nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

36
MỤC LỤC Chương I:CÁC NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH TRONG ĐẦU TƯ.........................3 1.Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở................................................3 2.Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường.................3 3.Coi trọng công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường.............3 4.Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa đầu tư theo các chương trình,dự án.................3 5. Kế hoạch đầu tư của Nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp.................................................. 3 6. Nguyên tắc phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt kịp thời của kế hoạch....................................................................4 7.Kế hoạch đầu tư của Nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh tế, kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hòa giữa lợi ích hiện tại với lợi ích lâu dài, lợi ích tổng thể và lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn để xem xét đánh giá. ........................................................................ 5 8.Kế hoạch đầu tư trực tiếp nước của nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới lên, trong đó dự án là đơn vị kế hoạch nhỏ nhất...................................5 Chương II: SỰ CẨN THIẾT PHẢI TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ. .7 1.Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở................................................7 2.Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường.................7 3.Coi trọng công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường.............8 4.Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa đầu tư theo các chương trình,dự án.................8 5. Kế hoạch đầu tư của Nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp.................................................. 9 1

Upload: hoang-bao

Post on 02-Jan-2016

34 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

M C L CỤ Ụ

Chương I:CÁC NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH TRONG ĐẦU TƯ...........................................................3

1.Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, địa

phương và cơ sở.................................................................................................................................................3

2.Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường........................................................3

3.Coi trọng công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường................................................3

4.Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa đầu tư theo các chương trình,dự án.......................................................3

5. Kế hoạch đầu tư của Nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch định hướng và kế

hoạch trực tiếp...................................................................................................................................................3

6. Nguyên tắc phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt kịp thời của kế hoạch.................4

7.Kế hoạch đầu tư của Nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh tế, kết hợp tốt giữa

nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hòa giữa lợi ích hiện tại với lợi ích lâu dài, lợi ích tổng thể và lợi ích cục

bộ, lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn để xem xét đánh giá...............................................................5

8.Kế hoạch đầu tư trực tiếp nước của nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới lên, trong đó

dự án là đơn vị kế hoạch nhỏ nhất....................................................................................................................5

Chương II: SỰ CẨN THIẾT PHẢI TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ..........7

1.Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, địa

phương và cơ sở.................................................................................................................................................7

2.Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường........................................................7

3.Coi trọng công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường................................................8

4.Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa đầu tư theo các chương trình,dự án.......................................................8

5. Kế hoạch đầu tư của Nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch định hướng và kế

hoạch trực tiếp...................................................................................................................................................9

6. Nguyên tắc phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt kịp thời của kế hoạch.................9

7.Kế hoạch đầu tư của Nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh tế, kết hợp tốt giữa

nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hòa giữa lợi ích hiện tại với lợi ích lâu dài, lợi ích tổng thể và lợi ích cục

bộ, lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn để xem xét đánh giá.............................................................10

8.Kế hoạch đầu tư trực tiếp nước của nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới lên, trong đó

dự án là đơn vị kế hoạch nhỏ nhất..................................................................................................................13

1

Page 2: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

Chương III: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TẠI VIỆT

NAM....................................................................................................................................................................14

1.Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, địa

phương và cơ sở...............................................................................................................................................14

2.Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường......................................................15

3.Coi trọng công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường..............................................16

4.Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa đầu tư theo các chương trình,dự án.....................................................17

5. Kế hoạch đầu tư của Nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch định hướng và kế

hoạch trực tiếp.................................................................................................................................................19

6. Nguyên tắc phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt kịp thời của kế hoạch...............21

7.Kế hoạch đầu tư của Nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh tế, kết hợp tốt giữa

nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hòa giữa lợi ích hiện tại với lợi ích lâu dài, lợi ích tổng thể và lợi ích cục

bộ, lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn để xem xét đánh giá.............................................................22

8.Kế hoạch đầu tư trực tiếp nước của nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới lên, trong đó

dự án là đơn vị kế hoạch nhỏ nhất..................................................................................................................24

2

Page 3: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

Chương I:CÁC NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH TRONG ĐẦU TƯ

1.Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở.

Các chiến lược, quy hoạch phát triển là cơ sở khoa học để lập kế hoạch đầu tư trong

nền kinh tế quốc dân cũng như từng ngành, địa phương và tổ chức cơ sở.

2.Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường.

Khác Trong nền kinh tế kế hoạch, bao cấp, kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường

cần phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường. tín hiệu thị trường cho biết nên đầu

tư cái gì, bao nhiêu vốn, đầu tư khi nào…Trên cơ sở nghiên cứu thị trường để đưa ra định

hướng đầu tư nâng cao được hiệu quả của hoạt động đầu tư.tuy nhiên cũng cần nhận ra mặt

trái của thị trường khi lập kế hoạch đầu tư.

3.Coi trọng công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường.

Công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường đó là công tác dự báo

trong cả ngắn hạn và dài hạn,dự báo cung và dự báo cầu sản phẩm,dự báo vốn và nguồn vốn

đầu tư,dự báo tình hình đầu tư của các chủ thể,dự báo các biến động kinh tế-xã hội có thể tác

động đến dự án...

4.Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa đầu tư theo các chương trình,dự án.

Thực chất của công tác kế hoạch hóa đầu tư theo các chương trình và dự án là lập các

kế hoạch đầu tư phát triển trên cơ sở các mục tiêu,nhiệm vụ của kế hoạch,lựa chọn các vấn

đề vào chương trình phát triền các dự án là cơ sở thực hiện thành công kế hoạch đầu tư.

Chương trình phát triển là công cụ thực hiện kế hoạch,là tập hợp các mục tiêu,biện

pháp nhằm phối hợp thực hiện kế hoạch,là tập hợp các mục tiêu,biện pháp nhằm phối hợp

thực hiện một cách hiệu quả nhất mục tiêu kế hoạch đề ra trong điều kiên thời gian và nguồn

lực nhất định.

5. Kế hoạch đầu tư của Nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch

định hướng và kế hoạch trực tiếp.

3

Page 4: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

5.1.Kế hoạch định hướng.

Kinh tế thị trường không đồng nghĩa với việc loại trừ vai trò của kế hoạch hoá mà trái

lại rất cần sự định hướng và điều tiết của nhà nước thông qua các công cụ, chiến lược, mục

tiêu, chương trình, kế hoạch, qui hoạch. Chức năng định hướng của nhà nước trước hết thể

hiện ở việc xác định đúng đắn chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, từ đó xác định

phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

Kế hoạch đầu tư của nhà nước cần đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh tế,

phản ánh toàn bộ hoạt động đầu tư và có định hướng phân công đầu tư hợp lý giữa các thành

phần kinh tế.

Đối với các ngành mang tính kinh doanh, Nhà nước có kế hoạch dự báo, định hướng để

cung cấp thông tin kinh tế.

→ Qua những kế hoạch mang tính định hướng đó mà nhà nước sẽ hướng mọi nỗ lực

kinh tế quốc dân vào mục tiêu phát triển nền kinh tế của đất nước theo hường CNH – HĐH

5.2.Kế hoạch trực tiếp.

Kế hoạch trực tiếp nhà nước cần nắm vị trí độc quyền hoặc chủ đạo ở một số ngành

then chốt, những ngành có tính đột phá, tạo đà cho các ngành khác phát triển. Những ngành

mang tính toàn vùng hoặc toàn quốc mà có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống, kinh tế, văn

hóa, an ninh quốc phòng, những ngành liên quan đến vốn nhà nước, những ngành náy nhà

nước phải có kế hoạch đầu tư trực tiếp.

Đối với các nguồn vốn khác, nhà nước quản lý đầu tư chủ yếu bằng phát luật bằng các

biện pháp khuyến khích hay hạn chế bằng cơ chế thị trường, bằng đòn bẩy kinh tế, sử dụng

triệt để quan hệ thị trường và lợi ích vật chất.

6. Nguyên tắc phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt kịp thời

của kế hoạch.

6.1.Tính khoa học

Kế hoạch phải mang tính khách quan chứ không chỉ dựa vào mong muố chủ quan của

người hoạch định. Nó phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và sự phát triển của đất nước và

4

Page 5: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

nó phải áp dụng rộng rãi các mô hình dự đoán kinh tế, kế hoạch có tính định lượng.

Kế hoạch đầu tư phải dựa trên những căn cứ khoa học về khả năng và thực trạng vốn

đầu tư, tinh hình vốn đầu tư, tình hình cung, cầu sản phẩm thị trường, chiến lược, phương

hướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược đầu tư chung của nền kinh tế, ngành, địa

phương và đơn vị…

6.2.Tính đồng bộ

Đồng bộ giữa mục tiêu cần đạt được với công cụ, chính sách cần sử dụng cũng như

nguồn tài chính có thể huy động để thực hiện mục tiêu đó.

Phải có sự phối hợp một cách thống nhất và tương hợp giữa các bộ, ngành và địa

phương. Một kế hoạch phải đảm bảo cơ cấu đầu tư hợp lý, giữ được trạng thái cân đối giữa

các bộ phận cấu thành nền kinh tế.

6.3.Tính linh hoạt và kịp thời

Kế hoạch đầu tư phải đồng bộ giữa các nội dung đầu tư, giữa mục tiêu và biện pháp,

đảm bảo tạo ra một cơ cấu đầu tư hợp lý, đồng thời có tính linh hoạt cao. Kế hoạch sẽ được

điều chỉnh khi thay đổi nhu cầu và nguồn lực thực hiện.

Kế hoạch cho nền kinh tế thị trường không phải là kế hoạch cứng nhắc mà tùy thuộc

vào tình hình thay đổi của thị trường mà phải có kế hoạch thích ứng cho phù hợp với yêu

cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của kế hoạch.

7.Kế hoạch đầu tư của Nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh

tế, kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hòa giữa lợi ích hiện tại với lợi ích

lâu dài, lợi ích tổng thể và lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn để

xem xét đánh giá.

Kế hoạch đầu tư của nhà nước là bộ phận rất quan trọng của kế hoạch đầu tư nói

chung.Với quy mô vốn lớn,tập trung trong tay thành phần kinh tế Nhà nước,Nhà nước xây

dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư có vụ trú chiến lược quan trọn,có ảnh hưởng tới toàn

bộ nền kinh tế quốc dân,đảm bào những cân đối lớn của nền kinh tế,tạo điều kiện thuận lợi

dể phát huy tiềm năng đầu tư của các thành phần kinh tế.

8.Kế hoạch đầu tư trực tiếp nước của nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc

từ dưới lên, trong đó dự án là đơn vị kế hoạch nhỏ nhất.

5

Page 6: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

Để kế hoạch có tính thực thi cao, đặc biệt trong điều kiện sử dụng vốn nhà nước thì kế

hoạch đầu tư cần được thực hiện từ dưới lên. Dự án đầu tư là công cụ thực hiện kế hoạch

đầu tư của các tổ chức cơ sở. Cơ sở lập dự án đầu tư trình lên Bộ, ngành, địa phương. Nhà

nước xem xét trên cơ sở đảm bảo sự cân đối chung của toàn bộ nền kinh tế giữa các ngành,

các địa phương và cơ sở. Tổng hợp kế hoạch đầu tư theo các dự án của cơ sở sẽ là kế hoạch

đầu tư của đơn vị và từ đó tổng hợp theo từng ngành, từng địa phương và cho cả nước.

Cơ sở lập kế hoạch đầu tư => Bộ, ngành, địa phương => Bộ kế hoạch đầu tư 

tổng hợp, phân tích, lựa chọn phương án tối ưu, hình thành kế hoạch chung của 

cả nước.

6

Page 7: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

Chương II: SỰ CẨN THIẾT PHẢI TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ

1.Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở.

Như ta đã biết thì nhà nước thống nhất quản lý đầu tư đối với tất cả thành phần kinh tế

về mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành,

lãnh thổ, quy hoạch và kế hoạch xây dựng đô thị và nông thông, quy chuẩn và tiêu chuẩn

xây dựng, lựa chọn công nghệ, ..các quy hoạch chiến lược và kế hoạch phát triển ngành, lãnh

thổ nói riêng và của toàn đât nước nói chung đểu được xây dựng một cách khoa học dựa trên

tổng thể các nguồn lực, những lợi thế của từng ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ.

Nó hướng đến các mục tiêu chung và đảm bảo các ngành, vùng lãnh thổ khai thác và

sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát huy được lợi thế so sánh.vì vậy chiến lược phát

triển kinh tế xã hội, các quy hoạch của ngành, địa phương và cơ sở la căn cứ khoa học để lập

kế hoạch đầu tư trong phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng như từng ngành, địa phương và tổ

chức cơ sở

Bên cạnh đó nếu kế hoạch đầu tư dựa vào các chiến lược kt-xh, quy hoạch sẽ hướng kế

hoạc đầu tư đạt được các mục tiêu phát triển lâu dài và hướng đến sự phát triển bền vững,

tránh được tình trạng đầu tư tự phát, manh mún, tạo ra sự đồng bộ cũng như hiệu quả trong

đầu tư.

2.Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường.

Khác với kế hoạch hóa trong nền kinh tế tập chung, bao cấp, kế hoạch đầu tư trong cơ

chế thị trường cần phải xuất phát từ tình hình cung cầu trên thị trường. căn cứ vào tín hiệu

thị trường cho biết nên đầu tư cái gì sẽ có lợi nhất, phù hợp với thị trường nhất, nó đảm bảo

cho sự tồn tại và phát triển của sản phẩm cũng như dự án. Căn cứ vào tín hiệu thi trường cho

biết nên đầu tư bao nhiêu vốn, từ đó có kế hoạch cụ thể xây dựng phương án nguồn vốn

cũng như các nguồn lực khác để đảm bảo và có hiểu quả nhât cho dự án.

Căn cứ vào tín hiệu thị trường cho biết nên đầu tư khi nào, thời điểm đầu tư cũng quyết

7

Page 8: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

định quan trọng đến việc phát huy dự án sau này cũng như cơ hội đầu tư của dự án, sự thành

công hay thất bại dự án. Ngoài tra tuổi đời sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, do

đó việc quyết định đầu tư để đưa sản phẩm ra kịp thời là yếu tố rất quan trọng trong đầu tư

Xuất phát từ các nhân tố trên việc dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường để quyết định

phương hướng đầu tư là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn để đạt được hiệu quả hoạt động đầu

tư.tuy nhiên cũng cần thấy rõ và phân tích kỹ để tránh những mặt trái của thị trường trong

khi lập kế hoạch đầu tư.

3.Coi trọng công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường.

Bản chất của kế hoạch là hướng tới các hoạt động trong tương lai,vì vậy nó luôn gắn

với hoạt động dự báo.Với tư cách là một khâu tiền kế hoạch thì dự báo luôn cần đi trước để

tạo cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược ,xây dungwk các quy hoạch,kế hoạch.Vì vậy

dự báo là công cụ định hướng giữ vị trí rất quan trọng trong lập kế hoạch đầu tư.

Mọi dự án đầu tư tốt hay xấu,khả năng thành công của dự án cao hay thấp đều phụ

thuộc rất nhiều vào khâu lập kế hoạch dự án.Việc dự báo tốt các các rủi ro mà dự án có thể

gặp phải trong tương lai sẽ giúp đưa ra được các biện pháp phòng tránh các rủi ro này trong

kế hoạch từ đó làm tăng khả năng thành công ủa dự án.Mặt khác một dự án đầu tư đoài hỏi

nguồn vốn rất lớn trong điều kiện nền kinh tế luôn khan hiếm các nguồn lực cần có công tác

dự báo nhằm phân bổ và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất,tránh trường hợp thất

thoát,sử dụng lãng phí nguồn vốn đầu tư.

4.Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa đầu tư theo các chương trình,dự án.

Các chương trình phát triển kinh tế xã hội nhằm xác định đồng bộ các mục tiêu,chính

sách,các nguồn lực cần xây dựng để thực hiện một ý đồ lớn,trọng tâm của nhà nước.Nó

thường được giáo cho nhiều ngành,nhiều cơ quan kinh tế và vùng kinh tế tham gia.Xuất phát

từ cơ sở đó lập kế hoạch đầu tư phát triển trên cơ sở các mục tiêu ,nhiệm vụ của kế hoạch

đầu tư phát triển trên cơ sở các mục tiêu ,nhiệm vụ của kế hoạch,lựa chọn các vấn đề vào

chương trình phát triển và xuây dựng các dự án đầu tư để thực hiện các chương trình đó.thực

hiện tốt các chương trình phắt trình dự án là cơ sở để thưc hiện thành công các kế hoạch đầu

8

Page 9: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

tư.

Nếu không có chương trình phát triển kinh tế xã hội thì sẽ không có sự liên kết giữa

các ngành,vùng trong quá trình phát triển.Từ đó có thể dẫn tới việc phá vỡ các quy hoạch và

các mục tiêu ban đầu trong chương trình phát triển kinh tế xã hội.

5. Kế hoạch đầu tư của Nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch

định hướng và kế hoạch trực tiếp.

Bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư, các thông tin thị trường, hệ thống

luật pháp, chính sách… Nhà nước xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định

của các chủ đầu tư, vạch ra các phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định cá nhân

và tổ chức, nhắc nhở các chủ thể những quyết định nào là có thể và những quyết định nào là

không thể. Nhà nước hướng hoạt động đầu tư của mọi thành viên trong xã hội vào việc thực

hiện các mục tiêu chung của đất nước.

Phù hợp cơ chế kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Các

định hướng của nhà nước giúp các nhà đầu tư xác định các lĩnh vực đầu tư phù hợp với mục

tiêu phát triển chung, phát triển theo định hướng XHCN. Vì thế khi lập kế hoạch đầu tư, các

chủ đầu tư phải dựa trên các định hướng của nhà nước, trách đầu tư váo các ngành không

được cho phép, hoặc không đúng định hướng, quy hoạch, kế hoạch của nhà nước.

Huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển, phân bổ hợp lí nguồn lực khan hiếm một

cách hiệu quả.

6. Nguyên tắc phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt kịp thời

của kế hoạch.

Tuân thủ nguyên tắc giúp các nhà các nhà đầu tư xác định lĩnh vực đầu tư một cách

khoa học, đồng bộ khi lập kế hoạch, tránh đầu tư chồng chéo, không theo quy hoạch gây

lãng phí, kém hiệu quả.

Kế hoạch đầu tư phải có tính kịp thời và linh hoạt để khi thị trường có sự thay đổi thì

kế hoạch kịp thích ứng cho phù hợp với yêu cầu thị trường mà vẫn đảm bảo được mục tiêu

của kế hoạch. Đồng thời kế hoạch sẽ được điều chỉnh khi thay đổi nhu cầu và nguồn lực

9

Page 10: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

thực hiện.

7.Kế hoạch đầu tư của Nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh

tế, kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hòa giữa lợi ích hiện tại với lợi ích

lâu dài, lợi ích tổng thể và lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn để

xem xét đánh giá.

7.1.Cân đối các mặt nền kinh tế

Kế hoạch đầu tư là quá trình xác định mục tiêu của hoạt động đầu tư và đề xuất những

giải pháp tốt nhất để đạt mục tiêu đó với hiệu quả cao.

Kế hoạch đầu tư của Nhà nước là một bộ phận quan trọng của kế hoạch đầu tư nói

chung. Với quy mô vốn lớn, tập trung trong tay thành phần kinh tế Nhà nước, Nhà nước xây

dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư có vị trí chiến lược quan trọng, có ảnh hưởng đến

toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế, tạo điều kiện

thuận lợi để phát huy tiềm năng đầu tư của các thành phần kinh tế khác và thu hút vốn đầu tư

nước ngoài.

Do tầm quan trọng của kế hoạch đầu tư của Nhà nước, trong kế hoạch đó phải đảm bảo

những mặt cân đối lớn của nền kinh tế. Trong nền kinh tế có các cân đối vĩ mô quan trọng:

- Cân đối trong hệ thống tài khoản quốc gia;

- Cân đối ngân sách

- Cân đối tiền tệ

- Cân đối cán cân thanh toán quốc tế

- Quan hệ qua lại giữa các cân đối trên.

Mỗi cân đối tập trung cho một lĩnh vực cụ thể, đặc thù của nền kinh tế. Cân đối tài

khoản quốc gia nhằm vào khía cạnh sản xuất và phân phối sản phẩm giữa các khu vực kinh

tế khác nhau. Cân đối ngân sách - tài chính công - phân tích kinh tế các hoạt động của Nhà

nước và ảnh hưởng của chúng tới toàn bộ nền kinh tế. Cân đối tiền tệ nêu ra các thành phần

10

Page 11: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

chính của hoạt động tiền tệ đối với các khu vực kinh tế chính và làm phát sinh các trung gian

tài chính giữa các khu vực thừa và khu vực thiếu vốn. Cán cân thanh toán quốc tế cho phép

phân tích các quan hệ giao dịch giữa nền kinh tế trong nước (gồm các đơn vị thường trú) và

phần còn lại (gồm các đơn vị không thường trú - chủ yếu là nước ngoài).

Hoạt động đầu tư cần huy động các nguồn lực trong nền kinh tế, muốn huy động tốt

các nguồn lực phải bám sát vào các cân đối ngân sách, cân đối cán cân thanh toán quốc tế.

Kết quả của hoạt động đầu tư có ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế, vì vậy ngay từ bước lập kế

hoạch ta phải đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Điều này giúp nền kinh tế vĩ mô ổn

định, các kết quả của hoạt động đầu tư phục vụ cho mục tiêu.

Nội dung cân đối các mặt của nền kinh tế thể hiện cụ thể trong:

Căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư là nghị quyêt kinh tế- xã hội của Đại hội Đảng, chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược quy hoạch phát triển ngành, địa phương.Khả năng

các nguồn lực. Những căn cứ này xác định cùng những mục tiêu của Nhà nước về phát triển

kinh tế-xã hội, trong đó cân đối các mặt của nền kinh tế là việc quan trọng giúp ổn định nền

kinh tế vĩ mô.

Trong công tác lập kế hoạch đầu tư, kế hoạch đầu tư dựa trên quan điểm phát triển tốc

độ tăng trưởng cao - ổn định – bền vững. Như vậy, không thể tồn tại sự mất cân đối trong

tổng thể nền kinh tế.

Công tác phân bố vốn dự trên dự toán ngân sách, trong đó đã cân đối nhu cầu vốn và

nguồn vốn.

7.2.Kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực.

Trong nền kinh tế, nội lực bao gồm các nguồn lực trong nước huy động, ngoại lực là

các nguồn lực ngoài nước thu hút phục vụ đầu tư trong nước. Một nước ở trình độ phát triển

còn thấp, khả năng tiết kiệm hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư. Nếu hạn chế nhu cầu

đầu tư ở mức tiết kiệm cho phép thì kinh tế tăng trưởng chậm. Để nhanh chóng cất cánh,

phải bảo đảm một tỉ lệ đầu tư cao. Khoảng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư

(saving/investment gap) nầy được bù đắp bằng nguồn vốn nước ngoài. Công nghệ là nguồn

11

Page 12: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

lực phải được xây dựng lâu dài nên nếu chỉ dựa vào nội lực thì quá trình phát triển quá

chậm.

Trong giới hạn về nguồn lực, đặc biệt nước ta là nước đang phát triển nguồn lực trong

nước hạn chế, kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực sẽ giúp có tiềm lực đạt mục tiêu quá trình

đầu tư cũng như phát triển kinh tế - xã hội.

Việc kết hợp này cần cụ thể hóa trong công tác kế hoạch đầu tư.

Trong công tác tiền kế hoạch, kế hoạch đầu tư phải đặt trong mối quan hệ kinh tế đa

dạng, phức tạp của khu vực và quốc tế.

Việc kết hợp này chỉ tốt khi đảm bảo nền kinh tế không bị lệ thuộc vào nền kinh tế

khác. Tức là phải coi yếu tố nội lực là quyết định và khai thác nguồn lực bên ngoài là quan

trọng.

7.3.Kết hợp hài hòa giữa lợi ích hiện tại và lợi ích lâu dài; lợi ích cục bộ và lợi ích

tổng thể, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn xem xét, đánh giá.

Hoạt động đầu tư diễn ra thời gian dài, có sự tham gia của nhiều bên với những lợi ích

khác nhau, muốn đạt hiệu quả, ngay từ công tác kế hoạch đầu tư cần hài hòa:

Lợi ích hiện tại và lợi ích tương lai. Đây cung nằm trong vấn đề các cân đối lớn của

nền kinh tế. Hoạt động đầu tư là hi sinh tiêu dùng hiện tại để kì vọng lợi ích tương lai. Kế

hoạch đầu tư phải có cái nhìn xuyên suốt từ hiện tại tới tương lai. Điều này đảm bảo cân đối

các nguồn lực hiện tại phục vụ cho lợi ích tương lai. Cụ thể kế hoạch đầu tư gồm kế hoạch

dài hạn mang tính chiến lược tổng thể, kế hoạch hàng năm là kế hoạch cụ thể từng năm tuy

nhiên vẫn theo kế hoạch dài hạn.

Lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể. Lợi ích tổng thể là lợi ích toàn xã hội, là mục tiêu

của quá trình đầu tư. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư liên quan rộng khắp, muốn vậy cần đảm

bảo các lợi ích cục bộ sao cho phù hợp và phục vụ cho lợi ích tổng thể.

Chỉ dẫn quan trọng để xây dựng kế hoạch đầu tư là hiệu quả kinh tế - xã hội. Dựa vào

đó ta có thể xây dựng mục tiêu đầu tư đúng đắn phù hợp, đồng thời nêu lên được kế hoạch

12

Page 13: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

chính xác.

8.Kế hoạch đầu tư trực tiếp nước của nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc

từ dưới lên, trong đó dự án là đơn vị kế hoạch nhỏ nhất.

Đảm bảo sự cân đối chung của toàn bộ nền kinh tế, giữa các ngành, các địa phương và

cơ sở. Khai thác các thế mạnh trong ngành, vùng và của các cơ sở. Tăng cường tính minh

bạch cũng như trách nhiệm giải trình. Tăng cường phân quyền làm cho kế hoạch gần với

thực tế.

13

Page 14: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

Chương III: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TẮC LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

1.Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở.

Về cơ bản thì công tác lập kế hoạch đầu tư đã bám sát vào chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở tạo nên sự đồng bộ, giúy hoàn thành các

mục tiêu kinh tế xã hội

Ví dụ như hệ thống cảng biển việt nam cơ bản phát triển theo quy hoạch tổng thể

chung nhưng bên cạnh đó có nhiều điểm bất hợp lý đó là Việc quy hoạch, xây dựng tràn lan

và đầu tư không có trọng điểm khiến hàng loạt cảng biển bị “phơi sương”, lãng phí hàng

ngàn tỉ đồng. hiện cả nước có 56 cảng biển các loại, nếu tính cả cảng chuyên dùng có

khoảng 170 cảng. Hầu như các tỉnh, thành ven biển đều đầu tư xây cảng biển.Việc đầu tư

dàn trải, thiếu trọng tâm, không đánh giá đúng lượng hàng thông qua khiến nhiều cảng biển

chỉ hoạt động được 20%-30% công suất.

Với các cảng biển loại nhỏ, công nghệ lạc hậu không đủ sức cạnh tranh giành nguồn

hàng thì việc “trùm mền” là tất yếu. Còn cảng biển mới được xây dựng có sự hợp tác với các

đối tác nước ngoài thì đang xảy ra tình trạng dư thừa công suất thiết kế. tuy số lượng cảng

biển của Việt Nam nhiều nhưng chủ yếu vẫn là các loại cảng nhỏ, năng lực bốc xếp có hạn.

Đại diện một cảng biển miền Trung cho hay việc xây dựng cảng biển đã trở thành “trào

lưu” nên nhiều tỉnh, thành đã cấp phép xây dựng cảng biển mà không đánh giá đúng nhu cầu

thực tiễn của địa phương.

Các tỉnh miền Trung tỉnh nào cũng có biển, nên tỉnh nào cũng cố làm cảng biển để tạo

đà phát triển và hơn hết là “làm mặt” cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, hệ thống cảng biển tại đây

đầu tư tràn lan, quy mô nhỏ, trong khi nhu cầu thực tế ít. Với chiều dài bờ biển hơn

1.200km, các tỉnh miền Trung thi nhau làm cảng, có thời, làm cảng biển là “mốt”. Hiện toàn

miền Trung có khoảng 20 cảng biển, nhưng thực tế lượng hàng thông qua các cảng rất hạn

chế, hoạt động dưới dạng gom hàng rồi đem đến các cảng lớn như Hải Phòng, TPHCM để

xuất đi các nước.

14

Page 15: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

Do đó, hiệu quả kinh tế không cao, hoạt động không hết công suất.Theo các nhà nghiên

cứu, các tỉnh, thành ven biển đầu tư xây cảng biển, nhưng thiếu trọng tâm, không đánh giá

đúng lượng hàng thông qua cảng trước khi xây dựng, khiến nhiều cảng chỉ hoạt động 20% -

30% công suất. Với các cảng biển loại nhỏ, công nghệ lạc hậu sẽ không đủ sức cạnh tranh

nguồn hàng, tất yếu sẽ thua lỗ hoặc phá sản.

2.Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường.

Việc lập kế hoạch đầu tư đã cơ bản tuân thủ nguyên tắc phải xuất phát từ tình hình

cung cầu của thị trường nhưng bên cạnh đó còn nhiều điểm hạn chế, ví dụ ngành xi măng

việt nam ,Tình hình đầu tư thực tế hiện nay của toàn ngành xi măng còn nhiều bất cập, các

nhà máy xi măng mới được xây dựng ồ ạt, tập chung ở một số vùng có khả năng gây trở ngại

trong việc tiêu thụ và vận chuyển sản phẩm tiêu thụ cũng như vật liệu đầu vào.

Chẳng hạn như vùng hà nam, ninh bình, thanh hóa, nghệ an có hơn 10 nhà máy xi

măng công suất 20 triệu tấn, tuy nhiên tại khu vực này chưa có cá cảng phù hợp để vận

chuyển tiêu thụ ở các thị trường khác

Sức mua kém, tiêu thụ giảm đã khiến lượng xi măng tồn kho hàng triệu tấn. Thế nhưng

năm 2012 tại nhiều nơi các dự án xây dựng nhà máy ximăng vẫn tiếp tục đưa vào vận

hành.Theo ông Nguyễn Văn Thiện - chủ tịch Hiệp hội Ximăng VN (VNCA), lượng xi măng

tiêu thụ trong năm 2011 ước khoảng 49,5 triệu tấn, giảm xấp xỉ 1 triệu tấn so với năm 2010.

“Dự kiến lượng xi măng tiêu thụ năm 2012 cũng không khả quan, chỉ bằng năm vừa rồi hoặc

xoay quanh mức 50 triệu tấn là tối đa.Trong khi các doanh nghiệp vẫn đang đau đầu tìm

cách giải bài toán đầu ra cho khâu tiêu thụ, ngành xi măng vẫn chuẩn bị tiếp nhận một loạt

dự án xi măng sắp được đưa vào vận hành.

Theo ông Thiện, nếu các dự án “chạy” đúng tiến độ đầu tư, sẽ có thêm 7-8 dự án mới

được đưa vào vận hành trong năm nay, với tổng công suất thiết kế xấp xỉ 7 triệu

tấn/năm.Các dự án này đều nằm trong quy hoạch ngành đã được Chính phủ phê duyệt. Theo

tính toán của ông Thiện, trong trường hợp có thêm các dự án nói trên, lượng ximăng sản

xuất của toàn ngành sẽ đạt trên 60 triệu tấn, bỏ xa nhu cầu sử dụng không dưới 10 triệu tấn.

Còn nếu tính trên công suất thiết kế của tất cả các nhà máy đang hoạt động, năng lực sản

15

Page 16: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

xuất của toàn ngành có khả năng cung ứng ra thị trường đến 77 triệu tấn/năm, dư đến 27

triệu tấn so với năng lực sử dụng thực tế.

3.Coi trọng công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường.

Do còn nhiều hạn chế trong phương pháp xác định các chỉ tiêu kế hoạch nên việc dự

báo nhu cầu nguồn lực tài chính còn chưa chính xác. Chưa có các hàm thể hiện mối tương

quan giữa các mục tiêu phát triển với nguồn lực tài chính. Do vậy, đôi khi xảy ra tình trạng

cân đối thiếu nguồn lực, chưa huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực xã hội để thực

hiện các mục tiêu kế hoạch.

Các bản kế hoạch cấp tỉnh phần lớn chưa phát triển đầy đủ hệ thống thông tin cần thiết

để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong quá trình

phân tích, đánh giá thực trạng chưa có sự so sánh chéo với các địa phương khác, hay so sánh

tương quan giữa các chỉ tiêu (thông qua hệ số co giãn…). Các công cụ phổ biến hỗ trợ công

tác phân tích, đánh giá thực trạng như phân tích môi trường bên trong - bên ngoài, phân tích

cây vấn đề, cây mục tiêu… chưa được sử dụng phổ biến.

Một điểm hạn chế trong phương pháp đánh giá thực trạng là thiếu đánh giá về hiệu quả

sử dụng các nguồn lực tài chính thông qua đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư công, đánh giá

hiệu quả theo khung logic, phân tích lợi ích – chi phí hay qua ý kiến phản hồi của các bên

liên quan.Vì vậy khâu dự báo trong lập kế hoạch gặp rất nhiều khó khăn hiện nay.

Các chỉ tiêu kế hoạch là các chỉ tiêu định lượng, cần áp dụng các phương pháp dự báo

khoa học để tính toán. Tuy nhiên, thực tế ở hầu hết các địa phương cho thấy các chỉ tiêu

trong bản kế hoạch đều được đưa ra dựa trên kinh nghiệm, so sánh năm trước - năm sau. Do

vậy các chỉ tiêu đề ra chưa khoa học, đôi khi còn thiếu chính xác, thậm chí xảy ra tình trạng

mâu thuẫn giữa các chỉ tiêu kế hoạch.

TP - TS Lê Đình Ân, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc

gia (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), cho biết như vậy về công tác dự báo kinh tế thời gian vừa qua.

16

Page 17: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

Ông cho biết: Thời gian vừa qua, công tác dự báo về các mặt kinh tế, xã hội và cả dự

báo của các ngành đặc thù cho kết quả không tốt, thậm chí là dự báo sai, dẫn đến những ảnh

hưởng đối với nền kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp.

TS Lê Đình Ân nói: Hiện, công tác dự báo của chúng ta có những tồn tại, yếu kém.

Trước tiên là thiếu người có kinh nghiệm dự báo. Các phương tiện, mô hình dự báo cũng

chưa tiếp cận được với thế giới. Cùng với đó chính sách cũng luôn thay đổi nên khiến cho

kết quả dự báo bị hạn chế.

Cần phải hiểu việc dự báo là phục vụ các nhà quản lý trong việc nghiên cứu để đưa ra

các quyết sách chứ không phải quyết định của nhà quản lý là kết quả của dự báo. Dự báo

không phải là thay cho quyết định của nhà quản lý.

Như ngành chăn nuôi năm 2012 số liệu của tổng cục thống kê đưa ra là 730 ngàn tấn

thịt gà, nhưng chúng tôi thống kê lại xấp xỉ 2 triệu tấn, bởi ngay thức ăn công nghiệp từ nhà

máy đưa ra đã là 4,2 triệu tấn thì gà lông trắng mất khoảng 2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng,

còn gà thả vườn là 2,7 kg thức ăn cho kg tăng trọng. Vậy theo số lượng thì riêng gà công

nghiệp đã là trên 1 triệu tấn rồi chưa kể số lượng gà ri, gà thả, số lượng này khoảng 700 tấn

nữa thì như vậy 2 triệu tấn hiện nay nhưng số liệu thống kê chỉ có 730.000 tấn dự báo thị

trường không chính xác.

Công tác thông tin, nghiên cứu, dự báo thị trường, quy hoạch của ngành chức năng còn

yếu, thiếu tính chuyên nghiệp nên người chăn nuôi thiếu thông tin cần thiết. Do vậy người

dân chỉ biết chăn nuôi theo cảm tính, khi giá tăng thì tự phát tăng đàn, khi giá giảm thua lỗ

thì phá bỏ chuồng trại, dẫn đến mất cân đối cung cầu. Vì vậy, theo PGS.TS Nguyễn Đăng

Vang, muốn quy hoạch tốt thì cần phải có dự báo tốt và nâng cao công tác dự báo là việc

làm cấp bách của các cơ quan chức năng hiện nay.

4.Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa đầu tư theo các chương trình,dự án.

Mặc dù đã có nhiều chương trình và dự án đã được thực hiện nhưng nhưng nhìn chung

vấn đề lập kế hoạch gắn với các chương trình và dự án còn nhiều vấn đề bất cập.Danh mục

các dự án kèm theo các bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mới chỉ dựa trên nguồn lực

sẵn có, một vài nhu cầu cấp thiết của địa phương mà chưa trả lời được câu hỏi: các dự án có

thực sự giải quyết được các vấn đề này không, dự án đã được thẩm định về lợi ích – chi phí,

17

Page 18: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

lợi ích kinh tế - xã hội chưa, có phương án nào giải quyết vấn đề mà không cần sử dụng tới

ngân sách địa phương hoặc sử dụng ít hơn không…

Danh mục dự án cũng rơi vào tình trạng phải bổ sung, thay đổi nhiều lần do chưa dự

báo hết các nguồn lực cũng như chưa bao phủ được hết các nhu cầu cấp thiết của địa phương

trong kỳ kế hoạch.

Theo số liệu được Bộ VH,TT&DL đưa ra, tới hết năm 2013, tổng vốn đầu tư cho các

dự án về di sản trong khuôn khổ chương trình Mục tiêu Quốc gia về Văn hóa sẽ lên tới hơn

1.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 3 năm thực hiện, kể từ 2011, các dự án này vẫn gặp một số

hạn chế cơ bản.

Cụ thể, trong 6 dự án lớn của chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTGQ) giai đoạn

2011- 2015, 2 dự án liên quan tới di sản bao gồm chống xuống cấp, tu bổ tôn tạo di tích và

sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản phi vật thể. Tới hết năm 2013, số kinh phí được

đầu tư bao gồm 855 tỷ đồng để tu bổ tổng thể 104 di tích (đã hoàn thành 70 di tích), 334 tỷ

đồng để hỗ trợ chống xuống cấp cho 619 di tích, và 62,5 tỷ đồng để sưu tầm, bảo tồn 230 di

sản văn hóa phi vật thể.

Bên cạnh đó, việc thực hiện huy động nguồn vốn địa phương và nguồn vốn xã hội

hóa để thực hiện chương trình này lại rất hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn dành xây dựng hệ

thống thiết chế văn hóa, thể thao và thiết bị phục vụ hoạt động cho các trung tâm văn hóa thể

thao cao cấp.

Ở lĩnh vực tôn tạo di tích, dự án đã đạt kết quả tốt khi tu bổ, tôn tạo kịp thời nhiều di

tích quan trọng như Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương), khu văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi),

đền Đồng Cổ (Thanh Hóa), thành Hoàng Đế (Bình Định), đình Chu Quyến và khu di tích

Chủ tịch Hồ Chí Minh (đều tại Hà Nội).

Ngược lại, một số hạn chế cũng được chỉ rõ: Nhiều dự án tu bổ bị kéo thời gian ra quá

dài như trường hợp cố đô Huế, di tích Lam Kinh (Thanh Hóa)... Hoặc, trong việc kết hợp

với các kế hoạch về nâng cấp hạ tầng cơ sở, quy hoạch phát triển giao thông của địa phương,

nhiều dự án vẫn lúng túng, thiếu đồng bộ, dẫn tới tình trạng chưa phát huy được giá trị phát

triển du lịch sau khi trùng tu.

18

Page 19: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

Đặc biệt, với việc chưa thu hút được nhiều nguồn vốn xã hội hóa, cũng như nguồn vốn

từ địa phương vào dự án, việc triển khai bảo tồn các di tích quan trọng phần nào còn thiếu

đồng đều.

Điển hình, theo ông Hoàng Văn Kiên, Giám đốc Sở VH,TT&DL Hà Giang, khoản

ngân sách 21,1 tỷ đồng từ chương trình MTQG mà Hà Giang nhận được trong ba năm gần

đây là quá ít so với nhu cầu bảo tồn những di tích tại tỉnh. Chẳng hạn, tại phố cổ Đồng Văn,

dự kiến vào cuối năm 2013, tỉnh Hà Giang mới có thể thu xếp huy động ba tỷ đồng để trùng

tu khẩn cấp 10 căn nhà cổ đang xuống cấp nghiêm trọng - cho dù số liệu cho thấy có ít nhất

18 ngôi nhà cổ trên 100 tuổi đang ở vào diện này.

"Hiện đã có khoảng 10 hộ dân bức xúc đòi trả lại danh hiệu Di tích Quốc gia" - ông

Sùng Đại Hùng, Bí thư Huyện ủy Đồng Văn cho biết - “Bà con đòi trả lại, chúng tôi chỉ còn

cách vận động. Nhưng chờ vài năm nay, huyện vẫn chưa nhận được đồng ngân sách nào, bà

con bức xúc bảo lãnh đạo huyện nói dối". Theo lời ông Hùng, các hộ gia đình tại di tích

được công nhận vào năm 2009 này cũng ở vào trường hợp tương tự như Đường Lâm: nhà

cửa xuống cấp, nhưng lại không được phép xây dựng, cải tạo…

5. Kế hoạch đầu tư của Nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch

định hướng và kế hoạch trực tiếp.

5.1. Kế hoạch định hướng.

Kế hoạch đầu tư của nhà nước nhằm bảo bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh tế,

phản ánh toàn bộ hoạt động đầu tư và có định hướng phân công đầu tư hợp lý giữa các

ngành, thành phần kinh tế:

Định hướng đầu tư vào tỉnh Bắc Giang

Kế hoạch định hướng của nhà nước đầu tư vào ngành công nghiệp .

Định hướng đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp đã và đang xây dựng: KCN Quang

Châu 426 ha; KCN Vân Trung 433 ha, KCN Song Khê- Nội Hoàng 180 ha (giai đoạn II là

340 ha); KCN Việt Hàn 100 ha (giai đoạn I).

Sau khi đã cơ bản lấp đầy các KCN hiện có, tiếp tục quy hoạch và kêu gọi đầu tư hạ

tầng KCN tại một số các vị trí quan trọng tại huyện Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng và

Hiệp Hòa, nâng tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 khoảng

19

Page 20: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

3.000 ha.

Tập trung định hướng đầu tư vào các dự án có công nghệ cao, dự án công nghiệp sạch,

tỉ trọng xuất khẩu lớn như:

- Máy tính, thiết bị kết nối;

- Điện, điện tử, điện lạnh;

- Cơ khí chính xác, lắp ráp;

- Công nghiệp phụ trợ phục vụ cho lĩnh vực lắp ráp ô tô, sản xuất điện tử-tin học;

- Sản xuất hàng tiêu dùng;

- Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm.

•Kế hoạch định hướng của nhà nước đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ - thương mại - du lịch.

Tập trung phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, định hướng vào đầu tư

một số dự án:

- Xây dựng cảng nội địa.

- Các dự án đầu tư tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thông tin viễn thông.

- Các dự án xây dựng trường dạy nghề công nghệ cao; trường đại học đa ngành;

bệnh viện chất lượng cao.

- Các dự án trung tâm thương mại, siêu thị.

- Xây dựng văn phòng cao cấp, nhà hàng, khách sạn tại TP Bắc Giang.

- Đầu tư các khu du lịch có quy mô lớn vào Hồ Cấm Sơn và khu vực Tây Yên Tử.

Xây dựng khu vui chơi giải trí tại Đồi Quảng Phúc -TP Bắc Giang; sân gôn, khu nghỉ dưỡng

cuối tuần tại các huyện.

Kế hoạch định hướng của nhà nước đầu tư vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị.

Định hướng đầu tư vào một số dự án:

- Các tuyến đường và cầu nối khu vực phía Nam tỉnh Bắc Giang với các tỉnh:

Quảng Ninh và Hải Dương, Bắc Ninh (đầu tư BOT).

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu đô thị mới (theo quy

hoạch phát triển đô thị của tỉnh)

-Xây dựng nhà máy nhiệt điện khu vực Mỏ than Nước Vàng- Lục Nam.

-Xây dựng nhà máy nước phục vụ các KCN.

20

Page 21: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

• Kế hoạch định hướng của nhà nước đầu tư vào lĩnh vực Nông- lâm-thuỷ sản:

Định hướng đầu tư các dự án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến nông sản thực

phẩm:

- Dự án bảo quản, chế biến sau thu hoạch

- Dự án trồng rau sạch, hoa xuất khẩu áp dụng công nghệ sinh học, nâng cao chất

lượng vải thiều.

- Dự án cung cấp giống cây, con chất lượng cao.

- Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản theo hình thức công nghiệp, có áp

dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến.

Kế hoạch trực tiếp.

Tại Việt Nam, theo Quyết Định số 38/27/QĐ-TTG ban hành ngày 20-3-2007 của Thủ

tướng Chính phủ, có 19 ngành, lĩnh vực do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 27

ngành, lĩnh vực Nhà nước chi phối nắm giữ trên 50% tổng số cổ phẩn đối với những doanh

nghiệp thực hiện cổ phần hóa.

6. Nguyên tắc phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt kịp thời

của kế hoạch.

Những vấn đề của tập đoàn Vinashin.

Do đầu tư kém khoa học, dàn trải, không đồng bộ tập đoàn Vinashin đã mắc phải

những sai lầm nghiêm trọng, nợ lương công nhân, nợ nước ngoài đến hạn trả.

Cụ thể, trong 216 doanh nghiệp không giữ lại đã sắp xếp được 36 doanh nghiệp, còn

gần 29.000 lao động, trên 74% trong số này có việc làm. Trong 3 năm đã đóng bàn giao 170

tàu lớn, xuất khẩu 66 tàu lớn với giá trị 1.215 triệu USD. Về tái cơ cấu lại nợ, 19 ngân hàng

đã giảm nợ cho Vinashin đến 75% trong số nợ 750 triệu USD và 600 triệu USD mà doanh

nghiệp tự vay.

Với phương án tái cơ cấu đã trình lên sẽ còn 8 DN hoạt động, chọn 8.000 lao động

giỏi, có tay nghề cao. Còn 216 doanh nghiệp không giữ sẽ bán cổ phần 126 doanh nghiệp

không còn vốn chủ sở hữu sẽ cho phá sản. Phấn đấu đến 2015 xong việc chuyển nhượng

những doanh nghiệp nhỏ lẻ này. Đàm phán tài chính đến năm 2022 mới bắt đầu trả nợ và

nếu thế thì đến 2016 thu cao hơn chi.

Đến khi sự việc được phát hiện ra, Nhà nước phải yêu cầu chuyển 12 công ty con của

21

Page 22: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

Vinashin về Tập đoàn Dầu khí (PVN) và tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Như

vậy, 1 số dự án đang đầu tư dở dang của Vinashin được chuyển giao sang tập đoàn khác, tất

yếu phải có sự thay đổi để phù hợp .

7.Kế hoạch đầu tư của Nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh

tế, kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hòa giữa lợi ích hiện tại với lợi ích

lâu dài, lợi ích tổng thể và lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn để

xem xét đánh giá.

7.1.Về cân đối các mặt của nền kinh tế.

Để đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước, dựa vào tổng dự toán về tình hình thu chi

ngân sách từng năm, xây dựng kế hoạch vốn đầu tư cho từng ngành, lĩnh vực , dự án. Mức

vốn phân bổ ăn khớp với các chỉ tiêu tổng mức đầu tư, cơ cấu vốn trong nước, ngoài nước,

mưc vốn dự án quan trong cấp Nhà nước.

Trong kế hoạch mỗi dự án nội dung chuyển đổi ngoại tệ đảm bảo thanh toán của dự án.

Tuy nhiên trong kế hoạch đầu tư chưa thực sự đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền

kinh tế.

Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công chưa tuân thủ, gây ra tình trạng nợ công. Cụ thể

Chính phủ chi 1/3 ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển. Một số dự án đầu tư dàn trải,

phá vỡ quy hoạch, tăng chi gây thâm hụt ngân sách nhà nước.

Việc vay nợ nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư, gia tăng quy mô nợ từ 14,208 năm

2005 (32,2% GDP) lên 27,929 năm 2009 (39% GDP). Năm 2010, mức nợ công vượt

ngưỡng an toàn 56,7 % GDP.

Quan điểm “vay để đầu tư là vay nợ lành mạnh” trong chính sách vi phạm việc đảm

bảo cân đối lớn của nền kinh tế.Xây dựng các kế hoạch đầu tư không quan tâm đến gia tăng

thêm bội chi NSNN, thâm hụt cán cân thanh toán,..

7.2.Về vấn đề kết hợp nội lực và ngoại lực.

Việc thu hút vốn FDI cùng với gia tăng vốn FDI qua các năm cho thấy thành

22

Page 23: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

công của việc thu hút ngoại lực gia tăng nội lực trong công tác đầu tư.

Tuy nhiên, các vấn đề vẫn còn tồn tại, như tình trạng thu hút FDI bằng các ưu đãi

quá mức, lãng phí nguồn lực trong nước mà hiệu quả không cao.

Biểu hiện trái chiều của FDI như: chuyển giá, né thuế, quyền lợi của người lao

động không được đảm bảo, môi trường ô nhiễm… đã bộc lộ, đòi hỏi các cơ quan nước “chủ

nhà” chưa có ngay những giải pháp xử lý.sự gia tăng dòng vốn FDI cũng tạo nên những nỗi

lo mới: sự chèn lấn của DN FDI với các thành phần kinh tế khác trên thị trường thương mại

và trong khu vực sản xuất. Hầu như ở lĩnh vực nào cũng thấy sự có mặt của DN FDI, từ sản

xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón, đến sản xuất thép, rồi du lịch, khách sạn. Các sản phẩm

của DN FDI tràn lan trên thị trường từ kẹo bánh, nước giải khát, đến mỹ phẩm...

Thậm chí, ngay cả đến hàng xuất khẩu cũng phần nhiều là từ DN FDI. Chưa kể

những vụ mua bán sáp nhập DN (M&A) giữa các DN FDI với DN trong nước ngày càng

tăng nhanh gần đây khiến nhiều người không khỏi lo lắng rằng, liệu DN Việt Nam có bị thâu

tóm bởi DN FDI.

7.3.Về kết hợp lợi ích hiện tại và lợi ích lâu dài, lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể,

lấy hiệu quả KT-XH là căn cứ.

Các kế hoạch đầu tư được xây dựng theo giai đoạn, từng năm cụ thể, tuy nhiên nó chưa

thấy được sự nhìn nhận dài hạn, hướng đến lợi ích tổng thể.

Kế hoạch đầu tư xây dựng sân bay, cảng biển chỉ dừng lại ở lợi ích cục bộ của địa

phương, chưa xem xét kĩ tác động KT-XH.

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải (GTVT) hàng không đến năm 2020 và

định hướng đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt, mạng lưới cảng hàng không nước

ta có kết cấu trục nan, Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh là ba điểm gom tụ lưu lượng

hành khách, hàng hóa để kết nối với các đường bay nội địa và quốc tế.Nước ta hiện đang

khai thác 22 cảng hàng không, đến năm 2020, sẽ xây dựng 26 cảng hàng không, trong đó có

10 cảng hàng không quốc tế và 16 cảng hàng không nội địa.

Như vậy, có nghĩa là, “phong trào” xây dựng sân bay đang “nở rộ như hoa mùa xuân”

23

Page 24: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

ở nhiều địa phương, bất chấp có hợp lý hay không.

Việc xây dựng sân bay là phát triển CSHT tuy nhiên nếu không tính đến lợi ích tổng

thể cả nước, chỉ dẫn đến sự thừa thãi, lãng phí.

8.Kế hoạch đầu tư trực tiếp nước của nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc

từ dưới lên, trong đó dự án là đơn vị kế hoạch nhỏ nhất.

8.1.Cam kết mạnh mẽ ở cấp trung ương song thiếu động lực thực hiên ở cấp cơ sở.

Nhằm tăng cường phi tập trung hoá một cách hiệu quả, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực

để cải tổ quá trình lập kế hoạch. Công văn chính phủ số 2215 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và

Đầu tư ký, và chỉ thị 33 do Phó thủ tướng ký đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn để áp

dụng các phương pháp lập kế hoạch mới.

Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xẫ hội (2006 – 2010) coi lập kế hoạch phi tập trung là một

phần của “cơ chế làm việc hiệu quả”: “Phải thiết lập ngay một khung thể chế và pháp lý tạo

điều kiện cho việc phân công công việc và phân cấp quản lý một cách rõ rang chuẩn hoá quy

trình lập kế hoạch và khung thời gian lập kế hoạch cho mọi kế hoạch cũng như đảm bảo sự

nhất quán và tính liên kết giữa các kế hoạch” (Chính phủ Việt Nam, 2006).

Trái ngược với những nố lực của chính phủ trong việc đẩy mạnh phân cấp phân quyền

(mặc dù hiện tại hơn 50% ngân sách đang được quản lý ở các cấp cơ sở), vẫn còn thiếu

những quy định cụ thể để thực hiện quy trình lập ngân sách từ dưới lên. Các quyết định liên

quan đến kế hoạch và ngân sách thường do trung ương chỉ đạo, và thường có rất nhiều các

bộ ngành trung ương cùng tham gia vào việc ra quyết định và phân bổ ngân sách của địa

phương.

Ví dụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính

phủ, đã quy định rằng tất cả các tỉnh phải trích một lỷ lệ nhất định ngân sách của tỉnh cho

lĩnh vực nông nghiệp mà bỏ qua thực trạng cụ thể của từng địa phương. Cộng thêm với áp

lực tuân thủ khung hướng dẫn kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa

phương thật sự có ít quyền chủ động để lên kế hoạch và ngân sách dựa trên nhu cầu thực tế

của địa phương mình.

8.2.Khó khăn về nguồn lực.

24

Page 25: Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư

Khó khăn về nhân lực: Thiếu cán bộ lập kế hoạch là một việc làm phổ biến ở cấp

cơ sở. Hiện nay ở nhiều địa phương không có cán bộ chuyên trách phụ trách công tác lập kế

hoạch tại cấp xã. Kế hoạch phát triển của xã thường là do cán bộ từ một bộ phận nào đó xây

dựng chẳng hạn như cán bộ địa chính xã, hay cán bộ hành chính của uỷ ban nhân dân xã, có

khi là kế toán xã. Các cán bộ ở huyện, tỉnh thiếu năng lực trong việc lập dự án.

25