nghiÊn cỨu cÁc yẾu tỐ Ảnh hƯỞng ĐẾn quyẾt ĐỊnh...

148
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG ------- ------- TRẦN THỊ THẢO NGUYÊN MSSV: 146021062 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THUÊ MẶT BẰNG KINH DOANH CỦA TIỂU THƯƠNG CHỢ TRUNG TÂM BUÔN MA THUỘT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH TP Hồ Chí Minh, năm 2016

Upload: ngongoc

Post on 29-Aug-2019

223 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

------- -------

TRẦN THỊ THẢO NGUYÊN

MSSV: 146021062

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

QUYẾT ĐỊNH THUÊ MẶT BẰNG KINH DOANH CỦA

TIỂU THƯƠNG CHỢ TRUNG TÂM BUÔN MA THUỘT

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TP Hồ Chí Minh, năm 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

------- -------

TRẦN THỊ THẢO NGUYÊN

MSSV: 146021062

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

QUYẾT ĐỊNH THUÊ MẶT BẰNG KINH DOANH CỦA

TIỂU THƯƠNG CHỢ TRUNG TÂM BUÔN MA THUỘT

Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số chuyên ngành: 603405

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:

TS. CẢNH CHÍ HOÀNG

TP Hồ Chí Minh, năm 2016

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết

định thuê mặt bằng kinh doanh của tiểu thương chợ trung tâm Buôn Ma Thuột "

là do chính tôi thực hiện, được sự góp ý hướng dẫn của TS. Cảnh Chí Hoàng

để hoàn thành luận văn.

Tất cả số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là hoàn toàn

trung thực, khách quan.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2016

Người thực hiện luận văn

Trần Thị Thảo Nguyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Cảnh Chí Hoàng đã tận tình

hướng dẫn và chỉ bảo để tôi có thể hoàn tất luận văn cao học này.

Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Quý thầy cô trong ban giảng huấn của

Khoa sau đại học, trường Đại học quốc tế Hồng Bàng – những người đã nhiệt

tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu làm nền tảng để tôi thực

hiện luận văn này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô các trường Đại học, các

bạn đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá

trình thực hiện luận văn.

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện luận văn, trao

đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè, song cũng

không thể tránh khỏi những hạn chế trong nghiên cứu. Tôi rất mong sẽ nhận

được những ý kiến đóng góp và thông tin phản hồi quý báu từ Quý thầy cô

cùng bạn đọc!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2016

Người thực hiện luận văn

Trần Thị Thảo Nguyên

iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Giải nghĩa

ANOVA Phân tích sự khác biệt trung bình giữa các nhóm (Analysis of

Variance)

CCR Độ tin cậy tổng hợp (Composite Construct reliability)

CFA Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis)

CFI Chỉ số thích hợp so sánh (Comparative Fit Index) CP Chính phủ

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

KMO Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin)

SERVQUAL Chất lượng dịch vụ (Service Quality)

TKNC Thiết kế nghiên cứu

TP.BMT Thành phố Buôn Ma Thuột TT Thông tư

TPB Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour)

TRA Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action)

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

iv

DANH MỤC DỊCH TIẾNG ANH QUA TIẾNG VIỆT SPSS

Tên tiếng Anh Dịch qua tiếng Việt

Frequencies Tần số

Statistics Thống kê

Valid Hợp lệ

Missing Thiếu

Frequency Table Bảng tần số

Frequency Tần số

PercentValid Percent

Tỷ lệ phần trăm

hợp lệ

Cumulative Percent Phần trăm tích lũy

Descriptive Statistics

Thống kê mô

tả

Minimum Nhỏ nhất

Maximum Lớn nhất

Mean Trung Bình

Std. Deviation Độ lệch chuẩn

Corrected Item-Total

Correlation Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha if Item

Deleted

Alpha Cronbach nếu Deleted câu

này

KMO and Bartlett’s Test Kiểm định KMO và Bartlett

Total Variance Explained Tổng phương sai trích

Initial Eigenvalues Eigenvalues khởi tạo

Component Matrix Ma trận các thành phần

Rotated Component Matrix Ma trận xoay các thành phần

R Hệ số R

R Square Hệ số R bình phương

Adjusted R Square

Hệ số R bình phương

hiệu chỉnh

Std. Error of the Estimate

Sai số chuẩn của

ước lượng

Coefficients Hệ số

Model Mô hình

Unstandardized Coefficients Hệ số chưa chuẩn hóa

Standardized Coefficients Hệ số đã chuẩn hóa

t t

Sig. Sig.

Collinearity Statistics Đa cộng Tuyến

B B

v

Std. Error Sai số chuẩn

Beta Beta

Tolerance Hệ số Tolerance

VIF

Hệ số phóng đại

phương sai VIF

Constant Hằng số

Test of Homogeneity of

Variances

Kiểm định tính

đồng nhất của phương sai

Levene Statistic Kiểm định Levene

vi

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... iii

MỤC LỤC ...................................................................................................................... vi

DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ x

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... xi

TÓM TẮT ..................................................................................................................... xii

ABSTRACT ................................................................................................................... xi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ................................................................... 1

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................... Error! Bookmark not defined.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................... 3

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 3

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3

1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 4

1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 6

2.1 CÁC KHÁI NIỆM ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG ĐỀ TÀI ........................................... 6

2.2 LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI .......................................................... 8

2.3 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI .................................................................................. 10

2.3.1 Thuyết hành vi tiêu dùng của Philip Kotler (2007) ..................................... 10

2.3.2 Thuyết lựa chọn hợp lý của George Homans (1961) và John Elster

(1986) 12

2.3.3 Mô hình hành động hợp lý (Theory of Reasonable Action - TRA) ............ 14

2.3.4 Mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour - TPB) ......... 15

2.4 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ....................................................................... 16

2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 16

2.4.1.1 Nghiên cứu của Godwin Uche liagha, (2010) về phân tích sự hấp dẫn và

lòng trung thành của khách hàng ở trung tâm mua sắm. .............................................. 16

vii

2.4.1.2 Đề tài của tác giả Christopher G. Davis nghiên cứu về các nhân tố ảnh

hưởng đến quyết định chọn địa điểm kinh doanh tại Mỹ của các doanh nhân vừa và

nhỏ, (2002). ................................................................................................................... 16

2.4.1.3 Nghiên cứu của Warnaby, Bennison, và Davies, (2005) về các yếu tố ảnh

hưởng đến sự hấp dẫn của trung tâm mua sắm. ............................................................ 17

2.4.2 Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 19

2.4.2.2 Nghiên cứu “So sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng

đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống: Trường hợp ngành hàng tiêu dung tại

thành phố Cần Thơ của Nguyễn Thị Phương Dung và Bùi Thị Kim Thanh (2011) .... 20

2.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Cần Thơ (Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam,

2011) ...................................................................................................................... 20

2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu ................................ 21

2.4.4 Biện luận mô hình ........................................................................................ 25

2.4.5 Cơ sở xây dựng biến quan sát ...................................................................... 30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 35

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 35

3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ........................................................................ 38

3.2.1 Thiết kế thang đo ......................................................................................... 38

3.2.2 Nghiên cứu định tính ................................................................................... 38

3.2.3 Nghiên cứu định lượng ................................................................................ 39

3.3 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ............................................................................. 39

3.3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu ................................................................................... 39

3.3.2 Nghiên cứu chính thức bằng bảng hỏi định lượng ............................................... 39

3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................ 40

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 47

4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MÔ TẢ.................................................. 47

4.2 KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO .................................................... 48

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Mặt bằng kinh doanh” .............................. 49

4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Giá thuê mặt bằng” ................................... 50

4.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Địa điểm kinh doanh” .............................. 50

4.2.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Truyền thông” .......................................... 51

viii

4.2.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Con người” ............................................... 52

4.2.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Qui trình thủ tục” ...................................... 52

4.2.7 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Cơ sở vật chất” ......................................... 53

4.2.8 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Môi trường chính trị - ý kiến cộng đồng” 54

4.2.9 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Chính sách công ty” ................................. 54

4.2.10 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Quyết định thuê mặt bằng”....................... 55

4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ........................................................................................ 56

4.2: Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 63

4.3. PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN ............................................................... 63

4.4 Kiểm định hệ số tương quan ................................................................................... 65

4.4.1 Kiểm định hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến .............................. 66

4.4.2 Phương trình hồi quy đa biến ....................................................................... 68

4.4.3 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và các sai lệch ngẫu nhiên có

phân phối chuẩn. ........................................................................................................... 69

4.4.4 Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê ........................................................ 71

4.5 PHÂN TÍCH ANOVA........................................................................................... 73

4.5.1 Kiểm định ANOVA biến giới tính............................................................... 74

4.5.2 Kiểm định ANOVA biến Doanh thu ........................................................... 76

4.5.3 Kiểm định ANOVA biến “Thời gian kinh doanh” ...................................... 76

4.5.4 Kiểm định ANOVA biến “Người kinh doanh” ........................................... 77

4.5.5 Kiểm định ANOVA biến “Thời gian tiêu tốn để kinh doanh” .................... 78

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................... 80

5.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 80

5.2 HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................................................................... 80

5.2.1 Yếu tố con người .......................................................................................... 80

5.2.2 Mặt bằng kinh doanh ................................................................................... 81

5.2.3 Thủ tục quy trình .......................................................................................... 82

5.2.4 Cơ sở vật chất............................................................................................... 85

5.2.5 Giá thuê mặt bằng ........................................................................................ 86

5.2.6 Chính sách của Công ty ............................................................................... 87

5.2.7 Địa điểm kinh doanh .................................................................................... 87

5.3 Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước ........................................................... 88

ix

5.3.1 Chính sách về đầu tư .................................................................................... 88

5.3.2 Chính sách đất đai ........................................................................................ 88

5.3.3 Chính sách tài chính ..................................................................................... 88

5.4 HẠN CHẾ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................................ 89

5.4.1 Hạn chế ........................................................................................................ 89

5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................... 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 91

x

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Quá trình quyết định của người mua, Philip Kotler (2007) ............................. 8

Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, Philip Kotler (2007) .... 11

Hình 2.3: Mô hình thuyết lựa chọn hợp lý của John Elster (1986) ............................... 13

Hình 2.4: Sơ đồ mô hình thuyết hành động hợp lý - TRA ............................................ 14

Hình 2.5: Sơ đồ mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch - TPB .................................... 15

Hình 2.6. Mô hình các yếu tố cấu thành sự hấp dẫn của trung tâm mua sắm của

Warnaby và Ctg (2005) ................................................................................................. 18

Hình 3. 1 Quy trình nghiên cứu .................................... Error! Bookmark not defined.

Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 62

Hình 4.3. Đồ thị P-P Plot .............................................................................................. 70

xi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ sở xây dựng thang đo nghiên cứu .......................................................... 23

Bảng 2.2: Cơ sở xây dựng biến nghiên cứu .................................................................. 31

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả .................................................................................. 47

Bảng 4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Mặt bằng kinh doanh” ................................ 49

Bảng 4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Giá thuê mặt bằng” .................................... 50

Bảng 4.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Địa điểm kinh doanh” ................................ 51

Bảng 4.5 Đánh giá độ tin cậy Truyền thông ................................................................. 51

Bảng 4.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo Con người ....................................................... 52

Bảng 4.7 Đánh giá độ tin cậy Qui trình thủ tục ............................................................ 53

Bảng 4.8 Đánh giá độ tin cậy Cơ sở vật chất ............................................................... 53

Bảng 4.9 Đánh giá độ tin cậy Môi trường chính trị - ý kiến cộng đồng ....................... 54

Bảng 4.10 Đánh giá độ tin cậy Chính sách công ty ...................................................... 55

Bảng 4.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo Quyết định thuê mặt bằng ............................ 55

Bảng 4.12 Kiểm định KMO (KMO and Bartlett's Test) lần 1 ...................................... 57

Bảng 4.14 Bảng phương sai trích .................................................................................. 59

Bảng 4.16 Bảng KMO and Bartlett's Test 2.................................................................. 61

Bảng 4.17 Bảng Total Variance Explained 2 ................................................................ 61

Bảng 4.18 Correlations .................................................................................................. 65

Bảng 4.19 Hệ số R-Square từ kết quả phân tích hồi quy .............................................. 67

Bảng 4.20 Kiểm định ANOVA ..................................................................................... 68

Bảng 4.21 Bảng giá trị kiểm định hồi quy .................................................................... 69

Bảng 4.22: Kiểm định ANOVA biến giới tính ............................................................. 74

Bảng 4.23: Kiểm định ANOVA biến Doanh thu .......................................................... 76

Bảng 4.24: Kiểm định ANOVA biến “Thời gian kinh doanh” ..................................... 77

Bảng 4.25: Kiểm định ANOVA biến “Người kinh doanh” .......................................... 77

Bảng 4.26: Kiểm định ANOVA biến “Thời gian tiêu tốn để kinh doanh” ................... 78

xii

TÓM TẮT

Đề tài "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê mặt

bằng kinh doanh của tiểu thương chợ trung tâm Buôn Ma Thuột" được khảo

sát tại chợ trung tâm Buôn Ma Thuột, tỉnh Daklak trong khoảng thời gian 3 tháng

với mục tiêu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quyết định thuê mặt bằng của

tiểu thương tại Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột và kiến nghị đối với cơ quan nhà

nước có liên quan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh cho thuê mặt bằng và tiểu

thương nhằm phát triển chợ trung tâm Buôn Ma Thuột thành đầu mối giao thương

và là kênh phân phối chính tới người dân.

Xây dựng chợ trong điều kiện vẫn giữ được tính chất của một chợ truyền

thống nhưng đồng thời đáp ứng chức năng hoạt động của một trung tâm thương mại

văn minh hiện đại, góp phần bảo vệ môi trường kinh doanh của thành phố luôn luôn

sạch đẹp, cũng là tạo thêm một điểm đến cho khách du lịch trong và ngoài nước.

Tuy nhiên từ sau nghị định 02/2003 của chính phủ (CP) về việc xã hội hóa chợ, chợ

được đầu tư xây dựng ồ ạt nhưng đa số không hiệu quả. Việc hình thành các khu

chợ tập trung hiện đại nhưng lại xảy ra nghịch cảnh không có các đối tượng tiểu

thương kinh doanh và không thể đưa vào hoạt động đang xảy ra khá nhiều đặc biệt

là các khu vực tỉnh vùng ven. Đâu là lí do các cơ sở chợ có điều kiện hạ tầng khang

trang nhưng không thể đưa vào hoạt động đang là một dấu chấm hỏi cho các nhà

quản lí nước nhà. Chính những vụ việc trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình

phát triển kinh tế vùng cũng như việc phát triển cơ cấu hạ tầng. Do đó đây là một

nghiên cứu cấp bách cho các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ để tránh tổn

thất về mặt thời gian và tiền bạc.

Tuy còn nhiều hạn chế như luận văn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định thuê mặt bằng của tiểu thương tại Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột mà

chưa nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê mặt bằng ở các chợ khác

trên Thành phố Buôn Ma Thuột. Ngiên cứu còn hạn chế chỉ khảo sát đối tượng là

tiểu thương trên địa bàn Buôn Ma Thuột mà chưa khảo sát đối tượng khác. Tác giả

mới chỉ dừng lại ở kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết với cỡ mẫu nhỏ với

phương pháp hồi quy tuyến tính. Nhưng tác giả đã cố gắng hết sức để hoàn thành

bài nghiên cứu của mình, vượt lên trên những khó khăn ban đầu để mở ra cho mình

những hướng nghiên cứu trong tương lai.

xi

ABSTRACT

The study “factors affecting the decision of renting business

premises Central Market traders in Buon Ma Thuot" surveyed in the central market

Buon Ma Thuot, Daklak province in the period of 3 months to enhance decision of

leasing in central Market traders in Buon Ma Thuot and recommendations for

government agencies support rental business and small business premises to

develop the central market Ban Me Thuot city and trading hub become the main

distribution channel to the people.

Construction of the markets in terms of maintaining the character of a

traditional market, but also have the operational functions of a business center of

modern civilization, and contributing to environmental protection of the city's

business always tidy, as well as create a destination for domestic and foreign

tourists.

However, since the government decree 02/2003 (CP) about the socialization of the

market, the construction market is massive but ineffective majority. The formation

of the modern market, but focus adversity happens without leasing from small

business and cannot be put into operation is happening frequently, especially the

coastal areas of the province. Why the good condition of market infrastructure but

cannot put into operation is a question of the government. These cases have a large

effect on economic development of the area as well as infrastructure development.

Therefore, this is an urgent research for investors and business building

markets in order to avoid loss of time and money. Since the construction business

and the market is a new model, investors need a correct understanding of the

market, about the needs of the customer or the determinants of renting customers.

Although still limited as dissertation research factors affecting leasing decision by

the traders at the central market of Ban Me Thuot without studying the factors that

influence the decision to rent in other markets on the Ban Me Thuot City. And study

the survey is limited only audience is small businesses in the locality Ban Me Thuot

and ignoring other objects. The author just tests the theoretical models and

hypotheses with small sample sizes with linear regression method. But the authors

make effort to complete the study, overcome the initial difficulties to create a new

future research direction.

1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU NGHIÊN CỨU

1.1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh các nền kinh tế toàn cầu cùng sự phát triển ngày càng mạnh

mẽ của các tổ chức xuyên quốc gia thị trường ngày càng mở rộng. Thị trường được

mở rộng đồng nghĩa với có nhiều cơ hội phát triển và tính cạnh tranh ngày càng

gay gắt, từ đó tạo ra động lực hoàn thiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống

xã hội (Võ Thanh Thu, 2010), đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Việc phát triển thị trường

thương mại điện tử đã và đang góp phần quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế phát

triển nước nhà. Tuy nhiên việc kinh doanh trên thị trường chợ truyền thống vẫn giữ

được vị thế quan trọng của mình. Việc đầu tư thị trường kinh doanh truyền thống sẽ

góp phần làm thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế của vùng phát triển đặc biệt là các

khu vực đô thị, thành phố trong đó Buôn Ma Thuột là một thị trường tiêu biểu.

Mở rộng phạm vi hoạt động và tầm vóc kinh doanh của chợ trung tâm thành

phố Buôn MaThuột, tạo động lực phát triển của các đối tượng đang tham gia kinh

doanh trong chợ, mặt khác còn góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động,

phát triển dịch vụ phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Nhất là trong giai

đoạn hiện nay, đất nước ta đang thời điểm mở cửa hội nhập, đã gia nhập vào WTO

thì việc xây dựng mới chợ sẽ phù hợp và đáp ứng nhu cầu của các nhà kinh doanh

và phân phối hàng tiêu dùng. Xây dựng chợ trong điều kiện vẫn giữ được tính chất

của một chợ truyền thống nhưng đồng thời đáp ứng chức năng hoạt động của một

trung tâm thương mại văn minh hiện đại, góp phần bảo vệ môi trường kinh doanh

của thành phố luôn luôn sạch đẹp, cũng là tạo thêm một điểm đến cho khách du lịch

trong và ngoài nước.

Tuy nhiên từ sau nghị định 02/2003 của chính phủ (CP) về việc xã hội hóa

chợ, chợ được đầu tư xây dựng ồ ạt nhưng đa số không hiệu quả. Việc hình thành

các khu chợ tập trung hiện đại nhưng lại xảy ra nghịch cảnh không có các đối tượng

tiểu thương kinh doanh và không thể đưa vào hoạt động đang xảy ra khá nhiều đặc

biệt là các khu vực tỉnh vùng ven. Đâu là lí do các cơ sở chợ có điều kiện hạ tầng

2

khang trang nhưng không thể đưa vào hoạt động đang là một dấu chấm hỏi cho các

nhà quản lí nước nhà. Chính những vụ việc trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình

hình phát triển kinh tế vùng cũng như việc phát triển cơ cấu hạ tầng. Do đó đây là

một nghiên cứu cấp bách cho các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ để tránh

tổn thất về mặt thời gian và tiền bạc. Vì đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ là một

mô hình mới, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cũng cần hiểu biết cặn kẽ về thị

trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách hàng hay những yếu tố quyết

định thuê mặt bằng của khách hàng. Với những lý do trên và mong muốn đóng góp

một phần nào cho ban Giám đốc công ty do đó tôi chọn đề tài “Các yếu tố ảnh

hưởng đến quyết định thuê mặt bằng của tiểu thương tại chợ trung tâm Buôn

Ma Thuột” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản trị kinh doanh.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định và lượng hóa các yếu tố tác động đến

quyết định thuê mặt bằng kinh doanh tại chợ trung tâm Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk

Lắk. Từ đó, đề xuất một số hàm ý giúp Ban lãnh đạo công ty có những biện pháp

nhằm thu hút tiểu thương thuê mặt bằng kinh doanh tại chợ. Cụ thể:

Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định thuê mặt bằng kinh

doanh tại chợ trung tâm Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk;

Mục tiêu 2: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định thuê

mặt bằng kinh doanh tại chợ trung tâm Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk;

Mục tiêu 3: Đề xuất hàm ý quản trị nhằm nâng cao việc xây dựng cũng như

quản lí tại các khu chợ tập trung trên địa bàn;

1.3. Câu hỏi nghiên cứu

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu của nước nhà thì vấn đề cần phải xây dựng

cơ sở hạ tầng đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng mà ở đây chính là các tiểu

thương, doanh nghiệp kinh doanh buôn bán đang là một vấn đề gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hành vi nhưng chủ yếu

tập trung vào lĩnh vực hàng tiêu dùng và chưa có nhiều công trình nghiên cứu liên

3

quan đến việc nghiên cứu hành vi của các đối tượng tiểu thương. Điều này đã gây

không ít khó khăn cho các nhà quản lí trong việc xác định đâu là nguyên do của

việc xây dựng cơ sở hạ tầng chưa hiệu quả. Việc kết hợp cơ sở lí luận liên quan đến

hành vi cũng như các nghiên cứu thực tiễn liên quan tại Việt Nam là cơ sở cho công

trình nghiên cứu nhằm xác định một số câu hỏi cấp bách cần đặt ra trong đề tài bao

gồm:

- Các yếu tố nào là yếu tố ảnh hưởng tới quyết định thuê mặt bằng kinh doanh

của các tiểu thương tại thành phố Buôn Ma Thuột?

- Từng yếu tố tác động như thế nào tới quyết định thuê mặt bằng kinh doanh

của các tiểu thương tại thành phố Buôn Ma Thuột?

- Mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan và việc quyết định thuê mặt bằng kinh

doanh của các tiểu thương tại thành phố Buôn Ma Thuột được đo lường như thế

nào?

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tác động đến quyết định thuê

mặt bằng kinh doanh của tiểu thương tại chợ trung tâm Buôn Ma Thuột.

Đối tượng khảo sát: Các tiểu thương đã thuê mặt bằng kinh doanh tại chợ

trung tâm Buôn Ma Thuột.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi không gian: Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk

- Về phạm vi thời gian: thời gian khảo sát từ tháng 11/2015 đến 1/2016

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn thực hiện phương pháp nghiên cứu kết hợp, bao gồm nghiên cứu

định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính, tác giả sẽ thực hiện lược khảo lý thuyết (bao gồm hai

nội dung nghiên cứu cơ bản là (i) nghiên cứu cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động

đến quyết định thuê mặt bằng kinh doanh và (ii) thực hiện tổng quan các nghiên cứu

4

thực nghiệm có liên quan) để thiết kế dàn bài thảo luận nhóm với tiểu thương và

ban quản lý chợ trung tâm nhằm điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các

khái niệm nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng, tác giả thực hiện nghiên cứu với 300 đáp viên là các

đối tượng khảo sát là các tiểu thương đã thuê mặt bằng kinh doanh tại chợ trung tâm

Buôn Ma Thuột theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện bằng bảng câu hỏi chính

thức. Dữ liệu thu thập được sử dụng để đánh giá thang đo bằng công cụ phân tích

độ tin cậy (Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố

khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis), mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm

định mô hình và giả thuyết nghiên cứu.

Dữ liệu sau khi thu thập từ các tiểu thương được xem xét và loại đi những bản

không đạt yêu cầu. Sau đó dữ liệu sẽ được mã hóa và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.

1.6. Ý nghĩa và thực tiễn của đề tài

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ góp phần bổ sung những luận cứ khoa

học trong hoạt động nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định thuê của các

tiểu thương nói chung và tiểu thương chợ trung tâm Buôn Ma Thuột nói riêng.

Đề tài nghiên cứu góp phần gợi mở một số chính sách, hàm ý quản trị cho Ban

quản lý chợ trung tâm Buôn Ma Thuột nhằm tăng cường thu hút các tiểu thương

vào chợ trung tâm Buôn Ma Thuột.

1.7. Kết cấu của đề tài

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày lý do chọn đề tài: Mục tiêu, phạm vi,

đối tượng nghiên cứu của đề tài; Phương pháp nghiên cứu của đề tài; Kết cấu của đề

tài.

5

Chương 2: Cơ sở lí thuyết và mô hình nghiên cứu

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về yếu tố tác động đến

quyết định thuê, thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm có liên

quan cả trong và ngoài nước. Từ đây tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cũng

như các cơ sở xây dựng thang đo nghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Trình bày phương pháp nghiên cứu và thực hiện xây dựng thang đo, cách đánh

giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm trong mô hình, kiểm định sự phù hợp

của mô hình và kiểm định các giả thuyết đề ra.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương này sẽ nêu lên các kết quả thực hiện nghiên cứu bao gồm: mô tả dữ

liệu thu thập được, tiến hành đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp

của mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Trong chương này, tác giả sẽ thảo luận kết quả nghiên cứu có được trong

Chương 4. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm tăng cường thu hút

các tiểu thương vào thuê mặt bằng kinh doanh tại chợ trung tâm Ban Mê Thuột.

Ngoài ra, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được trình bày

trong chương này.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã giới thiệu về đề tài nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và ý

nghĩa thực tiễn của việc xác định các yếu tố tác động đến quyết định thuê mặt bằng

kinh doanh của các tiểu thương vào chợ trung tâm Buôn Ma Thuột Thuột tỉnh Đắk

Lắk. Chương 1 trình bày khái quát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

về quyết định mua, đầu tư và thuê liên quan đến đề tài. Chương 1 cũng giới thiệu về

tình hình nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi của nghiên cứu.

6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 tác giả sẽ trình bày chi tiết về cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài

nghiên cứu.Trong chương này tác giả cũng giới thiệu các công trình nghiên cứu liên

quan đến giá trị thương hiệu. Đây chính là cơ sở nền tảng cùng phương pháp xây

dựng mô hình nghiên cứu cũng như các thang đo nghiên cứu

2.1 Các khái niệm được đề cập trong đề tài

Chợ: Theo định nghĩa trong các từ điển tiếng Việt: "Chợ là nơi công cộng để

đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi nhất định"

Theo TT số 15/TM - CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại hướng

dẫn tổ chức và quản lý chợ "Chợ là mạng lưới thương nghiệp được hình thành và

phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội"

Theo Nghị định số 02/2003/NĐ - CP ngày 14/01/2003 cùa Chính phủ về phát

triển và quản lý chợ. "Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và

phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch,

đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân

cư".

Chợ vừa là nơi trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ vừa là nơi giao lưu văn hóa

thoả mãn nhu cầu sản xuất vật chất, tinh thần của người dân. Chợ là một loại hình

thương mại truyền thống được duy trì và phát triển ở nhiều nơi, từ thành thị đến

nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo với nhiều quy mô, đặc điểm riêng của

địa phương

Để hình thành chợ cần có những yếu tố sau: Người bán, người mua có nhu cầu

trao đổi; có địa điểm trao đổi truyền thống hoặc làm mới được thừa nhận về pháp

lý; có những tập quán thương mại và quy tắc (nội quy chợ); có khả năng thu hút các

dịch vụ khác như hoạt động tín dụng, tiền tệ, thanh toán, du lịch, văn hoá,…

Như vậy, dù ở góc độ nào thì khái niệm về chợ cũng bao gồm các nội dung

chủ yếu là: Không gian họp chợ, thời gian họp chợ, chủ thể tham gia trao đổi mua

7

bán trong chợ, đối tượng hàng hoá trao đổi mua bán trong chợ và các hoạt động trao

đổi mua bán trong chợ.

Đặc điểm của chợ

Về chủ thể kinh doanh

- Người bán

Người bán ở đây có thể bao gồm người sản xuất và các thương nhân. Người

sản xuất có thể trực tiếp đem sản phẩm của mình ra chợ để trao đổi mua bán với

những người sản xuất khác, với người tiêu dùng cuối cùng hoặc với các người mua

khác. Những người mua cũng có thể mang sản phẩm mua được để trao đổi với

những người sản xuất, người tiêu dùng cuối cùng hoặc với các nhà bán lẻ khác trên

chợ.

Có hai loại chủ thể tham gia kinh doanh ở chợ bao gồm chủ thể tham gia kinh

doanh thường xuyên và không thường xuyên.

+ Chủ thể kinh doanh thường xuyên: là các chủ thể kinh doanh nhằm mục

đích kiếm lời và họ coi đây là nghề nghiệp chính của họ.

+ Chủ thể tham gia không thường xuyên là các chủ thể tham gia bán hàng tại

chợ nhằm tận dụng thời gian dư thừa, đây không phải là nghề nghiệp chính của họ.

- Người mua

Người mua hàng bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng và các thương

nhân. Người sản xuất mua hàng để cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá

trình sản xuất. Người tiêu dùng mua hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân,

hàng hoá họ có nhu cầu ở chợ rất phong phú đa dạng về chủng loại

Về chủ thể quản lý

Chủ thể tham gia quản lý chợ cũng đa dạng về thành phần, có thể là ban quản

lý, tổ quản lý; hợp tác xã, doanh nghiệp. Các chủ thể quản lý chợ hiện nay ở nước ta

chủ yếu là các ban quản lý (đối với các chợ quy mô lớn và vừa), tổ quản lý chợ (đối

với các chợ quy mô nhỏ), và cũng có một số chợ do các doanh nghiệp chợ quản lý,

họ quản lý và điều hành hoạt động của chợ theo nội quy chợ.

8

Về không gian họp chợ.

Chợ thường phân bố ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, nhưng ở khu vực

nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa chợ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong mạng lưới

phân phối hàng hoá.

Chợ ở nước ta thường được hình thành ở những khu vực có vị trí địa lý thuận

tiện cho việc trao đổi, vận chuyển hàng hoá cũng như đi lại của dân cư.

Trước đây chợ thường được hình thành tự phát, không theo một quy hoạch

chung, ở đâu có nhu cầu là ở đó hình thành nên chợ (chợ tạm, chợ cóc).

Không gian họp chợ cũng không đồng đều, có chợ với diện tích rất lớn như

các chợ đầu mối, chợ bán buôn… nhưng cũng có những chợ chỉ cần một không

gian rất nhỏ, như các chợ làng, xã, chợ cóc, chợ tạm, chợ đường cái…

2.2 Lý thuyết liên quan đến hành vi

Khái niệm

Quyết định là quá trình suy xét để lựa chọn giữa một hay nhiều phương án với

mục đích tiến tới trạng thái mong muốn của sự việc.

Quá trình quyết định của người mua

Quá trình quyết định của người mua bao gồm các giai đoạn sau:

Hình 2.1 Quá trình quyết định của người mua,

Nguồn Philip Kotler (2007)

Đây là mô hình phản ánh đầy đủ các giai đoạn của quá trình ra quyết định mua

sắm của người tiêu dùng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể có một số giai

đoạn mà người tiêu dùng bỏ qua hoặc đảo lại trật tự của một số quá trình chứ không

lặp lại như mô hình mẫu.

Nhận

thức vấn

đề

Tìm kiếm

thông tin

Xem xét,

đánh giá

Quyết

định

chọn

Hành vi

mua sắm

9

Nhận thức vấn đề: là giai đoạn đầu tiên của quá trình ra quyết định mua sắm,

nhu cầu của người mua có thể xuất phát từ bản thân cảm thấy có nhu cầu – sự khác

biệt giữa thực tế và tình trạng mong muốn. Nhu cầu cũng có thể bị kích thích từ các

tác nhân bên ngoài . Từ đó nó thôi thúc người mua hành động để thỏa mãn nhu cầu.

Tìm kiếm thông tin: khi có nhu cầu người mua bắt đầu tìm hiểu các thông tin

liên quan đến sản phẩm họ có nhu cầu. Các nguồn thông tin mà người tiêu dùng

thường tham khảo gồm nguồn thông tin bên trong và nguồn thông tin bên ngoài.

Nguồn thông tin bên trong dựa vào kinh nghiệm và quyết định mua sắm của những

lần trong quá khứ. Nguồn thông tin bên ngoài chủ yếu từ: các cá nhân như bạn bè,

gia đình, hàng xóm, người quen; từ các thông tin công cộng; thông tin thương mại; và

thông tin thực nghiệm.

Đánh giá các lựa chọn thay thế: Sau khi xử lý thông tin người tiêu dùng sẽ có

những phương án lựa chọn khác nhau. Căn cứ vào các tiêu chuẩn đánh giá như

thuộc tính của sản phẩm, mức độ đáp ứng, niềm tin vào thương hiệu, sở thích và

nhu cầu. Người tiêu dùng sẽ quyết định chọn phương án thỏa mãn nhu cầu của họ.

Quyết định mua: Sau khi xem xét và đánh giá ưu nhược điểm của các phương

án có khả năng lựa chọn người tiêu dùng sẽ ra quyết định mua sản phẩm/dịch vụ.

Hành vi sau mua: là thái độ của khách hàng về lợi ích và giá trị sản phẩm

mang lại, nếu hài lòng thì họ sẽ tiếp tục lựa chọn cho lần sau, ngược lại nếu cảm

thấy bất mãn thì lần sau họ sẽ không mua nữa, thậm chí còn truyền miệng cho những

người khác.

Dịch vụ

Khái niệm

Theo Zeithaml & Bitner (2000), dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức

thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa

mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Theo Philip Kotler (2007), dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng

nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu.

Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.

10

Như vậy, dịch vụ là hoạt động nhằm đáp ứng những nhu cầu của con người nhưng

nó không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể như hàng hóa mà nó mang tính vô hình.

Dịch vụ đề cập trong nghiên cứu này là dịch vụ dạy tiếng Anh cho trẻ từ 6 – 11 tuổi

của các trung tâm tiếng Anh tại thành phố Biên Hòa, người mua là các bậc phụ

huynh.

Đặc điểm của dịch vụ:

Tính vô hình: không giống như những sản phẩm vật chất, dịch vụ không thể

nhìn thấy được, không nếm được, không nghe thấy được hay không ngửi thấy được

trước khi người ta mua chúng.

Tính không đồng nhất: đặc tính này còn gọi là sự khác biệt của dịch vụ. Theo

đó việc thực hiện dịch vụ thường khác nhau tùy thuộc vào cách thức phục vụ, nhà

cung cấp dịch vụ, người phục vụ, thời gian phục vụ, đối tượng phục vụ và địa điểm

phục vụ.

Tính không thể tách rời: thể hiện ở việc khó phân chia dịch vụ thành giai đoạn

rạch ròi là giai đoạn sản xuất và giai đoạn phục vụ. Dịch vụ thường được tạo ra và

sử dụng đồng thời. Đối với sản phẩm hàng hóa, khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm ở

giai đoạn cuối cùng; còn đối với dịch vụ, khách hàng đồng hành trong suốt hoặc

một phần của quá trình tạo ra dịch vụ.

Tính không lưu giữ được: dịch vụ không thể lưu trữ trong kho để bán như

hàng hóa mà dịch vụ là sản phẩm được sử dụng khi tạo thành và kết thúc ngay sau

đó.

2.3 Lý thuyết về hành vi

2.3.1 Thuyết hành vi tiêu dùng của Philip Kotler (2007)

Định nghĩa

Theo Philip Kotler (2007), nghiên cứu về hành vi tiêu dùng là nghiên cứu cách

thức mỗi người tiêu dùng sẽ thực hiện khi đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của

họ để mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

11

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Nguồn Philip Kotler (2007)

Yếu tố văn hóa ảnh hưởng nhiều tới hành vi tiêu dùng vì mỗi nền văn hóa khác

nhau thì hành vi tiêu dùng cũng khác nhau. Văn hóa ảnh hưởng tới hành vi mua của

người tiêu dùng chủ yếu qua ba hình thức chính: nền văn hóa, nhánh văn hóa và

tầng lớp xã hội.

Yếu tố xã hội : Người tiêu dùng có xu hướng tham khảo các nhóm bạn bè,

đồng nghiệp và gia đình trước khi quyết định mua một sản phẩm/dịch vụ. Vai trò và

địa vị của gười tiêu dùng cũng có ảnh hưởng đáng kể tới hành vi tiêu dùng của họ,

nhiều người muốn thể hiện đẳng cấp, cũng có những người lựa chọn sản phẩm/dịch

vụ phù hợp với túi tiền của mình.

Yếu tố tâm lý: Hiểu được tâm lý người tiêu dùng là yếu tố cực kỳ quan trọng vì

hành vi mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý: Động

12

cơ thúc đẩy mua hàng để thỏa mãn nhu cầu; nhận thức càng cao thì người tiêu dùng

càng có tính lựa chọn kỹ càng hơn; kiến thức ; niềm tin dựa trên hiểu biết, dư luận

hoặc tin tưởng; thái độ yêu thích hoặc ghét.

Yếu tố cá nhân: Con người mua hàng hóa/dịch vụ tùy theo nhu cầu của các

giai đoạn sống của bản thân. Nghề nghiệp và lối sống cũng ảnh hưởng tới hành vi

mua sắm và cách lựa chọn sản phẩm/dịch vụ.

2.3.2 Thuyết lựa chọn hợp lý của George Homans (1961) và John Elster

(1986)

George Homans là người đầu tiên khởi xướng thuyết lựa chọn hợp lý vào năm

1961, ông xây dựng khung lý thuyết căn bản về thuyết lựa chọn sau đó trong suốt

những năm từ 1960 – 1970 thuyết này được phát triển tiếp bới các nhà nghiên cứu:

Blau, Coleman và Cook thành khung lý thuyết hoàn chỉnh có mô hình toán học về

lựa chọn hợp lý (Elster, 1986).

Thuyết lựa chọn hợp lý được các nhà nghiên cứu xây dựng dựa trên quan điểm

mọi hành động đều dựa trên lý trí và tính toán giữa chi phí hợp lý và những lợi ích

mang lại của bất cứ hành động nào trước khi đưa ra quyết định.

Theo Homans (1961), khi lựa chọn trong số các hành động có thể có, cá nhân

sẽ chọn cách mà họ cho là tích (C) của xác suất thành công của hành động đó (P)

với giá trị mà phần thưởng của hành động đó (V) là lớn nhất C = (P x V) =

Maximum. Điều này nhấn mạnh rằng sự lựa chọn là quá trình tối ưu hóa. Thuật

ngữ “lựa chọn” nghĩa là trong điều kiện hạn chế về nguồn lực thì con người phải

cân nhắc, tính toán sao cho đạt kết quả tối ưu với chi phí bỏ ra là thấp nhất. Phạm vi

mục đích ở đây được hiểu là không chỉ gồm các yếu tố về vật chất mà còn bao gồm cả

những lợi ích xã hội và tinh thần.

Về tâm lý học, hành vi của con người không vô định mà nó được xác định rõ

ràng. Con người học từ những kinh nghiệm trong quá khứ và đây là yếu tố chúng ta

cần phải biết để giải thích hành vi của họ.

Về mối tương tác xã hội, Con người được đặt trong các mối tương quan với xã

hội, luôn có sự trao đổi qua lại giữa các cá nhân với nhau. Sự tán thành của xã hội là

13

yếu tố căn bản quan trọng nhất của hành vi. Các quyết định, các lựa chọn dựa vào

việc kết cả 3 yếu tố: giá trị vật chất, lợi ích phi vật chất mang lại và những chi phí

bỏ ra. Mối tương tác giữa các cá nhân trong xã hội dựa trên nguyên tắc “cùng có

lợi” dựa vào cơ chế cho – nhận. Sự trao đổi này chỉ tiếp tục được duy trì khi cả hai

bên cùng có lợi (Homans, 1961).

Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào phương pháp luận quan điểm và suy tính của

từng các nhân để giải thích các hiện tượng của xã hội về việc tính toán được thực

hiện nhằm mang lại lợi ích cá nhân. “Khi đối diện với một số cách hành động, con

người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”

(Elster, 1986).

Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân

trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với

những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu

ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác (Elster, 1986).

Hình 2.3: Mô hình thuyết lựa chọn hợp lý của John Elster (1986)

Tóm lại, thuyết lựa chọn hợp lý hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý có

những đặc trưng cơ bản như sau:

- Đặc trưng thứ nhất, các cá nhân lựa chọn hành động là xuất phát điểm của sự

lựa chọn duy lý;

- Đặc trưng thứ hai, quá trình tối ưu hóa của sự lựa chọn. Con người trong

những điều kiện hạn chế nhất định về nguồn lực luôn cân nhắc làm sao để

Các cá nhân khác - Nhu cầu

- Sự mong đợi

- Các khả năng lựa chọn

Các sản phẩm đầu ra của từng

lựa chọn

Các đặc điểm khác

Lựa chọn hợp lý

14

đạt được kết quả tối ưu cả về mặt vật chất lẫn tinh thần với mức chi phí thấp

nhất;

- Đặc trưng thứ ba, các đặc điểm khác nằm trong mối tương quan với xã hội

như yếu tố trao đổi qua lại giữa các cá nhân, được sự ủng hộ của xã hội.

2.3.3 Mô hình hành động hợp lý (Theory of Reasonable Action - TRA)

Lý thuyết hành động căn nguyên (TRA) được phát triển bỡi Fishbein & Ajzen

(1975). Theo mô hình TRA thì hành vi cụ thể của một người được quyết định bỡi ý

định thực hiện hành vi đó. Ý định này được xem là yếu tố quan trọng, quyết định

ngay lập tức hành vi tương ứng. Còn ý định hành vi bị tác động bỡi Thái độ và Quy

chuẩn chủ quan:

Thái độ: cảm nhận tích cực hay tiêu cực về việc thực hiện một hành vi và có

thể được quyết định bỡi sự dự báo về kết quả của những hành động của họ. Thái độ

của một người đối với hành vi được quyết định bỡi niềm tin và sự đánh giá. Niềm

tin được định nghĩa là khả năng mang tính chủ quan của cá nhân rằng việc thực hiện

hành vi sẽ dẫn đến kết quả (Fishbein & Ajzen, 1975)

Quy chuẩn chủ quan: nhận thức của một người rằng hầu hết những người

xung quanh cho rằng họ nên/không nên thực hiện hành động đó. Chuẩn chủ quan

của một người được quyết định bởi niềm tin quy chuẩn và động cơ thực hiện

(Fishbein & Ajzen, 1975)

Hình 2.4: Sơ đồ mô hình thuyết hành động hợp lý - TRA

TRA là một lý thuyết tốt, được thiết kế nhằm giải thích hầu như tất cả hành

vi của con người phương cách đo lường thái độ trong mô hình TRA cũng giống như

mô hình thái độ đa thuộc tính. Theo Puschel và cộng sự (2010) thì mô hình TRA là

Niềm tin quy

chuẩn và động

Quy chuẩn

chủ quan

Ý định

hành vi

Hành vi

thật sự

Các niềm

tin và sự

đánh giá

Thái độ

15

một trong những lý thuyết quan trọng nhất đã được sử dụng để giải thích hành vi

của con người.

2.3.4 Mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behaviour - TPB)

Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) đã được phát triển từ TRA, được để

xuất bởi Ajzen năm 1985. Với mục đích cải thiện sức mạnh tiên đoán bằng cách

thêm vào một yếu tố dự báo quan trọng, nhận thức kiểm soát hành vi.

Đây là một trong các lý thuyết tiên đoán thuyết phục nhất. TPB là rất tốt

trong việc giải thích chấp nhận cá nhân và sử dụng nhiều công nghệ khác nhau

(Harrison và cộng sự, 1997; Mathieson, 1991; Taylor và Todd, 1995). Tuy nhiên,

Taylor và Todd (2001) cho rằng nó không cung cấp một giải thích đầy đủ về cách

sử dụng ý định như TAM (Faziharudean & Tan, 2011). Theo Gregory (2011) cả hai

TRA và các mô hình TPB đã được sử dụng rộng rãi để đánh giá một loạt các hành

vi tiêu dùng.

Mô hình TPB bổ xung thêm yếu tố Hành vi Kiểm soát cảm nhận, trong đo:

- Kiểm soát hành vi cảm nhận: là đánh giá của cá nhân về mức độ khó dễ của

việc thực hiện hành vi.

Hình 2.5: Sơ đồ mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch - TPB

Niềm tin quy

chuẩn và động

Ý định

hành vi

Các niềm tin

và sự đánh

giá

Thái độ

Hành vi

thật sự Quy chuẩn

chủ quan

Niềm tin kiểm

soát và sự dễ

cảm nhận

Nhận thức

kiểm soát

hàng vi

16

2.4 Các nghiên cứu liên quan

2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới

2.4.1.1 Nghiên cứu của Godwin Uche liagha, (2010) về phân tích sự hấp

dẫn và lòng trung thành của khách hàng ở trung tâm mua sắm.

Trong một thị trường bán lẻ cạnh tranh cao như Malaysia, các cơ sở trung tâm

mua sắm và các dịch vụ quản lý không được định hướng khách hàng có thể bỏ cạnh

tranh và kinh doanh. Dựa trên khảo sát 250 khách hàng tại Maylasia và phương

pháp hồi quy đa biến, tác giả đưa ra 6 yếu tố với 15 biến số tác động đến sức hấp

dẫn của trung tâm mua sắm: yếu tố vật thể (vị trí, sự sạch sẽ, kiến trúc và thiết kế);

Chất lượng của thiết bị xây dựng (ATM, nhà vệ sinh, khu đỗ xe); Giải trí (Khu ăn

uống, khu chơi game, rạp chiếu bóng); Chất lượng dịch vụ (Giá trị thông tin từ các

nhân viên dịch vụ khách hàng, tính thân thiện của nhân viên phục vụ); Giá và các

loại khác (Nhiều sự lựa chọn, giá rẻ hơn); Khả năng tiếp cận (Đường cao tốc, trạm

xe buýt và xe taxi). Bộ ba mô hình được phát triển để đánh giá sức mạnh của mối

quan hệ tồn tại giữa khách hàng và địa điểm kinh doanh. Mô hình được (1) lặp lại

theo định hướng mô hình mua sắm trung thành của khách hàng; mô hình (2) mang

lại cho bạn bè để mua sắm theo định hướng mô hình sự trung thành của khách hàng;

mô hình (3) nhận được phần thưởng và miễn phí theo định hướng khách hàng lòng

trung thành. Kết quả cho thấy, địa điểm kinh doanh hấp dẫn về các yếu tố vật chất

(sạch sẽ), chất lượng công trình xây dựng (ATM / ngân hàng, nhà vệ sinh, bãi đỗ

xe) và khả năng tiếp cận (đường giao thông, xe buýt / trạm taxi) góp phần đáng kể

trong việc giải thích sự trung thành của khách hàng trong nghiên cứu này.

2.4.1.2 Đề tài của tác giả Christopher G. Davis nghiên cứu về các nhân tố

ảnh hưởng đến quyết định chọn địa điểm kinh doanh tại Mỹ của các doanh

nhân vừa và nhỏ, (2002).

Trong đề tài trên của tác giả Christopher G. Davis đã chỉ ra lần lượt 5 nhóm

nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn địa điểm kinh doanh tại Mỹ của

các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó có thể kể tới các nhóm nhân tố như: Môi

trường chính trị, Cơ sở vật chất, Dung lượng thị trường, Chi phí phát sinh và yếu tố

17

văn hóa vùng miền. Trong đó nhóm nhân tố môi trường chính trị và cơ sở vật chất

là hai nhóm nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới việc lựa chọn địa điểm kinh doanh

của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó các yếu tố như văn hóa vùng miền

cũng đóng vai trò quan trọng chi phối quyết định lựa chọn địa điểm kinh doanh này

thay vì địa điểm khác của các nhà quản trị. Tuy nhiên trong đề tài gặp một số hạn

chế nhất định liên quan đếnviệc tiến hành thu thập nhiên cứu và xử lí số liệu. Hầu

hết dữ liệu thu thập dựa trên việc nghiên cứu định lượng thông qua việc xây dựng

các cơ sở đề tài liên Christopher G. Davis, 2002 nhưng chưa tham khảo các ý kiến

đóng góp từ các chuyên gia kinh tế. Việc xử lí số liệu cũng dựa trên phần mềm

SPSS và chỉ dừng lại ở việc phân tích mô hình hồi quy đa biến. Chính vì vậy việc

ứng dụng của đề tài vào tình hình thực tế vẫn chưa cao.

2.4.1.3 Nghiên cứu của Warnaby, Bennison, và Davies, (2005) về các yếu

tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của trung tâm mua sắm.

Dựa trên nền tảng công trình nghiên cứu của Kirkup và Rafiq (1999) nhóm tác

giả đã đề xuất các yếu tố chính trong chiến lược marketing của một trung tâm mua

sắm để hấp dẫn và duy trì khách hàng. Warnaby, Bennison, và Davies (2005) đã cố

gắng liên kết 7P trong phối thức chiến lược marketing dịch vụ với các yếu tố mà

Kirkup và Raqiq (1999) đã đề xuất. Các tác giả đã kết hợp:

- Place (Phân phối) với Địa điểm/Khả năng tiếp cận (location/accessibility);

- Physical evidence (điều kiện vật chất) với Thiết kế ngoại thất (exterior

design);

- Product (Sản phẩm) với Thiết kế nội thất, bố trí mặt bằng bán lẻ và các điểm

chơi giải trí (interior design, tenant mix and leisure attractions);

- Promotion (chiêu thị) với phối thức truyền thông (the communications mix);

- Price (giá) với chi phí tiếp cận (the cost of access);

- Process (quá trình) với dịch vụ khách hàng được cung cấp (the customer

service provided);

- People (con người) với sự tương tác giữa trung tâm, cửa hàng và thành phần

khách hàng (the interaction between centre, store and customer participants).

18

Kirkup và Rafiq (1999) cho rằng, tính phức tạp của các yếu tố trong phối thức

trên phản ánh “gói lợi ích” (bundle of benefits) mà người tiêu dùng tìm kiếm liên

quan đến hàng hoá hữu hình, những nhu cầu về tâm lí và thể chất, xã hội, lối thoát

hiểm, tham quan mua sắm, lối đi lại, thẩm mỹ, lợi ích mua sắm trong trải nghiệm tại

trung tâm. Một số yếu tố như dịch vụ khách hàng, bố trí mặt bằng bán lẻ và điểm

vui chơi giải trí, truyền thông và thành phần khách hàng có tác động nhiều hơn đến

việc giữ chân khách mua sắm (Warnaby và Ctg, 2005). Mô hình các yếu tố cấu

thành sự hấp dẫn của trung tâm mua sắm do Warnaby và Ctg (2005) đề xuất được

thể hiện qua hình dưới đây.

Hình 2.6. Mô hình các yếu tố cấu thành sự hấp dẫn của trung tâm mua

sắm của Warnaby và Ctg (2005)

Lựa chọn

kinh doanh

tại trung

tâm mua

sắm

Sản Phẩm

(Product)

Chiêu thị

(Promotion)

(

Qui trình

(Process)

Con người

(People)

Điều kiện vật chất

(Physical Evidence)

Exterior Design

Địa điểm (Place)

Phân phối

(Place)

Exterior Design

19

Nguồn: Warnaby và Ctg (2005)

2.4.2 Các nghiên cứu trong nước

Hiện nay, mặc dù trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về sức

hấp dẫn của trung tâm mua sắm. Tuy vậy, tại Việt Nam, các nghiên cứu đầy đủ về

loại hình Chợ truyền thống và các yếu tố ảnh hưởng đến tiểu thương thuê mặt bằng

chưa được quan tâm thực hiện. Hiện chỉ mới có một số nghiên cứu có liên quan gần

đến đề tài như xu hướng mua sắm, lựa chọn kênh siêu thị… của người tiêu dùng.

Cụ thể, các nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể liệt kê ra như sau:

2.4.2.1 Mô hình tài sản thương hiệu định hướng khách hàng cho ngành

siêu thị: Nghiên cứu thực tế tại Huế ( Hoàng Thị Anh Thư, 2015)

Đây là công trình nghiên cứu trên góc độ phân tích sự ảnh hưởng của các

thành tố giá trị thương hiệu tác động tới khách hàng định hướng cho ngành kinh

doanh bán lẻ mà cụ thể đó chính là hệ thống các siêu thị. Đây là kênh phân phối

được khá nhiều người tiêu dùng yêu thích về đặc tính tiện lợi lẫn sự đa dạng hàng

hóa cũng như đảm bảo về chất lượng. Trong công trình nghiên cứu tác giả đã thu

thập thông tin 360 mẫu đó chính là những khách hàng đã và đang có hành vi tiêu

dùng các sản phẩm tại siêu thị. Việc phân tích 4 thành tố “ Chất lượng cảm nhận,

liên tưởng hình ảnh thương hiệu, nhận diện thương hiệu và lòng trung thành thương

hiệu” kết hợp 3 nhân tố bao gồm “ Cơ sở vật chất; con người và quy trình” tác giả

đã chỉ ra sự ảnh hưởng của các thành tố trên tới khách hàng trong việc lựa chọn một

siêu thị để thực hiện hành vitie6u dùng của mình. Cụ thể là các yếu tố “ Chất lượng

cảm nhận, Cơ sở vật chất và con người” là 3 nhân tố có mức tác động mạnh nhất tới

việc lựa chọn siêu thị của người tiêu dùng tại Huế.

Tuy nhiên một bất cấp gặp phải của đề tài là góc nhìn phân tích của tác giả chỉ

đi một phía từ khách hàng mà bỏ quên góc phân tích từ chính doanh nghiệp. Bên

cạnh đó việc phân tích còn chưa chỉ rõ mối quan hệ nhóm giữa các nhân tố với nhau

mà chỉ chỉ ra mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc thông qua mô

hình hồi quy tuyến tính

20

2.4.2.2 Nghiên cứu “So sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm của người

tiêu dùng đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống: Trường hợp ngành

hàng tiêu dung tại thành phố Cần Thơ của Nguyễn Thị Phương Dung và Bùi

Thị Kim Thanh (2011)

Nghiên cứu thực hiện nhằm mục tiêu so sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm

đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống của ngành hàng tiêu dùng ở thành phố

Cần Thơ. Với số liệu được thu thập từ 150 mẫu, trong đó đối tượng là người tiêu

dùng 95 mẫu, tiểu thương bán hàng ở chợ là 50 mẫu và người quản lý siêu thị là 5,

đề tài sử dụng thống kê mô tả và mô hình phân tích phân biệt, kết quả cho thấy, đối

tượng khách hàng đến siêu thị bị tác động bởi: sản phẩm được giao hàng tận nơi,

giá cố định, tốn chi phí đi lại vì xa nhà; đối tượng khách hàng đến chợ truyền thống

bị tác động bởi: Sản phẩm được làm tại chỗ, được mua thiếu, giá cả có thể thương

lượng, gần nhà và không tốn tiền giữ xe nên chợ truyền thống vẫn có sức hút. Tuy

nhiên, chợ truyền thống vẫn còn nhược điểm về vệ sinh chợ, chất lượng hàng hóa

không rõ nguồn gốc, giá cả linh hoạt, cân, đông, đo, đếm không đúng,...Vì thế

nghiên cứu còn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hai loại

hình siêu thị và chợ truyền thống

Nâng cao hiệu quả hoạt động chợ bằng cách nhanh chóng sửa chữa, nâng cấp

đầu tư mới các chợ, xây dựng chợ theo hướng văn minh hiện đại, khắc phục các

điểm yếu về cơ sở hạ tầng: luôn đảm bảo vệ sinh môi trường, có hệ thống xử lý

nước thải, luôn luôn đảm bảo chợ sạch sẽ, thoáng mát,…vv để nâng cao năng lực

cạnh tranh của chợ và phải cải thiện hoạt động của bộ máy quản lý chợ, lập và tổ

chức thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chợ cho những

người làm công tác quản lý nhà nước và quản lý trực tiếp tại chợ.

2.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Cần Thơ (Nguyễn Quốc Nghi và Mai

Văn Nam, 2011)

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu

quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Tp.

21

Cần Thơ. Cỡ mẫu được chọn là 389 DNNVV. Thông qua phương pháp thống kê mô

tả và phân tích hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu nhằm xác

định nhân tố tác động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố mức độ tiếp cận

chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô

doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp và tốc độ tăng doanh thu

ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV ở Tp. Cần Thơ. Đây

cũng là công trình nghiên cứu được thực hiện dựa trên góc nhìn chính là các doanh

nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên môt bất cập gặp phải của đề tài đó chính là các doanh

nghiệp được khảo sát có ngành nghề kinh doanh khá đa dạng cũng như phân bố tại

các địa điểm khác nhau. Chính những yếu tố này đã làm ảnh hưởng khộng nhỏ tới

tính giá trị của thông tin thu thập cũng như tính ứng dụng của đề tài.

Tóm lại, các nghiên cứu trước đây được thực hiện trong nước chủ yếu nhắm

vào việc xác định các nhân tố tiêu chí giúp người tiêu dùng lựa chọn địa điểm tiêu

dùng mua sắm. Chưa có một nghiên cứu nào trước đó nghiên cứu về quyết định

thuê mặt bằng của tiểu thương kinh doanh ở chợ hay đối tượng thuê mặt bằng ở các

trung tâm thương mại.

2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu

Để tiến hành đánh giá sự tác động của các yếu tố trong nền kinh tế xã hội ảnh

hưởng đến quyết định thuê mặt bằng kinh doanh trong chợ của tiểu thương, tác giả

dựa vào mô hình lý thuyết là mô hình Marketing Mix và kèm theo các yếu tố khác.

Mô hình marketing mix được những người làm marketing dùng như một công cụ để

thực hiện chiến lược marketing hướng tới nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu

giúp tăng hiệu quả kinh doanh một cách nhanh chóng.

Nhà tiếp thị E. Jerome McCarthy đề xuất phân loại 4P vào năm 1960, từ đó đã

được sử dụng bởi các nhà tiếp thị trên toàn thế giới. Sau khi mô hình kinh doanh

chuyển từ định hướng sản xuất sang định hướng thị trường, chính xác hơn là định

hướng khách hàng lấy khách hàng làm trọng tâm và loại hình doanh nghiệp dịch vụ

thì hoàn toàn khác với doanh nghiệp bán sản phẩm. Những đặc tính hoàn toàn khác

biệt của dịch vụ bao gồm: tính vô hình, tính không đồng nhất, không thể tách rời

22

được, khó kiểm soát chất lượng… Vì vậy, các nguyên lý tiếp thị sử dụng cho sản

phẩm không thể phù hợp hoàn toàn với lĩnh vực dịch vụ, do đó marketing dịch vụ

cần phải có mô hình phối thức tiếp thị riêng. Các loại hình doanh nghiệp dịch vụ rất

đa dạng và bao trùm toàn bộ nền kinh tế như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ phần mềm,

nhà hàng, bệnh viện, giáo dục, du lịch, nghĩ dưỡng…

Năm 1981 Booms & Bitner đã đưa ra mô hình phối thức tiếp thị dịch vụ bao

gồm 7P: Sản phẩm (product); ; Địa điểm (place); Truyền thông (promotion); Con

người (People); Quy trình (process) và Môi trường dịch vụ (Physical). Trong 7P

này thì 4P đầu xuất phát từ phối thức tiếp thị sản phẩm và 3P được mở rộng cho phù

hợp với đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Mô hình 7P ra đời, mô hình

Marketing 7P là một trong những lý thuyết theo xu hướng nâng cao vị thế của

marketing trong quản trị doanh nghiệp và quản trị tổ chức.

Các yếu tố đó là: Product (Sản phẩm); Price (Giá); Place (Địa điểm);

Promotion (Truyền thông); People (Con người); Process (Quy trình) và Physical

Evidence (Cơ sở vật chất). Trong công trình nghiên cứu của tác giả đã sử dụng cơ

sở các thang đo cũng như các biến quan sát của Booms & Bitner, 1981 kết hợp với

việc sử dụng mô hình đánh giá của Parasurama. Đây chính là cơ sở lí luận xây dựng

các thang đo nghiên cứu. Do đặc tính riêng biệt của đề tài chính vì vậy tác giả đã

thay đổi linh hoạt các biến quan sát dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học đã

được công bố. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất thêm một nhân tố

cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam là yếu tố: Policy of company & Customer

solution ( Chính sách kinh doanh của công ty). Đây là nhân tố được khá nhiều nhà

quản lí kinh tế đề cập trong các bài viết nhận định chuyên môn trong kinh tế. Cụ thể

như “ Chính sách kinh doanh của công ty là nhân tố then chốt quyết định sự tồn

vong của một doanh nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, 2014 hay chính sách

kinh doanh buôn bán là yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng nên vị thế của mình trên

thương trường đây có thể coi là viên gạch đầu tiên dùng để xây dựng nên một doanh

nghiệp, TS Bùi Thị Phương 2012. Do đặc tính khác nhau của từng ngành hàng

khác nhau sẽ có chính sách kinh doanh khác nhau. Trong đề tài lần này với mong

23

muốn xác định sự ảnh hưởng của các chính sách quản lí tại khu vực kinh doanh chợ

tập trung cũng như chính sách hỗ trợ các tiểu thương để từ đó xác định mức độ ảnh

hưởng tới việc thuê mặt bằng kinh doanh của các tiểu thương.

Viêc tổng hợp những cơ sở trên tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 9

biến độc lập, 1 biến phụ thuộc và 1 biến ngoại cảnh. Bảng dưới đây thể hiện cơ sở

xây dựng mô hình nghiên cứu của tác giả:

Bảng 2.1: Cơ sở xây dựng thang đo nghiên cứu

Tên yếu tố Tác giả

Mặt bằng Warnaby, Bennison, và Davies (2005), Lưu Thanh Đức Hải

và Vũ Lê Duy (2014)

Giá Christopher G. Davis, 2002; Godwin Uche Aliagha, 2010;

Lưu Thanh Đức Hải và Vũ Lê Duy (2014)

Địa điểm Warnaby, Bennison, và Davies (2005)

Truyền thông Warnaby, Bennison, và Davies (2005)

Con người Parasuraman; Warnaby, Bennison, và Davies (2005);

Godwin Uche Aliagha, 2010

Quy trình Parasuraman; Warnaby, Bennison, và Davies (2005);

Hoàng Thị Anh Thư, 2015

Cơ sở vật chất Parasuraman ; Christopher G. Davis, 2002; Godwin Uche

Aliagha, 2010, Lưu Thanh Đức Hải và Vũ Lê Duy (2014)

Môi trường chính trị Christopher G. Davis, 2002

Chính sách kinh

doanh

Tác giả đề xuất

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mô hình đề nghị:

Đây là mô hình thể hiện của 9 biến độc lập tác động tới 1 biến phụ thuộc là biến

quyết định thuê mặt bằng. Ngoài ra mô hình còn phân tích ảnh hưởng của các yếu

24

tố ngoại cảnh lên biến phụ thuộc. Mô hình cho thấy sự phụ thuộc của các yếu tố độc

lập và phụ thuộc.

MẶT BẰNG KINH

DOANH

QUYẾT

ĐỊNH

THUÊ

MẶT

BẰNG

CON NGƯỜI

TRUYỀN THỐNG

GIÁ THUÊ MẶT

BẰNG

Đặc điểm nhân khẩu học ĐỊA ĐIỂM KINH

DOANH

- Giới tính

- Doanh thu

- Thời gian kinh doanh

- Kinh doanh cùng ai

- Thời gian tiêu tốn để

kinh doanh trong chợ

H1 (+)

H2 (-)

H5 (+)

H4 (+)

H3 (+)

QUI TRÌNH THỦ

TỤC CHO THUÊ

CƠ SỞ VẬT CHẤT

MÔI TRƯỜNG

CHÍNH TRỊ - Ý

KIẾN CỘNG ĐỒNG

H6 (+)

H7 (+)

H8 (+)

CHÍNH SÁCH

CÔNG TY

H9 (+)

25

2.4.4 Biện luận mô hình

Đây là 9 yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định thuê mặt bằng của tiểu

thương trong chợ. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính

sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.

Biến phụ thuộc: Quyết đinh thuê mặt bằng

Biến độc lập: là các yếu tố sau:

Mặt bằng kinh doanh

Là sản phẩm mà người tiêu dùng ở đây chính là các tiểu thương trực tiếp tiêu

dùng sản phẩm là phương tiện để phân phối các sản phẩm cuối cùng. Mặt bằng kinh

doanh là thành phần cơ bản nhất trong Marketing mix. Nhưng không có giá trị sử

dụng hữu hình mà thiên về giá trị của một công cụ, phương tiện kinh doanh. Chính

vì vậy các tiêu chí đánh giá thường thiên về đặc tính cơ hữu của sản phẩm. Chất

lượng của sản phẩm được đo lường giữa chất lượng khách hàng kì vọng và chất

lượng khách hàng mong đợi. Nếu chất lượng thực tế của sản phẩm không như mong

đợi thì khách hàng sẽ cảm thấy thất vọng. Ngược lại, khi chất lượng thực tế của sản

phẩm đáp ứng như mong đợi hoặc vượt quá sự mong đợi thì khách hàng sẽ cảm

thấy hài lòng và hoan hỉ, vui vẻ. Chất lượng thật sự của hàng hoá do nhà sản xuất

cung cấp thường khác với chất lượng khách hàng cảm nhận được. Chất lượng mà

khách hàng cảm nhận mới là quan trọng.

Chất lượng sản phẩm được định nghĩa là nhận thức của khách hàng về những

sản phẩm mà công ty cung cấp là những sản phẩm có chất lượng cao, có tính đổi

mới, và công ty có trách nhiệm về những sản phẩm đó (Rob & Sekiguchi 2001,

Rogerson 1983, trích từ Walsh & Betty, 2007).

Sự thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm là đánh giá chung của cá nhân

người tiêu dùng về sự thỏa mãn và thỏa mãn đối với một sản phẩm đã cho (Oliver,

1997). Olsen (2002) cho rằng nếu chất lượng là một sự đánh giá về việc thực hiện

thuộc tính và sự thỏa mãn phản ảnh tác động của việc thực hiện lên tình trạng cảm

26

nhận giác quan của con người, thì chất lượng có thể được sử dụng để dự báo sự thỏa

mãn của khách hàng.

Đối với yếu tố “ Mặt bằng kinh doanh” thì tác giả tập trung khai thác thông qua

các đặc điểm như không gian, vị trí, cách bố trí…vv để từ đó có một cách nhìn tổng

quát về sản phẩm từ các tiểu thương. Vì vậy tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu

sau:

H1: Mặt bằng kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều tới quyết định thuê

địa điểm kinh doanh của các tiểu thương

Yếu tố giá (Price)

Theo Kotler và Armstrong (2010) giá là số tiền mà người tiêu dùng trả cho một

sản phẩm hay dịch vụ, hoặc tổng của các giá trị mà khách hàng đổi lấy những lợi

ích của việc có hay sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khi Stanton, Michael và

Bruce (1994) định nghĩa giá như số tiền hay hàng hóa cần thiết để có được một số

kết hợp của một hàng hóa và dịch vụ companying của nó. Nhưng tài liệu tiếp thị

cho thấy xu hướng các nhà nghiên cứu theo hướng công bằng giá trong mối quan hệ

với khách hàng sự hài lòng (Hermann et al, 2007;. Kukar-Kinney, Xia và Monroe,

2007; Martin-Consuegra, Molina và Esteban, 2007). Giá công bằng liên quan đến

đánh giá của người tiêu dùng cho dù giá của người bán là hợp lý, có thể chấp nhận

hoặc xác đáng (Xia et al, 2004;. Kukar-Kinney, Xia và Monroe, 2007).

Giá là yếu tố quan trọng quyết định tới việc tiêu dùng của khách hàng. Một khi

khách hàng cảm nhận được mức giá mà mình phải tri trả để đổi lấy giá trị sản phẩm

được công bằng thì mới dẫn đến hành vi tiêu dùng. Đối với sản phẩm là địa điểm

kinh doanh trong chợ thương yếu tố giá chi phối khá nhiều bởi các tiêu chí như diện

tích sử dụng, không gian, vị trí…vv. Chính những yếu tố này tác động không nhỏ

tới việc quyết định thuê của các tiểu thương. Chính vì vậy để xác minh mức độ ảnh

hưởng của yếu tố trên tác giả đã xây dựng nên giả thuyết sau :

H2: Giá ảnh hưởng trực tiếp và ngược chiều tới hành vi thuê địa điểm kinh

doanh của các tiểu thương.

Yếu tố địa điểm kinh doanh (Place)

27

Địa điểm kinh doanh được định nghĩa là nơi tiếp xúc giữa người tiêu dùng và

nhà sản xuất. Nơi đây các sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn cũng như tiêu

dùng khi được đáp ứng trên một số phương diện ( Đỗ Hòa, 2008) hay theo (Bojanic,

1991; Cronin & Taylor, 1992; Dabholkar & ctg, 1996; Lassar & ctg, 2000; Mehta &

ctg, 2000; Nguyễn & ctg, 2003). Thì địa điểm kinh doanh đó chính là phương tiện

giúp nhà sản xuất tiếp cận được với người tiêu dùng. Nơi đây các sản phẩm được

người tiêu dùng biết đến.

Thực tế đây là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh của

một sản phẩm trên thị trường. Sở hữu một địa điểm kinh doanh tốt thì nhà sản xuất

gần như đang sở hữu một người bán hàng xuất sắc. Một trong những yếu tố quan

trọng ảnh hưởng đến quyết định thuê mặt bằng chợ trung tâm Buôn Ma Thuột đó là

địa điểm đắc địa, nơi truyền thống là chợ buôn sỉ, cung cấp hàng hóa cho toàn tỉnh.

Hơn nữa là vị trí địa điểm tập trung khu đông dân cư với giao thông thuận lợi, dễ

tiếp cận khách du lịch hay bến xe bus và vị trí ngay vị trí chợ truyền thống cũ.

Chính vì vậy tác giả đã xây dựng giả thuyết nghiên cứu sau:

H3: Địa điểm kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều tới việc quyết

định thuê địa điểm của các tiểu thương

Promotion (Truyền thông)

Truyền thông theo Yoo et al. (2000), Yoo and Donthu (2001) được định nghĩa là

yếu tố tác động xây dựng nên hình ảnh sản phẩm thương hiệu trong nhận thức của

người tiêu dùng. Còn theo Chaudhuri and Holbrook (2001) và Delgado-Ballester et

al. (2003) thì truyền thông là kênh truyền phát thông tin với mục đích xây dựng

hình ảnh thương hiệu để từ đó thúc đẩy nhận thức đầy đủ cho người tiêu dùng về

sản phẩm .

Truyền thông được tích hợp bởi nhiều công cụ khác nhau bao gồm tất cả các

cách thức mà doanh nghiệp có thể nói với khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ của

doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể tiếp thị và bán chúng. Những thay

đổi nhỏ trong cách thức mà doanh nghiệp xúc tiến và bán sản phẩm, dịch vụ có thể

dẫn tới những thay đổi lớn trong kết quả kinh doanh. Đối với các địa điểm kinh

28

doanh tại trung tâm chợ tập trung đòi hỏi phải được truyền thông đầy đủ và kịp thời

các thông tin cho các tiểu thương . Đây là yếu tố được đánh giá là ảnh hưởng không

nhỏ tới hành vi thuê địa điểm kinh doanh tại các khu chợ tập trung trên địa bàn .

Đây cũng là cơ sở của giả thuyết nghiên cứu :

H4: Truyền thông ảnh hưởng trực tiếp vả cùng chiều tới việc thuê địa điểm kinh

doanh của các tiểu thương.

Yếu tố con người (People)

Parasuraman và cộng sự (1988) định nghĩa yếu tố con người là thành tố đóng vai

trò quan trọng quyết định tới chất lượng dịch vụ hay nói cách khác là yếu tố trung

gian giúp thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng để từ đó thúc đẩy hành vi tiêu

dùng. Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy yếu tố con người là nguyên nhân dẫn

đến sự thỏa mãn (Vd: Cronin & Taylor, 1992). Lý do là con người là phương tiện

trung gian liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, còn sự thỏa mãn chỉ đánh giá được

sau khi đã sử dụng dịch vụ đó. Nếu chất lượng được cải thiện nhưng không dựa trên

nhu cầu của khách hàng thì khách hàng sẽ không bao giờ thỏa mãn với dịch vụ đó.

Do đó khi yếu tố con người hỗ trợ đầy đủ thông tin cũng như dịch vụ về sản phẩm

sẽ giúp khách hàng cảm nhận sản phẩm có chất lượng cao, và từ đó thúc đẩy hành

vi tiêu dùng.

Đối với các địa điểm kinh doanh tại khu chợ tập trung thì yếu tố con người bao

gồm các cấp quản lí, nhân viên chuyên môn cung ứng các dịch vụ hoàn thiện giúp

các tiểu thương cảm thấy thật dự thoải mái về không gian cũng như dịch vụ khi kinh

doanh trong khu vực. Trên cơ sở đó, tác giả có giả thuyết như sau:

H5: Yếu tố con người ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều tới quyết định thuê mặt

bằng kinh doanh của các tiểu thương

Yếu tố quy trình thủ tục (Process)

Sweeney & Swait, 2007 thì quy trình thủ tục là một chuỗi các sự kiện, sự việc

nối liền nhau vì một mục đích chung. Hay nói cách khác quy trình là những công

việc có trình tự thực hiện rõ ràng vì một công việc nhất định. Đây là một yếu tố tạo

dựng nên sự hài lòng cho khách hàng khi trải nghiệm bất kì một sản phẩm dịch vụ

29

nào. Một quy trình hiệu quả cũng hạn chế được đặc điểm không đồng nhất trong

quá trình cung ứng dịch vụ. Đối với các địa điểm kinh doanh tại chợ thì yếu tố quy

trình góp phần giúp các tiểu thương cảm nhận tính chuyên nghiệp cũng như tạo nên

sự hài lòng khi họ trải nghiệm việc kinh doanh tại khu vực. Đây cũng chính là cơ sở

xây dựng giả thuyết :

H6: Yếu tố quy trình thủ thục ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều tới hành vi

quyết định thuê địa điểm kinh doanh của các tiểu thương

Yếu tố cơ sở vật chất (Physical Evidence)

Theo Parasuraman, Zeithaml, Berry (1988) thì yếu tố cơ sở vật chất hay còn

được gọi là phương tiện hữu hình là yếu tố tạo nên từ các cơ sở vật chất, thiết bị,

công cụ truyền thông. Đây chính là yếu tố tạo dựng nên sự thỏa mãn cho khách

hàng khi tiêu dùng một sản phẩm dịch vụ. Đặc trưng của dịch vụ là vô hình cho nên

trong kinh doanh dịch vụ các nhà Marketing phải cố gắng cung cấp các đầu mối vật

chất để hỗ trợ vị trí và tăng cường cho dịch vụ bao quanh nhằm làm giảm bớt tính

vô hình của dịch vụ. Do vậy có thể khẳng định bằng chứng vật chất của công ty

cung ứng dịch vụ là hết sức quan trọng. Nó giúp cho việc tạo ra vị thế của công ty

và trợ giúp hữu hình cho dịch vụ. Chính vì vậy mà các công ty đã phải chi ra những

khoản tiền lớn để tạo ra kiểu dáng kiến trúc các trang trí nội thất, trang bị đồng phục

cho nhân viên…nhằm gây ấn tượng về tiếng tăm, uy tín vị thế của mình. Đây cũng

chính là cơ sở xây dựng giả thuyết :

H7: Yếu tố cơ sở vật chất ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều tới hành vi quyết

định thuê địa điểm kinh doanh của các tiểu thương

Môi trường chính trị & ý kiến cộng đồng (Political & Public Onion)

Theo Christopher G. Davis, 2002 thì ý kiến cộng đồng là những luồng dư luận

mang tính tích cựa và tiêu cực thể hiện quan điểm đối với một thông tin hay một

vấn đề nào đó. Còn theo (Brown & cộng sự, 2005 thi mô trường chính tri là mô

trường chịu tác động chi phối bởi một thể chế chính trị mà thể hiện cụ thể thông qua

nhưng quy định quy ước chung cho một khu vực nhất định. Mối quan hệ con người,

không chỉ là các mối quan hệ giữa người trong tổ chức, với các đối tác, ngày nay,

30

các mối quan hệ thậm chí được hiểu là với những thế lực chính trị trong xã hội.

Điều này rất cần quan tâm trong những tổ chức xã hội. Sự ủng hộ của chính quyền

cho một thương hiệu có thể đáng giá hơn nhiều lần công sức làm marketing tốn

kém.

Đối với các địa điểm kinh doanh chợ tập trung thường bị chi phối bởi yếu tố

chính trị của khu vực cũng như dư luận của công chúng vùng miền kinh doanh.

Chính vì vậy tác giả đã quyết định gộp 2 yếu tố trên thành nhóm nhân tố Môi

trường chính trị & ý kiến cộng đồng để từ đó xác định mức độ ảnh hưởng tới hành

vi quyết định thuê địa điểm kinh doanh của các tiểu thương. Giả thuyết nghiên cứu

H8: Yếu tố môi trường chính trị & ý kiến cộng đồng ảnh hưởng trực tiếp và cùng

chiều tới hành vi quyết định thuê địa điểm kinh doanh của các tiểu thương

Chính sách của kinh doanh (Policy of company )

Chính sách kinh doanh là tích hợp các công việc liên quan đến việc điều hành

kinh doanh của tổ chức. Trong đó có thể kể tới như chính sách giá, sản xuất,

phân phối…vv hợp thành một chính sách chung. Chính thành phần này là kim

chỉ nam góp phần định hướng cũng như tác động tới toàn bộ hoạt động của tổ

chức mà cụ thể là các công việc liên quan đến người tiêu dùng. Có nhiều chính

sách cho khách hàng như chính sách giá, chính sách thời hạn hợp đồng, chính

sách đóng nhiều năm nhất được chọn vị trí đẹp nhất, chính sách bớt % khi khách

hàng đóng tiền mặt bằng một lần. Các chính sách này ảnh hưởng không nhỏ tới

hành vi tiêu dùng của khách hàng.Giả thuyết nghiên cứu:

H9: Chính sách kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều tới hành vi

quyết định thuê địa điểm kinh doanh của các tiểu thương

2.4.5 Cơ sở xây dựng biến quan sát

Đề tài định hướng nghiên cứu sự tác động của 9 biến độc lập dựa trên nền

tảng phân tích các nhân tố tác động tới hành vi thuê mặt bằng kinh doanh của các

tiểu thương để xác định mức độ ảnh hưởng tới hành vi thực tế. Chính vì vậy các

biến quan sát được thiết kế dựa trên nền tảng định hướng của các thang đo và đã

31

được kiểm định. Dưới đây là bảng thống kê sơ bộ các biến quan sát của thang đo

nghiên cứu:

Bảng 2.2: Cơ sở xây dựng biến nghiên cứu

Thang đo Biến quan sát Cơ sở xây dựng

Mặt bằng

kinh doanh

Vị trí mặt bằng quyết định đến lợi

nhuận kinh doanh

Warnaby, Bennison, và

Davies (2005), Lưu

Thanh Đức Hải và Vũ Lê

Duy (2014)

Diện tích mặt bằng tỷ lệ thuận với lợi

nhuận thu được

Dịch vụ chợ tiện ích cho hoạt động

kinh doanh

Bố trí các khu vực gian hàng hợp lý,

tiện lợi cho khách hàng mua sắm

Môi trường chợ thông thoáng, sạch sẽ,

an toàn

Giá thuê mặt

bằng

Chi phí đầu tư cố định ảnh hưởng tới

quyết định thuê

Christopher G. Davis,

2002; Godwin Uche

Aliagha, 2010; Lưu

Thanh Đức Hải và Vũ Lê

Duy (2014)

Giá mặt bằng ổn định trong nhiều năm

Chi phí sử dụng như vệ sinh, điện,

nước, cháy nổ…

Giá thuê mặt bằng không đổi khi đóng

tiền dài hạn

Giá thuê mặt bằng điều chỉnh tăng hàng

năm nếu hợp đồng ngắn hạn

Địa điểm

kinh doanh

Vị trí địa điểm tập trung khu đông dân

Warnaby, Bennison, và

Davies (2005)

Vị trí chợ ngay vị trí mua bán truyển

thống

Vị trí thuận tiện giao thông

Chợ sỉ cung cấp hàng hóa cho toàn

Tỉnh

Vị trí dễ tiếp cận khách du lịch, bến xe

bus

Truyền

thông

Thông báo của công ty cho thuê mặt

bằng rõ ràng, nhanh và chính xác tới

các tiểu thương

Warnaby, Bennison, và

Davies (2005)

Chính sách của công ty cho thuê rõ

ràng, minh bạch

Truyền thông của Chính quyền địa

phương

Nhân viên công ty tư vấn rõ ràng, dễ

hiểu.

32

Mức độ ảnh hưởng của tâm lý đám

đông.

Con người

Ban Quản lý chợ nhiệt tình, sẵn sàng hỗ

trợ tiểu thương mọi lúc

Parasuraman; Warnaby,

Bennison, và Davies

(2005); Godwin Uche

Aliagha, 2010

Nhân viên văn phòng luôn sãn sàng hỗ

trợ tiểu thương

Bảo vệ chợ đáng tin cậy và có chuyên

môn nghiệp vụ

Tổ nhân viên kiểm tra có tính công khai

minh bạch trong công việc

Hành vi, thái độ của tổ giữ xe

Quy trình

thủ tục

Quy trình thủ tục cho thuê đơn giản,

nhanh chóng

Parasuraman; Warnaby,

Bennison, và Davies

(2005); Hoàng Thị Anh

Thư, 2015

Bộ máy làm việc nhiệt tình nhanh gọn.

Chủ động khi chọn thời hạn hợp đồng

Được hướng dẫn chi tiết, cụ thể thủ tục

cần làm

Quy trình làm việc hướng tới khách

hàng

Cơ sở vật

chất

Kiến trúc cảnh quan ấn tượng, hấp dẫn Parasuraman ;

Christopher G. Davis,

2002; Godwin Uche

Aliagha, 2010, Lưu

Thanh Đức Hải và Vũ Lê

Duy (2014

Hệ thống lưu thông thuận tiện, hiện đại.

Đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ: trông giữ xe,

kho, nhà vệ sinh…

Mức độ an toàn trong PCCC (Cháy nổ).

Xây dựng gian hàng hiện đại, bố trí hợp

lý.

Môi trường

chính trị và

ý kiến cộng

đồng

Tác động của nhóm tham khảo (Gia

đình, bạn kinh doanh, cộng đồng) ảnh

hưởng đến quyết định thuê mặt bằng.

Christopher G. Davis,

2002

Chợ xã hội hóa là xu thế tất yếu trong

xã hội hiện đại

Mức độ ảnh hưởng của chính quyền tác

động tới hoạt động kinh doanh của tiểu

thương

Chính sách công cộng tác động đến

việc kinh doanh của tiểu thương

Niềm tin và thái độ đối với chủ trương,

chính sách của địa phương.

Chính sách

kinh doanh

Phân loại nhiều loại hợp đồng phù hợp

nhiều đối tượng thuê Nguyễn Thị Liên Hoa,

2014; Tác giả đề xuất Chính sách giảm tiền cho khách hàng

thuê dài hạn

Chính sách khách hàng đóng tiền nhiều

33

lần

Chính sách hỗ trợ tín dụng của ngân hàng.

Chính sách ưu tiên khách hàng cũ khác

khách hàng mới.

Nguồn: tác giả tổng hợp

34

Tổng kết chương 2

Chương 2 đã tổng kết và hệ thống lại các mô hình lý thuyết chính liên quan

đến hành vi cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi. Bên cạnh đó tác giả còn

tổng hợp các công trình nghiên cứu thực tiễn liên quan đến đề tài. Đề tài đã làm rõ

được các trường phái khác nhau trong nghiên cứu, kết hợp với việc phân tích các

nghiên cứu trước đây về hành vi khách hàng của các tác giả trong và ngoài nước,

tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với 9 giả thuyết được đặt ra. Chương tiếp theo

sẽ trình bày rõ về phương pháp nghiên cứu của đề tài.

35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung chương 3 trình bày chi tiết các bước trong quy trình nghiên cứu,

đồng thời trình bày cụ thể phương pháp thu thập số liệu và cách phân tích số liệu.

Đây là nền tảng để nhóm tác giả tiến hành các phân tích khám phá trong chương 4.

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được hoàn thành dựa trên cơ sở sử dụng kết hợp phương pháp

nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Sử dụng phương pháp suy luận từ

lý thuyết về giá trị thương hiệu và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu

dùng, đề tài xây dựng nền tảng khái niệm và các giả thuyết nghiên cứu từ đó hình

thành mô hình nghiên cứu. Từ mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả đã sử dụng cả

hai phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tính và định lượng, thực hiện hai

giai đoạn nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định mô hình nghiên cứu và nghiên cứu chính

thức để kiểm định lại mô hình và các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đề xuất.

Thiết kế nghiên cứu

Bước

Nghiên

cứu Mục đích

Phương

pháp Kỹ thuật

Thời

gian

Địa

điểm

1

thuyết

Xem xét các yếu

tố ảnh hưởng Định tính

Thu thập tài

liệu, thông tin

TP.

BMT

2

Khảo

sát sơ

bộ

Kiểm định những

giả thiết và sự

phù hợp của

thang đo

Định tính

&

định lượng

Phỏng vấn 10

người

Phát câu hỏi

n =10

Điều chỉnh

thang đo

Chợ

TT

BMT

3

Chính

thức

Kiểm định những

giả thiết và sự

phù hợp của

thang đo Định lượng

Bảng câu hỏi

n=300

Xử lý, phân

tích dữ liệu

36

Vẽ quy trình thực hiện nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết

Mục tiêu NC

Các NC liên

quan Kiến thức bản thân

PV chuyên gia, người

bán lâu năm (n=10)

Bước 2: Khảo sát sơ bộ

Bảng câu hỏi n=10

Thảo luận chuyên gia Hiệu chỉnh

thang đo

Bước 3: Nghiên cứu chính thức

Bảng câu hỏi

n = 300

Cronbach's

anpha

Loại các biến có có tương quan

biến tổng thấp

Hiệu

chỉnh

thang đo

Kiểm tra hệ số Cronch's anpha

EFA

Loại các biến có có tương quan

với nhân tố thấp

Kiểm tra nhân tố trích được

Bước 4: Kiểm định mô hình và giả thiết

Phân tích tương quan PT hồi quy đa biến

Kiểm định mô

hình

Kiểm định

giả thiết

Bước 5: Kết luận và kiến nghị

Kết luận Kiến nghị Điểm hạn chế Hướng nghiên cứu

Thang đo sơ bộ

Thang đo chính thức

Thang đo hoàn chỉnh

37

Giải thích quy trình nghiên cứu:

Bước 1: Hệ thống hóa lý thuyết về vấn đề nghiên cứu

Bước 2: Trên cơ sở lý thuyết đưa ra mô hình nghiên cứu

Bước 3: Dựa vào mô hình nghiên cứu, đưa ra giả thuyết, lập thang đo sơ bộ.

Bước 4: Tiến hành nghiên cứu sơ bộ định tính bằng cách phỏng vấn sâu với cỡ

mẫu n= 10 đối tượng là những người hiện đang kinh doanh hoặc có ý định thuê mặt

bằng tại chợ trung tâm Buôn Ma Thuột.

Bước 5: Trên cơ sở thông tin thu nhập được từ kết quả nghiên cứu sơ bộ định

tính, điều chỉnh thang đo dự kiến để có được thang đo điều chỉnh phù hợp giả

thuyết nghiên cứu.

Bước 6: Tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng bảng câu hỏi n=10. Phân tích dữ

liệu sơ bộ.

Bước 7: Trên cơ sở thông tin thu nhập được từ kết quả nghiên cứu sơ bộ định

lượng, đánh giá sơ bộ của các giá trị thang đo điều chỉnh. Từ đó điều chỉnh thang đo

điều chỉnh để hình thành thang đo hoàn chỉnh.

Bước 8: Tiến hành nghiên cứu chính thức bằng bảng câu hỏi (trên cơ sở thang

đo hoàn chỉnh) với cỡ mẫu n= 300 khách hàng.

Bước 9: Phân tích dữ liệu bởi mô hình hồi quy đa biến với phần mềm SPSS 20

để kiểm định giả thuyết trong mô hình lý thuyết.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý thuyết: định tính xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

thuê mặt bằng trong chợ trung tâm Buôn Ma Thuột.

Nghiên cứu khảo sát sơ bộ: Dùng cả hai phương pháp định tính và định lượng.

Đó là phỏng vấn 10 khách hàng đang thuê hoặc đang có ý định thuê mặt bằng kinh

doanh tại chợ. Các thông tin sẽ được tổng hợp để kiểm định những giả thiết và sự

phù hợp của thang đo. Là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng.

38

Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương

pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi chi tiết với khoảng 300 khách hàng thuê

hoặc đang có ý định thuê mặt bằng kinh doanh trong chợ trung tâm Buôn Ma Thuột.

Bước nghiên cứu này nhằm đánh giá thang đo, các định mức độ quan trọng của các

yếu tố cũng như kiểm định các giả thuyết đã nêu ra

3.2 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ

3.2.1 Thiết kế thang đo

Các thang đo được sử dụng trong mô hình nghiên cứu đề là các thang đo đa

biến ngoại trừ một số thang đo định danh được sử dụng để sàng lọc đối tượng. Các

thang đo sử dụng dạng Likert với mức bậc thang điểm là 5 với; (1) là “Rất không

đồng ý” tới (5) là “Rất đồng ý”. Đây là loại thang đo trong đó một chuỗi các phát

biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một

trong các trả lời đó. Đây là lý do tác giả sử dụng thang đo Likert.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua quá trình thu thập thông tin

định lượng dựa trên nền tảng bảng hỏi đã được xây dựng từ trước. Quá trình thu

thập thông tin trực tiếp thông qua khảo sát trực tiếp tại thành phố Buôn Ma Thuột.

Thông tin thu thập từ nghiên cứu định lượng này sẽ được phân tích trên phần mềm

SPSS 20. Các thang đo được xây dựng trong công trình nghiên cứu dựa trên nền

tảng của mô hình lí thuyết của Parasuramen với các thang đo tác giả phát triển dựa

trên một công trình nghiên cứu thực tế đã công bố.

3.2.2 Nghiên cứu định tính

Thảo luận và thiết kế bảng câu hỏi : Việc thảo luận này được coi là nghiên cứu

sơ bộ ban đầu và sẽ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông

qua thảo luận, tham khảo ý kiến từ giảng viên hướng dẫn và các chuyên gia để thiết

kế bảng câu hỏi và thang đo phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê

mặt bẳng của tiểu thương tại Tp BMT. Bảng câu hỏi sau khi được điều chỉnh hoàn

chỉnh với các ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn và chuyên gia sẽ được gởi

đi phỏng vấn.

39

3.2.3 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện để đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số

Cronbach Alpha và phân tích nhân tố. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng nhằm điều

chỉnh các câu hỏi để người trả lời có thể hiểu và trả lời đúng các yêu cầu của bảng

câu hỏi phỏng vấn. Nghiên cứu được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp thông qua

bảng câu hỏi chi tiết để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố đã rút ra từ

nghiên cứu định tính. Số liệu thu thập được xử lý bằng SPSS. Thang đo được đánh

giá sơ bộ qua hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố.

Mục đích của bước này nhằm đánh giá về từ ngữ và nội dung của bảng câu hỏi

điều tra. Thang đo thu được sau bước này được điều chỉnh thành thang đo hoàn

chỉnh và sử dụng cho bước nghiên cứu định lượng chính thức.

3.3 Nghiên cứu chính thức

3.3.1 Thông tin mẫu nghiên cứu

Xác định thị trường: Các tiểu thương đang kinh doanh tại chợ trung tâm Buôn

Ma Thuột trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

Phương pháp chọn mẫu: Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu

nhiên phi xác xuất với tổng thể mẫu điều tra là 300 mẫu. Với mong muốn sẽ phân

tích hồi quy theo Nguyễn Đình Thọ. Tác giả khảo sát các khách hàng thuê mặt bằng

trong chợ trung tâm Buôn Ma Thuột với số mẫu tối thiểu có 9*5 = 45 biến đo lường

(dự tính), do vậy kích thước mẫu là 5 x 45 = 225 (Nguyễn Đình Thọ 2011). Tuy

nhiên, để nâng cao độ tin cậy cho mô hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu được chọn

là n= 300 theo phương Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu

này là phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân

tích nhân tố (EFE) để đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố. Sử dụng phần

mềm SPSS.

3.3.2 Nghiên cứu chính thức bằng bảng hỏi định lượng

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu cắt lát

(cross-sessional) người tiêu dùng là các tiểu thương đang kinh doanh tại các trung tâm

40

chợ tập trung trên địa bàn thông qua hệ thống khảo sát bằng bảng câu hỏi được thiết kế

phỏng vấn trực tiếp. Số lượng quan sát dự kiến cho nghiên cứu định lượng là n = 300

Để đảm bảo được độ tin cậy của dữ liệu khảo sát, nghiên cứu sẽ tiến hành gạn

lọc loại bỏ các bảng trả lời khảo sát không đạt được yêu cầu, và tiến hành làm sạch

dữ liệu trước khi tiến hành phân tích dữ liệu.

3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Thu thập dữ liệu

Nguồn thông tin thu thập từ cuộc khảo sát bao gồm thông tin thứ cấp (sách,

bài báo khoa học, luận văn, luận án, báo cáo chuyên đề… đã được xuất bản trong

thời gian 10 năm trở lại đây) và thông tin sơ cấp thông qua khảo sát tiểu thương

đang kinh doanh tại chợ trung tâm BMT. Việc khảo sát được tiến hành trực tiếp

thông qua bảng câu hỏi được phát cho các tiểu thương. Thời gian khảo sát dự kiến

kéo dài trong vòng 1 tháng cho tới khi thu trên 300 bảng trả lời câu hỏi đạt yêu cầu.

Để đảm bảo được độ tin cậy của dữ liệu khảo sát, nghiên cứu sẽ loại bỏ tất cả các

bảng trả lời khảo sát không đạt được yêu cầu, sau đó tiến hành làm sạch dữ liệu, loại

bỏ các bảng trả lời trùng lắp trước khi tiến hành phân tích dữ liệu.

Xử lý và phân tích số liệu

Đề tài sử dụng phần mềm SPSS 20 để đánh giá sơ bộ thang đo thông qua kỹ

thuật kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA

(Exploratory Factor Analysis), phân tích thống kê mô tả mẫu quan sát và phân tích

hồi quy, tương quan.

Phương pháp sàng lọc mẫu: Mẫu thu về sẽ được sàng lọc loại bỏ những mẫu

không đạt các tiêu chuẩn: các bảng câu hỏi có nhiều ô trống hoặc đáp viên chọn

nhiều hơn một trả lời. Việc sàng lọc mẫu được tiến hành thông qua phần mềm SPSS

20 bằng phương pháp chạy bảng tần số cho tất cả các biến sau đó đọc soát để thấy

các giá trị khác giá trị mã hóa.

Tiến trình phân tích dữ liệu được thực hiện qua các bước sau:

41

Bước 1: Chuẩn bị thông tin: thu nhận các bảng câu hỏi, tiến hành làm sạch

thông tin, mã hóa các thông tin trong bảng trả lời, nhập liệu vào phần mềm SPSS.

Bước 2: Thực hiện nghiên cứu thống kê mô tả, tiến hành thống kê mô tả dữ

liệu thu nhập được về các điều kiện nhân khẩu học và mức độ cảm nhận của các đối

tượng khảo sát về các phát biểu.

Bước 3: Đánh giá độ tin cậy của thang đo, tiến hành đánh giá thang đo bằng

hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.

Bước 4: Thực hiện phân tích nhân tố khám phá, phân tích các khái niệm đo

lường bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis).

Bước 5: Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi

nghiên cứu của luận văn.

Phân tích thống kê mô tả

Bao gồm: Mô tả mẫu quan sát: với phân phối tần số để mô tả đặc điểm về

mẫu quan sát; và mô tả yếu tố: sử dụng giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình, độ

lệch chuẩn để xác định quan điểm và sự đánh giá của khách hàng với mỗi yếu tố.

Kiểm định và đánh giá thang đo

Để đánh giá thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu ta dựa trên

các hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến - tổng (Item-to-total

correlation) giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp vào việc mô tả khái

niệm cần đo, hệ số Cronbach Alpha if Item Deleted giúp đánh giá, loại bỏ bớt biến

quan sát nhằm nâng cao hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho khái niệm cần đo, và

phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm kiểm tra độ giá trị của thang

đo của mô hình nghiên cứu.

Phân tích Cronbach’ Alpha

Phân tích Cronbach’s Alpha thực chất là phép kiểm định mức độ tương quan

lẫn nhau của các biến quan sát (mục hỏi) trong thang đo qua việc đánh giá sự tương

42

quan giữa bản thân và tương quan của các điểm số trong từng biến quan sát với

điểm số toàn bộ thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha > 0,8 là thang đo lường tốt, từ

0,7 đến 0,8 là thang đo được sử dụng, từ 0,6 trở lên là sử dụng được trong trường

hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong hoàn cảnh nghiên cứu (Hoàng

Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), việc sử dụng

phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA nhằm

loại ra các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả.

Hệ số tin cậy Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay

không, nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và cái nào cần giữ lại. Khi

đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến – tổng (Item-to-total correlation) sẽ

giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp nhiều cho sự mô tả của thang đo

(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3 (Nunally & Burnstein 1994 –

trích từ Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Theo Nguyễn Đình

Thọ (2014), các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng <0,3 sẽ bị loại ra

khỏi thang đo do có tương quan kém với các biến quan sát khác.

Đinh Phi Hổ (2012) cũng cho rằng các biến có hệ số tương quan biến – tổng

<0,3 được coi là biến rác và sẽ loại ra khỏi mô hình.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, phương pháp phân tích

nhân tố EFA được sử dụng để xác định độ giá trị hội tụ (Convergent validity), độ

giá trị phân biệt (discriminant validity), và đồng thời thu gọn các tham số ước lượng

theo từng nhóm biến.

Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan giữa các biến và nhân tố

(factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,4 trong một nhân tố (Đinh Phi Hổ, 2012).

Để đạt độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các nhân tố phải ≥0,3 và hệ số tải nhân tố

43

>0,5 thì được xem là có ý nghĩa thực tiễn (Jabnoun & Ctg 2003, trích từ Bùi Xuân

Dương, 2009).

Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue – đại diện cho

phần biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser, những nhân tố

có Eigenvalue <1 sẽ bị loại ra khỏi mô hình (Garson 2003, trích từ Bùi Xuân

Dương, 2009).

Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained criteria): tổng phương sai

trích phải ≥ 50% (Đinh Phi Hổ, 2012).

Xem xét giá trị KMO: 0,5<KMO<1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ

liệu; ngược lại KMO<0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các

dữ liệu. Nếu giá trị KMO>0,95 sẽ có biến thừa (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng

Ngọc, 2005).

Sử dụng phương pháp trích nhân tố Principal components với phép xoay

Varimax. Sau khi thực hiện rút trích nhân tố, Eigenvalues ≥ 0,5 thì xem như đạt yêu

cầu (các nhân tố đại diện cho các biến quan sát).

Phân tích hồi quy

Sau khi hoàn tất việc phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích

nhân tố khám phá EFA, các biến không đảm bảo độ giá trị hội tụ tiếp tục bị loại

khỏi mô hình cho đến khi các tham số được nhóm theo các nhóm biến. Việc xác

định mối quan hệ giữa các nhóm biến này cũng như xác định mối quan hệ giữa các

nhóm biến độc lập (các yếu tố ảnh hưởng) và nhóm biến phụ thuộc (sức hấp dẫn)

trong mô hình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phân tích hồi quy đa

biến.

Phân tích tương quan

Kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình: giữa biến

phụ thuộc với từng biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau. Sử dụng hệ số

tương quan Pearson để lượng hoá mức độ chặt chẽ mối liên hệ tuyến tính giữa hai

44

biến định lượng. Giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson càng gần đến 1 thì hai biến này

mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng

Ngọc, 2005).

Trong mô hình nghiên cứu, kỳ vọng có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ

giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

Phân tích hồi quy đa biến

Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các

biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan đến các biến

được đưa vào trong mô hình:

1. Kiểm định các giả thuyết, sử dụng với phần mềm SPSS.

2. Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến: R2,

R2 hiệu chỉnh và giá trị thống kê F để đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mô

hình hồi quy.

3. Kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư dựa theo biểu

đồ tần số của phần dư chuẩn hoá, xem giá trị trung bình bằng 0 và độ lệch chuẩn

bằng 1.

4. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình.

5. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến thông qua giá trị dung sai

(Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu

VIF>10 thì có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng

Ngọc, 2005).

6. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy của từng biến để

đánh giá tác động thuận/nghịch của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong

từng mô hình hồi quy.

45

Phân tích ANOVA

Việc phân tích ANOVA nhằm kiểm định sự khác nhau giữa các nhóm khách

hàng, người dân khác nhau ta sử dụng kỹ thuật phân tích phương sai (ANOVA).

Phương pháp sử dụng là phương pháp phương sai một yếu tố (One-way ANOVA).

Đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp chỉ sử dụng một biến yếu tố để

phân loại các quan sát thành các nhóm khác nhau.

Mục đích của phân tích ANOVA là tìm xem có sự khác nhau đáng kể (có ý

nghĩa thống kê) hay không về các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của TTMS

giữa các đối tượng mua sắm khác nhau.

Các yếu tố được phân tích trong đề tài này là giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp

và thu nhập.

Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), một số giả định khi

thực hiện phân tích ANOVA: (1) Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một

cách ngẫu nhiên; (2) Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn và cỡ mẫu phải đủ

lớn để được xem như tiệm cận phân phối chuẩn; và (3) Phương sai của các nhóm so

sánh phải đồng nhất.

46

Tóm tắt Chương 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá

thang đo các khác niệm nghiên cứu và mô hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu

được tiến hành thông qua hai bước, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm với

5 chuyên gia trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing và phỏng vấn chuyên

sâu 5 người đang kinh doanh tại chợ trung tâm Buôn Ma Thuột. Nghiên cứu chính

thức là nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp với số mẫu dự kiến

n=300.

Đề tài cũng xác định được các kỹ thuật cơ bản trong xử lý thông tin như phân

tích thống kê, tổng hợp so sánh và lượng hóa mô hình. Quy trình và tiêu chí khi xử

lý, phân tích dữ liệu định lượng bằng phần mềm SPSS 20 cũng được thể hiện một

cách chi tiết. Cuối cùng thang đo chính thức được hình thành dựa trên kết quả của

các nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ.

47

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Nội dung chương 4 bao gồm : mô tả mẫu nghiên cứu, đánh giá thang đo bằng

hệ số Cronbach Alpha và trình bày kết quả nghiên cứu thông qua mô hình hồi quy

tuyến tính đa biến để từ đó kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

4.1 Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả

Mẫu được thu thập theo phương pháp phi xác suất thuận tiện bằng hình thức

phỏng vấn trực tiếp qua bảng câu hỏi. Tổng số phản hồi thu về sau khảo sát là 297

mẫu, tác giả tiến hành loại bỏ các mẫu không hợp lệ còn lại 292 mẫu nghiên cứu

hợp lệ, đáp ứng đúng điều kiện cung cấp thông tin đầy đủ và hợp lệ. Tỷ lệ mẫu đưa

vào nghiên cứu là 82,25 % đảm bảo điều kiện chọn mẫu cho phép.

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả

Tần suất

Phần

trăm

Phần trăm

hợp lệ

Phần trăm

tích lũy

Giới

tính

Nam 97 33.2 33.2 33.2

Nữ 195 66.8 66.8 100.0

Total 292 100.0 100.0

Mức

doanh

thu

Dưới 10 triệu/ tháng 23 7.9 7.9 7.9

10 - 20 triệu/ tháng 44 15.1 15.1 22.9

20 - 30 triệu/ tháng 67 22.9 22.9 45.9

30 – 50 triệu/ tháng 81 27.7 27.7 73.6

50 -80 triệu/ tháng 48 16.4 16.4 90.1

100 triệu/ tháng 29 9.9 9.9 100.0

Total 292 100.0 100.0

Nguồn: tác giả phân tích

Thông qua kết quả khảo sát có thể thấy hầu hết đáp viên là nữ giới là tiểu

thương đang kinh doanh tại các trung tâm chợ tập trung tại khu vực nghiên cứu.

48

Điều này cũng phù hợp với đặc tính của ngành nghề. Bên cạnh đó chỉ có 33,2%

đáp viên là nam giới phù hợp yêu cầu nghiên cứu. Hầu hết các đáp viên có mức thu

nhập hàng tháng từ việc kinh doanh phân bố rải rác từ dưới 10 triệu-100 triệu/

thang nhưng chủ yếu tập trung ở mức thu nhập từ 20-50 triệu đồng/ tháng chiếm

65,3% số lượng đáp viên.

Nguồn: tác giả phân tích

4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), Cronbach alpha là hệ số được ứng dụng phổ

biến nhất khi đánh giá độ tin cậy của những thang đo đa biến (bao gồm từ 3 biến

quan sát trở lên). Nó đo lường tính nhất quán của các biến quan sát trong cùng một

thang đo để đo lường cùng một khái niệm.

Trong phân tích nhân tố, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach

Alpha từ 0.8 trờ lền gần đến 1 thì thang đo là tốt (Nunnally & Benstein,1994). Từ

0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được (Peterson, 1994). Có nhà nghiên cứu đề nghị rằng

Cronbach alpha từ 0.6 trờ lên là sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang

nghiên cứu là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Slater, 1995).

Nguyên tắc kiểm định các biến

49

Sau khi ứng dụng phần mềm SPSS để tính hệ số Cronbach’s Alpha (hệ số α)

có thể cải thiện giá trị của hệ số này bằng cách: Quan sát cột “Cronbach alpha nếu

loại biến”, nếu ta thấy trong cột này có giá trị lớn hơn giá trị α mà ta thu được trước

khi lọai biến thì ta còn có thể cải thiện hệ số α bằng cách loại đi chính biến khi được chỉ

định đó.

Trong đánh giá độ tin cậy thang đo, cần ghi nhận rằng Cronbach Alpha đo

lường độ tin cậy của cả thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2011) chứ không tính độ tin

cậy cho từng biến quan sát. Hơn thế, các biến trong cùng một thang đo dùng để đo

lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với

nhau. Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường người ta sử dụng hệ số tương quan

biến tổng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan

biến tổng (hiệu chỉnh) >=0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Numally & Bemstein,1994).

4.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Mặt bằng kinh doanh”

Bảng 4.2 cho thấy thang đo Mặt bằng kinh doanh được cấu thành bởi năm

biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số của tất cả

các biến quan sát đều lớn hơn 0.6; biến thiên từ 0.687 đến 0.757. Đồng thời, tương

quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha tổng

là 0.763 > 0.6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

Bảng 4.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Mặt bằng kinh doanh”

Trung bình

thang đo nếu

loại biến

Phương sai

thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach

alpha nếu loại

biến

Cronbach's Alpha = 0.763

MB 1 15.9315 3.494 .430 .757

MB 2 15.9315 3.425 .523 .724

MB 3 16.0171 3.281 .560 .711

MB 4 15.9897 3.185 .625 .687

MB 5 15.9110 3.353 .530 .721

50

4.2.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Giá thuê mặt bằng”

Bảng 4.3 cho thấy thang đo Giá thuê mặt bằng được cấu thành bởi năm biến

quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số của tất cả các

biến quan sát đều lớn hơn 0.6 (ngoại trừ hệ số G2 bằng 0.920 >0.919 – hệ số

Cronbach Alpha lần 1); biến thiên từ 0.895 đến 0.898. Đồng thời, tương quan biến

tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha tổng là 0.920>

0.6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

Bảng 4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Giá thuê mặt bằng”

Trung bình

thang đo nếu

loại biến

Phương sai

thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach

alpha nếu loại

biến

Cronbach's Alpha = 0.919 (lần 1)

G1 10.2774 27.246 .852 .889

G2 9.9452 28.856 .696 .920

G3 10.3356 26.705 .862 .887

G4 10.3014 27.881 .766 .906

G5 10.3048 27.704 .788 .902

Cronbach's Alpha = 0.920 (lần 2)

G1 7.4315 16.885 .818 .895

G3 7.4897 16.546 .819 .895

G4 7.4555 16.606 .809 .898

G5 7.4589 16.620 .816 .896

Nguồn: tác giả phân tích

4.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Địa điểm kinh doanh”

Bảng 4.4 cho thấy thang đo Địa điểm kinh doanh được cấu thành bởi năm biến

quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số Cronbach Alpha

của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.6; biến thiên từ 0.744 đến 0.772. Đồng

51

thời, tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn hệ số Cronbach

Alpha tổng là 0.795 > 0.6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

Bảng 4.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Địa điểm kinh doanh”

Trung bình

thang đo nếu

loại biến

Phương sai

thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach

alpha nếu loại

biến

Cronbach's Alpha = 0.795

DD1 14.9692 4.855 .536 .769

DD2 15.0719 4.479 .604 .747

DD3 15.2260 4.086 .615 .744

DD4 15.0445 4.682 .525 .772

DD5 15.1541 4.344 .606 .746

Nguồn: tác giả phân tích

4.2.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Truyền thông”

Bảng 4.5 cho thấy thang đo Truyền thông được cấu thành bởi năm biến quan

sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số của tất cả các biến

quan sát đều lớn hơn 0.6; biến thiên từ 0.654 đến 0.699. Đồng thời, tương quan biến

tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha tổng là 0.722>

0.6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

Bảng 4.5 Đánh giá độ tin cậy Truyền thông

Trung bình

thang đo nếu

loại biến

Phương sai

thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach

alpha nếu loại

biến

Cronbach's Alpha = 0.722

TT1 16.3767 3.486 .508 .666

TT2 16.4007 3.265 .516 .660

TT3 16.5068 3.131 .530 .654

52

TT4 16.5308 3.370 .441 .691

TT5 16.5548 3.643 .415 .699

Nguồn: tác giả phân tích

4.2.5 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Con người”

Bảng 4.6 cho thấy thang đo Con người được cấu thành bởi năm biến quan sát.

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số của tất cả các biến quan sát

đều lớn hơn 0.6 (ngoại trừ biến CN có hệ số là 0.789 > hệ số Cronbach Alpha tổng

0.778 – loại biến này khi kiểm định thang đo lần 1); biến thiên từ 0.716 đến 0.757.

Đồng thời, tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn hệ số

Cronbach Alpha tổng là 0.789> 0.6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

Bảng 4.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo Con người

Trung bình

thang đo nếu

loại biến

Phương sai

thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach

alpha nếu loại

biến

Cronbach's Alpha = 0.778 (lần 1)

CN1 16.2945 3.597 .625 .712

CN2 16.1918 3.523 .611 .716

CN3 16.3356 3.674 .539 .741

CN4 16.3151 3.557 .611 .716

CN5 16.3014 4.259 .375 .789

Cronbach's Alpha = 0.789 (lần 2)

CN1 12.2363 2.552 .641 .716

CN2 12.1336 2.528 .601 .735

CN3 12.2774 2.600 .560 .757

CN4 12.2568 2.576 .590 .741

Nguồn: tác giả phân tích

53

4.2.6 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Qui trình thủ tục”

Bảng 4.7 cho thấy thang đo Qui trình thủ tục cho thuê được cấu thành bởi năm

biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số của tất cả

các biến quan sát đều lớn hơn 0.6; biến thiên từ 0.745 đến 0.786. Đồng thời, tương

quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha tổng

là 0.797> 0.6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

Bảng 4.7 Đánh giá độ tin cậy Qui trình thủ tục

Trung bình

thang đo nếu

loại biến

Phương sai

thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach

alpha nếu loại

biến

Cronbach's Alpha = 0.797

TTCT1 15.4110 3.322 .627 .745

TTCT2 15.4418 3.430 .493 .786

TTCT3 15.4726 3.357 .555 .766

TTCT4 15.3904 3.228 .608 .749

TTCT5 15.5034 3.137 .616 .746

4.2.7 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Cơ sở vật chất”

Bảng 4.8 cho thấy thang đo Cơ sở vật chất được cấu thành bởi năm biến quan

sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số của tất cả các biến

quan sát đều lớn hơn 0.6; biến thiên từ 0.696 đến 0.738. Đồng thời, tương quan biến

tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha tổng là 0.761>

0.6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết

Bảng 4.8 Đánh giá độ tin cậy Cơ sở vật chất

Trung bình

thang đo nếu

loại biến

Phương sai

thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach

alpha nếu loại

biến

Cronbach's Alpha = 0.761

54

CSVC1 16.4349 3.037 .471 .738

CSVC2 16.3322 3.123 .501 .728

CSVC3 16.2432 3.044 .565 .708

CSVC4 16.2363 2.896 .534 .716

CSVC5 16.4247 2.596 .592 .696

Nguồn: tác giả phân tích

4.2.8 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Môi trường chính trị - ý kiến cộng

đồng”

Bảng 4.9 cho thấy thang đo Môi trường chính trị - ý kiến cộng đồng được cấu

thành bởi năm biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ

số của tất cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.6; biến thiên từ 0.794 đến 0.826. Đồng

thời, tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn hệ số Cronbach

Alpha tổng là 0.839> 0.6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

Bảng 4.9 Đánh giá độ tin cậy Môi trường chính trị - ý kiến cộng đồng

Trung bình

thang đo nếu

loại biến

Phương sai

thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach

alpha nếu loại

biến

Cronbach's Alpha = 0.839

MTCT1 15.4110 4.264 .681 .796

MTCT2 15.5616 4.735 .581 .823

MTCT3 15.5308 4.387 .700 .790

MTCT4 15.5651 4.377 .685 .794

MTCT5 15.5479 4.867 .565 .826

Nguồn: tác giả phân tích

55

4.2.9 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Chính sách công ty”

Bảng 4.10 cho thấy thang đo Chính sách công ty được cấu thành bởi năm biến

quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số của tất cả các

biến quan sát đều lớn hơn 0.6; biến thiên từ 0.786 đến 0.836. Đồng thời, tương quan

biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha tổng là

0.847> 0.6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

Bảng 4.10 Đánh giá độ tin cậy Chính sách công ty

Trung bình

thang đo nếu

loại biến

Phương sai

thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng

Cronbach

alpha nếu loại

biến

Cronbach's Alpha = 0.847

CSCT1 15.8767 4.720 .697 .807

CSCT2 15.7226 4.442 .610 .829

CSCT3 15.9932 5.216 .584 .836

CSCT4 16.1062 4.040 .757 .786

CSCT5 15.9178 4.296 .667 .813

Nguồn: tác giả phân tích

4.2.10 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Quyết định thuê mặt bằng”

Bảng 4.11 cho thấy thang đo Quyết định thuê mặt bằng được cấu thành bởi

năm biến quan sát. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy hệ số của tất

cả các biến quan sát đều lớn hơn 0.6; biến thiên từ 0.751 đến 0.776. Đồng thời,

tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn hệ số Cronbach

Alpha tổng là 0.804> 0.6. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết.

Bảng 4.11 Đánh giá độ tin cậy thang đo Quyết định thuê mặt bằng

Trung bình

thang đo nếu

Phương sai

thang đo nếu

Tương quan

biến tổng

Cronbach

alpha nếu loại

56

loại biến loại biến biến

Cronbach's Alpha = 0.804

QĐ1 16.0616 3.501 .588 .766

QĐ2 16.0171 3.598 .553 .777

QĐ3 16.0240 3.508 .606 .760

QĐ4 16.1267 3.596 .557 .776

QĐ5 16.0171 3.550 .639 .751

Nguồn: tác giả phân tích

4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ

Sau khi phân tích Cronbach Alpha, hệ số tin cậy của các nhóm biến đạt khá

cao và đều lớn hơn 0.6, các hệ số tương quan biến - tổng đều lớn hơn 0.3, vì vậy

tất cả các biến được chấp nhận. Do đó, 58 biến được đưa vào để phân tích nhân tố.

Phân tích nhân tố nhằm nhóm gọn các biến quan sát ban đầu thành những nhân tố

mới có ý nghĩa, đồng thời phát hiện cấu trúc tiềm ẩn giữa các khái niệm nghiên cứu

(nhân tố ban đầu) theo dữ liệu thực tế nhằm hình thành những nhân tố mới có ý

nghĩa sát với thực tế nghiên cứu.

Đầu tiên, thực hiện hai kiểm định là “KMO and Bartlett's Test”. Kết quả chứng

tỏ là việc sử dụng phân tích nhân tố trong trường hợp là thích hợp (KMO từ 0.8 trở

lên >0.5, và Sig. =0.000). Phân tích nhân tố cho tất cả mọi biến trong mô hình được

thực hiện với phương pháp rút trích nhân tố là “Principal component” và phương

pháp xoay là “Varimax”, phép xoay vuông góc được lựa chọn nhằm mục đích trích

tối đa % phương sai của các biến quan sát ban đầu và làm gọn các biến quan sát

(Hair và ctg, 2010). Còn tiêu chuẩn rút trích là Eigenvalues > 1 nhằm đảm bảo mỗi

nhân tố hình thành có thể giải thích tối thiểu biến thiên trọn vẹn của một biến quan

sát (Hair và ctg, 2010).

Tiêu chuẩn chọn biến cho nhân tố đảm bảo một số điều kiện sau:

- Đảm bảo hệ số trích phương sai trong tổng thể các biến (Communality)

>0.50,

57

- Hệ số tải lên nhân tố chính |>0.50| được xem là có ý nghĩa thực tiễn,

- Tối thiểu các biến có hệ số tải chéo lên nhiều nhân tố (khoảng cách độ lớn

của hệ số tải giữa hai nhân tố <0.30) (Nguyễn Đình Thọ, 2010).

Tuy nhiên, việc xác định biến loại bỏ hay không còn phụ thuộc vào mức ý

nghĩa của biến quan sát đó trong mô hình, số biến trong cùng một cấu trúc tiềm ẩn

nhằm đảm bảo các cấu trúc biến tiềm ẩn sau khi hình thành có ý nghĩa về mặt thực

tiễn và khái niệm lý thuyết (Hair và ctg, 2010).

Nhóm biến độc lập

Bảng 4.12 Kiểm định KMO (KMO and Bartlett's Test) lần 1

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .811

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 5628.631

Df 903

Sig. .000

Nguồn: tác giả phân tích

Hệ số KMO = 0.811 (>0.5) và kiểm định Barlett có Sig= 0.00 (<0.05) cho thấy

phân tích EFA là thích hợp.

Tại mức Eigenvalues = 1.106 (>1), EFA đã rút trích được 9 nhân tố từ 43 biến

quan sát với tổng phương sai trích là 63.823% (>50%) và có biến quan sát CSVC2

có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 nên ta loại biến này và tiến hành phân tích nhân tố lần

2(Chi tiết xem phụ lục 3)

Bảng 4.13 Kiểm định KMO (KMO and Bartlett's Test) lần 2

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .806

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 5473.065

Df 861

Sig. .000

Nguồn: tác giả phân tích

58

Hệ số KMO = 0.806 (>0.5) và kiểm định Barlett có Sig= 0.00 (<0.05) cho thấy

phân tích EFA là thích hợp.

Tại mức Eigenvalues = 1.298 (>1), EFA đã rút trích được 9 nhân tố từ 42 biến

quan sát với tổng phương sai trích là 60.854% (>50%) và không có biến nào bị

loại. Phân tích nhân tố chỉ ra 9 nhóm nhân tố giải thích được 60.854% tập dữ liệu và

cho thấy mô hình phân tích là phù hợp. (Chi tiết xem phụ lục 3)

59

Bảng 4.14 Bảng phương sai trích

60

Bảng 4.15 Ma trận xoay

61

Nhóm biến phụ thuộc

Bảng 4.16 Bảng KMO and Bartlett's Test 2

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Adequacy. .812

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 419.933

df 10

Sig. .000

Nguồn: tác giả phân tích

Bảng 4.17 Bảng Total Variance Explained 2

Component

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared

Loadings

Total

% of

Variance

Cumulative

% Total

% of

Variance

Cumulative

%

1 2.810 56.205 56.205 2.810 56.205 56.205

2 .672 13.441 69.646

3 .613 12.260 81.906

4 .508 10.166 92.073

5 .396 7.927 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Hệ số KMO = 0.812 (>0.5) và kiểm định Barlett có Sig= 0.00 (<0.05) cho thấy

phân tích EFA là thích hợp.

Tại mức Eigenvalues = 2.810 (>1), tất cả các biến quan sát của nhân tố Quyết

định thuê mặt bằng đều thuộc 1 nhóm. Sau quá trình phân tích nhân tố thì các biến

quan sát còn lại là:

Nhóm 1: MB 1, MB 2, MB 3, MB 4, MB

5

Nhóm 6: TTCT1, TTCT2, TTCT3, TTCT4, TTCT5

62

Nhóm 2: G1, G3, G4, G5 Nhóm 7: CSVC1, CSVC3, CSVC4, CSVC5

Nhóm 3: DD1, DD2, DD3,DD4, DD5 Nhóm 8: MTCT1, MTCT2, MTCT3, MTCT4,

MTCT5

Nhóm 4: TT1, TT2, TT3, TT4, TT5 Nhóm 9: CSCT1, CSCT2, CSCT3, CSCT4, CSCT5

Nhóm 5: CN1, CN2, CN3, CN4

Hình

MẶT BẰNG KINH

DOANH

QUYẾT

ĐỊNH

THUÊ

MẶT

BẰNG

CON NGƯỜI

TRUYỀN THỐNG

GIÁ THUÊ MẶT

BẰNG

Đặc điểm nhân khẩu học ĐỊA ĐIỂM KINH

DOANH

- Giới tính

- Doanh thu

- Thời gian kinh doanh

- Kinh doanh cùng ai

- Thời gian tiêu tốn để

kinh doanh trong chợ

H1 (+)

H2 (-)

H5 (+)

H4 (+)

H3 (+)

QUI TRÌNH THỦ

TỤC CHO THUÊ

CƠ SỞ VẬT CHẤT

MÔI TRƯỜNG

CHÍNH TRỊ - Ý

KIẾN CỘNG ĐỒNG

H6 (+)

H7 (+)

H8 (+)

CHÍNH SÁCH

CÔNG TY

H9 (+)

63

4.2: Mô hình nghiên cứu

Ta có các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Nếu mặt bằng kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều

tới quyết định thuê mặt bằng

Giả thuyết H2: Nếu Giá thuê mặt bằng ảnh hưởng trực tiếp và ngược chiều

tới quyết định thuê mặt bằng

Giả thuyết H3: Nếu Địa điểm kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều

tới quyết định thuê mặt bằng

Giả thuyết H4: Nếu Truyền thông ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều tới

quyết định thuê mặt bằng

Giả thuyết H5: Nếu Con người ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều tới quyết

định thuê mặt bằng

Giả thuyết H6: Nếu Qui trình thủ tục ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều tới

quyết định thuê mặt bằng

Giả thuyết H7: Nếu Cơ sở vật chất ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều tới

quyết định thuê mặt bằng

Giả thuyết H8: Nếu Môi trường chính trị - ý kiến cộng đồng ảnh hưởng trực

tiếp và cùng chiều tới quyết định thuê mặt bằng

Giả thuyết H9: Nếu Chính sách công ty ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều

tới quyết định thuê mặt bằng

4.3. Phương trình hồi quy đa biến

Xây dựng phương trình hồi quy đơn tính tuyến tính từ dữ liệu của mẫu

Mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng có dạng: Y= B0 + Bi*Xi

Trong đó:

Xi là trị quan sát thứ I của biến độc lập

Y là giá trị dự đoán ( hay giá trị lí thuyết) thứ I của biến phụ thuộc

64

B0 và B1: là hệ số hồi qui, phương pháp được dùng để xác định B0 và Bi là

phương pháp OLS – phương pháp bình phương nhỏ nhất.

Mối quan hệ giữa biến độc lập với quyết định mua hàng

Phương trình đường thẳng có dạng:

QD= B0 + β1*MB + β 2*G + β 3*DD + β 4*TT+ β 5*CN+ β6*TTCT+

β7*CSVC+ β8*MTCT+ β9*CSCT +e

Tác giả kí hiệu như sau:

- MB: Mặt bằng kinh doanh(X1)

- G: Giá thuê mặt bằng (X2)

- Đ: Địa điểm kinh doanh (X3)

- TT: Truyền thông (X4)

- CN: Con người (X5)

- TTCT: Thủ tục, qui trình cho thuê (X6)

- CSVC: Cơ sở vật chất (X7)

- MTCT: Môi trường chính trị - ý kiến cộng đồng (X8)

- CSCT: Chính sách công ty (X9)

- QD: Quyết định thuê mặt bằng

65

4.4 Kiểm định hệ số tương quan

Dữ liệu dùng trong phân tích hồi quy tương quan được người nghiên cứu lựa

chọn là dữ liệu chuẩn hóa (được xuất ra từ phần mềm SPSS sau quá trình phân tích

nhân tố khám phá). Để xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình,

bước đầu tiên ta cần phân tích tương quan giữa các biến xem thử có mối liên hệ

tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc hay không. Kết quả của phần phân

tích này dù không xác định được mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc và biến

độc lập nhưng nó đóng vai trò làm cơ sở cho phân tích hồi qui. Các biến phụ thuộc

và biến độc lập có tương quan cao với nhau báo hiệu sự tồn tại của mối quan hệ

tiềm ẩn giữa hai biến. Đồng thời, việc phân tích tương quan còn làm cơ sở để dò tìm

sự vi phạm giả định của phân tích hồi qui tuyến tính: các biến độc lập có tương

quan cao với nhau hay hiện tượng đa cộng tuyến.

65

Bảng 4.18 Correlations

QD SP G TT CN TTCT CSVC DD MTCT CSCT QD Pearson Correlation 1

Sig. (2-tailed)

SP Pearson Correlation .583** 1

G Pearson Correlation -.560** -.361** 1

TT Pearson Correlation .432** .291** -.349 1

CN Pearson Correlation .596** .473** -.267* .259** 1

TTCT Pearson Correlation .478** .314** -.259** .310** .274** 1

CSVC Pearson Correlation .376** .222** -.189** .361** .176** .353** 1 DD Pearson Correlation .482** .355** -.300** .428** .292** .434** .471** 1 MTCT Pearson Correlation -.010 .012 -.039 -.054 .042 -.054 .033 .047 1

Sig. (2-tailed) .868 .844 .503 .358 .477 .356 .570 .420 CSCT Pearson Correlation .191** .158** -.065 .231** .022 .129* .051 .088 -.036 1

Sig. (2-tailed) .001 .007 .267 .000 .709 .028 .387 .133 .544

66

Ta thấy rằng, các hệ số tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc đều

có ý nghĩa (sig<0.05) ngoại trừ nhân tố Môi trường chính trị - ý kiến cộng đồng có

hệ số Sig bằng 0.868>0.05 nên không có ý nghĩa thống kê do đó loại biến này, các

biến còn lại đều được đưa vào phân tích hồi quy. Các nhân tố còn lại đưa vào phân

tích hồi quy là hợp lí. Như vậy, giữa các thang đo đo lường mức độ thỏa mãn quyết

định thuê mặt bằng trong mô hình nghiên cứu không có mối tương quan tuyến tính

với nhau. Vì thế, dự đoán sẽ không xuất hiện đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy.

Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy mức tương quan tuyến tính

giữa từng thang đó trên với thang đo quyết định thuê mặt bằng, trong đó mối quan

hệ tương quan cao nhất là giữa thang đo con người với r = 0.596.

4.4.1 Kiểm định hiện tượng tự tương quan và đa cộng tuyến

Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giúp chúng ta biết được cường độ ảnh hưởng

của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Để tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính

bội, các biến đưa vào mô hình theo phương pháp Enter. Tiêu chuẩn kiểm định là

tiêu chuẩn được xây dựng vào phương pháp kiểm định giá trị thống kê F và xác

định xác suất tương ứng của giá trị thống kê F, kiểm định mức độ phù hợp giữa

mẫu và tổng thể thông qua hệ số xác định R2. Công cụ chẩn đoán giúp phát hiện sự

tồn tại của cộng tuyến trong dữ liệu được đánh giá mức độ cộng tuyến làm thoái hóa

tham số ước lượng là: Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF).

Quy tắc khi VIF vượt quá10, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu

Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Dựa vào cơ sở lý thuyết và kết quả phân tích ở trên, ta sẽ đưa tất cả các biến

độc lập trong mô hình hồi quy đã điều chỉnh bằng phương pháp đưa vào cùng một

lúc Enter để chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có mức ý nghĩa < 0.05.

Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho các biến số được thể hiện thông qua

các bảng sau:

67

Bảng 4.19 Hệ số R-Square từ kết quả phân tích hồi quy

Model R R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

Durbin-

Watson

1 .814a .663 .654 .27548 1.814

a. Predictors: (Constant), CSCT, CN, CSVC, G, TTCT, TT, SP, DD

b. Dependent Variable: QD

Nghiên cứu sẽ sử dụng R2 hiệu chỉnh để đánh giá mức độ phù hợp của mô

hình nghiên cứu. Độ phù hợp của mô hình được kiểm định bằng trị thống kê F được

tính từ R2 của mô hình tương ứng với mức ý nghĩa sig. Mô hình hồi quy tuyến tính

bội đưa ra là phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được.

Hệ số xác định hiệu chỉnh Adjusted R-Square là 0.654, nghĩa là mô hình hồi

quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 65.4%, điều này cho thấy

mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập là khá chặt chẽ, cả 8 biến trên

góp phần giải thích 65.4% sự khác biệt của Quyết định thuê mặt bằng. Như vậy,

mức độ phù hợp của mô hình tương đối cao. Tuy nhiên sự phù hợp này chỉ đúng với

dữ liệu mẫu. Để kiểm định xem có thể suy diễn mô hình cho tổng thể thực hay

không ta phải kiểm định độ phù hợp của mô hình.

Đổng thời, để kiểm tra hiện tượng tự tương quan thông qua kiểm định Durbin-

Watson:

- Nếu 1< D < 3: mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

- Nếu 0< D < 1: mô hình tư tương quan dương.

- Nếu 3< D <4: mô hình tự tương quan âm.

Ta có D=1.814: mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai vẫn là một phép giả

thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Kết quả phân tích

cho thấy, kiểm định F có giá trị là 69.717 với Sig. = 000(a) chứng tỏ mô hình hồi

quy tuyến tính bội là phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được để suy rộng ra

cho tổng thể.

68

Bảng 4.20 Kiểm định ANOVA

Model

Sum of

Squares Df

Mean

Square F Sig.

1 Regression 42.326 8 5.291 69.717 .000b

Residual 21.476 283 .076

Total 63.802 291

a. Dependent Variable: QD

b. Predictors: (Constant), CSCT, CN, CSVC, G, TTCT, TT, SP, DD

4.4.2 Phương trình hồi quy đa biến

Kết quả thống kê còn cho thấy, các hệ số hồi quy chuẩn hóa của phương trình

hồi quy đều khác 0 và Sig.<0.05. Trong bảng dự liệu chúng ta thấy biến TT có giá

trị Sig= 0.285>0.005 chính vì vậy biến loại bỏ truyền thông ra khỏi mô hình hay

nói cách khác biến truyền thông tương quan không có ý nghĩa trong mô hình. Đồng

thời, hệ số phóng đại phương sai VIF dao động từ 1.085 tới 1.621 nên không có

hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. So sánh giá trị (độ lớn) của hệ số chuẩn hóa cho

thấy: tác động theo thứ tự từ mạnh đến yếu của các thành phần: Con người, Mặt

bằng cho thuê, Thủ tục qui trình, Cơ sở vật chất, , Chính sách công ty, Địa điểm

thuê mặt bằng. Giá thuê mặt bằng

Vậy phương trình hồi quy của mô hình là:

QD= 0.364 + 0.203*SP – 0.104*G + 0.080*DD + 0.296*CN + 0.160*TTCT +

0.110*CSVC + 0.082*CSCT

69

Bảng 4.21 Bảng giá trị kiểm định hồi quy

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

T Sig.

Collinearity

Statistics

B

Std.

Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) .364 .268 1.358 .176

SP .203 .045 .193 4.554 .000 .665 1.503

G -.104 .014 -.297 -7.642 .000 .786 1.273

TT .047 .044 .044 1.071 .285 .691 1.448

CN .296 .036 .326 8.113 .000 .735 1.360

TTCT .160 .042 .151 3.761 .000 .737 1.357

CSVC .110 .043 .104 2.561 .011 .725 1.379

DD .080 .040 .088 2.005 .046 .617 1.621

CSCT .082 .032 .091 2.534 .012 .922 1.085

a. Dependent Variable: QD

Nguồn: tác giả phân tích

4.4.3 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi và các sai lệch ngẫu nhiên có

phân phối chuẩn.

Tiếp đến, luận văn trình bày các kiểm định về độ phù hợp và kiểm định ý

nghĩa của các hệ số hồi quy.

Mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp Enter được thực hiện với một

số giả định và mô hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả định này được đảm bảo.

Do vậy, để đảm bảo cho độ tin cậy của mô hình, đề tài còn phải thực hiện một loạt

các dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính.

Kiểm tra hiên tượng phương sai không đổi: Hiện tượng phương sai thay đổi

làm cho các ước lượng của các hệ số hồi quy không hiệu quả, làm cho việc kiểm

70

định các giả thuyết mất hiệu lực, đánh giá nhầm chất lượng của mô hình hồi quy. Vì

thế cần phải kiểm định phương sai của phần du không đổi.

Theo đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa ta thấy phần dư tán ngẫu xung

quang đường nằm ngang đi qua tung độ 0, do đó phương sai của phần dư không đổi.

Hình 4.3. Đồ thị P-P Plot

Kiểm tra các sai lệch ngẫu nhiên có phân phối chuẩn: phần dư có thể

không tuân theo phân phối chuẩn vì những lí do như sử dụng sai mô hình, phương

sai không bằng hằng số, số lượng phần dư không đủ nhiều để phân tích (Hoàng

Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Theo biểu đồ tần số của phần dư chuẩn

hóa, một đường cong xấp xỉ phân phối đặt chồng lên biểu đồ tần số. Vì vậy, giả

định phần dư phân phối không bị vi phạm.

71

Hình 4.4. Biểu đồ Histogram

Dựa vào biểu đồ tần số của các phần dư cho thấy phần dư phân phối xấp xỉ

chuẩn (trung bình Mean = 6.07E-15 và độ lệch chuẩn Std. Dev. = 0.986, tức gần

bằng Do đó, có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm

(Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

4.4.4 Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê

Dựa trên kết quả phân tích hồi quy sẽ giải thích, kiểm định các giả thuyết đã

đưa ra. Yếu tố “Địa điểm kinh doanh” là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn

đến Quyết định thuê mặt bằng. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ

giữa yếu tố “Địa điểm kinh doanh” với “Quyết định thuê mặt bằng” là mối quan hệ

cùng chiều. Kết quả hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.08 nghĩa là khi tăng

72

mức độ về Địa điểm kinh doanh lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì quyết định thuê mặt

bằng tăng 0.088 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.

Tiếp theo, Yếu tố “Cơ sở vật chất” là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến

Quyết định thuê mặt bằng. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ

giữa yếu tố “Cơ sở vật chất” với “Quyết định thuê mặt bằng” là mối quan hệ cùng

chiều. Kết quả hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.104 nghĩa là khi tăng mức độ

về Cơ sở vật chất lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Quyết định thuê mặt bằng tăng đi

0.104 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H7 được chấp nhận.

Tiếp theo, Yếu tố “Giá thuê mặt bằng” là một trong những yếu tố có ảnh

hưởng đến Quyết định thuê mặt bằng . Dấu âm của hệ số beta có ý nghĩa là mối

quan hệ giữa yếu tố “Giá thuê mặt bằng” với “Quyết định thuê mặt bằng” là mối

quan hệ ngược chiều. Kết quả hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là -0.104 nghĩa là

khi tăng mức độ về Giá thuê mặt bằng lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Quyết định

thuê mặt bằng giảm thêm 0.104 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H2 không được

chấp nhận.

Yếu tố “Mặt bằng kinh doanh” là yếu tố có ảnh hưởng đến Quyết định thuê

mặt bằng (có hệ số beta lớn thứ ba). Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối

quan hệ giữa yếu tố “Mặt bằng kinh doanh” với “Quyết định thuê mặt bằng” là mối

quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.193 nghĩa là

khi tăng mức độ về Truyền thông lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Quyết định thuê

mặt bằng tăng đi 0.193 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận.

Yếu tố “Con người” là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến Quyết định thuê mặt

bằng. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Con người”

với “Quyết định thuê mặt bằng” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy có hệ

số beta đã chuẩn hóa là 0.326 nghĩa là khi tăng mức độ về Con người lên 1 đơn vị

độ lệch chuẩn thì Quyết định thuê mặt bằng tăng đi 0.326 đơn vị lệch chuẩn. Vậy

giả thuyết H5 được chấp nhận.

Yếu tố “Thủ tục qui trình” là yếu tố có ảnh hưởng đến Quyết định thuê mặt

bằng. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Thủ tục qui

73

trình” với “Quyết định thuê mặt bằng” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi quy

có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.151 nghĩa là khi tăng mức độ về Thủ tục qui trình

lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Quyết định thuê mặt bằng tăng đi 0.151 đơn vị lệch

chuẩn. Vậy giả thuyết H6 được chấp nhận.

Yếu tố “Địa điểm kinh doanh” là yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định thuê mặt

bằng. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Địa điểm

kinh doanh” với “Quyết định thuê mặt bằng” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả

hồi quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.08 nghĩa là khi tăng mức độ về Địa điểm

kinh doanh lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì quyết định thuê mặt bằng tăng đi 0.088

đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H4 được chấp nhận.

Yếu tố “Chính sách công ty” là yếu tố có ảnh hưởng đến Quyết định thuê mặt

bằng. Dấu dương của hệ số beta có ý nghĩa là mối quan hệ giữa yếu tố “Chính sách

công ty” với “Quyết định thuê mặt bằng” là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả hồi

quy có hệ số beta đã chuẩn hóa là 0.08 nghĩa là khi tăng mức độ về Chính sách

công ty lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì Quyết định thuê mặt bằng tăng đi 0.091 đơn

vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H9 được chấp nhận.

4.5 Phân tích Anova

Giả thuyết H10: Không có sự khác biệt giữa Giới tính với Quyết định thuê mặt bằng

Giả thuyết H11: Không có sự khác biệt giữa Doanh thu với Quyết định thuê mặt

bằng

Giả thuyết H12: Không có sự khác biệt giữa Thời gian kinh doanh với Quyết

định thuê mặt bằng

Giả thuyết H13: Không có sự khác biệt giữa Kinh doanh cung ai với Quyết

định thuê mặt bằng

Giả thuyết H14: Không có sự khác biệt giữa Thời gian tiêu tốn để kinh doanh

trong chợ với Quyết định thuê mặt bằng

74

4.5.1 Kiểm định ANOVA biến giới tính

Bảng 4.22: Kiểm định ANOVA biến giới tính

Levene's

Test for

Equality

of

Variances t-test for Equality of Means

F

Sig

. t Df

Sig.

(2-

tailed

)

Mean

Differenc

e

Std.

Error

Differenc

e

95%

Confidence

Interval of

the

Difference

Lowe

r

Uppe

r

Q

D

Equal

variance

s

assume

d

1.26

4

.26

2

-

.48

5

290 .628 -.02827 .05825

-

.1429

3

.0863

8

Equal

variance

s not

assume

d

-

.50

8

216.84

0 .612 -.02827 .05564

-

.1379

3

.0813

9

Nguồn: tác giả phân tích

Hệ số Sig trong kiểm định Levene của Giới tính lớn hơn 0.05 (0.262) nên ta

chọn dòng thứ hai Equal variances not assumed. Do đó, phương sai của nhóm nhân

75

tố đồng nhất chấp nhận giả thiết H10 tức là không có sự khác biệt giữa giới tính và

Quyết định thuê mặt bằng

Với độ tin cậy 95% phân tích ANOVA giữa nam và nữ của giới tính và

Quyết định thuê mặt bằng không có sự khác nhau lớn vì Sig hơn 0.05 (0.628).

76

4.5.2 Kiểm định ANOVA biến Doanh thu

Bảng 4.23: Kiểm định ANOVA biến Doanh thu

Levene

Statistic df1 df2 Sig.

1.303 5 286 .262

Sum of

Squares df

Mean

Square F Sig.

Between

Groups .245 5 .049 .221 .954

Within Groups 63.557 286 .222

Total 63.802 291

Nguồn: tác giả phân tích

Hệ số Sig trong kiểm định Levene của Doanh thu lớn hơn 0.05 (0.262). Do đó,

phương sai của nhóm nhân tố đồng nhất bác bỏ giả thiết H11 tức là không có sự

khác biệt giữa nhóm Doanh thu và Quyết định thuê mặt bằng.

Với độ tin cậy 95% phân tích ANOVA giữa thành phần dưới 10 triệu, 10-20

triệu/tháng, 20-30 triệu/tháng, 30-50 triệu/tháng, 50-80 triệu/tháng, 100 triệu/ tháng

và Quyết định thuê mặt bằng có hệ số Sig lớn hơn 0.05 (0.954) nên giữa các thành

phần không có sự khác biệt.

4.5.3 Kiểm định ANOVA biến “Thời gian kinh doanh”

Hệ số Sig trong kiểm định Levene của Thời gian kinh doanh lớn hơn 0.05

(0.176). Do đó, phương sai của nhóm nhân tố không đồng nhất bác bỏ giả thiết H12

tức là không có sự khác biệt giữa nhóm Thời gian kinh doanh và Quyết định thuê

mặt bằng.

77

Với độ tin cậy 95% phân tích ANOVA giữa thành phần Mới kinh doanh, 3

năm, 6-9 năm, trên 20 năm và Quyết định thuê mặt bằng có hệ số Sig lớn hơn 0.05

(0.128) nên giữa các thành phần không có sự khác biệt.

Bảng 4.24: Kiểm định ANOVA biến “Thời gian kinh doanh”

Levene

Statistic df1 df2 Sig.

1.661 3 288 .176

Sum of

Squares df

Mean

Square F Sig.

Between

Groups 1.244 3 .415 1.909 .128

Within Groups 62.558 288 .217

Total 63.802 291

Nguồn: tác giả phân tích

4.5.4 Kiểm định ANOVA biến “Người kinh doanh”

Bảng 4.25: Kiểm định ANOVA biến “Người kinh doanh”

Levene

Statistic df1 df2 Sig.

.574 2 289 .564

Sum of

Squares df

Mean

Square F Sig.

Between

Groups .424 2 .212 .966 .382

Within Groups 63.378 289 .219

78

Total 63.802 291

Hệ số Sig trong kiểm định Levene của Người kinh doanh cùng lớn hơn 0.05

(0.564). Do đó, phương sai của nhóm nhân tố đồng nhất chấp nhận giả thiết H13 tức

là không có sự khác biệt giữa nhóm Người kinh doanh cùng và Quyết định thuê mặt

bằng.

Với độ tin cậy 95% phân tích ANOVA giữa thành phần Cùng gia đình, Cùng

bạn bè, Mọt mình và Quyết định thuê mặt bằng có hệ số Sig lớn hơn 0.05 (0.382)

nên giữa các thành phần không có sự khác biệt.

4.5.5 Kiểm định ANOVA biến “Thời gian tiêu tốn để kinh doanh”

Bảng 4.26: Kiểm định ANOVA biến “Thời gian tiêu tốn để kinh doanh”

Levene

Statistic df1 df2 Sig.

1.215 3 288 .305

Sum of

Squares df

Mean

Square F Sig.

Between

Groups .173 3 .058 .261 .853

Within Groups 63.629 288 .221

Total 63.802 291

Nguồn: tác giả phân tích

Hệ số Sig trong kiểm định Levene của Thời gian tiêu tốn để kinh doanh lớn

hơn 0.05 (0.305). Do đó, phương sai của nhóm nhân tố đồng nhất chấp nhận giả

thiết H13 tức là không có sự khác biệt giữa nhóm Thời gian tiêu tốn để kinh doanh

và Quyết định thuê mặt bằng.

79

Tóm tắt Chương 4

Chương 4 tác giả đã tiến hành phân tích dữ liệu thu thập nghiên cứu. Trong

chương này tác giả đã chỉ ra 7 nhóm nhân tố tác động vào hành vi quyết định thuê

mặt bằng kinh doanh của các tiểu thương. Bên cạnh đó tác giả còn tiến hành phân

tích sự khác biệt về hành vi giữa các nhóm nhân tố với nhau. Đây chính là cơ sở để

tiến hành phân tích và đề xuất hàm ý quản trị ở chương 5

80

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1 Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình 7 yếu tố giải thích được 60,854 % biến

thiên của quyết định thuê mặt bằng của tiểu thương tại Chợ trung tâm Buôn Ma

Thuột. Mức độ quan trọng sắp xếp theo thứ tự giảm dần của 7 yếu tố ảnh hưởng

trực tiếp: con người, mặt bằng cho thuê, thủ tục qui trình, cơ sở vật chất, giá thuê

mặt bằng, chính sách công ty, địa điểm thuê mặt bằng. Thành phần con người là

thành phần quan trọng nhất ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định thuê

mặt bằng tại Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột. Thành phần mặt bằng cho thuê là

thành phần quan trọng thứ hai ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định

thuê mặt bằng tại Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột. Thành phần thủ tục quy trình là

thành phần quan trọng thứ ba ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định

thuê mặt bằng tại Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột. Thành phần cơ sở vật chất là

thành phần quan trọng thứ tư ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến quyết định thuê

mặt bằng tại Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột. Thành phần giá thuê mặt bằng là thành

phần có ảnh hưởng ngược chiều và trực tiếp đến quyết định thuê mặt bằng tại Chợ

trung tâm Buôn Ma Thuột. Thành phần chính sách công ty có ảnh hưởng cùng chiều

và trực tiếp đến quyết định thuê mặt bằng tại Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột. Cuối

cùng là thành phần địa điểm thuê mặt bằng là thành phần có ảnh hưởng cùng chiều

và trực tiếp đến quyết định thuê mặt bằng tại Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột. Thành

phần môi trường chính trị - ý kiến cộng đồng được chứng minh là không có ảnh

hưởng trực tiếp đến quyết định thuê mặt bằng của tiểu thương tại Chợ trung tâm

Buôn Ma Thuột.

5.2 Hàm ý quản trị

5.2.1 Yếu tố con người

Yếu tố “Con người” là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến Quyết định thuê mặt

bằng. Khả năng lựa chọn, tuyển dụng và giữ chân những con người thích hợp với

những năng lực và kỹ năng tốt để hoàn thành công việc được giao phó là rất quan

81

trọng. Trong cuốn sách best-selling của mình, Good to Great – Từ tốt tới tuyệt vời,

tác giả Jim Collins khám phá ra rằng yếu tố quan trọng nhất được áp dụng bởi các

công ty tốt nhất đó là họ luôn đưa được những con người tốt nhất lên xe và đưa

những con người kém cỏi ra khỏi xe. Một khi các công ty này tuyển dụng được

những nhân viên thích hợp, bước thứ hai đó là đặt những con người thích hợp đó

vào những chiếc ghế thích hợp trên xe. Vì con người là yếu tố hàng đầu của

marketing 7P dịch vụ. Con người tạo ra sản phẩm, tạo ra dịch vụ và cũng chính con

người ảnh hưởng tốt, xấu đến kết quả sự việc. Bởi đây là yếu tố mang tầm quyết

định chủ chốt do đó việc tuyển chọn, đào tạo nhân sự luôn là mối quan tâm hàng

đầu của tất cả doanh nghiệp. Ví dụ: Cho thuê mặt bằng chính là dịch vụ, mà dịch vụ

chỉ đo lường được thông qua thái độ, hành vi của nhân viên đến với khách hàng.

Con người là nhân tố giữ vị trí quan trọng trong Marketing dịch vụ và nó là nhân tố

chính tạo ra dịch vụ và quyết định tới chất lượng dịch vụ cung ứng. Bởi vì con

người là nhân tố không thể thiếu tham gia vào quy trình cung ứng dịch vụ của công

ty. Do vậy chất lượng dịch vụ cũng như sự thành công của một công ty, Marketing

dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào việc tuyển chọn đào tạo con người. Chính vì thế

khả năng lựa chọn, tuyển dụng và giữ chân những con người thích hợp với những

năng lực và kỹ năng tốt để hoàn thành công việc được giao phó là rất quan trọng.

5.2.2 Mặt bằng kinh doanh

Kết quả cho thấy yếu tố “Mặt bằng kinh doanh” là yếu tố có ảnh hưởng đến

Quyết định thuê mặt bằng. Trong đó bố trí gian hàng hợp lý, ấn tượng ảnh hưởng

nhiều nhất đến quyết định thuê, sau đó là dịch vụ như vệ sinh chợ, bảo vệ, giữ xe

…ảnh hưởng thứ hai là không gian sạch sẽ, thoáng mát. Tiếp theo diện tích thuê và

vị trí kinh doanh đóng vai trò ảnh hưởng đến quyết định thuê mặt bằng của tiểu

thương trong chợ trung tâm Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên vì phụ thuộc nhiều yếu tố

khách quan lẫn chủ quan như tiểu thương phải đăng ký ngành hàng trước khi lên sơ

đồ để gửi Sở Công Thương duyệt, bố trí sắp xếp mặt bằng nhưng các tiểu thương

thường đi theo đám đông nên việc quy hoạch, sắp xếp rất khó cho nhà đầu tư, chủ

yếu dựa vào danh sách một số tiểu thương đăng ký ngành hàng sớm , sau đó dựa

82

vào danh sách các hộ tiểu thương đang kinh doanh Ban Quản Lý chợ cũ đưa qua

(chốt danh sách trước khi đầu tư) nên sau khi đã lên sơ đồ ổn định vị trí theo ngành

hàng, tiểu thương lại không thể đổi ngành nghề kinh doanh theo ý mình. Tạo nên dư

thừa vị trí một số ngành này nhưng khan hiếm vị trí một số ngành khác. Hơn nữa,

diện tích thuê cũng bị phụ thuộc vào danh sách đăng ký của Ban Quản Lý cũ gửi

qua, nên nhiều hộ mới sau này không muốn kinh doanh hoặc đổi ngành, nhà đầu tư

cũng không thuận lợi trong việc bố trí diện tích gian hàng hay phân bổ vị trí ngành

quầy sạp phát sinh thêm hay gom nhỏ lại cho phù hợp mà phụ thuộc nhiều vào danh

sách cũ.

Một vấn đề cũng hết sức quan trọng nữa là công tác giữ gìn vệ sinh công

cộng chung, tránh lấn chiếm vỉa hè lòng đường, lấn chiếm hành lang trong chợ để

chợ luôn sạch sẽ, thoáng mát và bảo đảm an toàn phòng cháy chưa cháy. Đồng thời,

phải thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức và

trách nhiệm bảo vệ môi trường chung, không chỉ trong cộng đồng dân cư, các cơ sở

kinh doanh dịch vụ trong chợ, mà còn cho cả các du khách, khách hàng từ nơi khác

đến tham quan chợ. Công tác này phải được coi là nhiệm vụ cả trước mắt và thường

xuyên.

Cần sự kết hợp của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng thành

phố tác động đến nhằm nâng cao ý thức môi trường, cảnh quan đô thị xung quanh

để xã hội văn minh, sạch đẹp xứng tầm trung tâm vùng Tây Nguyên.

5.2.3 Thủ tục quy trình

Yếu tố “Thủ tục qui trình” là yếu tố có ảnh hưởng đến Quyết định thuê mặt

bằng. Trước tiên cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp phải đồng nhất

và bảo đảm, đồng thời tiêu chuẩn dịch vụ cũng cần thực hiện theo quy trình đồng bộ

ở tất cả các địa điểm, kênh phân phối thuộc thương hiệu doanh nghiệp. Thực hiện

tốt quy trình này sẽ giảm thiểu được các sai sót, phối hợp hiệu quả cung ứng sẽ thu

về phản ứng tốt từ phía khách hàng. Đây là yếu tố được phản ánh rõ ràng nhất trong

các yếu tố thuộc 7P trong marketing dịch vụ. Loại trừ được những sai sót từ cả hai

phía. Một quy trình hiệu quả cũng hạn chế được đặc điểm không đồng nhất trong

83

quá trình cung ứng dịch vụ. Do đó với một lượng khách hàng đông và phức tạp như

một xã hội thu nhỏ của chợ đòi hỏi quy trình làm việc phải đồng nhất, căn cứ vào

nội quy chợ đã đề ra và tránh làm việc theo cảm tính để dẽ xảy ra sai xót vì quá

nhiều ý kiến và "Chín người mười ý", dễ nảy sinh tranh chấp giữa nhân viên công ty

với tiểu thương hoặc tiểu thương với nhau.

Phải có khẩu hiệu như chợ Văn Minh - Hiện đại - Thân thiện. Sau đó luôn

hướng tiểu thương kinh doanh văn minh, hiện đại thân thiện với khách hàng như

mục tiêu đã đề ra. Giảm chặt chém khách vãng lai, giảm nói thách, thức ăn đạt tiêu

chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, chợ sạch sẽ văn minh để mọi người cảm thấy

thoải mái khi đi chợ.

Quyền thành phố, tỉnh trong việc thiết lập trật tự kinh doanh trên địa bàn. Nếu

các cấp chính quyền và các sở, ngành không đồng hành với nhà đầu tư từ quá trình

xây dựng đến việc vận hành, khai thác chợ thì chắc rằng mô hình xã hội hóa xây

dựng chợ của thành phố nói riêng, toàn tỉnh nói chung khó có thể được nhân rộng

theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Vì tâm lý tiểu thương thường đi theo tâm lý

đám đông do đó sự ủng hộ của chính quyền cho một thương hiệu có thể đáng giá

hơn nhiều lần công sức làm marketing tốn kém.

Việc đầu tư Chợ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột sẽ góp phần làm thúc

đẩy tốc độ phát triển kinh tế của vùng, phát triển đô thị ngang tầm hiện đại và cũng

là hưởng ứng chính sách của tỉnh kêu gọi các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế

đầu tư xây dựng phát triển đất nước, góp phần kiến tạo cảnh quan đô thị ngay tại vị

trí trung tâm của thành phố, xứng đáng là một đô thị loại I. Đã được Chính phủ

phân hạng, xếp loại.

Mở rộng phạm vi hoạt động và tầm vóc kinh doanh của Chợ trung tâm thành

phố Buôn MaThuột, tạo động lực phát triển của các đối tượng đang tham gia kinh

doanh trong chợ; mặt khác còn góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động,

phát triển dịch vụ phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Nhất là trong giai

đoạn hiện nay, đất nước ta đang thời điểm mở cửa hội nhập, đã gia nhập vào WTO

thì việc xây dựng mới Chợ Trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột sẽ phù hợp và đáp

84

ứng nhu cầu của các nhà kinh doanh và phân phối hàng tiêu dùng lớn là xây dựng

một hệ thống Siêu thị hiện đại tại địa điểm có vị trí trung tâm thành phố, từng bước

tham gia thị trường của tỉnh nhà.

Sự phát triển kinh tế của Chợ trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột đồng thời

cũng tạo thêm nguồn thu cho Ngân sách qua các khoản thu: cho thuê quyền sử dụng

đất xây dựng chợ; thu về giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty

Cổ phần Đầu tư xây dựng và Kinh doanh Chợ Buôn Ma Thuột; tiết giảm khoản chi

sự nghiệp của Ngân sách cho các công tác duy tu bảo dưỡng, quản lý điều hành Chợ

Buôn Ma Thuột như trước đến nay; và tạo thêm gia tăng nguồn thu Thuế CTN từ

khoản doanh thu và thu nhập gia tăng của các hộ tiểu thương, dịch vụ trên địa bàn

Chợ trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột.

Xây dựng Chợ trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột trong điều kiện vẫn giữ

được tính chất của một chợ truyền thống nhưng đồng thời đáp ứng chức năng hoạt

động của một trung tâm thương mại văn minh hiện đại, góp phần bảo vệ môi trường

kinh doanh của thành phố luôn luôn sạch đẹp, cũng là tạo thêm một điểm đến cho

khách du lịch trong và ngoài nước.

Qua trao đổi với bà Phạm Thị Lan Hương, Phó phòng Quản lý Thương mại,

Sở Công thương được biết: nguyên nhân cơ bản khiến các chợ chưa hoàn thành việc

chuyển đổi là do bà con tiểu thương lâu nay đã quen với cách quản lý cũ theo hình

thức bao cấp, chủ yếu dựa vào Nhà nước. Nay chuyển sang cơ chế quản lý theo

hình thức xã hội hoá (doanh nghiệp hoặc HTX quản lý), các hộ kinh doanh không

nắm rõ Luật và các văn bản quy định của Nhà nước, chưa tin tưởng vào HTX,

doanh nghiệp, lo khi chuyển sang cho doanh nghiệp, HTX quản lý thì sẽ trở thành

chợ của tư nhân, khi đó doanh nghiệp, HTX sẽ triệt để khai khác các khoản thu đối

với hộ kinh doanh. Đó cũng là tâm lý chung của các hộ kinh doanh tại các chợ trên

địa bàn toàn quốc chứ không riêng gì ở Sơn La. Cùng với đó, Ban chuyển đổi chợ

các huyện, thành phố chưa làm tốt công tác tuyên truyền, các hộ kinh doanh chưa

hiểu rõ phương án chuyển đổi, từ đó nảy sinh tâm lý lo sợ khi doanh nghiệp tư nhân

quản lý thì các mức thu như: tiền thuê địa điểm, phí, lệ phí sẽ cao hơn hiện nay và

85

trong phương án doanh nghiệp đưa ra mức huy động đóng góp của bà con tiểu

thương để đầu tư xây dựng chợ là khá cao, do đó các hộ không có khả năng đóng

góp. Phương án đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh khai thác chợ của doanh

nghiệp, HTX chưa rõ ràng, minh bạch. Năng lực tài chính, cũng như năng lực quản

lý và kinh nghiệm của doanh nghiệp, HTX chưa đảm bảo...

Nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện

chuyển đổi mô hình quản lý chợ thành công, tạo tiền đề cho các thành phần kinh tế

tham gia vào đầu tư, xây dựng và quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, giải pháp đặt

ra là: các huyện, thành phố tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất và quy mô của mỗi

loại chợ mà lựa chọn hình thức tổ chức quản lý phù hợp để đạt hiệu quả cao; lựa

chọn doanh nghiệp đảm bảo đủ năng lực tài chính và chuyên môn; không nóng vội

trong triển khai thực hiện; làm tốt công tác tuyên truyền về phương án chuyển đổi

tới các tiểu thương để các hộ kinh doanh ủng hộ; thực hiện các bước chuyển đổi

theo đúng quy trình; phương án đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh khai thác chợ

của doanh nghiệp phải rõ ràng, minh bạch, công bằng và phù hợp với khả năng của

các tiểu thương. Mục đích của chuyển đổi quản lý chợ hướng tới đảm bảo lợi ích

hài hoà giữa Nhà nước, đơn vị quản lý (doanh nghiệp, HTX) và các hộ kinh doanh.

5.2.4 Cơ sở vật chất

Yếu tố “Cơ sở vật chất” là yếu tố có ảnh hưởng cùng chiều và trực tiếp đến

quyết định thuê mặt bằng của tiểu thương tại Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột. Cơ sở

vật chất là không gian sản xuất sản phẩm, là môi trường diễn ra cuộc tiếp xúc trao

đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng. Không gian xung quanh là ấn tượng đầu tiên

ghi nhận từ cuộc gặp gỡ, đem lại đánh giá của khách hàng đối với thương hiệu, hỗ

trợ rất lớn cho vị thế thương hiệu trong mắt người dùng và thị trường. Đặc điểm của

dịch vụ là sự trừu tượng nên khách hàng thường phải tìm các yếu tố “hữu hình”

khác để quy chuyển trong việc đánh giá. Ví dụ, người ta đi chợ truyền thống trung

tâm Buôn Ma Thuột vì kiến trúc đẹp, sạch sẽ như trung tâm thương mại chứ không

đơn thuần chỉ là chợ truyền thống. Hơn thế nữa, mặc dù siêu thị tiện lợi, văn minh

86

hơn chợ nhưng đi chợ bảo đảm được hàng tươi sống hàng ngày phù hợp với túi

tiền…Người bán hàng cũng chính là người tư vấn trực tiếp cho khách hàng, nên đi

chợ cảm giác gần gũi, quen thuộc hơn. Trả giá thành công một món hàng mình yêu

thích cũng là một niềm vui cho thú đi chợ. Đó chính là môi trường vật chất của Chợ

trung tâm Buôn Ma Thuột là nơi dịch vụ được tạo ra, nơi khách hàng và người cung

ứng dịch vụ giao tiếp, thêm vào đó là những phần tử hữu hình được sử dụng để hỗ

trợ vai trò của dịch vụ. Do đặc trưng của dịch vụ là vô hình cho nên trong kinh

doanh dịch vụ các nhà Marketing phải cố gắng cung cấp các đầu mối vật chất để hỗ

trợ vị trí và tăng cường cho dịch vụ bao quanh nhằm làm giảm bớt tính vô hình của

dịch vụ. Do vậy có thể khẳng định bằng chứng vật chất của công ty dịch vụ là hết

sức quan trọng. Nó giúp cho việc tạo ra vị thế của công ty và trợ giúp hữu hình cho

dịch vụ. Chính vì vậy mà các ngân hàng đã phải chi ra những khoản tiền lớn để tạo

ra kiểu dáng kiến trúc các trang trí nội thất, trang bị đồng phục cho nhân viên…

nhằm gây ấn tượng về tiếng tăm, uy tín vị thế của mình.

Do đó, để Chợ phát huy được hiệu quả, nhà đầu tư không rơi vào khó khăn bế

tắc thậm chí phá sản cần có sự phối hợp đồng bộ trong các chính sách, giải pháp của

chính

5.2.5 Giá thuê mặt bằng

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Giá thuê mặt bằng” là một trong những

yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định thuê mặt bằng, giá cả có ý nghĩa mang về

doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược marketing mix

đồng thời giá cũng tạo ra chi phí cho chính khách hàng, là những người trả phí để

có được sản phẩm. Việc định ra giá sản phẩm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như thực

tế thị trường tại thời điểm, chất lượng sản phẩm, giá trị thương hiệu sản phẩm, giá

trị đối tượng khách hàng…

Cách định giá của dịch vụ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ hài lòng của khác

hàng. Thông thường giá cao sẽ tạo tâm lý hài lòng cao ở khách hàng vì mọi người

đều nghĩ “tiền nào của nấy”.

87

5.2.6 Chính sách của Công ty

Yếu tố “Chính sách công ty” là yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định thuê mặt

bằng. Có nhiều chính sách cho khách hàng như chính sách giá, chính sách thời hạn

hợp đồng, chính sách đóng nhiều năm được chọn vị trí đẹp, chính sách chiết khấu

khi khách hàng đóng tiền mặt bằng một lần từ chính sách huy động vốn từ thương

nhân cũ đang kinh doanh trong chợ hoặc từ chính sách huy động vốn từ các thương

nhân mới. Và việc thực hiện xã hội hoá việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp các chợ ở

địa phương với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm trên cơ sở tự nguyện

và cùng có lợi.

Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển chợ, trong

đó nguồn vốn của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và vốn vay là nguồn vốn chủ yếu để

phát triển mạng lưới chợ. Kết hợp lồng gộp giữa các nguồn vốn để bảo đảm hiệu

quả sử dụng. Ngân sách nhà nước tập trung hỗ trợ đầu tư về mặt bằng và hạ tầng kỹ

thuật cho các chợ; các các công trình khác của chợ huy động nguồn vốn của doanh

nghiệp, cá nhân và hộ kinh doanh trên địa bàn và vốn vay.

5.2.7 Địa điểm kinh doanh

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố “Địa điểm kinh doanh” là một trong

những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định thuê mặt bằng. Một trong những yếu

tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định thuê mặt bằng tại chợ trung tâm Buôn Ma

Thuột đó là địa điểm đắc địa, nơi truyền thống là chợ buôn sỉ, cung cấp hàng hóa

cho toàn tỉnh. Hơn nữa là vị trí địa điểm tập trung khu đông dân cư với giao thông

thuận lợi, dễ tiếp cận khách du lịch hay bến xe bus và vị trí ngay vị trí chợ truyền

thống cũ.

Địa điểm kinh doanh cũng có nghĩa là phân phối sự thuận tiện cho người tiêu

dùng tức phân phối sản phẩm theo cách khách hàng muốn chứ không phải phân

phối sản phẩm theo cách nhà đầu tư muốn.

Trong hoạt động chợ các yếu tố phân phối có thể kể đến như: giờ mở cửa,

dịch vụ, địa điểm, diện mạo và bầu không khí: giờ mở cửa từ mấy giờ và kết thúc

mấy giờ, địa điểm đi lại thuận tiện, thang máy thang cuốn hoạt động thuận tiện cho

88

người dùng dễ tiếp cận, các yếu tố vật lý, bầu không khí trong chợ cũng cần được

lưu ý để thỏa mãn được nhu cầu của người dùng.

5.3 Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước

5.3.1 Chính sách về đầu tư

Từng bước hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật về đầu tư, trong đó có

việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính

phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Nghị

định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý

chợ, trước hết là sửa đổi, bổ sung qui định về đối tượng được hưởng chính sách ưu

đãi đầu tư và đối tượng được hưởng hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách nhà

nước cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hiện nay.

5.3.2 Chính sách đất đai

Trong quá trình xây dựng qui hoạch tổng thể hoặc qui hoạch chi tiết để phát

triển các khu kinh tế, khu cư dân mới, các tỉnh cần dành quĩ đất để xây dựng các

chợ theo qui hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bố trí vị trí, địa điểm,

diện tích xây dựng chợ phù hợp qui hoạch phát triển mạng lưới chợ, đáp ứng nhu

cầu họp chợ trước mắt và khả năng mở rộng qui mô của chợ trong giai đoạn sau.

Các tỉnh cần có những giải pháp và chính sách tích cực, đồng bộ để giải phóng mặt

bằng, di dân tái định cư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện

các dự án xây dựng chợ.

5.3.3 Chính sách tài chính

Tăng cường quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh ngoài chợ, đảm bảo

chống thất thu và công bằng giữa các hộ kinh doanh trong và ngoài chợ. Khi giao

chỉ tiêu thu thuế cho các chợ, cơ quan quản lý thuế các tỉnh cần khảo sát đánh giá

kỹ tình hình thực tế và tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị

trấn nhằm đưa ra mức thu phù hợp với doanh số bán của các hộ kinh doanh. Đối với

các chợ mới xây dựng, các tỉnh cần có chính sách thuế ưu đãi và mức thu lệ phí,

mức phí cho thuê diện tích kinh doanh trên chợ phù hợp với khả năng sinh lợi của

89

các hộ kinh doanh nhằm thu hút thương nhân vào chợ. Từng địa phương cần công

khai khung giá thuê đất cho từng khu vực tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn

để đầu tư xây dựng chợ. Cơ quan chức năng sớm ban hành cơ chế tài chính áp dụng

cho việc chuyển đổi các Ban Quản lý chợ sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh

doanh khai thác và quản lý chợ.

5.4 Hạn chế nghiên cứu tiếp theo

5.4.1 Hạn chế

Tác giả mới chỉ dừng lại ở kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết với cỡ

mẫu nhỏ với phương pháp hồi quy tuyến tính.

Kích cỡ mẫu còn ít so với tổng thể.

5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Có thể mở rộng nghiên cứu thêm một số thành phần khác dựa trên mô hình hiện

tại trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê mặt bằng của tiểu

thương tại Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột.

Có thể nghiên cứu đến ý định thuê mặt bằng của tiểu thương để tiếp tục các

nghiên cứu thực nghiệm để làm rõ mối quan hệ giữa ý định thuê và hành vi thuê

thực tế của tiểu thương để từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thuê thực

tế của tiểu thương.

90

Tóm tắt Chương 5

Tác giả đã trình bày kết luận chung của đề tài nghiên cứu và mức độ quan trọng

của các thành phần. Tác giả cũng đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quyết định

thuê mặt bằng của tiểu thương tại Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột. Tác giả kiến nghị

đối với cơ quan nhà nước có liên quan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh cho

thuê mặt bằng và tiểu thương nhằm phát triển chợ trung tâm Buôn Ma Thuột thành

đầu mối giao thương và là kênh phân phối chính tới người dân. Đồng thời Tác giả

liệt kê những hạn chế của đề tài và những hướng nghiên cứu tiếp theo về chủ đề

này.

91

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Tiếng Việt

Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2014. Phân tích các nhân tố tác động tới quyết

định chọn kênh siêu thị khi mua thực phẩm tươi sống của người tiêu dùng Tp. Hồ

Chí Minh. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Đặng Công Tuấn, Lê Văn Huy & Nguyễn

Thị Bích Thủy (2006), Nghiên cứu Marketing lý thuyết và ứng dụng, Nhà xuất

bản Thống Kê.

Lưu Thanh Đức Hải và Vũ Lê Duy, 2013. Phân tích hành vi mua sắm của

người tiêu dùng ở chợ truyền thống và siêu thị tại thành phố Cần Thơ. Đại học

Cần Thơ.

Nguyễn Văn Dung, 2009. Chiến lược marketing tổng thể toàn cầu. Nhà xuất

bản Giao Thông Vận Tải.

Nguyễn Xuân Bảo Sơn, 2008. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu thế

chọn mua các thương hiệu xe tay ga tại thành phố Nha Trang - Khánh Hòa. Luận

văn thạc sĩ. Đại học Nha Trang.

Nguyễn Đình Thọ, 2013. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học

trong kinh doanh. Nhà Xuất Bản Tài Chính.

Nguyễn Thị Ánh Xuân, 2004. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu

hướng mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Luận văn thạc sĩ. Đại học bách Khoa TP.

HCM.

Ngô Thị Sa Ly, 2011. Các nhân tố tác động đến trải nghiệm mua sắm giải

trí. Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường đại học Đông Á, 05(2011), trang 60-69.

Trần Vĩnh Bình, Trần Ngọc Thương, Lê Bảo Trâm, Trần Hoài Nam, 2014.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội tại Thành Phố

Hồ Chí Minh. Đề cương nghiên cứu, Đại học Mở TP Hồ Chí Minh.

92

2. Tài liệu tiếng nước ngoài

Christopher G. Davis ( 2002), The factors affecting the choice of place of

business of the enterprise.

David J. Luck & Ronald S. Rubin, (2009), Marketing Research, Nhà xuất bản

lao động xã hội.

Godwin Uche Aliagha, (2010), Analysis of Shopping Mall Attractiveness and

Customer Loyalty, Malaysia.

Paul R Gamble, Alan Tapp, Anthony Marsella & Merlin Stone, (2008),

Marketing revolution, Nhà xuất bản trẻ.

Paul TJ James (2012), Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định

mua hàng online, Bangkok University.

Parasuraman, A., Berry, L. L., & Zeithaml, V. A. (1991). Refinement and

Reassessment of the SERVQUAL Scale. Journal of Retailing, 67(4): 420-450.

Philip Kotler (2007), Marketing căn bản, NXB Giao thông vận tải.

Warnaby, Bennison, và Davies (2005), The factors affecting the attraction at

the mall location.

3 Tài liệu internet

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên kinh tế,

trường đại học Cần Thơ, truy cập ngày 16/09/2015, http://www.academia.edu.

Xã hội hóa hoạt động đầu tư, quản lý và khai thác chợ ở Buôn Ma Thuột: Còn

khiêm tốn (2014), , truy cập ngày 27/07/2016,

http://www.baodaklak.vn/channel/3483/201405/xa-hoi-hoa-hoat-dong-dau-tu-quan-

ly-va-khai-thac-cho-o-buon-ma-thuot-con-khiem-ton-23107

p1

PHỤ LỤC 1

NỘI DUNG THAM VẤN CHUYÊN GIA VÀ THẢO LUẬN NHÓM

Kính chào quý Anh/chị!

Tôi tên: Trần Thị Thảo Nguyên, là học viên cao học – Trường Đại học QT

Hồng Bàng. Hiện tại, tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài nghiên

cứu là “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê mặt bằng

doanh của tiểu thương trong chợ trung tâm Buôn Ma Thuột”. Rất mong các

anh/chị dành chút thời gian để tham gia trả lời một số câu hỏi. Không có quan

điểm hoặc thái độ nào là đúng hay sai, tất cả các ý kiến là thông tin hữu ích

cho bài nghiên cứu.

Theo Anh/Chị, những thuộc tính nào có ảnh hưởng đến quyết định thuê

của anh/ chị đối với chợ Trung tâm Buôn Ma Thuột?

1. Về sản phẩm (mặt bằng)

Anh/Chị cảm thấy Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột …

Gợi ý:

Dịch vụ tốt

Bố trí gian hàng hợp lý, ấn tượng

Trong chợ sạch sẽ, thoáng mát

Vị trí kinh doanh của quầy sạp đóng vai trò quan trọng

2. Về Giá

Anh/Chị cảm thấy Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột …

Gợi ý:

Chi phí sử dụng như vệ sinh, điện, nước …

Giá mặt bằng có hợp lý

Chi phí đầu tư ban đầu có hợp lý

Giá bặt bằng điều chỉnh hàng năm nếu là hợp đồng ngắn hạn

p2

3. Về địa điểm

Anh/Chị cảm thấy Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột …

Gợi ý:

Vị trí địa điểm tập trung khu đông dân cư

Vị trí thuận tiện giao thông

Vị trí ngay vị trí chợ truyền thống cũ

Vị trí dễ tiếp cận khách du lịch, be61b xe bus

4. Về Truyền thông

Anh/Chị cảm thấy Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột …

Gợi ý:

Thông báo của công ty rõ ràng, hợp lý

Chính sách rõ ràng

Truyền thông của Chính Quyền địa phương

Mức độ ảnh hưởng của tâm lý đám đông

5. Về con người

Anh/Chị cảm thấy Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột …

Gợi ý:

Tác phong thái độ của nhân viên Ban quản lý chợ

Tác phong thái độ của nhân viên văn phòng

Tác phong thái độ của bảo vệ chợ

6. Về quy trình

Anh/Chị cảm thấy Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột …

Gợi ý:

Quy trình thủ tục giấy tờ đơn giản

Bộ máy làm việc nhiệt tình, nhanh gọn

Quy trình làm việc hướng tới khách hàng

Chủ động khi chọn thời gian hợp đồng.

7. Về cơ sở vật chất

p3

Anh/Chị cảm thấy Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột …

Gợi ý:

Kiến trúc cảnh quan ấn tượng, hấp dẫn.

Hệ thống lưu thông thuận tiện, hiện đại

Đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ: trông giữ xe, kho, nhà vệ sinh…

Mức độ an toàn trong PCCC (Cháy nổ)

Xây dựng gian hàng hiện đại

8. Về môi trường chính trị - ý kiến cộng đồng.

Anh/Chị cảm thấy Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột …

Gợi ý:

Chợ xã hội hóa là xu thế tất yếu trong xã hội hiện đại

Mức độ ảnh hưởng của Chính quyền tác động

Chính sách công cộng tác động

Tác động của nhóm tham khảo (Gia đình, bạn kinh doanh, cộng đồng) ảnh

hưởng đến quyết định thuê mặt bằng.

Niềm tin và thái độ đối với chủ trương, chính sách của địa phương.

9. Về chính sách công ty

Anh/Chị cảm thấy Chợ trung tâm Buôn Ma Thuột …

Gợi ý:

Chính sách hỗ trợ tín dụng của Ngân Hàng

Chính sách khách hàng đóng tiền nhiều lần

Chính sách giảm tiền cho khách hàng thuê dài hạn

Chính sách ưu tiên khách hàng cũ.

Theo các Anh/ Chị, ngoài những yếu tố trên còn những yếu tố nào nữa không?

Theo các Anh/Chị, những điểm nào trong các thuộc tính trên mang tính chất tích

cực? những điểm nào mang tính chất tiêu cực (những mặt còn e ngại)?

Chân thành cảm ơn anh/chị đã tham gia thảo luận và cung cấp cho tôi những

thông tin có giá trị cho nghiên cứu. Chúc các anh/chị sức khỏe và thành công.

p4

PHỤ LỤC 2

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN TIỂU THƯƠNG TRONG CHỢ TRUNG TÂM BUÔN MA THUỘT

Kính chào quý Anh/chị!

Chúng tôi là nhóm học viên cao học Trường Đại học Hồng Bàng TP. HCM.

Hiện tại, chúng tôi đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố quyết định thuê

mặt bằng kinh doanh trong chợ trung tâm Buôn Ma Thuột của tiểu thương". Rất

mong các anh/chị dành chút thời gian để trả lời bảng khảo sát này. Trong bảng khảo

sát, không có quan điểm hoặc thái độ nào là đúng hay sai, tất cả các ý kiến là thông

tin hữu ích cho bài nghiên cứu.

Chúng tôi cam kết những thông tin của quý anh/chị sẽ được bảo mật, chỉ để

phục vụ mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.

Xin chân thành cám ơn quý Anh/chị đã hợp tác.

PHẦN A:Vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Anh/chị về các phát biểu sau

theo thang điểm từ 1 đến 5

Hoàn toàn không

đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý

Hoàn toàn

đồng ý

1 2 3 4 5

STT Phát biểu Mức độ đồng ý

VỀ SẢN PHẨM (MẶT BẰNG)

1 Vị trí kinh doanh đóng vai trò quan trọng

2 Diện tích thuê

3 Dịch vụ

4 Bố trí gian hàng hợp lý, ấn tượng

5 Bên trong sạch sẽ, thoáng mát.

VỀ GIÁ

6 Chi phí đầu tư ban đầu

p5

STT Phát biểu Mức độ đồng ý

7 Giá mặt bằng

8 Chi phí sử dụng như vệ sinh, điện, nước, ….

9 Giá tiền mặt bằng không đổi khi đóng tiền dài hạn

10 Giá tiền mặt bằng điều chỉnh tăng hàng năm nếu hợp

đồng ngắn hạn

VỀ ĐỊA ĐIỂM

11 Vị trí địa điểm tập trung khu đông dân cư

12 Vị trí chợ ngay vị trí mua bán truyển thống

13 Vị trí thuận tiện giao thông

14 Chợ sỉ cung cấp hàng hóa cho toàn Tỉnh

15 Vị trí dễ tiếp cận khách du lịch, bến xe bus

VỀ TRUYỀN THÔNG

16 Thông báo của Công Ty rõ ràng, hợp lý

17 Chính sách rõ ràng

18 Truyền thông của Chính quyền địa phương

19 Nhân viên công ty tư vấn rõ ràng, dễ hiểu.

20 Mức độ ảnh hưởng của tâm lý đám đông.

VỀ CON NGƯỜI

21 Tác phong, thái độ của NV Ban QL chợ.

22 Tác phong, thái độ của nhân viên văn phòng

23 Tác phong, thái độ của bảo vệ chợ

24 Ý thức nhân viên vệ sinh.

25 Tác phong, thái độ của tổ giữ xe.

VỀ QUY TRÌNH

p6

STT Phát biểu Mức độ đồng ý

26 Quy trình thủ tục giấy tờ đơn giản

27 Bộ máy làm việc nhiệt tình nhanh gọn.

28 Chủ động khi chọn thời hạn hợp đồng

29 Được hướng dẫn chi tiết, cụ thể thủ tục cần làm

30 Quy trình làm việc hướng tới khách hàng

VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT

31 Kiến trúc cảnh quan ấn tượng, hấp dẫn

32 Hệ thống lưu thông thuận tiện, hiện đại.

33 Đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ : trông giữ xe, kho, nhà vệ

sinh…

34 Mức độ an toàn trong PCCC (Cháy nổ).

35 Xây dựng gian hàng hiện đại, bố trí hợp lý.

VỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

36 Tác động của nhóm tham khảo (Gia đình, bạn kinh

doanh, cộng đồng) ảnh hưởng đến quyết định thuê MB.

37 Chợ xã hội hóa là xu thế tất yếu trong xã hội hiện đại

38 Mức độ ảnh hưởng của chính quyền tác động

39 Chính sách công cộng tác động

40 Niềm tin và thái độ đối với chủ trương, chính sách của

địa phương.

VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG TY

41 Phân loại nhiều loại hợp đồng phù hợp nhiều đối tượng

thuê

42 Chính sách giảm tiền cho khách hàng thuê dài hạn

43 Chính sách khách hàng đóng tiền nhiều lần

44 Chính sách hỗ trợ tín dụng của ngân hàng.

45 Chính sách ưu tiên khách hàng cũ khác khách hàng mới.

p7

PHẦN B: Xin vui lòng cho biết thông tin sau:

1. Giới tính: □ Nam □ Nữ 2. Xin vui lòng cho biết anh/chị thuộc nhóm tuổi nào dưới đây:

□ 18 – 22 □ 23 – 28

□ 29 – 34 □ 35 – 40 □ 40

3. Doanh thu

□ Dưới 10 triệu/ tháng □ 10 - 20 triệu/ tháng □ 20 - 30 triệu/ tháng

□ 30 – 50 triệu/ tháng □ 50 -80 triệu/ tháng □ 100 triệu/ tháng

4. Kinh doanh bao lâu:

□ Mới kinh doanh □ 6-9 năm □ 3 năm □ trên 20 năm

5. Kinh doanh cùng ai?

□ Cùng gia đình □ Cùng bạn bè □ Một mình

6. Thời gian tiêu tốn để kinh doanh trong chợ

□ 6 giờ □ 10 giờ □ 8 giờ □ 12 giờ

Họ và tên: ………………………………….

Quầy sạp: …………………………………..

Ngành hàng: ………………………………..

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH CHỊ !

p8

PHỤ LỤC 3

THỰC TRẠNG CHỢ Ở TỈNH ĐẮK LẮK

1 Thực trạng chợ trên địa bản Tỉnh Daklak

Hiện toàn tỉnh có 156 chợ, trong đó có 2 chợ hạng 1 (gồm chợ Tân An và chợ

Trung tâm Buôn Ma Thuột), 13 chợ hạng 2 và 131 chợ hạng 3.

2. Thực trạng mô hình kinh doanh chợ ở Buôn Ma Thuột

Đã hơn 10 năm thực hiện Nghị định 02/2003/NĐ-CP của Chính phủ về phát

triển và quản lý chợ nhưng trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, việc chuyển đổi mô

hình quản lý, khai thác chợ dưới hình thức xã hội hóa vẫn còn khá khiêm tốn…

Thực hiện Nghị định 02/2003/NĐ-CP và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP của

Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát

triển và quản lý chợ, hiện trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột đã thực hiện xã hội hóa

được một số chợ. Cụ thể:

+ Chợ Buôn Ma Thuột do Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh chợ Buôn

Ma Thuột đầu tư, với kinh phí đầu tư của cả 2 khu B và C là gần 400 tỷ đồng. Khu

chợ C đã đưa vào sử dụng từ năm 2011, khu chợ B đã có hơn 70% tiểu thương vào

kinh doanh tại chợ và 30% vẫn đang ở chợ tạm vì không đồng ý với chính sách của

Công ty đưa ra là ngồi vị trí A, B, C và D theo hợp đồng thuê và đóng tiền, mà đòi

bốc lô cào bằng như chợ nhà nước cũ.

+ Chợ Duy Hòa do Công ty TNHH Thành Luân đầu tư với kinh phí 6,5 tỷ

đồng và đã đưa vào hoạt động năm 2010 nhưng công tác giải phóng mặt bằng

đường giao thông từ đường Nguyễn Thị Định (nay là đường Võ Văn Kiệt) vào chợ

vẫn đang triển khai.

+ Chợ Tân Hòa (phường Tân Hòa) do Công ty TNHH Nhân Phú làm chủ đầu

tư tỉnh đã có chủ trương di dời chợ sỉ Tân An đến chợ Tân Hòa. Sau 5 năm triển

khai, chợ đầu mối Tân Hòa đã hoàn thành có diện tích 3,5 ha, tổng mức đầu tư 15 tỷ

đồng, với 450 quầy sạp, được phân thành 4 khu: rau, củ, quả; hải sản; hàng tạp hóa

p9

và kho bãi, riêng khu chợ đêm rộng 2,8 ha, với 220 kiốt. Tuy nhiên vẫn vắng bóng

tiểu thương do địa điểm không phù hợp.

+ Chợ Hòa Phú (xã Hòa Phú), UBND tỉnh đã giao cho Công ty TNHH Nhân

Phú đầu tư theo hình thức đầu tư - kinh doanh, nhưng do quy hoạch nông thôn mới

chưa đưa vùng đất quy hoạch mở rộng chợ nên nhà đầu tư chưa triển khai được

công tác đầu tư. Đến nay UBND xã Hòa Phú đã lập xong quy hoạch điều chỉnh

trung tâm xã, hoàn chỉnh hồ sơ, chờ phê duyệt.

+ Chợ Thanh Bình (phường Tân Lập) do Công ty TNHH Thành Luân làm chủ

đầu tư. Công ty hợp đồng với Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố đã hơn 1 năm,

đến nay Trung tâm đã thẩm định xong phương án và đang trình phê duyệt.

Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thực hiện Nghị định 02, trong tổng số 22 chợ trên

địa bàn thành phố, việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh chợ với con số 5

chợ được xã hội hóa xem ra vẫn còn khiêm tốn. Thực hiện nghị định này và Quyết

định 05, ngày 25-1-2013 của UBND tỉnh về quy chế đấu thầu kinh doanh khai thác

và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh, ngày 20-5-2013, UBND thành phố Buôn Ma Thuột

đã có Công văn số 688/UBND-KT về việc hướng dẫn quy trình chuyển đổi mô hình

quản lý chợ trên địa bàn thành phố. Ngày 31-10-2013 UBND thành phố tiếp tục có

Công văn số 1799/UBND-KT về việc đôn đốc chuyển đổi mô hình quản lý chợ

nhưng hiện vẫn chưa có phường, xã nào triển khai.

Theo đó, trong số 19 chợ do UBND các phường, xã và các doanh nghiệp quản

lý vẫn còn trên 10 chợ vẫn chưa thực hiện được việc xã hội hóa trong đầu tư, quản

lý và khai thác. Cụ thể là các chợ: chợ Thành Công (phường Thành Công); chợ Ea

Kao (xã Ea Kao); chợ Trung tâm Ea Kao (xã Ea Kao); chợ Tân Phong (phường Tân

Hòa); chợ Chi Lăng (phường Khánh Xuân); chợ Ea Tam (phường Ea Tam); chợ Ea

Tu (xã Ea Tu); chợ Hòa Thuận (xã Hòa Thuận); chợ Hòa Thắng (xã Hòa Thắng);

chợ Đoàn Kết (xã Hòa Khánh); chợ thôn 6 (xã Hòa Khánh); chợ Hòa Xuân (xã Hòa

Xuân); chợ Thành Nhất (phường Thành Nhất); chợ Tân Thành (phường Tân

Thành); chợ Phan Chu Trinh (phường Tân Lợi).

p10

Ông Phan Xuân Mạo, Phó Phòng Kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột cho biết,

đối với một số chợ chưa được xã hội hóa, thành phố cũng đã có văn bản kêu gọi đầu

tư. Nhưng thực tế, việc có kêu gọi, có hấp dẫn được nhà đầu tư hay không còn phụ

thuộc vào vị trí kinh doanh buôn bán của các chợ. Một số chợ hoạt động còn chưa

hiệu quả, số hộ kinh doanh quá ít so với thiết kế của chợ. Các chợ phường, xã hầu

hết đều xuống cấp cần đầu tư nâng cấp, nhất là các chợ thuộc Chương trình Xây

dựng nông thôn mới như chợ Hòa Thuận, chợ Đoàn Kết, chợ Tân Thành. Có những

chợ đơn vị đầu tư gặp phải khó khăn trong khâu giải tỏa. Đơn cử như khu A của chợ

Ea Tam, trước đây đã giao cho Công ty TNHH Thành Luân đầu tư nhưng do không

giải tỏa được nên Công ty trả lại. Thêm nữa, chợ Ea Tam lại thuộc dạng vừa đầu tư

xây dựng mới vừa quản lý khai thác nên chưa biết lựa chọn nhà đầu tư khai thác

quản lý theo quyết định nào giữa hai Quyết định:48/2012/QĐ-UBND và Quyết định

05/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh do hai quyết định trên lại quy định 2 cơ quan

thực hiện khác nhau.

Để thực hiện được việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ được nhanh

chóng, ông Mạo cũng cho biết, Phòng Kinh tế đang soạn thảo tờ trình cho UBND

thành phố để đề nghị UBND tỉnh giao cho UBND thành phố tổ chức chọn nhà đầu

tư thay vì giao cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Đầu tư và Du lịch hoặc

UBND thành phố thống nhất đấu thầu theo Quyết định 05/2013/QĐ-UBND của

UBND tỉnh về trình tự thủ tục lựa chọn nhà khai thác quản lý chợ. Bởi trên thực tế

công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thì theo Quyết định 48/2012/QĐ-UBND và

do Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Đầu tư và Du lịch thực hiện, còn đấu thầu

khai thác, quản lý chợ thì do UBND thành phố thực hiện (đối với những chợ đã đầu

tư hoàn chỉnh). Một người lựa chọn, một người khác tổ chức đấu thầu khai thác,

quản lý, điều này vô hình trung sẽ gây ra sự chậm trễ, nhiều công đoạn, nhiều thủ

tục, ít nhiều gây sự e ngại cho doanh nghiệp muốn đầu tư cũng như tạo ra sự nắm

bắt thiếu chặt chẽ của đơn vị thực hiện.

p11

PHỤ LỤC 5

PHỤ LỤC 1: KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

Kết quả kiểm định Skewness và Kurtosis

N Mean Std.

Deviation

Skewness Kurtosis

Statistic Statistic Statistic Statistic Std.

Error

Statistic Std.

Error

MB1 292 4.0137 .64201 -.012 .143 -.555 .284

MB 2 292 4.0137 .59766 -.004 .143 -.175 .284

MB 3 292 3.9281 .62450 -.034 .143 -.199 .284

MB 4 292 3.9555 .61600 -.151 .143 .182 .284

MB 5 292 4.0342 .61944 -.109 .143 -.071 .284

G1 292 2.5137 1.46311 .772 .143 -.911 .284

G2 292 2.4863 1.34295 .832 .143 -.581 .284

G3 292 2.4555 1.50648 .790 .143 -.931 .284

G4 292 2.4897 1.51166 .705 .143 -1.054 .284

G5 292 2.4863 1.50022 .761 .143 -.969 .284

DD1 292 3.8973 .61179 -.485 .143 1.072 .284

DD2 292 3.7945 .67775 -.056 .143 -.247 .284

DD3 292 3.6404 .78919 -.070 .143 -.433 .284

DD4 292 3.8219 .67539 -.106 .143 -.170 .284

DD5 292 3.7123 .71756 .096 .143 -.472 .284

TT1 292 4.2158 .58447 -.178 .143 .139 .284

TT2 292 4.1918 .66130 -.302 .143 -.446 .284

TT3 292 4.0856 .70066 -.301 .143 -.339 .284

TT4 292 4.0616 .68084 -.669 .143 .148 .284

TT5 292 4.0377 .59374 -.208 .143 .583 .284

CN1 292 4.0651 .63615 -.135 .143 -.233 .284

CN2 292 4.1678 .67038 -.278 .143 -.514 .284

CN3 292 4.0240 .67052 -.165 .143 -.325 .284

CN4 292 4.0445 .65912 -.265 .143 .043 .284

CN5 292 4.0582 .58624 -.009 .143 -.088 .284

TTCT1 292 3.8938 .55523 -.042 .143 .144 .284

TTCT2 292 3.8630 .60502 -.023 .143 -.123 .284

TTCT3 292 3.8322 .58848 -.151 .143 .180 .284

p12

TTCT4 292 3.9144 .60029 -.158 .143 .292 .284

TTCT5 292 3.8014 .62722 .091 .143 -.411 .284

CSVC1 292 3.9829 .58302 .001 .143 -.030 .284

CSVC2 292 4.0856 .52713 .096 .143 .515 .284

CSVC3 292 4.1747 .51803 .212 .143 .207 .284

CSVC4 292 4.1815 .59604 -.082 .143 -.365 .284

CSVC5 292 3.9932 .67347 .008 .143 -.781 .284

MTCT1 292 3.9932 .71793 -1.393 .143 .758 .284

MTCT2 292 3.8425 .64949 -2.107 .143 .504 .284

MTCT3 292 3.8733 .66918 -1.788 .143 .553 .284

MTCT4 292 3.8390 .68221 -.963 .143 .072 .284

MTCT5 292 3.8562 .62027 -1.375 .143 .250 .284

CSCT1 292 4.0274 .58557 -.417 .143 .450 .284

CSCT2 292 4.1815 .72600 -.617 .143 .175 .284

CSCT3 292 3.9110 .50999 -2.024 .143 .106 .284

CSCT4 292 3.7979 .73937 -.892 .143 .032 .284

CSCT5 292 3.9863 .72734 -1.598 .143 .092 .284

QD1 292 4.0000 .63137 -.082 .143 -.205 .284

QD2 292 4.0445 .62155 -.116 .143 -.091 .284

QD3 292 4.0377 .61646 -.111 .143 -.039 .284

QD4 292 3.9349 .61973 .042 .143 -.394 .284

QD5 292 4.0445 .58156 -.003 .143 -.030 .284

Valid N

(listwise) 292

Nhóm 1: Mặt bằng kinh doanh

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.763 5

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

SP1 15.9315 3.494 .430 .757

p13

SP2 15.9315 3.425 .523 .724

SP3 16.0171 3.281 .560 .711

SP4 15.9897 3.185 .625 .687

SP5 15.9110 3.353 .530 .721

Nhóm 2: Giá thuê mặt bằng

Lần 1

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.919 5

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

G1 10.2774 27.246 .852 .889

G2 9.9452 28.856 .696 .920

G3 10.3356 26.705 .862 .887

G4 10.3014 27.881 .766 .906

G5 10.3048 27.704 .788 .902

p14

Lần 2

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.920 4

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

G1 7.4315 16.885 .818 .895

G3 7.4897 16.546 .819 .895

G4 7.4555 16.606 .809 .898

G5 7.4589 16.620 .816 .896

Nhóm 3: Địa điểm kinh doanh

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.795 5

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

ĐĐ1 14.9692 4.855 .536 .769

ĐĐ2 15.0719 4.479 .604 .747

ĐĐ3 15.2260 4.086 .615 .744

ĐĐ4 15.0445 4.682 .525 .772

ĐĐ5 15.1541 4.344 .606 .746

Nhóm 4: Truyền thông

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

p15

.722 5

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

TT1 16.3767 3.486 .508 .666

TT2 16.4007 3.265 .516 .660

TT3 16.5068 3.131 .530 .654

TT4 16.5308 3.370 .441 .691

TT5 16.5548 3.643 .415 .699

Nhóm 5: Con người

Lần 1

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.778 5

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

CN1 16.2945 3.597 .625 .712

CN2 16.1918 3.523 .611 .716

CN3 16.3356 3.674 .539 .741

CN4 16.3151 3.557 .611 .716

CN5 16.3014 4.259 .375 .789

p16

Lần 2

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.789 4

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

CN1 12.2363 2.552 .641 .716

CN2 12.1336 2.528 .601 .735

CN3 12.2774 2.600 .560 .757

CN4 12.2568 2.576 .590 .741

Nhóm 6: Qui trình thủ tục cho thuê

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.797 5

Item-Total Statistics

Scale

Mean if

Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

TTCT1 15.4110 3.322 .627 .745

TTCT2 15.4418 3.430 .493 .786

TTCT3 15.4726 3.357 .555 .766

TTCT4 15.3904 3.228 .608 .749

TTCT5 15.5034 3.137 .616 .746

Nhóm 7: Cơ sở vật chất

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.761 5

p17

Item-Total Statistics

Scale

Mean if

Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

CSVC1 16.4349 3.037 .471 .738

CSVC2 16.3322 3.123 .501 .728

CSVC3 16.2432 3.044 .565 .708

CSVC4 16.2363 2.896 .534 .716

CSVC5 16.4247 2.596 .592 .696

Nhóm 8: Môi trường chính trị - ý kiến cộng đồng

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.839 5

Item-Total Statistics

Scale

Mean if

Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

MTCT1 15.4110 4.264 .681 .796

MTCT2 15.5616 4.735 .581 .823

MTCT3 15.5308 4.387 .700 .790

MTCT4 15.5651 4.377 .685 .794

MTCT5 15.5479 4.867 .565 .826

Nhóm 9: Chính sách công ty

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.847 5

Item-Total Statistics

p18

Scale

Mean if

Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

CSCT1 15.8767 4.720 .697 .807

CSCT2 15.7226 4.442 .610 .829

CSCT3 15.9932 5.216 .584 .836

CSCT4 16.1062 4.040 .757 .786

CSCT5 15.9178 4.296 .667 .813

Nhóm 10: Quyết định thuê mặt bằng

Reliability Statistics

Cronbach's

Alpha

N of

Items

.804 5

Item-Total Statistics

Scale Mean

if Item

Deleted

Scale

Variance if

Item

Deleted

Corrected

Item-Total

Correlation

Cronbach's

Alpha if

Item

Deleted

QĐ1 16.0616 3.501 .588 .766

QĐ2 16.0171 3.598 .553 .777

QĐ3 16.0240 3.508 .606 .760

QĐ4 16.1267 3.596 .557 .776

QĐ5 16.0171 3.550 .639 .751

p19

PHỤ LỤC 2: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ Nhóm biến độc lập

Lần 1

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .811

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5628.631

df 903

Sig. .000

p20

Lần 2

p21

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .806

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 5473.065

df 861

Sig. .000

p22

p23

Nhóm biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .812

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 419.933

df 10

Sig. .000

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 2.810 56.205 56.205 2.810 56.205 56.205

2 .672 13.441 69.646

3 .613 12.260 81.906

4 .508 10.166 92.073

5 .396 7.927 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Component Matrixa

Component

1

QĐ5 .791

QĐ3 .764

QĐ1 .751

QĐ4 .724

QĐ2 .716

Extraction Method:

Principal Component

Analysis.

a. 1 components extracted.

p24

PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ

Giới tính

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid nam 97 33.2 33.2 33.2

nữ 195 66.8 66.8 100.0

Total 292 100.0 100.0

Doanh thu

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Dưới 10 triệu/ tháng 23 7.9 7.9 7.9

10 - 20 triệu/ tháng 44 15.1 15.1 22.9

20 - 30 triệu/ tháng 67 22.9 22.9 45.9

30 – 50 triệu/ tháng 81 27.7 27.7 73.6

50 -80 triệu/ tháng 48 16.4 16.4 90.1

100 triệu/ tháng 29 9.9 9.9 100.0

Total 292 100.0 100.0

Kinh doanh bao lâu

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid Mới kinh doanh 53 18.2 18.2 18.2

3 năm 61 20.9 20.9 39.0

6 - 9 năm 84 28.8 28.8 67.8

trên 20 năm 94 32.2 32.2 100.0

Total 292 100.0 100.0

p25

Kinh doanh cùng ai

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid cùng gia đình 88 30.1 30.1 30.1

cùng bạn bè 73 25.0 25.0 55.1

một mình 131 44.9 44.9 100.0

Total 292 100.0 100.0

Thời gian tiêu tốn để kinh doanh trong chợ

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid 6 giờ 53 18.2 18.2 18.2

8 giờ 61 20.9 20.9 39.0

10 giờ 84 28.8 28.8 67.8

12 giờ 94 32.2 32.2 100.0

Total 292 100.0 100.0

Descriptive Statistics

N Range Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Statistic

SP1 292 2.00 3.00 5.00 4.0137 .03757 .64201 .412

SP2 292 2.00 3.00 5.00 4.0137 .03498 .59766 .357

SP3 292 3.00 2.00 5.00 3.9281 .03655 .62450 .390

SP4 292 3.00 2.00 5.00 3.9555 .03605 .61600 .379

SP5 292 3.00 2.00 5.00 4.0342 .03625 .61944 .384

Valid N (listwise) 292

Descriptive Statistics

N Range Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Statistic

G1 292 4.00 1.00 5.00 2.5137 .08562 1.46311 2.141

G2 292 4.00 1.00 5.00 2.4863 .07859 1.34295 1.804

G3 292 4.00 1.00 5.00 2.4555 .08816 1.50648 2.269

G4 292 4.00 1.00 5.00 2.4897 .08846 1.51166 2.285

G5 292 4.00 1.00 5.00 2.4863 .08779 1.50022 2.251

Valid N (listwise) 292

p26

Descriptive Statistics

N Range Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Statistic

ĐĐ1 292 3.00 2.00 5.00 3.8973 .03580 .61179 .374

ĐĐ2 292 3.00 2.00 5.00 3.7945 .03966 .67775 .459

ĐĐ3 292 3.00 2.00 5.00 3.6404 .04618 .78919 .623

ĐĐ4 292 3.00 2.00 5.00 3.8219 .03952 .67539 .456

ĐĐ5 292 3.00 2.00 5.00 3.7123 .04199 .71756 .515

Valid N (listwise) 292

Descriptive Statistics

N Range Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Statistic

TT1 292 3.00 2.00 5.00 4.2158 .03420 .58447 .342

TT2 292 3.00 2.00 5.00 4.1918 .03870 .66130 .437

TT3 292 3.00 2.00 5.00 4.0856 .04100 .70066 .491

TT4 292 3.00 2.00 5.00 4.0616 .03984 .68084 .464

TT5 292 3.00 2.00 5.00 4.0377 .03475 .59374 .353

Valid N (listwise) 292

Descriptive Statistics

N Range Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Statistic

CN1 292 3.00 2.00 5.00 4.0651 .03723 .63615 .405

CN2 292 3.00 2.00 5.00 4.1678 .03923 .67038 .449

CN3 292 3.00 2.00 5.00 4.0240 .03924 .67052 .450

CN4 292 3.00 2.00 5.00 4.0445 .03857 .65912 .434

CN5 292 2.00 3.00 5.00 4.0582 .03431 .58624 .344

Valid N (listwise) 292

p27

Descriptive Statistics

N Range Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Statistic

TTCT1 292 2.00 3.00 5.00 3.8938 .03249 .55523 .308

TTCT2 292 3.00 2.00 5.00 3.8630 .03541 .60502 .366

TTCT3 292 3.00 2.00 5.00 3.8322 .03444 .58848 .346

TTCT4 292 3.00 2.00 5.00 3.9144 .03513 .60029 .360

TTCT5 292 3.00 2.00 5.00 3.8014 .03671 .62722 .393

Valid N (listwise) 292

Descriptive Statistics

N Range Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Statistic

CSVC1 292 2.00 3.00 5.00 3.9829 .03412 .58302 .340

CSVC2 292 2.00 3.00 5.00 4.0856 .03085 .52713 .278

CSVC3 292 2.00 3.00 5.00 4.1747 .03032 .51803 .268

CSVC4 292 2.00 3.00 5.00 4.1815 .03488 .59604 .355

CSVC5 292 2.00 3.00 5.00 3.9932 .03941 .67347 .454

Valid N (listwise) 292

Descriptive Statistics

N Range Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Statistic

MTCT1 292 4.00 1.00 5.00 3.9932 .04201 .71793 .515

MTCT2 292 4.00 1.00 5.00 3.8425 .03801 .64949 .422

MTCT3 292 4.00 1.00 5.00 3.8733 .03916 .66918 .448

MTCT4 292 4.00 1.00 5.00 3.8390 .03992 .68221 .465

MTCT5 292 4.00 1.00 5.00 3.8562 .03630 .62027 .385

Valid N (listwise) 292

p28

Descriptive Statistics

N Range Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Statistic

CSCT1 292 3.00 2.00 5.00 4.0274 .03427 .58557 .343

CSCT2 292 3.00 2.00 5.00 4.1815 .04249 .72600 .527

CSCT3 292 4.00 1.00 5.00 3.9110 .02984 .50999 .260

CSCT4 292 4.00 1.00 5.00 3.7979 .04327 .73937 .547

CSCT5 292 4.00 1.00 5.00 3.9863 .04256 .72734 .529

Valid N (listwise) 292

Descriptive Statistics

N Range Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Statistic

QĐ1 292 3.00 2.00 5.00 4.0000 .03695 .63137 .399

QĐ2 292 3.00 2.00 5.00 4.0445 .03637 .62155 .386

QĐ3 292 3.00 2.00 5.00 4.0377 .03608 .61646 .380

QĐ4 292 2.00 3.00 5.00 3.9349 .03627 .61973 .384

QĐ5 292 2.00 3.00 5.00 4.0445 .03403 .58156 .338

Valid N (listwise) 292

Descriptive Statistics

N Range Minimum Maximum Mean Std. Deviation Variance

Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Std. Error Statistic Statistic

SP 292 2.20 2.80 5.00 3.9890 .02601 .44446 .198

G 292 4.00 1.00 5.00 2.4863 .07859 1.34295 1.804

TT 292 2.00 3.00 5.00 4.1185 .02600 .44436 .197

CN 292 2.50 2.50 5.00 4.0753 .03019 .51596 .266

TTCT 292 2.60 2.40 5.00 3.8610 .02591 .44271 .196

CSVC 292 1.75 3.25 5.00 4.0830 .02585 .44180 .195

DD 292 2.60 2.40 5.00 3.7733 .03023 .51664 .267

MTCT 292 4.00 1.00 5.00 3.8808 .03052 .52147 .272

CSCT 292 3.40 1.60 5.00 3.9808 .03060 .52292 .273

QD 292 2.50 2.50 5.00 4.0060 .02740 .46824 .219

Valid N (listwise) 292

p29

PHỤ LỤC 4: HỒI QUY

Correlations

QD SP G TT CN TTCT CSVC DD MTCT CSCT

QD Pearson Correlation 1 .583** -.560** .432** .596** .478** .376** .482** -.010 .191**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .868 .001

N 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292

SP Pearson Correlation .583** 1 -.361** .291** .473** .314** .222** .355** .012 .158**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .844 .007

N 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292

G Pearson Correlation -.560** -.361** 1 -.349** -.267** -.259** -.189** -.300** -.039 -.065

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .001 .000 .503 .267

N 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292

TT Pearson Correlation .432** .291** -.349** 1 .259** .310** .361** .428** -.054 .231**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .358 .000

N 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292

CN Pearson Correlation .596** .473** -.267** .259** 1 .274** .176** .292** .042 .022

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .003 .000 .477 .709

N 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292

TTCT Pearson Correlation .478** .314** -.259** .310** .274** 1 .353** .434** -.054 .129*

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .356 .028

N 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292

CSVC Pearson Correlation .376** .222** -.189** .361** .176** .353** 1 .471** .033 .051

Sig. (2-tailed) .000 .000 .001 .000 .003 .000 .000 .570 .387

N 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292

DD Pearson Correlation .482** .355** -.300** .428** .292** .434** .471** 1 .047 .088

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .420 .133

N 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292

MTCT Pearson Correlation -.010 .012 -.039 -.054 .042 -.054 .033 .047 1 -.036

Sig. (2-tailed) .868 .844 .503 .358 .477 .356 .570 .420 .544

N 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292

CSCT Pearson Correlation .191** .158** -.065 .231** .022 .129* .051 .088 -.036 1

Sig. (2-tailed) .001 .007 .267 .000 .709 .028 .387 .133 .544

N 292 292 292 292 292 292 292 292 292 292

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

p30

Descriptive Statistics

Mean Std. Deviation N

QD 4.0060 .46824 292

SP 3.9890 .44446 292

G 2.4863 1.34295 292

TT 4.1185 .44436 292

CN 4.0753 .51596 292

TTCT 3.8610 .44271 292

CSVC 4.0830 .44180 292

DD 3.7733 .51664 292

CSCT 3.9808 .52292 292

Correlations

QD SP G TT CN TTCT CSVC DD CSCT

Pearson Correlation QD 1.000 .583 -.560 .432 .596 .478 .376 .482 .191

SP .583 1.000 -.361 .291 .473 .314 .222 .355 .158

G -.560 -.361 1.000 -.349 -.267 -.259 -.189 -.300 -.065

TT .432 .291 -.349 1.000 .259 .310 .361 .428 .231

CN .596 .473 -.267 .259 1.000 .274 .176 .292 .022

TTCT .478 .314 -.259 .310 .274 1.000 .353 .434 .129

CSVC .376 .222 -.189 .361 .176 .353 1.000 .471 .051

DD .482 .355 -.300 .428 .292 .434 .471 1.000 .088

CSCT .191 .158 -.065 .231 .022 .129 .051 .088 1.000

Sig. (1-tailed) QD . .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 .001

SP .000 . .000 .000 .000 .000 .000 .000 .003

G .000 .000 . .000 .000 .000 .001 .000 .133

TT .000 .000 .000 . .000 .000 .000 .000 .000

CN .000 .000 .000 .000 . .000 .001 .000 .354

TTCT .000 .000 .000 .000 .000 . .000 .000 .014

CSVC .000 .000 .001 .000 .001 .000 . .000 .194

DD .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000 . .066

CSCT .001 .003 .133 .000 .354 .014 .194 .066 .

N QD 292 292 292 292 292 292 292 292 292

SP 292 292 292 292 292 292 292 292 292

G 292 292 292 292 292 292 292 292 292

TT 292 292 292 292 292 292 292 292 292

p31

CN 292 292 292 292 292 292 292 292 292

TTCT 292 292 292 292 292 292 292 292 292

CSVC 292 292 292 292 292 292 292 292 292

DD 292 292 292 292 292 292 292 292 292

CSCT 292 292 292 292 292 292 292 292 292

Model Summaryb

Model R R Square Adjusted R Square

Std. Error of the

Estimate Durbin-Watson

1 .814a .663 .654 .27548 1.814

a. Predictors: (Constant), CSCT, CN, CSVC, G, TTCT, TT, SP, DD

b. Dependent Variable: QD

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 42.326 8 5.291 69.717 .000b

Residual 21.476 283 .076

Total 63.802 291

a. Dependent Variable: QD

b. Predictors: (Constant), CSCT, CN, CSVC, G, TTCT, TT, SP, DD

Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig.

Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) .364 .268 1.358 .176

SP .203 .045 .193 4.554 .000 .665 1.503

G -.104 .014 -.297 -7.642 .000 .786 1.273

TT .047 .044 .044 1.071 .285 .691 1.448

CN .296 .036 .326 8.113 .000 .735 1.360

TTCT .160 .042 .151 3.761 .000 .737 1.357

CSVC .110 .043 .104 2.561 .011 .725 1.379

DD .080 .040 .088 2.005 .046 .617 1.621

CSCT .082 .032 .091 2.534 .012 .922 1.085

a. Dependent Variable: QD

p32

p33

p34

PHỤ LỤC 5: ANOVA Doanh thu

Descriptives

QD

N Mean

Std.

Deviation

Std.

Error

95% Confidence Interval for

Mean

Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound

Dưới 10 triệu/

tháng 23 4.0652 .45985 .09589 3.8664 4.2641 3.00 4.75

10 - 20 triệu/

tháng 44 3.9545 .49788 .07506 3.8032 4.1059 3.00 5.00

20 - 30 triệu/

tháng 67 4.0261 .48292 .05900 3.9083 4.1439 3.00 5.00

30 – 50 triệu/

tháng 81 4.0031 .51005 .05667 3.8903 4.1159 2.50 5.00

50 -80 triệu/ tháng 48 4.0156 .41708 .06020 3.8945 4.1367 3.00 5.00

100 triệu/ tháng 29 3.9828 .37160 .06900 3.8414 4.1241 3.00 4.75

Total 292 4.0060 .46824 .02740 3.9521 4.0599 2.50 5.00

Test of Homogeneity of Variances

QD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.303 5 286 .262

ANOVA

QD

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .245 5 .049 .221 .954

Within Groups 63.557 286 .222

Total 63.802 291

p35

Multiple Comparisons

Dependent Variable: QD

Bonferroni

(I) Doanh thu (J) Doanh thu Mean Difference (I-J) Std. Error Sig.

95% Confidence Interval

Lower Bound Upper Bound

Dưới 10 triệu/ tháng 10 - 20 triệu/ tháng .11067 .12130 1.000 -.2484 .4697

20 - 30 triệu/ tháng .03910 .11392 1.000 -.2981 .3763

30 – 50 triệu/ tháng .06213 .11138 1.000 -.2676 .3918

50 -80 triệu/ tháng .04959 .11955 1.000 -.3043 .4035

100 triệu/ tháng .08246 .13162 1.000 -.3072 .4721

10 - 20 triệu/ tháng Dưới 10 triệu/ tháng -.11067 .12130 1.000 -.4697 .2484

20 - 30 triệu/ tháng -.07157 .09147 1.000 -.3423 .1992

30 – 50 triệu/ tháng -.04854 .08828 1.000 -.3099 .2128

50 -80 triệu/ tháng -.06108 .09839 1.000 -.3523 .2302

100 triệu/ tháng -.02821 .11275 1.000 -.3620 .3055

20 - 30 triệu/ tháng Dưới 10 triệu/ tháng -.03910 .11392 1.000 -.3763 .2981

10 - 20 triệu/ tháng .07157 .09147 1.000 -.1992 .3423

30 – 50 triệu/ tháng .02303 .07785 1.000 -.2074 .2535

50 -80 triệu/ tháng .01049 .08914 1.000 -.2534 .2744

100 triệu/ tháng .04336 .10478 1.000 -.2668 .3535

30 – 50 triệu/ tháng Dưới 10 triệu/ tháng -.06213 .11138 1.000 -.3918 .2676

10 - 20 triệu/ tháng .04854 .08828 1.000 -.2128 .3099

20 - 30 triệu/ tháng -.02303 .07785 1.000 -.2535 .2074

50 -80 triệu/ tháng -.01254 .08587 1.000 -.2667 .2416

100 triệu/ tháng .02033 .10201 1.000 -.2816 .3223

50 -80 triệu/ tháng Dưới 10 triệu/ tháng -.04959 .11955 1.000 -.4035 .3043

10 - 20 triệu/ tháng .06108 .09839 1.000 -.2302 .3523

20 - 30 triệu/ tháng -.01049 .08914 1.000 -.2744 .2534

30 – 50 triệu/ tháng .01254 .08587 1.000 -.2416 .2667

100 triệu/ tháng .03287 .11087 1.000 -.2953 .3611

100 triệu/ tháng Dưới 10 triệu/ tháng -.08246 .13162 1.000 -.4721 .3072

10 - 20 triệu/ tháng .02821 .11275 1.000 -.3055 .3620

20 - 30 triệu/ tháng -.04336 .10478 1.000 -.3535 .2668

30 – 50 triệu/ tháng -.02033 .10201 1.000 -.3223 .2816

50 -80 triệu/ tháng -.03287 .11087 1.000 -.3611 .2953

p36

Thời gian kinh doanh

Descriptives

QD

N Mean

Std.

Deviation

Std.

Error

95% Confidence Interval for

Mean

Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound

Mới kinh

doanh 53 4.0236 .39911 .05482 3.9136 4.1336 3.00 5.00

3 năm 61 4.0041 .53520 .06853 3.8670 4.1412 2.50 5.00

6 - 9 năm 84 3.9137 .46971 .05125 3.8118 4.0156 3.00 5.00

trên 20 năm 94 4.0798 .44933 .04635 3.9878 4.1718 3.00 5.00

Total 292 4.0060 .46824 .02740 3.9521 4.0599 2.50 5.00

Test of Homogeneity of Variances

QD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.661 3 288 .176

ANOVA

QD

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 1.244 3 .415 1.909 .128

Within Groups 62.558 288 .217

Total 63.802 291

Multiple Comparisons

Dependent Variable: QD

Bonferroni

(I) Kinh doanh bao

lâu

(J) Kinh doanh bao

lâu

Mean Difference (I-

J)

Std.

Error Sig.

95% Confidence Interval

Lower

Bound

Upper

Bound

Mới kinh doanh 3 năm .01949 .08752 1.000 -.2130 .2520

6 - 9 năm .10989 .08176 1.000 -.1073 .3271

trên 20 năm -.05620 .08006 1.000 -.2689 .1565

3 năm Mới kinh doanh -.01949 .08752 1.000 -.2520 .2130

6 - 9 năm .09041 .07840 1.000 -.1179 .2987

p37

trên 20 năm -.07569 .07663 1.000 -.2793 .1279

6 - 9 năm Mới kinh doanh -.10989 .08176 1.000 -.3271 .1073

3 năm -.09041 .07840 1.000 -.2987 .1179

trên 20 năm -.16610 .06998 .110 -.3520 .0198

trên 20 năm Mới kinh doanh .05620 .08006 1.000 -.1565 .2689

3 năm .07569 .07663 1.000 -.1279 .2793

6 - 9 năm .16610 .06998 .110 -.0198 .3520

Người kinh doanh

Descriptives

QD

N Mean Std. Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound

cùng gia đình 88 3.9545 .43639 .04652 3.8621 4.0470 3.00 5.00

cùng bạn bè 73 4.0000 .49301 .05770 3.8850 4.1150 2.50 5.00

một mình 131 4.0439 .47483 .04149 3.9618 4.1260 3.00 5.00

Total 292 4.0060 .46824 .02740 3.9521 4.0599 2.50 5.00

Test of Homogeneity of Variances

QD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.574 2 289 .564

ANOVA

QD

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .424 2 .212 .966 .382

Within Groups 63.378 289 .219

Total 63.802 291

p38

Multiple Comparisons

Dependent Variable: QD

Bonferroni

(I) Kinh doanh cùng

ai

(J) Kinh doanh cùng

ai

Mean Difference (I-

J)

Std.

Error Sig.

95% Confidence Interval

Lower

Bound

Upper

Bound

cùng gia đình cùng bạn bè -.04545 .07414 1.000 -.2240 .1331

một mình -.08935 .06455 .502 -.2448 .0661

cùng bạn bè cùng gia đình .04545 .07414 1.000 -.1331 .2240

một mình -.04389 .06840 1.000 -.2086 .1208

một mình cùng gia đình .08935 .06455 .502 -.0661 .2448

cùng bạn bè .04389 .06840 1.000 -.1208 .2086

Thời gian tiêu tốn để kinh doanh

Descriptives

QD

N Mean Std. Deviation Std. Error

95% Confidence Interval for Mean

Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound

6 giờ 53 3.9811 .50917 .06994 3.8408 4.1215 2.50 5.00

8 giờ 61 4.0492 .51198 .06555 3.9181 4.1803 3.00 5.00

10 giờ 84 4.0089 .43982 .04799 3.9135 4.1044 3.00 5.00

12 giờ 94 3.9894 .44437 .04583 3.8983 4.0804 3.00 5.00

Total 292 4.0060 .46824 .02740 3.9521 4.0599 2.50 5.00

Test of Homogeneity of Variances

QD

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.215 3 288 .305

ANOVA

QD

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups .173 3 .058 .261 .853

Within Groups 63.629 288 .221

Total 63.802 291

p39

Multiple Comparisons

Dependent Variable: QD

Bonferroni

(I) Thời gian tiêu tốn để

kinh doanh trong chợ

(J) Thời gian tiêu tốn để

kinh doanh trong chợ

Mean

Difference (I-J)

Std.

Error Sig.

95% Confidence

Interval

Lower

Bound

Upper

Bound

6 giờ 8 giờ -.06805 .08826 1.000 -.3025 .1664

10 giờ -.02780 .08245 1.000 -.2468 .1913

12 giờ -.00823 .08074 1.000 -.2227 .2063

8 giờ 6 giờ .06805 .08826 1.000 -.1664 .3025

10 giờ .04025 .07907 1.000 -.1698 .2503

12 giờ .05982 .07728 1.000 -.1455 .2651

10 giờ 6 giờ .02780 .08245 1.000 -.1913 .2468

8 giờ -.04025 .07907 1.000 -.2503 .1698

12 giờ .01957 .07057 1.000 -.1679 .2071

12 giờ 6 giờ .00823 .08074 1.000 -.2063 .2227

8 giờ -.05982 .07728 1.000 -.2651 .1455

10 giờ -.01957 .07057 1.000 -.2071 .1679

Giới tính

Group Statistics

Giới tính N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

QD nam 97 3.9871 .42600 .04325

nữ 195 4.0154 .48868 .03500

p40

Independent Samples Test

Levene's Test for

Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t df

Sig. (2-

tailed)

Mean

Difference

Std. Error

Difference

95% Confidence

Interval of the

Difference

Lower Upper

QD Equal

variances

assumed

1.264 .262 -

.485 290 .628 -.02827 .05825 -.14293 .08638

Equal

variances not

assumed

-

.508 216.840 .612 -.02827 .05564 -.13793 .08139