nghiÊn c ìu thÀnh phẦn loÀi vÀ ĐẶc trƢng phÂn b c êa...

220
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- LÊ DANH MINH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN BỐ CỦA GIÁP XÁC NƢỚC NGỌT (CRUSTACEA) Ở KHU VỰC VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – 2018

Upload: others

Post on 29-Oct-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ -----------------------------

LÊ DANH MINH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG

PHÂN BỐ CỦA GIÁP XÁC NƢỚC NGỌT (CRUSTACEA)

Ở KHU VỰC VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI – 2018

Page 2: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ -----------------------------

LÊ DANH MINH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG

PHÂN BỐ CỦA GIÁP XÁC NƢỚC NGỌT (CRUSTACEA) Ở

KHU VỰC VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HOC

Chuyên ngành: Động vật học

Mã số: 9 42 01 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS.TS. Hồ Thanh Hải

2. TS. Trần Đức Lƣơng

HÀ NỘI – 2018

Page 3: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để

bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Công trình này là kết quả nghiên cứu của tác giả đã trực

tiếp tham gia thực hiện với sự cộng tác của các đồng nghiệp và được sự đồng ý cho

phép sử dụng trong luận án.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được

cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Page 4: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án tại cơ sở đào tạo, tôi xin được gửi lời cảm

ơn chân thành và sâu sắc của mình tới hai thầy hướng dẫn, PGS.TS. Hồ Thanh Hải

và TS. Trần Đức Lương đã tận tình chỉ bảo và giúp tôi có được những kết quả

nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tác giả luận án xin gửi tới TS. Lê Hùng Anh,

TS. Cao Thị Kim Thu, TS. Đỗ Văn Tứ, ThS. Nguyễn Tống Cường và ThS. Đặng

Văn Đông lời cảm ơn sâu sắc vì những giúp đỡ tận tình trong các hoạt động nghiên

cứu.

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo cơ sở đào tạo là Viện Sinh

thái và Tài nguyên sinh vật, Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa

học và Công nghệ Việt Nam, đã quan tâm, tạo điều kiện để NCS hoàn tất các

chương trình học tập và thực hiện luận án.

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến Trường Đại học Hà Tĩnh, Khoa Sư

phạm đã tạo thuận lợi cho NCS trong suốt thời gian làm luận án. NCS xin cảm ơn

sự hỗ trợ của Đề tài Độc lập trẻ, mã số VAST.ĐLT.02_14-15 do Viện Hàn lâm

KHCN Việt Nam tài trợ. NCS xin gửi lời cám ơn đến các cán bộ phòng Sinh Thái

và môi trường nước - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện, cung

cấp cho NCS các tài liệu liên quan trong suốt quá trình làm luận án.

Trong quá trình thực hiện luận án, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè,

đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho

luận án. Đặc biệt, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân suốt thời

gian qua đã luôn quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để NCS có nhiều thời gian

tập trung hoàn thành luận án.

Nghiên cứu sinh

Lê Danh Minh

Page 5: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vii

DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... viii

DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................ ix

MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 4

1.1. Các nghiên cứu v giáp xác nƣớc ngọt ở trên th giới................................... 4

1.1.1. Các nghiên cứu về phân loại các nhóm giáp xác nước ngọt........................ 4

1.1.1.1. Giáp xác chân chèo nước ngọt Copepoda ......................................... 4

1.1.1.2. Giáp xác râu chẻ râu ngành (Cladocera)............................................. 5

1.1.1.3. Giáp xác có vỏ Ostracoda ................................................................. 6

1.1.1.4. Tôm, cua (Decapoda).......................................................................... 7

1.1.2. Các nghiên cứu về môi trường sống và sự phân chia các nhóm loài sinh

thái sống trong thủy vực vùng núi đá vôi...................................................................

9

1.1.2.1. Các thủy vực vùng núi đá vôi............................................................. 9

1.1.2.2. Sự phân chia các nhóm loài sinh thái sống trong thủy vực ngầm....... 12

1.1.3. Thành phần loài giáp xác các thủy vực nước ngọt vùng núi đá vôi............. 13

1.2. Các nghiên cứu v giáp xác nƣớc ngọt ở Việt Nam................................................ 15

1.2.1. Các nghiên cứu về thành phần phân loại học............................................... 15

1.2.1.1. Giáp xác chân chèo Copepoda và râu chẻ Cladocera .................... 15

1.2.1.2. Giáp xác có vỏ (Ostracoda)................................................................. 16

1.2.1.3. Tôm, cua (Decapoda).......................................................................... 16

1.2.2. Các nghiên cứu về giáp xác nước ngọt ở vùng núi đá vôi Việt Nam.......... 18

1.3. Các nghiên cứu v v ng n i á v i Phong Nha - Kẻ Bàng ........................... 20

1.3.1. Vị trí địa lý................................................................................................... 21

1.3.2. Địa hình, địa mạo......................................................................................... 21

Page 6: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

iv

1.3.3. Đặc điểm về địa chất.................................................................................... 22

1.3.4. Đặc điểm khí hậu.......................................................................................... 22

1.3.4.1. Chế độ nhiệt......................................................................................... 22

1.3.4.2. Chế độ mưa ẩm.................................................................................... 23

1.3.5. Chế độ thủy văn........................................................................................... 23

1.3.6. Hệ thống hang động vùng núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng......................... 23

1.3.7. Các loại hình thủy vực ở vùng núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng.................. 26

1.3.7.1. Hệ thống sông ngòi............................................................................. 26

1.3.7.2. Hồ chứa............................................................................................... 27

1.3.7.3. Thủy vực ngầm trong hang động........................................................ 27

CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU.........................................................................................................

31

2.1. Đối tƣợng, ph m vi nghiên cứu....................................................................... 31

2.2. Địa iểm nghiên cứu......................................................................................... 31

2.3. Thời gian nghiên cứu........................................................................................ 35

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 35

2.4.1. Cách tiếp cận............................................................................................... 35

2.4.1.1. Tiếp cận về hình thái học.................................................................... 35

2.4.1.2. Tiếp cận về sinh thái cảnh quan và phân bố................................................ 36

2.4.1.3. Tiếp cận hệ sinh thái........................................................................... 37

2.4.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa........................................................... 37

2.4.3. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.................................. 38

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 45

3.1. Đặc iểm thành phần loài giáp xác nƣớc ngọt ở khu vực nghiên cứu......... 45

3.1.1. Giáp xác chân chèo (Copepoda).................................................................. 53

3.1.2. Giáp xác râu chẻ (Cladocera)....................................................................... 54

3.1.3. Giáp xác có vỏ Ostracoda............................................................................. 55

3.1.4. Bathynellacea và Themosbaenacea............................................................. 56

3.1.5. Amphipoda và Isopoda................................................................................ 57

Page 7: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

v

3.1.6. Tôm, cua (Decapoda)................................................................................... 58

3.2. Đặc iểm phân bố của các loài giáp xác ở khu vực nghiên cứu................... 60

3.2.1. Phân bố theo loại hình thủy vực................................................................... 60

3.2.1.1. Các thủy vực ngầm trong hang động.................................................. 62

3.2.1.2. Các thủy vực trên mặt đất (lộ thiên).................................................... 66

3.2.2. Phân bố giữa nhóm giáp xác sống ở tầng nổi và tầng đáy........................... 69

3.2.3. Phân bố theo mùa........................................................................................ 71

3.3. Phân bố v mật ộ giáp xác nƣớc ngọt........................................................... 74

3.3.1. Nhóm giáp xác sống nổi............................................................................... 74

3.3.2. Nhóm giáp xác sống đáy.............................................................................. 85

3.4. Mức ộ a d ng sinh học quần xã giáp xác nƣớc ngọt................................. 91

3.4.1. Nhóm giáp xác sống nổi.............................................................................. 91

3.4.1.1. Chỉ số phong phú Margalef (d)........................................................... 91

3.4.1.2. Chỉ số đa dạng Shannon-Weiner H’ ................................................. 94

3.4.2. Nhóm giáp xác sống đáy............................................................................. 97

3.4.2.1. Chỉ số phong phú Margalef (d)........................................................... 97

3.4.2.2. Chỉ số đa dạng Shannon-Weiner H’ ................................................ 98

3.5. Mối tƣơng quan giữa quần xã giáp xác nƣớc ngọt và các y u tố m i trƣờng........... 101

3.5.1. Chất lượng môi trường nước ở các thủy vực vùng núi đá vôi khu vực

VQG Phong Nha – Kẻ Bàng......................................................................................

101

3.5.1.1. Ánh sáng............................................................................................. 101

3.5.1.2. Nhiệt độ.............................................................................................. 101

3.5.1.3. Độ pH................................................................................................. 103

3.5.1.4. Độ cứng của nước................................................................................ 103

3.5.1.5. Độ muối.............................................................................................. 104

3.5.1.6. Hàm lượng oxy hòa tan (DO)............................................................. 104

3.5.1.7. Muối dinh dưỡng nitơ và phốt pho..................................................... 105

Page 8: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

vi

3.5.2. Mối tương quan giữa các yếu tố môi trường và các chỉ số sinh học của

quần xã giáp xác ...................................................................................................... 108

3.6. Đ xu t các giải pháp bảo tồn và sử dụng b n vững tài nguyên giáp xác

nƣớc ngọt t i khu vực nghiên cứu..........................................................................

114

3.6.1. Các áp lực tới hệ sinh thái thủy vực và quần xã giáp xác ở PN- KB.......... 114

3.6.1.1. Phát triển du lịch quá nhanh ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ............... 114

3.6.1.2. Khai thác quá mức và bất hợp pháp thủy sản....................................... 115

3.6.1.3. Hệ sinh thái thủy vực ngầm và quần xã sinh vật trong hang động

chưa được chú ý bảo tồn................................................................................. 116

3.6.2. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái và quần xã

giáp xác trong hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng.................................................... 116

3.6.2.1. Quy hoạch phát triển du lịch bền vững ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng........... 117

3.6.2.2. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo

tồn ĐDSH .................................................................................................................................... 118

3.6.2.3. Xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương và

du khách ......................................................................................................... 118

3.6.2.4. Xây dựng các đề án nghiên cứu khoa học và quan trắc ĐDSH ở

VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.....................................................................................

118

3.6.2.5. Kiểm soát và phòng trừ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại................ 119

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 120

KẾT LUẬN............................................................................................................... 120

KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 124

PHỤ LỤC.................................................................................................................. i

Page 9: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVMT: Bảo vệ môi trường HV: Hang Va

BVTV: Bảo vệ thực vật HYH: Hang Yên Hợp

ĐPN: Động Phong Nha KD: Khe Dát

ĐDSH: Đa dạng sinh học KR: Khe Rinh

ĐNN: Đất ngập nước RC: Rào Con

GXN: Giáp xác nhỏ SC: Sông Chày

GXSN: Giáp xác sống nổi SCN: Suối Chà Nòi

GXSĐ: Giáp xác sống đáy SKV: Suối khe Ván

HST: Hệ sinh thái SPN: Suối Phú Nhiêu

HĐS: Hồ Đồng Suôn SS: Sông Son

HE: Hang E STĐ: Suối Thiên Đường

HKN: Hồ Khe Ngang STH: Suối Tân Hóa

HSĐ: Hang Sơn Đoòng SYH: Suối Yên Hợp

HT: Hang Tối TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

HTĐ: Hang Thiên Đường QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

HTL: Hang Tú Làn NCS Nghiên cứu sinh

H35: Hang 35 VQG: Vườn Quốc gia

PN - KB Phong Nha – Kẻ Bàng

Page 10: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Số lượng loài Giáp xác nước ngọt ở các thủy vực nước ngầm các

nước Đông Nam Á .…………………………………………………………….... 14

Bảng 2.1. Vị trí các thủy vực khảo sát thu thập mẫu vật thủy sinh vật ở vùng núi

đá vôi tỉnh Quảng Bình. ………………………………………………………..... 32

Bảng 2.2. Thông tin về trang thiết bị, phương pháp phân tích ………………..... 41

Bảng 2.3. Quan hệ giữa giá trị chỉ số Margalef d và mức độ đa dạng................. 42

Bảng 2.4. Quan hệ giữa giá trị chỉ số Shannon – Weiner H’ và mức độ đa dạng ........ 42

Bảng 2.5. Mức độ quan hệ theo hệ số tương quan .............................................. 43

Bảng 3.1. Cấu trúc thành phần loài của các taxon trong nhóm giáp xác các thủy

vực vùng núi đá vôi VQG PN - KB ...…………………………………………… 45

Bảng 3.2. Danh lục thành phần loài giáp xác nước ngọt các thủy vực vùng núi

đá vôi VQG PN - KB ..………………………………………………………....... 47

Bảng 3.3. Cấu trúc thành phần loài của các taxon trong nhóm giáp xác các thủy

vực ngầm trong hang động ………………………………………………………. 62

Bảng 3.4. Cấu trúc thành phần loài của các taxon trong nhóm giáp xác sống

điển hình trong thủy vực ngầm trong hang động ……………………………....... 63

Bảng 3.5. Cấu trúc thành phần loài của các taxon sống trong hang động không

chính thức ……………………………………………………………………....... 64

Bảng 3.6. Cấu trúc thành phần loài của các taxon trong nhóm giáp xác ở các

thủy vực trên mặt đất …………………………………………………………..... 67

Bảng 3.7. Cấu trúc thành phần loài của các taxon sống điển hình ở các thủy vực

trên mặt đất …………………………………………………………………….... 68

Bảng 3.8. Phân bố số lượng loài giáp xác các thủy vực trên mặt đất vùng núi đá

vôi VQG PN - KB .……………………………………………………………..... 69

Bảng 3.9. Phân bố số lượng loài giáp xác theo tầng nước ở các thủy vực núi đá

vôi VQG PN - KB ……………………………………………………………...... 70

Bảng 3.10. Phân bố số lượng loài giáp xác theo mùa ở các thủy vực núi đá vôi

VQG PN - KB ………………………………………………………………........ 73

Page 11: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

ix

Bảng 3.11. Mật độ trung bình các nhóm giáp xác sống nổi ở các thủy vực vùng

núi đá vôi VQG PN - KB ..……………………………………………………..... 74

Bảng 3.12. Mật độ trung bình các nhóm giáp xác sống đáy ở các thủy vực vùng

núi đá vôi VQG PN - KB ………………………………………………………... 85

Bảng 3.13. Mối tương quan giữa các chỉ số đặc trưng của quần xã Giáp xác

nước ngọt với các yếu tố môi trường nước ở các thủy vực lộ thiên …................. 108

Bảng 3.14. Mối tương quan giữa các chỉ số đặc trưng của quần xã Giáp xác nước ngọt

với các yếu tố môi trường nước ở các thủy vực trong hang động........................ 110

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 1.1. Mô hình địa hình và các thủy vực ở vùng núi đá vôi ....................... 10

Hình 1.2. Mô hình phân chia các vùng của môi trường nước ngầm vùng núi đá

vôi ........................................……………………………………................... 11

Hình 1.3. Bản đồ hệ thống hang động khu vực núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng 25

Hình 2.1. Vị trí các thủy vực khảo sát thu thập mẫu vật thủy sinh vật ở vùng

núi đá vôi VQG Phong Nha – Kẻ Bàng ...…………………………................... 34

Hình 3.1. Sự phân chia các nhóm loài giáp xác theo loại hình thủy vực ở VQG

Phong Nha – Kẻ Bàng...………………………………………………............... 61

Hình 3.2. Sơ đồ minh họa sự phân chia các nhóm loài giáp xác theo đặc trưng

phân bố ở các thủy vực vùng núi đá vôi khu vực VQG PN – KB …................. 62

Hình 3.3. Số lượng loài hang động điển hình A và loài hang động không

chính thức B ở thủy vực các hang vùng núi đá vôi VQG PN – KB ……......... 65

Hình 3.4. Phân bố số lượng loài giáp xác sống tầng nổi và tầng đáy………....... 71

Hình 3.5. Phân bố số lượng loài giáp xác theo mùa khảo sát…………………... 72

Hình 3.6. Mật độ trung bình nhóm giáp xác sống nổi các thủy vực trong hang động 77

Hình 3.7. Biến động mật độ giáp xác sống nổi ở động Phong Nha…………...... 78

Hình 3.8. Biến động mật độ giáp xác sống nổi ở hang E……………………..... 79

Hình 3.9. Mật độ trung bình nhóm giáp xác sống nổi ở các thủy vực trên mặt đất 80

Hình 3.10. Biến động mật độ giáp xác sống nổi ở sông Chày và sông Son......... 81

Hình 3.11. Biến động mật độ giáp xác sống nổi ở hồ Đồng Suôn và hồ KN...... 82

Page 12: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

x

Hình 3.12. Biến động mật độ trung bình theo mùa nhóm giáp xác sống nổi ở

sông suối............................................................................................................ 83

Hình 3.13. Biến động mật độ trung bình theo mùa nhóm giáp xác sống nổi ở

các hồ chứa…………………………………………………………......…......... 83

Hình 3.14. Biến động mật độ trung bình theo mùa nhóm giáp xác sống nổi ở

các thủy vực trong hang động……………………………………………...........

85

Hình 3.15. Biến động mật độ trung bình nhóm giáp xác sống đáy ở các thủy

vực trên mặt đất………………………………………………………………..... 87

Hình 3.16. Biến động mật độ trung bình nhóm giáp xác sống đáy ở các thủy

vực trong hang động…………………………………………………………...... 88

Hình 3.17. Biến động mật độ trung bình nhóm giáp xác sống đáy ở sông.......... 88

Hình 3.18. Biến động mật độ trung bình nhóm giáp xác sống đáy ở hồ chứa……...... 89

Hình 3.19. Biến động mật độ trung bình nhóm giáp xác sống đáy theo mùa ở

các thủy vực trên mặt đất ……………………………………………………...... 89

Hình 3.20. Biến động mật độ trung bình nhóm giáp xác sống đáy theo mùa ở

các thủy vực trong hang động…………………………………………………… 90

Hình 3.21. Biến động chỉ số phong phú nhóm giáp xác sống nổi các thủy vực

vùng núi đá vôi VQG PN - KB ………………………………………………… 93

Hình 3.22. Biến động giá trị trung bình theo mùa chỉ số phong phú nhóm giáp

xác sống nổi ở các thủy vực vùng núi đá vôi VQG PN - KB…………………… 94

Hình 3.23. Biến động chỉ số đa dạng nhóm giáp xác sống nổi ở các thủy vực

vùng núi đá vôi VQG PN - KB ………………..……………………………...... 95

Hình 3.24. Biến động giá trị trung bình theo mùa chỉ số đa dạng nhóm giáp xác

sống nổi ở các thủy vực vùng núi đá vôi VQG PN-KB ………………………... 96

Hình 3.25. Biến động chỉ số phong phú nhóm giáp xác sống đáy các thủy vực

vùng núi đá vôi VQG PN - KB ………………………………………………… 97

Hình 3.26. Biến động giá trị trung bình theo mùa chỉ số phong phú nhóm giáp

xác sống đáy ở các thủy vực vùng núi đá vôi VQG PN - KB ………………….. 98

Hình 3.27. Biến động chỉ số đa dạng H’ nhóm giáp xác sống đáy ở các thủy

vực vùng núi đá vôi VQG PN - KB …………………………………………… 99

Hình 3.28. Biến động giá trị trung bình theo mùa chỉ số đa dạng H’ nhóm giáp

xác sống đáy ở các thủy vực vùng núi đá vôi VQG PN - KB …………………. 100

Hình 3.29. Biến động nhiệt độ nước trung bình theo mùa ở các thủy vực vùng

núi đá vôi VQG PN - KB .…………………………………………………….... 102

Page 13: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xi

Hình 3.30. Biến động độ pH theo mùa ở các thủy vực vùng núi đá vôi VQG

PN - KB ……………………………………………………………………….... 103

Hình 3.31. Biến động độ cứng của nước tính theo CaCO3 theo mùa ở các

thủy vực vùng núi đá vôi VQG PN - KB ….………………………………….... 104

Hình 3.32. Biến động hàm lượng oxy hòa tan theo mùa ở các thủy vực vùng

núi đá vôi khu vực VQG PN - KB …………………………………………....... 105

Hình 3.33. Biến động hàm lượng muối amoni NH4+ theo mùa ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG PN - KB ……………………………………...... 106

Hình 3.34. Biến động hàm lượng muối nitrat NO3- theo mùa ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG PN - KB ..…………………………………….... 110

Hình 3.35. Biến động hàm lượng muối photphat PO43- theo mùa ở các thủy

vực vùng núi đá vôi khu vực VQG PN - KB ..………………………………..... 108

Hình 3.36. Tương quan giữa số loài và mật độ giáp xác nước ngọt với NH4+)

và (PO43-

) ở các thủy vực lộ thiên................................................................... 109

Hình 3.37. Tương quan giữa số loài giáp xác với các yếu tố NH4+, PO4

3- ở các

thủy vực trong hang động............................................................................ 112

Hình 3.38. Tương quan giữa mật độ giáp xác với các yếu tố NH4+, PO4

3- ở các

thủy vực trong hang động..................................................................................... 112

Hình 3.39. Tương quan giữa chỉ số phong phú d nhóm giáp xác với các yếu

tố DO, NH4+, PO4

3- ở các thủy vực trong hang động....................................... 113

Hình 3.40. Tương quan giữa chỉ số đa dạng H’ nhóm giáp xác với các yếu tố

NH4+, PO4

3- ở các thủy vực trong hang động.................................................. 113

Page 14: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn tài luận án

Giáp xác nước ngọt thuộc các taxon Decapoda, Copepoda, Cladocera,

Ostracoda, Bathynellacea, Amphipoda, Isopoda là những đối tượng phổ biến trong

nhóm giáp xác ở các thủy vực nước ngọt nói chung và các thủy vực vùng núi đá vôi

nói riêng. Ở Việt Nam, đặc tính về đa dạng sinh học của nhóm giáp xác thể hiện ở

sự đa dạng ở cả cấp phân loại loài lẫn cấp phân loại giống, đồng thời sự phong phú

về số lượng cá thể và tính chất phân bố trong các hệ sinh thái thủy vực. Chúng đóng

vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn tự nhiên của thủy vực, nhiều

loài là đối tượng khai thác có giá trị kinh tế.

Trên thế giới, khu hệ động vật nói chung, nhóm giáp xác nước ngọt nói riêng

ở các thủy vực vùng núi đá vôi, bao gồm cả các thủy vực ngầm trong hang động đã

được nghiên cứu từ khá sớm và thu được nhiều kết quả. Có nhiều giống và loài mới

đã được phát hiện cho khoa học. Ở Việt Nam, các vùng núi đá vôi hầu như có rất ít

những nghiên cứu về đặc điểm đa dạng sinh học, thành phần loài của khu hệ thủy

sinh vật nói chung và nhóm giáp xác nói riêng, đặc biệt là các thủy vực ngầm trong

hang động. Các dẫn liệu về thành phần loài thuỷ sinh ở các thuỷ vực trong hang

động vùng núi đá vôi của Việt Nam chủ yếu là những công bố nhỏ lẻ từ các cuộc

điều tra ngắn. Cho đến nay, mới có 16 loài giáp xác trong hang động đã được ghi

nhận ở Việt Nam, trong đó đã có 7 loài mới, 4 giống mới cho khoa học đã được mô

tả. Các loài và giống mới này tới nay vẫn được xem là đặc hữu của Việt Nam

[1,2,3,4].

Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha-Kẻ Bàng được thành lập trên cơ sở

chuyển đổi từ Khu bảo tồn thiên nhiên thành Vườn quốc gia, theo Quyết định số

189 2001 QĐ-TTg của Chính phủ, với tổng diện tích vùng lõi khoảng 85.754 ha và

một vùng đệm rộng 195.400 ha nằm trên địa bàn hai huyện Bố Trạch và Minh Hoá

thuộc tỉnh Quảng Bình [5]. Với những nét độc đáo về mặt địa chất, địa hình và tính

đa dạng sinh học, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng đã hai lần được UNESCO công nhận

là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí: lần thứ nhất là địa chất, địa mạo năm

2003) và lần thứ hai năm 2015 là tiêu chí đa dạng sinh học "sở hữu môi trường

sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học". Những đặc

trưng về điều kiện địa hình và thổ nhưỡng đã tạo nên sự đa dạng và độc đáo về các

Page 15: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

2

loại hình thủy vực ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng: sông, suối, hồ, vũng và đặc biệt là

loại hình thủy vực ngầm trong hang động - là sản phẩm của quá trình karst hóa.

Chính sự đa dạng và độc đáo về sinh cảnh của vùng núi đá vôi và các thủy vực là

một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa dạng các loài thủy sinh vật

ở đây.

Các nghiên cứu trước đây về môi trường và thủy sinh vật tại khu vực vùng

núi đá vôi thuộc VQG Phong Nha-Kẻ Bàng đã ghi nhận 33 loài giáp xác nước ngọt,

trong đó có 12 loài ghi nhận ở sông trong động Phong Nha [6]. Trong số các loài

thấy ở sông trong động Phong Nha, có 2 loài giáp xác Calanoida được mô tả mới

cho khoa học [7].

Với những kết quả trên, chắc chắn chưa phản ánh được đầy đủ về thành phần

loài và đặc trưng phân bố của giáp xác nước ngọt ở vùng núi đá vôi đặc biệt là các

thủy vực ngầm trong hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề

tài nghiên cứu: "Nghiên cứu thành phần loài và đặc trưng phân bố của giáp xác

nước ngọt (Crustacea) ở khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng"

Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận án này là những dẫn liệu mang tính

tổng hợp và được cập nhật về tình trạng quần xã giáp xác nước ngọt trong các loại

hình thuỷ vực đặc trưng của vùng núi đá vôi của khu vực Vườn Quốc gia Phong

Nha - Kẻ Bàng.

2. Mục tiêu của luận án

- Có được các dẫn liệu cập nhật về thành phần loài giáp xác nước ngọt ở các

thuỷ vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Xác định được các đặc trưng phân bố, số lượng của giáp xác nước theo

không gian và mùa khí hậu.

- Đề xuất được các giải pháp bảo tồn các kiểu ĐNN đặc thù, quan trọng ở

vùng núi đá vôi thuộc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

3. Nội dung nghiên cứu

1. Xác định thành phần loài giáp xác nước ngọt thuộc các bộ Calanoida,

Cyclopoida, Harpacticoida (Copepoda), Diplostraca (Cladocera), Podocopida

Page 16: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

3

(Ostracoda), Amphipoda, Isopoda, Thermosbaenacea, Bathynellacea và Decapoda ở

các thuỷ vực nghiên cứu.

2. So sánh số lượng loài và cấu trúc thành phần loài ở các loại hình thuỷ vực

khác nhau đặc biệt là các thủy vực trên mặt đất và thủy vực ngầm trong hang động.

3. Xác định số lượng cá thể của các đối tượng nghiên cứu ở các thuỷ vực,

đồng thời xem xét biến động động về mật độ của chúng ở mỗi loại hình thuỷ vực

theo không gian và mùa khí hậu.

4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính môi trường nước cơ bản (to, pH,

DO, độ muối, NH4+, NO3

- …) của thuỷ vực với một số chỉ số sinh học của quần xã

giáp xác nước ngọt.

5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững các kiểu ĐNN và quần

xã giáp xác nước ngọt tại khu vực nghiên cứu.

4. Ý nghĩa của luận án

- Ý nghĩa khoa học

Kết quả của luận án cung cấp những dẫn liệu đồng bộ được cập nhật về

thành phần loài, mật độ và phân bố của quần xã giáp xác nước ngọt ở các hệ sinh

thái điển hình của vùng núi đá vôi tại Phong Nha-Kẻ Bàng gồm cả thủy vực nước

mặt và thủy vực ngầm trong hang động trong mối tương quan với các yếu tố môi

trường.

- Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả đánh giá mức độ đa dạng sinh học giáp xác nước ngọt ở các thủy vực

vùng núi đá vôi của luận án là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch quản lý

bảo tồn các hệ sinh thái ĐNN đặc thù, quan trọng và khu hệ thủy sinh vật đặc trưng,

cũng như sử dụng hợp lý nguồn lợi giáp xác nước ngọt của vùng núi đá vôi thuộc

VQG Phong Nha-Kẻ Bàng.

5. Bố cục của luận án

Luận án ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, có 3 chương chính:

Chương 1: Tổng quan: 28 trang.

Chương 2: Đối tượng, địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 14

trang.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 78 trang.

Kết luận và kiến nghị: 2 trang

Page 17: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

4

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các nghiên cứu v giáp xác nƣớc ngọt ở trên th giới

1.1.1. C c nghiên cứu v phân i học nh gi p c nước ngọt

Những nghiên cứu về phân loại học giáp xác nước ngọt đã được tiến hành từ

khá sớm ở trên thế giới. Trong tổng số khoảng 11.990 loài giáp xác đã biết cho đến

nay thì bộ giáp xác mười chân (Decapoda) có khoảng 1.900 loài, phân lớp giáp xác

chân chèo (Copepoda) có khoảng 2.800 loài, phân bộ râu chẻ (Cladocera) có

khoảng 620 loài, lớp có vỏ (Ostracoda) có khoảng 2.000 loài, bộ chân đều (Isopoda)

có khoảng 950 loài, bộ chân khác (Amphipoda) có khoảng 1.870 loài và tổng bộ

Syncarida (khoảng 240 loài) [8,9,10,11,12]. Trong thời gian gần đây, nhiều loài mới

trong nhóm giáp xác nước ngọt vẫn được các tác giả tiếp tục nghiên cứu và ghi

nhận.

1.1.1.1.Giáp xác chân ch o n c ngọt (Copepoda)

Các tác giả Müller (1776), Jurine (1820), Milne-Edwards (1840), Brady

(1883), Giesbrecht (1892) đã có các nghiên cứu về phân loại học đối với nhóm giáp

xác chân chèo nước ngọt (Copepoda) dựa trên các đặc điểm hình thái. Hệ thống phân

loại của Sars (1903-1913) về cơ bản vẫn được sử dụng trong thời gian dài sau đó

[13,14,15,16]. Trong nửa cuối thế kỷ XX, đã bổ sung nhiều taxon mới về phân loại

học của nhóm này. Hệ thống phân loại giáp xác của Boxshall & Halsey (2004) được

hầu hết các nhà nghiên cứu chấp nhận và sử dụng rộng rãi, theo đó Copepoda được

chia làm 9 bộ, các loài sống tự do ở nước ngọt hầu hết nằm trong 3 bộ: Calanoida,

Cyclopoida và Harpacticoida [17].

Theo Boxshall & Halsey (2004), Boxshall & Defaye (2008), hiện đã ghi

nhận khoảng 2.800 loài giáp xác Copepoda sống ở các thuỷ vực nước ngọt nội địa

trên thế giới [8,17]. Các nghiên cứu về thành phần loài giáp xác Copepoda nước

ngọt đã được tiến hành ở hầu hết các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Ở Mã lai

và In-đô-nê-xia, có các công trình của Douwe (1901, 1907), Daday (1906),

Chappuis (1928, 1931, 1933) ở Java và Sumatra; Fernando (1978), Fernando và

Ponyi (1981) về khu hệ Copepoda ở Mã lai. Brehm (1951, 1954), Lindberg (1952)

nghiên cứu về thành phần loài ở Căm Pu Chia. Trong thời gian gần đây thành phần

Page 18: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

5

loài Copepoda nước ngọt của Thái Lan được điều tra kỹ lưỡng từ các nghiên cứu

của các tác giả Boonsom (1984), Dumont và Reddy (1994), Dumont et al. (1996);

Reddy et al. (1998, 2000); Sanoamuang (1999, 2001a, 2001b); Sanoamuang và

Athibai (2002), Chullasorn et al. (2008) [8,17,18,19,20,21,22]. Trong số đó có

khoảng 10 loài Copepoda được mô tả ở Thái Lan [8]

Ở Trung Quốc, Shen và Tai (1962, 1963, 1964) có các nghiên cứu về giáp

xác Copepoda ở các hồ và sông lớn, trong đó có nhiều loài và giống mới cho khoa

học đã được mô tả. Theo Shen et al (1979) có 206 loài giáp xác Copepoda trong các

thuỷ vực nước ngọt nội địa Trung Quốc [23,24,25,26,27].

1.1.1.2. Giáp xác râu ch r u ng nh (Diplostraca: Cladocera)

Giáp xác râu chẻ (Diplostraca: Cladocera) được các tác giả Müller (1776,

1777, 1785), De Geer (1778) nghiên cứu với một số giống đầu tiên được công bố.

Theo đó, các tác giả dùng các tên gọi khác nhau và không phân biệt với các nhóm

giáp xác nhỏ khác (Conchostraca, Ostracoda, Copepoda). Năm 1829, Latreille đề

xuất bộ Cladocera vào cùng với một hệ thống phân loại với 10 bộ khác của lớp giáp

xác Crustacea. Tuy nhiên, vị trí phân loại của phân bộ Cladocera thay đổi rất nhiều

trong hệ thống chung của lớp giáp xác cũng như các taxon trong bộ này bởi các

công trình nghiên cứu về hệ thống phân loại của nhiều tác giả như Milne-Edwards

(1840); Dana, (1853); Sars (1861, 1862); Claus (1868); Richard (1895, 1896);

Lilljeborg (1901) đã mô tả và vẽ hình minh hoạ của 102 loài cùng với một hệ thống

các taxon trong bộ Cladocera [28]. Hệ thống của Lilljeborg đã được sử dụng rộng

rãi cho các nghiên cứu sau này. Tuy vậy, hạn chế của hệ thống phân loại này và

nhiều công trình về sau là còn có sự nhầm lẫn về vị trí phân loại của một số taxon

trong lớp giáp xác chân mang (Branchiopoda). Dưới sự hỗ trợ của kỹ thuật của kính

hiển vi điện tử quyét (SEM) và phân tích ADN, các tác giả như Frey (1973, 1980,

1982, 1987, 1991, 1995), Fryer (1963, 1968, 1974, 1987), Olesen (1996, 2000) đã

có những phân tích sâu hơn và làm sáng tỏ mối quan hệ phát sinh chủng loại của

các taxon trong nhóm Branchiopoda. Hiện nay, giáp xác râu chẻ phân bộ Cladocera

được xếp trong bộ Diplostraca cùng với các phân bộ khác là Laevicaudata,

Spinicaudata và Cyclestherida thuộc phân lớp giáp xác chân lá (Phyllopoda), trong

lớp giáp xác chân mang (Branchiopoda).

Page 19: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

6

Theo Martin & Davis (2001), cho đến nay đã biết khoảng 620 loài giáp xác

râu chẻ (Cladocera) sống ở nước ngọt xếp vào trong 4 thứ bộ: Anomopoda (537

loài), Ctenopoda (50 loài), Haplopoda (1 loài) và Onychopoda (32 loài) [29].

Song song với sự hoàn thiện về hệ thống phân loại, những nghiên cứu về

thành phần loài của khu hệ ở các nước và khu vực khác nhau trên toàn thế giới gần

như cũng được tiến hành đồng thời như ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Phi. Khu vực

Châu Á được nghiên cứu muộn hơn, Đông Nam Á có các công trình tiêu biểu như:

ở In-đô-nê-sia với công trình của các tác giả Richard (1891, 1895, 1896), Stingelin

(1905), Grochmalicki (1915), Johnson (1956) được nghiên cứu ở các đảo Java,

Sumatra. Ở Ma-lay-sia, có các công trình nghiên cứu của các tác giả Johnson (1962,

1963, 1965, 1975), Fernando (1977, 1980), Idris (1983)... Ở Thái Lan có các nghiên

cứu của Boonsom (1984), Pholpunthin (1997), Sirimongkonthaworn (1997),

Sanoamuang (1998), Pipatcharoenchai (2001), Sanoamuang et al. (2001), Maiphae

et al. (2005) [19,20,21,22]. Ở Trung Quốc, Chiang và Du (1979) đã thống kê được

136 loài trong 45 giống và 10 họ.

Cho đến nay, ở khu vực Đông Nam Á đã có những nghiên cứu tương đối đầy

đủ về thành phần loài giáp xác râu chẻ (Cladocera). Trong đó, thành phần loài phản

ảnh tính chất phân bố rộng của nhóm giáp xác này với các đặc điểm chủ yếu là các

loài ở vùng nhiệt đới và có phân bố rộng, các nhóm loài đặc hữu chiếm tỷ lệ rất

thấp.

1.1.1.3. Giáp xác c v (Ostracoda)

Những năm 1777 và 1778, Müller đã có những nghiên cứu về phân loại học

nhóm giáp xác Ostracoda: ông mô tả các loài trong giống Cypris và xếp chung với

một số nhóm giáp xác nhỏ khác. Năm 1802, Latreille đề xuất thuật ngữ Ostracoda

và được xem như một bộ ("Ostrachode") bao gồm cả một số giống trong nhóm

Cladocera và Copepoda. Sau đó, các tác giả Milne-Edwards (1840), Claus (1868)

tách các nhóm này ra và thành lập các bộ riêng xếp trong Branchiopoda.

Năm 1866, Sars chia bộ Ostracoda thành 4 nhóm: Podocopa, Myodocopa,

Cladocopa và Platycopa. Müller (1900) xem 4 nhóm này là 4 phân bộ trong bộ

Ostracoda. Hệ thống phân loại này gần như được duy trì trong suốt thời gian dài sau

đấy, mặc dù có sự thay đổi của nhiều taxon bậc thấp hơn. Năm 1961, Moore nâng

Page 20: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

7

bộ Ostracoda thành một phân lớp trong lớp chân kìm (Maxillopoda) và chia làm 5

bộ Archaeocopida, Leperditicopida, Palaeocopida, Podocopida, Myodocopida. Năm

1982, Cohen tách phân lớp Ostracoda khỏi lớp Maxillopoda và nâng lên thành lớp

giáp xác có vỏ (Ostracoda) gồm Myodocopa, Halocyprida, Platycopida và

Podocopida xếp trong 2 phân lớp Myodocopa và Podocopa [30].

Theo thống kê của Martens et al. (2008), có khoảng 2.000 loài giáp xác

Ostracoda nước ngọt nội địa đã được ghi nhận trên toàn thế giới, hầu hết chúng có

đời sống tự do, chỉ có khoảng 12 loài sống bán ký sinh, tất cả đều thuộc bộ

Podocopida [11]. Vùng Đông Phương (Oriental) có 199 loài trong 6 họ. Trong đó,

họ Cyprididae có số loài nhiều nhất với 154 loài. Khu vực Đông Nam Á có các

nghiên cứu của Moniez (1892), Sars (1903), Tressler (1937) đã được kiểm tra bởi

Victor & Fernando (1982). Các nghiên cứu của Victor & Fernando (1979, 1980,

1981, 1982), tập trung chủ yếu vào các đảo của Mã lai và In-đô-nê-sia. Theo

Fernando (1982), có 87 loài thuộc 26 giống được ghi nhận ở Mã lai, In-đô-nê-sia và

Phi-líp-pin. Theo Martens & Savatenalinton (2010), đã có những nghiên cứu khá

đầy đủ về thành phần loài của phân họ Cypricercinae và mô tả 6 loài mới cho khu

vực này [31].

1.1.1.4. Tôm, cua (Decapoda)

Từ những năm giữa thế kỷ XIX, những nghiên cứu về tôm, cua nước ngọt thế

giới đã được tiến hành các nước ở Châu Âu, và Châu Á. Theo hệ thống phân loại

trước đây, bộ mười chân (Decapoda) vẫn tồn tại bậc phân chia Natantia bao gồm

nhóm tôm do Boas đề xuất từ 1880, theo đó ông chia bộ Decapoda thành hai phân

bộ Natantia (tôm) và Reptantia (cua). Hệ thống này được hầu hết các tác giả thừa

nhận về sau này, chỉ thay đổi ít nhiều về các thành phần của nhóm Natantia. Năm

1963, Burkenroad chia lại bộ Decapoda thành 2 phân bộ mới: Dendrobranchiata (=

Penaeidea) và Pleocyemata, bao gồm các nhóm còn lại của bộ Decapoda, số này

được phân thành 2 liên nhóm (supersection) hoặc thứ bộ (infraorder) Natantia và

Reptantia. Burkenroad (1981) xem xét lại cách phân chia nói trên và phân chia lại

bộ Decapoda thành 4 phân bộ: Dendrobranchiata (= Penaeidea), Stenopodidea,

Caridea và Reptantia. Cách phân chia mới này được nhiều tác giả sau này tiếp thu

với ít nhiều thay đổi, theo xu hướng chia bộ Decapoda thành 3 phân bộ lớn:

Page 21: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

8

Dendrobranchiata (= Penaeidea), Natantia (bao gồm các nhóm tôm khác ngoài

Penaeidea) và Reptantia (Cua) [32].

Theo De Grave et al. (2008), hiện có khoảng 2.500 loài tôm nhóm Caridea

thuộc 31 họ, sống ở cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Trong đó, có khoảng 655

loài nước ngọt. Tôm Caridea nước ngọt thuộc 8 họ và phân họ, trong đó 2 họ

Atyidae và Palaemonidae chiếm số loài đông nhất. Họ tôm diu (Atyidae) có 359

loài, họ tôm càng (Palaemonidae) với các giống phổ biến như Macrobrachium,

Palaemon, Exopalaemon, Palaemonetes. Theo De Grave et al. (2008), có 276 loài

tôm nước ngọt trên toàn cầu [10].

Theo các tác giả Ng et al. (2008), Yeo et al. (2008), cua nước ngọt bao gồm

các loài chủ yếu thuộc các họ Pseudothelphusidae, Trichodactylidae,

Potamonautidae, Deckeniidae, Platythelphusidae, Potamidae, Gecarcinucidae,

Parathelphusidae trong thứ bộ cua bụng nhỏ (Brachyura), thuộc phân bộ Plecyemata

[33]. Theo Cumberlidge et al. (2009), có khoảng 1.476 loài cua nước ngọt đã biết

trên thế giới được phân bố ở mọi vùng địa lý động vật, trong đó có 1.306 loài thuần

tuý nước ngọt. Hai họ có thành phần loài đông nhất là Potamidae (505 loài và 95

giống) và họ Gecarcinucidae (344 loài và 59 giống , các loài này chủ yếu tập trung

ở vùng Đông Nam Á và Nam Á [9].

Theo Cumberlidge et al. (2009), 10 nước có số loài cua nước ngọt phong phú

nhất, trong đó có 5 nước ở Châu Á, đó là: Trung Quốc (224 loài), Thái Lan (101

loài), Mã lai (92 loài), Ấn Độ (78 loài), Srilanka (50 loài). Các nước khác, tuy việc

thống kê cho tới nay còn chưa thật đầy đủ song cũng đã ghi nhận được số loài khá

lớn, như: In-đô-nê-xia (83 loài), Phi-líp-pin (42 loài), Việt Nam (40 loài) [9].

Trong thời gian gần đây, những nghiên cứu về phân loại học và phân bố của

nhóm tôm, cua nước ngọt vùng phía đông Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói

riêng được tiến hành đầy đủ nhất, thể hiện qua số công trình công bố và số loài ghi

nhận được. Có thể kể đến các công trình của De Man (1892), Kemp (1918), Bouvier

(1904, 1919, 1925)... nghiên cứu về tôm cua nước ngọt các họ Palaemonidae và

Atyidae ở vùng Đông Ấn Độ, In-đô-nê-xia và lân cận [32].

Các công trình nghiên cứu của Yu (1931, 1938), Shen (1948), Dai (1984); Liu

et al. (1990); Cai et al. (1999), Liang et al (1996), Liang (2003); Li, Liu et al. (2007)

Page 22: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

9

về tôm nước ngọt và của Dai (1999), Shih & Ng (2011) về cua nước ngọt ở Trung

Quốc.

Các tác giả De Man (1892), Snellius (1929-1930), Holthuis (1978), Bott

(1970), Oliver et al. (2006) đã công bố 21 loài tôm và 24 loài cua ở In-đô-nê-sia.

Khu hệ tôm nước ngọt ở Singapore và Ma-lay-sia có các công trình của Ng

(1990, 1994, 1995), Choy & Ng (1991), Ng (1989, 1990, 1994, 1995) và của Choy

(1989, 1990). Thành phần loài cua nước ngọt được nghiên cứu bởi các công trình

của Lanchester (1900, 1901), Roux (1934, 1936), Bott (1966, 1970), Ng (1988,

1991) với tổng số 33 loài cua nước ngọt đã được ghi nhận [34, 35, 36].

Ở Thái Lan, có các nghiên cứu của De Man (1879), Lanchester (1902),

Kemp (1918) về tôm nước ngọt họ Palaemonidae. Sau đó, có các công trình của

Suvatii (1937, 1950, 1967), Tiwari (1952) và Cai et al. (2004). Thành phần loài cua

nước ngọt Thái Lan đã được nghiên cứu nhiều trong những năm 90 cuối thế kỷ

trước với các công trình của Naiyanetr (1992, 1993, 1994, 1995), Ng (1993, 1995).

Các tác giả này đã mô tả khoảng 30 loài mới thuộc các họ Potamidae,

Gecarcinucidae, Parathelphusidae [37, 38].

1.1.2. Các nghiên cứu v môi trƣờng sống và sự phân chia các nhóm loài sinh

thái sống trong thủy vực vùng núi á vôi

Với những đặc trưng về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu đã tạo ra sự độc đáo

và đa dạng về các loại hình ở các thủy vực vùng núi đá vôi nói chung và khu vực

VQG Phong Nha–Kẻ Bàng nói riêng bao gồm: sông, suối, hồ, các vũng nước và đặc

biệt là các thủy vực ngầm trong hang động.

1.1.2.1. Các thủy vực vùng núi đá vôi

Dựa vào các đặc điểm về địa hình, thủy văn và môi trường nước, các thủy

vực ở vùng núi đá vôi có thể chia thành 3 nhóm lớn, bao gồm: thủy vực nước chảy

trên mặt đất (Lotic Environments), thủy vực nước đứng (Lentic Environments) và

thủy vực nước ngầm (Underground Aquatic Environments) [39] (Hình 1.1).

Đặc trưng của các thủy vực trên bề mặt ở vùng núi đá vôi là chế độ thủy văn

thường không ổn định, vào mùa khô thường có mực nước rất thấp, thậm chí là khô

kiệt, khả năng phân tầng nước thấp vì thế, ánh sáng thường khuếch tán xuống đến

Page 23: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

10

tầng đáy; độ cứng thường rất cao do có chứa nhiều ion Ca2+

, Mg2+

, hàm lượng oxy

cao và nghèo muối dinh dưỡng.

Hình 1.1. Mô hình địa hình và các thủy vực ở vùng núi đá vôi [40]

1. Hang động; 2. Mực nước ngầm; 3. Đá vôi; 4. Đá trầm tích; 5. Đồi bát úp;

6. Hố sụt; 7. Hố sụt thông với hang; 8. Thung lũng.

Do đặc trưng về địa hình nên các thủy vực nước đứng, các thủy vực có độ

sâu lớn ở vùng núi đá vôi thường có tính chất phân tầng được thể hiện. Môi trường

nước ở các thủy vực này cũng có 1 số đặc điểm như là độ trong cao, độ cứng lớn do

có chứa nhiều ion Ca2+

, Mg2+

, hàm lượng oxy cao và nghèo muối dinh dưỡng hơn

nhiều so với các hồ ở vùng đồng bằng.

Năm 1925, Thienemann đã đưa ra định nghĩa về nước ngầm “groundwater”

là “tất cả nước trên bề mặt trái đất và lưu thông trong lớp vỏ ngoài cùng của trái đất”.

Sau đó vào năm 1992, Camacho et al., giải thích có phần chi tiết hơn là nước tồn tại

bên dưới bề mặt trái đất ở các khe hở trong đất và trong các kẽ hở của các đứt gãy

khối đá [41]. Delamare Deboutteville (1960) lại dựa vào địa hình mà khối nước

ngầm đó lưu thông mà phân chia thành 2 nhóm: nước ngầm trong kẽ đất (les terrains

perméables en petit) và nước ngầm ở vùng núi đá vôi (les terrains perméables en

grand).

Theo Rouch (1968), nước ngầm vùng núi đá vôi được chia làm 2 vùng: vùng

nước lưu thông theo chiều dọc “la zone d’infiltration” - “vadose zone” và vùng

Page 24: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

11

nước lưu thông theo chiều ngang “la zone noyée” - “phreatic zone” [42]. Sự phân

chia này đã được áp dụng rộng rãi cho những nghiên cứu về sinh học.

Vùng n c l u thông theo chiều dọc: Nguồn nước bắt nguồn từ nước mưa,

tuyết tan hay sương mù qua quá trình thẩm thấu chảy qua các khe nứt và các vết nứt

của các khối núi đá vôi, dòng chảy ngầm này thường không liên tục, ít hay nhiều

thường bị khô. Nguồn nước ngầm này cũng là nguồn cung cấp nước cho các vũng

nước, các khe đá trong các hang động vào mùa khô và là nguồn dự trữ cho hệ thống

nước ngầm vùng núi đá vôi. Đây cũng là khu vực giữ mối liên hệ và gần với môi

trường nước mặt và cũng là môi trường sống của số ít khu hệ động vật [42].

Hình 1.2. Mô hình phân chia các vùng của môi trường nước ngầm vùng núi đá vôi mặt cắt

dọc (Nguồn: Ginet & Decou (1977) [43]). 1. Vùng nước mặt, 2. Mực nước cao, 3a. Vùng

nước lưu thông theo chiều dọc, 3b. Vùng nước lưu thông theo chiều ngang, 4. Địa hình

không thấm nước, 5. Vùng nước chảy tràn, 6. Suối, 7. Sông.

Vùng n c l u thông theo chiều ngang: nằm ở khu vực giữa và thấp của địa

hình vùng núi đá vôi. Trong đó, chuyển động theo chiều ngang hay xiên của khối

nước ngầm chiếm ưu thế. Thuật ngữ mực nước ngầm (water table) chỉ bề mặt mà

tại đó áp suất cột nước bằng với áp suất khí quyển. Trong các nghiên cứu về khu hệ

động vật và sinh thái học, các nghiên cứu về tầng nước ngầm cũng rất được quan

tâm. Đặc biệt là việc xác định các khu vực lấy mẫu sinh vật, nơi có sự hiện diện của

nhiều loài động vật ở đây như các khoảng trống ngập nước đối với hang động ướt

[42]. Trong một số trường hợp, một phần của các hang động trong thành phần của

Page 25: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

12

tầng nước ngầm đóng vai trò như một trục thoát nước của hệ thống (dòng sông

ngầm . Tính đặc trưng của các sinh cảnh khác nhau trong hang động còn phụ thuộc

vào vị trí của hang trong tương quan với hệ thống nước ngầm (hình 1.2).

Rouch (1968), Delay (1968, 1969) đã nghiên cứu và chứng minh sự di nhập

của các động vật thủy sinh ở thủy vực trên mặt đất vào nước ngầm trong lòng đất.

Theo đó, xuất hiện lối vào cùng lúc của xác thực vật, động vật đất, chất nhờn, vi

sinh vật là nguồn chất hữu cơ tiêu biểu cung cấp năng lượng cho các quần thể động

vật trong hang. Trong mùa lũ, dòng sông ngầm là nguồn cung cấp dồi dào các chất

hữu cơ để duy trì và phát triển các quần thể sinh vật trong hang động. Theo Barr

(1968), hiện tượng này là nhân tố lũ “flood factor” và cho rằng không có một hang

động nào sẽ là vùng trống sinh học thực thụ [42,44].

1.1.2.2. Sự phân chia các nhóm loài sinh thái sống trong thủy vực ngầm

Dựa vào những yếu tố về địa hình, sinh thái, sinh học… mà các tác giả đã

phân chia các nhóm động vật sống trong môi trường dưới lòng đất. Schiodte (1849)

chia thành 4 nhóm: nhóm động vật ưa bóng tối, nhóm động vật hoàng hôn, nhóm

động vật vùng tối và nhóm động vật thạch nhũ vùng tối. Joseph (1882) chia thành 3

nhóm sinh thái: động vật gần cửa hang, động vật vùng giữa và động vật vùng sâu.

Hiện nay, trong nghiên cứu về khu hệ động vật trong hang động, hệ thống

phân chia của Schiner-Racovitza (1907) đối với nhóm loài sinh vật ngầm dưới lòng

đất được chấp nhận và sử dụng rộng rãi [45, 46].

Dựa vào đặc điểm phân bố và sinh thái của nhóm động vật sống trong hang

động, Schiner (1854) chia thành 3 nhóm: 1) nhóm loài vãng lai “Occasional

visitors” gồm những loài động vật tìm thấy trong hang nhưng cũng thường thấy ở

trên mặt đất; 2) “Troglophiles” gồm những loài động vật sống ở khu vực mà ánh

sáng ban ngày vẫn còn thâm nhập, những nơi cũng có thể tìm thấy trên mặt đất đặc

trưng bởi nguồn chiếu sáng yếu; 3) “Troglobites” là những sinh vật sống trong hang

động mà không bao giờ được tìm thấy ở trên mặt đất ngoài những sự kiện bất

thường như lũ lụt. Sau đó, Racovitza (1907), đã chỉnh sửa và thay thế tên gọi của

nhóm loài “Occasional visitors” bằng thuật ngữ “Trogloxene”:

Page 26: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

13

“Trogloxenes” gồm những loài đi lạc hoặc lai vãng vào hang động. Chúng bị

thu hút bởi độ ẩm hoặc nguồn thức ăn trong hang, nhưng chúng không luôn luôn

sống ở môi trường này và không sinh sản ở đây.

“Troglophiles” gồm những loài động vật sống ở khu vực mà ánh sáng ban

ngày vẫn còn thâm nhập, những nơi cũng có thể tìm thấy trên mặt đất đặc trưng bởi

nguồn chiếu sáng yếu.

“Troglobites” gồm những động vật sống chính thức trong môi trường bóng

tối trong lớp đất sâu hoặc trong hang động. Chúng biến đổi sâu sắc các đặc điểm

sinh học, sinh thái để thích nghi với môi trường trong bóng tối; toàn bộ vòng đời

của chúng diễn ra trong khu vực này và không thể tìm thấy chúng ở trên mặt đất

[46, 47].

1.1.3. Thành phần loài giáp xác các thủy vực nƣớc ngọt v ng n i á vôi.

Trên thế giới, những nghiên cứu về khu hệ động vật nói chung và thành phần

loài giáp xác nước ngọt tại các thủy vực ở vùng núi đá vôi, đặc biệt là đối với các

thủy vực trong hang động được tiến hành từ khá sớm và đã thu được nhiều thành

tựu với nhiều giống và loài mới được nghi nhận.

Theo Stoch & Galassi (2010), đã ghi nhận được 4.775 loài động vật không

xương sống tại các thủy vực trong hang động trên thế giới. Trong đó, nhóm giáp

xác chiếm phần lớn số lượng loài đã biết, bao gồm 3.400 loài (chiếm 71,2% tổng số

loài). Thành phần loài cụ thể như sau: Phân lớp Copepoda có khoảng 1.000 loài, lớp

Ostracoda có khoảng 300 loài, bộ Amphipoda có khoảng 950 loài, bộ Bathynellacea

có khoảng 200 loài và bộ Decapoda có khoảng 130 loài [48].

Ở khu vực Đông Nam Á, các nghiên cứu về đa dạng thành phần loài giáp xác

nước ngọt được tiến hành muộn hơn, nhưng bước đầu đã thể hiện sự đa dạng của

khu hệ nơi đây. Tiêu biểu là các công trình của Ng (1988, 1991, 1992, 1996), Ng &

Naiyanetr (1993) mô tả 10 loài cua mới trong hang động, bao gồm Cancrocaeca

xenomorpha, Geelvinkia darnei từ In-đô-nê-sia; Thelphusula rhadamanthysi, T. styx

từ Mã Lai; Trogloplax joliveti từ Papua New Guinea; Phaibulamon stilipes,

Potamon namlang và Phricotelphusa deharveng từ Thái Lan; Nemoron nomas từ

Việt Nam và Erebusa calobates từ Lào [34, 35, 36, 49, 50]. Năm 2005, Camacho đã

mô tả 2 giống mới với 2 loài mới (Paraeobathynella vietnamensis, Sketinella

trontelji) ở Việt Nam [6]; năm 2011, Camacho et al. mô tả 1 giống mới với 1 loài

Page 27: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

14

mới (Siambathynella laorsriae) ở Thái Lan [51]. Victor & Fernando (1981) mô tả 1

phân họ mới, 1 loài mới thuộc giáp xác Ostracoda từ hang Batu, Mã Lai. Trong

nhóm giáp xác Copepoda, Menzel (1926), Chappuis (1931) mô tả 2 loài mới

(Bryocyclops anninae, Elaphoidella intermedia) từ Java; năm 1999 Bruno &

Cottarelli đã mô tả 2 loài (Parastenocaris mangyans, Epactophanes philippinus) ở

Phi-líp-pin; Pesce & Apostolov (1985), Brancelj et al. (2010) và Watiroyram et al.

(2012) mô tả các loài trong nhóm Harpacticoida, Cyclopoida: Elaphoidella

margaritae, E.namnaoensis (Harpacticoida), Bryocyclops maewaensis (Cyclopoida)

ở Thái Lan [52].

Theo thống kê của Bracelj et al. (2013), các quốc gia ở Đông Nam Á đã ghi

nhận được 102 loài giáp xác nước ngọt trong các thủy vực nước ngầm. Trong đó,

nhiều nhất là bộ Decapoda (34 loài), phân lớp Copepoda (23 loài), bộ Isopoda (21

loài), bộ Amphipoda (13 loài), tổng bộ Syncarida (5 loài), bộ Thermosbaenacea (3

loài) và lớp Ostracoda (1 loài). Qua thống kê cho thấy Phi-líp-pin có số lượng loài

nhiều nhất với 34 loài, Thái Lan có 24 loài, In-đô-nê-sia có 17 loài, Mã lai có 14

loài, Việt Nam có 9 loài, Căm Pu Chia (3 loài), Lào (1 loài) và Mi-an-ma chưa ghi

nhận thấy loài nào trong nhóm giáp xác này bảng 1.1) [53].

Bảng 1.1. Số lượng loài giáp xác nước ngọt ở các thủy vực nước ngầm các nước

Đông Nam Á

Taxon Căm Pu

Chia

In nê

sia

Lào Mã Lai Mi-an-

ma

Phi líp

pin

Thái

Lan

Việt

Nam

Copepoda 2 1 6 10 5

Ostracoda 1 1

Syncarida 2 1 2

Thermosbaenacea 1 2

Isopoda 2 6 2 4 7

Amphipoda 2 1 7 2 1

Decapoda 6 1 7 17 2 1

Tổng số 3 17 1 14 0 34 24 9

Nguồn: Bracelj et al., 2013) [52]

Page 28: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

15

Từ năm 2013–2016, nhiều nghiên cứu đã công bố thêm 10 loài giáp xác mới

ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, bao gồm: 3 loài tôm, cua thuộc bộ

Decapoda (Do & Nguyen, 2014; Ng & Vidthayanon, 2013; Cai & Vidthayanon,

2016), 6 loài giáp xác chân chèo thuộc bộ Copepoda (Tran & Chang, 2014; Tran &

Hołyńska, 2015; Boonyanusith et al., 2013; Watiroyram et al., 2015a, 2015b, 2016),

1 loài giáp xác thuộc bộ Thermosbaenacea (Rogers & Sanoamuang, 2016)

[50,54,55,56,57,58,59,60].

1.2. Các nghiên cứu v giáp xác nƣớc ngọt ở Việt Nam

1.2.1. c nghiên cứu v th nh phần phân i học

Các nghiên cứu về phân loại học, sinh học và sinh thái học của thủy sinh vật nói

chung và nhóm giáp xác nước ngọt nói riêng ở Việt Nam đã được tiến hành từ những

năm 1960 trên khắp các loại hình thủy vực. Có thể kể đến các kết quả nghiên cứu tiêu

biểu của các tác giả như: Đặng Ngọc Thanh (1980); Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái,

Phạm Văn Miên (1980); Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2001); Đặng Ngọc Thanh,

Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến, Mai Đình Yên (2002); Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh

Hải (2012), Trần Đức Lương (2008, 2012) [61,62,63,64,65,66]. Tổng quan các kết

qủa nghiên cứu về thành phần loài từng nhóm giáp xác nước ngọt ở Việt Nam được

trình bày dưới đây.

1.2.1.1. Giáp xác chân ch o (Copepoda) và râu ch (Diplostraca: Cladocera)

Ở Việt Nam, nhóm Giáp xác chân chèo (Copepoda) và Giáp xác râu chẻ

(Cladocera) được những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành từ khá sớm.

Trước năm 1945, các nghiên cứu về thành phần loài giáp xác nhỏ (GXN)

sống nổi ở Việt nam chủ yếu được thực hiện bởi các tác giả nước ngoài. Cụ thể,

năm 1894, Richard đã ghi nhận 11 loài GXN ở Lào Cai và Cái Bầu – Quảng Ninh.

Năm 1952, Brehm ghi nhận một dạng giáp xác chân chèo mới ở Hải Dương. Daday

& Stingelin (1905) đã công bố 4 loài Copepoda và 11 loài Cladocera xung quanh

khu vực Sài Gòn [62].

Từ năm 1960 đến nay, có các công trình của Đặng Ngọc Thanh (1967, 1977,

1980); Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (1980) mô tả đặc điểm phân loại, phân bố của 37

loài giáp xác Copepoda, 45 loài giáp xác râu chẻ (Cladocera) [4,62,65]. Sau đó, các

tác giả Đặng Ngọc Thanh và cs. (1991, 2001, 2002); Hồ Thanh Hải (1996) tiếp tục

Page 29: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

16

nghiên cứu và bổ sung vào danh sách thành phần loài động vật nổi ở Việt Nam

[63,64].

Năm 2001, Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải đã mô tả định loại 50 loài

Cladocera và 31 loài Copepoda-Calanoida. Sau đó, các tác giả Reid & Kay (1992),

Hołyńska (1998), Hołyńska & Vũ Sinh Nam (2000), Trần Đức Lương & Hołyńska

(2015) đã tu chỉnh và ghi nhận 11 loài trong giống Mesocyclops cho khu hệ Việt Nam.

Hồ Thanh Hải & Trần Đức Lương (2007, 2008, 2009) tiếp tục bổ sung một số giống

loài giáp xác Harpacticoida thuộc giáp xác chân chèo (Copepoda) [57, 66, 67, 68, 69,

70].

Trần Đức Lương (2012), đã ghi nhận 105 loài giáp xác chân chèo (Copepoda)

thuộc 45 giống, 13 họ, trong 3 bộ Calanoida, Cyclopoida và Harpacticoida. Trong

đó, bộ Calanoida có 39 loài, bộ Cyclopoida có 29 loài, bộ Harpacticoida có 37 loài

ở các thủy vực nội địa Việt Nam [61].

1.2.1.2. Giáp xác có v (Ostracoda)

Ở Việt Nam, các kết quả nghiên cứu về nhóm Giáp xác có vỏ (Ostracoda)

còn rất ít. Chỉ ghi nhận 1 loài trong nghiên cứu của Brehm (1952) ở vùng Hải

Dương. Tập hợp thành phần loài đầy đủ nhất của nhóm này là từ chuyên khảo của

Đặng Ngọc Thanh (1980) mô tả phân loại học của 8 loài thuộc họ Cypridae ở các

thuỷ vực nước ngọt Bắc Việt Nam [62].

1.2.1.3. Tôm, cua (Decapoda)

Nhóm tôm cua nước ngọt (Decapoda) ở Việt Nam được tiến hành nghiên cứu

từ những năm 1869 với các công trình của các tác giả như: Edwardo (1869) mô tả

loài cua nước ngọt Thelphusa longipes (= Potamon longipes) được tìm thấy ở Côn

Đảo, Thalwitz (1891) ghi nhận loài tôm Palaemon nipponensis tìm thấy ở Trung Bộ

(Annam). Năm 1904, De Man công bố 28 loài tôm cua nước ngọt ở Việt Nam trong

chuyến khảo sát của Pavie thực hiện trong vùng Đông Dương, trong đó có 3 loài

cua (Parathelphusa sinensis, Potamon longipes, P. cochinchinesis) và 2 loài tôm

(Palaemon nipponensis, P. cascinus) [71].

Trước năm 1945, cua nước ngọt ở Việt Nam còn được nghiên cứu trong công

trình chuyên khảo của Rathbun về cua nước ngọt thế giới, trên cơ sở mẫu vật lưu

giữ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris (Pháp) và các công trình của Balss (1914),

Page 30: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

17

Kemp (1923) bổ sung một số loài cua cho khu hệ này tổng số có 23 loài và phân

loài đã được ghi nhận [71].

Về tôm nước ngọt, trong giai đoạn này các công trình của Bouvier (1904,

1920, 1925), Sollaud (1914) chỉ ghi nhận có 5 loài có ở Việt Nam bao gồm: 2 loài

Coutierella tonkinensis và Leander mani và 3 loài tôm thuộc họ Atyidae: Caridina

nilotica typica, C. weberi sumatrensis và C. tonkiensis.

Giai đoạn từ sau năm 1945 tới trước 1975, những nghiên cứu về tôm cua nước

ngọt ở Việt Nam rất hạn chế do tình hình chiến tranh. Ở miền Bắc Việt Nam, Đặng

Ngọc Thanh (1961, 1967), Đặng Ngọc Thanh và Nguyễn Huy Yết (1972), đã ghi

nhận một số loài tôm đã biết như Maccrobrachium nipponense, M. hainanense,

Leander mani và mô tả một số loài và phân loài mới cho khoa học như

Maccrobrachium vietnamensis, M. dienbienphuense, Caridina denticulata

vietnamensis. Ở miền Nam, hầu như không có công trình nào được thực hiện [62].

Những hoạt động nghiên cứu về tôm, cua nước ngọt ở Việt Nam được tiến

hành một cách toàn diện hơn ở cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam từ sau năm 1975.

Cụ thể, Đặng Ngọc Thanh (1975) đưa ra danh lục gồm 27 loài tôm, cua đã thấy

trong các thuỷ vực Bắc Việt Nam. Trong đó, có 16 loài tôm (9 loài thuộc họ

Palaemonidae, 7 loài thuộc họ Atyidae) với 5 loài mới được mô tả (2 loài thuộc họ

Palaemonidae: Macrobrachium yeti, M. mieni và 3 loài thuộc họ Atyidae (Caridina

subnilotica, C. acuticaudata, C. flavilineata); 11 loài cua (thuộc 2 họ Potamidae và

Parathelphusidae) với 2 loài mới được mô tả (Somanniathelphusa kyphuensis,

Potamiscus cucphuongensis) [65].

Đối với tôm nước ngọt, Đặng Ngọc Thanh và cs. (1980) đã ghi nhận và mô

tả mới 8 loài thuộc giống Caridina; Nguyen et al. (2002) mô tả 2 loài mới thuộc

giống này. Đặng Ngọc Thanh & Đỗ Văn Tứ (2007, 2008) đã mô tả thêm 6 loài tôm

diu họ Atyidae mới cho khoa học ở Việt Nam [72,73]. Ở miền Nam Việt Nam trong

giai đoạn này, cũng đã có những công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Xuân

(1978, 1979, 1981, 1992, 2003, 2004, 2006, 2010, 2011) về tôm càng nước ngọt và

nước lợ thuộc họ Palaemonidae ở các thủy vực phía Nam Việt Nam, ghi nhận một

số loài đã biết và mô tả 4 loài mới cho khoa học: Macrobrachium dalatense, M.

saigonense, M. suongae v M. thuylami [71].

Page 31: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

18

Về cua nước ngọt, từ những năm 1990 đã có những nghiên cứu với các công

trình của các tác giả trong và ngoài nước. Năm 1992, Đặng Ngọc Thanh và Trần

Ngọc Lân mô tả 2 loài mới thuộc giống Orientalia (O. rubra, O. tankiensis) từ các

mẫu vật thu thập ở Nghệ An và Thanh Hoá. Ng (1996) mô tả 1 loài và giống mới

(Nemoron nomas) từ các mẫu vật thu ở một số hang động ở Phong Nha-Quảng

Bình. Các công trình nghiên cứu của Ng & Kosuge (1995), Ng & Yeo (2001),

Naruse et al. (2011) tiếp tục ghi nhận và mô tả một số loài cua nước ngọt mới ở Việt

Nam. Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2002, 2003, 2005, 2007) đã mô tả nhiều

giống cua mới cho khoa học thuộc họ cua suối (Potamidae) như: Balssipotamon,

Dalatopotamon, Donopotamon, Vietopotamon, Vietorientalia và Villopotamon,

[72,73,74,75].

Năm 2012, trong chuyên khảo “Tôm, cua n c ngọt Việt Nam” Đặng Ngọc

Thanh và Hồ Thanh Hải đã đưa ra danh lục gồm: 42 loài tôm và 36 loài cua đã ghi

nhận được cho khu hệ Việt Nam [71].

Những nghiên cứu về nhóm tôm cua đã được tiếp tục tiến hành và nghiên

cứu trong thời gian gần đây và đã thu được những kết quả đáng kể bổ sung cho khu

hệ Việt Nam. Đỗ Văn Tứ và Nguyễn Tống Cường (2014) đã mô tả loài tôm càng

mới thấy trong sông ngầm ở hang thuộc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

(Macrobrachium phongnhaense). Do et al. (2015, 2016, 2017 đã mô tả 1 giống

mới và 4 loài cua mới Binhthuanomon vinhtan, Indochinamon chuahuong,

Tiwaripotamon pluviosum, T. xuanson và T. hamyen) ở vùng núi Vĩnh Tân Bình

Thuận , Ba Vì Hà Nội , Hạ Lang Cao Bằng và Hàm Yên Tuyên Quang .

[76,77,78,79]. Như vậy, cho tới nay 43 loài tôm và 41 loài cua nước ngọt đã biết ở

Việt Nam.

1.2.2. c nghiên cứu v gi p c nước ngọt ở v ng n i đ vôi i t Nam

Ở Việt Nam, những nghiên cứu về giáp xác nước ngọt ở các thủy vực vùng

núi đá vôi được tiến hành muộn hơn và kết quả thu được chưa nhiều, đặc biệt là tại

các thủy vực sông, suối ngầm trong hang động.

Borutzky (1967) đã tiến hành khảo sát tại một số thủy vực trong các hang

động tại vùng núi đá vôi ở Việt Nam. Các tác giả đã ghi nhận có 7 loài thuộc giáp

xác Harpacticoida (Copepoda) thuộc hai họ Viguierellidae và Canthocamptidae.

Page 32: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

19

Trong đó, có 2 loài mới cho khoa học là Attheyella vietnamica, Elaphoidella

vietnamica được mô tả có ở các thuỷ vực trong các hang động tại một số hang nước

ngầm Chi Nê-Hoà Bình. Đặng Ngọc Thanh (1967) đã công bố một loài mới cho

khoa học là Tropocyclops chinei thuộc giáp xác Cyclopoida (Copepoda) thu thập

được trong một hang ướt gần Chi Nê (Hoà Bình). Cho đến nay, những loài này vẫn

được xem là đặc hữu của Việt Nam [4,80].

Năm 2005, Camacho đã công bố 2 loài mới thuộc 2 giống mới trong nhóm

giáp xác Bathynellacea (Paraeobathynella vietnamensis và Sketinella trontelji).

Nhóm này được thu tại vùng núi đá vôi của Vịnh Hạ Long từ chương trình "Fauna

and Flora International–Vietnam", đây cũng là lần đầu ghi nhận bộ giáp xác này ở

Việt Nam [6]. Cũng trong thời gian này, từ các mẫu vật khảo sát ở các hang động

thuộc Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Brancelj (2005) mô tả 1 loài mới

thuộc 1 giống mới (Hadodiaptomus dumonti) thuộc nhóm Calanoida [5]. Năm

2007, Apostolov mô tả 2 loài giáp xác Harpacticoida (Elaphoidella bidens và

Onychocamptus mohammed) ở các hang động vùng núi đá vôi Hữu Lũng Lạng

Sơn , trong đó ghi nhận 1 loài mới cho Việt Nam [81].

Trần Đức Lương và cộng sự (2011) đã ghi nhận 39 loài giáp xác thuộc các

nhóm Copepoda (18 loài), Cladocera (12 loài), Amphipoda và Decapoda ở khu vực

vùng núi đá vôi Tràng An, tỉnh Ninh Bình [82]. Qua kết quả nghiên cứu, đã ghi

nhận mới 2 loài giáp xác chân chèo là Halicyclops sinenesis (Kiefer), Mesochra

suifunensis Borutzky cho khu hệ Copepoda Việt Nam. Năm 2012, Tran & Chang đã

công bố 2 loài mới cho khoa học là Microthridion thanhi, Nitokra vietnamensis. [7].

Ở khu vực vùng núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng Quảng Bình), Đặng Ngọc

Thanh & Hồ Thanh Hải (2001) đã mô tả 2 loài Diaptomidae (Calanoida) mới: gồm

1 giống và 1 loài mới là (Nannodiaptomus phongnhaensis và Neodiaptomus

curvispinosus) trong khúc sông tối của động Phong Nha–Kẻ Bàng [3]. Từ những số

liệu của đợt khảo sát này, Hồ Thanh Hải và cs (2003) đã đưa ra danh sách thành

phần loài thuỷ sinh vật trong các thủy vực vùng núi đá vôi khu vực bên ngoài và

bên trong động Phong Nha, tỉnh Quảng Bình: thực vật nổi (54 loài), động vật nổi

(39 loài), động vật đáy (15 loài) và 36 loài cá. Trong đó, có 12 loài giáp xác chân

chèo (Copepoda) và 21 loài giáp xác râu ngành (Cladocera) được ghi nhận với 12

loài giáp xác bắt gặp ở sông tối trong động Phong Nha [2].

Page 33: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

20

Với nhóm giáp xác tôm, cua (Decapoda), Ng (1996) đã ghi nhận 1 loài và

giống cua mới (Nemoron nomas) ở hang Tối (Phong Nha–Kẻ Bàng) [49]. Năm

2014, Đỗ Văn Tứ và Nguyễn Tống Cường đã mô tả một loài tôm càng mới

(Macrobrachium phongnhaense) trong sông ngầm ở Hang Var thuộc VQG Phong

Nha–Kẻ Bàng [79]. Cho đến nay, các loài giáp xác được ghi nhận và mô tả lần đầu

ở các thuỷ vực trong hang động ở miền Bắc Việt Nam đều được xem là đặc hữu.

Điều đó phần nào cho thấy tính đặc trưng cao và độc đáo của khu hệ giáp xác nước

ngọt các thủy vực ngầm vùng núi đá vôi ở Việt Nam. Tuy vậy, các nghiên cứu về

thủy sinh vật vùng núi đá vôi ở Việt Nam thường chỉ tiến hành được ở một vùng

nhỏ với thời gian điều tra, nghiên cứu ngắn, trong các đợt khảo sát nhỏ lẻ và chưa

có tính đồng bộ.

Nhận xét: Những dẫn liệu được tập hợp ở trên, cho thấy ở Việt Nam, những

nghiên cứu thủy sinh vật ở các loại hình thủy vực trên mặt đất như sông, suối, hồ…

thuộc khu vực vùng núi đá vôi đã được nghiên cứu từ sớm và thu được nhiều kết

quả hơn so với các thủy vực trong hang động. Cho đến nay, do những yếu tố khách

quan hay chủ quan, những nghiên cứu về nhóm giáp xác ở các thủy vực trong hang

động còn rất ít, các kết quả công bố thường tản mạn và chưa có hệ thống. Ngoài ra,

có rất ít các dữ liệu về thành phần loài, số lượng cũng như đặc tính phân bố của giáp

xác nước ngọt ở các thủy vực vùng núi đá vôi Việt Nam nói chung và vùng núi đá

vôi ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng.

1.3. Các nghiên cứu v v ng n i á vôi Phong Nha - Kẻ Bàng.

Theo Nguyễn Quang Mỹ và cộng sự (1995), UNESCO (2005), diện tích

vùng núi đá vôi ở Việt Nam khoảng 6.000.000 ha, chiếm 20% diện tích lãnh thổ đất

liền, chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Một số tỉnh có diện tích núi đá vôi rất lớn như:

Hòa Bình chiếm 53,4% diện tích toàn tỉnh, Cao Bằng (49,7%), Tuyên Quang

(49,9%), Hà Giang (38%). Nhiều thị xã, thị trấn nằm trọn vẹn trên đá vôi như Mai

Châu (Hòa Bình), Mộc Châu, Yên Châu, Sơn La Sơn La), Tủa Chùa, Tam Đường

(Lai Châu), Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) [83,84].

Vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích lớn, rộng khoảng

200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam), phần khối núi nhô lên trên mặt đất (vùng lõi)

có diện tích là 85.754 ha [85].

Page 34: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

21

1.3.1. Vị trí địa lý

Với diện tích khoảng 200.000 ha, Phong Nha - Kẻ Bàng nằm trong vùng địa

hình đá vôi Kẻ Bàng - Khe Ngang là vùng trũng của dãy Trường Sơn cấu tạo bằng

đá vôi cacbon-pecmi với độ dày 1.000–1.500 m, độ cao trung bình từ 500–600 m.

Vùng Phong Nha - Kẻ Bàng và phụ cận được giới hạn trong tọa độ 170 22'–17

0 50'

vĩ độ Bắc và 1050 45'–106

0 24' kinh độ Đông, bao gồm lãnh thổ một phần các huyện

Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa trải rộng từ biển tới biên giới Việt

- Lào [86].

1.3.2. Địa hình, địa m o

Khu vực Phong Nha–Kẻ Bàng và phụ cận có 3 kiểu địa hình chính:

1.3.2.1. Kiểu địa hình núi đá vôi (karst)

Kiểu địa hình núi đá vôi chiếm 2/3 diện tích ở khu vực Phong Nha–Kẻ Bàng,

kéo dài khoảng 70 km từ dãy núi Phu Toc Vu, đèo Mụ Giạ huyện Minh Hoá) tới

hang Én, Rào Bụt, Cà Roòng huyện Bố Trạch . Đây chính là khối núi đá vôi liên

tục rộng lớn nhất của Việt Nam [1]. Địa hình núi đá vôi bị chia cắt rất mạnh, với

những vách đá dựng đứng, xếp lớp, thường kèm theo quá trình karst do hoà tan và

ngưng đọng cacbonat hình thành nên các nhũ đá, măng đá, nấm đá, chuông đá, cột

đá đa dạng, phức tạp, đẹp ở trong các hang động. Trong vùng núi đá vôi, hầu như

không có sông suối trên bề mặt, mà chỉ thấy ở vành ngoài. Xen kẽ giữa các đỉnh cao

trên 1.000 m là các đỉnh cao điển hình 800-1.000 m như Phu Sinh (965 m), Phu Co

Tri (949 m), Phu On Boi (933 m), Phu Tu (956 m), Phu Toan (905 m), Phu Phong

(902 m), núi Ma Ma (835 m)... [87,88].

1.3.2.2. Kiểu địa hình phi karst

Kiểu địa hình này chiếm tỷ lệ thấp, phân bố ở vòng ngoài vùng núi đá vôi ở

phía bắc, Đông Bắc và Đông Nam khu vực Phong Nha–Kẻ Bàng. Độ cao dao động

từ 500-1.000 m. Độ chia cắt tương đối sâu và độ dốc khá lớn, trung bình 25-30o.

Nhìn chung địa hình phi karst không cao hơn nhiều so với địa hình karst. Địa hình

phi karst cũng là vùng đầu nguồn của các con sông, suối chảy vào sông Gianh. Độ

chia cắt cũng không lớn như địa hình núi đá vôi [1,88].

Tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, các kiểu địa hình nêu trên đều là lưu vực

cung cấp nước cho quá trình karst và vật liệu vụn (bùn, cát, sạn, cuội, sỏi... lắng

Page 35: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

22

đọng trong hang động hiện nay cũng như trước đây. Chính nguồn nước phong phú

từ khu vực rộng lớn này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thế giới

sinh vật trong hang động nói riêng và trong vùng karst nói chung.

1.3.2.3. Kiểu địa hình chuyển tiếp

Kiểu địa hình chuyển tiếp thường là những đỉnh núi thấp dưới 800 m, tuy

không hiểm trở như kiểu địa hình karst nhưng cũng rất đa dạng, phức tạp. Đây là

kiểu địa hình có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa hình đá lục nguyên.

Chúng phân bố rải rác, thường tập trung ở những vùng chuyển tiếp giữa núi đá vôi

và đá lục nguyên [1,88].

1.3.3. Đặc điểm v địa chất

Các tài liệu địa chất trước 1979 coi khối núi đá vôi Kẻ Bàng thuộc về

Carbon-Permi. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu địa tầng vài thập niên qua cho thấy

khối lượng trầm tích chủ yếu là Cacbonnat này khá phức tạp, cả về địa tầng và cấu

trúc. Dựa vào hình thái có thể phân biệt các hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc–

Đông Nam, phương Đông Bắc-Tây Nam và phương á vĩ tuyến [86,87]. Vùng Phong

Nha - Kẻ Bàng hiện tại là kết quả tổng hợp của 5 giai đoạn phát triển lớn trong lịch

sử phát triển vỏ Trái đất trong khu vực: 1) Giai đoạn Orđovic muộn - Silur (450 -

410 triệu năm ; 2) Giai đoạn Devon (410 - 355 triệu năm ; 3) Giai đoạn Carbon -

Permi (355 - 250 triệu năm ; 4) Giai đoạn Mesozoi (250 - 65 triệu năm ; 5) Giai

đoạn Kainozoi: Neogen (23,75 - 1,75 triệu năm và Đệ tứ (1,75 triệu năm đến nay)

[86,87,88].

1.3.4. Đặc điểm khí hậu

1.3.4.1. Chế độ nhiệt

Nhiệt độ hàng năm biến động từ 23°C đến 25°C. Trung bình đạt cực đại vào

tháng 7 (trên 29°C), cực tiểu vào tháng 1 (17°C). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là

41,6°C vào tháng 5/1992, thấp nhất tuyệt đối là 5,5°C (tháng 11/1993). Thời tiết

lạnh nhất trong năm vào các tháng 12, 1, 2. Thời tiết nóng nhất trong năm vào các

tháng 6, 7, 8, có nhiệt độ trung bình cao trên 28°C.

Là một vùng núi đá vôi rộng lớn, sự dao động nhiệt giữa ngày và đêm rất

lớn, biên độ nhiệt trong ngày cũng lớn. Đặc biệt vào những ngày hè nóng bức, biên

độ dao động thường trên 10°C. Mùa đông, sự dao động nhiệt vẫn có thể trên 8°C [89].

Page 36: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

23

1.3.4.2. Chế độ m a ẩm

Khu vực vùng núi đá vôi Phong Nha–Kẻ Bàng nằm trong vùng có lượng

mưa lớn, bình quân từ 2.000 đến 2.500 mm năm. Các tháng 9, 10 và 11 có lượng

mưa lớn nhất. Tổng lượng mưa trong mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12) rất cao,

chiếm tới 88% tổng lượng mưa năm. Mưa tập trung với cường độ lớn, có ngày

lượng mưa đạt 415mm. Số ngày mưa vùng ven biển chỉ có 135 ngày, lên miền núi

số ngày mưa tăng lên hơn 160 ngày. Tần suất xuất hiện những trận mưa to chiếm

khoảng 20%, tập trung vào tháng 9 và 10.

Lượng bốc hơi biến động từ 1.000 đến 1.300 mm năm. Lượng bốc hơi lớn

nhất vào các tháng 5, 6, 7, 8, vì ảnh hưởng của gió Lào khô nóng. Độ ẩm không khí

ở mức trung bình (83-84%). Mùa khô có độ ẩm thấp hơn nhiều, chỉ còn ở mức 66-

68%, cá biệt có ngày xuống tới 28% [90,91].

1.3.5. Chế độ thủy văn

Mật độ sông suối Quảng Bình đạt khoảng 0,6 - 1,85 km/km2

(mật độ sông

ngòi trung bình toàn quốc là 0,82 km/km2). Mạng lưới sông suối phân bố không

đều, mật độ sông suối có xu hướng giảm dần từ Tây sang Đông. Vùng núi mật độ

sông suối đạt 1km/km2, vùng ven biển từ 0,45 - 0,5 km/km

2.

Đặc điểm nổi bật của chế độ mưa và dòng chảy ở Quảng Bình là đường phân

phối dòng chảy trong năm có hai đỉnh rõ rệt. Đỉnh chính xuất hiện vào tháng 9, 10;

đỉnh phụ tiểu mãn xuất hiện vào tháng 5,6. Mùa lũ tập trung vào các tháng 10, 11,

12 và chiếm 60 - 80% tổng lượng dòng chảy cả năm. Trong mùa khô, nhiều đoạn

sông bị cạn dòng và vùng cửa sông bị thủy triều tăng cường xâm nhập mặn vào đất

liền. Dòng chảy kiệt kéo dài trung bình 8 - 9 tháng, dài nhất là 10 tháng, ngắn nhất

là 7 tháng. Trong mùa kiệt vẫn có mưa và lũ tiểu mãn, tháng lũ tiểu mãn chiếm 1,72

- 5,75% lượng dòng chảy năm [90,91].

1.3.6. H thống hang động v ng n i đ vôi Phong Nha-Kẻ ng

Vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng có lượng mưa khá cao, đồng thời lại

nhận được một lượng nước lớn từ các vùng phi karst, sông trong vùng lại gần nhưng

ít có dòng chảy trên mặt. Điều đó chứng tỏ các dòng chảy ngầm dọc hệ thống hang

động trong vùng phát triển mạnh. Hệ thống hang động trong khối đá vôi Phong Nha

- Kẻ Bàng đã được phát hiện và đo vẽ với tổng chiều dài đạt trên 85 km (Theo số

Page 37: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

24

liệu của Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Hội Hang động Hoàng

gia Anh) (hình 1.3). Hầu hết các hang hiện nay đều có sông chảy qua. Vì thế,

Limbert đã gọi chúng là các hang sông (river caves).

Các hang ở khu vực này nằm trong 3 hệ thống chính: hệ thống hang Phong

Nha bắt đầu từ hang Khe Ry, hang Én qua hang Thung, Cha An ... và cuối cùng là

hang Phong Nha với tổng chiều dài khoảng gần 45 km; hệ thống hang Vòm bắt

đầu từ hang Rục Cà Roòng và kết thúc là hang Vòm với tổng chiều dài khoảng trên

30 km và hệ thống hang Rục Mòn. Trong đó, các hệ thống hang Vòm và hang

Phong Nha ở huyện Bố Trạch đều đổ nước về sông Son, còn hệ thống hang Rục

Mòn nằm ở huyện Minh Hoá [5].

Các hệ thống hang động ở Kẻ Bàng đều có cửa vào và ra là mực nước sông

suối hiện nay. Có thể xem đây là hệ thống hang sông có quy mô lớn nhất ở khu vực

châu Á đã phát hiện được cho đến nay.

Về mặt hình thái, hầu hết các hang đều cao, rộng, trong hang có nhiều ngách.

Do đó, phần lớn các hang đều có bình đồ khá phức tạp chẳng hạn như hang Mê

Cung, hang Tiên... Mặt cắt ngang của các hang sông hiện đại đều có dạng khá đẳng

thước được xếp vào kiểu hang có mối quan hệ với mực nước ngầm khu vực và phát

triển qua nhiều chu kỳ. Tính đa chu kỳ của các hang còn được thể hiện ở các bậc

tầng hang động cũng như các mực cửa hang. Đến nay, đã phát hiện được ít nhất 4

mực cửa hang theo độ cao tương đối : mực 0 m là mực sông suối hiện nay, mực

20± 5 m, mực 40± 10 m và mực 90± 10 m. Cả 4 mực cửa hang đều được xác nhận ở

hang Vượt thuộc hệ thống hang Vòm huyện Bố Trạch với độ cao cụ thể là 0; 24

m; 43 m và 93 m. [5]

Page 38: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

25

Hình 1.3. Bản đồ hệ thống hang động khu vực núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng

(Nguồn: Limbert (2012)) [93]

Về mặt địa chất, các hang động vùng núi đá vôi ở Quảng Bình có thể chia

làm 2 nhóm: hang hoạt động và hang hoá thạch. Các hang hoạt động là hệ thống

hang sông nằm ở mực hang thấp nhất liên quan với mực nước ngầm mực cơ sở

xâm thực khu vực hiện đại. Hang hóa thạch liên quan đến mực nước ngầm cổ hiện

nay đã thoát khỏi sự tác động của mực nước ngầm hiện đại hoặc các hang chân núi

Page 39: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

26

karst cổ là các hang nằm ngang hình thành khi chân các khối đá vôi ngập trong

nước [5,92,93].

1.3.7. Các lo i hình thủy vực ở vùng núi đ vôi Phong Nha-Kẻ ng

Ở Việt Nam, các công trình của Đặng Ngọc Thanh và cộng sự (2002); Đặng

Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2007) đã phân loại khá chi tiết các loại hình thủy

vực lộ thiên trên mặt đất cùng với đặc điểm về thủy văn, thủy lý-hóa, nền đáy và

sinh học của mỗi loại [64,94].

Dựa trên những sai khác về hình thái thủy vực, chế độ thủy văn và điều kiện

môi trường nước, có thể phân chia các loại hình thủy vực ở vùng núi đá vôi Phong

Nha–Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình thành thành các loại hình chính như: suối, sông, các

vũng nhỏ ngập nước tạm thời theo mùa nằm ở các trũng thấp, các hồ chứa, và hệ

thống thủy vực ngầm trong hang động. Đây là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá quần

xã giáp xác nước ngọt ở các loại hình thủy vực khác nhau. Ngược lại, các đặc điểm

về quần xã giáp xác nước ngọt nói riêng và thủy sinh vật nói chung lại là những

thông tin quan trọng bổ sung cho sự phân chia các loại hình thủy thủy vực.

1.3.7.1. Hệ thống sông ngòi

Khu vực vùng núi đá vôi Phong Nha–Kẻ Bàng phần lớn nằm gọn trong lưu

vực sông Gianh gồm các nhánh sông suối chính như Rào Thương, sông Chày, sông

Troóc, sông Son và một phần thuộc lưu vực sông Lý Hòa và sông Dinh. Khu vực

này chủ yếu là vùng đá vôi rộng lớn, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến.

Trên mặt đất, có một số khe suối nhỏ đổ vào Rào Thương, chảy lộ thiên nhưng bị

ngắt quãng khi chảy ngầm qua các hang động, sau khi quy tụ lại chảy về sông Chày,

sông Troóc và hợp lưu vào sông Son rồi đổ vào thượng nguồn sông Gianh. Mùa

mưa, các suối cạn có nước dâng cao, tạo dòng chảy lớn và lũ cục bộ, nhưng sau cơn

mưa, nước rút rất nhanh qua các "mắt hút" [91].

Hệ thống sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình là sông Gianh bắt nguồn từ Phu Cô

Pi có tọa độ 1749’20” vĩ độ Bắc và 10541’30” độ kinh Đông với độ cao 1.350m.

Nó là hợp lưu của 3 con sông vào loại trung bình của tỉnh: sông Rào Nậy, sông Rào

Nan và sông Son (còn gọi là sông Troóc). Sông có chiều dài 158km, chiều rộng

bình quân lưu vực 38,8 km, chiều dài lưu vực 121km, lưu vực sông rộng 4.680 km2,

Page 40: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

27

bao gồm hầu hết diện tích các huyện Tuyên Hóa, Minh Hoá, Quảng Trạch và một

phần của huyện Bố Trạch. Mật độ sông suối trong lưu vực là 1,04 km/km2.

1.3.7.2. Hồ chứa

Đến năm 2010, toàn tỉnh Quảng Bình có 142 hồ chứa, tổng dung tích đạt

khoảng 540,719 triệu m3; dung tích hữu ích 432,567 triệu m

3 và phân bố như sau:

lưu vực sông Roòn: 11 hồ; lưu vực sông Gianh: 57 hồ; lưu vực sông Lý Hoà: 15 hồ;

lưu vực sông Dinh: 8 hồ; lưu vực sông Nhật Lệ: 51 hồ. Hồ tự nhiên có hồ Bàu Tró,

là hồ nước ngọt nằm ngay cạnh ven biển ở phía Bắc Đồng Hới có giá trị cung cấp

nước cho thành phố Đồng Hới và ý nghĩa du lịch sinh thái; hồ nhân tạo lớn nhất

phải kể đến Vực Tròn nằm ở phía Bắc huyện Quảng Trạch, được ngăn bởi dòng

chảy sông Roòn có dung tích 52,8 triệu m3, khả năng tưới theo thiết kế là 3.885 ha

[90,91].

1.3.7.3. Thủy vực ngầm trong hang động

Dựa trên số liệu khảo sát đo đạc, vẽ hình các hang động ở vùng núi đá vôi

tỉnh Quảng Bình của các tác giả Trần Nghi và cộng sự (2003), Limbert (2012) và

các dẫn liệu về điều kiện thủy văn, môi trường. Theo đó, các thủy vực trong hang

động vùng núi đá vôi tỉnh Quảng Bình có thể chia làm 4 dạng chính:

a) Các thủy vực n c chảy trong kẽ đá: Đặc điểm đặc trưng của thủy vực

này là dòng nước di chuyển theo chiều dọc phương thẳng đứng dưới tác động của

trọng lực của nguồn nước thấm qua kẽ đá. Môi trường nước thường nghèo các chất

dinh dưỡng hữu cơ và vô cơ trong khi độ cứng luôn ở mức cao do chứa nhiều ion

Ca2+

và Mg2+

. Tiêu biểu cho dạng thủy vực này là động Phong Nha, hang Vòm,

hang Tối. Quần xã sinh vật ở dạng thủy vực này còn ít được nghiên cứu nhưng nhìn

chung chúng thường kém đa dạng cả về số lượng và và mật độ cá thể.

b) Sông ngầm trong hang động: là loại hình thủy vực rất phổ biến ở các

hang động vùng núi đá vôi tỉnh Quảng Bình. Căn cứ vào hình thái của các hang

động, dòng chảy của sông có thể phân biệt làm 2 dạng:

- Các sông ngầm có dòng chảy từ bên ngoài vào trong hang động: như hang

E, hang Tú Làn, hang Sơn Đoòng. Loại hình thủy vực này có thể được xem là một

dạng chuyển tiếp giữa các sông suối lộ thiên bên ngoài và thủy vực ngầm nằm sâu

trong hang động cả về điều kiện tự nhiên và quần xã sinh vật. Khi dòng sông đi vào

Page 41: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

28

hang động, chúng thường được mở rộng theo các buồng hang, dòng chảy giảm dần,

độ sâu thay đổi rất lớn và rất khó xác định. Càng vào sâu phía trong thủy vực càng

nghèo dinh dưỡng hơn do quá trình lắng đọng trầm tích, nhiệt độ có xu hướng giảm

dần và mức độ khuyêch tán oxi vào nước cũng hạn chế. Do có sự lưu thông về

nguồn nước giữa bên trong và ngoài hang động cho nên quần xã sinh vật ở đây

mang tính chất trung gian, vì vậy nhóm hang động không chính thức thường chiếm

ưu thế về cả số loài và mật độ, đặc biệt là nhóm loài sống nổi trong nước. Tuy vậy,

chúng sẽ giảm khi dòng chảy đi sâu vào trong hang động do những hạn chế về điều

kiện sống.

- Các sông ngầm có dòng chảy từ bên trong hang động ra: điển hình như ở

động Phong Nha, hang Tối, hang Va, hang Thiên Đường. Về điều kiện môi trường

nước, dạng thủy vực này thường nghèo muối dinh dưỡng, ít cặn vẩn hữu cơ. Tuy

nhiên, khi dòng chảy tiếp xúc với vùng cửa hang quá trình trao đổi nhiệt và khuếch

tán khí oxy tăng lên rõ rệt. Ở loại hình thủy vực này, quần xã thủy sinh vật kém đa

dạng. Chiếm ưu thế trong loại hình này là nhóm loài sống chính thức trong hang

động. Tuy vậy, vẫn có sự hiện diện của nhóm loài hang động không điển hình do sự

xâm nhập từ bên ngoài vào qua cửa hang hay bị dòng nước đẩy vào từ thượng

nguồn vẫn tồn tại trong thủy vực, tuy nhiên nhóm này chiếm tỉ lệ rất ít.

c) Vũng n c nh n c đọng tạm thời: Loại hình này gặp ở hầu hết các hang

ướt, đặc biệt là vào mùa mưa. Do chế độ thủy văn không ổn định nên điều kiện môi

trường và quần xã sinh vật cũng thay đổi rất lớn. Quần xã sinh vật có sự thay đổi

khác nhau tùy thuộc vào vị trí của các vũng nước so với các của hang: Các nhóm

loài hang động không chính thức thường chiếm ưu thế ở khu vực gần cửa hang, với

số loài và mật độ cao. Các loài hang động chính thức chiếm ưu thế với các vũng

nước nằm sâu trong hang.

d) Hồ n c ngầm trong hang động: như hang Thiên Đường, hang Va, hang

Sơn Đoòng, hang Tối, hang 35. Chúng thường tồn tại dưới dạng hồ siphon, với các

hệ thống thông nhau ngầm dưới hang động sâu. Đây là những thủy vực nước đứng

điển hình do mực nước trong các hồ ổn định, kể cả vào mùa khô theo mực nước

ngầm trong hang. So với các thủy vực ngầm khác, dạng thủy vực này có nguồn dinh

dưỡng vô cơ và hữu cơ cao hơn và ổn định hơn do được cung cấp nước chảy tràn từ

các vũng nhỏ trong hang hay từ kẽ đá hoặc từ các dòng sông ngầm thông với các hồ

Page 42: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

29

này đặc biệt là trong mùa lũ. Quần xã sinh vật ở các thủy vực này tương đối phát

triển, hầu hết các loài sống điển hình trong hang động đều bắt gặp ở loại hình thủy

vực này và thường chiếm ưu thế hoàn toàn cả về số loài và mật độ. Một số loài hang

động không chính thức vẫn có thể bắt gặp ở đây, đặc biệt vào mùa mưa với số

lượng thường rất ít có lẽ do sự xâm nhập bị động theo dòng chảy.

1.4. Nhận x t chung

1.4.1. Nhận t chung v t ng quan t i i u nghiên cứu

Qua phân tích tổng quan các tài liệu nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án,

bước đầu có một số nhận xét như sau:

1. Trong nhóm động vật không xương sống nước ngọt, giáp xác nước ngọt là

đối tượng đã có nhiều nghiên cứu ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các kết quả

nghiên cứu cho thấy mức độ đa dạng của giáp xác nước ngọt không chỉ thể hiện ở

đa dạng số lượng loài mà còn ở các bậc phân loại cao hơn như các mức độ đa dạng

về giống, họ, bộ.

2. Cũng như các nhóm động vật không xương sống nước ngọt khác, giáp xác

nước ngọt được nghiên cứu nhiều ở hầu hết các loại hình thủy vực lộ thiên ở các

dạng cảnh quan khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu về giáp xác nước ngọt ở

các thủy vực vùng núi đá vôi nói chung, đặc biệt ở các thủy vực ngầm trên thế giới

còn ít. Các dẫn liệu đã có cho thấy hầu hết các loài giáp xác đã biết trong thủy vực

ngầm là đặc hữu.

3. Vùng núi đá vôi ở Phong Nha - Kẻ Bàng với các hang động trong đó là

khu vực điển hình của địa hình karst không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế

giới, có giá trị toàn cầu không chỉ ở lĩnh vực đa dạng sinh học mà còn là một khu

vực có thắng cảnh hang động bậc nhất. Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu về giáp

xác nước ngọt ở vùng núi đá vôi, đặc biệt ở các thủy vực ngầm trong hang động

Phong Nha-Kẻ Bàng. Do đó, chưa có nhiều dẫn liệu cụ thể về thành phần loài giáp

xác và đặc trưng phân bố của chúng ở khu vực này.

1.4.2. Nh ng vấn đ cần thực hi n trong ph vi uận n n

Từ những phân tích tổng quan tài liệu như trên, trong phạm vi luận án này,

NCS cần thực hiện các nội dung nghiên cứu với mục tiêu định hướng: có được

những dẫn liệu đầy đủ hơn về thành phần loài giáp xác nước ngọt ở các thủy vực

Page 43: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

30

đặc trưng của vùng núi đá vôi, đặc biệt các thủy vực ngầm trong hang động thuộc

VQG Phong Nha-Kẻ Bàng; đặc tính phân bố và mối tương quan giữa chúng với một

số yếu tố môi trường.

Page 44: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

31

CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, ph m vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhóm giáp xác nước ngọt thuộc các bộ

Calanoida, Cyclopoida, Harpacticoida (Copepoda), Diplostraca (Cladocera),

Podocopida (Ostracoda), Amphipoda, Isopoda, Thermosbaenacea, Bathynellacea,

Decapoda và một số chỉ tiêu hóa lý môi trường nước các thủy vực nghiên cứu (ánh

sáng, T0, pH, DO, NH4

+, NO3

-, PO4

3-).

- Phạm vi nghiên cứu: thành phần loài, các đặc điểm phân bố thành phần loài

và số lượng của giáp xác nước ngọt ở các thuỷ vực vùng núi đá vôi thuộc Vườn

quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

2.2. Địa iểm nghiên cứu

Các loại hình thủy vực vùng núi đá vôi tỉnh Quảng Bình được nghiên cứu

gồm suối, sông, hồ chứa trên mặt đất và các thủy vực ngầm trong hang động núi đá

vôi.

Tổng số 22 thủy vực ở vùng núi đá vôi tỉnh Quảng Bình được tiến hành thu

thập mẫu vật nghiên cứu. Trong đó, có nhiều thủy vực được khảo sát ở nhiều vị trí,

cụ thể: Sông Son (3 điểm khảo sát: SS1, SS2, SS3), sông Chày (3 điểm: SC1, SC2,

SC3), Khe Rinh (1 điểm), suối Phú Nhiêu (1 điểm), suối Tân Hóa (1điểm , suối Chà

Nòi (1 điểm), suối Yên Hợp (1 điểm), suối Khe Ván (1 điểm), Khe Dát (1 điểm),

suối Thiên Đường (1 điểm), Rào Con (1 điểm), hồ Đồng Suôn (3 điểm), hồ Khe

Ngang (3 điểm), động Phong Nha (4 điểm), hang Sơn Đoòng (4 điểm), hang Thiên

Đường (3 điểm), hang Tối (2 điểm), hang E (4 điểm), hang 35 (1 điểm), hang Va (2

điểm), hang Tú Làn (3 điểm) và hang Yên Hợp (1 điểm). Chi tiết các điểm nghiên

cứu, số đợt thu mẫu được tình bày ở bảng 2.1. Bản đồ các vị trí khảo sát được trình

bày ở hình 2.1.

Page 45: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

32

Bảng 2.1. Danh sách các thủy vực khảo sát thu thập mẫu vật thủy sinh vật ở vùng

núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha–Kẻ Bàng

TT Tên iểm khảo sát Địa danh Tọa ộ Số lƣợt thu

mẫu

Lo i hình hang ộng

1 Động Phong Nha Xã Sơn Trạch, Bố

Trạch, Quảng Bình

17.58222107N

106.2824492E

7

2 Hang Sơn Đòong Xã Tân Trạch, Bố

Trạch, QB

17.4515321N

106.2872019E

2

3 Hang Thiên Đường Xã Sơn Trạch, Bố

Trạch, QB

17.51944807N

106.2228928E

6

4 Hang Tối Xã Sơn Trạch, Bố

Trạch, QB

17.5742851N

106.2539157E

5

5 Hang E Xã Sơn Trạch, Bố

Trạch, QB

17.55150852N

106.2605417E

6

6 Hang 35 Xã Tân Trạch, Bố

Trạch, QB

17.4146927N

106.2128538E

4

7 Hang Va Xã Tân Trạch, Bố

Trạch, QB

17.4895819N

106.2857911E

3

8 Hang Tú Làn Xã Tân Hóa, Minh

Hóa, QB

17.7714104N

106.0863903E

2

9 Hang Yên Hợp Xã Thượng Hóa, Minh

Hóa, QB

17.6673929N

105.9464192E

2

Lo i hình Sông, suối

10 Sông Son Xã Sơn Trạch, Bố

Trạch, QB

17.6167036N

106.3181627E

7

11 Sông Chày Xã Sơn Trạch, Bố

Trạch, QB

17.5728174N

106.249643E

7

12 Khe Rinh Xã Trung Hóa, Minh

Hóa, QB

17.7347766N

105.9608549E

3

13 Suối Phú Nhiêu Xã Thượng Hóa, Minh

Hóa, QB

17.6883637N

106.0287765E

3

14 Suối Tân Hóa Xã Tân Hóa, Minh

Hóa, QB

17.774492N

106.037965E

3

15 Suối Chà Nòi Xã Xuân Trạch, Bố

Trạch, QB

17.6453077N

106.1434677E

3

16 Suối Yên Hợp Xã Thượng Hóa, Minh

Hóa, QB

17.6691512N

105.9597659E

3

Page 46: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

33

17 Suối Khe Ván Xã Tân Trạch, Bố

Trạch, QB

17.4870339N

106.3010153E

4

18 Khe Dát Xã Xuân Trạch, Bố

Trạch, QB

17.662036N

106.2485647E

4

19 Suối Thiên Đường Xã Sơn Trạch, Bố

Trạch, QB

17.5368132N

106.2309319E

6

20 Rào Con Xã Tân Trạch, Bố

Trạch, QB

17.4840433N

106.3304445E

3

Lo i hình Hồ chứa

21 Hồ Đồng Suôn Xã Hưng Trạch, Bố

Trạch, QB

17.6153513N

106.3768816E

3

22 Hồ Khe Ngang Xã Phúc Trạch, Bố

Trạch, QB

17.6485858N

106.3178355E

3

Page 47: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

34

Hình 2.1. Vị trí các iểm khảo sát thu thập mẫu vật ở vùng núi á vôi VQG Phong Nha–Kẻ Bàng

Page 48: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

35

2.3. Thời gian nghiên cứu

- Thời gian: Từ năm 2013–2017.

Các mẫu vật giáp xác được kế thừa từ 2 đợt khảo sát vào tháng 8/2011 và

tháng 4/2013 được lưu giữ tại Phòng Sinh thái môi trường nước, Viện Sinh thái và

Tài nguyên sinh vật.

Trong thời gian thực hiện, đề tài luận án tiếp tục khảo sát và mở rộng các địa

điểm nghiên cứu với 5 đợt nghiên cứu vào tháng 4/2014, tháng 8/2014, tháng

09/2014, tháng 4/2015 và tháng 8/2015 với sự hỗ trợ của Đề tài Độc lập trẻ, mã số

VAST.ĐLT.02_14-15 do Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam tài trợ.

- Số lượt thu mẫu: 89 lượt/22 địa điểm.

- Số lượng mẫu vật thu được: khoảng 1.100 mẫu vật.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Cách tiếp cận

2.4.1.1. Tiếp cận về hình thái học

Phân loại học (Taxonomy) là lý thuyết và thực hành phân loại các sinh vật

(Mayr, 1969). Theo Simpson (1961), hệ thống học (Systematic) là sự nghiên cứu một

cách khoa học các sinh vật khác nhau, sự đa dạng của chúng cũng như các mối quan

hệ của chúng với nhau. Trong quá trình phát triển của phân loại học, quan niệm về loài

đã có những ảnh hưởng rất lớn đến lý thuyết và thực hành phân loại học. Trên cơ sở

định nghĩa loài "loài sinh học" là nền tảng cho sự phát triển của phân loại học quần

thể. Trong đó, các lô vật mẫu thu thập từ các quần thể khác nhau được xem xét nhiều

hơn bởi các dấu hiệu của cơ thể sống liên quan đến tập tính, sinh thái, sinh lý và hoá

sinh bổ sung cho các dấu hiệu hình thái. Do vậy, phân loại học thực tế đã trở thành

phân loại học sinh học. Những đặc tính di truyền được quy định bởi kiểu gene và phản

ánh ra kiểu hình là cở sở lý luận cho phương pháp so sánh hình thái. Các dấu hiệu

phân loại hình thái được ưu tiên là các đặc điểm về hình thái và cấu trúc các cơ quan

có tính bảo thủ cao, riêng biệt hay ngắt quãng giữa các taxon, đặc biệt chú ý đến hình

thái của cơ quan sinh dục [95].

Trong khuôn khổ đề tài luận án này, định loại các nhóm giáp xác theo phương

pháp so sánh hình thái với sự hỗ trợ của các thiết bị quang học, vẽ mô tả và chụp

Page 49: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

36

hình, những chi tiết hình thái quan trọng trong phân loại học các nhóm giáp xác và

sử dụng hệ thống phân loại kết hợp theo các tác giả Đặng Ngọc Thanh & Hồ Thanh

Hải (2012): bộ Decapoda; Kotov et al. (2009): bộ Diplostraca; Karanovic (2012):

lớp Ostracoda. Đặng Ngọc Thanh & Hồ Thanh Hải (2001): phân lớp Copepoda;

Lowry & Myers (2013): bộ Amphipoda và Camacho (2006): bộ Bathynellacea.

2.4.1.2. Tiếp cận về sinh thái cảnh quan và phân bố

Mỗi dạng thủy vực tại mỗi vùng cảnh quan khác nhau có các đặc điểm khác

nhau về chế độ thuỷ văn, yếu tố lý hoá môi trường nước... biến đổi theo địa hình, chế

độ canh tác trên vùng lưu vực và mục đích sử dụng, theo đó sự phân bố số lượng loài

thuỷ sinh vật ở mỗi dạng thủy vực theo vùng cảnh quan địa lí cũng khác nhau. Sự phân

bố của thuỷ sinh vật phụ thuộc vào tính thích ứng sinh thái rộng hay hẹp của từng

nhóm, nhưng đồng thời cũng phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan địa lý mà cùng một

loại hình thuỷ vực suối, sông, ao...) ở các vùng cảnh quan khác nhau lại khác nhau

[64,94]. Các thủy vực lộ thiên trên mặt đất ở vùng núi đá vôi Phong Nha–Kẻ Bàng,

tỉnh Quảng Bình có thể phân biệt thành các loại hình chính như: suối, sông, các

vũng nhỏ ngập nước tạm thời theo mùa nằm ở các trũng thấp và các hồ chứa. Đặc

trưng về điều kiện môi trường và quần xã thủy sinh vật các thủy vực này nhìn chung

khá tương đồng với các thủy vực ở vùng núi nước ta đã được nhiều tác giả đề cập

đến khá chi tiết.

Các thủy vực trong hang động vùng núi đá vôi tỉnh Quảng Bình có thể chia

làm 4 dạng chính: các thủy vực nước chảy trong kẽ đá; sông ngầm trong hang động;

vũng nước nhỏ nước đọng tạm thời; hồ nước ngầm trong hang động.

Sự phân chia trên đây về các loại thủy vực ở vùng núi đá vôi tỉnh Quảng

Bình dựa trên những sai khác về hình thái thủy vực, chế độ thủy văn và điều kiện

môi trường nước. Đây là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá quần xã giáp xác nước ngọt

ở các loại hình thủy vực khác nhau. Ngược lại, các đặc điểm về quần xã giáp xác

nước ngọt nói riêng và thủy sinh vật nói chung lại là những chỉ thị quan trọng bổ

sung cho sự phân chia các loại hình thủy thủy vực.

Page 50: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

37

2.4.1.3. Tiếp cận hệ sinh thái

Đây là cách tiếp cận mới được UNESCO đề xuất trong quản lý các khu bảo

tồn. Hệ sinh thái được hiểu như là một phức hệ trong đó tồn tại sự tác động qua lại

giữa quần xã sinh vật và môi trường tự nhiên dưới các tác động của con người tạo

nên một thể thống nhất.

Tiếp cận hệ sinh thái chỉ ra nghiên cứu các hệ sinh thái đất ngập nước vùng

núi đá vôi nói chung, kiểu đất ngập nước ngầm trong hang động của VQG Phong

Nha-Kẻ Bàng nói riêng, cần tiến hành phân tích cấu trúc sinh thái, khu hệ sinh vật

và những biến động của chúng theo thời gian dưới các tác động của con người khi

phát triển kinh tế -xã hội ở đây. Tiếp cận hệ sinh thái còn chỉ ra các chỉ thị đa dạng

sinh học để phản ánh được sức khỏe của hệ sinh thái và mức độ đa dạng sinh học.

Áp dụng cách tiếp cận này nghiên cứu hệ sinh thái VQG Phong Nha–Kẻ

Bàng trong việc kiểm kê hiện trạng, xác định giá trị, áp lực và những hành động đáp

ứng tới hệ sinh thái. Nghiên cứu về tính đa dạng của khu hệ thủy sinh vật nói chung

và nhóm giáp xác nói riêng để nói lên mức độ phong phú và tính đặc trưng của các

bậc taxon trong hệ sinh thái. Đó cũng là cơ sở giúp việc định hướng, lựa chọn những

giải pháp phù hợp và có hiệu quả phục vụ cho công tác bảo tồn.

2.4.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa

2.4.2.1. Thu mẫu định tính

Mẫu định tính nhóm sống nổi được thu bằng cách sử dụng lưới vớt động vật

phù du kiểu chóp nón vớt nhiều lần ở tầng mặt (0-1m) xung quanh vị trí khảo sát.

Tốc độ kéo lưới là từ 0,5 đến 1m/s. Mẫu được đựng trong chai đựng mẫu động vật

nổi và cố định bằng dung dịch formol 5%. Với những thuỷ vực sông, hồ có độ sâu

lớn (trên 2m) mẫu định tính được thu bằng cách sử dụng lưới với kiểu Juday có gắn

quả nặng ở đáy vợt kéo từ đáy đến tầng mặt của thuỷ vực.

Mẫu định tính nhóm sống đáy được thu bằng vợt cầm tay và cào đáy tam

giác ở các thuỷ vực nông như suối, các vũng nước nhỏ hoặc ở vùng bờ của sông,

hồ. Với các thuỷ vực có độ sâu lớn mẫu được thu bằng gàu cuốc đáy Petersen diện

tích 25×25cm để thu bùn tầng đáy. Bùn được lọc qua rây để loại bỏ cặn vẩn, mẫu

còn lại được đựng bằng polyetylen và bảo quản bằng dung dịch formol 5% hoặc

cồn 70%.

Page 51: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

38

2.4.2.2. Thu mẫu định l ợng

Mẫu định lượng nhóm sống nổi được thu bằng lưới vớt động vật phù du hình

chóp nón vớt xung quanh điểm khảo sát theo một thể tích xác định. Căn cứ vào mật

độ của thuỷ vực cao hay thấp để xác định thể tích nước lọc qua lưới, thông thường

kéo 10m cột nước tương ứng với 10m dây) là đạt yêu cầu.

Ở những thuỷ vực có độ sâu lớn hơn mẫu được thu ở tầng nước 0-5m bằng

lưới vớt kiểu Juday có gắn quả nặng ở đáy vợt. Thả từ từ vợt tới độ sâu 5m rồi kéo

lên vởi tốc độ khoảng 0,5-1,0m/s.

Thu mẫu định lượng nhóm sống đáy bằng vợt cầm tay (30 cm x 30 cm) hoặc

cào đáy tam giác (30 cm x 30 cm x 30 cm) căn cứ vào diện tích của nền đáy mà các

dụng cụ này quét qua. Thông thường dùng cào đáy kéo 3m chiều dài nền đáy tương

ứng với 3m trên dây cào đáy. Với những thuỷ vực có độ sâu lớn (trên 2m) mẫu

được thu bằng cuốc đáy Petersen diện tích 25cm×25cm với số lần thu mẫu nhất

định, từ đó ta có thể tính được diện tích mặt đáy mà đã khảo sát.

Phương pháp thu thập mẫu giáp xác ở các thuỷ vực trong hang động theo

hướng dẫn của Camacho et al. (1992) [41] bằng cách sử dụng các vợt cầm tay và

ống khoan mẫu đất dạng hình trụ, đường kính ống khoan 10 cm. Mẫu vật lẫn với

chất đáy sau khi thu thập được lọc qua rây lọc với cỡ mắt lưới khác nhau để loại bỏ

cặn vẩn và thu giữ mẫu vật theo từng nhóm kích thước.

Mẫu tôm, cua được thu thập bằng vợt cầm tay, cào đáy, bẫy giỏ và thu thập

từ chợ, các thuyền chài của các ngư dân.

Thu thập một số thông tin sinh thái học và môi trường tại địa điểm nghiên

cứu: Quan sát, ghi chép các thông tin về tọa độ, độ cao, nền đáy, độ rộng sông suối,

tốc độ dòng chảy, sinh cảnh, hiện trạng môi trường, các tác động của con người,

chụp ảnh mẫu vật và sinh cảnh, phỏng vấn người dân địa phương để bổ sung các

thông tin về thành phần loài, phân bố.

2.4.3. Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghi m

a. Kĩ thuật xử lý và phân tích mẫu Giáp xác n c ngọt

Định loại các nhóm giáp xác theo phương pháp so sánh hình thái với sự hỗ

trợ của các thiết bị quang học, vẽ mô tả và chụp hình. Đối với nhóm giáp xác nhỏ,

vật mẫu được quan sát dưới kính lúp soi nổi ở độ phóng đại 20-30 lần để phân chia

Page 52: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

39

các nhóm phân loại chính. Tiến hành giải phẫu hình thái cơ thể và các phần phụ,

làm tiêu bản hiển vi, quan sát, mô tả phân loại học và vẽ hình mẫu vật bằng kính

hiển vi quang học Olympus CH40 có ống vẽ (camera lucida) với các độ phóng đại

khác nhau × 200, 400, 1000 lần. Mô tả những chi tiết hình thái quan trọng trong

phân loại học các nhóm giáp xác theo quy trình của Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh

Hải, 2012 (Decapoda) [32], Karanovic, 2012 (Ostracoda) [107], Lowry & Myers,

2013 (Amphipoda) [95], Kotov et al., 2009 (Cladocera) [96] và Camacho, 2006

(Bathynellacea) [97]. Với các mẫu giáp xác lớn, các đặc điểm hình thái phân loại

tổng thể được quan sát và vẽ minh họa bằng kính hiển vi soi nổi Olympus CHX7 ở

độ phóng đại 5-10 lần. Giải phẫu các phần phụ miệng và cơ quan sinh dục, quan sát,

vẽ và chụp hình các cơ quan ở độ phóng đại 15-30 lần trên kính Olympus CHX7.

Xác định tên khoa học của các loài theo các tài liệu của các tác giả trong nước và

quốc tế. Sắp xếp các taxon theo hệ thống phân loại của Martin & Davis (2001) [99].

b. Ph ơng pháp xác định mật độ

Để xác định mật độ của từng nhóm động vật thuỷ sinh từ các mẫu định lượng thu

thập tại hiện trường được xử lý trong phòng thí nghiệm theo các bước sau:

B c 1. Gạn mẫu bằng lưới có cùng kích cỡ với lưới vớt mẫu tại hiện trường, xả

nước cho hết formon ngâm mẫu. Công việc này hạn chế mùi độc hại cho người

phân tích mẫu trong thời gian dài.

B c 2. Cho toàn bộ mẫu vật vào cốc đong có chia vạch dung tích 100 ml. Pha

loãng bằng nước đến thể tích V1 ml tuỳ thuộc vào số lượng cá thể trong mẫu nhiều

hay ít để ta pha loãng đến thể tích cho phù hợp . Hút V2 ml nhỏ hơn 10ml) trong

V1 ml thường V2/V1 bằng 1/1, 1/5, 1/10, 1/50, 1/100 tuỳ vào số lượng cá thể trong

mẫu nhiều hay ít) cho vào buồng đếm Bogorov. Tiến hành đếm số cá thể của từng

nhóm, hay từng loài tuỳ theo mục đích nghiên cứu.

B c 3. Tính toán

Thể tích cột nước mà lưới vớt mẫu kéo qua được tính theo công thức

hrV 2 (m3)

Mật độ của từng nhóm hay từng loài trong mẫu được tính theo công thức

Page 53: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

40

V

V

Va

M

10002

1

(m3)

Trong đó: r: bán kính miệng lưới vớt mẫu đơn vị m).

h: chiều dài chiều cao) của cột nước mà lưới vớt kéo qua đơn vị m)

M: mật độ nhóm loài hay loài khảo sát (con/m3)

a: Số cá thể của nhóm loài hay loài V2 (ml) trên buồng đếm

V1: Thể tích pha loãng mẫu (ml)

V2: Thể tích hút ra từ V1(ml) để cho vào buồng đếm (ml)

1000: hệ số quy đổi ra m3.

Đối với nhóm giáp xác lớn sống đáy, mật độ giáp xác được xác định bằng

cách đếm số cá thể thu được từ mẫu thu định lượng, phụ thuộc vào khối lượng trầm

tích đáy lọc qua khung định lượng, gàu Petersen hay vợt cầm tay để quy đổi ra đơn

vị cá thể m2. Kích thước miệng gàu Petersen là 25cm x 25cm; vợt cào tam giác là

30 cm x 30 cm x 30 cm và vợt cầm tay hình vuông kích thước 30 cm x 30 cm.

Mật độ động vật đáy được tính theo công thức:

(cá thể/m

2)

Trong đó:

- N: tổng số cá thể động vật đáy trong mẫu đơn vị: cá thể

- S: diện tích nền đáy thu mẫu bằng các dụng cụ khác nhau đơn vị: m2)

+ S = 0,25 x 0,25 x n đv: m2) với n là số lần quốc đáy bằng gàu Petersen);

+ S = 0,30 x 0,30 x L đv: m2 với L là chiều dài nền đáy được thu mẫu bằng

vợt cầm tay hoặc cào tam giác ;

+ S = 0,05 x 0,05 x 3,14 x k đv: m2) với k là số lần khoan mẫu bằng ống

khoan mẫu đất).

b. Kĩ thuật thu thập, bảo quản và phân tích mẫu lý, hóa học môi tr ờng n c

Các kĩ thuật lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường, dụng cụ lưu giữ mẫu, bảo

quản mẫu, vận chuyển mẫu, tiếp nhận mẫu tuân thủ đúng theo hướng dẫn Quy

Page 54: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

41

chuẩn Việt Nam QCVN 6663-1: 2011 [100]. Các tiêu chuẩn kĩ thuật cụ thể được thống

kê ở bảng 2.2.

- Các chỉ tiêu hoá lý (DO, pH, nhiệt độ, độ mặn được xác định ngay tại hiện

trường bằng thiết bị đo nhanh Horiba U22XD Nhật Bản .

- Các thông số khác được xác định trong phòng thí nghiệm bằng phương

pháp so màu (do Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam phân tích).

- So sánh, đánh giá chất lượng nước theo QCVN 09: 2015/BTNMT về môi

trường nước dưới đất và QCVN 08: 2015/BTNMT (Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về

chất lượng nước mặt) [101,102].

Bảng 2.2. Thông tin về trang thiết bị đo đạc, phương pháp phân tích một số thông số

môi trường

TT Thông số

quan trắc

Phƣơng pháp

quan trắc

Mô tả phƣơng

pháp

Trang thi t bị thực

hiện

Đơn

vị

A. L y mẫu, o, thử t i hiện trƣờng

1 pH

TCVN 4559-

1998; TCVN

6492:1999

Đo bằng máy đo Hydrolab Sonde DS5

2 Nhiệt độ TCVN 4557-

1998 Máy đo Hydrolab Sonde DS5

0C

3 DO TCVN

7325:2004

Phương pháp đầu

đo điện hóa Hydrolab Sonde DS5

mg/l

4 Độ mặn Đo bằng máy đo Atago Master-S/Mill

Alpha ‰

5 Ánh sáng Đo bằng máy đo KIMO

LX100_Canada lux

B. Phân tích trong phòng thí nghiệm

6 NH4+ APHA-4500-

NH3-F

Phương pháp

phenat

UV-Vis Optizen

2120UV–Hàn Quốc mg/l

7 NO3- EPA-352.1

Phương pháp so

màu

UV-Vis Optizen

2120UV–Hàn Quốc mg/l

8 PO43-

APHA-4500P Phương pháp so

màu

UV-Vis Optizen

2120UV–Hàn Quốc mg/l

Page 55: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

42

c. Tính toán các chỉ số sinh học

- Chỉ số phong phú Margalef (d) được tính theo công thức:

Trong đó: d là chỉ số phong phú Margalef; S là tổng số loài trong mẫu; N là tổng số

lượng cá thể trong mẫu. [103]

Bảng 2.3. Quan hệ giữa giá trị chỉ số Margalef (d) và mức độ đa dạng

Chỉ số d Mức ộ a d ng D ng

> 3,5 Tính đa dạng rất phong phú I

2,6–3,5 Tính đa dạng phong phú II

1,6–2,5 Tính đa dạng tương đối tốt III

0,6–1,5 Tính đa dạng bình thường IV

<0,6 Tính đa dạng kém V

Nguồn: [103]

- Chỉ số a d ng Shannon-Weiner (H’) được tính theo công thức:

N

ni

N

niH

s

i

1

2log'

Trong đó: H': Chỉ số Shannon-Weiner; ni: Số lượng cá thể loài i; s: Số lượng loài

trong mẫu; N: Tổng số lượng cá thể toàn mẫu. [104]

Như vậy, theo công thức trên, giá trị H’ phụ thuộc vào số lượng loài và tính

bình quân của sự phân bố cá thể giữa các loài. Phân hạng độ đa dạng của quần xã

theo chỉ số H’ được trình bày ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Quan hệ giữa giá trị chỉ số Shannon–Weiner H’

và mức độ đa dạng

Chỉ số H’ Mức ộ a d ng

Nếu chỉ số đa dạng >3 Đa dạng Sinh học tốt và rất tốt

Nếu chỉ số đa dạng 1–3 Đa dạng Sinh học khá

Nếu chỉ số đa dạng <1 Đa dạng Sinh học kém và rất kém

Nguồn: [104]

Page 56: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

43

- Hệ số tƣơng quan Pearson (r) được tính theo công thức:

n

i

ii

n

i

ii

yyxx

yyxx

r

1

22

1

)()(

))((

Trong đó: r: hệ số tương quan Pearson; ix : Giá trị thứ i của biến x; x : giá trị trung

bình của biến x; iy : Giá trị thứ i của biến y; y : giá trị trung bình của biến y; n:

kích thước mẫu.

Hệ số tương quan r có giá trị từ -1 đến +1, trong đó r > 0 là tương quan tỷ lệ

thuận và r < 0 là tương quan tỷ lệ nghịch. Nếu hệ số tương quan bằng 0 (hay gần 0)

có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau biến độc lập , ngược lại nếu hệ

số bằng -1 hay 1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu r có giá

trị càng gần -1 hoặc 1 thì hai biến số có tương quan nhau càng chặt với mức ý

nghĩa p < 0,05) bảng 2.5).

Bảng 2.5. Mức độ quan hệ theo hệ số tương quan

Hệ số tƣơng quan (r) Mức ộ quan hệ

(±)0,01–(±)0,1 Tương quan không đáng kể

(±)0,1–(±)0,3 Tương quan yếu

(±)0,3–(±)0,5 Tương quan trung bình

(±)0,5–(±)0,7 Tương quan tương đối chặt

(±)0,7–(±)0,9 Tương quan chặt

(±)0,9–(±)1,0 Tương quan rất chặt

Nguồn: Chu Văn Mẫn (2003) [105]

- Phƣơng pháp xử lý số liệu:

Các số liệu thống kê sinh học được tính toán được thể hiện qua bảng biểu, sơ

đồ, đồ thị biểu diễn số lượng và tỷ lệ. Sử dụng phần mềm Excel 2010, phân tích

tương quan bằng phần mềm thống kê sinh thái PAST v.2.17.

- Dữ liệu được kiểm tra mức sai khác ý nghĩa bằng phần mềm thống kê Microsoft

Excel 2010, với mức ý nghĩa P < 0,05 được xem là sai khác có ý nghĩa thống kê.

- Tính giá trị trung bình dùng hàm AVERAGE miền dữ liệu

- Tính sai số trung bình bằng hàm AVEDEV miền dữ liệu

Page 57: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

44

- So sánh sự khác nhau giữa các giá trị trung bình để chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê: dùng hàm T- TEST miền dữ liệu để kiểm tra sự khác biệt giữa các giá trị

trung bình.

+ Nếu P < 0,05 thì hai giá trị trung bình khác nhau có ý nghĩa thống kê

+ Nếu P > 0,05 thì hai giá trị trung bình khác nhau không có ý nghĩa thống

kê.

Page 58: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

45

CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc iểm thành phần loài giáp xác nƣớc ngọt ở khu vực nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu về thành phần loài giáp xác nước ngọt đã xác định được

93 loài giáp xác ở các thủy vực khác nhau tại vùng núi đá vôi VQG Phong Nha–Kẻ

Bàng, thuộc 10 bộ, 27 họ và 61 giống Bảng 3.1, 3.2). Trong đó bộ Cyclopoida có số

loài nhiều nhất có 27 loài chiếm 29% tổng số loài, bộ Diplostraca có 26 loài chiếm

28%, bộ Decapoda (có 16 loài chiếm 17,2% tổng số loài), Harpacticoida (có 9 loài,

chiếm 9,7%), Calanoida (có 8 loài chiếm 8,6%), Podocopida (có 3 loài chiếm 3,2%).

Bốn bộ còn lại gồm Thermosbaenacea, Bathynellacea, Amphipoda, Isopoda mỗi bộ

chỉ có 1 loài chiếm 1,1%. Qua kết quả trên cho thấy sự đa dạng về thành phần loài

giáp xác nước ngọt ở các thủy vực vùng núi đá vôi ở khu vực VQG Phong Nha–Kẻ

Bàng thể hiện rất rõ ở cả các bậc phân loại từ loài đến các các bậc phân loại cao như

bộ, họ, giống bảng 3.1). Đối chiếu với các tài liệu hiện có cho thấy, 9 loài đã được

ghi nhận cho đến nay là những loài đặc hữu của khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

và Việt Nam. Từ các mẫu vật thu thập được của đề tài luận án 4 loài mới cho khoa

học đã được mô tả, trong đó có 1 loài mới mang tên của tác giả luận án và đồng

nghiệp. Lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ giáp xác nước ngọt Việt Nam 2 bộ, 5 họ và

11 giống. Chi tiết danh mục phân loại học về các loài giáp xác nước ngọt ở khu vực

VQG Phong Nha–Kẻ Bàng được trình bày ở bảng 3.2 và phụ lục 2.

Bảng 3.1. Cấu trúc thành phần loài của các taxon trong nhóm giáp xác ở các thủy

vực vùng núi đá vôi VQG Phong Nha –Kẻ Bàng

TT Bộ Số họ Số giống Số loài Tỉ lệ % số loài

1 Diplostraca (Cladocera) 7 22 26 28,0

2 Calanoida 2 5 8 8,6

3 Cyclopoida 3 14 27 29,0

4 Harpacticoida 3 5 9 9,7

5 Podocopida 3 3 3 3,2

6 Thermosbaenacea 1 1 1 1,1

7 Bathynellacea 1 1 1 1,1

Page 59: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

46

8 Amphipoda 1 1 1 1,1

9 Isopoda 1 1 1 1,1

10 Decapoda 5 8 16 17,2

Tổng số 27 61 93 100,0

Page 60: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

47

Bảng 3.2. Danh lục thành phần loài giáp xác nước ngọt ở các thủy vực vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha–Kẻ Bàng

TT Tên taxon ĐPN HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐS HKN

Ngành Arthropoda Latreille

Phân ngành Crustacea Brünnich

Lớp Chân mang Branchiopoda

Latreille

Bộ Diplostraca Gerstaecker

Phân bộ Cladocera Latreille

Họ Bosminidae Baird

1 Bosmina longirostris (O. F. Müller) + + + + + + + + + + + + +

2 Bosminopsis deitersi Richard + + + + +

Họ Daphniidae Straus

3 Ceriodaphnia rigaudi Richard + + + + + + + +

4 Scapholeberis kingi Sars + + + + + + + + + +

5 Simocephalus elizabethae (King) +

Họ Sidiidae Baird

6 Sida crystallina (O. F. Müller) + +

7 Diaphanosoma sarsi Richard + + + + + +

8 Diaphanosoma excisum Sars + + + + + + +

Họ Macrothricidae Norman & Brady

9 Macrothrix spinosa King + + + + + + + +

10 Macrothrix triserialis Brady + + + + + + +

Họ Ilyocryptidae Smirnov

11 Ilyocryptus spinifer Herrick + + + + + + + +

Họ Moinidae Goulden

12 Moina dubia Guerne & Richard + + + + + + + + + + + + +

13 Moinodaphnia macleayi (King) + + + + + +

Page 61: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

48

TT Tên taxon ĐPN HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐS HKN

Họ Chydoridae Stebbing

14 Alona eximia Kiser + + + + + + + + + +

15 Alona rectangula Sars + + + + + + + +

16 Brancelia sp. #

+ +

17 Camptocercus vietnamensis Dang + + + +

18 Kurzia longirostris (Daday) + + + +

19 Chydorus sphaericus (O. F. Müller) + + + + + + + + + + +

20 C. alexandrovi Poggenpol + + + + +

21 Picripleuroxus similis (Vávra) + + + +

22 Pleuroxus hamatus Baird + + +

23 Disparalona rostrata (Koch) + + + + + +

24 Dunhevedia crassa King + + + +

25 Leydigia acanthocercoides (Fischer) + +

26 Oxyurella singalensis (Daday) + + + + +

Lớp Chân hàm Maxillopoda Dahl

Phân lớp chân chèo Copepoda

Milne-Edwards

Bộ Calanoida Sars

Họ Pseudodiaptomidae Sars

27 Pseudodiaptomus gordioides Brehm + +

28 P. bulbosus (Shen & Tai) + + +

Họ Diaptomidae Sars

29 Nannodiaptomus phongnhaensis Dang

& Ho * + + + + +

30 Nannodiaptomus haii Tran & Brancelj* +

31 Neodiaptomus curvispinosus Dang & Ho* + + + +

Page 62: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

49

TT Tên taxon ĐPN HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐS HKN

32 N. schmackeri (Poppe & Richard) + + +

33 Eodiaptomus draconisignivomi Brehm + + + +

34 Mongolodiaptomus sp. +

Bộ Cyclopoida Burmeister

Họ Cyclopidae Rafinesque

35 Acanthocyclops sp.# + +

36 Bryocyclops sp.# + + +

37 Ectocyclops phaleratus (Koch) + + + + + + + + + + + +

38 Eucyclops euacanthus (Sars) + + + + + + + + + + + +

39 Eucyclops sp. +

40 Halicyclops aequoreus (Fischer) + + +

41 Halicyclops thermophilus Kiefer + +

42 Halicyclops sp. + + + + +

43 Halicyclops songsonensis Tran, Le et Ho* +

44 Graeteriella longifurcata Tran & Chang* + + + + + +

45 Graeteriella sp.# + +

46 Mesocyclops affinis Van de Velde + + + + +

47 Mesocyclops aspericornis (Daday) + + + +

48 M. sondoongensis Tran & Holynska * + + + +

49 Microcyclops cf. karvei Kiefer & Moorthy + + + + +

50 Microcyclops varicans (Sars) + + + + + +

51 Microcyclops tricolor (Lindberg) + + +

52 Paracyclops fimbriatus (Fischer) + + + + + + + + + + + + + +

53 Rybocyclops sp.# + +

54 Thermocyclops crassus (Fischer) + + + + + + + + + +

55 Thermocyclops taihokuensis Harada + + + + + + + + +

Page 63: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

50

TT Tên taxon ĐPN HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐS HKN

56 Thermocyclops vermifer (Lindberg) + + + + + + +

57 Thermocyclops orientalis Dussart &

Fernando + + +

58 Tropocyclops prasinus (Fischer) + + + + + + + + + + + + +

59 Tropocyclops sp. + + + +

Họ Oithonidae Dana

60 Limnoithona sinensis (Burckhardt) +

Họ Cyclopettidae Martínez Arbizu

61 Paracyclopina nana Smirnov +

Bộ Harpacticoida Sars

Họ Ameiridae Monard

62 Nitokra pietschmanni (Chappuis) + + +

63 Nitokra lacustris (Shmankevich) + + +

64 Nitocrella unispinosus Shen et Tai#

+ + + + +

65 Nitocrella sp. + + + +

Họ Canthocamptidae Sars

66 Elaphoidella bidens (Schmeil) + + + + + + +

67 E. grandidieri (Guerne et Richard) + + + + + + +

68 E. intermedia Chappuis + + + + + + + + + + + + +

69 Epactophanes richardi Marazek + + + + + + + + + + +

Họ Cletodidae Scott

70 Limnocletodes behningi Borutzky + + + + +

Lớp Có vỏ Ostracoda Latreille

Bộ Podocopida Sars

Họ Cyprididae Baird

71 Pseudostrandesia calapanensis (Tressler) + + +

Page 64: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

51

TT Tên taxon ĐPN HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐS HKN

Họ Notodromadidae Kaufmann ∆

72 Notodromas sp.# + +

Họ Candonidae Kaufmann ∆

73 Meridiescandona lucerna Karanovic#

+ + +

Lớp Malacostraca Latreille

Bộ Thermosbaenacea Monod ©

Họ Halosbaenidae Monod & Cals ∆

74 Theosbaena sp.# +

Bộ Bathynellacea Chappuis ©

Họ Parabathynellidae Noodt ∆

75 Siambathynella sp.# + + + +

Bộ Amphipoda Latreille

Họ Bogidiellidae Hertzog ∆

76 Bogidiella thai Botosancanu & Notenboom# + +

Bộ Isopoda Latreille

Họ Corallanidae Hansen

77 Tachaea chinensis Thielemann + +

Bộ Decapoda Latreille

Họ Atyidae De Haan

78 Caridina subnilotica Dang + + + + +

79 Caridina auticaudata Dang + + +

80 Caridina glacilirostris De Man + + + + + +

Họ Palaemonidae Rafinesque

81 Palaemonetes tonkinensis (Sollaud) + + +

82 Macrobrachium phongnhaense Do &

Nguyen * + + + + +

Page 65: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

52

TT Tên taxon ĐPN HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐS HKN

83 Macrobrachium hainanense Parisi + + + +

84 Macrobrachium javanicum (Heller) + +

85 Macrobrachium yeti Dang + +

86 Macrobrachium mieni Dang + + + +

87 Macrobrachium nipponense (De Haan) + + + + + + + + +

Họ Potamidae Ortmann

88 Indochinamon phongnha Naruse,

Nguyen & Yeo * +

89 Nemoron nomas Ng* + + + +

90 Villopotamon sp. +

Họ Parathelphusidae Alcock

91 Somanniathelphusa pax Ng & Kosuge +

92 S. sinensis H. Milne Edwards + + + + + + + + + +

Họ Varunidae H. Milne Edwards

93 Varuna litterata (Fabricius) +

Tổng số 21 22 16 14 15 19 9 14 13 39 30 20 22 23 14 24 23 27 21 19 26 30

- Ghi chú: * Các loài đặc hữu của khu vực VQG Phong Nha- Kẻ Bàng và Việt Nam;

# Các giống ghi nhận mới cho Việt Nam;

∆: Các họ ghi nhận mới cho khu vực VQG Phong Nha- Kẻ Bàng và Việt Nam;

©: Các bộ ghi nhận mới cho khu vực VQG Phong Nha- Kẻ Bàng và Việt Nam;

ĐPN: Động Phong Nha; HSĐ: Hang Sơn Đoòng ; HTĐ: Hang Thiên Đường; HT: Hang Tối;

HE: Hang E; H35: Hang 35; HV: Hang Va; HTL: Hang Tú Làn; HYH: Hang Yên Hợp;

SS: Sông Son; SC: Sông Chày; KR: Khe Rinh; SPN: Suối Phú Nhiêu; STH:Suối Tân Hóa;

SCN: Suối Chà Nòi; SKV: Suối khe Ván; SCN: Suối chà nòi; KD: Khe Dát;

STĐ: Suối Thiên Đường; RC: Rào Con; HKN: Hồ Khe gang; HĐS: Hồ Đồng Suôn.

Page 66: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

53

3.1.1. Giáp xác chân chèo (Copepoda)

Qua kết quả nghiên cứu, nhóm giáp xác chân chèo (Copepoda) có 44 loài

chiếm 47,3% tổng số loài) thuộc 24 giống, 8 họ (Pseudodiaptomidae, Diaptomidae,

Cyclopidae, Oithonidae, Cyclopettidae, Ameiridae, Canthocamptidae và

Laophontidae) và 3 bộ (Calanoida, Cyclopoida, Harpacticoida) bảng 3.2). Trong số

này có 9 taxon chỉ mới định danh đến cấp độ giống, bao gồm: Mongolodiaptomus

sp. họ Diaptomidae), Acanthocyclops sp., Bryocyclops sp., Eucyclops sp.,

Halicyclops sp., Graeteriella sp., Rybocyclops sp., Tropocyclops sp. họ

Cyclopidae) và Nitocrella sp. họ Ameiridae). Trong đó, có 2 taxon gần như là

những loài mới, với đặc trưng của những loài sống điển hình trong các hang động là

Graeteriella sp. và Halicyclops sp. với những đặc điểm như cơ thể rất bé, không có

mắt và sắc điểm (chi tiết về đặc điểm chẩn loại, hình minh họa và bàn luận được thể

hiện ở hình 1 và hình 2, Phụ lục 3). Sáu loài: Graeteriella longifurcata,

Nannodiaptomus phongnhaenis, N. haii, Neodiaptomus curvispinosus, Halicyclops

songsonensis, và Mesocyclops sondoongensis là những loài đã được mô tả lần đầu

tiên ở Việt Nam và hiện chỉ mới thấy phân bố ở vùng núi đá vôi thuộc VQG Phong

Nha - Kẻ Bàng, đây là những loài đặc hữu của Việt Nam. Đối chiếu với các dẫn liệu

về khu hệ giáp xác chân chèo đã có đến nay, nghiên cứu đã bổ sung 13 loài

Copepoda cho khu hệ ở Việt Nam.

Lần đầu tiên ghi nhận 4 giống có phân bố ở thủy vực nước ngọt Việt Nam là:

Acanthocyclops, Bryocyclops, Rybocyclops, Nitocrella.

Đối với cấp độ họ, Cyclopidae là họ có số loài nhiều nhất với 25 loài chiếm

26,9% tổng số loài giáp xác), tiếp đến là họ Diaptomidae có 6 loài chiếm 6,5%, họ

Ameiridae và Canthocamptidae mỗi họ có 4 loài chiếm 4,3%, họ

Pseudodiaptomidae có 2 loài chiếm 2,2%, các họ còn lại mỗi họ chỉ có 1 loài.

Kết quả được ghi nhận cho thấy hầu hết các loài đều thích nghi với điều kiện

đặc trưng cho các thủy vực nước ngọt ở vùng núi: môi trường nước chảy, nghèo

dinh dưỡng hữu cơ. Tuy vậy, trong thành phần loài giáp xác nhóm Copepoda vẫn

bắt gặp một số loài có nguồn gốc từ môi trường nước lợ, vùng cửa sông di nhập

vào, như Pseudodiaptomus gordioides, P. bulbosus (Calanoida), Halicyclops

thermophilus, Limnoithona sinensis, Paracyclopina nana (Cyclopoida), Nitokra

Page 67: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

54

pietschmanni, N. pietschmanni, Limnocletodes behningi (Harpacticoida). Những

loài này thường xuất hiện ở vùng cửa sông và các thủy vực đồng bằng ven biển

thích ứng với điều kiện môi trường nước lợ.

Điều này cho thấy có mối liên hệ về thành phần loài giữa các thủy vực nước

lợ vùng cửa sông, ven biển với khu hệ thủy sinh vật các thủy vực vùng núi đá vôi

thuộc khu vực VQG Phong Nha - Quảng Bình. Hiện tượng di nhập và thích ứng với

điều kiện nước ngọt ở các thủy vực vùng núi của các loài có nguồn gốc từ biển cũng

được ghi nhận thấy ở các thủy vực vực núi đá vôi khác ở miền Bắc nước ta như:

Tràng An tỉnh Ninh Bình) và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình) [82].

3.1.2.Giáp xác râu chẻ (Cladocera)

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 26 loài chiếm 28% tổng số loài) thuộc

1 bộ Diplostraca 7 họ và 22 giống, trong các thủy vực vùng núi đá vôi thuộc VQG

Phong Nha–Kẻ Bàng bảng 3.1, 3.2).

Ở cấp độ họ, họ Chydoridae có số loài nhiều nhất với 13 loài chiếm 14%

tổng số loài giáp xác), tiếp đến là họ Daphniidae và Sidiidae mỗi họ có 3 loài,

chiếm 3,2%), họ Bosminidae, Macrothricidae và Moinidae mỗi họ có 2 loài chiếm

2,1%), họ Ilyocryptidae chỉ có 1 loài chiếm 1,1%).

Ở cấp độ giống thành phần loài giáp xác râu chẻ (Cladocera) phản ánh tính

đa dạng khá cao với tỉ lệ số loài (26) số giống (22) đạt 1,18 và tỉ lệ số loài (26) số

họ (7) đạt 3,71. Như vậy, trung bình chỉ có xấp xỉ 1,2 loài trong mỗi giống và 3,7

loài trong mỗi họ. Đặc tính đa dạng sinh học ở taxon cấp độ trên loài cũng thường

thấy ở nhiều nhóm thủy sinh vật khác ở nước ta cũng như vùng nhiệt đới.

Đặc điểm của các loài Giáp xác râu chẻ (Cladocera) đã xác định được ở các

thủy vực nghiên cứu là những loài có kích thước nhỏ, có phân bố rộng ở khắp các

thủy vực từ vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Trong thành phần loài đã được

ghi nhận tại đây, không có sự xuất hiện của các loài có kích thước lớn trong họ

Daphniidae và Sidiidae, là những loài thường bắt gặp ở các thủy vực giàu dinh

dưỡng hữu cơ. Hầu hết các loài được ghi nhận đều phổ biến ở các thủy vực nước

ngọt nước ta, một số ít loài thường thấy ở các thủy vực nước chảy hoặc hồ chứa

vùng núi như: Scapholeberis kingi, Macrothrix spinosa, Camptocercus

vietnamensis, Dunhevedia crassa.

Page 68: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

55

Qua kết quả nghiên cứu, một loài chỉ mới xác định tới giống là Brancelia sp.

có phân bố ở các thủy vực trong hang động. Theo Van Dame & Sinev (2011), giống

Brancelia hiện biết có 3 loài trên toàn cầu, đây là nhóm loài sống trong hang động

điển hình. Giống này hiện mới chỉ ghi nhận có phân bố ở các thủy vực trong hang

động của Châu Âu (Bosnia and Herzegovina, Slovenia) [106]. Trong họ Chidoridae,

giống Brancelia đặc trưng bởi cơ thể hình tròn, cấu tạo của lỗ đầu và sự tiêu giảm

hoàn toàn của mắt và sắc điểm. Các mẫu vật thu được ở Việt Nam sai khác với các

loài trong giống này ở cấu tạo chi tiết của lỗ đầu và đuôi bụng con cái như: lỗ đầu

lớn, hai lỗ bên đính ở mặt lưng, lớn (chi tiết chẩn loại được thể hiện ở hình 4-phụ

lục 3). Từ kết quả phân tích phân loại học bước đầu cho thấy đây có thể là một loài

mới cho khoa học có đời sống chuyên biệt trong hang động.

3.1.3. Giáp xác có vỏ Ostracoda

Có 3 loài Giáp xác có vỏ (Ostracoda) được xác định ở các thủy vực vùng núi

đá vôi thuộc VQG Phong Nha–Kẻ Bàng, chiếm 3,2% tổng số loài; bao gồm các

loài: Pseudostrandesia calapanensis họ Cyprididae), Meridiescandona lucerna họ

Họ Candonidae) và Notodromas sp. họ Notodromadidae). Trong đó có 2 loài

Meridiescandona lucerna và Notodromas sp. là những giống, loài lần đầu tiên ghi

nhận ở khu hệ thủy sinh vật của Việt Nam. Hai loài trong giống Meridiescandona

và Notodromas chỉ mới thấy ở trong hang động, trong khi loài P. calapanensis có

phân bố rộng, thường xuất hiện ở các thủy vực vùng núi.

Giống Meridiescandona với loài chuẩn M. lucerna được Karanovic mô tả

năm 2003 từ các mẫu vật thu thập từ thủy vực nước ngầm Western Australia [106].

Hiện chỉ mới ghi nhận có 2 loài M. lucerna và M. facies thuộc giống này và đều có

phân bố ở Australia. Đặc điểm chẩn loại đặc trưng của giống Meridiescandona là

vỏ giáp thuôn dài, cạnh lưng lõm ở phần giữa, vỏ trái trùm lên vỏ phải ở cả cạnh

trước và sau; râu I có 6 đốt; hai gai vuốt của đuôi bụng đều phát triển với mấu lồi

gai lớn ở gần gốc mỗi vuốt, tơ đỉnh sau và tơ lưng đuôi bụng hiện diện. Các mẫu vật

thu thập được ở điểm nghiên cứu có hình thái phù hợp với mô tả định loại của loài

M. lucerna. Tuy nhiên, một số sai khác nhỏ như: có ít hơn các tơ mềm phủ trên bề

mặt vỏ giáp; bề mặt vỏ giáp nhẵn so với sự hiện diện của một số núm lồi ở M.

lucerna; tỉ lệ gai vuốt trước gai vuốt sau đuôi bụng ngắn hơn so với M. lucerna

Page 69: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

56

(1,25 so với 1,3) và tơ trước đỉnh đuôi bụng hơi dài hơn. Với những sai khác nhỏ

trên đây, chúng tôi xác định loài ở Việt Nam với danh pháp Meridiescandona

lucerna.

Tại hang Sơn Đoòng và hang Tối, nhiều mẫu vật của một loài giáp xác có vỏ

khác đã được thu thập, với những đặc điểm chuẩn loại trùng khớp với giống

Notodromas Müller, 1776 như: vỏ giáp bầu dục tròn, mập khi nhìn bên; tấm ngang

mặt bụng phát triển, hình con quay với gờ dọc bụng; đốt gốc chân VI không có tơ;

đuôi bụng không có tơ trước, tơ sau dạng vuốt; cơ quan giao phối đực có thùy bên

phát triển. Hiện tại giống này có 6 loài đã được mô tả, bao gồm: N. monacha Müller

(phân bố ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á), N. oculata Sars (phân bố ở Malaysia), N.

persica Gurney, 1921 (phân bố ở Iran), N. serrata Deb, 1984 (phân bố ở Ấn Độ , N.

sinensis Neale & Zhao, 1991 (phân bố ở tỉnh Heilongjiang, Trung Quốc và N.

trulla Smith & Kamiya (phân bố ở Nhật Bản (theo Karanovic (2012), Smith &

Kamiya (2014) [108, 109]. Karanovic (2012) đã cung cấp khóa định loại tới loài

của 4 loài trong giống này và mô tả chi tiết của Smith & Kamiya (2014) về loài N.

trulla. Tuy nhiên, hiện chưa có được các mô tả chi tiết và hình vẽ của các loài khác

trong giống. Vì vậy, chúng tôi chỉ xác định các mẫu vật thu được ở Việt Nam là một

loài thuộc giống Notodromas. Trong thời gian tới cần có những nghiên cứu sâu hơn

về phân loại học của giống này ở Việt Nam.

3.1.4. Bathynellacea và Themosbaenacea

Qua kết quả nghiên cứu đã ghi nhận có 2 loài giáp xác chỉ mới định loại đến

giống: 1 loài Theosbaena sp. thuộc bộ Thermosbaenacea và 1 loài Siambathynella

sp. thuộc bộ Bathynellacea, đây là những nhóm loài sống trong hang động điển hình

và các giống loài này là những ghi nhận đầu tiên cho khu hệ thủy sinh vật Việt

Nam.

Loài Theosbaena sp. có những đặc điểm trùng khớp với chuẩn loại của giống

Theosbaena Cals & Boutin, 1985 với những đặc điểm như: cơ thể thuôn dài, telson

phân biệt với đốt bụng VI; tấm vảy mắt hiện diện; nhánh chính râu I với 1 tơ khứu

giác ở đốt 2; có 7 đôi chân bò, chân bò 2-7 không có tơ dạng o van; càng 1 nhánh,

có 2-3 tơ lớn dạng vuốt. Hiện giống này chỉ mới có 1 loài được Cals & Boutin mô

tả, phân bố trong hang nước ngầm ở Cam Pu Chia và Thái Lan là Theosbaena

Page 70: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

57

cambodjiana [110]. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi chỉ thu được 3 cá thể cái ở

Hang Sơn Đoong. Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm sai khác với loài T.

cambodjiana như sau: nhánh chính của râu I ngắn hơn, chỉ có 11 đốt (so với 29 đốt

ở T. cambodjiana); nhánh phụ râu I có 6 đốt (so với 14 đốt ; râu II có 7 đốt (10 đốt

ở T. cambodjiana); đỉnh telson chẻ đôi (so với đỉnh telson nguyên) và thiếu chân

bơi I (so với chân bơi I dạng tấm với 6 tơ . Với những sai khác đó thì rất có thể đây

là một loài mới của giống này, tuy vậy cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về mặt

hình thái khi có đủ mẫu vật của cả cá thể đực và cá thể cái.

Loài Siambathynella sp. được tìm thấy ở một số hang động vùng núi đá vôi

như Hang E, Hang 35, Hang Sơn Đoong. Loài này có những đặc điểm chẩn loại

trùng khớp với chẩn loại của giống Siambathynella được Camacho, Watiroyram &

Brancelj mô tả năm 2011 ở Thái Lan, với những đặc điểm chính như: râu I có 7 đốt;

râu II có 6 đốt; chân ngực I không có nhánh phụ, nhánh ngoài có 1 đốt; chân ngực

II-VII nhánh ngoài có 2 đốt; chân bụng hoàn toàn tiêu giảm [51]. Hiện giống này

chỉ mới ghi nhận 1 loài từ Thái Lan là Siambathynella laorsriae. Các mẫu vật được

chúng tôi thu thập ở các thủy vực VQG Phong Nha có những sai khác với loài đã

biết ở điểm sau: 1) đốt gốc chân đuôi chỉ có 2 gai cứng ở mép trong (so với 8 gai

cứng ở S. laorsriae); 2) nhánh ngoài chân đuôi có 3 tơ (so với 4 tơ ; 3) nhánh trong

chân đuôi có 2 tơ và 1 gai cứng với 3 tơ và 1 gai cứng ở S. laorsriae); 4) thùy trong

chân ngực VIII con đực lớn trùm lên thùy ngoài (so với thùy trong bé và ngắn hơn

thùy ngoài ở S. laorsriae) (mô tả chi tiết được thể hiện ở hình 5- phụ lục 3). Qua

phân tích, với những đặc điểm trên thì đây có thể là một loài mới cho khoa học, tuy

vậy cần có những nghiên cứu sâu hơn về mặt hình thái cũng như kết hợp với việc

chụp ảnh hiển vi điện tử quét những cấu trúc nhỏ như đối với cơ quan sinh dục con

đực, để có những minh chứng cụ thể, chi tiết hơn.

3.1.5. Amphipoda và Isopoda

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận có 1 loài Amphipoda thuộc họ Bogidiellidae

và 1 loài Isopoda thuộc họ Corallanidae ở các thủy vực vùng núi đá vôi thuộc khu

vực VQG Phong Nha–Kẻ bàng. Hiện tại, ở Việt Nam chỉ mới ghi nhận 8 loài Giáp

xác chân khác bộ Amphipoda và 2 loài giáp xác chân đều Isopoda ở các thủy vực

nước ngọt Đặng Ngọc Thanh và cộng sự, 1980) [62].

Page 71: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

58

Loài giáp xác chân khác Bogidiella thai được chúng tôi thu ở tầng đáy các

vũng nước trong hang Thiên Đường và hang Sơn Đoòng. Loài này có đặc điểm là

kích thước nhỏ từ 2,5-3,2 mm); mắt tiêu giảm; sai khác con đực và con cái rất nhỏ,

chỉ biểu hiện ở kích thước đốt carpus càng 2; telson dạng tấm nhỏ, mép sau chỉ hơi

lõm vào. Hầu hết các loài đã biết (trong tổng số 38 loài) thuộc giống Bogidiella đều

được ghi nhận ở các thủy vực nước ngầm. Trước đây, loài này chỉ mới ghi nhận ở

các thủy vực ngầm trong hang động ở Thái Lan và Cam Pu Chia, đây là lần đầu tiên

ghi nhận thấy loài này ở Việt Nam. Nhiều loài thuộc giống này hiện còn đang còn

nghi ngờ cần được thẩm định do có sự nhầm lẫn giữa con đực và con cái hoặc các

mô tả chỉ được thực hiện ở một giới đực hoặc cái (Koenemann & Holsinger, 1999)

[110].

Loài giáp xác chân đều Tachaea chinensis bộ Isopoda) được thu ở đoạn

sông gần cửa hang động Phong Nha và sông Chày thuộc VQG Phong Nha–Kẻ

Bàng. Loài này có phân bố rộng, thường thấy ở các thủy vực nước ngọt vùng núi,

trung du và đồng bằng. Trước đây đã có những khảo sát một số vùng ở cửa sông

Đáy, sông Hồng (Nam Định, Ninh Bình) và cũng đã ghi nhận thấy loài này [82].

3.1.6. Tôm, cua (Decapoda)

Qua kết quả phân tích đã ghi nhận có 16 loài giáp xác Decapoda chiếm

17,2% tổng số loài) tại các thủy vực thuộc VQG Phong Nha–Kẻ Bàng; trong đó bao

gồm 10 loài tôm (chiếm 10,7%), 6 loài cua (6,5%) thuộc 8 giống, 5 họ. Có số lượng

loài nhiều nhất là họ Tôm càng sông (Palaemonidae) với 7 loài ; họ Tôm riu

(Atyidae) và Cua suối (Potamidae) mỗi họ 3 loài; họ cua đồng (Parathelphusidae)

có 2 loài và họ rạm Varunidae có 1 loài. Qua kết quả nghiên cứu, đã bổ sung thêm

11 loài cho khu hệ giáp xác Decapoda ở các thủy vực vùng núi đá vôi VQG Phong

Nha–Kẻ Bàng, bao gồm 7 loài tôm: Caridina subnilotica, C. tonkinensis,

Macrobrachium phongnhaense, M. hainanense, M. javanicum, M. yeti, M. mieni; 4

loài cua: Indochinamon phongnha, Nemoron nomas, Somanniathelphusa pax,

Vilopotamon sp.) bảng 3.2).

Trong số 16 loài tôm, cua đã được xác đinh ở khu vực nghiên cứu có 7 loài

chiếm 46,6% tổng số loài) đến nay được xem là loài đặc hữu của Việt Nam, gồm

có: Caridina subnilotica, C. auticaudata, Macrobrachium phongnhaense,

Page 72: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

59

Indochinamon phongnha, Nemoron nomas, Villopotamon sp., Somanniathelphusa

pax bảng 3.2). Mặc dù các thông tin chi tiết về thành phần loài cũng như các loài

đặc hữu trên đây cần phải nghiên cứu kỹ hơn nữa, nhưng qua kết quả nghiên cứu

trên đây có thể khẳng định sự đa dạng và tính đặc hữu cao của khu hệ giáp xác tôm

cua nước ngọt ở Việt Nam. Điều này cũng đã được các tác giả Đặng Ngọc Thanh &

Hồ Thanh Hải (2012) nhận định trong các nghiên cứu trước đây [71].

Loài tôm Macrobrachium phongnhaense lần đầu tiên được mô tả trong quá

trình nghiên cứu tại một số hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng với những đặc điểm

như: Cơ thể nhỏ độ dài cơ thể lớn nhất 39 mm), mắt tiêu giảm mạnh, tròn, nhỏ. Sắc

tố giác mạc tiêu giảm thành 1 đốm bé. Đây là một loài tôm nước ngọt sống điển

hình trong hang động ở Việt Nam. Cho tới nay, loài tôm này chỉ được tìm thấy

trong các hang động tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng như hang Va, hang 35,

hang Tú Làn và hang Sơn Đoòng [79].

Qua kết quả nghiên cứu, 1 loài rạm (Varuna litterata) đã được ghi nhận, thu

tại các điểm khảo sát thuộc sông Son. Đây là loài thường xuất hiện ở các thủy vực

nước lợ cửa sông, từ đó cho thấy có mối liên hệ giữa sông Son và các thủy vực

nước lợ, cửa sông ven biển. Điều này thể hiện ở sự di nhập và thích ứng một số loài

giáp xác nước lợ xuất hiện ở đây. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận 1 loài cua suối

Villopotamon sp. chưa xác định được tên loài.

Đối với giá trị bảo tồn, có tổng số 7 loài giáp xác nước ngọt có phân bố ở

vùng núi đá vôi tỉnh Quảng Bình được đưa vào Danh lục đỏ của IUCN năm 2012

gồm có: Caridina gracilirostris, Macrobrachium hainanense, M. nipponense,

Indochinamon phongnha, Somanniathelphusa pax ở mức LC (ít lo ngại , Nemoron

nomas mức VU-sẽ nguy cấp và Somanniathelphusa sinensis (DD-thiếu dẫn liệu .

Nhận t:

Từ những kết quả thu được ta có thể đưa ra một số nhận định về những đặc

trưng của thành phần loài giáp xác nước ngọt vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong

Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình như sau:

Quần xã giáp xác nước ngọt ở vùng núi đá vôi khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng

khá phong phú về số lượng loài và có tính đặc trưng cao với 93 loài thuộc 61 giống,

27 họ, 10 bộ đã được ghi nhận. Trong đó có 9 loài đặc hữu của khu vực Phong Nha-

Page 73: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

60

Kẻ Bàng và Việt Nam; 2 bộ, 5 họ và 11 giống lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ

Giáp xác nước ngọt ở Việt Nam.

Trong thành phần loài, các nhóm giáp xác có kích thước nhỏ trong bộ

Cyclopoida và Diplostraca có số lượng loài phong phú hơn nhóm giáp xác có kích

thước lớn thuộc bộ Decapoda, các bộ Amphipoda và Isopoda rất nghèo về số lượng

loài. Mức độ đang dạng về đơn vị phân loại bậc họ và giống cũng được thể hiện rõ

với tỉ lệ số loài giống đạt 1,5 và số loài họ đạt 3,4.

Kết quả được ghi nhận được cũng cho thấy hầu hết các loài đều thích nghi

với điều kiện đặc trưng cho các thủy vực nước ngọt ở vùng núi: môi trường nước

chảy, nghèo dinh dưỡng hữu cơ. Tuy vậy, trong thành phần loài giáp xác vẫn xuất

hiện một số loài có nguồn gốc từ môi trường nước lợ, vùng cửa sông di nhập vào.

Điều này cho chúng ta thấy có sự liên hệ giữa khu hệ thủy sinh vật ở các thủy vực

vùng núi đá vôi thuộc khu vực VQG Phong Nha–Kẻ Bàng với các thủy vực nước lợ

vùng cửa sông, ven biển.

3.2. Đặc iểm phân bố của các loài giáp xác ở khu vực nghiên cứu

3.2.1. Phân bố theo lo i hình thủy vực

Sự phân bố về thành phần và số lượng loài Giáp xác nước ngọt bị ảnh hưởng

bởi những sai khác về điều kiện môi trường sống của các loại hình thủy vực đặc

trưng cho vùng núi đá vôi thuộc khu vực VQG Phong Nha–Kẻ Bàng, tỉnh Quảng

Bình.

Các loại hình đã được chúng tôi tiến hành khảo sát bao gồm: các thủy vực

ngầm trong hang động và các thủy vực lộ thiên trên mặt đất như: sông, suối, hồ

chứa. Qua kết quả nghiên cứu đã xác định có 49 loài ở các thủy vực ngầm trong

hang động chiếm 52,7% tổng số loài), 55 loài ở suối chiếm 59% tổng số loài), 52

loài ở sông chiếm 55,9% tổng số loài) và 41 loài ở các hồ chứa chiếm 44,1% tổng

số loài) (Hình 3.1). Trong đó, các nhóm Cladocera và Copepoda chiếm ưu thế ở cả

bốn loại hình thủy vực.

Page 74: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

61

Hình 3.1. Sự phân chia các nhóm loài giáp xác theo loại hình thủy vực ở

VQG Phong Nha –Kẻ Bàng

Theo không gian, môi trường sống của các loại hình thủy vực vùng núi đá

vôi có thể chia giáp xác nước ngọt thành 2 nhóm loài: nhóm loài phân bố ở các thủy

vực trên mặt đất và nhóm loài phân bố ở các thủy vực trong hang động.

Về mặt sinh thái học có thể chia thành 3 nhóm loài: nhóm loài hang động

điển hình (nhóm loài chỉ phân bố duy nhất ở các thủy vực trong hang động -

“Troglobites”); nhóm loài điển hình cho các thủy vực trên mặt đất (nhóm loài chỉ

phân bố ở các thủy vực trên mặt đất và nhóm loài hang động không chính thức

(phân bố cả trong hang động, thường ở các thủy vực gần cửa hang và cả ở các thủy

vực khác trên mặt đất như sông suối - “Trogloxene”). Sơ đồ minh họa sự phân chia

này được thể hiện ở hình 3.2.

49

52 55

41

0

10

20

30

40

50

60

Hang động Sông Suối Hồ

Diplostraca

Copepoda

Ostracoda

Thermosbaenacea

Bathynellacea

Amphipoda

Isopoda

Decapoda

Tổng số

Số loài

Lo i hình thủy

vực

Page 75: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

62

Hình 3.2. Sơ đồ minh họa sự phân chia các nhóm loài giáp xác theo đặc trưng phân

bố ở các thủy vực VQG Phong Nha –Kẻ Bàng

3.2.1.1. Các thủy vực ngầm trong hang động

Kết quả khảo sát ở 9 thủy vực ngầm trong hang động thuộc vùng núi đá vôi

khu vực VQG Phong Nha - Quảng Bình, đã thu được 49 loài Giáp xác nước ngọt

chiếm 52,7% tổng số loài, thuộc 10 bộ, 19 họ và 37 giống (bảng 4- phụ lục 3).

Trong số này, chiếm ưu thế nhiều nhất là bộ Cyclopoida (Copepoda) có 20 loài

chiếm 21,5% tổng số loài và chiếm 40,8% tổng số loài trong hang động), bộ

Harpacticoida (Copepoda) có 8 loài chiếm 8,6% và 16,3%), bộ Diplostraca

(Cladocera) có 7 loài chiếm 7,5% và 14,3%), bộ Calanoida có 5 loài chiếm 5,4%

và 10,2%), bộ Ostracoda có 3 loài chiếm 3.3% và 6,1%), bộ Decapoda có 2 loài

chiếm 2,2% và 4,1%), bộ Thermosbaenacea, bộ Bathynellacea, bộ Amphipoda và

Isopoda mỗi bộ chỉ có 1 loài chiếm 1,1% và 2,0%). Cấu trúc thành phần loài của

các taxon trong nhóm giáp xác được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.3. Cấu trúc thành phần loài của các taxon trong nhóm giáp xác ở các thủy

vực ngầm trong hang động

Bộ Số họ Số giống Số loài

Tỉ lệ với số loài trong

hang động (%)

Tỉ lệ với tổng

số loài (%)

Diplostraca 4 7 7 14,3 7,5

Calanoida 2 4 5 10,2 5,4

Cyclopoida 1 12 20 40,8 21,5

Harpacticoida 3 5 8 16,3 8,6

Podocopida 3 3 3 6,1 3,3

Thermosbaenacea 1 1 1 2,0 1,1

Loài điển hình

trên mặt đất

Loài hang

động không

chính thức

Loài điển hình

trong hang

động

A B

Page 76: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

63

Bathynellacea 1 1 1 2,0 1,1

Amphipoda 1 1 1 2,0 1,1

Isopoda 1 1 1 2,0 1,1

Decapoda 2 2 2 4,1 2,2

Tổng số 19 37 49 100,0 52,7

Về mặt sinh thái học có thể chia nhóm loài giáp xác ở các thủy vực ngầm

trong hang động thành 2 nhóm: nhóm loài hang động điển hình và nhóm loài hang

động không chính thức.

- Nhóm loài hang động điển hình: bao gồm các nhóm loài chỉ phân bố duy

nhất ở các thủy vực trong hang động, thường là những khu vực nằm sâu phía trong

hang.

Qua kết quả nghiên cứu, đã xác định có 24 loài giáp xác chiếm 49% số loài

trong hang động và 25,8% tổng số loài toàn vùng, thuộc 21 giống, 12 họ và 9 bộ

bảng 5- phụ lục 4). Trong đó, bộ Cyclopoida (Copepoda) có số loài nhiều nhất với

10 loài (chiếm 41,7% số loài trong hang động chính thức và 20,4% số loài trong

hang động , bộ Calanoida và bộ Ostracoda mỗi bộ có 3 loài, bộ Harpacticoida

(Copepoda), bộ Decapoda có 2 loài, các bộ còn lại mỗi bộ có 1 loài. Riêng bộ

Isopoda không ghi nhận loài nào ở nhóm loài này bảng 3.4).

Bảng 3.4. Cấu trúc thành phần loài của các taxon trong nhóm giáp xác sống điển

hình ở thủy vực ngầm trong hang động

Bộ Số họ Số giống Số loài

Tỉ lệ với số loài hang

động chính thức (%)

Tỉ lệ với số loài

trong hang động (%)

Diplostraca 1 1 1 4,2 2,0

Calanoida 1 2 3 12,5 6,1

Cyclopoida 1 9 10 41,7 20,4

Harpacticoida 1 1 2 8,3 4,1

Podocopida 3 3 3 12,5 6,1

Thermosbaenacea 1 1 1 4,2 2,0

Bathynellacea 1 1 1 4,2 2,0

Amphipoda 1 1 1 4,2 2,0

Isopoda 0 0 0 0,0 0,0

Decapoda 2 2 2 8,3 4,1

12 21 24 100,0 49,0

Page 77: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

64

Nhóm loài này là những loài sống điển hình cho các thủy vực ngầm trong

hang động. Để thích ứng với điều kiện môi trường đặc trưng của các thủy vực ở đây

là không có ánh sáng, không gian hẹp, các loài giáp xác có những biến đổi hình thái

để thích nghi như: kích thước cơ thể thường rất nhỏ so với những loài có quan hệ

gần gũi với chúng ở trên mặt đất để dễ di chuyển qua những khoảng hẹp, thường

mất sắc tố nên cơ thể thường có màu trắng đục, cơ quan thị giác bị tiêu giảm, trong

khi các phần phụ như râu, tơ khứu giác.... lại rất phát triển. Từ số liệu khảo sát của

đề tài luận án nhiều loài giáp xác mới cho khoa học đã được mô tả như:

Nannodiaptomus haii, Graeteriella longifurcata, Mesocyclops sondoongensis,

Halicyclops songsonensis (Copepoda), Macrobrachium phongnhaense (Decapoda),

nhiều loài còn lại chỉ mới xác định đến giống như Acanthocyclops sp., Bryocyclops

sp., Rybocyclops sp.,…và cần được nghiên cứu thêm trong thời gian tới.

- Nhóm loài hang động không chính thức: điển hình của nhóm loài này là có

phân bố cả trong hang động và ở cả các thủy vực khác trên mặt đất ở vùng núi đá

vôi suối, sông).

Qua kết quả nghiên cứu đã xác định được có 25 loài, chiếm 51% số loài trong

hang động và 26,9% tổng số loài toàn vùng, thuộc 21 giống, 11 họ và 5 bộ bảng 3-

phụ lục 4). Trong đó, bộ Cyclopoida (Copepoda) có số loài nhiều nhất với 10 loài

chiếm 20,4%, bộ Diplostraca (Cladocera) và bộ Harpacticoida (Copepoda) mỗi bộ

có 6 loài, bộ Calanoida có 2 loài và bộ Isopoda có 1 loài. Năm bộ còn lại bao gồm:

Podocopida, Thermosbaenacea, Bathynellacea, Amphipoda và Decapoda không ghi

nhận thấy loài nào (bảng 3.5).

Bảng 3.5. Cấu trúc thành phần loài của các taxon sống trong hang động

không chính thức

Bộ Số họ Số giống Số loài

Tỉ lệ với số loài trong

hang động (%)

Diplostraca 4 6 6 12,2

Calanoida 2 2 2 4,1

Cyclopoida 1 8 10 20,4

Harpacticoida 3 4 6 12,2

Podocopida 0 0 0 0,0

Thermosbaenacea 0 0 0 0,0

Bathynellacea 0 0 0 0,0

Page 78: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

65

Amphipoda 0 0 0 0,0

Isopoda 1 1 1 2,0

Decapoda 0 0 0 0,0

Tổng số 11 21 25 51,0

Số lượng các loài giáp xác dao động từ 9 - 22 loài ở 9 thủy vực ngầm trong

hang động thuộc khu vực khảo sát. Cụ thể, hang Sơn Đoòng có 22 loài (chiếm

23,6% tổng số loài; động Phong Nha có 21 loài chiếm 22,6%), hang 35 có 19 loài

chiếm 20,4%, hang Thiên Đường có 16 loài, chiếm 17,2%), hang E có 15 loài, Hang

Tối và Hang Tú làn có 14 loài, Hang Yên Hợp có 13 loài và thấp nhất là hang Va chỉ

có 9 loài (chiếm 9,7%) (Hình 3.3, phụ lục 4).

Hình 3.3. Số lượng loài hang động điển hình (A) và loài hang động không chính thức (B) ở

thủy vực các hang động vùng núi đá vôi VQG Phong Nha –Kẻ Bàng

So sánh tỷ lệ về nhóm loài hang động chính thức và nhóm loài hang động

không điển hình ở các hang động khác nhau chúng ta nhận thấy có sự sai khác nhau

rõ ràng. Dựa trên đặc điểm này chúng ta có thể chia làm 2 nhóm hang động: Nhóm

hang động có thành phần loài hang động chính thức chiếm ưu thế và Nhóm hang

động có thành phần loài hang động không điển hình chiếm ưu thế (Hình 3.3).

Nhóm hang động có thành phần loài hang động điển hình chiếm u thế: ở

nhóm này bao gồm có 5 hang: hang Sơn Đoòng, hang Thiên Đường, hang Tối, hang

Va và hang 35. Cụ thể hang Va có 9 loài hang động điển hình, chiếm 100% số loài

có trong hang và không thấy loài hang động không chính thức; hang Thiên Đường

15

7

14

2

11

3

15

4

9

0 1

20

1

14

3

11

5

8

0

5

10

15

20

25

A B A B A B A B A B A B A B A B A B

Hang

Sơn

Đòong

Hang

Thiên

Đường

Hang Tối Hang 35 Hang Va Động

Phong

Nha

Hang E Hang Tú

LànHang

Yên Hợp

Số loài

Page 79: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

66

có 14 loài hang động điển hình, chiếm 87,5% (2 loài hang động không chính thức,

chiếm 13,5%); hang Tối có 11 loài hang động điển hình, chiếm 78,6% (3 loài hang

động không chính thức, chiếm 21,4%); hang 35 có 15 loài hang động điển hình,

chiếm 78,9% (4 loài hang động không chính thức, chiếm 21,1%); hang Sơn Đoòng

có 15 loài hang động điển hình, chiếm 68,2% (7 loài hang động không chính thức,

chiếm 31,8%).

Nhóm hang động có thành phần loài hang động không điển hình chiếm u thế:

gồm có 4 hang: hang Yên Hợp, hang Tú Làn, động Phong Nha và hang E. Cụ thể

động Phong Nha có 20 loài hang động không chính thức, chiếm 95,2% số loài chỉ

có 1 loài hang động điển hình, chiếm 4,7%); hang E có 14 loài hang động không

chính thức, chiếm 93,3% (1 loài hang động điển hình, chiếm 7,7%); hang Tú Làn

với 11 loài hang động không chính thức, chiếm 78,6% (3 loài hang động điển hình,

chiếm 21,4%) và hang Yên Hợp có 8 loài hang động không chính thức, chiếm

61,5% (5 loài hang động điển hình, chếm 38,5%) (hình 3.3).

Qua kết quả trên ta có thể thấy rằng, đặc điểm về môi trường tự nhiên của

hang như về địa hình, độ cao, vị trí của các thủy vực trong hang và mức độ kết nối

với các thủy trên mặt đất... có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố về thành phần và

số lượng loài giáp xác. Theo đó, nhóm loài hang động điển hình thường chiếm ưu

thế đối với những hang nằm ở độ cao lớn như Hang 35, Hang Var, Hang Thiên

Đường so với hang động ở vùng trũng. Những thủy vực nằm sâu phía trong hang

động như hang Thiên Đường, hang Va), thường chỉ liên hệ với các thủy vực trên

mặt đất khi có dòng lũ lớn chảy vào thì các loài hang động điển hình chiếm ưu thế

hơn là những thủy vực nằm ở khu vực gần cửa hang. Nhóm loài không điển hình

thường chiếm ưu thế đối với những hang độ có độ cao thấp, thường xuyên có dòng

chảy kết nối với các thủy vực bên ngoài hang động như động Phong Nha, hang E,

hang Tú làn.

3.2.1.2. Các thủy vực trên mặt đất (lộ thiên)

Đối với các thủy vực ở trên mặt đất như sông, suối, hồ chứa. Qua phân tích

đã ghi nhận có 69 loài giáp xác chiếm 74,2% tổng số loài) thuộc 46 giống, 21 họ và

6 bộ (gồm Diplostraca, Calanoida, Cyclopoida, Harpacticoida, Isopoda và

Decapoda); 4 bộ còn lại gồm: Podocopida, Thermosbaenacea, Bathynellacea,

Page 80: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

67

Amphipoda không ghi nhận thấy loài nào. Trong đó, bộ Diplostraca (Cladocera) có

25 loài chiếm 26,9% tổng số loài và chiếm 36,2% tổng số loài trên mặt đất , bộ

Cyclopoida (Copepoda) có 17 loài chiếm 18,3% tổng số loài và chiếm 24,6% tổng

số loài trên mặt đất), bộ Decapoda có 14 loài chiếm 15,1% tổng số loài và chiếm

20,3% tổng số loài trên mặt đất), bộ Harpacticoida (Copepoda) có 7 loài (chiếm

7,5% tổng số loài và chiếm 10,1% tổng số loài trên mặt đất , bộ Calanoida có 5 loài

(chiếm 5,4% tổng số loài và chiếm 7,2 tổng số loài trên mặt đất chiếm 5,4%), bộ

Isopoda có 1 loài (chiếm 1,1% tổng số loài và chiếm 1,4% tổng số loài trên mặt đất)

(chi tiết về thành phần loài được thể hiện ở bảng 5 - phụ lục 4). Cấu trúc thành phần

loài của các taxon trong nhóm giáp xác được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Cấu trúc thành phần loài của các taxon trong nhóm giáp xác ở các thủy

vực trên mặt đất

Bộ Số họ Số giống Số

loài

Tỉ lệ với số loài

trên mặt t (%)

Tỉ lệ với tổng

số loài (%)

Diplostraca 7 21 25 36,2 26,9

Calanoida 2 3 5 7,2 5,4

Cyclopoida 3 10 17 24,6 18,3

Harpacticoida 3 4 7 10,1 7,5

Podocopida 0 0 0 0,0 0,0

Thermosbaenacea 0 0 0 0,0 0,0

Bathynellacea 0 0 0 0,0 0,0

Amphipoda 0 0 0 0,0 0,0

Isopoda 1 1 1 1,4 1,1

Decapoda 5 7 14 20,3 15,1

Tổng số 21 46 69 100,0 74,2

Về mặt sinh thái học, có thể phân biệt tập hợp loài giáp xác ở các thủy vực

trên mặt đất làm 2 nhóm: nhóm loài điển hình cho các thủy vực lộ thiên trên mặt đất

(nhóm loài chỉ có thể tìm thấy ở các thủy vực lộ thiên trên mặt đất mà không tìm

thấy ở các thủy vực trong hang động và nhóm loài hang động không chính thức.

Nhóm loài hang động không chính thức: là những loài có phân bố ở cả các

thủy vực trên bề mặt và các thủy vực trong hang động (đã trình bày ở bảng 3.5)

Nhóm loài điển hình cho các thủy vực trên mặt đất: Qua kết quả nghiên cứu

có 44 loài thuộc 35 giống, 18 họ và 5 bộ (Diplostraca, Calanoida, Cyclopoida,

Page 81: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

68

Harpacticoida và Decapoda) chiếm 63,7% số loài trên mặt đất và 47,3% tổng số

loài. Các bộ Podocopida, Thermosbaenacea, Bathynellacea, Amphipoda và Isopoda

không ghi nhận thấy loài nào (chi tiết về thành phần loài được thể hiện ở phụ lục 4).

Về thành phần loài, bộ Diplostraca (Cladocera) chiếm ưu thế với 19 loài

(chiếm 27,5% tổng số loài trên mặt đất và chiếm 43,2% số loài điển hình ở các thủy

vực trên mặt đất , bộ Decapoda với 14 loài chiếm 31,8% số loài sống điển hình

trên mặt đất và 20,3% tổng số loài trên mặt đất , bộ Cyclopoida với 7 loài (chiếm

15,9% số loài sống điển hình trên mặt đất) và 10,1% tổng số loài trên mặt đất, bộ

Calanoida có 3 loài và ít nhất là bộ Harpacticoida có 1 loài chiếm 2,3% số loài

sống điển hình trên mặt đất và 1,5% tổng số loài trên mặt đất Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Cấu trúc thành phần loài của các taxon sống điển hình ở các thủy vực trên mặt đất

Bộ Số họ

Số

giống Số loài

Tỉ lệ với số loài iển

hình trên mặt t (%)

Tỉ lệ với số loài

trên mặt t (%)

Diplostraca 7 18 19 43,2 27,5

Calanoida 2 3 3 6,8 4,3

Cyclopoida 3 6 7 15,9 10,1

Harpacticoida 1 1 1 2,3 1,5

Podocopida 0 0 0 0,0 0,0

Thermosbaenacea 0 0 0 0,0 0,0

Bathynellacea 0 0 0 0,0 0,0

Amphipoda 0 0 0 0,0 0,0

Isopoda 0 0 0 0,0 0,0

Decapoda 5 7 14 31,8 20,3

Tổng số 18 35 44 100,0 63,7

Phân bố theo các loại hình thủy vực trên mặt đất đặc trưng cho khu vực

nghiên cứu bao gồm: Sông, suối và hồ chứa.

Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 55 loài ở suối chiếm 59,1% tổng số loài), ở

sông với 52 loài chiếm 55,9%) và ở hồ chứa với 41 loài chiếm 44,1%). Về cấu

trúc thành phần loài giữa các loại hình thủy vực trên mặt đất: bộ Diplostraca bao

gồm 22 loài ở sông và suối, 19 loài ở hồ chứa. Bộ Cyclopoida có 13 loài ở suối, 12

loài ở sông và 8 loài ở hồ chứa; bộ Decapoda có 7 loài ở sông, 13 loài ở suối và 6

loài ở hồ chứa, bộ Harpacticoida có 6 loài ở sông, 5 loài ở suối và hồ chứa; bộ

Page 82: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

69

Calanoida với 4 loài ở sông 2 loài ở suối và 3 loài ở hồ chứa, bộ Isopoda chỉ có 1

loài ở sông (bảng 3.8). Qua sự phân bố về thành phần loài ở các loại hình thủy vực

ở đây cũng phản ánh tính chất khá tương đồng về điều kiện môi trường ở các thủy

vực sông, suối và hồ chứa vùng núi đá vôi thuộc VQG Phong Nha–Kẻ bàng.

Tính chất đặc trưng về số loài Giáp xác nước ngọt của các thủy vực như ở

suối với 10 loài chiếm 14,5%) ở sông đạt 7 loài chiếm 10%), ở hồ chứa chỉ ghi

nhận có 1 loài đặc trưng chiếm 1,5% tổng số loài). Tuy vậy, do các loài này vẫn

được ghi nhận ở các loại hình thủy vực khác của các vùng núi đá vôi ở Việt Nam

cho nên tính chất đặc trưng của nhiều loài trong số này là không điển hình Đặng

Ngọc Thanh và cộng sự, 2002) [64].

Bảng 3.8. Phân bố số lượng loài giáp xác các thủy vực trên mặt đất vùng núi đá vôi

khu vực VQG Phong Nha –Kẻ Bàng

Sông Suối Hồ chứa

Diplostraca 22 22 19

Calanoida 4 2 3

Cyclopoida 12 13 8

Harpacticoida 6 5 5

Podocopida 0 0 0

Thermosbaenacea 0 0 0

Bathynellacea 0 0 0

Amphipoda 0 0 0

Isopoda 1 0 0

Decapoda 7 13 6

Tổng số 52 55 41

3.2.2. Phân bố gi a nhóm giáp xác sống ở tầng n i và tầng đ

Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ xem xét sự phân bố của nhóm

giáp xác nước ngọt trôi nổi theo tầng nước tầng mặt từ 5m đến 0m độ sâu đối với

động vật phù du (zooplankton) và trên/trong mặt đáy tầng đáy của thủy vực đối

với động vật đáy (zoobenthos), do điều kiện về thủy văn và các điểm thu mẫu ở các

thủy vực vùng núi đá vôi thuộc khu vực VQG Phong Nha–Kẻ Bàng đều có độ sâu

tương đối thấp trừ 1 số thủy vực ngầm trong hang động chưa xác định được độ sâu

do chưa đủ các điều kiện để tiếp cận).

Page 83: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

70

Kết quả nghiên cứu đã xác định được 65 loài giáp xác sống ở tầng nổi chiếm

69,9% tổng số loài) và 39 loài sống ở tầng đáy chiếm 41,9% tổng số loài). Bảng 6-

phụ lục 4)

Bảng 3.9. Phân bố số lượng loài giáp xác theo tầng nổi và tầng đáy ở các thủy vực

núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha –Kẻ Bàng

Taxon

Hang ộng

Sông

Suối

Hồ chứa

Tầng

nổi

Tầng

đáy

Tầng

nổi

Tầng

đáy

Tầng

nổi

Tầng

đáy

Tầng

nổi

Tầng

đáy

Diplostraca 7 0 22 0 22 0 19 0

Calanoida 5 0 4 1 2 0 3 1

Cyclopoida 20 6 12 3 13 3 8 1

Harpacticoida 3 8 3 6 2 5 4 5

Podocopida 1 1 0 0 0 0 0 0

Thermosbaenacea 0 1 0 0 0 0 0 0

Bathynellacea 0 1 0 0 0 0 0 0

Amphipoda 0 1 0 0 0 0 0 0

Isopoda 0 1 0 1 0 0 0 0

Decapoda 0 2 0 7 0 13 0 6

Tổng số 36 21 41 18 39 21 34 13

Nhóm giáp xác sống ở tầng nổi: Kết quả ghi nhận có 5 bộ với thành phần

loài chiếm ưu thế là bộ Cycopoida với 27 loài chiếm 29% tổng số loài), bộ

Diplostraca có 25 loài chiếm 26,9%), bộ Calanoida có 8 loài chiếm 8,6%), các bộ

Harpacticoida và Podocopia chỉ có từ 1 - 4 loài chiếm từ 1,07- 4,3% tổng số loài).

Các bộ còn lại: Thermosbaenacea, Bathynellacea, Amphipoda, Isopoda và

Decapoda không ghi nhận thấy loài sống ở tầng nổi (Bảng 3.9, Hình 3.4).

Nhóm giáp xác sống ở tầng đáy: Kết quả ghi nhận có 9 bộ, trong đó chiếm

ưu thế trong nhóm này thuộc về bộ Decapoda với 16 loài chiếm 17,2% tổng số

loài), bộ Harpacticoida với 9 loài chiếm 9,6%), bộ Cylopoida có 6 loài chiếm

6,4%), bộ Podocopia có 3 loài chiếm 3,2%), 4 bộ còn lại bao gồm:

Thermosbaenacea, Bathynellacea, Amphipoda và Isopoda mỗi bộ chỉ có 1 loài

chiếm 1%). Đối với bộ Diplostraca với số loài chiếm ưu thế ở tầng mặt (25 loài)

tuy nhiên lại không ghi nhận loài nào ở tầng đáy (Hình 3.4, bảng 6- phụ lục 4).

Page 84: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

71

Hình 3.4. Phân bố số lượng loài giáp xác sống tầng nổi và tầng đáy

3.2.3. Phân bố theo mùa

Các mẫu vật đã được chúng tôi tiến hành khảo sát và thu thập vào 2 mùa

trong năm: mùa khô (tháng 4) và mùa mưa (tháng 8 và 9) từ năm 2012 - 2015, tại

các thủy vực vùng núi đá vôi thuộc khu vực VQG Phong Nha–Kẻ Bàng.

Qua kết quả nghiên cứu đã ghi nhận có 80 loài giáp xác vào mùa khô chiếm

86,0% tổng số loài) và 70 loài vào mùa mưa chiếm 75,2% tổng số loài). Ở cả 2

mùa đều xuất hiện các đại diện của các bộ Giáp xác nước ngọt đặc trưng ở các thủy

vực vùng núi đá vôi. Trong đó, 2 bộ có số lượng loài nhiều nhất là bộ Diplostraca

(Cladocera) (với 21 loài trong mùa khô và 20 loài trong mùa mưa) và bộ

Cyclopoida (Copepoda) (có 22 loài trong mùa khô và 17 loài trong mùa mưa); bộ

Decapoda với 15 loài vào mùa khô và 13 loài vào mùa mưa. Ít nhất là bộ Isopoda chỉ

có 1 loài vào mùa khô và không gi nhận loài nào xuất hiện vào mùa mưa (hình 3.5).

25

0

8

1

27

6 4

9

1 3

0 1 0 1 0 1 0 1 0

16

65

39

0

10

20

30

40

50

60

70

Tầng nổi Tầng đáy

Diplostraca

Calanoida

Cyclopoida

Harpacticoida

Podocopida

Thermosbaenacea

Bathynellacea

Amphipoda

Isopoda

Decapoda

Tổng số

Số loài

Tầng nƣớc

Page 85: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

72

Hình 3.5. Phân bố số lượng loài giáp xác theo mùa khảo sát

Qua biểu đồ hình 3.5 ta nhận thấy rằng số lượng loài giữa 2 mùa đều có sự

tương đồng. Tuy vậy, tần suất bắt gặp các loài ở các điểm khảo sát vào mùa khô

thường cao hơn hoặc ngang bằng so với mùa mưa. Nguyên nhân do đặc điểm địa

hình ở đây có độ dốc lớn, hẹp về chiều ngang, do vậy đặc trưng dòng chảy lũ

thường mang tính cục bộ và diễn ra trong thời gian ngắn. Chính lưu tốc dòng chảy

và mức độ rửa trôi lớn trong mùa mưa là nguyên nhân chính làm suy giảm số lượng

loài cũng như mức độ bắt gặp các loài giáp xác trong mùa mưa (Chi tiết về sự phân

bố số loài giáp xác ở các loại hình thủy vực được trình bày ở bảng 3.10).

Về thành phần loài, đối với các thủy vực trên mặt đất: sông, suối và hồ chứa,

bộ Giáp xác râu chẻ Diplostraca đều chiếm ưu thế trong cả mùa mưa lẫn mùa khô.

Trong khi đó ở các thủy vực ngầm trong hang động các nhóm xuất hiện hầu hết ở cả

mùa khô và mùa mưa, trong đó chiếm ưu thế là nhóm Giáp xác chân chèo

Cyclopoida.

Hầu hết các loài ghi nhận được ở các thủy vực vùng núi đá vôi khu vực VQG

Phong Nha là những loài thích nghi với điều kiện sống ở sông suối vùng núi, là

những nơi thường có dòng chảy lớn và hàm lượng muối dinh dưỡng thấp. Một số ít

các loài có nguồn gốc nước lợ, thích ứng với môi trường sống ở vùng cửa sông ven

21 20

7 6

22 17

9 8

2 3 1 1 1 1 1 1 1 0

15 13

80

70

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

Mùa khô Mùa mưa

Diplostraca

Calanoida

Cyclopoida

Harpacticoida

Podocopida

Thermosbaenacea

Bathynellacea

Amphipoda

Isopoda

Decapoda

Tổng số

Số loài

Mùa KS

Page 86: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

73

biển di nhập vào khu vực này. Tuy nhiên chỉ thấy chúng hiện diện vào các đợt khảo

sát vào mùa khô.

Bảng 3.10. Phân bố số lượng loài giáp xác theo mùa ở các thủy vực núi đá vôi khu

vực VQG Phong Nha–Kẻ Bàng

Taxon

Hang ộng

Sông

Suối

Hồ chứa

Mùa

khô

Mùa

mưa

Mùa

khô

Mùa

mưa

Mùa

khô

Mùa

mưa

Mùa

khô

Mùa

mưa

Diplostraca 7 4 17 18 18 12 15 15

Calanoida 4 3 4 4 2 1 3 3

Cyclopoida 17 14 10 8 10 7 7 8

Harpacticoida 8 8 5 5 5 5 5 4

Podocopida 2 3 0 0 0 0 0 0

Thermosbaenacea 1 1 0 0 0 0 0 0

Bathynellacea 1 1 0 0 0 0 0 0

Amphipoda 1 1 0 0 0 0 0 0

Isopoda 1 0 1 0 0 0 0 0

Decapoda 2 2 7 6 0 0 6 6

Tổng số 44 37 44 41 35 25 36 36

Nhân xét:

Sự phân bố về số lượng loài và cấu trúc thành phần loài giáp xác được thể

hiện theo loại hình thủy vực, theo tầng nước và theo mùa. Trong đó, các suối có số

loài nhiều nhất với 55 loài (chiếm 59,1% tổng số loài), ở sông có 52 loài (chiếm

55,9%), thủy vực ngầm trong hang động có 49 loài (chiếm 53,7%) và hồ chứa có 41

loài (chiếm 44,1%). Ở các thủy vực sông, suối và hồ, các loài trong bộ Diplostraca,

Decapoda, Calanoida chiếm ưu thế. Ngược lại, ở các thủy vực trong hang động lại

đa dạng hơn về các loài thuộc bộ Cyclopoida, Harpacticoida và đặc trưng bởi các bộ

Thermosbaenacea và Bathynellacea. Đặc điểm chung cơ bản là mật độ của ĐVN

hoặc số lượng cá thể của mỗi quần thể ĐVN trong thủy vực nước đứng hồ, đầm…

thường cao hơn nhiều so với thủy vực nước chảy như sông suối. Đồng thời, thành

phần loài ĐVN ở thủy vực nước đứng thường không đa dạng như thủy vực nước

chảy. Đặc điểm này phù hợp với kết quả nghiên cứu.

Page 87: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

74

Đối với sự phân bố theo tầng nước và theo mùa, tầng nước mặt của thủy vực

có số loài giáp xác nhiều hơn tầng đáy tương ứng đạt 65 và 39 loài); số lượng loài

ghi nhận được ở mùa khô cao hơn so với mùa mưa (80 loài và 70 loài). Ở các thủy

vực trên mặt đất (sông, suối và hồ chứa), bộ Giáp xác râu chẻ Diplostraca đều

chiếm ưu thế về số lượng loài trong cả mùa mưa lẫn mùa khô. Trong khi đó, ở các

thủy vực ngầm trong hang động, chiếm ưu thế là nhóm Giáp xác chân chèo

Cyclopoida trong cả mùa mưa và mùa khô.

Dựa trên đặc tính phân bố loài giáp xác ở các thủy vực vùng núi VQG Phong

Nha–Kẻ Bàng có thể chia làm 3 nhóm: nhóm loài điển hình ở các thủy vực ngầm

trong hang động (24 loài, chiếm 25,8% tổng số loài), nhóm loài hang động không

chính thức (25 loài, chiếm 26,9%) và nhóm loài điển hình ở các thủy vực lộ thiên

trên mặt đất 44 loài, chiếm 47,3% .

Bộ Cyclopoida (Copepoda) có số loài chiếm ưu thế ở cả 2 nhóm, với số

lượng 10 loài cho mỗi nhóm. Nhóm loài điển hình ở các thủy vực trên mặt đất có 44

loài (47,3% ; chiếm ưu thế là bộ Diplostraca (Cladocera) với 19 loài.

3.3. Phân bố v mật ộ giáp xác nƣớc ngọt

3.3.1. Nhóm giáp xác sống n i

Về mật độ nhóm giáp xác sống nổi dao động từ 22–2131 cá thể/m3, giá trị

trung bình giữa các đợt dao động từ 31,5–1440 cá thể/m3, với sự xuất hiện của các

nhóm Diplostraca (Cladocera), bộ Calanoida, bộ Cyclopoida, bộ Harpacticoida

(Copeopoda) và bộ Podocopida (Ostracoda) bảng 3.11). Trong đó, bộ Cyclopoida

và Diplostraca chiếm ưu thế hơn. Các thủy vực lộ thiên trên mặt đất và các thủy vực

ngầm trong hang động cũng thể hiện sự khác biệt về mật độ và cấu trúc thành phần

loài giáp xác sống nổi.

Bảng 3.11. Mật độ trung bình các nhóm giáp xác sống nổi ở các thủy vực vùng núi

đá vôi khu vực VQG Phong Nha –Kẻ Bàng

TT Điểm KS Mật ộ (con/m

3)

Dipostraca Calanoida Cyclopoia Harpacticoida Podoco-

pida Tổng số

1 Động Phong Nha 1 15,7

(31,9)

5,9

(11,9)

22,3

(45,2)

4,6

(9,3)

0,9

(1,7)

49,3 ± 7,3

(100)

2 Động Phong Nha 2 19,4

(38,2)

4,0

(7,9)

22,6

(44,5)

4,8

(9,4) -

50,8 ± 8,3

(100)

3 Động Phong Nha 3 17,8 4,0 18,6 6,2 - 46,6 ± 6,5

Page 88: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

75

(38,2) (8,6) (39,9) (13,3) (100)

4 Động Phong Nha 4 13,6

(36,6)

2,4

(6,5)

16,8

(45,2)

4,4

(11,8) -

37,2 ± 5,9

(100)

5 Hang Sơn Đòong 1 - 20,0

(18,7)

72,5

(67,8)

7,5

(7,0)

7,0

(6,5)

107,0 ± 22,8

(100)

6 Hang Sơn Đòong 2 - 2,5

(7,9)

25,0

(79,4)

4,0

(12,7)

31,5 ± 9,7

(100)

7 Hang Sơn Đòong 3 - 9,5

(17,9)

32,5

(61,3)

7,5

(14,2)

3,5

(6,6)

53,0 ± 9,6

(100)

8 Hang Sơn Đòong 4 - 10,5

(14,1)

49,0

(65,8)

8,0

(10,7)

7,0

(9,4)

74,5 ± 15,1

(100)

9 Hang Thiên Đường 1 4,7

(8,0)

6,2

(10,5)

33,3

(57,0)

10,3

(17,7)

4,0

(6,8)

58,5 ± 8,6

(100)

10 Hang Thiên Đường 3 - - 29,5

(53,9)

6,8

(12,3)

18,5

(33,8)

54,8 ± 7,7

(100)

11 Hang Thiên Đường 3 19,6

(30,1)

2,8

(4,3)

33,8

(51,8)

7,4

(11,3)

1,6

(2,5)

65,2 ± 10,9

(100)

12 Hang Tối 10,2

(16,0)

15,6

(24,5)

29,2

(45,9)

3,4

(5,3)

5,2

(8,2)

63,6 ± 7,7

(100)

13 Hang E 1 34,2

(34,8) -

49,6

(50,5)

12,6

(12,8)

1,8

(1,8)

98,2 ± 17,3

(100)

14 Hang E 2 57,0

(34,8) -

98,3

(59,9)

8,3

(5,0)

0,5

(0,3)

164,0 ± 36,6

(100)

15 Hang E 3 47,5

(35,4) -

76,3

(56,9)

9,5

(7,1)

0,8

(0,6)

134,0 ± 28.3

(100)

16 Hang E 4 13,5

(22,9) -

39,3

(66,5)

5,8

(9,7)

0,5

(0,8)

59,0 ± 12,2

(100)

17 Hang 35 - 1,8

(3,0)

38,0

(65,5)

13,8

(23,7)

4,5

(7,8)

58,0 ± 11,7

(100)

18 Hang Va - 86,0

(56,6)

60,0

(39,5)

5,3

(3,5)

0,7

(0,4)

152,0 ± 35

(100)

19 Hang Tú Làn 32,5

(29,1) -

62,0

(55,6)

15,0

(13,5)

2,0

(1,8)

111,5 ± 19,4

(100)

20 Hang Yên Hợp 10,5

(22,3) -

25,0

(53,2)

11,5

(24,5) -

47,0 ± 6,2

(100)

21 Sông Son 1 124,5

(40,1)

49,8

(16,1)

125,5

(40,4)

10,5

(3,4) -

310,3 ± 47,4

(100)

22 Sông Son 2 84,3

(31,7)

39,0

(14,7)

134,8

(50,7)

7,8

(2,9) -

265,8 ± 43,1

(100)

23 Sông Son 3 98,8

(30,2)

69,5

(21,2)

154,8

(47,3)

4,3

(1,3) -

327,3 ± 44,9

(100)

24 Sông Chày 1 64,7

(36,9)

6,3

(3,6)

91,0

(52,0)

13,2

(7,5) -

175,2 ± 34,0

(100)

25 Sông Chày 2 46,8

(25,2)

7,8

(4,2)

124,0

(66,8)

7,0

(3,8) -

185,5 ± 39

(100)

26 Sông Chày 3 61,8

(27,0)

14,8

(6,5)

147,0

(64,3)

5,0

(2,2) -

228,5 ± 47,2

(100)

27 Khe Rinh 62,7

(49,0) -

56,7

(44,3)

8,7

(6,8) -

128,0 ± 22,7

(100)

28 Suối Phú Nhiêu 42,3 - 51,7 5,3 - 99,3 ± 18,5

Page 89: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

76

(42,6) (52,0) (5,4) (100)

29 Suối Tân Hóa 65,7

(51,2)

3,3

(2,6)

52,7

(41,0)

6,7

(5,2) -

128,3 ± 27,1

(100)

30 Suối Chà Nòi 33,0

(40,7) -

44,3

(54,7)

3,7

(4,5) -

81,0 ± 15,5

(100)

31 Suối Yên Hợp 39,7

(53,1) -

29,3

(39,3)

5,7

(7,6) -

74,7 ± 12,8

(100)

32 Suối Khe Ván 57,3

(65,8) -

20,8

(23,9)

9,0

(10,3) -

87,0 ± 18,8

(100)

33 Khe Dát 64,8

(42,0)

16,8

(10,9)

64,0

(41,6)

8,5

(5,5) -

154,0 ± 25,8

(100)

34 Suối Thiên Đường 36,8

(41,2)

8,4

(9,4)

37,4

(41,8)

6,6

(7,4)

0,2

(0,2)

89,4 ± 15,3

(100)

35 Rào Con 73,3

(57,1) -

43,7

(34,0)

11,3

(8,8) -

128,3 ± 20,9

(100)

36 Hồ Đồng Suôn 1 132,0

(34,7)

46,0

(12,1)

186,0

(48,9)

16,7

(4,4) -

380,7 ± 63,8

(100)

37 Hồ Đồng Suôn 2 282,3

(34,0)

92,3

(11,1)

443,3

(53,4)

12,3

(1,5) -

830,3 ± 155,2

(100)

38 Hồ Đồng Suôn 3 276,7

(31,5)

107,3

(12,2)

480,0

(54,6)

15,0

(1,7) -

879,0 ± 158,6

(100)

39 Hồ Khe Ngang 1 311,7

(29,7)

101,7

(9,7)

621,7

(59,3)

13,3

(1,3) -

1048,3 ± 204,5

(100)

40 Hồ Khe Ngang 2 291,7

(30,3)

103,7

(10,8)

550,0

(57,2)

17,0

(1,8) -

962,3 ± 180,2

(100)

41 Hồ Khe Ngang 3 498,3

(34,6)

166,7

(11,6)

753,3

(52,3)

21,7

(1,5) -

1440,0 ± 265,8

(100)

Ghi chú: giá trị trong ngoặc () là tỉ lệ %.

Đối v i các thủy vực trên mặt đất: mật độ giáp xác sống nổi trung bình dao

động từ 74,7–1150,2 cá thể/m3 với ưu thế về mật độ của nhóm loài trong bộ

Diplostraca và Cyclopoida, dao động từ 25,2–65,8% mật độ tổng số ở Diplostraca

và từ 23,9–66,8% ở Cyclopoida.

Đối v i các thuỷ vực ngầm trong hang động: mật độ trung bình dao động từ

46,3–152 cá thể/m3 với ưu thế về mật độ ở hầu hết các điểm khảo sát đều thuộc về

nhóm loài trong bộ Cyclopoida chiếm từ 39,5–79,4% mật độ tổng số , bộ

Diplostraca có mật độ thấp hơn chỉ chiếm từ 8,0–38,2%). Mật độ trung bình cao

nhất tại hang Va với 152,0 (± 35) cá thể/m3 và thấp nhất ở động Phong Nha với 46,3

(± 8) cá thể/m3

(hình 3.6).

Bộ Calanoida và Harpacticoida chiếm tỉ lệ thấp ở 2 loại hình: các thủy vực

trong hang động và thủy vực trên mặt đất, chỉ dao động từ 1,3–24,5%, tuy vậy

chúng xuất hiện khá thường xuyên trong các mẫu định lượng. Nhóm loài trong bộ

Page 90: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

77

Podocopida (Ostracoda) có mật độ thấp nhất và xuất hiện không thường xuyên

trong các mẫu định lượng bảng 3.11).

Hình 3.6. Mật độ trung bình nhóm giáp xác sống nổi các thủy vực trong hang động

Qua bảng số liệu ta thấy các loại hình thủy vực trong các hang động có ảnh

hưởng đến sự phân bố mật độ giáp xác sống nổi ở đây. Các thủy vực sai khác nhau

bởi điều kiện về nguồn nước, chế độ thủy văn và môi trường nước. Căn cứ vào đặc

trưng của các loại hình thủy vực trong hang động đã khảo sát, ta có thể phân biệt sự

phân bố về mật độ nhóm giáp xác sống nổi ở các thủy vực theo các nhóm như sau:

Các thủy vực vũng nước nhỏ ngập nước thường xuyên hoặc tạm thời nằm

sâu trong các hang động, như: hang 35, hang Sơn Đoòng, hang Thiên Đường, hang

Tối, mật độ nhóm giáp xác sống nổi rất thấp, trung bình dao động từ 56,3–66,5 cá

thể/m3. Ưu thế về mật độ thuộc về nhóm loài hang động điển hình trong bộ

Cyclopoida (chiếm từ 45,9–67,8% về mật độ) và bộ Harpacticoida (3,4–13,8% về

mật độ) (bảng 3.11). Trong cấu trúc thành phần về mật độ có sự xuất hiện của cả

nhóm loài hang động điển hình và loài hang động không chính thức ở tất cả các bộ

Dipostraca (Cladocera), Calanoida, Cyclopoida, Harpacticoida (Copepoda) và

Podocopida (Ostracoda).

Ở các thủy vực dạng hồ tương đối rộng, nằm sâu trong hang động, độ sâu lớn

(có thể đạt 5-7 m trong mùa mưa , như các hồ trong hang Va. Mật độ nhóm giáp

xác sống nổi dao động từ 123–196 cá thể /m3. Về cấu trúc thành phần loài chỉ bao

0

20

40

60

80

100

120

140

160

Động

Phong

Nha

Hang

Sơn

Đòong

Hang

Thiên

Đường

Hang

Tối

Hang E Hang 35 Hang VaHang Tú

LànHang

Yên Hợp

Mật độ (cá thể/m3) MĐ TB

Điểm

KS

Page 91: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

78

gồm nhóm loài hang động điển hình thuộc các bộ Calanoida, Cyclopoida và

Harpacticoida (Copepoda), với sự chiếm ưu thế của các nhóm loài Nannodiaptomus

phongnhaensis, N. haii (Calanoida), Graeteriella longifurcata, Halicyclops sp.,

Mesocyclops sondoongensis (Cyclopoida). Bộ Podocopida (Ostracoda) chiếm rất ít

về mật độ. Đây cũng là những loài đặc trưng mới ghi nhận ở khu vực Phong Nha-

Kẻ Bàng.

Các thủy vực dạng sông, suối chảy trong hang động, có thể được phân biệt làm 2 dạng:

- Dạng sông suối ngầm từ trong hang động chảy ra: điển hình là hang Tối và

động Phong Nha. Mật độ giáp xác sống nổi ở các thủy vực này thấp, trung bình dao

động từ 46,3–63,6 cá thể/m3. Cấu trúc về thành phần loài và mật độ thể hiện tính

chất trung gian của nhóm loài hang động điển hình và nhóm loài hang động không

chính thức ở dạng thủy vực này với sự hiện diện của cả 2 nhóm này trong các mẫu

định lượng. Tính chất ưu thế về mật độ của các taxon không thể hiện rõ.

Qua kết quả qua 5 đợt khảo sát ở động Phong Nha cho thấy, mật độ có xu

hướng giảm dần từ phía cửa hang vào sâu bên bên trong, tuy nhiên mức độ sai khác

là không lớn (hình 3.7). Trong thành phần loài hầu hết có sự xuất hiện của tất cả các

nhóm giáp xác sống nổi ở các bộ Diplostraca, Calanoida, Cyclopoida,

Harpacticoida và Podocopida. Mặc dù, các nhóm loài hang động điển hình là phổ

biến hơn song chúng không thể hiện ưu thế về mật độ so với nhóm loài hang động

không chính thức.

PN1: Phong Nha 1; PN2: Phong Nha 2; PN3: Phong Nha 3; PN4: Phong Nha 4

Hình 3.7. Biến động mật độ giáp xác sống nổi ở động Phong Nha

0

10

20

30

40

50

60

70

4.2014 4.2015 8.2014 9.2014 8.2015

Mật ộ (cá thể/m3)

Đợt KS

PN1

PN2

PN3

PN4

Page 92: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

79

- Các thủy vực dạng sông suối ngầm có dòng chảy vào liên tục từ các thủy

vực lộ thiên trên mặt đất: điển hình ở hang E và hang Tú Làn. Mật độ trung bình

dao động từ 90–111,5 cá thể /m3, có những điểm đạt trên 200 cá thể /m

3. Trong

thành phần, nhóm loài hang động không chính thức chiếm ưu thế hoàn toàn về mật

độ. Sự xuất hiện của nhóm loài hang động điển hình là không thường xuyên và mật

độ không đáng kể.

Kết quả nghiên cứu biến động nhóm giáp xác sống nổi ở hang E cho thấy ưu

thế về mật độ hoàn toàn thuộc về nhóm loài hang động không chính thức trong bộ

Diplostraca và Cyclopoida. Điều này được lý giải bởi điều kiện về thủy văn và cấu

trúc của lòng hang. Ở hang E, dòng suối từ bên ngoài chảy trực tiếp qua cửa hang

và kéo dài đến cuối hang (thông ra ngoài bởi của hang Tối . Chính đặc điểm này đã

tạo điều kiện thuận lợi cho sự di nhập của các loài lộ thiên ở suối vào trong hang.

Kết quả khảo sát 4 điểm dọc theo chiều dài của hang, sự biến động về mật độ

thể hiện khá rõ nét: khu vực gần cửa hang điểm E1), mật độ ở mức trung bình, sau

đó tăng cao ở khu vực cách cửa hang 200 - 300m điểm E2, E3) sau đó có xu hướng

giảm dần ở các điểm khảo sát cách cửa hang 500 - 600m (E4) (hình 3.8). Quy luật

này thể hiện rất rõ ở các đợt khảo sát trong mùa mưa khi có dòng chảy lớn từ suối

bên ngoài vào.

E1: Hang E 1; E2: Hang E 2; E3: Hang E 3; E4: Hang E 4

Hình 3.8. Biến động mật độ giáp xác sống nổi ở hang E

0

50

100

150

200

250

4.2014 4.2015 8.2014 8.2015

Mật ộ (cá thể/m3)

Đợt KS

E1

E2

E3

E4

Page 93: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

80

Đối v i các thủy vực lộ thiên trên mặt đất: mật độ dao động từ 74,7–1150,2

cá thể/m3. Trong đó mật độ cao nhất ở hồ chứa, tiếp đến là sông và ở các suối có

mật độ thấp nhất.

- Mật độ nhóm giáp xác sống nổi ở các hồ chứa: hồ Đồng Suôn trung bình từ

380,7–879,0 cá thể /m3 và hồ Khe Ngang trung bình từ 962,3–1440,0 cá thể /m

3

(hình 3.9). Trong thành phần loài, tính chất ưu thế về mật độ của các nhóm loài thể

hiện rõ. Các bộ Cyclopoida, Diplostraca và Calanoida phát triển mạnh về số lượng

ở môi trường nước đứng hoặc nước chảy chậm, điển hình như: Diaphanosoma

sarsi, Bosmina longirostris, Moina dubia (Diplostraca), Eodiaptomus

draconisignivomi (Calanoida), Thermocyclops crassus (Cyclopoida). Đây là những

loài thích ứng rộng ở các loại hình thủy vực khác nhau, đặc biệt là phát triển mạnh ở

những thủy vực giàu dinh dưỡng hữu cơ như ao, hồ và sông vùng đồng bằng ở Việt

Nam. Bộ Cyclopoida chiếm ưu thế về mật độ chiếm từ 48,9–59,3%) tại hầu hết các

điểm khảo sát ở các hồ chứa. Theo mặt rộng của hồ, các điểm ở thượng nguồn

thường có mật độ giáp xác sống nổi thấp hơn so với các điểm khảo sát ở gần vùng

đập ngăn (hình 3.9).

Hình 3.9. Biến động mật độ giáp xác sống nổi ở hồ Đồng Suôn và hồ Khe Ngang

- Đối với các thủy vực dạng suối, mật độ giáp xác sống nổi trung bình dao

động từ 74,7–154,0 cá thể /m3. Địa hình và chế độ thủy văn của các thủy vực ở đây

có sự tác động lớn đến mật độ giữa các suối khác nhau. Các suối nằm ở vùng trũng,

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

HĐS1 HĐS2 HĐS3 HKN1 HKN2 HKN3

Hồ Đồng Su n Hồ Khe Ngang

Mật ộ (cá thể/m3) Diplostraca

Calanoida

Cyclopoia

Harpacticoida

Tổng số

Điểm KS

Page 94: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

81

nơi có dòng chảy thường ổn định suối Khe Ring, suối Khe Dát, Rào Con) có mật

độ cao hơn so với những suối nằm ở độ cao lớn, dòng chảy thường xiết vào mùa

mưa và mùa khô dòng chảy thường đứt quãng suối Yên Hợp, suối Chà Nòi, suối

Thiên Đường... (Hình 3.10). Trong cấu trúc thành phần loài, nhóm Giáp xác râu

chẻ bộ Diplostraca) và nhóm Giáp xác chân chèo bộ (Cyclopoida) chiếm ưu thế.

Đặc biệt, sự ưu thế về mật độ thường thể hiện rõ ở nhóm loài thích ứng với môi

trường nước chảy, hàm lượng oxy cao và nghèo muối dinh dưỡng như:

Scapholeberis kingi, Ilyocryptus spinifer, Picripleuroxus similis (Cladocera),

Ectocyclops phaleratus, Paracyclops fimbriatus (Cyclopoida) hoặc các loài thích

ứng rộng như Bosmina longirostris, Moina dubia, Chydorus sphaericus,

Thermocyclops crassus, Th. taihokuensis, Tropocyclops prasinus.

Hình 3.10. Mật độ trung bình nhóm giáp xác sống nổi ở các thủy vực trên mặt đất

Đối với các thủy vực sông Son và sông Chày, sự biến động mật độ giáp xác

sống nổi trung bình dao động từ 175,2–327,3 cá thể /m3 (hình 3.11). Về cấu trúc

thành phần loài, bộ Diplostraca và Cyclopoida vẫn chiếm ưu thế chiếm từ 25,2–

66,8% mật độ đây là các nhóm loài thích nghi với môi trường nước chảy. Đặc biệt

là sự xuất hiện thường xuyên trong các mẫu định lượng và mật độ có xu hướng tăng

lên của các loài trong bộ Calanoida chiếm từ 3,6–21,2% về mật độ phản ánh sự sai

khác trong cấu trúc về mật độ của nhóm giáp xác sống nổi ở sông và suối. Mật độ

0

50

100

150

200

250

300

350

Sông

Son

Sông

Chày

Khe

RinhSuối

Phú

Nhiêu

Suối

Tân

Hóa

Suối

Chà

Nòi

Suối

Yên

Hợp

Suối

Khe

Ván

Khe

DátSuối

Thiên

Đường

Rào

Con

Mật ộ (cá thể/m3 ) MĐ TB

Điểm

KS

Page 95: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

82

nhóm giáp xác sống nổi có xu hướng tăng dần theo dòng chảy tương ứng với sự mở

rộng của lòng sông, tốc độ dòng chảy giảm và nguồn lắng đọng trầm tích tăng lên.

Đây cũng là quy luật thường thấy ở các dòng chảy của sông suối từ thượng lưu về

phía hạ lưu.

Hình 3.11. Biến động mật độ giáp xác sống nổi ở sông Chày và sông Son

Sự biến động mật độ giáp xác sống nổi theo mùa:

Qua 7 đợt khảo sát (3 đợt vào mùa mưa và 4 đợt vào mùa khô), sự biến động

mật độ giáp xác sống nổi ở các thủy vực ở đây được thể hiện rõ: hầu như mật độ

vào mùa khô cao hơn so với mùa mưa với mức độ tùy thuộc vào các địa hình thủy

vực khác nhau.

Đối v i các thủy vực sông suối trên mặt đất: Mật độ nhóm giáp xác sống nổi

vào mùa khô cao hơn hẳn so với mật độ vào mùa mưa với mật độ trung bình tương

ứng từ 89,0–371,1 cá thể /m3

ở mùa khô và từ 64,5–233,7 cá thể /m3

ở mùa mưa.

Một số thủy vực như Sông Son, Khe Rinh, Khe Dát, suối Tân Hóa mật độ mùa khô

cao hơn rất nhiều so với mùa mưa. Điều này có thể được giải thích bởi sự thay đổi

lớn về chế độ dòng chảy của các sông suối vùng núi trong các tháng mùa khô và

mùa mưa. Vào các tháng mùa khô, mực nước ở các suối thấp, lưu tốc dòng chảy

giảm xuống, từ đó hình thành các vũng nước lớn và đây chính là nơi thuận lợi cho

sự phát triển của nhóm sinh vật phù du. Trong khi đó, vào các tháng mùa mưa, mực

nước ở các suối dâng cao, kèm theo đó là dòng chảy thường rất lớn, tốc độ rửa trôi

0

50

100

150

200

250

300

350

SC1 SC2 SC3 SS1 SS2 SS3

Sông Chày Sông Son

Mật ộ (cá thể/m3) Diplostraca

Calanoida

Cyclopoia

Harpacticoida

Tổng số

Điểm KS

Page 96: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

83

cao và đây là điều kiện không thích hợp cho nhóm giáp xác sống nổi phát triển do

chúng thường bị rửa trôi theo dòng chảy (hình 3.12).

Hình 3.12. Biến động mật độ trung bình theo mùa nhóm giáp xác sống nổi ở sông suối

Mật độ trung bình trong các tháng ở hai mùa dao động khá rõ rệt đối với các

thủy vực ở hồ Đồng Suôn và hồ Khe Ngang: trung bình dao động từ 975,3–1605,0

cá thể /m3 ở mùa khô cao hơn hẳn so với các tháng mùa mưa, từ 557,3–922,8 cá thể

/m3 (hình 3.13). Về cấu trúc thành phần loài ưu thế về mật độ lại ít có sự thay đổi

theo mùa, nhìn chung nhóm loài trong bộ Diplostraca (Cladocera) và bộ Cyclopoida

(Copepoda) đều chiếm ưu thế.

Hình 3.13. Biến động mật độ trung bình theo mùa nhóm giáp xác sống nổi ở các hồ chứa

0

50

100

150

200

250

300

350

400

SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC

Mật ộ (cá thể/m3)

Điểm KS

Mùa khô

Mùa mưa

0

500

1000

1500

2000

2500

HĐS1 HĐS2 HĐS3 HKN1 HKN2 HKN3

Hồ Đồng Suôn Hồ Khe Ngang

Mật ộ (cá thể/m3)

Điểm KS

8.2014

4.2015

8.2015

Page 97: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

84

Đối v i các thủy vực ngầm trong hang động:

Ở các sông, suối ngầm trong hang động có dòng chảy vào liên tục từ các

thủy vực lộ thiên trên mặt đất (như hang E, hang Tú Làn). Do sự biến động về môi

trường nước và quần xã thủy sinh vật ở đây có liên hệ mật thiết với các sông suối

trên mặt đất. Mùa khô thường có dòng chảy chậm, tốc độ rửa trôi ít, mức độ lắng

đọng trầm tích và tích lũy nguồn dinh dưỡng thuận lợi cho nhóm phù du sinh trưởng

tốt hơn so với các tháng mùa mưa. Do vậy, có sự sai khác về mật độ rất rõ ràng, vào

mùa khô mật độ trung bình đạt 133,0–145,5 cá thể /m3 cao hơn hẳn so với mùa

mưa, trung bình chỉ đạt từ 81,8–90,0 cá thể /m3. Đặc điểm này cũng thể hiện rất rõ ở

các sông suối vùng núi nước ta.

Ở các thủy vực dạng sông suối ngầm từ trong hang động chảy ra động

Phong Nha, hang Tối, hang Sơn Đoòng, hang Thiên Đường , có độ trong lớn, nhiệt

độ thấp và nghèo dinh dưỡng cho nên thành phần loài cũng như mật độ của quần xã

ở đây thường thấp, chênh lệch giữa 2 mùa là không đáng kể với mùa khô từ 51,0–

68,8 cá thể /m3) và mùa mưa từ 43,0–64,3 cá thể /m

3).

Ở các thủy vực dạng vũng nước nhỏ hoặc hồ ở trong hang động (hang 35,

hang Yên Hợp và hang Va) sự biến động về quần xã thủy sinh vật phụ thuộc rất

nhiều vào nguồn dinh dưỡng duy nhất do dòng chảy tràn từ bên ngoài mang vào

hang. Vào mùa mưa, nguồn nước thấm qua từ các kẽ đất đá hoặc chảy tràn theo cửa

hang thường ở độ cao lớn mang theo nguồn dinh dưỡng vào trong hang, do vậy

mật độ giáp xác sống nổi vào mùa mưa từ 52,0–196,0 cá thể /m3) cao hơn so với

mật độ ở mùa khô từ 42,0–130,0 cá thể /m3) (hình 3.14).

Page 98: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

85

Hình 3.14. Biến động mật độ trung bình theo mùa nhóm giáp xác sống nổi ở các

thủy vực trong hang động

3.3.2. Nhóm giáp xác sống đ

Qua kết quả nghiên cứu, mật độ nhóm giáp xác sống đáy dao động từ 3–70

cá thể /m2 ở các thủy vực, trung bình từ 20,2–40,9 cá thể /m

2. Thành phần gồm 7 bộ

Giáp xác nước ngọt là: Cyclopoida, Harpacticoida (Copeopoda), Podocopida

(Ostracoda), Thermosbaenacea, Amphipoda, Isopoda và Decapoda trong các mẫu

định lượng. Trong đó, bộ Cyclopoida, Harpacticoida (Copeopoda) hoàn toàn chiếm

ưu thế tổng hai bộ chiếm từ 31,5–100,0% mật độ . Qua phân tích, chỉ có 3 bộ

Cyclopoida, Harpacticoida (Copeopoda), Podocopida (Ostracoda) cùng xuất hiện ở

các mẫu định lượng cả tầng nổi và tầng đáy (bảng 3.12).

Bảng 3.12. Mật độ trung bình các nhóm giáp xác sống đáy ở các thủy vực vùng núi

đá vôi khu vực VQG Phong Nha –Kẻ Bàng

TT

Cyclopoida Harpacti-

coida Podocopida

Thermos-

baenacea Amphipoda Isopoda Decapoda Tổng số

1 Hang Sơn

Đòong 1

7,5

(22,1)

14,0

(41,2)

12,5

(36,8)

34,0 ± 2,5

(100)

2 Hang Sơn

Đòong 2

5,0

(100,0)

5,0 ± 2,2

(100)

3 Hang Sơn

Đòong 3

15,0

(23,9)

29,0

(46,1)

14,0

(22,3)

2,5

(4,0)

2,4

(3,7)

62,9 ± 8,3

(100)

4 Hang Sơn

Đòong 4

6,0

(13,9)

20,5

(47,6)

1,0

(23,2)

3,0

(7,0)

3,1

(7,2)

0,5

(1,0)

43,1 ± 4,6

(100)

5 Hang Thiên

Đường 1

10,2

(24,7)

17,8

(43,1)

9,6

(23,2)

2,6

(6,3)

1,1

(2,6)

41,3 ± 4,9

(100)

6 Hang Thiên 4,5 8,8 28,8

42,0 ± 7,2

0

50

100

150

200

250

ĐPN HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH

Mật ộ (cá thể/m3)

Điểm KS

Mùa khô

Mùa mưa

Page 99: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

86

Đường 2 (10,7) (20,8) (68,5) (100)

7 Hang Thiên

Đường 3

14,4

(40,4)

15,4

(43,3)

5,8

(16,3)

35,6 ± 5,8

(100)

8 Hang Tối 10,5

(31,2)

16,8

(49,7)

5,3

(15,6)

0,5

(1,5)

0,7

(2,1)

33,7 ± 4,9

(100)

9 Hang E 1 10,7

(38,1)

17,3

(61,9)

28,0 ± 5,7

(100)

10 Hang E 2 11,0

(37,9)

18,0

(62,1)

29,0 ± 5,9

(100)

11 Hang E 3 3,0

(17,3)

14,3

(82,7)

17,3 ± 3,5

(100)

12 Hang E 4 5,3

(30,8)

12,0

(69,2)

17,3 ± 3,5

(100)

13 Hang 35 7,3

(17,7)

22,0

(53,8)

8,5

(20,8)

2,1

(5,1)

1,1

(2,7)

40,9 ± 5,1

(100)

14 Hang Va 14,7

(37,7)

16,0

(41,1)

7,7

(19,7)

0,6

(1,5)

38,9 ± 6,2

(100)

15 Hang Tú

Làn

12,0

(33,0)

21,0

(57,8)

3,3

(8,9)

0,1

(0,3)

36,4 ± 6,5

(100)

16 Hang Yên

Hợp

7,5

(34,9)

14,0

(65,1)

21,5 ± 4,4

(100)

17 Sông Son 1 9,2

(28,2)

17,8

(54,5)

5,7

(17,4)

32,7 ± 5,3

(100)

18 Sông Son 2 10,8

(38,8)

11,0

(39,7)

6,0

(21,5)

27,7 ± 4,5

(100)

19 Sông Son 3 17,5

(38,5)

20,8

(45,7)

7,2

(15,8)

45,5 ± 7,4

(100)

20 Sông Chày 1 4,8

(19,1)

18,4

(73,3)

1,9

(7,6)

25,1 ± 4,6

(100)

21 Sông Chày 2 4,0

(20,6)

14,3

(73,5)

1,2

(5,9)

19,4 ± 3,6

(100)

22 Sông Chày 3 6,5

(28,2)

15,0

(65,1)

0,1

(0,2)

1,5

(6,4)

23,0 ± 3,9

(100)

23 Khe Rinh 4,7

(21,0)

16,0

(72,0)

1,6

(7,0)

22,2 ± 4,1

(100)

24 Suối Phú

Nhiêu

5,3

(26,4)

13,0

(64,4)

1,9

(9,2)

20,2 ± 3,6

(100)

25 Suối Tân

Hóa

11,7

(43,3)

14,0

(52,0)

1,3

(4,7)

26,9 ± 5,1

(100)

26 Suối Chà

Nòi

9,0

(35,7)

15,0

(59,4)

1,2

(4,9)

25,2 ± 4,8

(100)

27 Suối Yên

Hợp

7,3

(35,6)

11,7

(56,6)

1,6

(7,8)

20,6 ± 3,7

(100)

28 Suối Khe

Ván

8,0

(27,4)

19,5

(66,8)

1,7

(5,8)

29,2 ± 5,5

(100)

29 Khe Dát 8,0

(23,4)

23,5

(68,8)

2,7

(7,8)

34,2 ± 6,2

(100)

30 Suối Thiên

Đường

7,0

(24,3)

19,3

(66,8)

2,6

(8,9)

28,8 ± 5,1

(100)

31 Rào Con 13,0

(32,3)

25,0

(62,2)

2,2

(5,5)

40,2 ± 7,6

(100)

32 Hồ Đồng

Suôn 1

5,3

(20,1)

20,3

(76,4)

0,9

(3,5)

26,6 ± 5,2

(100)

33 Hồ Đồng

Suôn 2

9,3

(26,4)

24,7

(69,7)

1,4

(3,9)

35,4 ± 6,8

(100)

Page 100: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

87

34 Hồ Đồng

Suôn 3

8,7

(20,7)

30,7

(73,2)

2,5

(6,1)

41,9 ± 7,8

(100)

35 Hồ Khe

Ngang 1

1,0

(4,8)

18,0

(87,2)

1,6

(7,9)

20,6 ± 4,3

(100)

36 Hồ Khe

Ngang 2

3,0

(11,5)

21,0

(80,8)

2,0

(7,7)

26,0 ± 4,9

(100)

37 Hồ Khe

Ngang 3

4,0

(10,1

31,7

(79,6)

4,1

(10,3)

39,8 ± 7,4

(100)

Ghi chú: giá trị trong ngoặc () là tỉ lệ %.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ nhóm giáp xác sống đáy ở các thủy vực

trong hang động và các thủy vực lộ thiên trên mặt đất đều đạt mức thấp, với

29,1 (± 4,9) cá thể /m2 ở các thủy vực lộ thiên và 32,9 (± 5,7) cá thể /m

2 ở các

thủy vực trong hang (hình 3.15, 3.16).

Hình 3.15. Biến động mật độ trung bình nhóm giáp xác sống đáy ở các thủy vực trên mặt đất

Thành phần loài giáp xác sống đáy ở các thủy vực lộ thiên trên mặt đất bao

gồm 3 bộ giáp xác: Cyclopoida, Harpacticoida và Decapoda. Tuy vậy, trong mẫu

định lượng của nhóm giáp xác sống đáy ở các thủy vực trong hang động có sự xuất

hiện của các nhóm loài thuộc bộ Podocopida, Thermosbaenacea, Amphipoda, là các

loài sống điển hình trong hang động. Điều này phản ánh đặc trưng sai khác trong

quần xã thủy sinh vật của các thủy vực trong và ngoài hang động.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Sông

Son

Sông

Chày

Khe

RinhSuối

Phú

Nhiêu

Suối

Tân

Hóa

Suối

Chà

Nòi

Suối

Yên

Hợp

Suối

Khe

Ván

Khe

DátSuối

Thiên

Đường

Rào

ConHồ

Đồng

Suôn

Hồ

Khe

Ngang

Mật ộ (cá thể/m3) MĐ TB

Điểm KS

Page 101: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

88

Hình 3.16. Biến động mật độ trung bình nhóm giáp xác sống đáy ở các thủy vực

trong hang động

Ở các thủy vực trên mặt đất, mật độ trung bình nhóm giáp xác sống đáy ở

sông 28,9 (± 6,2) cá thể /m2, suối 27,5 (± 4,9) cá thể /m

2 và hồ chứa 31,7 (± 2,9) cá

thể /m2. Sự biến động mật độ giáp xác sống đáy có xu hướng tăng theo chiều dòng

chảy ở các thủy vực (hình 3.17, 3.18).

Hình 3.17. Biến động mật độ trung bình nhóm giáp xác sống đáy ở sông

Ở các thủy vực dạng sông suối ngầm có dòng chảy vào liên tục từ các thủy

vực lộ thiên trên mặt đất (hang E), có mật độ giáp xác sống đáy thấp hơn ở các thủy

vực ngầm khác (hình 3.16). Quy luật biến động về mật độ giáp xác sống đáy ở các

thủy vực này cũng có xu hướng giảm dần từ cửa hang vào sâu bên trong hang động

tuy vậy mức độ biến động không lớn.

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Hang Sơn

Đòong

Hang Thiên

Đường

Hang Tối Hang E Hang 35 Hang Va Hang Tú

LànHang Yên

Hợp

Mật ộ (cá thể/m3) MĐ TB

Điểm KS

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

SC1 SC2 SC3 SS1 SS2 SS3

Sông Chày Sông Son

Mật ộ (cá thể/m2) Cyclopoida

Harpacticoida

Isopoda

Decapoda

Tổng số

Điểm KS

Page 102: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

89

Hình 3.18. Biến động mật độ trung bình nhóm giáp xác sống đáy ở hồ chứa

Sự biến động mật độ nhóm giáp xác sống đáy theo mùa: quy luật biến động

theo mùa ở các thủy vực trên mặt đất thể hiện rõ hơn so với các thủy vực trong hang

động.

Các thủy vực trong hang sự dao động theo mùa thường không lớn, ở hang

Va, hang 35, hang Thiên Đường vào mùa mưa mật độ cao hơn so với mùa khô. Tuy

nhiên ở hang E, thủy vực dạng sông, suối trong hang động có nguồn nước chảy vào

thường xuyên và dao động lớn về dòng chảy giữa mùa mưa và mùa khô vì thế mật

độ GXSĐ vào mùa khô (trung bình đạt 26,9 (± 11,8) cá thể /m2) cao hơn hẳn so với

mùa mưa (trung bình đạt 15,0 (± 2) cá thể /m2) (hình 3.19).

Hình 3.19. Biến động mật độ trung bình nhóm giáp xác sống đáy theo mùa ở các

thủy vực trong hang động

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

HĐS1 HĐS2 HĐS3 HKN1 HKN2 HKN3

Hồ Đồng Suôn Hồ Khe Ngang

Mật ộ (cá thể/m2) Cyclopoida

Harpacticoida

Decapoda

Tổng số

Điểm KS

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH

Mật ộ (cá thể/m2)

Điểm KS

Mùa khô

Mùa mưa

Page 103: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

90

Đối với các thủy vực như: sông, suối trên mặt đất, mật độ giáp xác sống đáy

vào mùa khô (trung bình đạt 31,3 ± 8 cá thể /m2) cao hơn so với mùa mưa (trung

bình đạt 25,5 ± 6 cá thể /m2). Sự biến động về mật độ ở hồ chứa cũng có sự chênh

lệch về mật độ trung bình vào mùa khô là 35,9 ± 5,8 cá thể /m2 cao hơn mùa mưa

với mật độ là 29,6 ± 3,9 cá thể /m2 (hình 3.20).

Hình 3.20. Biến động mật độ trung bình nhóm giáp xác sống đáy theo mùa ở các

thủy vực trên mặt đất

Nhận t:

Mật độ giáp xác ở các thủy vực vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha–

Kẻ Bàng ở mức thấp đến trung bình, dao động từ 3–70 con/m2 ở nhóm sống đáy và

ưu thế hơn ở nhóm sống nổi, dao động từ 22–2.131 con/m3.

Đặc trưng về phân bố mật giáp xác nước ngọt thể hiện theo loại hình thủy

vực lộ thiên trên mặt đất (sông, suối, hồ chứa và thủy vực ngầm trong hang động

(sông ngầm, vũng nước, hồ siphon ngầm . Đối với các thủy vực lộ thiên trên mặt

đất, trong thành phần loài, ưu thế về mật độ của các nhóm loài ở các bộ Cyclopoida,

Diplostraca và Calanoida, Harpacticoida và Decapoda điển hình như:

Diaphanosoma sarsi, Bosmina longirostris, Moina dubia (Diplostraca),

Eodiaptomus draconisignivomi (Calanoida), Thermocyclops crassus (Cyclopoida).

Ở các thủy vực trong hang động, đặc trưng phân bố về mật độ của quần xã

giáp xác có quan hệ mật thiết với loại hình thủy vực trong hang động. Ở các hang

0

10

20

30

40

50

60

SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐS HKN

Mật ộ (cá thể/m2)

Điểm KS

Mùa khô

Mùa mưa

Page 104: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

91

động xuyên thủng, thường xuyên có sự trao đổi nguồn nước với thủy vực bên ngoài

có mật độ giáp giác đáy và giáp xác nổi lớn hơn, ưu thế về mật độ thuộc về các

nhóm loài hang động không chính thức như: Eucyclops spp., Microcyclos karvei,

Thermocyclops vermifer (Copepoda), Ellaphoidella spp. (Harpacticoida),

Pseudostrandesia calapanensis (Ostracoda). Trong khi các thủy vực nằm sâu trong

các hang động cách ly với nguồn nước từ bên ngoài thì nhóm loài hang động điển

hình thường chiếm ưu thế về mật độ, điển hình như Nannodiaptomus spp.

(Calanoida), Bryocyclops sp., Graeteriella spp., Mesocyclops sondoongensis

(Cyclopoida), Nitocrella spp. (Harpacticoida), Siambathynella sp. (Bathynellacea),

Macrobrachium phongnhaense (Decapoda).

Nhìn chung, sự phân bố về mật độ của quần xã giáp xác có sự sai khác rõ nét

giữa các loại hình thủy vực cũng như giữa các thủy vực với nhau, đặc biệt là loài và

nhóm loài ưu thế về mật độ ở các thủy vực mang tính đặc trưng cao. Trong đó, tính

chất phân bố rộng và ưu thế nhất thuộc về các đại diện của bộ Cyclopoida, cho thấy

mức độ thích ứng của nhóm này ở các thủy vực vùng núi đá vôi.

Theo mùa khí hậu, hầu như mật độ vào mùa khô cao hơn so với mùa mưa.

Điều này được giải thích bới sự đặc trưng của các thủy vực ở đây. Vào các tháng

mùa khô, mực nước ở các suối thấp, lưu tốc dòng chảy chậm, từ đó sẽ hình thành

các vũng nước và đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhóm giáp xác.

Đối với các tháng mùa mưa, mực nước ở các suối dâng cao, tốc độ rửa trôi lớn và

đây là điều kiện không phù hợp cho sự phát triển của nhóm giáp xác.

3.4. Mức ộ a d ng sinh học quần xã giáp xác nƣớc ngọt

3.4.1. Nhóm giáp xác sống n i

3.4.1.1. Chỉ số phong phú Margalef (d)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số phong phú d của nhóm giáp xác nước

ngọt sống nổi ở các thủy vực dao động từ 0,80–2,51. Trong đó, mức độ phong phú

loài thấp nhất là ở các suối với d trung bình là 1,47 (± 0,21), các thủy vực trong

hang động d trung bình đạt 1,68 (± 0,25); ở hồ chứa trung bình đạt 1,83 (± 0,11) và

đạt mức độ phong phú loài lớn nhất là ở sông với d trung bình đạt 1,91 (± 0,21).

Mức độ dao động về chỉ số phong phú cao nhất ở các thủy vực trong hang động,

Page 105: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

92

dao động tiếp theo là ở các sông suối, thấp nhất là ở hồ chứa (hình 3.21, bảng 14-20

- Phụ lục 4).

Chỉ số phong phú loài dao động từ 0,80–2,29 đối với nhóm thủy vực trong

hang động. Trong đó, một số hang có chỉ số phong phú cao như: hang Tú Làn (d

trung bình đạt 1,94 (± 0,10), hang Tối (d trung bình 1,84 ± 0,08), hang Phong Nha

(d trung bình 1,83 ± 0,15) và hang E (d trung bình 1,77 ± 0,24) do những thủy vực

này có mức độ trao đổi nước thường xuyên với các thủy vực lộ thiên bên ngoài. Các

thủy vực còn lại có độ phong phú thấp hơn như: hang Va (d trung bình đạt 1,21 ±

0,16), hang Thiên Đường (d trung bình 1,33 ± 0,26) và hang Yên Hợp (d trung bình

1,64 ± 0,03) do các hang này nằm sâu trong hang động, mức độ kết nối nguồn nước

với các thủy vực lộ thiên bị hạn chế.

Đối với các thủy vực lộ thiên: Chỉ số phong phú loài ở 2 hồ chứa trung bình

đạt 1,83 ± 0,11, mức độ sai khác về độ phong phú loài giáp xác nước ngọt là không

lớn, chỉ số d dao động từ 1,39–2,19. Giá trị đạt được ở đây thấp hơn khi so sánh với

chỉ số phong phú ở một số hồ chứa khác ở miền Bắc nước ta như hồ Núi Cốc, hồ

Hòa Bình Đặng Ngọc Thanh và cộng sự, 2002; Trần Đức Lương, 2012) [62,64].

Đối với các suối, chỉ số phong phú loài thấp (trung bình là 1,47 ± 0,21) và dao động

khá lớn, từ 1,12–1,95. Các suối nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ

Bàng như suối Thiên Đường (có d trung bình là 1,72 ± 0,09), Khe Dát (d trung bình

1,69 ± 0,21), rào Con (d trung bình 1,45 ± 0,06) cao hơn các suối nằm ở khu vực

vùng đệm, suối Phú Nhiêu (d trung bình 1,30 ± 0,23), suối Chà Nòi (d trung bình

1,29 ± 0,12), suối Yên Hợp (d trung bình 1,39 ± 0,06) và các suối nằm gần khu dân

cư, Khe Rinh (d trung bình 1,46 ± 0,12), suối Tân Hóa (d trung bình 1,25 ± 0,07).

Page 106: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

93

Hình 3.21. Biến động giá trị trung bình chỉ số phong phú nhóm giáp xác sống nổi

các thủy vực vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha –Kẻ Bàng

Biến động chỉ số phong phú loài giáp xác n c ngọt ở các thủy vực theo

mùa:

Ở các thủy vực sông, suối lộ thiên trên mặt đất, mức độ phong phú loài giáp

xác sống nổi vào các tháng mùa khô (trung bình đạt 2,04 ± 0,11 ở sông và 1,80 ±

0,19 ở suối cao hơn so với các tháng mùa mưa (trung bình đạt 1,54 ± 0,14 ở sông

và 1,38 ± 0,15 ở suối . Đối với các thủy vực ngầm trong hang động có chỉ số phong

phú với các đợt khảo sát vào mùa mưa (trung bình chung đạt 1,69 ± 0,22) cao hơn

so với mùa khô (trung bình chung đạt 1,65 ± 0,24), (với p = 0,80). Sự sai khác này

có thể được giải thích là do ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng cung cấp cho các thủy

vực trong hang động trong mùa mưa là cao hơn. Tuy nhiên, chế độ thủy văn vào

mùa mưa thường không thuận lợi cho sự phát triển của nhóm giáp xác sống trôi nổi

ở các thủy vực. Kết quả này có thể được giải thích bởi sự biến động lớn về chế độ

thủy văn của các thủy vực này giữa các tháng mùa mưa và mùa khô trong năm. Ở

các hồ chứa sự sai khác về chỉ số phong phú giữa hai mùa là tương đương nhau,

trung bình đạt 1,83 (± 0,07) trong mùa khô và 1,84 (± 0,09) trong mùa mưa (hình

3.22, bảng 14 - 20, Phụ lục 4).

0.00

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

ĐPN HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐS HKN

d d trung bình

Điểm KS

Page 107: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

94

Hình 3.22. Biến động giá trị trung bình theo mùa chỉ số phong phú nhóm giáp xác

sống nổi ở các thủy vực vùng núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình

3.4.1.2. Chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (H’)

Chỉ số đa dạng loài H’ của nhóm giáp xác nước ngọt sống nổi ở các thủy vực

dao động từ 1,18–2,80. Trong đó, thấp nhất là ở các suối với H’ trung bình đạt 1,63

(± 0,24) các thủy vực trong hang động có H’ trung bình đạt 1,95 (± 1,01) và cao

nhất là ở hồ (H’ trung bình đạt 2,09 (± 0,12) và ở sông với H’ trung bình đạt 2,10 (±

0,25) (hình 3.23, bảng 14-20–Phụ lục 4).

Ở các thủy vực lộ thiên, Sông Son có chỉ số đa dạng cao nhất, H’ trung bình

đạt 2,25 (± 0,23); sông Chày giá trị trung bình đạt 1,96 (± 0,24); các suối có chỉ số

đa dạng loài thấp và dao động khá lớn, từ 1,18–2,22, trung bình đạt từ 1,43–1,91.

Các suối nằm ở khu vực vùng đệm như suối Phú Nhiêu H’ trung bình đạt 1,45 (±

0,21), suối Chà Nòi (H’ trung bình đạt 1,43 (± 0,22) hay các suối nằm gần khu dân

cư như Khe Rinh (H’ trung bình đạt 1,57 (± 0,09), suối Tân Hóa (H’ trung bình đạt

1,48 (± 0,14) thấp hơn sơ với các suối nằm trong vùng lõi VQG Phong Nha –Kẻ

Bàng như suối Thiên Đường (H’ trung bình đạt 1,91 (± 0,13), Khe Dát (H’ trung

bình đạt 1,85 (± 0,25), rào Con (H’ trung bình đạt 1,72 (± 0,11).

Các thủy vực trong hang động, chỉ số đa dạng loài H’dao động từ 1,32–2,31,

giá trị trung bình giữa các thủy vực dao động từ 1,79–2,06. Trong đó, các thủy vực

nằm sâu trong hang động, ngắt quãng với thủy vực lộ thiên như hang Va (H’ trung

bình 1,79 (± 0,10), hang Thiên Đường (H’ trung bình 1,80 ± 0,19), hang Sơn Đoòng

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

ĐPN

1

ĐPN

2

ĐPN

3

ĐPN

4

HSĐ

1

HSĐ

2

HSĐ

3

HSĐ

4

HT

Đ1

HT

Đ2

HT

Đ3

HT

HE

1

HE

2

HE

3

HE

4

H35

HV

HT

L

HY

H

SS

1

SS

2

SS

3

SC

1

SC

2

SC

3

KR

SP

N

ST

H

SC

N

SY

H

SK

V

KD

ST

Đ

RC

S1

S2

S3

HK

N1

HK

N2

HK

N3

d TB mùa khô

TB mùa mưa

Điểm KS

Page 108: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

95

(H’ trung bình 1,96 (± 0,05) hay các thủy vực có nguồn ngước ngầm chảy ra như

động Phong Nha (1,97 ± 0,09), hang Tối (H’ trung bình 1,98 ± 0,02) có chỉ số đa

dạng loài thấp hơn các thủy vực thường xuyên có sự lưu thông nguồn nước với các

thủy vực lộ thiên bên ngoài như hang Tú Làn H’ trung bình đạt 2,06 ± 0,01), hang E

(H’ trung bình là 2,03 ± 0,07) và hang 35 (H’ trung bình là 2,00 ± 0,09).

So sánh với kết quả đã nghiên cứu trước đây của các tác giả Đặng Ngọc

Thanh và cộng sự, (2002), Trần Đức Lương, 2012) [61,64] về chỉ số đa dạng H’ ở

các thủy vực miền núi khác của nước ta như Hương Sơn (Hà Tĩnh , Bắc Kạn, Thái

Nguyên cho thấy mức độ đang dạng H’ở thủy vực suối là xấp xỉ nhau. Trong khi đó

đối với các thủy vực dạng sông và hồ chứa khu vực phía Bắc nước ta có chỉ số H’

cao hơn. Nguyên nhân có thể là do sự sai khác về địa hình giữa các vùng, đặc biệt là

độ dốc các lòng sông thường lớn hơn ở khu vực miền Trung, trong khi độ lớn và

thời gian hình thành hồ chứa, sự tích lũy dinh dưỡng hữu cơ ở sông và hồ các thủy

vực miền Bắc lại cao hơn ở miền Trung.

Hình 3.23. Biến động giá trị trung bình chỉ số đa dạng nhóm giáp xác sống nổi ở

các thủy vực vùng núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng.

Kết quả biến động chỉ số đa dạng loài giáp xác nước ngọt ở các thủy vực

theo mùa: ở các thủy vực sông, suối lộ thiên trên mặt đất, mức độ đa dạng loài giáp

0.00

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

ĐP

N

HSĐ

HTĐ H

T

HE

H3

5

HV

HTL

HYH SS SC K

R

SPN

STH

SCN

SYH

SKV

KD

STĐ RC

S

HK

N

H' H' TB

Điểm KS

Page 109: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

96

xác sống nổi của các tháng mùa mưa (trung bình đạt 2,04 ± 0,22 ở sông và 1,54 ±

0,16 ở suối thấp hơn so với các tháng vào mùa khô (trung bình đạt 2,21 ± 0,13 ở

sông và 1,71 ± 0,16 ở suối . Kết quả này có thể được giải thích bởi sự biến động lớn

về chế độ thủy văn của các thủy vực này giữa các tháng mùa mưa và mùa khô trong

năm.

Đối với các thủy vực ngầm trong hang động, sự sai khác về mức độ đa dạng

loài theo mùa là không đáng kể: H’ trung bình đạt 1,96 ± 0,08 vào mùa mưa cao

hơn vào mùa khô H’ trung bình đạt 1,92 ± 0,09), (với P = 0,42). Ở các thủy vực

dạng hồ chứa có chiều hướng biến động tương tự theo mùa của chỉ số đa dạng H’

vào mùa mưa (trung bình đạt 2,11 ± 0,09) có xu hướng cao hơn so với các tháng

mùa khô (trung bình đạt 2,04 ± 0,10) (với P = 0,15), (hình 3.24, bảng 15-20–Phụ

lục 4).

Hình 3.24. Biến động giá trị trung bình theo mùa chỉ số đa dạng nhóm giáp xác

sống nổi ở các thủy vực vùng núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng.

Qua kết quả nghiên cứu, cho thấy sự sai khác về mức độ biến động về chỉ số

phong phú và chỉ số đa dạng loài giữa các loại hình thủy vực ở VQG Phong Nha–

Kẻ Bàng. Ở các thủy vực dạng hồ chứa và thủy vực ngầm trong hang động có sự

biến động rất ít về độ phong phú và tính đa dạng loài. Trong khi ở các dạng thủy

vực sông, suối lộ thiên trên mặt đất là những thủy vực có sự thay đổi lớn nhất cả về

mặt không gian giữa các thủy vực và giữa các vị trí khảo sát trong mỗi thủy vực

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

ĐPN

1

ĐPN

2

ĐPN

3

ĐPN

4

HSĐ

1

HSĐ

2

HSĐ

3

HSĐ

4

HT

Đ1

HT

Đ2

HT

Đ3

HT

HE

1

HE

2

HE

3

HE

4

H35

HV

HT

L

HY

H

SS

1

SS

2

SS

3

SC

1

SC

2

SC

3

KR

SP

N

ST

H

SC

N

SY

H

SK

V

KD

ST

Đ

RC

S1

S2

S3

HK

N1

HK

N2

HK

N3

H' TB mùa khô

TB mùa mưa

Điểm KS

Page 110: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

97

và về mặt thời gian (mùa khí hậu . Điều này phản ánh khá tương quan với mức độ

biến động của điều kiện hóa lý môi trường nước, chế độ thủy văn ở các loại hình

thủy vực. Nó cũng cho thấy về mặt vị trí, hình thái và môi trường các thủy vực

ngầm trong hang động có liên hệ gần gũi với các thủy vực dạng suối, sông vùng

núi.

3.4.2. Nhóm giáp xác sống đ

3.4.2.1. Chỉ số phong phú Margalef (d)

Kết quả tính toán cho thấy chỉ số phong phú d của nhóm giáp xác nước ngọt

sống đáy ở các thủy vực ở mức thấp, dao động từ 0,54 - 2,07. Trong đó, có mức độ

phong phú loài lớn nhất là ở sông (d trung bình đạt 1,52 ± 0,22), tiếp theo là thủy

vực dạng hồ chứa (d trung bình đạt 1,27 ± 0,14), các thủy vực trong hang động (d

trung bình đạt 1,11 ± 0,16) và suối có chỉ số d thấp nhất (d đạt 1,13 ± 0,22) (hình

3.25, bảng 21 - 26, Phụ lục 4).

Hình 3.25. Biến động giá trị trung bình chỉ số phong phú nhóm giáp xác sống đáy

các thủy vực vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng.

Theo mùa khảo sát, chỉ số phong phú loài giáp xác nước ngọt ở các thủy vực

có sự khác nhau khá rõ ràng: Ở sông, các tháng mùa mưa cao hơn so với mùa khô

(d trung bình đạt 1,67 ± 0,22 ở mùa mưa và 1,41 ± 0,08 ở mùa khô). Trong khi đó,

mức độ sai khác về độ phong phú loài giữa mùa khô và mùa mưa là không đáng kể

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

1.4

1.6

1.8

HSĐHTĐ HT HE H35 HV HTLHYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC SPN STHHSĐKHN

d d trung bình

Điểm KS

Page 111: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

98

đối với các loại hình khác: ở suối trung bình là 1,07 ± 0,21 vào mùa khô và 1,10 ±

0,11 vào mùa mưa; hồ d trung bình (1,12 ± 0,10 vào mùa khô và 1,32 ± 0,05 vào

mùa mưa) và ở các thủy vực ngầm trong hang động là (1,12 ± 0,19 vào mùa khô và

1,07 ± 0,17 vào mùa mưa) với p = 0,33 > 0,05) (hình 3.26).

Như vậy, chỉ số phong phú loài của nhóm giáp sống đáy thấp hơn so với

nhóm giáp xác sống nổi. Mức độ biến động về chỉ số phong phú theo không gian,

mùa cũng không lớn và gần như ổn định ở mức thấp. Điều này cũng phản ánh tính

chất khá đồng nhất và tương đối ổn định theo mùa của trầm tích nền đáy các thủy

vực vùng núi đá vôi ở các thủy vực VQG Phong Nha–Kẻ Bàng.

Hình 3.26. Biến động giá trị trung bình theo mùa chỉ số phong phú nhóm giáp xác

sống đáy ở các thủy vực vùng núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng.

3.4.2.2. Chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (H’)

Qua kết quả nghiên cứu chỉ số đa dạng loài H’ dao động từ 0,76–2,27. Các

điểm khảo sát ở suối với chỉ số đa dạng H’ thấp nhất (trung bình đạt 1,31 ± 0,13),

các thủy vực ngầm trong hang động H’ trung bình đạt 1,40 (± 0,19), các thủy vực

dạng hồ chứa H’ trung bình đạt 1,42 (± 0,11), Sông Son và sông Chày là những

thủy vực có chỉ số H’ cao nhất H’trung bình đạt 1,81 (± 0,24) ở sông Son và ở sông

Chày là H’ trung bình đạt 1,57 (± 0,23) (hình 3.27, bảng 21-26, Phụ lục 4).

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

HSĐ

1

HSĐ

2

HSĐ

3

HSĐ

4

HT

Đ1

HT

Đ2

HT

Đ3

HT

HE

1

HE

2

HE

3

HE

4

H35

HV

HT

L

HY

H

SS

1

SS

2

SS

3

SC

1

SC

2

SC

3

KR

SP

N

ST

H

SC

N

SY

H

SK

V

KD

ST

Đ

RC

S1

S2

S3

HK

N1

HK

N2

HK

N3

d TB mùa khô

TB mùa mưa

Điểm KS

Page 112: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

99

Chỉ số đa dạng loài nhóm giáp xác sống đáy ở các thủy vực vùng núi đá vôi

ở mức thấp, cấu trúc nhóm loài ưu thế có sự sai khác giữa các thủy vực lộ thiên trên

mặt đất và các thủy vực trong hang động. Ở các thủy vực lộ thiên như: sông, suối,

chiếm ưu thế về số loài là các nhóm giáp xác lớn (Decapoda, Isopoda) trong khi ở

các thủy vực trong hang động mức độ đa dạng cao hơn là các nhóm giáp xác nhỏ.

Sự sai khác về tính chất nền đáy ở các thủy vực có liên quan đến mức độ đa

dạng loài giáp xác. Hầu hết ở các suối vùng núi đá vôi, có dòng chảy lớn, nền đáy

thô đều ghi nhận thấy chỉ số đa dạng loài thấp hơn (trung bình dao động từ 1,13–

1,44). Tại những thủy vực trong hang có chỉ số đa dạng loài thấp như hang Sơn

Đoòng H’ trung bình đạt 1,31 ± 0,16), hang Tối (1,45 ± 0,10), hang Va (1,40 ±

0,07). Qua kết quả khảo sát đều ghi nhận trầm tích của các thủy vực này chủ yếu

tồn tại dưới dạng Canxi cacbonat kết vón, rất ít trầm tích mùn bã hữu cơ. Đối với

một số thủy vực có chỉ số đa dạng loài cao như: hồ nước trong hang 35 H’ trung

bình đạt 1,73 ± 0,18), hồ nước trong hang Thiên Đường (1,52 ± 0,20), điều này

được giải thích là do các thủy vực này nhận được nguồn nước chảy tràn từ bên

ngoài vào, vì vậy trầm tích nền đáy có tỉ lệ mùn bã hữu cơ từ xác thực vật cao, đây

là môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhóm giáp xác sống đáy .

Hình 3.27. Biến động giá trị trung bình chỉ số đa dạng H’ nhóm giáp xác sống đáy ở

các thủy vực vùng núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng.

0.00

0.20

0.40

0.60

0.80

1.00

1.20

1.40

1.60

1.80

2.00

HSĐ

HTĐ H

T

HE

H3

5

HV

HTL

HYH SS SC K

R

SPN

STH

SCN

SYH

SKV

KD

STĐ RC

S

HK

N

H' H' TB

Điểm KS

Page 113: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

100

Theo mùa khảo sát mức độ biến động chỉ số đa dạng loài giáp xác sống đáy

ở các thủy vực dao động không lớn: mùa mưa thường cao hơn mùa khô ở hầu hết

các thủy vực: trung bình là 1,79 ± 0,25 vào mùa mưa và 1,62 ± 0,10 vào mùa khô.

Kết quả tương tự đối với từng loại thủy vực là ở hồ: trung bình là 1,45 ± 0,09 vào

mùa mưa và 1,37 ± 0,07 vào mùa khô; 1,30 ± 0,08 vào mùa mưa và 1,27 ± 0,06 vào

mùa khô ở suối và (1,41 ± 0,16 và 1,33 ± 0,15) ở các thủy vực ngầm trong hang

động với p = 0,80) (hình 3.28, bảng 21–26, Phụ lục 4). Thông qua các chỉ số đó

cho thấy tính chất ổn định tương đối về môi trường sống và quần xã sinh vật ở nền

đáy các thủy vực. Mặc dù ở các tháng mùa mưa, tốc độ rửa trôi thường lớn hơn

song nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thủy vực lại cao hơn so với mùa khô.

Hình 3.28. Biến động giá trị trung bình theo mùa chỉ số đa dạng H’ nhóm giáp xác

sống đáy ở các thủy vực vùng núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng.

Nhận t:

Chỉ số phong phú (d) và chỉ số đa dạng loài H’ nhóm giáp xác ở các thủy

vực vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha–Kẻ Bàng ở mức trung bình. Đối với

nhóm sống nổi, chỉ số phong phú (d) dao động từ 0,80–2,51, và chỉ số đa dạng loài

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

HSĐ

1

HSĐ

2

HSĐ

3

HSĐ

4

HT

Đ1

HT

Đ2

HT

Đ3

HT

HE

1

HE

2

HE

3

HE

4

H35

HV

HT

L

HY

H

SS

1

SS

2

SS

3

SC

1

SC

2

SC

3

KR

SP

N

ST

H

SC

N

SY

H

SK

V

KD

ST

Đ

RC

S1

S2

S3

HK

N1

HK

N2

HK

N3

H' TB mùa khô

TB mùa mưa

Điểm KS

Page 114: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

101

H’ dao động từ 1,18–2,80. Ở nhóm sống đáy, chỉ số phong phú d dao động từ

0,54–2,07 và chỉ số đa dạng loài H’ dao động từ 0,76–2,27.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự sai khác về mức độ biến động về chỉ số

phong phú và chỉ số đa dạng loài giữa các loại hình thủy vực ở VQG Phong Nha–

Kẻ Bàng. Ở các thủy vực dạng hồ chứa và thủy vực ngầm trong hang động có sự

biến động rất ít về độ phong phú và tính đa dạng loài. Trong khi ở các dạng thủy

vực sông, suối lộ thiên trên mặt đất là những thủy vực có sự thay đổi lớn nhất cả về

mặt không gian và về mùa khí hậu.

Kết quả phân tích cũng cho thấy chỉ số phong phú và chỉ số đa dạng quần xã

giáp xác ở các thủy vực ngầm trong hang động ngang bằng hoặc cao hơn so với các

thủy vực ở suối.

3.5. Mối tƣơng quan giữa quần xã giáp xác nƣớc ngọt và các y u tố môi trƣờng

3.5.1. Chất ượng môi trường nước ở các thủy vực vùng núi đ vôi khu vực

VQG Phong Nha–Kẻ Bàng

3.5.1.1. Ánh sáng

Qua kết quả khảo sát cho thấy, cường độ ánh trong môi trường không khí tại

các điểm khảo sát đối với các thủy vực trên mặt đất dao động từ 4.300–21.200 lux,

giá trị trung bình đạt 9.548,3 lux. Giá trị này nằm trong giới hạn bình thường của

nguồn ánh sáng mặt trời rọi xuống trái đất trong ngày bảng 6 -12–Phụ lục 4).

Đối với các thủy vực ngầm trong hang động cường độ ánh sáng đo được đều

bằng 0,0 lux, trong điều kiện không có ánh sáng. Hầu hết các hang đã khảo sát, ánh

sáng mặt trời gần như xấp xỉ giá trị 0,0 lux khi vào sâu 200-300 m từ cửa hang, qua

khảo sát chỉ có 2 điểm gần cửa hang ở Động Phong Nha ĐPN1 và Hang E (HE1)

là ghi nhận thấy có nguồn sáng tự nhiên, tuy nhiên các giá trị này rất nhỏ, dao động

từ 1,0–1,6 lux.

3.5.1.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình tại các thủy vực vùng núi đá vôi VQG Phong Nha-Kẻ

bàng dao động từ 20,3 -28,60C. Các thủy vực ngầm trong hang động và thủy vực lộ

thiên trên mặt đất có sự sai khác nhau khá rõ ràng. Các thủy vực ngầm trong hang

Page 115: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

102

động dao động từ 20,3–25,60C thấp hơn nhiều so với các thủy vực lộ thiên trên mặt

đất, nhiệt độ dao động từ 23,2–28,60C.

Theo mùa khí hậu, nhiệt độ nước các thủy vực lộ thiên trung bình cao hơn

nhiệt độ nước các thủy vực trong hang động từ 1-20C vào mùa khô (tháng 4) và từ 3

-50C, có khi dao động đến 8

0C vào mùa mưa (tháng 8, 9). Mức độ chênh lệch nhiệt

độ của các thủy vực ngầm trong hang động giữa mùa mưa và mùa khô từ 1 -30C

(trung bình dao động từ 21,9–22,40C giữa hai mùa). Ở các thủy vực lộ thiên chênh

lệch giữa mùa mưa và mùa khô cao hơn từ 2 -50C (trung bình dao động từ 24,9–

27,90C) (hình 3.29).

Hình 3.29. Biến động nhiệt độ nước trung bình theo mùa ở các thủy vực vùng

núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng

Nguyên nhân của sự chênh lệch nhiệt độ nước giữa các thủy vực là do sự

thiếu hoàn toàn nguồn ánh sáng mặt trời đối với trường nước bên trong hang động,

đặc biệt là đối với các hang động nằm sâu bên trong vì vậy, ở các thủy vực này có

xu hướng nhiệt độ nước càng giảm đi. Đối với các hang động có sự trao đổi nguồn

nước thường xuyên với các thủy vực bên ngoài (hang E, hang Phong Nha, hang

Tối nhiệt độ nước đo được thường chỉ thấp hơn các thủy vực bên ngoài từ 1-20C.

0.0

5.0

10.0

15.0

20.0

25.0

30.0

ĐPN HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐS HKN

0C

Thủy vực

Mùa khô

Mùa mưa

Page 116: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

103

Điều đó cho thấy chế độ thủy văn của các thủy vực ảnh hưởng rất nhiều đến nhiệt

độ nước ở các thủy vực này.

3.5.1.3. Độ pH

Kết quả nghiên cứu tại các thủy vực, độ pH dao động từ 6,87-8,60. Như vậy

độ pH ở mức trung tính thiên về kiềm nhẹ. So với các sông suối tự nhiên giá trị pH

này là hơi cao, nguyên nhân là trong nước chứa nhiều muối cacbonate canxi (hình

3.30).

Giữa mùa mưa và mùa khô, sự sai khác về pH là không nhiều. Các thủy vực

ngầm trong hang động có độ pH (trung bình đạt 7,97) cao hơn so với các thủy vực

lộ thiên (trung bình đạt 7,79).

Giá trị pH ở các thủy vực đều nằm trong giới hạn cho phép, đối với quy

chuẩn nước mặt (6,5–8,5) và giá trị giới hạn đối với quy chuẩn nước ngầm (5,5–8,5)

(đối chiếu với QCVN 09–2015, QCVN 08–2015) [100,101].

Hình 3.30. Biến động độ pH theo mùa ở các thủy vực vùng núi đá vôi khu vực

Phong Nha-Kẻ Bàng

3.5.1.4. Độ cứng của n c

Kết quả nghiên cứu, độ cứng của nước dao động từ 80–212 mg/l, trung bình

đạt 122,3 mg/l. Đặc điểm này phản ảnh tính chất chung của môi trường nước ở các

thủy vực vùng núi đá vôi tại đây có chứa nhiều ion Ca2+

, Mg2+

. Mức độ biến động

của độ cứng ở các thủy vực trong hang động (trung bình đạt 126,5 mg/l) cao hơn so

6.80

7.00

7.20

7.40

7.60

7.80

8.00

8.20

8.40

ĐPN HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐS HKN

pH

Thủy vực

Mùa khô

Mùa mưa

Page 117: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

104

với sông suối trên mặt đất (trung bình đạt 123,4 mg/l). Vào mùa mưa, thời điểm có

sự rửa trôi lớn, mức độ giải phóng các ion Ca2+

, Mg2+

tăng lên tỉ lệ thuận với mức

tăng của độ cứng so với mùa khô (hình 3.31).

So sánh với (QCVN 09-2015), độ cứng của nước thấp hơn nhiều giới hạn

cho phép của đối với nguồn nước ngầm (< 500 mg/l).

Hình 3.31. Biến động độ cứng của nước (tính theo CaCO3) theo mùa ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng

3.5.1.5. Độ muối

Qua kết quả phân tích, độ muối của các thủy vực nghiên cứu cho kết quả gần

như bằng 0,0‰. Điểm đo được kết quả cao nhất cũng chỉ đạt 0,02‰ vào mùa khô,

tại sông Son cầu Sông Son). Qua kết đã thu được cho thấy môi trường nước tại khu

vực là nước ngọt hoàn toàn, độ mặn của các thủy vực ở đây gần như không chịu tác

động của nước biển vùng hạ lưu.

3.5.1.6. Hàm l ợng oxy hòa tan (DO)

Hàm lượng DO dao động từ 3,9–10,6 mg/l. Theo mùa khảo sát, hàm lương

DO có sự dao động, trung bình chung ở các thủy vực, mùa mưa có hàm lượng oxy

hòa tan (trung bình đạt 7,23 mg/l) cao hơn so với các tháng mùa khô (trung bình đạt

7,03). Quy luật này thể hiện rõ hơn ở các thủy vực ngầm trong hang động, với giá

trị trung bình vào mùa mưa đạt 5,89 mg/l và 5,50 mg/l vào mùa khô. Đối với các

loại hình thủy vực cũng có sự biến đổi: hàm lượng oxy hòa tan cao nhất ở sông Son

0

20

40

60

80

100

120

140

160

ĐPNHSĐHTĐ HT HE H35 HV HTLHYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐSHKN

Độ cứng Mùa khô

Mùa mưa

Thủy vực

Page 118: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

105

và các hồ chứa, dao động từ 7,90-10,60 mg/l trong mùa khô và từ 7,56–10,52 mg/l

trong mùa mưa. Các thủy vực trong hang động có hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn

hẳn các thủy vực trên mặt đất, trung bình chung chỉ đạt 5,72 mg/l (Hình 3.32–Bảng

6–12, Phụ lục 4).

So sánh với QCVN cho thấy hàm lượng DO tại tất cả các điểm khảo sát ở

thủy vực lộ thiên trên mặt đất đều đạt QCVN (>4mg/l) sử dụng tốt cho mục đích

bảo vệ đời sống thủy sinh vật). Đối với các thủy vực ngầm trong hang động, hầu hết

các điểm dao động ở giới hạn mức B1-A2 (phù hợp cho đời sống thủy sinh vật .

Hình 3.32. Biến động hàm lượng oxy hòa tan theo mùa ở các thủy vực vùng núi đá

vôi khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng

3.5.1.7. Muối dinh d ỡng nitơ và phốt pho

Hàm lượng muối amoni (NH4+) ở các thủy vực nghiên cứu rất thấp, dao động

từ 0,011 - 0,163 mg/l, trung bình đạt 0,052 mg/l. Ở sông và hồ chứa có hàm lượng

NH4+ cao nhất (ở sông trung bình đạt 0,079 mg/l và 0,096 mg/l ở hồ). Suối và các

thủy vực trong hang động có hàm lượng amoni thấp hơn (trung bình đạt 0,051 mg/l

ở suối và ở các thủy vực trong hang động là 0,033 mg/l). Theo mùa khảo sát, hàm

lượng NH4+có mức độ sai khác không đáng kể giữa mùa khô (trung bình đạt 0,049

mg/l) và mùa mưa (trung bình đạt 0,051 mg/l). So sánh với QCVN 08: 2015 cho

môi trường nước mặt và QCVN 09: 2015 cho môi trường nước ngầm cho thấy hầu

0.0

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

6.0

7.0

8.0

9.0

10.0

ĐPN HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐS HKN

DO

Thủy vực

Mùa khô

Mùa mưa

QCVN_NM

Page 119: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

106

hết các điểm khảo sát ở các thủy vực đều nằm trong giới hạn cho phép tương ứng

cho cả 2 bộ quy chuẩn đều thấp hơn 1 và 0,3 mg/l) (hình 3.33).

Hình 3.33. Biến động hàm lượng muối amoni (NH4+) theo mùa ở các thủy vực vùng

núi đá vôi khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng

Hàm lượng muối nitrat (NO3-) ở các thủy vực nghiên cứu dao động từ 0,059 -

1,244 mg/l, trung bình đạt 0,498 mg/l. Giá trị trung bình ở các thủy vực lộ thiên trên

mặt đất trung bình đạt 0,614 mg/l, cao hơn so với các thủy vực trong hang động đạt

0,382 mg/l. Theo mùa, hàm lượng muối nitrat trong mùa mưa có xu hướng cao hơn

so với các tháng mùa khô ở hầu hết các thủy vực, tuy nhiên mức độ sai khác rất nhỏ,

giá trị trung bình tương ứng đạt 0,674 mg/l vào mùa mưa và 0,637 mg/l vào mùa khô

(hình 3.34).

0.00

0.02

0.04

0.06

0.08

0.10

0.12

ĐPNHSĐHTĐ HT HE H35 HV HTLHYH SS SC KR SPN STH SCN SYHSKV KD STĐ RC HĐSHKN

NH4+

Thủy vực

Mùa khô Mùa mưa

QCVN_NM QCVN-NN

Page 120: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

107

Hình 3.34. Biến động hàm lượng muối nitrat (NO3-) theo mùa ở các thủy vực vùng

núi đá vôi khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng

Hàm lượng muối photphat (PO43-

) dao động từ 0,042–0,440 mg/l, trung bình

đạt 0,113 mg/l. Khu vực sông Son, sông Chày, các suối vùng đệm VQG Phong

Nha-Kẻ Bàng (khe Rinh, Phú Nhiêu, khe Dát) và hồ chứa thường có hàm lượng

muối photphat cao hơn (trung bình đạt 0,115 mg/l). Các thủy vực trong hang động

có hàm lượng muối photphat ở mức thấp, trung bình chỉ đạt 0,088 mg/l. Mức độ sai

khác về hàm lượng PO43-

giữa mùa khô và mùa mưa là rất nhỏ (trung bình đạt 0,109

mùa khô và 0,107 mùa mưa).

So sánh với quy chuẩn, hàm lượng muối photphat (PO43-

) ở các thủy vực

sông, hồ chứa và các suối ở vùng đệm VQG Phong Nha-Kẻ Bàng đạt giới hạn cho

phép (QCVN 8:2015) (hình 3.35).

0.00

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

ĐPNHSĐHTĐ HT HE H35 HV HTLHYH SS SC KR SPN STH SCNSYHSKV KD STĐ RC HĐSHKN

NO3-

Thủy vực

Mùa khô

Mùa mưa

QCVN_NM

Page 121: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

108

Hình 3.35. Biến động hàm lượng muối photphat (PO43-

) theo mùa ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng

3.5.2. Mối tương quan gi a các yếu tố môi trường và các chỉ số sinh học của

quần xã giáp xác

Trong nghiên cứu về sinh thái học, hệ số tương quan (r) được dùng để đánh giá

mức độ tương quan giữa các yếu tố môi trường và quần xã thủy sinh vật (thông qua các

chỉ số như: số loài, mật độ, chỉ số đa dạng . Kết quả phân tích như sau:

Ở cả 2 loại hình thủy vực: các thủy vực lộ thiên và thủy vực ngầm trong hang

động, ánh sáng đều có tương quan yếu với các yếu tố của quần xã giáp xác như: số loài,

mật độ và chỉ số đa dạng mặc dù có sự biến động ngắt quãng giữa hai sinh cảnh này.

Điều này có thể được giải thích bởi sự biến động của cường độ ánh sáng ở các thủy vực

lộ thiên nằm trong giới hạn phù hợp với đời sống thủy sinh vật. Trong khi ở các thủy vực

trong hang động trong điều kiện không có ánh sáng lại là điều kiện thuận lợi đối với quần

xã sinh vật sinh sống ở đây. Do vậy, ánh sáng có thể xem như yếu tố sinh thái quyết định

đến cấu trúc thành phần loài của quần xã giáp xác bên trong hang động hơn là một nhân

tố ảnh hưởng.

Đối với các thủy vực lộ thiên trên mặt đất như sông, suối, hồ… các yếu tố vật lý

như: nhiệt độ, ánh sáng, có tương quan rất yếu đến trung bình đối với các chỉ số về loài,

mật độ và chỉ số đa dạng. Kết quả này phản ánh mức độ biến động mạnh về chế độ thủy

0.00

0.05

0.10

0.15

0.20

0.25

ĐPN HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐS HKN

PO43-

Thủy vực

Mùa khô

Mùa mưa

QCVN_NM

Page 122: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

109

văn, đặc biệt là độ sâu và tốc độ dòng chảy của các thủy vực vùng núi đá vôi và sự sai

khác về chế độ nhiệt theo mùa ở khu vực này bảng 3.13).

Bảng 3.13. Mối tương quan giữa các chỉ số đặc trưng của quần xã Giáp xác nước

ngọt với các yếu tố môi trường nước ở các thủy vực lộ thiên

TT

Số loài Mật ộ

Chỉ số

phong phú

Margalef

(d)

Chỉ số a d ng

Shannon-

Wiener (H')

1 Ánh sáng -0,32

(P = 0,004)

-0,22

(P< 0,01)

-0,27

(P = 0,02)

-0,26

(P = 0,02)

2 Nhiệt độ -0,31

(P = 0,006)

-0,17

(P = 0,13)

-0,29

(P = 0,01)

-0,25

(P = 0,03)

3 pH -0,01

(P = 0,88)

-0,16

(P = 0,15)

0,09

(P = 0,45)

0,05

(P = 0,67)

4 Độ cứng theo

CaCO3

0,05

(P = 0,6)

0,07

(P = 0,55)

0,04

(P = 0,7)

0,06

(P = 0,6)

5 Độ muối 0,11

(P = 0,33)

-0,02

(P = 0,84)

0,13

(P = 0,24)

0,07

(P = 0,5)

6 DO 0,33

(P = 0,003)

0,37

(P<0,01)

0,21

(P = 0,06)

0,32

(P = 0,004)

7 NH4+

0,56

(P<0,001)

0,51

(P<0,001)

0,38

(P<0,001)

0,35

(P<0,001)

8 NO3-

0,32

(P = 0,005)

0,35

(P = 0,001)

0,12

(P = 0,28)

0,14

(P = 0,22)

9 PO43-

0,61

(P<0,01)

0,55

(P<0,01)

0,36

(P<0,01)

0,35

(P<0,01)

Các chỉ số như độ pH, độ cứng và độ muối có tương quan yếu với đặc trưng

về số loài, mật độ của quần xã giáp xác nước ngọt. Các chỉ số oxi hòa tan (DO) và

hàm lượng muối nitrat (NO3-) có tương quan trung bình từ 0,12 - 0,35) và hàm

lượng amoni từ 0,35-0,56), photphat từ 0,35-0,61) có tương quan chặt, và có ý

nghĩa thống kê (P < 0,01) (Hình 3.36).

Qua kết quả phân tích, các yếu tố dinh dưỡng từ muối amoni (NH4+) và

photphat (PO43-

) có mức độ biến động liên quan chặt chẽ với sự thay đổi của chỉ số

về loài, mật độ và chỉ số đa dạng. Khi hàm lượng các muối dinh dưỡng tăng thì số

lượng loài, mật độ, độ đa dạng thường có xu hướng tăng. Các chỉ số như DO, tác

Page 123: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

110

động không nhiều đến sự thay đổi của số lượng loài, mật độ, chỉ số đa dạng. Kết

quả này phản ánh đặc trưng, phù hợp với kết quả phân tích các yếu tố vật lý, hóa

học ở các thủy vực tại đây: môi trường nghèo dinh dưỡng. Đây cũng là đặc điểm

đặc trưng của các thủy vực nước chảy ở vùng núi trong điều kiện ít ảnh hưởng bởi

các tác động của con người. Trong khi đó các quan hệ tương quan này thường có xu

hướng đối nghịch ở các thủy vực phú dưỡng, ô nhiễm hữu cơ thường thấy ở khu

vực đồng đồng bằng, khu dân cư.

Hình 3.36. Tương quan giữa số loài và mật độ giáp xác nước ngọt với (NH4+) và

(PO43-

) ở các thủy vực lộ thiên.

Đối với các thủy vực ngầm trong các hang động, các yếu tố môi trường nước

như nhiệt độ, độ cứng, pH có tương quan yếu với các chỉ số về loài, mật độ và chỉ

số đa dạng. Trong đó, độ cứng của nước có tương quan nghịch với các chỉ số này.

Kết quả này cũng phản ánh môi trường thủy hóa tương đối ổn định ở các thủy vực

bảng 3.14).

0

3

6

9

12

15

18

0 0.05 0.1 0.15 0.2

Số loài

NH4+

02468

1012141618

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3

Số loài

PO43-

0

500

1000

1500

2000

2500

0 0.05 0.1 0.15 0.2

Mật độ (con/m3)

NH4+

0

500

1000

1500

2000

2500

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3

Mật độ (con/m3)

PO43-

Page 124: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

111

Bảng 3.14. Mối tương quan giữa các chỉ số đặc trưng của quần xã Giáp xác nước

ngọt với các yếu tố môi trường nước ở các thủy vực ngầm trong hang động

TT

Số loài Mật ộ Chỉ số phong

phú Margalef (d)

Chỉ số a d ng

Shannon-Wiener

(H')

1 Ánh sáng 0,33

(P<0,01)

0,03

(P<0,01)

0,38

(P<0,01)

0,35

(P<0,01)

2 Nhiệt độ 0,10

(P = 0,3)

-0,18

(P = 0,12)

0,30

(P = 0,02)

0,13

(P = 0,33)

3 pH 0,04

(P = 0,7)

0,12

(P = 0,28)

-0,05

(P = 0,65)

0,06

(P = 0,6)

4 Độ cứng theo

CaCO3

-0,20

(P = 0,08)

-0,28

(P = 0,15)

-0,05

(P = 0,66)

-0,17

(P = 0,14)

5 DO 0,58

(P<0,01)

0,41

(P<0,01)

0,43

(P<0,01)

0,39

(P<0,01)

6 NH4+

0,73

(P<0,01)

0,46

(P<0,01)

0,59

(P<0,01)

0,54

(P<0,01)

7 NO3-

0,68

(P<0,01)

0,81

(P<0,01)

0,32

(P<0,01)

0,46

(P<0,01)

8 PO43-

0,67

(P<0,01)

0,46

(P<0,01)

0,52

(P<0,01)

0,49

(P<0,01)

Các chỉ số hóa học như: DO, NH4+, NO3

-, PO4

3- ở các thủy vực nước ngầm

có tương quan thuận và dao động tương đối chặt chẽ với sự biến động về số loài (có

hệ số tương quan r từ 0,58–0,73) với mức ý nghĩa P< 0,01, có ý nghĩa thống kê).

Mật độ giáp xác có mối tương quan thuận và chặt chẽ với hàm lượng muối nitrat

NO3- (0,81); hàm lượng PO4

3-, NH4

+, DO có mức tương quan trung bình loài (có hệ

số tương quan r từ 0,41–0,46) với mức ý nghĩa P< 0,01, có ý nghĩa thống kê). Đối

với các chỉ số phong phú (d) và chỉ số đa dạng H’ hệ số tương quan đối với các

yếu tố môi trường nước như (DO, NH4+, NO3

-, PO4

3-) dao động từ trung bình đến

tương đối thấp từ 0,32–0,59) Bảng 3.14, hình 3.37 - hình 3.40).

Qua kết quả nghiên cứu trên ta thấy các yếu tố hóa môi trường có tương quan

thuận với các chỉ số về số lượng loài, mật độ, độ phong phú và độ đa dạng loài giáp

xác ở các thủy vực ngầm trong hang động. Trong đó số lượng loài và mật độ có

mức độ ảnh hưởng rõ ràng nhất. Theo tương quan này, khi các chỉ số môi trường

tăng thì số loài, mật độ, độ phong phú và độ đa dạng loài có xu hướng tăng lên.

Page 125: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

112

Hàm lượng của các muối vô cơ có nguồn gốc Nitơ và Photpho cũng phụ thuộc rất

nhiều vào các quá trình sinh hóa diễn ra ở các thủy vực tại đây. Đặc biệt là đối với

môi trường nước trong hang động: nghèo dinh dưỡng cả muối vô cơ và chất hữu cơ.

Đây là một trong những yếu tố quyết định rất nhiều đến số loài, mật độ cá thể cũng

như mức độ đa dạng loài của quần xã giáp xác trong hang động. Hơn nữa đây cũng

là đặc điểm thường thấy ở các thủy vực ngầm nói chung và thủy vực trong hang

động nói riêng đã được các tác giả trên thế giới nghiên cứu (Camacho et al., 1992)

[42].

Hình 3.37. Tương quan giữa số loài giáp xác với các yếu tố NH4+, PO4

3- ở các thủy

vực trong hang động

Hình 3.38. Tương quan giữa mật độ giáp xác với các yếu tố NH4+, PO4

3- ở các thủy

vực trong hang động

0

2

4

6

8

10

12

14

0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05

Số loài

NH4+

0

2

4

6

8

10

12

14

0 0.05 0.1 0.15 0.2

Số loài

PO43-

0

50

100

150

200

250

0 0.2 0.4 0.6 0.8

Mật độ (cá thể/m3)

NO3-

0

50

100

150

200

250

0 0.05 0.1 0.15 0.2

Mật độ (cá thể/m3)

PO43-

Page 126: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

113

Hình 3.39. Tương quan giữa chỉ số phong phú (d) nhóm giáp xác với các yếu tố

NH4+, PO4

3- ở các thủy vực trong hang động

Hình 3.40. Tương quan giữa chỉ số đa dạng H’ nhóm giáp xác với các yếu tố

NH4+, PO4

3- ở các thủy vực trong hang động

Nhận t:

Qua kết quả phân tích 9 chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa môi trường nước tại các

thủy vực vùng núi đá vôi Phong Nha–Kẻ Bàng, ta có thể có nhận xét về hiện trạng

môi trường nước ở đây:

- Đa số các chỉ tiêu được tiến hành khảo sát đều nằm trong giới hạn cho phép

(QCVN 08: 2015, QCVN 09: 2015) đối với tiêu chuẩn về môi trường nước mặt sử

dụng cho mục đích sinh hoạt và bảo vệ đời sống thủy sinh vật.

- Có sự sai khác về một số chỉ tiêu thủy lý, hóa giữa các thủy vực lộ thiên với

các thủy vực trong hang động. Sự sai khác về môi trường nước này chủ yếu do chế

độ thủy văn, cấu tạo nền đáy thủy vực, dạng thủy vực, đặc biệt là chế độ chiếu sáng

mặt trời thủy vực ngầm trong hang động không có ánh sáng mặt trời . Điều đó cho

thấy mặc dù có một số kết nối nhất định giữa sông bên trong và bên ngoài vào mùa

mưa nhưng môi trường sống giữa thủy vực ngầm trong hang động và thủy vực lộ

thiên ngoài là khác nhau đáng kể.

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05

d

NH4+

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0

0 0.05 0.1 0.15 0.2

d

PO43-

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05

H'

NH4+

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

0 0.05 0.1 0.15 0.2

H'

PO43-

Page 127: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

114

- Ở hầu hết các thủy vực ở vùng núi đá vôi VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, các

yếu tố vật lý như nhiệt độ, pH, độ cứng có tương quan yếu với các yếu tố của quần

xã giáp xác như: số loài, mật độ và chỉ số đa dạng. Trong khi đó các yếu tố như DO,

muối amoni, nitrat, photphat có mức tương quan từ trung bình đến chặt với sự thay

đổi của các chỉ số về loài, mật độ và chỉ số đa dạng.

3.6. Đ xu t các giải pháp bảo tồn và sử dụng b n vững tài nguyên giáp xác

nƣớc ngọt t i khu vực nghiên cứu

3.6.1. Các p ực tới h sinh th i thủ vực v quần giáp xác ở Phong Nha–

Kẻ Bàng

3.6.1.1. Phát triển du lịch quá nhanh ở VQG Phong Nha - K B ng

Hiện nay, vấn đề suy thoái hệ sinh thái và suy giảm nguồn lợi sinh vật tự

nhiên đang diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Với sự biến đổi khí hậu toàn

cầu và các hoạt động của con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói

chung, đặc biệt là hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực tới các hệ sinh

thái hang động nói chung, hệ sinh thái thủy ngầm trong hang động nói riêng ở khu

vực vùng núi đá vôi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, cụ thể như sau:

Ảnh hưởng từ những hiện tượng thời tiết thay đổi bất thường, gây hạn hán

hay mưa lũ làm thay đổi môi trường sống của các loài động, thực vật trong các hang

động. Tình trạng lũ lụt xảy ra hàng năm tác động làm giảm thiểu độ bền của hang,

nước xoáy, va đập gây xói lở lòng hang động và đục khoét lòng sông dẫn vào hang.

Sự biến đổi khí hậu sẽ tác động đến sự phân bố của tự nhiên, hệ sinh thái sẽ bị thay

đổi, các giống loài phải thích ứng với những điều kiện mới do thay đổi khí hậu tạo

ra [113].

Theo các dẫn liệu thống kê của địa phương, số lượng du khách trong nước và

quốc tế tới thăm quan, du lịch VQG Phong Nha-Kẻ Bàng tăng lên hàng năm từ

115.000 lượt người năm 2001 lên 329.000 lượt người năm 2004 và 961.425 người

vào năm 2011. Trong đó, lượng khách quốc tế ngày càng tăng nhiều hơn, từ 1.000

lượt năm 2001 lên 11.800 lượt người vào năm 2007 và 25.958 người vào năm 2011.

Kết thúc năm 2016, du lịch Phong Nha–Kẻ Bàng đã đón và phục vụ hơn 705.042

ngàn lượt khách tăng 1% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 82.410 lượt,và

khách trong nước 622.632 lượt [114].

Page 128: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

115

Ở khu vực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, các hoạt động về du lịch, đặc biệt du

lịch hang động được phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng đến

môi trường như gây tiếng ồn, rác thải, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước.

Các điểm du lịch hang động nổi tiếng đang chịu áp lực bởi lượng khách tham quan

du lịch đăng ký ngày càng tăng, trong khi môi trường trong hang động, thuộc loại

môi trường đặc biệt, dễ bị tổn thương. Các hoạt động du lịch hang động nếu không

kiểm soát được có khả năng gây ra các thiệt hại vĩnh viễn cho các hệ sinh thái và

quần xã sinh vật hang động.

Hiện nay, một số hang đã khai thác du lịch và có sử dụng hệ thống đèn chiếu

sáng như: Động Phong Nha, Hang Thiên Đường, Động Tiên Sơn. Các thiết bị lắp

đặt trong hang động và lượng khách quá tải trong những tháng cao điểm có thể gây

ra tác động tiêu cực tới môi trường sống của hang động, các loài động, thực vật nói

chung và GXNN nói riêng. Khi cường độ ánh sáng trong lòng hang tăng lên sẽ kích

thích sự phát triển của hệ thực vật bên trong lòng hang (rêu, địa y, nấm môc), điều

này sẽ làm biến đổi môi trường sống hệ sinh thái hang động, làm giảm sự phát triển

các loài chỉ thích hợp với đời sống không có ánh sáng... [113,115].

3.6.1.2. Khai thác quá mức v bất hợp pháp thủy sản

Các hoạt động khai thác thủy sản ở các sông, hồ trong khu vực nghiên cứu

với nhiều hình thức rất đa dạng là: đó, dặm, lưới bén, te, vó, lưới bát quái… thậm

chí bằng kích điện. Sản lượng thủy sản ngoài cá như tôm, cua, tuy chưa có số liệu

thống kê cụ thể, tuy nhiên qua tham khảo trực tiếp từ những ngư dân sống bằng

nghề đánh bắt thủy sản trên các sông, suối ở khu vực này thì nguồn thủy sản ngày

càng khan hiếm. Hiện nay, các loài thủy sản có giá trị kinh tế như tôm, cua, cá… tại

của các xã ven sông giảm đi rất nhiều cả về số lượng lẫn thành phần loài. Biểu hiện

ở số lượng thủy sản đánh bắt được và bán trên thị trường ngày càng ít đi và kém đa

dạng so với trước đây.

Tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản và chưa có biện pháp bảo

vệ các loài có giá trị kinh tế cũng là nguyên nhân làm suy giảm ĐDSH của sông,

suối. Khai thác thủy sản tập trung vào cuối xuân đầu hè thuận lợi nhưng đúng vào

mùa sinh sản của chúng làm cho nguồn lợi này ngày càng suy giảm. Mặt khác, các

hoạt động khai thác thủy sản mang tính hủy diệt như kích điện, lưới có kích thước

Page 129: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

116

nhỏ... đánh bắt cả con non đã gây nên sự suy giảm nhanh chóng sản lượng nguồn

lợi thủy sản.

Ngoài ra, các hoạt động khai thác cát sỏi ở một số điểm trên các nhánh sông,

suối đã làm xáo trộn nền đáy, làm mất môi trường sống và con non của các loài

sống đáy.

Chặt phá, đốt rừng đầu nguồn làm nương rẫy, trồng cây hoa quả và cây

lương thực đã làm suy giảm diện tích rừng đầu nguồn, làm thay đổi lớp phủ thực vật

bề mặt làm tăng tốc độ dòng chảy ở các thủy vực bề mặt cũng như thủy vực nước

ngầm, gây sạt lở, xói mòn, ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến môi trường sống

của các loài thủy sinh vật tại đây.

3. . .3. Hệ sinh thái thủy vực ngầm v quần x sinh vật trong hang động ch a đ ợc

ch bảo tồn

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được thành lập với mục tiêu quản lý

bảo tồn hiệu quả các hệ sinh thái và quần xã sinh vật chủ yếu ở trên cạn bề mặt .

Hệ sinh thái thủy vực ngầm trong hang động karst, một kiểu đất ngập nước nội địa

đặc thù theo bảng phân loại của Ramsar và Bộ Tài nguyên Môi trường 2016 với

quần xã động vật thủy sinh đặc trưng trong đó chưa được chú ý trong mục tiêu quản

lý bảo tồn.

3.6.2. Đ xuất một số gi i pháp b o tồn đa d ng sinh học h sinh th i v quần

giáp xác trong hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng

Với sự đa dạng về động, thực vật và sự độc đáo về địa hình, VQG Phong

Nha Kẻ Bàng đã có rất nhiều các nghiên cứu cũng như các dự án về bảo tồn đa dạng

sinh học đối hệ sinh thái quần xã sinh vật trên cạn bao gồm cả đông vật và thực vật.

Tuy nhiên, với hệ sinh thái đất ngập nước trong hang động, đặc biệt là đối với quần

xã giáp xác trong hang động thì chưa có những nghiên cứu và các giải pháp cụ thể.

Dựa trên những kết quả thu được từ luận án, quần xã giáp xác nước ngọt ở

vùng núi đá vôi khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng vừa phong phú về số lượng loài vừa

có tính đặc trưng cao. Đồng thời, về mặt giá trị bảo tồn, có 7 loài giáp xác lớn nước

ngọt có phân bố ở vùng núi đá vôi thuộc khu vực VQG Phong Nha - Quảng Bình

được đưa vào Danh lục đỏ của IUCN năm 2012 gồm có: Caridina gracilirostris,

Page 130: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

117

Macrobrachium hainanense, Macrobrachium nipponense, Indochinamon

phongnha, Somanniathelphusa pax ở mức LC (ít lo ngại , Nemoron nomas mức

VU - sẽ nguy cấp) và Somanniathelphusa sinensis (DD - thiếu dẫn liệu .

Có 9 loài giáp xác (Neodiaptomus curvispinosus, Nannodiaptomus

phongnhaensis, N. haii, Graeteriella longifurcata, Halicyclops songsonensis,

Mesocyclops sondoongensis, Macrobrachium phongnhaense, Nemoron nomas và

Indochinamon phongnha) đã được mô tả là các loài mới và đến nay vẫn được xem

là đặc hữu của thủy vực hang động Phong Nha - Kẻ Bàng. Hầu hết những loài này

đều là những đại diện có đời sống chính thức ở các thủy vực trong hang động. Tuy

nhiên, hiện nay trong vùng chưa có hoạt động cụ thể hoặc kế hoạch cho việc bảo

tồn ĐDSH hệ sinh thái hang động nói chung, hệ sinh thái thủy vực trong hang động

nói riêng. Vì vậy, trong phạm vi luận án này, đề xuất một số giải pháp bảo tồn

ĐDSH hệ sinh thái hang động, cụ thể như sau:

3.6.2.1. Quy hoạch phát triển du lịch bền vững ở VQG Phong Nha-K B ng

Tại các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch và bảo tồn ĐDSH có mối

quan hệ mật thiết mang tính “cộng sinh”. Phát triển du lịch theo hướng bền vững sẽ

góp phần tích cực cho hoạt động bảo tồn thông qua các tác động trực tiếp đến

ĐDSH các hệ sinh thái, nơi cư trú, loài sinh sinh vật và ngược lại, việc đẩy mạnh

công tác bảo tồn ĐDSH xem như là một dạng tài nguyên du lịch quan trọng sẽ góp

phần nâng cao sức hấp dẫn của du lịch nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng.

Vườn quốc gia Phong Nha –Kẻ Bàng hiện nay là nơi có tiềm năng du lịch to

lớn. Đây là nơi duy nhất được UNESCO hai lần công nhận là di sản thế giới: lần

đầu, năm 2003 với tiêu chí địa chất, địa mạo và lần thứ hai, năm 2015 với tiêu chí

đa dạng sinh học. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch

và là điểm đến lý tưởng của du khách, đặc biệt nhóm du khách có sở thích khám

phá thiên nhiên. Để biến phát triển du lịch từ áp lực tác động tới môi trường và

ĐDSH trở thành cơ hội để bảo tồn cần theo cách tiếp cận quy hoạch du lịch bền

vững với việc xây dựng những mô hình du lịch gắn với bảo tồn ĐDSH, đặc biệt mô

hình du lịch sinh thái dựa vào sự tham gia tích cực của cộng đồng.

Đối với tuyến du lịch hang động, cần chọn lựa, sử dụng hệ thống đèn chiếu

với cường độ hợp lý. Đảm bảo các chuẩn mực về môi trường trong khai thác các

Page 131: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

118

hoạt động du lịch; tính được tải lượng khách du lịch hợp lý và quản lý được du

khách tham quan hang động.

Những nội dung cần thiết của hoạt động du lịch sinh thái là: xây dựng những

kịch bản rất cụ thể và hấp dẫn về giá trị của ĐDSH của từng tuyến khác nhau cho

khách du lịch thưởng ngoạn, đặc biệt giá trị ĐDSH của HST hang động và các loài

động vật đặc hữu; tập huấn kỹ năng cho đội ngũ cộng tác viên tham gia phục vụ mô

hình du lịch sinh thái.

Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công tác quản lý dịch vụ du lịch sinh thái

và giáo dục môi trường

3.6.2.2. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn

ĐDSH

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các bên liên

quan ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng về ĐDSH, đặc biệt giá trị độc nhất vô nhị của

hệ thống hang động và quần xã sinh vật hang động của địa phương có nhiều loài

động vật đặc hữu.

Tăng cường truyền thông cho hoạt động du lịch sinh thái ở VQG Phong Nha

- Kẻ Bàng và chia sẻ công bằng lợi ích từ du lịch sinh thái gắn với bảo tồn

ĐDSH.

3.6.2.3. Xây dựng thức bảo vệ môi tr ờng cho cộng đồng địa ph ơng v du khách

Tăng cường truyền thông về ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương, đặc biệt

tại các địa điểm du lịch hang động. Tổ chức thu gom rác thải thường xuyên tại các

địa điểm du lịch. Kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, áp dụng xử phạt

hành chính các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và ĐDSH theo quy định của

pháp luật.

3.6.2.4. Xây dựng đề án nghiên cứu khoa học v quan tr c đa dạng sinh học ở VQG

Phong Nha - K B ng

a) Đề án nghiên cứu khoa học

Tới nay, đa dạng sinh học ở các thủy vực ngầm trong hang động ở Phong

Nha - Kẻ Bàng vẫn còn nhiều bí ẩn. Ngoài nhóm giáp xác nước ngọt đã biết, các

nhóm thủy sinh vật khác như thân mềm, cá…còn chưa được đề cập nhiều. Bởi vậy

Page 132: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

119

cần tiếp tục xây dựng các đề án nghiên cứu đa dạng thủy sinh vật hang động ngầm ở

đây.

b) Đề án quan trắc ĐDSH hang động

Đề xuất này nhằm điều chỉnh thêm nội dung quản lý bảo tồn ĐDSH hang

động nói chung, thủy sinh vật hang động ngầm nói riêng cho VQG Phong Nha-Kẻ

Bàng. Các bước thực hiện cơ bản của quan trắc ĐDSH như sau:

- Xây dựng chương trình quan trắc ĐDSH hang động.

- Xây dựng bộ chỉ thị cho quan trắc ĐDSH của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng,

đặc biệt lưu ý tới ĐDSH hệ sinh thái hang động với các thông tin cụ thể cho mỗi chỉ

thị như diễn giải ý nghĩa và lý do, thông số quan trắc, phương pháp quan trắc, tần

suất quan trắc..

- Thiết kế tuyến, điểm quan trắc ĐDSH, đặc biệt tuyến, điểm quan trắc

ĐDSH ở hang động có hệ thống thủy vực ngầm.

Trên cơ sở kết quả quan trắc, lập báo cáo định kỳ về hiện trạng ĐDSH của

VQG Phong Nha - Kẻ Bàng theo quy định của luật ĐDSH.

3.6.2.5. Kiểm soát và phòng trừ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại

Cũng như ở các thủy vực khác ở Việt Nam, các thủy vực của VQG Phong

Nha–Kẻ Bàng cũng tồn tại một số loài thủy sinh vật ngoại lai như bèo Nhật Bản

(Eichhornia crassipes), cây mai dương (Mimosa pigra), ốc bươu vàng (Pomacea

canaliculata), ốc sên Châu Phi... đã và đang phát triển khá mạnh [116]. Sự phát

triển quá mức của các sinh vật này đã gây ảnh hưởng đến môi trường sống của khu

hệ thủy sinh vật tại đây. Vì vậy, cần phải có các biện pháp nhằm hạn chế sự phát

triển của các sinh vật ngoại lai ở khu vực này như dùng các biện pháp thủ công: bắt,

vệ sinh môi trường hoặc dùng các chế phẩm để tiêu diệt.

Page 133: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

120

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Qua kết quả nghiên cứu, 93 loài giáp xác đã được xác định ở các thủy vực

vùng núi đá vôi thuộc VQG Phong Nha–Kẻ Bàng, thuộc 61 giống, 27 họ, 10 bộ.

Trong đó, có một loài (Halicyclops songsonensis Tran, Le & Ho) đã được phát hiện

mới cho khoa học.

Lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ giáp xác nước ngọt Việt Nam 2 bộ

(Thermosbaenacea và Bathynellacea), 5 họ (Notodromadidae, Candonidae,

Halosbaenidae, Parabathynellidae, Bogidiellidae), 11 giống Acanthocyclops,

Nitocrella, Brancelia, Bryocyclops, Graeteriella, Rybocyclops, Notodromas,

Meridiescandona, Theosbaena, Siambathynella, Bogidiella). Ngoài ra, có 14 loài và

dạng loài chưa được định danh có nhiều đặc điểm sai khác với các loài hiện biết.

Đây có thể là những loài mới cho khoa học, tuy nhiên vẫn cần thêm mẫu vật, thông

tin để đảm bảo tính chính xác khi mô tả loài.

2. Đã xác định được đặc điểm phân bố về số lượng loài và cấu trúc thành

phần loài theo loại hình thủy vực, theo tầng nước và theo mùa. Trong đó, các suối

có số loài nhiều nhất (55 loài, chiếm 59,1% tổng số loài), sông (52 loài, chiếm

55,9%), thủy vực ngầm trong hang động (49 loài, chiếm 53,7%) và hồ chứa (41

loài, chiếm 44,1%). Tầng nước mặt của thủy vực có số loài nhiều hơn tầng đáy

tương ứng đạt 65 và 39 loài); mùa khô ghi nhận được số loài cao hơn mùa mưa (80

loài so với 70 loài).

Theo đặc tính phân bố của giáp xác nước ngọt, nhóm loài điển hình ở các

thủy vực ngầm trong hang động (24 loài, chiếm 25,8%), nhóm loài hang động

không chính thức (25 loài, chiếm 26,9%) và nhóm loài điển hình ở các thủy vực

trên mặt đất (44 loài, chiếm 47,3%).

3. Mật độ giáp xác ở các thủy vực vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha

- Kẻ Bàng dao động từ 3 - 70 cá thể/m2 ở nhóm sống đáy và ở nhóm sống nổi từ 22

- 2.131 cá thể/m3. Đặc trưng về phân bố mật giáp xác nước ngọt thể hiện theo loại

hình thủy vực lộ thiên trên mặt đất (sông, suối, hồ chứa và thủy vực ngầm trong

hang động (sông ngầm, vũng nước, hồ siphon ngầm . Ở các thủy vực lộ thiên, các

thủy vực hồ chứa thường có mật độ giáp xác lớn nhất (từ 380,7 – 1440 cá thể m3).

Đối với các thủy vực ngầm trong hang động, hồ nước ngầm dạng siphon có mật độ

lớn nhất và ở các vũng nước nhỏ ngập nước tạm thời theo mùa có mật độ thấp nhất

(từ 46,3 – 63,3 cá thể m3).

Page 134: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

121

4. Độ đa dạng của giáp xác nước ngọt ở các thủy vực vùng núi đá vôi VQG

Phong Nha – Kẻ Bàng ở mức trung bình, thông qua các chỉ số phong phú d và chỉ

số đa dạng loài H’ . Đối với nhóm sống nổi dao động từ 0,80–2,51 chỉ số d và

1,18–2,80 H’ và đối với nhóm sống đáy từ 0,54–2,07 (d) và 0,76–2,27 H’ . Kết

quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số phong phú và chỉ số đa dạng ở các thủy vực ngầm

ngang bằng hoặc cao hơn so với các thủy vực ở suối.

5. Hiện trạng môi trường nước các thủy vực vùng núi đá vôi VQG Phong

Nha–Kẻ Bàng bao gồm cả thủy vực lộ thiên trên mặt đất và thủy vực ngầm trong

hang động đều ở tình trạng tốt; các chỉ số lý hóa đều nằm trong giới hạn cho phép

so với Quy chuẩn Việt Nam.

Ở hầu hết các thủy vực vùng núi đá vôi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, các đặc

trưng của quần xã giáp xác nước ngọt số loài, mật độ, d, H’ có tương quan yếu với

các chỉ số vật lý như nhiệt độ, pH, độ cứng, trong khi đó chúng lại có tương quan

thuận, dao động từ mức trung bình đến chặt với các chỉ số hóa học như DO, muối

amoni, nitrat, photphat trong môi trường nước.

6. Đã xác định sự phát triển du lịch quá nhanh ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hệ sinh thái hang động và quần xã GXNN ở đây.

Trên cơ sở đó, đã đề xuất được 5 giải pháp để bảo tồn hệ sinh thái hang động và các

loài giáp xác đặc hữu trong thủy vực ngầm của VQG Phong Nha–Kẻ Bàng.

KIẾN NGHỊ

1. Trong thời gian tới, cần có những nghiên cứu, thu thập thêm các mẫu vật,

đối với những loài giáp xác trong hang động chưa được định danh (14 loài) và đặc

biệt là đối với 5 dạng loài đã có hình vẽ và mô tả. Bên cạnh đó, cần mở rộng các

nghiên cứu trên các đối tượng thủy sinh vật khác (thân mềm, cá, giun tròn...) nhằm

phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn đa dạng dạng sinh học thủy vực ngầm hang

động.

2. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài luận án này thấy ánh sáng là yếu tố môi

trường quyết định các đặc tính sinh thái của nhóm giáp xác chỉ sống trong hang

động. Bởi vậy, cần định hướng nghiên cứu thử sinh học nhằm xác định ngưỡng

cường độ ánh sáng tác động tới tập tính và môi trường sống của nhóm sinh thái này.

Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở góp phần xác định sinh vật chỉ thị môi trường

thủy vực ngầm trong hang động.

Page 135: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

122

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Qua kết quả nghiên cứu của luận án đã cung cấp các dẫn liệu đồng bộ và đầy

đủ nhất cho đến nay về thành phần loài giáp xác nước ngọt ở khu vực vùng núi đá

vôi VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, bao gồm 93 loài, 61 giống, 27 họ thuộc 10 bộ.

- Một loài mới cho khoa học (Halicyclops songsonensis Tran, Le & Ho) do tác

giả của luận án và cộng sự trực tiếp mô tả và công bố; cung cấp số liệu, mẫu vật để

mô tả và công bố 3 loài mới cho khoa học: Mesocyclops sondoongensis,

Nannodiaptomus haii và Macrobrachium phongnhaense. Kết quả nghiên cứu đã bổ

sung cho khu hệ giáp xác nước ngọt Việt Nam 2 bộ (Thermosbaenacea và

Bathynellacea), 5 họ (Notodromadidae, Candonidae, Halosbaenidae,

Parabathynellidae, Bogidiellidae) và 11 giống (Acanthocyclops, Nitocrella,

Brancelia, Bryocyclops, Graeteriella, Rybocyclops, Notodromas, Meridiescandona,

Theosbaena, Siambathynella, Bogidiella). Hầu hết những taxon này đều là những

đại diện có đời sống chính thức ở các thủy vực trong hang động.

- Đặc trưng phân bố về cấu trúc thành phần loài, mật độ của quần xã giáp xác

nước ngọt ở các thủy vực vùng núi đá vôi Phong Nha-Kẻ Bàng đã được phân tích,

đánh giá chi tiết theo các loại hình thủy vực (49 loài ở các thủy vực ngầm, 55 loài ở

suối, 52 loài ở sông, 41 loài ở các hồ chứa), theo tầng nước (65 loài sống tầng nổi

và 39 loài sống tầng đáy) và theo mùa khí hậu (80 loài vào mùa khô và 70 loài ở

mùa mưa). Phân chia các nhóm loài dựa trên đặc tính sinh thái, phân bố theo các

loại hình thủy vực đặc trưng trong khu vực nghiên cứu (24 loài hang động điển

hình, 25 loài hang động không chính thức và 44 loài điển hình trên mặt đất). Đây là

những dẫn liệu mới có giá trị về khoa học và thực tiễn trong công tác nghiên cứu và

quản lý đa dạng sinh học và bảo tồn các loài thủy sinh vật vùng núi đá vôi ở Phong

Nha - Kẻ Bàng.

- Xác định mức độ đa dạng loài nhóm giáp xác nước ngọt ở các thủy vực vùng

núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng, gồm sông, suối, hồ chứa và các thủy vực ngầm

trong hang động. Kết quả cho thấy chỉ số phong phú và chỉ số đa dạng ở các thủy

vực ngầm trong hang động bằng hoặc cao hơn so với các thủy vực ở suối.

- Bước đầu tìm hiểu mối tương quan giữa quần xã giáp xác nước ngọt với một

số yếu tố môi trường nước cơ bản nhằm tìm hiểu khả năng thích ứng của quần xã

giáp xác với môi trường sống các thủy vực vùng núi đá vôi. Dẫn liệu có được sẽ là

tiền đề cho các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của yếu tố môi trường đến quần xã

thủy sinh vật vùng núi đá vôi cũng như khả năng chỉ thị thị sinh học của các loài

giáp xác nước ngọt phục vụ cho công tác sinh giám môi trường nước.

Page 136: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

123

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Trần Đức Lương, Lê Danh Minh, Hồ Thanh Hải, A new species of the

genus Halicyclops (Copepoda, Cyclopoida, Cyclopidae) from freshwater in Central

Vietnam. Tạp chí sinh học, 2016, 38 (4), trang 449–457.

2. Trần Đức Lương, Hồ Thanh Hải, Lê Danh Minh, Đa dạng loài giáp xác

nh ở các thủy vực trong hang động VQG Phong Nha- K Bàng Tỉnh Quảng Bình.

Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, 2015,

trang 665–670.

3. Nguyễn Tống Cường, Đỗ Văn Tứ, Lê Danh Minh, Đặng Văn Đông,

Thành phần loài và đặc điểm phân bố của tôm, cua n c ngọt ở VQG Phong Nha -

K Bàng Tỉnh Quảng Bình. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên

sinh vật lần thứ 6, 2015, trang 493-497.

4. Trần Đức Lương, Hồ Thanh Hải, Lê Danh Minh, giống Limnocletodes

Borutzky, 1926 (Cletodidae: Harpacticoida) ở Việt Nam. Tạp chí sinh học, 2013,

35(1), trang 9-17.

Page 137: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

124

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đặng Ngọc Thanh, Một loài Tropocyclops (Copepoda) m i tìm thấy trong n c

ngầm miền B c Việt Nam. Tập san Sinh vật - Địa học, 1967, 2: 125-126.

2 A. Brancelj, Hadodiaptomus dumonti n. gen., n. sp., a new freshwater

stygobitic calanoid (Crustacea: Copepoda: Calanoida) from Vietnam (South

Asia) and a new member of the subfamily Speodiaptominae Borutzky, 1962.

Hydrobiologia, 2005, 534: 57–70.

3 A. I. Camacho., Disentangling an Asian puzzle: Two new bathynellid

(Crustacea, Syncarida, Parabathynellidae) genera from Vietnam, Journal of

Natural History, 2005, 39(31): 2861–2886.

4 Tran D. L., C. Y. Chang, Two new species of harpacticoid copepods from

anchialine caves in karst area of North Vietnam. Animal Cells and Systems,

2012, 16(1): 57-68.

5 Trần Nghi (chủ biên), Vũ Văn Phái, Đặng Văn Bảo và nnk, Di sản thiên

nhiên thế gi i: V ờn Quốc gia Phong Nha - K Bàng Quảng Bình, Việt

Nam. Nhà xuất bản Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, 2003, 172 trang.

6 Hồ Thanh Hải, Đặng Ngọc Thanh, Nguyễn Kiêm Sơn, Phan Văn Mạch, Lê

Hùng Anh, Nguyễn Khắc Đỗ và Dương Ngọc Cường, B c đầu khảo sát

môi tr ờng n c và khu hệ thuỷ sinh vật của các thuỷ vực ở khu vực động

Phong Nha, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí sinh học, 2003, 25(1): 11-20.

7 Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Hai loài giáp xác m i thuộc họ

Diaptomidae đ ợc phát hiện ở khúc sông trong động Phong Nha, Tỉnh

Quảng Bình, Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 2001, 23(4): 1-5.

8. G. A. Boxshall., D. Defaye., Global diversity of Copepods (Crustacea:

Copepoda) in freshwater. Hydrobiologia, 2008, 595, 195–207.

9. N. Cumberlidge, P. K. L. Ng, Systematics, Evolution, and Biogeography of

Freshwater Crabs. In: Martin J.W., Felder D.L. & Crandall K.A. (eds.),

Decapod Crustacean Phylogenetics (Crustacean Issues 18), 2009, CRC

Press, Bocan Raton, FL.

10. S. De Grave., Y. Cai, A. Anker, Global diversity of shrimps (Crustacea:

Decapoda: Caridea) in freshwater. Hydrobiologia, 2008, 595:287–293.

11. K. Martens, I. Schön , C. Meisch & D. J. Horne, Global biodiversity of non-

marine Ostracoda (Crustacea). Hydrobiologia, 2008, 595,185–193.

12. George. D. F. Wilson., Global diversity of Isopod crustaceans (Crustacea;

Isopoda) in freshwater. Hydrobiologia, 2008, 595:231–240.

13. G. O. Sars., Fresh-water Entomostraca from China and Sumatra, Archiv for

Page 138: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

125

Mathematik og Naturvi denskab, 1903a, 3-44.

14. G. O. Sars., On the Crustacean Fauna of central Asia part III Copepoda and

Ostracoda, Ann. Mus. Zool. Acad. St. Ptb, 1903b, 155-232.

15. G. O. Sars., An Account of the Crustacea of Norway, with short descriptions and

figures of all the species, vol. 5. Copepoda: Harpacticoida, Published by the

Bergen Museum sold by Christiania, Copenhagen, A. Cammermeyer, 1903c.

16. G. O. Sars, An Account of the Crustacea of Norway, with short descriptions and

figures of all the species, vol. 6. Copepoda: Cyclopoida, Published by the Bergen

Museum sold by Christiania, Copenhagen, A. Cammermeyer, 1913.

17. G. A. Boxshall., S. H. Halsey., An introduction to copepod diversity, Ray

Society, London, 2004, 166:1–966.

18. L. Sanoamuang, Species composition and distribution of freshwater

Calanoida and Cyclopoida (Copepoda) of north-east Thailand, In Schram,

F. R. & J. C. V. Klein (eds), Crustaceans and Biodiversity Crisis. Brill

Academic Publishers, Leiden, 1999, vol. I: 217–230.

19. L. Sanoamuang, Distributions of three Eodiaptomus species (Copepoda:

Calanoida) in Thailand, with a redescription of E. draconisignivomi Brehm,

1952, Hydrobiologia, 2001, 453/454: 565–567.

20. L. Sanoamuang, Eodiaptomus phuphanensis n. sp., a new freshwater

copepod (Calanoida: Diaptomidae) from the Phu Phan National Park,

Thailand, Internat. Rev. Hydrobiol, 2001a. 86:219–228.

21. L. Sanoamuang, Mongolodiaptomus dumonti n. sp., a new freshwater

copepod (Calanoida, Diaptomidae) from Thailand, Hydrobiologia, 2001b,

448: 41–52.

22. L. Sanoamuang, W. Yindee., A new species of Phyllodiaptomus (Copepoda,

Diaptomidae) from northeast Thailand, Crustaceana, 2001, 74: 435–448.

23. C. J. Shen (ed.) and Research Group of Carcinology, Institute of Zoology,

Freshwater Copepoda. Fauna Sinica, Crustacea. Science Press, Beijing,

1979,450 pp.

24. C. J. Shen, A. Y. Tai, The Copepoda of the Wu Li Lake, Wu-Shi, Kiangsu

Province. III. Harpacticoida, Acta zool. Sinica, 1962 ,14(3): 393-410.

25. C. J. Shen., A. Y Tai. Descriptions of eight new species of freshwater

Copepoda (Calanoida) from the delta of the pearl river South China, Acta

Zoologica Sinica 1964a, 225-246.

26. C. J. Shen., A. Y. Tai, Descriptions of new species of freshwater Copepoda

from Kwangtung province, South China, Acta zoologica Sinica, 1964b, 367-

396.

27. C. J. Shen., A. Y. Tai, On the freshwater Copepods of Yunnan province,

Page 139: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

126

Acta zoologica Sinica, 1964c, 611-642.

28. W. Lilljeborg, Cladocera sueciae oder Beitrage sur Kenntnis der in

Schweden lebenden Krebstiere von der Ordnung der Branchiopoden und

der Unterordnung der Cladoceren. Nova acta Reg. soc. sci. Upsal., 1901,

ser. 3, 19: 1–701

29. J. W. Martin., G. E. Davis, An Updated Classification of the Recent

Crustacea. Natural History Museum of Los Angeles County, Science Series,

2001, No. 39: 1-124.

30. A. C. Cohen, Ostracoda. In Parker S. P., Synopsis and Classification of

Living Organisms, vol. 2. McGraw-Hill, New York, 1982, 181-202.

31. K. Martens and S. Savatenalinton, “A subjective checklist of the Recent,

free-living, non-marine Ostracoda Crustacea ”. Zootaxa, 2010, 2855: 1-79.

32. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Tôm, cua n c ngọt Việt Nam

(Palaemonidae, Atyidae, Parathelphusidae, Potamidae). Nhà xuất bản

KHTN và Công nghệ, 2012

33. D. C. J. Yeo., P. K. L.Ng, N. Cumberlidge, C. Magalhaes, S. R. Daniels, M.

R. Campos, “Global diversity of crabs (Crustacea: Decapoda: Brachyura)

in freshwater”. Hydrobiologia, 2008, 595:275–286.

34. P. K L. Ng, Freshwater crabs (Crustacea, Decapoda, Brachyura) from

Thailand and Sulawesi. In: Expeditions de TAPS [Association Pyreneene de

Speleologie] en Asie du Sud-est, travaux scientifiques, 1988, 1: 23-27

35. P. K L. Ng, Cancrocaeca xenomorpha, new genus and species, a blind

troglobitic freshwater hymenosomatid (Crustacea: Decapoda: Brachyura)

from Sulawesi, Indonesia. Raffles Bulletin of Zoology, 1991, 39: 59-73.

36. P. K L. Ng, A new genus of cavemicolous crab (Brachyura: Potamidae)

from Kanchanaburi, Thailand, with comments on the genera Tiwaripotamon

Bott, 1970 and Larnaudia Bott, 1966. Memoires de Biospeologie, 1992, 19:

159-167.

37. P. K L. Ng & P. Naiyanetr, New and recently described freshwater crabs

(Crustacea: Decapoda: Brachyura: Potamidae, Gecarcinucidae and

Parathelphusidae) from Thailand. Zoologische Verhandelingen, 1993,

284:1–117.

38. P. K L. Ng & P. Naiyanetr, Pudaengon, a new genus of terrestrial crabs

(Crustacea: Decapoda: Brachyura: Potamidae) from Thailand and Laos,

with descriptions of seven new species. Raffles Bulletin of Zoology, 1995,

43(2):355–376.

39. J. P. Thorp, A. P. Covich, Ecology and Classification of North American

Page 140: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

127

Freshwater Invertebrates, 2001, Second edition. Academic Press (Elsevier).

40. http:// www. slideplayer.com/slide/4196850

41. A. I. Camacho (ed), The natural history of biospeleology. Monografias,

Museo Nacional de Ciencias Naturales. Madrid, Spain, 1992, 680 pp.

42. R. Rouch, Contribution à la connaissance des harpacticides hypogés

(Crustacés, Copépodes). Ann. Spéléol, 1968, 23: 5-165.

43. R. Ginet, V. Decou, Initiation with biology and ecology underground, Paris,

University Editions, J-P. Delarge, 1977

44. T. C. Barr, Cave ecology and the evolution of troglobites. Evolutionary

Biology, 1968, 2: 35-102

45. E. G. Racovitza, Essai sur les problémes biospéologiqess. Arch. Zool. exp.

et gen. (Biospeologica I), 4e série, 1907, 6: 371–488.

46. E. G. Racovitza., Essay on biospeleological problems: French, English,

Romanian. Facsimile of the publication Essai sur les problèmes

biospéologiques (1907), translated by D. C. Culver & O. Moldovan. Cluj-

Napoca, Romania, 2006, Institul de Speologie “Emil Racovitza”,.

47. J. Gibert, J. A. Stanford, M. J. Dole-Olivier, & J. V. Ward, Basic attributes

of groundwater ecosystems and prospects for research. In J. Gibert, D. A.

Danielopol & J. A. Stanford (Eds.), 1994, Groundwater ecology. San Diego,

CA: Academic Press.

48. F. Stoch, D. M. P. Galassi, Stygobiotic crustacean species richness: a

question of numbers, a matter of scale. Hydrobiologia, 2010, 653:217–234.

49. P. K. L. Ng, Nemoron nomas, a new genus and new species of terrestrial

crab (Crustacea: Decapoda: Brachyura: Potamidae) from Central Vietnam.

Raffles Bulletin of Zoology, 1996, 44: 29-36.

50. P. K. L. Ng, C. Vidthayanon, Thampramon tonvuthi, a new genus and new

species of cavernicolous crab (Crustacea: Decapoda: Brachyura:

Potamidae) from Thailand. Zootaxa, 2013, 3652:265-76.

51. A. I. Camacho, S. Watiroyram & A. Brancelj, The first record of

Bathynellacea from Thailand: a new genus and species of

Parabathynellidae (Crustacea: Syncarida). Journal of Natural History,

2011, 45:45-46, 2841-2854.

52. A. Brancelj, S. Watiroyram & L. O. Sanoamuang, The first record of cave-

dwelling Copepoda from Thailand and description of a new species:

Elaphoidella namnaoensis n. sp. (Copepoda, Harpacticoida). Crustaceana,

2010, 83(7): 779-793.

Page 141: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

128

53. A. Brancelj, C. Boonyanisith, S. Watiroyram & L. O. Sanoamuang, The

groundwater-dwelling fauna of South East Asia. J. Limnol., 2013, 72(s2):

327-344.

54. C. Boonyanusith, A. Brancelj, L. O. Sanoamuang, First representatives of

the genus Fierscyclops Karanovic, 2004 (Copepoda, Cyclopidae) from

South East Asia. J. Limnol., 2013, 72(s2): 275-289.

55. Y. Cai, C. Vidthayanon, Macrobrachium spelaeus, a new species of

stygobitic freshwater prawn from Thailand (Decapoda: Palaemonidae).

Raffles Bulletin of Zoology, 2016, 64: 117–122.

56. Tran D. L., C. Y. Chang, Graeteriella (Graeteriella) longifurcata, new species, a

stygobitic cyclopoid species (Copepoda: Cyclopoida: Cyclopidae) from Central

Vietnam. Proceedings of the Biological Society of Washington, 2012,

126(3):245-258.

57. Tran D. L., M. Hołyńska, A New Mesocyclops with Archaic Morphology

from a Karstic Cave in Central Vietnam, and Its Implications for the Basal

Relationships within the Genus. Annales Zoologici, 2015, 65(4) 661-686

58. S. Watiroyram, A. Brancelj & L. O. Sanoamuang, A new cave-dwelling

copepod from northeastern Thailand (Cyclopoida: Cyclopidae). Raffles

Bulletin of Zoology, 2015a., 63: 426-437.

59. S. Watiroyram, A. Brancelj & L. O. Sanoamuang, Two new stygobiotic

species of Elaphoidella (Crustacea: Copepoda: Harpacticoida) with

comments on geographical distribution and ecology of harpacticoids from

caves in Thailand. Zootaxa 2015b, 3919 (1): 081–099.

60. S. Watiroyram, A. Brancelj, A new species of the genus Elaphoidella Chappuis

(Copepoda, Harpacticoida) from a cave in the south of Thailand. Crustaceana,

2016, 89 (4): 459–476.

61. Trần Đức Lương, Nghiên cứu Giáp xác chân chèo (Copepoda) và Trùng

bánh xe (Rotifera) ở các thủy vực n c ngọt nội địa Việt Nam. Luận án tiến

sĩ sinh học, 2012, Hà Nội, 152 trang.

62. Đặng Ngọc Thanh, Khu hệ động vật không x ơng sống n c ngọt B c Việt

Nam, Nhà xuất bản KH&KT, Hà Nội, 1980.

63. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Hai loài giáp xác m i thuộc họ

Diaptomidae đ ợc phát hiện ở khúc sông trong động Phong Nha, Tỉnh

Quảng Bình, Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 2001, 23(4):1-5.

64. Đặng Ngọc Thanh chủ biên), Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến, Mai Đình

Yên, Thủy sinh học các thủy vực n c ngọt nội địa Việt Nam. NXB Khoa

Page 142: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

129

học và Kĩ Thuật, 2002, 399 trang.

65. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, Định loại động vật

không x ơng sống n c ngọt B c Việt Nam, Nxb KH&KT, 1980, Hà Nội,

573 trang.

66. Hồ Thanh Hải, Trần Đức Lương, Lê Hùng Anh, Bổ sung hai loài thuộc họ

Diaptomidae cho khu hệ giáp xác chân chèo Calanoida (Copepoda) n c

ngọt nội địa Việt Nam, Tạp chí Sinh học 2009, 30(3).

67. Hồ Thanh Hải, Trần Đức Lương, Bổ sung 6 loài Copepoda (Cyclophoida,

Harpacticoida) cho khu hệ động vật nổi n c ngọt Việt Nam. Tạp chí sinh

học, 2007, Số 02 Tr.9.

68. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Giáp xác n c ngọt, Động vật chí Việt

Nam, Tập 5, Nhà xuất bản KH&KT, 2001, Hà Nội, 239 trang.

69. M. Hołyńska, A new species of Mesocyclops (Copepoda: Cyclopoida) from

Vietnam, Zool. 1998, 48: 337–347.

70. M. Hołyńska, and Vu S. N., A new Oriental species of Mesocyclops

(Copepoda: Cyclopidae, Hydrobiologia, 2000, 429: 197-206.

71. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Tôm cua n c ngọt Việt Nam, Nhà xuất

bản KHTN&CN, 2012, Hà Nội, 265 trang.

72. Đặng Ngọc Thanh, Đỗ Văn Tứ, Một số loài tôm m i giống Caridina

(Crustacea, Decapoda- Atyidae) ở Việt Nam, Tạp chí Sinh học, 2007, Tập

29 (4), tr. 1-12.

73. Đặng Ngọc Thanh, Đỗ Văn Tứ, Về thành phần loài khu hệ tôm Atyidae

(Crustacea Decapoda - Caridea) trong khu vực và ở Việt Nam, Tạp chí Sinh

học, 2008 Tập 30 số 1), tr. 1-11.

74. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Một giống và hai loài cua n c ngọt m i

thuộc họ Potamidae ở miền Nam Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 2005, 27 (1): 1-7.

75. Đặng Ngọc Thanh, Về vị trí phân loại và danh pháp giống cua n c ngọt

Orientalia Dang, 1975 (Crustacea: Decapoda: Brachyura: Potamidae) ở

Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 2012.

76. Van Tu Do, Tong Cuong Nguyen, Van Dong Dang, Two new species of

freshwater crabs of the genus Tiwaripotamon Bott, 1970 (Crustacea,

Decapoda, Brachyura, Potamidae) from northern Vietnam. Raffles Bulletin

of Zoology, 2017, 65, 455–465.

77. Do V. T., Nguyen T. C., Le H. A., A new species of the genus Indochinamon

Yeo & Ng, 2007 (Crustacea: Brachyura: Potamoidea: Potamidae) from

northern Vietnam. Raffles Bulletin of Zoology, 2016, 64, 187-193.

78. Do Van Tu, Hsi-Te Shih, & Chao Huang, A new species of freshwater crab

Page 143: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

130

of the genus Tiwaripotamon Bott, 1970, (Crustacea, Brachyura, Potamidae)

from northern Vietnam and southern China. Raffles Bulletin of Zoology,

2016, 64, 213–219.

79. Đỗ Văn Tứ, Nguyễn Tống Cường, Một loài tôm càng n c ngọt m i thuộc

giống Macrobrachium Bate, 1868 (Crustacea: Decapoda: Palaemonidae) ở

v ờn quốc gia Phong Nha–K Bàng, Quảng Bình, Việt Nam, Tạp chí Sinh

học, 2014, 36(3): 309-315. DOI: 10.15625/0866-7160/v36n3.5969

80. E. V. Borutzky, Copépodes harpacticoides d'eaux douces de Vietnam du

Nord. Arch. Zool. Mus. Univ. Moscou, 1967, 46(7): 1015–1023

81. A. Apostolov, Notes sur les harpacticoïdes cavernicoles (Crustacea:

Copepoda) de Vietnam du nord. Hist. Nat. Bulg., 2007, 18:65-73.

82. Trần Đức Lương, Lê Hùng Anh, Phan Văn Mạch, Cao Thị Kim Thu &

Nguyễn Đình Tạo, Một số dẫn liệu về đa dạng thủy sinh vật vùng núi đá vôi

của tỉnh Ninh Bình. Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên

sinh vật lần thứ 4, 2011, 707 - 712.

83. Nguyễn Quang Mỹ, Howard đồng chủ biên), Kỳ quan hang động Việt Nam,

tập II, 2001. NXB Giáo Dục.

84. Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam và Viện ghiên cứu Địa chất và

Khoáng sản. Phát triển bền vững các vùng đá vôi ở Việt Nam, 2005, Báo

cáo, 31 trang.

85. Quyết định số 189 2001 QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Thủ

tướng Chính phủ Việt Nam về việc chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên

Phong Nha-K Bàng thành V ờn quốc gia Phong Nha-K Bàng.

86. Trần Nghi, Tạ Hoà Phương, Nguyễn Quang Mỹ, Vũ Văn Phái, Đặng Văn Bào,

Phan Duy Ngà, Tính đa dạng địa chất, địa mạo cấu thành di sản thiên nhiên

thế gi i Phong Nha-K Bàng. Tạp chí Địa chất, 2004, Loạt A, 282: 1-10.

87. Trần Hùng, Nguyễn Khắc Thái, Phong Nha–K Bàng từ T liệu Tổng quan,

Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Quảng Bình, 2002.

88. Nguyễn Đức Lý, Di sản thiên nhiên thế gi i V ờn Quốc gia Phong Nha-K

Bàng những giá trị khoa học về địa chất. Thông tin Khoa học - Công nghệ -

QB, 2011, 4: 3 - 9.

89. Nguyễn Đức Lý, Ngô Hải Dương, Nguyễn Đại, Khí hậu và thủy văn tỉnh

Quảng Bình. 2013, Nxb Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội, 245 trang.

90. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, 2013, 2014, 2015. Niên giám thống kê tỉnh

Quảng Bình năm 2013, 2014, 2015, Đồng Hới.

91. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình, Khí hậu và thủy văn tỉnh

Quảng Bình, 2013, Nhà xuất bản KH và Kỹ thuật, Hà Nội.

Page 144: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

131

92. Nguyễn Quang Mỹ chủ biên), V ờn quốc gia Phong Nha K Bàng, Nhà

xuất bản trẻ, 2006, 418 trang.

93. H. Limbert, Vietnam caving expedition, report 1999, 2003, 2005, 2007,

2009, 2010 and 2012. A joint Bristish and Vietnames caving expedition.

BCRA documents, 2012.

94. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Cơ sở thủy sinh học. NXB Khoa học Tự

nhiên và Công Nghệ, 2007, 614 trang.

95. E. A. Mayr, Những nguyên t c về hệ thống học động vật, xuất bản lần thứ

nhất, Bản dịch tiếng Việt. 1969, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật.

96. J. K. Lowry, A. A. Myers, A Phylogeny and Classification of the Senticaudata

subord. nov.(Crustacea: Amphipoda), Zootaxa, 3610, 2013, 80 pp.

97. A. Kotov, L. Forró, N. M. Korovchinsky, A. Petrusek, World checklist of

freshwater Cladocera species., 2009, Available online at

http://fada.biodiversity.be/group/show/17.

98. A. I. Camacho, An annotated checklist of the Syncarida (Crustacea,

Malacostraca) of the world, 2006, Zootaxa 1374: 1–54.

99. J. W. Martin, G. E. Davis, An Updated Classification of the Recent

Crustacea. Natural History Museum of Los Angeles County Los Angeles,

California, 2001.

100. QCVN 6663-1:2011. Chất l ợng n c - lấy mẫu. Bộ Tài nguyên và Môi

tr ờng, 2011. Hà nội.

101. QCVN 09: 2015/BTNMT. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất l ợng n c

d i đất. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015.

102. QCVN 08: 2015/BTNMT. Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất l ợng n c

mặt. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015, Hà nội.

103. C. E. Shannon,. A mathematical theory of communication. The Bell System

Technical Journal, 27, 1948, 379–423 and 623–656

104. R. Margalef,. Information theory in ecology. Gen. Systems 3, 1958, 36-71.

105. Chu Văn Mẫn, Ứng dụng tin học trong sinh học. Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội, 2003, 262 trang.

106. K. van Damme, A. Y. Sinev, A new genus of cave-dwelling

microcrustaceans from the Dinaric region (south-east Europe): adaptations

of true stygobitic Cladocera (Crustacea: Branchiopoda). Zoological Journal

of the Linnean Society, 2011, 161, 31–52.

107. I. Karanovic, Towards a revision of Candoninae (Crustacea: Ostracoda):

description of two new genera from Australian groundwaters. Species

Diversity, 2003, 8: 353-383.

108. I. Karanovic, Recent Freshwater Ostracods of the World: Crustacea,

Page 145: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

132

Ostracoda, Podocopida. Springer, 2012, 608 pp.

109. R. J. Smith, T. Kamiya, The freshwater ostracod (Crustacea) genus

Notodromas Lilljeborg, 1853 (Notodromadidae) from Japan; taxonomy,

ecology and lifestyle. Zootaxa, 2014, 3841(2): 239–256.

110. P. Cals, C. Boutin, Découverte au Cambodge, domaine ancien de la Tethys

orientale, d'un nouveau "fossile vivant" Theosbaena cambodjiana n. g., &

sp. (Crustacea, Thermosbaenacea). Comptes rendus de l’Acade´mie des

sciences, 1985, (3) 300(8): 337–340.

111. S. Koenemann, J. R. Holsinger, Phylogenetic Analysis of the Amphipod

Family Bogidiellidae S. Lat., and Revision of Taxa above the Species Level.

Crustaceana, 1999, 72 (8): 781-816.

112. Quyết định 209 QĐ–Ttg, Kế hoạch quản l hoạt động, kế hoạch quản l

chiến l ợc V ờn Quốc gia Phong Nha - K B ng đến năm 2020 tầm nhìn

đến năm 2030, Hà nội, 2015.

113 Nguyễn Quốc Hùng, Tác động của thay đổi khí hậu đối v i di sản văn h a

và thiên nhiên - những vấn đề đặt ra, Tạp chí Di sản văn hóa số 21–2007.

114. https://www.quangbinhtravel.vn, Du lịch Phong Nha–Kẻ Bàng, 2016.

115 Trần Ngọc, Bùi Khắc Sơn, Trịnh Anh Đức, Võ Văn Trí, Trần Xuân Mùi,

Nghiên cứu cải tiến hệ thống chiếu sáng trong hang động vùng Phong Nha–

K B ng nhằm h ng t i phát triển du lịch bền vững, Tạp chí thông tin

KH CN Quảng Bình, số 5, 2014.

116 Võ Văn Trí, Bùi Ngọc Thành, Trần Xuân Mùi, Nguyễn Thái Dũng, Nghiên

cứu điều tra mức độ ảnh h ởng của lo i ngoại lai x m hại tại V ờn quốc

gia Phong Nha–K B ng, 2015, Chương trình khoa học và công nghệ Quảng

Bình 2014–1015.

Page 146: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

i

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT THU THẬP MẪU VẬT TẠI CÁC

ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thu mẫu tại Sông Son Ảnh: Lê Quang Tuấn

Thu mẫu tại ĐPN Ảnh: Lê Quang Tuấn

Thu mẫu ở suối Ảnh: Lê Quang Tuấn

Thu mẫu tại hang Va Ảnh: Lê Quang Tuấn

Thu mẫu hang tối Ảnh: Đỗ Văn Tứ

Hang tối Ảnh: Đỗ Văn Tứ

Page 147: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

ii

Thu mẫu trong hang Va

Ảnh: Lê Quang Tuấn

Thu mẫu trong hang

Ảnh: Lê Quang Tuấn

Hang Thiên đường

Thu mẫu hang Thiên đường

Ảnh: Lê Quang Tuấn

Page 148: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

iii

Thu mẫu ở vũng nước hang Thiên đường

Ảnh: Lê Quang Tuấn

Đo các chỉ tiêu môi trường

Ảnh: Lê Quang Tuấn

Thu mẫu ở suối

Ảnh: Lê Quang Tuấn

Thu mẫu ở các khe suối

Ảnh: Nguyễn Tống Cường

Thu mẫu trong hang

Ảnh: Lê Quang Tuấn

Thu mẫu ở Hồ chứa

Ảnh: Nguyễn Tống Cường

Page 149: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

iv

PHỤ LỤC 2.

DANH MỤC PHÂN LOẠI HỌC VỀ CÁC LOÀI GIÁP XÁC NƢỚC NGỌT

(CRUSTACEA) Ở KHU VỰC VQG PHONG NHA – KẺ BÀNG

Ngành Arthropoda Latreille, 1829

Phân ngành Crustacea Brünnich, 1772

Lớp Chân mang Branchiopoda Latreille, 1817

Bộ Diplostraca Gerstaecker, 1866

Phân bộ Cladocera Latreille, 1829

Họ Bosminidae Baird, 1845

Giống Bosmina Baird, 1845

1. Bosmina longirostris (Müller, 1785)

Tên gốc: Lynceus longirostris Müller, 1785: 1785: 76/X:7-8

Synonym: Bosmina cornuta Jurine, 1820; Bosmina curvirostris Fischer, 1854; Bosmina

pellucida Stingelin, 1895; Bosmina similis Sars, 1890.

Mẫu nghiên cứu: 5 con đực, 25 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,25-0,62 mm

L đực : 0,25-0,44 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt hầu hết các loại hình thủy vực nước ngọt nội địa. Là loài

đơn chu kỳ.

Phân bố: Thế gi i: Toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, sông Chày và các suối.

2. Bosminopsis deitersi Richard, 1897

Tên gốc: Bosminopsis deitersi Richard, 1897: 96

Synonym: Bosmina anisitsi Daday, 1903: 594.

Mẫu nghiên cứu: 15 con đực, 25 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại

Viện ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống trong sông, hồ, ruộng, vùng đồng bằng trung du và miền núi nước

ngọt nội địa. Là loài đơn chu kỳ.

Kích thƣớc: L(cái): 0,28-0,51 mm

L đực : 0,20-0,50 mm

Phân bố: Thế gi i: Toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, sông Chày và các suối.

Họ Daphniidae Straus, 1820

Giống Ceriodaphnia Dana, 1885

Giống Sida Straus, 1820

3. Ceriodaphnia rigaudi Richard, 1894

Page 150: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

v

Tên gốc: Ceriodaphnia rigaudi Richard, 1894: 139

Synonym: Chưa rõ

Mẫu nghiên cứu: 20 con đực, 20 con cái thu tại sông Son, hang động PN-KB, Quảng Bình; lưu

giữ tại Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt hầu hết các loại hình thủy vực nước ngọt nội địa

Kích thƣớc: L(cái): 0,40-0,60 mm

L đực : 0,37 mm

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới nam bán cầu và cận nhiệt đới bắc bán cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Hang E, Hang Tú làn, Sông Son, sông Chày và các suối.

Giống Scapholeberis Schoedler, 1858

4. Scapholeberis kingi Sars, 1903

Tên gốc: Scapholeberis kingii Sars, 1903: 8/I: 2a – c.

Synonym: chưa rõ.

Mẫu nghiên cứu: 20 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt hầu hết các loại hình thủy vực nước ngọt nội địa. Loài xuất

hiện quanh năm, con cái mang trứng ngủ xuất hiện nhiều vào mùa thu..

Kích thƣớc: L(cái): 0,76-1,01 mm

L đực : 0,70-0,80 mm

Phân bố: Thế gi i: Toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, sông Chày, suối.

Giống Si cepha us Schoedler, 1858

5. Simocephalus elizabethae (King, 1853)

Tên gốc: Daphnia, elizabethae King, 1853: 247

Synonym: Daphnia aegyptica Fischer, 1860:3. Sinocephalus vetuloi Sars, 1898:328,PL IV, f.11 - 12

Mẫu nghiên cứu: Nhiều con đực,cái thu tại sông Chày, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt hầu hết các loại hình thủy vực nước ngọt nội địa. Vòng đời

cao nhất là 35 ngày, sức sinh sản đạt giá trị cao nhất không vượt quá 100 con thế hệ Nguyễn

Xuân Quýnh, 1995)

Kích thƣớc: L(cái): 1,4-2,8 mm

L đực : 1,0 mm

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi, châu Úc, châu Âu

(Liên bang Nga)

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Chày.

Họ Sidiidae Baird, 1850

Page 151: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

vi

6. Sida crystallina (O. F. Müller, 1776)

Tên gốc: Daphne crystallina O. F. Müller, 1776: 200.

Synonym: chưa rõ.

Mẫu nghiên cứu: 12 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 2,5 - 4,0 mm

L đực : 1,5 – 1,8 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thủy vực nước ngọt, đặc biệt là nước chảy chậm, có nhiều thực

vật thủy sinh. Là loài đơn chu kỳ, con cái thường mang trứng ngủ xuất hiện nhiều vào cuối mùa thu.

Phân bố: Thế gi i: Gần như toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, sông Chày, hồ.

Giống Diaphanosoma Fischer, 1860

7. Diaphanosoma sarsi Richard, 1895

Tên gốc: Diaphanosoma sarsi Richard, 1885:10.

Synonym: . Diaphanosoma excisum Sars,1885:13/12.f.1,2,3 (non Richard,1895)

Mẫu nghiên cứu: 16 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Là loài phân bố rộng ở nước ngọn và nước lợ nhạt. Con cái mang trứng ngủ

thường vào tháng 8 Mukhamediev, 1952).

Kích thƣớc: L(cái): 0,6-0,9 mm

L đực : 0,5 – 0,6 mm

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, Phi, Úc và Nam Mỹ.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, sông Chày, hồ, suối.

8. Diaphanosoma excisum Sars, 1885

Tên gốc: Diaphanosoma excisum Sars, 1885: 131/II: 1 – 3.

Synonym: Diaphanosoma paucispinosum Brehm, 1933:656,f.3/80, f.17- 19

Mẫu nghiên cứu: 21 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thủy vực nước ngọt thường gặp hơn ở các thủy vực

nước đứng hoặc chảy chậm, giàu dinh dưỡng.

Kích thƣớc: L(cái): 0,75-0,8 mm

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, sông Chày, hồ, suối.

Họ Macrothricidae Norman & Brady, 1867

Page 152: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

vii

Giống Macrothrix Baird, 1843

9. Macrothrix spinosa King, 1853

Tên gốc: Macrothrix spinosa King 1853: 326

Synonym: Macrothrix squamosa Sars, 1901: 36.

Mẫu nghiên cứu: nhiều con đực, cái thu tại PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống trong các thủy vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung du và vùng núi.

Là loài đơn chu kỳ, con đực và con cái mang trứng ngủ cuất hiện nhiều vào cuối mùa hè

(Manuilova, 1964

Kích thƣớc: L(cái): 0,25 - 0,50 mm

L đực : 0,30 mm

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, châu Úc

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Đông Phong Nha, hang E, Hang Tú làn, Sông Son, sông Chày.

10. Macrothrix triserialis Brady, 1886

Tên gốc: Macrothrix triserialis Brady, 1886: 295/XXXVII: 16 – 20.

Synonym: Macrothrix chevreixi Jenkin, 1934.

Mẫu nghiên cứu: 12 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống trong các thủy vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung du và vùng núi.

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, sông Chày, suối, hồ.

Họ Ilyocryptidae Smirnov, 1971

Giống: Ilyocryptus Sars, 1862

11. Ilyocryptus spinifer Herrick, 1884

Tên gốc: Ilyocryptus spinifer Herrick, 1884: 77/C.

Synonym: Ilyocryptus halyi Brady, 1886.

Mẫu nghiên cứu: 15 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống trong các thủy vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung du và vùng núi.

Thường bắt gặp nhiều ở những nơi có cây thủy sinh.

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới châu Á.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, sông Chày, suối, hồ.

Họ Moinidae Goulden, 1968

Giống Monia Baird, 1850

12. Moina dubia Guerne & Richard, 1938

Tên gốc: Moina dubia Guerne et Richard, Uneó, 1938:25; f.5. Bening, 1941:160; f.64 a – d. Shen et

Tai, 1961:138

Page 153: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

viii

Synonym: Chưa rõ.

Mẫu nghiên cứu: 10 con đực, 15 con cái thu tại sông , suối,PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại

Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Đây là loài phổ biến ở tất cả các loại hình thủy vực ở nước ngọt, và nước lợ

vùng cửa sông.

Phân bố: Thế gi i: Châu Á, châu Úc, châu Phi và Nam Mỹ, Châu Âu Đức

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Các Sông Son, sông Chày, suối, hồ.

Giống Moinodaphnia Herrik, 1887

13. Moinodaphnia macleayi (King, 1853)

Tên gốc: Moina macleayi King, 1853: 251/V: a.

Synonym: Moina submucronata Brady, 1886; Moinodapnia moequerysi Richard, 1892.

Mẫu nghiên cứu: 20 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Đây là loài phổ biến ở tất cả các loại hình thủy vực ở nước ngọt, còn thấy ở

vùng cửa sông nước lợ nhạt.

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Úc, châu Phi và Nam Mỹ.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, sông Chày, suối, hồ.

Họ Chydoridae Stebbing, 1902

Giống Alona Baird, 1843

14. Alona eximia Kiser, 1948

Tên gốc: Alona eximia Kiser, 1948: 315 – 316, hình. 1,2,3

Synonym: Chưa rõ

Mẫu nghiên cứu: 20 con đực, cái thu tại sông Son, suối , hang động PN-KB, Quảng Bình; lưu

giữ tại Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống trong sông, hồ ao, hang động vùng đồng băng, trung du và miền núi

Phân bố: Thế gi i: Phân bố toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, suối, hồ, hang động.

15. Alona rectangula Sars, 1862

Tên gốc: Alona rectangula rectangula Sars, 1862a:160

Synonym: Lynceus lineatus, Fischer, 1854;429 -430,f.15 – 16. L.rectangulus

Lillijeborg,1900:476 – 482,f.30 - 31

Mẫu nghiên cứu: 20 con đực, 25 con cái thu tại sông Son, suối PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ

tại Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống quanh năm trong sông, hồ, ao vùng đồng bằng trung du và vùng núi.

Page 154: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

ix

Con cái mang trứng ngủ xuất hiện vào mùa thu, đôi khi cả mùa hè (Manuilova, 1964)

Phân bố: Thế gi i: Phân bố toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, khe Rinh, suối, hồ.

16. Brancelia sp.

Loài: Brancelia sp.

Mẫu nghiên cứu: 2 con cái thu tại hồ nước trong hang Thiên Đường, 5 cá thể cái thu tại hồ

nước trong hang Tối vườn QG PN-KB; lưu giữ tại Viện ST TNSV

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thủy vực trong hang động hồ, vũng nhỏ . Đây là loài

sống trong hang động điển hình. Cơ quan thị giác tiêu giảm hoàn toàn; râu xúc giác ở các phần

phụ rất phát triển.

Kích thƣớc: L(cái): 0,46-0,52 mm

Phân bố: Thế gi i: Chưa thấy.

Việt Nam: Hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hồ nước trong hang Tối, hang Thiên Đường.

Giống: Camptocercus Baird, 1843

17. Camptocercus vietnamensis Dang, 1980

Tên gốc: Camptocercus vietnamensis Dang, 1980: 133 – 134, hình 144.

Synonym: chưa rõ.

Mẫu nghiên cứu: 8 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Loài này thường bắt gặp ở tầng nước mặt các thủy vực nước ngọt nội địa,

xuất hiện quanh năm song về mùa lạnh có số lượng cá thể nhiều hơn.

Kích thƣớc: L(cái): 0,65 – 0,71 mm

L đực :

Phân bố: Thế gi i: Hàn Quốc.

Việt Nam: Bắc Việt Nam.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Động Phong Nha, suối Thiên Đường, suối Khe Ván.

Giống: Kurzia Dybowski & Grochowski, 1894

18. Kurzia longirostris (Daday, 1898)

Tên gốc: Alona longirostris Daday, 1898: 34–35, hình 14a–c.

Synonym: Kurzia (Rostrokurzia) longirostris (Daday, 1898)-Kotov, Jeong & Lee, 2012.

Mẫu nghiên cứu: 15 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực nước ngọt ở vùng đồng bằng, trung du và miền núi.

Kích thƣớc: L(cái): 0,42 – 0,48 mm

L đực : 0,38 – 0,41 mm

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.

Việt Nam: Toàn quốc.

Page 155: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

x

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, suối.

Giống Chydorus Leach, 1816

19. Chydorus sphaericus sphaericus (Müller, 1785)

Tên gốc: Lynceus Chydorus sphaesicus O.F Muller, 1785: 71 - 72. Table.IX,f.7,8,9

Synonym: Chưa rõ.

Mẫu nghiên cứu: nhiều con, cái thu tại sông suối, hang động PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại

Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực nước ngọt ở , trung du và miền núi.

Kích thƣớc: L(cái): 0,5 mm

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, hang E, động Phong Nha, suối, Hồ Khe ngang.

20. Chydorus alexandrovi Poggenpol, 1874

Tên gốc: Chydorus sphaesicus alexandrovi Poggenpol, 1874 – 1875:77. Table.XVI,f.29, table XVII,f.8

Synonym: Chưa rõ.

Mẫu nghiên cứu: Nhiều con cái thu tại sông Chày, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực nước ngọt ở , trung du và miền núi.

Kích thƣớc: L(cái): 0,32 mm

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Chày, khe Rinh, suối.

Giống P eur us Bairl, 1853

21. Picripleuroxus similis (Vávra, 1900)

Tên gốc: Pleuroxus similis Vavra,1900

Synonym: Pleuroxus australis Smirnov,1966:92

Mẫu nghiên cứu: 15 con cái thu tại khe, suối, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực nước ngọt ở, đồng bằng, trung du và miền núi.

Kích thƣớc: L(cái): 0,4 – 0,56 mm

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Suối Suối Tân Hóa, Suối Yên Hợp, Khe Rinh, Hồ Đồng Suôn

22. Pleuroxus hamatus Baird, 1853

Tên gốc:

Synonym: Chưa rõ.

Mẫu nghiên cứu: nhiều con đực, cái thu tại sông, suối tại PN-KB, Quảng Bình, lưu giữ tại Viện

Page 156: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xi

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực nước ngọt ở , trung du và miền núi.

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, hang E, động Phong Nha, suối, Hồ Khe ngang.

23. Disparalona rostrata (Koch, 1841)

Tên gốc: Lynceus rostrata Koch, 1841: 389/XII.

Synonym: Alona rostrata (Koch, 1841)-Muller, 1867; Alonella rostrata (Koch, 1841)-Kurz,

1874; Uéno, 1937; Frey, 1961; Rhynchotalona rostrata (Koch, 1841)-Keilhack, 1909; Scourfield

& Harding, 1941.

Mẫu nghiên cứu: 8 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Loài sống trôi nổi trong sông, hồ, ruộng vùng đồng bằng, trung du và vùng

núi.

Phân bố: Thế gi i: Vùng ôn đới và cận nhiệt đới châu Á, châu Âu và châu Mỹ.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, suối, hồ.

24. Dunhevedia crassa King, 1853

Tên gốc: Dunhevedia crassa King, 1853: 261/VII F.

Synonym: chưa rõ.

Mẫu nghiên cứu: 13 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung du và miền núi. Là

loài ưa nhiệt, sức sinh sản tương đối thấp, trứng hình thành vào cuối mùa hè Manuilova, 1964).

Phân bố: Thế gi i: Phân bố toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, suối, hồ.

25. Leydigia acanthocercoides (Fischer, 1854)

Tên gốc: Lynceus acanthocercoides Fischer, 1854, trang 431–433, phụ lục 3: hình 21–25.

Synonym: Leydigia (Neoleydigia) acanthocercoides (Fischer, 1854)-Kotov, Jeong & Lee, 2012.

Mẫu nghiên cứu: 9 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,65 – 1,20 mm

L đực : 0,60 – 1,01 mm

Sinh học, sinh thái: Sống trôi nổi ở các thủy vực nước ngọt. Thường gặp nhiều ở những nơi thực vật thủy

sinh phát triển. Con cái mang trứng ngủ xuất hiện nhiều vào cuối thu Manuilova, 1964 .

Phân bố: Thế gi i: Phân bố toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Chày.

Giống Oxyurella Dybowski et Grochowski, 1894

Page 157: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xii

26. Oxyurella singalensis (Daday, 1898)

Tên gốc: Alonopsis singalensis Daday, 1898:43 – 45, f.20

Synonym: Alonopsis lomniki Grochmalicki, 1915: 226 – 227, Taf.6,f. 8a – b. Alona gauthieri

Brehm, 1934: 66, f.12,13

Mẫu nghiên cứu: nhiều con đức, cái thu tại sông Son, suối, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại

Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung du và miền núi.

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới cận nhiệt đới Châu Á Đông Bắc Trung Quốc , Châu Phi.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, suối, khe.

Lớp Chân hàm Maxillopoda Dahl, 1956

Phân lớp chân chèo Copepoda Milne-Edwards, 1840

Bộ Calanoida Sars, 1903

Họ Pseudodiaptomidae Sars, 1902

Giống Pseudodiaptomus Herrick, 1884

Type – Species: Pseudodiaptomus pelagicus Herrick, 1884

Synonym: Schmackeria Poppe & Richard, 1890; Heterocalanus Scott T., 1894; Weismannella

Dahl, 1894; Mazellina Rose, 1957.

27. Pseudodiaptomus gordioides Brehm, 1952

Tên gốc: Pseudodiaptomus inopinus gordioides Brehm, 1952: 122, Abb.1.

Synonym: Pseudodiaptomus inopinus var. gordioides Brehm, 1952; Schmackeria gordioides

Dang, 1967; Schmackeria poplesia Shen, 1955.

Mẫu nghiên cứu: 20 con đực, 20 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại

Viện ST TNSV

Kích thƣớc: L(cái): 1,44-1,50 mm

L đực : 1,25-1,38 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt và tầng sát đáy trong thảm thực vật thủy sinh ở các thủy

vực vùng đồng bằng, cửa sông ven biển. Là loài có nguồn gốc nước lợ.

Phân bố: Thế gi i: Trung Quốc Thượng Hải .

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, Động Phong Nha

28. Pseudodiaptomus bulbosus (Shen & Tai, 1964)

Tên gốc: Schmackeria bulbosa Shen & Tai, 1964: 225-246, hình 1-4.

Synonym: Schmackeria bulbosa Shen Tai, 1964; Shen và Tai,1979; Đặng Ngọc Thanh và Hồ

Thanh Hải, 2001.

Mẫu nghiên cứu: 20 con đực, 20 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại

Viện ST&TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 1,29 – 1,35 mm

Page 158: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xiii

L đực : 0,88 - 1,06 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt và tầng sát đáy trong thảm thực vật thủy sinh ở các thủy

vực vùng đồng bằng, cửa sông ven biển. Là loài có nguồn gốc nước lợ.

Phân bố: Thế gi i: Trung Quốc Thượng Hải .

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, sông Chày.

Họ Diaptomidae Sars, 1903

Giống Nannodiaptomus Dang & Ho, 2001

Type – Species: Nannodiaptomus phongnhaensis Dang & Ho, 2001

Synonym: Không có.

29. Nannodiaptomus phongnhaensis Dang & Ho, 2001

Tên gốc: Nannodiaptomus phongnhaensis Dang & Ho, 2001.

Synonym: Chưa thấy

Mẫu nghiên cứu: 50 con đực, 50 con cái thu tại hang Phong Nha, hang Va, PN-KB, Quảng

Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,59 – 0,67 mm

L đực : 0,53 - 0,64 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thủy vực trong hang động sông, hồ, vũng nhỏ . Đây là

loài sống trong hang động điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Chưa thấy.

Việt Nam: Hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Các thủy vực trong hang động.

30. Nannodiaptomus haii Tran et Brancelj, 2017

Tên gốc: Nannodiaptomus haii Tran et Brancelj, 2017

Synonym:

Mẫu nghiên cứu: 15 con đực, 15 con cái thu tại hang Tối ở Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình,

lư giữ tại VST TNSV

Kích thƣớc: L(cái): 0,61 – 0,68 mm

L đực : 0,60 - 0,65 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thủy vực trong hang động hồ, vũng nhỏ . Đây là loài

sống trong hang động điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Chưa thấy.

Việt Nam: Hang Tối ở Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Chỉ mới thấy ở hang Tối.

Giống Neodiaptomus Kiefer, 1932

Type – Species: Neodiaptomus schmackeri (Poppe & Richard, 1892)

Synonym: Không có.

Page 159: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xiv

31. Neodiaptomus curvispinosus Dang & Ho, 2001

Tên gốc: Neodiaptomus curvispinosus Dang & Ho, 2001

Synonym: Chưa thấy.

Mẫu nghiên cứu: 60 con đực, 40 con cái thu tại suối gần động Tróc; 50 con đực, 50 con cái thu

tại vũng nước gần cửa sau hang Sơn Đòong, Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình; lưu giữ tại

Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 1,18 mm – 1,30 mm

L đực : 1,11 mm - 1,17 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt sông suối vùng núi đá vôi; thường bắt gặp ở các thủy vực

bên ngoài và cả bên trong hang động. Đây là loài hang động không điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Chưa thấy.

Việt Nam: Phong Nha-Kẻ Bang, tỉnh Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Động Phong Nha, Hang Sơn Đoòng, suối Thiên

Đường, suối Tân Hóa.

32. Neodiaptomus schmackeri (Poppe & Richard, 1892)

Tên gốc: Diaptomus schmackeri Poppe & Richard, 1892: 149-151, hình 1-6.

Synonym: Diaptomus handelii Brehm, 1921; Rylov, 1925; Neodiaptomus handeli-Kiefer, 1932;

Mashiko, 1951; Brehm, 1953; Shen và Tai, 1962; Shen và Sung, 1965; Đặng Ngọc Thanh và Hồ

Thanh Hải, 2001; Neodiaptomus bisegmentus Hu, 1943.

Mẫu nghiên cứu: 6 con đực, 10 con cái thu tại hang sông Son; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 1,42 mm - 1,68 mm

L đực : 1,31 mm - 1,37 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thuỷ vực sông, hồ, ao vùng đồng bằng và trung du và vùng núi.

Phân bố: Thế gi i: Thái Lan, Singapore, Philippine, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ, Sri

Lanka, Hàn Quốc.

Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, bắc Trung Bộ.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, suối Khe Dát, hồ.

Giống Eodiaptomus Kiefer, 1932

Type – Species: Eodiaptomus lumholtzi (Sars, 1889)

Synonym: Không có.

33. Eodiaptomus draconisignivomi Brehm, 1952

Tên gốc: Eodiaptomus draconisignivomi Brehm, 1952:215–216, hình 1–2.

Synonym: Chưa rõ

Mẫu nghiên cứu: 32 con đực, 25 con cái thu tại hồ Khe Ngang; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,92 - 1,05 mm

L đực : 0,89 – 0,95 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thuỷ vực sông, hồ, ao vùng đồng bằng và trung du và vùng núi.

Phân bố: Thế gi i: Cambodia (Brehm, 1951; Reddy, 1994); Thailand (Sanoamuang,

2001).

Việt Nam: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ.

Page 160: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xv

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, suối Khe Dát, hồ Đồng Suôn, hồ Khe Ngang.

34. Mongolodiaptomus sp.

Loài: Mongolodiaptomus sp.

Mẫu nghiên cứu: 5 con đực thu tại hồ nước gần cửa hang Sơn Đòong

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thủy vực trong hang động hồ, vũng nhỏ . Đây là loài

sống trong hang động điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Chưa thấy.

Việt Nam: Hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hồ nước trong hang Sơn Đòong.

Bộ Cyclopoida Burmeister, 1834

Họ Cyclopidae Rafinesque, 1815

35. Acanthocyclops sp.

Loài: Acanthocyclops sp.

Mẫu nghiên cứu: 4 con cái thu tại hồ nước trong hang Hang Tối, Hang Yên Hợp

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thủy vực trong hang động hồ, vũng nhỏ . Đây là loài

sống trong hang động điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Chưa thấy.

Việt Nam: Hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hồ nước trong hang Tối, hang Yên Hợp.

36. Bryocyclops sp.

Loài: Bryocyclops sp.

Mẫu nghiên cứu: 10 con đực thu tại hồ nước trong hang Sơn Doong, Hang 35, Hang Thiên

đường

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt, tâng đáy các thủy vực trong hang động hồ, vũng nhỏ .

Đây là loài sống trong hang động điển hình. Cơ quan thị giác tiêu giảm hoàn toàn; râu xúc giác ở

các phần phụ rất phát triển.

Phân bố: Thế gi i: Chưa thấy.

Việt Nam: Hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hồ nước trong hang Sơn Doong, Hang 35, Hang

Thiên đường .

Giống Ectocyclops Brady, 1904

Type – species: Ectocyclops phaleratus (Koch, 1838).

Synonym: Platycyclops Sars, 1914: 304; Cyclops (Ectocyclops)-Gurney, 1933: 137.

37. Ectocyclops phaleratus (Koch, 1838)

Tên gốc: Cyclops phaleratus Koch, 1838: 9.

Synonym: Cyclops (Paracycops) phaleratus Claus, 1893: 348, pl. 5, Fig. 14; Ectocyclops

rubescens Brady, 1904: 124. Cyclops (Paracycops) japonicus Kokubo, 1912: 103, pl.2, figs. 27-

30. Platycyclops phaleratus Sars, 1914: 78, pl. 48. Cyclops (Ectocyclops) phaleratus Gurney,

Page 161: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xvi

1933: 137-144, figs. 1479-1501.

Mẫu nghiên cứu: 10 con đực, 10 con cái thu tại sông Son, suối nhỏ Vườn quốc gia PN-KB,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,80 mm – 0,95 mm

L đực : 0,55 mm – 0,70 mm

Sinh học, sinh thái: Loài này có thích ứng khá rộng, sông ở tầng nước mặt cũng như tầng sát

đáy. Đặc biệt chúng thường bắt gặp nhiều ở các khu vực có thực vật thủy sinh.

Phân bố: Thế gi i: Phân bố toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Gặp ở hầu hết các thủy vực.

Giống Eucyclops Claus, 1893

Type – Species: Eucyclops serrulatus (Fischer, 1851)

Synonym: Cyclops (Eucyclops) Claus, 1893; Gurney, 1933:97; Leptocyclops Sars, 1914: 70;

Afrocyclops Sars, 1927: 121.

38. Eucyclops euacanthus (Sars, 1909)

Tên gốc: Cyclops euacanthus Sars, 1909: 50-60, pl.20, hình 189-192.

Synonym: Cyclops euacanthus Sars, 1909: 50-60, pl.20, hình 189-192; Eucyclops (Eucyclops)

euacanthus - Harada, 1931: 227-228; Kiefer, 1933: 553, hình 50-55.

Mẫu nghiên cứu: 10 con cái thu tại sông Son, sông Chày, Vườn quốc gia PN-KB, Quảng Bình;

lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,71mm – 0,84 mm

L đực : 1,25 mm – 1,38 mm

Sinh học, sinh thái: Sống trong tầng nước ở sông, suối, ao, hồ.

Phân bố: Thế gi i: Toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: gặp ở hầu hết các thủy vực.

39. Eucyclops sp.

Loài: Eucyclops sp.

Mẫu nghiên cứu: 5 con cái thu tại hồ nước trong Hang 35

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt tại các thủy vực trong hang động hồ, vũng nhỏ . Đây là

loài sống trong hang động điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Chưa thấy.

Việt Nam: Hang động ở Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hồ nước trong Hang 35.

Giống Halicyclops Norman, 1903

Type – species: Halicyclops aequoreus (Fischer, 1860)

Synonym: Không có.

Page 162: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xvii

40. Halicyclops aequoreus (Fischer, 1860)

Tên gốc: Cyclops aequoreus Fischer, 1860: 654, hình 34- 35.

Synonym: Cyclops aequoreus Lilljeborg, 1901: 102; Halicyclops magniceps Sars, 1913: 29-30,

pl. 15; Dussart, 1969: 17 – 18, hình 1.

Mẫu nghiên cứu: 10 con đực, 10 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại

Viện ST TNSV

Kích thƣớc: L(cái): 0,78 mm– 0,86 mm

L đực : 0,75 mm – 0,80 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt và tầng sát đáy trong thảm thực vật thủy sinh ở các thủy

vực vùng đồng bằng, cửa sông ven biển. Là loài có nguồn gốc nước lợ.

Phân bố: Thế gi i: Trung Quốc Thượng Hải .

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Động Phong Nha, hang E.

41. Halicyclops thermophilus Kiefer, 1929

Tên gốc: Halicyclops thermophilus Kiefer,1929

Synonym: Halicyclops thermophilus spinifer Kiefer, 1935, Halicyclops thermophilus

thermophilus Kiefer, 1929

Mẫu nghiên cứu: Nhiều con đực, cái thu tại Sông Vườn quốc gia PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ

tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,7 mm – 0,8 mm

L đực : 0,73 mm – 0,85 mm

Sinh học, sinh thái: Là loài sống trôi nổi ở các thủy vực trong các sông suối.

Phân bố: Thế gi i:.

Việt Nam: Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông son, sông chày

42. Halicyclops sp.

Loài: Halicyclops sp.

Mẫu nghiên cứu: 15 con đực, 13 con cái thu tại hang Va, hang Sơn Đoòng, Vườn quốc gia PN-

KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,31mm – 0,35 mm

L đực : 0,38 mm – 0,46 mm

Sinh học, sinh thái: Là loài sống trôi nổi ở các thủy vực trong hang động điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Chỉ mới thấy ở Việt Nam.

Việt Nam: Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hang Va, hang Sơn Đoòng.

43. Halicyclops songsonensis Tran, Le & Ho, 2016

Tên gốc: Halicyclops songsonensis Tran, Le & Ho, 2016

Synonym: Chƣa có.

Mẫu nghiên cứu: 20 con cái, 4 con đực thu tại sông son, lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,73mm – 0,93 mm

Page 163: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xviii

L đực : 0,52 mm – 0,57 mm

Sinh học, sinh thái: Là loài sống trôi nổi ở các thủy vực sông son.

Phân bố: Thế gi i: Chỉ mới thấy ở Việt Nam.

Việt Nam: Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son

Giống: Graeteriella Brehm, 1926

44. Graeteriella longifurcata Tran & Chang, 2013

Tên gốc: Graeteriella (Graeteriella) longifurcata Tran & Chang, 2013.

Synonym: Chưa có.

Mẫu nghiên cứu: 13 con đực, 27 con cái thu tại sông Son, động Phong Nha, Vườn quốc gia PN-

KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,48 mm – 0,52 mm

L đực : 0,46 mm – 0,50 mm

Sinh học, sinh thái: Là loài sống trôi nổi ở các thủy vực trong hang động điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Chỉ mới thấy ở Việt Nam.

Việt Nam: Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: gặp ở hầu hết các hang động.

45. Graeteriella sp.

Loài: Graeteriella sp.

Mẫu nghiên cứu: 25 con đực, 13 con cái thu tại hang Sơn Đoòng, hang 35, hang Va, Vườn quốc

gia PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,61 mm – 0,69 mm

L đực : 0,48 mm – 0,55 mm

Sinh học, sinh thái: Là loài sống trôi nổi ở các thủy vực trong hang động điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Chỉ mới thấy ở Việt Nam.

Việt Nam: Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: gặp ở hầu hết các hang động.

Giống Mesocyclops Sars, 1914

Type – species: Mesocyclops leuckarti (Claus, 1857)

Synonym: Cyclops (Mesocyclops) Gurney, 1933: 286-287; Mesocyclops (Mesocyclops) Rylov,

1948: 292-293.

46. Mesocyclops cf. affinis Van de Velde, 1987

Tên gốc: Mesocyclops affinis Van de Velde, 1987, Bull. Roy. Sci. Nat. Bel., 57: 149-162.

Synonym: Mesocyclops thermocyclopoides acutus Dussart & Fernando, 1988

Mẫu nghiên cứu: Nhiều mẫu con đực, cái thu tại Động Phong Nha,Hang tối, hang E, suối, lưu

giữ tại Viện ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Loài sống trôi nổi trong sông, hồ, ruộng vùng đồng bằng, trung du và vùng

Page 164: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xix

núi.

Phân bố: Thế gi i: New Guinea, Indochina.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Động Phong Nha,Hang tối, hang E, suối.

47. Mesocyclops aspericornis Daday, 1906

Tên gốc: Cyclops aspericornis Daday, 1906; Zool. Jb. Syst., Vol. 24, p. 18, hình 1-6.

Synonym: Cyclops aspericornis Daday, 1906:14, hình 1-6; Mesocyclops leuckarti- Kiefer, 1938: 60, hình

27-29; Lindberg,1951: 10; M. leuckarti aequatorialis- Dussart, 1974: 114.

Mẫu nghiên cứu: 50 con đực, 50 con cái thu tại hang các suối, khe, Vườn quốc gia PN-KB,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống trôi nổi ở tầng mặt các thuỷ vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung du

và miền núi.

Phân bố: Thế gi i: Châu Á, châu Phi, Trung và Nam Mỹ

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: các suối : Phú nhiêu, Yên Hợp, Khe ván.

48. Mesocyclops sondoongensis Tran & Chang, 2015

Tên gốc: Mesocyclops sondoongensis Tran & Chang, 2015: 661-686, hình 1-56.

Synonym: Chưa có.

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thuỷ vực trong hang động.

Mẫu nghiên cứu: holotype, allotype, 16 con cái, 7 con đực thu ở các thủy vực trong hang Sơn

Đoòng, hang Va lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Phân bố: Thế gi i: Chỉ mới thấy ở Việt Nam.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hang Sơn Đoòng, hang Va, hang 35, hang Tối.

Nhận x t: Giống Mesocyclops Sars G.O., 1914 hiện có khoảng 78 loài được chấp nhận. Trong

đó ở Việt Nam đã ghi nhận được 10 loài. Loài M. sondoongensis là loài duy nhất tìm thấy ở các

thủy vực trong hang động trong số các loài đã ghi nhận ở Việt Nam. Nó sai khác dễ nhận thấy

với các loài khác bởi cấu tạo của túi nhận tinh con cái; cấu tạo của tấm chitin hai đốt tận cùng râu

I; cấu tạo của đốt gốc râu II và đặc biệt là sự hiện diện của gai cứng ở góc trong đốt gốc chân I.

Giống Microcyclops Claus, 1893

Type – speciea: Microclops (Microcyclops) varicans (Sars, 1863)

Synonym: Cryptocyclops Sars, 1927: 129; Kiefer, 1960: 45; Dussart, 1967: 176 – 178.

49. Microcyclops cf. karvei Kiefer & Moorthy, 1935

Tên gốc: Cyclops karvei Kiefer & Moorthy, 1935: 220-222.

Synonym: Microcyclops moghulensis Lindberg, 1939; Microcyclops uenoi Kiefer, 1937.

Mẫu nghiên cứu: 13 con đực, 27 con cái thu tại sông Son, động Phong Nha, Vườn quốc gia PN-

KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,69 mm – 0,78 mm

Page 165: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xx

L đực : 0,45 mm – 0,50 mm

Sinh học, sinh thái: Sống trôi nổi ở tầng mặt các thuỷ vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung du

và miền núi. Có thể bắt gặp loài này ở các sông chảy qua hang động.

Phân bố: Thế gi i: Cam Pu Chia, Ấn Độ, Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Iran, Uzbekistan.

Việt Nam: Hòa Bình, Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Thủy vực trong hang động và suối.

Nhận x t: Các mẫu vật thu được ở sông Son và động Phong Nha sai khác với mô tả của loài M.

karvei Kiefer Moorthy, 1935 bởi Mirabdullayev Urazova, 2006 ở Uzbekitan ở một số đặc

điểm sau: râu I chỉ có 9 đốt; chạc đuôi hơi dài hơn tỉ lệ dài rộng từ 2.7 – 3.2 lần so với 2.5 – 2.8

lần và tỉ lệ chiều dài giữa gai đỉnh trong gai đỉnh ngoài đốt 2 chân IV hơi bé hơn. Tuy nhiên, so

sánh với các mô tả của Lindberg 1939 ở Ấn Độ, Lindberg 1952 ở Cambodia và Kiefer 1937

ở Đài Loan cho thấy các tính trạng này có thường biến. Đặc biệt là số đốt của râu I dao động từ

9-11 đốt.

50. Microcyclops varicans (Sars, 1863)

Tên gốc: Cyclops varicans Sars, 1863.

Synonym: Cyclops subaequalis Kiefer, 1927: 558, hình 39 – 40; Cyclops (Microcyclops)

varicans Claus, 1893: 347, pl. 3, hình 7; Gurney, 1933: 255–260, hình 1747–1764; Cyclops

(Microcyclops) varicans subaequalis Kiefer, 1932: 249.

Mẫu nghiên cứu: 20 con đực, 20 con cái thu tại sông Son, PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại

Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,60 mm – 1,00 mm

L đực : 0,50 mm – 0,60 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ vùng đồng bằng, trung du

và miền núi.

Phân bố: Thế gi i: Phân bố toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: sông Son, sông Chày, suối, động Phong Nha.

51. Microcyclops tricolor (Lindberg, 1937)

Tên gốc: Cyclops tricolor Lindberg, 1937: 39: 99–103.

Mẫu nghiên cứu: 10 con đực, 20 con cái thu tại hang sông Son, Vườn quốc gia PN-KB, Quảng

Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,53 mm – 0,57 mm

L đực : 0,43 mm – 0,48 mm

Sinh học, sinh thái: Là loài sống trôi nổi ở các thủy vực trong hang động điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc.

Việt Nam: Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son, sông Chày.

Giống Paracyclops Claus, 1893

Type – species: Cyclops fimbriatus Fischer, 1853: 94, pl.3, hình 19-23

Page 166: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxi

Synonym: Cyclops (Paracyclops) Claus, 1893: 83, Gurney, 1933: 119-120; Platycyclops Sars,

1914: 76.

52. Paracyclops fimbriatus (Fischer, 1853)

Tên gốc: Cyclops fimbriatus Fischer, 1853: 94, pl.3, hình 19-23.

Synonym: Cyclops crassicornis Sars, 1863: 256; Platycyclops fimbriatus - Sars, 1915: 81, pl.50;

Cyclops (Paracyclops) fimbriatus – Gurney, 1933: 121-130, hình 1438-1458.

Mẫu nghiên cứu: 5 con đực, 15 con cái thu tại sông Son, sông Chày Vườn quốc gia PN-KB,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,82 mm - 1,54 mm

L đực : 0,70 mm – 1,05 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thuỷ vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung du và miền

núi.

Phân bố: Thế gi i: Phân bố toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Gặp ở hầu hết các thủy vực.

Giống: Rybocyclops Reddy & Defaye, 2008

53. Rybocyclops sp.

Loài: Rybocyclops sp.

Mẫu nghiên cứu: 12 con cái, 2 con đực thu ở hồ nước trong hang Thiên Đường, hang 35, lưu

giữ tại Viện ST TNSV.

Chẩn lo i:

Con cái: Cở thể rất bé, màu trắng đục, mắt và sắc điểm tiêu biến hoàn toàn. Râu I rất dài, mảnh,

có 14 đốt, các tơ ở hầu hết các đốt rất phát triển. Túi nhận tinh phát triển cả về phía trước và phía

sau, không phân thùy. Chạc đuôi chiều dài gấp đôi chiều rộng, đỉnh chỉ có 2 tơ, tơ giữa trong rất

phát triển, tơ trong cùng và tơ giữa ngoài tiêu giảm; tơ lưng đính ở gần đỉnh chạc đuôi. Chân I

nhánh trong và nhánh ngoài có 3 đốt; đốt gốc không có tơ ở góc trong. Chân II-IV đốt 2 và

nhánh trong và nhánh ngoài gắn lại với nhau. Đốt 1 nhánh ngoài chân III-IV không có gai mép

ngoài. Chân ngực V dạng tấm, 1 đốt có 2 tơ dài.

Kích thƣớc: L(cái): 0,42 mm - 0,45 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thuỷ vực trong hang động.

Phân bố: Thế gi i: Chỉ mới thấy ở Việt Nam.

Việt Nam: Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hang Thiên Đường, hang 35

Giống Thermocyclops Kiefer, 1927

Type – Species: Thermocyclops oithonoides (Sars, 1863)

Synonym: Mesocyclops (Thermocyclops) Kiefer, 1927: 208; 1929: 552; 129: 82; Cyclops

(Mesocyclops) Gurney, 1933: 286; Mesocyclops (Thermocyclops) Rylov, 1948: 298-299.

54. Thermocyclops crassus (Fischer, 1853)

Tên gốc: Cyclops crassus Fischer, 1853

Page 167: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxii

Synonym: Cyclops hyalinus Rehberg, 1880: 542, pl. 6, hình 1–2; Lilljeborg, 1901: 40, pl.3, hình

4–7; Cyclops oithonoides hyalinus Schmeil, 1892: 68, pl. 4, hình 12 -14; Cyclops crassus Rylov,

1923: 75. pl. 2, hình 21–23; Mesocyclops (Thermocyclops) hyalinus Rylov, 1935: 212, pl.30,

hình 324b; Thermocyclops hyalinus Shen et Tai, 1979: 416–417, hình 253; Đặng Ngọc Thanh,

1980: 322–324, hình 189; T. brevifurcatus Shen et Tai, 1979: 415–416, hình 252.

Mẫu nghiên cứu: 20 con đực, 20 con cái thu tại sông Son, sông Chày Vườn quốc gia PN-KB,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,82 mm – 1,20 mm

L đực : 0,60 mm– 0,72 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thuỷ vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung du và miền

núi.

Phân bố: Thế gi i: Vùng ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới châu Âu, Á, Phi, Trung Mỹ.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Chày, sông Son và các suối.

55. Thermocyclops taihokuensis Harada, 1931

Tên gốc: Thermocyclops (Mesocyclops) taihokuensis Harada,1931:163 – 164, hình 26–27.

Synonym: Mesocyclops (Thermocyclops) asiaticus Kiefer, 1932: 234, hình 1–4; Rylov, 1948:

303–304, hình 76; T. mongolicus Shen et Tai, 1979: 412–414, hình 250.

Mẫu nghiên cứu: 10 con đực, 25 con cái thu tại sông Son, sông Chày Vườn quốc gia PN-KB,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống nổi trong các thuỷ vực nước ngọt, lợ từ đồng bằng trung du và miền núi.

Phân bố: Thế gi i: Vùng sông Amua, Trung Quốc, Thái Lan, Cam Pu Chia.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Chày, sông Son và các suối.

56. Thermocyclops vermifer (Lindberg, 1927)

Tên gốc: Mesocyclops rylovi vermifer Lindberg, 1935: 415-419, figs. 7-9.

Synonym: Mesocyclops vermifer Lindberg, 1938: 211236; Mesocyclops (Thermocyclops)

vermifer Lindberg, 1942: 139-190; Thermocyclops rylovi vermifer Lindberg, 1959: 1-26;

Thermocyclops vermifer Mirabdullayev and Kuzmetov, 1997: 201-212; Mirabdullayev et al.,

2003: 275277; Guo, 1999: 87-95, figs. 13-22.

Mẫu nghiên cứu: 10 con đực, 10 con cái thu tại sông Son, sông trong động Phong Nha Vườn

quốc gia PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,82 mm - 1,54 mm

L đực : 0,70 mm – 1,05 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thuỷ vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung du và miền núi.

Phân bố: Thế gi i: Phân bố toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Thấy ở các hang động và suối.

Page 168: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxiii

57. Thermocyclops cf. orientalis Dussart & Fernando, 1985

Tên gốc: Thermocyclops cf. orientalis Dussart & Fernando,1985

Synonym:

Mẫu nghiên cứu: 5 con đực, 5 con cái thu tại hang Sơn Đoong, Hang Var, Vườn quốc gia PN-

KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thuỷ vực các thủy vực trong hang động.

Phân bố: Thế gi i: Phân bố .

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Thấy ở các hang động : hang Var, hang 35, Hang Sơn Đòong

Giống Tropocyclops Kiefer, 1927

Type – Species: Trocyclops prasinus prasinus (Fischer, 1860)

Synonym: Eucyclops (Tropocyclops) Kiefer, 1927: 303; Kiefer, 1931: 487; Cyclops

(Tropocyclops) Gurney, 1933: 86.

58. Tropocyclops prasinus (Fischer, 1860)

Tên gốc: Cyclops prasinus Fischer, 1860: 652, pl. 20, hình 19-26a.

Synonym: Cyclops (Eucylops) prasinus-Claus, 1893: 348; Cyclops magnoctavus Kokabo, 1912:

98, hình 8-12; Leptocyclops prasinus-Sars, 1927: 119, pl. 12, hình 11-20; Eucyclops

(Tropocyclops) prasinus-Kiefer, 1929: 39; Rylov, 1933: 257, pl. 3, hình 7-9; Cyclops

(Tropocyclops) prasinus-Gurney, 1933: 87-97, hình 1349-1373.

Mẫu nghiên cứu: 10 con đực, 15 con cái thu tại sông Son, sông Chày Vườn quốc gia PN-KB,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,80 mm – 1,00 mm

L đực : 0,60 mm – 0,65 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thuỷ vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung du và miền

núi. Có thể bắt gặp loài này trong các thủy vực chảy qua hang động.

Phân bố: Thế gi i: Phân bố toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: ở hầu hết các thủy vực sông, suối VQG Phong Nha KB

59. Tropocyclops sp.

Giống: Tropocyclops Kiefer, 1927

Loài: Tropocyclops sp.

Synonym: chưa rõ

Mẫu nghiên cứu: 5 con cái thu tại hang Var PN- KB lưu giữ tại Viện ST TNSV

Sinh học, sinh thái: Là loài sống trôi nổi ở các thủy vực trong hang động điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Chỉ mới thấy ở Việt Nam.

Việt Nam: Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hang Va, hang Thiên Đường, Hang 35

Page 169: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxiv

Họ Oithonidae Dana, 1853

Giống Limnoithona Burckhardt, 1913

Type – Species: Limnoithona sinensis (Burckhardt, 1913)

Synonym: Không có.

60. Limnoithona sinensis (Burckhardt, 1913)

Tên gốc: Oithona (Limnoithona) sinensis Burckhardt, 1913: 421, hình 1 – 4.

Synonym: Oithona sinensis Burckhardt, 1912

Mẫu vật nghiên cứu: Nhiều con đực và con cái thu tại sông son PN – KB, lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Nơi sống: Sống ở thuỷ vực nước lợ ven biển, sông nhỏ, ruộng lúa vùng đồng bằng ven biển.

Phân bố: Thế gi i: Trung Quốc Hạ lưu sông Trường Giang .

Việt Nam: Vùng đồng bằng ven biển cả nước.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son

Họ Cyclopettidae Martínez Arbizu, 2000

61.Paracyclopina nana Smirnov, 1935

Tên gốc: Paracyclopina nana Smirnov, 1935

Synonym: không có

Mẫu nghiên cứu: 50 con đực, 50 con cái thu sông, suối Vườn quốc gia PN-KB, Quảng Bình;

lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Nơi sống:

Phân bố: Thế gi i: Trung Quốc Hạ lưu sông Trường Giang .

Việt Nam: Vùng đồng bằng ven biển cả nước.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son

Bộ Harpacticoida Sars,1903

Họ Ameiridae Monard, 1927

Giống Nitocra Boeck, 1864

Type - species: Nitocra typica Boeck, 1864

Synonym: Không rõ

62. Nitokra pietschmanni (Chappuis, 1934)

Tên gốc: Nitocra platypus pietschmanni Chappuis, 1934: 634, Abb. 5-6

Synonym: Nitocra platypus Lang, 1948: 817-818, Abb. 372:36.

Mẫu nghiên cứu: 7 con đực, 18 con cái thu tại sông Son, sông Chày, hang E, động Phong Nha

Vườn quốc gia PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Chẩn lo i:

Kích thƣớc: L(cái): 0,66 mm - 0,71 mm

L đực : 0,59 mm - 0,61 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt và tầng đáy các thuỷ vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung

du và miền núi. Ngoài ra chúng có thể di nhập tạm thời vào các thủy vực trong hang động.

Phân bố: Thế gi i: Quảng Đông Trung Quốc .

Page 170: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxv

Việt Nam: Thái Nguyên, Ninh Bình, Hòa Bình, Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Chày, hang E.

63. Nitokra lacustris (Shmankevich, 1875)

Tên gốc: Transfuga lacustris Shmankevich,1875

Synonym: Canthocamptus treforti Daday, 1884 , canthocamptus yahiai Blanchard & Richard,

1891, Nitokra muelleri Douwe, 1905, Transfuga lacustris Shmankevich, 1875

Mẫu nghiên cứu: 20 con đực, 20 con cái thu tại sông Chày, sông Son Vườn quốc gia PN-KB,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Thường thấy sống ở tầng sát đáy và tầng nổi các thủy vực trong các suối

vùng núi.

Phân bố: Thế gi i: Trung Quốc .

Việt Nam: Cao Bằng, Thái Nguyên, Hòa Bình, Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: các thủy vực ở sông son, sông chày, Hồ Khe ngang

Giống Nitocrella Chappuis, 1924

Type - species: Nitocrella hirta Chappuis, 1934

Synonym: Không có

64. Nitocrella unispinosus Shen et Tai, 1973

Tên gốc: Nitocrella unispinosus Shen et Tai, 1973: 371-373, hình 30-35.

Synonym: Ch a c .

Mẫu nghiên cứu: 15 con đực, 22 con cái thu tại sông Chày, hang Sơn Đòong, hang Thiên

Đường, hang E Vườn quốc gia PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,64 mm - 0,71 mm

L đực : 0,52 mm - 0,61 mm

Sinh học, sinh thái: Thường thấy sống ở tầng sát đáy và tầng nổi các thủy vực trong hang động,

tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn bắt gặp ở các suối vùng núi.

Phân bố: Thế gi i: Quảng Đông Trung Quốc .

Việt Nam: Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: các thủy vực trong hang động

65. Nitocrella sp.

Họ: Ameiridae Monard, 1927

Giống: Nitocrella Chappuis, 1924

Loài: Nitocrella sp.

Sinh học, sinh thái: Là loài sống đáy ở các thủy vực trong hang động điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Chỉ mới thấy ở Việt Nam.

Việt Nam: Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hang Tối, hang Thiên Đường, Hang 35

Họ Canthocamptidae Sars, 1906

Page 171: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxvi

Giống Elaphoidella Chappuis, 1928

Type – species: Elaphoidella elaphoides (Chappuis, 1928)

Synonym: Stygoelaphoidella Apostolov, 1985.

66. Elaphoidella bidens (Schmeil, 1894)

Tên gốc: Canthocamptus bidens n. sp. Schmeil, 1894: 73.

Synonym: Canthocamptus bidens-Brehm, 1913: 577; Daday, 1905:144; Gurney, 1932: 184; E.

bidens subtropica Kiefer, 1928: 324; E. bidens var bidens Pesta, 1932:128; Lang, 1948: 1138;

Apostolov, 2007.

Mẫu nghiên cứu: 7 con đực, 10 con cái thu tại sông Son, sông Chày, động Phong Nha, hang E

Vườn quốc gia PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,68 mm - 0,71 mm

L đực : 0,60 mm - 0,63 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt và tầng các thuỷ vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung du

và miền núi. Ngoài ra còn thấy chúng di nhập thường xuyên vào các thủy vực trong hang động.

Phân bố: Thế gi i: Phân bố gần như toàn cầu.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: các hang động và suối.

67. Elaphoidella grandidieri (Guerne et Richard, 1893)

Tên gốc: Canthocamptus grandidieri Guerne et Richard, 1893: 234, hình 1 – 9.

Synonym: Canthocamptus grandidieri Douwe, 1907: 363; Brehm, 1913: 587; Kiefer, 1928: 90

– 91. Canthocamptus signatus Daday, 1901: 32, hình 13a – k.

Mẫu nghiên cứu: 10 con đực, 20 con cái thu tại sông Chày, suối Khe Ván, hang E, hang Sơn

Đòong Vườn quốc gia PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Chẩn lo i:

Kích thƣớc: L(cái): 0,75 mm – 0,80 mm

L đực : 0,48 mm – 0,78 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt và tầng đáy các thuỷ vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung

du và miền núi. Ngoài ra chúng còn di nhập thường xuyên vào các thủy vực trong hang động.

Phân bố: Thế gi i: Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới..

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Các thủy vực trong hang động và các suối.

68. Elaphoidella intermedia Chappuis, 1931

Tên gốc: Elaphoidella intermedia Chappuis, 1931a, S. 541, hình 66 – 73.

Synonym: Chưa rõ.

Mẫu nghiên cứu: 15 con đực, 15 con cái thu suối Khe Ván, hang E, hang Thiên Đường, hang 35

Vườn quốc gia PN-KB, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,70 mm – 0,78 mm

L đực : 0,62 mm – 1,65 mm

Page 172: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxvii

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt và tầng đáy các thuỷ vực nước ngọt vùng đồng bằng, trung

du và miền núi. Ngoài ra còn thấy loài này di nhập thường xuyên vào các thủy vực trong hang

động.

Phân bố: Thế gi i: Indonesia.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Các thủy vực trong hang động và các suối

69. Epactophanes richardi Marazek, 1894

Tên gốc: Epactophanes richardi Marazek, 1894: 108, pl. 5, hình 38 – 53.

Synonym: Ophiocamptus muscicola Richters, 1900: 36, pl.4, hình 5; Canthocamptus papuanus Daday,

1901: 31, hình 12; Epactophanes richardi intermedius Borutzky, 1925: 28, 40, pl. 1, hình 1-8.

Epactophanes richardi muscicola Chappuis, 1927:312; E. quadrispinosa Chappuis, 1929: 494; E. richardi

bindens Lang, 1931: 45, 69, hình 70 – 82; E. richardi aculeatus Lang, 1931: 49, 70, hình 83.

Mẫu nghiên cứu: 7 con đực, 12 con cái thu suối Khe Ván, hang E Vườn quốc gia PN-KB,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc: L(cái): 0,45 mm – 0,62 mm

L đực : 0,42 mm – 0,55 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thuỷ vực nước ngọt vùng trung du, miền núi và các

thủy vực dang sông trong hang động.

Phân bố: Thế gi i: Phân bố toàn cầu.

Việt Nam: Ninh Bình, Hòa Bình, Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông và các suối.

Họ Cletodidae Scott, 1905

Giống Limnicletodes Borutzky, 1926

Type – species: Limnocletodes behmingi Borutzky, 1926

Synonym: Cletodina Sars, 1927

70. Limnocletodes behmingi Borutzky, 1926

Tên gốc: Limnocletodes behmingi Borutzky, 1926: 213, hình 1-6.

Synonym: Chưa rõ.

Mẫu vật nghiên cứu: 20 con đực, 20 cái thu ở động phong nha, Sông son

Nơi sống: Sống ở vùng nước ngọt và nước lợ, cũng có thể gặp chúng ở các hồ rộng lớn hoặc

cửa sông ven biển.

Phân bố: Thế gi i: Phân bố: Trung Quốc Quảng Châu, Hải Nam, Phúc Kiến, Giang Tô,

Hà Bắc , Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Rumani.

Việt Nam: Toàn quốc.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Động PN, Sông và các suối.

Lớp Có vỏ Ostracoda Latreille, 1802

Bộ Podocopida Sars, 1866

Họ Cyprididae Baird, 1845

Page 173: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxviii

Giống Pseudostrandesia Savatenalinton & Martens, 2009

71. Pseudostrandesia calapanensis (Tressler, 1937)

Tên gốc: Strandesia calapanensis Tressler, 1937

Synonym: Strandesia uenoi Klie, 1938

Mẫu nghiên cứu: 2 con cái, 4 con đực thu ở các thủy vực ở hang 35, hang Tối lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực trong hang động núi đá vôi.

Phân bố: Thế gi i: Phân bố: Trung Quốc, China Đài loan , Philippines, Thái lan

Việt Nam: Quảng Bình

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hang Tú làn, hang 35, hang Tối.

Họ Notodromadidae Kaufmann, 1900

72. Notodromas sp.

Loài: Notodromas sp.

Mẫu nghiên cứu: Mẫu vật được thu tại Hang Sơn Doong và hang tối lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Là loài sống đáy ở các thủy vực trong hang động điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Chỉ mới thấy ở Việt Nam.

Việt Nam: Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hang Sơn Đoong, hang tối

Họ Candonidae Kaufmann, 1900

Giống Meridiescandona Karanovic, 2003

73. Meridiescandona cf. lucerna Karanovic, 2003

Tên gốc: Meridiescandona lucerna Karanovic, 2003: 353-383, figs. 1-25.

Synonym: Chưa có.

Mẫu nghiên cứu: 22 con cái, 4 con đực thu ở các thủy vực trong hang Sơn Đoòng, hang Thiên

Đường lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): L(cái): 0,61 mm – 0,65 mm

L đực : 0,57 mm – 0,63 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực trong hang động núi đá vôi.

Phân bố: Thế gi i: chưa thấy

Việt Nam: Quảng Bình

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hang Thiên Đường, hang Sơn Đoòng, hang Tối.

Lớp Malacostraca Latreille, 1802

Bộ Thermosbaenacea Monod, 1927

Họ Halosbaenidae Monod & Cals, 1988

74. Theosbaena sp.

Giống: Halosbaenidae Monod & Cals, 1988

Loài: Theosbaena sp.

Page 174: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxix

Mẫu nghiên cứu: 3 con cái thu ở hang Sơn Đoong, lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Là loài sống đáy ở các thủy vực trong hang động điển hình.

Phân bố: Thế gi i: Chỉ mới thấy ở Việt Nam.

Việt Nam: Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: hang Sơn Đoòng

Bộ Bathynellacea Chappuis, 1915

Họ Parabathynellidae Noodt, 1965

Giống Siambathynella Camacho, Watiroyram & Brancelj, 2011

75. Siambathynella sp.

Loài: Siambathynella sp.

Mẫu nghiên cứu: 7 con cái, 3 con đực thu ở các thủy vực trong hang Sơn Đoòng, hang Thiên

Đường lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Chẩn lo i: Râu I có 7 đốt, sai khác đực cái bởi mấu lồi dạng móc ở đốt 2. Râu II 7 đốt, tơ dài

hiện diện ở đốt 3, 4, 6 và 7. Chân ngực I-VII phát triển bình thường; nhánh ngoài chân I có 1 đốt,

chân II-VII có 2 đốt. Nhanh trong chân I-VII đều có 4 đốt, đốt đỉnh có 2 vuốt lớn. Chân ngực

VIII con cái dạng tam giác, 1 đốt với 2 tơ dài. Chân VIII con đực gần vuông; phần gốc có 3 thùy;

nhánh trong nhỏ có 2 tơ nhẵn; nhánh ngoài lớn, hình chữ nhật có 4 gai lớn. Chân mang hoàn toàn

tiêu biến ở cả con đực và con cái. Chân đuôi có đốt gốc thuôn dài, mép trong có 2 gai lớn; nhánh

trong và nhánh ngoài đều có 1 đốt, mỗi nhánh mang 3 tơ gai, không có tơ lưng.

Kích thƣớc (mm): L(cái): 1,01 mm – 1,75 mm

L đực : 0,92 mm – 1,32 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực trong hang động núi đá vôi.

Phân bố: Thế gi i: chưa thấy

Việt Nam: Quảng Bình

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hang Thiên

Đường, hang Sơn Đoòng .

Bộ Amphipoda Latreille, 1816

Họ Bogidiellidae Hertzog, 1933

76. Bogidiella thai Botosancanu & Notenboom, 1988

Tên gốc: Bogidiella (Bogidiella) thai Botosaneanu & Notenboom, 1988

Synonym: Bogidiella (Bogidiella) thai Botosaneanu & Notenboom, 1988

Mẫu nghiên cứu: 3 con cái thu ở các thủy vực trong hang Động Phong Nha lưu giữ tại Viện

ST&TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực trong hang động núi đá vôi.

Kích thước : 2,5 mm – 3,2 mm

Phân bố: Thế gi i: Trung Quốc, Nhật Bản

Việt Nam: Quảng Bình

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Hang Sơn Dooong, Hang Thiên Đường

Bộ Isopoda Latreille, 1817

Page 175: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxx

Họ Corallanidae Hansen, 1890

Giống Tachaea schioedteet Thielemann, 1910

77. Tachaea chinensis Thielemann, 1910

Loài: Tachaea chinensis Thielemann, 1910

Tên gốc: Tachaea chinensis Thielemann,1910:19- 20, f.12 – 20; Shen,1936:18, f.7 (a-1)

Synonym: Chưa có.

Mẫu nghiên cứu: Nhiều con đực, cái thu ở các thủy vực trong hang Động Phong Nha, Sông

Chày lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực trong hang động núi đá vôi.

Phân bố: Thế gi i: Trung Quốc, Nhật Bản

Việt Nam: Các thủy vực nước ngọt vùng núi, vùng đồng bằng và trung du.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Động Phong Nha, Sông Chày.

Bộ Decapoda Latreille, 1802

Họ Atyidae De Haan, 1894

Giống: Caridina Milne-Edwards, 1837

78. Caridina subnilotica Dang, 1975

Tên gốc: Caridina subnilotica Dang, 1975

Synonym: Chưa có

Mẫu nghiên cứu: 6 con đực, 12 con cái thu tại sông Son, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): L: 19; C: 3; R: 4; T: 2,5.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thuỷ vực nước ngọt sông, suối, hồ từ vùng núi cho đến đồng

bằng.

Phân bố: Thế gi i: chưa thấy.

Việt Nam: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hà

Tây, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Quảng Trị, Quảng Nam, Lâm Đồng Đà Lạt .

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: sông Son.

Nhận x t: Loài tôm này được mô tả ở miền Bắc Việt Nam Đặng Ngọc Thanh 1975 với tên

loài mang ý nghĩa gần với loài Caridina nilotica Roux gồm nhiều phân loài phân bố rộng trong

các vùng phía tây Thái Bình Dương Holthuis, 1965; Bouvier, 1925 . Trong công trình nghiên

cứu tôm Caridina ở miền Bắc Việt Nam của Li S. Q. và Liang X. Q. 2002 , các tác giả này cho

rằng C. subnilotica phải coi là synonym của phân loài C. nilotica macrophora Kemp, 1918. Phân

loài đã thấy có ở phía Nam Trung Quốc Quảng Tây, Hải Nam Liet Liang, 2002, 2003 .

Với tính chất biến dị lớn và phân bố rộng của loài Caridina nilotica Roux trong vùng phía đông

Châu Á, loài được mô tả ở miền Bắc Việt Nam chưa có được những đặc điểm sai khác lớn vượt

ra khỏi loài C. nilotica nói trên. Tuy nhiên, theo Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải 2012 loài

này không hẳn là phân loài đã biết C. nilotica macrophora Kemp, 1918 mà là 1 taxon khác.

Page 176: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxxi

79. Caridina auticaudata Dang, 1975

Tên gốc: Caridina auticaudata Dang, 1975

Synonym: Chưa thấy

Mẫu nghiên cứu: 11 con đực, 10 con cái thu tại sông Son, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): L: 19; C: 3,1; R: 4,5; T: 2,6.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thuỷ vực nước ngọt sông, suối, hồ từ vùng núi cho đến đồng

bằng.

Phân bố: Thế gi i: Chưa thấy.

Việt Nam: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng

Ninh, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Đắk Lắc, Đắk Nông.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng sông Son

Nhận x t: Loài tôm này được Đặng Ngọc Thanh mô tả từ miền Bắc Việt Nam Đặng Ngọc

Thanh, 1975 với những đặc điểm chẩn loại như sau: 1 Chuỷ rộng, vượt quá đầu vẩy râu II kiểu

C. nilotica ; 2 Telsson nhọn đầu; 3 Có gai lớn trước hậu môn preanal spine ; 4 Endopod chân

bơi I con đực có hình côn dài nhọn đầu, cạnh ngoài hơi lõm, phần phụ trong tiêu giảm chỉ còn

vết. Gần đây, các tác giả Li S. Q. và Liang X. Q. 2002 coi Caridina acuticaudata Dang là

synonym của loài đã biết Caridina longirostris H. Milne-Edwards, 1837 phân bố rộng ở vùng

phía đông châu Á Nhật Bản, Nam Trung Quốc, Philippine, Indonesia . Trên cơ sở phân tích các

mẫu vật của loài này thu thập từ nhiều vùng khác nhau ở miền Bắc, miền Trung Việt Nam, Đặng

Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2012 coi Caridina acuticaudata Dang là một loài trong giống

Caridina, rất gần với C. longirostris H. Milne-Edwards, song vẫn là một loài riêng của vùng

phía Bắc Việt Nam.

80. Caridina glacilirostris De Man, 1892

Tên gốc: Caridina glacilirostris De Man, 1892

Synonym: Caridina gracilirostris gracilirostris Johnson, 1963: 20.

Mẫu nghiên cứu: 6 con đực, 3 con cái thu tại sông Son, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): L: 20 mm – 23 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở hạ nguồn sông, suối

Phân bố: Thế gi i: Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Campuchia,

Đài Loan, Palau, Fiji, Ấn Độ và Madagascar

Việt Nam: Ninh Bình, Nam Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Bình, U Minh Thượng.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng Sông Son,

sông Chày, suối Ván

Họ Palaemonidae Rafinesque, 1815

Giống Palaemonetes Heller, 1869

81. Palaemonetes tonkinensis (Sollaud, 1914)

Tên gốc: Coutierella tonkinensis Sollaud, 1914

Page 177: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxxii

Synonym: Chưa rõ

Mẫu nghiên cứu: 7 con đực, 4 con cái thu tại sông Son, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): TL: 28; Cl: 5; M; 1,9; C: 2,7; P: 0,9; D: 0,7

Sinh học, sinh thái: Sống ở nước ngọt vùng đồng bằng và trung du miền bắc Việt Nam ao,

ruộng .

Phân bố: Thế gi i: Chưa có

Việt Nam: Đồng bằng trung du miền bắc Việt Nam

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng sông Son .

Giống Macrbrachium Bate 1868

82. Macrobrachium phongnhaense Do & Nguyen, 2014

Tên gốc: Macrobrachium phongnhaense Do, Nguyen, 2014

Synonym: chưa có

Mẫu nghiên cứu: 4 con đực, 3 con cái thu tại hang Va, hang Sơn Đoòng, hang 35, Vườn quốc

gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): Lớn nhất 39 mm.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực trong hang động núi đá vôi.

Phân bố: Thế gi i: chưa thấy

Việt Nam: Quảng Bình

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hang Va,

hang Sơn Đoòng, hang 35 .

83. Macrobrachium hainanense Parisi, 1919

Tên gốc: Palaemon hainanense Parisi, 1919

Synonym: Palaemon similis Yu, 1951

Mẫu nghiên cứu: 10 con đực, 6 con cái thu tại sông Son, hang Mẹ Bồng Con, hang Tối Vườn

quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): TL: 98; Cl: 28.5; M; 25.5; C: 45; P: 40; D: 2.4

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực nước ngọt sông, hồ, suối trung du miền núi

Phân bố: Thế gi i: Trung Quốc Quảng Đông, Hải Nam , Indonesia Java .

Việt Nam: Vùng đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ tới Nha Trang

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông Son.

84. Macrobrachium javanicum (Hellers, 1862)

Tên gốc: Palaemon javanicus Kellers, 1862

Synonym: Palaemon equidens De Man, 1892 (non Dana, 1852)

Mẫu nghiên cứu: 3 con đực, 4 con cái thu tại sông Son, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): tl con đực: 60 mm – 98 mm

Page 178: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxxiii

Sinh học, sinh thái: Sống ở sông, suối vùng núi

Phân bố: Thế gi i: Malaixia, Indonesia.

Việt Nam: Quảng Bình, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng sông Son .

85. Macrobrachium yeti Dang, 1975

Tên gốc: Macrobrachium yeti Dang, 1975

Synonym: Chưa có

Mẫu nghiên cứu: 5 con đực, 6 con cái thu tại sông Son, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): lớn nhất 57 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở sông, suối, hang nước vùng núi

Phân bố: Thế gi i: Lào Sầm Nưa

Việt Nam: Tây Bắc sông Đà tại Lai Châu, Sơn La , Đông Bắc sông Gâm ,

Miền Trung sông Son ở Quảng Bình .

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (sông Son).

86. Macrobrachium mieni Dang,1975

Tên gốc: Macrobrachium mieni Dang, 1975

Synonym: Chưa có

Mẫu nghiên cứu: 4 con đực, 6 con cái thu tại sông Son, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): 50 mm - 70 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở sông, suối vùng trung du

Phân bố: Thế gi i: Thái Lan, Lào

Việt Nam: Hòa Bình, Quảng Bình, Gia Lai

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Sông Son .

87. Macrobrachium nipponense (De Haan, 1849)

Tên gốc: Palaemon nipponensis De Haan, 1849

Synonym: Palaemon sinensis Heller, 1862

Palaemon (Eupalaemon) superbus Parasi, 1919

Mẫu nghiên cứu: 7 con đực, 6 con cái thu tại sông Son, hang Mẹ Bồng Con, Vườn quốc gia

Phong Nha- Kẻ Bàng, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): 50 mm - 100 mm

Sinh học, sinh thái: Phân bố rộng, sống ở nước ngọt, nước lợ nhạt vùng núi, đồng bằng, ven

biển.

Phân bố: Thế gi i: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc.

Việt Nam: Phân bố rộng khắp Việt Nam.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng sông Son,

sông Chày, hang Mẹ Bồng Con .

Page 179: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxxiv

Họ Potamidae Ortmann, 1896

Giống Indochinamon Yeo & Ng, 2007

88. Indochinamon phongnha Naruse, Nguyen & Yeo, 2011

Tên gốc: Indochinamon phongnha Naruse, Nguyen & Yeo, 2011

Synonym: Chưa có

Mẫu nghiên cứu: 12 con đực, 8 con cái thu tại Suối Ván, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ

Bàng, Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): Con đực : LC : 52 ; lc : 68. Con cái : LC : 28 ; lc : 35.

Sinh học, sinh thái: Sống ở suối trong rừng, nước chảy, đáy phức hợp đá, cát, bùn và các mảnh

vụn lá, cành cây.

Phân bố: Thế gi i: Chưa thấy

Việt Nam: Phân bố Quảng Bình

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Suối Ván .

Giống: Nemoron Ng, 1996

89. Nemoron nomas Ng, 1996

Tên gốc: Nemoron nomas Ng, 1996

Synonym: Chưa có

Mẫu nghiên cứu: 2 con đực, 1 con cái thu tại Hang 35; lưu giữ tại Viện ST TNSV

Kích thƣớc (mm):

Sinh học, sinh thái: sống ở các hang động và các kẽ đá ở các vách núi đá vôi, nơi có thể cách xa

các con suối. Các hang động nơi tìm thấy loài này thường sâu, tối và không có nước

Phân bố: Thế gi i: Chưa thấy

Việt Nam: Phân bố Quảng Bình

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Hang Tối, hang 35 .

Họ Potamidae ortmann, 1896

Phân họ Potamiscinae Bott, 1970

Giống Villopotamon thaii Dang et Ho, 2003

90. Villopotamon sp.

Loài: Villopotamon sp.

Mẫu nghiên cứu: thu tại Sông suối, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, Quảng Bình.

Sinh học, sinh thái: Là loài sống đáy ở các suối.

Phân bố: Thế gi i: Chỉ mới thấy ở Việt Nam.

Việt Nam: Quảng Bình.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Sông, suối khe ván

Họ Parathelphusidae Alcock, 1910

Giống: Somanniathelphusa Bott, 1968

91. Somanniathelphusa pax Ng & Kosuge, 1995

Tên gốc: Somanniathelphusa pax Ng & Kosuge, 1995: 61 – 67, f.1-3

Page 180: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxxv

Synonym: Chưa có

Mẫu nghiên cứu: 2 con đực, 3 con cái thu tại Sông Son, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): Con đực : LC : 32,8; lc : 41.

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thuỷ vực nước ngọt nội địa.

Phân bố: Thế gi i: Cho tới nay chỉ thấy ở Việt Nam.

Việt Nam: Các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng sông Son .

Nhận x t: Với những đặc điểm cấu tạo cơ bản: gờ thượng vị, gờ sau ổ mắt, các đốt bụng và nhất

là G1 con đực, không sai khác nhiều với Somanniathelphusa sinensis H. Milne Edwards, loài cua

phân bố rất rộng ở vùng phía bắc Việt Nam. Theo Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, 2012 cho

rằng loài mới S. pax có nhiều khả năng trùng với S. sinensis. Sai khác ở G1 có thể như một biến

dị của phần gốc, vốn rất thay đổi ngay cả trong các mẫu vật của tác giả mô tả.

92. Somanniathelphusa sinensis H. Milne Edwards, 1853

Tên gốc: Parathelphusa sinensis H. Milne Edwards, 1853, 213

Synonym: Potamon(Parathelphusa sinensis - Rathbun,1905:241,fig,7. Somanniathelphusa

sinensis sinensis – Bott,1970:111,fig,30,81

Mẫu nghiên cứu: 2 con đực, 1 con cái thu tại sông Son, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Kích thƣớc (mm): Con đực : LC : 31 ; lc : 39.

Sinh học, sinh thái: Sống ở mọi thuỷ vực nước ngọt, lợ nhạt vùng đồng bằng, trung du và vùng

núi.

Phân bố: Thế gi i: Trung Quốc Hoa Nam , Việt Nam, Lào, Campuchia.

Việt Nam: các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Suối Son .

Họ Varunidae H. Milne Edwards, 1853

GiốngVaruninae H. Milne Edwards, 1853

93. Varuna litterata Fabricius, 1798

Tên gốc: Cancer litterata Fabricius, 1798

Synonym: Alpheus litteratus Weber, 1795, Cancer litterata Fabricius, 1798, Cancer

simmonsi Curtiss, 1938, Varuna tomentosa Pfeffer, 1889

Mẫu nghiên cứu: 5 con đực 3con cái thu tại sông Son, Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng,

Quảng Bình; lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Sinh học, sinh thái: Sống ở mọi thuỷ vực nước ngọt, lợ hoặc mặn vùng đồng bằng, trung du và

vùng núi.phân bố rộng rãi trong vùng nước lợ và nước ngọt gần cửa sông, khắp dọc bờ biển Việt

nam

Phân bố: Thế gi i: Trên toàn thế giới

Việt Nam: các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Vùng n i đá vôi Quảng Bình: Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Sông Son .

Page 181: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxxvi

PHỤ LỤC 3. MÔ TẢ MỘT SỐ LOÀI GIÁP XÁC CHƢA ĐỊNH DANH

1. Graeteriella sp.

Lớp: Chân hàm - Maxillopoda Dahl, 1956

Bộ: Cyclopoida Burmeister, 1834

Họ: Cyclopidae Sars, 1913

Giống: Graeteriella Brehm, 1926

Loài: Graeteriella sp.

Chẩn lo i:

Con cái: Phần đầu ngực hình bầu dục. Túi nhận tinh con cái rộng, phần trước phát triển

mạnh hơn phần phía sau. Chạc đuôi mảnh và dài; tơ bên ngắn, đính ở 1 3 đỉnh chạc đuôi;

đỉnh chạc đuôi chỉ có 3 tơ. Đốt gốc chân I góc trong có gai cứng. Chân I-IV 2 nhánh, mỗi

nhánh có 2 đốt. Công thức gai cứng đốt 2 nhánh ngoài là 3:3:3:3. Chân V chỉ có 1 đốt gắn

liền với đốt ngực V, gai trong chỉ dài bằng 1 3 tơ ngoài; tơ gốc chân V tiêu biến.

Con đực: Râu I có 15 đốt, điểm gấp khúc ở giữa đốt 8 – 9 và 13 – 14; đốt 1, 4 và 15 có 1 tơ

cảm giác dài. Chân V tương tự con cái. Chân V dạng tấm, đỉnh có 2 gai cứng.

Kích thƣớc: L(cái): 0,61 mm – 0,69 mm

L đực : 0,48 mm – 0,55 mm

Sinh học, sinh thái: Là loài sống trôi nổi ở các thủy vực trong hang động điển hình

Hình 1 . Graeteriella sp. A. Cơ thể con cái; B-C. Chạc đuôi; D-E. Đốt ngực V và đốt sinh dục con cái; F-I. Chân ngực I-IV.

A

B

C

D

E

F

G HI

A - B

C - I

Page 182: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxxvii

Tỉ lệ xích: A. 0,1 mm; B-I: 0,01mm.

2. Halicyclops sp.

Lớp: Chân hàm - Maxillopoda Dahl, 1956

Bộ: Cyclopoida Burmeister, 1834

Họ: Cyclopidae Sars, 1913

Giống: Halicyclops Norman, 1903

Loài: Halicyclops sp.

Chẩn lo i:

Con cái: Cơ thể rất bé, không có mắt và sắc điểm. Râu I có 6 đốt, đốt thứ 4 có

chiều dài gấp 1.5-1.7 lần chiều rộng. Mép bên đốt sinh dục có mấu lồi gai dạng móc. Bờ

sau đốt bụng thứ 3 có khía gai nhỏ, các gai ở giữa mặt lưng chỉ hơi lớn hơn gai ở mặt bên.

Chạc đuôi ngắn, dài gấp 1.2-1.4 lần rộng. Công thức gai đốt 3 nhánh ngoài chân I-IV là

3:4:4:3. Góc trong đốt gốc và mặt sau tấm nối giữa 2 nhánh chân I-IV có phủ tơ mềm. Đốt

3 nhánh trong chân IV ngắn, dài gấp 1.3-1.5 lần rộng; tất cả các tơ đều có dạng gai cứng.

Chân V có gai trong cùng dài hơn chiều dài đốt; gai mép ngoài và gai giữa dài xấp xỉ nhau,

hơi ngắn hơn chiều dài đốt.

Con đực: Tơ trong cùng gần gốc đốt 3 nhánh trong chân II-III và tơ gần gốc mép

trong đốt 2 nhánh trong chân IV biến đổi, dạng gai. Chân V có gai mép ngoài dài gấp 2 lần

chiều dài đốt.

Kích thƣớc: L(cái): 0,31 mm – 0,35 mm

L đực : 0,38 mm – 0,46 mm

Sinh học, sinh thái: Là loài sống trôi nổi ở các thủy vực trong hang động điển hình.

Page 183: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxxviii

Hình 2 . Halicyclops sp.

A. Cơ thể con cái; B. Đốt ngực V và đốt sinh dục; C-G . Chân I-V con cái; H. Cơ thể con

đực; I. Chân V con đực. Tỉ lệ xíc: G, I: 0,01 mm; A-F, H: 0,1mm.

3. Rybocyclops sp.

Lớp: Chân hàm - Maxillopoda Dahl, 1956

Bộ: Cyclopoida Burmeister, 1834

Họ: Cyclopidae Sars, 1913

Giống: Rybocyclops Reddy & Defaye, 2008

Loài: Rybocyclops sp.

Chẩn lo i:

Con cái: Cở thể rất bé, màu trắng đục, mắt và sắc điểm tiêu biến hoàn toàn. Râu I rất dài,

mảnh, có 14 đốt, các tơ ở hầu hết các đốt rất phát triển. Túi nhận tinh phát triển cả về phía

trước và phía sau, không phân thùy. Chạc đuôi chiều dài gấp đôi chiều rộng, đỉnh chỉ có 2

tơ, tơ giữa trong rất phát triển, tơ trong cùng và tơ giữa ngoài tiêu giảm; tơ lưng đính ở gần

A

B

C

D

EF

G

H

I

G, I

A, H

B - F

Page 184: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxxix

đỉnh chạc đuôi. Chân I nhánh trong và nhánh ngoài có 3 đốt; đốt gốc không có tơ ở góc

trong. Chân II-IV đốt 2 và nhánh trong và nhánh ngoài gắn lại với nhau. Đốt 1 nhánh ngoài

chân III-IV không có gai mép ngoài. Chân ngực V dạng tấm, 1 đốt có 2 tơ dài.

Kích thƣớc: L(cái): 0,42 mm - 0,45 mm

Hình 3. Rybocyclops sp.

A. Cơ thể con cái; B. Đốt ngực V và đốt sinh dục; C. Râu I; D-G. Chân I-IV.

Tỉ lệ xích: A- 0,1 mm; B-G: 0,01 mm.

4. Brancelia sp.

Lớp: Chân mang - Branchiopoda Latreille, 1829

Bộ: Diplostraca Gerstaecker, 1866

Phân bộ: Cladocera Latreille, 1829

Họ: Chydoridae Stebbing, 1902

Giống: Brancelia van Damme & Sinev, 2011

Loài: Brancelia sp.

Mẫu nghiên cứu: 2 con cái thu tại hồ nước trong hang Thiên Đường, 5 cá thể cái thu

tại hồ nước trong hang Tối.

Chẩn lo i:

A

B

C

D

E

FG

A

B - G

Page 185: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xl

Con cái: Cơ thể hình bầu dục tròn, chủy tù. Mắt và sắc điểm hoàn toàn tiêu giảm.

Tấm môi dạng tam giác, đỉnh trong, mép trong có 2 hàng tơ ngang. Đầu và thân chia đốt,

lỗ đầu lớn, kết nối với nhau; hai lỗ bên đính ở mặt lưng, lớn. Râu I rất ngắn, dài không tới

ngọn chủy, mép trong có 1 tơ gần giữa đốt; đỉnh có túm lông mềm, dài. Râu II nhánh ngoài

và nhánh trong có 3 đốt. Đuôi bụng rất ngắn, cạnh bụng thẳng; cạnh trên cong đều, góc

ngoài tròn; vùng hậu môn lõm vào. Hàng gai ở mép cạnh trên đuôi bụng xếp thành các

nhóm đều nhau. Mặt bên đuôi bụng có các đám tơ nhỏ. Vuốt dài, gốc có 1 gai lớn.

Con đực: Chưa thấy.

Kích thƣớc: L(cái): 0,46 mm - 0,52 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở tầng mặt các thủy vực trong hang động hồ, vũng nhỏ .

Đây là loài sống trong hang động điển hình. Cơ quan thị giác tiêu giảm hoàn toàn; râu xúc

giác ở các phần phụ rất phát triển.

Nhận x t: Loài này rất phù hợp với các đặc điểm chẩn loại của giống Brancelia van

Damme Sinev, 2011 với đặc trưng về hình dáng ngoài của cơ thể; tiêu giảm sắc tố mắt;

cấu tạo của tấm môi và đuôi bụng. Tuy nhiên, các mẫu vật ở Quảng Bình sai khác chi tiết

với 3 loài đã biết của giống chỉ mới thấy phân bố trong hang động ở Bosnia and

Herzegovina ở cấu tạo lỗ bên đầu, hàng gai bờ trên và gai gốc vuốt chạc đuôi.

Hình 4 . Brancelia sp.

Cơ thể con cái; B. Lỗ đầu; C. Tấm môi; D. Râu I; E. Râu II; F. Đuôi bụng.

Tỉ lệ xích: A: 100µm; B-F: 50 µm.

Page 186: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xli

5. Siambathynella sp.

Lớp: Malacostraca Latreille, 1802

Bộ: Bathynellacea Chappuis, 1915

Họ: Parabathynellidae Noodt, 1965

Giống: Siambathynella Camacho, Watiroyram & Brancelj, 2011

Loài: Siambathynella sp.

Mẫu nghiên cứu: 7 con cái, 3 con đực thu ở các thủy vực trong hang Sơn Đoòng, hang

Thiên Đường lưu giữ tại Viện ST TNSV.

Chẩn lo i: Râu I có 7 đốt, sai khác đực cái bởi mấu lồi dạng móc ở đốt 2. Râu II 7 đốt, tơ

dài hiện diện ở đốt 3, 4, 6 và 7. Chân ngực I-VII phát triển bình thường; nhánh ngoài chân

I có 1 đốt, chân II-VII có 2 đốt. Nhanh trong chân I-VII đều có 4 đốt, đốt đỉnh có 2 vuốt

lớn. Chân ngực VIII con cái dạng tam giác, 1 đốt với 2 tơ dài. Chân VIII con đực gần

vuông; phần gốc có 3 thùy; nhánh trong nhỏ có 2 tơ nhẵn; nhánh ngoài lớn, hình chữ nhật

có 4 gai lớn. Chân mang hoàn toàn tiêu biến ở cả con đực và con cái. Chân đuôi có đốt gốc

thuôn dài, mép trong có 2 gai lớn; nhánh trong và nhánh ngoài đều có 1 đốt, mỗi nhánh

mang 3 tơ gai, không có tơ lưng.

Kích thƣớc (mm): L(cái): 1,01 mm – 1,75 mm

L đực : 0,92 mm – 1,32 mm

Sinh học, sinh thái: Sống ở các thủy vực trong hang động núi đá vôi.

Page 187: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xlii

Hình 5. Siambathynella sp.

A. Cơ thể con đực; B. Râu I; C. Râu II; D. Chân I; E. Chân II; F. Chân VII; G. Chân mang

I; H. Chân đuôi và chạc đuôi

Page 188: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

i

PHỤ LỤC 4

Bảng 1. Thành phần loài giáp xác nước ngọt sống ở các thủy vực lộ thiên trên mặt đất vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

TT Tên taxon Sông

Son

Sông

Chày

Khe

Rinh

Suối

Phú

Nhiêu

Suối

Tân

Hóa

Suối

Chà Nòi

Suối

Yên

Hợp

Suối

Khe

Ván

Khe Dát

Suối

Thiên

Đường

Rào

Con

Hồ

Đồng

Suôn

Hồ Khe

Ngang

Ngành Arthropoda Latreille

Phân ngành Crustacea Brünnich

Lớp Chân mang Branchiopoda Latreille

Bộ Diplostraca Gerstaecker

Phân bộ Cladocera Latreille

Họ Bosminidae Baird

1 Bosmina longirostris (Müller) + + + + + + + + + + + +

2 Bosminopsis deitersi Richard + + + + +

Họ Daphniidae Straus

3 Ceriodaphnia rigaudi Richard + + + + +

4 Scapholeberis kingi Sars + + + + + + + + + +

5 Simocephalus elizabethae (King) +

Họ Sidiidae Baird

6 Sida crystallina (O. F. Müller) + +

7 Diaphanosoma sarsi Richard + + + + + +

8 Diaphanosoma excisum Sars + + + + + + +

Họ Macrothricidae Norman & Brady

9 Macrothrix spinosa King + + + +

10 Macrothrix triserialis Brady + + + + + + +

Họ Ilyocryptidae Smirnov

11 Ilyocryptus spinifer Herrick + + + + + + + +

Họ Moinidae Goulden

12 Moina dubia Guerne & Richard + + + + + + + + + + + + +

13 Moinodaphnia macleayi (King) + + + + + +

Họ Chydoridae Stebbing

14 Alona eximia Kiser + + + + + +

Page 189: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

ii

15 Alona rectangula Sars + + + + + + + +

16 Camptocercus vietnamensis Dang + + +

17 Kurzia longirostris (Daday) + + + +

18 Chydorus sphaericus (Müller) + + + + + + +

19 Chydorus alexandrovi Poggenpol + + + + +

20 Picripleuroxus similis (Vávra) + + + +

21 Pleuroxus hamatus Baird + + +

22 Disparalona rostrata (Koch) + + + + + +

23 Dunhevedia crassa King + + + +

24 Leydigia acanthocercoides (Fischer) + +

25 Oxyurella singalensis (Daday) + + + + +

Lớp Chân hàm Maxillopoda Dahl

Phân lớp chân chèo Copepoda Milne-Edwards

Bộ Calanoida Sars

Họ Pseudodiaptomidae Sars

26 Pseudodiaptomus gordioides Brehm +

27 Pseudodiaptomus bulbosus (Shen & Tai) + + +

Họ Diaptomidae Sars

28 Neodiaptomus curvispinosus Dang & Ho + +

29 Neodiaptomus schmackeri (Poppe & Richard)

+ + +

30 Eodiaptomus draconisignivomi Brehm + + + +

Bộ Cyclopoida Burmeister

Họ Cyclopidae Rafinesque

31 Ectocyclops phaleratus (Koch) + + + + + +

32 Eucyclops euacanthus (Sars) + + + + + + + +

33 Halicyclops aequoreus (Fischer) +

34 Halicyclops songsonensis Tran, Le et Ho

35 Halicyclops thermophilus Kiefer + +

36 Mesocyclops cf. affinis Van de Velde + +

37 Mesocyclops aspericornis (Daday) + + + +

Page 190: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

iii

38 Microcyclops cf. karvei Kiefer & Moorthy +

39 Microcyclops varicans (Sars) + + + + +

40 Microcyclops tricolor (Lindberg) + + +

41 Paracyclops fimbriatus (Fischer) + + + + + + + + + + + +

42 Thermocyclops crassus (Fischer) + + + + + + + + +

43 Thermocyclops taihokuensis Harada + + + + + + + + +

44 Thermocyclops vermifer (Lindberg) + + +

45 Tropocyclops prasinus (Fischer) + + + + + + + + +

Họ Oithonidae Dana

46 Limnoithona sinensis (Burckhardt) +

Họ Cyclopettidae Martínez Arbizu

47 Paracyclopina nana Smirnov +

Bộ Harpacticoida Sars

Họ Ameiridae Monard

48 Nitokra pietschmanni (Chappuis) + +

49 Nitokra lacustris (Shmankevich) + + +

Họ Canthocamptidae Sars

50 Elaphoidella bidens (Schmeil) + + + + +

51 Elaphoidella grandidieri (Guerne et Richard)

+ + +

52 Elaphoidella intermedia Chappuis + + + + + + +

53 Epactophanes richardi Marazek + + + + + + + + +

Họ Cletodidae Scott

54 Limnocletodes behningi Borutzky + + +

Lớp Có vỏ Ostracoda Latreille

Bộ Podocopida Sars

Lớp Malacostraca Latreille

Bộ Thermosbaenacea Monod

Bộ Bathynellacea Chappuis

Bộ Amphipoda Latreille

Bộ Isopoda Latreille

Page 191: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

iv

Họ Corallanidae Hansen

55 Tachaea chinensis Thielemann +

Bộ Decapoda Latreille

Họ Atyidae De Haan

56 Caridina subnilotica Dang + + + + +

57 Caridina auticaudata Dang + + +

58 Caridina glacilirostris De Man + + + + + +

Họ Palaemonidae Rafinesque

59 Palaemonetes tonkinensis (Sollaud) + + +

60 Macrobrachium hainanense Parisi + + + +

61 Macrobrachium javanicum (Heller) + +

62 Macrobrachium yeti Dang + +

63 Macrobrachium mieni Dang + + + +

64 Macrobrachium nipponense (De Haan) + + + + + + + + +

Họ Potamidae Ortmann

65 Indochinamon phongnha Naruse, Nguyen & Yeo +

66 Villopotamon sp. +

Họ Parathelphusidae Alcock

67 Somanniathelphusa pax Ng & Kosuge +

68 Somanniathelphusa sinensis H. Milne. Edwards + + + + + + + + + +

Họ Varunidae H. Milne Edwards

69 Varuna litterata (Fabricius) +

Tổng số 38 30 20 22 23 14 24 23 27 21 19 26 30

Page 192: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

v

Bảng 2. Thành phần loài giáp xác nước ngọt sống điển hình ở các thủy vực lộ thiên vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

STT Tên taxon Sông

Son

Sông

Chày

Khe

Rinh

Suối

Phú

Nhiêu

Suối

Tân

Hóa

Suối

Chà

Nòi

Suối

Yên

Hợp

Suối

Khe

Ván

Khe

Dát

Suối

Thiên

Đường

Rào

Con

Hồ

Đồng

Suôn

Hồ Khe

Ngang

Ngành Arthropoda Latreille

Phân ngành Crustacea Brünnich

Lớp Chân mang Branchiopoda Latreille

Bộ Diplostraca Gerstaecker

Phân bộ Cladocera Latreille

Họ Bosminidae Baird

1 Bosminopsis deitersi Richard + + + + +

Họ Daphniidae Straus

2 Scapholeberis kingi Sars + + + + + + + + + +

3 Simocephalus elizabethae (King) +

Họ Sidiidae Baird

4 Sida crystallina (O. F. Müller) + +

5 Diaphanosoma sarsi Richard + + + + + +

6 Diaphanosoma excisum Sars + + + + + + +

Họ Macrothricidae Norman & Brady

7 Macrothrix triserialis Brady + + + + + + +

Họ Ilyocryptidae Smirnov

8 Ilyocryptus spinifer Herrick + + + + + + + +

Họ Moinidae Goulden

9 Moina dubia Guerne & Richard + + + + + + + + + + + + +

10 Moinodaphnia macleayi (King) + + + + + +

Họ Chydoridae Stebbing

11 Alona rectangula Sars + + + + + + + +

Page 193: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

vi

12 Kurzia longirostris (Daday) + + + +

13 Chydorus alexandrovi Poggenpol + + + + +

14 Picripleuroxus similis (Vávra) + + + +

15 Pleuroxus hamatus Baird + + +

16 Disparalona rostrata (Koch) + + + + + +

17 Dunhevedia crassa King + + + +

18 Leydigia acanthocercoides (Fischer) + +

19 Oxyurella singalensis (Daday) + + + + +

Lớp Chân hàm Maxillopoda Dahl

Phân lớp chân chèo Copepoda Milne-Edwards

Bộ Calanoida Sars

Họ Pseudodiaptomidae Sars

20 Pseudodiaptomus bulbosus (Shen & Tai) + + +

Họ Diaptomidae Sars

21 Neodiaptomus schmackeri (Poppe & Richard) + + +

22 Eodiaptomus draconisignivomi Brehm + + + +

Bộ Cyclopoida Burmeister

Họ Cyclopidae Rafinesque

23 Halicyclops thermophilus Kiefer + +

24 Halicyclops songsonensis Tran, Le et Ho +

25 Mesocyclops aspericornis (Daday) + + + +

26 Microcyclops tricolor (Lindberg) + + +

27 Thermocyclops taihokuensis Harada + + + + + + + + +

Họ Oithonidae Dana

28 Limnoithona sinensis (Burckhardt) +

Họ Cyclopettidae Martínez Arbizu

29 Paracyclopina nana Smirnov +

Page 194: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

vii

Bộ Harpacticoida Sars

Họ Ameiridae Monard

30 Nitokra lacustris (Shmankevich) + + +

Bộ Decapoda Latreille

Họ Atyidae De Haan

31 Caridina subnilotica Dang + + + + +

32 Caridina auticaudata Dang + + +

33 Caridina glacilirostris De Man + + + + + +

Họ Palaemonidae Rafinesque

34 Palaemonetes tonkinensis (Sollaud) + + +

35 Macrobrachium hainanense Parisi + + + +

36 Macrobrachium javanicum (Heller) + +

37 Macrobrachium yeti Dang + +

38 Macrobrachium mieni Dang + + + +

39 Macrobrachium nipponense (De Haan) + + + + + + + + +

Họ Potamidae Ortmann

40 Indochinamon phongnha Naruse, Nguyen & Yeo +

41 Villopotamon sp. +

Họ Parathelphusidae Alcock

42 Somanniathelphusa pax Ng & Kosuge +

43 Somanniathelphusa sinensis H. Milne. Edwards + + + + + + + + + +

Họ Varunidae H. Milne Edwards

44 Varuna litterata (Fabricius) +

Tổng số 27 19 17 12 12 6 15 13 15 11 8 15 22

Page 195: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

viii

Bảng 3. Thành phần loài giáp xác nước ngọt không điển hình ở các thủy vực ngầm trong hang động và thủy vực lộ thiên vùng núi đá vôi

khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

TT Tên taxon ĐPN HSĐ HTĐ HT HE H35 HV HTL HYH SS SC KR SPN STH SCN SYH SKV KD STĐ RC HĐS HKN

Ngành Arthropoda Latreille

Phân ngành Crustacea Brünnich

Lớp Chân mang Branchiopoda Latreille

Bộ Diplostraca Gerstaecker

Phân bộ Cladocera Latreille

Họ Bosminidae Baird

1 Bosmina longirostris (Müller) + + + + + + + + + + + + +

Họ Daphniidae Straus

2 Ceriodaphnia rigaudi Richard + + + + + + + +

Họ Macrothricidae Norman & Brady

3 Macrothrix spinosa King + + + + + + + +

Họ Chydoridae Stebbing

4 Alona eximia Kiser + + + + + + + + + +

5 Camptocercus vietnamensis Dang + + + +

6 Chydorus sphaericus (Müller) + + + + + + + + + + +

Lớp Chân hàm Maxillopoda Dahl

Phân lớp chân chèo Copepoda Milne-Edwards

Bộ Calanoida Sars

Họ Pseudodiaptomidae Sars

7 Pseudodiaptomus gordioides Brehm + +

Họ Diaptomidae Sars

8 Neodiaptomus curvispinosus Dang & Ho + + + +

Bộ Cyclopoida Burmeister

Page 196: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

ix

Họ Cyclopidae Rafinesque

9 Ectocyclops phaleratus (Koch) + + + + + + + + + + + +

10 Eucyclops euacanthus (Sars) + + + + + + + + + + + +

11 Halicyclops aequoreus (Fischer) + + +

12 Mesocyclops cf. affinis Van de Velde + + + + +

13 Microcyclops cf. karvei Kiefer & Moorthy + + + + +

14 Microcyclops varicans (Sars) + + + + + +

15 Paracyclops fimbriatus (Fischer) + + + + + + + + + + + + + +

16 Thermocyclops crassus (Fischer) + + + + + + + + + +

17 Thermocyclops vermifer (Lindberg) + + + + + + +

18 Tropocyclops prasinus (Fischer) + + + + + + + + + + + + +

Bộ Harpacticoida Sars

Họ Ameiridae Monard

19 Nitokra pietschmanni (Chappuis) + + +

Họ Canthocamptidae Sars

20 Elaphoidella bidens (Schmeil) + + + + + + +

21 Elaphoidella grandidieri (Guerne et Richard) + + + + + + +

22 Elaphoidella intermedia Chappuis + + + + + + + + + + + + +

23 Epactophanes richardi Marazek + + + + + + + + + + +

Họ Cletodidae Scott

24 Limnocletodes behningi Borutzky + + + + +

Bộ Isopoda Latreille

Họ Corallanidae Hansen

25 Tachaea chinensis Thielemann + +

Tổng số 20 7 2 3 14 4 0 11 8 12 11 3 10 11 8 9 10 12 10 11 11 8

Page 197: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

x

Bảng 4. Thành phần loài giáp xác nước ngọt sống điển hình ở các thủy vực trong hang động vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

STT Tên taxon

Động

Phong

Nha

Hang

Sơn

Đòong

Hang

Thiên

Đường

Hang

Tối Hang E

Hang

35

Hang

Va

Hang

Tú Làn

Hang

Yên

Hợp

Ngành Arthropoda Latreille

Phân ngành Crustacea Brünnich

Lớp Chân mang Branchiopoda Latreille

Bộ Diplostraca Gerstaecker

Phân bộ Cladocera Latreille

Họ Chydoridae Stebbing

1 Brancelia sp. + +

Lớp Chân hàm Maxillopoda Dahl

Phân lớp chân chèo Copepoda Milne-Edwards

Bộ Calanoida Sars

Họ Diaptomidae Sars

2 Nannodiaptomus phongnhaensis Dang & Ho + + + + +

3 Nannodiaptomus haii Tran et Brancelj. +

4 Mongolodiaptomus sp. +

Bộ Cyclopoida Burmeister

Họ Cyclopidae Rafinesque

5 Acanthocyclops sp. + +

6 Bryocyclops sp. + + +

7 Eucyclops sp. +

8 Halicyclops sp. + + + + +

9 Graeteriella longifurcata Tran & Chang + + + + + +

Page 198: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xi

10 Graeteriella sp. + +

11 Mesocyclops sondoongensis Tran & Holynska + + + +

12 Rybocyclops sp. + +

13 Thermocyclops cf. orientalis Dussart & Fernando + + +

14 Tropocyclops sp. + + + +

Bộ Harpacticoida Sars

Họ Ameiridae Monard

15 Nitocrella unispinosus Shen et Tai + + + + +

16 Nitocrella sp. + + + +

Lớp Có vỏ Ostracoda Latreille

Bộ Podocopida Sars

Họ Cyprididae Baird

17 Pseudostrandesia calapanensis (Tressler) + + +

Họ Notodromadidae Kaufmann

18 Notodromas sp. + +

Họ Candonidae Kaufmann

19 Meridiescandona cf. lucerna Karanovic + + +

Lớp Malacostraca Latreille

Bộ Thermosbaenacea Monod

Họ Halosbaenidae Monod & Cals

20 Theosbaena sp. +

Bộ Bathynellacea Chappuis

Họ Parabathynellidae Noodt

21 Siambathynella sp. + + + +

Bộ Amphipoda Latreille

Họ Bogidiellidae Hertzog

22 Bogidiella thai Botosancanu & Notenboom + +

Page 199: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xii

Bộ Decapoda Latreille

Họ Palaemonidae Rafinesque

23 Macrobrachium phongnhaense Do & Nguyen + + + + +

Họ Potamidae Ortmann

24 Nemoron nomas Ng + + + +

1 15 14 11 1 15 9 3 5

Page 200: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xiii

Bảng 5. Thành phần loài giáp xác nước ngọt sống ở các thủy vực ngầm trong hang động vùng núi đá vôi

khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

TT

Tên taxon

Động

Phong

Nha

Hang

Sơn

Đòong

Hang

Thiên

Đường

Hang

Tối Hang E

Hang

35

Hang

Va

Hang

Tú Làn

Hang

Yên

Hợp

Ngành Arthropoda Latreille

Phân ngành Crustacea Brünnich

Lớp Chân mang Branchiopoda Latreille

Bộ Diplostraca Gerstaecker

Phân bộ Cladocera Latreille

Họ Bosminidae Baird

1 Bosmina longirostris (Müller) +

Họ Daphniidae Straus

2 Ceriodaphnia rigaudi Richard + + +

Họ Macrothricidae Norman & Brady

3 Macrothrix spinosa King + + + +

Họ Chydoridae Stebbing

4 Alona eximia Kiser + + + +

5 Brancelia sp. + +

6 Camptocercus vietnamensis Dang +

7 Chydorus sphaericus (Müller) + + + +

Lớp Chân hàm Maxillopoda Dahl

Phân lớp chân chèo Copepoda Milne-Edwards

Bộ Calanoida Sars

Họ Pseudodiaptomidae Sars

8 Pseudodiaptomus gordioides Brehm +

Page 201: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xiv

Họ Diaptomidae Sars

9 Nannodiaptomus phongnhaensis Dang & Ho + + + + +

10 Nannodiaptomus haii. +

11 Neodiaptomus curvispinosus Dang & Ho + +

12 Mongolodiaptomus sp. +

Bộ Cyclopoida Burmeister

Họ Cyclopidae Rafinesque

13 Acanthocyclops sp. + +

14 Bryocyclops sp. + + +

15 Ectocyclops phaleratus (Koch) + + + + + +

16 Eucyclops euacanthus (Sars) + + + +

17 Eucyclops sp. +

18 Halicyclops aequoreus (Fischer) + +

19 Halicyclops sp. + + + + +

20 Graeteriella longifurcata Tran & Chang + + + + + +

21 Graeteriella sp. + +

22 Mesocyclops cf. affinis Van de Velde + + +

23 Mesocyclops sondoongensis Tran & Holynska + + + +

24 Microcyclops cf. karvei Kiefer & Moorthy + + + +

25 Microcyclops varicans (Sars) +

26 Paracyclops fimbriatus (Fischer) + +

27 Rybocyclops sp. + +

28 Thermocyclops crassus (Fischer) +

29 Thermocyclops vermifer (Lindberg) + + + +

30 Thermocyclops cf. orientalis Dussart & Fernando + + +

31 Tropocyclops prasinus (Fischer) + + + +

32 Tropocyclops sp. + + + +

Page 202: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xv

Bộ Harpacticoida Sars

Họ Ameiridae Monard

33 Nitokra pietschmanni (Chappuis) +

34 Nitocrella unispinosus Shen et Tai + + + + +

35 Nitocrella sp. + + + +

Họ Canthocamptidae Sars

36 Elaphoidella bidens (Schmeil) + +

37 Elaphoidella grandidieri (Guerne et Richard) + + + +

38 Elaphoidella intermedia Chappuis + + + + + +

39 Epactophanes richardi Marazek + +

Họ Cletodidae Scott

40 Limnocletodes behningi Borutzky + +

Lớp Có vỏ Ostracoda Latreille

Bộ Podocopida Sars

Họ Cyprididae Baird

41 Pseudostrandesia calapanensis (Tressler) + + +

Họ Notodromadidae Kaufmann

42 Notodromas sp. + +

Họ Candonidae Kaufmann

43 Meridiescandona cf. lucerna Karanovic + + +

Lớp Malacostraca Latreille

Bộ Thermosbaenacea Monod

Họ Halosbaenidae Monod & Cals

44 Theosbaena sp. +

Bộ Bathynellacea Chappuis

Họ Parabathynellidae Noodt

45 Siambathynella sp. + + + +

Page 203: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xvi

Bộ Amphipoda Latreille

Họ Bogidiellidae Hertzog

46 Bogidiella thai Botosancanu & Notenboom + +

Họ Corallanidae Hansen

47 Tachaea chinensis Thielemann +

Bộ Decapoda Latreille

Họ Palaemonidae Rafinesque

48 Macrobrachium phongnhaense Do & Nguyen + + + + +

Họ Potamidae Ortmann

49 Nemoron nomas Ng + + + +

Tổng số 21 22 16 14 15 19 9 14 13

Page 204: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xvii

Bảng 6. Thành phần loài giáp xác nước ngọt sống theo mùa và theo tầng nước ở các thủy

vực vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng

STT Tên taxon Tầng

Nổi

Tầng

Đáy

Mùa

Khô

Mùa

Mưa

Ngành Arthropoda Latreille

Phân ngành Crustacea Brünnich

Lớp Chân mang Branchiopoda Latreille

Bộ Diplostraca Gerstaecker

Phân bộ Cladocera Latreille

Họ Bosminidae Baird

1 Bosmina longirostris (Müller) + + +

2 Bosminopsis deitersi Richard + +

Họ Daphniidae Straus

3 Ceriodaphnia rigaudi Richard + + +

4 Scapholeberis kingi Sars + + +

5 Simocephalus elizabethae (King) + +

Họ Sidiidae Baird

6 Sida crystallina (O. F. Müller) + +

7 Diaphanosoma sarsi Richard + + +

8 Diaphanosoma excisum Sars + +

Họ Macrothricidae Norman & Brady

9 Macrothrix spinosa King + +

10 Macrothrix triserialis Brady + +

Họ Ilyocryptidae Smirnov

11 Ilyocryptus spinifer Herrick + + +

Họ Moinidae Goulden

12 Moina dubia Guerne & Richard + + +

13 Moinodaphnia macleayi (King) + + +

Họ Chydoridae Stebbing

14 Alona eximia Kiser + + +

15 Alona rectangula Sars + + +

16 Brancelia sp. + +

17 Camptocercus vietnamensis Dang + +

18 Kurzia longirostris (Daday) + + +

19 Chydorus sphaericus (Müller) + + +

20 Chydorus alexandrovi Poggenpol + +

21 Picripleuroxus similis (Vávra) + +

22 Pleuroxus hamatus Baird + +

23 Disparalona rostrata (Koch) + + +

24 Dunhevedia crassa King + + +

25 Leydigia acanthocercoides (Fischer) + +

26 Oxyurella singalensis (Daday) + + +

Lớp Chân hàm Maxillopoda Dahl

Phân lớp chân chèo Copepoda Milne-

Edwards

Bộ Calanoida Sars

Page 205: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xviii

Họ Pseudodiaptomidae Sars

27 Pseudodiaptomus gordioides Brehm + + +

28 Pseudodiaptomus bulbosus (Shen & Tai) + + + +

Họ Diaptomidae Sars

29 Nannodiaptomus phongnhaensis Dang & Ho + + +

30 Nannodiaptomus haii Tran et Brancelj + +

31 Neodiaptomus curvispinosus Dang & Ho + +

32 Neodiaptomus schmackeri (Poppe & Richard) + + +

33 Eodiaptomus draconisignivomi Brehm + + +

34 Mongolodiaptomus sp. + +

Bộ Cyclopoida Burmeister

Họ Cyclopidae Rafinesque

35 Acanthocyclops sp. + +

36 Bryocyclops sp. + + + +

37 Ectocyclops phaleratus (Koch) + + + +

38 Eucyclops euacanthus (Sars) + + +

39 Eucyclops sp. + +

40 Halicyclops aequoreus (Fischer) + + +

41 Halicyclops thermophilus Kiefer + +

42 Halicyclops sp. + +

43 Halicyclops songsonensis Tran, Le et Ho + +

44 Graeteriella longifurcata Tran & Chang + + +

45 Graeteriella sp. + + + +

46 Mesocyclops cf. affinis Van de Velde + +

47 Mesocyclops aspericornis (Daday) + +

48 Mesocyclops sondoongensis Tran & Holynska + + +

49 Microcyclops cf. karvei Kiefer & Moorthy + +

50 Microcyclops varicans (Sars) + + +

51 Microcyclops tricolor (Lindberg) + +

52 Paracyclops fimbriatus (Fischer) + + + +

53 Rybocyclops sp. + + +

54 Thermocyclops crassus (Fischer) + + +

55 Thermocyclops taihokuensis Harada + + +

56 Thermocyclops vermifer (Lindberg) + +

57 Thermocyclops cf. orientalis Dussart &

Fernando + + +

58 Tropocyclops prasinus (Fischer) +

+

59 Tropocyclops sp. + +

Họ Oithonidae Dana

60 Limnoithona sinensis (Burckhardt) + +

Họ Cyclopettidae Martínez Arbizu

61 Paracyclopina nana Smirnov + + +

Bộ Harpacticoida Sars

Họ Ameiridae Monard

62 Nitokra pietschmanni (Chappuis) + + +

63 Nitokra lacustris (Shmankevich) + + +

Page 206: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xix

64 Nitocrella unispinosus Shen et Tai + + +

65 Nitocrella sp. + + +

Họ Canthocamptidae Sars

66 Elaphoidella bidens (Schmeil) + + +

67 Elaphoidella grandidieri (Guerne et Richard) + + + +

68 Elaphoidella intermedia Chappuis + + + +

69 Epactophanes richardi Marazek + + +

Họ Cletodidae Scott

70 Limnocletodes behningi Borutzky + + + +

Lớp Có vỏ Ostracoda Latreille

Bộ Podocopida Sars

Họ Cyprididae Baird

71 Pseudostrandesia calapanensis (Tressler) + + + +

Họ Notodromadidae Kaufmann

72 Notodromas sp. + + +

Họ Candonidae Kaufmann

73 Meridiescandona cf. lucerna Karanovic + +

Lớp Malacostraca Latreille

Bộ Thermosbaenacea Monod

Họ Halosbaenidae Monod & Cals

74 Theosbaena sp. + + +

Bộ Bathynellacea Chappuis

Parabathynellidae Noodt

75 Siambathynella sp. + + +

Bộ Amphipoda Latreille

Họ Bogidiellidae Hertzog

76 Bogidiella thai Botosancanu & Notenboom + + +

Bộ Isopoda Latreille

Họ Corallanidae Hansen

77 Tachaea chinensis Thielemann + +

Bộ Decapoda Latreille

Họ Atyidae De Haan

78 Caridina subnilotica Dang + + +

79 Caridina auticaudata Dang + +

80 Caridina glacilirostris De Man + + +

Họ Palaemonidae Rafinesque

81 Palaemonetes tonkinensis (Sollaud) + + +

82 Macrobrachium phongnhaense Do & Nguyen + + +

83 Macrobrachium hainanense Parisi + + +

84 Macrobrachium javanicum (Heller) + + +

85 Macrobrachium yeti Dang + + +

86 Macrobrachium mieni Dang + + +

87 Macrobrachium nipponense (De Haan) + + +

Họ Potamidae Ortmann

88 Indochinamon phongnha Naruse, Nguyen &

Yeo + +

Page 207: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xx

89 Nemoron nomas Ng + + +

90 Villopotamon sp. + +

Họ Parathelphusidae Alcock

91 Somanniathelphusa pax Ng & Kosuge + + +

92 Somanniathelphusa sinensis H. Milne. Edwards + + +

Họ Varunidae H. Milne Edwards

93 Varuna litterata (Fabricius) + +

Tổng số 65 39 80 70

Page 208: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxi

Bảng 7. Chỉ số thủy lý-hóa môi trường nước các thủy vực núi đá vôi khu vực

VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 08. 2011

TT Thủy

vực

Nhiệt độ

(°C)

Ánh

sáng

(lux)

pH Độ cứng

(mg/l)

DO

(mg/l)

NH4+

(mg/l)

NO3-

(mg/l)

PO43-

(mg/l)

1 ĐPN 22,2 1,5 8,04 115 5,8 0,033 0,401 0,087

2 HTĐ 22,4 0 6,87 121 5,3 0,028 0,288 0,078

3 HT 21,2 0 7,64 104 5,5 0,042 0,449 0,083

4 HE 21,6 0 7,58 96 6,8 0,034 0,417 0,116

5 SS1 28,6 8200 8,12 152 8,1 0,096 0,861 0,182

6 SC1 27,3 16500 8,02 163 7,9 0,089 0,864 0,124

7 STĐ 28,3 13200 7,92 118 7,9 0,057 0,729 0,098

Bảng 8. Chỉ số thủy lý-hóa môi trường nước các thủy vực núi đá vôi khu vực

VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 04. 2013

TT Thủy vực Nhiệt độ

(°C)

Ánh

sáng

(lux)

pH Độ cứng

(mg/l)

DO

(mg/l)

NH4+

(mg/l)

NO3-

(mg/l)

PO43-

(mg/l)

1 ĐPN 21,6 0 7,88 128 5,35 0,029 0,424 0,079

2 HSĐ1 20,7 0 8,12 118 6,38 0,037 0,483 0,085

3 HSĐ2 21,4 0 8,05 121 5,76 0,032 0,391 0,076

4 HSĐ3 20,5 0 8,19 94 3,97 0,033 0,404 0,077

5 HSĐ4 20,8 0 8,03 126 4,86 0,035 0,443 0,082

6 SS1 23,2 10200 8,05 153 8,13 0,084 1,120 0,188

7 SC1 23,8 9300 7,96 158 8,02 0,076 0,960 0,164

Bảng 9. Chỉ số thủy lý-hóa môi trường nước các thủy vực núi đá vôi khu vực

VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 04. 2014

TT Thủy vực Nhiệt độ

(°C)

Ánh

sáng

(lux)

pH Độ cứng

(mg/l)

DO

(mg/l)

NH4+

(mg/l)

NO3-

(mg/l)

PO43-

(mg/l)

1 ĐPN1 22,5 1,6 8,04 126 6,02 0,034 0,427 0,081

2 ĐPN2 22,5 0 8,08 134 5,43 0,033 0,425 0,079

3 ĐPN3 22,8 0 8,12 118 5,24 0,033 0,401 0,072

4 ĐPN4 22,4 0 8,05 105 5,08 0,032 0,405 0,066

5 HTĐ2 21,3 0 8,18 116 4,46 0,03 0,387 0,075

6 HTĐ3 22,2 0 7,88 128 5,15 0,035 0,448 0,082

7 HT 22,5 0 7,65 126 4,72 0,038 0,390 0,084

8 HE1 23,2 1,2 7,84 116 6,58 0,041 0,521 0,092

9 HE2 22,4 0 7,96 124 6,38 0,045 0,634 0,096

10 HE3 22,4 0 7,56 98 6,23 0,040 0,547 0,095

Page 209: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxii

11 HE4 22,0 0 7,88 104 4,42 0,032 0,390 0,082

12 H35 21,6 0 8,12 131 5,38 0,028 0,427 0,076

13 HV 21,9 0 8,26 110 4,90 0,022 0,528 0,064

14 SS1 25,8 7500 7,88 136 8,05 0,156 0,875 0,192

15 SS2 25,7 8000 7,76 125 8,05 0,163 0,935 0,162

16 SS3 25,7 9500 7,69 110 8,12 0,092 0,806 0,184

17 SC1 25,8 6700 7,41 130 8,99 0,085 0,684 0,102

18 SC2 25,2 6700 7,55 127 8,05 0,052 0,728 0,114

19 SC3 25,2 6500 7,86 130 8,04 0,048 0,765 0,124

20 SKV 25,1 5500 7,68 102 7,93 0,076 0,596 0,085

21 KD 25,8 4300 7,70 121 8,01 0,054 0,812 0,173

22 STĐ 25,5 8700 7,60 107 7,93 0,048 0,524 0,091

Bảng 10. Chỉ số thủy lý-hóa môi trường nước các thủy vực núi đá vôi khu vực

VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 08. 2014

TT Thủy

vực

Nhiệt độ

(°C)

Ánh

sáng

(lux)

pH Độ cứng

(mg/l)

DO

(mg/l)

NH4+

(mg/l)

NO3-

(mg/l)

PO43-

(mg/l)

1 ĐPN1 25,5 1,2 8,48 120 5,90 0,034 0,417 0,079

2 ĐPN2 25,3 0 8,57 120 6,00 0,033 0,406 0,077

3 ĐPN3 25,5 0 8,56 118 6,27 0,034 0,418 0,079

4 ĐPN4 25,3 0 8,51 102 5,57 0,033 0,385 0,075

5 HTĐ1 20,3 0 8,12 125 5,15 0,017 0,368 0,042

6 HTĐ2 20,6 0 8,19 94 3,97 0,036 0,463 0,066

7 HTĐ3 22,0 0 8,60 132 5,45 0,032 0,393 0,071

8 HT 22,6 0 7,78 105 6,24 0,037 0,455 0,105

9 HE1 22,5 1,0 8,06 132 6,60 0,034 0,417 0,084

10 HE2 22,3 0 8,03 121 6,20 0,041 0,552 0,091

11 HE3 22,5 0 8,12 95 5,72 0,039 0,514 0,095

12 HE4 22,3 0 8,21 87 5,16 0,035 0,443 0,067

13 H35 21,2 0 8,12 103 6,06 0,035 0,441 0,076

14 HV 22,3 0 8,01 140 5,33 0,018 0,607 0,066

15 HTL 23,2 0 8,16 122 6,78 0,036 0,464 0,083

16 HYH 22,5 0 7,89 146 5,58 0,033 0,413 0,078

17 SS1 28,3 18600 8,02 122 7,98 0,132 0,932 0,142

18 SS2 28,0 12400 7,94 115 7,99 0,096 0,908 0,167

19 SS3 28,4 8700 8,08 124 8,02 0,072 0,892 0,196

20 SC1 28,2 6400 8,12 120 7,95 0,074 0,781 0,175

21 SC2 27,8 14500 8,05 125 9,05 0,051 0,706 0,182

22 SC3 28,1 17300 7,08 131 7,97 0,048 0,638 0,098

23 KR 27,9 8900 7,54 88 7,95 0,062 0,826 0,201

24 SPN 27,8 19200 8,14 95 7,93 0,048 0,743 0,127

Page 210: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxiii

25 STH 28,5 12500 8,06 106 7,95 0,074 0,828 0,185

26 SCN 28,4 6900 7,80 154 7,93 0,048 0,796 0,084

27 SYH 28,5 8600 7,58 135 7,93 0,051 0,526 0,088

28 SKV 28,2 14700 7,79 108 7,93 0,061 0,650 0,076

29 KD 27,9 16000 8,03 145 7,95 0,055 0,985 0,123

30 STĐ 28,6 21200 8,04 110 7,94 0,051 0,460 0,108

31 RC 28,0 13500 8,14 138 7,96 0,058 0,881 0,112

32 HĐS1 27,8 11200 8,06 121 8,08 0,082 0,725 0,184

33 HĐS2 27,9 18300 7,65 119 8,12 0,095 0,770 0,196

34 HĐS3 27,8 9800 7,92 115 8,16 0,064 1,048 0,203

35 HKN1 27,6 12300 7,45 92 8,52 0,148 0,968 0,275

36 HKN2 28,1 10300 7,32 97 8,28 0,134 0,704 0,188

37 HKN3 28,1 6200 7,96 105 9,03 0,094 1,030 0,194

Bảng 11. Chỉ số thủy lý-hóa môi trường nước các thủy vực núi đá vôi khu vực

VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 09. 2014

TT Thủy

vực

Nhiệt độ

(°C)

Ánh sáng

(lux) pH

Độ cứng

(mg/l)

DO

(mg/l)

NH4+

(mg/l)

NO3-

(mg/l)

PO43-

(mg/l)

1 ĐPN1 25,4 1,0 7,93 135 5,92 0,033 0,413 0,084

2 ĐPN2 25,6 0 7,68 134 5,84 0,032 0,393 0,084

3 ĐPN3 24,7 0 8,02 135 5,27 0,033 0,398 0,077

4 ĐPN4 24,6 0 8,12 127 5,22 0,032 0,385 0,079

5 HSĐ1 21,8 0 7,84 122 5,58 0,038 0,491 0,073

6 HSĐ2 20,7 0 8,05 120 5,19 0,032 0,379 0,075

7 HSĐ3 20,5 0 8,02 118 5,92 0,034 0,416 0,082

8 HSĐ4 20,6 0 8,05 109 5,75 0,034 0,432 0,077

9 HTĐ2 20,8 0 8,13 121 4,80 0,032 0,383 0,070

10 HTĐ3 21,3 0 8,04 134 5,88 0,034 0,417 0,082

11 H35 20,5 0 8,02 118 5,25 0,034 0,428 0,082

Bảng 12. Chỉ số thủy lý-hóa môi trường nước các thủy vực núi đá vôi khu vực

VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 04. 2015

TT Thủy

vực

Nhiệt độ

(°C)

Ánh

sáng

(lux)

pH Độ cứng

(mg/l)

DO

(mg/l)

NH4+

(mg/l)

NO3-

(mg/l)

PO43-

(mg/l)

1 ĐPN1 24,23 2,0 7,79 130 6,09 0,030 0,432 0,080

2 ĐPN2 24,08 0 7,82 120 5,25 0,030 0,421 0,077

3 ĐPN3 24 0 7,81 125 5,87 0,029 0,414 0,078

4 ĐPN4 24,05 0 8,02 125 5,72 0,028 0,385 0,070

5 HTĐ1 21,8 0 7,69 118 5,03 0,021 0,216 0,050

Page 211: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxiv

6 HTĐ2 21,43 0 7,91 128 5,25 0,028 0,326 0,069

7 HTĐ3 22,03 0 7,83 107 6,12 0,037 0,474 0,077

8 HT 21,5 0 8,24 125 5,27 0,036 0,479 0,105

9 HE1 21,8 1,5 8,12 87 7,07 0,043 0,601 0,103

10 HE2 21,7 0 8,34 96 6,25 0,045 0,634 0,107

11 HE3 21,7 0 8,40 104 6,09 0,041 0,560 0,098

12 HE4 21,6 0 8,37 120 5,85 0,034 0,427 0,092

13 H35 22,1 0 8,06 80 6,03 0,033 0,401 0,078

14 HV 21,37 0 8,03 116 5,53 0,018 0,280 0,072

15 HTL 22,4 0 7,86 127 7,02 0,039 0,522 0,079

16 HYH 21,6 0 7,88 85 4,81 0,032 0,391 0,076

17 SS1 25,2 8300 7,95 97 8,16 0,085 0,868 0,154

18 SS2 25,2 7800 8,18 92 8,03 0,070 0,725 0,142

19 SS3 25,1 4300 8,02 103 8,09 0,067 0,726 0,156

20 SC1 25,2 6400 7,89 105 8,00 0,065 0,508 0,134

21 SC2 25,0 4300 7,65 91 8,03 0,060 0,582 0,093

22 SC3 25,0 8600 7,82 91 8,04 0,041 0,518 0,102

23 KR 24,6 4400 8,03 85 7,99 0,040 0,913 0,132

24 SPN 24,2 8200 8,16 89 7,96 0,052 0,768 0,142

25 STH 25,3 9600 7,95 106 7,98 0,064 0,482 0,121

26 SCN 25,2 8700 7,34 134 7,95 0,041 0,858 0,085

27 SYH 24,6 4500 7,28 137 7,94 0,036 0,393 0,072

28 SKV 24,5 5100 7,91 96 7,97 0,032 0,458 0,085

29 KD 24,8 10200 8,02 88 7,98 0,062 0,922 0,124

30 STĐ 24,2 8300 8,05 106 7,97 0,030 0,654 0,088

31 RC 25,4 7800 8,09 122 7,98 0,044 0,920 0,078

32 HĐS1 25,6 7100 7,57 142 8,05 0,085 1,035 0,179

33 HĐS2 25,6 7800 7,92 138 7,90 0,122 1,037 0,193

34 HĐS3 25,5 4700 7,49 135 8,56 0,104 1,113 0,182

35 HKN1 25,2 6300 7,55 155 8,40 0,092 1,082 0,197

36 HKN2 25,2 8200 7,48 148 8,03 0,096 1,244 0,205

37 HKN3 25,0 7200 7,77 130 10,60 0,081 0,853 0,106

Bảng 13. Chỉ số thủy lý-hóa môi trường nước các thủy vực núi đá vôi khu vực

VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 08. 2015

TT Thủy

vực

Nhiệt độ

(°C)

Ánh

sáng

(lux)

pH Độ cứng

(mg/l)

DO

(mg/l)

NH4+

(mg/l)

NO3-

(mg/l)

PO43-

(mg/l)

1 ĐPN1 24,47 1,0 7,44 152 5,22 0,033 0,395 0,085

2 ĐPN2 24,20 0 7,53 140 6,15 0,033 0,412 0,079

3 ĐPN3 23,85 0 7,55 150 6,03 0,033 0,397 0,078

4 ĐPN4 23,66 0 7,55 155 5,17 0,032 0,387 0,076

Page 212: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxv

5 HTĐ1 23,08 0 7,35 158 6,01 0,011 0,182 0,059

6 HTĐ2 23,12 0 7,65 140 5,53 0,037 0,466 0,065

7 HTĐ3 23,25 0 7,95 130 6,18 0,034 0,422 0,081

8 HT 24,25 0 8,06 120 7,12 0,038 0,502 0,127

9 HE1 24,75 2,0 7,85 135 8,16 0,035 0,621 0,161

10 HE2 24,04 0 7,89 140 7,88 0,039 0,618 0,153

11 HE3 23,87 0 8,06 105 6,83 0,037 0,582 0,104

12 HE4 23,54 0 7,69 128 6,96 0,034 0,431 0,088

13 SS1 27,84 6400 7,96 145 9,24 0,098 0,882 0,186

14 SS2 27,76 5700 7,45 140 9,78 0,108 0,805 0,155

15 SS3 27,70 8300 8,05 140 10,53 0,053 0,624 0,092

16 SC1 27,13 14300 7,79 138 9,24 0,066 1,027 0,096

17 SC2 27,09 14300 7,83 130 8,90 0,047 0,926 0,108

18 SC3 27,16 4700 7,88 130 8,95 0,039 0,780 0,082

19 KR 28,06 13200 8,13 125 7,94 0,055 0,432 0,077

20 SPN 27,87 16400 7,28 106 7,94 0,042 0,743 0,083

21 STH 27,73 7200 7,32 113 7,94 0,069 1,120 0,088

22 SCN 28,05 13100 7,16 148 7,93 0,028 1,202 0,074

23 SYH 28,32 17100 7,27 150 7,93 0,038 0,436 0,078

24 SKV 27,17 5800 7,85 140 7,93 0,052 0,574 0,074

25 KD 27,65 6000 8,05 155 7,95 0,058 1,145 0,085

26 STĐ 28,16 11300 7,71 137 7,94 0,039 0,348 0,090

27 RC 27,55 9300 8,18 145 7,94 0,062 1,425 0,091

28 HĐS1 27,05 5500 7,80 132 9,02 0,081 0,990 0,182

29 HĐS2 27,16 6100 7,82 148 10,40 0,093 1,116 0,165

30 HĐS3 27,03 6300 7,78 140 10,52 0,087 0,948 0,193

31 HKN1 27,17 9220 7,54 115 7,56 0,093 1,254 0,195

32 HKN2 27,45 10300 7,16 120 8,84 0,088 1,105 0,183

33 HKN3 27,06 8600 7,25 120 8,90 0,102 0,883 0,198

Bảng 14. Mật độ, chỉ số phong phú d và chỉ số đa dạng loài H’ GXSN ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 8. 2011

TT Thủy

vực

Mật ộ (cá thể/m3) Chỉ số

Cladocera Calanoida Cyclopoida Harpacticoida Ostracoda Tổng số d H'

1 ĐPN1 9 4 14 3 3 33 2,29 2,31

2 HTĐ 0 0 11 4 2 17 1,76 1,88

3 HT 3 11 50 3 3 70 2,12 2,02

4 HE 12 0 79 10 8 109 1,92 2,02

5 SS 240 102 72 12 0 426 1,98 2,08

6 SC 86 17 85 8 0 196 2,08 2,34

7 STĐ 24 0 14 3 1 42 1,61 1,64

Page 213: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxvi

Bảng 15. Mật độ, chỉ số phong phú d và chỉ số đa dạng loài H’ GXSN ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 4. 2013

TT Thủy

vực

Mật ộ (cá thể/m3) Chỉ số

Cladocera Calanoida Cyclopoida Harpacticoida Ostracoda Tổng số d H'

1 ĐPN 6 2 41 2 0 51 1,78 1,93

2 HSĐ1 0 12 61 7 5 85 2,03 2,05

3 HSĐ2 0 3 23 2 0 28 1,20 1,89

4 HSĐ3 0 4 28 4 2 38 1,65 1,91

5 HSĐ4 0 14 37 9 5 65 1,68 1,95

6 SS 282 98 149 6 0 535 2,07 2,21

7 SC 163 0 92 12 0 267 1,97 2,16

Bảng 16. Mật độ, chỉ số phong phú d và chỉ số đa dạng loài H’ GXSN ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 4. 2014

TT Thủy

vực

Mật ộ (cá thể/m3) Chỉ số

Cladocera Calanoida Cyclopoida Harpacticoida Ostracoda Tổng số d H’

1 ĐPN1 14 4 22 12 0 52 1,77 1,93

2 ĐPN2 16 4 23 8 0 51 1,78 1,93

3 ĐPN3 9 2 13 9 0 33 1,72 1,90

4 ĐPN4 11 0 18 7 0 36 1,67 1,90

5 HTĐ2 3 2 15 2 3 25 1,55 1,88

6 HTĐ3 17 3 31 13 4 68 1,42 1,95

7 HT 2 7 63 5 2 79 1,83 1,97

8 HE1 47 0 61 14 0 122 2,29 2,04

9 HE2 16 0 127 3 0 146 2,01 2,07

10 HE3 49 0 80 12 0 141 1,82 2,07

11 HE4 12 0 56 0 0 68 1,42 1,95

12 H35 0 4 43 12 3 62 1,70 1,95

13 HV 0 79 46 2 0 127 1,03 1,63

14 SS1 89 12 210 13 0 324 1,90 2,01

15 SS2 120 62 180 9 0 371 2,03 2,08

16 SS3 165 74 215 3 0 457 1,96 1,85

17 SC1 23 0 94 21 0 138 1,83 1,91

18 SC2 46 10 137 8 0 201 2,07 2,03

19 SC3 88 14 193 11 0 306 1,92 2,35

20 SKV 35 0 26 9 0 70 1,88 1,95

21 KD 84 22 106 16 0 228 1,84 1,76

22 STĐ 27 8 31 13 0 79 1,83 1,86

Page 214: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxvii

Bảng 17. Mật độ, chỉ số phong phú d và chỉ số đa dạng loài H’ GXSN ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 8. 2014

TT Thủy

vực

Mật ộ (cá thể/m3) Chỉ số

Cladocera Calanoida Cyclopoida Harpacticoida Ostracoda Tổng số d H'

1 ĐPN1 17 9 13 6 0 45 1,84 1,96

2 ĐPN2 11 6 16 4 0 37 1,94 2,03

3 ĐPN3 11 10 16 9 0 46 1,83 1,92

4 ĐPN4 12 6 22 3 0 43 1,60 1,92

5 HTĐ1 0 0 6 3 3 12 0,80 1,98

6 HTĐ2 0 3 49 6 21 79 1,14 1,81

7 HTĐ3 9 0 26 2 0 37 1,38 1,67

8 HT 3 19 35 3 11 71 1,88 1,96

9 HE1 17 0 24 4 0 45 2,10 2,18

10 HE2 49 0 79 15 0 143 1,81 2,07

11 HE3 41 0 66 10 0 117 1,68 2,03

12 HE4 15 0 41 8 0 64 1,20 1,95

13 H35 0 0 32 26 6 64 1,68 1,93

14 HV 0 92 86 6 2 186 1,15 1,87

15 HTL 24 0 43 11 4 82 2,04 2,07

16 HYH 4 0 26 12 0 42 1,61 1,91

17 SS1 53 27 80 13 0 173 1,94 2,13

18 SS2 61 22 104 4 0 191 1,90 2,08

19 SS3 96 34 126 3 0 259 2,16 2,26

20 SC1 30 4 68 9 0 111 1,49 1,65

21 SC2 26 0 102 4 0 132 1,43 1,73

22 SC3 55 11 89 0 0 155 1,59 1,62

23 KR 45 0 53 7 0 105 1,29 1,44

24 SPN 32 0 44 3 0 79 1,14 1,24

25 STH 66 2 38 6 0 112 1,27 1,43

26 SCN 28 0 31 3 0 62 1,21 1,18

27 SYH 26 0 33 2 0 61 1,46 1,56

28 SKV 34 0 18 9 0 61 1,22 1,18

29 KD 52 8 43 7 0 110 1,28 1,44

30 STĐ 36 11 45 7 0 99 1,74 1,95

31 RC 55 0 51 16 0 122 1,46 1,27

32 HĐS1 150 18 210 9 0 387 1,85 2,03

33 HĐS2 132 32 280 14 0 458 1,96 2,31

34 HĐS3 260 80 465 24 0 829 1,79 2,11

35 HKN1 350 185 755 10 0 1300 1,39 1,86

36 HKN2 375 86 320 14 0 795 1,65 1,95

37 HKN3 455 220 715 15 0 1405 1,93 2,08

Page 215: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxviii

Bảng 18. Mật độ, chỉ số phong phú d và chỉ số đa dạng loài H’ GXSN ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 9. 2014

TT Thủy

vực

Mật ộ (cá thể/m3) Chỉ số

Cladocera Calanoida Cyclopoida Harpacticoida Ostracoda Tổng số d H'

1 ĐPN1 13 6 22 2 0 43 2,13 2,15

2 ĐPN2 11 2 13 1 0 27 2,12 2,14

3 ĐPN3 16 0 17 0 0 33 1,72 1,90

4 ĐPN4 12 0 14 0 0 26 1,84 1,89

5 HSĐ1 0 11 77 5 7 100 1,52 2,00

6 HSĐ2 0 0 18 5 0 23 1,59 1,88

7 HSĐ3 0 11 31 8 4 54 2,01 2,04

8 HSĐ4 0 7 41 5 4 57 1,73 1,94

9 HTĐ2 0 0 12 2 25 39 1,36 1,91

10 HTĐ3 16 5 24 6 4 55 2,00 2,03

11 H35 0 0 51 9 3 63 1,93 1,95

Bảng 19. Mật độ, chỉ số phong phú d và chỉ số đa dạng loài H’ GXSN ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 4. 2015

TT Thủy

vực

Mật ộ (cá thể/m3) Chỉ số

Cladocera Calanoida Cyclopoida Harpacticoida Ostracoda Tổng số d H'

1 ĐPN1 22 4 36 4 0 66 1,91 1,95

2 ĐPN2 22 2 28 6 0 58 1,72 1,94

3 ĐPN3 18 5 21 9 0 53 1,76 1,93

4 ĐPN4 15 5 17 5 0 42 1,34 1,75

5 HTĐ1 0 0 5 2 4 11 0,83 1,32

6 HTĐ2 2 8 18 10 7 45 1,31 1,93

7 HTĐ3 35 6 48 8 0 97 1,75 2,00

8 HT 11 21 59 6 4 101 1,95 2,00

9 HE1 61 0 121 7 2 191 2,09 2,14

10 HE2 84 0 106 25 1 216 1,86 2,15

11 HE3 65 0 88 5 3 161 1,57 1,92

12 HE4 22 0 34 4 2 62 1,45 1,85

13 H35 0 3 27 7 6 43 2,13 2,17

14 HV 0 72 43 8 0 123 1,45 1,86

15 HTL 38 0 76 19 0 133 1,84 2,05

16 HYH 6 0 21 9 0 36 1,67 1,90

17 SS1 45 32 140 10 0 227 2,21 2,36

18 SS2 105 38 134 11 0 288 2,30 2,54

19 SS3 92 114 184 6 0 396 2,51 2,8

Page 216: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxix

20 SC1 26 17 162 18 0 223 1,48 1,82

21 SC2 72 21 171 9 0 273 1,96 2,06

22 SC3 65 29 201 5 0 300 2,10 2,44

23 KR 106 0 74 16 0 196 1,52 1,58

24 SPN 54 0 72 6 0 132 1,64 1,77

25 STH 73 6 94 9 0 182 1,15 1,32

26 SCN 46 0 66 2 0 114 1,48 1,76

27 SYH 58 0 27 4 0 89 1,56 1,88

28 SKV 112 0 18 13 0 143 1,21 1,4

29 KD 85 25 51 8 0 169 1,95 2,22

30 STĐ 68 18 55 4 0 145 1,61 1,96

31 RC 121 0 42 5 0 168 1,37 1,54

32 HĐS1 126 75 148 25 0 374 2,03 2,27

33 HĐS2 420 180 740 10 0 1350 1,66 1,85

34 HĐS3 360 210 620 12 0 1202 1,83 2,03

35 HKN1 315 80 770 18 0 1183 1,84 2,11

36 HKN2 280 150 1050 21 0 1501 1,78 1,95

37 HKN3 650 175 1280 26 0 2131 1,83 2,02

Bảng 20. Mật độ, chỉ số phong phú d và chỉ số đa dạng loài H’ GXSN ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 8. 2015

TT Thủy vực Mật ộ (cá thể/m

3) Chỉ số

Cladocera Calanoida Cyclopoida Harpacticoida Ostracoda Tổng số d H'

1 ĐPN1 13 5 19 2 0 39 2,18 2,22

2 ĐPN2 24 2 21 4 0 51 1,78 1,93

3 ĐPN3 19 0 17 4 0 40 1,90 1,91

4 ĐPN4 12 2 15 5 0 34 1,70 1,90

9 HTĐ1 0 0 4 1 6 11 0,83 1,46

10 HTĐ2 11 5 36 31 14 97 1,09 1,55

11 HTĐ3 16 0 35 8 0 59 1,72 1,94

12 HT 18 28 64 2 6 118 1,68 1,95

13 HE1 14 0 62 4 0 80 2,05 2,14

14 HE2 32 0 85 13 0 130 1,85 2,05

15 HE3 25 0 67 11 0 103 1,73 2,01

16 HE4 5 0 53 7 0 65 1,44 1,95

21 SS1 38 28 102 9 0 177 1,74 1,95

22 SS2 51 34 121 7 0 213 2,05 2,45

23 SS3 42 56 94 5 0 197 2,08 2,68

24 SC1 60 0 45 11 0 116 1,26 1,44

25 SC2 43 0 86 7 0 136 1,63 1,92

26 SC3 39 5 105 4 0 153 1,79 1,96

27 KR 37 0 43 3 0 83 1,58 1,7

28 SPN 41 0 39 7 0 87 1,12 1,34

Page 217: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxx

29 STH 58 2 26 5 0 91 1,33 1,69

30 SCN 25 0 36 6 0 67 1,19 1,36

31 SYH 35 0 28 11 0 74 1,39 1,72

32 SKV 48 0 21 5 0 74 1,16 1,44

33 KD 38 12 56 3 0 109 1,71 1,98

34 STĐ 29 5 42 6 0 82 1,82 2,16

35 RC 44 0 38 13 0 95 1,54 1,88

36 HĐS1 120 45 200 16 0 381 1,68 1,93

37 HĐS2 295 65 310 13 0 683 1,84 2,21

38 HĐS3 210 32 355 9 0 606 1,87 2,16

39 HKN1 270 40 340 12 0 662 1,85 2,08

40 HKN2 220 75 280 16 0 591 2,19 2,35

41 HKN3 390 105 265 24 0 784 1,95 2,27

Bảng 21. Mật độ, chỉ số phong phú d và chỉ số đa dạng loài H’ GXSĐ ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 4. 2013

TT Thủy

vực

Mật ộ (cá thể/m2) Chỉ số

Cyclopoida Harpacticoida Ostracoda Bathynellacea Amphipoda Decapoda Tổng số d H'

1 HSĐ1 6 11 11 0 0 0 28 0,90 1,34

2 HSĐ2 0 3 0 0 0 0 3 0,91 1,28

3 HSĐ3 18 26 13 2 2 0 61 0,97 1,42

4 HSĐ4 4 16 7 2 3 0.7 32.7 1,43 1,76

5 SS 22 35 0 0 0 13 70 1,65 1,88

6 SC 10 28 0 0 0 7 45 1,31 1,44

Bảng 22. Mật độ, chỉ số phong phú d và chỉ số đa dạng loài H’ GXSĐ ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 4. 2014

TT Thủy

vực

Mật ộ (cá thể/m2) Chỉ số

Cyclopoida Harpacticoida Ostracoda Bathynellacea Amphipoda Isopoda Decapoda Tổng số d H'

1 HTĐ2 8 15 9 2 2 0 0 36 1,12 1,32

2 HTĐ3 14 21 4 0 0 0 0 39 1,36 1,56

3 HT 8 13 5 2 0 0 0 28 1,20 1,33

4 HE1 7 16 0 0 0 0 0 23 1,28 1,55

5 HE2 7 9 0 0 0 0 0 16 1,44 1,78

6 HE3 0 13 0 0 0 0 0 13 0,78 1,26

7 HE4 3 5 0 0 0 0 0 8 0,96 1,31

8 H35 8 17 5 2,5 0 0 1,5 34 1,70 1,98

9 HV 19 10 3 0 0 0 0,3 32,3 1,15 1,29

10 SS1 8 15 0 0 0 0 7 30 1,18 1,22

11 SS2 16 13 0 0 0 0 7 36 1,12 1,2

12 SS3 21 20 0 0 0 0 11 52 1,52 1,83

13 SC1 0 15 0 0 0 0 0 15 1,11 1,36

14 SC2 6 13 0 0 0 0 0 19 1,36 1,85

15 SC3 12 18 0 0 0 0,2 0 30,2 1,17 1,26

Page 218: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxxi

16 SKV 5 7 0 0 0 0 0,6 12,6 1,18 1,35

17 KD 9 13 0 0 0 0 1,8 23,8 1,26 1,46

18 STĐ 15 19 0 0 0 0 2,5 36,5 1,11 1,28

Bảng 23. Mật độ, chỉ số phong phú d và chỉ số đa dạng loài H’ GXSĐ ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 8. 2014

TT Thủy

vực

Mật ộ (cá thể/m2) Chỉ số

Cyclopoida Harpacticoida Ostracoda Bathynellacea Decapoda Tổng số d H'

1 HTĐ1 17 18 12 3 0 51 1,53 1,92

2 HTĐ2 9 11 35 0 0 55 0,75 1,28

3 HTĐ3 20 18 5 0 0 43 1,06 1,32

4 HT 14 16 7 0 0,2 37,2 1,38 1,55

5 HE1 9 8 0 0 0 17 1,41 1,61

6 HE2 5 11 0 0 0 16 1,08 1,33

7 HE3 2 9 0 0 0 11 0,83 0,93

8 HE4 2 14 0 0 0 16 1,08 1,22

9 H35 7 24 7 1,3 1,2 40,5 1,62 1,85

10 HV 17 22 5 0 0,6 44,6 1,05 1,4

11 HTL 11 24 2,5 0 0,2 37,7 1,10 1,38

12 HYH 6 13 0 0 0 19 1,02 1,25

13 SS1 5 11 0 0 4 20 1,67 1,88

14 SS2 9 7 0 0 7 23 1,91 2,08

15 SS3 17 18 0 0 8 43 1,86 2,02

16 SC1 7 18 0 0 0 25 1,24 1,42

17 SC2 5 12 0 0 1,1 18,1 2,07 2,18

18 SC3 5 13 0 0 0,8 18,8 2,05 1,21

19 KR 3 9 0 0 2,7 14,7 1,12 1,29

20 SPN 4 7 0 0 1,5 12,5 1,19 1,3

21 STH 6 6 0 0 2 14 0,76 0,88

22 SCN 4 7 0 0 2 13 0,78 0,92

23 SYH 7 9 0 0 2,7 18,7 1,02 1,22

24 SKV 16 28 0 0 3,2 47,2 1,04 1,27

25 KD 13 25 0 0 3 41 1,08 1,31

26 STĐ 8 17 0 0 2,6 27,6 1,21 1,45

27 RC 15 23 0 0 3,4 41,4 1,61 1,78

28 HĐS1 7 27 0 0 1,9 35,9 1,12 1,32

29 HĐS2 5 31 0 0 2 38 1,37 1,55

30 HĐS3 11 38 0 0 2,4 51,4 1,27 1,49

31 HKN1 0 18 0 0 1,7 19,7 1,34 1,58

32 HKN2 0 24 0 0 4 28 1,20 1,41

33 HKN3 0 31 0 0 7 38 1,37 1,52

Page 219: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxxii

Bảng 24. Mật độ, chỉ số phong phú d và chỉ số đa dạng loài H’ GXSĐ ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 9. 2014

TT Thủy

vực

Mật ộ (cá thể/m2) Chỉ số

Cyclopoida Harpacticoida Ostracoda Bathynellacea Amphipoda Decapoda Tổng số d H'

1 HSĐ1 9 17 14 0 0 0 40 0,54 0,76

2 HSĐ2 0 7 0 0 0 0 7 1,03 1,26

3 HSĐ3 12 32 15 3 2,7 0 64,7 0,96 1,31

4 HSĐ4 8 25 13 4 3,2 0,2 53,4 1,01 1,35

5 HTĐ1 14 25 8 2,6 2,4 0 52 1,27 1,46

6 HTĐ2 5 8 31 0 0 0 44 0,79 0,85

7 HTĐ3 7 9 3 0 0 0 19 1,36 1,46

8 H35 5 28 9 2,5 0 0,2 44,7 1,32 1,52

Bảng 25. Mật độ, chỉ số phong phú d và chỉ số đa dạng loài H’ GXSĐ ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 4. 2015

TT Thủy vực Mật ộ (cá thể/m

2) Chỉ số

Cyclopoida Harpacticoida Ostracoda Bathynellacea Decapoda Tổng số d H'

1 HTĐ1 9 13 12 2,5 0 36,5 1,67 1,83

2 HTĐ2 4 7 28 0 0 39 0,82 1,21

3 HTĐ3 23 18 12 0 0 53 1,26 1,43

4 HT 16 23 3 0 1,1 43,1 1,06 1,28

5 HE1 16 28 0 0 0 44 1,32 1,44

6 HE2 21 34 0 0 0 55 1,00 1,18

7 HE3 7 21 0 0 0 28 0,90 1,03

8 HE4 11 17 0 0 0 28 0,90 1,19

9 H35 9 19 13 2 1,5 44,5 1,32 1,56

10 HV 8 16 15 0 0,8 39,8 1,36 1,52

11 HTL 13 18 4 0 0 35 1,13 1,49

12 HYH 9 15 0 0 0,2 24,2 0,94 1,12

13 SS1 7 11 0 0 2,4 20,4 1,66 1,78

14 SS2 11 13 0 0 5,5 29,5 1,77 1,97

15 SS3 20 26 0 0 6 52 1,52 1,83

16 SC1 7 18 0 0 1,8 26,8 1,22 1,48

17 SC2 5 12 0 0 2,3 19,3 1,35 1,56

18 SC3 5 13 0 0 2,7 20,7 1,65 1,79

19 KR 8 14 0 0 1,2 23,2 0,95 1,19

20 SPN 7 11 0 0 0,6 18,6 1,37 1,46

21 STH 11 9 0 0 0,3 20,3 0,66 1,03

22 SCN 15 21 0 0 1,7 37,7 0,83 1,08

23 SYH 15 18 0 0 2,1 35,1 0,84 1,03

24 SKV 7 27 0 0 1,2 35,2 1,12 1,28

25 KD 7 31 0 0 1,8 39,8 1,36 1,58

26 STĐ 5 28 0 0 3 36 1,40 1,53

27 RC 17 32 0 0 1,5 50,5 1,27 1,42

28 HĐS1 9 21 0 0 0,9 30,9 1,17 1,38

Page 220: NGHIÊN C ìU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC TRƢNG PHÂN B C êA …gust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26181.pdf · ii L àI CẢM ƠN rong quá trình thực hiện luận án

xxxiii

29 HĐS2 15 18 0 0 1,3 34,3 1,13 1,32

30 HĐS3 11 32 0 0 1,9 44,9 1,31 1,55

31 HKN1 3 24 0 0 0,7 27,7 0,90 1,26

32 HKN2 9 18 0 0 1,5 28,5 1,19 1,39

33 HKN3 7 38 0 0 4 49 1,03 1,29

Bảng 26. Mật độ, chỉ số phong phú d và chỉ số đa dạng loài H’ GXSĐ ở các thủy vực

vùng núi đá vôi khu vực VQG Phong Nha – Kẻ Bàng tháng 8. 2015

TT Thủy

vực

Mật ộ (cá thể/m2) Chỉ số

Cyclopoida Harpacticoida Ostracoda Bathynellacea Decapoda Tổng số d H

1 HTĐ1 3 18 7 3 0 31 1,46 1,66

2 HTĐ2 0 9 21 0 0 30 0,59 1,72

3 HTĐ3 8 11 5 0 0 24 1,26 1,36

4 HT 4 15 6 0 1,5 26,5 0,92 1,22

5 SS1 4 17 0 0 2 23 1,28 1,46

6 SS2 7 11 0 0 4,3 22,3 1,93 2,13

7 SS3 12 19 0 0 3,8 34,8 1,97 2,27

8 SC1 0 13 0 0 0,7 13,7 1,15 1,36

9 SC2 0 20 0 0 1,2 21,2 1,31 1,62

10 SC3 4 16 0 0 2,4 22,4 1,61 1,88

11 KR 3 25 0 0 0,8 28,8 1,19 1,33

12 SPN 5 21 0 0 3,5 29,5 1,18 1,28

13 STH 18 27 0 0 1,5 46,5 1,30 1,48

14 SCN 8 17 0 0 0 25 0,93 1,39

15 SYH 0 8 0 0 0 8 0,96 1,24

16 SKV 4 16 0 0 1,8 21,8 0,97 1,32

17 KD 3 25 0 0 4 32 1,15 1,42

18 STĐ 0 13 0 0 2,2 15,2 1,10 1,31

19 RC 7 20 0 0 1,7 28,7 1,19 1,29

20 HĐS1 0 13 0 0 0 13 1,56 1,02

21 HĐS2 8 25 0 0 0,8 33,8 1,14 1,32

22 HĐS3 4 22 0 0 3,3 29,3 1,48 1,48

23 HKN1 0 12 0 0 2,5 14,5 1,50 1,62

24 HKN2 0 21 0 0 0,5 21,5 1,30 1,46

25 HKN3 5 26 0 0 1,3 32,3 1,44 1,58