹp…).

- Lộ trình tuyến không trái với các quy định hiện hành

Lộ trình tuyến xe Bus không được bố trí trên đường cao tốc; Không vượt quá 60 Km.

* Quy hoạch lộ trình các tuyến Bus

Tuyến số 01: Bến xe phía Đông TP Ninh Bình – Siêu thị Big C – Đường trong thành phố Ninh Bình – Quốc lộ 1A – Đường tỉnh 477 – Bến xe Đồng Phong

Giai đoạn: 2013 – 2015

Tuyến có lộ trình đi qua địa bàn Thành phố Ninh Bình hiện tại và phần mở rộng hiện thuộc huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn và huyện Nho Quan.

Tuyến được quy hoạch trên cơ sở tuyến 01 hiện tại, với bất cập về điểm đầu đặt tại Cảng Ninh Phúc chưa đạt tiêu chuẩn nên trong tương lai cần bố trí đưa về bến xe phía Đông Thành phố Ninh Bình.

Tuyến đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân giữa các địa phương dọc theo lộ trình, đặc biệt nhu cầu đi lại của người lao động tới Khu công nghiệp Gián Khẩu, nhu cầu của người dân tới siêu thị Big C… Mặt khác tuyến cũng cho phép người dân tiếp chuyển tới các địa phương khác thông qua sự giao cắt của tuyến với các tuyến khác trên mạng lưới.

Tuyến số 02: Trạm dừng nghỉ Nam Thành – Đường trong Thành phố – Siêu thị BigC – Quốc lộ 10 – Bến xe Lai Thành (Quốc lộ 12 B kéo dài – Bến xe Kim Đông.)

Giai đoạn: 2013 – 2015

Tuyến có lộ trình đi qua địa bàn Thành phố Ninh Bình hiện tại và phần mở rộng ở khu vực huyện Yên Khánh và huyện Kim Sơn.

Điểm đầu của tuyến hiện tại được đặt ở bến xe Ninh Bình tuy nhiên trong thời gian tới, bến xe Ninh Bình sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng, do đó phương án quy hoạch đề xuất đưa điểm đầu của tuyến về Trạm dừng nghỉ Nam Thành.

37

Page 38: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Tuyến được quy hoạch trên cơ sở tuyến 02 đang được khai thác, để tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách có thể tiếp chuyển với các tuyến khác. Tuyến đáp ứng các điểm phát sinh nằm ven Quốc lộ 10 đồng thời tạo ra sự kết nối từ Thành phố Ninh Bình tới huyện Kim Sơn – một trong những khu vực phát triển kinh tế quan trọng của Tỉnh và đi qua các cụm công nghiệp như Khánh Nhạc, Cụm công nghiệp Đồng Hướng cũng như phục vụ du lịch: Nhà thờ đá Phát Diệm.

Giai đoạn: 2016 – 2020

Trong giai đoạn tiếp theo, khi tuyến quốc lộ 12B kéo dài hoàn thành, đề xuất đưa điểm cuối tới bến xe Kim Đông nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của người dân từ khu vực này tới Thành phố Ninh Bình và các huyện, thị xã khác đồng thời thỏa mãn nhu cầu đi lại của người lao động tới CCN Bình Minh

Tuyến số 03: Bến xe phía Bắc – Đường trong thành phố - Quốc lộ 1 – Bến xe Đền Dâu

Giai đoạn: 2013 – 2015

Tuyến có lộ trình đi qua Thành phố Ninh Bình, Huyện Yên Mô, Thị xã Tam Điệp. Tuyến được phát triển trên cơ sở tuyến số 03 đang khai thác tương đối hiệu quả.

Tuyến hoạt động trên trục đường 1 nối từ Thành phố Ninh Bình tới điểm tiếp giáp địa bàn Tỉnh Thanh Hóa, tạo điều kiện cho người dân có thể chuyển đổi tuyến để sang Tỉnh Thanh Hóa một cách thuận lợi. Lộ trình tuyến cũng góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân tiếp cận tới các cơ sở sản xuất như: KCN Tam Điệp…

Tuyến 04: Bến xe phía Đông – Siêu thị BigC – Đường trong thành phố - Quốc lộ 1 – Quốc lộ 12B kéo dài - Bến xe Lai Thành

Giai đoạn: 2013 – 2015

Tuyến có lộ trình đi qua Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Mô và huyện Kim Sơn. Tuyến được xây dựng trên cơ sở tuyến Bus 04 đã đưa vào triển khai hoạt động tuy nhiên phương án lộ trình tuyến có sự điều chỉnh nhất định so với lộ trình hiện tại.

Nhằm hạn chế sự trùng lặp tuyến trên Quốc lộ 1A gây ùn tắc giao thông cũng như cạnh tranh qua gay gắt giữa các tuyến, phương án quy hoạch đề xuất đưa điểm đầu của tuyến về Bến xe phía Đông và đề xuất giữ nguyên điểm cuối tại Bến xe Lai Thành.

Tuyến 05: Bến xe phía Đông – Siêu thị BigC – Đường trong thành phố – Quốc lộ 1A – Quốc lộ 12B – Bến xe Đồng Phong.

Giai đoạn: 2013 – 2015

Tuyến Bus có lộ trình đi qua thành phố Ninh Bình, huyện Yên Mô, thị xã Tam Điệp và huyện Nho Quan.

38

Page 39: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Tuyến được xây dựng trên cơ sở tuyến Bus số 05 được được hình thành trên địa bàn Tỉnh. Lộ trình tuyến đi qua nhiều địa phương trong địa bàn Tỉnh cũng như khu công nghiệp Sơn Hà, siêu thị BigC… Ngoài ra, tuyến 05 còn vai trò khép kín mạng lưới phục vụ của hoạt động Bus trên trục đường Quốc lộ 12B.

Tuyến 06: Bỉm Sơn (Thanh Hóa) – Quốc lộ 1A – ngã ba 207 – Đường trong thị xã – Quốc lộ 1A – Ngã 3 Chợ Chiều – Quốc lộ 12B – Ngã 3 Anh Trỗi – Quốc lộ 38B – Bãi đỗ xe Chùa Bái Đính.

Giai đoạn: 2013 – 2015

Đây là tuyến Bus liền kề đầu tiên nối liền giữa tỉnh Thanh Hóa với tỉnh Ninh Bình. Tuyến được xây dựng trên cơ sở tuyến 06 (đã được chấp thuận khai thác) đóng vai trò qua trọng trong việc vận chuyển công nhân viên chức từ Thanh Hóa tới các KCN trên địa bàn thị xã Tam Điệp đồng thời phục vụ nhu cầu du lịch tới chùa Bái Đính.

Tuyến 07: TDN Nam Thành – Quốc lộ 1A – Đ. Trần Nhân Tông – Siêu thị Big C – Quốc lộ 10 – Ngã 3 Thông – Đường tỉnh 481B – Đường tỉnh 481C – Bến đò Mười (Qua cầu Đò Mười – tới bãi tắm Thịnh Long thuộc tỉnh Nam Định )

Giai đoạn: 2016 – 2020

Tuyến nối liền Thành phố Ninh Bình và Huyện Yên Khánh. Tuyến có ý nghĩa quan trọng đáp ứng nhu cầu đi lại của người lao động ở các khu công nghiệp Khánh Cư, Khánh Phú, Phúc Sơn các cụm cảng và đặc biệt là người dân có nhu cầu đi sang tỉnh Nam Định thông qua Bến đò Mười.

Đối với tuyến này, vị trí Bến đò Mười chưa đủ điều kiện để hình thành điểm dừng đỗ vì không đủ diện tích, không có chỗ để xe dừng, đỗ và quay trở. Tuy nhiên đây là vị trí chưa có quy hoạch, chủ yếu là đất trống nên có thể tiến hành cải tạo xây dựng thành điểm đầu, cuối.

Giai đoạn 2021 – 2030

Trong giai đoạn này, khi cầu Đò Mười được xây dựng xong tuyến Bus sẽ chuyển thành tuyến Bus liền kề có lộ trình kéo dài tới một địa điểm du lịch đầy tiềm năng của tỉnh Nam Định là bãi tắm Thịnh Long.

Tuyến 08: Bến xe phía Nam – Quốc lộ 1A – Đường tỉnh 480 – Đường tỉnh 478 – Quốc lộ 38B – Đường tỉnh 479C – Bến xe Rịa (kéo dài theo Đường tỉnh 479C – Đường tỉnh 479D – Bãi đỗ xe Cúc Phương vào thời gian cao điểm).

Giai đoạn 2016 – 2020

39

Page 40: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Tuyến 08 có thể coi là “tuyến du lịch” của tỉnh vì tuyến đi qua lần lượt các địa điểm du lịch quan trọng của Tỉnh bao gồm Cố đô Hoa Lư, khu Tràng An, chùa Bái Đính, khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương và Vườn quốc gia Cúc Phương.

Tuyến có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, nhất là trong bối cảnh tỉnh Ninh Bình lấy du lịch là một trong những mũi nhọn phát triển. Bên cạnh đó, ngoại trừ đoạn Đường tỉnh 480 (đang được thi công và hoàn thiện trong giai đoạn 2016-2020), hệ thống cơ sở hạ tầng trên tuyến về cơ bản đã hoàn thiện, thuận lợi cho việc hoạt động của phương tiện Bus do đó phương án quy hoạch đề xuất đưa tuyến vào khai thác trong giai đoạn 2016-2020.

Khi đưa vào hoạt động, lộ trình tuyến cũng cần có sự điều chỉnh để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp vận tải. Theo đó lộ trình cơ bản của tuyến kết thúc ở bến xe Rịa tuy nhiên vào thời gian cao điểm có thể áp dụng hành trình kéo dài với điểm cuối của tuyến tại Bãi đỗ xe Cúc Phương.

Tuyến 09: Bến xe phía Bắc – Đường trong thành phố Ninh Bình – Quốc lộ 1A – Cảng Gia Thanh – Đường tỉnh 477D – Đường tỉnh 477 – Bến xe Gia Viễn (Kéo dài qua cầu Đồng Chưa – Đường tỉnh 477C – Quốc lộ 38B – Quốc lộ 12B – Bến xe Rịa).

Giai đoạn: 2016 – 2020

Tuyến 08 kết nối tới khu vực phía bắc của Tỉnh Ninh Bình. Lộ trình tuyến đi qua địa bàn Thành phố Ninh Bình, huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn. Tuyến chủ yếu phục vụ du lịch tới các điểm gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, động Hoa Lư, chùa Địch Lộng… Ngoài ra còn phục vụ nhu cầu người dân ở khu vực Viến.

Giai đoạn 2021 - 2030

Khi cầu Đồng Chưa nối liền xã Gia Lạc và xã Gia Thịnh hoàn thành, đề xuất lộ trình tuyến kéo dài tới Bến xe Rịa của huyện Nho Quan.

Tuyến 10: Bến xe Lai Thành – Quốc lộ 10 – Đường tỉnh 482B – Đường tỉnh 480D – Đường tỉnh 478D – Quốc lộ 45 – Bến xe Rịa.

Giai đoạn: 2016 - 2020

Tuyến 10 có lộ trình đi qua các huyện Kim Sơn, Yên Mô, Tam Điệp, Nho Quan. Tuyến đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân từ các xã ở huyện Yên Mô (X. Yên Thái, X. Yên Lâm...) tiếp cận với các khu công nghiệp nằm trên địa bàn xã Quang Sơn (thị xã Tam Điệp) và xã Phú Long (huyện Nho Quan).

Mặt khác, tuyến còn thực hiện chức năng du lịch khi tiếp cận tới khu du lịch hồ Đồng Thái, hồ Đồng Chương và đặc biệt là Công viên động vật hoang dã quốc gia Việt Nam (nằm trên địa bàn 2 xã Kỳ Phú, Phú Long).

40

Page 41: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Tuyến 11: Bến xe phía Bắc (thành phố Ninh Bình) – Đường trong thành phố – Bến xe phía Nam (thành phố Ninh Bình).

Giai đoạn 2016 – 2020

Đây là tuyến Bus nội đô quy hoạch cho thành phố Ninh Bình để đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân trong Thành phố Ninh Bình hiện tại và mở rộng. Lộ trình cụ thể của tuyến do doanh nghiệp khai thác đề xuất tuy nhiên cần phải đảm bảo đi qua các khu vực chính bao gồm: Trạm dừng nghỉ Nam Thành, khu hành chính mới ở Ninh Khánh, Ga Ninh Bình và lấy trục Đinh Tiên Hoàng kéo dài làm cơ sở phát triển.

Tuyến 12: Bến xe Đền Dâu (Thị xã Tam Điệp) – KCN Tam Điệp – Chi Lăng – Ngã 3 Quân Đoàn – Quốc lộ 1A – Đường Quyết Thắng – Đường tỉnh 480D – Yên Thành – Đường tỉnh 480C – Bến xe thị trấn Yên Thịnh – Đường tỉnh 480C – Quốc lộ 10 – Bến xe Yên Khánh.

Giai đoạn 2016 – 2020

Đây là tuyến Bus phục vụ nhu cầu đi lại giữa Thị xã Tam Điệp và huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh. Lộ trình tuyến cho phép người dân có thể tiếp cận tới các cơ sở sản xuất lớn là Khu công nghiệp Tam Điệp 1, 2 cũng như nhà máy xi măng Hướng Dương, đồng thời đi qua các khu dân cư, trường học cũng như bệnh viện của các xã Yên Thành, Đông Sơn, các điểm thu hút khác trên tuyến quốc lộ 480C và 480D.

Mặt khác tuyến cũng đáp ứng nhu cầu của hành khách tham quan du lịch danh lam Đền Dâu.

Trên lộ trình tuyến có 1 điểm khó khăn là cầu Tràng hiện tại là cầu yếu, dự kiến giai đoạn 2016 – 2020 sẽ được thay thế, do đó tuyến được đề xuất vào giai đoạn II.

Tuyến 13: Bến xe Yên Khánh – Đường tỉnh 483 – Đường tỉnh 480B – Đường tỉnh 481D – Quốc lộ 12B kéo dài – Bến xe Tân Thành.

Giai đoạn 2016 – 2020

Lộ trình tuyến đi qua huyện Yên Khánh, Yên Mô và Kim Sơn. Tuyến có vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu của người dân khu vực Yên Mô tiếp cận tới các tuyến đi tới Thành phố Ninh Bình mặt khác tuyến cũng được quy hoạch để đáp ứng nhu cầu đi lại trên tuyến quốc lộ 10 mới (đoạn tránh qua địa phận Phát Diệm).

Hiện nhiều đoạn đường tỉnh 480B trong quá trình tu sửa mở rộng nên tuy nhu cầu tương đối lớn nhưng tuyến được quy hoạch vào giai đoạn 2016 – 2020.

Tuyến 14 : Bến xe phía Đông (thành phố Ninh Bình) – Quốc lộ 10 – Thành phố Nam Định.

Giai đoạn 2021 – 2030

41

Page 42: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Đây là tuyến phục vụ nhu cầu đi lại giữa 2 tỉnh liền kề là Nam Định và Ninh Bình lấy quốc lộ 10 làm tuyến đường kết nối. Thực tế nhu cầu đi lại giữa 2 tỉnh tương đối lớn tuy nhiên chủ yếu được đáp ứng bởi hoạt động Vận tải hành khách liên tỉnh do đó đề xuất bố trí ở giai đoạn 2021 – 2030.

Tuyến 14 không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân giữa 2 tỉnh mà còn cho phép người dân từ Ninh Bình có thể tiếp cận các tuyến Bus khác để tới Thái Bình.

Lộ trình tuyến cũng đi qua những điểm thu hút như Trường học, bệnh viện, công ty giống cây trồng… và đặc biệt là Big C Nam Định – một trong những đầu mối của các tuyến Bus liền kề khác.

Tuyến 15 : Bến xe phía Bắc (Thành phố Ninh Bình) – Đường tỉnh 476 – Bến xe Kim Đông

Giai đoạn 2021 – 2030

Tuyến được xây dựng trên cơ sở tuyến đường đê hữu sông Đáy, tuyến có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo an ninh quốc phòng mặt khác tuyến cũng cho phép tiếp cận trực tiếp lên thành phố Ninh Bình mà không phải chuyển đổi tuyến.

Khi tuyến hình thành, người dân cũng có thể tiếp cận nhanh chóng hơn sang Tỉnh Nam Định thông qua việc tuyến giao cắt với tuyến 07 tại Cầu Đò Mười.

Tuyến 16: Bến xe Tam Điệp – Quốc lộ 12B kéo dài – Bến xe Kim Đông

Giai đoạn 2021 – 2030

Tuyến được hình thành trên cơ sở sự hoàn thành của Quốc lộ 12B kéo dài. Tuyến đáp ứng nhu cầu đi thẳng từ bến xe Tam Điệp tới Cồn Thoi.

Theo quy hoạch Tổng thể phát triển đô thị thì giai đoạn 2020 – 2030 cũng là giai đoạn phù hợp cần thiết tạo ra sự kết nối trực tiếp giữa Đô thị Tam Điệp (loại III) với đô thị Bình Minh và đô thị Phát Diệm.

Tuyến 17: Bến xe Rịa – Quốc lộ 12B – Đường tỉnh 479 - Xích Thổ - Suối khoáng Kim Bôi (Hòa Bình).

Giai đoạn 2021 – 2030

Tuyến 17 là tuyến Bus kế cận giữa Tỉnh Ninh Bình và Tỉnh Hòa Bình. Lộ trình tuyến không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân giữa 2 tỉnh mà tuyến còn đáp ứng khả năng tiếp cận tới khu vực Xích Thổ.

Do điều kiện cơ sở hạ tầng chưa thành lập và nhu cầu của người dân còn nhỏ lẻ nên tuyến được quy hoạch vào giai đoạn 2021 – 2030.

Tuyến 18: Bãi đỗ xe Tràng An – Đường Bái Đính - Ba Sao - Mỹ Đình – Bãi đỗ xe Chùa Hương (Thành phố Hà Nội).

Giai đoạn 2021 – 2030

42

Page 43: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Tuyến đường Bái Đính - Ba Sao - Mỹ Đình đã được Bộ GTVT quyết định cho phép lập dự án đầu tư. Đây là tuyến đường nối liền khu vực Chùa Bái Đính (Ninh Bình) đi Chùa Hương - Mỹ Đình (Hà Nội). Do đó khi hình thành tuyến đường này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giao thông giữa hai trung tâm Phật Giáo lớn của đất nước là Chùa Bái Đính và Chùa Hương vì thế cần thiết lập tuyến 18 vào giai đoạn 2021 – 2030.

5.2.4. Quy hoạch điểm dừng dọc đường

* Nguyên tắc xác định điểm dừng

Nguyên tắc chung để thực hiện thiết kế đối với cơ sở hạ tầng cho hệ thống vận tải hành khách công cộng nói riêng và các điểm dừng nói chung là an toàn và mỹ quan đô thị, cụ thể như sau:

- Điểm dừng dọc đường được bố trí gần các điểm phát sinh nhu cầu, các đầu mối giao thông

Các điểm phát sinh nhu cầu như: Trường học, khu công nghiệp, khu du lịch…; Các đầu mối giao thông như: Nhà ga, cảng hành khách, bến xe… để đảm bảo thuận tiện cho hành khách, giảm quãng đường đi bộ

- Điểm dừng phải được bố trí đầy đủ các trang thiết bị cần thiết

Vạch sơn: Được kẻ ở tất cả các điểm dừng để thể hiện vị trí xe Bus dừng đón trả khách

Biển báo: Được bố trí tại tất cả các điểm dừng để thông tin cho hành khách về các tuyến Bus chạy qua gồm: lộ trình rút gọn, giãn cách, thời gian mở tuyến và đóng tuyến, các tuyến vận tải của phương thức vận tải khác (nếu có), tên điểm dừng (nếu có). Biển báo phải được tiêu chuẩn hóa, thường có chiều cao 1,7 – 2,0 mét.

Nhà chờ: Được bố trí tại các điểm nhu cầu lên, xuống của hành khách lớn ở Thành phố Ninh Bình, trung tâm các Huyện, Thị xã trên địa bàn Tỉnh. Trong đó đề xuất bố trí loại nhà chờ cao cấp hơn ở Thành phố Ninh Bình để nâng cao mỹ quan đô thị, tăng khả năng thu hút quảng cáo, xã hội hóa đầu tư.

- Khoảng cách giữa các điểm dừng cần nằm trong giới hạn nhất định, xoay quanh một giá trị tối ưu.

Khoảng cách giữa các điểm dừng trong nội thành là 400m – 700m, ngoại thành là 700 – 1000 mét còn các khu vực khác cự ly giữa các điểm dừng không vượt quá 3000 m (theo quy định của Bộ GTVT).

- Vị trí điểm dừng phải đảm bảo các yêu cầu về An toàn theo quy định

Không bố trí điểm dừng tại các đoạn đường cong, bán kính nhỏ; Cách điểm dừng xe Bus của hướng giao thông đối diện tối thiểu 10 m; Cách vạch dành cho người

43

Page 44: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

đi bộ qua đường tối thiểu 10 m; Cách chỗ giao nhau của nút giao thông có đen tín hiệu tối thiểu 20 m.

* Quy hoạch hệ thống điểm dừng cho các tuyến Bus

Số lượng điểm dừng trên mạng lưới không phải là phép cộng dồn của số lượng điểm dừng của mỗi tuyến mà là tổng số điểm dừng trên từng tuyến đường có mạng lưới Bus phục vụ nhằm tránh tình trạng “tính trùng” do các tuyến Bus có chung lộ trình hoạt động.

Bên cạnh xác định điểm dừng, cần xem xét bố trí nhà chờ tại:

- Thành phố Ninh Bình ở các điểm phát sinh chính- Các huyện, thị xã: bố trí nhà chờ tại khu vực thị trấn và trung tâm các xãKết quả tính toán chi tiết trên từng tuyến giao thông được trình bày ở phần phụ

lục. Dưới đây là kết quả tổng hợp:Bảng 5.1: Tổng hợp quy hoạch số lượng điểm dừng trên mạng lưới xe Bus

TT Giai đoạn quy hoạchSố lượng điểm dừng

Chỉ có biển báo Có nhà chờ Tổng số

1 2013 - 2015 220 84 304

2 2016 - 2020 194 58 252

3 2021 - 2020 94 14 108

Tổng số 508 156 664

5.2.5. Xác định số lượng tuyến xe bus và các chỉ tiêu khai thác - kỹ thuật

a. Xác định số lượng tuyến xe Bus

Căn cứ vào việc xác định lộ trình các tuyến Bus, phương án quy hoạch xác định số lượng tuyến Bus hoạt động cũng như việc thay đổi điểm đầu cuối, lộ trình tuyến. Số lượng các tuyến Bus trên địa bàn tỉnh gồm:

- Giai đoạn 2013 – 2015: 06 tuyến đưa vào khai thác hoạt động.

- Giai đoạn 2016 – 2020: 13 tuyến hoạt động trong đó 7 có tuyến mới đưa vào khai thác và 1 tuyến cũ kéo dài lộ trình.

- Giai đoạn 2021 – 2030: 18 tuyến hoạt động trong đó có 5 tuyến mới và 2 tuyến (trong giai đoạn 2) kéo dài lộ trình.

Kết quả chi tiết được trình bày ở phần phụ lục.

b. Xác định chỉ tiêu khai thác các tuyến xe Bus

Các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và tổ chức các tuyến Bus. Các chỉ tiêu là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng phương án hoạt động

44

Page 45: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

cũng như cơ quan quản lý nhà nước giám sát chất lượng dịch vụ vận tải. Các chỉ tiêu có mối liên hệ chặt chẽ, một số chỉ tiêu khai thác – kỹ thuật cơ bản gồm:

- Chiều dài tuyến : LM (Km)

- Thời gian dừng bình quân tại 1 điểm : T0 (phút)

- Giãn cách chạy xe : I (phút)

- Thời gian 1 chuyến : Tc (phút)

- Vận tốc khai thác : VKT (Km/h)

- Tổng số xe trên tuyến : Ac (xe)

- Trọng tải thiết kế : qtk (chỗ)

Bảng tính toán các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật được trình bày chi tiết ở phần phụ lục.

5.2.6. Kiểm tra sự phù hợp của hệ thống tuyến và điều chỉnh

* Tiêu chuẩn về cự ly:

So sánh với quy định của Bộ GTVT về cự ly tối đa của tuyến Bus không vượt quá 60 Km, trên mạng lưới có 3 tuyến Bus không đáp ứng tiêu chuẩn gồm:

- Tuyến 15 : Bến xe phía Bắc – Bến xe Kim Đông : 70 Km

- Tuyến 17 : Bến xe Rịa – Suối khoáng Kim Bôi : 70 Km

- Tuyến 18 : Tràng An – Chùa Hương : 75 Km

Các tuyến trên được quy hoạch cho giai đoạn 2021 – 2030, vào thời điểm đó nếu cự ly tuyến vẫn không thỏa mãn yêu cầu có thể xem xét phân tách mỗi tuyến thành 2 tuyến nhỏ do cùng 1 đơn vị khai thác để cự ly mỗi tuyến không vượt quá cự ly cho phép của Bộ GTVT.

* Hệ số chuyển đổi tuyến bình quân

Kiểm tra về hệ số đổi tuyến bình quân Kđc ≤ 2,5 – Thỏa mãn yêu cầu

* Hệ số trùng lăp tuyến

Trên mạng lưới, hệ số trùng lặp tuyến trên các đoạn đều thỏa mãn: Ɛ ≤ 6

5.3. Tính toán, tổng hợp quỹ đất

* Diện tích điểm đầu, cuối

- Diện tích tối thiểu cho điểm đầu cuối phục vụ tuyến xe Bus không nhỏ hơn 100 m2 để đảm bảo có đủ diện tích thực hiện các tác nghiệp dồn, dịch cho phương tiện cũng như bố trí khu vực chờ đợi cho hành khách và các khu vực khác…

- Diện tích của mỗi điểm đầu, cuối (FĐC) được xác định thông qua công thức

F ĐC = F 1 + F 2 (m 2 )

Trong đó:45

Page 46: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

F1 Diện tích dừng đỗ của xe Bus tại điểm đầu, cuối

F1 = M * f * K (m2)

M Tổng số vị trí dừng đỗ phương tiện ở điểm đầu cuối. Được định mức bằng ½ tổng số phương tiện trên tuyến.

f Diện tích chiếm chỗ cơ sở của 1 phương tiện.

Xe 35 chỗ : 17 m2 Xe 45 chỗ : 19 m2

K Hệ số cho sự quay trở và khoảng cách an toàn của phương tiện

Trong VTHKCC bằng xe Bus lấy K = 1.5

F2 Diện tích khu vực khác như Ki ốt bán vé, lối đi, cây xanh…

F2 = (40% - 60%) * F1 (m2)

Trên cơ sở nguyên tắc tính toán, số lượng phương tiện trên từng tuyến, quỹ đất cần thiết dành cho điểm đầu cuối được trình bày chi tiết ở phần phụ lục.

* Xác định diện tích điểm dừng dọc đường

Diện tích xây dựng điểm dừng dọc đường gồm diện tích của biển báo và nhà chờ (nếu có). Trên cơ sở định mức:

Diện tích xây dựng điểm dừng có biển báo và nhà chờ : 10 m2

* Diện tích dành cho các công trình phụ trợ

Công trình phụ trợ gồm: Gara, xưởng BDSC phương tiện, trụ sở điều hành hoạt động VTHKCC bằng xe Bus…

Diện tích dành cho các công trình phụ trợ (FPT) được xác định như sau:

F PT = F 1 + F 2 + F 3 + F 4

Trong đó:

F1 Diện tích dừng đỗ của xe Bus

F2 Diện tích lối đi, cây xanh…

(F1 và F2 được xác định như trên)

F3 Diện tích khu vực xưởng bảo dưỡng sửa chữa, kho bãi.

F3 = (70% - 80%) * (F1 + F2) (m2)

F4 Diện tích khu vực văn phòng quản lý điều hành và khu vực khác

F4 = (25% - 30%) * (F1 + F2 + F3) (m2)

Trên cơ sở tính toán diện tích các công trình, tổng hợp nhu cầu quỹ đất của dự án được trình bày ở bảng sau:

Bảng 5.2: Tổng hợp nhu cầu quỹ đất của dự án

46

Page 47: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

TT Hạng mụcNhu cầu quỹ đát giai đoạn

2013-2015 2016-2020 2021-2030

1 Điểm Đầu (A) – Cuối (B) 1980 2440 1430

2 Điểm dừng dọc đường 840 580 140

3 Công trình phụ trợ 4630 5710 3350

Tổng (m2) 7450 8730 4920

5.4. Bảo vệ môi trường trong quy hoạch

Sự phát triển của VTHKCC bằng xe Bus sẽ giúp làm giảm thiểu các vấn đề đối với môi trường. VTHKCC bằng xe Bus phát triển sẽ làm giảm đáng kể lượng khí xả thải gây ô nhiễm môi trường, giảm độ ồn, làm sạch bầu không khí, nâng cao sức khỏe cộng đồng cư dân đô thị.

Kết quả khảo sát điều tra cho thấy lượng khí độc Oxit Cacbon (CO) thải ra bình quân cho 1 HK.KM của xe Bus chỉ bằng 40% so với xe máy, 25% so với xe con cá nhân trong khi lượng khí độc Oxit Nito (NOx) chỉ bằng 35% so với xe máy và 30% so với xe con.

Tuy nhiên, phát triển mạng lưới VTHKCC bằng xe Bus tại Tỉnh Ninh Bình cũng có thể gây ra những tác động xấu tới môi trường bao gồm:

- Xâm phạm tới các tài nguyên:

Quy hoạch Bus phát triển chủ yếu dựa vào sự phát triển của nhu cầu đi lại trên các tuyến đường đã được xây dựng tuy nhiên quy hoạch Bus cũng đòi hỏi phải dành ra những diện tích đất nhất định phục vụ xây dựng các điểm đầu cuối và điểm dừng đỗ. Về cơ bản, các điểm đầu cuối được quy hoạch tại các bến xe tuy nhiên vẫn còn 1 số điểm phải quy hoạch vào các khu vực đất nông nghiệp. Điều này đòi hỏi cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất gây khó khăn cho cuộc sống của người dân cũng như phần nào ảnh hưởng tới môi trường đất tự nhiên.

- Xâm phạm tới cảnh quan thiên nhiên

Các điểm dừng đỗ xe Bus phải được đặt tại các điểm phát sinh nhu cầu do đó khó tránh khỏi được việc các điểm này được đặt tại công trình kiến trúc, văn hóa mang đậm màu sắc tôn giáo, lịch sử gây những sáo trộn nhất định trong đời sống kinh tế xã hội của người dân đồng thời ảnh hưởng xấu tới các cảnh quan thiên nhiên.

- Tiếng ồn, khí thải

Sự hoạt động của xe Bus thường xuyên, đều đặn có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt về mặt tiếng ồn và khí thải đối với người dân ở khu vực mà nó đi qua.

47

Page 48: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Để hạn chế những tác động tiêu cực, phương án quy hoạch đề xuất các giải pháp gồm:

- Đánh giá và tính toán chính xác nhu cầu đất cần thiết trong quy hoạch nhằm tránh tình trạng khai thác, sử dụng thêm những khu vực đất khác gây ảnh hưởng xấu tới cảnh quan môi trường.

- Đề xuất các tiêu chuẩn quản lý đăng ký và hoạt động của phương tiện Bus nhằm hạn chế tình trạng xả thải vào môi trường của các phương tiện cũ kỹ và lạc hậu.

- Nghiên cứu đề xuất sử dụng các loại nhiên liệu sạch cho phương tiện Bus

5.5. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư

Quy hoạch tuyến Bus là quy hoạch có liên quan chặt chẽ tới các quy hoạch về hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Quy hoạch các tuyến Bus chỉ có thể mang tính khả thi, triển khai được trong thực tế nếu như các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông vận tải trên địa bàn Tỉnh hoàn thành. Do đó phương án quy hoạch đề xuất một số dự án đầu tư ưu tiên hoàn thành để các tuyến Bus có thể triển khai thông suốt theo đúng lộ trình đã hình thành như sau:

- Triển khai khởi công và hoàn thành việc xây dựng cầu Tràng mới thay thế cho cầu cũ hiện tại rất yếu tạo điều kiện cho tuyến Bus 11 trong phương án quy hoạch triển khai thông suốt.

- Xây dựng cầu Đò Mười trong giai đoạn 2015 – 2016 thay thế cho bến phà hiện tại tạo điều kiện cho tuyến Bus 06 kéo dài lộ trình sang địa bàn tỉnh Nam Định.

- Triển khai xây dựng cầu Đồng Chưa kiên cố thay thế cho cầu phao hiện tại đảm bảo cho hoạt động Bus thông suốt trong giai đoạn 2021 – 2030.

- Đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống bến xe trong đó tập trung xây dựng hệ thống bến xe cho giai đoạn 2013 – 2015 để phục vụ kịp thời các tuyến Bus đã và sẽ đưa vào khai thác. Các Bến xe ưu tiên đầu tư là: Bến xe phía Nam và Bến xe phía Đông Thành phố Ninh Bình, bến xe Lai Thành và nhanh chóng công bố bến xe Kim Đông.

5.6. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển và cơ cấu vốn

* Nguyên tắc đầu tư

- Theo quy định của Bộ GTVT, cơ sở hạ tầng là công trình sử dụng chung cho toàn bộ mạng lưới tuyến Bus do Nhà nước đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng

Nguồn vốn: ngân sách Nhà nước cấp và ngân sách của Tỉnh dành cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông vận tải.

48

Page 49: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

Ngoài ra có thể xem xét nguồn vốn xã hội hóa đối với đầu tư khai thác một số công trình cơ sở hạ tầng có khả năng quảng cáo tốt, thu được lợi nhuận cao như hệ thống nhà chờ tại các đô thị của Tỉnh – Đặc biệt là thành phố Ninh Bình.

- Bên cạnh đầu tư ban đầu, cần xem xét đầu tư để duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng hàng năm, đảm bảo khả năng phục vụ cũng như chức năng mỹ quan đô thị của các công trình này.

Duy tu bảo dưỡng các công trình chủ yếu tập trung vào hệ thống điểm dừng dọc đường, bên cạnh đó là hệ thống các điểm đầu, cuối.

Vốn duy tu bảo dưỡng các công trình Cơ sở hạ tầng hàng năm được định mức như sau:

- Vốn đầu tư phương tiện là nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp vận tải tham gia hoạt động trên mỗi tuyến.

- Đầu tư các hạng mục được xác định trên cơ sở các định mức sau:

Bảng 5.3: Định mức đầu tư

TT Hạng mụcĐầu tư ban đầu

(Duy tu bảo dưỡng)

1

Cơ sở hạ tầng

Điểm Đầu – Cuối0.8 – 1.0 triệu/m2

(10% Vốn đầu tư ban đầu)

2 Điểm dừng chỉ có biển báo2.5 triệu/ điểm

(50% Vốn đầu tư ban đầu)

3Điểm dừng có biển báo và nhà chờ

(Trong TP Ninh Bình)45 triệu/ điểm

(20% Vốn đầu tư ban đầu)

4Điểm dừng có biển báo và nhà chờ

(Ngoài TP Ninh Bình)35 triệu/ điểm

(20% Vốn đầu tư ban đầu)

5Xe Bus

Loại 35 chỗ 800 triệu/chiếc

6 Loại 45 chỗ 900 triệu/chiếc

* Xác định nhu cầu vốn

Trên cơ sở các nguyên tắc đầu tư, nhu cầu vốn cho dự án như sau:

Bảng 5.4: Nhu cầu vốn đầu tư của phương án quy hoạch49

Page 50: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

TT Hạng mụcNhu cầu vốn giai đoạn

Nguồn vốn2013-

20152016-2020

2021-2030

1

Cơ sở hạ tầng

Điểm Đầu – Cuối 1,980 2,440 1,430

Ngân sách

2 Điểm dừng chỉ có biển báo 550 485 235

3Điểm dừng có biển báo, nhà chờ

1,530 270 0(Trong Thành phố Ninh Bình)

4Điểm dừng có biển báo, nhà chờ

1,750 1,820 490(Ngoài Thành phố Ninh Bình)

5 Duy tu bảo dưỡng 1,129 9,263 23,562

Tổng vốn Cơ sở hạ tầng (I) 6,939 14,278 25,717

6

Xe Bus

Loại 35 chỗ 20,800 25,600 39,200

Xã hội hóa

7 Loại 45 chỗ 21,600 21,600 11,700

8Tái đầu tư phương tiện

- - 89,600sau chu kỳ khai thác

Tổng vốn Phương tiện (II) 42,400 47,200 140,500

TỔNG CỘNG (I + II) 49,339 61,478 166,217 -

PHẦN VI

50

Page 51: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

6.1. Giải pháp và chính sách quản lý quy hoạch

Để đảm bảo quy hoạch mạng lưới tuyến Bus trên địa bàn Tỉnh đến năm 2030 có tính khả thi trong thực tế cần có những chính sách để quản lý quy hoạch gồm:

- Quản lý về quỹ đất dự kiến trong quy hoạch, tránh tình trạng khi thực hiện xây dựng các công trình phục vụ lại không có quỹ đất..

- Quy hoạch được chia thành các giai đoạn khác nhau, do đó giữa các giai đoạn chuyển giao cơ quan quản lý chuyên ngành phải có sự báo cáo về tình hình triển khai, vướng mắc, khó khăn để có hướng giải quyết cũng như điều chỉnh quy hoạch nếu cân thiết và hợp lý.

- Quy hoạch phải được công bố rộng rãi tới các cơ quan cấp trên, ngang cấp, các đơn vị kinh doanh vận tải và toàn thể người dân biết để thuận lợi cho triển khai và thực hiện.

- UBND Tỉnh theo dõi chặt chẽ và kịp thời đưa ra các điều chỉnh đối với việc phối hợp của các cơ quan chức năng trong tỉnh khi thực hiện quy hoạch. Đồng thời nghiên cứu xây dựng cơ chế ưu đãi đầu tư, mở rộng ngành nghề kinh doanh đối với doanh nghiệp Bus.

6.2. Giải pháp về quản lý và điều hành

* Lựa chọn doanh nghiệp có năng lực, khả năng trong lĩnh vực VTHKCC, có bộ máy tổ chức chặt chẽ, có bộ phận kiểm tra giám sát nội bộ.

- Đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và hợp tác xã vận tải tham gia cung ứng dịch vụ Bus tuy nhiên phải đảm bảo yêu cầu về năng lực và bộ máy như đã nêu.

- VTHKCC bằng xe Bus là dịch vụ công ích do đó từng bước áp dụng hình thức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Bus đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh

Trên mỗi tuyến xem xét chỉ nên bố trí 1 doanh nghiệp hoạt động.

- Bảo hộ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, hợp tác xã VTHKCC bằng xe Bus khai thác trên tuyến xe Bus trong một thời gian nhất định sau đó tiến hành đấu thầu lại.

Thời gian bảo hộ do doanh nghiệp đề xuất theo đơn vị là năm, kể từ ngày được cấp phép khai thác tuyến và phải được sự chấp thuận của Sở GTVT.

Ưu tiên lựa chọn và bảo hộ đối với doanh nghiệp sử dụng phương tiện mới, hiện đại, chất lượng cao (sàn thấp, hộp số tự đọng, sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường…).

51

Page 52: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

* Quy định đối với phương tiện Bus

Xe Bus đưa vào hoạt động trên tuyến phải là xe mới 100%.

Xe Bus hoạt động trên tuyến phải là các xe đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn của Bộ Giao thông Vận tải, bao gồm cả chỗ ngồi và chỗ đứng.

Xe Bus phải có đầy đủ thông tin về số hiệu, điểm đầu – điểm cuối

Xe Bus phải đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải đề xuất như sau:

Bảng 6.1: Đề xuất tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện Bus

TT Loại phương tiện Sức chứa (chỗ)

Nhiên liệu

Tiêu chuẩn khí thảiGĐ đến 2015 GĐ 2016 - 2020

1Xe buýt

cỡ trung bình45 Diesel,

CNG, CPG

EURO II EURO III

2Xe buýt cỡ nhỏ

35 EURO II EURO III

* Xây dựng và quản lý chặt chẽ giá vé

Áp dụng giá vé thống nhất: Cho tuyến nội đô trong thành phố Ninh Bình

Áp dụng giá vé phân chăng: Đối với các tuyến Bus nội tỉnh kết nối giữa Thành phố Ninh Bình với các Huyện, Thị xã trên địa bàn Tỉnh và các tuyến liền kế, kế cận.

Áp dụng giá vé ưu đãi: Đối với học sinh, sinh viên, người cao tuổi, người tàn tật, người có công, hành khách là công nhân các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cán bộ công chức mua vé theo hình thức tập thể…

Giá vé được niêm yết rõ ràng, được báo cáo và chấp thuận: bởi cơ quan quản lý Nhà nước.

* Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, giám sát hoạt động xe Bus

- Xe Bus phải lắp đặt đầy đủ thiết bị giám sát hành trình trên phương tiện theo đúng quy đinh. Thiết bị phải ở trong tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn đầy đủ, liên tục các thông tin bắt buộc về đơn vị, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trong suốt quá trình hoạt động và được cập nhật, lưu trữ dữ có hệ thống các thông tin cơ bản tối thiểu 1 năm.

- Từng bước áp dụng có lộ trình công nghệ cao trong quản lý điều hoạt động của xe Bus thông qua sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và các tiến bộ khoa học của mạng Internet.

* Phối hợp chặt chẽ cùng địa phương, công an trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…

52

Page 53: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

- Quản lý chặt chẽ đăng ký, kinh doanh, việc đảm bảo chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ VTHKCC bằng xe Bus. Những đơn vị không đáp ứng yêu cầu xem xét nhắc nhở, xóa bỏ ưu đãi về bảo hộ khai thác độc quyền đến rút giấy phép hoạt động.

- Xử lý nghiêm các doanh nghiệp, hợp tác xã, ô tô vận tải hành khách theo hình thức tuyến cố định, hợp đồng vi phạm điêu kiện kinh doanh cũng như các quy định hoạt động, khai thác để đảm bảo môi trường hoạt động công bằng cho xe Bus.

- Đối với các đô thị có bố trí tuyến đường tránh: Nghiên cứu điều chỉnh, cấm xe tuyến cố định đi vào khu vực Trung tâm đô thị, phải đi tuyến đường tránh.

- Xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực như móc túi, trộm cắp… tại các điểm dừng cũng như trên xe Bus.

- Duy trì trật tự, loại bỏ tình trạng lấn chiếm lòng. lề đường của người đi bộ giúp hành khách có thể tiếp cận xe Bus an toàn và dễ dàng.

* Nghiên cứu hình thành và phát triển Trung tâm quản lý điều hành VTHKCC bằng xe Buýt thuộc Sở Giao thông Vận tải

Nghiên cứu lộ trình xây dựng Trung tâm điều hành VTHKCC bằng xe Bus phù hợp với sự phát triển của mạng lưới tuyến xe Bus trên địa bàn Tỉnh để giám sát và quản lý chất lượng dịch vụ xe Bus.

6.3. Giải pháp ưu đãi, hỗ trợ tài chính

* Về đầu tư phương tiện

Hỗ trợ doanh nghiệp một phần lãi suất vay Ngân hàng

Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh VTHKC bằng xe Bus được ưu tiên vay vốn từ quỹ đầu tư phát triển của Tỉnh. Ngân sách hỗ trợ một phần lãi suất vay của ngân hàng, các quỹ, tổ chức tín dụng để đầu tư mới phương tiện đáp ứng yêu cầu khai thác sử dụng và môi trường theo quyết định của UBND Tỉnh Ninh Bình.

* Ưu đãi tài chính theo quy định của Chính phủ

- Miễn thuế giá trị gia tăng

- Miễn giảm thuế suất: Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Bus thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện Kinh tế - Xã hội khó khăn trên địa bàn Tỉnh gồm: Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn, Tam Điệp, Yên Mô.

Áp dụng thuế suất ưu đãi 20% áp dụng trong 10 năm

Miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo

- Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh VTHKCC bằng xe Bus được miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê đất đối với diện tích để xây dựng trạm bảo dưỡng,

53

Page 54: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

sửa chữa, bãi đỗ xe (bao gồm cả khu bán vé, khu quản lý điều hành, khu phục vụ công cộng) trên địa bàn Tỉnh.

- Miễn thuế nhập khẩu đối với phương tiện Bus hiện đại, sử dụng nhiên liệu sạch mà trong nước chưa sản xuất được hoặc trong nước đã sản xuất tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

- Được miễn lệ phí dừng, đỗ đón trả khách tại Bến xe, bãi đỗ xe

Sở Tài chính chủ trì báo cáo UBND Tỉnh để ban hành cụ thể các ưu đãi và hỗ trợ về miễn giảm các loại thuế, phí và lệ phí.

- Khuyến khích, đẩy mạnh dịch vụ quảng cáo tại các điểm dừng, đỗ và trên thân xe Bus. Doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh VTHKCC bằng xe Bus được thu các khoản từ quảng cáo trên thân xe Bus để tái đầu tư sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã VTHKCC bằng xe Bus mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực có lợi nhuận cao như kinh doanh Taxi, nhà hàng, khách sạn, du lịch, giao thông tĩnh…

6.4. Giải pháp tuyên truyền vận động

- Tuyên truyền đến người dân về lợi ích, tác dụng của việc đi xe Bus, thông tin về lộ trình, thời gian phục vụ và giãn cách chạy, các cơ chế chính sách đối với hành khách như: miễn giảm giá vé, ưu đãi, trách nhiệm của người dân trong chống ùn tắc giao thông, giảm thiểu ô nhiêm môi trường.

- Vận động cán bộ viên chức, công chức sử dụng vận tải hành khách công cộng bằng xe Bus.

- Tuyên truyền kêu gọi nhân dân ở thành phố Ninh Bình và các đô thị đi lại bằng xe Bus ít nhất 01 ngày trong tuần.

PHẦN VIITỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

7.1. Phân công phối hợp các ngành thực hiện quy hoạch

Sở Giao thông Vận tải:

54

Page 55: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, xây dựng và ban hành định mức khung kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn quy định về đấu thầu áp dụng trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn Tỉnh trong việc quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và hướng dẫn các vấn đề có liên quan;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính cân đối ngân sách hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ của Dự án.

Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở liên quan đề xuất cơ chế hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng để đầu tư phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của các doanh nghiệp.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ của Dự án;

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc ban hành quy định về đấu thầu áp dụng trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến quản lý, sử dụng trong việc phục vụ mục đích hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn Tỉnh trong việc bố trí quỹ đất dành cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo các trường học tổ chức việc đưa đón học sinh, sinh viên bằng xe buýt. Tuyên truyền, khuyến khích học sinh, sinh viên sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt khi đi học và các chuyến đi khác.

Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông của Tỉnh và Sở Giao thông vận tải đẩy mạnh việc tuyên truyền ích lợi của việc sử dụng xe buýt cho các chuyến đi, tạo sự đồng nhất trong cộng đồng dân cư đối với việc sử dụng xe buýt, góp phần hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông;

55

Page 56: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính trong việc triển khai bán vé và cung cấp các dịch vụ liên quan đến tuyến xe buýt thông qua hệ thống mạng Internet, điện thoại.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất ngân sách trợ giá cho hoạt động xe buýt;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải cân đối ngân sách hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ của Dự án.

Thành phố, Huyện, Thị xã trực thuộc Tỉnh Ninh Bình

Phối hợp với các Sở, Ban ngành thực hiện các giải pháp, chính sách đã được đề ra để đảm bảo quy hoạch được thực hiện đúng tiến độ.

7.2. Công bố quy hoạch

Quy hoạch được công bố bởi Sở Giao thông Vận tải sau khi được trình thẩm định và phê duyệt.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luậnViệc lập “Quy hoạch hệ thống các tuyến vận tải hành khách bằng xe Bus trên

địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 định hướng đến năm 2030” là phù hợp với chủ trương chung của chính phủ được nêu trong Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày

56

Page 57: sogiaothong.ninhbinh.gov.vnsogiaothong.ninhbinh.gov.vn/userfiles/file/Phuong Nga... · Web viewTrong tương lai, sự gia tăng quá nhanh của xe cá nhân có thể gây ùn tắc

08/03/2012 về việc phê duyệt Đề án phát triển VTHKCC bằng xe Bus giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020; đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề nan giải như: ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông… đồng thời đem lại những lợi ích to lớn cho:

Người dân trong tỉnh: - Được thụ hưởng dịch vụ vận tải chất lượng đảm bảo với chi phí phải chăng- Tiết kiệm chi phí mua sắm, khai thác, sử dụng phương tiện cá nhân- Có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập.Doanh nghiệp Bus: - Có cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất, tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động vận tải

hành khách công cộng bằng xe Bus.- Có cơ hội đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh khác theo cơ chế chính sách

ưu đãi để tìm kiếm lợi nhuận.Đối với Nhà nước: - Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vận tải hành khách- Mạng lưới Bus hình thành góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, nâng

cao tốc độ tăng trưởng GDP.- Hiện thực hóa chủ trương đúng đắn của Nhà nước, tạo thêm uy tín và lòng tin

đối với nhân dân.

2. Kiến nghị Kiến nghị Chính phủ bổ sung thêm chính sách và cơ chế chung để hỗ trợ doanh

nghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụ VTHKCC bằng xe Bus như: Miễn giảm thu phí bảo trì đường bộ, vay vốn ưu đãi…

Kiến nghị Bộ, Ban ngành TW xây dựng, ban hành những chính sách và giải pháp đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển VTHKCC bằng xe Bus đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe Bus.

Kiến nghị UBND Tỉnh theo dõi chặt chẽ và kịp thời đưa ra các điều chỉnh đối với việc phối hợp của các cơ quan chức năng trong tỉnh khi thực hiện quy hoạch.

Kiến nghị UBND Tỉnh xem xét áp dụng trợ giá đối với một số tuyến Bus – đặc biệt ưu tiên các tuyến có lộ trình chạy trong nội bộ các đô thị lớn.

57