ngƯỜi kitÔ hỮu thỤ huẤn ĐƯỢc gÌ qua giÁo huẤn...

70
HỌC VIỆN TRIẾT HỌC XITÔ THÁNH GIA NIÊN KHÓA 2015-2017 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT Sinh viên thực hiện M. Phanxico Xavier Hồ Minh Thắng Giáo sư hướng dẫn Lm. M. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh Sài Gòn 2017

Upload: trancong

Post on 26-May-2018

229 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

HỌC VIỆN TRIẾT HỌC XITÔ THÁNH GIA

NIÊN KHÓA 2015-2017

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN CỦA

ĐỨC PHẬT

Sinh viên thực hiện

M. Phanxico Xavier Hồ Minh Thắng

Giáo sư hướng dẫn

Lm. M. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh

Sài Gòn 2017

Page 2: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

2

Lời cám ơn

Để đạt được một điều gì đó quan trọng và thực sự có giá trị, ý nghĩa, đó

luôn là kết quả của một tập thể, một nhóm người, hay của nhiều người khác

nhau, chứ không phải chỉ đơn thuần là một người mà thôi. Cũng thế, sự hoàn

thành bài luận văn này cũng là một kết quả quan trọng, chính là nhờ vào sự

hướng dẫn, chỉ dạy và nâng đỡ của khá nhiều người. Do đó mà giờ đây khi đã

đạt được kết quả như mong muốn là hoàn thành tốt bài luận văn, con thực sự rất

lấy làm vui mừng để bày tỏ lòng biết ơn chân thành của con.

Người đầu tiên con xin được hết lòng bày tỏ lời cám ơn chân thành nhất là

cha M. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, cha chính là giáo sư hướng dẫn

con và khá nhiều những anh em trong cùng học viện triết học. Và đối với con,

cha chính là một người rất quan trọng vì cha đã hướng dẫn chỉ bảo cho từ khi

con bắt đầu chọn đề tài nghiên cứu cho đến khi bài làm được hoàn tất. Trong

quá trình đó, cha đã không ngần ngại dành ra nhiều thời gian và công sức quý

báu của cha để tận tình chỉ dạy hướng dẫn con, cho con có được khả năng và sự

hiểu biết cần thiết để con có thể làm bài một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Vì lẽ

đó, con biết ơn cha nhiều lắm, thật sự cha chính là người con cần phải biết ơn

đầu tiên. Con xin gửi đến cha lời cảm ơn sâu sắc nhất! Xin cha đón nhận lời cám

ơn chân thành của con.

Kế đến, con cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn tới cha giám đốc học viện

Xitô thánh gia là Vp. M. Dominico Phạm Văn Hiền, một số cha giáo, thầy giáo

khác trong học viện, và các anh em sinh viên triết cùng khoá tại học viện. Con

xin chân thành cám ơn các cha, các thầy và anh em sinh viên triết vì đã cùng

đồng hành với con trong những chặng đường học tập không ít những khó khăn

và vất vả, và đã giúp đỡ con bằng nhiều cách khác nhau. Thật sự, con nhận thấy

rằng, mọi người đã truyền đạt và thật tình chia sẻ những kiến thức rất hữu ích

cho đề tài nghiên cứu của con thông qua một số góc cạnh rất cụ thể của đề tài,

nhờ đó mà con có được một cái nhìn sáng tỏ và đầy đủ hơn về vấn đề. Cách

riêng ở đây con xin được cám ơn Vp. M. Dominico Phạm Văn Hiền, bởi vì ngài

cũng đã từng nhiều lần chỉ dạy cho con ít nhiều những tư tưởng rất hay và có giá

trị, đã giải đáp cho con một số điều mà con còn thắc mắc trong quá trình khi học

tập và nghiên cứu đối với những điều có liên quan đến bài làm của con, nhờ đó

mà con đã thâu lượm được thêm các chất liệu cần thiết cho bài viết, để bài viết

được thêm phong phú và có giá trị hơn. Về tất cả những điều đó, con xin hết

lòng cám ơn các cha giáo, các thầy giáo và các anh em.

Page 3: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

3

Và cuối cùng, con xin gửi lời cám ơn đến toàn thể cộng đoàn con, gồm

quý cha, quý thầy, các anh em, tất cả đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho con

có được cơ hội để học tập và nghiên cứu, để viết bài, qua việc đã tạo cho con có

một nơi chốn, môi trường, các cơ sở học tập rất tốt và đầy đủ. Bên cạnh đó, cộng

đoàn đã dành cho con những lời động viên khích lệ tinh thần, lời cầu nguyện và

hy sinh, tuy có khi là rất âm thầm, nhỏ bé, nhưng thực sự rất quan trọng và có

một ý nghĩa rất lớn đối với bản thân con. Con tin chắc rằng, những điều kiện tốt

đẹp đó cũng chính là biểu lộ của tình yêu thương đối với con, là yếu tố không

thể thiếu để làm nên thành quả quan trọng và ý nghĩa nhất cho bài luận văn này.

Vì vậy, một lần nữa con xin được hết lòng tri ân và thành tâm cám ơn tất

cả mọi người đã giúp đỡ con, cho con được hoàn thành bài viết một cách tốt

nhất. Con nguyện xin Thiên Chúa là đấng rộng lượng vô cùng trả công bội hậu

cho tất cả mọi người, đặc biệt là cha M. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh là

giáo sư đã hướng dẫn con. Con xin chân thành cám ơn.

Phanxicô Xaviê Hồ Minh Thắng

Sài gòn 29 / 7 /2017

Page 4: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

4

Nhận xét của giáo sư hướng dẫn

Đức Khổng Tử được mệnh danh là «vạn thế sư biểu». Đức Giêsu được ca tụng là

«nhà giáo dục đại tài». Đức Phật được tôn vinh là «bậc giác ngộ», bởi vì ngài đã chỉ cho

chúng sinh con đường giải thoát. Vậy Đức Phật đã giáo huấn những gì để giúp cho chúng sinh

giác ngộ giải thoát? Người kitô hữu, đặc biệt là đan sĩ có thể thụ huấn được gì nơi Đức Phật?

Với để tài nghiên cứu «Người kitô hữu có thể thụ huấn được gì qua giáo huấn của Đức

Phật», sinh viên đã cố gắng trả lời cho câu hỏi này.

Đây là một đề tài khó, vì không những phải nắm vững giáo lý của Phật giáo, mà còn

phải rút ra những điều phù hợp và bổ ích cho đời sống kitô hữu. Nhìn chung sinh viên đã bỏ

nhiều công sức đầu tư cho tiểu luận của mình. Luận văn của sinh viên có nghiên cứu và suy tư

cá nhân, thư mục sách tham khảo phong phú, trích dẫn rõ ràng, đạt yêu cầu theo phương pháp

nghiên cứu biên soạn.

Phần nội dung, sinh viên đã trình bày những điểm giáo lý căn bản cũng như giá trị

đạo đức tâm linh của Phật giáo. Đặc biệt là rút ra được những bài học thiết thực mà người kitô

hữu có thể thụ huấn nơi giáo lý của Đức Phật. Riêng phần dẫn nhập, chương III và phần nhận

định kết luận, sinh viên viết rất hay.

Trong tinh thần đối thoại liên tôn, tiểu luận này rất có giá trị cho những ai muốn dấn

thân vào phong trào đối thoại đại kết. Đồng thời những ai đọc qua tiểu luận này cũng được

hiểu biết thêm về một tôn giáo bạn, nhờ đó cũng học hỏi thêm được những giá trị tâm linh, và

những đạo lý cao sâu của Phật giáo.

Chúc mừng sinh viên đã suất sắc hoàn thành tiểu luận của mình.

Điểm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Phước Lý, ngày 29/07/17

M. Vinhsơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh

Page 5: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

5

Page 6: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

6

MỤC LỤC

Dẫn nhập

1. Lý do và mục đích chọn đề tài.................................................................................... …….10

2. Giới hạn đề tài nghiên cứu .............................................................................................. …11

3. Nội dung bài viết ................................................................................................................. 12

4. Phương pháp thực hiện ........................................................................................................ 13

Chương I. MINH ĐỊNH NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐÔI NÉT VỀ ĐỨC PHẬT

1. Minh định những khái niệm........................................................................................... 14

1.1. Kitô hữu là ai? ................................................................................................................ 14

1.2. Thế nào là thụ huấn và giáo huấn? ................................................................................. 15

2. Đôi nét về Đức Phật. ........................................................................................................ 17

2.1. Đức Phật là ai? ............................................................................................................... 17

2.2. Bối cảnh xuất thân .......................................................................................................... 18

2.3. Sự nghiệp và hoạt động .................................................................................................. 20

Chương II. GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT

1. Tứ Diệu Đế ............................................................................................................................ 23

1.1.Khổ đế (Dukkha) ............................................................................................................... 23

1.2.Tập Đế (Samudaya): Nguyên nhân của đau khổ ............................................................... 25

1.3.Diệt đế (Nirodha): sự chấm dứt đau khổ ........................................................................... 26

1.4.Đạo đế (Magga): Con Đường đoạn diệt đau khổ .............................................................. 27

2. Bát Chánh Đạo (Atthangika magga) .................................................................................. 28

2.1.Giới (Sila): Hành vi đạo đức ............................................................................................. 28

2.2.Định (samãdhi): Kỷ luật .................................................................................................... 29

2.3.Tuệ (Khôn ngoan) .............................................................................................................. 30

3. Thập nhị nhân duyên ........................................................................................................... 31

3.1.Quá khứ ............................................................................................................................ 31

3.2.Hiện tại .............................................................................................................................. 31

3.3.Tương lai ........................................................................................................................... 32

Page 7: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

7

4. Quan niệm về vô thường và vô ngã ..................................................................................... 33

4.1.Vô thường (Aniccata) ........................................................................................................ 33

4.2.Vô ngã (sa. Anatman, pa, Ântta) ....................................................................................... 34

5. Tứ Vô Lượng Tâm ................................................................................................................ 35

5.1.Tâm Từ (Metta) ................................................................................................................. 36

5.2.Tâm Bi (karuna)................................................................................................................. 36

5.3.Tâm Hỷ (Mudita) ............................................................................................................... 37

5.4.Tâm Xả (Upekkha) ............................................................................................................ 38

Chương III. NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ NƠI GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT?

1. Thụ huấn qua lời giảng dạy ................................................................................................. 41

1.1.Lời giảng về Tứ diệu đế. .................................................................................................... 41

1.2.Lời giảng về Bát Chánh Đạo. ............................................................................................ 43

1.3.Lời giảng về Thập Nhị Nhân Duyên ................................................................................. 46

1.4.Lời giảng về Vô thường – Vô ngã. .................................................................................... 46

1.5.Lời giảng về Tứ Vô Lượng Tâm ....................................................................................... 47

2. Thụ huấn qua việc làm và gương sống ............................................................................... 48

2.1.Dứt khoát từ bỏ mọi sự ...................................................................................................... 49

2.2.Kiên tâm tìm kiếm chân lý giải thoát ................................................................................ 49

2.3.Hành động vị tha…………….. .................................................................................... .…50

Chương IV. NHẬN ĐỊNH VÀ KẾT LUẬN

1. Nhận định về giáo huấn của Đức Phật ................................................................. 53

1.1 Điểm son cần phát huy ....................................................................................... 53

a. Điểm son thứ nhất: mang tính chân thật thực tế…………………………… .................... 51

b. Điểm son thứ hai: dựa trên lý trí, trí tuệ…………………………………… .................... 51

c. Điểm son thứ ba: giàu tinh thần đạo đức, từ bi……………………………. ..................... 52

1.2 Những mặt hạn chế ............................................................................................ 55

a. hạn chế thứ nhất: chỉ giới hạn ở tầm mức lý trí con người ………………. ...................... 52

b. hạn chế thứ hai: không hứa hẹn phần thưởng…………………………….. ...................... 53

c. hạn chế thứ ba: không đề cập đến yếu tố thần linh, Thượng Đế………….. ..................... 53

Page 8: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

8

1.3 Giá trị và tầm ảnh hưởng ................................................................................... 56

a. xét về mặt giá trị………………………………………………………….. ...................... 54

b. xét về tầm ảnh hưởng……………………………………………………. ..................... ..55

2. Nhận định về việc thụ huấn của người Kitô hữu ................................................... 59

2.1 Thuận lợi ........................................................................................................... 59

a. Thiết thực trong cuộc sống ............................................................................................... 57

b. Phù hợp với tầm mức lãnh hội của nhiều người ............................................................... 58

c. Có nhiều phương tiện và mục đích tốt lành……………………………… ...................... 58

2.2 Khó khăn ..................................................................................................... ….60

a. Cái nhìn thành kiến………………………………………………………. ...................... 59

b. b. Thiếu khả năng phân định……………………………………...……… ...................... 59

2.3 Thành quả đạt được……………………………………………………… ..................... 59

a. Nâng cao khả năng tri thức………………………………………………... ..................... 60

b. Đạt tới con người toàn diện hơn…………………………………………... ..................... 61

c. Có một đời sống phong phú, ý nghĩa hơn…………………………………. ..................... 61

3. Kết Luận ............................................................................................................. 64

THƯ MỤC THAM KHẢO ............................................................................................ ….... 68

Page 9: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

9

Dẫn nhập

Con người ngày nay đang sống trong một thời đại có thể nói là đa văn hoá, sắc tộc, tôn

giáo, với khá nhiều các học thuyết khác nhau. Trong thời đại như thế, có lẽ vấn đề đặc biệt

nhất và được nhiều người quan tâm hơn hết nói chung đó là vấn đề về tôn giáo. Thật vậy, sở

dĩ tôn giáo ra đời và người ta quan tâm cách đặc biệt đến vấn đề đó hẳn là do khuynh hướng,

nhu cầu sinh hoạt không thể thiếu được, cách riêng là trong đời sống của mỗi người.

Khi xét đến lãnh vực về tôn giáo, theo số liệu thống kê gần đây, hai trong số năm tôn

giáo lớn nhất trên thế giới đó là Kitô giáo và Phật giáo1. Giữa hai tôn giáo này, nếu tính thời

điểm ra đời và số lượng tín đồ thì chắc hẳn, Phật giáo là một tôn giáo ra đời trước cả Kitô giáo

trên dưới 500 năm Tcn, và số lượng tín đồ Phật giáo nếu tính theo thống kê hiện nay cũng

không phải là ít, nghĩa là con số người theo Phật giáo trên thế giới là rất lớn, khoảng 1,2 – 1,6

tỉ người2, tức gần bằng số lượng tín đồ Kitô giáo và cả Hồi giáo gộp lại. Những điều đó có lẽ

phần nào khiến cho Kitô hữu chúng ta không thể không để tâm suy nghĩ và ra sức nghiên cứu

tìm hiểu.

Là những người Kitô hữu, chúng ta là những tín đồ của Đức Kitô và hiển nhiên chúng ta

thuộc về Kitô giáo, cho nên có thể nói tất cả chúng ta đã biết khá rõ về tôn giáo mình, vì thế ở

đây có lẽ chúng ta không cần phải bàn tới Kitô giáo. Còn về Phật giáo, như chúng ta biết đó là

một tôn giáo khác với Kitô giáo, mà có lẽ còn có nhiều Kitô hữu trong chúng ta còn chưa biết

rõ, vì thế ở đây thiết nghĩ, chúng ta cũng nên nêu ra một số nét tiêu biểu về tôn giáo này để

nhờ đó Kitô hữu chúng ta có thể thêm hiểu rõ hơn về Phật giáo.

Thật ra, nếu tìm hiểu về Phật giáo Kitô hữu chúng ta sẽ biết rằng, Phật giáo không chỉ là

một hệ thống các học thuyết hay một triết thuyết mà thôi, nhưng theo một nghĩa nào đó Phật

giáo vẫn được xem là một tôn giáo, trong đó có khá nhiều điểm tương đồng với Kitô giáo

chúng ta. Nhiều nghiên cứu lịch sử cho biết, Phật giáo là một tôn giáo có đấng sáng lập là

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau khi được sáng lập, gồm có giáo chủ, một hệ thống giáo lý,

các môn đệ, và được xem như một tôn giáo, Phật giáo đã nhanh chóng phát triển khắp nơi.

Cho đến nay, thực ra đã có rất nhiều những giáo phái Phật giáo và mỗi giáo phái có những

Pháp môn khác nhau (tám vạn bốn ngàn pháp môn). Và hiện nay, tôn giáo này trên nền tảng

căn bản là giáo lý do Đức Phật sáng lập đã hiện diện một cách khá phổ biến trên thế giới,

đồng thời đã được nhiều người biết đến và đón nhận, khi họ có cơ hội tiếp xúc với giáo lý đó,

1 Phật giáo là tôn giáo theo nghĩa trên bình diện phẳng, tuy nó không đòi hỏi một tương quan hướng thượng, nhưng nó là con Đường đưa tới cái im lặng mênh mông huyềnảo của trạng thái Niết-bàn, tới cái tuyệtđối là Chân-không. 2 X. http://congiaovadantoc.com/c1041/20110406212956841/thong-ke-tren-the-gioi-phat-giao-co-bao-nhieu-tin-do-.htm

Page 10: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

10

bằng cách học hỏi, tiếp nhận với những thái độ rất là thân tình, nồng nhiệt, và thật sự không

kém gì giáo lý của Kitô giáo chúng ta khi được truyền giảng.

Như vậy, rõ ràng chúng ta thấy, về mặt thời gian, Phật giáo đã xuất hiện từ rất sớm so

với Kitô giáo chúng ta, và số người đón nhận và học hỏi về tôn giáo thông qua việc tìm hiểu

về giáo lý Đức Phật cũng không phải là ít chút nào. Qua đó, bản thân người viết thiết nghĩ,

chắc hẳn trong giáo lý hoặc là giáo huấn của Đức Phật phải có ít nhất là một điều gì đó thật sự

đáng giá và vô cùng hấp dẫn, vì vậy mới có thể làm cho người ta dễ dàng lắng nghe, học hỏi

và đón nhận cách nồng nhiệt, phổ biến như thế. Từ suy nghĩ đó, bản thân đặt ra cho mình một

loạt những câu hỏi rằng, tại sao rất nhiều người trên thế giới có thể dễ dàng học hỏi và đón

nhận giáo lý Phật giáo hay giáo huấn Đức Phật như thế? Điều mà họ có thể học hỏi và đón

nhận được nơi giáo huấn ấy chính là điều gì? Nếu họ có thể học hỏi được điều đó vậy điều đó

có thực sự quan trọng đối với họ chăng? Và cách riêng đối với Kitô hữu chúng ta, đặc biệt

hơn là những Kitô hữu đã hoàn toàn dấn thân phục vụ Tin Mừng Đức Kitô Giêsu và giáo hội

như các linh mục, tu sĩ nam - nữ, liệu rằng chúng ta có thể học hỏi, hay nói khác đi là ta có thể

thụ huấn được gì qua giáo huấn Đức Phật?

Việc Kitô hữu có thể thụ huấn được gì qua giáo huấn của Đức Phật, đây cũng là câu hỏi

và là đề tài trọng tâm mà người viết muốn đề cập đến trong bài nghiên cứu này, cụ thể là:

“Người Kitô hữu thụ huấn được gì qua giáo huấn của Đức Phật?”.

1. Lý do và mục đích chọn đề tài

Sở dĩ, người viết chọn đề tài nghiên cứu này là vì hai lý do chính: thứ nhất là vì ý hướng

của giáo hội (Công giáo); và hai là vì nhận thức từ bản thân người viết.

Thứ nhất, theo ý hướng Giáo hội. Từ sau Công Đồng Vaticano II, việc tìm hiểu và học

hỏi về Tin Mừng Đức Kitô và giáo lý giáo hội đối với Kitô hữu không phải chỉ đóng khung

trong giáo hội mình (Công giáo), nhưng là được mở rộng ra với tất cả các tôn giáo khác, các

nền đạo lý có chứa đựng những gì là chân thật, cao quý, có thể đem lạidanh thơm tiếng tốt, lợi

ích, sự phát triển cần thiết cho con người, hợp với tinh thần của Đức Kitô và của giáo hội.

Chính vì vậy mà trong sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của giáo hội, Ad Gentes (số 11),

Công đồng dạy rằng người Kitô hữu phải biết “phát hiện những hạt mầm của Lời tiềm ẩn”

ngoài Kitô giáo3…Và giáo hội còn nhấn mạnh rằng, các Kitô hữu “phải làm quen với những

truyền thống dân tộc và tôn giáo của họ, phải lấy làm sung sướng và kính cẩn mà khám phá

ra những hạt giống Lời Chúa đang tiềm ẩn trong họ” (TG 11,2)4. Lại nữa, người Kitô hữu

3 X. G. Vandevelde-Dailliere, James Frederick, Trình dịch: Nguyễn Thế Minh-Tuấn Anh, Giáo hội Công giáo và các tôn giáo khác, (không đề năm), tr. 36. 4 Nguyễn Chính Kết, Đối thoại tôn giáo, Sài gòn năm 2005, tr. 42.

Page 11: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

11

cần phải biết “đón nhận những gì là phong phú trong các dân tộc, những lẽ khôn ngoan trong

các nền đạo lý, để góp phần tổ chức tốt đẹp đời sống Kitô hữu” (Vatican II, TG 22 số 1). Cho

nên, là những Kitô hữu, bản thân thiết nghĩ chúng ta cần phải biết vâng nghe lời giáo hội dạy

mà nhiệt tâm mở rộng việc tìm kiếm, học hỏi của mình theo đúng với tinh thần của Tim

Mừng và giáo hội.

Thứ hai là theo sự nhận thức bản thân nhận thấy, trong tinh thần của Tin Mừng và sự

mở rộng của giáo hội nói trên, đặc biệt là từ sau Công Đồng Vaticano II về vấn đề mở rộng

việc học hỏi mà ngày nay, có khá nhiều Kitô hữu có nhu cầu muốn tìm hiểu về các tôn giáo

bạn mà điển hình như Phật giáo ngày một gia tăng. Trong tinh thần đó, một cách minh nhiên,

có nhiều Kitô hữu vẫn công nhận là Kitô hữu chúng ta có thể học hỏi được về Phật giáo,

nhưng cụ thể hơn, họ lại không biết phải nên tìm hiểu về điều gì, và phải học hỏi cụ thể những

gì đối với giáo lý của Đức Phật. Do vậy, đối với giáo lý hay giáo huấn của Đức Phật, mấu

chốt trong việc tìm hiểu và hỏi hỏi của nhiều Kitô hữu không phải là vấn đề có học hỏi được

hay không, cho bằng là Kitô hữu chúng ta cần phải học hỏi cụ thể về những gì, và phải học

như thế nào để không bị lạc hướng, nói cách khác là đúng với tinh thần Tin Mừng và ý muốn

của giáo hội. Điều đó mới là vấn đề chính yếu và quan trọng của nhiều kitô hữu khi học hỏi,

thụ huấn giáo huấn Đức Phật mà bản thân người viết nhận thấy.

Cả hai lý do chính này là cơ sở quan trọng nhất để người viết chọn đề tài nghiên cứu

này, trong tư cách là một Kitô hữu, là một tu sĩ, bản thân người viết hy vọng là sẽ mở rộng

thêm tầm hiểu biết của mình về Phật giáo, đặc biệt là giáo huấn Đức Phật, và hơn nữa, qua đó

muốn đóng góp một phần nho nhỏ nào đó cho những ai muốn tìm hiểu và học hỏi về giáo

huấn Đức Phật có thể hiểu rõ hơn được phần nào điều mà mình cần học hỏi hay thụ huấn

những điểm trong giáo huấn của Đức Phật.

2. Giới hạn đề tài nghiên cứu

Nói đến giáo huấn Đức Phật tức là chúng ta đang bàn đến một đề tài không phải là nhỏ

bé, hạn hẹp mà chúng ta có thể trình bày hết được trong một cuốn tiểu luận nhỏ, nhưng đó là

một đề tài rất rộng lớn xét về mặt hình thức lẫn nội dung của toàn bộ giáo huấn. Bởi lẽ, giáo

huấn Đức Phật lập ra với mục đích là để có thể đáp ứng được với mọi trình độ, mọi căn cơ,

mọi khuynh hướng khác nhau của con người, vì thế, nếu nói giáo huấn Đức Phật rộng lớn

cũng là điều khả dĩ. Còn về giáo huấn ấy rộng lớn hay sâu rộng như thế nào chúng ta có thể

tìm hiểu thêm ở các tài liệu về Phật giáo. Ở đây xin được nêu lên một số liệu các Pháp môn

trong Kinh điển đó là khoảng tám vạn bốn ngàn pháp môn, chúng ta thấy một con số hết sức

lớn lao và phong phú. Do đó mà trong phạm vi của đề tài này, người viết chắc chắn không có

tham vọng bàn đến tất cả giáo huấn Đức phật, và trong mức nhận thức có hạn và ít ỏi, chỉ xin

Page 12: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

12

được giới hạn việc trình bày trong một số điểm giáo huấn của Đức Phật sau: điểm thứ nhất là

giáo huấn về Tứ diệu đế; thứ hai là Bát chánh đạo; tiếp đến là Thập nhị nhân duyên; Vô

thường – Vô ngã; Tứ vô lượng tâm. Đó là những điểm giáo huấn căn bản người viết sẽ trình

bày cụ thể hơn trong bài viết.

3. Nội dung bài viết

Về nội dung bài viết gồm có bốn chương chính, với thứ tự các chương như sau: Chương

đầu tiên của bài viết chúng ta sẽ đi vào việc “minh định những khái niệm và đôi nét về Đức

Phật”. Trong chương này, trước hết chúng ta sẽ xác định rõ những khái niệm chính mà ta sẽ

bàn đến rất nhiều lần trong bài, đó là các cụm từ then chốt, giống như các cột mốc cho toàn

bộ bài viết xoay quanh. Đó là các khái niệm về người Kitô hữu là ai, thụ huấn và giáo huấn ở

đây là gì?. Sở dĩ chúng ta cần xác định rõ như vậy là để khi nhìn vào khái niệm đó, ta không

bị nhầm lẫn về ý nghĩa của chúng và dễ dàng hiểu và nắm được ý nghĩa của các vấn đề hơn .

Đồng thời, chúng ta sẽ đề cập đến một số nét căn bản và chính yếu về Đức Phật, chẳng

hạn như ngài là ai, bối cảnh xuất thân, sự nghiệp và hoạt động của ngài như thế nào, để từ đó

chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nội dung giáo huấn và nhất là thông điệp quan trọng nhất trong

giáo huấn mà Đức Phật muốn gửi tới cho chúng ta.

Chương thứ hai, chúng ta nói về “giáo huấn của Đức Phật”, qua một số điểm căn bản

và được xem là nền tảng trong toàn bộ giáo huấn của Đức Phật, đó là giáo huấn về Tứ diệu

đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên, Vô thường và Vô ngã, Tứ vô lượng tâm, để xuyên

qua nội dung của các điểm giáo huấn đó, chúng ta thêm hiểu rõ về giáo huấn và có thể rút tỉa

ra từ các điểm giáo huấn những bài học cụ thể, chi tiết mà chúng ta và cách riêng là người

Kitô hữu có thể đón nhận và học hỏi được.

Chương thứ ba nói về việc người Kitô hữu thụ huấn được gì qua giáo huấn Đức Phật.

Đối với chương này, chúng ta sẽ từng bước rút ra từ các điểm giáo huấn cách cụ thể và rõ

ràng đâu là những bài học từ giáo huấn Đức Phật mà người Kitô hữu có thể học hỏi đuợc, và

có thể áp dụng vào trong đời sống của mình, cũng như đâu là bài học sáng giá nhất hay là

điểm nhấn mạnh trong việc thụ huấn của Kitô hữu.

Chương cuối cùng là phần nhận định của người viết cũng như là một số quan niệm của

một vài học giả có liên quan nói về giáo huấn Đức Phật, và việc thụ huấn của người Kitô hữu,

sau đó là kết luận. Đối với giáo huấn Đức Phật, chúng ta sẽ có những nhận định về các điểm

son và mặt hạn chế của giáo huấn theo nhãn quan của người viết và một số học giả khác nhau.

Và việc thụ huấn của người Kitô hữu, chúng ta sẽ có những nhận định về những thuận lợi,

bên cạnh đó là những khó khăn khi thụ huấn, đồng thời cho thấy thành quả mà người Kitô

Page 13: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

13

hữu thụ huấn được ra sao khi thực hiện việc thụ huấn hay việc học hỏi. Sau nữa là kết luận

của bản thân người viết cho toàn bài nghiên cứu của chúng ta.

4. Phương pháp thực hiện

Về Phương pháp nghiên cứu hay thực hiện. Bởi vì đây bài nghiên cứu thuộc dạng câu

hỏi, và nhằm giải đáp cho vấn đề trong câu hỏi được đặt ra, cho nên người viết nhận thấy cần

có sự tìm kiếm và tổng hợp tài liệu, cùng với việc đó là phân tích và giải đáp cho vấn đề, câu

hỏi. Vì vậy mà trong bài này, người viết chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp

các tài liệu, kết hợp với việc suy tư, phân tích và giải thích vấn đề. Tuy nhiên, người viết vẫn

đan xen thêm vào đó một đôi nét về sự so sánh, chứng minh một số quan niệm cần thiết hầu

làm sáng tỏ hơn cho vấn đề.

Vậy qua đề tài nghiên cứu là giáo huấn Đức Phật và việc thụ huấn của người Kitô hữu

qua giáo huấn đó, với nội dung và phương pháp nghiên cứu như đã nói trên, liệu Kitô hữu

chúng ta sẽ thụ huấn được những điều gì? Tại sao chúng ta lại thụ huấn được những điều đó?

Và những điều chúng ta thụ huấn được đó có đem lại cho đời sống Kitô hữu chúng ta kết quả

gì xứng đáng chăng?

Sau đây là phần nội dung chi tiết của bài nghiên cứu này.

Page 14: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

14

Chương I

MINH ĐỊNH NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐÔI NÉT VỀ ĐỨC PHẬT

1. Minh định những khái niệm.

1.1. Kitô hữu là ai?

Đối với nhưng người chưa có dịp để tìm hiểu về đạo Kitô giáo hay những người ngoại

đạo chẳng hạn, thì hầu như khi đề cập đến khái niệm “Kitô hữu”, thiết nghĩ, nếu không được

giải thích, họ không thể hiểu rõ được Kitô hữu là ai? Là người như thế nào? Nhưng đối với

nhưng người theo đạo Kitô giáo nói chung, hay Công giáo nói riêng, tức là Kitô hữu, để hiểu

và giải thích khái niệm “Kitô hữu” thì đó là điều không có gì là khó khăn.

Kitô hữu hiểu ngắn gọn đó là “bạn của Đức Kitô”, bởi nếu xét theo mặt chữ thì trong

cụm từ Kitô hữu,“Kitô: đó là từ viết tắt của Ki-ri-xi-tô; hữu: nghĩa là bạn cùng chí hướng”5.

Thế nên, ta có thể hiểu Kitô hữu là bạn Đức Kitô, hay bạn cùng chí hướng với Đức Kitô,

người đi theo giáo lý, giáo huấn của Đức Kitô...

Nếu theo định nghĩa của cuốn Điển ngữ đức tin Công giáo thì “Kitô hữu là một danh từ

cho những người chấp nhận Tin mừng của Chúa Giêsu Kitô bằng cách lãnh nhận Bí tích Rửa

tội và trở nên chứng nhân cho Chúa Giêsu Kitô trong đời sống của mình”6 Kitô hữu là tên

được gọi đầu tiên vào năm 45 A.D, bởi những người lương dân thành Antiokia, xứ Syri (Cv

11, 26)

Thật vậy, người Kitô hữu nhờ vào bí tích Rửa tội, hay bí tích thanh tẩy, “được xức dầu

bằng Thánh Thần, được tháp nhập vào Đức Kitô, Đấng đã được xức dầu làm tư tế, Ngôn sứ

và Vương giả”. Theo đó, người Kitô hữu, theo cách của mình cũng được tham dự vào chức

vụ Tư tế, tiên tri và vương đế của Đức Kitô, được kêu gọi tuỳ vào điều kiện riêng của mỗi

người, để thực thi sứ vụ mà Thiên Chúa đã uỷ thác cho Giáo hội phải hoàn thành trong trần

gian. Được tháp nhập trong Đức Kitô, người Kitô hữu trở thành những người được Thiên

Chúa tuyển chọn, được làm dân Thiên Chúa, và cũng gọi là con cái Thiên Chúa, đồng thời

được phép tham dự vào sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi7.

5 Hội đồng giáo mục Việt Nam, Uỷ ban giáo lý đức tin- ban từ vựng Công giáo, Từ điển Công giáo, NXB Tôn giáo, Năm 2016, tr. 508. 6 Lm Hồng Phúc CSsR, Điển ngữ đức tin Công giáo, Năm 1996, tr. 310. 7 X. Giáo lý hội thánh Công giáo, Hội đồng giám mục Việt Nam- Uỷ ban giáo lý đức tin, Nxb Tôn giáo, Năm, 2011, số 1241, 1997.

Page 15: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

15

Tuy nhiên, người kitô hữu nếu phân chia ra thì có hai thành phần gồm: phẩm trật và giáo

dân. Thành phần phẩm trật là những người Kitô hữu được giáo hội tuyển chọn, có thừa tác vụ và

có thẩm quyền trong cơ cấu phẩm trật Hội thánh; còn thành phần giáo dân, vì được chịu phép rửa

tội và lãnh nhận các bí tích, được tháp nhập vào Đức Kitô, nên là những người được tham dự vào

chức vụ tư tế, tiên tri và vương đế của Đức Kitô. Bên cạnh đó, có những Kitô hữu, qua việc tuân

giữ những lời khuyên phúc âm gọi là những người sống đời thánh hiến, họ được thánh hiến cách

đặc biệt cho Thiên Chúa, và làm ích cho sứ vụ cứu độ của Hội thánh. Đây là bậc sống đặc biệt,

khác với đa số thành phần giáo dân (x. GLHTCG 873).

Như vậy, dù là bậc sống nào trong Kitô giáo, thuộc hàng phẩm trật của giáo hội hay

thuộc hàng giáo dân, hoặc những người ngoài Kitô giáo, khi đã đón nhận bí tích rửa tội và các

bí tích, đón nhận phúc âm, được giáo hội công nhận, thì nói chungđều là Kitô hữu.

1.2. Thế nào là thụ huấn và giáo huấn?

Chúng ta thường nghe về các từ như giáo dục, khuyên răn, dạy bảo, học hỏi, hay lắng

nghe, chẳng hạn cha mẹ khuyên răn đối với con cái, thầy cô giáo dục đối với học sinh. Thế

nhưng, những từ như “thụ huấn” hay “giáo huấn” cũng có nghĩa tương đương với những từ

trên, nhưng bình thường ít khi hoặc có thể là không khi nào chúng ta được nghe nói đến. Vậy

khi nói về thụ huấn và giáo huấn, ta cần hiểu như thế nào?

Trước hết, về thụ huấn. Theo từ điển của giáo hội Công giáo thì “thụ” nghĩa là “lãnh

nhận, đón nhận một điều gì đấy”; còn “huấn” là “lời dạy bảo, dạy dỗ, khuyên nhủ”. Vậy nên,

thụ huấn nói chung là “đón nhận sự dạy bảo”8. Đây là thụ huấn được hiểu theo nghĩa chung

của từ điển.

Thụ huấn, nếu nói chi tiết hơn theo nghĩa thông thường là chịu sự dạy bảo, khuyên răn,

giáo dục của người khác, hay của một ai đó, chịu người khác dạy cho mà học, mà làm. Tỉ

như: người theo đạo Phật hay nói rõ hơn là một người phật tử nào đó thụ huấn, nghĩa là người

đó đón nhận, sẵn sàng chịu sự dạy bảo, sự khuyên răn từ giáo huấn của Đức Phật Thích Ca

Mô Ni, giáo huấn đó có thể là Bát chánh đạo, những phương thế giải thoát v.v…

Người thụ huấn đúng ra không phải là bị ép buộc để phải thụ huấn cho bằng cách tự

nguyện, tự giác, tự dođể được giáo huấn. Vì thế, tính tự nguyện, tự do của người thụ huấn

phải được đề cao. Theo nghĩa khác, thụ huấn còn là biết lắng nghe, biết học hỏi, không chỉ

qua lời nói, nhưng còn qua gương sáng của người dạy bảo, người giáo huấn cho mình. Những

gì người giáo huấn dạy và điều mình muốn tiếp thu, tất nhiên là vì nhằm một mục đích nào đó

8 Hội đồng giáo mục Việt Nam, Uỷ ban giáo lý đức tin- ban từ vững công giáo, Từ điển Công giáo, NXB Tôn giáo, Năm 2016, tr. 861.

Page 16: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

16

cho mình và có thể là người khác. Mục đích ấy là gì thì còn tuỳ thuộc vào mỗi người muốn

hướng đến.

Thực ra, việc thụ huấn hay sự học hỏi, lãnh nhận một điều gì đó, từ một ai đó, thì đó là

quyền lợi tự do của mỗi người, tuỳ vào nhu cầu, sự cần thiết mà mỗi người sẽ thụ huấn. Và

đối tượng của việc thụ huấn cũng không phân biệt hay giới hạn trong một phạm trù nào đó,

mà đối tượng thụ huấn mở rộng tới tất cả mọi tầng lớp con người, từ người trẻ cho đến người

già; người nông dân cho đến người có học thức cao; người tôn giáo hay không tôn giáo; hay

tôn giáo này với tôn giáo khác. Chẳng hạn như trong các tôn giáo như Công giáo với Anh

giáo hoặc với Chính Thống giáo... Như thế, việc thụ huấn ở đây không có sự phân biệt đối với

mỗi người, nghĩa là bất kỳ người nào cũng có thể thụ huấn được nếu như có sự tự nguyện và

thành tâm thiện chí, vì thụ huấn ở đây tự bản chất là tự nguyện, tự do chọn lựa của mỗi người.

Người thụ huấn được tự do chọn lựa người giáo huấn phù hợp với mình, đối tượng giáo huấn

đó cũng không giới hạn, đó có thể là người cha mẹ, thầy cô, hay một vị giáo chủ nào đó trong

một tôn giáo chẳng hạn.

Về giáo huấn, theo nghĩa thông thường thì Giáo huấn là dạy bảo điều hay lẽ phải. Nếu

xét về phạm vi thì giáo huấn có thể nhỏ hơn phạm vi của giáo lý, vì giáo lý đó là lí luận, là

học thuyết của một tôn giáo nào đó, của một học giả uyên bác. Còn giáo huấn (công giáo; F.

magistere – extraordinaire, ordinaire et universel), đó là những văn kiện có tính cách “dạy

bảo, chỉ dẫn của giáo hội” (Công giáo) v.v…

Theo nghĩa chung của giáo huấn thì, từ Giáo ở đây: làdạy dỗ; còn Huấn: là lời dạy bảo;

nên từ giáo huấn hiểu ngắn gọn có nghĩa là: “lời chỉ bảo, dạy dỗ9”. Giáo huấn còn là giải

thích, khuyên răn một vấn đề nào đó, làm sao để người thụ huấn có thể lắng nghe và tiếp nhận

vấn đề đó. Để người thụ huấn có thể lắng nghe và đón nhận được thì đó cũng là thành công

của người giáo huấn.

Đối với giáo huấn (Công giáo) thường chia ra ba cấp độ: 1) Giáo huấn ngoại thường là

giáo huấn được tín điều về “tính vô ngộ”; 2) các giáo huấn thông thường và toàn cầu là ý chỉ

của giáo hoàng qua các tông thư thông điệp, còn có thể tranh cãi, bàn bạc về cách thức và thời

gian thi hành; và 3) giáo huấn thông thường của các giám mục, đưa ra, chỉ có giá trị trong

phạm vi giáo phận của mình, có thể chỉ xem như lời hướng dẫn khuyên bảo, tuỳ lương tâm

mà làm theo chỉ dẫn, của Giáo hội Công giáo10.

9 Hội đồng giáo mục Việt Nam, Uỷ ban giáo lý đức tin- ban từ vững công giáo, Từ điển Công giáo, NXB Tôn giáo, Năm 2016, tr. 343. 10 X. Mai Thanh Hải, Từ điển Tôn giáo, Nxb từ điển bách khoa, Năm 2002, tr 263.

Page 17: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

17

Phần lớn những người đóng vai trò giáo huấn (Công giáo) cũng như tác giả các sách

giáo huấn hay còn gọi là các sách khôn ngoan, đều có chung nội dung, mục đích hướng đến là

để dạy cho con ngừoi tìm kiếm sự khôn ngoan, hiểu biết, để sống với Thiên Chúa và tha nhân.

Theo đạo Thiên Chúa giáo thì sự khôn ngoan đích thực là lòng kính sợ Thiên Chúa (x. Cn

9,10; Hc 1,14) và điều đó đưa họ tới hạnh phúc.

2. Đôi nét về Đức Phật.

2.1. Đức Phật là ai?

Chắc hẳn, không phải ai cũng biết đến Đức Phật khi được hỏi “Đức Phật là ai?”. Thiết

nghĩ, vẫn còn có nhiều người chưa biết Đức Phật. Có lẽ vì thế mà nhiều người khi nhắc đến

Đức Phật, họ vẫn quan niệm Đức Phật không phải là ai khác mà là chỉ có Đức Phật Thích Ca

Mâu Ni. Thế nhưng, khi nói về Đức Phật, nói chung đây là một danh hiệu chỉ những bậc đã

giác ngộ hay là người sáng suốt, thông suốt hoàn toàn, không còn bị vô minh chi phối, chứ

không phải chỉ riêng Đức Thích Ca.

Theo định nghĩa chung thì Đức Phật hay còn gọi là “Phật”, tiếng phạn là: Bouddha

(scr.).- Lilluminé (fr.) cũng đọc: Bụt. Đọc trọn: Phật-Đà (Bouddha), có nghĩa chung là: Giác-

giả (người sáng suốt), người giác ngộ. Phật là tiếng để xưng bậc Viên-giác (giác-ngộ hoàn

toàn). Đức Phật tức là người đã tự-giác, lại giác ngộ cho chúng-sanh. Hai điều hạnh tự giác và

giác tha ấy Đức Phật đã làm trọn vẹn11.

Theo nghĩa rộng, “Phật” không phải là cái tên để chỉ riêng cho một mình ai đó, mà là

một “danh hiệu” chỉ định “một người thức tỉnh” hay “một người giác ngộ”. Về tâm linh, điều

này ngụ ý rằng phần đông chúng ta được xem như là “- không biết được sự thật của mọi vật

“đang ngủ”. Nhưng ở một góc độ khác qua con đường tu dưỡng và giác ngộ thì mọi người

đều có thể trở thành “Phật”, như Đức Phật đã từng nói: “Nhữ thị đương thành Phật; Ngã thị

dĩ thành Phật…” nghĩa là: “Các ngươi là Phật sẽ thành; còn ta là Phật đã thành” (Kinh

phạm-võng)12. Thật vậy, theo cái nhìn Phật giáo thì có thể nói Phật (Xmt. Bouddha) là thành

đạt cao nhất của mỗi người khi đã “ngộ” (hiểu được mọi điều và diệt được mọi dục vọng).

Thế nhưng theo nghĩa hẹp, “Đức Phật”, trong nhiều văn cảnh dùng để chỉ Đức Phật lịch

sử là Thích Ca Mâu Ni(Sakya Mouni; 544- 464tcn). “Thích Ca Mâu Ni” là dịch từ chữ

“Sakya-Muni” trong tiếng Phạn. Nếu phân tích ra thì chữ “Sakya”, dịch thành chữ “Thích

Ca”, là tên gọi của một bộ tộc ở Ấn độ cổ đại. Còn chữ “Muni”, dịch thành chữ “Mâu Ni”,

11 X. Đoàn Trung Còn, Phật học từ điện (quyểnII), Nxb TP.HCM, Năm 1997, tr. 609. 12 X. Đoàn Trung Còn, Phật học từ điện (quyểnII), Nxb TP.HCM, Năm 1997, tr. 700.

Page 18: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

18

nghĩa là giàu lòng nhân từ (năng nhân)…Nói tóm lại, “Thích Ca Mâu Ni” nghĩa là vị thánh

của dòng họ, bộ tộc Thích Ca.

Thích Ca Mâu Ni còn có tên gọi là Tất Đạt Đa (tên riêng là Siddhâtha), nghĩa là “người

đạt được đích điểm”và là người thấu hiểu huyền nhiệm của hiện hữu (le mystère de

l’existence), vì ngài được xem là một trong những bậc thầy, những con người đã được giác

ngộ, thông suốt. Nếu gọi theo tên họ thì Đức Thích Ca là Gautama có nghĩa là “người tuyệt

hảo nhất trong các động vật”- “le meilleur d’entre les bovidés13”. Tuy vây, còn có rất nhiều

danh xưng về Đức Thích Ca Mâu Ni như là: “Phật Đà” hay Phù Đồ”, nói tắt là “Bụt” Hay là

“Phật”. “Đức Thế Tôn” cũng là một tôn hiệu rất hay để chỉ Đức Thích Ca Mâu Ni. Rồi “Như

Lai” cũng là tôn hiệu thường dùng nhất để chỉ Đức Phật Thích Ca (theo nghĩa hẹp)14.v.v…

Nếu xét về thân thế, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một nhân vật rất cụ thể trong lịch sử

nhân loại, bởi ngài là một Thái tử, con của một vị vua có tên là Suddhodana (TịnhPhạn), nước

Ca Tỳ La Vệ, và mẹ là hoàng hậu Mayâ (toạ lạc tại vùng đông bắc của nước Ấn Độ cổ, giáp

ranh giới Népal). Cho nên, có thể nói ngài là một con người có địa vị rất cao và tất nhiên ngài

cũng rất có thế giá trong xã hội thời bấy giờ.

Đối với nhà Phật thì Đức Thích Ca Mâu Ni, ngài thường được nhắc đến trong các kinh

Phật của Phật giáo, vì ngài là Đức Phật hiện thời ở cõi này, cho nên bình thường ngày nay khi

nói đến Đức Phật ta thường nghĩ đến Đức Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập ra Phật giáo hay

còn gọi là đạo Phật cách đây khoảng trên dưới 2500 năm nay.

Vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một nhân vật cụ thể trong lịch sử con người, cho nên

thiết nghĩ ta cũng cần biết đâu là bối cảnh xuất thân của Đức Thích Ca Mâu Ni, hay nói khác

đi, ta cần tìm hiểu xem bối cảnh xuất thân của Đức Thích Ca cụ thể như thế nào?

2.2. Bối cảnh xuất thân

Nói về bối cảnh xuất thân tức là nói đến khung cảnh hay hoàn cảnh chung, và các điều kiện lịch

sử có tác dụng liên quan đến một con người, một sự kiện…và ở đây, chúng ta nói về bối cảnh xuất

thân của Đức Phật Thich Ca Mâu Ni.

Theo nhiều nguồn tài liệu và các sử gia Phật giáo thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ra

trong một vương quốc mà dòng dõi là Sakka (S. Sakya) giáp ranh giới Nêpal hiện giờ và thủ

đô là Kapilavatthu, nước Ấn độ.Thực ra, vào thời Đức Phật sanh ra, đạo Bà-la-môn đã được

lan truyền khắp nới trong đất nước Ấn, thế nhưng, vương quốc của Đức Phật chưa được Bà-

13 X. Giáo sư Lm Vinh Sơn Liêm, Giới thiệu về Phật giáo Việt Nam, Năm 2014, tr. 17. 14 X. Tìm hiều phương pháp sư phạm của Đức Phật và Đức Giê-su, Gs hướng dẫn: Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Sv Hoàng Văn Quỳnh- Dòng truyền giáo Carôlô, Tp. HCM, 2003, tr. 15.

Page 19: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

19

la-môn hoá, nhưng được cai trị bởi một hội đồng đại diện bởi những người chủ trong gia đình,

tuỳ thuộc vào tuổi tác và địa vị.

Quả thế, Đức Thích Ca Mâu Ni là một thái tử, bởi vì ngài xuất thân trong một gia đình

vương đế, có cha là quốc vương tên là Suddhodana (Tĩnh Phạn) và mẹ là hoàng hậu Mayâ

như chúng ta đã đề cập trên.Và truyền thống sau này vẫn còn xem Đức Phật là một vị thái tử15

Tuy nhiên, khi thái tử Thích Ca Mâu Ni ra đời, ngài chịu cảnh mồ côi mẹ từ rất sớm, lúc

mới bảy ngày sau khi sinh, nhưng ngài được bà dì trông nom, săn sóc rất kỹ trong hoàng

cung. Từ đó về sau, ở địa vị là một thái tử, nên về vật chất thì sung sướng hơn người, vì được

hưởng một cuộc sống đầy đủ tiện nghi trong cung điện sang trọng xa hoa, nhưng ngài không

thích đời sống vật chất xa hoa đó, vì ngài thấy hầu hết mọi người đều là nghèo khó, họ luôn

luôn bị đời sống nghèo khó giày vò và đau khổ16...

Sự xuất hiện của Đức Phật gắn liền với hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội và tôn giáo

của đất nước Ấn độ cổ đại thời bấy giờ.

Về mặt kinh tế, đây là thời kỳ kinh tế Ấn độ phát triển mạnh, nhất là dưới vương triều

Magadha và vương triều Maurya với sự thống nhất và hưng thịnh đất nước. Các lĩnh vực như:

nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và khoa học đều có những bước phát triển mới.

Những thành quả này đã góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển đất nước Ấn độ, cách

riêng trong việc mở mang tri thức, nhận thức mới và phục vụ cho lợi ích của nhiều người

trong đất nước Ấn.

Về mặt xã hội, thì có sự phân biệt giai cấp, vì thế có nhiều giai cấp trong xã hội. Các

giai cấp ấy khác nhau và họ khinh bỉ, hiếp đáp nhau. Những giai cấp ấy gồm vua chúa là giai

cấp cao nhất, họ có quyền cai trị và thưởng phạt mỗi người tuỳ theo ý họ muốn. Tiếp theo là

giai cấp bà-la-môn. Kế đến là thương gia và các ngành nghề. Sau cùng là lao công, hạng này

phải làm việc vất vả nặng nhọc cả ngày, chịu nhiều thiệt thòi, bất công17…Cũng vì xã hội thời

của Đức Phật, có kỳ thị giai cấp và bất bình đẳng như vậy, nên khi đức Phật đắc quả Vô

thượng Chánh Đẳng Giác, ngài truyền bá giáo lý như sau: “không có giai cấp khi giọt nước

mắt cùng mặn và máu ai cũng đỏ; tôn trọng giá trị con người “Như Lai là Phật đã thành,

chúng sanh là Phật sẽ thành…”, thì xã hội Ấn độ như bị rung ring, chao đảo18.

Về mặt tôn giáo: Thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời thì có tôn giáo chính là Bà-la-

môn mà thời nay được biết đến với Ấn độ giáo (Hinduism). Tôn giáo này được hướng dẫn bởi

15X. Peter Harvey, Giới thiệu Đạo Phật, dịch giả: Mỹ Thanh, Nxb Hải Phòng, Ngày 13/5/2009, tr 18. 16 Lấy ý chính từ sách của tác giả Đoàn Trung Còn, Lịch sự nhà Phật, Nxb Tôn giáo, Năm 2001, tr. 9. 17 X. Mahà Thong Kham Medhivongs, Tìm hiểu Phật giáo, Nxb tôn giáo, năm 2012, tr. 25, 26. 18 X. Mahà Thong Kham Medhivongs, Tìm hiểu Phật giáo, Nxb tôn giáo, năm 2012, tr. 26.

Page 20: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

20

những thầy tu được gọi là thầy Bà-la-môn (P. Bramins, S. Brahmanas). Những vị thầy này

học những phương pháp Du già, ẩn cư, nhịn ăn, độc thân khổ hạnh. Bên cạnh đó họ còn có

những nghi thức tế lễ với việc sát tế đậm máu…19. Tuy nhiên, nếu xét ở mặt khác, thì tôn giáo

này không chỉ có thế, chính tôn giáo trong thánh kinh Véda và đạo Bà-la-môn đóng vai trò

thống trị hay chi phối đời sống kinh tế, xã hội thời bấy giờ. Không những thế, chúng còn là cơ

sở triết lý cho chế độ phân biệt đẳng cấp và các đạo luật của nhà nước, bởi vì theo như khinh

Véda cho rằng: Thần sáng tạo tối cao Brahman tự phân thân ra thành bốn đẳng cấp và như

thế sự phân chia này là rất hợp lý, vì là ý chỉ của Đấng tối cao20. Thiết tưởng, trong hoàn cảnh

đa phần người ấn độ và nhất là những người ở địa vị cao trong đất nước, nếu như họ đặt cơ sở

cho đời sống của mình trên những niềm tin vào thần thánh như thế, thì lẽ tất nhiên, họ phải

chịu sự chi phối và tuân theo quy luật đó mà thôi.

Trong bối cảnh gia đình, kinh tế, xã hội và tôn giáo thời Đức Phật như thế, ta nhận thấy

thiếu đi sự bình đẳng, sự quân bình cần thiết đối với cuộc sống mỗi người, vì còn có nhiều kỳ

thị, phân biệt, chia rẽ và nhiều sự bất công, không phải chỉ ở một góc nhỏ nào đó nhưng là

trong phần lớn đất nước Ấn độ. Và hệ quả của chúng là nảy sinh các mâu thuẫn sâu sắc trong

đời sống đất nước và nhiều tầng lớp trong xã hội. Đặc biệt là sự phản kháng các tầng lớp lao

động trong xã hội về việc đòi hỏi một sự tự do, công bằng, và hơn nữa là niềm an vui được

sống. Thiết nghĩ, đây cũng chính là lý do cơ bản dẫn đến sự nghiệp và hoạt động có thể nói là

rất táo bạo của Đức Phật.

2.3. Sự nghiệp và hoạt động

Thật ra, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xét ở nhiều khía cạnh khác nhau thì ngài cũng là

một con người như chúng ta. Tuy nhiên, điểm tạo nên sự khác biệt đối với nhiều người chúng

ta là ngài đã biết từ bỏ mọi sự, dấn thân cách triệt để vào con đường tu hành và đã giác ngộ,

đã tìm ra được con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi đau khổ và đạt tới sự giải thoát. Đây

cũng chính là sự nghiệp và hoạt động vô cùng lớn lao, vĩ đại của Đức Phật. Sự nghiệp và hoạt

động nói chung là vậy, thế nhưng, điều ấy được thể hiện như thế nào? Tưởng, trước tiên cũng

cần nói qua một chút về đời sống của Đức Phật thời niên thiếu thế nào?

Thời còn trẻ, Đức Phật là một thái tử là một người vốn trầm tư, nhưng thông minh,

chăm học, và rất giỏi. Khi 12 tuổi, thái tử đã nắm bắt được nền học vấn cao nhất Ấn độ đương

thời, tức Ngũ minh và Tứ Vệ đà21. Được như thế, chắc hẳn ngài được hưởng thụ một sự chăm

19 X. Peter Harvey, Giới thiệu Đạo Phật, dịch giả: Mỹ Thanh, Nxb Hải Phòng, Ngày 13/5/2009, tr 10,12. 20 X. Doãn Chính chủ biên, Đại cương lịch sự triết học Đông phương cổ đại, Nxb Thanh Niên, 2003, tr. 100-116. 21 X. Điền Đăng Nhiên, Hiệu đính: Đại Đức Thích Minh Nghiêm, Phật học căn bản, 2001, tr. 14.

Page 21: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

21

sóc và giáo dục rất tốt từ cha mẹ và nhiều người khác, với những điều kiện cần thiết dành cho

một thái tử trong vương quốc nơi ngài sinh sống.

Khi lớn lên, tới năm 16 tuổi, Thích Ca Mâu Ni kết hôn với người em họ ngoại cùng tuổi

là Jasodhara, và có một cuộc sống rất hạnh phúc bên nàng. Thế nhưng, cũng từ đây đã phát

sinh một thay đổi lớn. Thay đổi này chính là bước ngoặc cuộc đời. Bắt đầu từ một lần ngài đi

xe ngựa ra ngoài thành du ngoạn, khi đi qua cổng thành Đông, Nam và Tây, ngài lần lượt tận

mắt thấy ba trạng thái: già, bệnh, và chết, từ đó ngài nhận thức một cách sâu sắc hơn về con

người rằng: “tất cả mọi người đều không thể tránh khỏi sự thống khổ”. Sau cùng khi đi qua

cổng thành Bắc gặp một vị tăng nhân tu hành khổ hạnh, ngài quyết định phụng hành phương

pháp tu hành này để giải thoát khỏi sự thống khổ và trói buộc của vận mệnh. Mãi cho tới năm

29 tuổi, Đức Thích Ca có con trai đầu lòng với người vợ của mình là Rahula, thì đây cũng là

lúc ngài bỏ lại22 cha mẹ, vợ con, và tất cả mọi sự ngài có được, ngay cả ngai vàng mà bao

nhiêu người hằng mơ ước, với mục đích là để ra đi tìm kiếm chân lý giải thoát.

Sau khi từ bỏ mọi sự và ra đi với hy vọng tìm kiếm chân lý, đầu tiên, thái tử trải qua

cuộc sống khuất thực. Sau đó, ngài đi tìm một vị thánh giả tên là Ca Lạp Mã, đây là một vị ẩn

sĩ trong núi Lạp gia Cách Lý Cáp và theo ông tập phương pháp tứ thiền nhập định thông qua

hô hấp. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa thể giúp ngài thoát ra khỏi những nghi hoặc, vì

ngài không thể tìm thấy nguyên nhân sinh ra “thống khổ” và phương pháp để tuyệt diệt sự

thống khổ. Vì thế, Tất Đạt Đa quyết định từ biệt hành giả và đi theo học một ẩn sĩ khác là Lạp

Mã Phổ Đặc Lạp, học pháp định “phi tưởng phi phi tưởng”, những cũng không thể giải trừ

được mối hoài nghi trong lòng của thái tử Tất Đạt Đa. Lúc bấy giờ, thái tử quyết định tự mình

đi tìm con đường giải thoát.

Sau một thời gian dài tự tu luyện, tức trải qua 6 năm tu hành khổ luyện, gian nan, Tất

Đạt Đa vẫn chưa tìm thấy được phương pháp giải thoát chân chính mà ngài muốn. Lúc đó,

ngài hiểu ra rằng: “sự khổ hạnh của mình là không có ý nghĩa”. Thế rồi ngài cũng gột bỏ hết

và một mình ngồi dưới gốc cây Tất ba la ở bồ đề Ca Da, xếp bằng tĩnh toạ, trầm tư suy nghĩ,

điều chỉnh lại phương pháp tu tập và tư duy. Trải qua nhiều ngày khổ công tĩnh toạ, tư duy,

cuối cùng ngài đã tự đạt đạo, nghĩa là ngài đã tự giác ngộ cách triệt để, trở thành Phật, hiệu là

Thích Ca Mâu Ni. Đó là vào năm 35 tuổi23.

Thật vậy, thành Phật, đạt được sự giác ngộ hoàn toàn là một thành quả rất lớn đối với

thái tử Tất Đạt Đa. Và để thực hiện mong muốn của mình là “chỉ cho chúng sanh con đường

22 Bỏ lại hay từ bỏ gia đình…vì lợi ích chung của chúng sinh, theo truyền thống Phật giáo, đó là một hành động cao cả, rất đáng trân trọng, tôn kính. 23 X. Điền Đăng Nhiên, Hiệu đính: Đại Đức Thích Minh Nghiêm, Phật học căn bản, 2001, tr. 15, 16.

Page 22: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

22

giải thoát”(Đức Phật là người chỉ đường), đầu tiên, Đức Phật Thích Ca đã tìm đến và thuyết

pháp cho một số người trước kia đã cùng tu với ngài. Những người đầu tiên này khi nghe lời

Đức Phật dạy đều quy y theo Đức Phật. Đây là những tỳ kheo đầu tiên của Đức Phật. Sau khi

gọi là hoá độ cho năm tỳ khiêu, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dẫn độ họ đi khắp nơi thuyết

giảng Phật pháp.

Đức phật đạt đạo năm 35 tuổi và truyền bá đạo Phật cho đến 80 tuổi, nên sự nghiệp giáo

hoá và thuyết giảng của Đức Phật kéo dài là 45 năm. Trong 45 năm đó, Đức Phật đã không

ngừng thuyết pháp hoá độ chúng sinh bằng lời lẽ đầy trí tuệ, và nhất là bằng gương sáng của

bản thân, không có sự phân biệt đối với tất cả những ai tìm đến với ngài, cho dù đó là các tu sĩ

Bà-La-Môn, các bậc vua chúa, hay kẻ ăn mày, kẻ cắp- không hề có một chút phân biệt. Đạo

do ngài thuyết pháp được mở ra cho tất cả mọi người sẵn lòng lắng nghe và theo ngài, vì thế

mà số lượng người nghe Đức Phật thuyết pháp rất đông và số người quy y ngày càng đông

đảo24. Để thực hiện sứ mệnh của đời mình, “ngoài thuyết pháp, ngài còn lập các tăng đoàn,

các tổ chức ái hữu của tăng ni. Sự thành lập và hoạt động của tổ chức này Đức Phật đều dựa

trên nguyên tắc dân chủ”25. Do vậy, có thể nói Đức Phật đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh như

ngài mong muốn.

Sau 45 năm, khi dẫn độ tín đồ đến du hoá tại thành Câu Thi Na, ngài đã nhập Niết Bàn

dưới một gốc cây nhỏ bên thôn Bạc Ngõ của thành Câu Thi Na La, hưởng thọ 80 tuổi.

Như thế, sự nghiệp và hoạt động của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, điển hình là trong

suốt 45 năm giảng dạy, thuyết pháp, tuy không thiếu những khó khăn và thử thách, nhưng rất

được nhiều người hưởng ứng và đón nhận. Và từ đó, lời của Đức Phật dạy được lan truyền

rộng rãi, có một tầm ảnh hưởng rất lớn. Chúng ta có thể nói các hoạt động của ngài như là

một khuynh hướng cách mạng vĩ đại đối với truyền thống Ấn độ và lịch sử các tôn giáo trên

thế giới.

24

X. Walpola Rahula, Lời Phật dạy, biên dịch: Lê Biên, Nxb Mũi Cà Mau, năm 1994 (nguyên bản Paris 1961), tr. 20. 25Gs. P.v. Bapat, Người dịch: Nguyễn Đức Tư- Hữu Song, Tôn giáo-lịch sự văn minh nhân loại, 2500 năm Phật

giáo, Nxbtổng hợp , Tp.HCM, năm 2007. tr. 22.

Page 23: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

23

Chương II

GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT

Khách quan mà nói, giáo huấn Đức Phật là một giáo huấn có chiều sâu về nội dung, với

những tư tưởng bên trong vô cùng sâu sắc, thâm thuý. Giáo huấn ấy được trình bày cách đa

dạng, phong phú, dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng không phải dưới dạng thức trừu

tượng trên mây trên gió, mà thực ra rất cụ thể và thực tế, xuyên qua ba vòng quay của bánh xe

Đạo Pháp, gồm có: Tứ Diệu Đế; Tánh không và Tánh Không biểu trưng cho sự Tự Do Tuyệt

Đối; Phật tính hay Bầu Không Gian rộng mở26.Đây cũng chính là kết quả tương xứng của một

tiến trình dài tu tập và thành đạt của Đức Phật.

Tuy vậy, trong chương này,chỉ xin được nêu lên một cách sơ lược về một số điểm căn

bản trong giáo huấn của Đức Phật. Bởi vì khả năng hiểu biết có hạn cho nên giáo huấn sẽ

trình bày ở đây, xin được giới hạn trong: Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân

Duyên, và một số điểm chính về quan niệm Vô Thường-Vô Ngã, và Tứ Vô Lượng Tâm, cũng

thuộc trong phạm vi giáo thuyết của ngài.

1. Tứ Diệu Đế

Trong giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì giáo lý đầu tiên và nền tảng cho tất cả

giáo lý của ngài chính là Tứ Diệu Đế. Thế nhưng, chúng ta cần hiểu Tứ Diệu Đế là gì? Thế

nào là Tứ Diệu Đế?

Câu trả lời rằng: Tứ Diệu Đế là bốn chân lý, bốn sự thật, hay bốn đạo lý cao quý. Bốn

chân lý này tức là chỗ thấy biết của vị thánh nhân hay bậc đắc đạo nên cũng gọi là Tứ Thánh

Đế, và vì bốn chân lý này rất thâm sâu không thể hiểu hết được cho nên cũng gọi là bốn chân

lý mầu nhiệm.

Tứ Diệu Đế được phân tích ra gồm có: Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đảo Đế. Vậy Khổ

Đế là gì? Trước tiên, xin đi vào trình bày về Khổ đế.

1.1. Khổ đế (Dukkha)

Khổ Đế là chân lý thứ nhất trong bốn chân lý nói về “sự khổ”. Đúng thế, “Đời là bể khổ,

nước mặn bốn biển không bằng nước mắt chúng sinh”27. Thật vậy, không ai có thể phủ nhận nổi sự

khổ hằng diễn ra trong cuộc đời.

Tất cả chúng sinh đều nếm mùi sự khổ, đặc biệt là con người chúng ta. Thật tình mà nói

con người chúng ta có rất nhiều nỗi khổ khác nhau: nỗi khổ về thể xác, khổ về tinh thần, khổ

26 X. Fabrice Midal, Phật giáo nhập môn, Hoàng phong chuyển ngữ, Nxb Grancher, 2008, tr. 77-97. 27 Mai Thanh Hải, TừĐiển tôn giáo, Nxb từđiện bách khoa, 2002.

Page 24: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

24

về tâm linh. Theo như Đức Phật đã từng dạy các Tỳ kheo rằng: “Này các Tỳ kheo, sanh là

khổ, già, bệnh, chết là khổ, thương yêu mà biệt ly là khổ, mong cầu mà không được là khổ,

chấp thủ thân ngủ uẩn là khổ” (Tương Ưng V), trong đó ngài cho thấy bốn sự khổ chính của

con người là sinh, lão, bệnh, tử. Bốn sự khổ này thì phổ quát, không có luật trừ một ai.

Thật ra, Khổ Đế cho thấy sự thật về đau khổ, nó thật sự hiện hữu và có một ý nghĩa trọn

vẹn nhất nằm trong“Dukkha”. Vì thế, tưởng cũng cần đào sâu hơn về ý nghĩa của Dukkha để

biết rõ hơn về chân lý đau khổ. Vậy thì Dukkha là gì?

Theo danh từ Phạn ngữ, “Dukkha” nghĩa thông thường được hiểu là đau khổ, buồn

phiền, cơ cực, lo âu; ngược lại với chữ “Sukha” là hạnh phúc, tiện nghi, sung sướng, thoải

mái. Tuy nhiên, danh từ “dukkha” có nội dung rất phong phú, rộng lớn, nó chứa đựng cả một

nền triết học về nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phật giáo, đồng thời nó cũng mang một ý

nghĩa rất sâu sắc về chân lý khổ đế”28. Thế thì, đâu là nghĩa sâu sắc của chân lý ấy hay nói

khác đi là của Dukkha?

Hiển nhiên, Dukkha mang nghĩa thông thường là đau khổ, và không ai phủ nhận điều đó

nữa, nhưng thực ra nghĩa sâu xa của nó chính là “không hoàn thiện”, “vô thường”, “xung đột”,

“trống rỗng”, “không bản chất”. Thật sự, rất khó để tìm được một từ nào có thể bao hàm hết

tất cả những gì được chứa đựng trong thuật ngữ Dukkha, vì thế mà những từ ngữ ta dùng để

diễn tả trên chỉ nói lên được một phần nào đó nghĩa của Dukkha mà thôi29

Xét như một chân lý trừu tượng thì“Dukkha cũng hàm xúc ý nghĩa vô thường (du) và

trống rỗng (kkha), nghĩa là thế gian là một ảo ảnh, và không có gì là thật (maya)”30. Điều này

hiển nhiên giả định, không có gì ở thế gian là bền vững chân thật cả.

Do đó, Dukkha không có gì là cố định, mà luôn là sự biến chuyển không ngừng và là

phù vân, không thể bám víu vào đó được. Mà nếu chúng ta cứ một mực bám víu thì đồng

nghĩa với việc ta còn bị ràng buộc vào đó, mà tất cả những gì bị ràng buộc: ngũ uẩn, hay còn

gọi là thực thể, cá nhân, cái tôi, tất cả đều là vô thường và vĩnh viễn luôn thay đổi.

Vì thế có thể nói: “mỗi cái vô thường đều là Dukkha: đau khổ”. Và có lẽ cũng chính vì

vậy mà Đức Phật đã từng khuyên rằng: “Sabbe dhamma nalam abhinivesây” tức là “không

được bám víu vào bất cứ điều gì cả”(Kinh Majhima Nikaya: Trung A Hàm). Quả thật, thế

gian còn sự bám víu là còn sự đau khổ, và sự khổ vẫn hiện hữu khắp thế gian. Từ đó tạo nên

“Cái khổ vẫn luôn đeo đẳng trong thế gian, không rời cuộc đời”, theo Đức Phật ấy là một sự

28 X. Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Giáo trình về Phật giáo Việt Nam, Năm 2014, Tr. 23. 29 X. Walpola Rahula, Lời Phật dạy, biên dịch: Lê Biên, Nxb mũi Cà Mau, năm 1994 (nguyên bản Paris 1961), tr. 50. 30 Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Sđd, tr. 24.

Page 25: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

25

thật. Dù muốn hoặc không, chúng ta không thể phủ nhận hay che lấp sự thật đó bằng bất cứ

cách nào, dầu đó là lạc thú hay tiền của…, vì nếu ta làm như thế, Phật bảo rằng: “không có gì

có thể sai lầm hơn thế được!”31.

Như thế, Khổ đế là chân lýthứ nhất nói về đau khổ (Dukkha) trong Tứ Diệu Đế. Đau

khổ được bao hàm trong Dukkha. Dukkha là đau khổ, nhưng không chỉ hiểu theo nghĩa là đau

khổ mà thôi, nhưng nếu hiểu theo nghĩa sâu xa hơn thì nó còn là không hoàn thiện, vô thường,

mặt khác, đó là một thực trạng bị quy định (samkhara–dukkha). Cho nên đối với tất cả mọi

chúng sinh ở trong thế gian, không ai có thể tránh khỏi đau khổ: Dukkha. Vậy tại sao lại đau

khổ, đau khổ hiện hữu là do đâu? Vấn nạn này Tập đế sẽ nói rõ cho chúng ta .

1.2. Tập Đế (Samudaya): Nguyên nhân đau khổ

Tập Đế là chân lý thứ hai sau khổ đế nói về nguyên nhân gây ra đau khổ hay lý do sự

xuất hiện của Dukkha. Vậy nguyên nhân hay nguồn gốc của đau khổ đó là gì?

Đức Phật trả lời: do “dục” (Tanha). Chính bởi “dục vọng”(tức ham muốn mạnh mẽ,

tanha) được coi là nguyên nhân, nguồn gốc của Dukkha. Dục vọng ở đây không chỉ bao gồm

tham muốn giác quan lạc thú mà cả những tham muốn về tinh thần như tư tưởng, ý kiến, tín

ngưỡng nữa32. Nhưng sao lại do dục vọng? Vì dục vọng đẻ ra tất cả mọi hình thức đau khổ và

liên tục của các thực thể. Từ dục vọng mà sinh ra sự tồn tại lại, sự sinh thành lại gắn với một

lòng “tham-sân-si”.

Theo sự phân tích của Đức Phật, “tất cả những bất hạnh, tất cả những xung đột trên thế

giới này, từ những chuyện cãi vã trong gia đình, cho đến những chiến tranh lớn giữa các cuốc

gia, đều bắt nguồn từ dục vọng”. Và đây cũng chính là nguyên nhân dễ thấy và phổ biến

nhất33. Nguyên nhân phổ biến là vậy, thế nhưng cái mà chúng ta cần tìm ra nữa là “nguyên

nhân chính yếu” của đau khổ. Vậy phải chăng nguyên nhân chính yếu đó là tham ái?

Thật ra, khi nói về “tham ái” hay “ái dục”, Đức Phật đã từng nói: “hỡi các tỳ kheo, đây

là chân lý cao thượng về nguồn gốc của các sự khổ: chính ái dục là nguyên nhân của mọi tái

sinh. Ái hợp với tâm tha thiết, khao khát, bám víu vào cái này cái kia...”,(Kinh chuyển Pháp

Luân). Tham ái ở đây không chỉ là sự ham muốn khoái lạc, vật chất, mà còn bao gồm cả

những đam mê, ràng buộc vào những tư tưởng, quan niệm, và niềm tin. Cũng do tham ái mà

chấp thủ, bám víu vào các đối tượng của tham ái, càng khao khát dục lạc bao nhiêu, một khi

không thoả mãn, con người càng khổ đau bấy nhiêu, vì khao khát ấy thực tế không bao giờ

được thoả mãn.

31 Fabrice Midal, Sđd, tr. 87. 32 X. Dominico Phạm Văn Hiền, Phật giáo học, Lưu hành nội bộ, Năm 2006-2007, tr. 46. 33 X. Walpola Rahula, Sđd, tr. 70.

Page 26: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

26

Đối với “vô minh”, tức là u mê, tăm tối, không thấy rõ bản chất của sự vật, hiện tượng,

không phân biệt được đúng sai. Do vô minh mà sinh ra chấp thủ, ái nhiễm; do ái nhiễm nên

mới sinh ra khổ đau, Dukkha.

Từ đó chúng ta thấy rõ không phải điều gì khác mà là do “tham ái và vô minh” tạo ra sự

chồng chất của dục vọng, rồi từ “dục vọng” sinh ra đau khổ. Vì vậy mà thám ái và vô minh

mới là những nguyên nhân chính và sâu xa, là nguồn gốc đưa tới sự đau khổ, gọi là Dukkha34.

Quả vậy, chừng nào còn tham ái và vô minh, thì chừng đó còn dục vọng cùng tham-sân-

si, và đương nhiên vòng luận hồi vẫn còn tiếp tục và sinh ra đau khổ. Hầu như chúng ta đều

muốn thoát khỏi khổ đau để sống an nhàn, hạnh phúc, chứ không ai muốn chịu đau khổ, muốn

vậy ta làm thế nào đây? Hay ta phải diệt khổ chăng?

1.3. Diệt đế (Nirodha): sự chấm dứt đau khổ

Diệt đế là chân lý thứ ba nói về sự diệt khổ, hay sự chấm dứt đau khổ sau khi đã biết rõ

nguyên nhân gây ra khổ đau. Tất nhiên, “diệt”ở đây là triệt tiêu, là dứt bỏ, bỏ hết cái nhân quả

gây ra sự khổ, tận diệt Dukkha. Và khi đạt được sự chấm dứt (tịch diệt) Dukkha lúc đó gọi là

Nirvana( Niết bàn)35

Thế nhưng tận diệt Dukkha hay chấm dứt cái khổ là gì? Đức Phật trả lời: “về sự chấm dứt

cái khổ, đó là sự đoạn diệt không có dư tàn của tham ái, là sự khước từ, chối bỏ, giải thoát, không

còn chấp thủ”36, mà trong đó, tham ái bắt nguồn từ sự vô minh là nguyên nhân chính dẫn tới khổ

đau. Khi bỏ được tham ái là nguyên nhân chính của đau khổ thì mọi nguyên do khác đều có thể

bỏ qua dễ dàng.

Theo cách diễn giải khác, chấm dứt Dukkha còn có nghĩa là làm “vắng lặng cái tôi của

mình để đi vào tuyệt đối. không còn bám víu vào cái gì nữa, không lưu giữ trong tâm bất cứ

cái gì. Không bám chấp bất cứ cái gì, dù là lời khen hay tiếng chê, vui hay buồn, tốt hay xấu,

giàu hay nghèo, thánh hay phàm…cũng đều vượt qua hết”37. Đây chính là ý nghĩa của việc

tận diệt Dukkha. Theo cách diễn giải này, ta thấy điều nhấn mạnh của Diệt đế là “đạt tới chân

lý tuyệt đối”, cho dù bằng phương cách nào đi chăng nữa, một khi đã đạt tới được chân lý rồi

thì đương nhiên, mọi hình thức và nguyên nhân dẫn tới khổ đau sẽ tự động tan biến, không

34 X. Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Sđd, tr. 25. 35 Nirvirana là “một chân lý tuyệtđối nên không thể dùng ngôn ngữ tương đốiđể diễn tảđược, ngay cả Đức Phật. nhưng có thể tạm hiểu theo quan niệm thông thường của nhiều Phật tử, Niết-bàn là bờ giác ngộđối lập với bến mê…” 36 X. Gs. P.V. Bapat, 2500 năm Phật giáo, Dịch giả: Nguyễn Đức Tư-Hữu Song, Nxb tổng hợp Tp. HCM, 2007, tr. 36 37 Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Sđd, tr. 26.

Page 27: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

27

còn tồn tại. Như Đức Phật nói “cái tuyệt đối” đó là: “sự loại bỏ ham muốn, loại bỏ cam ghét,

loại bỏ ảo ảnh”38. Chân lý mầu nhiệm tuyệt đối là Nirvana.

Như thế, Diệt Đế ở đây làchấm dứt đau khổ, nghĩa là phải triệt tiêu nguyên nhân gây ra sự

khổ (Dukkha). Khi đã diệt được khổ thì đồng nghĩa với việc tham ái tức mọi ham muốn cũng bị

tiêu diệt, chúng ta không còn cảm giác hay ham muốn gì nữa. Giống như một trạng thái tịch - tịnh

lâng lâng vô - cảm mà người Phật tử gọi đó là tình trạng của Niết bàn (Niết Bàn là sự chấm dứt

đau khổ).

1.4. Đạo đế (Magga): con đường đoạn diệt đau khổ

Đạo trong Đạo đế ở đây nghĩa là Con Đường. Đạo đế là một Con Đường chân lý về sự

đoạn diệt đau khổ mà bất kỳ ai muốn đoạn diệt tận gốc đau khổ, đồng thời đạt đến sự giải

thoát hay sự giác ngộ đều phải kinh qua. Vậy Con Đường này là gì?

Đạo đế là một Con Đường Trung Đạo mà Đức Phật đã vạch ra cho chúng sinh với mục

đích dẫn chúng sinh đến chỗ tri, kiến, an tĩnh, niết bàn. Quả vậy, Đạo Đế xuất phát từ thể

nghiệm tâm linh của Đức Phật và cũng là kết quả rất giá trị từ kiểu suy luận hợp lý và trí tuệ

cao siêu của Ngài.

Con Đường Trung Đạo mà Đức Phật đã khám phá ra thực ra là một lối đi mang tính

trung dung. Tại sao? Bởi vì “nó giúp tránh khỏi hai cực đoan mà con người thường mắc phải:

thứ nhất là chạy theo hạnh phúc khoái lạc của giác quan tầm thường (chủ nghĩa khoái lạc);

còn cực đoan kia là tìm kiếm hạnh phúc qua sự hãm mình ép xác, dưới nhiều hình thức khổ

hạnh khác nhau (chủ nghĩa khác kỷ)”39. Mặt khác, nếu xét về vai trò của Con Đường Trung

Đạo thì đúng là lớn lao vô cùng, vì nó là phương cách chữa trị vô cùng hữu hiệu và duy nhất

dẫn tới sự kết thúc Dukkha, đoạn diệt mọi ham muốn và đau khổ, giải thoát khỏi mọi Tham-

Sân-Si nguyên nhân gây khổ đau. Thật vậy, phải nhìn nhận rằng, Đạo đế chính là một phương

cách rất hữu hiệu và tuyệt vời được trình bày dưới hình thức một Con Đường gồm tám điều

chính đáng (Bát Chánh Đạo) mà chúng ta sẽ khai triển ở mục tiếp theo.

Như vậy, qua tất cả những yếu tố chúng ta vừa nêu trên trong Tứ Diệu Đế, từ Khổ đế,

Tập đế, cho đến Diệt đế và Đảo đế, chúng ta thấy rằng Tứ Diệu Đế (hay Tứ Thánh Đế) chính

là bốn chân lý vô cùng cao quý, đồng thời là nền tảng của giáo huấn hay giáo lý mà Đức Phật

đã nghiệm ra khi ngài thành Đạo và đạt được sự giác ngộ. Trong đó thì“Khổ đế” là sự thật

căn bản về đau khổ: Dukkha trong bốn sự thật cao cả. Và khởi đi từ Khổ đế, những chân lý

38 X. Walpola Rahula, Sđd, tr. 83. 39 Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Sđd, tr. 26.

Page 28: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

28

khác trong Tứ diệu Đế được xây dựng, xoay quanh trên nhận thức về đau khổ của cuộc đời và

các phương cách đúng đắn để có thể đi đến sự giác ngộ, giải thoát.

Thực ra, để có được sự giác ngộ thìkhông thể nào không cần đến sự nhận thức hay sự

hiểu biết rõ ràng về Tứ Diệu Đế, bởi vậy mà Đức Phật đã từng dẫn dắt chúng sinh chỉ bằng

cách:“giảng giải cho chúng sinh biết Tứ Diệu Đế”, và ngài còn thêm: “Chân lý cao thượng là

Tứ Diệu Đế” (Kinh Pháp Cú).

2. Bát Chánh Đạo (Atthangika magga)

Bát chánh đạo hay còn gọi là Bát thánh đạo, vì Bát là tám; Chánh là chính, nghĩa là

không tà; Đạo là đường, con đường chân thât. Theo nghĩa đó, Bát chánh đạo là tám con

đường hay tám phương cách chính đáng, chân thật, không tà đạo, không sai lầm, có khả năng

chấm dứt đau khổ và đạt đến cảnh giới thánh hiền Niết-bàn, chân lý tuyệt đối40. Hơn nữa, Bát

chánh đạo tuy là một Con Đường, nhưng đó là một “Con Đường Trung Đạo”, nói khác đi là

“Lối Giữa” chân thật.

Trải qua các giai đoạn tu luyện khó khăn và đầy thử thách, “Đức Phật đã bằng thể

nghiệm cá nhân khám phá ra Lối Giữa, đem lại thấy và hiểu, dẫn tới thanh tịnh, tới nhìn thấy

sâu, tới Ngộ, tới Nirvana”41. Thật vậy, “Lối Giữa” này là một Con Đường chân lý, và được

phân chia ra thành tám phạm trù hay tám bộ phận: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ,

Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tiến, Chánh Niệm, Chánh Định. Tám phạm trù này

lại được đúc kết thành ba nhóm là: Giới, Định, và Tuệ.

2.1. Giới (Sila): Hành vi đạo đức

- Chánh Ngữ (Sammã vãca): Nói chân thật, nói đúng đắn. Nói đúng nghĩa là nói sự thật,

có sao nói vậy, nghĩa là không nói dối, nói xấu, vu khống và mọi lời nói có thể gây ra căm

ghét, hiềm khích, chia rẽ, giữa các cá nhân hay các nhóm người. Phải nói sự thật, phải dùng từ

ngữ thân thiện và hảo ý, để tránh lời vô ích, đồng thời có ích lợi cho mọi người.

- Chánh Nghiệp (Sammã Kammanta): Hành động đúng, việc làm chân chính, hợp lẽ

phải, hết sức tránh những việc làm xấu xa, sai lầm, đáng trách. Lợi ích của việc làm đúng thì

nâng ta lên cao, tà nghiệp, tức việc làm sai thì đày ta xuống thấp. Song tư tưởng hay lời nói

cũng là cái nghiệp nhưng là cái quả chưa muồi, còn hành động đúng chính là cái “nghiệp thiệt

nghiệm”, “cái quả muồi”.

40 X. Cư Sĩ Vu Lăng Ba, Mạt Nhân Đạo dịch, Giới thiệu Phật giáo cho thầnh phần tri thức, Nxb Tp. HCM, 2014, tr. 321 41Walpola Rahula, Sđd, tr. 96.

Page 29: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

29

- Chánh Mạng (Smmã ãjiva): tức là không thực hành và sinh sống bằng những nghề

nghiệp bất chính gây đau khổ và nguy hại cho người khác, nhưng một mực làm việc sinh sống

bằng nghề lương thiện, chân chính.

Tóm lại, ba yếu tố chính của “Giới” là: Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng. Cả ba

là một sự thống nhất cách chặt chẽ và đúng đắn, từ lời nói đến những hành động, sinh sống

của con người. Giới là một hành vi đạo đức, hành vi này nói chung là dừng ác tu thiện, như

Đức Phật có nói trong bài kệ: “Chớ làm các việc ác, chăm làm các việc lành, giữ tâm ý trong

sạch, ấy là lời chư Phật dạy”42. Tất nhiên, hành vi ấy được đặt trên nền tảng là lòng từ bi hay

lòng thương xótđối với mọi người.

2.2. Định (samãdhi)43: Kỷ luật

- Chánh Tinh Tiến (Sammã vãyãma): là nỗ lực, siêng năng để tiến bộ cách chân chính,

tiến đến sự giác ngộ. Chánh Tinh tấn gồn bốn điểm nỗ lực chính: tiêu trừ các điều xấu đã phát

sinh; giải trừ các điều xấu đang sắp sửa phát sinh; phát khởi các điều thiện; triển khai các điều

thiện đã phát sinh. Bốn điều này chính là điều kiện cần thiết để thăng tiến và đạt nhanh tới

giải thoát.

- Chánh Niệm (Sammã satti): Suy nghĩ, suy niệm, tưởng nhớ một cách chân chánh, thấy

rõ bản tính thật của con người, sự vật. Luôn biết quy hướng tâm ý vào thiện pháp và không xa

rời chánh pháp để sự nghĩ tưởng đúng với chánh pháp mà không bị sai lệch.

- Chánh Định (Sammã samãdhi): Nghĩa là tập trung đúng, là chú tâm tư tưởng vào một vấn

đề cách chân chánh, và không để cho vấn đề khác xen vào tâm trí. Nhờ Chánh Định mà ta tránh

được tình trạng “tâm viên, ý mã”, tức tập trung rời rạc, không cố định và có hại cho tâm trí. Thật

vậy, “chánh định là động lực đưa con người vượt qua mọi thế giới gồm Dục, Sắc, Vô sắc và xuất

thế để đi đến Niết bàn, tức là Phật quả”44.

Tóm lại, Định còn gọi là Thiền định, mà điều quan trọng của Định là để rèn luyện tâm,

giúp cho tâm được an tịnh mà không bị bấn loạn vô lối. Ba yếu tố của “Định” (ở đây là Định

học, Định tâm, trừ tạp niệm): Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, Chánh Định, là một kỷ luật tinh

thần haytâm linh rất hữu hiệu, huấn luyện cho chúng ta có một cái tâm an tịnh, lập trường

kiên định và năng lượng cần thiết để tu luyện đạt hiệu quả hơn. Nhờ Định tâm tốt, tinh thần

vững mạnh mà Tuệ phát sinh.

42 Cư Sĩ Vu Lăng Ba, Sđd, tr. 374. 43 X. Đoàn Trung Còn, Pháp giáo nhà Phật, Nxb tôn giáo, Năm 2002, tr. 109. 44 Junjiro Takakusu, Dịch và chú: Tuệ Sỹ, Tinh hoa triết học Phật giáo, Nxb Phương đông, 2012, tr. 37.

Page 30: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

30

2.3. Tuệ (Khôn ngoan)

- Chánh Kiến (sammã ditthi): nhận biết đúng đắn, sự thấy biết ngay thẳng, tức là biết về

muôn loài muôn vật đúng như bản chất của chúng là. Theo Đức Phật, bản chất ấy là vô

thường, nghĩa là không có gì là trường tồn, bền vững. “Chánh Kiến là quan trọng nhất, vì là

khởi đầu và kết thúc của mọi hành trình tu tập”45

- Chánh Tư Duy (Sammã sankappa): có tư tưởng, suy nghĩ đúng đắn, trong sạch, tốt

lành, vị tha, đem đến sự thanh cao, siêu thoát. Ngược lại, với tư tưởng và suy nghĩ sai quấy,

thấp hèn, dẫn đến hậu quả là bám víu và khổ đau. Bởi vậy mà người Chánh Tư Duy khắc

phục được lòng tham sân si và giải trừ được vô minh là nguyên nhân của phiền não, đau

thương.

Tóm lại, Tuệ còn gọi là trí tuệ, nếu nói theo cách diễn tả của nhà Phật là trí tuệ vô lậu

chứng đắc thông qua Định lực. Hai yếu tố Chánh Kiến và Chánh Tư Duy của“Tuệ” (Khôn

ngoan), đó là những sự nhận biết, suy nghĩ đúng đắn, khách quan, không có sự sai lầm và chủ

quan trong cách nhìn nhận về sự vật, con người. Tổng hợp của trí năng thật sự lành mạnh và

rất quan trọng trong Bát Chánh Đạo là chánh kiến và chánh tư duy, đặc biệt là chánh kiến, vì

nó là khởi đầu và kết thúc mọi hành trình tu tập. Nhờ Tuệ phá trừ phiền não mà chứng đắc

chân thật, trở thành Phật, thành Thánh.

Như vậy, qua tám yếu tố mà chúng ta vừa nêu trên của Bát Chánh Đạo, được phân chia

ra làm ba phạm trù khác nhau: Giới-Đinh-Tuệ, gọi là “Tam học”, đây cũng là nền tảng căn

bản của việc học Phật. Ba phạm trù này của Bát Chánh Đạo hợp lại làm thành một Con

Đường Trung Đạo, một Lối Đi, một phương cách sống có tính chất toàn diện của Đức Phật,

với vai trò rất quan trọng đó là dùng để huấn luyện các phẩm tính nhân cách của con người trở

nên đúng với nhân tính, với đạo làm người46. Hay nói khác đi, đây chính là Con Đường cao

thượng giúp cho chúng ta có khả năng hoàn thiện về đạo đức, tinh thần hay tâm linh và trí tuệ,

có thể thực hành và phát triển bởi mỗi cá nhân, bởi nó hoàn toàn nằm trong tầm tay của mỗi

người47. Đó là lý tưởng tự thắng tự vượt của người Phật tử, hay những người theo sự hướng

dẫn của Phật.

Bên cạnh đó, tất cả những ai nếu muốn giác ngộ hoàn toàn, tức là sự thức tỉnh tối cao,

sự giải thoát; hay muốn vươn tới Hiện thực cuối cùng, thực hiện tự do, hạnh phúc và an lạc

đều phải trải qua Con Đường ấy. Ngoài ra, chúng ta Có thể giải thích và tóm tắt nội dung của

45 Lm, Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Sđd, tr. 30. 46 X. Junjiro Takakusu, Dịch và chú: Tuệ Sỹ, Sđd, tr. 37. 47 X. Walpola Rahula, Sđd, tr. 105.

Page 31: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

31

Con Đường Trung Đạo cách sơ lược qua mấy câu sau: “tránh xa điều tội lỗi, công đức đắp

xây nhiều, thanh tịnh cho đầu óc, đó là lời Phật dạy”48

3. Thập nhị nhân duyên

Thập nhị nhân duyên (Phạn: Pratitiya-samùtpada) tức là “mười hai nhân duyên” tương

thuộc lẫn nhau nằm trong Tứ Diệu Đế gồm: Khổ đế và Tập đế. Khởi đi từ quan niệm Nghiệp

báo, Nhân Quả và Luân hồi, Đức Phật Thích Ca đã chỉ ra thuyết Thập Nhị Nhân Duyên để lý

giải về lịch trình và hoạt động cấu tạo của Nghiệp qua một chuỗi những hiện tượng kế tiếp

nhau từ “vô minh” đến “Sinh, Lão, Tử”.

Thuyết Nhân Duyên là giáo lý căn bản, nhưng cũng rất cao sâu của Đức Phật, đề cập

đến nguồn gốc của đau khổ qua các hiện tượng Nhân Duyên, được chia ra làm ba giai đoạn:

quá khứ, hiện tại và tương lai49.

3.1 Quá khứ 50

- Vô minh (Avidyâ): Trong cái chuỗi nhân duyên tạo nên nỗi khổ của con người, thì

khởi đầu là “Vô minh”. Vô minh tức là không sáng suốt, thiếu hiểu biết và thiếu nhận định về

“Tứ Đế” là chân lý nói về sự khổ, cách diệt khổ; không biết “Mười Hai Nhân duyên” là nguồn

gốc của đau khổ, gọi là vô minh. Nơi khác, Đức Phật còn nói “Vô minh là lớp ảo kiến mịt mù

dày đặc, trong đó chúng sinh quây quần quanh lộn”.

- Hành (Samskâra): “Hành” là hành động, tác động, tác ý. Từ Vô minh nẩy sinh ra

Hành. Những sự hành động khởi đi từ trong tâm những hình tượng sanh ra trong trí, dẫn đến

các hành động khác bên ngoài. Bởi sự tạo tác hành động của con người gồm thân hành, khẩu

hành, và ý hành.

3.1. Hiện tại

- Thức (vijnâna): đó là khả năng phân biệt và nhận biết, biết sự vật tốt hay xấu; thiện

hay ác. Do Hành nảy sinh ra “Thức”, và cũng nhờ Thức mà chúng ta có được sự chọn lựa

đúng đắn: biết bỏ nguyên nhân gây ra đau khổ và chọn lấy điều dẫn đến hạnh phúc.

- Danh sắc (Nama-rũpa): Tiếng gọi (tên) được gán cho một sự vật nào đó cùng với một

giá trị, để chỉ ý nghĩ, thân sắc. Danh thuộc về tâm lý- danh không có hình tướng. Sắc thuộc về

vật lý- sắc bao gồm những thứ có hình ảnh, ví như thân và cảnh. Tất cả Danh sắc đều do Thức

mà ra.

48 Gs. P.V. Bapat, Sđd, tr. 41. 49 X. Lm, Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Sđd, tr. 31. 50 X. Đoàn Trung Còn, Pháp giáo nhà Phật, Nxb tôn giáo, Năm 2002, tr. 129.

Page 32: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

32

- Lục nhập (Sad-ayatna): là sáu sự xâm nhập và tương tác giữa 6 quan năng (mắt, tai,

mũi, lưỡi, thân, ý thức) tiếp xúc với 6 trần (sắc (vật lý), âm thanh, hương thơm, mùi vị, xúc

chạm, pháp) vào tâm con người, do Danh sắc.

- Xúc (Sparsa): Xúc là sự chạm nhau giữa Căn, Trần và Thức (mắt - thấy, tai–nghe,

mũi–ngửi, lưỡi–liếm, thân–cảm xúc, ý–nhận thức). Do Lục nhập, Xúc tạo nên cảm giác trong

tâm, khiến cho toàn thể con người bị xúc động.

- Thọ (Vedana): Sự cảm thọ, nói khác đi là sự phản ứng tâm lý phát sinh khi mắt tiếp

xúc với các hình thể, tai tiếp xúc với âm thanh, ý tiếp xúc với ý tưởng, chính vì vậy mà có sự

yêu thương, ghen ghét, và các sự cảm thọ khác.

- Ái (Trsnâ): Ái là sự yêu mến, yêu thích, tham luyến gồm có dục ái, sắc ái, và vô ái sắc.

Ái nói đầy đủ là ái dục hay khát ái. Nếu Thọ do Xúc mà có thì Ái do Thọ mà xuất hiện, có thể

khiến cho con người ta ra si mê, mù quáng.

- Thủ (Upâdana): Thủ là chấp thủ, nghĩa là mong muốn, giữ cho được cái mà mình

muốn hay cái mình thích, gồm: Dục thủ, Kiến thủ, Giới cấm thủ và Ngã luận thủ51. Do Ái mà

sinh ra chấp thủ, một tình trạng vướng mắc của tâm.

- Hữu (Bhava): Hữu là có, hiện hữu. Có nhân tất có quả. Vì tâm chấp thủ mà có Hữu.

Hữu ở đây không phải bỗng dưng mà có nhưng là một tiến trình tương duyên( không thể có

một sự hữu độc lập đứng ngoài tiến trình tương duyên).

3.2. Tương lai

- Sanh (Jâti): Thực ra, cái gì thuộc các loại chúng sanh, bị sanh, xuất sanh, ra đời, có

mặt, xuất hiện, giáng sanh, hình thành các uẩn (bộ phận cấu thành), thành tựu các xứ, thì gọi

là sanh52. Sanh còn có nghĩa là “sống”. Vì chấp hữu mà hậu quả là còn phải tái sanh, sinh

sống kiếp luân hồi.

- Lão-Tử (Jara-Marana): Sự già nua, chết. Lão-Tử đó là một điều luật và là một tiến

trình rất tự nhiên của con người. Bởi lẽ khi thân thể chúng ta đã già và suy yếu thì sẽ đến một

lúc nào đó ta sẽ phải chết, nếu chưa đạt được sự giải thoát thì sẽ tiếp tục phải tái sinh. Lão và

Tử là hậu quả tất yếu của sinh sống.

Như vậy Thập Nhị Nhân Duyên chính là chuỗi nối kết mười hai Nhân Duyên. Chuỗi

Nhân Duyên này khởi đi từ “Vô minh”, tức đầu mối Nhân Duyên dẫn tới sự tái sanh của luân

51 X. Lm, Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Sđd, tr.33 52 X. Thích Tâm Thiện, Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Nxb Tp.HCM, 1998, tr. 101.

Page 33: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

33

hồi Sinh-Tử, Nghiệp báo và khổ đau. Vạn pháp trong trời đất vũ trụ này sinh sinh hoá hoá đều

là do Thập nhị nhân duyên.

Chúng ta nên biết rằng, sự hoạt động của mười hai Nhân Duyên không bị giới hạn bởi

không gian hay thời gian, hay bất cứ thời điểm nào. Như một dòng thác hay con suối theo

nhau chạy không ngừng trong bể sầu nhân thế. Nếu muốn ngưng dòng chảy ấy thì chúng ta

phải làm sao cho những nhân duyên kia không còn tạo thành chuỗi nghiệp-quả và nhân duyên

khiến vạn hữu sinh sinh hoá hoá không ngừng. Hẳn nhiên, cách làm đó theo trí tuệ sáng suốt

của Đức Phật là diệt trừ “vô minh” và “tham ái”, vì đó là nguồn gốc chính yếu của sự phát

sinh các Nhân duyên.

4. Quan niệm về vô thường và vô ngã

4.1. Vô thường (Aniccata)

Vô thường là gì? Đó là không thường, không chừng. Đối với tất cả vạn vật, vô thường

được hiểu là lúc có lúc không, luôn thay đổi, biến chuyển không ngừng, không một phút nào

yên trụ. Hết thảychúng sinh đều luôn thay hình đổi dạng từ trong ra ngoài, không cố định,

không bền bỉ và không tuyệt đối, ấy là vô thường53.

Đặc điểm căn bản của vạn vật là “Vô thường”. Chân tướng của vũ trụ nhân sinh, đó là

“thế gian vô thường"54. Dĩ nhiên, Vô thường chỉ trừ có Niết bàn (Nibbana) mà thôi, vì Niết

bàn sự chấm dứt Dukkha – vô thuờng. Thật vậy, cái thay đổi và vô thường ấy chính là nguyên

nhân dẫn tới “khổ” (Dukkha): luôn đau thương và chán chường.

Theo giáo pháp nhà Phật, vạn vật ở thế gian luôn chịu sự bao trùm và chi phối của luật

vô thường, xét ở mọi khía cạnh và trạng huống khác nhau. Đối với con người cũng thế, có

những trạng thái thuộc về thể chất và tinh thần, đó có thể an tâm, an lạc, hay là phiền não.

Theo Đức Phật, những trạng thái tinh thần cao nhất của dhyana (tĩnh tâm) vẫn là “vô thường,

Dukkha”. Và những trạng thái tinh thần cho dù rất cao này vẫn không nằm ngoài Dukkha,

nghĩa là vẫn nằm trong và thuộc về Dukkha. Vì vậy, “tất cả những gì vô thường đều là

Dukkha”55, hay vô thường là Dukkha, đau khổ.

Trong Niết bàn kinh, quyển 10 có nói: “Những vật ở thế gian, trước không nay có, có

rồi trở lại không. Những vật như vậy thảy đều vô thường”. Sự hiện hữu của mười hai Nhân

duyên và Năm uẩn là còn có sự tồn tại của vô thường, vì lẽ, mười hai Nhân duyên là hiện hữu

53 X. Đoàn Trung Còn, Phật học từđiển, Nxb Tp. HCM, 1997. 54 X. Cư Sĩ Vu Lăng Ba, Sđd, tr. 363. 55 X. Walpola Rahula, Sđd, tr. 51.

Page 34: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

34

của tương duyên, nên vô thường56. Con người và thế giới sự vật, hiện tượng này hiện hữu

thực chất chính là vô thường – không thường hằng.

Vô thường giống như một quy luật tự nhiên, con người chúng ta nếu muốn sống theo định

luật vô thường chúng ta cần phải sống một cách tự do, hài hoà thực sự như sự vận hành của thiên

nhiên, sống vô tư thoải mái mà không nô lệ, không lệ thuộc, cũng không lo lắng, sợ hãi một điều

gì xảy đến, dù điều đó còn đang ở hiện tại, tương lai, hay một dĩ vãng đã qua của quá khứ57. Hiểu

và sống được cách trọn vẹn như thế, chính là đang sống theo định luật vô thường vậy.

4.2. Vô ngã (sa. Anatman, pa, Ântta)

Cần hiểu sao về Vô ngã? Vô ngã nghĩa là gì? Có lẽ đây là một trong những điểm giáo lý

của Đức Phật mà nhiều nhà nghiên cứu Phật học cảm thấy khó hiểu nhất, đồng thời gây ra

nhiều tranh cãi nhất, vì xem ra nó rất mâu thuân với lời Phật dạy và với quan niệm giáo lý của

Kitô giáo chúng ta.

Theo quan niệm chung thì “vô ngã” tức là không có cái bản ngã, không có cái bản thể hay

cái thực thể trường tồn và nhất định58. Hết thảy đều vô ngã. Thế nên tất cả vạn vật, con người và

ngay cả Thượng Đế, dù hữu tình hay vô tình - tất cả không có cái mà chúng ta gọi là bản ngã hay

thực thể. Vì thế, Phật giáo chủ trương “Duyên Sinh Vô Ngã” nghĩa là như vậy.

Mặt khác, trong học thuyết về Thập Nhị Nhân Duyên, cũng như sự phân tích về thực thể

trong Ngũ Uẩn có đề cập rằng: ý tưởng về một bản chất bất tử trong con người hay ngoài con

người, mà người ta gọi là “Atman”, “Tôi”, “Linh hồn”, “Ngã”, hay “Cái Tôi”, đều bị coi như

một tín ngưỡng sai lạc, một dự phóng tinh thần mù quáng59. Chính học thuyết và sự phân tích

Ngũ Uẩn này khẳng định: tất cả mọi hữu thể đều vô ngã, và ý tưởng bản ngã về chúng là

không có thực. Vì mọi “bản ngã” hay “cái tôi” là không có thực cho nên gọi là “vô ngã”, hay

ảo ngã, hoặc sự ảo tưởng về cái tôi.

Nếu có sự hiện hữu của hữu thể nào đó như con người chẳng hạn, theo thuyết Nhân

Duyên của Đức Phật, con người hiện hữu là do một sự kết hợp tạm thời giữa các yếu tố của

nhân duyên, khi mà nhân duyên chấm dứt thì chúng cũng sẽ tan biến luôn.

Nhưng vẫn có người cho rằng vô ngã không phải là không có ngã (hàm ý nói là vẫn có

một ngã nào đó như đại ngã, cái ngã chân thật, phổ quát), mà theo một nghĩa nào đó thực chất

là thăng hoa ý thức và chuyển hoá nội tâm trở thành tuệ giác, đạt tới trạng thái tuyệt đối hiện

56 X. Thích Tâm Thiện, Sđd, tr. 298. 57 X. Lm Nguyễn Hồng Thanh, Sđd, tr. 36. 58 X. Đoàn Trung Còn, Phật học từđiển, Sđd. 59 X. Walpola Rahula, Sđd, tr. 144.

Page 35: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

35

sinh vô hạn, tức là không còn nội ngoại giới, tất cả vạn hữu là ta và ta là vạn hữu. Đây chính

là cái ta bao la nội tại vạn hữu60.

Tuy nhiên, dù theo cách diễn giải nào đi nữa, chúng ta không thể phủ nhận được việc

Đức Phật luôn khẳng định cách chắc chắn thực tế không có Ngã, Ngã thật sự trong tư tưởng

của ngài không bao giờ tồn tại hay hiện hữu. Ngài cho biết chính do ý tưởng sai lạc đầy ảo

tưởng này như là nguồn gốc làm phát sinh ra “cái tôi” với mọi ham muốn ích kỷ, chiếm đoạt,

kiêu căng ngạo mạn, hận thù và những vấn đề xấu xa khác61. Và đây là vấn đề của khổ đau

nơi con người cũng như vạn vật khác.

Tóm lại, vô thường là không có cái thường hằng; vô ngã là không có bản ngã, bản thể,

thực thể, cái tôi. Cả hai giáo thuyết tuyệt nhiên phủ nhận tất cả những gì gọi là thường hằng,

bất biến, và không công nhận có sự hiện hữu của một cái tôi, bản ngã nhất định nào. Bản ngã

và tính thường hằng là hoàn toàn không. Thực chất về nội dung, giáo thuyết về vô thường và

vô ngã của Đức Phật nhấn mạnh đến “tính chất phù du vàluôn thay đổi không ngừng” của tất

cả mọi vật tồn tại, hiện hữu trên thế gian. Điều đó cho thấy vạn vật đều là Vô thường, Vô ngã,

và đó là trạng huống thật sự của hiện hữu của chúng sinh. Tất cả sự hiện hữu, sự có mặt của

vạn vật, con người chỉ là sự giả hợp, hợp tan chóng qua. Vì vậy, theo lời dạy cốt lõi của Đức

Phật:“chớ có bám víu vào bất cứ một cái gì cả”, bởi đâu có gì bền vững hay trường tồn chắc

chắn để ta có thể bám víu hay chấp nhất được, tất cả là vô thường - vô ngã.

Đức Phật đã xướng thuyết về lý tưởng Niết bàn theo nguyên tắc vô thường và vô ngã,

theo đó, Niết bàn có nghĩa là cảnh giới của sự giải thoát viên mãn khỏi mọi sự bám víu và

ham muốn, lệ thuộc, nguyên nhân của đau khổ62. Dĩ nhiên, chừng nào còn bám víu, chưa

được giải thoát, lúc đó vẫn còn giả thiết một điều là còn đó: “Dukkha”.

5. Tứ Vô Lượng Tâm

Tứ Vô Lượng Tâm” hay còn gọi là “Tứ Vô Lượng” là bốn mối lòng vô biên hay bốn

đức vô lượng, bởi, Tứ: nghĩa là bốn; Vô Lượng Tâm: nghĩa là cái Tâm rộng lớn vô biên, bao

phủ hết thảy mọi người, mọi vật, chúng sinh, không có sự phân biệt và loại trừ một ai. Tứ Vô

Lượng được Đức Phật và Bồ Tát đặc biệt thi hành nhằm đem lại lợi ích, hạnh phúc, cùng sự

an lạc cho vô lượng chúng sanh, hay cho tất cả vạn hữu (Brahmaviharas).

60 Thiện Cẩm, Kitô giáo với các tôn giáo khác, năm 1970, tr. 122. 61 X. Walpola Rahula, Sđd, tr. 108. 62 X. Junjiro Takakusu, Dịch và chú: Tuệ Sỹ, Sđd, tr. 34.

Page 36: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

36

Mặc dù rộng lớn vô biên và có một phạm vi bao trùm hết tất cả vạn vật, nhưng Tứ Vô

Lượng Tâm được nhìn nhận cách cụ thể trong bốn yếu tố chính yếu đó là: Từ, Bi, Hỉ, Xả, hay

Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, Tâm Xả63, (hay nói gộp lại hơn đó là Tâm từ bi; Tâm hỷ xả).

5.1. Tâm Từ (Metta)

Yếu tố quan trọng đầu tiên của Tứ Vô Lượng Tâm chính là “Từ” hay “Tâm Từ”. Tâm

Từ là gì? Đó là tấm lòng nhân lành, hiền hậu. Có thể nói được rằng Tâm Từ chính là thuốc

giải độc rất hiệu quả cho tâm sân hận, đó là sự hận thù, giận ghét do không có lòng hiền hậu,

nhân lành.

Thật vậy, tâm Từ là để đối trị với lòng Sân (giận ghét), như trong Kinh Phật nói: “không thể

lấy thù oán để diệt sân hận, chỉ có Tâm Từ mới dập tắt lòng sân”64, vì nếu không dùng tâm Từ mà

lại lấy oán hận để diệt sân hận, thì giống như lấy dầu cho thêm vào lửa và làm cho ngọn lửa thêm

lớn mạnh. Tâm Từ đúng nghĩa thì luôn dịu dàng nhân ái, dễ chịu, tươi mát như mặt nước hồ, làm

bất cứ ai cũng được vui vẻ và cảm thấy thoải mái, nhất là khi ở bên.

Người có tâm Từ là người đã thoát khỏi sự tham lam (Tham), sự giận ghét (Sân), sự mê

muội (Si), và tâm hồn người đó quả thật thư thái, an vui, không còn bị vướng bận bởi tham sân si.

Nếu ta tự hỏi đâu là điểm nhấn của lòng Từ thì sẽ có câu đáp rằng, lòng Từ được nhấn mạnh qua

câu: “thắng giận dữ bằng lòng Từ”.

Do đó, lòng Từ là một phẩm chất cao quý trong tâm hồn mà mỗi người cần có và thực hành

thường xuyên trong đời sống để có thể đem đến niềm vui thực sự cho mình và cho người…

Để khuyến khích người ta luyện Tâm Từ, kinh Phật có nói: “Tâm Từ phải được trải rộng

khắp mọi chúng sinh, phải bao trùm vạn vật, phải sâu rộng và đậm đà như tình thương của một bà

từ mẫu đối với đứa con duy nhất, dầu nguy hiểm đến tính mạng cũng vui lòng”65

5.2. Tâm Bi (karuna)

Tâm Bi là tấm lòng xót thương xót, tâm thương yêu đối với tất cả chúng sinh. Tâm Bi

yêu thương hết thảy, thế nhưng Tâm Bi được thể hiện cách đặc biệt nhất là đối với những

người nghèo khổ, bệnh tật, ốm đau, mà không có sự phân biệt và kỳ thị, chia rẻ.

Lòng thương xót, tình thương yêu của Tâm Bi bao phủ cả vạn vật, không trừ một ai, như

trong kinh Đức Phật dạy rằng: “Bồ-tát xem hết thảy chúng sinh giống như con đỏ”66. Hơn thế

nữa, “tâm Bi còn tìm cách giải gỡ cho những người chìm đắm trong đam mê dục lạc, tội lỗi, và

63 X. Đoàn Trung Còn, Phật học từđiển, Nxb Tp.HCM, Năm 1997. 64 Trích theo Narada trong Đức Phật và Phật pháp, tr. 655. 65 Trích theo Narada trong Đức Phật và Phật pháp, tr. 650. 66 Cư Sĩ Vu Lăng Ba, Mạt Nhân Đạo Quang dịch, Sđd, tr. 471.

Page 37: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

37

đang sống trong ác đạo được thấy ánh sáng của chân lý”67. Đó quả là khả năng cải thiện lớn lao

của tâm Bi.

Thật ra, Tâm Bi chất chứa một năng lực cải thiện và biến đổi lớn lao vô cùng, nó có thể

làm thay đổi lòng thù hận (hằn thù), mà lòng thù hận chính là mặt đối nghịch của“Tâm Bi”.

Nếu chúng ta cần tháo gỡ nút thắt của lòng thù hận, hay sự tàn ác thì chỉ có Tâm Bi là phương

thuốc có tác dụng nhất. Tâm Bi chính là cơ sở để dựa vào đó chúng ta có thể tháo gỡ và giải

quyết một cách tốt đẹp mọi hận thù và sự tàn bạo đã và có thể sẽ xảy ra.

Người có tâm Bi dạt dào, rộng lớn, luôn biết quên mình thực hiện lòng xót thương đối

với hết thảychúng sinh, người ấy chỉ biết lo lắng cho sự an vui của muôn vật, nếu cần thiết

vàđể đem lại hạnh phúc và giúp ai đó thoát khổ, người ấy vẫn không quản ngại và hy sinh cho

người ấy. Bởi thế mà người có tâm Bi không còn cảm thấy bị đau khổ chi phối, bởi sự đau

khổ của người có tâm Bi được thay thế bằng niềm vui của chúng sinh. Cái cao quý của người

có Tâm Bi là biết thương yêu cứu giúp những ai đang chịu cảnh đau khổ, bất hạnh, lầm than,

cho họ cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc.

5.3. Tâm Hỷ (Mudita)

Lòng mừng vui, sự phấn khởi, hân hoan đó là“Hỷ”. Tâm Hỷ là lòng mừng vui khi thấy

người khác được vui vẻ, thành đạt và hạnh phúc.

Tâm Hỷ không phải là kết quả của một điều gì khác hơn là hệ quả của “Tâm Từ” và

“Tâm Bi”, vì từ hai tâm này mà làm phát sinh ra Tâm Hỷ. Mặt khác, Tâm Hỷ là một biểu hiện

về tâm trạng tích cực của vui mừng, và vì được phát sinh nhờ Tâm Từ Bi, nên Tâm Hỷ có khả

năng đối lại với Lòng Ưu (phiền muộn), hay sự ghen ghét, ganh tỵ, bất mãn, đồng thời làm

tiêu tan, xoá đi sự tồn tại của chúng68.

Do chính bởi Tâm Từ Bi vô lượng mà sinh ra Hỷ vô lượng, nghĩa là Tâm Từ Bi làm nảy

sinh ra một niềm vui rộng lớn vô bờ bến, vì biết lấy niềm vui của tha nhân làm niềm vui của

chính mình.

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma (thứ 15) đã từng nói: “có biết bao nhiêu người sống trên thế

giới này, nếu ta biết lấy niềm vui của người khác làm niềm vui của mình, thì cơ hội tìm thấy

hạnh phúc của ta sẽ tăng lên những sáu tỷ lần”69. Và theo ngài, con số này kể ra rõ ràng là rất

lớn đối với mỗi người trong chúng ta.

67 X. Lý Minh Tuấn, Đông phương triết học cương yếu, Nxb Thuận Hoá, Năm 2005, tr. 522. 68 X. Lý Minh Tuấn, Sđd, tr. 523. 69 Trích lại từ Luận Văn cuối khoá của Sv. Ga Thiên Chúa Đỗ Thanh Long, Gs hướng dẫn: VP. Dominico Phạm Văn Hiền, Tâm Từ Bi của Phật Giáo, 2013, tr. 26.

Page 38: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

38

Quả là niềm vui và ích lợi lớn lao cho những ai thực hành và mang trong mình Tâm Hỷ.

Thật thế, không phải như niềm vui của những thú vui thế tục mang tính tầm thuờng, mà nhiều

khi còn giả tạo, niềm vui từ Tâm Hỷ là niềm vui sâu xa, chân thật, cùng với một sự an nhiên

siêu thoát, trải rộng vô biên, vì không bị vướng mắc vào một điều gì gây ưu phiền, khổ đau.

Người mang tâm Hỷ thực sự thì không có sự phiền muộn, ghen ghét vấn vương, nhưng

luôn được an vui, hoan hỷ cách sâu xa.

5.4. Tâm Xả (Upekkha)

Tâm Xả hay nói khác đi làtấm lòng tha thứ, lòng thí xả, sự buông bỏ, không sự chấp

nhất, chấp ngã hay chấp pháp. Tâm Xả còn có nghĩa là sự chấm dứt ái dục, buông bỏ tham

luyến, bỏ đi cái tôi ích kỷ, vì chúng là yếu tố đối nghịch với Tâm Xả, nếu không, chúng ta

chưa thể có một Tâm Xả chân chính và đúng nghĩa.

Tâm Xả nói đúng nguyên nghĩa còn là “nhận định đúng vấn đề, là suy luận chân chính.

Nhận định đúng đắn, có nghĩa là tâm ở trong bình đẳng quan, không còn phân biệt với một hình

tướng nào; vì thế, không lệ thuộc vào bất cứ hình tướng nào70”. Cũng do bởi “Tâm Xả” không bị

lệ thuộc vào bất cứ hình tướng nào, cho nên tâm xả là một cái tâm tự do và thanh thoát, không

vướng bận.

Thật vậy, tự do thanh thoát là chất tố quan trọng và là đặc tính căn bản của Tâm Xả.

Đặc tính này ngoài những người có tâm Xả, chúng ta còn thấy rất rõ nơi các vị Bồ Tát là các

đấng tiểu biểu đã có hội đủ những chân tâm cao quý này: Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỉ. Vì vậy

mà Đức Phật có nói trong Kinh Kim Cương: “Tu bồ đề, nhược bồ tát hữu ngã tướng, nhân

tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phi Bồ Tát: Này Tu bồ đề, nếu Bồ Tát còn có

tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tức chẳng phải là Bồ Tát” (Kinh

Kim Cương, Thích Thanh Từ giảng giải).

Thành ra, người có tâm Xả thực sự thì lòng trí tự do và thanh thoát từ trong lời nói cho

đến hành động, người ấy không bị lệ thuộc, chi phối, không vướng bận điều gì, như Việt Nam

có câu: “Dù ai nói ngả nói nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Câu nói này

nói lên sự vững chãi, không lay chuyển của tấm lòng.

Ngoài ra, để giữ cho Tâm trí luôn an tĩnh, tránh nghiệp báo, Đức Phật đã chỉ cho chúng ta bí

quyết đó là: “không nên trả thù. Khi bị nguyền rủa, mắng chưởi, phải biết làm câm như cái mõ

bể. Được như vậy tức là đã đắc đạo quả Niết Bàn”. Theo nghĩa tích cực hơn, ngài còn nói: “hãy

lấy ân trả oán chứ đừng lấy oán trả oán”71. Thiết nghĩ, lấy ân trả oán là một bước tiến rất cao và

70 Lý Minh Tuấn, Sđd, tr. 524. 71 Thích Thông Lạc, Văn hoá Phật giáo, Nxb văn hoá thông tin, 2003, tr. 180.

Page 39: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

39

vô cùng khó khăn trên con đường tu tập Tâm Xả, vì theo lẽ thường thì hầu như con người ta vẫn

cứ lấy oán trả ơn hay lấy oán trả oán, ngược hẳn với lời Đức Phật.

Như vậy, cùng với Tâm Từ, Tâm Bi, Tâm Hỷ, thì người có Tâm Xả vẫn cần được trao

dồi và tu luyện thường xuyên mới mong đẩy lui được vọng tâm, vì như trong Niết bàn Kinh,

quyển 15, có chép rằng: “Ai tu Từ thì có thể dứt bỏ được lòng tham dục; ai tu Bi thì có thể dứt

được lòng sân-nhuế; ai tu Hỷ thì có thể dứt lòng chẳng vui; ai tu Xả thì có thể dứt được lòng

tham dục và sân-nhuế của chúng sanh”. Khi dứt bỏ được vọng tâm, tức cái tâm sai lệch,

chúng ta sẽ có được sự an bình, tự do và hạnh phúc được phát sinh từ một chân tâm trong

sáng, tích cực.

Chung quy lại, qua những yếu tố chính yếu của Tứ Vô lượng Tâm là “Từ, Bi, Hỷ, Xả”,

chúng ta thấy Tứ Vô Lượng Tâm cũng là một Chân Tâm (Phật Tâm) vô cùng cao quý, đối trị

lại với Vọng Tâm (Sân, Hận, Ưu, Dục) là cái tâm gây nên bao phiền toái, đau khổ cho chúng

sinh. Chưa hết, Tứ Vô Lượng Tâm ngoài phẩm chất cao quý còn có một phạm vi hiện hữu vô

cùng rộng lớn và vô biên, bao trùm hết thảy chúng sinh, vạn vật. Điểm cần lưu ý, Vô Lượng

Tâm phải luôn đi đôi với “độ chúng sinh” chứ không bao giờ tách lìa. Người thực hành Chân

Tâm có thể đem lại cho chúng sinh cũng như cho chính mình những niềm vui và những cảm

nhận hạnh phúc. Vậy nên chúng ta có thể khẳng định, một trong những phương thế giải thoát

hữu hiệu trong giáo huấn Đức Phật chính là Tứ Vô Lượng Tâm.

Ngoài ra, để cho Tứ Vô Lượng Tâm, tức Chân Tâm được luôn tồn tại, hiện hữu, ngày

càng phát sinh rộng lớn không giới hạn cho tất cả chúng sinh, Đức Phật có nói với Tu Bồ Đề

trong Kinh Kim Cương rằng: “Ưng vô sở trụ nhị sinh kỳ tâm: Không có chỗ dính bám mới

sinh tâm kia”. Tâm kia tức là Tâm thanh tịnh hay Chân Tâm72.

Tới đây, chúng ta có thể tạm kết cho chương này bằng cách, xin được nêu lên một số

nhận xét như sau: Giáo huấn của Đức Phật hay Phật Pháp thật sự là những lời dạy bảo,

khuyên răn hữu ích, mang một giá trị -ý nghĩa lớn lao, cao thượng, vì đó là lời dạy chân thật,

giúp người ta sống tốt hơn, với một giá trị nhân bản cao hơn. Trong giáo huấn ấy, nội dung

chính mà Đức Phật muốn nêu bật bắt đầu từ “chân lý đau khổ”(Dukkha)hay “sự thật về khổ

đau”của vạn hữu, của tất cả chúng sinh đang tồn tại và hiện hữu trong cuộc đời. Đức Phật cho

rằng: “đời là bể khổ”. Và từ quan điểm đó, ngài cho thấy con người và muôn loài muôn vật

trong cuộc đời đều chịu ảnh hưởng của đau khổ. Không ai có thể thoát khổ nếu không nhận

thức được nó, không có một cách thế thích hợp để vượt qua nó. Bởi thế, khi đã xác định cuộc

đời là khổ đau, Đức Phật đã đồng thời chỉ cho thấy nguồn gốc và nguyên nhân phát sinh

72 X. Lý Minh Tuấn, Sdd, tr. 526.

Page 40: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

40

khổvà phương cách giải thoát khỏi khổ đau để đạt tới hạnh phúc Niết bàn. Đấy là những điểm

tóm lược và chính yếu trong giáo huấn Đức Phật mà chúng ta đã trình bày.

Xin nhấn mạnh thêm, để hiểu được những điều cốt yếu trong giáo huấn Đức Phật,

chúng ta chỉ cần nắm vững và hiểu rõ về Tứ Diệu Đế là đủ, vì giáo huấn nền tảng và căn bản

của Đức Phật thật ra chính là Tứ Diệu Đế-bốn chân lý về “khổ” (khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo

đế). Cả bốn chân lý này đều minh xác và nói lên đầy đủ rằng, cuộc đời không thể không có

khổ đau, và bất kỳ khổ đau nào đều có nguyên nhâncủa nó, kèm theo những phương cách

“giải thoát” hữu hiệu nhất. Nhưng nếu chúng ta muốn tóm lược hơn giáo huấn Đức Phật trong

một câu nói ngắn gọn và đơn giản nhất thì câu nói đó chính là: “Không được bám víu vào bất

cứ điều gì cả” (trong Kinh Majjhima Nikaya - Trung A Hàm). Vì Đức Phật đã nói ai nghe

được lời này là nghe được toàn bộ cốt lõi giáo huấn của ta đã dạy73.

Dĩ nhiên, chúng ta vẫn không quên tìm hiểu thêm các giáo huấn khác của Đức Phật như

Bát Chánh Đạo: con Đường giải thoát khỏi đau khổ; Thập Nhị Nhân Duyên: cho thấy nguồn

gốc của khổ đau; quan niệm về Vô Thường - Vô Ngã: xác quyết, không có gì là thường hằng

và không có bản ngã; Tứ Vô Lượng Tâm: nói lên cái chân Tâm rộng lớn, vô biên. Tất cả được

Đức Phật đưa ra nhằm bổ túc và khai sáng thêm cho giáo huấn nền tảng là Tứ Diệu Đế. Và

dường như để người thụ huấn có thể dễ dàng tiếp thu, đón nhận và áp dụng trong đời sống của

mình.

Vậy phải chăng người Kitô hữu chúng ta có thể thụ huấn được gì qua giáo huấn của

Đức Phật? Đây chính là câu hỏi trọng tâm và là vấn đề chính yếu chúng ta sẽ triển khai cụ thể

ở chương kế tiếp.

73 Kinh Majjhima Nikaya (Trung A Hàm) có thuật lại một hôm có một người bước đếnđảnh lễ Đức Phật và thỉnh cầu ngài hãy tóm lược giáo huấn của ngài bằng một câu thật ngắn gọn, và câu ấy là: “Không được bám víu vào điều gì cả”.

Page 41: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

41

Chương III

NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ NƠI GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT?

Không phải lúc này mà ngay từ bản thân của tựa đề nghiên cứu, chúng ta đã đặt ra câu

hỏi này là Phải chăng người Kitô hữu thụ huấn được gì qua giáo huấn Đức Phật? Và bây giờ

chính lúc chúng ta trả lời cho câu hỏi trọng tâm của đề tài mà chúng ta đã đặt ra. Vậy chúng ta

sẽ giải đáp như thế nào đây?

Thật ra, chúng ta đã có được cái nhìn căn bản và cụ thể về phía bản thân người giáo

huấn (Đức Phật) cũng như giáo huấn của người.Lúc này, chúng ta sẽ thay đổi chiều hướng

hay cách nhìn của chúng ta, tức là từ cái nhìn về bản thân người giáo huấn với giáo huấn của

người, sang cái nhìn về việc thụ huấn và người thụ huấn (Kitô hữu) đối với giáo huấn của

Đức Phật.

Phạm vi giáo huấn Đức Phật mà chúng ta sẽ học hỏi ở đây xuyên qua ba điểm chính, đó

là qua lời giảng dạy, qua việc làm và gương sống, mà điểm nhấn trong đó là “việc thụ huấn”

của người Kitô hữu đối với giáo huấn Đức Phật. Vậy thì việc thụ huấn của người Kitô hữu đối

với giáo huấn Đức Phật ra sao, trước hết chúng ta cùng nhau đi vào việc thụ huấn qua lời

giảng dạy.

1. Thụ huấn qua lời giảng dạy

Những bài thuyết pháp của Đức Phật thực ra rất nhiều, nếu xét về số lượng các bài pháp

thì sẽ lên tới tám mươi bốn ngàn pháp môn. Nhưng pháp môn đầu tiên và quan trọng nhất,

đồng thời đóng một vai trò là nền tảng trong giáo huấn của Đức Phật chính là “Tứ Diệu Đế”.

Đây là Pháp môn Kitô hữu sẽ thụ huấn trước tiên.

1.1. Lời giảng về Tứ diệu đế

Tứ Diệu Đế là bài thuyết giảng đầu tiên74 mà Đức Phật đã giảng dạy cho năm nhà đạo sĩ

tại vườn Lộc Uyển sau khi thành đạo dựa trên kinh nghiệm, trí tuệ, do lòng từ bi trào tràn của

ngài. Vì thế, điều đầu tiên mà người Kitô hữu nên học hỏi về giáo huấn của Đức Phật đó là Tứ

diệu đế.

Trong lời giảng về Tứ Diệu Đế, Đức Phậtđã cho chúng ta thấy vấn đề của chúng ta đang

mắc phải là “đau khổ”. Từ vấn nạn là đau khổ, Đức Phật chỉ cho biết nguyên nhân và nguồn

74 Bài thuyết giảngđầu tiên của ngài được gọi là “Kinh khởiđộng Bánh xe Đạo lý”. Trong đó ngài giảng giải về họcthuyết trungđạo, ý là chẳng phải bê tha hay khổ hạnh là có thểđáp ứng mụcđích giác ngộ, mà Trung đạo mới dẫn tới hạnh phúc.

Page 42: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

42

gốc của nó, đồng thời Ngài chỉ ra cho chúng ta con đường hay phương cách chân thật, hiệu

quả nhất để khắc phục. Vậy nên, Kitô hữu chúng ta có thể học đưọc quaTứ Diệu Đế những

chân lý cao quý ấy, hay cụ thể hơn là bốn sự thật xoay quanh vấn đề đời sống con người: gồm

Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, và Đảo đế.

Sự thật thứ nhất khẳng định cuộc đời con người và tất cả muôn loài vật có sự tồn tại của

đau khổ, vì Đức Phật đã từng xác quyết: “Đời là bể khổ”, trong đó có bốn nỗi khổ chính về

con người mà ngài nêu ra, đó là: sinh, lão, bệnh, tử. Thiết nghĩ, điều Phật nói ở đây về đau

khổ quả không sai chút nào, dù trên lý thuyết và ngay cả khi đối chiếu với tình trạng thực tế

của nhiều người đang mắc phải, người Kitô hữu cũng như người Phật tử, và tín đồ các tôn

giáo cũng như không tôn giáo, chắc chắn đều phải nhìn nhận rằng: đau khổ là một điều hoàn

toàn có thật. Quả vậy, việc nhìn nhận hay nhận thức hoặc thấu hiểu được đau khổ là điều rất

quan trọng, vì đó là bước đầu của sự giải thoát. Bởi nếu không nhận thức và thấu hiểu được sự

thật về đau khổ đang tồn tại và hiện hữu trong cuộc đời chúng ta, chúng ta sẽ phải chịu đựng

đau khổ mà không hay biết, cũng chẳng có được sự giải thoát.

Sự thật thứ hai, sau khi nhận biết được tình trạng đau khổ là điều thực sự tồn tại rồi,

người Kitô hữu cần phải học biết đâu là nguyên nhân, nguồn gốc gây ra vấn đề “đau khổ ấy”,

bởi vì đây là bước quan trọng tiếp theo không thể bỏ qua nếu muốn tiến tới sự giải thoát.Và

đó là điều kiện không thể thiếu của sự giải thoát. Nguyên nhân, nguồn gốc của vấn đề đau khổ

theo Đức Phật chính là do vô minh và tham ái. Và để nhận ra hai đầu mối gây ra đau khổ này,

Kitô hữu cần luyện tập sao cho mình có cái nhìn cho sâu sát vấn đề, cần có một cái nhìn thanh

khiết, một cái tâm trong sáng mà không thành kiến để thấy rõ được nguyên nhân của nó. Nếu

nói theo ngôn từ hiện tượng học của triết gia Hussul đó chính là “nhìn sự vật như nó là”

nghĩa là nó như thế nào thì nhìn thế ấy. Khi có cái nhìn sáng suốt và đúng đắn như vậy, ta sẽ

nhận thức được gốc rễ của vấn đề ta muốn tìm kiếm.

Sự thật thứ ba Kitô hữu chúng ta phải thực hiện sau khi tìm ra được nguyên nhân của

đau khổ đó là việc chấm dứt đau khổ bằng cách đoạn diệt vô minh và tham ái”, nguyên nhân

chính của đau khổ, phiền não, bởi lẽ khởi đi từ vô minh và tham ái mà chúng ta hành động

thiếu hiểu biết trong cái tôi lầm lạc và ảo tưởng của chính mình. Thế nhưng đứng trên phương

diện thực tế phải chăng chúng có thể diệt được đau khổ như Phật dạy? Thật ra, diệt khổ ở đây

không phải là đích thân chúng ta diệt cái đau khổ đó cho bằng chúng ta nỗ lực hết mình để

đẩy lui nguồn gốc và nguyên nhân gây ra khổ đau là vô minh và tham ái. Do đó, để chấm dứt

đau khổ và có được tự do, hạnh phúc, qua sự thật thứ ba này, Kitô hữu chúng ta cần học cách

đoạn diệt hay đẩy lùi sự vô minh – tham ái,ấy là chúng ta tăng cường khả năng tri thức, hiểu

Page 43: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

43

biết, sáng suốt, sống chừng mực và ước muốn điều độ đồng thời không có những ham muốn

vô độ75.

Sự thật thứ tư gọi là Đạo đế tức là Con Đường chân lý, Đường sự thật. Vai trò lớn lao

của sự thật này là đưa tới sự chấm dứt tận gốc rễ mọi đau khổ, giúp tận hưởng được hạnh

phúc chân thật và đồng thời đạt tới giác ngộ, thực chứng Niết bàn. Người Kitô hữu chúng ta

nếu muốn có được những kết quả tốt đẹp đó thì dĩ nhiên không thể bỏ qua Con Đường chân

thật này, nghĩa là Kitô hữu cần phải tiếp tục tìm hiểu và học biết cách để đi được trên Con

Đuờng đó.

Con đường Đạo Đế hay nói cách khác đó cũng là con đường Bát Chánh Đạo thực ra đều là

hai tên gọi của cùng một Con Đường giải thoát. Thế nhưng, trong lời giảng về con đường Bát

Chánh, Đức Phật lại dạy cho chúng ta thấy rõ hơn từng bước đường hay những phương cách cụ

thể, từ bước đơn giản cho đến phức tập, từ phương cách tiên quyết cho đến cách cuối cùng, kết

thúc của Con Đường Bát Chánh. Thế thì những bước Đường ấy cụ thể là gì?

1.2. Lời giảng về Bát Chánh Đạo

Đối với lời giảng về Bát Chánh Đạo củaĐức Phật, gồm ba phạm trù là: Giới - Định -

Tuệ. Ba phạm trù này cũng là những bước Đường hay phương cách chân thật và rất hữu hiệu

của việc chấm dứt hoàn toàn đau khổ.

Trong ba phạm trù Bát chánh đạo, tín đồ Kitô cần thụ huấn trước tiên là Giới, vì Giới

chính là một hành vi đạo đức, mà đạo đức là hành vi cơ bản của mỗi người cần phải có, cách

riêng là những Kitô hữu, đặc biệt là những ai sống đời sống tu trì, muốn trở nên con người

hoàn thiện thì điều đó lại cần khẩn thiết hơn. Theo các Phật tử, để có thể tu thân tốt hay điều

phục được tâm mình - đoạn trừ những vọng niệm trong tâm thì việc thực hiện những hành vi

đạo đức là rất quan trọng, qua việc thực hành các yếu tố của Giới là Chánh ngữ: nói đúng;

Chánh nghiệp: hành động đúng; Chánh mạng: nghề nghiệp đúng. Những chất tố này nhất định

không thể thiếu được trong môi trường chúng ta đang sinh sống, sâu sát hơn đó là môi trường

trong “tâm hồn” con người. Thật vậy, đạo đức là phẩm hạnh quý báu của chúng ta không phải

tự dưng mà có nhưng do rèn luyện, thực tập nhiều mới có được, với mục đích là ‘đừng làm

điều ác, mà làm điều thiện’, và để thanh tẩy tâm trí. Người ta thường nói: “chính hành vi

quyết định bạn là ai, và là người thế nào”. Vậy nên ta có thể nói, người có hành vi đạo đức là

người đạo đức. Cho nên, để trở thành người có đạo đức nhất thiết người Kitô hữu cần học biết

75 Theo cách diễnđạt thông thường của người Kitô hữu chúng ta về “diệt trừ vô minh” đó là xoá bỏ mù loà, tăm tối vì chưa được mặc khải, và còn bị màn đêm tăm tối của sự dữ hay tội lỗi bao phủ, không nhìn thấy ánh sáng của Chân-Thiện-Mỹ. Nguồn sáng ấy chính là Thiên Chúa.

Page 44: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

44

thế nào là đạo đức chân thật, và đồng thời có hành vi tu dưỡng đạo đức cách cụ thể từ việc

trao dồi những yếu tố chân thật của Giới. Đây là bước Đường thứ nhất.

Bước Đường thứ hai trong Bát Chánh Đạo không kém phần quan trọng so với bước thứ

nhất dành cho tín đồ Kitô thụ huấn đó là“Định”. Người Kitô hữu cần thụ huấn nghĩa là học

biết pháp môn về “Định” hay là phép “Thiền Định”, bởi vì pháp môn nàychính là một phương

pháp về tu luyện thể xác và tinh thần rất tốt, nói chung giúp chúng ta có một thể xác cũng như

tinh thần khoẻ mạnh, minh mẫn, sáng suốt hơn, rất cần thiết cho sự giác ngộ hay tỉnh thức.

Thật thế, phương pháp Thiền Định đúng nghĩa luôn có những kỷ luật tinh thần rõ ràng đúng

mực giúp Kitô hữu hay những ai thực tập nó không sa vào những thái cực dẫn tới những hậu

quả không tốt. Vì như chúng ta biết, rắc rối và đau khổ xuất hiện bởi trạng thái tinh thần và

hành động không được kỷ luật đúng đắn, rõ ràng, hay nói khác đi là khi tinh thần, hành động

bê bối, buông thả, thác loạn vv...

Quả vậy, tinh thần được ổn định, thư thái thì thể xác chúng ta mới được khoẻ mạnh.

Chính việc Thiền Định sẽ mang lại cho chúng ta có điều kiện đó, vì khi Thiền Định ta có thể

tập trung tinh thần rất tốt và loại bỏ khỏi tinh thần những dơ bẩn như là những ham muốn

nhục cảm bất chính, lòng căm ghét, ác tâm, lười biếng, phiền muộn, đồng thời khơi dậy

những phẩm chất tốt trong tâm con người như ý chí, nghị lực, sự vui tươi, yêu đời. Mặt khác,

thiền định có khả năng giữ cho trí óc chúng ta luôn điềm đạm, cho tâm an trí tĩnh trước mọi

vấn đề trong cuộc sống. Lại nữa, như chúng ta biết, Thiền Định là một hình thức trầm tư sâu

sắc, mà đúng ra chính Đức Phật đã phát hiện ra chân lý, sự thật về vạn vật qua sự trầm tư

thiền định, hơn là từ việc học nơi một đạo sư76. Cho nên, giá trị của việc trầm tư trong Thiền

Định là rất lớn lao, thật khó để diễn đạt được cho hết giá trị của nó.

Từ đó, một thắc mắc được đặt ra với Kitô hữu chúng ta là liệu chúng ta có thể kết hợp

giữa việc cầu nguyện, chiêm niệm với việc Thiền Định được chăng? Câu trả lời là rất tốt! bởi

trong lịch sử giáo hội Công giáo thực ra đã có nhiều người thực hiện việc kết đó, chẳng hạn

như đã có một số các tu sĩ Công giáo như Thomas Merton, John Main, James Finley, sau khi

thụ giáo các thiền sư đã bắt đầu biến chế Thiền để đưa Thiền vào chiêm niệm chính thức

trong Kitô giáo. Cũng thế, khi nói về sự kết hợp đó, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XV cũng đã

khẳng định rằng: “lời cầu nguyện, thiền định hay chiêm niệm- càng suy lý và phân tích- nếu

được liên kết với nhau hằng ngày thì hiệu quả trên tinh thần và con tim hành giả càng lớn

76 X. Diane Morgan, Triết học tôn giáo Phương đông, Biên dịch: Lưu Văn Hy, Nxb tôn giáo, 2006, tr. 102.

Page 45: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

45

hơn”77. Như vậy, về phương pháp Thiền định Kitô hữu nên biết học hỏi và nếu muốn thì vẫn

có thể thực tập hoặc áp dụng trong đời sống hằng ngày của mình.

Bước đường thứ ba của Bát chánh đạo là Huệ (Khôn ngoan). Huệ còn được hiểu là trí

tuệ, mà trí tuệ ở đây gồm có: Chánh kiến và Chánh tư duy, nghĩa của cả hai là thấy biết và suy

nghĩ đúng đắn, chân thật, phù hợp. Kitô hữu chúng ta cần có một trí tuệ thông suốt để biết

nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá sự vật, các vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Do đó, chúng ta

cần phải học cho biết về mặt Huệ, tức Trí Tuệ của bậc thứ ba này, vì nhờ đó, ngoài việc biết

mình, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu về tha nhân, vạn vật. Thật ra, không phải

chỉ có người Phật tử, mà ngay cả người Do thái và người Kitô hữu đều rất coi trọng và đề cao

khía cạnh Trí tuệ của con người, vì số phận và cuộc đời của mỗi người, mỗi dân tộc ra sao

phần lớn là do Trí tuệ con người quyết định78. Điều hiển nhiên là nếu Trí tuệ sáng suốt thì

hành động chúng ta dĩ nhiên sẽ sáng suốt. Hành động mà sáng suốt thì chắc chắn kết quả sẽ

tốt đẹp.

Để tránh đuợc tối đa sự sai lầm trong cách nhìn nhận, suy xét, đánh giá vấn đề, Kitô hữu

chúng ta cần đặc biệt học biết và không ngừng rèn luyện, tu tập nhằm đạt được Trí tuệ, không

phải là trí tuệ mù mờ nhưng là một Trí tuệ rốt ráo79. Nhờ trí tuệ thông suốt, tư tưởng cũng như

hành dộng của chúng ta chắc chắn sẽ luôn đem lại kết quả tốt đẹp là “lợi ích cho mình và cho

người”80. Theo như lời dạy của Đức Phật, chúng ta nên kiên trì rèn luyện trí tuệ và lấy trí tuệ

làm đèn để soi sáng cho mình, để hành động cách sáng suốt, khôn ngoan, chứ không phải làm

tôi hay nô lệ cho các dục vọng xấu. Khi ấy, dĩ nhiên sự u ám mờ mịt của vô minh, ngu dốt sẽ

biến mất.

Như vậy, qua ba bước đường Bát chánhđạo, chúng ta thấy rõ ràng, về mặt tinh thần con

đưòng Bát chánh cũng rất gần với tinh thần của Kitô giáo chúng ta mà ta có thể học hỏi và áp

dụng được trong đời sống của mình, cụ thể là gần với “Tám mối phúc thật”81. Vì thế, thiết

tưởng, nếu Kitô hữu có thể áp dụng được tinh thần của Bát chánh đạo vào trong đời sống tôn

giáo của mình thì hẳn đời sống của Kitô hữu, đặc biệt là về mặt tinh thần, tâm lý hay tâm linh

sẽ thêm phần phong phú và hữu ích hơn rất nhiều. Chúng ta thấy, nếu như Tám mối phúc thật

nhấn mạnh đến tình thương và sự nhẫn nhục thì Bát chánh đạo lại đề cao khía cạnh Trí tuệ, sự

77 ĐứcĐạt Lai Lạt Ma đã nói trong một cuộc hội thoại và khai mạc cuộc hội thảo John Main vớiđề tài: “Đức Từ Tâm”. 78 Quan niệm hay Trí tuệ ảnh hưởng đến tư tưởng, tư tưởng ảnh hưởng đến hành động, hành động dẫn đến số phận, cuộc đời con người… 79 Trí tuệ rốt ráo hay trí tuệ thấu suốt là trí tuệ con người có thể đạt được 80 X. Nguyễn Chính Kết, Linh hạnh Phật giáo, Tp. HCM, Năm 1997, tr. 46 81 X. Mt 5, 1-12, “Tám mối phúc thật” nằm lời giảng dạy của Đức Kitô khi ngài giảng trên núi cho các môn đệ của Ngài và những ai lắng nghe người tạiđó.

Page 46: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

46

phát triển của nó (chánh kiến, chánh tư duy), cả hai bên có thể bổ túc cho nhau làm thành một

phương thế hữu hiệu, thích hợp, một bài học đầy đủ hơn cho chúng ta.

1.3. Lời giảng về Thập Nhị Nhân Duyên

Ở lời giảng này, người Kitô hữu chúng ta cần ý thức và tìm hiểu rõ đâu là nhân tố hay

còn gọi là nguồn gốc, đầu mối, gốc rễ chính yếu gây nên vấn đề đau thương, phiền não và các

vướng mắc trong đời sống con người. Nhìn vào thuyết Nhân duyên, chúng ta sẽ thấy rõ, nhân

tố hay gốc rễ ấy chính “vô minh” – “tham ái”. Đó là tình trạng mù tối, chưa được khai sáng,

thiếu hiểu biết sự thật, chân lý, dẫn đến những ham muốn bất chính, sai lầm, tội lỗi. Sự nhận

thức về đau khổ đòi hỏi ta phải tìm hiểu về nguyên nhân, nguồn gốc của nó, và càng thấu hiểu

được thực trạng đó ta càng cảm thấy nhẹ nhõm dễ chịu, một cách nào đó chúng ta vẫn cảm

thấy an tâm, và phần nhiều bớt đi sợ hãi hơn, bởi nhờ đó chúng ta sẽ biết cách phải làm gì, tức

là cách để vượt qua82. Đấy thực sự là một kinh nghiệm thực tế được nhiều người cảm nghiệm

trong cuộc sống hằng ngày một cách rất cụ thể.

Trong ngũ đạo của thánh Toma Aquino, chúng ta thấy rõ ràng ngài đã đặt nền tảng trên

thuyết Nhân duyên, mà thật ra thuyết này dựa trên nguyên lý nhân quả. Vì thế mà ta thấyngũ

đạo thánh Toma hướng tới một nhận thức tất yếu: “mọi hiện hữu đều có lý do”, vì được xây

dựng trên nguyên lý lý tính, đó là đòi hỏi căn bản thuộc về bản chất và nằm trong kinh

nghiệm của con người83 .

1.4. Lời giảng về Vô thường – Vô ngã

Đối với lời giảng về Vô thường, tức không có gì thường hằng, cố định, không có gì bất

biến. Nói khác đi, theo nghĩa vô thường thì mọi sự đều luôn thay đổi và mang tính chất hiện

hữu tạm thời, chóng qua. Cho nên, nếu Kitô hữu chúng ta đem quan niệm này đối chiếu với

giáo lý Kinh Thánh Kitô giáo thì ta sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng. Như mở đầu sách

Giảng Viên có câu: “Phù hoa nối tiếp phù hoa, ở đời hết thảy chỉ là phù hoa” (Gv 1,2). Với

thánh Phaolô ngài viết: “bộ mặt thế gian này đang qua đi” (1Cr 7, 31). Như thế, ta thấy rõ

ràng quan niệm giáo lý Kinh Thánh của chúng ta cũng nói lên ý nghĩa vô thường tương tự

như lời giảng của Đức Phật. Tất nhiên, giáo lý chúng ta dạy vẫn có những giá trị thường hằng,

mà điều đó chính là Thiên Chúa còn gọi là Chân Lý tuyệt đối, trường tồn, bất biến, và các

thiên thần, các thánh, và các giá trị khác tồn tại nơi con người như tình yêu chân chính, tình

bạn đích thực vv…những điều đó đâu phải là vô thường. Vì thế, với lời giảng về vô thường,

thì đối với quan niệm của chúng ta, cuộc sống với tất cả những gì hiện hữu không hoàn toàn

82 X. Jean Francois Revel và Matthieu Ricard, Đối thoại giữa triết học và Phật giáo, Nxb Tp. HCM, 2002, tr. 239. 83 X. Lm J.B NguyễnĐăng Trực OP, Lý học về Thượng Đế, Năm 2014, tr. 76.

Page 47: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

47

như vậy. Tuy vậy, qua lời giảng vô thường của Đức Phật, chúng ta cũng thấy được cuộc đời

vẫn có những sự vật mang bản chất vô thường, phù du, chóng qua tựa như mây bay gió

thoảng, như hoa đồng cỏ dại. Chúng ta cần nhận biết chúng là như thế, không phải để Kitô

hữu chúng ta bi quan và đau khổ cho bằng để “chấp nhận nó như nó là chứ không phải như

chúng ta muốn nó là”, vì cuộc sống thực sự có những sự vật là “vô thường”. Học cách nhìn

nhận cuộc sống, biết chấp nhận sự thật rằng vạn vật có những cái là vô thường, phù du, tạm

bợ, chúng ta sẽ không còn thái độ bám víu, lệ thuộc, đau khổ, ta sẽ dễ dàng có được một tinh

thần tự do, siêu thoát hơn trước những sự vật vô thường ấy.

Đối với lời giảng về Vô ngã, trong Kitô giáo chúng ta cũng có quan niệm tương tự nói

về thực trạng vô ngã, thế nhưng thiết nghĩ nó đươc diễn tả theo cách khác mà thôi. Giáo lý

Công giáo xác tín con người được Thiên Chúa tạo dựng nên từ hư vô, nên bản chất của chúng

ta là hư vô. Tất cả những gì ta đang có, đang là, đang làm lúc này đây là do Chúa ban, nên

không có gì vốn là của ta cả, vì mọi sự là của Chúa và nếu Người không ban ơn thì thực sự ta

chẳng có gì hết. Một khi quan niệm mình là hư vô, là không, nói cách khác là “vô ngã”, thì

điều hiển nhiên đối với chúng ta là không còn chấp vào ngã, vào cái tôi qua những gì mình có,

mình là, hay mình làm. Không chấp nhất vào cái tôi, chúng ta sẽ trở nên những con người biết

sống vui vẻ, vô tư, tự do. Chúng ta cũng chẳng ngại quên mình, bỏ mình hoàn toàn84 vì tha

nhân và Đức Kitô, bởi nhận thức mình là hư vô, không không trước mặt Thiên Chúa. Đó là

tâm tình của các vị thánh, các bậc giác ngộ, người thức tỉnh85, và âu cũng là tâm tình cần có

của các Kitô hữu chúng ta.

1.5. Lời giảng về Tứ Vô Lượng Tâm

Đối với Tứ Vô Lượng Tâm, hiểu vắn gọn đó là bốn cái tâm chân thật hay bốn mối lòng

trong sáng, rộng lớn, vô biên, gồm tâm Từ - tâm Bi – tâm Hỷ - và tâm Xả.

Với tâm Từ, Kitô hữu sẽ học biết về lòng nhân lành, sự hiền hậu, khoan dung, được

biểu hiện trong hành động bằng sự giúp đỡ. Khi học và có được lòng nhân lành của tâm Từ,

Kitô hữu sẽ đẩy lui được sự giận ghét hay oán giận của tâm gây nên Phiền não và khổ đau là

sự sân hận; với tâm Bi, Kitô hữu sẽ học biết về lòng thương xót, mà đỉnh cao nhất là lòng

thương xót của Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô đối với tất cả mọi người, với muôn loài muôn

vật. Có được lòng thương xót hay lòng từ bi, đồng nghĩa có chìa khoá tháo gỡ mọi điều tàn ác

xảy ra do lòng thù hận tạo nên. Mặt khác, ta thấy, tâm bi cũng có ý nghĩa rất rất gần với nghĩa

84 X. Kinh Thánh, Đoạn Mt 10, 39; Lc 17, 33. 85 X. Nguyễn Chính Kết, Sđd, tr. 209-210.

Page 48: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

48

của bác ái Kitô giáo theo lời Đức Kitô dạy86, mà bác ái theo cái nhìn của thánh Augustino

được xem là một quy luật vàng, hay khuôn vàng thước ngọc của Kitô hữu hoàn hảo87, vậy nên

khi biết sống với lòng từ bi, chúng ta cũng có được tinh thần của “luật vàng là lòng bác ái”;

với tâm Hỷ, Kitô hữu học hỏi về lòng mừng vui khi thấy người khác vui vẻ và thành công, vì

tâm tình vui mừng này sẽ xoá tan đi sự ưu phiền, tính ghen tị, bực bội khi nhận thấy người

khác thành công; với tâm Xả, Kitô hữu có thể học cách trao dồi tấm lòng buông bỏ, nhất là

đối với những điều gì làm cản trở chúng ta trên con đường tiến tới sự giác ngộ và giải thoát, vì

khi có tinh thần buông bỏ Kitô hữu sẽ không còn bám víu hay tham luyến, mà chúng chính là

nguyên nhân gây ra sự ràng buộc.

Riêng về mặt thực hành, Kitô hữu chúng ta có thể tìm trong bốn yếu tố của Tứ vô lượng

tâm, mà đặc biệt là ở yếu tố “Từ-bi” nơi giáo huấn Đức Phật một số bài học: bài học về bình

đẳng và thoát tục khi ta cần tập bớt đi những vương vấn, nhất là nệ cảm; bài học về bề rộng

khi ta cần mở rộng cõi lòng để yêu mến thêm các sinh vật bên dưới người, và điều ấy phù hợp

hơn với trào lưu sinh thái học hôm nay88. Như chúng ta biết, trào lưu sinh thái học cũng là vấn

đề về môi trường mà Đức Thánh Cha Phanxicô trong những năm gần đây đã ban hành thông

điệp Laudatosi – chăm sóc ngôi nhà chung ( 18/6/2015). Một trong những đặc điểm quan

trọng ngài nhấn mạnh rằng:“chúng ta không thể chăm sóc thiên nhiên, nếu chúng ta không có

tấm lòng nhân hậu, lòng thương xót (từ bi), và quan tâm đến đồng loại của chúng ta”89. Và

theo Đức Thánh Cha, chúng ta hãy thay đổi tâm hồn, hãy thức tỉnh nó và đón nhận với trái

tim rộng mở để hướng tới một cuộc hoán cải về sinh thái.

2. Thụ huấn qua việc làm và gương sống

Chúng ta thấy, trong lời giảng dạy của Đức Phật luôn luôn có kèm theo nhân tố rất quan

trọng là việc làm và gương sống của ngài, và hẳn thật, ngài không bao giờ để thiếu đi nhân tố

ấy. Tại sao vậy? Thưa, vì ngài là một bậc đã giác ngộ hoàn toàn, vì thế ngài thừa biết, nếu để

thiếu đi nhân tố quan trọng là việc làm và gương sáng trong lời giảng của mình, thì chắc chắn

lời đó sẽ trở nên vô giá trị, và dĩ nhiên cũng chẳng có sức lôi cuốn được ai. Tựa như câu nói

86 Theo nhiều nguồn tài liệu khác nhau thì “lòng từ bi” Phật giáo không có ý nghĩa rộng như “bác ái” Kitô giáo. Mặt khác, từ bi Phật giáo thực sự không có nghĩa là hoàn toàn vị tha, nhưng đó còn là phương tiện rất hữu ích để giúp nhưng người theo Đức Phật có được hạn phúc và đạt tới sự giải thoát. Như vậy, từ bi Phật giáo còn nhuốm màu vị kỷ trong đó. 87 X. Lm Gioan Kim khẩu Nguyễn Văn Nam, Cẩm nang đời sốngđan tu, Năm 2017, tr. 77. 88 X. Hoàng Sơn – Hoàng Sĩ Quý, Sốngđạo vớiĐông Phương, Năm 2009, tr. 260. 89 X. http://caritasdanang.org/thong-diep-cua-duc-giao-hoang-phanxico-ve-moi-truong-laudato-si-

cham-soc-ngoi-nh-tc40

Page 49: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

49

khá quen thuộc đối với chúng ta: “lời nói gió bay, nhưng gương bày thì lôi cuốn”được hiểu là

như vậy.

Do đó, khi Kitô hữu nếu thực tâm muốn thụ huấn cách trọn vẹn giáo huấn cao sâu của Đức

Phật, thì ngoài việc học hỏi các lời giảng dạy của Đức Phật, thiết nghĩ cũng nên học biết thêm về

việc làm và gương sống của ngài, bởi rằng đây là một hình thức cũng như là một phương cách

giáo huấn vô cùng sống động.

2.1. Dứt khoát từ bỏ mọi sự

Để có được hành động và việc làm nhằm mang lại ích lợi cho chúng sinh, giúp chúng

sinh được giải thoát, Đức Phật đã xuất gia cầu đạo. Trước tiên ngài đã phải thực hiện một sự

thay đổi lớn đó là việc quyết định “dứt khoát từ bỏ mọi sự”. Từ bỏ ở đây hẳn theo ngài không

phải để lẩn trốn cuộc đời với trách nhiệm và những khó khăn, đau khổ của nó nhằm tìm kiếm

sự thoải mái hay dễ dãi cho bản thân, nhưng là để ra đi và bằng mọi cách tìm kiếm chân lý

giải thoát, với ước mong là chỉ cho chúng sinh con đường giải thoát khỏi đau khổ.

Việc Đức Phật đã thực hiện cuộc từ bỏ ra sao, với những gì thì chúng ta đã rõ khi ta đã

đề cập đến. Ở đây xin được nhắc lại một số nét tiêu biểu, trong những sự từ bỏ đó, Đức Phật

đã dứt khoát từ bỏ ngài vàng, cha mẹ, vợ con, những điều mà nhiều người thời của ngài và

ngay cả thời nay vẫn khó có đủ can đảm mà thực hiện. Nói chung ngài đã từ bỏ mọi thứ mà

ngài đang có và mọi thứ ngài có thể có của một vị thái tử, vị vua tương lai. Và quan trọng hơn

hết đối với Đức Phật cũng như tinh thần của Đức Kitô chắc chắn là “sự từ bỏ bản thân mình”,

tức là việc từ bỏ hy sinh cái tôi có chứa đựng tất cả những gì là tham – sân - si , vì tha nhân, vì

tất cả chúng sinh, bởi đó là điều kiện tiên quyết để ngài có thể đem lại lợi ích cho chúng sinh.

Đối với Kitô hữu chúng ta, và tất cả những ai muốn theo Đức Kitô Giêsu hay muốn làm

môn đệ Người cũng vậy, điều kiện tiên quyết Người đòi hỏi vẫn là sự từ bỏ mình, như Người

đã nói:“ Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình…” (Mt 16, 24). Cũng vậy, trong việc tìm kiếm

chân lý giải thoát là mục tiêu, Đức Phật cũng giống như Đức Kitô dạy mỗi người trong chúng

ta điều kiện tiên quyết là cần phải biết từ bỏ, biết xa lánh những gì có thể làm cản trở ta, bằng

không chúng ta sẽ chẳng có khả năng làm được điều gì.

2.2. Kiên tâm tìm kiếm chân lý giải thoát

Sau khi thực hiện việc từ bỏ mọi sự và bước chân vào việc tìm kiếm chân lý đưa đến sự giải

thoát khỏi đau khổ và đạt hạnh phúc.Nghiên cứu cho thấy, Đức Phật đã phải dãi nắng dầm mưa,

trải qua vô vàn khó khăn gian khổ trên con đường tu hành, với thời gian sáu năm khổ luyện gian

nan trong sự kiên trì không ngừng và một lòng nhiệt tâm cao độ, cuối cùng ngài đã được đền đáp

với kết quả xứng đáng là tìm ra được phương cách giải thoát đích thực như ngài mong muốn, mà

Page 50: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

50

phương cách đó không gì khác hơn là bốn chân lý trong “Tứ Diệu Đế” và được khải triển cách cụ

thể trong con đường của “Bát Chánh Đạo”. Như thế, Đức Phật đã để lại bao chân lý và bài học

quý báu, là ngọn đèn sáng bất diệt trong bóng tối mịt mù của cuộc đời con người, là con thuyền từ

bi không bao giờ chìm trong biển khổ mênh mông90.

Nhìn vào thái độ nhiệt tâm và việc làm kiên định, kiên trì, bất chấp mọi khó khăn thử

thách và gian khổ của Đức Phật trong việc tìm kiếm chân lý giải thoát, Kitô hữu chúng ta

nhận ra được bài học quý giá về việc kiên tâm, kiên định đối với các mục tiêu hay lý tưởng

cao đẹp của mình, mà lý tưởng sống của Kitô hữu là gì nếu không phải là việc khám phá ra

Chân Lý là chính Đức Kitô Giêsu, trung tâm điểm của đời sống mình, mặc cho mọi khó khăn

thử thách luôn rình rập như là bắt bớ và bách hại bởi gươm đao, võ khí, roi đòn, tù ngục

v.v…vẫn không sờn lòng nản chí.

2.3. Hành động vị tha

Theo như mục tiêu và lý tưởng ban đầu của Đức Phật khi thực hiện việc từ bỏ và ra đi

kiên tâm truy tầm chân lý nhằm chỉ cho chúng sinh thoát khỏi vòng vây của bể khổ, hay nói

khác đi là giúp chúng sinh chuyển mê thành ngộ, lìa khổ được vui. Vậy sau khi đạt được mục

tiêu là sự giác ngộ chân lý, biết được sự thật, có được trí tuệ thông suốt và siêu phàm, cùng

với một tấm lòng tràn đầy tinh thần vị tha và đức từ bi cao độ, Đức Phật đã hết lòng thực hiện

những “hành động vì lợi ích chúng sinh”, nghĩa là tìm đến chúng sinh và chỉ cho chúng biết

chân lý, con đường đem đến giải thoát đích thực. Hành động của Đức Phật được Shantidiva,

một đạo sư thế kỷ thứ 7 nói rằng: “đứa ngu luôn bị ràng buộc vào lợi ích riêng của nó, còn

Đức Phật thì chỉ biết phụng sự thế gian. Vậy anh hãy nhìn kỹ sự khác biệt đó”91.

Xuyên qua thực trạng của cuộc sống thế gian, vì nhận thấy muôn loài vật mà trọng tâm

cao quý nhất là con người đang chịu cảnh quá nhiều đau khổ và dày vò, vì lý do đó mà Đức

Phật đã hành động phụng sự với tất cả sự nhiệt tâm và tấm lòng vị tha. Trước tiên ngài chỉ cho

thấy sự thật về đau khổ đang hiện hữu và sau đó là cho biết phương cách để thoát khỏi khổ

đau và đạt được chân hạnh phúc. Phương cách hay con đường giải thoát ở đây không gì khác

khơn là sự thật, chân lý chứ không phải là một điều gì khác, như Đức Giêsu Kitô đã nói: “sự

thật sẽ giải thoát anh em…” (Ga 8, 32). Sự giải thoát đích thực ấy là điều mà mọi người và

muôn loài vẫn hằng mong ước. Nói tóm lại, khi giác ngộ hoàn toàn và thành Phật qua việc

nhận ra chân lý giải thoát, Đức Thích Ca Mâu Ni đã một lòng cống hiến cho chúng sinh, tất cả

những điều đó xuất phát từ lòng vị tha, cùng với những việc làm, hành vi thấm đượm đức từ

90 X. Lâm Thế Mẫn, Người dịch: Linh Chi, Tinh thần và nét đặc sắc của Phật giáo,Nxb Mũi Cà Mau, 1996, tr. 95 91 Jean Francois Revel và Matthieu Ricard, Đối thoại giữa triết học và Phật giáo, Nxb TP. HCM, BS. Hồ Hữu Hưng biên dịch, Năm 2002, tr. 126.

Page 51: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

51

bi vô biên, đạo lý sâu rộng và trí tuệ siêu phàm của người92.Đây quả thật là một hành động vô

cùng cao cả, một lý tưởng cao đẹp mà Kitô hữu suốt đời phải học tập và rèn luyện mới mong

có đuợc, vì hành động vị tha cũng giống như hành vi bác ái, đó là cốt lõi của giáo lý Kitô giáo

dạy phải thực thi vậy.

Dừng lại ở hành động vì lợi ích chúng sinh, hay hành động vị tha của Phật, Kitô hữu chúng

ta cũng cần tự hỏi: tôi đã hành động cho lợi ích của tha nhân chưa, hay tôi còn có những hành

động, việc làm và cách sống còn ích kỷ, thiếu mất tấm lòng vị tha? Nếu Kitô hữu chúng ta đang ở

trong tình trạng như vậy, thì quả thật,hành động của Đức Phật chính là một hành vi cao quý nhằm

thức tỉnh chúng ta hãy nhận biết ra tình trạng của mình và cần có hành động vị tha.

Như vậy, để tóm kết cho chương này và cũng là để trả lời cho câu hỏi chính của đề tài,

người viết xin được nêu lên và nhấn mạnh một số điểm chính cách vắn tắt như sau: thông qua

các lời giảng dạy cũng như qua việc làm và gương sống của Đức Phật, thực ra không phải là

chỉ có người Phật tử hoặc nhưng ai bước theo giáo huấn Đức Phật mới có thể thụ huấn được

giáo huấn của ngài, nhưng nếu xét cho cùng Kitô hữu chúng ta và các tín đồ các tôn giáo khác

cũng có thể thụ huấn hay học hỏi được rất nhiều tốt đẹp và hữu ích, khả dĩ mang lại nhiều ích

lợi và giá trị thiết thực cho cuộc sống mình và nhiều người khác.

Với các lời giảng dạy mang tính cách chân thật và cao quý của Đức Phật, mà cụ thể ở

đây là năm lời giảng, đầu tiên gồm Tứ Diệu Đế, tiếp đến là Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân

Duyên, Vô Thường – Vô Ngã, Tứ Vô Lượng Tâm, thì mỗi lời lời giảng dạy đều có một thông

điệp riêng, một giá trị riêng, đó là những bài học rất hữu ích cho Kitô hữu chúng ta học hỏi,

noi theo. Tuy nhiên, điều quan trọng xuyên qua những bài học mà chúng ta cần đạt đuợc qua

việc học hỏi không chỉ là hiểu biết và nắm bắt những gì đã có sẵn đó, nhưng chính là “biết

nhìn nhận và thấu hiểu về bản chất đích thực của vấn đề”, bởi lẽ ánh áng giác ngộ hay sự thức

tỉnh cần đạt được không phải là thoát khỏi vấn đề đau khổ cho bằng việc thấu hiểu nỗi khổ

đau, thấu tận bản chất của vân đề đau khổ nhờ biết cách tư duy, nhận thức vấn đề đúng đắn93.

Mặt khác, để có được sự nhận thức đúng đắn và sự thấu hiểu xác thực, sâu xa, điều cần thiết ở

đây là cách nhìn nhận của chúng ta cần phải được đặt trong một lăng kính của Chân Tâm là:

từ - bi - hỷ - xả, như thế mới có thể thấy được bản chất của sự vật như chính nó. Theo cái nhìn

của Đức Phật, cuộc đời và vạn vật trong đó đều có bản chất vô thường: đau khổ (Dukkha).

Vậy muốn thoát khỏi đau khổ nhất thiết phải biết nhìn nhận sự thật về đau khổ chứ không

được phép chối bỏ, phủ nhận nó. Hiểu được nguyên nhân và nguồn gốc của nó và biết đem áp

92 X. Lâm Thế Mẫn, Người dịch: Linh Chi, Sđd, tr. 95, 96. 93 X. Maria Paz Mrino, Cuối cùng ta cũng tự do (tác giả viết dựa theo tư tưởng của Anthony de Mello guide et temoin de la lumière), dịch giả: Trần Duy Thiên, Nxb tôn giáo, Năm 1995, tr. 13.

Page 52: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

52

dụng phương cách chân thật mới có thể dẫn tới sự giải thoát, giác ngộ, mà phương cách ấy

chính là Tứ Diệu Đế hay con đường Bát Chánh Đạo, trong đó gồm có những bước đường

chúng ta cần phải thực hiện đó là, Giới: các hành vi đạo đức; Định: kỷ luật tinh thần, rèn

luyện tâm hồn an tĩnh qua việc thiền định đúng mức; và Trí Tuệ: nhận biết vấn đề cách đúng

đắn, khách quan, biết tư duy, suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề cách thấu suốt, triệt để.

Còn đối với việc làm và gương sống của Đức Phật, điển hình là trong giai đoạn ngài

tầm sư học đạo, với một lòng kiếm tìm chân lý giải thoát để chỉ cho chúng sinh con đường

đưa tới sự giải thoát đích thực, thì Kitô hữu chúng ta cần chú tâm thụ huấn, học hỏi qua ba

điểm chính của ngài, trước hết đó là viêc: dứt khoát từ bỏ mọi sự, đặc biệt là việc từ bỏ

hoàn toàn cái tôi ảo tưởng là tham- sân – si, kẻ thù số một gây cản trở lớn nhất trong việc

kiếm tìm chân lý; hai là kiên tâm, kiên định tìm kiếm cho bằng được chân lý, bất chấp mọi

khó khăn thử thách chống đối xảy đến cho mình, bằng cách chấp nhận và vượt qua tất cả;

và ba là “thực thi hành động vị tha”khi có thể đối với mọi người mà không có sự phân biệt

đối xử hay kỳ thị, phải làm sao để cho người khác bớt đi đau khổ, buồn phiền và cảm thấy

cuộc sống ý nghĩa, hạnh phúc hơn. Thiết nghĩ, “hành động vị tha”chắc hẳn là bài học ý

nghĩa nhất cũng như là việc học hỏi quan trọng nhất đối với tất cả mọi người, mà đặc biệt

người Kitô hữu.

Page 53: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

53

Chương IV

NHẬN ĐỊNH VÀ KẾT LUẬN

1. Nhận định về giáo huấn của Đức Phật

Nếu phải đề cập đến toàn bộ giáo huấn của Đức Phật thì chắc hẳn đối với bất cứ một

học giả nào, hay một đối tượng nghiên cứu nào như Kitô hữu chúng ta đây, giáo huấn ấy quả

là một vấn đề quá rộng lớn, bởi đó là cả một kho tàng tư tưởng khổng lồ bao hàm trong đó

khá nhiều lãnh vực khác nhau, về thiên nhiên,vũ trụ, vạn vật, mà trọng tâm là con người, có

thể nói được là hết sức phong phú và đa dạng.

Xét về mặt hình thức lẫn nội dung, cả hai đều cho thấy rõ sự phong phú và đa dạng đó.

Riêng về mặt nội dung, bên cạnh sự rộng lớn của nó, chúng ta còn nhận thấy được nó rất là sâu

xa, thâm thuý, vì nó chuyên tâm phân tích nguyên nhân cũng như bản chất của đau khổ, đồng thời

cho thấy rõ ràng phương cách hợp lý và khoa học nhất để giải thoát khỏi nó. Nhưng không chỉ có

thế, ở mặt khác nội dung giáo huấn cũng cho thấy bộ mặt tươi sáng của hạnh phúc mà con người

có thể đạt được hay thủ đắc được trong chính cuộc sống, khi thực hiện phương cách đó. Do vậy,

tự bản thân giáo huấn Đức Phật rõ ràng nói lên sự quân bình, trung dung trong việc nhìn nhận các

vấn đề, cụ thể là giữa vấn đề đau khổ và hạnh phúc của con người. Đây có lẽ là một trong những

nét độc đáo và nổi bật nhất của giáo huấn Đức Phật.

Nhìn vào hình thức cũng như nội dung sâu rộng và đa diện của giáo huấn, chúng ta phải

chân nhận thành quả lớn lao của Đức Phật, đó hẳn là cả một quá trình tích luỹ kinh nghiệm,

học hỏi và một trí tuệ phi phàm, sáng suốt của ngài. Vậy với giáo huấn hàm chứa các hình

thức và nội dung sâu rộng và đa diện như thế thì đâu là những điểm son cần được phát huy?

Đâu là những mặt hạn chế? Giá trị và tầm ảnh hưởng của giáo huấn ấy gì?... Trước hết, xin đi

vào nhận định về điểm son.

1.1 Điểm son cần phát huy

Về điểm son hay còn gọi là điểm sáng, mặt tích cực, ưu điểm, ở đây xin được nêu lên ba

điểm chính: thứ nhất, mang tính chân thật, thực tế; thứ hai, dựa trên lý trí, trí tuệ; cuối cùng là

giàu tinh thần đạo đức và từ bi.

a. Điểm son thứ nhất: mang tính chân thật, thực tế

Đức Phật là con người chân thật và chủ trương sống của ngài rất thực tế, ngài sống hoà

hợp, gần gũi với thiên nhiên, mọi người, cho nên giáo huấn của ngài mang đậm nét chân thật

và thực tế, âu cũng là điều dễ hiểu đối với chúng ta. Thực tế rằng, trong giáo huấn Đức Phật

rõ ràng cho thấy, đau khổ là vấn đề rất lớn có liên quan đến con người. Vậy nên Đức Phật đã

Page 54: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

54

đặt chú tâm vào vấn đề đó, và giống như một vị lương y nhân lành, ngài đưa ra cho chúng ta

một phương cách hết sức thực tế để giúp trị bệnh hoạn và giải thoát khỏi đau khổ, ấy là con

đường Bát Chánh Đạo mà chúng ta đã đề cập, tức là con Đường đưa đến sự giải thoát, giống

như con đường nên thánh hay cứu độ trong Kitô giáo của Kitô hữu là Tám Mối Phúc Thật

vậy.Đây cũng là điểm tương đồng với với giáo lý Kitô giáo chúng ta.

b. Điểm son thứ hai: dựa trên lý trí, trí tuệ

Sự nhấn mạnh và đề cao trong Giáo huấn Đức Phật chính là khía cạnh của lý trí, của trí

tuệ mỗi người, và dường như ta thấy Đức Phật luôn lấy đó làm cơ sở cho mọi hoạt động con

người cũng như tâm điểm quy chiếu trong đời sống con người. Theo đó, mọi quyết định chọn

lựa của mỗi người đối với mọi vấn đề xảy đến trong cuộc đời đều được suy xét và soi sáng

dưới ánh sáng của lý trí, trí tuệ, chứ không theo cảm tính nhất thời hay một niềm tin mù

quáng nào cả.

Do vậy, nếu chúng ta biết dựa vào lý trí và trí tuệ và biết thật sự vận dụng khả năng

hoặc năng lực của nó, thì một cách nào đó thực ra chúng ta vẫn có được khả năng để sống

cách tự chủ, tự lập, tự cường, tự quyết, tự tạo cho mình một nhân cách riêng biệt, nét độc đáo

riêng, sống có tinh thần trách nhiệm cao, cùng với việc chu toàn bổn phận của mình, không

quá lệ thuộc, bám víu vào người khác.

c. Điểm son thứ ba: giàu tinh thần đạo đức, từ bi

Kitô giáo chúng ta cho rằng Đức Kitô đến với con người bằng đức ái, tình yêu thương

để cứu độ, thì Phật giáo cũng có quan niệm, Đức Phật đến với chúng sinh bằng tinh thần đạo

đức và một lòng từ bi cao độ, mục đích là chỉ cho chúng sinh con đường giải thoát. Quả thật

do bởi lòng từ bi, trắc ẩn (karuna) mà Đức Phật đã không ngần ngại chia sẻ sứ điệp giác ngộ

của ngài94. Có thể nói lòng từ bi là nguyên tắc quan trọng hơn cả trong đạo đức Phật giáo đối

với tất cả các hữu thể có tri giác và là biểu hiện cao nhất của đạo đức. Trong Đại thừa, chủ

trương từ bi phát triển rất mạnh đến nỗi trở thành nền tảng của lối tu Đại thừa, như nhà sư

Phổ Hiền có nói: “Đại Bi là nền tảng của tất cả Phật Pháp”95.

Nếu chúng ta so sánh từ bi theo quan niệm Đức Phật và bác ái theo quan niệm Kitô giáo

thì thực ra, từ bi theo nghĩa nguyên thuỷ của phái Tiểu thừa không thể so sánh với bác ái Kitô

giáo được, nhưng chỉ có từ bi theo quan niệm Phật giáo Đại thừa mới có thể so sánh với Đức

Ái Kitô giáo xét về cả bề sâu lẫn bề rộng, vì theo quan niệm về từ bi và bác ái của Đại thừa và

Kitô giáo, đó chính là tấm lòng vị tha, cảm thông và yêu thương hết mọi người không phân

94 X. John Renard, Dịch giả: Lưu Văn Hy và nhóm Trí Tri, Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn và giảiđáp, Nxb tôn giáo, Năm 2005, tr. 349. 95 Trích lại theo Hoàng Sơn – Hoàng Sĩ Quý, SJ, Sốngđạo với Phương Đông, năm 2009, tr. 248.

Page 55: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

55

biệt hoặc loại trừ một ai, nhưng thực tâm luôn muốn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho

người khác.

1.2 Những mặt hạn chế

Về mặt hạn chế của giáo huấn Đức Phật, xin được nêu lên ba điểm chính đó là: 1, chỉ

giới hạn ở tầm mức lý trí con người; 2, không hứa hẹn phần thưởng; 3, không đề cập đến yếu

tố thần linh, Thượng Đế.

a. Hạn chế thứ nhất: chỉ giới hạn ở tầm mức lý trí con người

Một điều mà đa số thời này người ta đều công nhận rằng, tiềm năng của một con người

toàn diện không phải chỉ giới hạn ở tầm mức của lý trí mà thôi, nhưng ngoài lý trí con người

còn có lãnh vực của niềm tin và cả khung trời bao la của tình yêu nữa. Có thể nói, niềm tin và

tinh yêu là những lãnh vực còn cao cả và rộng lớn hơn tầm mức lý trí mà mỗi người có thể

mở rộngvà vươn tới. Vì vậy, nếu chỉ dừng lại tầm mức lý trí, thiết nghĩ quả là một hạn chế

lớn cho khả năng và hiểu biết của con người để có thể phát triển một con người toàn diện. Ấy

thế mà trong giáo huấn của Đức Phật, khi cứu xét về các thực tại cuộc sống con người, thông

qua việc đề cao lý trí con người đã đành, Đức Phật lại chủ trương dùng đến tất cả năng lực

của lý trí, của trí tuệ mà ta có được,và tuyệt đối không được cầu cứu một sức lực nào từ bên

ngoài. Cho nên ta thấy nơi giáo huấn, thái độ của Đức Phật rất gần với tinh thần khoa học cận

đại là tính hợp lý và quan niệm sự giải thích hợp lý, ngoài ra không để cho yếu tố thần bí siêu

hình là những điều vượt quá giới hạn của lý trí thuộc về lãnh vực đức tin, tức khía cạnh của

thần linh, Thượng Đế xen vào96.

b. Hạn chế thứ hai: không hứa hẹn phần thưởng

Thường thì trong các lời giáo huấn của các vị giáo chủ các tôn giáo, bên cạnh những lời

dạy bảo hay khuyên răn luôn kèm theo ít là một phần thưởng nào đó, như đối với vị giáo chủ

là Đức Kitô trong Kitô giáo chúng ta thì với lời dạy cốt lõi là “mến Chúa yêu người”, và lời

hứa ấy chính là ơn cứu độ và hạnh phúc thiên đàng. Đó là phần thưởng từ lời hứa Thiên Chúa

dành cho những ai vâng nghe lời dạy của Ngài.

Nhưng đối với các lời dạy trong giáo huấn của Đức Phật thì lại khác, ngài không có hứa

hẹn cho bất cứ ai thực hiện giáo huấn ấy một điều gì cả, dù sự giải thoát hay là hạnh phúc

Niết-bàn, bởi nếu hứa hẹn thì cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích người ta mong cầu, mà

theo quan niệm của Đức Phật, bao lâu còn mong cầu (dục) bất cứ một điều gì là bấy lâu

không thể được giải thoát97. Vấn đề này thực sự gây bế tắc và khó hiểu cho rất nhiều người

96 X. NguyễnĐăng Thục, Lịch sự triết học Phương đông (tập 3), Nxb Tp. HCM, Năm 1997, tr. 275. 97 X. Thiện cẩm, Sđd, tr. 127.

Page 56: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

56

trong chúng ta giữa lý tưởng là sự giải thoát và thái độ, hành vi cần phải có. Quả thế, nếu lý

tưởng về sự giải thoát hay Niết-bàn nghĩa là trạng thái không còn sự ham muốn bất cứ điều gì

hay không còn dục vọng thì thiết nghĩ, đa số chúng ta sẽ cảm thấy tiêu cực, sợ hãi, khó lòng

mà chấp nhận lý tưởng đó, bởi lẽ chúng ta cảm thấy không có sự cân sứng khi phải hết sức

phấn đấu thực thi phương cách giải thoát của Đức Phật, mà không có được một hứa hẹn nào,

để rồi cuối cùng với ước mong là đạt đuợc lý tưởng giải thoát nghĩa là không còn ước mong

gì, cũng chẳng có vinh quang hay hạnh phúc nào cả. Vì thế theo quan niệm riêng bản thân cho

rằng: cần có cái gì để mà ước mong và sống với niềm ước mong đó còn hơn là không có một

điều gì.

c. Hạn chế thứ ba: không đề cập đến thần linh, Thượng Đế

Để minh xác hơn ở điểm giáo huấn này xin được nại đến tư tưởng Thích Minh Châu,

viện trưởng viện đại học Vạn Hạnh, ngài xác nhận rằng: “giáo lý Phật không hề có ý tưởng

nào về Thượng đế hay thần linh nào cả”98. Và chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng

đã nói cách công khai: “Phật giáo là một hệ thống vô thần”99. Qua hai xác nhận này đủ cho

chúng tacó thể nói mà không sợ sai lầm rằng, giáo lý hay giáo huấn Đức Phật là một giáo

thuyết vô thần, nói khác đi là không đề cập đến yếu tố thần linh, Thượng Đế. Thiết tưởng, nếu

xét trong nhiều khía cạnh của đời sống con người, đặc biệt là về mặt hiện sinh, một giáo

thuyết, một triết thuyết, hay một triết lý mà thiếu đi khía cạnh thần linh thì thuyết đó thiếu đi

một yếu tố vô cùng quan trọng làm nên ý nghĩa cho đời sống con người, bởi lẽ một trong

những yếu tố quan trọng của hiện sinh là sự vươn lên tới cùng đích của đời người là Đấng

siêu việt, Thượng Đế, Thiên Chúa. Cũng trong chiều hướng hiện sinh, nếu ta đem giáo thuyết

Đức Phật so sánh với triết lý Jean Paul Sartres, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy giáo thuyết Đức

Phật có phần giống với triết lý của triết gia Jean Paul Sartres, tức là sự trống vắng cách rõ

ràng về yếu tố thần linh, Thượng Đế.

Do vậy, bản thân người viết nhận thấy đó quả thực là một điều đáng buồn thay. Nhưng

may thay từ nhiều thế kỷ nay, có lẽ vì thiếu đi yếu tố đó, như một nhu cầu cần thiết mà một số

đông, ít là phân nửa Phật giáo đã quay sang con đường sùng mộ, hướng về Đức Phật hay Siêu

việt như một Đấng Tối Cao cứu nạn cứu khổ.

1.3 Giá trị và tầm ảnh hưởng

98 Thiện Cẩm O.P, Kitô giáo và các tôn giáo khác, SaiGon, Năm 1970, tr. 118. 99 X. Đỗ Mạnh Trí, đọc Đối thoại với Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Dương Ngọc Dũng nhận định về các tri thức Phật Giáo, Paris, hè năm 1996, tr. 157.

Page 57: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

57

Những ai đã hiểu rõ về giáo huấn Đức Phật rồi đều phải nhìn nhận, giáo huấn của ngài

không phải như là một học thuyết nào đó mang giá trị tầm thường, rẻ mạt và vô giá trị, nhưng

giáo huấn ấy luôn hàm chứa và biểu lộ một giá trị có thể nói là rất cao quý, và đồng thời mang

một tầm ảnh hưởng vô cùng sâu rộng.

a. Xét về mặt giá trị

Về mặt giá trị của giáo huấn Đức Phật, vì nội dung giáo huấn đề cập đến nhiều góc cạnh

quan trọng khác nhau đối với cuộc sống của con người, mà mỗi góc cạnh dĩ nhiên có giá trị của

riêng nó. Ở đây xin được nói đến hai điểm: “Kim chỉ nam” và “phương tiện thiết thực”.

Bản thân Đức Phật không phải là một con Đường như Đức Giêsu Kitô là Đường, nhưng

ngài đích thực là một người chỉ Đường cho chúng ta cụ thể qua giáo huấn của ngài, cho nên

chúng ta cũng phải công nhận rằng: giáo huấn Đức Phật là một “kim chỉ nam” cho chúng ta.

Và xét như một kim chỉ nam với vai trò quan trọng là “chỉ Đường”, tức chỉ cho chúng sinh

con Đường đến với sự giải thoát, đạt tới sự giác ngộ, thức tỉnh, thành Phật hay thành thánh.

Đây chắc hẳn là vai trò lớn lao nhất và cao quý nhất xét về mặt giá trị trong giáo huấn của

Đức Phật.

Mặt khác, khi đóng vai trò là một người chỉ Đường giải thoát cho chúng ta, ta có thể đặt

một giả thiết rằng, nếu như Đức Phật chỉ đơn thuần là chỉ cho chúng ta con Đường giải thoát

mà không cho ta một phương tiện nào để đi trên con Đường đó để đạt được sự giải thoát, thì

thiết nghĩ, ngài vẫn chưa làm tròn vai trò chỉ Đường của mình, vì sự thật là nếu không có

phượng tiện để đi, chẳng ai có thể đến được. Nhưng không, Đức Phật đã đưa ra cho chúng ta

một phương cách chân thật, hay nói khác đi là ngài đã đưa ra cho chúng ta một phương tiện

rất cụ thể và thiết thực, ấy là con đường của “Bát Chánh Đạo”. Qua con Đường này xét về

mặt giá trị thực ra nó cũng rất hữu ích cho chúng ta nếu ta đem áp dụng cách triệt để trong đời

sống mình.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tóm lược giá trị cao cả của giáo huấn Đức Phật trong một

lời tuyên bố sau: “Thực vậy, oán hờn không diệt trừ được oán hờn, mà phải được giải quyết

bằng từ bi, bác ái, yêu thương, đấy là một định luật vĩnh cửu”.

Lại nữa, lời ấy còn thêm:“người chiến sĩ anh hùng nhất không phải là người đã thắng

được hàng ngàn ngưòi trong một chiến trận mà là người đã tự thắng mình. Tự mình chiến

thắng được chính mình còn trọng đại hơn là chiến thắng được tất cả các dân tộc” (103 – 104

Dhammapada)100.

100 NguyễnĐăng Thục, Lịch sử triết học Phương đông, Nxb Tp. HCM, Năm 1997, tr. 277.

Page 58: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

58

b. Xét về tầm ảnh hưởng

Kể từ khi ra đời và được loan truyền cách phổ biến, hiển nhiên giáo huấn Đức Phật đã

có một tầm ảnh hưởng không phải là nhỏ, nghĩa là sự ảnh hưởng và tác động của giáo huấn

Đức Phật quả vô cùng rộng lớn, sâu xa. Xét về mặt tự thân, giáo huấn Đức Phật đã là một

cuộc cách mạng rồi. Cuộc cách mạng đó được diễn ra trên nhiều lãnh vực trong đời sống con

người, đặc biệt là về lãnh vực triết lý101. Thế nhưng ở đây xin được nói đến một số điểm về

vấn đề của xã hội – tôn giáo Ấn Độ và thế giới.

Về vấn đề xã hội – tôn giáo Ấn Độ. Trong thời đại của Đức Phật, xét về thực trạng xã

hội thì rõ ràng chúng ta biết, xã hội đầy dẫy sự áp bức bóc lột, nhiều sự bất công chia rẽ còn

xảy ra giữa các giai cấp, chính là vì lý do kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Từ đó dẫn đến hệ luỵ

là nhiều người phải chịu cảnh bất hạnh, đau khổ. Đối với vấn đề tôn giáo, cụ thể là Bà la môn

thì đang ở trong tình trạng trên đà xuống cấp, suy tàn, do những giáo điều, nghi thức rườm rà,

rối răm, không còn phù hợp và cũng chẳng đem lại ích lợi gì cho người tin theo. Bởi vậy, sự

xuất hiện của giáo huấn Đức Phật như là một tiếng nổ vang lớn, nhằm báo hiệu cho người Ấn

đương thời biết đã đến lúc cần phải nhận ra thực trạng mê lầm của mình, đồng thời cần phải

thay đổi, phải thức tỉnh (giác ngộ), nghĩa là nhận thức về sự thật, chân lý nếu muốn thoát khỏi

tình trạng đó.

Đối với thế giới, giáo huấn Đức Phật cũng có một sức ảnh hưởng có thể nói là rất đáng

kể, vì khi vượt khỏi ranh giới Ấn độ là cái nôi sinh thành của Đạo Phật, do chủ trương “tuỳ

duyên hoá độ102” (Tịnh Độ Tông) nên giáo huấn rất dễ thích nghi với các hoàn cảnh văn hoá, xã

hội, tôn giáo khác nhau trên thế giới. Bởi thế, không có khó khăn cho lắm khi giáo huấn Đức Phật

đi tới đâu là hầu như được đón nhận và phát triển tới đó. Chính do đặc tính dễ thích nghi đó cũng

là nguyên nhân làm cho giáo huấn nguyên thuỷ của Đức Phật bị gọi là “thoái hoá tinh thần” khi

chịu thích nghi với hoàn cảnh thế giới. Điều đó được biểu hiện ra dưới các hình thức như lễ lạy,

khấn vái, cúng tế v.v… Qua đó người ta tìm sự giải thoát bằng niềm tin tưởng phó thác nơi Đức

Từ-bi hay Đức Phật, Quan Thế Âm Bồ Tát.Như thế, ta thấy từ việc thoái hoá tinh thần, đặc điểm

của giáo lý vô thần một cách minh nhiên biến thành hữu thần. Tưởng đây cũng là một đặc tính và

là một sự cách tân, cách mạng cần thiết phải có trong giáo huấn Đức Phật và Phật giáo nói chung,

để trở nên giống Kitô giáo hơn trong việc cầu tha lực - một Đấng, hay một sức mạnh thần linh

ngoài mình - để được giải thoát103.

101 X. Lý Minh Thuấn, Đông Phương cương yếu, Nxb Thuận hoá, Năm 2005, tr. 358. 102 Khi tuỳ duyên hoá độ Phật vẫn giữ nguyên tắc “tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên”, nghĩa là khi tuỳ duyên mà thay đổi thì vẫn phải nắm vững những gì không thay đổi, cái nền tảng của giáo huấn. 103 Trích theo Henri de Lubac, trong cuốn Amida (Paris Seuil, 1955).

Page 59: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

59

Ngay nay, các nước văn minh hầu như đều trọng đạo Phật và noi theo giáo huấn của

Đức Phật mà tầm những lời dạy của ngài với những gì phù hợp với lối sống tân thời. Có lẽ

vì vậy mà sự lan truyền rộng lớn của tư tưởng từ giáo huấn Đức Phật chẳng những ở khu

vực Á – Châu, mà còn mang một sức ảnh hưởng lớn, sự thâm nhập sâu rộng và toả sáng

cả khắp thế giới104, trong đó nói đâu xa, có các quốc gia Đông Nam Á như Nhật Bản, Thái

Lan, Trung Quốc, và đất nước Việt Nam thân yêu chúng ta, sự hiện diện của Phật giáo

chiếm phần đa số.

2. Nhận định về việc thụ huấn của người Kitô hữu

Cuộc sống luôn cho thấy, không có bất cứ một công việc nào tuyệt đối chỉ có một mặt

mà luôn có nhiều mặt khả hữu khác nhau, tức là có thể có này hay mặt kia, và mặt đó có thể là

thuận lợi hoặc khó khăn. Tương tự, việc thụ huấn của người Kitô hữu xét trong phạm vi là

giáo huấn Đức Phật cũng đều có hai mặt đó

2.1. Thuận lợi

a. Thiết thực trong cuộc sống

Một trong những đòi hỏi cơ bản nhất trong bất kỳ công việc nào đó là tính thiết thực,

tính thực tế. Đáp ứng cho đòi hỏi cơ bản đó, việc thụ huấn hay học hỏi của Kitô hữu chúng ta

đúng là một việc làm rất thiết thực, qua một giáo huấn cũng rất chi là thiết thực, thực tế trong

cuộc sống. Chính sự thực tế của giáo huấn Đức Phật làm nên điều may mắn và thuận lợi cho

việc học hỏi chúng ta. Sự thiết thực của giáo huấn ấy được Đức Phật đề cập đến đấy chính là

các vấn đề mà con người dường như thời này cũng mắc phải như những bất công, hận thù,

chia rẻ, chiến tranh đang diễn ra trong xã hội của loài người. Tất cả được Đức Phật khéo léo

trình bày thông qua những hình ảnh, câu chuyện có thật trong cuộc sống, nên không có mang

tính trừu tượng, khó hiểu, trái lại, rất thiết thực và thực tế của đời sống con người, cho nên

giúp ta dễ dàng liên tưởng, ghi nhớ, và có thể hiểu rõ được nội dung Đức Phật muốn nói tới là

gì, hoặc ý nghĩa trọng tâm của nội dung ra sao, đồng thời có thể mang lại cho chúng ta những

kết quả tốt đẹp. Đây là một tính chất và là một khía cạnh cần thiết, hết sức thuận lợi cho việc

học hỏi và áp dụng vào trong đời sống của người Kitô hữu chúng ta.

b. Phù hợp với tầm mức lãnh hội của nhiều người

Do ý muốn cứu giúp hết thảy mọi người và chúng sinh thoát khỏi bể khổ trầm luân,

khỏi tình cảnh mê lầm của vô minh, của tham sân si, mà ngay từ đầu Đức Phật đã có dụng

tâm lập ra một giáo lý không phải chỉ dành cho một số ít những người Phật tử nào đó thôi

104 Viết dựatheo tư tưởng chính củaĐoàn Trung Còn trong cuốn lịch sử nhà Phật, Năm 2001, tr. 238.

Page 60: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

60

nhưng cho tất cả mọi chúng sinh. Vì thế mà xét về mặt hình thức lẫn nội dung, chúng ta nhận

thấy giáo huấn Đức Phật quả sâu rộng và rất phong phú. Bởi thế, không lạ gì trong giáo lý hay

giáo huấn Đức Phật có rất nhiều cấp bậc và mức độ khác nhau được Đức Phật Phật thiết lập,

khai mở, trong đó mỗi cấp bậc đều có những bậc phù hợp với năng lực và tầm hiểu biết của

mỗi người chúng ta. Vậy nên đây lại là một điều khá dễ dàng, thuận lợi nữa cho Kitô hữu

chúng ta. Nếu chúng ta muốn thực tâm học hỏi, tìm hiểu giáo huấn Đức Phật sẽ không có khó

khăn ngoài khả năng, vì trong số cấp bậc giáo huấn đó tất nhiên sẽ có phần phù hợp với năng

lực, tầm hiểu biết, mức độ lĩnh hội giáo huấn của chúng ta.

c. Có nhiều phương tiện và mục đích tốt lành

Giả định Kitô hữu chúng ta có chủ tâm tìm hiểu nghiên cứu về giáo huấn của Đức Phật

chỉ để có cơ hội phê phán nhằm hạ thấp giá trị của giáo huấn đó thì thật sự, ý hướng hay mục

đích của ta đã có phần sai lầm rất lớn, và như thế đồng nghĩa chúng ta thiếu đi sự thành tâm

với một ý hướng ngay lành cần phải có trong việc thụ huấn đích thực để có được một kết quả

tốt. Vì lẽ đó, để thực hiện hiệu quả việc thụ huấn, dĩ nhiên, điều kiện không thể thiếu của

chúng ta mà bản thân muốn đề cao ở đây đó là ý hướng ngay lành, hay mục đích tốt lành,

trong sáng, không có thành kiến và sự đố kỵ, nghĩa là chúng ta có thực tâm học hỏi với mục

đích là để tìm ra trong đó những giá trị được xem là chân thật, cao quý… Thiết nghĩ, nếu

chúng ta có mục đích tốt lành với ý hướng trong sáng trong việc học tập thì đó là một lợi thế

rất tuyệt cho chúng ta, vì nhờ đó mà chúng ta sẽ đạt được nhữn kết quả như ta mong muốn.

Nhưng nói thế không có nghĩa là để đạt được kết quả tốt chúng ta chỉ cần có ý hướng và

mục đích tốt lành mà thôi, mà cũng cần thiết phải có các phương tiện tốt và phù hợp nữa. Đối

với việc thụ huấn của Kitô hữu, may mắn thay cho chúng ta là ngày nay có rất nhiều phương

tiện khá tốt và rất hữu ích cho việc thụ huấn, ấy là các nguồn tài liệu từ giáo sư, các nhà

chuyên môn nghiên cứu về Phật học, truyền thông qua các trang mạng, Internet, điện thoại di

động…Và bên cạnh đó, trong niềm tin tưởng Kitô hữu chúng ta tin rằng luôn có sự trợ giúp

của Chúa Thánh Linh, và sự khuyến khích và đồng hành của Giáo hội Chúa trong suôt quá

trình học hỏi, kiếm tìm những giá trị của chân lý đang thực sự hiện diện bên ngoài giáo hội.

2.2. Khó khăn

Nếu như trong vấn đề về thụ huấn của Kitô hữu có những thuận lợi, thì trái lại, cũng có

những mặt khó khăn. Về mặt khó khăn trong vấn đề thụ huấn xin được nêu lên hai điểm: cái

nhìn thành kiến; và thiếu khả năng phân định.

Page 61: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

61

a. Cái nhìn thành kiến

Phần lớn kết quả mà Kitô hữu chúng ta đạt được trong việc thụ huấn đối với giáo huấn

của Đức Phật như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào cách nhìn nhận vấn đề của chúng ta, do đó

mà cách nhìn vấn đề đóng một vai trò rất quan trọng. Thật ra, cách nhìn vấn đề thật sự có liên

hệ mật thiết với sự nhận thức, tiếp thu của chúng ta, và có thể nói cái nhìn và việc nhận thức

hay tiếp thu vấn đề tỉ lệ thuận với nhau. Thường thì khi tìm hiểu học hỏi về giáo lý tôn giáo

khác, có lẽ Kitô hữu chúng ta vẫn có ít nhiều thành kiến, sự thiên vị. Như trong việc học hỏi

về giáo lý hay giáo huấn Đức Phật, nếu kitô hữu chúng ta có một cái nhìn thành kiến về nó,

dù ít hay nhiều đi nữa, nghĩa là thiếu đi cái nhìn khách quan và sự phân minh, đúng đắn, thì

hẳn thật chúng ta cần phải xem xét lại. Bởi chúng ta biết, đặc tính của cái nhìn thành kiến là

một yếu tố chủ quan đối lập với cái nhìn khách quan, và một tinh thần cởi mở khi nhìn nhận

về vấn đề. Điều đó nhiều khi cũng có thể khiến cho lý trí chúng ta bị lu mờ, sai lạc.

Thành ra, khi học hỏi chúng ta sẽ rất khó mà tiếp thu được cái mới, cái hay, cái đáng

học tập nếu như lý trí chúng ta bị lu mờ hay bị che lấp bởi thành kiến. Do vậy bản thân thiết

nghĩ, cái nhìn thành kiến là một khó khăn cũng như trợ ngại lớn người Kitô hữu cần phải nhận

ra và vượt qua để có thể đạt được kết quả tốt nhất từ việc thụ huấn giáo huấn Đức Phật.

b. Thiếu khả năng phân định

Dường như cái nhìn thành kiến luôn đi đôi với khả năng phân định vấn đề, sự việc của

chúng ta. Nếu Kitô hữu chúng ta không tỉnh táo sáng suốt thì chỉ cần có chút ít thành kiến khi

thụ huấn giáo huấn Đức Phật thôi, thì hệ quả theo sau sẽ là khả năng phân định và lĩnh hội

giáo huấn Đức Phật sẽ bị ảnh hưởng phần nào rồi, điều này có nghĩa là sự phân định vấn đề

trong giáo huấn sẽ bị kém đi cùng với hiệu quả của nó. Do đó, trong việc phân định đúng đắn

vấn đề, làm sao để không bị méo mó hay lệch lạc do những thành kiến và các quan niệm chủ

quan, thiên vị, đó là một khả năng vô cùng quan trọng mà Kitô hữu cần phải có và đồng thời

phải nắm vững, vì nếu không phân định được cách chính xác vấn đề, chúng ta sẽ dễ lâm vào

những quan điểm sai lầm cũng như sự thất bại mà ta chẳng hay biết.

Trong trường hợp thụ huấn giáo huấn Đức Phật, nếu chúng ta không có khả năng phân

định, chẳng hạn như trong việc phân biệt rõ ràng đâu là điểm giống và khác với giáo lý của

mình, đâu là điều chúng ta có thể rút tỉa được từ giáo huấn để làm chất liệu trong đời sống

Kitô hữu của mình, như thế chúng ta có thể xa rời luôn giáo lý của mình, cũng như đánh mất

đi mục đích chính ban đầu của chúng ta là đào sâu giáo lý của Đức Kitô nhằm khám phá

thông điệp của Ngài cách tốt hơn.

2.3 Thành quả đạt được

Page 62: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

62

Như một người Phật tử thành tâm thiện chí không ngừng ra sức thụ huấn giáo huấn của

vị giáo chủ mình, chỉ duy một niềm khát khao và ước muốn là lĩnh hội được thông điệp cốt

yếu từ giáo huấn đó, thì việc thụ huấn của người Kitô hữu chúng ta cũng thế, nếu chúng ta

thực sự thành tâm thiện chí như một người Phật tử trong việc học hỏi giáo huấn Đức Phậtthì

chắc hẳn ta sẽ có được những thành quả hay kết quả tốt đẹp nhất, có khi thành quả đó còn

vượt quá sức tưởng tưởng mà ta mong đợi.

Về thành quả đạt được xin nêu ra ba điểm: trước hết là nâng cao khả năng tri thức; đạt

tới con ngươi toàn diện hơn; và có một đời sống phong phú, ý nghĩa hơn.

a. Nâng cao khả năng tri thức

Thực tế cho thấy là những ai không có tinh thần cởi mở và chịu khó học hỏi thì chẳng bao

giờ học thêm được điều gì, và người đó có nguy cơ bị tụt hậu, không thể phát triển về khả năng tri

thức. Ngược lại, thực tế cuộc sống cũng đã chứng minh, hễ người nào có tinh thần cởi mở, đồng

thời biết tìm tòi, nghiên cứu học hỏi, biết làm quen với các điều mới mẻ, người ấy sẽ mở rộng

được tầm nhận thức của mình từ việc học tập qua mọi người và cuộc sống.

Như vậy, khi dựa vào thực tế đó chúng ta có thể khẳng định, việc Kitô hữu chúng ta mở

rộng vấn đề thụ huấn không chỉ trong phạm vi giáo hội mình, cụ thể là nơi giáo lý giáo hội

Công giáo, nhưng còn với cả giáo lý hay giáo huấn Đức Phật, một giáo huấn rõ ràng có nhiều

điểm khác với giáo lý và nằm ngoài phạm vi giáo lý của chúng ta. Thế nhưng chính nhờ mở

rộng việc học hỏi đó mà Kitô hữu chúng ta có thể biết thêm những khía cạnh mới về cuộc

sống con người, vạn vật, với muôn hình muôn vẻ khác nhau được thể hiện mỗi nơi mỗi cách.

Thông qua những điều đó, Kitô hữu chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra được những tia sáng của

tri thức, hay những mảnh vụn của nguồn sáng là Chân lý - Đức Kitô Giêsu. Cũng nhờ đó, khả

năng tri thức của chúng ta có thể nói là được nâng lên những tầng cao mới như một kết quả tất

yếu, một hệ quả phải xảy ra.

b. Đạt tới con người toàn diện hơn

Lý tưởng đạt tới con người toàn diện, nói khác đi là một con người hoàn thiện đó là khát

vọng vốn luôn tiềm ẩn nơi sâu thẳm trong lòng mỗi người, đặc biệt hơn ở đây là những người

Kitô hữu chúng ta. Là môn đệ Đức Kitô, điều tất nhiên chúng ta luôn được mời gọi để trở nên

hay đạt tới con người toàn diện. Thế nhưng phải nhìn nhận rằng, không một ai trong chúng ta

có thể đạt tới con người toàn diện, nếu chúng ta không chịu khó thành tâm và kiên trì phấn

đấu học tập, rèn luyện bản thân, cho nên điều mà bản thân muốn nhấn mạnh ở đây đó là khả

năng tri thức, sự hiểu biết của mình. Bởi vậy, chính nhờ việc tìm hiểu và học hỏi những điều

Page 63: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

63

hay lẽ phải nơi giáo huấn của Đức Phật, Kitô hữu chúng ta sẽ có khả năng trở nên một con

người toàn diện hơn, vì nhờ học tập mà chúng ta có thêm sự hiểu biết mới, với khả năng nhận

thức cao hơn, đúng đắn hơn, sâu sắc hơn. Điều quan trọng hơn nữa đó là qua sự nhận thức và

hiểu biết đúng thực chất vấn đề, chúng ta có thể làm chủ được bản thân và cuộc đời mình, và

như thế một cách nào đó, những vấn đề như đau khổ hay hạnh phúc là tuỳ thuộc vào chúng ta,

do ta quyết định.

Thế nên, xét về mặt tinh thần, tức là khả năng từ hiểu hiểu biết và tri thức, chẳng phải

Kitô hữu chúng ta nhờ việc thụ huấn giáo huấn Đức Phật mà được trở nên con người toàn

diện hơn hay sao? Riêng bản thân cho rằng, quả là xứng đáng cho nhưng ai nhờ có tinh thần

cởi mở và kiên trì phấn đấu học tập mà đạt tới con người toàn diện, dĩ nhiên không phải là

ngay tức thì mà là mỗi ngày một hơn.

Bên cạnh đó, sự hiểu biết và tri thức mà chúng ta có được qua việc nghiên cứu học hỏi đó

sẽ là bước chuẩn bị rất quan trọng và cần thiết cho công cuộc đón nhận đức tin được tốt đẹp hơn.

Đức tin và tri thức, thiết tưởng đó là một sự kết hợp hoàn hảo của một con người được xem là

hoàn thiện trong chúng ta.

c. Có một đời sống phong phú, ý nghĩa hơn

Đối với Kitô hữu, việc học hỏi như thế nào để có được một đời sống phong phú và ý

nghĩa mới là điều quan trọng và đáng quan tâm. Dĩ nhiên, đời sống phong phú và ý nghĩa của

Kitô hữu chúng ta ở đây không phải ngày nào cũng như ngày nào, nghĩa là chỉ ở một mức độ

không hơn không kém, nhưng mỗi ngày một phong phú và ý nghĩa hơn. Đây chính là một sự

tiến bộ hay sự chuyển biến tích cực trong đời sống chúng ta. Chúng ta có đời sống phong phú

hơn là vì nhờ vào việc thụ huấn, học hỏi, qua việc đón nhận, lĩnh hội các lời dạy trong giáo

huấn mà chúng ta được gia tăng thêm hiểu biết, thêm kiến thức về những giá trị chân thật và

bổ ích trong cuộc sống, nhận ra được tính năng đa diện của chân lý đang hiện diện trong cuộc

đời mỗi người, nơi vũ trụ, vạn vật. Đồng thời, chúng ta nhận thấy đời sống ý nghĩa hơn vì nhờ

vào sự hiểu biết rộng rãi, sâu xa, chúng ta không còn chỉ biết sống cho riêng mình, nhưng biết

hoàn toàn dấn thân để phục vụ cho tha nhân, qua đó thực hiện sứ vụ rao giảng đức tin và làm

chứng nhân cho Chúa qua đời sống đạo tốt đẹp của mình. Đó chính là một đời sống phong

phú và mang ý nghĩa tích cực nhất.

Thực tế đã có những Kitô hữu có được một đời sống phong phú và ý nghĩa nhờ vào việc

tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi thêm về các giáo lý Đức Phật đã dạy. Trong số đó, có

một Kitô hữu thừa nhận rằng: “Phật giáo hay các tôn giáo khác giúp ta thêm hiểu về Thiên

Page 64: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

64

Chúa và về Lời Chúa một cách sâu sắc hơn, nhiều khía cạnh hơn, đồng thời giúp ta sống đạo

Kitô một cách thâm sâu hơn, phong phú hơn”105.

Thiết tưỏng, kinh nghiệm trên là một trong những bài học quý báu thật đáng cho Kitô

hữu chúng ta lưu tâm và học hỏi, để có thể sống đạo Kitô của mình một cách phong phú, tròn

đầy và ý nghĩa hơn.

3. Kết Luận

Qua những nhận định và việc trình bày căn bản trên đây, bây giờ, để trả lời cho câu hỏi

trọng tâm của chúng ta đó là “người Kitô hữu thụ huấn được gì qua giáo huấn Đức Phật?”, bản

thân người viết xin đưọc đưa ra một kết luận chung cho bài nghiên cứu này như sau:

Trước hết, đối với giáo huấn của Đức Phật, khi đánh giá ở một góc độ khách quan và

chân thật, điều chúng ta phải công nhận rằng,giáo huấn Đức Phật không phải là một thứ giáo

thuyết mang tính chất tầm thường, rẻ mạt và được gói gọn trong một phạm vi nhỏ hẹp, nhưng

đó là những lời dạy bảo rất chân thật, cao quý, hàm chứa trong đó những tư tưởng, ý nghĩa

lớn lao, sâu sắc, đặc biệt về đời sống nhân bản, nhân cách con người, có thể mang lại cho con

người và chúng sinh nhiều giá trị cũng như lợi ích thiết thực. Bởi lẽ Đức Phật là một đấng bậc

đã đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, trở thành Phật, theo Kitô giáo chúng ta đó là sự thức tỉnh,

thành thánh, nghĩa là người thực sự có khả năng hiểu biết, thấu suốt mọi vấn đề, có thể nhận

ra đâu là chân tướng của sự việc, đâu là bản chất của vấn đề, điều gì là tốt, điều gì là xấu; điều

gì là chân thật, điều gì là mê lầm, giả dối; điều gì là đau khổ và điều gì có thể đem lại hạnh

phúc đích thực. Đó là những sự thật hiển hiển, khách quan nơi giáo huấn Đức Phật mà chúng

ta cần phải ghi nhận. Do đó bản thân thiết nghĩ, những lời giáo huấn hay những lời dạy bảo

của Đức Phật, nói chung rất đáng cho mỗi người học hỏi và đón nhận, dù người đó là ai đi

chăng nữa, là Phật tử hay Kitô hữu, hoặc một tín đồ các tôn giáo khác.

Mặt khác, đối với người Kitô hữu chúng ta, theo như tinh thần của Tin Mừng, những gì

chân thật, cao quý, những gì chính trực tinh tuyền, những gì đáng mến và đem lại danh thơm

tiếng tốt, thì chúng ta cần phải để ý và học hỏi. Một cách tương tự, theo chủ trương và sự

khuyến khích của giáo hội Công giáo chúng ta, người Kitô hữu cần phải biết “phát hiện ra

những hạt mầm của Lời tiềm ẩn” ngoài Kitô giáo, và đồng thời, biết“đón nhận những gì là

phong phú trong các dân tộc, những lẽ khôn ngoan trong các nền đạo lý, để góp phần tổ chức

tốt đẹp đời sống Kitô hữu” (Vatican II, TG 22 số 1). Chính vì tất cả những lý do quan trọng

đó, một lần nữa người viết dám quả quyết rằng, xuyên qua giáo huấn của Đức Phật, Kitô hữu

chúng ta từ việc xứng đáng để học hỏi giáo huấn đó, chúng ta còn có thể học hỏi được khá

105 Nguyễn Chính Kết, Đối thoại tôn giáo, Sài gòn 2005, tr. 51.

Page 65: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

65

nhiều điều hữu ích và thiết thực cho đời sống của mình, mặc dầu khiêm tốn mà nói, người

Kitô hữu rất khó lòng mà học hỏi cũng như lĩnh hội cho hết được tất cả giáo huấn rộng lớn,

cao sâu của Đức Phật được. Tuy vậy, tất cả chúng ta vẫn có thể học hỏi và rút tỉa cho mình từ

giáo huấn ấy một số điểm hết sức cụ thể, căn bản và cần thiết nhất, phù hợp với đời sống Kitô

hữu chúng ta, ngay cả trong thời đại của cuộc sống chúng ta hiện nay.

Những điểm cụ thể và căn bản ấy, ở đây người viết xin được nhắc lại cách tóm gọn nhất, đó

là năm điểm giáo huấn rất căn bản nhưng đồng thời nó cũng rất quan trọng mà Kitô hữu chúng ta

có thể học hỏi được: trước tiên đó là điểm giáo huấn nền tảng là Tứ Diệu Đế: tức là bốn chân lý

nói về vấn đề khổ (Dukkha), và con Đường hữu hiệu nhất để thoát khỏi đau khổ (Dukka). Điểm

giáo huấn thứ hai là Bát Chánh Đạo, nghĩa là tám con Đường hay là tám phương thế chân thật đưa

đến sự giải thoát khỏi đau khổ, đồng thời đạt được tự do, hạnh phúc. Điểm giáo huấn thứ ba là

Thập Nhị Nhân Duyên, tức mười hai nhân duyên, trong đó, đầu mối của nó chính là vô minh –

tham ái, và tiếp nối bởi các nhân duyên từ đó dẫn đến vấn đề luân hồi sinh tử, nghiệp báo, tức đau

khổ. Điểm giáo huấn thứ bốn là Vô thường – Vô ngã, điểm này cho thấy cuộc đời với mọi vật

trong đó luôn có sự thay đổi, tiến hoá, tất cả chỉ là phù du, chóng qua, mọi sự thế gian không có gì

là thường hằng, bất biến, cố định (dĩ nhiên, theo cái nhìn siêu nhiên và niềm tin của Kitô hữu

chúng ta thì vẫn có những giá trị trường tồn, bất biến, tồn tại vĩnh viễn). Và điểm giáo huấn cuối

cùng là Tứ Vô Lượng Tâm, nghĩa là bốn cái Tâm chân thật, tốt lành, đáng quý, đối lập với nó là

Vọng tâm, những yếu tố khiến con người mê lầm, xấu xa. Đó là năm điểm giáo huấn rât cụ thể và

căn bản, nhưng đồng thời cũng rất quan trọngmà Kitô hữu chúng ta có thể học hỏi, thụ huấn được

qua giáo huấn của Đức Phật.

Dĩ nhiên, trong năm điểm giáo huấn trên mà Kitô hữu chúng ta có thể học hỏi, thật ra nó

luốn có những mặt hạn chế của nó, xét theo quan niệm của Kitô hữu chúng ta, ấy là chỉ giới

hạn ở tầm mức của lý trí con người; thứ hai là giáo huấn Đức Phật không hứa hẹn cho ai bất

cứ phần thường nào khi thực thi giáo huấn của ngài, bởi ngài chỉ đóng vai trò như một người

hướng dẫn, chỉ Đường cho chúng ta mà thôi; ba là không đề cập đến yếu tố thần linh, Thượng

Đế, một khía cạnh vô cùng quan trọng không thể thiếu trong các tôn giáo, đặc biệt là đối với

Kitô hữu chúng ta... Đó là các mặt hạn chế hay những khiếm khuyết. Thế những, xét ở mặt

khác, theo tiêu chuẩn khách quan thì công bằng mà nói, giáo huấn Đức Phật cũng có những

điểm son hay những điểm rất sáng giá, ưu điểm tích cực mà người Kitô hữu rất nên và cần

thiết phải tìm hiểu, học hỏi: điểm son thứ nhất đó là tính thực tế và chân thật; hai là biết dựa

trên lý trí để suy xét sự việc đối với vấn đề xảy ra ở trong mức độ của nó; và một điểm khác

nữa ở đây là giàu tinh thần đạo đức và lòng từ bi, bác ái, yếu tố rất quan trọng mà chính trong

Kitô giáo, Kitô hữu chúng ta vẫn đang không ngừng học hỏi và luyện tập mỗi ngày. Bên cạnh

Page 66: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

66

đó, có lẽ Kitô hữu chúng ta cũng không quên nhìn vào việc làm và gương sống của chính bản

thân Đức Phật để học tập nơi ngài qua các hành động như biết từ bỏ hoàn toàn mọi sự để kiên

tâm truy tầm chân lý giải thoát, tìm được rồi biết nhiệt tâm hết lòng giúp đỡ người khác, nhất

là những ai đang trong tình trạng lầm lạc, đau thương vì sự tối tăm, mê muội, dốt nát, thiếu

hiểu biết và sự nhận thức cần thiết, để họ bớt đi đau khổ và gia tăng thêm niềm hạnh phúc, sự

tự do.

Như vậy, trong giáo huấn của Đức Phật và ngay cả bản thân ngài qua việc làm - gương

sống, không phải là không có những điều cho Kitô hữu chúng ta học hỏi, nhưng nói khác đi,

vẫn có đó những lời giáo huấn kèm theo những việc làm, những hành động vị tha rất cụ thể,

thực tế,quan trọng, và hữu ích dành cho đời sống của Kitô hữu chúng ta mà chúng ta có thể

thụ huấn hay học hỏi được như chúng ta đã vừa nêu ra. Tuy nhiên, ở đây điều rất quan trọng

mà bản thân người viết muốn nhấn mạnh, đằng sau việc chúng ta thụ huấn giáo huấn Đức

Phật hay bất kỳ một giáo huấn nào, đó là để làm gì, vì đây mới là điều thực sự quan trọng tạo

nguồn động lực và làm nên ý nghĩa trong việc học hỏi. Chúng ta cần xác đinh rõ ràng và đúng

đắn mục đích chính yếu của mình trong việc học hỏi. Vậy nên, đối với Kitô hữu chúng ta

cũng thế, chúng ta không phải học hỏi về giáo huấn Đức Phật chỉ để cho có, nhằm thoả mãn

tri thức của chúng ta mà thôi, nhưng mục đích chính yếu và hơn hết của chúng ta là để chu

toàn sứ mệnh loan báo Tin Mừng, tức là đem Lời Chúa đến cho mọi người ở mọi nơi. Quả

vậy, bản thân cho rằng, sứ mệnh loan báo Tin Mừng để mọi người được nhận biết hẳn là điều

quan trọng nhất và không có gì quan trọng hơn việc học hỏi của Kitô hữu chúng ta với mục

đích đó.

Thiết tưởng, nếu Kitô hữu chúng ta thực sự hiểu rõ khi xác định được ý nghĩa và mục

đích chính yếu của việc thụ huấn giáo huấn Đức Phật chính là để rao giảng Tin Mừng, loan

truyền cho mọi người được biết về Đức Kitô, và đồng thời, chúng ta luôn không ngừng nỗ lực

kiên trì ra sức phấn đấu để tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi về giáo huấn Đức Phật cách đích

thực và trọn vẹn, trong tinh thần cởi mở, ôn hoà, đúng đắn, thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt được

những kết quả xứng đáng như chúng ta mong muốn. Đạt được như thế, hẳn là chúng ta sẽ cảm

thấy vô cùng mãn nguyện khi thụ huấn giáo huấn của Đức Phật, cùng với cảm nhận đó, chúng

ta sẽ nhận thấy mình xứng đáng hơn trong danh hiệu, vai trò, và bản chất của một người Kitô

hữu giữa lòng giáo hội và thế giới trong thời đại ngày hôm nay.

Sau cùng, có một thao thức mà bản thân người viết muốn đặt ra, và có lẽ đó cũng là một

thao thức không phải là nhỏ của nhiều người trong giáo hội Công giáo hiện nay. Thao thức ấy

là từ việc Kitô hữu chúng ta có thể học hỏi được khá nhiều điều tốt đẹp và hữu ích từ nơi giáo

huấn Đức Phật, phải làm sao để Kitô hữu chúng ta có thể đem áp dụng những điều ấy vào

Page 67: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

67

trong thực tế của cuộc sống, để có thể giao lưu, đối thoại cách chân thành, hữu hiệu, nhất là

đối với anh chị em Phật giáo, nhằm tiến tới sự hiệp nhất giữa mọi người với nhau trong tinh

thần của Đức Kitô, nghĩa là trong tinh thần yêu thương, bác ái mà Chúa Kitô chúng ta đã

truyền dạy. Thiết nghĩ, vấn đề đó không chỉ là một thao thức nhưng còn là một thách đố lớn

lao cho mỗi Kitô hữu chúng ta. Vậy thì chúng ta đã, đang và sẽ làm gì để có thể giao lưu, gặp

gỡ, đối thoại, đặc biệt là đối với anh chị em Phật giáo đang ở bên cạnh ta? Liệu chúng ta sẽ

lấy làm đủ và có thái độ tự mãn với những điều mà mình đang có hay chúng ta sẽ tiếp tục mở

rộng việc học hỏi, thụ huấn của mình hầu góp phần thực hiện tốt nhất mục đích của mình

nhằm tiến tới sự hiệp nhất và yêu thương theo như tinh thần của Đức Kitô và mong muốn của

giáo hội chúng ta ngày nay?

Page 68: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

68

THƯ MỤC THAM KHẢO

1. Đoàn Trung Còn, Phật học từ điện (quyểnII), Nxb TP.HCM, Năm 1997.

2. Mai Thanh Hải, Từ điển Tôn giáo, Nxb từ điển bách khoa, Năm 2002.

3. Hoàng Phê (chủ biên), Bùi Khắc Việt, Chu Bích Thu, Đào thản…, Từ điện tiếng Việt,

Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển, Năm 1997.

4. Hội đồng giáo mục Việt Nam, Uỷ ban giáo lý đức tin- ban từ vững Công giáo, Từ điển

Công giáo, NXB Tôn giáo, Năm 2016.

5. Lm Hồng Phúc CSsR, Điển ngữ đức tin Công giáo, Năm 1996, tr. 310.

6. Giáo lý hội thánh Công giáo, Hội đồng giám mục Việt Nam-Uỷ ban giáo lý đức tin, Nxb

tôn giáo, Năm 2011, Số 1241, 1997.

7. Lm. Vinh Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Giới thiệu về Phật Giáo Việt Nam, Học viện

triết học hội dòng Xitô Thánh Gia Việt Nam, năm 2014.

8. Cư Sĩ Vu lăng Ba, Giới thiệu Phật giáo cho thành phần tri thức, người dịch: Mạt Nhân

Đạo Quang, Nxb tổng hợp TP Hồ Chí Minh, năm 2014.

9. G.Vandevelde- Dailliere, James Frederick, John Mkránky, Giáo Hội Công giáo và các

tôn giáo khác, trình dịch: Nguyễn Thế Minh Tuấn Anh, Số HTTH 47.

10. Walpola Rahula, Lời Phật dạy, biên dịch: Lê Biên, Nxb mũi Cà Mau, năm 1994 (nguyên

bản Paris 1961)

11. Peter Harvey, Giới thiệu Đạo Phật, dịch giả: Mỹ Thanh, Nxb Hải Phòng, Ngày

13/5/2009.

12. Trường Tâm và Thanh Long, Phật giáo một góc đạo và đời, Nxb văn hóa Sài Gòn, năm

2008.

13. Jean Francois Revel và Matthieu Ricard, Đối thoại giữa Triết học và Tôn giáo, Nxb TP.

Hồ Chí Minh, biên dịch: BS. Hồ Hữu Hưng, năm 2002.

14. Lâm Thế Mẫn, Tinh thần và nét đặc sắc của Phật giáo, người dịch: Linh Chi, Nxb Mũi

Cà Mau, năm 1996.

15. H.T Weragoda Sarada Maha Thero, Đức Phật tối thượng, dịch giả: Thích Tâm Quang,

Nxb văn hóa Sài Gòn, năm 2008.

Page 69: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

69

16. Giáo sư Trần Quang Thuận, Phật giáo tổng quan (tập1), Nxb văn hóa Sài Gòn, năm

2007.

17. Tuệ Quang – Nguyễn Đăng Long (Việt Nam Phật -học Huyền- cơ), Phật Giáo,

3/1/1964. (không đề cập nhà xuất bản).

18. Ts. Đỗ Minh Hợp- Ts. Nguyễn Anh Tuấn- Ts. Nguyễn Thanh- Ths. Lê Hải Thanh, Tôn

Giáo lý luận Xưa và Nay, Nxb tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2005.

19. Nguyễn Chính Kết, đối thoại Tôn giáo (bản dự thảo), Sài Gòn, năm 2005.

20. Nguyễn Chính Kết, Linh hạnh Phật giáo đối chiếu với linh hạnh Kitô giáo (tài liệu tham

khảo nội bộ), TP. Hồ Chí Minh, năm 1997.

21. Thiện Cẩm O.P, Kitô giáo và các tôn giáo khác, Đa-minh Thiện-Bản 20, Bùi Chu,

SaiGon, năm 1970.

22. Đoàn Trung Còn, Pháp giáo nhà Phật, Nxb tôn giáo, Năm 2002

23. Đoàn Trung Còn, Lịch sử nhà Phật, Nxb tôn giáo, Năm 2001.

24. Đỗ Mạnh Trí, đọc Đối thoại với Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Dương Ngọc Dũng nhận

định về các tri thức Phật Giáo, Paris, hè năm 1996.

25. Mahà Thong Kham Medhivongs, Tìm hiểu Phật giáo, Nxb tôn giáo, năm 2012.

26. Jonrathe Nắng tím, Phật giáo và Công giáo, Nxb tôn giáo, năm 2014.

27. Junjiro Takakusu, Tinh hoa triết học Phật giáo, dịch và chú: Tuệ Sỹ, Nxb tôn giáo

Phương đông, năm 2011.

28. Bukkyõ Dendõ Kyõkai, Lời Phật dạy, nxb Từ điển bách khoa, người dịch: Nguyễn Văn

Lâm (tái bản lần 1), năm 2012.

29. Doãn Chính chủ biên, Đại cương lịch sự triết học Đông phương cổ đại, Nxb Thanh

Niên, 2003.

30. Điền Đăng Nhiên, Hiệu đính: Đại Đức Thích Minh Nghiêm, Phật học căn bản, Năm

2001.

31. Gs. P.v. Bapat, Người dịch: Nguyễn Đức Tư- Hữu Song, Tôn giáo-lịch sự văn minh

nhân loại, 2500 năm Phật giáo, Nxb, Tp.tổng hợp HCM, năm 2007.

32. Fbrice Midal, Phật giáo nhập môn, Hoàng phong chuyển ngữ, Nxb Grancher, năm 2008

33. Lm. Vp. Dominico Phạm Văn Hiền, Phật giáo học, Lưu hành nội bộ, Năm 2006-2007.

Page 70: NGƯỜI KITÔ HỮU THỤ HUẤN ĐƯỢC GÌ QUA GIÁO HUẤN …hoidongxitothanhgia.com/upload/file/KITÔ HỮU THỤ HUẤN... · ... và các anh em sinh viên triết cùng

70

34. Thích Tâm Thiện, Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo, Nxb Tp.HCM, 1998

35. Thích Thông Lạc, Văn hoá Phật giáo, Nxb văn hoá thông tin, 2003

36. Lý Minh Tuấn, Đông phương triết học cương yếu, Nxb Thuận Hoá, Năm 2005

37. Diane Morgan, Triết học tôn giáo Phương đông, Biên dịch: Lưu Văn Hy, Nxb tôn giáo,

Năm 2006.

38. Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Nam, Cẩm nang đời sống đan tu, Năm 2017.

39. Maria Paz Mrino, Cuối cùng ta cũng tự do, dịch giả: Trần Duy Thiên, Nxb tôn giáo, Năm

1995.

40. Lm J.B Nguyễn Đăng Trực OP, Lý học về Thượng Đế, Năm 2014

41. Hoàng Sơn – Hoàng Sĩ Quý, SJ, Sống đạo với Phương Đông, năm 2009

42. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sự triết học Phương đông (tập 3), Nxb Tp. HCM, Năm 1997

43. John Renard, Dịch giả: Lưu Văn Hy và nhóm Trí Tri, Tri thức tôn giáo qua các vấn nạn

và giải đáp, Nxb tôn giáo, Năm 2005

44. Các tài liệu khác:

Tìm hiều phương pháp sư phạm của Đức Phật và Đức Giê-su, Gs hướng dẫn: Lm. Vinh

Sơn Liêm Nguyễn Hồng Thanh, Sv Hoàng Văn Quỳnh- Dòng truyền giáo Carôlô, Tp.

HCM, 2003.

Luận Văn cuối khoá của Sv. Ga Thiên Chúa Đỗ Thanh Long, Gs hướng dẫn: VP.

Dominico Phạm Văn Hiền, Tâm Từ Bi của Phật Giáo, 2013

http://caritasdanang.org/thong-diep-cua-duc-giao-hoang-phanxico-ve-moi-truong-

laudato-si-cham-soc-ngoi-nh-tc40

http://tongiaovadantoc.com/c1041/20110406212956841/thong-ke-tren-the-gioi-phat-

giao-co-bao-nhieu-tin-do-.htm

http://phatam.org/news/view/cot-loi-cua-giao-huan-phat-giao-la-gi-tac-gia-buddhadasa-

hoang-phong-chuyen-ngu/4/195