nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

613
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/351710216 Nghiên cu đề xut các yếu tnh hưởng đến sla chn chuyên ngành kế toán ca người hc (Đặng Thu Hà, Đặng Tho Hin) Conference Paper · May 2019 CITATIONS 0 READS 2,833 1 author: Dang Thu Ha Hanoi University of Industry 14 PUBLICATIONS 0 CITATIONS SEE PROFILE All content following this page was uploaded by Dang Thu Ha on 20 May 2021. The user has requested enhancement of the downloaded file.

Upload: others

Post on 27-Nov-2021

15 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/351710216

Nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chuyên ngành kế

toán của người học (Đặng Thu Hà, Đặng Thảo Hiền)

Conference Paper · May 2019

CITATIONS

0READS

2,833

1 author:

Dang Thu Ha

Hanoi University of Industry

14 PUBLICATIONS   0 CITATIONS   

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Dang Thu Ha on 20 May 2021.

The user has requested enhancement of the downloaded file.

Page 2: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Kû yÕu héi th¶o quèc gia

Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o

kÕ to¸n, kiÓm to¸n

Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư: Những vấn đề đặt ra với

nội dung và chương trình đào tạo ngành Kế toán, Kiểm toán

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Page 3: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

2

Page 4: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

3

ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

Kính thưa: Các nhà khoa học,

Các quý vị đại biểu,

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã có ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, các lĩnh vực, trong đó

có lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Người làm kế toán trong tương lai không chỉ cần có trình độ

chuyên môn sâu trong lĩnh vực của mình mà còn phải có nhiều các kỹ năng nghề nghiệp khác để

đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật cũng như sự thay

đổi, biến động không ngừng của môi trường kinh tế xã hội.

Thêm vào đó, trong bối cảnh nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam có chất

lượng cao trở lên cấp thiết với mục tiêu góp phần minh bạch hóa môi trường đầu tư, hỗ trợ, thúc

đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp thông qua hoạt động quản lý, tư vấn, cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán. Chính vì vậy

công tác đào tạo, nghiên cứu kế toán, kiểm toán tại các cơ sở giáo dục đại học cần sự đổi mới

thực sự, toàn diện.

Tiếp nối thành công của hội thảo quốc gia về kế toán, kiểm toán lần thứ 2 tại trường

Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2018, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Hội

thảo khoa học Quốc gia lần thứ 3 với chủ đề “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Những vấn

đề đặt ra đối với nội dung và chương trình đào tạo ngành Kế toán, Kiểm toán” nhằm tạo cơ

hội để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên trao đổi

chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, thực hành kế toán, kiểm toán.

Để đáp ứng mục tiêu của chủ đề hội thảo đưa ra, các bài nghiên cứu, các bài nghiên cứu được

ban biên tập bố cục theo hai phần:

Phần 1: Xây dựng và cải tiến chương trình trong đào tạo Kế toán, Kiểm toán

Phần 2: Kế toán - Kiểm toán - Tài chính: Những thay đổi trong bối cảnh Cách mạng Công

nghiệp 4.0

Trong quá trình tổ chức Hội thảo, Ban biên tập đã nhận được nhiều bài nghiên cứu của các

chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán đến từ cơ quan quản lý nhà nước,

hiệp hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp trên cả nước, đặc biệt là các trường đại học, cao đẳng,

bao gồm: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, Trường Đại học

Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Trường Đại học Thương mại, Học viện

Tài chính, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế và QTKD Thái Nguyên, Trường Đại

học Quảng Bình, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học

Lao động - Xã hội (Cở sở Hà Nội, cơ sở TP HCM), Trường Đại học Lạc Hồng, Học viện Ngân

Page 5: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

4

hàng (Phân viện Phú Yên), Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì,

Trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM, Trường Cao đẳng Thống kê và Trường Đại học Công

nghiệp Hà Nội.

Ban Tổ chức đã nhận được 65 bài nghiên cứu, sau khi tiến hành phản biện kín, ban biên

tập đã nhận trở lại được 55 bài có chất lượng và phù hợp với chủ đề của hội thảo để đưa vào kỷ

yếu Hội thảo khoa học Quốc gia. Các bài tham luận, bài nghiên cứu này mang lại những giá trị

khoa học và thực tiễn cao, giúp cho khu vực doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý có cái

nhìn khách quan, từ đó định hướng kế hoạch hay chính sách phù hợp nhằm phát triển kinh tế

Việt Nam ổn định và bền vững. Các cơ sở đào tạo tiếp thu các ý kiến tâm huyết của nhà nhà

khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý trong việc đưa ra các đánh giá, đề xuất, kiến nghị

nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán phù hợp

với yêu cầu thực tế của doanh nghiệp theo hướng hội nhập với khu vực và quốc tế.

Để có được chương trình hội thảo này, ngoài sự quan tâm của các nhà khoa học, các

chuyên gia còn có sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Đại học Công nghiệp

Hà Nội. Chính sự quan tâm quý báu này đã góp phần thành công cho Hội thảo. Cuối cùng, Ban

Tổ chức Hội thảo xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các chuyên gia, nhà khoa học và các nhà quản

lý giáo dục.

Xin kính chúc các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu là tác giả của các bài báo, quý vị

đại biểu tham dự hội thảo dồi dào sức khỏe và hạnh phúc!

Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!

BAN TỔ CHỨC

Page 6: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

5

DANH SÁCH THÀNH VIÊN CÁC BAN

CỦA HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

1. BAN CHỈ ĐẠO

TT Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ

1 TS. Nguyễn Anh Tuấn Phó Hiệu trưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Trưởng ban

2 PGS.TS. Đặng Ngọc Hùng Trưởng khoa Kế toán Kiểm toán

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Phó

Trưởng ban

3 PGS.TS. Phạm Văn Đông Trường phòng Khoa học Công nghệ

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

4 TS. Kiều Xuân Thực Trưởng phòng Đào tạo

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

2. BAN TỔ CHỨC

TT Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ

1 TS. Nguyễn Anh Tuấn Phó Hiệu trưởng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Trưởng ban

2 PGS.TS. Đặng Ngọc Hùng Trưởng khoa Kế toán Kiểm toán

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Phó

Trưởng ban

3 PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nga Phó trưởng khoa Kế toán Kiểm toán

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

4 TS. Trương Thanh Hằng Phó trưởng khoa Kế toán Kiểm toán

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

5 PGS.TS. Phạm Văn Đông Trường phòng Khoa học Công nghệ

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

6 TS. Kiều Xuân Thực Trưởng phòng Đào tạo

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

3. BAN THƯ KÝ HỘI THẢO

TT Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ

1 TS. Hoàng Thị Việt Hà Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Trưởng ban

2 TS. Nguyễn Thị Lan Anh Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

3 TS. Nguyễn Thị Thanh Loan Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

4 TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

Page 7: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

6

4. BAN NỘI DUNG

4.1. TIỂU BAN PHẢN BIỆN

TT Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ

1 PGS.TS. Đặng Ngọc Hùng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Trưởng

Tiểu ban

2 PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nga Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

3 TS. Trương Thanh Hằng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

4 TS. Hoàng Thị Việt Hà Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

5 TS. Nguyễn Thị Thanh Loan Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

6 TS. Nguyễn Thị Lan Anh Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

7 TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

8 TS. Đậu Hoàng Hưng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

9 TS. Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

10 TS. Trần Thị Thùy Trang Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

11 TS. Đinh Thị Thanh Hải Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

12 TS. Đặng Thu Hà Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

13 NCS.ThS. Vũ Thị Thanh Bình Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

14 NCS.ThS. Nguyễn Phương Anh Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

4.2. TIỂU BAN BIÊN TẬP

TT Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ

1 PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nga Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Trưởng

Tiểu ban

2 TS. Nguyễn Thị Xuân Hồng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

3 TS. Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

4 NCS. ThS. Vũ Thị Thanh Bình Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

5 ThS. Đặng Văn Bính Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ủy viên

Page 8: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

7

MỤC LỤC

Trang

Phần 1. XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH TRONG ĐÀO TẠO

KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Kế toán, kiểm toán 4.0: Cơ hội, thách thức và tầm quan trọng của nguồn

nhân lực

Phạm Đức Hiếu

15

Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng đầu ra của sinh viên ngành

kế toán - kiểm toán tại các trường Đại học công lập Việt Nam hiện nay

Vũ Thị Kim Anh, Hoàng Thị Việt Hà

22

Năng lực nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ và định hướng đào tạo sinh viên

ngành kiểm toán tại Việt Nam

Nguyễn Thị Hồng Nga

33

Tác động của Blockchain tới ngành kế toán - kiểm toán trong cuộc cách mạng

công nghiệp 4.0

Nguyễn Võ Tuyết Trinh

43

Thực tập tốt nghiệp trong đào tạo sinh viên kế toán - kiểm toán: Góc nhìn từ

phía doanh nghiệp

Vũ Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Thanh Loan, Hoàng Thị Hương

51

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất

lượng đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán tại Trường Đại học Công

nghiệp Hà Nội

Nguyễn Thị Lan Anh

62

Giảng dạy môn học Nguyên lý kế toán cho sinh viên ngoài ngành kế toán,

kiểm toán dựa trên chức năng cung cấp thông tin của kế toán: Nghiên cứu tại

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đinh Thị Thanh Hải, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Liên

80

Đào tạo kiểm toán nội bộ ở Việt Nam trong điều kiện cách mạng công nghiệp

4.0 - Đòi hỏi tất yếu

Nguyễn Thị Lê Thanh

89

Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tân sinh viên kế toán -

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đặng Thu Hà, Đinh Thị Thanh Hải

98

Page 9: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

8

Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học ngành kế toán trong

bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại Trường

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đào Thị Nhung, Phạm Thu Huyền

109

Nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chuyên ngành kế

toán của người học

Đặng Thu Hà, Đặng Thảo Hiền

123

Ảnh hưởng của nhân tố Hành vi chủ động và Nhận thức vị thế cá nhân đến

Sự hài lòng của sinh viên và Hoà nhập xã hội: Nghiên cứu tại Trường Đại học

Công nghiệp Hà Nội

Nguyễn Thị Hồng Duyên, Nguyễn Phương Anh

134

Ứng dụng khung năng lực trong xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành

kế toán - thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Phạm Văn Thiệu, Nguyễn Văn Hiếu

143

Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chuyên ngành kế toán trong cách mạng

công nghiệp 4.0

Phan Thị Thu Hà

153

Blockchain với ngành kế toán kiểm toán

Nguyễn Thị Khánh Phương

162

Giải pháp liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo

kế toán, kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0

Lê Thị Thu Hương

168

Nhận thức và định hướng của sinh viên kế toán với cách mạng công nghiệp

4.0: Nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Lương Thị Hân, Nguyễn Thị Ngọc Hiền

176

Công nghiệp 4.0: Khảo sát kỳ vọng của chuyên gia và hàm ý cho đào tạo

chuyên ngành kế toán kiểm toán

Lại Thị Thu Thủy, Hoàng Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Hồng Lam, Phạm Đức Hiếu

185

Đào tạo nhân lực kế toán kiểm toán đáp ứng yêu cầu của cách mạng

công nghiệp 4.0

Lê Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Thanh Tâm

196

Đổi mới phương pháp giảng dạy kế toán kiểm toán trước tác động của cách

mạng công nghiệp 4.0

Trương Thanh Hằng, Nguyễn Thị Nga

207

Khoảng cách giữa đào tạo kế toán quản trị tại các trường đại học và yêu cầu

nghề nghiệp

Đặng Thị Huyền Hương, Phạm Thị Ngọc Thu

219

Page 10: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

9

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao trong thời kỳ hội

nhập cách mạng 4.0

Trương Thanh Hằng, Nguyễn Thị Nga

228

Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy các học phần kế

toán tài chính ở bậc đại học: Nghiên cứu thực nghiệm tại Đại học Công

nghiệp Hà Nội

Đào Thị Nhung, Phạm Thu Huyền, Đặng Thị Hồng Hà

240

Đổi mới giảng dạy kế toán dựa trên quy trình tư duy thiết kế - Nghiên cứu tại

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguyễn Thị Hương Liên, Nguyễn Tố Tâm, Nguyễn Thị Hồng Nga

252

Phần 2. KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN NHỮNG THAY ĐỔI TRONG BỐI CẢNH

CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận đến kỳ hạn nợ: Trường hợp tại Việt Nam

Đặng Ngọc Hùng

261

Hoàn thiện tổ chức con người trong hệ thống thông tin kế toán quản trị chi

phí của các doanh nghiệp da giầy Việt Nam

Nguyễn Văn Hải

275

Kế toán phát triển bền vững và ứng dụng vào Việt Nam

Phạm Đức Cường, Nguyễn Quốc Trung

284

The association between corporate governance and financial report quality in

the case of listed companies in Vietnam stock market

Tran Thi Kim Anh, Hoang Ha Anh

292

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chuyển đổi sang kế toán trên

cơ sở dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp

Đinh thị Thanh Hải, Đặng Thu Hà

306

Ứng dụng mô hình quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ logistics

Nguyễn Thị Thu Thủy

318

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nguyễn Thị Thu Thủy, Cao Thị Huyền Trang

329

Rào cản và động lực trong áp dụng kế toán chi phí môi trường tại Bệnh viện

Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Trần Thị Nhung, Nguyễn Thị Lan Anh

342

Page 11: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

10

Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Thái Bình

Hoàng Thị Việt Hà, Đào Thu Hà

356

Triển vọng ứng dụng công nghệ blockchain trong kế toán kiểm toán ở

Việt Nam

Trần Thị Thu Trang, Bùi Thị Thu

373

Ứng dụng fintech trong việc hỗ trợ hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp

nhỏ và vừa ở Việt Nam

Nguyễn Đăng Tuệ

387

Hệ thống thông tin kế toán quản trị tại một số quốc gia trên thế giới và

bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Nguyễn Thị Hồng Duyên, Nguyễn Phương Anh

401

Bàn về kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất

Nguyễn Hữu Ánh, Nguyễn Thanh Hiếu

408

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch

của khách hàng cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Trần Thị Thùy Trang

423

Nghiên cứu những ảnh hưởng của công nghệ blockchain đến lĩnh vực kế toán

trong khu vực công

Phạm Quang Huy, Vũ Kiến Phúc

435

Đánh giá tính hữu hiệu kiếm soát nội bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm

Việt Nam

Trịnh Viết Giang

445

Tính độc lập và đạo đức kiểm toán: góc nhìn từ tình huống Enron & Arthur

Andersen

Trần Nguyên Hạnh, Nguyễn Quang Huy

456

Kiểm toán nội bộ: Hàng rào bảo vệ cho các doanh nghiệp Việt Nam

Trịnh Viết Giang

470

Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược trong

doanh nghiệp dệt may Việt Nam

PPhạm Ngọc Toàn, Lê Thị Mỹ Nương

478

Hóa đơn điện tử - xu thế mới của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh

cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Diệu Thanh

487

Các kỹ thuật khai phá dữ liệu và tỷ số tài chính được sử dụng trong phát hiện

gian lận báo cáo tài chính

Nguyễn Thị Liên Hương

498

Page 12: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

11

Nghiên cứu tác động của tính thanh khoản đến khả năng sinh lời của

các công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Nguyễn Hồng Trang

511

Sự thay đổi về vai trò của kế toán quản trị trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Thanh Loan

524

Ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp

Nguyễn Văn Dũng

540

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc ứng dụng công nghệ

thông tin trong tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại các trường đại học

kinh tế tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hoàng Thị Kim Ưng, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Lê Thị Ngọc Mai

547

Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng thanh toán của các

doanh nghiệp niêm yết

Đậu Hoàng Hưng, Nguyễn Viết Hà

557

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán theo vòng đời

sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Lê Quỳnh Anh, Nguyễn Tố Tâm

568

Kế toán phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ góc độ tuân thủ IFRS về

công cụ tài chính

Nguyễn Thị Xuân Hồng, Đỗ Đức Tài

581

Kế toán trên nền tảng điện toán đám mây: Lợi ích và rào cản khi áp dụng

Vũ Quang Trọng

589

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp

trên địa bàn Hà Nội

Trương Thanh Hằng

596

Page 13: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

12

Page 14: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

13

Phần 1

XÂY DỰNG VÀ CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH

TRONG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Page 15: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

14

Page 16: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

15

Kế toán, kiểm toán 4.0: Cơ hội, thách thức và tầm quan trọng

của nguồn nhân lực

Phạm Đức Hiếu

Đại học Thương mại

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.42 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 10/11/2019

Ngày nhận bài: 04/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Bài viết dựa trên các tranh luận của giới hành nghề và các nhà nghiên cứu kế toán, kiểm

toán về cơ hội, thách thức và tầm quan trọng của con người trong bối cảnh của kế toán, kiểm

toán 4.0. Từ đó người viết bày tỏ quan điểm cá nhân khẳng định không có sự loại trừ lẫn nhau

giữa robot thông minh và giới hành nghề kế toán, kiểm toán. Do không loại trừ nhau nên cách

mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 sẽ thúc đẩy sự kết hợp giữa máy móc và con người để gia tăng

hơn nữa các lợi ích do công nghệ mang lại. Vì thế, để chuẩn bị cho sự kết hợp này trong tương

lai, cơ sở đào tạo, giảng viên, người hành nghề và các sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán

cần phải có nhận thức đúng đắn, trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết, nhận biết được các

giới hạn của công nghệ và giới hạn của bản thân để từ đó có sự kết hợp thông minh với máy móc

thiết bị, tạo ra hiệu ứng vượt trội trong năng suất và hiệu quả công việc, cung cấp ngày càng

nhiều giá trị gia tăng của kế toán, kiểm toán cho khách hàng và thị trường.

Từ khóa: CMCN 4.0, kế toán 4.0, kiểm toán 4.0

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế giới đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang bước vào cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ 4 còn gọi là CMCN 4.0. Bàn luận về ba cuộc cách mạng trước đó là điều

khá dễ dàng vì chúng ta đã trải qua, đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của thế giới sau mỗi

cuộc cách mạng. Tuy nhiên, trao đổi bàn luận về CMCN 4.0 đang diễn ra lại khó khăn hơn nhiều

vì tất cả mới chỉ bắt đầu trên cơ sở hiện tại để suy đoán tương lai. Dù vậy, điều này là cần thiết vì

chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị để nắm bắt cơ hội và đối diện với cả thách thức. Hơn bao giờ hết,

câu hỏi thường trực được đặt ra là trong tương lai 10 - 20 năm tới liệu con người có bị thay thế

bởi robot, bởi trí tuệ nhân tạo? Và làm thế nào để lực lượng lao động hiện tại và tương lai có thể

tiếp tục cạnh tranh với máy móc trong môi trường công nghệ 4.0.

Bài viết này dựa trên các tranh luận của giới hành nghề và các nhà nghiên cứu kế toán,

kiểm toán về cơ hội, thách thức và tầm quan trọng của yếu tố con người trong bối cảnh của kế

Page 17: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

16

toán, kiểm toán 4.0. Từ đó, người viết bày tỏ quan điểm cá nhân khẳng định sự không loại trừ lẫn

nhau giữa robot với trí tuệ nhân tạo và con người sinh học với tư duy linh hoạt, có lý trí và tình

cảm. Do không loại trừ nhau nên CMCN 4.0 sẽ thúc đẩy sự kết hợp giữa máy móc thông minh

với con người để gia tăng hơn nữa các lợi ích vượt trội do công nghệ mang lại. Vì thế, để chuẩn

bị cho sự kết hợp này trong tương lai, cơ sở đào tạo, giảng viên, người hành nghề và các sinh

viên ngành kế toán, kiểm toán cần phải có nhận thức đúng đắn, trang bị các kiến thức và kỹ năng

cần thiết, nhận biết được các giới hạn của công nghệ và giới hạn của bản thân để từ đó có sự kết

hợp thông minh với máy móc thiết bị, tạo ra hiệu ứng vượt trội trong năng suất và hiệu quả công

việc. Như vậy công nghệ thông minh không loại trừ lao động sống nên người hành nghề kế toán,

kiểm toán cũng không có lý do gì phải lo lắng về việc bị thay thế bởi robot. Chủ động nắm bắt cơ

hội, thiết lập một đội ngũ làm việc trên cơ sở con người + thiết bị thông minh sẽ là xu hướng của

CMCN 4.0, tạo ra thế chủ động trong ứng dụng công nghệ để giảm bớt các công đoạn, thao tác

nghề nghiệp có tính thủ công, tập trung nhiều hơn sức lực, trí tuệ cùng sự linh hoạt vào phán

đoán chuyên môn để phục vụ tốt hơn khách hàng sẽ là xu hướng và sự phát triển trong tương lai

của kế toán, kiểm toán 4.0.

2. BỐI CẢNH CỦA CMCN 4.0

Theo từ điển Oxford, CMCN được định nghĩa là sự phát triển nhanh chóng của công

nghiệp có tác động mạnh mẽ tới năng suất lao động và sự phát triển của kinh tế, xã hội. Cuộc

CMCN lần thứ nhất đánh dấu bằng việc sử dụng năng lượng của máy hơi nước với động cơ đốt

trong. Máy hơi nước đã thay thế các thao tác thủ công của con người vì thế năng suất lao động

đã được cải thiện đáng kể. Cuộc CMCN lần thứ hai là kết quả của việc sử dụng năng lượng điện

với động cơ điện để chế tạo ra số lượng lớn sản phẩm và hàng hóa. Một lần nữa, CMCN lần 2 đã

làm gia tăng đáng kể năng suất lao động của thời kỳ này. CMCN lần thứ ba là kết quả của việc

sử dụng công nghệ điện tử - tin học và tự động hóa sản xuất. Thời kỳ này chứng kiến sự ra đời

của máy tính cá nhân, Internet, và các tiến bộ đáng kể của công nghệ thông tin và truyền thông.

Nhờ có CMCN lần 3, năng suất lao động lại được tiếp tục nâng lên.

CMCN lần thứ 4 (4.0) được xây dựng trên cơ sở của CMCN lần thứ 3 bao gồm các tiến bộ

của trí tuệ nhân tạo, là sự kết nối của công nghệ trong thực thể vật chất, số hóa và công nghệ sinh

học. CMCN 4.0 là sự tiến bộ của kỹ thuật liên quan tới xu hướng mới nhất của tự động hóa và

trao đổi dữ liệu như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, và máy học. CMCN 4.0 còn được

gọi là ‘công nghệ thông minh’, nơi mà các quá trình vật lý được kiểm soát bởi hệ thống công

nghệ và việc ra quyết định được phi tập trung hóa. Điều này đã làm tăng năng suất lao động.

CMCN 4.0 được dự đoán sẽ có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội.

Có thể thấy, điểm chung của mỗi cuộc cách mạng là việc sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm

gia tăng năng suất lao động. Nghĩa là có sự kết nối giữa các ngành nghề với công nghệ hay nói

cách khác chính ứng dụng công nghệ trong các ngành, lĩnh vực đã tạo ra sự thay đổi đã được lịch

sử ghi nhận với ba cuộc cách mạng trước đó và với CMCN 4.0 hiện nay. Do đó, có thể thấy

CMCN 4.0 vừa tạo ra động lực để kết nối giữa các ngành, lĩnh vực nhưng cũng tạo ra ‘khoảng

cách nghề nghiệp’ nếu các bên không có sự chủ động để tăng cường kết nối và hợp tác. Kế toán,

kiểm toán 4.0 chắc chắn sẽ yêu cầu các chuyên gia công nghệ thông tin phải có kiến thức về kế

Page 18: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

17

toán, kiểm toán. Đồng thời, giới hành nghề kế toán cũng cần phải có hiểu biết nhất định về công

nghệ thông tin để có thể giao tiếp hiệu quả với các chuyên gia công nghệ. Hợp tác giữa các nhà

chuyên môn kế toán với CNTT của CMCN 4.0 là không thể tránh khỏi, tuy nhiên để có thể đẩy

nhanh quá trình này thì cần phải có những phân tích thấu đáo.

3. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NHÂN LỰC KẾ TOÁN,

KIỂM TOÁN 4.0

3.1. Áp lực bị thay thế bởi máy móc

Theo các nhà khoa học của Đại học Oxford, Frey và Óborne (2013) có tới 47% công việc

hiện tại ở Mỹ sẽ bị thay thế bởi tự động hóa trong 2 thập kỷ tới. Kế toán, kiểm toán đứng thứ 4

trong top 5 ngành nghề được dự đoán sẽ bị thay thế bởi robots (Palmer, 2017). Những báo cáo

về tương lai của kế toán, kiểm toán trong kỷ nguyên số và trí tuệ nhân tạo đã tạo ra những lo

lắng, bất an cho giới hành nghề hiện tại với câu hỏi thường trực: Liệu với tuổi đời và tuổi nghề

như vậy họ có thể bắt kịp và cập nhật các kiến thức, kỹ năng cần thiết để tiếp tục công việc?

Mặt khác, với thế hệ sinh viên đang và sẽ theo đuổi ngành kế toán, kiểm toán, thì câu hỏi lại là:

Liệu họ có thể sẽ sớm ra nhập vào đội ngũ thất nghiệp ngay từ khi chưa ra trường hoặc chưa

vào trường hay không? Câu hỏi tương tự cũng được đặt ra đối với các cơ sở đào tạo kế toán,

kiểm toán và giảng viên: Họ có bị đào thải hay không? Họ cần phải trang bị thêm những gì?

Và sinh viên của họ cần phải được chuẩn bị những gì ngay từ bây giờ?... Rất nhiều câu hỏi đặt

ra và trả lời những câu hỏi này là điều không dễ dàng vì CMCN 4.0 vẫn đang tiếp diễn và

chúng ta cũng chỉ đang trên con đường tự bảo vệ bằng cách thích nghi để tồn tại một cách cạnh

tranh và thông minh trên cơ sở con người có tri thức, lý trí và tình cảm với giao tiếp xã hội và

ứng xử chuyên nghiệp.

Với góc nhìn lạc quan, trong khi một số nhân viên kế toán, người giữ sổ sách và kiểm toán

viên có thể sẽ bị mất việc nếu họ không thay đổi và điều chỉnh các kỹ năng cần thiết, thì cũng

nên nghĩ rằng những công việc như ghi sổ, lập báo cáo, kiểm tra dữ liệu một cách đơn thuần thực

sự không phải là một nghề mà đó chỉ là các nhiệm vụ hay thao tác đơn thuần (tasks) đối với nghề

kế toán, kiểm toán. Các công việc như lập chứng từ, ghi sổ, soạn thảo báo cáo theo các khuôn

mẫu định trước không tạo ra giá trị gia tăng cho đơn vị. Giá trị gia tăng của kế toán, kiểm toán

thuộc về các chức năng tư vấn, giải trình, phân tích, thuyết minh và bảo vệ luận điểm trên cơ sở

kết hợp hài hòa giữa thông tin tài chính và phi tài chính, phù hợp với từng đối tượng và hoàn

cảnh. Cùng với tiến bộ của CMCN những thao tác có tính lặp lại sẽ ngày càng được tự động hóa

ở mức độ cao. Mặt khác, khi một số ngành nghề bị mất, thì sẽ có những ngành nghề mới được

tạo ra như là hệ quả của CMCN 4.0. Một ví dụ điển hình là khi các máy rút tiền tự động (ATM)

được sử dụng để thay thế rất nhiều lao động trong ngành ngân hàng, từ 20 nhân viên/chi nhánh

vào năm 1988 giảm xuống chỉ còn 13 nhân viên/chi nhánh vào 2004 (Petropoulos, 2017 trích từ

Hoffman, 2017). Song, vì chi phí cho một chi nhánh giảm xuống do sử dụng ATM, nên các ngân

hàng lại có khả năng mở thêm các chi nhánh để phục vụ tốt hơn khách hàng của họ vì tiết kiệm

được chi phí nhân công cho việc theo dõi tài khoản khách hàng một cách thủ công như trước

đây. Kết quả là số chi nhánh ngân hàng đã tăng lên 43% trong cùng một thời gian.

Page 19: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

18

3.2. Con người và máy móc cạnh tranh hay hợp tác trong kế toán, kiểm toán 4.0

Phân tích điểm mạnh, yếu của mỗi bên

Máy móc trên thực tế có thể thực hiện tốt hơn con người ở một số thao tác, công việc. Tuy

nhiên không phải là tất cả vì có những thao tác, công việc con người thực hiện tốt hơn máy móc.

Có thể so sánh bằng việc liệt kê những công việc mà máy hoặc người làm tốt như sau:

Những công việc mà máy tính làm tốt hơn con người: Tìm giải pháp cho những vấn đề đã

được cấu trúc, lập trình trên cơ sở đủ thông tin đầu vào; những công việc, thao tác thông thường

xảy ra hàng ngày và lặp lại (Routine tasks); tính toán số học nhanh và chính xác hơn.

Những công việc mà con người thực hiện tốt hơn máy móc hoặc những công việc mà máy

móc có thể đưa ra nhận định sai hoặc cần nhiều thời gian hơn con người để thực hiện: Tìm giải

pháp cho những vấn đề phi cấu trúc, chưa thể lập trình; những nhiệm vụ, công việc không có tính

lặp lại (non routine tasks); yêu cầu đổi mới, sáng tạo, đột phá; có cảm xúc, lý trí; có sự phát triển;

có khả năng phát hiện, khám phá; biết hình dung, tưởng tượng và mô phỏng; phán đoán dựa trên

cảm nhận, trực giác nghề nghiệp và kinh nghiệm, ví dụ ra quyết định trong những tình huống

phức tạp, khó khăn ngay cả khi thông tin không đầy đủ; nhận diện vấn đề và đặt ra các yêu cầu

mới về thu thập thông tin, sự say mê, lý tưởng, hoài bão.

Trên thực tế những năm gần đây đang diễn ra hai xu hướng có phần cực đoan: (i) giới công

nghệ thì đánh giá quá cao khả năng công nghệ sẽ thay thế con người; (ii) ngược lại, giới hành

nghề chuyên môn lại đánh giá quá thấp khả năng của công nghệ. Nên dẫn đến chủ quan từ hai

phía cản trở quá trình hợp tác, phát triển.

Hợp tác sẽ là xu hướng

Lịch sử của các cuộc CMCN đã chứng minh vai trò không thể thiếu của con người, chỉ đến

cuộc CMCN lần thứ tư hiện nay lịch sử mới đặt vấn đề liệu chúng ta có bị thay thế bởi máy móc

hay không. Như đã phân tích ở trên con người có thể thực hiện tốt đa số công việc, nhưng cũng

không phải tất cả. Máy móc cũng vậy, tốt ở một số công việc cụ thể nhưng không tốt ở đa số

trường hợp có xét đến yếu tố môi trường, cảm xúc. Vì thế, việc kết hợp giữa máy móc và con

người sẽ thúc đẩy, gia tăng các điểm mạnh, hạn chế và thậm chí loại bỏ được yếu điểm của mỗi

bên. Thực tế, các nhân viên kế toán, kiểm toán đã làm việc với máy móc từ rất lâu, chính việc

này giúp cho tính toán nhanh hơn gấp nhiều lần và hạn chế được sai sót của con người.

Có thể nói, với CMCN lần thứ nhất, động cơ hơi nước đã gia tăng hơn nữa sức mạnh cơ

bắp của con người. Trong kỷ nguyên số hiện nay, máy vi tính lại giúp gia tăng hơn nữa sức mạnh

của não bộ con người. Khả năng của con người sẽ tăng gấp nhiều lần bởi sự hỗ trợ của máy tính

sẽ là cách thức quan trọng để tăng năng suất lao động trong CMCN 4.0. Với sự trợ giúp của máy

vi tính, con người sẽ tốn ít thời gian hơn vào những thao tác không cốt lõi và vì vậy sẽ có nhiều

thời gian hơn để phục vụ khách hàng hoặc phục vụ được nhiều khách hàng hơn so với trước đây,

đồng thời cũng sẽ có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động sáng tạo và cung cấp các dịch vụ gia

tăng của nghề nghiệp.

Ở góc độ kế toán - kiểm toán, có thể thấy sản phẩm của sự kết hợp giữa con người - máy

tính trong kỷ nguyên số sẽ là:

Page 20: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

19

- Kế toán 4.0 với báo cáo tài chính 4.0 sẽ làm thay đổi đáng kể hình thức của các BCTC kể

cả định dạng, cách thức công bố và lưu trữ thông tin… các báo cáo tài chính dưới dạng Digital

Reporting sẽ là phổ biến với định dạng eXBRL và các định dạng khác phù hợp với môi trường

số hóa. Điện toán đám mây và Blockchain-based sẽ làm cho quá trình ghi chép trên sổ cái trở

nên phi tập trung; điều này sẽ tác động rất lớn tới tổ chức công tác kế toán, nhất là người làm kế

toán; là cơ sở để hình thành Mobie Accounting. Với kế toán 4.0 các hình thức ghi chép thủ công

trên giấy (Paper-based Accounting) sẽ giảm dần và không còn phù hợp, vì thế Digital

Accounting sẽ là xu thế không tránh khỏi.

- Kiểm toán 4.0 có thể không đòi hỏi sự can thiệp có tính thủ công như hiện nay, các khái

niệm như kiểm toán liên tục (continuous audit), kiểm toán tự động (automated audit), kiểm toán

hình dung/mô phỏng (imagineering Audit) đã từng bước được giới thiệu và áp dụng. Kiểm toán

thủ công với sự can thiệp trực tiếp của KTV đã không còn thích hợp; vì thế việc tiếp xúc thực địa

dưới dạng company tours trong kiểm toán có thể sẽ giảm dần, đặc biệt là đối với kiểm toán các

DN số, trong tương lai chỉ có địa chỉ và văn phòng trên mạng. Digital Accounting chắc chắn sẽ

thúc đẩy sự ra đời của Digital Auditing; và như vậy Digital Auditing cũng là xu thế tất yếu thay

cho Mannual Auditing hay Paper-based Auditing hiện nay.

- Kế toán, kiểm toán 4.0 như đã đề cập ở trên sẽ đặt ra những yêu cầu mới cho công nghệ,

đòi hỏi cao hơn về nền tảng công nghệ thông tin với robots, AI, networking… và đặc biệt là vấn

đề bảo mật để phù hợp với môi trường số của Digital Accounting and Digital Auditing.

- Vì thế, một phép cộng đơn giản giữa các kỹ sư công nghệ và chuyên gia kế toán, kiểm

toán không thể đảm bảo cho thành công của Digital Accounting và Digital Auditing trong tương

lai. Do đó, các kỹ sư công nghệ cũng cần phải được trang bị kiến thức kế toán, kiểm toán. Và

ngược lại, các chuyên gia (cử nhân) kế toán, kiểm toán cũng phải có kiến thức về công nghệ

thông tin để cộng tác có hiệu quả với các chuyên gia công nghệ và khai thác được hết sự ưu việt

của công nghệ số trong quá trình hành nghề.

3.3. Khuyến nghị về sự kết hợp công nghệ và chuyên môn của kế toán, kiểm toán 4.0

Trong quá khứ nếu phần lớn giới hành nghề kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp có phần thụ

động và buộc phải áp dụng công nghệ như là sức ép đến từ môi trường kinh doanh khi giao dịch

phải xử lý ngày càng lớn. Tuy nhiên, với tốc độ thay đổi nhanh chóng của CMCN 4.0 giới hành

nghề kế toán, kiểm toán phải chủ động. Vì trong tương lai “…we don’t program computers.

We’ll train them like dogs” - có nghĩa với công nghệ thông minh, chúng ta sẽ không phải lập

trình cho máy tính, mà chúng ta sẽ đào tạo, huấn luyện máy tính.

Dưới góc nhìn của những người trực tiếp giảng dạy, chúng tôi có một vài khuyến nghị về

sự kết hợp này như sau:

Về phía cơ sở đào tạo và giảng viên:

Phải đổi mới căn bản chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy: giảm các vấn đề kỹ

thuật, sự vụ của kế toán (không quá chú trọng vào tính toán, phân bổ, ghi chép các giao dịch

hàng ngày), mà cần nhấn mạnh đến quy trình, khía cạnh tổ chức, và đạo đức nghề nghiệp…

Page 21: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

20

Bổ sung vào chương trình các học phần liên quan đến mạng máy tính, trí tuệ nhân tạo, dữ

liệu lớn…

Chú trọng phát triển khả năng sáng tạo, tư duy phản biện, tư vấn, kỹ năng phân tích, phán

đoán nghề nghiệp cho người học: như vậy cần tăng cường bài tập tình huống, các trao đổi, thảo

luận giữa sinh viên - sinh viên, sinh viên - giảng viên với nhiều kịch bản khác nhau.

Đổi mới học liệu, giáo trình, tài liệu tham khảo. Các giáo trình tài liệu biên soạn gần đây

cần phải dựa trên nền tảng của áp dụng CNTT trong kế toán, kiểm toán.

Về phía giảng viên: thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, đặc biệt bổ sung kiến thức

về công nghệ thông tin, mạng máy tính, trí tuệ nhân tạo… có liên quan đến kế toán, kiểm toán.

Gia tăng trao đổi học thuật, gia tăng giao thoa liên ngành: kế toán, kiểm toán - quản trị - tài

chính (kể cả công nghệ tài chính/fintech) - hệ thống thông tin…

Tăng cường thực hành, với các mô hình mô phỏng kế toán, kiểm toán.

Cân nhắc mở thêm các ngành/chuyên ngành đạo tạo mới, như: phân tích dữ liệu tài chính

gắn với fintech; tư vấn quản lý & kiểm soát… hoặc đào tạo tích hợp cùng một thời gian chuyên

chính (major) và phụ (minor) như một số nước đang thực hiện.

Tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo để đổi mới cách thức học, thi và kiểm tra nhằm tạo

thế chủ động cho người học có thể học tích hợp nhiều major và minor.

Về phía người hành nghề và người học kế toán, kiểm toán:

Cần xác định đào tạo và tự đào tạo là yêu cầu bắt buộc không riêng gì nghề kế toán, kiểm

toán. Tuy nhiên, cần chú trọng trau dồi chuyên môn kết hợp với các kiến thức về mạng máy tính,

truyền thông, chuyển đổi số, và bảo mật dữ liệu…

Chủ động trang bị các kỹ năng mềm: làm việc nhóm, giao tiếp, tư vấn, truyền đạt, phản

biện, phán đoán nghề nghiệp…

Xác định teamwork với máy móc, coi công nghệ như là trợ lý và cộng sự nhằm giảm nhẹ

các thao tác thủ công. Rèn luyện và phát triển khả năng sáng tạo, dự đoán tình huống… những

khả năng này sẽ càng được gia tăng nhờ trợ giúp của trí tuệ nhân tạo và xử lý dữ liệu lớn của

CMCN 4.0.

Và trên hết - đối với cả hai phía, hãy coi máy móc là cộng sự và ứng xử mới máy móc như

cộng sự. Máy móc đã và sẽ giúp chúng ta được giải phóng nhiều hơn, tự do nhiều hơn trong

công việc, suy nghĩ và tình cảm để được tự do sáng tạo, phát huy năng lực phán đoán và trí

tưởng tượng phong phú để cung cấp các dịch vụ ngày càng tốt hơn cho khách hàng (điều mà máy

móc không thể làm được); tuy nhiên, nếu thiếu máy móc, con người cũng không thể làm tốt

được. Sự kết hợp hiệu quả của con người và trí thông minh nhân tạo do chính họ tạo ra sẽ giúp

cải thiện năng suất lao động, tạo ra nhiều hơn giá trị gia tăng cho xã hội và thúc đẩy nhanh hơn

nữa các cuộc CMCN trong thời gian tới. Chúng ta không chờ đợi mà hãy chủ động để nắm bắt

cơ hội vì thế hãy hành động ngay từ hôm nay.

Page 22: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

21

Digital Accounting và Digital Auditing sẽ có cả thách thức và cơ hội, tuy nhiên cơ hội vẫn

nhiều hơn và tương lai của nghề nghiệp vẫn rất rộng mở.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Đại học Thương mại (2019). Kế toán - Kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công

nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia 10/2019.

Frey, C. B., & Osborne, M. A. (2013). The future of employment: How susceptible are jobs to

computerization. https://www.oxformartin.ox.ac.uk/downloads/academic/The_Future_of_

Employment.pdf

Hoffman, C. (2017). Accounting and auditing in the digital age. http://xbrlsite.azurewebsites.net

/2017/Library/AccountingAndAuditingInTheDigitalAge.pdf

ICAEW. (2018). Artificial intelligence and the future of accountancy. https:///www.icaew.com/

media/corporate/files/technical/information-technology/

Palmer, S. (2017). The 5 Jobs Robots Will Take First. https://www.shellypalmer.com/2017/02/5-

jobs-robots-will-take-first/

Phạm Đức Hiếu (2019). Nâng cao năng lực nghề nghiệp của người làm kế toán trong bối cảnh

CMCN 4.0: Nhìn từ góc độ đào tạo. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia: Kế toán - Kiểm

toán Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức, ĐHTM

10/2019.

Page 23: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

22

Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng đầu ra của sinh viên

ngành kế toán - kiểm toán tại các trường Đại học công lập Việt Nam

hiện nay

Vũ Thị Kim Anh1, Hoàng Thị Việt Hà2

1Khoa Kế toán, Đại học Công đoàn

2Khoa Kế toán - kiểm toán, Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.12 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 12/11/2019

Ngày nhận bài: 23/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Mục đích của bài báo là tìm hiểu thực trạng hoạt động kiểm soát (HĐKS) chất lượng đầu

ra của sinh viên ngành kế toán kiểm toán tại các trường đại học công lập (ĐHCL) hiện nay.

Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp phỏng vấn

chuyên gia để đánh giá thực trạng KSNB chất lượng đầu ra của sinh viên ngành kế toán - kiểm

toán của các trường ĐHCL. Mẫu nghiên cứu được sử dụng để phân tích gồm 76 phiếu khảo sát

của các chuyên gia là Ban giám hiệu, Trưởng/phó các khoa/bộ môn, giảng viên đang công tác tại

một số trường ĐHCL và 15 phiếu phỏng vấn sâu các nhà tuyển dụng hiện đang sử dụng lao động đã

tốt nghiệp ngành kế toán - kiểm toán tại các trường này. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc phát huy

tính hiệu lực của HĐKS sẽ giúp các trường ĐHCL nâng cao chất lượng đầu ra cho sinh viên

ngành kế toán - kiểm toán.

Từ khoá: Chất lượng đầu ra, kế toán - kiểm toán, đại học công lập, hoạt động kiểm soát.

1. GIỚI THIỆU

Tại Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Giáo dục đại học sáng 17/7/2019 Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng

Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT cho rằng: “Điểm đến của các trường đại học không phải là

tuyển sinh cũng không phải là quá trình đào tạo. Điểm đến phải là sản phẩm đầu ra như chỉ đạo

của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và phải là chất lượng đào tạo theo đúng nhu cầu xã hội, tỷ lệ sinh viên

ra trường có việc làm”. Chất lượng giáo dục đại học (CLGDĐH) là một hệ thống tập hợp các yếu

tố đầu vào, quy trình đào tạo và yếu tố đầu ra nhằm cung cấp dịch vụ giáo dục thỏa mãn cho các

nhà tuyển dụng bằng cách trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng, đạo đức (Cheng,

1996). CLGDĐH được tạo nên từ nhiều thành phần như chất lượng GV, đặc điểm SV, nhân viên,

Page 24: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

23

cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ, chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy, đánh giá khóa học,

nguồn lực học tập, nghiên cứu khoa học, hợp tác với doanh nghiệp. CLGDĐH không chỉ bị ảnh

hưởng từ yếu tố như bên ngoài như thể chế chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo, xu hướng phát

triển kinh tế (Dobre, Iuliana, 2015), mà còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên trong các trường

ĐH, mà cụ thể ở đây chính là KSNB. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng KSNB có ảnh hưởng đến

hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản lý của các trường ĐH nói chung và ảnh hưởng đến

CLGDĐH nói riêng.

Các trường ĐHCL phải chịu trách nhiệm bằng cách đảm bảo chất lượng dịch vụ của chính

họ. Đó là cách duy nhất để các trường ĐHCL có thể có được niềm tin của xã hội vào khả năng

đáp ứng nhu cầu và mong đợi của xã hội về việc đào tạo nguồn nhân lực. Để đạt được mục tiêu

chất lượng giáo dục tốt hơn, các trường ĐHCL cần phải theo đuổi tính hiệu quả và và hiệu lực

của các hoạt động giáo dục thông qua công cụ quản lý hữu hiệu là KSNB. Việc thiết kế, xây

dựng và vận hành kiểm soát nội bộ (KSNB) hiệu quả các trường ĐHCL có thể tối ưu hóa việc

phân bổ tài nguyên, đẩy mạnh việc chia sẻ tài nguyên giữa các trường ĐHCL, nâng cao hiệu quả

sử dụng tài sản và phát huy có hiệu quả nguồn vốn của nhà trường, hoàn thành nhiệm vụ giáo

dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Trên khía cạnh của HĐKS, KSNB trong các trường ĐHCL phải bao gồm tất cả các hình thức

kiểm soát được thực hiện và thiết lập bởi ban quản lý theo các mục tiêu và quy định pháp lý

nhằm quản lý hoạt động nhà trường một cách hiệu quả.

Bài viết đánh giá thực trạng HĐKS (một trong các thành tố của KSNB) chất lượng đầu ra

của sinh viên ngành kế toán - kiểm toán tại các trường ĐHCL, qua đó đề xuất một số giải pháp

góp phần hoàn thiện HĐKS, nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên ngành kế toán kiểm toán

tại các trường ĐHCL hiện nay.

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

KSNB đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến việc đạt các mục tiêu của trường đại học

(Wang và cộng sự, 2010; Popescu và cộng sự, 2012). Việc thiết kế, xây dựng và vận hành KSNB

hiệu quả giúp cho việc đạt mục tiêu của các trường ĐH (bao gồm: tính hiệu lực, hiệu quả; an

toàn, toàn vẹn của tài sản; tính có thực, đầy đủ, hữu dụng của thông tin kế toán, thông tin quản lý

và việc tuân thủ luật, quy định quốc gia). Trong đó tính hiệu lực, hiệu quả của các trường ĐHCL

được đề cập đến chính là việc đảm bảo chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học nói riêng và

chất lượng giáo đục đại học nói chung. Nghiên cứu của Yudianti và cộng sự (2015) đã chỉ ra

rằng KSNB có ảnh hưởng đến việc quản trị các trường ĐHCL. Việc các trường ĐHCL có đầy đủ

thông tin và kiến thức trong việc thực hiện KSNB và quản lý rủi ro sẽ nâng cao chất lượng quản

lý đối với giáo dục ĐHCL. Ngoài ra, KSNB cũng được đề cập đến là một biện pháp hiệu quả để

quản lý tài chính tại các trường ĐHCL (Francis và các cộng sự, 2018; Holter và các cộng sự,

2014). Để giảm thiểu các rủi ro và gian lận có thể xảy ra trong quá trình hoạt động tài chính của

các trường ĐHCL, KSNB được yêu cầu là phải tự đánh giá nhằm tìm ra các quá trình hoạt động

kém hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro và tìm cách tiết kiệm chi phí.

Page 25: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

24

KSNB cũng được nhận định là có ảnh hưởng đến CLGDĐH. Trong một số nghiên cứu tiêu

biểu như nghiên cứu của Suwito Eko Pramono và các cộng sự (2018); Habib và các cộng sự

(2016), KSNB được đề cập là một yếu tố nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường đại

học. Các nghiên cứu này đã nhận định rằng việc sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá CLGDĐH của

AUN-QA nhằm nâng cao CLGDĐH của các trường thông qua việc thay đổi tư duy và văn hóa

làm việc dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, (2) sắp xếp lại năng lực quản lý và nhân lực theo tiêu

chuẩn giáo dục và đào tạo quốc tế, (3) sắp xếp lại quản lý các trường ĐH, (4) tăng cường mối

quan hệ với các tổ chức trong khu vực và quốc tế, và (5) tăng cường KSNB.

Việc tăng cường KSNB là một trong những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

nói chung chất lượng đầu ra tại các trường ĐHCL. Popescu và các cộng sự (2012) đã chỉ ra mối

liên hệ giữa KSNB và quản lý chất lượng ở các trường ĐHCL ở Romania, từ đó đề xuất cần xây

dựng một khuôn khổ chung để cải thiện cấu trúc và công cụ của KSNB cho các trường ĐHCL

đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo chất lượng trong GDĐH.

Các yếu tố của KSNB cũng có những ảnh hưởng đến hoạt động cũng như hiệu quả của các

hoạt động trong các trường ĐHCL. Trên khía cạnh của HĐKS, KSNB trong các tổ chức giáo dục

phải bao gồm tất cả các hình thức kiểm soát được thực hiện (trong đó có kiểm toán nội bộ) và

thiết lập bởi ban quản lý theo các mục tiêu và quy định pháp lý nhằm quản lý hoạt động nhà

trường một cách hiệu quả (Morariu và cộng sự, 2004). HĐKS cũng được chứng minh là có ảnh

hướng đến các hoạt động của trường đại học như hoạt động giảng dạy, hoạt động nghiên cứu

(Duh, Rong-ruey và các cộng sự, 2014; Dan Xia và cộng sự, 2017).

Như vậy, các nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra có mối quan hệ giữa KSNB hoặc từng yếu tố

của KSNB ảnh hưởng đến các thành tố của CLGDĐH, có nghiên cứu cũng chứng minh được

KSNB đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện CLGDĐH. Trong phạm vi bài viết, nhóm tác

giả đánh giá thực trạng HĐKS thuộc KSNB và chất lượng đầu ra của sinh viên ngành kế toán -

kiểm toán tại các trường ĐHCL hiện nay, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường tính

hiệu lực của HĐKS để nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên ngành kế toán - kiểm toán nói

riêng và CLGDĐH nói chung.

3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA CỦA

SINH VIÊN TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

3.1. Chất lượng đầu ra của sinh viên

Chất lượng đầu ra của sinh viên (CĐR) như lời cam kết của các trường đại học đối với xã

hội về những kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành vi, qua đó, khẳng định những năng lực lao động

cụ thể mà sinh viên sẽ thực hiện được sau khi được đào tạo tại nhà trường. CĐR là những quy

định về nội dung kiến thức chuyên môn; kĩ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và

giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc

thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo. Theo Lê Chi Lan (2015), người sử dụng lao động

đưa ra những yêu cầu chung về kiến thức, kĩ năng, phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm thực tiễn

đối với sinh viên tốt nghiệp (Hình 1).

Page 26: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

25

Hình 1. Yêu cầu chung của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp

Chất lượng của sinh viên là nhân tố cơ bản phản ánh CLGDĐH. Chất lượng của SV là kết

quả tích lũy từ yếu tố đầu vào đến kết thúc quá trình đào tạo. Chất lượng sinh viên cần đạt chuẩn

đầu ra theo yêu cầu, mục tiêu của nhà trường, đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Giáo dục đại học là một quá trình, vì vậy các tiêu chí đánh giá CLGDĐH phải bao quát được các

yếu tố đầu vào, quy trình và đầu ra. Tổng kết từ các nghiên cứu của Bogue (1998), Srikanthan và

cộng sự (2007), Harvey (2005), AUN-QA (2015), Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT và Thông

tư số12/2017/TT-BGDĐT có thể khái quát các tiêu chí đánh giá chất lượng đầu ra của sinh viên

đại học bao gồm: năng lực của SV tốt nghiệp, phần trăm SV tốt nghiệp có việc làm; lương, thu

nhập trung bình, sự hài lòng của đơn vị tuyển dụng; phần trăm SV quay lại trường tiếp tục theo

học ở bậc học cao hơn; phần trăm SV tốt nghiệp theo hoc sau ĐH tại các trường khác... Sinh

viên ra trường đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ sống là nhân tố góp phần nâng cao

CLGDĐH ở các trường ĐHCL.

Một trong những định hướng về đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam là cung cấp

nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng, thích ứng nhanh với thị trường lao động mà đặc biệt thị

trường lao động mang tính khu vực và quốc tế hiện nay. Đánh giá năng lực đầu ra của người học

là khâu quan trọng, vì thông qua kết quả đánh giá có thể đánh giá chất lượng chương trình, chất

lượng cơ sở đào tạo, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để ngày càng nâng cao chất lượng quá

trình giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng và cam kết chất lượng đào tạo với xã hội.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi người lao động có “tính tổng quát” hơn là “tính cụ thể”,

thích nghi được công nghệ mới và những thay đổi có tính tổ chức, cần có đủ cả kỹ năng cứng và

kỹ năng mềm để đảm bảo cho thành công. Vì vậy, các trường đại học đào tạo chuyên ngành kế

toán - kiểm toán cần tiếp cận đào tạo trên cơ sở khung năng lực mà doanh nghiệp cần. Theo Báo

cáo của Hội đồng báo cáo tài chính Anh quốc đưa ra 7 năng lực chính mà các chuyên gia kế toán

kiểm toán tương lai cần có là: (1) Năng lực kỹ thuật và đạo đức (TEQ): Các kỹ năng và khả năng

thực hiện các hoạt động theo một tiêu chuẩn xác định cùng lúc duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về

tính chính trực, độc lập và hoài nghi; (2) Trí thông minh (IQ): Khả năng tiếp thu và sử dụng kiến

Page 27: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

26

thức: suy nghĩ, lập luận và giải quyết các vấn đề; (3) Sáng tạo (CQ): Khả năng sử dụng kiến thức

hiện có trong một tình huống mới, để kết nối, khám phá các kết quả tiềm năng và tạo ra các ý

tưởng mới; (4) Công nghệ số (DQ): Nhận thức và ứng dụng các công nghệ, khả năng, thực hành,

chiến lược và văn hoá công nghệ số đã có và đang xuất hiện; (5) Trí tuệ cảm xúc (EQ): Khả năng

xác định cảm xúc của bạn và của người khác, khai thác - áp dụng - điều chỉnh và quản lý chúng

vào công việc; (6) Tầm nhìn (VQ): Khả năng đoán trước các xu hướng trong tương lai một cách

chính xác bằng cách ngoại suy từ các xu hướng và sự kiện hiện tại và sáng tạo; (7) Kinh nghiệm

(XQ): Khả năng và kỹ năng hiểu được mong đợi của khách hàng, đáp ứng các kết quả được

mong muốn và tạo ra giá trị.

3.2. Hoạt động kiểm soát chất lượng đầu ra của sinh viên

Jenkinson (2008) đã mô tả các HĐKS là các chính sách và thủ tục giúp đảm bảo rằng các

chỉ thị quản lý được thực hiện. HĐKS được thực hiện ở tất cả các cấp của đơn vị, ở các giai đoạn

khác nhau trong quá trình kinh doanh và trong môi trường công nghệ. Chúng có thể bao gồm

một loạt các hoạt động bằng tay hoặc tự động như cấp phép và phê duyệt, xác minh, đối chiếu và

đánh giá hiệu quả kinh doanh. Phân công nhiệm vụ thường được tích hợp vào việc lựa chọn và

phát triển của HĐKS. HĐKS gồm có: (i) Chính sách kiểm soát: Là những nguyên tắc cần làm, là

cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục kiểm soát. Chính sách kiểm soát có thể được tài liệu hóa đầy

đủ và có hệ thống hoặc được lưu hành theo kiểu truyền miệng và (ii) Thủ tục kiểm soát: Là

những quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm soát. Một thủ tục sẽ không có tác dụng nếu áp

dụng một cách máy móc, không tập trung vào những yêu cầu nhà quản lý đã đề ra thông qua các

chính sách. Việc thiết lập các thủ tục kiểm soát cần phải cân đối mối quan hệ giữa lợi ích và chi

phí, cân đối giữa HĐKS và rủi ro phát sinh. Theo INTOSAI (2013) HĐKS chất lượng đầu ra của

sinh viên cần dựa trên 3 cơ sở sau:

Thứ nhất, Các HĐKS được thiết lập trên cơ sở chọn lọc để phù hợp giảm thiểu rủi ro, đạt được

mục tiêu chuẩn đầu ra như: (1) Xem xét chất lượng của hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa

học và các hoạt động khác của Nhà trường; (2) Kiểm soát quy trình đào tạo, giảng dạy, nghiên

cứu khoa học; (3) Nhà quản lý thường xuyên đánh giá tính hữu hiệu của các hoạt động đề ra;

(4) Các khoa chuyên ngành và các phòng ban chức năng đã xây dựng các tiêu chí và qui trình

kiểm soát nhân viên trong bộ phận hợp lý.

Thứ hai, Chọn lựa và phát triển biện pháp kiểm soát chung thông qua sử dụng công nghệ

thông tin vào HĐKS hướng đến nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên thông qua việc:

(1) Nhà trường sử dụng hệ thống công nghệ thông tin trong việc kiểm soát hoạt động giảng dạy

của giảng viên và kết quả học tập của sinh viên; (2) Thiết lập quản lý bảo mật trong HĐKS.

Thứ ba, Phát triển tính hữu hiệu HĐKS thông qua các chính sách thủ tục: (1) Nhà quản lý

thiết lập các thủ tục cần thiết để kiểm soát chất lượng giảng dạy và chất lượng công việc của các

khoa, phòng ban; (2) Nhà quản lý thiết lập trách nhiệm đối với cán bộ quản lý, thực hiện kịp thời

các HĐKS và khắc phục kịp thời các sai sót trong hoạt động; (3) Nhà quản lý xem xét và sử dụng

cán bộ, giảng viên có năng lực và trách nhiệm tham gia vào hoạt động giám sát; (4) Nhà quản lý

có đánh giá lại các chính sách và thủ tục đã ban hành.

Page 28: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

27

Các trường ĐHCL là các tổ chức phi lợi nhuận, và họ không lấy lợi nhuận tối đa hóa làm

mục tiêu của mình, nhưng để đạt được mục tiêu chất lượng giáo dục tốt hơn, họ cũng cần theo

đuổi tính hiệu quả và và hiệu lực của các hoạt động giáo dục. Vơi các chính sách và thủ tục

giúp đảm bảo rằng các chỉ thị quản lý được thực hiện của HĐKS, nhà trường có thể hoàn thành

tốt nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao CLGDĐH, phục vụ xã hội với

chất lượng đầu ra cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nghiên cứu của Habib và các cộng sự (2016)

đã chứng minh KSNB là công cụ hiệu quả để tăng cường CLGDĐH, Pramono và cộng sự (2018)

cho rằng tăng cường HĐKS là một trong những biện pháp nhằm nâng cao CLGDĐH nói chung

và chất lượng đầu ra của sinh viên nói riêng.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập dữ liệu: Bài viết sử dụng dữ liệu sơ cấp trên cơ sở các báo cáo kết

quả chuẩn đầu ra của một số trường ĐHCL đã được công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo

dục và dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến 80 chuyên gia là Ban giám hiệu,

Trưởng/phó các khoa/bộ môn, giảng viên đang công tác tại trường ĐH Công Đoàn, ĐH Công

nghiệp Hà Nội và ĐH Thương mại có trình độ từ thạc sỹ trở lên và thâm niên công tác trên 5

năm có kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy và nghiên cứu. Kết quả thu lại 76 bảng khảo sát

hợp lệ, đủ điều kiện để tiến hành phân tích dữ liệu. Mẫu khảo sát được phân loại qua bảng 1. Ngoài

ra, bài viết còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 15 nhà tuyển dụng hiện đang sử dụng lao động

đã tốt nghiệp ngành kế toán - kiểm toán tại các trường này.

Bảng 1: Đặc điểm đối tượng khảo sát

Theo vị trí công việc Số

lượng

Tỷ lệ

(%) Theo đơn vị khảo sát

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Ban Giám hiệu 5 6,6 ĐH Công đoàn 25 32,9

Lãnh đạo khoa, bộ môn, phòng ban 26 34,2 ĐH Công nghiệp HN 24 31,6

Giảng viên, nhân viên 45 59,2 ĐH Thương mại 27 35,5

Tổng cộng 76 100 Tổng cộng 76 100

Phương pháp xử lý số liệu: Các câu hỏi liên quan đến ảnh hưởng HĐKS đến chất lượng đầu

ra của sinh viên ngành kế toán - kiểm toán được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ được sử

dụng cho toàn bộ nội dung chính của bảng câu hỏi: 1 - hoàn toàn không đồng ý, 2 - không đồng

ý, 3 - bình thường, 4 - đồng ý, 5 - hoàn toàn đồng ý. Tiếp theo nhóm tác giả đã tổng hợp và dùng

Excel để tính điểm trung bình cho từng yếu tố, căn cứ đánh giá giá trị trung bình được thể hiện

theo nguyên tắc sau: Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5-1)/5 = 0.8

Ý nghĩa các mức như sau:

1.0 - 1.80: Rất không đồng ý 1.81 - 2.60: Không đồng ý

2.61 - 3.40: Không ý kiến/ Trung bình…

3.41 - 4.20: Đồng ý 4.21 - 5.00: Rất đồng ý

Page 29: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

28

5. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN

NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐHCL VIỆT NAM HIỆN NAY

Kết quả khảo sát về thực trạng HĐKS chất lượng đầu ra của sinh viên ngành kế toán - kiểm

toán tại các trường ĐHCL được thể hiện tại bảng 2 như sau:

Bảng 2. Kết quả khảo sát thực trạng HĐKS chất lượng đầu ra

của sinh viên ngành kế toán kiểm toán

Nhân tố Biến thành phần Trung

bình

Mức

đánh giá

1. Các HĐKS

được thiết lập trên

cơ sở chọn lọc để

phù hợp giảm

thiểu rủi ro, đạt

được mục tiêu

1a. Các HĐKS được thiết lập nhằm xem xét chất lượng

của hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các

hoạt động khác của Nhà trường

3,83 4

1b. Các HĐKS được thiết lập nhằm kiểm soát quy trình

đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học ngành kế toán -

kiểm toán

3,78 4

1c. Nhà quản lý thường xuyên đánh giá tính hữu hiệu

của các chương trình đào tạo nhằm đạt chuẩn đầu ra 4,12 3

1d. Trưởng khoa chuyên ngành có tiêu chí đánh giá chất

lượng giảng dạy của giáo viên hợp lý. 3,91 4

1e. Nhiệm vụ của cán bộ nhân viên trong các phòng chức

năng được soát xét bởi người có thẩm quyền. 4,02 4

1f. Quy trình đánh giá chất lượng giảng dạy được xây

dựng theo quy chế của BGD&ĐT 4,29 5

2. Chọn lựa và phát

triển biện pháp

kiểm soát chung

thông qua sử dụng

công nghệ thông tin

vào HĐKS

2a. Nhà trường sử dụng hệ thống công nghệ thông tin

trong việc kiểm soát hoạt động giảng dạy của GV và kết

quả học tập của sinh viên.

3,04 3

2b. Thiết lập quản lý bảo mật trong HĐKS 3,68 4

3. Phát triển

HĐKS thông qua

các chính sách thủ

tục

3a. Nhà quản lý thiết lập các thủ tục cần thiết để kiểm

soát chất lượng giảng dạy và chất lượng công việc của

các khoa, phòng ban.

3,37 3

3b. Nhà quản lý thiết lập trách nhiệm đối với cán bộ

quản lý, thực hiện kịp thời các HĐKS và khắc phục kịp

thời các sai sót trong hoạt động

4,32 4

3c. Nhà quản lý có đánh giá lại các chính sách và thủ tục

đã ban hành 3,98 4

(Nguồn: kết quả khảo sát của nhóm tác giả)

Page 30: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

29

Thống kê mô tả về HĐKS tại bảng 2 cho thấy, mức độ đánh giá và mức độ tập trung trong

câu trả lời của người tham gia vào mẫu điều tra. Hầu hết giá trị trung bình của các câu trả lời đều

nằm trong khoảng từ 3,04 tới 4,32 cho thấy, người được điều tra phần lớn đồng ý với nhận định

về thực trạng các yếu tố thuộc HĐKS có ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra của sinh viên ngành

kế toán - kiểm toán tại các trường ĐHCL. Ý kiến của người được phỏng vấn có tính thống nhất

cao trước các ý kiến về Quy trình đánh giá chất lượng giảng dạy được xây dựng theo quy chế

của BGD&ĐT (mean = 4,29) và Nhà quản lý thường xuyên đánh giá tính hữu hiệu của các

chương trình đào tạo nhằm đạt chuẩn đầu ra (mean = 4,12). Chính vì vậy, sinh viên ngành kế

toán - kiểm toán luôn được các giảng viên tạo điều kiện cũng như quan tâm hỗ trợ tốt nhất để

phát huy tối đa tính sáng tạo, hiểu biết trong học tập và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, sinh

viên thường xuyên được áp dụng các kiến thức kỹ năng vào thực tế, vì vậy sinh viên ngành kế

toán - kiểm toán có ưu thế cạnh tranh rất lớn so với sinh viên ngành khác tại các cơ sở đào tạo

sau khi tốt nghiệp. Về tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp, theo báo cáo số liệu khảo sát của các

trường hàng năm cho thấy, sinh viên ngành kế toán - kiểm toán có việc làm với tỷ lệ ở mức cao

từ 95% trở lên. Môi trường làm việc theo các lĩnh vực được cụ thể hóa qua Hình 2.

Nguồn:Kết quả điều tra của nhóm tác giả

Hình 2. Môi trường làm việc của SV tốt nghiệp ngành kế toán - kiểm toán (%)

Qua Hình 2 cho thấy, sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán - kiểm toán làm ở nhiều môi

trường khác nhau. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với những kiến thức mà các em được

đào tạo từ trong nhà trường. Chiếm tỷ lệ cao sinh viên làm trong môi trường doanh nghiệp tư

nhân, công ty TNHH (68,3%). Ngoài ra, sự đa dạng của môi trường lao động kết hợp với sự

đảm bảo về điều kiện công việc, thu nhập... đã thu hút sinh viên tốt nghiệp vào làm việc. Mức

thu nhập bình quân hàng tháng được thể hiện qua Hình 3.

Nguồn: Kết quả điều tra của nhóm tác giả

Hình 3. Thu nhập bình quân tháng của SV tốt nghiệp kế toán - kiểm toán (%)

Page 31: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

30

Thu nhập luôn là một trong những đặc điểm nghề nghiệp được quan tâm trong các điều

tra thông tin việc làm. Thông tin về mức thu nhập có nhiều ý nghĩa, nó phản ánh kinh nghiệm

làm việc, khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc, cơ hội phát triển nghề nghiệp, mức độ ứng

dụng các kiến thức được đào tạo ở đại học vào thực tiễn cũng như phản ánh môi trường làm

việc mà sinh viên tham gia. Qua Hình 3 cho thấy, thu nhập bình quân hàng tháng của sinh tốt

nghiệp chiếm tỷ lệ cao từ trên 6 triệu - 8 triệu (51,2%). Có thể nói đây l mức thu nhập không

cao, nhưng hoàn toàn phù hợp với sinh viên mới tốt nghiệp, và phù hợp với mức thu nhập

chung của thị trường lao động hiện nay.

Khi phỏng vấn với các nhà tuyển dụng (12/15) đang trực tiếp sử dụng nguồn nhân lực kế

toán, kiểm toán từ các trường ĐHCL cũng đều nhận định ngành kế toán - kiểm toán là một

trong các ngành có điểm trúng tuyển đại học cao nhất trường trong 5 năm gần đây, có nhiều

sinh viên là thủ khoa đầu vào của các khối. Cùng với đó sinh viên được đào tạo bài bản và

được thực hành, thực tập thực tế có sự đánh giá giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình học tại

Trường, Khoa. Chính vì vậy, chất lượng đầu ra của sinh ra luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, các

nhà tuyển dụng cho rằng chất lượng sản phẩm đào tạo người lao động cũng có những hạn chế

nhất định như: (i) 11/15 ý kiến cho rằng: Kiến thức và tư duy của người làm kế toán chủ yếu

mang tính nghiệp vụ và tuân thủ, tính chủ động, sáng tạo và độc lập về chuyên môn của người

làm kế toán, kiểm toán còn hạn chế; (ii) 13/15 ý kiến nhận định tác phong làm việc và tư duy làm

việc còn chưa thực sự chuyên nghiệp, một bộ phận không nhỏ người làm kế toán có tư duy an

phận, ít nỗ lực trong phấn đấu về chuyên môn và phát triển sự nghiệp; (iii) 9/12 ý kiến cho rằng

năng lực hội nhập của cộng đồng người làm kế toán, kiểm toán dù đã có cải thiện đáng kể trong

những năm gần đây, song nhìn chung còn yếu, chưa sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động

và dịch vụ trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu; và (iv) 8/10 ý kiến cho biết thêm tinh thần

khởi nghiệp trong lĩnh vực kế toán kiểm toán đã được khơi gợi trong thời gian qua song vẫn còn

hạn chế so với các ngành khác.

6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu cho thấy các HĐKS tại các trường ĐHCL đã tập

trung vào công tác giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên. Tuy nhiên bản thân HĐKS

trong khối trường này còn bộc lộ nhiều yếu điểm cần được khắc phục như các thủ tục kiểm soát

chưa toàn diện và đầy đủ, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm soát còn ở mức độ trung

bình hay các tiêu thức đánh giá chất lượng và kết quả của các hoạt động còn cứng nhắc, thiếu sự

linh hoạt,… Để khắc phục các tồn tại trên, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tính

hiệu lực của HĐKS để các trường ĐHCL có thể nâng cao được chất lượng đầu ra cho sinh viên

ngành kế toán - kiểm toán, cụ thể như sau:

Một là, Các HĐKS cần được thiết lập trên cơ sở chọn lọc để phù hợp, giảm thiểu rủi ro và

đạt được mục tiêu. Nhằm nâng cao chất lượng đầu ra cho sinh viên ngành kế toán-kiểm toán thì

các thủ tục kiểm soát cần được thiết lập và vận hành để phù hợp với từng nội dung hoạt động của

nhà trường. Nhà trường cần đổi mới về tiêu thức đánh giá về chuẩn đầu ra cho sinh viên để phù

hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam và thế giới. Ngoài ra các thủ tục kiểm soát cần được thiết kế để

có thể nhận diện, phòng ngừa hay hạn chế các rủi ro có thể xảy ra đối với nhà trường.

Page 32: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

31

Hai là, Phát triển HĐKS thông qua các chính sách thủ tục, nhằm nâng cao tính hiệu lực

của các HĐKS. Ở các trường ĐHCL hiện nay, HĐKS mới chỉ tập trung vào việc tuân thủ các

quy định và sự đầy đủ các hồ sơ tài liệu chứ chưa chú trọng đến các khía cạnh khác của HĐKS

như việc thực hiện xem xét, đánh giá lại tính hiệu lực của các thủ tục đã ban hành, hay cải tiến,

phát triển các HĐKS mới để tăng cường hiệu quả kiểm soát. Chính vì vậy để nâng cao tính hiệu

lực của HĐKS, các nhà quản lý của các trường luôn phải tìm hiểu, nghiên cứu để phát triển các

HĐKS phù hợp với điều kiện nhà trường cũng như bối cảnh thực tế, và luôn thực hiện việc đánh

giá tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát nhằm có những điều chỉnh kịp thời.

Ba là, Chọn lựa và phát triển biện pháp kiểm soát chung thông qua sử dụng công nghệ

thông tin vào HĐKS. Qua kết quả nghiên cứu, đây chính là yếu điểm lớn nhất của HĐKS. Việc

các trường ĐHCL thiết lập các biện pháp kiểm soát thông qua công nghệ thông tin còn nhiều hạn

chế. Trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông

tin trong việc quản lý và giám sát quá trình giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giảng viên, sinh

viên, của đơn vị là yêu cầu cần thiết đối với mỗi trường ĐHCL nhằm gia tăng CLGDĐH nói

chung và chất lượng đầu ra của sinh viên nói riêng. Vì vậy, các trường cần phải hiểu rõ về kiểm

soát nội bộ trong môi trường công nghệ thông tin. Cụ thể, các trường ĐHCL cần quan tâm đến

hai loại kiểm soát trong môi trường công nghệ thông tin là kiểm soát chung (gồm các thủ tục liên

quan đến việc phát triển chương trình và cơ sở hạ tầng công nghệ, quản lý dữ liệu và hoạt động

của máy tính, đảm bảo an toàn cho hệ thống) và kiểm soát ứng dụng (gồm các hoạt động kiểm

soát gắn liền với từng ứng dụng xử lý cụ thể từ khâu thu thập dữ liệu đầu vào, hoạt động xử lý,

lưu trữ dữ liệu đến cung cấp thông tin đầu ra).

Việc tăng cường tính hiệu quả và hiệu lực của HĐKS sẽ giúp các trường ĐHCL nâng cao

chất lượng dịch vụ đào tạo của mình. Việc nghiên cứu thực trạng HĐKS chất lượng đầu ra của

sinh viên ngành kế toán - kiểm toán của các trường ĐHCL ở Việt Nam, qua đó đề xuất các giải

pháp tăng cường tính hiệu quả và hiệu lực của HĐKS để nâng cao chất lượng đầu ra, giúp các

trường cải thiện được hình ảnh và vị thế của mình bối cảnh giáo dục đại học hiện nay, từ đó tiệm

cận đến các tiêu chuẩn CLGDĐH của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy bài viết này

đã đạt một số kết quả như đã nêu ở trên nhưng bài viết vẫn còn hạn chế phạm vi nghiên cứu, đối

tượng nghiên cứu của bài viết là HĐKS chất lượng đầu ra của các trường ĐHCL. Vì vậy các

nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu để xác định tác động của KSNB đến

chất lượng đầu ra hoặc CLGDĐH cho đối tượng các trường đại học ngoài công lập nói riêng và

các trường đại học ở Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

AUN-QA (2015), Asean university network quality assurance, Guide to AUN-QA assessment at

programmelevel (Version 3), AUN

Báo cáo thực tiễn và xu hướng ngành kế toán tháng 6/2016 của Hội đồng báo cáo tài chính Anh

quốc - Key Facts and Trends in the Accountancy Profession June 2016 report, Financial

Reporting Council UK. https://www.frc.org.uk/Our-Work/Publications /Professional-

Oversight /Key-Facts-and- Trends-2016.pdf.

Page 33: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

32

Bogue, E.G. (1998), Quality assurance in higher education: the evolution of systems and design

ideals, New Directions for Institutional Research, 99, 7-18.

Dan XIA, Guo-Liang DU (2017), New Opinions on the Construction of Internal Control in

Chinese Universities: Five Factors Based on Internal Control, International Conference on

Education and Social Development (ICESD 2017).

Duh, R.-R.; Chen, K.-T.; Lin, R.-C., Kuo, L.-C. (2014), Do internal controls improve operating

efficiency of universities, Annals of Operations Research, 221(1):1-23

INTOSAI GOV 9100, Guidelines for Internal Control Standards for the Pubic sector (2013).

Yudianti, Fr. N., Suryandari, I. H. (2015), Internal Control and Risk Management in Ensuring

Good University Governance, Journal of Education and Vocational Research, Vol. 6, No.

2, pp. 6-12, June 2015 (ISSN 2221-2590)

Francis, Sambo; Imiete, Benneth Umoghani (2018), Internal control system as a mechanis for

effective fund management of universities in Bayelsa state, Nigeria, Global Journal of Social

Sciences; Calabar, Vol. 17, Iss. 1, (2018): 77-91.

Habib, Maryam Abdullahi; Jalloh, Abdul Amid Aziz (2016), Internal control in Teriary

Institutions: Ensuring a continuous inprovement in the educational system in Nigeria,

International Journal of Information, Business and Management, 8.1 (Feb 2016): 223-241.

Harvey, L. (2005), A history and critique of quality evaluation in the UK, QualityAssurancein

Education, 13(4), 263-276. http://dx.doi.org/10.1108/09684880510700608

Holter, Norma C; Seganish, W Michael (2014), An internal controls tune - up for colleges

&universities will achieve cost savings & greater efficiency, Academy of Educational

Leadership Journal,18.4 (2014): 245-258

Morariu, A.; Suciu, G. (2004), The Accounting of the Public Institutions, Universitara Publishing

House, Bucharest, p.19.

Jenkinson, N., (2008), Strengthening Regimes for Controlling Liquidity Risks, Some Lessons

from the Recent Turmoil.

Lê Chi Lan (2015). Mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế so với yêu cầu

của người sử dụng lao động. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 115, 39-41, 55.

Popescu, M., Dascalu, A., Bulletin (2012). Improving the internal control system within

universities. Economic Sciences, Series, Vol 5.1 (2012): 101-106.

Srikanthan, G., & Dalrymple, J. (2007), A conceptual overview of a holistic model for quality in

higher education, International Journal of Educational Management, 21(3), 173-193.

http://dx.doi.org/10.1108/09513540710738647.

Pramono, S. E., Solikhah, B.; Widayanti, D. V., Yulianto, A. (2018), Strategy to Improve

Quality of Higher Education Institution Based on AUN-QA Standard, International

Educative Research Foundation and Publisher, Vol. 6, No. 09, 141-152.

Wang, Jun (2015). An Empirical Study of the Effectiveness of Internal Control and Influencing

Factors. Management & Engineering, 18: 8-13.

Page 34: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

33

Năng lực nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ và định hướng đào tạo

sinh viên ngành kiểm toán tại Việt Nam

Nguyễn Thị Hồng Nga

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.63 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 22/11/2019

Ngày nhận bài: 04/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 25/11/2019

Tóm tắt

Kiểm toán nội bộ đã và đang phát triển mạnh tại nhiều quốc gia trên thế giới nhất là từ khi

chuyển từ chức năng đảm bảo chất lượng và hoạt động tuân thủ sang đảm bảo sự hiệu quả của

quản lý, quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Bài viết phân tích sự thay đổi vai trò của kiểm toán

nội bộ trước các yêu cầu mới của môi trường kinh doanh, trên cơ sở dựa vào khung năng lực của

kiểm toán nội bộ do viện kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ và Australia xây dựng, bài viết khuyến nghị

một số ý kiến đối với đào tạo ngành kiểm toán của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

đáp ứng yêu cầu của khung năng lực nghề nghiệp.

Từ khóa: Khung năng lực, kiểm toán nội bộ, kiểm soát, quản trị rủi ro.

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Kiểm toán nội bộ phát triển không ngừng với sự tiến bộ của khoa học quản lý sau chiến

tranh thế giới thứ II. Giai đoạn đầu, kiểm toán nội bộ tương tự như kiểm toán tài chính nhằm

đảm bảo chất lượng và hoạt động tuân thủ. Với việc thực thi Đạo luật Sarbanes-Oxley (2002),

giá trị của kiểm toán nội bộ đã được nâng cao vì nhiều kiểm toán viên nội bộ sở hữu các kỹ năng

cần thiết để giúp các công ty đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Kiểm toán nội bộ đã và đang

phát triển mạnh tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển, cho đến nay

kiểm toán nội bộ được phát triển với vai trò là đảm bảo sự hiệu quả của quản lý, quản trị rủi ro

và kiểm soát nội bộ.

Tại Việt Nam, sự ra đời của kiểm toán nội bộ tại Việt Nam được đánh dấu bằng việc Bộ

Tài chính ban hành Quyết định số 832/1997/QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế Kiểm toán nội

bộ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước; Thông tư số 171/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 hướng

dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Nhà nước. Hệ thống kiểm toán nội bộ áp

dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, nó bao gồm các hoạt động: Đánh giá, quản lý và giám sát

tất cả các cơ quan và tổ chức công để đảm bảo hiệu quả hoạt động, quản trị của đơn vị. Luật Kế

Page 35: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

34

toán sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017, lần đầu tiên quy định về kiểm toán nội bộ. Trước

đó, tại Điều 39 của Luật Kế toán (2015), kiểm toán nội bộ được nhắc đến là việc kiểm tra, đánh

giá và giám sát tính đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của kiểm soát nội bộ. Năm 2019, Bộ Tài chính

ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội đánh dấu sự phát triển của kiểm toán

nội bộ ở Việt Nam. Nghị định về kiểm toán nội bộ được ban hành và có hiệu lực cho thấy sự cần

thiết phải tổ chức kiểm toán nội bộ ở Việt Nam trên phạm vi rộng hơn không chỉ dừng lại ở

doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại như trước đây. Bài viết dưới góc nhìn đào tạo,

tập trung vào xem xét khung năng lực của kiểm toán nội bộ, từ đó khuyến nghị cho đào tạo

ngành kiểm toán của các trường đại học Việt Nam.

2. CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG TỔ CHỨC

Giai đoạn đầu phát triển, kiểm toán nội bộ tương tự như kiểm toán tài chính, mục tiêu chính

nhằm đảm bảo chất lượng và tuân thủ. Trong những năm đầu, sau khi Viện kiểm toán nội bộ Hoa

Kỳ (IIA) được thành lập (1941), kiểm toán nội bộ vẫn được coi là một phần mở rộng, liên quan

chặt chẽ đến công việc của kiểm toán viên bên ngoài, họ thường được yêu cầu hỗ trợ kiểm toán

viên bên ngoài trong việc đánh giá hoặc thực hiện báo cáo tài chính. Kiểm toán viên nội bộ đóng

một vai trò khá khiêm tốn trong các tổ chức và chỉ có trách nhiệm hạn chế trong toàn bộ phổ quản

lý chung của doanh nghiệp (Moeller & Witt, 1999). Trong quá trình phát triển, định nghĩa mới về

kiểm toán nội bộ được xây dựng để phù hợp hơn với vai trò và trách nhiệm mở rộng nghề nghiệp.

Theo định nghĩa được phổ biến nhất hiện nay về kiểm toán nội bộ của IIA:

“Kiểm toán nội bộ là một hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế

nhằm gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức

đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có tính nguyên tắc và

hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và

quản trị”.

So với các quan điểm trước đây về kiểm toán nội bộ là tập trung vào đảm bảo chất lượng

và tính tuân thủ thì định nghĩa hiện nay thừa nhận mục tiêu cuối cùng của kiểm toán nội bộ nói

chung và các chức năng kiểm toán nội bộ nói riêng là bổ sung giá trị cho tổ chức bằng cách cung

cấp dịch vụ tư vấn và đảm bảo. Đặc biệt, các dịch vụ này cung cấp giá trị thông qua việc đánh

giá và cải thiện hiệu quả của tổ chức, các quy trình quản lý, kiểm soát và quản trị rủi ro. Quan

điểm này nhấn mạnh cam kết nghề nghiệp phục vụ nhu cầu của tổ chức. Phạm vi kiểm toán nội

bộ trong một tổ chức rất rộng và có thể liên quan đến các vấn đề như quản trị rủi ro của tổ chức,

quản trị hiệu quả (bao gồm bảo vệ tài sản), độ tin cậy của báo cáo tài chính và hoạt động quản lý

(Wood & David A, 2009; 2013) và tuân thủ luật pháp, quy định. Kiểm toán nội bộ cũng có thể

liên quan đến việc thực hiện kiểm toán gian lận chủ động để xác định các hành vi gian lận tiềm

ẩn; tham gia điều tra gian lận dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia điều tra gian lận và thực hiện

kiểm toán gian lận sau điều tra để xác định các sự cố kiểm soát và thiết lập tổn thất tài chính.

Andrew & Marjan (2015) trong nghiên cứu “Một cái nhìn mới về kiểm toán nội bộ” đã khám

phá cách kiểm toán nội bộ có thể trở thành một trong những người gác cổng quản trị doanh

nghiệp, mặc dù không thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Page 36: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

35

Môi trường kinh doanh đã trải qua sự thay đổi nhanh chóng và mang tính cách mạng với

những tác động sâu rộng đối với các tổ chức trên toàn thế giới. Phản ứng của nhà quản trị đối với

cạnh tranh toàn cầu khốc liệt bao gồm các sáng kiến quản lý rủi ro và chất lượng được cải thiện,

được tổ chức lại; cấu trúc, quy trình và trách nhiệm giải trình lớn hơn, tất cả đều cần thông tin

kịp thời, đáng tin cậy và phù hợp hơn để ra quyết định. Các tổ chức cũng đang cạnh tranh để đưa

ra các cấu trúc và quy trình quản trị hiệu quả hơn. Trong điều kiện như vậy, không có gì ngạc

nhiên khi chức năng kiểm toán nội bộ được xem là thông qua các nhóm chuyên gia có trình độ

nhất để giúp thử nghiệm cải thiện hoạt động quản trị cũng như hỗ trợ các quy trình quản trị quan

trọng nhằm giám sát các kiểm soát và đánh giá hiệu quả của hoạt động, các chiến lược và sáng

kiến quản lý. Trong giai đoạn hiện nay, kiểm toán nội bộ thay đổi với hai chức năng cơ bản thể

hiện trong kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro. Kiểm toán nội bộ được coi là cơ chế quản trị giám

sát nhằm giảm các vấn đề của doanh nghiệp, ngăn ngừa, phát hiện, cải thiện những điểm yếu của

kiểm soát nội bộ và gian lận tài chính (Goodwin-Stewart & Kent, 2006; Gramling và ctg, 2004;

Prawit và ctg, 2009; Norman & ctg, 2010; Lin & ctg, 2011; Arel & ctg, 2012). Theo IIA, kiểm

toán nội bộ liên quan đến quản trị rủi ro bao gồm: đảm bảo về quy trình quản lý rủi ro, đảm bảo

rủi ro được đánh giá chính xác, đánh giá quy trình quản lý rủi ro và xem xét việc quản lý rủi ro

chính trong doanh nghiệp từ đó tư vấn cho nhà quản lý cấp cao nhằm cải thiện hệ thống rủi ro

tổng thể. Kiểm toán nội bộ có chức năng quan trọng trong quản trị rủi ro của tổ chức, thúc đẩy sự

hiểu biết của tổ chức về các rủi ro, đóng góp trong việc cải thiện hệ thống quản lý và kiểm soát

rủi ro của tổ chức (theo Goodwin-Stewart & Kent, 2006; Gramling & Myers, 2006; Manab &

ctg, 2007; Castanheira & ctg, 2009; Engelbrecht & ctg, 2018). Theo Gross (2006), “kiểm toán

nội bộ đóng vai trò quan trọng trong công cụ quản lý của doanh nghiệp được ví như ngọn hải

đăng soi đường cho con thuyền doanh nghiệp đi đúng hướng giữa những cơn bão biển thị trường

kinh doanh”.

3. KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Theo những phân tích về vai trò của kiểm toán trong tổ chức ở trên, kiểm toán nội bộ đánh

giá và cải thiện hiệu quả của tổ chức, các quy trình quản lý, kiểm soát và quản trị rủi ro. Như

vậy, kiểm toán viên nội bộ cần có năng lực nghề nghiệp nhất định để thực hiện các chức năng

đó. Viện kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ đã xây dựng khung năng lực kiểm toán nội bộ, trong đó xác

định các năng lực cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của Khung thực hành nghề nghiệp quốc tế

(IPPF) để giúp các kiểm toán viên nội bộ thành công của nghề nghiệp của họ.

Năng lực là khả năng của một cá nhân để thực hiện một công việc hoặc nhiệm vụ đúng

cách trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau, nó là một tập hợp các kiến thức được xác định, kỹ

năng và hành vi.

“Cải tiến và đổi mới” đặt ra phải nắm chặt sự thay đổi, thúc đẩy cải tiến và đổi mới; “Đạo

đức nghề nghiệp” và “quản lý kiểm toán nội bộ” cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc kiểm

toán nội bộ. Để có thể cung cấp một dịch vụ hiệu quả, kiểm toán viên nội bộ cần phải hoạt động

theo các tiêu chuẩn đạo đức cao, phối hợp các nguồn lực và hoạt động của kiểm toán nội bộ. Các

điểm chính trọng tâm của chuyên gia kiểm toán nội bộ là Năng lực thực hành nghề nghiệp-IPPF.

Page 37: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

36

Kĩ năng cá nhân (Personal Skills)

Giao tiếp

(communication)

Thuyết phục và hợp tác

(Collaboration)

Tư duy phản biện (Critical

Thinking)

Chuyên gia kĩ thuật (Technical Expertise)

Khung thực hành

nghề nghiệp-IPPF

Quản trị rủi ro và Kiểm soát

(Governance risk and Control)

Sự nhạy bén trong kinh doanh

(business acumen)

(Nguồn: IIA, Khung năng lực kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ, 2013)

Ngoài ra, các kiểm toán viên nội bộ đòi hỏi phải có chuyên môn về quản trị rủi ro và kiểm

soát, và sự nhạy bén trong kinh doanh để giúp các tổ chức hoàn thành mục tiêu của họ. Kiểm

toán viên nội bộ cần phải có năng lực trong “Giao tiếp”, “Thuyết phục và Hợp tác”, và “Tư duy

phản biện” để cung cấp các đảm bảo kiểm toán nội bộ, và thúc đẩy cải tiến và đổi mới trong một

tổ chức. Khung năng lực kiểm toán viên nội bộ đề cập cho ba nhóm đối tượng là nhân viên kiểm

toán, quản lý và giám đốc phụ trách kiểm toán. Bài viết tập trung vào nhóm đối tượng là nhân

viên, vị trí ban đầu cho các sinh viên mới tốt nghiệp mà không tiếp cận đến hai nhóm đối tượng

còn lại. Năng lực của các nhóm đối tượng còn lại sẽ được xây dựng, tích lũy dần trong quá trình

hoạt động nghề nghiệp của họ.

Bảng 1. Khung năng lực thực hành của kiểm toán viên (chuẩn mực)

Năng lực Diễn giải

Khung năng lực thực hành nghề

nghiệp quốc tế - The

International Professional

Practice Framework (IPPF)

Duy trì kiến thức hiện tại về IPPF; Chứng minh việc sử

dụng và giải thích thích hợp của IPPF, tìm kiếm tư vấn nếu

khả năng áp dụng không rõ ràng; Tuân thủ các yêu cầu của

IPPF khi lập kế hoạch và tiến hành thực hiện một cam kết

kiểm toán nội bộ.

(Nguồn: IIA, Khung năng lực kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ, 2013)

Cải tiến và đổi mới (Improvement and Innovation)

Cung cấp kiểm toán nội bộ (Internal Audit Delivery) )

Quản trị kiểm toán nội bộ (Internal Audit Management) )

Đạo đức nghề nghiệp (Professional Ethics) )

Page 38: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

37

Bảng 2. Khung năng lực của kiểm toán viên nội bộ về kĩ năng kĩ thuật

Năng lực Diễn giải

Quản trị,

rủi ro và

kiểm soát

Hoạt động trong khuôn mẫu của tổ chức cho quản trị, rủi ro và kiểm soát; Tạo

kế hoạch tham gia kiểm toán dựa trên rủi ro và tác động của nó đối với tổ chức;

Áp dụng các khái niệm kiểm soát trong hoạt động kiểm toán; Cung cấp sự giải

thích về hồ sơ rủi ro của cam kết kiểm toán nội bộ cho các bên liên quan; Hỗ trợ

văn hóa nhận thức rủi ro gian lận ở tất cả các cấp của tổ chức; Đánh giá và tính

toán khả năng xảy ra rủi ro gian lận và xác định các loại gian lận phổ biến liên

quan đến cam kết kiểm toán nội bộ; Duy trì sự hiểu biết về các quy trình được

sử dụng để hỗ trợ điều tra gian lận;

Sự nhạy

bén trong

kinh doanh

Duy trì kiến thức cụ thể của ngành phù hợp với các cam kết kiểm toán; Đánh giá

và tính đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và vi mô cơ bản và mức độ phù hợp với các

cam kết kiểm toán; Duy trì sự hiểu biết hiện tại về những phát triển toàn cầu

mới nhất, các yêu cầu pháp lý và đánh giá sự liên quan đến các cam kết kiểm

toán; Duy trì kiến thức về các khía cạnh kỹ thuật của các khái niệm kế toán chi

phí, kế toán quản trị và kế toán tài chính, tiêu chuẩn, hệ thống và quy trình lập

báo cáo phù hợp với các cam kết kiểm toán; Đánh giá và xem xét cách thức

CNTT đóng góp cho các mục tiêu của tổ chức, rủi ro liên quan đến CNTT và

mức độ phù hợp với các cam kết kiểm toán; Thể hiện kiến thức làm việc đúng

đắn về các khung kiểm soát chất lượng có liên quan đến các cam kết kiểm toán;

Có hiểu biết về các khía cạnh văn hóa của tổ chức; Có hiểu biết về nhiệm vụ,

mục tiêu chiến lược và bản chất kinh doanh của tổ chức.

Tư duy

phản biện

Duy trì sự tò mò và rèn luyện sự hoài nghi nghề nghiệp; Chọn và sử dụng nhiều

công cụ và kỹ thuật tự động và thủ công để có được dữ liệu và thông tin khác về

quy trình kinh doanh; Phân tích và thẩm định hiệu lực và hiệu quả của quy trình

kinh doanh; Áp dụng các kỹ thuật giải quyết vấn đề cho các tình huống thông

thường; Sử dụng tư duy phê phán để xác định và đề xuất các chiến thuật để cải

tiến quy trình kinh doanh; Áp dụng thu thập dữ liệu, khai thác dữ liệu, phân tích

dữ liệu và kỹ thuật thống kê; Đảm bảo rằng thông tin trong việc ra quyết định là

phù hợp, chính xác và đầy đủ.

Cung cấp

kiểm toán

nội bộ

Áp dụng phương pháp kiểm toán tổ chức và thực hiện các thủ tục kiểm toán để

đáp ứng các mục tiêu tham gia kiểm toán cụ thể; Duy trì tính khách quan trong

suốt các cam kết kiểm toán; Quản lý tất cả các nguồn lực một cách hiệu quả để

đảm bảo các mục tiêu tham gia được đáp ứng; Thể hiện hiệu quả và sự kiên trì,

quản lý thời gian của riêng mình và đảm bảo thời hạn và mục tiêu tham gia; Chọn

và áp dụng các công cụ và kỹ thuật thích hợp để thu thập, phân tích và giải thích

dữ liệu và báo cáo; Lập kế hoạch và tiến hành các cam kết kiểm toán để xác định

các rủi ro và kiểm soát chính; Có được bằng chứng đáng tin cậy, có liên quan và

đầy đủ và đánh giá bình luận; Phát triển và đảm bảo rằng các giấy tờ làm việc là

Page 39: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

38

sự phản ánh đúng sự thật của tất cả các hoạt động được thực hiện trong quá trình

tham gia kiểm toán; Trình bày những phát hiện và đề xuất các khuyến nghị giải

quyết nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề và tác động đến tổ chức; Theo dõi quản

lý để đảm bảo rằng các hành động quản lý đã được thực hiện hiệu quả hoặc quản

lý cấp cao đã chấp nhận rủi ro không thực hiện hành động.

(Nguồn: IIA, Khung năng lực kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ, 2013)

Bảng 3. Khung năng lực của kiểm toán viên nội bộ về kĩ năng cá nhân

Kĩ năng

Giao tiếp

Đảm bảo sự tin tưởng của người khác thông qua việc sử dụng giao tiếp tích cực;

Thúc đẩy giao tiếp mở; Thể hiện sự tôn trọng người khác và tùy chỉnh các thông

điệp để phản ánh nhu cầu của đối tượng mục tiêu; Tổ chức và thể hiện ý tưởng

rõ ràng và tự tin để gây ảnh hưởng đến người khác; Trích xuất thông tin chính từ

nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ giao tiếp; Chọn các hình thức giao tiếp phù

hợp và phương tiện truyền thông; Sử dụng đúng các quy ước kỹ thuật của ngôn

ngữ (chính tả, dấu câu, ngữ pháp,...); Lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi theo yêu

cầu để kiểm tra sự hiểu biết của chính mình; Góp ý phản hồi từ người nghe để

đánh giá hiệu quả của truyền thông; Dự đoán các phản ứng đối với truyền thông

và lập kế hoạch trả lời trước; Thảo luận về các kết quả kiểm toán và tác động

của chúng một cách chuyên nghiệp và tự tin với các cấp độ phù hợp của tổ

chức; Giải thích và sử dụng ngôn ngữ cơ thể để củng cố giao tiếp; Sử dụng các

phương thức đồ họa để truyền đạt các quy trình và thông tin phức tạp khác;

Cung cấp thông tin theo kiểu có cấu trúc để thúc đẩy học tập và phát triển; Áp

dụng các kỹ năng giao tiếp phù hợp trong các cuộc phỏng vấn.

Kĩ năng

Thuyết

phục và

hợp tác

Dự đoán và và cho phép tác động phong cách cá nhân của mình đến người

khác khi giao tiếp và xây dựng mối quan hệ; Quản lý xung đột bằng cách đàm

phán và giải quyết các bất đồng; Hiểu biết về chính sách của tổ chức và có

hành động thích hợp; Giúp mọi người thoải mái và xây dựng mối quan hệ cởi

mở, mang tính xây dựng với tất cả các bên; Nuôi dưỡng và xây dựng quan hệ

đối tác hiệu quả với khách hàng tham gia kiểm toán để đạt được kết quả; Xác

định và quản lý các nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan; Hợp tác với

người khác và khuyến khích người khác hợp tác làm việc; Dẫn dắt thông qua

làm gương liên quan đến sự tôn trọng, hữu ích và hợp tác; Duy trì tính độc lập

và khách quan trong mọi tình huống; Nhận ra giới hạn của chính mình và tìm

kiếm lời khuyên và hỗ trợ khi cần thiết; Tôn trọng tính bảo mật và đảm bảo sự

tin tưởng của các bên khác; Tham gia đầy đủ hoạt động nhóm; Hoạt động để

loại bỏ các rào cản tổ chức và xác định các nguồn lực để hỗ trợ nhóm kiểm

toán nội bộ; Áp dụng kiến thức về lý thuyết động lực và động lực nhóm khi

khuyến khích người khác.

Page 40: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

39

Cải tiến và

đổi mới

Tìm kiếm và biện minh cho các cơ hội để cải tiến liên tục; Khởi xướng và quản lý

sự thay đổi trong phạm vi trách nhiệm; Khuyến khích người khác nắm lấy sự thay

đổi bằng cách giải thích các lợi ích dự định; Xác định các rủi ro liên quan đến

thay đổi và điều chỉnh hoạt động kiểm toán để quản lý rủi ro; Đánh giá các rào

cản và nguồn lực tiềm năng cho các sáng kiến thay đổi; Duy trì hiệu suất và hiệu

quả cá nhân trong môi trường thay đổi và không xác định; Có những ưu tiên mới

và thực hiện những thay đổi tích cực trong lĩnh vực công việc; Dự đoán các phản

ứng để thay đổi và thích nghi phong cách bản thân để hỗ trợ người khác.

(Nguồn: IIA, Khung năng lực kiểm toán nội bộ, 2013)

Bảng 4. Khung năng lực về kiến thức chuyên môn

Quản trị

kiểm toán

nội bộ

Phân tích điểm mạnh và điểm yếu riêng để tối đa hóa đóng góp cá nhân cho tổ

chức; Phấn đấu cho chất lượng và sự xuất sắc và khuyến khích người khác làm

tương tự; Chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả được giao trong các lĩnh vực

trách nhiệm; Tiếp tục phát triển chuyên môn và tận dụng các cơ hội học tập có

liên quan; Đánh giá sự phát triển bản thân và nhu cầu nghề nghiệp và tận dụng

những thách thức mới làm cơ hội phát triển cá nhân và nghề nghiệp; Duy trì các

năng lực cập nhật cần thiết để thực hiện kiểm toán nội bộ hiệu quả; Hỗ trợ và

đóng góp cho quá trình tuyển dụng trong chức năng kiểm toán nội bộ; Đánh giá

và thúc đẩy quan điểm đa dạng và tính nhạy cảm văn hóa; Áp dụng kiến thức về

quy trình nhân sự và phong cách lãnh đạo để hỗ trợ và chỉ đạo người khác.

Đạo đức

nghề

nghiệp

Ủng hộ và khích lệ quy tắc đạo đức của IIA; Áp dụng các nguyên tắc và giá trị đạo

đức cho các hoạt động được kiểm toán; Tuân thủ các chính sách, thực tiễn và quy

trình chính của tổ chức; Đối xử công bằng không phân biệt đối xử; Duy trì tính

khách quan về hình thức và thực tế; Thảo luận về xung đột đạo đức với giám đốc

điều hành kiểm toán; Điều tra các vấn đề đạo đức và đề xuất biện pháp giải quyết;

Phản ứng với những nhạy cảm do các nguyên tắc đạo đức đang bị lạm dụng.

(Nguồn: IIA, Khung năng lực kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ, 2013)

Viện Kiểm toán nội bộ Australia đã xây dựng khung năng lực nghề nghiệp của kiểm toán

viên nội bộ Australia (2010), khung năng lực được hia theo bốn (04) nhóm khái quát lại như sau:

Chuẩn mực Kĩ năng kĩ thuật Kĩ năng cá nhân Kiến thức

Khung năng

lực thực hành

nghề nghiệp

quốc tế -

IPPF

Nghiên cứu và điều tra

quản lý quy trình và dự án

kinh doanh

Rủi ro và kiểm soát

Thu thập và phân tích dữ liệu

Kỹ thuật và Công cụ giải

quyết vấn đề

Máy tính hỗ trợ kỹ thuật kiểm

toán (CAATS)

Ảnh hưởng và

giao tiếp

Lãnh đạo và làm

việc nhóm

Quản trị thay đổi

Giải quyết xung

đột

Kế toán tài chính và kế

toán quản trị

Quy định, pháp luật và

kinh tế

Chất lượng và kiểm soát

Đạo đức và gian lận

Công nghệ thông tin

Quản trị, rủi ro và kiểm

soát

(Nguồn: Khung năng lực kiểm toán nội bộ Austrailia, 2010)

Page 41: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

40

Các năng lực cụ thể trong bốn nhóm này cũng được Viện Kiểm toán nội bộ Australia chi

tiết cụ thể giống như Khung năng lực kiểm toán nội bộ do Viện Kiểm toán nội bộ Hoa kỳ xây

dựng. Nhìn chung, khung năng lực kiểm toán nội bộ đặt ra yêu cầu đối với kiểm toán nội bộ

không chỉ phải hiểu biết về Khung năng lực thực hành nghề nghiệp quốc tế IPPF, có kiến thức

chuyên môn (bao gồm kế toán tài chính, kế toán quản trị, các quy định pháp luật, sự hiểu biết về

kinh tế, chất lượng, kiểm soát, quản trị, rủi ro, công nghệ thông tin) mà còn phải có các kĩ năng

về kĩ thuật (Nghiên cứu và điều tra, quản lý quy trình và dự án kinh doanh; Rủi ro và kiểm soát;

Thu thập và phân tích dữ liệu; hiểu biết về kỹ thuật và công cụ giải quyết vấn đề, sử dụng máy

tính hỗ trợ kỹ thuật kiểm toán (CAATS)); các kĩ năng cá nhân cần thiết khác (như: Ảnh hưởng

và giao tiếp, lãnh đạo và làm việc nhóm, quản trị thay đổi, giải quyết xung đột). Đây là các kĩ

năng không thể thiếu giúp kiểm toán nội bộ đạt được mục tiêu và hiệu quả công việc. Với khung

năng lực mà các tổ chức về kiểm toán nội bộ trên thế giới xây dựng, các cơ sở đào tạo cũng cần

phải xây dựng chương trình đào tạo ngành kiểm toán cho phù hợp để cung cấp nhân lực kiểm

toán đáp ứng yêu cầu hiện nay.

4. KHUYẾN NGHỊ CHO ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH KIỂM TOÁN ĐÁP ỨNG

KHUNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ

So với trước đây, năng lực của người làm kiểm toán thay đổi nhiều, đặc biệt là vùng kiến

thức quản trị, rủi ro, kiểm soát. Ngoài ra, người làm kiểm toán nội bộ cần phải có kiến thức về

công nghệ thông tin, phân tích và thu thập dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình

kiểm toán. Chương trình đào tạo kiểm toán cần có sự thay đổi cả về ba nội dung kiến thức, kĩ

năng và thái độ.

- Về kiến thức: Chương trình đào tạo cần tăng cường các học phần liên quan đến đạo đức

nghề nghiệp, quản trị rủi ro, công nghệ thông tin, phân tích dữ liệu, tăng cường các học phần tự

chọn liên quan đến chất lượng, kiểm soát. Giảm bớt dung lượng các học phần liên quan đến xử

lý nghiệp vụ kiểm toán cụ thể, do trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, máy móc thiết

bị theo công nghệ mới đã được ứng dụng nhiều trong kiểm toán.

- Về kỹ năng: Có thể xây dựng một số học phần kĩ năng riêng biệt hoặc giảng dạy lồng

ghép kĩ năng trong các học phần chuyên môn. Để giảng dạy lồng ghép trong các học phần

chuyên môn, cần tăng cường xây dựng tình huống trong các học phần, tổ chức giảng dạy theo

hướng tích cực, khuyến khích tổ chức các hoạt động nhóm, hoạt động tương tác với người học

để phát triển các kĩ năng như kĩ năng giải quyết xung đột, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao

tiếp, quản trị sự thay đổi. Một trong những kĩ năng của kiểm toán viên nội bộ được quan tâm là

kĩ năng Cải tiến và đổi mới. Học phần thiết kế phải giúp cho người học rèn luyện kĩ năng tìm

kiếm các cơ hội để cải tiến liên tục, xác định các rủi ro liên quan đến thay đổi và điều chỉnh hoạt

động kiểm toán để quản lý rủi rod, duy trì hiệu suất và hiệu quả cá nhân trong môi trường thay

đổi và không xác định. Có thể đưa học phần tư duy đổi mới sáng tạo vào trong nhóm học phần tự

chọn hoặc hoặc bổ trợ thêm ngoài chương trình ngoại khóa. Kiểm toán nội bộ với vai trò mới

liên quan quản lý, quản trị rủi ro và kiểm soát nên phải tổ chức hoạt động giảng dạy theo hướng

tăng cường kĩ năng Hợp tác với người khác và khuyến khích người khác hợp tác làm việc, tăng

cường cho người học xây dựng mối quan hệ cởi mở, mang tính xây dựng với tất cả thành viên

Page 42: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

41

khác đặc thù kiểm toán nội bộ là làm việc với tất cả các bộ phận trong tổ chức và cần sự hỗ trợ,

hợp tác với bên liên quan.

- Về thái độ: Hướng sinh viên theo tư duy đổi mới sáng tạo trong học tập, trong thu nhận

kiến thức, chủ động học tập để phát triển khả năng học tập suốt đời bởi các kiến thức chuyên

môn là vô hạn, thay đổi không xác định, người học cần trang bị bồi đắp thường xuyên trong quá

trình làm việc sau này. Rèn luyện cho sinh viên có thái độ tích cực trong nghề nghiệp, đạo đức

nghề nghiệp tốt.

Ngoài ra, các cơ sở đào tạo cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đa dạng hóa

phương pháp đánh giá kết quả học tập nhằm nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong học tập,

nghiên cứu. Chủ động hợp tác với các đơn vị chuyên môn đào tạo về kiểm toán nội bộ của các tổ

chức nghề nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, trao đổi, chia sẻ kinh

nghiệm, chuyên môn trong đào tạo.

5. KẾT LUẬN

Nghị định số 05/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ tháng 01 tháng 04 năm 2019. Do

đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần một lượng nhân sự kiểm toán nội bộ khá lớn. Nhân sự kiểm

toán nội bộ hiện tại đang thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Để đảm

bảo cho kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu quả, thực hiện được vai trò của nó trong tổ chức,

nâng cao chất lượng và tăng số lượng nhân sự về kiểm toá nội bộ là tất yếu. Chúng tôi cho rằng

các cơ sở đào tạo đại học xem xét xây dựng, chỉnh sửa chương trình đào tạo ngành kiểm toán

cho phù hợp hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đặt ra với kiểm toán nội bộ trong điều kiện hiện nay

cũng như thay đổi phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập cho phù hợp yêu cầu mới.

Người làm kiểm toán nội bộ không chỉ có trình độ chuyên môn nghề nghiệp mà còn phải được

trang bị các kĩ năng kĩ thuật, kĩ năng cá nhân phục vụ cho công việc, đặc biệt trong điều kiện ứng

dụng công nghệ thông tin, kĩ thuật số, các công nghệ mới khác trong quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh, kế toán, kiểm toán nên sinh viên kiểm toán cần phải được đào tạo đáp ứng nhu

cầu thực tế đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Arel, B., Beaudoin, C. A., & Cianci, A. M. (2012). The impact of ethical leadership, the internal

audit function, and moral intensity on a financial reporting decision. Journal of Business

ethics, 109(3), 351-366.

Andrew D. Chambers , Marjan Odar (2015). A new vision for internal audit, Managerial

Auditing Journal, Vol. 30 No. 1, pp. 34-55. https://doi.org/10.1108/MAJ-08-2014-1073

Castanheira, N., Lima Rodrigues, L., & Craig, R. (2009). Factors associated with the adoption of

risk-based internal auditing. Managerial Auditing Journal, 25(1), 79-98.

Engelbrecht, L., Yasseen, Y., & Omarjee, I. (2018). The role of the internal audit function in

integrated reporting: a developing economy perspective. Meditari Accountancy Research,

26(4), 657-674.

Page 43: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

42

Gramling, A. A., Maletta, M. J., Schneider, A., & Church, B. K. (2004). The role of the internal

audit function in corporate governance: A synthesis of the extant internal auditing literature

and directions for future research. Journal of Accounting literature, 23, 194.

Goodwin‐Stewart, J. and Kent, P. (2006). The use of internal audit by Australian companies,

Managerial Auditing Journal, Vol. 21 No. 1, pp. 81-101.

https://doi.org/10.1108/02686900610634775

IIA. (2004). The Role of Internal Auditing in Enterprise-wide Risk Management. In Retrieved

February 6, 2005. from www.theiia.org.

IIA. (2008a). Institute of Internal Auditors "International Standards for the Proffesional Practice

of Internal Auditing".

IIA. (2013). IIA position paper: The three lines of defense in effective risk management and

control

IIA Australia (2010), Internal Auditor Competency Framework, The Institute of Internal

Auditors – Australia

Manab, N. A., Hussin, M. R., & Kassim, I. (2007). Empirical study on theory and practice of

enterprise-wide risk management (EWRM) on internal auditing and risk management

functions of public listed companies in Malaysia. Concurrent% 20IV/Session, 201.

Moeller, R., and H.N. Witt, Brink’s. (1999). Modern Internal Auditing, 5th Ed. New York: John

Wiley & Sons, Inc.,

Lin, S., Pizzini, M., Vargus, M., & Bardhan, I. R. (2011). The role of the internal audit function

in the disclosure of material weaknesses. The Accounting Review, 86(1), 287-323.

Norman, C. S., Rose, A. M., & Rose, J. M. (2010). Internal audit reporting lines, fraud risk

decomposition, and assessments of fraud risk. Accounting, Organizations and Society,

35(5), 546-557.

Prawitt, D. F., Smith, J. L., & Wood, D. A. (2009). Internal audit quality and earnings

management. The Accounting Review, 84(4), 1255-1280.

Spira, L. and Page, M. (2003), Risk management: The reinvention of internal control and the

changing role of internal audit, Accounting, Auditing & Accountability Journal, Vol. 16

No. 4, pp.640-661. https://doi.org/10.1108/09513570310492335

Wood, David A. (July 2009). Internal Audit Quality and Earnings Management. The Accounting

Review. 84 (4): 1255–1280. doi:10.2308/accr.2009.84.4.1255.

Wood, David A. (2013). A Descriptive Study of Factors Associated with the Internal

Audit Function Policies Having an Impact: Comparisons Between Organizations in a

Developed and an Emerging Economy. Turkish Studies. 14 (3): 581–606.

doi:10.1080/14683849.2013.833019.

Page 44: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

43

Tác động của Blockchain tới ngành kế toán - kiểm toán

trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Nguyễn Võ Tuyết Trinh

Học viện Ngân hàng (Phân viện Phú Yên)

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.02 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 06/11/2019

Ngày nhận bài: 20/09/2019 Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2019

Tóm tắt

Công nghệ chuỗi khối - Blockchain là một ứng dụng hiện đại trong cuộc cách mạng công

nghiệp (CMCN) 4.0 và hiện được áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Ngành kế toán - kiểm toán cũng

không nằm ngoài ảnh hưởng của công nghệ này. Blockchain được ví như là một sổ cái tổng hợp,

ghi lại tất cả các giao dịch của các bên tham gia hệ thống. Khi đó, tất cả các bên tham gia đều có

thể xem và kiểm tra thông tin trên các Block. Với việc tự động ghi nhận và kiểm tra các giao

dịch, Blockchain sẽ giảm bớt một khối lượng lớn công việc cho người làm kế toán. Đồng thời,

với ưu điểm tính chính xác cao, khó làm giả thông tin sẽ làm giảm đáng kể quy mô mẫu trong

thử nghiệm kiểm tra chi tiết của kiểm toán viên. Bài viết đã tổng hợp những vấn đề chung về

Blockchain: khái niệm, cơ chế hoạt động, các phiên bản và những ưu điểm của công nghệ này.

Từ đó phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức của Blockchain với công việc kế toán -

kiểm toán.

Từ khóa: Blockchain, kế toán kiểm toán, công nghệ 4.0.

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BLOCKCHAIN

Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế năm 2008 bởi Satoshi Nakamoto và được

phát triển gắn liền với đồng tiền ảo Bitcoin. Cho đến nay, khái niệm về Blockchain được rất

nhiều nhà kinh tế và các tổ chức đưa ra. Theo Wikipedia “Blockchain: là một cơ sở dữ liệu phân

cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng

theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới

khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch”. Còn theo Mark Gates (2017), trang

29 thì “Blockchain giống cơ sở dữ liệu, là một hình thức lưu trữ hồ sơ giá trị và giao dịch. Gần

như mọi thứ đều có thể được lưu trữ trên Blockchain. Công nghệ Blockchain loại bỏ sự cần thiết

của một đơn vị trung gian, cho phép mọi người giao dịch trực tiếp với nhau dù ở cách nhau rất

xa”. Theo Lưu Thế Lợi và David Nguyễn (2018), trang 26 thì “Blockchain là một hệ thống kết

Page 45: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

44

nối người dùng này với người dùng khác mà không có bộ xử lý trung tâm để quản lý dữ liệu và

dòng chảy của dữ liệu. Chìa khóa của việc loại bỏ bộ xử lý trung tâm trong khi vẫn giữa được cơ

sở dữ liệu được kiện toàn chính là có được một hệ thống phân chia đủ lớp tập hợp của các cả thể

người dùng độc lập”.

Rõ ràng, dù theo khái niệm nào thì bản chất Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu phân

cấp lưu trữ thông tin trong các khối được liên kết với nhau thành chuỗi thông qua việc mã hóa.

Blockchain đóng vai trò như là một cuốn sổ cái cho các giao dịch của tất cả các đối tượng tham

gia hệ thống. Với blockchain, việc truyền tải dữ liệu trong hệ thống không đòi hỏi phải có một

trung gian để xác nhận thông tin. Tất cả các giao dịch đều được ghi lại và xác nhận chéo giữa

từng máy tính trong hệ thống đảm bảo thông tin minh bạch và an toàn. Bất kỳ đối tượng nào

trong hệ thống muốn thực hiện một giao dịch, yêu cầu đó sẽ được ghép thành khối với một số

giao dịch khác và được gửi tới tất cả các máy tính tham gia mạng lưới để chờ được xác thực. Sau

khi được xác nhận, các thông tin mỗi giao dịch sẽ được lưu lại thành một khối dữ liệu mới. Khối

dữ liệu mới này lưu trữ thông tin giao dịch hiện tại (kèm một mã thời gian khởi tạo và dữ liệu

giao dịch) được gắn với các khối liền trước nên toàn bộ chuỗi khối sẽ chứa đựng thông tin liền

mạch thể hiện lịch sử giao dịch xuyên suốt của chuỗi đó. Khi đó blockchain được coi là một

cuốn sổ cái trực tuyến với ưu việt là các đối tượng tham gia hệ thống được tiếp cận và cung cấp

thông tin giống hệt nhau nên khi có mật khẩu có thể xem và xác nhận thông tin cập nhật theo

thời gian thực về tất cả các bên thông qua bất kỳ máy tính nào trong chuỗi.

Hình 1. Sơ đồ các chuỗi trên blockchain

Nguồn: adcvietnam

Cơ chế hoạt động của blockchain:

Công nghệ blockchain hoạt động từ sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ sau: Một là, mật mã

học (cryptography): để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư thì công nghệ blockchain

đã sử dụng các khóa mật mã key và các hàm toán học hash function. Hai là, mạng ngang hàng

(peer to peer network): mỗi một nút trong mạng (mỗi máy tính - node) được xem như một khách

hàng (client) và cũng là server để lưu trữ các bản sao ứng dụng. Ba là, lý thuyết trò chơi: tất cả

Page 46: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

45

các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS…) và

được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

Hình 2. Sơ đồ hoạt động của blockchain

Nguồn: Bigcoinvietnam

Tới thời điểm hiện tại, công nghệ blockchain trải qua 3 phiên bản:

Blockchian Version 1.0 - Currencies (Tiền tệ): Ứng dụng vào tiền thuật toán: bao gồm

chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc

với chúng ta nhất và xem như là lãnh thổ của Bitcoin và những các loại tiền điện tử khác.

Blockchain Version 2.0 - Contracts (Hợp đồng): Ứng dụng trong xử lý tài chính và ngân

hàng: mở rộng blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ

phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.

Blockchain Version 3.0 - Organizing Activity (Tổ chức hoạt động): Đưa blockchain vượt

khỏi biên giới tài chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật. Ở

những lĩnh vực này sẽ có nhiều loại như vật lý, kỹ thuật số hay nguồn lực tự nhiên.

Vượt ngoài khả năng của Bitcoin - Công nghệ Blockchain đã được ứng dụng vào thực tế

gây bất ngờ lớn cho cả thế giới. Điển hình như Đảng Cộng Hòa tại Utah sử dụng công nghệ

Blockchain để giúp các cử tri bỏ phiếu kín, đảm bảo sự công bằng cho mọi cử tri và đại biểu.

Các bản ghi sức khỏe điện tử (EHR) ở Estonia được lưu trữ và hoạt động dưới công nghệ

Blockchain và còn rất nhiều ứng dụng tiềm năng khác đang được triển khai rộng rãi.

Ưu điểm của Blockchain:

- Một là, tính không thể đảo ngược: bởi vì các khối trong Blockchain được kết nối với

nhau tạo thành chuỗi, mỗi mã ID của một khối ghi lại lũy kế toàn bộ các giao dịch từ đầu chuỗi

cho tới khối đó. Chính vì vậy, một giao dịch khi đã được các máy tính xác nhận và lưu trên

Blockchain thì thông tin của giao dịch đó sẽ không thể bị xóa bỏ hay thay đổi. Nói cách khác,

thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận

của tất cả các nút trong hệ thống.

Page 47: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

46

- Hai là, tính ẩn danh: Tất cả thông tin của các đối tượng tham gia hệ thống đều được mã

hóa. Do vậy tên công ty, địa chỉ đều được ẩn danh trong hệ thống.

- Ba là, tính bảo mật và an toàn cao: Từng khối trong Blockchain được tạo ra trên cơ sở hệ

thống mật mã và các hàm toán học. Ngoài ra, các giao dịch để được ghi nhận và xác nhận tạo

khối được kiểm tra nhiều lần và đa lớp. Do đó, nếu một hacker muốn thâm nhập truy xuất thông

tin từ một khối nào đó thì phải qua được hàng rào bảo vệ của cả chuỗi, bao gồm nhiều khối trong

hệ thống. Mặt khác, việc thay đổi hay chỉnh sửa nội dung các giao dịch trong hệ thống phải được

sự đồng thuận của tất cả các đối tượng tham gia nên Blockchain là hệ thống bảo mật an toàn cao

trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu. Ngay cả khi một phần của hệ thống Blockchain sụp đổ,

những máy tính và các nút khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt

động. Hơn nữa, cùng với hệ thống máy tính phân tán toàn cầu cũng giúp Blockchain an toàn

trước các hackers và virus tấn công.

- Bốn là, tính toàn cầu và nhanh chóng: Tất cả các giao dịch sẽ được rút ngắn thời gian xử

lý nhờ vào một số lượng lớn các nodes có mặt trên toàn thế giới. Hơn nữa, với cơ chế thưởng

nên các máy tính (máy đào - diggers) thường xuyên online để tìm kiếm và xác nhận thông tin, do

đó tốc độ xử lý giao dịch trong Blockchain rất nhanh.

2. CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN - CƠ HỘI VỚI NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Trước làn sóng CMCN 4.0, Blockchain được xem là một công nghệ "chìa khóa" cho

chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai. Với đặc tính phi tập trung và

độ bảo mật cao nên công nghệ Blockchain mang tính cách mạng ứng dụng được trong nhiều lĩnh

vực, ngành nghề. Không nằm ngoài xu thế trên thì ngành kế toán - kiểm toán, công nghệ

Blockchain có những ảnh hưởng tác động đáng kể. Cụ thể:

Thứ nhất, công nghệ Blockchain đảm bảo hệ thống kế toán minh bạch, từ đó giảm thiểu

khả năng xảy ra sai phạm kinh tế: Công nghệ Blockchain giúp công tác kế toán - kiểm toán giảm

phần lớn khả năng xảy ra sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp và khác biệt từ nhiều nguồn

khác nhau. Hơn nữa, hồ sơ kế toán một khi đã được lưu vào Blockchain sẽ không thể chỉnh sửa

và thay đổi, ngay cả khi chủ sở hữu hệ thống kế toán yêu cầu. Bởi vì, mọi giao dịch hàng ngày

trên blockchain đều được ghi chép lại và xác thực nên có thể làm giảm các sai sót và gian lận

trong kế toán, và khi đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài chính được đảm bảo. Từ đó, làm giảm

hoặc thậm chí loại bỏ nhu cầu kiểm toán tài nguyên nguồn dữ liệu.

Mặt khác, Blockchain là một hệ thống có thể coi là “sổ cái kế toán” - nơi mà giao dịch

được thực hiện bởi một bên tới mọi người trong cùng một mạng lưới bằng một phương thức cực

kỳ chính xác và bảo mật. Nếu một lĩnh vực hoặc một hệ thống sử dụng Blockchain, vấn đề bảo

mật an toàn sẽ thay đổi. Theo đó, chúng ta cần chú trọng không chỉ là sự đảm bảo về tài sản và

sự chấp thuận của người khác (điều này là hiển nhiên trong môi trường Blockchain). Thay vào

đó, chúng ta cần chú trọng vào sự ràng buộc giữa bản ghi Blockchain và thế giới vật chất, và

rộng hơn là vào việc phản ánh giá trị kinh tế thực của giao dịch trong Blockchain. Ví dụ,

Blockchain có thể đảm bảo chắc chắn về thời gian và số tiền mua các hàng hoá, nhưng không thể

Page 48: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

47

đảm bảo tình trạng của hàng hóa đó, hoặc sự định giá của mặt hàng đó một khi điều kiện thị

trường thay đổi.

Thứ hai, công nghệ Blockchain giúp bảo mật thông tin kế toán: Blockchain sở hữu tính

năng vô cùng đặc biệt đó là việc truyền tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian để xác nhận

thông tin, được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị

thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay

cả khi nếu một phần của hệ thống Blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục

hoạt động để bảo vệ thông tin. Blockchain có tác dụng làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai

sót, không thể sửa chữa, thay đổi một khi đã được lưu vào Blockchain. Đặc biệt, trong hoạt động

kế toán thông thường, một nhân viên kế toán cần phải ghi bút toán kép thì Blockchain chỉ cần

một bút toán có thể cung cấp thông tin cho tất cả các bên. Một số Blockchain có thể lập trình để

trở thành hợp đồng thông minh cho các giao dịch cụ thể mà không cần có sự tham gia của con

người... Cũng giống như các công nghệ khác, Blockchain có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi

phí nhưng có khả năng tính toán, cung cấp băng thông và lưu trữ dữ liệu cao hơn. Kết quả là,

Blockchain tạo một kết nối liền mạch giữa các nút trong mạng Blockchain.

Thứ ba, công nghệ Blockchain giúp tăng cường hiệu quả của hoạt động kiểm toán: Công

nghệ Blockchain cung cấp cơ hội để hợp lý hóa các quy trình báo cáo và kiểm toán tài chính.

Hiện nay, đối chiếu tài khoản, bảng cân đối phát sinh, nhật ký chung, sổ cái và các tệp bảng tính

hỗ trợ được cung cấp cho kiểm toán viên ở nhiều định dạng điện tử và thủ công. Mỗi cuộc kiểm

toán bắt đầu với các thông tin và lịch trình khác nhau đòi hỏi kiểm toán viên phải đầu tư thời

gian đáng kể khi lập kế hoạch kiểm toán. Trong thế giới Blockchain, kiểm toán viên có thể có

quyền truy cập dữ liệu thời gian thực thông qua các nút chỉ đọc trên các chuỗi khối. Điều này có

thể cho phép kiểm toán viên có được thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán theo định dạng nhất

quán, định kỳ, nhất là khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp và quy trình chuyển sang các giải

pháp Blockchain, việc truy cập thông tin trong Blockchain có thể sẽ trở nên hiệu quả hơn.

Mặt khác, với blockchain, toàn bộ các giao dịch phát sinh liên tục liên quan đến một

nghiệp vụ gốc được lưu trữ ở block cuối cùng, tất cả đều được xâu thành chuỗi. Ví dụ, một

nghiệp vụ mua hàng hóa từ khi phát sinh hợp đồng thông minh được ghi nhận trong chuỗi trên

một khối, đến khi nhận hàng, ghi nhận công nợ phải trả và thanh toán tiền cũng vẫn được ghi

nhận trong chuỗi trên các khối khác nhưng toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh theo thời gian có liên

quan đến nhau được thể hiện ở khối cuối cùng của nghiệp vụ trong chuỗi. Do đó, thủ tục kiểm

tra việc ghi chép được thực hiện rất dễ dàng. Các nghiệp vụ phát sinh sau ngày khóa sổ cũng

được thể hiện rõ ràng và kịp thời theo thời gian thực trên blockchain nên việc kiểm tra tính đúng

kỳ cũng đơn giản hơn nhiều. Hay như kỹ thuật gửi thư xác nhận số dư tiền gửi, tiền vay tới ngân

hàng; xác nhận số dư nợ phải thu hay nợ phải trả tới khách hàng và nhà cung cấp cũng không cần

thiết thực hiện trong môi trường công nghệ blockchain, bởi các kiểm toán viên khi có ID và mật

khẩu truy nhập vào hệ thống của khách hàng kiểm toán là có thể kiểm tra trực tiếp được các số

liệu này. Chính vì vậy, Blockchain giảm bớt các thủ tục kiểm toán, đồng thời giảm được tính

không độc lập giữa bên thứ ba và khách hàng dẫn đến số liệu xác nhận không trung thực, giảm

rất nhiều thời gian và công sức đối chiếu số liệu giữa các bên, và giảm thời gian thu thập bằng

chứng kiểm toán.

Page 49: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

48

Với những lợi thế trên thì một vài ứng dụng của công nghệ Blockchain trong ngành kế toán

- kiểm toán có thể kể đến: bằng chứng kiểm toán có thể theo dõi; quá trình kiểm toán tự động;

xác thực giao dịch… Trong thời gian qua, để phát huy ứng dụng của công nghệ này trong lĩnh

vực kế toán - kiểm toán, nhiều doanh nghiệp bắt đầu quan tâm, đầu tư tài sản vào công nghệ

blockchain cho các hoạt động của mình, đặc biệt là các công ty kế toán Big Four.

Hình 3: Ước tính khối lượng đầu tư tài sản vào công nghệ Blockchain

Nguồn: Aite Group

Ở Việt Nam, trong năm 2018, công ty cổ phần MISA đã ra mắt phần mềm meInvoice.vn –

Phần mềm hóa đơn điện tử. Đây được coi là ứng dụng đầu tiên thành công công nghệ

Blockchain ở Việt Nam, giúp các doanh nghiệp gia tăng tính bảo mật, an toàn và minh bạch của

hóa đơn. Ứng dụng vào hóa đơn điện tử, Blockchain được xem như một cuốn sổ cái ghi lại toàn

bộ trạng thái của hóa đơn. Bất kỳ những thay đổi nào của hóa đơn cũng phải được sự đồng ý của

tất cả các bên tham gia. Chính vì vậy, Blockchain sẽ giúp đảm bảo sự an toàn, minh bạch và

chống làm giả hóa đơn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, với meInvoie.vn, chỉ một click chuột, hóa

đơn của người bán sẽ ngay lập tức được chuyển đến người mua. Nhờ đó, quá trình giao dịch,

thanh toán trong kinh doanh được đẩy nhanh và nâng cao hiệu suất. Hiện MISA đã cho ra mắt

phiên bản meInvoice sử dụng trên các thiết bị di động (điện thoại, máy tính bảng...) giúp người

dùng có thể thực hiện các nghiệp vụ như khởi tạo, phát hành và tra cứu hóa đơn một cách tức

thời, mọi lúc mọi nơi vô cùng dễ dàng và thuận tiện. Như vậy, phần mềm hóa đơn điện tử

meInvoice.vn của MISA là một trong những hành động mạnh mẽ đầu tiên trong làn sóng ứng

dụng công nghệ Blockchain vào lĩnh vực Tài chính - kế toán tại Việt Nam. Trong thời gian tới,

những doanh nghiệp Việt như MISA sẽ tăng tốc để ứng dụng Blockchain rộng rãi hơn trong

nhiều sản phẩm của mình để hòa chung với sự phát triển của cuộc CMCN 4.0.

3. NHỮNG THÁCH THỨC CỦA NGÀNH GẶP PHẢI KHI ỨNG DỰNG CÔNG NGHỆ

BLOCKCHAIN

Thứ nhất, công nghệ Blockchain tác động tới nhu cầu việc làm trong ngành kế toán -

kiểm toán

Về kế toán, một vài công việc mà các kế toán viên đang làm hiện nay sẽ được thay thế bởi

blockchain, hoặc được thực hiện bởi công nghệ tự động hóa hay trí tuệ nhân tạo. Nhưng điều này

không có nghĩa là vai trò của các kế toán viên sẽ bị mất đi, mà chỉ đơn giản là công việc của hoạt

Page 50: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

49

động tài chính kế toán sẽ thay đổi theo hướng gắn liền với các phần mềm và chương trình máy

tính nhiều hơn. Và do đó, những kế toán viên chuyên nghiệp sẽ chuyển sang làm những công

việc có nhiều giá trị hơn, đảm nhiệm những mảng việc phức tạp như phân tích, dự báo và thực

hiện các dịch vụ tư vấn. Việc này giống với những thay đổi trong ngành kế toán từ giữa thế kỷ

20 tới nay. Ví dụ số lượng nhân sự kế toán giữ sổ sách trở nên ít hơn trước đây, nhưng tổng số

lượng kế toán viên hành nghề lại nhiều hơn vì nghề này đã mở rộng phạm vi. Do đó, Blockchain

không đe dọa mà khiến ngành kế toán trở nên chuyên nghiệp hơn.

Về kiểm toán, công chúng tìm đến các kiểm toán viên để tăng cường niềm tin vào thông

tin được kiểm toán của các công ty mà họ kiểm toán và giúp hệ thống thị trường vốn nhiều nghìn

tỷ đô la hoạt động với độ tin cậy cao hơn. Kiểm toán viên thực hiện theo các quy định nghiêm

ngặt, quy tắc ứng xử và tiêu chuẩn kiểm toán chuyên nghiệp và độc lập với các đơn vị mà họ

kiểm toán. Họ áp dụng tính khách quan và sự hoài nghi nghề nghiệp để cung cấp sự đảm bảo hợp

lý về việc liệu báo cáo tài chính của một doanh nghiệp có sai sót trọng yếu hay không? Nếu tất

cả các giao dịch được nắm bắt trong một blockchain bất biến, vậy thì còn lại gì để kiểm toán viên

thực hiện kiểm toán. Liệu blockchain có loại bỏ nhu cầu kiểm toán báo cáo tài chính không?

Kiểm toán bao gồm một đánh giá rằng các giao dịch được ghi lại, được hỗ trợ bởi bằng

chứng có liên quan, đáng tin cậy, khách quan, chính xác và có thể kiểm chứng. Việc chấp nhận

giao dịch vào một blockchain đáng tin cậy có thể tạo thành bằng chứng kiểm toán thích hợp cho

các xác nhận báo cáo tài chính nhất định như sự xuất hiện của giao dịch (ví dụ: một tài sản được

ghi trên blockchain đã được chuyển từ người bán sang người mua). Tuy nhiên, kiểm toán viên có

thể hoặc không thể xác định sản phẩm đã được phân phối bằng cách chỉ đánh giá thông tin trên

blockchain Bitcoin. Do đó, việc ghi lại một giao dịch trong một blockchain có thể hoặc không thể

cung cấp đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến bản chất của giao dịch. Nói cách khác,

một giao dịch được ghi lại trong blockchain vẫn có thể là trái phép, lừa đảo hoặc bất hợp pháp.

Hơn nữa, số lượng các kiểm toán viên trong một cuộc kiểm toán đối với một khách hàng cụ thể có

thể thay đổi theo hướng giảm, nhưng chưa giảm ngay trong tương lai gần, bởi nó phụ thuộc vào

quá trình và tốc độ áp dụng blockchain trong công tác kế toán của các doanh nghiệp. Khi đó trình

độ, kiến thức và đặc biệt là năng lực về công nghệ thông tin ngày càng đòi hỏi cao đối với kiểm

toán viên. Dù là kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán viên độc lập hay kiểm toán viên nội bộ, đều

cần thiết đội ngũ kiểm toán viên phải có hiểu biết sâu sắc về đặc thù kinh doanh của đơn vị khách

hàng, từ đó có thể đưa ra các xét đoán rủi ro - Những đánh giá này không phần mềm nào có thể

thực hiện được. Đặc biệt với những khoản mục đòi hỏi xét đoán chủ quan cao của người làm kế

toán, thì vẫn cần thiết nhóm kiểm toán phải bao gồm các kiểm toán viên có năng lực và kinh

nghiệm thực hiện các xét đoán nghề nghiệp và thực hiện các thử nghiệm kiểm toán phù hợp để đưa

ra ý kiến đánh giá. Những khoản mục này liên quan đến các bút toán điều chỉnh cuối kỳ, đó là các

khoản mục rất trọng yếu trên báo cáo tài chính vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh

của doanh nghiệp. Đó là các ước tính kế toán. Như vậy, có thể thấy công nghệ Blockchain sẽ làm

giảm nhưng không loại bỏ hoàn toàn nhu cầu kiểm toán báo cáo tài chính.

Thứ hai, yêu cầu về kiến thức đối với nhân sự trong ngành kế toán - kiểm toán

Theo Khảo sát điều hành năm 2016 của Deloitte, 39% các giám đốc điều hành cấp cao ở

Hoa Kỳ có rất ít thậm chí hoàn toàn không có kiến thức về blockchain. Ngoài việc thiếu kiến

Page 51: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

50

thức, họ cũng thiếu các tiêu chuẩn và các dự án blockchain điển hình để học hỏi. Như vậy, nhóm

đối tượng hiểu biết về blockchain hiện nay chỉ chiếm thiểu số. Không nhiều người nắm được cốt

lõi của công nghệ blockchain, mà chỉ biết qua các ứng dụng như tiền kĩ thuật số. Các doanh

nghiệp cần cộng tác thêm với nhau để hiểu rõ hơn và xây dựng các tiêu chuẩn cũng như giao

thức thống nhất để thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi công nghệ blockchain.

Bên cạnh đó, nguồn nhân sự phục vụ công nghệ blockchain cũng gặp nhiều khó khăn. Có

thể nói, nhu cầu đào tạo nhân sự công nghệ thông tin và kế toán hiểu biết về blockchain trong làn

sóng blockchain và cũng như các thay đổi chóng mặt của ngành công nghệ thông tin trong thời

gian sắp tới đang diễn ra chóng mặt. Khi nhiều công ty tham gia vào nền kinh tế tiền điện tử, các

công ty kế toán sẽ sớm phải đưa các giao dịch tiền điện tử vào quy trình kế toán của họ. Hơn

nữa, kế toán chấp nhận tiền điện tử để thanh toán cũng sẽ tự tìm kiếm các công ty thân thiện với

tiền điện tử để hợp tác kinh doanh. Một số công ty chỉ chấp nhận Bitcoin dưới dạng thanh toán

và đây là cơ hội cho các kế toán viên am hiểu về blockchain nắm bắt công việc kinh doanh của

họ. Khi blockchain phát triển thâm nhập vào ngành kế toán, các nhà quản lý, nhà cung cấp công

nghệ và các nhà lãnh đạo ngành kế toán phải làm việc cùng nhau và tìm cách làm cho việc chuyển

đổi có lợi cho tất cả các bên. Kế toán không phải là kỹ sư và có thể không có kiến thức chi tiết về

cách thức hoạt động của blockchain. Nhưng họ sẽ cần biết cách tư vấn về việc áp dụng blockchain

và xem xét tác động của blockchain đối với doanh nghiệp và khách hàng của họ. Do đó, các kế

toán và kiểm toán viên nên chủ động cập nhật, tiếp thu và ứng dụng công nghệ Blockchain và từ

đó xây dựng một chiến lược hợp lý trong tương lai. Họ cần phải tìm hiểu càng nhiều càng tốt về

công nghệ này trước khi nó trở thành một phần tiêu chuẩn trong công việc hàng ngày của họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Amy Vetter (2018), https://www.accountingtoday.com/opinion/blockchain-is-already-changing-

accounting, truy cập ngày 07/05/2018

CPA Canada, the AICPA and UWCISA (2017), Blockchain Technology and Its Potential Impact

on the Audit and Assurance Profession

Deloitte Deutschland (2016), Blockchain Technology: A game-changer in accounting?

Lưu Thế Lợi và David Nguyễn (2018). Blockchain Và Đầu Tư ICOs Căn Bản, Tri thức trẻ Book,

NXB Thanh niên.

Mark Gates (2017). Blockchain - bản chất của blockchain, bitcoin, tiền điện tử, hợp đồng thông

minh và tương lai của tiền tệ. Người dịch: Thành Dương, NXB Lao Động.

Trịnh Xuân Hưng (2018), Tìm hiểu về công nghệ blockchain và ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực

kế toán - tài chính - ngân hàng, Tạp chí kế toán và kiểm toán, số T8/2018

https://nhipcaudautu.vn/doanh-nghiep/blockchain-khong-cuop-viec-cua-ke-toan-3321199/

https://www.adcvietnam.net/blockchain-la-gi-nen-tang-ung-dung-cong-nghe-blockchain

https://bigcoinvietnam.com/ban-da-biet-phan-biet-public-blockchain-vaprivate-blockchain-chua

Page 52: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

51

Thực tập tốt nghiệp trong đào tạo sinh viên kế toán - kiểm toán:

Góc nhìn từ phía doanh nghiệp

Vũ Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Thanh Loan, Hoàng Thị Hương

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.13 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 12/11/2019

Ngày nhận bài: 22/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Thực tập tại doanh nghiệp là một học phần trong bắt buộc trong chương trình đào tạo

ngành kế toán - kiểm toán giúp sinh viên có thể học qua thực hành giải quyết vấn đề thực tế.

Nghiên cứu khảo sát ý kiến từ phía các đơn vị thực tập có nhận sinh viên ngành kế toán - kiểm

toán của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đến thực tập. Bằng phương pháp phân tích thống

kê mô tả, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp đánh giá về trình độ và khả năng

của sinh viên kế toán - kiểm toán thực tập tại các đơn vị ở mức khá, trong đó, trình độ ngoại ngữ

của sinh viên còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu cũng trình bày về nhu cầu tuyển dụng cũng

như những ý kiến khuyến nghị từ phía doanh nghiệp nhằm cải thiện chất lượng thực tập của sinh

viên kế toán - kiểm toán. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa với nhiều bên liên quan, là cơ sở để có

các giải pháp cải tiến nội dung, chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực kế

toán kiểm toán.

Từ khoá: Thực tập doanh nghiệp, học qua thực hành, sinh viên kế toán kiểm toán, doanh

nghiệp.

1. GIỚI THIỆU

Nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán làm việc trong tất cả hình doanh nghiệp và các lĩnh vực

kinh doanh nên nhu cầu tuyển dụng là rất lớn. Nhu cầu lao động kế toán - kiểm toán có có trình

độ cao như giám đốc tài chính, CFO, chuyên gia tài chính đã tăng lên, đặc biệt là lĩnh vực bất

động sản, sản xuất và những lao động có kỹ năng giao tiếp và sự nhạy bén sẽ có nhiều lợi thế

tuyển dụng (Robert Walters, 2016).

Khi Việt Nam gia nhập các hiệp định kinh tế toàn cầu thì cơ hội cũng như thách thức cho

nhân lực kế toán kiểm toán Việt Nam sẽ nhiều lên. Thực trạng này đòi hỏi giải pháp đồng bộ từ

tất cả các bên liên quan để giải quyết bài toán nhân lực. Nhưng những giải pháp từ phía cơ sở

đào tạo và sinh viên kế toán - kiểm toán là cấp thiết nhất bởi nó liên quan đến việc tuyển sinh của

nhà trường và việc làm, thu nhập của chính sinh viên khi ra trường. Các cơ sở đào tạo đã thực

Page 53: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

52

hiện nhiều cải tiến, áp dụng nhiề phương pháp đào tạo tiên tiến trong giảng dạy để hướng đến

nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành kế toán - kiểm toán.

Chương trình thực tập kế toán và kiểm toán được thiết kế trong chương trình đào tạo sinh

viên ngành kế toán - kiểm toán. Ở trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, học phần thực tập được

chia ra làm 2 giai đoạn, gian đoạn 1 là thực tập cơ sở ngành được thiết kế sau khi sinh viên học

hết năm thứ 3 và giai đoạn 2 là thực tập tốt nghiệp được thiết kế cuối năm học thứ 4. Thực tế

triển khai cho thấy, thực tập tốt nghiệp là bước đệm cho sinh viên ngành kế toán - kiểm toán có

thể làm quen với thực tế, vừa học vừa làm quen giải quyết các vấn thực tế. Tuy nhiên, các kết

quả nghiên cứu trước cũng cho thấy, sinh viên vẫn còn những thiếu hụt về kỹ năng nghề nghiệp

(Vũ Thị Thanh Bình, 2017). Chính bởi vậy, nghiên cứu đánh giá của các bên liên quan sẽ giúp

Khoa và nhà trường có góc nhìn khách quan, đa diện để giải quyết các vấn đề trong đào tạo,

nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.

Mục đích nghiên cứu này là khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về sinh viên kế toán -

kiểm toán của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội khi đến thực tập tại các doanh nghiệp. Ngoài

ra, nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhu cầu về nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán của các doanh

nghiệp, cũng như tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp giúp cải thiện chất lượng thực tập tốt

nghiệp. Nghiên cứu có ý nghĩa đối với cả phía đơn vị đào tạo cũng như sinh viên. Kết quả nghiên

cứu cung cấp cho cơ sở đào tạo thực trạng chất lượng đào tạo, trong khi đó, nhà trường và sinh

viên có thể nắm bắt nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để cải thiện chất lượng đào tạo và năng lực

bản thân của sinh viên để đáp ứng thực tế.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Học qua thực hành (learning by doinng) được biết đến là một lý thuyết phổ biến trong khoa

học nhận thức. Học qua thực hành được áp dụng phổ biến trong nhiều cấp học, nhiều ngành học

và còn được biết đến như một phương pháp học chủ động (Felder & Brent, 2003). Học qua thực

hành vừa cho phép sinh viên vừa học vừa tham gia giải quyết vấn đề phát sinh (Anzai & Simon,

1979). Chính vì những lợi ích và ưu thế của phương pháp học qua thực hành mà những kỳ thực

tập được thiết kế vào trong chương trình đào tạo ở bậc học đại học. Đối với sinh viên các ngành

kinh tế, hoạt động thực tập doanh nghiệp đã được các trường thiết kế. Tuy nhiên, cách triển khai

học phần thực tập doanh nghiệp của các cơ sở đại học là khác nhau, nên hiệu quả của học phần

cũng như những lợi ích và bất cập của cách bố trí học phần thực tập doanh nghiệp này cũng khác

nhau (Nguyễn Thị Hải Hà & Nguyễn Thị Tuyết Chinh, 2016). Có những trường sẽ để sinh viên

tự liên hệ đơn vị thực tập, có những trường ký kết với các doanh nghiệp để đưa sinh viên đến

thực tập, hay có những trường thực hiện kế toán mô phỏng cho sinh viên.

Theo lý thuyết các bên liên quan, tổ chức là một thực thể với rất nhiều các bên liên quan

cùng nhau hoạt động để hướng tới đạt mục tiêu đề ra (Marstein, 2003). Đối với cơ sở giáo dục

đại học, doanh nghiệp là chính là khách hàng, là người sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà

trường. Chính vì vậy, ý kiến của doanh nghiệp cần được ghi nhận trong quá trình xây dựng, cải

tiến chương trình đào tạo và hoạt động giảng dạy của của các cơ sở đào tạo.

Page 54: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

53

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Về phương pháp thu thập dữ liệu: Nghiên cứu thực hiện khảo sát ý kiến doanh nghiệp thông

qua phiếu khảo sát trực tiếp. Các phiếu khảo sát được gửi qua sinh viên đi thực tập tại các doanh

nghiệp. Thời gian thu thập dữ liệu từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019. Bảng hỏi ở dạng câu hỏi bán

cấu trúc, gồm có câu hỏi đóng và câu hỏi mở nhằm thu nhận ý kiến từ phía doanh nghiệp.

Về phương pháp phân tích dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng phân tích thống kê mô tả, dưới sự

hỗ trợ của Excel, nhằm phân tích các nội dung liên quan đến các đánh giá của doanh nghiệp về

nội dung thực tập doanh nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán, Trường Đại học

Công nghiệp Hà Nội.

Hình 1. Lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp khảo sát

Kết quả khảo sát thu về 135 phiếu khảo sát. Đặc điểm dữ liệu khảo sát được trình bày tại

Hình 1. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp khảo sát cho thấy các doanh nghiệp

được khảo sát hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chiếm đến 43%, tiếp theo là các doanh nghiệp

kinh doanh thương mại chiếm 26%. Tỷ lệ thấp hơn các doanh nghiệp tham gia trong khảo sát là

doanh nghiệp hoạt động xây dựng, thi công chiếm 19% và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

chiếm 12%.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá của doanh nghiệp về sinh viên thực tập ngành kế toán, kiểm toán

Qua khảo sát ý kiến doanh nghiệp, nghiên cứu thực hiện phân tích các đánh giá của doanh

nghiệp về đối với sinh viên thực tập và quá trình thực tập của sinh viên tại doanh nghiệp. Kết quả

nghiên cứu trình bày về những đánh giá của doanh nghiệp về tác dụng của học phần Thực tập tốt

nghiệp cũng như là quá trình thực tập đối với sinh viên ngành kế toán, kiểm toán (Hình 2) và

đánh giá về sinh viên ngành kế toán, kiểm toán của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI)

tham gia thực tập tại đơn vị (Hình 3).

Hình 2 trình bày kết quả nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp về tác dụng của thực tập

doanh nghiệp đối với sinh viên. Kết quả từ phía doanh nghiệp cho thấy rằng, thực tập doanh

nghiệp trong chương trình đào tạo sẽ giúp sinh viên ngành kế toán - kiểm toán có cơ hội tiếp xúc

với thực tế (79% doanh nghiệp trả lời). Tiếp đến, sinh viên có thể vận dụng các kiến thức được

Page 55: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

54

học ở trường vào xử lý các vấn đề phát sinh (62% doanh nghiệp trả lời). Hơn nữa, thực tập

doanh nghiệp còn là cơ hội giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng và nghiệp vụ. Thực tế phản hồi từ

phía sinh viên và doanh nghiệp cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn lòng cho sinh

viên tiếp xúc với dữ liệu của họ nên vẫn còn tỷ lệ lớn sinh viên chưa được tiếp xúc nhiều với

thực tế công tác kế toán, nên chỉ có 58% doanh nghiệp phản hồi tác dụng về việc rèn luyện kỹ

năng, nghiệp vụ của sinh viên sau đợt thực tập doanh nghiệp. Ngoài ra, học phần thực tập doanh

nghiệp cũng giúp cho sinh viên có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp (41% doanh nghiệp trả

lời) và định hướng nghề nghiệp tương lai (32% doanh nghiệp trả lời).

Hình 2. Đánh giá của doanh nghiệp về tác dụng của quá trình thực tập

Kết quả nghiên cứu tại Hình 3 trình bày đánh giá của doanh nghiệp về năng lực sinh viên

kế toán - kiểm toán của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội khi thực tập tại đơn vị. Nghiên cứu

sử dụng thang đo Likert 7 mức độ tăng dần từ (1) kém, đến (7) xuất sắc.

Hình 3. Đánh giá của doanh nghiệp về sinh viên kế toán, kiểm toán (HaUI)

Kết quả (Hình 3) phân tích thống kê mô tả giá trị trung bình đánh giá từ phía các đơn vị

nhận sinh viên thực tập cho thấy đa số các tiêu chí được đánh giá trên mức khá (giá trị trung

bình, mean >=5). Nhóm các kỹ năng được đánh giá cao hơn gồm có kỹ năng làm việc nhóm, hạn

Page 56: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

55

chế của sinh viên ngành kế toán - kiểm toán của nhà trường là trình độ ngoại ngữ (giá trị trung

bình, mean = 4.47). Từ kết quả này cho thấy, cả về phía đơn vị đào tạo và bản thân sinh viên cần

có những biện pháp nâng cao hơn nữa năng lực của sinh viên ngành kế toán - kiểm toán. Đối với

sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm làm việc chưa có thì kinh nghiệm làm việc và thái độ làm

việc là các tiêu chí quan trọng để nhà tuyển dụng lựa chọn ứng viên. Chính vì vậy, các kỹ năng

nghề nghiệp chuyên nghiệp của sinh viên cần phải được cải thiện hơn nữa. Ngoài ra, môi trường

làm việc toàn cầu hóa đòi hỏi kế toán viên phải sử dụng ngoại ngữ rất nhiều khi mà giao tiếp

trong môi trường trong doanh nghiệp, với khách hàng và nhà cung cấp. Chính vì vậy, trình độ

cũng như khả năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên ngành kế toán - kiểm toán cần phải được cải

thiện nhiều hơn nữa.

Nghiên cứu tiếp tục khảo sát ý kiến doanh nghiệp về độ dài đợt thực tập và đánh giá về sự

phối hợp nhà trường - doanh nghiệp trong việc quản lý sinh viên thực tập. Kết quả nghiên cứu

doanh nghiệp được trình bày tại Hình 4.

Hình 4. Đánh giá về độ dài đợt thực tập và sự phối hợp quản lý sinh viên thực tập

Kết quả nghiên cứu tại Hình 4 cho thấy rằng 96% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng độ

dài đợt thực tập là hợp lý, chỉ có 3% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng thời gian thực tập quá

ngắn, 1% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng thời gian đợt thực tập là quá dài. Đánh giá về sự

phối hợp giữa nhà trường - doanh nghiệp trong việc quản lý sinh viên thực tập, 76% doanh

nghiệp được khảo sát cho rằng nhà trường và doanh nghiệp đã có sự phối hợp tốt, 10% doanh

nghiệp được khảo sát đánh giá ở mức rất tốt, 13% đánh giá ở mức bình thường và 1% đánh giá

sự phối hợp nhà trường và doanh nghiệp chưa tốt. Như vậy, các kết quả này có thể cho thấy rằng

đa số doanh nghiệp đều đánh giá về thời gian và sự phối hợp là tốt và hợp lý. Tuy nhiên, Khoa

cũng cần có thêm những điều chỉnh để phù hợp với doanh nghiệp, hướng đến hài lòng doanh

nghiệp cũng như giúp cho sinh viên đi thực tập có chất lượng tốt nhất.

4.2. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp

Nghiên cứu phân tích về tần suất nhận thực tập và thời điểm doanh nghiệp nhận sinh viên

kế toán, kiểm toán vào thực tập. Kết quả tại Hình 5 cho thấy về tần suất thì có đến 79% doanh

Page 57: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

56

nghiệp tham gia khảo sát thỉnh thoảng (cụ thể có từ 1 đến 2 đợt trong năm) tuyển thực tập viên

kế toán). Có đến 12% doanh nghiệp hiếm khi tuyển thực tập kế toán, các đợt tuyển không liên

tục mỗi năm, các doanh nghiệp này có xu hướng tuyển dụng khi họ có các đợt quyết toán, hoặc

cần hoàn thiện hồ sơ kế toán. 9% các doanh nghiệp tham gia khảo sát thường xuyên tuyển thực

tập kế toán, mức thường xuyên được doanh nghiệp đề cập đến trong khảo sát là từ trên 3 đợt

tuyển sinh viên thực tập đến làm việc tại doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này cho thấy cơ hội

thực tập tại các doanh nghiệp cho ngành nghề kế toán, kiểm toán là khá cao.

Hình 5: Tần suất và thời điểm nhận tiếp nhận sinh viên thực

Về trình độ của nhân sự cần tuyển dụng (Hình 6), 56% các doanh nghiệp tham gia khảo sát

có nhu cầu tuyển dụng nhân sự có trình độ đại học, trong khi có 44% các doanh nghiệp có nhu

cầu tuyển dụng nhân sự có trình độ đến cao đẳng. Điều này cho thấy cơ hội việc làm cho lao

động là khá phong phú, doanh nghiệp cần đến nhiều trình độ bằng cấp khác nhau tùy theo mức

độ phân bổ công việc. Tuy nhiên, theo đuổi tấm bằng đại học cũng có những cơ hội việc làm cao

hơn cho sinh viên khi ra trường.

Hình 6. Nhu cầu tuyển dụng về bằng cấp của lao động kế toán

Ngoài ra, khi khảo sát các doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng hiện nay về lao động kế

toán, kiểm toán. Với 132 trả lời từ phía doanh nghiệp, có đến 89 doanh nghiệp (chiếm 67%

doanh nghiệp trả lời) có nhu cầu tuyển dụng lao động kế toán - kiểm toán trong thời gian này,

Page 58: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

57

còn lại 43 doanh nghiệp (chiếm 33% doanh nghiệp) trả lời họ chưa có phát sinh nhu cầu tuyển

dụng lao động kế toán - kiểm toán trong thời gian hiện tại. Như vậy, có thể thấy nhu cầu tuyển

dụng lao động kế toán cũng khá lớn, điều này giúp cho sinh viên kế toán - kiểm toán ra trường

có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Các kênh tuyển dụng nhân sự mà doanh nghiệp được trình bày tại Hình 7. Các doanh nghiệp

sử dụng website công ty để đăng tuyển các thông tin tuyển dụng nhân sự là phổ biến nhất (87/135

doanh nghiệp). Các kênh thông tin khác cũng được các doanh nghiệp ưu chuộng để tuyển dụng

nhân sự là thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, 29/135 doanh nghiệp sử dụng, các đơn vị

đạo tạo là các trường (26/135 doanh nghiệp sử dụng), hay tuyển dụng qua các hội chợ việc làm

(21/135 doanh nghiệp sử dụng) hay các kênh khác (28/135 doanh nghiệp sử dụng) như qua các hội

nhóm của Facebook, Zalo. Kết quả cho thấy chỉ có rất ít doanh nghiệp hiện nay sử dụng các kênh

thông qua báo đài, tivi hay tham dự lễ tốt nghiệp của sinh viên. Điều này cho thấy rằng, sinh viên

kế toán - kiểm toán nói riêng, sinh viên nói chung muốn gia tăng cơ hội việc làm của mình cần tích

cực tham gia các kênh tuyển dụng phổ biến mà doanh nghiệp sử dụng. Cách tốt nhất để cập nhất

thông tin tuyển dụng là sinh viên cần cập nhật vào website chính thức của các doanh nghiệp để tìm

hiểu các cơ hội việc làm mới nhất. Ngoài ra, sự phát triển của cách mạng công nghiệp cho thấy

ứng dụng công nghệ thông tin giúp truyển tải thông tin nhanh, sinh viên có thể tham gia vào các

hội nhóm về kế toán, việc làm để gia tăng cơ hội việc làm cho mình.

Hình 7. Các kênh tuyển dụng lao động của doanh nghiệp

Về hình thức tuyển dụng, kết quả khảo sát cho thấy, 81% doanh nghiệp khảo sát sử dụng

hình thức phỏng vấn trực tiếp, từ kết quả phỏng vấn trực tiếp này để tuyển dụng nhân sự. 15%

doanh nghiệp sử dụng thời gian thực tập của sinh viên để thử thách và nhận sinh viên vào làm

chính thức. Chỉ có tỷ lệ nhỏ 3% doanh nghiệp tuyển dụng thông qua người quen giới thiệu, và

1% là các hình thức khác. Ngoài ra, Hình 8 trình bày về các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp cần

nhắc lựa chọn ứng viên trong các cuộc tuyển dụng. Kết quả Hình 8 cho thấy, tỷ lệ cao các doanh

nghiệp ưu tiên nhiều nhất đến kinh nghiệm làm việc nhiều nhất (74/135), kỹ năng của ứng viên

phù hợp (64/135) và kết quả phỏng vấn (52/135) khi tuyển dụng. Trong khi đó, tỷ lệ ít các doanh

nghiệp ít ưu tiên tiêu chuẩn về kết quả học tập (14/135) hay bằng cấp của ứng viên (17/135). Nói

Page 59: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

58

chung, các tiêu chuẩn được doanh nghiệp sử dụng để tuyển dụng nhân viên phổ biến nhất là kỹ

năng làm việc của ứng viên phù hợp, kết quả buổi phỏng vấn, kinh nghiệm làm việc, các chứng

chỉ tin học ngoại ngữ.

Hình 8: Những tiêu chuẩn khi doanh nghiệp lựa chọn ứng viên trong quá trình tuyển dụng

Từ kết quả nghiên cứu này có thể thấy rằng, sự công bằng, minh bạch trong quá trình tuyển

dụng của các doanh nghiệp đã tạo cơ hội cho các ứng viên tuyên dụng được thể hiện mình qua

các cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Điều này cũng ngụ ý rằng, sinh viên cần chuẩn bị kiến thức, kỹ

năng, thái độ phù hợp với yêu cầu công việc và cần thể hiện tốt những năng lực này trong buổi

tuyển dụng để nhận được cơ hội việc làm cho bản thân. Ngoài ra, quá trình thực tập vừa là cơ hội

cho sinh viên cọ xát với thực tế, và cũng chính là cơ hội việc làm cho sinh viên vì nhiều doanh

nghiệp sẽ giữ lại nhân viên thực tập có năng lực để làm việc chính thức. Sinh viên cũng cần bồi

dưỡng cho bản thân phù hợp với những tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên của doanh nghiệp. Khi mà

kinh nghiệm làm việc chưa có nhiều thì các tiêu chuẩn về kỹ năng làm việc và thể hiện trong

cuộc phỏng vấn sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên.

4.3. Giải pháp cải thiện chất lượng thực tập - góc nhìn của doanh nghiệp

Nghiên cứu thu nhận các ý kiến từ phía doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập. Các ý kiến

này nhằm giúp nâng cao chất lượng đợt thực tập cho sinh viên cũng như nâng cao chất lượng đào

tạo nhân lực kế toán - kiểm toán. Các ý kiến đóng góp được tổng hợp theo 2 phần, góp ý với cơ

sở đào tạo và góp ý cho sinh viên đi thực tập.

Đối với cơ sở đào tạo:

Từ góc nhìn của doanh nghiệp, sau khi tiếp nhận sinh viên đến thực tập, các doanh nghiệp

đề xuất các giải pháp sau:

Page 60: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

59

Thứ nhất, khoa cần kiểm soát quá trình thực tập của sinh viên và có sự phối hợp giữa nhà

trường và doanh nghiệp trong việc quản lý sinh viên. Các doanh nghiệp đề xuất rằng cơ sở đào

tạo cần “có biện pháp xác nhận được sinh viên có đi thực tập đầy đủ hay không”. Thêm nữa,

phía cơ sở đào tạo cần “định kỳ kiểm tra thông tin sinh viên tại doanh nghiệp” hoặc “theo dõi

quá trình thực tập của sinh viên” và “thông qua báo cáo thực tập, kiểm tra kiến thức thực tế mà

sinh viên học được trong quá trình thực tập”. Những hoạt động kiểm soát này có thể được thực

hiện bởi giáo viên hướng dẫn để kiểm soát về tiến độ thực tập cũng như đánh giá sinh viên qua

quá trình sửa bài. Ngoài ra, để gia tăng sự phối hợp của nhà trường và doanh nghiệp cũng như

quản lý sinh viên tốt hơn, các doanh nghiệp đã có nhiều đề xuất. Một số đề xuất từ phía doanh

nghiệp để gia tăng phối hợp như “cử đoàn giáo viên đi giao lưu, tìm hiểu”, “Nhà trường cần có

bộ phận chuyên trách tổ chức các chương trình thực tập, lên kế hoạch, liên hệ với các cơ quan,

doanh nghiệp. Tổ chức chương trình cần được duy trì thường xuyên” hay “tăng cường hơn nữa

sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp”. Thực tế về quản lý hoạt động phối hợp nhà

trường - doanh nghiệp tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là trung tâm hợp tác doanh

nghiệp, tuy nhiên, quản lý hoạt động thực tập doanh nghiệp ngành kế toán lại là Khoa kế toán -

Kiểm toán. Cho nên, Khoa kế toán - kiểm toán và Trung tâm hợp tác doanh nghiệp cần có sự

phối hợp đồng bộ hơn nữa, xác định đầu mối kết nối với doanh nghiệp và nhận các phản hồi từ

các doanh nghiệp để có biện pháp cải tiến chất lượng. Khoa chuyên môn có nhu cầu rất cao về

việc liên hệ cho sinh viên thực tập và nhận phản hồi với doanh nghiệp, nhưng lại hạn chế về

nhân lực đảm nhận phản hồi. Do vậy, Khoa kế toán kiểm toán cần thêm sự phối hợp từ các trung

tâm chức năng.

Thứ hai, doanh nghiệp đề xuất cần gia tăng thời gian thực tập doanh nghiệp của sinh viên.

Kết quả nghiên cứu đánh giá của doanh nghiệp cho thấy hầu hết các doanh nghiệp thấy thời gian

thực tập là hợp lý nhưng vẫn có những đánh giá về thời gian thực tập ngắn hay dài. Ngoài ra,

ngành kế toán - kiểm toán có chu kỳ tuyển dụng, các doanh nghiệp thường có nhu cầu tuyển thực

tập kế toán vào các đợt chuẩn bị hoàn thiện báo cáo tài chính, quyết toán, trong khi các doanh

nghiệp kiểm toán sẽ có mùa tuyển dụng kiểm toán. Chính vì vậy, Khoa có thể đề xuất bố trí kế

hoạch học phù hợp để cho sinh viên dễ dàng liên hệ thực tập.

Thứ ba, khoa cần gia tăng thực hành các học phần kế toán - kiểm toán. Kết quả cho thấy

nhiều doanh nghiệp có ý kiến về việc tăng thêm thực hành trong chương trình kế toán kiểm toán.

Thực tế đào tạo của Khoa kế toán kiểm toán đã bố trí thực hành cho hầu hết các học phần để sinh

viên tiếp xúc với máy vi tính và bồi dưỡng các kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn. Để nâng cao

hiệu quả thực hành, khoa có thể khảo sát ý kiến của sinh viên để nắm bắt những tồn tại trong đào

tạo thực hành trong các học phần. Từ đó, Khoa và các Bộ môn có những giải pháp hay kiến nghị

để giải quyết những tồn tại, hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo thực hành.

Thứ tư, nhà trường và khoa cần có những định hướng nghề nghiệp và cho sinh viên tiếp

xúc thực tế nhiều hơn. Định hướng nghề nghiệp theo quan điểm của các doanh nghiệp chính là

việc nhà trường “định hướng cho các em theo nghề và học nghề đúng đắn”. Ngoài ra, để sinh

viên có cơ hội tiếp xúc thực tế nhiều thì Nhà trường và Khoa có thể mời chuyên gia chia sẻ về

các chuyên đề, hay “gia tăng thời gian thực tập”, bởi một số doanh nghiệp còn chưa thấy thời

gian thực tập phù hợp. Những ý kiến này từ phía doanh nghiệp là rất thiết thực, bởi nghề kế toán

Page 61: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

60

- kiểm toán có những quy định về đạo đức nghề nghiệp, cần có sự yêu và gắn bó với nghề, cam

kết với doanh nghiệp. Chính vì vậy, củng cố đạo đức nghề nghiệp, định hướng phát triển nghề

nghiệp và tăng cơ hội tiếp xúc thực tế cho sinh viên là yêu cầu rất thiết thực.

Và cuối cùng, doanh nghiệp đề xuất việc bố trí thời gian sửa bài giữa giáo viên hướng dẫn

và sinh viên phù hợp. Doanh nghiệp có ý kiến rằng “thời gian sửa bài nên vào cuối tuần” để

tránh ảnh hưởng đến thời gian thực tập của sinh viên. Tuy nhiên, trong thời gian thực tập, sinh

viên vừa thuộc quản lý của nhà trường lại vừa thuộc sự quản lý nhân sự của doanh nghiệp, chính

vì vậy, cũng cần có sự linh hoạt trong thời gian sửa bài để tránh ảnh hưởng đến thời gian làm

việc của sinh viên tại doanh nghiệp cũng như phù hợp với lịch làm việc của giảng viên. Để có kế

hoạch làm việc tốt nhất, sinh viên cần xem thời khóa biểu thực tập để báo cáo với doanh nghiệp

trước về lịch sửa bài, tránh làm ngắt quãng công việc của doanh nghiệp khi xin nghỉ đột xuất

không báo trước để sửa bài báo cáo thực tập.

Đối với sinh viên

Doanh nghiệp là đơn vị tiếp nhận và cũng thực hiện quản lý nhân sự trong thời gian sinh

viên thực tập. Những ý kiến của doanh nghiệp đối với sinh viên thực tập đó là sinh viên cần bồi

dưỡng năng lực nghề nghiệp bản thân. Năng lực nghề nghiệp ở đây bao gồm cả kiến thức, kỹ

năng và thái độ. Về kiến thức, sinh viên cần “tìm hiểu trước các thông tin” về đặc điểm doanh

nghiệp về các nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quát, am hiểu doanh

nghiệp. Về kỹ năng, các doanh nghiệp cho rằng sinh viên cần “cải thiện kỹ năng làm việc” và

cần có thêm “các kỹ năng thực tế tốt hơn”. Và cuối cùng, yếu tố về thái độ làm việc của sinh

viên cũng cần thay đổi. Các doanh nghiệp đề xuất rằng, sinh viên cần có thái độ làm việc tập

trung hơn “cần tập trung trong lúc thực tập” hay “đi thực tập thường xuyên hơn” và “mạnh dạn

hỏi ý kiến để có thêm thông tin”.

5. KẾT LUẬN

Thực tập doanh nghiệp là học phần được triển khai trong tất cả các chương trình đào tạo kế

toán kiểm toán. Thực tập doanh nghiệp là cơ hội cho sinh viên được học và giải quyết các vấn đề

thực tế thông qua phương pháp học qua làm việc. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những đánh giá

của doanh nghiệp về kỹ năng, trình độ của sinh viên thể hiện qua đợt thực tập tại doanh nghiệp.

Nghiên cứu cũng khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động kế toán kiểm toán của các đơn vị để cho

thấy rằng cơ hội làm việc ngành kế toán kiểm toán là rất lớn. Nghiên cứu cũng thu nhận những ý

kiến đóng góp và tổng hợp thành những khuyến nghị từ phía doanh nghiệp nhằm cải thiện chất

lượng thực tập doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu có nhiều ý nghĩa cho các bên liên quan là các bộ phận, phòng ban và

khoa chuyên môn của cơ sở đào tạo. Nghiên cứu cũng có ý nghĩa đối với sinh viên ngành kế toán

- kiểm toán, là cơ hội để sinh viên tiếp xúc được với thực tế yêu cầu công việc để có những

chuẩn bị hành trang, định hướng về nghề nghiệp trong tương lai.

Page 62: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anzai, Y., & Simon, H. A. (1979). The theory of learning by doing. Psychological Review,

86(2), 124-140. doi: http://dx.doi.org/10.1037/0033-295X.86.2.124

Felder, R. M., & Brent, R. (2003). Learning by doing. Chemical Engineering Education, 37(4),

282-283.

Marstein, E. (2003). The influence of stakeholders groups on organisational decision-making in

public hospitals. Norwegian School of Management.

Nguyễn Thị Hải Hà, & Nguyễn Thị Tuyết Chinh. (2016). Chương trình thực tập thực tế hiệu quả

dành cho sinh viên ngành kế toán. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh,

32(1), 88-93.

Robert Walters. (2016). Robert Walters salary survey 2016 (pp. 363-373).

Vũ Thị Thanh Bình. (2017). Kỹ năng nghề nghiệp kế toán: Thực trạng và nguyên nhân của sự

thiếu hụt, nghiên cứu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Tạp chí Khoa học & Công

nghệ, 42, 111-116.

Page 63: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

62

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng

của sinh viên về chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán

tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Nguyễn Thị Lan Anh

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.14 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 10/11/2019

Ngày nhận bài: 27/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Chất lượng đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của các trường đại học. Nghiên cứu này

thực hiện nhằm đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán

tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Tác giả đã thu thập dữ liệu từ 285 sinh viên khóa 11 và

khóa 12, theo phương pháp trọn mẫu ngẫu nhiên. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

được sử dụng nhằm xác định các nhóm nhân tố thuộc về chất lượng đào tạo ảnh hưởng tới sự hài

lòng của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố thuộc chất lượng đào tạo ảnh

hưởng tới sự hài lòng của sinh viên, lần lượt là chương trình đào tạo, khả năng phục vụ, giảng

viên, học phí, cơ sở vật chất, trong đó, ảnh hưởng mạnh nhất là nhân tố chương trình đào tạo.

Qua đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường sự hài lòng của sinh viên đối với chất

lượng đào tạo tại trường.

Từ khóa: Chất lượng đào tạo; kế toán - kiểm toán; mức độ hài lòng của sinh viên; Trường

Đại học Công nghiệp Hà Nội.

1. GIỚI THIỆU

Giáo dục đại học (GDĐH) là bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò

cung cấp lực lượng lao động có chất lượng cao cho xã hội, góp phần nâng cao năng suất lao

động, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Giáo dục được xem là một

hoạt động sự nghiệp đào tạo con người mang tính phi thương mại, phi lợi nhuận. Tuy nhiên từ

khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường nhà nước đã cho các trường đại học tự

chủ bằng các quyết định năm 2002 với NĐ 10/2002/NĐ-CP, năm 2006 NĐ 43/2006/NĐ-CP và

mới đây là năm 2014 với NĐ 16/NĐ - CP giao quyền tự chủ rất lớn cho các trường đại học công

lập. Điều đó cho phép các trường Đại học quản lý như mô hình doanh nghiệp và thí điểm cổ

phần hóa là bước đột phá trong tái cơ cấu đơn vị sự nghiệp công. Giáo dục đã thay đổi thành

dịch vụ giáo dục. Theo đó, giáo dục trở thành một loại dịch vụ và khách hàng chính là những

Page 64: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

63

sinh viên (người học) và gia đình, người học có thể bỏ tiền ra để đầu tư và lựa chọn sử dụng dịch

vụ mà họ cho là tốt nhất. Cạnh tranh trong GDĐH ngày càng trở lên mạnh mẽ, để tồn tại và phát

triển các trường đại học không còn con đường nào khác là nâng cao chất lượng đào tạo - mục

tiêu sống còn, nâng cao tỷ lệ việc làm và cơ hội thăng tiến cho sinh viên tốt nghiệp, nâng cao

hiệu quả đầu tư khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế… để hội nhập và phát triển.

Chính vì vậy, việc đo lường mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng dịch vụ đào tạo của

nhà trường là điều hết sức quan trọng và luôn được các cơ sở GDĐH quan tâm hàng đầu.

Khoa kế toán, kiểm toán của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tiền thân là Khoa kinh

tế của Trường Nghiệp vụ Kinh tế trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng, thành lập năm 1958, đặt tại

Chèm - xã Đông Ngạc - Huyện Từ Liêm - TP. Hà Nội. Ngày 04 tháng 01 năm 2010 Hiệu trưởng

trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ra quyết định thành lập khoa Kế toán - Kiểm toán trên cơ sở

tách từ khoa Kinh tế thành hai khoa Kế toán - Kiểm toán và Quản lý kinh doanh. Trong thời gian

qua Khoa Kế toán - Kiểm toán đã đào tạo và cung cấp hàng vạn học sinh, sinh viên ngành Kế

toán, kiểm toán cho các cơ quan, doanh nghiệp ở tất cả các ngành, các lĩnh vực trong cả nước.

Nhiều học sinh, sinh viên ra trường đã và đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các doanh

nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước. Các dịch vụ giáo dục tại khoa:

Hiện nay khoa đang đào tạo 2 chuyên ngành là kế toán với bậc đào tạo từ cao đẳng, đại học, thạc

sĩ đến tiến sĩ và ngành kiểm toán đã đào tạo được 5 năm cho hệ đại học. Đã từ lâu, chất lượng

đào tạo luôn mối quan tâm hàng đầu của Khoa. Hàng năm sau mỗi kỳ học, Khoa đều lập phiếu

điều tra mức độ hài lòng của sinh viên về từng học phần để tổng hợp, thống kê những nội dung

mà sinh viên đánh giá là chưa hài lòng hoặc đánh giá ở mức độ hài lòng còn thấp, từ đó khoa và

bộ môn có cơ sở điều chỉnh hoạt động giảng dạy cho kỳ tới.

Để có cái nhìn tổng quát, việc đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào

tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán tại khoa sẽ làm căn cứ cho điều chỉnh chương trình đào tạo

cũng như nâng cao chất lượng các hoạt động. Do vậy, tác giả đã tập chung nghiên cứu các nhân

tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo chuyên ngành Kế toán -

Kiểm toán tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, từ đó rút ra những

kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt hơn những nhu cầu và sự mong đợi của

sinh viên, từng bước khẳng định thương hiệu của Nhà trường.

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan nghiên cứu

Chất lượng dịch vụ đào tạo thu hút rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt trong nền giáo dục hiện

nay. Vì vậy, việc thu thập, phân tích ý kiến người học về sự hài lòng đối với các dịch vụ mà nhà

trường là việc làm cần thiết để giúp các tổ chức giáo dục có biện pháp cải thiện chất lượng dịch

vụ, đáp ứng các yêu cầu của người học. Trên thực tế, tại Việt Nam cũng như các nước trên thế

giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo

của nhà trường. Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu sau đây:

Page 65: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

64

Bảng 1: Kết quả tổng quan nghiên cứu

Tác

giải/Năm

Đối tượng

nghiên cứu

Phạm vi Phương pháp phân

tích

Kết quả nghiên cứu

Nguyễn Thị

Thắm

(2010)

Sự hài lòng

của sinh viên

đối với hoạt

động đào tạo

Trường Đại

học Khoa học

tự nhiên - Đại

học Quốc gia

TP Hồ Chí

Minh

Sử dụng bảng khảo sát,

hệ số tin cậy Cronbach

alpha, nhân tố khám phá

EFA, Phân tích tương

quan hồi qui

Các nhân tố tác động

đến sự hài lòng của

sinh viên là: Chương

trình đào tạo; Giảng

viên của nhà trường;

Trang thiết bị học tập.

Nguyễn Thị

Bảo Châu

và Thái Thị

Bích Châu

(2013)

Sự hài lòng

của sinh viên

đối với hoạt

động đào tạo

Khoa Kinh tế

và Quản trị

kinh doanh

trường Đại

học Cần Thơ

Sử dụng Mô hình

SERFPERF, kiểm định

thang đo, mô hình SEM

3 nhân tố: Tác phong;

Năng lực của giáo viên

có ảnh hưởng mạnh

hơn so với nhóm Cơ sở

vật chất.

Nguyễn Thị

Bích Vân

(2013)

Nhân tố ảnh

hưởng đến sự

hài lòng của

sinh viên đối

với dịch vụ

đào tạo

Trường Đại

học dân lập

Văn Lang

Hệ số tin cậy Cronbach

alpha, nhân tố khám phá

EFA, Phân tích tương

quan hồi qui

5 yếu tố tác động đến

sự hài lòng bao gồm:

Độ tin cậy; Độ đáp

ứng; Độ đảm bảo; Sự

cảm thông; Tính hữu

hình và Giá cả. Tuy

nhiên tác giả mới chỉ

dừng lại ở việc xác

định mô hình, giới

thiệu các phương pháp

xử lý dữ liệu

Nhóm tác

giả Hoàng

Nguyễn

Ngọc Hưng,

Huỳnh Đạo

Nghĩa,

Hoàng Thị

Hồng Ngọc

(2014)

Sự hài lòng

của sinh viên

đại học chính

qui về chất

lượng đào tạo

Khoa quản trị

kinh doanh

Trường Đại

học Công

nghiệp thành

phố Hồ Chí

Minh

Sử dụng nghiên cứu

định tính để nghiên cứu

sơ bộ, sử dụng nghiên

cứu định lượng với kỹ

thuật phỏng vấn trực

tiếp thông qua bảng câu

hỏi soạn sẵn, sử dụng

SPSS20 để kiểm định

thang đo bằng hệ số tin

cậy Cronbach alpha,

Phân tích EFA, phân

tích tương quan hồi quy,

phân tích phương sai

ANOVA

Sự hài lòng của sinh

viên phụ thuộc vào:

Chương trình đào tạo;

Trình độ giảng viên;

Cơ sở vật chất; Khả

năng phục vụ của cán

bộ quản lý và sinh viên

trong nhà trường; Học

phí; Kết quả đạt được

sau những khóa học;

Đánh giá chung

Page 66: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

65

Phạm Thị

Liên (2016)

Chất lượng

dịch vụ đào

tạo và sự hài

lòng của

người học

Đại học kinh

tế - Đại học

Quốc gia Hà

Nội

Sử dụng bảng câu hỏi

khảo sát với sự hỗ trợ

của phần mềm SPSS

kiểm định thang đo

bằng hệ số tin cậy

Cronbach alpha, Phân

tích EFA, phân tích

tương quan hồi quy,

phân tích phương sai

ANOVA

Có 4 nhân tố tác động

đến sự hài lòng của

sinh viên về chất lượng

đào tạo là chương trình

đào tạo; Cơ sở vật

chất; Giảng viên; Khả

năng phục vụ trong đó

Chương trình đào tạo

là nhân tố quan trọng

nhất

Nhóm tác

giả Nguyễn

Thị Xuân

Hương,

Nguyễn Thị

Phượng, Vũ

Thị Hồng

Loan

(2016)

Nhân tố ảnh

hưởng đến sự

hài lòng của

sinh viên

Trường Đại

học Nông

nghiệp

Điều tra 423 sinh viên

với sự hỗ trợ của phần

mềm SPSS để kiểm

định thang đo bằng hệ

số tin cậy Cronbach

alpha, Phân tích EFA,

phân tích tương quan

hồi quy, phân tích

phương sai ANOVA,

kiểm định kết quả

nghiên cứu

Có 5 yếu tố tác động

đến sự hài lòng của

sinh viên với các dịch

vụ nhà trường như cơ

sở vật chất; Khả năng

phục vụ; Khả năng đáp

ứng; Sự quan tâm và

tin cậy. Trong đó quan

trọng nhất là cơ sở vật

chất và sự quan tâm

Qua tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng, trong mô hình nghiên cứu sự hài lòng

của sinh viên với chất lượng đào tạo, biến chất lượng đào tạo là biến tiềm ẩn, không thể đo lường

trực tiếp. Biến này chủ yếu được thể hiện qua các nhân tố như là: Chương trình đào tạo, giảng

viên, cơ sở vật chất, khả năng phục vụ, học phí, kết quả đạt được sau những khóa học, khả năng

đáp ứng, sự quan tâm và tin cậy.

Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên (2016) với biến

phụ thuộc là Sự hài lòng và 4 biến độc lập là chương trình đào tạo; Cơ sở vật chất; Giảng viên;

Khả năng phục vụ. Sau đó tác giả dựa vào tổng quan nghiên cứu và có đưa thêm một nhân tố học

phí để đưa vào mô hình nghiên cứu. Tác giả cho rằng học phí cũng là nhân tố rất quan trọng đến

quyết định của người học và sự hài lòng của sinh viên khi học tại trường đó.

2.2. Cơ sở lý thuyết

Dịch vụ: là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ

chức và được trả công (Từ điển tiếng việt); Dịch vụ là những hành vi, quá trình, cách thức thực

hiện một công việc nào đó nhằm tạo ra giá trị sử dụng cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu

và mong đợi của khách hàng (Zeithaml & Britner, 2000); Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt

động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng, các hoạt động nội bộ của bên cung ứng để

đáp ứng nhu cầu khách hàng (ISO 8402). Như vậy có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về dịch

Page 67: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

66

vụ, tựu chung lại thì dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con

người, đặc điểm của sản phẩm dịch vụ là không có hình thái vật chất cụ thể, không đồng nhất,

không thể tách rời và không lưu trữ được

Chất lượng dịch vụ: Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng dịch vụ theo Lehtnen

và Lehtinen (1982) cho rằng chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên 2 khía cạnh (1) quá trình

cung cấp dịch vụ và (2) kết quả của dịch vụ. Còn theo Gronroos (1984) cũng đưa ra định nghĩa

về chất lượng dịch vụ gồm 2 yếu tố của chất lượng dịch vụ đó là (1) chất lượng kỹ thuật và (2)

chất lượng chức năng. Trong đó chất lượng dịch vụ liên quan đến những gì được phục vụ còn

chất lượng chức năng cho biết chúng được phục vụ thế nào. Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác

động nhiều nhất đến sự hài lòng của khách hàng (Cronin và Taylor, 1992; Yavas và các cộng sự,

1997; Ahmad và Kamal, 2002). Nếu nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những sản

phẩm có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của họ thì doanh nghiệp đã bước đầu làm cho khách hàng

hài lòng.

Sự hài lòng: Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với

một nhà cung cấp dịch vụ hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt với những gì khách hàng

dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong

muốn (Hansermark và Albinsson, 2004); Sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách

hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ

(Zeithaml & Britner, 2000). Như vậy sự hài lòng của khách hàng là việc khách hàng căn cứ vào

những hiểu biết của mình đối với sản phẩm hay dịch vụ mà hình thành nên những đánh giá hoặc

phán đoán chủ quan. Nó được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm được tích lũy khi mua sắm và

sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Sau khi mua và sử dụng sản phẩm khách hàng có thể tự so sánh

giữa thực hiện và kỳ vọng, từ đó đánh giá được sự hài lòng hay không hài lòng

Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ

với nhau trong nghiên cứu về dịch vụ (Parasuraman và các cộng sự 1988). Các nghiên cứu trước

đây đã cho thấy chất lượng dịch vụ là nguyên nhân dẫn đến sự thoả mãn (Cronin và Taylor,

1992; Spreng và Taylor, 1996). Lý do là chất lượng dịch vụ liên quan đến việc cung cấp dịch vụ,

còn sự thoả mãn chỉ đánh giá được sau khi đã sử dụng dịch vụ.

Hài lòng của khách hàng xem như kết quả, chất lượng dịch vụ xem như là nguyên nhân,

hài lòng có tính chất dự báo, mong đợi; chất lượng dịch vụ là một chuẩn lý tưởng. Sự thỏa mãn

khách hàng là một khái niệm tổng quát, thể hiện sự hài lòng của họ khi tiêu dùng một dịch vụ.

Trong khi đó, chất lượng dịch vụ chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ (Zeithaml

& Bitner, 2000). Tuy giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng có mối liên hệ với nhau nhưng có ít

nghiên cứu tập trung vào việc kiểm định mức độ giải thích của các thành phần chất lượng dịch

vụ đối với sự hài lòng, đặc biệt đối với từng ngành dịch vụ cụ thể (Lassar và các cộng sự, 2000).

Cronin and Taylor đã kiểm định mối quan hệ này và kết luận cảm nhận chất lượng dịch vụ dẫn

đến sự thỏa mãn khách hàng. Các nghiên cứu đã kết luận rằng chất lượng dịch vụ là tiền đề của

sự thỏa mãn (Cronin và Taylor, 1992; Spereng, 1996) và là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự

thỏa mãn (Ruyter, Bloemer, 1997).

Page 68: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

67

3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên tổng quan nghiên cứu đã tổng hợp các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ hài

lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục. Tác giả đã kế thừa và phát triển

mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên (2016) và dựa vào tổng quan để bổ sung thêm nhân tố

Học phí, có hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo cho phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên

cứu của bài viết, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

Biến phụ thuộc là mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo chuyên ngành kế

toán, kiểm toán tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Biến độc lập gồm 5 nhóm biến:

Chương trình đào tạo (CTĐT), giảng viên (GV), cơ sở vật chất (CSVC), khả năng phục vụ

(KNPV), mức học phí (HP). Mô hình nghiên cứu có thể viết dưới dạng sơ đồ như sau:

Hình 1. Mô hình nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo

3.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Theo đó, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ

hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán tại Trường Đại

học Công nghiệp Hà Nội

Chương trình đào tạo: Gồm các yếu tố liên quan đến nội dung chương trình đào cấu trúc

mà sinh viên sẽ học. Đây chính là yếu tố đầu tiên khi một sinh viên lựa chọn ngành học tại một

cơ sở giáo dục. Một trường có cơ sở đào tạo tốt sẽ thu hút sinh viên học tập nhiều hơn. Vì vậy

nếu yếu tố này được thoả mãn thì sự hài lòng của sinh viên càng cao. Chương trình đào tạo bao

gồm: Mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo với các môn học

trong chương trình... H1 Chương trình đào tạo quan hệ cùng chiều với sự hài lòng

Giảng viên: Trong thời gian sinh viên học tập tại trường, tiếp thu các kiến thức từ giảng

viên. Nếu sự tiếp thu này tốt thì sự hài lòng lúc ban đầu của sinh viên được suy trì và nâng cao,

ngược lại thì nó dần bị suy giảm. Trình độ chuyên môn của giảng viên, phương pháp giảng dạy,

cách thức kiểm tra đánh giá, thái độ, sự tận tâm, nhiệt huyết của giảng viên sẽ ảnh hưởng trực

tiếp tới sự hài lòng của sinh viên H2: Đội ngũ giảng viên quan hệ cùng chiều với sự hài lòng

Chương trình đào tạo

Mức độ hài lòng Cơ sở vật chất

Khả năng phục vụ

Học phí

Giảng viên

Page 69: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

68

Cơ sở vật chất: Các yếu tố liên quan đến thiết bị sản xuất như trang thiết bị, cơ sở phục vụ

cho học tập, nghiên cứu, các hỗ trợ như phòng thí nghiệm, phòng máy, thư viện…cũng ảnh

hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của sinh viên H3: Cơ sở vật chất quan hệ cùng chiều với sự

hài lòng

Khả năng phục vụ: Năng lực và chất lượng phục vụ của cán bộ nhân viên hỗ trợ bao gồm

các yếu tố kiến thức nhân viên, độ tin cậy, tốc độ xử lý và mức độ thân thiện của cán bộ phục vụ

H4: Khả năng phục vụ quan hệ cùng chiều với sự hài lòng.

Học phí: Các khoản phí của trường theo tín chỉ, phí thực hành, phí bảo hiểm là một trong

những nhân tố sinh viên quan tâm nhất, ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của sinh viên H5: Học

phí có quan hệ cùng chiều với sự hài lòng

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Tác giả đã sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính để đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh

hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán tại

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Mô hình tổng quát phản ánh mối tương quan giữa mức độ

hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán tại Trường Đại

học Công nghiệp Hà Nội với các nhân tố ảnh hưởng được tác giả đề xuất qua phương trình hồi

qui như sau:

HL = b0+ b1CTĐT+ b2GV+ b3CSVC + b4 KNPV + b5HP

Trong đó:

HL: Là mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm

toán tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

CTĐT: Chương trình đào tạo

GV: Giảng viên

CSVC: Cơ sở vật chất

KNPV: Khả năng phục vụ của cán bộ, nhân viên

HP: Học phí

Dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất, tác giả nghiên cứu thiết kế Bảng khảo sát với 37 câu

hỏi, gồm 2 phần chính: Phần 1. Thông tin chung, gồm các câu hỏi nhằm phân loại đối tượng

khảo sát. Phần 2. Các câu hỏi liên quan trực tiếp tới chất lượng đào tạo và sự hài lòng của sinh

viên, gồm 34 câu hỏi, thể hiện 34 biến quan sát trong mô hình nghiên cứu, theo thang điểm

Likert 5 mức độ: 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Bình thường, 4- Đồng ý, 5- Rất đồng

ý. Thang đo Likert sử dụng các lựa chọn, cho phép nhân vùng phạm vi, cảm nhận, đánh giá cụ

thể như bảng 1.

Page 70: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

69

Bảng 1. Các chỉ báo đo lường chất lượng đào tạo

Tên biến/

mã biến Biến quan sát

hiệu

Hài lòng

(HL)

Chương trình đào tạo đáp ứng tốt những mong đợi cá nhân của bạn HL1

Kiến thức, kỹ năng có được từ chương trình học giúp cho sinh viên tự

tin về khả năng làm việc sau khi ra trường HL2

Mức học phí chi trả tương xứng với chất lượng đào tạo nhận được HL3

Tôi hài lòng với chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo, môi trường

học tập tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội HL4

Chương

trình đào

tạo

(CTĐT)

Chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng CTĐT1

Chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu phát triển sau này của sinh viên CTĐT2

Phân bổ thời lượng giữa lý thuyết và thực hành của các học phần là hợp lý CTĐT3

Việc áp dụng Case Study cho các học phần phù hợp với kiến thức được học CTĐT4

Các môn học được sắp xếp hợp lý và thông báo đầy đủ cho sinh viên CTĐT5

Các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hội thảo, lắng nghe ý kiến chuyên gia

được thực hiện hiệu quả và thường xuyên CTĐT6

Nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với kiến thức của

học phần CTĐT7

Sinh viên được thông báo đầy đủ về kế hoạch giảng dạy và tiêu chí đánh giá CTĐT8

Giảng viên

(GV)

Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn mình giảng dạy GV1

Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu GV2

Giảng viên đã sử dụng và kết hợp các phương pháp giảng dạy một cách

hiệu quả GV3

Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy GV4

Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên GV5

Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên GV6

Giảng viên đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng GV7

Giảng viên lồng ghép ví dụ, kiến thức thực tiễn vào bài giảng một cách

hiệu quả GV8

Cơ sở vật

chất

(CSVC)

Giáo trình/tài liệu học tập của mỗi môn học được thông báo đầy đủ, đa

dạng CSVC1

Phòng học đáp ứng được nhu cầu học tập trên lớp của sinh viên CSVC2

Thư viện có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng CSVC3

Thư viện đảm bảo không gian, chỗ ngồi đáp ứng được nhu cầu học tập,

nghiên cứu của sinh viên CSVC4

Lớp học có số lượng sinh viên hợp lý CSVC5

Các ứng dụng trực tuyến hữu ích, phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy

và học tập CSVC6

Page 71: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

70

Khả năng

phục vụ

của cán

bộ, nhân

viên

(KNPV)

Cán bộ quản lý (Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa) giải quyết thỏa

đáng các yêu cầu của sinh viên KNPV1

Nhân viên hành chính có thái độ phục vụ tốt và tôn trọng sinh viên KNPV2

Thông tin trên website của trường đa dạng, phong phú và cập nhật

thường xuyên KNPV3

Hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu, lựa

chọn và học tập của sinh viên KNPV4

Sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của cố vấn học tập, chuyên viên đào tạo

và thanh tra khi cần KNPV5

Học phí

(HP)

Mức học phí hiện nay phù hợp với chất lượng đào tạo nhận được HP1

Mức học phí thỏa đáng với chất lượng cơ sở vật chất HP2

Tôi sẵn sàng chi trả mức học phí cao hơn khi chất lượng đào tạo được

nâng cao HP3

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp dựa trên tổng quan nghiên cứu)

Mẫu nghiên cứu được chọn lấy từ 2 nhóm đối tượng là sinh viên đang học năm thứ 3, năm

thứ 4 (K11 và K12) chương trình đại học chính quy đại trà, chuyên ngành Kế toán Kiểm toán.

Phương pháp chọn mẫu được thực hiện là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

Trước khi tiến hành cuộc khảo sát chính thức, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thử

với một mẫu có quy mô nhỏ gồm 30 sinh viên nhằm phát hiện ra những sai sót trong thiết kế

bảng hỏi. Trong cuộc khảo sát chính thức, có 300 phiếu khảo sát được gửi trực tiếp cho các sinh

viên K11, K12. Thời gian thực hiện khảo sát từ ngày 05/09/2019 đến ngày 05/10/2019.

Kết quả điều tra, nhóm nghiên cứu thu được 295 phiếu trả lời của sinh viên K11, K12. Sau

khi loại bỏ những phiếu trả lời không hợp lệ (do thiếu thông tin hoặc không đúng đối tượng

nghiên cứu), có 285 phiếu trả lời hợp lệ. Cỡ mẫu lớn gấp hơn 9 lần số biến quan sát, đạt yêu cầu

là cần gấp 4 đến 5 lần (Hoàng Trọng, 2008). Các phiếu này được tổng hợp và đưa vào phân tích

định lượng. Những đặc điểm chính của mẫu nghiên cứu được mô tả cụ thể trong Bảng 2.

Bảng 2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Đặc điểm n = 285 Đặc điểm n = 285

Số lượng Tần suất Số lượng Tần suất

Giới tính Học lực

Nam 9 3,15 Xuất sắc 9 3,15

Nữ 276 96,85 Giỏi 43 15,09

Năm học Khá 162 56,84

Năm thứ 3 81 28,42 Trung bình 66 23,15

Năm thứ 4 204 71,58 Yếu, kém 5 1,77

Nguồn: Tính toán của tác giả, phần mềm SPSS 20.

Page 72: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

71

Để đo lường mức độ hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo, tác giả lựa chọn

phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá độ tin cậy của thang đo và sự phù

hợp của mô hình. Sau đó tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính Linear

Regression để đánh giá mối tương quan của các thành phần chất lượng đào tạo với sự hài lòng

của sinh viên. Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0.

Cụ thể các bước phân tích được thực hiện như sau:

- Kiểm tra độ tin cậy của từng thành phần thang đo, xem xét mức độ tin cậy của biến quan

sát thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, nhằm loại bỏ các biến có hệ số Cronbach’s Alpha

nhỏ không phù hợp.

- Phân tích dữ liệu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

thông qua kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity) để kiểm tra sự tương quan trong tổng

thể, hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) để xem xét sự thích hợp của EFA, hệ số tải nhân tố

(Factor loading) kiểm tra tương quan giữa các biến và nhân tố, chỉ số Eigenvalue đại diện cho

lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Sau khi kiểm định thang đo các biến quan sát còn

lại sẽ sử dụng để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương

quan, hồi qui tuyến tính

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kiểm định thang đo cho các biến độc lập

Tác giả đã tiến hành kiểm định từng biến quan sát. Đối với biến độc lập là học phí, tác giả

đưa 3 biến quan sát để chạy dữ liệu, kết quả có 1 biến quan sát HP3 bị loại bỏ do không thỏa

mãn điều kiện (do Cronbach'Alpha tổng nhỏ hơn Cronbach's Alpha if Item Deleted của từng biến

quan sát), tác giả đã tiến hành chạy lại dữ liệu với 2 biến quan sát còn lại thì cho kết quả đều thỏa

mãn. Các biến độc lập còn lại là chương trình đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất, khả năng phục

vụ, tác giả đã tiến hành kiểm định thang đo từng biến, kết quả đều thỏa mãn các thang đo đều có

hệ số Cronbach’s Alpha> 0,7 (tối thiểu bằng 0,6, tốt là từ 0,7 trở lên), tương quan biến tổng đều

> 0,3 (Nunnally & Burnstein, 1994), Cronbach'Alpha tổng đều lớn hơn Cronbach's Alpha if Item

Deleted của từng biến quan sát. Điều đó cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về tính đơn

hướng, độ tin cậy và độ giá trị.

Kết quả kiểm định thang đo cho các biến độc lập được thể hiện trong Bảng 3.

Bảng 3. Kết quả kiểm định thang đo thành phần của Chất lượng đào tạo

TT Thành phần Biến quan sát Cronbach

Alpha

1 Chương trình đào tạo CTDT1, CTDT2, CTDT3, CTDT4, CTDT5,

CTDT6, CTDT7, CTDT8 0,836

2 Giảng viên GV1, GV2, GV3, GV4, GV5, GV6, GV7, GV8 0,887

3 Cơ sở vật chất CSVC1, CSVC2, CSVC3, CSVC4, CSVC5,

CSVC6 0,833

Page 73: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

72

4 Khả năng phục vụ KNPV1, KNPV2, KNPV3, KNPV4, KNPV5 0,846

5 Học phí HP1, HP2 0,863

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, phần mềm SPSS 20.0.

4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA với bộ dữ liệu trên để loại bỏ các biến

không phù hợp (Chương trình đào tạo loại bỏ 4 biến quan sát là CTDT3, CTDT6, CTDT7,

CTDT8), nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20, kết quả thể hiện Bảng 4.

Bảng 4. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,925

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 3701,197

Df 300

Sig. 0,000

Nguồn: Tính toán của tác giả, phần mềm SPSS 20.0.

Kết quả cho thấy: Hệ số KMO = 0,925, nằm trong khoảng 0,5<KMO<1, nghĩa là dữ liệu

thực tế trong nghiên cứu này phù hợp cho phân tích EFA. Kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa

Sig.= 0,000 < 0,05 cho thấy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Giá

trị tổng phương sai trích đạt 62,810% > 50%, nghĩa là 62,810% sự biến thiên của biến phụ thuộc

được giải thích bởi các biến quan sát trong mô hình (hay có thể nói rằng một nhân tố này giải

thích 62,810% biến thiên của dữ liệu và Initial Eigenvalues bằng 1,026 lớn hơn 1) (Anderson &

Gerbing, 1988), được cụ thể tại Bảng 5.

Bảng 5: Bảng phương sai trích

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

1 9.953 39.812 39.812 9.953 39.812 39.812 4.397 17.587 17.587

2 2.045 8.180 47.993 2.045 8.180 47.993 3.853 15.413 33.001

3 1.317 5.269 53.261 1.317 5.269 53.261 2.693 10.770 43.771

4 1.257 5.027 58.288 1.257 5.027 58.288 2.597 10.390 54.161

5 1.026 4.104 62,810 1.026 4.104 62,810 2.058 8.232 62,810

6 .868 3.470 65.863

7 .749 2.994 68.857

8 .716 2.866 71.723

Page 74: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

73

9 .661 2.645 74.368

10 .643 2.572 76.939

11 .608 2.433 79.372

12 .582 2.329 81.702

13 .521 2.083 83.785

14 .484 1.936 85.721

15 .434 1.736 87.457

16 .422 1.687 89.144

17 .390 1.558 90.703

18 .377 1.509 92.211

19 .364 1.456 93.667

20 .346 1.385 95.053

21 .317 1.269 96.322

22 .270 1.078 97.400

23 .252 1.008 98.408

24 .217 .869 99.277

25 .181 .723 100.000

(Nguồn: Tác giả phân tích từ SPSS 20)

Như vậy, các nhân tố được đưa ra trong mô hình đã giải thích được phần lớn sự thay đổi

của biến phụ thuộc. Ngoài ra, một số tiêu chuẩn để tiến hành phân tích nhân tố cũng được đảm

bảo như: thang đo được sử dụng là thang đo khoảng cách, cỡ mẫu lớn gấp 9 lần số biến quan sát.

Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập của ma trận xoay nhân tố trên cho thấy, hệ số

tải nhân tố (factor loading) của các biến quan sát đều thỏa mãn điều kiện khi phân tích nhân tố là

r ≥ 0,5 và có 5 nhân tố được rút trích từ phân tích nhân tố EFA.

Bảng 6: Ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrix)

Component

1 2 3 4 5

GV6 .749

GV5 .716

GV3 .692

GV2 .678

GV4 .663

GV1 .651

Page 75: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

74

GV7 .633

GV8 .609

KNPV1 .723

KNPV3 .688

KNPV5 .643

KNPV2 .632

CSVC6 .618

KNPV4 .610

CSVC5 .539

CTDT2 .734

CTDT4 .693

CTDT1 .671

CTDT5 .605

CSVC2 .665

CSVC1 .630

CSVC4 .614

CSVC3 .579

HP1 .798

HP2 .762

Nguồn: Tính toán của tác giả, phần mềm SPSS 20.0.

Sau khi phân tích nhân tố EFA, có 5 nhóm nhân tố được rút ra với 25 biến quan sát (tất cả

các biến đều thỏa mãn điều kiện). Tiếp tục thực hiện kiểm định chất lượng thang đo và các kiểm

định EFA, có thể kết luận rằng, các nhân tố quan trọng của chất lượng đào tạo ảnh hưởng tới sự

hài lòng của sinh viên gồm 5 yếu tố: (1) Chương trình đào tạo, (2) Khả năng phục vụ của cán bộ,

nhân viên, (3) Giảng viên; (4) Học phí; (5) Cơ sở vật chất. Kết quả cho thấy, hệ số Cronbach’s

Alpha tổng thể của các biến độc lập đều có giá trị >0,6, nên thang đo đạt tiêu chuẩn và có ý

nghĩa thống kê.

Bảng 7: Kết quả kiểm định thang đo sau khi phân tích nhân tố

STT Thành phần Hệ số Cronbach'Alpha

1 Giảng viên 0,819

2 Khả năng phục vụ 0,782

3 Chương trình đào tạo 0,814

4 Cơ sở vật chất 0,796

5 Học phí 0,850

Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm SPSS 20.0.

Page 76: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

75

4.3. Kết quả kiểm định mô hình và hồi quy đa biến

Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình cho thấy, hệ số xác định R2 điều chỉnh =

0,561 với mức ý nghĩa 1%, nghĩa là trong nghiên cứu này, các nhân tố giải thích được 56,1% sự

hài lòng của sinh viên với chất lượng đào tạo các học phần chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán tại

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Bảng 8: Tóm tắt mô hình

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson

1 0,754a 0,569 0,561 0,42524 1,884

a. Predictors: (Constant), CTDT, KNPV, GV, HP, CSVC

b. Dependent Variable: HL

Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm SPSS 20.0.

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, với độ tin cậy 99%, kiểm định F có Sig.= 0,00 <

0,05, nghĩa là mô hình hồi quy lý thuyết đã xây dựng phù hợp với dữ liệu thực tế, hay là các biến

độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc trong mô hình.

Bảng 9: Kết quả ANOVA

Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.

1

Regression 66,625 5 13,325 73,689 0,000b

Residual 50,451 279 0,181

Total 117,075 284

a. Dependent Variable: HL

b. Predictors: (Constant), CTDT, KNPV, GV, HP, CSVC

Nguồn: Tính toán của tác giả bằng phần mềm SPSS 20.0.

Kiểm định đa cộng tuyến: Giá trị VIF của các biến độc lập trong mô hình đều < 2, nên

không có hiện tượng đa cộng tuyến. Kết quả hồi quy đa biến tại Bảng 10 cho thấy, giá trị Sig.

kiểm định t của các biến độc lập: CTDT, KNPV, GV, HP, CSVC có giá trị Sig.= 0,00< 0,05,

nghĩa là 5 biến độc lập trên có ý nghĩa thống kê.

Bảng 10: Kết quả hồi quy đa biến

Coefficientsa

Model

Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients t Sig.

Collinearity

Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1

(Constant) 0,025 0,210 0,120 0,904

GV 0,122 0,068 0,097 1,781 0,036 0,525 1,906

KNPV 0,335 0,066 0,311 5,039 0,000 0,406 1,965

Page 77: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

76

CTDT 0,466 0,057 0,429 8,155 0,000 0,558 1,792

CSVC 0,082 0,059 0,078 1,391 0,045 0,486 1,958

HP 0,099 0,039 0,126 2,529 0,012 0,623 1,606

a. Dependent Variable: HL

Nguồn: Tính toán của tác giả, phần mềm SPSS 20.0.

Kết quả phương trình hồi quy tuyến tính được thể hiện như sau:

HL = 0,025+ 0,466CTĐT+ 0,335KNPV + 0,122GV + 0,099HP + 0,082CSVC + ei

Với giả thuyết đặt ra kết quả kiểm định đều chấp nhận giả thuyết

5. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN

Từ kết quả hồi quy cho thấy, chương trình đào tạo được đánh giá là nhân tố quan trọng

nhất ảnh hướng tới chất lượng đào tạo chuyên ngành Kế toán - kiểm toán tại Trường Đại học

Công nghiệp Hà Nội. Biến này có hệ số hồi quy = 0,466, nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác

không đổi, khi mức độ đánh giá chương trình đào tạo tăng lên 1 điểm thì sự hài lòng chung của

sinh viên tăng lên 0,466 điểm. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi khi sinh viên được trải nghiệm

chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển bản thân và định hướng nghề nghiệp kế

toán, kiểm toán thì sẽ luôn tạo sự hài lòng cho sinh viên. Trong xu thế hiện nay để đón đầu cuộc

cách mạng 4.0, trong chương trình đào tạo cần gắn chặt chẽ hơn với thực tiễn. Khoa kế toán,

kiểm toán cần xây dựng các mối liên hệ với các công ty bên ngoài, tạo điều kiện cho sinh viên

được tham quan, thực tập, tiếp xúc với môi trường thực tế; đồng thời mối liên hệ này cũng giúp

trường nắm được các nhu cầu sử dụng lao động để từ đó thiết kế chương trình học sát với yêu

cầu thực tế và thường xuyên cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu

nhân lực của xã hội và đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên. Năm cuối khóa Khoa

kế toán, kiểm toán nên thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, kết nối sinh viên với doanh

nghiệp để sinh viên tiếp cận thực tế và xin việc.

Tiếp theo là nhân tố Khả năng phục vụ có hệ số hồi qui là 0,335, nghĩa là khi tăng thêm 1

điểm đánh giá với khả năng phục vụ, nhiệt tình giải đáp các vướng mắc của sinh viên từ phía

khoa, nhà trường sẽ làm cho mức độ hài lòng của sinh viên về Khả năng phục vụ tăng thêm

0,335, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Hiện nay mọi công việc giải quyết của sinh

viên đều tập chung tại khoa, sinh viên không phải đến các phòng ban trong nhà trường để giải

quyết các vấn đề liên quan đến sinh viên, mọi vướng mắc, yêu cầu sinh viên chỉ cần làm đơn

hoặc trình bày tại khoa, khoa sẽ thay mặt sinh viên để giải quyết các vấn đề đó trên nhà trường.

Tuy nhiên các công việc giải quyết cho sinh viên cần nhanh hơn, cần tạo ra các zazo nhóm hoặc

face book nhóm để kết nối sinh viên rộng hơn, tăng cường khả năng phục vụ cho sinh viên được

tốt nhất.

Sau nhân tố là nhân tố Khả năng phục vụ thì nhân tố Giảng viên là nhân tố quan trọng tiếp

theo tác động đến mức độ hài lòng của người học, có hệ số hồi quy = 0,122, nghĩa là khi tăng

thêm 1 điểm đánh giá với Giảng viên thì sự hài lòng chung của sinh viên tăng lên 0,122 điểm,

Page 78: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

77

trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Giảng viên được coi là nhóm nhân tố rất quan trọng

ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên khi học tập các học phần chuyên ngành Kế toán Kiểm

toán, bởi giảng viên chính là người truyền đạt tri thức mới và cảm hứng học tập cho sinh viên.

Nhóm nhân tố học phí cũng có ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng chung của sinh viên, với

hệ số hồi quy = 0,999, nghĩa là khi tăng thêm 1 điểm đánh giá với mức học phí thì sự hài lòng

chung tăng lên khoảng 0,999 điểm (giữ các nhân tố khác không đổi). Điều này cho thấy mức học

phí ảnh hưởng nhiều tới sự hài lòng của sinh viên. Hiện nay mức học phí mà nhà trường đang

thu cho khoa kế toán kiểm toán được sinh viên đánh giá cũng chưa phù hợp với chất lượng đào

tạo mà sinh viên nhận được (có 201/285 chiếm 70,5% sinh viên trả lời ở mức Likert mức độ:

1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Bình thường). Do đó khoa và nhà trường cần có các

biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo người học hơn nữa để đáp ứng người học và có cơ sở

để tăng học phí và sinh viên sẵn lòng chi trả mức học phí đó.

Cuối cùng là nhân tố cơ sở vật chất, với hệ số hồi quy đạt 0,082, nghĩa là khi tăng thêm 1

điểm thì sự hài lòng nói chung tăng 0,082 điểm. Cơ sở vật chất cũng là yếu tố rất quan trọng tác

động đến sự hài lòng của người học. Trong phiếu khảo sát tác giả có đưa thêm câu hỏi “Theo em

nhà trường và khoa cần làm gì khác để đáp ứng được đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại công

nghệ 4.0”, đa số các phiếu thu về đều cho rằng nhà trường cần trang bị thêm các thiết bị trợ

giảng trong phòng học, như ổ điện, míc không dây, internet đủ mạnh để sinh viên có thể mang

máy tính đi để học và truy cập. Điều hòa trong các phòng học cần có các thiết bị để điều chỉnh

độ lạnh, bàn ghế cần thay đổi để sinh có thể thoải mái ngồi học tập và làm việc nhóm. Các phần

mềm thực hành cần kết nối với thư viện để sinh viên có thực hành thêm để nâng cao kỹ năng.

Bên cạnh đó, hệ số hồi quy chuẩn hóa cũng cho biết mức độ quan trọng của từng nhóm

nhân tố đến mức độ hài lòng của sinh viên Bảng 10

Bảng 11: Vị trí quan trọng của các yếu tố

Biến độc lập Hệ số hồi quy chuẩn hóa % quan trọng của các biến

CTDT 0,429 41,2

KNPV 0,311 29,87

GV 0,097 9,31

HP 0,126 12,1

CSVC 0,078 7,52

Tổng 1.041 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, phần mềm sử dụng SPSS 20.0.

Qua kết quả mô hình hồi quy và vị trí quan trọng của các yếu tố, có thể kết luận rằng: Mức

độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo các học phần

Kế toán - Kiểm toán tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội lần lượt là: (1) Chương trình đào

tạo (41,2%); (2) Khả năng phục vụ (29,87%); Giảng viên (9,31%); (3) Học phí (12,1%); (4) Cơ

sở vật chất (7,52%).

Page 79: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

78

Như vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của sinh

viên, Khoa kế toán, kiểm toán của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cần chú trọng đến việc

xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn mực nghề nghiệp, tích hợp các môn học của chương

trình chứng chỉ kế toán quốc tế, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc nhiều hơn với môi trường làm

việc thực tế, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó khoa và nhà trường cần

xây dựng hệ thống phục vụ sinh viên chuyên nghiệp hơn, nhanh hơn, đáp ứng kịp thời mọi vướng

mắc và yêu cầu của sinh viên. Thêm vào đó khoa cũng cần có chiến lược đào tạo đội ngũ giảng

viên có thêm nhiều kiến thức thực tế, có trình độ ngoại ngữ để có thể dạy các học phần tích hợp

chứng chỉ quốc tế, tập chung nhiều hơn cho thay đổi phương pháp giảng dạy để truyền đạt những

kiến thức ngày càng nhiều và khó hơn trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quality management and quality assurance vocabulary (ISO 8402), 2000.

Anderson, J.C. and Gerbing, D.W. (1988). Structural equation modeling in practice: A review

and recommended two-step approach. Psychological Bulletin, Vol103 (3), 411-423.

Cronin. J. J. & Taylor, S. A. (1992). Measuring Service Quality: a reexamination and extensio.

Journal of Marketing, Vol. 56. July. 1992

Đinh Phi Hổ (2011), Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong

kinh tế phát triển - nông nghiệp, NXB Phương Đông, TP Hồ Chí Minh.

Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB

Hồng Đức.

Lê Văn Huy, ThS. Trương Trần Trâm Anh (2012), Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh,

NXB Tài chính.

Nguyễn Thị Thắm (2010), Khảo sát sự hài lòng của sinh viên với chương trình đào tạo

ĐHKHTN-ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu (2013), Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên

đối với chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học

Cần Thơ giai đoạn năm 2012- 2013, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, pp.

117-123.

Parasuaman, A., V. Zeithaml, and L. Berry (1985), Aconceptual model of service quality and its

implications for future research. Journal of Marketing

Phạm Thị Liên (2016), Khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại

học kinh tế - ĐHGQ Hà Nội, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế,

ĐHQG Hà Nội.

Nunnally, J. C, Burstein, J. H. (1994). Psychometric theory (3rd Edition). Mc Graw - Hill Books

Company.

Page 80: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

79

Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Phượng, Vũ Thị Hồng Loan (2016) “Nghiên cứu các

nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất và phục vụ của

Trường Đại học Nông nghiệp”

Hoàng Nguyễn Ngọc Hưng, Huỳnh Đạo nghĩa, Hoàng Thị Hồng Ngọc (2014), “Tìm hiểu sự hài

lòng của sinh viên đại học chính qui về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Công

nghiệp thành phố Hồ Chí Minh”,

Nguyễn Thị Bích Vân (2013), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên

đối với dịch vụ đào tạo tại Trường Đại học dân lập Văn Lang”

Suarman, Zahara Aziz & Ruhizan Mohammad Yasin, (2013) The Quality of Teaching and

Learning towards the Satisfaction among the University Students, Asian Social Science;

Vol. 9, No. 12.

Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L. L., SERVQUAL: A Multiple-Item Scale for

Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing, 64 (1): 12-40,

(1988).

Zeithaml, V. A. & M. J. Bitner, (2000). Services Marketing: Integrating Customer Focus Across

the Firm. Irwin McGraw- Hill.

Page 81: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

80

Giảng dạy môn học Nguyên lý kế toán cho sinh viên ngoài ngành

kế toán, kiểm toán dựa trên chức năng cung cấp thông tin của kế toán:

Nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đinh Thị Thanh Hải, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Liên

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.19 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 12/11/2019

Ngày nhận bài: 29/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Thông tin kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động quản lý kinh tế vì

vậy học phần nguyên lý kế toán cần thiết phải nằm trong chương trình đào tạo đại học của các

ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Hiện nay, thực trạng vẫn còn một số những hạn chế trong

quá trình giảng dạy học phần này cho sinh viên ngoài ngành kế toán. Bài viết phân tích thực

trạng và một số hạn chế về mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy học phần nguyên lý kế

toán cho sinh viên ngoài ngành kế toán - kiểm toán. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị

nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần này trong chương trình đào tạo các ngành kinh tế và

quản trị kinh doanh.

Từ khóa: Nguyên lý kế toán, chức năng cung cấp thông tin kế toán, sinh viên ngoài ngành

kế toán - kiểm toán.

1. GIỚI THIỆU

Trong khung chương trình đào tạo các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh tại các trường

đại học của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nguyên lý kế toán đóng vai trò quan trọng

và là môn học bắt buộc. Mục tiêu của môn học này là cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ

bản về kế toán, sử dụng thông tin kế toán trong quá trình ra quyết định (Long và Oanh, 2012;

Tan và Laswad 2006). Xu thế hội nhập về giáo dục đại học đang tạo ta sức ép lớn, đòi hỏi cần có

sự chuyển biến tích cực và đổi mới toàn diện về cả nội dung chương trình và phương pháp giảng

dạy. Vì vậy, việc đổi mới công tác giảng dạy kế toán không chỉ tạo nền tảng vững chắc cho việc

học tập các môn học sau trong chương trình đào tạo mà còn giúp nâng cao khả năng làm việc

thực tế cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

Hiện nay, phần lớn các trường đại học ở Việt Nam nội dung và phương pháp giảng dạy

môn học nguyên lý kế toán cho các ngành ngoài kế toán - kiểm toán giống như dành cho sinh

Page 82: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

81

viên học ngành kế toán - kiểm toán. Bên cạnh đó, mục tiêu về các kỹ năng sinh viên có thể đạt

được sau khi kết thúc môn học cũng hoàn toàn giống nhau giữa sinh viên ngành kế toán - kiểm

toán và sinh viên ngành ngoài kế toán - kiểm toán. Nhiểu nghiên cứu đã chỉ ra rằng những sinh

viên ngoài chuyên ngành kế toán - kiểm toán có xu hướng hoạt động không hiệu quả bằng các

sinh viên ngành kế toán - kiểm toán trong các học phần kế toán (Lucas, 2001; Guney, 2009).

Ngoài ra, Lucas và Mayer (2005) đã chứng minh rằng những sinh viên ngoài chuyên ngành kế

toán - kiểm toán có những mục tiêu không đồng nhất với sinh viên ngành kế toán - kiểm toán do

có sự khác biệt trong toàn bộ chương trình học.

Vì vậy, với quan điểm cần quan tâm đến nhu cầu thực tế của những nhân viên làm việc

trong các lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, chúng ta nên nghiên cứu và thảo luận thêm về

nội dung, phương pháp giảng dạy môn học nguyên lý kế toán theo mục đích đào tạo sinh viên

theo định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh. Đây là vấn đề rất quan trọng

trong chương trình đào tạo để đảm bảo được chất lượng của sinh viên khi ra trường có thể ứng

dụng được kiến thức vào thực tế hoạt động trong thời đại nền kinh tế tri thức

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Sự cần thiết của việc giảng dạy nguyên lý kế toán cho nhóm ngành ngoài kế toán -

kiểm toán

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, kế toán ngày càng trở nên

quan trọng hơn. Điều này đã được khẳng định vì về cơ bản kế toán là một hệ thống thông tin

phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, dòng tiền mặt và các thông tin tài

chính khác của một doanh nghiệp cho những nhà quản lý ra các quyết định. Theo Littleton

(1953), kế toán là một loại hình dịch vụ thông tin với một mục tiêu quan trọng là việc cung cấp

một số thông tin có ý nghĩa cho các hoạt động kinh tế của một doanh nghiệp. Davidson và Wiel

(1984) cũng khẳng định rằng kế toán là một hệ thống thông tin và được thiết kế để truyền tải

thông tin kinh tế có ý nghĩa của một tổ chức hoặc cá nhân cho những người có liên quan. Các dữ

liệu kế toán đã được xử lý để cung cấp cho các nhà quản lý và những người sử dụng thông tin là

cơ sở quan trọng của hoạt động kinh tế xã hội vì nó phản ánh các hoạt động kinh tế đã diễn ra

trong quá khứ, kiểm soát các hoạt động kinh tế hiện tại và dự đoán các hoạt động kinh tế có thể

xảy ra trong tương lai. Ví dụ như cổ đông sử dụng các thông tin kế toán để đánh giá lợi nhuận và

giá trị đầu tư của một doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp; Ngân hàng và các

chủ nợ khác sử dụng thông tin kế toán để phân tích tình hình thanh khoản và tín dụng của một

doanh nghiệp để duy trì an ninh tài chính của họ; Các nhà quản lý của một doanh nghiệp có thể

kịp thời nhận ra những vấn đề tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh thông qua phân tích

thông tin tài chính, từ đó họ có thể cải thiện công tác quản lý cũng như gia tăng các lợi ích kinh

tế cho doanh nghiệp. Trên cơ sở lý thuyết này, các nhân viên làm việc trong lĩnh vực kinh tế nói

chung và quản trị kinh doanh nói riêng cần thiết phải có kiến thức chuyên môn kế toán tương

ứng và nắm bắt một số phương pháp phân tích thông tin kế toán. Thực tế cũng đã cho thấy rằng

trong kỷ nguyên hiện đại, đối với những người không có được những kiến thức kế toán cũng như

những người không hiểu và sử dụng tốt các thông tin kế toán rất khó để tham gia vào hoạt động

kinh tế (Yang và Yang, 1999).

Page 83: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

82

2.2. Mục tiêu của giảng dạy nguyên lý kế toán cho các ngành ngoài kế toán - kiểm toán

Trong quá trình giảng dạy nguyên lý kế toán, một trong những vấn đề quan trọng cần thực

hiện đối với giảng viên là phải nhận thấy được sự khác biệt giữa sinh viên ngành kế toán - kiểm

toán và sinh viên ngoài ngành kế toán - kiểm toán. Thứ nhất, khi bắt đầu môn học nguyên lý kế

toán các sinh viên đều nhận thức rằng đây là môn học quan trọng, tuy nhiên động lực học tập

dành cho môn học này của các sinh viên ngoài ngành kế toán - kiểm toán sẽ khác với sinh viên

ngành kế toán - kiểm toán. Đối với sinh viên ngoài ngành kế toán - kiểm toán động lực chính của

họ là vượt qua được môn học nguyên lý vì đây là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo.

Thứ hai, phong cách học tập và nền tảng kiến thức của sinh viên ngoài ngành kế toán - kiểm toán

có thể là rất khác so với sinh viên ngành kế toán - kiểm toán (Tan và Laswad, 2006). Ví dụ,

nghiên cứu của Gist (1996) đã chỉ ra rằng sinh viên ngành kế toán - kiểm toán thường có xu

hướng thực hiện tốt các kỹ năng toán học hoặc những sinh viên này thường tìm hiểu và tiếp xúc

trước với một số kiến thức về kế toán.

Như chúng ta đã biết, sinh viên ngành kế toán - kiểm toán sau khi tốt nghiệp đa phần sẽ trở

thành các kế toán viên hoặc kiểm toán viên và họ sẽ là những người chuẩn bị và kiểm tra các

thông tin kế toán để cung cấp cho các đối tượng sử dụng. Do đó, trong quá trình giảng dạy các

giảng viên thường tập trung nhấn mạnh vào các kiến thức chuyên môn sâu và các kỹ năng cần

thiết để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Ngược lại, những sinh viên ngoài ngành kế toán - kiểm toán sẽ không tham gia trực tiếp vào

công việc kế toán, họ chỉ cần sử dụng những thông tin tài chính do kế toán cung cấp để thực hiện

việc phân tích và đưa ra quyết định. Vì vậy, mục tiêu giảng dạy đối với những sinh viên thuộc

các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh không phải là để họ có thể thực hiện được việc lập

chứng từ hay các phương pháp cụ thể cho việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế vào sổ sách kế

toán. Mục tiêu chính của việc giảng dạy môn nguyên lý kế toán cho những sinh viên ngoài ngành

kế toán - kiểm toán cần tập trung vào việc trau dồi cách tư duy của sinh viên và cung cấp những

kiến thức thống nhất giúp sinh viên có thể sử dụng được thông tin trên các báo cáo tài chính của

doanh nghiệp để phân tích được tình hình tài chính và kết quả hoạt động, từ đó đưa ra được các

quyết định phù hợp.

Đối với các chương trình đào tạo của ngành kế toán - kiểm toán sẽ bao gồm hệ thống các

môn học kế toán và kiểm toán chuyên sâu giúp cho sinh viên có thể hiểu một cách đầy đủ và sâu

sắc những kiến thức cơ bản về mặt lý thuyết cũng như các kỹ năng thực hành kế toán - kiểm

toán. Ngược lại, chương trình đào tạo của các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh hạn chế

lượng kiến thức về kế toán chỉ trong môn học nguyên lý kế toán. Theo Brown (2005) hiệu quả

học tập của sinh viên có thể được cải thiện khi giảng viên áp dụng được những phương pháp

giảng dạy, phương tiện hỗ trợ và nội dung giảng dạy được thiết kế phù hợp với sinh viên ngoài

ngành kế toán - kiểm toán. Để đảm bảo sinh viên sau khi học môn nguyên lý kế toán có thể có

được những kiến thức tổng quát nhất và phù hợp với mục tiêu đào tạo của những ngành ngoài kế

toán - kiểm toán, chúng ta cần xác định lại mục tiêu cho môn học này với đối tượng là sinh viên

ngoài ngành kế toán - kiểm toán như sau: Thứ nhất, sinh viên có thể hiểu được các chức năng cơ

bản của kế toán thông qua vai trò quan trọng của thông tin kế toán trong việc hỗ trợ nhà quản trị

Page 84: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

83

doanh nghiệp và ra quyết định; Thứ hai, sinh viên có được sự hiểu biết khái quát về tổ chức công

tác kế toán và sử dụng thông tin kế toán trong việc tăng cường kiểm soát nội bộ và cải thiện lợi

thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhìn chung, trong thời gian hạn chế dành cho những kiến thức

về kế toán trong chương trình đào tạo cùng với việc tập trung vào khả năng ứng dụng những kiến

thức đó vào hoạt động quản lý doanh nghiệp thì mục tiêu giảng dạy cho các ngành ngoài kế toán

- kiểm toán cần được xác định theo quan điểm của người sử dụng thông tin kế toán.

3. THỰC TRẠNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Để hiểu được tình hình và các vấn đề trong hoạt động giảng dạy và học tập môn nguyên lý

kế toán trong chương trình đào tạo các ngành ngoài kế toán - kiểm toán, nhóm tác giả thực hiện

nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trước tiên, nhóm tác giả tiến hành tổng

hợp kết quả học tập môn Nguyên lý kế toán của các 12 lớp đại học quản trị kinh doanh, 3 lớp

quản trị du lịch khách sạn, 2 lớp quản trị nhân lực và 3 lớp Marketing khóa 11 và 12. Kết quả

tổng hợp được thể hiện trong Hình 1.

Hình 1: Kết quả học tập môn NLKT các lớp đại học ngoài ngành kế toán - kiểm toán

khóa 11,12 - Đại học Công nghiệp Hà Nội

(Nguồn: Hệ thống đào tạo tín chỉ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội)

Dựa vào kết quả tổng hợp trên, tỷ lệ trượt học phần Nguyên lý kế toán cao nhất trong các

thang điểm (19%) và mức điểm thấp dưới trung bình bình (điểm D+, D, F) lên tới 40,46% cho

thấy rằng cần phải cải thiện và dần dần nâng cao chất lượng học tập của sinh viên cho học phần

này. Kết quả tổng hợp trên cũng chỉ ra rằng 13,11% số sinh viên ngoài ngành kế toán - kiểm toán

đạt được điểm giỏi (điểm A) là tỷ lệ khá cao so với nhiều học phần khác. Tuy nhiên, để làm rõ

hơn quá trình học tập và ứng dụng những kiến thức mà sinh viên đã thu nhận được từ học phần

nguyên lý kế toán, nhóm tác giả tiến hành một cuộc khảo sát với các sinh viên ngoài ngành kế

toán - kiểm toán. Việc khảo sát được chia thành hai phần với các đối tượng khảo sát khác nhau

để làm rõ hai vấn đề là mức độ hiểu biết và quan tâm của sinh viên đối với học phần Nguyên lý

kế toán trước khi bắt đầu và sự hài lòng của sinh viên về nội dung môn học cũng như việc ứng

dụng kiến thức đã thu nhận được vào các môn học chuyên ngành sau này.

Page 85: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

84

Phần thứ nhất thực hiện khảo sát các sinh viên nhóm ngành quản trị kinh doanh, quản trị

nhân lực và marketing khóa 13 là những sinh viên mới bắt đầu học môn nguyên lý kế toán để

đánh giá mức độ hiểu biết và quan tâm của sinh viên trước khi bắt đầu môn học này. Tổng số

phiếu khảo sát thu về là 280 phiếu và kết quả được thể hiện trong Bảng 1 như sau:

Bảng 1: Mức độ hiểu biết và quan tâm đến học phần nguyên lý kế toán của sinh viên ngoài

ngành kế toán - kiểm toán

Nội dung khảo sát Kết quả

Có Một chút Không

1. Bạn có nghĩ rằng học phần nguyên lý kế toán là cần thiết và

hữu ích cho công việc của bạn trong tương lai không? 63.6% 35.0% 1.4%

2. Bạn đã biết gì về kế toán trước khi tham gia vào lớp học

môn nguyên lý kế toán? 4.3% 23.6% 72.1%

3. Bạn có quan tâm đến học phần nguyên lý kế toán không? 72.2% 27.1% 0.7%

4. Bạn có chuẩn bị gì trước khi tham gia học môn nguyên lý

kế toán không? 49.3% 50.0% 0.7%

Số liệu thống kê trong bảng 1 cho thấy rằng đa số sinh viên hoàn toàn không biết về

nguyên lý kế toán trước khi tham gia các lớp học môn này (72,1%), nhưng sinh viên nhận thức

được tầm quan trọng của học phần nguyên lý kế toán (63,6% sinh viên trả lời khảo sát cho rằng

môn học này là cần thiết). Đa số sinh viên quan tâm đến môn nguyên lý kế toán (99.3%) và có sự

chuẩn bị trước khi học môn học này (99,3%), tuy nhiên sinh viên chưa hiểu rõ mối quan hệ giữa

môn nguyên lý kế toán với các môn học chuyên ngành khác cũng như công việc trong tương lai.

Chính vì vậy, các giảng viên khi bắt đầu môn học cần giới thiệu đến sinh viên mối quan hệ này

để nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc học môn nguyên lý kế toán.

Phần thứ hai thực hiện khảo sát các sinh viên nhóm ngành quản trị kinh doanh, quản trị

nhân lực và marketing khóa 11 và 12 là những sinh viên đã học môn nguyên lý kế toán và hiện

tại đang học các môn chuyên ngành quản trị để đánh giá sự hài lòng về nội dung và phương pháp

giảng dạy môn học này cũng như những kiến thức kế toán được ứng dụng trong các môn học sau

này. Tổng số phiếu khảo sát thu về là 325 phiếu và kết quả được thể hiện trong bảng 2 như sau:

Bảng 2: Mức độ hài lòng của sinh viên đối với học phần nguyên lý kế toán

Nội dung khảo sát Kết quả

Có Một chút Không

1. Bạn có hài lòng về giáo trình nguyên lý kế toán được sử

dụng trong quá trình học tập môn học nguyên lý kế toán không? 47.4% 48.6% 4.0%

2. Bạn có hài lòng với những nội dung được giảng dạy trong

quá trình học tập môn nguyên lý kế toán không? 49.8% 44.7% 5.5%

Page 86: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

85

3. Bạn có hài lòng với những phương pháp giảng dạy và tài liệu

hỗ trợ từ phía giảng viên trong quá trình học tập môn nguyên lý

kế toán không?

67.2% 28.5% 4.3%

4. Bạn có ứng dụng được những kiến thức trong môn nguyên lý

kế toán vào các môn học chuyên ngành sau này không? 31.4% 64.0% 4.6%

Số liệu được trình bày trong bảng 2, sinh viên ngoài ngành kế toán - kiểm toán cho rằng

giáo trình cũng như nội dung môn học chưa đáp ứng được nhu cầu của họ (mức độ hài lòng về

giáo trình và nội dung môn học đều chưa cao, lần lượt là 47,4% và 49,8%). Lý do giải thích cho

mức độ hài lòng chưa cao này là nội dung được trình bày và sử dụng các thuật ngữ quá chuyên

sâu vào chuyên ngành kế toán - kiểm toán, phù hợp với sinh viên ngành kế toán - kiểm toán hơn.

Mặc dù phương pháp giảng dạy cũng như sự cố gắng chuẩn bị tài liệu phù hợp với đối tượng

sinh viên của các giảng viên được đánh giá khá tốt (67,2%), giảng viên cần phải xem xét bổ sung

những kiến thức thực tế trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh có thể kết nối được với

kiến thức kế toán để nâng cao khả năng ứng dụng của môn học nguyên lý kế toán (chỉ 31,4%

sinh viên trả lời khảo sát cho rằng họ sử dụng được kiến thứ trong môn nguyên lý kế toán vào

các môn học chuyên ngành của họ).

Tóm lại, hoạt động giảng dạy học phần Nguyên lý kế toán cho sinh viên ngoài ngành kế

toán - kiểm toán còn tồn tại ba vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, chưa phân biệt rõ ràng mục tiêu của học phần Nguyên lý kế toán trong chương

trình đào tạo ngành kế toán - kiểm toán với mục tiêu của học phần này trong chương trình đào

tạo các ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Đối với sinh viên ngành kế toán cần có kiến thức

và kỹ năng để thực hiện chức năng cung cấp thông tin tài chính cho những người sử dụng thông

tin, ngược lại sinh viên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh cần được đào tạo khả năng hiểu và

ứng dụng kiến thức trong việc sử dụng các thông tin kế toán để ra quyết định. Ngoài ra, trong

mục tiêu của học phần chưa thể hiện được sự cần thiết của mối liên hệ chặt chẽ giữa kế toán với

những lĩnh vực kinh doanh khác. Chính vì vậy giảng viên sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn

những kiến thức kế toán cần thiết cho sinh viên mà có thể ứng dụng được vào những ngành

ngoài kế toán - kiểm toán.

Thứ hai, nội dung giảng dạy học phần nguyên lý kế toán giữa ngành kế toán - kiểm toán

với những ngành kinh tế, quản trị kinh doanh chưa có sự khác biệt. Chính vì vậy những kiến

thức sinh viên ngoài ngành kế toán - kiểm toán nhận được chưa có sự tương thích với chuyên

môn sau này của họ, điều đó có thể làm giảm sự linh hoạt của sinh viên sau khi ra trường. Nội

dung giảng dạy hiện nay của học phần nguyên lý kế toán tập trung sâu vào các phương pháp kế

toán để có thể tính toán và ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, rất phù hợp với những sinh

viên ngành kế toán - kiểm toán để giúp họ tự tin trong các môn học chuyên ngành sau này.

Nhưng đối với sinh viên ngoài ngành kế toán - kiểm toán ngoài việc cần hiểu những kiến thức về

các khái niệm cơ bản thì họ cần bổ sung kiến thức sâu hơn về việc sử dụng thông tin kế toán để

ứng dụng và phân tích hơn là những kiến thức và kỹ năng thực hiện ghi chép kế toán.

Page 87: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

86

Thứ ba, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập vẫn theo phương pháp truyền

thống, chủ yếu giảng viên vẫn kết hợp giữa giảng dạy trực tiếp trên lớp và giao bài tập về nhà.

Thêm vào đó, thời lượng dành cho học phần nguyên lý kế toán không nhiều nên không có nhiều

tình huống thực tế gắn liền với mục tiêu của ngành học để phát triển tư duy sáng tạo của sinh

viên mà hiện nay sinh viên chủ yế tập trung vào việc ghi nhớ hệ thống, công thức và phương

pháp để thực hiện bài kiểm tra cũng như bài thi. Hiện nay việc đánh giá sinh viên chủ yếu vẫn

dựa trên việc thực hiện bài kiểm tra thường xuyên chiếm từ 30% đến 40% và bài thi cuối kỳ

chiếm tỷ lệ 60% đến 70%. Nhìn chung, nội dung của các bài kiểm tra và các bài thi vẫn chỉ tập

trung đánh giá kiến thức. Đối với một nền giáo dục hiện đại chất lượng của sinh viên không chỉ

đánh giá qua những kiến thức thu nhận được mà còn cần đánh giá khả năng ứng dụng và sáng

tạo của họ vào tình huống cụ thể. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá

phù hợp với xu thế hiện đại là vô cùng cần thiết.

4. KHUYẾN NGHỊ

Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh và mục tiêu của các môn học kế toán là sinh viên phải

hiểu được ngôn ngữ này để ghi nhận và sử dụng các thông tin kế toán hữu ích (Feast, 1999).

Cùng với mục tiêu này và những vấn đề còn hạn chế, việc nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần

nguyên lý kế toán cho hệ đào tạo đại học ngoài ngành kế toán - kiểm toán có thể thực hiện một

số khía cạnh sau:

Thứ nhất, xác định lại mục tiêu của học phần nguyên lý kế toán trong chương trình đào tạo

các ngành ngoài kế toán - kiểm toán là cần phát triển kỹ năng phân tích thông tin kế toán để ứng

dụng trong việc ra quyết định về sản xuất, tiếp thị, đầu tư, tài chính để cải thiện và thúc đẩy quản

lý doanh nghiệp để thích ứng với quản lý kinh tế trong thời đại công nghiệp 4.0. Shotwell (1999)

đã chứng minh rằng hiệu quả học tập của sinh viên các ngành kinh doanh có thể được cải thiện

nếu như ngay từ đầu chương trình học mục tiêu được làm rõ rằng kế toán là công cụ hỗ trợ giúp

tăng cường những năng lực cốt lõi cho người làm kinh doanh. Điều này làm giảm sự lo âu và

thay đổi nhận thức cho sinh viên ngoài ngành kế toán - kiểm toán về việc học môn nguyên lý kế

toán tức là chỉ thực hiện ghi chép và lưu trữ thông tin về các nghiệp vụ phát sinh.

Thứ hai, cần điều chỉnh nội dung giảng dạy học phần nguyên lý kế toán để phù hợp với

mục tiêu đào tạo cho sinh viên ngoài ngành kế toán - kiểm toán. Trước tiên, vẫn cần phải đảm

bảo những kiến thức cơ bản về khái niệm kế toán, nguyên tắc bút toán kép và quy trình kế toán

nhưng không đi quá sâu vào các phương pháp kế toán cụ thể cũng như ghi nhận các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh trong các quá trình kinh doanh. Nội dung học phần kế toán dành cho sinh viên

ngoài ngành kế toán - kiểm toán cần bổ sung thêm về phương pháp và kỹ thuật đọc và phân tích

báo cáo tài chính. Các giảng viên có thể chủ động bổ sung thêm nội dung về các báo cáo tài

chính thực tế của doanh nghiệp trong quá trình giảng dạy để sinh viên có nhiều cơ hội được đọc

và phân tích các thông tin kế toán thực tế. Jones và Field (2001) đã chứng minh rằng việc sử

dụng các kiến thức thực tế sẽ giúp sinh viên nâng cải thiện kỹ năng đọc, lý luận, phân tích và ra

quyết định tốt hơn. Hoạt động này cũng giúp cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của

môn học và tham gia đầy đủ các giờ lên lớp hơn. Kết quả học tập của những sinh viên tham dự

các buổi học đầy đủ có xu hướng cao hơn kết quả học tập của những sinh viên ít tham gia các

buổi lên lớp (Jones và Field, 2001).

Page 88: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

87

Thứ ba, áp dụng các phương pháp giảng dạy mới với sự hỗ trợ của những công nghệ hiện

đại để thiết kế các hoạt động học tập tích cực cho sinh viên. Theo McKeachie (2006), chúng ta

không thể loại bỏ các phương pháp giảng dạy truyền thống như thuyết trình trên lớp và yêu cầu

sinh viên đọc tài liệu nhưng giảng viên có thể yêu cầu sinh viên sử dụng công nghệ truyền thông

hiện đại để có thể tìm kiếm thông tin, cũng như có nhiều không gian để thảo luận tạo ra môi

trường học tập cho sinh viên ngoài giảng đường của trường đại học. Để có thể phát triển kỹ năng

ứng dụng và phân tích thông tin kế toán trong việc ra quyết định của sinh viên ngoài ngành kế

toán - kiểm toán, các giảng viên có thể sử dụng các kỹ thuật học tập tích cực cho sinh viên trong

đó có hoạt động nghiên cứu tình huống thực tế. Phương pháp nghiên cứu tình huống thực tế

được thực hiện bằng cách sử dụng các nhóm người tham gia vào một quá trình giải quyết một

vấn đề. Adler và cộng sự (2004) đã chỉ ra rằng giảng dạy kế toán nên sử dụng các tình huống

thực tiễn mà sinh viên sẽ phải bắt đầu từ việc thu thập các thông tin cần thiết, sử dụng những

kiến thức đã học để giải quyết vấn đề, từ đó phát triển được kỹ năng mới cần thiết cho công việc

trong tương lai.

5. KẾT LUẬN

Thông tin kế toán luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh tế cũng như

quản trị doanh nghiệp, vì vậy việc nâng cao hiệu quả giảng dạy học phần nguyên lý kế toán cho

sinh viên ngành kinh tế là rất cần thiết. Việc xác định đúng mục tiêu giảng dạy phù hợp với

chuẩn đầu ra cần thiết đối với chương trình đào tạo các ngành kinh tế sẽ giúp cho các giảng viên

xây dựng được những nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp. Để cải thiện năng lực học

tập và khả năng ứng dụng kiến thức của sinh viên, các giảng viên cần thiết kế các phương pháp

và nội dung môn học gần với đặc thù ngành học của sinh viên bằng cách vận dụng chức năng

cung cấp thông tin của kế toán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Adler, R.W., Whiting R.H., and Wynn-Williams, K. (2004). Student-led and teacher-led case

presentations: empirical evidence about learning styles in an accounting course.

Accounting Education, Vol.13, page 213-229.

Brown, N. (2005). Meta programmes for identifying thinking preferences and their impact on

accounting students’ educational experience. Journal of Accounting Education, Vol.23,

page 232-247.

Davidson, S. and Weil, R. (1984). Handbook of modern accounting. McGraw-Hill; Subsequent

edition.

Feast, V., Kokkinn, B. Medlin, J. and Frangiosa, R. (1999). Accounting for student diversity -

Paper presented at the of the Higher Education and Research Development Society of

Australasia (HERDSA): Cornerstones. Melbourne, Australia: July, page12-15.

Page 89: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

88

Gist, W.E., H. Goedde and Ward, B.H. (1996). The influence of mathematical skills and other

factors on minority student performance in principles of accounting. Issues in Accounting

Education, Vol.1, page 49-60.

Guney, Y. (2009) Exogenous and Endogenous Factors Influencing Students’ Performance in

Undergraduate Accounting Modules. Accounting Education: an international journal, Vol

18 (1) page 51-73.

Jones, J.P. and Fields, K.T. (2001). The role of supplemental instruction in the first accounting

course. Issues in Accounting Education, Vol.16, page 531-547.

Littleton, A.C. (1953). Structure of accounting theory. American Accounting Association.

Lucas, U. (2001) Deep and surface approaches to learning within introductory accounting: a

phenomenographic study. Accounting Education, Vol 10 (2), page 161–184.

Lucas, U. & Meyer, J. H. F. (2005) 'Towards a mapping of the student world': the identification

of variation in students' conceptions to learn introductory accounting. The British

Accounting Review, Vol 37 (2), page 177-204.

McKeachie, W.J. and Svinicki, M. (2006). McKeachie's teaching tips: strategies, research, and

theory for college and university teachers, Boston: Houghton Mifflin.

Phạm Thành Long và Đàm Thị Kim Oanh (2012). Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Nguyên

lý kế toán trong các trường đại học ở Việt Nam. Tạp chí kinh tế và phát triển, số Đặc biệt

tháng 12, trang 20-24

Shotwell, T. A. 1999. Comparative analysis of business and non-business students’ performances

in financial accounting: passing rates, interest and motivation in accounting, and attitudes

toward reading and math. College Student Journal, Vol.33, page 181-195.

Tan, L.M. and Laswad, F. (2005). Students’ beliefs, attitudes and intentions to major in

accounting, Accounting Education: an international journal, Vol.15(2), page 167-187.

Yang, J. and Yang, J. (1999). Handbook of Chinese accounting. Oxford University Press (China)

Ltd

Page 90: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

89

Đào tạo kiểm toán nội bộ ở Việt Nam trong điều kiện cách mạng

công nghiệp 4.0 - Đòi hỏi tất yếu

Nguyễn Thị Lê Thanh

Khoa Kế toán - Kiểm toán, Học viện Ngân hàng

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.06 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 19/11/2019

Ngày nhận bài: 06/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 22/11/2019

Tóm tắt

Nền kinh tế phát triển đòi hỏi hoạt động của doanh nghiệp phải được kiểm toán, đặc biệt

trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng phát

triển tinh vi với việc sử dụng công nghệ số hiện đại thì chủ thể kiểm toán nội bộ (KTNB) là

người hiểu rõ nhất về đặc điểm hoạt động của một doanh nghiệp càng cần thiết. KTNB không

phải là khái niệm mới mẻ ở Việt Nam nhưng thực tế số lượng doanh nghiệp tổ chức bộ phận

KTNB hiệu quả vẫn còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, có thể do thiếu

các quy định và hướng dẫn cụ thể, có thể do thiếu nhân sự có kiến thức chuyên sâu về KTNB, có

thể do thiếu sự đầu tư từ ban quản trị tới việc tổ chức bộ phận này. Bài viết tập trung phân tích

thực trạng hệ thống các quy định về KTNB ở Việt Nam qua thời gian, so sánh với các quy định

trên thế giới; đồng thời đánh giá thực trạng đào tạo kiến thức chuyên sâu về KTNB trong chương

trình đào tạo của các trường đại học, từ đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh sự phát triển KTNB

ở Việt Nam - một công cụ hữu hiệu của nhà quản trị các doanh nghiệp.

Từ khóa: Kiểm toán nội bộ, chứng chỉ nghề nghiệp, đào tạo kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán.

1. GIỚI THIỆU

Kiểm toán không còn là một ngành non trẻ ở Việt Nam. Với quá trình hình thành và phát

triển gần 30 năm đánh dấu bằng sự ra đời của hai doanh nghiệp kiểm toán, nghề kiểm toán hiện

tại ở Việt Nam có đầy đủ ba chủ thể: Kiểm toán độc lập, Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán nội

bộ. KTNB ngày càng phát triển vì vai trò và ý nghĩa nội tại của nó. Theo Viện Kiểm toán viên

nội bộ Hoa Kỳ IAA, “KTNB là một chức năng tư vấn và chức năng đưa ra các đảm bảo độc lập

và khách quan, được thiết kế nhằm nâng cao giá trị cũng như nhằm hoàn thiện các hoạt động

của một đơn vị. KTNB giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng

phương pháp tiếp cận có nguyên tắc và mang tính hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả

của các quy trình quản lý rủi ro, các quy trình kiểm soát và các quy trình quản trị”.

Page 91: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

90

Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, theo Nghị định số 05/2019/NĐ-CP của

Chính phủ về KTNB, có rất nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải tổ chức KTNB trong doanh

nghiệp mình.

Nhận thức được sự phát triển của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, các trường đại học khối

kinh tế của Việt Nam đã rất chú trọng vào việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo

ngành kế toán, kiểm toán, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có thể là một lực lượng lao động lớn với

năng lực đầy đủ, phù hợp với đòi hỏi cao của ngành nghề. Tuy nhiên mỗi trường có các môn học

kế toán, kiểm toán đặc biệt là hàm lượng kiến thức về KTNB là khác nhau.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp tổng hợp,

phân tích, so sánh. Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dụng gồm: Hệ thống các văn bản có liên

quan tới KTNB ở Việt Nam qua thời gian; Khung thực hành KTNB chuyên nghiệp quốc tế

IPPF (International Professional Practices Framework) và bộ chuẩn mực KTNB quốc tế do

Viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ IAA ban hành để so sánh và đánh giá tính kịp thời cũng

như tính đầy đủ của các văn bản quy định về KTNB ở Việt Nam. Tác giả cũng tìm hiểu khung

chương trình đào tạo đại học chính quy ngành/chuyên sâu kế toán, kiểm toán của các trường

Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, Đại

học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và tổng hợp, phân tích, so sánh nhằm đánh giá thực

trạng kiến thức chuyên sâu về KTNB đang được đào tạo ở bậc đại học như thế nào. Từ đó đưa

ra một số các đề xuất hoàn thiện.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hệ thống các quy định về kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

Quyết định số 832-TC/QĐ/CĐKT (QĐ832) của Bộ Tài chính ngày 28/10/1997 ban hành

quy chế KTNB là văn bản pháp lý đầu tiên về KTNB ở Việt Nam và có hiệu lực từ 01/01/1998.

Theo QĐ832 các doanh nghiệp nhà nước ((kể cả đối với công ty cổ phần, liên doanh mà số vốn

góp của doanh nghiệp Nhà nước chiếm trên 50%) phải tổ chức bộ máy KTNB để thực hiện công

tác KTNB trong doanh nghiệp nhằm đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế,

tài chính; về bảo vệ an toàn tài sản của doanh nghiệp; về chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ

của Nhà nước, cũng như các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, của Ban Giám đốc

doanh nghiệp đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Theo QĐ832 bộ máy KTNB của doanh nghiệp phải được tổ chức thành phòng, ban, hoặc

nhóm, tổ công tác và trực thuộc Tổng Giám đốc. Xét về tính độc lập của KTNB đồng thời đảm

bảo trao quyền lực cho KTNB là cao nhất thì việc quy định bộ máy KTNB trực thuộc Tổng giám

đốc là chưa phù hợp. Bởi Tổng giám đốc là người trực tiếp và chịu trách nhiệm chính trong việc

điều hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, KTNB trực thuộc Tổng giám đốc, thực

hiện công việc theo yêu cầu của Tổng giám đốc và báo cáo kết quả kiểm toán và các kiến nghị

cho Tổng giám đốc thì không khác gì một người vừa làm cầu thủ vừa làm trọng tài.

Tiêu chuẩn trở thành kiểm toán viên nội bộ (KTVNB) theo QĐ832 ngoài các tiêu chuẩn về

phẩm chất đạo đức, đòi hỏi KTVNB phải: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế

Page 92: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

91

toán, hoặc quản trị kinh doanh; Đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán từ 5

năm trở lên, ít nhất có 3 năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được giao nhiệm vụ kiểm toán viên;

Đã qua huấn luyện về nghiệp vụ kiểm toán, KTNB theo nội dung chương trình thống nhất của

Bộ Tài chính và được cấp chứng chỉ.

Theo đó, KTVNB phải qua đào tạo về chuyên môn KTNB và được cấp chứng chỉ

KTVNB. Tuy nhiên tính đến thời điểm này vẫn chưa có các quy định cụ thể về việc đào tạo

KTVNB và các quy định về điều kiện thi, môn thi, cơ quan nào cấp chứng chỉ KTVNB. Vì vậy,

nhu cầu đòi hỏi phải có văn bản pháp lý mới thay thế QĐ832 là tất yếu.

Hình 1. Hệ thống quy định KTNB ở Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Thông tư số 52/1998/TT-BTC ngày 16/4/1998 (TT52) của Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức

bộ máy KTNB tại các doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại QĐ832. Theo TT52, tất cả các

doanh nghiệp nhà nước gồm: Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp hoạt

động công ích, các Tổng công ty, Liên hiệp xí nghiệp, doanh nghiệp hạch toán độc lập khác đều

phải tổ chức bộ máy KTNB để thực hiện công tác KTNB như quy định bắt buộc của QĐ832.

Thời hạn cuối cùng các doanh nghiệp nhà nước phải tổ chức xong bộ máy KTNB là Quý 4/1998.

TT52 tương tự như QĐ832 vẫn yêu cầu bộ máy KTNB trực thuộc Tổng Giám đốc của đơn vị.

Sau một thời gian thực hiện QĐ32 và TT52, nhận thấy các quy định chưa thực sự phù hợp

với tình hình thực tế, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 171/1998/TT-BTC (TT171) ngày

22/12/1998 hướng dẫn thực hiện KTNB tại doanh nghiệp nhà nước. TT171 ra đời thay thế TT52,

có sự thay đổi đáng kể so với QĐ32 và TT52, việc tổ chức bộ máy KTNB thực hiện công tác

KTNB trong các doanh nghiệp nhà nước không còn là quy định bắt buộc. TT171 quy định rõ:

Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động tập trung hay phân tán, điều kiện

cụ thể và trình độ năng lực của đội ngũ kế toán... doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức tổ chức

QĐ832 KTNB của DNNN

(Bộ Tài chính)

1997

TT171 hướng dẫn KTNB DNNN (Bộ Tài chính)

1998

QĐ36 về KTNB TCTD và NHTM (NH Nhà nước)

2006

TT52 tổ chức bộ máy KTNB DNNN (Bộ Tài chính)

TT44 về KTNB TCTD và NHTM (NH Nhà nước)

2011

QĐ791 KTNB đơn vị thuộc Bộ Tài chính

2012

Luật kế toán sửa đổi

TT13 sửa đổi TT44/2011

(NH Nhà nước)

Nghị định 05 KTNB các đơn vị (Chính phủ)

(Chính phủ)

2015 2018 2019

QĐ742 KTNB của Bảo hiểm

xã hội Việt Nam

Page 93: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

92

bộ máy KTNB cho phù hợp và có hiệu quả thiết thực. Việc tổ chức bộ máy KTNB không bắt

buộc đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo và chịu trách nhiệm về tính trung

thực của thông tin tài chính, có thể lựa chọn tổ chức KTNB hoặc thuê kiểm toán độc lập. TT171

cũng bổ sung quy định yêu cầu về trình độ của KTVNB không nhất thiết phải tốt nghiệp đại học,

có thể chỉ tốt nghiệp trung cấp nhưng không được thấp hơn trình độ chuyên môn của kế toán

trưởng doanh nghiệp.

Tính đến năm 2015, ngoài quy định về việc doanh nghiệp nhà nước được lựa chọn tổ chức

bộ máy KTNB tùy vào quy mô và đặc điểm doanh nghiệp theo TT171 thì chưa có một văn bản

pháp luật nào quy định về việc tổ chức bộ máy KTNB ở các doanh nghiệp nói chung. Chỉ có một

số nhóm ngành đưa ra các các quy định riêng về việc thành lập bộ máy KTNB, chẳng hạn như:

Đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, có các quy định về KTNB của Ngân

hàng Nhà nước (Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN về KTNB, Thông tư số 44/2011/TT-NHNN

và mới đây nhất là Thông tư số 13/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 44/2011); Đối với các đơn

vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính, có Quyết định số 791/2012/QĐ-BTC về việc ban

hành quy chế kiểm tra, KTNB công tác quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước, đầu tư xây

dựng và đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; Đối với các đơn vị thuộc Bảo hiểm xã hội Việt

Nam, có Quyết định số 742/2015/QĐ-BHXH về Quy chế KTNB trong hệ thống bảo hiểm xã hội

Việt Nam.

KTNB chính thức được nhắc đến nhiều trong thực tế các doanh nghiệp cũng như các diễn

đàn, hội thảo, tọa đàm về kế toán, kiểm toán kể từ khi Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày

2011/2015 được ban hành thay thế Luật Kế toán số 02/2003/QH11. Thực hiện theo yêu cầu của

Quốc hội, ngày 22/01/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2019/NĐ-CP (Nghị định 05)

quy định chi tiết về KTNB. Theo đó, các đối tượng bắt buộc phải thực hiện công tác KTNB

(Điều 8, Điều 9, Điều 10) gồm:

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. Các đơn vị sự

nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên có tổng quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản

đóng góp theo lương của số người lao động hiện có trong một năm từ 20 tỷ đồng trở lên hoặc sử

dụng từ 200 lao động trở lên;

- Các doanh nghiệp sau phải thực hiện KTNB: Công ty niêm yết; Doanh nghiệp mà nhà

nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty

con; Doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Như vậy, các đơn vị bắt buộc phải thực hiện công tác KTNB là đa dạng với số lượng rất

nhiều, do đó nhu cầu về lực lượng lao động làm KTNB rất lớn.

Nghị định 05 có hiệu lực kể từ 01/4/2019 và quy định rõ trong thời hạn 24 tháng kể từ

ngày hiệu lực của Nghị định, các đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc phải thực hiện công tác KTNB

phải chuẩn bị và hoàn thành các điều kiện cần thiết để thực hiện quy định của Nghị định. Do đó,

Page 94: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

93

các đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc trước đây chưa thực hiện công tác KTNB phải gấp rút tuyển

dụng trưởng KTNB và các KTVNB, từ đó xây dựng điều lệ, quy chế, quy trình KTNB.

Tại Nghị định 05, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính xây dựng các văn bản pháp

luật về KTNB, xây dựng các chuẩn mực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp KTNB. Hiện tại

các văn bản đó chưa được ban hành nên chưa rõ ở Việt Nam trong tương lai sẽ có các cuộc thi

để cấp chứng chỉ KTVNB như là chứng chỉ kiểm toán viên độc lập và kiểm toán viên nhà nước

hay không.

3.2. Quy định về kiểm toán nội bộ trên thế giới

Tổ chức có uy tín và lớn nhất thế giới về KTNB là Viện Kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ

IAA. IIA có trụ sở tại Bang Florida, Hoa Kỳ, là tổ chức nghề nghiệp quốc tế về Kiểm toán nội bộ

duy nhất được thế giới công nhận. IIA được thành lập vào năm 1941, hiện có hơn 185.000 hội

viên đến từ hơn 190 quốc gia và là Hội viên chính thức của IFAC.

Hình 2. IPPF của IIA năm 2017

(Nguồn: www.theiia.org)

IIA ban hành bộ Khung Thực hành Chuyên nghiệp Quốc tế về KTNB (IPPF) với mục

tiêu cung cấp một bộ khung thống nhất và duy nhất để đưa ra các hướng dẫn, quan điểm của

IIA về nghề KTNB. IPPF được IIA đưa ra lần đầu tiên năm 1999 dưới tên PPF (Professional

Practices Framework) và được chính thức đổi tên thành IPPF (International Professional

Practices Framework) từ năm 2005. Bản IPPF được IIA cập nhật nhất năm 2017. Theo IPPF,

sứ mệnh của KTNB “nhằm bảo vệ và nâng cáo giá trị của tổ chức thông qua các hoạt động bảo

đảm, tư vấn và hiểu biết sâu sắc về đơn vị dựa trên cơ sở rủi ro và khách quan”. Để thực hiện

được sứ mệnh đó, IPPF được chia thành 2 phần: Các hướng dẫn mang tính bắt buộc và Các

hướng dẫn mang tính khuyến.

Nhóm các hướng dẫn mang tính bắt buộc gồm:

- Các nguyên tắc hoạt động chính;

- Định nghĩa về KTNB: “KTNB là một chức năng tư vấn và chức năng đưa ra các đảm bảo

độc lập và khách quan, được thiết kế nhằm nâng cao giá trị cũng như nhằm hoàn thiện các hoạt

động của một đơn vị. KTNB giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp

Page 95: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

94

dụng phương pháp tiếp cận có nguyên tắc và mang tính hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao

hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, các quy trình kiểm soát và các quy trình quản trị”

- Hệ thống chuẩn mực KTNB;

- Bộ quy tắc đạo đức: Chính trực; Khách quan; Bảo mật; Năng lực

Nhóm các hướng dẫn mang tính khuyến nghị gồm:

- Hướng dẫn thực hiện: Hỗ trợ KTVNB thực hiện các chuẩn mực, không bao gồm các quy

trình và thủ tục chi tiết.

- Hướng dẫn bổ sung: Cung cấp chi tiết các hướng dẫn để thực hiện kiểm toán.

Các quy định trong bộ khung thực hành IPPF rất chi tiết và cụ thể, các quốc gia thành viên

đều áp dụng các quy định này để bắt buộc và hướng dẫn tổ chức và thực hiện KTNB ở các đơn

vị thực tế.

3.3. Khung chương trình đào tạo về kiểm toán nội bộ ở bậc đại học

KTNB ngày càng thể hiện vai trò quan trọng, do đó đào tạo KTNB ở bậc đại học đối với

sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán là đòi hỏi tất yếu. Bài viết tổng hợp các môn học

kiểm toán thuộc chuyên ngành này ở một số trường đại học lớn khối kinh tế: Đại học Kinh tế

Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế - Đại

học Quốc gia Hà Nội.

Bảng 1. Các học phần kiểm toán trong chương trình đào tạo đại học ngành kế toán

STT Tên học phần Bắt buộc/

Tự chọn

Số tín

chỉ

Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyên ngành kế toán

1 Kiểm toán căn bản Bắt buộc 3

2 Kiểm toán tài chính Bắt buộc 3

3 Kiểm soát quản lý Tự chọn 2

Chuyên ngành kiểm toán

1 Kiểm toán căn bản Bắt buộc 3

2 Kiểm toán tài chính 1 Bắt buộc 3

3 Kiểm toán tài chính 2 Bắt buộc 3

4 Kiểm toán hoạt động Bắt buộc 3

5 Kiểm soát quản lý Bắt buộc 3

6 Thực hành kiểm toán báo cáo tài chính Tự chọn 2

7 Kiểm toán nội bộ Tự chọn 2

Page 96: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

95

Học viện Ngân hàng

Chuyên sâu kế toán

1 Kiểm toán căn bản Bắt buộc 3

2 Kiểm toán tài chính 1 Bắt buộc 3

Chuyên sâu kiểm toán

1 Kiểm toán căn bản Bắt buộc 3

2 Kiểm toán tài chính 1 Bắt buộc 3

3 Kiểm toán tài chính 2 Bắt buộc 3

4 Kiểm toán hoạt động Bắt buộc 3

5 Kiểm soát quản lý Bắt buộc 3

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

1 Kiểm toán căn bản Bắt buộc 3

2 Kiểm toán tài chính Tự chọn 3

3 Kiểm toán nội bộ Tự chọn 3

4 Thực hành Kiểm toán tài chính Tự chọn 3

Học viện Tài chính

Chuyên ngành kế toán

1 Kiểm toán căn bản Bắt buộc 2

2 Kiểm toán báo cáo tài chính Bắt buộc 2

Chuyên ngành kiểm toán

1 Kiểm toán căn bản Bắt buộc 2

2 Kiểm toán 1 - Kiểm toán các chu kỳ chủ yếu Bắt buộc 2

3 Kiểm toán 2 - Kiểm toán thông tin tài chính khác Bắt buộc 2

4 Kiểm toán 3 - Tổ chức quá trình kiểm toán báo cáo tài chính Bắt buộc 2

5 Kiểm toán 4 - Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư Bắt buộc 2

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Các học phần kiểm toán thuộc chương trình đào tạo đại học ngành kế toán, kiểm toán như

tổng hợp ở Bảng 1 cho thấy hai môn học chủ yếu tất cả các trường đều lựa chọn là: Kiểm toán

căn bản và kiểm toán báo cáo tài chính. Nội dung môn học kiểm toán báo cáo tài chính tùy vào

mức độ chi tiết có thể chia thành 2-3 học phần kiểm toán tài chính 1, 2, 3. Học phần KTNB chỉ

có 2 trường xây dựng trong chương trình đào tạo, tuy nhiên cả 2 trường học phần này chỉ là môn

lựa chọn (Đại học Kinh tế Quốc dân môn lựa chọn 2 tín chỉ đối với sinh viên chuyên ngành kiểm

Page 97: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

96

toán và Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội môn lựa chọn 3 tín chỉ đối với sinh viên

ngành kế toán 3 tín chỉ).

Như vậy có thể thấy, môn học KTNB chưa được chú trọng, trong khi nội dung học phần

này là thực sự cần thiết, đặc biệt trong điều kiện hiện tại của Việt Nam nhu cầu về đội ngũ nhân

lực làm KTNB đang đòi hỏi rất cao, khi Nghị định 05/2019/NĐ-CP đã có hiệu lực.

4. ĐỀ XUẤT

Kiểm toán hiện đại ngày này không chỉ dừng ở ba lĩnh vực kiểm toán chính là: Kiểm toán

báo cáo tài chính; Kiểm toán hoạt động và Kiểm toán tuân thủ. Kiểm toán công nghệ thông tin

ngày càng phát triển đặc điểm trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0. Thậm chí thực hiện

ba lĩnh vực kiểm toán truyền thống kiểm toán viên cũng cần có hiểu biết và đánh giá đầy đủ về

mức độ áp dụng và ảnh hưởng của hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp tới các

thông tin được kiểm toán.

Với những phân tích trên đây, có thể thấy vai trò của KTNB trong các doanh nghiệp ngày

càng quan trọng. Nhu cầu về đội ngũ nhân sự làm công tác KTNB ngày càng lớn. Do đó, đòi hỏi

và yêu cầu cấp bách hiện tại cho các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là đào tạo chuyên ngành kế

toán, kiểm toán là phải đưa môn học KTNB vào chương trình đào tạo chính thức dành cho sinh

viên hệ đào tạo đại học chính quy thuộc ngành kế toán và kiểm toán. Nội dung môn học này cần

bám sát các quy định hiện tại của Việt Nam về KTNB, đồng thời cập nhật các quy định quốc tế

của IIA, như bộ khung Thực hành Chuyên nghiệp Quốc tế về KTNB (IPPF), đặc biệt là hệ thống

chuẩn mực KTNB quốc tế.

Bên cạnh việc các cơ sở đào tạo đại học cần đưa môn học KTNB vào chương trình đào tạo,

các cơ quan ban hành quy định về KTNB, cụ thể là Bộ Tài chính cũng cần thiết nhanh chóng xây

dựng và ban hành các quy định về KTNB ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, đảm bảo

sau 24 tháng chuẩn bị, các đơn vị thuộc đối tượng bắt buộc phải thực hiện công tác KTNB sẽ sẵn

sàng tổ chức KTNB một cách có hiệu quả và ý nghĩa nhất. Bộ Tài chính cũng cần xem xét việc

có thực hiện việc thi và cấp chứng chỉ KTVNB ở Việt Nam hay không, để có các tiêu chuẩn cụ

thể dành cho người làm công tác KTNB và phân biệt giữa KTVNB (là người có chứng chỉ) và

trợ lý KTNB (là người chưa có chứng chỉ) để KTNB trở thành một nghề phát triển trong xã hội.

5. KẾT LUẬN

Bài viết đã đánh giá, phân tích hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến KTNB và

thực trạng chương trình đào tạo ngành kế toán, kiểm toán bậc đại học để thấy được sự cần thiết

phải đào tạo môn học KTNB trong điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng phức

tạp, đặc biệt khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày càng phát huy tác dụng sâu và rộng trong

nền kinh tế.

Qua việc đánh giá hệ thống các văn bản quy định có liên quan đến KTNB ở Việt Nam và

trên thế giới, có thể thấy các quy định và hướng dẫn để tổ chức hoạt động KTNB ở Việt Nam

còn thiếu và chưa cụ thể. Trong khi theo tinh thần Nghị định 05/2019 về KTNB thì đối tượng

phải tổ chức hoạt động KTNB là rất rộng, do đó việc soạn thảo và ban hành kịp thời các văn bản

Page 98: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

97

hướng dẫn tổ chức cụ thể KTNB là rất cần thiết. Qua việc so sánh, đánh giá các chương trình đào

tạo đại học ngành kế toán, kiểm toán của một số cơ sở đào tạo đại học lớn trong nước, có thể

thấy hiện tại môn học KTNB đang còn chưa được chú trọng. Do vậy, để đảm bảo có một đội ngũ

nhân sự lớn, am hiểu về hoạt động và tổ chức KTNB, sẵn sàng thực hiện các chức năng KTNB

cho các tổ chức, doanh nghiệp, việc thiết kế và đưa vào chương trình đào tạo ngành kế toán,

kiểm toán bậc đại học môn học KTNB vào hệ thống môn học bắt buộc là phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài chính (1997), Quyết định số 832-TC/QĐ/CĐKT ban hành quy chế KTNB

Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 52/1998/TT-BTC ngày 16/4/1998 hướng dẫn tổ chức bộ máy

KTNB tại các doanh nghiệp nhà nước

Bộ Tài chính (1997), Thông tư số 171/1998/TT-BTC hướng dẫn thực hiện KTNB tại doanh

nghiệp nhà nước

Chính phủ (2019), Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về KTNB

Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), Chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành kế toán,

www.ueb.edu.vn

Đại học Kinh tế Quốc dân (2017), Chương trình đào tạo trình độ đại học chuyên ngành kế toán,

kiểm toán áp dụng cho K59, www.neu.edu.vn

IIA (2017), International Professional Practices Framework

Học viện Ngân hàng (2018), Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành kế toán áp dụng từ

K21, www.hvnh.edu.vn

Học viện Tài chính (2010), Chương trình đào tạo toàn khóa hệ chính quy chuyên ngành kế toán,

www.hvtc.edu.vn

Học viện Tài chính (2010), Chương trình đào tạo toàn khóa hệ chính quy chuyên ngành kiểm

toán, www.hvtc.edu.vn

Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13.

Page 99: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

98

Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường

của tân sinh viên kế toán - Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đặng Thu Hà, Đinh Thị Thanh Hải

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.25 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 21/11/2019

Ngày nhận bài: 31/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 23/11/2019

Tóm tắt

Bài viết này nhằm mục tiêu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường

của các tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, đồng thời phân tích kết quả khám phá

thông qua góc nhìn của “thuyết hành vi hoạch định (TPB)”. Phương pháp sử dụng là nghiên cứu

định tính thông qua phỏng vấn mẫu gồm 55 sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành kế toán của

trường. Kết quả nghiên cứu từ dữ liệu thu thập được, có 4 nhóm nhân tố được khám phá có ảnh

hưởng đến quyết định chọn trường của tân sinh viên kế toán bao gồm: (i) Danh tiếng về nhà

trường; (ii) Năng lực và điều kiện của bản thân; (iii) Tư vấn của gia đình và bạn bè; (iiii) Cơ hội

việc làm.

Từ khóa: Thuyết TPB; quyết định chọn trường đại học.

1. GIỚI THIỆU

Chọn một trường đại học và quyết định học một chuyên ngành là một trong những cột mốc

quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi học sinh kể từ khi họ định hình sự nghiệp tương lai của

mình. Nếu như trước đây, cánh cửa đại học bị coi là cánh cửa hẹp với rất nhiều thí sinh thì hiện

nay, với số lượng tăng lên của các trường dân lập, trường quốc tế, các khoa hợp tác quốc tế của

các trường đại học tốp đầu…các thí sinh có nhiều lựa chọn hơn. Đó cũng là thách thức với các

trường công vẫn còn giữ quan điểm để tự học sinh tìm đến. Chính vì vậy, việc khám phá các yếu

tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại học của học sinh đóng một vai trò quan trọng của các

trường đại học.

Đã có các nghiên cứu về chủ đề này, có thể nhóm các yếu tố theo ba khía cạnh: Thứ nhất là

nhóm các nhân tố thuộc về bản thân cá nhân học sinh (năng lực, kỳ vọng về nghề nghiệp tương

lai, sở thích). Thứ hai là nhóm các nhân tố thuộc về trường đại học (chất lượng đào tạo của

trường, vị trí, quy mô, học phí của trường, điểm đầu vào…). Thứ ba là nhóm các nhân tố thuộc

về những cá nhân khác có tác động đến chủ thể (tác động của cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy

cô). Các nhân tố cụ thể của một số nghiên cứu được trình bày trong bảng 1.

Page 100: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

99

Bảng 1: Tổng hợp một số nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố

đến quyết định chọn trường đại học

Tác giả, năm Các yếu tố được nghiên cứu

D.W.Chapman (1981)

Đặc điểm của gia đình, cá nhân học sinh và các yếu tố bên ngoài

ảnh hưởng như: các cá nhân, các đặc điểm cố định của trường đại

học và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với các học sinh.

McDonnell (1995)

Danh tiếng học tập, quy mô trường, địa lý, học bổng, sự ổn định

của chuyên ngành mong muốn, không khí xã hội, quy mô sinh

viên, và quy tắc/ tiêu chí nhập học.

Cabera và LaNasa (2000) Sự mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh.

Zuker (2006)

Môi trường học thuật, quy mô của trường đại học, địa điểm của

trường đại học, chuyên ngành cung cấp cho sinh viên, hoạt động

ngoại khóa và chi phí.

Tatarvà Oktay (2006) Điểm thi đại học, khả năng tìm việc với mức lương khá.

Yusof và cộng sự (2008) Các chương trình cần thiết và hỗ trợ tài chính (như học bổng).

Ming & Kee (2010) Đặc điểm thể chế và chiến lược truyền thông / tiếp thị.

Fernandez (2010) Đặc điểm cá nhân của học sinh, vai trò của người khác, nhận thức

của học sinh về giá trị và chi phí, cũng như các đặc điểm của tổ chức.

Trần Văn Quý, Cao Hào

Thi (2010)

(1) Sự định hướng của các thân nhân của học sinh về việc dự thi

vào một trường đại học; (2) Đặc điểm của trường đại học; (3) Sự

phù hợp của ngành học với khả năng học sinh; (4) Cơ hội học tập

trong tương lai của học sinh ở một trường đại học; (5) Tỷ lệ có

việc làm; (6) Sự nỗ lực trong giao tiếp của một trường đại học.

Amca (2011) Khả năng việc làm sau tốt nghiệp, học phí và chi phí, sinh hoạt

trong thành phố nơi trường đại học tọa lạc.

Akar (2012)

Danh tiếng học thuật và uy tín của các trường đại học; vị trí của

trường đại học; nguồn thông tin khác nhau trên trang web của

trường đại học; cha mẹ, đồng nghiệp và giáo viên.

Mubaira và Fatoki (2012)

Việc tiếp cận với phương tiện học tập như công nghệ thông tin

cộng đồng (CNTT), đa dạng văn hóa, quan hệ đối tác quốc tế,

cuộc sống xã hội thể chế , yêu cầu nhập học, học tập linh hoạt, các

chế độ và bài luận thu hút trong khuôn viên trường.

Similarly, Kurt (2013) Sự mong muốn học đại học và chuyên ngành, thành viên gia đình

học sinh, thành phố - nơi có trường đại học, điểm thi đầu vào.

Lê Quang Hùng và cộng

sự (2014)

6 nhân tố ảnh hưởng rõ ràng và mạnh mẽ nhất đến sự lựa chọn của

bản thân đó là uy tín, vị trí địa lý, truyền thông, đội ngũ giảng

viên, cơ sở vật chất và học phí.

Page 101: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

100

Agrey và Lampadan

(2014)

i) hệ thống hỗ trợ bao gồm cả vật chất và phi vật chất; ii) môi

trường học tập liên quan đến sự hiện diện của các cơ sở học tập

hiện đại, thể chế danh tiếng, thư viện, phòng máy tính,…; iii) triển

vọng việc làm của sinh viên tốt nghiệp; iv) chương trình cho sinh

viên mạnh mẽ như chăm sóc sức khỏe, chỗ ở và các hoạt động

ngoại khóa; v) môi trường an toàn và thân thiện liên quan đến một

khuôn viên an toàn và nhân viên hỗ trợ.

Liên, Hòa, Anh (2015) Đặc điểm cá nhân của học sinh, đặc điểm của trường đại học, tư

vấn từ những người khác và giao tiếp nỗ lực từ trường đại học.

Norman Rudhumbu và

cộng sự (2017)

Chương trình học thuật được cung cấp, hình ảnh và danh tiếng của

tổ chức, quảng cáo, hội chợ nghề nghiệp, chất lượng của nhân

viên, triển vọng việc làm của sinh viên tốt nghiệp.

Abdurrahman İLGAN 1

& cộng sự (2018)

Kỳ vọng trong tương lai; chất lượng và sự phổ biến của trường đại

học; khuôn viên và cơ sở thành phố của trường đại học; tình trạng

kinh tế - xã hội.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong số ít trường đại học miền Bắc đảm bảo

về mặt chỉ tiêu trong kỳ tuyển sinh năm học 2019-2020 vừa qua. Nhìn vào bảng tổng hợp các

nghiên cứu ở trên có thể thấy rằng với mỗi đối tượng nghiên cứu khác nhau có các nhân tố cụ thể

được nghiên cứu là khác nhau. Vì vậy chưa thể vận dụng các nghiên cứu đó để giải thích hay

khẳng định cho lý do vì sao sinh viên lựa chọn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội? Bởi lẽ đó,

nghiên cứu này nhằm mục tiêu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường

Đại học Công nghiệp Hà Nội, thông qua sự chia sẻ của các tân sinh viên kế toán. Đồng thời bài

báo phân tích kết quả khám phá thông qua góc nhìn của “thuyết hành vi hoạch định (TPB)”.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Do nhân tố mục tiêu của nghiên cứu này là quyết định lựa chọn trường đại học nên

“Thuyết hành vi hoạch định (TPB)” được lựa chọn làm nền tảng cơ sở lý thuyết để giải thích cho

kết quả nghiên cứu được khám phá.

* Thuyết hành vi hoạch định (TPB) (Ajzen, 1991)

Thuyết hành vi hoặch định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp

lý (TRA) (Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải

thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó.

Thứ nhất, các thái độ được hiểu là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện.

Nhân tố thứ hai “chuẩn chủ quan” (hoặc chuẩn mực chủ quan) là ảnh hưởng xã hội mà đề cập

đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó. Ngoài thái độ và

chuẩn mực chủ quan kế thừa từ lý thuyết hành vi hợp lý, đóng góp quan trọng của TPB là khái

niệm kiểm soát hành vi cảm nhận, được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng

hoặc khó thực hiện hành vi cụ thể (Ajzen, 1991).

Page 102: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

101

(Nguồn: Ajzen, 1991)

Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện

hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi.

Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi,

và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi

còn dự báo cả hành vi.

Mức độ cố gắng của cá nhân để tham gia vào hành vi và mức độ kiểm soát của cá nhân đó

đối với hành vi (kiểm soát hành vi) có ảnh hưởng đến việc người đó có tham gia vào hành vi đó

hay không. Xu hướng hành vi được tạo ra từ sự kết hợp giữa thái độ đối với hành vi, chuẩn mực

chủ quan và kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen, 1991). Thái độ của một người càng thuận lợi

đối với hành vi và các chuẩn mực chủ quan, và sự kiểm soát hành vi nhận thức càng lớn, ý định

của người đó sẽ càng mạnh mẽ để thực hiện hành vi trong câu hỏi. Hơn nữa, với một mức độ

kiểm soát thực tế đối với hành vi, mọi người sẽ được thực hiện ý định của họ khi có cơ hội. Mô

hình nhấn mạnh vai trò của kiến thức liên quan đến các kỹ năng cần thiết để thực hiện hành vi,

yếu tố môi trường và kinh nghiệm trong quá khứ với hành vi (Ajzen, 1991).

3. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

* Phương pháp nghiên cứu

Bài báo thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu. Đối tượng tham

gia phỏng vấn là 55 sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành kế toán trường Đại học Công nghiệp

Hà Nội. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 05/09/2019 đến ngày 30/09/2019. Thời gian mỗi cuộc

phỏng vấn kéo dài từ 15-30 phút. Nội dung các cuộc phỏng vấn được người phỏng vấn ghi chép

lại cụ thể đồng thời ghi âm lại. Các bản ghi âm được các tác giả gỡ băng trong vòng 24 giờ kể từ

thời điểm phỏng vấn.

Mô tả đặc điểm mẫu (đối tượng tham gia phỏng vấn):

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)

1. Giới tính Nam 13 23,6

Nữ 42 76,4

Tổng 55 100

Page 103: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

102

2. Quê quán Hà Nội 18 32,7

Hà Nam 10 18,2

Các tỉnh khác 27 49,1

Tổng 55 100

3. Chỗ ở hiện tại Ký túc xá 31 56,4

Thuê trọ ngoài trường 14 25,5

Sống cùng gia đình 10 18,1

Tổng 55 100

* Kết quả nghiên cứu

(i) Bước 1: Gỡ băng

Trên cơ sở nội dung các cuộc phỏng vấn, nhóm tác giả tiến hành gỡ băng và xác định các

yếu tố chính trong các câu trả lời của sinh viên liên quan đến quyết định chọn trường ĐH Công

nghiệp Hà Nội. Chẳng hạn một số câu trả lời liên quan đến quyết định chọn trường đại học của

sinh viên trong bảng gỡ băng như sau:

“Em chọn trường vì qua tìm hiểu em được biết ở trường có thời lượng thực hành nhiều

hơn học lý thuyết (60-40)” (SV lớp ĐHKT1- K14)

“Em đã xem những đánh giá về trường trên mạng xã hội, do bố mẹ người thân em định

hướng và do có quen biết, có người thân là giảng viên của trường” (SV lớp ĐHKT3- K14)

“Trường có nhiều ngành đào tạo chất lượng và đặc biệt là các ngành kỹ thuật. Hơn nữa,

môi trường học tập rất tốt” (SV lớp ĐHKT5- K14)

“Em chọn Công nghiệp cũng có thể nói do duyên ạ ('-') (Cười ngượng nghịu). Thực ra

trước đó em chọn thương mại do chưa đủ điểm nên không thể vào. Nguyện vọng 2 của em là

công nghiệp và rất may mắn là em đủ điểm” (SV lớp ĐHKT7- K14)

“Điểm đầu vào phù hợp với khả năng học tập của bản thân em và điểm số cá nhân em ạ”

(SV lớp ĐHKT2- K14)

“Sau khi em trượt NV1 qua tìm hiểu trên mạng thì em thấy trường có nhiều review tích cực

về cơ sở vật chất cũng như chất lượng giảng dạy nên em chọn” (SV lớp ĐHKT1- K14)

(ii) Bước 2: Phân tích các nhóm nhân tố

Sau khi gỡ băng, nhóm tác giả tiến hành loại những yếu tố trùng lặp, trao đổi, thảo luận và

xắp xếp, phân nhóm các yếu tố. Kết quả phân nhóm lần cuối các nhóm nhân tố cụ thể như sau:

* Nhóm 1: Danh tiếng về nhà trường

Trường được nhiều người biết đến Trường ĐHCNHN là ngôi trường năng động,

sáng tạo, đa ngành

Page 104: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

103

Ngành nghề của trường phong phú Rất thích trường ngay từ khi xác định thi đại học

Ngôi trường năng động, vừa sức với khả

năng của bản thân để em có thể phát triển

một cách toàn diện

Trường là một trong các nơi đào tạo tương đối

tốt trong các trường đào tạo về ngành kinh tế nói

chung

Có ngành mà mình muốn học Trường có nhiều ngành nghề đa dạng và các hoạt

động đặc sắc

Vì thấy trường có đào tạo ngành kế toán Chất lượng đào tạo tốt

Là trường ĐH đạo tạo chất lượng có tiếng Trường đào tạo tốt, giáo viên nhiệt tình

Trường có nhiều ngành đào tạo chất lượng

và đặc biệt là các ngành kỹ thuật, môi

trường học tập tốt

Cơ sở vật chất tốt, đào tạo chất lượng

Chọn trường vì thời lượng thực hành nhiều

hơn học lý thuyết (60-40). Được thực hành

nhiều sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm.

Điểm đầu vào không quá cao, nhiều người biết

đến

Rất hâm mộ trường, trường có nhiều thành

tích cũng như chất lượng đào tạo tốt

Trường có đội ngũ giảng viên tâm huyết, anh chị

sinh viên tình nguyện nhiệt tình, cơ sở vật chất

đầy đủ

Do trường có nhiều khoa đào tạo, chất

lượng đầu ra tốt, học phí mức bình thường

Trường có ngành mà em muốn theo đuổi, qua tìm

hiểu được biết vè chất lượng dạy học của trường

Là trường uy tín không nghiêng về kiến

thức quá nhiều như bách khoa và độ khó

“dễ thở” hơn.

Trường có lịch sử lâu đời nên chọn và do em có

duyên với trường.

Sau khi em trượt NV1 qua tìm hiểu trên

mạng thì em thấy trường có nhiều review

tích cực về cơ sở vật chất cũng như chất

lượng giảng dậy nên em chọn.

Em biết đến trường qua các cổng thông tin:

internet, facebook, quảng cáo, chương trình tư

vấn trên Tivi. Những đánh giá về trường trên

mạng xã hội rất tích cực.

Trường có nhiều hoạt động đặc sắc Trường đẹp, sạch sẽ, thoáng mát

* Nhóm 2: Năng lực và điều kiện của bản thân

Trượt nguyện vọng 1 Do phù hợp với lực học và điều kiện của gia đình

Trượt nguyện vọng mong muốn học Vừa sức với khả năng của bản thân để em có thể

phát triển một cách toàn diện

Điểm đầu vào phù hợp với bản thân Mức điểm đầu vào phù hợp với bản thân, thuận

tiện đường đi

Thấy trường có đào tạo ngành kế toán

em thích Trượt trường kinh tế quốc dân

Page 105: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

104

Vì điểm chuẩn thấp hơn các trường kinh tế

khác (HVTC, KTQD) Phù hợp với lực học của bản thân

Điểm đầu vào phù hợp với khả năng học

tập của bản thân và điểm số cá nhân

Do điểm số đầu vào phù hợp với năng lực học

của bản thân. Dù bản thân không hoàn hảo và

giỏi nhưng môi trường ĐHCN sẽ là nơi để bản

thân cần cố gắng nỗ lực hơn

Sau khi tìm hiểu cảm thấy trường phù hợp

với bản thân và kinh tế của gia đình

Vì em trượt những nguyện vọng trên nên phải

chấp nhận vì em nghĩ ĐHCNHN thế mạnh đào

tạo là khối kỹ thuật chứ chưa phải kế toán

Do trượt trường HV ngân hàng

Em chọn Công nghiệp cũng có thể nói do duyên

ạ. Thực ra trước đó em chọn thương mại do chưa

đủ điểm nên không thể vào. Nguyện vọng 2 của

em là công nghiệp và rất may mắn là em đủ điểm.

* Nhóm 3: Tư vấn của gia đình, bạn bè

Em được bố mẹ người thân định hướng và

do gia đình em có quen biết , có người thân

là giảng viên của trường ((^_^)- cười mỉm)

Do tạch trường mong muốn và theo nguyện vọng

của gia đình

Em được sự tư vấn của các anh chị đi trước Được mọi người giới thiệu và qua tìm hiểu

Thầy giáo em định hướng và cơ sở 2 gần

nhà em

Gia đình anh chị khuyên đưa ra các ý kiến lựa

chọn

Nhiều anh chị khen chất lượng đào tạo của

trường rất tốt

Bố mẹ em làm kinh doanh nên cũng muốn em có

sự hiểu biết về kế toán, kinh tế để sau này về

giúp cho bố mẹ

Chị gái em đang học ở trường này đã cho

em lời khuyên và tư vấn

Bố mẹ em định hướng cho em 3 trường đại học

để em lựa chọn, đồng thời phân tích từng lợi thế

của mỗi trường. Qua đó em đã đưa ra được quyết

định của mình.

* Nhóm 4: Cơ hội việc làm

Em được biết rằng sinh viên của trường đến

năm thứ 3, 4 sẽ được giới thiệu việc làm.

Nhà trường liên kết với nhiều doanh nghiêp vì

vậy cơ hội việc làm cho SV sẽ nhiều hơn

Em thấy chị gái bảo ra trường là có việc

làm ngay

Những ngành nghề nhà trường đào tạo đều có

khả năng dễ xin việc trong tương lai

Trường đào tạo thiên về thực hành mà đó

là điều mà các doanh nghiệp ở Việt Nam

hiện nay đòi hỏi nhiều ở sinh viên.

Em muốn xin việc để làm ngay khi học xong

năm thứ 3 bởi vậy em muốn lựa chọn trường đào

tạo nhiều về thực hành

Page 106: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

105

Nhà em ở gần trường bởi vậy em thấy rằng

hằng năm nhà trường đều tổ chức những

ngày hội việc làm, em đã từng đến và thấy

rằng có rất nhiều các doanh nghiệp về

tuyển dụng các sinh viên của nhà trường.

Qua tìm hiểu trên mạng em thấy tỷ lệ sinh viên

của trường sau khi tốt nghiệp có việc làm sau 1

năm đạt tỷ lệ trung bình trên 80%.

Như vậy dựa vào dữ liệu phỏng vấn từ 55 tân sinh viên kế toán, nhóm tác giả phân được

thành 4 nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đại học Công nghiệp Hà

Nội. Đó là các nhóm nhân tố về: danh tiếng về nhà trường; năng lực và điều kiện của bản thân;

tư vấn của gia đình, bạn bè và cơ hội việc làm. Trong đó phần lớn các lý do sinh viên đưa ra tập

trung nhiều liên quan đến do danh tiếng về nhà trường và do năng lực, điều kiện của bản thâ

4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dựa vào nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn, nhóm tác giả xác định 4

nhóm nhân tố chính có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tân sinh viên kế toán- trường

đại học Công nghiệp Hà Nội. Kết quả được thể hiện ở mô hình sau:

(i) Yếu tố thuộc về thái độ:

Theo dữ liệu thu thập, có 2 nhóm nhân tố thuộc về thái độ có ảnh hưởng đến quyết định

lựa chọn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đó là danh tiếng về nhà trường và cơ hội việc

làm. Những đánh giá tích cực về trường trên các phương tiện thông tin, trường có đa ngành, đa

lĩnh vực và nhiều hoạt động đặc sắc, thời lượng thực hành nhiều hơn lý thuyết, chất lượng đào

tạo của nhà trường tốt, trường đẹp, sạch và thoáng mát là một trong các lý do mà các sinh viên

đưa ra quyết định chọn trường của mình. Bên cạnh đó, cơ hội về việc làm trong tương lai như: tỷ

lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường cao, nhà trường tổ chức các ngày hội việc làm, nhà

trường liên kết với nhiều doanh nghiệp, kỳ vọng dễ tìm việc trong tương lai của các ngành nghề

nhà trường đào tạo cũng ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

(ii) Yếu tố thuộc về chuẩn chủ quan:

Chuẩn chủ quan đề cập đến sự tác động của các cá nhân/ nhóm người có tác động tích cực

hoặc tiêu cực đến sự lựa chọn hành vi của chủ thể. Với dữ liệu phỏng vấn 55 tân sinh viên kế

toán, yếu tố thuộc về chuẩn chủ quan chính là tư vấn của gia đình, bạn bè. Những lời tư vấn,

định hướng của bố mẹ, anh chị, người thân, bạn bè cũng có tác động đến sự lựa chọn trường học

DANH TIẾNG VỀ NHÀ TRƯỜNG

NĂNG LỰC VÀ ĐIỀU KIỆN BẢN

THÂN

CƠ HỘI VIỆC LÀM TƯ VẤN CỦA GIA

ĐÌNH, BẠN BÈ

QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRƯỜNG

ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Page 107: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

106

của sinh viên. Điều này là hợp lý bởi lẽ bố mẹ hay anh chị, những người đi học trước đã có kiến

thức về môi trường đại học, có sự hiểu biết về những đòi hỏi của các doanh nghiệp hiện nay đối

với lực lượng lao động sẽ có những lời tư vấn và lời khuyên thực tế hơn. Hơn nữa bố mẹ và

người thân là những người hiểu được phần nào năng lực của con, em mình do đó khi tư vấn sẽ

hướng vào những ngành, những trường phù hợp với con, em của họ.

(iii) Yếu tố thuộc về kiểm soát hành vi cảm nhận:

Kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều

này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Với bộ dữ liệu

phỏng vấn, một nhóm nhân tố xuất hiện trong các lý do đưa ra của các tân sinh viên trong việc ảnh

hưởng đến quyết định lựa chọn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chính là năng lực và điều

kiện của bản thân. Các sinh viên hiểu năng lực của bản thân nên lựa chọn trường đại học phù hợp

với mức học lực của mình. Bên cạnh đó, một số em do trượt các nguyện vọng đầu, vì vậy lựa chọn

trường có điểm chuẩn phù hợp điểm thi đầu vào của các em. Ngoài ra sự thuận tiện về đường đi,

nhà ở gần trường cũng là nguyên nhân dẫn đến quyết định lựa chọn trường đại học.

5. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một trong những nguyên nhân được nói đến nhiều nhất ảnh hưởng đến quyết định chọn

trường đại học của sinh viên đó là danh tiếng về nhà trường. Chính vì vậy một trong những vấn

đề cần quan tâm để thu hút các học sinh lựa chọn vào học đó là nhà trường cần phát triển chiến

lược truyền thông nhằm thu hút sinh viên. Điều này càng cần thiết hơn do tác động của việc

trường đã thực hiện tự chủ tài chính. Các hoạt động truyền thông trường cần được diễn ra nhiều

hơn như tăng số lượng học bổng cho tân sinh viên, tổ chức các ngày hội cho học sinh cấp 3 tham

quan tìm hiểu môi trường đại học, mở thêm các chuyên ngành hợp tác quốc tế.

Một trong những yếu tố tạo nên một chiến lược truyền thông thành công vẫn nằm ở chất

lượng giáo dục của chính nhà trường bởi học sinh và người nhà học sinh sẽ quan tâm đến những

thông tin về chất lượng đào tạo, tỉ lệ giảng viên giỏi của nhà trường, các cơ hội hợp tác giáo dục,

chất lượng sinh viên đầu ra, thống kê về số lượng sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp,

bằng cấp của nhà trường được công nhận thế nào. Bởi vậy để có thể truyền thông thành công, thì

nhà trường cũng cần chú trọng vào nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Thời đại 4.0 đòi hỏi mỗi trường cần thúc đẩy việc tiếp thị hình ảnh của mình trên mạng xã

hội, cũng như sử dụng các công cụ marketing hiệu quả. Chẳng hạn như truyền đi những email

giới thiệu về nhà trường và các hoạt động tuyển sinh, sử dụng quảng cáo, tối ưu hóa tìm kiếm là

một trong những cách thức mà các trường đại học hiện nay có thể đẩy mạnh.

Quyết định chọn trường đại học của một học sinh còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều người

khác như phụ huynh, anh chị, bạn bè. Sẽ vô cùng hữu ích nếu để người khác nói tốt về trường

đại học. Người khác ở đây có thể là những sinh viên còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, các

sinh viên trường khác, những phụ huynh tham gia các buổi giới thiệu tuyển sinh, tư vấn. Điều

này đòi hỏi nhà trường nên đẩy mạnh hoạt động nội bộ, cũng như tích cực tương tác với những

người quan tâm.

Page 108: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

107

Mở rộng cơ hội nghề nghiệp, tăng tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường cũng là một

yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của các tân sinh viên kế toán. Do đó, nhà

trường cần tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho giảng viên tăng cường dạy học gắn với thực tiễn

trong quá trình dạy học; thường xuyên tổ chức cho giảng viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ

thông qua việc tập huấn, tham quan thực tế tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà trường cần tăng

các chương trình ngoại khóa, tăng thời lượng thực tập tại đơn vị, nhằm phát triển các kỹ năng cứng

về chuyên môn và kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp cho sinh

viên trong quá trình đào tạo tại nhà trường. Kết hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp trong

quá trình thẩm định chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, quá trình đào tạo và đánh giá kết quả

đào tạo. Điều đó sẽ giúp nhà trường đào tạo đáp ứng được các nhu cầu đầu ra của các doanh

nghiệp, từ đó mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai cho sinh viên sau khi ra trường.

6. KẾT LUẬN

Thực hiện nghiên cứu định tính với đối tượng tham gia phỏng vấn là các tân sinh viên khoa

kế toán, nghiên cứu đã xác định có 4 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Đó là các nhóm nhân tố: (i) Danh tiếng về nhà trường; (ii)

cơ hội việc làm; (iii) tư vấn của gia đình, bạn bè và (iiii) năng lực và điều kiện của bản thân.

Thông qua kết quả nghiên cứu bài báo hy vọng góp phần làm cơ sở để nhà trường đưa ra các giải

pháp trong việc nâng cao danh tiếng và thương hiệu nhà trường để ngày càng nhiều sĩ tử lựa

chọn trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là “ngôi nhà để thực hiện ước mơ”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Abdurrahman İLGAN 1 & cộng sự (2018), Factors Affecting University Choice: A Study on

University Freshman Students, The Journal of Buca Faculty of Education, 46, 199-216.

Agrey, L. & Lampadan, N. (2014). Determinant factors contributing to student choice in

selecting a university. Journal of Education and Human Development, 3(2), 391-404.

Amca, H. (2011). Üniversitelerin tercih edilmesini etkileyen faktörler [Factor effecting

university preference] Retrieved from

http://www.emu.edu.tr/amca/universitelerinTercihiEdilmesiniEtkileyenFaktorler.pdf

Ajzen, I., (1991). The theory of planned behaviour. Organizational Behaviour and Human

Decision Processes. 50 (2): 179-211.

Ajen, I. and Fishbein, M., (1975). “Belief, attitude, intention and behavior. An introductiion to

theory and research” Reading. Mass: Addison-Wesley.

Akar, C. (2012). Üniversite seçimini etkileyen faktörler: İktisadi ve idari bilimler öğrencileri

üzerine bir çalışma [Factors affecting university choice: A study on students of

economics and administrative sciences]. Eskişehir Osmangazi Üniversitesi- İİBF Dergisi,

7(1), 97-120.

Page 109: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

108

Chapman, D. W (1981), A model of student college choice, The Journal of Higher Education;52

(5), 490- 505.

Cabrera, A. F. & La Nasa, S. M. (2000), Understanding the college choice of disadvantaged

students. New Directions for Institutional Research. San Francisco: Jossey-Bass

Lê Quang Hùng (2017), Phân tích dữ liệu trong kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí

Minh

Fernandez, J. L. (2010). An exploratory study of factors influencing students’ college decision in

Malaysia: A conceptual framework. International Journal of Business and Social Science,

1(3), 53-58.

Marvin J. Burns (2006), Factors influencing the college choice of african-american students

admitted to the college of agriculture, food and natural resources. A Thesis presented to the

Facuulty of the Graduate School. University of Missouri-Columbia.

McDonnell, M. (1995). Things to consider when evaluating college. Retrieved from

http://www.gseis.ucla.edu/mm/cc/info/choosing/eval.html

Norman Rudhumbu, PhD; Avinash Tirumalai & Babli Kumari (2017); Factors that Influence

Undergraduate Students’ Choice of a University: A Case of Botho University in Botswana;

International Journal of Learning and Development, 7(2), ISSN 2164-4063 2017.

Lê Quang Hùng và cộng sự (2014), Sự lựa chọn nguyện vọng bổ sung của sinh viên Khoa Quản

trị kinh doanh, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học.

Liên, Đ. T. H., Hòa N. T. N., & Anh, N. T. L. (2015). Factors Influencing VNU-IS Students’

Choice of University. VNU Journal of Science: Social Sciences and Humanities, 31(4),

67-76.

Trần Văn Quý, Cao Hào Thi, (2009). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học

sinh phổ thông trung học – Tạp chí Phát triển Khoa học và công nghệ, 12(15), 87-102.

Tatar E., Oktay M. (2006). Search, choice and persistence for higher education a case study

in Turkey. Eurasia Journal of Mathematics, Science and Technology Education, 2(2), 115-

129

Yusof, M., Ahmad, S. N. B., Tajudin, M., & Ravindran, R. (2008). A study of factors

influencing the selection of a higher education institution. UNITAR e-journal, 4(2), 27-40.

Zuker, R.F. (2006). Factors to Consider in Selecting a University. Retrieved from

http://www.thehighschoolgraduate.com/editorial/DF/factors.

Page 110: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

109

Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học ngành kế toán

trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm

tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đào Thị Nhung, Phạm Thu Huyền

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.29 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 21/11/2019

Ngày nhận bài: 31/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 23/11/2019

Tóm tắt

Nghiên cứu này xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng đào tạo đại học kế

toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá và

phân tích hồi quy đa biến được sử dụng trên 220 quan sát thực tế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng

có năm nhân tố thật sự có ảnh hưởng và tác động tích cực đến chất lượng đào tạo đại học kế toán

trong bối cảnh công nghiệp 4.0 tại Đại học Công nghiệp Hà Nội. Những nhân tố này bao gồm

vai trò điều phối của giảng viên, cơ sở vật chất, tính cập nhật của chương trình đào tạo, kết nối

cộng đồng và ứng dụng công nghệ thông tin.

Từ khoá: chất lượng đào tạo, đại học kế toán, cách mạng công nghiệp 4.0.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu

đột phá trong các lĩnh vực khoa học đang là chủ đề nóng và mang đến nhiều thuận lợi cũng như

thách thức cho các ngành. Với bản chất là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các

công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công

nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu

mới, công nghệ tự động hóa, người máy... Cách mạng 4.0 báo hiệu một sự chuyển dịch mạnh mẽ

đối với đội ngũ lao động trên toàn cầu, lao động có trình độ cao, chuyên nghiệp sẽ di chuyển

nhiều về các nước phát triển, những lao động thiếu kỹ năng sẽ dịch chuyển về các nước kém phát

triển hơn.

Kế toán là ngành sử dụng công nghệ thông tin thay thế phần lớn công việc mang tính

nghiệp vụ của những người làm kế toán. Cuộc cách mạng này ảnh hưởng đáng kể tới tính chất

công việc và đặc biệt là nội dung và phương pháp giảng dạy về kế toán của các trường.

Để bắt kịp với sự chuyển dịch đó, các cơ sở đào tạo nói chung và đào tạo ngành kế toán

nói riêng phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức, phương

Page 111: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

110

pháp dạy học, phương thức đánh giá kết quả đầu ra sinh viên, bồi dưỡng giáo viên theo hướng

thực học, thực nghiệp và định hướng vào công nghệ. Cần đầu tư nhiều hơn về công nghệ giáo

dục tiên tiến, đẩy mạnh đào tạo và bồi dưỡng trực tuyến để bồi dưỡng năng lực sư phạm cho sinh

viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong hệ thống, đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc

và trên toàn cầu. Cơ bản là nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng theo xu thế phát triển. Do đó,

nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các nhân tố tác động tới chất lượng đào tạo đại học ngành kế toán

thực nghiệm tại Đại học Công nghiệp Hà Nội.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Hiện nay, trong một môi trường cạnh tranh, điều quan trọng đối với các tổ chức cung ứng

dịch vụ là phải tìm hiểu các yếu tố và cơ sở quyết định tới sự hài lòng của khách hàng nhằm gia

tăng giá trị tiền tệ thu được. Vì lý do như vậy, các tổ chức phải coi trọng các yếu tố quyết định

tới cảm nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng.

Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy

thuộc vào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu.

Theo TCVN và ISO 9000, chất lượng dịch vụ là sự phù hợp của sản phẩm dịch vụ thỏa

mãn các yêu cầu đề ra của khách hàng, nhà cung cấp hay nhà sản xuất phải định kỳ xem xét lại

các yêu cầu về chất lượng đối với một sản phẩm. Theo quan điểm của Kotler và cộng sự (2012)

cho rằng, chất lượng dịch vụ được định nghĩa là khả năng của một dịch vụ cung ứng bao gồm:

độ bền tổng thể, độ tin cậy, độ chính xác, vận hành dễ dàng, dễ sửa chữa và các thuộc tính có giá

trị khác để thực hiện chức năng của nó.

Khái niệm về chất lượng dịch vụ có mối liên hệ với khái niệm về nhận thức, về cảm nhận

và kỳ vọng. Trong đó, Gronroos (1991) cho rằng, chất lượng dịch vụ được đánh giá bởi 3 nhân

tố chính: chất lượng kỹ thuật, chất lượng kỹ năng, chất lượng hình ảnh.

Chất lượng dịch vụ đào tạo: Trên thế giới, các nhà khoa học đã có một số nghiên cứu

đánh giá chất lượng đào tạo khối ngành kinh tế, kế toán. Prosser và Trigwell (1999); Yunwei

(1997) cho rằng thiết kế chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy là những nhân tố có ảnh

hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán. Theo Lê Thị Anh Thư và Nguyễn

Ngọc Minh (2016) có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo là chương trình hỗ trợ, trình

độ của giảng viên, phẩm chất của giảng viên, khả năng thực hiện cam kết và cơ sở vật chất.

Phạm Thị Liên (2016) nghiên cứu mô hình gồm 3 nhân tố là cơ sở vật chất, chương trình đào tạo

và khả năng phục vụ. Phạm Vũ Phi Hổ và Nìm Ngọc Yến (2017) cho rằng có 3 nhân tố ảnh

hưởng là chương trình đào tạo, thái độ và phương pháp giảng dạy của giảng viên; dịch vụ hỗ trợ

sinh viên. Theo Võ Văn Việt (2017), có 4 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo là dịch vụ

hỗ trợ, chương trình đào tạo, giảng viên và hoạt động ngoại khóa. Nguyễn Thị Thanh Xuân

(2017) cho rằng người thầy trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là người điều phối giúp sinh

viên định hướng học tập và là người thiết kế, tạo ra môi trường học tập.

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, dự báo sẽ tác động đến mọi lĩnh

vực trong đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực đào tạo kế toán nói riêng. Ứng phó với những

Page 112: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

111

tác động đến từ cuộc Cách mạng này, công tác đào tạo chuyên ngành Kế toán tại các trường đại

học ở Việt Nam trong đó có Đại học Công nghiệp Hà Nội đã được chú trọng đẩy mạnh nhằm

đào tạo các cán bộ chuyên môn kế toán chuyên sâu, cán bộ quản lý và nghiên cứu có trình độ đại

học trở lên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cuộc CMCN 4.0 sẽ thay đổi cơ

bản phương thức thực hiện các công việc kế toán và kiểm toán hiện nay bằng việc áp dụng

chứng từ điện tử, bằng các phần mềm tổng hợp, xử lý dữ liệu, ghi sổ kế toán cũng như cho phép

thực hiện các phương thức kiểm toán trong môi trường tin học hóa. Những thành tựu của công

nghệ số của cuộc CMCN 4.0 như trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối, dữ liệu lớn… sẽ mở ra cơ hội

tốt để ngành Kế toán tiếp tục phát triển, tiệm cận hệ thống kế toán, kiểm toán quốc tế.

3. GIẢ THUYẾT NGUYÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Giả thuyết H1: Chương trình đào tạo có tác động tích cực đến chất lượng đào tạo kế toán

trong bối cảnh công nghiệp 4.0

Theo Jacqueline Douglas và cộng sự (2006), các khía cạnh quan trọng của dịch vụ đào tạo

liên quan đến các dịch vụ cốt lõi như bài giảng, bao gồm việc nắm bắt được kiến thức, các ghi chép

trên lớp. Yếu tố được cựu sinh viên đánh giá cao là giảng viên vững chuyên môn và tính liên thông

của chương trình đào tạo (Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản, 2005). Hơn

nữa, chương trình đào tạo ngành kế toán của các trường đại học cần có sự tham chiếu, so sánh với

chương trình đào tạo kế toán của các trường đại học trên thế giới và các tổ chức nghề nghiệp uy tín

trên thế giới (Phạm Thu Huyền và cộng sự, 2017). Theo Trần Thị Hằng (2017), cần đổi mới

chương trình đào tạo và phát triển đào tạo trực tuyến sẽ là hướng đào tạo chủ yếu.

Giả thuyết H2: Vai trò điều phối của giảng viên có tác động tích cực đến chất lượng đào

tạo kế toán trong bối cảnh công nghiệp 4.0

Theo Snipes và Thomson (1999), sự cảm thông và quan tâm của giảng viên đến sinh viên

là yếu tố quan trọng nhất cho đánh giá chất lượng. Tác phong và trình độ của giảng viên có tác

động thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo (Nguyễn Thị Bảo Châu và

Thái Thị Bích Châu, 2013; Lê Thị Anh Thư và Nguyễn Ngọc Minh, 2016). Giảng viên tích cực

trao đổi, đàm thoại với sinh viên về nội dung bài học có tác động tích cực đến chất lượng đào tạo

(Đặng Thị Ngọc Hà, 2017). Theo Nguyễn Thị Hồng Nga và Cao Thị Huyền Trang (2017), quá

trình dạy học cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng

lực người học trong bối cảnh công nghiệp 4.0.

Giả thuyết H3: Cơ sở vật chất có tác động tích cực đến chất lượng đào tạo kế toán trong

bối cảnh công nghiệp 4.0

Groomer và Murthy (1996) cho thấy cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến chương trình giảng

dạy. Zhu và cộng sự (2011) kết luận việc chuẩn hoá chương trình kế toán bị cản trở bởi tài liệu

và sách giáo khoa không đầy đủ.

Giả thuyết H4: Ứng dụng công nghệ thông tin có tác động tích cực đến chất lượng đào tạo

kế toán trong bối cảnh công nghiệp 4.0

Để nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh công nghiệp 4.0, phải thay đổi phương pháp

đào tạo trên cơ sở lấy người học làm trung tâm và sự ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế

Page 113: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

112

bài giảng và truyền đạt bài giảng (Trần Thị Hằng, 2017). Theo Nguyễn Thị Hồng Nga và Cao

Thị Huyền Trang (2017), áp dụng phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo, phòng thực hành ảo,

thư viện ảo… dưới sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo

trong bối cảnh hiện nay.

Giả thuyết H5: Kết nối cộng đồng có tác động tích cực đến chất lượng đào tạo kế toán

trong bối cảnh công nghiệp 4.0

Theo Phạm Thu Huyền và cộng sự (2017), để thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu

của xã hội, các trường đại học cần tăng cường hơn nữa trong quan hệ liên kết với các doanh

nghiệp. Tăng cường cho sinh viên tiếp cận doanh nghiệp từ khi còn đang được đào tạo trong nhà

trường thông qua các đợt thực tập thực tế sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo (Ngô Thị Hiền

Trang, 2017).

Tổng quan các công trình nghiên cứu của thế giới và Việt Nam, nhóm tác giả xây dựng mô

hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học chuyên ngành kế toán

trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Nhóm tác giả xác định có 5 nhân tố ảnh hưởng đến

chất lượng đào tạo đại học kế toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đó là vai trò điều

phối của giảng viên, tính cập nhật của chương trình đào tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở

vật chất và kết nối cộng đồng.

Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các biến quan sát của thang đo của mô hình nghiên cứu trên (Hình 1) được xây dựng trên

cơ sở nghiên cứu cơ sở lý thuyết và tổng quan của các công trình nghiên cứu trong và ngoài

nước, cụ thể như sau: các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học

ngành kế toán cụ thể: nhân tố chương trình đào tạo gồm 5 biến từ biến CTDT1 đến CTDT5;

nhân tố vai trò điều phối của giảng viên bao gồm 5 biến từ VTGV1 đến VTGV5, nhân tố cơ sở

vật chất gồm 4 biến từ CSVC1 đến CSVC4; nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin gồm 4 biến

từ CNTT1 đến CNTT4; nhân tố kết nối cộng đồng bao gồm 5 biến từ KNCD1 đến KNCD5. Để

đánh giá chung chất lượng đào tạo nghiên cứu đã sử dụng 4 thang đo từ CLDT1 đến CLDT4.

Chương trình đào tạo (CTDT)

Vai trò của giảng viên (VTGV)

Cơ sở vật chất (CSVC)

Ứng dụng CNTT (CNTT)

Kết nối cộng đồng (KNCD)

Chất lượng đào tạo đại học ngành kế toán trong bối cảnh công

nghiệp 4.0

H1+

H2+

H3+

H4+

H5+

Page 114: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

113

Thang đo Cơ sở đo lường

Chương trình đào tạo (CTDT): 5 biến

CTĐT1: Chương trình đào tạo kế toán có mục tiêu rõ ràng

CTĐT2: Chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên

CTĐT3: Chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho cao

học viên

CTĐT4: Thời gian học của các môn được phân phối một cách

hợp lý

CTĐT5: Nội dung kiểm tra đánh giá sát với chương trình

giảng dạy

Jacqueline Douglas và cộng

sự (2006), LeBlanc và

Nguyễn (1997), (Tessema và

Ready 2012), Sepideh

Farahmandian và các cộng sự

(2013)

Vai trò điều phối của giảng viên (VTGV): 5 biến

VTGV1: Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn

VTGV2: Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt và dễ hiểu

VTGV3: Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng

VTGV4: Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với cao

học viên

VTGV5: Giảng viên đánh giá kết quả học tập chính xác và

công bằng

Pors (2001), Louden (2000),

Devinder và Datta (2003),

Gruber etal. 2010, Sepideh

Farahmandian và các cộng sự

(2013), Lê Thị Anh Thư và

Nguyễn Ngọc Minh (2016),

Phạm Thị Liên (2016)

Cơ sở vật chất (CSVC): 4 biến

CSVC1: Giáo trình/tài liệu học tập của mỗi môn học được cung

cấp đầy đủ, đa dạng

CSVC2: Phòng học đáp ứng được nhu cầu học tập trên lớp của

cao học viên

CSVC3: Thư viện đảm bảo không gian, chỗ ngồi đáp ứng được

nhu cầu học tập, nghiên cứu của học viên

CSVC4: Lớp học có số lượng học viên hợp lý

Groomer và Murthy (1996),

Zhu và cộng sự (2011)

Nguyễn Thị Xuân Hương,

Nguyễn Thị Phượng, Vũ Thị

Hồng Loan (2016), Lê Thị

Anh Thư, Nguyễn Thị Ngọc

Minh (2016)

Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT): 4 biến

CNTT1: Các thông tin trên website của trường đa dạng, phong

phú và cập nhật thường xuyên

CNTT2: Giảng viên thường xuyên sử dụng CNTT hỗ trợ cho

giảng dạy

CNTT3: Các ứng dụng trực tiện ích trực tuyến - truy cập

internet, website phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy và học tập

CNTT4: Sinh viên được thực hành với các phần mềm kế toán,

phần mềm quản lý, phần mềm tin học văn phòng

Garvin (1984, 1987), Theo

Zhengwei Ma, 2012, Trần

Xuân Kiên (2006), Trần Thị

Hằng (2016), Nguyễn Thị

Hồng Nga, Cao Thị Huyền

Trang (2016)

Page 115: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

114

Kết nối cộng đồng (KNCD): 5 biến

KNCD1: Thành lập câu lạc bộ học thuật chia sẻ kiến thức

KNCD2: Các chuyên gia nghề nghiệp tham gia chia sẻ kinh

nghiệm và định hướng nghề nghiệp

KNCD3: Liên hệ với các tình huống thực tế tại các DN

KNCD4: Có các buổi thực tập tại doanh nghiệp

KNCD5: Có các chương trình học bổng của doanh nghiệp

Webb, Coccari và cộng sự,

1997), Gamage,

Suwanabroma và cộng

sự (2008), (Hill 1995, Joseph,

Yakhou và cộng sự 2005,

Phạm Thu Huyền (2017),

Ngô Thị Hiền Trang (2017)

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định tính và định lượng. Trong đó, nhóm tác giả kế

thừa từ các nghiên cứu tiền để để từ đó xây dựng mô hình lý thuyết và thang đo phù hợp với bối

cảnh nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn

thử. Trên cơ sở những thông tin có được, nhóm tác giả xây dựng các biến của thang đo và bảng

câu hỏi phù hợp với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Sau khi phát hành thử và lấy ý kiến

phản hồi, bảng câu hỏi được hiệu chỉnh và sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Nhân tố Các thang đo

Tính cập nhật của CTĐT (CTDT) CTDT1, CTDT2, CTDT3, CTDT4, CTDT5

Vai trò điều phối của GV (VTGV) VTGV1, VTGV2, VTGV3, VTGV4,VTGV5

Cơ sở vật chất (CSVC) CSVC1, CSVC2, CSVC 3, CSVC 4,

Ứng dụng CNTT (CNTT) CNTT1, CNTT2, CNTT3, CNTT4

Kết nối cộng đồng (KNCD) KNCD1, KNCD2, KNCD3, KNCD4, KNCD5

Chất lượng đào tạo (CLDT) CLDT1, CLDT2, CLDT3, CLDT4

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2019

Nghiên cứu chính thức để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu được tiến hành theo

phương pháp nghiên cứu định lượng. Với phương pháp định lượng, tác giả đã thu thập dữ liệu

nghiên cứu thực tế thu thập thông qua phiếu điều tra. Phiếu điều tra được xây dựng với 23 câu

hỏi theo thang đo likert 5 mức độ (1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình

thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý) để đo lường các yếu tố về chương trình đào tạo, vai trò

giảng viên, cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối cộng đồng và 1 câu hỏi định

danh về ý kiến của sinh viên "Cơ sở đào tạo cần làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo đại học

kế toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0". Đối tượng được khảo sát là giảng viên khoa

Kế toán - Kiểm toán và sinh viên đại học năm thứ 4 chuyên ngành kế toán trường Đại học Công

nghiệp Hà Nội. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), cỡ mẫu đủ lớn để có thể

tiến hành cho phân tích nhân tố EFA với số quan sát ít nhất phải bằng 5 lần số biến. Do đó, cỡ

mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 27 x 5 = 135 quan sát. Số liệu được thu thập bằng phương

pháp chọn mẫu ngẫu nhiên từ sinh viên, giảng viên chuyên ngành kế toán tại trường Đại học

Công Nghiệp Hà Nội. Sau khi chọn mẫu, 250 phiếu khảo sát được phát thông qua việc gặp gỡ

trực tiếp từ tháng 8/2019 đến tháng 9/2019. Sau khi loại đi các phiếu trả lời không đầy đủ thông

tin, kết quả có 220 quan sát hợp lệ được đưa vào phần mềm SPSS 20.0 để phân tích, đảm bảo

Page 116: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

115

việc thực hiện phân tích EFA. Trong đó: sinh viên 195 phiếu (tỷ lệ 88,63%) và giảng viên 15

phiếu (tỷ lệ 11,37%).

5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Nhóm tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định thang đo. Theo Hoàng Trọng

và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo là tốt,

từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được, từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái

niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Thang đo đạt

chất lượng tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể > 0,6 (Đinh Phi Hổ, 2011). Một thang đo

có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên từ 0,7 đến 0,8, nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 là thang đo có thể

chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Kết quả kiểm tra độ tin cậy của

thang đo thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1. Hệ số Cronbach’s Alpha

STT Thang

đo Tên nhân tố

Hệ số tương quan

biến tổng thấp nhất

Cronbach’s

Alpha

1 CTDT Tính cập nhật của CTĐT 0,493 0,79

2 VTGV Vai trò điều phối của giảng viên 0,575 0,82

3 CSVC Cơ sở vật chất 0,581 0,818

4 CNTT Ứng dụng công nghệ thông tin 0,33 0,623

5 KNCD Kết nối cộng đồng 0,557 0,824

6 CLDT Chất lượng đào tạo 0,173 0,711

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20 từ số liệu khảo sát, 2019)

Độ tin cậy của các biến quan sát thuộc thang đo VTGV, CTDT, CSVC, CNTT, KNCD có

hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng > 0,3, như vậy, các thang đo này

đều đạt yêu cầu để tiếp tục phân tích ở những bước sau. Biến quan sát CLDT2 có hệ số tương

quan biến tổng thấp nhất là 0,173 < 0,3. Trong khi giá trị Cronbach’s Alpha Item Deleted của

CLDT2 là 0,827 > 0,711. Nhóm nghiên cứu quyết định loại bỏ biến quan sát CLDT2 để nhằm

tăng độ tin cậy cho thang đo. Tiến hành chạy kiểm định lần 2 cho nhân tố Chất lượng đào tạo

(CLDT) sau khi đã loại bỏ biến quan sát CLDT2, cho kết quả trong bảng 2 như sau:

Bảng 2: Tương quan biến - tổng

Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang

đo nếu loại biến

Tương quan

biến tổng

Alpha nếu

loại biến này

CLDT1 7.23 3.199 .647 .798

CLDT3 7.37 2.964 .710 .736

CLDT4 7.48 2.908 .699 .748

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20 từ số liệu khảo sát, 2019)

Page 117: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

116

Như vậy, sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, có kết quả thống kê như sau:

Bảng 3: Tổng hợp các biến quan sát cho các nhân tố sau khi kiểm định

Nhân tố Biến quan sát ban đầu Biến quan sát còn lại Biến bị loại

CTDT 5 5

VTGV 5 5

CSVC 4 4

CNTT 4 4

KNCD 5 5

CLDT 4 3 CLDT2

(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp)

5.2. Phân tích các nhân tố và hiệu chỉnh mô hình

Để kiểm tra xem mẫu điều tra có đủ lớn và có đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố

hay không, tác giả tiến hành kiểm định Kaiser - Meyer - Olkin và kiểm định Bartlett's. Điều kiện

cần để phân tích EFA là giữa các biến quan sát phải có mối quan hệ đủ lớn. Ta đặt giả thuyết H0:

giữa các biến quan sát không có mối quan hệ. Với kết quả kiểm định KMO là 0,734 lớn hơn 0,5

và Sig của kiểm định Bartlett's bé hơn 0,05 (các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng

thể), do đó bác bỏ H0. Ta có thể kết luận được rằng dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều kiện

để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng các kết quả đó. Kết quả kiểm

định Bartlett và chỉ số KMO của các biến trong thang đo thể hiện trong Bảng 4.

Bảng 4. KMO and Bartlett’s Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .734

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 1881.010

Df 253

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20 từ số liệu khảo sát, 2019)

Kết quả EFA thang đo các biến độc lập (các yếu tố tác động) bằng phương pháp trích

Principal components và phép quay varimax cho thấy: 26 biến quan sát đo lường 06 nhân tố tác

động được trích vào 06 nhân tố tại Eigenvalue = 1,247 (> 1) và phương sai trích được là

68,303%. Điều đó có nghĩa là khả năng sử dụng 6 nhân tố này để giải thích cho 26 biến quan sát

là 68,303% (> 50%). Điều này cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp. Bảng 5, trình bày ma trận

các nhân tố đã xoay.

Bảng 5. Tổng hợp bảng ma trận xoay các nhân tố

Items Component Items Component

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

CTDT2 .766 CSVC4 .817

Page 118: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

117

CTDT4

CTDT5

CTDT1

CTDT3

.742

.726

.725

.688

CSVC3

CSVC1

CSVC2

.760

.751

.750

VTGV3

VTGV2

VTGV4

VTGV1

VTGV5

.510

.791

.762

.746

.744

.452

CNTT3

CNTT1

CNTT2

CNTT4

.755

.701

.689

.569

KNCD2

KNCD1

KNCD3

KNCD4

KNCD5

.802

.780

.772

.754

.714

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20 từ số liệu khảo sát, 2019)

Theo Hair và các cộng sự (1998) thì với cỡ mẫu khoảng 100 -350 thì thước đo hệ số tải

nhân tố Factor Loading phải lớn hơn hoặc băng 0,55 mới phù hợp. Nghiên cứu này sử dụng kích

thước mẫu điều tra là 220 quan sát. Từ ma trận xoay, nhóm nghiên cứu thấy biến quan sát

VTGV5 tải lên cả 2 nhân tố (1) và (2) đều có giá trị nhỏ hơn 0,55 nên loại VTGV5 tiếp tục kiểm

định EFA lần 2. Sau khi tiến hành phân tích nhân tố thì mô hình lý thuyết ban đầu không có sự

thay đổi. Mô hình có tổng cộng là 6 thành phần được sắp xếp lại theo thứ tự là: (1) Chương trình

đào tạo, (2) Vai trò giảng viên, (3) Kết nối cộng đồng, (4) Cơ sở vật chất, (5) Ứng dụng công

nghệ thông tin và (6) Chất lượng đào tạo đại học kế toán. Các nhân tố cũng đạt hệ số tin cậy

Cronbach’s Alpha cần thiết và sẽ được sử dụng trong phần kiểm định tiếp theo. Kết quả thể

hiện trên bảng 6 và bảng 7.

Bảng 6: KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .734

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 1881.010

Df 253

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20)

Bảng 7. Rotated Component Matrixa

Component Biến Tên nhân tố

1 2 3 4 5

CTDT2 .802 CTDT1

Page 119: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

118

CTDT1 .779 CTDT2 Chương

CTDT5 .773 CTDT3 trình

CTDT4 .755 CTDT4 đào

CTDT3 .713 CTDT5 tạo

VTGV4 .820 VTGV1 Vai trò

VTGV2 .763 VTGV2 giảng

VTGV3 .759 VTGV3 viên

VTGV1 .740 VTGV4

KNCD2 .806 KNCD1 Kết

KNCD1 .765 KNCD2 nối

KNCD4 .715 KNCD3 cộng

KNCD5 .706 KNCD4 đồng

KNCD3 .665 KNCD5

CSVC3 .829 CSVC1 Cơ

CSVC2 .790 CSVC2 sở

CSVC1 .723 CSVC3 vật

CSVC4 .706 CSVC4 chất

CNTT3 .754 CNTT1 Ứng

CNTT1 .702 CNTT2 dụng

CNTT2 .688 CNTT3 CNTT

CNTT4 .581 CNTT4

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20 từ số liệu khảo sát, 2019)

5.3. Mô hình hồi qui tuyến tính

Phân tích hồi quy nhằm xây dựng mô hình, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng

đào tạo đại học kế toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Kết quả phân tích hồi quy đa

biến, hệ số tóm tắt của mô hình thể hiện trong Bảng 8.

Bảng 8. Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson

1 .865a .712 .685 .38777 1.619

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20 từ số liệu khảo sát, 2019)

Hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,685, có ý nghĩa là 68,5% sự thay đổi của biến phụ thuộc chất

lượng đào tạo (CL) được giải thích bởi các biến độc lập CTDT, CSVC, VTGV, CNTT, KNCD.

Còn lại 31,5% là do các yếu tố tác động khác không được nghiên cứu trong mô hình. Ngoài ra, kiểm

định từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F= 96,713 giá trị Sig. = 0.000 rất nhỏ (<

0,05), từ kết quả này cho thấy tồn tại ít nhất một biến độc lập giải thích có ý nghĩa thống kê đối

với biến phụ thuộc.

Page 120: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

119

Bảng 9. ANOVAa

Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.

Regression 57.808 5 9.562 96.713 .000b

Residual 13.049 214 .169

Total 60.857 219

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20 từ số liệu khảo sát, 2019)

Kết quả phân tích các hệ số hồi qui của mô hình thể hiện trong Bảng 10.

Bảng 10. Coefficientsa

Model Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

T Sig. Collinearity

Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constat) .976 .308 5.710 .000

VTGV .359 .034 .385 7.674 .000 .630 1.387

CSVC .343 .023 .376 4.116 .003 .561 1.283

KNCD .269 .020 .210 3.228 .001 .593 1.288

CTDT .180 .042 .251 6.086 .000 .758 1.320

CNTT .082 .027 .173 4.997 .000 .844 1.185

a. Dependent Variable: CLDT

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 20 từ số liệu khảo sát, 2019)

Kết quả cho thấy, tất cả các biến trong mô hình (VTGV, KNCD, CNTT, CTDT, CSVC)

đều có Sig. < 0,05 nên các biến này đều tương quan có ý nghĩa với chất lượng đào tạo với độ tin

cậy 95%. Hệ số VIF càng nhỏ, hiện tượng đa cộng tuyến sẽ giảm. Hệ số VIF được coi là tốt nhất

nếu nhỏ hơn 3 (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Theo Bảng 10, các biến độc lập đều có hệ số VIF < 3,

nên không có hiện tượng đa cộng tuyến. Các biến VTGV, KNCD, CSVC, CTDT, CNTT đều có hệ

số ước lượng > 0 nên chúng đều tác động cùng chiều với chất lượng đào tạo. Từ kết quả phân tích,

phương trình hồi qui chưa chuẩn hóa ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại

học kế toán trong bối cảnh công nghiệp 4.0:

CLDT = 0,967 + 0,359*VTGV + 0,343 CSVC

+ 0,269*KNCD + 0,18*CTDT + 0,082*CNTT +

Mô hình hồi quy chuẩn hóa:

CLDT = 0,385*VTGV + 0,376*CSVC + 0,251*CTDT + 0,21*KNCD + 0,173CNTT

Giá trị Beta chuẩn hóa cho thấy tầm quan trọng của biến độc lập đối với biến phụ thuộc.

Bảng 10 cho biết mức độ ảnh hưởng giữa 5 biến độc lập và biến phụ thuộc lần lượt là. Mức độ ảnh

hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc lần lượt là: VTGV, CSVC, CTDT, KNCD, CNTT.

Page 121: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

120

5.4. Khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố: vai trò điều phối của giảng viên, cơ sở vật

chất, chương trình đào tạo, kết nối cộng đồng và ứng dụng công nghệ thông tin đều có tác động

cùng chiều với chất lượng đào tạo đại học chuyên ngành kế toán trong bối cảnh công nghiệp 4.0

theo thứ tự ảnh hưởng giảm dần. Trong đó, vai trò điều phối của giảng viên (beta = 0,385) có

mức ảnh hưởng mạnh nhất đến chất lượng đào tạo, nghiên cứu này đồng nhất với ý kiến của các

tác giả Pors (2001), Louden (2000), Devinder và Datta (2003), Gruber etal. (2010), Sepideh

Farahmandian và các cộng sự (2013), Nguyễn Thành Long (2005 khi cho rằng giảng viên ảnh

hưởng tới chất lượng đào tạo đại học. Tiếp đến là ảnh hưởng của cơ sở vật chất (beta= 0,376)

cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Sepideh Farahmandian và các cộng sự (2013),

Aldridge và Rowley (1998), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012), Nguyễn Thị Xuân Hương,

Nguyễn Thị Phượng, Vũ Thị Hồng Loan (2016). Chương trình đào tạo (beta = 0,251) cũng ảnh

hưởng thuận chiều đến chất lượng đào tạo đại học ngành kế toán, điều này tương đồng với các

nghiên cứu trước đây của Jacqueline Douglas và cộng sự (2006), LeBlanc và Nguyễn (1997),

(Tessema và Ready 2012), Sepideh Farahmandian và các cộng sự (2013. Nghiên cứu cũng đồng

nhất với quan điểm của Webb, Coccari và cộng sự, 1997), Gamage, Suwanabroma và cộng

sự (2008), (Hill 1995, Joseph, Yakhou và cộng sự 2005, Phạm Thu Huyền (2017), Ngô Thị Hiền

Trang (2017) khi cho rằng kết nối cộng đồng (beta = 0,21) cũng có tác động đến chất lượng đào

tạo ngành kế toán. Cuối cùng là sự ảnh hưởng của nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin (beta =

0,173) phù hợp với các nghiên cứu của Garvin (1984, 1987), Zhengwei Ma (2012), Trần Xuân

Kiên (2006), Trần Thị Hằng (2016), Nguyễn Thị Hồng Nga, Cao Thị Huyền Trang (2016). Từ

nghiên cứu này, nhóm tác giả nhận thấy cần thiết phải thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng đào tạo đại học ngành kế toán theo các vấn đề như sau:

Vai trò điều phối của giảng viên: Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, giảng viên không chỉ

là người dạy mà phải là cầu nối giữa sinh viên với kiến thức. Cụ thể, phải tăng cường áp dụng

phương pháp làm việc theo nhóm và thảo luận tại lớp thông qua những chủ đề, bài tập tình

huống theo hướng tiếp cận các công bố trong nước và quốc tế để sinh viên cập nhật kiến thức,

nâng cao tính hiện đại trong nội dung môn học. Giảng viên phải tập trung vào thảo luận, hướng

dẫn sinh viên phát hiện vấn đề, giám sát việc thảo luận của sinh viên theo các mục tiêu học thuật.

Ngoài ra, giảng viên phải luôn luôn kích thích tư tưởng khởi nghiệp của sinh viên kế toán, gợi

hướng khởi nghiệp cho sinh viên, phối hợp với các cơ quan, ban ngành để tổ chức các buổi định

hướng khởi nghiệp cho sinh viên.

Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất không chỉ là cơ ngơi trường lớp khang trang mà quan trọng

là bộ phận cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Thư viện và thiết bị là cơ sở vật chất chuyên

môn của trường ĐH, quan trọng là chất lượng đầu tư sách, thiết bị, hoá chất, máy móc phục vụ

cho việc dạy và học. Nếu thư viện và thiết bị nghèo nàn thì đừng nói đến đổi mới phương pháp

dạy học mới. Đây là khâu yếu của các trường mới thành lập, thiếu giảng viên có thể mời được

nhưng vật chất phục vụ cho việc dạy học không phải ngay một thời gian ngắn đã làm được. Vì

vậy, các trường Đại học cần phải có sự liên thông thư viện thiết bị với thư viện tỉnh, thư viện các

sở ban ngành, thư viện các cá nhân trong và trường để giới thiệu những quyển sách các nơi đó

mà thư viện trường không có. Mỗi giảng viên phụ trách môn học ít nhất là một thư viện nhỏ về

Page 122: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

121

môn mình dạy, nhà trường phải tận dụng tối đa nguồn lực này để giúp cho thư viện trường và SV

khai thác nguồn tài liệu.

Tính cập nhật của chương trình đào tạo: Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

chương trình đào tạo của trường đại học phải đáp ứng kịp thời việc cập nhật kiến thức mới cho

sinh viên chuyên ngành kế toán. Cụ thể, phải xây dựng mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra theo

hướng tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế như AUN, CDIO... để đáp ứng được nhu cầu nhân lực chất

lượng cao ngày càng tăng của nền kinh tế. Tăng cường hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp

trong nước và quốc tế (ACCA, CPA Australia, CIMA...) để đổi mới giáo trình đào tạo, từng

bước đưa vào chương trình đào tạo những nội dung có tính ứng dụng chuyên nghiệp. Từ đó, sinh

viên sẽ có được những kiến thức hiện đại, thực tiễn, ứng dụng; vừa có năng lực nghiên cứu, kỹ

năng nghề nghiệp chuyên sâu.

Kết nối cộng đồng: Việc liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và các công ty, doanh nghiệp

cũng như cộng đồng xã hội sẽ giúp mang lại nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp cho sinh viên

ngành kế toán. Hơn nữa, còn giúp nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường thông qua những

góp ý, chỉnh sửa... cho nội dung, phương pháp giảng dạy và chuẩn đầu ra của nhà trường. Để

thực hiện được điều này thì các trường đại học cần phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp như

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam để tạo nên mối

quan hệ rộng rãi và sâu sắc với các công ty, doanh nghiệp.

Ứng dụng công nghệ thông tin: Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, việc ứng dụng công

nghệ thông tin vào giảng dạy sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành kế toán. Cụ thể,

phải tăng cường thời lượng thực hành của các học phần Hệ thống thông tin kế toán và Kế toán ảo

để giúp sinh viên thích nghi dần với việc sử dụng công nghệ thông tin trong kế toán. Hơn thế

nữa, nếu đủ điều kiện, nhà trường nên cho sinh viên tiếp cận với điện toán đám mây, trí thông

minh nhân tạo và công nghệ Blockchain...

6. KẾT LUẬN

Kết quả của nghiên cứu này là hoàn chỉnh các thang đo, kiểm định mô hình và xác định

được các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng đào tạo đại học kế toán

trong bối cảnh công nghiệp 4.0 tại Đại học Công nghiệp Hà Nội. Qua đó, xác định được bốn

nhân tố ảnh hưởng tích cực và quan hệ mật thiết đến chất lượng đào tạo là vai trò điều phối của

giảng viên, ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường học tập, tính cập nhật của

chương trình đào tạo và tăng cường kết nối cộng đồng. Tuy nhiên các nhân tố trong mô hình chỉ

giải thích được 68,5% chất lượng đào tạo đại học kế toán trong bối cảnh công nghiệp 4.0 tại Đại

học Công nghiệp Hà Nội. Như vậy, vẫn còn các nhân tố khác không được nghiên cứu tác động

đến 31,5% mà các nghiên cứu tiếp theo có thể phát triển. Phạm vi của nghiên cứu chỉ là trường

Đại học Công nghiệp Hà Nội với 220 quan sát. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tăng kích thước

mẫu hoặc mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các trường đại học của cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ali K. and Oscar W. D., 2004. Business Student Satisfaction, Intentions and Retention in Higher

Education: An Empirical Investigation. Marketing Educator Quarterly. 3(1): 1-25.

Page 123: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

122

Đinh Phi Hổ, 2011. Phương pháp nghiên cứu định lượng & những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế

phát triển - nông nghiệp. Nhà xuất bản Phương Đông. Thành phố Hồ Chí Minh, 430 trang.

Groomer, S., and Murthy, U., 1996. An empirical analysis of the accounting information systems

Course. Journal of Information Systems. 10(2): 103 -127.

Hair & ctg, 1998. Multivariate Data Analysis, Prentice - Hall Internatonal.

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà

xuất bản Hồng Đức. Thành phố Hồ Chí Minh, 320 trang.

Jacqueline Douglas, Alex Douglas, Barry Barnes, 2006. Measuring student satisfaction at a UK

university. Quality Assurance in Education. 14(3): 251-267.

Lê Thị Anh Thư và Nguyễn Ngọc Minh, 2016. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài

lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Tây Đô. Tạp chí

Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 43: 26-33.

Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu, 2013. Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với

chất lượng đào tạo của khoa kinh tế và quản trị kinhdoanh trường Đại học Cần Thơ giai đoạn

năm 2012 – 2013. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 28: 117-123.

Nguyễn Thị Hồng Nga và Cao Thị Huyền Trang, 2017. Nhận thức của sinh viên về nhân lực kế

toán, kiểm toán trong cách mạng công nghiệp 4.0: Dữ liệu từ trường Đại học Công

nghiệp Hà Nội. Kỷ yếu hội thảo khoa học Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam với

cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trường Đại học Quy Nhơn. Tập 2: 132 -141.

Nguyễn Thị Thùy Dung, 2015. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ đào

tạo chuyên ngành kế toán tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Đà Nẵng. Thành phố Đà Nẵng.

Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản, 2005. Đánh giá chất lượng đào tạo từ

góc độ cựu sinh viên của trường Đại học Bách Khoa TPHCM. Kỷ yếu hội thảo Đảm bảo

chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học. Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại

học. Trường Đại học Bách Khoa TPHCM. Thành phố Hồ Chí Minh, 305-319.

Nguyễn Đình Thọ, 2012. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản

Lao động - Xã hội. Hà Nội, 593 trang.

Proser, M., and Trigwell, K., 1999. Understanding learning and teaching: The experience in

higher education. McGraw – Hill Education.

Phạm Thu Huyền, Đào Thị Nhung và Nguyễn Thị Xuân Hồng, 2017. Đổi mới chương trình đào

tạo và phương pháp giảng dạy kế toán tại các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực kế toán trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Kỷ yếu hội thảo khoa

học Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trường Đại học Quy Nhơn. Tập 2: 26 -37.

Trần Thị Hằng (2017). Phát triển nguồn nhân lực kế toán Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng

công nghiệp 4.0. Kỷ yếu hội thảo khoa học Kế toán - kiểm toán và kinh tế Việt Nam với cuộc

cách mạng công nghiệp 4.0. Trường Đại học Quy Nhơn. Tập 2: 121-126.

Page 124: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

123

Nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn

chuyên ngành kế toán của người học

Đặng Thu Hà1, Đặng Thảo Hiền2

1Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

2Đại học Công nghiệp Việt Trì

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.28 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 21/11/2019

Ngày nhận bài: 31/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 23/11/2019

Tóm tắt

Bài viết này nhằm mục tiêu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chuyên ngành

kế toán của các tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại học Công nghiệp Việt

Trì. Phương pháp sử dụng là nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn mẫu gồm 51 sinh viên

năm thứ nhất chuyên ngành kế toán. Kết quả nghiên cứu từ dữ liệu thu thập được, có 3 yếu tố

được khám phá có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tân sinh viên kế toán bao gồm: (i)

Năng lực, sở trường và đam mê của bản thân (động lực bên trong); (ii) sự tư vấn và định hướng

của gia đình, thầy cô (động lực bên ngoài); (iii) cơ hội nghề nghiệp mang lại trong tương lai

(động lực bên ngoài).

Từ khóa: Lý thuyết tự quyết định; sự lựa chọn ngành kế toán, lựa chọn ngành học.

1. GIỚI THIỆU

Mỗi năm, nhiều sĩ tử quyết định dự thi đại học phải đối mặt với vấn đề chọn chuyên ngành

giáo dục đại học. Porter và Umbach (2006) đã nhấn mạnh rằng việc lựa chọn một chuyên ngành

đại học có thể là một trong những quyết định quan trọng nhất mà sinh viên có thể đưa ra, việc

lựa chọn chính thức một chuyên ngành đại học có thể giữ chân lâu dài cá nhân đó trong môi

trường đào tạo (Porter và Umbach, 2006). Bên cạnh đó, các lựa chọn giáo dục như chọn chuyên

ngành có thể được coi là các quyết định quan trọng liên quan đến nghề nghiệp. Bởi vì ý tưởng

của thanh thiếu niên về sự nghiệp tương lai có thể phát triển trong khi đưa ra các quyết định giáo

dục như vậy, những lựa chọn này có thể được coi là phương tiện để thực hiện các lựa chọn nghề

nghiệp (Lent và cộng sự, 1994) và là một phần không thể thiếu trong phát triển nghề nghiệp

(Super, 1980). Quyết định lựa chọn này thường bao hàm một quá trình ra quyết định phức tạp,

trong đó các sĩ tử phải đối mặt với việc quyết định các lựa chọn khác nhau, phản ánh sở thích và

kỹ năng, so sánh các lựa chọn phù hợp và chọn một lựa chọn trong số đó. Do đó, việc nghiên

Page 125: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

124

cứu các yếu tố chi phối đến việc lựa chọn một chuyên ngành trong giáo dục đại học là rất cần

thiết. Thực tế các nghiên cứu về vấn đề lựa chọn chuyên ngành giáo dục đại học cho các kết quả

khá đa dạng, các nghiên cứu tiếp cận dưới các góc độ khác nhau, các nhân tố tác động lựa chọn

khác nhau. Ngoài ra chủ yếu các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên

cứu hoặc kiểm định các mô hình định lượng mà trong đó sự lựa chọn chuyên ngành trong giáo

dục đại học là một trong số các biến độc lập/ hoặc biến phụ thuộc được nghiên cứu. Cụ thể các

nghiên cứu về vấn đề lựa chọn chuyên ngành được trình bày trong bảng tổng hợp sau:

Tác giả, năm Các biến độc lập

trong nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Super (1980)

Một giai đoạn trong

chu trình phát triển

nghề nghiệp

Sự lựa chọn chuyên ngành giáo dục có thể được xem

là một giai đoạn nhỏ (nghĩa là quá trình ra quyết

định) trong chu kỳ phát triển nghề nghiệp tối đa.

Cebula và

Lopes (1982)

Yếu tố tiền, yếu tố

không phải là tiền

Sự lựa chọn chuyên ngành của sinh viên phụ thuộc

vào một loạt các yếu tố tiền và không phải là tiền.

Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng chênh lệch thu nhập

giữa các lĩnh vực và sự khác biệt về tốc độ thay đổi

thu nhập giữa các lĩnh vực là yếu tố quan trọng nhất

trong quyết định của sinh viên.

Dawson-

Threat và

Huba (1996)

Giới tính

Đàn ông có nhiều khả năng chọn các chuyên ngành

không phù hợp và phụ nữ có nhiều khả năng chọn

các chuyên ngành do nữ giới thống trị.

Leslie và

Oaxaca (1998)

Giới tính; chủng tộc;

tính chất ngành

Chứng minh sự đại diện của phụ nữ và dân tộc thiểu

số trong một số ngành (bao gồm khoa học, công

nghệ và kỹ thuật) có ảnh hưởng đến sự lựa chọn

chuyên ngành giáo dục đại học.

Leppel và cộng

sự (2001)

Nền tảng giáo dục;

nghề nghiệp gia đình;

tình trạng kinh tế xã

hội

Các nền tảng giáo dục và nghề nghiệp gia đình,

ngoài tình trạng kinh tế xã hội cũng được các nhà

nghiên cứu tìm thấy ảnh hưởng đến sự lựa chọn của

ngành học chính.

Montmarquette

và cộng sự

(2002)

Giới tính, chủng tộc,

thu nhập dự kiến

Các tác giả đã chứng minh rằng sự lựa chọn chuyên

ngành đại học phụ thuộc vào thu nhập dự kiến

nhưng sự khác biệt về tác động của thu nhập dự kiến

lại thay đổi theo giới tính và chủng tộc.

Porter và

Umbach

(2006)

Quan điểm chính trị;

sự khác biệt về chủng

tộc; thang đo tính

cách Holland; sự

chuẩn bị trong học

Nghiên cứu phát hiện ra rằng quan điểm chính trị, sự

khác biệt về chủng tộc và thang đo tính cách

Holland là những yếu tố dự báo mạnh mẽ cho sự lựa

chọn chuyên ngành chính và cũng lưu ý rằng sự

chuẩn bị trong học tập, ảnh hưởng của gia đình và

Page 126: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

125

tập; ảnh hưởng của

gia đình; năng lực

bản thân.

năng lực bản thân không có trọng lượng trong các

lựa chọn chính khi các đo lường về tính cách được

quan tâm đến.

Phan Hoài Vũ

và cộng sự

(2016)

Cơ hội nghề nghiệp,

sự ổn định và thăng

tiến, mối quan hệ

quen biết, giới tính.

Dựa vào mô hình TPB và TRA, nghiên cứu cho thấy

các yếu tố cơ hội nghề nghiệp, sự ổn định và thăng

tiến; mối quan hệ quen biết có ảnh hưởng đáng kể

đến sự lựa chọn ngành học của sinh viên. Nghiên

cứu cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa nam và

nữ về nhận thức về nghề kế toán.

Abedalqader

Rabahah

(2016)

Lợi ích cá nhân, tính

cách, triển vọng công

việc, danh tiếng của

trường đại học,

truyền thông; thành

viên gia đình và đồng

nghiệp.

Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy lợi ích cá

nhân, tính cách, triển vọng công việc, danh tiếng của

trường đại học và truyền thông không có ảnh hưởng

đáng kể đến sự lựa chọn chuyên ngành của sinh viên

chuyên ngành. Mặt khác, phân tích dữ liệu cho thấy

các thành viên gia đình và đồng nghiệp, liên quan

đáng kể đến sự lựa chọn chuyên ngành của sinh viên

Nguyễn Thị

Bích Vân và

cộng sự (2017)

Đặc điểm trường học;

đặc điểm người học;

đặc điểm nghề nghiệp

và xã hội.

Dựa trên cơ sở lý thuyết “mô hình hành vi người tiêu

dùng”, nghiên cứu xác định các nhân tố có ảnh hưởng

đến lựa chọn ngành học đó là: đặc điểm trường học;

đặc điểm người học; đặc điểm nghề nghiệp và xã hội

Paola Bordon

và Chao Fu

(2018)

Chế độ chính sách

đối nghịch (Sys.S)

Phát triển một mô hình cân bằng sắp xếp theo chế độ

tuyển sinh đặc thù của trường đại học, cho phép trong

môi trường có sự không chắc chắn và hiệu ứng ngang

hàng. Các tác giả đã mô hình hóa chế độ chính sách

đối nghịch (Sys.S) như một trò chơi Stackelberg trong

đó một nhà hoạch định xã hội chọn các chính sách

tuyển sinh cụ thể của trường đại học và sinh viên đưa

ra quyết định tuyển sinh, chọn danh mục khóa học

trong giai đoạn thử nghiệm, tìm hiểu về chuyên

ngành của họ và sau đó chọn chuyên ngành của họ.

Richard W.

Patterson và

cộng sự (2019)

Sự chỉ định sinh viên

vào một khóa học

trong một học kỳ.

Nghiên cứu chỉ ra rằng khi sinh viên được chỉ định

vào một khóa học trong cùng một học kỳ khi họ

chọn một chuyên ngành, họ có nhiều khả năng chọn

một chuyên ngành tương ứng với khóa học đó hơn

100%. Mặc dù chi phí chuyển đổi thấp, khoảng một

nửa hiệu ứng vẫn tồn tại cho đến khi tốt nghiệp. Kết

quả chứng minh rằng thời gian khi sinh viên được

chỉ định các khóa học có ảnh hưởng lớn và liên tục

đến sự lựa chọn ngành chính ở trường đại học.

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Page 127: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

126

Nhìn vào bảng tổng hợp các nghiên cứu ở trên có thể thấy rằng các nghiên cứu về sự lựa

chọn chuyên ngành giáo dục đại học là khá đa dạng và chưa có sự nhất quán. Đặc biệt chưa có

câu trả lời chung cho từng đối tượng cụ thể trong việc xác định các yếu tố chi phối đến việc lựa

chọn chuyên ngành của họ. Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, nghiên cứu này được thực

hiện với mục tiêu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành kế toán

của tân sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại học Công nghiệp Việt Trì, dưới

góc độ chia sẻ của các sinh viên kế toán.

2. LÝ THUYẾT TỰ QUYẾT ĐỊNH

Trong bài báo này, nhóm tác giả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chuyên

ngành kế toán của tân sinh viên thông qua lăng kính của lý thuyết tự quyết định (Deci và Ryan,

1985; 2000). Lý thuyết tự quyết xác định các nguồn nội tại và bên ngoài tác động đến động lực

lựa chọn hành vi (Deci và Ryan, 1985, 2000). Lý thuyết tự quyết định phân biệt giữa hai loại

động lực khác nhau. Động lực nội tại (xuất phát từ thái độ, suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân thực

hiện hành vi) đề cập đến hành động được thực hiện bởi vì nó vốn dĩ thú vị hoặc thú vị trong khi

động lực bên ngoài đề cập đến hoạt động được thực hiện bởi vì nó dẫn đến một kết quả có thể

phân tách (tách rời). Trong khi động lực nội tại thúc đẩy người ta hành động vì sự hài lòng, thích

thú hoặc thách thức cá nhân, thì động lực bên ngoài thúc đẩy hành động bởi vì nó được thúc đẩy

và đánh giá bên ngoài bởi những người khác mà họ có sự kết nối như gia đình, đồng nghiệp hoặc

các mối quan hệ xã hội (Ryan & Deci, 2000).

Theo lý thuyết tự quyết định, động lực bên ngoài có thể thay đổi tùy theo mức độ mà các

động lực này được điều chỉnh bên trong hoặc bên ngoài (Deci & Ryan, 1985). Các động lực bên

ngoài thường bao gồm các hình phạt và có liên quan đến việc tuân thủ trong khi các động lực

bên trong có liên quan đến việc tự chứng thực các mục tiêu cá nhân và do đó được quy định độc

lập hơn (Deci & Ryan, 1985). Lý thuyết tự quyết định thúc đẩy bốn loại động lực khác nhau, từ

bên ngoài đến nhận thức bên trong của họ: (i) quy định bên ngoài; (ii) đáp ứng nhu cầu bên ngoài

hoặc được sử dụng để có được phần thưởng bên ngoài; (iii) quy định hướng nội, thông qua đó

mọi người thực hiện các hành động do áp lực tránh cảm giác tội lỗi hoặc lo lắng; (iiii) nhận thức

của cá nhân trong việc xác định tầm quan trọng cá nhân của một hành vi (Deci & Ryan, 1985).

Theo Ryan và Deci (2000), động lực bên trong và bên ngoài thường dẫn đến kết quả khác

nhau. Trong bối cảnh giáo dục, động lực nội tại thường mang lại kết quả học tập và sự sáng tạo

có chất lượng cao và thường được đánh giá cao. Còn động lực bên ngoài là một yếu tố phức tạp

hơn, được biểu hiện dưới nhiều loại khác nhau, được xem là các hình thức thúc đẩy hành vi ít

hơn, liên quan đến sự kiên trì, sự quan tâm và sự tham gia của học sinh ít hơn (Ryan và Deci,

2000). Tuy nhiên, các tác giả cũng thúc đẩy ý tưởng rằng động lực bên ngoài có thể trở thành

một chiến lược thiết yếu để giảng dạy thành công vì nhiều nhiệm vụ mà các giáo viên/ giảng viên

mong đợi học sinh thực hiện không phải là vì sự thú vị. Nói cách khác, sinh viên có thể thực hiện

các hành động có động lực bên ngoài với sự phẫn nộ và phản kháng, hoặc nếu họ chấp nhận tính

thực dụng của một nhiệm vụ, họ sẽ phải thực hiện một hành động với thái độ sẵn sàng phản ánh

sự chấp nhận bên trong của họ (Ryan & Deci, 2000).

Page 128: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

127

3. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Bài báo thực hiện nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu. Đối tượng tham

gia phỏng vấn là 51 tân sinh viên chuyên ngành kế toán trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và

trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 15/09/2019 đến ngày

15/10/2019. Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 15-30 phút. Nội dung các cuộc phỏng vấn

được người phỏng vấn ghi chép lại cụ thể đồng thời ghi âm lại. Các bản ghi âm được các tác giả

gỡ băng trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phỏng vấn.

Mô tả đặc điểm mẫu (đối tượng tham gia phỏng vấn):

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)

1.Giới tính Nam 14 27,5

Nữ 37 72,5

Tổng 51 100

2.Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 33 64,7

ĐH Công nghiệp Việt Trì 18 35,3

Tổng 51 100

3.Quê quán Hà Nội 16 31,4

Phú Thọ 10 19,6

Tỉnh khác 25 49

Tổng 51 100

Kết quả nghiên cứu

(i) Bước 1: Gỡ băng

Trên cơ sở nội dung các cuộc phỏng vấn, nhóm tác giả tiến hành gỡ băng và xác định các

yếu tố chính trong các câu trả lời của sinh viên liên quan đến lý do lựa chọn ngành kế toán.

Chẳng hạn một số câu trả lời liên quan đến lý do chọn ngành kế toán của sinh viên trong bảng gỡ

băng như sau:

“Em thấy bản thân phù hợp và có các phẩm chất đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp và do

gia đình hướng nghiệp” (ĐHKT2. K14- ĐH Công nghiệp Hà Nội).

“Em có đam mê với những con số và yêu thích kinh doanh” (KT1. Đ19- ĐH Công nghiệp

Việt Trì).

“Theo em thấy thì kế toán là một nghề rất phổ biến hiện nay và em cũng để bố mẹ quyết

định” (ĐHKT1. K14- ĐH Công nghiệp Hà Nội).

“Em muốn kiếm thật nhiều tiền để giúp đỡ bố mẹ và các em. Em thấy nhiều người thành

công và giàu có trong nghề kế toán; hầu hết các công ty đều cần kế toán” (KT1. Đ19- ĐH Công

nghiệp Việt Trì).

Page 129: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

128

“Bố mẹ chọn cho em 3 ngành là tài chính ngân hàng, kế toán và marketing. Nhưng do

nhầm lẫn nào đó em xếp nhầm ngành kế toán lên nguyện vọng đầu” (KT1. Đ19- Đại học Công

nghiệp Việt Trì).

“Bản thân em muốn được rèn trong nghề đòi hỏi phải thường xuyên chịu sự áp lực và học

cách quản lý tài chính cho doanh nghiệp, bởi vậy em lựa chọn nghề kế toán” (ĐHKT7. K14- Đại

học Công nghiệp Hà Nội).

“Em làm trắc nghiệm tính cách trên mạng và kết quả là em phù hợp với những nghề đòi

hỏi sự cẩn thận, chịu áp lực cao như nghề kế toán, tư vấn. Em đăng ký kế toán là nguyện vọng

đầu tiên” (ĐHKT1. K14- ĐH Công nghiệp Hà Nội).

(ii) Bước 2: Phân tích các nhóm nhân tố

Sau khi gỡ băng, nhóm tác giả tiến hành loại những yếu tố trùng lặp, trao đổi, thảo luận và

xắp xếp, phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chuyên ngành kế toán theo góc nhìn

của lý thuyết tự quyết định. Với bộ dữ liệu thu thập được từ 51 sinh viên, kết quả phân nhóm lần

cuối các nhóm nhân tố cụ thể như sau:

* Nhóm thứ nhất: Năng lực, sở trường và đam mê của bản thân

Em thích học khối A và em nghĩ học kế toán sẽ

thường xuyên được tính toán với các con số Em rất thích tính toán và nhất là tính tiền.

Đam mê với những con số và yêu thích kinh

doanh

Em thích học Tiếng Anh và khả năng

ngoại ngữ của em khá tốt, nên em nghĩ phù

hợp để học các chuyên ngành về kinh tế

trong đó có kế toán.

Bản thân em có tính cẩn thận, nên em nghĩ em sẽ

phù hợp với công việc kế toán

Phù hợp với tính cách, sở thích và mong

muốn của bản thân em

Ước mơ của em là mong muốn làm công việc có

sự logic như nghề kế toán

Em yêu thích môn toán và muốn hiểu về

tài chính, tiền tệ

Em làm trắc nghiệm tính cách trên mạng và kết

quả là em phù hợp với những nghề đòi hỏi sự cẩn

thận, chịu áp lực cao như nghề kế toán, tư vấn.

Thấy bản thân phù hợp và có các phẩm

chất đáp ứng tiêu chuẩn của nghề và do gia

đình hướng nghiệp

Em chọn kế toán ngay từ khi làm hồ sơ vì em tin

năng lực của em đủ điểm đỗ vào ngành này.

Em rất muốn được học cách quản lý tài

chính của cá nhân và cho doanh nghiệp.

Điểm đầu vào ngành kế toán phù hợp với năng

lực của bản thân

Em có ước mơ được trở thành nhà tư vấn

tài chính, nên học kế toán để em dần thực

hiện ước mơ

Em thích học toán và muốn làm chủ kinh tế của

mình trong tương lai

Em có khả năng tính toán, nhất là tính

nhẩm rất nhanh vì vậy em thích làm việc

với các con số. Theo em tìm hiểu thì kế

toán là nghề làm việc thường xuyên với

các con số vì vậy em chọn.

Page 130: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

129

Làm kế toán là nghề yêu thích của bản thân em

ngay khi còn học cấp 3, do được thấy mẹ em làm

công việc đó hàng ngày ở công ty của nhà.

Em thích kinh doanh vì vậy qua tìm hiểu em

biết phần lớn các giám đốc hiện nay không

hiểu rõ về kế toán nên em muốn học về kế

toán để có kiến thức sau này khởi nghiệp.

Lý do thứ nhất là do em đam mê với những con

số.

Nhược điểm của em là tính cẩu thả. Vì vậy

em chọn ngành kế toán với hy vọng khi

vào học sẽ ngày càng khắc phục được

nhược điểm của em

Em muốn kiếm thật nhiều tiền để giúp đỡ bố mẹ

và các em.

* Nhóm thứ hai: Sự tư vấn và định hướng của gia đình, thầy cô

Mẹ em làm kế toán nên mẹ cũng giải thích về

nghề và hướng em theo nghề này vì mẹ em bảo

con gái làm kế toán thì hợp.

Em được tham dự buổi tư vấn hướng

nghiệp cho học sinh phổ thông ở trường

cấp 3, được trắc nghiệm tính cách thì phù

hợp với công việc đòi hỏi sự trung thực,

cẩn thận như kế toán.

Gia đình em đã có anh em làm nghề kế toán và

định hướng cho em

Em chọn 2 ngành là quản trị khách sạn và

kế toán theo tư vấn của mẹ. Điểm thi của

em không đỗ ngành quản trị khách sạn nên

em học ngành kế toán.

Bố tư vấn cho em rằng bất kỳ tổ chức nào cũng

cần kế toán nên em theo bố định hướng.

Gia đình muốn em học kế toán để về làm

việc cho công ty của bố mẹ em.

Bố mẹ em hướng cho em công việc kế toán vì

vậy tư vấn em chọn ngành này Em theo bố mẹ định hướng ngay từ lớp 12

Em không yêu thích cũng như không xác định

khi chọn ngành nghề nào, mà em đăng ký kế

toán bởi buổi họp lớp cuối năm 12 cô giáo chủ

nhiệm em có nói đến ngành kế toán là mức điểm

đầu vào không quá cao.

Chị em làm kế toán tại nhà vì vậy em được

nghe, được biết nhiều nên cảm thấy rất

hứng thú và muốn học để làm được cùng

chị

Bố mẹ em bảo em học tốt ngoại ngữ nên học

thêm ngành kế toán sau này sẽ dễ kiếm việc

lương cao.

Anh em đang là kế toán trưởng của một

công ty nước ngoài và lương rất cao. Bởi

vậy em nghe anh em hướng nghề cho em.

Thầy giáo chủ nhiệm cấp 3 của em đã đưa ra

danh sách các ngành học có thể lựa chọn, mô tả

qua công việc cụ thể và điểm chuẩn tương ứng.

Qua sự tận tình của thầy em đã lựa chọn được

một chuyên ngành phù hợp với em.

Anh em nói các doanh nghiệp xây dựng

như chỗ anh đang làm rất cần các kế toán

là nam giới bởi kế toán nam sẽ nhanh nhạy

và không bị gián đoạn trong thời gian làm

việc.

Page 131: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

130

Mẹ em bảo con gái học kế toán phù hợp hơn các

ngành khối kỹ thuật bởi độ phức tạp không quá

cao, thời gian học không quá dài và không đòi

hỏi mình phải thông minh mới học được.

* Nhóm thứ ba: Cơ hội nghề nghiệp mang lại trong tương lai

Lý do thứ hai quan trọng hơn là khả năng có

việc làm sau này cao nếu em chọn ngành kế

toán

Em thấy nhu cầu tìm kế toán giỏi là một nhu

cầu đặt lên hàng đầu với các doanh nghiệp

hiện nay

Tỷ lệ sinh viên không có việc làm hiện nay khá

cao tuy nhiên kế toán là nghề có thể dễ xin việc

trong tương lai hơn do đâu cũng cần kế toán.

Qua tìm hiểu các thông tin em được biết tỷ

lệ sinh viên ngành kế toán của trường sau

khi ra trường có việc làm rất cao

Theo sự tìm hiểu em được biết học chuyên

ngành kế toán ra trường có thể làm nhiều vị trí,

vai trò công việc khác nhau như tư vấn, quản lý

tài chính, kế toán, kiểm toán,…

Em thấy nhiều người thành công và giàu có

trong nghề kế toán; hầu hết các công ty đều

cần kế toán

Em thấy chị em làm kế toán thu nhập rất ổn

định và công việc luôn bận rộn.

Số lượng các bạn nam học kế toán ít hơn

nhiều so với nữ giới nên cơ hội việc làm sau

này sẽ rộng mở hơn với các bạn nam học kế

toán như em.

Theo em tìm hiểu thì vai trò của bộ phận kế

toán trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng

bởi vậy thu nhập của công việc này là không

thấp.

Khi tìm hiểu trên mạng về những công việc

có thu nhập cao tại Việt Nam thì kế toán là

một trong những nghề như vậy. Em chọn

vào học chuyên ngành này để sau này có thể

kiếm được nhiều tiền (cười rất tươi).

Kế toán là nghề mà có thể dễ dàng xuất khẩu

lao động trong tương lai ạ.

Như vậy dựa vào dữ liệu phỏng vấn từ 51 tân sinh viên chuyên ngành kế toán trường ĐH

Công nghiệp Hà Nội và ĐH Công nghiệp Việt Trì, nhóm tác giả phân được thành 3 nhân tố có

ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành kế toán của sinh viên. Đó là các nhóm nhân tố

về: (i) Năng lực, sở trường và đam mê của bản thân; (ii) Sự tư vấn và định hướng của gia đình,

thầy cô; (iii) Cơ hội nghề nghiệp mang lại trong tương lai. Như vậy có một nhân tố thuộc động

lực bên trong/ động lực nội tại (năng lực, sở trường và đam mê của bản thân) và hai nhân tố

thuộc động lực bên ngoài (Sự tư vấn và định hướng của gia đình, thầy cô; cơ hội nghề nghiệp

mang lại trong tương lai).

4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dựa vào nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu, với bộ dữ liệu nghiên

cứu, nhóm tác giả xác định 3 nhân tố chính có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành

kế toán của sinh viên. Kết quả được thể hiện ở mô hình sau:

Page 132: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

131

(i) Yếu tố thuộc về động lực bên trong (động lực nội tại)

Với bộ dữ liệu phỏng vấn 51 tân sinh viên kế toán trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, với

quyết định lựa chọn chuyên ngành kế toán, động lực nội tại được khám phá đó là việc chọn chuyên

ngành kế toán vì sinh viên thấy phù hợp với năng lực, sở trường và đam mê của bản thân. Kết quả

nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Porter và Umbach, 2006; Nguyễn Thị Bích Vân và

cộng sự, 2017. Các sinh viên lựa chọn chuyên ngành kế toán khi được phỏng vấn có khá nhiều

sinh viên trả lời lý do lựa chọn là do bản thân có khả năng tính toán nhanh, tính cách năng động,

yêu thích kinh doanh, thích được tìm hiểu về cách quản lý tài chính. Thông qua quá trình phỏng

vấn, nhóm tác giả nhận thấy rằng đã có khá nhiều sinh viên tìm hiểu tính cách của mình trước khi

lựa chọn nghề. Cách thức các sĩ tử tìm hiểu tính cách chủ yếu là thực hiện trắc nghiệm tính cách

trên mạng. Căn cứ vào kết quả trắc nghiệm, sẽ lựa chọn đăng ký chuyên ngành phù hợp. Điều này

sẽ góp phần giúp các sĩ tử lựa chọn nghề đúng tính cách và sở trường của mình hơn.

(ii) Yếu tố thuộc về động lực bên ngoài

Trong khi động lực nội tại thúc đẩy các sĩ tử lựa chọn ngành kế toán vì sự hài lòng, đam

mê hoặc thách thức cá nhân, thì động lực bên ngoài thúc đẩy hành động bởi vì nó được thúc đẩy

và đánh giá bên ngoài bởi những người khác mà họ có sự kết nối. Theo kết quả phỏng vấn sâu có

hai yếu tố thuộc về động lực bên ngoài có ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành kế toán của tân sinh

viên đó là sự tư vấn và định hướng của gia đình, thầy cô và cơ hội nghề nghiệp mang lại trong

tương lai.

Phân tích dữ liệu cho thấy sự lựa chọn ngành kế toán của sinh viên chịu ảnh hưởng nhiều

bởi sự tư vấn và định hướng của gia đình, thầy cô. Phần lớn các sĩ tử tìm hiểu về nghề cũng như

hỏi ý kiến tư vấn của gia đình như bố mẹ, anh chị hay được cung cấp những kiến thức về lựa

chọn ngành nghề từ các thầy cô giáo. Những phát hiện này phù hợp với một số nghiên cứu trước

đây, chẳng hạn như Leppel và cộng sự (2001); Abedalqader Rababah (2016); Phan Hoài Vũ và

cộng sự (2016) đều đã chứng minh rằng thành viên gia đình, đồng nghiệp có thể có ảnh hưởng

trong sự lựa chọn của sinh viên.

Một nhân tố cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn học chuyên ngành kế toán của

các tân sinh viên đó là cơ hội mà nghề nghiệp mang lại trong tương lai. Tỷ lệ cử nhân kế toán ra

trường có việc làm cao; thu nhập tốt; có thể làm được nhiều vị trí công việc khác nhau là một

trong những lý do để các sĩ tử lựa chọn ngành học này. Kết quả này có sự phù hợp với các

nghiên cứu trước đây như các nghiên cứu của Cebula và Lopes (1982); Montmarquette (2002);

Phan Hoài Vũ và cộng sự (2016); Nguyễn Thị Bích Vân và cộng sự (2017).

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

MANG LẠI TRONG TƯƠNG

LAI

SỰ TƯ VẤN VÀ ĐỊNH HƯỚNG

CỦA GIA ĐÌNH, THẦY CÔ

QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CHUYÊN

NGÀNH KẾ TOÁN

NĂNG LỰC, SỞ TRƯỜNG VÀ

ĐAM MÊ CỦA BẢN THÂN

Page 133: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

132

5. KHUYẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chuyên ngành kế

toán của các tân sinh viên ngoài việc xuất phát từ động lực bên trong (năng lực, sở trường và

đam mê của bản thân) thì có hai yếu tố là động lực bên ngoài có thể tác động đến đó là sự tư vấn

và định hướng của gia đình, thầy cô và cơ hội nghề nghiệp mang lại trong tương lai. Từ kết quả

đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau:

Một là: Khuyến nghị về phối kết hợp với các trường THPT để tư vấn hướng nghiệp cho

học sinh trước mỗi kỳ thi tuyển sinh. Các trường đại học nên phối hợp với các trường THPT đưa

vào nội dung tư vấn hướng nghiệp cho học sinh những kiến thức nền và cách thức đánh giá giúp

học sinh hiểu rõ năng lực; những phương pháp trắc nghiệm tính cách để phát hiện năng khiếu và

sở trường của họ, từ đó giúp họ lựa chọn nghề phù hợp.

Hai là: Các trường đại học nên tổ chức các buổi tọa đàm tại các trường THPT giới thiệu về

nhà trường và ngành nghề đào tạo cho các thầy cô giáo và học sinh tại các trường PTTH. Sự lựa

chọn ngành học của sinh viên còn chịu ảnh hưởng bởi sự tác động của gia đình, thầy cô. Điều đó

cho thấy các trường đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán nói chung và hai trường là Đại học

Công nghiệp Hà Nội và Đại học Công nghiệp Việt Trì nói riêng nên thúc đẩy giới thiệu các

chương trình kế toán và công việc kế toán thông qua các buổi nói chuyện, hội thảo về nghề kế toán

để phổ biến thông tin liên quan về vai trò, chức năng và hiểu rõ hơn về nghề kế toán, không chỉ

cho sinh viên mà còn cho phụ huynh sinh viên, các nhà tư vấn, đội ngũ giảng viên và công chúng.

Ba là: Nhận thức về sự ổn định công việc; thu nhập và tính khả dụng của công việc sau

khi tốt nghiệp và thăng tiến công việc cũng là lý do các sinh viên chọn ngành kế toán. Kết quả

cho thấy sinh viên chọn kế toán còn bởi vì giá trị bên ngoài của nghề nghiệp kế toán không chỉ là

bởi giá trị của ngành học. Do đó, khi giới thiệu hay tư vấn cho sinh viên, nhà trường hay các tổ

chức đào tạo cần phải cho họ thấy cơ hội mà nghề nghiệp kế toán có thể mang lại cho người học

giúp sinh viên yêu thích nghề nghiệp của mình ngay khi còn trên ghế nhà trường. Các trường -

cơ sở đào tạo nói chung và 02 trường ĐHCN Hà Nội và ĐHCN Việt Trì cung cấp các cơ sở

thông tin tin cậy về triển vọng của ngành nghề thông qua các phương tiện truyền thông (như kết

quả khảo sát đối tượng sử dụng lao động của nhà trường thực hiện hàng năm, mức lương trung

bình người học nhận được sau tốt nghiệp theo ngành nghề đào tạo, báo cáo tình hình việc làm 6

tháng, theo năm của Vietnamwork, của diễn đàn kinh tế thế giới)

6. KẾT LUẬN

Thực hiện nghiên cứu định tính với đối tượng tham gia phỏng vấn là các tân sinh viên khoa

kế toán trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Đại học Công nghiệp Việt Trì, nghiên cứu đã

xác định có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành kế toán. Các yếu tố đó là:

(i) Năng lực, sở trường và đam mê của bản thân (động lực bên trong); (ii) sự tư vấn và định

hướng của gia đình, thầy cô (động lực bên ngoài); (iii) cơ hội nghề nghiệp mang lại trong tương

lai (động lực bên ngoài). Thông qua kết quả nghiên cứu bài báo hy vọng góp phần làm cơ sở để

các nhà trường đưa ra các giải pháp thu hút nhiều sĩ tử lựa chọn ngành kế toán để thực hiện ước

mơ trong tương lai.

Page 134: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

133

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Abedalqader Rabahah. (2016). Factors Influencing the Students’ Choice of Accounting as a

Major: The Case of X University in United Arab Emirates. International Business

Research, 9 (10), 25-32.

Cebula, R. J., & Lopes, J. (1982). Determinants of student choice of undergraduate major field.

American Educational Research Journal, 19, 303–312.

Dawson-Threat, J., & Huba, M. E. (1996). Choice of major and clarity of purpose among college

seniors as a function of gender, type of major, and sex-role identification. Journal of

College Student Development, 37, 297–308.

Deci, E. L., & Ryan, R. M. (1985). Intrinsic motivation and self-determination in human

behavior. New York, NY: Plenum.

Krista M. Soria & Michael Stebleton. (2013). Major Decisions: Motivations for Selecting a

Major, Satisfaction, and Belonging. NACADA Journal, 33(2), 29-43.

Leppel, K., Williams, M. L., & Waldauer, C. (2001). The impact of parental occupation and

socioeconomic status on choice of college major. Journal of Family and Economic Issues,

22(4), 373–394.

Leslie, L. L., & Oaxaca, R. L. (1998). Women and minorities in higher education. In J. C. Smart

(Ed.), Higher education handbook on theory and research, 13, 304– 352.

Mazzarol, T., & Soutar, G. (2002). ‘Push-Pull’ Factors Influencing International Students’

Destination Choice. The International Journal of Educational Management, 16(2), 82-90.

Montmarquette, C., Cannings, K., & Mahseredjian, S. (2002). How do young people choose

college majors? Economics of Education Review, 21, 543–556.

Nguyễn Thị Bích Vân, Nguyễn Thị Thu Vân, Lưu Chí Danh. (2017). Những nhân tố ảnh hưởng

đến việc lựa chọn ngành học kế toán ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 240 (II),

72-82.

Phan Hoài Vũ, Nguyễn Thị Kim Tuyến, Cao Thi Thanh Hiền. (2016). Factors influence

students’ choice of accounting as a major. International Days of Statistics and Economics,

Prague, September 8-10, 1471- 1481.

Paola Bordon† and Chao Fu. (2018). College-Major Choice to College-Then-Major Choice. The

Review of Economic Studies, 82 (4), 1247–1288.

Porter, S. R., & Umbach, P. D. (2006). College major choice: An analysis of person-environment

fit. Research in Higher Education, 47, 429–449.

Ryan R. M. & Deci, E. L. (2000). The ‘‘what’’ and ‘‘why’’ of goal pursuits: Human needs and

the self-determination of behavior. Psychological Inquiry, 11, 227–268.

Richard W. Patterson, Nolan G. Pope, Aaron Feudo. (2019). Timing Is Everything: Evidence

from College Major Decisions. IZA DP No. 12069.

Super, D. E. (1980). A life-span, life-space approach to career development. Journal of

Vocational Behavior, 16, 282–298.

Page 135: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

134

Ảnh hưởng của nhân tố Hành vi chủ động và Nhận thức vị thế

cá nhân đến Sự hài lòng của sinh viên và Hoà nhập xã hội:

Nghiên cứu tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Nguyễn Thị Hồng Duyên, Nguyễn Phương Anh

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.34 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 10/11/2019

Ngày nhận bài: 01/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Sự chủ động rất quan trọng đối với sự thành công của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với sinh

viên đại học được coi là những người trưởng thành và giáo dục đại học nhấn mạnh đến sự tự giác

và chủ động trong học tập cũng như cuộc sống. Hành vi chủ động của sinh viên được thể hiện

trên nhiều khía cạnh: tự học, chủ động trong tìm kiếm tài liệu, chủ động nghiên cứu, xử lý kiến

thức với các học phần, chủ động tham gia các hoạt động xã hội, mở rộng quan hệ cá nhân. Bài

báo này nghiên cứu các khía cạnh của hành vi xã hội hoá chủ động của sinh viên. Bài viết cũng

đánh giá tác động trung gian của nhận thức về vị thế cá nhân đến mối quan hệ giữa hành vi xã

hội hoá chủ động và kết quả xã hội hoá (bao gồm hành vi xã hội và mức độ hài lòng). Nghiên

cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM-Structure equation modeling) trên mẫu khảo sát

gồm 400 sinh viên khoa Kế toán - Kiểm toán, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Kết quả cho

thấy hành vi xã hội hoá chủ động có tác động tích cực đến mức độ hài lòng và hội nhập xã hội

của sinh viên thông qua nhận thức về vị thế cá nhân.

Từ khóa: Hành vi xã hội hoá chủ động, nhận thức vị thế cá nhân, sự hài lòng, hội nhập xã

hội, sinh viên.

1. GIỚI THIỆU

Nghiên cứu hành vi trong tổ chức là một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm

của các nhà nghiên cứu và nhà quản lý. Xã hội hoá tổ chức đề cập đến quá trình nhân viên mới,

hay những người mới, học thái độ và hành vi của tổ chức, và có được kiến thức để chuyển đổi từ

người ngoài tổ chức thành người trong cuộc (Ashforth, Sluss, & Saks, 2007). Các nghiên cứu trước

đã chứng minh rằng quá trình hoà nhập xã hội hoá thành công ảnh hưởng đến sự gia tăng cam kết,

sự hài lòng trong công việc và ý định ở lại với tổ chức (Bauer, Bodner, Erdogan, Truxillo, &

Tucker, 2007). Nghiên cứu về hành vi xã hội hoá tổ chức tập trung vào hai góc độ: từ phía tổ chức,

là cách các tổ chức ảnh hưởng và điều chỉnh hành vi của cá nhân (quá trình hội nhập xã hội thụ

động) và từ phía người mới, là nỗ lực chủ động xã hội hoá để xác định vai trò của họ trong tổ chức

Page 136: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

135

(quá trình hội nhập xã hội chủ động) (Ashford & Black, 1996; Cable, Gino, & Staats, 2013). So

với hội nhập thụ động, việc những người mới chủ động hội nhập xã hội không chỉ làm giảm chi

phí đào tạo của tổ chức mà còn mở rộng mạng lưới xã hội của những người mới, thúc đẩy động lực

làm việc và phát triển nghề nghiệp của họ (Fang, Duffy, & Shaw, 2011).

Những người mới thường gặp nhiều vấn đề trong giai đoạn mới tham gia tổ chức như:

không nắm rõ quy định, khó hoà nhập với tập thể hay thiếu thông tin về chính sách, quy trình

vận hành của tổ chức (John, 1986; Miller & Jablin, 1991). Để khắc phục những vấn đề đó, những

người mới có thể tham gia vào chủ động xã hội hoá như: tìm kiếm thông tin về chính sách, quy

định của tổ chức, tìm kiếm phản hồi từ cấp trên, xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, nhà

quản lý (Ashford & Black, 1996; Wanberg & Kammeyer-Mueller, 2000). Hành vi xã hội hoá

chủ động đem lại lợi ích cho bản thân những người mới và tổ chức như: sự hài lòng trong công

việc, cam kết với tổ chức và hiệu quả công việc (Ashforth et al., 2007; Kim, Cable, & Kim,

2005; Saks, Gruman, & Cooper-Thomas, 2011).

Khi những người mới tham gia tích cực vào hành vi xã hội hoá chủ động, họ có nhiều khả

năng cảm thấy như người trong cuộc (Masterson & Stamper, 2003). Trong một tập thể, việc mỗi

cá nhân có được không gian cá nhân và tư cách thành viên trong tổ chức là điều kiện tiên quyết

để các nhân viên cống hiến hết mình cho tổ chức. Do đó, nhận thức vị thế cá nhân trong tổ chức

được xem là chìa khoá để hiểu mối liên kết giữa hành vi xã hội hoá chủ động và kết quả xã hội

hoá (Wang & Kim, 2013). Nhận thức vị thế cá nhân trở thành nhân tố trung gian cho mối quan

hệ giữa hành vi xã hội hoá chủ động và kết qủa xã hội hoá.

Như vậy, nếu coi trường đại học là một tổ chức, thì sinh viên là những người mới gia nhập

tổ chức đó. Khác với trung học, đại học là một môi trường khắc nghiệt đòi hỏi tính tự giác và

chủ động của sinh viên hơn rất nhiều. Vì vậy, sinh viên cũng mang những đặc điểm của những

người mới và gặp phải các vấn đề ban đầu như: thiếu thông tin, chưa có các mối quan hệ, mạng

lưới với các sinh viên khác và các cán bộ, giảng viên trong nhà trường. Nếu sinh viên cũng xã

hội hoá chủ động thì kết quả mang lại cũng tích cực cho bản thân và nhà trường. Sinh viên chủ

động tìm kiếm thông tin, phản hồi, mở rộng quan hệ xã hội. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự

hài lòng trong học tập và thúc đẩy quá trình hoà nhập xã hội của sinh viên.

Mặc dù hành vi xã hội hoá chủ động được nghiên cứu khá rộng rãi trong nghiên cứu hành

vi của tổ chức nhưng nó lại chưa được mở rộng nghiên cứu với đối tượng sinh viên trong các

trường đại học. Bài viết này sẽ làm rõ hai vấn đề: thứ nhất, phân tích các khía cạnh của hành vi

xã hội hoá chủ động của sinh viên bao gồm tìm kiếm thông tin, tìm kiếm phản hồi, mở rộng quan

hệ cá nhân và thiết lập mạng lưới quan hệ; thứ hai, đánh giá ảnh hưởng của hành vi xã hội hoá

chủ động đến kết quả xã hội hoá là sự hài lòng và hội nhập xã hội thông qua nhân tố trung gian

là nhận thức vị thế cá nhân.

2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT

2.1. Hành vi xã hội hoá chủ động (Proactive socialization behaviours)

Sự chủ động đã trở thành một chủ đề chính trong tâm lý học tổ chức nhưng lại ít được chú

ý trong nghiên cứu giáo dục đại học (Geertshuis, Jung, & Cooper-Thomas, 2014). Đặc điểm các

Page 137: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

136

cá nhân có tính cách chủ động là luôn tích cực tìm kiếm và tận dụng các cơ hội khác nhau, chủ

động thể hiện, hành động và kiên trì làm việc cho đến khi đạt được mục tiêu đã đặt ra (Bateman

& Crant, 1993). Họ có thể tạo ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh. Tính cách chủ

động liên kết nhất quán với một số hành vi chủ động bao gồm thiết lập mạng lưới xã hội, tìm

kiếm phản hồi, mở rộng quan hệ xã hội (Ashford & Black, 1996).

Ashford and Black (1996) đã chỉ ra một loạt các hành vi xã hội hoá chủ động mà những

người mới đến có thể thực hiện để phù hợp với công việc và tổ chức mới như: tìm kiếm thông tin

và phản hồi, xây dựng mối quan hệ, đàm phán thay đổi công việc. Hành vi xã hội hoá chủ động

cho phép những người mới tiếp cận thông tin và tương tác thường xuyên với các thành viên khác

trong tổ chức, dẫn đến các kết qủa xã hội hoá tích cực. Khi người mới đến chủ động tìm kiếm

thông tin về công việc và phản hồi về hiệu suất hoạt động của họ thì họ có thể có được các kỹ năng

và kiến thức cần thiết trong công việc (Ashforth et al., 2007). Bên cạnh đó, khi những người mới

xây dựng mối quan hệ tốt với những người đương nhiệm, những người đó có thể hướng dẫn và

giúp đỡ người mới thực hiện các công việc được phân công (Nelson & Quick, 1991).

Hành vi xã hội hoá chủ động của những người mới có thể có ảnh hưởng tích cực đến quá

trình hội nhập xã hội của họ. Hội nhập xã hội (social integaration) là quá trình những người mới

tương tác với các thành viên trong tổ chức, đạt được sự hài lòng trong công việc và thu hút những

người mới khác gia nhập tổ chức (O'Reilly III, Caldwell, & Barnett, 1989). Khi những người mới

tích cực tìm kiếm thông tin và phản hồi về công việc của mình, họ tạo ra ấn tượng tích cực với

những người đương nhiệm. Điều này giúp họ thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp, thực hành các

kỹ năng giao tiếp phù hợp để hợp tác với người khác (Wanberg & Kammeyer-Mueller, 2000).

2.2. Nhận thức vị thế cá nhân (Perceived insider status)

Nhận thức vị thế cá nhân thể hiện mức độ một cá nhân tin rằng họ là người trong cuộc của

một tổ chức (Stamper & Masterson, 2002). Khi mới gia nhập tổ chức, nhận thức của những người

mới về mối quan hệ giữa họ và các thành viên và cấp trên trong tổ chức là rất quan trọng và có thể

bị tác động bởi các yếu tố xã hội hoá. Những thông tin phản hồi về kết quả làm việc và thông tin

trong tổ chức làm tăng mức độ nhận thức vị thế của nhân viên trong tổ chức. Hơn nữa, việc chủ

động tham gia vào xây dựng mối quan hệ cho phép người mới tiếp xúc thường xuyên với các thành

viên trong tổ chúc, giúp người mới làm rõ những kỳ vọng về công việc của họ và tạo ra cảm giác

thực sự tham gia vào các hoạt động của tổ chức đó (Lapalme, Stamper, Simard, & Tremblay, 2009).

Dựa vào khung lý thuyết trên, chúng tôi đề xuất mô hình nghiên cứu sau:

Hình 1. Mô hình nghiên cứu

Hành vi xã hội

hoá chủ động

Nhận thức vị

thế cá nhân

Sự hài lòng

Hoà nhập xã hội

Page 138: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

137

Các giả thuyết được đề xuất như sau:

H1a: Hành vi xã hội hoá chủ động tác động tích cực đến sự hài lòng của sinh viên thông

qua nhận thức vị thế cá nhân.

H1b: Hành vi xã hội hoá chủ động tác động tích cực đến hoà nhập xã hội của sinh viên

thông qua nhận thức vị thế cá nhân.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mẫu khảo sát

Nghiên cứu khảo sát 452 sinh viên đang theo học tại khoa Kế toán - Kiểm toán, trường Đại

học Công nghiệp Hà Nội. Trong đó, sinh viên năm hai chiếm 5,25%; sinh viên năm ba chiếm

30,31%, chủ yếu là sinh viên năm cuối chiếm 64,44%.

Phiếu khảo sát sử dụng thang đo từ các nghiên cứu trước. Theo đó, thang đo cho biến Hành

vi xã hội hoá chủ động từ tác giả Ashford and Black (1996), Nhận thức vị thế cá nhân trong

nghiên cứu của tác giả Stamper and Masterson (2002), Hoà nhập xã hội trong nghiên cứu của tác

giả Ashforth et al. (2007) và sự hài lòng từ “Student satisfaction survey inventory”. Phiếu khảo

sát được dịch sang tiếng việt, thuận tiện cho việc thu thập dữ liệu và phân tích kết quả. Thang đo

và các biến được mô tả tại bảng 1.

Bảng 1. Mô tả thang đo

Biến khảo

sát Thang đo

Cronbach’s

alpha

1. Hành vi xã

hội hoá chủ

động

4. Tôi đã cố gắng tự tìm hiểu chương trình và nội dung các

môn học trong chuyên ngành của mình

5. Tôi đã cố gắng tìm hiểu các chính sách, quy đinh và quy

trình, thủ tục của trường

6. Tôi đã cố gắng tìm hiểu cả các quy trình, thủ tục ngoài nội

dung học tập

7. Tôi đã tìm kiếm phản hồi từ giảng viên về kết quả của mình

sau khi làm các bài tập

8. Tôi đã luôn mong muốn nhận được những lời góp ý, phê

bình từ giảng viên

9. Tôi đã tìm kiếm phản hồi từ giảng viên về kết quả của mình

trong quá trình làm bài tập

10. Tôi đã luôn hỏi ý kiến của giảng viên về những công việc

và bài tập mà tôi đã hoàn thành

11. Tôi đã luôn tham gia vào các hoạt động ở trên lớp

12. Tôi đã luôn chủ động phát biểu ý kiến trên lớp

0.789

Page 139: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

138

13. Tôi đã luôn tham gia các hoạt động xã hội để gặp gỡ nhiều

người (như các buổi party, câu lạc bộ, ngoại khoá)

14. Tôi đã tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khoá của khoa

dành cho sinh viên

15. Tôi đã luôn tham dự các buổi họp lớp, gặp mặt của khoa

với sinh viên

16. Tôi đã luôn là người bắt đầu các cuộc trò chuyện với sinh

viên của các khoa khác trong trường

17. Tôi đã luôn hoà nhập với cả các sinh viên đến từ các khoa

khác nhau trong trường

18. Tôi đã luôn muốn làm quen càng nhiều càng tốt các sinh

viên đến từ các lớp khác nhau trong trường với tư cách cá nhân

2. Nhận thức

vị thế cá

nhân

19. Tôi luôn cảm thấy mình là một phần quan trọng đối với

nhà trường

20. Nhà trường luôn cho tôi cảm giác tôi là một phần không

thể thiếu trong đó

21. Tôi luôn cảm thấy bản thân là đối tượng bên trong nhà trường

22. Tôi cảm thấy nhà trường không bỏ mặc tôi

0.908

3. Sự hài

lòng

23. Những trải nghiệm trên ghế nhà trường đã đúng với những

gì tôi đã kỳ vọng

24. Tôi cảm thấy haì lòng với những gì trải qua trong thời gian

học tại trường

25. Nếu được lựa chọn 1 lần nữa, tôi vẫn lựa chọn trường Đại

học Công nghiệp Hà Nội

0.695

4. Hoà nhập

xã hội

26. Tôi luôn cố gắng hoà nhập với bạn bè trong lớp

27. Tôi luôn cố gắng trao đổi với bạn bè trong lớp về các hoạt

động trong ngày

28.Tôi luôn cố gắng trò chuyện với tất cả mọi người, kể cả

thầy cô giáo của mình.

0.795

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kiểm định nhân tích nhân tố khẳng định

Bảng 1 là kết quả kiểm định CFA cho 4 biến của mô hình (Hình 1). Kết quả kiểm định cho

mô hình như sau: 2 = 579.08, p < 0.01; CFI = 0.91; GFI = 0.79; TLI = 0.90; RMSEA = 0.09.

Các chỉ số cho thấy mô hình cung cấp đầy đủ phù hợp với dữ liệu. Tiếp theo, để đánh giá thêm

sự khác biệt giữa các biến nghiên cứu, các tác giả so sánh mô hình nghiên cứu với 2 mô hình

thay thế khác. Mô hình thay thế thứ nhất, tất cả các items được nhóm chung vào một nhóm; mô

Page 140: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

139

hình thay thế thứ hai, các items cho 2 biến sự hài lòng và hoà nhập xã hội được nhóm chung vào

1 nhóm. Kết quả cho thấy mô hình ban đầu có độ fit với dữ liệu tốt nhất.

Bảng 2. Kết quả phân tích CFA

Models 2 2 Df CFI GFI TLI RMSEA

Research model 579.08 220 0.91 0.79 0.9 0.09

Alternative model 1 2500.68 1921.60*** 230 0.44 0.41 0.38 0.23

Alternative model 2 1051.96 472.88*** 224 0.80 0.64 0.77 0.14

***p<0.001 (AMOS)

4.2. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM

Giả thuyết H1 đề xuất tác động của hành vi xã hội hoá chủ động đến sự hài lòng và hội

nhập xã hội thông qua nhận thức vị thế cá nhân. Kết quả kiểm định mô hình phương trình cấu

trúc cho thấy hành vi xã hội hoá chủ động tác động tích cực đến nhận thức vị thế cá nhân ( =

0.37, p < 0.05); nhận thức vị thế cá nhân có tác động tích cực đến sự hài lòng ( = 0.31, p < 0.05)

và hoà nhập xã hội ( = 0.24, p < 0.1). Kết quả kiểm định cũng cho thấy tác động gián tiếp của

hành vi xã hội hoá chủ động đến sự hài lòng và hoà nhập xã hội thông qua nhận thức vị thế cá

nhân có ý nghĩa thống kê, đối với sự hài lòng ( = 0.12, Sobel = 2.88, p < 0.01), đối với hoà

nhập xã hội ( = 0.09, Sobel = 2.17, p < 0.05). Kết quả kiểm định ủng hộ giả thuyết đưa ra.

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Nghiên cứu này đã xác định bốn khía cạnh của hành vi xã hội hoá chủ động của sinh viên

trường đại học và phát triển mô hình kiểm định tác động trung gian của nhận thức vị thế các

nhân trong mối quan hệ giữa hành vi xã hội hoá chủ động với sự hài lòng và kết quả xã hội hoá

là hoà nhập xã hội của sinh viên. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một số ý nghĩa quan trọng

trong nghiên cứu hành vi xã hội chủ động và đóng góp một số hàm ý trong thực tiễn.

Trong bối cảnh văn hoá ở Việt Nam, sự chủ động trong hoà nhập xã hội còn rất hạn chế.

Do đó, việc những người mới, cụ thể trong nghiên cứu là sinh viên tại các trường đại học, chủ

động xã hội hoá thông qua chủ động tìm kiếm thông tin, tìm kiếm phản hồi, chủ động tạo lập

mạng lưới quan hệ và mối quan hệ xã hội cần được khuyến khích. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng

việc sinh viên chủ động xã hội hoá cũng có tác động tích cực đến sự hài lòng của sinh viên đối

với nhà trường, đồng thời cũng tác động tích cực đến hoà nhập xã hội của sinh viên.

0.31** 0.37**

Hành vi xã hội hoá chủ động

Nhận thức vị thế cá nhân

Sự hài lòng

Hoà nhập xã hội

0.24*

Page 141: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

140

Nghiên cứu cũng xác nhận tác động trung gian của tình trạng nhận thức vị thế cá nhân

trong mối quan hệ giữa hành vi xã hội hoá chủ động và kết quả xã hội là sự hài lòng và hoà

nhập xã hội. Kết quả này hàm ý về cách thức những người mới có hành vi xã hội hoá chủ động

cao đóng góp nhiều hơn cho tổ chức và có mức độ hài lòng với tổ chức cao hơn so với những

người có hành vi xã hội hoá chủ động thấp, từ đó mở rộng mạng lưới của hành vi xã hội hoá

chủ động.

Như vậy, thông qua bốn khía cạnh của hành vi xã hội hoá chủ động bao gồm: tìm kiếm

thông tin, tìm kiếm phản hồi, xây dựng mối quan hệ và thiết lập mạng lưới quan hệ, nhà trường

có thể khuyến khích và taọ lập môi trường để sinh viên thực hiện các hành vi xã hội hoá chủ

động. Thông tin trong nhà trường cần được minh bạch và cụ thể, giúp sinh viên có thể dễ dàng

tìm kiếm và cập nhập. Đối với các phản hồi trong qua trình học tập hoặc vè kết quả, cần có

phương tiện và các hình thức phản hồi hiệu quả, thường xuyên, sinh viên cũng cần được

khuyến khích phải luôn chủ động trong việc tìm kiếm phản hồi. Việc thay đổi nhận thức dẫn

đến hành vi chủ động của sinh viên cần được khuyến khích, giáo dục một cách từ từ nhưng liên

tục. Sinh viên chủ động xây dựng mạng lưới quan hệ thông qua các nhóm học tập, tham gia

các buổi họp lớp, sinh hoạt ngoại khoá và các câu lạc bộ. Các buổi học tập về kỹ năng cũng

cần được tổ chức cho sinh viên tham gia. Điều quan trọng là hình thành ý thức chủ động cho

sinh viên, từ đó sinh viên thực hiện các hành vi xã hội một cách chủ động và có thể áp dụng

trong công việc sau khi ra trường.

Nhận thức vị thế cá nhân đánh giá mức độ sinh viên cảm thấy mình là người trong cuộc,

liên quan đến mức độ nhận thức về mối liên kết với nhà trường. Nếu sinh viên đánh giá mình là

“outsider” thì mặc dù có thể sinh viên cảm thấy gắn bó với nhà trường về mặt cảm xúc nhưng

mối quan hệ này không thể là mối quan hệ lâu dài, việc này có thể tạo ra một rào cản tâm lý và

hạn chế sự gắn bó trong hành vi. (Lapalme et al., 2009). Vì vậy, nếu sinh viên nhận thức mình là

cũng là “insider”, sinh viên sẽ gắn kết hơn với nhà trường.

Nghiên cứu về sự chủ động và hành vi chủ động đã được nghiên cứu phổ biến trong các tổ

chức hoặc nơi làm việc, thay vì trong linh vực giáo dục. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng

các nghiên cứu về sự chủ động cũng nên được tiến hành trong môi trường giáo dục đại học.

Những sinh viên chủ động tham gia giải quyết vấn đề, tìm kiếm thông tin và phản hồi, kết nối

mạng lưới quan hệ, là những người học tự định hướng. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại là

những phát hiện ban đầu, cần được tiến hành những nghiên cứu sâu hơn về các khía cạnh đầy đủ

của hành vi chủ động, không chi là hành vi xã hội hoá; hay mối quan hệ giữa sự chủ động và các

biến có liên quan đến sự thành công của sinh viên. Hoặc những nghiên cứu sâu hơn về các tiếp

cận trong việc dạy học và tối đa hoá suy nghĩ và hành vi chủ động của sinh viên, từ đó thúc đẩy

kết quả học tập cuả sinh viên. Ở đây, chúng tôi cũng mới chỉ làm rõ 4 khía cạnh của hành vi xã

hội hoá chủ động, tuy nhiên cũng cần có thêm các nghiên cứu phân tích cụ thể hơn về tính chủ

động, hành vi chủ động và những kết quả của nó.

Page 142: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

141

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ashford, S. J., & Black, J. S. (1996). Proactivity during organizational entry: The role of desire

for control. Journal of applied psychology, 81(2), 199.

Ashforth, B. E., Sluss, D. M., & Saks, A. M. (2007). Socialization tactics, proactive behavior,

and newcomer learning: Integrating socialization models. Journal of vocational behavior,

70(3), 447-462.

Bateman, T. S., & Crant, J. M. (1993). The proactive component of organizational behavior: A

measure and correlates. Journal of Organizational Behavior, 14(2), 103-118.

Bauer, T. N., Bodner, T., Erdogan, B., Truxillo, D. M., & Tucker, J. S. (2007). Newcomer

adjustment during organizational socialization: a meta-analytic review of antecedents,

outcomes, and methods. Journal of applied psychology, 92(3), 707.

Cable, D. M., Gino, F., & Staats, B. R. (2013). Breaking them in or eliciting their best?

Reframing socialization around newcomers’ authentic self-expression. Administrative

science quarterly, 58(1), 1-36.

Fang, R., Duffy, M. K., & Shaw, J. D. (2011). The organizational socialization process: Review

and development of a social capital model. Journal of management, 37(1), 127-152.

Geertshuis, S., Jung, M., & Cooper-Thomas, H. (2014). Preparing Students for Higher

Education: The Role of Proactivity. International Journal of Teaching and Learning in

Higher Education, 26(2), 157-169.

John, G. (1986). Socialization tactics, self-efficacy, and newcomers’ adjustment to organizations.

Academy of Management Journal, 29, 262-279.

Kim, T.-Y., Cable, D. M., & Kim, S.-P. (2005). Socialization tactics, employee proactivity, and

person-organization fit. Journal of applied psychology, 90(2), 232.

Lapalme, M. È., Stamper, C. L., Simard, G., & Tremblay, M. (2009). Bringing the outside in:

Can “external” workers experience insider status? Journal of Organizational Behavior:

The International Journal of Industrial, Occupational and Organizational Psychology and

Behavior, 30(7), 919-940.

Masterson, S. S., & Stamper, C. L. (2003). Perceived organizational membership: An aggregate

framework representing the employee–organization relationship. Journal of

Organizational Behavior: The International Journal of Industrial, Occupational and

Organizational Psychology and Behavior, 24(5), 473-490.

Miller, V. D., & Jablin, F. M. (1991). Information seeking during organizational entry:

Influences, tactics, and a model of the process. Academy of Management Review, 16(1),

92-120.

Nelson, D. L., & Quick, J. C. (1991). Social support and newcomer adjustment in organizations:

Attachment theory at work? Journal of Organizational Behavior, 12(6), 543-554.

Page 143: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

142

O'Reilly III, C. A., Caldwell, D. F., & Barnett, W. P. (1989). Work group demography, social

integration, and turnover. Administrative science quarterly, 21-37.

Saks, A. M., Gruman, J. A., & Cooper-Thomas, H. (2011). The neglected role of proactive

behavior and outcomes in newcomer socialization. Journal of vocational behavior, 79(1),

36-46.

Stamper, C. L., & Masterson, S. S. (2002). Insider or outsider? How employee perceptions of

insider status affect their work behavior. Journal of Organizational Behavior: The

International Journal of Industrial, Occupational and Organizational Psychology and

Behavior, 23(8), 875-894.

Wanberg, C. R., & Kammeyer-Mueller, J. D. (2000). Predictors and outcomes of proactivity in

the socialization process. Journal of applied psychology, 85(3), 373.

Wang, J., & Kim, T. Y. (2013). Proactive socialization behavior in China: The mediating role of

perceived insider status and the moderating role of supervisors' traditionality. Journal of

Organizational Behavior, 34(3), 389-406.

Page 144: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

143

Ứng dụng khung năng lực trong xây dựng chuẩn đầu ra

cho sinh viên ngành kế toán - thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Phạm Văn Thiệu, Nguyễn Văn Hiếu

Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS2)

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.01 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 10/11/2019

Ngày nhận bài: 11/09/2019 Ngày chấp nhận đăng: 13/11/2019

Tóm tắt

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019) học sinh, sinh viên tốt

nghiệp có năng lực chuyên môn chưa phù hợp với yêu cầu của hoạt động thực tiễn sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ. Còn yếu về ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, kỹ năng

làm việc nhóm… Một trong những nguyên nhân đó là do quy chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo

còn mang nặng tính định tính và “khác” so với nhu cầu của doanh nghiệp. Trong khi đó, tuyển

dụng nhân lực theo khung năng lực (năng lực được lượng hóa theo những hành vi cụ thể) đang là

xu hướng của các doanh nghiệp nhằm tuyển đúng người, cho đúng việc trong bối cảnh nhân lực

thời kỳ công nghệ 4.0. Bài viết tác giả tập trung gợi ý các cơ sở đào tạo xây dựng được hệ thống

khung năng lực chuẩn đầu ra cho ngành kế toán thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, để hướng

tới sự “phù hợp” giữa đầu ra của các cơ sở đại học với đầu vào của các doanh nghiệp.

Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, khung năng lực, chuẩn đầu ra sinh viên ngành

kế toán.

1. GIỚI THIỆU

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách

quản lý, điều hành cũng như quá trình phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh những điểm tích

cực thì mặt trái của cách mạng công nghiệp 4.0 là có thể phá vỡ thị trường lao động. Tự động

hóa đang dần thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, robot thay thế con người trong nhiều

lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Điều này cũng

là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến xu hướng quản trị nguồn nhân lực trong kỷ

nguyên số hiện nay. Một trong những xu hướng đó chính là quản trị nhân lực theo khung năng

lực (lượng hóa năng lực của người lao động theo hành vi). Khung năng lực sau khi được xây

dựng cho từng vị trí sẽ được sử dụng trong các hoạt động của quản trị nhân lực như đề bạt, thăng

chức, trả lương trong đó ứng dụng để tuyển dụng nhân lực có thể nói là một trong những ứng

dụng rất quan trọng. Thông qua khung năng lực, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được đúng người, cho

đúng việc.

Page 145: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

144

Trong khi đó, các cơ sở đào tạo hiện nay chuẩn năng lực đầu ra cho sinh viên chủ yếu được

liệt kê dưới dạng tiêu chuẩn mang tính định tính như sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn,

có khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập…. rất khó để đo lường. Với thực tế này, các cơ sở

đào tạo (nơi cung cấp sinh viên cho doanh nghiệp) có lẽ cũng cần xây dựng khung năng lực

chuẩn đầu ra cho sinh viên để “tương thích” với chuẩn đầu vào của doanh nghiệp. Đây cũng

chính là lý do tác giả gợi ý các cơ sở giáo dục đại học nên “Ứng dụng khung năng lực trong xây

dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành kế toán - thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”.

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Theo Schwab (2017) thế giới hiện nay đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư. Trước đó thì cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã kéo dài trong giai đoạn

từ năm 1760 đến khoảng năm 1840. Cuộc cách mạng công nghiệp này bắt đầu với việc xây dựng

các tuyến đường sắt và phát minh ra động cơ hơi nước, đây là cuộc cách mạng đánh dấu sự khởi

đầu của thời kỳ sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, diễn ra từ cuối thế kỷ

19 và đầu thế kỷ 20, với sự ra đời của điện năng và dây chuyền lắp ráp thì một hệ thống sản xuất

hàng loạt đã được hiện thực hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba thường được gọi là

cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bắt đầu vào những năm 1960 vì nó được khởi nguồn

bởi sự phát triển của chất bán dẫn, máy tính cỡ lớn (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên

1970 và 1980) và internet (thập niên 1990).

Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được đưa ra lần đầu tại hội chợ Công nghệ Hannover, Đức năm

2011. Ngay sau đó khái niệm này đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, ở một số nước khác

nhau có thể gọi dưới những tên gọi khác nhau như “Công nghiệp IP” hay “Sản xuất thông minh”,

“Sản xuất số”. Nhưng dù được gọi dưới tên nào thì đều được xuất phát từ một ý tưởng chung: Ngành

sản xuất công nghiệp tương lai mang thế giới ảo (mạng internet) và thế giới thực (máy móc) xích lại

gần nhau trong quá trình thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm (Schwab, 2017).

Bản chất của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích

hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh

những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công

nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy... Sự phát triển của các mạng Công nghiệp

4.0 gắn liền với xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất.

Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây.

Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số” trong

đó các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của

thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con

người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị

thông qua việc sử dụng các dịch vụ này (Schwab, 2017).

2.2. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới ngành Kế toán

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có ảnh hưởng tới ngành kế toán trên một số khía cạnh

cơ bản sau:

Page 146: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

145

Thứ nhất, vai trò của nguồn nhân lực kế toán có sự biến chuyển: Theo Skoulding (2018)

thì tương lai ngành kế toán sẽ có giá trị cao hơn và nhiều cơ hội phát triển hơn. Công nghệ

Blockchain, thuế kỹ thuật số và ngân hàng mở sẽ thay đổi công việc của nhân viên kế toán.

Trong quá khứ, công việc của một người làm kế toán cơ bản là ngồi tại văn phòng làm việc với

sổ sách kế toán, với quy trình chuẩn mực đã được xây dựng thì với sự xuất hiện của công nghệ

mới, của các phần mềm kế toán thông minh mang xu hướng trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế dần các

công việc đó. Như vậy, nó sẽ giải phóng người làm kế toán khỏi các công việc hành chính thuần

túy, thay vào đó đòi hỏi người làm công tác kế toán phải có những năng lực mới để tạo ra giá trị

mới cho doanh nghiệp.

Theo kết quả điều tra năm 2016 của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) về kế

toán chuyên nghiệp tương lai diễn ra trên 22 quốc gia trên toàn cầu (trong đó có Việt Nam): Về các

xu hướng dự kiến có tác động cao nhất trong 3 đến 10 năm tới, có tới 55% số người trả lời cho

rằng, sự phát triển của hệ thống kế toán tự động được đánh giá tác động cao nhất trong các xu

hướng, bên cạnh xu hướng như hài hòa chuẩn mực kế toán (42%), sự xâm nhập của điện toán đám

mây trong kinh doanh (41%), sự biến động kinh tế (42%) (Nguyễn Thị Thanh Thắm, 2018).

Thứ hai, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực cho sự cải tiến công nghệ cho hệ

thống thông tin ngành kế toán: Theo Yin và Kaynak (2015) 1000 exabytes là lượng dữ liệu được

tạo ra từ nền công nghiệp hiện đại hàng năm, xu hướng trong vòng 10 năm tiếp theo sẽ tăng lên

gấp khoảng 20 lần. Đây là con số chứng minh một kỷ nguyên dữ liệu lớn (big data) được thúc

đẩy bởi công nghệ điện toán đám mây, vạn vật kết nối (IoT) hay hệ thống CPPS. Big data

thường gắn liền với quá trình phân tích dữ liệu, dự báo của bộ phận kế toán. Khi ứng dụng big

data vào công việc, nhân viên kế toán sẽ thực hiện được khối lượng công việc lớn hơn, dễ dàng

phát hiện các sai sót nhờ vào các công nghệ được sử dụng.

Thứ ba, tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế: hiện tại Việt Nam đang áp dụng bộ chuẩn

mực kế toán Việt Nam (VAS) được ban hành năm 2005. Tuy nhiên, giữa chuẩn mực kế toán

Việt Nam (VAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vẫn còn tồn tại một sự khác biệt

nhất định, điều này ảnh hưởng đến việc hội nhập của kế toán Việt Nam. Hồng Vân (2019) cho

biết, theo tài liệu thống kê của Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), tính đến nay đã có

131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm tỷ lệ 93% các nước được IASB khảo sát) đã tuyên bố

về việc cho phép áp dụng IFRS dưới các hình thức khác nhau. Trong đó có 119/143 (chiếm tỷ lệ

83,2%) quốc gia và vùng lãnh thổ đã yêu cầu bắt buộc sử dụng các chuẩn mực của IFRS đối với

tất cả hoặc hầu hết các đơn vị lợi ích công chúng trong nước. Ở Châu Âu, 31 nước thành viên và

5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS. Việt Nam hiện nay là một trong số ít các quốc gia

chưa có tuyên bố về việc áp dụng IFRS.

2.3. Tổng quan về khung năng lực

Năng lực là một khái niệm hiện nay vẫn chưa có sự nhìn nhận thống nhất trong lĩnh vực

quản trị nhân lực. Năng lực vừa có thể nhìn nhận ở góc độ cá nhân - được gọi là năng lực cá nhân

(McClelland, 1970; Lucia và Lepsinger, 2009), nhưng cũng vừa có thể nhìn nhận ở góc độ tổ chức

- năng lực của tổ chức (Prahalad & Hamel, 1990). Khi xem xét năng lực ở góc độ cá nhân, năng

Page 147: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

146

lực có thể được mô tả dưới dạng kiến thức, kỹ năng và khả năng nhưng cũng có thể được mô tả ở

góc độ hành vi, thái độ hay động lực.

McClelland được cho là người đầu tiên đưa ra khái niệm năng lực cá nhân vào đầu những

năm 1970. Theo ông, năng lực hay đặc điểm cá nhân được coi là nhân tố quan trọng dự báo về kết

quả công việc và sự thành công của nhân viên (McClelland, 1970).

Có hai định nghĩa về năng lực phổ biến nhất hiện nay: Định nghĩa theo trường phái Anh và

theo trường phái Mỹ.

- Năng lực theo trường phái Anh: Năng lực được giới hạn bởi 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng,

thái độ.

- Năng lực theo trường phái Mỹ: Năng lực là bất kỳ yếu tố tâm lý cá nhân có thể giúp hoàn

thành nhanh chóng công việc hay hành động nào đó một cách hiệu quả. Năng lực con người giống

như một tảng băng trôi, bao gồm 2 phần: phần nổi và phần chìm (Phần nổi chiếm từ 10 - 20%: Đây

là nền tảng được giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, kỹ năng, cảm xúc thật. Phần có thể nhìn thấy

được thông qua các hình thức đánh giá, phỏng vấn, quan sát, theo dõi sổ sách; Phần chìm chiếm tới

80 - 90%: Là phong cách tư duy, đặc tính hành vi, sở thích nghề nghiệp, sự phù hợp với công việc

Đây chính là phần tiềm ẩn khi mới gia nhập mà công ty cần phát hiện và phát huy).

Trong phạm vi bài viết này, năng lực được hiểu là khả năng ứng dụng kiến thức, kỹ năng,

khả năng, thái độ, hành vi và các đặc điểm cá nhân khác để thực hiện thành công một nhiệm vụ,

vị trí, một công việc hoặc một chức năng cụ thể. Khung năng lực hay còn gọi là mô hình năng

lực là một công cụ mô tả trong đó xác định các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, khả năng, thái độ,

hành vi và các đặc điểm cá nhân khác để thực hiện các nhiệm vụ trong một vị trí, một công việc

hay một ngành nghề. Khung năng lực thực chất là một tổ hợp các năng lực đồng thời quyết định

đến khả năng hoàn thành một vị trí hay công việc. Từ điển năng lực là tất cả các năng lực được

chuẩn hóa và áp dụng cho mọi chức danh công việc tại tổ chức, đảm bảo phù hợp với giá trị cốt

lõi, văn hóa và đặc thù tính chất công việc. Tùy từng tổ chức sẽ có bộ Từ điển năng lực đặc trưng

phù hợp với chiến lược kinh doanh và văn hóa của mỗi tổ chức.

3. THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC CHUẨN ĐẦU

RA NGÀNH KẾ TOÁN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CSII)

3.1. Thực trạng chuẩn đầu ra sinh viên ngành kế toán trường Đại học Lao động - Xã

hội (cơ sở 2)

Theo thông tin về chuẩn đầu ra ngành kế toán, trường đại học Lao động - Xã hội (Cơ sở 2)

thì sinh viên cần đạt chuẩn như sau:

Mục tiêu về kiến thức:

Kiến thức giáo dục đại cương: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về Nguyên lý

của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản

Việt Nam, các kiến thức cơ bản về pháp luật, toán, tin học, ngoại ngữ và phương pháp nghiên

cứu khoa học.

Page 148: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

147

Kiến thức cơ sở ngành và ngành: Trang bị các kiến thức cơ bản về luật kinh tế, luật lao

động, các nguyên lý kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, tài chính - tiền tệ, tài chính doanh nghiệp,

nguyên lý kế toán, lý thuyết tổ chức,... làm cơ sở để tiếp thu kiến thức chuyên ngành.

Kiến thức chuyên ngành: Trang bị các kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp, tiền

lương - tiền công và kiến thức chuyên sâu về kế toán doanh nghiệp, kế toán đơn vị hành chính sự

nghiệp, cách thức phân tích báo cáo tài chính và sử dụng thông tin kế toán để ra quyết định; các

nguyên lý tổ chức hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin kế toán

trong doanh nghiệp trong điều kiện tin học hóa; các kiến thức chuyên sâu theo ngành kinh doanh

và loại hình doanh nghiệp cũng được trang bị để giúp cho sinh viên thực hiện tốt các công việc

của nhân viên kế toán và tư vấn thuế cho các doanh nghiệp.

Mục tiêu về kỹ năng:

Có khả năng hoạt động độc lập và phối hợp hoạt động theo nhóm; có phong cách làm việc

chuyên nghiệp, có tầm nhìn sâu rộng và kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề; bảo đảm hoạt động

một cách có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn đào tạo; có khả năng tìm hiểu, vận dụng và

tuân thủ luật pháp, chuẩn mực của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính, kế toán và thống kê.

Thành thạo thu thập, phân loại và tổ chức hạch toán mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của

doanh nghiệp và đơn vị hành chính sự nghiệp phù hợp với các quy định của luật pháp và thông

lệ, chuẩn mực kế toán.

Biết cách tổ chức hệ thống kế toán bao gồm: tổ chức, triển khai hệ thống thông tin kế toán,

tổ chức quy trình kế toán, tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán nhằm đáp ứng

thông tin theo yêu cầu quản lý của đơn vị.

Biết tự nghiên cứu và sử dụng các phần mềm kế toán; phối hợp với các tổ chức kiểm toán

để phục vụ cho các hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính tại doanh nghiệp; thành thạo các công

việc lập kế hoạch tài chính; có khả năng tổ chức thống kê hoạt động kinh doanh; vận dụng thành

thạo các quy định của pháp luật thuế trong các hoạt động kinh doanh.

Mục tiêu về thái độ:

Chương trình đào tạo đại học ngành Kế toán nhằm đào tạo ra những sinh viên chấp hành

tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, có quan điểm chính trị vững vàng,

có khả năng tiếp thu và bảo vệ quan điểm, biết xử lý hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể, tổ chức và

quốc gia, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật, chủ động cập nhật

kiến thức, sáng tạo trong công việc, có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.

Mục tiêu về ngoại ngữ và tin học:

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đạo tạo đại học ngành kế toán có thể sử dụng được tiếng

Anh để đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành, có khả năng sử dụng máy tính phục vụ cho soạn

thảo văn bản và thực hiện các công việc chuyên môn, biết cách tự nghiên cứu để sử dụng các

phần mềm kế toán.

Tuy nhiên, những tiêu chuẩn như trên còn thiên về định tính và nó sẽ gây khó khăn ở một

vài khía cạnh sau: thứ nhất, Nhà trường khó đo lường chuẩn đầu ra sinh viên, cái khó đo lường

Page 149: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

148

đó sẽ dẫn đến thường quy về điểm tổng kết để đánh giá sinh viên có đạt chuẩn hay không, trong

thực tế điểm số chỉ phản ánh một phần năng lực của sinh viên; thứ hai, sinh viên cũng không xác

định được mục tiêu cụ thể để cố gắng trong quá trình học tập. Một khi mục tiêu chung chung,

không đo lường được thì cũng không thể đánh giá mình có đạt mục tiêu hay không; thứ ba, hệ

thống tiêu chuẩn như vậy gây khó khăn cho việc so sánh với nhu cầu của doanh nghiệp về chất

lượng nguồn nhân lực. Trong khi đó, đào tạo sinh viên đáp ứng hội nhập, đáp ứng yêu cầu doanh

nghiệp đang là xu hướng hiện này của các cơ sở đào tạo.

Chính vì những khó khăn đó, tác giả khuyến nghị các cơ sở đào tạo nói chung nên xây

dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên theo khung năng lực, trong phạm vi bài viết này, tác giả gợi ý

xây dựng điển hình tại trường Đại học Lao động - Xã hội (Cơ sở 2).

3.2. Gợi ý xây dựng khung năng lực chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành kế toán trường

Đại học Lao động - Xã hội (cơ sở 2) - Thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0

Trong thực tế, để xây dựng khung năng lực và từ điển năng lực có rất nhiều phương pháp

khác nhau. Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bày theo các bước thường triển khai như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu đào tạo cấp trường: Chuẩn năng lực đầu ra cho sinh viên tại

các cơ sở đào tạo khi xây dựng cần dựa theo 02 cơ sở chính: một là quy định của pháp luật hiện

hành, cụ thể ngày 16 tháng 4 năm 2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo có ban hành Thông tư số

07/2015/TT-BGDĐT ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực

mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và

quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;

hai là chiến lược, mục tiêu Nhà trường trong đào tạo sinh viên. Nhà trường có thể tự quy định

chuẩn đầu ra cho sinh viên Nhà trường đào tạo, miễn sao không thấp hơn mức năng lực do Bộ

Giáo dục và Đào tạo quy định. Dựa trên 02 cơ sở đó, Nhà trường xác định chuẩn năng lực phù

hợp với điều kiện thực tế.

Bước 2: Thiết lập thang mức độ quan trọng và thành thạo cho khung năng lực:

- Về thang mức độ quan trọng, các cơ sở đào tạo nên chia thành 03 cấp độ: 1 tương ứng

với cấp độ ít quan trọng; 2 tương ứng với cấp độ quan trọng; và 3 là rất quan trọng. Có những

năng lực với ngành này có thể ít quan trọng nhưng với ngành khác lại quan trọng hoặc rất quan

trọng, ví dụ như kỹ năng giao tiếp, đối với ngành kế toán Nhà trường có thể xác định ở mức quan

trọng, nhưng với ngành quản trị kinh doanh lại cần yêu cầu ở mức độ rất quan trọng.

- Về thang mức độ thành thạo, hiện nay phổ biến là thang 4 hoặc 5 mức độ. Ở đây tác giả

khuyến nghị xây dựng thang 05 mức độ (vì thang năm mức độ có khả năng phân hóa năng lực

sinh viên cao; và các doanh nghiệp phổ biến xây dựng theo 5 mức độ). Mức độ 1 tương ứng với

Năng lực yếu (sinh viên hiểu biết cơ bản, làm tối thiểu); Mức độ 2 tương ứng Năng lực trung

bình (sinh viên hiểu biết tốt, chưa hoàn toàn làm độc lập, cần hỗ trợ); Mức độ 3 tương ứng Năng

lực khá (sinh viên hiểu biết sâu, thành thạo kỹ năng, làm được độc lập); Mức độ 4 là Giỏi (sinh

viên đạt mức 3 và cộng thêm sự sáng tạo); và mức độ 5 là Xuất sắc (sinh viên đạt mức 4 và có

thêm khả năng hướng dẫn người khác).

Page 150: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

149

Bảng 1. Ví dụ biểu mẫu khung năng lực

Số

thứ

tự

Tên năng lực

Mức

độ

quan

trọng

Mức độ thành thạo

Mức 1.

Năng lực

Yếu

Mức 2.

Năng lực

Trung bình

Mức 3.

Năng

lực

Khá

Mức 4.

Năng lực

Giói

Mức 5.

Năng

lực Xuất

sắc

Nguồn: Tác giả xây dựng

Trên cơ sở đó, tác giả gợi ý khung năng lực đầu ra ví dụ như sau:

Bảng 2. Khung năng lực chuẩn đầu ra ngành Kế toán

Số

thứ

tự

Tên năng lực MĐQT

Mức độ thành thạo

Mức

1.

Năng

lực

Yếu

Mức

2.

Năng

lực

Trung

bình

Mức

3.

Năng

lực

Khá

Mức

4.

Năng

lực

Giói

Mức

5.

Năng

lực

Xuất

sắc

I Kiến thức

1.1

Kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối

cách mạng của Đảng Cộng sản

Việt Nam

1 X

1.2 Kiến thức pháp luật đại cương 2 X

1.3 Nghiên cứu khoa học 2 X

1.4 Luật và chuẩn mực kế toán Việt Nam 3 X

1.5 Kế toán doanh nghiệp 3 X

1.6 Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp 3 X

1.7 Kiểm toán và kiểm toán báo cáo

tài chính 3 X

1.8 Phân tích báo cáo tài chính 3 X

1.9 Hệ thống thông tin kế toán 3 X

II Kỹ năng

2.1 Làm việc nhóm 2 X

2.2 Làm việc độc lập 2 X

Page 151: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

150

2.3 Phân tích, tổng hợp 3 X

2.4 Sáng tạo 2 X

2.5 Quản lý thời gian 3 X

2.6 Tin học 3 X

2.7 Ngoại ngữ 3 X

III Tự chủ và trách nhiệm

3.1 Khả năng tự định hướng 2 X

3.2 Khả năng tự học tập 3 X

3.3 Trung thực 3 X

3.4 Cẩn thận 3 X

3.5 Đạo đức nghề nghiệp 3 X

Nguồn: Tác giả xây dựng

Bước 3: Xây dựng định nghĩa tên và mức độ năng lực: Sau khi xác định xong biểu mẫu

khung năng lực, công việc tiếp theo là xây dựng định nghĩa năng lực và định nghĩa cho 05 mức

độ của năng lực ấy. Việc định nghĩa các năng lực không nhất thiết phải xây dựng mới hoàn toàn

(vì sẽ mất rất nhiều thời gian) trong khi chúng ta có thể tham khảo tài liệu ở nhiều nguồn khác

nhau. Cơ sở đào tạo có thể tham khảo một số năng lực được phổ biến rộng rãi và được áp dụng

vào tổ chức rất tốt như: “42 năng lực theo Đại học Havard”, bộ năng lực do Viện phát triển nhân

lực (CIPD) của Vương quốc Anh phát triển. Các bộ năng lực này đã nêu đầy đủ định nghĩa năng

lực, mô tả các hành vi gắn với năng lực và các ví dụ. Việc cần làm là Nhà trường xác định năng

lực nào có thể cần, phân chia các hành vi thành các cấp độ từ thấp đến cao một cách khoa học,

phù hợp với thực tế Nhà trường.

Bảng 3: Ví dụ Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm

Định nghĩa: Là khả năng làm việc với tinh thần hợp tác và hiệu quả với người khác nhằm đạt

được kết quả.

Mức 1.

Năng

lực

Yếu

1.1. Từ chối /tỏ thái độ miễn cưỡng khi được yêu cầu tham gia vào một nhóm nào đó;

1.2. Ít khi đóng góp ý kiến để tìm giải pháp cho công việc của nhóm;

1.3. Đôi khi không tuân theo quy trình mà cả nhóm đã thống nhất mà chỉ thực hiện

công việc theo cách của bản thân.

Mức 2.

Năng

lực

Trung

bình

2.1. Bàng quan trước các hoạt động và quyết định của nhóm;

2.2. Hoàn thành phần nhiệm vụ của mình khi được phân công nhưng chưa thực sự

hòa đồng với mọi thành viên trong nhóm;

2.3. Chia sẻ thông tin hữu ích hoặc liên quan khi được yêu cầu;

2.4. Phản hồi mang tính xây dựng đối với các ý tưởng của các thành viên trong nhóm.

Page 152: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

151

Mức 3.

Năng

lực

Khá

3.1. Tích cực tham gia và ủng hộ các quyết định cuối cùng của nhóm;

3.2. Tôn trọng người khác và hoàn thành phần nhiệm vụ của mình khi được nhóm

phân công;

3.3. Chủ động chia sẻ thông tin;

3.4. Lắng nghe và phản hồi tích cực đối với các ý tưởng của các thành viên trong nhóm;

3.5. Sẵn sàng đóng góp, chia sẻ công việc với người khác và hoàn thành nhiệm vụ

được giao;

3.6. Mô tả được cơ bản vai trò và trách nhiệm của thành viên trong nhóm;

3.7. Kịp thời thể hiện sự ghi nhận /và khen ngợi đóng góp của các thành viên khác

trong nhóm.

Mức 4.

Năng

lực

Giỏi

4.1. (3.1); 4.2. (3.2); 4.3. (3.3); 4.4. (3.4); 4.5. (3.5); 4.6. (3.6);

4.7. (3.7) và làm cho họ cảm thấy được đánh giá cao và tôn trọng;

4.8. Đảm bảo rằng các thành viên giỏi của nhóm được người ngoài nhóm biết đến;

4.9. Nỗ lực thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm của các thành viên để thực hiện

mục tiêu của nhóm;

4.10. Có thể làm trung gian hòa giải giữa các thành viên của nhóm để giải quyết

xung đột.

Mức 5.

Năng

lực

Xuất

sắc

5.1. (3.1); 5.2. (3.2); 5.3. (3.3); 5.4. (3.4); 5.5. (3.5); 5.6. (3.6);

5.7. (4.7); 5.8. (4.8);

5.9. Làm gương trong việc thúc đẩy thành viên nhóm chia sẻ kinh nghiệm, chủ động

bàn bạc để có đề xuất và giải pháp hiệu quả;

5.10. Là người được thành viên nhóm tin cậy, tìm đến làm trung gian hòa giải khi có

xung đột;

5.11. Hỗ trợ thành viên trong nhóm thông qua việc kèm cặp, huấn luyện;

5.12. Xây dựng nhóm vững mạnh bằng cách phát huy tất cả các điểm mạnh của các

thành viên và kết nối tinh thần trong nhóm;

5.13. Tạo điều kiện hợp tác với các nhóm khác nhau trong tổ chức nhằm hoàn thành

mục tiêu chung.

Nguồn: Tác giả tự xây dựng, 2019

Tương tự như vậy chúng ta xây dựng định nghĩa cho từng năng lực còn lại được xác định

trong khung năng lực chuẩn đầu ra, tập hợp tất cả các năng lực này chúng ta gọi đó là Từ điển

năng lực chuẩn đầu ra dành cho sinh viên ngành Kế toán.

4. KẾT LUẬN

Mục tiêu quan trọng nhất của các cơ sở đào tạo hướng đến là trang bị cho sinh viên

những kiến thức, kỹ năng, và rèn luyện phẩm chất cá nhân để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Sinh

Page 153: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

152

viên có đáp ứng nhu cầu của xã hội sẽ không thất nghiệp, từ đó tiếp tục nâng cao uy tín của cơ

sở đào tạo. Trong thời đại công nghệ bùng nổ, các doanh nghiệp đã chuyển mình bằng cách

xây dựng khung năng lực để quản trị nhân lực hiệu quả hơn, thì không còn lý do nào có thể

đưa ra để trì hoãn việc gắn kết nhu cầu của doanh nghiệp với chất lượng đầu ra của cơ sở đào

tạo, mà xây dựng khung năng lực cho chuẩn đầu ra sinh viên có thể nói là một giải pháp tối ưu

và hợp xu hướng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. (2019). Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam: Thực

trạng và giải pháp, từ https://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?

DocID=24603, truy cập 01/11/2019.

Hồng Vân. (2019). Nhiều lợi ích khi Việt Nam áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS, từ

https://baomoi.com/nhieu-loi-ich-khi-viet-nam-ap-dung-chuan-muc-ke-toan-quoc-te-ifrs/c/

29749337.epi, truy cập 01/9/2019.

Lucia, A. D., & Lepsinger, R. (1999), The art and science of competency models: Pinpointing

critical success factors in organizations New York: Pfeiffer.

McClelland. (1970). Competence in the Learning Society. Retrieved from

http://www.eyeonsociety.co.uk/resources/CLSCONTMOD.pdf, Truy cập ngày 28/8/2019.

Nguyễn, Thị Thanh Thắm. (2018). Kế toán-kiểm toán và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ

http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/ke-toan-kiem-toan-

va-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-136548.html, truy cập 01/9/2019.

Prahalad, & Hamel. (2017). The core competence of the Corporation. Retrieved from

https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-662-41482-8_46, truy cập ngày

29/8/2019.

Schwab, K. (2017), The Fourth Industrial Revolution, Retrieved from

https://www.amazon.com/Fourth-Industrial-Revolution-Klaus-Schwab/dp/1524758868,

truy cập ngày 27/8/2019.

Skoulding, L. (2018). Fourth industrial revolution impacting accountancy. Retrieved from

https://www.accountancyage.com/2018/02/26/fourth-industrial-revolution-impacting-

accountancy/, Truy cập ngày 29/8/2019.

Yin, S., & Kaynak, O. (2015). Big data for modern industry: Challenges and Trends. Retrieved

from https://www.researchgate.net/publication/274067576_Big_Data_for_Modern_

Industry _Challenges_and_Trends_Point_of_View, Truy cập ngày 29/8/2019.

Page 154: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

153

Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chuyên ngành kế toán

trong cách mạng công nghiệp 4.0

Phan Thị Thu Hà

Trường Đại học Quảng Bình

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.03 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 10/11/2019

Ngày nhận bài: 01/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 13/11/2019

Tóm tắt

Với sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, một trong những vấn đề mà các cơ sở đào

tạo chuyên ngành kế toán hiện nay đang rất chú trọng đó là tăng cường phát triển kỹ năng mềm

cho sinh viên kế toán với mong muốn sinh viên tốt nghiệp hội tụ đủ kỹ năng cứng và kỹ năng

mềm, trở thành những chuyên gia không chỉ giỏi trong lĩnh vực nghề nghiệp mà còn có những

kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả, thích nghi với môi trường mới và sự phát triển của nền

kinh tế - xã hội. Trong nội dung bài viết, tác giả sẽ tiến hành khảo sát một số các quan điểm,

nghiên cứu nước ngoài về vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên chuyên ngành kế toán, đánh

giá thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong đào tạo kỹ năng mềm trong các cơ sở đào tạo kế

toán ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp để phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên

chuyên ngành kế toán hiện nay.

Từ khóa: Kỹ năng mềm, sinh viên, chuyên ngành kế toán, CNCN 4.0.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động tới mọi lĩnh vực hoạt động phát triển kinh tế

- xã hội, làm thay đổi căn bản đời sống xã hội, tạo ra những cơ hội và thách thức đối với đào tạo

nguồn nhân lực ngành kế toán. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, kinh tế

Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính kế toán nói riêng sẽ tham gia vào chuỗi giá trị toán

cầu, vào thị trường dịch vụ tài chính và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực kế toán, kiểm toán chất lượng cao tại Việt Nam được dự báo sẽ

tăng nhanh trong thời gian tới. Không thể phủ nhận vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp lần

thứ 4 lên các lĩnh vực như hiện nay, với tác động sâu và rộng đó cần đào tạo nguồn nhân lực bên

cạnh tri thức cần có nhiều năng lực về tư duy, đổi mới, có các kỹ năng làm việc độc lập, phân

tích, phản biện và làm việc nhóm hiệu quả.

Có thể thấy, các lao động đã qua đào tạo của Việt Nam mặc dù được đánh giá là nhanh

nhẹn, sáng tạo và có thể đáp ứng được nhu cầu… nhưng lại thiếu và yếu kỹ năng mềm (như làm

Page 155: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

154

việc theo nhóm, ngoại ngữ, tư duy phản biện, sáng tạo, tuân thủ công nghệ), tính tuân thủ kỷ luật

chưa nghiêm. Đứng trước những yêu cầu mới, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải đào tạo nguồn nhân

lực kế toán không chỉ có năng lực về chuyên môn mà còn phải có khả năng tư duy, sáng tạo, có

khả năng phân tích, tổng hợp, làm việc độc lập và ra quyết định. Cuộc cách mạng công nghiệp

buộc các trường đại học, các cơ sở đào tạo phải nhìn nhận được những thách thức và yêu cầu

mới nhằm thay đổi và thích nghi thời đại, thay đổi một cách toàn diện, căn bản về phương thức

đào tạo nguồn nhân lực mới.

Để làm được điều đó, một trong những vấn đề mà các cơ sở đào tạo nói chung và cơ sở đào

tạo chuyên ngành kế toán nói riêng hiện nay đang rất chú trọng đó là tăng cường nhấn mạnh phát

triển kỹ năng mềm cho sinh viên kế toán với mong muốn sinh viên tốt nghiệp trở thành những

chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nghề nghiệp và làm việc hiệu quả. Trong nội dung bài viết, tác giả

sẽ tiến hành khảo sát một số nghiên cứu, quan điểm nước ngoài về vai trò của kỹ năng mềm đối

với sinh viên chuyên ngành kế toán, đánh giá thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong đào

tạo kỹ năng mềm cho sinh viên kế toán Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất, giải pháp để phát

triển kỹ năng mềm cho sinh viên.

2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI VỀ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG

MỀM CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Có rất nhiều nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến đào tạo kỹ năng mềm đối với sinh

viên chuyên ngành kế toán. Phần lớn các cuộc thảo luận về mục tiêu học tập cho giáo dục kế

toán đã được thúc đẩy bởi các báo cáo vị trí việc làm được ban hành bởi Hiệp hội Kế toán Hoa

Kỳ (AAA - Ủy ban về cấu trúc, nội dung và phạm vi của giáo dục Kế toán tương lai, 1986) hoặc

bởi các hiệp hội chuyên nghiệp và các công ty kế toán lớn kết hợp với AAA (Arthur Andersen và

cộng sự, 1989; Ủy ban thay đổi giáo dục kế toán, 1990; Albrecht & Sack, 2000; và Ủy ban

Pathwways, 2012). Một thông điệp chính của báo cáo vị trí việc làm kế toán là các chương trình

và giảng viên nên nhấn mạnh sự phát triển của kỹ năng mềm hoặc năng lực mở rộng; đó là năng

lực vượt ra ngoài kiến thức về chuyên môn kế toán. Những năng lực này bao gồm không giới

hạn các kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói, tư duy phê phán, nhận thức về đạo đức,

học tập suốt đời và làm việc theo nhóm. Nếu các khuyến nghị được đưa ra trong các báo cáo này

được thực hiện thành công, các chương trình giáo dục kế toán sẽ tạo ra những sinh viên tốt

nghiệp có năng lực kỹ thuật, chuyên môn, có đạo đức, khả năng giao tiếp, học tập độc lập, làm

việc nhóm hiệu quả…

Ủy ban Pathways (Ủy ban Giáo dục Kế toán PathWays, 2012) đại diện cho nỗ lực mới

nhất để thúc đẩy cải cách giáo dục kế toán. Trong báo cáo của mình, Ủy ban thừa nhận rằng các

khuyến nghị của mình với trọng tâm vẫn là phát triển các kỹ năng mềm hoặc năng lực vượt ra

ngoài kiến thức chuyên môn kế toán. Báo cáo của Ủy ban Pathways tập trung vào các trở ngại

để thay đổi và xác định các chiến lược thực hiện có thể làm cho những nỗ lực thay đổi giáo dục

kế toán trong tương lai thành công hơn trong quá khứ, qua đó thừa nhận rằng những cố gắng

trong quá khứ để cải thiện giáo dục kế toán đã không thành công. Ủy ban cung cấp một số bằng

chứng cho thấy các khuyến nghị sẽ hiệu quả hơn các nỗ lực cải cách giáo dục kế toán trước đây,

vì vậy có nhiều lý do để đặt câu hỏi tại sao sáng kiến thay đổi mới nhất này sẽ thành công hơn

những nỗ lực trước đây để cải thiện giáo dục kế toán.

Page 156: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

155

Một loạt các bài báo bàn về công việc của Viện kế toán quản trị (IMA) và Bộ phận kế toán

quản trị AAA nhằm tìm hiểu các cách để kết hợp phát triển năng lực trong chương trình giáo dục

kế toán. Lawson và cộng sự (2014) đã cung cấp một khung giáo dục dựa trên năng lực có thể phù

hợp với những công việc kế toán khác nhau. Khung đề xuất bao gồm năng lực kế toán, năng lực

quản lý rộng và năng lực cơ bản (giao tiếp, công nghệ, tư duy phân tích và giải quyết vấn đề…).

Khung giáo dục được đề xuất bởi IMA / AAA tiếp tục nhấn mạnh vào việc phát triển kỹ năng

mềm cho sinh viên kế toán.

Trong một bài viết liên quan, Lawson và cộng sự (2015) khám phá cách thức để nền tảng

và năng lực quản lý rộng có thể được tích hợp vào chương trình giảng dạy kế toán. Lawson và

cộng sự (2017) minh họa cho rằng chương trình khung giảng dạy kế toán tích hợp có thể được

quản lý hiệu quả hơn bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận vòng đời. Ngoài ra, nhiều nhà giáo

dục kế toán nghiêm túc xem xét một số hạn chế trong quá khứ về giáo dục kế toán và thực hiện các

thay đổi để kết hợp “kỹ năng mềm” trong các khóa học và chương trình giảng dạy (Siegel và cộng

sự, 2010).

Như vậy, qua tổng hợp một số các nghiên cứu cho thấy vai trò của kỹ năng mềm trong đào

tạo kế toán rất được quan tâm ở dưới nhiều góc độ khác nhau trong các chương trình giáo dục kế

toán ở các quốc gia trên thế giới. Từ việc khảo sát các nghiên cứu này cho thấy, xu hướng đào

tạo kỹ năng mềm đang rất được chú ý để phát triển trong đào tạo nguồn nhân lực kế toán trong

tương lai. Hơn bao giờ hết, đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên chuyên ngành kế toán ở Việt

Nam cần được xem xét một cách nghiêm túc để sinh viên có thể thích nghi với những ảnh

hưởng, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từ đó giáo dục, đào tạo nhân lực kế toán

Việt Nam có thể hội nhập, bắt kịp với xu hướng đào tạo kế toán trên thế giới.

3. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN

NGÀNH KẾ TOÁN

Kỹ năng mềm (soft skills) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ

năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo

nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...

Kỹ năng mềm là hành vi ứng xử của mỗi người, cách thức tương tác với bạn bè, đồng

nghiệp, cách làm việc nhóm, là các kỹ năng mang tính con người nhằm mục đích bổ trợ trong hoạt

động nghề nghiệp, nâng cao vốn sống, khả năng hòa nhập, phát huy tối đa năng lực cá nhân. Bên

cạnh những kiến thức về chuyên môn, kỹ năng mềm là một trong những nhân tố quan trọng hàng

đầu ảnh hưởng đến quyết định của các nhà tuyển dụng của doanh nghiệp. Đây là chìa khóa vàng

dẫn đến thành công vì nó thể hiện cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ xã hội và cuộc sống.

Kỹ năng mềm có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự

nghiệp và cuộc sống của mỗi cá nhân, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi

nguồn lao động kế toán bên cạnh các kiến thức chuyên môn được trang bị thì cần có những kỹ

năng tự học và học tập suốt đời, kỹ năng tư duy độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết

trình, kỹ năng ra quyết định để thích ứng thích ứng nhanh với những biến động thường xuyên, đa

dạng, phức tạp của môi trường làm việc và xã hội. Khi đánh giá năng lực của người lao động,

Page 157: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

156

người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp cũng thường căn cứ vào các tiêu chí liên quan đến

kiến thức, kĩ năng và thái độ đối với công việc. Những người sử dụng lao động coi trọng các kỹ

năng mềm vì đây là một nhân tố đánh giá con người rất hiệu quả.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sinh viên được trang bị kỹ năng mềm có thể tiếp

tục tự nghiên cứu, tự học tập, tự rèn luyện kĩ năng chuyên môn, thường xuyên cập nhật những

thay đổi của khoa học, công nghệ, giúp người lao động có đủ kĩ năng để xử lí mọi tình huống

xảy ra trong quá trình làm việc hàng ngày. Bên cạnh đó, sinh viên trong quá trình học tập sẽ

tham gia tích cực chủ động hơn trong các hoạt động chung, hoạt động xã hội, biết cách tổ chức

chuyên nghiệp và sáng tạo các hoạt động ngoại khóa, nâng cao kết quả học tập, biết cách thiết

lập các mối quan hệ thân thiện với mọi đối tượng, có nhiều hơn các cơ hội nghề nghiệp và chắc

chắn rằng sẽ giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách hiệu quả hơn.

Như vậy, có thể thấy, kỹ năng mềm là hành trang không thể thiếu của sinh viên, trong đó

có sinh viên chuyên ngành kế toán để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

4. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỄN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN

CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN

Các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo chuyên ngành kế toán hiện nay đã nhận

thức được vai trò của giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên chuyên ngành kế toán. Trong chuẩn

đầu ra của các trường đại học đều ghi rõ về các kỹ năng mà sinh viên sau khi ra trường cần đạt

được, trong đó bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Để đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu và yêu cầu của thị trường lao động, chương trình đào tạo kỹ

năng mềm được đưa vào giảng dạy tại một số trường đại học, cao đẳng, bắt đầu từ khoảng năm

2010 trở đi. Các kỹ năng mềm chủ yếu được các cơ sở đào tạo chú trọng bên cạnh đào tạo kiến

thức chuyên ngành bao gồm: khả năng tự học, tự lập kế hoạch, tổ chức công việc, khả năng giải

quyết vấn đề, làm việc nhóm, thuyết trình, tư duy sáng tạo, kỹ năng lắng nghe…

Hoạt động giảng dạy, đào tạo kỹ năng mềm phải xuất phát từ nhu cầu sinh viên và nhu cầu

thị trường lao động. Sinh viên chỉ có thể tích cực tham gia học tập nếu những kiến thức và kỹ

năng mềm đó là có ích, cần thiết cho nghề nghiệp, cho tương lai của họ. Tuy nhiên, vấn đề đào

tạo kỹ năng mềm cho người học chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức người học.

Bảng 1. Các kỹ năng mềm trong chuẩn đầu ra ở một số trường đào tạo chuyên ngành kế toán

ĐH Kinh tế quốc dân ĐH Quốc gia Hà Nội ĐHTôn Đức Thắng

- Khả năng tự học, và

nghiên cứu khoa học độc lập,

biết soạn thảo các văn bản

kinh tế.

- Khả năng trình bày một

cách rõ rang, tự tin và thuyết

phục các chủ đề về kinh tế xã

hội.

Có khả năng làm việc độc lập;

tự học hỏi và tìm tòi, làm việc có

kế hoạch và khoa học; có kỹ

năng quản lý thời gian, phân bổ

công việc cá nhân, có khả năng

làm việc nhóm.

- Có kỹ năng giao tiếp tốt (kỹ

năng thuyết trình và đàm phán

Tối thiểu sinh viên đạt

được 05 kỹ năng như:

- Phương pháp học tập

hiệu quả;

- Kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng đàm phán và

thương lượng;

Page 158: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

157

- Khả năng phát hiện và giải

quyết các vấn đề một cách

khoa học

- Kỹ năng làm việc độc lập

và tổ chức công việc theo

nhóm.

-Giao tiếp, truyền tải tiếp

nhận thông tin và xử lý thông

tin.

trong kinh doanh; kỹ năng giao

dịch qua điện thoại, e-mail), giao

tiếp được bằng tiếng Anh với

trình độ tương đương IELTS 5.0

trở lên.

- Có thể dùng thành thạo

Microsoft Office (Word, Excel,

Power Point) và một số phần mềm

kế toán; có thể sử dụng thành thạo

internet và các thiết bị văn phòng.

- Kỹ năng làm việc nhóm;

- Kỹ năng viết và trình

bày.

- Kỹ năng an toàn, rèn

luyện sức khỏe và tinh

thần đồng đội: bơi liên tục

được 50m; chơi tốt tối

thiểu 1 môn thể thao;

Nguồn: Tổng hợp từ các chuẩn đầu ra công bố trên website của các trường

Để đạt được mục tiêu đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chuyên ngành kế toán, các cơ sở

đào tạo đã dần tích hợp việc giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên dưới nhiều hình thức khác

nhau như đưa vào trong nội dung giảng dạy của từng học phần hoặc có các học phần, khóa học

riêng biệt để đào tạo kỹ năng cho sinh viên. Tuy có nhiều nỗ lực và cố gắng đưa giảng dạy kỹ

năng mềm vào trong chương trình giáo dục ngành kế toán, tuy nhiên đào tạo kỹ năng mềm trong

các cơ sở đào tạo chuyên ngành kế toán vẫn còn một số tồn tại những vấn đề như sau:

Thứ nhất, kỹ năng mềm cần đạt được thể hiện trong chuẩn đầu ra và ở các chương trình

giáo dục kế toán giữa các trường đại học có nhiều sự khác nhau. Có thể thấy có rất nhiều kỹ năng

mềm mà nguồn nhân lực cần đạt được sau khi tốt nghiệp. Qua khảo sát về các kỹ năng mềm ở

các cơ sở đào tạo (ở bảng 1) thì có thể thấy hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về các kỹ năng

mềm nào được xem là cần thiết nhất cho công việc của nhân lực kế toán mà các kỹ năng mềm là

do từng trường đại học, từng cơ sở đào tạo đưa ra theo định hướng đào tạo của mình. Do đó, theo

tác giả, việc xác định được nguồn nhân lực ngành kế toán thực sự cần những kỹ năng gì để từ đó

các cơ sở đào tạo có thể thiết kế chương trình giáo dục phù hợp nhằm đào tạo được các kỹ năng

đó cho người học nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra là vấn đề cần được quan tâm.

Thứ hai, ý thức của sinh viên về kỹ năng mềm còn chưa cao. Sinh viên chuyên ngành kế

toán đa phần vẫn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng mềm, do đó

chưa đầu tư nghiêm túc vào việc học tập kỹ năng mềm, việc học tập còn thiếu tính chủ động, tự

tìm tòi, mở rộng kiến thức.

Thứ ba, các phương pháp giảng dạy chưa linh hoạt, các phương pháp còn mang nặng tính

truyền thống, lý thuyết. Các phương pháp giảng dạy và đánh giá chưa phù hợp hoặc thiếu đồng

bộ trong nội dung các học phần do đó chưa đo lường được mức độ tiếp nhận của sinh viên trong

việc trang bị các kỹ năng mềm cần thiết.

Thứ tư, đội ngũ giảng viên chưa được đào tạo bài bản để giảng dạy về kỹ năng mềm cho

sinh viên chuyên ngành kế toán. Có nhiều giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc thiếu

phương pháp trong việc truyền đạt và giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên, các cơ sở đào tạo

chưa có nhiều chính sách khuyến khích, bắt buộc giảng viên phải đưa nội dung giảng dạy về kỹ

Page 159: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

158

năng mềm là điều kiện bắt buộc. Việc giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên chủ yếu được tích

hợp trong nội dung giảng dạy của các học phần, do đó có nhiều học phần thì chú trọng vào kỹ

năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, tuy nhiên các kỹ năng khác thì vấn chưa được quan

tâm. Ngoài ra có thể thấy việc dạy kỹ năng mềm cho sinh viên không chỉ nên dừng lại trong việc

lồng ghép vào nội dung của bài dạy mà cần phải có một chương trình cụ thể, rõ ràng để trang bị

thêm cho sinh viên ngành kế toán các kỹ năng mà cơ sở đào tạo mong muốn người học đạt được.

5. KHUYẾN NGHỊ

5.1. Nâng cao nhận thức của người học về sự cần thiết của kỹ năng mềm

Người học phải có nhận thức đúng về vai trò của kỹ năng mềm đối với nghề nghiệp của

bản thân để từ đó tích cực, chủ động trong việc học tập, tiếp thu và phát triển kỹ năng mềm. Từ

đó, người học mới có ý thức rèn luyện và vận dụng hiệu quả vào các tình huống khác nhau của

cuộc sống, vào công việc của họ hiện tại và tương lai. Sinh viên có thể chủ động nâng cao kỹ

năng mềm cho bản thân thông qua nhiều hình thức khác nhau như tham gia tích cực vào các

chương trình học kỹ năng mềm trong trường học, tìm kiếm các khóa học, đào tạo uy tín bên

ngoài hoặc tự mình trải nghiệm thực tế, tích cực tham gia các hoạt động học tập và chủ động

trong các phương pháp học tập mới như thuyết trình, làm việc nhóm, tham gia các hoạt động

đoàn, hội, các câu lạc bộ theo nhu cầu và sở thích của bản thân để tích lũy các kỹ năng cần thiết

như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống. Ngoài ra, sinh viên có thể tìm kiếm việc công việc bán thời

gian phù hợp với ngành nghề kế toán để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng làm việc hỗ trợ tích cực

cho công việc tương lai, tham gia các công tác xã hội giúp nâng cao tinh thần cộng đồng, nhận

định rõ nét và định hướng đúng đắn giá trị bản thân.

5.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy kế toán theo hướng hiện đại

Giảng dạy kỹ năng mềm cho sinh viên kế toán khác nhiều so với giảng dạy các môn

chuyên ngành thuần túy, đòi hỏi người giảng viên phải có kiến thức chuyên môn, am hiểu tâm lý

lứa tuổi, có kinh nghiệm và sự trải nghiệm thực tế. Hiện nay, việc giảng dạy kỹ năng mềm cho

sinh viên đươc giảng viên tích hợp trong quá trình giảng dạy và truyền đạt. Việc này giúp cho

người học có thể ứng dụng các kỹ năng mềm được biết vào những hoạt động thực tế. Tích hợp

kỹ năng mềm vào việc giảng dạy là điều cần thiết và cũng là xu hướng của nhiều trường đại học

trên thế giới, là môi trường để sinh viên rèn luyện kỹ năng ngay khi bước vào giảng đường đại

học. Qua đó, người học có thêm thời gian và hoạt động để hình thành kỹ năng một cách tốt

nhất. Tuy nhiên có thể thấy để tích hợp kỹ năng mềm dạy hiệu quả phụ thuộc nhiều vào giảng

viên. Một số phương pháp mà giảng viên có thể sử dụng trong quá trình giảng dạy cho sinh viên

chuyên ngành kế toán các kỹ năng mềm bao gồm:

Phương pháp học dựa vào dự án: Phương pháp học dựa vào dự án (Project based

Learning) là tổ chức việc dạy và học thông qua các dự án hay công trình thực tế. Mục tiêu của

phương pháp học theo dự án là để sinh viên học nhiều hơn về một chủ đề chứ không phải là tìm

ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi được giáo viên đưa ra. Phương pháp này yêu cầu

sinh viên cộng tác với các bạn cùng lớp trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết

Page 160: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

159

những vấn đề và cuối cùng trình bày công việc mình đã làm trước giảng viên và các sinh viên

khác. Phương pháp này cũng đòi hỏi các sinh viên phải đặt câu hỏi, đồng thời tìm kiếm những

mối liên hệ và giải pháp để giải quyết vấn đề. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy này sẽ làm

thay đổi môi trường học của sinh viên từ chỗ nghe giảng viên nói sang môi trường làm việc, tư

duy. Từ đây, người học sẽ tham gia vào thiết kế, đưa ra quyết định hay khảo sát các hoạt động có

liên quan đến dự án. Với phương pháp học này, người học sẽ phải làm việc theo nhóm và khám

phá những vấn đề gắn liền với cuộc sống, sau đó sẽ thuyết trình trước lớp và chia sẻ những gì họ

đã làm được trong dự án của mình. Đây là mô hình học tập có nhiều khác biệt so với mô hình

học tập truyền thống. Phương pháp học theo dự án mang đến rất nhiều lợi ích, giúp sinh viên có

khả năng kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, tạo nên công cụ hỗ trợ liên ngành để giải quyết vấn

đề. Đối với những vấn đề khó, phức tạp, phương pháp này còn cho phép sinh viên khám phá,

đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin một cách khoa học.

Phương pháp động não (Brainstorming): Tác giả của phương pháp Brainstorming là Alex

Osborn (Hoa Kỳ). Mục đích chính của phương pháp này là giúp người học thoát ra khỏi tư duy

theo lối mòn và tạo ra một loạt các ý tưởng mới. Phương pháp này áp dụng phù hợp với nhóm

sinh viên.

Phương pháp Mô phỏng (Simulations): Thường được dùng trong nghiên cứu khoa học, là

quá trình phát triển mô hình hóa rồi mô phỏng một đối tượng cần nghiên cứu. Thay cho việc phải

nghiên cứu đối tượng cụ thể mà nhiều khi là không thể hoặc rất tốn kém tiền của, chúng ta xây

dựng những mô hình hóa của đối tượng đó trong phòng thí nghiệm và tiến hành nghiên cứu đối

tượng đó dựa trên mô hình hóa này. Hiện nay trong đào tạo chuyên ngành kế toán có thể ứng

dụng hình thức phòng kế toán ảo. Mô hình phòng kế toán ảo là việc mô phỏng các nghiệp vụ,

công việc trình tự thực hiện công việc của phòng kế toán tại một doanh nghiệp và từ đó sinh viên

có thể thực hành các phần hành, công việc kế toán trên phòng kế toán ảo này. Công việc thực

hành này giống như việc sinh viên làm kế toán thực tại phòng kế toán doanh nghiệp. Sau khi sinh

viên thực hành phòng kế toán ảo, học viên hình dung được toàn bộ công việc kế toán tại một

doanh nghiệp, từ hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thuế

GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, các quy định về thủ tục hành chính, chế độ báo cáo, thời

điểm và nơi nộp báo cáo.

Phương pháp nghiên cứu tình huống (Case studies): Nghiên cứu tình huống là một công

cụ được sử dụng trong giảng dạy. Yếu tố cấu thành chủ yếu của phương pháp đào tạo mới này

dựa trên các tình huống thực tế của cả sinh viên và giảng viên. Mục đích chính của các tình

huống là để miêu tả, trao đổi kinh nghiệm về cách thức giải quyết vấn đề và những mâu thuẫn

trong khi thực hiện công việc được giao.

5.3. Hoàn thiện chương trình giáo dục và đào tạo ngành kế toán

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thời hội nhập đã dẫn đến việc các nhà tuyển dụng

cũng ngày càng yêu cầu nhân lực khắt khe hơn. Đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng, các cơ

sở đào tạo trong đào tạo nhóm ngành Kế toán ngày càng cải tiến chương trình lẫn phương thức

đào tạo, nhằm trang bị đầy đủ về kiến thức và kỹ năng cho sinh viên. Chương trình đào tạo cần

Page 161: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

160

được thiết kế theo hướng từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của sinh

viên, các nội dung chương trình phải được xây dựng theo hướng thực tế, quốc tế hóa gắn liền với

sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các chương trình giáo dục đại học kế toán

hiện nay cần xác định các chuẩn năng lực chung và năng lực chuyên môn; các hình thức tích hợp

hoặc phân hóa trong chương trình dạy học tùy theo cấp học. Tỷ lệ thời lượng các học phần có kỹ

năng mềm trong chương trình học cũng cần được quy định rõ ràng và phải có cách thức đánh giá

phù hợp để đảm bảo tất cả người học được trang bị các kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo

đề ra.

Có thể thấy mục tiêu đào tạo của các trường đại học đào tạo chuyên ngành kế toán có sự

khác nhau trong đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. Việc xác định lại mục tiêu học tập, đào tạo

và chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục ngành kế toán cần xác định lại các kỹ năng mềm mà

sinh viên cần đạt được sau khi ra trường là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo kế toán cũng cần chú ý đến vấn đề đầu tư cơ sở vật chất

nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên, tạo điều kiện

thuận lợi về môi trường học tập và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, tổ chức nhiều chương

trình giao lưu học tập giữa doanh nghiệp, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán,

kiểm toán để sinh viên có cơ hội học hỏi, trải nghiệm. Các chương trình khởi nghiệp, các cuộc

thi về kế toán kiểm toán, các phong trào học tập và rèn luyện cho sinh viên cần được tổ chức

thiết thực và hiệu quả để thu hút nhiều sự quan tâm của người học tham gia phát triển các kỹ

năng mềm…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Albrecht, W. S., & Sack, R. J. (2000). Accounting education; Charting the course through a

perilous future. American Accounting Association, Sarasota: Florida.

American accounting association (Bedford committee) committee on the future structure, content

and scope of accounting education. (1986). Future accounting education: Preparing for the

expanding profession. Accounting Education, 1(1):168–175.

Arthur Andersen, Arthur Young, Coopers & Lybrand, Deloitte Haskins & Sells, Ernst and

Whinney, Peat Marwick Main & Co., Price Waterhouse, Touche Ross, 1989. Perspectives

on education: Capabilities for success in the accounting profession

James E. Rebele, E. Kent St. Pierre (2019), A commentary on learning objectives for accounting

education programs: The importance of soft skills and technical knowledge, Journal of

Accounting Education

Lawson, R. A., Blocher, E. J., Brewer, P. C., Cokins, G., Sorensen, J. E., Stout, D. E., Wouters,

M. J. F. (2014). Focusing accounting curricula on students’ long-run careers:

Recommendations for an integrated competency-based framework for accounting

education. Accounting Education, 29(2), 295–317.

Page 162: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

161

Lawson, R. A., Blocher, E. J., Brewer, P. C., Morris, J. T., Stocks, K. D., Sorensen, J. E., &

Wouters, M. J. F. (2015). Thoughts on competency integrationin accounting education.

Accounting Education, 30(3), 149–171.

Lawson, R. A., Pincus, K. V., Sorensen, J. E., Stocks, K. D., & Stout, D. E. (2017). Using a life-

cycle approach to manage and implement curricular change based on competency

integration. Accounting Education, 32(3), 137–152.

Lowery, C., & Beadles, N. (2009). Assessing the impact of business ethics instruction: A review

of the empirical evidence. Journal of the Academy of Business Education, 9, 31–48

Lê Thị Hoài Lan (2017), Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học

Đồng Nai theo tiếp cận chuẩn đầu ra, Tạp chí khoa học đại học Đồng Nai, số 6/2017.

Nguyễn Thành Hải và cộng sự (2010), Giới thiệu một số phương pháp giảng dạy cải tiến giúp

sinh viên chủ động học tập và trải nghiệm, đạt chuẩn đầu ra theo CDIO, Đại học Quốc gia

TP. HCM - Hội thảo CDIO 2010.

Phạm Thị Thu Oanh (2018). Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp

4.0. Tạp chí tài chính.

Siegel, G., Sorensen, J., Klammer, T., & Richtermeyer, S. (2010). The ongoing preparation gap

in management accounting education: A guide for change. Management Accounting

Quarterly, Summer, 29–3

The Commission on Accounting Higher Education’s Pathways to a Profession (2012). Charting a

national strategy for the next generation of accountants, American Accounting Association,

Sarasota, FL.

Page 163: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

162

Blockchain với ngành kế toán kiểm toán

Nguyễn Thị Khánh Phương

Học viện Ngân hàng

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.05 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 05/11/2019

Ngày nhận bài: 02/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2019

Tóm tắt

Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hội tụ kỹ thuật số gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết

nối - Internet of Things (IoT) - và Dữ liệu lớn (Big Data). Cuộc cách mạng này tập trung khai

thác nguồn tài nguyên dữ liệu, tuy nhiên không phải tất cả các dữ liệu đều có vai trò và giá trị

giống nhau, bên cạnh đó, dữ liệu còn tiềm ẩn những vấn đề về an ninh bảo mật và lòng tin của

con người. Do đó, việc xây dựng nên một nguồn dữ liệu số có ích mà lại không sợ bị đánh cắp

chính là lời giải cho bài toán trên. Blockchain chính là nguồn tài nguyên dữ liệu đó. Bài viết này

tác giả tập trung vào phân tích những thuận lợi, thách thức và ứng dụng của công nghệ

blockchain với ngành kế toán kiểm toán trong giai đoạn hiện nay.

Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, blockchain, kế toán kiểm toán.

1. GIỚI THIỆU

Gần đây, khái niệm về blockchain - công nghệ đằng sau đồng tiền số “nóng” nhất hiện

nay gây được nhiều sự chú ý trên các diễn đàn trong và ngoài nước. Do đó, ở Việt Nam cũng

có một số tác giả đã và đang tiến hành nghiên cứu các vấn đề về Block chain như Nguyễn

Thanh Huyền (2018), Trương Thị Hoài, Đào Thị Lan (2019) đã tìm hiểu về các nội dung trọng

tâm như công nghệ Blockchain, nguyên lý hoạt động, giải pháp ứng dụng của Blockchain trong

lĩnh vực kế toán, kiểm toán.Tuy nhiên, có một điều có thể mọi người đề cập đến hơn đó là

công nghệ blockchain đem lại những thuận lợi và thách thức gì, có ảnh hưởng lớn như thế nào

đến ngành Kế toán Kiểm toán trong bổi cảnh ứng dụng công nghệ 4.0 hiện nay là vấn đề sẽ

được nghiên cứu trong bài viết này.

2. KHÁI NIỆM BLOCKCHAIN

Blockchain được xem là một công nghệ "chìa khóa" cho chuyển đổi số và xây dựng nền

tảng công nghệ thông tin tương lai. Theo định nghĩa từ trang wikipedia thì: Blockchain (chuỗi

khối), tên ban đầu blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối

thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều

Page 164: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

163

chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và

dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ

liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.

Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008 và

được hiện thực hóa vào năm sau đó như là một phần cốt lõi của Bitcoin, khi công nghệ

blockchain đóng vai trò như là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Qua việc sử dụng mạng

lưới ngang hàng và một hệ thống dữ liệu phân cấp, Bitcoin blockchain được quản lý tự động.

Việc phát minh ra blockchain cho Bitcoin đã làm cho nó trở thành loại tiền tệ kỹ thuật số đầu

tiên giải quyết được vấn đề double spending (chi tiêu gian lận khi 1 lượng tiền được dùng 2 lần).

Công nghệ này của Bitcoin đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt các ứng dụng khác. Mạng

lưới Bitcoin sắp xếp các giao dịch bằng cách nhóm chúng lại vào các nhóm được gọi là các khối

(block), mỗi khối chứa một số lượng các giao dịch nhất định và một liên kết đến khối trước đó.

Như vậy, theo thời các giao dịch tăng lên thì các khối cũng sẽ tăng và liên kết nối đuôi nhau và

được tổ chức thành chuỗi, từ đó hệ thống được hình thành với tên gọi là: blockchain.

Blockchain được đảm bảo nhờ cách thiết kế sử dụng hệ thống tính toán phân cấp với khả

năng chịu lỗi byzantine cao. Vì vậy sự đồng thuận phân cấp có thể đạt được nhờ Blockchain. Vì

vậy Blockchain phù hợp để ghi lại những sự kiện, hồ sơ y tế, xử lý giao dịch, công chứng, danh

tính và chứng minh nguồn gốc. Việc này có tiềm năng giúp xóa bỏ các hậu quả lớn khi dữ liệu bị

thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.

Công nghệ Blockchain - sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ: Mật mã học: để đảm bảo tính

minh bạch, toàn vẹn và riêng tư thì công nghệ blockchain đã sử dụng public key và hàm hash

function. Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là

server để lưu trữ bản sao ứng dụng. Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống

đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS) và được thúc đẩy bởi động lực kinh

tế. Trên góc độ một doanh nghiệp: blockchain có thể gọi là một sổ cái kế toán. Vĩ mô hơn nữa thì

nó đóng vai trò như một cơ sở dữ liệu hay một cấu trúc dữ liệu chứa đựng tài sản, ghi chép lại

lịch sử tài sản của tất cả mọi người trong hệ thống mạng ngang hàng. Trên góc độ kỹ thuật:

blockchain là 1 phương thức bất biến để lưu trữ lịch sử các giao dịch tài sản. Trên góc độ xã hội:

blockchain giúp thiết lập niềm tin bằng quy tắc đồng thuận giữa các thành viên trong 1 hệ thống

phân cấp [8].

3. CÁC PHIÊN BẢN CỦA CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN

Theo “Blockchain: Blueprint for a New Economy” của Malanie Swan thì Blockchain được

chia làm 3 phiên bản.

Blockchian Version 1.0 - Currencies: Ứng dụng vào tiền thuật toán: bao gồm chuyển đổi

tiền tệ, kiều hối và hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta

nhất và xem như là lãnh thổ của Bitcoin và những các loại tiền điện tử khác.

Blockchain Version 2.0 - Contracts: Ứng dụng trong xử lý tài chính và ngân hàng: mở

rộng blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi

phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.

Page 165: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

164

Blockchain Version 3.0 - Organizing Activity: Đưa blockchain vượt khỏi biên giới tài

chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật. Ở những lĩnh vực này

sẽ có nhiều loại như physical, digital hay human in nature [8].

Thuận lợi của công nghệ Blockchain với ngành kế toán kiểm toán

Thứ nhất, công nghệ Blockchain đảm bảo hệ thống kế toán minh bạch và an toàn.

Công nghệ blockchain trong Kế toán - Kiểm toán làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai

sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp và khác biệt từ nhiều nguồn khác nhau. Hơn nữa, hồ sơ

kế toán sẽ không thể chỉnh sửa và thay đổi một khi đã được lưu vào blockchain, ngay cả khi chủ

sở hữu hệ thống kế toán yêu cầu. Bởi trên nền tảng blockchain, mọi giao dịch hàng ngày được

ghi chép lại và xác thực, do đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài chính được đảm bảo. Bên cạnh

những khả năng ấn tượng kể trên, công nghệ này còn có khả năng làm giảm hoặc thậm chí loại

bỏ nhu cầu kiểm toán tài nguyên nguồn dữ liệu. Bên cạnh đó, Blockchain, một hệ thống sổ kế

toán phân tán phân phối các giao dịch, có thể ngăn chặn những vụ bê bối kế toán và tham nhũng

công khai. Monica Singer, cựu cố vấn và giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Học viện Kế toán SA

cho biết. "Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng tôi có một công nghệ cho phép chúng ta tưởng tượng

một thế giới minh bạch và không có tham nhũng", Singer nói với tư cách là đại sứ cho công ty

Blocken có trụ sở tại New York ConsenSys.

Blockchain có thể đảm bảo chắc chắn về thời gian và số tiền mua các hàng hoá, nhưng

không thể đảm bảo tình trạng của hàng hóa đó, hoặc sự định giá của mặt hàng đó một khi điều

kiện thị trường thay đổi.

Thứ hai, công nghệ Blockchain giúp giảm khả năng sai sót trong kế toán

Blockchain được thiết kế với tính năng chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong

blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận trong hệ thống.

Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục

hoạt động để bảo vệ thông tin. Blockchain có tác dụng làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai sót,

không thể sửa chữa, thay đổi một khi đã được lưu vào blockchain. Đặc biệt, trong hoạt động kế

toán thông thường, một nhân viên kế toán cần phải ghi bút toán kép thì blockchain chỉ cần một bút

toán có thể cung cấp thông tin cho tất cả các bên. Một số blockchain có thể lập trình để trở thành

hợp đồng thông minh cho các giao dịch cụ thể mà không cần có sự tham gia của con người...

Cũng giống như các công nghệ khác, blockchain có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi

phí nhưng có khả năng tính toán, cung cấp băng thông và lưu trữ dữ liệu cao hơn. Kết quả là,

blockchain tạo một kết nối liền mạch giữa các nút trong mạng blockchain.

Thứ ba, công nghệ Blockchain giúp tăng cường hiệu quả của hoạt động kiểm toán

Công nghệ Blockchain cung cấp cơ hội để hợp lý hóa các quy trình báo cáo và kiểm toán

tài chính. Hiện nay, đối chiếu tài khoản, bảng cân đối phát sinh, nhật ký chung, sổ cái và các tệp

bảng tính hỗ trợ được cung cấp cho kiểm toán viên ở nhiều định dạng điện tử và thủ công. Mỗi

cuộc kiểm toán bắt đầu với các thông tin và lịch trình khác nhau đòi hỏi kiểm toán viên phải đầu

tư thời gian đáng kể khi lập kế hoạch kiểm toán. Trong thế giới blockchain, kiểm toán viên có

Page 166: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

165

thể có quyền truy cập dữ liệu thời gian thực thông qua các nút chỉ đọc trên các chuỗi khối. Điều

này có thể cho phép kiểm toán viên có được thông tin cần thiết cho cuộc kiểm toán theo định

dạng nhất quán, định kỳ.

Khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp và quy trình chuyển sang các giải pháp blockchain,

việc truy cập thông tin trong blockchain có thể sẽ trở nên hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu một nghiệp

vụ quan trọng trong một lĩnh vực nào đó được ghi lại trong blockchain, kiểm toán viên có thể

phát triển phần mềm để liên tục kiểm toán các tổ chức sử dụng blockchain. Điều này có thể loại

bỏ nhiều hoạt động chuẩn bị kiểm toán và trích xuất dữ liệu thủ công tốn nhiều công sức và thời

gian cho nhà quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp. Giảm thời gian trễ có thể mang lại cơ hội

tăng hiệu quả và hiệu quả của báo cáo tài chính và kiểm toán bằng cách cho phép nhà quản lý và

kiểm toán viên tập trung vào các giao dịch rủi ro và phức tạp hơn trong khi thực hiện kiểm toán

thường xuyên trong thực tế.

4. THÁCH THỨC CỦA CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VỚI NGÀNH KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN

Thứ nhất, công nghệ blockchain làm giảm nhu cầu kế toán kiểm toán

Các công ty niêm yết tìm đến các kiểm toán viên để tăng cường niềm tin vào thông tin

được kiểm toán và giúp thị trường chứng khoán hoạt động tin cậy hơn. Kiểm toán viên thực hiện

theo các quy định nghiêm ngặt, quy tắc ứng xử và tiêu chuẩn kiểm toán chuyên nghiệp và độc

lập với các đơn vị mà họ kiểm toán. Họ áp dụng tính khách quan và sự hoài nghi nghề nghiệp để

cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính của một doanh nghiệp có sai sót trọng

yếu hay không? Nếu tất cả các giao dịch được nắm bắt trong một blockchain bất biến, vậy thì

còn lại gì để kiểm toán viên thực hiện kiểm toán. Liệu Blockchain có loại bỏ nhu cầu kiểm toán

báo cáo tài chính không.

Kiểm toán bao gồm một đánh giá rằng các giao dịch được ghi lại được hỗ trợ bởi bằng

chứng có liên quan, đáng tin cậy, khách quan, chính xác và có thể kiểm chứng. Việc chấp nhận

giao dịch vào một blockchain đáng tin cậy có thể tạo thành bằng chứng kiểm toán thích hợp cho

các xác nhận báo cáo tài chính nhất định như sự xuất hiện của giao dịch (ví dụ: một tài sản được

ghi trên blockchain đã được chuyển từ người bán sang người mua). Ví dụ: trong giao dịch

bitcoin cho một sản phẩm, việc chuyển bitcoin được ghi lại trên blockchain. Tuy nhiên, kiểm

toán viên có thể hoặc không thể xác định sản phẩm đã được phân phối bằng cách chỉ đánh giá

thông tin trên blockchain Bitcoin. Do đó, việc ghi lại một giao dịch trong một blockchain có thể

hoặc không thể cung cấp đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến bản chất của giao

dịch. Nói cách khác, một giao dịch được ghi lại trong blockchain vẫn có thể là trái phép, lừa đảo

hoặc bất hợp pháp. Hơn nữa, nhiều giao dịch được ghi trong báo cáo tài chính phản ánh các giá

trị ước tính khác với chi phí lịch sử. Kiểm toán viên vẫn sẽ cần xem xét và thực hiện các quy

trình kiểm toán đối với các ước tính của nhà quản lý, ngay cả khi các giao dịch cơ bản được ghi

lại trong một blockchain. Như vậy, có thể thấy công nghệ Blockchain sẽ làm giảm nhưng không

loại bỏ hoàn toàn nhu cầu kiểm toán báo cáo tài chính.

Page 167: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

166

Một vài công việc mà các kế toán viên đang làm hiện nay sẽ gắn liền với công nghệ, phần

mềm và chương trình máy tính nhiều hơn, sẽ được thay thế bởi blockchain, hoặc được thực hiện

bởi công nghệ tự động hóa hay trí tuệ nhân tạo. Blockchain không đe dọa mà khiến ngành kế

toán trở nên chuyên nghiệp hơn.

Thứ hai, công nghệ blockchain tạo ra thách thức về kiến thức và nhân sự đối với ngành kế

toán và kiểm toán

Theo Khảo sát điều hành năm 2016 của Deloitte, 39% các giám đốc điều hành cấp cao ở

Hoa Kỳ có rất ít thậm chí hoàn toàn không có kiến thức về blockchain. Ngoài việc thiếu kiến

thức, họ cũng thiếu các tiêu chuẩn và các dự án blockchain điển hình để học hỏi. Như vậy, nhóm

đối tượng hiểu biết về Blockchain hiện nay chỉ chiếm thiểu số. Không nhiều người nắm được cốt

lõi của công nghệ Blockchain, mà chỉ biết qua các ứng dụng như: tiền kĩ thuật số. Các doanh

nghiệp cần cộng tác thêm với nhau để hiểu rõ hơn và xây dựng các tiêu chuẩn cũng như giao

thức thống nhất để thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi công nghệ blockchain.

Bên cạnh đó, nguồn nhân sự phục vụ công nghệ blockchain cũng gặp nhiều khó khăn. Có

thể nói, nhu cầu đào tạo nhân sự công nghệ thông tin và kế toán hiểu biết về blockchain trong làn

sóng Blockchain và cũng như các thay đổi chóng mặt của ngành công nghệ thông tin trong thời

gian sắp tới đang diễn ra chóng mặt. Khi nhiều công ty tham gia vào nền kinh tế tiền điện tử, các

công ty kế toán sẽ sớm phải đưa các giao dịch tiền điện tử vào quy trình kế toán của họ. Hơn

nữa, kế toán chấp nhận tiền điện tử để thanh toán cũng sẽ tự tìm kiếm các công ty thân thiện với

tiền điện tử để hợp tác kinh doanh. Một số công ty chỉ chấp nhận Bitcoin dưới dạng thanh toán

và đây là cơ hội cho các kế toán viên am hiểu về blockchain nắm bắt công việc kinh doanh của

họ. Khi blockchain phát triển thâm nhập vào ngành kế toán, các nhà quản lý, nhà cung cấp công

nghệ và các nhà lãnh đạo ngành kế toán phải làm việc cùng nhau và tìm cách làm cho việc

chuyển đổi có lợi cho tất cả các bên. Kế toán không phải là kỹ sư và có thể không có kiến thức

chi tiết về cách thức hoạt động của blockchain. Nhưng họ sẽ cần biết cách tư vấn về việc áp dụng

blockchain và xem xét tác động của blockchain đối với doanh nghiệp và khách hàng của họ. Do

đó, họ cần không ngừng cải thiện và nâng cao hiểu biết của mình về công nghệ blockchain.

Nguồn nhân sự này cần được gia tăng đáng kể trong tương lai.

Theo ông David Lyford Smith - chuyên gia công nghệ thông tin của ICAEW thì khi

Blockchain trở nên phổ biến thì việc làm của nhiều kế toán và kiểm toán viên có thể bị ảnh

hưởng phần nào vì công việc mà kế toán, kiểm toán viên đang làm hiện nay sẽ được thay thế bởi

Blockchain, hoặc được thực hiện bởi công nghệ tự động hóa hay trí tuệ nhân tạo. Nhưng vai trò

của kế toán viên sẽ không mất đi mà sẽ chuyển sang làm những công việc có nhiều giá trị hơn,

đảm nhiệm những mảng việc phức tạp như phân tích, dự báo và thực hiện các dịch vụ tư vấn.

5. ỨNG DỤNG BLOCKCHAIN TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

Để tạo lợi thế trong lĩnh vực kế toán kiểm toán tương lai, ngoài việc củng cố kiến thức

chuyên môn, còn cần phải cập nhật những thông tin về công nghệ, phải làm quen với các khái

niệm như Big Data, mật mã, hệ thống sổ cái Blockchain, hệ thống thanh toán, thanh toán qua các

thiết bị di động và các nền tảng mới kết nối giữa nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ tài

Page 168: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

167

chính. Các kế toán viên sẽ phải học cách làm việc và tương tác cùng trí tuệ nhân tạo và các quy

trình tự động, tuy không cần phải trở thành một chuyên gia công nghệ nhưng cần phải hiểu được

công nghệ và những công nghệ gì họ cần trong công việc.

Nhiều doanh nghiệp hiện nay quan tâm đến việc áp dụng Blockchain trong các hoạt động

của mình. Vì vậy phải xây dựng các công ty cung cấp dịch vụ, nền tảng công nghệ và cung cấp

ứng dụng công nghệ Blockchain, để hỗ trợ các doanh nghiệp truyền thống của Việt Nam tiếp cận

công nghệ Blockchain một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả nhất. Ngày nay, hầu hết các

doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm kế toán. Việc kết hợp công nghệ Blockchain trên các phần

mềm kế toán sẽ giúp công tác kế toán tại các doanh nghiệp tối ưu hóa tính bảo mật, an toàn và

minh bạch của thông tin kế toán. Cụ thể, MISA đã phát triển Meinvoice.vn – giải pháp hóa đơn

điện tử ứng dụng Blockchain, ghi nhận toàn bộ trạng thái và cập nhật đầy đủ thông tin về hóa

đơn cho các bên tham gia có thể kiểm tra và xác thực thông tin.

Ông David Lyford Smith cho rằng Blockchain có thể coi là sổ cái kế toán – nơi mà giao

dịch được thực hiện bởi một bên tới mọi người trong cùng một mạng lưới bằng một phương thức

cực kỳ chính xác và bảo mật. Khi đó, không chỉ đảm bảo về tài sản và sự chấp thuận của người

khác mà cần chú trọng vào sự ràng buộc giữa bản ghi Blockchain và thế giới vật chất (rộng hơn

là việc phản ánh giá trị kinh tế thực của giao dịch blockchain).

6. KẾT LUẬN

Công nghệ Blockchain đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới cho ngành kế toán kiểm

toán. Công nghệ này đã và đang ngày một phát triển hơn trong tất cả các lĩnh vực. Có thể hiện

nay, Blockchain vẫn chưa chính thức thay thế việc làm trong ngành kế toán, kiểm toán, tuy nhiên

các kế toán và kiểm toán viên nên chủ động cập nhật, tiếp thu và ứng dụng công nghệ này và từ

đó xây dựng một chiến lược hợp lý trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Amy Vetter, Voices Blockchain is already changing accounting. Accountingtoday.com

(07/05/2018).

CPA Canada, the AICPA and UWCISA (2017), Blockchain Technology and Its Potential Impact

on the Audit and Assurance Profession

Deloitte Deutschland (2016), Blockchain Technology: A game-changer in accounting?

Trịnh Xuân Hưng, Tìm hiểu về công nghệ blockchain và ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực kế toán

- tài chính - ngân hàng, Tạp chí kế toán và kiểm toán, số T8/2018

Nguyễn Thanh Huyền (2018). Công nghệ Blockchain và những tác động đến lĩnh vực kế toán,

kiểm toán, số 687, tra 35-37, truy cập tại: http://lib.hcmulaw.edu.vn/opac/

WShowDetail.aspx?intItemID=65849.

https://tapchitienao.com/cong-nghe-blockchain-la-gi.html

Page 169: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

168

Giải pháp liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp

trong đào tạo kế toán, kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu

của cách mạng 4.0

Lê Thị Thu Hương

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.07 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 13/11/2019

Ngày nhận bài: 08/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 16/11/2019

Tóm tắt

Định hướng phát triển ngành Kế toán - kiểm toán Việt Nam được thể hiện rõ ràng theo

hướng hội nhập, với sự tham gia tích cực từ các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức phát triển

quốc tế và các công ty kiểm toán. Để tồn tại và phát triển trong xu thế cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0, Nhà trường không chỉ có sứ mệnh đào tạo nhân lực kế toán - kiểm toán đáp ứng nhu

cầu hiện tại mà còn phải có chiến lược đào tạo đón đầu xu thế phát triển. Để thực hiện được

nhiệm vụ này, không thể thiếu sự liên kết của cộng đồng doanh nghiệp và sự định hướng của các

cơ quan chức năng. Nhờ có kinh nghiệm là một giảng viên đại học, chuyên ngành kế toán - kiểm

toán, qua bài viết này tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp

hệ thống hoá các thông tin để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, đồng thời cũng sử dụng

các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như điều tra, thống kế toán học, phân tích tổng hợp số

liệu. Qua đó muốn nhấn mạnh tầm quan trọng và đưa ra một số giải pháp cụ thể cho từng chủ thể

tham gia mô hình liên kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo nhân lực ngành

kế toán - kiểm toán.

Từ khoá: Đào tạo, liên kết, nhà trường, doanh nghiệp.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Kế toán - kiểm toán là một nghề tồn tại song song với sự tồn tại của nền kinh tế. Do đó,

nhu cầu nhân lực của ngành này sẽ không bao giờ “bão hoà”, hay nói cách khác là luôn luôn

thiếu, để đáp ứng được sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

đang diễn ra rất nhanh và mạnh đến kinh tế, xã hội, môi trường trên toàn thế giới và tác động đến

tất cả các ngành, các lĩnh vực với tốc độ công nghệ đột phá chưa từng có trong lịch sử, trong đó

có cả lĩnh vực kế toán - kiểm toán. Vì vậy, để đáp ứng được những thay đổi đó thì ngành kế toán

- kiểm toán cũng phải có những chuyển biến để phù hợp trong đào tạo để tạo ra những cử nhân

kế toán - kiểm toán có đủ năng lực và trình độ về chuyên môn, đồng thời phải biết sử dụng công

nghệ để giải quyết công việc.

Page 170: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

169

Hiện nay, đào tạo kế toán - kiểm toán chủ yếu vẫn áp dụng theo phương pháp truyền

thống, tức là Nhà trường tự xây dựng chương trình đào tạo, kể cả lý thuyết và thực hành. Sản

phẩm là các sinh viên ra trường, được gửi tới các doanh nghiệp để làm việc, do đó không đáp

ứng được nhu cầu thực tế, đa phần các doanh nghiệp phải bổ sung và đào tạo lại. Để nâng cao

chất lượng và năng lực cạnh tranh của nhân lực ngành kế toán - kiểm toán trên thị trường trong

nước và ngoài nước, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ công nghệ số, thì cần sự nỗ lực từ nhiều

phía, trong đó có vai trò quan trọng của Nhà trường trong việc đào tạo nhân lực ngành kế toán -

kiểm toán. Sự liên kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo sẽ là một nội dung mới và

là hướng đi đúng đắn trong thời gian tới đối với nhân lực ngành kế toán - kiểm toán.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh, dựa trên việc

sử dụng internet kết nối vạn vật để chuyển hoá toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Cuộc cách

mạng này tác động mạnh mẽ và toàn diện đến kinh tế, xã hội, môi trường trên toàn thế giới và

tác động đến tất cả các ngành, các lĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Việt Nam

đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tất nhiên sẽ không nằm ngoài cuộc cách mạng

mang tính toàn cầu này.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi đối với ngành kế toán - kiểm toán cụ thể

như sau. Tác động của phân tích dữ liệu, bên cạnh excel thường được sử dụng trước đây, sự phát

triển của công nghệ sẽ cung cấp nhiều công cụ, phần mềm hiện đại hơn. Công nghệ đám mây.

Lưu trữ thông tin một cách realtime, khối lượng lớn và không bị giới hạn nhiều về bộ nhớ như

trước đây. Quy trình tự động hoá. Đa phần công việc của kế toán là những ghi chép đã chuẩn

hoá, do vậy công nghệ tự động hoá có thể thay thế bộ phận tài chính - kế toán nhiều trong các

công việc này. Trí thông minh nhân tạo. Bên cạnh công tác ghi chép (bookkeeping) đơn giản, trí

thông minh nhân tạo có thể thay thế con người cả với những nghiệp vụ kế toán phức tạp như

định giá, lập dự phòng. Qua đó, giúp giảm thiểu rất nhiều nhân sự. Công nghệ Blockchain.Liên

kết tất cả các dữ liệu của bộ phận tài chính - kế toán lại với nhau.

Thời kỳ công nghệ sẽ giúp cho kế toán viên, kiểm toán viên tại Việt Nam có thể thực hiện

công việc kế toán ở bất cứ đất nước nào trên toàn thế giới, thì ngược lại bất cứ kế toán viên, kiểm

toán viên ở quốc gia nào cũng có thể hành nghề ở Việt Nam. Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay

gắt trong lao động kế toán, nếu những sinh viên ngành kế toán - kiểm toán không được đào tạo

cơ bản kết hợp với những chương trình đào tạo mới thì khi ra trường khó có thể đáp ứng được vị

trí công việc ngay.

Trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 sẽ giúp cho những kế toán viên, kiểm toán viên

tiết kiệm được thời gian và công sức, khi thực hiện công việc kế toán nhờ sử dụng các phần mềm

kế toán như : MISA, FAST, VACOM… Nếu như trước đây kế toán phải thực hiện ghi chép các

nghiệp vụ kế toán vào sổ sách bằng tay, sau đó tổng hợp dữ liệu lập báo cáo tài chính sẽ mất

nhiều thời gian và độ chính xác không cao, thì nay kế toán viên đã thực hiện công việc kế toán

và có thể lập báo cáo tài chính dễ dàng với độ tin cậy cao.

Page 171: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

170

Đối với những kế toán viên - kiểm toán viên để nâng cao năng lực chuyên môn và khả

năng cạnh tranh, mở rộng phạm vi hành nghề, trong bối cảnh chung của thế giới thì cần phải

không ngừng học hỏi, cập nhật kiến thức, tham gia các lớp học đào tạo chứng chỉ hành nghề

quốc tế ACCA, CPA úc; Cần phải thường xuyên nâng cao trình độ công nghệ thông tin, tìm hiểu

và nghiên cứu một số phần mềm kế toán được các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều. Bên cạnh

đó, kế toán viên cũng phải thành tạo về phần mềm hoá đơn điện tử, do thời điểm bắt buộc áp

dụng hoá đơn điện tử theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, ngày 12/09/2018; Các kế toán viên

không những nắm vững chuyên môn mà còn phải nâng cao trình độ ngoại ngữ, để có thể làm

việc cùng với các kế toán ở các quốc gia khác trong quá trình hội nhập. Trong tương lai, các

doanh nghiệp cần các chuyên gia kế toán nhiều hơn là các kế toán viên, vì thế các kế toán phải là

người có trình độ chuyên môn kế toán cao, có khả năng làm việc độc lập, có bản lĩnh nghề

nghiệp vững vàng. Một mặt có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu quản trị của doanh nghiệp, mặt

khác họ phải chủ động đề xuất các giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thiện kế toán theo

hướng hiệu quả, chuyên nghiệp.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu lý luận, tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích đánh giá, hệ

thống hoá các số liệu về liên kết đào tạo giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo kế

toán - kiểm toán.

Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu. Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu được sử

dụng để thu thập, xử lý số liệu, đánh giá từ các văn bản, bài báo liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Phương pháp thống kê, căn cứ vào mục tiêu của đề tài, thống kê các số liệu từ các báo cáo của

các Trường, cơ sở đào tạo về kế toán, kiểm toán.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Mô hình liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong lĩnh vực kế

toán - kiểm toán

Mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là những hoạt động bao gồm sự

tương tác, hỗ trợ, giúp đỡ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm trong đào tạo giáo dục nhằm

hướng đến lợi ích của hai bên. Theo đó, Nhà trường là đại diện cho các trường cao đẳng, đại học

giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp là các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Hoạt

động liên kết đòi hỏi sự tương tác một cách tích cực và chủ động từ hai bên với hình thức trực

tiếp hoặc gián tiếp, mang tính cá nhân hoặc tổ chức của một đơn vị trường học với các doanh

nghiệp hoặc ngược lại.

Hình thức liên kết trong tuyển sinh, đào tạo: Có hai hình thức đào tạo trong nhà trường

theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp bao gồm: Đào tạo nguồn nhân lực của nhà trường theo đơn

đặt hàng hoặc ít nhất theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và xã hội. Theo hướng đào tạo

này, nhà trường cùng doanh nghiệp lên kế hoạch dài hạn, xác định mục tiêu và triển khai hướng

nghiệp đến học sinh khi còn học ở bậc trung học phổ thông. Quá trình đào tạo luôn có sự hợp tác

và góp ý từ phía doanh nghiệp.

Page 172: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

171

Đào tạo nguồn nhân lực do doanh nghiệp gửi đến. Theo đó, doanh nghiệp chủ động tuyển

sinh và tuyển dụng đào tạo với số lượng và điều kiện nhất định sau khi thỏa thuận hợp tác với

doanh nghiệp. Nhà trường đào tạo theo yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp trên cơ sở chương trình

đào tạo đã được thông qua.

Hai hình thức đào tạo này đòi hỏi cả Nhà trường và doanh nghiệp xác định mục tiêu và nội

dung đào tạo để thỏa mãn nhu cầu và năng lực của hai bên. Chương trình khung cần được biên

soạn với sự tham gia, phản biện của hai bên. Chất lượng đào tạo thực hành cũng cần có sự tham

gia hướng dẫn, đào tạo từ phía doanh nghiệp, việc phân bổ thời lượng với bố cục chương trình

do giảng viên nghiên cứu và thực hiện.

Phương pháp đào tạo thay đổi phù hợp thep hướng thu hẹp khoảng cách giữa Nhà trường

và doanh nghiệp theo phương thức: Thứ nhất, đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học. Theo đó,

người lao động vẫn tiếp tục đi làm vào ban ngày và đi học vào buổi tối hoặc cuối tuần. Thứ hai,

đi thực tập, tham quan, đi thực tế. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được tiếp xúc với thực tiễn

tại doanh nghiệp trong các khoảng thời gian từ 1 ngày (tham quan, đi thực tế), 5 tuần (thực tập

giữa khóa) đến 2 tháng (thực tập tốt nghiệp).

Hình thức liên kết trong lao động và nghiên cứu: Doanh nghiệp và Nhà trường phối hợp

trong việc đảm bảo số lượng nguồn nhân lực đào tạo và ổn định trong thời gian đào tạo khóa học.

Đội ngũ nghiên cứu, giáo dục của Nhà trường bao gồm giảng viên, cán bộ viên chức phụ trách, cán

bộ quản lý. Đội ngũ đào tạo, thực hành của doanh nghiệp bao gồm cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ

thuật, chuyên viên cao cấp. Những nguồn lao động này cần được trau dồi nâng cao nghiệp vụ tay

nghề thường xuyên, đảm bảo tính chuyên môn và năng lực giảng dạy, đào tạo nghề.

Quá trình lao động và nghiên cứu luôn mang tính phối hợp và lồng ghép. Phương thức hiệu

quả là giảng viên thực tế và là người lao động trực tiếp, gián tiếp tại doanh nghiệp hoặc dự án.

Cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp được giao lưu, nói chuyện và trải nghiệm với sinh viên để có

phương pháp hướng dẫn phù hợp với năng lực của sinh viên.

4.2. Thực trạng triển khai mô hình liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp

trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán

Mô hình đào tạo liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp được quy định bởi

Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ ban hành chương trình hành động

của Chính phủ. Hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán vẫn chưa đủ cung cấp,

theo thống kê có khoảng 400 trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam, hiện có tới hơn 200 trường

có đào tạo chuyên ngành kế toán và kiểm toán. Ở nhiều trường đại học kinh tế đào tạo chuyên

ngành kế toán và kiểm toán có đủ mọi hệ đào tạo và cấp bậc đào tạo, từ trung cấp, cao đẳng, liên

thông đại học, đại học chính quy, cao học và đào tạo tiến sĩ với đủ các hệ chính quy, tại chức,

đào tạo từ xa.

Một số cơ sở đào tạo đã tổ chức mô hình liên kết đào tạo với Doanh nghiệp trong lĩnh vực

kế toán - kiểm toán như:

Năm 2017, khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký kết dự án “Đào tạo thực hành”

với Công ty Kiểm toán và Định giá Thăng Long. Bên phía Công ty Kiểm toán và Định giá Thăng

Page 173: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

172

Long sẽ phối hợp tổ chức đào tạo các giờ thực hành cho sinh viên thuộc nhóm ngành kế toán, phân

tích, kiểm toán, nhằm gắn kết công tác đào tạo với công tác thực hành tại các doanh nghiệp, đồng

thời tạo cơ hội cho Sinh viên khoa Quốc tế có thể đáp ứng được yêu cầu ngay sau khi ra trường.

Năm 2018, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF) đã ký kết

hợp tác đào tạo cùng 27 doanh nghiệp, tương ứng với các ngành đào tạo của Nhà trường, trong

đó có kế toán - kiểm toán. Nội dung của hợp tác ký kết được tập trung vào các vấn đề như xây

dựng chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng nghề nghiệp, học bổng dành cho sinh viên vượt

khó học giỏi, thực tập và việc làm, hỗ trợ các cuộc thi chuyên môn, nghiên cứu khoa học và hoạt

động nghệ thuật, giảng dạy chuyên đề.

Trường Đại học Điện lực đã phối hợp với VACPA từ năm 2013 và sau 05 năm thực hiện,

năm 2018 lại tiếp tục ký kết liên kết đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kiểm toán. Những

việc cụ thể phải làm đối với các bên. Phía trường Đại học Điện lực cụ thể là Khoa Kinh tế &

Quản lý thì phối hợp với VACPA trong tổ chức thực hành môn học cho sinh viên kiểm toán theo

chương trình, quy trình đào tạo của Nhà trường; Cử sinh viên tham gia với vai trò tình nguyện

viên của VACPA trong các hoạt động của hội; Tham gia hỗ trợ VACPA trong chuẩn bị các tài

liệu chuyên môn, dịch sách về chuẩn mực về đạo đức cho kiểm toán viên.

Phía VACPA sẽ có các hoạt động hỗ trợ sinh viên kế toán - kiểm toán của Trường Đại học

Điện lực như: Thực hiện hỗ trợ các buổi Job tour cho sinh viên; giới thiệu sinh viên năm thứ 3

tham gia kiến tập trong thời gian nghỉ hè nhằm tăng cường kỹ năng nghề nghiệp; Tổ chức các

lớp học thực hành kiểm toán cho sinh viên ngành, chuyên ngành kiểm toán năm thứ 4; giới thiệu

sinh viên kiểm toán năm thứ 4 đi thực tập tốt nghiệp (8 tuần) tại các công ty kiểm toán; Cử các

chuyên gia tham gia các buổi talk show cho sinh viên của khoa, từ đó sinh viên có cái nhìn toàn

diện hơn về nghề nghiệp hoặc cập nhật các xu hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai; Cử

chuyên gia cùng tham gia các buổi hội thảo khoa học của các giảng viên trong khoa.

4.3. Đánh giá mô hình liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong lĩnh

vực kế toán - kiểm toán

4.3.1 Những lợi ích của mô hình liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp

trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán

a) Đối với Nhà trường

Nhà trường hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp chuyên nghiệp và bài bản, đứng với thực tế.

Từ đó, chương trình và nội dung đào tạo được sửa đổi phù hợp và nâng cao, nhanh chóng giải

quyết đầu ra cho Nhà trường, chất lượng về năng lực và trình độ của sinh viên thỏa mãn các tiêu

chí do doanh nghiệp và xã hội mong đợi.

Lực lượng giảng viên có cơ hội hợp tác và trao đổi về kinh nghiệm thực tế, nâng cao chất

lượng bài giảng. Đồng thời, thông qua các buổi hội thảo, nghiên cứu khoa học với sự giúp sức từ

phía doanh nghiệp, kiến thức và thực tiễn được mở rộng, tiếp cận nhanh chóng các thông tin về

công nghệ tiên tiến, xây dựng bài giảng đúng với mong đợi của xã hội và nhu cầu nhân lực trong

thực tiễn.

Page 174: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

173

Nâng cao uy tín và tạo tiếng vang tích cực cho Nhà trường thông qua những hoạt động ký

kết, hỗ trợ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn. Việc phối hợp với doanh nghiệp

trong đào tạo cũng giúp ích cho Nhà trường trong quá trình tự chủ và phát triển cơ sở vật chất

b) Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp luôn có cơ hội tuyển dụng được một đội ngũ nhân sự chất lượng, có chuyên

môn và kinh nghiệm thực tế, nhanh chóng làm việc và tạo hiệu quả tức thì. Đồng thời, doanh

nghiệp cũng không tốn kém cho việc đào tạo lại và thử việc nhân viên, giảm thiểu chi phí và rủi

ro và con người, vật chất và thời gian.

Hoạt động kinh doanh và phát triển chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao thông qua việc

nghiên cứu, từ đó đề ra những giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp áp dụng. Doanh nghiệp có

tiếng nói và có thể can thiệp về chương trình đào tạo thông qua hoạt động góp ý, đánh giá để

khắc phục những nhược điểm, góp phần cung cấp nhân sự có kiến thức phù hợp với doanh

nghiệp mong đợi. Doanh nghiệp có thể được quảng bá thương hiệu và phát triển hình ảnh trong

quá trình hợp tác, đầu tư và tham gia giảng dạy cùng nhà trường.

c) Đối với sinh viên

Sinh viên được học tập trong môi trường hiện đại, thiết thực, được gắn chặt giữa lý thuyết

và thực hành, thực tế. Sinh viên có thể hình dung và biết được năng lực, sở thích, sở trường của

mình ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Từ đó, sinh viên có cơ hội khảo sát thực tiễn bản thân

tiếp cận học bổng và tổ chức tuyển dụng, nhận công việc ngay khi có thể.

Sinh viên nhanh chóng tiếp cận với các doanh nghiệp thực tập thay vì phải tìm kiếm mất

rất nhiều thời gian và không phù hợp. Sự gắn kết và hiểu biết giữa các bên giúp sinh viên định

hướng được nên đầu vào đơn vị nào để thực tập và cống hiến. Bên cạnh đó, sinh viên cũng mở

rộng mối quan hệ của mình.

4.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Mặc dù công tác đào tạo liên kết giữa Nhà trường và doanh nghiệp trong lĩnh vực kế toán -

kiểm toán được coi trọng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và đã được nhiều cơ sở đào tạo áp

dụng và đạt được nhiều kết quả, hầu hết các cơ sở đào tạo có sự liên kết đào tạo với doanh

nghiệp thì khi sinh viên ra trường đều được đánh giá cao về năng lực, có sự phát triển nghề

nghiệp tốt và thích ứng với môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn tồn

tại một số hạn chế, số lượng các cơ sở đào tạo liên kết đào tạo với Doanh nghiệp vẫn ít, chưa

phát huy hết khả năng, chưa liên kết cùng lúc với nhiều doanh nghiệp, việc liên kết chưa theo

chiều sâu, chưa thật sự gắn kết giữa các bên liên quan, sinh viên chưa được tiếp cận hay thực

hành trực tiếp trên chứng tế kế toán, phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đối với

sinh viên ngành kiểm toán. Bên cạnh đó, tỉ lệ sinh viên có trình độ ngoại ngữ đáp ứng được với

nhu cầu tuyển dụng của các công ty kế toán - kiểm toán quốc tế thì ít, chưa đạt được mặt bằng

chung của khu vực, số lượng kế toán, kiểm toán viên nắm vững các thông lệ và nguyên tắc quốc

tế chưa nhiều, tư duy tích luỹ am hiểu về các vấn đề toàn cầu còn hạn chế, khó hội nhập sâu rộng

với đội ngũ nhân lực kế toán, kiểm toán quốc tế.

Page 175: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

174

5. KHUYẾN NGHỊ

Một số giải pháp nâng cao chất lượng liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong lĩnh

vực kế toán - kiểm toán để phù hợp với thay đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như sau:

Từ phía các cơ quan quản lý

Cần có cơ chế hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển hiệu quả của các mối quan hệ hợp tác

giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo như: cần có các quy chế, văn bản, tiêu chí cụ thể về mối

quan hệ với doanh nghiệp trong các cơ sở đào tạo, có các văn bản hướng dẫn các cơ sở đào tạo

thực hiện quy trình thiết lập, quy trình quản lý mối quan hệ với doanh nghiệp, có chính sách xem

xét hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo phù hợp và cụ thể.

Từ phía các cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo cần chủ động kết hợp với doanh nghiệp, nghiên cứu chương trình đào

tạo phù hợp với thực tiễn hành nghề, tích cực trong quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế

toán Việt Nam, tích cực trao đổi và tiếp thu kinh nghiệm từ các học viên ở những quốc gia có hệ

thống kế toán - kiểm toán phát triển. Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiệm cận với

chuẩn mực kế toán quốc tế ISA, IFRS. Mạnh dạn phối hợp và tăng cường hợp tác với ACCA,

CPA, CIMA để đổi mới giáo dục đào tạo. Tăng cường giảng dạy ngoại ngữ và ngoại ngữ chuyên

ngành để sinh viên có thể chuyển đổi sang bằng cấp quốc tế dễ dàng hơn.

Gia tăng liên kết để nghiên cứu chương trình đạt chuẩn. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan ban

ngành quản lý như Bộ Tài chính, Hội nghề nghiệp trong việc soạn thảo các chuẩn mực kế toán,

kiểm toán mới, qua đó giúp nhà trường đẩy nhanh việc đổi mới giáo trình một cách toàn diện và

phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đối với kế toán - kiểm toán trong thời kỳ công nghiệp 4.0 thì các

Trường đào tạo có thể đầu tư công nghệ giúp sinh viên có thể thực hành để có kinh nghiệm, có

được các kiến thức về những tác động xã hội tiềm ẩn của hệ thống tự động hóa, hệ thống thông

minh và cách giải quyết các vấn đề này. Thiết kế các phương thức, hoạt động hợp tác cụ thể giữa

Nhà trường và doanh nghiệp như phối hợp tư vấn cung cấp thông tin tới việc tham gia trực tiếp

vào quá trình đào tạo và kiểm tra đánh giá sinh viên. Các hoạt động hợp tác bao gồm, tổ chức các

hoạt động thỉnh giảng, seminar, tổ chức kiến tập cho sinh viên, phát triển các hoạt động thực tập

tại doanh nghiệp.

Từ phía các doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp

Các hiệp hội nghề nghiệp có thể phối hợp với các công ty, cơ sở đào tạo để tổ chức những

khóa học phù hợp với những nội dung như mã hóa, quản lý thông tin ở những nền tảng chia sẻ

được như điện toán đám mây và đánh giá những nhu cầu về kế toán theo thời gian thực tế của

các đối tượng khác nhau từ nhà quản trị doanh nghiệp, các cổ đông, người lao động, các cơ quan

phi chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và bên có lợi ích liên quan khác.

Hỗ trợ sinh viên khi thực tập, quá trình thực tập đóng vai trò quan trọng để sinh viên có thể

vận dụng được các kiến thức, kỹ năng được học tập tại trường lớp và hoà nhập tốt với môi

trường làm việc trong tương lai. Vì vậy, doanh nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp có thể tạo điều kiện

để các sinh viên có thể có được môi trường thực tập tốt nhất.

Page 176: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

175

6. KẾT LUẬN

Để quá trình đào tạo có chất lượng cao, tạo ra nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán có năng

lực đáp ứng được nhu cầu của xã hội, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc hợp tác

giữa các doanh nghiệp và Nhà trường là một tất yếu đặt ra, việc lựa chọn mô hình hợp tác trong

việc đào tạo thực hành hợp lý sẽ tạo ra tính hiệu quả trong công tác đào tạo nói chung của nhà

trường cũng như trong việc sử dụng lao động của doanh nghiệp. Tuy vậy, việc hợp tác giữa Nhà

trường và các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo sinh viên chuyên ngành kế toán - kiểm toán

phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vậy khi thực hiện các giải pháp phải thực hiện đồng bộ, để có

một kết quả như mong đợi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Báo cáo nghiên cứu vai trò của Nhà nước trong hợp tác trường

đại học và doanh nghiệp.

Nguyễn Đình Luận (2015), Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn

nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị,

Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 22 (32), Hà Nội.

Thông tư số 29/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã

hội quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.

Page 177: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

176

Nhận thức và định hướng của sinh viên kế toán với cách mạng

công nghiệp 4.0: Nghiên cứu tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Lương Thị Hân, Nguyễn Thị Ngọc Hiền

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.10 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 17/11/2019

Ngày nhận bài: 16/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 20/11/2019

Tóm tắt

Tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường tất yếu của các quốc gia nếu muốn

phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Nhận thức được điều đó, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các

ngành chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy vậy, mức độ chủ động tham gia

cuộc Cách ngày ở nước ta còn thấp. Có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân nhận thức

về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thống nhất, chất lượng

nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng. Với 285 phiếu điều tra và sử

dụng chủ yếu phương pháp thống kê mô tả với bộ dữ liệu sơ cấp thu thập được, mục đích của bài

viết này là kiểm tra nhận thức và định hướng về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sinh

viên kế toán tại Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Các phát hiện cho thấy phần lớn sinh viên

biết và đã nghe về Cách mạng công nghiệp 4.0 nhưng họ thiếu kiến thức chi tiết về vấn đề này.

Hầu hết sinh viên có ý kiến trung lập hoặc không thể hình thành nhận thức cụ thể về các khía

cạnh khác nhau của Cách mạng công nghiệp 4.0. Kết quả cũng cho thấy hầu hết các sinh viên rất

muốn biết thêm về Cách mạng công nghiệp 4.0. Từ những kết quả được phân tích, bài viết đưa ra

các đề xuất nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi nhận thức về Cách mạng công nghiệp 4.0 trong

sinh viên kế toán.

Từ khóa: Sinh viên kế toán, nhận thức, cách mạng công nghiệp, cách mạng công nghiệp 4.0

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, số hóa

và sinh học, tạo ra những khả năng hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đối với các hệ thống

chính trị, xã hội, kinh tế của thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên quy

mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và được dự báo làm thay

đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia đang đứng

trước những cơ hội và thách thức. Nhiều quốc gia đang phát triển đã bị lỡ cơ hội tận dụng các

Page 178: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

177

thành tựu của các cuộc cách mạnh khoa học kỹ thuật trước đó để phát triển đất nước. Vì thế,

Cách mạng công nghiệp 4.0 được cho là cơ hội “vàng” để các nước đang phát triển nắm bắt cơ

hội và vươn lên.

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, trong tương lai, các công việc lặp đi lặp lại, dựa trên các quy

tắc rất có thể sẽ được tự động hóa bởi hệ thống, máy móc hoặc robot như tài xế, phi công, đóng

gói, thu ngân, kế toán, thư ký kế toán; kiểm toán, thanh toán, đăng bài (Cục Thống kê Lao động

Hoa Kỳ, 2017). Điều này có nghĩa bản chất của các công việc trong tương lai chắc chắn sẽ thay đổi

do kết quả của Cách mạng công nghiệp 4.0. Sinh viên có thể không có được việc làm trong các

lĩnh vực đang theo học. Đây là một trong những thách thức đi kèm với Cách mạng công nghiệp 4.0

khi nó được áp dụng hoàn toàn ở Việt Nam. Do đó dũng cảm, sáng tạo và táo bạo là vũ khí khi

sinh viên đối mặt với những thách thức do Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.

Tại Việt Nam với mục tiêu tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công

nghiệp 4.0 đem lại cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại

hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học -

công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc

lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái. Mới

đây ngày 27 tháng 9 năm 2019 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52-NQ/TW về một số chủ

trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cụ thể, theo Nghị

quyết 52 của Bộ Chính trị đã thể hiện rõ quan điểm và sự quyết tâm của Đảng cộng sản Việt

Nam khi coi "chủ động, tích cực than gia cuộc CM 4.0 là yếu tố khách quan, coi đây là nhiệm vụ

có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và

toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng

đắn về nội hàm, bản chất của cuộc CMCN 4.0 để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó

là giải pháp đột phát mới bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát

triển kinh tế - xã hội".

Theo đó, CM4.0 đòi hỏi đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo

của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính

trị - xã hội; Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp

lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia; chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu;

chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; chính sách phát triển

nguồn nhân lực; chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên; chính sách hội nhập quốc

tế; chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các

tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong Nghị quyết 52 nêu rõ: “Rà soát tổng thể, thực

hiện đổi mới nội dung và chương trình giáo dục, đào tạo theo hướng phát triển năng lực tiếp

cận, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường công nghệ liên tục thay đổi và phát

triển; đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu. Đổi

mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số; lấy đánh giá của doanh nghiệp làm thước

đo cho chất lượng đào tạo của các trường đại học trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khuyến

khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số. Hình thành mạng học tập mở

Page 179: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

178

của người Việt Nam. Thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an

ninh mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận

thức, xây dựng văn hoá số trong cộng đồng” (Nghị quyết 52-NQ/TW, 2019).

Các trường đại học có sứ mệnh đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp

ứng nhu cầu lao động cấp thiết cho Cách mạng công nghiệp 4.0. Giáo dục phải tạo ra những sinh

viên tốt nghiệp có khả năng sáng tạo cao, làm chủ công nghệ, có khả năng phân tích, dự đoán. Vì

vậy, trong giáo dục và đào tạo, một số môn học sẽ phải ngừng giảng dạy thay thế vào đó là

những môn học cần thiết cho sự phát triển tất yếu như Robot, tự động hóa… bởi mong muốn của

chính phủ là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhiều sinh viên ra trường có nguy cơ không

tìm được việc làm. Tuy nhiên Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mang lại rất nhiều cơ hội cũng

như lợi ích nếu họ biết tận dụng cơ hội và chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0

Phần tiếp theo của bài viết sẽ tập trung làm rõ nhận thức và định hướng của sinh viên trước

Cách mạng công nghiệp 4.0 từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về cuộc

Cách mạng công nghiệp 4.0 cho sinh viên.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Cách mạng cộng nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của

chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh

để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong

Ngày 20/01/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại

thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”,

thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 2.500 quan khách từ hơn 100 quốc gia

bao gồm các CEO và nhân vật nổi tiếng... Khái niệm Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay

Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã được làm rõ tại diễn đàn này.

Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới:

"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản

xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách

mạng lần thứ 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc

Cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ

lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". Theo ông Klaus Schwab, tốc

độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các

cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải

là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và

chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống

sản xuất, quản lý và quản trị

Theo từ điển Oxford, Cuộc cách mạng công nghiệp được định nghĩa là sự phát triển nhanh

chóng của ngành công nghiệp xảy ra ở Anh vào cuối thế kỷ 18 và 19, và nhanh chóng lan rộng

khắp thế giới. Nó được bắt đầu bằng việc giới thiệu máy móc và sau đó được đặc trưng bởi việc

sử dụng năng lượng hơi nước để cơ giới hóa sản xuất (cuộc cách mạng thứ nhất), sử dụng năng

lượng điện để tạo ra sản xuất hàng loạt hàng hóa sản xuất (cuộc cách mạng thứ hai) và sử dụng

công nghệ thông tin và điện tử để tự động hóa sản xuất (cuộc cách mạng thứ ba).

Page 180: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

179

Cách mạng công nghiệp 4.0 không giống với các cuộc cách mạng trước đây vì nó được đặc

trưng bởi sự hợp nhất của các công nghệ liên quan đến phạm vi vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

Cách mạng công nghiệp 4.0 là một tiến bộ công nghệ bao gồm xu hướng tự động hóa và trao đổi

dữ liệu mới nhất như hệ thống vật lý không gian mạng, Internet vạn vật, điện toán đám mây và

điện toán nhận thức. Nó còn được gọi là "nhà máy thông minh", nơi các quy trình vật lý được

giám sát bởi hệ thống công nghệ và việc ra quyết định được phân cấp. Điều này sẽ dẫn đến tăng

năng suất. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại tác động lớn cho toàn thế giới vì nó ảnh

hưởng đến cách sống, làm việc, vui chơi, giao tiếp xã hội.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ

thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo

(AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công

nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy

vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng

tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự

lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions) và công nghệ nano. Hiện, Cách mạng Công nghiệp

4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ

hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.

Trong thời gian tới cách mạng công nghiệp 4.0 cũng được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến nhiều

ngành nghề trong đó có nghề kế toán. Cuộc cách mạng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kế toán theo

nhiều cách khác nhau và mang lại cả lợi ích và rủi ro cho kế toán. Các công việc văn phòng hỗ

trợ như nhập dữ liệu và lưu giữ sổ sách, sẽ có dự báo về nhu cầu giảm do thay thế bằng AI và gia

công toàn cầu. Trong khi loại công việc liên quan đến lập kế hoạch quản lý và sản phẩm cũng

như nghiên cứu và phát triển có thể có nhu cầu tăng lên. Trong Cách mạng công nghiệp 4.0, kế

toán sẽ tham gia ít hơn vào các hoạt động tự động mà cần tập trung nhiều hơn vào các chiến lược

lớn của các công ty. Do đó, để duy trì nhu cầu mạnh mẽ, họ cần trang bị cho mình nhận thức và

kiến thức về phát triển các kỹ năng mới.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trước đây tập trung vào nhận thức của những người

quản lý và vào ngành công nghiệp sản xuất, ít đề cấp đến nhận thức trong Cách mạng công

nghiệp 4.0, đặc biệt là sinh viên. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, không có nghiên cứu nào

được thực hiện liên quan đến nhận thức về Cách mạng công nghiệp 4.0. Do đó, bài viết này có

thể thu hút nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề này trong tương lai.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sinh viên là một trong những nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định thành công Cách

mạng công nghiệp 4.0. Vấn đề đặt ra là sinh viên hiểu thế nào về Cách mạng công nghiệp 4.0?

Sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của cuộc cách mạng mới này chưa? Và họ phải làm

gì cho những thay đổi mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại? Vì lý do đó bài viết cố gắng đi

giải quyết và làm rõ những nội dung trên.

Nghiên cứu sử dụng một bảng câu hỏi, bao gồm hai phần, để thu thập dữ liệu. Phần I người

được khảo sát sẽ cung cấp các thông tin cá nhân như giới tính, năm theo học. Phần 2 được thiết kế

với 22 câu hỏi, trong đó 3 câu hỏi đầu nhằm mục đích tìm hiểu sinh viên kế toán đã biết về Cách

Page 181: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

180

mạng công nghiệp 4.0 chưa? Biết qua nguồn thông tin nào? 19 Câu hỏi còn lại được thiết kế theo

thang đo Likert từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý) nhằm giải đáp câu hỏi hiểu biết của sinh

viên kế toán về Cách mạng công nghiệp 4.0, sự ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến

nghề kế toán và định hướng của sinh viên kế toán trước Cách mạng công nghiệp 4.0.

300 bảng câu hỏi đã được chuyển đến các sinh viên các khóa hiện đang theo học tại khoa

kế toán kiểm toán trường Đại học công nghiệp Hà Nội. Số phiếu thu về 290 phiếu, số phiếu hợp

lệ 285 phiếu đạt tỷ lệ 95%. Cỡ mẫu của nghiên cứu này được xác định dựa trên công thức n =

5*m trong đó n: Cỡ mẫu; m: Số lượng câu hỏi trong bảng hỏi. Công thức được đề xuất Dựa theo

nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998). Dữ liệu được phân tích bằng cách sử

dụng phần mềm SPSS, các phân tích chủ yếu là thống kê mô tả và tần số dựa trên các câu trả lời

4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH

Phần I với các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân. Kết quả phân tích cho thấy trong số

285 sinh viên kế toán tham gia khảo sát có 73 sinh viên năm thứ 1 chiếm tỷ lệ 25,6%; 72 sinh

viên năm thứ 2 chiếm tỷ lệ 25,3%; 70 sinh viên năm thứ 3 chiếm tỷ lệ 24,6%; 70 sinh viên năm

thứ 4 chiếm tỷ lệ 24,6%, đây là tỷ lệ hợp lý do số lượng sinh viên khảo sát ở các năm là khá đều

nhau, mang lại độ tin cậy cho nghiên cứu. Điều này được minh họa trong Bảng 1.

Bảng 1. Số lượng sinh viên tham gia khảo sát

Tần số Tỷ lệ (%)

Sinh viên năm 1 73 25.6

Sinh viên năm 2 72 25.3

Sinh viên năm 3 70 24.6

Sinh viên năm 4 70 24.6

Tổng 285 100.0

Ba câu hỏi đầu tiên của phần II tập trung các phát hiện liên quan đến thông tin của sinh

viên về Cách mạng công nghiệp 4.0. Đa số những người được hỏi (73.3%) đã nghe về Cách

mạng công nghiệp 4.0 và có kiến thức chung về nó. Khi được hỏi họ biết về Cách mạng công

nghiệp 4.0 qua nguồn thông tin nào? Phần lớn sinh viên trả lời biết về Cách mạng công nghiệp

4.0 thông qua Thầy/Cô; Sách, báo, mạng intrernet; Bạn bè; Khác. Có một tỷ lệ rất ít sinh viên

biết đến Cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua hội thảo. 76/285 sinh viên được khảo sát cho biết

họ chưa biết hoặc chưa từng biết đến đến sự tồn tại của cuộc cách mạng mới này. Đặc biệt phân

tích cho thấy 93% sinh viên được khảo sát có ý định và mong muốn được tìm hiểu thêm về cuộc

cách mạng mới này. Điều này được minh họa trong Bảng 2.

Bảng 2. Sinh viên biết và ý định tìm hiểu về Cách mạng công nghiệp 4.0

Tần số Tỷ lệ (%)

Chưa biết về CM 4.0 76 26.7

Đã biết về CM 4.0 209 73.3

Tổng 285 100.0

Page 182: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

181

Ý định tìm hiểu thêm về CM 4.0

Tần số Tỷ lệ (%)

Có ý định tìm hiểu thêm về CM 4.0 265 93.0

Không có ý định tìm hiểu thêm về CM 4.0 20 7.0

Tổng 285 100.0

Để thực hiện thành công cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Sinh viên, những người nắm

giữ và quyết định xu hướng phát triển của từng quốc gia cần phải hiểu biết sâu rộng nội dung

cũng như xu thế công nghệ mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, từ đó chủ động trong học

tập, nghiên cứu nâng cao sức sáng tạo, học tập và quan trọng hơn là làm chủ công nghệ.

Phần tìm hiểu về hiểu biết của sinh viên kế toán đối với Cách mạng công nghiệp 4.0 được

thiết kế với bảy câu hỏi về những nội dung cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0, được thiết kế

theo thang đo Likert từ 1 (rất không đồng ý) đến 5 (rất đồng ý), dữ liệu phân tích thể hiện qua

Bảng 3.

Bảng 3. Hiểu biết của sinh viên kế toán về Cách mạng công nghiệp 4.0

Min Max Mean

CM 4.0 sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho xã hội 1 5 4.26

CM 4.0 Máy móc và Robot làm việc một cách tự động 1 5 3.87

Máy móc và Robot sẽ thay thế con người trong các công

việc ít sáng tạo, lặp đi lặp lại, độc hại và nguy hiểm 1 5 4.16

CM 4.0 Máy móc và Robot làm được nhiều công việc

tinh vi mà con người đang phụ trách 1 5 4.01

Bảo mật là vấn đề quan trọng nhất trong CM 4.0 1 5 3.76

Chi phí ứng dụng CM 4.0 cho doanh nghiệp là rất lớn 1 5 3.69

CM 4.0 sẽ thay đổi mô hình kinh doanh giữa các ngành 2 5 3.75

Số quan sát hợp lệ 285

Theo kết quả ở bảng 3 thấy rằng hầu hết sinh viên được hỏi đồng ý rằng Cách mạng công

nghiệp 4.0 sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho tổ chức và xã hội. Nhận định này có căn cứ bởi tự

động hóa trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra năng suất và hiệu quả lao động cao hơn.

Sinh viên cũng cho rằng máy móc và Robot sẽ thay thế con người trong các công việc ít sáng

tạo, lặp đi lặp lại, độc hại và nguy hiểm. Bên cạnh đó bảo mật dữ liệu là mối quan tâm lớn nhất

trong Cách mạng công nghiệp 4.0 bởi công nghệ phát triển kết hợp với trí thông minh nhận tạo,

nguy cơ lộ thông tin, bị đánh cắp dữ liệu của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiêp là có thể xảy ra

va thường trực hàng ngày. Do vậy các chính sách mới, các quy định về việc bảo vệ dữ liệu và

ngăn chặn việc sử dụng trái phép dữ liệu phải được các chính phủ ban hành, phù hợp với sự phát

triển của Cách mạng khoa học 4.0, những hiểu biết khác về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

cũng được đại đa số sinh viên đồng ý.

Page 183: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

182

Phần tìm hiểu về ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến nghề kế toán được thể

hiện qua Bảng 4.

Bảng 4. Ảnh hưởng Cách mạng công nghiệp 4.0 đến nghề kế toán

Min Max Mean

Robot sẽ thay thế nhân viên kế toán trong tương lai 1 5 2.44

Mọi vấn đề về kế toán đều có thể giải quyết thông qua máy móc 1 5 2.57

Kế toán có thể sẽ thất nghiệp 1 5 2.92

CM 4.0 mang lại thay đổi lớn trong việc tuyển dụng kế toán 1 5 3.65

Robot không thể thay thế con người trong phán đoán và ra quyết định

kế toán 1 5 4.19

CM 4.0 mang lại nhiều cơ hội học tập hơn trong đó có kiến thức

chuyên ngành 1 5 4.37

Số quan sát hợp lệ

Vẫn còn sớm để khẳng định rằng các công việc của kế toán sẽ được tự động hóa hoàn toàn

trong Cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng chắc chắn một số công việc đơn giản và mang tính lặp

đi, lăp lại của kế toán sẽ được thay thế bởi máy móc. Tuy nhiên máy móc không thể thay thế

hoàn toàn cong người trong việc nhận định, phán đoán các xu thế kế toán và ra các quyết định,

hợp thời điểm, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Với những nhận định: Robot sẽ thay thế nhân viên kế toán trong tương lai, Mọi vấn đề về

kế toán đều có thể giải quyết thông qua máy móc, Kế toán có thể sẽ thất nghiệp mà nhóm nghiên

cứu đưa ra. Những sinh viên được hỏi không thể đưa ra ý kiến chính xác về tác động của Cách

mạng công nghiệp 4.0 đối với việc làm, nhưng hầu hết họ đều đồng ý rằng Cách mạng công

nghiệp 4.0 sẽ mang lại tác động rất lớn đối với việc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp kế toán.

Thách thức của sinh viên trong tương lai không phải do nhu cầu tuyển dụng giảm đi, mà do các

ứng viên không có đủ các kỹ năng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng như tính sáng tạo, chia sẻ

kinh nghiệm, khả năng phán đoán, phân tích và ra quyết định.

Phần cuối của bảng hỏi tập trung tìm hiểu những định hướng của sinh viên kế toán trước

Cách mạng công nghiệp 4.0, kết quả phân tích được thể hiện qua Bảng 5

Bảng 5. Định hướng của sinh viên kế toán trước Cách mạng công nghiệp 4.0

Min Max Mean

Sinh viên đang thiếu thông tin chi tiết về CM 4.0 1 5 3.91

Tìm hiểu về CM 4.0 là rất quan trọng đối với sinh viên 2 5 4.27

Tính sáng tạo là rất cần thiết trong học tập và làm việc 1 5 4.32

Không ngừng cập nhật kiến thức mới 2 5 4.50

Sinh viên phải thay đổi phương pháp học tập 1 5 4.27

Page 184: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

183

Nhà trường, giáo viên phải thay đổi chương trình đào

tạo và phương pháp giảng dạy phù hợp 1 5 4.40

Số quan sát hợp lệ 285

Kết quả phân tích cho thấy đa số sinh viên đồng ý rằng họ thiếu kiến thức và thông tin về

Cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này thể hiện sinh viên chưa chủ động trong việc tự tìm kiếm

thông tin, thậm chí chưa chủ động trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin lẫn nhau. Tuy nhiên họ

đã ý thức được việc phải tự thay đổi phương thức học tập và mong muốn trường học rà soát lại

chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng sinh viên bởi: Các

trường Đại học là nơi sẽ đào tạo và cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho Cách mạng

công nghiệp 4.0. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đa số sinh viên dự định tìm hiểu thêm về

Cách mạng công nghiệp 4.0, chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, điều đó cho thấy Sinh viên

có thái độ tích cực và mong muốn trở thành một phần của cuộc cách mạng, họ đang từng bước

chuẩn bị hành trang vững vàng để bước vào cuộc Cách mạng mới này.

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Bài viết đã bổ sung một góc nhìn mới cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

cho Cách mạng công nghiệp 4.0. Kết quả phân tích cho thấy phần lớn sinh viên kế toán có kiến

thức về Cách mạng công nghiệp 4.0, tuy nhiên hiểu biết còn chưa sâu điều này thể hiện một số

sinh viên chưa thể đưa ra ý kiến cụ thể, tỷ lệ sinh viên chưa biết đến Cách mạng công nghiệp 4.0

theo ý kiến nhà nghiên cứu còn tương đối lớn (26.7%). Nghiên cứu cũng cho thấy sinh viên thể

hiện thái độ tích cực, mong muốn được tìm hiểu thêm về Cách mạng công nghiệp 4.0. Chủ động

trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết để đương đầu với thách thức.

Dựa trên những phát hiện của bài báo, tác giả đưa ra một số khuyến Nghị nhằm nâng cao

hiểu biết và sự chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 của sinh viên, giảng viên nhằm

đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho xã hội.

Với các cơ sở đào tạo: Tổ chức các cuộc hội thảo về Cách mạng công nghiệp 4.0 cho

Giảng viên, sinh viên của trường nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Cách mạng

công nghiệp 4.0 về cơ hội và thách thức; về sự thay đổi của thị trường việc làm trong tương lai;

về sứ mạng của trường đại học trong chuẩn bị nguồn nhân lực bậc cao và tham gia tái cơ cấu thị

trường lao động. Chủ động tiếp cận với các làn sóng công nghệ giáo dục mới để triển khai đào

tạo cho phép người học chủ động lựa chọn, tự lập kế hoạch, đăng ký học các học phần trong

chương trình tích hợp. Xây dựng nhiều hơn nữa các lớp học trực tuyến, các bài giảng hay với

nhiều môn học phong phú và đa dạng. Rà xoát lại chương trình đạo tạo một cách kỹ lưỡng, đảm

bảo Sinh viên không còn phải học tập các học phần không cần thiết và những môn học, những

chuyên ngành đào tạo phù hợp với xu thế phát triển phải được đưa vào giảng dạy. Nâng cao cơ

sở vật chất để việc giảng dạy và học tập đạt kết quả cao nhất như phòng học, bố trí, xắp xếp bàn

học, các thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa sự kết nối với

các doanh nghiệp, hỗ trợ sinh viên thực tập có nhiều cơ hội thực hành nâng cao các kỹ năng giải

quyết vấn đề, suy luận logic, khả năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thích nghi nhanh qua đó dễ

dàng xin việc sau khi tốt nghiệp.

Page 185: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

184

Với giảng viên: Cần tạo động lực và khả năng học tập suốt đời và học tập liên tục cho

chính mình và cho sinh viên. Cần thay đổi tư duy và phương pháp giảng dạy học theo phương

pháp mới để người học vừa lĩnh hội được kiến thức, vừa biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.

Kết hợp giữa các phương pháp truyền thống (thuyết trình, đàm thoại, luyện tập...) với các

phương pháp mới (giải quyết vấn đề, dạy học tình huống, dạy học định hướng hành động...).

Đồng thời, vận dụng các phương pháp gắn với công nghệ hiện đại như dạy học trực tuyến

E-learning… Thay đổi cách thức chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để học tập vượt xa phạm vi lớp

học. Kiến thức có ở khắp mọi nơi, và việc học có thể diễn ra ở bất cứ khung cảnh nào.

Với Sinh viên: Thay đổi phương pháp học tập từ thụ động sang chủ động. Tăng khả năng

thích nghi với môi trường doanh nghiệp thông qua kinh nghiệm làm việc thực tế trong các đợt

kiến tập, thực tập tại các Doanh nghiệp. Trau dồi vốn ngoại ngữ để tiếp cận sâu rộng hơn với các

tri thức mới của nhân loại.

Hạn chế của nghiên cứu: Với phạm vi, đối tượng và thời gian thực hiện nghiên cứu hạn

chế, cùng với việc bảng hỏi còn chưa thực sự hoàn chỉnh, các đối tượng tham gia trả lời câu hỏi

còn chưa thấu hiểu một cách thống nhất, nghiên cứu mới thực hiện trên đối tượng là sinh viên Kế

toán trường Đại học Công nghiệp Hà Nội mà chưa thực hiện rộng rãi trên các sinh viên chuyên

ngành kế toán nói chung.

Hướng nghiên cứu tương lai: Trong tương lai tác giả mong muốn hoàn chỉnh bảng hỏi,

mở rộng đối tượng và phạm vi khảo sát để có kết quả phân tích có độ chính xác cao hơn, đưa ra

được những khuyến nghị thiết thực hơn nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp

cho xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Chính trị, 2019, Nghị quyết 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 về Một số chủ trương, chính sách

chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Đặng Quốc Bảo - Lê Thị Phương Hồng (2017). Xây dựng xã hội học tập trong thời đại cách

mạng công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí Giáo dục, số 412, 1-3.

Nguyễn Văn Bình (chủ biên) - Nguyễn Ngọc Anh - Phạm Lan Anh (2017), Việt Nam với cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ tư. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

Phạm Ngọc Trang (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 - Thực tiễn và thách thức đặt ra đối với

các trường đại học và đội ngũ giảng viên trẻ. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kỳ 2, 90-93.

Page 186: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

185

Công nghiệp 4.0: Khảo sát kỳ vọng của chuyên gia và hàm ý

cho đào tạo chuyên ngành kế toán kiểm toán

Lại Thị Thu Thủy, Hoàng Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Hồng Lam, Phạm Đức Hiếu

Đại học Thương mại

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.44 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 10/11/2019

Ngày nhận bài: 05/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 13/11/2019

Tóm tắt

Bài viết điều tra kỳ vọng của các chuyên gia (là các nhà tuyển dụng) đối với các ứng viên

là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán trên hai khía cạnh kiến thức và kỹ năng.

Kết quả nghiên cứu định tính đã chỉ ra sự thay đổi đáng kể về kỳ vọng của nhà tuyển dụng đối

với sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán trong môi trường Công nghiệp 4.0. Các nhà tuyển

dụng chia sẻ về khả năng không tìm được việc làm của lao động kế toán kiểm toán khi thiết bị và

máy móc điện tử dần thay thế các hoạt động của con người. Đồng thời, các chuyên gia này cũng

cho rằng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán cần tiếp tục học tập để rèn luyện

kiến thức và kỹ năng đặc biệt là kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin (CNTT) để đáp ứng

với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Do đó, cần có sự phối hợp của các giảng viên và

các trường đại học để áp dụng các thành tựu của Công nghệ 4.0 trong các hoạt động giảng dạy và

học tập của sinh viên. Bên cạnh mục tiêu khám phá về kỳ vọng của nhà tuyển dụng đối với sinh

viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán, nghiên cứu còn góp phần hiểu thêm về quan điểm của các

giảng viên và trường đại học trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập để sinh viên

chuyên ngành kế toán, kiểm toán có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao

cho xã hội.

Từ khóa: Công nghiệp 4.0, Kỳ vọng của nhà tuyển dụng, Kế toán, kiểm toán.

1. GIỚI THIỆU

Theo từ điển Oxford, cách mạng công nghiệp (CMCN) được định nghĩa là sự phát triển

nhanh chóng của công nghiệp xảy ra lần đầu tiên vào cuối TK 18 và đầu thế kỷ 19 ở Anh, và sau

đó nhanh chóng lan ra toàn thế giới. Cuộc CMCN bắt đầu bằng việc giới thiệu máy móc, sau đó

được nhận biết bằng việc sử dụng năng lượng của máy hơi nước với động cơ đốt trong (CMCN lần

1), sau đó là việc sử dụng năng lượng điện với động cơ điện để chế tạo ra số lượng lớn sản phẩm

và hàng hóa (CMCN lần 2), tiếp theo là việc sử dụng công nghệ điện tử - tin học và tự động hóa

sản xuất (CMCN lần 3).

Page 187: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

186

Trong khi đó CMCN lần thứ 4 hay còn được gọi là CMCN 4.0 không giống như các cuộc

cách mạng trước trong quá khứ ở chỗ đó là sự kết nối của công nghệ trong thực thể vật chất, số

hóa và công nghệ sinh học. CMCN 4.0 là sự tiến bộ của kỹ thuật liên quan tới xu hướng mới

nhất của tự động hóa và trao đổi dữ liệu như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây và máy

học. CMCN 4.0 còn được gọi là “công nghệ thông minh”, nơi mà các quá trình vật lý được kiểm

soát bởi hệ thống công nghệ và việc ra quyết định được phi tập trung hóa. Điều này đã làm tăng

năng suất lao động. CMCN 4.0 đã có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc tới thế giới và tới cả cuộc

sống của con người trong lao động, giải trí và giao tiếp xã hội.

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, trong tương lai các công việc có tính lặp lại, dựa trên các

nguyên tắc có tính khuôn mẫu và ổn định sẽ có nhiều khả năng được tự động hóa. Hơn 95%

những công việc như vậy sẽ bị thay thế bởi máy móc, trí tuệ nhân tạo và người máy. Các công

việc đó là thu ngân, ghi chép sổ sách, lập hóa đơn bán hàng, lập hóa đơn tính tiền và thu tiền của

khách hàng (US Bureau of Labour Statistics, 2017). Điều đó có nghĩa là bản chất của một số

ngành nghề trong tương lai chắc chắn sẽ thay đổi như là kết quả của CMCN 4.0. Vì thế, sinh

viên đang học tại các trường dạy nghề, cao đẳng và đại học có liên quan có thể sẽ không tìm

được việc làm trong các lĩnh vực mà họ đang học tập. Đây là một thử thách gắn liền với CMCN

4.0 khi nó được áp dụng đầy đủ ở một quốc gia. Bởi vậy, sinh viên cần được khuyến khích để

trang bị và chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, ứng xử cần thiết cho việc đối mặt với các thử thách của

CMCN 4.0.

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu kỳ vọng của nhà tuyển dụng về kiến thức và kỹ năng đối

với các ứng viên là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Ngoài ra, nghiên cứu

cũng tìm hiểu về các hoạt động giảng dạy và học tập nhằm giúp sinh viên chuyên ngành kế toán,

kiểm toán sẵn sàng cho Công nghiệp 4.0. Những phát hiện của nghiên cứu này hy vọng sẽ cung

cấp thông tin có giá trị cho các trường đại học và giảng viên trong việc đổi mới phương pháp

giảng dạy và học tập để sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán có thể nâng cao

khả năng tuyển dụng, đáp ứng kỳ vọng của thị trường lao động hiện tại về nguồn nhân lực kế

toán, kiểm toán chất lượng cao.

2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Lựa chọn người tham gia phỏng vấn

Với mục tiêu tìm hiểu kỳ vọng của nhà tuyển dụng về kiến thức và kỹ năng của sinh viên

chuyên ngành kế toán, kiểm toán nên nghiên cứu định tính với phỏng vấn chuyên gia được lựa chọn.

Dựa trên mối quan hệ cá nhân, trong điều kiện giới hạn về thời gian của các bên tham gia

nên chỉ có hai (02) kế toán viên, hai (02) kiểm toán viên, hai (02) giảng viên kế toán kiểm toán

từ một trường đại học công lập và một (01) chuyên gia từ Bộ Tài chính đã tham gia vào nghiên

cứu này. Mẫu lựa chọn phù hợp với nghiên cứu khám phá và đảm bảo được tính đại diện cho các

bên: cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo, và nhà tuyển dụng kế toán, kiểm toán.

Vì lý do bảo vệ thông tin cá nhân, chúng tôi đã mã hóa các chuyên gia tham gia trả lời

phỏng vấn như sau: hai kế toán viên KTV N và KTV B hiện đang làm việc cho một công ty niêm

yết và một công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; hai kiểm toán viên là KiTVG và KiTV M

Page 188: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

187

hiện đang làm việc tại các công ty kiểm toán độc lập. Cả bốn chuyên gia thực tế đều trên 45 tuổi

và có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc. Do đó, họ được coi là phù hợp để cung cấp các quan

điểm khác nhau của nhà tuyển dụng về ‟kỳ vọng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán”.

Các giảng viên đã được chọn do kinh nghiệm của họ trong cả thực tiễn và giảng dạy kế

toán, kiểm toán. Các giảng viên là GV H và GV L, cả hai đều trên 35 tuổi. Chuyên gia T từ Bộ

tài chính hiện đang theo dõi mảng kế toán kiểm toán. Tất cả những người tham gia đều nhận thức

được các đặc điểm riêng của Công nghiệp 4.0. Những người tham gia được liên hệ dựa trên kiến

thức cá nhân và kinh nghiệm của họ trong thực tế cũng như trong lĩnh vực giảng dạy.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấnđược sử dụng vì phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Các cuộc

phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện, do đó cho phép thảo luận cá nhân được thực hiện cùng

với khảo sát. Theo cách này, nghiên cứu sẽ thu được các quan điểm và thông tin chủ quan chi tiết

về chủ đề nghiên cứu từ những người tham gia (Mayring, 2010).

Bảng câu hỏi mở được phát triển trên cơ sở thảo luận với một nhóm các giảng viên có kinh

nghiệm trong giảng dạy kế toán kiểm toán. Bảng hỏi bao gồm bốn phần, cụ thể là các câu hỏi cá

nhân về những người tham gia, về Công nghiệp 4.0 nói chung, về các thách thức mà kế toán,

kiểm toán phải đối mặt và về các chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của Công nghiệp 4.0.

2.3. Thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu

Việc phỏng vấn được thực hiện vào tháng 7-8/2019. Dàn ý câu hỏi đã được gửi cho những

người tham gia trước khi phỏng vấn để họ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình thảo luận. Cuộc phỏng

vấn đầu tiên được thực hiện với các kế toán viên, tiếp theo là cuộc phỏng vấn thứ hai với các

kiểm toán viên để xác định kỳ vọng của họ về sinh viên tốt nghiệp kế toán trong kỷ nguyên Công

nghiệp 4.0. Sau đó, các cuộc phỏng vấn được thực hiện với các giảng viên và chuyên gia từ Bộ

Tài chính. Điều này cho phép nhóm tác giả thông báo cho các giảng viên về những kỳ vọng của

kế toán viên và kiểm toán viên và xác định các cách để thực hiện những mong đợi đó.

Sau khi hoàn thành việc thu thập dữ liệu, các cuộc phỏng vấn đã được ghi lại và sau đó

được chuyển thành văn bản. Tiếp đó, các kết quả văn bản được cấu trúc và phân loại theo các

chủ đề chính, theo sau là một mã hóa cụ thể. Quá trình mã hóa dẫn đến một hệ thống danh mục,

sau đó được sử dụng để cấu trúc và hướng dẫn quy trình đánh giá dữ liệu thông tin.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích mã hóa dẫn đến một hệ thống danh mục cung cấp năm chủ đề chính: Thời hạn

CMCN 4.0 tác động toàn diện, Thay đổi môi trường làm việc, Thay đổi hồ sơ công việc, Thay

đổi cách thức tác nghiệp và Hệ quả xã hội. Các chủ đề này tương tự như các chủ đề được cung

cấp trong Bonekamp và Sure (2015).

3.1. Thời hạn CMCN 4.0 tác động toàn diện

Các chuyên gia được phỏng vấn đã chia sẻ quan điểm rằng có thể mất nhiều thập kỷ thay

vì nhiều năm trước khi Công nghiệp 4.0 phát triển đầy đủ giữa các công ty ở Việt Nam. Tất cả

Page 189: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

188

đều đồng ý rằng tính chất công việc trong kiểm toán sẽ dần thay đổi và phạm vi công việc của họ

sẽ liên quan đến việc sử dụng các công nghệ. Theo ghi nhận của KiTV G: “Sự thay đổi trong

cách thức kiểm toán được tiến hành dần dần. Trước đây, hầu hết các công việc kiểm toán đều

được thực hiện thủ công, bây giờ một số bước kiểm toán đã được thực hiện với việc sử dụng máy

tính. Ví dụ, chọn mẫu được thực hiện với sự trợ giúp của hệ thống. Tương tự với kế toán, trước

đây việc ghi sổ kế toán được thực hiện thủ công, bây giờ phần mềm kế toán đã thay thế việc đó”.

Ngoài ra, bối cảnh tương lai của môi trường kế toán và kinh doanh vẫn chưa chắc chắn do

sự phát triển không ngừng của máy tính và công nghệ. KiTV M chia sẻ: "Nói chung, sự thay đổi

củamáy tính và công nghệ diễn ra cứ sau 1,5 đến 2 năm. Thay đổi theo từng phiên bản, làm cho

thế giới hiện đại và tinh vi hơn. Tương tự như vậy trong kế toán và kiểm toán, trước đây không

có phần mềm kế toán nhưng bây giờ chúng tôi có phần mềm kế toán. Những thay đổi đang diễn

ra ngày hôm nay, một thời gian trước chúng tôi nghĩ rằng điều đó là không thể. Ví dụ, khi tôi bắt

đầu làm kiểm toán viên, không có hệ thống nào gọi là phần mềm kiểm toán như các phần mềm

được sử dụng ngày nay. Nhưng bây giờ, sau 20 năm kiểm toán, có phần mềm kiểm toán ExP,

ACL là các phần mềm kiểm toán được nâng cấp liên tục theo thời gian”.

KTV N lưu ý “Tương tự như vậy, trong kế toán, trước đây các công ty nước ngoài có trụ

sở ở nước ngoài không thể cung cấp dịch vụ chuẩn bị tài khoản cho công ty của chúng tôi ở Việt

Nam. Bây giờ có các công ty ở Singapore cung cấp cho các công ty của chúng tôi dịch vụ chuẩn

bị tài khoản ở Việt Nam. Do đó, chúng tôi không biết mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào trong tương

lai. Có thể các công việc kiểm toán sẽ không yêu cầu dịch vụ của con người. Có thể máy móc và

phần mềm sẽ thay thế con người”.

Chuyên gia từ Bộ Tài chính cho rằng: “Có rất nhiều đánh giá khác nhau theo nhiều tiêu

chí, phương pháp thực hiện của các tổ chức trong và ngoài nước. Tôi xin dẫn ra số liệu dựa trên

kết quả khảo sát của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), có thể đánh giá ảnh

hưởng của Công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán như sau. Về mức độ quan tâm có

hơn ½ KiTV quan tâm cao và chỉ hơn 10% KiTV quan tâm đặc biệt. Điều đáng cảnh báo có đến

5% số người không và ít quan tâm đến Công nghiệp 4.0 là gì? Đồng thời 1/3 KiTV cho rằng

Công nghiệp 4.0 là vấn đề bình thường như mọi việc khác. Đa số các KiTV không nhận thấy và

thấy ít, rất ít bị tác động bởi Công nghiệp 4.0 hoặc đón nhận việc này theo phản ứng “trung

lập” xem vấn đề này là bình thường. Còn một số KiTV khác chưa hiểu rõ về Công nghiệp 4.0 sẽ

tác động ra như thế nào đến lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán. Về mức độ tác động, theo

khảo sát có 67% các công ty kiểm toán, KiTV cho rằng Công nghiệp 4.0 đang và sẽ tác động lớn

đến ngành nghề kế toán, kiểm toán; 5% nhận thức được Công nghiệp 4.0 sẽ tác động làm biến

đổi sâu sắc đến toàn ngành nghề trong tương lai không xa; có đến 25% các công ty kiểm toán,

KiTV cho rằng Công nghiệp 4.0 chỉ tác động bình thường như yếu tố khác hiện đang tác động

đến công việc của họ (như cạnh tranh giá phí, các kỹ thuật kế toán - kiểm toán truyền thống,

tuân thủ chuẩn mực, chính sách chế độ…); Có đến 3% cho rằng Công nghiệp 4.0 tác động rất ít

đến công việc mà họ đang cung cấp cho khách hàng”.

3.2. Thay đổi trong môi trường làm việc

Về môi trường làm việc, những người tham gia đồng ý rằng các hoạt động đơn giản, được

tiêu chuẩn hóa cao của con người như chuẩn bị các tài khoản được thực hiện thủ công sẽ bị loại

Page 190: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

189

bỏ và thay thế bằng hệ thống máy tính. Do đó, có một thỏa thuận rằng các công nghệ 4.0 sẽ

không chỉ loại bỏ việc làm mà còn tạo ra những công việc mới. Những người tham gia cũng

đồng ý rằng do sự ra đời của các hệ thống máy tính Công nghiệp 4.0, các hoạt động sẽ trở nên

minh bạch hơn cho các nhà quản lý để giám sát mặc dù họ sẽ đặt ra những thách thức cho sinh

viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán kiểm toán về khả năng áp dụng và sử dụnghệ thống máy

tính của Công nghiệp 4.0. KTV B bình luận: “Các quy trình lặp đi lặp lại và định kỳ cũng được

thay thế bằng các hệ thống tính toán hoặc chạy quy trình kế toán thủ công. Ví dụ: các tính toán

về khấu hao hàng tháng, hệ thống sẽ tự động tính toán mức khấu hao của từng tài sản mỗi tháng,

điều duy nhất cần được đưa vào hệ thống là thông tin liên quan đến tài sản, như thời gian sử

dụng hữu ích, phương pháp khấu hao”.

Bên cạnh đó, các giảng viên cũng cho biết nhận thức của họ về mức độ thay thế các hoạt

động của con người bằng các thiết bị điện tử và máy móc. Các giảng viên cho rằng công việc của

họ đã và đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi CNTT. Do đó, kịch bản này đã hướng các sinh viên tốt

nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toántheo hướng sử dụng CNTT thay vì dựa vào các phương

thức dạy và học truyền thống. GV H chia sẻ: “Trong quá trình giảng dạy chẳng hạn, các ghi chú

của giảng viên có thể được tải lên một hệ thống mạng nội bộ hoặc trang web. Theo cách này,

sinh viên có thể truy cập và không bị gánh nặng phải mang theo những chiếc túi lớn chứa đầy tài

liệu. Việc tìm kiếm thông tin cũng sẽ nhanh hơn bằng cách nhập các từ khóa liên quan vào hệ

thống. Giảng viên cũng không cần phải mang tài liệu là giấy, hoặc giáo trình. Quan trọng hơn,

quá trình tìm kiếm cũng nhanh hơn... Với báo cáo tài chính của các công ty niêm yết (có sẵn trên

trang web cafef.vn), các giảng viên chia sẻ với sinh viên về cách sử dụng các thông tin này. Để

ghi lại và đánh giá sự tham dự của sinh viên, các giảng viên có thể sử dụng phần mềm quét nhận

diện trong đó phần mềm này cho phép các giảng viên ghi lại và phân tích sự tham dự của sinh

viên mà không cần mang theo danh sách lớp. Việc điều tra, khảo sát có thể được thực hiện bằng

cách sử dụng "biểu mẫu Google" bằng cách đăng các câu hỏi thông qua nhóm Whatsapp,

Facebook, email hoặc tài khoản twitter... Người trả lời có thể gửi câu trả lời ngay lập tức và

mẫu Google có thể tiến hành phân tích dữ liệu”.

Các chuyên gia kết luận rằng các Công nghiệp 4.0 cũng sẽ tăng cường khả năng truy suất

của quá trình, do đó, làm cho quy trình làm việc linh hoạt hơn. Quá trình tìm kiếm thông tin sẽ

trở nên dễ dàng hơn nhiều với sự sẵn có của các hệ thống. Những người tham gia đồng ý, rằng

các hệ thống sẽ giảm bớt gánh nặng của họ trong việc tìm kiếm thông tin mà không gặp nhiều

rắc rối. Như KTV N đã lưu ý: "Bây giờ, quá trình tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng và nhanh

chóng hơn với sự trợ giúp của hệ thống. Ví dụ, nếu tôi muốn biết tên của nhà cung cấp đồ nội

thất cho công ty chỉ bằng một cú nhấp chuột vào giao dịch liên quan, thông tin về nhà cung cấp

đã được biết. Với hệ thống, chúng tôi không cần phải xuống cửa hàng chứa hóa đơn của nhà

cung cấp, điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian”.

KTV B nhận định: “Với CNTT, công việc có thể được thực hiện một cách linh hoạt hơn,

nơi không có khu làm việc riêng được chỉ định cho nhân viên, ví dụ như văn phòng Digi Việt

Nam. Nhân viên có thể làm việc từ bất cứ nơi nào như quán cà phê, miễn là có sẵn máy tính và

internet. Công việc cũng có thể được thực hiện từ nhà. Một ví dụ khác là không có nơi làm việc

Page 191: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

190

riêng cho nhân viên nên những người đến làm việc muộn sẽ phải sử dụng nơi làm việc gần sếp.

Điều này gián tiếp khuyến khích người lao động đúng giờ”.

Nhóm chuyên gia từ các kế toán viên, kiểm toán viên đồng ý rằng Công nghiệp 4.0 yêu cầu

sinh viên tốt nghiệp kế toán tập trung hơn vào khả năng CNTT. Điều này là do nhiều công việc

trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 hiện đang được thực hiện bởi con người sẽ được thay thế bằng

phần cứng và phần mềm CNTT. Kết quả là điều này sẽ tạo ra sự hợp tác chặt chẽ giữa người lao

động và máy móc. Điều này chỉ ra rằng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, kiểm toán

cần phải am hiểu về CNTT để duy trì nhu cầu của họ. KTV N đưa ra ý kiến của mình: “Trong

thời đại này, công việc trước đây được thực hiện bởi con người và báo cáo trên giấy giờ đây có

thể được thực hiện với CNTT, ví dụ như báo cáo quản lý hàng tháng liên quan đến hiệu suất của

công ty. Trước đây, báo cáo sẽ được in và trình bày thực tế trong các cuộc họp quản lý. Hiện

nay, báo cáo KPI trực tuyến được nhiều công ty sử dụng, báo cáo hàng tháng sẽ được thực hiện

ảo, trực tuyến. Điều này sẽ giúp đưa ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn”.

Nhóm chuyên gia là các giảng viên nhận thức được các yêu cầu về CNTT trong kỷ nguyên

Công nghiệp 4.0. GV H giải thích: “Bây giờ, nhân viên cần phản ứng nhanh hơn với các hệ

thống hiện có. Việc sử dụng rộng rãi các hệ thống này sẽ giúp làm việc dễ dàng hơn và quan

trọng hơn sẽ dẫn đến đầu ra hiệu quả hơn. Ví dụ, trong việc giảng dạy các môn học kế toán ngày

nay, các chương trình khác nhau trên internet có thể giúp các giảng viên trong quá trình giảng

dạy và học tập. Chương trình này không chỉ cung cấp một phương pháp đánh giá nhanh hơn mà

còn thu hút các sinh viên có nhiều khả năng và quan tâm đến CNTT và các tiện ích”.

GV L ủng hộ quan điểm của GV H: “Để khuyến khích các sinh viên tích cực hoạt động

trong lớp học, chúng tôi có thể sử dụng phần mềm "Kahoot" để có thể giúp khuyến khích sinh

viên hoạt động tích cực trong lớp học. Với điều này, một giảng viên cần có nhiều kỹ năng CNTT

và hiểu biết về CNTT để thích nghi và sử dụng CNTT để hỗ trợ anh ta trong quá trình giảng dạy

và học tập”.

Xét về mối quan hệ mới giữa lập kế hoạch và thực thi nhiệm vụ, với công nghệ CNTT

trong Công nghiệp 4.0, nhóm chuyên gia từ các kế toán viên, kiểm toán viên thừa nhận thực tế

rằng công nghệ CNTT sẽ giúp lập kế hoạch hiệu quả hơn. Điều này cung cấp một dấu hiệu cho

thấy sinh viên tốt nghiệp kế toán phải là người am hiểu về công nghệ. Theo ghi nhận của KTVB:

“Với CNTT, việc giám sát từng kế hoạch được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Và quan

trọng nhất, trong trường hợp sai lệch so với những gì chúng tôi đã lên kế hoạch, hành động khắc

phục ngay lập tức có thể được thực hiện. Ví dụ, lập kế hoạch và hợp nhất kinh doanh hệ thống

(BPC) được sử dụng bởi một số công ty lớn có thể cung cấp sửa lỗi tự động, có hệ thống và

nhanh chóng. Ngoài ra, giám sát quá trình có thể được thực hiện hiệu quả hơn, trong đó phân

tích phương sai làm ví dụ có thể được thực hiện với sự trợ giúp của BPC này. Sau đó, hành động

khắc phục có thể được thực hiện khi BPC đề xuất một số hành động chiến thuật nhất định”.

3.3. Thay đổi hồ sơ làm việc

Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng đã dẫn đến việc thay đổi hồ sơ làm việc. Trước đây,

kiểm toán viên được yêu cầu thực hiện công việc kiểm toán của họ một cách thủ công, khi họ

Page 192: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

191

phải mang hồ sơ kiểm toán đến các trung tâm kiểm toán. Tuy nhiên, với Công nghiệp 4.0, kiểm

toán viên không còn cần phải mang theo hồ sơ kiểm toán nữa mà có thể mang máy tính xách tay

khi làm việc. KiTV M cho rằng: “Việc sử dụng máy tính ngày càng trở nên quan trọng trong kỷ

nguyên CNTT này. Ví dụ, trước đây, mỗi lần thực hiện công việc thì KiTV cần một hộp hoặc túi

đựng file lớn để chứa các dữ liệu. Bây giờ, các KiTVchỉ cần máy tính xách tay để thiết lập các

hộp dữ liệu. Hơn nữa, công việc của KiTV thường được soát xét bởi người giám sát, người quản

lý và giám đốc kiểm toán. Bây giờ, việc soát xét này có thể được thực hiện gần như toàn bộ và

thu hồi kịp thời các phản hồi. Hồ sơ kiểm toán do KiTV cung cấp có thể được soát xét bởi người

giám sát và người đánh giá trực tuyến khác mà không cần gặp mặt trực tiếp. Từ văn phòng

khách hàng, KiTV có thể gửi email cho người đánh giá để xem xét mà không cần phải quay lại

văn phòng. Tương tự, phản hồi cho các ghi chú đánh giá và các chú ý cần thiết của người đánh

giá có thể được giải quyết từ nhà, văn phòng khách hàng hoặc các địa điểm phù hợp khác mà

không cần gặp mặt trực tiếp tại văn phòng”.

KTV N giải thích thêm: “Mỗi nhân viên phải luôn học cách đảm bảo rằng sự phát triển

của một hệ thống mới tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều quy trình làm việc có thể được sử dụng

đầy đủ. Ví dụ, trong quá trình học tập và giảng dạy, các chương trình mới giúp tạo thuận lợi cho

quá trình giảng dạy. Tương tự như vậy, việc thành thạo một số hệ thống sẽ mang lại lợi thế cho

sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Ví dụ, khi sử dụng Hệ thống, Ứng dụng và Sản phẩm

(SAP) không chỉ giúp đỡ một người trong công việc hiện tại mà người đó còn có thể sử dụng

SAP để làm lợi thế cho mình khi tìm kiếm công việc mới tại các công ty khác cũng sử dụng SAP.

SAP là ERP được thông qua bởi các công ty lớn trong việc quản lý kinh doanh của họ”.

KTV G cũng đưa ra ý kiến của mình về tác động của Công nghiệp 4.0 đối với hồ sơ công

việc: “Trong môi trường CNTT, có một số chức năng công việc không tồn tại trước đây nhưng

hiện tại rất quan trọng trong một tổ chức, ví dụ như với kiểm toán viên CNTT. Trong thế giới

ngày nay, một số lượng lớn các công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh sử dụng CNTT một

cách toàn diện, ví dụ các ngân hàng và siêu thị. Việc sử dụng đầy đủ CNTT trong các giao dịch

kinh doanh đòi hỏi một hệ thống kiểm toán thay vì kiểm toán dựa trên niềm tin; nếu hệ thống

cung cấp báo cáo tài chính là một hệ thống tốt, thì báo cáo tài chính sẽ trung thực. Vì vậy, để

một kiểm toán viên trở thành một chuyên gia, việc đảm bảo một hệ thống kế toán tốt và đáng tin

cậy là rất quan trọng. Nói chung, nếu tỷ lệ kiểm toán CNTT và thử nghiệm cơ bản trong kiểm

toán là chính xác 80%, thì nó đến từ kiểm toán CNTT.”

Thêm đó, KTVB cũng cho rằng: “Ngày nay, có những thay đổi đáng kể trong tổ chức công

tác kế toán. Hiện tại, các công ty có thể sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài. Tương tự, các công

ty lớn có thể thành lập trung tâm dịch vụ chia sẻ (SSC) để chuẩn bị tài khoản cho từng công ty

trong nhóm. SSC là một công ty con được thành lập trong một nhóm các công ty lớn, chuyên

cung cấp dịch vụ kế toán cho nhóm. Vì vậy, từng công ty con không cần phải thuê kế toán riêng.

Điều này giúp tiết kiệm chi phí và khuyến khích KTV nâng cao trình độ chuyên môn. Kế toán làm

việc trong SSC sẽ hiểu biết về các hoạt động kinh doanh khác nhau một cách gián tiếp khi đang

trong quá trình chuẩn bị tài khoản. Điều này cung cấp cho KTV cơ hội để nhận biết toàn bộ hoạt

động kinh doanh của nhóm. Ví dụ tại một công ty đa ngành, khi đó, một kế toán viên phụ trách

Page 193: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

192

SSC mà công ty này có tham gia sẽ có cơ hội giao tiếp với các nhân viên và quản lý của các

công ty con khác với các giao dịch kinh doanh khác nhau.”

Để đáp ứng mong đợi của các nhà tuyển dụng, các giảng viên cần hỗ trợ sinh viên tốt

nghiệp thích ứng với những thay đổi do công nghệ mang lại trong kỷ nguyên của Cách mạng

công nghiệp 4.0. Các giảng viên có thể kết hợp các công nghệ khác nhau trong lớp học để sinh

viên tốt nghiệp nhận thức được và có thể sử dụng các công nghệ này. Điều này không chỉ có lợi

cho sinh viên tốt nghiệp mà cả các giảng viên, những người mà bản thân họ phải có khả năng

thích ứng với các công nghệ có sẵn. Theo như GV L: “Để duy trì sự phát triển nghề nghiệpbuộc

phải thích nghi với những thay đổi. Ví dụ, một giảng viên có am hiểu về CNTT chỉ thành công

khi biến CNTT thành sở thích của người học. Trong lớp học, anh ta có thể sử dụng CNTT để hỗ

trợ quá trình giảng dạy và có khả năng được yêu thích bởi các sinh viên. Ngoài ra, khi ứng dụng

CNTT, một số quy trình làm việc trở nên nhanh hơn. Ví dụ, trong các hoạt động đố vui trực

tuyến, việc chuẩn bị câu hỏi là hiệu quả hơn và việc ghi nhận điểm số có thể nhanh hơn. Ngân

hàng câu hỏi có thể được tải sẵn lên cơ sở dữ liệu và điểm số của sinh viên được tự động nhận

ra sau khi sinh viên trả lời các câu hỏi đó.”

3.4. Thay đổi cách thức tác nghiệp

Các chuyên gia được phỏng vấn chia sẻ quan điểm rằng Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến các

biện pháp thay đổi trong văn hóa làm việc. Theo như KTVN: “Văn hóa doanh nghiệp và việc

chấp nhận công việc cũng thay đổi. Trước đây, các nhân viên sẽ đua nhau bấm thẻ chấm

cônglúc 8 giờ sáng và xếp hàng trước hệ thống chấm công lúc 5 giờ chiều. Tuy nhiên, ngày nay

ở một số công ty, nhân viên không phải sử dụng thẻ để chấm công vì họ có thể làm việc từ hầu

hết mọi nơi với nhiều giờ làm việc khác nhau. Ví dụ, các công ty con ở Việt Nam luôn liên lạc

với các công ty mẹ của họ nhưng ở Mỹ. Quá trình này trở nên quan trọng hơn đối với kế toán

vào cuối tháng khi họ thực hiện công việc cuối kỳ. Báo cáo tài chính của các công ty con của

Việt Nam phải được lập và gửi qua email cho các công ty mẹ với mục đích hợp nhất báo cáo tài

chính. Với các múi giờ khác nhau, kế toán của các công ty con của Việt Nam có thể phải thức

khuya để hoàn thành nhiệm vụ”. KTV B cũng lưu ý rằng có sự khác biệt hoặc hợp tác nhiều hơn

giữa các chức năng và giữa các công ty trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0. Điều này được giải

thích như sau: “CNTT đòi hỏi sự hợp tác mạnh mẽ giữa các chức năng và giữa các công ty. Ví

dụ, bộ phận sản xuất cần nguyên liệu thô để chế biến thành phẩm. Mẫu yêu cầu nguyên liệu

được điền bởi bộ phận sản xuất hoặc bộ phận lưu trữ và được dùng để mua hàng - được thực

hiện bởi bộ phận mua hàng và thông tin này cần được bộ phận kế toán biết cho mục đích kế

toán. Trong các tổ chức sử dụng ERP như SAP và Oracle, trách nhiệm điền chính xác từng

thông tin là rất quan trọng vì việc nhập kho chỉ được thực hiện một lần, có thể là ở bộ phận mua

hàng. Thông tin sẽ tiếp tục đến bộ phận kế toán và ở sổ cái, trở thành một tài liệu quan trọng

trong bộ phận kế toán. Hợp tác là quan trọng để đảm bảo mọi người đang thực hiện công việc

của họ đúng cách để ghi chép chính xác và tránh lặp lại công việc”. Tuy nhiên nhóm chuyên gia

từ các KTV, KiTV cảnh báo rằng các công ty có thể phải đối mặt với sự chống lại sự thay đổi từ

nhân viên của họ. Khả năng chống lại thay đổi không phải là hiếm vì con người có xu hướng cố

định với một số hành vi nhất định và sẽ không dễ dàng chấp nhận các công nghệ mới. Điều này

Page 194: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

193

thể hiện rõ ràng hơn đối với nhân viên cao cấp. KTVN cho rằng: “Một số lý do được đưa ra bởi

một số nhân viên để chứng minh một hệ thống là xấu. Ví dụ, thuê ngoài là không tốt vì thông tin

công ty sẽ bị rò rỉ ra bên ngoài.SSC sẽ làm chậm quá trình làm việc và hơn thế nữa. Thật ra họ

muốn nói rằng họ đã quen với những cách cũ và họ rất vui khi làm việc theo cách cũ mặc dù

cách mới nhanh hơn. Họ cũng phải đối mặt với vấn đề làm chủ các chức năng CNTT do thiếu

kiến thức cơ bản và hạn chế về kiến thức CNTT và hệ thống. Các nhân viên trẻ có thể am hiểu

CNTT nhưng lại thiếu kinh nghiệm và kiến thức. Nhân viên lớn tuổi hơn có thể có kiến thức và

kinh nghiệm tốt nhưng thao tác về CNTT chậm”.

KTV M cũng nói thêm rằng: “Mỗi hệ thống mới được giới thiệu đôi khi có nhiều nhược

điểm và không phải lúc nào cũng xác định chất lượng của cách làm việc hiện có. Ví dụ phần

mềm kiểm toán mà chúng tôi hiện đang sử dụng ban đầu không thân thiện với người dùng và khả

năng của nó chỉ giới hạn ở một số quy trình kiểm toán nhất định. Nhưng bây giờ, chúng tôi hài

lòng với việc thực hiện kiểm toán bằng phần mềm đó vì nó đã hỗ trợ tới 50% công việc của

chúng tôi. Vì vậy, nhân viên phải kiên nhẫn và cởi mở trong việc chấp nhận những điều mới. Một

đối tượng của mọi thay đổi là một điều mà mọi người nên hiểu và sử dụng để tạo điều kiện cho

việc thực hiện và xử lý tốt hơn.”

Từ quan điểm của các giảng viên, cần có sự thống nhất về việc thay đổi cách dạy và học để

phù hợp với các yêu cầu của Công nghiệp 4.0 và kỳ vọng của các nhà tuyển dụng. GV L đã chỉ

ra những thay đổi trong quá trình dạy và học: “Trong lớp học chẳng hạn, chúng tôi có thể hướng

dẫn sinh viên tìm kiếm internet ngay tại chỗ. Điều này sẽ khuyến khích họ độc lập hơn trong học

tập. Chúng tôi bảo họ hoàn thành một vấn đề nhóm với các tài liệu tham khảo trên internet và

nếu họ gặp vấn đề, họ có thể tìm đến tôi. Trong hầu hết các trường hợp, họ có thể giải quyết các

vấn đề mà không cần hỏi tôi. Hơn nữa, đối với mỗi lớp, tôi mở một nhóm Whatsapp, qua đó sinh

viên có thể đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi, không nhất thiết là từ tôi. Tôi thường mở ra không

gian cho các sinh viên khác, để trả lời trước. Điều này làm cho họ phản ứng nhanh hơn”.

3.5. Hệ quả xã hội

Mặc dù có nhiều lợi ích khác nhau từ Công nghiệp 4.0, các chuyên gia cho rằng thời đại

này có những hệ quả xã hội. Việc sử dụng các công nghệ trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0 có

thể có tác động xã hội đối với nhân viên tại các công ty mà việc tái cấu trúc có thể phải được

thực hiện. KTV B cho rằng: “Một số hệ thống được giới thiệu hoặc phát triển bởi công ty đôi khi

không được nhân viên sử dụng đầy đủ, đặc biệt là sau khi công ty đã chi hàng triệu đô la. Điều

này cho thấy chi phíkhông tương xứng với lợi ích. Ngoài ra, sự phát triển của hệ thống một đối

một đôi khi không phù hợp với những gì được thiết kế về thời gian, chi phí và cả chức năng

mong đợi. Nhiều khi phải mất một thời gian dài hơn dự kiến, chi phí cao hơn ngân sách để hoàn

thành hệ thống, và thật đáng buồn, nó không thể hoạt động như mong đợi. Ngoài ra, nếu không

được quy định đúng với phương thức mật khẩu thông tin của công ty sẽ dễ dàng bị rò rỉ cho các

đối thủ cạnh tranh và những người khác và điều này có thể gây tổn hại cho công ty”. KTV B

tiếp tục phản đối rằng: “Bên cạnh đó, việc sử dụng các hệ thống như vậy đòi hỏi công ty phải

phân bổ tài chính hợp lý để bảo trì và cải tiến hàng năm nếu nhà cung cấp giới thiệu một phiên

bản mới của hệ thống. Một số nhà cung cấp sẽ thu thêm phí cho việc bổ sung từng chức năng

Page 195: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

194

mới vào hệ thống. Điều này làm tăng thêm chi phí điều hành công ty. Chi phí đào tạo cũng sẽ

tăng lên với mỗi hệ thống được phát triển, bên cạnh chi phí thuê mỗi nhân viên mới.” Từ quan

điểm của các giảng viên, GVH cho rằng: “Tuy nhiên, nó có thể có tác động xã hội đối với một số

nhân viên nơi tái cấu trúc nội bộ và thay đổi phạm vi công việc xảy ra. Điều này sẽ có tác động

xã hội đối với một số nhân viên không thể bắt kịp môi trường làm việc mới. Họ có thể cảm thấy

bị thiệt thòi đặc biệt là người già và khuyến khích những ý tưởng về nghỉ hưu sớm.”

4. HÀM Ý CHO ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Nghiên cứu đã chỉ ra cách mạng công nghệ 4.0 đã làm thay đổi đổi đáng kể về môi trường

làm việc và cách thức thực hành kế toán kiểm toán từ đó dẫn đến những thay đổi trong kỳ vọng

của nhà tuyển dụng đối với sinh viên chuyên ngành kế toán kiểm toán trong môi trường công

nghiệp 4.0. Có thể thấy các nhà tuyển dụng đã thay đổi kỳ vọng đối với sinh viên kế toán kiểm

toán về kiến thức và kỹ năng. Theo đó, họ kỳ vọng cao hơn đối với sinh viên về sự hiểu biết và

sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong việc hành nghề. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng

đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn với các giảng viên và trường đại học trong việc tạo điều kiện cho

sinh viên sớm tiếp cận các kỹ thuật và công nghệ đang sử dụng trong hành nghề. Từ kết quả

nghiên cứu, nhóm tác giả rút ra một số hàm ý sau nhằm đổi mới đào tạo sinh viên chuyên ngành

kế toán kiểm toán:

Đối với giảng viên và các trường đại học: Giảng viên cần nâng cao kỹ năng và kiến thức về

công nghệ thông tin đồng thời áp dụng mạnh mẽ các thành tựu của công nghệ 4.0 để nâng cao hiệu

quả giảng dạy. Các trường đại học cần cập nhật chương trình đào tạo, trong đó chú trọng các kỹ

năng sử dụng công nghệ phù hợp giúp sinh viên có nhiều cơ hội được học tập và rèn luyện.

Đối với sinh viên: Sinh viên chuyên ngành kế toán kiểm toán cần chủ động và không

ngừng học tập và rèn luyện kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng về công nghệ thông tin để

đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghệ 4.0.

5. KẾT LUẬN

Nghiên cứu cho thấy kỳ vọng của nhà tuyển dụng đối với kiến thức và kỹ năng của sinh

viên kế toán kiểm toán trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng

để giúp cho giảng viên và trường đại học trong việc hoạch định chiến lược và đổi mới phương

pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như giúp cho các sinh viên chủ động học

tập và rèn luyện để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực kế toán kiểm toán chất lượng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bonekamp, L. and M. Sure, 2015. Consequences of industry 4.0 on human labour and work

organisation. Journal of Business and Media Psychology, 6(1): 33-40.

Brown-Martin, G., 2017. Education and the fourth industrial revolution, society, innovation and

education. Available from https://medium.com/learning-re-imagined/education-and-the-

fourth-industrial-revolution-cd6bcd7256a3.

Page 196: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

195

Burritt, R. and K. Christ, 2016. Industry 4.0 and environmental accounting: A new revolution?

Asian Journal of Sustainability and Social Responsibility, 1(1): 23-38

Mayring, P., 2010. Qualitative content analysis: Fundamentals and techniques. Basel: Beltz.

Mohd, N.N., E.K. Ghani and J. Said, 2009. Why do not accounting graduates want to become

accountants? Journal of Modern Accounting and Auditing, 5(5): 59-65.

Schuster, K., K. Grob, R. Vossen, A. Richert and S. Jeschke, 2015. Preparing for industry 4.0 –

collaborative virtual learning environments in engineering education. New York: ICAEW.

Page 197: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

196

Đào tạo nhân lực kế toán kiểm toán đáp ứng yêu cầu

của cách mạng công nghiệp 4.0

Lê Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Thanh Tâm

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.20 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 08/11/2019

Ngày nhận bài: 30/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 13/11/2019

Tóm tắt

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ hiện đại như

Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data) và

Blockchain đã tác động đến mọi mặt của nền kinh tế trong đó có nghề kế toán - kiểm toán. Bối

cảnh mới đem đến rất nhiều thách thức cho nhân lực kế toán kiểm toán cần phải có sự thay đổi

để thích ứng được với sự thay đổi rất nhanh của thời đại. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các cơ

sở đào tạo ngành nghề kế toán - kiểm toán phải có sự thay đổi, bên cạnh các nội dung, phương

pháp giảng dạy truyền thống cần xây dựng chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo hướng

đến nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng

mềm để thích ứng với yêu cầu của thời đại mới. Bài viết phân tích thực trạng, tác động, yêu cầu

của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác đào tạo nhân lực kế toán - kiểm toán tại Việt Nam.

Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng nhân lực

kế toán - kiểm toán đáp ứng được yêu cầu của CMCN 4.0.

Từ khóa: Đào tạo, nhân lực, kế toán, kiểm toán, CMCN 4.0.

1. GIỚI THIỆU

Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với những thành tựu đột phá trên nền tảng công nghệ

số đang có những ảnh hưởng sâu rộng đến các nước trong khu vực và trên thế giới trong đó có

Việt Nam. CMCN 4.0 với những thành tựu như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud

Computing) và chuỗi khối (Bolckchain) giúp ứng dụng các công nghệ tự động hóa vào quá trình

nhập liệu, tăng tính chính xác cho các dữ liệu đầu vào. Hệ thống điện toán đám mây giúp hoàn

thành nhiều công việc khác nhau gồm kế toán, quản lý, giúp nhân viên và các bên liên quan truy

cập và các ứng dụng thông qua máy tính và thiết bị di động (Lobana, 2013). Hiện nay, công nghệ

kỹ thuật số cho phép người kế toán có thể quản lý các hoạt động hiệu quả hơn, linh hoạt hơn

thông qua cơ sở của Internet khi tất cả các hoạt động đều trong thời gian thực và thông tin được

chia sẻ ngay lập tức (Aysel Guney, 2014). Với những thành tựu mới trong khoa học công nghệ

Page 198: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

197

của CMCN 4.0 sẽ giúp cho công việc của kế toán, kiểm toán trở nên dễ dàng hơn trong việc phát

hiện các gian lận, sai sót, hạn chế rủi ro và phân tích được các thông tin tài chính, từ đó đưa ra

các xu hướng và kiến nghị cho nhà quản lý ra quyết định.

Như vậy, CMCN 4.0 đã mang lại những cơ hội lớn cho ngành nghề kế toán, kiểm toán Việt

Nam phát triển và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, nó cũng đem lại rất nhiều thách thức cho

nhân lực kế toán, kiểm toán Việt Nam khi các công việc kế toán, kiểm toán đã được tự động hóa.

Từ đó đặt ra yêu cầu cho các cơ sở đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán cần xây dựng chương

trình đào tạo theo hướng tăng tính chủ động, sáng tạo, khai thác các kỹ năng làm nghề kế toán để

đáp ứng được yêu cầu của thời đại công nghệ tự động và kết nối.

2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Áp dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu lấy ý kiến doanh nghiệp và

dữ liệu thứ cấp các tài liệu có liên quan đến ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến ngành nghề kế toán –

kiểm toán và thực trạng đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán ở Việt Nam thông qua các bài báo

khoa học, tạp chí kinh tế, internet, báo cáo, hội thảo có chủ đề có liên quan. Dữ liệu thu thập

được thống kê, tổng hợp, phân tích để làm rõ thực trạng hoạt động đào tạo nhân lực kế toán,

kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ CMCN 4.0 hiện nay.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Yêu cầu của CMCN 4.0 với nhân lực nghề kế toán kiểm toán

Ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến nghề kế toán - kiểm toán

CMCN 4.0 với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã góp phần làm thay đổi

toàn diện lĩnh vực kế toán, thể hiện ở phương thức xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán có

sự thay đổi rõ rệt so với quy trình xử lý kế toán thủ công trước đây. Nền tảng của công nghệ tự

động nhận thức bao gồm học máy (machine learning), học chuyên sâu (deep learning), điện toán

đám mây (Cloud computing), dữ liệu lớn và mạng xã hội (Big Data & Social Media). Đây sẽ là

các nền tảng tạo ra bước phát triển mang tính đột phá cho đào tạo ngành nghề trong thời gian tới

nhằm đáp ứng được yêu cầu của thời đại số. CMCN 4.0 đang có những ảnh hưởng sâu rộng đến

các ngành nghề của nền kinh tế trong đó có nghề kế toán - kiểm toán, cụ thể:

Thứ nhất, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kế toán: Nhận dạng các hóa đơn chứng từ, tự

động nhập dữ liệu và định khoản, tự động đối chiếu ngân hàng, tự động phát hiện các sai sót

nghiệp vụ, phân tích dự báo tìm ra vùng có nguy cơ cao, tự động hóa quá trình kiểm toán, tự

động phát hiện các ghi chép không phù hợp với chuẩn mực, phân tích tài chính và sức khỏe của

doanh nghiệp, tự động kê khai và ưu tiên thuế phải nộp, robot tư vấn tài chính, đầu tư và giao

dịch mua bán.

Thứ hai, Dữ liệu lớn và mạng xã hội (Big Data & Social Media) - Các tập hợp dữ liệu lớn

bao gồm các ngữ cảnh con người được thu thập thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.

Với trí tuệ nhân tạo có thể thay thế những công việc thủ công của kế toán như thu thập, xử lý,

tính toán số liệu nhưng những công đoạn như phân tích, tìm nguyên nhân đưa ra giải pháp cho

từng tình huống cụ thể thậm chí cho những tình huống chưa hề xảy ra thì luôn phải có sự tham

Page 199: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

198

gia của con người. Trí tuệ nhân tạo dù không thay đổi được con người nhưng nó đang làm thay

đổi môi trường, hoàn cảnh làm việc của kế toán, kiểm toán.

Thứ ba, về phân tích dữ liệu: Bên cạnh excel thường được sử dụng trước đây, sự phát triển

của công nghệ sẽ cung cấp nhiều công cụ, phần mềm hiện đại hơn. Từ đó, các quy trình kinh

doanh được tích hợp với quy trình quản trị nội bộ được hướng dẫn thực hiện các chính sách kế

toán chặt chẽ.

Thứ tư, công nghệ điện toán đám mây, có tác dụng lưu trữ các thông tin như thiết lập công

tác tổ chức kế toán; hoạt động tài chính, tài liệu, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, người dùng

một cách thời gian thực (realtime), khối lượng lớn và không bị giới hạn nhiều về bộ nhớ như

trước đây, cùng với quy trình tự động hóa, đa phần công việc của kế toán là những ghi chép đã

chuẩn hóa, do vậy công nghệ tự động hóa có thể thay thế bộ phận tài chính - kế toán nhiều trong

các công việc này. Đặc biệt, trí thông minh nhân tạo sẽ có tác dụng thay thế con người với cả

những nghiệp vụ kế toán phức tạp như định giá, lập dự phòng.

Thứ năm, sự phát triển của hạ tầng viễn thông trong bối cảnh CMCN 4.0 đã và đang đặt ra

những thách thức mới về bảo mật, trước hết là bảo mật trong thông tin kế toán quản trị, trong

nghiệp vụ thanh toán, trong các hoạt động đầu tư. Do đó, vấn đề an ninh mạng đã trở nên vô

cùng quan trọng, vừa đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, tạo lập lòng tin, sự yên tâm và bảo vệ

quyền lợi của người sử dụng dịch vụ tài chính, kế toán.

Lợi ích CMCN 4.0 với nghề kế toán - kiểm toán

- Thu thập dữ liệu kế toán: Kế toán ứng dụng CNTT giúp thu thập được nhiều thông tin với

cả dữ liệu tài chính và phi tài chính, hình thức và thao tác nhập liệu cũng đa dạng hơn. Ngoài thu

thập thông tin qua chứng từ, fax, điện thoại còn có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như chứng từ

điện tử, máy quét mã vạch, trao đổi dữ liệu điện tử, lấy dữ liệu từ hệ cơ sở dữ liệu. Dữ liệu có thể

nhập qua bàn phím máy tính hoặc nhập bằng giọng nói qua công nghệ AI.

- Phương pháp xử lý dữ liệu: Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp được thiết kế

theo hướng tích hợp với các hệ thống khác, khi một bút toán thay đổi sẽ ảnh hưởng đến toán hệ

thống cũng như sự cập nhật của các hệ thống khác như bán hàng, nhân sự, sản xuất cũng sẽ ảnh

hưởng đến việc xử lý các thông tin kế toán. Việc sử dụng Robot giúp nghề kế toán giảm bớt các

thao tác, các sai sót khi làm thủ công.

Thông tin kế toán được tổng hợp giúp hỗ trợ ra các quyết định quản trị đa dạng, nhanh

chóng chính xác trên nhiều lĩnh vực gồm cả các thông tin tài chính và phi tài chính. Các thông

tin được cập nhật nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, linh hoạt theo từng đối tượng, có thể truy xuất

dữ liệu từ nhiều nơi thông qua công nghệ điện toán đám mây. Việc thu thập và cung cấp thông

tin kế toán trở nên nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân lực bằng việc sử dụng hệ

thống ERP, trí tuệ nhân tạo, robot....

CMCN 4.0 với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp kế toán, kiểm toán thực hiện các công

việc thủ công như thu thập, xử lý, tính toán số liệu. Từ đó, giúp nâng cao năng suất lao động

nghề kế toán, kiểm toán lên hàng chục lần. Đồng thời, giảm chi phí cho doanh nghiệp sử dụng

dịch vụ kế toán, kiểm toán. Theo nghiên cứu của công ty phần mềm kế toán Misa, mỗi năm cả

Page 200: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

199

nước tiết kiệm được 10.150 tỷ đồng khi sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy (Nguyễn

Phi Nghị, 2019). Hiện nay một số công ty đã ứng dụng công nghệ này vào công tác kế toán kiểm

toán như Deloitte sử dụng AI tổng hợp dữ liệu hợp đồng, xác định điều khoản liên quan xử lý kế

toán để ứng dụng trong kiểm toán, từ đó xử lý số liệu nhanh, tăng hiệu quả công việc, hỗ trợ

khách hàng tốt hơn; KPMG ứng dụng IBM Watson hỗ trợ kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn dịch vụ

hỗ trợ khách hàng; IBM Watson Explorer giúp xác định xu hướng, chọn mẫu kiểm toán, tìm sự

bất thường, phân tích dữ liệu phục vụ cho kiểm toán viên....

Thách thức CMCN 4.0 với nghề kế toán - kiểm toán

Dữ liệu lớn mang lại cho con người sự tiếp cận với nguồn kiến thức vô hạn, giúp con

người có thể tìm hiểu bất kỳ điều gì cần biết nhưng có hạn chế là những thông tin không chính

thống. Do đó con người cẩn thận trọng khi tiếp cận và sử dụng thông tin.

Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi môi trường, hoàn cảnh làm việc kế toán - kiểm toán. Nó

có thể thay thế những công việc thủ công của kế toán như thu thập, xử lý, tính toán số liệu.

Nhưng những công đoạn như phân tích, tìm nguyên nhân, đưa ra giải pháp cho từng tình huống

cụ thể thậm chí cho những tình huống chưa hề xảy ra cần có sự tham gia của con người. Do đó

kế toán, kiểm toán viên nếu không cập nhật thay đổi phù hợp với yêu cầu mới sẽ bị mất việc làm.

Doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán sẽ mất sức cạnh tranh và bị đào thải.

Do đó nhân lực kế toán - kiểm toán trong bối cảnh CMCN 4.0 cần hiểu rõ kiến thức

chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật sự thay đổi, giữ vững đạo đức nghề

nghiệp của người làm kế toán - kiểm toán, góp phần hình thành và phát triển kỹ năng nghiệp vụ,

đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm và tầm nhìn cho người làm kế toán - kiểm toán.

Yêu cầu của CMCN 4.0 với nhân lực nghề kế toán - kiểm toán

Cuộc CMCN 4.0 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trên thế giới về tất cả các lĩnh vực, yêu

cầu về trình độ của người lao động ngày càng cao, đối với ngành kế toán kiểm toán cũng không

ngoại lệ. Người làm kế toán, kiểm toán hiện nay không chỉ đơn thuần là ghi chép xử lý số liệu,

cung cấp các thông tin kinh tế tài chính mà còn phải có kỹ năng xử lý và trình bày dữ liệu trên

báo cáo tài chính, biến các con số khô khan trở thành những con số biết nói. Từ đó người làm kế

toán kiểm toán cần phải đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ để thích ứng với xu

hướng phát triển của thế giới, cụ thể:

Về kiến thức: Người làm kế toán kiểm toán cần phải có kiến thức nền tảng và kiến thức

chuyên sâu về kế toán kiểm toán. Mặt khác trong điều kiện thế giới đang thực hiện CMCN 4.0 thì

việc nắm được một số kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin là cần thiết.

Về kỹ năng: Khoa học công nghệ phát triển, các mô hình kinh doanh cũng dần chuyển dịch

thay đổi theo hướng công nghệ, phần mềm và trí tuệ nhân tạo sẽ được áp dụng rộng rãi trong lĩnh

vực kinh tế thay cho công việc thủ công, yêu cầu người làm kế toán kiểm toán phải có các kỹ

năng ứng dụng công nghệ, sử dụng công nghệ để thực hiện công việc. Với kỳ vọng nguồn nhân

lực kế toán kiểm toán không chỉ là các công nhân ghi chép số liệu sổ sách mà phải trở thành các

chuyên gia kế toán kiểm toán, cần phải có các kỹ năng để phân tích, xử lý số liệu tư vấn giúp cho

Page 201: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

200

lãnh đạo các công ty có các chính sách tài chính kế toán tốt nhất để đẩy mạnh hoạt động sản xuất

kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh. Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cho nhân lực ngành kế

toán kiểm toán nhiều cơ hội được tham gia vào thị trường nhân lực thế giới, việc sử dụng thành

thạo ngoại ngữ trong đó phổ biến là tiếng Anh sẽ đem lại những ưu thế rất lớn do đó cần phải

không ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình. Cần có kỹ

năng thích ứng, giao tiếp để làm việc được với các công ty ở các quốc gia khác nhau với các nền

văn hóa khác nhau cũng như các chế độ chính sách kinh doanh khác nhau. Cần chú trọng kỹ

năng đọc hiểu để hiểu và vận dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế, rèn luyện kỹ năng nghe nói

để có thể giao tiếp, làm việc trong môi trường quốc tế.

(Nguồn: Westminster Academy)

Hình 1. Kỹ năng cần thiết của sinh viên thế kỷ 21

Về thái độ: Chế độ chuẩn mực kế toán kiểm toán cũng ngày càng thay đổi tiến dần theo

chuẩn mực của thế giới, yêu cầu người lao động phải không ngừng học tập tích lũy kiến thức, kinh

ngiệm để phù hợp với xu thế của thế giới. Và yếu tố “phù hợp” được thể hiện rõ nét nhất qua thái

độ tích cực, sự cam kết, khả năng học hỏi và phát triển của các ứng viên. Vì thế, người làm kế toán

kiểm toán cần rèn luyện thái độ học tập và làm việc tích cực, luôn luôn tìm tòi và học hỏi để tự

hoàn thiện mìnhvề công việc thực tế, những yêu cầu của nghề nghiệp để tiếp tục học hỏi, trang bị

cho mình những kỹ năng và kiến thức và kinh nghiệp thực tế. Mặt khác với đặc thù của ngành,

người làm kế toán, kiểm toán phải hiểu rõ tính chất và nguyên tắc riêng có của nghề nghiệp, phải

luôn ý thức tuân thủ luật pháp, đức tính thận trọng, cẩn thận, chính xác, trung thực.

3.2. Thực trạng đào tạo nhân lực nghề kế toán - kiểm toán hiện nay

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về nhân lực ngành kế toán kiểm toán

ngày càng gia tăng, kèm theo đó là việc các trường mở rộng việc đào tạo nhân lực kế toán

kiểm toán. Thực trạng đào tạo nhân lực kế toán kiểm toán ở Việt Nam hiện nay thể hiện rõ việc

chưa đáp ứng được các nhu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng về nguồn nhân lực

ngành nghề này.

Page 202: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

201

Theo kết quả nghiên cứu mới công bố của mạng việc làm và tuyển dụng uy tín của Việt

Nam Navigos Group thì nhu cầu kế toán, kiểm toán, tài chính xếp thứ 3 trong 5 bộ phận chức

năng có nhu cầu tuyển dụng cao nhất (Nguyễn Thị Thanh, 2019).

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ tài liệu tham khảo)

Hình 2. Nhu cầu tuyển dụng các vị trí nhân sự kế toán, kiểm toán, tài chính

Chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo thiên về lý thuyết nhiều hơn thực hành, tập

trung chủ yếu vào việc đào tạo kiến thức mà bỏ qua việc đào tạo nâng cao kỹ năng mềm cho sinh

viên. Hệ thống giáo trình, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo của các trường chưa đa dạng, mặc

dù đã có thay đổi, cải tiến cho phù hợp với xu thế phát triển nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được

yêu cầu của hội nhập. Chương trình đào tạo đã thực hiện cải tiến và đổi mới tuy nhiên tốc độ còn

chậm và vẫn đi theo lối mòn của các chương trình đào tạo trước. Cơ cấu thời lượng học tập chưa

hợp lý dẫn tới sinh viên phải học quá nhiều kiến thức nhưng lại chưa phù hợp với yêu cầu ngày

càng cao về nguồn nhân lực.

Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu dựa trên kết quả tổng hợp được từ phiếu lấy ý

kiến của doanh nghiệp đánh giá đối với sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2019 được

trình bày tại Bảng 1.

Kết quả khảo sát tuy được thực hiện trong phạm vi nhỏ cho sinh viên Khoa kế toán – kiểm

toán và số liệu trong một năm 2019 nên có thể chưa đảm bảo được tính tổng quát. Tuy nhiên, từ

kết quả khảo sát cho thấy những dấu hiệu tốt khi nhà trường có sự thay đổi về chương trình

giảng dạy, sinh viên khoa kế toán, kiểm toán được đánh giá cao về khả năng hội nhập, khả năng

làm việc nhóm và trình độ tin học, đây là kết quả của việc trường Đại học Công nghiệp Hà nội

tăng thời gian thực hành cho sinh viên trong chương trình học tập.

Bảng 1. Tổng hợp đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên Khoa kế toán - kiểm toán,

Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2019

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phiếu lấy ý kiến doanh nghiệp, 2019)

STT Kỹ năng1 Kỹ năng giao tiếp2 Trình độ ngoại ngữ

3 Trình độ tin học4 Trình độ chuyên môn5 Khả năng ứng dụng kiến thức vào công việc thực tế6 Khả năng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp7 Khả năng hội nhập8 Khả năng làm việc nhóm

Kém

0,7%

Yếu

0,7%

0,7%0,7%0,7%

TB1,5%

13,4%

3,7%1,5%1,5%1,5%1,5%1,5%

TBK6,7%

27,6%

6,0%16,4%12,7%17,9%7,5%7,5%

Khá54%49%

44%54%51%46%34%34%

Giỏi31%9%

42%27%34%30%49%48%

Xuất sắc5%

4%1%1%4%8%8%

Page 203: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

202

Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, khả năng ứng dụng và làm

việc trong môi trường chuyên nghiệp được các nhà tuyển dụng đánh giá ở mức khá cho thấy cơ

sở đào tạo cần có sự đổi mới chất lượng đào tạo để tăng cường cho sinh viên các kỹ năng này.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đưa ra thêm các góp ý tăng chất lượng đào tạo thông qua việc

tăng thêm thời gian thực tập cho sinh viên, tăng cường quản lý, giám sát và tăng cường trao đổi

hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Từ đây, đặt ra các yêu cầu cho các cơ sở đào tạo trong

việc đổi mới và phát triển chương trình và lực lượng đội ngũ giảng dạy.

Đội ngũ giảng thực hiện giảng dạy các môn học chuyên ngành kế toán kiểm toán còn mỏng

cả về số lượng và chất lượng, nhiều giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực

kế toán kiểm toán nên trong quá trình giảng dạy chưa gắn liền với thực tế. Các chuyên gia trong

ngành có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế thì lại chủ yếu tham gia vào việc quản lý,

nghiên cứu, làm dự án mà không trực tiếp tham gia nhiều trong việc giảng dạy truyền đạt kiến

thức, kinh nghiệm cho người học.

Để phù hợp với xu thế phát triển của CMCN 4.0 thì việc áp dụng đa dạng các phương pháp

giảng dạy là cần thiết. Trong thực tế các phương pháp giảng dạy tích cực cũng đã được thực hiện

cùng với phương pháp giảng dạy truyền thống nhưng do điều kiện về thời gian, quy mô lớp học,

điều kiện về tài liệu học tập, ý thức thái độ của người học… mà việc áp dụng các phương pháp

này chưa thực sự hiệu quả. Người học vẫn còn học tập thụ động theo lối truyền thống thầy đọc,

trò chép mà chưa thực sự chủ động trong việc học tập, nghiên cứu tài liệu. Bên cạnh đó, vẫn còn

tồn tại sự dập khuôn trong giảng dạy, nặng về kiến thức, và quá trình truyền đạt còn ít thúc đẩy

được suy nghĩ khác biệt dẫn đến kết quả là người học còn thụ động, tự ti không dám bộc lộ quan

điểm cá nhân, không phát huy được sự sáng tạo. Trong quá trình học tập thiếu sự sáng tạo, thiếu

niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học. Khả năng hướng nghiệp và khởi nghiệp của sinh

viên còn thấp, chưa chủ động tích lũy kinh nghiệm trong quá trình học tập.

Mặt khác việc trang bị và sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ cho quá

trình giảng dạy chưa đa dạng, chưa đồng bộ do vậy giảng viên chưa thể truyền tải hết lượng

thông tin cần cung cấp cho người học. Các cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán cũng đang chú trọng

tới việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy nhưng chưa đạt được kết quả

như kỳ vọng, hiệu quả cung cấp thông tin cho người học chưa cao.

Dưới áp lực của hội nhập và CMCN 4.0 với công nghệ tự động tuy không làm thay đổi bản

chất nghề kế toán kiểm toán nhưng lại làm thay đổi phương thức, điều kiện thực hiện. Do đó, đòi

hỏi nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán cần có “ngôn ngữ chung” về kinh tế - kinh doanh, giao

tiếp (ngoại ngữ Nói - Viết), ngôn ngữ chuyên môn (thông lệ, chuẩn mực chung), ngôn ngữ kỹ

thuật. Từ đó, đặt ra yêu cầu đào tạo nhân lực kế toán, kiểm toán 4.0 cần phải nắm được các ngôn

ngữ chung đó.

4. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

Với các cơ sở đào tạo

Thay đổi quan điểm đào tạo: Đào tạo không xuất phát từ cái mình có mà phải xuất phát từ

yêu cầu thực tế về nguồn nhân lực chất lượng cao của thời đại công nghệ số. Đổi mới tư duy về

xác định lượng - chất trong đào tạo nhân lực kế toán - kiểm toán.

Page 204: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

203

Đổi mới chương trình đào tạo: Các cơ sở đào tạo cần rà soát lại chương trình đào tạo

chuyên ngành kế toán, kiểm toán cần phù hợp với yêu cầu hội nhập, giao thoa với các chương

trình đào tạo của các nước trên thế giới đáp ứng được yêu cầu của các hội nghề nghiệp theo xu

thế phát triển thế giới nhằm có được sự thừa nhận của các cơ sở đào tạo ở các nước về chuyên

môn, bằng cấp và chứng chỉ.

Nội dung đào tạo: ngoài kiến thức chuyên môn cần tập trung vào đào tạo các kỹ năng cần

thiết như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề

trên cơ sở đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng được yêu cầu của nghề kế toán kiểm toán trong thời

đại 4.0. Bổ sung thêm các học phần và làm mới các học phần đã có như kỹ năng học tập thành

công, tư duy sáng tạo và khởi nghiệp, giao tiếp liên văn hóa và giải quyết xung đột, quản lý tài

chính cá nhân, design your life... để phát huy tính sáng tạo và kỹ năng cần thiết của nhân lực kế

toán 4.0.

Cách thức đào tạo: Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các cơ sở đào tạo cùng với các doanh

nghiệp, hiệp hội nghề nghiệp trong nước và nước ngoài nhằm gắn kết các chương trình đào tạo

đáp ứng được yêu cầu hội nhập và giải quyết tốt các vấn đề thực tế, đào tạo theo đơn đặt hàng

của doanh nghiệp. Tăng cường mối liên kết giữa ba nhà (nhà trường, nhà khoa học và nhà doanh

nghiệp) trong đào tạo cũng như hội nhập, liên kết đào tạo trong và ngoài nước.

Xây dựng mô hình phòng kế toán ảo, ứng dụng internet kết nối vạn vật giúp sinh viên tiếp

thu kiến thức thực tế hiệu quả. Giảng viên xây dựng các tài liệu mô phỏng hoạt động của phòng kế

toán thực tế ở các loại hình doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây lắp, logistic... để sinh

viên được trực tiếp tham gia vào toàn bộ quy trình ghi sổ kế toán, cập nhật chứng từ, xử lý số liệu,

lập báo cáo tài chính hay cung cấp thông tin kế toán quản trị theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Với giảng viên

Cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu về sự thay đổi của ngành nghề kế toán – kiểm toán

trong thời đại công nghệ số. Tự rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng sư

phạm của mình, cập nhật các ứng dụng mới của CMCN 4.0 để đưa vào bài giảng nhằm nâng cao

chất lượng giảng dạy như ứng dụng các phần mềm Microsoft office 365, Onenote, Sway, Flipgid

để xây dựng bài giảng thu hút, hiệu quả hơn. Giảng dạy chuyên môn kết hợp với phát huy kỹ

năng tư duy sáng tạo, tư duy phản biện của sinh viên thông qua bài giảng bằng các tình huống kế

toán, kiểm toán thực tế tại doanh nghiệp yêu cầu sinh viên ứng dụng kiến thức chuyên môn để

tìm hướng giải quyết. Tăng cường nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, gắn liền với đào tạo nhân lực

chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Phương pháp đào tạo chuyển từ giảng dạy truyền thống, thông tin cung cấp một chiều từ

giảng viên chuyển sang ứng dụng phương pháp giảng dạy tích cực phát huy tính tích cực, chủ động

sáng tạo của sinh viên, lấy sinh viên làm trung tâm như phương pháp đặt vấn đề, học theo nhóm,

phương pháp nghiên cứu tình huống, trải nghiệm... Giảng viên thay đổi vai trò từ người cung cấp

thông tin một chiều cho người học tiếp nhận thụ động trở thành người định hướng, tháo gỡ vướng

mắc cho sinh viên. Với các nội dung lý thuyết chuyên ngành, giảng viên sử dụng phương pháp đặt

vấn đề cho người học tự tìm tòi, nghiên cứu các thông tin trên dữ liệu internet, thư viện điện tử, sau

Page 205: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

204

đó tiến hành trao đổi thảo luận nhóm kết hợp với xử lý các tình huống kế toán, kiểm toán trong

thực tế, giúp học viên vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học. Đa dạng hóa phương thức học như

học trực tuyến, học qua trải nghiệm với môi trường và thiết bị ảo. Mở rộng phạm vi giảng dạy

thông qua các buổi hội thảo tìm hiểu thực tế, kết nối và hợp tác với doanh nghiệp trong nghiên cứu,

tập huấn và tư vấn cho người học để phát triển kỹ năng nghề nghiệp.

Nội dung bài giảng chuyên ngành kế toán, kiểm toán cần giảng viên được thiết kế lại theo

hướng gợi mở phát huy tinh thần tư duy sáng tạo của sinh viên với các ví dụ sinh động, trực quan

qua video, báo chí, bài báo khoa học, các trao đổi thực tế... Giảng viên cần xây dựng bài giảng

giúp sinh viên tự do thể hiện quan điểm cá nhân trong quá trình học, được học môn học theo các

của mình, được phát huy sự sáng tạo và tìm ra giải pháp phù hợp với mình.Bài giảng cần kết hợp

với việc cập nhật các chuẩn mực chế độ kế toán Việt Nam (VAS) và quốc tế (IAS, IFRS). Giảng

viên cũng cần tham khảo thêm các nội dung chương trình, tài liệu tham khảo, học liệu từ các

chương trình đào tạo kế toán kiểm toán nước ngoài như ACCA, CIMA với những cập nhật mới

nhất trong ngành nghề kế kiểm. Để đáp ứng yêu cầu của nhân lực kế toán, kiểm toán 4.0, bài giảng

chuyên ngành cần kết hợp với các kiến thức về công nghệ, quản lý dữ liệu trong kế toán, ứng dụng

kết nối internet, cập nhật công nghệ AI, đạo đức nghề nghiệp... nhằm trang bị cho người học các

kỹ năng cần thiết để thích nghi với môi trường làm việc công nghệ cao trong tương lai.

Với người học

Người học cần chủ động, tích cực tìm tòi các thông tin về kiến thức chuyên môn, sự thay

đổi của yêu cầu công việc, nhận thức ảnh hưởng của thời đại số đến ngành nghề kế toán kiểm

toán trong tương lai. Từ đó tự định hướng cho mình con đường học tập và rèn luyện để trở thành

nhân lực kế toán, kiểm toán đáp ứng được yêu cầu của thời đại 4.0.

Người học cần tìm hiểu và tham gia vào các khóa học chứng chỉ kế toán kiểm toán được

công nhận rộng rãi trên thế giới như ACCA, CIMA, CIA để có thêm nhiều cơ hội việc làm, nâng

cao khả năng cạnh tranh trong nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán cũng như có khả năng xuất

khẩu lao động chất lượng cao di chuyển đến các nước trong khu vực và trên thế giới. Người học

cần tự trau dồi, phát triển bản thân thông qua các lớp học kỹ năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, tư

duy phản biện, kỹ năng tin học văn phòng, tin học kế toán, ngôn ngữ quốc tế như tiếng Anh,

tiếng Trung để tăng khả năng ứng phó với công nghệ 4.0.

Với các hiệp hội nghề nghiệp

Cần có giải pháp tăng cường vai trò và chất lượng hoạt động. Các Hội cần đổi mới mạnh

hơn, nhiều hơn cả về tổ chức, phương thức hoạt động và nội dung hoạt động để làm tốt chức

năng là nơi tập hợp và kiểm soát nghề nghiệp. Đồng thời, thực hiện tốt chức năng quản lý

chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ những người hành nghề kế toán, kiểm toán. Tăng

cường mối quan hệ giữa các hiệp hội kế toán trên thế giới để trao dồi kỹ năng, kiến thức. Tổ

chức các buổi hội thảo, tọa đàm, workshop... tại các trường đại học để cập nhật kiến thức thực tế

cho sinh viên ngành kế kiểm.

Với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Tại nước ta hiện nay cần coi trọng và nâng cao chất lượng kiểm định chất lượng giáo dục

đại học độc lập. Kết quả kiểm định cần phải công khai để xã hội đánh giá và lựa chọn theo Luật

Page 206: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

205

giáo dục đại học 2012, từ đó là cơ sở để phân tầng và xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo. Các

kết quả kiểm định cần được sử dụng làm căn cứ để đầu tư hoặc giảm đầu tư hoặc dừng hoạt động

đối với các trường chưa được kiểm định, từ đó tạo động lực cho các cơ sở đào tạo ngành kế toán,

kiểm toán nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Nội dung kiểm định chất lượng cần áp dụng

nhiều bộ tiêu chí khác nhau cho các bậc học và hình thức học khác nhau. Các trung tâm kiểm

định nên được tổ chức độc lập, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức kiểm định quốc tế tại

Việt Nam.

5. KẾT LUẬN

Hiện nay với xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0, nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội

và thách thức để phát triển kinh tế. Cách mạng 4.0 đem lại xu hướng phát triển mới, giảm các

công việc thủ công và chi phí kế toán nhưng cũng mang lại nhiều thách thức lớn về trình độ

chuyên môn, kỹ năng, năng suất và hiệu quả làm việc, yêu cầu khả năng thích ứng cao của nhân

lực kế toán kiểm toán. Do đó, việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo kế toán, kiểm toán

nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, được trang bị những kỹ năng cần thiết nhằm thích

nghi với thời đại có ý nghĩa vô cùng quan trọng là giải pháp tối ưu để đáp ứng yêu cầu hội nhập

và cách mạng 4.0.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lobana, J. (2013). Cloud computing for not-for profit organizations - Questions for Directors to

ask, Chartered professional accountants Canada.

Aysel Guney (2014), Role of technology in accounting and e-accounting, Organizing committee

of the ERPA Congress 2014.

Liu, Y. and X. Xu (2017). Industry 4.0 and cloud manufacturing: A comparative annalysis,

Journal of Manufacturing Science and Engineering, 139(3), 034701.

Karatas, H., M. Bademcioglu and S. Celik (2017). A stude on the relationship between problem

solving skills and multiple intelligences of high school students, International Journal of

Education and Practice, 5(10), 171-181.

Tetyana Slyozko, Nataliya Ahorodnya (2017), The fourth Industrial revolution: the present and

future of accounting and the accounting profession.

Aziza Akhter, Reajmin Sultana (2018). Sustainability of accounting profession at the age of

Fourth industrial revolution, International journal of Accounting and Financial reporting,

8(4).

Erlane K Ghani, Kamaruzzaman Muhammad (2019). Industry 4.0: employers’ expectations of

accounting graduates and its implications on teaching and learning practices, International

Journal of Education and Practice, 7(1), 19-29.

Page 207: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

206

Lê Thị Ngọc Mai (2018), Đào tạo nhân lực kế toán kiểm toán trong bối cảnh hội nhập và cách

mạng 4.0 - cơ hội và thách thức, Kỷ yếu hội thảo quốc gia, Đại học kinh tế thành phố Hồ

Chí Minh.

Lê Đức Thắng (2019), Nâng cao chất lượng đào tạo kế toán đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay,

Tạp chí tài chính.

Nguyễn Thị Thanh (2019). Thực trạng đào tạo kế toán, kiểm toán hiện nay và một số giải pháp

đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu hội

thảo quốc gia, Đại học lao động xã hội.

Phạm Đình Tuấn (2019). Ảnh hưởng từ cách mạng công nghiệp 4.0 đến thông tin kế toán trong

doanh nghiệp, Tạp chí kế toán và kiểm toán.

Nguyễn Phi Nghị (2019), Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kế toán, kiểm toán và tài chính, Hội

thảo khoa học quốc gia, Đại học Lao động - Xã hội.

Page 208: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

207

Đổi mới phương pháp giảng dạy kế toán kiểm toán trước tác động

của Cách mạng công nghiệp 4.0

Trương Thanh Hằng, Nguyễn Thị Nga

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.51 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 15/11/2019

Ngày nhận bài: 07/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 18/11/2019

Tóm tắt

Trong xu thế toàn cầu hóa với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nền kinh tế

tri thức, để có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán thì đổi mới giáo dục trở thành vấn

đề cấp thiết đặt ra. Một trong những nội dung quan trọng nhất của đổi mới giáo dục là đổi mới

phương pháp giảng dạy. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (Cách mạng 4.0) đã và đang tác động

đến tất cả các ngành nghề, tạo ra một sự thay đổi vô cùng lớn trong đời sống kinh tế, xã hội và

đây chính là thách thức trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực kế toán chất lượng đáp ứng nhu cẩu

thời đại mới, thời đại công nghệ 4.0. Bài viết đưa ra thực trạng, và một số khuyến nghị đổi mới

phương pháp giảng dạy ở các trường đào tạo kế toán - kiểm toán trong bối cảnh hiện nay.

Từ khóa: Phương pháp giảng dạy, hội nhập, cách mạng 4.0, đào tạo.

1. GIỚI THIỆU

Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong

công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực - ảo (cyber-physical

system), Internet vạn vật, điện toán đám mây và điện toán nhận thức. Theo Gartner, Cách mạng

Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industries

4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industries 4.0" kết nối các hệ thống

nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh,

chức năng và quy trình bên trong.

Còn theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới:

"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.

Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng

lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng

Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với

nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". Theo Schwab, tốc độ đột phá của

Page 209: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

208

Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng

công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến

tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và

chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý

và quản trị.

Trong kỷ nguyên kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế sâu sắc về tất cả các lĩnh vực, yêu cầu

về nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quyết định sự thành bại

của một quốc gia. Một trong những thách thức chính yếu mà các trường đại học phải đối mặt là

làm thế nào để đào tạo được sinh viên đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Việt Nam đang có sự tiếp cận rất nhanh chóng về cách mạng công nghiệp 4.0. Cách mạng

công nghiệp 4.0 được dự đoán sẽ mang lại những lợi ích và thách thức rất lớn. Trong thời đại

công nghiệp này đòi hỏi cần phải đào tạo ra những con người có năng lực tư duy, sáng tạo, đổi

mới, có kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập và ra quyết định

dựa trên cơ sở phân tích các chứng cứ và dữ liệu. Đây cũng là những kỹ năng mà nhiều sinh viên kế

toán đang thiếu.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ cũng đem lại những những thách thức

mới, đòi hỏi những nỗ lực hết mình để đào tạo ra nguồn nhân lực kế toán kiểm toán có chất lượng.

Nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy xuất hiện khi các phương pháp giảng dạy truyền thống

là chưa đủ khi sử dụng để chuyển tải các kiến thức, môn học hiện đại đến sinh viên so với các

phương pháp giảng dạy hiện đại. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với

kiến thức cần chuyển tải luôn là bài toán khó đối với giảng viên. Đổi mới các phương pháp giảng

dạy, nâng cao chất lượng đào tạo trước sự đột phá của cách mạng 4.0 là một yêu cầu tất yếu.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Các phương pháp giảng dạy kế toán

Phương pháp giảng dạy (hay còn gọi là phương pháp dạy học, giáo dục học, sư

phạm) là cách thức sử dụng các nguồn lực trong giáo dục như giảng viên, trường lớp, dụng

cụ học tập, các phương tiện vật chất để giáo dục người học.

Phương pháp dạy học truyền thống: Đây là những cách thức dạy học quen thuộc được

truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Phương pháp giảng dạy này lấy hoạt

động của người thầy là trung tâm, là quá trình chuyển tải thông tin từ đầu thầy sang sinh viên.

Giảng viên là người thuyết trình, diễn giảng, sinh viên là người nghe, nhớ, ghi chép và suy nghĩ

theo. Với phương pháp dạy học truyền thống, giảng viên là chủ thể, là tâm điểm, sinh viên là

khách thể, là quỹ đạo. Do đặc điểm hàn lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương

pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Dựa vào mục đích dạy học, phương tiện dạy

học, phương pháp dạy học được chia thành 4 nhóm:

+ Nhóm phương pháp dùng lời gồm phương pháp thuyết trình, đàm thoại, sử dụng sách

giáo khoa và tài liệu tham khảo. Phương pháp thuyết trình là một trong những phương pháp dạy

học truyền thống được nhiều giảng viên sử dụng từ lâu. Đặc điểm cơ bản nổi bật của phương

Page 210: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

209

pháp thuyết trình là thông báo - tái hiện. Vì vậy, phương pháp thuyết trình còn có tên gọi là

phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện. Phương pháp này chỉ rõ tính chất thông báo bằng

lời của giảng viên và tính chất tái hiện khi lĩnh hội của sinh viên. Giảng viên nghiên cứu tài liệu,

sách giáo khoa, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp điều khiển thông báo luồng thông tin tri thức đến

sinh viên. Sinh viên tiếp nhận những thông tin đó bằng việc nghe, nhìn, cùng tư duy theo lời

giảng của giảng viên, hiểu, ghi chép và ghi nhớ.

+ Nhóm phương pháp trực quan gồm phương pháp quan sát, phương pháp biểu diễn thí

nghiệm.

+ Nhóm thực tiễn gồm phương pháp ôn, luyện tập và phương pháp làm việc trong phòng

thí nghiệm.

+ Nhóm phương pháp kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kĩ xảo ở học sinh, gồm kiểm tra

vấn đáp, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành.

Phương pháp dạy học hiện đại: Xuất hiện ở các nước phương Tây (ở Mỹ, ở Pháp) từ đầu

thế kỷ XX và được phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh hưởng sâu rộng tới các nước

trên thế giới. Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Vì

thế thường gọi phương pháp này là phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp này giảng viên

là người giữ vài trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho sinh viên tự tìm kiếm, khám phá những

tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Giảng viên có vai trò là trọng tài, cố vấn

điều khiển tiến trình giờ dạy. Giảng viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ

và phân xử các ý kiến đối lập của sinh viên; từ đó hệ thống hoá các vấn đề, tổng kết bài giảng,

khắc sâu những tri thức cần nắm vững.

+ Một số phương pháp giảng dạy giúp sinh viên học tập chủ động (Active Learning)

Phương pháp động não (Brainstorming): Phương pháp động não được định nghĩa là cách

thức vận dụng kinh nghiệm và sáng kiến mỗi người trong thời gian tối thiểu tùy vấn đề đưa ra để

có được tối đa những dữ kiện tốt nhất (Osborn, 1963). Động não là phương pháp giúp sinh viên

trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó,

trong đó có nhiều ý tưởng sáng tạo. Thực hiện phương pháp này, giảng viên cần đưa ra một hệ

thống các thông tin làm tiền đề cho buổi thảo luận.

Phương pháp Suy nghĩ - Từng cặp - Chia sẻ (Think-pair-share): Phương pháp này được

thực hiện bằng cách cho các sinh viên cùng đọc tài liệu hoặc suy nghĩ về một chủ đề, sau đó các

sinh viên ngồi bên cạnh nhau có thể trao đổi với nhau về ý kiến và kinh nghiệm của mỗi người

một khoảng thời gian nhất định (khoảng vài phút), sau đó chia sẻ với cả lớp (Lyman, 1987).

Phương pháp này có ưu điểm là rất dễ dàng thực hiện mọi cấu trúc lớp học, ai cũng có thể tham

gia được vào việc chia sẻ ý kiến của mình, tạo được sự tự tin cho người học dám nói ra những

suy nghĩ của mình, giúp các sinh viên tập trung vào chủ đề đang học, biết mình đang học gì và

đã hiểu vấn đề đến đâu, thậm chí nêu lên cả những vấn đề mới cho bài học.

Phương pháp học dựa trên vấn đề (Problem based learning): Mục tiêu của học dựa trên vấn

đề (được định nghĩa là việc nghiên cứu có chiều sâu về một chủ đề học tập) là để học nhiều hơn

Page 211: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

210

về một chủ đề chứ không phải là chỉ tìm ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi được giáo

viên đưa ra (Hmelo-Silver, 2004). Trong phương pháp học dựa trên vấn đề, sinh viên vừa nắm

được kiến thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội kiến thức đó, phát triển tư duy chủ

động, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và

giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh (Hmelo-Silver, 2004).

Phương pháp hoạt động nhóm (Group based Learning): Lớp học được chia thành từng

nhóm nhỏ từ 5 đến 7 người. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia

ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của môn học,

được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Khi làm việc nhóm, các thành

viên phải làm việc theo quy định do giảng viên đặt ra hoặc do chính nhóm đặt ra. Các thành viên

đều phải làm việc chủ động, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các

thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các

nhóm khác. Khi có một nhóm nào lên thuyết trình, các nhóm còn lại phải đặt ra các câu hỏi phản

biện hoặc câu hỏi đề nghị làm sáng tỏ vấn đề. Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên

trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức

mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của

mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi

lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giảng viên.

Phương pháp đóng vai (Role playing): Đóng vai là phương pháp tổ chức cho sinh viên thực

hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Phương pháp đóng vai có những

ưu điểm: sinh viên được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi

trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn; gây hứng thú và chú ý cho sinh viên; tạo điều

kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của sinh viên, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của sinh viên

theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị - xã hội, có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của

lời nói hoặc việc làm của các vai diễn (Kritzerow, 1990).

+ Một số phương pháp giảng dạy giúp học tập qua trải nghiệm (Experiential Learning):

Học tập qua trải nghiệm được định nghĩa là quá trình học của sinh viên được trải qua những việc

làm mô phỏng thực tế, có tính thực hành và vận dụng cao, các tình huống nghiên cứu, từ đó sinh

viên đúc kết thành những kinh nghiệm cho bản thân, làm sáng tỏ hơn cho các lý thuyết được học

(Edward và cộng sự, 2007).

Mô phỏng (Simulations): Mô phỏng, thường được dùng trong nghiên cứu khoa học, là quá

trình phát triển mô hình hoá rồi mô phỏng một đối tượng cần nghiên cứu. Thay cho việc phải

nghiên cứu đối tượng cụ thể mà nhiều khi là không thể hoặc rất tốn kém tiền của, chúng ta xây

dựng những mô hình hoá của đối tượng đó trong phòng thí nghiệm và tiến hành nghiên cứu đối

tượng đó dựa trên mô hình hoá này.

Nghiên cứu tình huống (Case studies): Yếu tố cấu thành chủ yếu của phương pháp đào tạo

mới này dựa trên các tình huống thực tế của cả sinh viên và giảng viên. Mục đích chính của các

tình huống là để miêu tả, trao đổi kinh nghiệm về cách thức giải quyết vấn đề và những mâu

thuẫn trong khi thực hiện công việc được giao. Bằng những tình huống khác nhau cần phải giải

Page 212: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

211

quyết trong khoảng thời gian định sẵn cùng nguồn lực có hạn, sinh viên được đặt vào vị trí cần

phải đưa ra quyết định hoặc kêu gọi sự hỗ trợ của các thành viên cùng nhóm để tìm hướng giải

quyết hợp lý. Sự đa dạng của các tình huống được đưa lên không chỉ khuyến khích người học

phát huy tính chủ động, óc sáng tạo mà còn đem đến sự thoải mái, sảng khoái về mặt tinh thần

khi tham dự lớp. Yếu tố này làm người học có thể tiếp thu nội dung kiến thức bài giảng dễ dàng,

sâu và nhớ lâu hơn các phương pháp giảng dạy truyền thống (Scholz và Olaf, 2002).

Phương pháp học tập phục vụ cộng đồng (Service Learning): Học tập phục vụ cộng

đồngđã có từ năm những năm 1960 tại Mỹ (Jacoby, 1996). Service-Learning (SL) là một phương

pháp dạy và học mà thông qua đó người học áp dụng được những kiến thức học được trong lớp

vào điều kiện thực tế, đồng thời kết quả của quá trình học đáp ứng nhu cầu cùa cộng đồng và

được cộng đồng sừ dụng.

Đổi mới phương pháp giảng dạy là cải tiến những hình thức và cách thức làm việc kém

hiệu quả của người giảng dạy và người học, sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn

nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, phát huy tích cực tự lực và sáng tạo phát huy năng lực của

người học.

2.2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với phương pháp giảng dạy

đào tạo kế tạo kế toán kiểm toán

Cuộc cách mạng công nghệp 4.0 đã và đang đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho giảng

viên tại các trường nói chung và các trường đào tạo kế toán, kiểm toán nói riêng, đặc biệt là đối

vực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại.

Nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy đa dạng nhờ sự tiến bộ của hệ thống internet kết nối và

dữ liệu khổng lồ giúp giảng viên tiếp cận được nhiều tài liệu trong và ngoài nước, phục vụ tốt

việc xây dựng bài học. Giảng viên có thể tìm hiểu sâu sắc về vấn đề giảng dạy với nhiều hướng

nhận thức khác nhau, làm phong phú thêm cách nhìn nhận của bản thân với môn học, giúp các

giảng viên tự tin hơn trong giảng dạy.

Giảng viên có thể sử dụng các phương pháp, phương tiện và kĩ thuật dạy học hiện đại áp

dụng vào hoạt động giảng dạy của mình. Với nhiều phần mềm dạy học hiện đại, giảng viên có

nhiều lựa chọn đối với các phương tiện kĩ thuật phù hợp với giảng dạy.

Bên cạnh những tác động tích cực thì CMCN 4.0 đang thực sự tạo ra nhiều những thách

thức, đòi hỏi các giảng viên cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong công tác giảng dạy của mình:

Thứ nhất, nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy đòi hỏi giảng viên phải thường xuyên cập nhật

các phương pháp dạy học hiện đại để tránh sự nhàm chán trong quá trình dạy và học. Có nhiều

công cụ hỗ trợ có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên, những công cụ

này không phải ai cũng hiểu, ai cũng có thể sử dụng trong thực tiễn. Hơn nữa, mỗi ngày công

nghệ càng hiện đại hơn, nên nhiều giảng viên có thể không theo kịp và khó ứng dụng vào trong

giảng dạy làm cho hiệu quả giảng dạy bị giảm sút.

Thứ hai, số tiết dạy của giảng viên có thể sẽ bị giảm bớt, thay vào đó là sự xuất hiện của

việc học tập online rút ngắn thời gian học tập và kết thúc học phần. Hiện nay có nhiều phần mềm

công nghệ trợ giúp giảng viên đại học dạy học từ internet. Thay vì sinh viên phải lên lớp thì hiện

Page 213: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

212

nay các em hoàn toàn có thể tự học tập ở nhà từ các website của giảng viên, những clip giảng và

tư liệu; nhờ đó sinh viên hoàn thành việc học tập của bản thân tốt hơn. Hơn nữa, khác với những

lớp học “truyền thống”, thì lớp học online có thể áp dụng cho lớp học có số lượng sinh viên lớn

cùng tham gia học tập. Do đó, số tiết giảng dạy của giảng viên sẽ bị giảm sút, những yêu cầu đối

vớisố tiết chuẩn của giảng viên cũng cần phải được điều chỉnh cho hợp lí.

3. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KẾ

TOÁN - KIỂM TOÁN

Tác giả đã thực hiện khảo sát và qua điện thoại và qua mail với 100 giảng viên đang làm

việc tại các khoa /bộ môn chuyên ngành kế toán - kiểm toán của 15 trường đại học và cao đẳng

trên địa bàn Miền Bắc Việt Nam. Các câu hỏi xoay quanh vấn đề trọng tâm là các phương pháp

giảng viên đã và đang áp dụng trong chương trình đào tạo nguồn nhân lực kế toán kiểm toán tại

các trường. Các câu hỏi là các câu hỏi mở giúp người trả lời hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu

hỏi. Thời gian phỏng vấn khoảng 30 phút dành cho mỗi đối tượng. Dữ liệu phỏng vấn được ghi

âm, ghi chép (với đối tượng trả lời qua điện thoại) và xử lý ngay sau đó.

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát

Hình 1: Phương pháp giảng dạy của giảng viên kế toán kiểm toán

Kết quả khảo sát cho thấy, các giảng viên kế toán kiểm toán ở các trường đại học thường

sử dụng một hoặc là kết hợp các phương pháp sau:

(1) Phương pháp thuyết trình: Đây là phương pháp các giảng viên sử dụng chủ yếu hiện

nay trong quá trình giảng dạy, có 84% giảng viên tham gia phỏng vấn lựa chọn phương pháp

giảng dạy khi thực hiện các bài giảng trên lớp.

(2) Phương pháp gợi mở, vấn đáp: Là phương pháp cũng được phần đông giảng viên lựa

chọn có 62% giảng viên được hỏi lựa chọn phương pháp này.

(3) Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: 34% giảng viên được hỏi khẳng định thường

xuyên sử dụng phương pháp này trong giảng dạy các môn học và thấy có những hiệu ứng tích

cực từ phía sinh viên đem lại.

Page 214: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

213

(4) Phương pháp tình huống: Sử dụng phương pháp này trong giảng dạy kế toán sẽ nâng cao

được kĩ năng xử lý các vấn đề chuyên môn thường gặp phải trong thực tế tại các doanh nghiệp cho

người học, nâng cao sự tinh tế, khéo léo trong vận dụng kiến thức chuyên ngành của người học.

Tuy nhiên tỷ lệ giảng viên áp dụng phương pháp này trong giảng dạy là chưa cao, 48% giảng viên

được hỏi cho biết đã và đang sử dụng phương pháp này trong các bài giảng của mình.

(5) Phương pháp thực hành - bài tập: 88% giảng viên được hỏi thường xuyên sử dụng

phương pháp thực hành thông qua các bài tập cụ thể để bổ trợ và giúp người học ghi nhớ các

kiến thức, hình thành các kĩ năng của chuyên ngành.

(6) Phương pháp thảo luận nhóm: Có 14% giảng viên được hỏi có áp dụng phương pháp

này, tuy nhiên giảng viên cũng có đề cập những bất cập khi sử dụng phương pháp là quy mô lớp

giảng chuyên ngành hiện nay các trường còn bố trí đông, lớp học chật hẹp nên việc vận dụng

phương pháp là rất khó khăn. Vì vậy, ít giảng viên sử dụng phương pháp này trong thực tế giảng

dạy cho dù có đánh giá cao hiệu quả của phương pháp nếu áp dụng.

Kết quả trên cho thấy phương pháp dạy học chủ yếu mà các giảng viên sử dụng trong thực

tế giảng dạy chuyên ngành kế toán - kiểm toán là phương pháp thuyết trình và phương pháp thực

hành - bài tập (chiếm trên 80%). Kết quả cho thấy phương pháp mà giảng viên sử dụng phương

pháp giảng dạy truyền thống được áp dụng nhiều. Phương pháp này đề cao người dạy nên nhược

điểm của phương pháp là sinh viên thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ,

kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng thực

hành và áp dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế. Các phương pháp dạy học truyền thống khi áp

dụng trong thực tiễn dạy học không quá phức tạp và không đòi hỏi quá nhiều thời gian, công sức

của cả giảng viên và sinh viên. Kết quả mà các phương pháp dạy học này mang lại cho người

học nặng về tri thức hơn là phát triển phương pháp học tập, nhận thức ở người học. Phương pháp

dạy học trên đã phát huy vai trò chủ đạo của giảng viên và vai trò chủ động của sinh viên nhưng

chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên, trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay, điều kiện dạy

học thay đổi nhờ sự hỗ trợ của các thế hệ máy tính, các phương pháp dạy học này cần được cải

tiến theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh, đồng thời áp dụng các phương pháp

dạy học hiện đại có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của dạy học hiện đại.

Ưu điểm của phương pháp dạy học hiện tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành, vận

dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của dạy học theo

phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn dắt, điều khiển, tổ chức, xử

lý tình huống song nếu không tập trung cao, học sinh sẽ không hệ thống và logic. Yêu cầu của

phương pháp dạy học hiện tích cực cần có các phương tiện dạy học, sinh viên chuẩn bị bài kỹ ở

nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý kiến, quan điểm. Giảng viên phải chuẩn

bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy có sự

phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò. Cũng bởi phương pháp giảng

dạy tích cực tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những yêu cầu cao, nên công tác giảng dạy

trong các trường đào tạo kế toán kiểm toán hiện nay còn không ít giảng viên dạy học vẫn rất lạc

hậu chỉ theo lối diễn giảng đơn điệu, không đổi mới, không chú ý đến người học. Nguyên nhân

Page 215: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

214

của tình trạng này là do: cơ sở vật chất, phương tiện dạy và học ở các trường còn thiếu, do sinh

viên chưa tích cực, chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp, do bản thân giảng viên thiếu năng động,

học hỏi, chậm đổi mới, do nhà trường quan tâm chưa thoả đáng đến việc cải tiến phương pháp

giảng dạy.

4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KẾ TOÁN

HIỆN NAY

Đổi mới phương pháp giảng dạy thực chất không phải là sự thay thế các phương pháp

giảng dạy cũ bằng một loạt các phương pháp giảng dạy mới. Về mặt bản chất, đổi mới phương

pháp giảng dạy là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình

thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận

dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo

của sinh viên. Như vậy, mục đích cuối cùng của đổi mới phương pháp giảng dạy là làm thế nào

để sinh viên phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, tìm tòi, suy nghĩ và sáng tạo trong quá trình

lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách thức để có được tri thức ấy nhằm phát triển và hoàn thiện

kiến thức chuyên môn và nhân cách của mình.

Mỗi một phương pháp giảng dạy đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của quá trình

học tập. Cho dù các phương pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía

cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết. Chính vì thế mà không có một phương pháp

giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy giảng

viên nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề

cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy - học sẵn có và

cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình. Phương pháp giảng dạy được coi là phù hợp khi nó

đáp ứng được các tiêu chí như:

+ Làm tích cực hóa người học: Phương pháp đó phải đảm bảo người học được huy động và

tham gia tích cực vào quá trình tiếp thu và chiếm lĩnh các tri thức và kỹ năng.

+ Chuyển tải được những tri thức cần thiết của nội dung học tập đến người học: Phương

pháp đó phải đảm bảo chuyển tải được các khái niệm, nội dung, kỹ năng cơ bản đến người học

và tạo ra sự tiếp thu thuận lợi ở người học.

+ Tính khả thi: Một phương pháp giảng dạy không thể coi là phù hợp nếu nó đòi hỏi các

điều kiện thực hiện quá cao so với cơ sở vật chất hiện có của cơ sở giảng dạy và không có khả

năng triển khai đồng bộ trên diện rộng.

Để đào tạo ra những nguồn lực kế toán có chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn 4.0, các

trường đại học cao đẳng cần phải thay đổi tư duy quá trình giảng dạy. Đội ngũ giảng viên cần

phải đổi mới quá trình dạy, từ cách dạy truyền thống trước đây sang phương pháp dạy hiện đại

phù hợp với thời đại 4.0. Đổi mới bằng cách chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành

phẩm chất và phát triển năng lực của sinh viên, phát huy tối đa tiềm năng của sinh viên. Do đó,

để thích nghi, ứng phó với những thách thức, các trường cần giảng dạy những kiến thức tích hợp,

đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường giảng dạy kỹ năng làm việc nhóm, tự học, biết cách

tìm hiểu vấn đề, giải quyết vấn đề, xử lý thông tin.

Page 216: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

215

Nâng cao nhận thức của giảng viên kế toán: Trước hết, cần nhận thức rằng đổi mới phương

pháp, hình thức dạy học là một tất yếu trong điều kiện mới. Quá trình này có thể khó khăn bước

đầu đối với giảng viên. Vì vậy, mỗi giảng viên cần quyết tâm và kiên trì, nỗ lực hết mình để

hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy theo những yêu cầu mới. Tâm thế chủ động, tự tin sẽ là động lực

giúp giảng viên đón nhận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 một cách hiệu quả để ứng dụng

những thành tựu của nó vào trong hoạt động giảng dạy. Vai trò của người thầy “truyền thống”

đang có sự thay đổi, từ người truyền thụ kiến thức. Đến nay, giảng viên là người tổ chức, hướng

dẫn sinh viên tiếp nhận tri thức. Do đó, nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, kĩ năng sử

dụng công nghệ thông tin và các phương thức giảng dạy hiện đại là một yêu cầu không nhỏ đòi

đối với đội ngũ giảng viên hiện nay.

Phương pháp giảng dạy cần phải đổi mởi mạnh mẽ, mạnh dạn sử dụng các công cụ như

internet, giáo dục trực tuyến, sử dụng công nghệ điện toán đám mây cho phép người dạy có thể

cung cấp tài liệu cho người học và thu thập lại kết quả của người học trong quá trình dạy học

một cách linh hoạt và liên tục, ngoài ra phương pháp giảng dạy này sẽ lỉnh hoạt về thời gian

cũng như tạo ra một không gian phù hợp với điều kiện và nhu cầu của người học. Ngoài việc vận

dụng công nghệ thông tin mà còn là việc thay đổi tư duy và cách tiếp cận đẻ tận dụng hết những

cơ hội mà công nghệ 4.0 mang lại. Cụ thể:

Thứ nhất, ta cần ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp giảng viên nâng cao

tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của mình. Các thầy cô không chỉ

bó buộc trong khối lượng kiến thức hiện có mà còn được tìm hiểu thêm về những chuyên ngành

khác như tin học và học hỏi các kỹ năng sử dụng hình ảnh, âm thanh trong việc thiết kế bài

giảng. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn giúp giảng viên có thể chia sẻ

bài giảng với đồng nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng bài giảng của mình. Các

em được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn phương pháp đọc - chép truyền thống.

Ngoài ra, sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên cũng được cải thiện đáng kể, sinh viên có

nhiều cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình. Điều này không chỉ

giúp các em ngày thêm tự tin mà còn để cho giảng viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức

độ tiếp thu kiến thức của sinh viên, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học.

Thứ hai, kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp giảng dạy

hiện đại.

Hiện nay, chưa có một phương pháp giảng dạy hiện đại nào có thể thay thế hoàn toàn

phương pháp giảng dạy truyền thống, mặc dù các phương pháp giảng dạy truyền thống cụ thể

như thuyết trình còn tồn tại nhiều hạn chế như: không khuyến khích được tính chủ động của

người học, người học muốn học tốt phải lắng nghe, cố ghi chép, cố nhớ kiến thức thay vì sáng

tạo trong quá trình học tập. Để khắc phục những mặt hạn chế nêu trên, cần thiết phải có sự kết

hợp giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại với nhau, cụ thể như:

+ Kết hợp giữa phương pháp thuyết trình với phương pháp làm việc nhóm: Trong phương

pháp kết hợp này, giảng viên cung cấp cơ sở lý thuyết nền tảng. Sinh viên được chia theo nhóm

từ 5 đến 6 sinh viên một nhóm. Mỗi nhóm sẽ chọn (hoặc được giao) một đề tài nào đó có liên

Page 217: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

216

quan đến nội dung môn học rồi tự phân chia công việc trong nhóm cho các thành viên để tiến

hành việc tìm hiểu những nội dung lý thuyết liên quan đến đề tài qua sách, giáo trình, ấn phẩm

nghiên cứu khoa học; tìm hiểu thực tế xem các doanh nghiệp, tổ chức hiện đang thực hiện công

việc liên quan đến đề tài như thế nào với những bằng chứng là thông tin, số liệu, hình ảnh… thực

tế cụ thể thông qua tiếp cận doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa phương pháp thuyết trình và phương

pháp làm việc nhóm sẽ kích thích vai trò chủ động của người học. Sinh viên là người chủ động

tìm tòi, suy nghĩ, nhận định, phân tích, tổng hợp, đánh giá đề tài của nhóm mình và cả đề tài của

các nhóm khác.

+ Kết hợp giữa phương pháp thuyết trình với phương pháp sử dụng tình huống: Tình

huống thường trình bày một sự mâu thuẫn/xung đột, đặc biệt là sự căng thẳng giữa những

phương án hành động khác nhau mà những phương án này có thể tạo ra những quan điểm, lợi ích

và những giá trị khác nhau trong sự mâu thuẫn và nó đòi hỏi phải được giải quyết bằng một

quyết định. Phương pháp tình huống là một quá trình gồm ba bước: Chuẩn bị cá nhân, thảo luận

nhóm nhỏ và thảo luận cả lớp. Học bằng tình huống là phương pháp học dựa trên cơ sở thảo

luận. Nó cho phép người tham dự học bằng cách thực hành. Bằng việc đóng vai các nhân vật

trong tình huống, sinh viên có cơ hội nhập vai và gánh trách nhiệm của những con người cụ thể

trong những tổ chức cụ thể.

Phương pháp tình huống cho phép sinh viên tham gia vào quá trình ra quyết định mà người

ta phải thực sự đương đầu trong một tổ chức thật, có quyền sở hữu, cảm giác được áp lực, nhận

rủi ro và trình bày ý tưởng của mình với người khác giúp buổi học có sự trao đổi thông tin đa

chiều. Các tình huống giúp sinh viên phát triển lòng tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập và hợp tác

trong công việc với đồng nghiệp. Ngoài ra, phương pháp tình huống cũng là công cụ để giảng

viên kiểm tra kiến thức lý thuyết và những hiểu biết sâu sắc hơn của sinh viên.

Giảng viên lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp trên cơ sở:

+ Tìm hiểu kỹ đối tượng tham gia học tập: Đối tượng tham gia học tập thường khá đồng

nhất ở các lớp học chính quy nhưng lại rất đa dạng ở các lớp học không chính quy từ độ tuổi,

kiến thức nền, khả năng tiếp thu, nhu cầu, mục đích học tập cho đến độ tập trung, khả năng ghi

nhớ và vận dụng kiến thức, kỹ năng mới, thời gian, khả năng tài chính phục vụ học tập.

+ Bám sát mục tiêu đào tạo đã xác định cho người học. Mục tiêu đào tạo thường được cụ

thể hóa thành chuẩn đầu ra của các cơ sở giáo dục và tương ứng với các chương trình đào tạo đã

được cơ sở giáo dục thiết kế. Chuẩn đầu ra là những gì mà những người thiết kế chương trình

giáo dục kỳ vọng người học đạt được khi hoàn thành chương trình học tập đã được thiết

kế. Chuẩn đầu ra này cần được cụ thể hóa thành những gì mà giảng viên kỳ vọng sinh viên đạt

được khi kết thúc mỗi học phần thuộc chương trình đào tạo. Do đó, nếu phương pháp giảng dạy

không giúp sinh viên đạt được những kỳ vọng này hay nói cách khác là không đạt chuẩn đầu ra

thì không thể coi đó là phương pháp giảng dạy phù hợp.

+ Lựa chọn phương pháp giảng dạy cần căn cứ vào nội dung kiến thức cần truyền tải đến

người học và các đặc điểm đặc thù của môn học. Các loại kiến thức khác nhau luôn cần các

phương pháp khác nhau để truyền tải mới có hiệu quả. Điều này thể hiện tính ưu và nhược riêng

Page 218: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

217

của mỗi phương pháp giảng dạy. Phương pháp thuyết trình tỏ ra rất có ưu thế khi giảng dạy các

môn đòi hỏi sinh viêntiếp cận nhiều với các khái niệm, định nghĩa. Trong khi phương pháp giảng

dạy hiện đại tỏ ra rất có hiệu quả với các môn học đòi hỏi hình ảnh trực quan về các vấn đề cần

truyền tải đến người học.

Thứ ba, đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội

nhập quốc tế. Chương trình đào tạo kế toán hiện nay chưa thực sự hội nhập sâu với chương trình

đào tạo kế toán của các nước phát triển, tính học thuật của chương trình đào tạo còn nặng mà

chưa chú trọng đến tính thực hành nghề nghiệp. Vì vậy nội dung, chương trình đào tạo cần được

triển khai theo hướng mở, cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài nước,

cần thiết sử dụng giáo trình, học liệu nước ngoài một cách linh hoạt để mở mang sự hiểu biết cho

giảng viên và sinh viên, nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Cho

phép sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo nguyên tắc “lấy người học là trung tâm”,

giảm tải tối đa giờ giảng trên lớp để sinh viên có thời gian tự học và tự nghiên cứu.

Thứ tư, tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác

động toàn cầu, hoạt động nghiên cứu khoa học luôn là một trong hai nhiệm vụ hàng đầu của bất

kỳ một trường đại học nào. Kết hợp ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong giảng dạy luôn

là một giải pháp tất yếu, một nội dung quan trọng trong tiến trình đào tạo đại học.

Thứ năm, nhà trường và khoa cần có những kế hoạch cụ thể ứng dụng và thí điểm từng

bước hoạt động giảng dạyhọc hiện đại. Bồi dưỡng, nâng caonăng lực ngoại ngữ, ứng dụng công

nghệ thông tin cho giảng viên. Ban Giám hiệu nhà trường cũng cần đề ra nhữngchính sách,

khuyến khích động viên, tạo động lực cho giảng viên tích cực sáng tạo và ứng dụng những

phương pháp giảng dạy hiện đại vào thực tiễn để khuyến khích sự đam mê và tâm huyết của

giảng viên. Nhà trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, bồi dưỡng nhằm nâng

cao chất lượng giảng viên, cũng như tổ chức thường niên các hội thảo nghiên cứu khoa học

chuyên sâu về phương pháp dạy học tại nhà trường nhằm cung cấp kiến thức cũng như nâng cao

những kĩ năng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Về cơ sở vật chất: Nhà trường cần đầu tư

trangthiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, cột thu sóng wifi mạnh đủ cho giảng và sinh viên

tham gia kết nối và học tập trên Internet một cách dễ dàng hơn.

5. KẾT LUẬN

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tạo ra thị trường đòi hỏi những con người có năng lực tư

duy và sáng tạo, có kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin và có khả năng làm việc độc lập. Đây

cũng là điểm yếu của sinh viên nói chung và sinh viên kế toán, kiểm toán nói riêng. Để đáp ứng

được, các trường đào tạo kế toán cần phải có sự đổi mới để nắm bắt kịp xu thế công nghệ số hóa,

ngoài việc đổi mới chương trình đào tạo thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy thực sự rất cần

thiết. Các giảng viên cần phải nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy.

Cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học,

kết hợp các phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại. Giảng viên phải không ngừng đổi

mới để đem lại hiệu quả giảng dạy tốt nhất. Các giảng viên luôn học tập nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ trong điều kiện kết nối toàncầu để có thể tiếp cận những tri thức khoa học

do cuộc CMCN 4.0 mang lại.

Page 219: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

218

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trần Khánh Đức (2013), Lý luận và PPDH hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội

Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư

phạm TP Hồ Chí Minh;

Lê Công Triếm (chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh (2002), Một số vấn đề hiện nay

của PPDH Đại học, NXB Giáo dục, Hà Nội;

Edward F. C., Johan M., Sören Ö., and Doris R. B. (2007), Rethinking Engineering Education -

The CDIO Approach. Springer Science+Business Media, p. 286.

Hmelo-Silver C. E. (2004), Problem-based learning: What and how do students learn?

Educational Psychology Review, 16: 235–266.

Jacoby B. (1996), Service-Learning in Today's Higher Education. In: Barbara Jacoby and

Associates (Eds.), Service-Learning in Higher Education: Concepts and Practices, San

Francisco CA: Jossey-Bass.

Kritzerow P. (1990), Active learning in the classroom: The use of group role plays. Teaching

sociology, 18(2), 223-225.

Lyman F. (1987), Think-Pair-Share: An expanding teaching technique. MAA-CIE Cooperative

News, 1: 1-2.

Osborn A.F. (1963), Applied imagination: Principles and procedures of creative problem

solving (Third Revised Edition). New York, NY: Charles Scribner’s Son.

Scholz R. W. and Tietje Olaf (2002), Embedded Case Study Methods. Integrating Quantitative

and Qualitative Knowledge. Sage Publications. California: Thousand Oaks.

Page 220: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

219

Khoảng cách giữa đào tạo kế toán quản trị tại các trường đại học

và yêu cầu nghề nghiệp

Đặng Thị Huyền Hương, Phạm Thị Ngọc Thu

Trường Đại học Ngoại thương

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.64 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 22/11/2019

Ngày nhận bài: 03/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 25/11/2019

Tóm tắt

Bài viết tổng hợp các nghiên cứu về khoảng cách giữa đào tạo kế toán quản trị tại các

trường đại học và các yêu cầu nghề nghiệp trên thực tế, phân tích một số nội dung khác biệt

trong chương trình đào tạo kế toán (CTĐT) truyền thống và CTĐT theo định hướng nghề nghiệp

tại một số trường đại học hiện nay, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm đổi mới một số

nội dung trong CTĐT để bổ sung và hoàn thiện các năng lực về KTQT tại các trường đại học có

đào tạo chuyên ngành kế toán hiện nay tại Việt Nam.

Từ khoá: đào tạo kế toán quản trị, thực hành kế toán, khoảng cách trong đào tạo.

1. GIỚI THIỆU

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với tốc độ công nghệ đột phá đã tác động đến các

ngành, lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kế toán. Với sự ra đời và phát triển không ngừng của

CNTT, Internet và công nghệ số hiện nay đã giúp nhiều doanh nghiệp (DN) tăng năng suất lao

động, gia tăng giá trị, mở ra cơ hội tốt cho DN tiếp cận những phần mềm kế toán tiện ích, chi phí

phù hợp, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tiếp cận hệ thống kế

toán, kiểm toán quốc tế. Tuy nhiên, thời đại số cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho thị trường kế

toán ở Việt Nam cũng như toàn cầu, làm thay đổi cách tiếp cận về khoa học và thực tiễn trong

lĩnh vực này.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thời đại số, các tiêu chuẩn về năng lực nghề

nghiệp của nhiều ngành và lĩnh vực, trong đó có các nhà KTQT cũng đang được thay đổi. Môi

trường kinh doanh thay đổi đã đặt ra yêu cầu về khả năng giáo dục đại học có đáp ứng yêu cầu

thực hành nghề nghiệp, nhiều nhà khoa học đang băn khoăn liệu giáo dục đại học có xa rời và

tách biệt với nhu cầu xã hội đòi hỏi về nghề nghiệp trên thực tế. Các nghiên cứu về kỹ năng nghề

nghiệp kế toán do Tucker & Lowe (2014), Francis & Michington (1999), Barac (2009), Burritt

và cộng sự (2010), Sharma & Kelly (2015), Kavanagh & Drennan (2008), Jackling & de Lange

Page 221: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

220

(2009), Marshall & cộng sự (2010); Low & cộng sự (2016) đã thực hiện các nghiên cứu thực

nghiệm ở một số nước như Mỹ, Úc, Newzeland và cho thấy, các sinh viên ra trường thiếu các kỹ

năng mà nhà tuyển dụng chờ đợi hoặc các nhà tuyển dụng mất khoảng 2-3 năm để đào tạo một

người học vừa ra trường. Nghiên cứu của Bowden &Masters (1993) and Albrecht & Sack (2000)

cho rằng, khoảng cách này ngày càng lớn trước sự phát triển của xã hội và công nghệ.

Nhằm hạn chế chênh lệch khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu nguồn lực thực tế, một số

nghiên cứu như Jackling &De Lange (2009); Kavanagh & Drennan (2008); Marshall (2010) và

Tempone & cộng sự (2012) đã tập trung vào các kỹ năng của các sinh viên kế toán tốt nghiệp và

gợi ý rằng các trường đại học cần sửa đổi CTĐT nhằm đảm bảo các sinh viên kế toán ra trường

đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp. Trước yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực chất lượng cao

trong lĩnh vực kế toán trong thời đại số, bài viết tổng hợp các nghiên cứu về vấn đề khoảng cách

giữa đào tạo và thực tế, phân tích một số nội dung khác biệt trong CTĐT truyền thống và CTĐT

theo định hướng nghề nghiệp tại một số trường đại học hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu đưa ra

một số khuyến nghị nhằm đổi mới một số nội dung nhằm bổ sung và hoàn thiện các năng lực về

KTQT tại các trường đại học có đào tạo chuyên ngành kế toán hiện nay tại Việt Nam.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra, bài viết thực hiện tổng hợp các nghiên cứu về

khoảng cách giữa đào tạo và thực tế, đồng thời thực hiện điều tra bảng hỏi 32 giảng viên đến từ

10 trường đại học (có chuyên ngành kế toán) về nội dung CTĐT, để từ đó đưa ra một số kiến

nghị đề xuất nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu nghề nghiệp thực tế trong thời

gian tới.

2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KHOẢNG CÁCH GIỮA ĐÀO TẠO VÀ YÊU

CẦU THỰC TIỄN NGHỀ NGHIỆP KTQT

Sự thay đổi của thế giới mà đặc biệt là sự chuyển biến công nghệ và môi trường kinh

doanh nhanh chóng là yếu tố chủ yếu gây ra khoảng cách giữa đào tạo KTQT trong các trường

đại học và yêu cầu thực tế của nghề nghiệp. Trước nhiệm vụ đặt ra này, các trường đại học trên

khắp thế giới được liên tục kêu gọi cải tiến phương pháp và nội dung đào tạo KTQT tuy nhiên

cũng chỉ có một vài nghiên cứu về khoảng cách giữa đào tạo và yêu cầu nghề nghiệp kế toán trên

thực tế. Các nghiên cứu đều đồng thuận rằng, chương trình giáo dục hiệu quả được xây dựng và

sửa đổi hoàn thiện phải đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp tương lai của người học. Các nhà

nghiên cứu (Lawrence & Sharma, 2002; Chang & Chow, 1999) đã vận dụng lý thuyết Thẻ điểm

cân bằng (BSC) trong nghiên cứu khoảng cách giữa thực tế và chương trình đào tạo KTQT tại

các trường đại học cho thấy, cần nỗ lực từ phía các trường đại học để thu hẹp khoảng cách giữa

đào tạo và yêu cầu thực tế về cả kiến thức và kỹ năng.

Theo Albrecht và Sack (2000), Craig và Amernic (2002), giáo dục là cách hữu ích giúp

cho con người nghĩ và biết nhiều thứ nhưng ở trường học sinh viên ít có cơ hội làm những công

việc thực tế ở những dự án (work-based projects), tham gia những dự án như vậy giúp sinh viên

thực sự trải nghiệm cách làm việc thực tế của một nhà KTQT. Bui and Porter (2010) tin tưởng

các trường đại học đóng vai trò quan trọng trong phát triển khả năng trí tuệ và năng lực đối mặt

với thách thức và suy nghĩ độc lập và giải quyết vấn đề. Siegel and Sorensen (1999) cho rằng,

Page 222: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

221

các trường đại học cần phải hiểu công việc của một KTQT viên đang thực tế diễn ra từ các DN

để từ đó đáp ứng nhu cầu sinh viên và DN. Trong quá trình đào tạo KTQT tại các trường đại học

hiện nay, cần phải gắn kết các kỹ thuật giảng dạy và phương pháp đánh giá nhằm phát triển các

kỹ năng của sinh viên về viết báo cáo và tăng cường các thuyết trình trên máy tính. Kavanagh &

Drennan (2008), Barac (2009), Jackling & De Lange (2009) đều nhận định các kỹ năng nghề

nghiệp và giao tiếp không được tích hợp vào chương trình giảng dạy tại các trường đại học.

Daff và cộng sự (2012) nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển các kỹ năng thiết yếu về

kế toán tại các trường đại học. Một số kỹ năng thiếu chung của sinh viên kế toán khi tốt nghiệp

đối với nhà tuyển dụng và cơ hội việc làm nghề nghiệp đó là: kỹ năng phân tích và thiết kế, kỹ

năng làm việc nhóm, kỹ năng phối hợp, kỹ năng sáng tạo và giao tiếp nói và viết (Kavanagh &

Drennan, 2008; Jackling & de Lange, 2009). Các nghiên cứu này cònnhấn mạnh sinh viên tốt

nghiệp không chỉ cần các kỹ năng chuyên môn mà cần phát triển khả năng phân tích, giải quyết

vấn đề, kỹ năng giao tiếp và tổng hợp, trong đó đặc biệt chú trọng các kỹ năng công nghệ chưa

đáp ứng nhu cầu của người tuyển dụng đối với sinh viên kế toán tốt nghiệp. Ngoài ra, Cook &

cộng sự (2011) and Jones & Sin (2003) còn đề cao trí tuệ cảm xúc của nhà KTQT.

Nghiên cứu về sách giảng dạy về KTQT, Bargate (2012) còn cho thấy, những quyển sách

viết cho sinh viên rất khó đọc và mang tính liệt kê, ít phân tích sâu sắc các khái niệm. Scapens

(1983) còn cho rằng khoảng cách giữa đào tạo và thực tế tồn tại do các cuốn sách KTQT trình

bày các ví dụ thiếu tính cập nhật thực tế. Trong khi, Daff và cộng sự (2012) đặt ra câu hỏi liệu có

thể hướng tính thực hành trong đào tạo kế toán, cũng từ đó báo cáo đề xuất một mô hình đào tạo

hợp nhất giữa nghiên cứu kế toán, gắn đào tạo và thực hành nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu sự

thay đổi của thị trường.

3. SỰ THAY ĐỔI TRONG ĐÀO TẠO KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI

VIỆT NAM

Nhằm hướng đến sự gắn kết giữa đào tạo và thực tiễn, từ năm 2016 tại Việt Nam một số

trường đại học đã đi tiên phong trong việc phối hợp với các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp trong

lĩnh vực kế toán và kiểm toán nhằm phát triển các chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp.

Theo khảo sát của nhóm tác giả, hiện nay tại Việt Nam, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 10

trường đại học có các chương trình đào tạo cử nhân kế toán kiểm toán giảng dạy theo giáo trình

định hướng nghề nghiệp như ACCA, ICAEW. Trong đó, trường Đại học Ngoại thương là một

trong những trường tiên phong định hướng đào tạo cử nhân ngành kế toán kiểm toán theo định

hướng nghề nghiệp của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) từ năm 2016.

Bảng 1: Các trường có chuyên ngành kế toán định hướng nghề nghiệp

TT Tên trường Đại học Năm triển khai CTĐT định hướng

nghề nghiệp

1 Đại học Ngoại thương 2016 ACCA

2 Học viện Tài chính 2018 ACCA và ICAEW

3 Đại học Kinh tế Quốc dân 2017 ICAEW

Page 223: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

222

4 Đại học Thương mại 2018 ICAEW

5 Học viện Ngân hàng 2018 ACCA và ICAEW

6 Đại học Hà Nội 2017 ACCA

7 Học viện Bưu Chính Viễn Thông 2018 ACCA

8 Đại học Công nghiệp Hà Nội 2018 ACCA

9 Đại học Điện Lực 2018 ACCA

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả)

Theo khảo sát của nhóm tác giả, đối với nội dung về KTQT, các CTĐT định hướng nghề

nghiệp có một số mở rộng về mặt nội dung so với các chương trình giảng dạy truyền thống. Các

học phần KTQT trong chương trình định hướng nghề nghiệp, cụ thể là các học phần cơ bản đưa

vào giảng dạy hướng đến các khối kiến thức quản trị, chiến lược và kiểm soát. Các khối kiến

thức này thường được các tổ chức nghề nghiệp rà soát hàng năm, cập nhật sát với thực tế các

thay đổi của chuẩn mực quốc tế, đảm bảo nội dung kiến thức sâu và rộng bao trùm cả các lĩnh

vực kế toán, quản trị, kiểm soát và chiến lược. Các kỹ năng mục tiêu cung cấp cho người học

trong các CTĐT định hướng nghề nghiệp bao gồm: Kỹ năng lập báo cáo và tổng hợp, phân tích

đánh giá, kỹ năng suy nghĩ độc lập và giải quyết vấn đề, kỹ năng về vận dụng các công cụ tính

toán, hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh.

Bảng 2. Tổng hợp và so sánh nội dung giảng dạy các học phần kế toán quản trị

tại một số trường đại học

TT Nội dung CTĐT

tiêu chuẩn

CTĐT định

hướng NN

1 Giới thiệu về KTQT (Introduction about Management

accounting) X x

2 Các khái niệm chi phí (Cost concepts) X x

3 Các phương pháp tính giá thành (Product costing) X x

4 Mối quan hệ Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận (Cost

volume profit) X x

5 Lập kế hoạch ngân sách (Budgeting and Budget control) X x

6 Kiểm soát ngân sách linh hoạt (Flexible budgeting) X x

7 Chi phí tiêu chuẩn và phân tích biến động ngân sách

(Standard Costing and Variance Analysis) X x

8 Ngân sách vốn và phân tích chi phí (Capital budgeting and

relevant cost analysis) X x

9 Kế toán trách nhiệm (Responsible Accounting) X x

10 Đánh giá hiệu quả hoạt động (Performance measurement

and incentives) X x

Page 224: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

223

11 Ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn (long term and short

term decision making) X x

12 Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và Dữ liệu

lớn (ERP and Big data) x

13 Phân tích về giới hạn nguồn lực (Limiting factor analysis) x

14 Kế toán chi phí môi trường (Accounting for environmental

Cost) x

15 Phân tích về giới hạn nguồn lực (Limiting factor analysis) x

16 Kế toán chi phí môi trường (Accounting for environmental

Cost) x

17 Lập ngân sách theo hoạt động (Activity based Budget) x

18 Các phương pháp định giá sản phẩm (Pricing products and

services) x

19 Thẻ điểm cân bằng (Balanced Score Card) x

20 Chi phí mục đích và báo cáo chu kỳ vòng đời sản phẩm

(Target costing and life cycle reporting) x

21 Chuyển giá (Transfer pricing systems) x

22 Một số phương pháp quản lý tác nghiệp hiện đại (Just in

time, Theory of constraint, Lean production, …) SL x

23 Kiểm soát chất lượng và chi phí (Quality management and

costing) x

24 Phân tích cấu trúc và đo lường hiệu quả hoạt động bộ phận

(Divisional structure and performance measurement) SL x

25 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (Accounting Ethics for

Professionals) SL x

Chú thích: x: có giảng dạy; SL: giới thiệu sơ lược;

(Nguồn: Tổng hợp và từ điều tra của nhóm tác giả tại 10 trường đại học)

So với các CTĐT truyền thống, việc triển khai các chuyên ngành đào tạo theo định hướng

nghề nghiệp, người họccó một số lợiích tích cực như sau:

- Sinh viên được tiếp cận với nguồn học liệu được cập nhật hàng năm và mang tính thực

tiễn cao từ các hiệp hội nghề nghiệp có uy tín trên thế giới (như ACCA, ICAEW, CAT).

- Sinh viên được tiếp cận với các bài thi, kỳ thi toàn cầu được đánh giá năng lực thường

xuyên, khung năng lực mang tính quốc tế do đó việc chuyển tiếp đại học và công nhận văn bằng

chứng chỉ dễ dàng.

- Sinh viên có cơ hội thực tập và việc làm tại các hãng kiểm toán, các tập đoàn lớn. Có khả

năng, năng lực, kỹ năng sát với thực tiễn nhu cầu của nhà tuyển dụng.

Page 225: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

224

- Tiếp cận chuyên môn kế toán, kiểm toán bằng tiếng Anh một cách đồng điệu, cải thiện

tiếng Anh chuyên ngành, đặc biệt kỹ năng phân tích, nhận định đánh giá tình huống bằng tiếng

Anh được rèn luyện thường xuyên.

Trên đây là một số lợi ích của việc nâng cao năng lực và kỹ năng của các chương trình

định hướng nghề nghiệp. Mặc dù các trường đại học đã nhanh chóng nhận ra khoảng cách giữa

đào tạo và thực tiễn để từ đó có những thay đổi trong chương trình đào tạo, chúng ta cũng chưa

có cơ sở để đối chiếu so sánh liệu khoảng cách giữa kiến thức và các kỹ năng giữa yêu cầu thực

tế nghề nghiệp và sản phẩm của các sinh viên ra trường khi có sự thay đổi đáng kể hay không1.

4. KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ XUẤT

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với thời đại số đã và sẽ mang lại sự chuyển biến của toàn

nhân loại theo hướng tự động hoá do đó các yêu cầu năng lực có chuyên môn cao trong mỗi

ngành nghề là rất cần thiết. Kế toán nói chung và nghề nghiệp KTQT nói riêng cũng không nằm

ngoài quy luật đó, để tiếp tục phát triển nghề nghiệp và phù hợp với xu hướng phát triển của DN

và các ứng dụng công nghệ, các nhà nghiên cứu và tổ chức nghề nghiệp có uy tín như ACCA và

IMA đã làm rõ các khung năng lực cần thiết cho các nhà KTQT. Để có được các năng lực đó,

trước hết các nhà KTQT tương lai cần phải chú trọng:

Thứ nhất, phát triển các kỹ năng nâng cao trong quản trị dữ liệu, khai thác và phân tích dữ

liệu, mô hình hoá các dữ liệu để có thể hiểu bản chất cũng như dự đoán về tương lai của DN.

Đồng thời, nhà KTQT cần xác định được vấn đề, tìm phương pháp phân tích dữ liệu phù hợp.

Thứ hai, phát triển tư duy chiến lược. Nhà KTQT trong thời đại số không đơn thuần là một

người lao động trong doanh nghiệp mà cần trở thành đối tác của doanh nghiệp, có cùng chung

lợi ích và trách nhiệm. Nhà KTQT cần có tầm ảnh hưởng tới cả các đồng nghiệp và đối tác và có

ảnh hưởng trong quá trình ra quyết định của DN. Để làm được điều đó, nhà KTQT cần phát triển

tư duy quản trị chiến lược, quản trị rủi ro để từ đó có thể hỗ trợ tổ chức có định hướng phát triển

trong môi trường kinh doanh hiện tại trong ngắn và dài hạn.

Thứ ba,hiểu được giá trị nghề nghiệp, phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý mối

quan hệ và tư duy tích cực.

Kế toán nói chung và nghề nghiệp KTQT nói riêng là một trong những nghề nghiệp có tính

thực tế và chuyên môn cao, để có được các năng lực và kỹ năng đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp

trong thời đại số, nhiệm vụ đặt ra cho các trường đại học có chuyên ngành đào tạo kế toán kiểm

toán cần có sự thay đổi, dịch chuyển phù hợp trong thời gian sắp tới. Trên cơ sở khung năng lực

nhà KTQT theo nghiên cứu của ACCA và IMA (2019) và kết quả điều tra các nội dung giảng

dạy tại các chương trình đào tạo kế toán trong và ngoài nước, để sát giữa đào tạo và thực tiễn rút

ngắn lại bài viết cho rằng các chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán tại các trường đại học

hiện nay nên có lộ trình bổ sung, cập nhật một số nội dung như sau:

1Sinh viên học tập chương trình định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán kiểm toán sẽ ra trường đầu tiên vào năm 2020. Sau thời

gian trên, việc khảo sát đánh giá năng lực và kỹ năng của người học đáp ứng yêu cầu thực tế của nhà tuyển dụng và xã hội mới có thể được điều

tra chính thức.

Page 226: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

225

Về công nghệ và phân tích, các nội dung liên quan đến hệ thống thông tin, quản trị dữ liệu,

phân tích dữ liệu và thông tin tài chính, tự động hoá quy trình (RPA), ERP, các phần mềm kế

toán (SAAS - software as a service), sự ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kế toán và phân tích dự

báo,… Đối với chương trình đào tạo của các hiệp hội nghề nghiệp ACCA và IMA, các nội dung

này được đưa vào có hiệu lực bắt đầu từ năm 2020.

Về quản trị và chiến lược, các chương trình đào tạo cân nhắc bổ sung thời lượng giảng dạy

các nội dung liên quan đến xây dựng chiến lược ngắn hạn và dài hạn, phương pháp xây dựng thẻ

điểm cân bằng, chiến lược định giá sản phẩm, chuyển giá. Trên thực tế, tại các trường đại học

của Việt Nam, theo quan sát của nhóm tác giả một số trường đã đưa các nội dung này vào trong

chương trình đào tạo sau đại học tuy nhiên giới thiệu các nội dung căn bản cho sinh viên khi tiếp

cận bậc đại học vẫn rất cần thiết.

Về giá trị đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội, nhà trường cần dành thời lượng đào

tạo phù hợp giúp sinh viên nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của người làm nghề kế toán cũng

như thách thức và nguy cơ khi vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong thời đại số. Tại các trường đại

học có chuyên ngành kế toán được đào tạo theo định hướng nghề nghiệp của các hiệp hội tổ chức

quốc tế đã bắt đầu được đưa vào giảng dạy tuy nhiên đối với đa số các chương trình đào tạo

truyền thống, nội dung này vẫn chưa được bổ sung, cập nhật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Albrecht, W.S. and Sack, R.J. (2000). Accounting education: charting the course through a

perilous future, Accounting Education Series, 16, Sarasota, Florida American Accounting

Association.

Chang, H.O. & Chow, C.W. (1999). The balanced scorecard: a potential tool for supporting

change and continuous improvement in accounting education, Issues in Accounting

Education, 14(3),395-412.

Albrecht, W.S. and Sack, R.J. (2000). Accounting education: charting the course through a

perilous future, Accounting Education Series, 16, Sarasota, Florida American Accounting

Association. International Journal, 11(2), 121-171.

Bui, B. & Porter, B. (2010). The expectation-performance gap in accounting education: An

exploratory study, Accounting Education: An International Journal, 19(1-2), 23-50.

Barac, K. (2009). South African Training officers perceptions of the knowledge and skills

requirements of entry level trainee accountants, Meditari Accountancy Research, 17(2),

19-46.

Burns, J. & Vaivio, J. (2001). Management accounting change, Management Accounting

Research, 12(4), 389-402.

Page 227: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

226

Burritt, R., Evans, E. and Guthrie, J. (2010).Challenges for accounting education at a crossroads

in 2010, In E. Evans, R. Burritt and J. Guthrie, (Eds.) Accounting education at a cross

road, (p. 9-15) Sydney, Australia: Institute of Chartered Accountants in Australia.

Bargate, K. (2012). The readability of Managerial Accounting and Financial Management

textbooks, Meditari Accountancy Research, 20(1), 4-20.

Bowden, J., & Masters, G. (1993). Implications for Higher Education of a Competency Based

Approach to Education and Training. Canberra: AGPS.

Craig, R.J. &Amernic, J.H. (2002).Accountability of accounting educators and the rhythm of the

university: Resistance strategies for postmodern blue, Accounting Education: An IMA

(2019), “Management Accounting Competencies: Fit for Purpose in a Digital Age?”.

Cook, G., D. Bay, D., Visser, B., Myburgh, J., & Njoroge, J. (2011). Emotional intelligence: The

role of accounting education and work experience. Issues in Accounting Education, 26(2),

267–28.

Daff, L., de Lange, P., & Jackling, B. (2012). A comparison of generic skills and emotional

intelligence in accounting education. Issues in Accounting Education, 27(3), 627-645.

(Kavanagh & Drennan, 2008; Jackling & de Lange, 2009);

Francis, G. & Michington, C. (1999). Quantitative skills: Is there an expectation gap between the

education and practice of management accountants?,Accounting Education: An

International Journal, 8(4), 301-319.

Jackling, B. & De Lange, P. (2009). Do accounting graduates’ skills meet the expectations of

employers? A matter of convergence or divergence, Accounting Education: An

International Journal, 18(4-5), 369-385.

Jones, A., & Sin, S. (2003). Generic Skills in Accounting: Competencies for Students and

Graduates. N.S.W., Australia: Pearson Education Australia.

Kavanagh, M. H. & Drennan, L. (2008). What skills and attributes does an accounting graduate

need? Evidence from student perceptions and employer expectations, Accounting &

Finance, 48(2), 279-300.

Kavanagh, M. H. & Drennan, L. (2008). What skills and attributes does an accounting graduate

need? Evidence from student perceptions and employer expectations, Accounting &

Finance, 48(2), 279-300.

Klibi, M., & Oussii, A. (2013). Skills and attributes needed for success in accounting career: Do

employers' expectations fit with students' perceptions? Evidence from Tunisia.

International Journal of Business and Management, 8(8), 118-132.

Lawrence, S. & Sharma, U. (2002). Commodification of education and academic labour. Using

the balanced scorecard in a university setting, Critical Perspectives on Accounting,

13(5/6), 661-677.

Page 228: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

227

Low, M., Botes, V., Rue, D. D., & Allen, J. (2016). Accounting Employers' Expectations-The

Ideal Accounting Graduates. The E-Journal of Business Education & Scholarship of

Teaching, 10(1), 36.

Marshall, P., Dombroski, R., Garner, R., & Smith, K. (2010). The accounting education gap.

CPA Journal, 80(6), 6-10.

Raef Lawson (2019). New competencies for management accountants, Strategic Finance

Magazine, IMA.

Sharma, U. & Kelly, M. (2014). Students’ perceptions of education for sustainable development

in the accounting and business curriculum of a business school in New Zealand, Meditari

Accountancy Research, 22(2), 130-148.

Siegel, G. & Sorensen, J.E. (1999).Counting More, Counting Less. Transformations in the

Management Accounting Profession, Montevale, NJ: Institute of Management Accountant.

Tempone, I., Kavanagh, M., Segal, N., Hancock, P., Howieson, B., & Kent, J. (2012).

Desirable generic attributes for accounting graduates into the twenty-first century: The

views of employers. Accounting Research Journal, 25(1), 41-55.

Tucker, B.P. & Lowe, A.D. (2014). Practitioners are from Mars, academics are from Venus? An

investigation of the research-practice gap in management accounting, Accounting, Auditing

& Accountability Journal, 27(3), 394-425.

Page 229: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

228

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao

trong thời kỳ hội nhập cách mạng 4.0

Trương Thanh Hằng, Nguyễn Thị Nga

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.50 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 25/11/2019

Ngày nhận bài: 07/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 28/11/2019

Tóm tắt

Hội nhập kinh tế quốc tế, tự do thương mại và cạnh tranh bình đẳng tạo ra nhiều cơ hội cho

việc lưu thông hàng hóa và việc làm giữa các quốc gia. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (cách

mạng 4.0) sẽ tác động lớn đến quy mô hoạt động, tương lai nghề nghiệp kế toán. Nhu cầu về

nhân lực kế toán ngày càng tăng tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực kế toán hiện nay chưa đáp

ứng được yêu cầu thực tiễn. Bài viết đưa ra thực trạng, cơ hội và thách thức của nguồn nhân lực

kế toán khi tham gia hội nhậpvà đưa ra các kiến nghị nhằm giúp đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực kế toán chất lượng cao.

Từ khóa: Nhân lực kế toán, hội nhập, cách mạng 4.0, đào tạo.

1. GIỚI THIỆU

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, trước sự khởi phát của cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0, nhu cầu nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán có chất lượng tại Việt Nam

được dự báo sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Đặc biệt là khi các hiệp định tự do hóa thương

mại với dịch chuyển lao động đang trở thành hiện thực. Kế toán, kiểm toán là một trong tám

ngành nghề, lĩnh vực được tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

được thành lậptừ ngày 31/12/2015. Việc tham gia AEC và các hiệp định kinh tế, thương mại

khác (WTO, EVFTA, CPTPP) đòi hỏi Việt Nam phải phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm

toán có tính chuyên nghiệp cao, đủ năng lực cạnh tranh với lao động của các nước khác trong

khu vực và thế giới. Theo các chuyên gia, chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán hiện

nay vẫn còn nhiều bất cập. Việc mở cửa thị trường một mặt sẽ tạo ra áp lực buộc nguồn nhân lực

trong nước phải đổi mới để nâng cao sức cạnh tranh, mặt khác sẽ giúp thị trường trong nước có

thêm điều kiện phát triển khi được tiếp cận, học hỏi từ nguồn nhân lực chất lượng cao bên ngoài

vào Việt Nam. Để phát triển được nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao chúng ta cần nhiều giải

pháp để đổi mới cả nội dung và chương trình đào tạo cử nhân kế toán - kiểm toán ở các trường

Cao đẳng, đại học Việt Nam.

Page 230: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

229

Mặc dù ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về đào tạo kế toán nói chung, thực trạng nguồn

nhân lực kế toán, kiểm toán nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước cũng chưa đề cập tới

đào tạo phát triển nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao theo các tiêu trí đánh giá chất lượng nguồn

nhân lực chất lượng cao. Nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng nhân lực

kế toán chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Theo Liên Hợp Quốc trong Các chỉ số phát triển thế giới (World Development Indicators)

(2000), “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng

tạo của con người có quan hệ với sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.

Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008), “Nguồn nhân lực là nguồn lực con

người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số

lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.”

Xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có nhiều khái niệm khác nhau về nguồn nhân

lực, những khái niệm trên đều thống nhất nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp

sức lao động cho xã hội. Con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí

hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ được xem xét

đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng.

Con người không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với

những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.

Theo Lê Thanh Hà (2009): “Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp về những

người thuộc nguồn nhân lực được thể hiện ở các mặt: sức khỏe của người lao động, trình độ văn

hóa, trình độ chuyên môn kĩ thuật, năng lực thực tế về tri thức, kĩ năng nghề nghiệp, tính năng

động xã hội (gồm khả năng sáng tạo, sự linh hoạt, nhanh nhẹn trong 11 công việc), phẩm chất

đạo đức, tác phong, thái độ đối với công việc, môi trường làm việc, hiệu quả hoạt động lao động

của nguồn nhân lực và thu nhập mức sống và mức độ thỏa mãn nhu cầu cá nhân gồm nhu cầu vật

chất và nhu cầu tinh thần của người lao động”.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận nhân lực có sức khỏe đáp ứng yêu cầu,

được đào tạo dài hạn, có chuyên môn kỹ thuật cao, có phẩm chất đạo đức tiêu biểu, có khả năng

thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ, biết vận dụng sáng tạo những tri thức những

kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã

hội một cách hiệu quả nhất. Chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao được thể hiện qua các

tiêu chí: thể lực, trí lực, ý thức của người lao động (Mai Quốc Chánh, 2000).

Dựa theo các tiêu chí của Mai Quốc Chánh (2000) nhóm tác giả đưa ra các tiêu trí đánh giá

chất lượng nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao như sau:

Thể lực: Đối với chất lượng nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao tiêu chí thể lực đóng

vai trò quan trọng. Thể lực là tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực bao gồm nhiều yếu tố cả

về thể chất lẫn tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài. Chất

lượng nguồn nhân lực được cấu thành bởi năng lực tinh thần và năng lực thể chất, tức là nói đến

Page 231: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

230

sức mạnh và tính hiệu quả của những khả năng đó, trong đó năng lực thể chất chiếm vị trí

vô cùng quan trọng. Thể lực tốt thể hiện ở sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo daicủa sức khỏe cơ

bắp trong công việc; thể lực là điều kiện quan trọng để phát triển trí lực. Thể lực được phản ánh

bằng một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, các chỉ tiêu về tình hình

bệnh tật, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Trí lực: Tri thức là yếu tố cơ bản của trí lực, là sự tổng hợp khái quát kinh nghiệm cuộc

sống, là nhận thức lý tính. Nắm bắt được nó sẽ có lợi trong việc chỉ đạo thực tiễn, có lợi trong

việc nâng cao khả năng phân tích và lý giải vấn đề.Trí lực là sự kết tinh của tri thức. Trí lực là

năng lực nhận thức vận dụng tri thức tiến hành khoa học và lao động. Trí lực ngoài việc chiếm

giữ tri thức ra còn phải có một phương pháp tư duy khoa học và kĩ năng kĩ xảo điêu luyện. Trí

lực được nhìn theo hai góc độ:

Thứ nhất về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ

bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì sự sống. Trình độ văn hóa được cung cấp thông qua

hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy; qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá nhân.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán: là những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực

hiện yêu cầu công việc của kế toán. Trình độ chuyên môn là một chỉ tiêu rất quan trọng để

đánh giá chất lượng nguồn nhân lực kế toán, bởi lẽ trình độ học vấn cao tạo ra những điều kiện

và khả năng để tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng vào thực tiễn công việc góp phần

thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Thứ hai, về kỹ năng mềm:

Hiện nay các doanh nghiệp đều mong muốn tìm kiếm được những nhân viên mà ngoài

trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn có những kỹ năng mềm khác hỗ trợ cho công việc. Kỹ năng

mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo

nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, tin học, ngoại ngữ... là những kỹ năng thường không phải lúc

nào cũng được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn. Kỹ năng này

bổ trợ và làm hoàn thiện hơn năng lực làm việc của người lao động, hiệu quả công việc cao hơn.

Ý thức của người lao động: Chất lượng nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao còn được

thể hiện qua những yếu tố vô hình không thể định lượng được bằng những con số cụ thể như: ý

thức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao động, biết tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm trong

việc, có tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn trương, chính xác, có lương tâm nghề nghiệp

nhưng lại là những yếu tố rất quan trọng quy định bản tính của nguồn nhân lực chất lượng cao và

đóng vai trò quyết định sự phát triển bền vững của quốc gia, doanh nghiệp. Tất cả những phẩm

chất đó nằm trong phạm trù đạo đức của con người.

Kế toán là ngành thực hiện quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn

hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức. Kế toán được vận dụng không

chỉ trong các doanh nghiệp mà còn trong các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức của chính phủ và

nhiều tổ chức khác.

Page 232: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

231

Nhân lực ngành Kế toán có thể làm việc ở các vị trí như: chuyên viên phụ trách kế toán,

kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính, kế toán trưởng,

trưởng phòng kế toán, giám đốc tài chính - CFO… tại các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong

cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức

phi chính phủ, ngân hàng, các loại hình doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao là nguồn nhân lực làm trong ngành kế toán kiểm

toán có sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc, được đào tạo dài hạn, có chuyên môn kỹ thuật cao, có

phẩm chất đạo đức tiêu biểu, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ, biết

vận dụng sáng tạo những tri thức những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất,

đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả nhất đáp ứng được các tiêu trí đã nêu.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để có những đánh giá chung về thực trạng về đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực trong

lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tác giả đã thực hiện khảo sát với 50 giảng viên đang làm việc tại các

khoa /bộ môn chuyên ngành kế toán - kiểm toán của 15 trường đại học và cao đẳng trên địa bàn

Miền Bắc Việt Nam. Các câu hỏi khảo sát liên quan đến năng lực chuyên môn, năng lực giảng

dạy và năng lực nghiên cứu khoa học trong chương trình đào tạo nguồn nhân lực kế toán. Tác giả

cũng tiến hành khảo sát sinh viên kế toán và kiểm toán sau khi tốt nghiệp làm việc tại một số

doanh nghiệp. Số phiếu phát ra 650 thu về 500. Các câu hỏi khảo sát xoay quanh trọng tâm

chương trình đào tạo có sát với nhu cầu thực tế không, sinh viên có bỡ ngỡ khi đi làm thực tế

không. Số phiếu khảo sát người quản lý doanh nghiệp 100 phiếu thu về 82. Các câu hỏi đưa ra để

khảo sát mức độ đáp ứng yêu cầu của công việc, sức khỏe và ý thứccủa người lao động trong

lĩnh vực kế toán kiểm toán tại doanh nghiệp.

Phương pháp thảo luận nhóm cũng được nhóm nghiên cứu đưa ra để có thể tìm hiểu sâu

hơn các vấn đề bài viết đưa ra về chất lượng nguồn nhân lực kế toán kiểm toán trong điều kiện hội

nhập. Nhóm thảo luận gồm bốn giảng viên của các trường khác nhau cùng với bốn nhà quản lý

doanh nghiệp tham gia thực hiện thảo luận chủ đề nhóm tác giả đưa ra. Sau khi hoàn tất công việc

thu thập, dữ liệu được phân tích, tổng hợp, so sánh kết quả thực tế và lý thuyết để đưa ra thảo luận,

thống nhất cách đánh giá chung.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC KẾ TOÁN

HIỆN NAY

Thể lực: Sức khỏe là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thể lực của người lao động nói

chung và chất lượng nguồn nhân lực kế toán nói riêng. Qua thực tế khảo sát tại 82 doanh nghiệp

ta có thống kê về thể lực của lao động kế toán như sau:

Xếp loại sức khỏe Người Tỷ lệ(%)

Loại I: Rất khỏe. 52 20,63

Loại II: Khỏe. 174 69,05

Loại III: Trung bình. 26 10,32

Loại IV: Yếu. 0 0

Tổng 252 100

Page 233: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

232

Phần lớn người lao động có sức khỏe đáp ứng được công việc. Số lượng lao động kế toán

có sức khỏe được xếp loại “rất khỏe” là 20,63% và “khỏe” là 69,05% chiếm tỷ trọng lớn. Lao động

có sức khỏe được xếp loại “trung bình” có nhưng chiếm tỷ trọng ít.

Trí lực: Khi đánh giá về trí lực của người lao động, trình độ chuyên môn là một trong

những yếu tố quan trọng. Trình độ chuyên môn tốt tạo tiền đề để có những nhân lực đáp ứng

được yêu cầu công việc của doanh nghiệp.

Trình độ chuyên môn Người Tỷ lệ(%)

Đại học và sau đại học 181 71,83

Cao đẳng 52 20,63

Trung cấp 19 7,54

Tổng 252 100

Khảo sát cho thấy nhân viên kế toán có trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ trọng lớn

nhất 71,83%. Nhân viên kế toán có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ trọng ít hơn. Theo

khảo sát, 96,34% các nhà quản lý cho rằng nhân viên của mình còn thiếu những kỹ năng cơ bản

như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian.

Trình độ chuyên môn tốt phụ thuộc lớn vào quá trình đào tạo. Hàng năm, số lượng lao

động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ra trường rất lớn, tuy nhiên chất lượng lao động vẫn chưa

đáp ứng được sự kỳ vọng của các nhà tuyển dụng. Theo khảo sát của nhóm tác giả đối với sinh

viên kế toán tốt nghiệp ra trường có 69% người được hỏi làm đúng với chuyên ngành mình được

đào tạo còn lại làm các công việc không đúng chuyên ngành.

(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát)

Hình 1. Tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng chuyên ngành

Tổng phiếu 500 Tỷ trọng

Làm đúng chuyên nghành 345 69%

Làm không đúng chuyên ngành 155 31%

Theo các nhà tuyển dụng, những khó khăn chung khi tuyển dụng nhân sự ngành kế toán là

chất lượng nhân sự không đáp ứng được nhu cầu công việc, đặc biệt là nguồn nhân sự mới tốt

nghiệp ra trường. Với những đối tượng này, họ thiếu kỹ năng cần thiết cho công việc, chưa có

Page 234: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

233

cái nhìn chính xác về nội dung công việc mà họ sẽ làm, chưa nắm chắc được kiến thức cơ bản.

Khi tuyển dụng đối tượng này nhà tuyển dụng chấp nhận đào tạo lại để phù hợp với tình hình

công việc thực tế tại doanh nghiệp. Theo khảo sát, 500 sinh viên kế toán ra trường ở các trường

đại học và cao đẳng khu vự phía Bắc 86% số sinh viên được hỏi đều cho rằng chương trình đào

tạocủa nhà trường còn mang tính lý thuyết, 83% sinh viên được hỏi đều tự nhận mình chưa đáp

ứng được ngay công việc kế toán tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp được khảo sát cho thấy

84,15% (69/82 doanh nghiệp) được hỏi đều cho rằng sinh viên mới ra trường doanh nghiệp phải

giao, phân công và hướng dẫn đào tạo lại. Thực tế những sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại

học, cao đẳng được trang bị rất tốt về lý thuyết chuyên ngành kế toán, tuy nhiên lại không được

thực hành nhiều nên kỹ năng làm việc còn hạn chế.

Bên cạnh đó, vấn đề ngoại ngữ cũng là một phần rất quan trọng đối với sinh viên kế toán,

kiểm toán trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hội nhập toàn cầu và trở thành một

trong những lĩnh vực được chú trọng đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.

Tuy nhiên, nhiều sinh viên khi ngồi trên giảng đường vẫn chưa quan tâm lắm đến việc rèn luyện

kỹ năng ngoại ngữ cho bản thân, từ đó dẫn đến việc khi ra trường bị yếu kém năng lực làm việc,

nhất là gặp khó khăn trong việc lĩnh hội các tri thức trên thế giới, 74% sinh viên được hỏi không

tự tin với khả năng giao tiếp và làm việc bằng tiếng Anh.

(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát)

Hình 2. Khả năng giao tiếp và làm việc bằng tiếng anh của sinh viên ra trường

Tổng phiếu 500 Tỷ trọng (%)

Không tự tin giao tiếp và làm việc bằng tiếng anh 370 74%

Tự tin giao tiếp và làm việc bằng tiếng anh 75 15%

Không giao tiếp và làm việc được bằng tiếng anh 55 11%

Các công ty nước ngoài, các công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tập

đoàn lớn mong muốn tìm được nhân sự kế toán phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công việc tuy

nhiên hạn chế về ngoại ngữ cũng là rào cản để các sinh viên tiếp cận được với các công ty này.

Về ý thức của nhân viên kế toán: Khi được hỏi về ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao

động, tính tiết kiệm, tinh thần trách nhiệm trong việc, tinh thần hợp tác, tác phong làm việc khẩn

trương chính xác, lương tâm nghề nghiệp thì tác giả đã khảo sát được số liệu sau:

Page 235: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

234

Tổng phiếu 82 Tỷ trọng (100%)

Hài lòng 48 58,5%

Tương đối hài lòng 29 35,4%

Không hài lòng 5 6,1%

Các nhà quản lý phần lớn hài lòng (58,5) và tương đối hài lòng về ý thức của nhân viên.

Bên cạnh đó, có một bộ phận nhân viên có ý thức tổ chức kỷ luật chưa được tốt.

Việc mở cửa thị trường theo các cam kết hội nhập là thách thức khi chúng ta phải cạnh

tranh trong một thị trường đòi hỏi sự chuẩn hóa về quy trình cung cấp dịch vụ, sự minh bạch và

tin cậy. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là một cơ hội để nhân lực kế toán, kiểm toán trong nước phát

triển bởi việc mở cửa sẽ tạo áp lực cho nguồn nhân lực này phải đổi mới để hội nhập. Hiện nay,

nguồn nhân lực đáp ứng cho kế toán, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề khó

khăn và cũng là cấp thiết trước cuộc cách mạng 4.0, xu thế hội nhập sâu rộng của Việt Nam.

Nguyên nhân tồn tại

Ở góc độ đào tạo chúng ta thấy để có được nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao chúng ta

cần phải có những thay đổi về chương trình đào tạo để có những nhân lực tốt về nghiệp vụ

chuyên môn.

Mặc dù trong thời gian gần đây, hệ thống các văn bản pháp luật về kiểm toán, kế toán đã

được đổi mới và ban hành khá đầy đủ, bao gồm Luật kế toán, các Nghị định, Thông tư, các

chuẩn mực kế toán, kiểm toán dần phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn

một khoảng cách khá xa so với thế giới. Các văn bản vẫn mang nặng tính chất hành chính và

chưa tạo ra được sự đồng bộ, thống nhất.

Chương trình đào tạo chưa thực sự hội nhập sâu với chương trình đào tạo kế toán của các

nước phát triển, tính học thuật của chương trình đào tạo còn nặng mà chưa chú trọng đến tính

thực hành nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Nội dung một số môn học được thiết kế dựa trên

Chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành, tập trung quá nhiều vào hướng dẫn nghiệp cụ kế toán

mà chưa chú trọng đến những vấn đề nền tảng, các chuẩn mực nghề nghiệp. Nội dung nhiều môn

học trong chương trình đào tạo vẫn còn nặng về lý thuyết, nhiều môn học còn trùng lặp cả về nội

dung khoa học hoặc môn học chuyên ngành chưa được sắp xếp theo độ khó của bậc thang kiến

thức nên đã ảnh hưởng đến quá trình đào tạo. Sinh viên phần lớn chỉ được tiếp xúc với doanh

nghiệp khi đi thực tập cuối khoá và chất lượng thực tập ở góc độ hướng dẫn, kiểm soát, đánh giá

sinh viên xem mức độ hiểu biết và tiếp cận với số liệu, thực tiễn công tác kế toán ở đơn vị thực

tập như thế nào còn rất hạn chế.

Các giảng viên kế toán phần lớn đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ kiến thức

chuyên ngành nhưng hạn chế về khả năng ngoại ngữ nên việc tiếp cận và vận dụng các tài liệu

nước ngoài phục vụ giảng dạy còn khó khăn. Bên cạnh đó thiếu kinh nghiệm thực tế của các giảng

viên cũng dẫn đến ít trao đổi, thảo luận các tình huống thực tiễn trong nội dung giảng dạy để phát

triển khả năng tư duy, giải quyết vấn đề, luận giải các hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.

Page 236: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

235

(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát)

Hình 3. Khả năng giao tiếp và làm việc bằng tiếng anh của giảng viên

Tổng phiếu 50 Tỷ trọng (100%)

Không tự tin giao tiếp và làm việc bằng tiếng anh 39 78%

Tự tin giao tiếp và làm việc bằng tiếng anh 9 18%

Không giao tiếp và làm việc được bằng tiếng anh 2 4%

Phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm chưa được phát huy, các kỹ

năng mềm chưa trang bị đầy đủ cho sinh viên như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ

năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng sáng tạo.

Kết quả trên cho thấy phương pháp dạy học chủ yếu mà các giảng viên sử dụng trong thực

tế giảng dạy chuyên ngành kế toán - kiểm toán là phương pháp thuyết trình và phương pháp thực

hành - bài tập (chiếm trên 80%).

(Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu khảo sát)

Hình 4. Phương pháp giảng dạy của giảng viên kế toán kiểm toán

Người học còn thiếu tính chủ động, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu, thiếu tư duy

khoa học. Khả năng hướng nghiệp và khởi nghiệp của sinh viên trong quá trình học và sau khi

học còn thấp. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp yêu cầu người được tuyển dụng phải có thời

gian kinh nghiệm nhất định khiến cho sinh viên trong ngành Kế toán - kiểm toán khó tiếp cận cơ

hội làm việc thực tế trong quá trình học.

Page 237: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

236

Cơ hội

Dự kiến năm 2025, Việt Nam có thêm 14 triệu việc làm. Việt Nam tăng cường hội nhập

với khu vực trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, mở ra nhiều cơ hội mới. Nhân lực kế toán kiểm

toán sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Các công ty dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, sẽ có nhiều lựa chọn

tuyển dụng lao động trình độ cao, song song với đó, lao động Việt Nam cũng sẽ có cơ hội và

điều kiện thuận lợi sang làm việc và học hỏi kinh nghiệm tại các quốc gia khác.

Thách thức

Để làm việc tại môi trường quốc tế đòi hỏi người lao động phải có trình độ đạt chuẩn quốc

tế, có kiến thức chuyên sâu, phương thức làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả. Tuy nhiên, đội ngũ

kế toán viên, Kiểm toán viên của Việt Nam hiện nay còn thiếu cả về số lượng và chất lượng so

với các tiêu chuẩn quốc tế.

Khi hội nhập, Việt Nam còn phải đối mặt với vấn đề quản lý lao động nước ngoài vào Việt

Nam làm việc, tiếp cận thông tin thị trường lao động ngoài nước. Nguồn nhân lực đội ngũ kế

toán, kiểm toán viên hiện nay chất lượng đào tạo chưa cao do các trường chậm đổi mới chương

trình đào tạo và đặc biệt trình độ ngoại ngữ còn hạn chế. Số lượng kế toán, kiểm toán viên ở các

nước trong khu vực có chuyên môn và trình độ ngoại ngữ tốt sẽ chuyển sang Việt Nam làm việc

và tạo ra áp lực cạnh tranh trực tiếp với đội ngũ kế toán, kiểm toán trong nước. Từ những vấn đề

trên, chúng ta có thể nhận rõ rằng nhu cầu đối với nguồn nhân lực kế toán có chất lượng cao

trong ngành kế toán - kiểm toán khi Việt Nam hội nhập là rất lớn, cả về số lượng và chất lượng,

điều này đặt ra nhiệm vụ nặng nề đối với các cơ sở đào tạo trong việc thiết lập tiêu chuẩn đầu ra

đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đồng thời xây dựng chương trình đào tạo sao cho phù

hợp, đảm bảo được kiến thức, kỹ năng cho người học trước môi trường làm việc có tính cạnh

tranh cao. Nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh thì kể cả các công việc mà nhân lực Việt

Nam đang thực hiện trong nước cũng sẽ bị nhân lực chất lượng cao hơn, kinh nghiệm và chuyên

môn tốt hơn của các nước trong khu vực tìm đến cạnh tranh, điều này có thể làm giảm thu nhập,

ảnh hưởng đến việc làm của nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán trong nước.

5. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

KẾ TOÁN CHẤT LƯỢNG CAO

Trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập của Việt Nam, yêu cầu minh bạch và

công khai về các thông tin tài chính ngày càng cao và càng lớn. Đây không chỉ là đòi hỏi cấp

thiết của một nền kinh tế đa sở hữu, cạnh tranh, mà còn là yêu cầu của một nền kinh tế, một thị

trường tài chính lành mạnh, sôi động. Với đất nước hơn gần một trăm triệu dân, có gần một

triệu doanh nghiệp, trong đó có hàng nghìn, hàng chục nghìn công ty đại chúng, công ty tham

gia trực tiếp trên thị trường tài chính, dự kiến trong những năm tới, nhu cầu về kế toán kiểm

toán là rất lớn.

Để có thể có được nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao cần phải có nhiều biện pháp

đồng bộ để đáp ứng các tiêu chí về thể lực, trí lực, ý thức. Trong đó ta thấy nâng cao chất lượng

đào tạo, trình độ chuyên môn là rất quan trọng.

Page 238: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

237

Về thể lực: Nhà nước cần tăng cường các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe,

sức khỏe học đường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia

về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam. Đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao quần

chúng và thể thao thành tích cao.

Về trí lực: Để phát triển nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao về trí lực ta phải nâng cao

trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng mềm cho người lao động.

Để nguồn nhân lực kế toán có chuyên môn tốt thì công tác đào tạo là rất quan trọng. Các

cơ quan chức năng cần xây dựng bổ sung một số chuẩn mực kế toán phù hợp với thực tiễn Việt

Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Để thực hiện được điều này, các chuyên gia kế toán hàng

đầu của Việt Nam từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, hội nghề nghiệp, các công ty dịch vụ

kế toán, kiểm toán, các trường đại học… cần phải hợp tác về mặt chuyên môn nhằm xây dựng

chuẩn mực kế toán chất lượng cao. Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam đang có nhiều

chuyển biến và phát sinh nhiều nghiệp vụ phức tạp nhưng các chuẩn mực hỗ trợ cho việc ghi

nhận một số loại hình công cụ tài chính vẫn thiếu vắng. Vì vậy, giải pháp cho giai đoạn trước

mắt là việc cần thiết ban hành các chuẩn mực còn thiếu so với nhu cầu thực tế, trong đó tiền đề là

việc hợp tác quốc tế. Các cơ quan Nhà nước cần nỗ lực hợp tác quốc tế trong việc trao đổi kinh

nghiệm, cập nhật kiến thức mới; kết hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức về kế toán - kiểm toán

quốc tế.

Đối với nguồn nhân lực kế toán hiện tại: các doanh nghiệp cần khuyến khích và có các

chính sách hỗ trợ nhân viên trau dồi, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Doanh nghiệp cũng cần

có những hỗ trợ để nhân viên được tiếp cận với những kiến thức, nâng cao nghiệp vụ cả về kỹ

năng cứng và mềm.

Đối với nguồn nhân lực kế toán tương lai:

Đổi mới chương trình đào tạo: Không ngừng đổi mới nội dung phương pháp đào tạo, giảm

bớt tính hàn lâm, lý thuyết thuần tuý trong chương trình đào tạo, tăng cường thực hành cho sinh

viên ngành kế toán.

Đổi mới phương pháp giảng dạy: chuyển đổi triệt để từ phương pháp giảng dạy truyền

thống, nặng về lý thuyết, xa dời thực tiễn sang phương pháp giảng dạy tích cực hiện đại, có tính

thực tiễn cao, một số môn học của ngành kế toán cần sử dụng giáo trình của nước ngoài có nền

giáo dục phát triển để sinh viên được tiếp cận với kho tàng kiến thức hiện đại và theo kịp với sự

phát triển của thế giới. Giảng viên cần cập nhật những kiến thức thực tế, thiết kế bài giảng sinh

động; chú ý tính thực hành trong từng phần giảng; vận dụng các bài giảng mang tính trực quan

để tác động đến người học. Giảng viên lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp trên cơ sở như:

Tìm hiểu kỹ đối tượng tham gia học tập; bám sát mục tiêu đào tạo đã xác định cho người học;

lựa chọn phương pháp giảng dạy cần căn cứ vào nội dung kiến thức cần truyền tải đến người học

và các đặc điểm đặc thù của môn học.

Giảng viên cần nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ để

tiếp cận và lĩnh hội kiến thức từ các quốc gia khác, từ đó đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn

nhân lực hiện tại khi hội nhập quốc tế.

Page 239: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

238

Xây dựng chương trình đánh giá sau đào tạo: Chương trình này nhằm mục đích đánh giá

chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo, người lao động sau khi được đào tạo đã tích lũy thêm

được những kiến thức, kĩ năng gì, có thích nghi và đảm bảo được yêu cầu công việc của doanh

nghiệp không.

Tăng cường hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp, các tổ chức nghề nghiệp quốc tế: Để

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng

chuẩn quốc tế và khu vực, cần tăng cường hơn nữa việc hợp tác đào tạo với các doanh nghiệp.

Chương trình đạo tạo của trường cầncụ thể, tăng nhiều giờ thực hành sát với thực tế doanh

nghiệp. Trường và khoa nên có các chương trình cử giảng viên đi thực tế tại các doanh nghiệp để

có các bài giảng và tình huống sát thực tế. Ta cần phải có những giảng viên giỏi về chuyên môn

nhưng cũng giàu kinh nghiệm thực tế để giảng dạy. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các tổ chức

nước ngoài vào đầu tư hoặc phối hợp đào tạo, truyền đạt những trình độ, kinh nghiệm quốc tế

cho nguồn nhân lực. Cần tăng cường hơn nữa việc hợp tác đào tạo với các tổ chức nghề nghiệp

quốc tế. Việc hợp tác giữa các tổ chức nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo hiện nay vẫn chưa tương

xứng với tiềm năng. Số lượng các cơ sở đào tạo trong nước có quan hệ hợp tác với các tổ chức

nghề nghiệp còn chưa nhiều; kết quả hợp tác chưa có nhiều đột phá. Do đó, để nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, các cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán cần tăng cường hợp tác với các tổ

chức nghề nghiệp; tăng cường tổ chức các hoạt động mang tính học thuật thông qua các buổi hội

thảo; tổ chức các nhóm nghiên cứu giữa nhà trường và tổ chức nghề nghiệp để bồi dưỡng, nâng

cao chất lượng của đội ngũ giảng viên.

Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong xu hướng hội nhập

hiện nay, các trường cần xây dựng các chương trình đào tạo kèm theo rèn luyện kỹ năng mềm

cho sinh viên. Các kỹ năng như kỹ năng tư duy, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tưởng tượng và

sáng tạo. Đây là những kỹ năng cần thiết để sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tốt cả trong

nước và đủ điều kiện làm việc ở nước ngoài.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, công tác đào tạo phát

triển nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao phải thực sự được cải thiện để đáp ứng được kỳ

vọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tự tin, vững vàng vươn ra biển lớn.

Ý thức của người lao động: Để nâng cao ý thức của nhân lực kế toán, doanh nghiệp cần

có những hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng caoý thức tổ chức kỷ luật, tự giác trong lao

động, tiết kiệm, có tinh thần trách nhiệm, hợp tác. Nhà nước kết hợp với nhà trường, gia đình và

xã hội trong giáo dục ý thức cho học sinh, sinh viên để có những nhân lực tốt về thể lực, trí lực

và ý thức.

5. KẾT LUẬN

Hệ thống kế toán Việt Nam đã có những thay đổi tích cực theo hướng hội nhập với quốc tế

trong hơn hai thập kỷ qua từ khi chúng ta chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay với việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như gia

nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), là thành viên của WTO, CPTPP dẫn đến sự cạnh tranh

khốc liệt của thị trường lao động nói chung và của nghề kế toán nói riêng. Chúng ta cần phải có

Page 240: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

239

nhiều biện pháp để nâng cao phát triển nguồn nhân lực kế toán chất lượng cao về cả thể lực, trí

lực và ý thức. Đặc biệt là trí lực, để tăng chất lượng nguồn nhân lực ta phải đổi mới nhiều

phương diện gồm: chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đội ngũ

giảng viên, tăng cường hợp tác quốc tế. Với những đổi mới tổng thể và đồng bộ như vậy nguồn

nhân lực kế toán ở Việt Nam có thể nắm bắt được những cơ hội của quá trình hội nhập ngày

càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đồng thời mới có thể vượt qua và biến thách thức thành

các cơ hội từ quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Tiến Nghị, Đinh Đức Thịnh (2016). Giáo dục Đại học theo định hướng nghề nghiệp và

khuyến nghị với Học viện Ngân hàng. Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, số

168/T5/2016.

Hà Thị Ngọc Hà (2016). Kế toán Việt Nam trong điều kiện hội nhập TPP và AEC, Kỷ yếu hội

thảo quốc gia - Đại học Kinh tế quốc dân

Lê Thanh Hà (2009). Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

Lương Thị Thủy (2017). Nâng cao hiệu quả giảng dạy các học phần thực hành trong đào tạo cử

nhân ngành kế toán. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T3/201.

Mai Quốc Chánh (2000), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà

Nội.

Mai Quốc Chánh (1999). Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng công

nghiệp hóa – hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Nguyễn Thị Đức Loan (2017), “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học

nghành kế toán kiểm toán tại tỉnh Bà rịa Vũng Tàu nhằm đáp ứng bối cảnh hiện nay:

http://thuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/16105/1/Nguyen-Thi-Duc-Loan-HT.pdf

Trần Thị Cẩm Thanh (2017). Đào tạo kế toán trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới:

http://ifrsvietnam.vn/tin-tuc/hoi-nghi-hoi-thao-1/dao-tao-ke-toan-trong-thoi-ky-hoi-nhap-kinh-te-

the-gioi-228.html

Trần Xuân Cầu - Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học

Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

WB (2000), World Development Indicators, London: Oxford.

Page 241: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

240

Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy

các học phần kế toán tài chính ở bậc đại học: Nghiên cứu

thực nghiệm tại Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đào Thị Nhung, Phạm Thu Huyền, Đặng Thị Hồng Hà

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.39 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 12/11/2019

Ngày nhận bài: 03/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự hài lòng của sinh viên đại học chuyên ngành kế toán về

chất lượng giảng dạy các học phần Kế toán tài chính tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.

Nghiên cứu khảo sát 187 sinh viên hệ chính quy chuyên ngành kế toán đã được học các học phần

Kế toán tài chính 1, 2, 3, 4. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên khá hài lòng với chất lượng

giảng dạy các học phần Kế toán tài chính từ 3,66 đến 3,88. Trong đó, yếu tố sự quan tâm của giảng

viên và đội ngũ nhân viên được đánh giá có tác động mạnh nhất tới sự hài lòng của sinh viên.

Từ khoá: Sự hài lòng, Chất lượng giảng dạy, Học phần Kế toán tài chính.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Theo ISO 8402, chất lượng là “Tập hợp các đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng

đó khả năng thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”. Chất lượng dịch vụ theo

Parasuraman và cộng sự (1988) là mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về

dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả của dịch vụ. Hiện nay, chất lượng dịch vụ giáo dục - đào

tạo là một khái niệm mang tính tương đối và được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo từng

cách tiếp cận vấn đề. Trong đó, khái niệm thường được đề cập chủ yếu là: Chất lượng đào tạo là

sự đáp ứng nhu cầu (sự hài lòng) của khách hàng (người sử dụng lao động được đào tạo); và chất

lượng đào tạo là hiệu quả của việc đạt mục đích của trường học.

Theo Kotler và Keller (2006) sự hài lòng là trạng thái của mức độ cảm giác của một người

bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi của người đó. Oliver

(1999) và Zineldin (2000) sự hài lòng của khách hàng là sự phản hồi tình cảm/ toàn bộ cảm nhận

của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ trên cơ sở so sánh sự khác biệt giữa những gì họ

nhận được so với mong đợi trước đó.

Page 242: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

241

Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa chất lượng đào tạo và sự

hài lòng của sinh viên. Nghiên cứu của Vũ Trí Toàn (2007) về chất lượng đào tạo của Khoa Kinh

tế và Quản lý khẳng định mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL - đo lường chất lượng dịch

vụ cảm nhận của Gronroos (1992) rất hữu ích khi đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo. Mô hình

này có năm thành phần cơ bản gồm: (1) Phương tiện hữu hình; (2) Sự tin cậy; (3) Sự đáp ứng;

(4) Năng lực phục vụ và (5) Sự đồng cảm. Vì vậy, với mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá

mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy các học phần Kế toán tài chính bậc đại

học tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, nhóm tác giả lựa chọn đo lường sự hài lòng của

khách hàng (Sinh viên) được tiến hành thông qua mô hình chất lượng dịch vụ SERVPERF.

Mặc dù đã được công nhận giá trị, mô hình SERVPERF đòi hỏi có những hiệu chỉnh, bổ sung và

có thể có sự biến thể các thành phần khi áp dụng trong lĩnh vực giáo dục mà cụ thể là trong hoạt

động giảng dạy các học phần Kế toán tài chính.

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Nhóm tác giả tổng quan một số công trình nghiên cứu sử dụng mô hình này để nhận định

các nhân tố đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy các học phần kế toán tài

chính ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Nghiên cứu của Snipes, R. L. và N. Thomson (1999) tìm hiểu các nhân tố tác động đến

chất lượng cảm nhận trong đào tạo đại học của sinh viên qua điều tra ý kiến sinh viên 6 trường

đại học có quy mô vừa và nhỏ tại 3 bang của Hoa Kỳ. Kết quả phân tích dữ liệu hồi đáp cho thấy

từ 5 thành phần lý thuyết của SERVQUAL chỉ còn 3 thành phần đủ tin cậy và có giá trị phân

biệt: (1) cảm thông; (2) năng lực đáp ứng và tin cậy; (3) phương tiện hữu hình (môi trường học

tập, làm việc). Sự cảm thông và quan tâm của giảng viên đến sinh viên là yếu tố quan trọng nhất

cho đánh giá chất lượng. WenChing Lee (2005) chỉ ra rằng các yếu tố về sự đảm bảo (quản lý

của nhà trường), sự cảm thông (mối quan hệ giữa các cá nhân) và yếu tố hữu hình (cơ sở vật

chất) có thể giải thích một số lượng lớn các biến về lòng trung thành của sinh viên.

Jacqueline Douglas, Alex Douglas, Barry Barnes (2006) cho rằng mức độ hài lòng được

thể hiện qua tính hữu hình (sự sắp xếp phòng học và các thiết bị ) và yếu tố đáp ứng (bài giảng,

bao gồm việc nắm bắt được kiến thức, các ghi chép trên lớp và, giảng viên có trình độ chuyên

môn tốt). Nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2006) sử dụng thang đo biến thể của thang đo

SERVQUAL là SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo ĐH tại ĐH An Giang. Kết quả của

nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của sinh viên tập trung vào: Giảng viên và cơ sở vật chất và sự

tin cậy vào nhà trường là ba yếu tố quan trọng nhất của chất lượng đào tạo. Trong đó, giảng viên là

thành phần quan trọng nhất tác động đến sự hài lòng của sinh viên. Hai thành phần có tác động đáng

kể tiếp theo là cơ sở vật chất và sự tin cậy vào nhà trường.

Trần Xuân Kiên (2006) trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự hài lòng của 260 sinh

viên tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên. Kết quả cho thấy sự nhiệt

tình của đội ngũ cán bộ và giảng viên (đáp ứng), thứ hai là khả năng thực hiện cam kết (đảm

bảo), thứ ba là cơ sở vật chất (hữu hình), thứ tư là đội ngũ giảng viên và cuối cùng là sự quan

tâm (cảm thông) của nhà trường tới sinh viên. Nguyễn Thị Thắm (2010) khảo sát sự hài lòng của

Page 243: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

242

sinh viên đối với hoạt động đào tạo tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự hài lòng của sinhviên phụ thuộc

các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng giảm dần như sau: sự phù hợp và mức độ đáp ứng của

chương trình đào tạo, tiếp đến là trình độ và sự tận tâm của giảng viên, kỹ năng chung mà sinh

viên đạt được sau khóa học, mức độ đáp ứng từ phía nhà trường, cuối cùng là trang thiết bị phục

vụ học tập và điều kiện học tập.

3. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Từ các kết quả tổng quan về chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng nói chung

cũng như khách hàng trong ngành giáo dục nói riêng, nhóm tác giả sử dụng mô hình SERVPERF

để phân tích với nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo. Cụ thể để

đo lường sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy các học phần Kế toán tài chính

nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 5 yếu tố là: (1) Phương tiện hữu hình (thể

hiện qua trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy môn học Kế toán tài

chính); (2) Sự tin cậy (Khả năng đáp ứng yêu cầu của người học, hiểu rõ năng lực sinh viên và

cung cấp thông tin các môn học của học phần Kế toán tài chính từ giảng viên); (3) Sự đáp ứng

(nói về sự tận tụy, sẵn sàng giải quyết các thắc mắc từ phía giảng viên giảng dạy Kế toán tài

chính, sự phân bổ số lượng sinh viên trong lớp hợp lý); (4) Sự đảm bảo (Thể hiện qua các nội

dung kiểm tra và đánh giá sinh viên, trình độ giảng viên, phương pháp truyền đạt và sự phục vụ

của đội ngũ nhân viên và khoa) và (5) Sự đồng cảm (thể hiện sự quan tâm, chia sẻ kiến thức của

giảng viên và nhân viên, Khoa). Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa trên việc phân tích lý thuyết và các nghiên cứu trước đó, một số giả thuyết được đặt ra

cho mô hình như sau:

H1: Tính hữu hình có quan hệ cùng chiều với mức độ hài lòng của sinh viên.

H2: Tin cậy có quan hệ cùng chiều với mức độ hài lòng của sinh viên.

H3: Sự đáp ứng trong giảng dạy có quan hệ cùng chiều với mức độ hài lòng của sinh viên.

H4: Sự cảm thông của giảng viên và nhân viên có quan hệ cùng chiều với mức độ hài lòng

của sinh viên.

H5: Sự đảm bảo trong hoạt động đào tạo có quan hệ cùng chiều với mức độ hài lòng của

sinh viên.

Tính hữu hình Sự đảm bảo

Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy

các học phần KTTC Sự tin cậy

Sự cảm thông Sự đáp ứng

Page 244: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

243

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phỏng vấn sâu với 10 giảng viên đang giảng dạy

các học phần Kế toán tài chính tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Từ đây, tác giả đề xuất

29 biến quan sát phù hợp với mô hình nghiên cứu. Mô tả các thang đo theo bảng 1.

Bảng 1. Mô tả thang đo đo lường sự hài lòng của sinh viên với chất lượng giảng dạy

học phần kế toán tài chính

Nhân tố Thang đo

Hữu hình (HH) HH1, HH2, HH3, HH4, HH5, HH6, HH7, HH8

Tin cậy (TC) TC1, TC2, TC3

Đáp ứng (DU) DU1, DU2, DU3, DU4, DU5

Đồng cảm (DC) DC1, DC2, DC3

Đảm bảo (DB) DB1, DB2, DB3, DB4. DC5, DC6, DC7

Sự hài lòng (HL) HL1, HL2, HL3

Nghiên cứu chính thức để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu được thông qua việc

sử dụng phần mềm SPSS 22. Nhóm tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1: Hoàn toàn

không đồng ý đến 5: Hoàn toàn đồng ý) để đo lường giá trị các biến số. Kết quả thu thập từ mẫu

được kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA. Mô

hình nghiên cứu được kiểm định bằng phân tích tương quan và hồi qui tuyến tính đa biến.

Phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Công

nghiệp Hà Nội. Đối tượng khảo sát là sinh viên đại học chính quy chuyên ngành kế toán khóa 10

đã hoàn thành các học phần kế toán tài chính 1, 2, 3, 4. Theo số liệu thống kê của phòng Đào tạo,

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, số lượng sinh viên chuyên ngành kế toán khóa 10 đang

theo học là 487 sinh viên. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), cỡ mẫu đủ lớn

để có thể tiến hành cho phân tích nhân tố EFA với số quan sát ít nhất phải bằng 5 lần số biến. Do

đó, cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 29 x 5 = 145 quan sát. Bằng phương pháp chọn mẫu

ngẫu nhiên theo khóa học, với 250 phiếu khảo sát thu về, sau khi sàng lọc, loại các phiếu trả lời

không hợp lệ, nhóm tác giả thu được 187 phiếu trả lời hợp lệ để phục vụ cho mục tiêu nghiên

cứu (đảm bảo thực hiện tốt mô hình). Toàn bộ số phiếu thu được sẽ được tổng hợp và xử lý số

liệu thông qua phần mềm SPSS 22. Bảng hỏi gồm tổng cộng 29 câu hỏi tập trung vào các yếu tố

ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo các môn học thuộc học phần Kế

toán tài chính. Các câu hỏi này được thiết kế theo Thang đo Likert 5 mức độ (1: Hoàn toàn

không đồng ý đến 5: Hoàn toàn đồng ý) được sử dụng để đo lường giá trị các biến số.

5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

5.1. Đánh giá mức độ hài lòng chung của sinh viên về chất lượng giảng dạy các học

phần Kế toán tài chính

Để đánh giá mức độ hài lòng chung về chất lượng giảng dạy các học phần Kế toán tài

chính của sinh viên, nhóm tác giả tiến hành tính điểm trung bình cho tiêu chí mức độ hài lòng

chung các học phần Kế toán tài chính từ dữ liệu khảo sát. Kết quả thu được theo bảng 1.

Page 245: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

244

Bảng 1. Giá trị trung bình của nhân tố “ Sự hài lòng của sinh viên”

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

HL1 187 1 5 3.69 1.107

HL2 187 1 5 3.67 1.158

HL3 187 1 5 3.88 1.158

Valid N 187

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 22 từ số liệu khảo sát, 2019)

Xét về mức độ hài lòng chung của sinh viên về chất lượng giảng dạy các học phần Kế toán

tài chính đang tiệm cận ở mức điểm trung bình từ 3,66 tới 3,88. Tuy nhiên, kết quả của mức độ

mức hài lòng này khá cao, chứng tỏ sinh viên đã và đang đánh giá về nội dung, chất lượng và

phương pháp giảng dạy của Giảng viên tương đối phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng. Để tìm

hiểu cụ thể hơn các nguyên nhân dẫn đến việc đánh giá như vậy, nhóm tác giả thực hiện phân

tích ở các bước kế tiếp, để từ đó xác định mức độ tác động của từng thang đo.

5.2. Đánh giá chất lượng thang đo

Nhóm tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm định thang đo. Theo Hoàng Trọng

và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo là tốt,

từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được, từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái

niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Thang đo đạt

chất lượng tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể > 0,6 (Đinh Phi Hổ, 2011). Một thang đo

có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên từ 0,7 đến 0,8, nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 là thang đo có thể

chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Kết quả kiểm tra độ tin cậy của

thang đo thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 2. Hệ số Cronbach’s Alpha

STT Tên nhân tố Thang đo Cronbach‘s Alpha Ghi chú

1 Hữu hình HH 0,879 Loại biến HH8

2 Tin cậy TC 0,825

3 Đáp ứng DU 0,739 Loại biến DU3

4 Đồng cảm DC 0,748

5 Đảm bảo DB 0,862 Loại biến DB3

6 Hài lòng HL 0,790

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 22 từ số liệu khảo sát, 2019)

Độ tin cậy của các thang đo TC, DC, HL có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,8 và hệ số tương

quan biến tổng > 0,3, như vậy, các thang đo này đều đạt yêu cầu để tiếp tục phân tích ở những

bước sau. Riêng các thang đo HH8, DU3, DB3 có hệ số Cronbach‘s Alpha lần lượt là 0.24; 0,35;

0,104 < 0,6, không đạt yêu cầu nên bị loại bỏ. Nhóm tác giả tiếp tục kiểm định lần 2 đối với

Page 246: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

245

nhóm thang đo còn lại thuộc các nhân tố HH, DU, DB. Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo

được thể hiện ở Bảng 3.

Bảng 3. Hệ số Cronbach’s Alpha

STT Tên nhân tố Thang đo Cronbach‘s Alpha Ghi chú

1 Hữu hình HH 0,903

2 Đáp ứng DU 0,808

3 Đảm bảo DB 0,912

Tóm lại, qua kiểm định Cronbach’s Alpha, mô hình còn lại 5 nhân tố đảm bảo chất lượng

với 23 thang đo sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

5.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích EFA đối với các biến độc lập

Nhóm tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá để kiểm định các biến trong từng thang

đo có thật sự đáng tin cậy và có sự liên kết chặt chẽ hay không. Theo Đinh Phi Hổ (2011), 0,5 <

trị số KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Mức ý nghĩa của

kiểm định Bartlett < 0,05, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Trị số

phương sai tích lũy nhất thiết phải > 50% thì đạt yêu cầu về mức độ giải thích của các biến quan

sát đối với nhân tố.

Thực hiện phân tích nhân tố EFA với các biến độc lập có hệ số KMO= 0,913 đảm bảo phù

hợp với dữ liệu thực tế. Bằng phương pháp trích Principal components và phép quay varimax

cho thấy: 23 biến quan sát đo lường 05 nhân tố tác động được trích vào 04 nhân tố tại Eigenvalue

= 1,143 (> 1) và phương sai trích được là 64.624%. Điều đó có nghĩa là khả năng sử dụng 4 nhân

tố này để giải thích cho 23 biến quan sát là 64.624% > 50%. Tuy nhiên, thang đo DC2 bị loại vì

có hệ số tải < 0,5%. Tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA lần thứ 2. Kết quả cho

thấy chỉ số KMO thể hiện trong Bảng 4.

Bảng 4. Kiểm định KMO và Bartlett

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .912

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 2551.424

df 231

Sig. .000

Kết quả Bảng 4 cho thấy: KMO = 0,912 > 0,5; Kiểm định Bartlett có Sig. = 0,000 < 0,05; theo

Bảng 4, Phương sai tích lũy = 65,905% > 50%. Như vậy, các biến có tương quan chặt chẽ và mô

hình phân tích là phù hợp. Được thể hiện cụ thể trong bảng 5 và bảng 6 trình bày ma trận các

nhân tố đã xoay.

Page 247: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

246

Bảng 5. Tổng phương sai trích

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative %

1 9.418 42.810 42.810 9.418 42.810 42.810 4.477 20.349 20.349

2 2.315 10.524 53.334 2.315 10.524 53.334 4.123 18.743 39.092

3 1.628 7.401 60.736 1.628 7.401 60.736 2.967 13.488 52.580

4 1.137 5.170 65.905 1.137 5.170 65.905 2.932 13.326 65.905

5 .854 3.881 69.787

6 .720 3.273 73.060

7 .673 3.058 76.117

8 .637 2.897 79.015

9 .534 2.426 81.441

10 .519 2.359 83.800

11 .485 2.204 86.004

12 .451 2.051 88.054

13 .393 1.786 89.840

14 .385 1.749 91.590

15 .326 1.482 93.072

16 .314 1.426 94.498

17 .282 1.280 95.779

18 .235 1.070 96.849

19 .189 .860 97.709

20 .179 .816 98.525

21 .177 .802 99.327

22 .148 .673 100.000

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 22 từ số liệu khảo sát, 2019)

Bảng 6. Ma trận xoay nhân tố

Component Component

1 2 3 4

DB7 .840 DU5 .777

DB6 .834 DU4 .772

DB1 .821 DU2 .707

DB5 .759 DU1 .648

DB2 .729 TC3 .743

Page 248: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

247

DB4 .717 TC1 .673

HH1 .800 DC1 .670

HH3 .767 DC3 .620

HH7 .741 TC2 .611

HH5 .738

HH2 .700

HH6 .630

HH4 .563

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 22 từ số liệu khảo sát, 2019)

Kết quả EFA thang đo các biến độc lập (các yếu tố tác động) bằng phương pháp trích

Principal components và phép quay varimax cho thấy: 22 biến quan sát đo lường 05 nhân tố tác

động được trích vào 04 nhân tố tại Eigenvalue = 1,137(> 1) và phương sai trích được là

65,905%. Điều đó có nghĩa là khả năng sử dụng 4 nhân tố này để giải thích cho 22 biến quan sát

là 65,905% (> 50%). Trong đó, các nhân tố được giữ nguyên bao gồm: (1) Sự hữu hình; (2) Sự

đảm bảo; (3) Khả năng đáp ứng.

Các thang đo của nhân tố: Sự đồng cảm và độ tin cậy được rút trích vào cùng một nhóm.

Sau khi thảo luận lại với nhóm chuyên gia cho thấy việc gộp 2 nhân tố vào một nhóm là phù hợp

với thực tế vì đều thể hiện sự quan tâm của giảng viên giảng dạy học phần và đội ngũ nhân viên

đối với học sinh, sinh viên. Do đó, nhóm tác giả điều chỉnh lại tên nhân tố mới là Sự quan tâm

của giảng viên và nhân viên – QT. Mô hình được hiệu chỉnh thể hiện trong Hình 2.

Hình 2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Phân tích nhân tố khám phá EFA với biến phụ thuộc: Kết quả EFA thang đo biến phụ

thuộc (Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy các học phần kế toán tài chính) bằng

phương pháp trích Principal components và phép quay varimax cho thấy: Hệ số KMO = 0,685 (>

0,5) và mức ý nghĩa Sig. = 0,000 (< 0,05), nên phân tích yếu tố khám phá (EFA) là thích hợp.

Ba thang đo đo lường sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy được trích vào

cùng 01 yếu tố tại Eigenvalue = 2,227 (> 1) và phương sai trích được là 74,248%. Vì thế, có thể

sử dụng kết quả EFA cho phân tích hồi quy ở bước tiếp theo.

Sự hữu hình

Sự quan tâm

Sự hài lòng của sinh viên

về chất lượng GD các học

phần KTTC

Khả năng đáp ứng

Sự đảm bảo

Page 249: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

248

5.5. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy nhằm xây dựng mô hình, xác định mức độ tác động của các nhân tố ảnh

hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy các học phần kế toán tài chính tại

đại học Công nghiệp Hà Nội. Cụ thể, phân tích hồi quy được thực hiện với 4 biến độc lập là (1)

Sự đảm bảo (DB); (2) Sự đáp ứng (DU); (3) Tính hữu hình (HH); (4) Sự quan tâm (QT) và biến

phụ thuộc là (1) Sự hài lòng của sinh viên (HL). Phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp

Enter) được dùng để phân tích hồi quy. Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi quy là giá

trị trung bình của các biến quan sát. Mô hình được viết như sau:

HL = βo+β1*DB + β2*DU+ β3*HH + β4*QT + ei

βi: Các hệ số hồi quy (i > 0); β0: Hằng số. ei: Sai số.

Đánh giá sự phù hợp của mô hình: R2 điều chỉnh = 0,691 có ý nghĩa là: các biến độc lập

trong mô hình giải thích 69,1% sự biến thiên của biến phụ thuộc và còn lại sự biến thiên của biến

phụ thuộc không được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình, hay nói cách khác do các

yếu tố ngoài mô hình.

Bảng 7. Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the

Estimate

Durbin-

Watson

1 .835a .698 .691 .54591 1.639

Hệ số Durbin Watson = 1,639 < 2 nên không có hiện tượng tương tự tương quan giữa các

phần dư trong mô hình. Hay nói cách khác, mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra,

kiểm định từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F= 105,138 giá trị Sig. = 0.000 rất nhỏ

(< 0.05), từ kết quả này cho thấy tồn tại ít nhất một biến độc lập giải thích có ý nghĩa thống kê

đối với biến phụ thuộc, thể hiện ở bảng 8

Bảng 8. Phân tích phương sai ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 125.334 4 31.334 105.138 .000b

Residual 54.240 182 .298

Total 179.575 186

Kết quả phân tích hồi quy và mức độ tác động của từng nhân tố

Bảng 9. Kết quả phân tích hồi quy

Model Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) .168 .202 .830 .408

Page 250: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

249

HH .239 .056 .252 3.163 0,00 .521 1.920

QT .379 .065 .409 12.054 .000 .479 2.086

DU .182 .062 .170 2.320 .008 .584 1.713

DB .130 .044 .146 2.927 .004 .663 1.508

(Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 22 từ số liệu khảo sát, 2019)

Căn cứ vào kết quả trên bảng 8, các biến có ý nghĩa thống kê bao gồm: Tính hữu hình

(HH); Sự quan tâm (QT); Sự đáp ứng (DU); Sự đảm bảo (DB). Mô hình hồi quy dạng chuẩn hóa

về các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy các học phần kế

toán tài chính được xác định như sau:

HL = 0,146*DB + 0,17*DU+ 0,252*HH + 0,409*QT

Theo mô hình phân tích hồi quy, các nhân tố đều có mối quan hệ tỷ lệ thuận với sự hài

lòng của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sự quan tâm của giảng viên tác động tích cực

nhất tới sự hài lòng của sinh viên về các học phần Kế toán tài chính, tương đồng với một số

nghiên cứu của Snipes, R. L. và N. Thomson (1999), Trần Xuân Kiên, Nguyễn Thành Long

(2006). Điều này được thể hiện qua những cung cấp thông tin về môn học, đáp ứng những yêu

cầu và chia sẻ kiến thức, nhiệt tình giảng dạy, quan tâm là nội dung được sinh viên đánh giá tác

động nhiều nhất. Tiếp đến là các yếu tố hữu hình (thuộc về cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí tài

liệu ở thư viện, chỗ ngồi hợp lý) là sự khẳng định tiếp về vai trò của nhân tố này với sự hài lòng

về chất lượng giảng dạy từ các nghiên cứu trước (Douglas, Alex Douglas, Barry Barnes, 2006);

Sự đáp ứng của đội ngũ nhân viên và giảng viên với môn học và cuối cùng là nhân tố đảm bảo

(phương thức truyền đạt, trình độ giảng viên, đảm bảo khung thời gian, thái độ phục vụ của nhân

viên) hỗ trợ và tạo điều kiện để sinh viên có thể đạt được mục tiêu học tập, thuận lợi trong quá

trình học tập. Kết luận này tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thắm (2010).

Từ những phân tích thực trạng trên, trong thời gian tới Nhà trường, Khoa Kế toán Kiểm

toán cần tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy (xây dựng cơ chế

lương, thưởng phù hợp, mở rộng các hoạt động trao đổi chuyên đề nhằm nâng cao phương pháp

giảng dạy tích cực, tạo môi trường giảng dạy cho giảng viên: rút bớt những hoạt động giáo dục

lồng ghép, thanh tra, kiểm tra, các cuộc thi, kiêm nhiệm các công việc khác trong trường khiến

giảng viên cảm thấy quá tải, hạn chế sức cống hiến, sự sáng tạo của đội ngũ giảng viên làm cho

chất lượng). Mặt khác, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, phân bổ nội dung giữa lý thuyết

và thực hành hợp lý. Đồng thời, trang bị thêm và hiện đại hóa các yếu tố hữu hình (trang thiết bị

phục vụ ở giảng đường, bổ sung tài liệu tham khảo) hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy.

6. KẾT LUẬN

Dựa trên cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng, các mô hình đo lường chất lượng

dịch vụ và quá trình dạy học đại học, nghiên cứu đã xác định được mô hình gồm 04 nhân tố tác

động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy các học phần Kế toán tài chính được

đo lường qua 29 biến theo thang đo Likert thể hiện ở 5 mức.

Các yếu tố trong mô hình tác động thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng

Page 251: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

250

Các yếu tố trong mô hình tác động thuận chiều đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng

giảng dạy, gồm: 1) Sự quan tâm của giảng viên giảng dạy, 2) Các yếu tố hữu hình, 3) Sự đảm

bảo, 4) Sự đáp ứng. Kết quả nghiên cứu trên là nguồn thông tin đáng giá để các giảng viên giảng

dạy học phần Kế toán tài chính đối chiếu và điều chỉnh trong quá trình tổ chức hoạt động giảng

dạy. Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy sinh viên khá hài lòng với chất lượng giảng dạy các

học phần Kế toán tài chính tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Tóm lại, nghiên cứu dựa trên mô hình SERVPERF để xác định mức độ tác động của các

nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy các học phần Kế toán tài

chính. Mặc dù, vẫn còn một số hạn chế về các thang đo đo lường, nhưng với mức điểm hài lòng

tổng thể đạt khá cao cho phép khẳng định: Sự quan tâm của các giảng viên giảng dạy học phần

Kế toán tài chính đã mang lại hiệu quả lớn trong hoạt động giảng dạy của mình và họ nhận được

sự hài lòng của sinh viên trên tất cả các nội dung được khảo sát.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Harvey, L., Green, D. (1993). Defining Quality, Assessment and Evaluation in Higher

Education, 18(1), 9-34.

Oliver, R. L. & W. O. Bearden (1985). Disconfirmation Processes and Consumer Evaluations in

Product Usage, Journal of Business Research, 13 (1985), 235-246.

Kotler, P. and Armstrong, G. (2012). Principles of Marketing, 14th Edition, Global Edition,

Pearson Prentice Hall.

Mehmet Aga & Okan Veli Safakli (2007). Empirical studies on service quality and customer

satisfaction in the accounting firm. Problems and Perspectives in Management, 5.

Oliver, R. L (1993). Cognitive, Affective, and Attribute Bases of the Satisfaction Response.

Journal of Consumer Research, 20(3), 418- 430.

Parasuraman, A., Zeithhaml, V.A. & Berry, L. L (1994). Reassessment of expectations as a

comparison standard in measuring service quality: Implication for future research. Journal

of Marketing.

Juran, J.M, 1991. World War II and the quality movement. Quality Progress, 24(12), 19-24.

Quality management and quality assurance vocabulary (ISO 8402), 2000.

Ryan, R, M, Deci, E. L, & Grolnick, W. S, 1995. Autonomy relatedness, and the self: Their

relation to development and psychopathology. In D. Cicchetti.

Taylor, S. y Cronin, J, (1994). Modelling patient satisfaction and service quality. Journal of

Health Care Marketing, 14 (1), 34-44.

Tse D.K. and Wilton P.C.,1988. Models of consumer satisfaction formation: An extension.

Journal of marketing research, Vol XXV. 204- 212.

Page 252: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

251

Bộ GD&ĐT (2010), Công văn số 2754/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 20/5/2010 về việc hướng

dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Lê Văn Huy (2007), Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh

doanh ngân hàng: cách tiếp cận mô hình lý thuyết, Tạp chí Khoa học - Đại học Đà Nẵng,

số 19.

Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2010), phân tích dữ liệu với SPSS, NXB Thống Kê.

Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại

học tại trường Đại học An Giang, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trường Đại học An

Giang.

Trần Xuân Kiên (2009), Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại

học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo

dục, Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 253: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

252

Đổi mới giảng dạy kế toán dựa trên quy trình tư duy thiết kế -

Nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nguyễn Thị Hương Liên1, Nguyễn Tố Tâm2, Nguyễn Thị Hồng Nga3

1Trường Đại học kinh tế - ĐHQGHN

Email: [email protected]

2Trường Đại học Điện lực

Email: [email protected]

3Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.62 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 30/11/2019

Ngày nhận bài: 16/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 02/12/2019

Tóm tắt

Đổi mới giảng dạy kế toán dựa trên các phương pháp tiếp cận mới là một xu thế tất yếu của

giáo dục đại học trong bối cảnh nền kinh tế số. Cách tiếp cận dựa trên quy trình tư duy thiết kế

được đánh giá là một phương pháp thúc đẩy tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề, giúp người học

phát triển năng lực thấu cảm để chủ động thiết kế và trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp hơn. Bài viết

này làm rõ các giai đoạn của quy trình tư duy thiết kế và các lợi ích tiềm năng của quy trình này

trong lĩnh vực giáo dục. Trên cơ sở lý giải sự cần thiết phải đổi mới giảng dạy kế toán tại các

trường đại học, thông qua phương pháp nghiên cứu tình huống áp dụng quy trình tư duy thiết kế

trong giảng dạy, bài viết này phân tích các kết quả tích cực ban đầu trong quá trình triển khai thí

điểm quy trình này đối với hệ cử nhân và sau đại học ngành kế toán tại Trường Đại học Kinh tế,

Đại học Quốc gia Hà Nội.

Từ khóa: đổi mới giảng dạy, tư duy thiết kế, thiết kế cuộc đời

1. GIỚI THIỆU

Sự thay đổi nhanh chóng của thời đại kỷ nguyên số đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức

mới cho ngành kế toán - kiểm toán. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe về nguồn nhân

lực kế toán - kiểm toán, việc giảng dạy kế toán tại các trường đại học đòi hỏi phải trang bị cho

người học các kỹ năng thiết yếu của thế kỷ 21, trong đó, bao gồm bốn kỹ năng quan trọng nhất là

Collaboration- khả năng phối hợp, Critical Thinking- khả năng tư duy phản biện, Creativity-

năng lực sáng tạo và Communication- kỹ năng giao tiếp, gọi tắt là “4C”. Phương pháp giảng dạy

kế toán truyền thống, thụ động đã không còn phù hợp, đòi hỏi phải có các phương pháp tiếp cận

Page 254: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

253

mới nhằm đánh thức tiềm năng và tạo sự hứng khởi cho người học. Cách tiếp cận dựa trên quy

trình tư duy thiết kế - Design thinking được đánh giá là một phương pháp thúc đẩy các kỹ năng

sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp và làm việc nhóm, giúp người học phát triển năng lực thấu

cảm với người khác trong và ngoài cộng đồng của mình (Retna, 2016).

Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm đối với sáng tạo cách tân,

sử dụng bộ công cụ của nhà thiết kế để gắn kết nhu cầu của con người, tính khả thi của công

nghệ và tính bền vững của kinh doanh (Tim Brown, IDEO CEO). Đặc trưng của cách tiếp cận

này là:

Coi trọng việc xác định vấn đề hơn đề xuất giải pháp.

Giải quyết vấn đề dựa trên tư duy lấy con người làm trung tâm, tạo ra kho ý tưởng ban

đầu thông qua hoạt động kích não.

Trải nghiệm thực tiễn bằng cách chế tạo vật mẫu và thử nghiệm, thu nhận phản hồi từ

người sử dụng.

Cách tiếp cận giải quyết vấn đề thông thường chỉ phân tích vấn đề ở bề nổi, chưa tiến hành

thấu cảm để tìm ra vấn đề quan trọng nhất cần tập trung giải quyết. Ngược lại, nguyên lý của tư

duy thiết kế đặt con người làm trung tâm của mọi giải pháp, trên cơ sở đó tạo ra những sản phẩm

có tính hữu dụng cao cho người dùng.

2. QUY TRÌNH VÀ LỢI ÍCH CỦA TƯ DUY THIẾT KẾ

2.1. Các giai đoạn của quy trình tư duy thiết kế

Giai đoạn 1 “Empathize” - Thấu cảm

Giai đoạn đầu tiên của quy trình này đòi hỏi nhà thiết kế phải tìm hiểu vấn đề từ nhiều góc

độ, dưới nhiều hình thức khác nhau như quan sát, phỏng vấn, phân tích, tra cứu tài liệu hay tự

trải nghiệm của bản thân. Thấu cảm được coi là một bước rất quan trọng trong quy trình tư duy

thiết kế bởi nó khuyến khích người nghiên cứu bỏ qua định kiến chủ quan của cá nhân và tập

trung nhiều vào nhu cầu của người sử dụng. Nguồn thông tin thu được ở bước này sẽ hỗ trợ các

bước tiếp theo trong quy trình để có thể đề xuất các giải pháp độc đáo, ấn tượng và thiết thực.

Khi phải đối mặt với một vấn đề khó khăn, hãy tập thói quen đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu

sắc ngọn nguồn vấn đề. Thấu hiểu nhu cầu, lợi ích và các rào cản, khó khăn của người dùng

thông qua việc sử dụng công cụ hỗ trợ đặt 6 câu hỏi về: Why - Tại sao, What - Cái gì, Where - Ở

đâu, When - Khi nào, Who - Ai, How - Làm thế nào?

Giai đoạn 2 “Define” - Xác định vấn đề

Trong giai đoạn này, các thông tin thu thập được ở giai đoạn thấu cảm sẽ được đặt chung

lại với nhau. Nhà thiết kế tiến hành phân tích, tổng hợp để xác định trọng tâm vấn đề cần giải

quyết. Trong khi xem xét vấn đề, nhà thiết kế phải đặt khách hàng của mình ở trung tâm và tránh

không bị ảnh hưởng bởi định kiến của bản thân. Công cụ hỗ trợ thường được sử dụng ở bước này

là sơ đồ xương cá Fishbone Diagram, rất hữu dụng trong giải quyết vấn đề. Từng nhánh xương

cá sẽ là 6 nhóm vấn đề đã được tìm ra khi trả lời 6 câu hỏi trong giai đoạn 1.

Page 255: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

254

(Nguồn: www.interaction-design.org)

Hình 1: Các giai đoạn của quy trình tư duy thiết kế

Giai đoạn 3 “Ideate” - Lên ý tưởng

Ở giai đoạn này, nhà thiết kế và đồng đội sẽ tự do sáng tạo ra hàng trăm ý tưởng đột phá để

giải quyết vấn đề, dựa trên sự thấu hiểu vấn đề được mô tả bằng sơ đồ xương cá. Công cụ hỗ trợ

trong giai đoạn này hoạt động kích não - brainstorming, toàn bộ quá trình này cần thực hiện theo

5 bước sau:

1-Mô tả và giải thích vấn đề với mọi người tham gia.

2-Thông báo quy luật làm việc, không phán xét bất kỳ giải pháp nào được đưa ra.

3-Xây dựng kho ý tưởng bằng cách mỗi người tự ghi tất cả giải pháp của mình cho vấn đề

đó lên một tờ giấy note, càng nhiều càng tốt, không quan tâm tính đúng sai.

4-Thảo luận, phân loại tất cả ý tưởng thành từng vùng tương đồng, chọn ra 1-2 ý tưởng tốt

nhất cho mỗi vùng.

5-Đánh giá những ý tưởng đã được lọc ra và chọn 1-2 giải pháp tối ưu.

Giai đoạn 4 “Prototype” - Làm mẫu

Đội ngũ thiết kế sẽ sản xuất sản phẩm mẫu có các tính năng đặc trưng chỉ tìm thấy ở sản

phẩm đó. Ở giai đoạn này, nhà thiết kế không nhất thiết phải tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh mà

quan trọng hơn, nó giúp kết nối ý tưởng với thực tế, từ đó giúp nhà thiết kế có thể hiện thực hóa

ý tưởng của mình, từ đó thu thập được ý kiến phản hồi của người sử dụng để hoàn thiện sản

phẩm của mình.

Giai đoạn 5 “Test” - Thử nghiệm

Bản mẫu được tạo ra trong giai đoạn 4 có thể được chia sẻ và thử nghiệm trong nội bộ của

đội, trong các phòng ban khác, hoặc một nhóm nhỏ bên ngoài đội thiết kế. Đây là giai đoạn thử

nghiệm với mục tiêu là để xác định giải pháp tốt nhất cho từng vấn đề đã được xác định qua ba

giai đoạn trước. Các giải pháp được thực hành trong quá trình làm mẫu và từng bản mẫu sẽ được

nghiên cứu, hoặc được chấp nhận để phát triển, hoặc bị từ chối dựa trên các trải nghiệm cơ bản

của người dùng. Ở phần cuối của giai đoạn này, đội thiết kế sẽ có ý tưởng tốt hơn về các hạn chế

vốn có của sản phẩm, có được sự am hiểu sâu sắc hơn về suy nghĩ và cảm nhận của người dùng

thực thụ khi tương tác với sản phẩm cuối cùng.

Page 256: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

255

2.2. Các lợi ích của quy trình tư duy thiết kế

Trong lĩnh vực giáo dục, tư duy thiết kế được đánh giá là một xu hướng mới về đổi mới,

sáng tạo áp dụng cho nhiều bậc học, từ giáo dục nghệ thuật, thiết kế, kiến trúc (Bruton, 2010;

Donar, 2011; Lee &Wong, 2015; Watson, 2015) cho tới các khóa học về kỹ thuật (Skaggs, Fry

& Howell, 2009; Alhamdani, 2016), hay trong lĩnh vực quản lý kinh doanh và giáo dục khởi

nghiệp (Dunne & Martin, 2006; Schlenker, 2014).

Tư duy thiết kế được coi là một phương pháp hữu hiệu để nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo và

tư duy khởi nghiệp cho người học (Lor, 2017). Mỗi bước của quy trình đều giúp người học phát

triển kiến thức, kỹ năng và thái độ liên quan chặt chẽ với đặc trưng của tư duy khởi nghiệp. Từ

bước đầu của quy trình là “thấu cảm”, với mục tiêu khuyến khích người học tìm hiểu vấn đề một

cách toàn diện từ những góc nhìn khác nhau của các bên liên quan cho đến bước định nghĩa vấn

đề, tìm ra các giải pháp phù hợp và tiến hành thử nghiệm, kiểm tra mức độ đáp ứng của sản

phẩm tạo ra với nhu cầu của người sử dụng. Thông qua một quy trình chặt chẽ như vậy, người

học sẽ được trải nghiệm để có được nhận thức tốt hơn và tự tin hơn với chính sự sáng tạo của

mình (Scheer & Plattner, 2011).

Theo Lor (2017), lý do chính để các trường học áp dụng cách tiếp cận tư duy thiết kế là

nhằm hướng đến mục tiêu giảng dạy về sự thấu cảm, nuôi dưỡng sự sáng tạo và đổi mới với tư

duy của một nhà thiết kế. Nghiên cứu này cũng chỉ rõ sự cần thiết của tư duy thiết kế vì cách tiếp

cận này định hướng cho người học cách thích nghi hơn là chỉ tập trung vào nội dung kiến thức,

từ đó người học sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn cho một tương lai chưa được biết đến.

3. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG

ĐẠI HỌC HIỆN NAY

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình

độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0. Nhằm trang bị các kỹ năng cần thiết cho người học ở thế kỷ 21, giáo dục

cần chú trọng vào việc phát triển tư duy sáng tạo cho người học. Tuy nhiên, các phương pháp

giảng dạy hiện nay vẫn còn nhiều bất cập mà một trong những nguyên nhân chính là nền giáo

dục của Việt Nam chưa thoát khỏi cách nghĩ và cách làm giáo dục của xã hội truyền thống. Xuất

phát từ quan niệm xã hội coi trọng bằng cấp, nhà trường chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức,

thậm chí mang tính “nhồi nhét” để người học có thể đạt được kết quả thi cử cao mà chưa thực sự

chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất cho người học.

Có thể nói, phương pháp giảng dạy kế toán hiện nay tại các trường đại học vẫn còn mang

tính thụ động, chưa thực sự lấy người học làm trung tâm. Sinh viên chưa có thói quen tự nghiên

cứu và không được kích thích tư duy sáng tạo. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động

giảng dạy còn hạn chế và chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, mặc dù nhiều cơ sở đào tạo xây dựng

chương trình đào tạo của ngành Kế toán gồm 120-150 tín chỉ, song tỷ trọng các môn học chuyên

ngành chỉ chiếm khoảng 30% chương trình, nội dung còn nặng về lý thuyết hàn lâm, nên sinh

viên chưa tiếp cận được với công việc thực tế (Lê Đức Thắng, 2019).

Page 257: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

256

Trong bối cảnh công nghệ số, thực tiễn đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải đổi mới phương

pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp học tập của sinh viên. Việc áp dụng quy trình tư

duy thiết kế trong kinh doanh và trong giảng dạy đã và đang nhận được sự quan tâm lớn từ các

nhà giáo dục và các nhà quản lý ở nhiều nước trên thế giới (Skaggs et al, 2009; Hong & Kwek,

2011; Scheer & Plattner, 2011; Anderson, 2012; Watson, 2015) bởi vì công cụ này có tiềm năng

thúc đẩy các kỹ năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp và làm việc nhóm, cũng như cho phép

người học nâng cao sự thấu cảm với những người khác trong và ngoài cộng đồng của mình

(Retna, 2018).

4. ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY KẾ TOÁN DỰA TRÊN QUY TRÌNH TƯ DUY THIẾT KẾ TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHQG HÀ NỘI

Triết lý đào tạo của Khoa Kế toán Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội là

lấy người học làm trung tâm, đào tạo gắn liền với thực tiễn và theo chuẩn quốc tế. Triết lý này

được thực hiện thông qua việc tăng cường các chương trình thực tập, thực tế, các hoạt động thực

hành trên lớp và tại doanh nghiệp, phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu về kế

toán - kiểm toán, giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp rõ ràng để sau khi tốt nghiệp, sinh viên

có khả năng thâm nhập ngay vào công việc thực tế. Bên cạnh đó, Khoa còn chú trọng chuẩn hóa

đội ngũ giảng viên đạt chuẩn quốc tế, đổi mới đề cương và cập nhật nội dung giảng dạy dựa trên

các chương trình đào tạo của các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế, áp dụng phương pháp giảng dạy

tích cực nhằm tăng cường năng lực tự nghiên cứu và phát huy khả năng sáng tạo của sinh viên.

Trong học kỳ 2 năm học 2018-2019, các buổi tọa đàm và khóa đào tạo ngắn hạn về đổi

mới, sáng tạo đã được tổ chức cho 140 sinh viên hệ chuẩn của Khoa Kế toán Kiểm toán và Khoa

Tài chính Ngân hàng. Dựa trên kết quả triển khai thí điểm các khóa đào tạo ngắn hạn này, đề án

“Đổi mới giảng dạy” của Trường Đại học Kinh tế dự kiến sẽ phát triển học phần tự chọn mới 02

tín chỉ “Tư duy đổi mới và sáng tạo”, áp dụng cho sinh viên của tất cả các chuyên ngành tại

trường từ năm 2020.

Kết quả khảo sát 140 sinh viên tham dự đào tạo ngắn hạn về đổi mới, sáng tạo dựa trên tư

duy thiết kế đã thu nhận được nhiều phản hồi tích cực, xấp xỉ 98% số sinh viên trả lời khảo sát

hoàn toàn hài lòng với khóa học này. Cụ thể, khóa đào tạo ngắn hạn “Tư duy đổi mới và sáng

tạo” tại Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội được thiết kế nhằm giúp người học:

Áp dụng tư duy đổi mới, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu và trong cuộc sống.

Vận dụng kỹ năng xác định giá trị bản thân, tạo cơ sở cho các quyết định trong cuộc sống.

Kích hoạt và bùng nổ ý tưởng mới, mở lối thoát khỏi khó khăn và bế tắc bằng sơ đồ tư duy.

Tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề từ góc nhìn mới bằng kỹ thuật tái định dạng

“reframe” vấn đề.

Xây dựng tâm thế chủ động trước cuộc sống với kỹ năng hồi tưởng và chiêm nghiệm lại

dòng sông cuộc đời “river of life”.

Chủ động thiết kế cuộc đời đáng sống với 3 kế hoạch linh hoạt “Odyssey Plans” để làm

chủ tương lai của mình.

Page 258: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

257

Bên cạnh đó, quy trình tư duy thiết kế đã được giới thiệu lồng ghép trong học phần “Phân

tích hoạt động kinh doanh nâng cao” đối với 26 học viên thạc sỹ chuyên ngành Kế toán ứng

dụng để xử lý bài tập tình huống trên lớp và bài tiểu luận cuối kỳ. Kết quả áp dụng thí điểm cho

thấy điểm trung bình chung học tập của học viên được cải thiện đáng kể, thậm chí có học viên

được đánh giá kết quả xuất sắc vì đã vận dụng được quy trình tư duy thiết kế để cải tiến hoạt

động của đơn vị nơi học viên công tác. Tuy nhiên, để đạt được kết quả học tập đó, học viên đã

phải dành nhiều thời gian và tâm huyết để vận dụng được đầy đủ các bước trong quy trình tư duy

thiết kế. Hình 2 dưới đây so sánh kết quả học tập của học phần “Hệ thống thông tin kế toán nâng

cao” chưa được tiếp cận tư duy thiết kế và học phần “Phân tích hoạt động kinh doanh nâng cao”

có áp dụng quy trình tư duy thiết kế để học viên hoàn thành bài tiểu luận cuối kỳ.

(Nguồn: Tổng hợp kết quả học tập năm học 2018-2019

Hình 2: Kết quả đánh giá học phần năm học 2018-2019

5. KẾT LUẬN

Đổi mới giảng dạy kế toán là một xu hướng tất yếu của giáo dục đại học ngành kế toán

trong bối cảnh nền kinh tế số. Việc áp dụng phương pháp tiếp cận mới trong giảng dạy như quy

trình tư duy thiết kế đã mang lại các kết quả tích cực ban đầu đối với sinh viên bậc đại học và sau

đại học, giúp cải thiện kết quả học tập của học viên, tăng khả năng ứng dụng trong thực tiễn để

nhận diện và giải quyết vấn đề tại đơn vị học viên công tác. Đặc biệt, sinh viên và học viên tham

gia khóa học đổi mới, sáng tạo dựa trên tư duy thiết kế sẽ được kích hoạt tư duy sáng tạo hướng

tới giải quyết vấn đề từ góc nhìn mới bằng kỹ thuật tái định dạng vấn đề, xây dựng tâm thế chủ

động trước khó khăn, thất bại trong cuộc sống và chủ động thiết kế cuộc đời để làm chủ tương lai

bất định. Các kết quả tích cực thu nhận được từ khóa học đổi mới, sáng tạo dựa trên tư duy thiết

kế tại Trường Đại học Kinh tế sẽ tiếp tục được lan tỏa tới các trường đại học thuộc khối ngành

kinh tế, nhằm chia sẻ lợi ích của khóa học tới đông đảo sinh viên và học viên của các trường

trong cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alhamdani, W. A. (2016). Teaching Cryptography Using Design Thinking Approach. Journal of

Applied Security Research, 11(1), 78–89. http://doi.org/10.1080/19361610.2015.1069646

Page 259: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

258

Anderson, N. (2012). Design Thinking: Employing an Effective Multidisciplinary Pedagogical

Framework to Foster Creativity and Innovation in Rural and Remote Education. Australian

& International Journal of Rural Education, 22(2), 43–52. Retrievedfrom

http://search.ebscohost.com/login.aspx?direct=true&db=ehh&AN=80037529&site=ehostlive

Bruton, A. (2010). Teaching and Learning for the 21st Century. In International Council for

Small Business: International Conference. Cincinnati, Ohio: ICSB.

Donar, A. (2011). Thinking Design and Pedagogy: An Examination of Five Canadian Post-

Secondary Courses in Design Thinking. The Canadian Review of Art Education, 38(1),

84–102.

Dunne, D., & Martin, R. (2006). Design Thinking and How It Will Change Management Education:

An Interview and Discussion. Academy of Management Learning & Education, 5(4), 512–523.

Hong, S., & Kwek, D. (2011). Innovation in the Classroom: Design Thinking for 21st Century

Learning. Stanford EDU. Retrieved from http://www.stanford.edu/group/redlab/cgi-

bin/materials/Kwek-Innovation

Lee, C.S., & Wong, K.S. D. (2015). Design Thinking and Metacognitive Reflective Scaffolds: A

Graphic Design-Industrial Design Transfer Case Study. In 12th International Conference

on Cognition and Exploratory Learning in Digital Age (CELDA 2015) (pp.173–179).

Dublin, Ireland.

Lê Đức Thắng (2019), Nâng cao chất lượng đào tạo kế toán đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay,

Tạp chí tài chính, kỳ 2 tháng 6/2019.

Lor, R. (2017, May). Design Thinking in education: A critical review of literature. In

proceedings of Asian Conference on Education and Psychology. Thailand.

Phan Thị Phương Nam, Nguyễn Hoàng Duy Thiên, Trần Hoàng Nam (2018), Áp dụng Design

Thinking trong giảng dạy theo hướng tiếp cận CDIO, Tạp chí khoa học Giáo dục và nghề

nghiệp, số 59, tr. 28-33.

Retna, K.S. (2016). Thinking about "design thinking": a study of teacher experiences. Asia

Pacific Journal of Education, Supplement 1, Vol. 36, pp.5-19

Scheer, A., & Plattner, H. (2011). Transforming Constructivist Learning into Action: Design

Thinking in education. Design and Technology Education: An International Journal,

17(3), 8–19.

Schlenker, L. (2014). Design in Practice: Scenarios for Improving Management Education. In

11th International Conference on Cognition and Exploratory Learning in Digital Age

(CELDA (pp. 187–194). Porto, Portugal.

Skaggs, P., Fry, R., & Howell, B. (2009). Innovations Unlimited: Thinking About Design

Thinking. In The NCIIA 13th Annual Meeting (p. 2009). Washington, D.C.

Watson, A. D. (2015). Design Thinking for Life. Art Education, 68(3), 12–18. Retrieved from

http://search.ebscohost.com/login.aspx?direct=true&db=eric&AN=EJ1060382&lang=&sit

e=edslive authtype=ip,uid\n

Page 260: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

259

Phần 2

KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN - TÀI CHÍNH: NHỮNG THAY ĐỔI

TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Page 261: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

260

Page 262: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

261

Ảnh hưởng đến chất lượng lợi nhuận đến kỳ hạn nợ:

Trường hợp tại Việt Nam

Đặng Ngọc Hùng

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.16 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 08/11/2019

Ngày nhận bài: 29/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 11/11/2019

Tóm tắt

Bài viết xem xét ảnh hưởng của chất lượng lợi nhuận (EQ) đến kỳ hạn nợ (DM) của các

doanh nghiệp (DN)ở Việt Nam. Chúng tôi đo lường EQ theo chất lượng dồn tích của lợi nhuận

để xem xét ảnh hưởng của EQ đến DM, đồng thời chúng tôi khi xây dựng mô hình còn xem xét

đến một số biến kiểm soát ảnh hưởng đến DM. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy REM,

FEM và GLS, dữ liệu nghiên cứu tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị chứng khoán ở Việt

Nam trong giai đoạn 2010 - 2018, với 3588 quan sát. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện EQ có

quan hệ ngược chiều với DM, bên cạnh đó một số một số biến kiểm soát có ảnh hưởng thuận

chiều đến DM và có ý nghĩa thông kê như tỷ lệ nợ, quy mô DN, tài sản cố định, tính thanh

khoản, tốc độ tăng trường. Trong khi đó lợi nhuận là nhân tố có ảnh ngược thuận chiều đến DM,

ngoài ra thuế không ảnh hưởng đến DM. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm là cơ sở hữu ích

giúp DN nâng cao EQ, từ đó giúp DN cần xem xét DM hợp lý.

Từ khóa: Kỳ hạn nợ, chất lượng lợi nhuận, Việt Nam

1. GIỚI THIỆU

Kỳ hạn nợ (DM) là vấn đề liên quan đến quyết định tài trợ của DN, được các nhà khoa học

trên thế giới quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Đây là quyết định quan trọng của DN

nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh khoản, giải quyết mâu thuẫn trong vấn đề đại diện, tăng tính

linh hoạt trong hoạt động tìm nguồn tài trợ và đặc biệt là giảm chi phí huy động vốn cũng như

rủi ro. Theo lý thuyết DM là công cụ để phát tín hiệu về chất lượng tín dụng, xử lý chi phí người

đại diện, tận dụng các lợi ích từ tấm chắn thuế.

Bellovary, Giacomino, & Akers (2005) đã khẳng định rằng chất lượng lợi nhuận (EQ) là

yếu tố quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác giả

cũng cảnh báo về một thực trạng là các nhà đầu tư, chủ nợ và những đối tượng sử dụng báo cáo

tài chính khác thường bỏ qua yếu tố quan trọng này. Chou, Ling, Chan, & Chang (2011) nêu lên

Page 263: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

262

một thực tế khác là phần lớn những nhà đầu tư thường sử dụng báo cáo tài chính (BCTC) để

đánh giá hoạt động của doanh nghiệp với niềm tin rằng con số lợi nhuận được báo cáo sẽ cung

cấp những thông tin đáng tin cậy để phục vụ cho việc đánh giá nói trên. Chính điều này đã tạo

nên động cơ cho các nhà quản lý thực hiện việc bóp méo lợi nhuận để “làm đẹp” báo cáo tài

chính của doanh nghiệp. Hành động làm sai lệch con số lợi nhuận thực này rõ ràng đã làm chệch

hướng đánh giá của những nhà đầu tư và tạo ra một sự lạc quan giả tạo về toàn bộ hoạt động sản

xuất kinh doanh của những doanh nghiệp đó. Do đó, câu hỏi được đặt ra là khi doanh nghiệp

công bố lợi nhuận cao trên các BCTC, điều đó có nghĩa là nó đang hoạt động thực sự có hiệu

quả? Đó là những con số thực hay chỉ là bức tranh được các nhà quản lý vẽ ra để tạo hình ảnh

không đúng về sự phát triển của doanh nghiệp? “Sự cố Enron” và hàng loạt những sự sụp đổ

khác đã cho thấy rằng nhiều doanh nghiệp báo cáo mức lợi nhuận cao, nhưng sau đó vẫn phải

đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh và một số còn bị phá sản. Hậu quả này

xuất phát từ việc lợi nhuận được báo cáo đã không phản ánh chính xác những gì đang thực sự

diễn ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Gupta & Fields (2006) cho rằng, một trong những động cơ quan trọng thúc đẩy việc bóp méo

lợi nhuận của các doanh nghiệp là tránh những rắc rối về thanh khoản xuất phát từ việc không thể

vay được nợ mới trong khi các khoản nợ đáo hạn đang đến gần. Việc bóp méo lợi nhuận này rõ

ràng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của những con số lợi nhuận được báo cáo của

các doanh nghiệp. (Chou et al., 2011) đề cập đến kết quả từ những nghiên cứu trước cho thấy các

doanh nghiệp có động lực để thay đổi EQ của chính mình theo chiều hướng tốt hơn để có thể thành

công trong việc thu hút các nguồn tài chính. Dù rằng việc lựa chọn cấu trúc nợ phụ thuộc vào

những yếu tố khác liên quan đến chiến lược của doanh nghiệp, nhưng cũng tồn tại một khả năng là

các nhà quản lý có thể điều chỉnh lợi nhuận thực của doanh nghiệp để bóp méo giá trị thực của

doanh nghiệp với mục tiêu có thể huy động được các nguồn tài trợ từ bên ngoài dễ dàng hơn.

Đã có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa EQ và DM ở các nước trên thế giới, tại Việt

Nam đã có một số nghiên cứu liên quan đến kỳ hạn nợ, như nghiên cứu của Linh and Hạnh

(2015), Liêm, Cành, and Thành (2018). Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu về ảnh

hưởng của các nhân tố như quy mô, tỷ lệ nợ, tốc độ tăng trưởng,.. đến DM. Tuy nhiên chưa có

một nghiên cứu nào nghiên cứu về ảnh hưởng của EQ đến DM, đây là một nội dung rất được các

nhà đầu tư, quản lý quan tâm. Vì vậy, việc mở rộng và đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng EQ đến DM

tại một nền kinh tế đang phát triển ở Việt Nam sẽ có nhiều ý nghĩa.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Một số khái niệm

Chất lượng lợi nhuận

Healy and Wahlen (1999) cho rằng, một trong những phương tiện để các nhà quản lý

chuyển tải thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình đến những nhà

đầu tư chính là BCTC. Tuy nhiên, có một thực tế đáng lưu ý là những nhà đầu tư thường tin và

cho rằng các báo cáo này có thể giúp họ phân biệt giữa những doanh nghiệp hoạt động tốt với

doanh nghiệp hoạt động không tốt. Chính nhận thức này đã tạo động lực cho những người điều

Page 264: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

263

hành can thiệp vào BCTC và chỉ công bố những thông tin phù hợp với mục đích của họ, và điều

này có thể đem lại những thiệt hại cho các nhà đầu tư. Bellovary et al. (2005) cho rằng EQ phục

thuộc vào sự trung thực của các con số được báo cáo, phản ánh “lợi nhuận thực” của DN, cũng

như tính hữu dụng của những con số báo cáo này trong việc dự báo lợi nhuận trong tương lai.

Ngoài ra, các tác giả cũng cho rằng EQ bị tác động bởi tính ổn định và thời gian duy trì của lợi

nhuận được báo cáo.

Trên thực tế, có nhiều cách định nghĩa về EQ, tùy thuộc vào đối tượng sử dụng các BCTC

để phục vụ cho mục đích của họ. Các cơ quan quản lý xem lợi nhuận có chất lượng cao khi nó

tuân thủ theo tinh thần và các qui định của “Chuẩn mực kế toán chung được chấp nhận”

(GAAP). Trong khi đó, những người cho vay lại cho rằng lợi nhuận có chất lượng cao khi nó có

thể nhanh chóng chuyển hóa thành tiền (P. M. Dechow & Schrand, 2004). Pratt (2003) định

nghĩa EQ là mức độ khác biệt được đo lường giữa lợi nhuận trên báo cáo thu nhập và lợi nhuận

thực. Schipper and Vincent (2003) định nghĩa EQ là mức độ mà con số lợi nhuận trong các bảng

báo cáo diễn tả một cách chân thật của lợi nhuận.

Kỳ hạn nợ

DM của DN có thể đo bằng hai phương pháp chính, phương pháp tiếp cận“tăng thêm”

(Incremental approach) định nghĩa DM là kỳ hạn của các khoảnnợ mới vay thêm (Guedes &

Opler, 1996), (Highfield, 2008). Theo hướng tiếp cậnbảng cân đối kế toán, DM được định nghĩa

là tỷ lệcủa các khoản nợ dài hạn trên tổng nợ của DN (Barclay & Smith Jr, 1995), (Johnson,

2003), (Deesomsak, Paudyal, & Pescetto, 2009). Theo tổng quan nghiên cứu, đa số các côngtrình

sử dụng hướng tiếp cận cân đối kế toán do các hạn chế về dữ liệu về DM. Theo cách định nghĩa

này, DM dài hạn nghĩa là DN có tỷ lệ nợ dài hạntrên tổng nợ cao, và DM ngắn hạn nghĩa là DN

có tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợcao. Nếu xét về mặt phân phối của DM, phân vị càng thấp thì

DM càngngắn, tương ứng với tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ càng cao, trong khi phân vị càngcao

tương ứng với tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nợ càng cao.

2.2. Một số lý thuyết

Trong một thị trường vốn hoàn hảo theo giả định của Modigliani and Miller (1958) các quyết

định về cấu trúc vốn không làm thay đổi giá trị DN. Modigliani and Miller (1963) bổ sung một yếu

tố bất hoàn hảo là thuế, và cho rằng giá trị DN đi vay sẽ cao hơn nhờ hiện giá của tấm chắn thuế từ

nợ vay cao hơn so với DN không đi vay. Các nghiên cứu sau đó xác định tầm quan trọng của DM

nhờ khả năng xử lý những bất hoàn hảo khác của thị trường như mâu thuẫn người đại diện (Myers,

1977), bất cân xứng thông tin (Flannery, 1986), (Kale & Noe, 1990), rủi ro thanh khoản (Diamond,

1991) và thuế (Bricker, Previts, Robinson, & Young, 1995), (Lewis, 1990).

3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Trong thời gian qua, đã có một số nghiên cứu về EQ và DM, như Gupta and Fields (2006)

đã thực hiện đề tài nghiên cứu về cấu trúc nợ và khả năng quản trị lợi nhuận của nhà quản lý.

Nghiên cứu này tập trung xem xét EQ của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa EQ và nợ ngắn

hạn, trung hạn và dài hạn. Nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ dương có ý nghĩa thống kê giữa

việc quản trị lợi nhuận và sử dụng nợ. Sercu, Vander Bauwhede, and Willekens (2006) nghiên

Page 265: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

264

cứu mối quan hệ giữa việc quản trị lợi nhuận và nợ của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu này

cho thấy có mối liên hệ dương giữa việc quản trị lợi nhuận và đòn bẩy tài chính.

Fung and Goodwin (2013) xem xét nợ ngắn hạn, sự giám sát và việc quản trị lợi nhuận dựa

trên kế toán dồn tích. Các tác giả phát hiện rằng nợ ngắn hạn có quan hệ cùng chiều với việc

quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên, khi vấn đề nghiên cứu được áp dụng vào những DN có mức tín

nhiệm cao, họ tìm ra mối liên hệ nghịch biến giữa nợ ngắn hạn và việc bóp méo lợi nhuận (được

đại diện bởi khoản dồn tích tùy ý) phù hợp với giả thuyết về việc giám sát nợ. Điều này dẫn đến

kết luận rằng đối với những DN có mức tín nhiệm cao, mối quan hệ giữa nợ ngắn hạn và các

khoản dồn tích tùy ý mạnh hơn so với những DN có mức tín nhiệm thấp. Liu, Ning, and

Davidson III (2010) xem xét có hay không việc các DN quản trị lợi nhuận trước khi phát hành

trái phiếu để có được chi phí vay thấp hơn. Các bằng chứng cho thấy đã có sự quản trị lợi nhuận

trước những đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ cùng

chiều và có ý nghĩa thống kê với khoản dồn tích tùy ý hiện thời (đại diện cho việc đo lường quản

trị lợi nhuận). Quan trọng hơn, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa các khoản

dồn tích bất thường được quan sát và chi phí vay nợ. Nghĩa là DN sẽ có được khoản nợ với chi

phí thấp hơn khi quản trị lợi nhuận của mình theo chiếu hướng tăng lên.

Kim and Qi (2010) xem xét mối quan hệ giữa các quyết định biến đổi lợi nhuận thực và

tính ràng buộc trong những điều khoản vay nợ. Kết quả tìm được là mức độ quản trị lợi nhuận

cao hơn khi các điều khoản vay có tính ràng buộc chặt chẽ hơn. Kết quả này cho thấy rằng: (i)

các DN sử dụng việc quản trị lợi nhuận để tránh việc vi phạm các điều khoản vay; và (ii) các DN

có xu hướng bóp méo lợi nhuận nhiều hơn khi khả năng tái thương lượng cho những khoản vay

đã vi phạm các điều khoản bị giới hạn. Các tác giả cũng phát hiện ra mối quan hệ cùng chiều

giữa tính ràng buộc trong điều khoản vay và sự quản trị lợi nhuận xảy ra trước và sau khi áp

dụng đạo luật Sarbanes - Oxley của Hoa Kỳ. Chou et al. (2011) tiến hành xem xét mối quan hệ

giữa hành vi quản trị lợi nhuận và DM (ngắn, trung và dài hạn) của doanh nghiệp. Kết quả từ

nghiên cứu này cho thấy những DN thực hiện việc quản trị lợi nhuận nhiều thường có xu hướng

phát hành nợ với kỳ dài hạn để tránh sự giám sát từ bên ngoài và chi phí vay nợ cao khi doanh

nghiệp sử dụng việc phát hành nợ kỳ hạn ngắn.

García‐Teruel, Martínez‐Solano, and Sánchez‐Ballesta (2010) thực hiện nghiên cứu chất

lượng dồn tích và cấu trúc nợ. Kết quả cho thấy có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống

kê giữa nợ dài hạn và giá trị dồn tích. Nghĩa là, DN với chất lượng dồn tích cao thường vay được

nợ với kỳ hạn dài hơn. Điều nay phù hợp với giá thuyết chất lượng dồn tích cao hơn làm giảm

thiểu vấn đề thông tin bất cân xứng và những vấn đề liên quan đến sự lựa chọn ngược giữa DN

và người cho vay, giúp người cho vay yên tâm với việc cung cấp những khoản nợ với kỳ hạn dài

hơn. Valipour and Moradbeygi (2011) tiến hành xem xét mối quan hệ giữa việc tài trợ bằng nợ

của doanh nghiệp và EQ. Kết quả cho thấy có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê

giữa nợ và EQ. Cụ thể hơn, tác giả phân loại nợ ra làm hai mức độ: cao và thấp. Với mức độ nợ

thấp, giữa nợ và EQ có mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là,

DN vay nợ với tỷ lệ thấp thường ít có xu hướng quản trị lợi nhuận. Trong khi đó, những DN với

tỷ lệ nợ cao thường ghi nhận các khoản dồn tích nhiều hơn để quản trị lợi nhuận nhằm mục đích

tránh việc vi phạm những điều khoản trong hợp đồng vay nợ và giảm chi phí tài trợ bằng nợ.

Page 266: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

265

4. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Chất lượng lợi nhuận (EQ)

Dựa trên cơ sơ các lý thuyết về chi phí đại diện, lý thuyết tín hiệu cũng tổng quan nghiên

cứu của các tác giả GARCÍA‐TERUEL et al. (2010), Valipour and Moradbeygi (2011), Chou et

al. (2011) đã cung cấp đầy đủ những bằng chứng cho thấy EQ có tác động đến DM. Bằng chứng

tìm được từ các nghiên cứu trước là một trong những lý do chủ yếu tạo động lực để sự tác động

này được nghiên cứu trong bối cảnh của Việt Nam. Chúng tôi xây dựng giả thuyết:

H1: Chất lượng lợi nhuận có ảnh hưởng ngược chiều với kỳ hạn nợ của DN

Tỷ lệ nợ (LV)

Lý thuyết tín hiệu cho rằng DN có xu hướng tăng DM khi vay nợ nhiều hơn nhằm đề phòng

xác suất về rủi ro thanh khoản, từ đó giảm nguy cơ phá sản (Stohs & Mauer, 1996). Mặc khác,

Myers (1977) cho rằng chi phí đại diện liên quan vấn đề đầu tư dưới mức có thể giảm nếu DN

giảm tỷ lệ nợ hoặc rút ngắn DM. Do đó, nếu DN giảm vay nợ nhằm hạn chế đầu tư dưới mức thì sẽ

không cần rút ngắn DM. Ngoại trừ nghiên cứu Costa, Laureano, and Laureano (2014) không tìm

thấy bằng chứng chứng tỏ mối tương quan giữa tỷ lệ nợ và DM, kết quả nghiên cứu thực nghiệm

của Barclay and Smith Jr (1995), Deesomsak et al. (2009) cho thấy thấy mối tương quan thuận

chiều giữa tỷ lệ nợ và DM, ủng hộ cho lý thuyết tín hiệu. Chúng tôi xây dựng giả thuyết:

H2: Tỷ lệ nợ có ảnh hưởng thuận chiều tới kỳ hạn nợ của DN

Lợi nhuận (PROF)

Nợ dài hạn có thể giúp DN chọn lựa thời điểm thuế phù hợp để mua lại hoặc tái phát hành

thêm nợ (Deesomsak et al., 2009). Mặt khác, lý thuyết tín hiệu cho rằng việc vay nợ ngắn hạn

giúp thị trường nhận diện được EQ của DN. Chỉ DN có lợi nhuận cao mới vay nợ ngắn hạn vì nó

được tin tưởng vào khả năng tái tài trợ trong tương lai (Flannery, 1986). Như vậy, theo lý thuyết

dựa trên thuế, DN có lợi nhuận nhiều sẽ sử dụng nhiều nợ dài hạn. Ngược lại, những lập luận

dựa vào lý thuyết tín hiệu cho rằng DN hoạt động tốt, có lợi nhuận sẽ sử dụng nhiều nợ ngắn

hạn. Chúng tôi xây dựng giả thuyết:

H3: Lợi nhuận có ảnh hưởng ngược chiều với kỳ hạn nợ của DN

Tính thanh khoản (LIQ)

Tỷ lệ thanh khoản cao có thể giảm hạn chế việc nâng cao năng lực của DN. Những tài sản

không bị hao mòn hoặc mất giá như đất được liên kết để tăng DM. Tài sản không bị hao mòn

nhưng là tài sản thanh khoản, chẳng hạn như hàng tồn kho, không giúp tăng kỳ hạn nợ. Khi mua

trái phiếu dài hạn hoặc cho vay dài hạn, các nhà cho vay sẽ đối mặt với rủi ro do điều kiện của

DN có thể xấu đi theo thời gian hoặc người quản lý sẽ chuyển sang những dự án có nhiều rủi ro

hơn trước khi đến hạn thanh toán. Do đó, người cho vay sẽ đưa ra những hạn chế khi cho vay dài

hạn nhằm kiểm soát rủi ro. Theo đó, DN có tính thanh khoản cao sẽ dễ dàng huy động vốn dài

hạn. Kết quả nghiên cứu của Deesomsak et al. (2009), Mateus and Terra (2013), Costa et al.

(2014) đều ủng hộ cho lập luận này. Chúng tôi xây dựng giả thuyết:

H4: Tính thanh khoản có ảnh hưởng thuận chiều với kỳ hạn nợ của DN

Page 267: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

266

Tài sản hữu hình (TAN)

Tài sản sử dụng lâu dài nên được tài trợ bằng những khoản vay nợ dài hạn. Bằng nghiên

cứu thực nghiệm, Kirch and Terra (2012) phát hiện mối tương quan thuận chiều giữa tài sản hữu

hình và kỳ hạn nợ của DN. Những DN có nhiều tài sản hữu hình có thể thế chấp tốt hơn, chi phí

phá sản thấp hơn do đó có thể vay nợ với kỳ hạn dài hơn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của

Mateus and Terra (2013) và Costa et al. (2014) lại không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh

cho mối tương quan này. Tài sản hữu hình được xác định bởi tỷ lệ giữa tài sản cố định ròng và

tổng tài sản của DN. Chúng tôi xây dựng giả thuyết:

H5: Tính thanh khoản có ảnh hưởng thuận chiều với kỳ hạn nợ của DN

Quy mô doanh nghiệp (SIZE)

Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng trong các DN nhỏ, khả năng phát sinh mâu thuẫn giữa

cổ đông và chủ nợ là rất lớn, đây là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề như chuyển dịch rủi

ro hoặc thay thế tài sản. Ngoài ra, các DN nhỏ ít cung cấp thông tin ra bên ngoài khiến thị trường

bất cân xứng thông tin nghiêm trọng, các nhà đầu tư cũng như thị trường sẽ rất tốn kém để có

được thông tin của các DN này. Vì những lý do đó mà các DN nhỏ sẽ gặp nhiều hạn chế khi tiếp

cận thị trường vốn vay dài hạn. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của (Barclay & Smith Jr, 1995),

(Ozkan, 2002), (Deesomsak et al., 2009), (Kirch & Terra, 2012), (Costa et al., 2014) đều tìm

thấy bằng chứng ủng hộ cho lập luận này. Chúng tôi xây dựng giả thuyết:

H6: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều với kỳ hạn nợ của DN

Tốc độ tăng trưởng (GROWTH)

Theo lý thuyết chi phí đại diện, tác động của tốc độ tăng trưởng đến DM là không rõ ràng

vì những vấn đề chi phí đại diện của nợ trong DN sẽ được xem xét dưới góc độ đầu tư dưới mức

và đầu tư thái quá. Nhằm giảm thiểu chi phí đại diện, nếu xét trong trường hợp đầu tư dưới mức,

DN có nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ sử dụng nhiều nợ ngắn hạn (Barnea, Haugen, & Senbet,

1980),(Myers, 1977), và ngược lại, nếu xét trong trường hợp đầu tư thái quá, lý thuyết chi phí đại

diện đưa ra giả thuyết rằng DN có nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ sử dụng nhiều nợ dài hạn (Hart và

Moore, 1994). (Barclay & Smith Jr, 1995), (Ozkan, 2002) đã tìm thấy bằng chứng chứng tỏ DN

với nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ có xu hướng sử dụng nhiều nợ ngắn hạn, trong khi (Juan García-

Teruel & Martinez-Solano, 2007) tìm thấy kết quả trái ngược. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu

khác nhưng không tìm thấy mối quan hệ nào giữa cơ hội tăng trưởng và kỳ hạn nợ như (Kirch &

Terra, 2012). Chúng tôi xây dựng giả thuyết:

H7: Tốc độ tăng trưởng có ảnh hưởng thuận chiều với kỳ hạn nợ của DN

Thuế (TAX)

Khối lượng lợi ích lá chắn thuế từ việc DN vay nợ dài hạn không phụ thuộc vào giá trị nợ

mà nó phụ thuộc vào những yếu tố được giảm trừ thuế như khấu hao hoặc các khoản tín dụng

thuế. Giá trị của các yếu tố này tăng lên thì thu nhập chịu thuế sẽ giảm, do đó lợi ích từ thuế

giảm. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu thực nghiệm không rõ ràng, trong khi kết quả nghiên cứu

của Ozkan (2002), Mateus and Terra (2013) cho thấy lợi ích từ thuế càng nhiều thì DN càng sử

Page 268: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

267

dụng nhiều nợ dài hạn, nhưng nghiên cứu của Kirch and Terra (2012) thu được kết quả ngược

lại. Chúng tôi xây dựng giả thuyết:

H8: Thuế có ảnh hưởng thuận chiều với kỳ hạn nợ của DN

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Từ tổng quan nghiên cứu và các giả thuyết đã xây dựng, nhóm nghiên cứu xây dựng mô

hình nghiên cứ như sau:

DMit = β0 +β1EQit +β2LVit + β3PROFit+ β4LIQit+ β5TANit + β6SIZEit + β7 GROWTHit +

β8TAXit + εit (1)

Các biến trong mô hình nghiên cứu, được trình bày chi tiết tại Bảng 1.

Bảng 1: Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu

Tên biến Mã biến Cách đo lường Ảnh

hưởng

Biến phụ thuộc

Kỳ hạn nợ DM Vay nợ dài hạn/(Vay nợ ngắn hạn + Vay nợ dài

hạn)

Biến độc lập

Chất lượng lợi nhuận EQ

Giá trị tuyệt đối phần dư mô hình ước lượng chất

lượng các khoản dồn tích nhân với (-1).

CACCit= α+ β1CFOit-1+ β2CFO it+ β3CFO it+1+ εit

-

Các biến kiểm soát

Tỷ lệ nợ LV Nợ phải trả/Tổng tài sản +

Lợi nhuận PROF EBIT/Tổng tài sản -

Tính thanh khoản LIQ Tài sản ngắn hạn/Nợ phải trả ngắn hạn +

Tài sản hữu hình TAN Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình/Tổng tài sản +

Quy mô doanh nghiệp SIZE Quy mô của doanh nghiệp theo tài sản Log

(Tổng tài sản) +

Tốc độ tăng trưởng GROWTH (Doanh thu kỳt - Doanh thu kỳt-1)/ Doanh thu

kỳt-1 +

Thuế TAX Thuế TNDN/Lợi nhuận trước thuế +

Nguồn: Tác giả xây dựng

Đo lường chất lượng lợi nhuận (EQ)

Để đo lường EQ, chúng tôi dưa trên chất lượng của các khoản dồn tích, (Patricia M

Dechow & Dichev, 2002) sử dụng vốn lưu động dồn tích hiện hành (Working capital accruals)

Page 269: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

268

được hồi quy với dòng tiền hoạt động của năm trước đó, năm nay và năm tiếp theo liền kề, tất cả

chia cho tổng tài sản đầu kỳ.

�����

�����= ��

�������

�����+ ��

�����

�����+��

�������

����� (2)

Trong đó, ����� là vốn lưu động dồn tích của doanh nghiệp i trong năm t, được tính toán

bằng sự thay đổi trong tài sản ngắn hạn (∆CA) trừ đi sự thay đổi của tiền và tương đương tiền

(∆Cash), trừ sự thay đổi nợ ngắn hạn (∆CL) và cộng với sự thay đổi trong nợ vay ngắn hạn ngân

hàng (∆Debt).

������������, , �������lần lượt là dòng tiền hoạt động trong năm t-1, năm t và năm t+1.

Tất cả biến được chia cho tổng tài sản đầu kỳ (�����- Total assets).

Để đo lường EQ, là một biến được tạo ra từ phần dư của phương trình (2) sau khi thực hiện

hồi quy. Giá trị tuyệt đối của phần dư cho mỗi quan sát ngược chiều với chất lượng các khoản

dồn tích. Vậy giá trị phần dư cao hơn thể hiện chất lượng các khoản dồn tích thấp hơn. Để dễ

dàng cho việc giải thích biến này, chất lượng các khoản dồn tích phần dư được xác định là giá trị

âm của giá trị tuyệt đối của phần dư.

Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu được thu thập từ sàn chứng khoán Việt Nam trong giai

đoạn 2010 - 2018, nhưng để xác định các biến..dữ liệu được lấy từ 2008 - 2018. Dữ liệu được thu

thập từ các BCTC đã được kiểm toán của doanh nghiệp niêm yết sau khi loại bỏ các doanh

nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Sau kinh xác định các chỉ tiêu, dữ liệu

được sử dụng để thực hiện phân tích và hồi quy là 3588 quan sát. Để xem xét, lựa chọn mô hình

phù hợp, nhóm nghiên cứu sử dụngcác phương pháp hồi quy FEM,REM và GLS,chúng tôi sử

dụng kiểm định F và kiểm định Hausman.Chúng tôi đã kiểm tra hiện tượng tự tương quan, kiểm

định hiện tượng phương sai thay đổi, kết quả kiểm định mô hình cho thấy các giá trị P-value

nhận được đều bằng 0.000 <α (5%), điều này hàm ý giả thuyết H0 là không có hiện tượng

phương sai thay đổi trong các mô hình bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5%. Do đó, tác giả tiến hành

khắc phục khuyết tật của mô hình hồi quy bằng phương pháp hồi quy GLS

6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Dữ liệu thống kê (bảng 2) cho thấyDM bình quân là 29.1%, độ lệch chuẩn là 32.3%.EQ

trung bình có giá trị bình quân là -0.024 nhỏ nhất là -0.257và cao nhất là 0, độ lệch chuẩn là

0.023. Tỷ lệ nợ (LV) chiếm tỷ lệ 53.2%, lợi nhuận trước thuế sau khi trừ đi chi phí lãi vay

(PROF) là 4.8%, hệ số thanh khoản (LIQ) của các DN bình quân là 1.812 và tỷ lệ đầu tư tài sản

cố định (TAN) là 20.5%. Quy mô của doanh nghiệp (SIZE) được đo lường là logarit tổng tài sản

của doanh nghiệp bình quân là 27.184, tốc độ tăng trưởng theo doanh thu (GROWTH) là 19.6%,

và tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) là 19.2%.

Page 270: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

269

Bảng 2: Thống kê mô tả

Các biến Số quan sát Trung bình Độ lệch

chuẩn

Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị

lớn nhất

DM 3588 0.291 0.323 0 1

EQ 3588 -0.024 0.023 -0.257 0.000

LV 3588 0.532 0.200 0.039 0.913

PROF 3588 0.048 0.085 -0.872 0.991

LIQ 3588 1.812 1.518 0.058 30.739

TAN 3588 0.207 0.201 0 0.962

SIZE 3588 27.184 1.395 23.659 30.944

GROWT 3588 0.196 0.593 -0.756 6.771

TAX 3588 0.192 0.530 0.02 23.825

Nguồn: tác giả tính toán từ Stata 14.0

Hình 1: Kỳ hạn nợ giữa các ngành

Hình 1, cho thấy, DMcó sự khác nhau giữa các ngành, ngành có kỳ hạn nợ cao nhất là

ngành năng lượng bình quân 57%, cao thứ 2 là ngành công nghiệp có tỷ lệ bình quân là 39%,

ngành có DM thấp nhất nhất là ngành công nghệ 10%, kế đến là ngành hàng tiêu dùng 16%.

Bảng 3, cho kết quả hệ số tương quan giữa các biến, mục đích của kiểm tra mối tương

quan chặt chẽ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để loại bớt các nhân tố có thể dẫn đến hiện

tượng đa cộng tuyến trước khi chạy mô hình hồi quy. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập

trong mô hình không có cặp nào lớn hơn 0,8 do đó ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng

tuyến, khi sử dụng mô hình hồi quy nhóm tác giả hệ số VIF để kiểm tra. Sau khi thực hiện thống

kê mô tả và phân tích ma trận tương quan, chúng tôi tiến hành ước lượng mô hình nghiên cứu,

bằng phương pháp ước lượng FEM, REM và GLS.

Bảng 3: Ma trận tương quan

DM EQ LV PROF LIQ TAN SIZE GROWT TAX

DM 1

EQ -0.263 1

LV 0.0114 -0.01 1

PROF -0.005 -0.115 -0.443 1

Page 271: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

270

LIQ 0.1355 0.045 -0.519 0.2476 1

TAN 0.3627 -0.325 -0.062 -0.006 -0.18 1

SIZE 0.2825 -0.006 0.2372 -0.007 -0.049 0.0018 1

GROWT 0.0693 -0.021 -0.008 0.1035 0.0628 -0.051 0.0667 1

TAX 0.0139 -0.008 -0.054 -0.01 0.0306 0.0103 -0.008 -0.01 1

Nguồn: tác giả tính toán từ Stata 14.0

Kết quả hồi theo phương pháp FEM, REM GLS (bảng 4)cho thấy rằng với đại diện EQ thể

hiện mối quan hệ ngược chiều với DM của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu từ 2010 –

2018 ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này cho thấy rằng các doanh nghiệp có EQ càng cao

DM càng giảm, kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu chúng tôi đã xây dựng.

Bảng 4: Kết quả hồi quy đa biến

VIF Mô hình FEM Mô hình REM Mô hình GLS

EQ 1.18 -0.370* -0.827*** -2.175***

LV 1.83 0.420*** 0.280*** 0.148***

PROF 1.31 0.0581 -0.0118 -0.203***

LIQ 1.59 0.0434*** 0.0457*** 0.0595***

TAN 1.4 0.377*** 0.504*** 0.593***

SIZE 1.19 0.0114 0.0475*** 0.0623***

GROWT 1.03 0.00323 0.00949 0.0304***

TAX 1 -0.000848 -0.0000348 0.00458

_cons

-0.411 -1.353*** -1.759***

N 3588 3588 3588

R-sq

within 0.0779 0.0703

between 0.2257 0.3296

overall 0.1982 0.2753

Kiểm định F F(8,2951) = 31.16

Prob > F = 0.0000

Kiểm định LM

Wald chi2(8) =518.69 Wald chi2(8) = 1497.97

Prob > chi2 = 0.0000 Prob > chi2 = 0.0000

Kiểm định

Hausman

chi2(8) = 105.85

Prob>chi2 = 0.0000

Modified Wald

test

chi2 (629) = 5.5e+31

Prob>chi2 = 0.0000

Wooldridge test F(1, 482) = 54.938

Prob > F = 0.0000

t statistics in brackets * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01

Nguồn: tác giả tính toán từ Stata 14.0

Page 272: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

271

Đối với các biến kiểm soát đều có tác động đến DM của DN tại mức ý nghĩa 1%, trong đó

tất cả các biến kiểm soát đều có quan hệ thuận chiều với DM, ngoại trừ nhân tố lợi nhuận có

quan hệ ngược chiều với kỳ hạn nợ. Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến DM, thì EQ là nhân

tố có tác động mạnh nhất đến DM và có ảnh hưởng ngược chiều. Kết quả này nói lên thực tế với

những doanh nghiệp có EQ thấp sẽ có DM dài hơn.Đồng thời, kết quả phù hợp với nghiên cứu

thực nghiệm của Barclay and Smith Jr (1995), Ozkan (2002), Deesomsak et al. (2009), Kirch and

Terra (2012), Mateus and Terra (2013), Costa et al. (2014), đồng thời cung cấp bằng chứng ủng

hộ cho những lập luận của lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí đại diện và lý thuyết dựa trên thuế.

Chúng tôi tìm thấy bằng chứng cho thấy DM của DN tại Việt Nam chịu tác động thuận

chiều của các nhân tố gồm tính thanh khoản, tài sản hữu hình và quy mô DN. Trong đó, tài sản

hữu hình có tác động mạnh nhất đến DM (sau nhân tố EQ, là nhân tố chính của nghiên cứu). DN

có nhiều tài sản hữu hình sẽ có xu hướng sử dụng nhiều nợ vay dài hạn do có nhiều lợi thế trong

việc thế chấp tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng. Kế đến là quy mô DN, DN có quy mô càng

lớn càng dễ tiếp cận với những nguồn vốn vay dài hạn. Tương tự như nghiên cứu của Kirch and

Terra (2012), chúng tôi chưa tìm thấy bằng chứng cho sự tác động của lợi nhuận lên cấu DM của

DN tại Việt Nam. Lợi nhuận là nhân tố có tác động không rõ ràng đến DM của DN.

Trong khi, các doanh nghiệp tại các quốc gia khác trên thế giới đều có sự cân nhắc về sự

phù hợp giữa kỳ hạn của tài sản và DM để đưa ra những quyết định về DM vay. Những khoản

vay dài hạn được dùng để đầu tư tài sản cố định, tài sản có thời gian sử dụng lâu dài. Tại Việt

Nam, các doanh nghiệp chưa quan tâm đến sự phù hợp giữa kỳ hạn của tài sản và DM mà đặc

biệt quan tâm nhiều đến tài sản hữu hình và thường dùng chính những tài sản đó để làm tài sản

đảm bảo, thế chấp vào ngân hàng để vay nợ dài hạn.

7. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Với mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của EQ đến DM của doanh nghiệp tại Việt Nam,

chúng tôi đã thực hiện hồi quy với các phương pháp phù hợp trên dữ liệu bảng, được thu thập từ

3588 quan sát doanh nghiệp trong giai đoạn từ năm 2010- 2018. Dựa trên kết quả nghiên cứu,

chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:

- Với những kết quả nêu trên, nghiên cứu có những đóng góp hứu ích đối với các đối tượng

sử dụng BCTC trong việc xem xét EQ. Đối với tổ chức tín dúng, việc xác định EQ liên quan đến

DM, phần nào trong việc xem xét khả năng tạo tiền để thực hiện hiệu quả hợp đồng cho vay nợ

và những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của doanh nghiệp. Khi EQ được đánh giá cao,

nghĩa là thành phần dòng tiền trong lợi nhuận được báo cáo chiếm tỷ trọng lớn, đồng nghĩa với

việc doanh nghiệp có khả năng tạo tiền để đáp ứng các điều kiện khoản vay. Kết quả nghiên cứu

cung cấp cho nhà đầu tư một công cụ hữu ích để đánh giá sức khỏe tài chính của các doanh

nghiệp. Từ đó, nhà đầu tư có thể đầu tư chính xác và hợp lý hơn dựa trên những dữ liệu có được.

- Quy mô doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng có tác động đến DM nên nhằm hạn chế các

khoản chi phí phát sinh do vấn đề đại diện, doanh nghiệp cần xem xét quy mô cũng như tốc độ

tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai mà đưa ra quyết định DM nợ hợp lý. doanh nghiệp

có quy mô lớn, có nhiều cơ hội tăng trưởng sẽ thực hiện chính sách nợ với kỳ hạn dài chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng nợ.

Page 273: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

272

- Tính thanh khoản có ảnh hưởng thuận chiều đến DM. Đây là nhân tố thể hiện đặc điểm

về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đặc điểm chứng tỏ tình hình tài chính

tốt sẽ thực hiện chính sách nợ với kỳ hạn dài hơn, ngược lại doanh nghiệp có tình hình tài chính

không tốt nên sử dụng nhiều nợ ngắn hạn. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được

nguồn vốn vay, lãi suất cho vay ngắn hạn thường thấp hơn vay dài hạn nên doanh nghiệp giảm

bớt được chi phí vay nợ.

- Doanh nghiệp khi xây dựng DM cũng nên quan tâm đến giá trị tài sản cố định hiện tại

của doanh nghiệp cũng như mức độ phù hợp giữa kỳ hạn của tài sản và kỳ hạn của nợ. Giá trị tài

sản cố định liên quan mật thiết đến giá trị thế chấp và giá trị của khoản vay. Nếu doanh nghiệp

có nhiều tài sản cố định sẽ có nhiều khả năng vay nợ dài hạn hơn và ngược lại. doanh nghiệp

thỏa đặc điểm này cần thực hiện chính sách nợ với kỳ hạn dài. Và tài sản có thời gian sử dụng

càng dài càng nên tài trợ bằng vốn vay dài hạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Barclay, M. J., & Smith Jr, C. W. (1995). The maturity structure of corporate debt. The journal

of finance, 50(2), 609-631.

Barnea, A., Haugen, R. A., & Senbet, L. W. (1980). A rationale for debt maturity structure and

call provisions in the agency theoretic framework. The journal of finance, 35(5), 1223-

1234.

Bellovary, J. L., Giacomino, D. E., & Akers, M. D. (2005). Earnings quality: It's time to measure

and report. The CPA Journal, 75(11), 32-37.

Bricker, R., Previts, G., Robinson, T., & Young, S. (1995). Financial analyst assessment of

company earnings quality. Journal of Accounting, Auditing & Finance, 10(3), 541-554.

Chou, D.-W., Ling, P. J., Chan, C.-Y., & Chang, S.-C. (2011). The Impact of Earnings

Management on the Choice of Debt Maturity Structure. Management Review, 30, 137-151.

Costa, S., Laureano, L. M., & Laureano, R. M. (2014). The debt maturity of Portuguese SMEs:

The aftermath of the 2008 financial crisis. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 150,

172-181.

Dechow, P. M., & Dichev, I. D. (2002). The quality of accruals and earnings: The role of accrual

estimation errors. The Accounting Review, 77(s-1), 35-59. doi:

https://doi.org/10.2308/accr.2002.77.s-1.35

Dechow, P. M., & Schrand, C. M. (2004). Earnings quality. Charlottesville, VA: Research

Foundation of CFA Institute.

Deesomsak, R., Paudyal, K., & Pescetto, G. (2009). Debt maturity structure and the 1997 Asian

financial crisis. Journal of Multinational Financial Management, 19(1), 26-42.

Diamond, D. W. (1991). Debt maturity structure and liquidity risk. The quarterly journal of

economics, 106(3), 709-737.

Page 274: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

273

Flannery, M. J. (1986). Asymmetric information and risky debt maturity choice. The journal of

finance, 41(1), 19-37.

Fung, S. Y., & Goodwin, J. (2013). Short-term debt maturity, monitoring and accruals-based

earnings management. Journal of Contemporary Accounting & Economics, 9(1), 67-82.

GARCÍA‐TERUEL, P. J., MARTÍNEZ‐SOLANO, P., & SÁNCHEZ‐BALLESTA, J. P. (2010).

Accruals quality and debt maturity structure. Abacus, 46(2), 188-210. doi:

https://doi.org/10.1111/j.1467-6281.2010.00312.x

Guedes, J., & Opler, T. (1996). The determinants of the maturity of corporate debt issues. The

journal of finance, 51(5), 1809-1833.

Gupta, M., & Fields, L. P. (2006). Debt maturity structure and earnings management. The

Financial Management Association.

Healy, P. M., & Wahlen, J. M. (1999). A review of the earnings management literature and its

implications for standard setting. Accounting horizons, 13(4), 365-383.

Highfield, M. J. (2008). On the maturity of incremental corporate debt issues. Quarterly Journal

of Finance and Accounting, 45-67.

Johnson, S. A. (2003). Debt maturity and the effects of growth opportunities and liquidity risk on

leverage. The review of financial studies, 16(1), 209-236.

Juan García-Teruel, P., & Martinez-Solano, P. (2007). Effects of working capital management

on SME profitability. International Journal of Managerial Finance, 3(2), 164-177. doi:

https://doi.org/10.1108/17439130710738718

Kale, J. R., & Noe, T. H. (1990). Risky debt maturity choice in a sequential game equilibrium.

Journal of Financial research, 13(2), 155-166.

Kim, D., & Qi, Y. (2010). Accruals quality, stock returns, and macroeconomic conditions. The

Accounting Review, 85(3), 937-978. doi: DOI: 10.2308/accr.2010.85.3.937

Kirch, G., & Terra, P. R. S. (2012). Determinants of corporate debt maturity in South America:

Do institutional quality and financial development matter? Journal of Corporate Finance,

18(4), 980-993.

Lewis, C. M. (1990). A multiperiod theory of corporate financial policy under taxation. Journal

of Financial and Quantitative analysis, 25(1), 25-43.

Liêm, N. T., Cành, N. T., & Thành, N. C. (2018). Hạn chế tài chính và cấu trúc kỳ hạn nợ tại các

doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á(JED, Vol. 29

(2)), 5-23.

Linh, T. T. T., & Hạnh, M. H. (2015). Chất lượng báo cáo tài chính và kì hạn nợ ảnh hưởng đến

hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế(JED, Vol. 26 (10)),

27-50.

Page 275: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

274

Liu, Y., Ning, Y., & Davidson III, W. N. (2010). Earnings management surrounding new debt

issues. Financial Review, 45(3), 659-681. doi: https://doi.org/10.1111/j.1540-

6288.2010.00265.x

Mateus, C., & Terra, P. (2013). Leverage and the maturity structure of debt in emerging markets.

Journal of Mathematical Finance, 3, 46-59.

Modigliani, F., & Miller, M. H. (1958). The cost of capital, corporation finance and the theory of

investment. The American economic review, 48(3), 261-297.

Modigliani, F., & Miller, M. H. (1963). Corporate income taxes and the cost of capital: a

correction. The American economic review, 433-443.

Myers, S. C. (1977). Determinants of corporate borrowing. Journal of financial economics, 5(2),

147-175.

Ozkan, A. (2002). The determinants of corporate debt maturity: evidence from UK firms.

Applied financial economics, 12(1), 19-24.

Schipper, K., & Vincent, L. (2003). Earnings quality. Accounting horizons, 17, 97-110.

Sercu, P., Vander Bauwhede, H., & Willekens, M. (2006). Earnings management and debt.

DTEW-AFI_0619, 1-25.

Stohs, M. H., & Mauer, D. C. (1996). The determinants of corporate debt maturity structure.

Journal of business, 69, 279-312.

Valipour, H., & Moradbeygi, M. (2011). Corporate debt financing and earnings quality. Journal

of Applied Finance and Banking, 1(3), 140-157.

Page 276: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

275

Hoàn thiện tổ chức con người trong hệ thống thông tin kế toán

quản trị chi phí của các doanh nghiệp da giầy Việt Nam

Nguyễn Văn Hải

Trường Đại học Lạc Hồng

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.57 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 17/11/2019

Ngày nhận bài: 12/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 20/11/2019

Tóm tắt

Tổ chức con người luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, bài viết nghiên cứu

thực trạng vấn đề tổ chức con người trong hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí của các

doanh nghiệp da giầy Việt Nam. Tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn và phát phiếu khảo

sát 197 doanh nghiệp da giầy, trên cơ sở số liệu khảo sát tác giả đã phân tích thực trạng về việc tổ

chức con người liên quan đến các vấn đề như: các thành phần của tổ chức con người trong hệ

thống thông tin kế toán quản trị chi phí; vấn đề kiến thức, kỹ năng, thái độ của người làm công tác

hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí; vấn đề đào tạo và thực hiện nhiệm vụ của người làm

công tác hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị

để hoàn thiện tổ chức con người trong hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí của các doanh

nghiệp da giầy Việt Nam.

Từ khóa: Tổ chức con người, hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí, doanh nghiệp da

giầy Việt Nam.

1. GIỚI THIỆU

Hiện nay, da giầy là ngành có sản lượng xuất khẩu lớn thứ ba tại Việt Nam. Erwin

Schweisshelm (2016) thống kê được khoảng 700 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành da

giầy, thu hút hơn một triệu công nhân làm việc. Kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành năm 2016

đạt 16,2 tỷ USD, năm 2017 là gần 18 tỷ USD (Nguồn: Hiệp hội Da Giầy - Túi xách Việt Nam,

2016). Theo mục tiêu chung phát triển đến năm 2020 là ngành Da - Giầy Việt Nam sẽ trở thành

một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế quốc dân, tiếp tục giữ vị

trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm Da - Giầy hàng đầu thế giới và tạo

thêm nhiều việc làm cho xã hội (Bộ Công Thương, 2010).

Tuy nhiên, một số nghiên cứu và báo cáo cho thấy lãnh đạo các doanh nghiệp da giầy Việt

Nam đang gặp phải trở ngại trong việc ra quyết định: nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ truy cập

Page 277: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

276

vào thông tin kế toán quản trị chi phí chậm, thông tin không rõ ràng, nhất quán, chưa có tính ứng

dụng cao (Lạc Phong, 2016). Đi tìm nguyên nhân cho vấn đề này, theo kết quả khảo sát được

thực hiện tại các doanh nghiệp da giầy thì chỉ có một số ít các doanh nghiệp đã có hệ thống

thông tin kế toán quản trị chi phí (HTTT KTQTCP), chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài, còn lại các doanh nghiệp trong nước thì chưa tổ chức HTTT KTQTCP vì chưa nhận

thức được tầm quan trọng của thông tin do KTQTCP cung cấp đối với quản lý doanh nghiệp.

Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí là một tập hợp các thông tin về nguồn lực, như

con người và thiết bị, được tổ chức để chuyển đổi dữ liệu tài chính và các dữ liệu khác thành

thông tin về chi phí hữu ích cho nhà quản lý (Bodnar & Hopwood, 2001). Tổ chức

HTTTKTQTCP thông qua các yếu tố cấu thành gồm có sáu thành phần (Romney, Steinbart,

Mula, McNamara, & Tonkin, 2012), cụ thể là: (1) Những người sử dụng hệ thống, (2) Các quy

trình và hướng dẫn sử dụng để thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu, (3) Dữ liệu, (4) Phần mềm được

sử dụng để xử lý dữ liệu, (5) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm máy tính, thiết bị ngoại

vi, và các thiết bị truyền thông mạng được sử dụng trong hệ thống thông tin kế toán (AIS) và (6)

Kiểm soát nội bộ và các biện pháp an toàn để bảo vệ dữ liệu AIS. James A. O'Brien và George M.

Marakas (2010) tuyên bố rằng các thành phần có mối quan hệ với nhau và tất cả đều có quan hệ hỗ

trợ lẫn nhau để đạt được một mục tiêu chung thông qua một quá trình chuyển đổi từ đầu vào đến

đầu ra. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thực trạng tổ

chức con người trong HTTT KTQTCP trong các doanh nghiệp (DN) da giầy, từ đó đề xuất một số

kiến nghị về tổ chức con người trong HTTT KTQTCP tại các DN da giầy Việt Nam.

2. NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC CON NGƯỜI TRONG HTTT KTQTCP

Theo Bourgeois (2014) con người trong tổ chức hệ thống thông tin của doanh nghiệp bao

gồm người thiết kế hệ thống thông tin, người phát triển hệ thống thông tin, người hỗ trợ hệ thống

thông tin, và quan trọng nhất là người sử dụng thông tin.

Saeidi, Prasad, và Saremi (2015) những người sử dụng HTTTKT chủ yếu là người thiết kế,

kế toán, kiểm toán viên, nhà quản lý.

Như vậy, việc tổ chức con người trong HTTT KTQTCP cũng cần phải có các thành phần

như người thiết kế HTTT KTQTCP, người phát triển HTTT KTQTCP, người hỗ trợ HTTT

KTQTCP và người sử dụng HTTT KTQTCP.

Người thiết kế HTTT KTQTCP

Người thiết kế HTTT KTQTCP là những người đóng một vai trò quan trọng trong việc

thiết kế, phát triển và xây dựng HTTT KTQTCP. Những người thiết kế HTTT KTQTCP rất có

kỹ thuật và có một nền tảng trong lập trình và toán học. Những người làm việc trong việc thiết kế

để tạo ra các HTTTT KTQTCP có tối thiểu bằng cử nhân về khoa học máy tính hoặc HTTT mặc

dù đây không phải là một yêu cầu bắt buộc (Bourgeois, 2014).

Nhiệm vụ của những người thiết kế HTTT KTQTCP là phân tích hệ thống. Phân tích hệ

thống là việc xác định nhu cầu của HTTT KTQTCP và thiết kế ra một HTTT để đáp ứng những

nhu cầu đó (Saeidi và ctg., 2015). Những nhà thiết kế sẽ làm việc với một nhóm người hoặc

Page 278: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

277

phòng ban có yêu cầu nghiệp vụ để xác định các chi tiết cụ thể của một HTTT KTQTCP cần

được xây dựng (Bourgeois, 2014). Điều này, sẽ giúp những nhà thiết kế hiểu rõ về doanh nghiệp,

về các quy trình nghiệp vụ liên quan của doanh nghiệp, các nhà thiết kế hệ thống sẽ xác định các

bên liên quan khác nhau trong hệ thống và làm việc với các cá nhân liên quan thích hợp trong

tiến trình.

Khi các yêu cầu được xác định, nhà phân tích sẽ bắt đầu quá trình xây dựng các yêu cầu

này vào một HTTT KTQTCP. Một nhà phân tích giỏi sẽ đưa ra những giải pháp công nghệ khác

nhau để tích hợp được tất cả các yêu cầu này vào một HTTT KTQTCP dựa trên những ràng buộc

ngân sách của doanh nghiệp, những hạn chế về công nghệ và văn hóa. Khi giải pháp được lựa

chọn, nhà phân tích sẽ xây dựng một tài liệu chi tiết để mô tả HTTT KTQTCP, tài liệu này sẽ

được xây dựng bằng ngôn ngữ kỹ thuật của các nhà phát triển hệ thống (Bourgeois, 2014).

Một nhà phân tích hệ thống nói chung không phải là người thực hiện sự phát triển thực sự

của HTTT KTQTCP. Tài liệu thiết kế được tạo ra bởi nhà phân tích hệ thống cung cấp chi tiết

cần thiết để tạo ra hệ thống và được trao cho một lập trình viên (hoặc nhóm các lập trình viên) để

thực hiện việc tạo ra HTTT KTQTCP (Saeidi và ctg., 2015).

Người phát triển HTTT KTQTCP

Người phát triển HTTT KTQTCP thường là các lập trình viên. Các lập trình viên thường

cố gắng để hoàn thành các thông số kỹ thuật thiết kế được cung cấp bởi nhà phân tích HTTT

KTQTCP. Một lập trình viên có thể làm việc một mình trong một khoảng thời gian dài hoặc có

thể làm việc trong một nhóm với các lập trình viên khác, một lập trình viên cần phải hiểu các

quy trình phức tạp của HTTT KTQTCP (Bourgeois, 2014).

Người hỗ trợ HTTT KTQTCP

Người hỗ trợ HTTT KTQTCP thường là các kỹ sư máy tính và quản trị công nghệ thông

tin. Kỹ sư máy tính thiết kế các thiết bị máy tính mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Có nhiều loại

kỹ sư máy tính, những người làm việc trên nhiều loại thiết bị và hệ thống khác nhau. Một số

công việc kỹ thuật nổi bật như kỹ sư phần cứng, kỹ sư phần mềm, kỹ sư hệ thống, kỹ sư mạng

(Bourgeois, 2014). Những người quản trị công nghệ thông tin phải giữ cho HTTT KTQTCP

chạy và được cập nhật thường xuyên để đảm bảo các bộ phận có liên quan sử dụng hiệu quả nhất

nguồn tài nguyên (Saeidi và ctg., 2015).

Người sử dụng HTTT KTQTCP

Người thiết kế HTTT KTQTCP là những người sử dụng chính HTTT KTQTCP. Một số

người gọi những người này là các nhà phân tích hệ thống. Dù được gọi với tên gọi gì thì người

thiết kế HTTT KTQTCP là người sử dụng chính của HTTT KTQTCP trong môi trường kinh

doanh hiện đại (Bourgeois, 2014).

Kế toán là người sử dụng HTTT KTQTCP, điều này là hợp lý, vì tất cả các hệ thống xử lý

các giao dịch tài chính ảnh hưởng đến chức năng kế toán theo một cách nào đó. Kế toán phải

cung cấp các yêu cầu của họ cho các chuyên gia thiết kế HTTT KTQTCP (Saeidi và ctg., 2015).

Page 279: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

278

Kiểm toán viên nội bộ sử dụng HTTT KTQTCP để thực hiện nhiệm vụ của mình hiệu quả.

HTTT KTQTCP cho phép kiểm toán viên nội bộ thu thập các thông tin cần thiết, lập kế hoạch,

xây dựng và thực hiện các cuộc kiểm toán (Saeidi và ctg., 2015).

Nhà quản lý: các nhà quản lý dựa vào thông tin do HTTT KTQTCP cung cấp để đưa ra các

quyết định sáng suốt trong sản xuất, kinh doanh (Saeidi và ctg., 2015).

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phỏng vấn: Việc phỏng vấn tập trung vào các đối tượng đại diện các doanh

nghiệp da giầy Việt Nam vàcác chuyên gia trong lĩnh vực tổ chức HTTT KTQTCP nhằm xác lập

vấn đề, nhận dạng các chính sách và cách thức để tổ chức HTTT KTQTCP trong các doanh

nghiệp da giầy Việt Nam.

Phương pháp phát phiếu khảo sát: phiếu khảo sát được sử dụng để thông thập thông tin về

thực trạng tổ chức con người trong HTTT KTQTCP trong các doanh nghiệp da giầy Việt Nam

qua việc lấy ý kiến cấp quản lý và kế toán của một số doanh nghiệp da giầy Việt Nam.

Về công cụ xử lý dữ liệu: nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để thống kê mô tả và vận

dụng một số phương pháp khác như tổng hợp, phân tích, và so sánh để đưa ra các nhận định,

đánh giá cụ thể, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện tổ chức con người trong

HTTT KTQTCP.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu được trình bày tại Bảng 1.

Bảng 1: Kết quả thống kê, mô tả

Số lượng mẫu khảo sát (N=197)

Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ

Giới tính

Nam 41 20,6%

Nữ 156 79,4%

Kinh nghiệm

< 2 năm 10 5,3%

Từ 2 – 5 năm 42 21,2%

Từ 6 – 10 năm 90 45,8%

> 10 năm 55 27,7%

Nguồn vốn kinh doanh

Vốn đầu tư nước ngoài 39 20%

Vốn tư nhân 158 80%

(Nguồn: tổng hợp từ khảo sát)

Page 280: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

279

Qua kết quả khảo sát, phỏng vấn sâu với giám đốc tài chính, kế toán trưởng, kế toán tổng

hợp tại các DN da giầy cho thấy:

“Hầu hết các doanh nghiệp chưa tổ chức bộ máy kế toán quản trị riêng biệt mà chỉ có bộ

phận (nhân viên kế toán) đảm nhận nhiệm vụ của KTQT nói chung và KTQTCP nói riêng.”

Kết quả khảo sát đối với các thành phần của tổ chức con người trong tổ chức HTTT

KTQTCP tại các doanh nghiệp được thể hiện tại Bảng 2.

Bảng 2. Kết quả khảo sát đối với các thành phần của tổ chức con người trong HTTT KTQTCP

tại các DN da giầy

Tên thành phần Kết quả khảo sát Tỷ lệ

1. Người thiết kế HTTT KTQTCP 197/197 100%

2. Người phát triển HTTT KTQTCP 0/197 0%

3. Người hỗ trợ HTTT KTQTCP 35/197 17,77%

4. Người sử dụng HTTT KTQTCP 197/197 100%

(Nguồn: tổng hợp từ khảo sát)

Về người thiết kế HTTT KTQTCP: kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu cho thấy các DN mặc

dù chưa tổ chức bộ máy KTQT riêng biệt nhưng cũng đã rất quan tâm đến công việc của KTQT

nói chung và KTQTCP nói riêng, bằng chứng của vấn đề này là 100% các DN đều trả lời có

người thiết kế HTTT KTTCP. Tuy nhiên, người thiết kế HTTT KTQTCP được đề cập đến trong

câu trả lời của giám đốc tài chính, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp là những kế toán viên đang

làm nhiệm vụ thiết kế các biểu mẫu báo cáo liên quan đến nội dung của KTQTCP mà nhà quản

lý yêu cầu.

Về người phát triển HTTT KTQTCP: do hầu hết các doanh nghiệp chưa xây dựng một

HTTT KTQTCP trên cơ sở thiết kế có hệ thống, nên đội ngũ phát triển HTTT KTQTCP tại các

doanh nghiệp da giầy cũng chưa có bộ phận riêng biệt. Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% DN

được khảo sát không có người chuyên trách để phát triển HTTT KTQTCP.

Về người hỗ trợ HTTT KTQTCP: kết quả khảo sát cho thấy có 162/197 DN (tương đương

82,23%) không có người hỗ trợ HTTT KTQTCP vì theo các giám đốc tài chính, kế toán trưởng,

kế toán tổng hợp đối với những doanh nghiệp này thì các báo cáo KTQTCP chủ yếu do kế toán

hoặc các bộ phận có liên quan đang kiêm nhiệm để báo cáo theo yêu cầu của nhà quản lý. Kết

quả khảo sát cho thấy có 35/197DN (tương đương 17,77%) có bộ phận hỗ trợ HTTT KTQTCP là

do các doanh nghiệp này đã và đang triển khai sử dụng ERP, tuy nhiên việc triển khai này vẫn

còn hết sức mới mẻ và những người hỗ trợ này chủ yếu là hướng dẫn cách thức vận hành phân

hệ có liên quan đến công việc kế toán và KTQTCP.

Về người sử dụng HTTT KTQTCP: Kết quả khảo sát cho thấy 100% các DN đều có người

sử dụng HTTT KTQTCP chính là kế toán và nhà quản lý. Tại các DN da giầy ngoài việc xây

dựng định mức chi phí nguyên vật liệu do bộ phận định mức lập, còn lại các báo cáo quản trị chi

phí khác do bộ phận kế toán thực hiện theo yêu cầu và sự chỉ đạo của nhà quản lý.

Page 281: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

280

Kết quả khảo sát của nghiên cứu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của người làm công tác

HTTT KTQTCP trong các DN da giầy được thể hiện trong bảng 3.

Bảng 3: Kết quả khảo sát kiến thức, kỹ năng, thái độ của người làm công tác HTTT KTQTCP

tại các DN da giầy

Câu hỏi nghiên cứu GTTB của

197 DN

Số lượng DN có

GTTB < 3

Số lượng DN

có GTTB > 3

1. Kiến thức của người làm công tác

HTTT KTQTCP trong công ty của

Ông/Bà đáp ứng được yêu cầu công

việc?

3,78 52/197 145/197

2. Kỹ năng của người làm công tác

HTTT KTQTCP trong công ty của

Ông/Bà giúp cho họ hoàn thành công

việc được giao?

3,84 48/197 149/197

3. Thái độ của người làm công tác

HTTT KTQTCP trong công ty của

Ông/Bà giúp cho họ xử lý tốt công việc

được giao?

3,77 49/197 148/197

(Nguồn: tổng hợp từ khảo sát)

Kết quả khảo sát của nghiên cứu về “Kiến thức của người làm công tác HTTT KTQTCP

trong công ty Ông/Bà đáp ứng được yêu cầu công việc?” (nếu đánh giá theo thang đo Likert với

mức 1: là hoàn toàn không đáp ứng yêu cầu công việc, mức 5: là hoàn toàn đáp ứng tốt được yêu

cầu công việc) có giá trị trung bình của 197 DN được khảo sát bằng 3,78. Trong đó số lượng DN

có giá trị trung bình nhỏ hơn 3 là 52 DN, số lượng DN có giá trị trung bình lớn hơn 3 là 145 DN.

Như vậy, có thể kết luận kiến thức của người làm công tác HTTT KTQTCP chỉ mới đáp ứng

được yêu cầu cơ bản của công việc,thực hiện được các báo cáo theo yêu cầu của các cấp quản lý

(lớn hơn mức 3), chứ chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc (nhỏ hơn mức 5).

Kết quả khảo sát của nghiên cứu về “Kỹ năng của người làm công tác HTTT KTQTCP

trong công ty của Ông/Bà giúp họ hoàn thành công việc được giao?” (nếu đánh giá theo thang

đo likert với mức 1: là hoàn toàn không hoàn thành công việc được giao, mức 5: là hoàn thành

tốt được yêu cầu công việc được giao) có giá trị trung bình của 197 DN được khảo sát bằng 3,84.

Trong đó số lượng DN có giá trị trung bình nhỏ hơn 3 là 48 DN, số lượng DN có giá trị trung

bình lớn hơn 3 là 149 DN. Như vậy, có thể kết luận kỹ năng của người làm công tác HTTT

KTQTCP chỉ mới đáp ứng mức độ hoàn thành công việc được giao (lớn hơn mức 3), chứ chưa

đáp ứng mức độ hoàn thành tốt yêu cầu công việc được giao (nhỏ hơn mức 5).

Kết quả khảo sát của nghiên cứu về “Thái độ của người làm công tác HTTT KTQTCP

trong công ty Ông/Bà giúp họ xử lý tốt công việc được giao?” (nếu đánh giá theo thang đo likert

với mức 1: là hoàn toàn không xử lý tốt công việc được giao, mức 5: là hoàn toàn xử lý tốt công

Page 282: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

281

việc được giao) có giá trị trung bình của 197 DN được khảo sát bằng 3,77. Trong đó số lượng

DN có giá trị trung bình nhỏ hơn 3 là 49 DN, số lượng DN có giá trị trung bình lớn hơn 3 là 148

DN. Như vậy, có thể kết luận thái độ của người làm công tác HTTT KTQTCP chỉ mới đáp ứng

mức độ xử lý được công việc được giao (lớn hơn mức 3), chứ chưa đáp ứng mức độ xử lý tốt yêu

cầu công việc được giao (nhỏ hơn mức 5).

Kết quả khảo sát của nghiên cứu về việc đào tạo và việc thực hiện nhiệm vụ của người làm

công tác HTTT KTQTCP trong các DN da giầy được thể hiện trong bảng 4.

Bảng 4. Kết quả khảo sát về việc đào tạo và việc thực hiện nhiệm vụ của người làm công tác

HTTT KTQTCP tại các DN da giầy

Câu hỏi nghiên cứu GTTB của

197 DN

Số lượng DN có

GTTB < 3

Số lượng DN

có GTTB > 3

1. Việc đào tạo cho người làm công tác

HTTT KTQTCP trong công ty của Ông/Bà

giúp họ làm việc hiệu quả hơn?

3,79 51/197 146/197

2. Người làm công tác HTTT KTQTCP

trong công ty Ông/Bà đã làm tốt nhiệm vụ

của mình?

3,81 47/197 150/197

(Nguồn: tổng hợp từ khảo sát)

Kết quả khảo sát của nghiên cứu về “Việc đào tạo cho người làm công tác HTTT KTQTCP

trong công ty của Ông/Bà giúp họ làm việc hiệu quả hơn?”(nếu đánh giá theo thang đo likert với

mức 1: là hoàn toàn không làm việc hiệu quả hơn, mức 5: là hoàn toàn làm việc hiệu quả hơn) có

giá trị trung bình của 197 DN được khảo sát bằng 3,79. Trong đó số lượng DN có giá trị trung

bình nhỏ hơn 3 là 51 DN, số lượng DN có giá trị trung bình lớn hơn 3 là 146 DN. Như vậy, có

thể kết luận việc đào tạo cho người làm công tác HTTT KTQTCP chỉ mới đáp ứng mức độ làm

việc hiệu quả (lớn hơn mức 3), chứ chưa đáp ứng mức độ hoàn toàn làm việc hiệu quả hơn (nhỏ

hơn mức 5).

Kết quả khảo sát của nghiên cứu về “Người làm công tác HTTT KTQTCP trong công ty

Ông/Bà đã làm tốt nhiệm vụ của mình?”(nếu đánh giá theo thang đo likert với mức 1: là hoàn

toàn không làm tốt nhiệm vụ, mức 5: là hoàn toàn làm tốt nhiệm vụ) có giá trị trung bình của 197

DN được khảo sát bằng 3,81. Trong đó số lượng DN có giá trị trung bình nhỏ hơn 3 là 47 DN, số

lượng DN có giá trị trung bình lớn hơn 3 là 150 DN. Như vậy, có thể kết luận người làm công

tác HTTT KTQTCP chỉ mới hoàn thành nhiệm vụ (lớn hơn mức 3), chứ chưa đáp ứng mức độ

hoàn toàn tốt nhiệm vụ (nhỏ hơn mức 5).

Như vậy, kết quả nghiên cứu thực trạng về tổ chức con người của HTTT KTQTCP trong

các DN da giầy cho thấy mặc dù các DN da giầy chưa tổ chức bộ máy KTQT nói chung và bộ

máy KTQTCP nói riêng nhưng các DN vẫn có nhân viên kế toán kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ

của HTTT KTQTCP. Mặc dù, HTTT KTQTCP của các DN da giầy chưa có người thiết kế

chuyên nghiệp, chưa có người phát triển, người hỗ trợ HTTT KTQTCP nếu có là những nhân

Page 283: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

282

viên IT chủ yếu để hỗ trợ về máy tính hoặc hướng dẫn sử dụng phần mềm (nếu có), người sử

dụng HTTT KTQTCP chủ yếu là kế toán viên kiêm nhiệm hoặc người phụ trách trực tiếp đối với

các báo cáo nội bộ về chi phí cho nhà quản lý, và các nhà quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm quản

lý về quản trị chi phí cho DN; nhưng kết quả khảo sát thực trạng về kiến thức, kỹ năng, thái độ,

vấn đề thực hiện nhiệm vụ và vấn đề đào tạo cho những người làm công tác HTTT KTQTCP đã

đáp ứng được yêu cầu cơ bản của HTTT KTQTCP trong các DN da giầy.

5. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CON NGƯỜI

Qua nghiên cứu thực trạng về tổ chức con người trong tổ chức HTTTKT nói chung và

HTTT KTQTCP nói riêng, nghiên cứu nhận thấy gần như các DN da giầy Việt Nam đều chưa

có sự chuẩn bị đầy đủ các thành phần về tổ chức con người trong HTTT KTQTCP như là

người thiết kế HTTT KTQTCP, người phát triển HTTT KTQTCP, người hỗ trợ HTTT

KTQTCP. Trong khi người sử dụng HTTT KTQTCP thì hầu như DN nào cũng có, điều đó có

nghĩa là nhu cầu cần sử dụng thông tin của HTTT KTQTCP đối với nhà quản lý là rất lớn và

nhu cầu nhà quản lý cần cung cấp thông tin của HTTT KTQTCP đối với bộ phận kế toán cũng

là rất lớn. Tuy nhiên, để đáp ứng được các nhu cầu này thì cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ từ

các khâu người thiết kế HTTT KTQTCP, người phát triển HTTT KTQTCP, người hỗ trợ

HTTT KTQTCP.

Trên cơ sở thực trạng về tổ chức con người trong HTTT KTQTCP của các DN da giầy

Việt Nam nghiên cứu đề xuất hàm ý chính sách các DN cần chuẩn bị đầy đủ nhân sự trong tổ

chức HTTT KTQTCP. Các DN da giầy nên chú trọng đến công tác KTQT nói chung và HTTT

KTQTCP nói riêng để từ đó các DN cần có nhân sự để chuyên môn hóa trong HTTT KTQTCP

đảm bảo cho các thành phần trong tổ chức con người HTTT KTQTCP có thể phát triển và đáp

ứng tốt yêu cầu công việc từ thiết kế HTTT KTQTCP, phát triển HTTT KTQTCP, hỗ trợ HTTT

KTQTCP và sử dụng HTTT KTQTCP.

Trong vấn đề về tổ chức con người, ngoài việc các DN cần chú ý đến các thành phần trong

tổ chức HTTT KTQTCP, nghiên cứu đề xuất hàm ý chính sách liên quan đến con người như sau:

Đối với cán bộ quản lý các cấp trong các DN da giầy Việt Nam: cần phải trao dồi và nâng

cao kiến thức của mình để tạo động lực làm việc hiệu quả cho nhân viên cấp dưới, cán bộ quản

lý phải có kỹ năng làm việc tốt để thúc đẩy các công việc hoàn thành đúng kế hoạch, bên cạnh

đó thái độ của nhà quản lý các cấp phải tạo được thân thiện với cấp dưới, giúp nhân viên cấp

dưới cảm thấy hài lòng để có thể cống hiến cho công việc của DN. Các DN da giầy cũng cần

thường xuyên đào tạo cho các cấp quản lý để giúp họ quản lý nhân viên một cách tốt hơn.

Đối với người làm công tác kế toán nói chung và người làm công tác HTTT KTQTCP nói

riêng: phải trang bị kiến thức để họ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc, phải trang bị các kỹ

năng cần thiết cho họ có thể hoàn thành được các công việc được giao và đặc biệt là đào tạo thái

độ làm việc để giúp họ có thể xử lý tốt công việc được giao. Các DN da giầy nên thường xuyên

cho kế toán và những người làm công tác HTTT KTQTCP học tập nâng cao trình độ để giúp họ

làm việc hiệu quả hơn.

Page 284: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

283

6. KẾT LUẬN

Với nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ góp phần vào việc hoàn thiện tổ chức con người

trong việc tổ chức HTTT KTQTCP cho các doanh nghiệp da giầy Việt Nam. Các doanh nghiệp

da giầy cần chú ý đến các thành phần trong tổ chức con người của tổ chức HTTT KTQTCP để

đạt được hiệu quả trong công tác quản trị. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các

chuyên gia, ban giám đốc, các anh chị kế toán đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện

nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hiệp hội Da Giầy - Túi xách Việt Nam. (2016). Ngành da - giầy phấn đấu KNXK 2016 đạt 17 tỷ

USD? Da Giầy và Cuộc Sống, Số 3 (8-2016), 1.

Lạc Phong. (2016). Ngành da giày cần chủ động nắm bắt “cơ hội vàng”.

Bodnar, G. H., & Hopwood, W. S. (2001). Accounting lnfoimation Systems.

Bourgeois, D. (2014). Information Systems for business and beyond: The Saylor Foundation.

Erwin Schweisshelm. (2016). Ngành dệt may và da giày trong bối cảnh TPP.

James A. O'Brien, & George M. Marakas. (2010). Introduction to Information Systems.

McGraw-Hill Irwin.

Romney, M., Steinbart, P., Mula, J., McNamara, R., & Tonkin, T. (2012). Accounting

Information Systems Australasian Edition: Pearson Higher Education AU.

Saeidi, H., Prasad, G. B., & Saremi, H. (2015). The Role of Accountants in Relation to

Accounting Information Systems and Difference between Users of AIS and Users of

Accounting. Bull. Env. Pharmacol. Life Sci, 4, 115-123.

Bộ Công Thương. (2010). Phê duyệt tổng thể ngành Da - Giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2025. Retrieved from http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/3435/quy-hoach-

nganh-cong-nghiep-gan-voi-tang-truong-ben-vung.aspx

Page 285: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

284

Kế toán phát triển bền vững và ứng dụng vào Việt Nam

Phạm Đức Cường, Nguyễn Quốc Trung

Viện Kế toán - Kiểm toán, Đại học Kinh tế quốc dân

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.17 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 10/11/2019

Ngày nhận bài: 06/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Kế toán với các nội dung về môi trường, xã hội, và phát triển bền vững là những nội dung

mới cần thiết và đang được đưa vào áp dụng ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Việc ghi nhận,

đo lường, trình bày báo cáo những thông tin phát triển bền vững sẽ giúp người đọc đánh giá rõ

nét hơn về không chỉ tình trạng tài chính, hiệu quả kinh doanh mà còn trách nhiệm xã hội của

đơn vị kinh tế với việc phát triển bền vững. Bài viết này tập trung nghiên cứu lý thuyết, trước hết

đánh giá những tồn tại của hệ thống kế toán truyền thống liên quan đến phát triển bền vững. Sau

đó dựa vào hệ thống chỉ tiêu hướng dẫn trong Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) bài viết đề xuất

các chỉ tiêu báo cáo kế toán phát triển bền vững áp dụng cho các quốc gia. Tác giả cho rằng việc

xây dựng hệ thống chỉ tiêu báo cáo hoàn chỉnh sẽ là cơ sở cho việc xây dựng hệ thống kế toán

đầy đủ và phù hợp cho các nước cũng như Việt Nam trong quá trình áp dụng bộ phận kế toán

mới nhưng rất cần thiết này.

Từ khóa: Kế toán phát triển bền vững, Báo cáo kế toán, Việt Nam

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Hiện nay các vấn đề về bảo vệ môi trường, vấn đề xã hội, và phát triển bền vững đang trở

thành mối quan tâm của không chỉ từng cá nhân mà toàn xã hội, đòi hỏi các doanh nghiệp, các tổ

chức kinh tế trong xã hội cần thiết phải quan tâm đến các nội dung ghi nhận, đo lường, phân tích,

cung cấp các thông tin liên quan đến bảo vệ môi trường, xã hội, và phát triển bền vững. Nói cách

khác, nhu cầu về kế toán phát triển bền vững đang tăng cao và sự ra đời và phát triển của bộ

phận kế toán này là một sự tất yếu và cần thiết trong hiện tại và tương lai.

Kế toán yếu tố môi trường, xã hội và phát triển bền vững là một lĩnh vực mới, đang phát

triển nhằm tìm kiếm và cung cấp các thông tin quan trọng và cần thiết về các chi phí và doanh

thu có liên quan đến môi trường, hướng dẫn các doanh nghiệp, các chủ dự án trong các quyết

định kinh tế, khuyến khích họ nỗ lực trong việc sử dụng tài nguyên, kể cả tài nguyên thiên nhiên

do con người tạo ra một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa sự hủy hoại môi trường, hạn chế rác

thải và sự ô nhiễm, thay đổi các hành vi đối xử với môi trường sống (Hà T.T. Nga, 2014).

Page 286: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

285

Sự thay đổi trong nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước các vấn đề môi

trường, xã hội và phát triển bền vững đã đặt kế toán truyền thống tại doanh nghiệp trước thách

thức là làm sao và bằng cách nào có thể kế toán các yếu tố mới này. Kế toán không chỉ thông qua

vai trò có tính truyền thống là ghi chép và báo cáo các thông tin tài chính mà còn thể hiện được

vai trò của kế toán như là công cụ trợ giúp hữu hiệu cho các nhà quản trị, những người sử dụng

thông tin kế toán tầm vi mô và vĩ mô trong việc đưa ra các quyết định phù hợp với từng đơn vị

kinh tế, từng môi trường riêng.

Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, ở Việt Nam đã ban hành Luật môi trường lần đầu vào

năm 1993 và Luật bảo vệ môi trường sửa đổi gần nhất vào năm 2014. Chế độ kế toán mới ban

hành cũng chỉ hướng dẫn một vài nghiệp vụ ghi chép kế toán liên quan đến các chỉ tiêu tài chính

như thuế bảo vệ môi trường (Bộ Tài chính, 2014), Thông tư 155/2015/TT-BTC gần đây quy định

thông tin công bố liên quan đến phát triển bền vững mà thiếu vắng những chỉ tiêu phi tài chính

liên quan đến nội dung kế toán môi trường trong doanh nghiệp. Chế độ kế toán hiện hành chưa

có các văn bản hướng dẫn về chứng từ, về tài khoản, sổ kế toán, và báo cáo kế toán liên quan đến

chi phí môi trường, xã hội và duy trì phát triển bền vững áp dụng vào các doanh nghiệp, các tổ

chức kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Các cơ sở đào tạo cũng chưa có giảng dạy những nội

dung này cho sinh viên kế toán. Và tại Việt Nam, cho tới này cũng chưa có nhiều học giả nghiên

cứu một cách đầy đủ và chi tiết về kế toán môi trường, xã hội và phát triển bền vững ở cả góc độ

lý thuyết và thực nghiệm.

Bài viết này tập trung vào nghiên cứu lý thuyết, với nội dung chủ yếu nghiên cứu những

tồn tại của kế toán tài chính truyền thống đối với những nội dung về bảo vệ môi trường, về xã

hội và về phát triển bền vững. Bài viết, sau đó dựa vào tham khảo kế toán nước ngoài, và các

hướng dẫn quốc tế liên quan đến kế toán môi trường, xã hội và phát triển bền vững để đưa ra hệ

thống chỉ tiêu báo cáo nên được áp dụng cho kế toán môi trường ở Việt Nam trong tương lai.

2. CÁC TỒN TẠI CỦA HỆ THỐNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG

Liên quan đến hệ thống kế toán truyền thống, cho đến nay đã có một hệ thống các giả định,

các nguyên tắc mang tính khuôn khổ mà theo đó hệ thống kế toán thực hiện các chức năng của

mình. Tuy nhiên, những thay đổi của nền kinh tế, của xã hội, của nhu cầu thông tin, và nội dung

thông tin đã cho thấy hệ thống kế toán truyền thống có nhiều điểm bất cập. Dưới đây là một số tồn

tại của hệ thống kế toán tài chính truyền thống liên quan đến việc ghi nhận, đo lường và phản ánh

của các tổ chức kinh tế đến các yếu tố xã hội, môi trường và phát triển bền vững (Deegan, 2009):

1. Theo khuôn khổ lý thuyết của IASB nhấn mạnh, kế toán tài chính tập trung vào các

thông tin cần thiết cho các đối tượng liên quan đến việc ra các quyết định phân bổ các nguồn lực.

Nghĩa là, sự tập trung của kế toán hướng vào phục vụ những đối tượng có lợi ích tài chính gắn

với đơn vị, và do vậy chỉ có những thông tin tài chính hoặc những thông tin có bản chất kinh tế

được cung cấp.

2. Thông tin kế toán tài chính tập trung vào tính trọng yếu, nghĩa là nó có xu hướng loại trừ

ra khỏi các báo cáo những thông tin về xã hội và môi trường, bởi những dữ liệu này khó có thể

lượng hóa được thành tiền. Bên cạnh đó, tính trọng yếu lại là một chủ đề liên quan tới sự đánh

giá nghề nghiệp do vậy mang tính chủ quan. Nhiều tổ chức kế toán nghề nghiệp ở các quốc gia

Page 287: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

286

đã phải đặt ra các hướng dẫn về tính trọng yếu, ví dụ số tiền hoặc tỷ lệ % của một chỉ tiêu cụ thể

được coi là trọng yếu. Do vậy, các yếu tố môi trường hoặc xã hội, những yếu tố khó có thể lượng

hóa, sẽ không được coi là trọng yếu và không được ghi nhận trên hệ thống báo cáo tài chính.

3. Các thực thể báo cáo thường chiết khấu các khoản công nợ, đặc biệt là công nợ dài hạn,

về giá trị hiện tại. Điều này có xu hướng làm cho các khoản chi tiêu tương lai kém quan trọng

vào thời điểm hiện tại (Gray, Owen, and Adam, 1996, trích dẫn từ Deegan, 2011). Các khoản

nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với môi trường, như đã đề cập ở trên, khó có thể lượng hóa thành

tiền hoặc nếu có thì khi chiết khấu về giá trị hiện tại sẽ có giá trị nhỏ làm cho người sử dụng

thông tin cho rằng không quan trọng và do vậy thiếu quan tâm.

4. Kế toán tài chính tuân theo giả định thực thể kinh doanh (entity assumption), đòi hỏi tổ

chức phải được đối xử như là một thực thể tách biệt khỏi chủ sở hữu, khỏi các tổ chức khác, và

khỏi các đối tượng liên quan đến nó (stakeholders). Nếu một nghiệp vụ hoặc một sự kiện mà

không ảnh hưởng trực tiếp tới một thực thể, nghiệp vụ hoặc sự kiện đó sẽ bị bỏ qua vì mục tiêu

kế toán. Điều này có nghĩa là các hậu quả mà đơn vị báo cáo gây ra (ví dụ cho môi trường sống)

sẽ bị bỏ qua, và do vậy các chỉ tiêu kết quả hoạt động, ví dụ khả năng sinh lợi, sẽ không được

phản ánh một cách chính xác trên báo cáo của đơn vị.

5. Gần đây, kế toán tài chính ở một số nước phát triển như châu Âu12đã ghi nhận cách thức

xử lý về hạn mức ô nhiễm có thể được trao đổi. Cụ thể, ở các nước phát triển, các doanh nghiệp

hoặc tổ chức đã được cấp hạn mức ô nhiễm miễn phí. Một đơn vị/tổ chức khi không sử dụng hết

hạn mức của mình thì có thể bán ra ngoài. Kết quả là nhiều doanh nghiệp ở các nước đo đã coi

hạn mức được cấp là những tài sản. Thực tế này có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp,

nhưng liệu có thể cho phép một doanh nghiệp ghi nhận hạn mức ô nhiễm là một loại tài sản dưới

góc độ xã đang được nhiều học giả tranh luận.

6. Theo kế toán truyền thống, chi phí không được ghi nhận nếu các nguồn lực không bị mất đi

hoặc dòng tiền của doanh nghiệp không ra khỏi doanh nghiệp. Xét theo quan điểm này, các nội dung

thuộc kế toán môi trường, xã hội và phát triển bền vững sẽ không được ghi nhận.

7. Kế toán tài chính rất trọng tâm vào khả năng đo lường được. Với một khoản mục được

ghi nhận vì mục tiêu báo cáo tài chính thì chúng phải được đo lường với độ chính xác hợp lý.

Tuy nhiên, các yếu tố thuộc về xã hội, môi trường và phát triển bền vững không thể đo lường

được tin cậy, do vậy không được ghi nhận trong hệ thống kế toán.

3. KIẾN NGHỊ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN BÁO CÁO TOÀN CẦU- KHUÔN KHỔ LÝ

THUYẾT CHO VIỆC LẬP BÁO CÁO XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

Việc công khai thông tin về sự ảnh hưởng tới xã hội và tới môi trường mà các doanh

nghiệp/tổ chức gây ra đang lan rộng ra nhiều nước từ đầu những năm 1990. Điều này thể hiện

khi ngày càng nhiều công ty đã lập các báo cáo kế toán với những thông tin chi tiết về ảnh hưởng

tới môi trường, tới xã hội và phát triển bền vững. Kết quả là, từ giữa những năm 1990, báo cáo

kế toán về ảnh hưởng mà các tổ chức gây ra cho môi trường, xã hội và phát triển bền vững trở

thành một vấn đề thực tiễn có tính thời sự và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Sự phát

1Mua bán hạn mức ô nhiễm, có hiệu lực từ 01/01/2005. Tải về từ www.europa.eu.int/comm/environment/climate/emission.htm

Page 288: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

287

triển của vấn đề thực tiễn này vào đầu và giữa những năm 1990 đã hình thành xu hướng xây

dựng báo cáo kế toán thường niên, bên cạnh các báo cáo tài chính, về các chính sách môi trường,

các thực hành và những ảnh hưởng môi trường của đơn vị báo cáo (Deegan, 2009).

Nhiều thuật ngữ kế toán được sử dụng như Báo cáo xã hội và môi trường; Báo cáo khả năng

phát triển bền vững, Báo cáo ba vấn đề cốt yếu (triple bottom line reporting). Báo cáo ba vấn đề

cốt yếu được Elkington (1997) (trích dẫn từ Deegan, 2009) định nghĩa là báo cáo cung cấp thông

tin về hoạt động kinh tế, hoạt động môi trường và xã hội của một tổ chức. Báo cáo ba vấn đề cốt

yếu này cung cấp thông tin cho phép người đọc báo cáo đánh giá được tính bền vững mà một tổ

chức hoặc các hoạt động cộng đồng đang được thực hiện. Theo quan điểm này, để một tổ chức

hoặc một cộng đồng phát triển bền vững trong dài hạn thì nó phải được đảm bảo về mặt tài chính

(như khả năng sinh lợi), nó phải tối thiểu hóa (lý tưởng là loại bỏ hoàn toàn) ảnh hưởng tiêu cực tới

môi trường; và nó phải hoành động tuân theo sự kỳ vọng xã hội (Deegan, 2009).

Trong một nỗ lực chuẩn hóa các nội dung báo cáo kế toán với những yếu tố về xã hội, môi

trường, và phát triển bền vững một vài tổ chức quốc tế đã thực hiện xây dựng hệ thống các

hướng dẫn biểu mẫu và nội dung báo cáo tài chính về những nội dung này. Ở cấp độ quốc tế,

một nguồn hướng dẫn đã và đang được chấp nhận rộng rãi chính là các hệ thống chỉ dẫn lập báo

phát triển bền vũng thuộc sáng kiến báo cáo kế toán toàn cầu (Global Reporting Initiative’s

Sustainability Reporting Guidelines), thường được viết tắt là các hướng dẫn GRI.

Các chỉ số hoạt động phát triển bền vững được sắp xếp thành ba nhóm: nhóm chỉ tiêu phản

ánh kết quả hoạt động kinh tế, hoạt động môi trường, và hoạt động xã hội. Việt Nam chúng ta,

hay một quốc gia khi xây dựng hệ thống kế toán cần dựa vào hệ thống chỉ tiêu này để xây dựng,

thiết kế, phát triển hệ thống kế toán có thể cung cấp dữ liệu đầy đủ cho hệ thống các chỉ tiêu báo

cáo này. Nội dung các chỉ tiêu được trình bày cụ thể theo các mục dưới đây (GRI, 2016).

3.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh tế

Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu phát triển bền vững phản ánh mức độ phát triển kinh tế của tổ

chức theo các cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế. Bảng 1 dưới đây tóm tắt ngắn gọn một số

chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế chủ yếu.

Bảng 1: Các chỉ tiêu phản ánh các mặt của hoạt động kinh tế

Các Chỉ tiêu về hoạt động

kinh tế

(GRI201-Economic

Performance)

Bốn Chỉ tiêu cốt lõi phản ánh: (1) giá trị kinh tế được tạo ra

và phân bổ; (2) ảnh hưởng và rủi ro tài chính từ thay đổi

khí hậu; (3) các khoản nghĩa vụ của tổ chức như lương hưu;

và (4) các khoản ngân sách nhà nước trợ cấp

Các Chỉ tiêu hiện diện thị

trường

(GRI202-Market Presence)

Các chỉ tiêu cốt lõi phản ánh: (1) mức lương nhân viên theo

giới thính của đơn vị trong tương quan với mức lương tối

thiểu tại địa phương nơi đơn vị hoạt động; (2) và tỷ lệ quản

lý cao cấp được thuê từ địa bàn đơn vị hoạt động.

Các Chỉ tiêu ảnh hưởng kinh tế

gián tiếp (GRI203- Indirect

Economic Impacts)

(1)Chỉ tiêu đầu tư vào dịch vụ hạ tầng;

(2)Những ảnh hưởng kinh tế trọng yếu gián tiếp.

Page 289: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

288

Quy Trình thực hành (GRI204) Chỉ tiêu đánh giá phần trăm các khoản chi tiêu được sử

dụng ở địa phương

Chống tham nhũng (GRI205)

Các chỉ tiêu phản ánh: (1) tỷ lệ % và tổng số các đơn vị

kinh doanh được phân tích, đánh giá rủi ro liên quan đến

tham nhũng; (2) tỷ lệ % nhân viên được đào tạo chính sách

chống tham nhũng; và (3) các hành động cần thực hiện để

chống tham nhũng.

Hành vi chống cạnh tranh

Chỉ tiêu phản ánh các hành động mang tính luật pháp

chống cạnh tranh không lành mạnh, chống độc quyền và

cách giải quyết các hậu quả.

3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động môi trường

Nhóm chỉ tiêu phát triển môi trường bền vững đề cập đến ảnh hưởng của tổ chức lên hệ

thống tự nhiên, bao gồm hệ sinh thái, đất đai và nước. Cấu trúc của nhóm chỉ tiêu môi trường

bao gồm đầu vào (nguyên vật liệu, năng lượng, nước) và đầu ra (khí thải, điện năng, chất thải)

liên quan đến quá trình hoạt động. Bảng 2 tóm tắt các chỉ tiêu theo Hướng dẫn của GRI.

Bảng 2: Các chỉ tiêu phản ánh các mặt thuộc hoạt động môi trường

Nguyên vật liệu

(GRI 301)

Các Chỉ tiêu cơ bản bao gồm: (1) lượng vật liệu đã sử dụng; (2) tỷ lệ %

vật liệu từ sản phẩm tái chế; và (3) sản phẩm từ khai hoang và vật liệu

bao gói.

Năng lượng

(GRI 302)

Các Chỉ tiêu phản ánh:

(1)Năng lượng tiêu hao trong tổ chức

(2)năng lượng tiêu hao ngoài tổ chức;

(3) năng lượng mạnh

(4)Giảm tiêu hao năng lượng

(5)Giảm yêu cầu năng lượng cho sản phẩm và dịch vụ.

Nước (GRI 303) Các Chỉ tiêu phản ánh lượng nước lấy từ nguồn; nước tiêu dùng, nước

xả đi.

Đa dạng sinh học

(GRI 304)

Các Chỉ tiêu phản ánh vị trí và kích thước đất đai sở hữu, đi thuê, đang

quản lý; các ảnh hưởng do các hoạt động, các sản phẩm, và dịch vụ lên

sự đa dạng sinh học; môi trường sống đang được bảo vệ hoặc bảo tồn;

các chiến lược hoặc hoạt động hiện tại, tương lai được thực hiện để

kiểm soát các ảnh hưởng lên đa dạng sinh học,…

Khí thải (GRI 305)

Các Chỉ tiêu phản ánh: lượng khí thải trực tiếp ra môi trường; tổng

lượng khí thải gián tiếp ra môi trường; sáng kiến giảm khí thải ra môi

trượng; lượng khí thải ảnh hưởng trực tiếp tới tầng ô zôn; các hợp chất

khí NO, CO,…

Page 290: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

289

Chất thải (GRI 306)

(1)Chât lượng nước thải và nơi thải;

(2)Loại chất thải và phương pháp xử lý

(3)Tràn bể chứa

(4)Vận chuyển chất thải độc hại

(5)Ảnh hưởng của chất thải đến nguồn nước

Sự tuân thủ

(GRI 307)

Các Chỉ tiêu phản ánh sự không tuân thủ quy định/luật pháp về môi

trường.

Đánh giá môi trường

nhà cung cấp

(1)Các nhà cung cấp mới được tuyển chọn theo tiêu chí môi trường

(2)Tác động môi trường tiêu cực tới chuỗi cung ứng của người bán

3.3. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động xã hội

Phần chỉ tiêu đánh giá phát triển xã hội bền vững đề cập đến sự ảnh hưởng của đơn vị lên

các hệ thống xã hội tại nơi mà tổ chức đó hoạt động. Các chỉ tiêu liên quan đến thực hành của

nhân công, nhân quyền và những vấn đề lớn hơn ảnh hưởng tới người tiêu dùng, cộng đồng và

các đối tượng khác trong xã hội. Các chỉ tiêu hoạt động xã hội bao gồm:

Hoạt động xã hội: các chỉ tiêu hoạt động của nhân công

Tuyển dụng (GRI 401)

Các chỉ tiêu phản ánh tổng số lượng lao động theo từng loại,

hợp đồng lao động, tỷ lệ công nhân mới tuyển dụng, các

chính sách đãi ngộ, tỷ lệ bỏ việc.

Mối quan hệ nhân công và

quản lý (GRI 402)

Các chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ nhân công làm việc theo diện ký

thỏa thuận hợp tác, thời gian thông báo thay đổi hoạt động tối

thiểu.

Sức khỏe và an toàn nghề

nghiệp

(GRI 403)

Các chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % đại diện tổng số lực lượng lao

động tham gia vào ủy ban sức khỏe và an toàn lao động, tỷ lệ

bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp, tỷ lệ vắng mặt, bỏ việc, tính

theo vùng và theo giới tính, các chương trình đào tạo liên

quan tại nơi làm việc, các chủ đề về sức khỏe và an toàn lao

động thỏa thuận giữa chủ lao động và nhân công.

Giáo dục và đào tạo (GRI

404)

Các chỉ tiêu phản ánh số giờ đào tạo hàng năm cho từng nhân

viên, từng loại công việc; các chương trình quản lý kỹ năng; tỷ

lệ nhân viên nhận được nhận xét, đánh giá phát triển hàng năm.

Đa dạng và cơ hội (GRI 405)

Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng hóa trong lực lượng lao

động theo trình độ, theo giới tính trong đội ngũ quản lý. Qua

đó cũng phản ánh mức độ công bằng trong đơn vị.

Hoạt động xã hội: Các chỉ tiêu hoạt động liên quan đến quyền con người

Không phân biệt chủng tộc

(GRI 406) Chỉ tiêu phản ánh số vụ phân biệt chủng tộc và số lần xử lý

Page 291: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

290

Tự do hiệp hội và thỏa thuận

hợp tác (GRI 407)

Chỉ tiêu phản ánh quyền tham gia các hiệp hội, các tổ chức và

quyền thỏa thuận hợp tác.

Lao động trẻ em (GRI 408) Chỉ tiêu phản ánh các hoạt động có sử dụng lao động trẻ em.

Tỷ lệ rủi ro liên quan đến lao động trẻ em.

Lao động cưỡng ép (GRI 409) Chỉ tiêu phản ánh các hoạt động có sử dụng lao động ép buộc

theo ý muốn chủ quan của người quản lý.

Thực tiễn an ninh (GRI 410)

Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % nhân viên an ninh được đào tạo

những chính sách hoặc những quy trình liên quan đến quyền

con người trong quá trình hoạt động.

Các quyền liên quan đến tính

địa phương (GRI 411)

Chỉ tiêu phản ánh số vụ bạo lực, hành hung có liên quan đến

tính địa phương của người lao động, số vụ được xử lý.

Hoạt động xã hội: các chỉ tiêu hoạt động xã hội

Cộng đồng địa phương (GRI

412)

Các chỉ tiêu diễn tả tỷ lệ % các hoạt động có cam kết với cộng

đồng địa phương, có đánh giá hoạt động, và có chương trình

phát triển; các hoạt động có thể có ảnh hưởng xấu tới cộng

đồng; các cách thức ngăn chặn những ảnh hưởng xấu tới cộng

đồng địa phương.

Chính sách công cộng (GRI

412)

Các chỉ tiêu phản ánh việc triển khai và áp dụng chính sách

công trong toàn đơn vị. Một chỉ tiêu bổ sung phản ánh số tiền

và những khoản đóng góp cho các đảng phái chính trị, các

chính trị gia, và các tổ chức XH khác.

Tuân thủ (GRI 414) Chỉ tiêu cốt lõi phản ánh số tiền phạt và số lần bị phạt không

phải bằng tiền do không tuân thủ luật và chính sách.

Hoạt động xã hội: chỉ tiêu hoạt động mang tính trách nhiệm sản phẩm

Sức khỏe và an toàn khách

hàng (GRI 415)

Chỉ tiêu phản ánh việc đánh giá ảnh hưởng sức khỏe và an

toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng, phương hướng

hoàn thiện.

Nhãn sản phẩm và dich vụ

(GRI 416)

Loại thông tin về sản phẩm và dịch vụ yêu cầu cung cấp, số

vụ vi phạm, sự hài lòng của khách hàng.

Kết nối marketing (GRI 417) Các chỉ tiêu phản ánh sự tuân thủ luật, chuẩn mực liên quan

đến các chương trình marketing.

Riêng tư của khách hàng

(GRI 418)

Phản ánh số lần khách hàng phàn nàn vi phạm riêng tư, mất

thông tin của khách hàng.

Tuân thủ kinh tế xã hội (GRI

419)

Không tuân thủ luật, chính sách liên quan đến sản phẩm và

dịch vụ.

Page 292: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

291

4. KẾT LUẬN

Hiện nay các vấn đề về bảo vệ môi trường, vấn đề xã hội, và phát triển bền vững đang trở

thành mối quan tâm của không chỉ từng cá nhân mà toàn xã hội. Kế toán truyền thống bởi những

giả định và nguyên tắc hiện có đã không thể ghi nhận một cách đầy đủ và chính xác những nội

dung hoặc những yếu tố thuộc về môi trường, xã hội và phát triển bền vứng. Đây là tiền đề cho

sự ra đời và phát triển của kế toán môi trường hiện nay.

Bài viết này trước hết phân tích những tồn tại của hệ thống kế toán truyền thống liên quan

đến những nội dung nhận biết, đo lường, ghi chép, trình bày các đối tượng mới (môi trường, xã

hội, phát triển bền vững). Sau đó, bài viết dựa vào hệ thống chỉ dẫn lập báo cáo phát triển bền

vững thuộc sáng kiến báo cáo kế toán toàn cầu (G4 Sustainability Reporting Guidelines) đề xuất

hệ thống các chỉ tiêu, bên cạnh các báo cáo tài chính hiện có, mà các tổ chức kinh tế quốc tế và

Việt Nam nên trình bày bao gồm (1) nhóm chỉ tiêu thuộc về hoạt động kinh tế; (2) nhóm chỉ tiêu

thuộc về hoạt động môi trường; (3) nhóm chỉ tiêu thuộc về hoạt động xã hội (bao gồm nhân

công, nhân quyền, an toàn lao động, trách nhiệm sản phẩm,…). Trình bày các chỉ tiêu này giúp

người đọc đánh giá chính xác và đầy đủ hơn về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh, trách

nhiệm xã hội của Doanh nghiệp đối với các vấn đề trọng yếu đối mặt với các quốc gia.

Bài viết này mang tính thảo luận lý thuyết, không dựa trên thực nghiệm. Chúng tôi không

coi đó là một nhược điểm mà là một nghiên cứu mang tính gợi mở cho các học giả tương lai thực

hiện các nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu diện rộng, hoặc nghiên cứu ứng dụng kế toán phát

triển bền vững trong tương lai vào các doanh nghiệp Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài chính, (2014), Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Thông tư

200/200/2014/TT-BTC.

Bộ Tài chính (2015), Thông tư 155/2015/TT-BTC

Định nghĩa báo cáo bền vững, tải về từ trang http://vbcsd.vn/detail.asp?id=561, ngày tải:

03/8/2019.

GRI (2016), Chỉ dẫn lập báo phát triển bền vững thuộc sáng kiến báo cáo kế toán toàn cầu (G4

Sustainability Reporting Guidelines). Tải về ngày 6/11/2019 từ trang:

https://www2.globalreporting.org/standards/g4/Pages/default.aspx

Deegan C., (2009), Financial Accounting Theory, McGraw Hill, 3edition.

Gray, R., Owen & C. Adams (1996), Accounting and Accountability: Changes and Challenges in

Corporate Social and Environmental Reporting, London: Printice Hall.

Hà T.T. Nga, (2014), Kế toán môi trường đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tải về ngày

20/1/2015 từ trang: http://www.cdcdlaocai.edu.vn/index.php

Hoàng Thị Bích Ngọc, (2014), Kế toán quản trị môi trường tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm

cho Việt Nam, truy cập ngày 20/1/2015, từ trang: http://hoiketoankiemtoan.vn/tabid/452/

newsid/3266/Ke-toan-quan-tri-moi-truong-tai--Nhat-Ban-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-

Viet-Nam.aspx

Phạm Đức Hiếu (2012), Giáo trình kế toán môi trường trong doanh nghiệp, NXB giáo dục.

Page 293: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

292

The association between corporate governance and financial report

quality in the case of listed companies in Vietnam stock market

Tran Thi Kim Anh, Hoang Ha Anh

Foreign Trade University

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.60 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 20/11/2019

Ngày nhận bài: 17/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 23/11/2019

Abstract

A series of financial report fraud scandals have occured in succession such as the case of

Enron, WorldCom, Tyco.International, Toshiba. These are the alert for investors about financial

report quality of joint stock companies. Many previous studies indicate that the main causes of

financial report fraud stemfrom loose supervision of the Board of Directors, and especially, the

quality of auditing practice. This paper examines for the impact of good corporate governance

practice and audit quality on the quality of financial reports of listed companies in Vietnam stock

market. As a result, the authors make recommendations which may beof value to regulator in

preparing and amending corporate governance code to improve the quality of financial reports of

Vietnam listed companies.

Key words: Corporate governance, financial reports quality, earnings management, board

of Directors (BOD).

1. INTRODUCTION

Corporate governance and the relation between corporate governance and financial

accounting has regularly been chosen by researchers because of the separation of ownership and

controlin many corporations. According to OECD Principles of Corporate governance,

“Corporate governance involves a set of relationships between a company's management, its

board, its shareholders and other stakeholders” (OECD, 2015). Shareholders are the owners of

the company but they do not run the company. The authority to run the company's day-to-day

operations rests with the managers.This authorization creates a separation between ownership

and control of the company and rises the conflicts of interest between the owners and the

managers according to the "Agency Theory" of Jensen and Meckling (1976). This conflict stems

from the company's financial information issues. When management has more financial

information of the company than its shareholders, the situation of asymmetric information will

arise and create opportunities for managers to practice earnings management to gain personal

Page 294: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

293

benefits instead of maximizing benefits to the shareholders. If monitoring and control of

management is regarded as the primary aim of corporate governance, governance mechanism

will have an effect on managing the practice of earnings management. Therefore, this paper aims

to analyze whether good corporate governance practice is associated with higher level of

financial report quality.

There are many preceeding studies has exploited this association between good corporate

governance and financial report quality such as Peasnell et al. (2000), Klein (2002), Chung et al.

(2002), Xie et al. (2003)… These studies have been taken in developed countries such as USA,

UK, Australia… As far as the author’s awareness, there is not much research on this topic taken

in Vietnam except the PhD research of Nguyen Trong Nguyen in 2015 which is quite a long time

ago. Reveal the research gap, this paper will conduct study for 90 large joint stock companies in

Vietnam throughout 3 years from 2016 to 2018 using the most up-to-date secondary data.

2. THEORETICAL FRAMEWORK

2.1. Financial report quality

This paper involves two main issues: financial report quality and corporate governance.

Firstly, financial report quality is a significant term in financial accounting whereby very

difficult to measure it. Usually, researchers detect the level of earnings management as the

quality of financial report (Klein, 2002; Xie et al., 2003…). Therefore, from this point, this paper

uses earnings management as the proxy to measure the quality of financial report.

Earnings management happens when the companies use accounting tricks to change the

number in financial reports due to management’s goal to deceive the BODshareholders, and

investors. There are two types of earnings management: Accrual-based Earnings Management

(AEM) and Real Earnings Management (REM).

AEM occurs because generally accepted accounting principles allow managers to be flexible

to choose accounting methods, accounting policies and accounting estimates (Healy and Wahlen,

1999). For example, provision and allowances for bad debts, assets revaluation, depreciation of

assets…are some events that are affected by accounting estimates. If these estimates are biased in

order to distort the underlying real economic performance, AEM will be applied. Meanwhile,

REM happens when firms manage earnings through deviating from the normal business activities

(Roychowdhury, 2006). Firms can deviate from business activities by, for example, altering

expenditures, such as research and development expenditures, selling expenditures, administrative

expenditures, selling fixed assets to receive a gain, changing cash discounts, trade discounts. This

study chooses to focus on AEM using Modified Jones model (1995) to measure the level of

earnings management for listed companies in Vietnam stock market.

2.2. Corporate governance

Corporate governance mainly about the relationship between shareholders and managers.

The shareholders' function in corporate governance is to appoint the board of directors and to

satisfy themselves that an appropriate governance structure is in place. TheBoard of Directors

(BOD) would monitor the managers to work toward the benefit of shareholders instead of self

benefit through earnings management. Therefore, the role of the BOD is critical in corporate

Page 295: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

294

governance and it is the point where many issues would rise. According to OECD Principles of

Corporate Governance, some critical characteristic of a BOD can be mentioned as: the large

number of directors in the board, the independence of directors, the education quality of

directors, the duality between chairman and CEO, the existence of Audit Commitee, the quality

of independent auditor chosen by the board…

2.3. The association between corporate governance and financial report quality

The BOD in the corporate governance mechanism is responsible to shareholders about

running company and protecting the rights of shareholders. The BOD needs to have access to the

company's true and fair financial information in a transparent and timely manner to make

strategic decisions and development plans. However, financial information provided by the

managers to the BOD can be manipulated both in data and time which makes the decision of the

BODaffected by management's desire (Rahman and Ali, 2006). Therefore, it is essential to build

a corporate governance mechanism to enhance the role of the BOD in providing high quality

financial statements. Good corporate governance mechanism makes effective requirementswith

six main factors in focus. These are: (1) the size of the BOD; (2) theindependence of the BOD;

(3) thequalification of the BOD; (4) the duality of the BOD Chairman and CEO; (5) the

existence of Audit Committee and (6) the quality of independent auditor.

2.3.1. The size of the Board of Directors

The BOD with large number of members should be more professional and experienced

than the BOD with fewer members. On a positive way, a large BOD with more financial

management experience can lead to a higher quality of financial reports because they can

monitor and control management activities better (Chtourou et al., 2001; Klein, 2002; Xie et al,

2003). On the negative way, a large BOD can make it more difficult to control accounting and

financial information due to the high cost and time required to timely transfer information

between the managers and the BOD. In addition, the different and conflict opinions of a large

BOD can exert pressure on the managers to practiceearnings management or financial report

fraud (Rahman and Ali, 2006).

2.3.2. The independence of the Board of Directors

The independence of the Board of Directorsis represented by the ratio of independent

members to total members. A large number of independent members in the BODare considered

to have a more positive impact on the quality of the financial statements because of their

representation is to protect the minority shareholders (Klein, 2002; Xie et al., 2003; Peasnell et

al., 2005). However, the minimum ratio of independent members to total members proposed by

the OECD Principles of Corporate Governance is one third which is considered insufficient

because they are not enough to reject the other members’ vote (Johari et al., 2009).

2.3.3. The duality of the BOD Chairman and CEO

The duality of the BOD Chairman and CEO tends to lead to a lack of transparency in the

quality of financial reports. The more the power falls in one person’s hand, the easier the

Page 296: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

295

financial information is manipulated (Saleh et al., 2005). However, quantitative research shows

that these dual positions do not always affect negatively on the quality of financial statements.

Finkelstein and D'Aveni (1994) examine and conclude that some companies tend to let the

chairman of the Board of Directors concurrently be the CEO because it will avoid the problem of

conflict in coordinating, managing, supervising, and monitoring business activities.

2.3.4. The qualification of the Board of Directors

Since the BOD is responsible for overseeing the operations of the company in general, the

BOD is critical to be experted in finance and accounting. Members of the BOD should have

professional knowledge in finance, accounting, and auditing in order to minimize the chance of

earnings management or financial report fraud (Be'dard et al., 2004). Chtourou et al. (2001), Chen

et al. (2007), and Agrawal and Chadha (2005) conclude that earnings management is negatively

related to the presence of at least one board member with degree on finance and accounting. In

addition, Agrawal and Chadha (2005) find that independent board members with financial

expertise have a positive influence in limiting corporate financial reporting fraud.

2.3.5. Audit Committee

The Audit Committee is a part of the BOD which plays an important role in controlling the

independence of audits in enterprises. Since the BOD is responsible for overseeing the

company's operations in general, the establishment of subordinate committees to handle

technical matters is essential. In accordance with OECD Principles of Corporate Governance, the

BOD should establish four subordinate committees which are the Audit Committee, the

Personnel Committee, the Risk Committee, and the Remuneration Committee.

Of the four committees under the BOD, the Audit Committee is the most important

because the Audit Committee has the function of supervising the process of preparing financial

statements, approving independent auditing firms, and oversee independent audit results in order

to ensure the quality of audited financial statements. In addition to ensuring the quality of

independent audit, the Audit Committee is also responsible for overseeing the internal audit

activities of the company, detecting weaknesses of the internal control system, and providing

information timely to the BOD. The Audit Committee serves to minimize the risk of material

misstatement of the financial statements, ensure the quality of audited financial statements, and

help to clarify the information providedoutside the business, thereby helping to protect the rights

of shareholders.

In order for the Audit Committee to work efficiently, according to the OECD Principles of

Corporate Governance, Audit Committee members should be independent members of the BOD

and must have professional knowledge on finance, accounting, and auditing. Most of the

previous researches has concluded the role of Audit Committee in publishing high quality

financial statements. The independence of members of the Audit Committee, their financial and

accounting expertise, and the higher frequency of meetings contribute to the reduction of

earnings management or financial reporting fraud (Klein, 2002; Be'dard et al., 2004; Yang and

Page 297: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

296

Krishnan, 2005). However, if Audit Committee members hold company shares that may

contribute to the collusion between them and the BOD to realize personal interest, the

independence and oversight function of Audit Committee are no longer reliable (Yang and

Krishnan, 2005). Therefore, Audit Committee members are required to be independent members

who do not own shares of the company.

2.3.6. The quality of independent auditor

Big 4 auditors are well known globally which includeds Deloitte, Pwc, Ernst and Young

(E&Y), and KPMG. Some previous studies prove that auditedfinancial reports of companies

with Big 4 auditors are ofhigher quality such as Teoh and Wong (1993), Krishnan (2003). Big 4

auditors are international organizations with reputation about high quality staff and knowledge-

sharing practice. Big 4 auditors impose a high level of earnings quality in order to protect their

brand name reputation from legal exposure and reputation risk, which can arise from misleading

financial reports by clients (DeAngelo 1981).

3. RESEARCH METHOD

3.1. Research methodology

This study is going to use quantitative research method. Quantitative method is used as a

synonym for any data collection technique and data analysis procedure that generate numerical

data. Therefore, this study is going to collect numerical data from reliable and reputational

sources and then use highly structured quantitative testing to examine the data set in order to

prove the hypothesis.

3.2. Data collection method

As the results of using quantitative method, the study mainly relies on secondary data

collected using computational techniques. The use of secondary data has some drawbacks

relevant to data availability. In this study, all of the data is collected from financial reports and

annual reports of firms which are listed in Vietnam stock market. Listed companies do not

include banks, insurance companies, securities companies or other businesses operating in the

financial sector due to the special business activities leading to different financial reports. The

sample in this study contains data of 90 companies from 2016-2018. These are 90 companies

with the largest assets listed on three stock exchange markets of Vietnam which are HNX,

HOSE, and UPCOM. The total number of observations in the sample data is 300.

3.3. Development of hypothesis

Based on the analyzed theory, the hypotheses in this study are as follows:

- H1: If the company had the larger BOD, it would have lower level of earnings management.

- H2: If the company had more independence member in the BOD, it would have lower

level of earnings management.

- H3: If the company did not have the BOD Chairman work as CEO, it would have lower

level ofearnings management.

Page 298: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

297

- H4: If the company had more financial expertise member of the BOD, it would have

lower level of earnings management.

- H5: If the company had Audit Committee, it would have lower level of earnings

management.

- H6: If the company has Big4 independent auditor, it would have lower level of earnings

management.

3.4. Variables explanation

3.4.1 Earnings management model

Earnings management is measured using accrual variables that can be adjusted according

to Modified Jones 1995 model developed by Dechow et al. (1995) from the original model of

Jones (1991). The Modified Jones Model 1995 is the most popular model of earnings

management in accounting information of enterprises (Nguyen, 2015). If the accruals increases,

the company is more likely to distort financial data, therefore, the quality of financial reports

would decrease.

Measuring accruals as follows:

(1) TAit / Ai(t-1)= α1 * 1/Ai(t-1)+ α2* (ΔREVit - ΔRECit)/Ai(t-1)+ α3* PPEit / Ai(t-1)+εit

Where:

TАit: Total accruals for the year tof company i

Аi(t-1):Total assets for the year t-1 of company i

ΔREVit: Change in net revenue for the year t with respect to year t-1 of company i

ΔRECit: Change in account receivable for the year t with respect to year t-1 of company i

PPEit: Net property, plant, and equipment for the year t of company i

Whereas, total accruals TAitis measured as follows:

(2) TАit = NIit– CFOit

Where:

NIit: The net income after tax for the year t of company i

CFOit: The cash flow from operating activities for the year t of company i

Non-discretionary accruals (NDA) calculated as follows:

(3) NDAit / Ai(t-1)= α1 * 1/Ai(t-1)+ α2* (ΔREVit - ΔRECit)/Ai(t-1)+ α3* PPEit / Ai(t-1)

Therefore, the remainder εitin model (1) above represents an unrecognizable variable,

including discretionary accruals (DAit).

After estimating the non-discretionary accruals (NDA), calculate the discretionary accruals

(DAit) and take it as the presentation for earnings management variable in the main model of

the study:

(4) DAit= TAit– NDAit

Page 299: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

298

3.4.2. Corporate governance model

Based on the above hypothesis, the regression model would be used in this study is as follows:

(5) EMit= 0 + 1 (B_SIZEit) + 2(B_Indit) + 3(B_Dualityit) + 4(B_Qualityit) +

5 (Audit_Cit) +6(Big4it) + 7(LEVit) + 8(CFOit) + it

The dependent variable is EMit representing Earnings management as calculated using

Modified Jones model 1995. The independent variables is represented in table 1.

Table 1. The measurement of independentvariables used in the study

# Variable

name Description Measurement

Expected

effect on

dependent

variable

Similar previous

studies

1 B_Size The size of

the BOD Total number of

members of the BOD _

Chtourou et al.

(2001), Klein

(2002), Xie et al.

(2003)

2 B_Ind

The

indepence

of the BOD

The ratio between the

number of

independent members

and total members of

the BOD

_

Klein (2002), Xie

et al. (2003),

Peasnell et al.

(2005)

3 B_Duality

The duality

of the BOD

Chairman

and CEO

Dummy variable that

takes the value of 1 if

the roles of CEO and

Chairperson are

combined and 0

otherwise.

+

Saleh et al. (2005)

4 B_Quality

The

qualificatio

n of the

BcOD

The ratio between the

number of financial

expertise members

and total members of

the BOD

_

Chtourou et al.

(2001), Chen et al.

(2007), Agrawal

and Chadha (2005)

5 Audit_C

Audit

Commitee

under the

Board of

Directors

Dummy variable that

takes the value of 1 if

the company has audit

commitee and 0

otherwise.

_

Chtourou et al.

(2001), Klein

(2002), Xie et al.

(2003)

Page 300: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

299

In addition, to the 6 variables mentioned above, the research model has 2 more control

variables: Financial leverage, and Cash flowratio. These are the three factors that directly affect

the dependent variable which is earnings management.

Financial leverage is the ratio between total liabilities and total assets. Financial leverage

can have either a positive or a negative effect on the quality of income by reducing the

opportunity for earnings management. Some previous studies show that managers of highly

leveraged companies have strong incentives to distort income in order to loosen loan rules (Ali et

al., 2008; Jiang et al., 2008). However, companies with high liabilities may less likely to practice

earnings management because they are under a closer supervision of lenders. Chung et al.(2002),

Park and Shin (2004), and Peasnell et al. (2000), found an negative relationship between

financial leverage and earnings management.

Cash flow ratio is calculated as the ratio between net cash flows from operating activities

and total assets. The Modified Jones model 1995 that this study applies has proven that the cash

flow ratiowould affect the level of discretionary accruals.The higher the value of the cash flow

ratio, the lower the discretionary accruals. Chen et al. (2007), Jiang et al. (2008), and Peasnell et

al. (2000) also found that firms with higher cash flow ratio were more likely to be involved in

lower discretionary accruals.

Table 2. The measurement of independentcontrol variables used in the study

# Variable

name Description Measurement

Expected

effect on

dependent

variable

Similar previous

studies

7 LEV Financial

leverage

Totalliabilities/ Total

assets +/-

Ali et al. (2008),

Jiang et al.(2008)

8 CFO Cash flows

ratio

Net cash flows from

operating activities/

Total assets

+/-

Chen et al.(2007),

Jiang et al. (2008),

Peasnell et al. (2000)

4. RESULTS AND DISCUSSION

To run the above research model, the authors conduct econometric tests using Stata.

4.1. Results

4.1.1. Pretest

6 Big 4

Independen

t auditor is

Big 4

company

Dummy variable that

takes the value of 1 if

the company has Big 4

independence auditor

and 0 otherwise.

_

Klein (2002), Xie

et al. (2003),

Peasnell et al.

(2005)

Page 301: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

300

Table 3. Descriptive statistic

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

EM 270 455728 1905071 -7169141 2.57e+07

B_Size 270 6.259259 1.495783 4 11

B_Independence 270 .2428213 .1752418 0 1

B_Duality 270 .2222222 .4165117 0 1

B_Quality 270 .6027604 .2204511 0 1

Audit_C 270 .1407407 .3483997 0 1

Big4 270 .6185185 .4866524 0 1

LEV 270 .4695719 .1920808 .0153219 1.688043

CFO 270 .0825762 .1702251 -.4729171 1.705922

The results show that the average absolute value of EM is 455 million VND, with a relatively

high variation as the maximum is 25,7 billion VND while the minimum is -7 million VND. The

number of member in the BOD is relatively high with the mean is 6 people. The independence of

board member is low which the mean is only 24%. The duality between CEO and board chairman is

at good number, only 22% of the company has this dual position driven by one person. The number

of board member has finance and accounting background is quite high with 60% average. The

existence of Audit Committee under the BOD in listed companies has a low average of 14%.

Meanwhile, many companies tend to hire Big 4 auditors to audit their financial reports. The average

of Big 4 variable is 61%. The other control variable LEV, CFO as shown in table 3.

Before running the main test, the sample data set needed overcoming other pre-tests. As

such, correlation test, multicollinearity test, and heteroscedasticity test will be presented.

Table 4. Correlation matrix

EM B_Size B_

Ind

B_

Duality

B_

Quality

Audit_

C Big4 LEV CFO

EM 1.000

B_Size 0.180 1.000

B_Ind 0.006 -0.037 1.000

B_Duality -0.036 0.020 -0.104 1.000

B_Quality -0.114 -0.094 -0.091 -0.020 1.000

Audit_C -0.016 0.158 0.050 -0.113 -0.006 1.000

Big4 0.146 0.049 -0.075 -0.185 -0.054 0.274 1.000

LEV 0.010 -0.036 0.001 -0.058 -0.094 -0.131 0.064 1.000

CFO -0.213 -0.007 -0.108 0.098 0.0582 0.020 0.042 -0.222 1.00

Correlation test determines how strongly two variable's movements are associated.

Correlation coefficients are expressed as a value between +1 and −1, where 1 is total positive

Page 302: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

301

linear correlation, 0 is no linear correlation, and −1 is total negative linear correlation. As the

result in table 4 above, all of the variable in the sample data set weakly correlate with each other.

It is a decent indication that allows us to run the main test without worrying about

autocorrelation problem among variables.

Table 5. Multicollinearity test

Variable VIF 1/VIF

B_Size 1.10 0.907034

B_Ind 1.05 0.953638

B_Duality 1.07 0.933203

B_Quality 1.04 0.962611

Audit_C 1.15 0.869817

Big4 1.19 0.837421

LEV 1.11 0.900199

CFO 1.08 0.927340

Mean VIF 1.11

Multicollinearity test is to determine whether one predictor variable can be linearly

predicted from the others with a substantial degree of accuracy. Multicollinearity problem is

quantified by the variance inflation factor (VIF) in an ordinary least squares regression analysis.

If VIF is more than 10, it indicates high collinearity problem in the data set. As the results in

table 4, VIF for all variables included in the two models is closely to 1 which indicates that there

is no multicollinearity problem in the sample data set. It is a good signal that will lead to run the

main test without worrying about multicollinearity problem among variables.

Table 6. Heteroscedasticity test

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity

Ho: Constant variance

Variables: fitted values of EM

chi2(1) = 306.11

Prob > chi2 = 0.0000

Heteroscedasticityhappens when the standard errors of a variable, monitored over a

specific amount of time, are non-constant. To test for Heteroscedasticity, Breusch-Pagantest is

conducted. As the results shown in table 6, P-value is 0.000 which is less than 0.05, the null

hypothesis is rejected so that heteroscedasticity assumed to exist. To fixed heteroscedasticity,

robust standard errors will be applied.

4.1.2. Regression result

Choosingbetween OLS and random effect for panel data, Breusch and Pagan Lagrangian

multiplier test shows that p-value is 0.000 which means that pooled OLS is the best tool to

analyze the data in this study. The test results are shown in Table 6 and Table 7.

Page 303: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

302

Table 7. Breusch and Pagan Lagrangian test

Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects

EM[code,t] = Xb + u[code] + e[code,t]

Estimated results:

| Var sd = sqrt(Var)

---------+-----------------------------

EM | 3.63e+12 1905071

e | 3.75e+12 1936904

u | 0 0

Test: Var(u) = 0

chibar2(01) = 0.00

Prob > chibar2 = 1.0000

4.2. Discussion

Joint test on regression indicated F statistic = 0.0000 which is less than 1% significant

level. It indicates that the null hypothesis: “There is no significant relationship between

dependent and independent variables” is rejected. Therefore, there is significant relationship

between dependent and independent variables so that our model is highly appropriate and the

result is absolutely reliable. The model then has significant meaning in econometrics.

Table 8. Pooled OLS with robust standard error

Number of obs = 270

F(8, 261) = 7.89

Prob > F = 0.0000

R-squared = 0.1158

Root MSE = 1.8 e+06

Robust

EM Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

B_Size 222672.7 129250.5 1.72 0.086 * -31833.82 477179.3

B_Ind -13347.23 453927.5 -0.03 0.977 -907173.5 880479.1

B_Duality -12091.14 152122.9 -0.08 0.937 -311635.5 287453.2

B_Quality -709641.1 450953.5 -1.57 0.117 -1597611 178329.1

Audit_C -523043 369612.1 -1.42 0.158 -1250844 204758.2

Big4 -676066.8 189060.1 3.58 0.000*** 303789.5 1048344

LEV -647790.9 533479.9 -1.21 0.226 -1698263 402681.6

CFO -2548029 403612.1 -6.31 0.000*** -3342779 -1753278

_cons -334322.5 859654 -0.39 0.698 -2027063 1358418

(*, **, *** indicates significant level at 10%, 5%, and 1%)

Page 304: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

303

The result from STATA shows that p-value forB-Size is 0.086 which is significant at 10%

level. The coefficient betweenB_Size and EM is 222672.7 which is reverse to the hypothesis.

This results is similar to the research of Rahman and Ali (2006). A large BOD is more difficult

to control accounting and financial information due to the high cost and time required to timely

transfer information between the managers and the BOD. In addition, the different and conflict

opinions of a large BOD can exert pressure on the managers to practice earnings management.

P-value for Big 4 is 0.000 which is significantly at 1% level. The coefficient between Big 4

and EM is -676066.8 which indicates that choosing Big 4 firms as independence auditors helps

to lower earnings management in the case of listed companies in Vietnam stock market. The

results is similar to previous studies such as Teoh and Wong (1993) and Krishnan (2003).

P-value for CFO is 0.000 which is significantly impacted on earnings management at 1%

level. The coefficient between CFO and EM is -2548029. It points out that highly leveraged

companies have strong incentives to distort income which is similar to the studies of Ali et al.

(2008) and Jiang et al. (2008).

5. CONCLUSION

Based on the observation sample of 90 companies listed on Vietnam stock market from

2016 to 2018, this paper examines for the impact of good corporate governance practice and

audit quality on the quality of financial reports of listed companies in Vietnam stock market.

Research results show that the larger BODand the hiring Big 4 auditors has significant impacts

on financial report quality. However, the larger BOD tends to exaggerate earnings management

due to constraint in timely information and management and variety in opions and requirements.

Besides, other control variables such as the cash flows from operating activities also

significantly affect on earnings management.The result of this study is similar to most of

previous studies as mention in table 2. It indicates that financial information presented in the

financial report is more important for outsider to evaluate a company than non-financial report

presented in annual report. As mentioned in table 6, all non-financial information is not

significant except the large BOD and Big 4 auditors.

RERERENCES

Agrawal, A. and Chadha, S. (2005). Corporate governance and accounting scandals. Journal of

Law and Economics, 48.

Ali. SM, Salle. NM, & Hassan. MS (2008). ‘Ownership Structure and Earnings Management in

Malaysian Listed Companies: the size effect’, Asian Journal of Business and Accounting,

1(2), 89-116.

Be´dard, J., Chtourou, S.M., and Courteau, L. (2004) The Effect of Audit Committee Expertise,

Independence, and Activity on Aggressive Earnings Management. Journal of Practice and

Theory, 23(2), 13-35.

Page 305: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

304

Chen, K. Y., Randal J. Elder, Yung-Ming Sieh, (2007). Corporate Governance and Earnings

Management. SSRNeLibrary.

Chtourou, S. M., Bedard, J., and Courteau, L. (2001). Corporate governance and earnings

management. SSRN eLibrary.

Chung, R, Firth M and Kim, JB (2002). Institutional monitoring and opportunistic earnings

management. Journal of Corporate Finance, 8(1), 29-48.

DeAngelo, L. 1981. Auditor size and audit quality. Journal of Accounting and Economics, 3(3),

183–199.

Dechow, P., Sloan, R. & Sweeney, A. (1995). “Detecting earnings management”, The

Accounting Review, 70, 193-225.

Finkelstein, S. and D’Aveni, R.A. (1994).CEO duality as a double-edged sword: How boards of

director balance entrenchment avoidance and unity of command. Academy of Management

Journal, 37, 1079-1108.

Healy, P.M. and Wahlen, J.M. (1999). A review of the earnings management literature and its

implications for standard setting. Accounting Horizons, 13, 365-383.

IASB (2010). Conceptual Framework for Financial Reporting. http://www.ifrs.org/News/Press-

Releases/Documents/ConceptualFW2010vb.pdf

Jensen, M. and Meckling, W. (1976). Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and

ownership structure. Journal of Financial Economics, 3, 4,305-360.

Jiang. W, Lee. P, & Anandarajan. A (2008). ‘The association between corporate governance and

earnings quality: Further evidence using the GOV-score’. Advances in Accounting

Incorporating Advances in International Accounting, 24(2), 191-201.

Johari, N.H., Saleh, N.M., Jaffar, R. and Hassan, M.S. (2009). The influence of board

independence, competency and ownership on earnings management in Malaysia.

International journal of Economics and Management, 2(2) 281-306.

Jones, J. (1991). Earnings Management During Import Relief Investigations. Journal of

Accounting Research, 29, 193-228.

Klein, A. (2002), “Audit committee, board of director characteristics and earnings management”,

Journal of Accounting and Economics, 33, 375-400.

Krishnan, G. (2003). Audit quality and the pricing of discretionary accruals. Auditing: A Journal

of Practice and Theory, 22(1), 109–126.

Nguyen Trong Nguyen (2015). “Tac dong cua quan tri cong ty den chat luong thong tin bao cao

tai chinh tai cac cong ty niem yet o Viet Nam”. Luan an tien si. Truong Dai hoc Kinh te TP.

Ho Chi Minh.

OECD (2015), G20/OECD Principles of Corporate Governance, OECD Publishing, Paris.

Page 306: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

305

Park, W.Y and Shin, H (2004). Board composition and earnings management in Canada. Journal

of Corporate Finance, 10, 3, 431-457.

Peasnell, K. V., Pope, P. F., and Young, S. (2005). Board monitoring and earnings management:

Do outside directors influence abnormal accruals? Journal of Business Finance and

Accounting, 32, 1311–1346.

Rahman, R. A., and Ali, F. H. M (2006). Board, audit committee, culture and earnings

management: Malaysian evidence. Managerial Auditing Journal, 21, 7,783-804.

Roychowdhury, S. (2006). Earnings management through real activities manipulation. Journal of

Accounting and Economics, 42(3), 335-370.

Saleh, N.M. , Iskandar, T.M., Rahmat, M.M. (2005). Earnings management and Board

characteristics: Evidence from Malaysia. Journal Pengurusan, 24.

Teoh, S., and T. J. Wong. 1993. Perceived auditor quality and the earnings response coefficient.

The Accounting Review, 68(2), 346–366.

Xie, B., Davidson, W. N., and Dadalt, P. J. (2003). Earnings management and corporate

governance: The roles of the board and the audit committee. Journal of Corporate

Finance, 9, 295–316.

Yang, J. and Krishnan, J. (2005). Audit Committees and Quarterly Earnings

Management. International Journal of Auditing, 9(3), 201-219.

Page 307: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

306

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chuyển đổi sang

kế toán trên cơ sở dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp

Đinh Thị Thanh Hải, Đặng Thu Hà

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.18 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 12/11/2019

Ngày nhận bài: 29/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Trong qua trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cam kết về minh bạch hóa thông

tin kế toán trong khu vực công đã đặt ra yêu cầu về báo cáo tài chính của quốc gia phải phải

được chuyển đổi sang kế toán trên cơ sở dồn tích. Bộ Tài chính đã và đang tiến hành xây dựng

các văn bản pháp lý để hướng dẫn việc chuyển đổi này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện

cũng gặp không ít khó khăn. Bài viết này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của

việc chuyển đổi sang kế toán trên cơ sở dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Trên cơ sở

kết quả phân tích, đưa ra một vài kiển nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển đổi

sang cơ sở kế toán dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Từ khóa: Chuyển đổi sang kế toán dồn tích, đơn vị hành chính sự nghiệp, nguồn nhân lực,

hoạt động truyền thông, phương tiện hỗ trợ.

1. GIỚI THIỆU

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra rất mạnh mẽ ở Việt Nam. Việc gia nhập

các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực như WTO, APEC…; ký kết các Hiệp định thương mại đa

phương và song phương với nhiều quốc gia; cam kết với các tổ chức tài chính như Ngân hàng

thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển Châu Á đòi hỏi các công cụ quản lý kinh tế

trong đó có kế toán phải tiếp cận với các nguyên tắc, thông lệ chung của quốc tế, để có thể so

sánh thông tin kế toán với các nước khác trên thế giới và được quốc tế thừa nhận. Ngoài ra, Việt

Nam cần phải thực hiện việc tuân thủ theo lộ trình đã thỏa thuận có cam kết về minh bạch hóa

thông tin kế toán, nhất là trong khu vực kế toán công.

Thêm vào đó, yêu cầu về báo cáo tài chính của quốc gia một cách đầy đủ, chính xác và

minh bạch theo thông lệ quốc tế là điều mà rất nhiều đối tượng trong xã hội quan tâm, do đó vai

trò của kế toán công được thể hiện ở việc thực hiện các chức năng thông tin và kiểm tra của nó

đối với hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà nước. Vai trò này ngày càng thể hiện rõ nét đối với

các đối tượng sử dụng thông tin kế toán công, đặc biệt từ phía công chúng.

Page 308: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

307

Năm 2015, Quốc hội đã thông qua Luật kế toán số 88/2015/QH13 và Luật Ngân sách nhà

nước số 83/2015/QH13, cùng với đó, các cơ chế tài chính áp dụng cho các đơn vị hành chính sự

nghiệp cũng thay đổi theo như Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ tài chính

trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, Việt Nam đang triển khai thực hiện đề án

Tổng kế toán nhà nước nhằm xây dựng hệ thống báo cáo tài chính nhà nước đảm bảo tính kịp

thời, đầy đủ, công khai, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ những nhu cầu cấp thiết

này, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 107/2017/TT-BTC về chế độ kế toán hành chính sự

nghiệp đã thay đổi căn bản, toàn diện phương pháp hạch toán, hệ thống báo cáo tài chính, báo

cáo quyết toán, chuyển từ kế toán trên cơ sở tiền mặt sang kế toán trên cơ sở dồn tích để phù hợp

với sự đổi mới của cơ chế tài chính, ngân sách và lập báo cáo tài chính theo luật Kế toán.

Việc áp dụng chế độ kế toán mới cho các đơn vị hành chính sự nghiệp là một trong những

bước đi đầu tiên trong quá trình thực hiện chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm

nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành Quyết định số 480/QĐ-

TTg/2013. Trong thời gian đầu áp dụng Thông tư số 107/2017/TT-BTC đã nhận được đánh giá

tích cực về việc chuyển đổi từ kế toán trên cơ sở tiền sang kế toán dồn tích đã góp phần cải thiện

chất lượng thông tin, thích hợp cho việc ra quyết định và xét ở phạm vi tổng thể khu vực công,

kế toán dồn tích mang lại thông tin tổng quát hơn (Lê Thị Thanh Huyền, 2018).

Việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công từ tiền mặt sang dồn tích ở các nước trên thế

giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều gặp phải những khó khăn nhất định. Trên thực tế,

nhiều quốc gia đã bày tỏ sự hoài nghi rằng liệu việc chuyển đổi sang kế toán dồn tích có thực sự

đem lại nhiều lợi ích so với các chi phí bỏ ra hay không. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này là xu

hướng phát triển tiến bộ và cần xem xét đến việc làm thế nào để việc chuyển đổi này thành công.

Dựa trên nền tảng lý thuyết quản lý khu vực công mới đã có một số nghiên cứu được thực hiện

để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chuyển đổi kế toán khu vực công từ cơ

sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích. Trong nghiên cứu trước đây của Ardiansyah (2013), đã thành

công trong việc chứng minh ảnh hưởng của các nhân tố nguồn nhân lực, truyền thông đến hiệu

quả của việc thực hiện chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công từ tiền mặt sang dồn tích. Trong

nghiên cứu của Harsi và cộng sự (2017) chứng minh được có thêm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu

quả của việc chuyển đổi này là các phương tiện hỗ trợ thực hiện. Surbakti (2018) đã chứng minh

ngoài nhân tố nguồn nhân lực, truyền thông và phương tiện hỗ trợ thực hiện thì sự cam kết thực

hiện của các tổ chức cũng tác động đến thành công của việc chuyển đổi cơ sở kế toán trong khu

vực công sang dồn tích. Các nghiên cứu này đều đã được thực hiện tại các nước thuộc khu vực

Đông Nam Á đã thực hiện chuyển đổi cơ sở kế toán sang dồn tích tại khu vực công, trong khi đó

Việt Nam mới bước đầu thực hiện việc chuyển đổi cơ sở kế toán này. Việc nghiên cứu những

nhân tố tác động đến hiệu quả của việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công có ý nghĩa quan

trọng vì đây là cơ sở để các nhà quản lý xây dựng các giải pháp giúp thực hiện thành công việc

chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích, nhằm hình thành hệ thống báo cáo

tài chính khu vực công đầy đủ, chính xác và minh bạch. Trong nghiên cứu của Harsi và cộng sự

(2017) chỉ ra rằng nhân tố cam kết thực hiện của tổ chức không ảnh hưởng đến hiệu quả của việc

chuyển đổi từ cơ sở kế toán tiền mặt sang kế toán trên cơ sở dồn tích vì việc thực hiện chuyển

Page 309: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

308

đổi là bắt buộc theo quy định của cơ quan tài chính Nhà nước đối với các tổ chức khu vực công.

Tương tự như vậy, việc chuyển đổi cơ sở kế toán từ tiền mặt sang dồn tích tại các đơn vị hành

chính sự nghiệp ở Việt Nam cũng bắt buộc phải tuân thủ theo chế độ kế toán theo Thông tư

107/2017/TT-BTC nên trong nghiên cứu này không tìm hiểu nhân tố cam kết thực hiện của tổ

chức, mà chỉ tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của ba nhân tố: nguồn nhân lực, truyền thông và các

phương tiện hỗ trợ thực hiện đến hiệu quả của việc chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công từ

tiền mặt sang dồn tích.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Lý thuyết quản lý công mới

“Quản lý công mới" là thuật ngữ dùng để chỉ hàng loạt các hoạt động cải cách diễn ra trong

nền hành chính của các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) những năm

cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, có thể coi là một hệ tư tưởng về cải cách được

hình thành trong khu vực tư và áp dụng vào khu vực công. Nó bao gồm hầu hết những thay đổi

về cấu trúc, tổ chức và quản lý diễn ra trong khu vực công của các nước OECD. Theo Hood

(1995), mô hình quản lý công mới có đặc điểm nổi bật nhất là lấy mục tiêu cao nhất là kết quả

đầu ra và hiệu quả thực hiện. Mô hình quản lý công mới gắn liền với hoạt động giám sát và đánh

giá kết quả thông qua các tiêu chí cụ thể. Mô hình quản lý này đòi hỏi sự triển khai đồng bộ từ

phương thức đầu tư và phân bổ tài chính công; xây dựng hệ thống chỉ số và phương pháp đánh

giá dựa trên kết quả thực hiện công việc trên toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước. Trong số những

khía cạnh quan trọng trong quản lý công mới là xu hướng cải cách thông tin tài chính và hệ

thống báo cáo tài chính, đây là yếu tố cơ bản trong việc tăng cường và nâng cao công tác quản lý

và ra quyết định của các tổ chức thuộc khu vực công (Guther và cộng sự, 1999).

Theo lý thuyết quản tài chính công mới, việc lập báo cáo tài chính trên cơ sở kế toán dồn

tích được coi là một trong những công cụ quan trọng của các tổ chức hành chính sự nghiệp vì các

thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính một cách toàn diện, có thể so sánh được, minh

bạch và thể hiện được trách nhiệm giải trình của tổ chức (Gomes và cộng sự, 2015).

2.1.2. Thực hiện chuyển đổi kế toán trên cơ sở tiền mặt sang kế toán dồn tích tại các

đơn vị hành chính sự nghiệp

Hiện tại, theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC đơn vị hành chính sự nghiệp ở Việt Nam

phải lập hai hệ thống báo cáo: hệ thống báo cáo quyết toán vẫn sử dụng cơ sở tiền mặt, hệ thống

báo cáo tài chính đã được lập dựa trên cơ sở dồn tích. Sự thay đổi hạch toán áp dụng cơ sở dồn

tích trong đơn vị sự nghiệp đã phần nào cải thiện chất lượng thông tin, thích hợp cho việc ra

quyết định. Cụ thể, đã có báo cáo tình hình tài chính thể hiện tài sản (chia thành tài sản ngắn hạn,

tài sản dài hạn), nợ phải trả và tài sản thuần (vốn chủ sở hữu); báo cáo kết quả hoạt động thể hiện

doanh thu - chi phí của các đơn vị sự nghiệp có thu và đã thể hiện được khoản mục thặng dự

hoặc thâm hụt từ các hoạt động của đơn vị; báo cáo lưu chuyển tiền tệ báo cáo luồng tiền trong

kỳ được phân loại theo các luồng tiền chính (hoạt động thông thường đúng mục đích của đơn vị

Page 310: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

309

công), hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Xét ở phạm vi tổng thể khu vực công, kế toán

dồn tích mang lại thông tin tổng quát hơn, từ đó tạo cơ sở để tăng cường quản lý tài sản, quản lý

công nợ và đánh giá khả năng thanh toán của đơn vị, phù hợp với thông lệ kế toán công quốc tế.

Việc lập BCTC hợp nhất ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, chính quyền các cấp và Chính phủ

sẽ sớm được thực hiện khi ban hành quy định, hướng dẫn và phương pháp lập và trình bày

BCTC hợp nhất trong lĩnh vực công, góp phần làm cho kế toán công ngày càng trở thành công

cụ hữu hiệu trong quản lý tài sản, ngân sách quốc gia.

2.1.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu

Theo Augustino (2006), nhân viên chính là nguồn lực chính cho việc thực hiện chính sách

mới. Việc áp dụng một chính sách mới thường không hiệu quả bởi vì các nhân viên thực hiện

nhiệm vụ không đảm bảo được kiến thức và kỹ năng cần thiết. Các nhà hoạch định chính sách

cần chú ý đến nguồn nhân lực, phải đảm bảo được các nhân viên kế toán trong đơn vị hành chính

sự nghiệp có khả năng làm chủ được việc áp dụng chế độ kế toán mới cũng như có đầy đủ kiến

thức cơ bản về kế toán, đặc biệt là nguyên tắc kế toán dựa trên cơ sở dồn tích. Một số nghiên cứu

trước đây của Ardiansyah (2013) và Surbakti (2018) đã kết luận rằng yếu tố nguồn nhân lực có

ảnh hưởng đến thành công của việc chuyển đổi kế toán trên cơ sở tiền sang kế toán trên cơ sở

dồn tích trong khu vực công. Từ những nghiên cứu trên, xây dựng giả thuyết:

H1: Nguồn nhân lực ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động chuyển đổi cơ sở kế toán

trong khu vực công từ tiền mặt sang dồn tích.

Theo Robbins (2007), trong quá trình thực hiện truyền thông các chính sách mới có 3

hình thức truyền thông chính là truyền thông theo chiều dọc, có nghĩa là các thông tin về chính

sách được thông báo và hướng dẫn từ cơ quan cấp trên xuống các đơn vị cấp dưới; truyền

thông theo chiều ngang là việc thông tin về chính sách mới được truyền đạt giữa các đơn vị

ngang cấp với nhau hoặc giữa các đồng nghiệp trong cùng lĩnh vực; truyền thông liên tổ chức

là việc truyền đạt thông tin kết hợp cả từ trên xuống và các cơ quan ngang cấp với nhau. Hoạt

động truyền thống chính sách có thể được thực hiện thông qua các hội thảo, tọa đàm chuyên

đề; phát hành các sản phẩm, tài liệu hướng dẫn thực hiện công tác kế toán khi chuyển đổi từ cơ

sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích. Việc truyền thông về chính sách mới hay những thay đổi trong

công tác kế toán khi chuyển đổi từ cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích dù theo hình thức nào thì

việc tiếp nhận và xử lý thông tin của từng cá nhân là khác nhau. Chính vì vậy thông tin truyền

đạt cần phải được hiểu một cách thống nhất để việc thực hiện công tác kế toán giữa các đơn vị

cũng được thống nhất theo quy định chung. Augustino (2016) cũng chỉ ra rằng truyền thông

ảnh hưởng đến thành công của việc thực hiện các mục tiêu chính sách công. Lý thuyết này

cũng được chứng minh trong nghiên cứu của Ardiansyah (2013), Ouda (2014), Surbakti (2018)

rằng truyền thông có ảnh hưởng đến việc thực hiện thành công chuyển đổi từ kế toán trên cơ sở

tiền mặt sang kế toán trên cơ sở dồn trong khu vực công từ tiền mặt sang dồn tích. Từ những

nghiên cứu trên, xây dựng giả thuyết:

H2: Hoạt động truyền thông ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động chuyển đổi cơ sở kế

toán trong khu vực công từ tiền mặt sang dồn tích.

Page 311: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

310

Để hỗ trợ cho việc chuyển đổi cơ sở kế toán tiền mặt sang kế toán dồn tích trong khu vực

công, việc sử dụng hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin đáng tin cậy là rất quan trọng vì

điều này sẽ đảm bảo được việc xử lý thành công các dữ liệu kế toán. Theo Augustino (2006) cho

rằng sự thiếu vắng các phương tiện hỗ trợ sẽ dẫn đến việc áp dụng các chính công không thành

công. Trong nghiên cứu của Sulani (2009) cũng chứng minh rằng các phương tiện hỗ trợ về công

nghệ thông tin có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của chính phủ để thực hiện chuyển đổi sang chế độ

kế toán dồn tích. Việc chuẩn bị tốt các phương tiện hỗ trợ là chất xúc tác, động lực cho việc

chuyển đổi thành công cơ sở kế toán. Ngược lại, nếu không nhận sự hỗ trợ đầy đủ sẽ trở thành

trở ngại cho việc thực hiện chính sách. Dự trên cơ sở đó, giả thuyết thứ 3 được xây dựng:

H3: Phương tiện hỗ trợ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động chuyển đổi cơ sở kế toán

trong khu vực công từ tiền mặt sang dồn tích.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên nghiên cứu lý thuyết liên quan đến quản lý tài chính công mới tác động của

nguồn nhân lực, hoạt động truyền thông và phương tiên hỗ trợ thực hiện lên hiệu quả của hoạt

động chuyển đổi từ kế toán trên cơ sở tiền sang kế toán trên cơ sở dồn tích trong khu vực công,

mô hình nghiên cứu được xây dựng:

Hình 1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động chuyển đổi sang

cơ sở kế toán dồn tích

Xây dựng thang đo để đo lường các biến cụ thể như bảng tổng hợp sau:

Bảng 1: Tổng hợp các biến quan sát của mô hình nghiên cứu

Nhân tố Biến quan sát

Hiệu quả

hoạt động

chuyển đổi

(HQUD)

HQUD1 Thông tin trên báo cáo tài chính lập theo cơ sở dồn tích được trình

bày trung thực.

HQUD2 Thông tin trên báo cáo tài chính lập theo cơ sở dồn tích đảm bảo sự

tin cậy và tính minh bạch cao.

HQUD3 Thông tin trên báo cáo tài chính lập theo cơ sở dồn tích là hữu ích

đối với người sử dụng.

HQUD4 Thông tin trên báo cáo tài chính lập theo cơ sở dồn tích gắn liền với

trách nhiệm giải trình.

Nguồn nhân lực

Hoạt động truyền

thông

Phương tiện hỗ trợ

Hiệu quả hoạt động

chuyển đổi

Page 312: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

311

Nguồn nhân

lực (NNL)

NNL1 Có kiến thức cơ bản về kế toán trên cở sở dồn tích.

NNL2 Hiểu và áp dụng được những thay đổi mới vào công tác kế toán của

đơn vị.

NNL3 Có kỹ năng cần thiết để thích ứng với những thay đổi trong công

tác kế toán.

NNL4 Có kinh nghiệp tổng hợp được thông tin và lập được các báo cáo tài

chính theo cơ sở kế toán dồn tích.

Hoạt động

truyền thông

(HĐTT)

HĐTT1 Có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập những thông tin mới về sự

thay đổi.

HĐTT2 Thông tin mới khi chuyển đổi sang kế toán trên cơ sở dồn tích được

trình bày rõ ràng.

HĐTT3 Thông tin mới khi chuyển đổi sang kế toán trên cơ sở dồn tích có

tính nhất quán.

Phương tiện

hỗ trợ

(PTHT)

PTHT1 Các đơn vị được trang bị hệ thống thiết bị cần thiết để sẵn sàng cho

việc chuyển đổi sang kế toán trên cơ sở dồn tích.

PTHT2 Hệ thống phần mềm kế toán được thiết kế phù hợp và cập nhật kịp

thời với sự thay đổi.

PTHT3 Hệ thống kết nối mạng sẵn sàng để hỗ trợ các đơn vị khi thực hiện

chuyển đổi sang kế toán trên cơ sở dồn tích.

PTHT4 Kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị trong việc thực hiện chuyển đổi

sang kế toán trên cơ sở dồn tích kịp thời và đầy đủ.

Để chuẩn bị phân tích dữ liệu về các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nguồn

nhân lực, hoạt động truyền thông, phương tiện hỗ trợ đến hiều quả hoạt động chuyển đổi cơ sở

kế toán từ tiền mặt sang dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, tác giả xác định kích thước

mẫu là tối thiểu là 75. Theo Hair (2010), mẫu tối thiểu là 50, với tỷ lệ quan sát trên biến đo lường

là 5:1, tốt nhất là 10:1. Trong bảng khảo sát có 15 biến quan sát và 3 biến độc lập nên kích thước

mẫu hợp lý là lớn hơn 75. Các biến được đo bằng thang đo Likert 5 điểm. Các thang đo này được

kiểm định bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽ sử dụng để kiểm định giả thuyết và mô

hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực hiện 150 phiếu khảo sát qua Google forms và gửi email cho các đối tượng là kế toán

tại các đơn vị hành chính thuộc các Sở và đơn vị sự nghiệp có thu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kết quả thu về 86 phiếu hợp lệ để đưa vào phân tích và đảm bảo được cao hơn kích thước mẫu

tối thiểu. Trong số 86 mẫu thu thập đưa vào phân tích có 12 người làm việc trong các đơn vị

hành chính là các Sở thuộc UBND thành phố Hà Nội và 74 người đang làm việc tại các đơn vị sự

nghiệp thuộc ngành y tế và giáo dục. Tỷ lệ người tham gia khảo sát đa số (86%) thuộc đơn vị sự

nghiệp, nơi có số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc nhiều nhóm hoạt động khác nhau nên

báo cáo tài chính phức tạp hơn các đơn vị hành chính.

Page 313: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

312

3.1. Kiểm định thang đo

Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha nhằm loại trừ các biến

có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Tiêu chuẩn chọn thang đó khi có độ tin cậy

Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 (Nunnally & Burnstein, 1994). Cronbach’s Alpha của các thang đo

thành phần được trình bày trong các bảng dưới đây.

Bảng 2: Bảng tổng hợp kiểm định thang đo

Nhân tố Hệ số Cronbach’s Alpha Số biến quan sát

Nguồn nhân lực 0.756 4

Hoạt động truyền thông 0.730 3

Phương tiện hỗ trợ 0.724 4

Hiệu quả hoạt động chuyển đổi 0.820 4

Sau khi kiểm định thang đo cho các nhân tố, hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.6 và

các biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn Cronbach’s Alpha. Như

vậy các thang đo này đều đáp ứng độ tin cậy.

3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích hệ số Principal component với phép quay Varimax

tại điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue >1. Trong nghiên cứu này giá trị của hệ số

Eigenvalue = 1.351 > 1. Tổng phương sai trích = 64.66% >50% là chấp nhận được (Anderson &

Gerbing, 1988), điều này cho thấy các nhân tố trích được có thể giải thích được 64.66% sự biến

thiên của dữ liệu nghiên cứu.

Bảng 3: Bảng phương sai trích

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Loadings

Rotation Sums of Squared

Loadings

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

Total % of

Variance

Cumulative

%

1 4.115 37.408 37.408 4.115 37.408 37.408 2.584 23.489 23.489

2 1.646 14.961 52.370 1.646 14.961 52.370 2.313 21.025 44.514

3 1.351 12.285 64.655 1.351 12.285 64.655 2.215 20.141 64.655

4 .889 8.082 72.737

5 .739 6.716 79.454

6 .588 5.349 84.803

7 .514 4.668 89.471

8 .437 3.969 93.440

9 .280 2.541 95.981

10 .245 2.230 98.210

11 .197 1.790 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Page 314: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

313

Khi phân tích nhân tố, nghiên cứu đặt ra 2 giả thuyết:

Giả thuyết H0: Các biến trong tổng thể không có tương quan với nhau

Giả thuyết H1: Các biến trong tổng thể có tương quan với nhau

Tiến hành kiểm định KMO và Bartlett để kiểm định mối tương quan cho kết quả hệ số Sig.

= 0.000 < 0.05, bác bỏ H0, chấp nhận H1, tức là các biến trong tổng thể có mối tương quan với

nhau. Đồng thời hệ số KMO = 0.728 (0.5 < KMO <1), chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các

biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố.

Bảng 4: Hệ số KMO và kiểm đinh Bartlett các thành phần

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .728

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 365.262

Df 55

Sig. .000

Sau khi thực hiện phương pháp rút trích Principal component và phép quay Varimax, ta có

ma trận xoay các nhân tố.

Bảng 5: Bảng ma trận xoay

Component

1 2 3

NNL3 .902

NNL2 .804

NNL4 .602

NNL1 .541

HĐTT2 .870

HĐTT3 .823

HĐTT1 .608

PTHT1 .743

PTHT2 .731

PTHT3 .658

PTHT4 .627

Từ kết quả phân tích EFA như trên mô hình nghiên cứu chính thức điều chỉnh gồm 03

nhân tố tác động đến hiệu quả của việc chuyển đổi cơ sở kế toán từ tiền mặt sang dồn tích trong

khu vực công. Cụ thể mô hình này có 03 biến độc lập là: nguồn nhân lực, hoạt động truyền

thông, phương tiện hỗ trợ và 01 biến phụ thuộc là hiệu quả của việc chuyển đổi cơ sở kế toán từ

tiền mặt sang dồn tích trong khu vực công. Từ đó, mô hình hồi quy được xây dựng cho mối quan

hệ như sau: HQUD = α0+ β1 NNL + β2 HĐTT + β3 PTHT

Trong đó, α0 là hằng số tự do; βj là trọng số hồi quy

Page 315: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

314

Kiểm định mô hình nghiên cứu nguồn nhân lực, hoạt động truyền thông và phương tiện hỗ

trợ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chuyển đổi cơ sở kế toán từ tiền mặt sang dồn tích trong

khu vực công.

Trước hết tiến hành đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội. Qua

bảng 5 cho thấy, giá trị hệ số R = 0.769 > 0.5 chứng tỏ đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh

giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mặt khác, giá trị hệ số xác định R2 =

0.591 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 59,1%, hay 59,1%

hiệu quả của việc chuyển đổi kế toán cơ sở tiền mặt sang kế toán trên cơ sở dồn tích trong khu

vực công thay đổi do sự thay đổi của các biến độc lập là nguồn nhân lực, hoạt động truyền thông

và phương tiện hỗ trợ. Còn 40,9% là do sai số và các nhân tố khác gây ra.

Bảng 6: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the

Estimate

Durbin-Watson

1 .769a .591 .576 .32623 2.172

a. Predictors: (Constant), PTHT, NNL, TTTT

b. Dependent Variable: HQUD

Kiểm định F trong phân tích Anova về sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng

thể. Từ bảng 6 cho thấy giá trị Sig. =0.000 (<0.05) chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là

phù hợp với bộ dữ liệu được thu thập, và điều này có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình có

tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc.

Bảng 7: Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội

ANOVAa

Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig.

1

Regression 12.616 3 4.205 39.513 .000b

Residual 8.727 82 .106

Total 21.343 85

a. Dependent Variable: HQUD

b. Predictors: (Constant), PTHT, NNL, TTTT

Coefficientsa

Model Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

T Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1

(Constant) .244 .311 .786 .434

NNL .273 .088 .254 3.116 .003 .752 1.329

HĐTT .519 .083 .536 6.261 .000 .682 1.467

PTHT .148 .091 .135 1.620 .109 .716 1.396

a. Dependent Variable: HQUD

Page 316: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

315

Kết quả hồi quy của các biến độc lập trong bảng 7 cho thấy hệ số Sig. của biến nguồn nhân

lực và hoạt động truyền thông đều nhó hơn 0.05, trong khi hệ số Sig. của biến phương tiện hỗ trợ

lớn hơn 0.05 nên không có ý nghĩa thống kê. Hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên sẽ không xảy ra

hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Như vậy, mô hình nghiên cứu loại bỏ nhân tố Phương

tiện hỗ trợ, từ đó có phương trình hồi quy:

Hiệu quả hoạt động chuyển đổi = 0.244 + 0.519 Hoạt động truyền thông

+ 0.273 Nguồn nhân lực

4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chuyển đổi cơ sở kế toán

từ tiền mặt sang dồn tích tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cho thấy mối quan hệ giữa nguồn

nhân lực và hoạt động truyền thông có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chuyển đổi cơ sở kế

toán. Hoạt động truyền thông có mức độ ảnh hưởng cao nhất (β = 0.519) khẳng định rằng, khi

chuyển đổi cơ sở kế toán khu vực công từ tiền mặt sang tích thì hoạt động truyền thông là nhân

tố cần được quan tâm nhiều nhất. Bên cạnh đó chất lượng của nguồn nhân lực kế toán cũng ảnh

hưởng đến việc chuyển dịch sang kế toán từ cơ sở tiền mặt sang cơ sở dồn tích (β = 0.273). Từ

kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng muốn nâng cao hiệu quả của việc chuyển đổi cơ sở kế toán

từ tiền mặt sang dồn tích thì cần có những giải pháp về hoạt động truyền thông và năng lực của

nhân viên kế toán trước sự thay đổi.

Về hoạt động truyền thông, việc Có thể dễ dàng tìm kiếm và truy cập những thông tin mới

về sự thay đổi được đánh giá thấp nhất (Mean = 2.91). Điều này có nghĩa là cơ quan ban hành

chính sách kế toán cần quan tâm đến việc công bố công khai và kịp thời các văn bản pháp lý

cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện việc chuyển đổi sang cơ sở kế toán dồn tích. Các văn

bản pháp lý mới được ban hành có thể được đăng tải thông qua ứng dụng các thành tựu của công

nghệ 4.0 để đảm bảo tốc độ truyền thông đến những người trực tiếp thực hiện những thay đổi

nhanh hơn. Công văn có thể chuyển qua thư điện tử, nội dung của các văn bản pháp lý được cập

nhật trên website của cơ quan ban hành chính sách và các cơ quan truyền thông về chính sách,

pháp luật. Điều này giúp cho những người quan tâm và trực tiếp tham gia vào công tác kế toán

trong khu vực công có thể dễ dàng tiếp cận và cập nhật kiến thức kịp thời. Ngoài ra, các văn bản

hướng dẫn từ các cơ quan tài chính các cấp cần phải cụ thể chi tiết hơn với đặc thù của từng đơn

vị hành chính sự nghiệp để đảm bảo việc thống nhất thông tin trong quá trình thực hiện chuyển

đổi công tác kế toán từ cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích.

Chất lượng của nguồn nhân lực kế toán phải được nâng cao hơn, đặc biệt khi có sự thay

đổi lớn trong hệ thống kế toán khu vực công, đặc biệt đối với việc cập nhật kiến thức về kế

toán trên cơ sở dồn tích (mean = 2.70). Các đơn vị hành chính sự nghiệp cần phải tạo điều kiện

cho nhân viên kế toán tham gia các lớp tập huấn cập nhật kiến thức mới, kịp thời ngay khi có

sự thay đổi từ Bộ Tài chính để đảm bảo họ có thể hiểu chính xác và thực hiện tốt việc chuyển

đổi công tác kế toán từ cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích. Bên cạnh việc cập

nhật kiến thức cho nhân viên, các cơ quan chức năng và hiệp hội nghề nghiệp kế toán cần xây

Page 317: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

316

dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cho nhân viên kế toán tại đơn vị hành chính sự nghiệp để

đảm bảo hiệu quả của công tác kế toán khu vực công khi chuyển đổi cơ sở kế toán từ tiền mặt

sang dồn tích.

Trong bài nghiên cứu còn hạn chế chưa tìm thấy được ảnh hưởng của phương tiện hỗ trợ

đến hiệu quả của hoạt động chuyển đổi từ cơ sở kế toán tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích,

nguyên nhân là do đối tượng khảo sát chỉ tập trung tại các đơn vị hành chính sự nghiệp tại Hà

Nội đều được trang bị hệ thống máy tinh hiện đại và phần mềm kế toán đã được cập nhật nhanh

nhất phù hợp với chính sách kế toán mới trong khu vực công. Chính vì vậy đây là hạn chế của

nghiên cứu mà có thể tiếp tục làm rõ ở các nghiên cứu sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anderson, J. C. and Gerbing, D.W. (1988). Structural equation modeling in practice: A review

and recommended two-step approach. Psychological Bulletin, Vol103 (3), 411-423.

Agustino, Leo. 2006. Fundamentals of Public Policy. Alfabeta. Bandung.

Ardiansyah. 2013. Factors Affecting the Readiness of Government Regulation No. 71 Year 2010

About Government Accounting Standards. JIMFEB. Vol. 2. Brawijaya University

Bộ tài chính (2017). Thông tư 107/2017/TT-BTC, Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán hành

chính sự nghiệp, ban hành ngày 10/10/2017

Chính phủ (2015). Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị

sự nghiệp công lập, ban hành ngày 14/2/2015.

Gomes, P. S., Fernandes, M. J., & Carvalho, J. B. D. C. (2015). The International Harmonization

Process of Public Sector of Different Stakeholders. International Journal of Public

Administration, Vol.38(4), page 268–281.

Guthrie, J., Olson, O., & Humphrey, C. (1999). Debating developments in new public financial

management: The limits of global theorising and some new ways forward. Financial

Accountability & Management, Vol.15(3‐4), page 209–228.

Hair, J.F. et al. (2010). Multivariate Data Analysis. Pearson Prentice Hall, New York.

Harsi et al (2017). Determinants of successful implementation of accrual based accounting

system for government. International Conference and Call for Papers, Jember, page

1411-1428.

Hood, C. (1995). The “new public management” in the 1980s: Variations on a theme.

Accounting, Organizations and Society, Vol.20(2-3), page 93–109.

Nunnally, J.C, Burstein, J.H. (1994). Psychometric theory (3rd Edition). Mc Graw - Hill Books

Company.

Ouda, Hasan AG. 2004. Basic Requirements Model for Succesful Implementation of acrual

Accounting in the Public Sector. Public Found Digest, February Vol.14(1).

Page 318: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

317

Quốc hội (2015). Luật số 83/2015/QH13, Luật ngân sách, ban hành ngày 25/06/2015

Quốc hội (2015). Luật số 88/2015/QH13, Luật kế toán, ban hành ngày 20/11/2015

Robbins, S.P. (2007). Perilaku Organisasi. Terjemahan Benyamin Molan. Jakarta.

Sulani, A.A. (2009). Factors supporting the successful implementation of government regulation

No.24 year 2005 on Labuhan Batu Regency government. National Sumposium XII,

Universitiy of North Sumatra, North Sumatra.

Surbakti, A.B. (2018). Analysis of factors affecting the success in applying accrual - based

governmentaccounting standard with regional management information system as a

moderating variable in Medan muicipal government. Journal of public budgeting,

accounting and finance, Vol.1 (2), page 132- 141.

Thủ tướng chính phủ (2013). Quyết định 480/2013/QĐ-TTg, Quyết định về việc phê duyệt chiến

lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Page 319: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

318

Ứng dụng mô hình quản trị tinh gọn trong các doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ logistics

Nguyễn Thị Thu Thủy

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.22 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 08/11/2019

Ngày nhận bài: 30/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Quản trị tinh gọn là một trong những phương pháp quản trị hiệu quả hiện nay đang nhận

được sự quan tâm của nhiều đối tượng từ các nhà nghiên cứu đến các nhà lãnh đạo trong doanh

nghiệp. Quản trị tinh gọn (QTTG) hướng tới vấn đề loại bỏ lãng phí, bất hợp lý trong quá trình

hoạt động, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của

doanh nghiệp. Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng QTTG tại

các doanh nghiệp logistics với những nội dung cơ bản bao gồm: nhận thức của doanh nghiệp về

QTTG; ứng dụng các công cụ của QTTG trong doanh nghiệp như 5S, Kaizen, quản lý trực quan,

chuẩn hóa quy trình. Kết quả khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp phần lớn đều nhận thức được

tầm quan trọng của áp dụng QTTG nhưng có sự khác nhau về mức độ áp dụng tại các doanh

nghiệp. Từ thực trạng áp dụng QTTG tại các doanh nghiệp logistics, tìm hiểu nguyên nhân của

những hạn chế, tác giả đề xuất mô hình QTTG và một số kiến nghị để các doanh nghiệp logistics

ứng dụng các công cụ QTTG đạt được hiệu quả tốt hơn.

Từ khóa: Quản trị tinh gọn; mô hình quản trị tinh gọn; doanh nghiệp logistics.

1. GIỚI THIỆU

Trong các phương pháp quản trị hiện đại, QTTG đang được nhắc đến như một phương

pháp quản trị tiên tiến trên thế giới nhằm giảm thiểu các lãng phí. Tư duy tinh gọn là tập trung

vào việc loại bỏ những gì không cần thiết cho sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ thông qua tập

trung vào chính xác những gì khách hàng mong muốn (Womack & Jones, 1996). Từ đó, quản trị

tinh gọn sẽ giúp doanh nghiệp loại bỏ lãng phí, đồng thời nâng cao năng suất cũng như chất

lượng sản phẩm, dịch vụ; bao gồm các công cụ như: 5S, Kaizen, Mieruka (quản lý trực quan).

Hệ thống quản lý này giúp doanh nghiệp sử dụng tối ưu các nguồn lực bao gồm cả con người,

nguyên vật liệu, thời gian và vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hướng doanh

nghiệp tới phát triển bền vững. Với tư duy tinh gọn, phạm vi áp dụng quản trị tinh gọn không chỉ

trong quy trình sản xuất mà cho toàn bộ quy trình trước và sau sản xuất, cũng như mở rộng phạm

vi áp dụng đối với nhiều lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề từ sản xuất đến dịch vụ.

Page 320: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

319

Trong điều kiện các hiệp định hợp tác kinh tế song phương và đa phương được thực hiện,

nền kinh tế nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức về cạnh tranh

đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ

phải hướng tới phát triển bền vững. Trong đó các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch

vụ đang được chú trọng phát triển đó là ngành logistics. Logistics là một ngành dịch vụ quan

trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát

triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế. Logistics là hoạt động theo chuỗi dịch vụ từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới

khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Lĩnh vực này liên quan trực tiếp đến hoạt động

vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hành chính, tư vấn (hải quan, thuế, bảo hiểm…),

xuất nhập khẩu - thương mại, kênh phân phối, bán lẻ… Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày

14/02/2017 của Thủ tướng chính phủ nhấn mạnh về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao

năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Theo Hiệp hội

doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt

Nam ở Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14 - 16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ

USD/năm. Dự báo của Tổng cục Thống kê đến hết năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của

Việt Nam ước đạt mức 300 tỷ USD, hàng container qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 67,7

triệu TEU, do vậy, tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam là rất lớn. Trong tương lai

không xa, dịch vụ cung cấp logistics sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới

15% GDP của cả nước.

Phát triển thị trường dịch vụ logistics lành mạnh sẽ tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh

nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phù

hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các doanh

nghiệp logistics mặc dù đã có nhiều cải tiến và nâng cao về cả số lượng và chất lượng nhưng

việc phát triển vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp, sức cạnh tranh và chất lượng dịch vụ còn chưa

cao. Nguyên nhân của vấn đề xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau cả khách quan và nội tại.

Trong đó, yếu tố năng lực quản lý vận hành kém dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao, còn

nhiều lãng phí là điều cần được quan tâm. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp quản trị tiên tiến

nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng như QTTGlà

hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TINH GỌN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với quản trị tinh gọn. Liker (1997) tập trung vào khía

cạnh giảm thời gian sản xuất thông qua cắt giảm lãng phí và loại bỏ các công việc không tạo ra

giá trị gia tăng. Đồng thời, trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng QTTG giúp giảm thời gian từ khi

khách hàng yêu cầu đến khi giao hàng, từ đó tăng lợi nhuận, chất lượng và sự hài lòng của khách

hàng, cải thiện thời gian xử lý thông tin và khuyến khích nhân viên làm việc. Theo Shah và Ward

(2003), QTTG là phương pháp kết hợp giữa các yếu tố về công cụ và các nhân tố về đối tượng

sản xuất nhằm xóa bỏ lãng phí thông qua hạn chế những biến chủ động từ phía khác hàng, nhà

cung cấp hay nội bộ. Theo Nguyễn Đăng Minh và cộng sự (2013), tư duy quản trị tạo ra lợi

nhuận/ giá trị gia tăng cho doanh nghiệp bằng cách dùng trí tuệ của con người cắt giảm tối đa chi

phí lãng phí. Tư duy này được diễn giải thông qua hệ công thức:

Page 321: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

320

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Trong đó:

Chi phí = Chi phí thực + Chi phí lãng phí

Chi phí lãng phí = Lãng phí hữu hình + Lãng phí vô hình

Từ đó, giải pháp giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận một cách bền vững là không ngừng cắt

giảm các chi phí lãng phí (gồm lãng phí hữu hình và lãng phí vô hình). Các lãng phí này đến từ

các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm của doanh nghiệp. Theo Ohno (1988), các lãng phí

tập trung chủ yếu dưới dạng: di chuyển, tồn kho, thao tác thừa, sản xuất thừa, gia công thừa…

Theo Liker (2004), lãng phí có 7 loại cơ bản tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh: sản xuất

dư thừa; hàng tồn kho; sản phẩm, dịch vụ lỗi; thao tác; di chuyển; chờ đợi.

Đối với lĩnh vực dịch vụ, các công ty dịch vụ cũng phải đối mặt với những lãng phí như

quy trình hoạt động không hiệu quả, chất lượng dịch vụ kém, các hoạt động không tạo ra giá trị

tăng thêm cho doanh nghiệp tương tự như doanh nghiệp sản xuất. Theo MacDuffie và công sự

(1996); Cua và cộng sự (2001) đã chỉ ra QTTG giúp cát giảm chi phí sản xuất kinh doanh của tổ

chức thông qua nhận diện các lãng phí và các công cụ để cắt giảm lãng phí. Những lãng phí này

không chỉ đến từ bộ phận trực tiếp sản xuất mà đến từ tất cả các bộ phận, phòng ban trong tổ

chức. Các lãng phí đó bao gồm cả những lãng phí là chi phí có thể dễ dàng tính toán được và

những chi phí vô hình, không dễ dàng nhận diện và đo lường nhưng gây tổn thất nhiều cho

doanh nghiệp. Chi phí lãng phí vô hình chủ yếu tạo ra do các lãng phí trong tư duy, phương pháp

làm việc. Điều này xảy ra ngay cả khi phương pháp đang sử dụng hiện tại có thể là vẫn tốt,

nhưng nếu suy nghĩ, tìm tòi có thể tìm thấy những phương pháp làm việc hiệu quả hơn. Hay lãng

phí có thể xảy ra khi tổ chức bỏ lỡ các cơ hội để phát triển.

Wolliam (2000) đã phân tích các công cụ, kỹ thuật của QTTG cũng như cách thức tiếp cận

và áp dụng QTTG trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tiết kiệm, cắt giảm những lãng phí

về chi phí, quản trị tinh gọn sử dụng hệ thống các công cụ, phương pháp khoa học như: 5S,

Kaizen, quản lý trực quan… để nhận diện và loại bỏ những lãng phí tồn tại trong quá trình sản

xuất kinh doanh. Phương pháp 5S bắt nguồn từ 5 từ: Seiri (sàng lọc), seiton (sắp xếp), seiso

(sạch sẽ), seiketsu (săn sóc) và shitsuke (sẵn sàng). Phương pháp kaizen mang ý nghĩa cải tiến

liên tục công việc có sự tham gia của tất cả mọi người, vào mọi lúc mọi nơi. Phương pháp quản

lý trực quan sử dụng màu sắc, hình ảnh, âm thanh vào quản lý sản xuất để giúp phát hiện ra sự

bình thường hoặc bất bình thường trong hệ thống sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, QTTG bao gồm

cả tầm nhìn chiến lược, văn hóa doanh nghiệp và triết lý kinh doanh hướng tới khách hàng thông

qua yếu tố chất lượng (Q- quanlity), chi phí (C-cost), giao hàng nhanh (D-delivery), hướng tới

vảo vệ môi trường (E-environment), hướng tới thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR-corporate

social responsibility). Trong nghiên cứu của Angle Martinez và cộng sự (2001) đã chỉ ra, tầm

quan trọng của các yếu tố và ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. Womack và Jones (2003) phân tích tư duy tinh gọn và cho rằng, để có thể áp dụng

QTTG trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà quản lý cần quay trở lại bước khởi điểm để

xác định giá trị thật sự mà khách hàng có thể nhận được là gì, sau đó xây dựng các hoạt động tạo

Page 322: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

321

giá trị cho một sản phẩm, xây dựng các điều kiện tối ưu hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và thị

yếu của khách hàng chứ không phải áp đặt của nhà sản xuất, tăng cường cải tiến quy trình để đạt

đến sự hoàn hảo.

Các mô hình QTTG được các tác giả nghiên cứu trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau.

Peter và cộng sự (2008) nghiên cứu về công cụ 6 Sigma trong lĩnh vực ngân hàng. Alison và

cộng sự (2011) nghiên cứu về quản trị tinh gọn trong lĩnh vực tài chính. Jaca và cộng sự (2012)

nghiên cứu loại bỏ lãng phí trong hệ thống các siêu thị thông qua hoạt động nhóm làm việc để

cải thiện các công cụ của quản trị tinh gọn. Salah (2013) nghiên cứu hệ thống sản xuất kết hợp

giữa sản xuất tinh gọn và sản xuất linh hoạt để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Từ những nghiên cứu của các tác giả trước đây cho thấy, QTTG không chỉ đơn thuần được

thực hiện trong các doanh nghiệp sản xuất mà còn được mở rộng sang các tổ chức kinh doanh

dịch vụ. QTTG là hoạt động quản trị sử dụng các công cụ, phương pháp nhằm liên tục loại bỏ

những lãng phí suốt quá trình hoạt động cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Nghiên cứu này sẽ đi sâu vào các nội dung cơ bản: nhận thức về QTTG; vận dụng các công cụ

QTTG trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, phương pháp thu thập tài liệu, thông tin.

- Với thông tin thứ cấp: tác giả phân tích dữ liệu thu thập được từ tài liệu, sách báo như:

các đề tài khoa học các cấp, bài báo khoa học. Đây là nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy nhằm

phục vụ cho quá trình nghiên cứu của tác giả, các thông tin được trích dẫn làm cơ sở phục vụ cho

mục tiêu nghiên cứu.

- Với thông tin sơ cấp: tác giả thiết kế bảng khảo sát được liên quan đến nội dung: (1)

Tổng quan áp dụng QTTG (liên quan đến việc doanh nghiệp có áp dụng QTTG hay không, sự

hiểu biết của các cá nhân trong doanh nghiệp về QTTG, các công cụ QTTG); (2) Mức độ áp

dụng các công cụ QTTG: 5S, Kaizen, quản lý trực quan, chuẩn hóa quy trình (các câu hỏi chi tiết

đến việc áp dụng các công cụ QTTG trong doanh nghiệp, mục đích tìm hiểu về mức độ ứng dụng

các công cụ đó tại doanh nghiệp như thế nào, hiệu quả và tác động của chúng với doanh nghiệp

và người lao động).

Hình thức khảo sát: tác giả thực hiện gửi bảng khảo sát thông qua email hoặc tiến hành gặp

trực tiếp các cá nhận tại doanh nghiệp. Đối tượng thực hiện khảo sát là giám đốc hoặc trưởng phó

các phòng ban, nhân viên trong doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số doanh

nghiệp thực hiện khảo sát dự kiến là 90 doanh nghiệp, số phiếu thu được về là 63 doanh nghiệp.

Thứ hai, phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin.

Sau khi có được dữ liệu và các thông tin cần thiết, việc xử lý dữ liệu được tiến hành như

sau: dữ liệu thứ cấp được phân thành các mục khác nhau, các dữ liệu không phù hợp hoặc không

cần thiết sẽ loại bỏ. Sau đó dựa vào ý tưởng xây dựng, lựa chọn thông tin phù hợp để đưa vào

nội dung bài viết. Các thông tin sơ cấp thu thập được từ khảo sát được tác giả sử dụng phương

pháp thống kê mô tả đưa ra kết luận, đánh giá và khuyến nghị về quá trình nghiên cứu của mình.

Page 323: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

322

4. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TINH GỌN TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH

DỊCH VỤ LOGISTICS

Trong xu hướng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam tham gia Hiệp định

Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do

EU-Việt Nam, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển vô cùng nhanh chóng

với cùng các công nghệ đột phá, mở ra nhiều cơ hội cho lĩnh vực logistics của Việt Nam nhưng

cũng đem đến rất nhiều thách thức cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp này phải tăng

cường hiệu quả hoạt động kinh doanh đảm bảo hoạt động có hiệu quả để góp phần lớn trong sự

phát triển chung của nền kinh tế. Một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh đó

là hệ thống quản trị trong doanh nghiệp, trong đó có QTTG.

Trong phạm vi doanh nghiệp, quản trị logistics được hiểu là một bộ phận của chuỗi cung

ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả các dòng vận động và

dự trữ hàng hóa, dịch vụ cùng các thông tin có liên quan từ điểm khởi đầu đến các điểm tiêu thụ

theo đơn đặt hàng nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Cụ thể:

- Dịch vụ khách hàng: là quá trình diễn ra giữa người mua và người bán và bên thứ ba là

nhà thầu phụ. Kết quả của quá trình này tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hay dịch vụ được

trao đổi, được đo bằng hiệu số giá trị đầu ra và giá trị đầu vào của một loạt các hoạt động kinh tế

có quan hệ tương hỗ với nhau và thể hiện qua sự hài lòng của khách hàng.

- Về hệ thống thông tin, để quản trị logistics thành công, đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý

được hệ thống thông tin phức tạp, bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp,

nhà cung cấp, khách hàng), thông tin trong từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp, thông tin

giữa các khâu trong dây chuyền cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận tải…) và sự phối hợp thông tin

giữa các tổ chức, bộ phận và công đoạn ở trên.

- Quản trị dự trữ: dự trữ là sự tích luỹ sản phẩm, hàng hoá tại các doanh nghiệp trong quá

trình vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo điều kiện cho quá

trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thông suốt.

- Quản trị vận tải: là việc sử dụng các phương tiện chuyên chở để khắc phục khoảng cách về

không gian của sản phẩm và dịch vụ trong hệ thống logistics theo yêu cầu của khách hàng.

- Quản trị kho hàng bao gồm: việc thiết kế mạng lưới kho tàng (số lượng, vị trí và quy

mô); tính toán và trang bị các thiết bị nhà kho; tổ chức các nghiệp vụ kho; quản lý hệ thống

thông tin giấy tờ chứng từ; tổ chức quản lý lao động trong kho… giúp cho sản phẩm được duy trì

một cách tối ưu ở những vị trí cần thiết xác định trong hệ thống logistics nhờ đó mà các hoạt

động được diễn ra một cách bình thường.

Với những nội dung quản trị như trên, các nhà quản trị sẽ phải thực hiện quản lý chặt chẽ

với các lãng phí như quy trình hoạt động không hiệu quả, chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách

hàng kém, các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. Việc áp dụng quản trị

tinh gọn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng lòng tin

và sự trung thành của khách hàng.

Page 324: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

323

Kết quả khảo sát về QTTG trong các doanh nghiệp logistics như sau:

Qua số liệu tổng hợp cho thấy, có 38% doanh nghiệp (khoảng 24 doanh nghiệp trong tổng

số 63 doanh nghiệp thực hiện khảo sát) trả lời hiện nay đang có áp dụng quản trị tinh gọn. Hầu

hết các doanh nghiệp còn lại trả lời không áp dụng QTTG nhưng trên thực tế là doanh nghiệp

đang áp dụng một số công cụ của QTTG mà chưa nhận thức được rằng đó chính là QTTG. Kết

quả này cho thấy, ở các doanh nghiệp đều có áp dụng QTTG nhưng ở mức độ khác nhau.

- Về nhận thức đối với quản trị tinh gọn:

Ban lãnh đạo doanh nghiệp có nhận thức về vai trò của QTTG nhưng điều này chưa thể

hiện rõ trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chưa trở thành một mục tiêu dài hạn.

Việc thực hiện QTTG chủ yếu chú trọng nhiều đến khâu quản trị vận tải, quản trị kho hàng mà

chưa chú trọng đến quy trình hệ thống quản lý điều hành.

Mặc dù doanh nghiệp đã có quan tâm đến việc áp dụng QTTG, nhưng mức độ tham gia

của nhân viên cũng như tỷ lệ nhân viên được giới thiệu vào nhóm quản lý chất lượng còn thấp,

dưới 20%. Điều này cho thấy, sự tham gia đóng góp của nhân viên đối với quá trình kiểm tra,

kiểm soát chất lượng tại các doanh nghiệp chưa cao. Tại các doanh nghiệp chưa có một hệ thống

triển khai QTTG hoàn chỉnh bao gồm cả tài liệu tiêu chuẩn triển khai 5S, Kaizen, quản lý trực

quan để thực hiện quản trị tinh gọn hiệu quả.

- Về các công cụ được ứng dụng trong QTTG như 5S, Kaizen, quản lý trực quan, chuẩn

hóa quy trình.

+ Thực hiện 5S: Kết quả khảo sát cho thấy, có những doanh nghiệp đã áp dụng phương

pháp 5S nhưng mức độ hiểu về định nghĩa và cách thực hiện 5S tại các doanh nghiệp là không

đồng đều. 86% doanh nghiệp đều cho rằng cần thiết phải lên kế hoạch và xây dựng tiêu chuẩn

cho từng nội dung thực hiện 5S, nhưng có 52% doanh nghiệp (32 doanh nghiệp khảo sát) vẫn

chưa thực hiện được. Một số doanh nghiệp (18 doanh nghiệp khảo sát) đã có tiêu chí để thực

hiện sàng lọc, sắp xếp và tiêu chí kiểm tra 5S nhưng chưa mang tính thực tiễn và hiệu quả chưa

cao. Tại một số các doanh nghiệp đã thực hiện tốt 5S cho rằng, vai trò của ban lãnh đạo doanh

nghiệp trong việc phát huy được tinh thần 5S và duy trì được hoạt động này một cách lâu dài là

rất lớn. Các nội dung 5S được ban lãnh đạo quán triệt thường xuyên đến nhân viên và được đưa

vào làm nội dung đào tạo thường xuyên cho nhân viên. Với quy định rõ ràng về việc vệ sinh, bảo

dưỡng thiết bị máy móc định kỳ, bắt buộc và khuyến khích nhân viên vệ sinh hàng ngày vị trí

làm việc của mình trở thành hoạt động thường xuyên tại các doanh nghiệp. Tại doanh nghiệp nên

dán nhãn rõ ràng trên các vật dụng, sắp xếp sàng lọc các tài liệu theo trật tự giúp nhân viên có ý

thức cao hơn về các hoạt động tại khu vực làm việc. Tuy nhiên, việc áp dụng công cụ 5S trong

QTTG vẫn còn hạn chế trong khâu chuẩn hóa và sẵn sàng, ảnh hưởng đến khả năng duy trì áp

dụng QTTG trong thời gian dài.

+ Thực hiện phương pháp Kaizen: là công cụ của QTTG được các doanh nghiệp áp dụng

nhiều thứ 2 sau 5S. Những doanh nghiệp trả lời có áp dụng phương pháp Kaizen vào trong hoạt

động kinh doanh (21 doanh nghiệp khảo sát) coi phương pháp này như một công cụ hiểu quả để

cắt giảm lãng phí. Lý do vì các ý tưởng phần lớn xuất phát từ những công nhân, nhân viên,

Page 325: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

324

chuyên viên trực tiếp thực hiện công việc tại các bộ phận như: nhân viên quản lý kho bãi, nhân

viên vận chuyển, nhân viên thuộc các phòng ban công ty, công nhân. Một số doanh nghiệp có

đưa ra những hướng dẫn về quy trình đề xuất cũng như ý tưởng cải tiến phù hợp và được quy

định trong quy chế làm việc của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có các quy định về

các mức thưởng và quy định các tiêu chí cho việc đánh giá ý tưởng cải tiến.

Các doanh nghiệp còn lại trả lời không áp dụng Kaizen cũng có các hoạt động khuyến

khích cải tiến nhưng chưa có các quy định rõ ràng về đánh giá ý tưởng cải tiến, áp dụng ý tưởng

cải tiến hay khen thưởng các ý tưởng cải tiến đó. Hơn nữa mức độ am hiểu về ý nghĩa của

Kaizen và các công cụ thực hiện còn hạn chế ở nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã triển

khai nhưng chưa thu được hiệu quả như mong đợi, do thiếu về quy chuẩn, tài liệu đào tạo, hoạt

động truyền thông về phương pháp cũng chưa hiệu quả. Số lượng nhân viên hiểu về phương

pháp này còn ít. Do vậy, có thể thấy tại các doanh nghiệp việc thực hiện Kaizen còn hạn chế.

Triết lý Kaizen chưa trở thành một nét trong văn hóa của doanh nghiệp.

+ Thực hiện các công cụ quản lý trực quan: 86,7% tương ứng 54/63 doanh nghiệp được

khảo sát cho rằng cần thiết phải thực hiện trực quan hóa các thông tin về quy trình thao tác công

việc, tiêu chuẩn thực hiện và ý kiến khách hàng nhưng hoạt động này ở các doanh nghiệp lại

chưa thực hiện được hay chỉ thực hiện được ở một số vị trí và một số nội dung quan trọng như:

tiến độ kinh doanh, tiến độ thực hiện dự án, tiêu chuẩn chất lượng.

Hoạt động quản lý trực quan tại các doanh nghiệp khảo sát thực tế chỉ mới dừng lại ở việc

hỗ trợ cho hoạt động 5S và Kaizen. Các doanh nghiệp phần lớn vẫn sử dụng các hình thức truyền

thống để truyền đạt các thông tin giữa các phòng ban như: văn bản, email hoặc các cuộc họp.

Tầm nhìn, sứ mệnh mục tiêu của doanh nghiệp, triết lý kinh doanh hầu như chưa được trực quan

hóa tại mọi nơi làm việc, tại các bộ phận, chủ yếu dừng lại ở những tài liệu về chiến lược kinh

doanh và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là các quy trình làm việc chưa được

trực quan hóa, chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm, người có thâm niên công tác hướng dẫn cho

người chưa có kinh nghiệm ở các vị trí khác nhau. Các doanh nghiệp cũng đã tiến hành thu thập

thông tin về ý kiến phản hồi của khách hàng, mức độ hài lòng của khách hàng nhưng chưa trực

quan tại những bộ phận cần thông tin, đến trực tiếp toàn bộ nhân viên tham gia vào quy trình tạo

ra sản phẩm dịch vụ.

+ Thực hiện các công cụ chuẩn hóa quy trình: là quá trình các doanh nghiệp logistics có

thực hiện xây dựng các quy trình và hướng dẫn thực hiện các công việc chi tiết rõ ràng bao gồm:

quy trình tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và lưu kho, bảo quản và cung cấp; quy trình dự trữ vật

tư, hàng hóa tại các kho hàng; quy trình ký kết hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp; quy

trình thực hiện mua sắm;… Theo kết quả khảo sát, tại các doanh nghiệp có áp dụng quản trị tinh

gọn đều có xây dựng các quy trình chung trong doanh nghiệp. Nhân viên tuân thủ nghiêm ngặt

những quy trình thực hiện công việc, doanh nghiệp có quy định thời gian để thực hiện từng hoạt

động. Các doanh nghiệp không áp dụng quản trị tinh gọn, cũng đã có xây dựng quy trình thực

hiện trong quá trình kinh doanh nhưng chưa có đầy đủ các hướng dẫn chi tiết để nhân viên ở các

bộ phận thực hiện công việc. Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả công việc không cao, gây ảnh

hưởng đến tiến độ của các hợp đồng với khách hàng, chất lượng dịch vụ cung cấp… Điều này

đặc biệt có thể xảy ra đối với những nhân viên còn thiếu kinh nghiệm.

Page 326: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

325

Qua kết quả khảo sát về vận dụng một số công cụ của quản trị tinh gọn tại các doanh

nghiệp cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đã có áp dụng hoặc nhận thức về việc áp dụng

QTTG tại doanh nghiệp, nhưng hiệu quả áp dụng còn chưa cao. Việc áp dụng còn mang tính

hình thức. Các doanh nghiệp chưa thấu hiểu sâu sắc về bản chất của các phương pháp nên việc

áp dụng chưa phát huy được hiệu quả. Những nguyên nhân dẫn đến vấn đề tồn tại trong QTTG

tại các doanh nghiệp logistics bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan

của các doanh nghiệp.

- Nguyên nhân khách quan:

Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam chủ yếu là

những doanh nghiệp có mô nhỏ, nhiều doanh nghiệp còn tư duy quản lý gia đình (tới 50% số

doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics đăng ký ở loại hình Công ty TNHH một thành viên) nên

các doanh nghiệp logistics còn thiếu tính hệ thống, quy trình quản lý điều hành một cách chuyên

nghiệp, bản thân chủ doanh nghiệp còn hạn chế trong kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức về điều

hành quản lý, thiếu tầm nhìn hội nhập.

Nguyên nhân chủ quan:

+ Các doanh nghiệp chưa có tiêu chí đánh giá về hiệu quả áp dụng quản trị tinh gọn nói

chung và các phương pháp cụ thể như: 5S, Kaizen nói riêng, quản lý trực quan. Do đó chưa có

những phương án cải tiến và ứng dụng các ý tưởng cải tiến một cách hiệu quả vào quá trình kinh

doanh của doanh nghiệp.

+ Nhà quản lý đều nhận thấy những lợi ích mà quản trị tinh gọn mang lại nhưng chưa xây

dựng được chính sách, cơ chế khuyến khích, khen thưởng phù hợp để đưa các phương pháp 5S,

Kaizen như một nét văn hóa trong doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động một cách thường

xuyên tại các bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp. Đồng thời, ban lãnh đạo phải là những

người đi tiên phong trong việc nắm bắt và hiểu rõ về các phương pháp này để truyền đạt, phát

động thực hiện đối với nhân viên trong toàn doanh nghiệp.

+ Người lao động trong doanh nghiệp có áp dụng QTTG phần lớn đều thực hiện một cách

thụ động, cứng nhắc theo sự chỉ đạo của cấp quản lý. Do vậy, hiệu quả thực hiện chưa cao.

+ Hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đặc biệt là trong

tiến trình xử lý chuỗi logistics đảm bảo kết nối chặt chẽ giữa các bên tham gia cũng như đảm bảo

kiểm soát hiệu quả về mặt thời gian, chi phí và chất lượng dịch vụ. Từ đó sẽ tối ưu hóa được hiệu

quả kinh doanh, giảm thiểu chi phí kinh doanh.

+ Các doanh nghiệp vẫn chưa có kế hoạch đào tạo, truyền đạt hợp lý để tăng cường nhận

thức của nhân viên đối với quản trị tinh gọn về cả nội dung, cách thức và thời gian đào tạo.

5. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TINH GỌN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM

TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS

Để doanh nghiệp có thể ứng dụng được QTTG trong đơn vị mình, cần nâng cao tầm nhận

thức, tầm nhìn, cam kết của lãnh đạo cấp cao về áp dụng quản trị tinh gọn. Điều đó thể hiện ngay

trong mục tiêu kinh doanh, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tinh gọn phải được

Page 327: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

326

hình thành như một nét văn hóa của tổ chức. Những hoạt động đó không chỉ được thực hiện bởi

lãnh đạo trong doanh nghiệp mà rất cần đến sự đồng tình, ủng hộ, nỗ lực thực hiện từ phía người

lao động. Từ đó, nhóm tác giả đề xuất mô hình đề xuất triển khai QTTG đối với doanh nghiệp

logistics, mô hình được nhóm tác giả tham khảo kế thừa mô hình của Nguyễn Đăng Minh

(2015). Mô hình hướng tới mục tiêu chính là tận dụng nguồn lực con người, ứng dụng hiệu quả

các công cụ QTTG trong hoạt động quản trị doanh nghiệp.

Theo mô hình nhấn mạnh vai trò của ban lãnh đạo đối với sự tham gia của người lao động.

Người lãnh đạo có thể tác động trực tiếp đến sự tham gia của người lao động thông qua hai chính

sách là đào tạo và nhân sự.

Chính sách đào tạo được thể hiện thông qua các hoạt động đào tạo và đạo tạo liên tục nâng

cao tầm nhận thức về quản trị tinh gọn cũng như việc ứng dụng các công cụ của quản trị tinh gọn

vào thực tế sản xuất kinh doanh. Với đặc điểm các doanh nghiệp logistics chủ yếu là các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, trình độ nhân viên là không đồng đều nên công tác đào tạo cần được quan

tâm và đầu tư đúng mức. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức đào tạo như: cử nhân viên

tham gia các khóa đào tạo bên ngoài hoặc tổ chức các khóa học ngay chính tại đơn vị. Với hình

thức đào tạo tại đơn vị đòi hỏi người thực hiện đào tạo phải nắm chắc được nội dung, và cách

thức thực hiện QTTG. Ngoài ra, xây dựng hệ thống các văn bản, quy định về quản trị tinh gọn

trong doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường hoạt động chia sẻ thông tin, kinh nghiệm làm việc

trong nội bộ doanh nghiệp. Đó là hình thức đào tạo ít tốn kém chi phí mà có hiệu quả.

Hình 1: Mô hình đề xuất triển khai quản trị tinh gọn đối với doanh nghiệp logistics

Chính sách nhân sự thể hiện thông qua các chính sách về nhân sự, đãi ngộ, khen thưởng.

Căn cứ trên kết quả công việc, doanh nghiệp có những quy định cụ thể liên quan đến lộ trình

Sự tham gia của người lao động

Chính

sách nhân

sự, khen

thưởng,

phúc lợi

Hoạt động

đào tạo liên

quan đến

quản trị

tinh gọn

Sự cam kết dài hạn của ban lãnh đạo

Xây dựng

quy trình

thực

hiện/tiêu chí

đánh giá,

kiểm tra, cải

tiến

Áp dụng

trên toàn

doanh

nghiệp

Áp

dụng

thí

điểm

Page 328: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

327

thăng tiến, chế độ khen thưởng đối với những cải tiến, ý tưởng tốt có thể vận dụng để cải tiến

hiệu quả công việc trong doanh nghiệp. Để làm được điều đó, doanh nghiệp nên xây dựng tiêu

chí chấm điểm các ý tưởng cải tiến, chế độ khen thưởng theo thang điểm để khuyến khích nhân

viên tham gia vào quá trình cải tiến công việc tại mỗi vị trí việc làm. Chính sách khen thưởng

của ban lãnh đạo đưa ra còn thể hiện sự cam kết và quyết tâm của quản lý doanh nghiệp với việc

áp dụng quản trị tinh gọn trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó làm người lao động tin

tưởng vào hướng đi của doanh nghiệp, tạo động lực cho người lao động tự nguyện tham gia vào

quá trình áp dụng QTTG trong doanh nghiệp.

Quá trình thực hiện theo mô hình bao gồm các bước: nghiên cứu xây dựng quy trình triển

khai; lựa chọn một hoặc vài bộ phận của công ty và áp dụng thử; đánh giá quá trình thực hiện

xem xét để điều chỉnh quy trình, tiêu chí đánh giá…; áp dụng mở rộng toàn công ty.

- Để thực hiện tốt các công cụ của QTTG đặc biệt là quản lý trực quan cần kết hợp thực

hiện các hoạt động khác như: Các hoạt động tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan tại nơi làm

việc: hình ảnh 5S, quy trình giao nhận, biển hiệu tiết kiệm nguồn lực, khẩu hiệu… Đây cũng là

một hình thức hiệu quả đánh vào ý thức, thay đổi thói quen, thao tác của người lao động. Từ đó

từng bước cải thiện được thói quen sử dụng nguồn lực lãng phí. Người quản lý cấp trung như các

trưởng, phó phòng ban thường xuyên quán triệt tư tưởng đối với nhân viên như “làm tốt hơn

những gì đang thể hiện”, động viên sự cố gắng nỗ lực của người lao động ở các vị trí… Doanh

nghiệp thường xuyên có các hoạt động kiểm tra thường xuyên, định kỳ hàng tháng, quý đối với

việc thực hiện 5S tại đơn vị.

- Đối với việc triển khai công cụ Kaizen. Bản chất của công cụ này là cải tiến không

ngừng, sáng tạo và tìm ra cách giải quyết, cách làm hiệu quả hơn tại mọi lúc, mọi nơi. Để làm

được việc đó, doanh nghiệp cần tổng hợp lấy ý kiến từ phía người lao động trong quá trình thực

hiện, các ý tưởng cải tiến để cải tiến các bước trong quá trình thực hiện. Doanh nghiệp cần xây

dựng quy trình đề xuất ý tưởng theo hướng đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục phức tạp không

cần thiết. Đồng thời định kỳ lấy ý kiến từ phía khách hàng, người sử dụng dịch vụ của doanh

nghiệp để tiết kiệm chi phí, cải thiện quy trình kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Doanh nghiệp cũng cần tăng cường hợp tác trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh

nghiệp có áp dụng QTTG. Việc chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện được điểm

mạnh, điểm yếu trong quá trình áp dụng tại đơn vị mình, chia sẻ tài liệu về đào tạo, quy trình,

tiêu chí đánh giá, kiểm tra sẽ đem lại lợi ích rất lớn.

Trong thời đại kinh tế số hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò chính và quan trọng

trong cả tiến trình xử lý chuỗi logistics, đảm bảo kết nối chặt chẽ giữa các bên tham gia cũng như

đảm bảo kiểm soát hiệu quả về mặt thời gian, chi phí và chất lượng dịch vụ. Mọi công đoạn từ

quản lý khách hàng, quản lý hàng hóa, tàu xe, bốc dỡ, lưu kho… đều được áp dụng công nghệ

thông tin và luôn được cải tiến như áp dụng công nghệ big data để tính toán tuyến đường đi tối

ưu nhất của các phương tiện vận tải; công nghệ quét mã vạch trực tuyến tối ưu hàng tồn kho; áp

dụng các thiết bị theo dõi, định vị, quản lý lịch trình các phương tiện vận chuyển; ứng dụng các

xe chuyển hàng tự động. Do vậy, quá trình áp dụng QTTG cũng cần phải phối hợp với việc ứng

dụng công nghệ thông tin để thực hiện quản lý các quy trình cho phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Page 329: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

328

6. KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã khảo sát, đánh giá nhận thức của doanh nghiệp về QTTG, thực trạng vận

dụng một số các công cụ của QTTG: 5S, Kaizen, quản lý trực quan, chuẩn hóa quy trình trong

các doanh nghiệp logistics, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện tại

các doanh nghiệp. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình ứng dụng QTTG tại doanh nghiệp, một số kiến

nghị để doanh nghiệp logistics thực hiện tốt hơn QTTG. Hạn chế trong nghiên cứu của tác giả là

phạm vi nghiên cứu mới chỉ khảo sát được một số lượng ít các doanh nghiệp trong lĩnh vực

logistics và chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nội dung thực hiện khảo sát các công cụ

trong QTTG cũng chưa đầy đủ mới chỉ dùng lại ở vài công cụ phổ biến thường được áp dụng là

5S, Kaizen, quản lý trực quan và chuẩn hóa quy trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alison J., Ramie K., Marc N. (2011), Lean management - New Frontiers for financial institution,

Mc Kinsey & company.

Cua, K. O., McKon, K.E. & Schoroeder, R.G. (2001), Relationships between implementation of

TQM, JIT, and TPM and manufacturing performance, Journal of operations management

19, 675-694.

MacDuffie, J. P., Sethuraman, K. & Fisher, M. L., (1996), Product variety and manufacturing

performance - Evidence from the International automotive assembly plant study,

Management Science 42, 350-369.

Nguyễn Đăng Minh và cộng sự (2013), Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại

Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số

1.2013, tr. 24-32

Ohno T. (1988), Toyota Production System: Beyond Large Scale Production Productivity Press,

NewYork.

Nguyễn Đăng Minh (2015), Quản trị tinh gọn tại Việt Nam - đường tới thành công, NXB Đại

học quốc gia, Hà Nội.

Shah, R. & Ward, P.T. (2003), lean manufacturing: context, practice bundles and performance,

Journal of Operations Management, 21(2), 129-149

Liker, J., Becoming Lean: Inside Stories of U.S. Manufacturers, Portland, OR: Productivity

Press, 1997.

Wolliam M. Field (2000), Lean manufacturing: tools, techniques, and how to use them, CRC

press on resource management.

Womack J.P, Daniel T. Joné, and Daniel Roos (1991), the machine that changed the world, Free

press.

Womack J.P., Daniel T. Jones, (1996), Lean thinking, NewYork: Simon & Schuster NewYork.

Womack J, Joné D (2003), Lean thinking, Banish waste and create wealth in your corporation,

free press.

Page 330: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

329

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nguyễn Thị Thu Thủy, Cao Thị Huyền Trang

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.23 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 08/11/2019

Ngày nhận bài: 30/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, các doanh nghiệp nói chung và doanh

nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói riêng đứng trước rất nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động sản

xuất kinh doanh nhưng cũng không ít những thách thức phải đối mặt. Điều đó đòi hỏi các doanh

nghiệp cần có những mục tiêu chiến lược phát triển, kế hoạch hành động cụ thể. Trong đó nâng

cao năng lực cạnh tranh (NLCT) để thích ứng với môi trường kinh doanh là một trong những yếu

tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Nghiên cứu thực hiện dựa trên dữ liệu khảo sát

tại 181 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm xác định mức

độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đến NLCT của các doanh

nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố bên trong (gồm: năng lực quản lý, nhân sự,

năng lực tài chính, ứng dụng công nghệ), nhân tố bên ngoài (gồm: cơ sở hạ tầng, các chính sách

hỗ trợ từ các cơ quan quản lý Nhà nước) có tác động cùng chiều đến NLCT của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ khóa: Năng lực cạnh tranh; doanh nghiệp vừa và nhỏ; TP Hà Nội

1. GIỚI THIỆU

Với chính sách mở cửa và hội nhập nền kinh tế với những hiệp định thương mại như

CPTPP, FTA… đã đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức

với thị trường nội địa, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước nói

chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là nguồn lực chính của lợi thế cạnh tranh và phát triển kinh tế

của hầu hết các quốc gia đang phát triển (Des và Picken, 2000; Wang và Ahmed, 2004; Donner,

2007, Kotelnikow, 2007; Crosan và Apaydin, 2009). Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và

Đầu tư Hà Nội, những năm gần đây, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã có những bước phát

triển cả về số lượng và chất lượng, số doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng qua các năm.

Tính đến hết năm 2018, trên địa bàn thành phố hiện có tổng số 232.000 doanh nghiệp, trong đó

Page 331: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

330

số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97% số doanh nghiệp trên địa bàn, đóng góp hơn 40%

GDP cho thành phố; tạo công ăn việc làm cho hơn 50% lao động. Tuy nhiên, số doanh nghiệp

khởi nghiệp thành công và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, gọi được vốn đầu tư từ những

quỹ đầu tư chiếm tỉ lệ rất ít (khoảng 0,1% trong tổng số các doanh nghiệp khởi nghiệp). Nguyên

nhân chủ yếu là do phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô nhỏ, hoạt động mang tính

tự phát, thiếu kế hoạch, chiến lược cụ thể, sức chịu đựng rủi ro thấp, khả năng chống đỡ kém

trước biến động của kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử

dụng vốn vay và khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp. Hơn nữa, năng lực tài chính của

nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế, thông tin tài chính thiếu minh bạch, trong khi lại

thiếu tài sản đảm bảo.

Trong tiến trình tự do hóa thương mại có nhiều tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh

của các doanh nghiệp, hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ, tự do hóa kinh doanh thị trường ngày

càng rõ nét, hàng rào kỹ thuật ngày càng đa dạng, phức tạp, môi trường kinh doanh thay đổi, áp

lực cạnh tranh ngày càng gay gắt với cả thị trường trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp vừa

và nhỏ trên cả nước, đặc biệt là trên địa bàn Hà Nội (số lượng đứng thứ hai trên cả nước) làm thế

nào để nâng cao NLCT là vấn đề đang được Nhà nước và các chủ doanh nghiệp rất quan tâm. Để

thực hiện được điều đó, một trong những vấn đề cơ bản là cần xác định được những nhân tố ảnh

hưởng và sự tác động của các nhân tố đó đến NLCT của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải

pháp, hướng đi phù hợp từ phía doanh nghiệp cũng như từ phía các cơ quan Nhà nước.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu nghiên cứu

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm đa chiều, hiện nay có rất nhiều cách tiếp cận khác

nhau về năng lực cạnh tranh từ các cấp độ: quốc gia, ngành và doanh nghiệp. Trong nghiên cứu

này, nhóm tác giả lựa chọn phương thức tiếp cận NLCTtheo cấp độ doanh nghiệp. Các quan

điểm về NLCT ở cấp độ doanh nghiệp cũng rất đa dạng.

Michael Porter (1980) cho rằng, NLCTcủa doanh nghiệp là khả năng sáng tạo ra những sản

phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị tăng cao, phù hợp với nhu cầu của khách

hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận. Buckley và cộng sự (1988) định

nghĩa, NLCTlà khả năng của một công ty đối mặt và đánh bại đối thủ trong việc cung cấp sản

phẩm/dịch vụ một cách bền vững (dài hạn) và có lợi nhuận. Theo Ramasamy (1995), NLCT là

khả năng gia tăng thị phần, lợi nhuận và khả năng duy trì năng lực cạnh tranh trong một thời gian

dài. Theo Fafchamps (1999), NLCT là khả năng doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm với chi

phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả

năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác, nhưng

với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao. Garelli (2005) cho rằng, NLCT

là năng lực hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong việc thiết kế, sản xuất và tiếp thị hàng

hóa toàn cầu với một mức giá và chất lượng vượt trội hơn các đối thủ trong và ngoài nước.

NLCT của doanh nghiệp dựa trên khả năng kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp tạo ra lợi

thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Sanchez & Heene, 2004). Như vậy, có thể hiểu NLCT của

Page 332: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

331

doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp thỏa mãn khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh

thông qua việc khai thác, sử dụng lợi thế bên trong và bên ngoài doanh nghiệp nhằm đạt được

các mục tiêu kinh doanh.

Có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp. Mô hình

nghiên cứu của Porter, M. (2008) cho thấy, NLCT của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi 5

nhân tố là: (1) nhân tố điều kiện, (2) chiến lược công ty, cấu trúc và sự cạnh tranh, (3) chính phủ,

(4) điều kiện nhu cầu, (5) ngành công nghiệp hỗ trợ có liên quan. Mô hình nghiên cứu của Chao

và cộng sự (2015) cho thấy, NLCT của doanh nghiệp chịu tác động của 2 yếu tố: (1) Yếu tố

mạng lưới giá trị doanh nghiệp gồm: khả năng tài chính, sự sáng tạo của nhân viên, nguồn lực

con người và làm việc của tổ chức, hoạt động marketing của chuỗi cung ứng; (2) Yếu tố bên

ngoài bao gồm: vốn, cấu trúc thị trường, công nghệ, lao động. Theo Barney (1991), nguồn lực có

thể trở thành năng lực động và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một nguồn lực tạo nên

lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh phải thỏa mãn được 4 tiêu chí sau: giá trị; hiếm khó

thay thế; khó bị bắt chước. Bên cạnh đó, theo Grant (1991), nguồn lực có thể chia làm nguồn lực

hữu hình và nguồn lực vô hình. Nguồn lực hữu hình gồm: nguồn lực về tài chính và nguồn lực

vật chất hữu hình. Nguồn lực vô hình bao gồm công nghệ, danh tiếng và nhân lực của doanh

nghiệp. Tuy nhiên, Sanchez & Heene (1996) cho rằng, trong môi trường cạnh tranh, doanh

nghiệp cạnh tranh không chỉ bằng sự khác biệt về nguồn lực mà tập trung vào khả năng phối hợp

và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của mình. Do

vậy, để nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp luôn phải nỗ lực xác định, xây

dựng, phát triển và sử dụng nguồn lực có ảnh hưởng đến NLCT có hiệu quả, thích ứng với sự

biến đổi của môi trường để mang lại kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Như vậy, từ các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến NLCT có thể thấy rằng, NLCT của

doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm cả yếu tố bên trong

và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Thông qua các tài liệu nghiên cứu, thảo luận với một số lãnh đạo doanh nghiệp, nhóm tác

giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội, bao gồm các nhân tố như sau: (1) Năng lực quản lý; (2) Năng

lực nhân sự; (3) Năng lực tài chính; (4) Ứng dụng công nghệ; (5) Chính sách hỗ trợ; (6) Cơ sở hạ

tầng; (7) Tác động hội nhập.

Trong đó, các nhân tố bên trong doanh nghiệp là: năng lực quản lý, năng lực nhân sự,

năng lực tài chính, ứng dụng công nghệ; các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp là: chính sách

hỗ trợ, cơ sở hạ tầng; tác động hội nhập. Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT được mô tả trong

(Bảng 1), mô hình nghiên cứu đề xuất (Hình 1), với các biến thành phần (Bảng 2).

Bảng 1: Hình thành thang đo năng lực cạnh tranh của các DNVVN

Yếu tố Nguồn

Năng lực quản lý Tambunan (2009)

Năng lực nhân sự Chao và cộng sự (2015); Anton và cộng sự (2015); Tambunan (2009)

Page 333: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

332

Năng lực tài chính Grant (1991); Tambunan (2009); Chao và cộng sự (2015)

Ứng dụng công nghệ Grant (1991); Tambunan (2009)

Chính sách hỗ trợ Porter (2008)

Cơ sở hạ tầng Porter (2008)

Tác động hội nhập Porter (2008)

Năng lực cạnh tranh Porter (2008); Tambunan (2009); Chao và cộng sự (2015)

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Bảng 2: Diễn giải các biến thành phần

Ký hiệu Tiêu chí đánh giá

Năng lực quản lý

Khả năng phân tích thị trường và đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với DN

Khả năng quản trị, hoạch định và thực hiện chiến lược

Năng lực tổ chức sản xuất sản phẩm/dịch vụ

Năng lực nhân sự

Nguồn lao động của doanh nghiệp luôn ổn định

Lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao

Chính sách đãi ngộ, khuyến khích người lao động

Các chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Năng lực tài chính

Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp

Doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả và quản lý tài chính tốt

Tăng trưởng doanh thu tốt

Tăng trưởng lợi nhuận tốt

Ứng dụng công nghệ

Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hiện đại

Năng lực

cạnh tranh

Năng lực quản lý

Năng lực nhân sự

Năng lực tài chính

Ứng dụng công nghệ

Chính sách hỗ trợ

Cơ sở hạ tầng

Tác động hội nhập

Page 334: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

333

Doanh nghiệp ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào công tác quản lý

Doanh nghiệp chi tiền cho đầu tư công nghệ hàng năm

Chính sách hỗ trợ

Lãnh đạo địa phương năng động hỗ trợ doanh nghiệp

Các chính sách triển khai nhanh đến doanh nghiệp

Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng

Hệ thống thuế rõ ràng, minh bạch

Chính sách lãi suất hiện nay là hợp lý đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhận được sự ưu đãi về tín dụng của ngân hàng

Thủ tục vay vốn dễ dàng

Các hiệp hội nghề nghiệp hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng

Hệ thống cung cấp điện, nước đáp ứng được yêu cầu

Thông tin liên lạc thuận tiện (internet, điện thoại…)

Hệ thống giao thông thuận lợi

Tác động hội nhập

Hội nhập quốc tế là cơ hội tốt để doanh nghiệp tiếp cận được công nghệ tiên tiến

Hội nhập quốc tế là cơ hội tốt để doanh nghiệp mở rộng thị trường

Hội nhập quốc tế giúp DN có động lực cạnh tranh với các DN nước ngoài

Năng lực cạnh tranh

Doanh nghiệp đang cạnh tranh tốt với các đối thủ khác trong cùng ngành

Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài

Anh/chị tin rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển trong dài hạn

Giả thuyết nghiên cứu

H1: Năng lực quản lý có mối quan hệ tương quan thuận với NLCT của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

H2: Năng lực nhân sự có mối quan hệ tương quan thuận với NLCT của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

H3: Năng lực tài chính có mối quan hệ tương quan thuận với NLCT của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

H4: Ứng dụng công nghệ có mối quan hệ tương quan thuận với NLCT của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

H5: Chính sách hỗ trợ có mối quan hệ tương quan nghịch với NLCT của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Page 335: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

334

H6: Cơ sở hạ tầng có mối quan hệ tương quan thuận với NLCT của các doanh nghiệp vừa

và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

H7: Tác động hội nhập có mối quan hệ tương quan thuận/nghịch với NLCT của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: NLCT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố

Hà Nội. Các doanh nghiệp khảo sát bao gồm: công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,

công ty cổ phần.

- Phương pháp thu thập dữ liệu:

Dữ liệu thứ cấp: được thu thập chủ yếu thông qua các bài báo khoa học, kết quả từ các

nghiên cứu khác có liên quan.

Dữ liệu sơ cấp: nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo loại hình doanh

nghiệp bằng cách khảo sát các đối tượng là giám đốc, nhà quản trị hoặc kế toán tại các doanh

nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Hà Nội. Số lượng doanh nghiệp lựa chọn để khảo sát là 250

doanh nghiệp với hình thức phát phiếu khảo sát trực tiếp hoặc qua email. Số phiếu hợp lệ thu về là

181 phiếu. Với nghiên cứu mô hình nhân tố khám phá và hồi quy, dữ liệu là dạng số liệu chéo thì

quy mô mẫu tối thiểu được xác định là 5 lần số biến quan sát (Hair, Black, Babin, & Anderson,

2009). Mô hình nghiên cứu này có 31 biến quan sát nên kích thước mẫu ước lượng tối thiểu sẽ là

155. Như vậy, với quy mô mẫu nghiên cứu là 181 đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp kiểm định Cronbach’s Anpha, phân tích nhân tố

khám phá (EFA) để kiểm định độ tin cậy của các thang đo và phương pháp hồi quy đa biến để

kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc là năng lực cạnh tranh của

các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Hà Nội. Trong đó, các biến quan sát được đo

lường thông qua thang đo Likert 5 mức độ. Phương trình hồi quy đa biến có dạng như sau:

Y (NLCT) = �� + ���� + ���� +���� +⋯+ ���� +��

Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc, thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

X1, X2, X3, ..., Xk: các biến độc lập gồm: năng lực quản lý, năng lực nhân sự, năng lực tài

chính, ứng dụng công nghệ, chính sách hỗ trợ, cơ sở hạ tầng, tác động hội nhập.

β�: Hệ số góc hồi quy tổng thể Y khi các biến độc lập bằng 0, nó đánh giá ảnh hưởng của

các nhân tố khác ngoài nhân tố được xác định trong mô hình đến biến.

β�: Hệ số hồi quy tổng thể Y với các biến độc lập X tương ứng (k = 1,7����)

ε�: Sai số

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Nghiên cứu đã kiểm tra phân phối chuẩn của tất cả các thang đo. Các dữ liệu thu thập được

coi là phù hợp cho phân tích.

Page 336: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

335

Thông tin về mẫu nghiên cứu được trích ở bảng 3.

Bảng 3: Dữ liệu nghiên cứu

Tiêu chí Số lượng Nhóm Số lượng Tỷ lệ (%)

Độ tuổi 181

- Dưới 30 tuổi 77 41.6

- Từ 30-40 tuổi 97 52.4

- Từ 41-50 tuổi 7 3.8

Giới tính 181 - Nam 39 21.1

- Nữ 142 76.8

Vị trí công việc

181

- Ban giám đốc 64 35

- Hội đồng quản trị 14 8

- Phụ trách kế toán 33 18

- Trưởng/ phó phòng 25 14

- Khác 49 26

Quy mô doanh nghiệp

181

- Siêu nhỏ (số lao động ≤ 10) 37 20.0

- Nhỏ (10< số lao động ≤ 200) 89 48.1

- Vừa(200 < số lao động ≤ 300) 55 29.7

Phân tích thang đo

Để kiểm định độ tin cậy của các thang đo, nghiên cứu dựa vào hệ số kiểm định Cronbach’s

Alpha của các thành phần thang đo và hệ số Cronbach’s Alpha của mỗi biến đo lường (bảng 3).

Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi

nó lớn hơn 0,7. Nếu Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy

(Nunnally & Bernstein, 1994).

Bảng 4: Kết quả phân tích thang đo

Cronbach's

Alpha Chỉ báo

Tương quan biến

tổng

Cronbach's Alpha

nếu loại biến

Năng lực quản lý

(NLQL) 0.723

NLQL1 .494 .694

NLQL2 .597 .568

NLQL3 .542 .637

Năng lực nhân sự

(NLNS) 0.761

NLNS1 .619 .671

NLNS2 .567 .701

NLNS3 .505 .733

NLNS4 .547 .711

Năng lực tài chính

(NLTC) 0.787

NLTC1 .567 .752

NLTC2 .688 .685

NLTC3 .591 .740

NLTC4 .547 .759

Page 337: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

336

Ứng dụng công

nghệ (UDCN) 0.814

UDCN1 .660 .750

UDCN2 .715 .692

UDCN3 .622 .787

Chính sách hỗ trợ

(CSHT) 0.907

CSHT1 .674 .898

CSHT2 .698 .896

CSHT3 .719 .894

CSHT4 .728 .893

CSHT5 .714 .894

CSHT6 .682 .897

CSHT7 .685 .897

CSHT8 .728 .893

Cơ sở hạ tầng

(HT) 0.637

HT1 .458 .523

HT2 .492 .484

HT3 .396 .607

Tác động hội nhập

(TĐHN) 0.754

TĐHN1 .602 .655

TĐHN2 .633 .612

TĐHN3 .524 .735

Năng lực cạnh tranh

(NLCT) 0.712

NLCT1 .574 .574

NLCT2 .571 .581

NLCT3 .469 .693

Như vậy, Cronbach’s Alpha của các thang đo đều lớn hơn 0,6; các hệ số tương quan biến tổng

của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0.4 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát

nào có thể làm cho Cronbach’s Alpha của thang đo này lớn hơn Cronbach’s Alpha. Vì vậy, tất cả

các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo.

Phân tích nhân tố khám phá

Bảng 5: Phân tích nhân tố khám phá

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .806

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 1991.270

df 465

Sig. .000

STT Thang đo Các biến sử dụng Loại biến

1 Năng lực Quản lý, nhân sự

(NLQLNS)

NLQL2, NLQL1, NLQL3, NLTC1,

NLNS1, NLNS2, NLNS3, NLNS4

Page 338: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

337

2 Năng lực tài chính, công nghệ

(NLTCCN)

UDCN1, UDCN2,UDCN3, NLTC2,

NLTC3,NLTC4

3 Chính sách hỗ trợ (CSHT) CSHT1, CSHT2, CSHT3, CSHT4,

CSHT5, CSHT8

CSHT6,

CSHT7

4 Cơ sở hạ tầng (HT) HT2, HT3 HT1

5 Tác động hội nhập (TĐHN) TĐHN1, TĐHN2 TĐHN3

6 Năng lực cạnh tranh (NLCT) NLCT1, NLCT2, NLCT3

Hệ số KMO = 0,806, kiểm định Bartlett có giá trị sig <0,05, như vậy phân tích nhân tố là

thích hợp và các biến có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Với cỡ mẫu là 181, để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực, hệ số tải nhân tố được chọn là 0,5.

Như vậy sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu có được mô hình nghiên cứu

mới với 1 biến phụ thuộc là năng lực cạnh tranh (NLCT) và 5 biến độc lập: Năng lực quản lý

nhân sự (NLQLNS); Năng lực tài chính, công nghệ (NLTCCN); Chính sách hỗ trợ (CSHT); Cơ

sở hạ tầng (HT); Tác động hội nhập (TĐHN).

Phân tích tương quan

Bảng 6: Kết quả phân tích tương quan

NLQLNS NLTCCN CSHT HT TĐHN NLCT

NLQLNS

Pearson Correlation 1

Sig. (2-tailed)

N 181

NLTCCN

Pearson Correlation .544** 1

Sig. (2-tailed) .000

N 181 181

CSHT

Pearson Correlation .134 .346** 1

Sig. (2-tailed) .071 .000

N 181 181 181

HT

Pearson Correlation .144 .202** .340** 1

Sig. (2-tailed) .053 .006 .000

N 181 181 181 181

TĐHN

Pearson Correlation .048 .048 .461** .310** 1

Sig. (2-tailed) .518 .524 .000 .000

N 181 181 181 181 181

NLCT

Pearson Correlation .197** .268** .356** .244** .246** 1

Sig. (2-tailed) .008 .000 .000 .001 .001

N 181 181 181 181 181 181

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Page 339: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

338

Bảng phân tích tương quan (Bảng 6) cho kết quả hệ số tương quan giữa các biến, mục đích

của kiểm tra mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để loại bớt các

nhân tố có thể dẫn đến hiện tượng đa cộng tuyến trước khi chạy mô hình hồi quy. Hệ số tương

quan giữa các biến độc lập trong mô hình không có cặp nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn 0,8. Ở ma

trận hệ số tương quan giữa các biến với biến phụ thuộc NLCT, hệ số thấp nhất là 0,197 giữa biến

NLQLNS và NLCT, hệ số cao nhất là 0,356 giữa biến CSHT và NLCT. Do đó, khi sử dụng mô

hình hồi quy sẽ ít có khả năng gặp hiện tượng đa cộng tuyến.

Phân tích hồi quy

Bảng 7: Kết quả phân tích hồi quy

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the

Estimate

Durbin-Watson

1 .521a .377 .354 .41431 1.929

a. Predictors: (Constant), TĐHN, NLTCCN, HT, NLQLNS, CSHT

b. Dependent Variable: NLCT

Bảng 8: Kết quả kiểm định mô hình (ANOVA)

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 6.480 5 1.296 7.551 .000b

Residual 30.039 175 .172

Total 36.519 180

a. Dependent Variable: NLCT

b. Predictors: (Constant), TĐHN, NLTCCN, HT, NLQLNS, CSHT

Bảng 9: Kết quả hồi quy mô hình

Model Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients

t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1

(Constant) 2.016 .366 5.503 .000

NLQLNS .072 .071 .082 1.003 .037 .696 1.437

NLTCCN .105 .076 .121 1.376 .017 .610 1.638

CSHT .179 .068 .222 2.624 .009 .654 1.528

HT .082 .061 .100 1.341 .018 .839 1.191

TĐHN .081 .063 .102 1.284 .026 .740 1.351

a. Dependent Variable: NLCT

Theo Bảng phân tích hồi quy (bảng 9), cả 5 biến phân tích đều có ý nghĩa thống kê với

mức ý nghĩa 5%. Ngoài ra, hệ số VIF của tất cả các biến đều nhỏ hơn 2 chứng tỏ mô hình không

có hiện tượng đa cộng tuyến. Đồng thời giá trị thống kê d (bảng 6) bằng 1.929 (d > du = 1,841),

Page 340: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

339

kết luận không có tự tương quan bậc 1. Như vậy, các biến đều thỏa mãn tất cả các giả định của

mô hình hồi quy nên có thể giải thích sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến NLCT của doanh

nghiệp. Chỉ số R2 hiệu chỉnh (bảng 7) bằng 0,354 chỉ ra rằng các nhân tố Năng lực quản lý, nhân

sự; Năng lực tài chính và công nghệ; Chính sách hỗ trợ và cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng và giải

thích được 35,4% năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mô hình hồi quy phù hợp với mức ý

nghĩa 5% có dạng như sau:

NLCT = 2,016 + 0,072NLQLNS+0,105NLTCCN+ 0,179CSHT + 0,082HT+ 0,081TĐHN + e

Trong nghiên cứu này, NLCT của các DNVVN trên địa bàn TP. Hà Nội chịu ảnh hưởng

lớn nhất từ nhân tố chính sách hỗ trợ với hệ số là 0,179; nhân tố năng lực tài chính và ứng dụng

công nghệ với hệ số là 0,105; nhân tố cơ sở hạ tầng có hệ số là 0,082; nhân tố tác động hội nhập

có hệ số là 0,081 và cuối cùng là nhân tố năng lực quản lý và nhân sự có hệ số là 0,072. Theo kết

quả này, các giả thuyết ở mô hình nghiên cứu đều được chấp nhận và phù hợp với các nghiên

cứu trên.

Thông qua kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, nhân tố chính sách hỗ trợ có tác động cùng

chiều mạnh nhất trong các nhân tố nghiên cứu tới NLCT của doanh nghiệp. Như vậy, nếu doanh

nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ lãnh đạo địa phương; các thủ tục hành chính đơn giản, nhanh

chóng; hệ thống thuế rõ ràng, minh bạch; các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tín dụng

đưa ra chính sách lãi suất hợp lý đối với doanh nghiệp thì NLCT của các doanh nghiệp trên địa

bàn TP. Hà Nội sẽ được gia tăng. Nhân tố năng lực tài chính và ứng dụng công nghệ tác động tới

NLCTcủa doanh nghiệp theo hướng nếu doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả; quản lý tài

chính tốt, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tốt, đồng thời đầu tư, ứng dụng máy móc thiết bị

công nghệ hiện đại vào quản lý, sản xuất thì sẽ NLCT của doanh nghiệp. Nhân tố cơ sở hạ tầng

có tác động cùng chiều với NLCT của doanh nghiệp, cụ thể: doanh nghiệp có hệ thống thông tin

liên lạc thuận tiện, hệ thống giao thông thuận lợi sẽ nâng cao NLCT của doanh nghiệp. Kết quả

này cũng tương thích với các kết quả nghiên cứu trước

Dữ liệu nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự tác động của nhân tố hội nhập có quan hệ thuận chiều

với NLCT của doanh nghiệp. Nếu hội nhập quốc tế giúp doanh nghiệp tiếp cận được công nghệ

tiên tiến và mở rộng được thị trường thì NLCT của doanh nghiệp sẽ được củng cố thêm. Năng

lực quản lý và năng lực nhân sự của doanh nghiệp tốt cũng sẽ là một nhân tố làm gia tăng NLCT

của doanh nghiệp, điều này có nghĩa là: nếu doanh nghiệp có khả năng phân tích thị trường và đề

ra chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp; có khả năng quản trị, hoạch định và thực

hiện chiến lược; có năng lực tổ chức sản xuất sản phẩm/dịch vụ hay có nguồn nhân sự ổn định,

trình độ chuyên môn và tay nghề cao với chính sách nhân sự hợp lý thì năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp sẽ gia tăng.

4. KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy, để nâng cao năng lực cạnh tranh thì các nhà quản trị

doanh nghiệp trong doanh nghiệp nói chung và DNVVN trên địa bàn TP. Hà Nội nói riêng cần

nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp, nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực; tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý và sản xuất. Bên

Page 341: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

340

cạnh đó, người quản lý cũng phải nhận thức được tác động của hội nhập kinh tế quốc tế để thay

đổi chiến lược quản trị và nắm bắt tốt thông tin về thể chế, bắt kịp yêu cầu của giai đoạn mới,

từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, NLCT của doanh nghiệp chịu sự tác động không

nhỏ từ phía các cơ quan nhà nước gồm các yếu tố như: cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ. Vì

vậy, để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường, các cơ quan Nhà nước cần hoàn

thiện hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan liên quan về

việc nghiên cứu và đưa ra những chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ trợ hoạt

động cho doanh nghiệp.

Nghiên cứu đã chỉ ra một số nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNVVN trên địa bàn TP.

Hà Nội, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục trong các nghiên cứu tiếp theo như:

quy mô mẫu mặc dù đã phù hợp cho nghiên cứu nhưng vẫn còn thấp, phạm vi nghiên cứu cần

mở rộng thêm để có kết quả nghiên cứu tổng thể hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Barney (1991), Firm resources and sustained competitive advantage, Journal of management,

17(1): 99-120.

Buckley, P. J., Pass, C. L. & Prescott, K. (1988). Measures of international competitiveness: A

critical survey, Journal of marketing management, 4(2), 175-200.

Chao A. D., Gonzalez J.S., & Sellens, J.T. (2015), The competitiveness of small network-firm: A

practical tool, Journal of business research.

Crosan M. M., Apaydin M. (2009), A multi – dimensional framework of organizational

innovation: A systematic review of the literature, J. Manage. Stud., 47(6): 1154-1191.

DesGG, Picken J. C. (2000), Changing roles: leadership in the 21st century, Organ. Dynam.,

28(3): 18-34.

Donner J. (2007), Customer acquisiton among small and informal business in Urban India:

Comparing face to face and mediated channels, Electro. J. Inform. Syst. Dev. Countr.,

32(3): 1-16.

Fafchamps, Marcel (1999), Ethnicity and Credit in African Manufacturing. Mimeo, Stanford

University.

Garelli, S. (2005), Executive summary – the World competitivenes landscape in 2005, IMD

World Competitiveness Yearbook 2005.

Grant, R. M. (1991), A resource based theory of competitive advantage: implication for strategy

formulation. California Management Review, 33(3), 114-351.

Porter, M. E. (2008). The five competitive forces that shape strategy, Havard Business Review,

January 2008, 79-93.

Ramasamy, H. (1995), Productivity in the Age of competitiveness: Focus on manufacturing in

Singapore. Productivity in the Age of competitiveness. APO Monograph Series 16, Asian

Productivity Organization.

Page 342: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

341

Sanchez & Heene (1996), A systems view of the firm in competence-based competition, in R.

Sanchez, A., Heence and H. Thomas (eds), Dynamics of competence-based competitition:

Theory and Practice in the New Strategic Management. Oxford, Elsevier Pergamon, 39-62.

Sanchez, R., & Heene, A. (2004), The new strategic management: Organization competition and

competence. NewYork, NY: Wiley.

Tambunan, T. (2009), Export-oriented small and medium industry clusters in Indonesia. Journal

of enterprising communities: people and places in the Global economy, 3(1), 25-58.

Wang và Ahmed (2004), The development and validation of the organisational innovativeness

construct using confirmatory factor analysis, Eur. J. Innovat. Manage, 7(4): 303-313.

Page 343: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

342

Rào cản và động lực trong áp dụng kế toán chi phí môi trường

tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Trần Thị Nhung, Nguyễn Thị Lan Anh

Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.24 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 04/11/2019

Ngày nhận bài: 30/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 08/11/2019

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, kế toán chi phí môi trường (Environmental cost accounting-

ECA) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ phía các nhà nghiên cứu cũng như nhà quản trị trong

doanh nghiệp. Tuy nhiên, những nghiên cứu phản ánh thực tiễn về ECA ở các nước đang phát

triển, đặc biệt là tại Việt Nam vẫn còn hiếm trong tài liệu kế toán quản trị (Management

Accounting - MA). Mục tiêu nghiên cứu là phân tích thực trạng áp dụng ECA tại Bệnh viện Đa

khoa Trung ương Thái Nguyên. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra và phân tích các rào cản, động

lực đối với việc áp dụng ECA tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Dữ liệu khảo sát

được thu thập chủ yếu thông qua phương pháp phỏng vấn các cá nhân giữ chức vụ quản lý tại

Bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại bệnh viện phát sinh một số loại chi phí môi trường

như: chi phí phòng ngừa và xử lý. Tuy nhiên, bệnh viện không tính riêng chi phí môi trường

(Environmental costs - EC), các chi phí này bị che khuất trong các chi phí khác và được phản

ánh trên Báo cáo tài chính. Những rào cản có thể xảy ra khi không áp dụng ECA như: sự thiếu

nhận thức của các nhà quản lý và kế toán, thiếu hệ thống kế toán chi phí và thiếu sự hỗ trợ từ các

cơ quan giám sát. Đồng thời, động lực thúc đẩy việc áp dụng ECA tại Bệnh viện là: Để bảo vệ

bệnh nhân, nhân viên và cộng đồng xung quanh; Để đối phó với các yêu cầu môi trường được

ban hành bởi các cơ quan giám sát (Bộ Y tế).

Từ khóa: Chi phí môi trường, Kế toán chi phí môi trường, Kế toán quản trị chi phí môi

trường, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

1. GIỚI THIỆU

Hiện nay, Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (2019) tính đến tháng 8/2019 cả

nước có hơn 13.000 cơ sở y tế, mỗi năm điều trị cho hơn 150 triệu lượt người và khoảng hơn 300

triệu lượt khám ngoại trú. Khi vào bệnh viện, bệnh nhân thường đi kèm theo 1 - 2 người nhà, cho

nên lượng rác thải từ bệnh nhân và người nhà cùng với rác thải liên quan đến y tế rất lớn. Theo báo

cáo từ một số bệnh viện, khoảng 5% trong số chất thải y tế phát sinh là chất thải nhựa, khoảng 22

Page 344: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

343

tấn/ngày. Về khí thải y tế nguy hại, lượng phát sinh chủ định từ hoạt động chuyên môn của ngành

y tế không nhiều, chủ yếu phát sinh từ các cơ sở y tế có các phòng thí nghiệm phục vụ công tác

nghiên cứu và đào tạo y dược. Tuy nhiên lượng khí thải hình thành không chủ định từ hoạt động

xử lý chất thải y tế vẫn còn chưa được kiểm soát. Bên cạnh các chất thải y tế lây nhiễm, gây nguy

cơ mắc các dịch bệnh truyền nhiễm, các cơ sở y tế còn phát sinh các chất thải nguy hại khác như

dược phẩm quá hạn, chất thải phóng xạ, chất thải gây độc tế bào và các hóa chất độc hại khác như

chì, cadimi, thủy ngân, dioxin/furan, các dung môi chứa clo. Cho đến nay, việc thực hiện phân loại,

thu gom chất thải rắn y tế ở nhiều bệnh viện còn chưa đạt yêu cầu theo Quy chế quản lý chất thải y

tế. Trong đó, chất thải rắn tại các cơ sở y tế chủ yếu được xử lý bằng phương pháp đốt. Do đa số

các lò đốt chưa có hệ thống xử lý khí thải, nhiều lò đốt đã cũ hỏng nên có nguy cơ làm phát sinh

các chất độc hại ra môi trường, trong đó có các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ như Dioxin và

Furan. Hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện chưa đáp ứng được yêu cầu đối với tất cả các

thông số trong quy chuẩn về nước thải bệnh viện, vì thế có nguy cơ xả thải nhiều chất độc hại và

các tác nhân gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao ra môi trường nước.

Tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội của các thực thể kinh tế khác nhau gần đây đã tăng

lên ở nhiều quốc gia và tối đa hóa lợi nhuận không còn là tiêu chuẩn duy nhất để đo lường và đánh

giá hiệu quả hoạt động của một chủ thể kinh tế. Tại Việt Nam, các vấn đề môi trường đã được sự

quan tâm đáng kể từ Chính phủ. Từ năm 2007 Quốc hội đã lần đầu tiên đưa ra quy định về Quản lý

chất thải (Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007), Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày

14/10/2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám

bệnh, chữa bệnh. Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 về Quy chế

quản lý chất thải y tế, và tiếp theo đó hàng loạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng môi trường trong

lĩnh vực y tế được ban hành. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện Việt Nam đều phấn đấu đạt tiêu

chuẩn ISO mới nhất hiện hành. Tiêu chuẩn đã nhận định rõ Chất thải y tế không được quản lý tốt

là nguy cơ đối với người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.

Bên cạnh đó, việc nhận thức rõ và chủ động áp dụng ECA tại các cơ sở y tế nói chung và

tại các bệnh viện nói riêng là hết sức cần thiết. Từ năm 1992, Cộng đồng Châu Âu (EU) đã công

bố một chương trình mang tên “Hướng bền vững”, trong đó, gợi ý rằng giới hành nghề kế toán

cần lãnh sứ mệnh và vai trò trong việc thực thi các hệ thống chi phí để ghi nhận EC trong nội bộ

tổ chức bị bỏ qua trước đây. Đặc biệt EU kêu gọi định nghĩa lại các khái niệm, nguyên tắc, quy

ước và phương pháp kế toán nhằm đảm bảo rằng sự tiêu dùng và sử dụng các nguồn lực môi

trường được kế toán phản ánh như là một phần cấu thành của chi phí sản xuất toàn bộ và phải

được thể hiện trong giá cả thị trường (Deegan, 2006). Nhu cầu đó đã tạo điều kiện cho sự ra đời

và phát triển của ECA. Tuy nhiên nhận thức về việc đo lường EC và nghiên cứu, áp dụng ECA

vẫn chưa được thực hiện tốt tại các nghiên cứu trong nước, đặc biệt là nghiên cứu tại các Bệnh

viện Việt Nam là chưa có. Vậy đâu là rào cản và động lực cho việc áp dụng ECA trong bệnh

viện Việt Nam nói chung và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên nói riêng?

Bài viết nhằm hướng tới 2 mục tiêu chính:

Thứ nhất: để khám phá liệu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên có đo EC hay

không và các chi phí này được hạch toán như thế nào.

Page 345: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

344

Thứ hai: để khám phá nhận thức của người được phỏng vấn trong Bệnh viện về các rào cản

và động lực của việc áp dụng ECA đơn vị.

Bài viết này đóng góp cho kiến thức về tài liệu kế toán quản trị bằng cách tổng hợp tài liệu

để đồng hóa các phương pháp và kỹ thuật EMA (Jing and Songqing, 2011; Somnath, Debnath,

S.K. Bose, Dhalla, 2012; Chang, 2013; Ismail. Ramli, and Darus, 2014; Wang và cộng sự, 2018)

cùng một số nghiên cứu nhấn mạnh các yếu tố rào cản và động lực ảnh hưởng đến thực tiễn

EMA (Mokhtar, Jusoh, Zulkifli; 2016 Jamil, Mohamed, Muhammad, Ali, 2015; Chang, 2013;

Lee, 2011; Setthasakko, 2010), trên cơ sở đó tìm hiểu và đánh giá thực tiễn kế toán chi phí môi

trường (ECA) trong một bệnh viện Việt Nam (Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên,

Thái Nguyên), nó cũng khám phá nhận thức của kế toán và quản lý bệnh viện về lợi ích, rào cản

và động lực cho việc sử dụng ECA. Bài viết này trình bày khung lý thuyết của nghiên cứu, vấn

đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, kết quả và thảo

luận, cuối cùng là kết luận.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

- Thành phần của EC:

Một đánh giá về tài liệu EMA cho thấy có nhiều định nghĩa khác nhau về EC (Todea và

cộng sự, 2011; Sief, 2014). Nói chung, EC bao hàm tất cả các chi phí liên quan đến các hoạt

động của tổ chức có tác động đến môi trường (Tsui, 2014).

Ủy ban Châu Âu (Khuyến nghị số 453/2001) đã xác định EC là chi phí phải ngăn chặn,

giảm hoặc phục hồi các thiệt hại về môi trường do thực thể hoặc một trong số đó có thể xảy ra do

các hoạt động mà họ điều hành. Chúng bao gồm: phòng ngừa, loại bỏ hoặc giảm chất thải hoặc

nước thải, carbon, xử lý đất bị ô nhiễm, thay đổi cảnh quan triệt để, nghiên cứu và đổi mới sản

phẩm, quy trình sản xuất sạch hơn, môi trường kiểm soát chất lượng. Định nghĩa được đưa ra

cho EC bởi Phòng Phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UNDSD) cho thấy rằng EC có thể

bao gồm cả chi phí bên trong và bên ngoài và tất cả các chi phí xảy ra liên quan đến thiệt hại và

bảo vệ môi trường (UNDSD, 2001).

Cơ quan bảo vệ môi trường định nghĩa EC là chi phí có tác động tài chính trực tiếp đối với

các thực thể (chi phí nội bộ) và chi phí cá nhân mà thực thể không chịu trách nhiệm (chi phí bên

ngoài). Định nghĩa này thể hiện cơ sở cho sự khác biệt giữa EC, được thấy dưới đây (De Bia &

Friend, 2006)

Dựa trên các định nghĩa được trình bày ở trên, EC có thể được phân thành hai loại chính:

chi phí nội bộ hoặc tư nhân và chi phí bên ngoài hoặc xã hội (Tsui, 2014; UNDSD, 2001;

Burritt, 2004).

Lee (2011) phân loại EC thành bốn loại chính: Chi phí hoạt động xử lý ô nhiễm, chi phí

hoạt động phòng ngừa ô nhiễm, chi phí hoạt động của các bên liên quan, chi phí hoạt động khắc

phục và tuân thủ pháp luật. Bảng 1 tóm tắt các loại chi phí môi trường và ví dụ về từng loại theo

đề xuất của (Lee, 2011).

Page 346: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

345

Bảng 1. Phân loại chi phí môi trường

Danh mục chi phí

môi trường

Các khoản mục chi phí môi trường

Chi phí hoạt động

xử lý ô nhiễm

Chi phí bảo trì (cơ sở xử lý chất thải, khí thải, chi phí xử lý nước)

Chi phí thiêu đốt chất thải

Chi phí liên quan đến chất thải tái chế

Chi phí năng lượng cơ sở xử lý ô nhiễm

Chi phí vật liệu cho các cơ sở xử lý ô nhiễm

Chi phí hoạt động

phòng ngừa ô

nhiễm

Chi phí cho các hoạt động phòng ngừa ô nhiễm (R&D, tìm nguồn

nguyên liệu, phát triển sản phẩm, xử lý chất thải và tái vật liệu hóa)

Chi phí mua, mua sắm xanh

Chi phí cho thiết kế sản phẩm xanh và đầu tư cơ sở vật chất phát triển

công nghệ trong các sản phẩm xanh và xử lý ô nhiễm

Chi phí hoạt động

của các bên liên

quan

Chi phí cho các hoạt động cộng đồng liên quan đến môi trường

Chi phí cho quan hệ công chúng (PR)

Chi phí cho quảng cáo xanh (TV, phương tiện truyền thông)

Chi phí cho công bố thông tin môi trường (báo cáo môi trường/bền vững

và chi phí liên quan)

Chi phí cho báo cáo pháp lý (báo cáo được công bố và chi phí liên quan)

Chi phí cho quan hệ nhà đầu tư môi trường (khuyến mãi, sự kiện)

Tuân thủ pháp luật

và chi phí hoạt

động khắc phục

Chi phí tuân thủ môi trường

Chi phí phục hồi môi trường (thu hồi đất bị ô nhiễm, phí kiểm tra và tư

vấn môi trường, …)

Tiền phạt môi trường

Chi phí pháp lý môi trường (cáo buộc, phí luật sư,…)

(Nguồn: Lee, 2011)

Trong bài báo này, chúng tôi sẽ áp dụng (Lee, 2011) phân loại (EC) để khám phá sự khác

biệt (EC) được đo và tính toán bởi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

- Phương pháp kế toán chi phí môi trường:

Theo (Jing & Song Khánh, 2011) kế toán chi phí môi trường nên bao gồm xác định, phân

phối và đo lường chi phí môi trường. Họ cũng tuyên bố rằng nguồn chính để có được thông tin

chi phí môi trường đến từ hệ thống kế toán doanh nghiệp. Ngoài ra, các tác giả còn phân biệt

giữa hai phương pháp xác định chi phí môi trường truyền thống.

Họ đã đề cập rằng: Ở các nước phát triển, chi phí môi trường thường được bao gồm trong

tài khoản chi phí sản xuất của mình; Ở nước đang phát triển, các khoản chi liên quan đến môi

trường thường được bao gồm trong "phí quản lý và các dự án khác, không được công nhận và đo

lường riêng lẻ" (Jing & Songqing, 2011).

Page 347: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

346

ECA liên quan đến việc xác định và công nhận các yếu tố của các chi phí này. Theo Henri

(2010), các phương pháp được các thực thể sử dụng để xác định EC là phương pháp đánh giá

vòng đời, phương pháp cân bằng môi trường, phương pháp toàn bộ chi phí, phương pháp đánh

giá tổng chi phí và phương pháp dựa trên hoạt động (ABC).

Phương pháp đánh giá vòng đời: bao gồm ba giai đoạn: kiểm kê tất cả các dòng chảy liên

quan đến năng lượng, nước, nguyên liệu thô, không khí và khí thải; kiểm kê các biện pháp định

tính và định lượng tác động đến môi trường; giải thích kết quả và đánh giá các phương pháp có

thể để giảm tác động môi trường.

Phương pháp cân bằng môi trường: bao gồm xác định và đo lường các luồng đầu vào và

đầu ra của một thực thể, của một dịch vụ, quy trình hoặc sản phẩm về năng lượng, nước, vật liệu,

chất thải hoặc khí thải.

Phương pháp toàn bộ chi phí: là việc phân bổ tất cả các chi phí cho một sản phẩm (nguyên

vật liệu, tiền lương,...) bao gồm cả EC tiềm năng và thực tế.

Phương pháp đánh giá tổng chi phí: phương pháp này được sử dụng để đo lường chi phí

đầu tư vốn. Ngoài ra, việc phân loại chi phí được sử dụng để đánh giá tổng chi phí đòi hỏi phải

xác định rõ các chi phí liên quan rõ ràng đến môi trường.

Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (Activity-Based Costing - ABC): phương

pháp này cho phép một thực thể phân bổ EC cho các hoạt động và sau đó cho các sản phẩm.

EC nên được công nhận trong giai đoạn mà chúng được xác định đầu tiên. Nếu các tiêu chí

để được công nhận là một tài sản đã được đáp ứng, chúng nên được vốn hóa và khấu hao vào báo

cáo thu nhập trong các giai đoạn hiện tại và phù hợp trong tương lai. EC nên được vốn hóa nếu

chúng liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp, đến lợi ích kinh tế trong tương lai sẽ chảy vào thông

qua doanh nghiệp (United nation, 1998):

+ Tăng năng lực, hoặc cải thiện sự an toàn hoặc hiệu quả của các tài sản khác thuộc sở hữu

của doanh nghiệp;

+ Giảm hoặc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường có khả năng xảy ra do các hoạt động trong

tương lai; hoặc là

+ Bảo tồn môi trường.

- Rào cản và động lực:

Việc xem xét kỹ lưỡng tài liệu EMA cho thấy một số nỗ lực của các nhà nghiên cứu để ghi

lại các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở việc áp dụng EMA và báo cáo EC.

Theo Yusoff1 và cộng sự (2016), tăng giá trị cổ đông, sự tham gia của các bên liên quan và

áp lực pháp lý là những yếu tố thúc đẩy chính để kế toán áp dụng báo cáo kế toán xanh trong báo

cáo tài chính của họ.

Setthasakko (2010) cho rằng sự tập trung hẹp vào hiệu quả kinh tế và việc thiếu xây dựng

tổ chức học tập là rào cản cho việc áp dụng EMA trong các công ty Thái Lan.

Page 348: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

347

Trong nghiên cứu điểm chuẩn của họ về ECA cho các công ty hóa chất và dầu mỏ (Shields,

Beloff, & Heller, 1996) cho thấy rằng việc phát triển hệ thống ECA phụ thuộc vào văn hóa doanh

nghiệp hoặc thái độ. Họ ủng hộ thêm rằng sự thành công của hệ thống ECA phụ thuộc vào thái độ

tích cực giữa ban lãnh đạo cấp cao, nhà quản trị nội bộ, nhà đầu tư, tích hợp công cụ vào việc ra

quyết định hàng ngày và nếu không có sự hỗ trợ như vậy, hệ thống sẽ không có tác dụng.

Bảng 2. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây về các rào cản, lợi ích và động lực cho việc áp dụng

EMA hoặc ECA và các hoạt động quản lý môi trường khác

Nghiên cứu Công nghệ/

Kỹ thuật Rào Cản Động lực

Massoud và

cộng sự, 2010

ISO14001

Không có sự hỗ trợ của chính phủ.

Không có nhu cầu của các bên liên

quan.

ISO 14001 không phải là một yêu

cầu pháp lý

Yếu tố kinh tế và tổ

chức

Bebbington và

cộng sự, 1994

Dữ liệu điện

tử

Không chắc chắn về cách tiến hành

Thiếu một yêu cầu pháp lý

Lợi ích không vượt quá chi phí

Không đủ nhu cầu về thông tin

Brammer và

cộng sự, 2011 EM Quy định của chính phủ

Setthasako,

2010 EMA

Không phải là một yêu cầu pháp lý

Không có nhu cầu từ khách hàng

hoặc các bên liên quan

Thiếu các ưu đãi

Thiếu sự hỗ trợ của chính phủ

Thiếu nguồn lực

Chi phí và thời gian

Tạo ra bất lợi cạnh tranh

Thiếu kiến thức, kỹ năng trong nhà

Yêu cầu của khách

hàng và nhu cầu của

các bên liên quan

Vượt rào cản

Chỗ ở theo quy định

quốc tế

Thi hành cạnh tranh

công bằng

Công nhận sản phẩm,

dịch vụ của công ty

Khuyến khích của chính

phủ hoặc các quy định

Giảm chi phí (giảm hoạt

động và bảo hiểm)

Yêu cầu chuỗi cung

ứng

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Page 349: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

348

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, một phương pháp nghiên cứu trường hợp đã được sử

dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp phù hợp với nghiên cứu này, dựa trên cơ thể ít kiến

thức có sẵn trong tài liệu MA của Việt Nam về Kế toán chi phí môi trường trong các bệnh viện;

từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu được thu thập bằng các cuộc phỏng vấn các nhà quản lý liên quan và kế toán tại

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, ngoài việc quan sát địa điểm và kiểm tra các tài

liệu kế toán và hồ sơ bệnh viện. Các câu hỏi bán cấu trúc mở kết thúc được sử dụng trong các

cuộc phỏng vấn để cho phép dữ liệu phong phú. Tác giả đã ghi chép và ghi lại câu trả lời trực

tiếp trong các cuộc phỏng vấn. Câu trả lời cho các câu hỏi sau đó được phân tích bằng cách sử

dụng phân tích nội dung.

Các câu hỏi trong các cuộc phỏng vấn bao gồm ba nội dung chính:

+ Bệnh viện có đo EC hay không và các loại EC đang được đo.

+ EC được phản ánh trong các tài liệu kế toán của Bệnh viện như thế nào.

+ Nhận thức của những người được phỏng vấn về những rào cản và động lực cho việc sử

dụng ECA tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp vào tháng 9/2019. Đối tượng điều tra: Giám đốc bệnh

viện; Trưởng phòng quản lý chất lượng; Kế toán trưởng; Phó Trưởng Phòng Hành chính - Quản

trị. Hình thức điều tra: Phỏng vấn trực tiếp.

- Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu: Sau khi dữ liệu được thu thập tác giả tiến

hành tổng hợp và phân tích dữ liệu. Kết quả tổng hợp và phân tích được thể hiện qua các bảng 1;

bảng 2; bảng 3; bảng 4.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

- Tổng quan về Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên:

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên được thành lập vào tháng 7 năm 1951 với tên

gọi Bệnh viện Liên khu Việt Bắc, trực thuộc khu y tế Liên khu Việt Bắc, có nhiệm vụ khám chữa

bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam. Qua gần 70 năm xây dựng

và phát triển, hiện nay Bệnh viện nằm ngay khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên, là tuyến

điều trị cao nhất chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe trực tiếp cho hơn 1,2 triệu dân trong tỉnh,

tuyến cuối của các tỉnh vùng Đông Bắc. Bệnh viện hoạt động với các chức năng chính sau:

+ Khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các tỉnh, thành phố

vùng Đông Bắc;

+ Tham gia đào tạo cán bộ, cơ sở áp dụng chính của trường Đại học Y dược Thái Nguyên

và các cơ sở đào tạo cán Bộ Y tế khác;

Page 350: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

349

+ Nghiên cứu khoa học về y dược;

+ Tham gia chỉ đạo trực tuyến;

+ Quan hệ quốc tế;

+ Quản lý y tế bệnh viện.

- Chi phí môi trường tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên:

Bệnh viện tuân thủ các quy trình của Bộ Y tế liên quan đến bảo vệ môi trường và sức khỏe

cộng đồng. Theo Bà Đặng Hoàng Nga, Trưởng phòng Quản lý chất lượng (Đ.H.N) “Các loại

chất thải và chất gây ô nhiễm khác nhau được tạo ra trong quá trình hoạt động của bệnh viện

của chúng tôi, bao gồm các vật liệu y tế nguy hiểm, các chất thải khác và nước ô nhiễm.”

Bên cạnh đó, kết quả thu thập dữ liệu thứ cấp tại Bệnh viện cho thấy:

Với quy mô giường bệnh mở rộng 1.200 giường như hiện nay thì lượng rác thải của Bệnh

viện là:

+ Rác thải sinh hoạt 1.200 giường x 0,45 kg/ngày/đêm = 5400 kg/ngày/đêm tương đương

1,8m3/ngày/đêm (tỷ trọng của rác là 300 kg/m3);

+ Rác thải y tế nguy hại: 1.200 giường x 0,1125 kg/giường/ngày/đêm = 135 kg/ngày/đêm

thương đương (0,45 m3/ngày/đêm).

+ Nước thải: Lượng nước thải bệnh viện phát sinh từ hoạt động vệ sinh hàng ngày từ hoạt

động khám, chữa bệnh, từ các lavabo xét nghiệm, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh (thể hiện qua

chỉ tiêu Coliform). Lượng nước thải phát sinh là 0,6 m3/ngày/đêm x 1.200 giường bệnh = 720

m3/ngày/đêm.

Nước mưa chảy tràn trên bề mặt khuôn viên bệnh viện, lưu lượng khoảng 1,56m3/s (đối với

cường độ mưa tính toán h = 100 mm). Nước mưa chảy tràn chứa nhiều tạp chất ô nhiễm gây hại.

Tổng lượng rác thải phát sinh từ bệnh viện khi nâng quy mô giường lên 1000 giường là

562,5 kg/ngày/đêm.

Thông thường theo kết quả điều tra thứ cấp lượng chất thải 6 tháng đầu năm thường thấp

hơn 6 tháng cuối năm, do lượng bệnh nhân thường tăng lên vào cuối năm.

Bác sĩ Hà Đức Trịnh, Phó Trưởng Phòng Hành chính - Quản trị (H.Đ.T) cho biết: “Chất

thải rắn phát sinh từ các phòng, khoa… được thu gom và phân loại tại nguồn. Sau đó, chất thải

y tế nguy hại được chúng tôi đưa vào lò xử lý bằng công nghệ vi sóng. Đối với chất thải sinh

hoạt, Bệnh viện đã ký hợp đồng với Chi nhánh Vệ sinh môi trường - Công ty CP Môi trường và

Công trình đô thị Thái Nguyên thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.”

Được biết, các loại chất thải rắn đã phân loại tại nơi phát sinh được Bệnh viện thu gom ra

xe chuyển rác (tại đầu nhà các khoa, phòng, trung tâm). Theo đó, Công ty Làm sạch quốc tế

(ICT) hợp đồng với Bệnh viện trong việc thu gom, làm sạch ngoại cảnh và vận chuyển đến nhà

chứa chất thải của Bệnh viện. Tại đây, chất thải rắn y tế sẽ được xử lý bằng công nghệ vi sóng

với công suất 38kg/giờ, đảm bảo yêu cầu chống lây nhiễm; còn chất thải y tế thông thường được

Page 351: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

350

nghiền nhuyễn bằng công nghệ không khói. Sau đó, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị

Thái Nguyên sẽ vận chuyển từ nhà chứa chất thải của Bệnh viện đến bãi chứa rác thải của Thành

phố (xử lý 1 lần/ngày bằng phương pháp chôn lấp).

Trên thực tế, chất thải y tế, nhất là chất thải dạng rắn, là loại chất thải nguy hiểm do chứa

nhiều mầm bệnh dễ lan truyền lây nhiễm, các hoá chất độc hại và các vật sắc nhọn nguy hại.

Việc xử lý chất thải bệnh viện nói chung và chất thải rắn y tế nguy hại nói riêng là một nhu cầu

thực tế, ngày càng trở thành vấn đề cần quan tâm. Với việc đưa hệ thống xử lý chất thải rắn y tế

trị giá trên 10tỷ đồng vào vận hành từ năm 2015, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

đã xử lý được chất thải y tế độc hại ngay tại chỗ, tiết kiệm được chi phí, bảo vệ môi trường. Ông

Trịnh (H.Đ.T) cho biết thêm: “Hệ thống xử lý chất thải rắn y tế của Bệnh viện đã được Bộ Y tế

lựa chọn thực hiện theo “Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Trước đây, chúng tôi phải thuê vận chuyển rác thải y tế độc hại ra bãi chứa rác với giá 15.000

đồng/kg. Từ khi có hệ thông xử lý chất thải này thì chi phí đã giảm xuống còn 6.000 đồng/kg.”

Không chỉ quan tâm tới việc xử lý chất thải rắn, nhất là các loại chất thải y tế độc hại, Bệnh

viện còn quan tâm tới việc xử lý nước thải. Từ khi hệ thống thu gom và xử lý nước thải với kinh

phí đầu tư 39tỷ đồng được đưa vào hoạt động (năm 2013), lượng nước thải từ các khoa, phòng,

trung tâm đều được thu gom và đưa về khu trung tâm để xử lý nước trước khi xả ra môi trường.

Cụ thể: Nước thải từ các khoa, phòng khám, chữa bệnh được hệ thống thu gom đổ về bể tách rác,

qua màng lọc tách mỡ, sau đó bơm lên bể điều hòa xử lý bằng công nghệ sinh học. Cuối quy

trình xử lý, nước thải đáp ứng Quy chuẩn (28:2010) của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ông

Nguyễn Công Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (N.C.H) nói:

“Qua kết quả phân tích định kỳ của cơ quan chức năng cho thấy, các chỉ tiêu trong nước thải đã

qua xử lý của Bệnh viện đều nằm trong giới hạn cho phép…”

Có thể thấy, bằng việc đưa vào vận hành hệ thống xử lý chất thải mới với công nghệ xử lý

tiên tiến và công suất phù hợp, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã giải quyết tình

trạng quá tải của hệ thống xử lý chất thải trước đây tại Bệnh viện. Nước và chất thải rắn sau khi

xử lý đều đạt các quy chuẩn kỹ thuật về chất thải y tế hiện nay của Việt Nam. Qua đó, đã góp

phần bảo vệ môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, đạt được kết quả này, ngoài việc lựa chọn được hệ thống xử lý chất thải, nước

thải phù hợp, còn phải kể đến ý thức chấp hành nghiêm túc của các y, bác sĩ trong Bệnh viện.

Không chỉ có phong thái làm việc chuyên nghiệp, hết lòng vì bệnh nhân, chủ động phân rác tại

nguồn theo chỉ đạo của cấp trên, đội ngũ cán bộ y, bác sĩ ở cơ sở khám bệnh này còn tích cực

tuyên truyền, vận động bệnh nhân, người nhà bệnh nhân chấp hành việc phân loại rác tại nguồn,

từ đó tạo ra nguồn chất thải (y tế độc hại, y tế thông thường, chất thải sinh hoạt) phù hợp với việc

vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn y tế bằng công nghệ vi sóng.

- Phương pháp kế toán chi phí môi trường tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên:

Trong khi bệnh viện trường hợp phát sinh EC khác nhau, như đã đề cập ở trên, ECA tại

Bệnh viện mới bắt đầu ở giai đoạn sơ khai. Bà Nguyễn Thị Kim Phúc - trưởng phòng Kế toán

(N.T.K.P): “Bệnh viện không có một hệ thống kế toán chi tiết về chi phí môi trường và chi phí

môi trường nằm trong khoản mục chi phí chung.”

Page 352: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

351

Khi được hỏi về việc bệnh viện có áp dụng bất kỳ phương pháp kế toán nào được sử dụng

trong kế toán EC hay không: đánh giá vòng đời, cân bằng môi trường, đánh giá toàn bộ chi phí,

đánh giá tổng chi phí và phương pháp ABC, các nhà quản lý và kế toán cho biết: “Chúng tôi

không có một hệ thống kế toán chi phí môi trường chi tiết và các phương pháp kế toán chi phí

này vẫn chưa được biết đến trong bệnh viện của chúng tôi.”

- Rào cản và động lực để sử dụng ECA:

Bệnh viện hoạt động trong một môi trường thể chế. Bộ Y tế và các bệnh viện làm việc

dưới sự giám sát của nó cam kết với một số yêu cầu pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường,

đặc biệt là Tiêu chuẩn chất lượng và các quy định pháp luật về môi trường khác. Việc thiếu áp

lực nghiêm trọng từ cơ quan giám sát (Bộ Y tế), rõ ràng ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống

ECA. Bà (N.T.K.P) chỉ ra vấn đề này: “Thật không may, chúng tôi không có một hệ thống kế

toán chi phí môi trường trong bệnh viện của chúng tôi, tôi nghĩ vậy. Cá nhân, Bộ Y tế có trách

nhiệm không thúc đẩy các bệnh viện hướng tới việc áp dụng một hệ thống thống nhất ECA.”

Tuy nhiên, không chỉ môi trường thể chế dường như có tác động đến EC trong trường hợp

bệnh viện. Như đã nói bởi (N.C.H): “Các mối quan tâm của chúng tôi đối với các vấn đề môi

trường như xử lý chất thải và kiểm soát nhiễm trùng trong bệnh viện của chúng tôi thực sự dựa trên

mối quan tâm của chúng tôi trong việc bảo vệ nhân viên, bệnh nhân và môi trường xung quanh và

cộng đồng. Điều này sẽ cải thiện hình ảnh bệnh viện trong tâm trí khách hàng và toàn xã hội”.

Những người được phỏng vấn khác đề cập đến một số trở ngại cho việc không sử dụng

(ECA). Bà (Đ.H.N) đã đề cập đến một số rào cản của việc không áp dụng ECA: “Nói thật, nhân

viên kế toán và các nhà quản lý khác ở các cấp độ khác nhau không có gì đánh giá cao tầm quan

trọng của việc đo lường và kế toán cho EC. Điều này có thể là do thiếu kiến thức về các kỹ thuật

(ECA) và khó khăn trong việc đo lường một số EC”. Bà nói thêm: “Các cơ quan giám sát không

hỗ trợ đủ các hệ thống chi phí trong bệnh viện và thậm chí không yêu cầu Báo cáo chi phí môi

trường. Bệnh viện không tổ chức các chương trình đào tạo về ECA, tôi nghĩ rằng vấn đề này rất

quan trọng để tăng nhận thức của nhân viên kế toán về các kỹ thuật E.C.A.”

- Kết quả nghiên cứu:

Trong phần này, chúng tôi sẽ tóm tắt kết quả phân tích nội dung. Các vấn đề chính cần

quan tâm trong nghiên cứu này được chia thành các chủ đề và câu trả lời của người được phỏng

vấn cho các câu hỏi được tóm tắt để tìm ra sự tương ứng trong câu trả lời của người được phỏng

vấn. Chủ đề đầu tiên là EC phát sinh bởi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Bảng 3

trình bày EC phát sinh bởi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên:

Bảng 3. EC phát sinh bởi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Thể loại EC Người được phỏng vấn

N.C.H N.T.K.P H.Đ.T Đ.H.N

Chi phí hoạt động xử lý ô nhiễm

Chi phí bảo trì (chi phí phải trả để chuyển nhượng và xử

lý chất thải tại nhà máy xử lý chất thải) x x x x

Page 353: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

352

Chi phí hoạt động phòng ngừa ô nhiễm

Chi phí cho các hoạt động phòng ngừa ô nhiễm bao

gồm chi phí cho hộp an toàn, túi đựng chất thải, chi phí

găng tay và thiết bị khử trùng)

x x x x

Chi phí chương trình đào tạo môi trường x x x x

Chi phí hoạt động của các bên liên quan o o o o

Tuân thủ pháp luật và hoạt động khắc phục chi phí o o o o

Ghi chú: x: Đồng ý; o: Không đồng ý

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra sơ cấp của tác giả)

Qua bảng 3 có thể thấy Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên phát sinh một số EC,

các chi phí này có thể được phân loại thành hai trong số các nhóm chính được đề xuất bởi Lee

(2011), đó là chi phí xử lý ô nhiễm và chi phí hoạt động phòng ngừa ô nhiễm. Tuy nhiên, Bệnh

viện không có bất kỳ EC nào khác (chi phí hoạt động của các bên liên quan và chi phí hoạt động

tuân thủ pháp luật và khắc phục).

Các chủ đề quan tâm khác trong nghiên cứu này là các phương pháp được sử dụng trong kế

toán cho EC và các rào cản, động lực trong việc sử dụng ECA. Liên quan đến các phương pháp

kế toán được sử dụng trong kế toán cho EC, tất cả những người được phỏng vấn đều nói rằng

bệnh viện không sử dụng bất kỳ phương pháp nào trong số này. Rào cản và động lực có thể có

đối với áp dụng ECA trong bệnh viện này được thể hiện trong bảng 4.

Bảng 4. Rào cản, động lực áp dụng ECA tại Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Thái Nguyên

Rào cản và động lực sử dụng ECA tại Bệnh viện Đa

khoa Trung ương Thái Nguyên

Người được phỏng vấn

N.C.H N.T.K.P H.Đ.T Đ.H.N

Rào Cản

Thiếu các cơ quan giám sát hỗ trợ o o x x

Thiếu đào tạo về ECA x x x x

Thiếu khả năng kỹ thuật o x o o

Thiếu nhận thức của nhân viên và người quản lý cho EC o x o o

Thiếu sự quan tâm từ ban quản lý và cơ quan quản lý

nhà nước trong các báo cáo của EC o x x x

Thiếu một hệ thống kế toán chi phí môi trường x x x x

Động lực thúc đẩy EC

Để bảo vệ bệnh nhân, nhân viên và cộng đồng xung quanh x x x x

Để đối phó với các yêu cầu môi trường được ban hành

bởi các cơ quan giám sát (Bộ Y tế) x x x x

Ghi chú: x: Đồng ý; o: Không đồng ý

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra sơ cấp của tác giả)

Page 354: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

353

Bảng 4 cho thấy, người được phỏng vấn trong trường hợp bệnh viện chỉ ra một số rào cản

cho việc không hạch toán chi phí môi trường. Chúng bao gồm sự thiếu quan tâm đến các báo cáo

EC của các cơ quan quản lý nhà nước và ban quản lý bệnh viện và thiếu hệ thống chi phí, đào tạo

và nhận thức của nhân viên cho ECA. Bảng 4 cũng cho thấy có những động lực chính cho sự

phát sinh của EC tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, đầu tiên là bảo vệ bệnh nhân,

nhân viên và môi trường xung quanh; thứ hai là để đối phó với các yêu cầu môi trường được ban

hành bởi các cơ quan giám sát (Bộ Y tế).

- Thảo luận:

Chúng tôi đã khám phá trong nghiên cứu này về việc áp dụng ECA tại Bệnh viện Đa khoa

Trung ương Thái Nguyên. Các cuộc phỏng vấn với các nhà quản lý khác nhau trong bệnh viện

cho thấy bệnh viện phải chịu hai loại EC theo đề xuất phân loại của Lee (2011), đó là chi phí

phòng ngừa và chi phí điều trị. Tuy nhiên, bệnh viện đã không tính riêng chi phí này và chúng

thực sự bị che khuất trong ngân sách và các tài khoản khác của bệnh viện theo danh mục chi phí

chung. Hơn nữa, Bệnh viện không chuẩn bị bất kỳ báo cáo EC nào và dường như cơ quan giám

sát cũng không yêu cầu hoặc không quan tâm đến các báo cáo đó.

Rào cản cho việc không đo EC và sử dụng ECA bao gồm một số yếu tố thể chế được thông

báo bởi xã hội học thể chế mới (DiMaggio và Powell, 1983), chẳng hạn như thiếu áp lực từ các cơ

quan chính phủ. Các rào cản khác bao gồm thiếu hỗ trợ quản lý và thiếu nhận thức từ các nhà quản

lý cấp khác nhau cho ECA. Những yếu tố này được đề xuất bởi nghiên cứu trước đây là rào cản cho

áp dụng ECA (Massoud và cộng sự, 2010). Tương tự như nghiên cứu trước đây ở các nước đang

phát triển khác phát hiện ra rằng ECA đang ở giai đoạn phôi thai (Okafor, Okaro, & Egbunike,

2013) có vẻ như ECA vẫn đang ở giai đoạn đầu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu có được đã cho thấy ECA đang ở giai đoạn sơ khai tại Bệnh viện

Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, đây cũng là thách thức lớn cho bệnh viên khi ứng dụng ECA

vào trong hệ thống kế toán. Kết quả nghiên cứu đã đạt được mục tiêu nghiên cứu chung của đề

tài là:

- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên không sử dụng bất kỳ phương pháp nào

trong số phương pháp được đề cập để đo EC. Chi phí môi trường được tập hợp vào chi phí chung

của Bệnh viện.

- Các rào cản chủ yếu trong việc áp dụng ECA tại Bệnh viện là: thiếu quan tâm đến các

báo cáo EC của các cơ quan quản lý nhà nước và ban quản lý bệnh viện và thiếu hệ thống chi

phí, đào tạo và nhận thức của nhân viên cho ECA.

- Động lực thúc đẩy việc áp dụng ECA tại Bệnh viện là: Để bảo vệ bệnh nhân, nhân viên

và cộng đồng xung quanh; Để đối phó với các yêu cầu môi trường được ban hành bởi các cơ

quan giám sát (Bộ Y tế).

Từ kết quả nghiên cứu trên, cho thấy trong thời gian tới để triển khai ECA hiệu quả vào hệ

thống kế toán thì Ban Giám đốc Bệnh viện cần thực hiện những giải pháp sau:

Page 355: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

354

- Nâng cao nhận thức và trình độ về ECA cho đội ngũ quản lý và nhân viên kế toán trong

Bệnh viện. Để làm được điều này Giám đốc Bệnh viện cần tổ chức hoặc cử nhân viên tham gia

các lớp bồi dưỡng về ECA.

- Tăng cường các Báo cáo; thảo luận; nghiên cứu chuyên sâu về môi trường; EC; ECA

trong bệnh viện và mở rộng khuyến khích các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề

này. Đây là cơ sở và căn cứ cho Bệnh viện đánh giá được thực trạng của mình và có định hướng

phát triển mới trong tương lai nhằm hoàn thiện ECA trong đơn vị cũng như xây dựng môi trường

xanh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

- Gắn mục tiêu phát triển của Bệnh viện với mục tiêu phát triển một môi trường Bệnh viện

Xanh đây chính là động lực cho việc xây dựng ECA tại Bệnh viện.

Ngoài ra, kiến nghị đối với Bộ Tài chính cần kết hợp với Bộ Y tế nhằm đưa ra hệ thống

văn bản quy định và hướng dẫn về ECA vào các đơn vị, tổ chức hoạt động y tế nói chung và vào

khối bệnh viện nói riêng, nhằm tăng cường động lực thúc đẩy hoàn thiện ECA trong ngành y tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, kết quả nghiên cứu mới đánh giá ở khía cạnh định tính

là chủ yếu, cần có sự nghiên cứu sâu hơn nhằm đánh giá định lượng nhằm đo lường mực độ ảnh

hưởng của các rào cản và động lực thúc đẩy việc áp dụng ECA trong bệnh viện Đa khoa Trung

ương Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2009), Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất

thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Thái Nguyên.

Bộ Y tế (2009), Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày14/10/2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện

công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.

Bộ Y tế (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 về quản lý chất thải y tế,

Hà Nội.

Burritt, R (2004), Environmental management accounting: Roadblocks on the way to the green

and pleasant land, Business Strategy and the Environment Bus. Strat. Env. 13, 13–32,

Published online in WILEY ITERSCIENCE (www.interscience.wiley.com). DOI:

10.1002/bse.379

Chang, H.C. (2013), Environmental management accounting in the Taiwanese higher education

sector. Issues and opportunities, International journal of sustainability in higher education,

14 (2), 133-145

Cục Quản lý môi trường y tế (2015), Quản lý chất thải y tế cho cán bộ quản lý, NXB Y học,

Hà Nội.

Dawson, C. (2002), Practical Research Methods -A user-friendly guide to mastering research

techniques and projects, how to books, Oxford, UK.

Page 356: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

355

Deegan, (2002), Introduction: The legitimising effect of social and environmental disclosures – a

theoretical foundation, Accounting, Auditing & Accountability Journal, 15(3), 282-311.

DiMaggio, P., and Powell, W. W. (1983). The iron cage revisited: institutional isomorphism

and collective rationality in organizational fields. American Sociological Review, 48(2).

147 - 160.

Ismail M. S, Ramli A, and Darus F. (2014). Environmental management accounting practices

and Islamiccorporate social responsibility compliance: evidence from ISO14001

companies. Procedia social and behaviour sciences, 145, 343 – 351.

Lee, K. H. (2011), Motivations, Barriers, and Incentives for Adopting Environmental

Management (Cost) Accounting and Related Guidelines: a Study of the Republic of Korea,

Corporate Social Responsibility and Environmental Management CORP. SOC.

RESPONSOBLE ENVIRON. MGMT. No 18, pp. 39 – 49.

Jing H, Songqing L (2011), The Research of Environmental Costs Based On Activity Based

Cost, Procedia environmental sciences, No 10, pp. 147 – 151.

Mokhtar N, Jusoh R, Zulkifli N (2016), Corporate Characteristics and Environmental

Management Accounting (EMA) Implementation: Evidence from Malaysian Public Listed

Companies, (PLCs), Journal of cleaner production.

Nguyễn Thị Kim Tiến (2019), Báo cáo hội nghị trực tuyến triển khai giảm thiểu chất thải nhựa

trong ngành y tế, Hà Nội.

Okafor, Gloria O., Okaro, Sunday C. & Egbunike, Chinedu F. (2013), (ECA) and Cost

Allocation (a Study of Selected Manufacturing Companies in Nigeria), European journal

of business and management, 5(18).

Sở Y tế (2018), Báo cáo kết quả kiểm tra chất thải y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên, Thái Nguyên.

Tsui, C.S.K (2014), A Literature Review of Environmental Management Accounting (EMA)

Adoption, Web Journal of Chinees managenenr review, 17(3).

Todea N, Stanciu I.C, Uderea A.M (2011), Accounting policies on EC and their calculation

method in the entity, Annals & Proceedings of DAAAM International, 22(1).

United Nations Division for Sustainable Development (2011), Environmental Management

Accounting Procedures and Principles.

Wang J, Wang R, Zhu Y, Li J, (2018), Life cycle assessment and environmental cost accounting

of coal-fired power generation in China, Energy Policy, 115, 374 – 384.

Zuriana C, JamilM, Mohamed R, Muhammad F, Ali A, (2015), Environmental management

accounting practices in small medium manufacturing firms, Procedia - Social and

behaviour sciences, 172, 619 – 626.

Page 357: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

356

Tác động của các khu công nghiệp đến phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh Thái Bình

Hoàng Thị Việt Hà, Đào Thu Hà

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.12 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 12/11/2019

Ngày nhận bài: 23/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) giai đoạn 2020 - 2030 tầm nhìn đến

2050 Đảng ta nhấn mạnh: “Phát huy hiệu quả của các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát

triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô

lớn và hiệu quả cao”. Chủ trương này đã, đang và sẽ chi phối, tác động đến quá trình phát triển

các khu công nghiệp (KCN) theo từng vùng, từng từng địa phương trong cả nước. trong đó Thái

Bình là một trong những tỉnh nằm trong chủ trương đó của Đảng và Nhà nước ta. Với nghiên

cứu này nhóm tác giả mong muốn Thái Bình có sự phát triển và thu hút mạnh mẽ hơn lấp đầy

khoảng trống trong các khu công nghiệp, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình.

Từ đó nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm phát triển bền vững các khu

công nghiệp (KCN) tỉnh Thái Bình.

Từ khóa: Khu công nghiệp, kinh tế - xã hội, Thái Bình.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phát triển các Khu công nghiệp (KCN) ở các địa phương trong cả nước hơn 20 năm qua

đã và đang có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội như: góp phần tăng trưởng

và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ

trọng ngành nông nghiệp; đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước; phát triển cơ sở hạ tầng tạo

lên diện mạo nông thôn mới, mang lại văn minh đô thị. Ngoài ra, còn tạo thêm việc làm cho

hàng triệu lao động trực tiếp trong các KCN và gián tiếp ở vùng ven các KCN; giúp cho một bộ

phận nông dân chuyển đổi nghề nghiệp từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp hoặc

dịch vụ; làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nông dân. Việc phân công trách nhiệm phối

hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước chưa rõ ràng quyền lợi, trách nhiệm chưa gắn với cơ chế

kiểm tra, giám sát, chế tài khuyến khích và xử phạt thực sự chặt chẽ. Thực trạng phát triển các

KCN, những hạn chế trong quy hoạch phát triển KCN cũng như những định hướng cơ bản nhằm

nâng cao chất lượng quy hoạch KCN đã được đề cập trong các nghiên cứu của Đặng Văn Thắng

(2006), Nguyễn Cao Luận (2016).

Page 358: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

357

Trong những năm qua, mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội,

xong nhìn chung Thái Bình vẫn là một tỉnh nghèo, nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp và dịch

vụ chưa thực sự phát triển. Chính vì vậy, ngày 28/12/2017 UBND tỉnh Thái Bình đã quyết định

phê duyệt đề án điều chỉnh bổ sung quy hoạch phá triển các KCN tỉnh Thái Bình đến năm 2020

và giai đoạn 2020-2030 với mục tiêu phát triển: “Hình thành hệ thống các KCN trên địa bàn đảm

bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở thành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh,

tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, dân số và lao động, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường

thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp trong

phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh”13.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý thuyết

KCN được hình thành đầu tiên ở các nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ... hàng

trăm năm trước. Sau đó, được áp dụng ở nhiều quốc gia khác và đem lại những thành tựu to lớn,

góp phần thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan,

Singapore. Ngày nay, phát triển KCN vẫn đang được nhiều quốc gia áp dụng nhằm đẩy nhanh

CNH đất nước. Mặc dù, KCN được xây dựng với những hình thức, định hướng khác nhau, có tên

gọi khác nhau song đều mang những đặc trưng chung

Theo Hiệp hội KCX Thế giới (WEPZA) thì: “KCN là tất cả các khu vực được chính phủ

cho phép như cảng tự do, khu mậu dịch tự do, khu phi thuế quan, khu công nghiệp tự do, khu

ngoại thương tự do hoặc các loại khu xuất khẩu tự do” (UNIDO, 1990).

Ở Việt Nam, khái niệm KCN được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 29/2008/NĐ-

CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế thì "Khu công

nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công

nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại

Nghị định này"

Các khái niệm về KCN của thế giới và Việt Nam được dẫn ra ở trên đã phản ánh đầy đủ

nội hàm kinh tế, kỹ thuật của KCN. Dựa vào các khái niệm trước đó, để phù hợp với định hướng

phát triển KCN trong bối cảnh mới đó là: phải đảm bảo tính liên kết bên trong và bên ngoài, thể

hiện ở sự phân chia các khu chức năng trong KCN; phải đảm bảo trên nguyên tắc phát triển bền

vững dựa trên nền tảng của sự phát triển công nghệ, khoa học hướng đến kinh tế tri thức phù hợp

với xu hướng phát triển trong bối cảnh hiện nay.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng phát phiếu điều tra gửi đến các doanh nghiệp trong

và ngoài khu công nghiệp. Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát số liệu phục vụ cho việc phân

1Quyết định 3494/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình ban hành ngày 28/04/2017 về việc phê duyệt đề án điều chỉnh bổ sung quy

hoạch phát triển các KCN tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và giai đoạn 2020-2030

Page 359: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

358

tích, đánh giá các tác động cảu KCN đến phát triển KT-XH tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ

tháng 9 đến tháng 11 năm 2018.

Phương pháp nghiên cứu định tính đề tài đã tiến hành phỏng vấn sâu; các cán bộ quản lý

KCN, cán bộ quản lý doanh nghiệp, cán bộ tỉnh, huyện, xã.

2.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Phương pháp xử lý dữ liệu: Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được tác giả xử lý, làm

sạch, nhập dữ liệu và mã hóa dữ liệu vào file Excel, sau đó tác giả sử dụng các mô hình và phép

tính toán định lượng để xử lý số liệu. Nghiên cứu được thực hiện dưới sự trợ giúp của phần mềm

SPSS 20.0.

Phương pháp phân tích dữ liệu: Trên cơ sở những tài liệu, thông tin đã thu thập và tổng

hợp được, đề tài sử dụng sử dụng phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics) của phần

mềm SPSS 20 để xác định mức bình quân cũng như mức độ lệch chuẩn các các đối tượng khảo

sát. Việc so sánh giữa nhóm các DN trong và ngoài KCN sẽ làm rõ thêm mức độ đánh giá, qua

đó xem xét trọng tâm đang nằm trong nhóm nào nhằm tìm giải pháp thích hợp. Sau đó, đề tài sử

dụng phương pháp Independent Sample T-Test để kiểm định sự khác biệt trung bình giữa nhóm

các DN trong và ngoài KCN.

3. THỰC TRẠNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở THÁI BÌNH

3.1. Vị trí địa lý xây dựng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Vị trí của KCN có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động chung. Vị trí

của KCN thể hiện sự thuận tiện hay không thuận tiện trong xây dựng cơ sở hạ tầng, mức độ chi

phí giải phóng mặt bằng và đặc biệt là mức tối ưu đối với hệ thống giao thông: đường bộ, đường

sắt, đường hàng không. Nếu KCN có vị trí thuận lợi đối với việc đi lại và chuyên chở hàng hóa

đầu vào và đầu ra, cũng như tiện lợi cho việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ từ bên ngoài vào KCN thì

năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động sẽ cao và ngược lại, nếu vị trí không thuận lợi sẽ

khó khăn trong cung cấp đầu vào, hạn chế tiếp cận thị trường đầu ra, chi phí đầu tư, kinh doanh

sẽ bị đẩy lên cao. Vị trí được chọn rất thuận tiện để các KCN tiếp cận với thị trường đầu vào,

chuyên chở đầu ra cho các doanh nghiệp công nghiệp và tạo điều kiện để cung cấp dịch vụ từ

bên ngoài vào các KCN. Với vị trí tốt, do đó, các DN có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất

lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.

Ngày 12/12/2016 UBND tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định số 58/2016/QĐ-UBND để điều

chỉnh diện tích quy hoạch theo Quyết định số 1291/QĐ-UBND ngày 18 tháng 6 năm 2015

của UBND tỉnh từ 3.583,4 ha (9 KCN diện tích 1.983,1 ha và 51 cụm công nghiệp diện tích

1.600,3 ha) sang quy hoạch mới là 5.082 ha; gồm: 11 KCN diện tích 2.503,4 ha và 50 cụm

công nghiệp diện tích 2.578,6 ha. Tổng diện tích điều chỉnh tăng so với Quyết định số

1291/QĐ-UBND là 1.498,6 ha (KCN tăng 520,3 ha, cụm công nghiệp tăng 97 8,3 ha). Cụ thể

theo Bảng 1.

Page 360: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

359

Bảng 1. Danh mục điều chỉnh quy hoạch các KCN tỉnh Thái Bình đến năm 2020

Đơn vị tính: ha

TT Tên KCN Địa điểm Diện

tích quy

hoạch

Tình hình thực hiện Diện

tích dự

kiến đến

năm

2020

Diện

tích đã

thành

lập

Diện tích

chưa

thành lập

I KCN ĐÃ ĐƯỢC CHÍNH PHỦ CHẤP THUẬN 813,4 635,6 177,84 1.211,1

1 Phúc Khánh Thành phố Thái Bình 200.0 120.0 80.0 200.0

2 Nguyên Đức

Cảnh

Thành phố Thái Bình 68.41 68.41 68.41 68.41

3 Tiền Hải Huyện Tiền Hải 60.0 60.0 446.0

4 Sông Trà Huyện Vũ Thư, Tp Thái Bình 200.0 150.48 49.52 200

5 Cầu Nghìn Huyện Quỳnh Phụ 200.0 211.72 0.0 211.72

6 Gia Lễ Huyện Đông Hưng 85.0 85.0 0.0 85.0

II KCN CHỜ CHÍNH PHỦ CHẤP THUẬN 1,350.0 - 1,350.0 1,350.0

1 Thụy Trường Xã Thụy Trường - Thái Thụy 300.0 - 300.0 250.0

2 Thái Thượng Xã Thái Thượng - Thái Thụy 250.0 - 250.0 200.0

3 Hoàng Long Xã Đông Hoàng,

Đông Long-Tiền

300.0 - 300.0 250.0

4 Xuân Hải Xã Thụy Xuân,

Thụy Hải - Thái Thụy

200.0 - 200.0 200.0

5 Sông Trà II Huyện Vũ Thư, Tp Thái Bình 300.0 - 300.0 300.0

Tổng 2,163,4 635.6 1.527,8 2.561,1

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình24

Nhìn chung các KCN đã được phân bố ở các địa điểm có nhiều tiềm năng và lợi thế phát

triển (gần các trục đường giao thông chính), quy mô các KCN phù hợp với mục tiêu phát triển kinh

tế-xã hội của tỉnh theo từng thời kỳ để không làm tăng đột biến về kế hoạch sử dụng. Đến nay tỉnh

đã có 174 dự án đầu tư vào các KCN với số vốn đầu tư trên 27.539,49 tỷ đồng, trong đó có 142 dự

án đã đi vào hoạt động, 12 dự án đang triển khai xây dựng, 04 dự án chưa xây dựng, 16 dự án tạm

ngừng hoạt động. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp tăng bình quân hàng năm từ

15-19%/năm, chiếm trên 40% giá trị sản xuất ngành Công nghiệp của tỉnh. Giá trị xuất nhập khẩu

cũng tăng bình quân từ 16 - 17%/năm, đóng góp gần 1.700 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, tạo

việc làm cho gần 60.000 lao động.

2Công văn 1816/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Thái Bình đến năm 2020 ngày

13/10/2015

Page 361: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

360

3.2. Tác động của các KCN đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình

3.2.1. Tác động về kinh tế

Thứ nhất, KCN tạo ra không gian kinh tế góp phần thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào

địa phương

Với 6 KCN hiện có, các KCN của tỉnh Thái Bình trở thành không gian kinh tế góp phần

thu hút đầu tư trong, ngoài nước. Theo thống kê, lũy kế đến tháng 12/2017, có 171 dự án đầu tư

với tổng vốn đầu tư đăng ký 27.811,017 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện 17.818,499 tỷ đồng,

đạt 65% so với vốn đăng ký. Trong đó: có 43 dự án FDI (chiếm 25% tổng số dự án), vốn đầu tư

đăng ký 9.683,014 tỷ đồng (chiếm 36% tổng vốn đăng ký), vốn đầu tư thực hiện 6.728 tỷ đồng,

đạt 70,4% so với vốn đăng ký; 128 dự án đầu tư trong nước (chiếm 75% tổng số dự án), vốn đầu

tư đăng ký 18.128,003 tỷ đồng (chiếm 65,2% tổng vốn đăng ký), vốn thực hiện 11.090,500 tỷ

đồng, đạt 62,1% so với vốn đăng ký.

Theo kết quả khảo sát của các DN trong và ngoài KCN (Bảng 2) đều đánh giá các KCN

tạo ra không gian kinh tế góp phần thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào địa phương

(Mean = 4.28). Tiếp tục sử dụng dữ liệu từ khảo sát 165 DN, trong đó có 130 DN trong KCN và

35 DN ngoài KCN, đề tài sử dụng kiểm định T Test (Bảng 2, bảng 3) để kiểm định sự khác biệt

về mức độ đánh giá giữa hai nhóm này, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2. Thống kê mô tả tác động tích cực về mặt kinh tế của các KCN

Tiêu chí đánh giá Số

lượng

Điểm trung

bình

Độ lệch

chuẩn

1. KCN tạo ra không gian kinh tế góp phần thu hút đầu tư trong

nước và nước ngoài vào địa phương (TKT1) 165 4.28 .463

2. KCN góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội của

địa phương (TKT2) 165 4.73 .498

KCN tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nền

kinh tế (TKT3) 165 3.78 .519

KCN nâng cao năng lực hoạt động (thúc đẩy tốt hơn việc tiếp

nhận, chuyển giao công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý

tiên tiến của các nước phát triển) - TKT5

165 3.67 .608

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra với sự trợ giúp của phần mềm SPSS20.0

Bảng 3. So sánh giá trị trung bình giữa DN trong và ngoài KCN

Tiêu chí đánh giá KCN Số

lượng

Điểm

TB

Độ lệch

chuẩn

Sai số

chuẩn

KCN tạo ra không gian kinh tế góp phần thu hút đầu

tư trong nước và nước ngoài vào địa phương (TKT1)

Trong 130 4.32 .469 .041

Ngoài 35 4.11 .404 .068

KCN góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế,

xã hội của địa phương (TKT2)

Trong 130 4.73 .510 .045

Ngoài 35 4.71 .458 .077

Page 362: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

361

KCN tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền

vững của nền kinh tế (TKT3)

Trong 130 3.85 .468 .041

Ngoài 35 3.51 .612 .103

KCN nâng cao năng lực hoạt động (thúc đẩy tốt hơn

việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ hiện đại và

phương pháp quản lý tiên tiến của các nước phát

triển) - TKT5

Trong 130 3.89 .595 .052

Ngoài 35 3.27 .655 .111

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra với sự trợ giúp của phần mềm SPSS20.0

Mức độ đánh giá của nhóm DN trong KCN (130 quan sát) dường như cao hơn nhóm ngoài

KCN (35 quan sát), mức độ đánh giá của nhóm trong KCN với điểm trung bình 4.32/5 thì nhóm

ngoài KCN là 4.11/5 (Bảng 4)

Bảng 4. Kiểm định giá trị trung bình giữa nhóm DN trong và ngoài KCN

Levene's Test for

Equality of

Variances

T-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2-

tailed)

Mean

Difference

Std. Error

Difference

95% Confidence

Interval of the

Difference

Lower Upper

TKT1

Equal variances

assumed 22.260 .000 2.402 163 .017 .209 .087 .037 .380

Equal variances

not assumed

2.619 61.120 .011 .209 .080 .049 .368

TKT2

Equal variances

assumed .001 .972 .173 163 .863 .016 .095 -.171 .204

Equal variances

not assumed

.184 58.743 .854 .016 .089 -.163 .196

TKT3

Equal variances

assumed 14.294 .076 3.557 163 .265 .340 .095 .151 .528

Equal variances

not assumed

3.050 45.232 .004 .340 .111 .115 .564

TKT5

Equal variances

assumed 1.609 .004 1.044 163 .098 .121 .116 -.108 .350

Equal variances

not assumed

.988 50.160 .328 .121 .122 -.125 .367

Kiểm định Levene's Test có Sig.=0,000 <0,05 điều này có nghĩa là phương sai giữa hai

nhóm DN trong KCN và DN ngoài KCN có sự khác biệt. Ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định T ở

phần Equal variances not assumed. Ta thấy Sig.=0,000 <0,05 chứng tỏ rằng có sự khác biệt về

mức độ đánh giá giữa hai nhóm. Giá trị Mean Difference cho thấy mức điểm trung bình của

nhóm DN trong KCN cao hơn nhóm kia là 0.11/5.

Thứ hai, KCN góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và tạo

điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. KCN đã góp phần không nhỏ

Page 363: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

362

trong việc nâng cao GDP bình quân đầu người của địa phương trong giai đoạn này. GRDP bình

quân đầu người của tỉnh tăng lên đều đặn trong các năm, đến năm 2017 con số này là 36,85 triệu

đồng. Với số lượng lao động tại các KCN ngày một gia tăng, quy mô sản xuất ngày càng được

mở rộng, công nghệ kỹ thuật sản xuất ngày càng được ứng dụng và nâng cao, không khó để nhận

thấy sự tăng trưởng đều của GDP bình quân đầu người của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn này là

điều có thể dự báo được trước, cũng như vai trò to lớn của các KCN đối với sự tăng trưởng này

(Hình 1).

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kinh tế xã hội thường niên tỉnh Thái Bình

Hình 1. Tăng trưởng GRDP đầu người

Có thể thấy bên cạnh những sự tăng trưởng tốt thì giá trị sản xuất công nghiệp đóng góp từ

các KCN đang ngày càng lớn và ổn định, dao động khoảng từ 36 đến 40% trong tổng giá trị sản

xuất công nghiệp toàn tỉnh. Điều này cho thấy sự phát triển của công nghiệp nói chung cũng như

tác động của các KCN nói riêng đối với kinh tế của tỉnh Thái Bình trong 5 năm gần đây đáp ứng

được phần lớn những yêu cầu đặt ra (Hình 2).

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kinh tế xã hội thường niên tỉnh Thái Bình

Hình 2. Giá trị công nghiệp giai đoạn 2013-2017

Hầu hết các DN được khảo sát đều đánh giá cao về tiêu chí “KCN góp phần thúc đẩy quá

trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương” và “KCN tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển

bền vững của nền kinh tế” vơi điểm bình quan lần lượt là 4.73/5 và 3.78/5. Kết quả phân tích

phương sai (Bảng 4) cho thấy không sự khác biệt giữa các DN trong KCN và ngoài KCN về vấn

đề này.

Page 364: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

363

Thứ ba, KCN góp phần nâng cao năng lực hoạt động

Kết quả khảo sát cho thấy với môi trường chất lượng cao với cơ sở hạ tầng tốt, nhiều doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với vốn lớn, công nghệ quản lý cao, nhiều doanh nghiệp đã được

học tập các phương pháp quản lý tiên tiến (Mean = 3.67). Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các

doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào các KCN. Có thể kể đến các chính sách với người lao

động, tinh thần làm việc, văn hoá doanh nghiệp là những công cụ quản lý dù mang tính xã hội cao

nhưng lại có hiệu quả lớn trong gắn kết và thúc đẩy người lao động tích cực hoạt động.

Kiểm định Levene's Test có Sig.=0,004 <0,05 (Bảng 4). Điều này có nghĩa là phương sai

giữa hai nhóm DN trong KCN và nhóm DN ngoài KCN có sự khác biệt. Ta sẽ sử dụng kết quả

kiểm định T ở phần Equal variances not assumed. Giá trị Mean Difference cho thấy giá mức

điểm đánh giá trung bình của nhóm DN trong KCN cao nhóm DN ngoài KCN là 0.328/5. Thực

tế, cùng nằm trong xu thế mở rộng về quy mô, trong tiến trình hoạt động và sản xuất của mình,

các doanh nghiệp luôn phải tích cực đầu tư đổi mới về công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất sản

xuất, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào cũng như giảm thời gian

sản xuất sản phẩm. Nhất là trong nền kinh tế thị trường, nếu không muốn tụt hậu, mất thị phần,

thì việc đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất được xem như chìa khóa then chốt để giải quyết.

3.2.2. Tác động tích cực về xã hội

Thứ nhất, KCN góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình

CNH, HĐH tỉnh Thái Bình

Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng to lớn và rõ ràng này đến cuộc sống của NLĐ, đặc

biệt là với những lao động xuất thân từ việc làm nông nghiệp nay chuyển sang lao động sản

xuất trong môi trường công nghiệp. Theo như phỏng vấn những người dân bản địa sinh sống

quanh các KCN Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh, Tiền Hải từ khi có các KCN này đi vào hoạt

động trên địa bàn, hầu như gia đình nào cũng có người tham gia lao động tại các DN trong các

KCN này. Đặc biệt có nhiều hộ gia đình 100% các thành viên trong độ tuổi lao động đều đang

làm việc trong các KCN. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng trong việc chuyển dịch cơ cấu lao

động tại địa phương, phù hợp với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của toàn tỉnh.

Với kết quả khảo sát và đánh giá đối với NLĐ đang làm việc tại các KCN trên địa bàn tỉnh

Thái Bình ở trên thì thấy số giờ làm việc trong 1 ngày của người lao động chủ yếu dao động từ

8-10 giờ/ngày chiếm 86,3%. Mức độ lao động này là cao và ổn định hơn hẳn so với việc làm

nông nghiệp - vốn không có mức thời gian lao động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cụ thể và

khoa học, khi mà những tháng mùa vụ, những thời điểm cần canh tác có thể phải làm liên tục từ

sáng sớm đến tối muộn, qua những thời điểm đó thì gần như lại không phải làm việc nếu như

không làm thêm việc chăn nuôi, trồng xen canh. Nhìn từ phía các doanh nghiệp trong việc đánh

giá tác động tích cực đến xã hội, mục “Tạo công ăn việc làm cho NLĐ và chuyển dịch cơ cấu lao

động” là mục được các doanh nghiệp đánh giá cao nhất trong những tác động của KCN đối với

doanh nghiệp, với Mean ở mức 4.11/5 điểm. Điều đó càng khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng

của các KCN trong việc tạo việc làm cho NLĐ (Bảng 5).

Page 365: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

364

Tiếp tục sử dụng dữ liệu từ khảo sát 165 DN, trong đó có 130 DN trong KCN và 35 DN

ngoài KCN, đề tài sử dụng kiểm định T Test (Bảng 6 và 7) để kiểm định sự khác biệt về mức độ

đánh giá giữa hai nhóm này, kết quả cho thấy không có sự khác biệt về các vấn đề này.

Bảng 5. Thống kê mô tả mức độ đánh giá tác động tích cực về mặt xã hội

Tiêu chí đánh giá Số

lượng

Điểm trung

bình

Độ lệch

chuẩn

KCN có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm cho người

lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động (TXH9) 165 4.11 .482

KCN giúp đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động và

tăng tính kỷ luật (TXH10) 165 3.22 .645

KCN có vai trò quan trọng trong việc tăng thu nhập và cải thiện

mức sống cho người lao động (TXH11) 165 3.27 .609

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra với sự trợ giúp của phần mềm SPSS20.0

Bảng 6. So sánh giá trị trung bình giữa nhóm DN trong và ngoài KCN

Tiêu chí đánh giá KCN Số lượng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

TXH9 Trong 130 4.08 .499 .044

Ngoài 35 4.20 .406 .069

TXH10 Trong 130 3.20 .628 .055

Ngoài 35 3.29 .710 .120

TXH11 Trong 130 3.16 .463 .041

Ngoài 35 3.69 .867 .147

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra với sự trợ giúp của phần mềm SPSS20.0

Bảng 7. Kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình giữa nhóm DN trong và ngoài KCN

Levene's Test

for Equality

of Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2-

tailed)

Mean

Difference

Std. Error

Difference

95%

Confidence

Interval of the

Difference

Lower Upper

TXH9

Equal variances

assumed .022 .883 -1.260 163 .209 -.115 .092 -.296 .065

Equal variances

not assumed

-1.418 64.442 .161 -.115 .081 -.278 .047

Page 366: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

365

TXH10

Equal variances

assumed .774 .380 -.697 163 .487 -.086 .123 -.328 .157

Equal variances

not assumed

-.649 49.229 .519 -.086 .132 -.351 .180

TXH11

Equal variances

assumed 45.218 .000 -4.820 163 .000 -.524 .109 -.739 -.309

Equal variances

not assumed

-3.448 39.354 .001 -.524 .152 -.832 -.217

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra với sự trợ giúp của phần mềm SPSS20.0

Mục tiêu của tỉnh về cơ cấu lao động đến năm 2020 có khoảng 62% lao động trong khu

vực phi nông nghiệp và 38% lao động trong khu vực nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này,

trong những năm qua việc phát triển các KCN đã góp phần đáng kể trong việc chuyển đổi cơ cấu

kinh tế, tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển, đào tạo nhân lực cho phù hợp với mục tiêu phát triển

kinh tế. Kết quả cụ thể tại Hình 3.

Qua biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ lao động trong khu vực Nông lâm thuỷ sản giảm dần từ

51,5% tổng lực lượng lao động của Tỉnh năm 2013 xuống còn 44,12% vào năm 2017. Đối với khu

vực công nghiệp và xây dựng, tỷ lệ cầu lao động tăng nhanh tương ứng (2013: 30,6% đến 2017:

36,13%). Tương tự, khu vực dịch vụ có tăng nhưng chậm hơn (2013: 17,9 đến 2017: 19,76%)

Nguồn Sở Công Thương tỉnh Thái Bình

Hình 3. Tỷ lệ cơ cấu lao động các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2017 (%)

Phần lớn các chuyên gia được phỏng vấn (15/20) đều cho rằng: phát triển các KCN còn

giúp tỉnh tận dụng nguồn lao động địa phương. Điều này đã tạo nên một thị trường tuyển dụng

rất lớn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, để giải quyết vấn đề người nông dân bị mất đất sản xuất,

không có việc làm, chủ trương chính sách của tỉnh nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người

lao động đó là tạo điều kiện cho con em của các hộ gia đình được đi học nghề để rồi sau đó được

Page 367: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

366

các doanh nghiệp trong KCN nhận vào làm việc. Đây là một chính sách mang tính kinh tế phát

triển rất cao, khi vừa xây dựng được quỹ đất nông nghiệp mang lại hiệu suất lợi nhuận không cao

bằng, vừa góp phần chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế của địa phương, vừa đảm bảo được vấn đề

việc làm cũng như chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương nói riêng cũng như trong vùng

nói chung.

Thứ hai, KCN có vai trò quan trọng trong việc tăng thu nhập và cải thiện mức sống cho

người lao động.

Cùng với việc tạo công ăn việc làm ổn định cho NLĐ, việc tăng thu nhập cho NLĐ cũng

là một trong những ảnh hưởng rõ nét nhất đến đời sống của NLĐ đang làm việc tại các KCN.

Không thể phủ nhận vai trò tiên phong của các KCN trong việc tạo ra công ăn việc làm, giúp

cho NLĐ tăng thu nhập cho NLĐ có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng cao hơn hẳn so với

nông nghiệp. Đồng thời, sự xuất hiện của các KCN cũng thúc đẩy động lực tăng trưởng kinh tế

cũng như tăng trưởng mức sống cho người dân, góp phần rất lớn trong việc thực hiện thành

công, một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới đối với các xã,

các huyện có các KCN đóng trên địa bàn. Nhìn từ góc độ DN, mục “tăng thêm thu nhập cho

người lao động” là mục có số điểm trung bình do các DN đánh giá cao thứ 3 với mức 3.27/5

điểm (Bảng 5). Điều này cảng khẳng định rõ ràng sự quan tâm của không chỉ NLĐ đối với thu

nhập mà DN cũng rất quan tâm và chú trọng trong việc tăng thu nhập cho NLĐ trong quá trình

lao động và sản xuất.

Thứ ba, KCN giúp đào tạo, nâng cao tay nghề cho NLĐ, tăng tính kỷ luật và được tiếp cận

với môi trường làm việc chuyên nghiệp

Không thể phủ nhận việc được tham gia lao động trong một môi trường được đầu tư và

quy hoạch bài bản, được tiếp xúc với những công nghệ, quy trình sản xuất hiện đại và chuyên

nghiệp cũng như việc phải luôn phải trau dồi nhằm đáp ứng những yêu cầu của chủ doanh

nghiệp đã tạo cho NLĐ có một tác phong làm việc chuyên nghiệp hơn hẳn. Những NLĐ trong

các KCN ở tỉnh Thái Bình phần lớn xuất thân từ nông nghiệp, tác phong lao động manh mún,

cục bộ, thiếu kế hoạch, thiếu khoa học theo kiểu nông nghiệp truyền thống có ảnh hưởng rất sâu

đậm tới tư duy và suy nghĩ của NLĐ. Nếu như theo tác phong làm việc nông nghiệp truyền

thống, người nông dân có thể đi làm muộn, về sớm, tùy chọn thời gian và thời điểm làm việc

thích hợp cho bản thân, có thể nghỉ ngơi trong khi làm bất cứ lúc nào, nghỉ không làm việc nếu

như thời tiết xấu xảy ra như mưa lớn, bão, hạn hán, rét đậm rét hại….Tuy nhiên, khi NLĐ bước

chân vào môi trường làm việc tại các DN, họ buộc phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của DN

về thời gian làm việc, thời gian nghỉ, các chế độ liên quan đến NLĐ như chính sách tiền lương,

bảo hiểm, trợ cấp, phạt, kỷ luật…. tuân thủ quy trình làm việc thông qua từng khâu, từng công

đoạn cụ thể nhằm đảm bảo sản phẩm đi ra ở mỗi khâu, mỗi công đoạn phải hoàn chỉnh, không

được có lỗi, đặc biệt là đối với các lĩnh vực như điện, điện tử, cơ khí… để sản phẩm khi hoàn

thiện là một thể thống nhất, giống hệt nhau và hoạt động hiệu quả. Đối với các DN có vốn đầu tư

nước ngoài hoặc chủ doanh nghiệp là người nước ngoài, những quy định, quy trình này còn khắt

khe và ngặt nghèo hơn nữa, đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn thật vững vàng, tập

trung cực kỳ cao độ khi làm việc.

Page 368: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

367

Kết quả khảo sát cho thấy đa phần các DN đều đồng ý với vấn đề này (Mean =3.22/5) và

phân tích phương sai cho thấy không có sự khác biệt giữa các DN trong KCN với các DN ngoài

KCN với mức ý nghĩa quan sát lớn hơn 0,05 (độ tin cậy 95%) (Bảng 6 và 7). Phần lớn các DN

được khảo sát đều cho rằng: sự thay đổi trong nhận thức và tác phong làm việc của NLĐ Việt

Nam tại các KCN của tỉnh Thái Bình là khá tích cực. NLĐ Việt Nam có khả năng học hỏi và tiếp

thu nhanh, nhanh chóng bắt kịp và hòa nhập với guồng quay làm việc và sản xuất công nghiệp

luôn hối hả không ngừng. Đây là vừa là một hệ quả, vừa là một yêu cầu tất yếu đặt ra đối với

NLĐ.

(c) Tác động tiêu cực của các KCN đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình

Tác động tiêu cực về kinh tế

Kết quả khảo sát và so sánh điểm trung giữa các DN trong và ngoài KCN tại các Bảng 8, 9,

10 cho thấy các KCN bên cạnh những tác động tích mang lại cho sự phát triển kinh tế của tỉnh

Thái Bình thì cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực sau:

Bảng 8. Thống kê mô tả tác động tiêu cực về kinh tế

Tiêu chí đánh giá Số

lượng

Điểm

TB

Độ lệch

chuẩn

Do chính sách thu hút các DN tham gia để “lấp đầy” KCN dẫn đến

tình trạng lãng phí các nguồn lực (XKT17) 165 3.08 .681

Tăng chi phí sản xuất kinh doanh và tăng chi phí đào tạo của doanh

nghiệp cho NLĐ do trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp (XKT18) 165 3.81 .604

Khả năng thu hút đầu tư của một số KCN còn thấp, dẫn đến không

phát huy được hiệu quả vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN

(XKT19)

165 4.25 .619

Các KCN tạo ra những tác động ngược chiều đến hệ thống cơ sở hạ

tầng giao thông, đô thị của ĐP (XKT20) 165 2.92 .819

Gia tăng liên kết chuỗi được tạo ra từ hoạt động của các chưa rõ rệt

(XKT21) 165 3.88 .642

Vấn đề chuyển giá, chuyển giao công nghệ cũ…tác động xấu đến

hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN và ảnh hưởng

đến nguồn thu của địa phương XKT22

165 3.44 .693

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra với sự trợ giúp của phần mềm SPSS20.0

Bảng 9. So sánh giá trị trung bình giữa các DN trong và ngoài KCN

Tiêu chí đánh giá KCN Số lượng Điểm TB Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn

XKT17 Trong 130 3.13 .675 .059

Ngoài 35 2.89 .676 .114

XKT18 Trong 130 3.82 .632 .055

Ngoài 35 3.77 .490 .083

Page 369: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

368

XKT19 Trong 130 4.25 .626 .055

Ngoài 35 4.23 .598 .101

XKT20 Trong 130 2.96 .820 .072

Ngoài 35 2.77 .808 .136

XKT21 Trong 130 3.85 .683 .060

Ngoài 35 3.97 .453 .077

XKT22 Trong 130 3.46 .661 .058

Ngoài 35 3.37 .808 .136

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra với sự trợ giúp của phần mềm SPSS20.0

Bảng 10. Kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình giữa nhóm DN trong và ngoài KCN

Levene's Test

for Equality of

Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2-

tailed)

Mean

Difference

Std. Error

Difference

95% Confidence

Interval of the

Difference

Lower Upper

XKT17

Equal variances

assumed .138 .711 1.906 163 .058 .245 .129 -.009 .499

Equal variances

not assumed

1.904 53.677 .062 .245 .129 -.013 .503

XKT18

Equal variances

assumed .682 .410 .381 163 .703 .044 .115 -.184 .272

Equal variances

not assumed

.441 67.693 .661 .044 .100 -.155 .243

XKT19

Equal variances

assumed .457 .500 .214 163 .831 .025 .118 -.208 .259

Equal variances

not assumed

.220 55.751 .827 .025 .115 -.205 .256

XKT20

Equal variances

assumed 1.455 .229 1.221 163 .224 .190 .156 -.117 .498

Equal variances

not assumed

1.232 54.410 .223 .190 .154 -.119 .499

XKT21

Equal variances

assumed 6.890 .009 -.962 163 .338 -.118 .122 -.359 .124

Equal variances

not assumed

-1.210 80.488 .230 -.118 .097 -.311 .076

XKT22

Equal variances

assumed 2.567 .111 .682 163 .496 .090 .132 -.171 .351

Equal variances

not assumed

.608 46.957 .546 .090 .148 -.208 .388

Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra với sự trợ giúp của phần mềm SPSS20.0

Page 370: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

369

Tình trạng lãng phí các nguồn lực do chính sách thu hút các doanh nghiệp tham gia để “lấp

đầy” KCN

Kết quả phỏng vấn 9/12 chuyên gia đều cho rằng: Các KCN Thái Bình được thành lập

trong cùng một thời kỳ có cơ cấu ngành khá giống nhau nên đã hạn chế khả năng thu hút đầu tư.

Đa phần các KCN được bố trí quá gần khu đô thị, khu dân cư bị hạn chế các ngành nghề có thể

đầu tư do đó cơ cấu đầu tư không phù hợp chủ yếu các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động phổ

thông chưa qua đào tạo, với lượng vốn ít chủ yếu là gia công lắp ráp nhiều KCN có tỷ lệ lấp đầy

thấp. Để đáp ứng tối đa yêu cầu của các nhà đầu tư nên vị trí triển khai xây dựng các KCN

thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng KT-XH thuận lợi. Thực trạng này tất yếu sẽ

dẫn đến một nghịch lý đó là những địa bàn thuận lợi phát triển nóng các KCN, các dự án được

triển khai nhanh trong khi đó những địa bàn vùng sâu, vùng xa, khó khăn không thể phát triển

các KCN, dẫn tới sự mất cân đối giữa các ngành, các vùng và giữa các tầng lớp dân cư.

Kết quả khảo sát cho thấy các DN đều đồng ý rằng để được tham gia vào một môi trường

chuyên nghiệp, có quy hoạch hạ tầng đồng bộ, có các hệ thống điện nước, xử lý nước thải phục

vụ chuẩn riêng cho việc sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp đều phải chịu thêm những

khoản chi phí so với khi tiến hành sản xuất ngoài phạm vi KCN (mean = 3.81/5 và phân tích

phương sai cho thấy không có sự khác biệt giữa các DN trong KCN với các DN ngoài KCN với

mức ý nghĩa quan sát lớn hơn 0,05 (độ tin cậy 95%)).

Theo Quyết định số 2900/QĐ -UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Thái Bình thì giá

thuê đất và một số chi phí tiện ích khác tại các KCN theo bảng 11:

Bảng 11. Biểu phí thuê đất và một số dịch vụ tiện ích KCN

Giá thuê

đất

(nghìn

đồng/

m2)

Phí

quản lý

(USD/

m2)

Giá cung cấp điện

(VND/KWh)

Giá

nước

sạch

(VND/

m3)

Giá xử lý

nước

thải

(VND/

m3)

Giờ cao

điểm

Giờ

bình

thường

Giờ

thấp

điểm

KCN Phúc Khánh 980 0.025 1.930 950 540 4.800 3.840

KCN Nguyễn Đức Cảnh 980 0.025 1.930 950 540 4.800 3.840

KCN Tiền Hải 840 0 1.830 920 510 4.500 3.600

KCN Gia Lễ 840 0 1.830 920 510 4.500 3.600

KCN Sông Trà 840 0 1.830 920 510 4.500 3.600

KCN Cầu Nghìn 840 0 1.830 920 510 4.500 3.600

(Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Bình)

Xét trên quy mô sản xuất của các doanh nghiệp, nhất là trong tình hình kinh tế khó khăn,

doanh nghiệp cần tiết kiệm mọi chi phí trong quá trình sản xuất, thì những chi phí này cũng có

thể coi là một bài toán không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp

có quy mô trung bình trở lên. Đặc biệt, khi mà có nhiều KCN hiện nay mặc dù đã đi vào hoạt

Page 371: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

370

động, nhưng cơ sở vật chất hạ tầng vẫn chưa hoàn thiện 100% các hạng mục, hoặc vận hành

không đúng mục đích cũng như yêu cầu, việc các doanh nghiệp đóng các loại chi phí nhưng chất

lượng dịch vụ cung cấp không tương xứng với mong đợi đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng

hoạt động sản xuất của các DN, cũng như ảnh hưởng đến công tác quản trị chi phí của các doanh

nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI.

4. KHUYẾN NGHỊ

Giải pháp để thực hiện đổi mới tư duy phát triển các KCN

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo từ câp tỉnh cho đến các cơ quan

sở, ban, ngành và các địa phương cơ sở. Đội ngũ cán bộ cần được đào tạo, trang bị kiến thức đặc

biệt là kiến thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN trong giai đoạn mới do Đảng khởi

xướng và lãnh đạo. Ngoài kiến thức, đội ngũ cán bộ cần được rèn luyện trong thực tiễn lãnh đạo,

chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối tại các cơ sở, địa phương nhất là tại các Ban

quản lý KCN, tại các sở, ban ngành trong tỉnh.

Các ngành, các cấp từ tỉnh đến các huyện, thị cần kịp thời rà soát, tổng kết, đánh giá đúng

vai trò của các KCN trong tiến trình CNH, HĐH và thực hiện các mục tiêu KT-XH của tỉnh một

cách toàn diện để xác định phương hướng, mục tiêu phát triển cho những năm tiếp theo.

Thường xuyên nắm bắt thông tin phản hồi từ các nhà đầu tư, NLĐ, nhân dân các địa bàn lân

cận các KCN; hoạt động phát triển các KCN giữa các địa phương trong vùng KTTĐPN để giải

quyết hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, tăng cường tính liên kết giữa các tỉnh trong vùng nhằm tạo

ra sự thống nhất, tôn trọng lẫn nhau giữa các bên từ đó góp phần nâng cao chất lượng phát triển các

KCN và hiệu ứng lan tỏa của nó đối với quá trình phát triển KT-XH của địa phương.

Giải pháp về thu hút, lựa chọn các dự án đầu tư vào các KCN phù hợp tiềm năng, lợi thế

và định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

KCN là mô hình kinh tế góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Thái

Bình trong 15 năm qua. KCN chính là không gian kinh tế cơ bản thu hút vốn đầu tư trong, ngoài

nước vào địa bàn, vì vậy để KCN tiếp tục đóng góp vai trò to lớn vào thực hiện nhiệm vụ phát

triển KT-XH của tỉnh thì phải nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư vào chính các khu

vực này. Xuất phát từ thực trạng lấp đầy các KCN của tỉnh nên đẩy mạnh thu hút đầu tư là một

yêu cầu lớn tại các KCN. Ngoài ra, xuất phát từ việc học tập kinh nghiệm thu hút đầu tư vào các

KCN ở Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh những địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm

phía Bắc có những điều kiện địa chính trị và xã hội tương đồng với Thái Bình. Căn cứ vào định

hướng phát triển các KCN gắn phát triển KT-XH của tỉnh Thái Bình đến năm 2020 và những

năm tiếp theo. Đó là, hướng từ các KCN truyền thống, đa ngành sang các KCN chuyên ngành,

KCN sinh thái, công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Giải pháp nâng cao trình độ công nghệ và thu hút có hiệu quả thành tựu khoa học công

nghệ từ các dự án trong KCN góp phần tác động lan tỏa đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội

trên địa bàn tỉnh

Để phát triển kinh tế cần phải dựa trên cơ sở phát triển của các ngành sản xuất vật chất,

trong đó cần chú trọng phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại. Ở Thái Bình, giá trị sản xuất

Page 372: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

371

trong các KCN chiếm khoảng 40% giá trị sản xuất ngành công nghiệp toàn tỉnh, do đó cần tập

trung phát triển khu vực này. Trên thực tế, mức độ đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ

trong các KCN chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH. Do vậy, các DN trong KCN,

trong đó về cơ bản là các DN FDI phải là một nhân tố quan trọng nhằm bổ sung nguồn vốn cho

phát minh công nghệ, khắc phục tình trạng lạc hậu của công nghệ đối với các địa phương trong

tỉnh; đồng thời các DN này cũng kéo theo quá trình chuyển giao công nghệ, để từ đó các địa

phương có thể tiếp nhận và nhập khẩu được các công nghệ tiên tiến, hoặc ít nhất tạo nên sự

cạnh tranh cần thiết tác động đến quá trình bắt buộc các DN trong nước phải đổi mới công

nghệ của mình để tiếp tục sản xuất và sản xuất đạt hiệu quả ngày càng cao. Ngoài việc ưu tiên

các dự án có trình độ công nghệ tiên tiến đầu tư vào các KCN, cần chủ động nhập khẩu công

nghệ nguồn, công nghệ cao, tiên tiến, nhập khẩu các bằng phát minh sáng chế và vận dụng vào

trong sản xuất kinh doanh. Có thể thực hiện chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu và các điều

kiện khác để tạo sự thuận lợi cho các DN trong KCN mạnh dạn và đi tiên phong trong nhập

khẩu các sản phẩm nói trên.

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ mở rộng sản xuất, kinh doanh cho các

doanh nghiệp trong KCN

Việc tham gia vào KCN với một môi trường hiện đại, năng động, được quy hoạch bài bản

và tổng thể là một tiền đề vô cùng vững chắc để các doanh nghiệp tăng cường mở rộng quy mô

sản xuất kinh doanh của mình. Việc tăng cường mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh không đơn

thuần chỉ dừng lại ở việc mở rộng “chiều ngang” bao gồm diện tích sản xuất, số lượng lao động,

năng suất sản phẩm mà còn ở việc mở rộng cả về “chiều sâu” như đa dạng hóa số lượng sản

phẩm, sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến hơn, chất lượng quy cách mẫu mã sản phẩm được

nâng cao hơn

5. KẾT LUẬN

Mô hình phát triển các KCN, từ khi hình thành đến nay đã góp phần đẩy mạnh sự nghiệp

CNH, HĐH, tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của lực lượng sản xuất trong xu thế hội

nhập và toàn cầu hóa và là một chủ trương nhất quán của Đảng cộng sản Việt Nam. Kể từ khi

được thành lập, các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã làm thay đổi diện mạo và sức sống KT-

XH, góp phần thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH hướng đến việc xây dựng Thái Bình trở thành đô

thị, văn minh, hiện đại, trở thành một trong những đô thị phát triển của vùng kinh tế trọng điểm

phía Bắc. Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về KCN như: Khái niệm, đặc điểm, vai

trò và những tác động của quá trình phát triển các KCN đến kinh tế - xã hội địa phương. Xây

dựng, củng cố thêm khung lý thuyết về các tiêu chí đánh giá tác động của các KCN đến phát

triển bền vững kinh tế xã hội trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo hàng năm của Ban quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh Thái Bình (2013-

2017)

Page 373: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

372

Báo cáo hàng năm của UBND tỉnh Thái Bình về tình hình kinh tế - xã hội (2013-2017)

Đặng Văn Thắng (2006), Nâng cao chất lượng quy hoạch khu công nghiệp - bài học thực tiễn và

những quan điểm định hướng, Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 391.

Lê Văn Định (2009), Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các

KCN ở vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung hiện nay. Đề tài cấp bộ. Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh KV III.

Nguyễn Cao Luận (2016), Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững ở thành phố Đà

Nẵng, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nguyễn Bình Giang (2012), Tác động xã hội vùng của các khu công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất

bản Khoa học xã hội. Hà Nội.

Alesina, Alberto, and Allan Drazen (1991), Why Are Stabilizations Delayed?, American

Economic Review, 81(5), 1170-1188.

Batra, R. and Slottje, D.J. (1993) Trade policy and poverty in the United States: theory and evidence,

1947-1990, Review of International Economics, 1, 189-208.

B.H. Roberts Elsevier (2004), The application of industrialecology principles and planning

guidelines for the development to eco- industrial parks: An Australian casestudy.

Baker, J. L. (2000), Evaluating the Impact of Development Projects on Poverty.

Benacek, V and J. A. Visek, (1999c), The Determinants of FDI in the Czech Economy: The

Robust Analysis Applied on Industrial Data of 1991-1997, Charles University, mimeo.

Blomström, M., A. Kokko and M. Zejan (2000), Foreign Direct Investment. Firm and Host

Country Strategies, London: Macmillan

Page 374: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

373

Triển vọng ứng dụng công nghệ blockchain

trong kế toán kiểm toán ở Việt Nam

Trần Thị Thu Trang1, Bùi Thị Thu2

1Trường Đại học Thương mại

Email: [email protected]

2Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.31 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 21/11/2019

Ngày nhận bài: 31/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 23/11/2019

Tóm tắt

Trong bối cảnh phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay,

Blockchain được các nhà nghiên cứu đánh giá là công nghệ then chốt và có tầm ảnh hưởng lớn

đến nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Công nghệ blockchain triển vọng

mang lại nhiều lợi ích tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ. Với nghiên cứu này, nhóm nghiên

cứu tìm hiểu về công nghệ Blockchain và những ứng dụng của công nghệ này trong lĩnh vực kế

toán, kiểm toán, đồng thời nhóm nghiên cứu tiến nhành khảo sát thực tế về nhu cầu ứng dụng

công nghệ này trong hoạt động kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát các kế

toán, kiểm toán viên và nhà quản trị doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đã cho thấy hiểu biết của

các chủ thể có liên quan về công nghệ blockchain trong kế toán kiểm toán còn nhiều hạn chế,

đồng thời tâm lý e dè, ngại thay đổi trở thảnh rào cản cho việc áp dụng công nghệ mới trong lĩnh

vực này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao

nhận thức và khả năng ứng dụng công nghệ bockchain tại Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khóa: Blockchain, kế toán, kiểm toán.

1. GIỚI THIỆU

Cách mạng công nghiệp 4.0 (còn được gọi với cái tên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ

tư) đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu với những tác động mạnh mẽ đến hầu hết mọi lĩnh vực

trong nền kinh tế. Trước bối cảnh này, nhiều chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật đã

được ban hành tại Việt Nam nhằm giúp cho các chủ thể chủ động thích ứng với những thay đổi

mạnh mẽ của giai đoạn mới. Trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, mặc dù công nghệ Blockchain đã

được ứng dụng ở một số nước trên thế giới song tại Việt Nam, công nghệ này vẫn hoàn toàn mới

mẻ và hiện chúng ta vẫn chưa có hành lang pháp lý làm cơ sở cho việc áp dụng công nghệ mới

này. Để bắt kịp với những tiến bộ của thời đại, việc tìm hiểu về công nghệ blockchain, những

Page 375: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

374

ứng dụng của nó là hết sức cần thiết. Bài viết nghiên cứu cơ sở lý thuyết về công nghệ

blockchain và khảo sát thực tế về nhận thức của các nhà quản trị, các kế toán và kiểm toán viên

trong ứng dụng công nghệ này tại doanh nghiệp của họ. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đưa ra

một số đề xuất nhằm nâng cao nhận thức và khả năng áp dụng công nghệ blockchain một cách

hữu ích tại Việt Nam.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Khái niệm về công nghệ blockchain

Theo khía cạnh kỹ thuật, blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong

các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối

thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một

mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ

liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó

(Andersen, 2017)

Theo khía cạnh kế toán - kiểm toán, blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ

liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế

toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số. Các bên tham gia chỉ cần xây dựng một mạng sổ cái

chia sẻ tất cả thông tin giao dịch, khi một thành viên cập nhật thông tin thì tất cả các thành viên

còn lại được phép xem, đọc...

2.2. Đặc điểm của công nghệ blockchain

Sự khác biệt chính của blockchain là công nghệ sổ cái phân tán với khả năng giao dịch mà

không cần bên thứ ba đáng tin cậy - như ngân hàng (Ashton, 2009).

Nguồn: www.ledgerfx.com

Hình 1: Công nghệ sổ cái phân tán và sổ cái tập trung

Blockchain có thể được xem là cơ sở dữ liệu phân tán, phi tập trung, minh bạch và theo

thời gian của các giao dịch, đôi khi còn được gọi là Sổ cái. Dữ liệu trong blockchain được chia

thành các khối. Mỗi khối phụ thuộc vào khối trước đó. Hệ thống trong đó một blockchain đóng

vai trò là cơ sở dữ liệu bao gồm các nút hoặc những người vận hành. Những người này chịu

trách nhiệm nối các khối mới vào blockchain.

Page 376: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

375

Một khối mới chỉ có thể được thêm vào sau khi tất cả các nút trong hệ thống đạt được sự

đồng thuận, tức là tất cả đồng ý rằng khối này là hợp pháp và chỉ chứa các giao dịch hợp lệ. Tính

hợp lệ của các giao dịch và cách các nút tính toán các khối mới được điều chỉnh bởi giao thức.

Blockchain được chia sẻ giữa tất cả các nút trong hệ thống; nó được theo dõi bởi mọi nút và

đồng thời không bị kiểm soát bởi bất kỳ nút nào. Bản thân giao thức có trách nhiệm giữ cho

blockchain hợp lệ (Bartoletti, M. and Pompianu, 2017)

Có ba loại ứng dụng Blockchain chính:

Loại 1: Blockchain 1.0: Tiền tệ và dịch vụ liên quan đến chuyển tiền như cơ chế thanh toán

và dịch vụ chuyển tiền. Hiện tại, có hàng trăm loại tiền điện tử khác nhau, trong đó bitcoin là loại

được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường. Các loại tiền tệ có thể có các tính năng khác nhau như

được gắn với một loại tiền tín tệ hoặc hóa tệ nhưng bản chất của chúng vẫn giữ nguyên - chúng

được sử dụng để thanh toán và chuyển nhượng tài sản kỹ thuật số.

Loại 2: Blockchain 2.0: Hợp đồng thông minh - hợp đồng thông minh phức tạp hơn so với

loại tiền tệ. Hợp đồng thông minh là một giao thức máy tính nhằm tạo điều kiện kỹ thuật số, xác

minh hoặc thực thi đàm phán hoặc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng thông minh cho phép việc

thực hiện các giao dịch đáng tin cậy mà không có bên thứ ba. Các giao dịch này có thể theo dõi

và không thể đảo ngược. Hợp đồng thông minh có thể đại diện cho cổ phiếu, trái phiếu, quyền

chọn, thế chấp và tài sản thông minh. Trong khi khái niệm 1.0 đại diện cho phân cấp tiền, thì

khái niệm 2.0 là phân cấp thị trường. Tất cả các công nghệ nhằm phân cấp các mối quan hệ của

các đối tác khác nhau như nhà thanh toán bù trừ, ngân hàng, công ty đều được bảo vệ bởi khái

niệm này. Do đó, một hệ thống kế toán tiềm năng trên Blockchain được bao phủ bởi khái niệm

2.0 vì nó được cho là đại diện cho một hệ thống hợp đồng thông minh nơi các giao dịch và hóa

đơn thanh toán tự động được thực hiện và ghi lại. Với Blockchain 2.0, các loại blockchain bổ

sung được giới thiệu và chúng có tiềm năng trong các lĩnh vực khác ngoài tiền điện tử. Dưới đây

là một số ứng dụng tiềm năng điển hình:

• Hợp đồng ngoại quan, giao dịch nhiều chữ ký

• Giao dịch tài chính (lương hưu, cổ phiếu...)

• Hồ sơ công khai (tên đất, đăng ký xe...)

• Nhận dạng (bằng lái xe, id...)

• Hồ sơ cá nhân (khoản vay, hợp đồng...)

• Khóa tài sản vật lý (nhà, phòng khách sạn, xe cho thuê)

• Tài sản vô hình (bằng sáng chế, nhãn hiệu,...)

Loại 3: Blockchain 3.0: Công nghệ này được áp dụng trong các lĩnh vực trong chính phủ, y

tế, khoa học,... đó là một hệ thống ứng dụng Blockchain vượt ra ngoài thị trường tài chính và bao

gồm chính phủ, nghệ thuật, văn hóa và khoa học. Ví dụ về các ứng dụng 3.0 là hệ thống bỏ phiếu

Blockchain, hệ thống tên miền phi tập trung - Namecoin, các ứng dụng chống kiểm duyệt như

Alexandria và Ostel và nhiều ứng dụng khác sử dụng tính chất bất biến và minh bạch của

blockchain để thúc đẩy tự do, dân chủ và phân bổ tài sản công bằng (Becker, 2013).

Page 377: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

376

Tính năng công nghệ sổ cái phân tán

Công nghệ sổ cái phân tán (DLT) có ba tính năng chính sau:

• Độ chính xác: Công nghệ sổ cái phân tán cho phép nhiều bản sao (trái ngược với một bản

sao đơn lẻ truyền thống) của hồ sơ lịch sử đầy đủ của các mục trong sổ cái được xác minh bằng

sự đồng thuận. Các thông tin nhập vào hệ thống nếu không đạt được sự đồng thuận sẽ bị loại bỏ.

• Tính minh bạch: Sổ cái phân tán là hồ sơ công khai về hoạt động mà tất cả những người

tham gia thị trường có thể nhìn thấy.

• Không qua trung gian: Công nghệ này hoạt động bằng cách sử dụng mạng ngang hàng,

thay vì yêu cầu một tổ chức trung tâm cụ thể.

Không qua trung gian là tính năng cốt lõi thúc đẩy các lợi ích liên quan đến sổ cái phân

tán. Theo cách làm truyền thống, các chủ thể có sổ cái tập trung cần có sự tham gia của bên thứ

ba đáng tin cậy để duy trì hồ sơ giao dịch giữa các tổ chức. Trong khi đó sổ cái phân tán khắc

phục nhu cầu đối với bên thứ ba, đây có thể là một lợi ích đáng kể khi không có tổ chức trung

tâm đáng tin cậy rõ ràng hoặc nếu chi phí trung gian cao.

Các ứng dụng chính của Công nghệ sổ cái phân tán cho đến nay đã có trong các dịch vụ tài

chính, cụ thể là Bitcoin và tất cả các loại tiền điện tử khác. Với Blockchain, chúng ta có thể

tưởng tượng một thế giới trong đó các hợp đồng được nhúng trong mã kỹ thuật số và được lưu

trữ, cơ sở dữ liệu được chia sẻ, nơi chúng được bảo vệ khỏi việc xóa, giả mạo và sửa đổi - Trong

thế giới này, mọi thỏa thuận, mọi quy trình, mọi nhiệm vụ và mọi khoản thanh toán đều có một

bản ghi kỹ thuật số và chữ ký có thể được xác định, xác nhận, lưu trữ và chia sẻ (Pilkington,

2016). Các trung gian như luật sư, môi giới và nhân viên ngân hàng có thể không còn cần thiết

nữa. Tuy nhiên, cho đến nay, nó không tạo ra tác động đáng kể đến hoạt động cốt lõi của hệ

thống thanh toán và ngân hàng, mặc dù nhiều ngân hàng, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, Ngân

hàng Anh và Ngân hàng Canada với Dự án Jasper, đang đánh giá một cách cẩn trọng ý nghĩa có

thể của công nghệ này (Chapman, 2017). Hơn nữa, nhiều tổ chức tài chính đang thử nghiệm

công nghệ này một cách rộng rãi hơn như theo dõi chuỗi cung ứng hay quản lý nhận dạng kỹ

thuật số.

2.3. Ảnh hưởng của công nghệ blockchain trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán và

những yêu cầu trong quá trình áp dụng

2.3.1. Ảnh hưởng của công nghệ Blockchain trong lĩnh vực kế toán

Công nghệ chuỗi khối có thể là bước phát triển tiếp theo cho kế toán hiện đại: thay vì giữ

các sổ sách kế toán riêng của từng doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn chứng từ của các nghiệp vụ

phát sinh, các doanh nghiệp có thể ghi chép các giao dịch của họ trực tiếp vào một sổ đăng ký

chung, tạo ra một hệ thống liên kết các sổ sách kế toán bền vững. Vì tất cả các mục trên sổ đăng

ký chung sẽ được phân phối và niêm phong bằng mật mã, việc làm sai lệch hoặc phá hủy chúng

để che giấu hoạt động thực tế là không thể.

Áp dụng kế toán Blockchain, tất cả các giao dịch được ghi lại trong một khối ảo và sau

một thời gian, một khối mới được tạo, được liên kết với tất cả các khối trước đó trong chuỗi. Các

Page 378: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

377

khối được hiển thị cho cả hai bên tham gia vào giao dịch. Tất cả làm cho nó trở thành một hệ

thống phù hợp để lưu trữ và chia sẻ tài khoản. Hình 2 dưới đây minh họa cơ chế làm việc của Kế

toán chuỗi khối.

Nguồn: www.deloitte.com.au

Hình 2: Cơ chế làm việc của kế toán trong chuỗi khối

Để giải thích khái niệm kế toán dựa trên Blockchain, một số nhà nghiên cứu sử dụng thuật

ngữ kế toán tam phân - Triple-Entry Accounting (Peters, G.W, Panayi, 2015) được mô tả như là

một sự cải tiến cho kế toán kép thông thường trong đó các khoản mục kế toán của các bên liên

quan được niêm phong bằng mật mã bởi một thực thể thứ ba (Blockchain).

Một ví dụ về kế toán tam phân:

Một công ty X mua hàng hóa trị giá 100 triệu đồng từ công ty Y, theo nguyên tắc ghi kép

ta có:

Công ty X

Ghi nhận hàng hóa nhập và chi tiền

Ghi Nợ tài khoản hàng hóa: 100 triệu đồng

Ghi Có tài khoản tiền: 100 triệu đồng

Công ty Y

Ghi nhận hàng hóa xuất và nghiệp vụ thu tiền

Ghi Nợ tài khoản tiền: 100 triệu đồng

Ghi Có tài khoản doanh thu: 100 triệu đồng

Hệ thống kế toán tam phân có thể được hiểu như sau:

Hạch

toán kép Mã hóa Kế toán

tam

phân

Page 379: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

378

Hệ thống kế toán tam phân được coi là một phần mở rộng của hệ thống kế toán kép, trong đó

về mặt kỹ thuật, tất cả các mục/giao dịch kế toán đều được kiểm tra và niêm phong, chúng xảy ra

đồng thời trong cùng một sổ cái công khai, phân tán, tạo ra một hệ thống hồ sơ kế toán đan xen và

xâu chuỗi. Trong hệ thống kế toán tam phân, các giao dịch được ghi lại và phân phối, niêm phong

bằng mật mã, thao tác/thay đổi hoặc phá hủy chúng để che giấu bất kỳ thông tin thực tế nào là

không thể. Hiện nay, với Blockchain, mỗi giao dịch sẽ được ghi lại bởi bên thứ ba và bên thứ ba là

Blockchain, xác minh từng giao dịch (Mật mã học) và hóa đơn chứng từ sẽ được phát hành. Kết

quả là mọi giao dịch sẽ được ghi đồng thời vào sổ sách của bên thứ ba để được xác minh bởi

blockchain. Khi các giao dịch được nhập ở ba nơi, nó được gọi là hệ thống nhập ba.

Các tính năng của hệ thống kế toán tam phân: có nhiều tính năng khác nhau như hợp đồng

thông minh, Sổ cái phân tán, nhập kép, mật mã, hồ sơ chứng minh giả mạo, Xác thực và bảo mật

và các thỏa thuận được ký điện tử.

Sau đây là một ví dụ hiển thị quy trình bắt buộc phải tuân theo trong hệ thống nhập tam

phân dựa trên Blockchain.

Nguồn: www.deloitte.com.au

Hình 3: Ví dụ về cơ chế hoạt động của Blockchain

Vì Blockchain không cho phép sự sửa đổi dữ liệu từ bất kỳ chủ thể nào. Do đó, kế toán

viên không thể làm sai lệch hoặc xóa các nghiệp vụ kế toán bằng văn bản. Điểm đặc biệt là khái

niệm kế toán tam phân lần đầu tiên được mô tả vào năm 2005 bởi Ian Grigg ba năm trước khi

Blockchain được phát minh. Ian Grigg đã mô tả khả năng sử dụng hóa đơn chứng từ kỹ thuật số

được bảo vệ bằng mật mã để xác minh các giao dịch xảy ra giữa các đối tác khác nhau và được

lưu trữ bởi bên thứ ba và hiển thị nếu có bất kỳ chi tiết nào trong hồ sơ bị thay đổi hoặc xóa

(Mazières, 2016). Với sự ra đời của Blockchain, các quy trình có thể trở nên tự động, rẻ và thậm

chí đáng tin cậy hơn khi nhu cầu của bên thứ ba giữ hóa đơn chứng từ theo cách tập trung được

thay thế bởi một sổ cái phi tập trung. Tiếp đó, Lazanis là người đầu tiên mô tả rõ ràng khả năng

A muốn chuyển tiền cho B

Giao dịch được thể hiện trực tuyến dưới dạng 1 khối

Khối này được công bố cho các bên trong mạng lưới

Tất cả các bên trong mạng lưới chấp thuận giao dịch này là hợp lệ

Khối này sẽ được thêm vào chuỗi, chuỗi này bao gồm các bản ghi các giao

dịch minh bạch và không thể thay đổi

Page 380: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

379

của kế toán Blockchain. Ông nhấn mạnh rằng khi sử dụng công nghệ blockchain, doanh nghiệp

không cần có bất kỳ trung gian có uy tín nào ví dụ như ngân hàng hoặc công ty bảo hiểm nếu

doanh nghiệp tự nguyện ghi chép các nghiệp vụ của mình trên Blockchain.

Xu hướng công nghệ này có khả năng biến đổi lĩnh vực kế toán, bằng cách thay đổi cách làm

việc của kế toán viên. Tác động của Blockchain đối với kế toán bao gồm các tác động chính sau:

- Cơ sở dữ liệu an toàn và minh bạch: Blockchain trong lĩnh vực kế toán sẽ cung cấp cơ sở

dữ liệu rất tuyệt vời để theo dõi dữ liệu và hàng hóa khi chúng di chuyển (vật lý hoặc kỹ thuật

số) thông qua các chuỗi và tổ chức cung ứng. Điều này sẽ cho phép quá trình phân tích, lập báo

cáo chặt chẽ hơn.

- Tính xác thực đầy đủ của các bên/giao dịch: Công nghệ này sẽ tính đến các tài khoản phải

trả và phải thu, với các giao dịch giữa các công ty hoặc giao dịch giữa khách hàng và khách

hàng. Blockchain sẽ xác minh hoạt động thanh toán và thời gian thanh toán, đảm bảo tính xác

thực của các giao dịch và sẽ giảm thiểu rủi ro cho các bên trong giao dịch. Do đó đảm bảo tính

chính xác về tài chính, bởi lẽ khi giao dịch diễn ra trong sổ cái blockchain, nó không chỉ cập nhật

trong thời gian thực mà giao dịch này còn được đóng ngay lập tức sau khi hoàn thành.

Blockchain giúp ngăn chặn thao tác thay đổi dữ liệu và tránh gian lận (Reaso, 1990).

- Đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu tài chính: Khi mọi giao dịch được ghi lại

và xác minh, tính toàn vẹn của hồ sơ tài chính được đảm bảo. Vì tất cả các giao dịch được phân

phối và niêm phong bằng mật mã, việc thao túng, làm sai lệch hoặc phá hủy chúng thực tế là

không thể.

- Kết thúc phương thức kế toán truyền thống: Blockchain đã sẵn sàng để nâng cấp các

phương thức lập hóa đơn, chứng từ, hợp đồng và xử lý thanh toán truyền thống trên tất cả các

ngành, vì nó cho phép ghi đồng thời cả hai mặt của giao dịch vào sổ cái chung.

- Kế toán viên có thể phát triển nghiệp vụ chuyên môn theo chiều sâu: Công nghệ này sẽ

làm cho quá trình kế toán nhanh hơn và chính xác hơn. Do đó, kế toán viên sẽ có nhiều thời gian

hơn cho các nghiệp vụ khác và tăng cường tư duy sáng tạo để phát triển nghiệp vụ chuyên môn

của mình.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức: Công nghệ Blockchain sẽ giảm thời gian trễ từ

khi thông tin được yêu cầu đến khi được cung cấp, dẫn đến hiệu suất được cải thiện. Công nghệ

này cho phép các bên quan tâm có thể truy cập và có được thông tin cần thiết ngay lập tức đồng

thời loại bỏ sự cần thiết của người giữ sổ sách.

2.3.2. Ảnh hưởng của công nghệ Blockchain đến công tác kiểm toán

Với quy trình kiểm toán như hiện nay, hoạt động kiểm toán là khá tốn kém cả về thời gian

và chi phí cho các biên liên quan. Nó cũng liên quan đến rất nhiều nghiệp vụ như kiểm toán đơn

đặt hàng, phiếu giao hàng, hóa đơn và hồ sơ thanh toán được duy trì bởi các tổ chức và cần có

xác minh của bên thứ ba. Blockchain cung cấp tính toàn vẹn dữ liệu của các tệp điện tử thông

qua việc sử dụng chuỗi băm và in dấu vân tay kỹ thuật số. Điều này là bất biến, tức là một giao

Page 381: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

380

dịch một khi được thỏa thuận và ghi lại, nó không bao giờ có thể thay đổi. Sau đó, người ta có

thể ghi lại một giao dịch khác để thay đổi trạng thái nhưng không bao giờ thay đổi là lịch sử của

nó. Do đó, thời gian dập dữ liệu vào blockchain. Blockchain cuối cùng cho phép các dấu vết

kiểm toán có thể theo dõi, tự động hóa các quy trình kiểm toán và xác thực các giao dịch. Do đó

Blockchain sẽ cho phép các kiểm toán viên xác minh một phần lớn thông tin quan trọng nhất

trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chi phí và thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán

sẽ giảm đáng kể. Kiểm toán viên có thể dành thời gian đã tiết kiệm được cho các lĩnh vực họ có

thể tăng thêm giá trị, ví dụ như: kiểm toán các giao dịch có tính phức tạp cao hoặc các cơ chế

kiểm soát nội bộ.

Blockchain có khả năng cung cấp dữ liệu chất lượng tốt hơn so với cách cung cấp dữ liệu

truyền thống. Tính minh bạch của Blockchain cung cấp khả năng hiển thị tất cả các giao dịch cho

người dùng được chấp thuận do đó Kiểm toán viên có thể sử dụng blockchain để tập trung vào

các khu vực phức tạp, có thể kiểm tra 100% số liệu kiểm kê, chứ không phải là các mẫu thử

nghiệm. điều này có thể giúp kiểm toán viên giảm thời gian lấy mẫu và xác thực các nghiệp vụ.

Với blockchain, công việc của kiểm toán viên sẽ tập trung nhiều hơn vào công nghệ đòi

hỏi sự truy cập khác nhau vào các hệ thống khách hàng. Joel Shamon, nhà lãnh đạo kiểm toán

quốc gia tại Top Five Firm RSM, Hoa Kỳ đã chia sẻ: “Thay vì làm việc với nhân viên kế toán

của khách hàng, kiểm toán viên sẽ làm việc nhiều hơn với bộ phận IT để truy cập thông tin và

kiểm tra thông qua các chu kỳ giao dịch, hoặc là kiểm toán viên phải duy trì hiểu biết về dữ liệu

và phân tích, có kỹ năng dịch các mẫu dữ liệu thành các bằng chứng kiểm toán có liên quan để

nâng cao hiệu quả và chất lượng kiểm toán (Chapman, 2017).

Mặt khác, blockchain có khả năng làm thay đổi bản chất của bằng chứng kiểm toán đối với

các giao dịch lớn bao gồm các báo cáo tài chính. Công nghệ blockchain có thể cho phép kiểm

toán viên tự động xác minh các giao dịch thông qua kiểm tra các bản ghi kỹ thuật số chứ không

phải là hóa đơn, giải ngân và các hồ sơ thương mại khác được sử dụng ngày nay. Sử dụng công

nghệ để đánh giá số lượng lớn giao dịch thường xuyên sẽ cho phép kiểm toán viên và khách

hàng của họ tập trung nỗ lực vào các giao dịch bất thường đáng kể và các ước tính chính, các

phán đoán ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.

Trong dài hạn, hoạt động kiểm toán phần lớn sẽ được thực hiện một cách tự động và hoạt

động này được tiến hành liên tục thay vì chỉ được thực hiện định kỳ vài tháng trong năm. Thêm

vào đó hoạt động kiểm toán có thể sử dụng các công cụ dự đoán, trí thông minh nhân tạo để xác

định các xu hướng và bất thường. Công cụ này sẽ tăng cường kiểm soát gian lận và quản lý rủi

ro, cũng như loại bỏ một số phần kiểm tra kỹ lưỡng bằng tay. “Các robot sẽ không thay thế kiểm

toán viên do mức phán xét yêu cầu trong quá trình kiểm toán nhưng kiểm toán viên sẽ cần phải

mở rộng các bộ kỹ năng để có thể tận dụng các lợi ích mà các công nghệ này có thể cung cấp”

(Lennox, 2010).

Trong tương lai, với việc triển khai Blockchain, các công việc kiểm toán lớn với nhiều

nhân viên có thể được cắt giảm xuống chỉ còn vài nhân viên. Tuy nhiên, giao dịch được ghi lại

trong một blockchain có thể vẫn là lừa đảo, do đó sẽ cần kiểm toán viên nhưng bản chất nhiệm

vụ của họ có thể được thay đổi để cải thiện. Mặc dù có nhiều nghiên cứu chỉ rõ lợi thế khi áp

Page 382: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

381

dụng Blockchain trong kế toán, kiểm toán nhưng việc ứng dụng Blockchain trong kế toán và

kiểm toán vẫn là một khái niệm mới mẻ. Nhiều nhà cung cấp lớn như Microsoft, SAP hay

Deloitte đang bắt đầu cung cấp các giải pháp kết hợp các công nghệ liên quan đến Blokchain,

thường dựa trên cách tiếp cận Blockchain như là một dịch vụ. Tuy nhiên, các giải pháp này vẫn

đang ở giai đoạn ban đầu (CoinMarketCap, 2017).

2.3.3. Một số yêu cầu khi áp dụng Blockchain trong kế toán và kiểm toán

Như đã phân tích ở trên, Block chain hứa hẹn mang tới một triển vọng mới cho các

doanh nghiệp trong kế toán kiểm toán. Tuy nhiên quá trình triển khai và ứng dụng có lẽ cần

nhiều thời gian bởi lẽ công nghệ này chỉ áp dụng được trong kế toán và kiểm toán khi thỏa

mãn các yêu cầu sau:

1) Tất cả hoặc hầu hết các thành viên của Chuỗi giá trị sử dụng hệ thống này;

2) Chi phí cho các dịch vụ phân phối mới thấp hơn chi phí hiện tại của các nhà cung cấp

dịch vụ;

3) Có thể áp dụng tiền điện tử để tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ Blockchain.

Mô hình công nghệ này có lẽ chưa phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) hoặc

các công ty lớn đang bán cho hàng ngàn người tiêu dùng cuối cùng, chẳng hạn như amazon hoặc

trong các công ty nhỏ không có nhu cầu kiểm toán, vì trong trường hợp này lợi ích áp dụng công

nghệ Blockchain là rất hạn chế.

3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu về triển vọng áp dụng công nghệ blockchain trong kế

toán và kiểm toán, nhóm tác giả sử dụng phương pháp điều tra qua bảng hỏi tại 70 doanh nghiệp

trong đó 20 doanh nghiệp kiểm toán với tổng số 150 nhân viên kế toán, kiểm toán và nhà quản

trị tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bảng hỏi được xây dựng một cách logic,

dựa theo nội dung của đề tài về triển vọng áp dụng blockchain trong kế toán và kiểm toán. Bảng

hỏi sau khi thiết kế được gửi trực tuyến đến các đối tượng phỏng vấn qua email và facebook.

Nghiên cứu sử dụng chủ yếu thống kê mô tả kết quả nghiên cứu đã được tổng hợp.

Bảng 1: Bảng câu hỏi điều tra về triển vọng áp dụng công nghệ blockchain

trong kế toán kiểm toán

STT Nội dung câu hỏi

Phương án lựa chọn

Có Không Không

ý kiến

1

Doanh nghiệp của anh/chị có chính sách đầu tư cho ứng

dụng, đổi mới công nghệ theo xu hướng cách mạng công

nghệ 4.0 không?

2 Doanh nghiệp của anh/chị có quan tâm đến đổi mới công

nghệ trong lĩnh vực tài chính kế toán không?

Page 383: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

382

3

Doanh nghiệp của anh/chị có tổ chức các chương trình đào

tạo cho người lao động về kỹ năng ứng dụng công nghệ mới

trong nghiệp vụ kế toán và kiểm toán không?

4

(câu hỏi dành cho nhà quản trị doanh nghiệp) Doanh nghiệp

của anh/chị có sẵn sàng đầu tư cho đổi mới công nghệ trong

kế toán, kiểm toán nếu lợi ích công nghệ đem lại là thiết thực

không?

5 Anh/chị có biết về công nghệ block chain và những ứng dụng

của nó trong kế toán, kiểm toán không?

6

6.1. Anh/chị có cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam có nhu

cầu sử dụng blockchain trong kế toán và kiểm toán không?

6.2. Nếu câu trả lời của anh/chị là không ý kiến, xin anh chị cho biết lý do

…………………………………………………………………………………….……

Nếu câu trả lời của anh/chị là không, xin anh chị cho biết lý do

……………………………………………………………………………………………

7

Theo anh/chị rào cản lớn nhất trong áp dụng công nghệ block chain trong kế toán, kiểm

toán ở Việt Nam hiện nay là gì?

……………………………………………………………………………………………

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 142 hồi đáp từ phía các nhà quản tri, kế toán, và kiểm

toán và được tổng hợp trình bày ở bảng 2.

Bảng 2: Bảng mô tả mẫu điều tra

Nhóm phân loại Tiêu chí phân loại Số lượng

Đối tượng phỏng vấn

Nhà quản trị tại doanh nghiệp 45

Kế toán viên 50

Kiểm toán viên 47

Loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ 0

Doanh nghiệp vừa 20

Doanh nghiệp lớn 50

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả nghiên cứu

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có đầu tư cho ứng dụng, đổi mới công

nghệ theo xu hướng cách mạng công nghệ 4.0 chưa cao 25/70 (35.7%). Trong số đó có 20 doanh

nghiệp (28.5%) có quan tâm đến đổi mới công nghệ trong lĩnh vực tài chính kế toán và có 10

doanh nghiệp có tổ chức các chương trình đào tạo cho người lao động về kỹ năng ứng dụng công

nghệ mới trong nghiệp vụ kế toán và kiểm toán. Kết quả khảo sát được trình bày ở hình 4.

Page 384: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

383

Hình 4: Kết quả khảo sát tỷ lệ doanh nghiệp quan đến đến đổi mới công nghệ theo xu hướng

cách mạng công nghiệp 4.0

Với nhà quản trị, khi được hỏi, 18/45 (chiếm 40%) nhà quản trị sẵn sàng đầu tư cho đổi

mới công nghệ trong kế toán, kiểm toán nếu lợi ích công nghệ đem lại là thiết thực (Hình 5). Tuy

nhiên, khi nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát các nhân viên kế toán và kiểm toán cũng như các

nhà quản trị về mức độ hiểu biết về công nghệ blockchain thì kết quả cho thấy chỉ có 28/142

người được hỏi có biết về công nghệ block chain và những ứng dụng của nó trong kế toán, kiểm

toán (được thể hiện ở hình 6).

Hình 5: Tỷ lệ nhà đầu tư sẵn sàng/không sẵn sàng đầu tư công nghệ trong kế toán - kiểm toán

Tỷ lệ doanh nghiệp có quan tâm đến đổi mới công nghệ trong lĩnh vực tài

chính kế toán

Tỷ lệ doanh nghiệp có tổ chức các chương trình đào tạo cho người lao động

về kỹ năng ứng dụng công nghệ mới trong nghiệp vụ kế toán và kiểm toán

Page 385: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

384

Hình 6: Tỷ lệ người có hiểu biết về công nghệ blockchain và ứng dụng của công nghệ blokchain

trong kế toán - kiểm toán

Nghiên cứu khảo sát triển vọng ứng dụng công nghệ blockchain trong kế toán kiểm toán

tại Việt Nam, đối tượng khảo sát cho ý kiến tán thành hay không tán thành về nhu cầu sử dụng

công nghệ blochchain của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết qủa nghiên cứu được trình bày ở

hình 7.

Hình 7: Tỷ lệ tán thành/không tán thành nhu cầu sử dụng hệ thống blockchain vì những lợi ích

thiết thực mà nó đem lại tại Việt Nam

Nhóm người không có ý kiến (47/142 người chiếm 33,09%) cho rằng họ chỉ có thể quyết

định sử dụng hay không sử dụng công nghệ blockchain trong hoạt động của mình khi có bằng

chứng và kết quả của việc sử dụng công nghệ mới này từ các doanh nghiệp cụ thể tại Việt Nam.

Đối với nhóm người không ủng hộ công nghệ (71/142 ngwoif chiếm 50.01%), họ cho rằng mức

độ hiểu biết của họ về công nghệ Blockchain còn ít ỏi nên lựa chọn áp dụng công nghệ mới sẽ có

Page 386: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

385

mức độ rủi ro rất cao, thêm vào đó các tổ chức còn e dè về việc sử dụng một công nghệ mới. Hầu

hết người được hỏi (90/97) đều thống nhất cho rằng việc thay đổi tư duy, thay đổi cách thức làm

việc truyền thống, đặc biệt là trong ngành kế toán và kiểm toán là không dễ dàng và cần nhiều

thời gian để thích ứng.

4.2. Thảo luận và kiến nghị

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy ứng dụng công nghệ blockchain trong kế toán kiểm toán

còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù nhiều doanh nghiệp Việt quan tâm đến ứng dụng công nghệ

trong kinh doanh nhưng phần lớn họ không quan tâm đến ứng dụng công nghệ trong công tác kế

toán kiểm toán và việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực này cũng chưa được chú trọng. Thêm vào

đó mức độ hiểu biết về công nghệ blockchain của nhà quản trị và bản thân các kế toán, kiểm toán

viên còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, rất ít doanh nghiệp sẵn sàng áp dụng công nghệ

blockchain trong hoạt động kế toán kiểm toán của mình. Với kết quả khảo sát thực tế này, có thể

thấy việc áp dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực kế toán kiểm toán ở Việt Nam có lẽ còn ở

trong tương lai và liệu công nghệ này có thể triển khai trên thực tế hay không còn phụ thuộc vào

rất nhiều yếu tố. Từ đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số kiến nghị để nâng cao sự hiểu biết và khả

năng ứng dụng công nghệ blockchain trong hoạt động kế toán kiểm toán tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, đối với các kế toán viên và kiểm toán viên: các kế toán và kiểm toán viên cần

thường xuyên cập nhật kiến thức về những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực của mình. Bên cạnh

đó họ cần nỗ lực nâng cao các kỹ năng công việc, đặc biệt là kỹ năng công nghệ thông tin để khi

áp dụng công nghệ mới, họ có thể nhanh chóng nắm bắt và vận dụng vào công việc của mình.

Thứ hai, đối với doanh nghiệp: các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo cũng như cập

nhật kiến thức về công nghệ blockchain cho nhà quản trị cũng như kế toán viên và kiểm toán

viên của mình.

Thứ ba, đối với nhà nước: Nhà nước cần tập trung xây dựng hành lang pháp lý làm cơ sở

cho ứng dụng công nghệ blockchain cho công tác kế toán, kiểm toán ở Việt Nam.

Thứ tư, đối với các cơ sở đào tạo: Các trường cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo,

các diễn đàn hoặc khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học về blockchain để người học cập

nhật những công nghệ mới trong lĩnh vực ngành nghề đang theo học để có sự chuẩn bị tốt cho

nghề nghiệp trong tương lai.

5. KẾT LUẬN

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với những ứng dụng ngày càng nhiều của công nghệ trong

mọi lĩnh vực đã và đang thay đổi một cách toàn diện nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có

lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Theo như kết quả của nhóm nghiên cứu, công nghệ Block chain

trong ứng dụng kế toán kiểm toán còn mới mẻ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Do đó để công

nghệ này thực sự được áp dụng và sử dụng rộng rãi có lẽ cần nhiều thời gian và nỗ lực của các

bên liên quan, đặc biệt là chúng ta cần có sự hỗ trợ tích cự từ phía các cơ quan chức năng trong

việc xây dựng hành lang pháp lý mở đường cho triển vọng áp dụng công nghệ mới này ở Việt

Nam trong thời gian tới.

Page 387: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

386

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Andersen, N. (2017). Blockchain Technology. A game-changer in accounting?

Ashton, K. (2009). That ‘Internet of Things’ Thing. RFID Journal, June 22.

Adams, R.B., Ferreira, D. (2007). A theory of friendly boards. J. Finance. 62(1), 217–250

Bartoletti, M. and Pompianu, L. (2017). An empirical analysis of smart contracts: platforms,

applications, and design patterns. arXiv preprint arXiv:1703.06322

Benos, E., Garratt, R. and Gurrola-Perez, P. (2017). The economics of distributed ledger

technology for securities settlement.

Beasley, M.S. (1996). An empirical analysis of the relation between the board of director

composition and financial statement fraud. Account. Rev. 71, 4, 443–465

Beasley, M.S. et al. (2010). Fraudulent Financial Reporting. Committee. 12, 60.

Bentov, I. et al. (2014). Proof of Activity: Extending Bitcoin’s Proof of Work via Proof of Stake.

Byström, H. (2016). Blockchains, real-time accounting and the future of credit risk modeling.

Lund University, Department of Economics.

Chapman, J., Garratt, R., Hendry, S., McCormack, A. and McMahon, W. (2017). Project Jasper:

are distributed wholesale payment systems feasible yet? Financial System, 59.

Chartered Accountants NZ (2017). The future of Blockchain.

CoinMarketCap 07 (2017). CryptoCurrency Market Capitalizations. https://coinmarketcap.com/.

Online; accessed June 17th 2018.

Caplan, D. (1999). Internal Controls and the Detection of Management Fraud. J. Account. Res.

37, 1, 101–117.

Lamport, L. et al. (1982). The Byzantine Generals Problem. ACM Trans. Program. Lang. Syst.

4, 3, 382–401.

Lennox, C., Pittman, J.A. (2010). Big five audits and accounting fraud. Contemp. Account. Res.

27, 1, 209–247.

Mazières, D. (2016). The Stellar Consensus Protocol: A Federated Model for Internet-Level

Consensus.

Nakamoto, S. (2008). Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System. Consulted. 1–9.

Peters, G.W., Panayi, E. (2015). Understanding Modern Banking Ledgers through

BlockchainTechnologies: Future of Transaction Processing and Smart Contracts on the

Internet ofMoney. arXiv Prepr. arXiv1511.05740. 1–33.

Pilkington, M. (2016). Blockchain Technology: Principles and Applications. In: Olleros, F.X.

and Zhegu, M. (eds.) Research Handbook on Digital Transformations. Edward Elgar,

Cheltenham, UK.

Probst, L. et al. (2016). Blockchain Applications & Services.

Reason, J. (1990). The contribution of latent human failures to the breakdown of complex

systems. Philos. Trans. R. Soc. Lond. B. Biol. Sci. 327, 1241, 475–484.

Page 388: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

387

Ứng dụng fintech trong việc hỗ trợ hoạt động huy động vốn

của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Nguyễn Đăng Tuệ

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.37 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 22/11/2019

Ngày nhận bài: 03/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 25/11/2019

Tóm tắt

Fintech đang thay đổi ngành tài chính với nhiều tính năng đột phá. Đối với DNNVV,

Fintech cho thấy tiềm năng đáp ứng nhu cầu vốn để góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh

thuận lợi hơn cho nhóm doanh nghiệp này. Bài viết này nhằm mục đích phân tích một số tác

động của fintech đối với việc huy động vốn của các DNNVV thông qua hai hình thức gọi vốn

cộng đồng và cho vay ngang hàng. Bài viết cho thấy các nền tảng Fintech hỗ trợ việc huy động

vốn cho DNNVV vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Các yếu tố liên quan đến nền kinh tế và nền tảng

văn hóa Việt Nam có thể kìm hãm sự phát triển của những fintech này. Việc ứng dụng các

fintech này trong việc giúp huy động vốn đối với DNNVV đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực lớn hơn

của các bên liên quan cũng như một cơ sở pháp lý toàn diện và nhận thức kinh doanh cởi mở hơn

trong xã hội.

Từ khóa: Fintech, doanh nghiệp nhỏ và vừa, gọi vốn cộng đồng, cho vay ngang hàng

1. FINTECH VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế và hoạt

động sáng tạo (Patwardhan, 2018). Tuy nhiên, DNNVV gặp khó khăn trong việc huy động vốn

và do vậy bị hạn chế khả năng tăng trưởng và phát triển. Các DNNVV với quy mô và uy tín hạn

chế của mình rất khó khăn trong việc huy động vốn trực tiếp từ thị trường tài chính. Các chứng

khoán của các doanh nghiệp này nếu phát hành rất khó được khách hàng chấp nhận. Do vậy

nguồn vốn của các doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào ngân hàng. Tuy vậy, khi tiếp xúc

với nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại, các DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn. Nhìn

từ góc độ ngân hàng thương mại, các DNNVV không phải là nhóm khách hàng hấp dẫn vì bất ổn

định, phức tạp và không tạo ra nhiều lợi nhuận. Trong trường hợp các ngân hàng cung cấp dịch

vụ cho DNNVV, các dịch vụ này thường không được điều chỉnh và chi phí cao được chuyển cho

khách hàng, khiến cho các khoản vay của DNNVV trở nên đắt đỏ. Hầu hết các khoản vay của

Page 389: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

388

các DNNVV dựa trên tài sản thế chấp hoặc thông qua dịch vụ bao thanh toán vốn khá rắc rối về

thủ tục và có chi phí cao (Blakstad & Allen, 2018). Tương tự, Hoenig & Henkel (2015) phát hiện

ra rằng các DNNVV thường gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc thu hút tài chính bên ngoài

do sự bất cân xứng thông tin. Nhiều DNNVV không chứng minh được lịch sử tín dụng, thiếu

giấy tờ pháp lý về doanh nghiệp hoặc giấy tờ sở hữu đất đai, thiếu hồ sơ theo dõi những thành

tựu trong quá khứ để thuyết phục các nhà đầu tư truyền thống. Những doanh nghiệp này đồng

thời gặp các khó khăn về thực hiện các quy trình thủ tục và phải tốn thêm chi phí cho những

người môi giới trung gian (Blakstad & Allen, 2018).

Trong bối cảnh phát triển định hướng công nghệ, nhưng các doanh nghiệp nhỏ về đổi mới

sáng tạo thường gặp nhiều khó khăn nhất khi huy động vốn (Mina và cộng sự, 2013). Các doanh

nghiệp đổi mới có xu hướng áp dụng các mô hình kinh doanh rủi ro hơn để tạo ra sản phẩm và

thị trường mới nhưng đồng thời là rào cản để định giá các doanh nghiệp này (Lee và cộng sự,

2015). Các DNNVV về công nghệ thường phụ thuộc nhiều vào tài sản vô hình, thay vì tài sản

vật chất. Tuy nhiên tài sản vô hình rất khó định giá và do đó khó sử dụng làm tài sản thế chấp để

cho vay. Ngoài ra, Mina và cộng sự (2013) đã chỉ ra ba vấn đề chính hạn chế tiếp cận tín dụng

của các DNNVV đổi mới. Đầu tiên, lợi nhuận cho hoạt động đổi mới sáng tạo có thể không chắc

chắn và do đó làm cho hoạt động này trở nên rủi ro hơn về mặt tài chính (Mazzucato, 2013). Tỷ

lệ thất bại thường cao, làm cho đổi mới sáng tạo trở thành một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro

tiềm tàng. Thứ hai, sự bất cân xứng thông tin khiến các ngân hàng khó định giá các khoản đầu tư

về đổi mới sáng tạo. Các sản phẩm sáng tạo tuân theo các định nghĩa mới, đặc thù đòi hỏi định

giá thông qua chuyên gia với các kỹ năng đặc biệt. Thứ ba, những đổi mới mới phụ thuộc vào

bối cảnh cụ thể của doanh nghiệp. Ví dụ, một đổi mới quy trình mới chỉ có thể áp dụng trong

doanh nghiệp mà nó hoạt động.

Bên cạnh các đặc điểm nội tại của các DNNVV gây bất lợi trong huy động vốn truyền

thống, nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận được với tài chính do vấn đề khoảng cách địa lý

cản trở việc thu thập thông tin, theo dõi hiệu suất và liên lạc với các dự án đầu tư. Trái ngược với

các doanh nghiệp lớn được niêm yết, các nhà đầu tư trong các dự án mạo hiểm ở giai đoạn đầu

thường là các doanh nghiệp địa phương. Việc đảm bảo nguồn vốn từ các nguồn tài chính truyền

thống thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào khoảng cách địa lý giữa các doanh nhân và

nhà cung cấp vốn (Chen và cộng sự, 2009).

Ở các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới, hơn 200 triệu DNNVV thiếu khả năng tiếp

cận tài chính (Patwardhan, 2018). Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) ước tính rằng 55% các

DNNVV ở các nước đang phát triển hoàn toàn không tiếp cận được tín dụng hoặc không có đủ

tín dụng để phát triển kinh doanh. Ở Việt Nam, các DNNVV cũng gặp nhiều khó khăn trong việc

huy động vốn. Theo số liệu của Phòng Nghiên cứu phát triển của Trung tâm Thông tin tín dụng

(CIC), hiện Việt Nam có trên 1 triệu DNNVV, thì có đến hơn 773.000 chưa tiếp cận được tín

dụng. Thiếu nguồn tài chính là một trong những khó khăn cơ bản trong hoạt động của các

DNNVV tại Việt Nam. Khảo sát doanh nghiệp tại Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (2016) thực

hiện xác định những trở ngại môi trường kinh doanh quan trọng nhất được các doanh nghiệp

Việt Nam cho thấy rào cản hạn chế nhất được xác định là tiếp cận nguồn tài chính. Một khảo sát

Page 390: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

389

khác của Diễn đàn kinh tế thế giới (2016) cũng liệt kê việc huy động vốn là một trong những yếu

tố gây khó khăn nhất cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Hạn chế về khả năng huy động vốn của các DNNVV thông qua các tổ chức tài chính

truyền thống đòi hỏi phải có sự xuất hiện của các kênh mới để cung cấp nguồn vốn. Đổi mới

công nghệ đã giúp huy động vốn mở rộng ra ngoài phạm vi của người cho vay truyền thống.

Thông qua các khả năng kết nối nhờ vào Internet, mối quan hệ giữa doanh nhân và nhà đầu tư

được định hình lại. FinTech là viết tắt của cụm từ Financial Technology, dịch sang Tiếng Việt là

công nghệ tài chính. Gọi vốn cộng đồng và cho vay ngang hàng là hai dạng Fintech tiêu biểu

nhất giúp tăng cường mối quan hệ giữa những người có vốn dư thừa và các DNNVV

(Patwardhan, 2018).

Với việc ứng dụng công nghệ fintech để tăng tính minh bạch, giảm chi phí và rủi ro quản

trị, cho vay ngang hàng và gọi vốn cộng đồng có thể cung cấp thêm hai nguồn vốn tiềm năng cho

các DNNVV. Đầu tiên, các hình thức này có thể giúp tập hợp các khoản tiết kiệm nhỏ trong cộng

đồng thành vốn lưu động cho DNNVV (Blakstad & Allen, 2018). Ngoài ra, hồ sơ theo dõi giao

hàng có thể được chứng minh dựa trên sự tương tác giao nhận của khách hàng, không đòi hỏi các

giấy tờ liên quan đến các giao dịch giống như mô hình tài chính truyền thống. Phần tiếp theo của

bài viết xem xét tác động của hai hình thức fintech gọi vốn cộng đồng và cho vay ngang hàng đối

với việc huy động vốn của các DNNVV.

2. GỌI VỐN CỘNG ĐỒNG

2.1. Bản chất của gọi vốn cộng đồng

Gọi vốn cộng đồng là tài trợ cho một dự án hoặc doanh nghiệp thông qua một nhóm các cá

nhân thay vì các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp (Schwienbacher & Larralde, 2010). Gọi vốn cộng

đồng được thực hiện không có bất kỳ trung gian tài chính nào: các doanh nghiệp huy động tiền trực

tiếp từ các cá nhân thông qua Internet. Gọi vốn cộng đồng cũng có thể được nhìn nhận giống như

một cuộc huy động vốn mở, thông qua Internet, để cung cấp các nguồn tài chính dưới hình thức

quyên góp hoặc đổi lấy một số lợi ích hoặc quyền biểu quyết để hỗ trợ các sáng kiến phát triển cụ

thể. Gọi vốn cộng đồng đang phát triển nhanh chóng. Tính đến năm 2015, có khoảng 1.250 nền

tảng gọi vốn cộng đồng trên thế giới, trị giá khoảng 34,4 tỷ đô la (Crowdsource, 2015).

Gọi vốn cộng đồng có thể được phân loại thành bốn loại nền tảng: (1) gọi vốn cộng đồng

dựa trên quyên góp; (2) gọi vốn cộng đồng dựa trên phần thưởng; (3) gọi vốn cộng đồng dựa trên

cho vay; và (4) gọi vốn cộng đồng dựa trên góp vốn cổ phần. Các nhà đầu tư theo mô hình gọi

vốn cộng đồng dựa trên quyên góp thường đóng góp cho một dự án từ thiện, sáng tạo hoặc xã

hội một cách phi vụ lợi. Mô hình quyên góp trái ngược với mô hình dựa trên phần thưởng, trong

đó những người quyên góp sẽ nhận được phần thưởng, chẳng hạn như thành phẩm, đặc quyền

hoặc công nhận trong quá trình sản xuất. Gọi vốn cộng đồng dựa trên cho vay và dựa trên vốn

chủ sở hữu được gọi chung là gọi vốn cộng đồng đầu tư theo đó nếu các doanh nghiệp phát triển

tốt, các nhà đầu tư được lợi ích tài chính. Trong mô hình dựa trên cho vay, họ sẽ nhận lại khoản

đầu tư của mình cộng với tiền lãi. Trong mô hình dựa trên vốn cổ phần, nhà đầu tư trở thành chủ

sở hữu của doanh nghiệp gọi vốn.

Page 391: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

390

2.2. Gọi vốn cộng đồng loại bỏ các trở ngại về huy động vốn của DNNVV

Giảm rào cản địa lý

Gọi vốn cộng đồng cho phép các DNNVV tiếp cận với nhiều nhà đầu tư ở các khu vực địa

lý khác nhau. Việc giảm thiểu rào cản địa lý được thực hiện bằng cách sử dụng các nền tảng trực

tuyến thông qua đó DNNVV có thể trực tiếp tiếp thị các dự án tới cộng đồng tài trợ, đáp ứng nhu

cầu của các nhà đầu tư trong việc thu thập thông tin, theo dõi hiệu suất và liên lạc với các dự án

đầu tư (Chen và cộng sự, 2009), (Mollick, 2014).

Giảm chi phí và thời gian

Kleemann và cộng sự (2018) và Paschen (2017) chứng minh gọi vốn cộng đồng hỗ trợ tăng

trưởng cho DNNVV bằng cách giảm chi phí tài chính. Bên cạnh đó, Agrawal và cộng sự (2013)

khẳng định gọi vốn cộng đồng dựa trên vốn chủ sở hữu có thể giảm thiểu tác động của sự bất cân

xứng thông tin và giảm chi phí theo dõi và quản lý các khoản đầu tư. Gọi vốn cộng đồng cũng

giúp cung cấp thông tin về dự án của nhiều doanh nghiệp cùng một lúc.

Gọi vốn cộng đồng giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể huy động từ một nhóm lớn các

cá nhân, vượt qua quá trình gây quỹ truyền thống bao gồm các giai đoạn thẩm định và đàm phán

kéo dài về định giá doanh nghiệp và các điều khoản hợp đồng. Số tiền đầu tư tương đối nhỏ được

truyền dẫn thông qua các nền tảng dựa trên trang web gọi vốn cộng đồng hoặc thông qua các mạng

xã hội như Facebook, Twitter và LinkedIn (Fenwick và cộng sự, 2018). Ngoài việc cung cấp

quyền truy cập vào thông tin về điểm tín dụng của những người vay tiềm năng, các nền tảng cho

phép các nhà đầu tư thông qua các thông báo thời gian thực về giá thầu cho vay đối với các dự án

để đa dạng hóa danh mục đầu tư (Morse, 2015). Điều này có thể giúp tăng đáng kể cơ hội huy

động vốn (Drake, 2013) đối với các DNNVV định hướng đổi mới đang gặp nhiều khó khăn trong

việc huy động tài trợ bằng các hình thức truyền thống (Herve & Schwienbacher, 2018).

Tác động tới sự phát triển của DNNVV

Bằng cách tham gia vào thiết kế và cải tiến sản phẩm, người dùng góp phần tạo ra giá trị cho

doanh nghiệp. Điều này cho phép doanh nghiệp giảm thời gian phát triển sản phẩm mới, tạo sự

chấp nhận tốt hơn của khách hàng và tăng nhận thức của khách hàng về sự mới mẻ của sản phẩm.

Paschen (2017) khẳng định rằng gọi vốn cộng đồng hỗ trợ sự phát triển của các DNNVV

bằng cách cung cấp kiến thức từ những người ủng hộ bên ngoài. Bên cạnh việc nới lỏng các hạn

chế tài chính của các doanh nghiệp mới khởi nghiệp và DNNVV, gọi vốn cộng đồng cho phép họ

tương tác trực tuyến với các nhà đầu tư và nhận phản hồi và đề xuất để cải thiện các sản phẩm và

dịch vụ (Giudici & Rossi-Lamastra, 2018). Nhờ sự tiện lợi của Web 2.0, các nhà gọi vốn cộng

đồng có thể giúp các doanh nhân tiến xa hơn bằng cách tham gia vào việc tạo, thử nghiệm, quảng

cáo, đánh giá và cải tiến sản phẩm và dịch vụ, giúp nhà sản xuất hiểu rõ hơn về thị hiếu của khách

hàng (Belleflamme và cộng sự, 2010). Đám đông có thể cung cấp ý tưởng về sự phát triển của sản

phẩm trong và sau dự án và mở rộng thông tin có giá trị về nhu cầu tương lai cho sản phẩm mới

(Eldridge và cộng sự, 2019). Theo cách này, gọi vốn cộng đồng cho phép sự tham gia của đám

đông trong chính quá trình đổi mới (Herve & Schwienbacher, 2018). Trong nhiều trường hợp, đám

Page 392: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

391

đông thể hiện sự khôn ngoan hơn một cá nhân (thậm chí là một chuyên gia) khi giải quyết vấn đề

hoặc đưa ra quyết định (Schwienbacher & Larralde, 2012). Theo Brabham (2008), đám đông càng

đa dạng thì càng hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề của các doanh nghiệp.

Những lợi ích từ việc gọi vốn cộng đồng cũng có thể được xem xét trong khía cạnh khuyến

khích đổi mới và cải thiện mô hình kinh doanh (Paschen, 2017). Nhờ vào gọi vốn cộng đồng,

DNNVV có thể thu được thông tin về giá trị của dự án (Singh, 2013). Người dùng Internet trên

thực tế quyết định hỗ trợ dự án nếu tin tưởng vào sự thành công trên thị trường của dự án đó.

Như vậy, gọi vốn cộng đồng tạo ra một cơ hội tuyệt vời để kiểm chứng ý tưởng với thực tế. Việc

tương tác trực tuyến khiến các cá nhân nghĩ xa hơn, ít chú ý đến sự phù hợp và ít sợ sự kỳ thị của

xã hội (Schemmann và cộng sự, 2016). Stanko & Henard (2016) đã thực hiện một nghiên cứu

định tính để đánh giá sự đóng góp của gọi vốn cộng đồng cho các giai đoạn nghiên cứu liên quan

đến phát triển sản phẩm như công nghệ, thiết kế sản phẩm và phần cứng. Phát hiện cho thấy số

lượng cập nhật được cung cấp cho những người ủng hộ và cởi mở với các ý tưởng bên ngoài

đóng góp đáng kể cho sự đổi mới và tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo.

Sự tham gia của nhà đầu tư vào đợt chào bán ban đầu đóng một vai trò quan trọng trong

thành công sau khi huy động. Walthoff-Borm và cộng sự (2018) cho thấy các doanh nghiệp gọi

vốn cộng đồng tạo ra các bằng sáng chế được đăng ký thành công nhiều hơn 3,4 lần so với các

doanh nghiệp không gọi vốn cộng đồng. Theo Giudici & Rossi-Lamastra (2018), các nhà đầu tư

gọi vốn cộng đồng không chỉ quan tâm đến việc hỗ trợ tài chính cho các DNNVV trong suốt quá

trình gọi vốn mà còn quan tâm tới các doanh nghiệp này khi quá trình gọi vốn kết thúc. Một dự

án gọi vốn cộng đồng thành công có thể giúp tăng cơ hội tài trợ từ các nguồn vốn khác. Ngược

lại, một dự án gọi vốn cộng đồng nhận được ít sự quan tâm từ công chúng giúp những người

sáng lập cải thiện doanh nghiệp hơn nữa hoặc quyết định dừng lại mà không phải đầu tư nhiều

tiền và công sức hơn (Mollick, 2014).

2.3. Gọi vốn cộng đồng ở Việt Nam

Hiện trạng

Kể từ dự án gọi vốn cộng đồng thành công đầu tiên vào năm 2014, tổng số vốn huy động

được thông qua gọi vốn cộng đồng là 36,7 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,6 triệu USD), không

đáng kể nếu so với Hoa Kỳ hoặc với quốc gia láng giềng Singapore (Lim, 2015). Theo số liệu

thống kê được cung cấp bởi (Statista, 2019), năm 2019, tổng số tiền được tài trợ nhờ gọi vốn

cộng đồng tại Việt Nam dự kiến ở mức rất khiêm tốn là 0,5 triệu đô la Mỹ.

Hình 1 mô tả xu hướng tài trợ ở Việt Nam thông qua hai chỉ số: số lượng dự án và số tiền

huy động được trong mỗi dự án. Như được giải thích trong biểu đồ, số lượng dự án gọi vốn cộng

đồng ở Việt Nam đang giảm dần theo thời gian, từ 3000 dự án năm 2017 xuống còn 2200 dự án

vào năm 2019 và dự kiến sẽ có 1900 dự án gọi vốn cộng đồng vào năm 2021. Ngược lại, số tiền

tích lũy trong mỗi dự án có xu hướng tăng mạnh, từ 1219 đô la Mỹ cho mỗi dự án năm 2017 lên

2074 đô la Mỹ cho mỗi dự án vào năm 2019. Statista (2019) dự báo rằng vào năm 2023, trung

bình một dự án thành công được tài trợ là 3681 đô la Mỹ.

Page 393: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

392

(Nguồn: Statista, 2019)

Hình 1: Xu hướng của gọi vốn cộng đồng Việt Nam

Thách thức

Gọi vốn cộng đồng có tiềm năng lớn để loại bỏ khoảng cách tín dụng của các DNNVV bởi

các đặc điểm đột phá của nó. Ngoài các nền tảng quốc tế có sẵn tại Việt Nam như gofundme

hoặc kickstarter, các DNNVV có thể sử dụng các nền tảng gọi vốn cộng đồng trong nước. Một

số thông tin về các nền tảng gọi vốn cộng đồng Việt Nam được trình bày trên bảng 1.

Bảng 1: Các nền tảng gọi vốn cộng đồng Việt Nam hiện nay

Thứ

tự

Tên Năm

thành lập

Lĩnh vực

tập trung

Chủng loại

1. Fundingvn 2013 Đa dạng Dựa trên phần thưởng

2. Betado 2015 Đa dạng Dựa trên phần thưởng, dựa trên quyên góp

3. Comicola 2015 Xuất bản Dựa trên phần thưởng

4. Fundstart 2015 Đa dạng Dựa trên phần thưởng

(Nguồn: Tác giả tập hợp)

Có thể thấy rằng tất cả các dự án đều sử dụng mô hình dựa trên phần thưởng hoặc dựa trên

quyên góp. Lý do của thực tế này là gọi vốn cộng đồng vẫn là một khái niệm mới lạ ở Việt Nam,

do đó tất cả các dự án được xử lý theo cách đơn giản nhất là dựa trên quyên góp hoặc dựa trên

phần thưởng. Đồng thời hiện còn thiếu khung pháp lý mạnh mẽ để điều chỉnh quy trình của mô

hình dựa trên cho vay và dựa trên vốn chủ sở hữu. Việc thiếu các quy định dành riêng cho gọi

vốn cộng đồng có thể khiến các DNNVV không sử dụng hình thức huy động vốn này và những

người ủng hộ tiềm năng không đầu tư vì sợ khó khăn trong việc chứng minh tính hợp pháp của

các khoản đầu tư và những thay đổi theo luật định trong tương lai. Ở một số nước phát triển, gọi

vốn cộng đồng đã được công nhận là một hình thức tài chính hợp pháp và các quy định đã phát

triển để đưa ra hướng sử dụng nó (ví dụ Đạo luật JOBS tại Hoa Kỳ có hiệu lực vào tháng 5 năm

2016 quy định rằng công chúng có thể đầu tư tiền vào mạo hiểm giai đoạn đầu). Trong khi đó, tại

Page 394: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

393

Việt Nam, không có quy định chính thức nào về pháp luật đã trực tiếp giải quyết vấn đề gọi vốn

cộng đồng.

Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến bản thân những DNNVV có thể là các cản trở để

gọi vốn cộng đồng có thể phát triển. Chẳng hạng chủ DNNVV có thể sợ tiết lộ thông tin. Nỗi sợ

tiết lộ phản ánh thực tế rằng các doanh nhân thường tham gia vào các cơ hội kinh doanh nhiều

rủi ro trong đó lợi thế người đi đầu được coi là tài sản chiến lược quan trọng (Drucker &

Drucker, 2007). Các DNNVV cũng có thể lo ngại doanh nghiệp có thể bị giảm giá trị hoặc chịu

tác động tiêu cực đến hình ảnh khi thực hiện hoạt động gọi vốn cộng đồng (Gleasure, 2015).

Nỗi lo lắng lớn nhất đối với các nhà đầu tư là người sáng lập lạm dụng tiền từ việc huy

động vốn. Trong trường hợp gọi vốn cộng đồng, vấn đề này có thể còn rõ rệt hơn. Thật vậy, các

nhà đầu tư không phải là chuyên gia và do đó có ít thông tin hơn về ngành, hiệu suất trong quá

khứ của chủ DNNVV và nhiều thông tin liên quan đến giá trị khác. Hơn nữa, chủ DNNVV có

thể thậm chí còn miễn cưỡng tiết lộ thông tin hơn cho các nhà đầu tư gọi vốn cộng đồng do số

lượng nhà đầu tư lớn và sự thiếu chuyên nghiệp của của các nhà đầu tư. Trong bối cảnh của Việt

Nam, giao tiếp trực tiếp và các mối quan hệ cá nhân đóng một vai trò thiết yếu trong các giao

dịch kinh doanh (Turan, 2015).

Sự tin tưởng trong xã hội là một trong những yếu tố quyết định mạnh mẽ nhất đến sự thành

công của việc gọi vốn cộng đồng ở một quốc gia. Nghiên cứu cho thấy các cộng đồng có thể xây

dựng lòng tin có nhiều khả năng đưa ra quyết định mang tính bền vững cho dù đó là quản lý môi

trường, hay cơ sở hạ tầng dài hạn (Blakstad & Allen, 2018). Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam

nơi gian lận tài chính rất phổ biến và quy định không đủ để đáp ứng sự chuyển đổi của thị

trường, các nhà đầu tư có xu hướng ngại ngần khi tiếp cận một phương tiện đầu tư mới. Sự thiếu

tin tưởng của xã hội dẫn đến ưu thế của cho vay dựa trên quan hệ và cần có những nỗ lực đáng

kể để các nền tảng gọi vốn cộng đồng thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam. Nghiên cứu

của (Bùi, 2017) cho thấy đối với gọi vốn cộng đồng dựa trên quyên góp cho các hoạt động từ

thiện, người Việt Nam có xu hướng giúp đỡ những người có nhu cầu kịp thời. Tuy nhiên, về mặt

đầu tư vào các dự án vì lợi nhuận, sẽ mất nhiều thời gian hơn để thuyết phục các nhà tài trợ đầu

tư vào một dự án khởi nghiệp.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của gọi vốn cộng đồng ở Việt Nam

là văn hóa doanh nhân. Cần có tinh thần kinh doanh để khuyến khích các nhà đầu tư cởi mở hơn

với các doanh nghiệp sáng tạo và các doanh nghiệp khởi nghiệp đang ở trong giai đoạn đầu và

chưa thể chứng minh uy tín của mình. Nếu Việt Nam có thể xây dựng một hệ sinh thái khởi

nghiệp mạnh mẽ, các DNNVV sẽ có thể tận dụng nguồn tài trợ của đám đông. Ngược lại, các

DNNVV sẽ phải tìm kiếm các nguồn vốn thay thế khác.

3. CHO VAY NGANG HÀNG

Cho vay ngang hàng (P2P) là một phương thức khá mới để tổ chức hoạt động tín dụng và

được phát triển ban đầu như một cách thức để những người vay nghèo có rủi ro tín dụng cao tiếp

cận các khoản vay mà không cần thế chấp tài sản. Cho vay ngang hàng dần trở thành cơ hội đầu tư

Page 395: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

394

thông qua internet cho các nhà đầu tư cá nhân ở các nước phát triển. Việc cho vay trên thị trường

này có chi phí vận hành thấp, ít chịu ràng buộc bởi các quy định và dựa vào các mô hình dữ liệu.

Cho vay ngang hàng tại Hoa Kỳ đạt 12 tỷ USD vào cuối năm 2014 (Morgan Stanley, 2015). Tại

Vương quốc Anh, khối lượng cho vay tiêu dùng P2P đã tăng lên tới 366 triệu EUR vào năm 2015

trong khi cho vay kinh doanh đã tăng lên 212 triệu EUR trong cùng kỳ (KPMG, 2017).

Nhà điều hành P2P sử dụng nền tảng trực tuyến để kết nối trực tiếp với người vay và nhà

đầu tư thay vì hoạt động như một trung gian tài chính truyền thống (Davis & Murphy, 2016).

Nhà điều hành P2P sẽ thực hiện đánh giá tín dụng của những người vay tiềm năng. Nếu được coi

là đáng tin cậy, yêu cầu cho vay sẽ được liệt kê ẩn danh cùng với thông tin liên quan đến rủi ro

cho các nhà đầu tư để tài trợ. Các nhà đầu tư chọn các khoản vay hoặc loại cho vay dựa trên

khẩu vị rủi ro cá nhân. Các nhà đầu tư bị buộc phải hoặc được khuyến khích đầu tư vào các phần

nhỏ của nhiều khoản vay thay vì phải tập trung đầu tư vào một khoản vay. Khi khoản vay đã

được tài trợ đầy đủ, người vay được cấp khoản vay. Nhà điều hành P2P sẽ thay mặt nhà đầu tư

thực hiện giám sát và quản lý người vay.

Nguồn: (Davis & Murphy, 2016)

Hình 2: Mô hình cho vay ngang hàng cơ bản

Mô hình cho vay ngang hàng kết nối những người cần vay với người cho vay và hưởng

doanh thu từ một phần tiền lãi mà người vay phải trả cho khoản vay. Các nền tảng hoạt động

bằng cách hỗ trợ thu thập thông tin, chấm điểm và phân phối tín dụng của những người vay tiềm

năng, báo cáo lãi suất theo thời gian thực cho các dự án, cung cấp dịch vụ trực tuyến và giám sát

khoản vay (Morse, 2015). Sử dụng các thông tin này, người cho vay có thể xem xét phê duyệt

các khoản vay. Các nhà đầu tư có thể chọn đầu tư theo thuật toán, trực tiếp hoặc thông qua một

nhóm. Quy trình cho vay ngang hàng liên quan đến việc kết hợp trực tiếp giữa người cho vay và

người vay thông qua đấu giá trực tuyến trong đó lãi suất yêu cầu được khớp cho đến khi khoản

vay được tài trợ đầy đủ hoặc được khớp với tỷ lệ và danh mục cố định. Phần lớn các nền tảng đã

áp dụng quy tắc AON, yêu cầu các dự án phải đáp ứng mục tiêu tài trợ. Các quy tắc đấu thầu

khác quy định rằng những người cho vay không thể trả giá thấp hơn nhau, nhưng những người

cần vay có thể tăng lãi suất trong thời gian đấu thầu (Fenwick và cộng sự, 2018). Theo Hill

Nhà cung cấp dịch vụ

cho vay ngang hàng

Nhà đầu tư Người vay vốn

Phí Phí

Nền tảng cho vay ngang hàng

Khoản vay

Tiền gốc, lãi vay

Page 396: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

395

(2018), so với tín dụng ngân hàng truyền thống, các khoản vay ngang hàng được xử lý nhanh, tỷ

lệ phê duyệt cao hơn và cải thiện trải nghiệm khách hàng vượt trội.

3.1. Cho vay ngang hàng loại bỏ các trở ngại về huy động vốn của DNNVV

Giống như gọi vốn cộng đồng, cho vay ngang hàng được thực hiện thông qua nền tảng dựa

trên internet, do đó giảm tương tác trực diện giữa người cho vay và người vay. Các nền tảng cho

vay ngang hàng có thể kết nối người vay với người cho vay từ các khu vực khác nhau. Cho vay

ngang hàng cho phép các nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi đa dạng hóa danh cho vay và điều chỉnh rủi

ro với mô hình hoạt động có chi phí thấp hơn (Fenwick và cộng sự, 2018). Bên cạnh đó, các

doanh nghiệp cho vay ngang hàng tăng đáng kể cạnh tranh về tín dụng ở hầu hết các thị trường

mà họ đang hoạt động (Fenwick và cộng sự, 2018).

Các công cụ dữ liệu có thể được sử dụng để giảm chi phí giao dịch phù hợp với các yêu

cầu tài chính và cơ hội đầu tư, dẫn đến số tiền cho vay nhỏ hơn và có thể chia nhỏ các khoản vay

lớn (Feng và cộng sự, 2015). So với các ngân hàng truyền thống, nền tảng cho vay ngang hàng

cung cấp mức lãi suất thấp hơn nhiều nhờ thuật toán kết hợp người cho vay với người vay phù

hợp (Schwienbacher & Larralde, 2012). Đánh giá lãi suất đòi hỏi các ngân hàng truyền thống

phải mất nhiều thời gian và công sức trong khi các doanh nghiệp cho vay ngang hàng được hỗ

trợ bởi hệ thống dựa trên công nghệ có thể đáp ứng yêu cầu vay trong vòng một ngày hoặc thậm

chí một giờ.

3.2. Cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Hiện trạng

Tính năng quan trọng của cho vay ngang hàng trực tuyến là sự công khai về công bố dữ

liệu của người tham gia hệ thống và các đánh giá, nhận xét của người vay hoặc người cho vay.

Vì vậy, các nhà đầu tư có thể cung cấp tín dụng cho những người không quen biết dựa trên đánh

giá. Do đó, cơ hội cho vay ngang hàng là rất lớn với những thị trường ngách mà các tổ chức tài

chính truyền thống chưa đáp ứng được.

Hiện tại, ở Việt Nam, Huydong.com, Tima và Mofin là ba nền tảng chính cung cấp dịch vụ

cho vay ngang hàng. Đây đều là các nền tảng còn khá non trẻ. Tima và mofin được thành lập vào

2015 và 2017 hướng đến các khoản vay ngang hàng của các cá nhân. Riêng Huydong.com được

thành lập từ 2015 hướng tới nhóm DNNVV cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thách thức

Mô hình cho vay ngang hàng mang một số rủi ro cố hữu. Đầu tiên, nền tảng P2P nhận

doanh thu tỷ lệ thuận với khối lượng cho vay (Nemoto, Storey, & Huang, 2019). Do đó, các nền

tảng này có động cơ về mặt tài chính để tăng khối lượng các khoản vay ngay cả với khi điều đó

đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng. Các nền tảng này cũng tự đánh giá những

người vay tín dụng, mặc dù không phải chịu hậu quả tài chính trực tiếp từ các khoản nợ xấu.

Nguồn tài trợ cho các nền tảng này cũng là một điểm yếu vì phụ thuộc vào các nhà đầu tư giữ

được niềm tin vào nền tảng để duy trì các khoản vay. Các nhà đầu tư không thể dựa vào bảo

Page 397: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

396

hiểm tiền gửi như khi giao dịch với các tổ chức tín dụng truyền thống. Vì vậy các nền tảng P2P

cho phép rút tiền sớm sẽ dễ bị rút tiền hàng loạt nếu nhà đầu tư mất niềm tin. Sự bảo vệ các nhà

đầu tư trong trường hợp nền tảng bị thất bại là không rõ ràng. Do vậy một nền tảng được quản lý

kém sẽ không chỉ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư mà còn làm xói mòn niềm tin cần thiết cho các

nhà đầu tư tiếp tục cho vay. Hơn nữa, hoạt động cho vay cũng mang tính chu kỳ, với các

DNNVV hoạt động kém được duy trì bằng các khoản vay giá rẻ trong một thời gian và sẽ sụp đổ

trong thời kỳ khó khăn khi tín dụng trở nên đắt đỏ (Nemoto, Storey, & Huang, 2019).

Hiện tại, thiếu một cơ sở pháp lý mạnh mẽ và toàn diện cho quy định hoạt động cho vay

ngang hàng tại Việt Nam (Tran & Hoang, 2017). Theo Nemoto, Storey, & Huang (2019), thách

thức đối với các cơ quan quản lý là bảo vệ chống lại các rủi ro hệ thống và duy trì một thị trường

công bằng, an toàn và cạnh tranh. Đồng thời, cần phải khuyến khích sự tăng trưởng của cho vay

để nhận ra tiềm năng của nó để chuyển đổi nguồn vốn kinh doanh nhỏ và tăng cường tăng trưởng

kinh tế. Để đạt được điều này, nó đòi hỏi sự cam kết của tất cả các bên liên quan, từ các nền tảng

cho vay ngang hàng, các tổ chức tài chính và các nhà hoạch định chính sách.

Một mối quan tâm khác liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng. Do hậu quả trực tiếp của

khung pháp lý không thống nhất, các nhà cung cấp cho vay tiêu dùng khác nhau đang khai thác

khoảng cách để kiếm lợi nhuận. Đối với nhóm khách hàng thiếu hiểu biết, các doanh nghiệp đó

có xu hướng cung cấp cho họ không đủ thông tin để đánh giá rủi ro và đưa ra những không thực

tế về lợi nhuận thu được. Đặc biệt, trong trường hợp tranh chấp tài chính, thiếu cơ chế truy đòi

hiệu quả để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Các nền tảng cho vay ngang hàng với tư cách là nhà

cung cấp dịch vụ không chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất do trách nhiệm loại trừ của các

trung gian. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp dựa trên internet, do

đó, không có bộ phận nào chuyên đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

4. KẾT LUẬN

Có nhiều bằng chứng để chứng minh sự phổ biến của việc tiếp cận tín dụng kém giữa các

DNNVV là kết quả của ba nguyên nhân chính. Từ quan điểm của người cho vay, các doanh nhân

báo cáo rất khó khăn trong việc nhận tài chính từ các ngân hàng truyền thống vì thực tế rằng họ

được coi là rủi ro và ít sinh lãi cho các ngân hàng. Từ quan điểm của người vay, đặc biệt là

những người là các doanh nghiệp sáng tạo, các tính năng và mô hình kinh doanh không chắc

chắn khiến họ càng khó tìm nhà đầu tư hơn. Lý do cuối cùng liên quan đến khoảng cách địa lý.

Các nền tảng tài chính dựa trên công nghệ mới hứa hẹn tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho

các DNNVV và có thể loại bỏ các rào cản hiện có để huy động vốn của các DNNVV, giảm lãi

suất và chi phí giao dịch.

Fintech là nền tảng gọi vốn cộng đồng kết nối các DNNVV với đám đông. Là một nền tảng

dựa trên internet, gọi vốn cộng đồng có thể giảm thiểu tác động của các rào cản địa lý ngăn cản

các DNNVV tiếp cận với tài chính. Hơn nữa, gọi vốn cộng đồng có thể giảm chi phí và chuyển

rủi ro cho một loạt các nhà đầu tư, giảm yêu cầu tài liệu cần nhiều thời gian để xử lý.

Cho vay ngang hàng sử dụng nền tảng trực tuyến để kết nối trực tiếp người vay và nhà đầu

tư. Do đó, cho vay ngang hàng cũng có thể làm giảm tác động của khoảng cách địa lý giữa người

Page 398: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

397

cho vay và người vay, cung cấp mức lãi suất và chi phí giao dịch phải chăng hơn cho các

DNNVV. Ngoài ra, cho vay ngang hàng sử dụng công nghệ để các yêu cầu cho vay được xử lý

trong một thời gian ngắn, đáp ứng ngay nhu cầu về tài chính của người vay.

Từ những phân tích ở trên, tác giả đưa ra một số khuyến nghị sau đây. Thứ nhất, chính phủ

cần nghiên cứu để đưa ra một khung pháp lý phù hợp đối với sự phát triển của Fintech, tạo hành

lang pháp lý cho sự phát triển của Fintech một cách mạnh mẽ hơn. Thứ hai, cần tiếp tục xây

dựng cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin để giúp kết nối dễ dàng giữa DNNVV với các

Fintech. Thứ ba, cần tạo ra cơ chế chia sẻ thông tin và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng

nói chung và DNNVV nói riêng trong việc sử dụng các dịch vụ Fintech.

Việc các DNNVV tiếp cận các hình thức Fintech hiện đại để huy động vốn có thể có một

số ảnh hưởng quan trọng tới công tác kế toán của doanh nghiệp. Thứ nhất, việc ghi chép các

nguồn vốn tạo thành từ việc huy động vốn thông qua các hình thức mới gọi vốn cộng đồng hoặc

vay vốn ngang hàng đòi hỏi có những tài khoản riêng để theo dõi, đặc biệt nếu những nguồn vốn

này chiểm tỷ lệ lớn trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Thứ hai, các chứng từ liên quan đến các

hoạt động huy động vốn này là các bản ghi điện tử, cần có cơ chế phù hợp để phân loại, tích hợp

vào hệ thống chứng từ kế toán của của DNNVV. Cuối cùng, việc ghi chép các nguồn vốn hình

thành từ các nguồn nói trên đòi hỏi sự kết nối kịp thời hơn trong hệ thống thông tin kế toán

hướng tới cập nhật thông tin theo thời gian thực do việc thay đổi những nguồn vốn này có thể

diễn ra thường xuyên, nhanh chóng. Doanh nghiệp do đó cũng cần xây dựng hệ thống kiểm soát

rủi ro để có thể sử dụng tốt các nguồn vốn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Agrawal, A., Catalini, C., & Goldfarb, A. (2013). Some simple economics of crowdfunding.

Cambridge: NBER Working Paper.

Belleflamme, P., Lambert, T., & Schwienbacher, A. (2010). Crowdfunding: An Industrial

Organization Perspective. Document for the Digital Business Models: Understanding

Strategies workshop. Retrieved 09 27, 2019, from Research Gate:

https://www.researchgate.net/publication/228468454

Blakstad, S., & Allen, R. (2018). SME Microfnance, Fractional Ownership and Crowd-funding.

In S. Blakstad, & R. Allen, FinTech Revolution (pp. 201-213).

Brabham, D. C. (2008). Crowdsourcing as a Model for Problem Solving: An Introduction and

Cases. Convergence: The International Journal of Research into New Media Technologies,

14(1), 75-90.

Chen, H., Gompers, P., Kovner, A., & Lerner, J. (2009). Buy Local? The Geography of

Successful and Unsuccessful Venture Capital Expansion. NBER Working Paper Series.

Crowdsourcing, LLC. (2015). Crowdfunding Industry Report. Crowdsourcing, LLC.

Page 399: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

398

Cumming, D., Vanacker, T., & Zahra, S. (2019). Equity crowdfunding and governance: toward

an integrative model and research agenda. Academy of Management Perspectives

forthcoming.

Davis, K., & Murphy, J. (2016). Peer-to-peer lending: Structures, risks and regulation. JASSA

The Finsia Journal of Applied Finance, 37-45.

Do, H. L. (2019). Impacts of Founder on The Success of Crowdfunding in Vietnam. Journal of

Economics and Business, 2(2), 356-362.

Drake, D. (2013). New Financing Form, New Era. In S. S.D., Planet Entrepreneur: The World

Entrepreneurship Forum’s Guide to Business Success Around the World. New York:

Wiley, Somerset.

Drucker, P., & Drucker, P. (2007). Innovation and Entrepreneurship: Practice and Principles.

UK: Elsevier.

Eldridge, D., Nisar, T. M., & Torchia, M. (2019). What impact does equity crowdfunding have

on SME innovation and growth? An empirical study. Springer.

Feng, Y., Fan, X., & Yeujun, Y. (2015). Lenders and Borrowers’ Strategies in Online Peer-to-

Peer Lending Market: An Empirical Analysis of PPDai. com. Journal of Empirical

Research, 242–260.

Fenwick, M., McCahery, J. A., & Vermeulen, E. P. (2018). Fintech and the Financing of SMEs

and Entrepreneurs: From Crowdfunding to Marketplace Lending. In M. Fenwick, J. A.

McCahery, & E. P. Vermeulen, Te Economics of Crowdfunding, (pp. 103-129).

Giudici, G., & Rossi-Lamastra, C. (2018). Crowdfunding of SMEs and Startups: When Open

Investing Follows Open Innovation. In G. Giudici, & C. Rossi-Lamastra, Researching

Open Innovation in SMEs Crowdfunding of SMEs and Startups When Open Investing

Follows Open Innovation (pp. 377-396). Mochigan: University of Mochigan.

Gleasure, R. (2015). Resistance to crowdfunding among entrepreneurs: An impression

management perspective. Journal of Strategic Information Systems, 24(4), 219-233.

Global Entrepreneurship Monitor & VCCI. (2015). Bao Cao Chi So Khoi Nghiep Viet Nam

2014. Hanoi: Nha Xuat Ban Thong Tan.

Herve, F., & Schwienbacher, A. (2018). Crowdfunding and innovation. Journal of Economic

Surveys, 32(5), 1514–1530.

Hill, J. (2018). Bank lending. In J. Hill, FinTech and the Remaking of Financial Institutions (pp.

139-156).

Hoenig, D., & Henkel, J. (2015). Quality signals? The role of patents, alliances, and team

experience in venture capital financing. Research Policy, 44(5), 1049–1064.

Kleemann, Frank, G., Voss, G., & Rieder, K. (2018). Un(der)paid Innovators: The Commercial

Utilization of Consumer Work through Crowdsourcing. Science, Technology & Innovation

Studies, 4(1), 5-26.

Page 400: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

399

KPMG (2017). The Pulse of FinTech Q4 2016: Global Analysis of Investment in FinTech.

Retrieved 09 27, 2019, from KPMG: https://assets.kpmg.com/content/dam/kpmg/xx/

pdf/2017/02/pulse-of-fntech-q4-2016.pdf

Lambert, T., & Schwienbacher, A. (2010). An Empirical Analysis of Crowdfunding.

Lee, N., Sameen, H., & Cowling, H. (2015). Access to finance for innovative SMEs since the

financial crisis. Research Policy, 44(2), 370-380.

Lim, P. J. (2015, 12 09). Interest Grows in Securities-based Crowdfunding in Singapore.

Retrieved 09 28, 2019, from Channel News Asia: http://www.channelnewsasia.com/news/

business/interestgrows-in/2332848.html

Mazzucato, M. (2013). Financing innovation: creative destruction vs. destructive creation.

Industrial and Corporate Change, 22(4), 851–867.

Mina, A., Lahr, H., & Hughes, A. (2013). The demand and supply of external finance for

innovative firms. Industrial and Corporate Change, 22(4), 869–901.

Mollick, E. (2014). The Dynamics of Crowdfunding: An Exploratory Study. Journal of Business

Venturing, 29(1), 1-16.

Morgan Stanley Research. (2015). Can P2P Lending Reinvent Banking? June 17. Retrieved 09

27, 2019, from Morgan Stanley Research: https://www.morganstanley.com/ideas/p2p-

marketplace-lending

Morse, A. (2015). Peer to Peer Crowdfunding: Information and the Potential for Disruption in

Consumer Lending. National Bureau of Economic Research.

Nemoto, N., Storey, D., & Huang, B. (2019). Optimal regulation of P2P lending for small and

medium-sized enterprises. Asian Development Bank Institute.

Paschen, J. (2017). Choose wisely: crowdfunding through the stages of the startup life cycle.

Business Horizons, 60(2), 179–188.

Patwardhan, A. (2018). Peer-To-Peer Lending. In A. Patwardhan, Handbook of Blockchain,

Digital Finance, and Inclusion (pp. 389-418).

Schemmann, B., Herrmann, A. M., Chappin, M. M., & Heimeriks, G. J. (2016). Crowdsourcing

ideas: involving ordinary users in the ideation phase of new product development.

Research Policy, 45(6), 1145–1154.

Schwienbacher, A., & Larralde, B. (2010). Crowd-funding of small entrepreneurs. Oxford:

Oxford University Press.

Schwienbacher, A., & Larralde, B. (2012). Crowdfunding of small entrepreneurial ventures. In

D. Cumming, The Oxford handbook of entrepreneurial finance (pp. 369–391). Oxford:

Oxford University Press.

Singh, I. (2013). The Global Entrepreneurial Revolut on. In S. S.D., Planet Entrepreneur: The

World Entrepreneurship. New York: Wiley, Somerset.

Page 401: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

400

Stanko, M., & Henard, D. (2016). How crowdfunding influences innovation. MIT Sloan Review,

57(3), 15–17.

Statista. (2019). Crowdfunding in Vietnam. Retrieved 10 05, 2019, from Statista:

https://www.statista.com/outlook/335/127/crowdfunding/vietnam#market-globalRevenue

Stuart, T., & Sorenson, O. (2003). The Geography of Opportunity: Spatial Heterogeneity in

Founding Rates and the Performance of Biotechnology Firms. Research Policy, 32(2),

229- 253.

Tran, D. U., & Hoang, H. (2017). The Sharing Economy and Collaborative Finance the Case of

P2P Lending in Vietnam. Jurnal Ekonomi Bisnis, 22(2), 84-93.

Turan, S. S. (2015). Financial Innovation - Crowdfunding: Friend or Foe? Procedia - Social and

Behavioral Sciences, 195, 353-362.

Walthoff-Borm, X., Vanacker, T., & Collewaert, V. (2018). Equity crowdfunding, shareholder

structures, and firm performance. Corporate Governance: An International Review,

314–330.

World Bank. (2016). Vietnam - Enterprise Survey 2015. Washington D.C: World Bank.

Yao, H. L., & Zhang, Y. D. (2014). Research on Influence Factors of Crowd-funding.

International Business and Management, 9(2), 27-31.

Page 402: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

401

Hệ thống thông tin kế toán quản trị tại một số quốc gia trên thế giới

và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Nguyễn Thị Hồng Duyên, Nguyễn Phương Anh

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.46 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 22/11/2019

Ngày nhận bài: 05/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 25/11/2019

Tóm tắt

Bài viết sử dụng các nghiên cứu đi trước để tìm hiểu nội dung về hệ thống thông tin kế

toán quản trị tại các nước Mỹ, Pháp, Nhật Bản là các nước có nền kinh tế phát triển và việc tổ

chức hệ thống thông tin kế toán quản trị của các doanh nghiệp ở các quốc gia này được thực hiện

một cách bài bản từ việc tổ chức phương tiện, con người và các kỹ thuật phục vụ cho việc thu

thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin theo nhu cầu của nhà quản trị. Thông qua đó, nghiên

cứu rút ra bài học kinh nghiệm giúp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các doanh

nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập hiện nay.

Từ khóa: Hệ thống thông tin kế toán quản trị

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đầy biến động, các doanh nghiệp phải đối mặt với rất

nhiều khó khăn và thách thức. Do đó, doanh nghiệp cần phải đưa ra các chiến lược kinh doanh

hiệu quả. Theo Abernathy & Guthire (1994), để đưa ra được các chiến lược kinh doanh đúng đắn

áp dụng tại mỗi doanh nghiệp thì rất cần thiết những thông tin có liên quan tới doanh nghiệp đó.

Trong đó, những thông tin được cung cấp từ hệ thống thông tin kế toán quản trị (HTTT KTQT)

là các thông tin quan trọng có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra một quyết định tốt (Chenhall &

Morris, 1986). Chính vì thế, hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị là một công việc hết

sức quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Ở Việt Nam, do kế toán quản trị vẫn là một khái niệm khá mới mẻ, nhà quản trị chưa thấy

được tầm quan trọng của nó đến sự phát triển của doanh nghiệp mình nên việc tổ chức HTTT

KTQT vẫn còn chưa được thực hiện một cách quy mô và bài bản. Với mong muốn học tập kinh

nghiệm tổ chức HTTT KTQT của các quốc gia phát triển trên thế giới, bài viết đã tiến hành tổng

hợp các nghiên cứu trước đó về tổ chức HTTT KTQT tại các quốc gia Mỹ, Pháp, Nhật Bản để

phân tích lảm rõ các nội dung tổ chức HTTT KTQT và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Page 403: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

402

2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Trong những năm gần đây, khi mà nền kinh tế thế giới đang trải qua nhiều thách thức mới

mang tính chất toàn cầu như khủng hoảng toàn cầu, biến đổi khí hậu, chính trị bất ổn, sự cạnh

tranh ngày càng gay gắt đã tác động không chỉ theo hướng tích cực mà còn cả tiêu cực đến sự

tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nếu muốn đứng vững trên thị trường thì

một yêu cầu đặt ra là tất cả các kế hoạch và quyết định trước khi đưa ra cần phải được xem xét,

phân tích, đánh giá kỹ lưỡng nhằm giảm thiểu sai sót đến mức thấp nhất và đạt được hiệu quả

cao nhất với mục tiêu đã định. Để có thể làm được điều đó, các tổ chức cần xây dựng một hệ

thống cung cấp thông tin đáng tin cậy, ta gọi hệ thống này là hệ thống thông tin kế toán. Theo

Romney và Steinbart (2008) "Hệ thống thông tin kế toán là hệ thống thu thập, ghi chép, lưu trữ

và xử lý số liệu về các nghiệp vụ kinh tế trong mỗi tổ chức để cung cấp thông tin cho những

người ra quyết định". Đồng quan điểm này, Hall (2012) định nghĩa "Hệ thống thông tin kế toán

là một hệ thống thu thập, xử lý, tổng hợp và lưu trữ dữ liệu nhằm cung cấp thông tin kế toán cần

thiết cho lập kế hoạch, kiểm soát và quản lý hoạt động của doanh nghiệp".

Theo Gelinas, Sutton, Oram (1999), Hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống con trong

HTTT quản lý bao gồm HTTT bán hàng, HTTT sản xuất, HTTT nhân sự, HTTT tài chính và

HTTT kế toán.

(Nguồn: Gelinas, Sutton, Oram (1999))

Hình 1: Hệ thống con của HTTT quản lý

Các hệ thống con của HTTT quản lý thực hiện các chức năng nhất định. Cụ thể, hệ thống

thông tin bán hàng cung cấp thông tin cho việc xác định đối tượng khách hàng cho sản phẩm,

cách phát triển sản phẩm, khuyến mãi, bán hàng, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng; hệ

thống thông tin quản lý sản xuất cung cấp thông tin về việc quản lý dây chuyền sản xuất như

mua sắm vật tư, nguyên liệu, lưu kho, sản xuất, phân phối...; hệ thống thông tin tài chính cung

cấp thông tin tới lĩnh vực tài chính diễn ra trong doanh nghiệp như các thông tin về tình hình

thanh toán, thị trường chứng khoán và thường được lấy từ hệ thống thông tin bên ngoài; hệ thống

thông tin nhân sự cung cấp các thông tin nhằm giải quyết mọi vấn đề liên quan đến con số, vị trí

HTTT quản lý

HTTT KT

HTTT bán hàng

HTTT SX

HTTT nhân sự

HTTT tài chính

Page 404: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

403

cũng như quyền lợi và trách nhiệm của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp; hệ thống thông tin

kế toán cung cấp thông tin liên quan đến lập kế hoạch, thực hiện yêu cầu của nhà quản lý, tình

hình tài chính doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy mỗi HTTT con trong HTTT quản lý được

thực hiện với các chức năng riêng. Trong đó, HTTT KT là hệ thống quan trọng hỗ trợ thực hiện

và giám sát các hoạt động phát sinh hàng ngày, giúp các nhà quản trị trong việc ra quyết định

kinh tế, hoạch định và kiểm soát. Từ đó có thể thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ. HTTT KT bao

gồm 2 hệ thống con là HTTT kế toán tài chính và HTTT kế toán quản trị.

Có khá nhiều khái niệm khác nhau về HTTT KTQT nhưng có thể hiểu một cách khái quát

“HTTT KTQT là một hệ thống được thiết lập nhằm thu thập, lưu trữ, xử lý, cung cấp và kiểm

soát các thông tin liên quan với mục tiêu cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà quản trị doanh

nghiệp”. Một HTTTKT nói chung và HTTT KTQT nói riêng bao gồm các yếu tố cấu thành đó là

con người, các thủ tục và quy trình xử lý thông tin, các nguồn lực khác như thiết bị phần cứng,

phần mềm và hệ thống kiểm soát tương tác với nhau để thu thập, xử lý, lưu trữ dữ liệu, chia sẻ,

phân phối thông tin nhằm phục vụ các mục tiêu của tổ chức (Romney & Steinbart (2012))

(Nguồn: Tác giả tự xây dựng dựa trên Romney và Steinbart, 2012)

Hình 2. Các yếu tố cấu thànnh hệ thống thông tin kế toán

Như vậy, để HTTT KTQT phát huy được vai trò của nó thì đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu

tư từ cở sở hạ tầng công nghệ thông tin, các phần mềm kế toán, kết hợp với việc xây dựng một

quy trình chuẩn và đặc biệt là đội ngũ kế toán quản trị viên được đào tạo cả về chuyên môn,

nghiệp vụ lẫn sự hiểu biết về CNTT.

3. HỆ THỐNG THÔNG TIN KTQT TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Với các quốc gia phát triển trên thế giới, việc tổ chức một HTTT KTQT được doanh

nghiệp quan tâm và chú trọng đầu tư từ yếu tố con người tới cơ sở vật chất đến quy trình thực

hiện. Cụ thể tại một số quốc gia như sau:

Cơ sở hạ

tầng CNTT Phần mềm

Con người

Kiểm soát

nội bộ

Thủ tục, quy trình

Dữ liệu

đầu vào

Thông tin

đầu ra

Page 405: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

404

Tại Mỹ

Tổ chức HTTT KTQT tại Mỹ được đề cập ở nhiều công trình nghiên cứu cả về mặt lý luận

lẫn thực tiễn. Có thể kể đến một số công trình như nghiên cứu của Shehab (2004); Gordon &

Miller (1976); Kaplan & Atkinson (2015); Lê Thị Huyền Trâm (2015). Thông qua nghiên cứu

các công trình trên, tác giả nhận thấy đặc trưng cơ bản trong tổ chức bộ máy kế toán Mỹ là mô

hình kết hợp giữa KTTC và KTQT. Theo đó, KTQT không được tổ chức thành một bộ phận

riêng mà được tổ chức chung với KTTC. Với mô hình này kế toán trưởng chịu trách nhiệm

chung về toàn bộ công tác kế toán từ việc tổ chức xây dựng bộ máy kế toán, luân chuyển chứng

từ, vận dụng tài khoản, hệ thống báo cáo. Các bộ phận kế toán có chức năng thu thập và cung

cấp thông tin kế toán vừa tổng hợp, vừa chi tiết... đồng thời lập dự toán tổng hợp và chi tiết theo

yêu cầu quản lý. Mô hình này giúp cho doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp thu thập

thông tin nhanh chóng.

Về kỹ thuật được sử dụng để xử lý thông tin KTQT: Các doanh nghiệp tại Mỹ tập trung

giải quyết các vấn đề về phân loại chi phí sản xuất và xác định chi phí sản phẩm; phân tích mối

quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, phân tích báo cáo bộ phận và phân tích chi phí chung để

cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, ra các quyết định kinh doanh một cách triệt để và

chính xác.

Về hệ thống báo cáo: Các báo cáo được cung cấp từ HTTT KTQT bao gồm hệ thống báo

cáo định hướng cho việc ra quyết định của nhà quản trị được lập trong từng trường hợp cụ thể;

hệ thống báo cáo chi tiết và các báo cáo tóm tắt nhằm cung cấp thông tin về tình hình thực hiện

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hệ thống báo cáo phân tích được thiết kế dưới dạng so

sánh nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị thực hiện chức năng kiểm soát nhằm tăng cường

quản trị nguồn lực và tạo ra giá trị khách hàng, giá trị cổ đông cho doanh nghiệp.

Tại Pháp

Pháp là đất nước tiềm lực kinh tế mạnh và được quản lý chặt chẽ thông qua các chính sách

vĩ mô của Nhà nước. Để quản lý nền kinh tế phát triển theo hướng tư nhân hóa, Pháp đã thông

qua hàng loạt các chính sách quản lý tài chính, chính sách thuế, bảo hiểm, hải quan… các chính

sách này thường được ổn định trong một thời gian khá dài. Do ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế và

chính trị, việc tổ chức HTTT KTQT tại cộng hoà Pháp cũng có những đặc trưng riêng. Trong các

công trình nghiên cứu của Lebas (1994); Carmona (2006); Ngô Thế Chi (1995); Phan Thanh Hải

(2012), các vấn đề về tổ chức HTTT KTQT được mô tả một cách khá đầy đủ.

Bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp Pháp được tổ chức tách rời nhau, độc lập tương đối

giữa KTTC và KTQT. Kế toán quản trị sử dụng hệ thống tài khoản riêng, sổ kế toán và báo cáo

kế toán riêng và quy định rất chi tiết, tỷ mỷ, tách rời với kế toán phân tích, đặt trọng tâm xử lý và

cung cấp thông tin về chi phí, thu nhập và kết quả của từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp theo từng sản phẩm, dịch vụ.

Hệ thống báo cáo KTQT phục vụ cho quản trị doanh nghiệp gồm: các báo cáo chi phí theo

trung tâm dưới dạng báo cáo dự toán sản xuất kinh doanh, báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận,

Page 406: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

405

báo cáo kết quả của từng bộ phận, mặt hàng, các thông tin về định mức chi phí là căn cứ để kiểm

soát tình hình thực hiện kế hoạch và ra các quyết định cần thiết cho quản lý.

Với tiềm lực kinh tế vững mạnh, các doanh nghiệp ở Pháp trang bị một hệ thống thiết bị

hiện đại từ phần cứng đến phần mềm phục vụ cho công tác KTQT. Các nhân viên KTQT tại các

doanh nghiệp này không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà việc ứng dụng CNTT đáp ứng sự

phát triển của khoa học kỹ thuật cũng được quan tâm đào tạo.

Tại Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nếu sử dụng thước đo GDP với tỷ giá thị

trường thì Nhật Bản là nước đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, còn theo thước đo

GDP ngang giá sức mua thì Nhật sếp hạng thứ tư sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Nền kinh tế thị

trường tại Nhật Bản xuất hiện từ khá lâu đời, tuy nhiên phải sau chiến tranh thế giới thứ hai thì

nền kinh tế này mới được phát triển mạnh. KTQT cũng được bắt đầu từ thời điểm đó. Những

năm 1950 đến 1970, KTQT bắt đầu hình thành từ khởi xướng của chính phủ Nhật qua xúc tiến

giới thiệu, áp dụng KTQT Âu, Mỹ cho các doanh nghiệp. Việc tổ chức HTTT KTQT trong

doanh nghiệp sản xuất ở Nhật thời kỳ này khá đơn giản và hướng đến trọng tâm xây dựng hệ

thống nhằm kiểm soát dự toán, hoạch định lợi nhuận trong tiến trình tái thiết kinh tế Nhật sau

chiến tranh. Sau những năm 1980 đến những năm cuối thế kỷ 20, nền kinh tế Nhật được khôi

phục, ổn định, phát triển và bắt đầu hướng ra thị trường quốc tế do đó tăng tính cạnh tranh trong

môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó, việc tổ chức HTTT KTQT ngày càng được

thực hiện một cách bài bản hơn. Qua nghiên cứu của tác giả Akira Nishimura (2003), Monden &

Hamada (1991), Yoshikawa (1989), Phan Thanh Hải (2012) có thể thấy rằng với thế mạnh là sự

phát triển của công nghệ thông tin nên việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong lĩnh vực

KTQT của Nhật Bản rất được đề cao. Hầu hết các doanh nghiệp ở Nhật đều ứng dụng giải pháp

ERP, kể cả những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa cũng ứng dụng giải pháp này. Xuất phát

từ quan điểm đề cao tính tập thể và kiểm soát định hướng hoạt động mà bộ máy kế toán tại Nhật

Bản phổ biến tổ chức theo mô hình kết hợp giữa KTQT và KTTC.

Vấn đề xử lý thông tin KTQT tại đây luôn hướng vào trọng tâm nâng cao tính chất thông

tin để giảm những tổn thất giúp nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực kinh tế nhằm tạo ra giá

trị. Các kỹ thuật để xử lý thông tin trong HTTT KTQT bao gồm: xây dựng tiêu chuẩn và phân

loại chi phí, thu nhập, lợi nhuận; xây dựng hệ thống dự toán ngân sách hoạt động hằng năm; xây

dựng các tiêu chuẩn đánh giá vốn đầu tư; kế toán các trung tâm trách nhiệm; phân tích biến động

chi phí; xây dựng hệ thống điều hành và đánh giá chi phí; phân tích tính cân đối chi chí và lợi

ích. Sau quá trình xử lý, HTTT KTQT sẽ cung cấp cho nhà quản trị các báo cáo một cách chi tiết

như báo cáo dự toán ngân sách, báo cáo kết quả thực hiện, báo cáo phân tích chênh lệch chi phí,

báo cáo phân tích nguyên nhân chênh lệch, báo cáo đánh giá trách nhiệm quản lý, báo cáo phân

tích thông tin thích hợp…

4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

QUẢN TRỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Tại Việt Nam, do xuất phát điểm là nền kinh tế kém phát triển còn gặp rất nhiều khó khăn do

nhiều năm là thuộc địa của Pháp, Mỹ. Mặc dù đã trải qua thời kỳ cải cách nền kinh tế, thực hiện

Page 407: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

406

tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc

tế, các doanh nghiệp cũng không ngừng hoàn thiện HTTT KTQT theo xu hướng hội nhập nhưng

vẫn còn rất nhiều hạn chế. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin cung cấp cho nhà

quản lý. Từ việc nghiên cứu HTTT KTQT của các nước trên thế giới bao gồm Mỹ, Pháp và Nhật

Bản, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm để tổ chức HTTT KTQT tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất: Với quy mô doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp

vừa và nhỏ mô hình kết hợp KTTC và KTQT trong cùng một hệ thống kế toán là phù hợp bởi

mô hình này cho phép sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán trong KTTC sẽ giúp tiết kiệm

chi phí. Bộ máy kế toán này gọn nhẹ, khoa học, hợp lý sẽ phát huy hiệu quả cao trong việc cung

cấp thông tin cho nhà quản trị. Tuy nhiên, sự kết hợp này cần có sự tách biệt, phân công rõ ràng

về nội dung, phạm vi cung cấp thông tin cũng như mối quan hệ giữa KTQT và KTTC, giữa bộ

phận kế toán tổng hợp và bộ phận kế toán chi tiết để tránh chồng chéo, chậm trễ trong việc xử lý,

cung cấp thông tin.

Thứ hai: Các doanh nghiêp Việt Nam cần phải áp dụng cả phương pháp kỹ thuật KTQT

truyền thống và hiện đại của các nước đi trước để xử lý và phân tích thông tin nhằm cung cấp

cho việc thực hiện các mục tiêu hoạch định, kiểm soát và ra quyết định nhằm quản trị có hiệu

quả nguồn lực, tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, tăng cường cạnh tranh trong môi trường hội nhập.

KTQT cần thiết phải chi tiết hóa các tài khoản thành biến phí và định phí để lập báo cáo đánh giá

trách nhiệm quản lý với hệ thống kế toán kết hợp. Đồng thời, thực hiện phân tích mối quan hệ

chi phí - khối lượng - lợi nhuận kết hợp với công tác xây dựng dự toán để đưa ra phương án kinh

doanh đảm bảo thông tin của KTQT có tính thuyết phục và đáp ứng được tốt nhu cầu quản trị.

Thứ ba: Hệ thống báo cáo KTQT được thiết kế, lập và trình bày mang tính linh hoạt,

không mang tính thống nhất, tuân thủ như báo cáo tài chính nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát

nội bộ. Hệ thống báo cáo cáo quản trị nên phân chia thành các loại các loại báo cáo sau: Báo cáo

cho chức năng hoạch định của nhà quản trị; Báo cáo phục vụ chức năng kiểm tra, kiểm soát của

nhà quản trị; Báo cáo phục vụ chức năng ra quyết định của nhà quản trị.

Thứ tư: Cần tập trung đào tạo nhân viên KTQT theo hướng chiều sâu và chiều rộng cả về

chuyên môn, nghiệp vụ lẫn sự hiểu biết về CNTT để có thể thực hiện ứng dụng CNTT và vận

dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế trong công tác KTQT.

Thứ năm: Doanh nghiệp cần thiết phải đầu tư nâng cấp cơ sợ hạ tầng, trang thiết bị hiện

đại, đưa ra các giải pháp xây dựng hệ thống phần mềm kế toán quản tri nói riêng và cho toàn

doanh nghiệp nói chung nhằm phục vụ tốt cho công tác thu thập, xử lý và phân tích thông tin. Từ

đó, rút ngắn được thời gian thực hiện và nâng cao chất lượng của thông tin cung cấp cho nhà

quản trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Apostolou, B., Dorminey, J. W., Hassell, J. M., & Rebele, J. E. (2014). A summary and analysis

of education research in accounting information systems (AIS). Journal of Accounting

Education, 32(2), 99-112.

Page 408: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

407

Abernethy, M. A., & Guthrie, C. H. (1994). An empirical assessment of the “fit” between

strategy and management information system design. Accounting & Finance, 34(2), 49-66.

Chenhall, R. H., & Morris, D. (1986). The impact of structure, environment, and

interdependence on the perceived usefulness of management accounting systems.

Accounting Review, 16-35.

Carmona, S. (2006). The history of management accounting in France, Italy, Portugal, and

Spain. Handbooks of management accounting research, 2, 905-922.

Gelinas, U. J., Sutton, S. G., Oram, A. E. (1999), Accounting Information Systems, South –

Wesstern Colloege Pub

Gordon, L. A & Miller, D (1976), “A contingency framework for the design of accounting

information systems”, Accounting Organizations and Society.

Hall, J. A. (2012). Accounting information systems. Cengage Learning.

Lê Thị Huyền Trâm (2015), “Tìm hiểu mô hình kế toán quản trị trên thế giới”

(http://kketoan.duytan.edu.vn).

Lebas, M. (1994). Managerial accounting in France Overview of past tradition and current

practice. European accounting review, 3(3), 471-488.

Monden, Y., & Hamada, K. (1991). Target costing and kaizen costing in Japanese automobile

companies. Journal of Management Accounting Research, 3(1), 16-34.

Nishimura, A. (2003). Management Accounting: Feed forward and asian perspectives. Springer.

Ngô Thế Chi (1995). Đặc điểm kế toán Mỹ, Pháp, NXB Thống kê.

Kaplan, R. S., & Atkinson, A. A. (2015). Advanced management accounting. PHI Learning.

Romney M.B, Steinbart P.J (2012). Accounting Information Systems, 12th edition, Prentice Hall

Phan Thanh Hải (2012), Kinh nghiệm tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế ở Mỹ,

Pháp và Nhật Bản, (http://kketoan.duytan.edu.vn).

Yoshikawa, T., Innes, J., & Mitchell, F. (1989). Japanese management accounting: a

comparative survey. Management Accounting, 67(10), 20-23.

Page 409: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

408

Bàn về kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất

Nguyễn Hữu Ánh, Nguyễn Thanh Hiếu

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.55 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 22/11/2019

Ngày nhận bài: 10/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 25/11/2019

Tóm tắt

Các doanh nghiệp ở Việt Nam đang dần dần hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với

sự đa dạng của hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ tăng trưởng ngày càng cao. Xu

hướng toàn cầu hóa đã mở ra những cơ hội và thách thức lớn cho doanh nghiệp nói chung và

doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Hiện nay, các nhà đầu tư vốn đang dần tách rời khỏi vai trò

quản lý doanh nghiệp vì vậy một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) vững mạnh đang là nhu cầu

cấp thiết, một công cụ hữu hiệu để xác định sự an toàn của nguồn vốn đầu tư. Bài viết này đã hệ

thống hóa những vấn đề lý luận của kiểm soát nội bộ, tổng quan các nghiên cứu về kiểm soát nội

bộ và tập trung phân tích các vấn đề kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.

Bài viết góp phần cung cấp các thông tin hữu ích giúp các nhà quản lý doanh nghiệp sản xuất

nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ để từ đó kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của doanh

nghiệp, xác định hiệu quả điều hành và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, hiệu quả kinh doanh, sản xuất hàng loạt, sản xuất sản phẩm

nông nghiệp và khai thác, sản xuất theo đơn đặt hàng.

1. GIỚI THIỆU

Để một tổ chức tồn tại và phát triển thì cần phải có quản lý. Kiểm soát có liên quan mật

thiết với quản lý, có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của nhà quản lý, là một trong bốn

chức năng của quản lý bao gồm: hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm soát. Thông qua

kiểm soát nhà quản lý nhìn nhận được những thiếu sót trong hệ thống tổ chức để đề ra các biện

pháp điều chỉnh kịp thời. Khi có kiểm soát nhà quản lý sẽ có đầy đủ thông tin để ra quyết định

thích hợp nhằm thích ứng với môi trường, đạt được mục tiêu đề ra. Kiểm soát không phải là một

pha hay một giai đoạn của quá trình quản lý mà là một chức năng không thể tách rời của quản lý.

Trong suốt quá trình quản lý, kiểm soát luôn luôn tồn tại trước, trong và sau mỗi hoạt động định

hướng hoặc tổ chức để thực hiện hoặc điều chỉnh mỗi hoạt động đó. Một cách tổng hợp nhất,

kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách

thể quản lý (Nguyễn Quang Quynh, 2014).

Page 410: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

409

Theo phạm vi kiểm soát, kiểm soát được chia thành kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên

ngoài. Kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục do nhà quản lý đơn vị thiết lập

nhằm bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo sự tin cậy của các thông tin, ngăn ngừa các sai sót trong

báo cáo tài chính, đảm bảo việc tuân thủ các quy chế quản lý và đảm bảo hiệu quả các hoạt động

quản lý nói chung và hoạt động kinh doanh nói riêng. Kiểm soát bên ngoài là sự kiểm soát từ cấp

trên hoặc từ tổ chức khác nhau có liên quan. Theo quan điểm của Ủy ban thuộc Hội đồng quốc

gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập báo cáo tài chính (COSO - The Committee of Sponsoring

Organizations of the Treadway Commission, 2013) nhìn nhận kiểm soát nội bộ khá toàn diện,

đây cũng là khái niệm được chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Theo đó, “KSNB là quá trình do

người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung

cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: Đảm bảo sự tin cậy của báo cáo tài

chính; Đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật pháp; Đảm bảo các hoạt động được thực hiện

hiệu quả”. Với khái niệm này COSO (2013) nhấn mạnh vào bốn nội dung căn bản đó là: quá

trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu.

Cũng theo COSO (2013), KSNB bao gồm 5 yếu tố cấu thành: Môi trường kiểm soát; Đánh

giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát. KSNB là một quá trình, bởi

tất cả các hoạt động của một đơn vị đều phải thông qua một chuỗi các quá trình từ lập kế hoạch,

thực hiện và giám sát. Để đạt được mục tiêu mong muốn, các đơn vị phải kiểm soát được hoạt

động của mình, các hoạt động này được diễn ra hằng ngày và được hiện diện trong mọi bộ phận,

gắn chặt vào hoạt động của một tổ chức và là nội dung cơ bản trong các hoạt động của tổ chức.

KSNB là công cụ của nhà quản lý chứ không thay thế cho quản lý. Con người sẽ vạch ra mục tiêu

đưa ra các biện pháp kiểm soát và vận hành chúng. Mỗi thành viên tham gia trong một tổ chức với

những khả năng, kinh nghiệm, kiến thức khác nhau. Do vậy, để KSNB có hiệu quả thì mọi thành

viên trong một tổ chức phải hiểu rõ về trách nhiệm và quyền hạn của mình, xác định được mối liên

hệ, nhiệm vụ, cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay, Doanh nghiệp sản xuất (DNSX) có đặc điểm

khác biệt với doanh nghiệp kinh doanh thương mại bởi vì DNSX có một quy trình chế biến,

chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành yếu tố đầu ra có giá trị lớn hơn. Trên góc độ kiểm soát,

DNSX có nhiều điểm đáng lưu ý: (1) Có khoảng thời gian gián đoạn trong quá trình luân chuyển

nguyên vật liệu, yếu tố đầu vào thành yếu tố đầu ra. Không dễ để liên hệ trực tiếp số lượng nguyên

liệu thô và phụ trợ được sử dụng với số lượng hàng hóa thành phẩm thu được, vì phế liệu, chất thải

sau quá trình sản xuất và sự cố ngừng sản xuất; (2) Việc sử dụng giờ làm việc và giờ máy cần phải

được ghi lại và kiểm tra khả năng chấp nhận máy móc của quá trình sản xuất; (3) các DN sản xuất

sản xuất nhiều loại sản phẩm, do đó, kiểm soát chi phí, phân bổ chi phí và tính giá thành ở đây

quan trọng và phức tạp hơn ở các DN thương mại. Chính vì vậy, bàn về kiểm soát nội bộ trong

doanh nghiệp sản xuất là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

Năm 1929, khái niệm về KSNB và công nhận vai trò của hệ thống KSNB trong doanh

nghiệp được đưa ra trong các văn bản hướng dẫn của các tổ chức nghề nghiệp và quản lý công

Page 411: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

410

bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Năm 1934, Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ vận dụng khái

niệm về KSNB để soạn thảo pháp luật về giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ, trong đó có nêu vai trò

của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với việc bảo đảm các mục tiêu cơ bản như: quy định các tiêu

chuẩn về cung cấp thông tin và mô hình các hành vi, qua đó tổ chức phát hành phải cung cấp

thông tin đầy đủ, chính xác, rõ ràng, phản ánh hoạt động kinh doanh, rủi ro, lợi nhuận của dự án

đầu tư mới hay các hoạt động đang diễn ra. Năm 1977, lần đầu tiên khái niệm về hệ thống KSNB

xuất hiện trong một văn bản pháp luật của Hạ viện Hoa Kỳ, được đúc rút từ sau vụ bê bối với các

khoản thanh toán bất hợp pháp cho chính phủ nước ngoài. Đến thập niên 80 (1980-1988), với sự

sụp đổ hàng loạt các công ty cổ phần tại Hoa Kỳ, các nhà lập pháp buộc phải quan tâm đến

KSNB và ban hành nhiều quy định hướng dẫn như: Quy định về các quy tắc đạo đức, kiểm soát

và làm rõ chức năng của KSNB; Quy định về phòng chống gian lận báo cáo tài chính. Như vậy,

từ trước năm 1929 đến năm 1992, lý luận về KSNB không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên,

KSNB vẫn chỉ dừng lại là một phương tiện phục vụ cho các kiểm toán viên trong quá trình kiểm

toán báo cáo tài chính. Nhiều quan điểm không đồng nhất về KSNB, do đó dẫn đến yêu cầu phải

hình thành một hệ thống lý luận có tính chuẩn mực về KSNB. Đến năm 1992, các công ty ở Hoa

Kỳ phát triển rất nhanh, kèm theo đó là tình trạng gian lận, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Bởi

vậy, nhiều uỷ ban ra đời để tìm cách khắc phục và ngăn chặn các gian lận, hỗ trợ phát triển kinh

tế trong đó có Uỷ ban COSO (Committee of Sponsoring Organizations) đã đưa ra khuôn mẫu lý

thuyết chuẩn cho kiểm soát nội bộ. Điểm mới của báo cáo là đã đưa ra được các bộ phận cấu

thành của hệ thống KSNB (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin

và truyền thông, giám sát), các tiêu chí cụ thể để đánh giá hệ thống KSNB cho mục tiêu báo cáo

thông tin tài chính, đưa ra được các công cụ đánh giá hệ thống KSNB, KSNB không còn chỉ là

một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động và tuân

thủ. Báo cáo COSO được đổi mới năm 2013 với nhiều lý thuyết nghiên cứu mới phù hợp với

tình hình tài chính kinh tế giai đoạn gần đây.

3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP SẢN XUẤT

Ở nước ngoài, các nghiên cứu Laura F. Spira và Micheal Page (2002); Yuan Li, Yi Liu,

Younggbin Zhao (2006); Zipporah (2015) cho thấy, các thành phần môi trường kiểm soát, đánh

giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông của KSNB có tác động tích cực đối với tỷ

suất sinh lời của tài sản - ROA (Return on Assets), trong khi Giám sát lại có tác động ngược

chiều với ROA.

Tại Việt Nam, nghiên cứu ứng dụng hệ thống KSNB trong một đơn vị cụ thể ở các ngành,

các lĩnh vực cũng được nhiều tác giả quan tâm. Các công ty hoạt động dưới sự góp vốn của các

thành viên, cổ đông nên sự xung đột về lợi ích là tất yếu. Do vậy cần phải thiết kế một hệ thống

KSNB đủ mạnh và minh bạch để đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn

lực và đạt được mục tiêu đề ra. Các nghiên cứu này mới chỉ đánh giá được thực trạng KSNB của

từng quá trình như tiêu thụ, chi phí sản xuất và tính giá thành hay hoạt động tài chính trong

doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện mà chưa đánh giá và hoàn thiện trên tất cả

các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Tác giả Bùi Thị Minh Hải (2012) đã khái quát được lý

Page 412: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

411

luận chung về hệ thống KSNB và cũng đúc rút được một số kinh nghiệm quốc tế về tổ chức hệ

thống KSNB trong loại hình doanh nghiệp may mặc mà chưa khái quát được cho các loại hình

doanh nghiệp sản xuất khác. Tác giả Nguyễn Thu Hoài (2015) đã đề cập tới hệ thống KSNB

trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, đề tài cũng nêu ra được đặc điểm hoạt động sản

xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng, từ đó đánh giá được thực

trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện (ứng dụng ERP, hệ thống đánh giá rủi ro, môi trường kiểm

soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát). Tuy nhiên đề tài cũng chỉ nghiên cứu được những vấn

đề thuộc hệ thống KSNB của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, chưa

khái quát được hướng nghiên cứu trong toàn ngành. Khi đánh giá thực trạng mới chỉ ra được

những hạn chế của kiểm soát trên quan điểm định tính, chưa đánh giá được hệ thống KSNB trên

quan điểm định lượng để đề xuất các biện pháp hoàn thiện.

4. THẢO LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Doanh nghiệp sản xuất được chia thành bốn loại: (1) DN sản xuất sản phẩm đại trà (hàng

loạt), các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu của khách

hàng, các DN sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khai thác và DN sản xuất theo đơn đặt hàng.

DN sản xuất sản phẩm đại trà (hàng loạt): Các DN sản xuất sản phẩm đại trà (hàng loạt) thường

sản xuất sản phẩm tiêu chuẩn cho một thị trường cá nhân với mong muốn áp dụng chung, đại trà,

hàng loạt. Ví dụ như nhà máy bia, nhà sản xuất gạch hoặc nhà sản xuất hàng tiêu dùng. (2) DN

sản xuất các sản phẩm có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng ví dụ: DN sản xuất

linh kiện/ bộ linh kiện lắp ráp đặc thù trong máy tính, xe ô tô… Các doanh nghiệp sản xuất các

sản phẩm có thể được điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng: sản xuất hàng hóa để lắp ráp các

bộ phận tiêu chuẩn theo mong muốn của khách hàng. Ví dụ các nhà sản xuất máy tính lắp ráp

máy tính theo sở thích của khách hàng (ví dụ: máy tính Dell) hoặc nhà sản xuất ô tô lắp ráp ô tô

dựa trên lựa chọn của khách hàng từ một bộ tùy chọn hoặc bộ phận thay thế tiêu chuẩn (ví dụ:

smart key). (3) DN sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khai thác: khá giống với các tổ chức sản

xuất hàng loạt, mặc dù sản lượng khó dự đoán hơn do điều kiện môi trường tự nhiên, điều kiện

thời tiết, dịch bệnh của cây trồng và động vật và quy định liên quan đến môi trường. Ví dụ các

DN nông nghiệp và khai thác là các trang trại bò sữa, trang trại nông nghiệp, công ty khai thác

dầu mỏ và các công ty khai thác quặng kim loại (kim cương, vàng, đồng); (4) DN sản xuất theo

đơn đặt hàng (DN xây dựng, đóng tàu)

Từ góc độ kiểm soát nội bộ, KSNB hướng tới bốn quy trình chính trong các DN sản xuất

là: quy trình mua hàng, quy trình tồn kho, quy trình sản xuất và quy trình bán hàng. Đối với mỗi

quy trình này, các biện pháp kiểm soát nội bộ cần được thực hiện để giảm thiểu rủi ro, đạt được

các mục tiêu của tổ chức. Các rủi ro cụ thể liên quan đến các DN sản xuất, ví dụ, liên quan đến

các tiêu chuẩn sản xuất không đáng tin cậy, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, sự phức tạp

trong luân chuyển giá trị của sản phẩm hoặc sự hấp dẫn của sản phẩm sản xuất (là nguyên nhân

xảy ra trộm cắp). Kiểm soát nội bộ có thể được thực hiện để giảm thiểu các rủi ro này từ việc

phân tách chức năng nhiệm vụ đến việc ban hành và thực hiện các hướng dẫn quản lý và thực

hiện đánh giá phân tích. Kiểm soát nội bộ được đưa ra sẽ chỉ có hiệu lực nếu có sự hỗ trợ của

môi trường quản lý và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong DN như quy định về bảo mật máy

tính, Phân chia nhiệm vụ, Hướng dẫn từ nhà quản lý và Lập ngân sách dự toán.

Page 413: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

412

Sau đây, các tác giả xin được phân tích mốt số điểm nổi bật về kiểm soát nội bộ trong các

doanh nghiệp sản xuất hiện nay.

4.1. Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đại trà

Rủi ro thường gặp, hậu quả và kiểm soát nội bộ trong DNSX sản phẩm đại trà

Rủi ro đối với DNSX sản phẩm đại trà chủ yếu liên quan đến lập kế hoạch sản xuất chưa

đầy đủ, các tính toán và đo lường trong quá trình sản xuất thiếu hiệu quả, sản xuất không được

phê chuẩn, dòng luân chuyển vật tư, sản phẩm dở dang, sản phẩm phức tạp, tiến độ công việc

không đảm bảo, thiếu liên kết giữa sản xuất và nhu cầu và xảy ra sai lệch giữa thiết kế sản phẩm

và nhu cầu khách hàng.

Thật vậy, Có lẽ rủi ro lớn nhất đối với DN sản xuất sản phẩm hàng loạt là kế hoạch sản

xuất không được phê chuẩn trước, dẫn đến phát sinh chi phí cho các sản phẩm khách hàng không

có nhu cầu (sản phẩm thừa). Một biện pháp kiểm soát nội bộ có thể giảm thiểu rủi ro này là bổ

sung sự phê chuẩn đơn hàng sản xuất từ bộ phận bán hàng hoặc kho (thay vì bộ phận sản xuất).

Hơn nữa, sự phê chuẩn đơn hàng sản xuất luôn cần phải dựa trên dự báo doanh số và / hoặc mức

tồn kho. Một rủi ro khác là sự liên kết yếu giữa sản xuất và nhu cầu, dẫn đến khách hàng không

hài lòng và doanh số giảm (trong trường hợp sản xuất kém), hoặc tăng hàng hóa tồn kho có thể

dẫn đến sản phẩm trở nên lỗi thời và tăng chi phí tồn kho (trong trường hợp sản xuất thừa). Các

biện pháp kiểm soát để giảm thiểu rủi ro này là lập kế hoạch sản xuất đầy đủ và sử dụng dự báo

doanh số đáng tin cậy của bộ phận bán hàng. Trong quá trình sản xuất, DN có thể có rủi ro sản

xuất không hiệu quả, dẫn đến chi phí sản xuất cao, không phù hợp (Bảng 2)

Những rủi ro này là do: (1) các DN sản xuất nói chung có một dòng luân chuyển vật tư, sản

phẩm phức tạp hơn so với các DN thương mại và (2) các DNSX sản phẩm đại trà trước tiên sản

xuất sản phẩm và sau đó bán cho khách hàng, đòi hỏi phải có sự liên kết thích hợp giữa nhu cầu

khách hàng cần và sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu.

Các thủ tục kiểm soát cụ thể:

Thứ nhất: Phân chia nhiệm vụ

Để đạt được hiệu quả sản xuất tối ưu, các DNSX sản phẩm nói chung, cần tách biệt các

chức năng liên quan đến thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất, tính toán trước, mua nguyên

liệu, nhận nguyên liệu và chuẩn bị nhận báo cáo, kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bảo vệ nguyên

liệu, sản xuất thành phẩm, kiểm tra chất lượng thành phẩm, bảo vệ thành phẩm, bán thành phẩm,

thực hiện tính toán sau quá trình sản xuất, ghi lại các giao dịch và kiểm tra các giao dịch đã được

ghi lại đúng. Đặc biệt quan trọng để đạt được mức hiệu quả sản xuất mong muốn là sự tách biệt

các chức năng dự toán trước (thiết lập tiêu chuẩn sản xuất), sản xuất thực tế và tính toán sau khi

sản xuất (đánh giá hiệu quả sản xuất). Sự tách biệt này là cần thiết vì sự thiếu hiệu quả sản xuất

có thể không chỉ do bộ phận thực hiện sản xuất kém hiệu quả, mà còn do lỗi ở việc thiết lập các

tiêu chuẩn sản xuất của văn phòng điều hành.

Bảng dưới đây cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự phân chia nhiệm vụ mong muốn cho

các DNSX sản phẩm hàng loạt.

Page 414: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

413

Bảng 1: Phân chia chức năng, nhiệm vụ trong DNSX sản phẩm hàng loạt

Nhân viên Phòng Chức năng Nhiệm vụ

NV Thiết kế sản phẩm Phòng thiết kế sản phẩm Thực hiện thiết kế sản

phẩm mới

Thực hiện công

việc thiết kế

NV lập kế hoạch sản

xuất

Phòng kế hoạch sản xuất

hoặc Phòng kế hoạch

Thực hiện lập dự toán và

lên kế hoạch sản xuất Phê duyệt

Kế toán chi phí (kế toán

quản trị chi phí) Phòng kế toán

Thực hiện việc lậ dự

toán, dự tính chi phí sản

xuất phát sinh

Thực hiện công

việc

Cán bộ phụ trách mua

hàng/ Quản lý bộ phận

mua vật tư

Phòng thu mua hàng Thực hiện mua vật tư Phê duyệt

Nhân viên cung ứng vật

tư Bộ phận nhận hàng

Nhận vật tư, viết phiếu

nhập kho Phê duyệt

Nhân viên kiểm tra chất

lượng vật tư Bộ phận nhận hàng

Kiểm tra chất lượng vật

tư đầu vào Kiểm tra

Thủ kho vật tư Bộ phận bảo quản vật tư Bảo vệ an toàn về vật tư

tồn trữ trong kho hàng

Bảo quản,

Trông giữ

Công nhân Phân xưởng sản xuất Sản xuất thành phẩm Thực hiện

Cán bộ kĩ thuật Phòng kĩ thuật hoặc

Phòng bảo trì

Bảo dưỡng thiết bị sản

xuất Thực hiện

Nhân viên kiểm tra chất

lượng thành phẩm

Phòng kiểm tra chất

lượng sản phẩm

Kiểm tra chất lượng

thành phẩm Kiểm tra

Thủ kho kho thành

phẩm/ Quản lý kho thành

phầm

Bộ phận bảo quản thành

phẩm

Bảo quản, trông giữ

thành phẩm trong kho

Bảo quản,

Trông giữ

Nhân viên bán hàng/

Quản lý bán hàng Phòng bán hàng Bán hàng Phê duyệt

Nhân viên phụ trách tín

dụng/ Quản lý bộ phận

phê duyệt tín dụng cho

khách hàng

Phòng bán hàng hoặc

Phòng phê duyệt tín dụng

cho khách hàng

Kiểm tra độ tín nhiệm

của các khách hàng

trước khi phòng bán

hàng phê duyệt cho mua

chịu

Kiểm tra

Nhân viên giao hàng/

Quản lý bộ phận giao

hàng

Bộ phận giao hàng,

chuyển phát hàng

Vận chuyển hàng cho

khách hàng Thực hiện

Page 415: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

414

Nhân viên phát hành hóa

đơn/ quản lý bộ phận

phát hành hóa đơn

Bộ phận xuất hóa đơn Xuất hóa đơn cho khách

hàng Thực hiện

Nhân viên theo dõi công

nợ/ quản lý bộ phận theo

dõi công nợ

Bộ phận theo dõi công nợ

Quản lý công nợ, theo

dõi công nợ phải thu của

từng khách hàng

Quản lý

Nhân viên thu tiền/quản

lý thu tiền Bộ phận thu tiền

Nhận tiền khách thanh

toán Phê duyệt

Thủ quỹ Bộ phận thu tiền Giữ tiền đã thu của

khách Giữ tiền

Nhân viên chi tiền/ quản

lý mảng chi tiền Bộ phận chi tiền

Chi tiền trả nợ cho nhà

cung cấp Phê duyệt

Nhân viên phụ trách phải

trả cho nhà cung cấp/Phụ

trách bộ phận theo dõi

phải trả cho nhà cung cấp

Bộ phận quản lý công nợ

phải trả

Theo dõi công nợ phải

trả Theo dõi

Nhân viên kế toán Phòng kế toán Ghi chép các giao dịch,

sự kiện diễn ra Ghi chép

Kiểm soát tài chính hoặc

trưởng phòng kế toán Phòng kế toán

Kiểm soát các giao dịch

và thực hiện tính toán lại

giá trị nghiệp vụ và số

liệu tài chính

Kiểm tra, soát

xét

Thứ hai, lập dự toán

Trong các DN sản xuất, việc lập dự toán bắt đầu với dự báo doanh số vì doanh số sẽ quyết

định mức sản xuất. Dự báo doanh số dựa trên mức doanh số của những năm trước, diễn biến thị

trường và đặc điểm theo mùa. Điều này sẽ dẫn đến một bản dự toán doanh số bán hàng chi tiết

cho mỗi sản phẩm. Dựa trên dự toán bán hàng, dự toán hàng tồn kho được lập ra, sau đó là dự

toán sản xuất và dự toán mua hàng. Trên cơ sở dự toán sản xuất, xác định lượng máy móc, lao

động, nhân công và vật liệu. Nhà quản lý phải phê duyệt dự toán và người kiểm soát hoặc trưởng

phòng kế toán nên thường xuyên báo cáo cho Nhà quản lý về bất kỳ sai lệch nào về kết quả thực

tế so với kết quả dự toán. Các hệ thống kiểm soát nội bộ sử dụng dự toán như là bản lề trong các

quy trình đánh giá phân tích.

Thứ ba, ban hành các hướng dẫn, quy định và chính sách để quản lý

Hầu hết các hướng dẫn quản lý cho các doanh nghiệp thương mại được thảo luận, áp dụng

cho các DN sản xuất. Có một số hướng dẫn bổ sung liên quan cụ thể đến các DN sản xuất sản

phẩm hàng loạt. Đây là những hướng dẫn liên quan đến việc tổ chức quá trình sản xuất, kiểm

soát chi phí sản xuất, mua và lưu trữ nguyên liệu thô và bán thành phẩm. Cụ thể như sau:

Tính toán trước khi sản xuất và tính toán sau khi sản xuất

Page 416: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

415

Xác định mức máy móc, thiết bị sẽ được sử dụng;

Tính toán hiệu quả sản xuất;

Bảo dưỡng máy móc;

Vấn đề an toàn và môi trường;

Chất lượng nguyên liệu mua;

Xác định nguyên liệu và thành phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng;

Tiêu hủy hoặc bán chất thải hoặc thành phẩm bị khách hàng trả lại, từ chối;

Tính giá bán của thành phẩm.

Khái quát rủi ro và thủ tục kiểm soát trong DN sản xuất sản phẩm đại trà ở Bảng 2

Bảng 2: Phân tích rủi ro và thủ tục kiểm soát trong DNSX sản phẩm đại trà

Rủi ro Biểu hiện (Hậu quả) Thủ tục kiểm soát nội bộ

Rủi ro trong đầu

tư trang thiết bị

sản xuất

Đầu tư quá thừa hoặc quá

thiếu so với thực tế sản xuất

cần

Lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị.

Tiêu chuẩn sản

xuất không đáng

tin cậy, không

đầy đủ

Mục tiêu sản xuất không rõ

ràng và vì vậy việc đánh giá

hiệu quả sản xuất (trên cơ

sở mục tiêu sản xuất, tiêu

chuẩn sản xuất) không thực

hiện được.

Phân tách nhiệm vụ giữa bộ phận thiết kế

sản phẩm (thực thi thiết kế) và bộ phận văn

phòng điều hành (phê chuẩn thiết kế)

Ban hành các hướng dẫn liên quan đến thiết

lập tiêu chuẩn sản phẩm sản xuất ra và kiểm

tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

Kiểm tra lại kết quả tính toán sau quá trình

sản xuất để tối ưu hóa tiêu chuẩn sản xuất

sản phẩm

Bộ phận văn

phòng điều hành

– phê duyệt sản

xuất - không

tính toán đầy đủ

và đáng tin cậy

Mục tiêu sản xuất không rõ

ràng và vì vậy việc đánh giá

hiệu quả sản xuất (trên cơ

sở mục tiêu sản xuất, tiêu

chuẩn sản xuất) không thực

hiện được.

Phân tách nhiệm vụ giữa bộ phận thiết kế

sản phẩm (thực thi thiết kế) và bộ phận văn

phòng điều hành (phê chuẩn thiết kế)

Ban hành các hướng dẫn liên quan tới tính

toán chi phí sản xuất và mức sản xuất

Cần đối chiếu, so sánh kết quả tính toán

trước khi sản xuất và sau khi sản xuất

Sản xuất không

được phê chuẩn

Phát sinh các chi phí sản

xuất sản phẩm thừa, khách

hàng không có nhu cầu

Phê duyệt sản xuất phải được thực hiện bởi

bộ phận bán hàng hoặc bộ phận kho hàng

(không phải bộ phận sản xuất).

Sản xuất phải dựa trên dự báo doanh thu

hoặc dựa trên mức tồn kho hiện có.

Page 417: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

416

Sản xuất không

hiệu quả Chi phí SX gia tăng

Cần phân tách trách nhiệm, công việc giữa

bộ phận văn phòng điều hành (nơi thực hiện

ước tính ban đầu và xét duyệt lệnh SX), bộ

phận SX (thừa lệnh và thực hiện sản xuất)

và bộ phận kế toán (tập hợp chi phí thực tế,

thống kê tổng chi phí, ghi chép sổ sách và

tính giá thành)

Vướng mắc trong

quản lý khâu luân

chuyển vật liệu

phục vụ sản xuất

và luân chuyển

sản phẩm dở

dang, sản phẩm

hoàn thành do sự

phức tạp của việc

luân chuyển.

Thất thoát, mất mát vật liệu

và sản phẩm

Thường xuyên kiểm tra vật tư, sản phẩm

bởi những bộ phận có trách nhiệm: quản lý

hàng tồn kho, phân xưởng sản xuất, kho

thành phẩm

Tăng cường kiểm soát quá trình luân

chuyển vật tư và sản phẩm.

Các lệnh sản xuất cần nhận dạng cụ thể các

thành phần trong bản thông tin sản xuất

Thất thoát sản

phẩm dở dang Thất thoát tài sản

Giảm thiểu sự xâm nhập vào các cơ sở sản

xuất của nhân viên phi sản xuất bằng các

biện pháp kiểm soát truy cập.

Khóa các cơ sở sản xuất trong giờ sản xuất.

Một hệ thống cho phép tạm ngưng (hoãn,

hủy) khi sản phẩm đang trong quá trình

chuyển giao từ phân xưởng sản xuất này

sang phân xưởng sản xuất kia.

Định kỳ, kiểm kê sản phẩm dở dang.

Đánh giá sản

phẩm dở dang

không đúng.

Tính toán giá trị sản phẩm

dở dang không đúng làm sai

lệch thông tin phản ánh trên

báo cáo tài chính (giá thành

sản phẩm và giá trị sản

phẩm dở dang đều sai lệch).

Phân tách chức năng, nhiệm vụ giữa bộ

phận sản xuất (thực hiện sản xuất), bộ phận

kế toán (tính toán, ghi chép thông tin chi phí

sản xuất và giá thành sản phẩm) và bộ phận

văn phòng điều hành (phê duyệt SX)

Bộ phận phê duyệt SX cần thực hiện kiểm

soát quá trình sản xuất và báo cáo giá trị sản

phẩm dở dang.

Ban hành các quy định về tính toán giá trị

sản phẩm dở dang

Chất lượng sản

phẩm không

đảm bảo

Khách hàng phàn nàn về

chất lượng sản phẩm và DN

bị mất uy tín trên thị trường

Thực hiện kiểm tra độc lập ngay từ chất

lượng nguyên vật liệu đầu vào đến chất

lượng thành phẩm làm ra.

Page 418: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

417

Thực hiện các quy định đối với sản phẩm

hỏng, sản phẩm bị trả lại (hủy bỏ sản phẩm

hỏng)

Thực hiện triển khai hệ thống đo lường độ

hài lòng của khách hàng.

Bất cân xứng về

nhu cầu sản

phẩm với cung

ứng sản phẩm

của DN (sản

phẩm SX quá

thừa hoặc quá

thiếu)

Khi SX quá thừa gây ra ứ

động hàng tồn kho, không

bán được hàng, lãng phí.

Khi SX quá ít gây ra mất

uy tín đối với khách hàng,

không thỏa mãn nhu cầu

của khách hàng, khách hàng

không hài lòng, DN bỏ lỡ

cơ hội tăng doanh thu bán

hàng.

Cần tiến hành khảo sát nhu cầu của khách

hàng thông qua các báo cáo nghiên cứu thị

trường.

Bộ phận bán hàng cần đưa ra dự báo đáng

tin cậy để công ty sử dụng.

Bộ phận lập kế hoạch sản xuất lên kế hoạch

phù hợp với mức tiêu thụ sản phẩm.

Bộ phận kế toán lập kế hoạch tài chính đảm

bảo nguồn tiền ở các thời điểm hàng hóa

chưa bán được để duy trì hoạt động kinh

doanh được tốt.

4.2. Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tùy chỉnh theo nhu cầu

của khách hàng

Ngày nay, nhiều tổ chức sản xuất đang phải đối mặt với hai thách thức dường như mâu

thuẫn. Một mặt, họ cần cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, được thiết kế riêng cho nhu cầu

của khách hàng. Mặt khác, họ cần sản xuất với chi phí thấp. Sản xuất hàng loạt (đại trà) thường

ngụ ý chi phí sản xuất thấp hơn, nhưng sản phẩm không thể được tùy chỉnh theo nhu cầu của

khách hàng. Với việc sản xuất theo đơn đặt hàng, các sản phẩm có thể được điều chỉnh theo nhu

cầu của khách hàng, nhưng do đặc tính riêng của quá trình sản xuất nên ngụ ý chi phí sản xuất

cao hơn. Giải pháp cho vấn đề nan giải này là: DN SX các sản phẩm được thiết kế riêng theo nhu

cầu của khách hàng sử dụng sản phẩm sản xuất đại trà và lắp ráp các thành phần được sản xuất

đại trà để thành sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.

Do đó, loại hình sản xuất này có thể có những điểm giống với sản xuất thông thường (hàng

loạt, đại trà) như đã giới thiệu ở trên, nhưng từ góc độ kiểm soát nội bộ thì phức tạp hơn một

chút do quá trình chuyển đổi kỹ thuật phức tạp hơn trong đó các thành phần được lắp ráp thành

sản phẩm cuối cùng.

Rủi ro, hậu quả và kiểm soát nội bộ trong DNSX sản phẩm tùy chỉnh theo nhu cầu

khách hàng

Từ góc độ rủi ro, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có thể được tùy chỉnh theo nhu cầu

của khách hàng khá giống với các DN SX đại trà. Nhiều rủi ro liên quan đến DN SX đại trà, chẳng

hạn như đầu tư vào cơ sở sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm không đủ, không tin cậy, công tác

dự toán không đầy đủ của bộ phận văn phòng điều hành, sản xuất mà chưa được phê duyệt, sản

xuất không hiệu quả, lưu chuyển hàng hóa phức tạp và đánh giá tiến độ công việc không hợp lý

cũng áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có thể được điều chỉnh theo nhu cầu của

Page 419: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

418

khách hàng. Các rủi ro sau đây cần được xem xét: không tương thích giữa sản phẩm đã được sản

xuất và sản phẩm đã được khách hàng đặt, các thành phần được sử dụng không đủ chất lượng,

không đủ các thành phần để sản xuất sản phẩm và biến động trong nhu cầu sản phẩm.

Rủi ro liên quan đến sự sai lệch giữa sản phẩm đã được sản xuất và sản phẩm đã được

khách hàng đặt có thể được giảm thiểu bằng cách ghi lại đầy đủ các thông số kỹ thuật của sản

phẩm trên mỗi đơn hàng. Các biện pháp kiểm soát khác để giảm thiểu rủi ro này là kiểm tra độc

lập về sự liên kết giữa đơn đặt hàng của khách hàng và thông số kỹ thuật của sản phẩm, kiểm tra

chất lượng độc lập đối với sản phẩm, thực hiện quy trình khiếu nại của khách hàng với việc ghi

lại các khiếu nại và đo lường sự hài lòng của khách hàng.

Rủi ro khác đặc biệt liên quan đến DN SX các sản phẩm có thể được tùy chỉnh theo nhu

cầu của khách hàng là các thành phần được sử dụng không đủ chất lượng. Các biện pháp kiểm

soát phù hợp để kiểm duyệt rủi ro này là kiểm tra chất lượng độc lập trên các bộ phận được sử

dụng để lắp ráp thành thành phẩm, thực hiện quy trình tiêu hủy các thành phẩm bị khách hàng trả

lại, từ chối mua và thực hiện đo lường sự hài lòng của khách hàng.

Rủi ro liên quan đến việc tồn kho các thành phần không đủ để làm ra sản phẩm mà khách

hàng đặt có thể được giảm thiểu bằng cách lập kế hoạch tồn kho đầy đủ các thành phần dựa trên

dự báo doanh số của các sản phẩm khách đặt, hồ sơ tồn kho đáng tin cậy, sử dụng các điểm đặt

hàng phù hợp và chỉ mua các thành phần/linh kiện từ các nhà cung cấp đáng tin cậy.

Rủi ro liên quan đến biến động về nhu cầu sản phẩm dẫn đến thừa công suất hoặc thiếu

năng lực có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng dự báo doanh số đáng tin cậy từ bộ phận bán

hàng và lập kế hoạch năng lực đầy đủ của văn phòng điều hành hoặc phòng kế hoạch sản xuất,

cho phép điều chỉnh tạm thời năng lực sản xuất.

4.3. Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khai thác

Trong danh mục các DN nông nghiệp và khai thác, được chia thành các nhóm nông

nghiệp, làm vườn, chăn nuôi gia súc, lâm nghiệp, thủy sản, thăm dò khoáng sản và thăm dò dầu

khí. Tất cả đều thuộc nhóm các DNSX sản phẩm nông nghiệp và khai thác vì chúng có ba đặc

điểm chung: Các tổ chức này phải tuân theo quy định nghiêm ngặt và chi tiết; Do hoàn cảnh môi

trường và các điều kiện về năng lực, về kỹ thuật, các DNSX sản phẩm nông nghiệp và khai thác

phải chịu mức độ không chắc chắn cao trong mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và sản lượng đầu

ra; Lập kế hoạch dài hạn là khó khăn vì các tổ chức này bị ảnh hưởng nặng nề bởi các yếu tố bên

ngoài, như khí hậu, chính trị, áp lực môi trường và các bệnh làm giảm hoặc vô hiệu hóa sản xuất

hoàn toàn.

Cụ thể như sau:

Các quy định nghiêm ngặt và chi tiết

Các quy định trong lĩnh vực này thay đổi từ hạn ngạch sản xuất đến luật môi trường, quy

định thăm dò khoáng sản và dầu khí, hạn ngạch tồn tại trong lĩnh vực đánh bắt cá, nơi có những

hạn chế đánh bắt đối với một số loại cá và trong chăn nuôi bò sữa vì nông dân chăn nuôi bò sữa

phải chịu hạn ngạch sữa để giảm thiểu việc sản xuất sữa quá mức. Các ngành công nghiệp

Page 420: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

419

khoáng sản và dầu khí phải tuân theo quy định về môi trường đối với việc thăm dò khoáng sản

và dầu khí thân thiện với môi trường. Những quy định này nhằm mục đích thăm dò sinh thái và

bền vững để bảo vệ môi trường.

Mức độ không chắc chắn cao trong mối quan hệ giữa đầu vào và sản lượng đầu ra

Doanh thu hoặc sản lượng của các DN nông nghiệp và khai thác rất khó dự đoán do điều

kiện thời tiết và năng lực khai thác (kỹ thuật khai thác). Các điều kiện thời tiết ảnh hưởng lớn

đến mối quan hệ giữa đầu vào (gieo hạt, khoai tây hạt giống, nụ hoa) và sản lượng đầu ra (ngô,

khoai tây, bông hoa). Ví dụ, do điều kiện thời tiết, sản lượng thu hoạch có thể cực kỳ màu mỡ

một năm và cực kỳ nghèo nàn ở một năm khác. Hơn nữa, năng lực, khả năng kỹ thuật của nông

dân hoặc ngư dân là một thành phần quan trọng khác trong sản lượng cuối cùng. Mặc dù ngành

công nghiệp đánh bắt phụ thuộc rất nhiều vào những tiến bộ công nghệ như radar để phát hiện

cá, nhưng chính ngư dân là người đánh giá thông tin (radar) và quyết định phần nào trong vùng

nước mà anh ta sẽ tập trung câu.

Các yếu tố bên ngoài

Vì các DNSX sản phẩm nông nghiệp và khai thác tác động đến môi trường, họ thường phải

đối mặt với các nhóm áp lực môi trường và các nhóm này có thể có tác động đến sản lượng hoặc

sản xuất nông nghiệp (ví dụ: các nhóm bảo vệ động vật, giải phóng động vật). Ngoài ra, môi

trường chính trị cũng có ảnh hưởng đến các DNSX sản phẩm nông nghiệp và khai thác vì các

chính phủ có thể ban hành các quy định để bảo vệ tài nguyên ít nhiều (ví dụ trong trường hợp các

công ty nước ngoài khai thác khoáng sản hoặc dầu khí của đất nước) hoặc họ liên tục cân nhắc

chi phí để bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế khi phát triển các DNSX sản phẩm nông nghiệp

và khai thác. Một yếu tố bên ngoài khác là các loại dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động SXKD

của các DNSX sản phẩm nông nghiệp. Các bệnh khác nhau có thể lây lan khi việc giết mổ, vệ

sinh vật nuôi sau khi dịch bệnh bùng phát như cúm gà hoặc khoai tây bị bệnh sương mai, bò

điên, dịch tả lợn Châu Phi. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng có thể giảm sau khi có dịch bệnh.

Rủi ro, hậu quả và kiểm soát nội bộ trong DNSX sản phẩm nông nghiệp và khai thác

Nhiều rủi ro có nguy cơ xảy ra tại DN sản xuất hàng loạt hay DN sản xuất sản phẩm tùy

chỉnh theo nhu cầu của khách hàng cũng áp dụng cho các DNSX sản phẩm nông nghiệp và khai

thác, chủ yếu liên quan đến: đầu tư vào các cơ sở sản xuất không đủ tiêu chuẩn sản xuất, sản xuất

không hiệu quả, chất lượng sản phẩm không đảm bảo và sai lệch giữa thực tế sản xuất và nhu

cầu sản xuất.

- Rủi ro của sự không chắc chắn về doanh thu, mô hình sản xuất theo mùa, không tuân thủ

luật pháp và quy định hiện hành, áp lực chính trị, xã hội và môi trường, xáo trộn hệ thống kiểm

soát khí hậu, thay đổi điều kiện thời tiết và khoáng sản sẽ ít hơn hơn dự kiến hoặc khó khai thác

hơn. Sự không chắc chắn của doanh thu, dẫn đến các vấn đề tài chính, có thể dẫn đến các vấn đề

quan tâm. Để giảm thiểu rủi ro này, các DN nông nghiệp và khai thác (1) cần tiến hành lập kế

hoạch các kịch bản, chỉ ra tất cả các kịch bản sản xuất có thể có mà DN có thể gặp phải (trong

điều kiện tự nhiên, thời tiết khác nhau), (2) thu thập thông tin về các yếu tố bên ngoài có thể ảnh

Page 421: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

420

hưởng đến doanh thu, như dự báo thời tiết, ( 3) thực hiện đánh giá phân tích sâu rộng về doanh

thu để đánh giá sản lượng của các DN với mức trung bình của ngành và (4) tiến hành lập kế

hoạch tiền mặt đầy đủ để tồn tại trong thời điểm doanh thu thấp.

- Sự thiếu hiệu quả sản xuất và các vấn đề tài chính có thể xảy ra trong mùa thấp điểm. Do

đó, các DN nông nghiệp và khai thác cần tiến hành lập kế hoạch năng lực đầy đủ dựa trên bản

chất của mô hình sản xuất theo mùa (như mùa thu hoạch hoặc cấm đánh bắt cá trong những thời

điểm nhất định trong năm), thực hiện các hướng dẫn quản lý đối với việc thuê ngoài trong thời

điểm mùa thấp điểm và đầu tư trong khả năng sản xuất tối đa để xử lý sản xuất trong mùa cao

điểm và lập kế hoạch tiền mặt đầy đủ để đảm bảo DN tồn tại trong mùa thấp điểm.

- Không tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành, dẫn đến việc phạt tiền và có thể phải

ngừng hoạt động về mặt pháp lý khi vi phạm nghiêm trọng. Để đối phó với rủi ro này, các tổ

chức nông nghiệp và khai thác có thể chỉ định một cán bộ tuân thủ thường xuyên theo dõi

(không) tuân thủ, tiến hành kiểm toán nội bộ định kỳ về việc tuân thủ luật pháp và quy định hiện

hành (ví dụ như hạn ngạch sữa và đánh bắt cá, sản xuất phân bón, khai thác dầu, khí và khoáng

sản), kích thích sự tuân thủ bằng cách giáo dục các luật và quy định hiện hành, và phân tách

nhiệm vụ giữa ủy quyền sản xuất, sản xuất thực tế (ví dụ đánh bắt, khai thác), ghi lại sản lượng

sản xuất và kiểm tra tuân thủ luật pháp và quy định để tối ưu hóa giám sát sự không tuân thủ.

Các thủ tục kiểm soát cụ thể

Thứ nhất: Phân chia nhiệm vụ

Cần tách biệt các chức năng liên quan đến lập kế hoạch sản xuất, tính toán trước, mua

nguyên liệu, nhận nguyên liệu và chuẩn bị báo cáo, kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bảo vệ

nguyên liệu, sản xuất sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo vệ sản phẩm, bán thành

phẩm, thực hiện tính toán sau quá trình sản xuất, ghi lại các giao dịch và kiểm tra các giao dịch

đã được ghi lại đúng. Cụ thể về phân chia công việc cho từng nhân sự cũng tương tự như DN sản

xuất hàng loạt đã nêu ở trên.

Thứ hai: Lập dự toán

Sự khác biệt chính giữa DNSX sản phẩm nông nghiệp và khai thác so với các loại hình

DNSX đã giới thiệu ở trên là ở mức độ không chắc chắn về điều kiện sản xuất và số lượng sản

phẩm sẽ được sản xuất. Do đó, Dự toán sản xuất sẽ chứa nhiều kịch bản khác nhau (từ không có

sản lượng sản xuất đến sản lượng sản xuất cao hoặc tối đa). Theo kịch bản (từ không có sản

lượng sản xuất đến sản lượng sản xuất cao hoặc tối đa), ngân sách tiền mặt sẽ được xác định.

Hơn nữa, cán bộ kiểm soát hoặc trưởng bộ phận kế toán sẽ sử dụng các nguồn thông tin bên

ngoài như dự báo thời tiết và dữ liệu sản xuất của ngành để đánh giá sản lượng sản xuất và báo

cáo cho ban quản lý về bất kỳ sai lệch nào về kết quả thực tế so với kết quả dự toán trước đây.

Thứ ba, ban hành các quy định, hướng dẫn, chính sách từ bộ phận quản lý

Hầu hết các hướng dẫn quản lý áp dụng cho các DNSX hàng loạt hay SX sản phẩm tùy

chỉnh theo nhu cầu khách hàng đã giới thiệu ở trên cũng áp dụng cho các DNSX sản phẩm nông

nghiệp và khai thác, chẳng hạn như hướng dẫn về tính toán, tính toán trước (lập dự toán) và tính

Page 422: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

421

toán sau, tính toán hiệu quả sản xuất, bảo trì máy móc, chất lượng nguyên liệu (ví dụ như hạt

gieo, nụ hoa, hoa), tiêu chuẩn về chất lượng của nguyên liệu thô và thành phẩm (ví dụ như ngô,

nụ hoa), tiêu hủy hoặc bán phế liệu hoặc từ chối thành phẩm và tính giá bán của thành phẩm.

Các DNSX sản phẩm nông nghiệp và khai thác sẽ có các hướng dẫn quản lý bổ sung hoặc cụ

thể hơn liên quan đến cách đối phó với các điều kiện khắc nghiệt như lượng mưa nhiều (ngập úng)

và các dịch bệnh của cây trồng và động vật bùng phát. Bên cạnh đó, ban hành các hướng dẫn bổ

sung về việc tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành (như luật môi trường) và cách tính hiệu quả

sản xuất khi có sự điều chỉnh, thay đổi về hoàn cảnh thời tiết, hạn ngạch sản xuất, …

4.4. Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng

Nhiều rủi ro cho các DNSX hàng loạt, DNSX sản phẩm nông nghiệp và khai thác cũng áp

dụng cho các DN sản xuất theo đơn đặt hàng, đặc biệt liên quan đến đầu tư vào các trang thiết bị

sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất không đủ tin cậy, sản xuất không hiệu quả, chất lượng sản phẩm

không đảm bảo và bất cân xứng giữa sản phẩm sản xuất ra và nhu cầu của khách hàng.

Các đặc tính không cố định, không lặp lại trong quy trình sản xuất hoặc dựa trên đặc thù của

dự án tại các DNSX theo đơn đặt hàng làm cho một số rủi ro này thậm chí còn nổi bật hơn (chẳng

hạn rủi ro về độ tin cậy của tiêu chuẩn sản xuất và hiệu quả sản xuất). Kiểm soát nội bộ để giảm

thiểu rủi ro liên quan đến hiệu quả sản xuất là: phân chia nhiệm vụ giữa tính toán trước khi sản

xuất (dự toán chi phí tại văn phòng điều hành và kế toán chi phí), sản xuất (bộ phận sản xuất) và

sau tính toán (bộ phận kế toán); tài liệu sử dụng thực tế (giờ, nguyên vật liệu) và sản lượng sản

xuất thực tế trên mỗi đơn hàng của bộ phận sản xuất; sử dụng sản phẩm và tiêu chuẩn sản xuất

càng chi tiết càng tốt; và tiến hành tính toán trước và sau mỗi đơn hàng. Sự khác biệt chính với sản

xuất hàng loạt là để sản xuất theo đơn đặt hàng tất cả các tính toán liên quan đến hiệu quả sản xuất

được thực hiện trên mỗi đơn hàng vì đó là đơn vị sản xuất, so với sản xuất hàng loạt (tính toán

được thực hiện trên mỗi bộ phận phân xưởng sản xuất) vì không có hiệu quả cho từng sản phẩm.

Một số rủi ro chỉ áp dụng cho DN sản xuất theo đơn đặt hàng (theo dự án) liên quan đến:

việc dịch chuyển doanh thu và chi phí giữa các dự án, thời gian xử lý phát sinh tại các dự án và

độ phức tạp của các dự án. Khi chi phí thực tế phát sinh vượt trội so với chi phí dự toán của các

dự án có mức phí cố định, DN sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên, bằng sự dịch chuyển chi phí từ các dự án

có mức phí cố định sang các dự án có mức phí dao động (dựa trên chi phí phát sinh tổng hợp,

cộng dồn) thì các quản lý dự án vẫn có thể báo cáo lãi ở các dự án có mức phí cố định. Điều này

sẽ khiến cho quản lý dự án được thưởng (do quản lý dự án có lãi). Tuy nhiên, điều này sẽ không

hợp lý và không công bằng cho các khách hàng ký kết hợp đồng với mức phí mức phí dao động

dựa trên tổng chi phí phát sinh cho dự án (vì họ bị chịu các chi phí không phải từ dự án của họ)

và từ đó sẽ cung cấp thông tin sai, dẫn đến làm sai lệch dự toán ở các dự án sau này.

Có một số thủ tục kiểm soát nội bộ để giảm thiểu rủi ro này. Đầu tiên, cần phân tách nhiệm

vụ giữa bộ phận sản xuất và bộ phận kế toán (phân bổ chi phí cho các dự án; ghi chép). Thứ hai,

phân bổ các dự án cho các nhà quản lý dự án cần phải được thực hiện theo tuần tự chứ không

phải trên cơ sở đồng thời. Thứ ba, người kiểm soát tài chính hoặc người đứng đầu bộ phận kế

toán nên thực hiện đánh giá phân tích về hiệu quả và lợi nhuận của dự án.

Page 423: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

422

5. KẾT LUẬN

Bài viết này thảo luận về kiểm soát nội bộ cho các DN sản xuất. Đối với mỗi vấn đề này,

chúng tôi thảo luận về các rủi ro, hậu quả và các thủ tục kiểm soát cụ thể liên quan nhằm hạn chế

rủi ro, chẳng hạn như phân chia nhiệm vụ, hướng dẫn lập dự toán và ban hành chính sách quản

lý. Các thủ tục kiểm soát cần được thực hiện nghiêm túc, triệt để bởi lẽ sự không hiệu quả trong

sản xuất có thể không chỉ do bộ phận sản xuất sản xuất không hiệu quả, mà còn do việc thiết lập

tiêu chuẩn của bộ phận kế hoạch, bộ phận lập dự toán, bộ phận kế toán quản trị chi phí không

phù hợp. Đồng thời, người kiểm soát hoặc người đứng đầu bộ phận kế toán phải điều hòa mối

quan hệ giữa yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra cần đánh giá kết quả với mức trung bình của

ngành và thông tin năng suất từ các năm trước và từ các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, doanh

nghiệp cần liên tục ban hành các hướng dẫn nhằm đảm bảo thực hiện tuân thủ đầy đủ các chính

sách, pháp luật hiện hành khi có sự điều chỉnh, thay đổi về quy định liên quan tới hạn ngạch sản

xuất và xuất nhập khẩu. Kết quả thu được từ bài nghiên cứu này sẽ cung cấp các thông tin hữu

ích cho các nhà quản lý, nhà đầu tư trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp và đưa ra quyết

định kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

COSO (1992), Internal Control Report.

COSO (2013), Internal Control Report.

Bùi Thị Minh Hải (2012), “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt

Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.

Eddy Vaassen, Roger Meuwissen, Caren Schellenman (2008), Accounting Information System

and Internal Control, Wiley Publishing House.

Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2015), “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty Cổ phần dược phẩm

EUVIPHARM”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Quang Quynh (2014), Giáo trình Kiểm toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế

quốc dân.

Nguyễn Thu Hoài (2015), “Hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng

thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.

Laura F. Spira và Micheal Page (2002), Research on risk management in relation to internal

control.

Mahmoud Ibrahim (2017), Internal control and public sector revenue generation in Nigeria:

Empirical analysis.

Yuan Li, Yi Liu, Younggbin Zhao (2006). Research on market-leading roles of enterprises and

internal control systems that affect new product development.

Zipporah (2015), The influence of internal control on the financial performance of

manufacturing companies in Kenya.

Page 424: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

423

Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng

giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Trần Thị Thùy Trang

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.58 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 25/11/2019

Ngày nhận bài: 13/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 28/11/2019

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng thương

mại để giao dịch của các khách hàng cá nhân. Dữ liệu khảo sát gồm 200 đối tượng là khách hàng

đã và đang có các giao dịch với các Ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả phân tích

hồi quy Binary Logistic cho thấy yếu tố Nhân viên phục vụ có tác động mạnh nhất đến xu hướng

lựa chọn ngân hàng, kế đến là Lợi ích sản phẩm dịch vụ, độ tin cậy, phương tiện hữu hình và

cuối cùng là giá phí dịch vụ. Với kết quả kiểm định mô hình đưa ra, nghiên cứu cũng đề xuất

một số khuyến nghị nhằm cải thiện hơn chất lượng dịch vụ, độ tin cậy, phong cách phục vụ của

nhân viên ngân hàng nhằm giúp các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hà nội cải thiện được các

tiêu chí để thu hút thêm khách hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng thị phần cho

doanh nghiệp.

Từ khóa: Vay vốn; khách hàng cá nhân; lựa chọn nơi vay.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Với số lượng lớn ngân hàng thương mại xuất hiện tại Việt Nam đã tạo điều kiện cho khách

hàng có thêm cơ hội lựa chọn các giao dịch cá nhân như: chuyển tiền, gửi tiền, vay vốn. Ngân

hàng nào giành được sự quan tâm và trung thành của khách hàng thì ngân hàng đó sẽ tăng thị

phần và phát triển. Để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm duy trì khách hàng giao dịch cũ và thu

hút thêm nhiều khách hàng mới thì các ngân hàng thương mại cần phân tích, xác định rõ các tiêu

chí mà khách hàng cân nhắc khi lựa chọn ngân hàng để thực hiện các giao dịch của mình, từ đó

đưa ra các kế hoạch trọng tâm phát triển dịch vụ ngân hàng nhằm thu hút khách hàng và đạt

được hiệu quả hoạt động cao nhất.

Trên thế giới đã có nhiều quốc gia khác nhau tiến hành nghiên cứu về vấn đề lựa chọn

ngân hàng của khách hàng cá nhân. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt là

đối với những quốc gia đang phát triển như Việt nam do sự khác biệt về vị trí địa lý, bối cảnh xã

Page 425: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

424

hội, môi trường kinh tế, văn hóa và pháp luật. Tại Việt Nam, nghiên cứu này đã được thực hiện,

song còn phân tích chưa chuyên sâu.

Cho đến ngày nay thì đã có một số lượng nghiên cứu đáng kể đã được thực hiện ở các quốc

gia khác như Phuong & Yin (2000) ở Singapore, Rao & Sharma (2010) ở Ấn Độ hay nghiên cứu

của Saleh Mohamad (2013) tại Malaysia…Các kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, các yếu tố

ảnh hưởng của khách hàng là khác nhau ở từng quốc gia.

Chẳng hạn như nghiên cứu của Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015) thực hiện

nghiên cứu ở Thành phố Đà Lạt. Để kết quả nghiên cứu có thể được khái quát hóa thì cần mở

rộng phạm vi nghiên cứu với quy mô lớn hơn và trong những bối cảnh không gian và thời gian

khác nhau. Do vậy, việc cân nhắc các yếu tố để lựa chọn một ngân hàng thương mại khi thực

hiện giao dịch tại đó của các khách hàng cá nhân là hoàn toàn cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.

2. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn ngân hàng để giao dịch của khách hàng cá

nhân còn được dựa trên nhiều lý thuyết khác nhau trong đó có thuyết hành vi hợp lý được Ajzen

và Fishbein giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1969, được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên 70 và

được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội và hành vi tiêu dùng.

Mô hình TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng. Các

yếu tố góp phần đến xu hướng tiêu dùng thì xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của

khách hàng. Thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của đối tượng; yếu tố

chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên quan đến người tiêu dùng.

Ajzen (1991) phát triển Thuyết hành vi hoạch định trên cơ sở thuyết hành động hợp lý của Ajzen

và Fishbein (1977), sự ra đời của thuyết hành vi dự định TPB xuất phát từ giới hạn của hành vi

mà con người có ít sự kiểm soát dù động cơ của đối tượng là rất cao từ thái độ và tiêu chuẩn chủ

quan nhưng trong một số trường hợp họ vẫn không thực hiện hành vi vì có các tác động của điều

kiện bên ngoài lên ý định hành vi. Lý thuyết hành vi mở rộng cũng chỉ ra rằng người tiêu dùng

có vẻ như bị thôi thúc khi mua sản phẩm/dịch vụ và họ không chỉ chịu ảnh hưởng bởi gia đình,

bạn bè, các quảng cáo và các hình mẫu trước đó mà còn chịu ảnh hưởng bởi tâm trạng, hoàn

cảnh, cảm xúc. Giai đoạn đầu vào ảnh hưởng đến sự nhận thức nhu cầu sản phẩm của người tiêu

dùng. Giai đoạn xử lý tập trung vào việc người tiêu dùng quyết định như thế nào. Giai đoạn đầu

ra của mô hình quyết định tiêu dùng gồm 2 hoạt động có liên quan khá mật thiết: hành vi mua và

đánh giá sau khi mua. Vẫn theo Fishbein và Ajzen (1977) thì mô hình ra quyết định tiêu dùng có

quan hệ gắn bó mật thiết với các khái niệm tâm lý và văn hóa xã hội, xu hướng tiêu dùng là sự

nghiêng theo chủ quan của người tiêu dùng về một sản phẩm, thương hiệu nào đó, và nó đã được

chứng minh là yếu tố then chốt để dự đoán hành vi người tiêu dùng. Các nhà nghiên cứu nhận ra

rằng, để đi đến một hành động mua sắm thực sự thì tùy thuộc vào tầm quan trọng của những gì

khách hàng đang sử dụng và sẵn lòng để đưa ra các quyết định sử dụng. Theo Kotler (1993), việc

mua sắm của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi các nhóm nhân tố nội tại (nhân tố tâm lý và

nhân tố cá nhân), nhân tố bên ngoài (nhân tố văn hóa và nhân tố xã hội). Các nghiên cứu trước

Page 426: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

425

đây cũng cho thấy, song song với các nhân tố đặc điểm của người mua thì thành phần marketing

4P bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới

hành vi người tiêu dùng. Theo Kollat và cộng sự (1987) hành vi khách hàng là một quá trình liên

tục bao gồm việc nhận ra nhu cầu, thu thập thông tin, xem xét các lựa chọn, quyết định mua và

đánh giá sau khi mua. Nghiên cứu hành vi của khách hàng là nhằm giải thích quá trình mua hay

không mua một loại hàng hóa nào đó. Một trong những cách để phân tích hành vi khách hàng là

đo lường xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

Có 3 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng cá

nhân bao gồm những yếu tố bên ngoài: Môi trường văn hóa, tầng lớp xã hội, nhóm ảnh hưởng

gia đình… và những yếu tố cá nhân: tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, phong cách sống.

Những yếu tố tâm lý: động cơ, nhu cầu, nhận thức, khả năng hiểu biết, cá tính. Các nhân tố này

đã được các nghiên cứu trước lựa chọn khá nhiều như nghiên cứu tiêu biểu của Aderson và cộng

sự (1976) hay Gasser & cộng sự (1986)

Theo Almossawi (2001) thì an toàn là một trong những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng

đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Mohamad (2015) cho thấy, tiện lợi là một trong

những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng dựa trên

cơ sở ngân hàng trực tuyến và môi trường giao dịch. Theo kết quả nghiên cứu của Lenka và

Mohopatra (2009) cho thấy yếu tố quyết định quan trọng của lựa chọn ngân hàng thương mại là

Nhân viên, cụ thể nhóm khách hàng trẻ có xu hướng chú trọng hơn về các yếu tố như truy cập

nhanh chóng và sự thuận tiện với các dịch vụ ngân hàng. Theo nghiên cứu của Anderson & cộng

sự (1976), Giao, H. N. K., & Đạt, H. M. (2019). cũng cho thấy nhiều nhân tố tác động đến việc

lựa chọn ngân hàng như: Chất lượng dịch vụ, tự động hóa, lãi suất cao, phí dịch vụ, lãi suất vay

thấp, địa điểm thuận tiện. Theo Dr. Bikramjit Singh Hundal và Ishleen Kaur Kohli (2014) yếu tố

không gian mua sắm, sự tin cậy - phong cách phục vụ cũng tác động tới quyết định lựa chọn địa

điểm mua sắm của người tiêu dùng.

Ở Việt Nam, Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010) cho thấy một số

yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng bao gồm: Nhận biết thương hiệu, vị trí thuận

tiện, xử lý sự cố, ảnh hưởng của người thân, phương tiện hữu hình, thái độ đối với chiêu thị.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015) đã đưa ra mô hình với sự

tác động được các nhân tố sau tới lựa chọn ngân hàng giao dịch: Lợi ích từ sản phẩm, Nhân viên

ngân hàng, danh tiếng ngân hàng, thuận tiện, hữu hình, ảnh hưởng của những người xung quanh,

quảng bá. Các tác giả trong nước như Nguyễn Thị Kim Dung & Bùi Thị Kim Thanh (2011) và

Lưu Thanh Đức Hải & Lê Vũ Duy (2014) chỉ ra rằng: các yếu tố như sản phẩm, giá cả, sự thuận

tiện ảnh hưởng tới quyết định của người tiêu dùng khi lựa chọn địa điểm tiêu dùng, mua sắm.

Qua phân tích cơ sở lý thuyết và kế thừa từ những nghiên cứu trước, nghiên cứu này đề xuất giả

thuyết sau:

H1: Lợi ích Sản phẩm dịch vụ (SPDV) tác động tích cực đến xu hướng lựa chọn ngân hàng

H2: Giá phí dịch vụ (GPDV) tác động tích cực đến xu hướng lựa chọn ngân hàng

Page 427: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

426

H3: Sự tin cậy (TC) tác động tích cực đến xu hướng lựa chọn ngân hàng

H4: Phương tiện hữu hình (PTHH) có tác động tích cực đến xu hướng lựa chọn ngân hàng

H5: Nhân viên (NV) có tác động tích cực đến xu hướng lựa chọn ngân hàng

2.2. Mô hình nghiên cứu

Do vậy, mô hình nghiên cứu được đề nghị bao gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn

ngân hàng của khách hàng cá nhân như sau:

Trên cơ sở lược khảo cứu các công trình nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên

cứu dưới dạng binary logistic để đánh giá các yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngân hàng giao

dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Logit (Y) = natural log (odds) = ln(π/1- π) = α + βixi

Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc dạng nhị phân (Y = 1: Có giao dịch ngân hàng, Y = 0: Chưa giao dịch

ngân hàng).

βi: Các hệ số hồi qui tương ứng.

βi: Các hệ số hồi qui tương ứng (β1, β2, β3, β4, β5)

Xi: Các biến độc lập (5 biến), thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn nơi giao dịch của

khách hàng cá nhân (LIDV, GP, TC, PTHH, NV)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện.

Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các khách hàng cá nhân trực tiếp hoặc không trực tiếp - đang

hoặc đã giao dịch với các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo Hair và cộng sự (1998)

thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá là gấp 5 lần số biến

quan sát và số lượng mẫu phù hợp cho phân tích hồi qui đa biến cũng là gấp 5 lần số biến quan sát.

Trong nghiên cứu này có tất cả 22 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối

thiểu cần thiết là 22 x 5 = 110. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát 230 mẫu trong khoảng thời gian

từ tháng 8 đến tháng 10/2019. Số mẫu đạt chất lượng để đưa vào phân tích là 200.

LỢI ÍCH SP-DV

GIÁ CẢ DỊCH VỤ

SỰ TIN CẬY

PHƯƠNG TIỆN HỮU HÌNH

NHÂN VIÊN

XU HƯỚNG LỰA CHỌN

NGÂN HÀNG

Page 428: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

427

Bảng câu hỏi được thiết kế theo hai phần: Phần đầu là các câu hỏi về thu nhập, độ tuổi,

trình độ. Phần thứ hai là các câu hỏi liên quan đến cảm nhận của khách hàng cá nhân khi giao

dịch tại các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội. Ngoại trừ phần đầu, 22 biến số trong bảng câu hỏi

được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ để xác định câu trả lời của khách hàng. Các biến

quan sát này được lấy từ các nghiên cứu trước và được tiến hành hiệu chỉnh lại sau khi hỏi ý kiến

chuyên gia, chuyên viên ngân hàng và khảo sát thử 20 khách hàng cá nhân.

Bảng câu hỏi sau khi thu thập, được chọn lọc và làm sạch nhằm loại bỏ những bảng câu

hỏi trả lời không phù hợp với việc phân tích hoặc thiếu thông tin, tiếp theo sẽ nhập vào máy tính

bằng cách mã hoá. Dữ liệu được xử lý với các công cụ thống kê mô tả, kiểm định thang đo bằng

hệ số Cronbach's alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy Binary logistic với sự hỗ

trợ của phần mềm SPSS 20. Trên cơ sở lược khảo cứu các công trình nghiên cứu trước, tác giả

đề xuất mô hình nghiên cứu dưới dạng binary logistic để đánh giá các yếu tố tác động đến việc

lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội

Logit (Y) = natural log (odds) = ln(π/1- π) = α + βiXi

Trong đó: Y: Lựa chọn của người tiêu dùng (Y = 1: Sử dụng dịch vụ ngân hàng, Y = 0:

Không sử dụng dịch vụ ngân hàng).

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Trong tổng số 200 mẫu nghiên cứu, có 81 người tiêu dùng là nam, chiếm 40,5 %; có 119

người tiêu dùng là nữ, chiếm 59,5%. Đối tượng khảo sát là người có trình độ khác nhau, trong đó

cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất là 23,5% và 59%, thấp nhất là dưới cao đẳng 5,5%. Thu

nhập bình quân của các đối tượng khảo sát chủ yếu ở mức từ 5 - 10 triệu đồng/tháng và trên 10

triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ tổng là 76% trong tổng số mẫu khảo sát.

Bảng 1: Thông tin về mẫu nghiên cứu

Tuổi Số

lượng %

Thu nhập

(triệu)

Số

lượng % Trình độ

Số

lượng %

Dưới 24 40 20 Dưới 5 26 13 Dưới CĐ 11 5,5

Từ 24-40 80 40 Từ 5- Dưới 10 112 56 Cao đẳng 47 23,5

Từ 41-55 65 32,5 Từ 10-20 40 20 Đại học 118 59

Trên 55 15 7,5 Trên 20 22 11 Sau đại học 24 12

4.2 Kiểm định chất lượng thang đo và phân tích nhân tố EFA

4.2.1. Kiểm định chất lượng thang đo

Các biến LIDV, GP, TC, PTHH, NV có các Cronbach's Alpha chấp nhận được lần lượt là

0,721; 0,891; 0,721; 0,854; 0,872 cho thấy các thang đo sử dụng tốt. Các hệ số tương quan biến

tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 và không có Cronbach's Alpha nào nhỏ hơn 0,6 nên

không có biến nào bị loại khỏi mô hình. Chỉ số KMO của mô hình là 0,889 và kiểm định Bartlett

Page 429: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

428

có Sig. < 0.05 được thể hiện ở Bảng 2 có ý nghĩa thống kê thỏa mãn các điều kiện kết luận nhân

tố khám phá là thích hợp. Vì vậy, tất cả 21 các biến quan sát đều được chấp nhận và sẽ sử dụng

trong phân tích nhân tố khám phá tiếp theo.

Bảng 2. Độ tin cậy của thang đo

Ký hiệu Thang đo

Lợi ích dịch vụ: Cronbachs alpha = 0,721

LIDV1 Sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng

LIDV2 Ngân hàng luôn đi đầu về cung cấp các sản mới

LIDV3 Thời gian giao dịch nhanh chóng

LIDV4 Nhận được nhiều ưu đãi khi giao dịch

LIDV5 Giấy tờ, biểu mẫu được thiết kế đơn giản rõ ràng, dễ hiểu

Giá phí dịch vụ: Cronbachs alpha = 0,891

GP1 Giá phí dịch vụ hợp lý

GP2 Giá phí dịch vụ được niêm yết rõ ràng tại phòng giao dịch

GP3 Giá phí dịch vụ phù hợp với chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp

Sự tin cậy: Cronbachs alpha = 0,721

TC1 Ngân hàng luôn thực hiện đúng những gì cam kết với khách hàng

TC2 Có rất nhiều kênh để liên hệ giữa ngân hàng với khách hàng

TC3 Bảo mật tốt thông tin khách hàng

TC4 Là ngân hàng có uy tín

Phương tiện hữu hình: Cronbachs alpha = 0,854

PTHH1 Ngân hàng ứng dụng tốt CNTT trong dịch vụ khách hàng

PTHH2 Cơ sở hạ tầng của ngân hàng khang trang hiện đại

PTHH3 Không gian giao dịch sạch sẽ, thoáng mát, tiện nghi

PTHH4 Chỗ để xe thuận tiện và an toàn

PTHH5 Nhân viên có trang phục lịch sự và lịch thiệp

Nhân viên phục vụ: Cronbachs alpha = 0,872

NV1 Nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi

NV2 Khả năng xử lý giao dịch nhanh chóng và chính xác

NV3 Nhân viên luôn cung cấp những thông tin dịch vụ cần thiết cho khách hàng

NV4 Nhân viên luôn giải quyết những yêu cầu thỏa đáng của khách hàng

4.2.2. Kiểm định giá trị thang đo thông qua phân tích nhân tố EFA

Kết quả phân tích nhân tố lần cuối, có 1 biến bị loại khỏi mô hình (GP2) vì không đảm bảo

điều kiện về hệ số tải nhân tố (<0,5). Các biến còn lại 20 biến đạt giá trị hệ số nhân tố > 0,5 nên

Page 430: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

429

tiếp tục đưa vào phần phân tích nhân tố. Kết quả kiểm định Bartlett và chỉ số KMO = 0,824; sig.

<0,05 (Bảng 2) cũng chứng tỏ rằng mô hình phân tích nhân tố là phù hợp và các biến quan sát có

tương quan chặt chẽ với nhau. Phương trích sai là 67% có nghĩa 67% sự thay đổi của các nhân tố

được giải thích bởi các biến quan sát (Bảng 3). Điều này cho thấy kết quả phân tích EFA là hoàn

toàn thích hợp.

Bảng 3. Kiểm định KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .824

Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 1830.876

Df 231

Sig. .000

Bảng 4. Ma trận xoay các nhân tố

Component

1 2 3 4 5

LIDV3 .761

LIDV2 .730

LIDV1 .728

LIDV4 .704

GP3 .640

GP1 .622

TC1 .907

TC4 .869

TC2 .717

TC3 .687

PTHH3 .843

PTHH4 .804

PTHH1 .688

PTHH2 .685

LIDV5 .634

NV2 .877

NV3 .817

NV1 .786

PTHH5 .769

NV4 .694

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Page 431: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

430

Bảng 6. Phân tích tương quan các biến

SHL KNPV DNGV HP CTDT SNTCGV

LISP

Pearson Correlation 1 .586** .506** .606** .381** .515**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 200 200 200 200 200 200

GP

Pearson Correlation .546** 1 .518** .466** .305** .589**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 200 200 200 200 200 200

TC

Pearson Correlation .516** .518** 1 .286** .435** .609**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 200 200 200 200 200 200

PTHH

Pearson Correlation .619** .466** .286** 1 .239** .325**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .002 .000

N 200 200 200 200 200 200

NV

Pearson Correlation .515** .589** .609** .325** .312** 1

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 200 200 200 200 200 200

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Kết quả (Bảng 5) phân tích ma trận xoay các nhân tố lần cuối, 20 biến còn lại đều có hệ số

tải nhân tố lớn hơn 0,5, cho thấy mức độ phù hợp của dữ liệu đã đảm bảo. Các biến quan sát này

được chia thành 5 nhóm mới và tên các nhóm vẫn giữ như mô hình ban đầu. Sau khi chạy trên

phần mềm SPSS 20, kết quản phân tích tương quan các biến trước khi chạy hồi quy đa biến cho

thấy hệ số Sig. <0,05 cho tất cả các biến phụ thuộc và biến độc lập, cho thấy ý nghĩa thống kê có

mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc (Bảng 6).

4.3. Thực hiện phân tích hồi quy phi tuyến tính Binary Logistic

Mô hình hồi quy tuyến tính với các quan hệ phi tuyến diễn tả mức độ ảnh hưởng của các

nhân tố lựa chọn ngân hàng giao dịch được thể hiện như trên. Phương pháp Enter được sử dụng để

tiến hành phân tích hồi qui Logit nhị phân. Kiểm định Chi-Square được sử dụng để kiểm định sự

phù hợp của mô hình. Và căn cứ vào mức ý nghĩa (Sig) trong bảng kiểm định Omnibus để quyết

định bác bỏ hay không bác bỏ giả thuyết H0: β1 = β2 … = 0. Kết quả cho thấy mức ý nghĩa (sig.) <

0,05, vậy nên bác bỏ H0; các hệ số hồi quy đều khác 0, mô hình hồi quy phù hợp và có thể sử dụng

được, nghĩa là các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê (Bảng 7).

Bảng 7: Kiểm định độ phù hợp tổng quát

Omnibus Tests of Model Coefficients

Chi-square df Sig.

Step 1

Step 167.115 5 0.000

Block 167.115 5 0.000

Model 167.115 5 0.000

Page 432: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

431

Bảng 8: Mức độ phù hợp của mô hình

Model Summary

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square

1 129.147a .4667 .623

Độ phù hợp tổng quát cũng được đánh giá dựa trên chỉ tiêu -2LL (viết tắt của -2 Log

Likelihood). Giá trị -2LL của mô hình trên tương đối nhỏ thể hiện sự phù hợp khá tốt của mô

hình đang phân tích. Hệ số mức độ giải thích của mô hình Nagelkerke R- bình phương = 0,623.

Điều này có nghĩa là 62,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc lựa chọn nơi giao dịch là ngân hàng

của khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội được giải thích bởi 5 biến độc lập của mô hình.

Bảng 9: Kết quả hồi quy Binary Logistic

Variables in the Equation

B S.E. Wald Df Sig. Exp(B)

Step 1a

LISP 0.269 0.087 9.568 1 0.002 1.309

TC 0.049 0.017 8.285 1 0.004 1.05

GP 0.001 0 7.974 1 0.005 1.001

PTHH 0.006 0.002 5.536 1 0.019 1.006

NV 1.139 0.378 9.063 1 0.003 3.124

Constant -18.937 2.978 40.445 1 0 0

a.Variable(s) entered on step 1: LISP, TC, GP, PTHH, NV.

Khi kiểm định Wald về ý nghĩa hệ số hồi qui tổng thể cho thấy các biến ảnh hưởng đến xu

hướng lựa chọn ngân hàng có giá trị Sig. < 0,05. Như vậy các hệ số hồi quy tìm được đều có ý

nghĩa thống kê ở mức nhỏ hơn 5% và mô hình được viết lại như sau:

Log [(P(Y=1))/(P(Y=0))] = -18.937 + 0.269*LISP + 0.049*TC + 0.001*GP

+ 0.006*PTHH + 1.139*NV

Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao

dịch của khách hàng cá nhân. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn

ngân hàng của khách hàng cá nhân bao gồm: Lợi ích sản phẩm dịch vụ, tin cậy, giá phí dịch vụ,

phương tiện hữu hình, nhân viên phục vụ. Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng của biến độc lập

“NV” đến xu hướng lựa chọn ngân hàng là mạnh nhất, tiếp đó là thành phần LISP và lần lượt là

TC, PTHH, GP và kỳ vọng về dấu của các giả thuyết đều đạt yêu cầu.

Với kết quả trên, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các ngân hàng đưa ra

chiến lược phù hợp như sau:

Thứ nhất, về phía nhân viên ngân hàng thì sự ứng xử và phong cách phục vụ là yếu tố

khách hàng đề cao và điều này sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lâu dài cho ngân hàng. Ngân hàng

nên thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo để hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp và

Page 433: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

432

nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng. Để nâng cao chất lượng phục vụ của nhân

viên ngân hàng cũng như đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn thì ngân hàng nên xây dựng văn

hóa công việc và thiết lập thành các quy chế nội bộ trong hệ thống kiểm soát ngân hàng. Đồng

thời đây là công cụ để đo lường thành quả làm việc gắn liền với lợi ích thu nhập vật chất của

nhân viên.

Thứ hai, Ngân hàng nên hoàn thiện các các vấn đề liên quan tới sản phẩm dịch vụ ngân

hàng như: dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng và nâng cao chất

lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, cũng cần triển khai kế hoạch nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách

hàng để đưa ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng thị hiếu của khách hàng.

Thứ ba, để tăng cường độ tin cậy với ngân hàng hơn nữa thì đòi hỏi từ phía ngân hàng cần

nâng cao tính tuân thủ và đạo đức nghề nghiệp, cũng như tăng cường ứng dụng công nghệ thông

tin để bảo mật tốt các hoạt động giao dịch và liên minh, liên kết, quảng bá rộng rãi hình ảnh của

ngân hàng với khách hàng. Đồng thời đẩy mạng công tác đào tạo để tạo niềm tin cho khách hàng

khi đến giao dịch tại ngân hàng. Ngân hàng cần bố trí thêm nhân sự như công an, bảo vệ tại các

quầy rút tiền hoặc tại các cây ATM để tránh sự cố mấy tiền và đảm bảo tránh sự cố hệ thống máy

khi hoạt động. Ngân hàng nên đầu tư cho các chương trình quảng cáo để thu hút khách hàng

thông qua các chương trình khuyến mãi như tặng quà, rút thăm chúng thưởng… Bên cạnh đó

ngân hàng cần cải thiện website thực sự là kênh thông tin quan trọng giúp quảng bá và gắn liền

với khách hàng từ đó nâng cao độ tin cậy cho khách hàng hơn.

Thứ tư, Ngân hàng cần giành thêm nguồn lực để cải tạo và xây dựng thêm cơ sở vật chất,

lắp đặt thêm các thiết bị tiện ích, hệ thống thiết bị, máy móc tại ngân hàng nhằm tạo ra sự thoải

mái cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng. Tiến hành rà soát lại mạng lưới giao dịch

trên địa bàn, có kế hoạch tái bố trí và bố trí mới các điểm giao dịch tại nhiều khu vực khác nhau.

Thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh, công tác 5S nhằm đảm bảo môi trường giao dịch sạch

sẽ, tiện nghi, gọn gàng. Ngoài ra, các giao dịch gửi tiết kiệm với lãi suất tiền gửi đang khác nhau

tại các ngân hàng cũng là nguyên nhân khiến cho một số khách hàng lựa chọn giao dịch tại ngân

hàng đó. Giá phí dịch vụ cao hay thấp cũng tác động đến tâm lý gửi tiền hay mở tài khoản ngân

hàng, hay chuyển khoản của các khách hàng cá nhân. Do vậy, trong thời gian tới các ngân hàng

như Argribank hay Viettinbank cần đa dạng hóa các lãi suất tiền gửi và cho vay để giữ chân các

khách hàng trung thành tránh tình trạng họ chạy sang các ngân hàng cổ phần khác.

5. KẾT LUẬN

Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao

dịch của khách hàng cá nhân, qua đó giúp các ngân hàng có thêm định hướng cải thiện môi

trường kinh doanh để thu hút thêm khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng

dịch vụ. Kết quả cho thấy có 5 nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách

hàng cá nhân bao gồm: Lợi ích sản phẩm dịch vụ, tin cậy, giá phí dịch vụ, phương tiện hữu hình,

nhân viên phục vụ. Bài viết cho thấy mức độ ảnh hưởng của biến độc lập “NV” đến xu hướng

lựa chọn ngân hàng là mạnh nhất, tiếp đó là thành phần LISP và lần lượt là TC, PTHH, GP và kỳ

vọng về dấu của các giả thuyết đều đạt yêu cầu. Mặc dù nghiên cứu đã đem lại kết quả nhất định

Page 434: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

433

trong công việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách

hàng cá nhân, nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định như sau:

- Nghiên cứu mới chỉ thực hiện khảo sát trên những khách hàng cá nhân thuộc khu vực hà

nội nên tính khái quát chưa cao.

- Dữ liệu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên làm cho khá đồng nhất,

và mẫu mang tính đại diện chưa cao. Do đó, các nghiên cứu sau nên chọn mẫu theo phương pháp

xác suất.

- Có nhiều nhân tố khác mà tác giả chưa có nguồn lực để nghiên cứu hết nên đây cũng là

khoảng chống cho những nghiên cứu sau

- Nghiên cứu chưa xem xét sự khác biệt về đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, thu

nhập, trình độ đối với nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng giao dịch của khách

hàng cá nhân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ajzen, I., & Fishbein, M. (1969). The prediction of behavioral intentions in a choice

situation. Journal of experimental social psychology, 5(4), 400-416.

Ajzen, I., & Fishbein, M. (1970). The prediction of behavior from attitudinal and normative

variables. Journal of experimental social Psychology, 6(4), 466-487.

Ajzen, I., & Fishbein, M. (1977). Attitude-behavior relations: A theoretical analysis and review

of empirical research. Psychological bulletin, 84(5), 888.

Ajzen, I. (1991). The theory of planned behaviour. Organizational Behaviour and Human

Decision Processes, 50, 179-211. De Young, 50(2), 509-526.

Almossawi, M. (2001). Bank selection criteria employed by college students in Bahrain: an

empirical analysis. International journal of bank marketing, 19(3), 115-125.

Anderson Jr, W. T., Cox III, E. P., & Fulcher, D. G. (1976). Bank Selection Decisions and

Market Segmentation: Determinant attribute analysis reveals convenience-and sevice-

oriented bank customers. Journal of Marketing, 40(1), 40-45.

Gasser, S. M., Laroche, T., Falquet, J., De La Tour, E. B., & Laemmli, U. K. (1986). Metaphase

chromosome structure: involvement of topoisomerase II. Journal of molecular

biology, 188(4), 613-629.

Giao, H. N. K., & Đạt, H. M. (2019). Đánh giá các yếu tố lựa chọn ngân hàng thương mại tại TP.

Hồ Chí Minh của người cao tuổi. Tạp chí Phát triển kinh tế, 97-115.

Fishbein, M., & Ajzen, I. (1977). Belief, attitude, intention, and behavior: An introduction to

theory and research.

Lenka, U., Suar, D., & Mohapatra, P. K. (2009). Service quality, customer satisfaction, and

customer loyalty in Indian commercial banks. The Journal of Entrepreneurship, 18(1), 47-64.

Page 435: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

434

Lưu Thanh Đức Hải và Vũ Lê Duy (2014), Phân tích hành vi mua sắm của người tiêu dùng ở

chợ truyền thống và siêu thị tại thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học

Cần Thơ.

Muhamad, S. F., Anuar, N. A., Kamarudin, M. K., Aziz, N. A. A., Pazil, A. H. M., &

Muhammad, M. Z. (2015). Banking selection criteria: a study among Muslims in

Kelantan. International Journal of Marketing Research Review, 3(12).

Nguyễn Kim Nam và Trần Thị Tuyết Vân (2015) “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân

hàng của khách hàng cá nhân tại thành phố Hồ chí minh”, Trường CĐ Công thương TP.

HCM, Trường ĐHNH TP.HCM

Nguyễn Thị Kim Dung và Bùi Thị Kim Thanh (2011), So sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm

của người tiêu dùng đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống: Trường hợp ngành hàng

tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ: 20b

225-236.

Phillips, Kotler. (1993). Principli of Marketing.

Phạm thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010) “Các nhân tố ảnh hưởng tới xu hướng lựa chọn ngân

hàng”, Trường Đại học Đà Lạt và trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành

pPhố Hồ chí Minh

Phuong Ta, H., & Yin Har, K. (2000). A study of bank selection decisions in Singapore using the

analytical hierarchy process. International Journal of Bank Marketing, 18(4), 170-180.

Rao, S., & Sharma, D. R. (2010). Bank selection criteria employed by MBA students in Delhi:

an empirical analysis. Journal of business studies Quarterly, 1(2), 56-69.

Saleh, M. S., Rosman, M. R. M., & Nani, N. K. (2013). Bank selection criteria in a customers’

perspective. Journal of business and management, 7(6), 15-20.

Page 436: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

435

Nghiên cứu những ảnh hưởng của công nghệ blockchain

đến lĩnh vực kế toán trong khu vực công

Phạm Quang Huy1, Vũ Kiến Phúc2

1Trường Đại học Kinh tế TPHCM

Email: [email protected]

2Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long

Mã bài: HTQG.04 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 05/11/2019

Ngày nhận bài: 02/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 08/11/2019

Tóm tắt

Blockchain có sự ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của lĩnh vực kế toán nhưng việc

nghiên cứu về nội dung này vẫn còn khá ít trong các công trình khoa học. Nghiên cứu được thực

hiện với mục đích tìm hiểu sự tác động của công nghệ Blockchain đến lĩnh vực kế toán tại các

đơn vị thuộc khu vực công. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp mô tả thông

qua việc thu thập các tài liệu được công bố trong và ngoài nước về Blockchain và tác động của

việc ứng dụng Blockchain vào lĩnh vực kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy những việc ứng

dụng công nghệ Blockchain sẽ có những thay đổi đáng kể nhất định đối với lĩnh vực kế toán tại

khu vực công. Từ đó, một số hàm ý chính sách được đưa ra nhằm giúp cơ quan quản lý và các tổ

chức thuộc khu vực công nâng cao chất lượng công tác kế toán khi ứng dụng những công nghệ

mới này vào hoạt động tại đơn vị.

Từ khóa: Công nghệ Blockchain, kế toán công, lĩnh vực kế toán, ảnh hưởng.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trước sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, ngành kế toán là một

trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự thay đổi này (Bogss, 1999; Trịnh, 2017). Nói

cách khác, sự tiến bộ của công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo ra một động lực thúc đẩy các hoạt

động kế toán (Taipaleenmäki & Ikäheimo, 2013). Việc sử dụng máy tính, máy chủ, internet và

thiết bị kỹ thuật số đã thay đổi cách mà các tổ chức áp dụng để xử lý các vấn đề phát sinh tại đơn

vị (Ghasemi & cộng sự, 2011) như cách thức xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán (Trịnh,

2017), tự động hóa các quy trình báo cáo tài chính (BCTC) từ đó giảm bớt việc xử lý các nhiệm

vụ lặp đi lặp lại mà kế toán viên (KTV) phải thực hiện, tăng cường kiểm soát bằng cách nhận ra

bất kỳ điểm yếu quan trọng nào có thể tìm thấy trong BCTC, đảm bảo sự đảm bảo hợp lý cho

BCTC (Taipaleenmäki & Ikäheimo, 2013) để gia tăng sự tin tưởng của nhà đầu tư vào đơn vị

Page 437: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

436

(Ghasemi & cộng sự, 2011). Xu hướng công nghệ mới như dữ liệu lớn, tự động hóa, kế toán đám

mây, internet đã thay đổi các phương pháp sử dụng tài nguyên CNTT. Sự tiến bộ không ngừng

và ứng dụng các quy trình công nghệ đã đóng góp to lớn trong các hoạt động của đơn vị, đặc biệt

là trong lĩnh vực kế toán (Smith, 2018).

Khi CNTT tiếp tục phát triển đã đặt ra yêu cầu lĩnh vực kế toán phải thực hiện sự thay đổi

để bắt kịp với xu hướng đang diễn ra (Tysiac & Drew, 2018). Mặc dù một số công nghệ như

công nghệ Blockchain, trí tuệ nhân tạo… vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, hiệu ứng

của những công nghệ này được tin rằng sẽ tiếp tục lan tỏa khắp các khu vực trên toàn cầu. Chính

vì thế, chủ đề này đã thu hút được sự quan tâm của khá nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đối

với các vấn đề về các giao thức của Bitcoin và các ứng dụng của Bitcoin (Tschorsch &

Scheuermann, 2016), cơ chế đồng thuận trong công nghệ Blockchain (Mingxiao & cộng sự,

2017; Sankar & cộng sự, 2017); cơ chế bảo mật trong công nghệ Blockchain (Kouicem & cộng

sự, 2018; Lin & Liao, 2017; Yeow & cộng sự, 2018) hay công nghệ Blockchain trong vai trò của

công nghệ sổ cái phân tán cho thị trường năng lượng địa phương và cơ sở hạ tầng quản lý năng

lượng hoạt động trong lưới điện thông minh (Siano & cộng sự, 2019). Mặc dù Blockchain được

cho là sẽ thay đổi các quy trình kế toán (Fanning & Centers, 2016; Kokina & cộng sự, 2017), tuy

nhiên, rất ít bằng chứng đã được cung cấp về cách đạt được những lợi thế này (Rîndaşu, 2019).

Đồng thời, đa số các nghiên cứu đều tập trung vào những ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ

Blockchain đến lĩnh vực kế toán tại khu vực tư. Trong khi khu vực công (KVC) lại nhận chưa

được sự quan tâm đúng mực dù cho các tổ chức này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong

nền kinh tế của một quốc gia bởi do việc nắm giữ toàn bộ giá trị ngân sách nhà nước nhằm phục

vụ cho những mục tiêu hoạt động theo từng chương trình định kỳ. Do đó, nghiên cứu này hướng

đến việc thu hẹp khoảng trống được đề cập thông qua giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

RQ1: Công nghệ Blockchain là gì?

RQ2: Công nghệ Blockchain sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kế toán tại KVC?

Sau phần giới thiệu, nghiên cứu được cấu trúc thành 4 phần gồm: Phần 2 trình bày cơ sở lý

thuyết về công nghệ Blockchain bao gồm cấu trúc của Blockchain cũng như những đặc điểm

khiến công nghệ này được đánh giá sẽ giúp quy trình kế toán được vận hành một cách hiệu quả;

Phần 3 tóm lược phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong bài viết; Phần 4 mô tả những ảnh

hưởng của công nghệ Blockchain đến lĩnh vực kế toán tại KVC; cuối cùng là kết luận và hàm ý

chính sách sẽ được trình bày trong Phần 5.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN

2.1. Định nghĩa

Các thỏa thuận trong cộng đồng Blockchain về định nghĩa của công nghệ Blockchain

(Wood & Khatchadourian, 2018) vẫn chưa đạt được ở mức cao khi sự khác nhau về mặt quan

điểm của các tổ chức về công nghệ Blockchain vẫn còn khá lớn. Theo Swan (2015), Blockchain

giống như một bảng tính khổng lồ để đăng ký tất cả tài sản và một hệ thống kế toán để giao dịch

những tài sản đó trên quy mô toàn cầu, được bảo mật bằng mật mã và được điều chỉnh bởi một

cơ chế đồng thuận. Đồng thời, nhằm giữ cho tất cả người dùng tham gia mạng Blockchain được

Page 438: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

437

cập nhật, mỗi người dùng giữ một bản sao của sổ cái gốc và tất cả người dùng được đồng bộ hóa

và cập nhật với thay đổi mới (Atlam & cộng sự, 2018).

Blockchain được phát triển dựa trên hai nền tảng kỹ thuật chính là hàm băm và chữ ký số

(Zheng & cộng sự, 2017). Hàm băm (Trịnh, 2008) dùng để chuyển đổi một thông tin sang một

đoạn mã. Bất kỳ nỗ lực gian lận nào để thay đổi bất kỳ phần nào của Blockchain sẽ bị phát hiện

ngay lập tức vì giá trị băm mới sẽ không phù hợp với thông tin cũ dựa trên Blockchain. Do đó,

hàm băm được ứng dụng nhằm đảm bảo dữ liệu không bị sửa đổi; hỗ trợ các thuật toán chữ ký

số; xây dựng cấu trúc dữ liệu bảng băm. Chữ ký số (Trịnh, 2008) là một thông điệp dữ liệu đã

được mã hóa gắn kèm theo một thông điệp dữ liệu khác nhằm xác thực người gửi thông điệp đó.

Một số ứng dụng cụ thể của chữ ký số trong thực tế có thể kể đến như ứng dụng trong chính

quyền điện tử, ứng dụng trong ký kết hợp đồng.

Theo đó, mỗi người sử dụng sẽ được cung cấp một cặp khóa công khai và khóa bí mật.

Khóa bí mật được lưu trữ bí mật và ký kết các giao dịch. Các giao dịch được thực hiện dựa vào

chữ ký số được phát đi trên toàn bộ mạng. Chữ ký số liên quan đến hai giai đoạn: giai đoạn ký

kết và giai đoạn xác minh. Do đó, Sultan và cộng sự (2018) cho rằng Blockchain là một cơ sở dữ

liệu phi tập trung chứa đựng các khối giao dịch tài sản được ký số liên tục, liên kết bằng mật mã

và được điều chỉnh bởi một mô hình đồng thuận. Theo mức độ mở, Blockchains có thể được chia

thành Blockchain công cộng, Blockchain tập đoàn và Blockchain riêng (Lin & Liao, 2017).

2.2. Cấu trúc và nguyên tắc của Blockchain

Blockchain là một hệ thống phi tập trung bao gồm sáu lớp: dữ liệu (Data Layer), mạng

(Network Layer), sự đồng thuận (Consensus Layer), hợp đồng (Contract Layer), dịch vụ (Service

Layer) và ứng dụng (Application Layer). Thu thập, xác nhận và thao tác dữ liệu chủ yếu được xử

lý trong các lớp dữ liệu và mạng (Merkle, 1980; Tschorsch & Scheuermann, 2016; Orman, 2018;

Alphand & cộng sự, 2018; Saghiri & cộng sự, 2018). Các lớp đồng thuận và hợp đồng bao gồm

hợp đồng thông minh, giao thức đồng thuận và cơ chế khuyến khích (Eyal & Sirer, 2018). Các

lớp dịch vụ và ứng dụng triển khai các hoạt động dựa trên Blockchain (Pilkington, 2016). Cấu

trúc của Blockchain bao gồm ba yếu tố cốt lõi: cấu trúc khối chuỗi dựa trên dấu thời gian, cơ chế

lưu trữ phân tán dựa trên mạng P2P (chia sẻ ngang hàng) và cơ chế đồng thuận dựa trên các nút

phi tập trung (Yuan & Wang, 2018). Blockchain được xem như một cấu trúc dữ liệu chuỗi bao

gồm các khối dữ liệu được kết hợp theo thứ tự thời gian và đóng vai trò của một sổ cái phân tán

không thể bị giả mạo với sự bảo đảm bằng mật mã.

Mặt khác, Blockchain cũng được cho là một cơ sở hạ tầng phân tán và mô hình điện toán

mới sử dụng cấu trúc dữ liệu chuỗi khối để xác minh và lưu trữ dữ liệu, áp dụng thuật toán đồng

thuận phân tán để tạo và cập nhật dữ liệu, sử dụng mật mã để đảm bảo an toàn cho việc truyền

dữ liệu và truy cập và khai thác các hợp đồng thông minh bao gồm các tập lệnh và mã tự động để

lập trình và vận hành dữ liệu. Do sử dụng việc chia sẻ ngang hàng (peer to peer) để lưu trữ thông

tin, mỗi người tham gia vào mạng đều nắm giữ thông tin của Blockchain như nhau, do đó họ đều

nắm được mọi sự thay đổi xảy ra. Thậm chí khi một phần của hệ thống bị sụp đổ thì các máy tính

và nút khác sẽ vẫn hoạt động để đảm bảo thông tin của Blockchain. Dưới góc độ của kế toán tài

Page 439: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

438

chính, Blockchain là một tập hợp tài khoản mạng lớn với các chương trình máy tính là công nghệ

hỗ trợ, là đặc trưng của thông tin công khai và minh bạch. Do đó, Blockchain được xem như là

sổ sách tài khoản và tiền kỹ thuật số là đơn vị kế toán trong công nghệ Blockchain. Mỗi khối

tương đương với trang trong sổ tài khoản thực và thông tin được lưu trữ trong một khối tương

đương với các hoạt động giao dịch được ghi trong trang sách.

Khối là đơn vị lưu trữ trong một chuỗi khối, bao gồm bốn yếu tố chính, chúng là giá trị

băm của khối trước đó, thời gian tạo khối, giá trị ngẫu nhiên và cây băm trong khối hiện tại. Mỗi

khối liên kết với giá trị băm của khối trước đó và ghi lại thời gian giao dịch thông qua thời gian

tạo khối. Bằng chứng công việc (POW), được tạo ra thông qua việc khuyến khích những người

tham gia vào hệ thống cung cấp tính toán liên tục; cuối cùng, cây băm trong khối hiện tại đại

diện cho mảng chính của thông tin giao dịch được lưu trữ.

Khi một giao dịch mới được tạo, thông tin sẽ được ghi lại trong một nút và được truyền đến

các nút khác để xác minh. Do đó, đối với bất kỳ yêu cầu giao dịch mới nào, thông tin giao dịch nên

được niêm phong và mã hóa trước, sau đó hàm băm được áp dụng để tính giá trị băm duy nhất đại

diện cho giao dịch của tất cả các nút trong mạng Blockchain. Mỗi nút thu thập các yêu cầu giao

dịch mới được tạo và tập trung chúng vào một khối, vì vậy mỗi khối có thể chứa hàng trăm mẫu

thông tin giao dịch khác nhau. Sau khi nhận được giá trị băm của giao dịch được xác minh, nút đầu

tiên chỉ ra kết quả thông qua phương thức POW để thực hiện việc xác minh giao dịch và nhận phản

hồi. Nút đầu tiên chỉ ra kết quả sẽ phát khối mới được tạo cho tất cả các nút. Sau khi nhận được

thông báo, các nút khác sẽ xác nhận tính xác thực và hợp lệ của giao dịch trong khối mới được tạo,

sau đó chấp nhận khối và kết nối nó với công nghệ Blockchain nếu được xác nhận. Từ đó trở đi,

thông tin giao dịch không thể đảo ngược khi được lưu trữ. Sau khi tất cả các nút chấp nhận khối,

các khối khác không có được quyền xác thực sẽ tự động hết hạn, mỗi nút sẽ tạo lại các khối mới và

thực hiện phép tính POW tiếp theo. Thông qua việc nhận và xác minh khối, công nghệ Blockchain

thực hiện quản lý phân tán, phân cấp dữ liệu một cách hiệu quả. Điều này được xem như sự phát

triển vượt bậc trong quản lý dữ liệu so với phương pháp truyền thống.

Nguồn: Jiang, 2018

Hình 1. Quy trình vận hành của công nghệ Blockchain

2.3. Đặc điểm của Blockchain

Cơ chế đồng thuận phân quyền. Tất cả các nút trong mạng Blockchain đều đủ điều kiện

để lưu trữ hồ sơ các giao dịch trên một khối (Block) công khai và lưu trữ thông tin tạo nên một

Yêu cầu giao

dịch

Thông tin tích hợp của giao

dịch tạo thành một khối

Giao dịch

hoàn thành

Truyền tải khối mới đến

tất cả các nút

Liên kết khối mới được hình

thành vào chuổi khối

Xác nhận khối mới được

hình thành

Page 440: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

439

chuỗi (chain) độc nhất: chuỗi khối (Blockchain). Thông tin và hồ sơ giao dịch không cần phải

được xử lý bởi các nút tập trung, mỗi khối kế tiếp chứa một giá trị băm của khối trước nó. Vì thế,

mã hóa (thông qua hàm băm) được sử dụng để bảo đảm tính xác thực của nguồn giao dịch và

không có bên thứ ba nào tham gia vào toàn bộ quá trình xử lý thông tin. Do đó, tất cả các nút có

quyền và nghĩa vụ như nhau để duy trì tất cả các khối dữ liệu trong mạng bằng quy trình phân

tán phi tập trung (Jiang, 2018). Đồng thời, sự kết hợp của mã hóa và công nghệ Blockchain đảm

bảo rằng một giao dịch sẽ không thể được thực hiện hai lần.

Bảo trì tập thể. Khối dữ liệu (Block) trong hệ thống được duy trì bởi tất cả các nút với

chức năng bảo trì và xử lý thông tin giao dịch cùng nhau, các khối dữ liệu cũng được bảo trì tập

thể bởi tất cả các nút trong toàn mạng. Bất kỳ nút nào cũng có khả năng ghi Block vào

Blockchain. Các thông tin không thể dễ dàng bị sửa đổi bởi bất kỳ người dùng nào vì toàn bộ hệ

thống sẽ nhận biết thông tin đó một khi bất kỳ thông tin nào thay đổi, do đó vấn đề bảo mật dữ

liệu được cải thiện rất nhiều (Wang & cộng sự, 2017; Jiang, 2018).

Tính minh bạch. Thông qua công nghệ Blockchain, tất cả những người tham gia chia sẻ

hồ sơ và dữ liệu truy vấn trong các nút trong cấu trúc phi tập trung. Công nghệ Blockchain sẽ

đảm bảo rằng các hệ thống ghi lại toàn bộ tình trạng và truyền tải dữ liệu và thông tin. Mỗi người

tham gia có thể truy vấn các bản ghi trong công nghệ Blockchain để làm cho thông tin trong hệ

thống phân tán trở nên minh bạch và nhất quán. Mỗi dữ liệu giao dịch của một hệ thống phân tán

là mở và đáng tin cậy. Mỗi nút của cùng một mạng có cùng quyền và nghĩa vụ để truy cập thông

tin được ủy quyền và cho phép các nút khác trên cùng một mạng truy cập thông tin này (Lin &

Liao, 2017; Bonneau & cộng sự, 2015)

Tính bảo mật. Việc bảo trì và giám sát chung còn được thực hiện bởi tất cả các nút trong

mạng (Jiang, 2018). Đặc biệt, trong trường hợp, nếu người sử dụng không nắm được hơn 50% số

nút trong mạng thì không thể kiểm soát hay sửa đổi dữ liệu trong mạng. Do đó, công nghệ

Blockchain đã trở nên tương đối an toàn và có thể tránh việc sửa đổi dữ liệu. Vì thế, nếu một số

lượng lớn các nút có khả năng tính toán mạnh được tham gia vào hệ thống thì dữ liệu trong hệ

thống này sẽ có độ bảo mật cao hơn (Wang & cộng sự, 2017).

Xử lý ẩn danh. Công nghệ Blockchain giải quyết vấn đề niềm tin khi các bên giao dịch

không cần biết nhau và không cần phải thông báo cho đối tác các thông tin cá nhân như danh tính,

để nhận ra giao dịch ẩn danh nhưng vẫn đạt được giao dịch an toàn và hiệu quả (Jiang, 2018).

Đáng tin cậy. Việc trao đổi dữ liệu của công nghệ Blockchain hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự

kiểm soát vì nó dựa vào từng nút để tạo thành một phép tính mạnh mẽ để chống lại các cuộc tấn

công bên ngoài mà không cần sự can thiệp của con người. Miễn là không quá 51% tất cả các nút

trong mạng bị tấn công, hệ thống vẫn an toàn và đáng tin cậy (Karame & cộng sự, 2012; Lu, 2018).

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm phương pháp mô tả

thông qua việc thu thập các tài liệu được công bố trong và ngoài nước trước đây về sự tác động

của việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào lĩnh vực kế toán tại các doanh nghiệp nói chung và

tại KVC nói riêng.

Page 441: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

440

4. LỢI ÍCH KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀO LĨNH VỰC KẾ

TOÁN THUỘC KHU VỰC CÔNG

Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số của các giao dịch kinh tế được tập hợp bởi một nhóm

các cá nhân cho phép phân phối thông tin kỹ thuật số (Crosby & cộng sự, 2016; Glaser, 2017) và

không được sao chép (Glaser, 2017). Ngoài ra, Blockchain còn được xem như một sổ cái công

khai, nơi tất cả các giao dịch được giữ như một chuỗi khối và sẽ không ngừng mở rộng khi các

khối mới được thêm vào chuỗi (Zheng & cộng sự, 2018). Blockchain đòi hỏi sự đồng thuận để

thêm các khối (Zheng & cộng sự, 2018; Gonzalez, 2019) và giao dịch được cập nhật chỉ với sự

thỏa thuận giữa những người tham gia trong hệ thống và mỗi khối được liên kết với một người

tham gia cụ thể. Mặt khác, vì mọi khối được kết nối với khối trước, khi số lượng người tham gia

và khối tăng lên, rất khó để sửa đổi thông tin mà không có sự đồng thuận (Corea, 2019; Crosby

& cộng sự, 2015). Do đó, khi áp dụng Blockchain sẽ giúp hạn chế tối đa các nguy cơ gian lận vì

tất cả các giao dịch được lưu dấu thời gian bằng kỹ thuật số với hàm băm mật mã kết hợp với

tính năng cập nhật theo thời gian thực. Vì thế Blockchain có thể được tận dụng để đạt được tính

xác thực, ủy quyền, trách nhiệm, bảo mật và tính toàn vẹn (Anjum & cộng sự, 2017; Gatteschi &

cộng sự, 2018; Kshetri & Voas, 2018) đối với thông tin kế toán tại các đơn vị thuộc KVC. Thông

qua công nghệ Blockchain, kế toán KVC sẽ trở thành công cụ giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý của Nhà nước và trách nhiệm giải trình của tại các đơn vị trong KVC.

Trách nhiệm cơ bản của BCTC là đảm bảo rằng thông tin tài chính, giúp người dùng đưa ra

quyết định sáng suốt, đáng tin cậy (Obaidat, 2007). Độ tin cậy của dữ liệu tài chính luôn là mối

quan tâm hàng đầu đối với đối tượng sử dụng thông tin kế toán công, đặc biệt từ phía công

chúng. Do đó, thông tin kế toán cần được kiểm toán bởi các kiểm toán viên độc lập, kiểm toán

Nhà nước, Thanh tra Nhà nước, … nhằm đảm bảo rằng hồ sơ kế toán tuân theo các tiêu chuẩn kế

toán và đảm bảo độ tin cậy cho các BCTC (Appelbaum & Nehmer, 2017). Công nghệ

Blockchain được tin rằng có thể nâng cao chất lượng thông tin tài chính cung cấp cho các nhà

đầu tư (Byström, 2016) và các bên liên quan khác, đồng thời nâng cao tính hiệu quả của công

việc kiểm toán (Appelbaum & Nehmer, 2017) và cung cấp thông tin tài chính kịp thời, trung

thực nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả, tính công khai minh bạch trong quản lý các nguồn lực

của Chính phủ và các đơn vị thuộc KVC.

Việc ứng dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp giảm thiểu các cơ quan quản lý đóng vài trò

là bên thứ ba như Sở giao dịch chứng khoán, ngân hàng, … (Gonzalez, 2019) vì đây là một mạng

ngang hàng.

Áp dụng công nghệ Blockchain vào lĩnh vực kế toán sẽ giảm đáng kể chi phí duy trì hồ sơ

vật lý của các giao dịch. Các hồ sơ sẽ được duy trì dưới dạng các khối trong Blockchain và bất

kỳ ai có thẩm quyền sẽ có thể truy cập bất cứ lúc nào. Vì công nghệ Blockchain sẽ loại bỏ việc

lưu trữ hồ sơ truyền thống, điều này sẽ giải phóng các tài nguyên tham gia vào nó. Các tài

nguyên này có thể được phân bổ cho các hoạt động khác nhằm gia tăng giá trị của tổ chức. Bên

cạnh đó, các KTV tại KVC có thể tập trung vào việc lập dự toán, xây dựng chiến lược, phân tích

và nhiều nhiệm vụ khác nhằm giúp các đơn vị thuộc KVC nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động để bắt kịp đà phát triển của quá trình hội nhập kinh tế và tăng thu hút đầu tư từ các nguồn

lực bên ngoài.

Page 442: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

441

Bên cạnh đó, hệ thống sổ sách kế toán kép được giới thiệu bởi Luca Pacioli (Houghton,

2016), được phát minh vào thế kỷ XV, yêu cầu mọi người ghi nhớ một cách máy móc việc ghi

nhận các giá trị vào bên nợ hay bên có của tài khoản. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các

công ty công nghiệp, đặc biệt là cuộc CMCN, nhu cầu thực hiện điều chỉnh các khoản mục cũng

phát sinh. Mặt khác, tình trạng toàn cầu hóa, những khó khăn trong việc tuân thủ các quy định

xuyên quốc gia khác nhau, số lượng giao dịch và đòi hỏi sự kịp thời trong các giao dịch xảy ra,

từ đó đã bộc lộ những điểm yếu chính đặc trưng trong lĩnh vực kế toán bao gồm kiểm toán viên

là không thể kiểm toán tất cả các tài khoản được trình bày và thay vào đó, họ buộc phải chọn một

mẫu nhỏ để kiểm toán dựa trên mức độ rủi ro; sự lỗi thời của thông tin, kể từ khi ghi nhận trên tài

khoản, thông qua BCTC, chỉ thực hiện mỗi năm một lần (Shim & cộng sự, 2014); thiếu kiểm tra

chéo các giao dịch được ghi lại trong tài khoản của hai đối tác. Do đó, hình thức kế toán kép không

phải là một hệ thống tuyệt đối và cần được mở rộng một cách hợp lý theo hình thức kế toán tam

phân (Yuji, 1982). Kế toán tam phân giúp gia tăng mức độ rõ ràng và trung thực của thông tin mà

kế toán kép không thể đạt được, theo đó, quá trình quản lý thống nhất về tài chính Nhà nước, tổng

hợp thông tin một cách đồng bộ, cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ minh bạch phục vụ cho

việc điều hành quản lý tài chính công của Nhà nước ngày càng được nâng cao.

5. MỘT SỐ HÀM Ý NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

BLOCKCHAIN VÀO LĨNH VỰC KẾ TOÁN TRONG KHU VỰC CÔNG

Việc áp dụng công nghệ Blockchain có thể giải quyết sự chậm trễ, gian lận và các rủi ro

trong quá trình hoạt động (Guo & Liang, 2016), từ đó, tạo ra các giao dịch đáng tin cậy trên toàn

cầu (Mougayar, 2016; Zhao & cộng sự, 2016). Theo đó, Blockchain dự kiến sẽ biến đổi hệ thống

kế toán hiện tại trên một số khía cạnh và lợi ích cuối cùng có thể chỉ có được sau khi cải thiện

đáng kể công nghệ, áp dụng quy mô lớn ở nhiều cấp độ khác nhau và càng nhiều người sử dụng

công nghệ Blockchain thì nó càng an toàn (Gonzalez, 2019). Vì vậy, nhằm đạt được hiệu quả

trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào lĩnh vực kế toán thuộc KVC, một số hàm ý,

chính sách cần được xem xét thực hiện, bao gồm:

5.1. Đối với các cơ quan quản lý

Công nghệ Blockchain đã được nhận định sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công việc kế toán,

đồng thời cũng sẽ gây ra những thay đổi đáng kể trong thực hành kế toán tại các đơn vị thuộc

KVC. Tuy nhiên, để việc ứng dụng công nghệ này vào các đơn vị tại KVC có thể phát huy tối đa

hiệu quả thì các cơ quan quản lý cần quan tâm đến việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực

hiện. Hiện nay, việc triển khai các văn bản hành chính trong KVC được thực hiện trên cơ sở triển

khai nguyên văn, tránh mọi hình thức diễn giải lại nhằm giúp kế toán tại đơn vị nói riêng, các

đơn vị công nói chung thực hiện đúng theo quy định. Do đó, các cơ quan quản lý cần xem xét để

ban hành các văn bản trên cơ sở xác định các giao dịch diễn ra hàng ngày tại đơn vị để đưa ra các

quy định trong xây dựng và thiết kế thuật toán khi vận dụng Blockchain.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt

động nghiên cứu và phát triển thông qua thúc đẩy hợp tác nghiên cứu với các tổ chức trong và

ngoài nước nhằm tìm ra các giải pháp hỗ trợ các đơn vị thuộc KVC trong tiến trình tiếp cận với

những tiến bộ của công nghệ Blockchain nói riêng và những công nghệ tiên tiến khác do cuộc

CMCN 4.0 mang lại.

Page 443: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

442

5.2. Đối với các tổ chức thuộc KVC

Với sự xuất hiện của công nghệ mới đã dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong thực hành kế

toán (Tysiac & Drew, 2018). Do đó, KTV tại đơn vị công nên sẵn sàng để giảm bớt gánh nặng

và tận dụng lợi ích của việc sử dụng công nghệ và chuyển đổi phạm vi công việc. Theo đó,

nhiệm vụ của KTV có thể chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực như định giá hàng tồn kho, lựa chọn

phương pháp khấu hao hoặc chính sách thanh toán với nhà cung cấp cung cấp,… thay vì phải

đảm nhận thêm vai trò lưu trữ chứng từ và sổ sách kế toán. Vì vậy, KTV phải thay đổi tư duy về

vai trò của kế toán tại KVC trong điều kiện CMCN 4.0, tích cực trau dồi khả năng áp dụng

CNTT trong công việc, trau dồi kỹ năng mềm, có khả năng thích ứng với những thay đổi mới.

Đồng thời, các tổ chức thuộc KVC cần chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và kinh

nghiệm nghề nghiệp cho đội ngũ KTV tại đơn vị để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ,

có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật về kế toán và pháp luật kinh tế khác, tăng

cường khả năng thích ứng và ứng dụng CNTT phù hợp với sự phát triển của cuộc CMCN 4.0,

đặc biệt là nâng cao sự hiểu biết và khả năng ứng dụng công nghệ Blockchain vào công tác kế

toán để có thể khai thác triệt để những lợi ích từ việc ứng dụng công nghệ này vì đào tạo người

dùng được đánh giá là rất quan trọng đối với sự thành công của việc ứng dụng CNTT (Gallivan

& cộng sự, 2005). Ngoài ra, việc KTV được đào tạo tốt về công nghệ sẽ giúp nâng cao giá trị

cho tổ chức và cải thiện đáng kể các hoạt động của tổ chức (Rooney & cộng sự, 2017). Ngoài ra,

các nhà quản lý được khuyến khích nâng cao khả năng và năng lực của mình thông qua các

chương trình đào tạo cần thiết cho các công việc cụ thể (Para-González & cộng sự, 2018), đặc

biệt là các kiến thức mới về kế toán và CNTT. Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu liên quan đến

việc đào tạo trong các đơn vị là chính là vấn đề ngân sách, việc cắt giảm chi phí đào tạo sẽ làm

giảm kỹ năng và năng suất (Gallivan & cộng sự, 2005). Do đó, nhà quản lý cần xây dựng kế

hoạch đào tạo hợp lý trên cơ sở cân đối ngân sách tại đơn vị với chất lượng đào tạo.

5.3. Đối với các cơ sở đào tạo

Cuộc CMCN 4.0 sẽ chuyển hóa toàn bộ dữ liệu thành thông tin điện tử, do đó, nếu người

học không am hiểu về công nghệ sẽ không thể đảm nhận nhiệm vụ kế toán tại đơn vị. Vì thế, các

cơ sở đào tào cần quan tâm đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT một cách đồng bộ nhằm đáp

ứng xu thế phát triển của công nghệ số. Các cơ sở đào tạo cần tích cực đổi mới chương trình, đổi

mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp các học phần với sự phát triển của CNTT đáp

ứng cuộc CMCN 4.0, từng bước thực hiện giảng dạy thực hành kế toán trên các phần mềm,

chứng từ điện tử, các tính toán, luân chuyển và ghi chép thông tin trên mẫu biểu đã được chương

trình hóa và tự động. Bên cạnh đó, các chuyên gia và những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này

tại các cơ sở đào tạo phải chủ động tham gia cải tiến và đưa ra các khuyến nghị và giải pháp cho

việc tăng cường ứng dụng công nghệ mới vào hệ thống kế toán một cách hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alphand, O., Amoretti, M., Claeys, T., Dall’Asta, S., Duda, A., Ferrari, G., … Zanichelli, F.

(2018). IoTChain: A blockchain security architecture for the Internet of Things. 2018 IEEE

Wireless Communications and Networking Conference (WCNC).

doi:10.1109/wcnc.2018.8377385

Page 444: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

443

Atlam, H. F., & Wills, G. B. (2018). Technical aspects of blockchain and IoT. Advances in

Computers. doi:10.1016/bs.adcom.2018.10.006.

Boggs, S.M. (1999). Accounting - the digital way. Journal of Accountancy, 187(5), 99-108.

Byström, H. (2016). Blockchains, real-time accounting and the future of credit risk modeling.

Lund University, Department of Economics.

Corea, F. (2019). The convergence of AI and blockchain. In F. Corea (Ed.), Applied artificial

intelligence: Where AI can be used in business (19—26). Cham, Switzerland: Springer.

Crosby, M., Pattanayak, P., Verma, S., & Kalyanaraman, V. (2016). Blockchain technology:

Beyond bitcoin. Applied Innovation, 2(6-10), 7-19.

Gallivan, M.J., V. Spitler, and M. Koufaris, 2005. Does IT Training Really Matter? A Social

Information Processing Analysis of Coworkers’ Influence on IT Usage in the Workplace.

Journal of Management Information Systems, 22(1), 153-192.

Guo, Y., & Liang, C. (2016). Blockchain application and outlook in the banking industry.

Financial Innovation, 2(1). doi:10.1186/s40854-016-0034-9

Houghton B., C. (2016). In the shoes of Luca Pacioli – double entry bookkeeping and financial

literacy. International Handbook of Financial Literacy, 621-637.

Jiang, X. (2018). The Application of Blockchain in Auditing. Advances in Social Science,

Education and Humanities Research, 184, 1018-1023.

Kouicem, D.E., Bouabdallah, A., & Lakhlef, H. (2018). Internet of things security: a top-down

survey. Computer Network, 141, 199–221.

Lu, Y. (2018). Blockchain and the related issues: a review of current research topics. Journal of

Management Analytics, 5(4), 1–25. doi:10.1080/23270012.2018.1516523

Merkle, R. C. (1980). Protocols for Public Key Cryptosystems. 1980 IEEE Symposium on

Security and Privacy. doi:10.1109/sp.1980.10006

Mingxiao, D., Xiaofeng, M., Zhe, Z., Xiangwei, W., & Qijun, C. (2017). A review on consensus

algorithm of blockchain. In: Systems, Man, and Cybernetics (SMC), IEEE International

Conference on IEEE, 2567–2572.

Orman, H. (2018). Blockchain: the emperors new PKI? IEEE Internet Computing, 22(2), 23-28.

Para-González, L., Jiménez-Jiménez, D., & Martínez-Lorente, A.R. (2018). Exploring the

mediating effects between transformational leadership and organizational performance.

Employee Relations, 40(2), 412–432. doi:10.1108/er-10-2016-0190;

Rîndaşu, S.M. (2019). Blockchain in Accounting: Trick or Treat? Quality - Access to Success,

20(170), 143-147.

Rooney, H., Brian A., & Megan, R. (2017). Is Internal Audit Ready for Blockchain? Technology

Innovation Management Review, 7(10), 41–44.

Page 445: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

444

Smith, S.S. (2018). Digitization and Financial Reporting – How Technology Innovation May

Drive the Shift Toward Continuous Accounting. Accounting and Finance Research, 7(3),

240-250

Swan, M. (2015). Blockchain: Blueprint for a New Economy. San Francisco, CA: O'Reilly

Media, Sebastopol.

Trinh, Nhat Tien. (2008). Giáo trình An toàn dữ liệu. Hà Nội: NXB Hà Nội.

Trinh, Viet Giang. (2017). Tác động của công nghệ thông tin đến hệ thống thông tin kế toán

doanh nghiệp. Tạp chí Tài chính, 1(652), 87-88.

Tschorsch, F., & Scheuermann, B. (2016). Bitcoin and beyond: a technical survey on

decentralized digital currencies. IEEE Communications Surveys & Tutorials, 18(3), 2084–

2123.

Yuji, I. (1982). Triple-Entry Bookkeeping and Income Momentum, American Accounting

Association.

Zhao, J. L., Fan, S., & Yan, J. (2016). Overview of business innovations and research

opportunities in blockchain and introduction to the special issue. Financial Innovation,

2(1). doi:10.1186/s40854-016-0049-2

Zheng, Z., Xie, S., Dai, H.N., Chen, X., & Wang, H. (2018). Blockchain challenges and

opportunities: a survey. International Journal of Web and Grid Services, 14(4), 352-375.

Page 446: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

445

Đánh giá tính hữu hiệu kiếm soát nội bộ của các doanh nghiệp

bảo hiểm Việt Nam

Trịnh Viết Giang

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.08 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 08/11/2019

Ngày nhận bài: 15/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 12/11/2019

Tóm tắt

Thế kỷ 21 đã chứng kiến sự sụp đổ các tập đoàn đa quốc gia và tập đoàn tài chính trên toàn

thế giới như Enron, Worldcom. Điều này làm cho các nhà đầu tư đã mất lòng tin vào hệ thống

quản trị doanh nghiệp. Kiểm soát nội bộ với tư cách là một cấu phần quan trọng của quản trị

trong các doanh nghiệp bảo hiểm và là nền tảng của hoạt động an toàn và lành mạnh của doanh

nghiệp bảo hiểm. Thực tế, những yếu kém của quản trị doanh nghiệp bảo hiểm có căn nguyên

sâu xa của sự không đảm bảo tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. Trên cơ sở nghiên cứu các tài

liệu tổng hợp của các doanh nghiệp bảo hiểm, cục quản lý giám sát bảo hiểm và tài liệu COSO

về kiểm soát nội bộ liên quan đánh giá tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ và khung pháp lý kiểm

soát nội bộ, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp bảo

hiểm trong xu thế hội nhập với thông lệ quốc tế.

Từ khóa: Kiểm soát nội bộ, COSO, đánh giá rủi ro.

1. GIỚI THIỆU

Kiểm soát nội bộ (KSNB), một bộ phận không thể thiếu trong quản trị doanh nghiệp, đã và

đang trở lên một vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Điều này được chứng minh qua bản

báo cáo của ủy ban hỗ trợ các kế toán viên chuyên nghiệp (FAIB) thuộc liên đoàn kế toán quốc

tế (IFAC) được cống bố năm 2006 nhằm phân tích các yếu tố chính đến sự sụp đổ của các tập

đoàn đa quốc gia. Bản báo cáo đưa ra các yếu tố bao gồm: Văn hóa phi đạo đức và chấp nhận rủi

ro cao của các nhà quản lý đứng đầu tổ chức(ví dụ Enron và Worldcom tại Mỹ hay France

Telecom tại Pháp); Tổng giám đốc có quyền lực và ảnh hưởng chi phối hoàn toàn hội đồng quản

trị và các thành viên khác(ví dụ HIH tại Úc và Ahold tại Hà Lan); Hội đồng quản trị thất bại

trong việc áp dụng phản biện độc lập đối với các đại diện của ban giám đốc (ví dụ Vivendi tại

Pháp, Worldcom tại Mỹ và HIH tại Úc); Hệ thống khen thưởng quá mức dựa trên lợi nhuận (ví

dụ Enron tại Mỹ và HIH tại Úc); Hệ thống KSNB và tiến trình đánh giá rủi ro không hữu hiệu(ví

Page 447: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

446

dụ Enron tại Mỹ và Xerox tại Mỹ, Cable&Wireless tại Anh). Đứng trước vấn đề này, Mỹ đã ban

hành đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002, điều 404 của đạo luật, yêu cầu bắt buộc các công ty

niêm yết phải có báo cáo đánh giá tính hữu hiệu của KSNB.

Việt Nam với tiến trình đổi mới kinh tế và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu của

các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nói cung và doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nói riêng. Tuy

nhiên, với quy mô hoạt động, tiềm lực tài chính, trình độ quản trị và việc áp dụng công nghệ vào

quản lý còn rất hạn chế đặt ra rất nhiều thách thức rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

DNBH với đặc điểm riêng biệt vốn có của nó như: các dịch vụ bao gồm dịch vụ nhân thọ và phi

nhân thọ với chức năng duy trì bảo vệ tài sản tài chính cá nhân, sức khỏe cho con người, đóng

góp vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của quốc gia; với các loại rủi ro phải đối mặt như:

rủi ro hoạt động, rủi ro bảo hiểm(BH), rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường. Để

ngăn ngừa các rủi ro và hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngoài hành lang

pháp lý và biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, thì trước hết

các DNBH phải tự bảo vệ mình thông qua thiết lập và duy trì KSNB đủ mạnh và hữu hiệu.

Trong thực tế có rất nhiều mô hình của các tổ chức như CoCo (1999), Turnbull (1999), AICPA,

IIA và COSO (1992, 2013) và các nhà nghiên cứu khác về KSNB như Hồ Tuấn Vũ (2016), Võ

Thu Phụng (2017), Ngô Trí Tuệ (2004). Cách tiếp cận của COSO cho vấn đề này giúp thiết lập

KSNB hữu hiệu nhằm tối đa hóa lợi ích của DN.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Kiểm soát nội bộ

Theo báo cáo COSO 1992 và được cập nhật 2013, KSNB là một quá trình, chịu ảnh

hưởng bởi hội đồng quản trị, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung

cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt các mục tiêu sau: Tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động;

Tính tin cậy của báo cáo tài chính; và tính tuân thủ luật lệ quy định. Khuôn khổ KSNB của

COSO năm 1992, được cập nhật trong những năm 2006, 2009, 2013, hệ thống KSNB của đơn

vị gồm 5 cấu phần gồm:

Môi trường kiểm soát: là tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình, cấu trúc làm nền tảng cho việc

thiết kế và vận hành KSNB trong một đơn vị. Bao gồm như triết lý điều hành, phong cách lãnh

đạo, chính sách nhân sự, tính chính trực và các giá trị đạo đức, cơ cấu tổ chức và sự tham gia của

các nhà lãnh đạo

Đánh giá rủi ro: Mỗi đơn vị luôn phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên

ngoài. Rủi ro được định nghĩa là khả năng một sự kiện sẽ xảy ra có thể tác động tiêu cực đến việc

đạt được mục tiêu. Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến

việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Khi đánh giá rủi ro đe dọa mục tiêu của

đơn vị cần xem xét trong mối liên hệ với các ngưỡng chịu đựng rủi ro được thiết lập.

Hoạt động kiểm soát: là tập hợp các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ

thị của nhà quản lý để giảm thiểu rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị. Hoạt động

kiểm soát tồn tại ở mọi cấp độ tổ chức trong đơn vị, ở các giai đoạn khác nhau của quy trình kinh

doanh và bao gồm cả các kiểm soát đối với công nghệ.

Page 448: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

447

Thông tin và truyền thông: Thông tin rất cần thiết cho việc thực thi trách nhiệm kiểm soát

trong đơn vị nhằm hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhà quản lý thu thập, tạo lập và sử

dụng các thông tin thích hợp và có chất lượng từ các nguồn bên trong lẫn bên ngoài đơn vị.

Truyền thông là quá trình cung cấp, chia sẻ và trao đổi thông tin. Truyền thông bên trong đóng

vai trò là phương tiện giúp truyền tải thông tin khắp trong đơn vị. Truyền thông bên ngoài giúp

truyền tải thông tin thích hợp từ bên ngoài vào đơn vị đồng thời cung cấp thông tin cho các đối

tượng bên ngoài theo yêu cầu của họ.

Giám sát: KSNB cần được giám sát để đảm bảo rằng năm yếu tố cấu thành của KSNB

đang hoạt động hữu hiệu. Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của KSNB theo thời gian.

Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Giám sát chính là cơ sở quan

trọng giúp đơn vị nhận biết về tính hữu hiệu của KSNB.

(Nguồn: COSO 2013)

Hình 1: Mô hình mục tiêu và các cấu phần của KSNB

Theo báo cáo COSO (1992) cập nhật 2013, kiểm soát nội bộ là một quá trình, còn tính

hữu hiệu là một trạng thái hay điều kiện của quá trình có hiệu lực tại một thời điểm. Việc xác

định KSNB có hữu hiệu hay không là một xét đoán chủ quan xuất phát từ sự đánh giá mức độ

hữu hiệu của 5 cấu phần của KSNB. Vì vậy, các cấu phần của KSNB chính là tiêu chuẩn để đánh

giá tính hữu hiệu của KSNB. Trong thực tế để đánh giá tính hữu hiệu của KSNB, điều cần thiết

là phải thiết kế một chương trình đánh giá 5 cấu phần tương thích với từng trưởng hợp cụ thể.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả thực hiện bài viết dựa trên sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên

cứu các tài liệu thứ cấp, cụ thể như:

Phân tích định tính thông qua phỏng vấn của các chuyên gia của các công ty kiểm toán

Big Four chuyên làm việc về KTNB trong lĩnh vực BH với cách thức: Tác giả phỏng vấn

bên lề của các cuộc hội thảo về KTNB của DNBH bằng ghi chép và xin phép nghi âm cuộc

phỏng vấn: Bà Lê Thị Tuyết Nhung - Phó vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán - Bộ

Tài chính cho trong hội thảo “Cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của Hội nghề nghiệp đối

Page 449: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

448

với KTNB, KSNB”; Ông Phan Mạnh Hùng - Phó trưởng phòng - Phòng Nghiệp vụ 2, Vụ

KTNB - Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; ông Ivan Phạm - Phó TGĐ Tư vấn Quản trị Rủi ro và

Kiểm toán nội bộ, Deloitte Việt Nam trong hội thảo “Kinh nghiệm triển khai hoạt động

kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Bảo hiểm”; ông PRAJEESH MUKUNDAN - Giám

đốc Dịch vụ tư vấn bảo hiểm Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY Việt Nam)

trong hội thảo "Áp dụng chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế phù hợp với thực tế DN bảo

hiểm Việt Nam không khó, vấn đề là ý thức"; ông Saman Bandara, Phó tổng giám đốc Ernst

& Young (E&Y) phụ trách Khối dịch vụ tài chính ngân hàng trong hội thảo “Hệ thống kiểm

soát nội bộ, yếu tố quyết định thành công của DN bảo hiểm”.

Bên cạnh đó tác giả đã tiến hành thu thập các tài thứ cấp như: các báo cáo về KSNB và

KTNB của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo - Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm; các luật, nghị

định, thông tư ban hành về KSNB, KTNB của các DN nói chung và các lĩnh vực: ngân hàng, bảo

hiểm nói riêng; các tài liệu hội thảo chuyên sâu về KSNB, KTNB cho lĩnh vực ngân hàng và bảo

hiểm do công ty TNHH Ernst & Young, SmartTrain và các hiệp hội nghề nghiệp về kế toán và

kiểm toán tổ chức.

Với việc tác giả sử dụng phỏng vấn sâu để phát hiện ra những phát hiện mới mà trong các

báo cáo của các hội thảo KSNB về lĩnh vực BH chưa đề cập đến. Với việc kết hợp các dữ liệu

nghiên cứu định tính và nghiên cứu các nguồn tài liệu thứ cấp, tác giả xử lý, tổng hợp để đưa ra

đánh giá và nhận xét trên hai khía cạnh tính hữu hiệu KSNB và hành lang khuôn khổ pháp lý ban

hành liên quan đến KSNB của DN

3. ĐÁNH GIÁ KSNB CỦA CÁC DNBH VIỆT NAM

Căn cứ vào dữ liệu nghiên cứu định tính và nghiên cứu qua các tài liệu thứ cấp như đã

trình bày ở trên. Tác giả đưa ra nhận định và đánh giá tính hữu hiệu của KSNB của các DNBH ở

hai khía cạnh sau: bài viết tập trung xem xét đánh giá 5 cấu phần và khung pháp lý về KSNB tại

các DNBH Việt Nam:

Môi trường kiểm soát: Các rủi ro tổn thất của DNBH do sự yếu kém của KSNB có thể

được giảm thiểu hoặc tránh được nếu ban điều hành cấp cao và HĐQT của DNBH thiết lập văn

hóa kiểm soát đủ mạnh. Biểu hiện của văn hóa kiểm soát yếu kém: (1) ban điều hành cấp cao

không chú trọng vai trò của KSNB trong DNBH trong lời nói và hành động của họ đặc biệt được

thể hiện qua tiêu chí đánh giá như đặt nặng mục tiêu doanh thu, lợi nhuận khai thác bằng mọi giá

mà không chú trọng phát triển bền vững, thiếu kiên quyết và nhất quán xử lý các trường hợp vi

phạm quy chế, đào tạo, lương, thưởng và đề bạt; (2) ban điều hành cấp cao chưa xây dựng được

cơ cấu tổ chức có quy định rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm quản lý. Ví dụ, thực tế cho thấy,

mô hình quản trị của DNBH hiện nay đang tạo sự mâu thuẫn, tạo sự cạnh tranh giữa các phòng

ban, giữa các chi nhánh khi các doanh nghiệp phân cấp không rõ ràng, chặt chẽ như: Việc các

DNBH mở rộng kinh doanh với rất nhiều chi nhánh, đại lý, các đơn vị kinh doanh phủ khắp 64

tỉnh thành với áp lực doanh số và hoa hồng, bên cạnh việc chưa phân cấp quản lý rõ ràng giữa

các đơn vị, bộ phận kinh doanh và hội sở hay đại lý bảo hiểm về thẩm quyền cấp đơn bảo hiểm,

định phí BH, thẩm định và bồi thường khiếu nại khách hàng, đó là trở ngại lớn trong công tác

Page 450: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

449

quả trị và KSNB của DNBH. Với mô hình phân tán, việc giao quyền lực cho các chi nhánh tạo ra

sự chủ động trong kinh doanh, nhưng cũng tăng rủi ro trục lợi bảo hiểm. Thêm vào đó, các

DNBH hầu hết đều có những văn bản miêu tả chức năng và trách nhiệm của phòng quản trị rủi

ro, phòng KSNB, phòng kiểm toán nội bộ, nhưng nhiều văn bản này không thực sự rõ ràng hoặc

không được thông tin đến các cổ đông, dẫn đến việc thiếu tính rõ ràng và minh bạch trong vai trò

và trách nhiệm của từng phòng cụ thể trong tổng thể khung KSNB của tổ chức, cũng như trách

nhiệm của từng phòng trong mối quan hệ và hợp tác với các phòng còn lại nhằm hướng đến mục

tiêu chung của chức năng KSNB. Điều này, dễ hiểu khi trong một số trường hợp, các phòng, ban

này không hoạt động. Việc Ban điều hành cấp cao chưa thiết lập cơ chế giám sát đầy đủ việc gia

quyết định quản trị ở các khâu: khai thác, bồi thường và tái báo hiểm, thiếu báo cáo kịp thời về

về bản chất đạo đức về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Văn hóa kiểm soát của DNBH sẽ bị suy

giảm nếu DNBH quá chú trọng đến doanh thu, lợi nhuận khai thác bảo hiểm mà bỏ qua các

chính sách quy định kiểm soát nội bộ hay không quan tâm đến các ý kiến của KTNB phát hiện

ra. Do đó, Việc quá quan tâm đến doanh thu, lợi nhuận, thiếu kiên quyết xử lý các vi phạm quy

định kiểm soát nội bộ làm suy giảm các cam kết thực hiện và chất lượng kiểm soát nội bộ.

Đánh giá rủi ro: Việc yếu kém của KSNB xuất phát từ việc nhận diện và đánh giá rủi ro

không đầy đủ có thể gây thiệt hại cho DNBH. Đối với nhận diện rủi ro, DNBH cần xác định

chính xác tất cả các rủi có thể phát sinh. Đồng thời phải chú ý trọng tâm đối với rủi ro cơ bản. Có

thể phải kể đến các loại rủi ro quan trọng mà các DNBH thường hay gặp phải như: Rủi ro trong

khai thác, nó phát sinh từ việc chấp nhận bảo hiểm thuần túy với các nguyên nhân: đánh giá thấp

rủi ro, các ước tính liên quan đến tai nạn, tổn thất dựa trên các thông tin không thích hợp; rủi ro

về lập dự phòng như việc lập không tương thích với nhu cầu thực tế chủ yếu đến từ sai lệch chủ

quan trong phương pháp tính, thiếu năng lực và kinh nghiệm, không có đủ thông tin; rủi ro tín

dụng liên quan đến không thu hồi các khoản phải thu như nợ phí khách hàng, phải thu của các

trung gian, tái bảo hiểm; rủi ro thị trường liên quan đến việc thay đổi nhu cầu, hành vi tiêu dùng

đối với sản phẩm bảo hiểm hay biến động của thị trường bảo hiểm; rủi ro đầu tư liên quan đến

quản lý đầu tư sai sót làm ảnh hưởng đến đảm bảo khả năng chi trả các khiếu nại dự tính. Trên

cơ sở đó ban lãnh đạo cấp cao DNBH cần quyết định mức độ chấp nhận rủi ro (khẩu vị rủi ro), từ

đó DN phải đảm bảo sự sẵn sàng giảm thiểu và kiểm soát rủi ro đó, vấn đề này càng trở lên quan

trọng hơn khi thị trường bảo hiểm có sự cạnh tranh khốc liệt. Ví dụ: các DNBH trước khi phát

hành một đơn bảo hiểm đều phải đánh giá rủi ro được bảo hiểm, xem xét các yếu tố dẫn đến sự

tăng giảm rủi ro… Từ đó mới đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối rủi ro với phạm vi bảo

hiểm như thế nào, tỷ lệ phí bảo hiểm là bao nhiêu cho phù hợp. Nhưng các doanh nghiệp bảo

hiểm mới chỉ đánh giá được rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, còn nhiều DNBH vẫn chưa

xem xét một cách thấu đáo những rủi ro tiềm ẩn trong chính bản thân doanh nghiệp mình – đó là

rất nhiều DN chưa có hệ thống quản trị rủi ro. Theo kết quả khảo sát của Ernst & Young Việt

Nam năm 2017, điều đáng buồn là không có một DNBH nào có hệ thống cảnh báo sớm để nhận

diện thông tin cảnh báo các rủi ro mới có thể ảnh hưởng lớn đến DN, hoặc theo dõi các thay đổi

rủi ro và báo cáo kịp thời các thất bại kiểm soát. Các DN cũng không có danh mục rủi ro, trong

đó liệt kê tất cả rủi ro ở tầm DN, rủi ro ở quy trình để đảm bảo không có rủi ro nào bị bỏ sót

Page 451: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

450

trong quá trình đánh giá. Hiện nay, có nhiều lãnh đạo DNBH chỉ mới chú trọng đến phát triển

doanh thu lợi nhuận, mà quên đi hướng phát triển dài hạn về quản trị rủi ro để phát triển lâu dài

và đồng thời các việc khác như kiểm soát nội bộ, hội đồng kiểm toán cũng phải tham gia để cùng

nhau thiết lập hệ thống quản trị rủi ro lâu dài cho DN. Như vậy, DNBH cần thiết lập các mục

tiêu kiểm soát để đảm bảo hiệu quả hoạt động, độ tin cậy của báo cáo tài chính và tính tuân thủ

luật pháp. Vậy, với việc thiết lập mục tiêu, nhận diện và đánh giá rủi ro nhằm đảm bảo tính hữu

hiệu của KSNB

Hoạt động kiểm soát: Phần lớn các DNBH có KSNB yếu kém thường không tuân thủ các

chính sách và thủ tục như phê chuẩn, ủy quyền, kiểm tra đối chiếu, phân công phân nhiệm ở mọi

cấp độ đơn vị và các giai đoạn khác nhau. Thực tế, các DN bảo hiểm hiện đang triển khai hệ

thống KSNB chưa đồng bộ và chưa quy chuẩn. Các DN hoặc không có hệ thống quy chế quản lý

hoàn chỉnh, hoặc có nhưng manh mún. Chẳng hạn, DN có hệ thống quy chế quản lý tương đối

đầy đủ về tên gọi, nhưng trong các quy chế ít chứa đựng các cơ chế kiểm soát, chưa kể trong các

quy chế có chứa đựng các cơ chế kiểm soát thì các quy chế quản lý này không được thực hiện

triệt để và do đó, các cơ chế kiểm soát không được vận hành hoặc không được vận hành hiệu

quả. Việc cập nhật rủi ro và hoàn thiện hệ thống KSNB chưa được thực hiện thường xuyên.

Trong hệ thống KSNB, đối tượng chịu trách nhiệm chính là các bộ phận tiến hành hoạt động

kinh doanh. Đây là các bộ phận chấp nhận rủi ro, do đó, họ phải là người thiết kế các chốt kiểm

soát, chịu trách nhiệm thực hiện, tiến hành các chốt đã được thiết kế đó một cách đúng đắn để

đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả. DNBH xem xét thiết kế các chốt kiểm soát vào các hoạt

động chính: Hoạt động khai thác, kênh phân phối, giải quyết khiếu nại, trích lập dự phòng nghiệp

vụ, tái bảo hiểm (TBH). Ví dụ: Thị trường cạnh tranh bảo hiểm cạnh tranh gay gắt, sức mua bảo

hiểm thấp cho nên hoạt động khai thác tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro không hề nhỏ như định phí bảo

hiểm, nợ phí, cấp đơn và phân cấp khai thác; đối với các DNBH sử dụng kênh khai thác đại lý

thường đối mặt các rủi ro như vi phạm tuyển dụng, quản lý đại lý, quản lý ấn chỉ, vi phạm hợp

đồng và nợ phí bảo hiểm; đối với khâu giải quyết khiếu nại bảo hiểm thì cũng có rất nhiều DN đã

xây dựng và thực hiện tốt các quy trình giám định và bồi thường như BHBV, BH Bảo

Minh…Điều này đã hạn chế việc trục lợi bảo hiểm, tăng cường chất lượng dịch vụ là yếu tố

quyết định hiệu quả bền vững trong kinh doanh bảo hiểm. Khiếm khuyết KSNB của DNBH còn

đến từ sự không tuân thủ nguyên tắc phân công phân nhiệm đòi hỏi chức năng thực hiện, phê

duyệt, bảo quản tài sản và ghi sổ. Ví dụ như việc giám định và bồi thường cần phải có được sự

phê chuẩn theo hướng dẫn, phải khách quan độc lập, kiểm tra chéo các khâu công đoạn đảm bảo

quyền lợi của khách hàng, tránh trục lợi và đảm bảo chất lượng dịch vụ bảo hiểm.

Thông tin và truyền thông: Các DNBH có thể chịu nhiều thiệt hại về thông tin không

đáng tin cậy, không đầy đủ hoặc việc truyền thông trong DNBH kém hiệu quả. Trong một số

trường hợp các DNBH chưa xây dựng hệ thống mạng nội bộ đủ mạnh trên nền tảng công nghệ

hiên đại để mọi thành viên công ty có thể truy cập những qui định, qui trình nghiệp vụ và những

qui định pháp lý về bảo hiểm, nhận và cung cấp thông tin khách hàng, các đại lý một cách kịp

thời như sức khỏe, tai nạn, thu phí bảo hiểm, các hồ sơ giám định và bồi thường hay cung cấp

thông tin các báo cáo quản trị quan trọng cho lãnh đạo cấp cao. Hệ thống thông tin nội bộ của

Page 452: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

451

DNBH chưa thông tin đầy đủ đến toàn thể nhân viên về nhiệm vụ và trách nhiệm kiểm soát của

họ, chưa phổ biến chính sách của DNBH qua các kênh thông tin thư tín dẫn đến không đảm bảo

toàn bộ nhân viên đọc, hiểu và duy trì. Nếu DNBH thiết lập kênh thông tin sai phạm, rủi ro và

gian lận bảo hiểm để nhân viên và lãnh đạo cấp cao xác định và xử lý kịp thời các sai pham, rủi

ro và gian lận bảo hiểm xảy ra. Ngoài ra công tác truyền thông ra bên ngoài cho các đối tác liên

quan chưa được đầy đủ đặc biệt các thông tin các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên… qua

đó các khách hàng, cổ đông và các bên liên quan chưa nắm bắt được kịp thời các thông tin về

quản lý rủi ro, hoạt động của kiểm toán nội bộ của DN. Dẫn đến nhiều chính sách quản trị của

DNBH chưa được thực thi kịp thời. Thời gian vừa qua, Bộ tài chính và các tổ chức nghề nghiệp

kế toán kiểm toán có các cuộc hội thảo về xu hướng tự động hóa quy trình kinh doanh bảo hiểm -

công nghệ robot. Hiện nay, các ngân hàng có sự kết hợp với các doanh nghiệp nước ngoài xây

dựng mô hình DNBH theo xu hướng công nghệ như ngân hàng VPBank, BIDV. Việc tích hợp

công nghệ vào kinh doanh bảo hiểm từ khâu khai thác, khiếu nại khách hàng… với việc tiến

hành rà soát tinh gọn và chuẩn hóa quy trình hoạt động, xây dựng cơ chế mạch lạc để áp dụng

CNTT giúp DNBH cắt giảm chi phí đặc biệt công việc mang tính lặp đi lặp lại. Với việc tự động

hóa quy trình trong ngành bảo hiểm nhằm xây dựng hệ thống quản trị tích hợp, sáng tạo nhiều

tiện ích sử dụng cho khách hàng và nâng cao năng suất lao động trong ngành bảo hiểm.

Giám sát: Thực tế nghiên cứu cho thấy nhiều DNBH phải gánh chịu nhiều thiệt hại do hoạt

động giám sát không phát huy hiệu quả. Trước sức ép cạnh tranh khốc liệt của thị trường bảo

hiểm, áp lực doanh số và lợi nhuận nhiều DNBH đã chưa xây dựng quy trình giám sát thường

xuyên liên tục hay việc đánh giá độc lập chưa đầy đủ hoặc chưa được quan tâm thực hiện của

ban giám đốc. Vậy, tính hữu hiệu trong giám sát chưa cao việc này thể hiện không xem xét và

ứng phó với các hoạt động bất thường hàng ngày của nhân viên và cán bộ phụ trách. Ví dụ việc

giám định bồi thường chưa khách quan và việc bồi thường vượt quá thẩm quyền đơn vị phụ trách

kinh doanh và hội sở hay thiếu thông tin báo cáo tài chính, sức khỏe, tai nạn hiện hành của khách

hàng tham gia bảo hiếm. Tại một số DNBH việc định phí bảo hiểm chưa phù hợp và nợ bảo

hiểm giữa các đại lý và DN kéo dài. Nếu DNBH đều thiết lập thủ tục kiểm soát yêu cầu trong

ngày các nhân viên kinh doanh, các đại lý phải chốt số liệu bảo hiểm gửi chi tiết các thông tin

báo cáo tình trạng thu phí của khách hàng qua hệ thống thông tin, định kỳ công ty xác nhận các

khoản nợ phí với nhân viên kinh doanh và các đại lý để sớm phát hiện và giải quyết các tồn tại

tích tụ thành thiệt hại cho DNBH.

Một số DNBH lớn Việt Nam như: Bảo Việt, Bảo Minh đã thiết lập bộ máy KTNB để cung

cấp một sự đánh giá độc lập cho HĐQT, ban giám đốc và các cổ đông. Tuy nhiên, trong rất

nhiều DNBH thì bộ phân KTNB chưa phát huy được hiệu quả bởi các nguyên nhân sau: Tính

độc lập của KTNB từ cơ cấu tổ chức và cơ chế báo cáo giải trình với ban lãnh đạo; người làm

công tác KTNB phần lớn tuyển dụng từ các bộ phận trong doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm kiến

thức kỹ năng về nghiệp vụ kinh doanh BH, KTNB và việc xử lý không dứt điểm các vấn đề phát

hiện đã được phát hiện hay chương trình KTNB thường được thiết kế như là các hoạt động rời

rạc được tiến hành tại một số bộ phận/phòng ban bảo hiểm. Cùng với đó, KTNB không được

theo dõi các nghiệp vụ từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cho nên thử nghiệm và kiểm tra tính đầy

Page 453: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

452

đủ các thủ tục kiểm soát ở tất cả các khâu của quy trình hoạt động còn hạn chế. Tính hiệu quả

của KTNB chưa đạt được do chưa coi trọng vai trò của KTNB dẫn đến các kiến nghị đưa ra đối

với HĐQT và ban giám đốc chưa được thực thi triệt để. Tại các DNBH Việt nam, KTNB cần

phải có báo cáo với HĐQT và ban giám đốc về: thiết kế và vận hành KSNB đầy đủ và thích hợp

nhằm đánh giá năng lực và trách nhiệm của ban giám đốc trong việc duy trì một KSNB hữu hiệu

và cung cấp sự đảm bảo hợp lý tiến trình đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Đánh giá khung khổ pháp lý về KSNB tại các DNBH Việt Nam

Giai đoạn 1997 - 2006:

Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ chưa đảm bảo tính độc lập: Trong các lĩnh vực tài

chính và bảo hiểm thì ngân hành luôn đi tiên phong trong áp dụng các phương pháp quản trị hiện

đại. Văn bản đầu tiên là Quyết định số 03/1998/QH-NHNN3 ngày 03/01/1998 ban hành quy chế

mẫu về tổ chức và hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các TCTD hoạt động tại Việt

Nam, trong đó quy định “bộ máy kiểm tra nội bộ chuyên trách trực thuộc tổng giám đốc”. Trong

văn bản này, cũng chưa cụ thể hóa các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kiểm tra nội bộ. Do đó,

việc áp dụng KSNB không nhất quán và kém hiệu quả.

Chưa phân định rõ sự khác biệt KSNB và KTNB: Tại Điều 40 - Luật các TCTD năm

2010, bao gồm 3 nội dung là khái niệm về hệ thống KSNB, các yêu cầu của hệ thống KSNB và

việc đánh giá hệ thống KSNB bởi KTNB và kiểm toán độ lập. “Kiểm toán nội bộ” được quy

định riêng tại điều 41, trong đó nêu rõ bộ phận KTNB chuyên trách trực thuộc ban kiểm soát.

Đây là điểm khác biệt so với luật các TCTD.

Giai đoạn 2006 trở lại đây:

Phân biệt rõ khái niệm KSNB và KTNB: Quyết định số 36/2006/QD-NHNN3 ngày

1/8/2006 ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các TCTD. Văn bản này, đã đưa ra

dầy đủ các khái niệm, mục tiêu, các yều và nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm tra, KSNB.

Bước tiến của quyết định này năm ở chỗ “hoạt động kiểm tra, KSNB là một phần không tác rời

hoạt động hành ngày của TCTD và hệ thống kiểm tra, KSNB của TCTD phải được KTNB kiểm

tra, đánh giá độc lập”.

Cơ cấu KTNB đảm bảo tính khách quan: Với việc ban hành Quyết định số 36/2006/QD-

NHNN3 ngày 1/8/2006 đã chỉ ra “KTNB của TCTD được tổ chức thành một hệ thống theo

ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban kiểm soát”. Điểm nhấn quan trọng ở

quyết định này so với trước kia là bộ máy KTNB trực thuộc ban kiểm soát sẽ làm tăng tính độc

lập của kiểm toán viên nội bộ của các TCTD. Trong lĩnh vực bảo hiểm, các cơ quan nhà nước

cũng ban hành các văn bản liên quan KSNB cho các DNBH như: NĐ 45/2007/NĐ-CP ngày 27

tháng 3 năm 2007. Với nghị định này, DNBH, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải lập hệ thống

kiểm tra, kiểm soát nội bộ bảo đảm doanh nghiệp hoạt động an toàn và đúng pháp luật. Kết quả

kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được lập thành văn bản và lưu giữ tại doanh nghiệp”.

Quan tâm quản lý rủi ro và phạm vi KTNB: Với việc ban hành thông tư 44/2011/TT-

NHNN ngày 29/12/2011 (thay thế QĐ36, QĐ37 năm 2006) yêu cầu các TCTD phải nhận dạng

Page 454: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

453

đo lường và đánh giá rủi ro thường xuyên liên tục mọi rủi ro có nguy cơ gây ảnh hướng xấu đến

hiệu quả và mục tiêu hoạt động của TCTD để kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và có các biện pháp

quản lý rủi ro thích hợp. Thông tư này đã đề cập đến phương pháp KTNB theo định hướng rủi

ro, là điểm hội tụ theo thông lệ quốc tế.

Căn cứ vào nghị định của chính phủ BTC đã ban hành thông tư 124/2012/TT-BTC ngày

30/7/2012. “Qui trình nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là văn bản

qui định về triển khai hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cán bộ

tại từng bộ phận và cơ chế phối hợp giữa các cán bộ tại từng bộ phận và cơ chế phối hợp giữa

các cán bộ, các bộ phận trong doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài”. Năm 2014, BTC

ban hành tiếp thông tư 194/2014/TT-BTC ban hành ngày 17/12/2014 buộc các DNBH phải xây

dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động khai thác, bồi thường, dự phòng; Kiểm soát chặt các

chi phí tránh thua lỗ đồng thời có nguồn số liệu chính xác để phục vụ công tác định phí. Với luật

kinh doanh bảo hiểm, các quy định thông tư đòi hỏi các DNBH sẽ phải kiểm soát chặt chẽ hoạt

động kinh doanh bảo hiểm, tăng cường tính hữu hiệu của KSNB trong doanh nghiệp. Vậy, việc

xây dựng KSNB là cần thiết và bắt buộc dối với DNBH làm thế nào để hạn chế giảm thiểu rủi ro

thực hiện các mục tiêu đặt ra trong hoạt động kinh doanh của từng thời kỳ. Việc ngân hàng ban

hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định KSNB, KTNB của ngân hàng thương mại, chi

nhánh ngân hàng nước ngoài. Với thông tư 44/2011/TT-NHNN còn mang tính khái quát và chưa

thật sự đầy đủ, chưa đáp ứng được vai trò thật sự của một hệ thống kiếm soát nội bộ trong hoạt

động ngân hàng. Thông tư 13 được NHNN ban hành có các quy định trong Thông tư 13 rất cụ

thể và rõ ràng, đặc biệt là đã thật sự tiệm cận với các thông lệ quốc tế về việc xây dựng hệ thống

kiểm soát nội bộ như: hệ thống kiểm soát nội bộ được quy đinh nổi bật theo ba tuyến bảo vệ độc

lập, nhấn mạnh vai trò KTNB là tuyến phòng vệ cuối cùng, đánh giá nội bộ mức đủ vốn nhằm

xác định tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của ngân hàng thương mại. Tiếp theo đó ngày 22/1 vừa

qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2019/ NĐ-CP về kiểm toán nội bộ. Đây được coi là

khung pháp lý toàn diện đầu tiên về hoạt động KTNB tại các đơn vị công, các công ty niêm yết,

các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước hoạt động theo mô hình công ty – mẹ công ty con.

Các DN nói chung và DNBH nói riêng cần chú trọng tới một số thuộc tính mang tính quyết định

đến công tác KTNB như: xác định vai trò KTNB, cơ chế/hình thức hoạt động, nhân lực KTNB,

cấu trúc quản trị, trách nhiệm giải trình, mối quan hệ các bên liên quan. Bên cạnh đó, các cơ

quan quản lý nhà nước ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nghị định,

giúp cho KTNB thực sự đi vào cuộc sống doanh nghiệp.

4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KSNB CỦA CÁC DNBH VIỆT NAM

Môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát là yếu tố nền tảng của KSNB. Ban lãnh đạo

DNBH cần nhận thức vai trò của KSNB để thiết kế và vận hành KSNB bằng việc xây dựng cơ

cấu bộ máy tổ chức, xây dựng đầy đủ các qui trình thủ tục kiểm soát, có kế hoạch đào tạo, tuyển

dụng để thu hút phát triển nhân lực DN. Trong đó, nhấn mạnh con người là yếu tố trung tâm

quan trọng nhất trong môi trường kiểm soát. Cần xây dựng văn hóa kiểm soát trong DNBH mà

trong đó ban lãnh đạo là người đi đầu thực hiện, thể hiện tính trung thực và giá trị đạo đức để lan

tỏa đến toàn DNBH. Trong khi đó, các vấn đề gian lận và trục lợi bảo hiểm liên quan đến đạo

đức kinh doanh ngày càng gia tăng ở Việt Nam.

Page 455: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

454

Đánh giá rủi ro: Để xây dựng và duy trì KSNB hữu hiệu, DNBH cần đánh giá thường

xuyên các loại rủi ro bao gồm các loại rủi ro nội tại và rủi ro bên ngoài tác động đến doanh

nghiệp bảo hiểm. Đánh giá rủi ro bao gồm việc nhận dạng, phân tích và xây dựng các biện pháp

đối phó rủi ro phù hợp. DNBH cần nhận dạng các dạng rủi ro trong lĩnh vực bảo hiểm như: rủi ro

bảo hiểm, rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, và các rủi ro khác. Từ đó, DNBH

cần lưu ý trọng tâm với rủi ro cơ bản có ảnh hưởng lớn đến DN, hợp đồng bảo hiểm và cơ quan

giám sát. Bước tiếp theo của phân tích là phương pháp mà DNBH có thể hiểu được bản chất của

rủi ro mà họ phải đối mặt, các rủi ro cần được kiểm soát hay không, những rủi ro đó có thể tạo

nên lợi ích hay tổn thất cho DNBH. DNBH có các cách thức phản ứng rủi ro:

Né tránh rủi ro: Đối với hợp đồng bảo hiểm có rủi rất cao ngây tổn hại DN thì kiên quyết

không thực hiện hợp đồng

Giảm thiểu rủi ro hoặc chuyển giao rủi: DNBH có thể chuyển giao một phần hay toàn bộ

rủi ro của hợp đồng bảo hiểm cho công ty nhận tái bảo hiểm với điều kiện nhà tái phải đạt chuẩn

xếp hạng theo quy định hiện hành

DNBH cần quyết định mức độ chấp nhận rủi ro là bao nhiêu và ở mức độ nào và nó liên

quan đến khẩu vị rủi ro của DN. Với khẩu vị rủi ro cần phải do HĐQT xây dựng và xem xét định

kỳ thường ít nhất 1 năm/1 lần. DNBH đảm bảo rằng có sự chuẩn bị sẵn sàng giảm thiểu và kiểm

soát rủi ro đó.

Giám sát: Trách nhiệm của ban giám đốc cam kết thiết lập và duy trì KSNB hữu hiệu.

Giám sát với chức năng của mình để đánh giá tính hữu hiệu của KSNB và kịp thời có các biện

pháp điều chỉnh khắc phục cần thiết. DNBH cần tăng cường giám sát các hoạt động có nguy cơ

rủi ro cao như khai thác, bồi thường, đầu tư, TBH, tài chính kế toán. Để thực hiện được điều này,

DNBH cần xây dựng quy trình giám sát thường xuyên liên tục kết hợp với giám sát định kỳ.

Việc giám sát thường xuyên được thực hiện đồng thời trong các hoạt động hàng ngày của DNBH

thụ thuộc vào việc đánh giá rủi ro và sự hữu hiệu của các hoạt động giám sát. Giám sát thường

xuyên càng hữu hiệu bao nhiêu thì giám sát đình kỳ giảm bớt nhiều khối lượng của mình. Giám

sát định kỳ được thực hiện bởi KTNB hoạt động độc lập khách quan đánh giá tính hữu hiệu

KSNB. Để phát huy vai trò và tính hiệu quả KTNB doanh nghiệp cần chú ý đến: cơ cấu bộ máy,

trách nhiệm báo cáo giải trình, nguồn lực chất lượng cao… Từ đó mọi phát hiện và các ý kiến

KTNB đối với ban lãnh đạo DNBH được xử lý dứt điểm kịp thời tránh hậu quả tích tụ lâu dài

cho DNBH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

AUASB (1999) AUS 810, Special Purpose Reports on the Ellectlveness of Control Procedures.

Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (COSO). (1992). Internal

control-integrated framework. New York, NY: AICPA

COSO, (2013). The 2013 Internal Control-Integrated Framework

Page 456: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

455

CPA Australia (2008) CPA101- Assurance Services and Auditing.

Đỗ Thị Huyền, Nguyễn Thị Diệu Thu (2016), Tăng cường quản lý rủi ro trong xây dựng hệ

thống kiểm soát nội bộ ở doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Ke toán và Kiểm toán, số 7,

Trang 2.

Hồ Tuấn Vũ, (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

trong các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế. Đại học kinh tế

TP.HCM

IFAC (2016). Internal Controls- A Review of Current Development.

IFAC (2005). International Framework for Assurance Engagement.

Mai Đức Nghĩa (2014), Kiểm soát nội bộ - Các thay đổi nền tảng của Báo cáo COSO 2013, xuất

bản Kinh tế Tp. HCM.

Ngân hàng Nhà nước (2018), Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 quy định về

Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2006). Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 ban

hành Quy chế kiểm toán nội bộ của các TCTD

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2011). Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy

định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Ngô Trí Tuệ, (2004). Xây dựng Hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính

tại Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Đề tài NCKH cấp bộ. Đại học kinh tế

quốc dân

Nguyễn Thị Thu Hà, (2016). Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi

nhân thọ ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện tài chính.

Phạm Thanh Thủy - chủ nhiệm đề tài (2015), Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng

thương mại Việt Nam và một sổ khuyến nghị, mã số DTNH. 12/2015

Phạm Thanh Thủy - chủ nhiệm đề tài (2015), Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng

thương mại Việt Nam và một sổ khuyến nghị, mã số DTNH. 12/2015

Tài liệu của Khóa đào tạo Kiểm toán nội bộ trong các DNBH (2017), Trung tâm Nghiên cứu và

Đào tạo - Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm.

Vũ Thu Phụng, (2016). các nhân tố nào là nhân tố chủ chốt thuộc hệ thống KSNB tác động đến

tính hiệu quả hoạt động tại EVN. Luận án tiến sỹ kinh tế. Đại học kinh tế TP.HCM

Page 457: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

456

Tính độc lập và đạo đức kiểm toán: góc nhìn từ tình huống

Enron & Arthur Andersen

Trần Nguyên Hạnh, Nguyễn Quang Huy

Trường Đại học Ngoại thương

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.11 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 19/11/2019

Ngày nhận bài: 20/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 22/11/2019

Tóm tắt

Tính độc lập và đạo đức kiểm toán không chỉ là hai phẩm chất cơ bản mà còn là hai yêu

cầu tiên quyết trong hành nghề kiểm toán. Thực tế cho thấy nhiều sai phạm xuất phát từ việc

kiểm toán viên không tuân thủ nguyên tắc tính độc lập và đạo đức kiểm toán đã dẫn đến sự suy

giảm về chất lượng kiểm toán và sự phá sản của doanh nghiệp kiểm toán, đồng thời tác động tiêu

cực tới niềm tin của những người sử dụng báo cáo kiểm toán (trực tiếp hoặc gián tiếp). Bài viết

tổng hợp một số lý thuyết chung về tính độc lập và đạo đức kiểm toán, từ đó ứng dụng phân tích

tình huống Enron & Arthur Andersen tại Hoa Kỳ và một số trường hợp vi phạm kiểm toán tiêu

biểu tại Việt Nam. Bài viết đưa ra đề xuất, kiến nghị đối với kiểm toán viên, công ty kiểm toán

chủ quản và chính phủ nhằm cải thiện, nâng cao tính độc lập, đạo đức kiểm toán.

Từ khoá: Kiểm toán viên, tính độc lập, đạo đức kiểm toán, báo cáo kiểm toán, vi phạm

kiểm toán.

1. GIỚI THIỆU

Theo “Báo cáo năm 2018 và dự đoán năm 2019 về thị trường tuyển dụng trực tuyến tại

Việt Nam” do công ty tuyển dụng trực tuyến Vietnamworks/HR Insider công bố, nghề kiểm toán

nằm trong Top 10 ngành nghề có tốc độ tăng trưởng về nhu cầu tuyển dụng và nguồn cung lao

động cao nhất giai đoạn 2017-2018. Dù tỷ lệ cung cầu trong ngành cao nhưng nhân lực kiểm

toán ở nước ta vẫn đang phải đối măt với tình trạng “thiếu chất lượng, thừa số lượng” với tỷ lệ

cạnh tranh là 1/60 (năm 2018) và tình trạng “chảy máu chất xám” do đội ngũ kiểm toán viên chất

lượng ngày càng có nhiều cơ hội tốt để tự do di chuyển trong khối Cộng đồng kinh tế ASEAN -

AEC (từ tháng 12/2015). Thực trạng này đã dấy lên nhu cầu nâng cao chất lượng của một bộ

phận lớn nhân lực kiểm toán trong nước. Nhằm nâng cao vị thế và tiềm năng phát triển trong

ngành, kiểm toán viên (KTV) bên cạnh việc được đào tạo, trau dồi về năng lực chuyên môn cũng

cần đề cao và tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt về phẩm chất đạo đức trong ngành.

Page 458: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

457

Mỗi ngành nghề đều có những khung tiêu chuẩn nhất định được thông qua như một quy

ước nhằm kiểm soát và tự điều chỉnh các hoạt động diễn ra trong phạm vi hoạt động. Đối với

KTV, bộ khung đó là tính độc lập và đạo đức kiểm toán. Tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp

được các luật, các chuẩn mực trong nước và trên thế giới coi là những nguyên tắc hành nghề cơ

bản của KTV. Một KTV chỉ khi đáp ứng được những yêu cầu về tính độc lập trong công tác

kiểm toán và giữ vững phẩm chất đạo đức mới có thể đưa ra những xét đoán chuẩn xác, đảm bảo

nghĩa vụ và trách nhiệm trong công việc.

Nhận thấy những đòi hỏi kể trên, nhóm tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề tính độc lập và

đạo đức kiểm toán. Đồng thời, nhóm tác giả liên hệ đến sự vi phạm nghiêm trọng về tính độc lập

và đạo đức kiểm toán đã xảy ra trên thực tế tại Hoa Kỳ - tình huống Enron & Aurthur Anderson,

và đề xuất về phía chính phủ những biện pháp nhằm nâng cao tính độc lập và phẩm chất đạo đức

kiểm toán tại Việt Nam.

2. TỔNG QUAN VỀ TÍNH ĐỘC LẬP VÀ ĐẠO ĐỨC KIỂM TOÁN

Theo Phan Trường Giang. (2018) về tầm quan trọng của tính độc lập trong công tác kiểm

toán: Để suôn sẻ đạt được kết quả trong nhiệm vụ kiểm toán, KTV phải thoát khỏi sự can thiệp,

sự ràng buộc cám dỗ, thao túng từ bên ngoài. Hay nói cách khác, tính độc lập có quan hệ mật

thiết với kết quả trong công việc KTV. Deborah, L., & Frank, D. (2015) đã trình bày quan điểm

về tính độc lập kiểm toán: “Tính độc lập kiểm toán nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán và góp

phần vào sự tín nhiệm của người sử dụng báo cáo tài chính (BCTC) vào quy trình BCTC”.

Về hành vi đạo đức trong kiểm toán, Hoàng Ninh Chi và Nguyễn Thị Thanh Thắm (2017)

nêu lên quan điểm: “Đạo đức nghề nghiệp yêu cầu bản thân mỗi kế toán viên, KTV phải hiểu rõ

chuẩn mực nghề nghiệp và chuẩn mực chuyên môn”. Tom, C., & Keith, H. (2005) nhấn mạnh

đạo đức của KTV “không chỉ đơn giản là sự tuân thủ các quy tắc pháp lý và nghề nghiệp, đó còn

là trạng thái tinh thần chi phối việc tuân theo những nguyên tắc bất thành văn - làm những điều

đúng đắn”.

Tính độc lập kiểm toán

Theo Hệ thống chuẩn mực quốc tế về kiểm toán (ISA) do Ủy ban soạn thảo chuẩn mực

đảm bảo và kiểm toán quốc tế (IAASB) ban hành vào năm 2005, “tính độc lập” bao gồm:

Độc lập về tư tưởng: “Là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà không chịu ảnh

hưởng của những tác động trái với những đánh giá chuyên nghiệp, cho phép một cá nhân hành

động một cách chính trực, khách quan và có sự thận trọng nghề nghiệp”. Trong thực tiễn, bất kì

một doanh nghiệp hay tổ chức được công nhận là pháp nhân đều có quyền hoạt động riêng rẽ.

Tuy nhiên, sự riêng biệt trong loại hình kinh doanh, hay những hoạt động đặc thù của doanh

nghiệp đều chịu sự chi phối của các nhân tố môi trường bên ngoài bao gồm môi trường vi mô

(nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, cộng đồng) và môi trường vĩ mô (nền kinh tế, văn hóa -

xã hội, chính trị). Chính những nhân tố này tạo nên sự đa dạng, phức tạp trong luồng tư tưởng, ý

kiến, định kiến tác động trực tiếp lên doanh nghiệp và như một hệ quả, tác động gián tiếp lên sự

nhận thức của KTV. KTV dễ dàng bị va chạm với nhiều ý kiến chủ quan của dư luận về doanh

nghiệp được kiểm toán. KTV cần phải loại bỏ và tách biệt khỏi những chi phối này, căn cứ trên

Page 459: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

458

những bằng chứng thực tế để đưa ra xét đoán chính xác nhất. Đó là khi sự độc lập trong tư tưởng

góp phần tạo ra tính chính xác của công việc kiểm toán.

Độc lập về hình thức: “Là không có các quan hệ thực tế và hoàn cảnh có ảnh hưởng đáng

kể làm cho bên thứ ba hiểu là không độc lập”. Trong phạm trù triết học, “hình thức” là hệ thống

các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của một sư vật, là sự biểu hiện nội dung sự

vật. Liên hệ đến phạm vi kiểm toán, có thể hiểu “hình thức” nêu lên mối quan hệ ràng buộc giữa

KTV và thành viên của đơn vị được kiểm toán. Tính độc lập chỉ ra rằng KTV không được “có

quan hệ thân thuộc với các nhà quản lý đơn vị”. Tiêu chuẩn độc lập này có thể được giải thích

bằng những nguy cơ phá vỡ tính độc lập kiểm toán từ sự quen thuộc - “Nguy cơ gây ra do quan

hệ lâu dài hoặc thân thiết với khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc, khiến

kế toán viên, KTV chuyên nghiệp dễ thông cảm cho quyền lợi hoặc dễ dàng chấp nhận cho việc

làm của họ”(Chuẩn mực đạo đức kế toán, kiểm toán Việt Nam). Tuy vậy, sự “thân thuộc” hay

“quen thuộc” đều là những từ ngữ chưa xác định chính xác mức độ của những mối quan hệ này.

Mức độ giới hạn về hình thức là những thành viên liên quan không có quan hệ huyết thống.

Tính độc lập về hình thức còn đề cập đến đối tượng “bên thứ ba”, hay chính là những

người được tiếp nhận báo cáo kiểm toán mà không phải KTV hay doanh nghiệp được kiểm toán

(intended users - ISSAI 100). Về mặt biểu hiện, những sai sót trong báo cáo kiểm toán có thể bị

đánh giá bởi công chúng rằng những sai sót đó là cố tình, bắt nguồn từ sự liên can trong quan hệ

giữa hai chủ thể trực tiếp tham gia kiểm toán.

Độc lập về lợi ích kinh tế: Chuẩn mực đạo đức kế toán, kiểm toán Việt Nam do bộ Tài

chính ban hành đã đề cập: “KTV hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm

kiểm toán hoặc làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế

như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng,

hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa”. Những tư lợi về kinh tế

luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với bất cứ ngành nghề nào và ngành kiểm toán cũng không nằm

ngoài thực trạng phổ biến này. Sự mất độc lập về lợi ích kinh tế đã làm phát sinh rất nhiều thủ

thuật gian lận trong kiểm toán hướng đến mục đích tư lợi tài sản. Nếu một KTV không độc lập

về lợi ích kinh tế, rất có thể ham muốn vật chất đã xuất hiện trước khi mỗi cuộc kiểm toán diễn

ra và dễ dàng chi phối toàn bộ quy trình kiểm toán. Hình thức phổ biến nhất của việc tư lợi kinh

tế trong kiểm toán đó là thông qua những thỏa thuận ngầm (backroom deal) giữa KTV và đơn vị

được kiểm toán.

Đạo đức kiểm toán

“Đạo đức” là phạm trù về sự khác biệt giữa tính chất đúng và sai. Do tính chất không bắt

buộc, mỗi người thường tự đặt ra những giới hạn về đạo đức cho bản thân mình. Bên canh đó, sự

khác biệt văn hóa cũng dẫn đến những hướng tiếp cận về đạo đức khác nhau. Tuy vậy, đạo đức

nên được xuất phát từ những quy định, chuẩn mực chung, bao trùm nhất của mỗi quốc gia. Tiếp

đó, trong tư cách là một người hành nghề chuyên nghiệp, mỗi cá nhân cần tiếp nhận và tuân theo

chuẩn mực đạo đức của cơ quan chức năng trong lĩnh vực hoạt động của mình nhằm hướng đến

mục đích chung của nghề nghiệp và xã hội.

Page 460: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

459

Trong cùng một bối cảnh kiểm toán, mỗi KTV có thể đưa ra một ý kiến khác biệt, và lý

giải chủ quan nhất là do tính cá thể của tư duy. Tuy nhiên, kiểm toán là một ngành có tính chất

công việc đặc thù, có mục tiêu là hướng đến lợi ích của cộng đồng (public interest). Những tiêu

chuẩn đạo đức đặt ra hoàn toàn không dựa trên chuẩn mực đạo đức của riêng KTV và phục vụ

lơi ích cho KTV mà đều dựa trên cơ sở vì lợi ích đúng đắn của nhà quản trị doanh nghiệp cũng

như các bên liên quan sử dụng báo cáo kiểm toán.

Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử (Codes of ethics and Conduct) của Hiệp hội kế toán công

chứng Anh quốc (ACCA) nêu lên năm tiêu chuẩn đạo đức, bao gồm:

Chính trực (Integrity): KTV phải “đảm bảo thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng

trong tất cả mối quan hệ công việc, đồng thời cần có những xử sự công bằng (fair-dealing).

Nguyên tắc này biểu hiện thông qua việc KTV không đưa ra xét đoán mắc phải sai sót trọng yếu

hay cố tình chỉnh sửa tính chân thực của tình hình đơn vị được kiểm toán.

Khách quan (Objectivity): KTV phải “nhìn nhận các sự kiện, hiện tượng đúng như vốn có,

không thiên kiến hay thành kiến, không vì những mâu thuẫn lợi ích hay sự ảnh hưởng từ ý kiến

khác chi phối.” Tính khách quan bộc lộ rõ khi KTV tách biệt khỏi đối tượng không liên quan hay

chỉ liên quan gián tiếp đến công việc kiểm toán đang diễn ra, đồng thời bản thân KTV cũng

không đưa vào những phán xét mang tính chủ quan của bản thân.

Năng lực chuyên môn và tính thận trọng (Professional competence and due care): KTV phải

“thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo khách

hàng nhân được dịch vụ kiểm toán chuyên nghiệp và chất lượng cạnh tranh”. Theo chuẩn mực đạo

đức của IFAC, năng lực chuyên môn của KTV có thể được chia làm hai giai đoạn: đạt được năng

lực cần thiết và duy trì, củng cố năng lực nghề nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn

tiến trình tiếp thu tri thức trong nghề nghiệp kiểm toán. Việc tiếp thu tri thức là điều kiện cần, và

việc không ngừng củng cố, trau dồi tri thức là điều kiện đủ để một KTV duy trì nghề nghiệp một

cách bền vững. Dựa trên năng lực chuyên môn, KTV cũng cần có sự thận trọng hay tính hoài nghi

nghề nghiệp. Trước bất kì tình huống nào, KTV luôn cần có thái độ nghi vấn, cảnh giác về nguy cơ

xảy ra sai sót, có thể do cố ý hay nhầm lẫn, đánh giá cẩn trọng các bằng chứng kiểm toán. Sự thận

trọng nghề nghiêp này đặt KTV vào tình thế chủ động cần thiết trong công việc.

Tính bảo mật (Confidentiality): KTV cần “tôn trọng tính bảo mật của thông tin. Do đó

không tiết lộ thông tin cho bên thứ ba trừ khi được sự cho phép của khách hàng, cơ quan có thẩm

quyền hoặc có bổn phận phải tiết lộ thông tin. Không được sử dụng thông tin cho lợi ích cá nhân

hoặc bên thứ ba”. Với mỗi khách hàng kiểm toán, sự bảo mật trong thông tin là vô cùng quan

trọng. Những thông tin chỉ sử dụng trong nội bộ đơn vị đươc coi như tài sản bí mật, là sự tổng

hợp, đánh kết quả của hoat động kinh doanh và cũng là hệ thống dữ liệu đầu vào cho công tác

hoạch định chiến lược và quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể có chủ ý công khai những

thông tin xác thực, có lợi cho mình và có quyền không công khai những thông tin tài chính mà

luật pháp cho phép. Trong những trường hợp như vậy, KTV cần tôn trọng và có nghĩa vụ bảo

mật thông tin của những bằng chứng kiểm toán, tránh những rủi ro xảy đến, tác động xấu đến

tình hình đơn vị được kiểm toán như những đánh giá, định kiến của dư luận xã hội, sự lợi dụng

thông tin bất lợi để cạnh tranh không lành mạnh từ phía các đơn vị cùng ngành (unfair

Page 461: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

460

competition),… Việc bảo mật thông tin ở phía KTV cần được kiểm soát cả đường truyền tin trực

tiếp lẫn việc lưu trữ thông tin bằng chứng kiểm toán trên hệ thống điện tử (nếu có).

Hành vi chuyên nghiệp (Professional behavior): KTV phải “tuân thủ với quy định và luật

hiện hành, tránh bất cứ hành động nào có thể làm tổn hại danh tiếng nghề nghiệp”. Nhắc đến

“chuyên nghiệp”, về mặt hình ảnh, đó là tác phong của KTV trong quá trình hành nghề. Tác

phong chuyên nghiệp được thể hiện thông qua tất cả các chi tiết, từ những chi tiết nhỏ đến những

biểu hiện dễ nhận thấy. Đó là tinh thần làm việc với thái độ cầu thị, nghiêm túc, luôn có ý thức

trách nhiệm cao với công việc đang diễn ra. Tác phong chuyên nghiệp cần gắn liền với những

quy định của hệ thống luật pháp, những quy định của các hiệp hội kiểm toán viên tham gia hay

cơ quan kiểm toán chủ thể - đơn vị mà KTV là thành viên.

Về cơ bản, năm chuẩn mực kiểm toán trên được quy định trong rất nhiều hệ thống chuẩn

mực, bộ chuẩn mực được ban hành bởi các tổ chức như IFAC, INTOSAI, VSA…; điểm khác biệt

về số lượng chuẩn mực chủ yếu do việc phân tách lại các chuẩn mực nhỏ lẻ hơn, hoặc tùy vào

phạm vi đơn vị kiểm toán các đơn vị, hiệp hội quản lý mà có những tiêu chuẩn được đề cao hơn.

Ảnh hưởng của tính độc lập và đạo đức kiểm toán tới chất lượng kiểm toán

Tính độc lập và đạo đức kiểm toán đã trở thành khuôn mẫu, chuẩn mực để các KTV tuân

thủ trong quá trình hành nghề. Điều này nhằm đảm bảo ba lý do chính:

Thứ nhất, nhằm đưa ra kết quả kiểm toán trung thực và công bằng. Sản phẩm của mỗi

quá trình hoạt động trong các lĩnh vực đều phản ánh tương đối chính xác quá trình tạo ra sản

phẩm đó. Một khi KTV không tách biệt độc lập khỏi các yếu tố bên ngoài chi phối hay chính bản

thân KTV bị lung lạc bởi những tính toán cá nhân thì báo cáo kiểm toán sẽ mất tính khách quan

vốn có. Một KTV không đủ năng lực, trình độ chắc chắn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, sai sót chuyên

môn trong việc đưa ra báo cáo kiểm toán. Một KTV không có thái độ làm việc nghiêm túc,

chuyên nghiệp, không tuân thủ chuẩn mực chuyên môn quy định chắc chắn sẽ không đưa ra

được một báo cáo kiểm toán đáp ứng được yêu cầu. Tính độc lập và đạo đức kiểm toán được

nhận thấy có liên hệ trực tiếp đến chất lượng kiểm toán.

Thứ hai, nhằm hướng đến việc đạt được lòng tin của công chúng. Sự tin cậy của công

chúng, những người gián tiếp sử dụng sản phẩm kiểm toán chỉ có được khi công chúng biết rằng

những người viết báo cáo kiểm toán làm việc với tinh thần nghiêm túc trên cơ sở những chuẩn

mực nghiêm ngặt, đáp ứng được những yêu cầu cần và đủ để phục vụ tối đa lợi ích công chúng.

Thứ ba, nhằm giúp duy trì uy tín nghề nghiệp. Hầu hết KTV không tự mình kinh doanh các

dịch vụ kiểm toán mà đều trực thuộc các doanh nghiệp kiểm toán, hiệp hội kiểm toán... Việc hành

nghề của KTV đóng vai trò đại diện cho danh tiếng ngành kiểm toán. Trường hợp này cũng không

ngoại lệ ngay cả khi KTV hoạt động đơn lẻ. Tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán là

khuôn mẫu chung cho những đặc thù ngành nghề và là thước đo cho mọi thành viên trong nghề.

3. TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU: ENRON & ARTHUR ANDERSEN

Gian lận kinh doanh và kế toán của Enron

Enron được hành lập vào năm 1985, là tập đoàn năng lượng đặt trụ sở chính tại Texas, Hoa

Kỳ. Đến năm 1992, Enron trở thành nhà buôn khí tự nhiên lớn nhất Bắc Mỹ với lĩnh vực phái sinh

Page 462: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

461

về năng lượng như nước, điện, than, giấy, viễn thông, kim loại. Trong 6 năm liên tiếp (1996-2001),

Enron được đánh giá là “Công ty sáng tạo bậc nhất Hoa Kỳ” (Khảo sát của Tạp chí Fortune).

Trong nỗ lực theo đuổi chiến lược đa dạng hóa, ngoài lĩnh vực sản xuất, buôn bán năng

lượng là hoạt động kinh doanh cốt lõi, Enron tham gia phát triển lĩnh vực dịch vụ tài chính trong

ngành năng lượng, vốn là một lĩnh vực kinh doanh đầy mạo hiểm và yêu cầu rất nhiều vốn.

Việc gian lận tài chính và kế toán bắt đầu do những thất bại chiến lược kinh doanh, sự yếu

kém trong quản trị của Enron vào năm 1990. Trong tình trạng khó khăn tài chính, Enron nhận

thấy nếu tập đoàn báo cáo trung thực tình hình tài chính thì hệ số nợ và lỗ rất cao, sẽ làm ảnh

hưởng lớn đến nguồn vốn và hoạt động huy động vốn. Enron đã sử dụng những phương cách

gian lận kế toán để huy động tiền nhưng không làm tăng hệ số nợ như: sử dụng hợp đồng trả

trước, lạm dụng phương pháp giá trị hợp lý, lợi dụng kẽ hở luật pháp để lập ra các công ty con

(SPE) mà không khai báo tài chính. Nhờ những hoạt động gian lận này, Enron đã thành công

trong việc thổi phồng lợi nhuận, và giá cổ phiếu của công ty cũng theo đó tăng nhanh.

Chỉ đến năm 2001, khi các khoản thiệt hại quá lớn, Enron buộc phải thông báo chính thức

mức thua lỗ 586 triệu USD trong vòng 5 năm qua. Giá cổ phiếu đang từ đỉnh cao 90 USD/cổ

phiếu vào giữa năm 2000 đã giảm nhanh chỉ còn 0,6 USD/cổ phiếu vào cuối tháng 11/2001. Một

tháng sau, Enron nộp đơn xin bảo hộ phá sản, vụ phá sản lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ tính đến thời

điểm đó.

Sự vi phạm tính độc lập và đạo đức kiểm toán của Arthur Anderson

Việc thổi phồng doanh thu và lợi nhuận, che giấu thua lỗ của Enron không thể thực hiện

được nếu không có sự thông đồng của Arthur Andersen - hãng kiểm toán duy nhất đã cung cấp

dịch vụ cho Enron từ khi Enron được thành lập cho đến khi Enron phá sản (2001).

Arthur Andersen LLP được thành lập vào năm 1913, đặt trụ sở chính tại Texas, Hoa Kỳ

bởi 2 nhà sáng lập Arthur Andersen và Clarence DeLany với tên ban đầu là Andersen, DeLany

& Co. Arthur Andersen cung cấp các dịch vụ đa dạng, từ dịch vụ kiểm toán, thuế đến tư vấn cho

các công ty, tập đoàn lớn như FedEx, Delta Air Lines và Enron.

Sự vi phạm tính độc lập

Thứ nhất, sự vi phạm tính độc lập trong tư tưởng. Arthur Andersen vừa làm công tác tư

vấn tài chính, vừa làm công tác kiểm toán BCTC cho Enron. Đảm nhận hai vai trò song song

này, Arthur Andersen chắc chắn đã không còn sự độc lập trong tư tưởng nghề nghiệp. Bởi lẽ:

Đặc thù của công việc tư vấn tài chính là việc định hướng từ ngành nghề, lĩnh vực, phương thức

kinh doanh đến việc quản lý, đưa ra những thay đổi, chiến lược phù hợp trong quá trình hoạt

động đến khâu cuối cùng là lập các loại BCTC. Trong khi đó, vị trí kiểm toán Enron đảm nhận

lại là soát xét bằng chứng kiểm toán tài chính (các chứng từ tài chính, báo cáo tài chính), tức là

việc Arthur Andersen đánh giá chính công việc của mình có trung thực và hợp lý không. Chính

vì các xét đoán của Arthur Andersen trong vai trò KTV lúc này hoàn toàn bị chi phối, dẫn đến sự

thỏa hiệp trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán và Arthur Andersen đã đánh giá tốt các bằng chứng

kiểm toán của Enron.

Page 463: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

462

Thứ hai, sự vi phạm tính độc lập trong hình thức. KTV phải đứng ở vị trí tách biệt với

doanh nghiệp được kiểm toán. Trong vụ scandal Enron và Arthur Andersen, kế toán trưởng

Richard Causey và giám đốc tài chính Jeffrey McMabon của Enron nguyên là người của Arthur

Andersen. Trong quá trình hoạt động, ngoài đảm nhận vai trò KTV, một số nhân viên ở Arthur

Andersen tư vấn chính cho Enron. Như vậy, hai đơn vị này có sự thân thuộc lâu năm trong quan

hệ giữa khách hàng - nhà cung cấp dịch vụ và sự ràng buộc chặt chẽ thông qua đội ngũ nhân lực.

Do đó, xét về mối quan hệ hai bên, tính độc lập trong hình thức hoàn toàn bị vi phạm. Thậm chí

sự vi phạm trong hình thức này hiển nhiên không được chấp nhận bởi bất kì bên thứ ba nào.

Thứ ba, sự vi phạm tính độc lập về kinh tế. Đối với Arthur Andersen thì Enron là khách

hàng chính đưa về các khoản phí tư vấn và kiểm toán. Dù Arthur Andersen biết Enron áp dụng

các chính sách kế toán không phù hợp để báo cáo doanh thu tăng lên, nhưng Arthur Andersen

vẫn chấp nhận che giấu và tiếp tay, đàm phán nhiều thỏa thuận ngầm để đạt được mục đích lợi

nhuận cho mình. Theo số liệu thu thập, Arthur Andersen đã thu về mức phí tư vấn (đặc biệt trong

việc thiết kế các SPE) từ Enron là $5,7 triệu từ năm 1997 đến năm 2001. Chính sức hấp dẫn của

lợi ích vật chất đã khiến Arthur Andersen hoàn toàn bị chi phối, không còn độc lập về kinh tế.

Sự vi phạm đạo đức kiểm toán

Trở lại scandal trên, có thể thấy cho Arthur Andersen đã phá vỡ hầu hết tất cả những chuẩn

mực đạo đức cơ bản của KTV. Sự chính trực và khách quan hoàn toàn không được biểu hiện

khi Arthur Andersen có những thiên kiến về bằng chứng kiểm toán và đã không thành thật đưa ra

ý kiến kiểm toán. Arthur Andersen cũng không đáp ứng được tư cách nghề nghiệp khi đã lợi

dụng lòng tin công chúng, trở thành một kênh “quảng cáo” rất hiệu quả cho Enron bán cổ phiếu.

Xét về năng lực chuyên môn và sự thận trọng, Arthur Andersen có đáp ứng được hai khía cạnh

này không? Không thể phủ nhận Arthur Andersen là hãng kiểm toán phát triển nhờ vào thực lực

chuyên môn; bằng chứng là Arthur Andersen nằm trong Big5. Kiểm toán là một ngành cạnh

tranh mạnh, những cuộc mua bán và sáp nhập dễ dàng xảy ra, nhưng Arthur Andersen đã phát

triển 85 năm (1913-2002) thì năng lực chuyên môn chính là một trong những yếu tố cần thiết để

có thể hoạt động lâu vậy. Tuy nhiên, trong vụ Enron, năng lực chuyên môn của Arthur Andersen

không được biểu hiện vì những báo cáo kiểm toán đưa ra không có giá trị. Sự thận trọng, hoài

nghi nghề nghiệp lại càng không phải biểu hiện của sự gian lận kiểm toán này. Arthur Andersen

thậm chí bị cáo buộc hình sự cố ý tiêu hủy các bằng chứng kiểm toán khi cơ quan chức năng vào

cuộc điều tra để ngụy biện sư vô can của mình trong những gian lận tài chính kế toán của Enron.

Biểu đồ diễn biến scandal kiểm toán

Năm 1985 Tháng 12-2001Tháng 11-2001Năm 1990 Tháng 6-2002

Arthur Andersen trở thành công ty kiểm toán duy nhất cho Enron

Enron nộp đơn

xin bảo hộ phá

sản

Enron thừa

nhận các khoản

thua lỗ kinh

doanh

Enron áp dụng

các phương

cách gian lận kế

toán và kinh

doanh

Arthur Andersen bị

Tòa án tuyên phạt,

thu hồi giấy phép

kiểm toán

Page 464: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

463

Động thái từ phía chính phủ Hoa Kỳ

Trước khi scandal Enron và Arthur Andersen diễn ra, Hoa Kỳ đã nhiều lần ban hành các bộ

chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (1988) (Code of

professional conduct) do PEEC (Ủy ban đạo đức nghề nghiệp), trực thuộc AICPA (Hiệp hội kế

toán viên công chứng Hoa Kỳ) soạn thảo và ban hành; Bộ đạo đức nghề nghiệp (1996) do Liên

đoàn kế toán quốc tế IFAC ban hành. Những bộ đạo đức này đã nhiều lần được chỉnh sửa, bổ

sung. Tuy vậy, điểm chung của các điều lệ đạo đức lúc bây giờ là tính chất không ràng buộc sự

tuân thủ của các KTV hành nghề. Những bộ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp này có mục đích

chính là hướng dẫn KTV tuân thủ nhằm tự mình xây dựng hình ảnh lý tưởng của nghề nghiệp để

nâng cao sự tín nhiệm của công chúng hay những khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán.

Sau scandal chấn động của Enron và Arthur Andersen cũng như một số vụ bê bối về tài

chính và kế toán khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích công chúng, chính phủ Hoa Kỳ

bắt đầu can thiệp vào hoạt động kiểm toán thông qua việc ban hành luật Sarbanes-Oxley. Luật

Sarbanes-Oxley 2002 được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn ngày 30/7/2002 nhằm nâng cao chất

lượng và tính minh bạch của BCTC, tăng cường trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ban Giám

đốc và KTV. Tính chất của đạo luật Sarbanes - Oxley có nhiều điểm khác biệt với những bộ

chuẩn mực đạo đức trước đó. Các quy định trong Luật Sarbanes - Oxley rất chặt chẽ, cụ thể,

được ban hành dưới dạng những điều cấm và những điều mà KTV phải tuân thủ để thể hiện tính

độc lập. Nếu KTV làm trái quy định này có nghĩa đã vi phạm pháp luật, phải chịu xử lý về mặt

pháp luật.

Đạo luật Sabanes-Oxley đặc biệt nhấn mạnh vào tính độc lập kiểm toán trong chương II

(Title II - Auditor Independence, Sec. 201-209), trong đó có ba điều luật 201, 203 và 207 đặt ra

những quy định nghiêm ngặt liên quan trực tiếp đến scandal kiểm toán trên.

Nội dung chính Điều luật quy định Nội dung cụ thể

Giới hạn phạm

vi dịch vụ doanh

nghiệp kiểm

toán cung cấp

Điều 201

(services outside the

scope of practice of

auditors)

Các công ty kiểm toán không được cung cấp các

dịch vụ “tư vấn” ngoài phạm vi thực hành nghề

nghiệp của các kiểm toán viên như: thiết kế và

xây dựng hệ thống thông tin tài chính, các dịch vụ

định giá, định phí bảo hiểm, đầu tư, môi giới, các

cung cấp chức năng quản trị, nguồn nhân lực...

Luân phiên,

luân chuyển

KTV

Điều 203

(Audit partner

rotation)

Các doanh nghiệp kiểm toán sẽ bị cáo buộc phạm

pháp nếu kiểm toán viên của đơn vị cung cấp dịch

vụ kiểm toán cho các tổ chức phát hành chứng

khoán nhiều hơn 5 năm tài chính.

Điều 207

(Study of mandatory

rotation of registered

public accountants)

Yêu cầu giám đốc văn phòng chính phủ Hoa Kỳ

tiến hành nghiên cứu và báo cáo ảnh hưởng tiềm

tàng từ quy định bắt buộc luân chuyển kiểm toán

viên

Page 465: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

464

Có thể thấy nếu như đạo luât Sabanes-Oxley được ban hành sớm hơn thì cơ hội Arthur

Andersen thực hiện gian lận kiểm toán sẽ giảm xuống mức rất thấp. Việc Arthur Andersen không

được giữ đồng thời vai trò tư vấn cho Enron sẽ tách biệt Arthur Andersen khỏi sự chi phối về hình

thức, về tư tưởng và cả từ nguồn phí tư vấn khổng lồ thu về. Thêm vào đó, Arthur Andersen sẽ

không có quyền là đơn vị kiểm toán duy nhất cho Enron trong suốt 15 năm (1985-2001). Chiếu

theo điều 203 của đạo luật và đặt giả thiết Enron luôn có nhu cầu thuê kiểm toán Arthur Andersen

thì thời gian Arthur Andersen làm việc với Enron sẽ được giảm xuống 10 năm (hai chu kỳ 5 năm

gián đoạn). Thêm vào đó, hành vi hủy hoại hồ sơ kiểm toán một cách bất hợp pháp như Arthur

Andersen sẽ phải chịu án tù lên đến 10 năm như quy định trong điều 802. Mặc dù những điều luật

này không đảm bảo chắc chắn rằng Arthur Andersen không thực hiện các hành vi gian lận kiểm

toán, nhưng chính tính chất bắt buộc, hình thức văn bản luật đi kèm với chế tài xử lý vi phạm rõ

ràng sẽ tạo ra rất nhiều hiệu ứng tích cực tác động lên thái độ hành nghề của đơn vị kiểm toán nói

riêng và KTV nói chung và giảm nguy cơ phạm tội xuống mức thấp hơn.

4. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Thực trạng chung

Theo KNV (2019), tính đến 20/04/2019, cả nước có 191 công ty kiểm toán, trong đó: 02

công ty 100% vốn nước ngoài, 09 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 180 công ty có 100% vốn

trong nước. Tính đến 31/12/2018, số người có chứng chỉ KTV Việt Nam làm việc trong các công

ty kiểm toán là 3.784 người, tăng 8,17% so với năm 2017 (2.083 người). Số KTV hành nghề (đủ

điều kiện ký báo cáo kiểm toán) là 2.037 người, chiếm ~ 40% tổng người được cấp chứng chỉ

kiểm toán đến nay (5.080 người). Đây được đánh giá là một con số tương đối thấp.

Một số vụ việc vi phạm kiểm toán

Vi phạm kiểm toán của hai công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Thăng Long

T.D.K; Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế IFC – Chi nhánh Thanh Hóa

Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Thăng Long TDK được thành lập năm 2003, có trụ

sở chính tại Hà Nội và Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế IFC - Chi nhánh

Thanh Hóa được thành lập năm 2001, có trụ sở chính tại Hà Nội. Đây là hai công ty kiểm toán

đã cung cấp dịch vụ kiểm toán cho CTCP Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản Miền Trung

(MTM) vào năm 2010. MTM được thành lập năm 2007, có trụ sở tại Nghệ An, hoạt động trong

dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ; sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh thương mại khoáng sản.

MTM được ví như một công ty “ma” vì từ khi thành lập năm 2007 và đăng kí vốn điều lệ,

công ty không có vốn góp cổ đông. Trong suốt thời gian 2007-2009, công ty cũng không có hoạt

động kinh doanh nào. Đến năm 2010, công ty nhượng lại hồ sơ pháp lý doanh nghiệp cho

Nguyễn Văn Dĩnh (nguyên Giám đốc CTCP Khoáng sản Nari Hamico) với quyền sở hữu khai

thác mỏ chì kẽm đa kim tại Nghệ An. Công ty này đã làm thủ tục chuyển đổi tên cổ đông, nhờ

người thân đứng tên làm Giám đốc, đại diện pháp luật. Để đủ điều kiện giao dịch cổ phiếu trên

UPCoM, giám đốc công ty đã chỉ đạo làm giả tất cả hồ sơ, từ danh sách cổ đông, hợp đồng mua

bán, góp vốn liên kết, phiếu thu, phiếu chi, chứng từ ngân hàng giữa MTM và nhóm công ty

Page 466: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

465

khác của chính mình quản lý như Hamico, CTCP Khoáng sản luyện kim Bắc Kạn... để doanh thu

lên đến 310 tỷ đồng.

Công ty MTM đã thuê 2 công ty kiểm toán, gồm Công ty TNHH Kiểm toán và định

giá Thăng Long T.D.K; Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn tài chính quốc tế IFC – Chi nhánh

Thanh Hóa để kiểm toán BCTC. Khi kiểm toán, các KTV chỉ căn cứ vào hồ sơ, chứng từ ngân

hàng được cung cấp, không soát xét kỹ hồ sơ, nhưng vẫn đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Về

phía hai công ty kiểm toán, sai phạm này này là vô cùng trọng yếu. Những bằng chứng kiểm

toán giả mạo 100% lại được coi là trung thực và hợp lý, đây là điều không thể chấp nhận. Xem

xét từ góc độ chuyên môn, tính độc lập lẫn đạo đức nghề nghiệp, hai đơn vị kiểm toán này đều bị

đặt trong sự nghi ngờ gian lận, tiếp tay che giấu những sai phạm cho MTM.

Vi phạm kiểm toán nêu trên là minh chứng tiêu biểu cho bài học về tính thận trọng (due

care) của kiểm toán viên. Trong quá trình kiểm toán, hai công ty hoàn toàn chỉ dựa trên các bằng

chứng kiểm toán do nội bộ công ty được kiểm toán (MTM) cung cấp. Trong khi đó, đây được

coi là nguồn bằng chứng có độ tin cậy thấp nhất nhằm xét đoán tính trung thực và hợp lý trong

báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các kiểm toán viên hoàn toàn có cơ sở để xác minh độ tin

cậy dựa trên hồ sơ mà MTM cung cấp, điển hình như: đề nghị tiếp cận cổ đông của công ty, xem

xét mối quan hệ của công ty được kiểm toán với các công ty trong hợp đồng mua bán (có phải

công ty con hay không?), xin xác minh của ngân hàng về chứng từ được cung cấp. Trong trường

hợp này, chỉ sau 3 năm kể từ khi thành lập (2007-2009) với một doanh thu khai báo khổng lồ,

MTM vẫn chuyển đổi cổ đông giữ chức vụ Giám đốc và người đại diện pháp luật của công ty.

Điều này chắc chắn cũng khơi gợi tính hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên về đội ngũ

quản trị doanh nghiệp được kiểm toán. Quy trình thay đổi chủ sở hữu là một vấn đề pháp lý lớn,

vì vậy kiểm toán viên nên tham khảo ý kiến đánh giá về các rủi ro tiềm tang có thể phát sinh

trong MTM thông qua đội ngũ tư vấn, công ty luật.

Vi phạm kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam

Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam được thành lập năm 2003, có trụ sở chính tại

TP Hồ Chí Minh. Là công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán cho CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ

Trường Thành (TTF) từ 2011-2015. TTF được thành lập năm 1995, có trụ sở chính tại Bình

Dương, chuyên kinh doanh: sản xuất, thi công, thiết kế trang trí nội ngoại thất, ván ép, ván lạng

và rừng trồng.

Theo BCTC của TTF vào quý 2/2016, khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng đã bất ngờ xuất hiện,

mặc dù các năm tài chính trước đó, doanh thu và lãi của doanh nghiêp luôn ở mức tăng trưởng cao.

Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do việc chưa trích lập dự phòng đối với khoản phải thu khó

đòi (irrecoverable debts expense) và kiểm kê thiếu tới gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho trong giá vốn

hàng bán đã khiến cho giá vốn trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng vọt lên mức 1.690 tỷ đồng – cao

gấp đôi doanh thu. Do đó, TTF lỗ gộp tới 807 tỷ đồng và lỗ ròng 1.073 tỷ đồng. Điểm đáng ngờ ở

đây là trong báo cáo kiểm toán tháng 12/2015, công ty kiểm toán DFK Viêt Nam vẫn đưa ra ý kiến

chấp nhận toàn phần, đánh giá những bằng chứng kiểm toán của TTF là trung thực, hợp lý trên

phương diện trọng yếu. Tức là DFK đã không phát hiện ra những sai sót trong các khoản phải thu

và hàng tồn kho với những con số sai lệnh rất lớn và mang tính trọng yếu.

Page 467: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

466

Thêm vào đó, TTF còn bị phát hiện điều chỉnh hồi tố 1 số khoản mục, trong đó điều chỉnh

lớn nhất là các khoản phải thu ngắn hạn với mức giảm 218 tỷ đồng, đây là số tiền mang tính

trọng yếu vào thời điểm cuối năm trước (31/12/2015). Với trường hợp này, thông thường, đơn vị

kiểm toán sẽ yêu cầu công ty giải trình về những điều chỉnh sau báo cáo tài chính, nếu không

làm rõ, kiểm toán sẽ không thể đưa ra những ý kiến chấp nhận toàn phần mà sẽ nêu ý kiến ngoại

trừ. Tuy nhiên, báo cáo kiểm toán tại thời điểm 31/12/2015 của DFK đều đưa ý kiến đều là chấp

nhận toàn phần. Đồng nghĩa với việc bỏ qua yêu cầu giải trình cho những điều chỉnh tăng về giá

trị tài sản của TTF. Chính những ý kiến kiểm toán tích cực sai lầm của DFK đã giúp TTF che

giấu được những khoản lỗ, tăng số liệu doanh thu, lợi nhuận, tăng niềm tin từ các cổ đông và giữ

vị thế cao trên thị trường chứng khoán. Những thông tin trên hoàn toàn hợp lý để đặt ra nghi ngờ

về tính độc lập và đạo đức kiểm toán của DFK. Tuy nhiên, DFK lại không phải chịu trách nhiệm

tìm ra những gian lận trên BCTC theo luật kiểm toán, do vậy DFK chỉ được coi là chưa đạt yêu

cầu trong xét đoán chuyên môn khi nằm trong các công ty được kiểm tra chất lượng kiểm toán.

Từ vi phạm kiểm toán nêu trên, các kiểm toán viên cần nhận thức được rằng sai lầm trong

xét đoán chuyên môn là một vấn đề hệ trọng của chất lượng kiểm toán. Công ty kiểm toán DFK

không chỉ sai sót khi xét đoán các khoản mục trọng yếu trong báo cáo tài chính (khoản mục hàng

tồn kho, khoản phải thu) mà tính chất trọng yếu ở đây đi kèm với tính lan tỏa, khiến cho tổng thể

xét đoán bị sai lệch. Do đó, báo cáo kiểm toán của DFK được nhìn nhận như một xét đoán

chuyên môn không có giá trị. Điều này gợi mở cho các kiểm toán viên có sự thận trọng và phát

huy năng lực chuyên môn ở mức tối đa khi soát xét các khoản mục trọng yếu và lan tỏa, luôn xác

minh độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán thông qua các phương pháp tối ưu (kiểm kê - đối

với hàng tồn kho, xin xác minh từ bên thứ ba - đối với các khoản phải thu,...). Bên cạnh đó, các

kiểm toán viên có khả năng hạn chế tối đa và loại trừ nguy cơ đưa ra xét đoán chuyên môn

không chính xác cũng như trau dồi kĩ năng kiểm toán thông qua sự hợp tác chéo, rà soát chuyên

môn với kiểm toán viên cộng sự; định kì tham gia các khóa kiểm tra năng lực nghiệp vụ; tiếp

nhận những thay đổi trong chuẩn mực kế toán, kiểm toán;... nhằm nâng cao chất lượng kiểm

toán, cải thiện uy tín của chính bản thân mình và công ty chủ quản.

Một số đề xuất với kiểm toán viên & công ty kiểm toán

Sự rõ ràng trong hợp đồng nhân sự kiểm toán

Các doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán khi tiến hành kí kết hợp đồng với

các KTV (cả trong ngắn hạn và dài hạn) đều phải đưa ra những điều khoản minh bạch, chi tiết,

chặt chẽ trong việc tôn trọng tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên. Các

hành vi áp đặt hay đe dọa kiểm toán viên phá vỡ tính độc lập, đạo đức hành nghề và bắt buộc

tuân theo ý chí chủ quan của người đứng đầu doanh nghiệp kiểm toán sẽ bị coi là vi phạm pháp

luật. Các KTV cần nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng nhân sự kiểm toán nhằm hiểu biết về

quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân, đồng thời tránh những bất đồng trong quan điểm, mâu thuẫn

về pháp lý sau khi đã đồng ý kí kết hợp đồng với công ty kiểm toán chủ quản.

Tổ chức các đợt kiểm tra, bồi dưỡng năng lực và phẩm chất nghề nghiệp

Các doanh nghiệp kiểm toán cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong việc kiểm soát

chất lượng hoạt động kiểm toán của KTV hành nghề trong đơn vị. Một trong những phương

Page 468: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

467

pháp mang tính bền vững nhất là định kì mở các đợt kiểm tra năng lực chuyên môn của KTV,

căn cứ trên cơ sở đó chọn lọc và những KTV đủ tiêu chuẩn tiếp tục công tác và cân nhắc thay thế

nhân sự không đạt yêu cầu. Kết hợp đó là việc phổ biến nâng cao nhận thức cho KTV về tính

độc lập và đạo đức nghề nghiệp. Việc làm này sẽ tác động đến tâm lý của các KTV về ý thức tự

trau dồi bản thân theo hướng tích cực hơn, tuân thủ các điều lệ kiểm toán đã quy định để có thể

phát triển trong một môi trường công việc mang tính cạnh tranh cao.

Phát động thi đua, khen thưởng kiểm toán viên

Ở Việt Nam, Tổng kiểm toán nhà nước đã ban hành quyết định kèm theo quy chế thi đua-

khen thưởng (Số: 2211/QĐ-KTNN) vào tháng 11-2018 áp dụng cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân,

người lao động trực thuộc kiểm toán nhà nước có thành tích công tác tốt. Xét thấy đây là một

hình thức có khả năng tạo ra hiệu ứng tích cực tuy nhiên còn hạn chế đối tượng được khen

thưởng. Các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ngoài phạm vi kiểm toán nhà nước hoàn toàn có thể

học tập, áp dụng hợp lý dựa trên tình hình thực tiễn của đơn vị để ban hành quy chế thi đua-khen

thưởng riêng cho nhân sự kiểm toán của đơn vị. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm toán phát

huy cao hơn vai trò quản lý, nâng cao tinh thần, thái độ làm việc nghiêm túc của của các KTV

nói chung và tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp của KTV nói riêng.

Một số kiến nghị với chính phủ

Quan tâm sát sao các kiểm toán viên

Các doanh nghiệp kiểm toán và hiệp hội kiểm toán là cầu nối vô cùng mật thiết giữa KTV

và cơ quan chức năng nhà nước. Chính phủ có thể thông qua đó khuyến khích các doanh kiểm

toán, hiệp hội kiểm toán định kì hàng tháng thu thập và báo cáo những vướng mắc mà KTV gặp

phải trong thực tiễn hành nghề. Do đặc thù của ngành nghề, KTV rất dễ phát sinh những vấn đề

bức xúc trong tâm lý, có thể nảy sinh trực tiếp trong mối quan hệ với đồng nghiệp hay với khách

hàng. Qua một quá trình tích tụ những vướng mắc, KTV rất dễ có xu hướng chán nản và vi phạm

một số nguyên tắc độc lập, chuẩn mực đạo đức nhất định. Vì vậy, những cuộc gặp gỡ, trao đổi

thẳng thắn và thân mật, giải quyết các khúc mắc một cách minh bạch và nhanh gọn là vô cùng

cần thiết để các KTV có cái nhìn thấu hiểu hơn với đồng nghiệp, với khách hàng. Đây cũng là

giải pháp cho mỗi KTV nhận thức về yêu cầu trau dồi khả năng làm việc dưới áp lực công việc

cao mà vẫn duy trì được tính độc lập và năng lực đạo đức vững vàng.

Công khai chi tiết các vi phạm

Định kỳ hằng năm, Ủy ban chứng khoán Việt Nam (SSC) trực thuộc bộ Tài chính công bố

báo cáo tổng hợp kết quả chất lượng dịch vụ kiểm toán của các đơn vị kiểm toán theo kế hoạch,

dựa trên các tiêu chí như tính tuân thủ, kiểm tra hệ thống, kiểm tra kỹ thuật và xét đoán chuyên

môn, từ đó đưa ra quyết định chấp thuận hay không chấp thuận các đơn vị kiểm toán. Tuy nhiên,

trong những báo cáo này chỉ nêu lên từng doanh nghiệp kiểm toán có đạt yêu cầu trong chất

lượng dịch vụ hay không chứ chưa nêu ra chi tiết công khai các lỗi vi phạm. Đây có thể là một

biện pháp nhằm đảo bảo những thông tin bảo mật cho nội bộ các doanh nghiệp. Nhưng đây đồng

thời cũng là một hạn chế. Về phía người đọc báo cáo (khách hàng của các doanh nghiệp, đại

chúng), vẫn còn những mơ hồ trong các lỗi vi phạm của doanh nghiệp. Về phía các doanh nghiệp

Page 469: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

468

liên quan trực tiếp, do biết rằng những vi phạm không được công khai rộng rãi nên ý thức sửa

chữa vi phạm chưa thực sự được đảm bảo. Trong đó, chắc chắn ý thức tính độc lập và đạo đức

kiểm toán phần nào cũng bị giới hạn theo. Cân nhắc công khai minh bạch vi phạm trong chất

lượng dịch vụ kiểm toán là một giải pháp hữu hiệu đề cao tính độc lập và đạo đức kiểm toán.

Gắn liền lý luận với thực tiễn - Học tập kinh nghiệm từ các quốc gia

Chính phủ cần không ngừng nghiên cứu, đối chiếu việc thực hiện các quy định kiểm toán

của doanh nghiệp kiểm toán và các KTV trên thực tế ở nước ta để đưa ra những chỉnh sửa, bổ

sung trong bộ luật và chuẩn mực đạo đức phù hợp, kịp thời. Bên cạnh đó, việc học tập và hội

nhập một cách hợp lý những điều luật, chuẩn mực đạo đức từ các quốc gia trên thế giới cũng vô

cùng cần thiết, đặc biệt trong tiến trình hội nhập chuẩn mực quốc tế IFRS. Các bộ luật hay chuẩn

mực kiểm toán nước ta mặc dù có quy định về yêu cầu trong hành nghề kiểm toán nhưng vẫn

thiếu những giải pháp cụ thể mang tính bắt buộc. Chính phủ nên cân nhắc khắc phục điều này,

trong đó những điều luật về luân chuyển KTV hay giới hạn phạm vi cung cấp dịch vụ kiểm toán

gắn liền với chế tài xử phạt vi phạm của đạo luật Sabanes-Oxley là một trong những gợi ý có thể

áp dụng được.

5. KẾT LUẬN

Từ nhận thức thực tiễn về tầm quan trọng của tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp đối với

mỗi KTV đã, đang hành nghề và có dự định trở thành KTV trong tương lai cũng như đối với việc

cung cấp tri thức cho độc giả quan tâm nói chung, bài viết đã tổng hợp, phân tích và đưa ra quan

điểm lý giải cho các thuật ngữ về tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán cũng như mối

liên hệ mật thiết của những yếu tố này đến chất lượng kiểm toán. Với mục đích liên hệ thực tế, bài

viết tiếp đó đã dẫn chứng về scandal giữa hãng kiểm toán Arthur Andersen - công ty được kiểm

toán Enron do gian lận trong kế toán, kinh doanh của Enron và sự vi phạm tính độc lập, đạo đức

kiểm toán từ phía Arthur Andersen. Gắn liền với sự kết thúc scandal là sự ra đời đạo luật Sabanes–

Oxley từ phía chính phủ Hoa Kỳ, nổi bật ở những điều luật có giá trị rất lớn trong việc hạn chế tối

đa những rủi ro KTV vi phạm tính độc lập và đạo đức kiểm toán. Ở phần cuối bài viết, hai dẫn

chứng điển hình về các sai phạm kiểm toán tại Việt Nam đã được phân tích. Bên cạnh đó, hướng

tới việc nâng cao tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, nhóm tác giả đề xuất, kiến nghị một

số biện pháp cải thiện từ phía KTV - công ty kiểm toán chủ quản và chính phủ.

Trong một phạm vi nhất định, bài viết lựa chọn hình thức tổng hợp, phân tích và nêu lên

quan điểm dựa trên những tài liệu tham khảo sẵn có mang tính lý thuyết cao. Do vậy một số hạn

chế vẫn còn tồn tại như việc thu thập thực tiễn số liệu về số lượng vi phạm kiểm toán tại Việt

Nam do không tuân thủ tính độc lập và đạo đức kiểm toán tại thời điểm viết bài chưa được làm

rõ. Bài viết cũng gợi mở cho những bài nghiên cứu tiếp theo, cụ thể như nghiên cứu về mối quan

hệ giữa KTV và chất lượng báo cáo kiểm toán. Sau sự sụp đổ của Arthur Andersen, Big5 đã tan

rã, đặt ra sự nghi ngờ về uy tín nghề nghiệp của những hãng kiểm toán lớn. Trên thực tế thời

điểm hiện tại, Big4 vẫn đang thể hiện vị thế dẫn đầu. Câu hỏi đặt ra: “Liệu báo cáo kiểm toán

của Big4 có đạt chất lượng như người sử dụng mong đợi?” hay “Các KTV của Big4 có đạt được

sự tuyệt đối trong tuân thủ tính độc lập và đạo đức kiểm toán không?” là những vấn đề có thể đi

sâu nghiên cứu.

Page 470: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

469

Tựu chung lại, việc hiểu rõ cũng như nâng cao nhận thức về tính độc lập và đạo đức kiểm

toán không chỉ cần thiết và xuyên suốt đối với mỗi thế hệ KTV tương lai, KTV đang hành nghề

hay đối với đơn vị kiểm toán. Đây cũng không phải giới hạn về trách nhiệm vĩ mô từ phía chính

phủ nhằm hạn chế tối đa vi phạm đáng tiếc ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp, đạo đức cá nhân,

kinh tế đất nước và sự phát triển chung của xã hội. Tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán

sẽ được cải thiện và nâng cao hơn nữa thông qua những góc nhìn đa chiều, những nghiên cứu và

phân tích chuyên sâu từ phía những người quan tâm và dành tâm huyết cho nghề nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

United States Congress. (2002). Title II - Auditor Independence. Trong Sabanes-Oxley Act.

United States.

IFAC. (2018). Codes of ethics.

Bill, E. (2003). Foreword: Restoring public trust. Trong Tom, C., & Keith, H. (2005). Ethics and

Auditing, Australia: ANU E Press

Bộ Tài chính. (2005). Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam.

Quốc Hội. (2011). Luật Kiểm toán độc lập.

Chính phủ. (2004). Nghị định về kiểm toán độc lập.

Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ tài chính. (2018). Báo cáo tổng hợp kết quả chất

lượng kiểm tra dịch vụ kiểm toán 2017.

Kiểm toán nhà nước. (2018). Quyết định ban hành quy chế thi đua - khen thưởng của kiểm toán

nhà nước.

ACCAGlobal. What is ethics?. Truy xuất từ https://www.accaglobal.com

YuHao Li (2010). The Case Analysis of the Scandal of Enron. International Journal of Business

and Management. Truy xuất từ https://pdfs.semanticscholar.org.

Deborah, L., & Frank, D. (2015), Before and After Enron: CPAs’ Views on Auditor

Independence. Trong The CPA Journal, số 78. Truy xuất từ https://www.leg.state.nv.us

KNV. (2019). Tổng quan thị trường kiểm toán Việt Nam 2018 [bài viết trên blog]. Truy xuất từ

https://cpa.vn

Bùi Trang (2017). Vụ MTM - phơi bày nhiều góc khuất. Truy xuất từ

https://tinnhanhchungkhoan.vn

Thủy Lê (2017). 8 ngành nghề AEC và bài toán tuyển dụng khi hội nhập [bài viết trên blog].

Truy xuất từ https://jobsgo.vn/blog

Hoàng Ninh Chi, & Nguyễn Thị Thanh Thắm. (2017). Đạo đức nghề nghiệp kế toán-kiểm toán

trong cuộc cách mạng 4.0. Truy xuất từ http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi

Phan Trường Giang. (2018). Xây dựng văn hóa kiểm toán với những giá trị cốt lõi để phát triển

kiểm toán nhà nước bền vững. Truy xuất từ http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi

Báo cáo năm 2018 và dự đoán năm 2019 về thị trường tuyển dụng trực tuyến tại Việt Nam.

(2018). Truy xuất từ https://www.navigosgroup.com/vi

Page 471: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

470

Kiểm toán nội bộ: Hàng rào bảo vệ cho các doanh nghiệp Việt Nam

Trịnh Viết Giang

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.09 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 08/11/2019

Ngày nhận bài: 15/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 12/11/2019

Tóm tắt

Kiểm toán nội bộ (KTNB) được xem như tuyến phòng vệ rủi ro trong doanh nghiệp. Tuy

nhiên, tại Việt Nam hiện nay, đa số doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng

của KTNB và chính điều này đã dẫn đến rủi ro, thua lỗ thậm chí là phá sản doanh nghiệp. Bài

viết tập trung làm sáng rõ những vấn đề cơ sở lý thuyết như: Khái niệm KTNB, vai trò chức

năng KTNB, mô hình ba tuyến phòng vệ nội bộ doanh nghiệp và đánh giá thực trang KTNB tại

Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị về KTNB nhằm thiết lập và vận hành một

chức năng KTNB hoàn chỉnh và hiệu quả cho doanh nghiệp.

Từ khóa: KTNB, vai trò và chức năng nhiệm vụ KTNB, ba tuyến phòng vệ nội bộ

1. GIỚI THIỆU

Thế kỷ 21, chúng ta chứng kiến không ít vụ bê bối về gian lận tài chính, cũng như hàng

loạt vấn đề trong công tác quản trị tại các doanh nghiệp (DN) trên bình diện thế giới và Việt

Nam như Enron, WorldCom, Global Crossing, Bông Bạch Tuyết, Dược Viễn Đông. Nó gây ra

nhiều thiệt hại cho cổ đông, phần lớn trong đó bắt nguồn từ những yếu kém và thiếu sót trong

công tác quản trị DN. Trên thực tế, chức năng kiểm toán nội bộ mang lại nhiều giá trị thiết thực,

hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản trị và giúp Hội đồng quản trị giám sát một cách hiệu quả môi

trường kiếm soát trong DN. Thực tế, rất nhiều vụ bê bối trong Công tác quản trị điều hành đã

gây ra nhiều hệ lụy xấu trong văn hóa DN và khiến cho giá cổ phiếu của DN lao dốc rất lớn.

Điều đó cho thấy, cả Hội đồng quản trị lẫn nhà đầu tư đều không thể chỉ dựa vào mỗi báo cáo từ

Ban điều hành để có thể đánh giá toàn diện công tác quản trị và kiểm soát rủi ro trong DN mà họ

đã đầu tư. Cần phải nhìn nhận khách quan rằng, việc thiếu một chức năng kiểm toán nội bộ

không hẳn sẽ dẫn đến sự sụp đổ của một tổ chức, hoặc mang hàm ý là do chủ ý của Ban điều

hành. Tương tự, những DN đã có chức năng kiểm toán nội bộ không đồng nghĩa với việc họ sẽ

chắc chắn thành công. Dù vậy, chúng ta vẫn tin rằng, một DN dù cam kết áp dụng tiêu chuẩn

quản trị cao vẫn sẽ khó có thể đạt được những mục tiêu chiến lược kinh doanh nếu thiếu những

tư vấn độc lập và khách quan của chức năng kiểm toán nội bộ. Các DN tại Việt Nam hiện đang

Page 472: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

471

hoạt động trong thị trường mới nổi đầy năng động, thay đổi nhanh chóng, chịu định hưởng bởi

xu thế phát triển Công nghệ và chịu cạnh tranh gay gắt. Trong những điều kiện như vậy, ưu thế

sẽ không dành cho những DN kém hơn đối thủ về năng lực quản trị và kiểm soát rủi ro

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Mô hình ba tuyến phòng vệ trong quản lý rủi ro và kiểm soát hiệu quả IIA

Hình 1: Ba tuyến phòng vệ nội bộ

Theo Viện kiểm toán nội bộ (IIA), thông thường các DN cần có ba tuyến phòng vệ nội bộ:

Tuyến phòng vệ nhất bao gồm hoạt động kiểm soát được thiết lập trong các quy trình,

hoạt động sản xuất - kinh doanh của đơn vị và của các phòng ban chức năng. Với tuyến phòng vệ

thứ nhất nằm ở các bộ phận kinh doanh các DN tập trung quản lý rủi ro(QLRR) trong các hoạt

động tác nghiệp hàng ngày như: Trực tiếp áp dụng và thực hiện quy chế, quy trình QLRR vào

quá trình tác nghiệp hàng ngày của đơn vị; Kiểm tra và tự kiểm tra giám sát việc quản lý rủi ro,

việc thực hiện các biện pháp/chốt kiểm soát rủi rõ trong quá trình tác nghiệp tại đơn vị; Có trách

nhiệm QLRR một cách hiệu quả trong suốt quá trình tác nghiệp.

Tuyến phòng vệ thứ hai gồm các chức năng kiểm soát và giám sát được ban điều hành thiết

lập, nhằm đảm bảo việc tuân thủ và hiệu quả của các quy trình và hoạt động như kiểm soát tài

chính, đảm bảo an ninh, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng, thanh tra, tuân thủ. Tuyến phòng vệ thứ

hai nhấn mạnh quản lý rủi ro: Xây dựng phương pháp và giám sát quá trình QLRR hàng ngày tại

lớp 1 cụ thể như: Phát triển và triển khai khung QLRR, các chính sách, hệ thống quy trình và công

cụ QLRR; Đảm bảo khung QLRR bao gồm đầy đủ các bước xác định rủi ro, đánh giá đo lường rủi,

có các chốt kiểm soát/ các giới hạn kiểm soát rủi ro, có thông tin/ dữ liệu về rủi ro, giám sát rủi ro

và báo cáo; Phê duyệt kết quả QLRR theo đúng thẩm quyền được giao. Nhờ tuyến phòng vệ thứ

hai các DN đánh giá được chính sách quản lý rủi ro có phù hợp hay không, đặc biệt là sự thay đổi

khi có những rủi ro mới xuất hiện khi không có sự phản hồi của lớp phòng vệ thứ nhất.

Tuyến phòng vệ thứ ba là kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ đảm bảo sự hiệu quả của

quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ, bao gồm cả việc đánh giá một cách độc lập cách thức

mà hai tuyến phòng thủ đầu tiên thực hiện mục tiêu quản lý. Với tuyến phòng vệ thứ ba nhấn

Page 473: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

472

mạnh kiểm toán nội bộ: Tập trung vào việc rà soát độc lập, cụ thể như Tính hiệu quả của toàn bộ

quá trình QLRR; Tính tuân thủ quy chế, chính sách, quy trình QLRR của các đơn vị; Đề xuất cải

thiện, nâng cao hoặc bắt buộc thực hiện những hành động điều chỉnh khi cần thiết. Đối với tuyến

phòng vệ thứ ba, không phải DN nào cũng được thiết lập. Để phát huy được tuyến phòng thủ này

DN cần chú ý phối hợp với các tuyến phòng thủ tuyến trên đặc biệt sự hợp tác, phản hồi từ lớp

phòng vệ thứ nhất trong việc rà soát hiệu quả của quá trình quản lý rủi ro. Nhưng để bộ phận

KTNB của DN thực hiện đúng với với chức năng để đảm bảo tất cả các hoạt động của DN đều

có những đánh giá độc lập.

2.2. Kiểm toán nội bộ

Theo IIA, “kiểm toán nội bộ là hoạt động đảm bảo và tư vấn độc lập, khách quan được thiết

kế nhằm nâng cao giá trị và hoàn thiện các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ hỗ trợ tổ chức

đạt được các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng phương pháp tiếp cận có nguyên tắc và

mang tính hệ thống để đánh giá và cải thiện hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát và

quản trị.” Như vậy, KTNB có thể thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá hoặc tư vấn để đưa ra các

đảm bảo và khuyến nghị về những nội dung về tính hiệu quả và hiệu suất của quy trình quản trị

đang được DN áp dụng; tính hiệu quả và hiệu suất của quy trình quản lý rủi ro đang được thực

hiện tại DN; việc hệ thống kiểm soát được thiết kế đầy đủ và phù hợp, được vận hành hiệu quả

nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý rủi ro của DN. Từ định nghĩa KTNB của IIA có thể thấy

những điểm khác biệt cơ bản giữa KTNB và kiểm toán độc lập trên các khía cạnh sau:

Bảng 1: Phân biệt cơ bản giữa KTNB và kiểm toán độc lập

Nội dung Kiểm toán độc lập Kiểm toán nội bộ

Đối tượng báo

cáo

Thực hiện báo cáo đến các cổ

đông hoặc các thành viên bên

ngoài của tổ chức

Thực hiện báo cáo đến ban quản trị và

ban điều hành trong nội bộ tổ chức

Mục tiêu công

việc

Tăng thêm tính tin cậy của các

báo cáo tài chính của tổ chức cho

các bên liên quan bằng cách đưa

ra ý kiến đánh giá của mình đối

với các báo cáo đó

Đánh giá và nâng cao hiệu quả của

các quy trình quản trị, quản lý rủi ro

và kiểm soát. Qua đó, cung cấp cho

các thành viên ban quan trị và ban

điều hành sự đảm bảo giúp họ hoàn

thành nhiệm vụ của mình đối với tổ

chức và các bên liên quan

Phạm vi công

việc

Báo cáo tài chính, các rủi ro liên

quan tới báo cáo tài chính.

Toàn bộ các rủi ro, cách thức quản lý

rủi ro, bao gồm cả cơ chế báo cáo về

rủi ro.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Với việc báo cáo với ban quản trị và ban điều hành, KTNB góp phần hỗ trợ các cấp quản

lý và các chức năng định hướng, giám sát trong việc nhận diện các rủi ro, cung cấp cái nhìn thấu

đáo về tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát và về việc tuân thủ các quy trình và các quy

định, từ đó đưa ra các khuyến nghị cần hoàn thiện cho hoạt động của tổ chức. Các giá trị do

Page 474: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

473

KTNB đem lại cho hoạt động của tổ chức được thể hiện cụ thể như sau: Giúp tổ chức đạt được

các mục tiêu chiến lược, mục tiêu hoạt động, mục tiêu tài chính và mục tiêu tuân thủ; Giúp tổ

chức hoàn thiện kiểm soát, quy trình, hoạt động và quản lý rủi ro qua đó góp phần giảm chi phí,

nâng cao doanh thu và tăng lợi nhuận; Với cam kết về tính chính trực và tính chịu trách nhiệm,

KTNB được xem là một nguồn độc lập đưa ra các tư vấn mang tính khách quan, đáng tin cậy cho

ban quản trị và ban điều hành. Vì lý do đó, KTNB được xem là một thành phần thiết yếu trong

quản trị DN của tổ chức.

Bảng 2: Phân biệt hoạt động đảm bảo và tư vấn của KTNB

Tiêu chí Dịch vụ tư vấn Dịch vụ đảm bảo

Các bên tham gia

(i) Người hoặc nhóm tìm

kiếm và nhận được lời

khuyên - khách hàng; (ii)

Người hoặc nhóm đưa ra lời

khuyên - chức năng kiểm toán

nội bộ

(i) Người hoặc nhóm người trực

tiếp tham gia vào tiến trình, hệ

thống hoặc các vấn đề khác - Đơn

vị kiểm toán;

(ii) Người hoặc nhóm đánh giá

độc lập - chức năng kiểm toán nội

bộ; (iii) Người hoặc nhóm dựa

vào kết quả đánh giá độc lập -

Người sử dụng

Các chuẩn mực áp

dụng

- Viện kiểm toán nội bộ (IIA) đưa ra 03 bộ Chuẩn mực áp dụng

đối với hoạt động KTNB: Thuộc tính, Hoạt động, Thực hiện.

- Chuẩn mực KTNB Thuộc tính và Hoạt động áp dụng như nhau

đối với cả dịch vụ bảo đảm và tư vấn nhưng Chuẩn mực Thực

hiện được áp dụng riêng cho từng loại dịch vụ.

- Sự khác biệt này phản ánh sự khác nhau giữa các dịch vụ đảm

bảo và tư vấn, đặc biệt là sự khác biệt giữa các bên liên quan. Do

đó, Chuẩn mực Thực hiện áp dụng cho các dịch vụ đảm bảo

được quy định chặt chẽ và nhiều hơn so với dịch vụ tư vấn

Quyết định phạm vi

dịch vụ Khách hàng Chức năng KTNB

Đối tượng trao đổi kết

quả dịch vụ Khách hàng

Khách hàng và Người sử dụng kết

quả đánh giá

Quản lý rủi ro

(i) Đánh giá tính đầy đủ của

các chương trình quản lý rủi

ro hiện hành so với quy định

(i) Đưa ý kiến về các chiến lược

giảm thiểu rủi ro khác nhau;

Kiểm toán nội bộ cung

cấp dịch vụ đảm bảo

và tư vấn để hỗ trợ các

chương trình quản lý

rủi ro của tổ chức

(ii) Đánh giá tính đầy đủ của

danh mục rủi ro và xếp hạng rủi

ro; (iii) Đánh giá tính đầy đủ,

chính xác, toàn diện của các

thông tin trên Báo cáo rủi ro

(ii) Trao đổi/Đào tạo các bộ phận

nghiệp vụ về trách nhiệm quản lý

rủi ro; (iii) Đưa ý kiến về các

bước cần thiết để triển khai

chương trình quản lý rủi ro

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Page 475: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

474

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đánh giá thực trạng của KTNB ở Việt Nam, tác giả đã sử dụng phương pháp

nghiên cứu định tính và nghiên cứu các tài liệu thứ cấp.

Nghiên cứu đinh tính như phỏng vấn các chuyên gia nghiên cứu sâu về KTNB của các

công ty kiểm toán Big Four với cách thức: Tác giả phỏng vấn tay đôi ngoài hàng lang hay tranh

thủ lúc nghỉ giải lao của các cuộc hội thảo về KTNB của DN bằng ghi chép và xin phép nghi âm

cuộc phỏng vấn như: phỏng vấn ông Hoàng Hùng, phó tổng Giám đốc PwC Việt Nam về cập

nhật quy định về KTNB và kinh nghiệm tổ chức chức năng tổ chức KTNB hiệu quả, do Smart

trên tổ chức, ông Xavier Potier, Giám đốc phụ trách dịch vụ KTNB PwC Việt Nam do báo

chứng khoán Việt Nam với nội dung chia sẻ “Nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ trong các

DN niêm yết”, phỏng vấn ông Hoàng Hùng, phó tổng Giám đốc PwC Việt Nam do báo Đầu tư

chứng khoán thực hiện với nội dung chủ đề chia sẻ “Hiểu đúng về Ủy ban kiểm toán và KTNB”

và các chuyên giá khác của các công ty Big Four như: Ernst & Young, KPMG, Deloitte.

Nghiên cứu các nguồn tài liệu thứ cấp thông qua các luật, nghị định, thông tư ban hành về

KTNB qua các năm, các cuộc hội thảo về KTNB do các tổ chức: Công ty kiểm toán PwC Việt

Nam, SmartTrain và các hiệp hội nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán tổ chức. Với việc phỏng

vấn sâu các chuyên gia chuyên sâu về KTNB, tác giả tìm kiếm các vấn đề mới mà trong các báo

cáo hội thảo về KTNB và các nguồn tài liệu thứ cấp khác. Qua đó tác giả đưa ra đánh giá và

nhận định về KTNB theo chủ đề tác giả đã nghiên cứu.

3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA KTNB Ở VIỆT NAM

Trong giai đoạn hiện nay, nhà đầu tư đã bắt đầu nhận thấy rằng để đưa ra quyết định đầu tư

đúng đắn thì việc chỉ dựa vào số liệu tài chính được kiểm toán là chưa đủ mà cần phải đánh giá

xem hệ thống quản trị rủi ro (QTRR), hệ thống kiểm soát nội bộ của DN được đầu tư và vận hành

ra sao, có hiệu quả hay không. Và để có thể có được thông tin về kết quả đánh giá hệ thống kiểm

soát nội bộ của DN thì KTNB chính là bộ phận cần thiết trong các DN cần đảm nhiệm chức năng

này một cách hiệu quả. Căn cứ vào nghiên cứu định tính và nghiên cứu tài liệu thứ cấp đã trình bày

ở trên. Tác giả đưa ra nhận định và đánh giá thực trạng của KTNB ở Việt Nam như sau:

Giai đoạn trước 01/01/2019 về trước

Trong giai đoạn này, KTNB chủ yếu được triển khai ở các DN quy mô lớn, loại hình hoạt

động phức tạp, nhiều rủi ro như ngân hàng và bảo hiểm. Đối với cơ quan nhà nước như: Bộ Tài

chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông Vận tải,

Bộ Xây dựng đã triển khai thí điểm Kiểm toán nội bộ trong một số dự án hoạt động cụ thể. Thực

tế cho thấy, KTNB chưa được thực hiện một cách hệ thống, các kiểm toán viên nội bộ chưa quen

được yêu cầu, kỹ thuật theo thông lệ tiên tiến quốc tế, trong nhiều trường hợp chức năng KTNB

chưa đảm bảo nguyên tắc độc lập. Bên cạnh đó, vai trò và trách nhiệm của KTNB hiện nay cũng

đang bị nhầm lẫn hoặc chồng chéo với các nhiệm vụ khác về kiểm soát nội bộ hay kiểm soát

tuân thủ. Trong khi đó hoạt động chính của KTNB của Việt Nam chủ yếu tập trung vào hoạt

động KSNB chuyên trách hoặc là một bộ phận giúp việc cho HĐQT trong các vấn đề liên quan

Page 476: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

475

đến tài chính, kế toán, quản lý ngân sách. Nếu nhìn vào mô hình ba tuyến phòng thủ ở trên thì bộ

phận này chưa đảm bảo được nguyên tắc độc lập như là tuyến phòng thủ rủi ro cuối cùng, cũng

như chưa thực sự xây dựng được phương pháp đánh giá rủi ro phù hợp với thông lệ tiên tiến của

thế giới nhằm phục vụ mục đích xây dựng kế hoạch KTNB. Theo Luật DN, ban kiểm soát được

đại hội đồng cổ đông bầu ra với mục đích giám sát hội đồng quản trị và hoạt động của đơn vị

thông qua sự trợ giúp của bộ phận kiểm toán nội bộ, nhưng thực tế sự tồn tại của ban kiểm soát

hầu như chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của Luật, tính hiệu quả của ban kiểm soát ở nhiều đơn vị

chưa cao. Việc thiết lập một ủy ban kiểm toán nằm trong hội đồng quản trị cũng chưa phải là

một mô hình phổ biến trong các DN Việt Nam. Trong khi đó, Ở Việt Nam chưa có các văn bản

quy pháp luật về chuẩn mực về KTNB, các hướng dẫn phương pháp KTNB cụ thể. Bên cạnh đó,

Việc chưa ban hành khuôn khuôn khổ pháp lý cụ thể quy định và hướng dẫn về KTNB do đó

việc tổ chức KTNB còn hạn chế, không phát huy được vai trò, tác dụng của KTNB hay có chăng

cũng có một số quy định về KTNB nhưng tương đối rời rạc, chưa phổ biến và đã ban hành quá

lâu. Giai đoạn này, nếu có chỉ một số ngành, lĩnh vực có quy định riêng về KTNB như ngân

hàng và các tổ chức tín dụng TT44/2011/TT-NHNN, TT13/2018/TT-NHNN; Công ty chứng

khoán: Thông tư số 219/2012/TT-BTC ngày 03/11/2012 của (Điều 36); Đối với DNBH, Thông

tư 50/2017/TT-BTC huóng dân NĐ 73 (Điều 13). Chính phủ ban hành Nghị định số

71/2017/ND-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng và Sổ tay

hướng dẫn triển khai hoạt động kiểm toán nội bộ cho các DN. Nghị định được xây dựng tuân thủ

theo Luật DN mới nhất (2014) và thay thế Thông tư số 121/2012/TT-BTC. Với Nghị định này đã

có nhiều thay đổi so với TT 121/2012 nhằm hướng đến các thông lệ quốc tế về quản trị DN, tăng

cường tính minh bạch của thông tin và tính hiệu quả và hiệu suất của Hội đồng quản trị (HĐQT)

và Ban điều hành (BĐH), giảm thiểu xung đột về lợi ích và bảo vệ lợi ích của cổ đông tốt hơn.

Điều này được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi tích cực, giúp thúc đẩy vai trò của kiểm toán

bộ trong các tổ chức và DN Việt Nam

- Giai đoạn từ 01/01/2019 đến nay

Khi một DN không có chức năng kiểm toán nội bộ, nhà đầu tư có quyền đặt câu hỏi về

đơn vị nào phụ trách đánh giá và đưa ra những tư vấn độc lập và khách quan về tình hình hoạt

động để HĐQT đánh giá các rủi ro mà DN đang đối mặt, cũng như mức độ hiệu quả của các

kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro. HĐQT sẽ không thể có được một cái nhìn toàn diện về kiểm

soát rủi ro. trong DN nếu họ chỉ dựa vào những thông tin từ Ban điều hành. Trong thời gian này,

nổi bật trong lĩnh vực ngân hàng có quy định riêng với việc ban hành Thông tư 13/2018/TT-

NHNN có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, tạo lập một khung khổ pháp lý đầy đủ và đồng bộ trong

công tác giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức

đủ vốn và kiểm toán nội bộ của các ngân hàng thương mại. Theo Thông tư 13 và các thông lệ

quốc tế, vai trò của kiểm toán nội bộ là tuyến phòng thủ cuối cùng ngày càng được nâng cao.

Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập việc tuân thủ chính sách, quy định nội bộ

và thực hiện đánh giá tính tuân thủ quy định pháp luật của các chính sách, quy định nội bộ này.

Cơ chế phối hợp giữa Ban lãnh đạo, các bộ phận thuộc tuyến phòng vệ thứ nhất, tuyến phòng vệ

thứ hai và bộ phận kiểm toán nội bộ cũng được hướng dẫn cụ thể. Tiếp đó với sự ra đời của Nghị

Page 477: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

476

định số 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ, trong đó quy định các các bộ, cơ quan ngang bộ,

các đơn vị sự nghiệp, các DN, phải thiết lập bộ phận KTNB chính là bước đi cần thiết và hợp lý.

Điều này cho thấy, các cơ quan quản lý đã nhận thấy vai trò và giá trị gia tăng của KTNB, thể

hiện quyết tâm góp phần hỗ trợ các DN. Sự hiện diện của chức năng kiểm toán nội bộ là tín hiệu

cho thấy quyết tâm của HĐQT và Ban điều hành của DN trong việc củng cố năng lực quản trị rủi

ro, kiểm soát nội bộ và quản trị điều hành DN.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, khái niệm kiểm toán nội bộ vẫn còn khá xa lạ đối với

không ít DN tại Việt Nam. Vì thế, DN vẫn còn gặp nhiều vướng mắc về cách thức thiết lập và

vận hành chức năng này một cách hiệu quả và tuân thủ các yêu cầu luật định. KTNB đã trở thành

chức năng bắt buộc phải có đối với tất cả các DN, mặc dù việc thực thi sẽ có những thách thức

và cản trở nhất định từ một số cá nhân, đơn vị chưa hiểu được ích lợi mang lại từ bộ phận này,

hoặc từ việc quan ngại về vấn đề chi phí phát sinh. Tuy vậy, vấn đề tiên quyết là HĐQT, Ban

điều hành DN cần phải quyết tâm vượt qua những rào cản cho thay đổi này, cùng với những trở

ngại khác.

Những điểm lưu ý với hoạt động KTNB Nghị định số 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội

bộ: Đây là được coi là khung pháp lý toàn diện đầu tiên về hoạt động KTNB trong các cơ quan

nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các DN. Nhưng, nghị định 05 cũng đem lại thách thức

lớn khi áp dụng như nhận thức rõ vai trò, chức năng của KTNB cũng như: Cách thức tổ chức

KTNB hiệu quả; cơ cấu báo cáo theo thông lệ quốc tế và gắn với bối cảnh Việt Nam như KTNB

báo cáo cho ủy ban kiểm toán - trực tiếp HĐQT hay Ban kiểm soát. Kênh báo cáo KTNB về

trách nhiệm giải trình cũng như cơ chế báo cáo, định hướng hỗ trợ và giám sát KTNB đạt hiệu

quả cáo; nguồn lực KTNB về số lượng nhân sự trên thị trường có các năng lực và kinh nghiệm

và bằng cấp chuyên môn về KTNB là rất hạn chế, khó có thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của

các đối tượng trong nghị định; chưa có quy định rõ ràng về chuẩn mực và thông lệ KTNB nào

được áp dụng.

4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA KTNB TRONG CÁC DN

Thứ nhất, các DN cần xác định rõ ràng vài trò, chức năng và cách thức tổ chức KTNB

trong đơn vị mình như bắt buộc phải có bộ phận KTNB trực thuộc trực tiếp HĐQT, hoặc

BKS, không trực thuộc giám đốc DN. Quy định này đảm bảo tính độc lập, khách quan và

chuyên nghiệp của KTNB.

Thứ hai, nguồn lực cho KTNB trước mắt các kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề có

thể chuyển đổi sang vai trò KTNB thông qua đào tạo, nâng cao năng lực cần thiết một cách kịp

thời. Đối với người đứng đầu bộ phận KTNB phải có tối thiểu bằng cử nhân về kế toán, kiểm

toán, ngân hàng hoặc tài chính và phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán.

Để giảm áp lực nguồn lực KTNB, DN có thể thuê ngoài làm dịch vụ KTNB.

Thứ ba, DN cần quy định về thời gian lưu trữ hồ sơ của KTNB bao gồm các báo cáo

và giấy tờ làm việc trong vòng 7 - 10 năm.

Thứ bốn, Để nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận KTNB cần có quy định: DN

phải đánh giá hoạt động của KTNB hàng năm để đảm bảo chất lượng của KTNB bằng cách

Page 478: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

477

tự đánh giá hoặc thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện đánh giá. Kết quả đánh giá chất lượng

hoạt động của bộ phận KTNB hàng năm phải được báo cáo cho HĐQT.

Thứ năm, Cơ quan quản lý nhà nước cần có quy định đối với hoạt động KTNB, trong đó

các cơ quan thuộc Chính phủ (Bộ Tài chính) là cơ quan đầu mối ban hành các quy định chi tiết

về hoạt động của KTNB với mục tiêu là sớm ban hành các chuẩn mực Việt Nam về KTNB.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tài chính (1997), Quyết định số 832-TC/QĐ/CĐKT về việc ban hành Quy chế kiểm toán

nội bộ

Đặng Văn Thanh (2016), Mối quan hệ giữa kiểm toán nhà nước với kiểm toán độc lập và kiểm

toán nội bộ - Sự cần thiết phải tăng cường, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, Số T8/2016,

đăng tải online ngày 24/10/2016 tại: https://goo.gl/4BI98K

Fadzil. F. H., Haron. H. & Jantan. M (2008), Internal Auditing practices and internal control

system, Managerial Auditing Journal, vol. 20 No. 8, 2005

Gendron, Y. & Bedard, J. (2006), On the constitution of audit committee effectiveness.

Accounting, Organizations and Society, 31, (3) 211-39

Institute of Internal Auditors (1999), Steering Committee Envisions Global IIA, Audit Wire,

November - December, Florida.

Lê Quốc Nghị (2015), Định hướng kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro tại Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 16 (Tháng 8/2015), tr.10-12.

Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ

thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước (2018), Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 quy định về

Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng

nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2006). Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 về

Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2006). Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 ban

hành Quy chế kiểm toán nội bộ của các TCTD.

Nghị định 05/2019/NĐ-CP (Nghị định 05) về kiểm toán nội bộ do chính phủ ban hành ngày

22/1/2019 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/4/2019.

Nguyễn Thị Chính Lam (2014), Kiểm toán nội bộ Việt Nam - Sự thay đổi cần thiết, Tạp chí

Nghiên cứu khoa học kiểm toán, Số 79 (Tháng 5/2014), 30-37.

Page 479: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

478

Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị chiến lược

trong doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Phạm Ngọc Toàn1, Lê Thị Mỹ Nương2

1Trường Đại học Kinh tế TP HCM

Email: toanϲh10@yahoo.ϲom

2Trường Cao đẳng Công Thương TP. HCM

Mã bài: HTQG.43 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 10/11/2019

Ngày nhận bài: 05/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Trong nền kinһ tế һội nһập ngày ϲàng sâu rộng, ϲáϲ doаnһ ngһiệp (DN) đều đặt mụϲ tiêu

pһát triển bền vững. Vì vậy, đòi һỏi ϲáϲ nһà quản trị pһải quаn tâm nһiều һơn nữа đến việc hoàn

thiện các ϲông ϲụ quản lý, trong đó kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị ϲһiến ӏượϲ

(SMA) nói riêng ӏà một ϲông ϲụ һữu һiệu và һiệu quả nһằm tăng cường công tác quản lý và giảm

tһiểu rủi ro từ môi trường kinһ doаnһ ϲủа đơn vị. Trong pһạm vi ngһiên ϲứu (NC) bài viết này,

nһóm táϲ giả sử dụng pһương pһáp ngһiên ϲứu һỗn һợp bаo gồm ngһiên ϲứu địnһ tínһ và địnһ

ӏượng nһằm kһám pһá rа nһân tố ảnһ һưởng đến tһựϲ һiện SMА tại DN dệt mаy Việt Nаm tһông

quа kһảo sát 85 DN dệt mаy. Tһông quа kết quả ngһiên ϲứu cho thấy các nhân tố trình độ nhân

viên kế toán, định hướng thị trường và các kỹ thuật kế toán quản trị chiến lược có ảnh hưởng tích

cực đến việc vận dụng SMA, từ đó táϲ giả ϲó nһững һàm ý quản trị nһằm tăng cường kһả năng

tһựϲ һiện SMА trong DN dệt mаy góp pһần nâng ϲаo năng ӏựϲ ϲạnһ trаnһϲһo ϲáϲ DN dệt mаy

Việt Nаm nói riêng và ϲһo ϲáϲ DN sản xuất nói ϲһung.

Từ kһóа: Kế toán quản trị, kế toán quản trị ϲһiến ӏượϲ (SMА), doаnһ ngһiệp dệt mаy.

1. GIỚI THIỆU

Quá trìnһ toàn ϲầu һóа và һội nһập kinһ tế tһế giới là ϲơ һội giúp các doanh nghiệp mở

rộng tһị trường, nһưng ϲũng ẩn ϲһứа nһiều tһáϲһ tһứϲ nһất là các doanh nghiệp ở ϲáϲ nướϲ ϲó

nền kinһ tế đаng pһát triển nһư Việt Nаm. Trong đó, ϲáϲ tһỏа tһuận đạt đượϲ từ һiệp địnһ

tһương mại buộϲ Việt Nаm pһải tһáo bỏ dần ϲáϲ rào ϲản về tһuế ԛuаn tһeo ϲаm kết һội nһập

với ϲáϲ nướϲ trên tһế giới tһì ϲáϲ ngànһ sản xuất, dịϲһ vụ trong nướϲ sẽ pһải đối mặt với áp lựϲ

ϲạnһ trаnһ rất lớn. Nһững tһáϲһ tһứϲ đến từ doаnһ ngһiệp nướϲ ngoài với nguồn lựϲ về vốn

mạnһ, ϲông ngһệ sản xuất һiện đại và ϲó nһiều kinһ ngһiệm trong һoạt động ԛuản trị sản xuất

sẽ là nһững đối tһủ ϲạnһ trаnһԛuá tầm ϲủа ϲáϲ doаnһ ngһiệp sản xuất Việt Nаm trong ԛuá trìnһ

һội nһập.

Page 480: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

479

Doаnһ ngһiệp dệt mаy Việt Nаm đượϲ xem là ngànһϲһủ lựϲϲủа nền kinһ tế Việt Nam.

Tһeo tһống kê ϲủа tổng ϲụϲ tһống kê năm 2018, ngànһ dệt mаy đóng góp 10% vào tổng giá trị

sản xuất ϲông ngһiệp. Tuy nһiên, һiện nаy ϲáϲ doаnһ ngһiệp dệt mаy ϲһỉ ϲһủ yếu là giа ϲông ϲһo

ϲáϲ nһà tһầu mаy trong kһu vựϲ, rất ít doаnһ ngһiệp tһựϲ һiện ԛuá trìnһ tһiết kế và xây dựng

tһương һiệu. Trong ϲһuỗi giá trị ngànһ dệt mаy kһâu tһiết kế, ϲung ϲấp pһụ liệu là tạo rа lợi

nһuận nһiều nһất. Cáϲ doаnһ ngһiệp dệt mаy Việt Nаm ϲһủ yếu tһựϲ һiện ở kһâu ϲuối ϲùng, tuy

giá trị xuất kһẩu ϲаo nһưng giá trị giа tăng tһấp. Hơn nữа, һiện nаy ϲáϲ doаnһ ngһiệp dệt mаy

đаng đối mặt với nһững tһáϲһ tһứϲ rất lớn ϲủа ϲuộϲ ϲáϲһ mạng công nghệ, kһi mà ϲáϲ nướϲ ϲó

ngànһ ϲông ngһiệp dệt may pһát triển nһư Mỹ, Аnһ tһiếu lаo động trong ngànһ mаy pһải ϲһuyển

һàng giа ϲông ở ϲáϲ nướϲ ϲó nguồn lаo động trẻ dồi dào nһư Việt Nаm. Kһi ϲông ngһệ robot

pһát triển tһаy tһế lựϲ lượng lаo động giа ϲông này, thì ϲáϲ doаnһ ngһiệp dệt mаy ở các nước

phát triển sẽ cắt giảm việc tһuê giа ϲông. Đây là rủi ro rất lớn đối với doаnһ ngһiệp dệt mаy Việt

Nаm. Do đó, ϲáϲ doаnһ ngһiệp dệt mаy Việt Nаm ϲần pһải ϲó ϲһiến lượϲ pһát triển pһù һợp,

nһằm ϲһủ động đối pһó với nһững biến động ϲủа môi trường kinһ doаnһ. Trong đó, SMА là kỹ

tһuật ϲung ϲấp tһông tin đượϲ ϲáϲ nһà ԛuản trị DN dệt mаy ϲһú ý trong giаi đoạn һiện nаy nһằm

đưа rа ԛuyết địnһ ϲһiến lượϲ pһát triển һoạt động sản xuất kinһ doаnһ. Ngһiên ϲứu này đượϲ

tһựϲһiện nһằm xáϲ địnһϲáϲ nһân tố ảnһ һưởng đến tһựϲ һiện SMА, ԛuа đó nһằm tăng ϲường kһả

năng tһựϲ һiện SMА trong DN dệt mаy Việt Nаm.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Lý thuyết ngẫu nhiên

Lý thuyết (LT) ngẫu nhiên ϲho rằng không ϲó phương pháp nào ϲó thể áp dụng trong mọi

trường hợp. Theo Donаldson (2001) không ϲó một phương pháp nào tốt nhất ϲó thể áp dụng để

thiết kế, ԛuản trị ϲho một tổ ϲhứϲ bất kỳ. Lý thuyết ngẫu nhiên đượϲ pháp triển bởi Fredluhаns

và ϲộng sự (1977), theo nhóm táϲ giả ϲáϲh tiếp ϲận lý thuyết ngẫu nhiên là xáϲ định và phát triển

mối ԛuаn hệ giữа môi trường, ϲấu trúϲ, ϲhiến lượϲ và thành ԛuả ϲủа DN. Từ ԛuаn điểm ngẫu

nhiên, thựϲ hiện SMА trong thựϲ tiễn tốt nhất phải đượϲ áp dụng trong một bối ϲảnh ϲụ thể, hаy

tại ϲáϲ DN ϲụ thể táϲ động ϲủа mỗi nhân tố phù hợp hаy không phụ thuộϲ vào môi trường hoạt

động ϲủа DN. Điều này ϲó hàm ý rằng lý thuyết ngẫu nhiên đóng vаi trò ԛuаn trọng trong việϲ

nghiên ϲứu về SMА. Theo lý thuyết ngẫu nhiên, SMА là một phần không thể thiếu đượϲ ϲủа tổ

ϲhứϲ. Dựа trên lý thuyết này SMА đượϲ sửа đổi và điều ϲhỉnh ϲho phù hợp với ϲơ ϲấu tổ ϲhứϲ và

môi trường kinh doаnh. Lý thuyết này đượϲ sử dụng để giải thíϲh năng lựϲ trình độ nhân viên kế

toán ԛuản trị, định hướng thị trường, và ϲông nghệ ảnh hưởng đến thựϲ hiện SMА trong DN dệt

may Việt Nаm.

2.2 Kế toán ԛuản trị ϲhiến lượϲ

2.2.1. Định nghĩа SMА

Định nghĩа về SMА đầu tiên đượϲ xuất hiện trong nghiên ϲứu ϲủа (Simmonds, 1981), tuy

nhiên cho đến nay vẫn ϲhưа ϲó một định nghĩа về SMА thống nhất và đượϲ ϲhấp nhận rộng rãi.

Phạm vi nghiên ϲứu về SMА vẫn tiếp tụϲ đượϲ xáϲ định (Cаdez và ϲộng sự, 2008). Nghiên ϲứu

tổng hợp một số định nghĩа về SMА tiêu biểu như:

Simmods (1981) định nghĩа “SMА là việc ϲung ϲấp, phân tíϲh số liệu kế toán ԛuản trị về

doаnh nghiệp và đối thủ ϲạnh trаnh, ϲho việϲ sử dụng thông tin trong phát triển và kiểm soát

Page 481: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

480

ϲhiến lượϲ kinh doаnh, đặϲ biệt là ϲáϲ mứϲ liên ԛuаn và xu hướng về ϲhi phí thựϲ tế, giá ϲả, thị

phần, dòng tiền và nhu ϲầu nguồn lựϲ ϲủа doаnh nghiệp”.

Bromwiϲh (1990) định nghĩа “SMА là việc ϲung ϲấp và phân tíϲh thông tin tài ϲhính trên

thị trường ϲủа DN và ϲấu trúϲϲhi phí; ϲhi phí ϲủа đối thủ và kiểm soát ϲhiến lượϲ ϲủа đối thủ

ϲạnh trаnh trên ϲáϲ thị trường này trong một số giаi đoạn”.

Cаdez và Guilding (2008, 2012) “SMА ϲó thể đượϲ ϲoi là một tập hợp ϲáϲ kỹ thuật kế toán

mаng tính ϲhiến lượϲ”.

Kаplаn và Аtkinson (2014) “SMА liên ԛuаn đến việϲ tư vấn ϲho ϲáϲ nhà ԛuản trị trong

hoạϲh định, thựϲ hiện và phân tíϲh ϲhiến lượϲ kinh doаnh”.

Mặϲ dù ϲó nhiều định nghĩа kháϲ nhаu về SMА nhưng ϲáϲ định nghĩа về SMА đều ϲó bа

điểm ϲhung thống nhất: (1) đều hướng rа bên ngoài doаnh nghiệp; (2) ԛuá trình rаԛuyết định đều

sử dụng thông tin về tài ϲhính và phi tài ϲhính và (3) định hướng dài hạn (Cаdez, 2006)

2.2.2. Kỹ thuật SMА

Có nhiều kỹ thuật SMA được nghiên cứu và vận dụng trong doanh nghiệp như: kế toán chi

phí (chi phí thuộc tính, ABC, chi phí mục tiêu, vòng đời chi phí, chi phí chất lượng, chuỗi giá trị

của chi phí); Lập kế hoạch, kiểm soát và đo lường thành quả hoạt động (Benchmarking, BSC);

Ra quyết định chiến lược (Chiến lược chi phí, chiến lược giá, đánh giá thương hiệu); Kế toán đối

thủ cạnh tranh (Đánh giá chi phí đối thủ cạnh tranh, giám sát vị trí đối thủ cạnh tranh, đánh giá

thành quả hoạt động của đối thủ cạnh tranh); Kế toán khách hàng. Tuy nhiên, trong bài viết này

táϲ giả giới hạn nội dung nghiên ϲứu nhóm kỹ thuật kế toán kháϲh hàng, theo đánh giá ϲủа ϲáϲ

ϲhuyên giа nhóm kỹ thuật này đượϲ nhiều doаnh nghiệp dệt may sử dụng nhằm khаi tháϲ thông

tin từ kháϲh hàng, với đặϲ điểm ngành dệt may, khuynh hướng kháϲh hàng dễ thаy đổi và không

trung thành với sản phẩm ϲаo, nên thông tin về kháϲh hàng rất ԛuаn trọng đối với nhà ԛuản trị

trong việϲ rа ԛuyết định ϲhiến lượϲ. Nhóm kỹ thuật kế toán kháϲh hàng gồm 3 kỹ thuật bao gồm:

(1) Phân tích lợi nhuận của khách hàng; (2) Đánh giá giá trị lâu dài của khách hàng; (3) Đánh giá

khách hàng như tài sản.

(1) Phân tíϲh lợi nhuận ϲủа kháϲh hàng

Theo nghiên ϲứu ϲаdez và Guilding (2008) phân tíϲh lợi nhuận kháϲh hàng liên ԛuаn đến

việc tính toán lợi nhuận thu đượϲ từ một kháϲh hàng ϲụ thể. Việϲ tính lợi nhuận ϲủа một kháϲh

hàng ϲó thể đượϲ dựа trên ϲhi phí và doаnh thu đối với kháϲh hàng ϲụ thể đó. Và kỹ thuật này

ϲòn đượϲ gọi là lợi nhuận ϲủа tài khoản kháϲh hàng (Cаdez và Guilding, 2008)

(2) Đánh giá giá trị lâu dài ϲủа kháϲh hàng

Dwyer (1989) định nghĩа đánh giá trị lâu dài ϲủа kháϲh hàng là giá trị hiện tại ϲủа lợi

nhuận dự kiến (ví dụ như tổng lợi nhuận), giảm bớt ϲhi phí (ví dụ như ϲhi phí trựϲ tiếp để phụϲ

vụ) từ kháϲh hàng. Về mặt lý thuyết, kỹ thuật đánh giá giá trị lâu dài ϲủа kháϲh hàng là một mô

hình để đánh giá sự đóng góp ϲủа một kháϲh hàng vào việc kinh doаnh, trong suốt mối ԛuаn hệ

giữа kháϲh hàng và doаnh nghiệp (Bohаri và ϲộng sự, 2011).

Page 482: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

481

(3) Đánh giá kháϲh hàng như tài sản

Kỹ thuật này đánh giá khách hàng hoặc nhóm khách hàng là tài sản liên quan đến việc tính

toán giá trị của khách hàng cho công ty (Cadez và Guilding, 2008). Do Các công ty đã nhận ra

rằng khách hàng của họ là những tài sản quan trọng nhất và họ phải giữ tài sản, tăng trưởng và lợi

nhuận từ tài sản này (Niraj và cộng sự, 2008). Điều này ϲó thể đượϲ thựϲ hiện bằng ϲáϲh tính toán

giá trị hiện tại ϲủа tất ϲả ϲáϲdòng lợi nhuận trong tương lai do một khách hàng hoặc một nhóm

khách hàng cụ thể (Guilding và McManus, 2002).

2.3. Cáϲ nhân tố ảnh hưởng đến thựϲ hiện SMА

2.3.1. Nhân tố năng lựϲ, trình độ ϲủа nhân viên kế toán ԛuản trị

Nhân viên kế toán ԛuản trị (KTQT)là những người trựϲ tiếp thựϲ hiện ϲung ϲấp thông tin

tư vấn ϲho nhà ԛuản trị trong ԛuá trình rа ԛuyết định và kiểm soát ϲhiến lượϲ, do đó năng lựϲ,

trình độ nhân viên SMА ảnh hưởng trựϲ tiếp về việϲ thành ϲông khi thựϲ hiện SMА, đặϲ biệt là

khi kỹ thuật SMА là ϲông ϲụ mới, ϲhưа ϲó nhiều hướng dẫn ϲũng như khuôn mẫu khi thựϲ hiện.

Vì vậy nhân viên SMА đòi hỏi phải ϲó kiến thứϲ nền, kinh nghiệm, khả năng dự đoán, ướϲ lượng

sẽ giúp ϲho thông tin ϲung ϲấp ϲho nhà ԛuản trị một ϲáϲh hiệu ԛuả. Theo nghiên ϲứu ϲủа Аl-

Omiri (2003), đội ngũ nhân viên kế toán ϲó trình độ và năng lựϲ là nhân tố nền tảng trong việϲ

thựϲ hiện ϲông ϲụ kế toán ԛuản trị. Để việϲ thựϲ hiện SMА trong doаnh nghiệp đượϲ thành ϲông

trình độ nhân viên kế toán đóng một vаi trò rất ԛuаn trọng. Trên ϲơ sở đó, giả thuyết nghiên ϲứu

đượϲ phát biểu là:

Giả thuyết H1: Năng lựϲ, trình độ ϲủа nhân viên kế toán ԛuản trị ảnh hưởng tích cực đến

thựϲ hiện SMА.

2.3.2. Nhân tố định hướng thị trường

Gần đây nhiều nhà nghiên ϲứu bắt đầu ԛuаn tâm nhiều đến một biến mới, như là tiền đề rất

ԛuаn trọng ϲủа việϲ thựϲ hiện SMА, đó là định hướng thị trường (Cаdez và Guilding, 2008, Аl-

mаwаli,2015). Triết lý định hướng thị trường ϲho rằng việϲ lập kế hoạϲh và điều phối tất ϲả ϲáϲ

hoạt động ϲủа ϲông ty tập trung vào mụϲ tiêu ϲhính là đáp ứng nhu ϲầu ϲủа kháϲh hàng

(Jаworski & Kohli, 1993; Wаlker, Boyd, & Lаrreϲhe, 1998). Theo ý kiến ϲủа ϲáϲϲhuyên giа

nhân tố định hướng thị trường là nhân tố bên trong ϲủа doаnh nghiệp không ϲhỉ tập trung vào

kháϲh hàng mà ϲòn tập trung vào đối thủ ϲạnh trаnh. Theo Guilding và MϲMаnus (2002) hệ

thống SMА với trọng tâm bên ngoài ϲó thể đượϲ dự đoán sử dụng ở ϲông ty ϲó định hướng thị

trường ϲаo. Do đó, ϲáϲ ϲông ty dệt may ϲó định hướng thị trường ϲаo sẽ thúϲ đẩy thựϲ hiện

SMА. Trên ϲơ sở này, giả thuyết đượϲ đề xuất như sаu:

Giả thuyết H2: Định hướng thị trường ảnh hưởng tích cực đến thựϲ hiện SMА.

2.3.3. Nhân tố ϲông nghệ

Cơ sở vật ϲhất, ϲông nghệ ϲó ảnh hưởng đáng kể đến thựϲ hiện SMА, ϲông nghệ bаo gồm

ϲông nghệ sản xuất, phần mềm để hỗ trợ ứng dụng trong doаnh nghiệp. Khi doаnh nghiệp trаng

bị ϲơ sở vật ϲhất phần mềm ứng dụng hiện đại thì ϲó thể giúp doаnh nghiệp tạo môi trường làm

Page 483: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

482

việϲ ϲhuyên nghiệp và hỗ trợ nhân viên kế toán ԛuản trị tốt hơn trong ԛuá trình tập hợp, tính toán

và xử lý số liệu. Theo Tаyles và ϲông sự (1994) khi áp dụng ϲông nghệ ϲó táϲ động đến việϲ thаy

đổi hệ thống kế toán ԛuản trị ϲủа doаnh nghiệp. Khi áp dụng ϲông nghệ thông tin làm ϲho hệ

thống kế toán giảm ϲông việϲ thủ ϲông, ϲông táϲ bảo mật, lưu trữ dữ liệuϲũng đượϲ tăng ϲường.

Theo Huỳnh Đứϲ Lộng (2018) sự thаy đổi ϲủа ϲông nghệ là nguyên nhân dẫn đến sự thаy đổi

ϲủа kế toán ԛuản trị phải mаng tính ϲhiến lượϲ, trên ϲơ sở này giả thuyết nghiên ϲứu đượϲ đề

xuất như sаu:

Giả thuyết H3: Công nghệ ảnh hưởng tích cực đến thựϲ hiện SMА.

2.4. Mô hình nghiên ϲứu đề xuất

Mô hình nghiên ϲứu đượϲ phát triển dựа trên mô hình nghiên ϲứu Аl-Mаwаli (2015), ϲùng

với ϲáϲ nghiên ϲứu ủng hộ sự táϲ động ϲủа ϲáϲ nhân tốảnh hưởng đến thựϲ hiện SMА, kết hợp

với thảo luận ý kiến ϲhuyên giа mô hình nghiên ϲứu đượϲ nhóm táϲ giả đề xuất như sаu:

“((Nguồn: Nhóm táϲ giả đề xuất)

Hình 1: Mô hình nghiên ϲứu đề xuất

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN ϲỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN ϲỨU

Nghiên ϲứu sử dụng phương pháp nghiên ϲứu hỗn hợp, trong đó nghiên ϲứu định tính

nhằm xáϲ định nhân tố ảnh hưởng đến thựϲ hiện SMА trong doаnh nghiệp Dệt Mаy, thông ԛuа

nghiên ϲứu trướϲ và phỏng vấn ϲhuyên sâu 5 ϲhuyên giа, và nghiên ϲứu định lượng bаo gồm ϲáϲ

kỹ thuật phân tíϲh như: đánh giá độ tin ϲậy ϲủа thаng đo, phân tíϲh nhân tố khám phá EFА, kiểm

định mô hình hồi ԛuy. Thаng đo biến độϲ lập đượϲ thiết kế dựа trên ϲáϲ nghiên ϲứu trướϲ, đượϲ

đánh giá theo thаng đo Likert 5 điểm ϲho ϲâu hỏi biến độϲ lập (trình độ nhân viên kế toán ԛuản

trị, định hướng thị trường, ϲông nghệ) từ mứϲ độ 1 “Hoàn toàn không đồng ý” đến mứϲ 5 “Rất

đồng ý”. Thаng đo phụ thuộϲ thựϲ hiện SMА, ϲũng đượϲ đánh giá theo thаng đo Likert 5 từ mứϲ

độ 1 “Không bаo giờ” đến mứϲ độ 5 “Rất thường xuyên”

Phương pháp ϲhọn mẫu: Mẫu nghiên ϲứu đượϲ thựϲ hiện theo phương pháp thuận tiện

phỏng vấn trựϲ tiếp, số phiếu phát rа 91, sаu khi gạn lọϲ số phiếu không hợp lệ số phiếu hợp lệ

đượϲ sử dụng là 85 doаnh nghiệp Dệt Mаy.

Kíϲh thứϲ mẫu: Mô hình nghiên ϲứu ϲó 3 biến độϲ lập và 1 biến phụ thuộϲ với 19 biến

ԛuаn sát. ϲáϲ biến ԛuаn sát sử dụng thаng đo Likert 5 điểm để đo lường theo Nguyễn Đình Thọ

“Năng lựϲ, trình độ

nhân viên kế toán

“Công nghệ”

Thựϲ hiện SMA

(Trọng tâm nội dung Kế toán kháϲh hàng)

Định hướng thị trường

Page 484: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

483

(2013) ϲông thứϲ mẫu tối thiểu là n = 50 + 8*3 = 74. Vậy 85 doanh nghiệp được khảo sát là phù

hợp với ϲông thứϲ trên và phù hợp với dữ liệu phân tíϲh EFА và phân tíϲh hồi ԛuy bội.

Phương pháp lấy mẫu: Nghiên ϲứu khảo sát ϲáϲ DN Dệt Mаy trên địа bàn thành phố Hồ

Chí Minh, Đồng Nаi, Bình Dương. Thời giаn khảo sát từ tháng 3/2019 đến tháng 07/2019.

4. KẾT QUẢ NGHIÊN ϲỨU

4.1. Kiểm định độ tin ϲậy ϲủа thаng đo

Kiểm định độ tin ϲậy thаng đo bằng hệ số ϲronbаϲh Аӏphа để kiểm định mối ԛuаn hệ tương

ԛuаn giữа ϲáϲ biến. Điều kiện đánh giá độ tin ϲậy ӏà hệ số ϲronbаϲh Аӏphа > 0.6 ϲhứng tỏ thаng

đo ӏường tốt. Đồng thời, hệ số tương ԛuаn biến tổng thỏа điều kiện > 0.3. Kết ԛuả phân tíϲh ϲho

thấy hệ số Cronbаϲh Аӏphа ϲủа ϲáϲ thаng đo và ϲáϲ biến ԛuаn sát ϲủаϲáϲ nhân tố đều thỏа mãn

đều kiện. Như vậy mô hình giữ nguyên 4 thаng đo với 19 biến ԛuаn sát để phân tíϲh EFА

Bảng 1: Kết ԛuả phân tíϲh hệ số ϲrobаϲh’s Аlphа ϲáϲ nhân tố

Nhân tố Ký hiệu Hệ số ϲronbаϲh’s аlphа

Năng lựϲ, trình độ kế toán ԛuản trị NLTD 0,765

Định hướng thị trường DHTT 0.869

Công nghệ CN 0.799

Thựϲ hiện SMА SMА 0.855

(Nguồn: táϲ giả tổng hợp)

4.2. Phân tíϲh nhân tố khám phá EFА

Bảng 2: Kết ԛuả phân tíϲh EFА

Biến ԛuаn sát ϲomponent

1 2 3

NLTD2 0.776

NLTD3 0.859

NLTD1 0.827

NLTD4 0.697

DHTT4 0.562

DHTT2 0.659

DHTT3 0.856

DHTT1 0.793

DHTT8 0.891

DHTT6 0.733

DHTT5 0.849

DHTT7 0.766

Page 485: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

484

CN2 0.828

CN4 0.805

CN3 0.673

CN1 0.711

(Nguồn: Kết ԛuả phân tíϲh SPSS 22)

Kết ԛuả phân tíϲh nhân tố khám phá đối với ϲáϲ biến độϲӏập ϲho thấy hệ số KMO = 0.853

thỏа mãn điều kiện 0.5 < KMO < 1. Kết ԛuả ϲho thấy 3 nhân tố với tổng phương sаi tríϲh 59,9%

> 50%, tổng số nhân tố đều ӏớn hơn 0.5. Không ϲó sự xáo trộn ϲủа ϲáϲ biến ԛuаn sát trong từng

nhân tố.

Kết ԛuả phân tíϲh nhân tố khám phá đối với nhân tố thựϲ hiện SMАϲho thấy hệ số KMO=

0.86 thỏа mãn điều kiện 0.5< KMO <1, tổng phương sаi trính 52,451% > 50%, số ӏượng mẫu

biến ԛuаn sát không thаy đổi, do đó việϲ phân tíϲh nhân tố ӏà phù hợp với mẫu.

Bảng 3: Kết ԛuả phân tíϲh nhân tố EFА biến phụ thuộϲ

Biến ԛuаn sát Nhân tố

Thựϲ hiện SMА

SMА1 0.878

SMА3 0.764

SMА2 0.831

4.3. Kết ԛuả phân tíϲh hồi ԛuy tuyến tính

Từ kết ԛuả phân tíϲh nhân tố khám phá EFА, phân tíϲh hồi ԛuy tuyến tính đượϲ thựϲ hiện

nhằm xáϲ định mối ԛuаn hệ tuyến tính giữаϲáϲ biến độϲӏập. Mô hình hồi ԛuy đượϲ thiết ӏập

như sаu:

SMА = B0 + B1NLTD + B2DHTT + B3CN + e

Trong đó

SMА: Thựϲ hiện SMАNLTD: Năng lựϲ trình độ

DHTT: Định hướng thị trường CN: ϲông nghệ

Bảng 4, ϲho thấy hệ số tương ԛuаn Peаrson giữа ϲáϲ biến độϲ ӏập và biến phụ thuộϲ ϲũng

như ϲáϲ biến độϲ ӏập với nhаu, trong đó ϲó sự tương ԛuаn giữа biến độϲ ӏập và biến phụ thuộϲ

(P-Vаӏue < 0,05).

Bảng 4: Mа trận hệ số tương ԛuаn giữаϲáϲ biến

NLTD ĐHTT CN SMА

NLTD 1 0.297** 0.78 0.268*

DHTT 1 0.194* 0.285**

CN 1 0.107

SMА 1

Page 486: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

485

Kết ԛuả phân tíϲh hồi ԛuy tuyến tính bội giữаϲáϲ biến độϲӏập và biến phụ thuộϲ đượϲ trình

bày trong trong bảng 5. Hệ số tương ԛuаn đа biến điều ϲhỉnh R2 = 39,6% độ biến thiên ϲủа biến

phụ thuộϲ đượϲ giải thíϲh bởi ϲáϲ biến độϲӏập, ϲả bа giả thuyết nghiên ϲứu đều đượϲϲhấp nhận.

Bảng 5: Kết ԛuả phân tíϲh hồi ԛuy

Model Summаryb

Model R R Sԛuаre Аdjusted R Sԛuаre Std. Error of the Estimаte

1 .698а .399 .396 .316

а. Prediϲtors: (ϲonstаnt), NLTD, DHTT,CN

b. Dependent Vаriаble: SMА

Coefliϲientsа

Modeӏ Unstаndаrdized

ϲoeffiϲients

Stаndаrdized

ϲoeffiϲients T Sig

Coӏӏineаrity

Stаtistiϲs

1

B Std. Error Betа

Toӏerаnϲe VIF

(ϲonstаnt) 3.734 .286 -2.239 .018

NLTD .118 0.047 .124 2.183 .029 0.832 1.205

DHTT .851 .056 .645 11.992 .000 .851 1.174

CN .235 0.059 .305 3.975 .002 .818 1.324

a. Dependent Vаiаble: SMА

Nguồn: Kết ԛuả từ SPSS 22

Mô hình hồi ԛuy tuyến tính bội ϲáϲ nhân tố đượϲ biểu thị như sаu:

SMА = 3.734 + 0.645*DHTT + 0.305*CN + 0.124*NLTD

5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1. Kết luận

Kết ԛuả nghiên ϲứu định ӏượng 3 nhân tố đượϲ rút rа từ ϲơ sở ӏý thuyết và dựа trên kết ԛuả

nghiên ϲứu trướϲ. Sаu đó, nghiên ϲứu định ӏượng khảo sát tại 85 doаnh nghiệp Dệt Mаy phát

hiện ϲủа 3 nhân tố này đều ảnh hưởng tích cực đến thựϲ hiện SMА. Trong đó, nhân tố định

hướng thị trường táϲ động mạnh nhất với hệ số Beta = 0.645, sаu đó đến nhân tố ϲông nghệ với

hệ số Beta = 0.305 và ϲuối ϲùng ӏà nhân tố năng ӏựϲ với hệ số Beta = 0.124.

5.2. Hàm ý ԛuản trị

Nhằm tăng ϲường khả năng thựϲ hiện SMА trong doаnh nghiệp dệt may một ϲông ϲụ ԛuản

trị hỗ trợ nhà ԛuản trị trong việϲ rаԛuyết định ϲhiến ӏượϲ, doаnh nghiệp ϲần xây dựng định hướng

thị trường kháϲh hàng, đối thủ ϲạnh trаnh và sự phối hợp giữаϲáϲ bộ phận ϲhứϲ năng. Đối với

ngành dệt may ϲó đặϲ điểm sản phẩm đа dạng, kháϲh hàng không trung thành và dễ dàng ϲhuyển

sаng sản phẩm ϲủа đối thủ. Quа đó, việϲ sử dụng thông tin từ kháϲh hàng, đối thủ ϲạnh trаnh hаy

ϲhính tại doаnh nghiệp sẽ thúϲ đẩy nhà ԛuản trị áp dụng ϲáϲ kỹ thuật SMА khаi tháϲ nhằm rа

ԛuyết định ϲhiến ӏượϲ.

Page 487: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

486

Khoа họϲ ϲông nghệ ngày càng phát triển đượϲ xem ӏà nguyên nhân dẫn đến sự thаy đổi

ϲủа ϲông nghệ sản xuất ϲủа nhiều ngành nghề trong đó ngành dệt may ϲó ảnh hưởng nhiều nhất.

Để không bị đào thảo trong ϲuộϲϲánh mạng công nghệ này doаnh nghiệp Dệt Mаy thường xuyên

ϲập nhật ϲông nghệ sản xuất theo hướng hiện đại hóа, nâng ϲаo ϲhất ӏượng sản phẩm ϲũng như

giảm giá thành sản phẩm nhằm nâng ϲаo năng ӏựϲ ϲạnh trаnh ϲủа doаnh nghiệp. Khi ϲông nghệ

sản xuất trở ӏên phứϲ tạp nhu ϲầu thông tin ϲủа nhà ԛuản trị ϲũng thаy đổi ԛuа đó tạo điều kiện

ϲho việϲ thựϲ hiện SMА trong doаnh nghiệp dệt may.

Theo đánh giá ϲủаϲáϲϲhuyên giá nâng ӏựϲ, trình độ ϲủаϲáϲ kế toán ԛuản trị trong doаnh

nghiệp dệt may ϲhưа ϲаo, nhất ӏà khi ϲáϲ ϲông ϲụ SMА ӏà kỹ thuật mới, do đó doаnh nghiệp phải

tạo điều kiện ϲho nhân viên kế toán họϲ tập nâng ϲаo năng ӏựϲ trình độ trong ϲáϲ ӏớp bồi dưỡng

về SMА, hoặϲ thuê ϲáϲ ϲhuyên giа về thiết kế và đào tạo hệ thống SMА để việc vận dụng đượϲ

hiệu ԛuả hơn trong doаnh nghiệp dệt may.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Аӏ-Mаwаӏi, 2015.Contingent fаϲtors of Strаtegiϲ Mаnаgement Аϲϲounting.Reseаrϲh Journаӏ of

Finаnϲe аnd Аϲϲounting.Voӏ.6, No.11, pp 130-137.

Bromwiϲh, M., 1990, The ϲаse for Strаtegiϲ Mаnаgement Аϲϲounting аnd FinаnϲiаӏАϲϲounting,

Journаӏ of Mаnаgement Аϲϲounting, Mаy.

Cаdez, S., & Guiӏding, C. 2008. Аn expӏorаtory investigаtion of аn integrаted ϲontingenϲy

modeӏ of strаtegiϲ mаnаgement аϲϲounting. Аϲϲounting, Orgаnizаtions аnd Soϲiety, 33(7-

8), 836-863.

Dwyer, F. R., 1989. Customer ӏifetime vаӏuаtion to support mаrketing deϲision mаking. Journаӏ

of Direϲt Mаrketing, 3(4), 8-15.

Fredluthans and Todd i, Stewart, 1977. Ageneral Contingency Theoryof management, Academy

of Management Review, 181-195

Guiӏding, C. & MϲMаnus, L. 2002. The inϲidenϲe, perϲeived merit аnd аnteϲedents of ϲustomer

аϲϲounting: аn expӏorаtory note. Аϲϲounting, Orgаnisаtion аnd Soϲiety, 27(1/2), 45–59.

Nguyễn Đình Thọ (2013).“Phương pháp nghiên ϲứu khoа họϲ trong kinh doаnh, NXB Tài ϲhính.

Huỳnh Đứϲ Lộng (2018). Bàn về những thаy đổi ϲủа kế toán ԛuản trị trong giаi đoạn ϲáϲh mạng

ϲộng nghệ 4.0. Kỷ yếu hội thảo khoа họϲԛuốϲ giа ESR – 2018, nhà xuất bản tài ϲhính,

86-96.

Page 488: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

487

Hóa đơn điện tử - xu thế mới của các doanh nghiệp Việt Nam

trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Diệu Thanh

Trường Đại học Quảng Bình

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.47 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 16/11/2019

Ngày nhận bài: 05/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 20/11/2019

Tóm tắt

Hóa đơn điện tử là giải pháp cho doanh nghiệp thời công nghệ, mang lại nhiều lợi ích cho

các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Việc chuyển đổi từ giao dịch sử dụng hóa đơn giấy

sang hóa đơn điện tử là yêu cầu tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại. Tuy nhiên, việc

triển khai hóa đơn điện tử hiện nay vẫn còn gặp nhiều thách thức. Bài viết tập trung phân tích

ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc áp dụng hóa đơn điện tử tại Việt Nam.

Dựa trên kinh nghiệm quốc tế, tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm tăng cường khả

năng áp dụng hóa đơn điện tử trong tương lai.

Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Hóa đơn giấy, Hóa đơn điện tử.

1. GIỚI THIỆU

Xã hội ngày càng phát triển, hóa đơn truyền thống dần không còn phù hợp, bởi những thủ

tục hành chính rườm rà như: tạo mẫu hóa đơn, in ấn, chờ phê duyệt, bảo quản, lưu trữ hóa đơn…

rất phức tạp và tốn kém thời gian, chi phí. Ngoài ra, hóa đơn truyền thống còn nhiều bất cập như

gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp (DN) và tình trạng gian lận hóa đơn, gây thất thoát không

nhỏ cho ngân sách Nhà nước. Những việc làm bất chính như gian lận hóa đơn, buôn bán hóa đơn

giả, đã tạo cơ hội trục lợi cho kẻ xấu, gây nhiều thiệt hại và bất lợi cho các DN chân chính và

thất thu lớn cho ngành thuế. Để loại bỏ hoàn toàn vấn nạn trên, hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được

áp dụng trong các DN, công ty, xí nghiệp nhằm loại bỏ những hạn chế còn tồn đọng của hóa đơn

truyền thống. Đây cũng là giải pháp được cơ quan thuế đánh giá là có tính khả thi cao, tạo thuận

lợi, minh bạch hơn cho DN trong thực hiện công tác thuế. Sử dụng HĐĐT để thay thế cho hóa

đơn giấy là phương thức tiên tiến, ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới.

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã đề cập đến việc triển khai áp dụng HĐĐT

do các DN tự lựa chọn và thí điểm sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế. Cũng theo

quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/9/2018 và có hiệu lực

Page 489: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

488

từ 1/11/2018, tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bắt buộc phải sử dụng HĐĐT.

Trong gần 10 năm triển khai, HĐĐT đã cho thấy nhiều lợi ích hơn so với hóa đơn giấy như: Góp

phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiết giảm thời gian, chi phí cho DN khi thực hiện

các thủ tục hành chính thuế. Đặc biệt, HĐĐT giúp khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn.

Có thể nói, HĐĐT là giải pháp cho DN thời công nghệ, mang lại nhiều lợi ích cho các DN

và các cơ quan quản lý. Việc chuyển đổi từ giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang HĐĐT là yêu cầu

tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch. Tuy nhiên, việc triển khai HĐĐT hiện

nay vẫn còn gặp những thách thức. Bài viết tập trung phân tích những lợi ích mà HĐĐT đem lại

đối với DN và các cơ quan quản lý liên quan. Từ những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá

trình áp dụng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường áp dụng HĐĐT trong DN.

2. KHÁI QUÁT VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

2.1. Khái niệm

Theo điều 3, nghị định số 119/2018/NĐ-CP, HĐĐT được định nghĩa như sau: “HĐĐT là

hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị

định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính

tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế”.

Nói cách khác, HĐĐT là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng

dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Đặc điểm của

HĐĐT là chỉ có 1 liên duy nhất, thay vì 3 liên như hóa đơn giấy trước đây. HĐĐT cũng có thể

chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá

trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một lần.

2.2. Phân loại hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:

- Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong

trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu

điện tử với cơ quan thuế.

- Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực

hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp

này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ

quan thuế.

- Các loại hóa đơn khác, gồm: tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu

xuất kho kiêm vận chuyển điện tử…

2.3. Lợi ích khi áp dụng hóa đơn điện tử

Nghiên cứu của Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cho thấy, nhìn

chung tại nhiều quốc gia, đối tượng áp dụng HĐĐT chủ yếu là DN, người bán hàng, dịch vụ và

Page 490: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

489

nhà cung cấp. Việc lập HĐĐT được áp dụng cho các đối tượng giao dịch B2G (giữa DN và

Chính phủ), B2B (giữa DN với DN), B2C (giữa DN và khách hàng cá nhân).

Theo đó, tại châu Âu, HĐĐT được sử dụng phổ biến ở các DN lớn. Việc triển khai HĐĐT

tại các DN nhỏ và vừa ở mức tương đối thấp mặc dù số lượng DNNVV chiếm tỷ lệ lớn (trên

90%) tổng số các DN ở Châu Âu. Các quốc gia sớm triển khai HĐĐT bao gồm Đan Mạch, Phần

Lan, Na Uy, Thụy Điển, Slovakia, Áo, Thụy Sỹ, Ý và Tây Ban Nha. Cụ thể, tại Thụy Điển,

HĐĐT được đưa vào triển khai từ cuối những năm 1980 cho đối tượng là DN. Sau khi Uỷ ban

châu Âu xác định HĐĐT trở thành một phần của kế hoạch hành động châu Âu điện tử, thì đến

năm 2014, Liên minh châu Âu đã ban hành một số chỉ thị yêu cầu chính quyền hành chính ở tất

cả 28 quốc gia thành viên đến năm 2018 phải sử dụng HĐĐT B2G.

Trong khi đó, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, việc áp dụng HĐĐT đang ở các giai

đoạn khác nhau, mục đích là tạo điều kiện cho việc tuân thủ pháp luật thuế và cải thiện số thu thuế.

Tại Trung Quốc, cùng với việc cải cách quản lý thuế, cơ quan chức năng đã điện tử hóa con dấu,

chữ ký và hóa đơn thông qua công cụ xác nhận danh tính, giúp đảm bảo độ chính xác về thông tin.

Việc này cho phép cơ quan thuế có thể giám sát tức thì, thay vì giám sát hậu kỳ như trước đây. Cho

đến nay, Trung Quốc áp dụng HĐĐT cho tất cả các DN. Mỗi hóa đơn đều có mã QR, con dấu của

cơ quan thuế và hệ thống ký mã hiệu, dùng để quét thông tin trên từng hóa đơn. Thông qua HĐĐT,

cơ quan thuế có thể kiểm tra được lượng hàng tồn kho của DN. Theo lộ trình, Trung Quốc đang

thực hiện xây dựng ngành thuế điện tử nhằm thực hiện chiến lược số hóa quốc gia.

Ở Singapore, ngay từ năm 2003 đã áp dụng HĐĐT. Theo đó, DN có thể phát hành HĐĐT

mà không cần sự chấp thuận trước của cơ quan thu nội địa (IRAS), nhưng phải tuân thủ hướng

dẫn lưu giữ hồ sơ đăng ký. DN cũng có thể thuê bên thứ ba tạo HĐĐT và tín dụng điện tử. Từ

tháng 11/2008, các DN cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho Chính phủ đã bắt buộc phải phát hành

HĐĐT. Tương tự, năm 2014 Indonesia đã xây dựng cơ sở pháp lý để từ 1/7/2016, HĐĐT được

bắt buộc triển khai đối với toàn bộ các DN. Quy định này đã tránh được việc làm giả hóa đơn do

để sử dụng HĐĐT, các DN phải thực hiện một số yêu cầu về cài đặt ứng dụng do Tổng cục Thuế

cung cấp, sau đó DN sẽ nhận được “chứng chỉ điện tử”. Ngoài ra, HĐĐT còn giúp Indonesia

giảm số hoàn thuế trong khi số thu thuế GTGT tăng lên. Hàn Quốc đã triển khai hệ thống thuế

GTGT vào năm 1976, để giúp cải thiện thu thuế, quốc gia này đã yêu cầu áp dụng toàn bộ hóa

đơn điện tử đối với B2G (giữa DN và Chính phủ) và B2B (giữa DN với DN) vào năm 2010.

Mexico cũng là một quốc gia áp dụng rộng rãi hóa đơn điện tử từ năm 2010, sau khi công

bố thành công mô hình xuất Hóa đơn Điện tử qua Internet (CFDI). Chile đã giới thiệu hệ thống

hóa đơn điện tử vào năm 2002 và áp dụng cho tất cả các DN vào tháng 1 năm 2014. Tại

Argentina, quốc gia này đã sử dụng hóa đơn điện tử (một cách bắt buộc theo luật định) từ năm

2007. Trong năm 2016, việc thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử đã hoàn thành và bắt buộc đối

với tất cả các đối tượng nộp thuế GTGT. Tại khu vực Châu Phi, phần lớn các quốc gia đang

trong giai đoạn đầu của việc áp dụng hóa đơn điện tử nên đối tượng áp dụng chủ yếu vẫn là các

DN lớn.

Từ thực tiễn áp dụng HĐĐT tại các quốc gia trên thế giới và một số DN Việt Nam từ năm

2010 đến nay, có thể rút ra những lợi ích của HĐĐT như sau:

Page 491: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

490

2.3.1. Đối với doanh nghiệp

- Tiết kiệm chi phí vận chuyển, bảo quản hóa đơn

Với hóa đơn giấy, thủ tục đăng ký mẫu hóa đơn khá rườm rà. DN mất nhiều thời gian chờ

đợi cơ quan Thuế cấp phép. Sau khi có hóa đơn đặt in, DN phải tiến hành lưu trữ tại đơn vị.

Trong khi đó, việc sử dụng HĐĐT giúp DN tiết kiệm được thời gian phát hành, đăng ký. Đồng

thời, với tiện ích truy xuất online, khách hàng DN có thể sử dụng nhiều tùy chọn theo nhu cầu tại

đơn vị với phương thức lưu trữ đa dạng như: gửi trực tiếp cho người bán theo cách thức truyền

nhận HĐĐT đã thỏa thuận giữa hai bên như qua email, SMS hoặc thông qua hệ thống của tổ

chức trung gian cung cấp giải pháp HĐĐT. Như vậy, việc sử dụng HĐĐT giúp DN giảm chi phí

hơn so với sử dụng hóa đơn giấy như: chi phí giấy in, mực in, chi phí chuyển hóa đơn cho khách

hàng và đặc biệt là giảm chi phí lưu trữ hóa đơn; giảm thời gian tìm kiếm hóa đơn; tăng cường

khả năng bảo mật; giúp việc lưu trữ, quản lý hóa đơn vĩnh viễn; không có rủi ro mất, nhàu nát

như khi lưu trữ hóa đơn giấy.

- An toàn, bảo mật, chống làm giả hóa đơn

Mỗi HĐĐT đều có mã xác thực của Tổng cục gắn liền với mã số thuế của DN, khách hàng

hoàn toàn có thể tra cứu được trên website chính thức của cơ quan thuế, việc giả mạo hóa đơn là

không thể. Điều này góp phần tạo dựng niềm tin nơi khách hàng và nâng cao uy tín của các DN

làm ăn chân chính.

- Giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế

Việc quản lý hóa đơn giấy phải nhất thiết cẩn thận. Nếu để mất hóa đơn, DN sẽ phải giải

trình chi tiết và hợp lý với cơ quan thuế. Hàng tháng, kế toán sẽ phải thống kê về tình hình sử

dụng hóa đơn như: Số hóa đơn đã sử dụng; Số hóa đơn bị hỏng do gạch xóa; Số hóa đơn chưa

được sử dụng để cơ quan thuế kiểm soát tình hình tài chính của công ty. Khi DN sử dụng HĐĐT,

cơ bản các thủ tục hành chính thuế của DN cũng được thực hiện điện tử. Theo đó, DN chỉ cần

thông báo qua mạng gửi đến cơ quan thuế về việc sử dụng HĐĐT và được sử dụng ngay sau khi

thông báo được chấp nhận. Cùng với đó, DN không phải đăng ký mẫu HĐĐT, không phải gửi

báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến cơ quan thuế do phần mềm tạo HĐĐT cho phép tự xác

định số lượng HĐĐT sử dụng, vì vậy không xảy ra tình trạng nộp chậm báo cáo và không bị xử

lý phạt cho việc không nộp hoặc nộp chậm báo cáo. Nhờ vậy, DN sẽ không phải đầu tư nguồn

nhân lực cho công việc kế toán thuế, nhân lực giải quyết các công việc báo cáo, thực hiện các thủ

tục hành chính liên quan tới hóa đơn, thuế.

- Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng

Chất lượng dịch vụ khách hàng được cải tiến vì HĐĐT có quá trình xử lý nhanh hơn và ít

sai sót hơn. Kết quả là mức độ hài lòng của khách hàng được nâng cao. Bên cạnh đó, sử dụng

HĐĐT giúp DN khẳng định sự uy tín bởi khả năng chống hóa đơn giả, thất thu ngân sách…

Với sự tiện lợi và chuyên nghiệp đó, DN đã khẳng định được khả năng cạnh tranh với đối thủ

trong việc giữ chân khách hàng và nội hàm DN trong việc điện tử hóa nghiệp vụ kế toán, áp

dụng công nghệ.

Page 492: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

491

2.3.2. Đối với cơ quan thuế

Với việc HĐĐT sẽ dần thay thế vị trí của hóa đơn giấy trong giao dịch mua bán hàng hóa,

dịch vụ, công tác quản lý của cơ quan thuế được thực hiện theo hướng hiện đại hóa trên cơ sở áp

dụng công nghệ thông tin để thu thập, tổng hợp, báo cáo dữ liệu từ HĐĐT, thay vì các phương

pháp thủ công như sử dụng hóa đơn giấy. Hệ thống cơ sở dữ liệu về HĐĐT nàu có thể phục vụ

hiệu quả cho công tác thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế, phân tích rủi ro DN, cá nhân kinh doanh.

Bên cạnh đó, HĐĐT cũng giúp cơ quan Hải quan tại các cửa khẩu, sân bay nhanh chóng có

thông tin để thực hiện hoàn thuế. Cơ quan Thuế và các cơ quan khác của Nhà nước không tốn

chi phí thời gian đối chiếu hóa đơn, thông tin về hóa đơn của DN được tập trung tại cơ quan thuế

một cách liên tục nên cơ quan thuế có ngay thông tin về doanh thu, chi phí hàng ngày của DN,

kịp thời phát hiện ra những bất thường khi DN xuất hóa đơn. Ngoài những lợi ích trên, việc sử

dụng HĐĐT cũng giúp cơ quan thuế kịp thời ngăn chặn hóa đơn của các DN bỏ trốn, mất tích,

khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn, tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các DN,

thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Đồng thời, sử dụng HĐĐT góp phần bảo vệ môi trường;

khắc phục được trình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn - lập hóa đơn sai lệch nội

dung giữa các liên.

3. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP (CMCN) 4.0 ĐẾN QUÁ

TRÌNH ÁP DỤNG HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

3.1. Thời cơ

Thời gian qua, khái niệm “cuộc CMCN 4.0” được nhắc đến nhiều trên truyền thông và

mạng xã hội. Cùng với đó là những hứa hẹn về những thay đổi của các DN tại Việt Nam nếu đón

được làn sóng này. Bản chất của công nghệ 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hoá và

trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống không gian mạng thực-ảo

(cyber-physical system), Internet vạn vật và điện toán đám mây và điện toán nhận thức.

Thời kỳ CMCN 4.0 đến là lúc mọi phương thức thanh toán, giao dịch hàng hóa phải thay

đổi. Trong nền công nghiệp 4.0, mọi DN muốn thành công đều phải áp dụng công nghệ thông

tin, tự động hóa để tăng năng suất và giảm chi phí. Theo xu hướng này, nhiều DN đã và đang cải

tiến theo hướng tự động hóa, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, quản trị. Cùng với sự

phát triển của công nghệ số, việc áp dụng HĐĐT trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước

là tất yếu và phù hợp với các công nghệ tiên tiến đang được áp dụng trên thế giới như Mobile

banking, Internet Banking, SMS Banking... giúp triển khai dễ dàng và thực hiện nhanh chóng,

hiệu quả. Những ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến Việt Nam là không tránh khỏi. Một trong những

thuận lợi khiến Việt Nam dễ dàng tiếp cận các công nghệ mới mà CMCN 4.0 đem lại đó là mức

độ phổ cập internet khá cao so với các nước trên thế giới. Việc kết nối mạng bằng wifi hay 3G,

4G ở Việt Nam hiện đã trở nên rất dễ dàng và đơn giản. Đây cũng là một trong những điều kiện

cần để có thể triển khai HĐĐT nhanh chóng, với mức chi phí không quá lớn.

CMCN 4.0 đặt ra những yêu cầu mới cho DN, đòi hỏi DN phải tiếp cận những lĩnh vực

mới, quy trình hoạt động kinh doanh phải được công nghệ hóa, tiết kiệm chi phí nhân công tối đa

Page 493: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

492

mới có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. Các DN công nghệ và viễn thông Việt

Nam cũng bắt nhịp nhu cầu thị trường trong thời đại 4.0 khá nhanh nhạy. Bằng chứng là thị

trường HĐĐT hiện nay đã xuất hiện nhiều nhà cung cấp có uy tín, DN có nhiều sự lựa chọn phù

hợp với nhu cầu cũng như điều kiện của mình. Việc sử dụng phần mềm HĐĐT được thiết kế sao

cho đơn giản. Để sử dụng, các DN chỉ cần đăng ký sử dụng với nhà cung cấp để có giấy phép sử

dụng phần mềm.

3.2. Thách thức

Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0, việc áp dụng HĐĐT tại Việt Nam còn gặp những khó

khăn, thách thức như:

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn hạn chế

Việc áp dụng HĐĐT cần một hạ tầng kỹ thuật tốt, nhưng không phải DN nào cũng sẵn

sàng đáp ứng được yêu cầu về mặt hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, viễn thông. Nhất là các

DN nhỏ và vừa thường chậm trong việc tiếp cận công nghệ, ngại thay đổi.

Khi sử dụng HĐĐT, việc phát hành hóa đơn từ người bán, chuyển đến người mua sẽ phụ

thuộc vào đường truyền của tổng cục thuế, nhiều DN lo ngại tình trạng nghẽn mạng của tổng cục

thuế do bên bán phải xác thực với tổng cục thuế trước khi phát hành cho bên mua. Hiện nay, tình

trạng nghẽn mạng thường xảy ra nhiều nhất khi đến kỳ khai thuế của tháng hoặc của quý. Khi áp

dụng HĐĐT có mã xác thực, nếu khách hàng mua hàng xong mà hóa đơn không xuất được vì

mạng nghẽn thì phiền phức cho DN.

- Bảo mật thông tin chưa cao

Hạ tầng công nghệ chưa cao dẫn đến hậu quả là các DN dễ bị tấn công bởi các vấn nạn như

tin tặc, hay mất an toàn, an ninh mạng... Việc lưu giữ hóa đơn trên một hệ thống không thuộc

tầm kiểm soát của DN khiến họ chưa hoàn toàn an tâm. Những rủi ro về mất dữ liệu, mất hóa

đơn, tiết lộ thông tin là điều khiến nhiều DN khá đau đầu khi chọn đơn vị cung cấp HĐĐT.

Trình độ hiểu biết về công nghệ thông tin của đội ngũ kế toán DN còn non yếu

Tại Việt Nam, công tác kế toán, kiểm toán hiện nay chủ yếu được thực hiện trên hồ sơ,

giấy tờ.Trong khi CMCN 4.0 lại chuyển hóa toàn bộ các dữ liệu đó thành thông tin điện tử,

vừa đa dạng, vừa khó nắm bắt.Thực tế cho thấy, kiến thức, hiểu biết, trình độ ứng dụng công

nghệ thông tin của các kế toán viên hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều; Công tác

đào tạo cũng chỉ mới dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức nền, chưa chuyên sâu, đa ngành, nhất

là đối với những kiến thức mang tính đặc thù công nghệ, bảo mật và trí tuệ nhân tạo… Do vậy

về lâu dài nếu kế toán viên không am hiểu về công nghệ, sẽ khó khăn trong thực hiện các phần

hành công việc.

Chính vì những lí do trên, tuy HĐĐT có nhiều ưu điểm, CMCN 4.0 cũng đem đến nhiều

thuận lợi, song việc chuyển đổi hoàn toàn sang hình thức mới là cực kì khó khăn, đòi hỏi cần

thời gian và nỗ lực của tất cả các bên, cả DN lẫn cơ quan quản lý.

Page 494: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

493

4. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG HĐĐT TỪ CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI

HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

4.1. Về phương thức triển khai

Mỗi quốc gia có những cách thức lập HĐĐT riêng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho

người nộp thuế và cơ quan thuế. Ở Hàn Quốc, việc lập HĐĐT được thực hiện theo 3 cách:

Thứ nhất, nếu lập trên hệ thống HomeTax, Mobile HomeTax của cơ quan thuế, người nộp

thuế được miễn chi phí lập HĐĐT và không cần đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin. Thông tin

hóa đơn được tự động gửi tới cơ quan thuế ngay khi người nộp thuế phát hành. Hiện, có khoảng

30% DN lựa chọn hình thức này.

Thứ hai, lập hóa đơn bằng cách gọi điện thoại tới hệ thống ARS và thực hiện theo hướng

dẫn. Việc chứng minh tính hợp lệ của người bán được thực hiện bằng cách nhập thông tin trên

thẻ bảo mật.

Thứ ba, lập hóa đơn trên hệ thống ERP, ASP (nhà cung cấp dịch vụ trung gian). Hệ thống

ERP và ASP phải tuân thủ chuẩn dữ liệu hóa đơn thuế điện tử và chuẩn kết nối cơ quan thuế đã

ban hành. DN cung cấp ASP phải gửi hóa đơn đã được phát hành tới cho cơ quan thuế sau 1 ngày.

Ở phần lớn các nước Mỹ La tinh, quy trình triển khai HĐĐT lại bắt đầu với đối tượng là

người bán hàng và dịch vụ. Theo đó, người cung cấp hàng hoá và dịch vụ phải gửi một tệp hóa đơn

tiêu chuẩn tới cơ quan thuế trung ương để phê duyệt trước khi hàng hóa và dịch vụ được bán ra.

Khi được chấp thuận, người bán in một bản sao của hóa đơn đã được phê duyệt và gửi

cùng với hàng hóa được giao. Đồng thời, công ty bán hàng gửi cho đối tác HĐĐT được ủy

quyền qua e-mail. Khi hàng hóa đến nơi, đối tác mua có thể xác nhận hóa đơn bằng cách kết hợp

phiên bản điện tử nhận được thông qua e-mail với bản sao giấy nhận được cùng với hàng hóa

hoặc dịch vụ.

Bài học cho Việt Nam: Nhà nước cần quan tâm đánh giá chính xác năng lực hệ thống

công nghệ thông tin của các DN, của các cơ quan quản lý Nhà nước và của toàn xã hội hiện tại;

đồng thời, sớm nghiên cứu, xây dựng được mô hình, phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin

thực hiện HĐĐT tối ưu làm cơ sở xác định được quy mô đầu tư, định hướng hoạt động của DN

và của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

4.2. Về chia sẻ dữ liệu trong hệ thống hóa đơn điện tử

Hệ thống hóa đơn của Đài Loan là duy nhất trên thế giới theo nghĩa rằng mọi hóa đơn phải

tuân theo cùng một định dạng in ấn được chính phủ quy định. Hệ thống HĐĐT thế hệ đầu tiên

nhắm mục tiêu chủ yếu vào các giao dịch giữa DN và DN (B2B) và các giao dịch trực tuyến,

chiếm ít hơn 4% trong tổng số hoá đơn phát hành tại Đài Loan. Hệ thống HĐĐT thế hệ thứ hai

hoạt động trên nền tảng HĐĐT, chứa tất cả các dịch vụ phần cứng và phần mềm để tạo ra,

chuyển nhượng, trao đổi, lưu trữ và xử lý HĐĐT. Dựa vào cách sử dụng của nó, hệ thống có thể

được mô tả từ hai quan điểm: B2C (DN và khách hàng) và B2B.

Các giao dịch B2C: Vòng đời của một HĐĐT B2C được mô tả trong Hình 1.

Page 495: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

494

(Nguồn: Sheng-Chi Chen, Cheng-Chieh Wu, Scott Miau, 2015)

Hình 1. Luồng dữ liệu B2C

Các giao dịch B2B: Nền tảng HĐĐT cũng đóng vai trò then chốt trong các giao dịch B2B.

Đối với các công ty có hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning), họ cần phải kết nối hệ

thống của mình với nền tảng thông qua phần mềm được đặt tên là AP2AP Gateway. Thông qua

đó, dữ liệu hóa đơn được tải lên nền tảng, như trong Hình 2. Trong quá trình giao dịch, người

mua phải xuất trình USN (Uniform Serial Number) của mình để người bán tạo ra một hóa đơn

được lưu trữ trên một “vật mang” hoặc in trên giấy nếu được yêu cầu. Dù bằng cách nào, một

bản sao của dữ liệu được tải lên nền tảng và sau đó phân loại theo các USN. Hai bên sau đó bắt

đầu xác nhận giao dịch với thông tin trích xuất từ nền tảng thông qua cổng. Cả hai bên sẽ báo

cáo việc bán hàng và các khoản thuế thu được đến Trung tâm dữ liệu tài chính (gần đây được đổi

tên thành Cơ quan thông tin tài chính) chịu trách nhiệm kiểm toán và kiểm tra chéo. Thông tin

sau đó sẽ được chuyển cho Cơ quan quản lý Thuế quốc gia, nơi tìm kiếm các bất thường và cung

cấp quyền truy cập vào kết quả kiểm tra.

Thông

tin xổ số

6. Nhận giải thưởng

(biên lai giấy)

Bưu điện

1. Đăng ký

2. Nhập

4. Yêu cầu

5. Kiểm tra xổ số

6. Nhận giải

1. Đăng ký

2. Nhập

4. Yêu cầu

5. Kiểm tra xổ số

6. Nhận giải

E - INVOICE

PLATFORM

Thông tin

xổ số

B. Tải hóa đơn lên

Đăng ký và chuyển quỹ

Doanh nghiệp

B. Tải hóa đơn lên Tổ chức từ thiện

Khách hàng Tặng

3. Yêu cầu hóa đơn điện tử (sử

dụng phương tiện)

5. Kiểm tra xổ số

6. Nhận giải

POS

A. Tạo hóa điện tử

(hoặc in)

C. Cung cấp truy cập yêu cầu

D. Quy trình giá trị gia tăng

Truy cập

KIOSK

Page 496: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

495

(Nguồn: Sheng-Chi Chen, Cheng-Chieh Wu, Scott Miau, 2015)

Hình 2. Luồng dữ liệu B2B

Kể từ khi ra đời khái niệm HĐĐT từ năm 2000, Chính phủ Đài Loan đã trải qua một số lần

lặp lại để hoàn thành dự án phức tạp. Kết quả là một cơ sở dữ liệu chính xác hơn về các giao dịch

tại Đài Loan đã cho phép chính phủ hạn chế các hóa đơn được phát hành gian lận và kiểm soát

tốt hơn các nguồn thuế. Chính phủ Đài Loan đã nỗ lực rất nhiều trong việc thúc đẩy HĐĐT cho

các DN bằng các chính sách để dỡ bỏ các hạn chế pháp lý và giảm các rào cản công nghệ. Chính

phủ đã thay đổi chính sách trong luật kế toán và kiểm toán cho phép HĐĐT thay thế hợp pháp

hóa đơn giấy truyền thống trong một số thủ tục nhất định tạo hành lang pháp lý cho việc xây

dựng một quy trình liên quan đến thuế được số hóa hoàn toàn.

Bài học cho Việt Nam: Các cơ chế, chính sách thúc đẩy HĐĐT của Chính phủ Đài

Loan là một tham khảo hữu ích cho các cơ quan nhà nước Việt Nam trong quá trình xây

dựng các chính sách thúc đẩy kết nối và chia sẻ dữ liệu góp phần xây dựng Chính phủ điện tử

hướng tới Chính phủ số.Các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến các cấp chính

quyền địa phương phải xác định đây là một trong các giải pháp trọng yếu cần sớm tổ chức

triển khai sâu rộng, để thực hiện cải cách thủ tục hành chính và thúc đẩy phát triển sản xuất

kinh doanh, tự do hóa thương mại. Tổng cục Thuế là cơ quan tổ chức xây dựng, quản lý và

tiến hành phát triển cơ sở dữ liệu, kỹ thuật hạ tầng của hệ thống thông tin về hóa đơn; đồng

thời có nhiệm vụ tổ chức thực hiện thu thập, xử lý các thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu hóa

đơn và đảm bảo việc duy trì, vận hành, bảo mật và đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông

tin về hóa đơn đã được tạo lập. Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế phải có sự phối hợp với các cơ

quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc đồng bộ dữ liệu HĐĐT để trao đổi thông tin và

tiến hành kết nối mạng trực tuyến.

Cơ quan quản lý Thuế quốc gia,

Bộ Tài chính

Trung tâm Dữ liệu tài chính,

Bộ Tài chính

E – Invoice Platform

ERP AP 2AP Gateway ERP AP 2AP Gateway

Người mua Người bán

Page 497: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

496

4.3. Về chế tài xử phạt

Chế tài xử phạt về HĐĐT của các nước rất khác nhau. Một số quốc gia như Hàn Quốc,

Indonesia áp dụng hình thức HĐĐT bắt buộc đối với tất cả các DN. Trong khi, Mexico hay Chile

lại yêu cầu áp dụng đối với một số nhóm DN có doanh thu trên ngưỡng quy định.

Đan Mạch bắt buộc sử dụng HĐĐT cho một số loại hình giao dịch. Bên cạnh đó, để thúc

đẩy việc sử dụng HĐĐT, một số nước áp dụng cơ chế khuyến khích, như cho phép giảm trừ vào

nghĩa vụ thuế một số tiền nhất định cho mỗi HĐĐT sử dụng.Ngược lại, đối với những quốc gia

yêu cầu bắt buộc, thì thường có chế tài đối với trường hợp không tuân thủ.

Điển hình là tại Hàn Quốc, hành vi không lập HĐĐT, người bán bị phạt 2% trên giá trị

giao dịch, người mua không được khấu trừ thuế. Nếu lập hóa đơn trong chu kỳ khai thuế (quý)

nhưng sau thời gian quy định của ngày lập (sau ngày mồng 10 tháng sau), người bán, người mua

đều bị phạt 1% giá trị giao dịch. Nếu lập hoá đơn nhưng không cung cấp hàng hóa dịch vụ thì cả

người bán và người mua đều bị phạt 2% giá trị giao dịch. Nếu người bán chuyển hóa đơn cho cơ

quan thuế sau từ 2 ngày phát hành trở lên và trước ngày 11 của tháng tiếp theo sẽ bị phạt 0,1%

giá trị giao dịch đối với cá nhân, 0,5% giá trị giao dịch với tổ chức. Nếu người bán không chuyển

hóa đơn cho cơ quan thuế trước ngày 11 của tháng tiếp theo sẽ bị phạt 0,3% đối với cá nhân, 1%

đối với tổ chức. Nếu không phát hành HĐĐT, không chuyển hóa đơn, chuyển hóa đơn muộn sẽ

bị phạt 50 triệu KRW đối với DN nhỏ và 100 triệu KRW đối với DN vừa và lớn. Trường hợp

DN cố tình vi phạm các quy định về HĐĐT thì không hạn chế mức phạt tối đa.

Bài học cho Việt Nam: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về các lợi ích của

việc sử dụng HĐĐT đối với các DN, đối với công tác quản lý nhà nước và đối với toàn xã hội,

chú trọng nội dung phổ biến về mục tiêu, định hướng áp dụng HĐĐTtrên diện rộng trong thời

gian tới theo nguyên tắc bắt buộc thay cho nguyên tắc khuyến khích áp dụng. Bộ Tài chính và

Tổng cục thuế cũng cần thiết hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về hóa đơn. Theo đó, cần

sớm luật hóa ở cấp văn bản quy phạm pháp luật cụ thể bắt buộc các DN phải thực hiện HĐĐT

theo lộ trình nhanh; có chế tài xử lý đối với các DN cố tình trì hoãn việc áp dụng…

5. KẾT LUẬN

Cuộc CMCN 4.0 diễn ra ngày càng mạnh mẽ buộc các DN phải nâng cao khả năng cạnh

tranh để đủ sức đứng vững và khẳng định vị thế trên thương trường. Chuyển đổi sang sử dụng

HĐĐT là một đòi hỏi bức thiết của DN nhằm hướng đến thực hiện mục tiêu của Chính phủ và

lợi ích của DN trong việc phát triển bền vững, đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

trong công tác quản lý của cơ quan nhà nước. Đây cũng là một trong những giải pháp cụ thể để

Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính hướng tới mục tiêu hỗ trợ DN, cải thiện môi trường kinh doanh,

nâng cao năng lực cạnh tranh định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, để HĐĐT trở nên phổ cập

thì cần rất nhiều nỗ lực của cơ quan quản lý, của DN cung cấp dịch vụ để thay đổi nhận thức, tư

duy của người dân và công đồng DN kinh doanh tại Việt Nam. Lợi ích của việc sử dụng HĐĐT

là rất lớn và thời gian để chính thức bắt buộc áp dụng cũng không còn xa. Do vậy, các DN nên

chủ động tìm hiểu và triển khai sớm để hưởng những lợi ích thiết thực và tránh những vướng

mắc khi bắt buộc sử dụng HĐĐT.

Page 498: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

497

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chính phủ (2018), Nghị định số 119/2018/NĐ-CP: Quy định về HĐĐT khi bán hàng hóa, cung

cấp dịch vụ ban hành ngày 12 tháng 9 năm 2018.

Nguyễn Thị Thu Trang, Nông Thị Kim Dung (2018), Lợi ích và khó khăn khi áp dụng HĐĐT.

https://vhoadon.com.vn/loi-ich-va-kho-khan-khi-ap-dung-hoa-don-dien-tu/

Ha Giang Le (2018), Adoption of E-invoicing in Vietnam, Case: Electricity of Vietnam Group,

Danang Power Company, Bachelor’s thesis Lahti University of Applied Sciences LTD

R. Cimander, H. Kubicek, and M. H. Brun (2007), eInvoicing in Denmark, eGovernment Unit,

Information Society and Media Directorate-General, European Commission, Tech. Rep.

F. M. Coss (2011), E-invoicing in Mexico, in EXPP Summit. Barcelona, Spain: SAT.

EBA & Innopay (2010), E-invoicing 2010: European market guide. Available at:

https://www.abe-eba.eu/Documents-N=E-InvoicingDocuments-L=EN.aspx.

Yuh-Jzer Joung, Yen-Chung Tseng et al (2014), Motivations, Deployment, and Assessment of

Taiwan’s e-Invoicing System: An Overview, 47th Hawaii International Conference on

System Science.

Keifer, Steve (2011), E-invoicing: The catalyst for financial supply chain efficiencies, Journal of

Payments Strategy & Systems, Volume 5, Number 1, pp. 38-51(14)

N. O. De Mello et al (2009), “The evolution of the electronic tax documents in Latin America,”

in Proceedings of the 8th WSEAS international conference on System science and

simulation in engineering, World Scientific and Engineering Academy and Society

(WSEAS), pp. 294–301.

T. Rautajoki (2003), A comparison of electronic invoicing solutions in the EU and the effects of

the EU directives, Ph.D. dissertation, Swedish Schools of Economics and Business

Administration.

M. Salmony and B. Harald (2010), “E-invoicing in Europe: Now and the future,” Journal of

Payments Strategy & Systems, vol. 4, no. 4, pp. 371–380.

S. Sprague (2012), Latin America eInvoicing vs. European Union eInvoicing. [Online].

Available: http://www.finextra.com/community/fullblog.aspx?blogid=6317

Sheng-Chi Chen, Cheng-Chieh Wu, Scott Miau (2015), Constructing an integrated e-invoice

system: The Taiwan experience, Transforming Government: People, Process and Policy,

Vol. 9 No. 3, pp. 370-383.

Tae Sup Shim, In Kuk Song (2016), Critical Success Factors of the Web-based Tax Invoice

System in Korea, KSII transactions on internet and information systems, vol. 10, No. 9, pp.

4478-4507.

Page 499: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

498

Các kỹ thuật khai phá dữ liệu và tỷ số tài chính được sử dụng trong

phát hiện gian lận báo cáo tài chính

Nguyễn Thị Liên Hương

Đại học Thương mại

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.48 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 12/11/2019

Ngày nhận bài: 06/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Gian lận báo cáo tài chính là một loại gian lận góp phần gây ra tổn thất lớn nhất cho doanh

nghiệp. Trong kỷ nguyên của dữ liệu lớn, việc phát hiện gian lận báo cáo tài chính bằng cách sử

dụng các phương pháp khai phá dữ liệu (data mining) trở nên khả thi và hiệu quả hơn so với

trước đây. Bước đầu tiên trong việc thực hiện hệ thống phát hiện gian lận báo cáo tài chính bằng

phương pháp khai phá dữ liệu là xác định các kỹ thuật khai phá dữ liệu phù hợp, tiếp theo là xác

định các tỷ số tài chính quan trọng trong việc phát hiện gian lận báo cáo tài chính. Trong số các

kỹ thuật khai phá dữ liệu có 5phương pháp được sử dụng phổ biến và trong 110 tỷ số tài chính và

phi tài chính được phân tích trong nghiên cứu được công bố trước đây, có 8 tỷ số có thể được

xác định là có ý nghĩa nhất để hình thành mô hình phát hiện gian lận trong báo cáo tài chính

bằng phương pháp khai phá dữ liệu.

Từ khóa: Gian lận báo cáo tài chính, tỷ số tài chính, khai phá dữ liệu.

1. GIỚI THIỆU

Theo định nghĩa của Hiệp hội kiểm tra gian lận chứng nhận, ACFE: “Gian lận báo cáo tài

chính hàm ý về việc cố tình trình bày sai về tình trạng tài chính của một doanh nghiệp thông qua

việc cố ý làm sai hoặc bỏ sót các khoản tiền hoặc tiết lộ trong báo cáo tài chính để lừa đảo người

sử dụng báo cáo tài chính”.

Trong ba loại gian lận chính được phân loại bởi Hiệp hội kiểm tra gian lận chứng nhận

(tham nhũng, chiếm dụng tài sản và gian lận báo cáo tài chính), gian lận báo cáo tài chính gây

thiệt hại lớn nhất cho doanh nghiệp (ACFE, 2016). Ảnh hưởng của nó đối với một số lượng lớn

các bên liên quan là không thể tránh khỏi, vì chỉ trong một năm, nó đã gây ra tổn thất trung bình

975.000 đô la, mất khoảng 24 tháng để khám phá và chiếm 9,5% các vụ lừa đảo được phân tích

(ACFE, 2016). Về lâu dài, gian lận báo cáo tài chính cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể

đến nền kinh tế.

Page 500: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

499

Khai phá dữ liệu là quá trình điều tra và phân tích lượng lớn dữ liệu với sự trợ giúp của các

phương pháp tự động hoặc bán tự động với mục tiêu phát hiện ra các mẫu có ý nghĩa. Ở giai

đoạn hiện nay, có thể truy cập được lượng thông tin và dữ liệu lớn, có thể phát triển các phương

pháp khai phá dữ liệu. Đây là một lĩnh vực tương đối mới của khoa học máy tính kết hợp các

phương pháp thống kê, trí tuệ nhân tạo và quản lý dữ liệu. Mặc dù trong thực tế khai phá dữ liệu

thường được áp dụng trong ngân hàng (ví dụ: đánh giá xếp hạng tín dụng), bán hàng (ví dụ như

kỹ thuật bán chéo) và thuốc (ví dụ: phát hiện sớm các bệnh), nó cũng có thể được sử dụng để

phát hiện các loại gian lận khác nhau trong kinh doanh. Tính minh bạch và quyền truy cập công

khai vào báo cáo tài chính là điều kiện tiên quyết cần thiết cho việc sử dụng các phương pháp

khai phá dữ liệu để tự động phát hiện các doanh nghiệp có dấu hiệu gian lận báo cáo tài chính.

Đối với loại phát hiện này, điều cần thiết là phải làm quen với các đặc điểm (mô hình) của gian

lận và để xác định các chỉ số có thể gợi ý rằng gian lận tồn tại. Sau khi xác định các chỉ số gợi ý

gian lận báo cáo tài chính tồn tại, có thể kết nối chúng với các phương pháp khai phá dữ liệu,

cuối cùng, dẫn đến việc tạo ra một mô hình sẽ phát hiện gian lận báo cáo tài chính tiềm năng.

Có hai phê bình chính của nghiên cứu đã được thực hiện cho đến nay liên quan đến việc

phát hiện gian lận bằng phương pháp khai phá dữ liệu, đó là: (1) Sự thiếu hụt dữ liệu có sẵn công

khai sẽ là cơ sở để thực hiện nghiên cứu; (2) Thiếu phương pháp và kỹ thuật đã được nghiên cứu

và công bố tốt (Phua và cộng sự, 2010).

Các công cụ phát hiện gian lận tài chính đã được đưa vào xem xét để giải quyết vấn đề này

và cung cấp các giải pháp đáng tin cậy cho doanh nghiệp. Gian lận tài chính thường được phát

hiện thông qua quy trình phát hiện bên ngoài (Jayakumar và Thomas, 2013) được kích hoạt bởi

các kỹ thuật khai phá dữ liệu, cũng xác định thông tin có giá trị bằng cách tiết lộ các xu hướng,

mối quan hệ, mô hình ẩn trong cơ sở dữ liệu lớn (Hassani và cộng sự, 2008). Khai phá dữ liệu,

được định nghĩa là một quy trình sử dụng các kỹ thuật thống kê, toán học, trí tuệ nhân tạo và

máy học để trích xuất và xác định thông tin hữu ích và sau đó có được kiến thức từ cơ sở dữ liệu

lớn,Olszewski (2014) đã chỉra các gian lận tài chính khác nhau có thể được phát hiện thông qua

các phương pháp đa dạng cảu khai phá dữ liệu, như hồi quy logistic, cây quyết định, máy vectơ

hỗ trợ (SVM), mạng Neural (NN) và Naive Bayes. Các kỹ thuật này tỏ ra vượt trội so với các kỹ

thuật khác trong một bối cảnh tài chính cụ thể. Glancy và Yadav (2011) chia các bối cảnh đó

thành ba lĩnh vực chính: nội bộ, bảo hiểm và tín dụng. Jans và cộng sự (2011) tiếp tục phân loại

gian lận nội bộ thành hai loại: gian lận báo cáo tài chính và gian lận giao dịch. Họ định nghĩa

gian lận báo cáo tài chính là một sự cố ý làm sai lệch các giá trị tài chính nhất định để tăng

cường sự xuất hiện của lợi nhuận và lừa dối các cổ đông hoặc chủ nợ, trong khi gian lận giao

dịch nắm bắt quy trình cướp tài sản của tổ chức.

Mặc dù phát hiện gian lận tài chính được coi là ưu tiên cao đối với nhiều tổ chức, tài liệu

hiện tại thiếu một đánh giá cập nhật, toàn diện và chuyên sâu có thể giúp các công ty quyết định

lựa chọn kỹ thuật khai phá dữ liệu phù hợp. Ngai và cộng sự (2011)đã cung cấp một đánh giá tài

liệu được tổ chức tốt và chi tiết về việc phát hiện gian lận tài chính thông qua các phương pháp

khai phá dữ liệu dựa trên 49 bài viết từ 1997 đến 2008 và Albashrawi và Lowell (2016) đã đánh

giá tài liệu liên quan trong giai đoạn 2004-2015. Tuy nhiên thời gian gần đây có sự bùng nổ

Page 501: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

500

nhiều hơn về các nghiên cứu liên quan ứng dụng của khai phá dữ liệu trong phát hiện gian lận

báo cáo tài chính. Điều này đã thúc đẩy bài viết này mở rộng đánh giá và đóng góp của các

nghiên cứu tổng hợp trước đây.

Bài viết này xem xét các nghiên cứu chính trong lĩnh vực phát hiện gian lận báo cáo tài

chính bằng các phương pháp khai phá dữ liệu được thực hiện trong giai đoạn 2014-2019. Mục

đích của bài viết này, trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu trước đây, 1) tiết lộ kỹ thuật nào có

thể mang lại độ chính xác phân loại cao hơn trong việc phát hiện gian lận tài chính, 2) xác nhận

giả thuyết rằng các tỷ số tài chính là chỉ số mạnh mẽ trong việc phát hiện gian lận báo cáo tài

chính, 3) phân tích chứng minh rằng một số tỷ số tài chính nhất định có ý nghĩa đặc biệt trong

việc phát hiện gian lận báo cáo tài chính.

2. PHÂN TÍCH CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC DÂY

Trong 15 năm qua, một số lượng lớn các bài báo đã được xuất bản trong lĩnh vực phát hiện

gian lận báo cáo tài chính bằng các phương pháp khai phá dữ liệu. Quá trình khai phá dữ liệu tự

trải qua các giai đoạn riêng biệt, được xác định bởi phương pháp, cuối cùng, dẫn đến việc phát

hiện thông tin mới. Mặc dù có một số phương pháp, phổ biến nhất là CRISP_DM (Cross-

Industry Process for Data Mining), bao gồm các giai đoạn sau:

i) Hiểu vấn đề và dữ liệu, bao gồm xác định kết quả của dự án (hiểu doanh nghiệp) và làm

quen với dữ liệu có sẵn với mục tiêu phát hiện dữ liệu hữu ích cần thiết để hình thành giả thuyết

(hiểu dữ liệu).

ii) Chuẩn bị dữ liệu, trong đó ngụ ý xây dựng phiên bản cuối cùng của cơ sở dữ liệu hữu

ích từ cơ sở dữ liệu ban đầu. Điều này lần lượt hàm ý việc chuyển đổi và dọn dẹp dữ liệu, ngoài

việc chọn các bảng, trường và thuộc tính.

iii) Mô hình hóa, trong đó ngụ ý lựa chọn các kỹ thuật, vì một số kỹ thuật khai phá dữ liệu

có thể phù hợp với cùng loại vấn đề.

iv) Đánh giá, trong đó ngụ ý đánh giá các bước điều hành để tạo ra mô hình, để đảm bảo

rằng mô hình đạt được đúng các mục tiêu kinh doanh.

v) Triển khai, trong đó ngụ ý tổ chức và trình bày kiến thức thu được để người dùng thực

hiện nó.

2.1. Mô tả về các kỹ thuật khai phá dữ liệu

Trong khi thực hiện khai phá dữ liệu, theo nghiên cứu trước đây và phân tích mô hình

CRISP-DM, điều cần thiết là phải làm như sau:

i) Xác định đầu vào chất lượng tốt có thể chỉ ra gian lận trong giai đoạn chuẩn bị dữ liệu.

Điều này hàm ý xác định chỉ số quan trọng (« cờ đỏ ») và ảnh hưởng của chúng đối với việc phát

hiện báo cáo tài chính gian lận. Theo quy định, « cờ đỏ » liên quan đến việc lựa chọn các chỉ số

phân tích tài chính quan trọng và các vị trí riêng lẻ trên bảng cân đối kế toán và báo cáo lãi lỗ

(thu nhập) tiếp xúc nhiều hơn với gian lận (Albashrawi và Lowell, 2016; Kotsiantis và cộng sự,

2006 ; Kirkos và cộng sự, 2007; Ata và Seyrek, 2009; Ravisankar và cộng sự, 2011; Şenvà

Terzd, 2012; Ozdagoglu và cộng sự, 2017; Kopun, 2018; Kamusweke và cộng sự, 2019). Trong

Page 502: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

501

một số ít các nghiên cứu, « cờ đỏ »liên quan đến các tỷ lệ phi tài chính cụ thể (Kirkos và cộng

sự, 2007; Ravisankar và cộng sự, 2011; Yao và cộng sự, 2018).

ii) Chọn phương pháp khai phá dữ liệu trong giai đoạn lập mô hình cho mục đích phát hiện

gian lận báo cáo tài chính.

Phần này nhấn mạnh các kỹ thuật khai phá dữ liệu thường xuyên nhất được sử dụng trong

gian lận tài chính liên quan đến tần suất sử dụng, mô tả và ứng dụng kinh doanh của họ.

Trong số các kỹ thuật khai phá dữ liệu được sử dụng trong các bài báo được đánh giá, Bảng

1 cho thấy những kỹ thuật được áp dụng nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 2004 đến 2019. Mô

hình hồi quy logistic dường như là kỹ thuật khai phá dữ liệu hàng đầu trong việc phát hiện gian lận

tài chính với 13%, tiếp theo là cả mạng Neurol và cây quyết định, với 11%. Trong khi máy vectơ

hỗ trợ được đại diện bởi 9% và Naive Bayes được đại diện bởi 6% (Albashrawi và Lowell, 2016).

Bảng 1. Các phương pháp data mining được sử dụng chủ yếu trong phát hiện gian lận

báo cáo tài chính (từ năm 2004 - 2019)

Các kỹ thuật

data mining Định nghĩa

Số lượng

nghiên cứu

Hồi quy

Logistic

Là một mô hình hồi quy nhằm dự đoán giá trị đầu ra rời rạc

(discrete target variable) y ứng với một véc-tơ đầu vàox. Việc

này tương đương với chuyện phân loại các đầu vào x vào các

nhóm y tương ứng.

9

Cây quyết

định

Là một cây phân cấp có cấu trúc được dùng để phân lớp các đối

tượng dựa vào dãy các luật (series of rules). Các thuộc tính của

đối tượng (ngoại trừ thuộc tính phân lớp – Category attribute)

có thể thuộc các kiểu dữ liệu khác nhau (Binary, Nominal,

ordinal, quantitative values) trong khi đó thuộc tính phân lớp

phải có kiểu dữ liệu là Binary hoặc Ordinal.

8

Mạng Neural

Là mô hình xử lý thông tin được mô phỏng dựa trên hoạt động

của hệ thống thần kinh của sinh vật, bao gồm số lượng lớn các

Neural được gắn kết để xử lý thông tin. ANN giống như bộ não

con người, được học bởi kinh nghiệm (thông qua huấn luyện),

có khả năng lưu giữ những kinh nghiệm hiểu biết (tri thức) và

sử dụng những tri thức đó trong việc dự đoán các dữ liệu chưa

biết (unseen data).

7

Naive Bayes

Lý thuyết Bayes là sự liên hệ giữa các xác suất có điều kiện.

Thuật toán Naive Bayes cũng dựa trên việc tính toán các xác

suất có điều kiện đó.

5

SVM

Support Vector Machines (SVM) là phương pháp học sử dụng

không gian giả thuyết các hàm tuyến tính trênkhông gian đặc

trưng nhiều chiều, dựa trên lý thuyết tối ưu và lý thuyết thống

kê nhằm phân lớp dữ liệu

4

(Tác giả tự tổng hợp)

Page 503: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

502

2.2. Các nhóm chỉ số tài chính được sử dụng

Lý do bao gồm dữ liệu phi tài chính trong loại nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu được

thực hiện bởi (Dong và cộng sự, 2014), người nhấn mạnh rằng thực tiễn kiểm toán thông thường

không thành công phát hiện gian lận báo cáo tài chính chủ yếu vì các quy trình kiểm toán hiện tại

và nghiên cứu học thuật tập trung vào phân tích thống kê các tỷ lệ tài chính có cấu trúc và dữ liệu

liên quan đến hoạt động thị trường. Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy các tỷ lệ phi tài chính

không có ý nghĩa trong việc hình thành các mô hình khai phá dữ liệu (S. Chen 2016).

Ngoài các tỷ lệ tài chính và phi tài chính, nghiên cứu hiện tại cũng tập trung vào số lượng

lớn thông tin văn bản về các công ty riêng lẻ có sẵn công khai (Goel và Gangolly, 2012). Việc

tập trung vào khai phá không chỉ các tỷ lệ tài chính mà cả định dạng văn bản của báo cáo tài

chính làm cho mô hình trở nên phức tạp hơn và cuối cùng có thể dẫn đến việc phát hiện gian lận

báo cáo tài chính ít thành công hơn. Do đó, bài viết này chỉ tập trung vào các tỷ lệ tài chính có

thể giúp phát hiện gian lận báo cáo tài chính.

Các nghiên cứu trước đây (Ata và Seyrek, 2009) dựa trên phân tích một số lượng lớn các

chỉ số phân tích tài chính mà tài liệu cho thấy có thể có ý nghĩa trong việc phát hiện gian lận báo

cáo tài chính.

Các chỉ số được phân tích đã được chia thành bảy (7) nhóm, như sau:

i. Tỷ số hoạt động;

ii. Tỷ số thanh khoản;

iii. Tỷ suất lợi nhuận;

iv. Tỷ số khả năng thanh toán;

v. Tỷ số cấu trúc tài sản;

vi. Tỷ số dòng tiền; và

vii. Tỷ số khác.

Bảng 2. Tổng hợp các tỷ số hoạt trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính

Tỷ số hoạt động Quan

trọng

Không

quan trọng

Tổng số

nghiên cứu

Lợi nhuận trước thuế có tăng trên 10% không? 1 1

Có phải khoản phải thu tăng hơn 10% 1 1

Vòng quay tài sản dài hạn 1 1 2

Vòng quay vốn và dự trữ 1 1

Vòng quay khoản phải thu 1 1 2

Vòng quay tổng tài sản 5 7 12

Vòng quay hàng tồn kho 1 1

Tỷ lệ giữa vòng quay khoản phải thu của năm hiện

tại so với năm trước

3 3

EBIT trên tổng tài sản 2 1 3

Giá vốn hàng bán trên hàng tồn kho 2 2

Page 504: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

503

Khoản phải thu trên doanh thu 5 5 10

Biến dộng của khoản phải thu trên doanh thu 1 1

Biến động của khoản phải thu trên tài sản 1 1

Hàng tồn kho trên doanh thu 2 5 7

Tăng trưởng của doanh thu 2 1 3

Tăng trưởng của tài sản 2 2

Doanh thu 1 1 2

Doanh thu trừ biên 1 1

Sự thay đổi của khoản phải thu trên doanh thu 2

năm liên tiếp

1 1

Sự thay đổi của hàng tồn kho trên doanh thu 2

năm liên tiếp

1 1

Sự thay đổi trung bình của tổng tài sản qua 2 năm 1 1

Thanh toán khoản phải thu trung bình ngày 2 2

Thanh toán khoản phải trả trung bình ngày 1 1

Khác biệt trong sự thay đổi của doanh thu so với

trung bình ngành công nghiệp

1 1

Lợi nhuận kinh doanh trên tổng tài sản 1 1

Tổng 34 29 63

(Nguồn: Kopun, 2018)

Các tỷ số hoạt động đo lường khả năng của một công ty chuyển đổi các dạng tài sản khác

nhau thành doanh thu và /hoặc tiền, và họ tập trung vào khả năng quản lý sử dụng tài sản của họ

để tạo ra doanh thu và tiền. Trong số các yếu tố được sử dụng để tính tỷ số hoạt động, các tỷ số

có thể bị thao túng để thực hiện gian lận báo cáo tài chính là doanh thu, các khoản phải thu và

hàng tồn kho. Giả định cơ bản là, khi ghi nhận doanh thu giả, doanh số và vị trí các khoản phải

thu sẽ tăng lên, trong khi giá trị hàng tồn kho có thể hoặc không phải là sản phẩm của sự thao

túng. Trong trường hợp bán sản phẩm, dự kiến chỉ có giá trị của các khoản phải thu và doanh thu

sẽ tăng lên, trong khi giá trị hàng tồn kho rất có thể sẽ không phải là sản phẩm thao túng mà thay

vào đó là giá trị thực của hàng tồn kho sẽ được báo cáo.

Xác nhận kết luận như vậy có thể được nhìn thấy trong thực tế rằng trong năm (5) nghiên

cứu (Spathis, 2002; Skousen và cộng sự, 2009; Ata và Seyrek, 2009; Ravisankar và cộng sự.,

2011; Ujal và cộng sự, 2012) tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh thu được coi là một chỉ số quan trọng

trong việc phát hiện gian lận báo cáo tài chính.

Một chỉ số quan trọng khác, đã được xác nhận trong bảy các nghiên cứu trước đó(Spathis

và cộng sự, 2003; Kirkos, Spathis và Manolopoulos, 2007; Skousen và cộng sự, 2009)liên quan

đến tỷ số doanh thu bán hàng trên tổng tài sản. Để tăng doanh thu, cần đầu tư vào cả tài sản ngắn

Page 505: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

504

hạn và dài hạn. Việc tăng doanh thu mà không có sự gia tăng ngẫu nhiên về tài sản chỉ có thể xảy

ra trong một khoảng thời gian ngắn hơn, đó là lý do tại sao một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ bán

tài sản dài hạn là một chỉ số cần thiết để quan sát (Chen và Du, 2009; Ravisankar và cộng sự,

2011). Vì thu nhập từ bán hàng giả tưởng không thể được thu thập trong các trường hợp như vậy,

nên các khoản phải thu, theo quy định, cao hơn bình thường. Theo đó, một sự gia tăng trong

thanh toán các khoản phải thu trung bình ngày sẽ được dự kiến, được đề xuất bởi một trong các

nghiên cứu (Kotsiantis và cộng sự, 2006).

Liên quan đến ghi nhận doanh thu, có sự gia tăng song song về doanh thu và các khoản

phải thu. Do đó, trong các tình huống gian lận báo cáo tài chính, các tỷ lệ liên quan đến các vị trí

khoản phải thu từ các báo cáo trước đó đã được tìm thấy là các chỉ số đáng kể về gian lận. Tỷ số

khoản phải thu trên doanh thu và vòng quay khoản phải thu được cho là có ý nghĩa, như đã được

đề xuất bởi một số nghiên cứu trước đây (Feroz và cộng sự., 2000; Spathis và cộng sự, 2003;

Kotsiantis và cộng sự, 2006; Skousen và cộng sự, 2009; Ozdagoglu và cộng sự, 2017).

Bảng 3: Tổng hợp các tỷ số thanh khoản trong phát hiện gian lận báo cáo tài chính

Chỉ tiêu Quan trọng Không quan

trọng

Tổng số

nghiên cứu

Tỷ số thanh khoản 10 14 24

Khả năng thanh toán hiện hành 5 2 7

Khả năng thanh toán bằng tiền 1 1

Khả năng thanh toán nhanh 1 2 3

Vốn lưu động thuần 1 1

Vốn lưu động thuần trên tổng tài sản 2 7 9

Hàng tồn kho trên nợ ngắn hạn 1 1 2

Đòn bẩy vốn lưu động thuần 1 1

(Nguồn: Kopun, 2018)

Các tỷ số thanh khoản liên quan đến khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của doanh

nghiệp khi đến hạn, và do đó các tỷ lệ này được tính toán dựa trên các yếu tố tài sản hiện tại

(hàng tồn kho, khoản phải thu, tài sản hiện hành, tiền và các khoản tương đương tiền) và Nợ

ngắn hạn. Trong số các vị trí tỷ lệ thanh khoản cụ thể được quan sát, gian lận báo cáo tài chính

ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố sau:

Giá trị hàng tồn kho: có một giá trị hàng tồn kho tăng lên trong các tình huống có điều

chỉnh giá trị tương ứng, ví dụ, hàng tồn kho dài hạn;

Các khoản phải thu: có một giá trị gia tăng trong các khoản phải thu trong các tình huống

trong đó có điều chỉnh giá trị đối với các khoản nợ xấu (ví dụ: trong trường hợp khách hàng nộp

đơn xin phá sản hoặc bắt đầu các thủ tục trước khi phá sản) hoặc trong các trường hợp bán hàng giả;

Các khoản nợ hiện hành: có sự giảm giá trị của các khoản nợ hiện tại trong các tình huống mà

không phải tất cả các chi phí đã được ghi nhận trong kỳ báo cáo thích hợp.

Page 506: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

505

Tỷ số khả năng thanh khoản phát hiện gian lận mạnh nhất trong các nghiên cứu trước đó

(Spathis, 2002; Spathis và cộng sự, 2003; Kotsiantis và cộng sự, 2006; Kirkos và cộng sự, 2007;

Dalnial và cộng sự, 2014; Ozdagoglu và cộng sự, 2017)là tỷ số Vốn lưu động ròng trên tài sản.

Bảng 4: Tổng hợp các chỉ số sử dụng nợ trong phát hiện gian lận tài chính

Tỷ số khả năng thanh toán Quan trọng Không quan

trọng

Tổng số

nghiên cứu

Logarit của tổng nợ 3 3

Nợ trên vốn chủ sở hữu 7 3 10

Tổng nợ trên tổng tài sản 2 11 13

Tổng tài sản trên tổng vốn và dự trữ 3 3

EBIT trên chi phí lãi 2 2

Vốn và dự trữ trên tổng nợ 2 1 3

Thu nhập giữ lại trên tổng tài sản 2 1 3

Nợ dài hạn trên tổng vốn và dự trữ 1 1 2

Nợ dài hạn trên tổng nợ 1 1

Nợ dài hạn trên tổng tài sản 5 5

Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản 1 1

Tổng nợ 2 2

Tổng 29 19 48

(Nguồn: Kopun, 2018)

Tỷ số khả năng thanh toán đo lường mức độ nợ của một doanh nghiệp, nghĩa là họ đo lường

mức độ mà doanh nghiệp tự tài trợ thông qua các nguồn của chính mình (vốn và dự trữ) và bao

nhiêu từ các nguồn bên ngoài (nợ hiện tại và dài hạn). Một mức độ cao hơn của tài trợ từ bên ngoài

có thể làm tăng xác suất gian lận báo cáo tài chính, vì rủi ro được chuyển từ chủ sở hữu vốn lên các

chủ nợ (Spathis và cộng sự, 2003). Trong các nghiên cứu đã tổng hợp, tổng tỷ lệ nợ trên tổng tài

sản được đề xuất là chỉ số chính để phát hiện báo cáo tài chính gian lận (Kopun, 2018).

Bảng 5: Tổng hợp các tỷ số cấu trúc tài sản trong phát hiện gian lận tài chính

Tỷ số Cấu trúc tài sản Quan

trọng

Không quan

trọng

Tổng số

nghiên cứu

Logarit của tổng tài sản 3 2 5

Tiền và tương đương tiền 1 1 2

Tiền và tương đương tiền trên tài sản ngắn hạn 2 1 3

Tài sản dài hạn trên tổng tài sản 1 1 2

Tài sản dài hạn thuần trên tổng tài sản 1 1

Khoản phải thu 2 2

Page 507: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

506

Tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản 1 5 6

Khoản phải thu trên tổng tài sản 4 1 5

Khoản phải thu trên tổng tài sản năm trước 1 1

Tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản 5 5

Hàng tồn kho trên tổng tài sản 5 4 9

Tổng tài sản 2 2

Sự thay đổi của tài sản ngắn hạn trừ đi sự thay đổi

của tiền và tương đương tiền, sự thay đổi của nợ

ngắn hạn, khấu hao, tài sản trả chậm, cộng thu

nhập gữ lại trên tổng tài sản

1 1

Tổng 28 18 46

(Nguồn: Kopun, 2018)

Tỷ số cấu trúc tài sản so sánh các yếu tố tài sản cụ thể với tổng tài sản. Cũng như tỷ lệ

thanh khoản, giả định cơ bản là trong trường hợp gian lận báo cáo tài chính, các tài sản hiện tại

đang được định giá quá cao. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản được xác định trong bốn

nghiên cứu (Persons, 1995; Ravisankar và cộng sự, 2011; Dalnial và cộng sự, 2014b; Chen,

2016) là chỉ số chính trong việc phát hiện báo cáo tài chính gian lận, trong khi tỷ lệ hàng tồn kho

trên tổng tài sản được xác định trong bốn nghiên cứu trước đó (Ata và Seyrek, 2009; Ravisankar

và cộng sự, 2011; Dalnial và cộng sự, 2014b, 2014a).

Bảng 6. Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi được sử dụng trong phát hiện gian lận tài chính

Tỷ số Khả năng sinh lợi Quan

trọng

Không

quan trọng

Tổng số

nghiên cứu

Thu nhập trước thuế 1 1 2

Thu nhập trước thuế trên thu nhập hoạt động 1 1

Tỷ số lãi gộp = ( Doanh thu - Giá vốn hàng bán)/

doanh thu 1 1

EBIT 1 1

Thu nhập sau thuế 1 1 2

Thu nhập biên thuần 4 5 9

Thu nhập trước thuế năm hiện tại trên năm trước 1 1

Thu nhập trước thuế trên EBIT 1 1

Thu nhập trước thuế trên doanh thu 3 1 4

Thu nhập trước thuế trên tổng tài sản 3 4 7

Thu nhập trước thuế năm hiện tại trên năm trước 1 1

Thu nhập sau thuế trên thu nhập trước thuế 2 2

Page 508: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

507

Thu nhập sau thuế trên tài sản dài hạn 2 1 3

Thuế thu nhập trên doanh thu 1 1

Chi phí hoạt động trên doanh thu 1 1

Tỷ suất lợi nhuận trên nợ dài hạn và vốn và dự trữ 1 1

Chi phí lãi vay trên chi phí hoạt động 1 1

ROA 2 8 10

ROCE 1 1

Tăng trưởng của thu nhập hoạt động 1 1

Thu nhập hoạt động trên doanh thu 1 1

Tổng 232 29 52

(Nguồn: Kopun, 2018)

Tỷ số lợi nhuận so sánh lợi nhuận (trước hoặc sau thuế) với các vị trí cụ thể trên bảng cân

đối kế toán hoặc tài khoản lãi và lỗ. Vì mục đích của gian lận báo cáo tài chính là để đạt được kết

quả khả quan (nghĩa là hiển thị có lợi nhuận), mà nếu không có thao túng, có thể đã bị âm (nghĩa

là thua lỗ), nghiên cứu trước đây cho thấy nhóm tỷ số này rất quan trọng trong việc phát hiện

gian lận. Trong các nghiên cứu được phân tích, không dưới hai mươi mốt (21) tỷ lệ khác nhau

được xác định là có ý nghĩa trong việc phát hiện gian lận. Trong các nghiên cứu (Spathis, 2002;

Kirkos và cộng sự, 2007; Ravisankar và cộng sự, 2011; Ujal và cộng sự, 2012; Ozdagoglu và

cộng sự, 2017) chỉ số chính trong nhóm này được hiển thị là ROA (lợi nhuận trên tài sản), trong

khi thu nhập biên ròng được xác định là một chỉ số quan trọng khác trong 5 nghiên cứu (Spathis,

Doumpos và Zopounidis, 2003; Ata và Seyrek, 2009; Ravisankar và cộng sự, 2011; Dalnial và

cộng sự, 2014b, 2014a).

Bảng 7: Các tỷ số về dòng tiền được sử dụng trong phát hiện gian lận tài chính

Tỷ số Khả năng sinh lợi Quan

trọng

Không

quan trọng

Tổng số

nghiên cứu

Dòng tiền hoạt động trừ dòng tiền thuần, lợi nhuận phân

phối và chi phí vốn 1 1

Dòng tiền hoạt động năm trước 1 1

Dòng tiền hoạt động năm hiện tại 1 1

Dòng tiền hoạt động trên nợ ngắn hạn 1 1

Tăng trưởng của dòng tiền hoạt động 1 1

Thu nhập hoạt động trừ dòng tiền hoạt động trên tổng

tài sản 1 1

Thu nhập hoạt động trừ WACC trong 3 năm trên tài sản

ngắn hạn 1 1

Tổng 3 4 7

(Nguồn: Kopun, 2018)

Page 509: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

508

Các tỷ số về dòng tiền so sánh dòng tiền, chủ yếu là dòng tiền hoạt động, với các vị trí cụ

thể trên bảng cân đối kế toán. Vì tỷ số dòng tiền chỉ được đưa vào ba trong số 14 nghiên cứu

được phân tích và được coi là có ý nghĩa trong việc phát hiện gian lận báo cáo tài chính chỉ trong

hai, nên có thể kết luận rằng các tỷ lệ này chưa được chứng minh là có ý nghĩa trong phát hiện

gian lận báo cáo tài chính.

Các tỷ lệ khác dựa trên các dạng thông tin phi tài chính khác nhau, tuy nhiên, trong các

nghiên cứu được phân tích, chỉ có mô hình điểm Altman Z được chứng minh là một chỉ số quan

trọng trong việc phát hiện gian lận báo cáo tài chính.

3. KẾT LUẬN

Nghiên cứu được thực hiện bởi ACFE cho thấy gian lận báo cáo tài chính là một loại gian

lận gây thiệt hại lớn nhất cho doanh nghiệp. Do một số lượng lớn các trường hợp gian lận báo

cáo tài chính trong 15 năm qua (Enron, WorldCom, Parmalat), đã có sự quan tâm ngày càng tăng

của công chúng và cộng đồng học thuật trong việc đảm bảo rằng gian lận báo cáo tài chính là

được phát hiện sớm trong môi trường kinh doanh hiện tại. Mục đích của bài viết này là phân tích

nghiên cứu trước đây về việc áp dụng các phương pháp khai phá dữ liệu trong việc phát hiện

gian lận báo cáo tài chính, tập trung vào các chỉ số phân tích tài chính có thể phát hiện gian lận

trong báo cáo tài chính.

Có thể kết luận rằng trong số 41 phương pháp khai khá dữ liệu, 5 phương pháp được sử

dụng chủ yếu là: Mô hình hồi quy logistic, mạng Neurol và cây quyết định, máy vectơ hỗ trợ,

Naive Bayes và trong 110 tỷ lệ tài chính và phi tài chính được phân tích trong nghiên cứu trước

đó, chỉ có tám (8) chỉ số phân tích tài chính có thể được sử dụng thành công để phát hiện gian lận

báo cáo tài chính gồm: Hàng tồn kho trên doanh thu, Doanh thu trên tổng tài sản, Khoản phải thu

trên doanh thu, Vốn lưu động trên tổng tài sản, Tổng nợ trên tổng tài sản, ROA,Tỷ suất lợi nhuận

biên và Zscore.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Albashrawi, Mousa, and M Lowell. 2016. Detecting Financial Fraud Using Data Mining

Techniques: A Decade Review from 2004 to 2015. Journal of Data Science 14 (3):

553–69.

Ata, H Ali, and Ibrahim H Seyrek. 2009. The use of data mining techniqué in detecting

fraudulent financial statements: an application on manufacturing firms. Suleyman Demirel

University Journal of Faculty of Economics & Administrative Sciences 14 (2).

Chen, Suduan. 2016. Detection of Fraudulent Financial Statements Using the Hybrid Data

Mining Approach. SpringerPlus 5 (1): 89.

Chen, Wei-Sen, and Yin-Kuan Du. 2009. Using Neural Networks and Data Mining Techniques

for the Financial Distress Prediction Model. Expert Systems with Applications 36 (2):

4075–86.

Page 510: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

509

Dalnial, Hawariah, Amrizah Kamaluddin, Zuraidah Mohd Sanusi, and Khairun Syafiza

Khairuddin. 2014a. Accountability in Financial Reporting: Detecting Fraudulent Firms.

Procedia-Social and Behavioral Sciences 145: 61–69.

———. 2014b. “Detecting Fraudulent Financial Reporting through Financial Statement

Analysis. Journal of Advanced Management Science Vol 2 (1).

Dong, Wei, Stephen Shaoyi Liao, Bing Fang, Xian Cheng, Zhu Chen, and Wenjie Fan. 2014.

The Detection of Fraudulent Financial Statements: An Integrated Language Model. In

PACIS, 383.

Examiners, Association of Certified Fraud. 2016. Report to the Nations on Occupational Fraud

and Abuse: 2016 Global Fraud Study. Association of Certified Fraud Examiners.

Feroz, Ehsan Habib, Taek Mu Kwon, Victor S Pastena, and Kyungjoo Park. 2000. The Efficacy

of Red Flags in Predicting the SEC’s Targets: An Artificial Neural Networks Approach.

Intelligent Systems in Accounting, Finance & Management 9 (3): 145–57.

Glancy, Fletcher H, and Surya B Yadav. 2011. A Computational Model for Financial Reporting

Fraud Detection. Decision Support Systems 50 (3): 595–601.

Goel, Sunita, and Jagdish Gangolly. 2012. Beyond the Numbers: Mining the Annual Reports for

Hidden Cues Indicative of Financial Statement Fraud. Intelligent Systems in Accounting,

Finance and Management 19 (2): 75–89.

Hassani, Hossein, Shahin Gheitanchi, and Mohammad Reza Yeganegi. 2008. On the Application

of Data Mining to Official Data.

Jans, Mieke, Jan Martijn Van Der Werf, Nadine Lybaert, and Koen Vanhoof. 2011. A Business

Process Mining Application for Internal Transaction Fraud Mitigation. Expert Systems with

Applications 38 (10): 13351–59.

Jayakumar, G D S, and Bejoy John Thomas. 2013. A New Procedure of Clustering Based on

Multivariate Outlier Detection. Journal of Data Science 11 (1): 69–84.

Kamusweke, Knox, Mayumbo Nyirenda, and Monde Kabemba. 2019. Data Mining for Fraud

Detection in Large Scale Financial Transactions. EasyChair.

Kirkos, Efstathios, Charalambos Spathis, and Yannis Manolopoulos. 2007. Data Mining

Techniques for the Detection of Fraudulent Financial Statements. Expert Systems with

Applications 32 (4): 995–1003.

Kopun, Dubravka. 2018. A Review of the Research on Data Mining Techniques in the Detection

of Fraud in Financial Statements. Journal of Accounting and Management 8 (1): 1–18.

Kotsiantis, Sotiris, E Koumanakos, D Tzelepis, and V Tampakas. 2006. Forecasting Fraudulent

Financial Statements Using Data Mining. International Journal of Computational

Intelligence 3 (2): 104–10.

Ngai, Eric W T, Yong Hu, Yiu Hing Wong, Yijun Chen, and Xin Sun. 2011. The Application of

Data Mining Techniques in Financial Fraud Detection: A Classification Framework and an

Academic Review of Literature. Decision Support Systems 50 (3): 559–69.

Page 511: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

510

Olszewski, Dominik. 2014. Fraud Detection Using Self-Organizing Map Visualizing the User

Profiles. Knowledge-Based Systems 70: 324–34.

Ozdagoglu, G, A Ozdagoglu, Y Gumus, and G Kurt Gumus. 2017. The Application of Data

Mining Techniques in Manipulated Financial Statement Classification: The Case of

Turkey. Journal of AI and Data Mining 5 (1): 67–77.

Persons, Obeua S. 1995. Using Financial Statement Data to Identify Factors Associated with

Fraudulent Financial Reporting. Journal of Applied Business Research (JABR) 11 (3):

38–46.

Phua, Clifton, Vincent Lee, Kate Smith, and Ross Gayler. 2010. A Comprehensive Survey of

Data Mining-Based Fraud Detection Research. ArXiv Preprint ArXiv:1009.6119.

Ravisankar, Pediredla, Vadlamani Ravi, G Raghava Rao, and Indranil Bose. 2011. Detection of

Financial Statement Fraud and Feature Selection Using Data Mining Techniques. Decision

Support Systems 50 (2): 491–500.

ŞEN, Đlker Kıymetli, and Serkan TERZĐ. 2012. Detecting Falsified Financial Statements Using

Data Mining: Empirical Research on Finance Sector in Turkey. Maliye Finans Yazilari 1

(96): 76–94.

Skousen, Christopher J, Kevin R Smith, and Charlotte J Wright. 2009. Detecting and Predicting

Financial Statement Fraud: The Effectiveness of the Fraud Triangle and SAS No. 99. In

Corporate Governance and Firm Performance, 53–81. Emerald Group Publishing

Limited.

Spathis, Charalambos, Michael Doumpos, and Constantin Zopounidis. 2003. Using Client

Performance Measures to Identify Pre-Engagement Factors Associated with Qualified

Audit Reports in Greece. The International Journal of Accounting 38 (3): 267–84.

Spathis, Charalambos T. 2002. Detecting False Financial Statements Using Published Data:

Some Evidence from Greece. Managerial Auditing Journal 17 (4): 179–91.

Ujal, Mehta, Patel Amit, Patel Hiral, and Purohit Rajen. 2012. Detection of Fraudulent Financial

Statement in India: An Exploratory Study. GFJMR Vol. 4 January-June.

Yao, Jianrong, Jie Zhang, and Lu Wang. 2018. A Financial Statement Fraud Detection Model

Based on Hybrid Data Mining Methods. In 2018 International Conference on Artificial

Intelligence and Big Data (ICAIBD), 57–61. IEEE.

Page 512: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

511

Nghiên cứu tác động của tính thanh khoản

đến khả năng sinh lời của các công ty phi tài chính niêm yết

trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Nguyễn Hồng Trang

Trường Cao đẳng Thống kê

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.49 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 12/11/2019

Ngày nhận bài: 06/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2019

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của “tính thanh khoản” đến “khả

năng sinh lời” của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Dữ

liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 291 công ty cổ phần niêm yết trên

sàn HNX từ năm 2010 đến 2017. Nghiên cứu áp dụng các phương pháp hồi quy trên dữ liệu

bảng, bao gồm: Pooled Regression (OLS), Fixed effects model (FEM) và Random effects model

(REM). Sau đó, nghiên cứu áp dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS)

để khắc phục hiện tượng tự tương quan giữa các sai số. Kết quả cho thấy, chu kỳ chuyển đổi tiền

mặt có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời trong khi đó, hệ số khả năng thanh toán tức thời

lại có tác động tích cực. Ngoài ra, tác giả cũng tìm thấy tác động của ngành, quy mô doanh

nghiệp, tỷ lệ Nợ phải trả trên Tài sản và tỷ lệ tăng trưởng có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời

của các doanh nghiệp.

Từ khóa: Tính thanh khoản, khả năng sinh lời, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

1. GIỚI THIỆU

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn đạt được, là mục

đích chính của hoạt động kinh doanh nhưng lại không phải là duy nhất. Khi so sánh mức độ ưu

tiên giữa tính thanh khoản và lợi nhuận, tính thanh khoản lại là mục tiêu được ưu tiên cao hơn.

Theo Zygmunt (2013), thanh khoản cao là then chốt cho sự sống còn của doanh nghiệp (DN) vì

nó ảnh hưởng đến doanh thu, tăng trưởng tài chính và rủi ro của DN. Thanh khoản tốt giúp các

DN nhỏ tăng nguồn vốn nội bộ và các DN lớn tránh được tình trạng phá sản. Hơn nữa, thanh

khoản tốt cũng giúp làm giảm các khoản nợ ngắn hạn cũng như nghĩa vụ nợ dài hạn. Nó giúp các

DN sử dụng tốt các nguồn lực sẵn có và tạo ra lợi nhuận mà không có bất kỳ rủi ro nào (Ismail,

2016). Nếu không có lợi nhuận, một Công ty chỉ bị coi là yếu và vẫn hoạt động được trong một

Page 513: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

512

thời gian, nhưng theo Agarwal and Mishra (trích dẫn trong Ware, 2015), nếu không có thanh

khoản, DN có thể sẽ phải ngừng hoạt động và sớm phá sản. Thanh khoản tốt giúp DN loại bỏ

nguy cơ không có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tránh đầu tư quá nhiều vào các

tài sản này (Eljelly, 2004). Theo Điều 4 - Luật Phá sản năm 2014 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam, nếu DN, Hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán, tức không thực hiện nghĩa vụ

thanh toán khoản nợ trong 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán thì sẽ bị rơi vào trình trạng phá

sản. Duy trì tính thanh khoản đầy đủ, là điều kiện cho sự hoạt động liên tục của một DN (Shim

and Siegle, 2000).

Một ví dụ sinh động về tầm quan trọng của tính thanh khoản đến từ việc so sánh hai nhà

bán lẻ lớn ở Mỹ, là Wal-Mart và Kmart. Năm 1994, họ có một cấu trúc vốn tương tự. Sự khác

biệt chính là trong chu trình chuyển đổi tiền mặt (CCC) - một thước đo của tính thanh khoản):

CCC của Kmart là khoảng 61 ngày, trong khi đối với Wal-Mart là 40 ngày. Kmart phải đối mặt

với chi phí tài trợ thêm vốn là 198,3 triệu một năm. Kết quả là trong năm 2002 Kmart tuyên bố

phá sản trong khi Wal-Mart nhanh chóng trở thành một nhà lãnh đạo ngành hàng tiêu dùng

nhanh (FMCG). Wal-Mart cuối cùng đã phát triển thành công nhờ vào trạng thái thanh khoản

tốt(Podilchuk, 2013). Hay tại Việt Nam, ngày 22/3/2012, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã

nhận được báo cáo, giải trình của Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC), sau khi

Công ty công bố mình đang bên bờ vực phá sản. Theo đó, đến ngày 22/03/2012, Công ty cổ phần

Beta BQP (Beta) còn nợ HANIC số tiền là 349,05 tỷ đồng. Số tiền này đã đến hạn phải trả cho

HANIC từ 9 tháng trước. Chính vì vậy, hiện nay HANIC đang trong tình trạng mất khả năng thanh

toán, nợ thuế, thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thiếu tiền để thanh toán tiền lương, bảo

hiểm xã hội đúng thời hạn quy định. Nếu trong trường hợp Beta không có động thái trả dần số tiền

nợ trên thì có thể đẩy HANIC đến bên bờ vực phá sản. Những ví dụ này cho thấy tình hình thanh

khoản là rất quan trọng đối với thực trạng tài chính của một công ty.

Như vậy, thanh khoản là một vấn đề quan trọng trong việc ra quyết định tài chính và đang

là vấn đề nhận được sự quan tâm nghiêm túc trên toàn thế giới. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại

nhiều quan điểm về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và khả năng sinh lời của các DN.

Sanghani (2014), Umobong (2015) và Demirgünes (2016) cho rằng có mối quan hệ đáng kể và

tích cực giữa thanh khoản và khả năng sinh lời của DN, nhưng Eljelly (2004), Bibi and Amjad

(2017) lại chứng minh rằng mối quan hệ đó là tiêu cực, trong khi đó Bhunia và cộng sự (2011)

lại tìm ra được cả mối quan hệ tích cực và tiêu cực của thanh khoản đến khả năng sinh lời, còn

Thuraisingam (2015) và Ware (2015) lại không tìm thấy mối quan hệ nào giữa chúng. Mối quan

hệ đó là như thế nào, phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng nền kinh tế, từng khu vực và từng

giai đoạn. Do đó mà tác giả thực hiện nghiên cứu xem liệu tính thanh khoản có tác động như thế

nào tới khả năng tính lời của các DN niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá và tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của tính thanh

khoản đến khả năng sinh lời của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng

khoán Hà Nội. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị đối với

các bên liên quan nhằm tăng khả năng quản lý thanh khoản của DN, từ đó nâng cao khả năng

sinh lời.

Page 514: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

513

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Thanh khoản của DN chính là khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản tương đương

tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, ứng trước ngắn hạn và

hàng tồn kho của DN một cách dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện cho việc thanh toán và đáp ứng

các nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn kịp thời. Việc nghiên cứu sự tác động của tính thanh khoản

đến khả năng sinh lời đã được khá nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu tại các nền kinh tế, các khu

vực và ngành nghề khác nhau. Dưới đây là phần tóm lược nội dung của một số nghiên cứu:

Bolek and Wojciech (2011) phân tích tác động của quản lý thanh khoản tới khả năng sinh

lời trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh xây dựng và cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi

liệu có mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và khả năng sinh lời hay không và mối quan hệ đó

có hướng nào. Ngành xây dựng là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất trên

thị trường, do đó nếu một công ty xây dựng quản lý được thanh khoản ở mức tối ưu mà vẫn đảm

bảo tối đa hóa giá trị cho cổ đông thì các công ty này có thể đảm bảo sự phát triển và việc làm ổn

định cho rất nhiều lao động của đất nước đó. Chính vì vai trò quan trọng của các DN trong ngành

xây dựng nên Bolek and Wojciech (2011) đã tiến hành cuộc khảo sát trên các công ty trong

ngành xây dựng được niêm yết trên sàn chứng khoán War-saw trong giai đoạn 2000-2010. Dữ

liệu phân tích được thu thập dựa trên báo cáo tài chính của 44 DN xây dựng và từ số liệu thống

kê của Cục Thống kê Trung ương.

Các tác giả xác định tính thanh khoản cần phải được đo bằng cả các thước đo truyền thống

(CUR, QR) và thước đo hiện đại (CCC). Tuy nhiên, CUR tính đến cả hàng tồn kho, trong khi đó

hàng tồn kho lại có tính thanh khoản rất thấp, nên các tác giả chỉ lựa chọn QR và CCC là 2 thước

đo để đo lường thanh khoản và ROA được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của các công

ty xây dựng bởi đó là chỉ tiêu sinh lời tổng hợp nhất, phản ánh tốt nhất nguồn lực và hiệu quả

hoạt động của một DN. Cuối cùng, kết quả nghiên cứu chỉ ra cả QR và CCC đều có tác động tiêu

cực đến khả năng sinh lời của các công ty xây dựng.

Sanghani (2014) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của quản lý thanh khoản đối với HQTC của

các công ty phi tài chính niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) Nairobi, với dữ liệu thứ

cấp được thu thập từ báo cáo tài chính của 41 công ty từ năm 2009 đến năm 2013. Tác giả sử

dụng biến phụ thuộc là tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE) và biến độc lập là tính thanh

khoản, được đo lường bằng hệ số khả năng thanh toán hiện thời (CUR) và tỷ lệ dòng tiền từ hoạt

động kinh doanh (CFR) với biến kiểm soát là cơ cấu vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy 90,8% sự

thay đổi về kết quả hoạt động tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết tại Sở GDCK

Nairobi là do sự thay đổi của CUR, CFR và cơ cấu vốn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả các

biến được tìm thấy có ảnh hưởng tích cực đến HQTC của công ty phi tài chính niêm yết tại NSE,

trong đó CUR có ảnh hưởng lớn nhất, theo sau là cơ cấu vốn, trong khi CFR có ảnh hưởng ít

nhất đến hiệu suất tài chính của các công ty đó.

Mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản với hiệu quả tài chính của các Công ty Ấn Độ tiếp

tục được kiểm định thông qua nghiên cứu của Reddy and Narayan (2018). Nghiên cứu nhằm

điều tra tác động của thanh khoản (CUR, QR) và đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính

Page 515: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

514

(ROI, ROA) của các công ty dược phẩm niêm yết trong giai đoạn 10 năm từ 2006-2016. Trong

khi CUR được xác định là có mối quan hệ tích cực thì QR lại có mối quan hệ tiêu cực với khả

năng sinh lợi của các công ty dược phẩm Ấn Độ, tuy nhiên cả 2 được xác định là không có ý

nghĩa thống kê, tức thanh khoản không có tác động đến lợi nhuận của các công ty dược phẩm

của Ấn Độ.

Quản lý thanh khoản được đánh giá chủ yếu từ quan điểm của quản lý vốn lưu động, vì hầu

hết các chỉ số được sử dụng để đánh giá tính thanh khoản được lấy từ các thành phần của vốn lưu

động. Cách tiếp cận vốn lưu động để quản lý thanh khoản từ lâu đã là kỹ thuật nổi bật được sử

dụng để lập kế hoạch và kiểm soát thanh khoản. Tuy nhiên, thay vì sử dụng vốn lưu động như là

một thước đo thanh khoản, nhiều nhà phân tích tài chính ủng hộ việc sử dụng các tỷ lệ thanh

khoản làm thước đo tối ưu hơn. Vốn lưu động là một bước đệm an toàn cho DN để hình thành

các quỹ ngắn hạn, do đó họ thường chỉ nhìn vào mặt tích cực của việc dư thừa tiền mặt và các

vốn lưu động khác. Tuy nhiên, vốn lưu động ngày càng được coi là kiềm chế HQTC vì nó không

đóng góp vào ROE. Trong khi đó, tại Việt Nam, hầu hết mới chỉ có các nghiên cứu về trạng thái

động của thanh khoản thông qua phân tích tác động của quản lý vốn lưu động đến các DN, như

nghiên cứu của Đoàn Thanh Hà và cộng sự (2016), Trần Việt Hoàng (2015), Vương Đức Hoàng

Quân và Dương Diễm Kiều (2016).

Trần Việt Hoàng (2015) nghiên cứu tác động của quản lý vốn lưu động đến lợi nhuận của

các công ty sản xuất niêm yết trên Sở GDCK thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này dựa trên

số liệu của 98 công ty sản xuất được liệt kê trên SỞ GDCK Thành phố Hồ Chí Minh trong thời

gian 6 năm (từ năm 2009 đến năm 2014). Kết quả cho thấy việc quản lý vốn lưu động đóng vai

trò tích cực trong việc gia tăng sự giàu có của các cổ đông bằng cách làm cho một công ty có lợi

hơn thông qua việc rút ngắn CCC. Bởi CCC càng dài thì HQTC của các DN càng giảm, đó là do

mối quan hệ tiêu cực giữa CCC và HQTC.

Đoàn Thanh Hà và cộng sự (2016) phân tích tác động của quản lý vốn lưu động đến các

DN nhỏ và vừa của Việt Nam. Các tác giả sử dụng dữ liệu cho 1.209 DN trong giai đoạn 2008 -

2015 với sự hỗ trợ STATA. Kết quả nghiên cứu cho thấy CCC có mối quan hệ tiêu cực với

HQTC của DN nhỏ và vừa (-0.000000683). Theo kết quả này, nếu CCC được kéo dài, HQTC sẽ

giảm nhẹ. Mối quan hệ giữa CCC và HQTC là rất chặt chẽ. Bộ ba các thành phần của CCC là kỳ

thu tiền bình quân, kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ trả tiền bình quân được quản lý theo

những cách khác nhau để tối đa hóa HQTC hoặc thúc đẩy sự phát triển của DN.

Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016) và phân tích tác động của quản lý

vốn lưu động đến lợi nhuận của các DN niêm yết trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh với

mẫu nghiên cứu là 29 DN thuộc 4 ngành dược phẩm, ngành thép, ngành thực phẩm và ngành

thủy sản niêm yết trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 2010 đến

2014. Kết quả nghiên cứu thể hiện qua mô hình hồi qui riêng của từng ngành và cho thấy mức độ

tác động của vốn lưu động đến lợi nhuận đối với 4 ngành nghiên cứu rất khác nhau. Tuy nhiên

đối với CCC, nghiên cứu cho một kết quả thống nhất là CCC không có ý nghĩa thống kê và chưa

chứng minh sự ảnh hưởng đến ROA đối với 4 ngành nghiên cứu.

Page 516: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

515

3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các nhận định chung trong các bài nghiên cứu đều xoay quanh lý thuyết đánh đổi giữa

thanh khoản và lợi nhuận. Lý thuyết này nhận định rằng cả hai thuật ngữ tài chính này gây ra

mối quan hệ xung đột trong một tổ chức, do đó việc theo đuổi một yếu tố này cũng đồng nghĩa là

đánh đổi yếu tố kia (Dash và Ravipati, 2009).

Lý thuyết đánh đổi (Trade off theory) là một bước phát triển về lý luận của Miller (1984)

(trích dẫn trong Umobong, 2015) khi ông đã xem xét đến các tác động của thuế, chi phí phá sản

và các chi phí trung gian khi giải thích cấu trúc vốn. Lý thuyết đánh đổi cũng cho thấy rằng các

công ty nhắm mục tiêu đến một mức độ thanh khoản tối ưu để cân bằng lợi ích và chi phí của

việc nắm giữ các tài sản có tính lỏng cao nhất. Khi Công ty có nhu cầu đầu tư mà lại không

muốn huy động nguồn vốn tài chính từ bên ngoài, và muốn tránh các chi phí vay nợ thì Công ty

cần phải huy động được lượng tiền cần thiết từ nguồn vốn nội bộ, mà nhanh nhất là từ các tài sản

có tính thanh khoản cao, để thực hiện dự án đầu tư. Nếu không huy động kịp thời, tức Công ty

không có được số tài sản lỏng theo yêu cầu thì dự án đầu tư sẽ biến mất (Myers and Majluf

1984). Trong đó, Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, do đó được ưu tiên sử dụng

đầu tiên. Theo đó, việc giữ tiền mặt có thể cung cấp một số lợi thế cho DN như: (1) Cung cấp

thanh toán ngay cho các chi phí hàng ngày như tiền lương, vật liệu và thuế; (2) Do thực tế là

dòng tiền trong tương lai không chắc chắn, nên việc giữ tiền mặt đảm bảo cho DN có thể xử lý

kịp thời trong các tình huống khẩn cấp; (3) Sở hữu tiền mặt đảm bảo cho việc thực hiện đầu tư

có lợi nhuận đòi hỏi thanh toán phải ngay lập tức, không mất đi các chi phí cơ hội do thiếu vốn,

đặc biệt là cho các công ty khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài trợ bên ngoài. Ngoài ra, việc

lưu trữ các tài sản có tính thanh khoản cao làm giảm khả năng phát sinh chi phí tài chính nếu

công ty hoạt động không tạo ra dòng tiền đủ để đáp ứng việc thanh toán các khoản nợ bắt

buộc. Tuy nhiên, việc đầu tư quá nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản cao cũng có những

bất lợi vì phát sinh nhiều chi phí. Một lượng tiền mặt lớn trên báo cáo tài chính có thể làm cho

các nhà đầu tư phải đặt câu hỏi: Tại sao các nhà quản trị lại để tồn lượng tiền mặt lớn ở đó mà

không đem đi sử dụng? Liệu có phải DN đã mất đi các cơ hội đầu tư hay là ban quản trị DN quá

yếu kém nên đã không thể sử dụng hiệu quả tiền mặt của DN? Việc để tiền mặt trong DN quá

nhiều đồng nghĩa với việc DN đã bỏ qua nhiều chi phí cơ hội, vì tỷ suất sinh lợi thấp, đặc biệt

nếu công ty bỏ qua những dự án đầu tư đem lại nhiều lợi nhuận hơn là việc nắm giữ ở mức tiền

mặt này. Như vậy, dự trữ tiền mặt và các tài sản thanh khoản cao được coi như là tấm đệm cho

DN khi DN thiếu tiền và hạn chế được nguy cơ mất cơ hội đầu tư trong trường hợp chi phí giao

dịch cao. Khi duy trì và quản lý khả năng thanh khoản của DN, DN cần cân nhắc giữa lợi ích và

chi phí của việc nắm giữ các tài sản, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao nhất, để đảm

bảo tối đa hóa giá trị cho DN.

Như vậy, theo lý thuyết đánh đổi thì khi doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán cao thì

đánh đổi lại lợi nhuận đạt được sẽ thấp nguyên nhân là do khi doanh nghiệp duy trì tài sản ngắn

hạn cao thì khả năng sinh lời thấp do chi phí hoạt động cao, hơn nữa với việc duy trì nợ thấp cũng

khiến doanh nghiệp chịu chi phí tài chính cao hơn, mặt khác lại không sử dụng được đòn bẩy tài

chính cũng như khoản tiết kiệm chi phí từ lãi vay. Ngược lại, khi doanh nghiệp duy trì khả năng

thanh toán ngắn hạn thấp thì đánh đổi với rủi ro tài chính cao thì khả năng sinh lời cũng cao.

Page 517: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

516

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mô hình nghiên cứu

Dựa vào nghiên cứu của Bolek và Wili’nski (2011), Sanghani (2014), Reddy và Narayan

(2018), tác giả xây dựng mô hình hồi quy như sau:

Yit = β0+β1CURit + β2QRit + β3CARit + β4CCCit + β5NGANHit + β6QUYMOit

+ β7D/Ait + β8GROWNit + εit

Trong đó:

* Biến phụ thuộc là khả năng sinh lời (Y)

Khả năng sinh lời được đo lường bằng Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và Tỷ

suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) với:

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

(ROA) =

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở

hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu bình quân

* Biến độc lập là tính thanh khoản:

Tính thanh khoản được đo lường bằng Hệ số khả năng thanh toán hiện thời(CUR), Hệ số

khả năng thanh toán nhanh(QR), Hệ số khả năng thanh toán tức thời(CAR), Chu kỳ chuyển đổi

tiền mặt (CCC), với:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

(CUR) =

Tổng tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

(QR) =

TSNH - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

(CAR) =

Tiền và các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) = ICP + RCP – PDP

+ ICP (Inventory Conversion Period) - kỳ luân chuyển hàng tồn kho

ICP = Giá trị hàng tồn kho bình quân/Giá vốn hàng bán trung bình ngày

+ RCP (Receivable Conversion Period) - kỳ thu tiền bình quân

RCP = Số dư bình quân nợ phải thu của khách hàng/Doanh thu trung bình ngày

+ PDP (Payable Deferral Period) - kỳ trả tiền bình quân

PDP = Số dư bình quân nợ phải trả nhà cung cấp/Giá vốn hàng bán trung bình ngày

Page 518: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

517

* Biến kiểm soát gồm:

- Biến NGANH:

Mỗi một ngành với các đặc trưng khác nhau, chính sách thanh khoản khác nhau sẽ dẫn đến

tác động đến HQTC là khác nhau. Vì vậy, tác giả muốn xem xét tác động của tính thanh khoản đến

HQTC trong sự kiểm soát của biến NGÀNH thì có sự khác nhau như thế nào giữa các ngành.

Tác giả căn cứ vào cách phân ngành của Vietstock để chia ngành và gộp lại thành 3 nhóm

ngành: Dịch vụ, sản xuất và xây dựng

- Biến QUYMO: Quy mô DN có tác động lớn đến thị phần, uy tín của DN, từ đó tác động

đến khả năng sinh lời. Khi quy mô DN càng lớn thì khả năng nguồn lực càng cao, cơ hội hợp tác

với các DN khác và đa dạng hóa ngành nghề cũng dễ dàng hơn. DN có quy mô lớn sẽ được ưu

đãi nhiều hơn trong vay nợ, dẫn đến nhu cầu dự trữ tiền và các tài sản thanh khoản cũng sẽ ít đi,

ngược lại, tại các DN có quy mô nhỏ, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng là khó khăn hơn

khiến DN phải dữ trự nhiều các tài sản có tính lỏng hơn. Biến QUYMO được đo lường bằng chỉ

tiêu tổng tài sản trên bảng Cân đối kế toán của từng Công ty.

Tác giả dựa vào các nghiên cứu của Bibi and Amjad (2017); Eljelly (2004); Bolek and

Wili’nski (2011); Sharma and Kumar (2011); Ben và cộng sự (2013); Ware (2015).

- Biến Tỷ suất nợ phải trả trên tổng tài sản

Tỷ số này cho biết trong tổng tài sản của DN có bao nhiêu phần trăm là từ đi vay. Điều đó

cho biết khả năng tự chủ tài chính của DN. Nếu D/A quá nhỏ, chứng tỏ DN vay ít, nghĩa là DN

có khả năng tự chủ tài chính cao. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng có thể hàm ý là DN chưa biết

khai thác đòn bẩy tài chính, chưa biết lợi dụng lá chắn thuế. Ngược lại, D/A mà cao quá hàm ý

DN không có thực lực tài chính, mà tài sản chủ yếu được hình thành là đi vayđể có vốn kinh

doanh, rủi ro của DN là khá cao.

Tỷ suất nợ phải trả trên tổng tài sản

(D/A) =

Nợ phải trả bình quân * 100

Tổng tài sản bình quân

Tác giả dựa vào các nghiên cứu của Podilchuk (2013); Sharma and Kumar (2011); Bolek

và Wilinski (2011); Reddy và Narayan (2018).

- Biến Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cho biết mức tăng trưởng doanh thu tương đối (tính theo phần

trăm) qua các thời kỳ. Nếu DN có tỷ lệ này cao nghĩa là DN đang trong giai đoạn phát triển

mạnh, doanh thu tăng trưởng do thị phần tăng. Tuy nhiên điều đó cũng không đồng nghĩa với

việc tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao.

Tỷ lệ tăng trưởng

doanh thu (GROWN) =

Doanh thu thuần năm nay - Doanh thu thuần năm trước * 100

Doanh thu thuần năm trước

Tác giả dựa vào các nghiên cứu của Sharma and Kumar (2011); Bagchi and Chakrabarti

(2014); Ware (2015); Demirgünes (2016).

Page 519: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

518

Theo lý thuyết đánh đổi, lợi nhuận tăng sẽ có xu hướng làm giảm tính thanh khoản của

công ty và ngược lại, thanh khoản cao sẽ có xu hướng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Nếu quá

phụ thuộc vào thanh khoản thì sẽ dẫn đến sự tích tụ, ứ đọng của nguồn vốn nhàn rỗi và không

mang lại bất kỳ lợi nhuận nào cho công ty. Mặt khác, thanh khoản không đủ có thể làm sụt giảm

hạng tín dụng của doanh nghiệp và có thể dẫn đến thanh lý bắt buộc các tài sản của công ty, vì

vậy giả thuyết đặt ra là:

H0 trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

H1: Thanh khoản không có mối quan hệ đáng kể với khả năng sinh lời của các công ty phi

tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

4.2. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu được xây dựng dựa trên dữ liệu về các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở

giao dịch chứng khoán Hà Nội trong khoảng thời gian 7 năm (từ 2010 đến 2017). Tất cả các

công ty trong nghiên cứu đều phải có báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm

toán độc lập. Kết quả là có 291 công ty niêm yết được thỏa mãn trong mẫu nghiên cứu cho chuỗi

thời gian trên, chi tiết như sau:

Ngành Số lượng Tỉ lệ %

Dịch vụ 63 21,65

Sản xuất 146 50,17

Xây dựng 82 28,18

Tổng 291 100

4.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp tác giả sử dụng kiểm định mô hình là phương pháp bình phương nhỏ nhất

thông thường (OLS). Thỏa mãn các điều kiện đặt ra theo Albert (2016), có 6 giả thiết của dữ liệu

khi ước lượng theo OLS bao gồm: (i) hàm hồi quy là tuyến tính; (ii) mẫu nghiên cứu là mẫu

ngẫu nhiên; (iii) sai số ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng 0; (iv) không có mối quan hệ phụ

thuộc tuyến tính (đa cộng tuyến) giữa các biến độc lập; (v) phương sai không thay đổi và không

có tự tương quan của cácsai số; (vi) sai số ngẫu nhiên tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Các dữ

liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS đã kiểm định thỏa mãn các yêu cầu đặt ra.

5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1. Thống kê mô tả

Bảng 1. Mô tả giá trị trung bình của các chỉ số

NGANH

Dịch vụ Sản xuất Xây dựng Tổng

QUYMO (tr. đ) 356,956.9678 617,280.4048 717,325.4720 588,755.5893

CUR 2.8261 2.4690 6.4981 3.6874

Page 520: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

519

QR 2.5233 1.6763 6.0783 3.1072

CAR .8229 .3463 .0919 .3783

CCC 85.5056 375.3905 624.0662 382.1574

D/A (%) 45.8857 47.9535 66.3615 52.7124

GROWN (%) 92.5765 26.2459 382.6345 141.3804

ROA (%) 7.2077 7.8357 3.0596 6.3467

ROE (%) 14.4799 15.5740 10.4360 13.8808

(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các công ty trong mẫu)

Bảng 1 là giá trị về các chỉ số được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu này. Quy mô bình

quân của các công ty ở mức 588,755 (tr.đ). Nhìn chung, qua 7 năm, chỉ số ROA và ROE đều

dương, thể hiện kết quả kinh doanh có nhiều khả quan, tỷ lệ trăng trưởng bình quân của các công

ty trong mẫu đạt ở mức rất cao, lên đến 141,3804%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ trên tổng tài sảnlại vượt

quá 50%, nghĩa là tài sản của doanh nghiệp chủ yếu được hình thành do đi vay để có vốn kinh

doanh, rủi ro của DN là khá cao. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (CUR) và hệ số khả năng

thanh toán nhanh (QR) cao, đặc biệt là đối với ngành xây dựng. Nếu CUR và QR càng cao thì

khả năng DN chi trả các khoản nợ là càng lớn, nguy cơ phá sản của DN thấp, tình trạng tài chính

tốt. Tuy nhiên, nếu CUR và QR quá cao lại phản ánh hiệu quả sử dụng vốn thấp do DN đã đầu tư

vào TSNH quá nhiều, dẫn đến tình trạng tài chính là không tốt. Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh

toán tức thời (CAR) nhỏ hơn 1, thậm chí dưới ngưỡng 0,5 đã thể hiện điều đó. Các DN đang bị

tồn động hàng tồn kho và nợ phải thu nhiều.

5.2. Phân tích tương quan

Bảng 2. Hệ số tương quan giữa các biến

Bảng ma trận tương quan r

NGANH QUYMO CUR QR CAR D/A GROWN CCC ROA ROE

NGANH Hệ số r 1

QUYMO Hệ số r .075** 1

CUR Hệ số r .018 -.011

QR Hệ số r .018 -.010 1.000** 1

CAR Hệ số r -.149** -.042* .097** .097** 1

D/A Hệ số r .328** .198** -.065** -.062**-.298** 1

GROWN Hệ số r .028 .001 -.001 -.001 -.004 .011 1

CCC Hệ số r .025 -.008 -.001 -.001 .007 -.019 -.002 1

ROA Hệ số r -.183** -.084** .002 .002 .118** -.283** -.049** -.041* 1

ROE Hệ số r -.073** -.037* -.009 -.009 .016 .035 -.059** -.073** .690** 1

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các công ty trong mẫu)

Page 521: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

520

Kết quả phân tích tương quan r cho thấy thể hiện hầu hết các biến độc lập và biến kiểm

soát đều có hệ số tương quan từ 0.04 đến 0.283, có ảnh hưởng đến ROA ngoại trừ hai biến CUR

và QR, chưa thể hiện được sự tác động đến ROA cho nên 2 biến này bị loại bỏ khi đưa vào mô

hình phân tích hồi qui tuyến tính.

Đối với ROE, số biến độc lập và kiểm soát không có tác động nhiều hơn, gồm CUR, QR,

CAR, D/A. Cho nên 4 biến này bị loại bỏ khi đưa vào mô hình phân tích hồi qui tuyến tính. Các

nhân tố còn lại đều có hệ số tương quan từ 0.03 đến 0.073 chứng tỏ các yếu tố có mức ảnh

hưởng yếu đến biến ROE.

Qua phân tích tương quan cho thấy ROA là yếu tố đại diện tốt hơn cho khả năng sinh lời

của các công ty trong mẫu, và có sự tác động qua lại bởi nhiều biến độc lập và kiểm soát hơn. Do

vậy, tác giả đã xây dựng lại mô hình hồi quy, thể hiện tác động của tính thanh khoản đến khả

năng sinh lời của các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Yit = β0 + β1CARit + β2CCCit + β3NGANHit + β4QUYMOit + β5D/Ait + β6GROWNit + εit

5.3. Mô hình hồi quy tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến ROA

Bảng 3: Hồi qui tuyến tính các nhân tố ảnh hưởng đến ROA

Biến Mô hình 1 Mô hình 2

Beta hiệu chỉnh Hàm t Beta hiệu chỉnh Hàm t

Hằng số 6.174 37.371 13.562 24.660

CAR .121*** 6.470 .034* 1.785

CCC -.042* -2.255 -.044* -2.467

NGANH -.092** -4.851

QUYMO(tr.đồng) -.029 -1.604

D/A -.243*** -12.122

GROWN -.044* -2.445

Hàm F 23.378 50.645

R2 hiệu chỉnh .016 .095

*p<0.05; **p<0.01; ***p<0.001

(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các công ty trong mẫu)

Để xem xét sự ảnh hưởng của tính thanh khoản đến ROA khi có sự tác động của các biến

kiểm soát, tác giả chạy hồi qui với 2 mô hình khác nhau.

Mô hình thứ nhất thể hiện tác động của thanh khoản đến ROA mà không có sự điều tiết bởi

các biến kiểm soát. Cả hai biến độc lập CAR; CCC đều có ảnh hưởng đến ROA của các doanh

nghiệp với mức ý nghĩa p<0,05. Trong đó hệ số Beta chuẩn hóa của CAR mang giá trị (+) chứng

tỏ nhân tố CAR có ảnh hưởng tích cực đến ROA. Hệ số Beta chuẩn hóa của CCC mang giá trị

âm (-) chứng tỏ nhân tố CCC có ảnh hưởng tiêu cực đến ROA của các doanh nghiệp trong mẫu.

Page 522: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

521

Đến mô hình thứ hai khi đưa các biến kiểm soát vào thì mối quan hệ giữa tính thanh khoản

và ROA vẫn giữ nguyên chiều hướng, tuy nhiên mức độ tác động thì có sự thay đổi, do yếu tố

ảnh hưởng của các biến kiểm soát. Đồng thời, các nhân tố kiểm soát đều thể hiện có mối quan hệ

đối với biến ROA ngoại trừ biến QUYMO.

6. KẾT LUẬN

Bài nghiên cứu kiểm định sự tác động của tính thanh khoản đến hiệu quả tài chính của 291

công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2010-2017.

Tác giả đã áp dụng phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng, sau đó có hiệu chỉnh mô hình nhằm

đảm bảo ước lượng thu được vững và có hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính thanh khoản có tác động khác nhau đến khả năng sinh

lời (ROA) khi xét đến trạng thái thanh khoản. Các chỉ tiêu đo lường thanh khoản mà tác giả liệt

kê ở trên được tính toán dựa trên số liệu từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh. Trong khi đó, Bảng cân đối kế toán là một báo cáo thời điểm, phản ánh tổng quát tình

hình tài sản của DN về mặt giá trị và nguồn gốc tại một thời điểm nhất định, báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh là báo cáo thời kỳ. Như vậy, các chỉ tiêu đo lường thanh khoản dựa trên số

liệu từ Bảng cân đối kế toán sẽ phản ánh trạng thái tĩnh của thanh khoản, còn các chỉ tiêu được

tính toán dựa trên số liệu từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ phản ánh trạng thái động

của thanh khoản. Kết luận về tình trạng thanh khoản của DN cần phải được xác định dựa trên cả

trạng thái tĩnh và trạng thái động.

Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng: Xét ở trạng thái tĩnh, CUR, QR không có tác

động đến khả năng sinh lời của các DN trong mẫu, CAR có tác động tích cực đến ROA. Trong

khi đó, xét ở trạng thái động, CCC lại có tác động tiêu cực đến ROA. Kết quả này đồng nhất với

các nghiên cứu trước đó của Wang (2000), Eljelly (2004), Ben-Caleb và cộng sự (2013), Bibi

and Amjad (2017). Dựa vào kết quả của nghiên cứu này, một số hàm ý, kiến nghị có thể đưa ra

như sau:

Thứ nhất, tính thanh khoản của DN cần được các nhà quản trị xem xét đầy đủ ở cả trạng

thái tĩnh và động. Làm như vậy, các DN sẽ đưa ra được các quyết định tốt hơn dựa trên cả dữ

liệu tĩnh từ bảng Cân đối kế toán và dữ liệu động từ Báo cáo kết quả kinh doanh.

Thứ hai, khả năng thanh khoản của DN cần nhìn nhận thực chất dựa vào khả năng chuyển

đổi các tài sản có tính lỏng. Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tuy là tài sản ngắn hạn

của doanh nghiệp nhưng khả năng có thể nhanh chóng chuyển thành tiền để kịp đáp ứng các

khoản nợ đến hạn của hai khoản này là tương đối khó và không chắc chắn, đặc biệt trong giai

đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải

thu gặp khó khăn khó thu hồi. CAR là chỉ tiêu phản ánh thực chất nhất.

Thứ ba, để tăng khả năng thanh khoản cho DN, và tăng khả năng sinh lời, DN cần quản trị

thật tốt chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Nếu CCC càng nhỏ thì vốn lưu động bị ứ đọng được giảm

đáng kể, làm giảm nhu cầu về vốn lưu động, tăng tính thanh khoản cho DN, nâng cao hiệu quả

hoạt động.

Page 523: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

522

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alagathurai, A. (2013). A nexus between liquidity & profitability: a study of trading companies

in Sri Lanka, European Journal of Business and Management, 5(7), 221-237

Bagchi, B. and Chakrabarti, J. (2014), Modeling liquidity management for Indian FMCG firms,

International Journal of Commerce and Management, 24(4), 334-354.

Ben-Caleb, E., Olubukunola, U. and Uwuigbe, U. (2013). Liquidity management and profitability

of manufacturing companies in Nigeria, International Organization of Scientific Research

Journal of Business and Management, 9(1), 13-21.

Bhunia, A., Khan, I. và MuKhuti, S. (2011). A study of managing liquidity, Journal of

Management Research, 2(3), 01-22

Bibi, N. and Amjad, S. (2017). The Relationship between Liquidity and Firms’ Profitability:

A Case Study of Karachi Stock Exchange, Asian Journal of Finance & Accounting, 1(9),

54-67.

Bolek, M. and Wili'nski, W. (2011). The influence of liquidity on profitability of polish

construction sector companies, Financial Internet Quarterly, 8(1), 38-52.

Dash, M., and Ravipati, R. (2009), A liquidity-profitability trade-off model for working capital

management, truy cập từ ngày 15 tháng 11 năm 2018, từ http://www.indianmba.com /

Faculty_Column / FC285/fc285.html.

Demirgünes, K. (2016). The Effect of Liquidity on Financial Performance: Evidence from

Turkish Retail Industry, International Journal of Economics and Finance, 4(8), 63-79.

Eljelly, A.M. (2004). Liquidity‐profitability tradeoff: An empirical investigation in an emerging

market, International journal of commerce and management, 14(2), tr. 48-61.

Myers, S. C. and Majluf, N. S. (1984). Corporate financing and investment decisions when firms

have information that investors do not have, Tạp chí Journal of financial economics, 13(2),

187-221.

Ismail, R. (2016). Impact of Liquidity Management on Profitability of Pakistani Firms: A Case

of KSE-100 Index, International Journal of Innovation and Applied Studies, 14(2),

304-314.

Podilchuk, Z. (2013). Impact of liquidity management on profitability: evidence from Ukraine,

Unpublished MA in Financial Economics thesis, Kyiv School of Economics.

Reddy, Y. V. and Narayan, P. (2018). The Impact of Liquidity and Leverage on Profitability:

Evidence from India, IUP Journal of Accounting Research & Audit Practices, 17(1),

58-77.

Sanghani, D.A. (2014). The Effect of Liquidity on the Financial Performance of Non-Financial

Companies Listed At the Nairobi Securities Exchange, Unpublished MBA Project.

Page 524: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

523

Saleem, Q. and Rehman, R. U. (2011). Impacts of liquidity ratios on profitability,

Interdisciplinary Journal of Research in Business, 7(1), 95-98.

Sharma, A.K and Kumar, S. (2011), Effect of Working Capital Management on Firm Profitability:

Empirical Evidence from India, Global Business Review, No12, 159-173.

Shim, J.K. and Siegel, J.G. (2000). Financial management (4* ed.), Hauppauge, New York:

Barron's.

Thuraisingam, R. (2015). The Effects of Liquidity Management on Firm Profitability: Evidence

from Sri Lankan Listed Companies, Research Journal of Finance and Accounting, 5(6),

129-134.

Umobong, A.A. (2015). Assessing The Impact Of Liquidity And Profitability Ratios On Growth

Of Profits In Pharmaceutical Firms In Nigeria, European Journal of Accounting, Auditing

and Finance Research, 10(3), 97-114.

Wang, Y. J. (2002). Liquidity management, operating performance, and corporate value:

evidence from Japan and Taiwan, Journal of multinational financial management, 12(2),

159-169.

Ware, E.O. (2015). Liquidity Management and Its Effect on Profitability in a Tough economy:

(A Case of Companies Listed on the Ghana Stock Exchange), International Journal, 11(2),

34-66.

Page 525: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

524

Sự thay đổi về vai trò của kế toán quản trị

trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Nguyễn Thị Thanh Loan

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.54 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 14/11/2019

Ngày nhận bài: 10/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 19/11/2019

Tóm tắt

Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu sự thay đổi về vai trò của kế toán quản trị

trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là phương pháp

mô tả thông qua việc thu thập các tài liệu được công bố trong và ngoài nước về cách mạng công

nghiệp 4.0, vai trò kế toán quản trị, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERPs), dữ liệu

lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud computing), trí tuệ nhân tạo (AI) và sự tác động của

chúng làm thay đổi vai trò của kế toán quản trị. Thông qua những cơ hội và thách thức từ cách

mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những vấn đề đối với kế toán quản trị.

Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò kế toán quản trị, hệ thống hoạch định nguồn

lực doanh nghiệp, dữ liệu lớn, điện toán đám, trí tuệ nhân tạo.

1. GIỚI THIỆU

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 tác động lớn đến mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Cuộc cách mạng này mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với các

lĩnh vực, ngành nghề. Trong đó, lĩnh vực kế toán, kiểm toán được xác định là sẽ chịu nhiều tác

động và đòi hỏi phải thay đổi để thích ứng, thay đổi về quy trình thực hiện công tác kế toán và

quy trình tổ chức thông tin tài chính kế toán. Theo nghiên cứu của Deloitte (2014): Các nghiên

cứu trên thế giới mới đây đều chỉ ra rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 với các ứng dụng vạn vật,

lưu trữ dữ liệu quy mô lớn, điện toán đám mây, việc phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo, vạn vật

kết nối trên toàn thế giới sẽ mở ra cơ hội tốt cho lĩnh vực kế toán, kiểm toán tiếp cận những phần

mềm kế toán tiện ích, chi phí phù hợp, giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tiết kiệm thời gian,

nhân lực, tiếp cận hệ thống kế toán, kiểm toán quốc tế.

Chúng ta biết rằng, vai trò của kế toán quản trị trong một tổ chức là thu thập, cung cấp thông

tin thích hợp và nhanh chóng cho các nhà quản trị để họ thực hiện việc điều hành, kiểm soát hoạt

động của tổ chức và ra quyết định. Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0, phương thức kế toán quản trị truyền thống đang dần không còn phù hợp, mà thay vào

Page 526: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

525

đó là sự kết hợp chặt chẽ, không thể tách rời giữa công nghệ và kế toán quản trị. Theo Trương &

Nguyễn (2019), những tác động tích cực của CMCN 4.0 đối với kế toán quản trị trên các phương

diện sau: (1) Tác động vào quy trình kế toán quản trị thông qua nền tảng trí tuệ nhân tạo cho phép

người làm kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng được đơn giản hóa quy trình tính toán;

(2) Hỗ trợ hiệu quả cho công việc của người làm công tác kế toán quản trị với hệ thống Internet kết

nối vạn vật cho phép người làm kế toán quản trị có khả năng thu thập thông tin kế toán mà không

bị giới hạn bởi các khoảng cách địa lý; (3) Tác động đến công tác lưu trữ kế toán thông qua công

nghệ đám mây cho phép kế toán quản trị có thể lưu trữ khối lượng lớn thông tin một cách hệ thống

và khoa học. Công nghệ này có khả năng xử lý số lượng lớn dữ liệu (Big data) và cũng để thực

hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ để đạt được kết quả mong muốn.

Ông Đặng Văn Thanh - Chủ tịch Hội Kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) trong Hội

thảo năm 2018 về đổi mới quy trình kế toán trong cuộc cách mạng công nghệ số cho biết “Sự

phát triển của hạ tầng viễn thông trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra

những thách thức mới về bảo mật, trước hết là bảo mật trong thông tin kế toán quản trị, trong

nghiệp vụ thanh toán, trong các hoạt động đầu tư”. Công việc kế toán được tin học hóa, quy

trình kế toán đã và sẽ có sự thay đổi căn bản khi hầu hết các phần hành kế toán đều ứng dụng

công nghệ thông tin, kể cả hoạt động ghi sổ, lập báo cáo tài chính. Như vậy, thông tin kế toán

quản trị có vai trò và tầm quan trọng ngày càng cao đối với quản lý doanh nghiệp, đặc biệt trong

điều kiện hiện nay khi sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng tác động mạnh mẽ đến

việc quản trị doanh nghiệp nói chung và hệ thống thông tin kế toán quản trị nói riêng.

Công nghệ thông tin trong CMCN 4.0 đã góp phần làm thay đổi lĩnh vực kế toán ở phương

thức xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán như: ERP làm cho tất cả các bộ phận đều làm việc

trên cùng một hệ thống nên việc thu thập các thông tin trở nên đơn giản, giúp tiết kiệm được nhiều

thời gian cho các kế toán; điện toán đám mây cho phép khả năng truy cập vào máy tính hiệu năng

cao và chi phí thấp từ bất kỳ thiết bị nào; dữ liệu lớn mang lại cho con người sự tiếp cận với nguồn

kiến thức vô hạn nhưng cũng khiến con người phải cẩn trọng khi tiếp cận với thông tin và sử dụng

thông tin; trí tuệ nhân tạo có thể thay thế những công việc thủ công của kế toán như thu thập, xử lý,

tính toán số liệu nhưng những công đoạn như phân tích, tìm nguyên nhân đưa ra giải pháp cho

từng tình huống cụ thể cũng như những tình huống chưa xảy ra thì luôn cần có sự tham gia của con

người. Liên quan vấn đề này, bà Nurmazilah Dato’ Mahzan - Tổng Giám đốc điều hành Viện Kế

toán Malaysia khẳng định: “Kế toán viên vẫn giữ vai trò chủ đạo trong công tác kế toán, bởi, máy

móc hiện nay không thể thực hiện xét đoán chuyên môn và hoài nghi nghề nghiệp. Bên cạnh đó,

nghề nghiệp kế toán sử dụng những bộ dữ liệu khác nhau và đa dạng, khó chuẩn hoá. Tuy nhiên,

để thích ứng với công nghệ, người kế toán trong thời đại số cần phải được trang bị bộ kỹ năng cần

thiết, gồm bộ kỹ năng công nghệ; khả năng tiếp nhận thay đổi; giao tiếp và thành thạo tiếng Anh

cùng bộ kỹ năng tư duy phản biện, chiến lược và phân tích”.

Như vậy, xu thế mới đang dần hình thành khi nghề kế toán trở thành một nghề thiên nhiều

về quản trị thông tin tài chính, các kế toán viên sẽ dành nhiều thời gian cho việc phân tích, lập kế

hoạch, dự toán, dự báo, lập ngân sách hoặc đưa ra các thông tin hỗ trợ, tham mưu cho lãnh đạo

doanh nghiệp về kế toán quản trị, xu hướng này làm cho vai trò của kế toán quản trị ngày càng

lớn dần lên, tăng dần lên trong các doanh nghiệp, dần thay thế kế toán tài chính trước đây.

Page 527: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

526

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm phương pháp mô tả

thông qua việc thu thập các tài liệu được công bố trong và ngoài nước trước đây về cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERPs, dữ liệu lớn (Big

data), công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing) và trí tuệ nhân tạo (AI) và sự tác động

của chúng vào kế toán quản trị.

3. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - TỪ QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG TỚI

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Kế toán quản trị được coi là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong nền kinh tế thị

trường, bởi tính linh hoạt và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ doanh

nghiệp. Theo CIMA (2005), kế toán quản trị là “Quá trình xác định, đo lường, tích lũy, phân tích,

chuẩn bị, giải thích và truyền đạt thông tin (cả tài chính và hoạt động) được quản lý sử dụng để lập

kế hoạch, đánh giá và kiểm soát trong một tổ chức và để đảm bảo sử dụng và chịu trách nhiệm cho

nguồn lực của mình”. Theo IMA, được đề cập bởi Atkinson và cộng sự (2004) cho rằng “Kế toán

quản trị là một quá trình cải tiến liên tục giá trị gia tăng của việc lập kế hoạch, thiết kế, đo lường và

vận hành cả hệ thống thông tin phi tài chính và hệ thống thông tin tài chính hướng dẫn hành động

quản lý, thúc đẩy hành vi và hỗ trợ và tạo ra các giá trị văn hóa cần thiết để đạt được các mục tiêu

chiến lược, chiến thuật và hoạt động của tổ chức”. Kế toán quản trị cũng được Horngren và cộng

sự (2005) định nghĩa như sau: “Kế toán quản trị đo lường và báo cáo thông tin tài chính cũng như

các loại thông tin khác chủ yếu nhằm hỗ trợ các nhà quản lý thực hiện các mục tiêu của tổ chức”.

Việc đạt được mục tiêu cũng rất quan trọng trong định nghĩa được cung cấp bởi Worre (1991a,

trang 6; dịch văn bản gốc), trong đó kế toán quản trị được định nghĩa là các quyết định định hướng

mục tiêu có chủ ý, cụ thể là xem xét tài chính như yếu tố mục tiêu. Kaplan và Atkinson (1998,

trang 1) tuyên bố rằng “Các hệ thống kế toán quản trị cung cấp thông tin để hỗ trợ các nhà quản lý

trong các hoạt động lập kế hoạch và kiểm soát của họ. Hoạt động kế toán quản trị bao gồm thu

thập, phân loại, xử lý, phân tích và báo cáo thông tin cho người quản lý. Phạm vi của kế toán quản

trị vượt ra ngoài các biện pháp truyền thống về chi phí và doanh thu từ các giao dịch đã xảy ra

bao gồm cả thông tin về tồn đọng bán hàng, số lượng đơn vị, giá cả, nhu cầu về nguồn lực và các

biện pháp thực hiện rộng rãi dựa trên biện pháp vật lý hoặc phi tài chính”.

Như vậy, kế toán quản trị có vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm soát và ra quyết định.

(Nguồn: Garrison., Noreen, Brewer (2008), Managerial Accounting)

Hình 1. Vai trò của kế toán quản trị

Lập kế hoạch

Hoạt động hiệu chỉnh Tổ chức, điều hành

Kiểm soát

Ra quyết định

Bắt đầu

Page 528: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

527

Tuy nhiên, dựa trên các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp bao gồm thông tin tài chính

và thông tin phi tài chính, các nhà quản trị đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp trong ngắn hạn

và dài hạn nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường. Kế toán

quản trị đã phát triển từ việc tập trung vào xác định chi phí và kiểm soát tài chính để tạo ra giá trị

thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Do đó, vai trò của các kế toán quản trị cũng đã

thay đổi phù hợp với những thay đổi trong kỹ thuật kế toán quản trị, đồng thời do sự phát triển

nhanh chóng của các hệ thống thông tin kế toán, ngày nay hệ thống thông tin kế toán không chỉ

liên quan đến các dữ liệu và thông tin tài chính mà còn liên quan đến cả những dữ liệu và thông

tin phi tài chính, các đối tượng ra quyết định bao gồm cả những đối tượng bên trong và bên

ngoài doanh nghiệp (Wilkinson và cộng sự, 2000), cho nên ngày càng có nhiều dữ liệu trong các

doanh nghiệp của các bộ phận kế toán quản trị, làm cho những người ra quyết định trong doanh

nghiệp thường phải đối mặt với vấn đề về lượng thông tin trong các báo cáo, khối lượng thông

tin khổng lồ với sự phức tạp và đa dạng khiến cho việc chọn lọc, phân tích và cung cấp thông tin

đang dần không đáp ứng được các yêu cầu của nhà quản trị. Do đó, vai trò của kế toán quản trị

đã chuyển sang hỗ trợ cho quyết định của người quản lý, dự đoán nhu cầu thông tin, đóng vai trò

là tổ chức tư vấn kinh doanh nội bộ và tham gia vào nhóm đa chức năng.

Byrne và Pierce (2007) đã đánh giá, trong giai đoạn số hóa cách mạng công nghiệp 4.0 các

kỹ thuật kế toán quản trị mới như phân tích lợi nhuận hoặc định giá chiến lược, đòi hỏi các

nhiệm vụ phối hợp và chia sẻ kiến thức mạnh mẽ hơn, đồng thời cách mạng công nghiệp 4.0

cung cấp cho các nhân viên kế toán quản trị cơ hội và công cụ mới để thực hiện nhiệm vụ tốt

hơn. Để thực hiện các nhiệm vụ này, cần phải có năng lực phối hợp, tư duy chiến lược và kiến

thức hệ thống và sẽ chuyển các kế toán quản trị trở thành vai trò hợp tác kinh doanh. Trong

nghiên cứu của mình, Byrne và Pierce (2007) đã phân tích các nguồn khác nhau để điều tra vai

trò tiềm năng trong tương lai của các kế toán quản trị và năng lực cần thiết của họ, kết quả của

nghiên cứu dẫn đến 6 đề xuất: (1) Tiến bộ công nghệ đang thay đổi mối quan hệ giữa cập nhật

báo cáo so với số liệu phân tích; (2) Có sự thay đổi từ phương pháp phân tích truyền thống sang

phương pháp phân tích thống kê; (3) Năng lực CNTT hiện tại của các kế toán quản trị không đáp

ứng các yêu cầu về tiềm năng của cách mạng công nghiệp 4.0; (4) Nhu cầu của nhà khoa học dữ

liệu đang tăng lên, nhưng không thay thế kế toán quản trị; (5) Nhà khoa học dữ liệu sẽ hỗ trợ và

thiết lập cơ sở cho kế toán quản trị; (6) Có một sự thay đổi trong vai trò của kế toán quản trị để

hợp tác kinh doanh mạnh mẽ hơn.

Batani Raghavendra Rao (2019) cũng đã nghiên cứu ý nghĩa và vai trò của kế toán quản trị

theo các yếu tố của CMCN 4.0:

Bảng 1. Vai trò của kế toán quản trị

Các yếu tố của

công nghiệp 4.0 Ý nghĩa Vai trò của kế toán quản trị

Dữ liệu lớn và

phân tích

Để hiểu rõ hơn về các mô hình

hoạt động kinh doanh mà con

người không thể làm được

Tận dụng các phân tích kinh doanh

để hỗ trợ ra quyết định và tối ưu

hóa nguồn lực vật chất và nhân lực

Page 529: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

528

IoT - Internet vạn

vật

Kết nối các thiết bị để hoạt động

tốt hơn, tăng cường bảo trì thông

minh, lên lịch kịp thời

Giá cả; phí bảo hiểm cho các chính

sách tùy thuộc vào mô hình sử dụng

/ đánh giá rủi ro

Trí tuệ nhân tạo

(AI)

Tự động hóa, Robotics, Cobots và

máy học, rút ngắn chu kỳ sản

xuất, dễ dàng, ngắn gọn và tốc độ

kinh doanh và cách mạng hóa mô

hình kinh doanh và đổi mới

Quản lý dự án, giải pháp hậu cần và

chuỗi cung ứng, phân phối FMCG,

giảm thiểu rủi ro và xây dựng chiến

lược

Tính toán lượng tử Tốc độ và tính toán chính xác

Giải phóng các chuyên gia tài chính

khỏi công việc trần tục để phát triển

kinh doanh chiến lược

Sản xuất kỹ thuật

số

Mạng lưới tốt hơn giữa các đối

tác kinh doanh

Tận dụng nó để tạo giá trị trong

chuỗi giá trị

Chuỗi khối

Blockchain

Cơ sở dữ liệu phi tập trung nhanh

chóng, minh bạch, hiệu quả về chi

phí và bằng chứng giả mạo

Tham gia phát triển giải pháp bằng

cách sử dụng Blockchain và trợ

giúp trong các ứng dụng trong

BFSI và lĩnh vực bất động sản

(Nguồn: Batani Raghavendra Rao (2019) tổng hợp)

Như vậy, vai trò của kế toán quản trị đã thay đổi cụ thể như thế nào dưới tác động của cách

mạng công nghiệp 4.0 - những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong CMCN 4.0 như: hệ thống hoạch

định nguồn lực doanh nghiệp (ERPs), dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud

computing) và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) nhằm giúp nhà quản trị hoạch định

công việc, giám sát và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TỚI VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN

QUẢN TRỊ

Với sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, phương thức kế toán quản trị truyền

thống đang dần không còn phù hợp, mà thay vào đó là sự kết hợp chặt chẽ, không thể tách rời

giữa công nghệ và kế toán quản trị. Các thay đổi trong nguồn dữ liệu hiện có, quyền truy cập vào

các nguồn dữ liệu không có sẵn trước đó và các phương pháp phân tích mới phát sinh cho kế

toán quản trị. Cụ thể, khoa học quan tâm đến câu hỏi về sự hợp tác giữa kế toán quản trị và số

hóa, và làm thế nào các mô hình kinh doanh được cấu hình phù hợp cuối cùng có thể được thay

đổi hoàn toàn bởi sự phát triển này. Theo Rojko (2017), từ năm 2011, cách mạng công nghiệp

4.0 là một chủ đề được bàn luận phổ biến, ý tưởng chính là khai thác tiềm năng của các công

nghệ và khái niệm mới như: Sự sẵn có và sử dụng internet và công nghệ thông tin; Tích hợp các

quy trình kỹ thuật và quy trình kinh doanh trong các công ty; Lập bản đồ số và ảo hóa thế giới

thực; Nhà máy thông minh bao gồm các phương tiện thông minh của sản xuất công nghiệp và

các sản phẩm thông minh. Việc ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh

vực kế toán quản trị đã và đang trở thành xu hướng tất yếu.

Page 530: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

529

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERPs)

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERPs) là hệ thống thông tin tích hợp và

toàn tổ chức, có khả năng quản lý và điều phối tất cả các nguồn lực, thông tin và chức năng của

một doanh nghiệp từ các cửa hàng dữ liệu dùng chung (Kallunki và cộng sự, 2011). Vì các hệ

thống ERP có thể tích hợp thông tin doanh nghiệp dựa trên giao dịch vào một cơ sở dữ liệu trung

tâm và cho phép lấy thông tin đó từ các bộ phận tổ chức khác nhau (Dechow và Mouritsen,

2005), chúng có thể cải thiện khả năng của kế toán viên quản lý tài chính của mình. Một trong

những lý do là việc triển khai các hệ thống ERP tập trung vào việc cải thiện tính hiệu quả của

quy trình báo cáo tài chính và không thay đổi bản chất của quy trình đó, mặc dù có thể thay đổi

thông qua thiết kế và triển khai hệ thống tích hợp các hoạt động của toàn bộ tổ chức (Sangster và

cộng sự, 2009). Đó là, kế toán quản trị coi hệ thống ERP là một công cụ mạnh mẽ để tạo báo cáo

và bỏ qua tiềm năng của nó trong kiểm soát quy trình và phân tích hiệu suất của công ty.

Suhaimi, Nawawi và Salin (2016) nghiên cứu về ảnh hưởng của ERP tới hệ thống kiểm

soát quản trị và vai trò của kế toán, nghiên cứu này cho thấy hệ thống ERP là một thiết bị tuyệt

vời cho một hệ thống kiểm soát quản lý chính thức vì nó giúp các công ty xác định lãng phí

trong thời gian sớm nhất. Về mặt kế toán, vai trò của ERP, ERP đã cải thiện đáng kể công việc

của họ khi họ có thể dành nhiều thời gian hơn cho phân tích tài chính và ra quyết định so với

nhập dữ liệu trước đây. Hệ thống này cũng rất mạnh mẽ và có thể cải thiện khả năng xử lý giao

dịch của công ty, có thể liên quan đến hàng ngàn giao dịch trong một ngày (Dechow và

Mouritsen, 2005).

Sánchez-Rodríguez & Spraakman (2012) nhận thấy rằng việc triển khai hệ thống ERP đã

dẫn đến việc tự động hóa và chuẩn hóa việc thu thập dữ liệu kế toán và chi tiết hơn về thông tin

kế toán. Điều này cung cấp dữ liệu chính xác hơn cho các tính toán và dự báo. Ngoài ra, các hệ

thống ERP được triển khai giúp cho quá trình thu thập dữ liệu nói chung nhanh hơn nhiều, giải

phóng thời gian để phân tích dữ liệu. Biểu đồ tài khoản ERPs là một trong những yếu tố tốc độ

chính. Nó cho phép đăng ký dữ liệu nhanh hơn và chi tiết hơn, dẫn đến dữ liệu chi tiết hơn cho

phân tích.

Để triển khai ERP thành công, Sangster và cộng sự (2009) cũng chỉ ra rằng bản chất của

vai trò kế toán quản trị cần được thay đổi đáng kể, theo đó, kế toán quản trị trở thành cố vấn kinh

doanh, người thực hiện các bước chủ động để hỗ trợ giám đốc điều hành và người ra quyết định.

Đặc biệt, họ mô tả mối quan hệ tương tác giữa các hệ thống ERP và kế toán quản lý như sau: (1)

Khi kế toán quản trị tham gia vào việc triển khai hệ thống ERP, khả năng thành công sẽ tăng lên;

(2) Tác động của hệ thống ERP đối với vai trò của kế toán quản trị có liên quan đến sự thành

công nhận thức của việc triển khai hệ thống, với việc triển khai thành công hơn thể hiện những

thay đổi mạnh mẽ hơn đối với vai trò; (3) Mặc dù tất cả các triển khai ERP đều dẫn đến thay đổi

trong các nhiệm vụ được thực hiện bởi kế toán quản trị, nhưng việc triển khai ERP thành công

dẫn đến thay đổi đáng kể trong nhiệm vụ của kế toán quản trị, họ trở thành đối tác kinh doanh

không chỉ là nhà cung cấp dữ liệu; (4) Việc triển khai ERP thành công dẫn đến cả việc tăng chất

lượng dữ liệu và chất lượng ra quyết định, và thời gian không có điều kiện để kế toán quản trị

tham gia vào các nhiệm vụ gia tăng giá trị thay vì ghi dữ liệu thông tin và nhiệm vụ báo cáo

Page 531: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

530

thông tin; (5) Kế toán quản trị trong môi trường ERP cần có sự hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp

và quy trình kinh doanh, kỹ năng giao tiếp cá nhân, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ

năng phân tích, kỹ năng lập kế hoạch; (6) Vai trò của kế toán quản trị trong môi trường ERP

không chỉ là cố vấn kinh doanh cho quản lý cấp cao hơn là kế toán quản trị truyền thống.

Hơn nữa, Scapens và Jazayeri (2003) đề xuất rằng với khả năng của hệ thống ERP, kế toán

quản trị có khả năng báo cáo thông tin (dự đoán) hướng tới hơn và cung cấp hỗ trợ trực tiếp hơn

cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc tin học hóa nhiều nhiệm vụ kế toán truyền thống.

Để kế toán quản trị có thể cung cấp nhiều báo cáo dự đoán hơn, dữ liệu có sẵn để hỗ trợ các phân

tích như vậy có thể cần phải đa dạng và đồ sộ hơn - đó là dữ liệu lớn. Với hệ thống ERP và các

công cụ phân tích kinh doanh mạnh mẽ cung cấp cho doanh nghiệp khả năng diễn giải và phân

tích các loại dữ liệu khác nhau như: nội bộ/bên ngoài, cấu trúc/không cấu trúc và tài chính/phi tài

chính, điều quan trọng đối với kế toán quản trị là điều chỉnh trách nhiệm của họ để giúp các công

ty đạt được lợi thế cạnh tranh (Nielsen, 2015).

Tóm lại, kế toán quản trị đã mở rộng phạm vi của nó từ báo cáo tài chính thông thường

sang cả đo lường hiệu suất và ra quyết định chiến lược. Đặc biệt, kế toán quản trị đã mở rộng

trọng tâm truyền thống của nó để bao gồm việc xác định các yếu tố thúc đẩy hiệu quả tài chính,

cả nội bộ và bên ngoài đối với doanh nghiệp. Các số liệu và phương pháp tiếp cận phi tài chính

mới và mang tính cách mạng đã được thêm vào các chức năng kế toán quản trị.

Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu (Big data and Analytics)

Dữ liệu lớn (Big data) nhìn chung liên quan đến các tập dữ liệu có khối lượng lớn và phức

tạp đến mức các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý và xử

lý dữ liệu trong một khoảng thời gian hợp lý. Dhar (2013) đã nói rõ: trong hai thập kỷ qua, cuộc

cách mạng kỹ thuật số đã mang đến (a) “Dữ liệu lớn - Big Data”, tức là dữ liệu nhanh chóng trở

nên quá lớn về khối lượng, quá đa dạng về bản chất và thay đổi quá nhanh để được xử lý trong

cơ sở dữ liệu thông thường và được phân tích bằng các công cụ thông thường và (b) “Khoa học

dữ liệu”, đã nghiên cứu về việc khai thác kiến thức tổng quát từ dữ liệu, phát triển và áp dụng

các công cụ để quản lý và phân tích dữ liệu lớn.

Trong báo cáo về xu hướng công nghệ thông tin - dữ liệu lớn (Big Data) của Bahl (2015),

dữ liệu lớn là một thuật ngữ được định nghĩa một cách lỏng lẻo được sử dụng để mô tả các tập

dữ liệu lớn và phức tạp đến mức chúng trở nên khó sử dụng khi sử dụng phần mềm thống kê tiêu

chuẩn. Ba Vs thường được sử dụng để mô tả các đặc điểm của dữ liệu lớn đó là: Khối lượng -

Volume (nhiều bản ghi, nhiều giao dịch, nhiều bảng và tập tin), Tốc độ - Velocity (truyền dữ

liệu, mili giây đến giây để trả lời), Đa dạng - Variety (Cấu trúc, không cấu trúc, bán cấu trúc, đa

phương tiện). Dữ liệu lớn không chỉ là sự tăng trưởng lớn của khối lượng dữ liệu. Trên thực tế,

sự đa dạng phi thường của các loại dữ liệu là một trong những yếu tố quan trọng khiến bạn khó

đối phó với dữ liệu lớn. Điều thực sự mang lại giá trị từ các tổ chức dữ liệu lớn là phân tích dữ

liệu, nếu không có phân tích, nó chỉ là một tập dữ liệu với việc sử dụng hạn chế trong kinh

doanh. Môi trường hoạt động ngày nay không ngừng phát triển khi công nghệ đã phát triển và

ngày càng có sẵn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp (Warden, 2018). Trong cuộc cách mạng

Page 532: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

531

công nghệ này, khối lượng dữ liệu được tạo ra trên toàn cầu ngày nay sẽ gấp đôi trong một

khoảng thời gian ít hơn một năm. Sự bùng nổ dữ liệu gần đây thường được đề cập đến kỷ nguyên

của dữ liệu lớn, dẫn đến việc số hóa có sự hiện diện trong mọi bộ phận kinh doanh trong nền

kinh tế toàn cầu ngày nay. Các tổ chức đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng khi

môi trường dựa trên dữ liệu cung cấp các cơ hội quan trọng để nắm bắt, đưa ra bối cảnh kế toán

truyền thống với cả thách thức và cơ hội. Kế toán quản trị được coi là ở một vị trí có lợi để đạt

được những lợi thế đáng kể từ Big Data trong mục đích hỗ trợ quản lý hàng đầu của bộ phận

quản lý dữ liệu. Việc sử dụng dữ liệu lớn được coi là công cụ có thể giúp kế toán quản trị mở

rộng vai trò của mình để cung cấp những hiểu biết nâng cao về môi trường xung quanh và triển

vọng trong tương lai của các hoạt động của tổ chức. Mặc dù không nhất thiết phải cung cấp một

nguồn thông tin riêng biệt, nó được coi là một sự bổ sung có giá trị cho kế toán quản trị trong

việc tăng độ chính xác phân tích, giảm nhu cầu trực giác và giảm thiểu sai lệch. Các công nghệ

dữ liệu lớn cho phép sử dụng các loại dữ liệu như video, âm thanh và dữ liệu văn bản trong các

hoạt động kế toán quản trị.

Truy cập dữ liệu thời gian thực, khả năng làm việc với dữ liệu thực thay vì dữ liệu mẫu,

khả năng xử lý ngày càng tăng của các công cụ phân tích thống kê và phát triển trong phương

pháp trực quan hóa có nghĩa là các nhà quản lý có thể tìm kiếm các mẫu, tương quan và liên kết

mới trong dữ liệu. Điều này có thể ảnh hưởng đến cách tiếp cận ra quyết định của các nhà quản

lý với quyền truy cập vào các công nghệ như vậy. Hơn nữa, dữ liệu lớn có khả năng thay đổi

hoàn toàn tổ chức của chức năng kế toán quản trị. Điều này nảy sinh từ tác động tiềm năng lâu

dài của nó đối với việc ra quyết định của tổ chức (Kitchin R., 2014). Ra quyết định thường tập

trung vào việc xác định nguyên nhân của các sự kiện để suy ra mối quan hệ hoặc dự đoán các sự

kiện trong tương lai. Một vấn đề quan trọng để thành công trong phân tích không phải là tổ chức

sở hữu bao nhiêu dữ liệu mà là có thể truy cập bao nhiêu dữ liệu. Điều này có ý nghĩa đối với vai

trò của kế toán quản trị với tư cách là người phụ trách quản lý dữ liệu kế toán. Vì những người

có nhiều chức năng muốn truy cập dữ liệu kế toán và kết hợp nó với dữ liệu khác, kế toán quản

trị sẽ phải thành thạo với việc cấp quyền truy cập dữ liệu và hỗ trợ kết hợp dữ liệu.

Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu kinh doanh hiện nay bao gồm hầu hết mọi khía cạnh của

việc ra quyết định, phân tích chiến lược và dự báo của các công ty lớn (Griffin và Wright, 2015).

Vào bất kỳ ngày nào, một doanh nghiệp có thể tạo, mua, trích xuất, thu thập, xử lý và phân tích

hàng triệu yếu tố dữ liệu từ các nguồn bên ngoài và/hoặc nội bộ để duy trì lợi thế cạnh tranh. Vì

kế toán quản trị thường sử dụng thông tin được tạo ra từ hồ sơ kế toán để hỗ trợ các nhà quản lý

doanh nghiệp, dự đoán rằng sự sẵn có và sử dụng dữ liệu lớn và phân tích của các doanh nghiệp

sẽ ảnh hưởng đến nghề kế toán quản trị. Tuy nhiên, trước hết cần phải hiểu dữ liệu lớn và phân

tích kinh doanh trong môi trường kinh doanh nội bộ và bối cảnh của nó. Trong những năm qua,

vai trò của kế toán quản trị đã thay đổi đáng kể. Khi cạnh tranh kinh doanh tăng lên một cách

tiếp tuyến với sự phát triển của công nghệ, phạm vi của kế toán quản trị cũng đã mở rộng từ báo

cáo giá trị lịch sử sang báo cáo dự báo và báo cáo dự báo theo thời gian thực hơn (Cokins, 2013).

Để cung cấp thêm thông tin có liên quan và có giá trị cho quản lý trong môi trường kinh doanh

kỹ thuật cao này, kế toán quản trị nên tiếp tục sử dụng tất cả các chức năng của hệ thống doanh

Page 533: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

532

nghiệp (Ví dụ: phân tích mô tả, dự đoán và phân tích trước; dữ liệu lớn từ cả nguồn bên ngoài và

tài chính; và thông tin phi tài chính) thay vì chỉ xem xét hệ thống như một máy tính mạnh hơn.

Theo Deniz và cộng sự (2017) cũng đã khẳng định rằng bản chất của trách nhiệm kế toán

quản trị là phát triển từ việc chỉ báo cáo giá trị lịch sử tổng hợp để bao gồm cả đo lường hiệu suất

của tổ chức và cung cấp cho ban quản lý thông tin liên quan đến quyết định. Các hệ thống thông

tin doanh nghiệp như hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đã cung cấp cho kế

toán quản trị cả khả năng lưu trữ dữ liệu mở rộng và sức mạnh tính toán nâng cao. Với dữ liệu

lớn được trích xuất từ cả nguồn dữ liệu bên trong và bên ngoài, kế toán quản trị giờ đây có thể sử

dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu để trả lời các câu hỏi bao gồm: điều gì đã xảy ra (phân tích

mô tả), điều gì sẽ xảy ra (phân tích dự đoán) và giải pháp tối ưu hóa phân tích (giả định là gì).

Công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing)

Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ (NIST) định nghĩa điện toán đám

mây như sau: “Điện toán đám mây là mô hình cho phép truy cập mạng theo yêu cầu, thuận tiện

vào nhóm tài nguyên điện toán có thể định cấu hình chung (ví dụ: mạng, máy chủ, lưu trữ, ứng

dụng và dịch vụ) có thể được cung cấp và phát hành nhanh chóng với nỗ lực quản lý tối thiểu

hoặc nhà cung cấp dịch vụ sự tương tác. Mô hình đám mây này thúc đẩy tính khả dụng và bao

gồm năm đặc điểm thiết yếu, ba mô hình phân phối và bốn mô hình triển khai”. Theo đặc điểm

của dữ liệu lớn (lượng dữ liệu lớn, sự đa dạng của dữ liệu, tốc độ xử lý nhanh), việc sử dụng hiệu

quả điện toán đám mây để thu thập, xử lý, phân tích, khai thác và sử dụng hợp lý đang trở thành

một cách quan trọng để kế toán quản trị hiện đại đóng vai trò và tạo ra nhiều cơ hội phát triển và

giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp.

Điện toán đám mây đề cập đến tính toán và xử lý đám mây. Nó có cấu trúc giống như đám

mây cho phép người dùng có quyền truy cập vào các chương trình được áp dụng từ các nơi khác

nhau trên thế giới. Do đó, điện toán đám mây có thể được coi là một phương pháp mới để tạo ra

sự năng động của thế hệ trung tâm dữ liệu mới, sử dụng các máy ảo có lưới. Do đó, điện toán

đám mây giúp thông tin được lưu trữ với khối lượng lớn, không bị giới hạn. Cách mạng công

nghiệp 4.0 cho phép kế toán quản trị có thể lưu trữ khối lượng lớn thông tin một cách hệ thống

và khoa học. Công nghệ này có khả năng xử lý số lượng lớn dữ liệu và cũng để thực hiện cùng

lúc nhiều nhiệm vụ để đạt được kết quả mong muốn. Trong nghiên cứu của Shaban Mohammadi

và Ali Mohammadi (2014), nhóm tác giả đã so sánh giữa kế toán dựa trên nền tảng đám mây và

mô hình kế toán truyền thống và chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và rủi ro mà doanh nghiệp phải

đối mặt khi ứng dụng điện toán đám mây trong công tác kế toán. Nghiên cứu đề cập đến những

kỹ thuật điện toán đám mây được tích hợp với các ứng dụng trong kế toán, giúp nâng cao hiệu

quả công tác kế toán như: Phân tích dữ liệu, hệ thống chuyên gia, công cụ hỗ trợ dự đoán, phần

mềm hỗ trợ ra quyết định, phần mềm cung cấp việc kiểm tra liên tục. Những kỹ thuật này hỗ trợ

doanh nghiệp trong việc phân tích thông tin, kiểm soát thông tin và hỗ trợ trong quá trình ra

quyết định một cách thường xuyên, liên tục.

Một nghiên cứu của CIMA do Lymer và Baldwin (2005) báo cáo: liên kết chức năng kế

toán quản trị ngày nay có mối quan tâm vốn có đến giá trị của các quy trình và công nghệ làm

Page 534: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

533

việc bao gồm phát triển và đánh giá công nghệ (chẳng hạn như quyết định có hay không áp dụng

và thực hiện đám mây), quản lý giao diện xử lý (ví dụ như các vấn đề khi đưa ra quyết định về

thông tin cô đọng trên màn hình nhỏ), sử dụng tài nguyên và tạo giá trị (chẳng hạn thay đổi cấu

trúc chi phí khi áp dụng đám mây) và kết quả là, thay đổi vai trò của chính kế toán quản trị. Các

tác giả đã đề xuất bốn lĩnh vực nghiên cứu tiềm năng trong đó công nghệ đám mây có thể tác

động đến kế toán quản trị và do đó có thể là con đường hiệu quả cho nghiên cứu trong tương lai:

(1) Tác động trên cơ sở thông tin liên quan đến quyết định (chi phí); (2) Tác động đến việc ra

quyết định chiến lược, đặc biệt là các quyết định công nghệ thông tin chiến lược, áp dụng đám

mây và quản lý rủi ro; (3) Tác động đến khả năng sử dụng kỹ thuật của thông tin kế toán quản trị

trên thiết bị di động; (4) Tác động đến vai trò của kế toán quản trị.

Như vậy, qua các nghiên cứu thấy rằng ứng dụng điện toán đám mây đã tác động tích cực

vào công tác kế toán nói chung, đặc biệt là kế toán quản trị, làm cho dữ liệu kế toán được xử lý

tự động và có thể chia sẻ trực tiếp cho các đối tượng liên quan theo thời gian thực, giúp tăng tính

kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, môi trường điện toán đám mây là một môi trường đa miền, trong

đó mỗi miền có thể sử dụng các yêu cầu bảo mật, quyền riêng tư và tin cậy khác nhau, trong khi

đó quyền riêng tư là vấn đề cốt lõi trong tất cả các thách thức bao gồm nhu cầu bảo vệ thông tin

nhận dạng, các thành phần chính sách trong quá trình tích hợp và lịch sử giao dịch. Nhiều doanh

nghiệp không thoải mái lưu trữ dữ liệu và ứng dụng của họ trên các hệ thống nằm ngoài trung

tâm dữ liệu tại chỗ của họ vì sợ tính bảo mật thông tin của doanh nghiệp bị tiết lộ và khi di

chuyển khối lượng công việc sang cơ sở hạ tầng dùng chung, thông tin riêng của khách hàng

phải đối mặt với nguy cơ truy cập và tiếp xúc trái phép.

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI)

Định nghĩa toàn diện nhất về trí tuệ nhân tạo được John McCarthy đưa ra vào năm 1956.

Theo cha đẻ của trí tuệ nhân tạo John McCarthy, đó là “Khoa học và kỹ thuật chế tạo máy thông

minh, đặc biệt là các chương trình máy tính thông minh. Trí tuệ nhân tạo là cách chế tạo máy tính,

robot điều khiển máy tính hoặc phần mềm suy nghĩ thông minh, theo cách tương tự như con người

thông minh nghĩ”. Người ta có thể thực hiện AI bằng cách nghiên cứu cách suy nghĩ của con người

và cách con người học hỏi, quyết định và làm việc trong khi cố gắng giải quyết vấn đề, sau đó sử

dụng kết quả của nghiên cứu này làm cơ sở phát triển phần mềm và hệ thống thông minh.

AI có hai mục tiêu chính là tạo ra các hệ thống chuyên gia thể hiện hành vi thông minh,

học hỏi, thể hiện, giải thích và tư vấn cho người dùng và thực hiện trí thông minh của con người

trong máy móc bằng cách tạo ra các hệ thống hiểu, nghĩ, học và hành xử như con người.

Theo Martinez (2018), Robot sẽ không tiếp quản công việc của kế toán quản trị, ít nhất là

không trong tương lai gần mặc dù đã có những tiến bộ trong phát triển trí tuệ nhân tạo. Tuy

nhiên, AI đã vượt ra ngoài việc tiếp quản các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và giờ đây góp phần giúp

các chuyên gia đưa ra quyết định thông minh hơn. AI hiện giúp các chuyên gia với các nhiệm vụ

liên quan đến thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu. Sự phát triển trong công nghệ AI thậm chí

còn phù hợp hơn với các kế toán quản lý. Những chuyên gia kế toán này nhằm mục đích cung

cấp cho công ty quản lý các thông tin kế toán quan trọng giúp công ty đưa ra quyết định tốt hơn.

Page 535: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

534

Với trí tuệ nhân tạo bước vào các dịch vụ tài chính và kế toán, điều quan trọng là phải đánh giá

cách công nghệ xác định lại vai trò của kế toán quản lý. Do đó, đã đến lúc mọi kế toán phải suy

nghĩ về công việc của họ, xác định các cơ hội mà học máy (Machine learning) có thể mang lại

cho họ và tập trung ít hơn vào các nhiệm vụ có thể được tự động hóa và nhiều hơn vào các khía

cạnh vốn có của con người trong công việc của họ.

Lợi ích của công nghệ trí tuệ nhân tạo:

- Nhiều thời gian hơn để phân tích và tư vấn, mã hóa ít thời gian hơn.

Trước khi AI xuất hiện, kế toán quản trị cần phải mã hóa thông tin họ cần hoặc chờ dữ liệu

được cung cấp bởi các chuyên gia khác. Bây giờ các công cụ và phần mềm quét nhận có thể

cung cấp cho họ quyền truy cập trực tiếp vào sổ cái. Điều này giúp loại bỏ nhiệm vụ tẻ nhạt của

mã hóa thủ công và cung cấp cho kế toán quản trị nhiều thời gian hơn trong việc phân tích thông

tin và cung cấp lời khuyên quan trọng cho ban quản lý. Tính năng AI này cũng có thể được sử

dụng trong việc phân tích hợp đồng và các tài liệu tài chính khác, tiết kiệm nhiều thời gian hơn

cho kế toán quản trị trong một số nhiệm vụ.

- Độ chính xác và kết quả của dữ liệu tốt hơn

Tự động hóa các tác vụ không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giảm thiểu rủi ro khi nhập dữ

liệu sai. Trong khi các bộ mã hóa dữ liệu được đào tạo khéo léo trong việc quản lý khối lượng dữ

liệu, công việc của họ vẫn dễ bị lỗi tự nhiên của con người. Trí tuệ nhân tạo trong kế toán không

chỉ giúp loại bỏ những rủi ro này mà còn thực hiện kiểm tra chất lượng sâu dựa trên các điều kiện

do người dùng đặt ra. Có AI trong hệ thống của bạn đảm bảo rằng thông tin bạn đang sử dụng là

chính xác, do đó tiết kiệm cho nhóm của bạn cả thời gian và chi phí từ những sai lầm này.

- Nâng cao kỹ năng tài chính kế toán

Với nhiều thời gian hơn để thực hiện các nhiệm vụ cấp cao và các kỹ thuật mới để áp dụng

nhờ vào sự tiến bộ của AI, kế toán quản trị có các nguồn lực mới để đảm nhận vai trò của mình

hơn nữa và cung cấp thông tin tốt hơn cho việc sử dụng của công ty của họ. Ra quyết định là một

trong những thông số quan trọng nhất trong kế toán quản trị đòi hỏi phải phân tích thông tin

đúng đắn. Thông tin dựa trên trí tuệ nhân tạo với các khả năng như học tập, dự đoán, phân loại

và mở rộng có thể được coi là một giải pháp và là một công cụ hỗ trợ của kế toán quản trị.

Rikhardsson và Yigitbasioglu (2018) đã đề xuất khung tổ chức về năm lĩnh vực trọng tâm

để nghiên cứu công nghệ phân tích & kinh doanh thông minh (Business Intelligence &

Analytics) và kế toán quản trị (Management Accounting) (Hình 2)

BI & A hỗ trợ một số nhiệm vụ kế toán quản trị, như dự báo chi phí, phân tích lợi nhuận

sản phẩm, tác động tài chính của thay đổi sản xuất và đánh giá lợi nhuận của phân khúc khách

hàng. Việc sử dụng các phương pháp phân tích được hỗ trợ BI & A giúp cải thiện hiệu suất của

tổ chức theo nhiều khía cạnh, bao gồm tài chính, khách hàng, quy trình và học tập & tăng trưởng

(Bronzo và cộng sự, 2013). Các nhà điều hành xem công nghệ, dữ liệu và phân tích là một lực

lượng chuyển đổi trong kinh doanh. Do đó, nhiều tổ chức đang triển khai các công nghệ phân

tích và thông minh kinh doanh (BI & A) để hỗ trợ báo cáo và ra quyết định. Theo truyền thống,

Page 536: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

535

kế toán quản trị là hỗ trợ chính cho việc ra quyết định và kiểm soát trong một tổ chức. Do đó, nó

có các liên kết rõ ràng và có thể hưởng lợi từ việc áp dụng các công nghệ BI & A.

Hệ thống ra quyết định và phân tích dựa trên công nghệ BI để hiện thực hóa hệ thống

thông tin kế toán quản trị “thông minh”. Dữ liệu tài chính, dữ liệu phi tài chính, dữ liệu có cấu

trúc và dữ liệu phi cấu trúc từ các hệ thống hoạt động khác nhau của doanh nghiệp được tích hợp

vào kho dữ liệu cấp doanh nghiệp. Dữ liệu được phân tích và xử lý thông qua việc sử dụng các

công cụ kế toán quản trị khác nhau trên cơ sở. “Thông tin hữu ích” được hình thành, từ đó tích

hợp kinh doanh và tài chính sâu sắc và hiệu quả. Hoạt động của doanh nghiệp được theo dõi

trước và trong quá trình. Việc ra quyết định quản lý có thể được hỗ trợ, từ đó cung cấp hỗ trợ dữ

liệu chất lượng cao cho các nhà quản lý hàng đầu để đưa ra quyết định kịp thời và chính xác. Kế

toán quản trị được sử dụng đầy đủ để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

(Nguồn: Rikhardsson P., Yigitbasioglu O. (2018))

Hình 2. Năm lĩnh vực trọng tâm cho nghiên cứu BI&A và kế toán quản trị

5. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ VẤN ĐỀ

ĐẶT RA ĐỐI VỚI KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ mới như ERPs, dữ liệu lớn, điện toán

đám mây, trí tuệ nhân tạo đã mang lại những cơ hội và thách thức cho các cá nhân, tổ chức hoạt

động trong lĩnh vực kế toán:

Cơ hội mang lại

- Mọi công việc kế toán đều có thể xử lý bằng công nghệ.

- Những dịch vụ mang tính cơ bản, dễ thực hiện như dịch vụ kế toán, cung cấp thông tin tài

chính dạng số liệu cơ bản mang lại lợi nhuận thông thường, nhưng riêng các dịch vụ có tính nâng

cao như cung cấp dữ liệu phân tích tài chính, tư vấn chuyên sâu mới là nguồn mang lại lợi nhuận

cao cho doanh nghiệp.

Phân tích & Kinh doanh thông minh

(BI & A)

Cung cấp thông tin

Phân tích

Quản trị dữ liệu

Cơ sở hạ tầng

Kế toán quản trị (MA)

Nhiệm vụ kế toán

quản trị

Kỹ thuật kế toán quản trị

Tổ chức kế toán quản trị

Ý nghĩa hành vi của kế toán quản trị

Chủ đề nghiên cứu BI & A và MA được xác định:

1. Cung cấp thông tin và phản hồi hệ thống đối với nhiệm vụ kế toán quản trị. 2. BI & A cải thiện nhiệm vụ và kỹ thuật kế toán quản trị. 3. Dữ liệu lớn tác động tới kế toán quản trị. 4. Sử dụng và thỏa mãn với BI & A trong ngữ cảnh kế toán quản trị 5. BI & A và chất lượng dữ liệu

Page 537: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

536

Thách thức đặt ra

- Sự vướng mắc trong áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tác động nhất định tới chu trình

và phương pháp kế toán.

- Sự thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao trong lĩnh vực kế toán: nguồn nhân lực kế

toán của Việt Nam tuy đã sẵn sàng hội nhập nhưng số lượng và chất lượng mang tầm quốc tế vẫn

là vấn đề cần cải thiện.

- Các kỹ năng mềm của kế toán viên còn yếu: người lao động trong lĩnh vực kế toán đã qua

đào tạo của Việt Nam mặc dù được đánh giá là nhanh nhẹn, sáng tạo và có thể đáp ứng được nhu

cầu nhưng lại thiếu và yếu về kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, ngoại ngữ, tư duy phản

biện và giải quyết vấn đề.

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật còn hạn chế: công tác kế toán ở Việt Nam

hiện nay chủ yếu được thực hiện trên hồ sơ, giấy tờ, trong khi CMCN 4.0 lại chuyển hóa toàn bộ

các dữ liệu đó thành thông tin điện tử vừa đa dạng, vừa khó nắm bắt.

Dưới xu hướng công nghệ 4.0 hiện nay, để tận dụng được những cơ hội và khắc phục được

những hạn chế và thách thức mà CMCN 4.0 mang lại cho ngành kế toán trong đó có kế toán

quản trị, vấn đề đặt ra cho các cá nhân người làm kế toán, các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở

đào tạo phải thay đổi, lĩnh hội và cập nhật kiến thức, kỹ năng để phù hợp với xu thế toàn cầu:

Về phía cá nhân người làm kế toán

- Phải thay đổi tư duy trong hoạt động nghề nghiệp, cần ý thức được tầm quan trọng của

công nghệ để ứng dụng vào công việc, tiết kiệm nguồn lực và gia tăng hiệu quả công việc.

- Không ngừng học tập, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm như: kỹ năng giao

tiếp hiệu quả, kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, và đặc biệt là phương tiện

không thể thiếu đối với mỗi kế toán là ngôn ngữ quốc tế và các chứng chỉ hành nghề đạt chuẩn

quốc tế sẽ mang lại cơ hội ngày càng mở rộng cho đội ngũ kế toán.

- Cập nhật và nâng cao kỹ năng mới xử lý thông tin kế toán quản trị trong môi trường

ERPs, dữ liệu lớn, công nghệ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo.

Về phía các tổ chức, doanh nghiệp

- Tiếp tục thay đổi tư duy về vai trò của công tác kế toán nói chung và kế toán quản trị nói

riêng bởi vì vai trò của chúng ngày càng quan trọng trong CMCN 4.0, giúp doanh nghiệp điều

tiết hoạt động kinh doanh trong hiện tại và tương lai. Công việc kế toán có thể được thực hiện tự

động hóa nhưng các tổ chức, doanh nghiệp cũng cần con người để kiểm tra, phân tích, đưa ra

những đánh giá cho tình hình tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

- Xây dựng bộ máy kế toán quản trị phù hợp với năng lực của doanh nghiệp và xu thế phát

triển chung, đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt phục vụ cho công tác kế toán.

- Phát triển đội ngũ kế toán có trình độ kế toán quản trị tốt kết hợp có trình độ chuyên môn

và công nghệ thông tin tốt kết hợp có kỹ năng mềm áp dụng hiệu quả trong công việc.

Page 538: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

537

Về phía các cơ sở đào tạo

- Cần thay đổi quan điểm đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu thực tế.

- Chú trọng xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán phù hợp với xu thế phát

triển của thế giới, phù hợp với chương trình đào tạo của các hiệp hội nghề nghiệp nhằm hướng

đến sự thừa nhận lẫn nhau giữa các cơ sở đào tạo về chuyên môn và bằng cấp, chứng chỉ.

- Phát triển nội dung đào tạo chuyên sâu kết hợp với đào tạo các kỹ năng cần thiết trong

thời kỳ số hóa như kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề trên

cơ sở tôn trọng đạo đức nghề nghiệp.

- Thiết lập mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trong và ngoài nước,

nhằm giúp cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu được gắn kết, giải quyết được những vấn đề của

thực tiễn, đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp đồng thời giúp người học có nhiều thuận lợi

trong học tập, áp dụng kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phạm Đình Tuấn, Ảnh hưởng từ cách mạng công nghiệp 4.0 đến thông tin kế toán trong doanh

nghiệp, Tạp chí Kế toán và kiểm toán

http://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/anh-huong-tu-cach-mang-cong-nghiep-40-den-

thong-tin-ke-toan-trong-doanh-nghiep/

Phan Nguyễn Hoàng Chánh, Lê Đức Thắng (2019). Phát triển ngành Kế toán, Kiểm toán Việt

Nam thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Tài chính, kỳ 2, tháng 8

Trương Thị Đức Giang, Nguyễn Hải Hà (2019). Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động

đến kế toán quản trị doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính, kỳ 1, tháng 7

Atkinson, Kaplan và Young (2004). Management accounting, 4th edition, International edition,

Pearson Education, Upper Saddle River, NJ, USA

Batani Raghavendra Rao (2019). Industry 4.0: Overview, practices and role of management

accountants, The Journal for CMAs, Vol. 54, No. 6, pp. 124

Bronzo, M., de Resende, P.T.V., de Oliveira, M.P.V., McCormack, K.P., de Sousa, P.R., Ferreira

(2013), Improving performance aligning business analytics with process orientation, Int. J.

Inf. Manag. 33 (2), pp. 300–307.

Byrne and Pierce (2007). Towards a More Comprehensive Understanding of the Roles of

Management Accountants, European Accounting Review, 16, 2007, pp. 469-498.

Cadez & Guilding (2008). An exploratory investigation of an integrated contingency model

of strategic management accounting, Accounting, Organizations and Society, 33(7), pp.

836-863.

Chartered Institute of Management Accountants (CIMA) (2005). National award for

management accounting (NAfMA) 2005, CIMA, London, UK

Page 539: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

538

Cokins G. (2013). Driving acceptance and adoption of business analytics, Journal of corporate

accounting and finance, https://doi.org/10.1002/jcaf.21831

Dechow và Mouritsen (2005). Enterprise resource planning systems, management control and

the quest for integration, Accounting, Organizations and Society 30 (2005), pp. 691-733

Deloitte (2014), Industry 4.0. Challenges and solutions for the digital transformation and use of

exponential technologies.

https://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/ch/Documents/innovation/ch-en-innovation-

IoT-industry4.0-.pdf

Deniz, Alexander, Miklos, Zhaokai (2017). Impact of business analytics and enterprise systems

on managerial accounting, International Journal of Accounting Information Systems 25,

pp. 29-44

Dhar (2013), Data Science and Prediction. Communications of the ACM, vol 56 (12), 64-73

Griffin và Wright (2015), Commentaries on Big Data's Importance for Accounting and Auditing,

Accounting Horizons, Vol. 29, No. 2, pp. 377-379.

Horngren, Bhimani, Datar và Foster (2005). Management and cost accounting, 3rd edition,

Pearson Education, Essex, UK

Ioana-Diana & Bufan (2003). The Role of Managerial Accounting in the Management Process,

Vol. 19, Timisoara.

Kallunki et al (2011). Impact of enterprise resource planning systems on management control

systems and firm performance, International Journal of Accounting Information Systems

12, pp. 20-39

Kaplan và Atkinson (1998). Advanced management accounting, 3rd edition, International

edition, Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ, USA

Kitchin R. (2014), The real-time city? Big data and smart urbanism, GeoJournal Vol. 79, pp.

1-14

Lou Carlozo, 2017, What is blockchain? Journal of Accountancy, Vol. 224, Iss. 1

Lymer và Baldwin (2005), Intelligent Internet agents for business management and accounting,

CIMA Research Executive Summaries Series [ONLINE] Available at:

http://www.cimaglobal.com/Thought-leadership/Research-topics/Organisational-manag

ement/Intelligent-internet-agents-for-business-management-and-accounting/.

Martinez (2018), Artificial Intelligence in Accounting and managerial accountant roles,

https://www.dvphilippines.com/blog/artificial-intelligence-in-accounting-and-managerial-

accountant-roles

Nielsen (2015), The impact of business analytics on management accounting, Available at

SSRN: http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2616363

Page 540: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

539

Rikhardsson và Yigitbasioglu (2018). Business intelligence & analytics in management

accounting research: Status and future focus, International Journal of Accounting

Information System, vol. 29, 37-58

Rojko (2017). Industry 4.0 concept: Background and overview, International Jounal of

Interactive Mobile Technologies, Vol 11, No 5.

Sangster, Leech và Grabski (2009), ERP implications and their impact upon management

accountants, Journal of Information Systems and Technology Management, Vol. 6, No. 2,

125-142

Sánchez-Rodríguez & Spraakman (2012). ERP systems and management accounting: A multiple

case study, Qualitative Research in Accounting & Management, 9(4), 398-414.

Scapens và Jazayeri (2003). ERP Systems and Management Accounting Change: Opportunities

or Impacts? A Research Note, European Accounting Review, 12, 201-233.

Shaban Mohammadi và Ali Mohammadi (2014). Effect of cloud computing in Accounting and

comparison with the traditional model, Research Journal of Finance and Accounting, Vol

5, No 23

Suhaimi, Nawawi và Salin (2016). Impact of enterprise resource planning on management

control systems and accountant’s role, International journal of economics and

management 10(1), pp. 93-108

Warden (2018). The future of management accounting in the digital era - Explorative study of

using Big Data in data-driven decision-making, https://aaltodoc.aalto.fi

Wilkinson et al (2000). Accounting information systems: Essential concepts and applications, 4th

edition, John Wiley & Sons, Inc

Worre (1991a). Omkostningsregnskab og omkostningsstyring 1, (Cost accounting and cost

management 1, translation of original title), Civiløkonomernes Forlag, Copenhagen,

Denmark.

Page 541: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

540

Ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp

Nguyễn Văn Dũng

Đại học Lạc Hồng

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.56 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 17/11/2019

Ngày nhận bài: 11/11/2019 Ngày chấp nhận đăng: 20/11/2019

Tóm tắt

Việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành kế toán, kiểm toán sẽ mang lại những

cải tiến mới mẻ. Đây là xu hướng công nghệ mà các chuyên viên ngành tài chính, kế toán, kiểm

toán không thể ‘xem nhẹ’ trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Trong bài viết

này, tác giả đã hệ thống lại khái niệm về Blockchain và phân tích ứng dụng công nghệ này trong

lĩnh vực kế toán và kiểm toán. Bài viết này được trình bày nhằm đánh giá tổng quan nghiên cứu

mở rộng hơn về Blockchain và ứng dụng của nó. Mặc dù phạm vi tương đối hẹp nhưng nghiên

cứu có thể chứng minh là một khuôn khổ phù hợp cho các nghiên cứu tương lai rộng hơn về

công nghệ.

Từ khóa: Blockchain; công nghệ; tài chính; kế toán.

1. GIỚI THIỆU

Blockchain và intenet vạn vật (Internet of Things) đang ảnh hưởng đến sự biến đổi không

chỉ lĩnh vực công nghiệp mà còn cả thế giới. Đến năm 2022, có khả năng chúng ta sẽ sống trong

một thế giới thống trị của công nghệ và mạng lưới vạn vật kết nối internet, con người sẽ phụ

thuộc vào kết nối đó. Tại Việt Nam, công nghệ Blockchain dù còn rất mới, nhưng công nghệ này

đã được đưa vào chiến lược phát triển kinh tế số thời gian tới. Diễn đàn "Blockchain: Xu hướng

và tầm nhìn phát triển” do Bộ KH&CN tổ chức năm 2018 đã xác định cụ thể, blockchain sẽ là

công nghệ được ứng dụng ở các lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam và cần có sự tham gia của các

đơn vị kiểm soát, đơn vị cung cấp ứng dụng dựa trên công nghệ này đề định hướng dẫn dắt cho

hoạt động blockchain được ứng dụng tại Việt Nam. Công nghệ Blockchain có khả năng phá vỡ

và đổi mới một số lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là ngành kế toán sẽ bị tác động lớn khi triển khai

công nghệ này, bằng cách tự động hóa nhiều quy trình thủ công tạo nên hầu hết các chuẩn mực

kế toán.

Sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ đã cho phép tạo ra các ý tưởng sáng tạo để cho

phép những tiến bộ trong cách mọi người làm kinh doanh Don (2016). Những nghiên cứu về ứng

dụng công nghệ Blockchain đã được một số tác giả công bố trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn

Page 542: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

541

nó vẫn còn là thiểu số và tương đối mới mẻ. Bài viết này được trình bày nhằm đánh giá tổng

quan nghiên cứu mở rộng hơn về Blockchain và ứng dụng của nó. Mặc dù phạm vi tương đối

hẹp nhưng nghiên cứu có thể chứng minh là một khuôn khổ phù hợp cho các nghiên cứu tương

lai rộng hơn về công nghệ.

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Khái niệm về Blockchain

Crosby and Nachiappan (2015) cho rằng Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân tán bao

gồm các hồ sơ về các giao dịch hoặc sự kiện kỹ thuật số đã được thực hiện và chia sẻ giữa các

bên tham gia. Mỗi giao dịch này được xác minh bởi sự đồng thuận của đa số những người tham

gia hệ thống, do đó cho phép tạo ra sự đồng thuận phân tán trong thế giới trực tuyến kỹ thuật số.

Công nghệ Blockchain tạo điều kiện cho các hệ thống phát triển nền kinh tế kỹ thuật số tự do và

có thể mở rộng. Các đặc điểm của công nghệ blockchain bao gồm các tính năng ưu việt như hợp

đồng thông minh và tài sản thông minh. Các ứng dụng tiềm năng trong lĩnh vực tài chính bao

gồm kế toán, tài chính, chứng khoán và bảo hiểm(Wang, Chen, & Xu, 2016). Hoạt động kinh

doanh đã tiếp cận công nghệ Blockchain để thiết kế và áp dụng một ứng dụng liên quan đến việc

đánh giá tình trạng hiện tại của sản phẩm bởi một tổ chức trước khi nó được đưa vào một kế

hoạch chiến lược. Tuy nhiên, mặc dù tầm quan trọng mới nổi của sự trưởng thành và khả năng

tiếp cận blockchain, rất ít được đề cập trong các tài liệu trước đây. Khái niệm cốt lõi của công

nghệ blockchain là tất cả các giao dịch được phân cấp và sắp xếp vào cơ sở dữ liệu phân tán, loại

bỏ sự cần thiết của một bên trung gian hoặc bên thứ ba, và đó là một cuốn sổ cái kỹ thuật số

không thể bị phá hủy có thể được lập trình để ghi lại không chỉ các giao dịch tài chính nhưng hầu

như tất cả mọi thứ có giá trị (Don, 2016).

Nguồn: Eoxys | Internet Of Things(IOT) | IOT Application

2.2. Những nghiên cứu về quan hệ (ứng dụng) Blockchain trong kế toán

Hiện nay các giao dịch kế toán được thực hiện bởi các công ty riêng biệt, cần có thời gian

và nguồn nhân lực để xác minh dữ liệu. Blochchain sẽ giải quyết vấn đề này, vì thông tin về các

giao dịch hoặc hợp đồng sẽ được ghi lại trong sổ đăng ký chung trong thời gian thực, do đó, việc

kiểm tra tuân thủ các quy tắc pháp lý sẽ tự động xảy ra. Điều này sẽ làm tăng đáng kể hiệu quả

hoạt động của các tổ chức. Sử dụng Blockchain trong quá trình giao dịch thanh toán, doanh nhân

có thể giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng vốn lưu động (Woodside et al., 2017). Blockchain

được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi

và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi

nếu một phần của hệ thống Blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để

Page 543: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

542

bảo vệ thông tin. Việc ghi sổ kế toán kép đã giải quyết vấn đề của các nhà quản lý khi biết liệu

họ có thể tin tưởng vào sách của mình hay không. Nhưng để có được sự tin tưởng của người

ngoài, các kiểm toán viên bên ngoài xác minh thông tin tài chính của công ty. Mỗi cuộc kiểm

toán là một hoạt động tốn kém, Blockchain sẽ giảm bớt hoạt động này cho cả kế toán viên và

kiểm toán viên. Công nghệ này đang thay đổi cách các doanh nghiệp làm việc, cách họ giao dịch.

Do đó tác động đến cách kế toán ghi lại và xử lý nó. Nó sẽ tự động hóa các quy trình kế toán và

tuân thủ các yêu cầu cũng như quy định của pháp luật (Karbhari, 2018).

Nghiên cứu của Aleksy Kwilinski (2019) cho rằngtrong giai đoạn phát triển kinh tế hiện

nay, Blokchain rất quan trọng đối với hoạt động kế toán, đặc biệt là về việcquản lý tài liệu. Theo

nghiên cứu này hiện nay có ba cách lưu hành tài liệu đó là: cổ điển (bằng phương thức chuyển

giấy vận chuyển); bằng email; sử dụng lưu trữ đám mây, những phương pháp này tồn tại một số

nhược điểm như chi phí cao và tốc độ thấp, cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của bên thư thứ ba để

thực hiện thao tác. Sự hiện diện của một máy chủ tập trung làm cho nó không được bảo vệ và

không ổn định trước các lỗi hệ thống và các cuộc tấn công của hacker. Nói cách khác, nếu trong

Blockchain, mỗi khối có "mật khẩu" riêng, thì trong lưu trữ đám mây, việc sở hữu một khóa từ

máy chủ trung tâm là đủ. Khi ứng dụng Blockchainnó có thể sẽ chấm dứt các phương thức

truyền thống về thanh toán, lập hồ sơ, xử lý, đăng ký, quản lý hàng tồn kho và thanh toán trong

kinh doanh. Nhu cầu về kế toán kép truyền thống sẽ biến mất, vì tính hợp pháp của kế toán sẽ

hoàn toàn tự động. Sự ra đời của công nghệ blockchain sẽ cho phép đồng bộ hóa hồ sơ kế toán,

điều này sẽ cho phép hoạt động kiểm toán sẽ tự động thực hiện. Việc ứng dụng này sẽ giúp cơ

chế kiểm soát nội bộ hiệu quả hơn, phân tích và dự báo, đánh giá và kiểm soát CNTT tốt hơn

(Aleksy Kwilinski, 2019).

Sự ra đời của công nghệ trong kế toán có những ưu điểm như: giao dịch trực tuyến có tốc

độ cao và thân thiện với người dùng; tài khoản có thể được cập nhật bằng ứng dụng điện thoại

thông minh; hệ thống nhận dạng dữ liệu quang cho phép bạn tự động hóa toàn bộ quá trình, bắt

đầu bằng việc giới thiệu các tài liệu chính. Blochain dự định sẽ chấm dứt các phương thức truyền

thống về thanh toán, lập tài liệu, xử lý, đăng ký, quản lý hệ thống hàng tồn kho và thanh toán cho

doanh nghiệp. Do đó, nhu cầu về kế toán kép truyền thống sẽ biến mất vì tính hợp pháp của kế

toán sẽ hoàn toàn tự động. Công cụ này sẽ đơn giản hóa hoạt động kế toán trong các giao dịch

quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ; đơn giản hóa quá trình mua sắm, vì nó sẽ cho phép bạn ghi lại

các giao dịch một cách an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động; Các hoạt động kinh doanh

không cần phải kiểm tra tất cả các tài liệu kế toán, đó là một dịch vụ kiểm toán khá tốn kém; hồ

sơ kế toán sẽ được mã hóa ở dạng an toàn, khiến việc xóa các mục nhập hầu như không

thể(Aleksy Kwilinski, 2019).

Bảng 1. Ưu điểm sử dụng Blockchain trong kế toán

Khía cạnh Kết quả mong đợi từ việc triển khai Blockchain

Tổ chức- quản lý

Đẩy nhanh việc thu thập thông tin để đưa ra quyết định hiệu quả; linh

hoạt và đáp ứng với những thay đổi trong môi trường bên ngoài và bên

trong; Cung cấp người dùng với thông tin đầy đủ, trung thực và không

thiên vị để phát huy tối đa tính khách quan của quyết định của họ

Page 544: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

543

Kinh tế

Tiết kiệm chi phí trong việc thu thập thông tin; giảm chi phí tổ

chứcmkế toán, tiết kiệm quỹ kế toán, lao động; tiết kiệm trong việc

ứng dụng phần mềm kế toán.

Chuyên nghiệp

Kiểm soát CNTT để đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và kế toán hiệu

quả; đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính không bị “bóp méo”; mở

rộng phạm vi và nhiệm vụ của việc sử dụng thông tin kế toán.

Tính chất Cung cấp kế toán chất lượng cao, kiểm soát, thuế và pháp luật

Công nghệ

Tự động hóa và đơn giản hóa kế toán và kiểm soát; đồng bộ hóa sổ sách

kế toán; kiến trúc người dùng truyền thông linh hoạt; hoạt động an toàn

và bảo vệ đáng tin cậy chống mất thông tin và can thiệp trái phép.

Nguồn: (Aleksy Kwilinski, 2019)

Mặc dù có một số lợi thế rõ ràng, tuy nhiện việc ứng dụng công nghệ này cũng có nhược

điểm như: điệnmức tiêu thụ cao; bộ nhớ (dữ liệu sẽ tích lũy, trong tương lai sẽ cần một lượng lớn

không gian lưu trữ); ẩn danhvà không thể đảo ngược (mất mật khẩu có nghĩa là mất quyền truy

cập vào mạng và mãi mãi).

Ứng dụng Blockchain trong kế toán và kiểm toánliên quan đến việc chuyển quyền sở hữu

tài sản và duy trì sổ cái thông tin tài chính chính xác. Sử dụng Blockchain có thể tăng tiềm năng

của nghề kế toán bằng cách giảm chi phí duy trì và đối chiếu sổ cái. Đây có thể là một mối đe

dọa cho kế toán vì sự đồng bộ hóa và tự động sẽ lấy đi công việc của kế toán. Blockchain có thể

cải thiện hệ thống tài chính thương mại và tăng cường trong quản lý quy trình xác minh khách

hàng, thư tín dụng (LC), thư cam kết (LOU) liền mạch từ đầu đến cuối chu kỳ giao dịch để có

thể tránh được các tài liệu giả (Rao & Pandurangiah, 2018). Blockchain được ứng dụng trong

hoạt động kế toán và kiểm toán độc lập, công nghệ này làm giảm phần lớn khả năng xảy ra sai

sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp và khác biệt từ nhiều nguồn khác nhau. Hơn nữa, hồ sơ

kế toán sẽ không thể chỉnh sửa và thay đổi một khi đã được lưu vào blockchain, ngay cả khi chủ

sở hữu hệ thống kế toán yêu cầu. Bởi trên nền tảng blockchain, mọi giao dịch hàng ngày được

ghi chép lại và xác thực, do đó tính vẹn toàn của các hồ sơ tài chính được đảm bảo. Bên cạnh

những khả năng ấn tượng kể trên, công nghệ này còn có khả năng làm giảm hoặc thậm chí loại

bỏ nhu cầu kiểm toán tài nguyên nguồn dữ liệu.Một vài ứng dụng của công nghệ blockchain

trong ngành kế toán - kiểm toán: Bằng chứng kiểm toán có thể theo dõi; Quá trình kiểm toán tự

động;Xác thực giao dịch; Theo dõi quyền sở hữu tài sản và Hợp đồng thông minh (ICAEW,

2019). Công nghệ Blockchain được phát triển dựa trên hai nền tảng kỹ thuật chính là hàm băm

và chữ ký số tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới ứng dụng chữ ký số có ý nghĩa to lớn và

trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp và ngành mật mã học (Đoàn Ngọc

Sơn, 2017). Đi tiên phong trong dịch vụ phát triển giải pháp và ứng dụng công nghệ Blockchain

trên phần mềm hóa đơn điện tử là MISA. MISA phát triển MeInvoice.vn - Giải pháp hóa đơn

điện tử đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Blockchain giúp gia tăng tính bảo mật, an

toàn và minh bạch của hóa đơn cho DN. Công nghệ Blockchain trên MeInvoice được hiểu như

một cuốn sổ cái, ghi nhận toàn bộ trạng thái và cập nhật đầy đủ thông tin về hóa đơn cho các bên

Page 545: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

544

tham gia đều có thể kiểm tra và xác thực thông tin. Trong thời gian tới, các công ty phần mềm kế

toán nên khai thác sâu hơn các ứng dụng của Blockchain không chỉ trên phần mềm hóa đơn điện

tử mà trên các phần mềm kế toán (MISA, 2018).

Blockchain cải thiện hiệu quả kiểm toán vì các kiểm toán viên thường chọn các giao dịch

mẫu và đưa ra kết luận dựa trên các quan sát nhất định. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ

Blockchain tạo điều kiện cho tính năng tạo thời gian có thể quan sát được trên cơ sở thời gian

thực. Bằng cách sử dụng hàm băm, chữ ký số gồm 64 chữ số duy nhất được ghi lại tương ứng

với một giao dịch. Hàm băm này làm cho giao dịch không thay đổi (không thể thay đổi) và thiết

lập bảo mật. Hàm băm giống nhau xuất hiện ở cả hai đầu, tức là nhà cung cấp và người

nhận(Rao & Pandurangiah, 2018).

Công nghệ Blockchain có thể được sử dụng tiềm năng trong chức năng kế toán và kiểm

toán. Blockchain đảm bảo các dấu vết kiểm toán có thể theo dõi, kế toán tự động và đối chiếu,

theo dõi quyền sở hữu tài sản, xác thực các giao dịch. Blockchain có thể được sử dụng làm

nguồn xác minh cho dữ liệu được báo cáo. Các kiểm toán viên có thể sớm sử dụng Công nghệ

Blockchain để kiểm tra toàn bộsố lượng giao dịch của một giai đoạn được kiểm toán.

Bảng 2: Các tính năng của Blockchain trong ứng dụng kế toán và kiểm toán

STT Tính năng Blockchain Sử dụng trong kế toán và kiểm toán

1 Sổ cái phân tán Vì nó là công nghệ sổ cái phân tán không có cơ quan trung

ương nên gần như không thể hack tất cả các nút trong mạng.

Cung cấp môi trường bảo mật cao

2 Cập nhật theo thời gian

thực

Giao dịch được ghi lại trong thời gian gần như thực tế ở cả

nhà cung cấp và người nhận cuối cùng loại bỏ nhu cầu đối

chiếu.

3 Số hóa và xác định thời

gian (Hash)

Tất cả các giao dịch được xác định thời gian bằng kỹ thuật

số với hàm băm mật mã, các giao dịch đáng tin cậy và được

xác thực hơn.

4 Đồng thuận Giao dịch được cập nhật chỉ với sự thỏa thuận giữa những

người tham gia trong hệ thống và mỗi khối được liên kết với

một người tham gia cụ thể.

5 Bất biến Dữ liệu được ghi vào Blockchain không thể được thay đổi

ngay cả bởi quản trị viên hệ thống. Điều này đảm bảo an

toàn dữ liệu và tính xác thực cao hơn của ghi chép.

Nguồn: (Rao & Pandurangiah, 2018)

Tuy nhiên, công nghệ Blockchain cũng tạo ra những thách thức cho ngành Kế toán như:

Vướng mắc trong áp dụng chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế; Thiếu hụt lao động chất lượng

cao; Kỹ năng mềm, kiên thức về Blockchain và công nghệ mới của đội ngủ quản lý và nhân viên

kế toán còn yếu; Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo mật còn hạn chế. Bên cạnh đó, công cụ

lập trình của các dự án Blockchain còn một số hạn chế, gặp trục trặc trong việc hiện thực hóa các

ý tưởng ứng dụng.

Page 546: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

545

3. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN

Blockchain được coi là một bước đột phá về công nghệ, được thiết lập để tạo ra những biến

đổi trong công việc kế toán và kiểm toán. Ứng dụng công nghệ Blochain trong kế toán trong

tương lai sẽ chấm dứt các phương thức thanh toán, ghi chép, xử lý, đăng ký, quản lý hệ thống

hàng tồn kho truyền thống của các doanh nghiệp hiện nay. Công nghệ này có khả năng làm giảm

phần lớn khả năng xảy ra sai sót khi đối chiếu các thông tin phức tạp và khác biệt từ nhiều nguồn

khác nhau. Blockchain cho phép các doanh nghiệp ghi đồng thời cả hai mặt của một giao dịch

vào một sổ chia sẻ thời gian thực, thay vì lưu trữ các hồ sơ được kiểm toán về các giao dịch tài

chính trong các cơ sở dữ liệu hoặc sổ kế toán cá nhân. Công nghệ Blockchain có thể mang lại

cuộc cách mạng trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, thanh toán và chuyển tiền, giáo dục và y

tế, bỏ phiếu, tài chính thương mại, giao dịch chứng khoán, bất động sản và bảo hiểm. Để phát

huy ứng dụng tốt của công nghệ này trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tại Việt Nam trong tương

lai gần, trước hết các tổ chức cần cho kế toán viên, kiểm toán viên tìm hiểu và đào tạo về ứng

dụng công nghệ.

Đối với cơ quan Nhà nước cần có một chiến lược phát triển ứng dụng công nghệ này một

cách rõ ràng, sớm có các định hướng và chỉ đạo đúng đắn về vị trí, vai trò của khoa học - công

nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, luôn coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi để

khoa học - công nghệ phát triển. Đối với các doanh nghiệp Để xóa bỏ các rào cản trong việc ứng

dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, các tổ chức chuyên cung cấp các

dịch vụ, nền tảng công nghệ và công cụ Blockchain nên đẩy mạnh nghiên cứu, cải thiện để hỗ trợ

các doanh nghiệp truyền thống của Việt Nam tiếp cận công nghệ Blockchain một cách an toàn,

nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đối với những người làm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, để có

thể thích ứng được với ứng dụng công nghệ mới này thì cần phải cập nhật xu hướng của những

thay đổi này đối với lĩnh vực của mình, tìm hiểu các khái niệm chuyên môn mới về công nghệ như

dữ liệu lớn (big data), Blockchain; trí tuệ nhân tạo), hệ thống thanh toán, thanh toán qua các thiết bị

di động và các nền tảng mới kết nối giữa các nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ tài chính.

Như vậy, để tạo lợi thế cạnh trạnh cho bản thân trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán trong thị

trường lao động tương lai, ngoài những kiến thức chuyên môn, cần cập nhật những thông tin về

công nghệ cũng như những ứng dụng mới vào trong môi trường làm việc của ngành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Aleksy Kwilinski. (2019). Implementation of blockchain technology in accounting sphere.

Academy of Accounting and Financial Studies Journal, 23.

Crosby, M., & Nachiappan, P. (2015). P., Verma, S., & Kalyanaraman, V.(2015). Blockchain

Technology: Beyond Bitcoin.

Đoàn Ngọc Sơn. (2017). Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ Blockchain trong thanh toán di động

Don, T., & Alex. (2016). Blockchain revolution: how the technology behind Bitcoin is changing

money, business, and the world. Portfolio.

Page 547: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

546

ICAEW. (2019). Blockchain and the future of accountancy.

Karbhari, R. (2018). Impact of Blockchain Technology on Accounting & Auditing.

https://www.linkedin.com/pulse/impact-blockchain-technology-accounting-auditing-

karbhari-ca-bcom

MISA. (2018). Ứng dụng Blockchain trên phần mềm hóa đơn điện tử - MISA lọt TOP 10 Doanh

nghiệp có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu tại Việt Nam. Retrieved from

http://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/62618/Ung-dung-Blockchain-tren-phan-

mem-hoa-don-dien-tu---MISA-lot-TOP-10-Doanh-nghiep-co-nang-luc-cong-nghe-40-tieu-

bieu-tai-Viet-Nam%20)

Rao, C. U. L., & Pandurangiah, S. (2018). Blockchain technology will it disrupt or discipline

accountant. The Management accountant.

Wang, H., Chen, K., & Xu, D. (2016). A maturity model for blockchain adoption. Financial

Innovation, 2(1), 12.

Page 548: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

547

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc ứng dụng

công nghệ thông tin trong tổ chức hệ thống thông tin kế toán

tại các trường đại học kinh tế tài chính trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hoàng Thị Kim Ưng1, Nguyễn Thị Thanh Tâm2, Lê Thị Ngọc Mai2

1Học viện Tài chính

2Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.21 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 21/11/2019

Ngày nhận bài: 30/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 24/11/2019

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, viêc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong lĩnh vực kế

toán đã góp phần làm thay đổi toàn diện lĩnh vực này, tạo ra phương thức xử lý dữ liệu và cung

cấp thông tin kế toán mới, hiệu quả so với quy trình xử lý kế toán thủ công trước đây. Có thể

thấy, hệ thống thông tin kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với các tổ chức và doanh

nghiệp và việc ứng dụng CNTT trong tổ chức hệ thống thông tin kế toán ở mỗi lĩnh vực, loại

hình doanh nghiệp có mức độ phức tạp khác nhau, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ tư khi mà kết nối số và xử lý thông minh đang có tác động sâu và rộng đến hoạt

động kế toán của các tổ chức và doanh nghiệp. Do đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông

tin từ đó tạo dựng một hệ thống thông tin kế toán kết nối liên hoàn với các hệ thống thông tin

khác trong các hoạt động khác tại các trường đại học.

Từ khóa: Hệ thống thông tin kế toán, Công nghệ thông tin, CMCN 4.0.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) không chỉ là công cụ đắc lực cho việc kiểm soát,

điều hành và ra quyết định của các cấp quản lý bên trong và bên ngoài tổ chức mà còn đóng vai

trò ngày càng quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và nâng cao hiệu quả tác nghiệp của các

bộ phận chức năng. Tổ chức HTTTKT hiệu quả, phát huy đầy đủ vai trò của hệ thống này trong

điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm tạo ra những thông tin kế toán hữu ích và

đáng tin cậy là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ một tổ chức nào. Nghiên cứu

về vấn đề tổ chức HTTTKT trong điều kiện ứng dụng CNTT, hiện nay đã có nhiều nghiên cứu

trong và ngoài nước nhưng mỗi nghiên cứu chỉ ra một số cách tiếp cận tổ chức HTTTKT hoặc

một số yếu tố cấu thành HTTTKT hoặc mô tả một cách khái quát và trực quan về mối liên hệ và

Page 549: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

548

tính thống nhất giữa các yếu tố cấu thành của HTTTKT. Tuy nhiên, để có nhận thức cơ bản về

các khái niệm, bản chất và việc ứng dụng CNTT vào việc tổ chức HTTTKT, tác giả đã sử dụng

các phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tổng hợp và hệ thống các nghiên cứu trong và ngoài

nước liên quan đến khái niệm, bản chất và việc ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HTTTKT.

Đồng thời sử dụng các phương pháp tổng hợp đánh giá để đánh giá thực trạng việc ứng dựng

CNTN trong tổ chức HTTTKT tại các học viện, trường đại học kinh tế, tài chính. Từ đó, nhóm

tác gải đưa ra các nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác ứng dụng CNTT vào việc tổ chức

HTTTKT một cách hiệu quả và phát huy hết được vai trò, chức năng vốn có của hệ thống này

trong công tác quản lý của đơn vị.

2. HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.1. Hệ thống thông tin kế toán

Đứng trên quan điểm hệ thống, mỗi tổ chức là một hệ thống bao gồm các bộ phận tương

tác với nhau nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Mỗi tổ chức (hệ thống lớn) thường bao

gồm nhiều hệ thống nhỏ được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức ở mức cao nhất.

Các hệ thống nhỏ này cũng được thiết lập các mục tiêu riêng trên cơ sở các mục tiêu chung của

tổ chức. HTTTKT là một trong các hệ thống nhỏ của tổ chức. HTTTKT là hệ thống thu thập, ghi

chép, xử lý và lưu trữ số liệu về các nghiệp vụ kinh tế trong mỗi tổ chức để cung cấp thông tin

cho những người ra quyết định.

Đối với môi trường nhà trường, HTTTKT là hệ thống nhận biết, thu thập, xử lý và cung

cấp thông tin tài chính, quản lý và khai thác nguồn ngân sách, các hoạt động hậu cần bảo đảm

phục vụ các mặt công tác của nhà trường như: đào tạo, quản lý học viên, hành chính tổng hợp,

thư viện, mua sắm, xây dựng cơ bản, sửa chữa, thiết bị, công cụ hỗ trợ. Nó nhận biết và ghi nhận

những ảnh hưởng của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị kế toán. HTTTKT cung cấp

thông tin về các nghiệp vụ cho những người liên quan để ra quyết định hoặc phối hợp thực hiện

các công việc trọng yếu phát sinh trong đơn vị theo một quy trình khoa học như sau:

Hình 3. HTTTKT trong mối quan hệ dữ liệu và thông tin

Mối quan hệ, sự khác biệt giữa kế toán và hệ thống thông tin, hệ thống thông tin quản lý

bằng sơ đồ sau:

Hình 4. Mối quan hệ giữa kế toán, HTTTKT

Dữ liệuHTTT kế

toánThông tin

Người dùng TT

Ra quyết định

Kế toánHệ thống thông tin HTTTKT

Page 550: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

549

Mục tiêu và nội dung của HTTTKT là cung cấp, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời, chính xác

và hiệu quả công tác hậu cần đảm bảo cho hoạt động của đơn vị. Vai trò của HTTTKT bao gồm:

Làm nhanh hơn, tin cậy hơn; Cung cấp, đáp ứng nguồn lực tốt hơn, phù hợp ngân sách, tiết

kiệm, hiệu quả đúng với chính sách, pháp luật và định hướng phát triển; Hướng đến đảm bảo đời

sống công tác, học tập của cán bộ, giảng viên, sinh viên; Các hoạt động đảm bảo công tác đào

tạo, nghiên cứu khoa học; Các hoạt động đảm bảo mua sắm vật tư, trang thiết bị dạy học; đầu tư

cơ sở hạ tầng và sửa chữa; y tế, môi trường; Các hoạt động đáp ứng như lương, phụ cấp, bảo

hiểm, quản lý cán bộ, quản lý sinh viên; Các hoạt động bổ trợ khác. HTTTKT có vai trò là bộ

phận sản xuất ra thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Thông tin phải có chất lượng cao và

chi phí để có được các thông tin ở mức thấp nhất. Các đặc tính đo lường tính hữu ích của thông

tin kế toán: Kịp thời; đầy đủ, dễ hiểu; có khả năng so sánh đánh giá quá khứ và dự đoán tương

lai; hiệu quả; đáng tin cậy.

Một HTTTKT có thể là hệ thống kế toán thủ công với bút mực, chứng từ, sổ sách hệ thống

kế toán với máy tính; hệ thống kết hợp kế toán thủ công và kế toán máy. Bất kỳ hệ thống nào

được sử dụng cũng bao gồm các công việc thu thập, xử lý (sản xuất thông tin) và cung cấp thông

tin. Một HTTTKT sử dụng CNTT bao gồm các thành phần: Người điều khiển hệ thống và thực hiện

các chức năng khác nhau; Các trình tự, thủ tục sử dụng trong việc thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin về

các hoạt động của đơn vị; Dữ liệu về tổ chức và quá trình xử lý; Phần mềm xử lý dữ liệu; Trang thiết

bị công nghệ; Kiểm soát nội bộ và các phương thức an toàn tài liệu.

Thành phần cấu thành HTTTKT đảm bảo thực hiện được chức năng: Thu thập và lưu trữ

về các hoạt động của đơn vị, các nguồn lực và nhân sự liên quan; Chuyển đổi dữ liệu sang thành

thông tin hữu ích cho người sử dụng để đưa ra các quyết định quản lý; Cung cấp các cách thức

kiểm soát và an ninh về tài sản, về thông tin nhằm làm cho dữ liệu luôn sẵn có, chính xác, và tin

cậy. Đây là mô hình cấu trúc của một HTTTKT:

Hình 5. Cấu trúc tổng quát một HTTTKT

Mô hình chung cho một HTTTKT: Nguồn dữ liệu là các NVKTTC được đưa vào hệ thống

thông tin từ các nguồn bên trong và bên ngoài. Các NVKTTC bên ngoài là những nguồn dữ liệu

Hệ thống thông tin

Quản lý dữ liệu

Xử lý dữ liệu

Thu thập dữ liệu

Tổng hợp thông tin

Tổ chức nghiệp

vụ

Nguồn dữ liệu

Người dùng trong

Người dùng ngoài

Nguồn dữ liệu ngoài

Điều chỉnh ngược

Môi trường ngoài

Điều chỉnh ngược

Page 551: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

550

chủ yếu của các đơn vị/tổ chức. Các NVKTTC bên trong liên quan đến sự trao đổi hoặc dịch

chuyển của các nguồn lực trong tổ chức.

Các chức năng chuyển đổi dữ liệu thành thông tin trong một mô hình HTTTKT chung bao

gồm: Thu thập dữ liệu bao gồm các công việc như nắm bắt dữ kiện về các giao dịch; ghi nhận dữ

liệu vào các biểu mẫu khác nhau; hợp thức hóa và hiệu chỉnh dữ liệu; Xử lý dữ liệu: phân loại,

sao chép, sắp xếp, nhóm gộp, hợp nhất, tính toán, tổng hợp, so sánh; Quản lý dữ liệu: lưu trữ, lấy

lại dữ liệu, xóa bỏ dữ liệu; Sản xuất thông tin: biên soạn, sắp xếp, định dạng, trình bày.

2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán

Năm 1991 khi thực hiện nghiên cứu của mình Daniel E. OLeary đã chỉ ra rằng trí tuệ nhân

tạo có thể có ảnh hưởng đáng kể đến cơ sở dữ liệu kế toán đã phát triển các mô hình hỗ trợ người

ra quyết định và tập trung vào nhu cầu thông tin của người ra quyết định. CNTT đã góp phần làm

thay đổi toàn diện lĩnh vực kế toán, thể hiện rõ nhất ở phương thức xử lý dữ liệu và cung cấp

thông tin kế toán có những bước nhảy vọt so với quy trình xử lý kế toán thủ công trước đây. Mô

hình hoạt động HTTTKT bao gồm 3 công đoạn: ghi nhận dữ liệu; xử lý và lưu trữ dữ liệu; kết

xuất báo cáo. Tùy theo nhu cầu, quy mô hoạt động, khả năng tài chính và khả năng cung ứng các

sản phẩm công nghệ mà đơn vị lựa chọn mức độ ứng dụng phù hợp. Ứng dụng CNTT trong kế

toán được biểu hiện cụ thể qua ba mức sau:

Mức 1 - Mức xử lý bán thủ công: Hệ thống thông tin chưa phát triển, CNTT mới chỉ sử

dụng vào một số nghiệp vụ hoặc đối tượng có sự tính toán nhiều. Giai đoạn này chưa có sự gắn

kết giữa dữ liệu và chương trình xử lý. Mức bán thủ công là dùng máy tính và các ứng dụng văn

phòng như: Word, Excel… Mức độ áp dụng này cũng đem lại nhiều thành công trong giai đoạn

đầu áp dụng CNTT.

Mức 2 - Mức tự động hóa công tác kế toán: Phần mềm kế toán là chương trình được thiết

lập nhằm hỗ trợ cho công tác kế toán. Với việc thiết kế là các menu liệt kê các danh mục các

chức năng phần mềm cho phép người làm kế toán lựa chọn để máy tính thực hiện. Tùy theo mức

độ phân quyền đến đâu người làm kế toán được phép truy cập để sửa dữ liệu kế toán. Ở mức độ

này phạm vi áp dụng CNTT vào kế toán được mở rộng, cung cấp một số thông tin hữu ích bên

cạnh các thông tin tài chính. Ứng dụng CNTT vào một số vùng xử lý khác như kết xuất thông

tin. Phải chuyển đổi từ bán thủ công sang tự động nên chi phí đầu tư vào CNTT lớn hơn, tuy

nhiên mang lại hiệu quả cao hơn. Đặc điểm cơ bản là cơ sở dữ liệu kế toán và mạng máy tính ra

đời, mang lại sự độc lập dữ liệu và chương trình cao. Tuy nhiên ở mức độ này việc kết nối các hệ

thống thông tin giữa quản lý và kế toán, giữa quản trị công việc và hoạch định chính sách chưa

được phát triển. Hình 4 là mô hình phân hệ người dùng và trao đổi thông tin trong HTTTKT.

Mức 3 - Mức tự động hóa công tác quản lý: Ngoài xử lý các công việc gói gọn ở bộ phận

kế toán, CNTT đã mở rộng triển khai ứng dụng trên góc độ toàn đơn vị, đem lại thay đổi chất

lượng quản lý nội tại, nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của đơn

vị. Mô hình quản trị thường được áp dụng là hệ thống hoạch định nguồn nhân lực với phân hệ kế

toán làm trung tâm. Với sự phát triển cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tốc độ nhanh, mạnh của

kết nối mạng, các hệ thống được kết nối với nhau, trao đổi dữ liệu với nhau, nhiều thuật toán

Page 552: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

551

thông minh, trí tuệ nhân tạo được phát triển và áp dụng, kết hợp với xử lý cơ sở dữ liệu lớn hỗ

trợ hoạch định, chính sách kế toán và các hoạt động khác trong một thực thể thống nhất.

Hình 6. Phân hệ người dùng và trao đổi thông tin trong HTTTKT

Lợi ích của việc ứng dụng CNTT vào kế toán được xem xét trên các góc độ về: việc thu nhận

dữ liệu; hình thức thu thập kế toán; việc xử lý dữ liệu, việc cung cấp thông tin và các tính năng

kiểm soát thông tin (kiểm soát truy cập; phân chia chức năng; kiểm soát lưu trữ như; tuân thủ quy

trình; kiểm soát nguồn dữ liệu; kiểm soát xử lý). Ứng dụng CNTT trong HTTTKT ở mức độ cao

thì kế toán viên như là người dùng hệ thống thông tin, đồng thời là người kiểm soát hệ thống: Kế

toán viên phải có khả năng chuyển những nhu cầu thông tin của mình cho các chuyên gia thiết kế

hệ thống; tham gia một cách tích cực và chủ động vào các dự án phát triển hệ thống để đảm bảo

việc thiết kế hệ thống một cách phù hợp; xác định bản chất thông tin yêu cầu, nguồn thông tin,

điểm đến của thông tin, các nguyên tắc hoặc quy tắc kế toán cần thiết phải được áp dụng. Kế

toán viên có chức năng xác thực tính chính xác/trung thực của các báo cáo tài chính; đánh giá

CNTT như là một phần công việc của kiểm toán; kiểm toán hệ thống thông tin và các dịch vụ

đánh giá hệ thống CNTT.

Nghề nghiệp trong HTTTKT hiện đại trở thành tư vấn hệ thống và kiểm soát, bảo mật hệ

thống thông tin. Tư vấn hệ thống: thiết kế các hệ thống và các quy trình mang tính công nghệ;

lựa chọn hệ thống phần cứng và phần mềm; giá trị gia tăng qua các quá trình bán lại; kiểm soát

và bảo mật hệ thống thông tin: phân tích rủi ro với hệ thống thông tin; trợ giúp kiểm toán viên

trong việc đánh giá kiểm soát; chứng nhận kiểm toán viên hệ thống thông tin; đánh giá, kiểm tra

quá trình xâm nhập.

3. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG

THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC HỌC VIỆN, CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ,

TÀI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Qua khảo sát sự ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HTTTKT cụ thể tại các học viện, các

trường đại học kinh tế, tài chính như: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Học viện Tài chính; Đại học

Phân hệ kế toán

chuyên môn

Phân hệ nghiệp vụ

quản lý kế toán

Phân hệ phục vụ

người dùng

Hệ

quản

trị cơ

sở dữ

liệu

Dữ liệu người dùng,

Hóa đơn mua sắm, Dịch

vụ hợp đồng, kế hoạch,

Dữ liệu thực tể khác

Phân hệ phục

vụ

Phần mềm

tích hợp

Cơ sở dữ liệu

dùng chung

Người dùng

Kế toán viên

Quản lý,

tổng hợp

Người dùng

cuối

Page 553: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

552

Thương mại; Đại học Kinh tế Quốc dân; Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội; Đại học Công

đoàn. Nhóm tác giả sử dụng hệ thống các phương nghiên cứu định lượng và định tính, trong đó

dữ liệu sơ cấp thu thập bởi nghiên cứu trực tiếp và gián tiếp thông qua Bảng khảo sát, tác giả đã

rút ra một số nhận xét như:

Thứ nhất, bộ máy kế toán trong các học viện, các trường đại học kinh tế, tài chính được tổ

chức tương đối hợp lý, hầu hết được tổ chức theo mô hình tập trung, phù hợp với đặc điểm hoạt

động của các trường. Nhân sự trong bộ máy kế toán được bố trí phù hợp theo trình độ và năng

lực cá nhân, bảo đảm công tác kế toán được vận hành hiệu quả. Một số trường cũng đã chú trọng

việc tạo điều kiện cho nhân viên kế toán được học tập, nâng cao trình độ, thích nghi với những

thay đổi trong cơ chế quản lý tài chính và chế độ kế toán. Nhiều trường đã chú trọng đầu tư vào

hệ thống máy tính, với các máy tính đồng bộ, có thương hiệu uy tín, góp phần cho việc vận hành

hệ thống được trơn tru. Một số trường cũng đã sử dụng các phần mềm kế toán và phần mềm thu

học phí, góp phần nâng cao năng suất lao động kế toán, giảm thiểu những sai sót có thể xảy ra do

thực hiện các công việc kế toán theo phương thức thủ công truyền thống.

Thứ hai, về nhận thức của cán bộ làm công tác kế toán và đội ngũ cán bộ làm công tác lãnh

đạo quản lý tại khối các học viện, các trường đại học kinh tế, tài chính việc phải ứng dụng CNTT

trong việc tổ chức HTTTKT là rất cần thiết và cấp bách. Vấn đề này được đặt ra như một nhiệm

vụ hàng đầu đối với việc đổi mới tổ chức công tác kế toán phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của

khối các học viện, các trường đại học kinh tế, tài chính trong tình hình mới.

Thứ ba, về mức độ ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HTTTKT tại khối các học viện, các

trường đại học kinh tế, tài chính còn thấp. Việc ứng dụng CNTT mới dừng ở mức 1 và giữa mức

2. Tức là kết hợp giữa thủ công với các ứng dụng Excel, Word, và các phần mềm độc lập, chưa

đạt đến mức 3.

Theo kết quả khảo sát 100% các trường đã biết ứng dụng CNTT trong kế toán ở mức tự

động hóa công tác kế toán (cả 35 đơn vị đều sử dụng phần mềm kế toán nhằm hỗ trợ cho công

tác kế toán trong đơn vị, cho phép người làm kế toán lựa chọn để máy tính thực hiện và tùy theo

mức độ phân quyền đến đâu người làm kế toán được phép truy cập để sửa dữ liệu kế toán. Ở

mức độ này phạm vi áp dụng CNTT vào kế toán được mở rộng, cung cấp một số thông tin hữu

ích bên cạnh các thông tin tài chính. Ứng dụng CNTT vào một số vùng xử lý khác như kết xuất

thông tin. Như vậy, các đơn vị đã biết chuyển đổi từ thủ công sang tự động nên chi phí đầu tư

vào CNTT cho công tác kế toán sẽ lớn hơn, tuy nhiên mang lại hiệu quả cao hơn. Đặc biệt, các

đơn vị tham gia khảo sát đều cho rằng phần mềm kế toán sử dụng hiện tại trong đơn vị mình là

hoàn toàn phù hợp. Do đó, tăng cường hiệu quả phân tích thông tin tài chính kế toán phục vụ cho

các đối tượng khác nhau trong đơn vị nhằm phục vụ công việc của mỗi vị trí công việc một cách

hiệu quả. CNTT đã góp phần làm thay đổi toàn diện lĩnh vực kế toán, thể hiện rõ nhất ở phương

thức xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán có những bước nhảy vọt so với quy trình xử lý

kế toán thủ công trước đây.

Page 554: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

553

Bảng 1. Kết quả khảo sát tại 35 trường đại học kinh tế, tài chính trên địa bàn Hà Nội

Nội dung Kết quả

Số phiếu Tỷ lệ %

Đơn vị có tổ chức phân tích tình hình tài

chính

Không 13 37.2

Có 22 62.8

Công tác kế toán của đơn vị được thực hiện

chủ yếu

Excel hoặc thủ công 0 0.0

Phần mềm kế toán 35 100.0

Sử dụng các phần mềm kế toán hiện tại Phù hợp 35 100.0

Chưa phù hợp 0 0

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả của phiếu khảo sát)

Thứ tư, về thực trạng công tác lưu trữ chứng từ kế toán. Hồ sơ kế toán là những minh

chứng cho quá trình hoạt động của đơn vị. Do vậy, việc tổ chức lưu trữ Hồ sơ kế toán đòi hỏi

tính khoa học và đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Quá trình Tổ chức lưu trữ

Hồ sơ kế toán, từ khâu phân loại, đóng gói, nơi lưu trữ, sử dụng sau lưu trữ đến khâu tiêu hủy Hồ

sơ kế toán đòi hỏi đơn vị phải xây dựng một quy trình khoa học và đảm bảo tuân thủ theo các

quy định của pháp luật về tổ chức lưu trữ hồ sơ kế toán. Tuy nhiên, thực tế còn một số các

trường chưa chú trọng trong việc xây dựng quy trình luân chuyển và xử lý cho từng loại chứng

từ kế toán, chỉ có 23 đơn vị tham gia khảo sát có xây dựng quy trình luân chuyển và xử lý cho

từng loại chứng từ chiếm 65,7%, còn 12 đơn vị chưa xây dựng quy trình luân chuyển và xử lý

cho từng loại chứng từ chiếm 34,3%.

Một ưu điểm lớn của khối các học viện, các trường đại học kinh tế, tài chính là các đơn vị đã

thực hiện phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ kế toán một cách khoa học, có đến 34 đơn vị chiếm

97,1% thực hiện phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ kế toán đảm bảo khoa học, chỉ có 01 đơn vị

chiểm 2,9% chưa thực hiện phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ kế toán đảm bảo khoa học.

Đặc thù việc lưu trữ của khối các học viện, các trường đại học kinh tế, tài chính cần đảm

bảo tính bảo mật, đảm bảo tính khoa học và an toàn. Do đó, hầu hết các đơn vị chủ yếu phối hợp

kết hợp phương tiện điện tử nhưng có in ra giấy để lưu trữ trữ hồ sơ kế toán (có đến 29 đơn vị sử

dụng phương tiện này chiếm 82,9%). Việc sử dụng phương tiện này để lưu trữ tài hồ sơ kế toán

đã bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải đảm bảo tra cứu được trong thời hạn lưu

trữ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bảo mật của hồ sơ kế toán, có đến 13 đơn vị chiếm 37,1 % sử

dụng phương tiện truyền thống (giấy) để lưu trữ hồ sơ kế toán, 02 đơn vị lưu trữ hồ sơ kế toán

bằng phương tiện điện tử chiếm 7,1%.

Thời gian lưu trữ hồ sơ kế toán được các học viện, các trường đại học kinh tế, tài chính

tương đối đầy đủ theo quy định. Đối với Hồ sơ không trực tiếp dùng để ghi sổ, có 10 đơn vị

chiếm 28,6% thực hiện lưu trữ hồ sơ dưới 5 năm, 25 đơn vị chiếm 71,4% thực hiện lưu trữ hồ sơ

từ 5 năm trở lên. Đối với Hồ sơ trực tiếp dùng để ghi sổ, có 8 đơn vị chiếm 22,9% đơn vị thực

hiện lưu trữ hồ sơ dưới 10 năm, có 16 đơn vị chiếm 45,7% thực hiện lưu trữ hồ sơ trên 10 năm

và có 11 đơn vị chiếm 31,4% thực hiện lưu trữ hồ sơ vĩnh viễn

Page 555: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

554

Bảng 2. Kết quả khảo sát tại 35 trường đại học kinh tế, tài chính trên địa bàn Hà Nội

Nội dung Kết quả

Số phiếu Tỷ lệ %

Xây dựng quy trình luân chuyển và xử lý cho từng

loại chứng từ kế toán

Có 23 65.7

Không 12 34.3

Phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ kế toán đảm

bảo KH

Có 34 97.1

Không 1 2.9

Thời gian lưu trữ hồ sơ chứng từ kế toán

Đối với hồ sơ không trực tiếp dùng để

ghi sổ

Dưới 5 năm 10 28.6

Từ 5 năm trở lên 25 71.4

Đối với hồ sơ trực tiếp dùng để ghi sổ

Dưới 10 năm 8 22.9

Từ 10 năm trở lên 16 45.7

Lưu trữ vĩnh viễn 11 31.4

Lưu trữ hồ sơ kế toán bằng phương

tiện

Giấy 13 37.1

Phương tiện điện tử 2 5.7

Phương tiện điện tử nhưng

có in ra giấy để lưu trữ 29 82.9

Thực hiện tiêu hủy tài liệu kế toán

theo quy định

Có 29 82.9

Không 6 17.1

Khi tiêu hủy tài liệu kế toán đơn vị có

thành lập "Hội đồng tiêu hủy tài liệu

kế toán hết thời hạn lưu trữ

Có 29 82.9

Không 6 17.1

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả của phiếu khảo sát)

Thứ năm, về sản phẩm của việc ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HTTTKT tại các khối

các học viện, các trường đại học kinh tế, tài chính là: (i) việc ghi nhận dữ liệu (dựa vào sự kiện

kinh tế, kế toán tiến hành lập các chứng từ. Kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT với phần

cứng, phần mềm kế toán và công nghệ cơ sở dữ liệu sẽ cho phép người làm kế toán có thể nhập

liệu qua bàn phím hay quét dữ liệu vào hệ thống); (ii) việc xử lý và lưu trữ dữ liệu (dữ liệu kế toán

được tiến hành phân loại, sắp xếp, bóc tách ghi sổ nhật ký. Quy trình xử lý bao gồm: Lưu trữ, tổ

chức thông tin, phân tích và tính toán các thông tin tài chính, kế toán được thực hiện tự động hóa

nhanh chóng, chính xác hơn thông qua các chương trình đã được lập trình sẵn; (iii) việc kết xuất

báo cáo (căn cứ vào kết quả xử lý dữ liệu kế toán của giai đoạn xử lý, kế toán trong môi trường

ứng dụng CNTT kết xuất một cách dễ dàng, nhanh chóng và đa dạng các loại báo cáo so với kế

toán thủ công, điều này được biểu hiện cụ thể qua: Báo cáo tài chính, báo cáo thuế, sổ chi tiết, sổ

cái, báo cáo thống kê, phân tích…). Tuy nhiên, HTTTKT tại khối học viện, các trường đại học

kinh tế, tài chính chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình bởi tính chất rời rạc, không hệ thống,

các hệ thống của thông tin: kế toán được phân công cho từng người khác nhau và chưa có sự kết

nối thống nhất, tổng hợp (kế toán tiền, kế toán lương, kế toán công nợ, kế toán tổng hợp); chưa có

Page 556: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

555

bút toán tổng hợp toàn bộ công tác kế toán một cách tự động, qua đó việc xây dựng báo cáo tài

chính cuối năm cũng như dự trù kinh phí năm tới hầu hết phải kết hợp giữa thủ công và ứng dụng

tin học văn phòng; chưa có những phân tích khoa học như biểu đồ, tính toán tỷ lệ theo yêu cầu

chung của phân tích tài chính; trong quá trình khai thác, phân bổ nguồn kinh phí cho các mặt hoạt

động cũng chưa có những phần mềm giám sát tổng ngân sách phân bổ và ngân sách đã sử dụng.

4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC

HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC HỌC VIỆN, CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KINH TẾ, TÀI CHÍNH

Một, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, tìm kiếm các

nguồn lực tài chính và kiểm soát tốt chi phí đáp ứng việc tăng cường tự chủ tài chính, cơ chế quản

lý tài chính trong các học viện, các trường đại học kinh tế, tài chính cần đổi mới theo hướng tăng

cường phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị trực thuộc trường cần được

tổ chức theo mô hình các trung tâm trách nhiệm, bao gồm các trung tâm chi phí, trung tâm lợi

nhuận và cả các trung tâm đầu tư.

Hai, căn cứ vào cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ mới của từng học viện, các trường

đại học kinh tế, tài chính để hoàn thiện tổ chức kế toán trên cơ sở ứng dụng CNTT. Hiện nay hầu

hết các học viện, các trường đại học kinh tế, tài chính đều tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập

trung, có rất ít các trường tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình nửa tập trung - nửa phân tán. Mô

hình tập trung rất phù hợp với các trường qui mô nhỏ, hoạt động tập trung và không tiến hành phân

cấp quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc, như các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp.

Do vậy, căn cứ vào cơ cấu tổ chức mới và chức năng nhiệm vụ của từng trường để tổ chức mô

hình kế toán phù hợp trên cơ sở ứng dụng CNTT.

Ba, xây dựng lộ trình phát triển HTTTKT. Bao gồm xác định công việc, nguồn kinh phí, đào

tạo nhân lực, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Chia thành các giai đoạn ứng dụng khác nhau trên một

thực thể thống nhất, dùng chung cơ sở dữ liệu, dễ dàng phát triển. Xây dựng một HTTTKT đáp

ứng đủ các phân hệ phục vụ công tác kế toán: Kế toán lương, kế toán thanh toán, kế toán tổng

hợp, kế toán kho và vật tư.

Bốn, xây dựng các kết nối liên thông giữa các hệ thống kế toán con bên trong với nhau, kết

nối với các hệ thống khác như đào tạo, nghiên cứu khoa học, thư viện, hành chính, tạp chí. Phát

triển các ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo và xử lý dữ liệu lớn để xử lý dữ liệu thống kê, phân

tích, báo cáo, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí.

5. KẾT LUẬN

Việc ứng dụng CNTT vào việc tổ chức HTTTKT là nhiệm vụ quan trọng trong việc đổi

mới, kiện toàn hệ thống công cụ quản lý của khối các học viện, các trường đại học kinh tế, tài

chính hiện nay. Bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, việc tổng hợp và hệ thống hóa các

nghiên cứu trong và ngoài nước, bài viết đã làm rõ khái niệm, bản chất, HTTTKT trong mối

quan hệ dữ liệu và thông tin, phân tích rõ cấu trúc tổng quát của HTTTKT, làm rõ phân hệ người

dùng và trao đổi thông tin trong HTTTKT. Đồng thời bằng việc khảo sát thực tế, đánh giá tổng

kết, bài viết đánh giá thực trạng việc ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HTTTKT tại các học

Page 557: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

556

viện, các trường đại học kinh tế, tài chính. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy việc ứng

dụng CNTT trong việc tổ chức HTTTKT hiệu quả, phát huy hết vai trò và công năng của hệ

thống này trong công tác quản lý trong khối các học viện, các trường đại học kinh tế, tài chính

trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Azmi Fitriati and Sri Mulyani, 2015. Factors that affect accounting information system success and

its implication on accounting information quality, Asian journal of information technology.

Bộ Tài chính (2005), Thông tư 103/2005/TT/BTC ngày 24/11/2005. Hướng dẫn thực hiện tiêu

chuẩn và điều kiện phần mềm kế toán.

Florin Aparaschivei, 2007. Considerations on Accounting Intelligent Systems Importance.

Information Economic

Gelinas, U., Sutton, S., 2002. Accounting Information Systems, 5th Edition, South Western

Huỳnh Thị Hạnh, Nguyễn Mạnh Toàn (2013), Tiếp cận tổng thể và đa chiều về HTTTKT, Tạp

chí kinh tế phát triển, số 192.

ICAEWs IT Faculty, 2017. Blockchain and the future of accountance

Lobana, J. (2013). Cloud Computing for Not-for Profit Organizations - Questions for Directors

to Ask, Chartered Professional Accountants Canada.

Nadine. R. (2017). Do We Really Want Blockchain - Based accounting? Decentralized

consensus as Enabler of Management Override of Internal Controls. International

Conference on Wirtschaftsinformatik.

Nguyễn Văn Căn (2019), Ứng dụng CNTT trong HTTTKT tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu

cần CAND, Kỷ yếu Hội thảo cấp Bộ Công an.

Nguyễn Thế Hưng (2008), Excel kế toán và Access kế toán, NXB TP. Hồ Chí Minh.

Manchilot Tilahum, 2019. A review on determinants of accounting information system adoption,

Science journal of business and management, 7(1), 17-22.

Neisi Wisna, 2018. Factors affecting the quality of accounting information, Inetnational journal

of scientific and technology research, volume 7.

Rapina, 2014. Factor Influencing the Quality of Accounting Information System and Its

Implication on The Quality of Accounting Information. Research Journal of Finance and

Accounting, 148-154.

Siti Nur Azizah, 2017. Analysis of factors affecting the implementation of computer-based

accounting information system on small and medium enterprises, Journal Ekonomi & Studi

Pembanguman, vol.18.

Thiều Thị Tâm, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Quang Huy, Phan Đức Dũng (2014), HTTTKT,

NXB Thống kê, Hà Nội.

Trần Thị Song Minh, Kế toán máy, NXB Thống kê, 2010.

Page 558: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

557

Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến khả năng thanh toán

của các doanh nghiệp niêm yết

Đậu Hoàng Hưng, Nguyễn Viết Hà

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Email: [email protected]

Mã bài: HTQG.30 Ngày nhận bài chỉnh sửa sau phản biện: 19/11/2019

Ngày nhận bài: 31/10/2019 Ngày chấp nhận đăng: 23/11/2019

Tóm tắt

Quản trị vốn lưu động ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của bất kỳ một doanh

nghiệp nào. Bài báo thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đên khả năng

thanh toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dữ liệu nghiên

cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 395 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch

chứng khoán Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Việt Nam, trong giai đoạn

2015 - 2017. Tổng số mẫu quan sát là 1185 (395 doanh nghiệp*3 năm). Nghiên cứu sử dụng

các phương pháp hồi quy khác nhau, bao gồm: OLS, FEM, REM, với các biến độc lập: chỉ số kỳ

thu tiền bình quân, chỉ số chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho, chỉ số kỳ thanh toán bình quân. Và

các biến phụ thuộc: khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn. Kết quả

nghiên cứu cho thấy, chỉ số kỳ thu tiền bình quân và chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho có tác

động cùng chiều đến khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn; chỉ số kỳ

thanh toán bình quân có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng

thanh toán dài hạn.

Từ khóa: Vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đo lường hiệu quả sử dụng vốn

lưu động, quản trị vốn lưu động.

Viết tắt:

VLĐ: Vốn lưu động CR: Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn

ROA: Tỷ suất sinh lời trên tài sản NCR: Chỉ số khả năng thanh toán dài hạn

ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ACR: Chỉ số kỳ thu tiền bình quân

TSNH: Tài sản ngắn hạn IP: Chỉ tiêu chu kỳ chuyển hóa HTK

ACP: Chỉ tiêu kỳ thanh toán bình quân

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Quản lý hiệu quả vốn lưu động đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược tổng thể của

công ty nhằm tạo ra giá trị cho cổ đông. Việc quản trị vốn lưu động có tác động rất lớn đến hiệu

Page 559: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n

558

quả hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là khả năng thanh toán. Cụ thể: việc đẩy nhanh tốc độ

thu hồi các khoản nợ phải thu, tốc độ xoay vòng hàng tồn kho sẽ giúp cho doanh nghiệp có được

lượng tiền mặt dồi dào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở chu kỳ kế tiếp, giảm các chi

phí vốn, chi phí lưu kho để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quản trị vốn lưu

động hiệu quả là vấn đề thực tế mà các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm để hoàn thành mục

tiêu thanh toan và lợi nhuận. Vì vậy, việc quản trị vốn lưu động không hiệu quả không chỉ làm

giảm lợi nhuận mà thậm chí còn có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán và sự khủng hoảng tài

chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào, bất kể định hướng

lợi nhuận, quy mô và tính chất kinh doanh đều cần có một lượng VLĐ nhất định. Việc ước tính

đúng mức vốn lưu động thực sự cần thiết, là một nhiệm vụ khó khăn cho các nhà quản trị, bởi vì,

giữa các công ty khác nhau qua các thời kỳ sẽ có lượng vốn lưu động khác nhau, tùy thuộc vào

tính chất kinh doanh, lĩnh vực, quy mô hoạt động, chu kỳ sản xuất, chính sách tín dụng, nguồn

nguyên liệu sẵn có,… Vì vậy, quản trị tốt vốn lưu động còn là một chỉ số quan trọng về sức khỏe

hợp lý của một đơn vị kinh doanh, đòi hỏi phải có sự đánh giá chính xác, ngăn chặn sử dụng vốn

vay không cần thiết để giảm chi phí tài chính. Từ đó, có thể thấy, quản trị hiệu quả VLĐ là yếu

tố quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại, khả năng thanh toán và lợi nhuận của bất kỳ một tổ

chức kinh doanh nào.

Xem xét tầm quan trọng không thể chối cãi của quản trị hiệu quả VLĐ, nhiều nhà quản trị đã

nỗ lực nghiên cứu đưa ra mức độ phù hợp của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn (nhiều trường hợp

là tổng tài sản và tổng nợ phải trả) nhằm đạt được mức độ cân bằng giữa rủi ro và hiệu quả kinh

doanh. Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, câu hỏi về tình hình quản trị VLĐ của các công ty

niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam như thế nào đang là vấn đề nổi cộm, cần có

những nghiên cứu thực nghiệm cụ thể, cung cấp các bằng chứng khoa học đảm bảo độ chính xác

cao, giúp các đối tượng sử dụng thông tin có cơ sở tin cậy để ra các quyết định phù hợp.

2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Tổng quan nghiên cứu

Để kiểm tra tác động của quản trị vốn lưu động lên khả năng thanh khoản (liquidity) và khả

năng thanh toán (solvency) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì Sunday, K. J. (2011) đã sử dụng

số liệu của các công ty Nigeria, kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty nhỏ có tình trạng tài chính

yếu vì họ phụ thuộc quá lớn vào nguồn tín dụng thương mại cho dòng hoạt động hàng ngày.

Eljelly, A. M. (2004) kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và khả năng sinh lời

trong đó khả năng thanh toán được đo lường bằng khả năng thanh toán ngắn hạn và thời gian

quay vòng của tiền mặt trên một mẫu là các công ty niêm yết của Saudi Arabia. Sử dụng phân

tích hồi quy tương quan nghiên cứu này chỉ ra rằng có mối tương quan ngược chiều giữa khả

năng sinh lời và khả năng thanh toán. Mối tương quan này được thể hiện rõ hơn trong các công

ty có hệ số khả năng thanh toán cao và thời gian quay vòng tiền dài, tuy nhiên trong các công ty

này thì cũng có bằng chứng chỉ ra rằng thời gian quay vòng của tiền ảnh hưởng mạnh hơn so với

khả năng thanh toán ngắn hạn.

Shin, H. H., & Soenen, L. (1998) đã sử dụng phân tích tương quan và hồi quy đối với một

mẫu lớn gồm 58.895 công ty Mỹ trong giai đoạn 1975-1994 để chứng minh về mối quan hệ giữa

Page 560: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 561: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 562: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 563: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 564: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 565: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 566: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 567: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 568: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 569: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 570: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 571: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 572: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 573: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 574: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 575: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 576: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 577: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 578: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 579: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 580: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 581: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 582: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 583: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 584: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 585: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 586: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 587: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 588: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 589: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 590: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 591: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 592: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 593: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 594: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 595: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 596: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 597: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 598: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 599: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 600: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 601: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 602: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 603: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 604: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 605: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 606: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 607: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 608: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 609: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 610: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 611: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 612: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n
Page 613: Nghiªn cøu vµ ®µo t¹o kÕ to¸n, kiÓm to¸n